tÀi liỆu hƯỚng dẪn ĐÀo tẠo phÒng ngỪa vÀ kiỂm soÁt …

21
Hà Nội, tháng 11 năm 2020 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ ÁN USAID IMPACT MED ALLIANCE – DỰ ÁN HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

Hà Nội, tháng 11 năm 2020

TÀI LIỆUHƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO

PHÒNG NGỪA VÀKIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ

DỰ ÁN USAID IMPACT MED ALLIANCE – DỰ ÁN HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19

Page 2: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

CHỮ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN

LỜI GIỚI THIỆU

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO• Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo• Cấu trúc của Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo• Kết quả mong đợi của Đào tạo• Tổ chức Đào tạo

HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO THEO CHỦ ĐỀBài 1: Tổng quan về COVID-19: đặc điểm vi rút,

phương thức lây truyền và biện pháp phòng ngừaBài 2: Các đặc điểm lâm sàng của COVID-19,

nguyên tắc chẩn đoán và điều trịBài 3: Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển

bệnh phẩm hô hấp để xét nghiệm SARS-CoV-2Bài 4: Giới thiệu chung về các biện pháp phòng ngừa

COVID-19 tại cơ sở y tếBài 5: Dự phòng chuẩn và dự phòng theo đường lây truyềnBài 6: Phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng ngừa

COVID-19Bài 7: Vệ sinh tay và Mặc, Tháo phương tiện phòng hộ

cá nhân Bài 8: Sàng lọc và phân luồng COVID-19 tại cơ sở y tếBài 9: Giám sát COVID-19 tại cơ sở y tếBài 10: Đơn vị cách ly và điều trị COVID-19Bài 11: Vệ sinh môi trường và Xử lý dụng cụBài 12: Xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19

PHỤ LỤCPhụ lục 1: Chương trình đào tạo tham khảoPhụ lục 2: Bảng kiểm chuẩn bị và tổ chức lớp đào tạoPhụ lục 3: Bảng câu hỏi đánh giá trước và sau đào tạoPhụ lục 4: Bảng kiểm mặc và tháo phương tiện

phòng hộ cá nhânPhụ lục 5: Mẫu trình bày kế hoạch hành độngPhụ lục 6: Phiếu đánh giá sau tập huấn ứng phó dịch COVID-19 tại bệnh viện

....................................................................... 04

....................................................................... 05

...................................................................... 06

....................... 08........................ 08

......................................... 09............................................................... 10

....... 11

........................... 12

............ 13

................................................ 14.... 15

....................................................................... 16

........................................................................... 17........... 19

................................... 20............................ 21

.......................... 22....................... 23

........................... 26............ 27

.......... 29

................................................... 35........................ 37

........................................... 38

MỤC

LỤC

Page 3: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

04 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 05

BS. Todd Pollack ...........................TS. Phạm Thị Thanh Thủy ..........BS. Đàm Duy Lâm ........................ThS. Nguyễn Minh Hoàng ...........CN. Ngô Y Sa .................................TS. Thẩm Chí Dũng ......................PGS. TS. Trần Minh Điển .............TS. Lê Kiến Ngãi ...........................TS. Nguyễn Văn Lâm ...................TS. Phan Hữu Phúc ......................TS. Đỗ Thiện Hải ...........................TS. Phùng Thị Bích Thủy ............ThS. Trần Văn Hường ..................ThS. Đặng Thị Thu Hương ..........BS. Đinh Thị Vân Anh ...................PGS. TS. Lê Thị Anh Thư .............TS. Nguyễn Thị Thanh Hà ...........TS. Huỳnh Minh Tuấn ..................ThS. Trần Hữu Luyện ...................PGS. Kiều Chí Thành ...................

Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt NamTổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt NamTổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt NamTổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt NamTổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt NamBộ Y tếBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngBệnh viện Nhi Trung ƯơngHội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí MinhHội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí MinhHội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí MinhHội Kiểm soát Nhiễm khuẩn HuếBệnh viện Quân Y 103

Bộ Y tếTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát soát bệnh tật Bệnh do Coronavirus năm 2019Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt NamHội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí MinhHội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. HuếKiểm soát nhiễm khuẩnNhân viên y tế Phương tiện phòng hộ cá nhânCơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Tổ chức Y tế Thế giớiBệnh viện Nhi Trung ương

BYT .................................................CDC .................................................COVID-19 .......................................HAIVN .............................................HICS ...............................................HUSIC .............................................KSNK ..............................................NVYT ..............................................PTPHCN .........................................USAID .............................................WHO ...............................................VNCH ..............................................

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo (Facilitator Guide) và những bài giảng kèm theo tài liệu này về Phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở y tế đã được xây dựng với sự đóng góp của các chuyên gia về Bệnh truyền nhiễm và Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện Nhi Trung ương (VNCH), Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí Minh (HICS), Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Thừa Thiên Huế (HUSIC), Bệnh viện Quân Y 103, và Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN). Hướng dẫn Đào tạo này được xây dựng trong khuôn khổ Dự án Ứng phó COVID-19 thuộc Dự án Liên minh Y tế IMPACT MED, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

TẬP THỂ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

CHỮ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN

Page 4: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

06 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 07

Những hiểu biết của chúng ta về đại dịch toàn cầu do chủng mới của Coronavirus gây hội chứng viêm hô hấp cấp nặng (SARS-CoV-2) đang ngày càng tăng lên. Trên phạm vi toàn cầu, đại dịch tiếp tục lan rộng với số người nhiễm và số tử vong do COVID-19 (bệnh do Coronavirus 2019) tiếp tục tăng theo cấp số nhân và chưa có dấu hiệu dừng lại.

SARS-CoV-2 là chủng hoàn toàn mới của Coronavirus, lây lan chủ yếu thông qua giọt bắn hô hấp và có tỷ lệ lây truyền cao. Quan trọng hơn, vi-rút có thể lây lan khi một người nhiễm mà không có biểu hiện triệu chứng hoặc khi người này đang ở giai đoạn tiền triệu. Do đó, rất khó kiểm soát được sự phát tán của vi-rút SARS-CoV-2 và cần có các biện pháp phòng ngừa cụ thể để làm chậm sự lây lan này. Trước khi tìm được vắc xin hiệu quả, phương cách tốt nhất là dự phòng bao gồm cả các can thiệp không dùng thuốc, chẳng hạn như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay, và truy vết kèm cô lập các trường hợp nhiễm và cách ly những người có tiếp xúc gần với các ca nhiễm.

Các cơ sở y tế (CSYT) là môi trường có nguy cơ cao nhất do tần suất và mật độ người bệnh đến thăm khám cao. Nếu không có các biện pháp dự phòng, kiểm soát và lập kế hoạch chu đáo, CSYT có thể trở thành nguồn lây nhiễm. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy người bệnh và nhân viên y tế tại cơ sở y tế là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 rất cao, và sự phát tán vi-rút từ CSYT vào trong cộng đồng là phổ biến. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ và nghiêm ngặt cần được khẩn trương áp dụng để bảo vệ CSYT và đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế có thể được duy trì mà không gặp gián đoạn. Nếu một trường hợp COVID-19 xuất hiện tại CSYT, việc đáp ứng phải đảm bảo rằng không có sự phát tán thêm bên trong CSYT hoặc phát tán từ CSYT ra ngoài cộng đồng.

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, đại dịch đã được kiểm soát tốt sau 3 đợt bùng phát. Để chủ động phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm xảy ra trong CSYT và phòng tránh tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương, Bộ Y tế (BYT) đã ban hành hướng dẫn đến các CSYT về việc phân

LỜI GIỚI THIỆUloại người bệnh COVID-19 dựa trên các mức độ chăm sóc khác nhau và cho phép việc cung cấp dịch vụ điều trị được thực hiện dựa trên phân loại này. Cụ thể, các trường hợp nhiễm COVID-19 ở mức nhẹ và trung bình có thể được điều trị tại các CSYT tuyến tỉnh hoặc tuyến quận/huyện, trong khi các trường hợp mắc COVID-19 nặng sẽ được chuyển đến các CSYT tuyến trên. Vào ngày 06 tháng 02 năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về ngăn ngừa và xử trí bệnh COVID-19. Trước tình hình thay đổi nhanh chóng của đại dịch toàn cầu, các nhân viên y tế (NVYT) phải liên tục cập nhật và tiếp cận những thông tin y học khoa học hiện đại nhất về phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm, chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19. Cụ thể, kiểm soát nhiễm khuẩn và các thận trọng trong phòng ngừa SARS-CoV-2 tại CSYT là một cấu phần cực kỳ quan trọng để ứng phó thành công với loại vi-rút này.

