tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính...

143
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu ca chính tôi. Các kết qunghiên cu trong lun án này trung thc, các ngun tài liu tham khảo đều được trích dn rõ ràng. Lun án này chưa từng được bo vđể nhn hc vtrước bt khội đồng nào trước đây. Tác giNguyễn Văn Hoàng

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các kết quả nghiên

cứu trong luận án này trung thực, các nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ ràng.

Luận án này chưa từng được bảo vệ để nhận học vị trước bất kỳ hội đồng nào trước đây.

Tác giả

Nguyễn Văn Hoàng

Page 2: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

LỜI CÁM ƠN

Hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin cám ơn sâu sắc đến GS.TS. Ngô Đắc

Chứng, PGS.TS. Nguyễn Quảng Trường đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi

trong quá trình nghiên cứu thực địa, soạn thảo, công bố công trình khoa học trên các tạp

chí và hoàn thiện luận án.

Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế, Ban Chủ

nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời

gian theo học nghiên cứu sinh.

Xin cám ơn TS. Ngô Văn Bình (Khoa Sinh học-Đại học Sư phạm Huế), ThS. Phạm

Thế Cường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam),

ThS. Ngô Ngọc Hải (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), ThS. Lê Quang Tuấn (Viện Sinh

thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam) đã giúp đỡ tôi trong quá

trình thực địa và phân tích mẫu vật, xử lý số liệu để hoàn thành luận án.

Chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Huế đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình theo học nghiên cứu sinh.

Trận trọng cám ơn đến Ban Giám đốc các cơ quan: Quản lý rừng phòng hộ, KBT

Sao La huyện A Lưới, VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền đã cho phép và giúp đỡ tôi

trong quá trình khảo sát thực địa.

Lời cám ơn đặc biệt xin gửi đến cha, mẹ, vợ, con cùng những người thân đã hổ trợ,

động viên tôi vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài khoa học công nghệ hợp tác giữa UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngân sách nhà

nước tỉnh Thừa Thiên Huế và ngân sách sự nghiệp khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam đầu tư (Mã số: VAST.NĐP.01/17-18).

Huế, ngày……tháng…… năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Hoàng

Page 3: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Các ký hiệu: Dấu x: có; dấu -: không có; T: tuyến

32/2006/NĐ-CP: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quản lý thực vật rừng, động

vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

160/2013/NĐ-CP: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tiêu chí xác định loài và

chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ

ANOVA: Analysis of variance

CHLB: Cộng hòa Liên bang

CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang

dã đã bị đe dọa

cs: Cộng sự

GPS: Global Positioning System

IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources

KBT: Khu bảo tồn

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên

MW: Megawatt

SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam

SPSS: Statistical Package for the Social Sciences

UBND: Ủy ban Nhân dân

VQG: Vườn Quốc gia

Page 4: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2

3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................... 3

5. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4

1.1. Tình hình nghiên cứu Rồng đất trên thế giới ............................................................ 4

1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố và quan hệ di truyền ............................................. 4

1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học ............................................................................... 6

1.2. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở Việt Nam ............................................................. 7

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố ................................................................................ 7

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái ............................................................................... 8

1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học ............................................................................... 9

1.3. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................... 10

1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố .............................................................................. 10

1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học ............................................................................. 10

1.4. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu .............. 11

1.4.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 11

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................... 16

CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 20

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 20

2.1.1. Địa điểm .................................................................................................................... 20

2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 20

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 20

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 23

2.3.1. Khảo sát thực địa ...................................................................................................... 23

2.3.2. Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể và đặc điểm dinh dưỡng .............................. 33

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 39

3.1. Hiện trạng quần thể ................................................................................................... 39

3.1.1. Cấu trúc quần thể ...................................................................................................... 39

Page 5: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

3.1.2. Mật độ quần thể ........................................................................................................ 49

3.1.3. Kích thước quần thể .................................................................................................. 54

3.2. Môi trƣờng sống, phƣơng thức hoạt động và đặc điểm phân bố .......................... 59

3.2.1. Sử dụng vi môi trường sống ..................................................................................... 59

3.2.2. Phương thức hoạt động ............................................................................................. 69

3.2.3. Phân bố theo đai độ cao và sinh cảnh ....................................................................... 75

3.3. Đặc điểm dinh dƣỡng ................................................................................................ 78

3.3.1. Thành phần thức ăn ................................................................................................... 78

3.3.2. Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu ......................................................... 81

3.3.3. Thành phần thức ăn theo sinh cảnh .......................................................................... 87

3.3.4. Thành phần thức ăn theo nhóm tuổi ......................................................................... 92

3.3.5. Thành phần thức ăn theo giới tính ............................................................................ 98

3.3.6. So sánh thành phần thức ăn ngoài tự nhiên và trong nuôi nhốt .............................. 101

3.4. Đánh giá các nhân tố tác động và các vấn đề liên quan đến bảo tồn Rồng đất.. 103

3.4.1. Các nhân tố tác động ............................................................................................... 103

3.4.2. Đề xuất các biện pháp bảo tồn loài Rồng đất ......................................................... 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 119

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 6: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và số giờ nắng ở Nam Đông, A Lưới, Huế năm

2010-2015 [11] ................................................................................................................... 13

Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Nam Đông, A Lưới và Phong Điền

[11] ...................................................................................................................................... 17

Bảng 1.3. Dân số trung bình ở Nam Đông, A Lưới và Phong Điền [11] ........................... 18

Bảng 2.1. Thời gian khảo sát thực địa, nghiên cứu Rồng đất ở A Lưới, Nam Đông và

Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................... 22

Bảng 2.2. Các tuyến (suối) khảo sát tại Phong Điền, Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa

Thiên Huế ........................................................................................................................... 25

Bảng 2.3. Các chỉ số đo của Rồng đất ................................................................................ 31

Bảng 3.1. Tỉ lệ giữa các chỉ số hình thái với SVL của loài Rồng đất theo giới tính .......... 39

Bảng 3.2. So sánh SVL và trọng lượng cơ thể đực-cái trong tự nhiên và nuôi nhốt .......... 41

Bảng 3.3. So sánh các chỉ số đo hình thái giữa con đực và con cái (n = 35) ...................... 42

Bảng 3.4. Cấu trúc theo nhóm tuổi Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới, Phong Điền

và Nam Đông ...................................................................................................................... 45

Bảng 3.5. Cấu trúc theo giới tính Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới, Phong Điền và

Nam Đông ........................................................................................................................... 48

Bảng 3.6. Mật độ phân bố Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền, A Lưới và Nam

Đông năm 2016-2017 ......................................................................................................... 51

Bảng 3.7. Kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền, A Lưới và

Nam Đông năm 2016-2017 ................................................................................................. 56

Bảng 3.8. Các loại vi môi trường sống Rồng đất sử dụng vào ban ngày ............................ 59

Bảng 3.9. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nước suối vào ban ngày (n = 102) ........ 60

Bảng 3.10. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận theo độ cao vị trí bám vào ban ngày ........... 61

Bảng 3.11. Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất hoạt động vào ban ngày ............ 62

Bảng 3.12. Các loại vi môi trường sống tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm ............ 63

Bảng 3.13. Độ cao vị trí Rồng đất bám theo nhóm tuổi vào ban đêm (n = 494) ................ 64

Bảng 3.14. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nước suối vào ban đêm ...................... 65

Bảng 3.15. Đặc điểm địa hình suối tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm ................... 66

Bảng 3.16. Nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất bám

(n = 199).............................................................................................................................. 68

Page 7: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Bảng 3.17. Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất theo nhóm tuổi (n = 431) .......... 69

Bảng 3.18. Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động ghi nhận vào ban ngày .............................. 70

Bảng 3.19. Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động tương ứng với nhiệt độ không khí và độ ẩm

tương đối tại mỗi giờ trong ngày (n = 102) ........................................................................ 71

Bảng 3.20. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận theo thời gian vào ban đêm ......................... 74

Bảng 3.21. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận phân bố theo đai cao (n = 399) ................... 75

Bảng 3.22. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối nơi Rồng đất phân bố ....................... 76

Bảng 3.23. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận phân bố theo sinh cảnh (n = 498) ................ 77

Bảng 3.24. Thành phần thức ăn Rồng đất sử dụng ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế ........ 79

Bảng 3.25. So sánh thành phần thức ăn của Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu .............. 84

Bảng 3.26. Số lượng mẫu thức ăn và thể tích thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở ba địa điểm

nghiên cứu ........................................................................................................................... 85

Bảng 3.27. Kích thước và thể tích mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng ở ba địa điểm nghiên

cứu ...................................................................................................................................... 86

Bảng 3.28. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo địa điểm

nghiên cứu ........................................................................................................................... 87

Bảng 3.29. Số lượng và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất ở ba sinh cảnh (n = 291) ....... 90

Bảng 3.30. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo sinh cảnh (n

= 291) .................................................................................................................................. 91

Bảng 3.31. Kích thước và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo sinh cảnh ................... 92

Bảng 3.32. Kích thước và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi .................. 95

Bảng 3.33. Số lượng và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi (n = 291) ...... 96

Bảng 3.34. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi 97

Bảng 3.35. Số lượng mẫu và thể tích thức ăn của con đực và con cái.............................. 100

Bảng 3.36. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo giới tính . 100

Bảng 3.37. So sánh chiều rộng miệng với kích cỡ và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất (n

= 106); Trung bình ± độ lệch chuẩn ................................................................................. 101

Bảng 3.38. So sánh thành phần thức ăn của Rồng đất ngoài tự nhiên và nuôi nhốt ......... 102

Bảng 3.39. Ước tính sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở A Lưới năm 2016 ........................ 103

Bảng 3.40. Ước tính sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở Nam Đông năm 2016 .................. 104

Bảng 3.41. Ước tính sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở Phong Điền năm 2016 ................. 105

Page 8: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Bảng 3.42. Ước tính tổng sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở A Lưới, Nam Đông và Phong

Điền năm 2016 .................................................................................................................. 106

Bảng 3.43. Tình hình buôn bán Rồng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .................. 107

Bảng 3.44. Số điểm đánh giá các tuyến khảo sát ở A Lưới, Nam Đông và Phong Điền . 112

Bảng 3.45. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối thích hợp trong nuôi nhốt loài Rồng

đất ...................................................................................................................................... 116

Page 9: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) [53] ............................... 4

Hình 1.2. Nhiệt độ và độ ẩm (A); Lượng mưa và số giờ nắng (B) ở Nam Đông năm 2010-

2015 [11] ............................................................................................................................. 14

Hình 1.3. Nhiệt độ và độ ẩm (A); Lượng mưa và số giờ nắng (B) ở A Lưới năm 2010-

2015 [11] ............................................................................................................................. 14

Hình 1.4. Nhiệt độ và độ ẩm (A); Lượng mưa và số giờ nắng (B) ở Huế năm 2010-2015

[11] ...................................................................................................................................... 15

Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế .... 21

Hình 2.2. Các dụng cụ phục vụ khảo sát nghiên cứu thực địa ............................................ 23

Hình 2.3. Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở Phong Điền .................................... 26

Hình 2.4. Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở A Lưới ........................................... 27

Hình 2.5. Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở Nam Đông ..................................... 28

Hình 2.6. Sơ đồ khảo sát theo tuyến ước tính mật độ quần thể Rồng đất [116] ................. 29

Hình 2.7. Các hoạt động nghiên cứu quan sát, ghi nhận sinh cảnh sống của Rồng đất ..... 30

Hình 2.8. Các hoạt động quan sát, nghiên cứu Rồng đất vào ban đêm .............................. 32

Hình 2.9. Đánh dấu (A); Nhãn đánh dấu buộc tại vị trí Rồng đất bám (B) ........................ 33

Hình 3.1. Rồng đất trưởng thành (A: con đực, SVL = 260 mm; B: con cái, SVL = 165

mm) ..................................................................................................................................... 40

Hình 3.2. Con đực: mào gáy (A), hàng vảy dưới cằm (B), lỗ đùi (C); Con cái: mào gáy

(D), vảy dưới cằm (E), lỗ đùi (F) ........................................................................................ 40

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa SVL và trọng lượng cơ thể (A, n = 201), giữa SVL và HL (B,

n = 198) ............................................................................................................................... 43

Hình 3.4. Mối quan hệ giữa SVL và HW (A, n = 198), giữa SVL và HH (B, n = 196) ..... 43

Hình 3.5. Cấu trúc theo nhóm tuổi Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới (A), Phong

Điền (B), Nam Đông (C) và ba địa điểm nghiên cứu (D) .................................................. 46

Hình 3.6. Tháp cấu trúc tuổi Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu ...................................... 47

Hình 3.7. Cấu trúc theo giới tính của Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới (A), Phong

Điền (B), Nam Đông (C) và ba địa điểm nghiên cứu (D) .................................................. 49

Hình 3.8. Mật độ phân bố Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền (A), A Lưới (B)

và Nam Đông (C) ................................................................................................................ 52

Page 10: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Hình 3.9. Mật độ quần thể Rồng đất ở Phong Điền, A Lưới, Nam Đông (A) và theo độ cao

(B) ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 53

Hình 3.10. Sinh cảnh sống của Rồng đất ở độ cao dưới 100 m (A, B), từ 100-300 m (C) và

từ 600-800 m (D) ở tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................... 54

Hình 3.11. Kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới năm 2016 (A)

và năm 2017 (B) ................................................................................................................. 57

Hình 3.12. Kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền (A) và Nam

Đông (B) năm 2017 ............................................................................................................ 58

Hình 3.13. Các loại vi môi trường sống Rồng đất sử dụng vào ban ngày (n = 102) .......... 60

Hình 3.14. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận theo độ cao vị trí bám vào ban ngày ............ 61

Hình 3.15. Các loại vi môi trường sống tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm ............ 63

Hình 3.16. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nước suối theo nhóm tuổi vào ban đêm

(n = 494).............................................................................................................................. 65

Hình 3.17. Đặc điểm địa hình suối tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm (A, n = 272) 67

Hình 3.18. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ cơ thể (A); Nhiệt độ không

khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất bám (B) vào ban đêm, n = 199

(Trung bình ± độ lệch chuẩn) ............................................................................................. 68

Hình 3.19. Tỉ lệ Rồng đất hoạt động theo thời tiết (A); Số lượt Rồng đất hoạt động tương

ứng với nhiệt độ không khí tại mỗi giờ trong ngày (B); n = 102........................................ 70

Hình 3.20. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí (A) và độ ẩm tương đối (B) với số lượt cá

thể Rồng đất hoạt động vào ban ngày ................................................................................. 71

Hình 3.21. Các hoạt động (A) và tỉ lệ (%) thời gian thực hiện các hoạt động (B) của Rồng

đất ........................................................................................................................................ 72

Hình 3.22. Tỉ lệ nhóm tuổi Rồng đất ghi nhận theo thời gian vào ban đêm (n = 385) ....... 74

Hình 3.23. Rồng đất phân bố theo đai cao (A); Mối quan hệ giữa đai cao và số lượng Rồng

đất phân bố (B) ................................................................................................................... 76

Hình 3.24. Tỉ lệ Rồng đất phân bố theo sinh cảnh .............................................................. 78

Hình 3.25. Chỉ số quan trọng (IRI, A) và loại thức ăn ưu thế (B) của Rồng đất ở vùng núi

tỉnh Thừa Thiên Huế (n = 291) ........................................................................................... 80

Hình 3.26. Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ưu thế (A); So sánh các loại thức ăn ưu

thế và không ưu thế (B) ở A Lưới ....................................................................................... 82

Page 11: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Hình 3.27. Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ưu thế (A); So sánh các loại thức ăn ưu

thế và không ưu thế (B) ở Nam Đông ................................................................................. 83

Hình 3.28. Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ưu thế (A); So sánh loại thức ăn ưu thế

và không ưu thế (B) ở Phong Điền ..................................................................................... 83

Hình 3.29. So sánh số lượng mẫu (A) và thể tích thức ăn (B) trung bình trong dạ dày Rồng

đất ở ba địa điểm nghiên cứu (Trung bình ± sai số chuẩn, n = 291) .................................. 86

Hình 3.30. Loại thức ăn ưu thế của Rồng đất theo sinh cảnh ............................................. 89

Hình 3.31. Thể tích thức ăn (A) và số lượng mẫu thức ăn (B) trong dạ dày Rồng đất....... 90

Hình 3.32. Loại thức ăn ưu thế của Rồng đất theo nhóm tuổi ............................................ 93

Hình 3.33. Số lượng mẫu thức ăn (A) và thể tích thức ăn (B) trung bình của Rồng đất .... 96

Hình 3.34. Đường cong tích lũy kỳ vọng số lượng mẫu thức ăn (A) và loại thức ăn (B) của

Rồng đất .............................................................................................................................. 98

Hình 3.35. Các loại thức ăn ưu thế của con đực (A) và con cái (B) ................................... 99

Hình 3.36. Mối quan hệ giữa kích thước miệng với chiều dài (A) và chiều rộng (B) mẫu

thức ăn Rồng đất sử dụng ................................................................................................. 101

Hình 3.37. Ước tính tổng sản lượng trung bình các tháng săn bắt Rồng đất ở A Lưới, Nam

Đông và Phong Điền năm 2016 (A); Người dân săn bắt Rồng đất (B) ............................ 106

Hình 3.38. Rồng đất bán tại chợ A Lưới (A); Sử dụng và chế biến các món ăn Rồng đất tại

nhà hàng ở thành phố Huế (B, C, D) ................................................................................ 108

Hình 3.39. Hoạt động khai thác gỗ trái phép ở Nam Đông (A); Đốt và chặt phá rừng làm

nương rẫy ở A Lưới (B) .................................................................................................... 109

Hình 3.40. Đường Hồ Chí Minh (A); Đường 74 (B); Sinh cảnh sống của Rồng đất (C, D)

ở A Lưới ............................................................................................................................ 110

Hình 3.41. Đường La Sơn-Túy Loan (A, B); Sinh cảnh sống của Rồng đất (C) ở Nam

Đông .................................................................................................................................. 111

Hình 3.42. Số điểm đánh giá tại các tuyến khảo sát ở A Lưới, Nam Đông và ................. 113

Hình 3.43. Đánh giá các địa điểm ưu tiên bảo tồn loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 114

Hình 3.44. Nền cát nơi Rồng đất đẻ trứng (A); Hình dạng trứng Rồng đất (B) ............... 117

Page 12: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 thuộc họ Nhông Agamidae,

bộ Có vảy Squamata. Loài này được Cuvier mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở

miền Nam Việt Nam [52]. Đây là loài thằn lằn phân bố khá rộng ở các khu rừng

nhiệt đới từ Nam Trung Quốc qua Việt Nam, Lào, về phía Nam tới Thái Lan [100].

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Rồng đất được ghi nhận phân bố ở khu vực rừng thường

xanh thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc và Nam Đông

[79]. Loài Rồng đất được xếp hạng ở bậc VU (sẽ nguy cấp) trong SĐVN (2007) [3].

Tuy nhiên, quần thể loài Rồng đất đã và đang bị khai thác quá mức làm thức

ăn đặc sản trong nhiều nhà hàng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả khu vực

miền Trung nói chung. Bên cạnh đó, Rồng đất có màu sắc đẹp và thân thiện với con

người nên loài này cũng được buôn bán khá phổ biến ở thị trường trong và ngoài

nước để nuôi làm cảnh. Theo thống kê của CITES, từ năm 2010-2016 có hơn 40

ngàn cá thể Rồng đất sống được xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường châu Âu

(Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Bắc Ireland và Cộng hòa Séc), trong đó nước

Đức nhập hơn 20 ngàn cá thể [107]. Do loài Rồng đất không thuộc phụ lục của

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã quý hiếm (CITES)

nên số liệu thống kê nói trên chưa phản ánh đúng tình trạng buôn bán thực tế vào

các thị trường châu Âu. Mặt khác, đặc trưng sinh cảnh sống của loài Rồng đất chủ

yếu ở đai độ cao 100-300 m cho nên dễ bị tổn thương do việc phát triển hệ thống

đường giao thông xuyên qua các khu rừng và hoạt động canh tác nông nghiệp, ngăn

dòng chảy bởi hồ thủy lợi - đập thủy điện cũng là nguyên nhân làm thu hẹp và suy

thoái sinh cảnh sống của loài này ở nhiều khu vực miền núi.

Việc nghiên cứu Rồng đất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

thường tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái và ghi nhận phân bố. Năm 2007, có

nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của loài Rồng đất trong điều kiện

nuôi nhốt được tiến hành ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [8]. Đến năm

2009, có thêm nghiên cứu về khả năng sinh sản và tăng trưởng của loài này trong

điều kiện nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre với nguồn con giống được thu thập từ huyện

Page 13: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

2

Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và Đăk Nông [6]. Năm 2012 có nghiên cứu thử

nghiệm nuôi Rồng đất làm cảnh [7].

Cho đến nay, hầu như chưa ghi nhận có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh thái

quần thể loài Rồng đất trong tự nhiên ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu về hiện trạng

quần thể và đặc điểm sinh thái của loài Rồng đất trong tự nhiên là hết sức cần thiết

để cung cấp cơ sở khoa học cho công tác nhân nuôi và quy hoạch bảo tồn loài này ở

Việt Nam. Để đáp ứng những yêu cầu khoa học và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu

sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề

xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở

Thừa Thiên Huế”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá được hiện trạng quần thể, đặc điểm

sinh thái, phân bố và dinh dưỡng của loài Rồng đất Physignathus cocincinus trong

điều kiện tự nhiên và đề xuất biện pháp bảo tồn loài này ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Đánh giá hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở A Lưới, Nam Đông và

Phong Điền

- Ước tính mật độ quần thể;

- Ước tính kích thước quần thể;

- Đánh giá cấu trúc quần thể theo địa điểm nghiên cứu, theo nhóm tuổi và theo

giới tính.

3.2. Đánh giá đặc điểm phân bố và đặc điểm sinh thái

- Phân bố của Rồng đất theo đai độ cao và sinh cảnh;

- Đặc điểm vi môi trường sống và phạm vi hoạt động;

- Phương thức hoạt động.

3.3. Thành phần thức ăn của Rồng đất

- Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu;

- Thành phần thức ăn theo dạng sinh cảnh, theo nhóm tuổi và theo giới tính.

3.4. Đánh giá các nhân tố tác động và đề xuất các kiến nghị đối với công tác bảo

tồn và sử dụng bền vững loài Rồng đất

Page 14: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

3

- Xác định các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của loài.

- Đề xuất bảo vệ sinh cảnh sống và sử dụng bền vững loài Rồng đất.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án này cung cấp dẫn liệu cập nhật về hiện trạng

quần thể làm cơ sở khoa học để đưa loài này vào Danh lục Đỏ IUCN và công tác

quy hoạch bảo tồn loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các số liệu về đặc điểm

sinh thái và dinh dưỡng là thông tin hữu ích góp phần xây dựng quy trình nhân

nuôi, phát triển loài bò sát đang bị đe dọa này ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như

nhân rộng ra các địa phương khác.

5. Những đóng góp mới của đề tài

- Lần đầu tiên đóng góp thông tin về hiện trạng và cấu trúc quần thể của loài

Rồng đất trong điều kiện tự nhiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xác định đặc điểm phân bố, phương thức hoạt động và sử dụng vi môi

trường sống của loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên.

- Xác định thành phần thức ăn, các nhóm thức ăn quan trọng của loài Rồng đất

trong điều kiện tự nhiên.

- Xác định được các nhân tố tác động đến sinh cảnh sống và quần thể của loài

Rồng đất ở khu vực nghiên cứu. Đã đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển

bền vững loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 15: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu Rồng đất trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố và quan hệ di truyền

Rồng đất Physignathus cocincinus được Cuvier (1829) mô tả dựa trên mẫu vật

thu được ở “Cochinchine” (miền Nam Việt Nam) với các đặc điểm là có răng, vảy

và các lỗ trên vảy đều nhau. Đầu phình to ở phía trước và có các mào dạng gai nhọn

chạy dọc lưng và đuôi [52].

Hình 1.1. Loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) [53]

Duméril và Bibron (1837) đã mô tả đặc điểm hình thái, thảo luận về tên giống

Physignathus thay cho tên giống là Lophura và Istiurus đã dùng trước đó [56];

Günther (1863) đã mô tả hai loài trong giống Physignathus dựa vào số lượng răng

hàm trên: loài P. cochinchinensis thu mẫu ở Việt Nam và loài P. mentager thu mẫu

ở Chartaboum và Pachebone (Thái Lan) [63]. Tuy nhiên, sau này loài P. mentager

được coi là một tên đồng vật khách quan của loài P. cocincinus.

Dựa vào đặc điểm hình thái các mẫu vật thu được, Boulenger (1885) đã mô tả

bảy loài trong giống Physignathus: (1) loài P. gilberti, mẫu vật thu được là cá thể

đực ở Vịnh Nicol, vùng phía Bắc của nước Úc, sông Swan ở phía Tây của nước Úc;

(2) loài P. longirostris, mẫu thu được là con cái ở Vịnh Champion và Vịnh Nicol

phía Tây bắc của nước Úc; (3) loài P. temporalis, thu mẫu cả con đực và con cái ở

phía Bắc của nước Úc; (4) loài P. maculilabris thu được một cá thể cái ở đảo Timor

(hòn đảo tại phần ngoài cùng phía nam của Đông Nam Á hải đảo); (5) loài P.

lesueurii thu được mẫu cả con đực và con cái ở Queensland, nước Úc; (6) loài P.

cochinchinensis thu được ở Việt Nam, đây là loài P. concinnus được Cuvier mô tả;

(7) loài P. mentager thu được toàn cá thể cái ở Chartaboum và Pachebone (Thái

Page 16: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

5

Lan) [44]. Hiện tại, các loài phân bố ở Úc trước đây được xếp trong giống

Physignathus đã chuyển thành các giống: Intellagama, Lophognathus và Gowidon

[100]. Theo Barbour (1912), những công trình nghiên cứu về loài Rồng đất có rất

nhiều tranh cãi do cách gọi tên giống và tên loài khác nhau. Sau đó, Barbour (1912)

dựa vào số lượng răng hàm trên để mô tả thêm ba phân loài là: (1) P. cocincinus

cocincinus mẫu thu được từ miền Nam Việt Nam, (2) P. cocincinus mentager mẫu

thu được từ Thái Lan, (3) P. cocincinus caudicinctus mẫu thu được ở Lào Cai, miền

Bắc của Việt Nam. Ông cho rằng ba phân loài loài này được hình thành từ loài P.

cocincinus là do chúng cách ly về địa lý [42].

Smith (1935) đã mô tả về đặc điểm hình thái ngoài của loài Rồng đất ở Đông

Thái Lan và khu vực Đông Dương [91]. Bourret (1937) đã mô tả đặc điểm hình thái

32 loài thằn lằn ở Đông Dương, trong đó có phân loài P. cocincinus mentager

Günther [45]. Taylor (1963) đã mô tả đặc điểm chẩn loại và sự sai khác đực-cái dựa

trên mẫu vật thu được ở tỉnh Ubon, tỉnh Trad và đảo Koh Kut ở Thái Lan [95]. Zhao

và Adler (1993) ghi nhận loài P. cocincinus phân bố ở Nam Trung Quốc, vùng

Đông Dương và Thái Lan [106].

Nabhitabhata et al. (2000) đã liệt kê danh lục lưỡng cư và bò sát ở Thái Lan,

trong đó có loài Rồng đất [78]. Teynie et al. (2004) đã ghi nhận 75 loài lưỡng cư và

bò sát ở vùng cao nguyên Boloven và KBT đa dạng sinh học Quốc gia Xepian thuộc

phía Nam của Lào, trong đó có ghi nhận loài Rồng đất [96]. To (2005) đã ghi nhận

quần thể loài Rồng đất dọc theo con suối trên đảo Tsing Yi ở Hồng Kông và nêu rõ

loài này ít hoạt động vào tháng 12, xuất hiện nhiều vào tháng 4 [98]. Stuart et al.

(2006) đã thu thập mẫu Rồng đất trưởng thành, gần trưởng thành và con non ở dọc

theo suối O Kamen, O Doeung Por trong các khu rừng thường xanh của O’Rang,

núi Phnom Nam Ly, rừng thường xanh xen lẫn tre nứa ở Pichrada và các vùng đồi

núi xen lẫn tre nứa ở Ta Veng (Campuchia), mẫu Rồng đất được thu thập chủ yếu

vào ban đêm trên các cành cây cao từ 1-4 m so với mặt đất [93]. Grismer et al.

(2007), Grismer et al. (2008a, 2008b), Hartmann et al. (2013) cũng ghi nhận phân

bố của Rồng đất ở một số địa điểm tại Campuchia [60], [61], [62], [64]. Ở Lào,

Suzuki et al. (2015) đã ghi nhận 16 loài bò sát bày bán ở các chợ địa phương để làm

Page 17: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

6

thực phẩm, trong đó có loài Rồng đất [94].

Khi nghiên cứu về quan hệ di truyền của các nhóm loài thuộc họ Nhông

(Agamidae), Macey et al. (2000) cho rằng có ba nhánh tiến hóa từ các nguồn gốc

khác nhau: nhánh thứ nhất bao gồm tất cả các nhóm loài ở Australia và New Guinea

bao gồm cả loài Rồng đất (P. cocincinus) từ Đông Nam Á; nhánh thứ hai bao gồm

các nhóm loài phân bố ở Tây Tạng và phía Đông của Ấn Độ qua phía Đông và phía

Nam Châu Á; nhánh thứ ba bao gồm các nhóm loài phân bố ở phía Đông Châu Phi

qua Ả Rập và phía Tây Châu Á đến Tây Tạng và thềm lục địa Ấn Độ. Ba nhánh tiến

hóa này tách biệt với các giống Uromastyx, Leiolepis và Hydrosaurus [73].

Ở mức độ tế bào, Mayer et al. (2005) đã nghiên cứu về huyết học của loài

Rồng đất để tìm công thức máu, thành phần hóa học của huyết tương trong máu và

nêu một số đặc điểm hình dạng hồng cầu và bạch cầu của loài này [75].

Ở mức độ phân tử, Townsend et al. (2011) nghiên cứu về quan hệ di truyền

của thằn lằn, các tác giả này cho rằng họ Nhông (Agamidae) có quan hệ gần gũi với

họ Tắc kè hoa (Chamaeleonidae) trong cây phát sinh chủng loại, Istiurus không

phải là giống riêng trong họ Agamidae và được coi là tên đồng danh, là giống

Physignathus, tên loài P. lesueurii là tên đồng vật của P. cocincinus hiện nay [97].

Patawang et al. (2015) đã phân tích bộ nhiễm sắc thể của Rồng đất thu ở miền Bắc

Thái Lan, kết quả cho thấy bộ nhiễm sắc thể của Rồng đất là 2n = 36 [82].

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đã mô tả đặc điểm hình thái và ghi nhận

phân bố của loài Rồng đất ở nhiều địa điểm thuộc các quốc gia như: Trung Quốc,

Thái Lan, Lào, Campuchia.

1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

Vosjoli (1992) đã mô tả quy cách chuồng nuôi Rồng đất như sau: chiều dài

khoảng 2 m, chiều rộng từ 0,6-1,0 m và cao từ 1,2-2,0 m, nền đất gồm 2/3 đất thịt và

1/3 đất cát sạch, trong khu nuôi nhốt trồng một số cây làm chỗ leo trèo và trú ẩn cho

Rồng đất. Rồng đất rất thích nước và bơi lội giỏi nên trong khu nuôi cần có các chậu

bằng nhựa chứa nước và được thay hàng ngày. Thức ăn cho con non và con trưởng

thành là các loài gián, giun đất, chuột nhỏ và các loại quả chín như: chuối, đu đủ,

xoài,... Rồng đất phát triển tốt khi nhiệt độ không khí ban ngày từ 28,9-31,1°C, ban

Page 18: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

7

đêm từ 23,9-26,7°C; độ ẩm khoảng 80%. Rồng đất cần ánh sáng mặt trời hoặc ánh

sáng có tia tử ngoại để hấp thu can-xi từ thức ăn [104].

Foster và Smith (1997) đề cập đến thành phần thức ăn của Rồng đất gồm: cá,

thịt, giun và côn trùng. Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt, tuổi thành thục sinh dục

sau từ 3 năm đến 5 năm với chiều dài cơ thể và đuôi lên tới 406,4 mm. Rồng đất đẻ

từ 8-12 trứng/lứa, thời gian ấp trứng kéo dài từ 60-101 ngày, con non khi mới đẻ có

chiều dài cơ thể và đuôi từ 127-152,4 mm [58].

Liên quan đến bệnh lý, Rồng đất có thể mắc các bệnh ký sinh do các loài

Rhabdias spp. nhiễm từ cá, ếch nhái và bệnh ký sinh do một loài trùng chân giả của

ngành động vật nguyên sinh [71].

Các công bố trên cho thấy một số kinh nghiệm về nuôi nhốt Rồng đất làm cảnh

ở các nước trên thế giới. Chưa có đề xuất cụ thể từ nghiên cứu đặc điểm sinh học,

sinh thái của loài ngoài tự nhiên để áp dụng trong điều kiện nuôi nhốt.

1.2. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở Việt Nam

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố

Bourret (1937, 1940, 1943) mô tả loài Rồng đất (P. cocincinus) và phân loài là

P. cocincinus mentager ở khu vực Đông Dương. Một số nghiên cứu ghi nhận Rồng

đất phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [45], [47], [48]. Năm 1981, Ủy

ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước tiến hành điều tra cơ bản động vật ở miền Bắc

Việt Nam đã ghi nhận loài Rồng đất ở Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Bắc Thái,

Vĩnh Phú, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Tĩnh [39]. Các nghiên cứu

của Hoàng Xuân Quang (1993), Hoàng Xuân Quang và Nguyễn Văn Sáng (1998),

Nguyễn Quảng Trường (2000) cũng đã ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ [25], [26], [34]. Lê Nguyên Ngật (1997) ghi nhận loài Rồng đất phân

bố ở rừng thứ sinh ở vùng núi Ngọc Linh, Kon Tum [18]. Lê Nguyên Ngật và

Nguyễn Văn Sáng (1999) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các sinh cảnh rừng thứ

sinh và ven sông suối ở vùng rừng phía Tây Quảng Nam [21]. Đinh Thị Phương

Anh và Nguyễn Minh Tùng (2000), Đinh Thị Phương Anh và Trần Thị Ánh Hường

(2009) ghi nhận Rồng đất có tần số bắt gặp trung bình ở KBTTN Sơn Trà, Đà Nẵng

[1], [2]. Lê Vũ Khôi (2000) ghi nhận loài Rồng đất ở Bà Nà, Đà Nẵng [16]. Nguyễn

Page 19: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

8

Văn Sáng và cs. (2000a, 2000b) thu được mẫu Rồng đất ở Hữu Liên (Lạng Sơn) và

ở vùng núi Yên Tử (Bắc Giang) [27], [28]. Lê Nguyên Ngật và cs. (2001) ghi nhận

Rồng đất ở vùng núi Sa Pa, Lào Cai [23]. Lê Nguyên Ngật và Hoàng Xuân Quang

(2001) đã thu được mẫu Rồng đất ở Vườn VQG Pù Mát, Nghệ An [20]. Hồ Thu

Cúc (2002) ghi nhận Rồng đất ở khu vực Hạ Hòa, Phú Thọ [12]. Lê Nguyên Ngật

(2002) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở vùng núi của một số tỉnh miền Bắc Việt

Nam [19]. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (2002) ghi nhận loài Rồng đất ở VQG

Cát Tiên [29]. Đặng Huy Phương và cs. (2004) ghi nhận loài Rồng đất ở khu vực

núi Tây Côn Lĩnh, Hà Giang [17]. Nguyễn Quảng Trường và cs. (2004) có ghi nhận

loài Rồng đất phân bố ở độ cao từ 500-1.000 m ở VQG Tam Đảo [36]. Nguyễn Văn

Sáng và cs. (2005) đã ghi nhận Rồng đất ở hầu hết các vùng rừng núi của Việt Nam

[30]. Nguyễn Quảng Trường và cs. (2006) ghi nhận loài Rồng đất ở các khe suối

trong rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh ở tỉnh Hà Giang [37]; Trần Thanh Tùng và

cs. (2008) đã thu được mẫu Rồng đất ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang [38].

