tÀi liỆu hƯỚng dẪn cho vỊ lÃnh ĐẠo

12
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO VỊ LÃNH ĐẠO VỀ SÁNG KIẾN TỰ LỰC CÁNH SINH

Upload: others

Post on 30-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO VỊ LÃNH ĐẠO

V Ề S Á N G K I Ế N T Ự L Ự C C Á N H S I N H

LỜI NÓI ĐẦU

GỬI TỚI CÁC VỊ LÃNH ĐẠO GIÁO KHU VÀ TIỂU GIÁO KHUNhiều tín hữu trong Giáo Hội có thể cải thiện sự tự lực cánh sinh của họ, tức là “khả năng, sự cam kết và nỗ lực để lo liệu cho những nhu cầu cần thiết về mặt thuộc linh và vật chất của cuộc sống cho bản thân và gia đình” (Sách Hướng Dẫn 2: Điều Hành Giáo Hội [2010], 6.1.1). Việc chăm sóc cho người nghèo khó và túng thiếu là một trong bốn trách nhiệm đã được Chúa chỉ định cho Giáo Hội (Sách Hướng Dẫn 2, 2.2). Tài liệu hướng dẫn này của vị lãnh đạo sẽ hỗ trợ anh chị em trong việc áp dụng các nguyên tắc giáo lý mà sẽ giúp các tín hữu tự giúp bản thân mình và những người khác trở nên tự lực về mặt thuộc linh và vật chất hơn.

Xin hãy dành một vài phút để đọc lá thư từ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn ở trang sau để học hỏi một số các phước lành được hứa về sự tự lực cánh sinh mà các tín hữu trong giáo khu (hoặc giáo hạt) và tiểu giáo khu (hoặc chi nhánh) của anh chị em có thể nhận được.

Do Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô

Xuất Bản tại Salt Lake City, Utah© 2017 by Intellectual Reserve, Inc.

All rights reserved. In tại Hoa Kỳ

Phê chuẩn bản tiếng Anh: 11/17 Phê chuẩn bản dịch: 11/17

Bản dịch Leader’s Guide for the Self- Reliance Initiative Vietnamese 15197 435

1

SỨ ĐIỆP TỪ ĐỆ NHẤT CHỦ TỊCH ĐOÀN

Anh Chị Em thân mến:

Chúa đã tuyên phán: “Và mục đích của ta là lo liệu cho các thánh hữu của ta” (GLGƯ 104:15). Điều mặc khải này là một lời hứa từ Chúa rằng Ngài sẽ cung cấp các phước lành vật chất và mở cánh cửa cho sự tự lực cánh sinh, chính là khả năng để chúng ta chu cấp những nhu yếu phẩm cho cuộc sống của bản thân và những người trong gia đình mình.

Cuốn sách nhỏ Nền Tảng Của Tôi để Tự Lực Cánh Sinh, đã được biên soạn nhằm giúp các tín hữu Giáo Hội học hỏi và sử dụng các nguyên tắc về đức tin, học vấn, làm việc chăm chỉ và tin cậy nơi Chúa. Việc chấp nhận và sống theo các nguyên tắc này sẽ làm cho anh chị em có khả năng nhiều hơn để nhận được các phước lành vật chất mà Chúa đã hứa.

Chúng tôi mời anh chị em hãy siêng năng học hỏi và áp dụng các nguyên tắc này và dạy cho mọi người trong gia đình mình. Khi làm như vậy, cuộc sống của anh chị em sẽ được ban phước. Anh chị em sẽ học cách hành động trên con đường hướng tới sự tự lực cánh sinh hữu hiệu hơn. Anh chị em sẽ được ban phước với nhiều niềm hy vọng, sự bình an, và tiến triển hơn.

Hãy tin chắc rằng anh chị em là con của Cha Thiên Thượng. Ngài yêu thương anh chị em và sẽ không bao giờ bỏ rơi anh chị em. Ngài biết anh chị em và sẵn sàng ban cho anh chị em các phước lành thuộc linh và vật chất của sự tự lực cánh sinh.

