tài chính vi mô - · pdf file... bản tin tài chính vi...

52
SỐ 20 TÀI CHÍNH VI MÔ MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN

Upload: haduong

Post on 06-Feb-2018

224 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

SỐ 20

TÀI CHÍNH VI MÔMÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN

Page 2: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

LỜI GIỚI THIỆUViệt Nam là thị trường rất tiềm năng cho dịch vụ tài chính vi mô (TCVM) do nhu cầu rất lớnvề vốn và các dịch vụ tài chính cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và kinhtế hộ gia đinh nói riêng. TCVM bền vững đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế cũng nhưcông cuộc xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển đặcbiệt quan tâm, mặc dù vẫn còn nhiều tổ chức TCVM phụ thuộc vào nguồn trợ cấp và tài trợbên ngoài.Thực tế đã chứng minh rằng,tính bền vững của tổ chức TCVM lệ thuộc rất lớn vào khả năngphát triển khách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển và đa dạng hóa sản phẩmdịch vụ, cải thiện tính thanh khoản… Tại Việt Nam, hơn bao giờ hết, điều này thường khôngdễ dàng đạt được khi mà tổ chức TCVM dù có sứ mệnh và động lực phục vụ người nghèo,và trên thực tế đang vận hành khá tốt nhưng sự tăng trưởng bị hạn chế và không thể pháttriển vì có nguồn vốn hạn hẹp, phụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn tài trợ từbên ngoài; Và hơn thế nữa do thiếu tư cách pháp nhân nên các tổ chức đó không thể huyđộng tiền gửi tự nguyện từ cộng đồng và thu hút đầu tư từ các tổ chức khác.Trong thời gian qua, môi trường pháp lý nói chung, các quy định cụ thể cho hoạt động TCVMtại Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực, đặc biệt là Chiến lược phát triển ngành TCVMViệt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt; bên cạnh đó thì một sô văn bảnhướng dẫn quan trọng liên quan đến công tác quản lý và vận hành hoạt động TCVM đãđược ban hành… Tuy vậy, một số bất cập về môi trường pháp lý cho hoạt động TCVM vẫnchưa được giải quyết. Do chưa đủ điều kiện tiếp cận vốn trên thị trường vi chưa có tư cáchpháp nhân nên một số chương trình, tổ chức TCVM không đạt được mục tiêu bền vững vềhoạt động khi nguồn tài trợ ngày càng trở nên eo hẹp. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân quan tâm về ảnh hưởng của môitrường chính sách tới việc xác định chiến lược tiếp cận và thu hút nguồn vốn cho hoạt độngTCVM, bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập trung vào chủ đề: “Tài chính vi mô: Môitrường chính sách và Nguồn vốn”. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết của các nhànghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành TCVM; qua chia sẻ kinhnghiêm và cung cấp thông tin, nội dung bản tin này chắc chắn sẽ hữu ích đối với các tổchức và cá nhân quan tâm đến sự phát triển bền vững của hoạt động TCVM tại Việt Nam.Ban Biên tập Bản tin Tài chính vi mô Việt Nam trân trọng cảm ơn quý tổ chức và cá nhân đãnhiệt tình viết bài, cung cấp thông tin và số liệu cho Bản tin này, góp phần tích cực cho chủđề: ”Tài chính vi mô: Môi trường chính sách và Nguồn vốn” có điều kiện được chia sẻ tới bạnđọc xa gần-những người đã và đang quan tâm và trăn trở về định hướng phát triển bềnvững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.

BAN BIÊN TẬP

Page 3: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 3

MỤC LỤC

BAN BIÊN TẬP

1. Nguyễn Bích VượngTrung tâm Tài chính vi mô vàPhát triển (M&D)

2.Nguyễn Thị Tuyết MaiNhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

3.Nguyễn Thị Anh PhươngNhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

4. Nguyễn Ngọc HươngNhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

5. Công Văn TrườngNhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

6. Bertille Le Brun Tình nguyện viên Nhómcông tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

NHÀ TÀI TRỢ

Phân khúc thị trường - mức vốn - nguycơ thâm nhập thị trường Tài chính vimô từ các định chế tài chính khác tạiViệt Nam

Bài toán chính sách cho hoạt động Tàichính vi mô tại Việt Nam

Tăng trưởng nguồn vốn tài trợ: Lựachọn và Thách thức

Hiệu quả và tác động từ huy độngvốn theo mô hình vay vốn bảo lãnh từngân hàng Vietinbank & BIDV

Hợp nhất - Sức mạnh của sự thànhcông và phát triển

Nguồn vốn ân tình hỗ trợ phụ nữ pháttriển

Bảo vệ khách hàng trong lĩnh vực Tàichính vi mô

Sức mạnh của lòng quyết tâm vàkhao khát đổi đời

Tóm tắt quy định chính sách Tài chínhvi mô của Campuchia, Philippine vàNepal

Tin Tức

Lễ công nhận cá nhân và tổ chứcTCVM tiêu biểu Citi - Việt Nam 2014(CMA 2014)

04

08

13

19

21

25

28

30

32

39

50

Page 4: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG - MỨC VỐN - NGUY CƠTHÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VI MÔ TỪCÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH KHÁC TẠI VIỆT NAMNGUYỄN MẠNH CƯỜNGHÀM VỤ PHÓ - VỤ KINH TẾ TỔNG HỢP - VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

I. VAI TRÒ CỦA TCVM ĐỐI VỚI XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO

Theo đanh gia năm 2012 cua Ngân hang Thê giơi (World Bank) thì Việt Nam co gần 70% dânsố va trên 95% ngươi ngheo sống ở khu vưc nông thôn, trong đo có tới 2/3 người dân ở nôngthôn chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Một tỷ lệ lớn người nghèo, người thunhập thấp tại Việt Nam chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính từ hệ thống các ngânhàng thương mại vì thiếu tai san bao đam, kiến thức, kinh nghiệm để có thể xây dựng nhưngphương án sản xuất, kinh doanh đap ưng cac điêu kiên vay vôn cua ngân hang. Ban thâncac ngân hang cung không mặn mà với những khoản cho vay nhỏ, thời gian ngắn, chi phícao, tao ra it lợi nhuận.

Người ngheo, ngươi thu nhập thấp thương la những đôi tương châm đươc hưởng lợi từ sựphát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhưng lai dê dang bi tôn thương, anh hương khitinh hinh kinh tế, xã hội co bât ôn. Thiêu vôn, kho khăn vê tai chinh đa buôc nhiêu ngươingheo phai đi vay theo hinh thưc câm đô, tin dung đen vơi lai suât rât cao, lên đên 60-70%/năm. Trong nhiêu trương hơp, hoat đông tin dung đen đa boc lôt nhưng tai san cuôicung cua ngươi ngheo, dôn nhiêu gia đinh vao tinh trang cung quân.

TCVM là hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính nhỏ, phù hợp với năng lực của ngườinghèo, chủ yếu là những khoản cho vay nhỏ (từ vài trăm nghìn đồng), không yêu cầu tàisản thế chấp, chỉ cần tín chấp bằng hình thức vay vốn theo nhóm bảo lãnh. Viêc phát vốnvà thu vốn tân địa bàn dân cư ,cung vơi hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao kiến thức đa giam đangkê chi phi đi lai, tạo cơ hội cho những người nghèo, người thu nhập thấp đa dạng hoá sảnxuất, kinh doanh, tăng thu nhập và vượt lên số phận nghèo đói.

Tác giả cùng ông Muhammad Yunus (Người sáng lập Ngân hàng Grameen - Bangladesh và được trao tặnggiải Nobel Hòa Bình 2006) tại Hội nghị thượng đỉnh chống đói nghèo tại Philipine, Tháng 10/2013

Page 5: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 5

Các sản phẩm dịch vụTCVM thường áp dụng theohình thức trả gốc và lãihàng tuần, hàng tháng…dựa trên mô hình sản xuấtkinh doanh nhỏ và khảnăng hoàn trả của ngườinghèo, vì vậy nhiêu chí phímà le ra người vay phải chịuđã chuyển sang cho tổchức TCVM, tạo ra sự khácbiệt cơ bản của TCVM vớicác dịch vụ tài chính khác.Do đó, ở nhiều nước trênthế giới, TCVM được Chínhphủ đánh gía như một côngcụ hữu hiệu trong côngcuộc xóa đói giảm nghèo.

Hoạt động TCVM không chỉtạo ra những tác động tíchcực trong phát triển kinh tếđịa phương, mà còn đónggóp to lớn vào phát triểncon người và xã hội. Thôngqua sinh hoạt theo tổ,nhóm, người nghèo, ngườithu nhập thấp có cơ hộichia sẻ kinh nghiệm vàđược đào tạo các kỹ năngcần thiết cho cuộc sống,kiến thức sản xuất kinhdoanh, kỹ năng quản lý tàichính gia đình, tăng cườngtình đoàn kết, tinh thầntương trợ lẫn nhau, cùngnhau vượt qua khó khăn.Đặc biệt, do chương trìnhTCVM chủ yếu tập trung ưutiên phụ nữ và nhóm yếuthế trong xã hội nên đa tạora những tác động quantrọng về bình đẳng giới, tạocơ hội để phụ nữ khẳngđịnh vai trò của mình tronggia đình và xã hội.

II. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNGTCVM TẠI VIỆT NAM

Các đơn vị cung cấp dịchvụ TCVM tại Việt Nam baogồm:

Khu vực chính thức gồm:Ngân hàng Chính sách xãhội, Ngân hàng Nôngnghiệp&Phát triển Nôngthôn, Ngân hàng hợp tácxã, hệ thống Quỹ tín dụngnhân dân, 02 tổ chức TCVMlà TYM và M7MFI.

Khu vực bán chính thứcgồm các tổ chức phi chínhphủ, các chương trình, dựán của các tổ chức chínhtrị, xã hội.

Khu vực phi chính thức làcác nhóm cho vay tươnghỗ dưới hình thức phường,họ, hụi, cầm đồ, cho vaynặng lãi…

Hoạt động mạnh mẽ vàrộng lớn của hệ thống cáctổ chức TCVM có sự hỗ trợcủa Nhà nước là Ngânhàng Chính sách xã hội,Ngân hàng Nông nghiệp &

phát triển Nông thôn, Ngânhàng hợp tác xã và hệthống Quỹ tín dụng nhândân đã che khuất một phầnhoạt của hệ thống TCVMtheo thông lệ quốc tế củahai tổ chức TCVM là TYM,M7MFI và gần 50 các tổchức phi chính phủ,chương trình, dự án TCVMcủa các tổ chức chính trị,xã hội.

Tính đến cuối năm 2013Ngân hàng Chính sách xãhội đang được Nhà nướcgiao quản lý nguồn vốn trên123.000 tỷ đồng, dư nợ chovay trên 124.000 tỷ đồng vớitrên 7 triệu khách hàngđang vay vốn thông quahoạt động uỷ thác với trên199.000 tổ tiết kiệm&vay vốndo các tổ chức chính trị-xãhội thành lập và mạng lướiđiểm giao dịch phủ khắpcác xã, phường của cảnước. Ngân hàng Chínhsách xa hôi đã được Chínhphủ giao nhiệm vụ cungcấp tín dụng cho tất cả cáchộ nghèo và hộ cận nghèotrên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Page 6: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trong khi đó hoạt động TCVM của hai tổTCVM chính thức là TYM, M7MFI và gần 50các tổ chức phi chính phủ, chương trình, dựán TCVM của các tổ chức chính trị, xã hộitheo thông lệ quốc tế chỉ dựa trên nguồnvốn khoảng 924 tỷ đồng, dư nợ cho vay chỉkhoảng 1.600 tỷ đồng với khoảng 476.000khách hàng.

III.NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG TCVM THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ

Quy định về hoạt động TCVM đã được banhành từ năm 2005, Luật các tổ chức tíndụng năm 2010 đã xác định vị trí của TCVMtrong hệ thống các tổ chức tín dụng. Thủtướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề ánđể thúc đẩy phát triển hệ thống TCVM,thành lập Ban công tác Tai chinh vi mô gồmcấp lãnh đạo của một số Bộ, ngành, tổchức chính trị xã hội và tổ chức TCVM. Tuynhiên, đến thời điểm hiện nay hoạt độngTCVM bền vững theo thông lệ quốc tế đanggặp hai khó khăn lớn là hạn chế về thịtrường và nguồn vốn.

1. Khó khăn về thị trường và khả năngmất khách hàng truyền thống

Được Chính phủ chi trả chi phí hoạt động,cấp bù chênh lệch lãi suất và đảm bảonguồn vốn, Ngân hàng Chính sách xã hộihiện đang đảm bảo cho vay tất cả các hộnghèo, cận nghèo và khoảng gần 20 loạiđối tượng chính sách khác với mức lãi suấtbình quân chỉ bằng 80% lãi suất cho vaythương mại. Trong khi đo hoạt động TCVMtheo thông lệ quốc tế vơi yêu cầu tự vữngvề tài chính, đảm bảo chi phí hoạt độnggặp khó khăn về thị trường khách hàng, khókhăn do luôn bi so sanh vơi lai suât cho vaycua Ngân hang Chính sach xa hôi.

Một trong những đặc điểm quan trọng khácbiệt của TCVM so với ngân hàng đó là sựbền vững phụ thuộc và khả năng mở rộngkhách hàng. Với đặc thù là những món vaynhỏ nhất định cho người nghèo, lãi suấtkhông quá cao để đảm bảo người vay cóthể chi trả, TCVM muốn có đủ thu nhập bùđắp các chi phí, đảm bảo thanh khoản thìphải phát triển số lượng khách hàng đếnmức nhất định, gọi là điểm hoà vốn. Thịtrường bị thu hẹp, khách hàng không tậptrung theo địa bàn đã làm tăng chi phí hoạtđộng TCVM.

Trong thời gian qua, một số ngân hàngthương mại đã mở rộng hoạt động sang lĩnhvực TCVM, thực hiện cho vay món nhỏ, thờigian ngắn đối với tiểu thương tại một sốchợ. Hoạt động của ngân hàng thương mạidựa trên tiềm lực tài chính lớn, địa bàn rộng,với đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyênnghiệp sẽ càng thu hẹp thị trường hoạtđộng và khách hàng truyền thống củaTCVM theo thông lệ quốc tế.

2. Khó khăn về nguồn vốn để tồn tại:

Nguyên liệu đầu vào cho các tổ chức tíndụng là nguồn vốn. Muốn cho vay ngườinghèo thì TCVM cần phải có nguồn vốn.Nguồn vốn càng nhiều thì càng nhiều ngườinghèo được cung cấp tài chính. Nguồn vốngiá rẻ thì người nghèo cũng sẽ được vay vớilãi suất thấp. Hơn nữa, tổ chức TCVM cầncó nguồn vốn đủ lớn để cho vay với sốlượng khách hàng nhất định (vượt qua điểmhòa vốn) thì mới có cơ hội để tự vững về tàichính và tồn tại.

Do không được hỗ trợ từ Nhà nước nhưNgân hàng Chính sách xã hội nên các tổchức TCVM hiện đang rất thiếu vốn để cóthể phát triển bền vững, đáp ứng Đề án xâydựng và phát triển hệ thống TCVM tại ViệtNam đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt.

Đối với hai tổ chức TCVM chính thức đầutiên đã đựơc Ngân hàng Nhà nước cấpphép là TYM và M7MFI: theo qui định củaLuật các tổ chức tín dụng các tổ chức nàyđược trao quyền huy động từ các nguồnvốn nước ngoài, huy động tiết kiệm, vay từcác tổ chức tín dụng khác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chungcủa hệ thống ngân hàng hiện nay, cáckhoản cho vay giữa các tổ chức tín dụngcũng cần có tài sản bảo đảm, trong khi haitổ chức này không có tài sản đáng giá đểcầm cố. Nguồn vốn chủ yếu trông đợi ở cáckhoản cho vay nước ngoài và huy động tiếtkiệm nên phụ thuộc rất nhiều vào uy tín củatổ chức. Vì vậy sẽ rất khó khăn đối với cáctổ chức nhỏ, mới thành lập chưa có điềukiện xây dựng uy tín. Nguồn vốn từ huy độngtiết kiệm đối với khách hàng là người nghèothì lại càng hạn chế.

Các chương trình, dự án, quỹ xã hội, các tổchức chính trị, xã hội, nghề nghiệp gặp khókhăn về nguồn vốn do qui định hiện hành

Page 7: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 7

chưa cho phép các loại hình này đượcphép đi vay để cho vay lại. Việc vay nướcngoài cần được sự cho phép của Thủ tướngChính phủ. Bị hạn chế về khả năng tài chính,hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nênnguồn chủ yếu phụ thuộc vào nhà tài trợ vớimục đích từ thiện, nhân đạo nên lãi suất chovay không cao, thu không đủ bù chi, khôngthể tự vững để hoạt động và sẽ dần chấmdứt khi chương trình, dự án kết thúc.

Để tạm thời tháo gỡ khó khăn về nguồn vốncho TCVM, Thủ tướng Chính phủ đã chophép Quỹ CEP thuộc Tổng liên đoàn laođộng Việt Nam, các Quỹ xã hội thuộc mạnglưới M7 được vay nước ngoài, Hội liên hiệpphụ nữ Việt Nam được thí điểm thành lậpQuỹ bán buôn để cung cấp nguồn vốn chocác Quỹ xã hội. Nhưng với nguồn vốn banđầu chỉ vài chục tỷ đồng, hạn chế về nănglực cán bộ, mô hình thí điểm Quỹ bán buônvi mô cần có thêm thời gian để kiểm chứng,đánh giá hiệu quả.

IV. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢMBẢO THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦAĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XOÁ ĐÓI,GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNGTCVM

Theo thông lệ của quốc tế, hoạt động TCVMthực sự bền vững khi các tổ chức TCVM cóthể tự vững về tài chính, thu nhập đủ bù đắpchi phí, có khả năng và cơ hội để huy độngvốn.

Để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu xâydựng và phát triển hệ thống tổ chức TCVMan toàn, bền vững, hướng tới phục vụ ngườinghèo, người có thu nhập thấp góp phầnthực hiện chủ trương của Đảng và Nhànước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm

nghèo bền vững theo Đề án xây dựng vàphát triển hệ thống TCVM đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định2195/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2011,cần thực hiện một số giải pháp về nguồnvốn cho hoạt động TCVM như sau:

• Co chính sach ưu tiên bố trí các nguồnvốn ODA, tài trợ quốc tế để hỗ trợ cáchoạt động TCVM, mở rộng khả năng tiếpcận các nguồn vốn nước ngoài củachương trình, dự án, quỹ xã hội có hoạtđộng TCVM.

• Co chính sach vân đông, khuyên khíchcác tổ chức tín dụng thưc hiên nghia vuxa hôi băng viêc bố trí một tỷ lệ nguồnvốn nhất định cho vay các tổ chức TCVMhoặc duy trì số dư tiền gửi tại các tổ chứcTCVM.

Nguồn vốn TCVM là để cho vay ngườinghèo, vì vậy quy định tại các qui đinh vềviệc thành lập, hoạt động và đảm bảo antoàn đối với tổ chức TCVM cần xây dựngtheo hướng tạo điều kiện cho các tổ chứcTCVM, các chương trình, dự án TCVM dễdàng tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài,được sử dụng tối đa nguồn vốn để cho vayngười nghèo.

Để tạo nguồn vốn cho TCVM nhưng cũng làđể giúp người dân biết cách sản xuất, kinhdoanh, thoát nghèo bền vững, chính quyềnđịa phương các cấp nên ưu tiên bố trínguồn vốn uỷ thác cho các tổ chức TCVMthực hiện cho vay người nghèo, người cóhoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; chỉ đạocác cơ quan, đơn vị thực hiện nghĩa vụ xãhội theo hình thức tạo nguồn vốn cho cáctổ chức TCVM hoặc thành lập các chươngtrình tín dụng vi mô thay cho việc tài trợ trựctiếp, cho không.

Vốn huy động

Hệ thốngquỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng chính sách XH

Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ

TCVM

Page 8: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

BÀI TOÁN CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

PHÍ TRỌNG HIỂN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMNGUYỄN THỊ TUYẾT MAI - NHÓM CÔNG TÁC TCVM VIỆT NAM

“Phát triển hoạt động tài chính vi mô (TCVM)tại Việt Nam đang là bài toán đặt ra cho cácnhà hoạch định chính sách cũng như cácchủ thể trực tiếp thực hiện cung cấp TCVM.Hoạt động TCVM đã vào Việt Nam từ khálâu, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010cũng đã đưa tổ chức TCVM là một loại hìnhtổ chức tín dụng trong hệ thống. Tuy nhiên,việc phát triển loại hình này ra sao - để mộtmặt, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chứcTCVM phát triển, qua đó phục vụ tầng lớpdân cư có thu nhập thấp sớm có cơ hộithoát nghèo; mặt khác, bảo đảm các tổchức hoạt động an toàn trong một môitrường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặcthù của hoạt động TCVM - đang là bài toáncần sớm có lời giải”.

Tại Luật các Tổ chức tín dụng số47/2010/QH12 (Luật TCTD), lần đầu tiên tổchức TCVM được khẳng định là loại hình tổchức tín dụng trong hệ thống các tổ chứctín dụng của Việt Nam. Việc các tổ chứcTCVM được điều chỉnh tại Luật TCTD là mộtbước tiến dài đối với lĩnh vực TCVM ViệtNam; là nền tảng pháp lý vững chắc đểcác tổ chức TCVM góp phần cùng với cácloại hình tổ chức tín dụng khác có hoạt

động TCVM phát triển ổn định, với mục tiêuthực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội,qua đó đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảmnghèo tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện xây dựngmôi trường thuận lợi thúc đẩy phát triểnhoạt động TCVM, ngày 06/12/2011 Thủtướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết địnhsố 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề ánxây dựng và phát triển hệ thống TCVM tạiViệt Nam đến năm 2020” với mục tiêu: “Xâydựng và phát triển hệ thống tổ chức TCVMan toàn, bền vững, hướng tới phục vụ ngườinghèo, người có thu nhập thấp, các doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, gópphần thực hiện chủ trương của Đảng vàNhà nước về đảm bảo an sinh xã hội vàgiảm nghèo bền vững”. Tại Quyết định số2195/QĐ-TTg, các giải pháp quan trọngcũng đã được đưa ra, trong đó xây dựngmôi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp vớiđặc thù của hoạt động TCVM được đặt lênhàng đầu, cụ thể:

(i) Hoàn thiện các văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn thi hành LuậtTCTD;

(ii) Ban hành các chính sách hỗ trợ phùhợp để khuyến khích phát triển hoạtđộng TCVM;

(iii) Có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗtrợ phát triển hoạt động TCVM;

(iv) Nghiên cứu, ban hành các quy định đểphát triển hoạt động bảo hiểm vi môtheo hướng chuyên nghiệp;

(v) Hoàn thiện cơ chế về tín dụng ưu đãiđảm bảo phục vụ đúng đối tượngngười nghèo và các đối tượng chínhsách khác;

(vi) Nghiên cứu, ban hành chính sách nhằmđa dạng hóa loại hình tổ chức TCVM.