Ngô Đắc Chứng và Trần Duy Ngọc (2007) đã ghi nhận Rồng đất phân bố ở tỉnh

Phú Yên [9]. Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thiên Tạo (2009) đã thu được mẫu loài Rồng

đất trong KBTTN và Văn hóa Vĩnh Cửu, Đồng Nai [14]. Lê Nguyên Ngật và

Nguyễn Văn Sáng (2009) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở đảo Phú Quốc, Kiên

Giang [22]. Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) xác định loài Rồng đất

phân bố ở rừng thứ sinh ở huyện Tủa Chùa, Điện Biên [33]. Nguyen et al. (2009)

ghi nhận loài Rồng đất ở Việt Nam, phân bố từ các tỉnh vùng núi phía Bắc, miền

Trung và Tây nguyên vào đến các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ [79]. Trần Duy

Ngọc và Ngô Đắc Chứng (2009) cho rằng loài Rồng đất phân bố địa lý ở Đông Bắc,

Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, đồng

bằng Nam Bộ; về yếu tố địa động vật, Rồng đất thuộc Ấn Độ - Mã Lai và Trung

Hoa [24].

Như vậy, ở Việt Nam, loài Rồng đất được ghi nhận phân bố ở nhiều địa điểm

thuộc các vùng miền núi từ Bắc vào Nam.

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái

Nguyễn Văn Sáng và Hoàng Xuân Quang (2000) đã ghi nhận loài Rồng đất

Page 20: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

9

thường sinh sống ở các suối trong rừng thứ sinh VQG Bến En (Thanh Hóa) [31].

Trong SĐVN (2007) đã mô tả đặc điểm nhận dạng, nêu đặc điểm sinh học, sinh thái

như: nơi sống, tập tính, thành phần thức ăn, sự sinh sản của loài Rồng đất. Loài

Nhông này có màu sắc đẹp nên thường được nuôi làm cảnh. Do bị săn bắt quá mức

phục vụ nhu cầu của con người, quần thể loài Rồng đất ước tính đã bị suy giảm ít

nhất 20% trong vòng 10 năm và được xếp ở bậc VU (sẽ nguy cấp) trong SĐVN

(2007) [3]. Ngô Đắc Chứng và Võ Đình Ba (2009) đã ghi nhận Rồng đất ở suối

thuộc KBTTN Đakrông, Quảng Trị [5]. Nghiên cứu của Trương Thị Vinh Hương

và Lê Nguyên Ngật (2009) ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đã ghi nhận loài Rồng

đất bắt gặp ở các sinh cảnh như: rừng tự nhiên, ven suối - bờ ao hồ, nương rẫy -

rừng trồng [15]. Nguyễn Quảng Trường (2011) nghiên cứu về khu hệ thằn lằn ở

vùng Đông Bắc của Việt Nam ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở nhiều sinh cảnh

rừng khác nhau. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, loài này phân bố chủ yếu ở rừng

thuộc các huyện A Lưới, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông [35].

Jestrzemski et al. (2013) đã thu được mẫu Rồng đất vào ban đêm ở ven các bờ suối

thuộc VQG Chư Mom Ray, đa số loài này bám trên các cành cây [69]. Hecht et al.

(2013) đã ghi nhận Rồng đất trưởng thành và con non bám trên các cành cây ở độ

cao từ 1-2 m so với mặt nước vào ban đêm ở KBTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang

[65]. Ziegler et al. (2015) đã thu được mẫu Rồng đất ở ba độ tuổi khác nhau: cá thể

non, cá thể gần trưởng thành và cá thể trưởng thành ở suối thuộc Trạm Đa dạng

sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc [105].

1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

Ngô Đắc Chứng và Bùi Thị Thúy Bắc (2009) nghiên cứu về khả năng sinh sản

và tăng trưởng của loài Rồng đất trong điều kiện nuôi ở Bến Tre cho thấy nhiệt độ

nuôi thích hợp vào ban ngày từ 28,9-31,1oC, vào ban đêm từ 23,9-26,7

oC, độ ẩm

không khí từ 60-80%. Thức ăn của Rồng đất chủ yếu là côn trùng, ấu trùng côn

trùng, cánh cứng, cua, còng, cá nước ngọt, trái trứng cá và một số loại trái cây, giun

đất, tôm. Rồng đất chỉ sinh sản một lứa từ tháng 2 đến tháng 6, đẻ từ 4 trứng đến 10

trứng, thời gian ấp trứng từ 62-101 ngày, trung bình 74 ngày, nhiệt độ ấp vào ban

ngày từ 30-33°C, độ ẩm từ 55-65%, vào ban đêm từ 23-24°C, độ ẩm từ 85-90% [6].

Page 21: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

10

1.3. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế

1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố

Ngô Đắc Chứng (1998) đã ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở huyện Phú Lộc

[4]. Hồ Thu Cúc (2002) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các vùng rừng thứ sinh

trên núi có thảm thực vật đã phục hồi ở A Lưới [13].

1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) về đặc điểm sinh học

của loài Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt ở Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế như

sau [8]:

- Về khối lượng và kích thước cơ thể: con đực trưởng thành có khối lượng

trung bình 355,27 g (tối đa 650 g), chiều dài thân (SVL) trung bình 195,43 mm (tối

đa 245 mm); con cái trưởng thành có khối lượng trung bình 130,28 g (tối đa 250 g),

chiều dài thân trung bình 152,27 mm (tối đa 195 mm).

- Về thành phần thức ăn: trong điều kiện nuôi nhốt Rồng đất trưởng thành sử

dụng 16/22 loại thức ăn đã thí nghiệm, Rồng đất non chỉ sử dụng 11/14 loại thức ăn

đã thí nghiệm.

- Về sức sinh sản: Rồng đất đẻ trứng từ tháng 2 đến tháng7, nhiều nhất vào

tháng 6 và thấp nhất vào tháng 7; mỗi lứa đẻ từ 7-14 trứng; thời gian ấp trứng là 68-

78 ngày.

Nhận xét chung:

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về hiện trạng

quần thể, đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên

ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài

Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế” nhằm góp

phần thêm dẫn liệu khoa học mới về hiện trạng quần thể của loài cũng như thông tin

hữu ích cho công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững loài bò sát

đang bị đe dọa này.

Page 22: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

11

1.4. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam bao gồm

phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa

Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau [32]:

- Điểm cực Bắc: 16°44'30'' độ vĩ Bắc và 107°23'48'' độ kinh Đông tại thôn

Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 15°59'30'' độ vĩ Bắc và 107°41'52'' độ kinh Đông ở đỉnh núi

cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 16°22'45'' độ vĩ Bắc và 107°00'56'' độ kinh Đông tại bản

Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Điểm cực Đông: 16°13'18'' độ vĩ Bắc và 108°12'57'' độ kinh Đông tại bờ

phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

1.4.1.2. Địa hình

Thừa Thiên Huế có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh, có xu

hướng thấp dần từ Tây sang Đông được chia thành ba vùng chính như sau:

(1) Địa hình vùng núi được chia thành hai kiểu:

- Vùng núi cao, rừng rậm: có độ cao trên 900 m chạy từ Tây Bắc - Đông Nam

sang biên giới Việt Lào và nhô ra biển Đông tại đèo Hải Vân, đất ở dạng địa hình

này thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.

- Vùng núi thấp: có độ cao từ 250-900 m phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lộc và

A Lưới, đất ở dạng địa hình này thuộc nhóm đất feralit đỏ vàng điển hình.

(2) Địa hình vùng đồi được chia làm ba kiểu:

- Vùng đồi cao từ 125-250 m, đây là vùng có lớp phủ thực vật nằm kế cận núi

thấp, núi trung bình tập trung chủ yếu ở các huyện A Lưới, Hương Trà, Hương

Thủy, Phú Lộc.

- Vùng đồi trung bình từ 50-125 m tập trung chủ yếu ở huyện Hương Trà và

Hương Thủy.

- Vùng đồi thấp từ 15-50 m chiếm khoảng 40% diện tích vùng gò đồi, chủ yếu

Page 23: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

12

là đất trồng đồi núi trọc.

(3) Địa hình vùng đồng bằng:

Vùng đồng bằng có độ cao dưới 15 m trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam được chia làm hai vùng địa hình: Địa hình vùng đồng bằng phù sa thuộc khu

vực sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và các sông ở phía Nam; Địa hình vùng

đồng bằng cát ven biển thuộc Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang [40].

1.4.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng

- Địa chất: Cấu trúc địa chất Thừa Thiên Huế bao gồm 16 phân vị địa tầng và

7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, đá biến chất và đá trầm tích gồm

nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi

núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam, trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng

bằng duyên hải chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú

các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất và tài nguyên nước dưới đất [32].

- Thổ nhưỡng: Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53 ha,

trong đó, diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là

37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng

duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thừa Thiên Huế có diện tích

đất khoảng 505.399 ha, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ

vàng có diện tích lớn nhất với 347.431 ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha,

chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích đất cần cải tạo bao

gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều;

nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm

dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa

hình dốc có 369.393 ha [32].

1.4.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu: Theo Niên giám thống kê năm 2016 thông tin về điều kiện khí hậu

ở các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Nam Đông: Tính trung bình từ năm 2010-2015, nhiệt độ không khí tăng cao từ

26,7-28,6°C (từ tháng 4 đến tháng 9), nhiệt độ thấp trong khoảng 20,1-24,8°C (từ

Page 24: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

13

tháng 10 đến tháng 3 năm sau).

Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa và số giờ nắng ở Nam Đông, A Lƣới, Huế năm

2010-2015 [11]

1: Nhiệt độ không khí (°C); 2: Độ ẩm tương đối (%); 3: Lượng mưa (mm); 4: Số giờ nắng (giờ)

Tháng Nam Đông A Lƣới Huế

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

1 20,1 90,0 111,3 106,0 17,3 93,2 93,9 92,4 19,7 91,6 92,3 86,4

2 22,5 86,6 36,2 145,2 19,7 91,8 57,3 140,8 21,7 90,6 42,1 124,6

3 24,5 84,6 60,8 161,0 21,4 90,4 110,3 163,6 23,8 88,2 73,5 143,4

4 26,7 83,4 92,7 134,4 23,3 89,6 155,3 174,2 26,3 86,0 57,2 174,2

5 28,6 80,6 123,7 227,2 25,2 85,2 241,8 210,6 29,0 79,0 89,5 263,2

6 28,7 80,2 184,4 206,8 25,6 81,4 179,9 177,8 29,4 76,4 49,2 235,4

7 28,0 82,8 155,9 178,8 24,9 83,8 241,0 157,6 28,6 80,2 133,7 206,2

8 27,8 83,0 244,8 181,8 24,7 85,0 218,7 168,4 28,5 80,6 228,9 215,0

9 26,9 86,8 435,0 165,4 23,8 91,2 526,3 150,8 27,3 86,8 294,8 169,0

10 24,8 90,4 584,3 121,6 21,7 93,4 651,6 119,8 25,0 90,6 643,1 139,8

11 24,0 92,2 651,1 103,2 21,1 94,8 643,5 100,2 24,3 91,8 642,4 95,2

12 20,9 92,6 252,4 81,4 18,2 94,2 180,9 91,0 20,8 92,4 318,1 70,0

Trung

bình 25,3 86,1 244,4 151,1 22,2 89,5 275,1 145,6 25,4 86,2 222,0 160,2

Lượng mưa thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 4 (dưới 100 mm), cao nhất trong

tháng 10 và tháng 11; số giờ nắng thấp nhất trong tháng 12, cao nhất vào tháng 5.

Nhiệt độ không khí bắt đầu tăng từ tháng 3 (24,5°C) và giảm từ tháng 10 (24,8°C)

hàng năm. Độ ẩm tương đối giảm từ tháng 3 (84,6%) và tăng từ tháng 8 (83%). Độ

ẩm tương đối tăng cao từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 9 đến tháng 12 (trong

khoảng 86,6-92,6%), thấp từ tháng 4 đến tháng 8 (trong khoảng 80,2-83,4%) (Bảng

1.1, Hình 1.2) [11].

Page 25: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

14

A Lưới: Tính trung bình từ năm 2010-2015, nhiệt độ không khí tăng cao trong

khoảng 24,7-25,2°C (từ tháng 5 đến tháng 8); nhiệt độ không khí xuống thấp từ 17-

23,8°C (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Độ ẩm không khí trên 90% bắt đầu từ

tháng 9 đến tháng 3 năm sau, dưới 90% từ tháng 4 đến tháng 8. Lượng mưa dưới

100 mm vào tháng 1 và tháng 2, cao nhất trong tháng 10 và tháng 11; số giờ nắng

thấp nhất trong tháng 12 và tháng 1 năm sau, cao nhất vào tháng 5 (Bảng 1.1, Hình

1.3) [11].

Huế: Tính trung bình từ năm 2010-2015, nhiệt độ không khí tăng cao từ 25-

29,4°C nằm trong tháng 4 đến tháng 10; nhiệt độ không khí thấp từ 19,7-24,3°C

nằm trong tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất khoảng

19,7°C. Độ ẩm không khí trên 90% bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, dưới

70

75

80

85

90

95

100

16

20

24

28

32

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ

(°C

)

Tháng trong năm

Nhiệt độ Độ ẩm

Độ

ẩm

(%

)

A

0

50

100

150

200

250

300

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

ợn

g m

ƣa (

mm

)

Tháng trong năm

Số g

iờ n

ắn

g

Lượng mưa Số giờ nắngB

70

75

80

85

90

95

100

16

20

24

28

32

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ

(ºC

)

Tháng trong năm

Độ

ẩm

(%

)

Nhiệt độ Độ ẩm

A

0

50

100

150

200

250

300

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

ợn

g m

ƣa

(m

m)

Tháng trong năm

Số

giờ

nắ

ng

Lượng mưa Số giờ nắngB

Hình 1.3. Nhiệt độ và độ ẩm (A); Lƣợng mƣa và số giờ nắng (B) ở A Lƣới năm

2010-2015 [11]

Hình 1.2. Nhiệt độ và độ ẩm (A); Lƣợng mƣa và số giờ nắng (B) ở Nam Đông năm

2010-2015 [11]

Page 26: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

15

90% từ tháng 3 đến tháng 9. Lượng mưa thấp dưới 100 mm từ tháng 1 đến tháng 6,

trên 100 mm từ tháng 7 đến tháng 12; số giờ nắng thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 1

năm sau, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (Bảng 1.1, Hình 1.4) [11].

Qua thống kê quan trắc khí hậu trong 5 năm ở Nam Đông, A Lưới, Huế cho

thấy: nhiệt độ không khí và số giờ nắng trung bình ở huyện A Lưới thấp hơn so với

Nam Đông và Huế, lượng mưa và độ ẩm trung bình ở A Lưới cao hơn so với Nam

Đông và Huế. Riêng ở A Lưới lượng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11 (trên 200

mm), trong khi đó, ở Nam Đông và Huế lượng mưa trên 200 mm bắt đầu từ tháng 8

đến tháng 12. Như vậy, ở A Lưới mùa mưa xảy ra sớm hơn Nam Đông và Huế.

- Gió: Ở Thừa Thiên Huế, về mùa đông hướng gió thịnh hành trên đồng bằng

duyên hải có hướng Tây Bắc với tần suất 25-29%, gió Đông Bắc đạt tần suất 10-

15%, gió Tây Bắc tần suất 14-20%, gió Đông Bắc khoảng 10-20%, A Lưới chỉ gặp

gió Đông Bắc đạt tần suất 30-44%. Trong mùa hè gió hướng Nam đạt 10-16%, Tây

Nam khoảng 11-14% và Đông Bắc khoảng 10-16%. Ở Nam Đông, hướng Đông

Nam chiếm ưu thế với tần suất 21-38%, hướng Tây Bắc đạt 10-16%; A Lưới thịnh

hành nhất có gió Tây Bắc với tần suất 34-36% vào các tháng giữa mùa hè [32].

- Thủy văn:

Hệ thống sông suối ở huyện Nam Đông: Hầu hết các hệ thống khe suối ở khu

vực Nam Đông đổ về sông Tả Trạch một nhánh ở thượng nguồn của sông Hương.

Công trình hồ chứa nước sông Tả Trạch ở huyện Nam Đông có dung tích khoảng

650 triệu khối nước [32].

0

50

100

150

200

250

300

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

ợn

g m

ƣa

(m

m)

Tháng trong năm

Số

giờ

nắ

ng

Lượng mưa Số giờ nắngB

70

75

80

85

90

95

100

16

20

24

28

32

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nh

iệt

độ

(ºC

)

Tháng trong nămĐ

ộ ẩ

m (

%)

Nhiệt độ Độ ẩmA

Hình 1.4. Nhiệt độ và độ ẩm (A); Lƣợng mƣa và số giờ nắng (B) ở Huế năm

2010-2015 [11]

Page 27: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

16

Hệ thống suối ở huyện A Lưới: Ở vùng núi A Lưới có hệ thống suối đổ về

sông Hữu Trạch thượng nguồn của sông Hương, sông Hữu Trạch có thủy điện Bình

Điền với công suất 48MW. Hai nhánh Tả trạch và Hữu Trạch gặp nhau tại ngã ba

Tuần tạo thành dòng chính của sông Hương [32].

Hệ thống sông suối ở huyện Phong Điền: Các suối ở vùng đồi núi phía tây

huyện Phong Điền chảy qua Phò Trạch, Vân Trình đổ vào sông Ô Lâu rồi ra phá

Tam Giang ở đập cửa Lác [32].

1.4.1.5. Thực vật

Đối với thực vật bậc cao (tự nhiên) ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 3.539 loài, thuộc

283 họ, 7 ngành. Trong đó có 266 loài đặc hữu thuộc 98 họ, 4 ngành; 122 loài có

tên trong SĐVN (2007) và 32 loài nằm trong Danh mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP

của Chính phủ. Đặc biệt, vùng ven biển đảo Sơn Chà - Hải Vân nằm ở phía Nam

tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 loài đặc hữu hẹp là Dẻ hải vân (Lithocarpus nebutarum)

và Kha thụ hải vân (Castanopsis nebulorum) [108].

1.4.1.6. Động vật

Đối với động vật có xương sống đã thống kê được 1.448 loài thuộc 215 họ, 52

bộ, 5 lớp. Bao gồm 700 loài cá, 409 loài chim, 147 loài thú, 106 loài bò sát và 86

loài lưỡng cư. Trong số 1.448 loài động vật có xương sống, có 36 loài đặc hữu

thuộc 22 họ, 5 lớp; 99 loài có tên trong SĐVN (2007) và 74 loài nằm trong Danh

mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [108].

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.4.2.1. Kinh tế

- Nông nghiệp: Năm 2015, diện tích đất nông nghiệp ở huyện A Lưới chiếm

1,19% (5985,13 ha) diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất sử dụng trồng

các loại cây có hạt như: lúa, ngô, vừng, lạc,... chiếm 35,27% (3.475 ha); diện tích

còn lại trồng các loại cây lâu năm như: cao su, chè, cà phê, hồ tiêu xoài, cam, táo,

nhãn, vải,... Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Nam Đông chiếm 1,09% (5.490,42

ha) diện tích đất toàn tỉnh, diện tích đất sử dụng trồng các loại cây có hạt như: lúa,

ngô, vừng, lạc,... chiếm 16,73% (919 ha); diện tích còn lại trồng các loại cây lâu

năm như: cao su, chè, ca phê, hồ tiêu và các loại cây ăn quả như: xoài, cam, táo,

Page 28: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

17

nhãn, vải,... [11]. Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phong Điền chiếm 2,56%

(12.882,07 ha) diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất sử dụng trồng các loại

cây có hạt như: lúa, ngô, vừng, lạc,... chiếm 81,29% (10.472 ha); diện tích còn lại

trồng các loại cây lâu năm như: cao su, chè, cà phê, hồ tiêu và các loại cây ăn quả

như: xoài, cam, táo, nhãn, vải,... [11]. Sản lượng thu hoạch từ các loại cây trồng

chưa cao, do khí hậu thời tiết khắc nghiệt, điều kiện kỹ thuật canh tác còn thô sơ,

lạc hậu. Vì vậy, đa số người dân ở các xã ven rừng như: A Roàng (A Lưới), Hương

Lộc (Nam Đông) và Phong Mỹ (Phong Điền) có kinh tế chủ yếu dựa vào nghề rừng

(nghề khai thác tài nguyên rừng), ít canh tác nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp ở A Lưới chiếm 21,82% (109.673,75

ha) diện tích đất toàn tỉnh. Diện tích đất rừng tự nhiên chiếm 91,35% (100.189,9

ha), trong đó có diện tích rừng phòng hộ rất lớn và KBT Sao La, còn lại là diện tích

rừng trồng. Diện tích đất lâm nghiệp ở Nam Đông chiếm 11,32% (56.890,17 ha)

diện tích đất toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên chiếm 90,99% (51.767,8 ha), còn

lại là diện tích rừng trồng. Diện tích đất lâm nghiệp ở Phong Điền chiếm 13,21%

(66.406,60 ha) diện tích đất toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên chiếm 80,50%

(53.457,6 ha) còn lại đất rừng trồng [11]. Nguồn tài nguyên động thực vật ở rừng

Nam Đông, A Lưới và Phong Điền còn đa dạng và phong phú. Ngoài việc khai thác

gỗ, người dân còn thường xuyên khai thác tre, nứa, song mây, củi,... Đặc biệt, săn bắt

nhiều loài động vật từ rừng, là nguồn thu quan trọng đối với người dân địa phương.

- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện A

Lưới, Nam Đông và Phong Điền được thống kê từ năm 2010-2015 (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ở Nam Đông, A Lƣới

và Phong Điền [11]

Cấp huyện

Năm

2010 2012 2013 2014 2015

ha tấn ha tấn ha tấn ha tấn ha tấn

Nam Đông 55,0 173 58,2 195 59,2 192 57,9 191 58,0 192

A Lưới 216,8 410 229,8 285 238,0 315 227,8 344 227,8 329

Phong Điền 459,9 4432 498,2 4722 697,5 4978 716,2 6279 658,4 5849

Page 29: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

18

Diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thu hoạch hàng năm ở huyện

Phong Điền nhiều hơn A Lưới và Nam Đông. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Trắm

cỏ, cá Rô phi, cá Mè. Sản phẩm thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản cung cấp chủ yếu

cho các chợ địa phương [11].

1.4.2.2. Xã hội

- Dân số, dân tộc: Huyện Nam Đông có 11 xã và một thị trấn, dân số trung

bình của huyện được thống kê từ năm 2010-2015 cho thấy có sự gia tăng mạnh, sau

5 năm dân số của huyện tăng 3.367 người (14,96%) (Bảng 1.3), chủ yếu là dân tộc

kinh và dân tộc Cơ Tu. Huyện A Lưới có 17 xã và một thị trấn, dân số trung bình

của huyện được thống kê từ năm 2010 đến năm 2015 cho thấy có sự gia tăng mạnh,

sau 5 năm dân số của huyện tăng 4.625 người (10,88%) (Bảng 1.3), chủ yếu có dân

tộc kinh và các dân tộc thiểu số: Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều. Phong Điền có 15 xã và

một thị ttrấn số lượng gia tăng sau 5 năm là 3.909 người (4,39%), chủ yếu là dân tộc

Kinh [11].

Dân số ở Phong Điền nhiều hơn so với A Lưới và Nam Đông nhưng tỉ lệ tăng

dân số thấp nhất. Vấn đề gia tăng dân số nhanh, đặc biệt là dân tộc thiểu số ở các

huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là nguyên nhân gia tăng nạn khai thác bừa bãi

các nguồn tài nguyên rừng.

Bảng 1.3. Dân số trung bình ở Nam Đông, A Lƣới và Phong Điền [11]

Cấp huyện Năm

2010 2012 2013 2014 2015

Nam Đông 22.504 24.015 25.046 25.172 25.871

A Lưới 42.490 45.190 45.927 46.327 47.115

Phong Điền 89.029 91.769 91.952 92.476 92.938

- Cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục:

Giao thông: Hiện nay, các tuyến đường đến các huyện Nam Đông, A Lưới và

Phong Điền rất thuận tiện. Đa số các tuyến đường trong xã, thôn của huyện đã được

bê tông hóa. Có nhiều tuyến đường xuyên qua rừng nguyên sinh như đường Hồ Chí

Minh, đường 74 từ huyện A Lưới đến Nam Đông, đường La Sơn - Tuý Loan xuyên

Page 30: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

19

qua một phần rừng của VQG Bạch Mã.

Y tế và giáo dục: Huyện A Lưới có 21 trạm y tế ở xã và phường và 1 Bệnh

viện, tổng cộng có 253 giường bệnh, tổng số Y Bác sĩ ở huyện A Lưới có 200

người. Huyện Nam Đông có 11 trạm y tế xã, 1 phòng khám khu vực và 1 Bệnh

viện, có 130 giường bệnh và 100 Y Bác sĩ. Phong Điền có 16 trạm y tế xã phường,

1 phòng khám khu vực và 2 Bệnh viện, tổng cộng 183 giường bệnh và 287 Y Bác sĩ

[13]. Đa số các cơ sở y tế có trang thiết bị tương đối đầy đủ, cán bộ y tế có đủ trình

độ chuyên môn khám chữa bệnh [11]. Huyện Nam Đông có 11 trường Tiểu học, 5

trường Trung học cơ sở, 2 trường Trung học phổ thông, 1 trường Phổ thông cơ sở;

huyện A Lưới có 18 trường Tiểu học, 5 trường Trung học cơ sở, 2 trường Trung học

phổ thông, 3 trường Phổ thông cơ sở và 1 trường Trung học; Phong Điền có 27

trường Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở và 4 trường Trung học phổ thông [11].

Page 31: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

20

CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm

- Vì loài Rồng đất phân bố chủ yếu ở khu vực ven suối trong rừng thường

xanh, nên địa điểm khảo sát thực địa được chọn là vùng núi thuộc các huyện A

Lưới, Nam Đông và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Địa điểm phỏng vấn về tình hình săn bắt Rồng đất tại các xã Phong Mỹ

(Phong Điền), Hương Lộc (Nam Đông) và A Roàng (A Lưới). Điều tra tình hình

mua bán và sử dụng Rồng đất tại các chợ, nhà hàng ở các thị trấn của ba huyện A

Lưới, Nam Đông và Phong Điền và một số nhà hàng có sử dụng động vật rừng ở

thành phố Huế.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2017.

Trong thời gian này, chúng tôi đã thực hiện 17 đợt khảo sát với 116 ngày tại 11

tuyến suối thuộc địa bàn ba huyện A Lưới, Nam Đông và Phong Điền, tỉnh Thừa

Thiên Huế (Bảng 2.1).

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)

thuộc họ Nhông (Agamidae), bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò sát (Reptilia) [3]. Tên

gọi tại địa phương thuộc khu vực nghiên cứu là Nhông xanh.

Page 32: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

21

Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế)

Page 33: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

22

Bảng 2.1. Thời gian khảo sát thực địa, nghiên cứu Rồng đất ở A Lƣới, Nam Đông

và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đợt Địa điểm Thời gian Số

ngày Số

tuyến Số

ngƣời Nội dung

1

A Lưới 5-8/9/2014 4 5 3 Khảo sát chọn các tuyến

nghiên cứu Nam Đông 10-13/9/2014 4 4 4

Phong Điền 15-18/9/2014 4 2 2

2 A Lưới 9-14/3/2015 6 5 4

Thu mẫu thức ăn, số liệu

hình thái, số liệu vi môi

trường sống

3 A Lưới 14-19/4/2015 6 5 4

4 A Lưới 18-23/5/2015 6 5 4

5 A Lưới 24-29/6/2015 6 5 4

6 A Lưới 7-12/7/2015 6 5 4

7 A Lưới 13-18/8/2015 6 5 4

8 A Lưới 19-24/9/2015 6 5 4

9 A Lưới 9-14/10/2015 6 5 4

10 Nam Đông 7-8/4/2016 2 2 4

Thu mẫu thức ăn, số liệu

hình thái, thu số liệu vi môi

trường sống và tình hình săn

bắt Rồng đất

Phong Điền 12-13/4/2016 2 2 4

11 Nam Đông 10-11/6/2016 2 2 4

Phong Điền 15-16/6/2016 2 2 4

12 Nam Đông 7-8/8/2016 2 2 4

Phong Điền 9-10/8/2016 2 2 4

13 Nam Đông 2-3/10/2016 2 2 4

Phong Điền 5-6/10/2016 2 2 4

14 A Lưới 2-5/4/2016 4 2 3 Nghiên cứu quần thể, thu số

liệu vi môi trường sống và

tình hình săn bắt Rồng đất 15 A Lưới 1-4/6/2016 4 2 3

16

A Lưới 3-7/4/2017 5 3 6

Nghiên cứu quần thể, thu số

liệu vi môi trường sống

Phong Điền 3-7/4/2017 5 2 4

Nam Đông 8-11/4/2017 4 3 7

17

A Lưới 1-6/6/2017 6 2 6

Nam Đông 7-12/6/2017 6 2 6

Phong Điền 13-18/6/2017 6 2 4

Tổng cộng 116

Page 34: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

23

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Khảo sát thực địa

2.3.1.1. Dụng cụ

Các dụng cụ phục vụ điều tra, nghiên cứu Rồng đất ngoài thực địa gồm: máy

ảnh, đèn đội đầu, máy định vị GPS (Garmin 62s), thước kẹp điện tử có độ chính xác

0,01 mm và thước dây, cân điện tử có độ chính xác 0,1 g, máy đo nhiệt độ và độ ẩm

(TFA, CHLB Đức), máy đo nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất

bám bằng tia hồng ngoại (Measupro IRT20).

Bút xóa để đánh dấu và nhãn đánh dấu được làm bằng vải màu trắng có chiều

dài khoảng 8 cm, rộng 4 cm, một đầu có dây để buộc vào vị trí Rồng đất bám.

Nghiên cứu sinh cũng đã thử nghiệm sử dụng chip (nhãn hiệu Planet ID, CHLB

Đức) (Hình 2.2) để đánh dấu và ghi nhận lại các cá thể Rồng đất ở một tuyến suối

thuộc huyện A Lưới vào năm 2015.

7

Nhãn đánh dấu

5

1 2 3

6

8 9

4

Hình 2.2. Các dụng cụ phục vụ khảo sát nghiên cứu thực địa

(1) Thước kẹp điện tử, bộ rửa dạ dày, bút xóa để đánh dấu; (2) Máy đo nhiệt độ cơ thể và

bề mặt vị trí bám; (3) Máy đo nhiệt độ không khí và ẩm độ tương đối; (4) GPS;

(5) Cân điện tử; (6) Đèn đội đầu; (7) Nhãn đánh dấu buộc tại vị trí Rồng đất bám

(8) Máy chụp ảnh; (9) Bộ chip đánh dấu

Page 35: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

24

Tuy nhiên, do vị trí bám của Rồng đất thường ở trên các cành cây, đôi khi bị

che khuất bởi lá cây nên máy dò tín hiệu hồng ngoại hoạt động không hiệu quả. Do

vậy, các chuyến khảo sát sau đó đều áp dụng kỹ thuật đánh dấu bằng bút xóa. Để

thu thập mẫu thức ăn trong dạ dày Rồng đất chúng tôi chuẩn bị lọ nhựa có dán

nhãn, cồn 70o, bộ dụng cụ rửa dạ dày và phiếu giám sát (Hình 2.2).

2.3.1.2. Khảo sát theo tuyến

Chúng tôi tiến hành khảo sát 14 tuyến được thiết lập dọc theo các suối trong

rừng ở ba dạng sinh cảnh: rừng nguyên sinh, rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ

sinh và rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng. Trong số đó chỉ ghi nhận Rồng đất phân

bố ở 11 tuyến khảo sát (Bảng 2.2).

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến nghiên cứu được thiết lập dựa vào bản đồ địa

hình, thảm thực vật và sinh cảnh sống của Rồng đất tại các địa điểm nghiên cứu đã

chọn. Các tuyến nghiên cứu có thể đi qua các dạng sinh cảnh rừng và độ cao khác

nhau trong từng địa điểm nghiên cứu, mỗi tuyến nghiên cứu được đánh dấu điểm

đầu và điểm cuối trên máy định vị GPS.

Page 36: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

25

Bảng 2.2. Các tuyến (suối) khảo sát tại Phong Điền, Nam Đông và A Lƣới,

tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa điểm Tuyến Tọa độ điểm

đầu

Tọa độ điểm

cuối Độ cao (m)

Chiều dài

tuyến (m)

Phong Điền

T-1 N 16

o28' 24.9''

E 107o18'08.9''

N 16o28' 04.8''

E 107o18'54.7''

44–90 860

T-2 N 16

o28' 06.2''

E 107o18'38.5''

N 16o28' 04.8''

E 107o18'5.4''

43–75 1.300

A Lưới

T-3 N 16

o04'55.3''

E 107o28'87.9''

N 16o04'61.9''

E 107o28'87.9''

706–780 320

T-4 N 16

o05'14.1''

E 107o27'32.6''

N 16o05'21.2''

E 107o27'33.6''

720–820 250

T-5 N 16

o05'12.6''

E 107o28'67.6''

N 16o05'26.4''

E 107o28'86.1''

623–770 420

T-6 N 16

o09'27.4''

E 107o27'01.0''

N 16o09'17.3''

E 107o26'48.1''

176 – 250 950

T-7 N 16

o09'20.2''

E 107o27'15.1''

N 16o09'10.8''

E 107o27'03.9''

179–214 700

Nam Đông

T-8 N 16

o07'55.9''

E 107o48'11.2''

N 16o07'32.9''

E 107o48'06.5''

129–179 1.400

T-9 N 16

o08'22.6''

E 107o48'52.9''

N 16o08'51.4''

E 107o48'56.9''

173–269 1.300

T-10 N 16

o08'11.4''

E 107o47'57.8''

N 16o08'22.6''

E 107o48'16.9''

111–145 1.000

T-11 N 16

o08'22.9''

E 107o47'22.2''

N 16o08'32.6''

E 107o47'18.2''

105–129 460

Tổng số 11 - - 43-820 8.960

Page 37: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

26

+ Tại huyện Phong Điền: chọn hai tuyến suối trong rừng thứ sinh xen lẫn rừng

trồng thuộc KBTTN Phong Điền (ký hiệu: T-1, T-2) (Hình 2.3).

Hình 2.3. Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở Phong Điền

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế)

Page 38: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

27

+ Tại huyện A Lưới: chọn năm tuyến suối gồm ba tuyến thuộc sinh cảnh rừng

nguyên sinh (hai tuyến ở A Pát: T-3, T-4 và một tuyến ở Khe Dâu: T-5), A Pát và

Khe Dâu thuộc KBT Sao La huyện A Lưới và hai tuyến thuộc sinh cảnh rừng

nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh ở Hương Nguyên (T-6, T-7) (Hình 2.4).

Hình 2.4. Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở A Lƣới

(Nguồn: Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế)

Page 39: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

28

+ Tại huyện Nam Đông: chọn bốn tuyến suối trong rừng thứ sinh (T-8, T-9, T-

10 và T-11) thuộc VQG Bạch Mã (Hình 2.5).

Hình 2.5. Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở Nam Đông

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế)

2.3.1.3. Thu thập số liệu về điều kiện môi trường sống và mẫu vật

Tại mỗi tuyến có ít nhất ba người thực hiện khảo sát, thời gian khảo sát vào

ban ngày từ 7:30 giờ đến 16:30 giờ, ban đêm từ 18:30 giờ đến 24:00 giờ.

- Ghi nhận về điều kiện vi khí hậu:

Vào ban ngày: Đo nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối nơi phát hiện Rồng

đất bằng nhiệt ẩm kế điện tử TFA. Ghi nhận về thời tiết như: trời mưa, nắng, âm u.

Vào ban đêm: Đo nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối nơi phát hiện Rồng

đất bằng nhiệt ẩm kế điện tử TFA. Đo nhiệt độ cơ thể Rồng đất (đo trực tiếp trước

khi bắt) và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất bám bằng máy đo hồng ngoại

Measupro IRT20 để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của Rồng đất theo nhiệt độ

Page 40: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

29

môi trường. Điều kiện thời tiết (trời mưa, ẩm ướt hay khô ráo) cũng được ghi chép

trong phiếu giám sát.

