tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ...

38
Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớn Tổng quan về Tài liệu này; gồm 3 phần chính: 1. Thông tin cơ bản: Gồm các thông tin về các hướng dẫn hiện hành việc giáo dục sức khỏe giới tính và các mối quan hệ, thông tin về các nghiên cứu hiện có đối với nhu cầu sức khỏe tình dục của trẻ tự kỷ lớn. 2. Các hoạt động: Các hoạt động này được chia thành 9 chủ đề dưới đây cùng với hướng dẫn về cách tổ chức các hoạt động này: Phần 1: Giữ vệ sinh thân thể Phần 2: Sự thay đổi và phát triển Phần 3: Các cơ quan trong cơ thể Phần 4: Các mối quan hệ Phần 5: Tự vệ Phần 6: Những nơi có thể không mặc quần áo Phần 7: Những va chạm hợp lý Phần 8: Hoạt động tình dục Phần 9: Việc ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng Đối với từng chủ đề trên, phần này được trình bày chi tiết thông qua các hoạt động tương tác với học viên, ví dụ như: Mục tiêu của hoạt động Các dụng cụ cần chuẩn bị (giấy, kéo cắt, v.v) Định hướng thảo luận (các gợi ý về phương án trả lời chẳng hạn) Hình ảnh, các sơ đồ minh họa. 3. Danh sách các nguồn tài liệu và những địa chỉ liên lạc hữu ích Ở đây, chúng tôi sẽ trích dịch phần về các hoạt động (phần 2)

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớn

Tổng quan về Tài liệu này; gồm 3 phần chính:

1. Thông tin cơ bản: Gồm các thông tin về các hướng dẫn hiện hành việc giáo dục sức khỏe giới tính và các mối quan hệ, thông tin về các nghiên cứu hiện có đối với nhu cầu sức khỏe tình dục của trẻ tự kỷ lớn.

2. Các hoạt động: Các hoạt động này được chia thành 9 chủ đề dưới đây cùng với hướng dẫn về cách tổ chức các hoạt động này:

Phần 1: Giữ vệ sinh thân thể Phần 2: Sự thay đổi và phát triển Phần 3: Các cơ quan trong cơ thể Phần 4: Các mối quan hệ Phần 5: Tự vệ Phần 6: Những nơi có thể không mặc quần áo Phần 7: Những va chạm hợp lý Phần 8: Hoạt động tình dục Phần 9: Việc ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng

Đối với từng chủ đề trên, phần này được trình bày chi tiết thông qua các hoạt động tương tác với học viên, ví dụ như:

Mục tiêu của hoạt động Các dụng cụ cần chuẩn bị (giấy, kéo cắt, v.v) Định hướng thảo luận (các gợi ý về phương án trả lời chẳng hạn) Hình ảnh, các sơ đồ minh họa.

3. Danh sách các nguồn tài liệu và những địa chỉ liên lạc hữu ích

Ở đây, chúng tôi sẽ trích dịch phần về các hoạt động (phần 2)

Page 2: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tổ chức các hoạt động

Thiết lập các nguyên tắc: Trong giáo dục về sức khỏe tình dục và các mối quan hệ, việc thiết lập các nguyên tắc nền tảng và các ranh giới là hết sức cần thiết. Chúng ta nên khuyến khích trẻ lớn chủ động xây dựng các “nội qui” định hình các buổi thảo luận trong lớp học. Chúng tôi có một vài gợi ý như sau:

Thái độ tôn trọng: Trên cơ sở nhận thức rằng mỗi người có trình độ kiến thức, kinh nghiệm và thái độ khác nhau, các trẻ lớn phải thể hiện sự tôn trọng bằng cách để cho các bạn khác phát biểu, không chế diễu các bạn khác, và chấp nhận rằng bạn nào cũng có quyền được nêu ý kiến, cho dù mình bất đồng với quan điểm của bạn đó.

Chấp nhận sự bình đẳng và đa dạng: Liên quan tới “nội qui” tôn trọng ở trên, nội qui này thừa nhận rằng các bạn đến từ những môi trường khác nhau, có các nền tảng khác nhau về văn hóa và tín ngưỡng, về cấu trúc gia đình, về định hướng tình dục cũng như kinh nghiệm sống. Trẻ lớn cần phải nhận ra rằng, nếu định kiến hay kỳ thị, phân biêt sẽ tạo ra các thách thức, rào cản.