Ngược thời gian, trước khi Luật TCTD đượcThẩm định CMA 2013 chương trình Bàn tay vàng (Cần Thơ)

Page 9: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 9

thông qua, hoạt độngTCVM đã được điều chỉnhbằng các Nghị định số 28/2005/ NĐ-CP ngày 09/3/2005 của Chính phủ về tổchức và hoạt động của tổchức tài chính quy mô nhỏtại Việt Nam, Nghị định số165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 về việc sửa đổi,bổ sung, bãi bỏ một sốđiều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và các Thôngtư của Ngân hàng Nhànước. Đây được xem lànhững nền tảng ban đầu,quan trọng để các tổchức có hoạt động TCVMhướng tới một “sân chơi”chính quy hơn; là nền tảngđể các tổ chức TCVM ViệtNam phát triển, dần hoànthiện bền vững về thể chếtheo thông lệ tốt củaquốc tế.

Với hành lang pháp lý khởiđầu trên đã giúp cho các tổchức TCVM dần hoạt độngtheo khuổn khổ mới, giảmbớt được tính “tự phát”,đồng thời nhận diện đượctốt hơn những rủi ro tronghoạt động của mình, quađó xác định được nhữngbước đi cần thiết, tất yếuđể dần tiến tới bền vững vềthể chế. Thông qua hệthống pháp lý đó, ngànhTCVM cũng dần nhận đượcsự quan tâm, am hiểu vànhận thức của xã hội, cóđược sự đồng thuận cầnthiết để tạo dựng môitrường, điều kiện tốt hơntrong hoạt động.

Tuy nhiên, có thể thấy mộtthực tế rằng, trải qua gần 10năm kể từ ngày Nghị định số28/2005/NĐ-CP và hơn 3năm kể từ khi Luật TCTD cóhiệu lực thi hành, đến naymới chỉ có 02 tổ chức TCVMTYM và M7 MFI được cấpphép chính thức. Điều nàyđang đặt ra câu hỏi:

(i) Các tổ chức TCVM chínhthức và bán chính thứccó thực sự am hiểu quyđịnh pháp luật trongquá trình hoạt động?

(ii) Hệ thống quy định hiệnnay có “thúc đẩy” sựmong muốn và các tổchức TCVM đã có đủ sựsẵn sàng để chuyển đổithành tổ chức TCVMchính thức?

(iii) Và sau khi chuyển đổi,môi trường hoạt độngra sao khi phải tuân thủ“sân chơi” mới với cácquy định áp dụng chocác TCVM chính thức?

Thứ nhất, thực tế cho thấy,các tổ chức TCVM chínhthức và bán chính thức cógiới hạn nhất định trongviệc am hiểu pháp luật liênquan đến hoạt động màcác tổ chức đang thựchiện, nhất là đối với cácchương trình, dự án có hoạtđộng TCVM. Ngay cả cáctổ chức đã được chuyểnđổi thành tổ chức TCVMchính thức vẫn thường nhìnnhận các quy định có tácđộng “tức thời” gì đến kếtquả kinh doanh “trong ngắn

hạn” của tổ chức, màkhông mấy quan tâm đếnnhững lợi ích của các quyđịnh đó, những lợi ích nhằmđảm bảo hoạt động của họan toàn, bền vững hơntrong dài hạn không phảilúc nào cũng đem lại kếtquả ngay tức thời (nhưnhững quy định về cơ cấutổ chức, mạng lưới; quản trịđiều hành; đánh giá chấtlượng tài sản có và tuân thủtỷ lệ bảo đảm an toàn; hệthống kiểm soát, kiểm toánnội bộ; kiểm toán độc lập;nội dung hoạt động, phạmvi hoạt động,...). Điều nàycho thấy, những quy địnhthường được các tổ chứcTCVM đánh giá theo mộtchiều hướng nhất định nàođó, chưa thực sự thấy đượclợi ích lâu dài của một “sânchơi” chính quy.

Thứ hai, hiện nay việcchuyển đổi thành tổ chứcTCVM chính thức đang làmong muốn của một số tổchức, chương trình dự ánthực hiện TCVM – chủ yếu lànhững tổ chức có nhu cầutrở thành một tổ chức có tưcách pháp nhân để có thểtiếp cận được các nguồnvốn – mà việc thiếu nguồnvốn hoạt động đang là vấnđề then chốt của nhiều tổchức muốn mở rộng quymô hoạt động. Do đó, cóthể nói, nhu cầu chuyển đổithành tổ chức TCVM chínhthức chủ yếu tập trung ởcác tổ chức có “cơ hội”tiếp cận được các nguồnvốn bên ngoài.

Page 10: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Điều này cũng lý giải đối với một số tổ chức chưa thực sự mặn mà trong việc đề nghị chuyểnđổi thành những tổ chức TCVM chính thức khi mà họ chưa có “cơ hội” tiếp cận nguồn vốnbên ngoài. Ngoài ra, đối với một số tổ chức có định hướng phát triển ở mức vừa phải, chưacó nhu cầu lớn mạnh, gia tăng quy mô hoạt động của mình (phụ thuộc nhiều khả năngquản trị được quy mô hoạt động) – là lý do để họ không có nhu cầu chuyển đổi. Tuy nhiên,cũng có một vài trường hợp đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để chuyển đổi nhưng họ không“mặn mà” chuyển đổi, đây là vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước và ngành tài chính vimô rất đáng suy nghĩ!

Và, dù do bất cứ nguyên nhân nào thì cũng có thể thấy đối với các tổ chức dù muốnhay chưa có nhu cầu thì “mức độ sẵn sàng” trong việc chuyển đổi của các tổ chức bánchính thức chưa thực sự cao. Điều này được giải thích bởi thực tế cho thấy – hầu hết cáctổ chức khi chuyển đổi khá lúng túng trong việc lập hồ sơ đề nghị chuyển đổi. Về điều kiệnđể các tổ chức bán chính thức chuyển đổi hiện nay cho thấy không quá khó khăn, nhưngviệc chứng minh đáp ứng các điều kiện này đang là trở ngại đối với họ - khi mà sự am hiểuvề quy định pháp luật liên quan còn có những giới hạn nhất định.

Thứ ba, câu hỏi lớn nhất đặt ra hiện nay là môi trường pháp lý đã thực sự phù hợp với “đặcthù” của các tổ chức có hoạt động TCVM hay chưa? Thực tế cho thấy, kể từ khi Luật TCTDcó hiệu lực từ ngày 01/01/2011, thì đến nay các văn bản hướng dẫn Luật TCTD đối với cáctổ chức TCVM vẫn còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó, một số văn bản ban hành trước đây

Page 11: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 11

(trước khi có Luật TCTD) ápdụng cho các TCVMthường được quy định“dưới góc độ” của ngânhàng thương mại. Điều nàyđã dẫn đến một số khókhăn cho các tổ chứcTCVM trong việc thực hiện.Vậy, một câu hỏi tiếp tụcđược đặt ra là hoạt độngcủa các tổ chức TCVM cóđặc điểm riêng gì?

Theo quan điểm các nhàhoạch định chính sách, đểgiám sát một cách hiệu quảhoạt động đối với các tổchức tài chính, cần hiểuđúng về tính chất và cácđặc điểm hoạt động củamỗi loại hình tổ chức tàichính đó. Ủy ban Basel đưara một số đặc điểm cơ bảncủa TCVM như sau1:

(i) Đối tượng khách hànglà những người có thunhập thấp: Các tổ chứcTCVM thường xuyêncung cấp tín dụng chonhững khách hàng cóthu nhập thấp (như laođộng bán thất nghiệpvà các hộ kinh doanhkhông chính thức nhưngười bán hàng rong,các hộ chăn nuôi giasúc, gia cầm quy mônhỏ và vừa…). Các đốitượng khách hàng nàycó đặc điểm chung làsống tập trung trongmột khu vực địa lý vàcùng nhóm xã hội (hội

phụ nữ, nông dân...).

Vì đối tượng khách hàng làngười có thu nhập thấp nêncác khoản cho vay thườngcó giá trị rất nhỏ, thời hạnngắn và không có tài sảnbảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳtrả nợ của khoản vay lạithường xuyên hơn với mứclãi suất áp dụng thườngcao hơn so với các khoảnvay thông thường. Nhằmmục đích bù đắp chi phíhoạt động liên quan đếnphương thức cho vay vi môtập trung nhiều nhân lực,chi phí cho hoạt động tiếpcận khách hàng (thườngcán bộ tín dụng/cán bộ kỹthuật phải xuống tận cácxã, thôn, làng để thu thậpthông tin về khách hàng)nên các khoản vay TCVMthường áp dụng mức lãisuất cao hơn so với cho vaythương mại.

(ii) Phân tích rủi ro tín dụng:Cán bộ tín dụng/cánbộ kỹ thuật phải thuthập rất nhiều thông tinvề khách hàng thôngqua những lần thămgia đình hoặc địa điểmkinh doanh của họ, dovậy cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật phảigiúp đỡ khách hàngchuẩn bị tài liệu đểđánh giá các dòng tiềntương lai và giá trị ròngcủa các khoản tiền,qua đó xác định thời

hạn và khối lượng củakhoản vay. Các đặcđiểm của người đi vayvà sự sẵn sàng trả nợcủa họ cần được cánbộ tín dụng/cán bộ kỹthuật đánh giá trongsuốt quá trình tiếp cậnkhách hàng, xét duyệtvà theo dõi trả nợ chokhoản vay.

(iii) Sử dụng tài sản ký quỹ:Khách hàng của TCVMthường không có tàisản ký quỹ - vật đượccác ngân hàng thươngmại sử dụng làm tài sảnthế chấp cho cáckhoản vay. Cũng cótrường hợp khách hàngTCVM có tài sản ký quỹ,tuy nhiên giá trị của tàisản đó rất thấp (như tivi,đồ nội thất…). Trongtrường hợp này, tài sảnthế chấp được sử dụngnhư một phương phápràng buộc người đi vayphải trả nợ hơn là sửdụng để bù đắp cáckhoản lỗ.

(iv) Phê duyệt và kiểm soáttín dụng: Cho vay vi môlà một quá trình có độphân tán cao, nên phêduyệt tín dụng phải dựavào kỹ năng và “độthâm nhập” của cánbộ tín dụng/cán bộ kỹthuật và các nhà quảnlý để tìm ra các thôngtin chính xác và kịp thời.

1 Theo báo cáo 2009 của Nhóm tư vấn trợ giúp người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor).

Page 12: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

(v) Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểmsoát chặt chẽ các khoản nợ chậm trảlà cần thiết, vì các khoản cho vay TCVMcó đặc điểm là không có tài sản đảmbảo, chu kỳ thanh toán nhanh (thườnglà hàng tuần hoặc hai tuần một lần) vàcó tác động lây lan. Thông thường, kiểmsoát tín dụng TCVM hoàn toàn phụthuộc cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật,do họ là người nắm rõ nhất nhữngthông tin về hoàn cảnh cá nhân củakhách hàng - là yếu tố quan trọng nhấtquyết định đến hiệu quả việc thu hồi nợ.

(vi) Cho vay theo nhóm: Phần lớn các tổchức có hoạt động TCVM sử dụngphương thức cho vay theo nhóm, theođó các khoản cho vay sẽ được giảingân cho những nhóm khách hàng nhỏ- các cá nhân trong nhóm có cam kếtcùng bảo đảm thanh toán cho nhau.Phương thức cho vay này được xâydựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽnâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vìsự chậm trả của một cá nhân trongnhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năngnhận tín dụng của các thành viên kháctrong nhóm.

(vii) Hiệu ứng Domino: Thực tế đã chứngminh quản lý chặt chẽ các khoản nợchậm trả và áp lực nhóm đã đem lại tỷlệ trả nợ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên,chất lượng tín dụng của các khoản vaycá nhân có thể thay đổi rất nhanh bởi vìbản chất của các khoản vay vi mô làkhông có tài sản bảo đảm và có hiệuứng domino. Hiệu ứng Domino xảy ra khi

người đi vay có thể dừng việc trả nợcho tổ chức TCVM vì họ cho rằng tổchức TCVM đang rơi vào tình trạng giatăng nợ quá hạn và như vậy thì tổ chứcđó sẽ không có khả năng cung cấp cáckhoản cho vay vi mô tiếp theo chomình.

Từ những đặc điểm nêu trên, thiết nghĩ - đểcác tổ chức TCVM chính thức và bán chínhchức thực sự phát triển trên một “sân chơi”chính quy và tạo được sự “hấp dẫn”, “khíchlệ” các tổ chức TCVM tham gia – rất cầnmột hệ thống các văn bản điều chỉnh phùhợp với hoạt động TCVM, thực sự có tínhđến đặc điểm, tính riêng biệt đối với hệthống các tổ chức TCVM. Theo đó, các quyđịnh cần đảm bảo cho các tổ chức TCVMhoạt động theo một hệ thống các quychuẩn, qua đó tăng cường tính chuyênnghiệp, theo những nguyên tắc nhất địnhđối với một loại hình TCTD. Đồng thời, cácquy định cũng cần phải đảm bảo thật đơngiản, dễ hiểu, dễ tham chiếu, dễ thực thi vàgiảm thiểu tối đa việc áp dụng các quychuẩn của các loại hình tổ chức tính dụngkhác vào các tổ chức TCVM - vốn là loạihình có quy mô nhỏ, hoạt động đơn giản (kểcả nội dung, cũng như phạm vi hoạt động),chi phí hoạt động cũng có những đặc thùriêng – với mục tiêu tạo ra “xung lực” chínhsách, nguồn “dưỡng khí” mới giúp cho cáctổ chức TCVM phát triển ổn định, bền vững.Đây cũng là mục tiêu sau cùng của hàngloạt các giải pháp được đặt ra tại Quyếtđịnh số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 củaThủ tướng Chính phủ.

Page 13: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 13

TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN TÀI TRỢ: LỰA CHỌN VÀ THÁCH THỨC

LENE HANSENCHUYÊN GIA TƯ VẤN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN

Tăng trưởng là nhu cầu cấp thiết đối với cáctổ chức TCVM (TCTCVM). Khi tỷ phần vốnvay tăng, những TCTCVM càng lớn, với khảnăng tiếp cận vượt xa hơn mức chất lượngtốt thường đạt được hiệu quả hoạt động vàlợi nhuận cao hơn. Những tổ chức này cónhiều khả năng trở thành những tổ chứcTCVM bền vững, cung cấp và phát triển sảnphẩm dịch vụ độc lập đáp ứng nhu cầuthay đổi của khách hàng. Nhưng nhữngTCTCVM này sẽ làm thể nào để đáp ứng nhucầu tài chính khi họ tăng trưởng?

TCTCVM có ba nguồn chính để đáp ứngnhu cầu tăng trưởng: vốn vay, vốn chủ sởhữu và nguồn vốn tiền gửi (nếu được chophép). Việc xác định và quản lý các nguồnvốn tài trợ rất quan trọng đối với TCTCVM đểđạt được sự cân bằng giữa hoạt động tàichính và xã hội – như 2 đường thẳng songhành. Điểm cốt yếu để tăng trưởng thànhcông không chỉ là tìm được nguồn tài trợbên ngoài để bù đắp các khoản chi phíhoạt động, mà còn là phát triển và tuân thủchiến lược sử dụng hiệu quả nguồn vốn tàitrợ để bù đắp thấp nhất các khoản chi phíphát sinh trong quá trình tăng trưởng, tỷphần vốn vay và khả năng tự cung trong“Fund Universe”.

Hình thức tài trợ

Hiện nay, hầu hết các TCTCVM Việt Namphụ thuộc nhiều vào các quỹ trợ cấp vàviện trợ từ các cơ quan chính quyền trungương và địa phương; các nhà tài trợ quốctế trong đó, nhiều quỹ tài trợ phi thương mạikhông yêu cầu lợi nhuận tài chính. 56 quỹ đãđược liệt kê bởi MicroCapital bao gồm cáccơ quan phát triển quốc gia, xuyên quốcgia, quỹ công ích, quỹ tư nhân hoạt độngnhằm thúc đẩy sự phát triển của TCVM; cáctổ chức phi chính phủ, quỹ tài trợ. Các quỹtrợ thương mại thông thường yêu cầu cóhoàn trả lợi nhuận tài chính, nhưng rất kiênnhẫn và do đó thường cung cấp tài chínhdài hạn với tỷ lệ ưu đãi. Quỹ thương mại baogồm cả các khách hàng tiền gửi. Nhữngkhách hàng này đặc biệt là các kháchhàng tư nhân và họ luôn tìm kiếm lợi nhuậntài chính.

Tuy nhiên khác biệt nằm ở quỹ công ích/quỹ tư nhân, quỹ quốc gia và xuyên quốcgia. Những điểm khác biệt này quyết địnhhình thức hoạt động, yêu cầu liên quan đếnlợi nhuận tài chính phát sinh từ các khoảnđầu tư (Bảng 1).

Quỹ công ích bao gồm tổ chức songphương và đa phương, các ngân hàng khuvực, các tổ chức phát triển tài chính (DFIs)và các cơ quan chính phủ quốc gia/ địaphương. Quỹ tư nhân gồm có các quỹ tàitrợ, tổ chức phi chính phủ, các thể chế vàcá nhân đầu tư trong nước, bao gồm kháchhàng tiền gửi. Cơ quan trung gian tiếp nhậntài trợ từ quỹ công ích và quỹ tư nhân, đầutư vào các TCTCVM. Cơ quan trung gianbao gồm các phương tiện đầu tư TCVM,công ty TCVM mẹ-con, tổ chức địa phương.

Thương mại

Phi Thương mại

Phát triểntài chính

vi mô

Cơ quanphát triển

Có xu hướngthương mại

Quỹ tài trợ/Tổ chức

phi chính phủ

Khác

Nguồn: http://www.microcapital.org/microfinance-funds-universe/

Page 14: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Huy động tiền gửi

Chào bán các sản phẩm tiết kiệm là mộtphương thức hiệu quả và không tốn kém trongviệc phát triển danh mục đầu tư của tổ chứcTCVM. Tuy nhiên, TCTCVM cần phải có năng lựctốt để thiết kế, quảng bá và quản lý sản phẩmtiết kiệm của mình sao cho tổng thu nhập từ cácsản phẩm trong danh mục đầu tư vượt hơn tổngchi phí và sinh lời. Thông thường, TCTCVM phảicó khả năng thu hút một lượng khách hàng tiềngửi lớn để có thể bù đắp “chéo” cho chi phíhành chính của các khách hàng tiền gửi vi mô.

Sau khi Luật các tổ chức tín dụng ban hành tạiViệt Nam, chỉ có những tổ chức TCVM đượccấp phép mới được huy động tiền gửi tựnguyện từ dân cư. Một lợi thế quan trọng củanhững tổ chức đó là có thể thu hút các nguồnvốn đầu tư từ khu vực tư nhân (bao gồm nợ vayvà tiền gửi) để có được sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa các nguồn vốn với chi phí thấpnhất. Đây là lý do quan trọng thúc đẩy những tổchức TCVM nhỏ, có thể đang đạt được sứ mệnhxã hội của họ, chuyển đổi thành những doanhnghiệp lớn hơn, có lợi nhuận và hoạt động theoquy định. Những doanh nghiệp này sẽ cung cấp

Hình thức tài trợ Ví dụ Nguồn vốn Định hướng Chủ sở hữu Công cụ

hỗ trợ

Tài trợ songphương

GIZ (Germany)SDC (Switzerland) Chính phủ ưu đãi Chính phủ Tài trợ, bảo lãnh

Đa phương

UN agencies (IFAD,UNCDF)European CommissionWorld Bank (IDRB)

Song phương(thành viên)

Thị trường vốn ưu đãi Chính phủTài trợ, bảolãnh, vay nợ,vốn chủ sở hữu

Ngân hàngkhu vực

Asian DevelopmentBank

Tài trợ songphương,

Thị trường vốn Kết hợp Chính phủTài trợ, bảolãnh, vay nợ,vốn chủ sở hữu

Tổ chứcphát triển tàichính

IFCKfW (Germany)Proparco (France)

Tài trợ songphương

Chính phủ Thị trường vốn

Phần lớnthương mại(một số ưu

đãi)Chính phủ

Tài trợ, bảolãnh, vay nợ,vốn chủ sở hữu

Quỹ tài trợ

Gates Foundation, MasterCard Foundation,Ford Foundation,Grameen Foundation

tài trợ tư nhân ưu đãi Tư nhân Tài trợ, vay nợ,vốn chủ sở hữu

Tổ chức phichính phủ

ACCION, Acleda NGO,FINCA, Opportunity Int’l, ADA

tài trợ tư nhân,tài trợ công ưu đãi Tư nhân Tài trợ, vay nợ,

vốn chủ sở hữu

Thể chế đầutư

Pension funds, insurancecompanies, private equity firms, commercial banks

Đầu tư tưnhân Thương mại Tư nhân

vay nợ, vốn chủsở hữu, mộtphần tiền gửi

Cá nhânHigh-net-worth individuals,retail depositors, individual donors

Quỹ tư nhânPhần lớn

thương mại(một số ưu

đãi)Tư nhân

vay nợ, vốn chủsở hữu, tiền gửi,tài trợ

Bảng 1: Sơ đồ quỹ và quy chế hoạt động

Nguồn: World Bank, J. Ledgerwood et.al (eds): The New Microfinance Handbook, 2013, Chapters 4 and 16.

Page 15: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 15

nhiều dịch tài chính hơn (đặcbiệt là tiết kiệm) cho kháchhàng; từ đó làm tốt nhiệm vụsong hành là phục vụ ngườinghèo một cách thương mại.

Tuy nhiên chỉ một số ít TCTCVMđã hoàn thành việc cấp phép.Nhiều tổ chức vẫn chưa nhìnnhận được những lợi ích từviệc cấp phép trong tiếp cậnnguồn vốn tài trợ, tăng trưởngvà lợi nhuận. Việc này diễn ralà do TCTCVM hoạt động theoquy định có hiệu quả chí phíthấp hơn (bao gồm các chi

phí tuân thủ quy định) trongthời gian đầu hoạt động. Chiphí phát sinh từ yêu cầu vềvốn, chi phí cấp phép, mởrộng mạng lưới chi nhánh vàphát triển sản phẩm tiết kiệmmới,… thường rất cao. Tại ViệtNam, TCTCVM được cấp phépkhông thể bù đắp những chiphí phát sinh này bằng việctăng lãi suất vay vì Chính phủquy định và quản lý trần lãisuất. Do vậy, cấp phép có thểlàm lợi nhuận thấp hơn chi phívà cấp phép mà không có lợiích có thể dẫn đến sự thấtvọng. TCTCVM nên cân nhắckỹ lưỡng chiến lược phát triểncủa mình – việc cần thiết hơncả là đạt được quy mô tươngđối và mức độ bền vững hợp

lý thông qua việc áp dụng môhình 2 đường đáy trước khicấp phép. Để đạt được 2đường đáy dương, TCTCVMphải thương mại hóa các dựán tài chính, chi phí và lợinhuận – và tiết giảm chi phíhiệu quả trong khi vẫn giữvững sứ mệnh xã hội của mình.

Một câu hỏi phức tạp đượcđặt ra là làm thế nào để pháttriển lớn mạnh và tăng lợinhuận, ngay cả khi khôngđược cấp phép và khả nănghuy động vốn từ dân cư?