Thân ái,

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn

NỀN TẢNG CỦA TÔIĐỂ TỰ LỰC CÁNH SINH

2

SÁNG KIẾN VỀ SỰ TỰ LỰC CÁNH SINH

“Sự tự lực cánh sinh là kết quả của việc làm của chúng ta và hỗ trợ tất cả các chương trình an sinh khác của chúng ta. ‘Chúng ta hãy làm việc cho những điều gì mà chúng ta cần đến. Chúng ta hãy tự lực cánh sinh và tự lập. Sự cứu rỗi không thể nhận được qua bất cứ nguyên tắc nào khác.’”

THOMAS S. MONSON (TRÍCH DẪN MARION G. ROMNEY), “Guiding Principles of Personal and Family Welfare,” Ensign, Sept. 1986, 3

GIÁO LÝ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ TỰ LỰC CÁNH SINHSự tự lực cánh sinh được định nghĩa là “khả năng, sự cam kết và nỗ lực để lo liệu những thứ cần dùng về mặt tinh thần và vật chất của cuộc sống cho bản thân và gia đình. Khi trở nên tự lực cánh sinh, các tín hữu cũng có thể phục vụ và chăm sóc cho người khác một cách hữu hiệu hơn” (Sách Hướng Dẫn 2, 6.1.1). Ba điều giảng dạy chính yếu mà có thể giúp chúng ta hiểu cách thức dẫn dắt mọi người sống cuộc sống tự lực:

Đầu tiên, sự tự lực cánh sinh là một lệnh truyền thiết yếu trong kế hoạch cứu rỗi. Chủ Tịch Spencer W. Kimball dạy rằng: “Giáo Hội và các tín hữu Giáo Hội được Chúa truyền lệnh phải tự lực cánh sinh và tự lập. (Xin xem GLGƯ 78:13- 14). Trách nhiệm cho sự an lạc về mặt xã hội, cảm xúc, tinh thần, thể chất hoặc kinh tế của mỗi người trước hết thuộc về người đó, thứ nhì là thuộc về gia đình của người đó và thứ ba là thuộc về Giáo Hội nếu người ấy là một tín hữu trung tín của Giáo Hội.” (Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [2006], 116).

Thứ hai, Thượng Đế có thể và sẽ cung cấp một cách thức cho các con cái ngay chính của Ngài để trở nên tự lực cánh sinh. “Và mục đích của ta là lo liệu cho các thánh hữu của ta, vì tất cả mọi vật đều là của ta” (GLGƯ 104:15).

Thứ ba, tất cả mọi sự việc, kể cả các mối bận tâm về vật chất, đều là các vấn đề thuộc linh đối với Thượng Đế (xin xem GLGƯ 29:34). Khi chúng ta cam kết sống theo phúc âm một cách trọn vẹn hơn, chúng ta có thể trở nên tự lực hơn về mặt vật chất lẫn thuộc linh. Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf dạy rằng: “Hai giáo lệnh lớn—yêu mến Thượng Đế và người lân cận của chúng ta—là kết hợp của điều vật chất và thuộc linh. Giống như hai mặt của đồng tiền, phần vật chất và thuộc linh không thể tách rời được” (“Lo Liệu theo Cách của Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 53).

Một vài nguyên tắc phúc âm có thể giúp chúng ta trở nên tự lực cánh sinh hơn gồm có gia tăng đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, trở nên vâng lời hơn, hối cải các lỗi lầm của mình, sử dụng quyền tự quyết một cách ngay chính, và phục vụ người khác. Để biết thêm thông tin, xin tham khảo cuốn sách nhỏ Nền Tảng của Tôi để Tự Lực Cánh Sinh.

3

SÁNG KIẾN VỀ SỰ TỰ LỰC CÁNH SINH ĐƯỢC HƯỚNG DẪN BỞI VỊ LÃNH ĐẠO CHỨC TƯ TẾ

Các giáo khu của Si Ôn là những nơi để bảo vệ cho tất cả những ai bước vào. Mục đích của giáo khu là để “phòng vệ và dung thân khỏi cơn bão tố, cùng thoát khỏi cơn thịnh nộ khi nó được trút . . .. lên toàn thể thế gian” (GLGƯ 115:6). Các giáo khu là những nơi quy tụ để tín hữu của Giáo Hội có thể phục vụ và củng cố lẫn nhau, được hòa thuận, và nhận được các giáo lễ chức tư tế và những chỉ dẫn về phúc âm (Handbook 1, introduction).