Dự án Ứng phó COVID-19, được triển khai trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Liên minh Y tế IMPACT MED, do USAID tài trợ, đã được xây dựng với mục tiêu cải thiện năng lực của hệ thống y tế tại Việt Nam nhằm ứng phó hiệu quả với các bệnh

truyền nhiễm và bệnh mới nổi. Chương trình này do Bệnh viện Nhi Trung ương (VNCH) chủ trì, cùng hợp tác với các chuyên gia hàng đầu về KSNK, cả trong nước lẫn quốc tế, từ VNCH, HICS, HUSIC, Bệnh viện Quân Y 103, và Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN). Với nỗ lực chung, các thành viên nhóm kỹ thuật của dự án đã xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo về KSNK về COVID-19 tại CSYT và đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đến các CSYT được chọn trong dự án.

Dựa trên kinh nghiệm từ chương trình đào tạo, nhóm dự án đã xây dựng một gói tài liệu đào tạo và Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo nhằm mục đích hỗ trợ nhiều hơn nữa việc đào tạo các NVYT tại các CSYT trên khắp đất nước. Mục đích của tài liệu này là để hỗ trợ các chuyên gia tại địa phương tổ chức chương trình đào tạo và lan tỏa những kiến thức và kỹ năng cập nhật về KSNK đối với COIVD-19 tại CSYT. Nhóm dự án hy vọng rằng chương trình đào tạo này sẽ đóng góp được phần nào vào nỗ lực hiện nay của chúng ta để cùng chuẩn bị cho hệ thống y tế sự sẵn sàng, khả năng đương đầu với đợt dịch này và cả những đợt bùng phát dịch khác trong tương lai.

Page 5: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

08 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 09

TỔNG QUAN VỀTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo

Hướng dẫn này cùng với các tài liệu đào tạo/bài giảng được xây dựng bởi Ban dự án Ứng phó COVID-19, tài trợ bởi USAID. Đối tượng đích của chương trình đào tạo này là các NVYT, những người đang công tác tại các CSYT ở các tuyến tỉnh và quận/huyện ở Việt Nam, những người chịu trách nhiệm hoặc có tham gia vào các hoạt động KSNK đối với vi-rút SARS-CoV-2 tại cơ sở của họ. Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo này được xây dựng cho những giảng viên/chuyên viên đào tạo đạt chuẩn tại các CSYT tuyến tỉnh hoặc quận/huyện, chủ yếu là những người đã tiếp nhận đào tạo trong Dự án Ứng phó COVID-19, tài trợ bởi USAID, nhằm hỗ trợ họ mở rộng đào tạo này đến các NVYT tại cơ sở hoặc trong phạm vi tỉnh của họ.

Cấu trúc của Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo này được xây dựng để hỗ trợ các giảng viên/chuyên viên đào tạo triển khai các tài liệu giảng dạy đi kèm về KSNK COVID-19 tại CSYT. Gói tài liệu bao gồm 12 chủ đề (xem Các bài trong Gói tài liệu đào tạo). Mỗi chủ đề có thể được giảng dạy độc lập hoặc đóng vai trò như một phần của một khóa đào tạo toàn diện bao quát tùy theo nhu cầu của người tham dự và mục đích của đào tạo (xem phần ‘Tổ chức đào tạo’). Hướng dẫn Đào tạo được trình bày dưới dạng các bài học theo chủ đề và cung cấp các thông tin bao gồm mục tiêu buổi học, đối tượng học tập mục tiêu, phương pháp đào tạo, thời gian dự kiến, các tài liệu và dụng cụ cần có, các hoạt động, và các tài liệu tham khảo cho từng buổi học.

Kết quả mong đợi của Đào tạo

Sau khi tham gia khóa đào tạo sử dụng Bộ tài liệu này, học viên có thể:

a. Có kiến thức về phương thức lây truyền của vi rút SARS-CoV-2 và cách ngăn ngừa lây nhiễm trong CSYT;

b. Hiểu biết về các chính sách, quy định cập nhật nhất về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế;

c. Áp dụng thực hành chuẩn về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN) đúng cách;

d. Đánh giá được khả năng sẵn sàng của CSYT và xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp để ứng phó với các hạn chế đã xác định.

Các bài trong Gói tài liệu đào tạo

Tổng quan về COVID-19: đặc điểm vi rút, phương thức lây truyền và biện pháp phòng ngừa

Các đặc điểm lâm sàng của COVID-19, nguyên tắc chẩn đoán và điều trị

Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm hô hấp để xét nghiệm SARS-CoV-2

Giới thiệu chung các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tại cơ sở y tế

Dự phòng chuẩn và dự phòng theo đường lây truyền

Phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng ngừa COVID-19

Vệ sinh tay và Mặc, Tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

Sàng lọc và phân luồng COVID-19 tại Cơ sở y tế

Giám sát COVID-19 tại Cơ sở y tế

Tổ chức đơn vị cách ly và điều trị COVID-19

Vệ sinh môi trường và xử lý dụng cụ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19

Page 6: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

10 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 11

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO THEO CHỦ ĐỀ

Bài 1: Tổng quan về COVID-19:đặc điểm vi rút, phương thức lây truyền và biện pháp phòng ngừa

Hoạt động Mô tả

1. Xác định đối tượng đào tạo

• Các NVYT đang làm việc trong các CSYT tuyến tỉnh hoặc quận/huyện, đặc biệt là NVYT liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 tại chính CSYT đó.

• Đối tượng đào tạo có thể bao gồm các NVYT thuộc các khoa phòng: Kế hoạch tổng hợp, KSNK, Truyền Nhiễm, Hồi sức Tích cực, Cấp cứu, Điều Dưỡng, Xét nghiệm

2. Xác định mục tiêu đào tạo

• Mục tiêu đào tạo nên được xác định một cách rõ ràng, dựa trên nhu cầu của cơ sở và NVYT tại cơ sở.

3. Xây dựng chương trình theo nhu cầu và mục tiêu đào tạo

• Chương trình đào tạo có thể được xây dựng dựa theo các mục tiêu đào tạo đã xác định

• Các chủ đề có thể được sử dụng và giảng dạy độc lập hoặc có thể đóng vai trò như một phần trong một khóa đào tạo toàn diện

4. Phân công giảng viên phụ trách từng buổi học/ chuyên đề

• Giảng viên là các NVYT đủ năng lực, tốt nhất là các cán bộ y tế đã từng tham gia Chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật ứng phó với dịch COVID-19 thuộc Dự án Ứng phó COVID-19 do USAID tài trợ.

• Các giảng viên nên xem trước Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo và các tài liệu giảng dạy để làm quen với nội dung chuyên đề.

• Các giảng viên nên cập nhật lại các tài liệu để đảm bảo nội dung phản ánh được những kiến thức và khuyến cáo mới nhất và phù hợp với đối tượng mục tiêu của đào tạo; có thể xem phần tài liệu tham khảo của từng chuyên đề đã được liệu kê trong Hướng dẫn này.

5. Chuẩn bị cho đào tạo

• Bố trí phòng đào tạo đủ không gian cho thảo luận nhóm và các hoạt động trong đào tạo.

• Sắp xếp các dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho đào tạo, dựa theo khuyến nghị trong Hướng dẫn này, bao gồm:

Máy tính xách tay, màn chiếu, máy chiếu, hệ thống âm thanh(loa, âm ly, micro)Các tư liệu phục vụ thực hành: PTPHCN, dung dịch vệ sinh tay, khẩu trang N95, thùng chứa rác thải lây nhiễm, dụng cụ kiểm tra độ khít khẩu trangBảng lật, giấy A0, bút lôngTài liệu đào tạo, các bảng kiểm, các hướng dẫn hoạt động

6. Triển khaiđào tạo

• Triển khai đào tạo theo chương trình và các hướng dẫn của Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo này.