- Ghi nhận về vi môi trường sống:

Các điều kiện sinh thái nơi bắt gặp Rồng đất bao gồm: loại bề mặt bám: rễ

cây, cành cây khô, cành cây gỗ, cây tre, lá cây, dây leo, trên đá, bãi cát, thảm cỏ,…

Xác định đặc điểm suối tại vị trí bắt gặp Rồng đất như: vũng nước, suối nước chảy,

khe nước chảy, trên bờ suối. Đo khoảng cách từ vị trí Rồng đất bám đến mặt nước

suối (m), khoảng cách được tính vuông góc từ vị trí con vật bám đến giữa suối (đo

bên phải và bên trái tuyến để ước tính mật độ quần thể, Hình 2.6); Đo độ sâu của

suối nơi ghi nhận con vật (cm); Độ che phủ rừng (%) nơi con vật bám được ước tính

thông qua quan sát trực tiếp trong quá trình khảo sát. Ngoài ra, tọa độ và độ cao tại

vị trí phát hiện cá thể Rồng đất cũng được ghi nhận.

L: chiều dài tuyến khảo sát; n: số nhóm cá thể nhìn thấy được; s: giá trị trung bình

số cá thể/nhóm; W1: khoảng cách trung bình theo đường vuông góc của nhóm cá thể nhìn

thấy được bên phải của tuyến; W2: khoảng cách trung bình theo đường vuông góc của

nhóm cá thể nhìn thấy được bên trái của tuyến.

- Quan sát tập tính hoạt động và đặc điểm hình thái:

Điểm đầu tuyến

Điểm cuối tuyến

W2 = 1 m

W1 = 3,5 m

W2 = 2 m

W1, 2 = 0

m W1

Tuyến (suối)

Hình 2.6. Sơ đồ khảo sát theo tuyến ƣớc tính mật độ quần thể Rồng đất [101]

Page 41: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

30

Vào ban ngày, quan sát các hoạt động của Rồng đất ở khoảng cách tối thiểu 5

m để tránh ảnh hưởng đến tập tính hoạt động tự nhiên của loài này, sau khi phát

hiện và quan sát Rồng đất từ 5 đến 10 phút, chúng tôi bắt đầu ghi lại các thông tin

như: tập tính săn mồi, tập tính quan sát và chờ đợi, tập tính phơi nắng và uống nước,

hoạt động sinh sản, đánh nhau,... sau đó ghi nhận điều kiện vi khí hậu và vi môi

trường sống tại vị trí phát hiện Rồng đất (Hình 2.7 A, B, C, D).

(A: quan sát tập tính Rồng đất; B: ghi nhận sinh cảnh sống; C: hoạt động của Rồng đất vào

ban ngày; D: bãi cát, nơi Rồng đất đẻ trứng)

Vào ban đêm, sau khi phát hiện và quan sát Rồng đất, chúng tôi tiến hành ghi

nhận điều kiện vi môi trường sống tại vị trí phát hiện con vật. Sau đó, thu mẫu Rồng

đất trực tiếp bằng tay hoặc thòng lọng tự chế (Hình 2.8 A). Sau khi thu mẫu Rồng

đất, tiến hành quan sát các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: màu sắc cơ thể, mức độ

phát triển của gai gáy, gai lưng, lỗ đùi, các hàng vảy dưới cằm,... để hỗ trợ việc xác

định giới tính và nhóm tuổi; cân trọng lượng cơ thể và đo các chỉ số hình thái (Bảng

2.3). Nếu nghiên cứu đánh giá hiện trạng quần thể Rồng đất thì chỉ tiến hành đánh

dấu, không rửa dạ dày nhằm tránh ảnh hưởng đến Rồng đất để có thể bắt gặp lại

trong lần khảo sát tiếp theo.

A B

C D

Hình 2.7. Các hoạt động nghiên cứu quan sát, ghi nhận sinh cảnh sống của Rồng đất

vào ban ngày

Page 42: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

31

Bảng 2.3. Các chỉ số đo của Rồng đất

(Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Quảng Trường, 2015) [10]

Stt Ký hiệu các

chỉ số đo

Đơn vị

đo Giải thích

1 SVL mm Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt: đo từ mút mõm

đến rìa trước lỗ huyệt

2 Tail mm Chiều dài đuôi: đo từ rìa sau lỗ huyệt đến mút đuôi (chỉ

tính các cá thể có đuôi nguyên vẹn)

3 AG mm Khoảng cách từ nách đến háng

4 HL mm Chiều dài đầu: đo từ mút mõm đến mép sau tai

5 HW mm Chiều rộng dầu: đo bề ngang nơi rộng nhất của đầu

6 HH mm Chiều cao đầu: từ nóc chẩm đầu đến mặt dưới hàm

7 F mm Chiều dài chi trước: đo từ gốc cánh tay đến mút ngón 4

8 Hlimb mm Chiều dài chi sau: đo từ gốc đùi đến mút ngón 4

9 SE mm Chiều dài từ mút mõm đến mắt: đo từ mút mõm đến bờ

trước mắt

10 OD mm Đường kính mắt: đường kính lớn nhất của mắt

11 EE mm Khoảng cách mắt-lỗ tai: từ bờ sau của mắt đến bờ trước

của tai

12 ED mm Đường kính lỗ tai: đường kính lớn nhất của lỗ tai

13 MW mm Chiều rộng mõm: đo chỗ mõm rộng nhất

14 JL mm Khoảng cách từ mút mõm đến góc sau cằm

15 IOD mm Khoảng cách gian ổ mắt: đo khoảng cách bờ trong hai ổ

mắt

- Thu mẫu thức ăn trong dạ dày Rồng đất:

Thu mẫu thức ăn trong dạ dày Rồng đất được áp dụng theo phương pháp của

Solé et al. (2005) bằng cách rửa dạ dày không làm chết con vật [92].

Phương pháp thực hiện: sau khi bắt Rồng đất, giữ cá thể ổn định, dùng panh

nhỏ có quấn cao su ở đầu panh rồi mở miệng Rồng đất, nhẹ nhàng đưa ống thông

Page 43: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

32

B

(đường kính 5 mm) vào miệng qua thực quản, sau đó dùng xi ranh đã có nước bơm

vào dạ dày để thức ăn trong dạ dày trào ra ngoài khay đựng mẫu (Hình 2.8 C). Sử

dụng lưới lọc lấy thức ăn cho vào trong lọ nhựa có chứa cồn 70% để bảo quản mẫu

phục vụ cho phân tích và định loại (lọ đựng mẫu thức ăn có dán nhãn, ghi rõ các

thông tin về địa điểm và ngày thu mẫu, nhóm tuổi và giới tính). Sau khi đo các chỉ

số cơ thể Rồng đất và chụp ảnh, mẫu vật được thả lại tại điểm đã thu thập.

Theo Beaupre et al. (2004), khi áp dụng phương pháp rửa dạ dày thì mỗi cá

thể bò sát chỉ nên rửa dạ dày một lần [43]. Vì vậy, khi thu mẫu thức ăn chúng tôi

đánh dấu tất cả các cá thể Rồng đất đã rửa dạ dày để tránh lặp lại lần thứ hai.

- Ước tính mật độ và kích thước quần thể Rồng đất bằng phương pháp “bắt -

đánh dấu - thả - bắt lại” được áp dụng theo Van Schingen et al. (2014) [101].

Phương pháp đánh dấu: Mẫu Rồng đất được bắt và đánh dấu vào ban đêm, vị

trí đánh dấu: trên phần đầu đối với con non, bên thân và bên đuôi (phần đuôi sát

chân sau) đối với cá thể trưởng thành và gần trưởng thành. Sau khi đánh dấu Rồng

C D

A B

Hình 2.8. Các hoạt động quan sát, nghiên cứu Rồng đất vào ban đêm

A: bắt Rồng đất; B: ghi nhận sinh cảnh sống; C: rửa dạ dày; D: đo chỉ số hình thái

Page 44: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

33

đất, chúng tôi ghi lại ký hiệu đã đánh dấu trên nhãn bằng vải màu trắng và buộc tại

vị trí Rồng đất bám để dễ có thể phát hiện lại con vật trong lần khảo sát tiếp theo

(nhãn đánh dấu được tháo sau khi kết thúc đợt khảo sát) (Hình 2.9 B).

Ký hiệu đánh dấu được ghi theo số thứ tự từng cá thể phát hiện trên tuyến.

Rồng đất có hiện tượng thay da, nên đánh dấu bút xóa có thể bị mất hoặc mờ sau

mỗi lần thay da. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khảo sát lặp lại không quá 3

ngày/mỗi lần khảo sát, nên dấu chưa bị mờ hoặc mất trong 2-4 lần khảo sát lặp lại.

Do vậy, việc đánh dấu bằng bút xóa vẫn được kiểm soát và đảm bảo số liệu thống

kê nghiên cứu (Hình 2.9 A). Bên cạnh ký hiệu đánh dấu, đối với mỗi cá thể bắt gặp,

chúng tôi đo kích thước và đánh dấu vị trí bắt gặp để giúp cho việc xác định chính

xác cá thể bắt gặp lại. Việc tính số lượng cá thể của mỗi tuyến được ghi nhận theo

từng tháng để đánh giá sự biến động về số lượng cá thể và không tính cộng gộp nên

đảm bảo số liệu thống kê một cách khách quan.

2.3.2. Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể và đặc điểm dinh dưỡng

2.3.2.1. Ước tính nhóm tuổi

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) kích cỡ của Rồng đất (dài thân và dài đuôi)

đạt tới 240 mm [3]. Theo Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) thì chiều dài thân (SVL)

trung bình của con đực khoảng 195,43 mm con cái khoảng 152,27 mm trong điều

kiện nuôi nhốt ở Nam Đông [8]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân chia Rồng

đất thành ba nhóm tuổi dựa vào SVL: nhóm cá thể trưởng thành có SVL ˃ 140 mm

(vì những cá thể có SVL > 140 mm thì các đặc điểm sinh dục thứ cấp đã phát triển

đầy đủ để có thể phân biệt được giới tính như: con đực có hàng gai gáy, gai lưng và

B A

Hình 2.9. Đánh dấu (A); Nhãn đánh dấu buộc tại vị trí Rồng đất bám (B)

Page 45: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

34

các lỗ đùi phát triển, má phình to), nhóm gần trưởng thành có 100 mm < SVL ≤ 140

mm (các đặc điểm sinh dục thứ cấp bắt đầu phát triển nhưng chưa đầy đủ) và nhóm

con non có SVL ≤ 100 mm.

2.3.2.2. Xác định giới tính

Giới tính của Rồng đất được xác định dựa vào các đặc điểm sinh dục thứ cấp

như: cá thể cái có thân và đuôi dẹp bên rõ rệt, các hàng vảy dưới cằm nhỏ và màu

sắc không sặc sỡ, dãy gai gáy và gai lưng không phát triển, các lỗ đùi kém phát

triển; Cá thể đực có thân và đuôi mập, các hàng vảy dưới cằm phát triển, màu sắc

sặc sỡ, dãy gai gáy và gai lưng phát triển, có 5-7 lỗ đùi rõ rệt ở mỗi bên.

Để đánh giá sai khác về kích thước theo giới tính SSD (Sexual Size

Dimorphism) giữa con đực và con cái trưởng thành, chúng tôi sử dụng công thức

của Cox et al. (2003) [51], Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Quảng Trường (2015) như

sau [10]:

SSD = [SVL trung bình của con đực/SVL trung bình của con cái] - 1

2.3.2.3. Ước tính mật độ quần thể

Chúng tôi áp dụng công thức ước tính mật độ theo Regassa & Yirga (2013):

WL

snD

2

Nhưng có sự điều chỉnh theo tập tính sống của loài này là bám trên các cành

cây ở cả hai bên bờ suối:

21 WWL

snD

Trong đó: D là mật độ quần thể ước tính; n là số nhóm cá thể nhìn thấy được;

s là giá trị trung bình số cá thể/nhóm; L là chiều dài tuyến khảo sát; W1 là khoảng

cách trung bình theo đường vuông góc của nhóm cá thể nhìn thấy được bên phải của

tuyến; W2 là khoảng cách trung bình theo đường vuông góc của nhóm cá thể nhìn

thấy được bên trái của tuyến.

2.3.2.4. Ước tính kích thước quần thể

Để ước tính kích cỡ quần thể loài Rồng đất, chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:

Page 46: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

35

- Chỉ số Schnabel: Theo Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Quảng Trường (2015),

chỉ số Schnabel thường được áp dụng với những nghiên cứu được lặp lại khảo sát

nhiều lần (thực hiện ít nhất hai lần đánh dấu mới) theo công thức sau [10]:

m

i

i

m

i

ii

R

CM

N

1

1

Trong đó: N là kích thước quần thể ước tính; Mi là tổng số cá thể đã đánh dấu

ở lần khảo sát thứ i; Ci là số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát thứ i; Ri là số cá thể bắt

gặp lại ở lần khảo sát thứ i.

Với mức sai số là:

2)1(

196,1%)95(

k

i PPkk

PVB

Trong đó: k là số cá thể bắt lại; Pi là số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát thứ i [87].

- Chỉ số Lincoln & Petersen: Chỉ số Lincoln & Petersen thường áp dụng với

những nghiên cứu khảo sát hai lần (lặp lại chỉ một lần) theo công thức sau [10]:

2

21

m

nnP

Trong đó: P là kích cỡ quần thể ước tính; n1 là số cá thể được đánh dấu và thả

lại trong lần khảo sát thứ nhất; n2 là số cá thể mới đánh dấu trong lần khảo sát thứ

hai; m2 là số cá thể bắt gặp lại.

2.3.2.5. Xác định thành phần thức ăn

Mẫu thức ăn được định loại đến bậc bộ (một số có thể định loại đến họ) tại

phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm

Huế. Tài liệu định loại mẫu côn trùng dựa theo Millar et al. (2000) [77], Triplehorn &

Johnson (2005) [99]. Tài liệu định loại mẫu động vật không xương sống dựa theo

Edward et al. (2004) [57].

- Thể tích mẫu thức ăn được tính theo công thức sau:

V =4

3π ×

𝐿

2× (

W

2)2

Page 47: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

36

Trong đó: V là thể tích mẫu thức ăn (mm3), L là chiều dài mẫu thức ăn (mm), W

là chiều rộng mẫu thức ăn (mm, phần rộng nhất) (Magnusson et al., 2003) [74].

- Chỉ số quan trọng (Index of Relative Importance, IRI) loại thức ăn được tính

theo theo công thức sau:

IRI =𝐹% + 𝑁% + 𝑉%

3

Trong đó: IRI là chỉ số quan trọng, F% là tần suất xuất hiện loại thức ăn, N%

là phần trăm số lượng từng loại thức ăn, V% là phần trăm thể tích từng loại thức ăn

(Caldart et al., 2012) [49].

- Dùng chỉ số đa dạng Simpson (1949) để tính đa dạng về thành phần thức ăn

của Rồng đất, công thức tính như sau [90]:

D = ni(ni − 1)

N(N − 1)

Trong đó: D là chỉ số đa dạng, ni là số lượng mẫu thức ăn trong loại thức ăn

thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn của các loại thức ăn. Chỉ số đa dạng được trình bày

dưới dạng nghịch đảo 1/D, khi 1/D càng lớn thì mức độ đa dạng càng cao.

- Để ước tính mức độ đồng đều giữa các loại thức ăn của Rồng đất chúng tôi

sử dụng chỉ số Shannon’s evenness, công thức tính như sau:

E =H′

Hmax

Trong đó: E là chỉ số đồng đều (0 < E ≤ 1), khi E = 1 thì độ đồng đều cao nhất,

Hmax = lnS (S là tổng số loại thức ăn của bộ mẫu), H’ là chỉ số đa dạng Shannon-

Weiner.

- Chỉ số H’ được tính như sau:

H′ = − pi × ln pi

Trong đó: pi = ni/N (ni là số lượng mẫu thức ăn trong loại thức ăn thứ i, N là

tổng số mẫu thức ăn của các loại thức ăn).

Page 48: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

37

- Chúng tôi sử dụng phương pháp Rarefaction để đánh giá số lượng loại thức

ăn kỳ vọng giữa cá thể trưởng thành, cá thể gần trưởng thành và cá thể non (mức độ

tin cậy 95%). Công thức tính toán như sau:

E Sn = 1 − 𝑁 − 𝑁𝑖

𝑛

𝑁𝑛

𝑆

𝑖=1

Trong đó: E(Sn) là số lượng loại thức ăn kỳ vọng, S là tổng số các loại thức

ăn, Ni là số lượng mẫu thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn trong bộ mẫu, n là

giá trị kích thước mẫu được chọn ngẫu nhiên từ sự chuẩn hóa (n ≤ N) và

là số lượng kết hợp của n mục thức ăn có thể được chọn ra từ

một tập hợp của N mẫu thức ăn (Hurlbert, 1971; Simberloff, 1972; Krebs, 1999)

[68], [89], [70].

2.3.2.6. Xác định các nhân tố đe dọa và đề xuất các biện pháp bảo tồn

- Các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống của loài như: chia cắt sinh cảnh sống

do xây dựng công trình giao thông xuyên qua rừng, khai thác gỗ, xâm lấm đất rừng,

cháy rừng sẽ được xác định bằng quan sát trực tiếp trên thực địa và phỏng vấn

người dân địa phương.

- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng Rồng đất thông qua quan sát trực

tiếp và phỏng vấn người dân địa phương.

- Xác định các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn theo hình thức xếp hạng bằng cách

chấm điểm theo các tiêu chí cho từng địa điểm nghiên cứu. Các tiêu chí đánh giá

bao gồm:

(1) Diện tích rừng;

(2) Chất lượng sinh cảnh sống (quan sát và ghi nhận trong khảo sát thực địa);

(3) Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận;

(4) Tỉ lệ giới tính Rồng đất;

(5) Tỉ lệ các nhóm tuổi Rồng đất;

(6) Mức độ tác động đến quần thể loài Rồng đất.

Page 49: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

38

2.3.2.7. Xử lý số liệu và phân tích thống kê

Số liệu được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2010, sau đó được kiểm tra

mức sai khác ý nghĩa bằng phần mềm MINITAB 16.0 và SPSS 19.0 (p < 0,05 được

coi là sai khác có ý nghĩa thống kê). Sử dụng Chi-square test để kiểm tra sự sai khác

về kích thước mẫu Rồng đất thu được giữa các tháng, các sinh cảnh và các địa điểm

nghiên cứu. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để kiểm tra những ảnh hưởng của

các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối đến việc sử dụng

vi môi trường sống của loài này. Sử dụng phân tích hồi quy để kiểm tra mối quan hệ

giữa chỉ số SVL với trọng lượng cơ thể và các chỉ số đo hình thái của đầu (HL, HW,

HH). Sử dụng One-way ANOVA để phân tích thống kê sự sai khác về việc sử dụng

vi môi trường sống, sử dụng loại thức ăn giữa các nhóm tuổi, giới tính và chỉ số

hình thái (SVL, AG, HL, HW, HH), chiều rộng miệng (MW) với kích cỡ và thể tích

mẫu thức ăn, dị hình kích thước giới tính (SSD) của Rồng đất. Các biểu đồ được vẽ

trên phần mềm OriginPro 8.5.1 và SigmaPlot 12.0.

Page 50: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

39

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng quần thể

3.1.1. Cấu trúc quần thể

3.1.1.1. Đặc điểm hình thái

Nhóm nghiên cứu đã xác định trọng lượng cơ thể và đo 15 chỉ số hình thái của

250 cá thể Rồng đất trên 11 tuyến khảo sát thuộc ba nhóm tuổi và giới tính ở ba địa

điểm nghiên cứu: 50 cá thể ở A Lưới, 75 cá thể ở Nam Đông và 125 cá thể ở Phong

Điền (không tính trên các cá thể bắt gặp lại). Trong số đó cá thể non có SVL nhỏ

nhất là 42,4 mm, cá thể trưởng thành có SVL lớn nhất là 260 mm. Kết quả phân tích

cho thấy các số đo hình thái đều tỉ lệ thuận với SVL (xem Phụ lục 2).

Về sai khác giới tính, kích cỡ con đực trưởng thành thường lớn hơn con cái

trưởng thành (SVL trung bình của con đực trưởng thành: 186,6 ± 29,3 mm, n = 16;

con cái trưởng thành: 154,5 ± 9,2 mm, n = 19) (xem Phụ lục 1), các chỉ số đo hình

thái khác ở con đực cũng lớn hơn so với con cái (Bảng 3.1, Hình 3.1).

Bảng 3.1. Tỉ lệ giữa các chỉ số hình thái với SVL của loài Rồng đất theo giới tính

Các chỉ số Con đực Con cái

Số đo (mm) Tỉ lệ Số đo (mm) Tỉ lệ

Tail (464,6 ± 64,4) 2,49 (392,8 ± 61,9) 2,54

Hlimb (160,0 ± 18,2) 0,86 (131,3 ± 8,6) 0,85

F (90,8 ± 12,0) 0,49 (73,9 ± 5,9) 0,48

AG (82,1 ± 14,6) 0,44 (72,1 ± 9,4) 0,47

HL (57,8 ± 8,1) 0,31 (43,6 ± 3,9) 0,28

JL (37,6 ± 4,8) 0,20 (30,7 ± 2,7) 0,20

MW (31,5 ± 5,0) 0,17 (26,4 ± 2,6) 0,17

HW (30,0 ± 4,2) 0,16 (24,8 ± 2,4) 0,16

HH (29,5 ± 4,4) 0,16 (23,6 ± 2,8) 0,15

SE (21,3 ± 2,2) 0,11 (16,7 ± 1,6) 0,11

IOD (19,3 ± 1,6) 0,10 (16,0 ± 0,4) 0,10

OD (15,1 ± 2,9) 0,08 (11,9 ± 1,8) 0,08

EE (14,6 ± 2,6) 0,08 11,9 ± 2,0) 0,08

ED (6,2 ± 1,3) 0,03 (4,4 ± 0,5) 0,03

Page 51: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

40

Hình 3.1. Rồng đất trƣởng thành (A: con đực, SVL = 260 mm; B: con cái,

SVL = 165 mm)

Về trọng lượng cơ thể, con đực trưởng thành cũng lớn hơn con cái trưởng

thành (con đực: 244,5 ± 60,6 g, n = 11 so với con cái: 156,9 ± 49,8 g, n = 14, Bảng

3.2). Rồng đất đực có màu sắc đẹp được thể hiện qua các đặc điểm sinh dục thứ cấp

khác so với cá thể cái như: hàng gai gáy và gai lưng rất phát triển, các hàng vảy

dưới cằm có màu sắc sặc sỡ và phát triển rõ rệt, má phình to, có từ 5-7 lỗ đùi ở mỗi

bên rất phát triển. Các đặc điểm sinh dục thứ cấp của cá thể cái kém phát triển

(Hình 3.2).

Hình 3.2. Con đực: mào gáy (A), hàng vảy dƣới cằm (B), lỗ đùi (C); Con cái: mào gáy

(D), vảy dƣới cằm (E), lỗ đùi (F)

So sánh với nghiên cứu trước đây của Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) khi mổ

137 cá thể đực trưởng thành và 145 cá thể cái trưởng thành thu được ngoài tự nhiên

ở Nam Đông để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, đã đo SVL trung bình của

con đực trưởng thành (195,43 mm) lớn hơn con cái trưởng thành (152,27 mm). Về

trọng lượng cơ thể, con đực trưởng thành (355,27 g) cũng lớn hơn con cái trưởng

A B

D

C

E F

B A

20 mm 20 mm

A

Page 52: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

41

thành (130,28 g) (Bảng 3.2) [8]. Sai khác giới tính về SVL và trọng lượng cơ thể

Rồng đất trong nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Ngô Đắc Chứng và cs.

(2007).

Theo bảng 3.2, các cá thể đực có SVL và trọng lượng cơ thể trung bình nhỏ

hơn so với các cá thể đực mà nhóm tác giả trước (Ngô Đắc Chứng và cs., 2007) đã

công bố. Lý do có thể trong thời gian chúng tôi thực hiện khảo sát các cá Rồng đất

cỡ lớn đã bị khai thác quá mức.

Bảng 3.2. So sánh SVL và trọng lƣợng cơ thể đực-cái trong tự nhiên và nuôi nhốt

Điều kiện Giới

tính

SVL (mm)

Đực, n = 16; Cái, n = 19

Trọng lƣợng cơ thể (g)

Đực, n = 11; Cái, n = 14

Trung bình ±

độ lệch chuẩn Tối đa

Trung bình ±

độ lệch chuẩn Tối đa

Tự nhiên Đực 186,6 ± 29,3 260,0 244,5 ± 60,6 333,4

Cái 154,5 ± 9,2 170,3 156,9 ± 49,8 300,0

Tự nhiên (Ngô

Đắc Chứng và

cs., 2007)

Đực 195,43 245 355,27 650

Cái 152,27 195 130,28 250

Phân tích sự sai khác về đặc điểm hình thái theo giới tính cho thấy Rồng đất

ngoài tự nhiên có chỉ số SSD dương (SSD = 0,21), chứng tỏ ở loài Rồng đất, con

đực và con cái có sự sai khác về SVL, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (F1,34 =

20,36, P < 0,0001). Tương tự, các chỉ số đo về kích thước đầu như: HL, HW, HH

và chỉ số AG (khoảng cách từ nách đến háng), ở con đực đều lớn hơn con cái, sự

khác nhau này có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.3). Các chỉ số đo về kích thước cơ thể

và kích thước đầu của Rồng đất ở con đực trưởng thành lớn hơn con cái trưởng

thành cũng phù hợp với các loài thằn lằn: Plestiodon laticeps [102], P. fasciatus, P.

inexpectatus, P. inexpectatus [103], Niveoscincus microlepidotus [81]; Acontias

meleagris meleagris (phân loài), Microacontias litoralis và Acontias percivali

occidentalis (phân loài) [66], Mabuya multifasciata [70], Plestiodon (Eumeces)

elegans và P. latiscutatus [59], Eulamprus quoyii [88], Egernia coventryi [50]. Các

nghiên cứu trên cho rằng kích thước cơ thể và kích thước đầu con đực lớn hơn con

Page 53: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

42

cái ở nhóm thằn lằn liên quan đến việc cạnh tranh giới tính vào mùa sinh sản. Trong

ấn phẩm Descent of Man (1874), Darwin cho rằng đa số các loài động vật ở con đực

có các đặc điểm sinh dục thứ cấp phát triển để quyến rũ con cái trong mùa sinh sản

[54]. Như vậy, ở loài Rồng đất, con đực có các đặc điểm sinh dục thứ cấp phát triển,

màu sắc đẹp, kích thước cơ thể lớn hơn con cái cũng có thể liên quan đến việc cạnh

tranh giới tính và bắt cặp giao phối.

Bảng 3.3. So sánh các chỉ số đo hình thái giữa con đực và con cái (n = 35)

Các chỉ số đo

(mm)

Con đực

(Trung bình ± độ

lệch chuẩn)

Con cái

(Trung bình ± độ

lệch chuẩn)

F P

SVL 186,6 ± 29,3 154,5 ± 9,2 20,362 <0,0001

AG 82,1 ± 14,6 72,1 ± 9,4 6,052 0,019

HL 57,8 ± 8,1 43,6 ± 3,9 45,418 <0,0001

HW 30,0 ± 4,2 24,8 ± 2,4 20,911 <0,0001

HH 29,5 ± 4,4 23,6 ± 2,8 23,538 <0,0001

3.1.1.2. Mối quan hệ giữa kích cỡ và trọng lượng cơ thể

Theo Meiri (2010) chiều dài cơ thể (SVL) là chỉ số hình thái được xem là ổn

định, thường được dùng để đánh giá sự phát triển của loài. Chỉ số SVL có sự khác

biệt rõ rệt trong từng giai đoạn phát triển của loài, là một trong những đặc điểm có

mối liên hệ rất mật thiết với hình thái của động vật cũng như đặc điểm sinh lý, chức

năng sinh thái và đặc điểm thích nghi [76]. Vì vậy, chúng tôi sử dụng chỉ số SVL và

trọng lượng cơ thể để đánh giá mối tương quan sinh trưởng của loài Rồng đất.

Dựa trên chỉ số SVL chúng tôi đã phân tích được mối quan hệ giữa SVL và

trọng lượng cơ thể Rồng đất (W) được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến tính:

W = 1,987×SVL - 2,226. Mối quan hệ giữa SVL và trọng lượng cơ thể Rồng đất có

ý nghĩa thống kê (Linear Regression ANOVA: F1,200 = 353,756, P < 0,0001), với R2

= 0,64 được đánh giá có mối quan hệ tương đối chặt (Hình 3.3 A).

Page 54: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

43

Tương tự, dựa trên chỉ số SVL và chỉ số chiều dài đầu (HL), chiều rộng đầu

(HW) và chiều cao đầu (HH) của Rồng đất chúng tôi cũng phân tích được các mối

quan hệ như sau:

- Mối quan hệ giữa SVL và HL được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến

tính: HL = 0,936×SVL - 0,402, với R2 = 0,943 (Linear Regression ANOVA: F1,197 =

211,597, P < 0,0001) (Hình 3.3 B).

- Mối quan hệ giữa SVL và HW được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến

tính: HW = 0,749×SVL - 0,243, với R2 = 0,892 (Linear Regression ANOVA: F1,197

= 1.620,96, P < 0,0001) (Hình 3.4 A).

- Mối quan hệ giữa SVL và HH cũng được biểu thị phương trình hồi quy: HH

= 0,817×SVL - 0,427; Với R2

= 0,891 (Linear Regression ANOVA: F1,196 =

1598,62; P < 0,0001) (Hình 3.4 B).

y = 0,749x - 0,243

R² = 0,892

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

1.8

1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6

Log H

W (

mm

)

Log SVL (mm)

y = 0,817x - 0,427

R² = 0,891

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

1.5 1.7 1.9 2.1 2.3 2.5

Lo

g H

H (

mm

)

Log SVL (mm)

A B

A y = 1,978x - 2,226

R² = 0,64

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

1.4 1.8 2.2 2.6

Log W

(g)

Log SVL (mm)

B y = 0,936x - 0,402

R² = 0,943

1.0

1.2

1.4

1.6

1.8

2.0

1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6L

og H

L (

mm

)

Log SVL (mm)

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa SVL và trọng lƣợng cơ thể (A, n = 201), giữa SVL và HL

(B, n = 198)

Hình 3.4. Mối quan hệ giữa SVL và HW (A, n = 198), giữa SVL và HH (B, n = 196)

Page 55: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

44

Kết quả phân tích cho thấy SVL có mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ và có

ý nghĩa thống kê khi so sánh với các chỉ số hình thái khác như: HL, HW và HH của

Rồng đất.

3.1.1.3. Cấu trúc quần thể

Cấu trúc theo nhóm tuổi:

- Ở A Lưới: Năm 2016, khảo sát vào tháng 4 và tháng 6 ghi nhận tổng số 118

cá thể Rồng đất. Tháng 4 ghi nhận 60 cá thể, trong đó, số lượng con non ghi nhận

nhiều nhất (chiếm 46,7%), tiếp theo là nhóm tuổi gần trưởng thành chiếm 28,3% và

thấp nhất là nhóm tuổi trưởng thành chiếm 25,0%. Tháng 6 ghi nhận 58 cá thể,

trong đó nhóm con non cũng ghi nhận số lượng cá thể nhiều nhất (chiếm 46,5%),

tiếp theo là nhóm tuổi gần trưởng thành (chiếm 34,5%) và thấp nhất là nhóm tuổi

trưởng thành (chiếm 19,0%) (Bảng 3.4). Kết quả ghi nhận số lượng cá thể Rồng đất

trong tháng 4 cao hơn tháng 6 không nhiều. So sánh ba nhóm tuổi trong hai đợt

khảo sát nhận thấy tỉ lệ nhóm con non thay đổi không đáng kể, nhóm gần trưởng

thành trong tháng 6 tăng cao hơn hẳn so với tháng 4, nhóm trưởng thành có xu

hướng giảm trong tháng 6. Tính trung bình hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng nhóm

con non nhiều nhất (chiếm 46,6%), sau đó là nhóm tuổi gần trưởng thành (chiếm

31,4%), thấp nhất là nhóm tuổi trưởng thành (chiếm 22,0%) (Hình 3.5 A). Như vậy,

quần thể Rồng đất ở A Lưới có cấu trúc tuổi trong giai đoạn phát triển (Hình 3.6).

- Ở Phong Điền: Trong năm 2017, đã khảo sát vào tháng 4 và tháng 6 ghi nhận

tổng số 196 cá thể Rồng đất. Trong tháng 4 ghi nhận 98 cá thể, trong đó, nhóm con

non ghi nhận số lượng nhiều nhất (chiếm 71,4%), tiếp theo là nhóm tuổi trưởng

thành (chiếm 19,4%) và thấp nhất là nhóm tuổi gần trưởng thành (chiếm 9,2%).

Trong tháng 6 ghi nhận 98 cá thể, trong đó, nhóm tuổi gần trưởng thành ghi nhận số

lượng nhiều nhất (chiếm 50,0%), tiếp theo là nhóm tuổi trưởng thành (chiếm

29,6%), thấp nhất là nhóm con non (chiếm 20,4%) (Bảng 3.4). Kết quả ghi nhận số

lượng cá thể Rồng đất trong hai đợt khảo sát tương tự nhau. Tuy nhiên, khi so sánh

ba nhóm tuổi trong hai đợt khảo sát nhận thấy tỉ lệ nhóm con non trong tháng 4 cao

hơn gấp 3 lần so với tháng 6, nhóm gần trưởng thành trong tháng 6 cao hơn gấp 4

lần so với tháng 4, nhóm trưởng thành trong tháng 6 cao hơn 1,5 lần so với tháng 4.

Page 56: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

45

Như vậy, cấu trúc tuổi Rồng đất ở Phong Điền thay đổi theo thời gian trong

cùng một năm: trong tháng 4 nhóm con non chiếm ưu thế, sau đó là nhóm tuổi

trưởng thành; trong tháng 6 nhóm tuổi gần trưởng thành chiếm ưu thế, sau đó là

nhóm tuổi trưởng thành. Chứng tỏ, cấu trúc tuổi Rồng đất tại các tuyến này thay đổi

theo chiều hướng phát triển ổn định, các cá thể non ghi nhận trong tháng 4 đã phát

triển thành các cá thể gần trưởng thành trong tháng 6 (Hình 3.6).

Kết quả hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng nhóm con non nhiều nhất (chiếm

45,9%), tiếp theo là nhóm gần trưởng thành (chiếm 29,6%), thấp nhất là nhóm

trưởng thành (chiếm 24,5%) (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Cấu trúc theo nhóm tuổi Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lƣới, Phong

Điền và Nam Đông

Khu vực

nghiên cứu

Thời gian

(Tháng)

Con non Gần trƣởng thành Trƣởng thành

Số

lượng

Tỉ lệ

(%) Số lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

A lưới

4/2016 28 46,7 17 28,3 15 25,0

6/2016 27 46,5 20 34,5 11 19,0

Trung bình 27,5 46,6 18,5 31,4 13,0 22,0

Phong Điền

4/2017 70 71,4 9 9,2 19 19,4

6/2017 20 20,4 49 50,0 29 29,6

Trung bình 45 45,9 29 29,6 24 24,5

Nam Đông

4/2017 37 56,1 17 25,8 12 18,2

6/2017 19 76,0 6 24,0 0 0,0

Trung bình 28 66,0 11,5 24,9 6 9,1

Ba khu vực

nghiên cứu Tháng 4-6 33,5 52,9 19,7 28,6 14,3 18,5

- Ở Nam Đông: Trong năm 2017, khảo sát vào tháng 4 và tháng 6 ghi nhận

tổng số 91 cá thể Rồng đất. Trong tháng 4 ghi nhận 66 cá thể, trong đó con non ghi

nhận số lượng nhiều nhất (chiếm 56,1%), tiếp theo là nhóm tuổi gần trưởng thành

(chiếm 25,8%) và thấp nhất là nhóm tuổi trưởng thành (chiếm 18,2%). Trong tháng

6 chỉ ghi nhận 25 cá thể, trong đó nhóm con non chiếm 76,0%, tiếp theo là nhóm

Page 57: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

46

tuổi gần trưởng thành (chiếm 24,0%), nhóm tuổi trưởng thành không ghi nhận bất

kỳ cá thể nào (Bảng 3.4).