Chúa đã phán với các vị lãnh đạo chức tư tế: “Ta ban cho các ngươi . . .. những chìa khóa . . .. công việc của giáo vụ và làm toàn thiện các tín hữu của ta” (GLGƯ 124:143). Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã dạy: “Cách để tự lực của Chúa gồm có việc cân bằng nhiều khía cạnh của cuộc sống, kể cả học vấn, y tế, việc làm, tài chính gia đình và sức mạnh thuộc linh. . . . Điều này có nghĩa là, nói chung, các anh chị em sẽ phải tự mình tìm hiểu. Mỗi gia đình, mỗi giáo đoàn, mỗi khu vực trên thế giới đều khác nhau” (“Lo Liệu theo Cách của Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 55).

Sáng kiến về sự tự lực cánh sinh là một công cụ mà các chủ tịch giáo khu và giám trợ có thể sử dụng nhằm giúp đỡ các trách nhiệm thiêng liêng của họ do Chúa chỉ định để chăm lo cho người nghèo khó và túng thiếu.

Ủy Ban Tự Lực Cánh Sinh của Giáo KhuĐể hiểu và đáp ứng với các nhu cầu tự lực cánh sinh trong giáo khu, chủ tịch đoàn giáo khu có thể tổ chức một ủy ban tự lực cánh sinh của giáo khu, là một phần của hội đồng giáo khu. Ủy ban tự lực cánh sinh của giáo khu được chủ tọa bởi một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu và thường xuyên họp để xem lại và lên kế hoạch cho các nhu cầu tự lực cánh sinh trong giáo khu. Các ủy ban tự lực cánh sinh của giáo khu được khuyến khích làm việc với hội đồng an sinh của các vị giám trợ để đánh giá và giải quyết các nhu cầu đó.

Ủy ban tự lực cánh sinh của giáo khu này thông thường gồm có một thành viên của hội đồng thượng phẩm, một thành viên của chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu, chủ tịch hội đồng an sinh của các giám trợ, và bất cứ chuyên viên tự lực cánh sinh nào của giáo khu đã được kêu gọi. Các thành viên khác trong ủy ban có thể gồm có các thành viên của các chủ tịch đoàn Hội Thiếu Niên và Thiếu Nữ, các chuyên viên khác của giáo khu, và những người truyền giáo.

“Không cần có tổ chức mới nào để chăm lo cho nhu cầu của những người này. Điều cần thiết duy nhất là dùng chức tư tế của Thượng Đế để làm việc đó.”

HAROLD B. LEE, “Admonitions for the Priesthood of God,” Ensign, Jan. 1973, 104

SÁNG KIẾN VỀ SỰ TỰ LỰC CÁNH SINH

4

“Luôn luôn có một lời giảng dạy cơ bản cho Các Thánh Hữu Ngày Sau rằng một tôn giáo mà không có quyền năng cứu rỗi con người về mặt vật chất và làm cho họ thịnh vượng và hạnh phúc ở nơi đây, thì không thể nào được trông mong để cứu rỗi họ về mặt thuộc linh, để tôn cao họ trong cuộc sống mai sau.”

PRESIDENT JOSEPH F. SMITH, Teachings of Presidents of the Church: Joseph F. Smith (2011), 163

Vai Trò của Ủy Ban Tự Lực Cánh SinhTrong việc xem lại và lên kế hoạch cho các nhu cầu của các cá nhân và gia đình trong giáo khu, ủy ban này cân nhắc những điều sau:◦ Giảng dạy cho các vị giám trợ và các hội đồng tiểu giáo khu

về giáo lý của sự tự lực cánh sinh và hỗ trợ họ trong các bổn phận của họ.