Vay vốn tài chính

Một cách khác để tăng danhmục vốn đầu tư để phục vụnhiều khách hàng hơn, vớinhiều sản phẩm hơn trong khivẫn giữ những khách hàngvay khá và doanh nghiệp vimô có nhu cầu vay vốn nhiềuhơn. Những khoản vay lớn hơnsẽ mang lại nhiều lợi nhuậnhơn cho TCTCVM do chi phítrung bình trên mỗi đồng chovay thấp hơn đối với cáckhoản vay lớn hơn. Tuy nhiên,chi phí trên mỗi khách hàng(chi phí khoản vay) có xuhướng tăng so với mức vaytrung bình (mức vay) do chiphí thẩm định, quản lý và giámsát khoản vay cao hơn. Do vay

TCTCVM phải phân tích kỹ chiphí tính trên khoản vay vàkhách hàng vay để xác địnhđược chiến lược sử dụng danhmục vốn đầu tư mang lại hiệuquả lợi nhuận cao nhất. Vàmột yếu tố quan trọng củaviệc phân tích này là làm thếnào để vượt qua hạn chế vềvốn đồng thời phát triền chiếnlược chi phí vay vốn tài chínhhiệu quả.

Vay vốn tài chính ảnh hưởngđặc biệt đến tăng trườngdanh mục vốn đầu tư hoặc táicơ cấu nợ đến hạn. Nợ vaythể hiện vốn đã cho vay trongmột thời hạn xác định, phảihoàn trả kèm lãi. Thông thườngnợ được xác định bằng lịch trảnợ, đó là những gì người chovay được trả trong kỳ trả nợđầu tiên, trong trường hợpTCTCVM, và hoàn thành nghĩavụ trả nợ. Khách hàng tiền gửidân cư chịu mức rủi ro thấpnhất và chỉ thu được mức lợinhuận thấp nhất. Những chủnợ lệ thuộc chịu nhiều rủi ronhất, theo đó kiếm được nhiềulợi nhuận nhất. Nợ vay dướihình thức có đảm bảo (thếchấp, ví dụ sổ vay vốn) hoặckhông có bảo đảm. Thu hútvốn vay nội tệ cần được ưutiên bởi TCTCVM để tránh rủi rongoại hối.

Nợ vay có thể không tốn kémbằng tiền gửi, đặc biệt đối vớiTCTCVM bước đầu triền khaihoạt động tiền gửi. Phần lớnTCTCVM không thể tiếp cậntiền gửi, hoặc không thể huyđộng đủ lượng tiền gửi để đápứng như cầu vay vốn. Nhưngngay cả khi huy động vốn,TCTCVM vẫn cần một phần nợvay để quản lý cân bằng tàichính khi đến hạn. Theo số liệuthống kê gần đây nhất củaMIX Market thì 12 TCTCVM theobáo cáo đã vay khoảng 73triệu USD với lãi mức lãi suấttrung bình (chi phí) là 3%/nămtrong thời hạn vay trung bình từ

Thẩm định CMA 2014 - Quỹ PNPT Thành phố Điện Biên Phủ

Page 16: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

4 – 5 năm. Như vậy, mỗi tổchức sẽ vay trung bình dưới150 nghìn USD1.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là quyền sởhữu lợi ích tại một TCTCVMthông qua cổ phần, có quyềnđối với tài sản của tổ chức đó.Vổn chủ sở hữu ban đầuthường được cung cấp bởicác Tổ chức phi chính phủ haycác nhà đầu tư, nhưng cũngcó thể là theo dạng công tymẹ-con, các mạng lưới quốctế, tổ chức đa phương và tổchức đầu tư tài chính. TCTCVMcần phải có đủ vốn theo yêucầu vốn tối thiểu để xin cấpphép. Vốn chủ sở hữu được sửdụng bởi những thành viênsáng lập hay các nhà đầu tưban đầu để thỏa mãn quyđịnh về vốn hoặc để bảo đảm,tương tự như vay nợ tài chínhđược coi như một bước đệmtài chính để tạo tư thế thoảimái hơn cho người cho vay.Trong khi vốn chủ sở hữu lànguồn vốn linh hoạt choTCTCVM, các cổ đông lànhững người chịu nhiều rủi ronhất và là những người cuốicùng được hoàn trả đầu tư khikinh doanh thất bại – điều nàycũng đồng nghĩa với lợi nhậncao hơn, ít ra là đối với nhữngnhà đầu tư thương mại. Khônggiống như nợ vay – tất cả là cốđịnh, chủ sở hữu vốn có thểkiếm được lợi nhuận khônggiới hạn thông qua cổ tứchoặc lợi nhuận từ việc bán cổphần của mình. Mặc dù việcđầu tư vào các TCTCVM đemlại lợi nhuận cao nhưng chỉ cómột lượng nhỏ nhà đầu tư từkhối tư nhân sẵn sàng cungcấp vốn cho thị trường này ởViệt Nam. Hầu hết các khoảnđầu tư đều thuộc sở hữu củacác tổ chức phi lợi nhuận địa

phương hoặc quốc tế, hoặcnắm giữ bởi các tổ chức tàichính quốc tế.

Ngoài mô hình hợp tác xã(Quỹ tín dụng nhân dân) nơithành viên mua cổ phần, chỉcó một số ít mô hình tồn tại vớithể thức tư nhân riêng lẻ nơikhuyến khích quyền sở hữucủa khách hàng trong mộtTCTCVM. Ngân hàng Family tạiKenya đã đưa ra chính sáchkhuyến khích quyền sở hữucủa khách hàng – khách hàngmua cổ phần của đơn vịTCVM. Theo đó, ngân hàngnày đã thu hút được thêm7,000 cổ đông và huy độngđược hơn 5,6 triệu USD. (xemhttp://www.familybank.co.ke)

Thu hút nhà tài trợ

Động cơ và kỳ vọng lợi nhuậncó khác nhau đáng kể giữacác nhà tài trợ, từ lợi ích cộngđồng đến lợi nhuận thuần túyvà nhiều sự kết hợp khác. Đầutư dài hạn đến từ các nhà đầutư theo nguyên tác 2 đáy (chủyếu là công ích) với thời hạnđầu tư dài tạo điều kiện cho tổchức nhận vốn đầu tư vượtqua giai đoạn khởi nghiệphoặc chuyển đổi và tiếp tụchoạt động có lời. Những nhàtài trợ khác (chủ yếu là tưnhân) có yêu cầu về lợi nhuậnvà tính thanh khoản sẽ quantâm hơn đến những tổ chứcđã trưởng thành, có lời. Mặcdù, trên thế giới, các nhà đầutư tư nhân chỉ đáp ứng mộtlượng vốn nhỏ so với các quỹcông, nhưng lượng vốn từ khốitư nhân đang tăng trưởng mộtcách nhanh chóng. Ngânhàng thương mại, quỹ đầu tưvà những nhà đầu tư quốc tếkhác đầu tư vào hoạt độngTCVM để đạt được cả mụctiêu thương mại và trách

nhiệm xã hội. Ở Ấn Độ, cácngân hàng trong nước đượckhuyến khích đầu tư vào cácTCTCVM bởi quy định về việcngân hàng cho vay các lĩnhvực ưu tiên để đạt mục tiêuphát triển quốc gia. Mặt khác,hầu hết các quỹ hưu và côngty bảo hiểm đều đầu tư vàoTCVM thông qua trung gian.Symbiotics, một quản lý ởGeneva, ước tính đã có hơn102 cơ quan trung gian tronglĩnh vực đầu tư TCVM vào năm2011, quản lý 6,8 triệu USD.Phần lớn các phương tiện đầutư TCVM là đầu tư cho vaynhưng một số là đầu tư vốnchủ sở hữu, số khác cung cấpcả 2 loại tài chính này (gọi làkêt hợp hay quỹ lai), ví dụ nhưResponsAbilitty, Global Microfi-nance Fund, Dual Return Fund,và Triodos SICAV. Một ví dụkhác là Quỹ phát triển vàTCVM Luxembourg (LMDF),sáng lập bởi ADA và Chínhquyền Luxembourg. LMDF làquỹ đầu tư tương hỗ (SICAV)hoạt động dưới dạng quỹ đầutư xã hội mạo hiểm với mụctiêu hỗ trợ các TCTCVM mới, bịgiới hạn trong việc tiếp cậnnguồn vốn quốc tế2. Vào năm2011, 17% đầu tư của cáctrung gian đầu tư TCVM tậptrung tại Châu Á – nhưng chỉ sốít đầu tư vào Việt Nam3.

Tại Việt Nam, để thu hút đầu tưtừ khối tư nhân cần phải đượccấp phép. Vấn đề này đãđược bao gồm trong Thông tưvà Nghị định 165 NĐ – CP củachính phủ. Để thu hút thànhcông bất cứ nhà đầu tư nào –là vay vốn tài chính hay vốnchủ sở hữu – yêu cầu TCTCVMam hiểu thị trường, xác địnhnhà đầu tư phù hợp nhất, lậpkế hoạch phát triển rõ ràng,khả thi cùng với kết quả với“ngôn ngữ” sao cho nhà đầu

1 Xem: http://www.mixmarket.org/profiles-reports/funding-structure-report#ixzz316zzYDxg2 Xem http://www.ada-microfinance.org/en/services/mfi-funding 3 Xem Symbiotics 2011 MIV Survey and The New Microfinance Handbook, op.cit., Chapter 16.

Page 17: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 17

tư có thể hiểu được. “Ngôn ngữ” này có thểkhác nhau, tùy thuộc vào kỳ vọng lợi nhuận, ủythác, và mức độ quan trọng giữa mục tiêu xãhội và tài chính, và những công cụ hiện có củanhà đầu tư. Dựa trên nhu cầu tài chính, TCTCVMcó thể cân nhắc việc phân tích thị trường, xácđịnh những nhà đầu tư tiềm năng và sau đó học“ngôn ngữ” thích hợp đối với từng đối tượng.Muốn thu hút vốn tư nhân thành công thì nênchuyển đổi trọng tâm từ các nhà đầu nướcngoài sang các nhà đầu tư trong nước – có tiếpxúc hạn chế với các TCTCVM tại Việt Namnhưng có nguồn vốn dồi dào và mục tiêu xã hộiphù hợp với việc đầu tự vào TCVM.

Thông thường, “ngôn ngữ” nên bao gồm một kếhoạch kinh doanh rõ ràng với dự án tài chínhkhả thi tuân thủ nguyên tắc 2 đáy lợi nhuận đểđảm bảo tiếp tục hướng tới mục tiêu xã hội

thông qua việc mở rộng dịch vụ tài chính chongười nghèo. TCTCVM cần thiết phải chứngminh được họ có thể phát triển giá trị doanhnghiệp trong thị trường thu nhập thấp.

Hoạt động được giám sát bởi quy định củachính phủ có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư.Tương tự, hoạt động tài chính được kiểm toánbởi các công tư kiểm toán ngoài quốc doanhvà được đánh giá bởi các tổ chức phân tích tínnhiệm (ví dụ M-CRIL và PlanetRating) làm tăngtính bảo đảm của đối tượng đầu tư. Gắn kếtlương thưởng của quản lý với kết quả hoạt độngtài chính thông qua tỷ lệ ưu đãi là một công cụhữu hiệu khuyến khích quản lý làm tốt hơn nhiệmvụ của mình và giảm thiểu tính yếu kém, và cóthể là một điểm cộng trong hoạt động bánhàng.

Những thông tin cần thiết:

• Bản Thuyết trình về tổ chức

• Văn bản liên quan đến việc Thành lập(văn bản dưới luật doanh nghiệp vàluật)

• Đăng ký và giấy phép (nếu có)

• Báo cáo tài chính đã được kiểm toántừ 2 – 4 năm, bao gồm thư ký từ côngty kiểm toán và ghi chú

• Kế hoạch kinh doanh 3 năm với kếhoạch tài chính

• Danh sách chi tiết của các khoản dưnợ

• Cơ cấu cổ đông

• Danh sách Hội đồng quản trị

• Danh sách đội ngũ quản lý với sơ yếulý lịch và sơ đồ tổ chức

• Xếp hạng ngoài (nếu có)

• Cam kết báo cáo hàng tháng vàhàng năm.

Quá trình phát triển quan hệ với nhà đầu tưbao gồm những bước sau:

1. Trong lần gặp đầu tiên, thuyết trình về tổ chức.

2. Nộp giấy tờ cần thiết (xem bảng “Nhữngthông tin cần thiết” bên cạnh).

3. Nộp Thông tin dữ liệu hoạt động và tài chính.

4. Thường xuyên chăm sóc online.

5. Đánh giá nhu cầu kinh phí và đàm phán cácđiều khoản và điều kiện.

Trường hợp nhà đầu tư là trung gian:

5a. Trình qua trung gian đề xuất đầu tư tới quỹđầu tư.

5b. Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán với cácchủ nợ / chủ sở hữu vốn đầu tư.

6. Quá trình cho vay / đầu tư.

7. Giám sát và báo cáo.

8. Gia hạn và bổ sung kinh phí thông qua việclặp lại của quá trình.

Page 18: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Các công cụ và cơ chếđầu tư khác

Các tổ chức đa phương,các tổ chức phát triển tàichính hoặc một mạng lướicác TCTCVM đôi khi cungcấp công cụ bảo lãnh.Thông qua hình thức nàyTCTCVM tiếp cận cáckhoản vay tài chính với điềukiện là bên bảo chứng cótrách nhiệm trả nợ vay trongtrường hợp TCTCVM khôngcó khả năng trả. Bảo lãnh100% là rất hiếm, mà thườngchỉ là số tiền tối thiểu đểđảm bảo giao dịch thànhcông. Thông thường,TCTCVM trả phí cho bênbảo chứng.

Tài chính phân lớp bao gồmbảo lãnh cơ cấu cho cáccông cụ nợ (trái phiếu vànợ) thông qua bảo tín tíndụng một phần, công cụphân tán rủi ro và cổ phiếu.Tài chính phân lớp tạo cơ sởtiếp cận nguồn vốn choTCTCVM không chỉ tạo lậpuy tín cho bản thân, hỗ trợđầu từ từ các nhà tài trợkhông sẵn sàng tiếp cận vớicác TCTCVM không có cácbiện pháp bảo toàn tíndụng.

Tổ hợp đồng đẳng (ngườicho vay) như Kiva, Mi-croPlace, Globe Funder,

Babylon, and Good Returntạo cơ hội cho các cá nhâncó nguyện vọng đầu tư trựctiếp vào các tổ chức TCVM.Dựa trên những nền tảng internet, họ tạo thuận lợicho đầu tư trực tiếp quy mônhỏ từ các cá nhân thôngqua các danh mục đầu tưcủa một TCTCVM. Từ năm2007 Kiva đã hợp tác với 6TCTCVM ở Việt Nam và tạođiều kiện cho những tổchức này tiếp cận, vaythêm 7,8 triệu USD từ cácquỹ đầu tư. Chỉ một vài tổhợp cung cấp vốn nội tệdẫn đến các TCTCVM phảiđối mặt với rủi ro ngoại hối,và yêu cầu báo cáo của họrất nhiều và tốn kém4.

Quỹ quốc gia là tổng hợpcác quỹ đầu tư thành lậptrong nước để cho vayTCTCVM, lần lượt giải ngâncho những người có thunhập thấp. Các quỹ nàythường cấp các khoản vaytrợ cấp và đôi khi là cáckhoản viện trợ. Ở Việt Nam,tổ chức hoạt động tương tựApex trong lĩnh vực TCVM làQuỹ hỗ trợ tín dụng do Trungương Hội phụ nữ quản lí vàcung cấp 2 sản phẩm tíndụng cho TCTCVM: vay vốntrung dài hạn từ 12, 24, 36tháng với định kỳ trả nợ theoquý và thời gian ân hạn, và

vay vốn ngắn hạn (6-12tháng), trả nợ 01 lần duynhất vào cuối kỳ. Mức chovay cao nhất đối vớiTCTCVM là 10 triệu đồng/khoản vay. Đến nay, đã có8 TCTCVM được hưởng lợiích từ 10 khoản vay từ Quỹnày với tổng số tiền vay lếnđến 28,5 tỷ đồng5.

Có thể nhận thấy rằng, nhucầu tài chính của nhữngTCTCVM mới ngày càngcao và thực tế thị trườngViệt Nam rất hạn chế vềnguồn vốn, đã đến lúc cânnhắc thành lập một quỹquốc gia hoạt động hiệuquả trong việc cung ứngnguồn tài chính (nợ) để tạochất xúc tác cho việc tiếpcận cộng đồng, lợi nhuậnvà bên vững tại thị trườngTCVM Việt Nam.

4 Xem http://cms.kiva.org.s3.amazonaws.com/files/guide_to_kiva_for_potential_partners_march2013_en.pdf 5 Xem http://www.microfinancegateway.org/gm/document-1.9.62212/Brochure%20TA.pdf

Page 19: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 19

HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG TỪ HUY ĐỘNG VỐNTHEO MÔ HÌNH VAY VỐN BẢO LÃNH TỪ NGÂN HÀNG VIETINBANK & BIDVNGUYỄN HẢI ĐƯỜNGPHÓ GIÁM ĐỐC QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO THANH HÓA

Bắt đầu từ một chương trình dự án với têngọi “Chương trình TCVM Thanh Hóa” do Tổchức Cứu trợ trẻ em/Mỹ (SC/US) tài trợ từnăm 1998, dự án đã được thực hiện tại cáchuyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Hoằng Hóavà TP. Thanh Hóa nhằm cung cấp sản phầmtín dụng và tiết kiệm tới các hộ gia đìnhnghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằmcải thiện kinh tế cho gia đình một cách bềnvững và hiệu quả. Với mục tiêu hoạt độngvà phát triển lâu dài, chuyên nghiệp,Chương trình đã xây dựng chiến lược nângcấp, chuyển đổi tiến tới trở thành một tổchức TCVM hoạt động theo khuôn khổpháp lý. Vào năm 2005 Chương trình đãbước đầu thành công với việc chuyển đổicơ cấu theo hướng chuyên nghiệp với 100%cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyênmôn. Tiếp nối sự thành công đó, đến tháng7 năm 2008, Chương trình đã được UBNDtỉnh Thanh Hóa ra quyết định thành lập “QuỹHỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW) – Quỹxã hội”, theo Quyết định số 2212/QĐ-UBNDcủa Ủy ban ND tỉnh Thanh Hóa. Sự ra đời của

FPW là bước đệm để Quỹ tiến tới đệ trìnhNgân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạtđộng TCVM theo Nghị định 28 NĐ-CP & NĐ-CP 165 của Chính phủ.

Quỹ FPW đã có những bước tiến khá vữngchắc và đã đạt được nhiều thành tích đángkể trong việc giúp người nghèo có cơ hộitiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thunhập cho gia đình. Tuy vậy, Quỹ FPW đãtừng đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặcbiệt là nguồn vốn để mở rộng khả năng tiếpcận và đảm bảo tính bền vững hoạt độngcho Quỹ, trong lúc đó nhà tài trợ lại ngàycàng thu hẹp nguồn vốn hỗ trợ và Quỹ lạikhông có đủ tư cách pháp nhân để vay vốnhay huy động nguồn vốn từ bên ngoài .

Trước bối cảnh đó, SC/US đã đưa ra sángkiến lập quỹ bảo lãnh tại ngân hàng thươngmại cho Quỹ FPW vay vốn. Mặc dù phải mấtkhá nhiều thời gian, công sức để thuyếtphục sự thay đổi cả từ phía Lãnh đạo Quỹ

Nhà tài trợ và Ban Giám đốc Quỹ đi thăm thành viên

Page 20: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

FPW trong việc trả lãi vay, khi mà thói quen nhậntài trợ vẫn đang in sâu trong tâm tưởng của họ,và cả từ phía ngân hàng thương mại khi chomột đơn vị chưa có tư cách pháp nhân vay vốn.Vào ngày 15/6/2007, sau hơn một năm thươngthuyết và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, Ngânhàng Vietinbank đã chính thức ký hợp đồngcung cấp tín dụng với Chương trình TCVM HộiLHPN tỉnh Thanh Hóa. Đây là một sự kiện đặc biệtchưa từng có tiền lệ trong ngành TCVM ở ViệtNam và đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổchức Phi chính phủ quốc tế và các nhà tài trợ.

Với 40.000 USD bảo lãnh từ ngân hàng côngthương, Chương trình TCVM Thanh Hóa đượcvay với hạn mức tín dụng 500.000.000 VNĐ.Nguồn vốn vay này là luồng sinh khí để Chươngtrình TCVM Thanh Hóa cung cấp vốn vay cho650 lượt hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp tạivùng ven thành phố Thanh Hóa, những hộ bịảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa và đã mang lạilợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn của Qũy đểtiếp tục cho hơn 50 hộ vay, tạo đà để chi nhánhmở rộng quy mô hoạt động từ 850 hộ vay lên1.500 hộ vay, tuyển dụng thêm 2 cán bộ tíndụng. Không những thế, thông qua khoản vaynày đội ngũ cán bộ Quỹ được nâng cao kỹnăng lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng quảnlý thanh khoản trên các hợp đồng đi vay, đượctrải nghiệm và thay đổi nhận thức về tính bềnvững tài chính của Chương trình, điều mà ít tổchức đang nhận tài trợ quan tâm đến. Cũngchính nhờ sự thành công của sáng kiến này màcác nhà Lãnh đạo Chương trình đã dần thay đổiquan niệm phát triển theo định hướng thị trườngvà có sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình lập kếhoạch chiến lược cho Quỹ.

Từ hiệu quả của mô hình này, tháng 1 năm 2010Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phépNgân hàng công thương tiếp tục thực hiện môhình cho Quỹ PFW vay với khoản bảo lãnh lên tới75.000 USD và hạn mức tín dụng của khoản vayđạt mức 1,2 tỷ đồng. Việc tăng quỹ bảo lãnh vànâng hạn mưc tín dụng đã tạo cơ hội tiếp cậnvốn cho hơn 900 lượt hộ nghèo, đồng thời tácđộng tích cực đến mức độ bền vững tài chínhcủa chi nhánh thành phố nói riêng và của QuỹFPW nói chung.

Nhận thấy có sự cam kết, quyết tâm của QuỹFPW trong việc cung cấp lâu dài nguồn vốn tíndụng nhỏ cho hộ nghèo và hộ có thu nhậpthấp, Quỹ FORD đã quyết định cam kết bảo lãnhcho Quỹ FPW vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển (BIDV) với số tiền 70.000 USD kèm theo

35.000 USD cho xây dựng năng lực để mở rộngchi nhánh tại 3 xã vùng đặc biệt khó khăn dobiến đổi khí hậu tại huyện Hậu Lộc, tỉnh ThanhHóa. Từ khoản vay từ ngân hàng BIDV chi nhánhHậu Lộc đã hỗ trợ cho hơn 9.000 lượt hộ nghèovà hộ có thu nhập. Sau 3 năm hoạt động chinhánh Hậu Lộc đã đạt chỉ số tự vững hoạt động(OSS) và chỉ số tự vững tài chính (FSS) lớn hơn100% và là chi nhánh đầu tiên của Quỹ FPWhoàn thành tất cả các mục tiêu mà nhà tài trợđề ra trong thỏa thuận dự án.