Có trách nhiệm Về việc sử dụng ngôn từ Bảo mật

Sau khi cả lớp học đã thống nhất về những điểm này, thì nên treo/đặt các nội qui này ở một vị trí nào đó trong khu vực lớp học để mọi người có thể thấy và nhắc lại những điểm này trong suốt các bài học.

Trình tự của các hoạt động:

Mỗi phần trong tài liệu này có rất nhiều các hoạt động cho phép các trẻ có thể khám phá các vấn đề liên quan tới nhu cầu sức khỏe tình dục. Một số phần có thể được học một cách độc lập, trong khi đó lại có những phần cần liên kết với các phần khác. Trong phần tổng quan về kế hoạch cho các hoạt động hay ở đầu mỗi bài đều chỉ rõ liệu bài đó cần kết nối với những phần nào.

Dựa trên nhu cầu và các kiến thức đã được học trước đó của các trẻ lớn này mà trình tự giảng dạy các bài được điều chỉnh cho phù hợp. Đối với một số trẻ lớn, một số chủ đề như an toàn chẳng hạn, là chủ đề mà có thể liên quan tới các trẻ này nhất. Nếu vậy, thì nên bắt đầu với bài 5: tự vệ. Thỉnh thoảng có thể cần phải hỗ trợ các em ôn lại các phần đã học.

Dưới đây là một gợi ý về trình tự các hoạt động:

Phần 1: Hoạt động 1.1 và 1.2Phần 6 Hoạt động 6.1Phần 2 Hoạt động 2.1

Page 3: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Phần 3 Hoạt động 3.1 và 3.2Phần 2 Hoạt động 2.2 và 2.3Phần 1 Hoạt động 1.3Phần 6 Hoạt động 6.2 và 6.3Phần 7 Hoạt động 7.1, 7.2 và 7.3Phần 8 Hoạt động 8.1, 8.2, 8.3, 8.4 và 8.5Phần 9 Hoạt động 9.1, 9.2 và 9.3

Có vẻ phần 5 và phần 4 nên theo cùng suốt chương trình như gợi ý trên.

Độ tuổi và cấp độ

Trẻ lớn tự kỷ trưởng thành ở các tốc độ khác nhau, vì vậy các tài liệu cần được sử dụng và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cho từng độ tuổi và từng cấp độ. Tuy nhiên, với vai trò là một hướng dẫn, tài liệu này được thiết kế để dùng cho trẻ lớn tự kỷ từ 10-11 tuổi trở lên. Nếu dùng nguồn tài liệu này cho các trẻ tự kỷ bé hơn thì chúng tôi gợi ý là nên đảm bảo rằng tất cả các tài liệu phát tay và các tình huống cần được điều chỉnh cho hợp với độ tuổi của các bé. Bạn cũng có thể thấy rằng chủ đề 8 và 9 phù hợp hơn với các trẻ tự kỷ lớn.

Tiến độ các hoạt động

Tài liệu này không hướng dẫn cụ thể về độ dài cuả các hoạt động bởi vì mỗi trẻ hay mỗi nhóm trẻ cần khoảng thời gian khác nhau để hấp thụ được từng chủ đề. Chẳng hạn, một giáo viên đã nói về tiến độ trước lớp mình: Lớp chúng mình sẽ cùng nhau học với tiến độ chậm hơn dự kiến ban đầu nhưng nhờ thế mà kiến thức của chúng ta sẽ được củng cố vững chắc hơn.

Chuẩn bị cho từng hoạt động

Cần đảm bảo mình có đầy đủ các tài liệu cần thiết để phát cho học viên. Bắt đầu mỗi phần đều có mục tổng quan, phần này sẽ cho bạn biết những tài liệu cần chuẩn bị. Việc chuẩn bị các tài liệu này là bắt buộc, ví dụ như in các tài liệu phát tay, chuẩn bị các bảng lật, thẻ và khâu chuẩn bị cần được hoàn tất trước.