◦ Phát triển một kế hoạch đơn giản để hỗ trợ các vị giám trợ và cung ứng các nhu cầu về sự tự lực cánh sinh của giáo khu. Tham khảo “Các Câu Hỏi để Các Ủy Ban Cân Nhắc” ở trang 9.

◦ Thường xuyên tổ chức các buổi họp đặc biệt devotional tự lực cánh sinh và tổ chức các nhóm tự lực cánh sinh.

◦ Cung ứng sự huấn luyện liên tục tới các điều phối viên khi cần thiết.

◦ Tới tham dự định kỳ các buổi họp nhóm tự lực cánh sinh và chia sẻ ý kiến phản hồi về sự tiến triển của tín hữu với các vị giám trợ và các hội đồng tiểu giáo khu.

◦ Thu thập và liên hệ các nguồn lực địa phương có sẵn trong cộng đồng và từ Giáo Hội. Các nguồn lực có thể gồm tên của những người có thể giúp đỡ, các chương trình của chính phủ, các cơ hội tuyển dụng, v.v. . . Người quản lý Các Dịch Vụ Tự Lực Cánh Sinh cũng có thể cung cấp sự chỉ dẫn về những cách để thu thập và chia sẻ các nguồn lực của cộng đồng.

Hiểu rõ các nhu cầu về sự tự lực cánh sinh của tín hữu

Thu thập và liên hệ các nguồn lực

Cung ứng thêm sự trợ giúp

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN TỰ LỰC

CÁNH SINH

Thường xuyên tổ chức các nhóm tự lực cánh sinh

5

“Ý muốn của Thượng Đế là chúng ta phải là những người tự do được ban cho khả năng để đạt đến tiềm năng trọn vẹn của mình về mặt vật chất lẫn thuộc linh, chúng ta phải được giải thoát khỏi những hạn chế nhục nhã của cảnh nghèo khó và ách nô lệ của tội lỗi, chúng ta phải vui hưởng lòng tự trọng và độc lập, chúng ta được chuẩn bị cho tất cả mọi điều để đến với Ngài trong thượng thiên giới của Ngài.”

D. TODD CHRISTOFFERSON, “Được Tự Do Mãi Mãi, Tự Hành Động Lấy Một Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 19

Chuyên Viên Tự Lực Cánh Sinh của Giáo KhuMột chị em, anh em, hoặc cặp vợ chồng có thể phục vụ với tư cách là một chuyên viên tự lực cánh sinh của giáo khu (hoặc giáo hạt). Cùng làm việc chặt chẽ với các thành viên trong ủy ban, một chuyên viên trông coi các hoạt động và sinh hoạt tự lực cánh sinh trong giáo khu. Các chuyên viên trong giáo khu phục vụ như là một nguồn lực cho các vị giám trợ và các vị lãnh đạo khác của tiểu giáo khu (Sách Hướng Dẫn 2, 6.3.3) và có thể giúp các tín hữu có nhu cầu như giáo dục, huấn luyện, tài chính gia đình, và Quỹ Giáo Dục Luân Lưu ở nơi nào áp dụng (Sách Hướng Dẫn 2, 6.2.5). Một vị giám trợ cũng có thể kêu gọi các chuyên viên tự lực cánh sinh của tiểu giáo khu (hoặc chi nhánh) khi cần thiết.

Các trách nhiệm của người chuyên viên đó có thể gồm có những điều sau đây:◦ Huấn luyện và hỗ trợ các vị giám trợ và hội đồng tiểu giáo

khu khi được yêu cầu.◦ Làm việc với ủy ban tự lực cánh sinh của giáo khu để điều

khiển các buổi họp đặc biệt devotional và tổ chức các nhóm.◦ Cung ứng sự huấn luyện tới các điều phối viên tự lực cánh

sinh của nhóm, bằng cách sử dụng cuốn sách nhỏ Các Nhóm Điều Phối cho Sự Tự Lực Cánh Sinh (có sẵn trực tuyến tại trang srs.lds.org/facilitator).

