tiêu hóa ca cua xanh

6
XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CA CUA XANH (Scylla paramamosain) ĐỐI VI MT SNGUYÊN LIU DÙNG PHI TRN THC ĂN Th.S Lê Vnh - Vin NCNTTS III T.S Vũ Anh Tun - Vin NCNTTS II Tóm tt Vic nghiên cu xác định độ tiêu hóa ca cua xanh đối vi mt snguyên liu phi trn khác nhau to cơ skhoa hc trong thiết lp các công thc thc ăn hiu quca đề tài KC.CB.01.24 “ Nghiên cu công nghsn xut thc ăn công nghip nuôi cua, ghxut khu”. By loi nguyên liu khác nhau đã được kim tra độ tiêu hóa ca cua S. paramamosain bao gm bt cá Kiên Giang, bt ruc, bt đầu tôm, bánh du đậu nành n Độ, bt khoai mì, cám go, và bt mì. Kết qunghiên cu cho thy các nguyên liu trong thnghim đều có khnăng dùng làm thc ăn cho cua bi vì độ tiêu hóa ca cua đều cao: trên 79% đối vi cht khô, trên 79% đối vi đạm thô, cao hơn 67% đối vi cht không cha nitơ, và cao hơn 57% đối vi lipid. 1 Đặt vn đề nước ta, nghnuôi cua đang được phát trin nhiu nơi như Cà Mau, Bc Liêu, Trà Vinh, Vũng Tàu, Khánh Hoà, Tha Thiên - Huế, Thanh Hoá, Hi Phòng vi din tích 124.268ha (Thch, 2003). Thc ăn dùng để nuôi cua hin nay chyếu là cá tp, chưa có thc ăn công nghip cho cua bán trên thtrường. Sdng cá tp để nuôi cua thường không chđộng và dgây ô nhim môi trường nuôi. Nghiên cu độ tiêu hóa ca đối tượng nuôi đối vi các loi nguyên liu khác nhau dùng để phi trn trong thc ăn là bước quan trng đầu tiên trong công đon sn xut thc ăn viên (De Silva & Anderson, 1995). Nhng thông tin vđộ tiêu hóa sgiúp la chn được nhng nguyên liu tt vi giá thành thp, khnăng tiêu hoá cao và gim cht thi ra môi trường nuôi (Cho & Bureau, 2001). Vic nghiên cu xác định độ tiêu hóa ca cua xanh đối vi mt snguyên liu phi trn khác nhau to cơ skhoa hc trong thiết lp các công thc thc ăn hiu quca đề tài KC.CB.01.24 “ Nghiên cu công nghsn xut thc ăn công nghip nuôi cua, ghxut khu” và qua đó góp phn gii quyết nhu cu cn thiết cung cp thc ăn nuôi cua dng công nghip phc vcho nghnuôi cua đang phát trin hin nay. 1

Upload: buu-dang

Post on 27-Dec-2014

264 views

Category:

Education


3 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Tiêu hóa ca cua xanh

XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CỦA CUA XANH (Scylla paramamosain) ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU

DÙNG PHỐI TRỘN THỨC ĂN Th.S Lê Vịnh - Viện NCNTTS III T.S Vũ Anh Tuấn - Viện NCNTTS II Tóm tắt Việc nghiên cứu xác định độ tiêu hóa của cua xanh đối với một số nguyên liệu phối trộn khác nhau tạo cơ sở khoa học trong thiết lập các công thức thức ăn hiệu quả của đề tài KC.CB.01.24 “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cua, ghẹ xuất khẩu”.

Bảy loại nguyên liệu khác nhau đã được kiểm tra độ tiêu hóa của cua S. paramamosain bao gồm bột cá Kiên Giang, bột ruốc, bột đầu tôm, bánh dầu đậu nành Ấn Độ, bột khoai mì, cám gạo, và bột mì. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên liệu trong thử nghiệm đều có khả năng dùng làm thức ăn cho cua bởi vì độ tiêu hóa của cua đều cao: trên 79% đối với chất khô, trên 79% đối với đạm thô, cao hơn 67% đối với chất không chứa nitơ, và cao hơn 57% đối với lipid.