Các câu chuyện xã hội

Những câu chuyện này nhằm giúp minh họa cho các ý trong bài. Bạn nên sửa đổi câu chuyện để phù hợp với từng học viên. Để tìm thêm thông tin về cách xây dựng các câu chuyện này, bạn có thể xem ở đường link sau:

Page 4: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ
Page 5: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Phần 1: Giữ vệ sinh thân thể

Mục tiêu học tậpSau bài học này, học sinh có thể:

Các hoạt động gợi ý

Các nguồn tài liệu bổ trợ Các cơ hội đánh giá

Xác định được các nhiệm vụ vệ sinh thân thể của mình và thời điểm cần làm

1.1 Làm sao để biết rằng mình đã sạch sẽ?

Đã cung cấp trong bài:• Danh sách các nhãn 1.1a “Giữ gìn vệ sinh” – Cắt rời ra để dán lên các hộp cho học sinh lựa chọn các hoạt động trong mục 1.1b bỏ vào• Tài liệu cho hoạt động 1.1a “Giữ gìn vệ sinh” – cắt ra • Tài liệu cho hoạt động 1.1b “Bảng kiểm về các hoạt động thường ngày của tớ”

Tài liệu và giáo cụ cần thêm:• Các hộp để dán các nhãn cắt ra từ tài liệu 1.1a, học sinh bỏ các lựa chọn các thông tin ở tài liệu cho vào hộp này.• Bảng cá nhân và các đồ dùng vệ sinh • Ví dụ về các dụng cụ và đồ vật để vệ sinh thân thể (xà phòng, dầu gội, dao cạo râu, v.v)• Các mẩu quảng cáo về các vật dụng vệ sinh cho các bạn tuổi dậy thì (Giảng viên hoặc các em mang tới)• FAIR leaflets – “Keeping Yourself Healthy” www.fairadvice.org.uk/cleanbookmen.htm www.fairadvice.org.uk/cleanbookwomen.htm• 6 hộp để em em cho lựa chọn của mình vào

Page 6: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Mục tiêu học tậpSau bài học này, học sinh có thể:

Các hoạt động gợi ý

Các nguồn tài liệu bổ trợ Các cơ hội đánh giá

Hiểu được tại sao cần thay đồ đều đặn và cách giặt đồ

1.2 Thay đồ và giặt đồ

Tài liệu đã cung cấp trong bài• Các nhãn 1.2a “Mức độ thường xuyên” – Cắt rời ra để chuẩn bị cho hoạt động

Tài liệu ngoài• 4 hộp để các em bỏ lựa chọn của mình vào• Quần áo (quần áo thật hoặc tranh ảnh quần áo)• Máy giặt

• Tham gia vào thảo luận

• Tham gia đóng góp ý kiến trong bài tập

Biết cách giữ vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt

1.3 Giữ vệ sinh trong chu kỳLiên hệ với phần 2: Thay đổi và phát triển

Tài liệu đã cung cấp trong bài• Information sheet 1.3a “sanitary pads”• Information sheet 1.3b “tampons”Tài liệu ngoài• Selection of different sanitary products (Teacher and young people could bring in samples)www.fairadvice.org.uk/periodsbook.htm

Page 7: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ
Page 8: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Hoạt động 1.1 Làm sao để biết rằng mình đã sạch sẽ?

• Giới thiệu hoạt động bằng cách giải giải thích với các trẻ lớn rằng trong phần này, các em sẽ được khám phá các cách để giữ vệ sinh thân thể.

• Thảo luận với các trẻ lớn xem các em dùng gì để lau rửa cơ thể. Sử dụng BodyBoard và các bộ dụng cụ vệ sinh và/hoặc các đồ dùng cụ thể như xà bông, dầu gội, kem đánh răng, v.v có thể làm buổi thảo luận tốt hơn

• Hỏi các em ghép cặp các bộ phận cơ thể với các đồ vật để vệ sinh, chẳng hạn xà phòng để tắm cả người; dầu gội đầu thì cho tóc; mặt thì cần sữa rửa mặt; răng thì cần kem đánh răng v.v. Hoạt động này có thể dùng BodyBoard hoặc yêu cầu các em liệt kê các bộ phận của cơ thể vào bảng lật (flip chart) và gán mác với các đồ dùng về sinh phù hợp.

• Cần chắc rằng các trẻ lớn biết cách sử dụng các đồ dùng vệ sinh này, ví dụ như để gội đầu thì đầu tiên cần xả nước cho tóc ướt rồi cho dầu gội lên, v.v.