Bên cạnh kết quả ấn tượng bằng con số 4,5 tỷđồng bổ sung thêm nguồn vốn tự có cho QuỹFPW từ quỹ bảo lãnh bàn giao của Tổ chức SCvà Quỹ Ford, cùng với lợi nhuận để lại của hainguồn vốn này, nên nguồn vốn chủ sở hữu củaQuỹ FPW đã tăng lên 15 tỷ đồng, đảm bảonguồn vốn quay vòng cho hơn 11.000 kháchhàng tại thời điểm 30/11/2011. Sự thành côngtrong việc thực hiện các hợp đồng vay vốn từ 2ngân hàng thương mại Vietinbank và BIDV đãgiúp Quỹ FPW hun đúc và tích lũy thêm kinhnghiệm trong việc đa dạng hóa các nguồn vốnhoạt động, mạnh dạn phá vỡ nút thắt cổ hủtrong việc tiếp cận vốn mà tưởng chừng nhưkhông thể vượt qua.

Bước đột phá và sự thành công của Quỹ FPWđã tạo đà vững chắc, niềm tin tuyệt đối của cácnhà tài trợ, các nhà đầu tư TCVM khi tìm đến ViệtNam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Đó cũnglà nguồn động viên khích lệ để tập thể cán bộnhân viên Quỹ FPW Thanh Hóa thực hiện có hiệuquả các hợp đồng tín dụng với các đối tác như:Quỹ tín dụng Việt Bỉ, KIVA – Hoa Kỳ, BOPA Singa-pore, Blue Orchard …. Đồng thời góp phần thựchiện mục tiêu phát triển trở thành tổ chức TCVMchính thức, hoạt động chuyên nghiệp, bềnvững, lâu dài, đáp ứng ngày càng cao nhu cầucủa hộ nghèo và hộ thu nhập thấp trên địa bàn.

Điều mà chúng tôi còn trăn trở là hiện tại có rấtít tổ chức mạnh dạn đi theo con đường mà FPWThanh Hóa đã tiếp cận. Có lẽ quan niệm“hưởng lợi” hay thói quen nhận tài trợ vẫn chưahoàn toàn được xóa bỏ trong tâm tưởng củacác nhà lãnh đạo/ quản lý tổ chức. Vì vậy việcphát triển hoạt động TCVM theo định hướng thịtrường rất cần được phổ biến rộng rãi và nângcao nhận thức cho các nhà lãnh đạo, quản lýcủa tổ chức.

Page 21: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 21

HỢP NHẤT – SỨC MẠNH CỦA SỰ THÀNH CÔNG VÀ PHÁT TRIỂNNGÔ THỊ THANH VÂNPHÓ GIÁM ĐỐC QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Ra đời trên cơ sở hợp nhất từ 4 chương trình,dự án thực hiện hoạt động tiết kiệm – tíndụng (TKTD) trên toàn tỉnh, Quỹ Hỗ trợ phụnữ phát triển tỉnh Quảng Bình (HTPNPT) làmột Quỹ xã hội, hiện đang hoạt động tại 5chi nhánh (5 huyện) với 37 cán bộ, trong đó35 cán bộ chuyên trách, phục vụ hơn 11.500khách hàng, trong đó có hơn 8.000 kháchhàng đang vay vốn, dư nợ đến 31/3/2014đạt gần 40 tỷ đồng. Trải qua một chặngđường dài của quá trình chuyển đổi vớinhiều khó khăn, thử thách, cho đến thờiđiểm này, Hội đồng Quản lý (HĐQL) Quỹ đãthực sự thừa nhận sự đúng đắn khi quyếtđịnh hợp nhất và điều này càng đượckhẳng định hơn khi hai chuyên gia quốc tếIFC và IFAD đã có những đánh giá khá tíchcực về Quỹ và cho rằng Quỹ đã “tay khôngbắt giặc” hay “có chiến lược phát triển đầytáo bạo”. Tuy vậy, kết quả ngày hôm này làtính tất yếu khi mà quá trình chuyển đổi đãđi đến chín muồi, các bên tham gia chuyển

đổi đều đã mò mẫm, trải nghiệm và thử sứcmình. Cuối cùng tất cả đều đã có chungmột mục tiêu là “phát triển bền vững,chuyên nghiệp và ngày càng phục vụ nhiềuhơn nhóm đối tượng đích của mình” và hợpnhất là sự lựa chọn tối ưu giúp đạt đượcmục tiêu.

Bắt đầu từ chương trình TKTD NAPA do Tổchức Phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ đượcthực hiện tại 4 huyện (1998-2008), ngay saukhi Nghị định 28/NĐ-CP/2005 của chính phủra đời, SNV đã có định hướng hỗ trợ Hội Liênhiệp phụ nữ (LHPN) 4 huyện để chuyển đổitheo mô hình tài chính vi mô chuyên nghiệp,nhưng đến cuối năm 2008, khi SNV chínhthức kết thúc hoạt động tại Quảng Bình vẫnchưa đi đến thống nhất về mô hình hoạtđộng. Chương trình sau đó được chuyểngiao cho Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) 4huyện tiếp tục quản lý và vận hành với sựquản lý giám sát chung của Hội LHPN tỉnh.

Hội nghị bàn giao chương trình TD-TK NAPA và Quỹ tương lai xanh sang Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình (25/07/2013)

Page 22: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

Đến cuối năm 2009, với sự hỗtrợ kỹ thuật từ Trung tâm Hỗ trợDoanh nghiệp vừa và nhỏ(SEDA), Hội LHPN Thành phốĐồng Hới đã mạnh dạn nângcấp mô hình từ quản lý vậnhành tại cấp xã lên cấp huyệnvà tuyển dụng đội ngũ cán bộchuyên trách để thực hiệnhoạt động. Thành công củaHội LHPN TP. Đồng Hới đã làmtiền đề cho 3 huyện còn lại vànăm 2010, Hội LHPN huyện LệThủy đã chuyển đổi thànhcông, tiếp đó là Hội LHPNhuyện Quảng Ninh trong năm2011 và Hội LHPN huyện QuảngTrạch trong năm 2012. Mặc dùvậy, 4 huyện vẫn chưa ápdụng thống nhất một mô hìnhvà cơ chế hoạt động, trong lúcđó, Hội LHPN tỉnh với vai tròquản lý, giám sát chung chưathực sự tham gia điều phốihoạt động tại 4 huyện. Do đó,mặc dù nguồn vốn vẫn đượcbảo toàn và phát triển nhưngcũng cho thấy tiềm ẩn nhiềurủi ro, đặc biệt là rủi ro trongquản lý tiền mặt.

Tiếp đó là Quỹ “Tương laixanh” do Counterpart Interna-tional (CPI) tài trợ, được thựchiện tại 3 xã của huyện BốTrạch (2004-2009). Với mongmuốn phát triển bền vững vàchuyên nghiệp, CPI cũng đãhỗ trợ để tuyển dụng đội ngũcán bộ chuyên trách thực hiệnhoạt động Quỹ và sau đó đãđệ đơn thành lập Quỹ xã hộinhưng không thành công do

chưa đáp ứng được điều kiệntrong quản lý và vận hành.Đến năm 2009 khi CPI chínhthức kết thúc hoạt động tạiQuảng Bình, chương trìnhđược bàn giao lại cho 3 xãtiếp tục quản lý và vận hànhđơn lẻ.

Chương trình thứ ba là hợpphần tài chính nông thôn củaDự án “Phân cấp giảmnghèo” (PCGN) tỉnh QuảngBình được thực hiện tại 45 xãcủa 4 huyện. Chương trìnhđược quản lý và vận hành bởiUBND xã, sau khi kết thúc dựán (31/12/2012) UBND tỉnh đãcó quyết định bàn giao nguồnvốn này cho Ngân hàng CSXHnhưng sau đó theo đề nghịcủa IFAD Việt Nam, UBND tỉnhđã có quyết định điều chỉnhchuyển nguồn vốn này choQuỹ Hỗ trợ phát triển tỉnhQuảng Bình vào tháng 3/2013.

Chương trình thứ tư là Quỹ“Khởi đầu mới” được tài trợ bởiQuỹ Unilever Việt Nam từ năm2008 do Hội LHPN tỉnh trực tiếpquản lý, vận hành và đượcthực hiện tại 5 xã của huyện LệThủy. Đây là chương trình có sựthúc đẩy mạnh mẽ nhất chonỗ lực phát triển chuyênnghiệp của Hội LHPN tỉnh. Vớisự hỗ trợ về tài chính và kỹthuật, Hội LHPN tỉnh đã mạnhdạn xây dựng hồ sơ đề nghịthành lập Quỹ xã hội và đếnngày 5/11/2012, Chủ tịch UBNDtỉnh Quảng Bình đã chính thứcra Quyết định số 2739/QĐ-CT

thành lập Quỹ HTPNPT tỉnhQuảng Bình trực thuộc HộiLHPN tỉnh.

Quỹ HTPNPT thực sự khởi sắctrong năm 2013, khi hội nghịbàn về phương án hợp nhấtcác chương trình vào Quỹ HTP-NPT vào ngày 3/5/2013 đãnhận được sự thống nhất caocủa Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN 5huyện (Quảng Ninh, Lệ Thủy,Quảng Trạch, Bố Trạch và TP.Đồng Hới) và 3 xã thực hiệnQuỹ “Tương lai xanh”. Sau hơnhai tháng thực hiện kiểm toánnội bộ và chốt số liệu bàn giao,vào ngày 25/7/2013 Hội nghịbàn giao giữa Hội LHPN 4huyện thực hiện chương trìnhNAPA, 3 xã thực hiện Quỹtương lai xanh và 45 xã thựchiện dự án PCGN với Quỹ HTP-NPT tỉnh Quảng Bình đã chínhthức bàn giao nguồn vốnđược chuyển giao từ các nhàtài trợ cùng với vốn tăngtrưởng cho Quỹ HTPNPT quảnlý và vận hành theo một cơchế thống nhất. Quỹ đã chínhthức đi vào quản lý và vậnhành từ ngày 1/8/2013 và bắtđầu tuyển dụng bổ sung độingũ cán bộ Quỹ.

Về nguồn vốn, so với thời điểmbản giao từ nhà tài trợ, cácchương trình đã có sự tăngtrưởng đáng khích lệ, chươngtrình NAPA (trung bình 29%) vàCPI (38%). Số liệu tại thời điểmbàn giao được thể hiện trongbảng sau:

22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Tiêu chí NAPA Quỹ Tươnglai xanh PCGN Quỹ Khởi

đầu mới Tổng cộngtoàn tỉnh

Nguồn vốn bàn giao 15,467,889,965 3,072,738,120 6,609,000,000 2,285,640,000 27,435,268,085

Nguồn vốn tự có khác 150,983,000 354,867,200 400,034,431 905,884,631

Dư nợ vốn vay 19,203,314,138 4,068,963,000 8,470,663,956 2,479,994,750 34,222,935,844

Dư tiết kiệm khác 8,175,504,385 969,191,730 1,829,980,772 428,815,560 11,403,492,447

Dư nợ khó đòi được xácđịnh (%) 2% 5% 20% 0% 7%

Page 23: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 23

Từ tháng 4 năm 2013, khi đội ngũ Lãnh đạovà cán bộ văn phòng chính đã được tuyểndụng, Hội LHPN tỉnh chính thức tham giamạnh mẽ và đã tạo nên một bước chuyểnlớn về hoạt động TCVM trong tỉnh. Với ýtưởng hợp nhất và xây dựng Quỹ lớn mạnhtrong lòng Hội LHPN, Quỹ HTPNPT tỉnh QuảngBình đã trở thành tâm điểm cho nhiều tỉnhđến chia sẻ và học tập.

Có được sự thành công này là nhờ sự tạođiều kiện thuận lợi của Chính quyền địaphương và sự quyết tâm cao của Hội LHPNtỉnh, đồng thời đây cũng là kết quả của sựđồng tình ủng hộ của các bên tham giahợp nhất. Bên cạnh đó, quá trình thay đổinhận thức trong chuyển đổi của các bêntham gia hợp nhất đã đến lúc chín muồi vàcần thiết phải hành động ngay để phù hợpvới xu hướng phát triển chung của ngànhTCVM tại Việt Nam.

Tuy vậy, Quỹ cũng đã gặp không ít khó khăn,thử thách trong quá trình chuyển đổi. Điềumà Quỹ cảm thấy vướng mắc nhiều nhất lànhận thức về tính sở hữu của chương trình.Phải khẳng định rằng: “Đây là nguồn vốnthuộc “Ngân sách nhà nước” được tài trợtừ tổ chức nước ngoài và giao cho đơn vịHội LHPN tỉnh quản lý và vận hành”, tuy

nhiên điều này lại chưa được chia sẻ vàcũng chưa được khẳng định bởi đơn vịquản lý Nhà nước nào, chính vì thế khi bàngiao chúng tôi vẫn còn lúng túng trong việcxác định chủ sở hữu. Bên cạnh đó, đội ngũnhân viên mới, còn thiếu kinh nghiệm, đặcbiệt là trong lĩnh vực TCVM và lại phải hoạtđộng đồng thời nhiều cơ chế trong thời gianchuyển đổi nên phần nào ảnh hưởng đếnchất lượng hoạt động của Quỹ. Trong thờigian này, Quỹ cũng gặp phải sự phản ứngcủa một số đơn vị liên nhiệm liên quan đếnsự thay đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mớivà phải mất khá nhiều thời gian để tuyêntruyền, vận động. Một điều khó khăn khôngnhỏ của Quỹ là kinh phí thực hiện hoạt độngchuyển đổi. Trong khoảng thời gian thựchiện hợp nhất, Quỹ chỉ duy nhất nhận đượcnguồn tài trợ 200 triệu đồng từ Quỹ Unilevervà một phần thu nhập từ nguồn vốn chovay (2,8 tỷ) do Quỹ Unilever hỗ trợ. Tuy nhiên,chính sự khó khăn này đã trở thành động lựcthúc đẩy Quỹ nhanh chóng hoàn thànhmục tiêu hợp nhất, trực tiếp quản lý, vậnhành và tạo ra thu nhập cho Quỹ để trangtrải cho bộ máy và các hoạt động cần thiết.Ngoài ra, do nguồn vốn còn hạn chế tronglúc nhu cầu vay vốn của thành viên khácao, đặc biệt là vào thời điểm giáp Tết nên

Page 24: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

Quỹ chưa thể đáp ứngđược hết nhu cầu củangười vay, làm cho một sốthành viên cảm thấy chánnản và rời bỏ Quỹ.

Qua quá trình chuyển đổi,Quỹ đã rút ra được một sốbài học kinh nghiệm sau đây:

i) Chuyển đổi là thực sựcần thiết và tất yếu màbất cứ chương trìnhTCVM nào cũng phảitrải qua, không chuyểnđổi có nghĩa là đang tựloại bỏ mình;

ii) Nhu cầu chuyển đổiphải thực sự xuất pháttừ chính tổ chức, khôngphải sự yêu cầu củabất cứ tổ chức bênngoài nào;

iii) Nhu cầu cần được thúcđẩy và có định hướngbởi đơn vị hỗ trợ từ bênngoài, đôi khi nhu cầunếu không được thúcđẩy có thể sẽ bị lảngquên hoặc chậm tiếnđộ phát triển;

iv) Nhân sự là yếu tố quantrọng quyết định sựthành công nên cầnphải có chiến lược pháttriển về nhân sự vàtuyển dụng đúng người,đúng việc và đảm bảovề chất lượng chuyênmôn;

v) Hiểu rõ mối quan tâmvà mong đợi của cácbên và có giải phápthích hợp giúp mang lạithành công trong quátrình chuyển đổi;

vi) Bức tranh tương lai cầnđược vẽ ra và chia sẻminh bạch với các bêntham gia, đảm bảo mọingười đều có chung“tầm nhìn” sẽ giúp điđến quyết định nhanhhơn.

Trong quá trình phát triểncủa Quỹ, chúng tôi luôn ghinhớ hai câu nói: “Sự khácbiệt giữa chuyển đổi ngẫunhiên và sự chuyển đổi cóhệ thống giống như sự khácnhau giữa tia chớp và ngọnđèn. Cả hai đều chiếu sángnhưng một bên là nguyhiểm và không chắc chắn,bên kia thì khá an toàn, địnhhướng và có giá trị” (Fergu-son and Naisbitt 1987, p.85)và câu nói của GS-TS Ma-hammad Yunus “Vấn đềnày không phải là từ thiện.Đây là kinh doanh: kinhdoanh với một mục đích xãhội, giúp con người thoátnghèo”. Chính những điềunày đã giúp chúng tôi lậpkế hoạch tốt hơn cho sựchuyển đổi và có địnhhướng tốt hơn khi xây dựngchiến lược phát triển củaQuỹ nhằm đảm bảo đạtđược “mục tiêu kép” tronghoạt động TCVM – là “tháchthức” lớn nhất của hầu hếtcác tổ chức TCVM.

Để tạo điều kiện cho ngànhTCVM phát triển lớn mạnhvà bền vững, về phía Chínhphú cần sớm hoàn thiệnkhung pháp lý, trong đó quyđịnh rõ về tính sở hữu vàcách thức giao quyền quảnlý vận hành, đặc biệt là đốivới các tổ chức chính trị xãhội thuộc quản lý Nhànước. Bên cạnh đó, khungpháp lý cần mở hơn nhằmtạo điều kiện và khuyếnkhích sự hợp nhất giữa cácchương trình, tổ chức. Vềphía các đơn vị hỗ trợ, cầncó sự nghiên cứu, đánh giámột cách đầy đủ thựctrạng của các tổ chứcTCVM trên toàn quốc để cómột bức tranh/ bản đồngành TCVM Việt Nam vàđưa ra các gợi ý hợp nhấtđối với các tổ chức có quymô nhỏ và cùng hoạt độngtrong phạm vi tỉnh hay vùng

miền. Vai trò của Nhómcông tác TCVM Việt Namtrong việc cung cấp hỗ trợkỹ thuật, chia sẻ thông tin vàkết nối giữa các tổ chức,nhà tài trợ, nhà quản lý vớiTCTCVM là hết sức quantrọng. Ngoài ra, bản thâncác tổ chức cần ý thứcđược vai trò và trách nhiệmpháp lý của mình trong việctham gia vào sự phát triểnngành TCVM Việt Nam lớnmạnh và bền vững/.

24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 25: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 25

NGUỒN VỐN ÂN TÌNHHỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN

LÊ THỊ THU HIỀN GIÁM ĐỐC CWED

Những năm qua, trên địa bàn Thành phố HồChí Minh đã có hàng ngàn phụ nữ thoátnghèo bền vững nhờ sự quan tâm, tạo điềukiên của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế(CWED)/Hội Phụ nữ TP Hồ Chí Minh thôngqua cung cấp nguồn tín dụng, hỗ trợ tổchức các hoạt động sản xuất, kinh doanhgiúp phụ nữ nghèo, phụ nữ thu nhập thấpnhằm tạo việc làm, tăng thu nhập; đồngthời giúp nâng cao năng lực qua các hoạtđộng đào tạo trang bị kiến thức về mọimặt... Các hoạt động của CWED đã vàđang góp phần giúp chị em phụ nữ có điềukiện nâng cao trình độ và cải thiện, nângcao chất lượng cuộc sống. Có được nguồnvốn ân tình để hỗ trợ phụ nữ nghèo pháttriển như hiện nay là nhờ sự quyết tâm caovà nỗ lực rất lớn của CWED/Hội Phụ nữThành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện Tầmnhìn và Sứ mệnh của tổ chức mình.

Được thành lập năm 2003 theo quyết địnhsố 230/QĐ-UB/2003 ngày 17/10/2003 của Ủy

ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,CWED - tiền thân là Chương trình Tíndụng&Tiết kiệm (TD&TK) của Hội Phụ nữ TPHồ Chí Minh - đã không ngừng trưởng thành,phát triển và từng bước đáp ứng nhu cầuvà nguyện vọng của phụ nữ nghèo, phụ nữthu nhập thấp, nhóm phụ nữ yếu thế, phụnữ các dân tộc (Hoa, Chăm, Khơm…) đếnnữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiểuthương…Với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng khithành lập, đến nay nguồn vốn của CWEDđã tăng lên 141 tỷ đồng và được triển khaihoạt động trên diện rộng ở các cấp Hội phụnữ tại 322 phường, xã thuộc 24 quận, huyệncủa Thành phố Hồ Chí Minh.

Những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX,trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển dầntừ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sangcơ chế thị trường theo định hướng XHCN,thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội LHPNViệt Nam, BCH Hội LHPN thành phố tập trungphát động trong hội viên, phụ nữ thành phố

Page 26: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

tích cực hưởng ứng thựchiện các phong trào vàcuộc vận động “Phụ nữgiúp nhau làm kinh tế giađình”, phong trào “Phụ nữgiúp nhau phát triển kinh tếgia đình, cần kiệm xây dựngđất nước”, phong trào“Ngày tiết kiệm vì phụ nữnghèo”, Chương trình “Hỗtrợ phụ nữ tạo việc làmtăng thu nhập”, “Hỗ trợ phụnữ phát triển kinh tế giađình”, “Vận động, hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế,giảm nghèo bền vững, bảovệ môi trường”. Với 500 triệuđồng là nguồn vốn ban đầudo Ủy ban Nhân dân Thànhphố ủy thác, Hội LHPN TP HồChí Minh đã thành lậpnhững nhóm phụ nữ TD&TKđầu tiên tại 2 huyện HócMôn và Củ Chi, hỗ trợ vốncho chị em chăn nuôi heo,kinh doanh buôn bán nhỏ,phát triển kinh tế gia đình.Năm 1995, tổ chức CIDSEđã tài trợ 125.000 USD giúpHội phụ nữ triển khai hoạtđộng trợ vốn cho phụ nữthực hiện chương trình TD&TK dựa theo mô hình củaNgân hàng Grameen -Bangladesh, nhưng đượcvận dụng sáng tạo cho phùhợp với điều kiện kinh tế,văn hóa, xã hội của phụ nữnghèo tại thành phố, đồngthời hỗ trợ kỹ thuật giúp HộiPN Thành phố xây dựng vàhoàn chỉnh mô hình TD&TKcho phụ nữ.

Nếu như năm 2003, CWEDchủ yếu dựa vào nguồn hỗtrợ từ UBND TP và các tổchức phi chính phủ thì đếnnay CWED đã bắt đầu chủđộng hơn về nguồn vốnbằng việc tự chủ về tàichính, tích lũy và phát triểnnguồn vốn Qua 10 nămhoạt động, CWED đã cungcấp hơn 532 tỷ đồng vốnvay, tổng dư nợ vốn đạt 47,5tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả là

99,8%, thu hút 138.589 lượtthành viên tham gia. Hoạtđộng tín dụng và tiết kiệmdo CWED tổ chức thực hiệnđã góp phần hỗ trợ hơn83.000 thành viên thoátnghèo bền vững, trong đógần 50.000 thành viên vươnlên làm ăn khá; Trong sốcác thành viên đó đã cónhiều chị rất xuất sắc, luônđi tiên phong trong cáchoạt động của CWED. Mỗilần nhắc đến sự thành côngtrong nghề nghiệp củamình, chị Nguyễn Thị Hồng(tức Hồng ”kẹp tóc” ngụ tạiphường 2 quận 4) khôngbao giờ quên đồng vốn ântình của CWED đến với chịđúng lúc khó khăn nhất vìgia đình chị quá nghèo,không ai cho vay tiền. Mónvay đầu tiên là 1 triệu đồngtừ CWED cũng đã tiếp sứccho chị Lê Thị Ngọc Ba (xãPhú Hòa Đông, huyện CủChi) thực hiện ước mơ củamình để khởi nghiệp, trởthành người đầu tiên mởcửa hàng rửa xe tại xãngoại thành...Và còn hàngngàn, hàng ngàn phụ nữcủa Thành phố Hồ Chí Minhcũng đã được CWED trợsức để có điều kiện pháttriển. Bằng hình thức chovay trực tiếp, không cần thếchấp tài sản, với thủ tục đơngiản, phụ nữ thuộc đốitương của CWED, có nhucầu vay vốn sẽ được ChiHội PN tại nơi cư trú hướngdẫn thủ tục. Mức vay từ 1triệu đến 50 triệu đồng, thờigian hoàn trả từ 3 đến 24tháng tùy theo kế hoạchvay vốn, khả năng hoàn trảvà quy định của từng loạivốn. Theo nhu cầu củakhách hàng,vốn vay đượcsử dụng cho các mục đíchkhác nhau như: khởi nghiệpvà phát triển kinh doanh;sửa chữa nhà cửa; xâydựng nhà vệ sinh tự hoại;hầm biogas; đầu tư mua

sắm tài sản, trang thiết bịmáy móc... Đặc biệt, vốnvay có thể được sử dungđể trang trải chi phí trongcác trường hợp cần thiếtnhư ốm đau, tai nạn, thiêntai, dịch bệnh, đóng học phícho con.