1 Đặt vấn đề Ở nước ta, nghề nuôi cua đang được phát triển ở nhiều nơi như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vũng Tàu, Khánh Hoà, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hoá, Hải Phòng với diện tích 124.268ha (Thạch, 2003).

Thức ăn dùng để nuôi cua hiện nay chủ yếu là cá tạp, chưa có thức ăn công nghiệp cho cua bán trên thị trường. Sử dụng cá tạp để nuôi cua thường không chủ động và dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi.

Nghiên cứu độ tiêu hóa của đối tượng nuôi đối với các loại nguyên liệu khác nhau dùng để phối trộn trong thức ăn là bước quan trọng đầu tiên trong công đoạn sản xuất thức ăn viên (De Silva & Anderson, 1995). Những thông tin về độ tiêu hóa sẽ giúp lựa chọn được những nguyên liệu tốt với giá thành thấp, khả năng tiêu hoá cao và giảm chất thải ra môi trường nuôi (Cho & Bureau, 2001).

Việc nghiên cứu xác định độ tiêu hóa của cua xanh đối với một số nguyên liệu phối trộn khác nhau tạo cơ sở khoa học trong thiết lập các công thức thức ăn hiệu quả của đề tài KC.CB.01.24 “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cua, ghẹ xuất khẩu” và qua đó góp phần giải quyết nhu cầu cần thiết cung cấp thức ăn nuôi cua dạng công nghiệp phục vụ cho nghề nuôi cua đang phát triển hiện nay.

1

Page 2: Tiêu hóa ca cua xanh

2 Vật liệu & Phương pháp nghiên cứu 2.1 Cua thí nghiệm

Cua thí nghiệm có trọng lượng trung bình là 110±20,3g, được bắt từ ao nuôi của Trại Thực Nghiệm Thuỷ Sản Bạc Liêu. Cua được đưa vào bể nuôi, mỗi bể nuôi 1 con. Tổng số cua dùng làm thí nghiệm là 480 con.

2.2 Hệ thống nuôi

Thí nghiệm được bố trí trong 240 bể có dung tích 60 Lít/bể. Nước được cấp vào các bể bằng hệ thống lọc tuần hoàn với tốc độ nước cấp là 16 L/giờ.

Trong thời gian thí nghiệm, trung bình về nhiệt độ nước, độ mặn, pH và ôxy hoà tan (DO) là 29,3 ± 0.6 oC, 25,6 ± 0,5‰, 8,0 ± 0,2 và 4,84 ± 0,43 mg L-1.

2.3 Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm có 8 công thức bao gồm 1 công thức thức ăn chuẩn (T1) và 7 công thức kiểm tra nguyên liệu (T2-T8). Công thức T1 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu về thức ăn cho cua của Viện Nghiên Cứu NTTS III. Các công thức T2, T3, T4, T5, T6, T7 và T8 được tạo ra bằng cách thay 30% thức ăn chuẩn (T1) bằng nguyên liệu cần xác định độ tiêu hóa. Chất đánh dấu dùng trong thí nghiệm là chromic oxide Cr2O3 được trộn vào thức ăn với nồng độ là 1%.

Chi tiết về các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Thành phần công thức thức ăn

Nguyên liệu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8Bột cá Peru 40,6 28,4 28,4 28,4 28,4 28,4 28,4 28,4Bột ruốc 7,9 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5Bột mực 5,0 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5Bột đậu nành 14,9 10,4 10,4 10,4 10,4 10,4 10,4 10,4Cám gạo 4,0 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8Bột mì 10,9 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6Dầu cá 3,0 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1Dầu mực 5,0 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5Cholesterol 1,0 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7Dicalci-P 1,0 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7Kết dính 3,0 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1Vitamin 3,0 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1Chromic oxide 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0Bột cá - 29,7 - - - - - -Bột ruốc - - 29,7 - - - - -Đầu tôm - - - 29,7 - - - -Đậu nành - - - - 29,7 - - -Khoai mì - - - - - 29,7 - -Cám - - - - - - 29,7 -Bột mì - - - - - - - 29,7