Ghi chú cho giảng viên: Để biết thêm thông tin, các giảng viên có thể xem thêm các tờ rơi của FAIR về “Giữ gìn sức khỏe” ở địa chỉ www.fairadvice.org.uk/cleanbookmen.htm www.fairadvice.org.uk/cleanbookwomen.htm

• Dùng các nhãn trong tài liệu 1.1a “Giữ gìn vệ sinh” để dán lên các hộp cho các em để lựa chọn của mình vào đó. Các lựa chọn chính là các câu trong tài liệu cho hoạt động 1.1 a “giữ gìn vệ sinh”.

• Đưa cho các em các câu này cùng các hộp, hướng dẫn các em xếp vào các hộp để biết được mức độ thường xuyên của các hoạt động giữ gìn vệ sinh này. Khuyến khích các em thảo luận xem tại sao có những việc lại được làm nhiều hơn các việc khác.

Ghi chú cho giảng viên: Chỉ đưa cho các học sinh những thẻ phù hợp lứa tuổi trong nhóm thẻ “Giữ vệ sinh”. Chẳng hạn, nếu trẻ nhỏ thì không dùng các thẻ như “trang điểm” hay “cạo râu”, v.v

• Giúp trẻ hiểu thêm về các cách giữ gìn vệ sinh và sức khỏe bằng cách khuyến khích các em viết vào bảng, vạch ra các hoạt động hàng ngày, các em đã làm như thế nào và vào lúc nào để giữ vệ sinh. Có thể dùng Tài liệu cho hoạt động 1.1b “Bảng kiểm các hoạt động hàng ngày” để hỗ trợ cho phần thảo luận. Tài liệu này đưa ra các ví dụ, tuy nhiên, nên được soạn phù hợp cho từng trẻ.

Page 9: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Các nhãn 1.1a: “giữ vệ sinh”

Mỗi sáng khi tớ thức giấc Mỗi tối trước khi đi ngủ

Hàng ngày Hai lần một tuần

Một lần một tuần Không bao giờ

Tài liệu cho hoạt động 1.1a: Giữ vệ sinh

Tớ đánh răng Tớ cắt móng tay Tớ gội đầu

Tớ rửa mặt Tớ tắm Tớ dùng lăn khử mùi

Tớ rửa chân Tớ tẩy trang Tớ cạo lông chân

Tớ cạo lông nách Tớ cạo râu Tớ chải tóc

Page 10: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Hoạt động 1.3 Giữ vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt (liên hệ với phần 2: Sự thay đổi và phát triển)

Ghi chú cho giảng viên: Hoạt động này nên được thực hiện sau phần 2: Sự thay đổi và phát triển, đặc biệt là hoạt động 2.4: Kinh nguyệt.

• Giới thiệu hoạt động bằng cách giải thích với các em rằng giữ vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng. Hoạt động này nhằm giúp các em hiểu các bạn gái giữ vệ sinh như thế nào trong chu kỳ.

• Giải thích rằng các bạn gái và phụ nữ cần dùng một cái gì đó để hút máu kinh trong chu kỳ. Họ có thể chọn dùng băng vệ sinh hoặc tampon.

• Phát cho các em Tài liệu cho hoạt động 1.3a “Băng vệ sinh” và Tài liệu cho hoạt động 1.3b “Tampon”. Nếu được, thì cho các em xem các loại băng vệ sinh trên thực tế. Hướng dẫn các em qua từng tài liệu này để đảm bảo các em biết cách sử dụng.

• Kết thúc bài giảng bằng cách gợi nhắc các em nhớ lại các hoạt động trước. Nhấn mạnh rằng khi trong chu kỳ, các em cần phải lau rửa và thay quần lót thường xuyên.

Các trang web sau có thể hữu ích cho hoạt động này:

• www.fairadvice.org.uk/periodsbook.htm

• http://kidshealth.org/teen/sexual_health/girls/tss.html

Page 11: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu cho hoạt động 1.3a: Băng vệ sinh

• Chúng được làm từ các chất liệu có khả năng thấm hút cao để hút được máu.

• Chúng rất đa dạng về kích cỡ và độ dày, vì vậy, chắc chắn sẽ có một loại nào đó thích hợp với các em.

• Chúng có một dải dính ở mặt sau để dính vào quần các em, ngăn không cho chúng bị xộc xệch hoặc trượt lệch đi.

• Cần phải thay băng vệ sinh mỗi khi đi vệ sinh. Các em cần phải rửa tay sau khi thay băng.

• Băng vệ sinh nên được cho vào sọt rác chuyên đựng các loại giấy vệ sinh. Chúng có ở trường cũng như các khu vệ sinh công cộng.