◦ Quan sát và hỗ trợ theo định kỳ các nhóm tự lực cánh sinh.◦ Chia sẻ các nguồn lực có sẵn trong cộng đồng và Giáo Hội

với các tín hữu.◦ Bảo đảm hoàn tất các bản báo cáo tại trang

srs.lds.org/report.

CÁC TÍN HỮU HỌC TẬP VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TRỞ NÊN TỰ LỰC CÁNH SINH

Điều này bắt đầu bằng việc các giám trợ đoàn và các hội đồng chi nhánh thành tâm cân nhắc xem những ai đang gặp các thử thách mà có thể được hưởng lợi ích khi trở nên tự lực hơn. Lý tưởng là đưa ra một lời mời cá nhân để tham dự một buổi họp đặc biệt devotional (nếu có tổ chức) hoặc tham gia trực tiếp một nhóm tự lực cánh sinh. Ngoài ra, cân nhắc việc mời những người có thể củng cố người khác bằng thời gian và tài năng của họ tới tham gia (xin xem GLGƯ 82:18–19).

SÁNG KIẾN VỀ SỰ TỰ LỰC CÁNH SINH

6

Nhóm tự lực cánh sinh giải quyết ba vấn đề mà Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã nói mỗi người cải đạo đều cần đến: “một người bạn, một trách nhiệm, và nuôi dưỡng bằng ′lời nói tốt lành của Thượng Đế’ (Mô Rô Ni 6:4).”

PRESIDENT GORDON B. HINCKLEY, “Converts and Young Men,” Ensign, May 1997, 47; xin xem thêm Mô Rô Ni 6:3–9

Các Tín Hữu Gặp Nhau trong Các Nhóm Tự Lực Cánh SinhĐấng Cứu Rỗi đã dạy rằng: ″Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nh au lại, thì ta ở giữa họ” (GLGƯ 6:32). Các nhóm tự lực cánh sinh là các hội đồng nhỏ, hướng tới hành động. Họ gặp nhau nhằm giúp nâng cao các kỹ năng và đức tin cho mỗi người tham gia. Sự mặc khải cá nhân trong các buổi họp nhóm có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài các sách học ra, mỗi ng ười tham gia có kiến thức, kinh nghiệm, và ân tứ mà có thể giúp những người khác học hỏi và tăng trưởng.

Một nhóm thông thường gồm có 8 đến 12 cá nhân và họp khoảng 2 giờ mỗi tuần trong 12 tuần.

CÁC NHÓM LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO

Cả Giáo Lý lẫn Các Kỹ Năng Sống Đều Được Giảng DạyTrong mỗi buổi họp nhóm, những người tham gia dành thời gian xem lại các nguyên tắc giáo lý về sự tự lực cánh sinh, kể cả tầm quan trọng của các giáo lễ. Họ cũng học các kỹ năng thực tế như là quản lý tài chính cá nhân, tìm một công việc làm tốt hơn, nâng cao học vấn, hoặc bắt đầu và phát triển một công việc kinh doanh nhỏ.

Các Nhóm Đưa Ra Các Cam Kết và Báo Cáo Tiến Trình của HọMỗi buổi họp nhóm bắt đầu bằng việc từng cá nhân báo cáo tiến trình cho nhóm về các cam kết của họ trong tuần trước. Những người tham gia sau đó hội ý với nhau để nhận ra và vượt qua các chướng ngại.

Những Người Tham Gia Chia Sẻ Việc Học Tập của họ với Gia Đình

Phần lớn quá trình học tập diễn ra bên ngoài buổi họp nhóm khi các tín hữu giữ các cam kết của họ bằng cách thực hành các kỹ năng mới. Những người tham gia được khuyến khích để chia sẻ điều họ học với gia đình.

7

“Không có vấn đề nào trong gia đình, tiểu giáo khu, hay giáo khu mà không thể giải quyết được nếu chúng ta tìm kiếm giải pháp theo đường lối của Chúa qua việc bàn bạc—thật sự bàn bạc—với nhau.”

M. RUSSELL BALLARD, Counseling with Our Councils, rev. ed. (2012), 4

AI NÊN THAM GIA VÀO CÁC NHÓM?