2

Page 3: Tiêu hóa ca cua xanh

2.4 Cách cho ăn và thu phân

Cho ăn 2 lần mỗi ngày lúc 9h00 và lúc 18h. Sau khi cho ăn 2 giờ, toàn bộ thức ăn dư được xi phông ra ngoài. Phân được thu trong các khoảng thời gian từ 7 đến 9 giờ, 11 đến 17 giờ, và 19 đến 24 giờ hàng ngày. Phân thu lên được xịt nhẹ nước cất để rửa nước mặn. Phân được thu hàng ngày và cất giữ trong tủ đông sâu - 40 oC đến khi đủ mẫu để phân tích.

2.5 Phân tích hoá sinh

Tất cả các chỉ tiêu phân tích hoá sinh như độ ẩm, đạm, lipid, tro, và chromic oxide đều được phân tích tại Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu Hoạch, Viện nghiên cứu NTTS 2, Tp. HCM.

2.6 Xác định độ tiêu hóa Chromic oxide trong thức ăn - Độ tiêu hóa về chất khô (%) =100 x (1 – ...................................................) Chromic oxide trong phân - Độ tiêu hóa về chất dinh dưỡng (%) = 100-100 x (F)(D)-1 x (DCr)(FCr)-1

Trong đó: F là phần trăm chất dinh dưỡng trong phân, D là phần trăm chất dinh dưỡng trong thức ăn, DCr là phần trăm Chromic oxide trong thức ăn, FCr là phần trăm chromic oxide trong phân cua.

- Độ tiêu hóa của cua đối với nguyên liệu làm thức ăn (ADCingr) được xác định dựa vào công thức đã được khuyến cáo bởi Forster (1999).

ADCsingr (%) = [(a + b) x ADCcom – a x ADCref]b-1

trong đó: a = phần trăm chất dinh dưỡng trong thức ăn chuẩn nhân tỷ lệ của thức ăn chuẩn (100 – i); i là tỷ lệ thực liệu đưa vào thức ăn; b = phần trăm chất dinh dưỡng trong thực liệu nhân với tỷ lệ của thực liệu đưa vào thức ăn (i); (a + b) là phần trăm chất dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp. ADCingr là độ giải tiêu đối thực liệu, ADCcom là độ giải tiêu đối với thức ăn hỗn hợp, ADCref là độ giải tiêu đối với thức ăn chuẩn. 3 Kết quả và thảo luận 3.1 Thành phần sinh hoá của nguyên liệu

Kết quả về thành phần sinh hoá (chất khô, đạm, lipid, tro, và carbohydrate (NFE) của thức ăn và nguyên liệu được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2. Thành phần sinh hóa của thức ăn và nguyên liệu

3

Page 4: Tiêu hóa ca cua xanh

Độ ẩm Protein Tro (%) Lipid NFE Cr2O3 Thức ăn T1 8,84 41,29 15,28 16,89 25,39 1,15 T2 7,05 44,05 17,68 14,43 22,74 1,10 T3 7,49 42,23 24,52 13,56 18,48 1,21 T4 7,01 38,14 28,97 12,98 18,74 1,17 T5 8,42 43,48 13,19 12,82 29,43 1,09 T6 9,29 30,94 12,04 12,76 43,20 1,07 T7 8,33 32,35 13,82 14,42 38,34 1,08 T8 9,43 32,61 11,45 12,10 42,74 1,09 Nguyên liệu Bột cá 8,07 50,48 23,28 8,70 16,56 - Bột ruốc 4,73 44,43 46,07 5,79 2,36 - Đầu tôm 2,72 30,79 60,90 3,86 3,23 - Đậu nành 2,41 48,59 8,30 3,30 38,85 - Khoai mì 9,42 6,78 4,47 3,12 84,75 - Cám 6,69 11,50 10,40 8,64 68,55 - Bột mì 8,62 12,36 2,51 0,93 83,24 -