7. Đánh giáđào tạo

• Sử dụng Kiểm tra Trước và Sau đào tạo để lượng giá thay đổi về kiến thức của người học sau đào tạo

• Sử dụng Phiếu phản hồi về đào tạo để hiểu được thế mạnh và điểm yếu của chương trình và xác định các nhu cầu tiếp theo của người học

• Nếu có thể, trực tiếp quan sát công tác thực hành của những người học sau đào tạo và cung cấp hỗ trợ tại chỗ khi cần

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả đặc điểm vi rút SARS-CoV-2 • Trình bày được các đường lây truyền phổ biến nhất của SARS-CoV-2• Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam• Trình bày được các chiến lược dự phòng lây nhiễm COVID-19 tại cộng đồng

Phương pháp Thuyết trìnhHỏi Đáp

Phương tiện/dụng cụ

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạoBài trình bày PowerPointMáy tính có kết nối internet

Ghi chú Giảng viên nên cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước bài giảng; nguồn dữ liệu cập nhật có thể tìm thấy tại các trang web:• https://ncov.moh.gov.vn• https://covid19.who.int• https://ourworldindata.org/coronavirus#

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19 Quyết định số 879/QĐ-BYT.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới.

4. Bộ Y tế (2020). 9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID-19 người dân cần biết.

5. Astuti I.Y. Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2): An overview of viral structure and host response. Diabetes Res Clin Pract 14 (2020): 407-412

6. WHO (2020). Person to person spread mainly through close contact https://youtu.be/TDGWXYO51vs

Hoạt động Không

Thời gian 30-45 phút

Đối tượng đào tạo Toàn bộ các nhân viên y tế

Page 7: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

12 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 13

Bài 2: Các đặc điểm lâm sàng của COVID-19, nguyên tắc chẩn đoán và điều trị

Bài 3: Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm hô hấp để xét nghiệm SARS-CoV-2

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được các biểu hiện lâm sàng thường thấy nhất ở bệnh nhân COVID-19• Trình bày được Định nghĩa ca bệnh COVID-19 xác định và và ca nghi ngờ

của Bộ Y Tế• Mô tả các nguyên tắc chung trong xử trí bệnh nhân COVID-19

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Ghi chú

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2). Quyết định 351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

4. WHO. Clinical management of severe acute respiratory infection when COVID-19 is suspected. Interime Guidance 27 May 2020.

5. Alhazzani W, Møller MH, Arabi, YM et al. Surviving Sepsis Campaign: guidelines on the management of critically ill adults with Coronavirus Disease 2019 (COVID-19), Intensive Care Medicine vol. 46, 854–887(2020).

6. Weiss SL, Peters MJ , Alhazzani W et al. Surviving Sepsis Campaign International Guidelines for the Management of Septic Shock and Sepsis-Associated Organ Dysfunction in Children. Pediatr Crit Care Med 2020 Feb;21(2): e52-e106.

7. Davis AL , Carcillo JA, Aneja RA, et al. American College of Critical Care Medicine Clinical Practice Parameters for Hemodynamic Support of Pediatric and Neonatal Septic Shock. Critical Care Med 2017 Jun;45(6):1061-1093.

8. Ferioli M., Cisternino C., Leo V., et al (2020). Protecting Healthcare Workers from SARS-CoV-2 infection: Practical Indications. Eur Respir Rev 2020; 29: 200068

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạoBài trình bày PowerPoint

Không

30-45 phút

Toàn bộ các nhân viên y tế

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được cách lấy bệnh phẩm hầu họng để xét nghiệm COVID-19• Mô tả được các biện pháp để đảm bảo mẫu được thu thập một cách an toàn• Mô tả được các đóng gói và vận chuyển mẫu đúng theo các quy định về an

toàn sinh học

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Cán bộ Kiểm soát nhiễm khuẩnCán bộ khoa Xét nghiệmCác cán bộ y tế phụ trách việc lấy mẫu xét nghiệm, đóng gói và vận chuyển mẫu

30-60 phút

Thuyết trìnhTrình chiếu videoTrình diễn mẫuThực hành lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp và vận chuyển mẫu an toàn(đối với các lớp dành cho nhân viên trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm và/hoặc nhân viên khoa vi sinh)

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạoBài trình bày PowerPointMáy tính có kết nối internet Bảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Lấy mẫu và vận chuyển mẫu bệnh phẩm hô hấp.Các dụng cụ lấy mẫu, nếu có (tăm bông vô trùng cán bằng chất dẻo, ống VTM, túi nhựa, lọ và bình đựng mẫu)

1. Trình bày slides về lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp và vận chuyển (20 phút)2. Trình chiếu video hướng dẫn lấy mẫu và vận chuyển mẫu (5 phút)3. Học viên thực hành lấy mẫu (30 phút)

Chia học viên thành các nhóm nhỏ Trong mỗi nhóm, các học viên lần lượt thay nhau thực hành lấy mẫu, đóng gói mẫu theo hướng dẫn từ bài trình bày và video; các học viên khác quan sát và phản hồi về thực hành Giảng viên quan sát, đưa ra hướng dẫn và phản hồi, trả lời các câu hỏi của học viên.

Tải video Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp tại trang web sau:https://www.youtube.com/watch?v=468ixHCry8s&feature=emb_logo

Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

Page 8: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

14 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 15

Bài 4: Giới thiệu chung về các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tại cơ sở y tế

Bài 5: Dự phòng chuẩn và dự phòng theo đường lây truyền

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được các yếu tố nguy cơ về lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở y tế• Mô tả về các biện pháp được khuyến nghị để dự phòng lây nhiễm COVID-19

trong cơ sở y tế• Phác thảo được các thành phần và các hoạt động chính của Ban chỉ đạo

chống dịch COVID-19

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Toàn bộ các nhân viên y tếLãnh đạo cơ sởCán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn

30 phút

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạoBài trình bày PowerPointBảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19

Không

1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở KBCB trong phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong các cơ sở KBCB. Quyết định số 1616/QĐ-BYT ngày 8/4/2020.

4. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung trong các cơ sở KBCB, Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.

5. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020.

6. Ferioli M., Cisternino C., Leo V., et al (2020). Protecting Healthcare Workers from SARS-CoV-2 infection: Practical Indications. Eur Respir Rev 2020; 29: 200068.

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được các nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa trên đường

lây truyền• Áp dụng được các phòng ngừa theo đường lây truyền nhằm dự phòng và kiểm

soát lây nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Toàn bộ các nhân viên y tếCán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn

30-45 phút

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Tài liệu Hướng dẫn đào tạoBài trình bày PowerPoint

Không

1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong các cơ sở KBCB. Quyết định số 1616/QĐ-BYT ngày 8/4/2020.

4. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung trong các cơ sở KBCB, Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.

5. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020.

6. Ferioli M., Cisternino C., Leo V., et al (2020). Protecting Healthcare Workers from SARS-CoV-2 infection: Practical Indications. Eur Respir Rev 2020; 29: 200068

Page 9: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

16 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 17

Bài 6: Phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng ngừa COVID-19

Bài 7: Vệ sinh tay và Mặc, Tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được các quy định về sử dụng các PT PHCN để phòng ngừa COVID-19 ở

Việt Nam• Mô tả được các biện pháp để tối ưu hoá sự sẵn sàng về PT PHCN • Trình bày được các yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng kế hoạch dự trữ và kế

hoạch mua sắm PT PHCN để ứng phó COVID-19

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Các cán bộ quản lýCán bộ kiểm soát nhiễm khuẩnCán bộ Phòng Thiết bị và Vật tư Y tế

30-45 phút

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Giới thiệu các loại PTPHCN

1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của một Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19. Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/03/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong các cơ sở KBCB. Quyết định số 1616/QĐ-BYT ngày 8/4/2020.

4. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020.

5. WHO. Rational use of personal protective equipment for coronavirus disease (COVID-19) and considerations during severe shortages. Interime Guidance 6 April 2020.

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạoBài trình bày PowerPointCác mẫu Phương tiện phòng hộ cá nhân (găng tay, áo choàng, khẩu trang, tấm che mặt, bộ áo quần phòng hộ, v.v)Bảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Vệ sinh tay và Phương tiện phòng hộ cá nhân

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được 5 thời điểm vệ sinh tay • Thực hành đúng kỹ thuật vệ sinh tay • Trình bày và thực hành đúng kỹ thuật mặc và tháo PTPHCN

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Tất cả NVYTCán bộ Kiểm soát nhiễm khuẩnNVYT Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cựcNVYT làm việc tại các đơn vị cách ly

120 phút

Thuyết trìnhTrình chiếu các video mẫuTrình diễn mẫuThực hành vệ sinh tay và sử dụng PTPHCN

Buổi làm việc 2 giờ đồng hồ nên bao gồm các phần như sau:1. Bài trình bày ngắn về vệ sinh tay và sử dụng phương tiện PHCN (20 phút)2. Minh họa (20 phút): sau bài trình bày ngắn, thực hiện minh họa kỹ thuật vệ

sinh tay và mặc, tháo PTPHCN. Việc này có thể được làm thông qua minh hoạt trực tiếp hoặc qua video hướng dẫn. Phần minh họa nên bao gồm các bước có liên quan đến mặc và tháo trọn bộ PTPHCN, gồm cả việc sử dụng cả khẩu trang N95 và khẩu trang y khoa/khẩu trang phẫu thuật.

Tài liệu Hướng dẫn đào tạoBài trình bày PowerPoint Máy tính có kết nối internet Các video hướng dẫn (xem Ghi chú ở dưới) Dung dịch sát khuẩn tay chứa cồnCác phương tiện phòng hộ cá nhân để thực hành (găng tay, áo choàng, khẩu trang N95, mũ, kính bảo vệ hoặc tấm che mặt)Bảng kiểm vệ sinh tay Bảng kiểm mặc và tháo phương tiện PHCN

Page 10: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

18 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 19

Bài 8: Sàng lọc và phân luồng COVID-19 tại cơ sở y tếBài 7: Vệ sinh tay và Mặc, Tháo phương tiện phòng hộ cá nhân(Tiếp)

Nội dung Mô tả

Hoạt động 3. Học viên thực hành (80 phút): Tốt nhất nên có đủ lượng PT PHCN để cho phép tất cả các học viên có cơ hội thực hành. Chia học viên thành nhóm nhỏ hoặc thành từng cặp (phụ thuộc số lượng PTPHCN được chuẩn bị cho phiên học); các học viên sẽ lần lượt thực hành và quan sát người khác thực hành, phản hồi cho người thực hành theo Bảng Kiểm.

3.1 Chia học viên thành cặp hoặc các nhóm nhỏ • Trong từng cặp/nhóm, mỗi lượt sẽ có một người học thực hành kỷ thuật vệ sinh

tay và mặc & tháo PTPHCN• Những người còn lại quan sát theo thứ tự được đề nghị trong bảng kiểm và đưa

ra phản hồi • Giảng viên/người hướng dẫn nên quan sát tất cả các cặp/nhóm, đưa ra phản

hồi và trả lời các câu hỏi

3.2 Cuối buổi học:• Học viên chia sẻ trải nghiệm của họ với buổi thực hành• Giảng viên nhấn mạnh các điểm quan trọng, các lỗi thường gặp khi mặc/tháo

PTPHCN

Ghi chú Nguồn tài liệu về cách sử dụng PTPHCN có thể được tìm thấy tại các trang web sau:• Vệ sinh tay bằng cồn: https://www.youtube.com/watch?v=fP23-S2Ub2M• Vệ sinh tay bằng nước và xà phòng:

https://www.youtube.com/watch?v=Xxr0SsBOS8s• Mặc PT PHCN: https://www.youtube.com/watch?v=DnoCHraOxtM • Tháo PT PHCN: https://www.youtube.com/watch?v=iAEPLDfqvDE• Bảng kiểm giám sát tuân thủ vệ sinh tay: http://kcb.vn/wp-content/up-

loads/2017/11/5.-H-ng-d-n-V-sinh-tay.pdf (phụ lục 6)

Tài liệu tham khảo Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được cách sắp xếp và quy trình sàng lọc được khuyến nghị trong tầm

soát COVID-19 trên bệnh nhân, khách thăm, và người chăm sóc trong CSYT • Mô tả được các quy trình được khuyến nghị về phân luồng và xử trí các trường

hợp mắc và nghi ngờ mắc COVID-19 trong CSYT

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Toàn bộ các nhân viên y tếCán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn Cán bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp

30-45 phút

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Không

Ghi chú

Tài liệu Hướng dẫn đào tạoBài trình bày PowerPointBảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Sàng lọc và Phân luồng COVID-19

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở KBCB trong phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

4. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong các cơ sở KBCB. Quyết định số 1616/QĐ-BYT ngày 8/4/2020.

5. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020

6. Ferioli M., Cisternino C., Leo V., et al (2020). Protecting Healthcare Workers from SARS-CoV-2 infection: Practical Indications. Eur Respir Rev 2020; 29: 200068

Page 11: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

20 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 21

Bài 10: Đơn vị cách ly và điều trị COVID-19Bài 9: Giám sát COVID-19 tại cơ sở y tế

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Liệt kê được các định nghĩa ca bệnh COVID-19 nghi ngờ, ca mắc và ca tiếp

xúc gần• Mô tả được quy trình được khuyến nghị về việc thực hiện giám sát COVID-19

trong CSYT tại Việt Nam• Mô tả được quá trình xử trí các ca mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 và triển

khai thực hiện truy vết trong CSYT

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Toàn bộ các nhân viên y tếCán bộ kiểm soát nhiễm khuẩnCác cán bộ phụ trách giám sát dịch COVID-19

30-45 phút

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Không

Ghi chú

Tài liệu Hướng dẫn đào tạoBài trình bày PowerPointBảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Giám sát COVID-19

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở KBCB trong phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

4. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020.

5. WHO. Public health surveillance for COVID-19. Interime guidance, 7 August 2020.

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được mô hình thiết kế được khuyến nghị dành cho đơn vị cách ly và

điều trị COVID-19 tại CSYT• Mô tả được ứng dụng của các phương pháp dự phòng chuẩn và dự phòng

theo đường lây truyền tại đơn vị cách ly COVID-19

Phương pháp

Phương tiện/dụng cụ

Hoạt động

Thời gian

Đối tượng đào tạo Toàn bộ các nhân viên y tếCán bộ kiểm soát nhiễm khuẩnNVYT Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cựcNVYT làm việc tại đơn vị cách ly và điều trị COVID-19

30-45 phút

Thuyết trìnhHỏi Đáp

Không

Ghi chú

Tài liệu Hướng dẫn đào tạoBài trình bày PowerPointBảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Đơn vị cách ly và điều trị COVID-19

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở KBCB trong phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

4. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020

5. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn làm thủ thuật, phẫu thuật trên BN nghi ngờ hoặc nhiễm COVID-19/CV-NVBYT

Page 12: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

22 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 23

Bài 12: Xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19Bài 11: Vệ sinh môi trường và Xử lý dụng cụ

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham gia đào tạo về chủ đề này, học viên có khả năng:• Mô tả được quy trình được khuyến nghị trong việc xử lý các dụng cụ và trang

thiết bị y tế sử dụng cho bệnh nhân COVID-19• Mô tả được quy trình được khuyến nghị trong việc xử lý đồ vải sử dụng cho

bệnh nhân COVID-19• Mô tả được quy trình được khuyến nghị trong vệ sinh môi trường và quản lý

chất thải tại các khu vực cách ly và điều trị COVID-19

Đối tượng tham gia Cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩnCác cán bộ mạng lưới KSNK tại đơn vị cách ly và điều trị COVID-19Nhân viên vệ sinh

Phương pháp Thuyết trìnhHỏi Đáp

Thời gian 30-45 phút

Phương tiện/dụng cụ

Tài liệu Hướng dẫn đào tạoTrình bày PowerPointBảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế, phần Vệ sinh môi trường và Quản lý chất thải

Hoạt động

Ghi chú

Không

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở KBCB trong phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

3. CV sô 495/BYT-MT: ngày 06/02/2020 Hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV.

4. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng chống dịch COVID-19. Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020.

5. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020

6. Kampf G., Todt D., Pfaender S., & Steinmann E. (2020). Persistence of coronaviruses on inanimate surfaces and its inactivation with biocidal agents. Journal of Hospital Infection Vol 104, No 3, March 2020, pp 246-251

7. WHO. Cleansing and disinfection of environmental surfaces in the context of COVID-19. Interime Guidance, 15 May 2020.

Nội dung Mô tả

Mục tiêu Sau khi tham dự phiên thảo luận, các học viên sẽ có khả năng:• Xác định được các vấn đề/tồn tại của cơ sở về dự phòng và kiểm soát nhiễm

khuẩn trong ứng phó dịch COVID-19 • Đề xuất kế hoạch cải thiện để giải quyết các vấn đề.

Đối tượng tham gia Lãnh đạo BVBan chỉ đạo chống dịch COVID-19Lãnh đạo và nhân viên các khoa/phòng:

Kế hoạch Tổng hợpKiểm soát nhiễm khuẩnCấp cứu và Hồi sức tích cực Truyền nhiễm

Các khoa phòng khác theo yêu cầu

Phương pháp Giới thiệu về cách tiến hành thảo luậnThảo luận nhóm và Trình bày kết quả

Thời gian 150 phút

Phương tiện/dụng cụ

Tài liệu Hướng dẫn Đào tạoMáy tính có kết nối internet Các công cụ đánh giá sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế:“Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh của Sở Y tế TPHCM”, Bảng kiểm Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn Sẵn sàng ứng phó COVID-19 tại các cơ sở y tế

Hoạt động 1. Giới thiệu phần thảo luận 2. Chia học viên thành các nhóm nhỏ theo lĩnh vực chuyên môn hoặc hoạt động:

Kế hoạch Tổng hợpKiểm soát nhiễm khuẩnCấp cứu và Hồi sức tích cực Truyền nhiễm

3. Mỗi nhóm sử dụng một bộ công cụ hoặc một phần tương ứng trong bộ công cụ để tự đánh giá sự sẵn sàng của cơ sở.Bộ công cụ của Sở Y tế TP HCM, hoặcBộ công cụ của Dự án (Bảng Kiểm KSNK Sẵn sàng Ứng phó COVID-19 tạicác CSYT)

4. Hướng dẫn các nhóm tự thảo luận theo hình thức tự đánh giá và theo lĩnh vực đã được phân công để xác định ưu thế và các tồn tại về KSNK trong kế hoạch ứng phó COVID-19 tại cơ sở. Xác định các vấn đề ưu tiên để cải thiện (1-2 vấn đề cho mỗi nhóm)

5. Hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết các tồn tại được ưu tiên lựa chọn. Kế hoạch phải bao gồm hoạt động cụ thể, cán bộ chịu tách nhiệm, cán bộ hỗ trợ, thời hạn thực hiện, kinh phí.

6. Hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, bao gồm kết quả tự đánh giá thực trạng, các tồn tại đã được xác định, và kế hoạch hành động ưu tiên. Khuyến khích tất cả các học viên đóng góp ý kiến và ý tưởng để kế hoạch của các nhóm được hoàn thiện hơn.

7. Tóm tắt kết quả và kết thúc phiên thảo luận

Page 13: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

24 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 25

Bài 12: Xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19(Tiếp)

Nội dung Mô tả

Ghi chú Tải Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Sở Y tế TPHCM từ trang:http://file.medinet.gov.vn/%2fdata%2fsoytehcm%5csoytehcm%5cat-tachments%2f2020_6%2f3103-syt-nvysigned_26202017.pdf

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở KBCB trong phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3/4/2020.

3. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19. Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020.

4. Bộ Y tế (2020). Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Quyết định số 3088/QĐ-BYT, tháng 7/2020.

5. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (2020). Bộ Tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát; số 3103/SYT-NVY ngày 2/6/2020.

6. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (2020). Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng chống trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại; số 4594/SYT-NVY ngày 12/8/2020.

7. WHO. Infection prevention and control during health care when coronavirus disease (COVID-19) is suspected or confirmed. Interime Guidance, 29 June 2020

Page 14: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

26 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 27

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 Chương trình đào tạo tham khảo PHỤ LỤC 2 Bảng kiểm chuẩn bị và tổ chức lớp đào tạo

(Chương trình đào tạo 2 ngày dành cho các cán bộ quản lý, kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới KSNK tại các khoa lâm sàng)

Sáng

Chiều

Sàng lọc và phân luồng COVID-19 tại Cơ sở y tế

Xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19

Giám sát COVID-19 tại Cơ sở y tế

Tổ chức đơn vị cách ly và điều trị COVID-19

Vệ sinh môi trường và xử lý dụng cụ

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

30 - 45 phút

30 - 45 phút

30 - 45 phút

30 - 45 phút

90 phút

Các nhóm trình bày kết quả thảo luậnBài 12 45 phút

Thảo luận nhóm lớn 15 phút

Bài kiểm tra cuối khóa và Phản hồi khóa học 30 phút

Tổng kết khóa học 15 phút

NGÀY 2

Số thứ tự Nội dung Thời gian

Sáng

Chiều

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 6

Khai mạc lớp tập huấn

Dự phòng chuẩn và dự phòng theo đường lây truyền

Vệ sinh tay và Mặc, Tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

Lượng giá kiến thức đầu vào

Giới thiệu chương trình tập huấn

Tổng quan về COVID-19: đặc điểm, phương thức lây truyền và phương pháp ngăn ngừa

Các đặc điểm lâm sàng của COVID-19, các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị

Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm hô hấp để xét nghiệm SARS-CoV-2

Bài 5

Bài 7

Giới thiệu chung các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tại cơ sở y tế

Phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN) trong phòng ngừa COVID-19

15 phút

20 phút

10 phút

30 - 45 phút

120 phút

30 - 45 phút

30 phút

30 phút

30 - 45 phút

30 - 45 phút

NGÀY 1 Nội dung Cán bộphụ trách

Mức độhoàn thành

Đãhoànthành

Chưahoànthành

Ghichú

A. Trước khi tổ chức Lớp đào tạo

B. Trong khi tổ chức Lớp đào tạo

1. Giấy mời

2. Chương trình

3. Bài phát biểu khai mạc

4. Bài trình bày

6. Danh sách đại biểu, liên hệ

7. Gửi giấy mời

9. Sắp xếp phòng tập huấn

10. Thiết kế (và in) phông tập huấn

11. Thu xếp hậu cần cho Học viên (đi lại, chỗ ở, đặt vé máy bay, nếu cần thiết)

8. Photo tài liệu phục vụ Lớp đào tạo Tài liệu cần in:• Trang bìa tài liệu tập huấn• Chương trình• Các bài trình bày• Các Bảng kiểm• Bảng câu hỏi lượng giá trước và sau tập huấn • Bảng đánh giá tập huấn

5. Phân công người điều khiển chương trình

13. Chuẩn bị bảng lật, giấy A0 cho thảo luận nhóm

12. Thu xếp giải khát

14. Kiểm tra hội trường, âm thanh, ánh sáng, bảng, biển hướng dẫn trước khi Lớp đào tạo bắt đầu

Page 15: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

28 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 29

1. Tên đầy đủ: ………………………………………………………………………………………………………..................………

2. Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ

3. Nghề nghiệp: ☐ Bác sĩ ☐ Điều dưỡng ☐ Kỹ thuật viên xét nghiệm☐ Dược sĩ ☐ Y tế công cộng ☐ Khác (ghi rõ)………………

4. Trình độ học vấn: ☐ Cao đẳng ☐ Đại học ☐ Sau đại học

5. Chức vụ: ☐ Ban giám đốc ☐ Quản lý ☐ Nhân viên

6. Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………………………………....……………

7. Khoa: Kiểm soát nhiễm khuẩn ☐ Hồi sức ☐Bệnh truyền nhiễm/bệnh nhiệt đới☐ Xét nghiệm ☐ Khác (ghi rõ) ………………………….....................…………