Kết quả ghi nhận số lượng cá thể Rồng đất trong tháng 4 cao hơn 2,5 lần so

với tháng 6. Số lượng cá thể theo các nhóm tuổi đều giảm rõ rệt trên các tuyến khảo

sát, đặc biệt là các cá thể trưởng thành bị suy giảm mạnh. Kết quả hai đợt khảo sát

ghi nhận số lượng nhóm con non nhiều nhất (chiếm 66,0%), tiếp theo là nhóm gần

trưởng thành (chiếm 24,9%), thấp nhất là nhóm trưởng thành (chiếm 9,1%) (Bảng

3.4, Hình 3.6). Như vậy, cấu trúc tuổi Rồng đất ở Nam Đông thay đổi theo hướng

phát triển nhưng không ổn định, có thể quần thể loài Rồng đất trên các tuyến này đã

bị săn bắt trong thời gian giữa hai đợt khảo sát.

B A

C D

Hình 3.5. Cấu trúc theo nhóm tuổi Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lƣới (A),

Phong Điền (B), Nam Đông (C) và ba địa điểm nghiên cứu (D)

(1: nhóm tuổi trưởng thành, 2: nhóm tuổi gần trưởng thành, 3: nhóm con non)

Page 58: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

47

Theo bảng 3.4, cấu trúc tuổi Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu: A Lưới, Nam

Đông và Phong Điền ghi nhận nhóm con non có số lượng cá thể nhiều nhất (chiếm

52,9%), sau đó là nhóm tuổi gần trưởng thành (chiếm 28,6%) và nhỏ nhất là nhóm

tuổi trưởng thành (chiếm 18,5%) (Bảng 3.4, Hình 3.5 D).

Hình 3.6. Tháp cấu trúc tuổi Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu

Cấu trúc theo giới tính:

- Ở A Lưới: Theo bảng 3.5, tháng 4 ghi nhận số lượng con cái (chiếm 21,7%)

nhiều hơn con đực (chiếm 18,3%), còn lại là các cá thể chưa xác định được giới tính

(chiếm 60,0%). Trong tháng 6, ghi nhận số lượng con cái (chiếm 17,2%) ít hơn con

đực (chiếm 19,0%), các cá thể chưa xác định giới tính chiếm tỉ lệ nhiều nhất (chiếm

63,8%) (Bảng 3.5). Tính trung bình hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái

(chiếm 19,5%) nhiều hơn con đực (chiếm 18,6%), tuy nhiên sự chênh lệch tỉ lệ giữa

đực-cái không nhiều (Hình 3.7 A).

- Ở Phong Điền: Trong tháng 4 ghi nhận số lượng con cái (chiếm 10,2%) ít

hơn con đực (chiếm 13,3%), các cá thể chưa xác định được giới tính (chưa trưởng

thành) chiếm 76,5%. Trong tháng 6 ghi nhận số lượng con cái (chiếm 37,8%) nhiều

hơn con đực (chiếm 16,3%), các cá thể chưa xác định giới tính ghi nhận số lượng

nhiều nhất (chiếm 45,9%) (Bảng 3.5).

Như vậy, tính trung bình qua hai đợt khảo sát trong tháng 4 và tháng 6 ở

Phong Điền ghi nhận số lượng con cái (chiếm 24,0%) nhiều hơn 1,5 lần so với con

đực (chiếm 14,8%) (Hình 3.7 B).

Page 59: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

48

Bảng 3.5. Cấu trúc theo giới tính Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lƣới, Phong

Điền và Nam Đông

Khu vực

nghiên cứu

Thời gian

(Tháng)

Con đực Con cái Chƣa xác định

giới tính

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

A lưới

4/2016 11 18,3 13 21,7 36 60,0

6/2016 11 19,0 10 17,2 37 63,8

Trung bình 11 18,6 11,5 19,5 36,5 61,9

Phong Điền

4/2017 13 13,3 10 10,2 75 76,5

6/2017 16 16,3 37 37,8 45 45,9

Trung bình 14,5 14,8 23,5 24,0 60 61,2

Nam Đông

4/2017 5 7,6 13 19,7 48 72,7

6/2017 1 4,0 1 4,0 23 92,0

Trung bình 3 5,8 7 11,8 35,5 82,4

Ba khu vực

nghiên cứu Trung bình

4-6 9,5 13,1 14 18,4 44 68,5

- Ở Nam Đông: Trong tháng 4 ghi nhận số lượng con cái (chiếm 19,7%) nhiều

hơn con đực (chiếm 7,6%), các cá thể chưa xác định được giới tính ghi nhận số

lượng khá lớn (chiếm 72,7%). Trong tháng 6 ghi nhận số lượng con cái (chiếm

4,0%) tương đương với con đực (chiếm 4,0%), cá thể chưa xác định giới tính chiếm

92,0% (Bảng 3.5). Tính trung bình hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái

(chiếm 11,8%) nhiều hơn gấp hai lần con đực (chiếm 5,8%) (Hình 3.7 C).

Như vậy, cấu trúc giới tính loài Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu A Lưới,

Phong Điền và Nam Đông qua hai đợt khảo sát trong tháng 4 và tháng 6 ghi nhận

con cái (chiếm 18,4%) nhiều hơn con đực (chiếm 13,1%), các cá thể không xác định

được giới tính vì còn non có số lượng nhiều (chiếm 68,5%) (Bảng 3.5, Hình 3.7 D).

Có thể con đực có kích thước cơ thể lớn hơn con cái nên bị săn bắt nhiều, vì vậy số

lượng con cái nhiều hơn con đực.

Page 60: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

49

(1: con đực, 2: con cái, 3: chưa xác định giới tính)

3.1.2. Mật độ quần thể

3.1.2.1. Ở huyện Phong Điền

Năm 2017, khảo sát hai đợt vào tháng 4 và tháng 6 để ước tính mật độ Rồng

đất trên hai tuyến T-1 và T-2.

- Tuyến T-1: Tháng 4, ước tính mật độ Rồng đất là 31 cá thể/10.000 m2, tháng

6 ước tính mật độ là 73 cá thể/10.000 m2 (Bảng 3.6). Như vậy, tuyến T-1 có mật độ

Rồng đất tháng 6 cao hơn gấp hai lần so với tháng 4, mật độ trung bình tại tuyến T-

1 khoảng 52 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-2: Tháng 4, ước tính mật độ Rồng đất là 154 cá thể/10.000 m2,

tháng 6 ước tính mật độ là 129 cá thể/10.000 m2 (Bảng 3.6). Như vậy, tuyến T-2 có

A B

C D

Hình 3.7. Cấu trúc theo giới tính của Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lƣới (A),

Phong Điền (B), Nam Đông (C) và ba địa điểm nghiên cứu (D)

Page 61: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

50

mật độ Rồng đất tháng 6 thấp hơn so với tháng 4, mật độ trung bình tại tuyến T-2

khoảng 142 cá thể/10.000 m2.

Ước tính mật độ quần thể Rồng đất trên hai tuyến ở Phong Điền trong tháng 4

là 93 cá thể/10.000 m2, trong tháng 6 là 101 cá thể/10.000 m

2. Tính trung bình tháng

4 và tháng 6 khoảng 97 cá thể/10.000 m2 (Hình 3.8 A, Bảng 3.6).

Sự sai khác về mật độ Rồng đất trên cùng một tuyến hoặc các tuyến khảo sát

khác nhau (T-1 và T-2) liên quan đến các yếu tố như: điều kiện khí hậu khác nhau

giữa các tháng nên số lượng Rồng đất xuất hiện ở ven bờ suối cũng thay đổi, sinh

cảnh sống, hoặc Rồng đất đã bị săn bắt giữa hai đợt khảo sát.

3.1.2.2. Ở huyện A Lưới

* Năm 2016, đã khảo sát hai đợt vào tháng 4 và tháng 6 trên năm tuyến (T-3,

T-4, T-5, T-6 và T-7).

- Tuyến T-3: Trong tháng 4 ước tính mật độ 29 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 44 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

37 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-4: Trong tháng 4 ước tính mật độ 18 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 24 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

22 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-5: Trong tháng 4 ước tính mật độ 25 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 24 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

25 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-6: Trong tháng 4 ước tính mật độ 65 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 61 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

63 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-7: Trong tháng 4 ước tính mật độ 72 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 74 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

73 cá thể/10.000 m2.

Như vậy, ước tính mật độ quần thể Rồng đất trên năm tuyến ở huyện A Lưới

trong tháng 4 (khoảng 42 cá thể/10.000 m2) thấp hơn so với tháng 6 (khoảng 46 cá

thể/10.000 m2), trung bình trong tháng 4 và tháng 6 năm 2016 ước tính khoảng 44

Page 62: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

51

cá thể/10.000 m2

(Hình 3.8 B, Bảng 3.6). Thực tế ba tuyến T-3, T-4 (ở A Pát) và T-5

(ở Khe Dâu) trong rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn Sao La, hoạt động săn bắt

Rồng đất diễn ra không thường xuyên, nên quần thể Rồng đất ở ba tuyến này ít bị

tác động, vì vậy, mật độ quần thể Rồng đất có chiều hướng tăng.

Bảng 3.6. Mật độ phân bố Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền, A Lƣới và

Nam Đông năm 2016-2017

Địa

điểm Tuyến

Độ cao

(m, điểm

đầu-cuối)

Thời

gian

Số lần

khảo

sát

W1 (m) L (m)

W2 (m)

Cá thể

bắt

gặp

Mật độ

(cá thể/

10.000 m2)

Phong

Điền

T-1 44-90 4/2017 2 2,40

860 2,43 13 31

6/2017 3 2,63 2,63 33 73

T-2 43-75 4/2017 3 2,12

1.300 2,17 86 154

6/2017 3 1,91 2,10 67 129

A Lƣới

T-3 706-780 4/2016 2 3,00

320 1,25 4 29

6/2016 2 1,83 1,00 4 44

T-4 720-820 4/2016 2 4,50

250 4,50 4 18

6/2016 2 5,13 3,25 5 24

T-5 623-770 4/2016 2 1,83

420 4,83 6 25

6/2016 2 1,67 3,25 5 24

T-6 176-250

4/2016 2 1,79

950

2,29 25 65

6/2016 2 2,18 2,16 22 61

6/2017 3 2,93 1,81 25 56

T-7 179-214

4/2016 2 2,15

700

2,00 21 72

6/2016 2 1,59 2,67 22 74

6/2017 3 2,05 2,40 22 71

Nam

Đông

T-8 129-179 4/2017 2 2,24 1.400 1,65 26 38

T-9 173-269 4/2017 2 3,17

1.300 2,58 25 33

6/2017 3 1,50 3,20 2 3

T-10 173-269 4/2017 1 2,49

1.000 2,04 17 38

6/2017 3 1,95 2,18 20 48

T-11 105-129 6/2017 1 2,75 460 2,50 3 13

Page 63: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

52

* Năm 2017, đã khảo sát lặp lại hai tuyến T-6 và T-7.

- Tuyến T-6: Trong tháng 6 ước tính mật độ 56 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-7: Trong tháng 6 ước tính mật độ 71 cá thể/10.000 m2.

Ước tính mật độ quần thể Rồng đất hai tuyến T-6 và T-7 vào tháng 6/2017

khoảng 64 cá thể/10.000 m2

(Hình 3.8 B, Bảng 3.6). Như vậy, mật độ quần thể

Rồng đất trên hai tuyến T-6 và T-7 trong tháng 6 năm 2017 thấp hơn so với tháng 6

năm 2016 (khoảng 68 cá thể/10.000 m2). Có thể thấy, sau một năm mật độ quần thể

Rồng đất không tăng mà có chiều hướng giảm, có thể hai tuyến này ở rừng Hương

Nguyên có độ cao dưới 300 m thuộc sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ

C

A B

Hình 3.8. Mật độ phân bố Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền (A),

A Lƣới (B) và Nam Đông (C)

Page 64: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

53

sinh, nên các hoạt động chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng, trong đó có Rồng đất

diễn ra thường xuyên hơn.

3.1.2.3. Ở huyện Nam Đông

Năm 2017, khảo sát hai đợt vào tháng 4 và tháng 6 trên bốn tuyến (T-8, T-9,

T-10 và T-11).

- Tuyến T-8: Trong tháng 4 ước tính mật độ 38 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-9: Trong tháng 4 ước tính mật độ 33 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 3 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

18 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-10: Trong tháng 4 ước tính mật độ 38 cá thể/10.000 m2, tháng 6 ước

tính mật độ 48 cá thể/10.000 m2. Mật độ trung bình trong tháng 4 và tháng 6 khoảng

43 cá thể/10.000 m2.

- Tuyến T-11: Trong tháng 4 ước tính mật độ 13 cá thể/10.000 m2.

Như vậy, mật độ Rồng đất tại tuyến T-10 trong tháng 6 tăng so với tháng 4,

còn tại tuyến T-9 trong tháng 6 giảm xuống 10 lần so với tháng 4. Theo thông tin

điều tra được từ người dân địa phương, tại tuyến T-9 Rồng đất đã bị săn bắt cạn kiệt

trong thời gian giữa hai đợt khảo sát vào tháng 4 và tháng 6. Ước tính mật độ quần

thể Rồng đất trên bốn tuyến ở Nam Đông trong tháng 4 và tháng 6 năm 2017

khoảng 28 cá thể/10.000 m2 (Bảng 3.6, Hình 3.8 C).

B

97

48

27

A

Hình 3.9. Mật độ quần thể Rồng đất ở Phong Điền, A Lƣới, Nam Đông (A)

và theo độ cao (B) ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 65: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

54

Từ kết quả ước tính mật độ Rồng đất tại các tuyến ở ba địa điểm nghiên cứu

nhận thấy đa số mật độ Rồng đất vào tháng 6 có xu hướng giảm so với tháng 4

trong cùng một năm. Ước tính mật độ quần thể Rồng đất ở Phong Điền cao nhất

(khoảng 97 cá thể/10.000 m2), tiếp theo là ở A Lưới (khoảng 44 cá thể/10.000 m

2)

và thấp nhất là ở Nam Đông (khoảng 28 cá thể/10.000 m2). Điều này cho thấy, mật

độ quần thể loài Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu chênh lệch rất nhiều, nguyên

nhân chính do săn bắt quá mức, đặc biệt ở Nam Đông và A Lưới (Hình 3.9 A).

Trong bảng 3.6, mật độ quần thể Rồng đất phân bố ở đai độ cao dưới 100 m

97 cá thể/10.000 m2)

nhiều hơn gấp hai lần so với độ cao từ 100-300 m (48 cá

thể/10.000 m2) và hơn gấp ba lần so với đai độ cao từ 600-800 m (27 cá thể/10.000

m2) (Hình 3.9 B). Có thể sinh cảnh sống ở đai độ cao thấp hơn 100 m phù hợp với

các hoạt động của Rồng đất hơn đai độ cao từ 100-300 m, đặc biệt là các nhân tố

như: thảm thực vật, nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối.

Nhìn chung, ở độ cao dưới 300 m thảm thực vật rừng có nhiều khoảng trống

để Rồng đất có thể phơi nắng và nhiều bãi cát ven suối để đẻ trứng (Hình 3.10 A, B,

C). Ở độ cao trên 600 m, suối có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh, ít bãi cát ven

A B

C D

Hình 3.10. Sinh cảnh sống của Rồng đất ở độ cao dƣới 100 m (A, B), từ 100-300 m

(C) và từ 600-800 m (D) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 66: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

55

suối (Hình 3.10 D), vì vậy, sinh cảnh ở độ cao này ít phù hợp cho các hoạt động

sống của loài Rồng đất, càng lên đai cao mật độ phân bố Rồng đất càng giảm.

3.1.3. Kích thước quần thể

3.1.3.1. Ở huyện A Lưới

Trong năm 2016, đã khảo sát hai đợt trên năm tuyến (T-3, T-4, T-5, T-6 và T-

7) có tổng chiều dài tuyến là 2.640 m.

- Tháng 4: Ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất nhiều nhất tại tuyến T-

7 với 38 cá thể, tiếp theo là tuyến T-6 có 35 cá thể, tuyến T-5 có 12 cá thể, ít nhất là

tuyến T-3 và T-4 có 6 cá thể/tuyến. Tổng cộng trong tháng 4 ước tính kích thước

quần thể Rồng đất được 97 cá thể/năm tuyến (mức sai số khoảng 97 ± 5 cá thể)

(Bảng 3.7, Hình 3.11 A).

- Tháng 6: Khảo sát lặp lại năm tuyến trên, ước tính kích thước quần thể Rồng

đất tại tuyến T-6 nhiều nhất (42 cá thể), tiếp theo là tuyến T-7 có 33 cá thể, tuyến T-

4 có 9 cá thể, tuyến T-5 có 6 cá thể và ít nhất là tuyến T-3 có 5 cá thể. Tổng cộng

trong tháng 6 ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất có 95 cá thể (mức sai số

khoảng 95 ± 4 cá thể) (Bảng 3.7). Như vậy, tính trung bình trong tháng 4 và tháng 6

năm 2016, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại năm tuyến ở A Lưới được 96

cá thể (mức sai số khoảng 96 ± 5 cá thể) (Hình 3.11 A). Qua hai đợt khảo sát cho

thấy kích thước quần thể loài Rồng đất ở huyện A Lưới có chiều hướng giảm, tuy

nhiên số lượng Rồng đất giảm không đồng đều trên các tuyến nghiên cứu.

Trong năm 2017, chỉ khảo sát một đợt vào tháng 6 trên hai tuyến T-6 và T-7

có tổng chiều dài tuyến là 1.650 m, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến

T-6 được 35 cá thể, tuyến T-7 được 24 cá thể (Bảng 3.7). Như vậy, trong tháng 6

ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại hai tuyến T-6 và T-7 tổng cộng là 59 cá

thể (mức sai số khoảng 59 ± 3 cá thể). So sánh hai tuyến T-6 và T-7 của năm 2016

(75 cá thể) (Hình 3.11 A) và năm 2017 (59 cá thể) (Hình 3.11 B) cho thấy kích

thước quần thể Rồng đất giảm rõ rệt, có thể các tuyến này đang bị tác động.

3.1.3.2. Ở huyện Phong Điền

Trong năm 2017, đã khảo sát hai tuyến (T-1 và T-2) có tổng chiều dài tuyến là

2.160 m.

Page 67: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

56

- Tháng 4: Khảo sát tuyến T-2, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại

tuyến này được 124 cá thể (mức sai số khoảng 124 ± 6 cá thể) (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Kích thƣớc quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền, A Lƣới

và Nam Đông năm 2016-2017

P: kích thước quần thể theo Lincoln & Petersen; N: kích thước quần thể theo Schnabel

Năm 2016 Năm 2017

Thời

gian Tuyến

Lần

khảo

sát

Chỉ số Lincoln

& Petersen Thời

gian

Tuyến

Lần

khảo

sát

Chỉ số Lincoln

& Petersen

n1 n2 m2 n1 n2 m2

Tháng 4

P = 97

T-3

P = 6

1 0 3 0

Tháng 4

P và N =

250

T-8

P = 74

1 0 0 21

2 3 2 1 2 2 21 7

T-4

P = 6

1 0 2 0 T-9

P = 52

1 0 0 13

2 2 3 1 2 4 13 16

2 4 3 1

Tuyến

Lần

khảo

sát

Chỉ số

Schnabel

T-5

P = 12

1 0 4 0 Mi Ci Ri

2 4 3 1 T-2

N = 124

1 0 27 0

T-6

P = 35

1 0 19 0 2 21 12 5

3 28 9 4

2 19 13 7

Tháng 6

N = 232

T-1

N = 56

1 0 21 0

T-7

P = 38

1 0 15 0 2 21 12 5

2 15 10 4 3 28 9 4

Tháng 6

P = 95

T-3

P = 5

1 0 3 0 T-2

N = 87

1 0 25 0

2 3 3 2 2 21 25 7

T-4

P = 9

1 0 3 0 3 39 42 18

2 3 3 1 T-6

N = 35

1 0 19 0

T-5

P = 6

1 0 4 0 2 22 9 6

2 4 3 2 3 25 9 6

T-6

P = 42

1 0 14 0 T-7

N = 24

1 0 20 0

2 14 12 4 2 21 9 8

T-7

P = 33

1 0 15 0 3 22 12 11

2 15 13 6 T-10

N = 30

1 0 12 0

2 16 10 6

3 20 10 6

Page 68: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

57

- Tháng 6: Khảo sát hai tuyến T-1 và T-2, ước tính kích thước quần thể Rồng

đất tại tuyến T-1 được 56 cá thể, tuyến T-2 được 87 cá thể (Hình 3.12 A). Tổng

cộng tháng 6 ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại hai tuyến được 143 cá thể

(mức sai số khoảng 143 ± 7 cá thể).

Như vậy, tính trung bình trong tháng 4 và tháng 6 ước tính kích thước quần

thể Rồng đất tại tuyến T-2 là 106 cá thể (mức sai số khoảng 106 ± 5 cá thể). Số

lượng Rồng đất tại tuyến T-2 giảm rõ rệt qua hai đợt khảo sát, có thể thời điểm giữa

hai đợt khảo sát quần thể Rồng đất ở tuyến T-2 đã bị săn bắt. Ước tính kích thước

quần thể Rồng đất trung bình trong tháng 4 và tháng 6 tại hai tuyến T-1 và T-2 là 81

cá thể (mức sai số khoảng 81 ± 4 cá thể) (Hình 3.12 A).

3.1.3.3. Ở huyện Nam Đông

Trong năm 2107, đã khảo sát hai đợt trên bốn tuyến T-8, T-9, T-10 và T-11 có

tổng chiều dài là 4.160 m.

- Tháng 4: Khảo sát hai tuyến (T-8 và T-9) có tổng chiều dài tuyến là 2.700 m,

ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-8 là 74 cá thể, tuyến T-9 là 52 cá

thể. Tổng cộng trong tháng 4 ước tính kích thước quần thể Rồng đất trên hai tuyến

khảo sát là 126 cá thể (mức sai số khoảng 126 ± 6 cá thể) (Hình 3.12 B).

- Tháng 6: Khảo sát hai tuyến T-10 và T-11, riêng tuyến T-11 chỉ khảo sát một

lần, vì vậy, không ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến này. Ước tính

A B

Hình 3.11. Kích thƣớc quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lƣới năm 2016

(A) và năm 2017 (B)

Page 69: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

58

kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-10 (dài 1.000 m) được 30 cá thể (mức sai

số khoảng 30 ± 2 cá thể) (Bảng 3.7). Tính trung bình trong tháng 4 và tháng 6 ước

tính kích thước quần thể Rồng đất tại ba tuyến khảo sát là 78 cá thể (mức sai số

khoảng 78 ± 4 cá thể) (Hình 3.12 B).

Kết quả khảo sát 10 tuyến ở ba địa điểm nghiên cứu cho thấy đa số kích thước

quần thể Rồng đất ở các tuyến trong tháng 6 có chiều hướng giảm so với tháng 4.

Có thể thấy rõ sự suy giảm về số lượng Rồng đất ước tính tại tuyến T-2 (Phong

Điền) từ 124 cá thể vào tháng 4 xuống còn 87 cá thể vào tháng 6 (Bảng 3.7).

Nguyên nhân chính là do trong tháng 5 và tháng 6, người dân địa phương thường

xuyên săn bắt Rồng đất nên đã làm suy giảm số lượng cá thể ghi nhận dọc theo các

tuyến khảo sát ở ba địa điểm nghiên cứu nói chung và tuyến T-2 nói riêng.

Như vậy, năm 2016 ước tính kích thước quần thể Rồng đất ở A Lưới khoảng

96 cá thể/5 tuyến (tổng chiều dài 2.640 m), tính trung bình 28 m bắt gặp 1 cá thể.

Năm 2017, ước tính kích thước quần thể Rồng đất ở A Lưới khoảng 59 cá thể/2

tuyến (tổng chiều dài 1.650 m), tính trung bình 30 m bắt gặp 1 cá thể; ở Nam Đông

khoảng 78 cá thể/3 tuyến (tổng chiều dài 3.700 m) tính trung bình 48 m bắt gặp 1 cá

thể; ở Phong Điền khoảng 81 cá thể/2 tuyến (tổng chiều dài 2.100 m) tính trung

bình 26 m bắt gặp 1 cá thể. Như vậy, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại các

tuyến khảo sát ở Phong Điền lớn nhất, tiếp theo là ở A Lưới và thấp nhất là ở Nam

B A

Hình 3.12. Kích thƣớc quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền (A) và

Nam Đông (B) năm 2017

Page 70: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

59

Đông. Tổng cộng, ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát

ở ba địa điểm nghiên cứu năm 2016-2017 là 314 cá thể (mức sai số khoảng 314 ±

16 cá thể).

3.2. Môi trƣờng sống, phƣơng thức hoạt động và đặc điểm phân bố

3.2.1. Sử dụng vi môi trường sống

3.2.1.1. Vào ban ngày

- Loại vi môi trường sống:

Vào ban ngày, đã ghi nhận tổng số 102 lượt cá thể Rồng đất hoạt động trong

sáu loại vi môi trường sống bao gồm: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát và

thảm cỏ ven bờ suối và dạng môi trường sống khác. Trong đó, cành cây được loài

này sử dụng nhiều nhất, với 32 lượt cá thể ghi nhận (chiếm 31,3% tổng số cá thể ghi

nhận, trong đó, con trưởng thành chiếm 8,8% và con non chiếm 22,5%).

Ngoài ra, có thể gặp Rồng đất ở vi môi trường sống khác như: nằm trong hốc

cây, bơi ở suối chỉ có 4 cá thể (chiếm 3,9%). Vào ban ngày, Rồng đất sử dụng đa

dạng loại vi môi trường sống và có ý nghĩa thống kê (F2,15 = 9,49, P = 0,003) (Bảng

3.8, Hình 3.13). Vi môi trường sống trên cây như: cành cây, tán lá, dây leo chiếm

62,7%. Vi môi trường sống ở mặt đất như: trên đá, bãi cát và thảm cỏ ven suối và vi

môi trường sống khác chiếm 37,3%.

Bảng 3.8. Các loại vi môi trƣờng sống Rồng đất sử dụng vào ban ngày

(Con trưởng thành: n = 28; Con non: n = 74)

Loại vi môi trƣờng sống Con trƣởng thành Con non

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Cành cây 9 8,8 23 22,5

Trên lá 4 3,9 13 12,7

Dây leo 1 1,0 14 13,7

Trên đá 5 4,9 8 7,8

Thảm cỏ, bãi cát 8 7,8 13 12,7

Khác 1 1,0 3 2,9

Tổng cộng 28 27,5 74 72,5

Page 71: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

60

Rồng đất hoạt động nhiều ở trên cây (khoảng 1,43 ± 0,89 m), nơi mà loài này

có thể săn được nhiều loại con mồi ưa thích như: mối, kiến, nhện,... và cũng có thể

trốn tránh một số loài động vật ăn thịt khác. Rồng đất hoạt động ở mặt đất chủ yếu

là phơi nắng và uống nước (các cá thể Rồng đất được bắt gặp trên đá) và đẻ trứng.

Đã phát hiện một số cá thể Rồng đất trưởng thành hoạt động ở thảm cỏ và bãi cát

ven suối vào mùa sinh sản (mùa khô) của Rồng đất, có thể cho rằng đây là nơi đẻ

trứng của loài này.

Hình 3.13. Các loại vi môi trƣờng sống Rồng đất sử dụng vào ban ngày (n = 102)

- Độ cao vị trí bám so với mặt nước suối:

Vào ban ngày, quan sát độ cao vị trí bám so với mặt nước suối của 102 lượt cá

thể Rồng đất bắt gặp cho thấy loài này bám trung bình khoảng 1,43 ± 0,89 m. Trong

đó, nhóm trưởng thành có vị trí bám (2,26 ± 0,87 m) cao hơn nhiều so với nhóm

con non (1,12 ± 0,67 m) (Bảng 3.9). Sự lựa chọn vị trí bám vào ban ngày giữa con

trưởng thành và con non sai khác có ý nghĩa (F1,101 = 49,59, P < 0,0001) (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nƣớc suối vào ban ngày (n = 102)

Nhóm tuổi Số lƣợt cá thể

bắt gặp

Trung bình ± độ lệch

chuẩn (m) F P

Trưởng thành 28 2,26 ± 0,87

49,59 <0,0001 Con non 74 1,12 ± 0,67

Tổng cộng 102 1,43 ± 0,89

Page 72: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

61

Ban ngày, độ cao vị trí bám của Rồng đất khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm

tuổi. Ở độ cao từ 0-2 m ghi nhận 70 cá thể non (chiếm 68,6%), 8 cá thể trưởng

thành (chiếm 7,8%). Ở độ cao từ 2,01-3 m ghi nhận 16 cá thể trưởng thành (chiếm

19,6%), nhưng chỉ ghi nhận 4 cá thể non (chiếm 3,9%. Ở độ cao trên 3 m ghi nhận 4

cá thể trưởng thành, không ghi nhận cá thể non (Bảng 3.10, Hình 3.14).

Bảng 3.10. Số lƣợt cá thể Rồng đất ghi nhận theo độ cao vị trí bám vào ban ngày

(Con trưởng thành: n = 28; Con non: n = 74)

Độ cao vị trí bám so

với mặt nƣớc suối (m)

Con trƣởng thành Con non

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Từ 0,00-0,50 4 3,9 15 14,7

Từ 0,51-1,00 0 0,0 14 13,7

Từ 1,01-1,50 0 0,0 22 21,6

Từ 1,51-2,00 4 3,9 19 18,6

Từ 2,01-2,50 8 7,8 4 3,9

Từ 2,51-3,00 8 7,8 0 0,0

Trên 3,00 4 3,9 0 0,0

Tổng cộng 28 27,5 74 72,5

Hình 3.14. Số lƣợt cá thể Rồng đất ghi nhận theo độ cao vị trí bám vào ban ngày

(n = 102)

Page 73: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

62

Như vậy, nhóm cá thể trưởng thành có xu hướng chọn vị trí bám cao hơn so

với con non. Hiện tượng phân tầng của Rồng đất theo độ cao vào ban ngày cũng có

thể làm giảm sự cạnh tranh về thức ăn của loài trong một quần thể. Đặc biệt, đã phát

hiện có 4 cá thể cái trưởng thành hoạt động ở bãi cát và thảm cỏ thuộc độ cao từ 0-

0,5 m, đây có thể là thời gian hoạt động đẻ trứng của loài này.

- Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất:

Vào ban ngày, độ che phủ rừng tại vị trí Rồng đất hoạt động tương đối thấp,

khoảng 32,3 ± 29,0%. Trong đó, nhóm cá thể trưởng thành hoạt động nơi có độ che

phủ rừng (khoảng 26,1 ± 30,2%) thấp hơn so với nhóm con non (khoảng 34,7 ±

28,4%) (Bảng 3.11).

Tuy nhiên, sự khác nhau về độ che phủ rừng nơi nhóm trưởng thành và con

non hoạt động không có ý nghĩa thống kê (F1,101 = 1,79, P = 0,18) (Bảng 3.11). Như

vậy, vào ban ngày đa số Rồng đất có xu hướng hoạt động ở những vị trí thoáng, nơi

có nhiều ánh nắng và nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm giảm.

Bảng 3.11. Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất hoạt động vào ban ngày

(n = 102)

3.2.1.2. Vào ban đêm

- Loại vi môi trường sống:

Đã quan sát được 494 lượt cá thể Rồng đất sử dụng năm loại vi môi trường

sống vào ban đêm bao gồm: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá và dạng vi môi trường

sống khác (nằm trong hốc cây, bơi dưới suối,…). Trong đó, cành cây và tán lá là hai

loại vi môi trường sống được Rồng đất sử dụng nhiều nhất. Số lượt Rồng đất bắt

gặp trên cành cây có 412 cá thể (chiếm 83,4%), trên tán lá có 70 cá thể (chiếm

14,2%), dây leo có 8 cá thể (chiếm 1,6%), trên đá ghi nhận 3 cá thể (chiếm 0,6%) và

bơi dưới suối chỉ ghi nhận 1 cá thể (chiếm 0,2%) (Bảng 3.12, Hình 3.15).

Nhóm tuổi Trung bình cộng ± lệch chuẩn (%) F P

Trưởng thành 26,1 ± 30,2

1,79 0,18 Con non 34,7 ± 28,4

Cộng 32,3 ± 29,0

Page 74: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

63

Bảng 3.12. Các loại vi môi trƣờng sống tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm

(Con trưởng thành: n = 108; Con non: n = 386)

Loại vi môi trƣờng sống Con trƣởng thành Con non

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Cành cây 104 21,1 308 62,3

Tán lá 1 0,2 69 14,0

Dây leo 2 0,4 6 1,2

Trên đá 1 0,2 2 0,4

Thảm cỏ, bãi cát 0 0,0 0 0,0

Khác (Bơi ở suối) 0 0,0 1 0,2

Tổng cộng 108 21,9 386 78,1

Hình 3.15. Các loại vi môi trƣờng sống tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm

(n = 494)

Ban đêm, hầu hết Rồng đất được phát hiện ở trên cây, tán lá, dây leo ở ven bờ

suối đều ở trạng thái nghỉ ngơi. Đáng chú ý, trong thời gian nghiên cứu vào ban

đêm chúng tôi không phát hiện bất kỳ cá thể Rồng đất nào hoạt động ở thảm cỏ và

bãi cát ven suối. Như vậy, vào ban đêm Rồng đất chỉ sử dụng năm loại vi môi

trường, ít hơn so với ban ngày (sáu loại vi môi trường). Qua phân tích thống kê cho

Page 75: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

64

thấy việc sử dụng các loại vi môi trường sống của Rồng đất vào ban đêm giữa hai

nhóm tuổi sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (F1,9 = 0,80, P = 0,40).

- Độ cao vị trí Rồng đất bám:

Vào ban đêm, ghi nhận vị trí bám của 494 lượt cá thể Rồng đất cho thấy vị trí

bám trung bình của Rồng đất ở khoảng 1,81 ± 1,14 m so với mặt nước suối. Trong

đó, độ cao vị trí bám của cá thể trưởng thành khoảng 2,78 ± 1,44 m, cá thể non

khoảng 1,54 ± 0,87 m. Độ cao vị trí bám của Rồng đất vào ban đêm giữa các nhóm

tuổi cũng sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (F1,493 = 122,26, P < 0,0001) (Bảng

3.13).

Bảng 3.13. Độ cao vị trí Rồng đất bám theo nhóm tuổi vào ban đêm (n = 494)

Nhóm tuổi n Độ cao vị trí bám so với

mặt nƣớc suối (m) F P

Trưởng thành 107 2,78 ± 1,44

122,26 <0,0001 Con non 387 1,54 ± 0,87

Cộng 494 1,81 ± 1,14

Độ cao vị trí bám của Rồng đất vào ban đêm khác nhau rõ rệt giữa hai nhóm

tuổi. Nhóm con non phân bố ở độ cao từ 0 m đến trên 3 m theo chiều hướng giảm

dần, trong đó, ở độ cao dưới 2,5 m cá thể non chiếm ưu thế (chiếm 52,6% tổng số

cá thể ghi nhận), nhưng số lượng nhiều nhất ở độ cao từ 1,01-2 m (chiếm 38,9%

tổng số cá thể ghi nhận). Nhóm cá thể trưởng thành phân bố từ 0,51 m đến trên 3 m

theo chiều hướng tăng dần; trong đó, tỉ lệ phân bố ưu thế ở độ cao từ 1,01 m trở lên

(chiếm 20,2% tổng số cá thể ghi nhận); ở độ cao trên 3 m chúng tôi phát hiện số

lượng cá thể trưởng thành nhiều nhất (chiếm 6,9% tổng số cá thể ghi nhận) (Bảng

3.14, Hình 3.16).

Vào ban đêm, chúng tôi không ghi nhận cá thể trưởng thành ở độ cao dưới

0,51 m, độ cao vị trí bám trung bình của Rồng đất vào ban đêm cao hơn so với ban

ngày. Vào ban ngày, Rồng đất hoạt động rất nhanh nhẹn, phạm vi hoạt động rộng, ở

cả mặt đất và trên cây, vì vậy, độ cao vị trí bám không ổn định. Vào ban đêm, Rồng

đất bám chủ yếu trên các cành cây, tán lá để ngủ, vì vậy, độ cao vị trí bám tương đối

ổn định.