Vươn xa, đáp ứng nhucâu phát triển

Không chỉ hỗ trợ phụ nữ vayvốn để phát triển kinh tế,CWED còn được Hội LHPNThành phố ủy thác thựchiện nhiều dự án có lợi chohội viên là PN nghèo: Tháng8/2012, dự án “Hỗ trợ vốnPN phát triển sản xuất, kinhdoanh, phát triển kinh tế” từnguồn ngân sách thànhphố triển khai ở 8 quận,huyện (quận 2, 7, 9, 12, BìnhTân, Tân Phú, huyện Củ Chivà Cần Giờ), đã giải ngânđược 41.5 tỷ đồng cho 7.500thành viên; Tháng 7/2004,dự án ”Nâng cấp đô thịThành phố” triển khai ở 6quận (3, 4, 6, 7, 8 và 11),CWED đã phát vốn vayquay vòng cho hơn 20.000hộ với số tiền 152 tỷđồng,trong đó trên 5.500 hộvay sửa chữa nhà và gần15.000 hộ vay vốn phát triểnkinh tế với tổng số tiền 48 tỷđồng; Dự án “Vệ sinh môitrường nông thôn giai đoạn2008 – 2010”: hỗ trợ vốnkhông lãi cho các hộ dâncủa 5 huyện ngoại thànhvà 3 quận ven đô (quận 9,12 và Bình Tân) xây dựngnhà vệ sinh tự hoại và hầmbiogas. CWED đã tổ chức125 lớp tập huấn với sựtham gia của 6.000 thànhviên. Từ năm 2008 – 2013,CWED đã phát vốn vay 40 tỷđồng, hỗ trợ cho 8.553 hộdân xây nhà vệ sinh hợpquy cách và 2.123 hộ xâyhầm biogas. Ngoài ra, theohợp đồng ủy thác giữa HộiLHPN Thành phố với Ngân

26 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 27: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 27

hàng Chính sách Xã hội (CSXH), từ năm 2009đến nay, nguồn vốn ngân hàng CSXH ủythác qua các tổ tiết kiệm và vay vốn do HộiPhụ nữ quản lý ngày càng tăng, tổng dư nợlà 754,9 tỷ đồng với sự tham gia của 54.340hộ vay tại 1.317 tổ vay vốn.

Bên cạnh đó, CWED còn chú trọng lồngghép các hoạt động xã hội vào hoạt đôngcủa Quỹ, tổ chức các hoạt động chuyênđề, trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏesinh sản trong các buổi sinh hoạt định kỳ củacụm, nhóm tín dụng tiết kiệm, chương trìnhhỗ trợ học nghề, hỗ trợ học bổng, tặng máiấm tình thương… Thông qua CWED, cáccấp Hội PN đã giúp hàng chục ngàn hộ giađình hội viên PN vay vốn được thoát nghèo,nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ những kết quả đạt được trong nhữngnăm qua, CWED đã vinh dự được nhậnBằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm2009, Bằng khen của TW Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam năm 2013, Bằng khen của UBND TPHồ Chí Minh, Tập thể lao động xuất sắc liêntục từ năm 2007 đến nay. CWED là một trongcác tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu củaChương trình Giải thưởng Doanh nhân vi môCiti-Việt Nam (CMA) do Nhóm Công tác Tàichính vi mô Việt Nam (VMFWG) phối hợp vớiQuỹ Citi/Ngân hàng Citi Việt Nam đồng tổchức từ năm 2007 đến nay.

Kết quả hoạt động của CWED những nămqua đã khẳng định rằng: hoạt động củaCWED đã mang lại hiệu quả thiết thực vềkinh tế, xã hội và góp phần không nhỏ vàothành công của Chương trình “Giảm nghèo,tăng hộ khá” của TP. Hồ Chí Minh, nângchuẩn nghèo thành phố lên 16 triệu đồng/người/năm, đồng thời nâng cao vị thếngười phụ nữ và đội ngũ cán bộ Hội phụ nữtrong công cuộc phát triển đất nước.

Là tổ chức thành viên của Nhóm Công tácTài chính vi mô Việt Nam (VMFWG), nhằmđóng góp vào sự phát triển của ngànhTCVM Việt Nam, CWED tiếp tục củng cố vàphát triển tổ chức, triển khai hiệu quả cáchoạt động đảm bảo phát triển bền vững vàngày càng đi vào chiều sâu, mở rộng phạmvi tiếp cận ngày càng nhiều phụ nữ nghèo,cận nghèo của thành phố Hồ Chí Minh.Nhiệm vụ trọng tâm của CWED trong thờigian tới là đáp ứng nhu cầu hỗ trợ vốn kịpthời và ngày càng cao của các nhómkhách hàng là phụ nữ nghèo, cận nghèo,phụ nữ khuyết tật, nữ chủ doanh nghiệpvừa và nhỏ, tiểu thương..., nhằm cải thiệnchất lượng cuộc sống, nâng cao vị thế củachị em phụ nữ, từ thoát nghèo vươn lên làmgiàu, có được cuộc sống ổn định, ấm no vàhạnh phúc.

Cán bộ CWED trao vốn cho hội viên

Page 28: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

BẢO VỆ KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VI MÔ

BERTILLE LE BRUNTÌNH NGUYỆN VIÊN CỦA VMFWG

Bảo vệ khách hàng bao gồm 2 khía cạnh.Thứ nhất, Bảo vệ khách hàng là một phầncủa hệ thống tài chính toàn diện với mụctiêu chính là bảo vệ khách hàng hiện tại vàtạo lòng tin trong hệ thống tài chính để thuhút khách hàng tiềm năng chưa được phụcvụ. Thứ hai, Bảo vệ khách hàng cũng là mộtyếu tố của tài chính có trách nhiệm.

Bảo vệ khách hàng dựa trên ba điểmchính:

1) Quy định và giám sát của Chính phủ

2) Kiến thức và khả năng về tài chính củakhách hàng

3) Tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử cho việctự điều chỉnh của ngành

Như vậy, Bảo vệ khách hàng là tráchnhiệm chung của nhà cung cấp, chínhphủ và khách hàng; chỉ có thể thành côngvới sự tham gia và hợp tác của 3 tác nhânnày. Hơn nữa, Bảo vệ khách hàng có liênquan đến hoạt động xã hội vì nó là mộtphần của việc chăm sóc khách hàng mộtcách trách nhiệm.

Mục tiêu của tài chính vi mô (TCVM) là pháttriển và cung cấp dịch vụ tài chính chonhững người có thu nhập thấp một cách cótrách nhiệm và bền vững. Do vậy, Bảo vệkhách hàng đóng vai trò không thể thiếutrong ngành. Thật vậy, việc áp dụng chươngtrình Bảo vệ khách hàng cho phép các tổchức TCVM xây dựng quan hệ lâu dài vàbền vững với khách hàng, cũng như duy trìkhách hàng, giảm rủi ro tài chính và hìnhthành một khu vực lành mạnh.

Hơn hết, đã đến lúc ngành TCVM cầnphải tập trung vào Bảo vệ khách hàng vìnhững lý do sau:

• Rất nhiều quốc gia đã và đang trải quanhững khủng hoảng về nợ nần như ẤnĐộ, Pakistan,…

• Các bên liên quan (trong và ngoài),công chúng và các phương tiện truyềnthông ngày càng đòi hỏi tính trách nhiệmvà minh bạch từ khu vực TCVM;

• Công chúng và chính phủ quan tâm đếnviệc áp dụng lãi suất cao sẽ dẫn đến rủiro về uy tín cho ngành.

28 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Thẩm định CMA 2014 - Quỹ PNPT Thành phố Điện Biên Phủ

Page 29: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 29

• Giới truyền thông thường xuyên đặt câu hỏivề tác động thực sự của TCVM đến xã hội.

• Khu vực TCVM đang trải qua giai đoạn pháttriển nhanh với sự tham gia của những tổchức khiến cho việc thiết lập hệ thống tiêuchuẩn của ngành về việc bảo vệ kháchhàng trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Với những lý do nêu trên, Bảo vệ khách hàngđược phát triển bởi Chiến dịch Thông minh năm2008 thông qua việc xây dựng và quảng bá vềNguyên tắc Bảo vệ khách hàng. Ý tưởng chủđạo của Chiến dịch này là “Bảo vệ khách hàngkhông chỉ là việc đúng để làm, mà còn là cáchlàm thông minh”1. Mục tiêu là hỗ trợ ngành đạtđược hai mục tiêu (mục tiêu tài chính và mụctiêu xã hội) và thúc đẩy TCVM trở thành hìnhmẫu của tài chính trách nhiệm trên thế giới. Bởivậy Nguyên tắc bảo vệ khách hàng được thiếtlập để giúp các TCTCVM hoạt động đúngnguyên tắc và kinh doanh một cách thông minh.

Bên cạnh đó, để xây dựng và khuyến khích triểnkhai một hành lang pháp lý hướng tới Bảo vệkhách hàng và thực thi nó rất cần những độngthái tích cực của các nhà làm luật. Các hiệp hộiTCVM và các mạng lưới TCVM quốc tế đóng vaitrò quan trọng trong việc phổ cập nhữngnguyên tắc, phát triển hệ thống quy tắc vàthông lệ hướng tới khách hàng theo cơ chế tựđiều chỉnh. Cuối cùng, Bảo vệ khách hàng cóthể được triển khai thực hiện bởi các nhà tài trợ,các nhà đầu tư thông qua các quy định đầu tưvà lựa chọn các TCTCVM đã áp dụng Nguyêntác Bảo vệ khách hàng.

Nguyên tắc Bảo vệ khách hàng (7/2011)

1. Thiết kế sản phẩm và kênh cung ứng phùhợp:

Các nhà cung cấp cần có sự quan tâm thíchđáng cho việc thiết kế đặc tính sản phẩm vàkênh cung ứng để không gây thiệt hại chokhách hàng. Sản phẩm và kênh cung ứng cầnđược thiết kế phù hợp với đặc tính của kháchhàng.

2. Phòng ngừa nợ quá hạn:

Các nhà cung cấp cần phải có sự quan tâmđúng mực đến bất kỳ giai đoạn nào của quátrình tín dụng để chắc chắn rằng khách hàng cókhả năng hoàn trả đúng hạn, không có nợ quáhạn. Thêm vào đó, các nhà cung cấp sẽ triểnkhai và điều khiển hệ thống nội bộ để hỗ trợ quátrình phòng ngừa rủi ro nợ quá hạn. Điều nàycũng đóng vai trò lớn trong việc quản trị rủi ro tíndụng (như chia sẻ thông tin tín dụng).

3. Minh bạch:

Các TCTCVM cung cấp thông tin rõ ràng, đúngmục đích và thời gian sao cho khách hàng cóthể hiểu để đưa ra quyết định. Minh bạch thôngtin về giá cả, điều kiện của sản phẩm cần phảiđược quan tâm hơn cả.

4. Định giá sản phẩm có trách nhiệm:

Định giá, điều kiện và điều khoản được xâydựng sao cho khách hàng có khả năng chi trảvà tổ chức tài chính hoạt động bền vững. Cácnhà cung cấp sẽ cần phải cân nhắc về lợinhuận thực trên các khoản đầu tư.

5. Đối xử công bằng và tôn trọng kháchhàng:

Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và đại lýcủa họ sẽ đối xử công bằng và tôn trọng vớikhách hàng và không có bất kỳ sự phân biệtnào. Các nhà cung cấp phải bảo đảm nhữngbảo vệ thích đáng để phát hiện kịp thời thamnhũng cũng như sự đối xử có tính bạo lực củanhân viên và đại lý, đặc biệt là trong kê khai báncác sản phẩm tín dụng và thu nợ.

6. Bảo mật thông tin khách hàng:

Tính bảo mật của thông tin khách hàng phảiđược tuân thủ luật phát và quy định về quyềncon người. Những thông tin này chỉ được sửdụng cho những mục đich đặc biệt tại thời điểmthu thập thông tin hoặc được cho phép bởi luật,hoặc dựa trên thỏa thuận với khách hàng.

7. Cơ chế xử lý khiếu nại:

Các nhà cung cấp sẽ có cơ chế xử lý khiếu nạicủa khách hàng một cách có trách nhiệm vàkịp thời. Cơ chế này sẽ được sử dụng để giảiquyết các vấn đề cá nhân và hỗ trợ phát triểnsản phẩm dịch vụ.

1 http://smartcampaign.org/about/campaign-mission-a-goals

Page 30: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

Trên mảnh đất Hương Sơn nơi miền quênghèo khó,ước mơ của chị Nguyễn ThịPhương – khách hàng của Quỹ Pháttriển Phụ nữ Hà Tĩnh - đã trở thành hiệnthực bắt nguồn từ sức mạnh của lòngquyết tâm và khao khát đổi đời. Ngườiphụ nữ năng động,dám nghĩ dám làmấy đã thực sự là tấm gương tiêu biểu vềngười phụ nữ Việt Nam trong côngcuộc đổi mới đất nước, xứng đángđược công nhận và tôn vinh là “Doanhnhân vi mô tiêu biểu nhất” của Chươngtrình Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi–Việt Nam năm 2013 (CMA 2013) doHiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ViệtNam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam,Nhóm Công tác TCVM Việt Nam(VMFWG) phối hợp cùng Quỹ Citi/ Ngânhàng Citi đồng tổ chức.

Trước năm 2004, gia đinh chị Phươngthuộc diện hộ nghèo,chồng chị làthương binh loại 4/4, mất sức lao động,thường xuyên đau ốm, bản thân chị lạikhông có nghề nghiệp ổn định nên

cuộc sống gia đình ở nông thôn miềnTrung vốn đã khó khăn lại càng khókhăn hơn. Thương chồng, thương con,chị đã quyết tâm phát triển kinh tế, cảithiện đời sống cho gia đình nhằm thoátkhỏi cái nghèo, cái đói bằng chính khảnăng và sức lực của mình. Được sựquan tâm và động viên của Hội phụ nữxã Kim Sơn II huyện Hương Sơn, chị đãmạnh dạn vay 1.500.000 đ từ Quỹ Pháttriển Phụ nữ Hà Tĩnh và nhận 2 ha đâttrồng chè theo chủ trương khai hoangđất của xã để trồng chè. Bao tâm huyếtvà trăn trở ngày đêm cho ươm trồngchè, bao mồ hôi và công sức của chịđổ xuống để bón chăm cho đồi chèphát triển đã mang lại sức sống chomảnh đất vùng đồi trọc vốn khô cằn đásỏi. Kết quả bước đầu phát triển câychè đã tạo niềm tin và sức mạnh chochị mạnh dạn nhận thêm 3.3 ha đất đểtrồng keo lấy gỗ. Cũng từ thời điểm đó,đời sống của gia đình chị dần được cảithiện hơn trước.

30 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

SỨC MẠNH CỦA LÒNG QUYẾT TÂM VÀ KHAO KHÁT ĐỔI ĐỜINGÔ THỊ ÁNH TUYẾTQUỸ PHÁT TRIỂN PHỤ NỮ HÀ TĨNH

Đồi chè gia đình chị Phương

Page 31: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 31

Với phương châm “vừa học, vừa làm,vừa nắm bắt nhu cầu của kháchhàng”, với ý chí quyết tâm và tự tin hơnvào khả năng và năng lực của mìnhnên năm 2008 chị đã đi tiên phong trongviệc cung cấp các dịch vụ cưới hỏitrong xã. Bước đầu triển khai kinhdoanh dịch vụ này, chị đã gặp không ítkhó khăn do kinh nghiệm quản lý cònnon nớt, thêm vào đó là khả năng cònhạn chế trong việc tìm kiếm các sẩnphẩm áo cưới ,váy cưới... phù hợp vùngnông thôn. Từ kết quả ban đầu đạtđược, xuất phát từ nhu cầu dịch vụcưới hỏi trong xã ngày càng tăng nênnăm 2010 chị đã bàn bạc với chồng vàquyết định đầu tư phát triển thêm dịchvụ ăn uống đi kèm với dịch vụ cưới hỏi,đồng thời tạo điều kiện cho con trai cảđi học lái xe ô tô và mua một ô tô đểvận chuyển.

Kết hợp mô hình trồng chè, chăn nuôi vàphát triển dịch vụ cưới hỏi đã giúp giađình chị tạo thu nhập trên 200 triệuđồng/năm. Bên cạnh phát triển kinh tếđể làm giàu, ổn định cuộc sống giađình,chị còn tạo điều kiện giải quyếtviệc làm cho 5 lao động thường xuyênvà 11 lao động thời vụ với 900công/năm. Là thành viên tích cực củaQuỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh, chị đã sẵnsàng giúp đỡ những chị em gặp khókhăn trong cuộc sống, thiếu giống câycon và thường xuyên chia sẻ những bàihọc kinh nghiệm quý báu trong pháttriển kinh tế gia đình.

Lập nghiệp từ nguồn vốn ít ỏi, nhưng vớilòng quyết tâm, sự năng động sáng tạovà chịu thương,chịu khó, đến nay giađình chị đã có 5,3 ha chè và cây keo lấygỗ; 0,5 ha nuôi thả cá và cửa hàng dịchvụ cưới hỏi phục vụ nhu cầu ngày càngtăng của cộng đồng. Nhận được Giảithưởng “Doanh nhân vi mô tiêu biểunhất” của Chương trình Giải thưởngDoanh nhân vi mô Citi-Việt Nam năm2013, chị đã đầu tư xây dựng hệ thốngbể bioga để xử lý nước thải từ chănnuôi lợn, đồng thời xây thêm chuồng đểchăn nuôi thêm hươu, gà trên đồi vàmua sắm thêm đồ dùng để mở rộngcửa hàng cho thuê dịch vụ cưới hỏi.Chia sẻ bí quyết thành công củamình,chị tâm sự: “Quyết tâm thay đổicuộc sống của tôi được tiếp sức từ QuỹPhát triển Phụ nữ Hà Tĩnh. Dù vay mónnhỏ, nhưng với cách thức trả dần hàngtháng đã khiến tôi trăn trở rất nhiều đểtìm ra cách đầu tư thích hợp và hiệuquả. Những lần quay vòng vốn tiếptheo đã giúp tôi có thêm vốn để mởrộng quy mô hoạt động. Sau 10 nămtiếp cận nguồn vốn của Quỹ Phát triểnPhụ nữ Hà Tĩnh, cuộc sống của gia đìnhtôi đã bước sang trang mới...”. Một điềucó thể khẳng định rằng, từ sức mạnhcủa lòng quyết tâm đã góp phần làmcho cuộc sống của gia đình chị ngàycàng ấm no và hạnh phúc.

Một số vật dụng cho thuê đồ đám cưới

Page 32: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

I. KHUNG PHÁP LÝ VỀ TCVM Ở CAMPUCHIA

TCVM ở Campuchia bắt đầu vào năm 1990với việc thành lập các dự án TCVM.

Ở Campuchia, có:

• 37 tổ chức TCVM (TCTCVM) được cấpphép trong đó có 7 tổ chức có giấy phépđược nhận tiền gửi;

• 33 tổ chức phi chính phủ đăng ký (nhàkhai thác tín dụng nông thôn);

• Có một Hiệp hội TCVM, thành lập vàonăm 2004;

Khung pháp lý về TCVM ở Campuchia đượcxây dựng, thực hiện và giám sát bởi Ngânhàng Quốc gia Campuchia qua Luật về tổchức và hoạt động của Ngân hàng Quốcgia Campuchia, Luật về Ngân hàng và tổchức tài chính, và Prakas (tuyên bố từ cácBộ trưởng).

Luật về tổ chức và hoạt động của Ngânhàng Quốc gia Campuchia (1996):

• Vai trò giám sát và điều tiết các tổ chứctài chính: trực tiếp (tại các tổ chức tàichính) và gián tiếp (thông qua các báocáo).

• Tổ chức phi chính phủ (NGO) khôngđăng ký thuộc thẩm quyền quản lý củaBộ nội vụ (đối với các NGO địa phương)và Bộ hợp tác và ngoại giao (đối với cáctổ chức NGO quốc tế).

Prakas liên quan đến Luật về các tổchức ngân hàng và tài chính (1999):

Về việc đăng ký và cấp phép cho cácTCTCVM (2000):

Đăng ký là bắt buộc đối với bất kỳ TCTCVMnào đáp ứng được một trong các điều kiệnsau đây:

• Đối với những tổ chức tham gia vào tíndụng: một danh mục đầu tư dư nợ chovay bằng hoặc lớn hơn 100 triệu KHR(Riel).

• Đối với những tổ chức tham gia vào huyđộng tiết kiệm: tiết kiệm huy động từcông chúng mức 1 triệu KHR trở lên; hoặcđạt mức 100 người gửi tiền trở lên.

Được cấp phép là yêu cầu cần thiết chocác TCTCVM lớn hơn. Đây là điều bắt buộcđối với bất kỳ tổ chức TCVM đáp ứng đượcmột trong các điều kiện sau đây:

• Đối với những tổ chức tham gia vào tíndụng: một danh mục đầu tư dư nợ chovay bằng hoặc lớn hơn 1.000 triệu KHR(Riel); hoặc đạt mức 1.000 khách hàngtrở lên;

• Đối với những tổ chức tham gia vào huyđộng tiết kiệm: tiết kiệm với số tiền huyđộng từ công chúng từ 100 triệu KHR(Riel) trở lên; hoặc đạt mức 1.000 ngườigửi tiền hoặc nhiều hơn.

Về tính toán lãi suất khoản vay TCVM (2001):

Lãi suất tính trên khoản vay có kỳ hạn (tuần,tháng, quý, năm, theo từng trường hợp cụthể) được tính trên số dư nợ cho vay vàocuối kỳ hạn.

Về tỷ lệ thanh khoản áp dụng với các tổchức TCVM được cấp phép (2002):

Các tổ chức TCVM được cấp phép sẽ luônluôn duy trì tỷ lệ thanh khoản ít nhất đạt100%.