Ở nhà thì các em hỏi mẹ xem nên vứt bỏ băng vệ sinh ở đâu.

• Nếu các mới mới có kinh nguyệt, và các em không biết lúc nào sẽ tới kỳ kinh tiếp, thì các em nên mang theo băng vệ sinh dự phòng trong cặp của mình.

Page 12: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ
Page 13: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Phần 2: Sự thay đổi và phát triển

Mục tiêu học tập Sau bài này các em sẽ:

Các hoạt động gợi ý Các nguồn tài liệu hỗ trợ Các cơ hội đánh giá

Hiểu và phát triển các kỹ năng cần thiết để ương mầm và chăm sóc cây

Được giới thiệu vòng đời của các sinh vật

2.1 Chúng ta cần gì để phát triển

Tài liệu đã có trong bài• Tài liệu cho hoạt động 2.1 “Vòng đời”

Tài liệu thêmTrang web các trường BBC (vòng đời thực vật)www.bb c . c o . u k / sc hoo l s / sc i en c e c l i p s /a g e s /9 _ 10 / li f e_ c y c l e s . s ht m l

Có thể nhận biết được các thay đổi trong quá trình em bé lớn lên thành người lớn

2.2 Phát triển

Tài liệu đã có trong bài• Tài liệu cho hoạt động 2.2a: “Tranh về sự phát triển của bé gái”• Tài liệu cho hoạt động 2.2b: “Tranh về sự phát triển của bé trai”• Tài liệu cho hoạt động 2.2c: “Khi tớ là em bé”

Tài liệu thêm• Tranh ảnh của các em cùng gia đình ở các giai

đoạn khác nhau

• Đóng góp vào thảo luận về chủ đề: mọi người trông khác thế nào ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của mình

Page 14: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Mục tiêu học tập Sau bài này các em sẽ:

Các hoạt động gợi ý Các nguồn tài liệu hỗ trợ Các cơ hội đánh giá

Có khả năng nhận ra những thay đổi về thể chất và cảm xúc trong giai đoạn dậy thì

Thể hiện sự hiểu biết về mối liên quan giữa dậy thì, kinh nguyệt và thai nghén

2.3 Những thay đổi trong thời kỳ dậy thì

Liên hệ với phần 3: Các cơ quan trong cơ thể; Hoạt động 3.1 và 3.2

Tài liệu đã có trong bài:

• Tài liệu cho hoạt động 2.2a và 2.2b từ hoạt động 2.2• Tài liệu cho hoạt động 2.3a: “Những thay đổi ở thời kỳ dậy th씕 Tài liệu đọc thêm 2.3a “Những thay đổi ở thời kỳ dậy th씕 Tài liệu cho hoạt động 2.3b “Câu hỏi trắc nghiệm về thời kỳ dậy th씕 Tài liệu cho hoạt động 2.3c “Đáp án câu hỏi trắc nghiệm về thời kỳ dậy thì• Tài liệu cho hoạt động 2.3d “Những bức thư gửi tới cô Sue’

Tài liệu và dụng cụ thêm• Body Board (Headon Productions)

Page 15: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Hiểu được chuyện gì xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt

Hiểu được em bé được sinh ra thế nào, em bé sơ sinh bắt đầu cuộc sống như thế nào

2.4 Kinh nguyệt

Liên hệ với phần 1: Giữ vệ sinh; Hoạt động 1.3

Tài liệu đã có trong bài• Tài liệu cho hoạt động 2.4a “sơ đồ về chu kỳ kinh nguyệt”• Ghi chú cho giảng viên 2.4 “Kinh nguyệt”• Tài liệu cho hoạt động 2.4b “Câu chuyện xã hội – Kỳ kinh nguyệt đầu tiên của Suzanne”

Additional• Body Board (Headon Productions) with diagrams showing the development and cycle of an egg.