Các tín hữu đang ở trong các tình huống như sau có thể được hưởng lợi: những người nhận của lễ nhịn ăn, người thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp, những người truyền giáo mới trở về, những người mới cải đạo, các tín hữu kém tích cực, và cha mẹ đơn thân.

Những Người Tham Gia Củng Cố Lẫn Nhau Với Tư Cách là “Đôi Bạn Cùng Tiến”

Những người tham gia được yêu cầu hỗ trợ và củng cố một thành viên khác trong nhóm mỗi tuần. Những “đôi bạn cùng tiến” này giúp đỡ lẫn nhau tuân giữ các cam kết của mình thông qua việc thường xuyên liên lạc và khuyến khích nhau.

Những Điều Phối Viên Chỉ Dẫn Các Buổi Họp Nhóm Hằng TuầnCác nhóm tự lực cánh sinh không được dẫn dắt bởi một giảng viên, mà được dẫn dắt bởi một điều phối viên. Các điều phối viên không giảng bài mà làm theo các tài liệu của khóa học và mời tất cả các thành viên trong nhóm tham gia. Các điều phối viên tạo ra một môi trường mà Đức Thánh Linh có thể giảng dạy những người tham gia “tất cả mọi việc [họ] phải nên làm” (2 Nê Phi 32:5; xin xem thêm 2 Nê Phi 32:3).

Sự Tiến Triển Liên TụcNếu cần thiết, các chuyên viên, tình nguyện viên, hoặc các thầy giảng tại gia và giảng viên thăm viếng của giáo khu có thể được chỉ định để tiếp tục theo dõi hoặc hướng dẫn mỗi người tham gia bằng cách gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Ủy ban tự lực cánh sinh của giáo khu cũng có thể chọn tổ chức định kỳ một buổi quy tụ những học viên tốt nghiệp trong nhóm tự lực cánh sinh để cho họ có thể tiếp tục tình bằng hữu, chia sẻ kinh nghiệm, và xem lại các nguyên tắc từ Nền Tảng của Tôi để Tự Lực Cánh Sinh.

8

CÁC NGUỒN LỰC

Sự Hỗ Trợ của Nhân Viên Giáo Hội và Tình Nguyện ViênGiáo Hội tuyển dụng người ở mỗi giáo vùng để trợ giúp cho nỗ lực tự lực cánh sinh. Những người này gồm có một người quản lý Dịch Vụ Tự Lực Cánh Sinh và các nhân viên khác. Những nhân viên này, cùng với những người truyền giáo cao niên toàn thời gian, có thể giúp huấn luyện ủy ban tự lực cánh sinh để tổ chức các buổi họp đặc biệt devotional và các nhóm tự lực cánh sinh. Họ cũng có thể hỗ trợ ủy ban trong việc nhận ra và chia sẻ các nguồn lực của cộng đồng địa phương và Giáo Hội.

Các Sách HọcCác sách học tự lực cánh sinh có sẵn trực tuyến trong Thư Viện Phúc Âm và trên trang srs.lds.org. Các bản in của sách học có thể được đặt hàng tại trang store.lds.org hoặc tại các trung tâm phân phối của Giáo Hội.

SÁCH HỌC SỬ DỤNG MÃ SỐ TÀI LIỆU(Để Đặt Hàng)

Con Đường Của Tôi để Tự Lực Cánh Sinh

Các Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Tự Lực Cánh Sinh

14068000

Nền Tảng Của Tôi để Tự Lực Cánh Sinh

Các Nguyên Tắc và Kỹ Năng Thuộc Linh

14067000(Ghi chú: Cũng đã được gồm vào trong mỗi cuốn sách bài tập nhóm)