Về yêu cầu Báo cáo đối với các tổ chứcNGO có đăng ký và các TCTCVM được cấpphép (2002):

Các tổ chức NGO có đăng ký và các tổchức đăng ký TCVM được cấp phép phảigửi báo cáo định kỳ cho Ngân hàng Quốcgia Campuchia về kết quả tài chính, danhmục cho vay, các khoản tiền gửi huy động

32 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÓM TẮT QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VI MÔCỦA CAMPUCHIA, PHILIPPINE VÀ NEPAL

BERTILLE LE BRUNTÌNH NGUYỆN VIÊN CỦA VMFWG

Page 33: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 33

được của cả mạng lưới các chi nhánh vàphòng giao dịch.

Về yêu cầu Duy trì dự trữ đối với cácTCTCVM (2002):

Các TCTCVM được cấp phép phải ký quỹ5% tiền gửi vào một tài khoản duy trì ở Ngânhàng Quốc gia Campuchia.

Về cấp phép đối với các TCTCVM nhận tiềngửi (2007):

Tổ chức TCVM ở Campuchia phải có giấyphép khác nếu họ muốn huy động cáckhoản tiền gửi từ công chúng. Điều này chophép các TCTCVM tiếp cận được với cácnguồn vốn rẻ hơn, chủ yếu là đồng nội tệ,đặc biệt trong thời kỳ đầu tư nước ngoài thuhẹp đáng kể do suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một tổ chức muốn có giấy phép để huyđộng các khoản tiền gửi từ công chúngphải có các tiêu chuẩn sau:

1. Có giấy phép thực hiện hoạt độngTCVM cấp bởi Ngân hàng Quốc giaCampuchia trong thời hạn không dưới3 (ba) năm;

2. Có tình hình tài chính tốt và khả năngquản lý dựa trên đánh giá nội bộ củaNgân hàng Quốc gia Campuchia, ở

một mức độ an toàn trong ít nhất 2 (hai)năm trước khi nộp đơn xin cấp phép;

3. Phải có tối thiểu vốn đã góp là 10.000triệu KHR;

4. Có hệ thống thông tin quản lý (MIS) hiệuquả;

5. Thực hiện bản kê khai tài khoản theomẫu của Ngân hàng nhà nước Cam-puchia;

6. Có lợi nhuận bền vững ít nhất là 2 (hai)năm liên tiếp trong các lĩnh vực hoạtđộng chính.

Về báo cáo tín dụng (2011):

Prakas thiết lập một hệ thống báo cáo tíndụng (CRS) và yêu cầu tất cả các tổ chứctài chính ở Campuchia, trong đó có tổ chứcTCVM, đóng góp vào thông tin tín dụng củaCRS. CRS có sẵn trực tuyến và được cậpnhật hàng tháng. Mục đích chính của CRSlà cung cấp thông tin đầy đủ về kháchhàng, hồ sơ kinh doanh và hồ sơ vay vốn. Hệthống này sẽ giúp các ngân hàng và các tổchức TCVM ước tính nên cung cấp loạikhoản cho vay nào cho khách hàng đồngthời cũng tránh tăng khoản nợ của kháchhàng. Hệ thống cung cấp một thành phầnquan trọng của hệ thống ngân hàng vàTCVM của Campuchia.

Chuyến thăm thực tế hoạt động TCVMTổ chức TCVM TNHH M7 - CN Đông Triều, Quảng Ninh (Tháng 2/2014)

Page 34: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

Bảo hiểm vi mô:

Các tổ chức TCVM ở Campuchia có thể cungcấp bảo hiểm vi mô cho các khách hàng củahọ. Rất nhiều tổ chức TCVM và tổ chức NGO đãphát triển bảo hiểm y tế dựa vào cộng đồng.Hai tổ chức TCVM được cấp phép tại Cam-puchia cũng đã tiến hành bảo hiểm vi mô trongnhững năm gần đây. Đó là CHC Limited (tổchức TCVM) và Quỹ tầm nhìn Campuchia (VFC).Tổ chức TCVM khác tại Campuchia cũng đãbày tỏ sự quan tâm tới phát triển hoạt động bảohiểm vi mô - một lĩnh vực hoạt động sẽ phát triểntrong những năm tới.

Điện thoại di động và ngân hàng điện tử:

Chưa có quy định về điện thoại di động và ngânhàng điện tử. Nên nhanh chóng thiết lập mộtkhung pháp lý về lĩnh vực này vì nhu cầu củakhách hàng TCVM ngày càng tăng.

Cục tín dụng Campuchia:

Thành lập từ tháng 3/2012 Cục tín dụng củaCampuchia đã được phát triển để hỗ trợ ngânhàng và TCVM ở Campuchia bằng cách cungcấp thông tin, công cụ phân tích và dịch vụ báocáo tín dụng; và giải quyết các vấn đề củangành như quá nợ do nhiều khoản vay và thịtrường bão hòa.

Nhiều khoản vay:

Người ta đã nhận thấy rằng các tổ chức TCVMở Campuchia đang tập trung vào một số khuvực nên đã dẫn đến bão hòa thị trường. Hậuquả là nhiều khoản vay (tức là vay từ nhiều hơnmột tổ chức TCVM) dẫn tới mất khả năng hoàntrả vốn vay do nợ quá nhiều.

Thiếu đa dạng hóa sản phẩm:

Tín dụng là sản phẩm tài chính chính của các tổchức TCVM. Hiện tại, số lượng tài khoản tiết kiệmtương đối thấp vì hiện nay, chỉ có 7 tổ chứcTCVM được cấp giấy phép nhận tiền gửi donhững lạc hậu trong pháp lý và ngân sách. Hơnnữa, lựa chọn tín dụng hiện nay không phù hợpvới nhu cầu của đa số khách hàng và ưu đãi tàichính.

Để biết thêm thông tin:

Danh sách các văn bản luật liên quan đếnTCVM ở Campuchia:

http://cma-network.org/drupal/RegulationLegal-Framework

II. KHUNG PHÁP LÝ VỀ TCVM Ở PHILIPPINE

TCVM ở Philippine bắt đầu vào những năm 1970cùng với các chương trình tín dụng (DCPS) theochỉ đạo của Chính phủ.

3 loại tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM ở Philippine:

• Tổ chức tiết kiệm và ngân hàng nông thôn =>bị giám sát và điều tiết bởi ngân hàng trungương Philippine

• Hợp tác xã tiết kiệm và dịch vụ tín dụng => bịgiám sát và điều tiết bởi Cơ quan Hợp tácPhát triển

• Các tổ chức phi chính phủ với các dịch vụTCVM => không có giám sát, không bị điềutiết nhưng phải đăng ký với Ủy ban Chứngkhoán và Hối đoái

Theo "Chiến lược Quốc gia về TCVM" xuất bảnvào năm 1997, chính sách TCVM của Chính phủđược xây dựng trên các nguyên tắc sau đây:

• Vai trò lớn hơn của khu vực / tổ chức TCVMtư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ tàichính;

• Một môi trường chính sách thuận lợi sẽ thu hútsự tham gia của khu vực tư nhân vào hoạtđộng TCVM;

• Các chính sách tài chính, tín dụng theo địnhhướng thị trường, ví dụ như lãi suất tiền gửi vàcho vay theo định hướng thị trường;

• Các cơ quan chính phủ không tham gia việcthực hiện chương trình tín dụng / bảo lãnh.

Ở Philippine, TCVM được xem xét thông qua mộttầm nhìn định hướng thị trường, trong đó khu vựctư nhân đóng một vai trò quan trọng và chínhphủ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt độngđó đạt hiệu quả.

Khung pháp lý cho các tổ chức NGO:

Các tổ chức phi chính phủ NGO không bị giámsát và điều tiết bởi cơ quan nào bởi vì họ đượccoi là tổ chức không nhận tiền gửi. Do đó, họkhông có nghĩa vụ báo cáo và không có sẵn hệthống thiết lập thống nhất và minh bạch thôngtin, điều đó chứng minh các khoản tiết kiệm màcác tổ chức NGO thu được chỉ để bồi thườngsố dư. Vì vậy, Hội đồng TCVM của Philippine đãthông qua một bộ các tiêu chuẩn hiệu suấttrong TCVM nhưng bộ tiêu chuẩn này do khôngcó tính ưu đãi nên không được các tổ chứcNGO sử dụng rộng rãi.

34 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 35: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 35

Các sản phẩm TCVM:

• Thông tư số 744, tháng 12 năm 2011: số tiềnvay cá nhân tối đa cho các khoản vay TCVMdao động từ từ PhP 150,000 (USD 3,500) đếnPhP 300,000 (USD 7,000) nhằm đáp ứng chocác hoạt động kinh doanh đang tăng lêncủa các khách hàng TCVM.

• Thông tư số 796, tháng 5 năm 2013: sửa đổicác đặc điểm chung của một tài khoản tiềngửi tiết kiệm TCVM bằng cách tăng trần số dưtiết kiệm trung bình hàng ngày từ PhP 15,000đến PhP 40,000.

Bảo mật dữ liệu:

• Luật nhà nước số 10173: Luật bí mật tiền gửiNgân hàng và Luật Bảo mật dữ liệu 2012nhấn mạnh vai trò của các nhà cung cấpthông tin và công nghệ truyền thông trongviệc đảm bảo dữ liệu của chính phủ và khuvực tư nhân được bảo mật và bảo vệ.

Minh bạch tài chính:

Đã có một số công cụ nâng cao tính minh bạchtài chính của khu vực TCVM tại Philippine.

Các luật về minh bạch tài chính:

• Thông tư số 730, tháng 7 năm 2011: cung cấpcác quy định nhằm thực hiện tính trung thựctrong Luật cho vay để tăng cường tính minhbạch trong các giao dịch cho vay của cácngân hàng.

• Thông tư số 754, tháng 4 năm 2012: về cácquy định nhằm thực hiện quy luật Thành thậttrong Luật cho vay để tăng cường tính minhbạch trong các giao dịch cho vay của tất cảcác tổ chức tài chính phi ngân hàng dưới sựgiám sát của BSP.

• Thông tư số 755, tháng 4 năm 2012: cung cấpcác quy định nhằm thực hiện quy luật Thànhthật trong Luật cho vay để tăng cường tínhminh bạch trong các giao dịch cho vay củacác tổ chức cấp tín dụng vận hành dưới sựđiều tiết của các cơ quan quản lý khác nhưỦy ban Chứng khoán và Hối đoái, Ủy ban Bảohiểm và Cơ quan Phát triển Hợp tác xã.

Các thông tư này xác định một phương pháptính toán lãi suất (chỉ tính lãi dựa trên dư nợ củakhoản vay vào đầu giai đoạn) cho các tổ chứctài chính bị điều tiết hoạt động khi cung cấp cácsản phẩm TCVM. Các tổ chức NGO không bịđiều tiết và hợp tác xã được khuyến khích ápdụng phương pháp này nhưng không bắt buộc.

Cục Tín dụng:

Luật Các hệ thống thông tin tín dụng (CISA)được thông qua trong năm 2008 yêu cầu thànhlập Cục Tín dụng trung ương cho TCVM ở Philippine nhằm tăng cường tiếp cận tín dụngcho các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa, nêura các vấn đề của nhiều khoản vay và chia sẻthông tin tín dụng ở quy mô lớn hơn. Trong năm2012, Cục tín dụng đã được thành lập cùng vớiviệc tạo ra "Hệ thống chia sẻ dữ liệu TCVM"(MIDAS) để đưa thông tin tín dụng về các kháchhàng vay siêu nhỏ trong một cơ sở dữ liệu phổbiến mà ở đó các chủ nợ sẽ có quyền truy cập.Nó sẽ làm tăng niềm tin của các nhà tài trợ khiquyết định đầu tư.

Ngân hàng di động (Mobile Banking):

Lĩnh vực này được công nhận là có tiềm năngphát triển rất lớn bởi vì nó có thể cung cấp truycập tài chính tới các cộng đồng chưa có hoạtđộng ngân hàng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùngxa và nông thôn, và giảm cả chi phí và rủi ro bênngoài. Gần đây, BSP ban hành quy định, thôngtư về tiền điện tử: Thông tư số 649 (tháng 3 năm2009) và Thông tư số 704 (tháng 12 năm 2010).Các thông tư này nhằm cung cấp các biệnpháp bảo vệ và điều khiển cần thiết để giảmthiểu rủi ro liên quan đến kinh doanh tiền điện tử.Các thông tư cũng đưa ra hướng dẫn về cácyêu cầu của tổ chức phát hành tiền điện tử, vàcũng cung cấp biện pháp trừng phạt đối vớicác hành vi vi phạm các yêu cầu đã nêu ra.

Page 36: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

36 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảo hiểm vi mô:

• Thông tư số 683 (năm 2010): một ngân hàngnông thôn, hợp tác xã hoặc ngân hàng tiếtkiệm có thể bán sản phẩm bảo hiểm vi mô.Nhưng trước đó, các ngân hàng phải cungcấp một số tài liệu cho BSP để BSP ủy quyềnbán sản phẩm bảo hiểm vi mô cho họ.

Nhiều khoản vay:

Philippine là một trong các quốc gia ở ĐôngNam Á có TCVM trưởng thành hơn. Mặt khác,tuy là thị trường ưu đãi nổi của tổ chức TCVM nơitập trung các dịch vụ tài chính đã dẫn đến mộtsố cộng đồng có nhiều nguồn cung cấp tàichính trong khi có những nơi lại không có dịchvụ nào. Tình trạng này gây ra một vấn đề là cóquá nhiều khoản vay và dư nợ của khách hàngcao.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra ở cácquốc gia (Nam Mỹ, Pakistan, Đông Âu) khinhững nước này trải qua một cuộc khủnghoảng nợ tài chính vi mô sau một thời gian có tỉlệ tăng trưởng cao của nhiều khoản vay. Mặcdù có nhiều yếu tố góp phần vào cuộc khủnghoảng trả nợ ở các nước này, nhưng nhiềukhoản vay vẫn được xem là nguyên nhân chínhdẫn đến cuộc khủng hoảng.

Các tổ chức TCVM ở Philippine và các nơi kháccó thể xem xét các hoạt động sau đây để đápứng tốt hơn các thị trường mục tiêu và ngănchặn nhiều khoản vay dẫn đến nợ quá nhiều:

- Không ngừng sáng tạo các sản phẩm vàdịch vụ

- Có các chiến lược bảo vệ khách hàng

- Chia sẻ thông tin

Ngành TCVM bị phân tán:

Ngành TCVM vẫn còn khá rời rạc, như không cómột mô hình tổ chức chủ đạo, bộ thiết chế,hoặc mạng lưới và nhiều chế độ giám sát quảnlý, do sự đa dạng và quy mô của các nhà cungcấp dịch vụ.

Bộ các thông số tối thiểu để đánh giá hiệuquả hoạt động của các tổ chức TCVM ởPhilippine:

• Danh mục đầu tư chất lượng

- Danh mục đầu tư có nguy cơ

- Tỉ lệ nợ quá hạn

- Dự phòng rủi ro cho vốn vay

• Các chỉ số hiệu quả:

- Hiệu quả hành chính

- Tự vững về vận hành

- Tự vững về tài chính

• Các chỉ số ổn định

- Tính thanh khoản

- Vốn hoạt động ròng

• Các chỉ số tiếp cận TCVM

- Tăng trưởng số lượng khách hàng

- Tăng trưởng dư nợ cho vay TCVM

- Tăng trưởng tiết kiệm

Để biết thêm thông tin:

Danh sách các Thông tư BSP liên quan đếnTCVM và tài chính:

http://www.bsp.gov.ph/about/advocacies_micro_circ.asp

III. KHUNG PHÁP LÝ VỀ TCVM Ở NEPAL

TCVM ở Nepal đã bắt đầu xuất hiện vào năm1956 với việc thành lập 13 hợp tác xã thuộcChính phủ.

Thị trường TCVM ở Nepal có thể được chiathành hai loại (theo báo cáo Quốc gia 2013 củangân hàng Nepal Rastra1):

• Lĩnh vực tài chính chính thức bao gồm 32ngân hàng thương mại, 89 ngân hàng pháttriển, 66 công ty tài chính, 28 ngân hàngphát triển TCVM (MFDBs), 16 hợp tác xã cóGiấy phép Ngân hàng hữu hạn, 12.000SCCS, và 34 FINGOs.

Các ngân hàng thương mại (NHTM) không chongười nghèo vay trực tiếp, mà cung cấp tàichính bán buôn cho các tổ chức TCVM bán lẻtheo Chương trình Tín dụng bắt buộc cho ngànhkhó khăn. Các NHTM là nhà cung cấp lớn nhấtcác khoản vay lớn hơn 50.000 Rs; trong khi cáctổ chức TCVM (MFI), chẳng hạn như ngân hàngphát triển TCVM (MFDBs), tài chính trung gian phichính phủ (FINGOs) và hợp tác xã tiết kiệm, tín

1 http://www.nrb.org.np/saf/seminar/mfonsaarcregion/Nepal_Country_Paper.pdf

Page 37: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 37

dụng (SCCS), là các nhà cung cấp trực tiếp chủyếu các dịch vụ TCVM tới các hộ gia đình có thunhập thấp và người dân ở nông thôn.

• Lĩnh vực tài chính không chính thức đại diệncho gần ba phần tư của tổng nguồn cungcấp tín dụng nông thôn.

Không có chính sách của Chính phủ về TCVMtrước khi công bố "Chính sách quốc gia vềTCVM " của Bộ Tài chính Nepal vào năm 2008.

2 cơ quan quản lý:

- Ngân hàng Nepal Rastra (NRB), Ngân hàngTrung ương, là cơ quan quản lý tất cả các loạicác ngân hàng và tổ chức tài chính do NRBcấp phép, theo Luật Ngân hàng và tài chínhnăm 2006; và các tổ chức trung gian tài chínhtheo Luật trung gian tài chính năm 1998.

- Cục các Hợp tác xã (DoC), cơ quan quản lýcác hợp tác xã xã hội, theo Luật Hợp tác xãnăm 1992.

4 cơ quan cho vay đối với lĩnh vực TCVM:

- Trung tâm trách nhiệm hữu hạn phát triểnTCVM nông thôn (RMDC), thành lập năm1998, là một tổ chức TCVM chuyên nghiệphàng đầu.

- Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Sana KisanBikas Bank (SKBBL).

- Quỹ Tự Tín Nhiệm Nông thôn (RSRF), cung cấpkinh phí cho các NGOs, các hợp tác xã vàNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Nepal(ADBN).

- Ngân hàng Phát triển Hợp tác Quốc gia, cungcấp kinh phí cho SCCs.

Luật và quy định:

1) Luật về Tổ chức hợp tác, năm 1992

Luật này quy định việc thành lập và hoạt độngcủa các tổ chức hợp tác. Theo luật, Cục Hợptác xã hoàn toàn có thẩm quyền đăng ký, giámsát, chỉ định kiểm toán viên, có những hànhđộng cần thiết để cải tiến, cải cách và thanh lýtất cả các loại của tổ chức hợp tác.

2) Luật về Ngân hàng Phát triển, năm 1996

Luật này có mục tiêu điều tiết các Ngân hàngphát triển.

3) Luật về các tổ chức trung gian tài chính, năm1998

Luật này có mục tiêu điều tiết các NGOs tàichính trung gian, thực hiện các hoạt động TCVMcủa NRB. Một NGOs có ý định thực hiện cáchoạt động TCVM phải được NRB cấp phép. Tuynhiên, luật này không cho phép FINGOs nhậntiền gửi tiết kiệm từ khách hàng của họ, trong khiđiều này được coi là một khía cạnh quan trọngcho hoạt động bền vững của các dịch vụTCVM. Do đó vào năm 2001, Luật này đã đượcsửa đổi cho phép FINGOs cũng được nhận tiềngửi tiết kiệm từ các khách hàng của họ.

4) Quy chế về các tổ chức tài chính trung gian,năm 1999

Luật này quy định cụ thể các tài liệu cần thiếtmà một tổ chức NGO phải nộp cho NRB để có

Page 38: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

được giấy phép Fi. Các FI-NGO phải phân loạidư nợ cho vay và nợ quá hạn trong bốn nhómnhư: tốt, không đạt tiêu chuẩn, nghi ngờ và xấu,và tạo ra một khoản dự trữ dự phòng rủi ro.

5) Luật Ngân hàng Nepal Rastra, năm 2002

Luật này xác định vai trò của NRB trong xây dựngchính sách hiệu quả, phát triển hệ thống thanhtoán an toàn, lành mạnh và hiệu quả, điều tiết,giám sát và thanh tra các tổ chức tài chính ngânhàng và thúc đẩy, phấn đấu trở thành hệ thốngtài chính ngân hàng đáng tin cậy. NRB đóng mộtvai trò phát triển thông qua một quỹ đặc biệt,Quỹ Tự tín nhiệm Nông thôn (RSRF), hoạt độngvới lãi suất dưới mức thị trường. Vai trò tài chínhcủa NRB qua RSRF làm suy yếu sự phát triển ổnđịnh của các tổ chức hàng đầu khác trong cáclĩnh vực nông thôn và TCVM.

6) Các chỉ thị cho các tổ chức TCVM NRB, năm2003

Có những chỉ thị chính xác với mục tiêu thúc đẩyhoạt động lành mạnh, có tổ chức, minh bạchvà vận hành chuẩn của các ngân hàng TCVM.Tóm lại:

- Không hạn chế lãi suất

- MFDBs, FINGOs và Hợp tác xã được cấpphép bởi NRB được yêu cầu phải báo cáovới Sở điều tiết các tổ chức tài chính và Ngânhàng.

7) Luật Ngân hàng và các tổ chức tài chính, năm2006

Tất cả các ngân hàng thương mại, ngân hàngphát triển, các công ty tài chính, ngân hàngphát triển TCVM (trước khi có luật cụ thể cho tấtcả các đối tượng) được điều tiết và giám sátdưới Luật Nhóm A, Nhóm B, Nhóm C và Nhóm D,tương ứng từng đối tượng. Theo luật này, mộtngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tài chínhcó thể cung cấp các dịch vụ TCVM ở Nepal nếuđược sự cho phép từ NRB và Chính phủ.

Cục Tín dụng:

Cục Tín dụng TCVM sẽ là một phần của Cục tíndụng hiện tại dự kiến sẽ được thành lập vàonăm 2014. Nó sẽ là phần mở rộng của CụcThông tin tín dụng hiện tại (CIB), cho phép theodõi các FIs nhóm A, B và C.

Lưu ý rằng do thiếu nhân lực tương xứng và độingũ nhân viên được đào tạo, nhiều tổ chứcTCVM hiện chưa tuân thủ các yêu cầu của Chỉthị NRB.

Bảo hiểm vi mô:

Tổ chức TCVM có thể cung cấp các sản phẩmbảo hiểm vi mô. Quỹ Bảo vệ xã hội là sản phẩmbảo hiểm vi mô phổ biến nhất được cung cấpbởi tổ chức TCVM. Cung cấp sản phẩm sứckhỏe và đời sống cho người nghèo còn rất hạnchế 2.

Ngân hàng di động:

Hướng dẫn về ngân hàng di động và các tiêuchuẩn ngân hàng không chi nhánh đã có mặcdù còn bị hạn chế. Các ngân hàng và tổ chứctài chính đã giới thiệu nhiều sáng kiến như ví điệnthoại di động có lợi cho hòa nhập tài chínhnhưng chưa rõ phạm vi của ví điện thoại đượcđề cập trong các hướng dẫn hiện hành củaNRB 3.