Bảng 2 cho thấy, hàm lượng protein, lipid, carbohydrate và tro của các nguyên liêu dao động theo thứ tự là 6,8%- 50,5%, 0,9- 8,7%, 2,4-83,2%, và 2,5-60,9%. Nhìn chung thì độ đạm của bột cá địa phương trong thí nghiệm này thấp so với bột cá khác. Ví dụ, độ đạm của bột cá của Úc 73-76%( Allen & ctv,2000). Bột ruốc và bột đầu tôm cũng có hàm lượng đạm thấp. Kết quả này tương tự như các báo cáo của Catacutan &ctv,2003). Độ đạm của bột đậu nành tương đối cao (48.6%) so với kết quả phân tích trong nghiên cứu trước đây.Tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều. Kết quả phân tích hàm lượng đạm, lipid, carbohydrate, tro của các nguyên liệu như cám, bột mì, khoai mì đều tương tự như các nghiên cứu của các tác giả trước (Catacutan &ctv,2003)

3.2 Độ tiêu hóa

Kết quả đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến của cua đối với chất khô, đạm, lipid, tro, và carbohydrate của nguyên liệu 7 nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3. Tiêu hóa chất khô (ADMD), đạm (APD), lipid (ALD), tro (AAD), và carbohydrate (ANFED) của cua đối với nguyên liệu

Nguyên liệu ADMD (%) APD (%) ADA (%) ACFD (%) ADN (%)

Thức ăn chuẩn

78.08±0.30c 90.37±0.43c 47.80±1.64b 90.06±0.35ab 71.90±0.63ab

Bột cá 82.31±2.20b 92.85±0.86b 71.29±3.46a 88.55±0.74ab 67.28±5.47b

Bột ruốc 79.23±1.22c 92.37±0.57bc 71.40±1.79a 59.60±2.73cd 70.29±14.31ab

Bột đầu tôm 79.00±0.18c 90.60±0.07bc 75.50±0.81a 57.19±3.24d 84.23±16.33ab

4

Page 5: Tiêu hóa ca cua xanh

BDĐN 87.38±0.13a 97.46±0.02a 77.78±0.37a 94.67±1.80a 77.83±0.41ab

Bột khoai mì 86.39±0.41a 79.51±1.08f 51.62±2.48b 91.92±2.62a 89.24±0.28ab

Cám gạo 80.66±1.28bc 84.24±1.74e 55.68±3.88b 85.33±2.53ab 84.32±0.70ab

Bột mì 87.45±0.31a 87.12±0.57d 15.70±5.21c 74.50±14.52bc 90.81±0.29ab

*Giá trị trong cùng một cột có ký hiệu mũ giống nhau không khác biệt có ý nghĩa (P>0.05) ( đơn vị tính: trung bình ± độ lệch chuẩn với 3 lần lặp lại)

Bảng 3 cho thấy, cua Scylla paramamosain đã tiêu hoá tốt các nguyên liệu bao gồm bột cá địa phương, bột ruốc, bột đầu tôm, bánh dầu đậu nành, bột khoai mì, cám gạo, và bột mì. Độ tiêu hóa về chất khô đã cao hơn 78%. Kết quả này tương tự như kết quả trước đây đã nghiên cứu trên cua Scylla serrata (Catacutan &ctv., 2003) và S. paramamosain (Tuấn, 2006).

Độ tiêu hóa của cua đối với đạm thô trong bột cá, bột ruốc, bột đầu tôm, bánh dầu đậu nành, bột khoai mì, cám gạo, và bột mì đều cao (trên 79.5%) (Bảng 3). Kết quả này tương tự như kết quả đã được báo cáo cho loài S. serrata (Catacutan &ctv., 2003)(Catacutan et al., 2003; Tuấn và ctv., 2006) và S. paramamosain (Tuấn, 2006).