8. Tên tỉnh: ………………………………............................................................................................…………

9. Tuyến trực thuộc: ☐ Trung ương/tỉnh ☐ Quận/huyện

10. Cơ quan của anh/chị có tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân COVID-19? Có ☐ Không

11. Cơ quan của anh/chị đã từng có bất cứ trường hợp nào nghi ngời hoặc xác định mắc COVID-19 hay chưa? ☐ Có ☐ Không

Trước đào tạo Sau đào tạo

Ngày(ngày/ tháng/ năm):…...… / …...… / …………

Bộ câu hỏi này được dùng để lượng giá kết quả đầu vào và đầu ra của chương trình đào tạo được thiết kế nhằm tăng cường năng lực ứng phó COVID-19, một cấu phần mới của dự án Liên minh USAID IMPACT MED về Ứng phó COVID-19. Lượng già này sẽ giúp cho người tham dự đào tạo nắm được những kiến thức mà họ đã học được, những gì cần cải thiện, dựa trên nền tảng đó, các giảng viên sẽ giúp cho người tham dự tập huấn khắc phục những

PHỤ LỤC 2 Bảng kiểm chuẩn bị và tổ chức lớp đào tạo (Tiếp) PHỤ LỤC 3 Bảng câu hỏi đánh giá trước và sau đào tạo

Lượng giá gồm có 3 phần: i) nhân khẩu học, ii) sự tự tin của nhân viên y tế về năng lực của họ, iii) 20 câu hỏi về kiến thức liên quan. Trong mỗi câu hỏi, các câu trả lời được xây dựng dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Do đó, người tham gia cần khoanh tròn câu trả lời chính xác nhất cho từng câu hỏi hoặc làm theo các hướng dẫn cụ thể trong từng câu (nếu có).

I. Nhân khẩu học

Nội dung Cán bộphụ trách

Mức độhoàn thành

Đãhoànthành

Chưahoànthành

Ghichú

C. Sau khi tổ chức Lớp đào tạo

15. Kiểm tra máy chiếu, màn chiếu chiếu và các máy móc thiết bị phục vụ tập huấn

17. Tiến hành lượng giá trước khóa học

19. Tiến hành lượng giá sau tập huấn

20. Tiến hành phản hồi về khóa tập huấn

21. Viết biên bản, báo cáo kết quả lớp đào tạo

18. Phân công phục vụ tập huấn: • Chuyển slides• Chạy micro trong phần Hỏi Đáp, thảo luận• Chuẩn bị PTPHCN và các vật phẩn khác trong các

tiết thực hành• Hỗ trợ thực hành nhóm• Ghi chép trong quá trình tập huấn

16. Đón học viên tại các bàn đón tiếp

22. Lấy chữ ký, biên nhận, chứng từ quyết toán

23. Dọn dẹp hội trường, thu dọn máy chiếu, màn chiếu, máy tính, và các công cụ, vật phẩm khác

24. Họp giảng viên để tóm tắt về lớp tập huấn và cân nhắc các vấn đề cần cải thiện

25. Hoàn thiện biên bản, báo cáo kết quả lớp đào tạo

26. Chia sẻ tài liệu đào tạo cho các học viên qua email

29. Thanh quyết toán chứng từ lớp đào tạo

27. Phân tích các dữ liệu lượng giá kiến thức trước và sau tập huấn và mẫu phản hồi về tập huấn

28. Chia sẻ các dữ liệu về lớp tập huấn cho tất cả các học viên và các nhà quản lý

Page 16: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

30 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 31

5. Liệu pháp nào trong số các liệu pháp kháng vi-rút sau đây đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị COVID-19?

A. Lopinavir-ritonavirB. Hydroxychloroquine + AzithromycinC. Oseltamavir (Tamiflu)D. Chưa có điều trị nào được chứng minh có hiệu quả đối với COVID-19 cho đến thời điểm hiện tại

6. Quy trình/thủ thuật nào bên dưới KHÔNG được xem là thủ thuật tạo bụi khí mang mầm bệnh?

A. Thở oxy qua mặt nạ/thông khí không xâm lấn (chẳng hạn, biPaP)B. Hút đờm kínC. Đặt nội khí quảnD. Kích thích ho khạc đờm

7. Cách tiếp cận nào sau đây là phù hợp nếu một cán bộ y tế phơi nhiễm với một bệnh nhân mắc COVID-19 mà không có phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp?

A. Cán bộ y tế bị phơi nhiễm cần được theo dõi trong 14 ngày nhưng được phép tiếp tục làm việc nếu họ không có triệu chứng nàoB. Cán bộ y tế bị phơi nhiễm cần được cách ly trong 14 ngàyC. Cán bộ y tế bị phơi nhiễm có thể tiếp tục làm việc nhưng nên đeo khẩu trang mọi lúcD. Cán bộ y tế bị phơi nhiễm cần được điều trị bằng hydroxychloroquine trong 14 ngày

8. Một bệnh nhân đến khoa khám bệnh than phiền về sốt, ho khan, và mệt mỏi. Bước xử trí phù hợp đầu tiên cần làm là gì?

A. Cho bệnh nhân đeo khẩu trang B. Hỏi bệnh nhân về việc liệu họ đã từng tiếp xúc với người nào khác có nghi ngờ mắc COVID-19 C. Ngay lập tức chuyển bệnh nhân đến khoa truyền nhiễmD. Thực hiện một xét nghiệm chẩn đoán COVID-19

9. Một ca F1 có tiền sử tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 khẳng định bắt đầu xuất hiện sốt, mệt mỏi và ho trong 2 ngày vừa qua. Bệnh phẩm nào cần được thu thập cho xét nghiệm Realtime-PCR để phát hiện vi-rút SARS-CoV-2?

A. Dịch tỵ hầu và dịch họngB. Chỉ cần dịch họng C. Dịch rửa phế quản phế nangD. Máu

Vui lòng tự đánh giá mức năng lực của bản thân về ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn đối với COVID-19 dựa trên các thang đo sau đây:

Không có kỹ năng gì cả ☐ Ít kiến thức, kỹ năng hoặc năng lực thấp ☐ Đủ năng lực ☐ Ở mức chuyên gia, có thể giảng dạy, đào tạo cho những người khác

Vui lòng lựa chọn 1 đáp án đúng nhất cho các câu hỏi về kiến thức dưới đây:

1. Giai đoạn ủ bệnh đối với COVID-19 là bao lâu?A. 1 đến 7 ngàyB. 2 đến 14 ngàyC. 7 đến 21 ngàyD. 14 đến 28 ngày

2. Khi nào thì một người mắc COVID-19 bắt đầu có khả năng lây nhiễm cho người khác?A. 2 ngày trước khi bắt đầu có các triệu chứngB. 7 ngày trước khi bắt đầu có các triệu chứngC. 2 ngày sau khi có các triệu chứng D. 7 ngày sau khi có các triệu chứng

3. Đường lây truyền nào sau đây được xem là đường lây truyền PHỔ BIẾN NHẤT đối với vi-rút SARS-CoV-2?

A. Thông qua đụng chạm các bề mặt đã bị nhiễm vi-rútB. Hít phải vi-rút trong không khí phát tán từ người nhiễm ở khoảng cách rất xa.C. Thông qua các giọt bắn từ người đã nhiễm vi-rút khi họ nói chuyện, ho và hắt hơi.D. Thông qua việc ăn thức ăn hoặc uống nước đã bị nhiễm vi-rút.