Page 76: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

65

Bảng 3.14. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nƣớc suối vào ban đêm

(Con trưởng thành: n = 107; Con non: n = 387)

Độ cao vị trí bám so với

mặt nƣớc suối (m)

Con trƣởng thành Con non

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Từ 0,00-0,50 0 0 46 9,3

Từ 0,51-1,00 7 1,4 81 16,4

Từ 1,01-1,50 15 3,0 96 19,4

Từ 1,51-2,00 21 4,3 96 19,4

Từ 2,01-2,50 17 3,4 37 7,5

Từ 2,51-3,00 13 2,6 14 2,8

Trên 3,00 34 6,9 17 3,4

Tổng cộng 107 21,7 387 78,3

Vào ban đêm, Rồng đất có sự phân tầng rõ rệt theo độ cao tùy thuộc vào từng

nhóm tuổi: nhóm cá thể trưởng thành phân bố chủ yếu ở tầng cao (trên 3 m), nhóm

con non phân bố ở tầng thấp (từ 0,51-2 m). Phía dưới vị trí bám của Rồng đất

trưởng thành thường có vũng nước sâu khoảng 0,5-1,5 m hoặc suối có nước chảy

mạnh, có nhiều hang hốc, khi bị tác động chúng lao mình xuống nước để lẩn trốn.

Chúng tôi ghi nhận được thời gian Rồng đất trốn dưới nước đến 20 phút, theo

Döring (2015) thì Rồng đất có thể trốn dưới nước đến 25 phút khi bị tác động [55].

Hình 3.16. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nƣớc suối theo nhóm tuổi

vào ban đêm (n = 494)

Page 77: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

66

- Phạm vi hoạt động: Đã quan sát vị trí bám của 22 cá thể Rồng đất qua ba lần

bắt gặp lại cho thấy loài này ít thay đổi vị trí bám để ngủ vào ban đêm, đa số chọn

vị trí cũ để bám. Một số cá thể trưởng thành khi bị tác động trong lần khảo sát đầu

tiên, chúng có thể thay đổi vị trí bám dọc theo bờ suối khoảng 4,7 ± 6,1 m (khoảng

cách thay đổi vị trí bám xa nhất là 15 m so với lần gặp trước đó). Nhóm cá thể

trưởng thành có phạm vi di chuyển khỏi vị trí bám khi bị tác động xa hơn so với

nhóm con non.

- Phân bố của Rồng đất theo địa hình suối:

Có năm loại địa hình suối nơi khảo sát nghiên cứu Rồng đất vào ban đêm bao

gồm: vũng nước, thác nước, khe nước chảy, suối nước chảy và trên bờ suối. Trong

272 lượt cá thể Rồng đất ghi nhận, loại địa hình suối nước chảy ghi nhận 186 lượt

cá thể Rồng đất phân bố trong hai nhóm tuổi (chiếm 68,4%), tại vũng nước ghi nhận

49 lượt cá thể (chiếm 18%), ở trên bờ suối ghi nhận 26 lượt cá thể (chiếm 9,6%),

loại địa hình khe nước chảy chỉ ghi nhận 11 lượt cá thể (chiếm 4,1%). Tuy nhiên, sự

sai khác về địa hình suối nơi Rồng đất phân bố không có ý nghĩa thống kê (F1,7 =

1,80, P = 0,23) (Bảng 3.15, Hình 3.17).

Bảng 3.15. Đặc điểm địa hình suối tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm

(Con trưởng thành: n = 40; Con non: n = 232)

Đặc điểm địa hình suối Con trƣởng thành Con non

F P n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Vũng nước 10 3,7 39 14,3

1,80 0,23

Thác nước 0 0,0 0 0,0

Khe nước chảy 1 0,4 10 3,7

Suối nước chảy 23 8,5 163 59,9

Trên bờ suối 6 2,2 20 7,4

Tổng cộng 40 14,7 232 85,3

Như vậy, trong năm loại địa hình suối nơi Rồng đất phân bố vào ban đêm, loại

địa hình suối nước chảy và vũng nước chảy ghi nhận số lượt Rồng đất nhiều nhất,

loại địa hình khe nước chảy và trên bờ suối ghi nhận số lượt Rồng đất ít hơn, ở các

Page 78: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

67

Khe nƣớc chảy

khu vực có thác nước chúng tôi không ghi nhận bất kỳ cá thể Rồng đất nào ở cả hai

nhóm tuổi. Nhóm cá thể trưởng thành có xu hướng chọn vị trí bám chủ yếu nơi suối

nước chảy và có vũng nước sâu, nhóm con non chọn vị trí bám có suối nước chảy.

Việc lựa chọn vị trí bám này cũng có thể liên đến việc chạy trốn dễ dàng hơn khi bị

tác động, hoặc cũng có thể liên quan đến nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối

trong rừng nhưng cần có nghiên cứu rõ hơn. Đặc biệt, trong thời gian nghiên cứu

vào ban đêm chúng tôi còn ghi nhận vào những ngày trăng sáng đa số Rồng đất đều

bắt gặp ở vị trí khuất ánh trăng.

- Chênh lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí

bám của Rồng đất:

Đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất

bám của 199 lượt cá thể cho thấy nhiệt độ không khí trung bình đo được tại vị trí

bám của nhóm trưởng thành và con non lần lượt là: 27,2 ± 1,5°C và 27,4 ± 1,1°C.

Nhiệt độ cơ thể đo được ở nhóm trưởng thành (23,9 ± 1,1°C) xấp xỉ bằng nhóm con

non (23,8 ± 1,5oC).

Nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám của Rồng đất cũng sắp xỉ bằng nhiệt độ cơ thể:

nhóm trưởng thành và con non đo được lần lượt là: 23,8 ± 1,5oC và 23,4 ± 1,5

oC

(Bảng 3.16, Hình 3.18 B). Nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại

Khe nước chảy

B A

Hình 3.17. Đặc điểm địa hình suối tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm

(A, n = 272)

Page 79: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

68

các vị trí bám giữa hai nhóm tuổi Rồng đất sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê

(lần lượt là: F1,199 = 0,469, P = 0,49; F1,199 = 0,171, P = 0,68 và F1,199 = 2,223, P =

0,14) (Bảng 3.16). Từ kết quả phân tích cho thấy, vào ban đêm nhiệt độ cơ thể Rồng

đất thấp hơn so với nhiệt độ không khí nơi Rồng đất bám từ 3-4oC. Như vậy, trong

trạng thái nghỉ ngơi vào ban đêm thì nhiệt độ cơ thể của Rồng đất và nhiệt độ môi

trường có sự chệnh lệch cao hơn hẳn so với trạng thái hoạt động vào ban ngày.

Bảng 3.16. Nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất

bám (n = 199)

Nhiệt độ

(°C) Nhóm tuổi n

Trung bình ±

độ lệch chuẩn Khoảng F P

Không khí Trưởng thành 28 27,2 ± 1,5 23-29,1

0,469 0,49 Con non 171 27,4 ± 1,1 23-30,1

Cơ thể Trưởng thành 28 23,9 ± 1,1 21,1-25,6

0,171 0,68 Con non 171 23,8 ± 1,5 20,5-28,4

Bề mặt vị

trí bám

Trưởng thành 28 23,8 ± 1,5 21,1-29,0 2,223 0,14

Con non 171 23,4 ± 1,5 19,9-27,5

- Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất:

B A y = 0,150x + 23,75

R² = 0,032

Hình 3.18. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ cơ thể (A); Nhiệt độ

không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất bám (B) vào ban

đêm, n = 199 (Trung bình ± độ lệch chuẩn)

Page 80: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

69

Vào ban đêm, ước tính độ che phủ rừng tại nơi ghi nhận 431 lượt cá thể Rồng

đất khoảng 66,8 ± 29,2%. Trong đó, độ che phủ rừng tại ví trí bám của nhóm cá thể

trưởng thành cao hơn (77,3 ± 25,7%) nhóm con non (64,4 ± 29,5%). Sự khác nhau

về độ che phủ rừng tại vị trí bám của hai nhóm tuổi Rồng đất có ý nghĩa thống kê

(F1,430 = 13,50; P < 0,0001) (Bảng 3.17).

Bảng 3.17. Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất theo nhóm tuổi (n = 431)

Nhóm tuổi n Trung bình ± độ lệch chuẩn (%) F P

Trưởng thành 83 77,3 ± 25,7

13,50 < 0,0001 Con non 348 64,4 ± 29,5

Cộng 431 66,8 ± 29,2

Vào ban đêm, hầu hết các cá thể trưởng thành bám chủ yếu trên cành cây gỗ

lớn, dưới tán lá rộng có độ che phủ lớn, đa số các cành cây này đều cách xa bờ suối;

cá thể non bám chủ yếu trên các cành cây nhỏ và tán lá có một phần nghiêng ra giữa

suối hoặc ven gần bờ suối. Vì vậy, độ che phủ rừng tại vị trí bám của các cá thể

trưởng thành thường lớn hơn so nhóm cá thể non. Ban đêm, độ che phủ rừng nơi

Rồng đất bám có tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với ban ngày. Vào ban ngày, nhóm cá thể

trưởng thành hoạt động nơi có độ che phủ rừng thấp hơn nhóm con non để phơi

nắng, uống nước và sinh sản, nhưng vào ban đêm nhóm cá thể này chọn vị trí bám

cao nơi có độ che phủ rừng lớn để nghỉ ngơi.

3.2.2. Phương thức hoạt động

3.2.2.1. Vào ban ngày

Chúng tôi đã quan sát 102 lượt cá thể Rồng đất hoạt động vào ban ngày, trong

đó có 74 cá thể non (chiếm 72,6%) và 28 cá thể trưởng thành (chiếm 27,4%). Trong

tổng số 102 lượt cá thể Rồng đất quan sát được, có 78 cá thể Rồng đất ghi nhận vào

thời điểm có nắng (chiếm 76,5%) gồm có 58 cá thể non (chiếm 56,9%) và 20 cá thể

trưởng thành (chiếm 19,6%). Thời điểm trời ít nắng và âm u bắt gặp 19 cá thể

(chiếm 18,6%) gồm có 11 cá thể non (chiếm 10,8%) và 8 cá thể trưởng thành

(chiếm 7,8%). Trong thời điểm trời có mưa nhỏ chỉ phát hiện có 5 cá thể non

(chiếm 4,9%), không phát hiện cá thể trưởng thành (Bảng 3.18, Hình 3.19 A). Số

Page 81: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

70

lượt cá thể non quan sát nhiều hơn cá thể trưởng thành. Như vậy, ban ngày Rồng đất

hoạt động mạnh vào thời điểm trời có nắng, ít hoạt động vào thời điểm trời mưa.

Trong số 102 lượt cá thể Rồng đất đã quan sát, chúng tôi ghi nhận thời gian

Rồng đất bắt đầu hoạt động vào ban ngày từ 8:00 giờ và kết thúc vào khoảng 16

giờ. Trong khoảng thời gian này Rồng đất hoạt động mạnh từ 11:00 giờ đến 15:00

giờ trong điều kiện trời không mưa và nắng ráo, tổng số Rồng đất quan sát được 73

lượt cá thể (chiếm 71,6% tổng số cá thể ghi nhận).

Bảng 3.18. Số lƣợt cá thể Rồng đất hoạt động ghi nhận vào ban ngày

(Con trưởng thành, n = 28; Con non, n = 74)

Thời tiết Con trƣởng thành Con non

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Nắng 20 19,6 58 56,9

Âm u 8 7,8 11 10,8

Có mưa 0 0,0 5 4,9

Tổng cộng 28 27,4 74 72,6

Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động mạnh nhất vào khoảng thời gian từ 12:00

giờ đến 14:00 giờ, ghi nhận được 39 cá thể (chiếm 38,2%) (Bảng 3.19, Hình 3.19

B). Theo Döring (2015) Rồng đất sống trong khu vực có độ ẩm tương đối trung

bình từ 40-80% và nhiệt độ không khí từ 26-32°C [55].

A B

Hình 3.19. Tỉ lệ Rồng đất hoạt động theo thời tiết (A); Số lƣợt Rồng đất hoạt động

tƣơng ứng với nhiệt độ không khí tại mỗi giờ trong ngày (B); n = 102

Page 82: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

71

Trong nghiên cứu này, nhiệt độ không khí trung bình tại thời điểm phát hiện

Rồng đất hoạt động vào ban ngày đo được khoảng 30,6 ± 1,4oC tương ứng với độ

ẩm tương đối trung bình khoảng 65,3 ± 10,6%. Đặc biệt, Rồng đất hoạt động mạnh

nhất vào thời điểm nhiệt độ không khí trung bình khoảng 31,4 ± 0,9oC và độ ẩm

tương đối trung bình đo được khoảng 61,0 ± 4,8% (Bảng 3.19).

Bảng 3.19. Số lƣợt cá thể Rồng đất hoạt động tƣơng ứng với nhiệt độ không khí và độ

ẩm tƣơng đối tại mỗi giờ trong ngày (n = 102)

Thời gian (giờ)

Con trƣởng

thành Con non Nhiệt độ trung

bình ± độ lệch

chuẩn (oC)

Độ ẩm trung

bình ± độ lệch

chuẩn (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Từ 8:00-9:00 0 0,0 4 3,9 28,3 ± 0,2 85,0 ± 0,8

Từ 9:00-19:00 2 2,0 6 5,9 28,5 ± 1,7 82,9 ± 2,5

Từ 10:00-11:00 2 2,0 9 8,8 29,4 ± 0,5 75,6 ± 8,4

Từ 11:00-12:00 4 3,9 12 11,8 30,4 ± 1,1 64,9 ± 9,0

Từ 12:00-13:00 5 4,9 15 14,7 31,4 ± 0,9 61,0 ± 4,8

Từ 13:00-14:00 4 3,9 15 14,7 31,5 ± 1,1 57,2 ± 3,1

Từ 14:00-15:00 8 7,8 10 9,8 31,3 ± 0,6 59,1 ± 5,5

Từ 15:00-16:00 3 2,9 3 2,9 30,1 ± 1,3 66,9 ± 11,1

Tổng cộng 28 27,5 74 72,5 30,6 ± 1,4 65,3 ± 10,6

Hình 3.20. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí (A) và độ ẩm tƣơng đối (B)

với số lƣợt cá thể Rồng đất hoạt động vào ban ngày

y = 0,180x + 27,80

R² = 0,773

28

29

30

31

32

3 5 7 9 11 13 15 17 19 21

Nh

iệt

độ

kh

ôn

g k

(oC

)

Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động

A y = -1,442x + 87,46

R² = 0,708

50

60

70

80

90

3 5 7 9 11 13 15 17 19 21

Độ

ẩm

ơng

đố

i (%

)

Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động

B

Page 83: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

72

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy nhiệt độ không khí và độ ẩm tương

đối ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của Rồng đất vào ban ngày (F2,7 = 18,39, P

= 0,005). Trong đó, nhiệt độ không khí ảnh hưởng dương tính có ý nghĩa thống kê

(F1,7 = 20,45, P = 0,004) (Hình 3.20 A), độ ẩm tương đối ảnh hưởng âm tính có ý

nghĩa thống kê (F1,7 = 14,55, P = 0,008) (Hình 3.20 B). Thông qua hệ số tương quan

hồi quy cho thấy các hoạt động của Rồng đất vào ban ngày có quan hệ chặt chẽ với

với nhiệt độ không khí (R2 = 0,773) và độ ẩm tương đối (R

2 = 0,708). Như vậy,

Rồng đất là loài động vật biến nhiệt điển hình nên tần suất xuất hiện và thời gian

hoạt động của loài này vào ban ngày phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường

sống, đặc biệt là nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối.

Trong 102 lượt cá thể Rồng đất đã quán sát, chúng tôi phát hiện có 47 cá thể

hoạt động săn mồi (chiếm 46,1%), 26 cá thể phơi nắng trên các tảng đá và uống

nước ở khu vực khe suối (chiếm 25,5%), 21 cá thể nằm và đợi (chiếm 20,6%), các

hoạt động khác như: trốn trong hốc cây, rượt đuổi,… chỉ quan sát được 8 cá thể

(chiếm 7,8%) (Hình 3.21 A). Từ kết quả quan sát cho thấy vào ban ngày số lượng

cá thể Rồng đất hoạt động săn mồi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là hoạt động phơi

nắng và uống nước.

Để xác định thời gian Rồng đất sử dụng cho mỗi hoạt động trên, chúng tôi đã

quan sát được 35 cá thể trong thời gian 369 phút cho thấy Rồng đất dành thời gian

cho hoạt động săn mồi chiếm tỷ lệ cao nhất với 228 phút (chiếm 62%), thời gian

46,1%

25,5%

20,6%

7,8%

Các hoạt động của Rồng đất

Săn mồi Phơi nắng, uống nước Nằm và đợi Khác

A

B

Hình 3.21. Các hoạt động (A) và tỉ lệ (%) thời gian thực hiện các hoạt động (B)

của Rồng đất

Page 84: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

73

chờ đợi là 55 phút (chiếm 15%), thời gian phơi nắng hoặc uống nước là 33 phút

(chiếm 9%), thời gian hoạt động khác như: rượt đuổi nhau, giao phối, bắt cặp sinh

sản, đẻ trứng, nằm trong kẽ đá, trong hang và hốc cây là 53 phút (chiếm 14%) (Hình

3.21 B).

Từ các kết quả phân tích thời gian thực hiện các hoạt động và tập tính săn mồi

của Rồng đất vào ban ngày cho thấy loài Rồng đất săn mồi chiếm phần lớn thời

gian, tập tính này phù hợp với mô hình “tìm kiếm rộng - wide forager” hơn là mô

hình nằm và đợi (sit-and-wait), kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên

cứu về phương thức hoạt động phổ biến của các nhóm thằn lằn khác. Mô hình tìm

kiếm rộng “wide forager” cũng được ghi nhận đối với một số loài thằn lằn như:

Dipsosaurus dorsalis, Uromastyx acanthinurus, Eumeces fasciatus, Eulamprus

heatwolei, Corucia zebrata, Tiliqua rugosa, Gallotia gallotia, Psammodromus

algirus, Podarcis lilfordi, Cnemidophorus tigris, Varanus exanthematicus [84].

3.2.2.2. Vào ban đêm

Đã quan sát 385 lượt cá thể Rồng đất, trong đó có 72 cá thể trưởng thành

(chiếm 18,7% tổng số cá thể ghi nhận) và 313 cá thể non (chiếm 81,3%). Thời gian

bắt đầu khảo sát lúc 18:30 giờ chúng tôi ghi nhận Rồng đất đã bám trên cành cây,

tán lá ở ven bờ suối, cá thể non ghi nhận sớm hơn cá thể trưởng thành. Thời gian

khoảng 20:00 giờ đến 21:30 giờ ghi nhận số lượng cá thể Rồng đất xuất hiện ven bờ

suối nhiều nhất trong hai nhóm tuổi. Cá thể non ghi nhận nhiều vào khoảng 19:31

giờ và cá thể trưởng thành ghi nhận nhiều vào khoảng sau 20:00 giờ (Bảng 3.20,

Hình 3.22).

Số lượng cá thể Rồng đất xuất hiện theo thời gian khác nhau tùy thuộc vào

từng nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (F1,19 = 2,856, P < 0,0001). Kết quả trên cho

thấy, các cá thể non và gần trưởng thành có xu hướng phân bố ở hạ lưu suối còn cá

thể trưởng thành phân bố ở thượng nguồn của suối khảo sát. Tập tính này có thể liên

quan đến khả năng tự vệ của loài cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường

như nhiệt độ, độ ẩm nhưng cần có nghiên cứu kỹ hơn.

Page 85: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

74

Bảng 3.20. Số lƣợt cá thể Rồng đất ghi nhận theo thời gian vào ban đêm

(Con trưởng thành: n = 72; Con non: n = 313)

Thời gian (giờ) Con trƣởng thành Con non

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Từ 18:30-19:00 3 0,8 17 4,4

Từ 19:01-19:30 9 2,3 32 8,3

Từ 19:31-20:00 6 1,6 40 10,4

Từ 20:01-20:30 10 2,6 42 10,9

Từ 20:31-21:00 14 3,6 52 13,5

Từ 21:01-21:30 13 3,4 48 12,5

Từ 21:31:22:00 10 2,6 32 8,3

Từ 22:01-22:30 3 0,8 23 6,0

Từ 22:31-23:00 3 0,8 17 4,4

Sau 23:01 1 0,3 10 2,6

Tổng cộng 72 18,7 313 81,3

Hình 3.22. Tỉ lệ nhóm tuổi Rồng đất ghi nhận theo thời gian vào ban đêm (n = 385)

Ban ngày, Rồng đất hoạt động rất nhanh nhẹn, phạm vi và không gian hoạt

động rộng, hoạt động trên cây, ở mặt đất, trên các tảng đá ở dưới suối. Ban đêm,

Page 86: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

75

Rồng đất hầu như không hoạt động, đa số bám trên cành cây và tán để ngủ. Vì vậy,

ban ngày khó bắt được Rồng đất, nhưng ban đêm có thể dễ dàng bắt loài này bằng

tay, đặc biệt là con non. Chính vì Rồng đất có tập tính bám trên cành cây và tán ven

bờ suối để ngủ để ngủ vào ban đêm nên quần thể loài này dễ bị săn bắt.

3.2.3. Phân bố theo đai độ cao và sinh cảnh

3.2.3.1. Phân bố theo đai độ cao

Ở độ cao từ 100-300 m số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận nhiều nhất (224 cá

thể), trong đó có 33 cá thể trưởng thành (chiếm 8,3%) và 191 cá thể non (chiếm

47,9%); tiếp theo, ở độ cao dưới 100 m ghi nhận 135 cá thể, trong đó có 22 cá thể

trưởng thành (chiếm 5,5%) và 113 cá thể non (chiếm 28,3%); ở độ cao từ 600-800

m chỉ ghi nhận 40 cá thể, trong đó có 22 cá thể trưởng thành (chiếm 5,5%) và 18 cá

thể non (chiếm 4,5%) (Bảng 3.21, Hình 3.23 A).

Bảng 3.21. Số lƣợt cá thể Rồng đất ghi nhận phân bố theo đai cao (n = 399)

Độ cao (m) n Con trƣởng thành Con non

Số cá thể Tỉ lệ (%) Số cá thể Tỉ lệ (%)

≤ 100 135 22 5,5 113 28,3

Từ 100-300 224 33 8,3 191 47,9

Từ 600-800 40 22 5,5 18 4,5

Tổng cộng 399 77 19,3 322 80,7

Như vậy, Rồng đất phân bố chủ yếu ở độ cao từ 300 m trở xuống, ở độ cao

này ghi nhận nhiều cá thể non. Ở độ cao trên 600 m Rồng đất phân bố giảm rõ rệt,

ghi nhận con trưởng thành nhiều hơn con non.

Bain và Hurley (2011) đã phân chia thành ba đai độ cao ở khu vực Đông

Dương: trên 800 m là vùng núi cao, từ 300-800 m là vùng núi trung bình và dưới

300 m là vùng đất thấp [41]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ không khí và

độ ẩm tương đối tại các tuyến khảo sát vào ban đêm theo các đai độ cao trên. Ở đai

độ cao dưới 300 m, nhiệt độ không khí trung bình đo được (26,7 ± 1,4oC) cao hơn

so với đai độ cao từ 600-800 m (24,0 ± 1,0oC) khoảng 2,7

oC, độ ẩm tương đối trung

bình thấp hơn so với đai độ cao từ 600-800 m khoảng 2,9%.

Page 87: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

76

Hình 3.23. Rồng đất phân bố theo đai cao (A); Mối quan hệ giữa đai cao

và số lƣợng Rồng đất phân bố (B)

Bảng 3.22. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tƣơng đối nơi Rồng đất phân bố

Khí hậu Độ cao (m) Trung bình ± độ

lệch chuẩn

Khoảng

F P

Độ ẩm (%) < 300 83,1 ± 6,1 30-90

2,344 0,001 Từ 600-800 86,0 ± 3,6 80-90

Nhiệt độ (oC)

< 300 26,7 ± 1,4 23,0-30,1 9,761 <0,0001

Từ 600-800 24,0 ± 1,0 23,0-26,0

Sự chệnh lệch về nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối ở hai đai độ cao

dưới 300 m và từ 600-800 m tại nơi Rồng đất phân bố có ý nghĩa thống kê (nhiệt

độ: F1,340 = 9,761, P < 0,0001 và độ ẩm: F1,340 = 2,344, P = 0,001) (Bảng 3.22). Có

thể nhiệt độ không khí thích hợp cho loài Rồng đất phân bố ở ven bờ suối vào ban

đêm khoảng 26,7 ± 1,4oC và độ ẩm tương đối khoảng 83,1 ± 6,1%.

Phân tích tương quan hồi qui cho thấy độ cao ở vùng núi Thừa Thiên Huế

ảnh hưởng có ý nghĩa âm tính đến sự phân bố Rồng đất (R² = 0,575), càng lên cao

số lượng Rồng đất phân bố càng giảm. Như vậy, bên cạnh các yếu tô môi trường

như thảm thực vật, độ che phủ, chất lượng rừng, mức độ tác động của con người thì

nhiệt độ không khí và độ ẩm cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của loài Rồng đất, độ

cao càng lớn nhiệt độ không khí càng giảm và độ ẩm tương đối càng tăng, đây có

thể là nguyên nhân dẫn đến số lượng Rồng đất giảm theo đai độ cao (Hình 3.23 B).

B

y = -0,177x + 123,2

R² = 0,575

A

b

Page 88: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

77

3.2.3.2. Phân bố theo sinh cảnh

Từ bảng 3.23 cho thấy sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng bắt gặp số

lượt cá thể Rồng đất nhiều nhất (286 cá thể), trong đó, nhóm con non chiếm ưu thế

với 227 cá thể (chiếm 45,6%); tiếp theo là sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng

thứ sinh ghi nhận 167 cá thể, trong đó, nhóm con non cũng chiếm ưu thế với 139 cá

thể (chiếm 27,9%); sinh cảnh rừng nguyên sinh ghi nhận số lượt Rồng đất ít nhất

(45 cá thể), trong đó, nhóm trưởng thành có 22 cá thể (chiếm 4,4%) gần bằng nhóm

con non (23 cá thể, chiếm 4,6%) (Hình 3.24).

Như vậy, ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng, sinh cảnh rừng

nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận nhiều hơn hẳn

so với sinh cảnh rừng nguyên sinh. Ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng

với sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh ghi nhận chủ yếu con non, ít

cá thể trưởng thành. Sinh cảnh rừng nguyên sinh ghi nhận tỉ lệ cá thể trưởng thành

và con non gần như nhau. Điều này phản ánh chất lượng sinh cảnh có ảnh hưởng

đáng kể đến cấu trúc quần thể Rồng đất theo các nhóm tuổi khác nhau.

Bảng 3.23. Số lƣợt cá thể Rồng đất ghi nhận phân bố theo sinh cảnh (n = 498)

Loại sinh cảnh n Con trƣởng thành Con non

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Rừng nguyên sinh 45 22 4,4 23 4,6

Rừng nguyên sinh xen lẫn thứ sinh 167 28 5,6 139 27,9

Rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng 286 59 11,8 227 45,6

Tổng cộng 498 109 21,9 389 78,1

Sinh cảnh rừng nguyên sinh thuộc A Pát và Khe Dâu có đai độ cao trên 600 m,

suối có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh, ít bãi cát bồi ven suối (nơi Rồng đất

thường đẻ trứng). Bên cạnh đó, sinh cảnh rừng nguyên sinh có độ che phủ lớn, nhiệt

độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao ảnh hưởng đến Rồng đất hoạt động phơi

nắng nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể vào ban ngày, có thể những nguyên nhân này

ảnh hưởng đến sự phân bố của Rồng đất. Như vậy, sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn

Page 89: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

78

rừng trồng, sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh phù hợp cho loài

Rồng đất sinh trưởng và phát triển.

Hình 3.24. Tỉ lệ Rồng đất phân bố theo sinh cảnh

A: rừng nguyên sinh; B: rừng nguyên sinh xen lẫn thứ sinh; C: rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng

3.3. Đặc điểm dinh dƣỡng

3.3.1. Thành phần thức ăn

Để xác định thành phần thức ăn của Rồng đất, chúng tôi đã phân tích 325 mẫu

dạ dày thu ở ba địa điểm nghiên cứu, trong đó, 34 dạ dày không có thức ăn (chiếm

10,5%) và 291 dạ dày có thức ăn (chiếm 89,5%). Đã ghi nhận tổng số 4.586 mẫu

thức ăn bao gồm 4.512 mẫu thức ăn động vật (chiếm 98,40%), 36 mẫu thức ăn thực

vật (chiếm 0,78%) và 38 mẫu thức ăn không xác định được chủng loại (chiếm

0,82%). Định loại các mẫu thức ăn cho thấy Rồng đất ăn 20 loại thức ăn gồm: 18

loại là côn trùng và động vật không xương sống khác, 1 loại là thực vật và 1 loài

thuộc các mẫu thức ăn không xác định (Bảng 3.24). Họ Kiến (Formicidae) là loại

thức ăn có số lượng cũng như tần suất xuất hiện trong dạ dày Rồng đất tương đối

nhiều. Vì vậy, trong nghiên cứu này tách họ Kiến (Formicidae) từ bộ Cánh màng

(Hymenoptera) nhằm xác định cụ thể hơn loại thức ăn ưa thích của Rồng đất.

Theo Ngo et al. (2015) nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng của loài thằn lằn bóng

hoa (Eutropis multifasciatus) cho rằng các loại thức ăn có chỉ số quan trọng (IRI)

Page 90: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

79

lớn hơn 4% được xếp vào loại thức ăn ưu thế [80]. Dựa theo số lượng mẫu thức ăn,

tần suất xuất hiện và thể tích của từng loại thức ăn trong dạ dày Rồng đất đã phân

tích, chúng tôi xác định IRI đối với các loại thức ăn của loài này, nếu loại thức ăn có

chỉ số IRI ≥ 5% được xem là loại thức ăn ưu thế.

Bảng 3.24. Thành phần thức ăn Rồng đất sử dụng ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

(n = 291); số lượng (N), tần số (F), thể tích (V, mm3) và chỉ số quan trọng (IRI)

Stt Thành phần thức ăn N N% V V% F F% IRI

1 Achatinidae (họ Ốc sên trần) 67 1,46 2.7792,98 2,79 65 6,93 3,73

2 Araneae (bộ Nhện) 62 1,35 61.016,98 6,12 60 6,40 4,62

3 Blattodea (bộ Gián) 24 0,52 25.078,58 2,52 23 2,45 1,83

4 Coleoptera (bộ Cánh cứng) 59 1,29 31.296,96 3,14 54 5,76 3,39

5 Decapoda (bộ Mười chân) 3 0,07 14.661,22 1,47 3 0,32 0,62

6 Dermaptera (bộ Cánh da) 15 0,33 6.803,09 0,68 14 1,49 0,83

7 Diptera (bộ Hai cánh) 3 0,07 1.558,14 0,16 3 0,32 0,18

8 Formicidae (họ Kiến) 937 20,43 70.357,67 7,06 139 14,82 14,10

9 Hemiptera (bộ Cánh nửa) 13 0,28 7.168,53 0,72 12 1,28 0,76

10 Hymenoptera (bộ Cánh màng) 40 0,87 24.617,06 2,47 40 4,26 2,54

11 Insect larvae (Ấu trùng côn trùng) 135 2,94 54.579,01 5,48 127 13,54 7,32

12 Isoptera (bộ Cánh đều) 2.938 64,06 316.591,40 31,78 152 16,20 37,35

13 Julidae (họ Cuốn chiếu) 28 0,61 23.019,69 2,31 14 1,49 1,47

14 Lepidoptera (bộ Cánh vẩy) 37 0,81 13.731,38 1,38 32 3,41 1,87

15 Lumbriculida (bộ Giun đất) 33 0,72 92.886,74 9,32 33 3,52 4,52

16 Neuroptera (bộ Cánh gân) 20 0,44 17.136,94 1,72 20 2,13 1,43

17 Orthoptera (bộ Cánh thẳng) 97 2,12 167.572,31 16,82 84 8,96 9,30

18 Phasmatodea (bộ Bọ que) 1 0,02 246,23 0,02 1 0,11 0,05

19 Thực vật (Plants) 36 0,78 20.590,59 2,07 24 2,56 1,80

20 Không xác định (Unidentified) 38 0,83 19.561,03 1,96 38 4,05 2,28

Tổng cộng 4.586 100 996.266,50 100 938 100 100

Trong bảng 3.24 cho thấy IRI của 4 loại thức ăn ưu thế xếp từ cao xuống thấp

bao gồm: bộ Cánh đều (Isoptera: 37,35%), họ Kiến (Formicidae: 14,10%), bộ Cánh

Page 91: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

80

thẳng (Orthoptera: 9,30%) và Ấu trùng côn trùng (Insect larvae: 7,32%). Bốn loại

thức ăn ưu thế có IRI chiếm 68,07%, tổng số lượng mẫu thức ăn chiếm 89,56%, tần

suất xuất hiện mẫu thức ăn chiếm 53,52% và thể tích thức ăn chiếm 61,14% (Hình

3.25 A, B).

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) về đặc điểm sinh học

của Rồng đất ở Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng loại thức ăn thường gặp

B

Loại thức ăn ƣu thế của loài Rồng đất

3,73%4,62%

1,83%3,39%

0,62%

0,83%

0,18%

14,10%

0,76%

2,54%

7,32%

37,35%

1,47%

1,87%4,52%

1,43%9,30%

0,05% 1,80%2,28% Achatinidae

Araneae

Blattodea

Coleoptera

Decapoda

Dermaptera

Diptera

Formicidae

Hemiptera

Hymenoptera

Insecta larvae

Isoptera

Julidae

Lepidoptera

Lumbriculida

Neuroptera

Orthoptera

Phasmatodea

Plants

Unidentified

A

Hình 3.25. Chỉ số quan trọng (IRI, A) và loại thức ăn ƣu thế (B) của Rồng đất

ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế (n = 291)

Page 92: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

81

nhất là côn trùng (56,47%), tiếp theo là Giun đất (24,25%). Trong điều kiện nuôi

nhốt Rồng đất trưởng thành sử dụng 16/22 loại thức ăn (chuối chín, mít chín, giun

đất, dế, rạm, ốc suối, chuột, châu chấu, bọ ngựa, mối cánh, gián, tằm, cá, chim non

và một số loài cánh cứng). Rồng đất non chỉ sử dụng 11/14 loại thức ăn (mối, giun

đất, mọt ẩm, sâu chiếu, châu chấu, trứng kiến, rết, ấu trùng côn trùng, dế, mít và

một số loài bọ cánh cứng) [8]. Trong nghiên cứu này, loại thức ăn của Rồng đất

trong điều kiện tự nhiên ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng 20 loại thức ăn.

Loại thức ăn chủ yếu là côn trùng (Mối, Kiến), Nhện, Ấu trùng côn trùng, các loài

Dế và Châu chấu trong bộ Cánh thẳng; trong đó, Mối và Kiến là hai loại thức ăn

chính của Rồng đất, Giun đất chiếm tỉ lệ thấp. Như vậy, trong điều kiện nuôi nhốt

nên sử dụng các loại thức ăn côn trùng và có thể sử dụng giun đất như là một loại

thức ăn thay thế vì dễ kiếm và rẻ tiền.

Về tập tính săn mồi của loài Rồng đất, Huey và Pianka (1981) cho rằng các

loài thằn lằn có tập tính săn mồi theo mô hình tìm kiếm rộng (widely foraging) sử

dụng thức ăn chủ yếu là các loài trong bộ Cánh đều (Isoptera) kể cả số lượng và thể

tích [67]. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy Mối là loại thức ăn chính của Rồng

đất (IRI = 35,57%; N = 67,48%; V= 22,50%), phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Huey và Pianka (1981).