Xem thêm ở đường link:www.kidshealth.org/misc/movie/bodybasics/bodybasics_female_repro.html

• Tham gia thảo luận về chu kỳ kinh nguyệt

Mục tiêu học tập Sau bài này các em sẽ:

Các hoạt động gợi ý Các nguồn tài liệu hỗ trợ Các cơ hội đánh giá

Biết được mộng tinh là gì và hiểu rằng mộng tinh là bình thường trong quá trình phát triển

2.5 Mộng tinh

Tài liệu đã có trong bài• Tài liệu cho hoạt động 2.5a “Sự thật về mộng tinh”• Tài liệu cho hoạt động 2.5b “Câu chuyện xã hội – giấc mơ ẩm ướt của Peter”

• Tham gia thảo luận về mộng tinh

Page 16: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Hoạt động 2.1: Chúng ta cần gì để phát triển được

Lược dịch: Phần này có thể dùng thêm tìa liệu ở đường link sau với nhiều hoạt động tương tác thú vị h tt p : //ww w . bb c.c o . u k / s c hoo ls/sci e n c e cli p s / a g e s/ 9 _ 10 /l i f e _ c y cl e s.s h t m l

• Hướng dẫn các em ghép các hình dưới đây ứng với các vòng đời: • Sâu – Kén sâu– Bướm• Trứng gà – Gà con – Gà• Nòng nọc – Ếch• Trứng – Chim non – Chim lớn

• Từ việc thảo luận vòng đời của các sinh vật này, dẫn dắt các em thảo luận về sự phát triển của con người.

Page 17: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu hoạt động 2.1: Vòng đời của các sinh vật

Page 18: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ
Page 19: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ
Page 20: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Hoạt động 2.2: Sự phát triển

Lược dich:• Phần này giới thiệu về sự phát triển cơ thể của nam và nữ từ lúc ra đời cho tới lúc già. Cùng thảo luận với các em về các bức

hình dưới đây để hiểu được những thay đổi về chiều cao, cân nặng, hình dáng, sự phát triển của lông, tóc cũng như các phần khác của cơ thể.

• Phần này nên thảo luận riêng nhóm của nam và nhóm của nữ

Tài liệu cho hoạt động 2.2a: Hình ảnh về sự phát triển của các bạn gái và phụ nữ

Page 21: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu cho hoạt động 2.2a: Hình ảnh về sự phát triển của các bạn trai và đàn ông

Page 22: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Hoạt động 2.3: Những thay đổi ở thời kỳ dậy thì (Liên hệ với phần 3: Các bộ phận của cơ thể)

Ghi chú cho giảng viên: Trước khi bắt đầu phần này, cần thảo luận với các em về tên các bộ phận trên cơ thể. Xem thêm ở phần 3: Các bộ phân của cơ thể, hoạt động 3.1 và 3.2. Yêu cầu vạch đầu dòng về tên các bộ phận ở nam và nữ trên bảng cá nhân.

• Giải thích về mục tiêu học tập của hoạt động.• Hỏi các em đã bao giờ các em nghe thấy từ “dậy thì” chưa. Nếu có, khai thác xem các

em đã hiểu gì về dậy thì. Sau đây là một định nghĩa của dậy thì:

“Dậy thì là một giai đoạn trong cuộc đời mà các bạn trai hay bạn gái lớn lên và phát triển thành người lớn. Trong thời gian này, sẽ có rất nhiều thay đổi cả về mặt thể chất và cảm xúc đối với cả bạn trai hay bạn gái. Những thay đổi này có thể xuất hiện ở các lứa tuổi khác nhau (thường là từ 11 đến 17) và theo nhiều cách khác nhau”.

• Dùng các tài liệu cho hoạt động 2.2a và 2.2b (của hoạt động 2.2) và yêu cầu các em nhìn vào các ảnh và hình vẽ của người đang ở giai đoạn dậy thì.

• Thảo luận về những thay đổi trên cơ thể họ:ví dụ như: tóc, chiều cao, giọng nói, hình dạng, ngực, v.v.• Sử dụng trang thông tin cho hoạt động 2.3a “Các thẻ sắp xếp về những thay đổi xảy ra ở thời kỳ dậy thì”, yêu cầu các em ghép các thẻ này với các bộ phận của cơ thể.• Dùng trang thông tin cho hoạt động 2.3a “Những thay đổi ở thời kỳ dậy thì” để thảo luận về những thay đổi nào chỉ xảy ra với các bạn gái, những thay đổi nào chỉ với bạn trai và những cái nào thì xảy ra với cả hai.

Ghi chú cho giảng viên: Trước khi bắt đầu bước tiếp theo của hoạt động “những thay đổi trong giai đoạn dậy thì” (hoạt động 2.3), nên tiến hành hoạt động 2.4: “Kinh nguyệt” và 2.5: “mộng tinh”.