Ngành công nghiệp TCVM bị phân tán:

Mặc dù lĩnh vực TCVM hoạt động đã lâu ởNepal, thị trường TCVM vẫn còn rất phân tán, vớirất ít thành phần tham gia có quy mô đáng kể.Thật vậy, vẫn còn thiếu các tổ chức TCVM. Chỉcó rất ít hợp tác xã có thể được coi là tổ chứcTCVM, vì thiếu tập trung và năng lực thể chế.Hầu hết các tổ chức NGO cũng đang trong giaiđoạn phát triển non trẻ, với các hệ thống yếukém, lãnh đạo, năng lực cán bộ, văn hóa và cơcấu tổ chức. Hơn nữa, dịch vụ TCVM tập trungở các đô thị trong khu vực Terai dọc biên giới vớiẤn Độ và dọc theo các tuyến đường chính củađất nước, vẫn còn yếu hoặc không có mặttrong vùng sâu, vùng xa và nông thôn.

Nhiều khoản vay:

Nợ quá nhiều ở khu vực đô thị/khu vực có thểtiếp cận đã nổi lên như một mối quan tâm chính.Để giảm thiểu rủi ro và trong trường hợp khôngcó Trung tâm thông tin tín dụng TCVM, các ngânhàng hiện giờ tự nguyện chia sẻ thông tin về cáckhách hàng tìm kiếm các khoản vay trên Rs30,000 (US $ 430).

38 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

2 http://admin.planetfinancegroup.org/upload/medias/fr/microinsurance_in_nepal_planet_finance_2013.pdf 3 Để biết thêm chi tiết: http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/887b7380407b903790b090cdd0ee9c33/Nepal+Scoping+Re-

port+052913_final_for+publication.pdf?MOD=AJPERES

Page 39: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 39

2. HỘI NGHỊ VMFWG THƯỜNG NIÊN 2013

Hội nghị thường niên năm 2013 của VMFWG được tổ chức vào tháng 3 năm 2014 tại Hà Nộivới sự tham gia của 53 đại diện thành viên của VMFWG. Hội nghị tập trung vào các nội dungtrọng tâm sau đây:

(i) Đánh giá kết quả hoạt động của VMFWG 2013 - Thảo luận và phê duyệt kế hoạch hoạtđộng năm 2014,

TIN TỨC

1. VMFWG - CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH KINH DOANH 2014-2019

Được sự hỗ trợ của ADA và IFC trong quý I/2014 VMFWG đã cập nhật chiến lược cho giaiđoạn 2014-2019 và cụ thể hóa Kế hoạch tài chính và kinh doanh cho giai đoạn này. Kế hoạchchiến lược cho hoạt động của Mạng lưới TCVM Việt Nam giai đoạn 2014-2019 bao gồm Tầmnhìn, Sứ mệnh, Giá trị; Phân tích những Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức; Vị tríchiến lược chung trên thị trường. Dựa trên chiến lược này, mục tiêu chính được xây dựng vàbiên soạn thành Kế hoạch hành động trong 5 năm với các kết quả cụ thể đầu ra, các hoạtđộng cần thực hiện, các chỉ số thành công, và kế hoạch tài chính để thực hiện các kếhoạch đó. Kế hoạch này sẽ được các bên liên quan bao gồm cả các nhà tài trợ…. tư vấnthêm trước khi chính thành văn bản chính thức vào tháng 6 năm 2014 và sẽ được cập nhậtmột cách thường xuyên để đảm bảo rằng VMFWG luôn tập trung vào hoàn thành Sứ mệnhvà Vai trò của mình là tổ chức đại diện cho tiếng nói của Mạng lưới TCVM quốc gia gópphần thúc đẩy hỗ trợ cho ngành TCVM Việt Nam theo hướng tăng khả năng duy trì và pháttriển bền vững.

TIN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM CÔNG TÁC TCVM VIỆT NAM (VMFWG)

Page 40: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

(ii) Thảo luận về sự cần thiết phải thành lậpmột hiệp hội chính thức;

(iii) Trình bày bản dự thảo Quy tắc ứng xửcủa các thành viên VMFWG.

3. QUY TẮC ỨNG XỬ CHO CÁC TỔ CHỨCTCVM

Các thành viên của VMFWG đã cùng nhauchia sẻ cam kết hoạt động phù hợp với cácthực hành ứng xử trong TCVM đã đượcquốc tế công nhận.

Quy tắc ứng xử sẽ tạo cơ sở cho việc quảnlý tài chính và vận hành tốt hơn và kiểm soátrủi ro trong thành viên của các TCTCVM,nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các thông lệtốt của TCVM và bảo vệ khách hàng trongtoàn bộ ngành TCVM. Bộ quy tắc ứng xửđược dự thảo vào tháng 3/2014 với sự hỗ trợcủa chuyên gia SEEP và sẽ được các thànhviên VMFWG nghiên cứu, thảo luận, đónggóp ý kiến để hoàn thiện và phê duyệt

4. HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ KẾ HOẠCH VÀCHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÁC TỔCHỨC TCVM

Một trong những hoạt động nâng cao nănglực cho các tổ chức thành viên là hội thảotập huấn về kế hoạch và chiến lược kinhdoanh, do VMFWG tổ chức vào ngày 23tháng 3 tại Hà Nội với sự tham gia của 36thành viên từ các tổ chức TCVM trong cảnước .Mục đích của khóa tập huấn nàynhằm trang bị kiến thức về tầm quan trọngvà vai trò của kế hoạch kinh doanh chiếnlược trong tổ chức TCVM cũng như cácphương pháp xây dựng kế hoạch.Thôngqua tập huấn ,các học viên đã có cơ hộichia sẻ thông tin,học hỏi kinh nghiệm có giátrị về việc phát triển một kế hoạch chiếnlược để tạo thêm lợi thế cạnh tranh chochính tổ chức của họ.

1. HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ VỀ “TÀI CHÍNHVI MÔ BỀN VỮNG VÀ TRÁCH NHIỆM TẠIVIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNGHƯỚNG PHÁT TRIỂN” SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨCTẠI HÀ NỘI

VMFWG hợp tác với Ngân hàng Nhà nước,Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình Thương(TYM) và nhà tài trợ-Công ty Tài chính quốctế (IFC) dự kiến đồng tổ chức hội thảo vớichủ đề “Tài chính vi mô bền vững và tráchnhiệm tại Việt Nam – Thực trạng và Phươnghướng Phát triển” vào ngày 19/8/2014 tại HàNội với sự tham gia của các đại biểu từ cơquan hoach định chính sách, cơ quan kiểmtra giám sát, lãnh đạo chính quyền địaphương và các tổ chức thành viên VMFWG.Mục đích của hội thảo nhằm góp phầnnâng cao nhận thức về vai trò quan trọngvà giá trị của tài chính vi mô bền vững vàtrách nhiệm đối với sự phát triển của hệthống tài chính và kinh tế. Hội thảo sẽ là cơhội giao lưu và trao đổi giữa các tổ chứccung cấp tài chính vi mô với đại diện cơquan giám sát và chính quyền địa phươngnhằm cải thiện môi trường hoạt động hỗ trợcác tổ chức hình thành và tăng trưởng.

2. TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO, TẬPHUẤN DỰA TRÊN KHẢO SÁT NHU CẦUTHÀNH VIÊN

Theo kế hoạch,tháng 8/2014, VMFWG sẽtổchức 03 khóa đào tạo,tập huấn dành chocác tổ chức tài chính vi mô với các nội dungsau đây:

• Mô hình quản trị của các TCTCVM

Giảng viên: Ông Phí Trọng Hiển – Tiến sĩ Kinhtế - Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngânhàng, Cơ quan thanh tra giám sát, NHNNViệt Nam.

• Chế độ kế toán của các TCTCVM –

Giảng viên: Bà Phạm Thị Thơm – Thạc sỹ Kinhtế – Vụ Tài chính Kế toán, NHNN Việt Nam.

• Quản trị rủi ro đối với hoạt động TCVM –

Giảng viên: Ông Lê Trung Kiên – Vụ Chínhsách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơquan thanh tra giám sát, NHNN Việt Nam.

40 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

VMFWG SỰ KIỆN & HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI

Page 41: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 41

3. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CMA 2014

Với sự tài trợ của Quỹ Citi - Ngân hàngCitibank, VMFWG phối hợp với Hiệp hội

Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam tiếp tụcđồng tổ chức Chương trình Giải thưởngDoanh nhân vi mô Citi-Việt Nam năm 2014(CMA 2014). Khởi động Chương trình vàođầu tháng 6/2014, VMFWG đã tiến hànhcác hoạt động chuẩn bị để phát độngChương trình và triển khai nội dung hoạtđộng này tới các thành viên của Mạng lướiTCVM trong cả nước. Theo hướng dẫn củaBan tổ chức Chương trình, hồ sơ đăng kýtham dự từ các ứng viên là tổ chức tài chínhvi mô và khách hàng sẽ được gửi về BanThư ký CMA 2014 vào ngày 15/8/20014 đểHội đồng Giám khảo CMA 2014 xét duyệt vàlựa chọn để tôn vinh tại “Lễ công nhận Cánhân và Tổ chức Tài chính vi mô tiêu biểu -CMA 2014”, dự kiến tổ chức vào tháng12/2014.

1. HƯỚNG TỚI SỰ HÀI HÒA GIỮA HIỆUQUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI TRONG TÀICHÍNH VI MÔ

Hội thảo Quốc tế về “Hướng tới sự hài hòagiữa hiệu quả tài chính và xã hội trong tàichính vi mô” tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày(24 và 25/2/2014) nhằm tăng cường chấtlượng của các dịch vụ tài chính vi mô(TCVM) tại Việt Nam. Hội thảo do INFI - mạnglưới trao đổi về chuyên môn TCVM ở khu vựcchâu Á phối hợp với Tổ chức TCVM TNHHMTV Tình Thương (TYM) và Trung tâm Tàichính vi mô và Phát triển (M&D) tổ chức.Đây là hội thảo đầu tiên ở Việt Nam thảoluận sâu về Bộ tiêu chuẩn quản lý hiệu quảxã hội để hướng tới việc cân bằng giữa hiệuquả tài chính gắn liền với hiệu quả xã hộicủa các hoạt động TCVM nhằm phục vụ tốthơn cho nhóm người nghèo. Bộ tiêu chuẩnquản lý hiệu quả xã hội (SPM) của TCVMđược ra đời xuất phát từ thực tế nhiều tổchức TCVM trước đây quan tâm quá nhiềuđến hiệu quả tài chính nên ảnh hưởng đếnlợi ích của các khách hàng tham gia. Bêncạnh đó, rất nhiều dự án phát triển cũng sửdụng TCVM như một công cụ đòn bẩy kinhtế cho những nhóm yếu thế trong xã hộinhưng lại thiên về hỗ trợ xã hội như: cho vaykhông lãi suất hoặc lãi suất quá thấp, vaymà không tính đến yếu tố quay vòng, khôngchú trọng đến tính bền vững về tài chínhcủa hoạt động TCVM. Đây là hai thái cực

phổ biến trong lĩnh vực TCVM tại Việt Namcũng như tại hầu hết các nước đang pháttriển khác. Do đó việc áp dụng bộ tiêuchuẩn quản lý hiệu quả xã hội là một giảipháp cho vấn đề này. Hội thảo giúp chocác dự án phát triển và các tổ chức TCVMhiểu rõ hơn về bộ tiêu chuẩn này để ápdụng nhằm đạt được sự cân bằng giữahiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội tronghoạt động của tổ chức mình.

2. HỘ NGHÈO TRÊN CÁC ĐỊA BÀN HUYỆNNGHÈO ĐƯỢC VAY VỐN ƯU ĐÃI LÃISUẤT BẰNG 50% LÃI SUẤT CHO VAY HỘNGHÈO

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) banhành văn bản hướng dẫn về việc cho vayvốn đối với hộ nghèo trên địa bàn cáchuyện nghèo theo Quyết định số 2621/QĐ-

TIN TRONG NƯỚC

Page 42: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng ChínhPhủ. Theo đó, hộ nghèo trên các địa bànhuyện nghèo được vay vốn ưu đãi lãi suấtbằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo (hiệnnay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,65%/tháng) với mức tối đa là 10 triệu đồng/hộ khivay vốn NHCSXH để mua giống gia súc, giacầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề.Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 năm;việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy địnhnày được thực hiện đối với các khoản vayphát sinh kể từ ngày 01/01/2014. Trường hợpngười vay đã vay vốn chương trình hộnghèo (kể cả trường hợp người vay đã vayđến mức tối đa 30 triệu đồng) nếu có nhucầu vay vốn để sử dụng vào mục đích muagiống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc pháttriển ngành nghề thì tiếp tục được vay thêmtối đa 10 triệu đồng, lãi suất bằng 50% lãisuất cho vay hộ nghèo, thời gian tối đa là 3năm. Đối với trường hợp hộ nghèo có nhucầu vay vốn trên 10 triệu đồng thời hạn vayvốn trên 3 năm thì được vay trên 10 triệuđồng và được áp dụng lãi suất cho vay hộnghèo và các quy định hiện hành về chovay hộ nghèo.

3. THÀNH LẬP BAN CÔNG TÁC TÀI CHÍNHVI MÔ

Ngày 18/3/2014, Chính phủ đã ban hànhquyết định số 381/QĐ-TTg về việc thành lậpBan công tác tài chính vi mô (TCVM), Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt NamNguyễn Văn Bình làm Trưởng ban và phóThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt NamĐặng Thanh Bình làm Phó Trưởng ban. Bancông tác TCVM có chức năng giúp Thủtướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo côngtác phát triển hoạt động tài chính vi mô,nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chínhphủ phương hướng, giải pháp để phát triểnhoạt động TCVM; đồng thời giúp Thủ tướngChính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữacác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ trong việc phát triển hoạt độngtài chính vi mô. Bên cạnh đó, giúp Thủ tướngChính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việcphát triển hoạt động TCVM. Ban công tácTCVM được quyền đề nghị các Bộ, Ủy bannhân dân các cấp thông tin về tình hìnhhoạt động TCVM trong phạm vi ngành vàđịa phương; trao đổi với các cơ quan quảnlý nhà nước, các hội, đoàn thể, tổ chức, cánhân về hoạt động TCVM.

4. IFC HỖ TRỢ M7MFI MỞ RỘNG DỊCHVỤ TỚI DOANH NGHIỆP VI MÔ

Chiều 28/4/2014 tại Hà Nội, Công ty Tài chínhQuốc tế (IFC) - thành viên của Nhóm Ngânhàng Thế giới, cho biết: Theo thỏa thuậnhợp tác mới được ký kết, IFC sẽ giúp Tổchức Tài chính Vi mô M7 (M7MFI - Tổ chứcTCVM được cấp phép) củng cố kế hoạchchiến lược dài hạn và nâng cao năng lựccủa đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên.Chương trình tư vấn TCVM này của IFCđược triển khai với sự hỗ trợ của Cục Kinh tếLiên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam (SECO). IFCsẽ hỗ trợ M7MFI mở rộng dịch vụ tới cácdoanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hiện đangrất cần nguồn tài chính để mở rộng kinhdoanh, nâng cao thu nhập và tạo thêmnhiều việc làm.

Tính đến tháng 2/2014, M7MFI có dư nợ chovay tương đương khoảng 4,7 triệu đô la Mỹvới gần 14.000 khoản vay dành cho cáckhách hàng là các cá nhân và doanhnghiệp vi mô tại hai tỉnh Sơn La và QuảngNinh. Hợp tác với IFC sẽ giúp M7MFI mở rộngdịch vụ của tới nhiều doanh nghiệp vi mô cóthu nhập thấp.

Hỗ trợ kỹ thuật của IFC dành cho TCVMM7MFI là một phần trong chiến lược nângcao năng lực của các tổ chức TCVM vàphát triển mạng lưới nhằm thúc đẩy cácthông lệ tài chính ưu việt, bền vững và cótrách nhiệm trong ngành. Một trong nhữngưu tiên của IFC tại Việt Nam là đồng hànhvới Chính phủ và ngành tài chính nhằmnâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tàichính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,tăng cường phổ cập dịch vụ tài chính thôngqua TCVM để thêm nhiều người có thểhưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của ViệtNam.

42 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 43: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 43

5. HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG: DỰ ÁN HỖTRỢ KĨ THUẬT 8391-VIE “TĂNG CƯỜNGNĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG VÀ GIÁM SÁTTÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM”

Ngày 20/05/2014 tại tỉnh Bắc Ninh, Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phốihợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án hỗ trợ kỹthuật “Tăng cường năng lực hoạt động vàgiám sát tài chính vi mô”. ADB là một trongnhững nhà tài trợ và là đối tác hàng đầucủa Việt Nam trong lĩnh vực TCVM. Trongkhuôn khổ của thỏa thuận hỗ trợ, ADB tài trợcho chính phủ Việt Nam 1 triệu USD từ Quỹhỗ trợ giảm nghèo Nhật Bản để triển khai dựán hỗ trợ kỹ thuật 8391-VIE với mục tiêu“Tăng cường năng lực hoạt động và giámsát tài chính vi mô”, thời gian thực hiện là 4năm tính từ tháng 1/2014. Được sự phêduyệt của Chính phủ Việt Nam, NHNN đãnhận bàn giao Dự án này để phát triểnTCVM bền vững qua việc cung cấp sảnphẩm dịch vụ tài chính có chất lượng chongười thu nhập từ trung bình đến thấp. Dựán hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào các hoạtđộng như:

(i) Tập huấn cho các tổ chức TCVM, Ngânhàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhândân và Ngân hàng chính sách xã hội;

(ii) Tập huấn cho Ngân hàng Nhà nước, BộTài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư;

(iii) Thành lập mạng lưới tập huấn tài chínhvi mô chính thức;

(iv) Cơ hội cho các nhà giám sát và thựchành TCVM chia sẻ kiến thức.

Bên cạnh đó, Dự án này cũng đề cập đếnviệc triển khai các quy định về Bảo hiểm vimô vào năm 2015 trong khuôn khổ hoạtđộng của dự án này.

6. PHÊ DUYỆT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆCCHO VAY GIÁN TIẾP CỦA QUỸ HỖ TRỢTÍN DỤNG

Trước đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam về việc cho vay gián tiếp của Quỹ Hỗtrợ tín dụng và ý kiến của Ngân hàng NhàNước, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ýkiến như sau:

Đồng ý cho Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc HộiLiên Hiệp Phụ nữ Việt Nam được thực hiện

thí điểm việc cho vay các Quỹ xã hội để hỗtrợ cho phụ nữ nghèo đến hết năm 2014.

Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt nambáo cáo Chính Phủ ban hành quy địnhhướng dẫn Khoản 6 Điều 161 của Luật cáctổ chức tín dung trước ngày 01 tháng 08năm 2014.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Namcũng phối hợp với các cơ quan, tổ chức liênquan thực hiện sơ kết đánh giá kết quả 02năm thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTgvề Đề án xây dựng và phát triển hệ thốngtài chính vi mô ở Việt Nam đến năm 2010;kiến nghị các giải pháp đảm bảo thực hiệnđúng hạn các nội dung của gia đoạn 1 vàbáo cáo chính phủ trước ngày 01 tháng 07năm 2014.

7. NGÀY 02/4/2014, NGÂN HÀNG NHÀNƯỚC VIỆT NAM (NHNN) ĐÃ BAN HÀNHKẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÀICHÍNH VI MÔ (TCVM) NĂM 2014 CỦANHNN

Theo đó, các văn bản hướng dẫn về tổchức và hoạt động của các tổ chức TCVMchính thức sẽ được NHNN bổ sung, hoànthiện một cách cơ bản đảm bảo hướngcác tổ chức TCVM chính thức hoạt độngtrong một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, phùhợp với đặc thù của loại hình tổ chức này.

Bên cạnh đó, NHNN và các cơ quan quảnlý Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chếquản lý, cấp phép để hỗ trợ tích cực choviệc thành lập mới các tổ chức TCVM trêncơ sở chuyển đổi các chương trình, dự ánTCVM có đủ năng lực tài chính, quản trị điềuhành đảm bảo hoạt động của các tổ chứcTCVM hoạt động an toàn, hiệu quả phù hợpvới quy định của pháp luật.

Trong năm 2014, NHNN sẽ đẩy mạnh côngtác thông tin tuyên truyền nhằm nâng caonhận thức về vai trò và hiệu quả của hoạtđộng TCVM đối với các cấp, các ngành vàcác tổ chức liên quan đến hoạt độngTCVM.

Page 44: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

44 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

1. KHẢO SÁT NĂM 2013 CỦA CGAP: XU HƯỚNG TÀI TRỢ QUỐC TẾ

Hàng năm Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèotiến hành một cuộc khảo sát về tài trợ quốctế cho TCVM và hòa nhập tài chính. Theo kếtquả khảo sát năm 2013, tài trợ quốc tế cholĩnh vực hòa nhập tài chính trong năm 2012tăng 12% so với năm 2011. Kết quả cũngnhấn mạnh sự tăng trưởng mạnh trong tàitrợ từ quỹ công so với tài trợ tư nhân, mặcdù vẫn tiếp tục gây áp lực lên các nguồntài nguyên công. Thật vậy, tài trợ từ quỹcông chúng chiếm 70% tổng nguồn vốn tàitrợ quốc tế cho TCVM. Nếu chia khu vực tàitrợ thì phần lớn nguồn vốn tài trợ tiếp tụcđến từ khu vực Đông Âu, Trung và Nam Á.Tuy nhiên, đã có một sự thay đổi dịchchuyển trong khu vực ưu tiên đầu tư. Lượngvốn được cam kết tài trợ cho khu vực Sa-hara thuộc Châu Phi đã vượt qua tổnglượng vốn tại khu vực Châu Mỹ La-tinh. Điềunày có thể được giải thích bằng tỷ lệ nghèorất cao ở Châu Phi hứa hẹn cơ hội phát triểncho TCVM. Bên cạnh đó, kết quả khảo sátcho thấy tài trợ quốc tế thường tập trungvào lĩnh vực xây dựng bán lẻ các sản phẩmtài chính. Tương tự như vậy, vốn vay vẫn làcông cụ cung cấp vốn chủ đạo. Trong năm2012, tổng dư nợ vay đạt 12 triệu đô la Mỹ,theo sau là đầu từ vốn chủ sở hữu, viện trợvà bảo lãnh. Tuy vậy, theo thống kê 2.5 tỷ

người vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với dịchvụ tài chính.

2. ẤN ĐỘ: SAU CUỘC KHỦNG HOẢNGANDHRA PRADESH, CÁC TCTCVM BƯỚCVÀO GIAI ĐOẠN MỚI CỦA SỰ ỔN ĐỊNH

Ba năm sau những thiệt hại do cuộc khủnghoảng Andhra Pradesh gây ra vào năm2010, các TCTCVM đang dần đân phát triểntrở lại. Cuộc khủng hoảng này xảy ra là docác TCTCVM đã áp dụng lãi suất quá caonên khách hàng thu nhập thấp đã khôngthể trả nổi các khoản vay của họ, dẫn đếnviệc Chính phủ ban hành bộ luật hạn chếhoạt động đối với các TCTCVM để bảo vệngười vay. Nhiều TCTCVM đã mất vốn vàngành TCVM nói chung cũng bị ảnh hưởngnặng nề. Nhưng cuối cùng, một số báo cáovề ngành đã cho thấy sự hồi phục củaTCVM vào cuối năm 2013. Theo Care Ratings– một tổ chức xếp hạng của Ấn Độ, ngànhTCVM đang bước vào một giai đoạn mớicủa sự ổn định. Đặc tính của giai đoạn nàybao gồm: thu hút nhiều quỹ đầu tư hơn, cảithiện tình hình lợi nhuận qua chất lượng tàisản, an toàn vốn và giảm thiểu tác độngcủa các rủi ro. Điều này đã tạo nên mộtniềm tin lớn đối với nhà đầu tư đối với tiềmnăng phát triển của ngành. Tuy nhiên,chúng ta hãy hy vọng rằng kinh nghiệm vàcác quy định sẽ ngăn chặn một cuộc khủnghoảng thảm khốc.