Tương tự như vậy, độ tiêu hóa lipid của cua đối với một số nguyên liệu như bột ruốc, bột đầu tôm, bột khoai mì cũng thấp như các nghiên cứu trước đây (Tuấn, 2006).

Độ tiêu hóa của cua đối với carbohydrate của các nguyên liệu này lại cao hơn kết quả đã được báo cáo trước đây (Tuấn, 2006). Kết quả đánh giá tiêu hóa lipid và carbohydrate của cua đối với bột cá, bột đậu nành, bột mì, bột khoai mì, và cám gạo đều cho kết quả cao tương tự như những nghiên cứu trước đây trên loài S. serrata (Catacutan & ctv., 2003) và S. paramamosain (Tuấn, 2006).

Tuy nhiên, kết quả tiêu hóa chất tro trong nghiên cứu này tương đối thấp đối với thức ăn chuẩn (48%), bột khoai mì (52%), cám gạo (56%) và bột mì (16%). Kết quả này cho thấy một số khoáng chất chứa trong các thực liệu này đã được tiêu hoá kém.

Kết luận và đề xuất

Các nguyên liệu trong nghiên cứu này bao gồm: bột cá địa phương, bột ruốc, bột đầu tôm, bột đậu nành, bột khoai mì, cám gạo, và bột mì đều có khả năng dùng làm thức ăn cho cua bởi vì độ tiêu hóa của cua đều cao: trên 79% đối với chất khô, trên 79% đối với đạm thô, cao hơn 67% đối với chất không chứa nitơ, và cao hơn 57% đối với lipid.

Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu tiếp theo về độ tiêu hóa của cua đối với tro (các khoáng chất) và với các acid amin thiết yếu.

5

Page 6: Tiêu hóa ca cua xanh

4 Tài liệu tham khảo Allan, G. L., Parkinson, S., Booth, M. A., Stone, D. A. J., Rowland, S. J., Frances, J. &

Smith, W. R. (2000). Replacement of fish meal in diets for Australian silver perch, Bidyanus bidyanus: I. Digestibility of alternative ingredients. Aquaculture, 186, 293-310.

Catacutan, M. R., Eusebio, P. S. & Teshima, S. (2003). Apparent digestibility of selected feedstuffs by mud crab, Scylla serrata. Aquaculture, 216(1-4), 253-261.

Cho, C. Y. & Bureau, D. P. (2001). A review of diet formulation strategies and feeding systems to reduce excretory and wastes in aquaculture. Aquaculture Research, 32, 349-360.

De Silva, S. S. & Anderson, T. A. (1995). Digestion and absorption. In Fish nutrition in Aquaculture, eds. S. S. De Silva & T. A. Anderson, Chapman & Hall, pp. 102-142.

Forster, I. (1999). A note on the method of calculating digestibility coefficients of nutrients provided by single ingredients to feeds of aquatic animals. Aquaculture nutrition, 5, 143-145.

Thach, N. C. (2003). Status of marine crab aquaculture in Vietnam. Mud crab aquaculture in Australia and Southeast Asia. Proceedings of the ACIAR crab aquaculture scoping study and workshop 28-29 April 2003, Bribie Island, Brisbane, QLD, Australia. Australian Centre for International Argriculture Research. 45-46.

Tuan, V. A. (2006). Study on development of formulated feed on grow out phase of mud crab, Scylla serrata and S. paramamosain. In School of Sicence and Primary Industries, Charles Darwin University. Darwin, Australia, pp. 200.

Tuan, V. A., Anderson, A., Luong-van, J., Shelley, C. & Allan, G. (2006). Apparent digestibility of some nutrient sources by juvenile mud crab, Scylla serrata (Forskal 1775). Aquaculture Research, 37(4), 359-365.

6