• Giải thích cho các em rằng từ nãy đến giờ cả nhóm mới chỉ thảo luận về những thay đổi thể chất thôi. Bây giờ các em sẽ thảo luận về những thay đổi tình cảm và cảm xúc trong thời kỳ dậy thì.

• Hoạt động này có thể được sử dụng và chỉnh sửa dựa trên bộ bài giảng này này. Các thẻ bức thư gửi tới cô Sue về các thắc mắc ở tuổi dậy thì có trong phần này khá cụ thể cho tuổi dậy thì và phát triển. Thay vì dùng các bức thư có sẵn này, có thể tạo cơ hội cho các em viết ra các thắc mắc và lo lắng của mình mà không cần viết tên. Những thắc mắc này sẽ là nền tảng cho hoạt động này.

• Giải thích cho các em rằng bây giờ sẽ thảo luận về những lời khuyên cho các bạn đã gửi thư băn khoăn lo lắng về vấn đề dậy thì. (tài liệu cho hoạt động 2.3d Các thắc mắc gửi tới cô Sue)

Page 23: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

• Yêu cầu các em làm việc nhóm và đưa cho mỗi nhóm một thắc mắc từ tài liệu cho hoạt động 2.3d Các thắc mắc gửi cô Sue. Yêu cầu các em đưa ra những lời khuyên phù hợp để giúp các bạn bớt lo lắng.

• Kết thúc hoạt động này bằng cách yêu cầu lớp đưa ra danh sách 10 điều quan trọng nhất mà các em đã học về dậy thì và trưởng thành. Danh sách này có thể bao gồm cả câu chốt “Mỗi bạn dậy thì theo một cách khác nhau”.

Ghi chú dành cho giảng viên: Đây là một hoạt động khó đối với trẻ lớn tự kỷ. Vì vậy, cần hỗ trợ các em để các em đưa ra những lời khuyên phù hợp cho từng tình huống.

Hoạt động mở rộng• Có thể ôn lại kiến thức cho các em bằng hoạt động 2.3b,c Hỏi đáp về dậy thì.• Khuyến khích các em làm việc nhóm hoặc ghép cặp. In các câu hỏi này ra thẻ hoặc

chiếu bằng PowerPoint để các em thảo luận và lựa chọn Đúng/sai.• Sau đó giải thích bất kỳ câu hỏi nào (nếu có) của các em .

Page 24: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu cho hoạt động 2.3a: Các thể sắp xếp về những thay đổi trong thời kỳ dậy thì

lông tóc mọc dày hơn cơ thể có mùi mồ hôi ra nhiều mồ hôi nách hơn

mặt có các đốm tàn hương mọc râu mọc lông nách

lưng có các đốm tàn hương mọc lông vùng kín vỡ giọng

mọc lông chân ngực nở hông nở

vai nở bắt đầu có kinh nguyệt phát triển chiều cao

Page 25: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Trang thông tin cho hoạt động 2.3a: Những thay đổi ở thời kỳ dậy thì

Các thay đổi ở bạn gái• Có những cảm xúc mới• Cảm xúc thất thường• Tăng chiều cao• Lông tóc mọc rậm hơn• Mặt nổi tàn hương• Mọc lông nách• Ra nhiều mồ hồi và có mùi • Ngực bắt đầu nở• Hông bắt đầu nở• Mọc lông quanh âm hộ• Bắt đầu có kinh• Có mùi hôi chân

Các thay đổi ở bạn trai• Có những cảm xúc mới• Cảm xúc thất thường• Tăng chiều cao• Lông tóc mọc dày hơn• Mặt nổi tàn hương• Mọc lông nách• Ra nhiều mồ hồi và có mùi• Mọc râu ở cằm - có thể sẽ bắt đầu cạo

râu• Vai nở• Lưng nổi tàn hương• Mọc lông chân• Lông ở ngực rậm hơn• Vỡ giọng• Mọc lông quanh dương vật và tinh hoàn• Tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng• Dương vật phát triển• Mộng tinh• Có mùi hôi chân

Dậy thì là khoảng thời gian có rất nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc đổi với cả bạn trai lẫn bạn gái. Những thay đổi này có thể xảy ra ở các tuổi khác nhau

• Một sự thay đổi quan trọng là về mặt tình cảm và cảm xúc đặc biệt là cảm giác hấp dẫn/thu hút• Đây cũng có thể là thời điểm một số bạn cảm thấy lo lắng về xu hướng tình dục của mình cũng như việc các bạn ấy

chú ý, quan tâm tới các bạn khác cùng giới tính.