TIN QUỐC TẾ

Page 45: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 45

3. PAKISTAN: HIỆP HỘI PHÁT TRIỂN CỘNGĐỒNG NÔNG THÔN (RDCS) ĐƯỢC MIXMARKET TRAO THƯỞNG

RDCS nhận giải thưởng Ngôi sao Pakistan2014 giành cho ngành TCVM và giải thưởngđầu tiền về tính minh bạch và trách nhiệmdo Mix Market – một tổ chức chuyên cungcấp và phân tích hoạt động TCVM traothưởng. Giải thưởng này có ý nghĩa khuyếnkhích tính minh bạch trong hoạt động xã hộicủa ngành TCVM. RDCS đã cho thấy ý nghĩamạnh mẽ trong phát triển xã hội và hiệu quảlâu bền của nó trong việc cung cấp cácdịch vụ TCVM. RDCS cũng triển khai cáchoạt động hội nhập phát triển tại Punjab -Ấn Độ, trao quyền cho những cộng độngkhó khăn, bị bỏ quên đạt được điều kiệnsống tốt hơn trong 20 năm qua.

4. CAM-PU-CHIA: 4 GIẢI THƯỞNG CHOKREDIT

Là một trong những tổ chức TCVM hàngđầu tại Campuchia, Kredit đã giành đượcgiải thưởng về “Tổ chức phi lợi nhuận xã hộisáng tạo nhất” từ Hiệp hội quỹ đầu tư Singa-pore (SVCA) tại Lễ trao thưởng năm 2013.Giải thưởng này đánh giá hoạt động vàcam kết mà Kredit đã thực hiện một cáchthương mại và phi thương mại hướng tới khuvực thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Kreditcũng nhận được 2 giải thưởng về tiết kiệmvà khách hàng từ Kiva (một tổ chức phi lợinhuận tạo điều kiện cho những người cótiền cho vay người nghèo qua mạng internet) và “Giải thương minh bạch địnhgiá” của MFTranparancy (một tổ chứckhuyến khích tính minh bạch trong hoạtđộng TCVM). Bên cạnh những dịch vụ tàichính truyền thống, Kredit cũng cung cấpnhiều sản phẩm phi tài chính cho ngườinghèo như hỗ trợ xóa mù chữ, nông nghiệpnông thôn và giáo dục cho trẻ em.

5. HIỆP HỘI TRUYỀN THÔNG GSMACÔNG BỐ THỎA THUẬN THÚC ĐẨY TÀICHÍNH TRỰC TUYẾN TẠI CHÂU PHI VÀTRUNG ĐÔNG

Ngày 2/5/20214, Hiệp hội truyền thôngGSMA đã công bố thỏa thuận hợp tác của9 nhà mạng điện thoại di động lớn để thúcđẩy sự phát triển của các dịch vụ tài chínhtương thích trên thoại di động trên khắpchâu Phi và Trung Đông. Các nhà mạng

tham gia gồm có Bharti Airtelm (Ấn Độ), Tậpđoàn Etisalat (Các tiểu vương quốc Ả Rập),Millicom (Luxembourg), Tập đoàn MTN (NamPhi), Tập đoàn Ooredoo (Qatar), Orange(Pháp), Tập đoàn STC (Saudi Arabia), Tậpđoàn Vodafone (Anh) và Tập đoàn Zain(Kuwait). Theo nghiên cứu của GSMA,khoảng 2,5 tỷ người thu nhập trung bình đếnthấp bị hạn chế tiếp cận đối với các sảnphẩm tài chính. Nhưng có khoảng 1,7 tỷngười sử dụng điện thoại di động, điều nàyđã tạo điều kiện cho sự phát triển của dịchvụ tài chính trực tuyến. Quan hệ hợp tác nàygiúp các nhà mạng triển khai thành công vàdự tính quy mô dịch vụ tài chính tương thíchtrên điện thoại di động thông qua việc xácđịnh và chia sẻ thực hành tốt nhất, hướngdẫn và quy trình, tạo ra các tiêu chuẩn hiệusuất và cung cấp hỗ trợ pháp lý.

6. HỘI THẢO “ĐẠI HỌC VỚI TCVM” LẦNTHỨ 11 (3-4/7 TẠI ĐỨC)

Tổ chức Đại học với TCVM (UMM) sẽ tổ chứcHội thảo “Đại học với TCVM” với sự tham giacủa Nhóm hoạt động của e-mfp “Đại họcvới TCVM” và “TCVM và môi trường” trênchuỗi giá trị liên kết trong nông nghiệp vàTCVM xanh. Hội thảo sẽ có sự tham gia củanhiều chuyên gia và học giả hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp và TCVM xanh.

Để biết thêm thông tin:

http://www.universitymeetsmicrofinance.eu/workshops--events.html

7. VIỆN TCVM BOULDER TỔ CHỨCCHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN TCVM LẦNTHỨ 20 (5 - 7/7/2014 TẠI TURIN - ITALIA)

Sự kiện này đánh dấu 20 năm chia sẻ kiếnthức TCVM và cam kết đưa người nghèovào hệ sinh thái tài chính qua Viện TCVMBoulder. Trong 20 năm qua, Viện đã khôngngừng tập trung vào mục tiêu đặc biêt: hòanhập khách hàng, tác động xã hội, tính bềnvững tài chính của TCTCVM.

Chương trình được diễn ra như sau:

• Ba chứng nhận đủ điều kiện trong: Pháttriển, quản lý và chính sách.

• "Boulder Master Class", một cuộc thảoluận với tất cả những người tham gia vềtình trạng hiện tại của ngành, thách thứcvà phát triển tiên tiến trong TCVM.

Page 46: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

46 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

• Hơn 50 khóa học do các chuyên gia từkhắp nơi trên thế giới giảng dạy.

• Một cơ hội để kết nối giữa tất cả cácthành viên tham gia đến từ hơn 70 quốcgia với tất cả các nhà thực hành TCVMtừ tổ chức TCVM và ngân hàng trungương.

Bên cạnh đó, tất cả các thành viên sẽ có cơhội trải nghiệm về:

• Tương tác với các chuyên gia quốc tếtrong lĩnh vực của họ thông qua các buổihọc và các sự kiện ngoại khóa.

• Hỗ trợ ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vựcTCVM.

• Mạng lưới làm việc chuyên nghiệp vàmang tính xã hội với các thành viên đếntừ nhiều khu vực khác nhau về khoảngcách địa lý, tổ chức và chuyên ngành.

• Đối thoại mở nhằm kích thích tư duy vàhọc tập.

Để biết thêm thông tin:

http://www.bouldermicrofinance.org/_eng/index.php

8. DIỄN ĐÀN TCVM CHÂU Á NĂM 2014(4-8/8 TẠI THƯỢNG HẢI – TRUNG QUỐC)

Đây là một trong những sự kiện quan trọngnhất trong khu vực về TCVM, sẽ thu hút sựtham gia của khoảng 400 đến 500 đại biểutừ các quốc gia Châu Á. Được tổ chức bởimạng lưới Ngân hàng vì người nghèo(BWTP). Diễn đàn tập trung thảo luận vềcung cấp và thúc đẩy bền vững và hòanhập của các dịch vụ tài chính cho ngườinghèo tại Châu Á. Vấn đề cốt lõi sẽ đượcthảo luận là vai trò của TCVM trong việctăng trưởng hòa nhập tài chính tại Châu Á.Một số thách thức và cơ hội để xây dựngmột nền tài chính hòa nhập thực sự tại ChâuÁ do BWTP đề xuất. Bởi vậy mục đích củadiễn đàn này là tìm kiếm lời giải cho nhữngthách thức được đưa ra, nhưng cũnghướng các TCTCVM tận dụng lợi thế củanhững cơ hội. Bên cạnh đó, tại các phiênthảo luận chung sẽ có thuyết trình của nhiềutổ chức đang quan tâm đến những vấn đềnày trong đó có những tổ chức cung cấptập huấn và đào tạo.

Để biết thêm thông tin:

http://www.bwtp.org/amf2014.html

9. HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ TÍN DỤNGVI MÔ LẦN THỨ 17 (8-9/9 TẠI MEXICO)

Hội nghị thượng đỉnh về tín dụng vi mô lầnthứ 17 sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hộinghị cấp cao về tín dụng vi mô tại Mexicovới chủ đề chính là “Thế hệ kế tiếp: Đổi mớiTCVM”. Đây sẽ là cơ hội tốt để thảo luậnnhững hoạt động TCVM tốt nhất và nhữngthách thức, cơ hội liên quan đến sự pháttriển và chuyển đổi của ngành.

Để biết thêm thông tin:

http://100mill ionideas.org/2014/03/18/design-your-own-workshop-for-the-17th-microcredit-summit/

10. HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN SEEP 2014(22-25/9 TẠI MỸ)

Chủ đề Hội nghị SEEP 2014 là “Mở rộng quymô hòa nhập hệ thống thị trường vì ngườinghèo”. Thực tế cứ 3 người trên thế giới thìcó 1 người nghèo và cứ 5 người thì có 1người cực nghèo. Đây là lý do tại sao vấnđề này cần có những giải pháp mang tínhchuyển biến, có tác động đến quy mô lớnđể giải quyết hệ thống thị trường ngườinghèo. Thực vậy, những giải pháp mangtính thị trường đi cùng với hiệu quả và cơchế mở tăng cường nhấn mạnh những cơhội cho phát triển kinh tế và xóa đói giảmnghèo. Để áp dụng những giải pháp này,Hội nghị đưa ra thảo luận khu vực liên kết tưnhân, mô hình kinh doanh cùng người thunhập thấp, ứng dụng công nghệ và cáckhoản đầu tư mới, mô hình tài chính.

Để biết thêm thông tin:

http://www.seepnetwork.org/annual-confer-ence-pages-20008.php

11. HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CẤP CAOTHƯỜNG NIÊN TẠI TORONTO LẦN THỨ 5:TCVM: NHỮNG XÚC TÁC CHO SỰ THAYĐỔI (4/10 TẠI TORONTO - CANADA)

Đây sẽ là hoạt động tương tác về khả năngcủa TCVM có thể đóng vai trò trong pháttriển kinh tế Canada. Một nhóm các chuyêngia và các chuyên gia phát triển TCVM sẽthảo luận về các giải pháp có thể để đấutranh với nghèo đói ở nước ngoài và ởCanada. Các chủ đề sẽ được tiếp cận là:

- TCVM và nước

Page 47: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 47

- TCVM và việc trao quyền cho phụ nữ

- TCVM và điểm sáng tại đia phương

- TCVM và những người bản xứ

- TCVM, quy mô và bền vững

- TCVM và công nghê

Bên cạnh đó, “ngày TCVM” sẽ được tổ chứcnhằm tạo điều kiện cho các tổ chức pháttriển, doanh nhân vi mô và cải cách xã hộitrình bày các sản phẩm, dịch vụ và cácchương trình TCVM của họ. Cuối cùng, sẽdành một nửa ngày cho khóa đào tạoTCVM cho những người quan tâm.

Để biết thêm thông tin:

http://www.microfinanceconference.ca/

12. HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM VIMÔ LẦN THỨ 10 (11-13/11 TẠI MEXICO)

Hội nghị này sẽ được tổ chức tại Thành phốMexico với sự tham gia của các chuyên gia,nhà thực hành từ tất cả các tổ chức trênthế giới với mục đích trao đổi kinh nghiệm vàthảo luận về các thách thức, cơ hội mởrộng dịch vụ bảo hiểm vi mô trong thị trườngthu nhập thấp. Hội nghị này không chỉ tậptrung vào khu vực Mỹ La Tinh mà còn cảcác khu vực khác. Những chủ đề sau sẽđược thảo luận:

- Phát triển sản phẩm và phát hành bảolãnh

- Phân phối

- Hoạt động và công nghệ thông tin

- Giáo dục thị trường và bán hàng

- Bảo hiểm vi mô cho lao động nhập cư vàgia đình của họ

- Thành công và thất bại trong hoạt độngbảo hiểm vi mô

- Khoa học – Phân tích kinh tế về thị trườngbảo hiểm vi mô

Để biết thêm thông tin:

http://www.munichre-foundation.org/home/Microinsurance/2014IMC.html

13. TUẦN LỄ TCVM CHÂU ÂU NĂM 2014(12-14/11 TẠI LUXEMBOURG)

Sự kiện này được Chương trình TCVM ChâuÂu tổ chức thường niên với mục đích hỗ trợsự liên kết giữa các tổ chức TCVM Châu Âuhoạt động tại các nước đang phát triểnthông qua tạo điều kiện thuận lợi cho giaotiếp và trao đổi thông tin nhằm tạo cơ hộicho các thành viên nghiên cứu về chiếnlược và dự án của những tổ chức này, cùngnhau thảo luận và chia sẻ giải pháp pháttriển hoạt động TCVM. Hình thành một cáchtiếp cận toàn cầu để TCVM là tầm nhìn củasự kiện này. Hiện tại, Chương trình TCVMchâu Âu bao gồm hơn 140 tổ chức, cá nhânhoạt động trong lĩnh vực TCVM.

Để biết thêm thông tin:

http://www.e-mfp.eu/microfinance-week

Page 48: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

48 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trong năm 2012 và 2013, Nhóm công tác Tàichính vi mô Việt Nam (VMFWG) đã xuất bảnấn phẩm “Tổ chức tài chính vi mô Việt Nam”và nhận được nhiều phản hồi tích cực từphía các nhà đầu tư cũng như các cơ quannhà nước. Nhằm mục đích tiếp tục thúc đẩymột ngành TCVM minh bạch tại Việt Nam,VMFWG đã tích cực phối hợp với tổ chứcMIX để thu thập thông tin dữ liệu của 30 tổchức, chương trình hiện đang hoạt động tạiViệt Nam và hoàn thành ấn phẩm “Tổ chứctài chính vi mô Việt Nam” trong năm 2014 vớisự giúp đỡ về tài chình của tổ chức ADA*.

Ấn phẩm này đã cung cấp thông tin về cácnhà cung cấp tài chính vi mô (TCTCVM) tạiViệt Nam đến các nhà tài trợ, đầu tư vànhững đối tác bên ngoài khác; và quảng bávề hoạt động của các nhà cung cấp nàynhằm gia tăng cơ hội hợp tác và tiếp cận

vốn. Nội dung của ấn phẩm bao gồm: cácthông tin chung, tiếp cận cộng đồng, tíndụng và tiết kiệm, lợi nhuận, hiệu quả hoạtđộng của các nhà cung cấp TCVM nhằmmục đích thúc đẩy tính minh bạch của hoạtđộng TCVM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ấnphẩm còn cho phép các TCTCVM so sánhvà nghiên cứu tình trạng hoạt động của họvới những tổ chức khác ở Việt Nam vàChâu Á.

Trong ấn phẩm 2014, mẫu thu thập thông tinđã được sửa lại dựa trên mẫu thu thập củaMIX để chuẩn hóa thông tin TCVM theo tiêuchuẩn quốc tế. Thông tin này sẽ được côngbố trên trang điện tử của MIX. Trong phầnthông tin của các TCTCVM, các chỉ số tàichính và phi tài chính được chọn lọc và sắpxếp dựa trên dữ liệu tập huấn của MIX trongtháng 5/2013. Độc giả không chỉ tìm thấyphân tích về sự phát triển của một sốTCTCVM trong 3 năm 2011, 2012, 2013, màcòn có so sánh giữa những tổ chức cùngcấp ở Việt Nam, Đông Nam Á và Thái BìnhDương.

VMFWG thu thập thông tin từ các TCTCVMvà hàng năm sẽ xuất bản một cuốn thôngtin. Tuy nhiên, với mục tiêu giúp các bên liênquan tìm được thông tin hiệu quả, thuậntiện và nhanh chóng cũng như giảm thiểurủi ro vỡ nợ cho TCTCVM, VMFWG mongmuốn công bố và phân tích những thông tinTCVM chính trên trang điện tử của mình.Năm nay, VMFWG đã nhận được tài trợ từtổ chức Give2Asia** và Quỹ Metlife để thiếtkế và phát hành Bản đồ TCVM trên trangđiện tử nhằm tăng cường tính minh bạchtrong hoạt động TCVM tại Việt Nam.

Bản đồ TCVM sẽ bao gồm các chỉ số cơ bảnvề tài chính, phi tài chính, hoạt động củaTCTCVM cũng nhu tình hình kinh tế xã hộicủa mỗi địa phương như làng, xã , quận,huyện. Trong quý I/2014, VMFWG đã cậpnhật chiến lược phát triển của VMFWG chogiai đoạn từ 2014 đến 2019, tái xây dựng hệthống phân loại và xếp hạng cho cácTCTCVM Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu docác tổ chức thành viên cung cấp trong

ẤN PHẨM MỚI CỦA VMFWG

Page 49: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

THÁNG 08/2014 - TÀI CHÍNH VI MÔ: MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN - 49

* ADA là tổ chức phi chính phủ của Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính trên toàn thế giới. ADAbị thuyết phục rằng việc tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính sẽ cả thiện lâu dài điều kiện sốngcủa người nghèo. Bởi vậy, ADA đã hỗ trợ tài chính toàn phần cho khoảng 2.5 tỷ người trưởng thànhnằm ngoài hệ thống tài chính thông thường để giúp họ có cuộc sống tự lập và tốt hơn. Tất cả nhứngsáng kiến của ADA nhằm mục đích khuyến khích sự minh bạch và nghiệm ngặt trong lĩnh vực này. ADAhỗ trợ triển khai những công cụ đo lường hoạt động xã hội và tính minh bạch, cũng như ngăn chặnviệc nợ nần.

** Give2Asia là một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, được thành lập bởi Quỹ Asia để khuyến khịch từ thiệntại khu vực Châu Á. Give2Asia nỗi lực thúc đẩy gây quỹ tài trợ bằng những khuyến cáo về phát triểntốt nhất của mình tại Châu Á Thái Bình Dương, xuất phát từ kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp hàngngàn khoản tài trợ cho hơn 1,500 tổ chức tại 23 quốc gia trên danh nghĩa của hơn 1,000 nhà hảo tâmvà gần 100 tổ chức. Khoản tài trợ từ Give2Asia này được khả thi hóa bởi Quỹ Metlife.

năm 2012. Theo đó, các tiêu chuẩnquốc gia được thiết lập dựa trên nhữngchỉ số cơ bản về quy mô, hiệu quả và lợinhuận. Từ đó, VMFWG sẽ tính toán sốđiểm của các tổ chức và so sánh quanhiều giai đoạn khác nhau để thấyđược cả quá trình phát triển. Căn cứvào hệ thống xếp hạng và phân loạinày, các TCTCVM sẽ được phân loại

bằng những màu sắc khác nhau trênbản đồ.

Bản đồ này sẽ hoàn thành vào năm2015. VMFWG hi vọng bản đồ này sẽ hỗtrợ tích cực cho các nhà đầu tư cónhững thông tin bổ ích trong việc tìmkiếm và lựa chọn các TCTCVM tại ViệtNam.

Page 50: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

50 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

LỄ CÔNG NHẬNCÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔTIÊU BIỂU CITI – VIỆT NAM 2014 (CMA 2014)

Lễ Công nhận Cá nhân và Tổ chức Tàichính vi mô tiêu biểu Citi – Việt Nam 2014(sau đây gọi Chương trình CMA2014) mộthoạt động thường niên toàn cầu do QuỹCiti/ Ngân hàng Citibank Việt Nam tài trợ từnăm 2007 đến nay, được thực hiện bởiTrung tâm tư vấn Nguồn lực Tài chính vi môDoanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân làNhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam -VMFWG) với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanhnghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam.Chương trình CMA nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Khách hàng Tài chínhvi mô và Tổ chức Tài chính vi mô đối với việc hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn tài chính vàtăng vị thế kinh tế cho người có thu nhập thấp; thu hút sự quan tâm của các bên liên quan,tuyên truyền hiệu quả của hoạt động Tài chính vi mô tới các nhà hoạch định chính sách; tạora những đóng góp tích cực vào quá trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triểnhệ thống tài chính vi mô bền vững tại Việt Nam đến năm 2020. Chương trình CMA đã ghi nhận những đóng góp của 340 Khách hàng Tài chính vi mô tiêubiểu, 114 Cán bộ tín dụng xuất sắc, và 56 Tổ chức Tài chính vi mô tiêu biểu tại Việt Nam. Đặc biệt, Chương trình CMA2014 sẽ ghi nhận những Khách hàng tài chính vi mô và Tổ chứctài chính vi mô có những đóng góp nổi bật nhất hướng tới hiệu quả xã hôi, hướng tới ngườinghèo và bảo vệ khách hàng. Cơ cấu và giá trị tài trợ của Chương trình CMA được quy địnhnhư sau: (Giá trị tài trợ đã bao gồm thuế và phí theo quy định Nhà nước)

STT Tên danh hiệu CMA 2014 Số lượng Giá trị danh hiệu (VND)

1 Khánh hàng tài chính vi mô xuất sắc nhất năm 2014 01 40.000.000

2

Khánh hàng tài chính vi mô tiêu biểu năm 2014- 08 khách hàng có mô hình hoạt động sản xuất kinh

doanh bền vững- 08 khách hàng có mô hình hoạt động sản xuất kinh

doanh đạt hiệu quả kinh tế- 03 khách hàng có mô hình hoạt động sản xuất kinh

doanh đạt hiệu quả xã hội

19 10.000.000

3 Tổ chức tài chính vi mô xuất sắc nhất năm 2014 01 100.000.000

4 Tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu hướng tới người nghèo 02 50.000.000

5 Tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu về bảo vệ khách hàng 03 30.000.000

Hội đồng Giám khảo CMA 2014 sẽ thông báo Kết quả trước ngày 01/11/2014 trên trang webcủa VMFWG. Chương trình dự kiến tổ chức vào ngày 12/12/2014 tại Đà NẵngĐể biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng tham khảo tại địa chỉ:Website: www.microfinance.vn Số ĐT: (84-4) 39352060Email: [email protected]

Page 51: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,
Page 52: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF file... bản tin Tài chính vi mô Việt Nam số 20 sẽ tập ... phương án sản xuất, kinh doanh đáp ư ́ng ... tình hi ̀nh kinh tế,

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) được thành lập từ năm 2004 vớisự tham gia của 84 thành viên, hoạt động như một diễn đàn dành cho các nhà thựchành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó khăn củaNgành, góp phần đưa tiếng nói chung của Ngành đến các nhà hoạch định chínhsách. Với tầm nhìn “Một ngành tài chính vi mô rộng lớn với các tổ chức bền vững vàcó trách nhiệm với xã hội, cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao đáp ứng nhucầu của người nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏtại Việt Nam”.

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)Tầng 2, Số 23, Phố Hàng Vôi, Quận Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

T: +84 3 935 2060 F:+84 3 935 2059E: [email protected]: www.microfinance.vn