3.3.2. Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu

3.3.2.1. Ở huyện A Lưới

Đã phân tích mẫu thức ăn trong 211 dạ dày Rồng đất, trong đó có 24 dạ dày

không có thức ăn (chiếm 11,4%) và 187 dạ dày có thức ăn (chiếm 88,6%) với tổng

số 3.066 mẫu thức ăn bao gồm: 3.025 mẫu động vật (chiếm 98,7%), 14 mẫu thực

vật (chiếm 0,5%) và 27 mẫu không xác định (chiếm 0,8%). Thành phần thức ăn

gồm 20 loại, trong đó có 18 loại thức ăn là côn trùng và động vật không xương sống

khác, 1 loại thức ăn là thực vật và còn lại là các loại thức ăn không xác định (xem

Phụ lục 3.1).

Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 35,57%), họ

Kiến (chiếm 14,00%), bộ Cánh thẳng (chiếm 9,31%), Ấu trùng côn trùng (chiếm

6,66%), bộ Giun đất (chiếm 6,29%), bộ Nhện (chiếm 5,36%) (Bảng 3.25, Hình 3.26

Page 93: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

82

A). Tổng cộng sáu loại thức ăn ưu thế có IRI chiếm 77,19%, thể tích chiếm 75,8%

(bộ Cánh đều và họ Kiến chiếm 29,9%), số lượng mẫu thức ăn chiếm 92,0% (bộ

Cánh đều và họ Kiến chiếm 85,8%) và tần suất xuất hiện mẫu thức ăn chiếm 63,8%

(bộ Cánh đều và họ Kiến chiếm 32,9%) (Hình 3.26 B).

3.3.2.2. Ở huyện Nam Đông

Đã thu thập 60 mẫu dạ dày, trong đó, 5 mẫu dạ dày không có thức ăn (chiếm

8,3%) và 55 dạ dày có thức ăn (chiếm 91,7%) với tổng số 765 mẫu thức ăn bao

gồm: 754 mẫu động vật (chiếm 98,6%), 3 mẫu thực vật (chiếm 0,4%) và 8 mẫu

không xác định (chiếm 1%). Đã xác định được 17 loại thức ăn bao gồm: 15 loại là

côn trùng và động vật không xương sống khác, 1 loại là thực vật, 1 loại thuộc nhóm

không xác định (xem Phụ lục 3.2).

Bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 32,30%), Bộ

Kiến (chiếm 22,37%), bộ Cánh thẳng (chiếm 10,09%) và Ấu trùng côn trùng (chiếm

9,55%) (Bảng 3.25, Hình 3.27 A). Tổng cộng 4 loại thức ăn ưu thế có IRI chiếm

74,32%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 87,8%, tần suất xuất hiện mẫu thức ăn chiếm

56,9%, thể tích thức ăn chiếm 78,3% (Hình 3.27 B). Ngoài thức ăn chủ yếu là động

vật, Rồng đất còn sử dụng thức ăn là thực vật (IRI chiếm 0,7%).

Loại thức ăn không

ƣu thế

B

Loại thức ăn ƣu thế Loại thức ăn ƣu thế

A

Hình 3.26. Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ƣu thế (A); So sánh các loại

thức ăn ƣu thế và không ƣu thế (B) ở A Lƣới

Page 94: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

83

3.3.2.3. Ở huyện Phong Điền

Đã phân tích 54 dạ dày Rồng đất, trong đó có 5 dạ dày không có thức ăn

(chiếm 9,3%) và 49 dạ dày có thức ăn (chiếm 90,7%) với tổng số 755 mẫu thức ăn

bao gồm: 733 mẫu động vật (chiếm 97,1%), 19 mẫu thực vật (chiếm 2,5%) và 3

mẫu không xác định (chiếm 0,4%). Thành phần thức ăn gồm 18 loại, trong đó có 16

loại thức ăn là côn trùng và động vật không xương sống khác, 1 loại thức ăn là thực

vật và 1 loại thức ăn không xác định (xem Phụ lục 3.3).

Loại thức ăn ƣu thế

A

Loại thức ăn không

ƣu thế

Loại thức ăn ƣu thế

B

B

Loại thức ăn không

ƣu thế Loại thức ăn ƣu thế

A

Loại thức ăn ƣu thế

Hình 3.27. Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ƣu thế (A); So sánh các loại

thức ăn ƣu thế và không ƣu thế (B) ở Nam Đông

Hình 3.28. Chỉ số quan trọng (IRI) các loại thức ăn ƣu thế (A); So sánh loại thức ăn

ƣu thế và không ƣu thế (B) ở Phong Điền

Page 95: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

84

Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế được xếp từ cao xuống thấp bao gồm: bộ Cánh

đều chiếm 44,69%, bộ Cánh thẳng chiếm 8,59%, thực vật chiếm 7,93%, Ấu trùng

côn trùng chiếm 7,05%, bộ Cánh cứng chiếm 6,98% và họ Kiến chiếm 5,72%

(Bảng 3.25, Hình 3.28 A). Tổng cộng 6 loại thức ăn ưu thế có IRI chiếm 80,95%, số

lượng mẫu thức ăn chiếm 94,4%, tần suất xuất hiện mẫu thức ăn chiếm 69,9% và

thể tích thức ăn chiếm 78,5% (Hình 3.28 B).

Bảng 3.25. So sánh thành phần thức ăn của Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu

Stt Thành phần thức ăn Chỉ số quan trọng (IRI)

A Lưới Nam Đông Phong Điền

1 Achatinidae 4,53 3,16 1,05

2 Araneae 5,36 4,89 1,56

3 Blattodea 1,69 1,44 3,17

4 Coleoptera 2,65 3,38 6,98

5 Decapoda 0,61 - 1,75

6 Dermaptera 0,73 0,85 1,32

7 Diptera 0,16 0,33 -

8 Formicidae 14,00 22,37 5,72

9 Hemiptera 0,51 0,91 1,71

10 Hymenoptera 2,50 3,10 1,94

11 Insecta larvae 6,66 9,55 7,05

12 Isoptera 35,57 32,30 44,69

13 Julidae 2,13 0,42 0,72

14 Lepidoptera 2,72 - 1,02

15 Lumbriculida 6,29 2,07 2,61

16 Neuroptera 1,19 2,04 1,38

17 Orthoptera 9,31 10,09 8,59

18 Phasmatodea 0,08 - -

19 Plantae 0,76 0,73 7,93

20 Unidentified 2,54 2,35 1,11

Tổng cộng 100 100 100

Page 96: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

85

Theo bảng 3.25, thành phần thức ăn của Rồng đất sử dụng ở ba địa điểm

nghiên cứu (A Lưới, Nam Đông và Phong Điền) khá giống nhau, các loại thức ăn

ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng, bộ Giun

đất, bộ Nhện, bộ Cánh cứng và bộ Cánh thẳng. Trong đó có 4 loại thức ăn ưa thế

đều xuất hiện ở ba địa điểm nghiên cứu là: bộ Cánh đều, họ Kiến, Ấu trùng côn

trùng và bộ Cánh thẳng. Tuy nhiên, thức ăn ưa thích nhất của Rồng đất là côn trùng

(Mối và Kiến). Riêng ở Phong Điền, thực vật cũng là loại thức ăn ưu thế, vì khi

phân tích thức ăn trong dạ dày của Rồng đất phát hiện 13 dạ dày có quả Sung (Ficus

racemosa), trong thực tế ghi nhận ở ven suối (tuyến khảo sát) có nhiều cây Sung

đang có quả.

Khi so sánh thể tích thức ăn cho thấy ở Nam Đông trong dạ dày Rồng đất có

thể tích thức ăn lớn nhất (4.918,5 ± 7.552,6 mm3); tiếp theo là ở Phong Điền

(3.194,9 ± 3.117,3 mm3) và thấp nhất là ở A Lưới (3.043,8 ± 4.545,9 mm

3). Sự sai

khác về thể tích thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu có ý nghĩa

thống kê (F2,290 = 2,97, P = 0,05). Mặc dù, số lượng mẫu thức ăn ở A Lưới lớn nhất

(16,4 ± 32,2 mẫu), tiếp theo là ở Phong Điền (15,4 ± 36,7 mẫu) và thấp nhất là ở

Nam Đông (13,9 ± 16,1 mẫu); tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê

(F2,290 = 0,14, P ˃ 0,05) (Bảng 3.26, Hình 3.29).

Bảng 3.26. Số lƣợng mẫu thức ăn và thể tích thức ăn trong dạ dày Rồng đất

ở ba địa điểm nghiên cứu

Số lƣợng và thể tích

thức ăn

Số

lƣợng

Trung bình ± độ

lệch chuẩn Khoảng F P

Thể tích

(mm3)

A Lưới 187 3.043,8 ± 4.545,9 19,1-34.964,6

2,97 0,05 Nam Đông 55 4.918,5 ± 7.552,6 110,9-45.861,0

Phong Điền 49 3.194,9 ± 3.117,3 117,5-13.855,9

Cộng 291 3.423,6 ± 5.100,0 19,1-45.861,0

Số lượng

(mẫu)

A Lưới 187 16,4 ± 32,2 1,0-238,0

0,14 ˃ 0,05 Nam Đông 55 13,9 ± 16,1 2,0-105,0

Phong Điền 49 15,4 ± 36,7 1,0-216,0

Cộng 291 15,8 ± 30,6 1,0-238,0

Page 97: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

86

Chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng ở Nam Đông

lớn nhất (lần lượt là: 12,7 ± 8,4 mm, 4,8 ± 3,0 mm và 353,6 ± 839,7 mm3), tiếp theo

là ở Phong Điền (lần lượt là: 11,8 ± 6,7 mm, 11,8 ± 6,7 mm và 207,3 ± 468,4 mm3)

và thấp nhất là ở A Lưới (lần lượt là: 10,9 ± 8,4 mm, 3,1 ± 2,4 mm và 185,7 ±

1.025,1 mm3) (Bảng 3.27).

Bảng 3.27. Kích thƣớc và thể tích mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng

ở ba địa điểm nghiên cứu

Kích thƣớc và thể tích

mẫu thức ăn

Số

lƣợng

Trung bình ± độ

lệch chuẩn Khoảng F P

Chiều dài

(mm)

A Lưới 3.066 10,9 ± 8,4 3,3-165,5

16,07 <0,0001 Nam Đông 765 12,7 ± 8,4 4,6-54,3

Phong Điền 755 11,8 ± 6,7 3,7-52,6

Cộng 4.586 11,4 ± 8,2 3,3-165,5

Chiều rộng

(mm)

A Lưới 3.066 3,1 ± 2,4 0,6-31,4

159,24 <0,0001 Nam Đông 765 4,8 ± 3,0 1,1-21,2

Phong Điền 755 4,1 ± 2,2 1,2-15,5

Cộng 4.586 3,6 ± 2,6 0,6-31,4

Thể tích

(mm3)

A Lưới 3.066 185,7 ± 1.025,1 0,7-33.184,0

10,14 <0,0001 Nam Đông 765 353,6 ± 839,7 3,5-12.764,4

Phong Điền 755 207,3 ± 468,4 4,6-4.868,4

Cộng 4.586 217,2 ± 927,3 0,7-33.184,0

A B

Hình 3.29. So sánh số lƣợng mẫu (A) và thể tích thức ăn (B) trung bình trong dạ dày

Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu (Trung bình ± sai số chuẩn, n = 291)

Page 98: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

87

Kết quả phân tích sự sai khác về kích thước và thể tích mẫu thức ăn ở ba địa

điểm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (chiều dài: F2,4.585 = 16,07, P < 0,0001; chiều

rộng: F2,4.585 = 159,24, P < 0,0001 và thể tích: F2,4.585 = 10,14, P < 0,0001) (Bảng

3.27). Do kích thước và thể tích mẫu thức ăn trung bình trong dạ dày Rồng đất ở

Nam Đông lớn nhất nên mặc dù số lượng mẫu thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở

Nam Đông tuy ít nhưng thể tích thức ăn lớn nhất trong ba địa điểm nghiên cứu.

Qua so sánh chỉ số đa dạng Simpson cho thấy loại thức ăn Rồng đất sử dụng ở

huyện Nam Đông cao nhất (1/D = 3,11), theo sau là ở A Lưới (1/D = 2,04) và ở

Phong Điền nhỏ nhất (1/D = 1,52). Thông qua chỉ số đồng đều cho thấy ở Nam

Đông (E = 0,23) Rồng đất sử dụng đồng đều các loại thức ăn hơn so với ở A Lưới

(E = 0,15) và ở Phong Điền (E = 0,14) (Bảng 3.28). Có thể khi thành phần thức ăn

đa dạng, Rồng đất có xu hướng sử dụng đồng đều các loại thức ăn.

Bảng 3.28. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất

theo địa điểm nghiên cứu

Các chỉ số A Lƣới Nam Đông Phong Điền Khu vực

nghiên cứu

Chỉ số đa dạng (1/D) 2,04 3,11 1,52 2,20

Chỉ số đồng đều (E) 0,15 0,23 0,14 0,15

3.3.3. Thành phần thức ăn theo sinh cảnh

3.3.3.1. Rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng

Đã thu được 114 mẫu dạ dày của Rồng đất, trong đó 10 dạ dày không có thức

ăn (chiếm 8,8%) và 104 dạ dày có thức ăn (chiếm 91,2%) với tổng số 1.520 mẫu

thức ăn, trong đó có 1.487 mẫu động vật (chiếm 97,83%), 22 mẫu thực vật (chiếm

1,45%) và 11 mẫu không xác định (chiếm 0,72%). Thành phần thức ăn có 19 loại

gồm: 17 loại là côn trùng và động vật không xương sống khác, 1 loại là thực vật và

1 loại không xác định (xem Phụ lục 3.4). Bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm:

bộ Cánh đều (chiếm 38,85%), họ Kiến (chiếm 14,48%), bộ Cánh thẳng (chiếm

9,47%), Ấu trùng côn trùng (chiếm 8,46%). Tổng cộng 4 loại thức ăn ưu thế có IRI

chiếm 71,26%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 88,55%, tần suất xuất hiện mẫu thức ăn

chiếm 52,74% và thể tích chiếm 72,49% (Hình 3.30 A).

Page 99: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

88

3.3.3.2. Sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh

Đã thu được 122 mẫu dạ dày của Rồng đất, trong đó 13 dạ dày không có thức

ăn (chiếm 10,7%) và 109 dạ dày có thức ăn (chiếm 89,3%) với tổng số 1.814 mẫu

thức ăn bao gồm: 1.786 mẫu động vật (chiếm 98,46%), 11 mẫu thức ăn thực vật và

17 mẫu không xác định. Thành phần thức ăn gồm 18 loại: 16 loại là côn trùng và

động vật không xương sống khác, 1 loại là thực vật và 1 loại không xác định (xem

Phụ lục 3.5).

Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 36,36%), họ

Kiến (chiếm 14,91%), bộ Giun đất (chiếm 9,06%), Ấu trùng côn trùng (chiếm

7,82%), bộ Cánh thẳng (chiếm 5,84%) và bộ Nhện (chiếm 5,61%). Sáu loại thức ăn

ưu thế có IRI chiếm 79,59%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 92,78%, tần suất xuất

hiện mẫu thức ăn chiếm 65,74% và thể tích chiếm 80,26% (Hình 3.30 B).

3.3.3.3. Sinh cảnh rừng nguyên sinh

Đã thu được 89 mẫu dạ dày của Rồng đất, trong đó 11 dạ dày không có thức

ăn (chiếm 12,4%) và 78 dạ dày có thức ăn (chiếm 87,6%) với tổng số 1.252 mẫu

thức ăn, trong đó có 1.239 mẫu động vật (chiếm 98,96%), 3 mẫu thực vật (chiếm

0,24%) và 10 mẫu không xác định (chiếm 0,80%). Tất cả các mẫu thức ăn được xếp

trong 18 loại thức ăn: 16 loại là côn trùng và động vật không xương sống khác, 1

loại là thực vật và 1 loại không xác định (xem Phụ lục 3.6).

Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 34,41%), họ

Kiến (chiếm 12,62%), bộ Cánh thẳng (chiếm 14,45%), họ Ốc sên trần (chiếm

5,96%), bộ Nhện (chiếm 5,00%) và Ấu trùng côn trùng (chiếm 5,00%). Sáu loại

thức ăn ưu thế có IRI chiếm 77,43%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 92,81%, tần suất

xuất hiện mẫu thức ăn chiếm 70,12% và thể tích chiếm 69,37% (Hình 3.30 C).

Từ kết quả phân tích chỉ số quan trọng ở ba dạng sinh cảnh khác nhau tại vùng

núi tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng

Rồng đất sử dụng bốn loại thức ăn ưu thế, sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng

thứ sinh và sinh cảnh rừng nguyên sinh Rồng đất đều sử dụng sáu loại thức ăn ưu

thế trong mỗi sinh cảnh. Ở cả ba sinh cảnh có bảy loại thức ăn gặp nhiều trong dạ

dày của Rồng đất gồm: bộ Cánh đều, họ Kiến và bộ Cánh thẳng, Ấu trùng côn

Page 100: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

89

trùng, bộ Nhện, họ Ốc sên trần và bộ Giun đất, trong đó ba loại thức ăn là bộ Cánh

đều, họ Kiến và bộ Cánh thẳng có IRI chiếm ưu thế nhất trong cả ba dạng sinh

cảnh. Các loại thức ăn còn lại như: họ Ốc sên trần, bộ Nhện, Ấu trùng côn trùng và

bộ Giun đất chỉ ưu thế trong từng sinh cảnh khác nhau. Như vậy, sinh cảnh khác

nhau thì loại thức ăn ưu thế của Rồng đất sử dụng khác nhau, nhưng Mối, Kiến, Dế,

Châu chấu là các loại thức ăn tìm thấy trong dạ dày Rồng đất với số lượng và thể

tích lớn nhất trong cả ba sinh cảnh.

Trong bảng 3.29, trung bình trong mỗi dạ dày Rồng đất ở sinh cảnh rừng thứ

sinh xen lẫn rừng trồng có số lượng mẫu thức ăn (14,6 ± 27,7 mẫu) thấp nhất, ở sinh

cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (16,6 ± 29,1 mẫu) và ở sinh cảnh rừng

nguyên sinh (16,1 ± 36,4 mẫu) khác nhau không nhiều.

A B

C D

Hình 3.30. Loại thức ăn ƣu thế của Rồng đất theo sinh cảnh

A: rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng; B: rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh;

C: rừng nguyên sinh; D: Mối

Page 101: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

90

Bảng 3.29. Số lƣợng và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất ở ba sinh cảnh (n = 291)

Mẫu

thức ăn Sinh cảnh

Trung bình ±

độ lệch chuẩn Khoảng Tổng số F P

Số

lượng

(mẫu)

Rừng thứ sinh xen

lẫn rừng trồng 14,6 ± 27,7 1-216 1.520

0,12 0,887 Rừng nguyên sinh

xen lẫn rừng thứ

sinh

16,6 ± 29,1 1-237 1.814

Rừng nguyên sinh 16,1 ± 36,4 1-238 1.252

Thể tích

(mm3)

Rừng thứ sinh xen

lẫn rừng trồng

4.106,4 ±

5.931,4

110,9-

45.861,0 427.068,6

1,53 0,219

Rừng nguyên sinh

xen lẫn rừng thứ

sinh

3.131,3 ±

5.195,3

74,2-

34.964,6 341.316,4

Rừng nguyên sinh 2.921,6 ±

3.151,2

19,13-

17.955,4 227.881,5

A: rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng; B: rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh;

C: rừng nguyên sinh

Tuy nhiên, thể tích thức ăn trong dạ dày của Rồng đất ở sinh cảnh rừng thứ

sinh xen lẫn rừng trồng lớn nhất (4.106,4 ± 5.931,4 mm3), sau đó là sinh cảnh rừng

nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (3.131,3 ± 5.195,3 mm3) và thấp nhất là sinh

cảnh rừng nguyên sinh (2.921,6 ± 3.151,2 mm3). Sự sai khác về số lượng mẫu thức

ăn và thể tích thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở ba dạng sinh cảnh không có ý nghĩa,

A B

Hình 3.31. Thể tích thức ăn (A) và số lƣợng mẫu thức ăn (B) trong dạ dày Rồng đất

ở ba dạng sinh cảnh (Trung bình ± sai số chuẩn, n = 291)

Page 102: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

91

lần lượt là: F2,290 = 0,120, P = 0,887 và F2,290 = 1,527, P = 0,219. Như vậy, số lượng

mẫu thức ăn và thể tích mẫu thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở ba dạng sinh cảnh ở

vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế khác nhau không nhiều.

Mặc dù ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng Rồng đất sử dụng số

lượng mẫu thức ăn ít nhất nhưng chỉ số đa dạng Simpson (1/D = 2,56) lớn nhất, tiếp

theo là sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (1/D = 2,09) và nhỏ nhất

là sinh cảnh rừng nguyên sinh (1/D = 1,97) (Bảng 3.30). Có thể sinh cảnh rừng thứ

sinh xen lẫn rừng trồng với sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh ở đai

độ cao thấp nên loại thức ăn của Rồng đất đa dạng hơn sinh cảnh rừng nguyên sinh.

Thông qua chỉ số đồng đều cho thấy ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng

trồng với sinh cảnh rừng nguyên sinh Rồng đất sử dụng đồng đều giữa các loại thức

ăn, ở sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh Rồng đất có xu hướng lựa

chọn một số loại thức ăn ưa thích (Bảng 3.30).

Bảng 3.30. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất

theo sinh cảnh (n = 291)

Sinh cảnh n Chỉ số đa dạng (1/D) Chỉ số đồng đều (E)

Rừng thứ sinh xen lẫn rừng

trồng 104 2,56 0,19

Rừng nguyên sinh xen lẫn

rừng thứ sinh 109 2,09 0,11

Rừng nguyên sinh 78 1,97 0,17

Ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng Rồng đất sử dụng mẫu thức ăn

có chiều dài (12,3 ± 7,6 mm), chiều rộng (4,5 ± 2,6 mm) và thể tích (281,0 ± 684,8

mm3) lớn nhất; chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn ở sinh cảnh rừng

nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh và sinh cảnh rừng nguyên sinh chênh lệch nhau

không nhiều (Bảng 3.31).

Kết quả phân tích sự khác nhau về kích thước và thể tích mẫu thức ăn ở ba

sinh cảnh có ý nghĩa thống kê (chiều dài: F2,4.585 = 14,20, P < 0,0001, chiều rộng

F2,4.585 = 146,94, P < 0,0001 và thể tích: F2,4.585 = 5,40, P = 0,005 (Bảng 3.31).

Ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng, ngoài việc lựa chọn loại thức ăn

Page 103: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

92

ưa thích có kích thước nhỏ (Mối và Kiến) Rồng đất có xu hướng lựa chọn nhiều loại

thức ăn có kích thước lớn như: Dế, Châu chấu trong bộ Cánh thẳng, chính vì vậy, số

lượng mẫu thức ăn trung bình trong mỗi dạ dày Rồng đất ít nhất nhưng có thể tích

lớn nhất.

Bảng 3.31. Kích thƣớc và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo sinh cảnh

Mẫu thức

ăn Sinh cảnh

Trung bình ± độ

lệch chuẩn Khoảng F P

Chiều dài

(mm)

Rừng thứ sinh xen

lẫn rừng trồng 12,3 ± 7,6 3,7-54,3

14,20 <0,0001 Rừng nguyên sinh

xen lẫn rừng thứ sinh 10,8 ± 8,9 3,3-165,5

Rừng nguyên sinh 11,0 ± 7,8 4,2-60,4

Chiều

rộng

(mm)

Rừng thứ sinh xen

lẫn rừng trồng 4,5 ± 2,6 1,1-21,2

146,94 <0,0001 Rừng nguyên sinh

xen lẫn rừng thứ sinh 3,2 ± 2,5 0,6-31,4

Rừng nguyên sinh 3,0 ± 2,4 0,8-23,5

Thể tích

(mm3)

Rừng thứ sinh xen

lẫn rừng trồng 281,0 ± 684,8

3,51-

12.764,4

5,40

0,005 Rừng nguyên sinh

xen lẫn rừng thứ sinh 188,2 ± 1.205,0 0,7-33.184,0

Rừng nguyên sinh 182,0 ± 685,9 1,9-10.364,3

3.3.4. Thành phần thức ăn theo nhóm tuổi

Phân tích 63 dạ dày nhóm tuổi trưởng thành thu được 948 mẫu thức ăn, trong

đó có 925 mẫu côn trùng và động vật không xương sống khác (chiếm 97,57%), 15

mẫu thực vật (chiếm 1,58%) và 8 mẫu không xác định (chiếm 0,84%). Thành phần

thức ăn gồm 18 loại: 16 loại thức ăn là động vật, 1 loại thức ăn thực vật và 1 loại

thức ăn không xác định (xem Phụ lục 3.7).

Phân tích 105 dạ dày nhóm tuổi gần trưởng thành thu được 2.279 mẫu thức ăn,

trong đó có 2.250 mẫu côn trùng và động vật không xương sống khác (chiếm

98,73%), 14 mẫu thực vật (chiếm 0,61%) và 15 mẫu không xác định (chiếm

0,66%). Thành phần thức ăn được xếp thành 20 loại: 18 loại là động vật, 1 loại là

thực vật và 1 loại không xác định (xem Phụ lục 3.8).

Page 104: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

93

Tương tự, phân tích 123 dạ dày con non thu được 1.359 mẫu thức ăn, trong đó

có 1.337 mẫu côn trùng và động vật không xương sống khác (chiếm 98,38%), 7

mẫu thực vật (chiếm 0,52%) và 15 mẫu không xác định (chiếm 1,10%). Thành phần

thức ăn gồm 19 loại: 17 loại là động vật, 1 loại là thực vật và 1 loại không xác định.

Như vậy, nhóm tuổi gần trưởng thành đã sử dụng nhiều loại thức ăn hơn nhóm tuổi

trưởng thành và con non (xem Phụ lục 3.9).

Qua phân tích cho thấy nhóm tuổi trưởng thành sử dụng 4 loại thức ăn có IRI

ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 43,79%), họ Kiến (chiếm 13,46%), bộ Cánh

thẳng (chiếm 6,97%), Ấu trùng côn trùng (chiếm 5,86%). Bốn loại thức ăn ưu thế

có tổng IRI chiếm 70,09%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 87,97%, tần suất xuất hiện

mẫu thức ăn chiếm 53,77% và thể tích thức ăn chiếm 68,52% (Hình 3.32 A).

C D

A B

Hình 3.32. Loại thức ăn ƣu thế của Rồng đất theo nhóm tuổi

A: tuổi trưởng thành; B: tuổi gần trưởng thành; C: con non; D: bộ Giun đất

Page 105: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

94

Nhóm tuổi gần trưởng thành sử dụng 5 loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ

Cánh đều (chiếm 43,12%), họ Kiến (chiếm 9,91%), bộ Cánh thẳng (chiếm 10,20%),

bộ Nhện (chiếm 5,39%) và Ấu trùng côn trùng (chiếm 5,72%). Tổng cộng 5 loại

thức ăn ưu thế có IRI chiếm 74,34%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 93,29%, tần suất

xuất hiện mẫu thức ăn chiếm 59,78% và thể tích thức ăn chiếm 69,95% (Hình 3.32

B). Tương tự, nhóm con non sử dụng 6 loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh

đều (chiếm 22,52%), họ Kiến (chiếm 21,11%), bộ Cánh thẳng (chiếm 9,98%), Ấu

trùng côn trùng (chiếm 10,53%), bộ Giun đất (chiếm 7,81%) và bộ Nhện (chiếm

5,76%). Tổng cộng 6 loại thức ăn ưu thế có IRI chiếm 77,70%, số lượng mẫu thức

ăn chiếm 89,85%, tần suất xuất hiện mẫu thức ăn chiếm 67,04% và thể tích thức ăn

chiếm 76,20% (Hình 3.32 C).

Bốn loại thức ăn bao gồm: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng và Ấu trùng

côn trùng ghi nhận nhiều trong dạ dày ở cả ba nhóm tuổi, trong đó, bộ Cánh đều và

họ Kiến là hai loại thức ăn có số lượng mẫu và thể tích lớn nhất. Ngoài ra, nhóm

tuổi gần trưởng thành có xu hướng chọn bộ Nhện, nhóm con non chọn Giun đất

(Hình 3.32 D). Có thể sự lựa chọn các loại thức ăn khác nhau ở ba nhóm tuổi Rồng

đất phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của loài này.

Theo Pough et al. (1998) hầu hết các loài thằn lằn trưởng thành thường tiêu

thụ loại thức ăn tương tự như con non, nhưng trong giai đoạn phát triển chúng chỉ

cần sử dụng thêm vài loại thức ăn khác [83]. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy,

ngoài việc lựa chọn loại thức ăn chính là côn trùng, cá thể gần trưởng thành và con

non đang ở độ tuổi phát triển nên chúng có xu hướng lựa chọn thêm các loại con

mồi như Giun đất, Nhện.

Trong bảng 3.32, nhóm tuổi trưởng thành sử dụng mẫu thức ăn có chiều dài

(15,5 ± 9,8 mm), chiều rộng (4,4 ± 2,5 mm) với thể tích (295,5 ± 653,7 mm3) lớn

nhất, nhóm tuổi gần trưởng thành và con non sử dụng mẫu thức ăn có kích thước

gần bằng nhau. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác nhau về chiều dài,

chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn giữa ba nhóm tuổi có ý nghĩa thồng kê (chiều

dài: F2,4.585 = 166,88, P < 0,0001, chiều rộng: F2,4.585 = 70,41, P < 0,0001 và thể

Page 106: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

95

tích: F2,4.585 = 4,34, P = 0,01). Như vậy, Rồng đất sử dụng mẫu thức ăn có kích

thước và thể tích khác nhau tùy thuộc vào nhóm tuổi.

Bảng 3.32. Kích thƣớc và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi

Mẫu thức

ăn Nhóm tuổi

Trung bình ±

độ lệch chuẩn Khoảng F P

Chiều dài

(mm)

Trưởng thành 15,5 ± 9,8 4,0-165,5

166,88 <0,0001 Gần trưởng thành 10,5 ± 7,5 3,3-64,2

Con non 9,8 ± 7,1 3,8-64,2

Chiều rộng

(mm)

Trưởng thành 4,4 ± 2,5 0,8-22,1

70,41 <0,0001 Gần trưởng thành 3,2 ± 2,5 0,6-31,4

Con non 3,5 ± 2,7 1,0-31,4

Thể tích

(mm3)

Trưởng thành 295,5 ± 653,7 1,9-9.382,2

4,34 0,01 Gần trưởng thành 192,4 ± 966,9 0,7-33.184,0

Con non 204,3 ± 1.015,6 3,7-33.184,0

Trong bảng 3.33, trung bình số lượng mẫu thức ăn trong mỗi dạ dày của nhóm

tuổi gần trưởng thành lớn nhất (21,7 ± 44,9 mẫu), tiếp theo là số lượng mẫu thức ăn

trong dạ dày của nhóm tuổi trưởng thành (15,0 ± 20,1 mẫu) và nhỏ nhất là nhóm

con non (11,0 ± 19,3 mẫu), sự sai khác số lượng mẫu thức ăn trong mỗi dạ dày ba

nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (F2,290 = 3,50, P = 0,03) (Hình 3.33 A).

Thể tích thức ăn trong mỗi dạ dày của nhóm tuổi trưởng thành (4.447,2 ±

6.430,3 mm3) và nhóm tuổi gần trưởng thành (4.175,7± 5.514,3 mm

3) chênh lệch

nhau không nhiều, riêng nhóm con non có thể tích thức ăn trong dạ dày nhỏ nhất

(2.257,2 ± 3.359,9 mm3). Sự sai khác về thể tích thức ăn trong dạ dày giữa ba nhóm

tuổi Rồng đất có ý nghĩa (F2,290 = 5,94, P = 0,003) (Bảng 3.33, Hình 3.33 B).

Như vậy, Rồng đất gần trưởng thành tiêu thụ số lượng mẫu thức ăn lớn hơn

nhiều so với nhóm trưởng thành và con non. Điều này có thể lý giải rằng Rồng đất

gần trưởng thành đang trong giai đoạn phát triển nên sử dụng nhiều thức ăn để tích

lũy năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, thể tích dạ dày phụ thuộc vào kích

thước thước cơ thể, kích cỡ con mồi phụ thuộc vào kích cỡ miệng (độ dài và độ

rộng miệng), cho nên, nhóm tuổi Rồng đất gần trưởng thành có xu hướng lựa chọn

Page 107: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

96

mẫu thức ăn có kích cỡ nhỏ và số lượng nhiều. Trong bảng 3.33, thể tích thức ăn

trong dạ dày nhóm tuổi gần trưởng thành xắp xỉ gần bằng nhóm tuổi trưởng thành.

Bảng 3.33. Số lƣợng và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi (n = 291)

Mẫu

thức ăn Nhóm tuổi

Trung bình ± độ

lệch chuẩn Tổng số F P

Số lượng

(mẫu)

Trưởng thành 15,0 ± 20,1 948

3,50 0,03 Gần trưởng thành 21,7 ± 44,9 2.279

Con non 11,0 ± 19,3 1.359

Thể tích

(mm3)

Trưởng thành 4.447,2 ± 6.430,3 280.176,4

5,94 0,003 Gần trưởng thành 4.175,7± 5.514,3 438.452,4

Con non 2.257,2 ± 3.359,9 277.637,6

Theo Rocha và Anjos (2007), hầu như những loài thằn lằn còn non bị giới hạn

bởi kích cỡ miệng nên chúng thường sử dụng các loại con mồi có kích thước tương

đối nhỏ so với thằn lằn trưởng thành, vì vậy, các cá thể non có xu hướng sử dụng số

lượng mẫu thức ăn bằng hoặc nhiều hơn cá thể trưởng thành, tuy nhiên, về thể tích

thức ăn có thể nhỏ hơn. Việc sử dụng số lượng thức ăn nhiều ở cá thể non nhằm

đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để duy trì quá trình phát triển và cân bằng năng lượng

trong cơ thể [86].

A B

Hình 3.33. Số lƣợng mẫu thức ăn (A) và thể tích thức ăn (B) trung bình của Rồng đất

(n = 291); Trung bình ± sai số chuẩn

Page 108: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

97

Qua chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều cho thấy con non sử dụng loại thức ăn

đa dạng nhất (1/D = 3,12), tiếp theo là nhóm trưởng thành (1/D = 2,06) và nhỏ nhất

là nhóm gần trưởng thành (1/D = 1,76). Tuy nhiên, nhóm trưởng thành (E = 0,13)

và gần trưởng thành (E = 0,14) có xu hướng lựa chọn loại thức ăn ưa thích hơn con

non (E = 0,22) (Bảng 3.34).

Bảng 3.34. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo nhóm

tuổi

Nhóm tuổi n Chỉ số đa dạng (1/D) Chỉ số đồng đều (E)

Trưởng thành 63 2,06 0,13

Gần trưởng thành 105 1,76 0,14

Con non 123 3,12 0,22

Kết quả phân tích Rarefaction cho thấy đường cong tích lũy kỳ vọng loại thức

ăn tương ứng với số lượng mẫu thức ăn trong dạ dày ở nhóm con non và nhóm

trưởng thành gần trùng nhau, thấp nhất là nhóm gần trưởng thành (Hình 3.34 A).

Đường cong tích lũy kỳ vọng loại thức ăn tương ứng với tần suất xuất hiện mẫu

thức ăn trong dạ dày ở nhóm tuổi trưởng thành và nhóm tuổi gần trưởng thành gần

trùng nhau, thấp nhất là nhóm con non (Hình 3.34 B).

Ở con non, kỳ vọng đủ 18 loại thức ăn tương ứng số lượng 1.085 mẫu (P =

0,04); ở nhóm trưởng thành, kỳ vọng đủ 18 loại thức ăn tương ứng số lượng 910

mẫu (P = 0,04); trong khi đó, ở nhóm gần trưởng thành kỳ vọng đủ 18 loại thức ăn

tương ứng số lượng 1.085 mẫu (P = 1,00). Chứng tỏ, nhóm con non và nhóm trưởng

thành sử dụng đa dạng loại thức ăn hơn nhóm gần trưởng thành.

Ở nhóm trưởng thành, tần suất xuất hiện mẫu thức ăn thứ 205 đạt đến 18 loại

thức ăn với P = 0,03; nhóm gần trưởng thành tần suất xuất hiện mẫu thức ăn thứ

205 đạt đến 18 loại thức ăn với P = 0,91; nhóm con non, tần suất xuất hiện mẫu

thức ăn thứ 205 chỉ đạt đến 17 loại thức ăn với P = 0,43. Như vậy, tần suất xuất

hiện mẫu thức ăn trong dạ dày nhóm trưởng thành cao nhất, sau đó là nhóm gần

trưởng thành và thấp nhất là nhóm con non. Hay nhóm trưởng thành và nhóm gần

trưởng thành sử dụng đồng đều các loại thức ăn hơn nhóm con non.

Page 109: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

98

3.3.5. Thành phần thức ăn theo giới tính

Phân tích 31 dạ dày con đực thu được 500 mẫu thức ăn, trong đó có 483 mẫu

côn trùng và động vật không xương sống khác (chiếm 96,60%), 12 mẫu thực vật

(chiếm 2,40%) và 5 mẫu không xác định (chiếm 1,00%). Tất cả các mẫu thức ăn

được xếp trong 18 loại bao gồm: 16 loại là động vật, 1 loại là thực vật và 1 loại

không xác định (xem Phụ lục 3.10). Năm loại thức ăn có IRI ưu thế gồm: bộ Cánh

đều (chiếm 45,16%), họ Kiến (chiếm 9,79%), thực vật (chiếm 5,91%), bộ Cánh

B

A

Hình 3.34. Đƣờng cong tích lũy kỳ vọng số lƣợng mẫu thức ăn (A)

và loại thức ăn (B) của Rồng đất

Page 110: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

99

thẳng (chiếm 5,55%), Ấu trùng côn trùng (chiếm 5,29%). Tổng cộng 5 loại thức ăn

ưu thế có IRI chiếm 71,70%, số lượng mẫu thức ăn chiếm 88,60%, tần suất xuất

hiện mẫu thức ăn chiếm 53,77% và thể tích thức ăn chiếm 72,73% (Hình 3.35 A).

Tương tự, phân tích 32 dạ dày con cái thu được 448 mẫu thức ăn, trong đó có

442 mẫu là côn trùng và động vật không xương sống khác (chiếm 98,66%), 3 mẫu

thực vật (chiếm 0,67%) và 3 mẫu không xác định (chiếm 0,67%). Tất cả các mẫu

thức ăn được xếp trong 14 loại thức ăn bao gồm: 12 loại là động vật, 1 loại là thực

vật và 1 loại không xác định (xem Phụ lục 3.11). Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao

gồm: bộ Cánh đều (chiếm 42,17%), họ Kiến (chiếm 17,23%), bộ Cánh thẳng (chiếm

8,33%), bộ Cánh cứng (chiếm 6,64%), Ấu trùng côn trùng (chiếm 6,50%), bộ Cánh

màng (chiếm 5,53%) (Hình 3.35 B).

Số lượng mẫu thức ăn trung bình trong mỗi dạ dày con đực sử dụng nhiều hơn

con cái nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (F1,62 = 0,174, P =

0,678). Tuy nhiên, thể tích thức ăn con cái tiêu thụ lớn hơn so với con đực nhưng sự

sai khác này cũng không có ý nghĩa (F1,62 = 0,078, P = 0,781) (Bảng 3.35).

Thời điểm thu mẫu thức ăn trong mùa sinh sản của Rồng đất, nên thể tích thức

ăn trong dạ dày con cái nhiều để có thể tích lũy đủ năng lượng chuẩn bị vào giai

đoạn sinh sản. Tuy con đực sử dụng 17 loại thức ăn, con cái sử dụng 14 loại thức

ăn, nhưng chỉ số IRI cho thấy con cái sử dụng loại thức ăn ưu thế nhiều hơn con

đực. Trong đó bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng là những

A B

Hình 3.35. Các loại thức ăn ƣu thế của con đực (A) và con cái (B)

Page 111: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

100

loại thức ăn ưu thế nhất của cả con đực và con cái, các loại thức ăn ưu thế còn lại

con cái và con đực đều có xu hướng lựa chọn khác nhau.

Bảng 3.35. Số lƣợng mẫu và thể tích thức ăn của con đực và con cái

Thức ăn Giới tính Trung bình ± độ lệch chuẩn F P

Số lượng (mẫu) Con đực 16,1 ± 24,4

0,174 0,678 Con cái 14,0 ± 15,1

Thể tích (mm3)

Con đực 4.216,2 ± 4.658,7 0,078 0,781

Con cái 4.671,0 ± 4.671,1

Qua chỉ số đa dạng cho thấy con cái (1/D = 2,24) sử dụng loại thức ăn đa dạng

hơn con đực (1/D = 1,88), con đực có xu hướng lựa chọn một số loại thức ăn ưa

thích hơn con cái được thể hiện qua chỉ số đồng đều (con cái: E = 0,21 và con đực:

E = 0,19) (Bảng 3.36).

Bảng 3.36. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo giới tính

Giới tính n Chỉ số đa dạng (1/D) Chỉ số đồng đều (E)

Con đực 31 1,88 0,19

Con cái 32 2,24 0,21

Theo bảng 3.37, chiều rộng miệng của con đực trưởng thành lớn nhất (25,5

±7,3 mm), sau đó là con cái trưởng thành (22,5 ± 3,1 mm) và nhỏ nhất là nhóm con

non (chưa xác định giới tính: 16,2 ± 1,9 mm). Tính trung bình chiều dài và thể tích

mẫu thức ăn con đực sử dụng lớn nhất, sau đó là con cái và nhỏ nhất là con non,

chiều rộng mẫu thức ăn con đực sử dụng nhỏ hơn con cái nhưng không đáng kể. Sự

sai khác về chiều rộng miệng so với kích cỡ và thể tích mẫu thức ăn có ý nghĩa

thống kê (F3,1.404 = 20,32, P < 0,0001).

Reilly et al. (2007) cho rằng các loài thằn lằn có tập tính săn mồi theo mô hình

tìm kiếm rộng thì chiều rộng miệng có quan hệ mật thiết với kích thước mẫu thức

ăn [84]. Trong nghiên cứu này cho thấy chiều rộng miệng của Rồng đất càng lớn thì

có thể sử dụng mẫu thức ăn có kích cỡ càng lớn (Bảng 3.37, Hình 3.36).

Page 112: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

101

Bảng 3.37. So sánh chiều rộng miệng với kích cỡ và thể tích mẫu thức ăn

của Rồng đất (n = 106); Trung bình ± độ lệch chuẩn

Giới tính n

Chiều rộng

miệng

(mm)

N

Chiều dài

mẫu thức

ăn (mm)

Chiều rộng

mẫu thức ăn

(mm)

Thể tích mẫu

thức ăn (mm3)

Con đực

trưởng thành 20 25,5 ± 7,3 281 16,5 ± 8,7 4,0 ± 2,5

6.766,6 ±

8.661,5

Con cái

trưởng thành 32 22,5 ± 3,1 488 14,9 ± 12,1 4,4 ± 2,7

5.437,6 ±

11.816,4

Con non 54 16,2 ± 1,9 676 8,2 ± 5,6 3,2 ± 2,4 844,2 ± 1.477,0

3.3.6. So sánh thành phần thức ăn ngoài tự nhiên và trong nuôi nhốt

Ngoài tự nhiên, Rồng đất sử dụng 20 loại thức ăn là côn trùng, động vật không

xương sống khác và thực vật, trong đó có 7 loại thức ăn ưa thích thuộc nhóm côn

trùng và động vật không xương sống bao gồm: Mối (bộ Cánh đều), Kiến (họ Kiến),

Dế và Châu chấu (bộ Cánh thẳng), Giun đất (bộ Giun đất), Nhện (bộ Nhện), Ấu

trùng côn trùng, một số loài trong bộ Cánh cứng và 1 loại thức ăn ưa thích là thực

vật (quả Sung).

Theo Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) [8], Ngô Đắc Chứng và Đậu Thị Nam

Bình (2012) [7], trong nuôi nhốt Rồng đất ăn 26 loại thức ăn, trong đó có 12 loại

thức ăn là côn trùng, động vật không xương sống khác, 3 loại thức ăn là động vật có

xương sống và 11 loại thức ăn là thực vật (chủ yếu là các loại quả chín).

0

10

20

30

40

50

0 20 40 60 80 100 120

Kíc

h t

ớc

miệ

ng

(m

m)

Chiều dài mẫu thức ăn (mm)

A

0

10

20

30

40

50

0 20 40 60 80 100 120

Kíc

h t

ớc

miệ

ng

(m

m)

Chiều rộng mẫu thức ăn (mm)

B

Hình 3.36. Mối quan hệ giữa kích thƣớc miệng với chiều dài (A) và chiều rộng (B)

mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng

Page 113: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

102

Bảng 3.38. So sánh thành phần thức ăn của Rồng đất ngoài tự nhiên và nuôi nhốt

(Dấu x: có; Dấu -: không có)

Stt

Thành phần thức

ăn của Rồng đất

ngoài tự nhiên và

nuôi nhốt

Ngoài tự nhiên (nghiên cứu này) Trong nuôi nhốt [7], [8]

Thành phần

thức ăn

Thức ăn

ưa thích

Thành phần

thức ăn

Thức ăn

ưa thích

I Côn trùng và động vật không xƣơng sống

1 Họ Ốc sên trần x - x -

2 Bộ Nhện x x - -

3 Bộ Gián x - x -

4 Bộ Cánh cứng x x x x

5 Bộ Mười chân x - x -

6 Bộ Cánh da x - - -

7 Bộ Hai cánh x - - -

8 Họ Kiến x x x -

9 Bộ Cánh nửa x - - -

10 Bộ Cánh màng x - - -

11 Ấu trùng côn trùng x x x x

12 Bộ Cánh đều x x x x

13 Họ Cuốn chiếu x - x -

14 Bộ Cánh vẩy x - x -

15 Bộ Giun đất x x x x

16 Bộ Bọ ngựa - - x -

17 Bộ Cánh gân x - - -

18 Bộ Cánh thẳng x x x x

19 Bộ Bọ que x - - -

II Động vật có xƣơng sống

20 Cá nhỏ - - x -

21 Chim non - - x -

22 Chuột - - x -

III Thực vật

23 Lá cây x - x -

24 Củ Cà rốt - - x -

25 Quả Chuối chín x - x x

26 Quả Dưa hấu - - x -

27 Quả Dứa - - x -

28 Quả Đu đủ chín - - x x

29 Quả Mít chín - - x x

30 Quả Na - - x -

31 Quả Sung x x x -

32 Quả Trứng cá - - - -

33 Quả Xoài chín - - x x

34 Quả Vải - - x -

Page 114: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

103

Trong 26 loại thức ăn Rồng đất sử dụng trong nuôi nhốt, có 5 loại thức ăn ưa

thích thuộc côn trùng và động vật không xương sống khác như: Mối, Châu chấu,

Dế, Giun đất, Giun quế, Sâu gạo, Ấu trùng côn trùng và 4 loại thức ăn ưa thích là

thực vật thuộc các loại quả chín (chuối, xoài, mít, đu đủ) (Bảng 3.38). So sánh thành

phần thức ăn ngoài tự nhiên và trong nuôi nhốt cho thấy loài Rồng đất sử dụng rất

đa dạng loại thức ăn (tổng cộng 34 loại thức ăn) cả động vật và thực vật.

3.4. Đánh giá các nhân tố tác động và các vấn đề liên quan đến bảo tồn loài

Rồng đất

3.4.1. Các nhân tố tác động

3.4.1.1. Săn bắt quá mức

- Ở huyện A Lưới:

Qua khảo sát ở xã A Roàng, đa số các hộ gia đình săn bắt Rồng đất từ tháng 2

đến tháng 10 hàng năm (9 tháng/năm), tần suất và sản lượng săn bắt Rồng đất nhiều

nhất từ tháng 4 đến tháng 8. Thời gian này là mùa sinh sản của Rồng đất, vì vậy,

khả năng bắt gặp loài này cao hơn, các tháng có sản lượng cao gồm: tháng 5, tháng

6 và tháng 7. Ước tính trung bình 7 hộ gia đình săn bắt Rồng đất đạt sản lượng

nhiều nhất vào tháng 6 (khoảng 80 kg) và ít nhất vào tháng 10 (khoảng 7 kg) (Bảng

3.39).

Bảng 3.39. Ƣớc tính sản lƣợng Rồng đất bị săn bắt ở A Lƣới năm 2016

Tháng Sản lƣợng trung bình (kg)

Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 Hộ 4 Hộ 5 Hộ 6 Hộ 7 Tổng cộng

2 1 1 1 2 2 2 2 11

3 3 1,5 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 27

4 6 4,5 6 7,5 6 7,5 10 47,5

5 6 6 10 12,5 12,5 12,5 12,5 72

6 10 10 10 12,5 12,5 12,5 12,5 80

7 6 6 10 10 10 10 12,5 64,5

8 4,5 4,5 4,5 6 6 6 6 37,5

9 2 2 2 3 3 3 3 18

10 2 0,5 0,5 1 1 1 1 7

Cộng 40,5 36 48,5 59 57,5 59 64 364,5

Page 115: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

104

Trong năm 2016, mỗi hộ săn bắt Rồng đất từ 36-59 kg/năm. Tổng cộng 7 hộ

gia đình săn bắt khoảng 364,5 kg Rồng đất. Rồng đất bị săn bắt nằm trong nhóm

tuổi trưởng thành và gần trưởng thành. Các hoạt động săn bắt Rồng đất chủ yếu ở

rừng nguyên sinh xen lẫn thứ sinh ở Hương Nguyên. Các hộ săn bắt Rồng đất đa số

là người dân tộc Kơ Tu, nên thói quen săn bắt không bền vững, họ tìm các bãi đẻ

của Rồng đất rồi đào lên tìm lấy trứng. Bên cạnh đó, các hộ gia đình này còn săn bắt

nhiều loài động vật có giá trị khác được bắt gặp trên đường đi săn như: ếch nhái,

chim, bò sát,… Các hoạt động săn bắt động vật hoang dã cũng là nguyên nhân

chính làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật rừng.

- Ở huyện Nam Đông:

Việc săn bắt Rồng đất của 8 hộ gia đình ở xã Hương Lộc cho thấy thời gian

săn bắt Rồng đất cũng diễn ra từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Tính trung bình số

lượng Rồng đất bị săn bắt trong tháng 5 (51 kg) và tháng 6 (57 kg) cao nhất trong

năm, tháng 2 và tháng 10 thấp nhất (lần lượt là 5 kg và 4 kg).

Bảng 3.40. Ƣớc tính sản lƣợng Rồng đất bị săn bắt ở Nam Đông năm 2016

Tháng Sản lƣợng trung bình (kg)

Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 Hộ 4 Hộ 5 Hộ 6 Hộ 7 Hộ 8 Tổng cộng

2 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 0,5 5

3 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 12

4 5 3 3 3 3 3 4 4 28

5 5 4 7,5 7,5 7,5 7,5 6 6 51

6 7,5 6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 6 57

7 4 4 4 4 5 5 5 4 35

8 3 3 3 3 3 3 3 3 24

9 1 1 1 1 1 1 1 1 8

10 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4

Cộng 28 23,5 28,5 28,5 29,5 30 29,5 26,5 224

Ước tính sản lượng săn bắt Rồng đất của mỗi hộ gia đình từ 23,5-30 kg/năm.

Tính trung bình trong năm 2016, 8 hộ gia đình săn bắt được 224 kg Rồng đất, chủ

yếu các cá thể gần trưởng thành và trưởng thành (Bảng 3.40). Mặc dù, số hộ săn bắt

Page 116: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

105

Rồng đất ở Nam Đông nhiều hơn A Lưới nhưng sản lượng thấp hơn. Qua khảo sát

thực tế chúng tôi cũng nhận thấy mật độ phân bố cá thể Rồng đất ở các suối trong

rừng thứ sinh thuộc VQG Bạch Mã ít hơn so với các tuyến ở A Lưới. Tình hình săn

bắt Rồng đất ở đây khá phổ biến và thường xuyên, đối tượng tham gia săn bắt ở

huyện Nam Đông chủ yếu là người dân tộc Kơ Tu, vì vậy, họ có thói quen săt bắt

không chọn lọc, kể cả trứng của Rồng đất.

- Ở huyện Phong Điền:

Tình hình săn bắt Rồng đất ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền cho thấy số

lượng cá thể Rồng đất bị săn bắt mỗi tháng cao hơn nhiều so với ở huyện A Lưới và

Nam Đông. Các tháng săn bắt Rồng đất có sản lượng cao nhất từ tháng 5 đến tháng

7 (tháng 6: 82 kg), thấp nhất vào tháng 10 (10 kg). Trong năm 2016, mỗi hộ săn bắt

khoảng 62-68,5 kg Rồng đất (Bảng 3.41).

Bảng 3.41. Ƣớc tính sản lƣợng Rồng đất bị săn bắt ở Phong Điền năm 2016

Tháng Sản lƣợng trung bình (kg)

Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 Hộ 4 Hộ 5 Hộ 6 Tổng cộng

2 2 2 2 2 1 1 10

3 6 6 4,5 4,5 7,5 6 34,5

4 10 12 10 10 10 10 62

5 12 14 10 10 10 10 66

6 14 14 12 14 14 14 82

7 14 12 12 12 12 12 74

8 7,5 10,5 7,5 7,5 7,5 7,5 48

9 2 4 3 3 3 3 18

10 1 1 1 1 1 1 6

Cộng 68,5 75,5 62 64 66 64,5 400,5

Trong năm 2016, 6 hộ thu hoạch khoảng 400,5 kg Rồng đất, tuy số hộ săn bắt

ít hơn so với A Lưới và Nam Đông nhưng sản lượng nhiều hơn hẳn. Các hộ tham

gia săn bắt động vật rừng ở xã Phong Mỹ hầu hết là người Kinh nên thói quen săn

bắt ít mang tính hủy diệt. Đa số Rồng đất bị săn bắt ở vùng núi huyện Phong Điền

đều nằm trong nhóm tuổi trưởng thành và chủ yếu là cá thể đực. Bên cạnh đó, người

Page 117: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

106

đi rừng không bắt con non và các cá thể cái đang mang trứng và không phá hủy các

bãi đẻ của Rồng đất.

Tổng sản lượng săn bắt Rồng đất ở ba huyện A Lưới, Nam Đông và Phong

Điền trong năm 2016 cao nhất từ tháng 4 đến tháng 8 (hơn 100 kg/tháng), thấp nhất

vào tháng 10 (17 kg/tháng) và tháng 2 (26 kg/tháng), sản lượng trung bình ước tính

989 kg/năm (Bảng 3.42, Hình 3.37 A).

Bảng 3.42. Ƣớc tính tổng sản lƣợng Rồng đất bị săn bắt ở A Lƣới, Nam Đông và

Phong Điền năm 2016

Tháng Sản lƣợng trung bình (kg)

A Lƣới Nam Đông Phong Điền Tổng cộng

2 11 5 10 26

3 27 12 34,5 73,5

4 47,5 28 62 137,5

5 72 51 66 189

6 80 57 82 219

7 64,5 35 74 173,5

8 37,5 24 48 109,5

9 18 8 18 44

10 7 4 6 17

Cộng 364,5 224 400,5 989

Săn bắt Rồng đất

B A

Hình 3.37. Ƣớc tính tổng sản lƣợng trung bình các tháng săn bắt Rồng đất ở A Lƣới,

Nam Đông và Phong Điền năm 2016 (A); Ngƣời dân săn bắt Rồng đất (B)

Page 118: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

107

3.4.1.2. Tình hình buôn bán và sử dụng Rồng đất

- Tình hình buôn bán:

Rồng đất sau khi săn bắt được phân làm hai loại tùy thuộc vào trọng lượng:

Loại một từ 2-4 con/kg và loại hai từ 5-10 con/kg (Hình 3.38 A). Loại một đa số là

các cá thể đực trưởng thành, loại hai gồm có cá thể cái trưởng thành và cá thể gần

trưởng thành. Rồng đất đực bán được giá cao hơn Rồng đất cái. Rồng đất loại một

được các nhà hàng thu mua tận gốc, còn lại loại hai được bày bán ở các chợ địa

phương. Ở A Lưới, Rồng đất được bày bán tại chợ A Lưới, ở Nam Đông có bán tại

chợ Khe Tre, ở huyện Phong Điền có bán tại chợ Phong Mỹ.

Bảng 3.43. Tình hình buôn bán Rồng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

(năm 2016)

Địa điểm

Giá bán (đồng)

Tháng 4, 5, 6, 7 và 8 Tháng 2, 3, 9 và 10

Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2

A Lưới 200.000-250.000 120.000-150.000 250.000-300.000 150.000-180.000

Nam Đông 200.000-250.000 150.000-180.000 250.000-350.000 200.000-250.000

Phong Điền 180.000-220.000 100.000-130.000 200.000-250.000 130.000-180.000

Thành phố Huế 350.000 300.000 450.000 400.000

Giá bán Rồng đất cũng khác nhau theo từng địa phương. Ở A Lưới và Nam

Đông Rồng đất có giá bán cao hơn ở Phong Điền, giá bán còn thay đổi theo tháng

tùy thuộc khả năng khai thác được nhiều hay ít, các tháng: 2, 3, 9 và 10 có giá bán

cao hơn từ tháng 4 đến tháng 8. Rồng đất được bán tại thành phố Huế với giá cao

hơn ở các huyện từ 100-250 ngàn đồng, thời điểm cao nhất có giá bán 450.000

đồng/kg (Bảng 3.43). Do lợi nhuận thu được khá hấp dẫn nên tình trạng sắn bắt và

buôn bán Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra khá phổ biến.

- Tình hình sử dụng:

Chúng tôi đã khảo sát nhanh 38 nhà hàng và quán nhậu bình dân (gọi chung là

nhà hàng) có buôn bán và sử dụng động vật rừng ở các huyện Phong Điền (5 nhà

hàng), Nam Đông (3 nhà hàng), A Lưới (10 nhà hàng) và thành phố Huế (20 nhà

Page 119: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

108

hàng). Để đảm bảo tính riêng tư, tên và địa chỉ của người được phỏng vấn không

được nêu cụ thể trong luận án này (Hình 3.38 B).

Qua điều tra cho thấy người dân đi rừng ở xã Phong Mỹ huyện Phong Điền

săn bắt động vật rừng, trong đó có loài Rồng đất chủ yếu để cung cấp cho khách

hàng ngoài địa phương hoặc để sử dụng trong gia đình. Trong số 5 nhà hàng từ cầu

An Lỗ về đến quanh khu vực UBND xã Phong Mỹ chỉ có 2 nhà hàng bán Rồng đất,

nhưng không thường xuyên. Ở thị trấn A Lưới, trong số 10 nhà hàng khảo sát có 4

nhà hàng sử dụng Rồng đất thường xuyên. Ở thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông có

3 nhà hàng buôn bán và sử dụng Rồng đất thường xuyên. Đặc biệt, vào mùa khô khi

không phải làm việc mùa người dân ở xã Hương Lộc thường xuyên săn bắt Rồng

đất và các loài động vật rừng khác (ếch nhái, cá, rắn,….) để cải thiện bữa ăn trong

gia đình (số liệu điều tra nhanh 15 hộ gia đình). Tại thành phố Huế, chúng tôi khảo

C D

A B

Hình 3.38. Rồng đất bán tại chợ A Lƣới (A); Sử dụng và chế biến

các món ăn Rồng đất tại nhà hàng ở thành phố Huế (B, C, D)

Page 120: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

109

sát 20 nhà hàng buôn bán và sử dụng động vật rừng thì có 5 nhà hàng sử dụng Rồng

đất thường xuyên, thịt Rồng đất được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản khác

nhau (Hình 3.38 C, D).

3.4.1.3. Tác động đến sinh cảnh sống

- Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Quan sát dọc các tuyến khảo sát

trong rừng ở các huyện Phong Điền, A Lưới, Nam Đông đều ghi nhận các hoạt

động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (song mây, tre nứa, măng). Việc khai thác gỗ

và lâm sản khác đã làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến độ che phủ

và tác động tiêu cực đến sinh cảnh sống của loài Rồng đất. Đặc biệt, ở hai huyện A

Lưới và Nam Đông lâm tặc khai thác gỗ diễn ra hàng ngày trong suốt mùa khô,

nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm (Hình 3.39 A).

Ở A Lưới, khai thác gỗ tập trung chủ yếu ở rừng nguyên sinh xen lẫn thứ sinh

ở Hương Nguyên. Hai điểm Khe Dâu và A Pát phần lớn thuộc khu bảo tồn Sao La

nên rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, vì vậy, các hoạt động khai thác gỗ trái phép ít

xảy ra hơn. Bên cạnh đó, độ cao ở hai vùng rừng này khá lớn (trên 600 m), quá trình

B A

Hình 3.39. Hoạt động khai thác gỗ trái phép ở Nam Đông (A); Đốt và chặt phá

rừng làm nƣơng rẫy ở A Lƣới (B)

Page 121: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

110

khai thác và vận chuyển còn khó khăn, vì vậy, rừng ở A Pát và Khe Dâu còn

nguyên sinh ít bị tác động, độ che phủ cao. Ngoài khai thác gỗ trái phép, tình trạng

phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy cũng là nguyên nhân lớn làm

mất sinh cảnh sống của loài Rồng đất, đất rừng tự nhiên bị lấn chiếm làm nương rẫy

chủ yếu ở độ cao dưới 200 m (Hình 3.39 B). Vì vậy, diện tích rừng tự nhiên đã bị

suy giảm và bị thay thể bởi rừng trồng thuần loại. Kết quả nghiên cứu vi môi trường

sống của loài Rồng đất cho thấy loài này phân bố chủ yếu ở đai độ cao dưới 300 m,

các hoạt động như khai thác gỗ, trồng rừng, đốt rừng làm nương rẫy,…. đã ảnh

hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống của Rồng đất.

- Xây dựng công trình giao thông: Việc xây dựng đường Hồ Chí Minh những

năm trước đây đã làm mất một phần diện tích rừng tự nhiên cũng như chia cắt sinh

cảnh sống của nhiều loài động vật trong đó có Rồng đất (Hình 3.40 A).

Hiện nay, có một số dự án xây dựng đường đã làm mất đi một phần diện tích

rừng và chia cắt sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã trong đó có Rồng

đất như: Đường 74 từ A Lưới đi Nam Đông xuyên qua rừng tự nhiên ở Hương

A B

D C

Hình 3.40. Đƣờng Hồ Chí Minh (A); Đƣờng 74 (B); Sinh cảnh sống

của Rồng đất (C, D) ở A Lƣới

Page 122: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

111

Nguyên, huyện A Lưới (Hình 3.40 B), đường 73 xuyên qua rừng từ Phong Điền đến

huyện A Lưới, tuyến đường La Sơn đi Túy Loan xuyên qua một phần rừng của

VQG Bạch Mã thuộc địa bàn huyện Nam Đông (Hình 3.41 A, B).

Ngoài ra, sinh cảnh sống của loài Rồng đất cũng bị tác động bởi cháy rừng vào

mùa khô hay lũ quét vào mùa mưa. Tuy các hiện tượng này xảy ra không thường

xuyên nhưng cũng ảnh hưởng đến loài Rồng đất, vì loài này hoạt động chủ yếu ở

khu vực dọc theo các suối, khi lũ quét xảy ra sẽ làm mất sinh cảnh sống hay gây

chết các cá thể non và đặc biệt là làm mất các bãi đẻ trứng của Rồng đất.

3.4.2. Đề xuất các biện pháp bảo tồn loài Rồng đất

3.4.2.1. Các địa điểmưu tiên bảo vệ

Từ kết quả nghiên cứu hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở ba huyện A

Lưới, Nam Đông, Phong Điền ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy quần thể của loài

thằn lằn này đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do việc khai

thác quá mức của người dân địa phương làm thực phẩm hoặc buôn bán. Thời gian

săn bắt Rồng đất cũng trùng hợp vào mùa sinh sản của loài này nên đã ảnh hưởng

trực tiếp đến khả năng phục hồi quần thể. Mặc khác, sinh cảnh sống của Rồng đất

A

C

B

Hình 3.41. Đƣờng La Sơn-Túy Loan (A, B); Sinh cảnh sống của Rồng đất (C)

ở Nam Đông

Page 123: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

112

cũng đang chịu tác động bởi xây dựng đường giao thông, chặt phá rừng và đốt rừng

làm nương rẫy, cháy rừng.

Để xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn loài Rồng đất, chúng tôi sử dụng

phương pháp chồng ghép các lớp đánh giá. Mỗi tuyến nghiên cứu sẽ được xếp hạng

theo thang điểm từ 1-11, theo các tiêu chí đánh giá sau:

- Diện tích rừng và chất lượng sinh cảnh sống (chất lượng sinh cảnh rừng và

độ che phủ của tán rừng ở các suối): diện tích càng lớn, chất lượng càng tốt thì số

điểm càng cao.

- Kích thước và cấu trúc quần thể (số lượng cá thể, tỉ lệ giới tính, tỉ lệ theo

nhóm tuổi): số lượng cá thể ghi nhận nhiều, tỉ lệ giới tính đảm bảo tính cân bằng (1

đực/2 cái), tỉ lệ giữa nhóm con non và trưởng thành (ít nhất 1/3 số cá thể ghi nhận là

trưởng thành được coi là tối ưu).

- Mức độ tác động của con người (mức độ tác động đến sinh cảnh sống và tình

trạng săn bắt): mức độ tác động càng cao thì số điểm càng thấp.

Bảng 3.44. Số điểm đánh giá các tuyến khảo sát ở A Lƣới, Nam Đông và Phong Điền

Các

tuyến

suối

Điểm đánh giá

Cộng

điểm Diện

tích

rừng

Chất lượng

sinh cảnh

sống

Số lượt

cá thể

ghi nhận

Tỉ lệ

giới tính

Tỉ lệ

nhóm

tuổi

Mức độ

tác động

T-1 6 10 9 10 10 7 52

T-2 5 11 11 11 11 8 57

T-3 9 7 2 5 5 10 38

T-4 8 6 3 4 4 11 36

T-5 7 5 4 3 3 9 31

T-6 10 8 6 8 8 5 45

T-7 11 9 7 9 9 6 51

T-8 4 3 10 7 7 4 35

T-9 3 4 8 6 6 3 30

T-10 2 2 5 2 2 2 15

T-11 1 1 1 1 1 1 6

Page 124: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

113

Trong bảng 3.44, kết quả đánh giá tổng số điểm tại 11 tuyến ở ba khu vực

nghiên cứu được xếp từ cao xuống thấp như sau: tuyến T-2 (57 điểm), tuyến T-1

(52 điểm), tuyến T-7 (51 điểm), tuyến T-6 (45 điểm), tuyến T-3 (38 điểm), T-4 (36

điểm), tuyến T-8 (35 điểm), tuyến T-5 (31 điểm), tuyến T-9 (30 điểm), T-10 (15

điểm) và T-11 (6 điểm) (Hình 3.42).

Hình 3.42. Số điểm đánh giá tại các tuyến khảo sát ở A Lƣới, Nam Đông và

Phong Điền

Để bảo tồn quần thể loài Rồng đất ở huyện A Lưới, Nam Đông và Phong Điền

tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà quản lý nên ưu tiên bảo tồn khu vực các tuyến theo

thứ tự sau: tuyến T-2 và T-1 (Phong Điền) ưu tiên bảo tồn trước; tiếp theo là tuyến

T-7 và T-6 (Hương Nguyên - A Lưới); đến các tuyến T-3, T-4 (A Pát - A Lưới) và

T-8 (Nam Đông); sau cùng là các tuyến T-5 (Khe Dâu - A Lưới), T-9, T-10 và T-11

(Nam Đông) (Hình 3.43).

Page 125: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

114

Hình 3.43. Đánh giá các địa điểm ƣu tiên bảo tồn loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 126: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

115

3.4.2.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng mô hình nhân nuôi sinh sản Rồng đất

nhằm bảo tồn và phát triển kinh tế

Để đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm và nuôi làm cảnh cần xây dựng mô hình

nhân nuôi sinh sản Rồng đất. Đây là một trong những biện pháp vừa hạn chế áp lực

săn bắt loài này trong tự nhiên, vừa giúp phát triển kinh tế hộ gia đình ở các huyện

miền núi. Có thể xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm ở một số hộ gia đình ven rừng

ở các xã thuộc huyện Nam Đông, A Lưới và Phong Điền.

Ngô Đắc Chứng và Bùi Thị Thúy Bắc (2009) đã công bố một số thông tin sơ

bộ về việc nhân nuôi Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên, đặc điểm môi

trường sống, thành phần thức ăn của Rồng đất ngoài tự nhiên chưa được nghiên cứu

ở thời điểm này, nên chưa vận dụng vào trong quy trình nuôi nhốt. Vì vậy, từ kết

quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra một số kinh nghiệm cho mô hình nhân nuôi

sinh sản loài Rồng đất đối với thiết kế, xây dựng và tạo sinh cảnh chuồng nuôi cũng

như chăm sóc như sau:

(1) Xây dựng chuồng nuôi: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh

học sinh thái của Rồng đất trong điều kiện tự nhiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên

cứu sinh đề xuất một số vấn đề cần lưu ý trong xây dựng chuồng nuôi như sau: Do

Rồng đất thích leo trèo và sống bám trên các cành cây nên kích thước chuồng nuôi

phải phù hợp với tập tính của loài, kích thước chuồng khoảng 2 × 3 × 3 m (rộng ×

dài × cao). Chân tường xung quanh chuồng xây cao khoảng 40 cm, mặt trong lát

bằng gạch men. Xung quanh chuồng và trên mái được làm bằng lưới sắt có bọc

nhựa để tránh làm tổn thương Rồng đất. Phía trên chuồng phủ mái che bằng tôn

chiếm khoảng 50% diện tích để Rồng đất có nơi trú mưa và phần thoáng có thể phơi

nắng. Nền chuồng lót cát và đất, dày khoảng 30 cm, phía trên phủ lá khô, góc

chuồng có hố cát để Rồng đất có thể đào hố và đẻ trứng trong mùa sinh sản (Hình

3.42 B).

(2) Sinh cảnh chuồng: Bên trong chuồng nuôi trồng bố trí nhiều cây xanh có

tán lá và cành cây khô gác chéo ở các độ cao khác nhau, độ che phủ trong chuồng

khoảng 40-50%. Chiều cao của cây có thể đến nóc chuồng để Rồng đất leo trèo,

phơi nắng và ẩn nấp vào ban ngày, bám để ngủ vào ban đêm. Trên nền chuồng cần

Page 127: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

116

tạo hang hốc để Rồng đất ẩn nấp, đặt biệt là con non. Trong chuồng nuôi xây có hố

nước chiếm khoảng 1/3 diện tích để Rồng đất có thể ngâm mình và uống nước.

(3) Điều kiện môi trường: Từ kết quả nghiên cứu trong tự nhiên thì nhiệt độ

không khí thích hợp với Rồng đất vào ban đêm từ 25-29oC tương ứng với độ ẩm

tương đối từ 70-90%, vào ban ngày nhiệt độ không khí từ 29-33oC tương ứng với

độ ẩm tương đối từ 60-80%. Các nghiên cứu nuôi nhốt Rồng đất trước đây cũng đề

xuất nhiệt độ không khí vào ban ngày trong khoảng 26-32oC và độ ẩm tương đối

trong khoảng 40-80% [6], [7], [55], [104] (Bảng 3.45). Như vậy, trong nuôi nhốt có

thể tạo điều kiện môi trường tương ứng để Rồng đất phát triển giống như trong tự

nhiên. Vì vậy, trong nghiên cứu này đề xuất nhiệt độ không khí lý tưởng nuôi nhốt

Rồng đất vào ban ngày khoảng 26-33oC tương ứng với độ ẩm khoảng 60-70%; vào

ban đêm nhiệt độ không khí khoảng 23-30oC, độ ẩm khoảng 70-80% (Bảng 3.45).

Bảng 3.45. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tƣơng đối thích hợp trong nuôi nhốt

loài Rồng đất

Các nghiên cứu Yếu tố khí hậu Ban ngày Ban đêm

Trong tự nhiên

(Nghiên cứu này)

Nhiệt độ 29-33oC 25-29

oC

Độ ẩm 60-80% 70-90%

Vosjoli (1992) [104] Nhiệt độ 28,9-31,1°C 23,9-26,7°C

Độ ẩm 80% -

Ngô Đắc Chứng và Bùi Thị

Thúy Bắc (2009) [6]

Nhiệt độ 28,9-31,1oC 23,9-26,7

oC

Độ ẩm 60-80% -

Ngô Đắc Chứng và Đậu Thị

Nam Bình (2012) [7]

Nhiệt độ 27oC -

Độ ẩm 74,6% -

Döring (2015) [55] Nhiệt độ 26-32°C -

Độ ẩm 40-80% -

Đề xuất Nhiệt độ 26-33

oC 23-30

oC

Độ ẩm 60-70% 70-80%

Page 128: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

117

(4) Thức ăn: Căn cứ vào thành phần thức ăn của Rồng đất trong tự nhiên, có

thể cung cấp thức ăn động vật và thực vật cho loài này trong điều kiện nuôi nhốt.

Thức ăn động vật bao gồm: dế, mối, kiến, ấu trùng côn trùng, thức ăn thực vật là

các loại hoa, quả chín.

(5) Tỉ lệ giới tính: Quan sát tập tính của Rồng đất trong tự nhiên cho thấy

chúng sống riêng lẻ đối với các cá thể non, sống theo cặp đối với cá thể trưởng

thành (tỉ lệ 1 đực:1 cái). Vì vậy, trong điều kiện nuôi nhốt nên nuôi với mật độ thưa

khoảng 3-4 cá thể/chuồng hoặc ngăn chuồng lớn thành các ngăn nhỏ. Các cá thể

non nên tách nuôi ở chuồng riêng. Để tránh các cá thể trưởng thành đánh nhau, nên

nuôi ghép theo tỉ lệ 1 đực/2-3 cái.

(6) Đặc điểm sinh sản: Mùa sinh sản của Rồng đất từ cuối tháng 2 đến tháng

6. Rồng đất có tập tính đào hố rồi đẻ trứng, sau đó lấp cát (Hình 3.44 A). Vì vậy,

trong điều kiện nuôi nhốt nên chú ý nuôi vỗ trước khi vào mùa sinh sản, vào khoảng

thời gian này cần theo dõi Rồng đất đẻ trứng, thu trứng để ấp và có kế hoạch tách và

chăm sóc con non.

3.4.2.3. Các giải pháp về quản lý bảo tồn

Săn bắt Rồng đất làm thực phẩm và buôn bán là nguyên nhân chủ yếu làm suy

giảm quần thể của loài này ở các huyện Nam Đông, A Lưới và Phong Điền. Do vậy,

để phục hồi quần thể cần kiểm soát việc săn bắt Rồng đất, đặc biệt là trong mùa sinh

sản. Mặc dù, loài Rồng đất có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhưng không

phải là loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-

CP và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, vì vậy, chưa có chế tài xử phạt các đối tượng

vi phạm.

A B

Hình 3.44. Nền cát nơi Rồng đất đẻ trứng (A); Hình dạng trứng Rồng đất (B)

Page 129: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

118

Một số hoạt động cần thực hiện gồm:

- Xem xét, đánh giá để đưa loài Rồng đất vào Danh lục Đỏ IUCN và danh

sách các loài hạn chế khai thác vì mục đích thương mại.

- Tăng cường tuần tra, giám sát để ngăn chặn các vi phạm ảnh hưởng tiêu cực

đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài động vật rừng trong đó có Rồng đất,

đặc biệt lưu ý ở các khu vực Nam Đông và A Lưới.

- Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên, đặc biệt là các khu vực rừng

đầu nguồn có các suối vừa nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, hạn chế lũ lụt vừa

bảo đảm sinh cảnh sống cho các loài động vật.

- Tạo các hành lang rừng để liên kết các khoảng rừng bị biệt lập để mở rộng

sinh cảnh sống và tạo không gian giao lưu giữa các quần thể Rồng đất. Có các biện

pháp hạn chế tối đa tác động từ xây dựng đường giao thông, phát triển cơ sở hạ

tầng, canh tác nông nghiệp đến diện tích rừng tự nhiên.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các nhà hàng và cơ sở sử dụng mua bán

động vật hoang dã trái pháp luật.

- Thực hiện các chương trình tuyên truyền về việc giảm thiểu săn bắt và sử

dụng động vật hoang dã, đặc biệt là tuyến xã và thị trấn các huyện miền núi. Các

hình thức tuyên truyền có thể áp dụng như: thông tin trên đài báo, treo các pa nô áp

phích để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang

dã. Đồng thời thông tin về chế tài, các hình phạt khi có hoạt động săn bắt và buôn

bán động vật hoang dã.

Page 130: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Hiện trạng quần thể

- Kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền lớn nhất,

khoảng 81 cá thể/2 tuyến (dài 2.100 m), trung bình 26 m gặp 1 cá thể; Ở A Lưới,

năm 2016, khoảng 96 cá thể/5 tuyến (dài 2.640 m), trung bình 28 m gặp 1 cá thể,

năm 2017, khoảng 59 cá thể/2 tuyến (dài 1.650 m), trung bình 30 m gặp 1 cá thể; Ở

Nam Đông khoảng 78 cá thể/3 tuyến (dài 3.700 m), trung bình 48 m gặp 1 cá thể.

Tổng cộng, ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất ba địa điểm nghiên cứu năm

2016-2017 là 314 cá thể (mức sai số khoảng 314 ± 16 cá thể).

- Mật độ quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền ước tính

khoảng 97 cá thể/10.000 m2, ở A Lưới khoảng 44 cá thể/10.000 m

2, ở Nam Đông

khoảng 28 cá thể/10.000 m2.

- Cấu trúc quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở ba địa điểm nghiên cứu

ghi nhận con non chiếm ưu thế (chiếm 52,9%), tiếp theo là nhóm gần trưởng thành

chiếm 28,6%, thấp nhất là nhóm trưởng thành chiếm 18,5%. Như vậy, từ tháng 4

đến tháng 6 quần thể Rồng đất đang trong giai đoạn phát triển.

- Cấu trúc giới tính tại các tuyến khảo sát ở ba địa điểm nghiên cứu đã xác

định được tỉ lệ đực : cái là 13,1 : 18,4. Như vậy, quần thể Rồng đất ở khu vực

nghiên cứu có cá thể cái chiếm ưu thế hơn cá thể đực.

1.2. Đặc điểm môi trƣờng sống, phƣơng thức hoạt động và phân bố

- Đặc điểm môi trường sống: Ban ngày, Rồng đất hoạt động ở mặt đất và trên

cây trong 6 loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát và thảm cỏ

ven bờ suối, vi môi trường sống khác. Ban đêm, Rồng đất bám chủ yếu trên cành

cây, tán lá, dây leo ở ven bờ suối. Độ cao vị trí bám của cá thể trưởng thành cao hơn

so với con non. Vào ban ngày, độ che phủ rừng nơi cá thể trưởng thành hoạt động

thấp hơn (26,1%) so với con non (34,7%), ban đêm thì ngược lại các cá thể trưởng

thành bám nơi có độ che phủ rừng (77,3%) cao hơn so với con non (64,4%).

- Phương thức hoạt động: Ban ngày, Rồng đất hoạt động từ 8:00-16:00 giờ

(nhiệt độ không khí từ 28,3-30,6oC, độ ẩm từ 65,3-85%), hoạt động mạnh nhất từ

Page 131: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

120

12:00-13:00 giờ (nhiệt độ không khí khoảng 31,4oC, độ ẩm khoảng 61%) khi trời

nắng ráo, hoạt động chủ yếu săn mồi, bắt cặp sinh sản, đẻ trứng, phơi nắng và uống

nước. Ban đêm, Rồng đất bám trên cành cây, tán lá, dây leo ven bờ suối để ngủ.

- Đặc điểm phân bố: Rồng đất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m, ít phân

bố ở độ cao từ 600 m trở lên. Sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng ghi nhận

Rồng đất nhiều nhất, đến sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ và ít phân bố

ở sinh cảnh rừng nguyên sinh.

1.3. Thành phần thức ăn

- Rồng đất ăn 20 loại thức ăn, chủ yếu là côn trùng (Mối, Kiến), Nhện, Ấu

trùng côn trùng, các loài Dế và Châu chấu trong bộ Cánh thẳng, Mối và Kiến là hai

loại thức ăn ưa thích, Giun đất có tỉ lệ thấp, thực vật (lá thực vật và quả Sung) cũng

là loại thức ăn của loài này.

- Rồng đất trưởng thành ăn 4 loại thức ăn chủ yếu: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ

Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng; Con gần trưởng thành ăn 5 loại: bộ Cánh đều, họ

Kiến, bộ Cánh thẳng, bộ Nhện và Ấu trùng côn trùng; Con non ăn 6 loại thức ăn: bộ

Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng, bộ Giun đất và bộ Nhện.

Con gần trưởng thành ăn nhiều hơn con trưởng thành và con non.

- Con đực ăn 5 loại thức ăn ưu thế: bộ Cánh đều, bọ Kiến, thực vật, bộ Cánh

thẳng, Ấu trùng côn trùng. Con cái ăn 6 loại thức ăn ưu thế: bộ Cánh đều, họ Kiến,

bộ Cánh thẳng, bộ Cánh cứng, Ấu trùng côn trùng, bộ Cánh màng.

1.4. Các nhân tố tác động, bảo tồn và phát tiển loài Rồng đất

- Nhân tố tác động đến quần thể Rồng đất chủ yếu do săn bắt quá mức làm

thực phẩm và buôn bán, ước tính năm 2016 ở A Lưới săn bắt khoảng 364,5 kg/năm,

Nam Đông khoảng 224 kg/năm, Phong Điền khoảng 400,5 kg, cả khu vực nghiên

cứu khoảng 989 kg/năm. Thu hẹp diện tích rừng, chặt phá rừng, chia cắt sinh cảnh

sống cũng là nhân tố tác động đến sinh cảnh sống của loài này.

- Địa điểm bảo tồn theo số điểm từ cao xuống thấp: Tuyến T-2, T-1 (Phong

Điền); tuyến T-7, T-6, T-3, T-4 (A Lưới); tuyến T-8 (Nam Đông), tuyến T-5 (A

Lưới), tuyến T-9, T-10 và T-11 (Nam Đông).

Page 132: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

121

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với công tác nghiên cứu tiếp theo

Cần tiếp tục thực hiện chương trình giám sát quần thể loài Rồng đất ở tỉnh

Thừa Thiên Huế để theo dõi sự biến động về số lượng cá thể. Trên cơ sở đó đưa ra

giải pháp quy hoạch bảo tồn phù hợp.

2.2. Đối với công tác bảo tồn

- Xem xét, đánh giá hiện trạng bảo tồn của loài ở phạm vi toàn cầu để đưa loài

Rồng đất vào Danh lục Đỏ IUCN và danh lục các loài hạn chế khai thác vì mục đích

thương mại.

- Cơ quan quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế có thể tham khảo số liệu của đề tài

này để quy hoạch các địa điểm ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có quần

thể của loài Rồng đất, chú ý bảo vệ sinh cảnh rừng tự nhiên ở các khu vực sau:

Hương Nguyên, A Pát, Khe Dâu (A Lưới), Hương Lộc (Nam Đông), và KBTTN

Phong Điền.

- Cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần kiểm soát việc khai thác và

sử dụng Rồng đất quá mức, đặc biệt là vào mùa sinh sản do mức độ ảnh hưởng rất

lớn đến quần thể của loài này trong tự nhiên. Thực hiện các chương trình tuyên

truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, giảm thiểu các hoạt động ảnh

hưởng đến sinh cảnh và quần thể Rồng đất.

- Cần xem xét việc nhân nuôi sinh sản thử nghiệm Rồng đất quy mô hộ gia

đình để giảm thiểu việc săn bắt ngoài tự nhiên và đáp ứng được nhu cầu của thị

trường. Việc nhân nuôi Rồng đất có thể tham khảo số liệu của đề tài trong thiết kế

chuồng nuôi, sinh cảnh, đảm các các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và thành phần

thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập tính của loài.

Page 133: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Ngô Văn Bình, Nguyễn Công Lục, Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng,

Nguyễn Quảng Trường (2016), “Môi trường số và phương thức hoạt động của

loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”,

Báo cáo Khoa học, Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ

ba, Nxb. KHTN&CN, Hà Nội, tr. 175-180.

2. Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình, Nguyễn Quảng Trường

(2017), “Hoạt động ngày đêm của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus

Cuvier, 1829) ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế”, 126(1A), T p ch ho học i

học Huế: ho học T nhi n; ISSN 1859-1388, Nxb. Đại học Huế. tr. 103-112.

3. Nguyen Van Hoang, Ngo Van Binh, Ngo Dac Chung, Nguyen Quang Truong

(2017), “Diet of the Indochinese Water Dragon Physignathus cocincinus

Cuvier, 1829 (Squamata: Agamidae) from Thua Thien Hue Province,

Vietnam”, Russian Journal of Herpetology, (Đã nhận đăng).

4. Truong Quang Nguyen, Hai Ngoc Ngo, Cuong The Pham, Hoang Nguyen Van,

Chung Dac Ngo, Mona van Schingen, Thomas Ziegler (2018), “ First population

assessment of the Asian Water Dragon (Physignathuscocincinus Cuvier, 1829) in

Thua Thien Hue Province, Vietnam”, Nature Conservation, 26: 1–14, doi:

10.3897/natureconservation.26.21818 http://natureconservation.pensoft.net.

Page 134: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tùng (2000), “Khu hệ bò sát, ếch nhái khu

bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng)”, T p chí Sinh học, 22(1B), tr. 24-29.

2. Đinh Thị Phương Anh, Trần Thị Ánh Hường (2009), “Thành phần loài ếch nhái

và bò sát khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà thành phố Đà Nẵng”, Báo cáo Khoa

học, Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Đại

học Huế, tr. 19-24.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách đỏ Việt Nam, Phần I. ộng vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà

Nội.

4. Ngô Đắc Chứng (1998), “Thành phần loài lưỡng thê và bò sát của khu vực phía

Nam Bình Trị Thiên”, T p chí Sinh học, 20(4), tr. 12-19.

5. Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba (2009), “Phân bố của các thành phần loài ếch nhái,

bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông”, Báo cáo

Khoa học, Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất,

Nxb Đại học Huế, tr. 25-30.

6. Ngô Đắc Chứng, Bùi Thị Thúy Bắc (2009), “Quy trình nuôi Rồng đất

Physignathus cocincinus Cuvier, 1829”, Báo cáo Khoa học, Hội thảo Quốc gia

về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Đại học Huế, tr. 267-274.

7. Ngô Đắc Chứng, Đậu Thị Nam Bình (2012), “Nghiên cứu nuôi thử nghiệm làm

cảnh Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier”, Báo cáo Khoa học, Hội thảo

Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ 2, Nxb. Đại học Vinh, tr. 71-

80.

8. Ngô Đắc Chứng, Trần Thị Mai Hường, Trần Đình Việt Hùng (2007), “Một số

đặc điểm sinh học của Rồng đất ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế”, T p chí Nghiên

cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 6(65), ISSN

1859-0152, tr. 84-89.

9. Ngô Đắc Chứng, Trần Duy Ngọc (2007), “Thành phần loài ếch nhái (Amphibia)

và bò sát (Reptilia) của tỉnh Phú Yên”, T p chí Sinh học, 29(1), tr. 20-25.

10. Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2015), Giáo trình iều tra và Giám sát

đ d ng Sinh học đông vật, Nxb. Đại học Huế.

Page 135: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

11. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2016), Niên giám thống kê, Giấy phép xuất bản

số 44 cấp ngày 29/4/2016.

12. Hồ Thu Cúc (2002), “Đánh giá nguồn tài nguyên bò sát, ếch nhái của khu vực

đầm Ao Châu, Hạ Hòa, Phú Thọ”, T p chí Sinh học 24(2A), tr. 20-28.

13. Hồ Thu Cúc (2002), “Kết quả điều tra bò sát, ếch nhái của khu vực A Lưới, tỉnh

Thừa Thiên Huế”, T p chí Sinh học, 24(2A), tr. 29-35.

14. Hồ Thu Cúc, Nguyễn Thiên Tạo (2009), “Đa dạng các loài bò sát và ếch nhái ở

khu Bảo tồn Thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, Báo cáo Khoa

học, Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Đại

học Huế, tr. 31-38.

15. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật (2009), “Kết qủa bước đầu khảo sát

lưỡng cư và bò sát ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông”, Báo cáo Khoa học Hội

thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Ðại học Huế,

tr. 64-71.

16. Lê Vũ Khôi (2000), “Đa dạng sinh học động vật có xương sống trên cạn ở Bà Nà

(Quảng Nam - Đà Nẵng)”, T p chí Sinh học, 22(1B), tr. 154-163.

17. Đăng Huy Phương, Hoàng Minh Khiên, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Quảng Trường

(2004), “Kết quả bước đầu điều tra khu hệ động vật có xương sống trên cạn của

khu vực núi Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang”, T p chí Sinh học, 26(2), tr. 21-29.

18. Lê Nguyên Ngật (1997), “Thành phần loài ếch nhái và bò sát ở vùng núi Ngọc

Linh - Komtum”, T p chí Sinh học, 19(4), tr. 17-21.

19. Lê Nguyên Ngật (2002), “Góp phần nghiên cứu thằn lằn ở vùng núi của một số

tỉnh miền Bắc Việt Nam”, T p chí Sinh học, 24(2A), tr. 36-41.

20. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), “Kết quả điều tra bước đầu về

thành phần loài ếch nhái, bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ

An”, T p chí Sinh học, 23(3B), tr. 59-65.

21. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (1999), “Kết quả khảo sát bước đầu hệ ếch

nhái, bò sát ở vùng rừng Tây Quảng Nam”, T p chí Sinh học, 21(1), tr. 11-16.

22. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2009), “Hiện trạng khu hệ lưỡng cư và bò

sát ở khu dự trữ Sinh quyển Kiên Giang”, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia

về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Ðại học Huế, tr. 100-108.

Page 136: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

23. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2001), “Thành phần loài ếch

nhái, bò sát ở vùng núi Sapa, Lào Cai”, T p chí Sinh học, 23(4), tr. 24-30.

24. Trần Duy Ngọc, Ngô Đắc Chứng (2009), “Bước đầu nghiên cứu tính chất địa

động vật của khu hệ ếch nhái, bò sát tỉnh Phú Yên”, Báo cáo Khoa học, Hội thảo

Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Đại học Huế, tr.

123-127.

25. Hoàng Xuân Quang (1993), Góp phần điều tra ếch nhái, bò sát các Tỉnh Bắc

Trung Bộ (trừ bò sát biển), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư

Phạm Hà Nội.

26. Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng (1998), “Dẫn liệu về thành phần loài ếch

nhái, bò sát khu vực chữ A Hương Khê, Hà Tĩnh”, Tuyển tập Hội thảo khoa học

đ d ng sinh học Bắc Trường Sơn, (2), tr. 18-19.

27. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2000), “Khu hệ bò sát,

ếch nhái Hữu Liên (Lạng Sơn)”, T p chí Sinh học, 22(1B), tr. 6-10.

28. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Trường Sơn (2000), “Kết

quả bước đầu khảo sát khu hệ bò sát, ếch nhái núi Yên Tử”, T p chí Sinh học,

2(1B), tr. 11-14.

29. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2002), “Nghiên cứu thành phần loài bò sát, ếch

nhái ở Vườn Quốc gia Cát Tiên”, T p chí Sinh học, 24(2A), tr. 2-10.

30. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh mục ếch

nhái và bò sát Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang (2000), “Khu hệ bò sát, ếch nhái vườn

Quốc Gia Bến En (Thanh Hóa)”, T p chí Sinh học, 22(1B), tr. 15-23.

32. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (2004), ặc điểm khí hậu-thủy văn

Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

33. Đỗ Thành Trung, Lê Nguyên Ngật (2009), “Về thành phần loài lưỡng cư, bò sát

ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên”, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia về

lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Ðại học Huế, tr. 153-158.

34. Nguyễn Quảng Trường (2000), “Khu hệ bò sát, ếch nhái ở Hương Sơn tỉnh Hà

Tỉnh”, T p chí Sinh học, 22(1B), tr. 195-201.

35. Nguyễn Quảng Trường (2011), Systematic, ecology, and conservation of the

lizard fauna in northeastern Vietnam, with sspecial focus on the genera

Page 137: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Pseudocalotes (Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphennomorphus

and Tropidophorus (Scincidae) from this country, Bonn.

36. Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc, Đặng Văn Thuần, Trần Việt Khoa, Nguyễn

Đức Toàn, Đồ Văn Nhụy (2004), Báo cáo Khảo sát và tập huấn giám sát các

loài bò sát và ếch nhái quan trọng ở Vườn quốc gi t m đảo, Văn phòng GTZ

Việt Nam và Cục Kiểm lâm (FPD) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

(MARD), Hà Nội.

37. Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Raoul Bain (2006), “Thành phần loài

ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở tỉnh Hà Giang”, T p chí Sinh học,

28(2) tr. 21-26.

38. Trần Thanh Tùng, Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (2008), “ Sự đa dạng

và hiện trạng ếch nhái và bò sát ở vùng núi Yên Tử”, T p chí Sinh học, 30(3), tr.

44-51.

39. Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1981), Kết quả điều tr cơ bản động

vật miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

40. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), ịa chí Thừa Thiên Huế - Phần

T nhiên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

41. Bain R. H. & Hurley M. M. (2011), A Biogeographic synthesis of the

Amphibians and Reptiles of Indochina, American Museum of Natural History,

ISSN 0003-0090.

42. Barbour T. (1912), “Physignathus cocincinus and its subspecies”, Proceedings of

the Biological Society of Washington, XXV, Washington Printed for the Society,

pp.191-192.

43. Beaupre S. J., Jacobson E. R., Lillywhite H. B. & Zamudio K. (2004), Guidelines

for use of live amphibians and reptiles in field and laboratory research, The

Herpetological Animal Care and Use Committee (HACC) of the American

Society of Ichthyologists and Herpetologists.

44. Boulenger G. A. (1885), Catalogue of the lizards in the British museum (Natueal

History). Greckonidae, Eublepharidie, Ueoplatidje, Pygopodidae, Agamidae,

Second Edition, I, London: Printed by order of the Trustees.

Page 138: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

45. Bourret R. (1937), “Notes herpétologique sur l’Indochine française”, Annexe au

bulletin Génér l de l’Instruction Publique, 9, pp. 4-34.

46. Bourett R. (1939), Notes Herpetologiques sur L′indochine Fr nc ise, Bull.

General de L′Instruction Publique, XVI(6).

47. Bourett R. (1940), Notes herpétologique sur l’Indochine fr nç ise,

Gouvernement général de l’Indochine, Hanoi.

48. Bourett R. (1943), Comment déterminer un léz rd d’Indochine, Publication de

l’instruction publiqiue en Indochine, Hanoi.

49. Caldart V. M., Iop S., Bertaso T. R. N. & Zanini C. (2012), “Feeding Ecology of

Crossodactylus schmidti (Anura: Hylodidae) in Southern Brazil”, Zoological

Studies, 51(4), pp. 484-493.

50. Clemann N., Chapple D.G., and Wainer J. (2004), “Sexual dimorphism, diet, and

reproduction in the Swamp Skink, Egernia coventryi” Journal of Herpetology,

38, pp. 461-467.

51. Cox M. R., Skelly S. L. & John-Alder H. B. (2003), “A comparative test of

adaptive hypotheses for sexual size dimorphism in lizards”, Evolution, 57(7), pp.

1653-1669.

52. Cuvier B. (1829), Le Règne Animal. Distribue D'Apres Son Organisatioin, Pour

Servir de Base, A L'histoire Naturelle des Animaux et D'introduction a

L'anatomie Comparée, II(8).

53. Cuvier B. (1837), The Animal Kingdom, Vol. II, Reptiles - Fishles, London.

54. Darwin C. (1874), The Descent of Man and Selection in Relation to Sex,

Published by Princeton University Press, Princeton, New Jersey.

55. Döring M. (2015), “English Wikipedia-Species Pages”, Wikimedia Foundation,

Checklist Dataset, doi.org/10.15468/c3kkgh accessed via GBIF.org on 2017-08-20.

56. Dumeril A. M. C., Bibron G. (1837), Erpétologie Générale ou Histoie Naturelle

compète des Reptiles, Librairie Encyclpédique de Roret, 4.

57. Edward E. R., Richard S. F., Robert D. B. (2004), Invertebrate Zoology,

Thomson Learning, Inc., USA.

58. Foster D. & Smith A. D. (1997), “Thai Water Dragon (Physignathus) Basic

Husbandry and Care: Habitat, Diet, and Cleaning”, Reptiles Pet Education

Page 139: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

Veterinary & Aquatic Services Department, pp. 1-4, Available from:

http://www.peteducation.com (accessed October, 2017).

59. Griffith H. (1991), “Heterochrony and evolution of sexual dimorphism in the

fasciatus group of the scincid genus Eumeces”, Journal of Herpetology, 25, pp.

24-30.

60. Grismer L. L., Thou C., Thy N., Wood P. L., Jesse Jr., Grismer L., Youmans T.

M., Ponce A., Daltry J. C., and Kaiser H. (2007), “The Herpetofauna of the

Phnom Aural Wildlife Sanctuary and checklist of the Herpetofauna of the

Cardamom mountains, Cambodia”, Herpetofauna of the Phnom Aural Wildlife

Sanctuary, Cambodia. Hamadryad, 31(2), pp. 216-241.

61. Grismer L. L., Thy N., Thou C. and Grismer J. L. (2008), “Checklist of the

amphibians and reptiles of the Cardamom region of southwestern Cambodia”,

Cambodian Journal of Natural History, 1, pp. 12-28.

62. Grismer L. L., Thy N., Thou C., Wood P. L., Jamie Jr., Oaks R., Holden J.,

Grismer J. L., Szutz T. R., Youmans T. M. (2008), “Additional amphibians and

reptiles from the Phnom Samkos Wildlife Sanctuary in Northwestern Cardamom

mountains, Cambodia, with comments on their taxonomy and the discovery of

three new species” The Raffles Bulletin of Zoology, National University of

Singapore, 56(1), pp. 61-175.

63. Gunther A. C. L. G. (1863), The Reptiles of British India, Published for the ray

society by Robert Hardwicke, 192 piccadilly, London.

64. Hartmann T., Ihlow F., Edwards S., Sothanin S., Handschuh M. and Böhme W.

(2013), “A Preliminary Annotated Checklist of the Amphibians and Reptiles of

the Kulen Promtep Wildlife Sanctuary in Northern Cambodia”, Asian

Herpetological Research, 4(1), pp. 36-55.

65. Hecht V. L., Pham C. T., Nguyen T. T., Nguyen T. Q., Bonkowski M., Ziegler T.

(2013), “First report on the Herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve,

northeastern Vietnam”, Biodiversity Journal, 4(4), pp. 507-552.

66. Heideman N. J. L., Daniels S. R., Mashinini P. L., Mokone M. E., Thibedi M. L.,

Hendricks M. G. J., Wilson B. A., and Douglas R. M. (2008), “Sexual

dimorphism in the African legless skink subfamily Acontiinae (Reptilia:

Scincidae)”, African Zoology, 43, pp. 192-201.

Page 140: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

67. Huey R. B., Pianka E. R. (1981), “Ecological consequences of foraging mode”,

The Ecological Society of America, Ecology, 62(4), pp. 990-999.

68. Hurlbert SH. (1971), “The non-concept of species diversity: A critique and

alternative parameters”, Ecology, 52, pp. 577-586.

69. Jestrzemski D., Schütz S., Truong N. Q., Ziegler T. (2013), “A survey of

amphibians and reptiles in Chu Mom Ray National Park, Vietnam, with

implications for herpetofaunal conservation”, Asian Journal of Conservation

Biology, 2(2), pp. 88-110.

70. Ji X., Lin L. H., Lin C. X., Qiu Q. B., and Du Y. (2006), “Sexual dimorphism

and female reproduction in the Many-lined Sun Skink (Mabuya multifasciata)

from China”, Journal of Herpetology, 40, pp. 351-357.

71. Kaplan M. (1997), “Reptile Rehabilitation”, The Biology Husbandry, and

Health Care of Reptiles, III, pp. 898-941.

72. Krebs CJ. (1999), Ecological Methodology, Menlo Park (CA): Addison Wesley

Longman.

73. Macey J. R., Schulte J. A., Larson A., Ananjeva N. B., Wang Y., Pethiyagoda R.,

Pouyani N. R., and Syst T. J. P. (2000), “Evaluating Trans-Tethys Migration: An

Example Using Acrodont Lizard Phylogenetics”, Syst. Biol., 49(2), pp. 233-256.

74. Magnusson W. E., Lima A. P., da Silva W. A., de Araújo M. C. (2003), “Use of

Geometric Forms to Estimate Volume of Invertebrates in Ecological Studies of

Dietary Overlap”, Copeia, (1), pp. 13-19.

75. Mayer J., Knoll J., Innis C., Mark A. M., (2005), “Characterizing the

Hematologic and Plasma Chemistry Profiles of Captive Chinese Water

Dragons, Physignathus concincinus”, Journal of Herpetological Medicine

and Surgery, 15(3), pp. 16-23.

76. Meiri S. (2010), “Length-weight allometries in lizards”, Journal of Zoology

(281), pp. 218-226.

77. Millar I. M., Uys V. M., Urban R. P. (2000), Collecting and preserving Insects

and Arachnids, SDC, Switzerland.

78. Nabhitabhata J., Chan-Ard T. & Chuaynkern Y. (2000), Checklist of Amphibians

and Reptiles in Thailand, Office of Environmental Policy and Planning,

Bangkok, Thailand.

Page 141: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

79. Nguyen V. S., Ho T. C., Nguyen Q. T. (2009), Herpetofauna of Vietnam, Edition

Chimaira, Frankfurt am Main.

80. Ngo D. C., Ngo V. B., Hoang T. T., Nguyen T. T. T. & Dang P. H. (2015),

“Feeding ecology of the common sunskink, Eutropis multifasciata

Reptilia:Squamata: Scincidae), in the plains of central Vietnam”, Journal of

Natural History, Taylor & Francis, pp. 2417-2436.

81. Olsson M., Shine R., Wapstra E., Ujvari B., and Madsen T. (2002), “Sexual

dimorphism in lizard body shape: the roles of sexual selection and fecundity

selection”, Evolution, 56, pp. 1538-1542.

82. Patawang I., Tanomtong A., Jumrusthanasan S., Neeratanaphan L., Pinthong K.

and Jangsuwan N. (2015), “Karyological Analysis of the Indo-Chinese Water

Dragon, Physignathus cocincinus (Squamata, Agamidae) from Thailand”, The

Japan Mendel Society, Cytologia, 80(1), pp. 15-23.

83. Pough F. H., Andrews R. M., Cadle, J. E., Crump M. L., Savitzky A. H., and

Wells K.D. (1998), Herpetology, Prentice Hall.

84. Reilly S. M., McBrayer L. D., Miles D. B. (2007), Lizard Ecology: The

Evolutionary Consequences of Foraging Mode, Cambridge University Press,

Cambridge.

85. Regassa R. & Yirga S. (2013), “Distribution, abundance and population status of

Burchell’s zebra (Equus quagga) in Yabello Wildlife Sanctuary, Southern

Ethiopia”, Journal of Ecology and the Natural Environment, 5(3), pp. 40-49.

86. Rocha CFD. and Anjos L. A. (2007), “Feeding ecology of a nocturnal invasive

alien lizard species, Hemidactylus mabouia Moreau de Jonnès, 1818

(Gekkonidae), living in an outcrop rocky area in southeastern Brazil”, Braz. J.

Biol., 67(3), pp. 485-491.

87. Schlüpmann M., Kupfer A. (2009), “Methoden der Amphibienerfassung - eine

Übersicht”, Zeitschrift für Feldherpetologie, Supplement, 15, pp. 7-84.

88. Schwarzkopf L. (2005), “Sexual dimorphism in body shape without sexual

dimorphism in body size in Water Skinks (Eulamprus quoyii)”, Herpetologica,

61, pp. 116-123.

89. Simberloff D. (1972), “Properties of the rarefaction diversity measurement”, Am

Nat. 106, pp. 414-418.

Page 142: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

90. Simpson E. H. (1949), Measurement of diversity, Nature.

91. Smith M. A., (1935), The Fauna of British India (Including Ceylon and Burma),

Reptilia and Amphibia, II, Sauria, London: Taylor and Francis, Red Lion Court,

Fleet Street.

92. Solé M., Beckmann O., Pelz B., Kwet A., Egels W. (2005), “Stomach-flushing

for diet annalysis in anuran: an improved protocol evaluated in a case study in

Araucaria forests, southern Brazil”, Studies on Neotropical Fauna and

Enviroment, 40(1), pp. 23-28.

93. Stuart B. L., Sok K., Neang T. (2006), “A Collection of Amphibians and Reptiles

from hilly eastern Cambodia”, The Raffles Bulletin of Zoology, National

University of Singapore, 54(1), pp. 129-155.

94. Suzuki D., Fuse K., Aizu M., Yoshizawa S., Tanaka W., Araya1 K., and

Praxaysombath B. (2015), “Reptile Diversity in Food Markets in Laos”, The

Herpetological Society of Japan, Current Herpetology, 34(2), pp. 112-119.

95. Taylor E. H. (1963), The lizards of Thailand, Univ., Kansas Sci., Bull., 44, pp.

687-1077.

96. Teynie A., David P., Ohler A., and Luanglath K. (2004), “Notes on A Collection

of Amphibians and Reptiles from southern Laos with a discussion of the

occurrence of Indo-Malayan species”, Centre for Herpetology, Madras Crocodile

Bank Trust, Hamadryad 29(1), pp. 33-37.

97. Townsend T. M., Mulcahy D. G., Noonan B. P., Sites Jr.J. W., Kuczynski C. A.,

Wiens J. J., Reeder T. W. (2011), “Phylogeny of iguanian lizards inferried from

29 nuclear loci, and a comparison of concatenated and species-tree approaches

for accident, rapid radiation”, Molecular Phylogenetics and Evolution, 61, pp.

363-380.

98. To A. (2005), “Another alien has landed: the discovery of a wild population of

water dragon, Physignathus cocincinus, in Hong Kong”, Porcupine 33.

99. Triplehorn, C. A. and Johnson N. F. (2005), Borror and DeLong’s

Introduction to the Study of Insects, 7 th edition, Thomson Brooks/Cole,

Belmont, CA.

100. Uetz P., Hošek J. (2017), The Reptile Database, Available from:

http://www.reptile-database.org (accessed October, 2017).

Page 143: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính ...hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1232/NOIDUNGLA.pdf · Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

101. Van Schingen M., Pham C. T., An H. T., Bernardes M., Hecht V. L., Nguyen T.

Q., Bonkowski M., Ziegler T. (2014), “Current status of the Crocodile Lizard

Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 in Vietnam with implications for

conservation measures”, Revue Suisse de Zoologie, 121(3), pp. 1-15.

102. Vitt L. J., and Cooper Jr. W. E. (1985), “The evolution of sexual dimorphism in

the skink Eumeces laticeps: an example of sexual selection”, Canadian Journal

of Zoology, 63, pp. 995-1002.

103. Vitt L. J., and Cooper Jr. W. E. (1986), “Skink reproduction and sexual

dimorphism: Eumeces fasciatus in the southeastern United States, with notes on

Eumeces inexpectatus”, Journal of Herpetology, 20, pp. 65-76.

104. Vosjoli D. (1992), “Enclosures for Chinese Water Dragons”, Green Water

Dragons, Sailfin Lizards and Basilisks (General Care and Maintenance of

Series) by Philippe, pp. 1-8.

105. Ziegler T., Rauhaus A., Tran T. D., Pham C. T., Schingen M. V., Dang P. H., Le

M. D. & Nguyen T. Q. (2015), “Die Amphibien- und Reptilienfauna der Me-

Linh Biodiversitätsstation in Nordvietnam”, Me-Linh-Biodiversitätsstation in

Nordvietnam, Sauria, Berlin, 37(4), pp. 3-15.

106. Zhao E. M., and Adler K. A. (1993), Herpetology of China, Oxford, Ohio:

Contributions to Herpetology 10, Society for the Study of Amphibians and

Reptiles.

Trang web

107. CITES Trade Database: https://trade.cites.org/, ngày 5/10/2017.

108. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế: https://skhcn.thuathienhue.gov.vn,

ngày 5/10/2017.