Page 26: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu cho hoạt động 2.3b: câu hỏi về dậy thì

Câu hỏi ĐÚNG SAI

1. Dậy thì bắt đầu ngay khi bạn bước sang tuổi 12.

2. Cơ thể bạn trai sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn.

3. Bạn gái sẽ có bầu ngay ở lần quan hệ tình dục đầu tiên.

4. Mộng tinh là khi bạn trai tè dầm vào ban đêm.

5. Dậy thì có thể thay đổi cách bạn cảm nhận về người khác.

6. Trong giai đoạn dậy thì, hông nở để cân đối với ngực.

7. Dậy thì có thể kéo dài từ 1 tới 6 năm.

Page 27: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ
Page 28: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu cho hoạt động 2.3c: Đáp án cho các câu hỏi về dậy thì

1. Dậy thì bắt đầu ngay khi bạn bước sang tuổi 12. SAI – dậy thì bắt đầu ở thời điểm khác nhau ở các bạn khác nhau.Thông thường, dậy thì bắt đầu ở trong khoảng 11 đến 17 tuổi.

2. Cơ thể bạn trai sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn. ĐÚNG.

3. Bạn gái sẽ có bầu ngay ở lần quan hệ tình dục đầu tiên. ĐÚNG – cách duy nhất để tránh có bầu là không quan hệ tình dục.

4. Mộng tinh là khi bạn trai tè dầm vào ban đêm. SAI – mộng tinh là khi dương vật của bạn trai phóng tinh khi bạn ấy đang ngủ.

5. Dậy thì có thể thay đổi cách bạn cảm nhận về người khác. ĐÚNG – trong giai đoạn dậy thì, bạn có thể có những cảm xúc rất mãnh liệt về sự thu hút.

6. Trong giai đoạn dậy thì, hông nở để cân đối với ngực. SAI – hông bạn gái nở để có chỗ cho em bé ra đời.

7. Dậy thì có thể kéo dài từ 1 tới 6 năm. ĐÚNG – dậy thì bắt đầu ở các tuổi khác nhau và kéo dài khác nhau ở mỗi người.

Page 29: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Tài liệu hoạt động 2.3d: Các thắc mắc gửi tới cô Sue

• Thưa cô Sue.

Các bạn trai ở trường đều trêu chọc cháu vì cháu vẫn chưa mặc áo ngực. Tất cả bạn bè cháu cũng đã có ngực và mặc áo ngực rồi. Các bạn ấy cũng đã bắt đầu có kinh nữa cô ạ, thế mà cháu thì vẫn chưa. Cháu thấy xấu hổ quá – liệu có bao giờ cháu dậy thì không cô

Page 30: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

• Kính gửi cô SueBạn Ellie, 13 tuổi

Page 31: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Cháu thực sự thấy băn khoăn. Các bạn cháu cứ luôn kể về bạn gái của mình, rằng các bạn ấy đã hôn nhau rất nhiều. Còn cháu, cháu không có cảm giác như thế với các bạn gái, mà thực ra là cháu không thấy thu hút gì cả. Cháu cũng có nghe kể về người đồng tính, tức là những bạn trai mà không thích bạn gái, ngược lại lại thấy thích các bạn trai khác ạ. Liệu có phải cháu đồng tính không cô?

• Cô Sue ơi,

Sáng cháu thức dậy và thấy dương vật của mình cương cứng. Thỉnh thoảng cháu còn bị vậy lúc ở trường, kể cả lúc đó cháu chẳng ngắm bạn gái nào cả. Chuyện gì đang diễn ra vậy hả cô? Hay là cháu khác mọi người?

Bạn Barry, 13 tuổi

• Thưa cô Sue,Thomas, 12

Gần đây cháu bắt đầu mọc nhiều lông nách, và ra nhiều mồ hôi hơn. Cháu lau rửa cả ngày mà vẫn cứ nơm nớp lo lắng rằng cháu bốc mùi. Làm sao để cháu biết được là cháu không bốc mùi cô nhỉ?

Một bạn dấu tên, 12 tuổi

Page 32: Tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ lớnmedia.bizwebmedia.net/sites/112600/upload/documents/giao... · Web viewTài liệu giáo dục giới tính cho trẻ