Bắt Đầu và Phát Triển Doanh Nghiệp của Tôi

Sách Bài Tập Nhóm 14678000

Tìm một Việc Làm Tốt Hơn

Sách Bài Tập Nhóm 14072000

Học Tập để Có Công Việc Làm Tốt Hơn

Sách Bài Tập Nhóm 14066000

Tài Chính Cá Nhân Sách Bài Tập Nhóm 14863000

Điều Phối Các NhómHuấn Luyện Người Điều Phối

Chỉ có trực tuyến

“Nếu không có sự tự lực cánh sinh, một người không thể thực hiện những mong muốn bẩm sinh để phục vụ. Làm thế nào chúng ta có thể ban phát nếu không có gì hết? Thức ăn cho người đói khát không thể đến từ những ngăn tủ trống. Tiền bạc để trợ giúp người nghèo túng không thể đến từ cái ví trống không. Sự hỗ trợ và lòng cảm thông không thể đến từ việc thiếu thốn cảm xúc. Sự giảng dạy không thể đến từ người không tìm tòi học hỏi. Và quan trọng hơn hết, sự hướng dẫn thuộc linh không thể đến từ sự yếu kém về phần thuộc linh.”

MARION G. ROMNEY, “The Celestial Nature of Self- Reliance,” Ensign, Nov. 1982, 93

9

Các Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Tự Lực Cánh SinhThông thường các tín hữu (mặc dù không cần thiết) bắt đầu con đường để tự lực cánh sinh bằng cách tham dự một buổi họp đặc biệt devotional. Cuốn sách nhỏ Con Đường Của Tôi để Tự Lực Cánh Sinh có thể giúp hướng dẫn phần thảo luận.

Các Video Huấn Luyện và Các Câu Chuyện Thành CôngCác tài liệu huấn luyện và các video câu chuyện thành công có sẵn trực tuyến tại trang srs.lds.org/videos.

Trung Tâm Nguồn Lực cho Sự Tự Lực Cánh SinhMột giáo khu có thể quyết định thiết lập một trung tâm nguồn lực cho sự tự lực cánh sinh để giải quyết các nhu cầu vượt ngoài khả năng của các nhóm tự lực cánh sinh. Ví dụ, một “trung tâm” có thể là nơi được dùng chung với trung tâm lịch sử gia đình và có thể cung cấp các máy tính để giúp các tín hữu. Một “trung tâm” thậm chí có thể là một nỗ lực ảo để kết nối các tín hữu với các cơ hội tại địa phương và các nguồn lực trực tuyến. Nếu trung tâm có một địa điểm hoạt động, mỗi giáo khu sẽ quyết định trung tâm được mở cửa thường xuyên thế nào và cơ cấu nhân sự ra sao.

Các Câu Hỏi để Các Ủy Ban Cân Nhắc◦ Các nhu cầu tự lực cánh sinh nào mà các cá nhân và gia đình

trong giáo vùng của chúng ta có?◦ Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ các vị giám trợ, các nhóm

túc số, và Hội Phụ Nữ với vai trò của họ trong việc chăm lo người nghèo khổ và túng thiếu?

◦ Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ tốt hơn các vị giám trợ và các hội đồng tiểu giáo khu để nhận ra và mời mọi người tham gia vào các nỗ lực tự lực cánh sinh của chúng ta?

◦ Chúng ta có thể làm gì trong và sau khi tổ chức các nhóm tự lực cánh sinh để hỗ trợ tốt hơn những người tham gia?

◦ Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ tốt hơn những người mà không thể tham dự hoặc hoàn tất việc tham gia một nhóm tự lực cánh sinh?

◦ Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng tốt hơn những tài năng, kỹ năng, và chuyên môn của các tín hữu trong giáo vùng của mình?

◦ Loại nguồn lực nào của Giáo Hội hoặc của cộng đồng mà các tín hữu cần, và chúng ta nên phát triển và chia sẻ các nguồn lực này như thế nào?

◦ Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các nỗ lực tự lực cánh sinh của chúng ta để hỗ trợ cho các ưu tiên của tiểu giáo khu? (Ví dụ, công việc truyền giáo, mang tín hữu tích cực trở lại, thành niên trẻ tuổi độc thân, hoặc giới trẻ.)

◦ Nếu được áp dụng, thì làm thế nào chúng ta có thể giúp những người được hỗ trợ từ Quỹ Giáo Dục Luân Lưu tốt nghiệp và hoàn trả các khoản vay của họ?