4. Phát biểu nào sau đây về điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam là ĐÚNGA. Tất cả các trường hợp xác định nhiễm phải được điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cựcB. Tất cả các trường hợp xác định nhiễm phải được nhập viện và cách ly C. Các trường hợp nhiễm với triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhàD. Người nhà của các trường hợp xác định nhiễm được phép vào thăm người bệnh trong giờ thăm bệnh nhân

II. Sự tự tin của cán bộ y tế về các kiến thức và kỹ năng về kiểm soát nhiễm khuẩn

III. Các câu hỏi về kiến thức liên quan:

Kiến thức, kỹ năng hoặc năng lực còn mơ hồỞ mức trung bình so với các đồng nghiệp của tôiRất tự tin về năng lực

Page 17: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

32 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 33

10. Quy trình nào sau đây liên quan đến thu thập mẫu để xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 là KHÔNG ĐÚNG?

A. Cán bộ y tế nên mang kính mắt/tấm che mặt, khẩu trang N95, găng tay, và đồ bảo hộ khi thu thập mẫu

B. Nên sử dụng găng tay không có bột Talc vì bột Talc có thể ức chế xét nghiệm PCR và gây âm tính giả

C. Bệnh nhân nên ngồi thẳng lưng và đầu hơi ngửa ra sau một góc khoảng 70 độD. Sử dụng tăm bông sợi tổng hợp có thân que làm bằng gỗ vì que thân nhựa có thể ức

chế xét nghiệm PCR và gây âm tính giả

11. Một nhân viên y tế chuẩn bị vào phòng bệnh COVID-19 để chăm sóc bệnh nhân. Để bảo vệ bản thân không bị lây nhiễm SARS CoV-2, NVYT phải mang trang phục phòng hộ cá nhân (PTPHCN) cấp độ an toàn 3-4, bao gồm bộ áo quần, mũ, tấm che mặt, khẩu trang N95, bao trùm giầy, găng tay. Thứ tự nào là đúng khi mặc PTPHCN? Thứ tự từ 1 đến 7, trong đó 1 = Bước đầu tiên và 7 = Bước cuối cùng

_____ Mang khẩu trang_____ Vệ sinh tay và đeo găng tay sạch_____ Vệ sinh tay_____ Mang bao trùm giày

12. Một NVYT kết thúc công việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại phòng cách ly, có mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân, bao gồm bộ quần áo bảo hộ có mũ liền, tấm che mặt, khẩu trang N95, bao trùm giầy, găng tay. Cởi bỏ trang phục phòng hộ có nguy cơ cao gây lây nhiễm SARS CoV-2 nếu thực hiện không đúng trình tự. Trình tự đúng khi tháo bỏ PTPHCN là gì, không tính các bước vệ sinh sau khi tháo bỏ từng phương tiện phòng hộ? Thứ tự từ 1 đến 6, trong đó 1 = Bước đầu tiên và 6 = Bước cuối cùng

_____ Tháo khẩu trang N95_____ Tháo găng tay, cuộn mặt trong găng ra ngoài_____ Cởi bỏ bộ quần áo bảo hộ kèm mũ trùm đầu, cuộn mặt trong bộ bảo hộ ra ngoài_____ Tháo tấm che mặt _____ Cởi bỏ bao trùm giày/ủng_____ Thực hiện bước vệ sinh tay cuối cùng

13. Phương tiện phòng hộ cá nhân nào sau đây được khuyến nghị khi thực hiện đặt nội khí quản hoặc các thủ thuật có khả năng tạo bụi khí khác cho một bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19?

A. Mũ, mắt kính, găng tay, khẩu trang y tế, B. Mũ, tấm che mặt/tấm chắn giọt bắn, găng tay, khẩu trang N95, bộ quần áo bảo hộC. Mũ, tấm che mặt/tấm chắn giọt bắn, găng tay, khẩu trang N95D. Mũ, mắt kính, găng tay, khẩu trang y tế, bộ quần áo bảo hộ

14. Dừng áp dụng các biện pháp dự phòng theo phương thức lây truyền đối với các bệnh nhân xác định mắc COVID-19 (và bệnh nhân có thể được ra khỏi khu cách ly một cách an toàn) khi bệnh nhân đã hết sốt, không còn triệu chứng hô hấp, cùng với ý nào sau đây?

A. Hết triệu chứng 2 ngày và một lần xét nghiệm COVID-19 âm tínhB. Kết quả xét nghiệm PCR COVID-19 âm tính trên hai hoặc nhiều hơn hai mẫu, các mẫu

được thu thập cách nhau 1 tuần.C. Kết quả xét nghiệm huyết thanh COVID-19 chuyển sang dương tínhD. Kết quả xét nghiệm PCR COVID-19 âm tính từ hai mẫu trở lên, các mẫu được thu thập

cách nhau ≥24 giờ

15. Tần suất vệ sinh các bề mặt tại các khu vực cách ly COVID-19?A. Tối thiểu một lần/ngàyB. Tối thiểu một lần/ngày và theo yêu cầuC. Tối thiểu hai lần/ngàyD. Tối thiểu hai lần/ngày và theo yêu cầu

16. Đồ vải sử dụng ở người bệnh COVID-19 cần được xử lý theo quy trình phù hợp, NGOẠI TRỪ?

A. Kiểm đếm đồ vải ngay sau khi thu gom tại khu vực thăm khám, buồng bệnh, buồng cách ly

B. Thu gom đồ vải vào túi màu vàng có dán nhãn hoặc ghi rõ “Đồ vải có nguy cơ chứa COVID-19”

C. Đóng gói kín, vận chuyển ngay xuống nhà giặt bằng phương tiện riêng và phải giặt ngay, giặt riêng không ngâm, không lưu

D. Giặt bằng máy với chế độ nhiệt cao và hóa chất; trong trường hợp không có máy giặt, phải giặt bằng tay thì cần được ngâm hóa chất khử khuẩn trước khi giặt với nồng độ Clo hoạt hoá 0,05%

17. Khi một người hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 được xuất viện, cần làm gì trước khi đưa một bệnh nhân mới vào phòng đó?

A. Vệ sinh tất cả các bề mặt trong phòng và loại bỏ bất cứ máy móc hoặc thiết bị nào đã sử dụng cho bệnh nhân vì các máy móc, thiết bị này không thể làm sạch được đầy đủ

B. Không sử dụng phòng đó trong 07 ngày (thời gian mà vi-rút SARS-CoV-2 có thể sống sót trên các bề mặt)

C. Làm sạch tất cả các bề mặt trong phòng, bao gồm tất cả các máy móc và thiết bị, và phun dung dịch sát trùng

D. Làm sạch tất cả các bề mặt trong phòng, bao gồm các bề mặt của bất cứ máy móc và thiết bị nào, và không sử dụng đến phòng đó trong 07 ngày

_____ Mặc quần áo bảo hộ_____ Đội mũ trùm đầu_____ Tấm che mặt

Page 18: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

34 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 35

Các bảng kiểm sau đây được đưa vào để sử dụng mẫu cho tập huấn, nên cân nhắc điều chỉnh theo loại PTPHCN có trong tập huấn

Đơn vị: ………………………………………………………………………………………………………...............................………Thời gian giám sát (Ngày/giờ): ………………………………………………………………………..................…………Người giám sát: ……………………………………………………............................................……………………………Nhân viên y tế: …………………………………………………………………………….......…….......................................

18. Cần sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân nào sau đây khi làm vệ sinh các khu vực cách ly?

A. Khẩu trang y tế, kính mắt, áo choàng, găng tay nhựa dàyB. Khẩu trang N95, tấm che mặt, găng tay nhựa dày, quần áo bảo hộ, tạp dề không thấm,

ủng không thấm/bao bọc giàyC. Khẩu trang y tế, tấm che mặt, găng tay nhựa dày, quần áo bảo hộ, tạp dề không thấm,

ủng không thấm/bao bọc giàyD. Khẩu trang y tế, kính mắt, áo choàng, găng tay nhựa dày, ủng không thấm/ bao bọc giày

19. Các bề mặt bị nhiễm máu, chất tiết, phân, hoặc chất nôn của bệnh nhân COVID-19 nên được xử lý như thế nào?

A. Loại bỏ và làm sạch ngay lập tức bằng dung dịch sát khuẩn 0.5% clo hoạt hóa. Thời gian dung dịch lưu lại trên bề mặt tối thiểu là 5 phút

B. Loại bỏ và làm sạch ngay lập tức bằng dung dịch sát khuẩn 0.05% clo hoạt hóa. Thời gian dung dịch lưu lại trên bề mặt tối thiểu là 5 phút

C. Loại bỏ và làm sạch ngay lập tức bằng dung dịch sát khuẩn 1% clo hoạt hóa. Thời gian dung dịch lưu lại trên bề mặt tối thiểu là 10 phút

D. Loại bỏ và làm sạch ngay lập tức bằng dung dịch 0.5% Clo hoạt hóa. Thời gian dung dịch lưu lại trên bề mặt tối thiểu là 10 phút

20. Dưới đây là các Quy định về thăm nom người đang điều trị hoặc cách ly vì COVID-19 tại cơ sở y tế NGOẠI TRỪ?

A. Hạn chế tối đa việc thăm/tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đang cách ly điều trị, theo dõi tại cơ sở KBCB

B. Không cho khách thăm tại khu vực cách ly khi đang thực hiện các thủ thuật có thể tạo hạt khí dung, các hạt văng bắn gần để phòng lây nhiễm nguy cơ.

C. Trong trường hợp bắt buộc phải có thăm, tiếp xúc với người bệnh, tất cả khách thăm cần tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa tại khu cách ly

D. Khách thăm mang và loại bỏ phương tiện PHCN đúng cách có thể tiếp xúc BN trong phạm vi 2 mét.

PHỤ LỤC 4 Bảng kiểm Mặc và Tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

PHỤ LỤC 4.1 Bảng kiểm mặc phương tiện phòng hộ cá nhân

STT Nội dungĐánh giá

Ghi chú

A. CHUẨN BỊ

B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MẶC PTPHCN

NHÂN VIÊN Y TẾ CHUẨN BỊ

Trang phục y tế theo quy định

Tháo bỏ trang sức

Vệ sinh tay

CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM

Bộ đồ bảo hộ chống dịch theo cấp độ bảo vệ và kích cỡ

Dung dịch vệ sinh tay: 01 chai

Thùng đựng chất thải lây nhiễm màu vàng, có đạp chân: 01 chiếc

Thùng ngâm dụng cụ: 01 chiếc

Chuẩn bị địa điểm:Buồng đệm hoặc ngày tại cửa khu vực/ buồng cách ly

Vệ sinh tay

Đi ủng/ bao giầy

Mặc quần và áo choàng đúng kỹ thuật

Mang khẩu trang đúng kỹ thuật

Mang kính bảo hộ loại gọng gài tai

Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.

Mang tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).

Vệ sinh tay

Mang găng tay đúng kỹ thuật

1

1.1

1.2

1.3

2

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đạt Chưa đạt

Page 19: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

36 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 37

STT

Hoạtđộng

Cá nhân/Đơn vị

chuyên trách

Cá nhân/Đơn vị

tham gia

Kết quả

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Tháng ...

Bệnh viện: …………………………………………………........ Thành phố/Tỉnh: …………………………………………….Kế hoạch cải thiện Ứng phó COVID-19Thời gian: ............ / 2020

Hướng dẫn điền kế hoạch cải thiện

PHỤ LỤC 4.2 Bảng kiểm tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

Đơn vị: ……………………………………………………… Thời gian giám sát (Ngày/giờ): ………………………………Người giám sát: …………………………………………… Nhân viên y tế: ……………………………………………………

PHỤ LỤC 5 Mẫu trình bày kế hoạch hành động

Nội dung Cách ghi

Tên hoạt động, tương ứng với hoạt động được triển khai(ví dụ: Đào tạo cho các bác sĩ và điều dưỡng của Khoa KSNK về cách sử dụng PTPHCN)

Hoạt động

Điền tên của các cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động(ví dụ: TS. Ngãi, Khoa KSNK)

Cá nhân/Đơn vị chuyên trách

Điền tên của cá nhân/đơn vị sẽ tham gia vào công tác triển khai hoạt động(ví dụ: BS. Long, Đơn vị Quản lý chất lượng)

Cá nhân/Đơn vị tham gia

Điều mục tiêu đầu ra của hoạt động(ví dụ: 100% cán bộ y tế của bệnh viện được đào tạo về việc sử dụng PTPHCN)

Kết quả

Điền thời gian dự kiến của hoạt động(ví dụ: đào tạo sẽ diễn ra vào tuần thứ 2 của tháng Bảy – đánh dấu X vào ô giao giữa cột Tuần 2 và dòng tương ứng với hoạt động đó; nếu hoạt động diễn ra trong thời gian dài, đánh dấu X lên tất cả các tuần của tháng triển khai hoạt động đó)

Thời gian

STT Nội dungĐánh giá

Ghi chú

A. LOẠI QUẦN, ÁO CHOÀNG VÀ MŨ TRÙM ĐẦU RỜI

B. LOẠI ĐỒ PHÒNG HỘ QUẦN LIỀN ÁO

1 Tháo găngKhi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải.

3 Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải

4 Vệ sinh tay lần 2

5 Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.

7 Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt (cầm vào 2 bên gọng của kính/ tấm che mặt)

9 Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ

10 Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai)

6 Vệ sinh tay lần 3

8 Vệ sinh tay lần 4

11 Vệ sinh tay lần 5

10 Vệ sinh tay lần 5

2 Vệ sinh tay lần 1

1 Tháo găngKhi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải.

3 Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt (cầm vào 2 bên gọng của kính/ tấm che mặt)

4 Vệ sinh tay lần 2

5 Tháo bỏ mũ, áo, quần. Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải

7 Tháo ủng hoặc bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn

9 Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai)

6 Vệ sinh tay lần 3

8 Vệ sinh tay lần 4

2 Vệ sinh tay lần 1

Đạt Chưa đạt

Page 20: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …

38 / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO / 39

ĐÀO TẠO VỀ KSNK TRONG COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

Để ngày càng nâng cao chất lượng của các khóa tập huấn, ban tổ chức rất mong nhận được đánh giá của anh/chị. Xin anh/chị đưa ra các lựa chọn phù hợp với ý kiến của mình cho các nội dung dưới đây.

Ngày điền phiếu: ……...............…………………………...........................…………………...………………………......Họ tên: …………………………..............................................………………………………………………......................Giới tính: ☐ Nam ☐ NữCơ quan công tác: ….................................................………………………………………………………………………Tỉnh: …………………..........................................................................……………………………………………………

1. Anh/Chị vui lòng tự đánh giá mức độ kiến thức của bản thân về nội dung này TRƯỚC KHI đến với khóa tập huấn? (Mức thấp - 1; Mức cao - 5)

2. Vui lòng cho biết đánh giá của anh/chị về mức độ kiến thức của diễn giả đối với chủ đề được trình bày? (Kém - 1; Xuất sắc: 5)

3. Anh/Chị đánh giá như thế nào về mức độ tham gia/tương tác của bản thân trong buổi tập huấn này? (Mức thấp - 1; Mức cao - 5)

4. Những thông tin này có liên quan như thế nào đến công tác thực hành của anh/chị? (Không liên quan - 1; Rất liên quan - 5)

5. Anh/Chị vui lòng tự đánh giá mức độ kiến thức của bản thân về nội dung này SAU KHI tham dự khóa tập huấn? (Mức thấp - 1; Mức cao - 5)

6. Vui lòng đánh giá chung về chất lượng của buổi tập huấn này. (Kém - 1; Xuất sắc - 5)

7. Vui lòng cho biết một vài điều đã học qua buổi tập huấn mà anh/chị có thể áp dụng được tại cơ sở của mình?

……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................

8. Theo anh/chị, chúng tôi nên làm gì để ngày càng cải thiện khóa tập huấn này? ……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................……...............…………………………...........................…………………...………………………...................................

Cảm ơn!

PHỤ LỤC 6 Phiếu đánh giá sau tập huấn ứng phó dịch COVID-19 tại bệnh viện

Page 21: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT …