thuy sinh hoc

139
8/3/2019 THUY SINH HOC http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 1/139 Khoa Nông Nghip & TNTN Thy Sinh Đại Cương Tác gi: Ha ThPhượng Liên Gii Thiu TRƯỜNG  ĐẠI HC AN GIANG TH Y SINH ĐẠI CƯƠNG Ha ThPhượng Liên Long Xuyên - 2005

Upload: voduonglam

Post on 07-Apr-2018

233 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 1/139

Khoa Nông Nghiệp & TNTN

Thủy Sinh Đại Cương

Tác giả: Hứa Thị Phượng Liên

Giới ThiệuTRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

THỦ Y SINH ĐẠI CƯƠNG

Hứa Thị Phượng LiênLong Xuyên - 2005

Page 2: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 2/139

Chương 1: Lịch Sử Hình Thành Và Hiện Tr ạng Nghề Cá

Lịch sử phát triển nghề cá

Dựa theo một số tư liệu ghi lại, lịch sử phát triển của con người và lịch sử pháttriển nghề cá có mối quan hệ gắn bó với nhau. Lúc ban sơ xã hội loài người cònnhỏ nên nhu cầu thực phẩm chưa nhiều, nên việc thu lượm đáp ứng được nhucầu đời sống. Về sau xã hội loài người phát triển lớn dần lên, nhu cầu thựcphẩm gia tăng, việc hái lượm không còn đáp ứng đủ nhu cầu, nên hoạt độngsăn bắt, khai thác tự nhiên bắt đầu phát triển.

1. Nền tảng nghề khai thác cáTừ những hoạt động săn bắt cá, sau đó hình thành nghề khai thác cá tự nhiên.Ban đầu các dụng cụ săn bắt cá r ất thô sơ, sau đó ngư cụ dần dần được cảitiến. Từ các loại ngư cụ đơn sơ như câu, lưới chài, nò... đến nay đã có những

dụng cụ săn bắt hiệu quả hơn như lưới vây, lưới cào, máy dò cá, ánh sáng đèndụ cá ... Ngày nay, nghề khai thác cá vẫn còn tồn tại với một trình độ cao. Sănbắt, khai thác cá là nền tảng của sự phát triển nghề khai thác cá hiện đại và sẽ vẫn còn phát triển trong tương lai.

2. Nền tảng nghề nuôi cáKhi việc săn bắt những sản phẩm được nhiều hơn nhu cầu sử dụng thì conngười bắt đầu lưu giữ lại những sản phẩm đó trong môi tr ường gần giống vớimôi tr ường thiên nhiên để dùng được lâu hơn. Từ việc lưu giữ đó, một số loàisinh sôi nảy nở thêm về số lượng, khi cho thêm thức ăn vào thì thấy các sinhvật lưu giữ lại lớn nhanh hơn. Ý niệm nuôi cá bắt đầu hình thành. Nghề nuôi cá

dần dần phát triển trãi hằng ngàn năm qua.

Hiện tr ạng nghề cá1. Nghề khai thác cá thế giới Đến nay sản lượng của nghề khai thác cá thế giới chủ yếu là các loài cá biển.Niềm tin về nguồn lợi vô tận của biển vẫn còn được duy trì. Nhưng thực tế,nghề khai thác cá đang đi dần vào theo hướng vượt mức ổn định. Sản lượngkhai thác cá có xu hướng sụt giảm.

Nghề khai thác cá biển có thể chia thành ba giai đoạn phát triển

1. Giai đoạn tăng nhanh từ năm 1940 (20 triệu tấn) đến năm 1970 (60 triệutấn).2. Giai đoạn tăng chậm từ năm 1970 đến 1989 (90 triệu tấn)3. Giai đoạn không tăng và có xu hướng giảm, từ năm 1982 đến nay.

2. Nghề nuôi cá thế giới

Page 3: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 3/139

Nghề nuôi cá châu Á xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, ít nhất khoảng 2500năm. Vì năm 474 tr ước Công Nguyên Việc nuôi cá chép đã được Phạm Lãi(Fan Li) ghi chép. Điều nầy có ngh ĩ a là kỹ thuật nuôi cá phải có tr ước đó.

Ở châu Phi nghề nuôi cá có cách đây khoảng 4000 năm tại Ai Cập. Tr ước côngnguyên khoảng 2000 năm nghề nuôi cá đã được hình thành và còn để qua các

bức vẽ trên đá, đối tượng nuôi là cá rô phi trong ao hay trong các kênh thoátnước chính.

Nuôi kết hợp cá chép (nuôi ghép) với các loài cá chép Trung Quốc trong các aobón phân và nuôi cá có cho ăn xuất hiện khoảng vài thế kỷ qua. Nuôi ghép cácloài cá chép Ấn Độ với nhau trong ao (không có bón phân hay cho ăn) xuất hiệncách đây 1000 năm.

2.1.Nghề nuôi cá nội địaNghề nuôi cá nội địa hay là nuôi cá nước ngọt ở hầu hết các quốc gia châu Áchỉ phát triển trong thời gian gần đây. Các nhà buôn Trung quốc đã đem cáchép vào nuôi ở các quốc gia Đông nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore

và Thailand vào cuối thế kỷ qua hay đầu thế kỷ 20.

Ở Việt Nam và Lào, nghề nuôi cá trong ruộng lúa trên các vùng núi đồi xuất hiệnở miền Bắc do người dân tộc Thái khởi đầu đã qua một vài thế kỷ. Nghề nuôi cábè ở Biển Hồ - Campuchia và An Giang Đồng Tháp có khoảng gần 50 năm.

Một vài quốc gia như Myanma và Nepal, nghề nuôi cá còn r ất tr ẻ khoảng 50năm tuổi. Hầu hết nghề nuôi cá ở các nước châu Á chỉ phát triển đáng kể vàokhoảng hơn 30 năm qua. Loài cá nuôi chủ yếu là các loài cá chép, cá tra, ba savà cá rô phi. Hiện nay nghề nuôi cá nước ngọt đã phát triển với nhiều mô hìnhnuôi và đối tượng nuôi khác nhau. Từ hình thức nuôi nước t ĩ nh, điển hình lànuôi cá ao đã phát triển thành mô hình nuôi cá trong hồ chứa với diện tích mặt

nước lớn. Nuôi cá nước chảy trong lồng, bè, đăng quầng ven sông, hay nuôi cátrong hệ thống sản xuất kết hợp canh tác lúa, mương vườn cây ăn trái…

2.2. Nghề nuôi cá ven biển hay nuôi hải sảnNghề nuôi cá ven biển còn gọi là nghề nuôi hải sản. Hình thức nuôi là nhữngđầm nuôi cá tôm có giống thu từ tự nhiên. Đầm nuôi thiết kế dựa vào ảnhhưởng của nhịp độ thuỷ triều. Ngoài ra còn có những chiếc bè nuôi cá biển. Đốitượng nuôi đa dạng, ngoài cá còn có các loài giáp xác như tôm, cua…, nhuyễnthể như hàu, vẹm, trai, sò, nghêu, ốc, điệp… và các loài rong biển.

Nghề nuôi cá ven biển xuất hiện đầu tiên là nghề nuôi cá măng ở đảo Java -Indonesia khoảng 600-800 năm sau công nguyên. Ở Philippine nghề nuôi cá

măng cũng xuất hiện vài tr ăm năm. Ở Nhật bản, nghề tr ồng rong biển bắt đầucách đây khoảng 400 năm và nuôi nhuyễn thể khoảng 300 năm. Ở Việt namnghề nuôi hải sản còn r ất non tr ẻ. Nghề nuôi tôm quảng canh xuất hiện tr ước,nuôi tôm bán thâm canh chỉ bắt đầu từ những năm đầu của 1980, sau đó nuôinhuyễn thể: nghêu, sò huyết…

Định ngh ĩ a một số thuật ngữ trong nghề cá

Page 4: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 4/139

1. Cá (fish) là gì?Theo ngh ĩ a r ộng của ngành thì cá là những sinh vật sống trong môi tr ườngnước. Theo ngh ĩ a hẹp thì cá là những động vật có xương sống, sống trongnước, hay sống lưỡng cư thở bằng mang, có thể được sử dụng tr ực tiếp chonhu cầu đời sống của con người.

2. Nghề cá (fisheries) là gì? Đó là những công việc liên quan đến quá trình khai thác, nuôi tr ồng và phát triểnnguồn lợi các sinh vật sống trong nước. Khi nói đến nghề cá thì nó được hiểunhư một hoạt động bao gồm 3 lãnh vực : khai thác, (Capture fisheries), nuôitr ồng thủy sản (Aquaculture) và phát triển nguồn lợi (Culture based or enhencedfisheries).

3.Thủy sản là gì?Thủy sản là những sản vật khai thác được từ trong môi tr ường nước, có thể quahay không qua khâu nuôi tr ồng. Các sản vật nầy chỉ  được hiểu theo ngh ĩ a hẹplà động vật và thực vật.

4. Nuôi tr ồng thủy sản là gì (Aquaculture)?Thuật ngữ Nuôi Tr ồng Thủy Sản được sử dụng khá r ộng rãi để chỉ việc nuôi cácđộng vật thủy sinh (cá - fish, thủy sinh vật có vỏ - shellfish) và thực vật thủy sinh(rong biển - seaweeds) trong môi tr ường nước ngọt và lợ. Theo cách nói khácNuôi tr ồng thủy sản là hoạt động canh tác ở môi tr ường nước (farming in water).

Tuy nhiên, khi nói về Nuôi tr ồng thủy sản cũng có thể phân chia chúng theo cácnhóm khác nhau, nếu dựa theo:

•  Kỹ thuật nuôi hay hệ thống nuôi thì có nuôi ao, nuôi lồng, bè, nuôi nướcchảy, nuôi đăng quầng, ...

   Đối tượng nuôi thì có : nuôi cá, nuôi sò, nuôi tôm, rong biển, ...•  Môi tr ường nuôi thì có nuôi nước ngọt, nuôi nước lợ, nuôi nước mặn ...•  Tính chất môi tr ường nuôi thì có nuôi vùng nước lạnh, nuôi vùng nước

ấm, nuôi vùng cao, nuôi vùng đồng bằng, nuôi nội địa, nuôi ven biển, ...

Ngoài ra, cũng có những định ngh ĩ a khác về nuôi tr ồng thủy sản như 

1. Nuôi tr ồng thủy sản là bất kỳ những tác động nào của con người làm cảithiện sự sinh tr ưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nàođó.

2. Nuôi tr ồng thủy sản là một hay nhiều tác động (của con người) làm ảnh

hưởng tới chu ký sống tự nhiên của sinh vật nào đó.3. Theo FAO (1993): Nuôi tr ồng thủy sản là canh tác các thủy sinh vật baogồm cá (fish), nhuyễn thể (Molluscs), giáp xác (Crustaceans) và thủy thựcvật (Aquatic plants). Canh tác có ngh ĩ a là một dạng tác động vào quá trìnhương nuôi để nâng cao năng suất như thả giống thường xuyên, cho ăn,ngăn chặn địch hại ...

Page 5: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 5/139

 Chương 2: Môi Tr ường Nước Và Các Loại Thuỷ VựcTrong Thiên Nhiên

Môi tr ường nước

 Định Ngh ĩ a: Môi tr ường (environment ) là phần thế giới vật chất bao quanh ta.Trong đó môi tr ường thủy quyễn (hydrosphere) là một bộ phận của môi tr ườngthiên nhiên và là môi tr ường sống có diện tích lớn nhất, chiếm 71% diện tích tráiđất (363 triệu km2/510 triệu km2).

1. Tài nguyên nước (Water resources)1.1. Tài nguyên nước thế giớiSự sống tồn tại trên trái đất nhờ có nước. Từ xa xưa vai trò của nước đã được

nhận thức là r ất quan tr ọng trong đời sống nhân loại. Các nền văn minh lớn củanhân loại trên thế giới hầu hết đều phát sinh bên cạnh các dòng sông lớn. Nềnvăn minh Lưỡng Hà ở Tây Á. Nền văn minh Ai cập ở hạ lưu sông Nile. Vănminh sông Hằng ở Ấn Độ. Văn minh Hoàng hà ở Trung quốc và văn minh sôngHồng ở việt Nam… Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển.Chu trình vận động của nước trong khí quyển giữ vai trò quan tr ọng trong việcđiều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trên trái đất.

Nước được xem là một tài nguyên đặc biệt, vì tàng tr ữ một năng lượng lớncùng nhiều chất hòa tan có thể khai thác phục vụ cuộc sống con người. Tàinguyên nước trên trái đất ước tính khoảng 1.386 triệu km3. Lượng nước ngọtsử dụng được chỉ có 0,8%. Trong khoảng 105.000km3 nước mưa - nguồn cungcấp nước ngọt cho trái đất - thì 1/3 số nước (khoảng 37.000 km3) đổ xuốngsông, suối và tích tụ trong đất, còn 2/3 tr ở lại bầu khí quyển do bốc hơi bề mặtvà sự thoát hơi nước ở thực vật. Trong 1/3 lượng nước đó, nước dùng sinhhoạt trung bình trên đầu người vào khoảng 250 lit/ngày. Ở các nước côngnghiệp phát triển, lượng nước sử dụng cao gấp 6 lần mức trên.

Thể tích nguồn nước tự nhiên trên thế giới

Nguồn nước Thể tích(1.000km3) Tỷ lệ(%)

 Đại dương 1.348.000 97,312

Nước ngầm 8.000 0,577

Băng 29.000 2,093

Page 6: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 6/139

Hồ, Sông, Suối 200 0,014

Nước chảy tràn từ lục địa 40 0,003

Tổng cộng 1.385.240 100

1.2. Tài nguyên nước Việt namViệt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, do Việt Nam có lượng mưatrung bình hằng năm cao, hệ thống sông ngòi, kênh r ạch dày đặc ( mật độ 0,5 -2 km/km2) với chiều dài tổng cộng trên 52.000km. Trong đó có các hệ thốngsông lớn như Mékông, sông Hồng, sông Đồng Nai …Ngoài ra còn có 213.549ha mặt nước hồ chứa và các công trình thủy lợi, thủy điện lớn như Hòa Bình,Thác Bà, Tr ị An, Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Dầu Tiếng, Nậm Rốn, Tà Keo …

Chất lượng nước của sông ngòi Việt Nam có độ khoáng hóa thấp (200mg/l),

phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, thuộc loại nước mềm.2. Đặc tính của môi tr ường nước thuận lợi cho sự sống của thủy sinh vật2.1. Độ hòa tan lớn:Phân tử nước gồm 2 nguyên tố Hydrogen và Oxygen hợp thành. Đây là mộtphân tử lưỡng cực và không đối xứng. Trong phân tử nước khoảng cách giữaHydrogen và Oxygen không giống nhau nên tạo ra bản chất lưỡng cực và tạothành một điện tr ường quanh nó. Nhờ đặc điểm nầy nước có thể hòa tan đượcnhiều chất khí khi chúng ở dạng ion. Các loại muối vô cơ là dạng điển hình củamạng ion, khi các loại muối nầy được đưa vào nước sẽ lần lượt hòa tan trongmôi tr ường nước. Nước hòa tan được một số hợp chất vô cơ, hữu cơ và các

chất khí. Khả năng hòa tan và điện ly lớn của nước làm cho môi tr ường nướctr ở thành môi tr ường cung cấp các chất dinh dưỡng và các chất khí cho thủysinh vật. Đồng thời dễ dàng phân tán các chất do chúng thải ra.

2.2. Khối lượng riêng cao và độ nhớt thấpHai đặc tính nầy ảnh hưởng r ất quan tr ọng đến sự di động của thủy sinh vật ở trong nước. Sức nâng đỡ sẽ lớn làm vật dễ nổi, sức cản sẽ nhỏ, vật sẽ bơinhanh hơn và ít tốn năng lượng.

2.3. Nhiệt lượng riêng cao và độ dẫn điện kémHai đặc tính nầy làm khối nước trong thủy vực hút nhiều nhiệt, giữ nhiệt, bảođảm điều kiện nhiệt độ ôn hòa cho đời sống thủy sinh vật.

2.4. Độ tỏa nhiệt và thu nhiệt lớn

•   Độ tỏa nhiệt : 1gr nước đá tỏa ra 79,4 cal. đặc tính nầy r ất quan tr ọng đốivới các thủy vực xứ lạnh. Khi lớp nước trên mặt thủy vực đóng băng,nhiệt tỏa ra giữ cho lớp nước bên dưới không bị đóng băng.

•   Độ thu nhiệt của nước là 538,9cal/g, lượng nhiệt nầy làm lạnh đi khốinước xung quanh một cách đáng kể, đặc tính nầy r ất quan tr ọng đối vớicác thủy vực xứ nóng: khi nước bốc hơi dưới ánh nắng mặt tr ời, độ thu

Page 7: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 7/139

nhiệt lớn của nước giữ cho nước trong thủy vực không quá nóng , ảnhhưởng xấu đến đời sống thủy sinh vật.

2.5. Sức căng bề mặt lớnTrong số các chất lỏng, nước có sức căng bề mặt lớn, chỉ kém thủy ngân. đặc

tính nầy tạo điều kiện cho một số sinh vật sống được quanh bề mặt nước, sốngđồng thời ở hai môi tr ường khí và nước.

2.6. Khối nước trong thủy vực luôn chuyển độngDo nhiều nguyên nhân, khối nước trong một thủy vực luôn luôn chuyển động ,kể cả trong những thủy vực nước đứng. nước chuyển động giúp cho sự dichuyển của thủy sinh vật dễ dàng, cung cấp Oxy và thức ăn trong nước, phântán chất thải, điều hòa nhiệt độ, độ mặn, khí hòa tan trong nước được dễ dàngthuận lợi.

Do đặc tính thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật nên có những giả thuyết đángtin cậy :

•  Sự sống của trái đất phát sinh từ môi nước. Các dạng sống đầu tiên đượchình thành nên trong các biển nóng xuất hiện trên trái đất hàng tỷ năm về tr ước.

•  Trong số 71 lớp động vật đã biết, có 53 lớp có đại diện sống ở nước.(75%). Hầu hết các lớp động vật sống tự do (90%) có đời sống ở nước.

•  Xét về nguồn gốc phát sinh, số lượng lớp và phân lớp động vật và thựcvật phát sinh từ môi tr ường nước nhiều hơn hẳn so với số lớp và phânlớp động vật , thực vật phát sinh từ môi tr ường cạn.

•  Giới hạn phân bố của sinh vật và tầng màu mỡ của môi tr ường nước

cũng lớn hơn nhiều so với môi tr ường cạn. (Tính theo chiều thẳng đứng).

Khí quyển Đất Nước

Giới hạn phân bố sinh vật 7-8 km 2,5 -3 km tới 10 km

Giới hạn tầng màu mỡ - 0,5 - 1m tới 200m

Thủy vực và sự phân chia các vùng trong thủy vựcCác thủy vực trên trái đất có thể chia thành hai nhóm lớn: hải dương và thủyvực nội địa. Hai nhóm nầy sai khác nhau về nhiều mặt.

Page 8: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 8/139

Hải dương Nội địa

Diện tích Rất lớn Nhỏ 

Lịch sử hình thành Thời kỳ đầu địa chất Kỷ đệ tam, tứ 

Nồng độ muối Cao 0%0Tính ổn định Ít biến đổi Biến đổi nhanh

1. Đại dương thế giới, đại dương và biển

•   Đại dương thế giới : Khoảng nước r ộng, bao gồm tất cả các đại dương vàcác biển, tạo thành một lớp nước liên tục bao quanh địa cầu. Trong số 510 triệu Km2 diện tích vỏ trái đất, mặt nước biển chiếm 361 triệu km2,

đất liền chỉ chiếm 149 km2 . Như vậy 70,8% diện tích trái đất là đại dươngvà biển, còn 29,2% là đất liền. đại dương thế giới gấp 2,5 lần diện tích đấtliền.

•   Đại dương là một bộ phận của Đại dương thế giới. Các đại dương táchbiệt với nhau bởi các dấu hiệu sau đây: đường ven bờ các lục địa và cácquần đảo, địa hình đáy biển, các hệ thống độc lập của dòng chảy biển(hải lưu), hoàn lưu khí quyển, sự phân bố ngang và thẳng của nhiệt độ nước, độ muối và các điều kiện sinh học.

Hiện nay hệ thống phân chia đại dương thế giới được chấp nhận như sau: TháiBình dương, Đại Tây dương, Ấn Độ dương và Bắc Băng dương.

•  Biển: Các phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền, ít hay nhiềugọi là các biển. Về địa lý biển nhỏ hơn nhiều so với đại dương. Biển là bộ phận của đại dương. Theo qui luật, các biển đều có một chế độ thuỷ vănchi phối khác với chế độ thuỷ văn của phần đại dương tiếp cận tới mộtmức độ nào đó.

Tuỳ theo dấu hiệu hình thái và thuỷ văn, các biển được chia như sau:

•  Biển ven lục địa.•  Biển bên trong lục địa.•

  Biển giữa các lục địa và biển giữa các đảo …Chúng là những khu vực tách biệt ít nhiều với với thuỷ vực đại dương. nhữngnét khác biệt đó có thể là do cấu tạo của vỏ trái đất ở đáy, thành phần và cáctính chất của nước. Nồng độ muối của của các biển thường khác nhau với độ muối trung bình của đại dương. Biển cũng khác với đại dương về chế độ nhiệt,tính chất triều, điều kiện sinh thái, hệ thống dòng chảy (hải lưu). Tất cả nhữngnhững nét đặc thù của biển là do sự tương tác của biển với đất liền tiếp cận.

Page 9: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 9/139

Nền vỏ bao quanh khối nước hải dương từ trên xuống dưới có thể phân chiathành các vùng như sau:

•  Vùng thềm lục địa: vùng tương đối bằng phẳng, ít dốc, sâu khoảng 200 -500m, vùng nầy chiếm khoảng 7,6% diện tích hải dương. Riêng về nền

đáy của vùng nầy được chia thành các vùng như sau:o  Vùng triều ( Littoral) là vùng bờ hải dương giới hạn trong biên độ 

dao động của thuỷ triều.o  Vùng trên triều (Supralittoral) là vùng phía trên mức thuỷ triều cao

nhất.o  Vùng dưới triều (Sublittoral) là vùng đáy sâu khoảng 200 - 500m.

đây là vùng của khu hệ thuỷ sinh vật hải dương phong phú nhất về thành phần và số lượng.

•  Sườn dốc lục địa (Batial) là vùng dốc tiếp theo của vùng thềm lục địa, sâu500 - 3.000m, theo nền đáy thì đây gọi là sườn đáy dốc.

•  Nền hải dương là vùng sâu hơn 3.000m, vùng nầy được chia thành 2

vùng phụ theo cấu trúc đáy. (Hình 3)o  Vùng đáy sâu (Abyssal) là vùng có độ sâu 3.000 - 6.000m.o  Vùng đáy cực sâu (Ultraabyssal): đây là vùng hẹp, sâu nhất hải

dương.

Theo chiều ngang, người ta phân chia bề mặt hải dương thành hai vùng lớn làvùng ven bờ và vùng khơi.

•  Vùng khơi : tương ứng các vùng sâu trên 500m.

Sự phân chia các vùng hải dương không đồng nhất mà tuỳ thuộc vào từng tác

giả. Độ chiếu sáng của tầng nước, đặc tính phân bố thành phần loài và số lượng động thực vật, đặc tính cấu trúc quần loại sinh vật sống trong mỗi vùng lànhững yếu tố làm cơ sở để phân chia các vùng của hải dương. Mỗi vùng phânchia của hải dương có những đặc điểm riêng biệt về các nhân tố vô sinh như:nhiệt độ, nồng độ muối, ánh sáng, nền đáy… và những yếu tố hữu sinh như thức ăn được coi như những sinh cảnh riêng, là nơi sống của quần loại sinh vậtriêng thích ứng với điều kiện sông nơi đó.

2. Thủy vực nội địaCác thuỷ vực nội địa chỉ chiếm một diện tích r ất nhỏ của môi tr ường nước so

với hải dương, nhưng lại r ất phức tạp về hình thái cấu tạo cũng như về đặc tínhthuỷ lý, hoá học và sinh học.

2.1. Các thủy vực trên mặt đấtCác thuỷ vực nội địa trên mặt đất có thể chia thành hai nhóm: nước đứng vànước chảy. Các thuỷ vực nước đứng tiêu biểu là hồ, ao, đầm, đồng lầy …. Cácthuỷ vực nước chảy tiêu biểu là sông, suối, mạch nước phun. Cũng có thể phânbiệt các thuỷ vực tự nhiên và nhân tạo như hồ chứa nước, ruộng lúa nước, aođào, các hệ thống kênh mương thuỷ lợi… Trên thực tế, sự phân chia nầy ? các

Page 10: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 10/139

loại thuỷ vực trên đây không thật rõ ràng và ổn định. Có những thuỷ vực vừa cótính chất nước chảy, vừa có tính chất nước đứng như hồ chứa nước. Có nhữngloại thuỷ vực như ruộng lúa nước có thể là thuỷ vực nước chảy hay nước đứngphụ thuộc vào đặc tính chế độ canh tác của từng vùng.

  Hồ tự nhiên là loại thuỷ vực có dạng tr ũng sâu lớn trên mặt đất, chứanước, có thể chứa nước đứng hoặc nước chảy chậm. Về mặt hình thái vàkhối nước, hồ khác với đầm ao về độ lớn về diện tích và độ sâu. Hồ cũngkhác sông ở hình thái là nền vỏ ngắn hơn, tốc độ nước chảy chậm haynước đứng hẳn. Hồ tự nhiên khác với hồ chứa nhân tạo ở nguồn gốc hìnhthành, không có đập chắn, nhưng có liên hệ về vị trí và chế độ nước đốivới sông liên quan … Về mặt nguồn gốc, hồ tự nhiên có nhiều loại đượcphân biệt theo nguyên nhân hình thành: hồ nguồn gốc sông, hồ hang đávôi, hồ địa chấn, hồ băng hà….

Nền vỏ của một hồ tự nhiên tiêu biểu có thể chia thành (hình 4 -5)

•  Vùng nền hồ: vùng nền đất tương đối bằng phẳng ở ven bờ.•  Vùng dốc hồ: vùng tiếp với nền hồ có độ dốc lớn.•  Vùng lòng chảo: vùng sâu nhất ở giữa hồ, có diện tích lớn nhất.

Tương ứng với các vùng phân chia nầy, nền đáy hồ có thể chia thành các vùngnhư sau:

•  Vùng ven bờ: vùng nông, ứng với vùng nền hồ, có thực vật lớn ở nướcphát triển, mọc nhô lên trên mặt nước hay ở dưới mặt nước.

•  Vùng đáy dốc: vùng tiếp sau, ứng với vùng dốc hồ. Vùng nầy đã tương

đối sâu, thực vật lớn ở nước đã ít đi và kéo dài tới giới hạn phân bố cuốicùng của thực vật lớn ở nước trong hồ.•  Vùng đáy sâu: ?ng với vùng lòng chảo, nước sâu không có thực vật lớn ở 

nước.

Tương ứng với các vùng phân chia đáy hồ, tầng nước hồ có thể phân chiathành tầng mặt (epilimnion), tầng giữa (metalimnion) và tầng đáy (hypolimnion).Các tầng sai khác nhau ở nhiều đặc điểm về thuỷ lý, hóa học và sinh học. Sự phân chia các vùng và các tầng trong hồ trên đây chỉ thấy rõ ở các hồ tương đốilớn về diện tích và độ sâu. Ở các hồ hồ nhỏ sự phân chia nầy thường không rõràng. Trong thiên nhiên, hồ tự nhiên thường tr ải qua nhiều giai đoạn phát triểntừ khi mới hình thành cho tới giai đoạn già cổi và có khi mất hẳn. Quá trình pháttriển nầy có khi chỉ trong vòng vài tr ăm năm. Do hiện tượng vật chất tích tụ từ bên ngoài hay bên trong hồ. Hồ dần dần tr ở thành nông và hẹp dần r ồi mất hẳnđặc tính hồ ban đầu, chuyển thành đầm r ồi thành ao. Sau cùng hồ có thể chuyển thành đầm lầy hay mất hẳn.

•  Hồ chứa nước nhân tạo: Đây là những thuỷ vực nhân tạo được xây bằngcách đắp đập, ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Do đó khối nước

Page 11: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 11/139

trong hồ ở gần đập có tốc độ chảy r ất chậm, mang tính chất hồ. Trong khiđó ở nơi xa đập, tốc độ nước chảy còn lớn, còn mang tính chất dòngsông. Hồ nhân tạo khác với hồ tự nhiên ở hình thái mất đối xứng củavùng tr ũng sâu. Vùng sâu nhất của hồ không phải ở chính giữa hồ màlệch phía đập ngăn. Mặt khác hồ nhân tạo khác sông ở chỗ chỉ có lớp

nước trên mặt là luôn luôn chảy theo một chiều. Do sự biến đổi lớn củamực nước hồ trong năm, nên các vùng phân chia của hồ chứa nước nhântạo thường r ất phức tạp và khó xác định.

•  Ao là loại thuỷ vực nước đứng nhỏ, nông, hình thành nên do nhiềunguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo. Ao có thể là vùng tr ũng sâu tự nhiên (ao tự nhiên) hoặc đào nên (ao đào) tích tụ nước từ nhiều nguồnkhác nhau: nước mưa, nước sông, suối … Ao ở các vùng núi còn hìnhthành nên do đắp đập ngăn một vùng lũng sâu tích tụ nước suối. Do diệntích nhỏ và nông (khoảng 1-2m) nên các vùng phân chia không rõ ràng.Thực vật ở nước phát triển vùng ven bờ, nhưng do đáy nông có khi lan cả tới vùng giữa.

   Đầm là loại hình thuỷ vực có kích thước và độ sâu trung bình, có thể xemlà loại hình thuỷ vực trung gian giữa hồ và ao, là một giai đoạn trong quátrình ao hoá của hồ. Về mặt loại hình, ao và đầm cũng có thể coi là thuỷ vực dạng hồ.

•  Sông là thuỷ vực nước chảy tiêu biểu với đặc điểm: khối nước luôn chảytheo một chiều nhất định, từ thượng lưu đến hạ lưu, do sự chênh lệch về độ cáô với mặt biển của dòng sông. Dòng chảy của một con sông khinước đầy giữa hai bờ sông gọi là dòng chảy nền. Khi nước cạn, dòngchảy của sông thu vào dòng chảy gốc, cách xa hai bờ sông. Bãi đất cạnhở ra trong mùa nước nằm giữa bờ sông và dòng chảy gốc gọi là bãisông. Bãi sông có thể phân thành nhiều tầng. Theo dòng chảy, từ đầunguồn tới cửa sông có thể chia thành ba phần:

* Đầu nguồn (thượng lưu): sông thường hẹp, nông, tốc độ nước chảy mạnh,nền đáy là nền đáy gốc, bao phủ bởi các phần tử vật chất cỡ lớn. Nếu vùng núinền đáy sông là đá cỡ lớn.

* Giữa nguồn (trung lưu) : dòng sông r ộng dần ra, có thẻ có thêm nhiều phụ lưu,tốc độ nước chảy giảm đi. Nền đáy sông ở vùng nầy có tính chất hỗn hợp: nềnđáy gốc chỉ còn ở một số nơi, còn chủ yếu là nền đáy bồi đắp, cấu tạo bởi vậtchất cỡ nhỏ (đá nhỏ, cát, bùn) do nước sông tãi đến lắng đọng xuống.

* Cuối nguồn (hạ lưu): có lòng sông mở r ộng cho tới cửa sông, tốc độ nước

chảy nhẹ. Nền đáy hoàn toàn là nền đáy bồi đắp và chỉ gồm các phần tử vậtchất cỡ nhỏ (cát, bùn ).

•  Vùng cửa sông là vùng tiếp xúc với biển, chịu ảnh hưởng thuỷ triều. Nướcsông pha lẫn với nước biển tạo thành một vùng có đặc tính thuỷ lý, hoáhọc, thuỷ sinh học r ất phắc tạp và đặc sắc. Tốc độ nước chảy của sôngcũng thay đổi theo chiều ngang: mạnh ở giữa dòng và nhẹ ở hai ven bờ.Nền đáy và bờ sông không ngừng bị bào mòn. Các vật chất bị bào mòn ở 

Page 12: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 12/139

nơi này sẽ được tãi đến bồi đắp ở nơi khác. Do đó làm dòng sông luônbiến đổi theo theo chiều ngang cũng như theo chiều thẳng đứng. Có khilàm dòng chảy đổi hướng tạo thành hình thái khúc khuỷu của dòng sôngở trung lưu.

•  Suối là loại thuỷ vực nước chảy phổ biến ở vùng núi. Suối đặc tr ưng ở 

lòng hẹp và nông của dòng chảy, mực nước thấp và có nền đáy đá. Theochiều dài, con suối có thể chia thành ba phần:o   Đầu nguồn : là phần trên sườn dốc, nước đổ thành thác, nền đáy

là đá tảng.o  Giữa nguồn: là phần suối chảy qua thung lũng, làng, bản …lòng

suối r ộng ra, nền đáy là đá nhỏ haybùn.o  Cuối nguồn : là nơi suối đổ ra sông, lòng sông mở r ộng có khi tạo

thành vịnh nhỏ. dọc theo suối có nhiều nhánh phụ đổ vào.•   Đồng lầy: là loại hình thuỷ vực đặc biệt, nước nông, phủ đầy thực vật ở 

nước. Thuỷ vực nầy không giới hạn rõ với vùng đất khô xung quanh. Nóđược coi như dạng chuyển tiếp giữa đất khô và thuỷ vực. đồng lầy có thể 

là giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn phát triển thoái hoá của hồ tự nhiên. Đáy nông dần lên, thực vật lớn phát triển mà hình thành.•  Ruộng lúa là loại thuỷ vực nhân tạo phổ biến và đặc tr ưng các vùng nhiệt

đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm của ruộng lúa là có bờ ngăn thành ôvuông, đáy bằng, nước nông, thuỷ sinh thực vật phát triển dày đặc (lúa,cỏ, tảo). Xét về thời gian ngập nước, có thể chia ruộng thành các dạngnhư sau:

* Ruộng một vụ có nước : Ruộng chỉ có nước vào thời vụ cấy lúa.

* Ruộng có nước quanh năm: Xét về đặc tính khối nước trong ruộng có thể chiathành : Ruộng nước chảy ( ruộng vùng núi) và ruộng nước t ĩ nh (ruộng vùng

đồng bằng).2.2. Nước ngầm:Dùng để chỉ chung cho môi tr ường nước ở các dạng khác nhau nằm dưới mặtđất. đặc tính chung của môi tr ường nước nầy là không có ánh sáng, độc lập vớiđiều kiện thời tiết bên ngoài, nhiệt độ nước thấp và không thay đổi.

Trong tự nhiên, nước ngầm có thể chia thành ba loại:

•  Nước ngầm lớp trên: là lớp nước ngầm đọng lại trên lớp đất không ngấmnước đầu tiên, tính từ mặt đất của vỏ trái đất. Loại nước ngầm nầy códạng hang nước ngầm, sông, hồ ngầm hoặc có dạng nước mao dẫn.

•  Nước nén là lớp nước ngầm bị nén giữa hai lớp đất không ngấm nước,do đó chịu một áp lực lớn.

•  Nước khoáng là nước ngầm tiếp xúc với các khe địa chấn, hoà tan nhiềumuối khoáng. Cácn thuỷ sinh vật sống trong điều kiện nước ngầm(Troglobiont) r ất đặc tr ưng về hình thái và sinh học.

Page 13: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 13/139

 Đặc tính thủy lý hóa, cơ học và nền đáy thủy vực

1. Áp lực nướcDo tr ọng lượng riêng cao, nhất là khi có muối hoà tan (có thể đạt tới 1,347g/cm)nên áp lực nước trong thuỷ vực khá lớn. Ở biển khi xuống sâu 10,3m và ở thủy

vực nước ngọt nội địa - cứ 9,986m (tại nhiệt độ 4oC) áp lực nước lại tăng lên 1atm. Ở hải dương, 4/5 diện tích đáy ở độ sâu trên 1.000m (vùng sâu) có áp lựcnước trên 1.000atm. Ở các thủy vực nội địa r ất ít gặp áp lực nước cao như vậy.

Mỗi loại thủy sinh vật có khả năng thích ứng riêng với áp lực nước. Các loàithích ứng r ộng (eurybathe) có thể sống được trong khoảng biến đổi r ộng của áplực nước nên có sự phân bố r ộng theo chiều sâu. Thí dụ như Hải sâm Elpidiavà Myriotrochus sống được ở độ sâu từ 100 - 9.000m. Pogonophora, nhiều loàimực và cá chỉ gặp ở vùng nước sâu trên 5000 - 6000m, nơi có áp lực nước lớn.

Các loài thích ứng hẹp (stenobathe) chỉ sống được trong điều kiện áp lực nướcnhất định, có sự phân bố r ất hẹp theo chiều sâu. Thí dụ như ốc nón Patlla, giun

ống Arenicola chỉ gặp ở vùng nước nóng ven bờ, có áp lực nước thấp.2. Sự chuyển động của khối nước trong thủy vựcTrong thuỷ vực, do nhiều nguyên nhân tác động, khối nước luôn chuyển động,kể cả trong thuỷ vực nước đứng. Nước trong thuỷ vực chuyển động dưới dạngsóng và dòng chảy.

2.1. SóngSóng là do quan hệ tương hổ giữa khối nước và khí quyển. Sóng do gió tạonên, gây ra sự chuyển động giao động của khối nước trên mặt, nhiều khi sóngr ất lớn. Ngoài sóng trên mặt còn có sóng ngầm. Sóng có ảnh hưởng lớn tới đờisống, sự di chuyển và phân bố của thuỷ sinh vật, đặc biệt đối với các thuỷ sinh

vật vùng ven bờ và thuỷ sinh vật sông trôi nổi.2.2. Dòng chảyDòng chảy có thể là dòng chảy ngang, dòng chảy thẳng đứng hay hỗn hợp.Dòng chảy là sự chuyển động của khối nước theo một hướng nhất định trongthuỷ vực. Dòng chảy sinh ra có thể do gió, lực hút của mặt tr ời, mặt tr ăng, sự chênh lệch về áp lực không khí, về mực nước về tr ọng lượng riêng của nước,do chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn và các nguyên nhân khác. Dòng chảy nganglớn nhất và quan tr ọng nhất của khối nước trong hải dương là dòng thuỷ triều vàcác dòng chảy hải dương. thuỷ triều ở biển và hải dương sinh ra do lực hút củamặt tr ời và mặt tr ăng đối với trái đất. đó là hiện tượng nước nước biển và hảidương dâng cao, hạ thấp một cách tuần hoàn trong ngày.

Ngoài các dòng chảy ngang, hải dương còn có các dòng chảy thẳng đứng.Nước từ trên mặt hải dương chìm xuống sâu ở vùng cận cực tạo thành cácdòng chảy thẳng đứng từ trên xuống ở vùng nầy, r ồi lại nổi lên ở vùng ven xíchđạo, tạo thành các dòng chảy thẳng đứng từ dưới lên ở vùng nầy. Ơû các vùngbiển ven bờ, các vịnh, đặc biệt là các biển nhiệt đới còn có các dòng nước từ lục địa chảy ra có lưu lượng lớn sau các vụ mưa.

Page 14: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 14/139

 Đặc tính chuyển động của khối nước trong thuỷ vực ảnh hưởng r ất lớn đến sự di động, hoạt động dinh dưỡng, phân bố của thuỷ sinh vật. Các dòng nước hảidương tạo nên những điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, thức ăn cho cá, ảnhhưởng đến sản lượng các biển.

3. Ánh sáng

Nguồn ánh sáng chủ yếu trong các thuỷ vực là từ mặt tr ời và mặt tr ăng toả xuống, ngoài ra còn có nguồn phát sáng từ thuỷ sinh vật. Phần lớn lượng ánhsáng vào nước được các phân tử nước và các vật lơ lững trong nước hấp thụ.Hệ số hấp thụ ánh sáng của nước tỷ lệ nghịch với độ trong của nước và khácnhau đối với loại tia sáng khác nhau. Như vậy, các thuỷ vực nước đục, có lượngchất cái (seston) lớn hấp thụ ánh sáng nhiều hơn các thuỷ vực nước trong. Cáctia sáng đi vào trong nước không đồng đều, phụ thuộc vào độ dài sóng và độ trong của nước. Độ sâu nhất của các tia sáng đi vào nước khoảng 1.500 -1.700m. Vùng sâu dưới 1.700m, có thể coi là vùng không có ánh sáng mặt tr ời.Do các tia sáng xâm nhập vào nước khác nhau, nên có thể chia tầng nước từ trên xuống dưới sâu thành các vùng ánh sáng khác nhau.

•  Vùng trên (vùng sáng từ 0 -200m) là vùng còn đủ các tia sáng tia sáng từ đỏ tới tím, bảo đảm sự quang hợp cho thực vật phát triển.

•  Vùng giữa (vùng mắt sáng từ 200 - 1.500m) là vùng chỉ còn các tia sángcó sóng ngắn và cực ngắn.

•  Vùng dưới ( vùng tối : sâu hơn 1.500m) là vùng không có ánh sáng.

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự di động và phân bố của thuỷ sinh vật theo độ sâu,đặc biệt là thực vật quang hợp. Sự phân bố của ánh sáng không đồng đều theođộ sâu đã tạo nên các vùng thực vật phong phú ứng với các vùng sáng củatầng nước. sự thay đổi độ chiếu sáng ngày và đêm có tác dụng tới hiện tượng

di động ngày và đêm của thuỷ sinh vật. Ánh sáng còn giúp thuỷ động vật địnhhướng di động, gọi là tính quang hướng động, thúc đẩy các quá trình sinh hoátrong đời sống cá thể, tạo vitamine, ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinhsản, lối sinh sản, chu kỳ sinh sản và biến đổi về hình thái, màu sắc, các cơ quancảm quang của động vật ở các vùng khác nhau.

4. Độ phóng xạ  Độ phóng xạ của nước trong thuỷ vực là do trong nước có chứa các chất phóngxạ như Trontium - 90, Cezium - 173, Ytrium - 91, Cerium - 144... Lớp nước mặttích tụ chất ph óng xạ nhiều hơn lớp nước dưới sâu. Chất phóng xạ tích tụ vàonước từ không khí, các vụ nổ hạt nhân dưới biển, từ các chất thải của tàu

nguyên tử hay các khu công nghiệp nguyên tử. Chất phóng xạ có tác dụng gâyhại cho thuỷ sinh vật, làm tr ứng và phôi phát triển không bình thường. Khi tich tụ vào cơ thể sinh vật chất phóng xạ có tác hại lan truyền cho người và thuỷ sinhvật khác khi sử dụng chúng.

5. Nhiệt độ Nguồn nhiệt chủ yếu của nước trong các thuỷ vực là từ bức xạ mặt tr ời và cáctia sóng dài: hồng ngoại, đỏ, da cam. Chế độ nhiệt ở nước tương đối ổn địnhhơn ở không khí. Do có độ toả nhiệt và thu nhiệt lớn, các lớp nước ở trên mặt

Page 15: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 15/139

và dưới sâu điều hoà nhiệt độ lẫn nhau trong quá trình lạnh đi hay bốc h ơi, làmcho khối nhiệt độ của cả khối nước ít biến đổi.

Chế độ nhiệt của nước trong thuỷ vực biến đổi theo ba nhân tố chủ yếu: v ĩ  độ,mùa vụ và độ sâu. Sự biến đổi nầy làm thay đổi tr ọng lượng riêng của nước ở các vùng khác nhau, của các mùa và độ sâu khác nhau. Nhất là giữa tầng mặt

và tầng đáy, đều tạo nên hiện tương phân tầng nhiệt độ nước, chu chuyểnnước theo mùa trong các thuỷ vực nội địa và các dòng nước thẳng đứng ở hảidương.

Ảnh hưởng của nhiệt độ nước trong thuỷ vực đối với thuỷ sinh vật r ất lớn, cótính chất quyết định đối với đời sống thuỷ sinh vật. Trong đời sống cá thể nhiệtđộ ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, hô hấp, dinh dưỡng, nhịp độ sinh sản vàphát triển của thuỷ sinh vật. Nhiệt độ cũng là nhân tố quyết định ảnh hưởng tớibiến động số lượng của thuỷ sinh vật trong thuỷ vực. Cùng với nồng độ muối,chế độ nhiệt trong thuỷ vực quyết định sự phân bố theo v ĩ  độ, theo thuỷ vực,theo độ sâu, theo mùa.

6. Nồng độ muốiNước là dung môi hoà tan tốt các chất muối. Khi chảy qua các lớp đất, nước đãhoà tan một lượng muối của đất tr ước khi đổ vào các thuỷ vực. Nước ở cácthuỷ vực trong thiên nhiên có nồng độ muối hoà tan r ất khác nhau về nồng độ muối tổng số cũng như thành phần ion. Về mặt thuỷ sinh học đối với mỗi loạinồng độ và thành phần muối hoà tan của nước có một khu hệ thuỷ sinh vật đặctr ưng tương ứng. Căn cứ vào đó, người ta chia nước thiên nhiên thành bốn loạichính: nước ngọt, nước lợ, nước mặn và nước quá mặn. Do quan niệm về đặctính của mỗi loại nước còn khác nhau, do các dẫn liệu dùng làm căn cứ phânchia chưa thống nhất, nên giới hạn phân chia các loại nước thiên nhiên cònchưa thống nhất. Tr ước hết là giới hạn của nồng độ muối hoà tan tổng số theo

các tác giả sau đây:

Phân loại nước Zernov(1934) Constantinov(1967)

Nước ngọt 0.2 - 0.5%o < 0.5%o

Nước lợ 0.5 - 1.6%o 0.5 -30.0%o

Nước mặn 16.0 - 47.0%o 30.0 - 40.0%o

Nước quá mặn > 47%o > 40%o

Nước ngọt có đặc tính là ít thành phần muối Clorite và ion Na, nhiều muốisulfate, carbonate, ion Ca, Si, Mn, N, P và chất hữu cơ hoà tan. Thuỷ vực nướcngọt có khu hệ thuỷ sinh vật đặc tr ưng, nhưng các vùng tương đối gần biển cóthể có một số thuỷ sinh vật nước lợ và nước mặn di nhập vào.

Nước lợ: Nồng độ muối của thủy vực r ất bất ổn định, luôn luôn bị nước trong lụcđịa chảy ra làm nhạt đi và nước từ ngoài hải dương tràn vào làm mặn lên.

Page 16: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 16/139

Thành phần khu hệ thủy sinh vật vùng nước lợ r ất phức tạp. Ngoài thành phầnloài nước lợ còn có các loài nước mặn và các loài từ vùng nước ngọt di nhậpvào theo biến đổi của nồng độ muối. Nước lợ còn được chia thành ba loại:

•  Nước lợ nhạt : 0.5 - 5%o•

  Nước lợ vừa : 5 -18%o•  Nươc lợ mặn : 18 -30 %o

Nước mặn chứa tới 60 nguyên tố hóa học. Trong thành phần có nhiều Clorite vàNa, ít Carbonate, Ca các hợp chất N, P, Si và chất hữu cơ hòa tan. Hàm lượngchất vẩn cũng ít hơn. Thành phần khu hệ thủy sinh vật nước mặn r ất đặc tr ưng,ít khi có những loài nước ngọt hoặc nước lợ di nhập vào.

Chất hòa tan trong nước thiên nhiên bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Cóthể chia thành ba nhóm lớn: Chất vô cơ hòa tan, chất hữu cơ hòa tan và chấtkhí hòa tan.

•  Chất vô cơ hòa tan trong nước tự nhiên gồm ba thành phần:o  Thành phần muối cơ bản là thành phần chủ yếu của chất vô cơ 

hòa tan trong nước thiên nhiên, gồm có các muối Clorite, Sulfatcarbonat Hydrocarbonat, của Na, Ca, K, Mg. Thành phần nầy tồntại dưới dạng các ion chủ yếu Cl2 , SO4, HCO3, CO3, Na, K, Mg vàCa.

o  Các nguyên tố tạo sinh (Biogen) gồm các hợp chất vô cơ và hữucơ hòa tan của N, P và Si là chất cần thiết cho sự tạo thành cơ thể sống. Thuộc vào nhóm nầy còn có thể kể một số muối khác như Na, ca, K, Mg …gọi chung là các muối dinh dưỡng.. . N ở trongnước dưới dạng các ion NH4, NO2 và NO3, hoặc ở dạng hữu cơ 

hòa tan và không hòa tan trong nước. P cũng ở dạng vô cơ và hữucơ hòa tan hay không hòa tan trong nước. Dạng vô cơ trong nướclà H3PO4 và các dẫn xuất.

o  Các nguyên tố vi lượng bao gồm các nguyên tố có hàm lượng r ấtnhỏ, nhưng r ất quan tr ọng đối với đời sống thủy sinh vật. Phổ biếnlà : Fe, Ni, Pb, Cu, Mn, Co …

7. Chất khí hòa tanTrong nước thiên nhiên có các chất khí hòa tan. Những chất khí thường gặp cóhàm lượng cao: O2, CO2, N2, CH4, S, H2S, NH3 …

Nguồn gốc của các chất khí :•  Từ không khí đi vào nước: O2, CO2, N2.•  Do quá trình sống của thủy sinh vật và các quá trình chuyển hóa vật chất

xảy ra trong thủy vực : CO2, CH4, H2S, NH3.•  Do quá trình phân giải khí và chuyển hóa ở các lớp đất sâu dưới tác dụng

của nhiệt độ và áp lực cao: CO2, CO, HCl, H2S, NH3….

Page 17: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 17/139

 Đối với nước trên mặt, nguồn gốc của khí hòa tan trong nước do hai nguồn gốctrên là chủ yếu. Đối với nước ngầm, khí hòa tan trong nước do nguồn gốc thứ ba là chủ yếu.

•  Oxy (O2) :Oxy hòa tan trong thủy vực do từ không khí và từ hoạt động

quang hợp của thực vật ở tầng quang hợp. Lượng oxy nầy sẽ được tiêuthụ trong quá trình hô hấp, trong các quá trình oxy hóa các chất trong thủyvực. Oxy trong nước ở hàm lượng cao có thể thoát ra ngoài không khí.. Ở nền đáy Oxy còn được chuyển hóa từ MnO khó hòa tan trong nước lắngxuống đáy. Khi mất Oxy, chất nầy lại tr ở thành hợp chất Mn hòa tan, lấylại Oxy trong nước r ồi lại lắng xuống đáy.

•  Carbonic (CO2): Khí Carbonic cũng có từ không khí, từ hoạt động hô hấpcủa thủy sinh vật và từ các quá trình phân hủy chất hữu cơ vào nước.CO2 hòa tan trong nước được tiêu thụ trong quá trình quang hợp, trongquá trình chuyển hóa thành HCO3 và CO3 và có thể thoát ra ngoài nước.

Hàm lượng O2 và CO2 trong nước các thủy vực phụ thuộc vào r ất nhiều yếu tố.Nhiệt độ nước và nồng độ muối càng cao, hàm lượng O2 và CO2 trong nướccàng giảm. Hàm lượng O2 và CO2 trong thủy vực còn biến đổi theo mùa, theongày đêm, theo độ sâu theo hoạt động sống của thủy sinh vật và các quát trìnhchuyển hóa vật chất hữu cơ trong thủy vực theo sự thay đổi đặc tính chuyểnđộng của khối nước.

•  Hydrosulfure (H2S): H2S được hình thành do hoạt động của vi khuẩn thốir ửa phân hủy chất hữu cơ và vi khuẩn lưu huỳnh khử sulfate trong nước.Loại thứ nhất thường gặp ở nước ngọt, loại thứ hai thường gặp ở biển vàhải dương nơi có nhiều sulfate. Đây là loại khí độc gây tác hại cho thủy

sinh vật.•  Methane (CH4): Hình thành do quá trình phân hủy celuloze ở đáy hồ, ao,đầm lầy, r ất ít khi gặp ở biển. CH4 cũng là khí độc đối với thủy sinh vật.

8. Độ pH và hiệu thế Oxy hóa khử 8.1. pH Độ pH trong nước phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và được coi là căn cứ để xác định hàm lượng nhiều thành phần khác. Độ pH của một thủy vực biến độngtheo ngày và đêm, theo độ sâu và theo mùa. Độ pH thay đổi làm thay đổi cânbằng hệ thống hóa học trong nước, qua đó làm ảnh hưởng gián tiếp đến đờisống thủy sinh vật.

8.2. Hiệu thế Oxy hóa khử (Eh)Hiệu thế Oxy hóa khử (Eh) thể hiện mối quan hệ giữa hàm lượng chất Oxy hóavà chất khử để thực hiện quá trình Oxy hóa khử trong nước ảnh hưởng đến đờisống thủy sinh vật, nhất là vi sinh vật.

9. Chất hữu cơ 

Page 18: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 18/139

Trong thành phần nước tự nhiên, ngoài lượng chất hữu cơ trong sinh vật , còncó các thành phần chất hữu cơ ở các dạng khác ngoài sinh vật : chất hữu cơ hòa tan, chất vẩn và chất keo.

Thành phần chất hữu cơ nầy do hai nguồn:

•  Nguồn ngoại lai: gồm các chất mùn, bã, các chất thải sinh hoạt, côngnghiệp từ ngoài trôi vào thủy vực.

•  Nguồn nội tại : do các sinh vật trong thủy vực chết đi phân hủy thành.

Chất keo: một tập hợp phân tử các chất hữu cơ và vô cơ kết lại ở tr ạng thái keoloại, lơ lững trong nước.

Chất vẩn : Một phức hợp gồm một giá thể hữu cơ, trên đó có nhiều thành phầnhữu cơ, vô cơ và cả sinh vật (vi khuẩn, tảo…)

Chất hữu cơ hòa tan ở tr ạng thái các acide amine hòa tan trong nước. Lượngchất hữu cơ trong nước được xác định một cách gián tiếp bằng đơn vị mgO2/l.

Chất hữu cơ trong thủy vực là nguồn thức ăn cho thủy sinh vật, phần còn lạilắng đọng xuống nền đáy tạo thành chất bùn đáy thủy vực.

10. Nền đáy thủy vựcNền đáy thủy vực là điều kiện tồn tại và phát triển của khu hệ sinh vật đáy, đồngthời là nơi ở, nơi ăn trong từng giai đoạn của nhiều sinh vật trong tầng nước. Đặc tính của nền đáy phụ thuộc vào hai yếu tố: thành phần cơ học của nền đáyvà chất lắng đọng.

Thành phần cơ học của nền đáy do tính chất địa chất, thổ nhưỡng của nền đấtquyết định . Căn cứ vào tỷ lệ các hạt nhỏ có kích thước nhỏ hơn 0,01 mm cấuthành nền đáy.

Phân chia Tỉ lệ hạt nhỏ

Nền đáy đá Không có hạt nhỏ 

Nền đáy cát < 5%

Nền đáy cát bùn 5 -10%

Nềnđáy bùn cát 10 -30%

Nền đáy bùn 30 -50%

Nền đáy bùn nhão > 50%

Page 19: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 19/139

Chất lắng đọng thủy vực là nguồn vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy thủy vực, là mộtkhâu trong chu trình vật chất, quyết định độ dinh dưỡng của thủy vực. Trongtừng thời gian, hàng mùa hay hàng năm, các vật chất hữu cơ lắng đọng sẽ tạothành từng tầng theo chiều thẳng đứng của nền đáy, phân biệt rõ r ệt do thànhphần và số lượng khác nhau của lớp chất lắng đọng ứng với từng thời gian gọi

là vi tầng.Chất lắng đọng hải dương do các vật chất từ lục địa đổ ra chủ yếu ở ven bờ vàdo xác sinh vật hải dương. Trong nền đáy hải dương có thể phân thành mấyloại chất lắng đọng sau:

•  Bùn Globigerina•  Bùn thân mềm Pteropoda•  Bùn tảo khuê và•  Bùn đất sét đỏ 

Chất lắng đọng đáy hồ có hai loại:

•  Bùn mùn: do xác thực vật từ ngoài vào và•  Bùn thối do xác sinh vật trong hồ thối r ửa và lắng xuống. Trong đó có các

dạng bùn tảo, bùn thực vật lớn và bùn cặn đá vôi. Bùn đá vôi ở đáy hồ ítdinh dưỡng, nghèo chất hữu cơ, thưôøng gặp ở hồ nghèo dinh dưỡng.

Chương 3: Vấn Đề Ô Nhiễm Và Phòng Chống Ô NhiễmTrong Môi Tr ường NướcSự ô nhiễm các nguồn nước trên lục địa hiện nay là một trong những vấn đề ônhiễm tr ầm tr ọng nhất, đặc biệt là đối với các nước công nghiệp hóa. Ở Mỹ người ta ước tính r ằng 90% lượng nước sông được xem là phương tiện vận tảicác chất thải ra biển. Chỉ việc chống ô nhiễm phosphat cho vùng Ngũ hồ hàngnăm cũng đã tốn hết 500 triệu đô la. Ở Liên xô cũ, hơn 400.000km sông ngòi bị ô nhiễm “mãn tính”. Ở Pháp, nơi các vấn đề về môi tr ường đã được quan tâmtương đối sớm và nhà nước đã đầu tư nhiều cho việc phòng chống ô nhiễm ở các sông ngòi, đặc biệt là những sông lớn như sông Sen, sông Ranh, sông Rôn… nhưng cũng vẫn luôn ở tr ạng thái ô nhiễm đáng lo ngại.

Nguyên nhân và tác hại của nước bị ô nhiễm

1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi tr ường nướcThủy vực được coi là nhiễm bẩn khi thành phần hay tr ạng thái nước trong thủyvực bị biến đổi do tác dụng của các hoạt động của con người tới mức hạn chế việc sử dụng các nhu cầu khác nhau hoặc không sử dụng được nữa. Nguồngây ô nhiễm có thể là chất hữu cơ, chất độc hóa học, chất phóng xạ … Có thể phân biệt hai loại ô nhiễm:

Page 20: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 20/139

•  Ô nhiễm sơ cấp là hiện tượng nhiễm bẩn tr ực tiếp do các chất thải từ ngoài đưa vào.

•  Ô nhiễm thứ cấp là là hiện tượng nhiễm bẩn gián tiếp từ nơi nầy sang nơikhác trong một thủy vực hay từ thủy vực nầy sang thủy vực khác (do cácsinh vật chứa chất nhiễm độ, chất phóng xạ…) từ các vùng nhiễm bẩn lọt

vào gây nên sự ô nhiễm.1.2 Nguyên nhân

•  Do nước thải sinh hoạt từ các khu tập trung dân cư: Nước thải loại nầychứa nhiều chất hữu cơ, phân rác, vi khuẩn gây bệnh, tr ứng giun ,sán vàcác sinh vật gây hại khác. Loại nước thải nầy phổ biến nhất.

•  Do nước thải công nghiệp đổ vào. Loại nước thải nầy phức tạp về thànhphần. Tùy theo loại công nghiệp mà nước thải có thể chứa nhiều chất hữucơ chưa phân hủy (nhà máy thực phẩm), nhiều sợi celluloze, sude (nhàmáy giấy), sản phẩm dầu hỏa, muối độc vô cơ và hữu cơ( nhuộm, thuộc

da, hóa chất, luyện kim, than đá).  Đây là loại nước thải gây hại lớn.•  Do hóa nông dược sử dụng trong nông nghiệp.•  Do chất phóng xạ từ không khí, từ chất thải khu công nghiệp nguyên tử,

tàu nguyên tử và thử vũ khí hạt nhân ở biển.•  Do dòng nước nóng thải ra từ nhà máy điện.

1.3. Tác hại

•  Tác hại về cơ học: do lượng phân rác, chất vẩn, chất sợi có r ất nhiềutrong nước thải, phủ kín cả nền đáy thủy vực làm cho thủy sinh vật nềnđáy không phát triển được. Ngoài tác hại cơ học, còn có tác hại do chế độ 

khí hòa tan thay đổi và tác hại gây độc do chất hữu cơ phân hủy gây nên.•  Gây bệnh: nước thải từ khu dân cư, nhà máy chế biến thực phẩm, biachứa nhiều chất hữu cơ. Đó là môi tr ường tốt cho các loại vi khuẩn gâybệnh, các loại tr ứng giun sán tồn tại và phát triển. thường là vi khuẩn gâybệnh đường ruột. Nước thải từ bệnh viện, nếu không được xử lý thíchhợp có thể lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm khác nữa.

•  Gây độc: chủ yếu do chất thải công nghiệp gây nên. Trong nước thải loạinầy có hai dạng chính: là hữu cơ và vô cơ. Chất hữu cơ như phenol, hắcín, aldehyde, sản phẩm dầu hỏa.. r ất khó tan, lâu vô cơ hóa nên lan đi r ấtxa. Chất vô cơ như muối Cu, As, Ni, Pb, Zn, Fe, và các loại acide vô cơ…thường gây độc ở hàm lượng r ất nhỏ.

• 

Nồng độ gây chết (ppm)Gốc Muối

Giáp xác Cá

As 0,25 - 2,5 10 -20

Pb > 0,5 10 -15

Page 21: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 21/139

Cu 1 -100

• 

Ngoài chất thải công nghiệp, nông dược cũng ảnh hưởng r ất lớn đến thủy sinhvật. Ngoài tác dụng tr ực tiếp chúng còn tích tụ trong cơ thể và những sinh vật

nầy sẽ tr ở thành tác nhân gây độc cho những sinh vật sử dụng chúng tiếp theo.

•  Làm biến đổi chế độ khí hòa tan: Trong nước chứa nhiều chất hữu cơ hòatan phân hủy và chưa phân hủy, chúng cùng với các chất vô cơ oxy hóalàm tăng quá trình oxy hóa trong thủy vực gây hiện tượng giảm thấp O2và tăng CO2. Các chất khí H2S, CH4 … cũng gây độc cho thủy sinh vật.

•  Tác hại phóng xạ: Tác hại của các tia phóng xạ xảy ra chủ yếu khi thủysinh vật ăn phải chất phóng xạ có trong nước lẫn trong thức ăn. Các tiaphóng xạ ngoài tác hại gây chết, chúng còn ảnh hưởng đến sự phát triểncủa sinh vật ở giai đọan đầu như đẻ sớm, không phát triển hết các giaidoạn của thai…

•  Tác hại của dòng nước nóng: Nước từ các nhà máy điện (nhiệt điện, thủyđiện, điện nguyên tử) thải ra gây một số tác hại như sau:o  Làm giảm lượng Oxy hòa tan trong nước.o  Làm biến đổi khu hệ thủy sinh vật, nhất là về thành phần loài thực

vật.•  Tác hại do sự phát triển quá mức của thủy sinh vật, do hàm lượng chất

dinh dưỡng tăng cao.

Xác định độ ô nhiễm của thủy vựcNước trong thủy vực khi nhiễm bẩn sẽ biến đổi các đặc tính lý, hóa học cũng

như sinh học tùy theo mức độ nhiễm bẩn. Độ nhiễm bẩn của thủy vực phụ thuộc vào số lượng và đặc tính nước đổ vào, ngoài ra còn phụ thuộc vào đặctính của thủy vực như nông hay sâu, nước chảy hây t ĩ nh, nhiệt độ cao hay thấp.

 Để xác định độ nhiễm bẩn của thủy vực, người ta căn cứ vào chỉ tiêu lý học,hóa học, sinh học và vi khuẩn học.

2.1. Chỉ tiêu lý họcChủ yếu dựa vào mùi vị, màu sắc, độ trong, hàm lượng chất vẩn, màng nướcbiến đổi để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.

2.2. Chỉ tiêu hóa học

Dựa vào hàm lượng chất hữu cơ không bền trong nước, hàm lượng Oxy hòatan, hàm lượng NH4+ và NO2, các muối hòa tan khác trong nước. Các muốikhoáng đóng vai trò chất ô nhiễm chính về mặt khối lượng cũng như về mặt tácđộng sinh học của nước lục địa: như Natri clorua, Nitrat, Phosphat … Ngoài racòn có những kim loại nặng như: Cadimi, Thủy ngân, Chì, Kẽm, Vanadi… Cáchợp chất công nghiệp như: Asen, Xianua, Cromat … Nguồn nước lục địa bị ônhiễm thường xuyên hay chu kỳ bởi các hợp chất vô cơ hay hữu cơ có độ tínhcao với các kim loại nêu trên. Những chất hữu cơ bị phân hủy bằng con đường

Page 22: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 22/139

Oxy hóa hóa học. Trong tr ường hợp nầy, người ta dùng đại lượng COD: nhucầu Oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) để đánh giá mức độ ô nhiễm củanguồn nước.

2.3. Chỉ tiêu sinh học - vi sinhCác nguồn nước lục địa bắt nguồn từ việc thải vào sinh quyển các chất thải

chứa các hợp chất hữu cơ có thể bị lên men và các tác nhân gây bệnh đồnghành với chúng. Sự ô nhiễm nầy làm thoái biến, hủy hoại các hệ sinh thái nướcngọt.

Một số các chất ô nhiễm hữu cơ bị phân hủy bởi vi khuẩn là những chất hữu cơ có thể lên men bởi vi khuẩn ưa khí tham gia vào (hay gây ra). Quá trình phânhủy Oxy hóa các hợp chất hữu cơ nầy tiêu thụ một lượng Oxy tương ứng.Lượng Oxy nầy gọi là nhu cầu Oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand:BOD). Trong thực tế người ta qui ước lấy lượng Oxy tiêu thụ sau 5 ngày, (kýhiệu BOD5) làm tiêu chuẩn để để đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất hữucơ của các nguồn nước.

Sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong môi tr ường nước cũng là một tácnhân gây ô nhiễm. Người ta thường căn cứ vào tr ực khuẩn đường ruột E.coli để đánh giá. Chỉ tiêu nầy phản ánh tình tr ạng nước có phân người hay phân độngvật và khả năng có vi khuẩn gây bệnh của nước, chỉ tiêu nầy được xác định bởihai chỉ số:

•  Chỉ số Coli (Coli - index) là số lương tr ực khuẩn có trong nước, nướcsạch có chỉ số nầy là 3 -10CFU/1ml, còn nước bẩn có thể lên đến100.000CFU/1ml.

•   Độ Coli (Coli - litre) là thể tích nước tối thiểu có chứa 1CFU tr ực khuẩn,nước bẩn có hệ số nầy là 0,1 ml, còn nước sạch có hệ số nầy có khi là

100ml.

Ngoài tr ực khuẩn gây bệnh ra, còn có những thủy sinh vật khác. Trong đó mỗiloại, mỗi nhóm sinh vật, - nhất là những sinh vật bậc thấp - thường chỉ gặp ở nước có độ nhiễm bẩn nhất định do khả năng thích ứng với Oxy và độc tínhkhác nhau của nước. Dựa trên nguyên tắc nầy, người ta xác định độ nhiễm bẩncủa thủy vực bằng cách căn cứ vào sự hiện diện của từng loài, từng nhóm sinhvật chỉ thị. Trong phương pháp xác định sinh học hiện nay, đã phát triển nhữngxu hướng mới, không chỉ căn cứ vào thành phần loài sinh vật chỉ thị mà còn căncứ vào sự biến đổi về mặt sinh thái học, sinh lý học của những nhóm sinh vậtnhất định ứng với các mức độ nhiễm bẩn khác nhau của thủy vực.

Một số chỉ tiêu đánh giá độ ô nhiễm (Aliokin)

 Độ ô nhiễm BOD5(mg/l) COD (mg/l) NH4 (mg/l)

Page 23: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 23/139

Rất sạch 0,5 - 1 1 0,05

Sạch 1,1 - ,19 2 0,1

Hơi bẩn 2,0 - 2,9 3 0,2 - 0,3

Bẩn vừa 3,0 - 3,9 4 0,4 -1Khá bẩn 4,0 - 4,9 5 -15 1,1 - 3

Rất bẩn 10 15 3

Sự ô nhiễm nước biển: Tuy r ằng hầu hết các sông đều đổ ra biển, ngh ĩ a là cácchất gây ô nhiễm các nguồn nước lục địa cũng là chất gây ô nhiễm nước biển.Nhưng sự ô nhiễm của biển và đại dương có những đặc điểm riêng. Nếu như mỗi con sông đều có một lưu vực riêng, ngh ĩ a là sự ô nhiễm của nó phụ thuộcvào đặc điểm địa phương thì biển và đại dương là cái túi cuối cùng chứa tất cả các chất ô nhiễm từ tất cả địa phương trên trái đất… hơn nữa biển và đạidương chiếm 3/4 diện tích trái đất, các biển và đại dương đều thông với nhau,sự có mặt của các dòng hải lưu và hoạt động giao thông đường biển ngày càngphát triển làm cho sự ô nhiễm biển và đại dương mang tính toàn cầu rõ r ệt. Yếutố quan tr ọng nhất gây ô nhiễm ở biển hiện nay là hiện tượng ô nhiễm do dầumỏ. Các vụ “thủy triều đen” là tác động của sự ô nhiễm dầu mỏ lên các sinh vậtbiển. Ngoài ra còn có hiện tượng “thủy triều đỏ” do tảo đỏ nở hoa quá mức, gâyô nhiễm môi tr ường biển và đại dương.

Phân loại môi tr ường nước ô nhiễm

Việc xác định độ nhiễm bẩn của thủy vực có tầm quan tr ọng thực tiễn lớn. Căncứ vào kết quả xãc định, người ta đánh giá mức độ nhiễm bẩn của từng thủyvực và kết luận về giá tr ị sử dụng của từng loại nước. Để tiện đánh giá độ nhiễm bẩn của từng thủy vực, người ta xây dựng những hệ thống phân loại vàchúng được căn cứ vào những dẫn liệu tổng hợp, nhiều chỉ tiêu khác nhau củanước bị nhiễm bẩn. Các hệ thống phân loại được xây dựng r ất nhiều. Trong đóhệ thống phân loại được biết và sử dụng nhiều là hệ thống phân loại củaKolkwitz - Marsson (1902), sau nầy được nhiều tác giả khác bổ sung. Thủy vựcnhiễm bẩn được chia thành bốn loại

3.1. Rất ô nhiễm (polysaprobe)Thủy vực có r ất nhiều chất hữu cơ ở giai đoạn phân hủy đầu tiên, không cóthực vật quang hợp, không có Oxy hòa tan, nhưng có nhiều CO2, CH4, H2S,thực vật lớn kém phát triển, nấm hoại sinh và các vi khuẩn yếm khí phát triểnmạnh với số lượng r ất cao (triệu CFU /ml), sinh vật chỉ thị là Paramoecium,Vortycella, Tubifex…

3.2. Ô nhiễm vừa(mesossaprobe)

Page 24: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 24/139

Loại nầy chia làm hai bậc:

•  Alpha mesossaprobe: xuất hiện các dạng protein bị phân hủy ở giai đoạntrung gian như polypeptid, acide amin, NH4, môi tr ường đã có oxy hòatan, số lượng vi khuẩn khá cao( hàng tr ăm ngàn CFU/ml), đã có tảo lục,

tảo lam xuất hiện. Sinh vật chỉ thị là Oscillatoria,Euglena, Rotatoria,Chironomus..•  Beta mesossaprobe : Ở dạng bẩn nầy có NO2, NO3, có nhiều Oxy, số 

lượng vi khuẩn chỉ có hàng chục ngàn CFU/ml, có cây xanh, tảo khuê,sinh vật chỉ thị là Melosira, Navicula, Spirogyra, Moina,Cyclops…

3.3 Ô nhiễm ít (Oligosaproble)Nước chứa r ất ít chất hữu cơ, NO2, NO3, NH4 r ất ít, hàm lượng oxy cao, khuhệ sinh vật phong phú, đa dạng, số lượng vi khuẩn chỉ vài ngàn CFU/ml, sinhvật chỉ thị là Cladocera, cá kinh tế.

Tóm lại hệ thống nầy chỉ nói đến mức nhiễm bẩn hữu cơ, chưa thể hiện mức

nhiễm độc của nước, các tác giả khác đưa ra hệ thống phân loại khác bổ sungthêm như:

•  Zhdin (1964) : xây dựng hệ thống phân loại căn cứ vào độ nhiễm bẩn vànhiễm độc, lấy sinh vật chịu độc, có khả năng tích tụ và bài tiết chất độclàm sinh vật chỉ thị. nước được chia ra làm các dạng như bẩn (saproble)độc (toxible), bẩn độc (saprotoxxible), riêng nước nhiễm độc được chialàm các dạng như : oligo, meso, poly và hypertoxible.

•  Slodecek ( Tiệp Khắc, 1963) xây dựng hệ thống phân loại chi tiết hơn vàchia nước tự nhiên thành bốn nhóm là : nước sạch (Kataroble), nướcnhiễm bẩn (Limnosaproble), nước bẩn do chất hữu cơ (Eusaproble),

nước bẩn không do hữu cơ (Transaproble). Trong nhóm nầy cũng chiacác loại như nước có chất độc (Antisaproble), nước có phóng xạ (Radiosaproble)nước bẩn do lý học , ví dụ : nhiệt (Cryptosaproble).

Việc xây dựng các hệ thống phân loại nước ngày càng chi tiết, phản ảnh đầy đủ đặc tính và hiện tượng nhiễm bẩn của nước tự nhiên trên thế giới.

Khả năng tự lọc sạch nước trong thủy vực

Hiện tượng nước nhiễm bẩn làm thành phần nước biến đổi một cách đột xuất,

vượt ngoài phạm vi tự nhiên . Hiện tượng nước bị nhiễm bẩn dần dần tái lậptr ạng thái ban đầu khi chưa bị nhiễm bẩn gọi là khả năng tự lọc sạch nước củathủy vực. Khả năng nầy r ất lớn ở nơi nước chảy mạnh như sông suối…và kémở nơi nước t ĩ nh như ao, hồ.

Khả năng tự lọc sạch nước của thủy vực r ất quan tr ọng trong tự nhiên, nhưngkhả năng nầy chỉ có hạn, không giải quyết nổi tr ường hợp nhiễm bẩn nặng vàliên tục.

Page 25: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 25/139

Trong quá trình lọc sạch nước , thủy sinh vật giữ một vai trò quan tr ọng. thamgia vào quá trình nầy chủ yếu là các vi sinh vật, thực vật quang hợp, các độngvật ăn chất vẫn hữu cơ, các động vật có khả năng tích tụ chất độc. sinh vật lọcsạch nước thông qua các quá trình

1. Vô cơ hóa chất hữu cơ:

 Đây là quá trình biến đổi chủ yếu trong hiện tượng tự lọc sạch nước do tác dụngcủa sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật. Chúng tham gia phân hủy protit qua cácdạng trung gian cho tới các dạng hữu cơ như NO2, NO3, NH4 … Quá trình vôcơ hóa chất hữu cơ trong nước còn được tiến hành nhờ hoạt động hô hấp củathủy sinh vật, quá trình Oxy hóa chất hữu cơ trong nước. Các hoạt động nầytiến hành được là nhờ Oxy trong môi tr ường nước. Hàm lượng Oxy phụ thuộcvào chế độ nước chảy và hoạt đông quang hợp của cây xanh trong nước. Như vậy ở những thủy vực có hoạt đông quang hợp của thực vật thủy sinh mạnh haythủy vực nước chảy, khả năng tự lọc sạch nước tiến hành thuận lợi hơn. Quátrình vô cơ hóa chất hữu cơ cũng nhờ vào sinh vật ăn chất hữu cơ trong nước.Một phần chất hữu cơ nầy được dùng cho sinh tr ưởng, một phần bị vô cơ hóa..

Ví dụ ấu trùng Chironomus plumosus.2. Tích tụ chất bẩn và độc trong nước:Khả năng tích tụ chất bẩn và chất độc của thủy sinh vật có tầm quan tr ọng trongviệc loại khỏi vùng nước nhiễm bẩn các chất độc và phóng xạ trong quá trình tự lọc sạch nước. Nhiều loại thủy sinh vật có khả năng tích tụ các muối kim loại.Hàm lượng kim loại trong cơ thể chúng cao hơn ở ngoài nước r ất nhiều. Cácloại thân mềm có khả năng tích tụ muối Co, Cd, Cu, sứa tích tụ muối Zn, trùngphóng xạ tích tụ muối Sr. Các chất phóng xạ cũng được thủy sinh vật phù dutích tụ (thực vật nổi có khả năng tích tụ nhiều hơn động vật nổi), khi chết lắngxuống đáy sẽ bị đất hấp thụ, không tr ở lại nước nữa, đối với các chất phóng xạ 

có thời gian tự phân hủy ngắn như Itrium - 91, Cerium - 144. Những chất độc vàphóng xạ có thời gian phân hủy lâu như  ĐT, Sr -90 chúng tr ở thành tác nhântruyền các chất độc nầy sang người hay sinh vật khác khi sử sụng chúng.

3. Loại bỏ chất độc ra khỏi tầng nướcThủy sinh vật ăn chất hữu cơ r ồi thải ra ngoài ở dạng phân lắng xuống đáy.Tham gia hoạt động nầy có nhiều nhóm động vật không xương sống ăn kiểu lọcvà lắng như thân mềm hai mảnh vỏ, giáp xác, da gai, hải tiêu, ấu trùng côntrùng, Trong đó thân mềm hai vỏ có vai trò quan tr ọng nhất như vem Mytilus, trainước ngọt Anodonta piscinalis, giáp xác Calanus finmarchicus. Ở thủy vựcnước ngọt có Cladocera, Copepoda cũng có hoạt động tương tự.

Xử lý nước ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước sạch

Nguồn nước ngọt là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong quá trình pháttriển cơ thể con người, động vật, thực vật và thủy sinh vật nước ngọt . Nướcngọt là yếu tố không thể thiếu trong trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốcgia. Theo đà phát triển của nhân loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sảnxuất công, nông nghiệp, giao thông ngày càng tăng. Trong sinh hoạt, do nhu

Page 26: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 26/139

cầu hàng ngày của người dân ngày càng cao (ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,lượng nước cho mỗi người dân trên 200 lít/người/ngày, ở tp Hồ Chí Minh, HàNội -1995 - đạt độ 80 -100lít/người/ngày, cao hơn 20% so với những năm1980), Đồng thời việc tăng nhanh dân số thế giới (độ 1,7 -1,8% hàng năm)lượng nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt tăng nhanh chóng. Trong nông nghiệp,

công nghiệp nhu cầu nước cũng tăng nhanh theo việc sản xuất. Điều cần nhấnmạnh là toàn bộ nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ saukhi sử dụng đều tr ở thành nước thải. Nước thải đã bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau và lại được đưa vào môi tr ường. Nguồn gây ô nhiễm môi tr ườngnước quan tr ọng nhất là nước thải. Nước thải sinh hoạt và nước thải côngnghiệp đều chứa tác nhân độc hại, gây suy thoái chất lương nước sông, hồ vànước ngầm. Vì vậy việc xử lý nước thải là tối cần thiết trong công tác bảo vệ tàinguyên nước.

1. Xử lý nước thải1.1 Phương pháp xử lý theo nguyên tắc sinh họcCó ba nhóm phương pháp xử lý nước thải theo nguyên tắc sinh học. Tùy điều

kiện cụ thể(tính chất, khối lượng nước thải, khí hậu, địa hình, mặt bằng, kinh phí…) người ta dùng một trong những phương pháp sau đây hoặc kết hợp vớinhau để xử lý nước thải

•  Các phương pháp hiếu khí (aerobic)

Phương pháp dùng các loại vi khuẩn hiếu khí sử dụng oxy hòa tan trong nướcđể phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

Chất hữu cơ + O2 (vi sinh) = H2O + CO2 + Năng lượng

Chất hữu cơ + O2 (vi sinh) = Tế bào mới

Tế bào + O2 (năng lượng) = H2O + CO2 + NH3

 

Tổng cộng : Chất hữu cơ + O2 = H2O + CO2 + NH3

•  Phương pháp hiếu khí, amoniac cũng được loại bỏ bằng phản ứng Oxyhóa nhờ vi sinh vật tự dưỡng (quá trình Nitrit hóa)

2NH4+ 3O2 (Nitrobacter) = 2NO2 + 4H+ +2H2O + năng lượng

2NO2 + O2 (Nitrosomonas) = 2NO3 -

Tổng cộng : NH4+ + 2O2 (Nitrobacter) = NO3

- + 2H+ + H2O + năng lượng

•  Các phương pháp thiếu khí (anoxic) hay khử nitric hóa

Page 27: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 27/139

Phương pháp này được sử dụng để loại nitơ ra khỏi nước thải theo nguyên tắckhử Nitric hóa do điều kiện môi tr ường nước thiếu Oxy hòa tan, Oxy được giảiphóng từ Nitrat sẽ Oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ và khí Carbonic sẽ được tạothành.

NO3- (vi khuẩn) = NO2 + O2

O2 (chất hữu cơ) = N2 + CO2 + H2O.

•  Các phương pháp kỵ khí (anaerobic)

Phương pháp xử lý kỵ khí dùng loại bỏ các chất hữu cơ trong phần cặn củanước thải bằng vi sinh vật tùy nghi và vi sinh kỵ khí. Như các phương pháp lênmen kỵ khí : Lên men acide, lên men mêtan.

1.2. Xử lý nước thải theo phương pháp vật lý, hóa học

Các phương pháp xử lý sinh học được sử dụng với hiệu quả cao để xử lý chấthữu cơ kém bền vững, nhưng ít hiệu quả đối với nước thải công nghiệp chứacác chất vô cơ độc hại (kim loại nặng, acíe, baz) hoặc các chất hữu cơ bềnvững (các Clobenzen, PCB, Phenol…)và cũng ít hiệu quả với một số loại vikhuẩn. Trong tr ường hợp đó, cần kết hợp phương pháp xử lý sinh học với cácphương pháp lý, hóa học. Năm phương pháp lý, hóa thường dùng trong xử lýnước thải là :

•  Phương pháp lắng và đông tụ để loại bỏ các chất r ắn lơ lững.•  Phương pháp hấp thu: Hấp thu chất ô nhiễm tan trong nước lên bề mặt

một số chất r ắn như than hoạt tính, than bùn…•

  Phương pháp trung hòa các acide hoặc baz.•  Phương pháp chiết tách.•  Phương pháp Clo hóa để diệt vi trùng và phân hủy chất độc.

2. Bảo vệ nước sạch trong tự nhiênBảo vệ nguồn nước sạch tự nhiên là vấn đề đã được đặt ra từ lâu. Tr ước hết làở các nước sớm bị nạn ô nhiễm thủy vực. Để bảo vệ tốt các nguồn nước sạchtự nhiên, đảm bảo cung cấp đủ nước dùng cho nhu cầu đời sống và sản xuấtngày càng tăng, ngoài các biện pháp về luật pháp và tổ chức, nhiều vấn đề cònphải đặt ra cho các ngành khoa học liên quan, trong đó có thủy sinh vật học.Vấn đề chủ yếu là xác định chính xác đặc tính của từng loại nước thải và có

biện pháp xử lý nước thải tốt, hạn chế và ngăn chặn tình tr ạng ô nhiễm cácnguồn nước sạch tự nhiên.

Vấn đề hiện nay là xác định hàm lượng cho phép của từng loại chất độc trongnước dùng, phân loại nước thải có chất độc, xác định sinh vật chỉ thị chất độc,vai trò của sinh vật trong quá trình tự lọc sạch chất độc trong nước.

Page 28: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 28/139

Chương 4: Năng Suất Sinh Học Của Thủy Vực Và ĐờiSống Cá Thể Thủy Sinh Vật

Năng suất sinh họcThủy vực với thủy sinh vật sống trong nước có thể coi như một hệ thống sinhthái luôn luôn vận động trong mối quan hệ trao đổi chất và năng lượng với môitr ường bên ngoài.

Chu trình vật chất trong thuỷ vực

1 Định ngh ĩ a:Chu trình vật chất trong thủy vực là quá trình tạo thành, phân hủy r ồi lại tạo

thành vật chất, từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ tạo nên một chu trình vật chấtdiễn ra không ngừng trong thủy vực. Chu trình nầy thể hiện sự tác động qua lạigiữa thuỷ sinh vật và thuỷ vực, giữa thuỷ vực và môi tr ường ngoài thuỷ vực.

Trong chu trình luôn luôn có một bộ phận của sinh cảnh (muối hoà tan, chất hữucơ hoà tan, thức ăn v.v…) chuyển hoá thành thuỷ sinh vật (các sản phẩm sơ cấp và thứ cấp) đồng thời lại có một bộ phận của thuỷ sinh vật chuyển hoáthành sinh cảnh qua quá trình phân huỷ xác thuỷ sinh vật và quá trình trao đổichất (khí Oxy, CO2, chất tiết v.v..) của thuỷ sinh vật. Nghiên cứu chu trình vậtchất trong thuỷ vực là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề về năng suất sinh họccủa thuỷ vực.

Ở bước khởi đầu, chu trình vật chất trong thuỷ vực tiến hành được là nhờ cónguồn năng lượng từ bên ngoài, chủ yếu nhờ hoạt động quang hợp, một phầnnhỏ hơn nhờ hoạt động hoá tổng hợp. Nhờ nguồn năng lượng nầy từ cơ sở vậtchất vô cơ có nguồn gốc từ bên trong và bên ngoài thuỷ vực (Oxy, CO2, muốidinh dưỡng, nước) hình thành nên những thuỷ sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấpnhất làm cơ sở cho sự hình thành các thuỷ sinh vật ở các bậc ngày càng cao. Đồng thời, từ các sản phẩm được hình thành nầy (động vật, thực vật) lại có mộtquá trình chuyển hoá ngược lại. Quá trình phân huỷ xác các thuỷ sinh vật nầynhờ hoạt động của các sinh vật phân huỷ (vi khuẩn trong thuỷ vực) và quá trìnhphân huỷ chất hữu cơ trong cơ thể thuỷ sinh vật, trong hoạt động sống củachúng. Từ đó, tạo nên một dòng vật chất ngược lại từ các chất hữu cơ phân tử 

cao theo con đường vô cơ hoá tr ở lại các dạng vật chất vô cơ ban đầu. Trongquá trình phân huỷ có một phần vật chất bị tách khỏi chu trình chuyển hoá trongmột thời gian hay v ĩ nh viễn không tham gia tr ở lại vào chu trình vật chất trongthuỷ vực nữa. Phần vật chất nầy sẽ được tích tụ ở các nơi dự tr ữ trong hayngoài thuỷ vực. Thí dụ: khí Oxy, Carbonic có thể thoát ra ngoài nước của thuỷ vực vào khí quyển. Các chất hữu cơ đang bị phân huỷ có thể lắng xuống và bị vùi lấp dưới nền đáy …

2. Đặc tính của chu trình vật chất

Page 29: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 29/139

(Hình)

Chu trình chuyển hoá vật chất trong thuỷ vực thể hiện ở số lượng vật chất (ở mức độ nguyên tử và phân tử tham gia vào các dòng chuyển hoá vật chất, ở tốcđộ chuyển hoá vật chất trong chu trình tạo thành và phân huỷ) và ở kiểu chutrình.

Tuỳ theo đặc tính địa hình và thuỷ học, chu trình vật chất trong thuỷ vực có cáckiểu sau:

•  Kiểu vòng là chu trình mà trong đó mỗi vòng của chu trình được tiến hànhtrên cơ sở lượng vật chất được tạo thành ở ngay nơi đó trong vòng tr ướccủa chu trình (chu trình vật chất trong ao, hồ…).

•  Kiểu xoắn ốc là chu trình mà trong đó lượng vật chất được tạo thànhtrong vòng đầu của chu trình do chuyển động của khối nước mà đượcchuyển tới nơi khác trong thuỷ vực, cộng với lượng vật chất từ bên ngoàivào mà tiến hành một vòng chuyển hoá vật chất mới (chu trình vật chất

trong sông, trong hải dương nơi có dòng chảy ngang…).

 Đặc tính cơ bản của chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong thuỷ vực là càng tạo thành nhiều bậc dinh dưỡng cao trong chu trình thì lượng vậtchất và năng lượng càng giảm đi. Nói cách khác là lên tới bậc cao nhất trongchu trình thì lượng vật chất đã bị hụt đi nhiều so với lượng vật chất được tạothành ban đầu. Sự hao hụt vật chất và năng lượng nầy do hoạt động sống củathuỷ sinh vật trong quá trình phân huỷ và tích tụ.

Quần xã sinh vật trong thuỷ vực càng đa dạng (số loài càng nhiều) chuổi thứcăn càng dài, lượng thông tin càng lớn, thì vật chất và năng lượng càng bị haohụt nhiều trong quá trình vận động của hệ sinh thái. Theo tính toán, cứ mỗi lần

chuyển từ một bậc dinh dưỡng tới bậc dinh dưỡng tiếp sau, năng lượng lạigiảm đi 10 -15 lần.

Nhìn tổng quát có thể thấy trong chu trình vật chất của thuỷ vực có ba quá trìnhvận động cơ bản : tạo thành, phân huỷ và tích tụ. Ba quá trình nầy có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và chính đặc tính của mối quan hệ giữa ba quá trìnhnầy quyết định khả năng của thuỷ vực sản sinh ra chất sống bao hàm trong cácthuỷ sinh vật . Nó quyết định chiều hướng phát triển của thuỷ vực giàu lên haynghèo đi về mặt sản phẩm sinh vật, là các đối tượng có quan hệ tr ực tiếp tới đờisống con người.

3. Năng suất sinh học (Bio-productivity)

Năng suất sinh học của thủy vực là khả năng sản sinh ra chất sống dưới dạngcác thủy sinh vật làm tăng khối lượng sinh vật trong thủy vực. Khả năng nầyđược thể hiện tr ước hết ở quá trình tạo thành nhưng có liên quan phụ thuộc vớivới tất cả các khâu khác trong toàn bộ chu trình chuyển hóa vật chất trong thủyvực.

Năng suất sinh học của thủy vực cao hay thấp một mặt tùy thuộc ở khả năngsinh tr ưởng và sinh sản của quần thể thủy sinh vật tự dưỡng hay dị dưỡng. Mặt

Page 30: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 30/139

khác tùy thuộc ở khả năng bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại vàphát triển chất sống, tạo nên khối lượng sinh vật mới của thủy vực.

Các khái niệm xác định năng suất sinh học trong thuỷ vực

 Để nghiên cứu năng suất sinh học của thủy vực, cần phải nghiên cứu các đặctinh định tính và định lượng của các quần thể thủy sinh vật, các điều kiện củamôi tr ường sống, nhịp sinh tr ưởng và phát triển, biến động số lượng và đặc tínhsinh học của sinh vật trong thủy vực. Để xác định cụ thể khả năng sản sinh rachất sống, tạo ra khối lượng sinh vật mới của thủy vực. Về mặt định lượng, thủysinh học sử dụng một số khái niệm để đánh giá lượng sinh vật trong thủy vực.

1. Khối lượng sinh vật (sinh vật lượng - Biomasse)Khối lượng sinh vật hay sinh vật lượng của thủy vực là lượng sinh vật có trongthủy vực, xác định được bằng các phương pháp định lượng ở mỗi thời điểmnhất định nào đó.

Khối lượng sinh vật trong thủy vực biến đổi qua các thời điểm phụ thuộc vào sự biến đổi số lượng các quần thể thủy sinh vật sống trong thủy vực.

Khối lượng sinh vật được tính theo chất tươi, chất khô, hay định hình. Đơn vị thường dùng để tính toán khối lượng sinh vật là g/l, g/m3, g/m2, kg/ha haytấn/ha.

2. Sản lượng sinh vật (Production)

Sản lượng sinh vật của thủy vực là lượng chất sống do sinh vật sản sinh ra, thể hiện ở độ tăng khối lượng sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định nào đó(ngày đêm, năm…) trong thủy vực.

Sản lượng sinh vật được tính theo chất tươi hay chất khô hoặc có thể tính giántiếp theo lượng carbon hấp thu, lượng Oxy phóng thích ra trong quá trình quanghợp hay độ calo tương ứng của chất sống sản sinh ra trong một khoảng thờigian nào đó. Đơn vị tính sản lượng sinh vật của thủy vực là gC/m2, gO2/m2,Kcal/m2 trong ngày hay trong năm, g/m2 hay g/m3 vật tươi hay khô trong năm.

P (t2 - t1) = B(t2) - B(t1) + P’

 

Với•  P (t2-t1) : là sản lượng sinh vật trong khoảng thời gian (t2-t1).•  B(t1) và B(t2) : khối lượng sinh vật ở thời điểm t1 và t2.•  P’ : khối lượng sinh vật hao hụt trong khoảng thời gian (t2-t1)

3. Hệ số P/B

Page 31: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 31/139

Hệ số P/B là khái niệm dùng để thể hiện mối liên quan giữa sản lượngvà khốilượng sinh vật của một quần thể sinh vật hay một thủy vực, đó là sản lượngsinh vật của một đơn vị khối lượng sinh vật trong khỏang thời gian nhất địnhthường là một năm, có thể gọi đó là sản lượng sinh vật riêng.

Hệ số P/B biến đổi phụ thuộc vào nhiều nhân tố như : đặc tính thành phần loài,

đặc điểm sinh tr ưởng và phát triển của thủy sinh vật.

Hệ số P/B (tính theo tháng) ở một nhóm sinh vật nước ngọt giảm dần khi kíchthước trung bình của chúng tăng lên (Shuskina 1967) như kết quả ở bảng sau:

Bảng 1: Hệ số P/B ở một số nhóm sinh vật nước ngọt

Nhóm sinhvật

Protozoa Rotatoria Cladocera Copepoda

P/B 10 - 30 10 -30 2,5 - 5 1 - 5

Theo Greze (1971) thì kết quả nghiên cứu hệ số P/B ở sinh vật biển cũng tươngtự như ở nước ngọt, ngh ĩ a là sinh vật có kích thước trung bình càng cao thì hệ số P/B càng thấp, kết quả trình bày trong bảng 2.

Bảng 2: Hệ số P/B ở một số nhóm sinh vật biển (theo Greze)

Nhóm động vật Hệ số P/B

Copepoda 0,06 -0,16

Cladocera 0,19

Amphipoda 0,008 - 0,037

Chaetognatha 0,21 - 0,31

Mollusca 0,004 - 0,01

Appendicularia 0,32

Pisces 0,0006 - 0,008

4. Một số khái niệm khác

Page 32: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 32/139

•  Nguồn lợi sinh vật là bao gồm tất cả sinh vật có khả năng là đối tượngkhai thác của thuỷ vực.

•  Sản phẩm sinh vật là từng loại sinh vật cụ thể (động vật, thực vật) thườnglà các loại có giá tr ị sử dụng có trong thuỷ vực, toàn bộ sản phẩm sinh vậttạo nên nguồn lợi sinh vật của thuỷ vực.

  Sản phẩm khai thác là các đối tượng sinh vật có giá tr ị khai thác tr ực tiếphay gián tiếp, phục vụ cho lợi ích con người, hiện đang được khai thác.•  Sản phẩm thu hoạch là lượng sinh vật thu hoạch được bằng phương tiện

đánh bắt, gây nuôi trong một khoảng thời gian nào đó từ thuỷ vực.•  Sản lượng sinh vật sơ cấp là lượng chất sống dưới dạng thực vật, do

thực vật tự dưỡng tạo nên, tổng hợp từ các vật chất vô cơ nhờ quanghợp.

•  Sản lượng sinh vật thứ cấp là chất sống dưới dạng động vật do động vậtdị dưỡng tạo nên, trong quá trình tạo thành có sử dụng các sản phẩm sơ cấp làm thức ăn.

5. Cách xác định sản lượng sinh vật trong thuỷ vực•  Sản lượng sinh vật sơ cấp (Primary productivity):

 Đây là khâu thứ nhất trong quá trình sinh sản ra vật chất hữu cơ trong thuỷ vực.Bước chuyển hoá của vật chất trong thuỷ vực từ vô cơ thành vật chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp của thực vật trong nước. Sản lượng sinh vật sơ cápcủa thuỷ vực là khâu quan tr ọng, quyết định năng suất sinh học của thuỷ vực làcơ sở của các quá trình tạo thành chất sống ở các bậc cao hơn.

Sản phẩm sinh vật sơ cấp được tạo nên do hoạt động quang hợp của thực vậtở nước, do đó việc xác định sản lượng sơ cấp của thuỷ vực cũng dựa trên cơ 

sở tính toán cường độ quang hợp của thực vật trên từng đơn vị diện tích củamặt nước hay đơn vị của khối nước ở các tầng nước khác nhau.

Cần phân biệt rõ hai khái niệm là

•  Cường độ quang hợp thể hiện khả năng sản sinh ra chất hữu cơ của thựcvật trên một đơn vị khối lượg của chúng.

•  Sản lượng sinh vật sơ cấp thể hiện khả năng sản sinh ra chất sống củamột thể tích nước..

Sản lượng sinh vật sơ cấp mang hai ý ngh ĩ a ở hai mức độ khác nhau:

•  Sản lượng sơ cấp toàn phần là toàn bộ bộ chất hữu cơ được thực hiện vàcó trong một khối nước tạo thành.

•  Sản lượng sơ cấp thực tế là sản lượng sơ cấp toàn phần tr ừ đi phần chấthữu cơ tiêu hao trong quá trình trao đổi chất của thực vật.

Có nhiều phương pháp xác định sản lượng sinh vật sơ cấp

Page 33: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 33/139

•  Phương pháp bình sáng tối : xác định lượng Oxy của thực vật có trongmột thể tích nước phóng thích ra trong quá trình quang hợp, trong khoảngthời gian nghiên cứu.(ngày, đêm).

•  Phương pháp xác định sản lượng sơ cấp căn cứ vào lượng chất diệp lụccó trong thực vật.

  Phương pháp tính số lượng C14 phóng xạ dưới dạng Bicarbonat hayCarbonat được thực vật hấp thụ trong thời gian nghiên cứu từ đó suy ralượng C đã được thực vật hấp thụ.

Sản lượng sinh vật sơ cấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó quan tr ọngnhất là hàm lượng muối dinh dưỡng cần cho sự sinh tr ưởng, phát triển của thựcvật, số lượng, thành phần loài, độ tập trung của thực vật và chế độ chiếu sángtrong tầng nước. Ngoài ra chế độ nhiệt, nồng độ muối cũng ảnh hưởng đếnnăng suất nầy.

•  Sản lượng sinh vật thứ cấp (Secondary productivity)

Các sản phẩm sơ cấp của thuỷ vực được tạo thành một phần sẽ bị phân huỷ,một phần sẽ được các động vật ăn, ngh ĩ a là chuyển sang tham gia vào quátrình tạo thành các sản phẩm thứ cấp của thuỷ vực ở các bậc dinh dưỡng tiếpsau dưới dạng động vật dị dưỡng.

Số lượng bậc tuỳ thuộc vào đặc điểm cấu trúc quần loại thuỷ sinh vật, tr ước hếtlà thành phần loài và quan hệ thức ăn. Mỗi bậc của quá trình tạo thành sảnphẩm thứ cấp trong thuỷ vực lại có giá tr ị khác nhau về mặt chuyển hoá vật chấtvà năng lượng. Bậc càng cao thì số lượng vật chất và năng lượng bị tiêu haocàng lớn, sản lượng sinh vật thứ cấp ở các bậc tiếp sau càng giảm đi về số lượng nhưng được nâng cao chất lượng.

Xác định sản lượng sinh vật thứ cấp là vấn đề r ất phức tạp. Hiện nay do đặctính sinh học và sinh thái học của động vật r ất khác nhau, nhất là quá trình sinhtr ưởng và phát triển. Vì vậy không có phương pháp nghiên cứu chung cho cácnhóm động vật.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh học trong thuỷ vực

Năng suất sinh học của thuỷ vực có liên quan và được quyết định tr ước tiên bởiđặc điểm của chu trình vật chất trong thuỷ vực. Năng suất sinh học có thể caohay thấp, ngh ĩ a là thuỷ vực có thể sản sinh ra được nhiều hay ít sản phẩm sơ cấp hay thứ cấp là tuỳ thuộc ở điều kiện của thuỷ vực có đảm bảo hay khôngđảm bảo sự cân bằng được sự cân bằng của ba quá trình tạo thành, phân huỷ và tích tụ hay không (tr ước hết là quá trình tạo thành). Ba quá trình nầy có liênquan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy một khâu nào yếu cũngsẽ ảnh hưởng tới cân bằng vật chất và năng lượng của thuỷ vực. Do đó ảnhhưởng đến năng suất sinh học của thuỷ vực.

Page 34: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 34/139

Mặt khác thuỷ vực vừa là một yếu tố cảnh quan (dùng như nền đất và tầngkhông khí) nhưng đồng thời cũng là môi tr ường sống của thuỷ sinh vật. Do đóxét các nhân tố quyết định năng suất sinh học của thuỷ vực, tr ước hết phải xétcác nhân tố bảo đảm tới mức cao nhất sự phát triển thuận lợi của đời sống thuỷ sinh vật, đặc biệt đối với các sinh vật có tầm quan tr ọng trong khai thác, phục vụ 

đời sống con người. Các nhân tố nầy r ất nhiều và tác dụng tới đời sống sinh vậtnhư một phức hệ nhân tố, chứ không riêng r ẽ. Tuy trong đó có các nhân tố chủ yếu và thứ yếu.

 Để dễ nghiên cứu, có thể chia thành ba loại nhân tố có ảnh hưởng quyết địnhtới năng suất sinh học của thuỷ vực.

•   Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thuỷ vực là điều kiện bảo đảm cho cácquá trình chuyển hoá vật chất trong thuỷ vực tiến hành được thuận lợi. Địa hình của thuỷ vực có một ý ngh ĩ a quan tr ọng. Thí dụ như ở các thuỷ vực quá sâu (hồ sâu, vùng khơi hải dương) khối lượng chất dinh dưỡngtích tụ ở đáy không vận chuyển lên mặt được, vì vậy không tham gia vào

quá trình tạo thành vật chất ở tầng quang hợp được, làm các thuỷ vựcnầy mang tính chất nghèo dinh dưỡng. Ở vùng thượng lưu, đáy dốc nướcchảy xiết, cuốn trôi vật chất lắng đọng, độ sâu sâu mực nước quá thấplàm nhiệt độ không ổn định cũng làm ảnh hưởng xấu đến năng suất sinhhọc của thuỷ vực.

•  Cơ sở chất dinh dưỡng của thuỷ vực: bao gồm cả khối lượng muối dinhdưỡng , thức ăn của thực vật tự dưỡng, điều kiện để tạo nên các sảnphẩm sơ cấp và cả khối lượng thức ăn cho động vật, điều kiện để tạo nêncác sản phẩm thứ cấp. Chúng có hai nguồn gốc là nội tại và ngoại lai.

Khối lượng muối dinh dưỡng trong thủy vực (tr ước hết là các muối tạo sinh:

N,P,Si) phụ thuộc vào quá trình tích tụ và phân hủy chất hữu cơ trong thủy vựcvà tùy thuộc vào nguồn muối dinh dưỡng từ ngoài thủy vực đổ vào. Đối với cácvùng biển ven bờ nguồn muối dinh dưỡng quan tr ọng là là các dòng nước từ lụcđịa chảy ra. Đối với các thủy vực nội địa ở vùng đồng bằng một nguồn quantr ọng là nước thải sinh hoạt ở các vùng đông dân cư. Đối với các thủy vực vùngnúi, nguồn quan tr ọng là các chất mùn bã thực vật ở r ừng, núi xung quanh đổ vào. Tuy nhiên khối lượng chất hữu cơ tích tụ trong thủy vực chỉ có tác dụngtích cực đối với năng suất sinh học thủy vực khi không làm ảnh hưởng tới chế độ khí hòa tan trong thủy vực, không gây độc cho thủy sinh vật do các sảnphẩm phân hủy . Khối lượng chất hữu cơ tích tụ quá lớn khi phân hủy sẽ có tácdụng tiêu cực đối với năng suất sinh học thủy vực, làm cho các thủy vực mất

dinh dưỡng. quá trình phân hủy chất hữu cơ lại phụ thuộc nhiều vào thành phầnvà điều kiện hoạt động của vi sinh vật trong thủy vực, tr ước hết là vi khuẩn Nitơ, Lưu huỳnh, Sắt vào chế độ khí và nhiệt độ trong thủy vực.

Cơ sở thức ăn của động vật bao gồm r ất nhiều thành phần: thức ăn động vật(nổi và đáy), vi khuẩn, thực vật, chất vẩn, chất hữu cơ hòa tan. Các thành phầnthức ăn nầy có tác dụng nhiều hay ít đối với sản lượng thứ cấp của thủy vựccòn tùy thuộc vào giá tr ị sử dụng của chúng

Page 35: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 35/139

•  Thành phần và quan hệ quần loại trong thủy vực:

Thủy vực có năng suất sinh học cao, ngoài những yếu tố về đặc điểm lý hóahọc, địa hình thuận lợi và có cơ sở chất dinh dưỡng phong phú còn cần phải cóthành phần loài và quan hệ quần loại thích hợp. Điều nầy có ý ngh ĩ a là thành

phần loài gồm nhiều loại có giá tr ị khai thác cao hay không, có tận dụng đượchết khả năng về thức ăn của thủy vực hay không, có sản lượng vi sinh vật caohay không. Mặt khác trong thành phần loài phải hạn chế tối đa các sinh vật gâyhại cho các thủy sinh vật khai thác (các loài ký sinh, cá dữ …). Trong quan hệ quần loại, quan hệ thức ăn trong thủy vực là quan tr ọng nhất. Thủy vực có năngsuất sinh học cao phải có những chuổi thức ăn có lợi về mặt chuyển hóa vậtchất, thường là những chuổi thức ăn ngắn, phải khai thác được hết các khả năng thức ăn tự nhiên, không để một khâu thức ăn nào bị bỏ phí.

•  Các biện pháp khai thác và các nhân tố nhân tác ảnh hưởng đặc tính thủyvực. Việc khai thác quá mức, bừa bãi một loại đối tượng nào đó sẽ dẫn

đến tình tr ạng làm giảm sút tr ữ lượng của chúng, nhiều khi bị tiêu diệt hẳntrên một vùng lãnh thổ. Ví dụ khai thác cá bột trên sông, nhất định làmảnh hưởng đến tr ữ lượng cá nước ngọt. Trong các nguyên nhân nhântác, hiện tượng nhiễm bẩn thủy vực do nước thải công nghiệp có ảnhhưởng nghiêm tr ọng đối với năng suất sinh học của thủy vực. Các côngtrình thủy lợi, làm thay đổi chế độ thủy học của mạng lưới thủy văn trongcả một vùng lãnh thổ, có khi gây ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh họccủa các thủy vực, đặc biệt đối với các loài cá di cư đi đẻ, các thủy sảnnước mặn di nhập vào nước ngọt nội địa.

Các biện pháp nâng cao năng suất sinh học trong thuỷ vựcNghiên cứu nâng cao năng suất sinh học của một thủy vực thường tiến hành ở hai mức độ, đó là biện pháp tận dụng khai thác khả năng tự nhiên và bảo vệ sản lượng tự nhiên đó. một số phương thức làm tăng năng suất sinh học thủyvực là

1. Cải tạo địa hình và chế độ thuỷ hoá học của thuỷ vựcBiện pháp nầy chỉ áp dụng đối với thủy vực nhỏ, các biện pháp cần thực hiện là

•  Nạo vét bùn đáy để tăng độ sâu và hàm lượng Oxy.•  San phẳng nền đáy•  Bón vôi•  Gây bãi thực vật ven bờ, tạo bãi đẻ và tăng cường thức ăn.•  Xáo tr ộn nước trong thủy vực để chu chuyển nước.

2. Tăng cường cơ sở thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực Đây là biện pháp cơ bản nhất có hiệu quả nhất, các biện pháp cần thực hiện là

•  Bón phân cho thủy vực

Page 36: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 36/139

•  Thuần hóa thủy sinh vật làm thức ăn vào thủy vực

Thuần hóa là đưa sinh vật từ ngoài thủy vực vào nuôi trong thủy vực, biếnchúng thành các sinh vật phát triển bình thường trong thủy vực. Mục đích thuầnhóa là đưa một hoặc một số loại sinh vật vào thủy vực để tận dụng những thành

phần thức ăn chưa tận dụng hết và để sử dụng loại sinh vật được thuần hoá đó( nếu chúng phát triển tốt) như một thành phần thức ăn mới trong thủy vực.

•  Gây nuôi nhân tạo thức ăn sinh vật.•  Cải tạo thành phần loài: Mục đích của biện pháp nầy là tăng cường các

đối tượng có giá tr ị kinh tế cao, có sản lượng cao trong thủy vực và loạitr ừ các loài gây hại.

3. Khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sinh vật trong thuỷ vực.Những qui định về kích thước khai thác, mùa vụ khai thác và kỹ thuật khai tháccần được thực hiện nghiêm chỉ nh. Cần có những biện pháp bảo vệ các thủy

vực khỏi nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp, khi xây dựng các công trìnhthủy lợi cần kết hợp chặt chẽ với việc khai thác nguồn lợi sinh vật thủy vực.

Đời sống cá thể thuỷ sinh vật Đặc điểm cơ bản nhất của đời sống thủy sinh vật là chúng sống trong môitr ường nước. Các quá trình sống của thủy sinh vật, nhìn một cách tổng quát,đều diễn ra trong mối quan hệ qua lại giữa cơ thể thủy sinh vật và môi tr ườngnước. Chúng r ất khác với những sinh vật ở môi tr ường cạn về về các đặc điểmlý, hóa, cơ học và sinh học. Các nhân tố sinh thái: nhiệt độ ánh sáng, gió … đềutác động đến đời sống thủy sinh vật thông qua môi tr ường nước, sau khi đãbiến đổi một cách có qui luật trong môi tr ường nước. Mặt khác, môi tr ườngnước trong thiên nhiên không phải đồng nhất mà biến đổi theo từng địaphương, theo từng thủy vực cụ thể. Vì vậy, đời sống thủy sinh vật một mặt tuântheo những qui luật chung, một mặt có những đặc điểm riêng trong điều kiện cụ thể của từng thủy vực, từng vùng của thủy vực.

Thủy sinhn vật trong thủy vực bao gồm nhiều loại động vật, thực vật, vi khuẩn,nấm. trong từng nhóm cũng lại gồm nhiều bậc tiến hóa từ thấp tới cao. Cácnhân tố sinh thái tác động tới các hoạt động sống của thủy sinh vật gồm cácnhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ muối, pH … và các nhân tố hữusinh (các thủy sinh vật khác và các sinh vật khác ngoài thủy vực). Mỗi nhân tố nầy ít hay nhiều, gián tiếp hay tr ực tiếp đều đồng thời có ảnh hưởng một cách

nhất định đến từng quá trình sống của thủy sinh vật trong thủy vực. Nói cáchkhác đời sống thủy sinh vật ở mức độ cá thể, quần thể cũng như quần loại trongthủy vực đều nằm trong mối quan hệ phức tạp với cả một phức hệ nhân tố, ảnhhưởng nhiều mặt hổ tr ợ hoặc hạn chế lẫn nhau, chứ không phải chịu tác độngcủa từng nhân tố riêng lẻ.

Nghiên cứu đời sống thủy sinh vật một cách đúng đứn là phải nghiên cứu trongtác động tương quan, đồng thời của cả phức hệ nhân tố sinh thái trong thủy vực

Page 37: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 37/139

đối với hoạt động sống đó và ảnh hưởng của hoạt động sống đó đối với môitr ường bên ngoài.

Các nhân tố sinh thái của môi tr ường tác động lên hoạt động sống của thủy sinhvật không đều nhau, mà có các nhân tố tác động chủ yếu hay thứ yếu. Vì thế việc phân tích rõ nhân tố chủ yếu hay thứ yếu để xác định rõ nhân tố chủ đạo

trong từng hoạt động sống giúp ta hiểu một cách đúng đắn nguyên nhân và hậuquả của hiện tượng sống. Đời sống cá thể của thủy sinh vật trong môi tr ườngnước r ất đa dạng, nhưng có thể tập trung lại trong các vấn đề. : di động, dinhdưỡng, trao đổi nước, muối, trao đổi khí, sinh sản, sinh tr ưởng và phát triển.Trong tự nhiên mọi hoạt động của thủy sinh vật không xảy ra một cách đơn độcở riêng một cá thể mà mỗi cá thể đều sống trong quần thể nhất định của loài,trong mối quan hệ qua lại với các cá thể khác trong quần thể. Vì vậy việc nghiêncứu đời sống cá thể một cách đúng đắn không thể tách r ời đời sống quần thể,phải luôn luôn gắn liền với mối quan hệ hổ tr ợ hoặc hạn chế của quần thể.

Thủy sinh vật sống trong thủy vực có cấu tạo và đời sống thích ứng với từng

loại sinh cảnh khác nhau. Có thể phân chia thủy sinh vật thành ba nhóm sinhthái lớn, sống ở ba sinh cảnh lớn.

•  Sinh vật trong tầng nước: (Pelagos). Trong đó có thể phân biệt: sinh vậtnổi (plankton), sinh vật màng nước (neiston), sinh vật trôi (pleiston) sinhvật tự bơi (nekton). Ngoài ra còn có các sinh vật sống trên các vật thể ở nước (cây, cỏ, rác, đá …) gọi là sinh vật bám (periphyton). Tập hợp cácsinh vật sống trong tầng nước và các chất vẩn trong nước (detritius haytripton) gọi chung là chất cái (seston)

•  Sinh vật đáy (Benthos)

•  Sinh vật vùng triều

Di động của thuỷ sinh vật

Di động là một yêu cầu của đời sống thủy sinh vật. Để bảo đảm có được nhữngđiều kiện môi tr ường thích hợp với từng loại hoạt động sống (dinh dưỡng hôhấp) và từng giai đoạn phát triển.

Khả năng di động của thủy sinh vật là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, phùhợp với đặc điểm và sinh sản của thủy sinh vật

1. Khả năng nhận biết môi tr ường và định hướng di động ở thủy sinh vật•  Khả năng nhận ánh sáng: do môi tr ường ít ánh sáng nên khả năng nầy

tương đối kém, chúng chỉ nhìn được vật r ất gần nhưng lại nhìn được vậtr ất nhỏ. Chúng còn có khả năng nhận biết được màu sắc, có một số cònnhận biết được ánh sáng phân cực và di động theo mặt phẳng của ánhsáng phân cực.

•  Khả năng nhận âm: tốt hơn nhận ánh sáng, phù hợp với đặc điểm lannhanh và xa của âm trong nước. Âm của thủy sinh vật phát ra nhờ các

Page 38: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 38/139

cơ quan phát âm, thường ở càng, giáp đầu, râu I (giáp xác), ở r ăng hầu,tia vi ngực, khớp sọ, cột sống và hàm (cá). Âm thường phát ra nhằmnhiều mục đích: báo động, gọi con cùng bầy, gọi đực cái, báo hiệu, bắtmồi … thủy sinh vật còn có khả năng phát sóng siêu âm và nhận siêuâm.

•  Khả năng nhận điện và từ: khả năng nầy có gần như ở hầu hết các thủysinh vật. Nhiều loài có khả năng phát ra xung điện để thăm dò thức ăntrong điều kiện nước đục, định hướng di động trong điều kiện không cóánh sáng, nguyên tắc nhận biết là sự thay đổi tr ường điện từ xungquanh.

•  Khả năng nhận biết áp lực nước: do cơ quan thủy t ĩ nh (bong bóng cá, nh ĩ  thạch…) ở thủy sinh vật đảm nhận, khả năng nầy giúp con vật xác địnhđộ sâu thuận lợi nhất trong thủy vực.

•  Khả năng nhận biết mùi vị: khả năng nầy giúp con vật nhận biết vật cùngloài, ghép bầy, phát hiện kẻ thù.

Tóm lại nhờ những khả năng trên mà thủy sinh vật có khả năng phân tích đượcđặc điểm môi tr ường, xác định được tư thế, vị trí của nó trong môi tr ường nước.

2. Các cách di động ở thuỷ sinh vật* Di động chủ động Đây là lối di động tích cực, tốc độ nhanh, chủ động định hướng di động. Vì vậynhanh chóng tìm thấy môi tr ường sống cần thiết. khả năng nầy phụ thuộc vàohai nhân tố là mức độ phát triển của cơ quan vận động và sức cản của môitr ường nước. Di động chủ động có thể dưới hình thức từng cá thể hay từngbầy. di động cả bầy thường theo cùng một hướng chung và cùng một tốc độ chung.Di động chủ động có thể ở trên màng nước, trong tầng nước, trên mặt

nền đáy hay trong tầng đáy.

•  Di động trên màng nước: đây là lối di dộng của động vật ở màng nước(epineston và hyponeston), lối di động nầy r ất hạn chế về khoảng khônggian di động và thường với tốc độ chậm. Các động vật di động trên màngnước thường có kích cỡ nhỏ, có mặt dưới của chân (đốt bàn và ngón ở côn trùng, chân ở thân mềm) hoặc không thấm nước (vì vậy không làmvỡ màng nước) hoặc dính chặt vào màng nước nhờ sức hút (côn trùngGyrinidae, Hydrometridae, Notonectidae, Gerrdae, ốc Lymaea).

•  Di động trong tầng nước: So với nền đáy, tầng nước có sức cản nhỏ hơn,vì vậy r ất thuận lợi cho nhóm di động chủ động, giảm bớt năng lượng tiêu

phí do sức cản. Thuỷ sinh vật di động trong tầng nước có thể bơi nhảytr ượt hoặc bay.

o  Bơi: lối di động linh hoạt nhất trong tầng nước. Thuỷ sinh vật bơibằng nhiều hình thức : hoạt động tiêm mao, vây bơi, chân bơi, uốncơ thể hay phản lực của tia nước. Để giảm sức cản, sinh vật cónhiều đặc điểm thích ứng như cơ thể có hình dạng thuỷ lôi, có khả năng tiết chất nhờn, ngoài ra chúng có hình dạng dễ nổi.

Page 39: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 39/139

o  Nhảy: thấy ở côn trùng nhiều loài luân trùng (Rotifer) , giáp xác, ấutrùng côn trùng, cá, động vật có vú ….

o  Bay: thấy ở cá chuồn (Exocoetidae) và nhiều loại mực. Các vật nầycó thể vọt lên khỏi mặt nước từng quảng hàng tr ăm mét, tốc độ cóthể tới 50 km/giờ.

o  Tr ượt: thấy ở tảo khuê.

•  Di động trên nền đáy và các vật thể 

Hình di động bằng lối chạy (tôm, cua), bò (amip, giun, ấu trùng côn trùng), bòkiểu sâu đo (bạch tuộc, đỉ a), nhảy (ốc Strombidae, ấu trùng chuồn chuồn, traiPecten), tr ượt (cá Perioplthalmus). Di động trên nền đáy r ắn dễ dàng hơn, vìvậy kích thước trung bình của vật ở nền đáy r ắn bao giờ cũng lớn hơn ở đáybùn mềm.

•  Di động trong nền đáy:

Trong nền đáy thuỷ sinh vật có thể luồn trong khe hở, đào hang bằng vòi, vùisâu xuống bùn. Tốc độ di động lối nầy r ất chậm, độ xuống sâu chỉ 30 -50cm lànhiều. Lối di động nầy thường thấy ở nhiều loại giun, luân trùng, trai, ốc, giápxác cầu gai.

* Di động thụ độngCác thuỷ sinh vật có lối di động thụ động được thấy ở những thuỷ sinh vật sốngdi động và thuỷ sinh vật sống không di động. Các hình thức di động thụ động r ấtđa dạng:

•  Di động nhờ gió thường chỉ thấy ở tr ường hợp các tr ứng nghỉ , các dạngtiềm sinh ở những thuỷ vực khô cạn bị cuốn đi cùng với bụi, cũng có

tr ường hợp sinh vật tr ưởng thành cũng bị gió cuốn đi.•  Di động nhờ dòng nước là lối di độngthụ động phổ biến và quan tr ọng ở 

thuỷ sinh vật. Di động nhờ dòng nước không những chỉ thấy ở sinh vậtnổi mà còn thấy cả ở sinh vật đáy. Chuyển động của nước mang sinh vậtđi từ nơi nầy sang nơi khác và cả tầng đáy lên tầng mặt.

•  Di động nhờ vật thể khác: thuỷ sinh vật bám vào các vật thể trôi như tảngbăng, gỗ mục, tàu bè sẽ được đưa đi khắp nơi, tạo thành sự phân bố mới.

•  Di động nhờ sinh vật: đây là lối di động đặc sắc, có vai trò quan tr ọngtrong khả năng phát tán của sinh vật. Thuỷ sinh vật có thể được dichuyển từ nơi nầy sang nơi khác nhờ chim, côn trùng các loài lưỡng thê,bò sát và động vật có vú. Các sinh vật nầy mang thuỷ sinh vật ở dạngtr ứng nghỉ hoặc tiềm sinh hay còn đang sống và hoạt động.

Dinh dưỡng của thuỷ sinh vật

Page 40: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 40/139

Lối dinh dưỡng của thuỷ sinh vật bao gồm các quá trình lấy thức ăn từ ngoàivào cơ thể, tạo nên vật chất hữu cơ của cơ thể và năng lượng để sinh tr ưởngvà phát triển, đồng thời thải ra sản phẩm thải. Dinh dưỡng của thuỷ sinh vật giữ vai trò r ất quan tr ọng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trongthuỷ vực. Xét về cơ chế, có thể chia cách dinh dưỡng của thuỷ sinh vật ra làm

hai lối dinh dưỡng:1. Dinh dưỡng tự dưỡngThuỷ sinh vật sử dụng tr ực tiếp vật chất vô cơ để tạo nên vật chất hữu cơ chocơ thể, dựa vào nguồn năng lượng ngoài. thuỷ sinh vật nầy là sinh vật sản sinhtrong thuỷ vực, tạo nên khối vật chất ban đầu làm cơ sở cho sự phát triển củasinh vật dị dưỡng. Ngoài ra chúng còn cung cấp Oxy, hấp thụ CO2, loại tr ừ khíđộc CH4, H2S trong quá trình Oxy hoá làm cho điều kiện sống trong thuỷ vựcđược tốt hơn.

Thuỷ sinh vật tự dưỡng tiến hành hai lối dinh dưỡng khác nhau. Thực vật códiệp lục tổng hợp chất chất vô cơ thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp,

qua sử dụng năng lượng ánh sáng mặt tr ời. Vi khuẩn tự dưỡng tạo thành chấthữu cơ qua sử dụng năng lượng của các quá trình Oxy hoá chất vô cơ trongthuỷ vực.

•  Dinh dưỡng tự dưỡng nhờ quang hợp: khả năng nầy phụ thuộc vào khả năng hấp thụ ánh sáng và lượng CO2 có trong thuỷ vực

•  Dinh dưỡng tự dưỡng bằng hoá tổng hợp: do các nhóm vi sinh vật thựchiện. Vi khuẩn dinh dưỡng tự dưỡng bằng hóa tổng hợp có ở các loạithủy vực nước ngọt và nước mặn, cả trong tầng nước và ở nền đáy. Cácnhóm quan tr ọng là vi khuẩn Nitơ (Nitrit hóa và Nitrat hóa), vi khuẩn Lưuhuỳnh, vi khuẩn sắt. Hoạt động của vi khuẩn hóa tổng hợp cần Oxy và

các sản phẩm phân hủy của chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí. Do đó,các loại vi khuẩn nầy tập trung nhiều nhất ở nền đáy. Cường độ hóa tổnghợp của vi khuẩn ở trong tầng nước thường thấp hơn ở nền đáy tới hàngchục hay hàng tr ăm lần.

•  Hấp thụ muối dinh dưỡng hòa tan: thực vật trong nước, trong quá trìnhtạo chất hữu cơ từ chất vô cơ, ngoài việc hấp thụ C,H,O chúng còn cầncác nguyên tố khác. Các nguyên tố nầy ở dạng muối hòa tan trong nướcvà gọi chung là muối dinh dưỡng. Trong số các nguyên tố chủ yếu cầnthiết cho đời sống thủy sinh vật tự dưỡng có thể kể đến: Na, K, Ca, N, P,Si, Fe, Mg, Mn và đặc biệt quan tr ọng là N, P cần cho quá trình sinhtr ưởng và phát triển của sinh vật. Nguồn gốc các muối dinh dưỡng có thể 

từ ngoài thủy vực (từ đất, chất hữu cơ ngoài thủy vực) hay từ các sinhvật trong thủy vực bị mục nát.

2. Dinh dưỡng dị dưỡngThủy sinh vật dinh dưỡng dị dưỡng bao gồm các động vật - sinh vật tiêu thụ -ăn chất hữu cơ có sẳn dưới dạng sinh vật, hay các sản phẩm phân hủy củachúng ở các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra còn có các vi khuẩn dị dưỡng, cácnấm hoại sinh trong thủy vực vô cơ hóa các chất hữu cơ r ửa nát để cho ra các

Page 41: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 41/139

mối dinh dưỡng cung cấp cho thực vật. Khác với thủy sinh vật tự dưỡng, cáchăn và thức ăn của sinh vật dị dưỡng r ất đa dạng. Hình thức dinh dưỡng dị dưỡng là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài về mặt quan hệ dinh dưỡnggiữa thủy sinh vật và môi tr ường.

•  Dinh dưỡng tự cung cấp: (Endogen): Thủy sinh vật thuộc nhóm nầy dinh

dưỡng nhờ các chất dự tr ữ chứa sẳn trong cơ thể (noãn hoàng, chất mỡ,chất đường). Trong giai đoạn chưa kiếm được thức ăn (giai đoạn phôi,hậu phôi) hoặc giai đoạn nghỉ  ăn (sống tiềm sinh, giai đoạn nhịn đói). Lốidinh dưỡng nầy thấy ở nhiều động vật nhưng chỉ xảy ra ở từng giai đoạncủa đời sống mà thôi. Khả năng sống nhờ lối dinh dưỡng nầy nhiều khir ất dài . Khi nhiệt độ càng tăng, quá trình trao đổi chất càng tăng, chấtdinh dưỡng dự tr ữ càng giảm nhanh, thời gian dinh dưỡng tự cung cấpcàng ngắn.

•  Dinh dưỡng nhờ tảo cộng sinh: thấy ở động vật nguyên sinh (Protozoa),thủy tức (Hydra), hải quỳ, san hô, sán tiêm mao, thân mềm … trong cơ 

thể chúng có tảo cộng sinh (Chlorella, Cryptomonadina,Chrysomonadiana), nhờ quang hợp tạo chất hữu cơ cunhg cấp chochúng.

•  Dinh dưỡng hoại sinh: các vi khuẩn và nấm hoại sinh sống trên các xácr ửa nát của sinh vật chết, hấp thụ chất hữu cơ bằng lối thẩm thấu r ồiphân hủy chúng nhờ các men phân hủy tạo thành các muối vô cơ hòatan trong nước. các vi khuẩn hoại sinh giữ vai trò quan tr ọng trong chutrình chuyển hóa vật chất của thủy vực, cung cấp muối dinh dưỡng vàCO2 cho thực vật.

•  Dinh dưỡng chất hữu cơ hòa tan bằng thẩm thấu:

Putter (1909) cho r ằng thủy sinh vật dị dưỡng chủ yếu sống bằng chất hữu cơ hòa tan qua đường thẩm thấu. Các chất nầy là sản phẩm của quá trình quanghợp và hoạt động sống của vi khuẩn, lối ăn nầy chiếm 90% nhu cầu thức ăn củathủy sinh vật, còn thức ăn dạng sinh vật chỉ chiểm phần nhỏ và là ngồn cungcấp vitamin mà thôi. Theo tính tóan ông cho r ằng thực tế thức ăn sinh vật khôngđủ cung cấp nhu cầu thức ăn của sinh vật dị dưỡng.

Qua các nghiên cứu hiện nay chứng tỏ: chất hữu cơ hòa tan có vai trò nhất địnhtrong dinh dưỡng của thủy sinh vật dị dưỡng nhưng không theo như quan điểmcủa Putter. Vì việc hấp thu qua thành cơ thể bằng thẩm thấu r ất khó khăn. Cácchất hữu cơ hòa tan đều khó được hấp thu, số lượng chất hữu cơ hòa tan có

hạn, chỉ có khi tế bào bị phân hủy.•  Lối ăn sinh vật và các sản phẩm sinh vật dạng phân hủy: đây là lối dinh

dưỡng cơ bản của phần lớn thủy sinh vật dị dưỡng. Người ta còn gọi lốidinh dưỡng nầy và dinh dưỡng chất hữu cơ hòa tan nói trên là dinhdưỡng ngoại sinh (exogen), còn lối dinh dưỡng nhờ chất dự tr ữ và vậtcộng sinh là dinh dưỡng nội sinh (endogen).

Page 42: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 42/139

Trong lối ăn tích cực nầy, sinh vật phải tiêu hao một phần năng lượng vào việclấy thức ăn từ môi tr ường ngoài, và tiêu hóa thức ăn trong cơ quan tiêu hóa nhờ các men, Đồng thời chất lượng thức ăn cũng cao hơn, vì thành phần phong phúvà số lượng lớn hơn. Mặt khác do quan hệ thức ăn trong lối dinh dưỡng nầy làquan hệ giữa sinh vật với sinh vật, vì vậy phụ thuộc r ất nhiều vào các nhân tố vô

sinh cũng như hữu sinh của môi tr ường ngoài, cũng như vào đặc điểm của vậtăn và vật bị ăn.

Nguồn thức ăn sinh vật trong thủy vực bao gồm chất vẩn, vi khuẩn, thực vật,động vật.

•  Chất vẩn (Detritus) : là một phức hệ sống phức tạp, phần cơ bản là mảnhgiá thể động vật, thực vật hay chất vô cơ. Các giá thể nầy có khả nănghấp thụ chất hữu cơ hòa tan. Dạng keo trên bề mặt của giá thể tạo thànhmàng hữu cơ và đó là môi tr ường tốt cho vi khuẩn phát triển. Do hoạtđộng của vi khuẩn tạo ra bọt khí làm giá thể lơ lững trong nước. Ngoài vikhuẩn còn có cả tảo (Phytoplankton), nguyên sinh động vật (Protozoa) và

cả luân trùng (Rotatoria) ăn vi khuẩn. Giá tr ị dinh dưỡng của detritus chủ yếu ở nhiều loại vi khuẩn sống trên giá thể.

•  Vi khuẩn : (Bacteria) : là thức ăn cho hầu hết các ngành động vật , đặcbiệt là ở sinh vật ăn bùn và chất cái(seston) như giáp xác nhỏ và trai ănlọc. Thành phần vi khuẩn cũng có nhiều trong thức ăn của cá con.

•  Thực vật nổi (Phytoplankton) là thành phần thức ăn cơ bản của động vậttrong thuỷ vực, có số lượng r ất lớn. Động vật nổi tiêu thụ thực vật nổi tuỳ theo thành phần loài và kích thước . Động vật ăn thực vật nổi có động vậtnguyên sinh, (trùng chân giả, trùng phóng xạ, trùng mặt tr ời, nhiều loàitrai, luân trùng, thân mềm (hàu, vẹm…), giáp xác nhỏ, cá mè tr ắng, cá

trích và nhiều loài cá khác.•  Thực vật lớn (Macrophyta): Ở biển quan tr ọng nhất là tảo nâu (Fucus,

Laminaria), r ồi đến tảo lục, sau cùng là tảo đỏ. Ở các thuỷ vực nướcngọt, thành phần loài thực vật lớn phong phú hơn, tập trung ở vùng venbờ hay sống nổi trên mặt nước. Các động vật ăn thực vật lớn thuộc cácnhóm: thân mềm, giáp xác, côn trùng, cá, rùa, chim, động vật có vú.Càng về phía xich đạo, thực vật lớn có quanh năm, càng xuất hiện nhiềuloài ăn thực vật lớn. Có những loài chỉ  ăn toàn thực vật như cá tr ắm cỏ,cua.

•   Động vật nổi(Zooplakton) : Thành phần động vật ăn động vật nổi gồm

nhiều nhóm thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. Ở biển, các nhómsinh vật làm thức ăn quan tr ọng là giáp xác nhỏ (Copepoda,Euphausiacae, Mysidae), Protozoa, Coelenterata, Pteropoda,Cephalopoda và Polychaeta. Ở nước ngọt có Cladocera, Rotatoria vàCopepoda.

•   Động vật đáy (Zoobenthos): là thức ăn quan tr ọng của các sinh vật ăn đáynhư tôm, cua, cá, động vật có vú thuỷ sinh.

Page 43: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 43/139

•   Động vật có xương sống (Vertebrata): là thức ăn của cá và động vật có vúở nước. Cá là thức ăn của nhiều loài cá ăn thịt, chim, hải cẩu. Cá nhỏ còn bị sứa, hải quỳ, sao biển ăn. Động vật có vú ở nước nhiều khi là thứcăn của cá mập, gấu tr ắng …

Trong nghiên cứu về thức ăn của thuỷ sinh vật dị dưỡng, người ta cũng dùng

một số khái niệm để đánh giá số lượng thức ăn trong thuỷ vực.

•  Nguồn thức ăn của thuỷ vực: là khối lượng tất cả động vật, thực vật vàcác sản phẩm phân huỷ của chúng, có thể sử dụng được làm thức ăncho mọi thuỷ sinh vật và xác định được bằng phương pháp định lượng.

•  Cơ sở thức ăn: là khái niệm chỉ lượng động vật, thực vật, chất hữu cơ trong thuỷ vực có thể dùng làm thức ăn cho một nhóm thuỷ sinh vật nhấtđịnh nào đó.

•  Lượng thức ăn của thuỷ vực đối với một loại thuỷ sinh vật: là phần cơ sở thức ăn thực tế của thuỷ vực được sinh vật đó ăn trong một thời gian nào

đó.•  Diện thức ăn: (Phổ thức ăn) là giới hạn và thành phần thức ăn của một

loài sinh vật nào đó trong thuỷ vực. Diện thức ăn biến đổi theo độ sinhtr ưởng, thuỷ vực, mùa, ngày đêm, sự biến đổi của cơ sở thức ăn và khả năng lấy thức ăn của thuỷ sinh vật.

 Đặc tính thich ứng của vật ăn và vật bị ăn trong quan hệ thức ăn là vật ăn tăngcường khả năng bắt mồi còn vật bị ăn tăng cường khả năng tự bảo vệ.

•  Thích ứng của vật bị ăn : có màu sắc nguỵ trang, khả năng lẩn tr ốn cao,cơ thể có cấu tạo bảo vệ.

•  Thích ứng của vật ăn: tăng cường khả năng bắt mồi để lấy đủ số lượngvà chất lượng thức ăn, biểu hiện ở cấu tạo của cơ quan bắt mồi, phươngthức lấy thức ăn, khả năng bắt mồi và khả năng lựa chọn con mồi.

o  Cách lấy thức ăn không phân biệt: thường thấy ở những thuỷ sinhvật ăn bùn đáy, ăn sinh vật phù du nhỏ, ăn chất vẩn. với phươngthức ăn nầy, sinh vật bảo đảm lượng thức ăn nhưng chất lượngkhông cao. Có hai cách lấy thức ăn kiểu nầy là kiểu lắng và kiểulọc.

o  Cách lấy thức ăn phân biệt: là cách lấy thức ăn có chọn lựa, tìmthức ăn thích hợp, đảm bảo về chất lượng thức ăn.

   Đặc tính chọn lựa thức ăn: Khả năng nầy là đặc điểm thíchứng bảo đảm chất lượng thức ăn, thể hiện ở tỉ lệ thànhphần thức ăn trong ruột thuỷ sinh vật không giống với tỉ lệ thành phần thức ăn ở môi tr ường. Hiện tượng nầy thấy ở tất cả bọn động vật từ thấp tới cao và cả bọn lấy thức ănphân biệt lẫn không phân biệt. Để xác định tính lựa chọn.

Page 44: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 44/139

  Cường độ ăn : là tỉ số giữa lượng thức ăn được sử dụngtrong một đơn vị thời gian với tr ọng lượng con vật. Để tínhlượng thức ăn, người ta thường dùng các khái niệm như:

  Khẩu phần ngày là lượng thức ăn được sử dụngtrong ngày

  Chỉ số thức ăn là tỉ số phần tr ăm giữa khẩu phầnngày với khối lượng con vật.

  Chỉ số độ no là tỉ số tr ọng lượng thức ăn chắ trongruột với khối lượng con vật .

  Cường độ ăn phụ thuộc vào thành phần loài, tìnhtr ạng sinh lý và các nhân tố môi tr ường ngoài như thay đổi theo độ sinh tr ưởng, sinh sản, loại thức ăn,số lượng thức ăn, nhiệt độ, Oxy hoà tan trong nước,mùa, ngày đêm, thuỷ triều…

Trao đổi nước và muối ở thuỷ sinh vật

Trao đổi nước và muối giữa cơ thể và môi tr ường nước là hoạt động sống đặcbiệt quan tr ọng ở thuỷ sinh vật, đặc tr ưng cho sinh vật sống ở nước. Thuỷ sinhvật không thể sống bình thường khi tách chúng ra khỏi môi tr ường nước. trongcơ thể thuỷ sinh vật luôn luôn phải có một hàm lượng nước nhất định để bảođảm các quá trình sinh hoá học, duy trì sự sống.. ngoài lượng nước, trong cơ thể thuỷ sinh vật cũng cần có một lượng muối nhất định, thành phần của cácdịch cơ thể (dịch tế bào, máu, nước tiểu..). Lượng muối nầy sai khác về nồngđộ cũng như thành phần với nồng độ muối của môi tr ường nước bên ngoài. Để duy trì sự sống bình thường, ngoài việc bảo đảm lượng nước cần thiết thuỷ sinhvật còn cần có những đặc điểm thích ứng và những cơ chế điều hoà nhằm bảođảm cho cơ thể luôn có một nồng độ muối và thành phần muối nhất định. Cácđặc điểm thích ứng và khả năng điều hoà nước và muối trong cơ thể, chống lạinhững biến đổi của môi tr ường bên ngoài, được coi là những đặc điểm thíchứng của loài được hình thành nên trong lịch sử phát sinh chủng loại.

1. Trao đổi muối giữa cơ thể sinh vật với môi tr ường ngoàiTrong thiên nhiên, nhu cầu về muối của cơ thể thuỷ sinh vật và quan hệ về nồngđộ muối giữa cơ thể và môi tr ường ngoài được thể hiện rõ r ệt nhất ở giới hạnphân bố theo nồng độ muối của thuỷ sinh vật. Mỗi loài thuỷ sinh vật, nói chung,

chỉ sống ở nơi có nồng độ muối thich hợp. Thuỷ sinh vật nước ngọt và nướcmặn không sống lẫn lộn với nhau. Trong mỗi thuỷ vực, nồng độ muối khôngphải ở chỗ nào và lúc nào cũng ổn định. Lớp nước trên mặt ở biển vào mùamưa thường nhạt đi, hoặc do bốc hơi tr ở nên mặn hơn. Vùng cửa sông, nướcmặn và nước ngọt giao nhau, nồng độ muối ở đây không còn như ở sông, cũngkhông còn như ở biển. Những biến đổi về nồng độ muối nầy nhất định ảnhhưởng tới đời sống thủy sinh vật sống trong thủy vực.

Page 45: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 45/139

Trong thiên nhiên cũng thường có hiện tượng thủy sinh vật biển di nhập vàonước ngọt hay từ nước ngọt ra biển một thời gian. Từ những hiện tượng trên cóthể đặt ra hai vấn đề:

•  Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi tr ường nước có quan hệ nhất định về thành phần và nồng độ muối hay có thể gọi là quan hệ thẩm thấu, đó là

điều kiện để thủy sinh vật sống được bình thường.

•  Thủy sinh vật có khả năng điều hòa quan hệ thẩm thấu nầy chống lạinhững biến đổi nồng độ muối và thành phần muối của cơ thể, do biến đổinồng độ muối và thành phần muối của môi tr ường nước bên ngoài.

* Quan hệ thẩm thấu giữa thủy sinh vật với môi tr ường nước Để chỉ quan hệ thẩm thấu, so sánh giữa cơ thể thủy sinh vật với môi tr ườngngoài, người ta dùng các khái niệm:

•  Quan hệ thẩm thấu tương đương (hay đẳng tr ương : Isotonic): khi dịch cơ thể và môi tr ường nước bên ngoài có áp suất thẩm thấu bằng nhau.

•  Quan hệ thẩm thấu cao hơn (hay ưu tr ương : Hypertonic) :khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu cao hơn.

•  Quan hệ thẩm thấu thấp hơn (hay nhược tr ương: Hypotonic) :khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu thấp hơn.

Căn cứ vào quan hệ biến đổi giữa áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể và của môitr ường, có thể chia thủy sinh vật thành các nhóm sau:

•  Biến thẩm thấu Poikiloosmotic: Dịch cơ thể có quan hệ thẩm thấu tươngđương và biến đổi theo môi tr ường ngoài, chúng không có khả năng điềuhòa thẩm thấu. Đa số động vật không xương sống biển thuộc vào nhóm

nầy. Trong động vật nước ngọt có nhóm hải miên, ruột khoang, giun ít tơ , đỉ a, thân mềm, giáp xác chân mang là các động vật biến thẩm thấu.

•   Đồng thẩm thấu Homoiosmotic: Khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu caohơn hay thấp hơn hay tương đối độc lập với môi tr ường ngoài, thủy sinhvật có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu. Trong nhóm nầy có độngvật có xương sống nước ngọt, côn trùng và ấu trùng côn trùng, cá, giápxác cao ở biển và nước ngọt.

•  Giả đồng thẩm thấu Pseudohomoiosmotic: Động vật biến thẩm thấu,nhưng do ở xa bờ hay ở đáy biển sâu nồng độ muối hầu như không thayđổi, nên áp suất thẩm thấu của của dịch cơ thể cũng không thay đổi, tuy

chúng không có khả năng điều hòa thẩm thấu.* Hoạt động điều hòa muối ở thủy sinh vật(Hình37)

 Điều hòa muối là quá trình hoạt động của cơ thể đảm bảo cho dịch cơ thể giữ nguyên được nồng độ và thành phần muối nhất định của mình chống lại nhữngbiến đổi của môi tr ường ngoài. Do thành phần muối trong cơ thể thủy sinh vật,không những chỉ sai khác về mặt nồng độ chung mà còn sai khác về cả thành

Page 46: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 46/139

phần ion nữa. Vì vậy, quá trình điều hòa phải đảm bảo cả hai mặt: điều hòanồng độ muối chung (hay điều hòa thẩm thấu) và điều hòa thành phần ion (hayđiều hòa ion).

 Điều hòa muối ở thủy sinh vật có thể tiến hành theo hai hướng:

   Điều hòa tăng: nhằm chống hiện tượng giảm áp suất thẩm thấu của cơ thể.

•   Điều hòa giảm: chống hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu của cơ thể. Haiquá trình nầy tiến hành ở bọn đồng thẩm thấu. Tùy theo quan hệ thẩmthấu đối với môi tr ường ngoài của từng loại và biến đổi của môi tr ườngngoài. Tr ường hợp thứ ba là thủy sinh vật không tiến hành điều hòa thẩmthấu, luôn có quan hệ thẩm thấu tương đương với môi tr ường ngoài.

* Cơ chế điều hòa muối ở thủy sinh vật•   Điều hòa thụ động: điều hòa thụ động nhờ hiện tượng khuyếch tán các

chất từ môi tr ường có nồng độ muối cao sang môi tr ường có nồng độ 

muối thấp qua màng tế bào cơ thể. Tr ường hợp phải chống lại sự xâmnhập của muối vào cơ thể hay thoát muối ra khỏi cơ thể là nhờ vào tính ítthấm qua của các tế bào thành cơ thể (đặc biệt ở thực vật có các tế bàocó màng chắc). Nhờ vậy các động vật nước ngọt khi có áp suất thẩmthấu của dịch.mô cao hơn môi tr ường ngoài từ 0,5 - 1atm nhưng nướcvẫn không vào các tế bào được do tính chất của màng tế bào. Khả năngthấm qua màng tế bào của các chất hòa tan phụ thuộc vào độ lớn và độ phân cực của các phân tử (kích thước và độ phân cực càng thấp thì thìcàng dễ lọt qua). Các ion muối N,.P,Si và các muối khác xâm nhập vào tế bào tảo theo cách thẩm thấu nầy.

•   Điều hòa chủ động: thực hiện nhờ các tế bào đặc biệt ở bề mặt cơ thể 

hay trên các cơ quan đặc biệt không cần tới lực khuyếch tán. Có thể coiquá trình điều hòa chủ động như một quá trình hấp thu và bài tiết có chọnlọc các ion cần thiết hay không cần thiết cho cơ thể, đảm bảo cho dịch cơ thể có thành phần hóa học nhất định hay đặc tr ưng cho từng loài.

•  Biến đổi của khả năng điều hòa muối ở thủy sinh vật: khả năng thích ứngvới nồng độ muối phụ thuộc vào khả năng điều hòa muối ở thủy sinh vật.Khả năng nầy tăng lên khi con vật được huấn luyện dần với sự thay đổinồng độ muối. Nồng độ muối của dịch cơ thể thủy sinh vật bao giờ cũngtrong khoảng 5 -8%o, và đây là ngưỡng sinh lý chung ở thủy sinh vật,cần thiết cho các quá trình sống trong cơ thể tiến hành được. Khi nồng

độ muối môi tr ường ngoài vượt quá khả năng điều hòa nước thì sinh vậtchuyển sang sống tiềm sinh sau khi thải ra môi tr ường một lượng nướckhá lớn.

(hình38)

Ý ngh ĩ a sinh học của thành phần ion trong môi tr ường nước:

•  Các ion có tính chất đối kháng về sinh lý, khử độc lẫn nhau: Nếu là hai ioncó tác dụng lẫn nhau, như Ca (giảm độ thấm màng tế bào) và Na (tăng

Page 47: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 47/139

độ thấm màng tế bào) thì ta có tính đối kháng phân cực. Nếu là hai ion cótác dụng giống nhau nhưng khử nhau khi hòa lẫn (Ca và K) thì ta có tínhđối kháng không phân cực.

•   Đặc tính sinh lý của các muối là do các cation quyết định.

  Muốn cho cho dung dịch khỏi độc, đảm bảo đời sống bình thường củathủy sinh vật thì trong dung dịch cần có một tỷ lệ nhất định giữa ion hóatr ị 1 và hóa tr ị 2, hệ số nầy gọi là hệ số Lôb và đặc tr ưng cho mỗi loài.

Lôb cũng đã chứng minh r ằng khi độ muối chung giảm, để đảm bảo hoạt độngsinh lý bình thường của thủy sinh vật thì hệ số nầy giảm theo hướng tăng thêmion hóa tr ị 2 (ca, Mg), giảm bớt ion hóa tr ị 1(Na, K).

Các thí nghiệm của Ostwald cho thấy dung dịch muối càng gần với nước biểnvề thành phần muối thì sinh vật càng phát triển tốt. Ví dụ: Chất lượng dung dịchmuối tăng dần theo thành phần muối phức tạp như sau:

NaCl < NaCl + KCl < NaCl + KCl + CaCl2 ….

Do đó các ion không chỉ quan tr ọng về mặt hóa tr ị mà còn có đặc tính riêng củatừng ion. Ion cùng dấu, cùng hóa tr ị nhưng có tác dụng sinh lý khác nhau như Na, K, Ca, và Mg.

Các thí nghiệm của Ostwald cũng chứng tỏ về mặt sinh lý nguồn gốc biển củathủy sinh vật. Thành phần muối gần với thành phần muối nước biển thuận lợiđối với sinh lý bình thường của thủy sinh vật, chứng tỏ môi tr ường sống nguyênthủy của chúng phải là môi tr ường biển.

Hiện tượng tích tr ữ muối hòa tan ở thủy sinh vật: thấy nhiều ở sinh vật biển,lượng muối nầy r ất lớn như tảo khuê (Bacillariophyta) có 80%Si, Mollusca có

50% Ca, Laminaria có hàm lượng Iod gấp 30.000 lần, Hải tiêu có hàm lượngVanadium gấp 280.000 lần hàm lượng trong nước biển. Do đó thủy sinh vật giữ vai trò quan tr ọng trong chu trình muối khoáng ở thủy vực. Ngoài hoạt động điềuhòa muối, chúng còn ảnh hưởng tới khối lượng muối trong thủy vực bằng khả năng tích tụ.

2. Trao đổi nước giữa cơ thể sinh vật với môi tr ường ngoài.Trao đổi nước giữa thủy sinh vật với môi tr ường ngoài được tiến hành trong cáchoạt động sống (tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, trao đổi nước và muối). Môi tr ườngnước là điều kiện tồn tại của thủy sinh vật, do đó để bảo vệ khả năng sống khi bị tách r ời khỏi môi tr ường nước, thủy sinh vật có những thích ứng về mặt cấu tạocũng như về sinh lý, nhằm bảo đảm giữ cho cơ thể một lượng nước cần thiết để duy trì đời sống. Có thể có nhiều cách : lẫn vào nơi kín để khỏi mất nước, cócấu tạo bảo vệ lượng nước cơ thể, chuyển sang sống tiềm sinh trong điều kiệnkhô cạn.

- Lẫn vào nơi kín đáo để bảo vệ lượng nước trong cơ thể Khi thủy vực bị khô cạn, tr ước hết thủy sinh vật chạy khỏi nơi bị khô cạn.Tr ường hợp không ra khỏi nơi đó, các động vật có xu hướng lẫn vào nơi kín(gầm đá tầng, gần các vật dưới nước), tự vùi xuống cát, xuống lớp bùn đáy để 

Page 48: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 48/139

giảm bốc hơi nước cơ thể. Các lối lẫn tr ốn trên thấy ở các sinh vật vùng triều ở biển. Lối chung xuống bùn phổ biến ở động vật nước ngọt. Các động vật có khả năng nầy r ất nhiều: côn trùng cánh nửa (Hemiptera) ấu trùng muỗi, chuồnchuồn, đỉ a, giun ít tơ, ốc Planorbidae, Bithymidae, Viviparidae, Pilidae,Limnaeidae, trai Sphaeridae, giáp xác sống nổi Diacyclops, Megacyclops, một

số loài cá. Các động vật nầy có thể xuống sâu đến 1m và có thể sống kéo dàinhư vậy hàng tháng, có khi hàng năm.

- Cấu tạo bảo vệ lượng nước trong cơ thể:Cấu tạo bảo vệ thường thấy là vỏ cơ thể dày như lớp biểu bì ở Chân khớp vàvỏ đá vôi ở thân mềm, nắp miệng ở ốc. Một loại cấu tạo bảo vệ đặc sắc khác làbào xác ở động vật nguyên sinh. tr ứng nghỉ  ở giáp xác râu ngành. Luân trùngcó thể chịu điều kiện khô cạn tới hàng năm. một số sinh vật chống khô cạn bằngcách thu nhỏ thể tích, tiết màng bọc r ồi chuyển sang sống tiềm sinh. Khả năngnày thấy ở động vật nguyên sinh, luân trùng, bò chậm (Tardigrada), giun tròn,ấu trùng côn trùng. Khi gặp nước, vật sống tiềm sinh lại hồi sinh lại dần dần,mau hay chậm tuỳ theo thời gian sống tiềm sinh mau hay lâu.

Trao đổi khí ở thuỷ sinh vậtTrao đổi khí được thực hiện ở thuỷ sinh vật trong quá trình quang hợp hô hấpvà quá trình nầy diễn ra trong môi tr ường nước. Vì vậy việc trao đổi khí một mặtphụ thuộc vào đặc điểm thich ứngcủa thuỷ sinh vật, mặt khác phụ thuộc phụ thuộc vào chế độ khí trong môi tr ường nước. Nhiều thuỷ sinh vật chuyển sangsống tiềm sinh trong điều kiện không có Oxy, khi có đủ Oxy chúng hoạt động hôhấp tr ở lại.

1. Tính thích ứng của thuỷ sinh vật với điều kiện hô hấp trong nướcHô hấp của thuỷ sinh vật trong nước là nhờ qui luật khuyếch tán của Oxy vàCO2 qua thành cơ thể và trong môi tr ường nước. Hệ số khuyếch tán của Oxytrong nước thấp hơn 320 lần so với trong không khí. Do đó thuỷ sinh vật lấy Oxytrong nước khó hơn sinh vật ở cạn lấy Oxy trong không khí. Ngược lại việc việcthải CO2 trong nước lại dễ hơn nhiều so với ở cạn. Một mặt do hệ số khuyếchtán trong nước trong nước của CO2 khá cao, gấp 25 lần hơn hệ số khuyếch tánOxy. Mặt khác nhờ trong nước có muối Carbonate trung hoà nhanh chóng CO2 thải ra theo sơ đồ 

CO2 H2CO3 Ca(HCO3)2 CaCO3 hoà tan CO3Ca lắng đọng

Trao đổi khí của thuỷ sinh vật phụ thuộc r ất chặt chẽ với các điều kiện của môi

tr ường nước (hàm lượng khí trong nước, nhiệt độ, độ mặn, chuyển động củanước) và với đặc điểm cấu tạo thích ứng cơ thể của thuỷ sinh vật.

Cũng do đặc điểm của môi tr ường nước về mặt trao đổi khí như vậy, nên cácthuỷ sinh vật thứ sinh trong khi giữ nguyên lối hấp thụ Oxy của sinh vật ở cạn(phổi), lại có xu hướng chuyển sang lối thải CO2 của sinh vật ở nước (qua bề mặt cơ thể).

* Thích ứng về mặt cấu tạo cơ thể ở thuỷ sinh vật

Page 49: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 49/139

Phát triển theo hai hướng :mở r ộng diện tích cơ thể để tăng cường diện tiếp xúcvà làm mỏng thành cơ thể để để khí dễ khuyếch tán. Các thuỷ sinh vật không cócơ quan hô hấp chuyên hoá đều có kích thước nhỏ, do đó có diện tích tươngđối lớn: động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác nhỏ. Các cơ quan hô hấpchuyên hoá của thuỷ sinh vật (mang, khí quản) phân nhánh hoặc có số lượng

nhiều cũng nhằm tăng cường diện tiếp xúc của cơ thể với môi tr ường nước,tăng cường trao đổi khí.

Ngoài các cơ quan hô hấp nhằm tăng cường diện tiếp xúc của cơ thể với môitr ường nước, ở nhiều thuỷ sinh vật còn có các cơ quan thích ứng đặc biệt khácnhư ấu trùng ruồi Eristalis, muỗi Culex, bã tr ầu (Nepa) có những ống thở dàinên có thể thò ra ngoài mặt bùn, hay thò lên mặt nước để lấy Oxy. Nhện nướcArgyroneta có chuông khí bằng tơ để chứa không khí dự tr ữ khi sống chìm dướinước.

* Tạo điều kiện trao đổi khí tốt của môi tr ường nước Đó là những cách được thuỷ sinh vật thực hiện như di chuyển tới nơi có nhiều

Oxy, tạo dòng nước chảy qua cơ thể mang Oxy tới và phân tán khí Carbonic đi,dựa vào hoạt động tiết Oxy của thực vật.

* Phối hợp giữa lối hô hấp ở cạn và ở nước Đó là đặc điểm thích ứng thấy ở nhiều thực vật và động vật, đặc biệt ở các độngvật sống ở vùng ven bờ và sống trôi trên mặt nước như sen, sứa ống, các loàiốc có phổi, ốc có mang, cua dừa, cáy, còng, cá, ếch, nhái.

2. Cường độ trao đổi khí ở thuỷ sinh vậtCường độ trao đổi khí được thể hiện bằng lượng Oxy sinh vật sử dụng trongmột thời gian, trên một đơn vị tr ọng lượng cơ thể, tính theo đơn vị mgOxy/1gram /1giờ.

Ta biết r ằng, khi đốt cháy hết cùng một lượng Protid. Glucid, Lipid, cần cónhững lượng Oxy khác nhau và lượng năng lượng toả ra cũng sẽ khác nhautheo từng loại vật chất, nhưng đồng thời tỷ số giữa lượng Oxy sử dụng và nănglượng toả ra đều xấp x ĩ như nhau.

Vật chất Năng lượng toả ra khi đốt 1gr (K)

Oxy cần để đốt 1gr (O)

K/O

Protid 5,78 1,75 3,30

Lipid 9,46 2,88 3,28

Glucid 4,18 1,18 3,53 

Hệ số K/O (lượng Calo toả ra khi đốt 1gr vật chất và lượng Oxy cần để đốt) gọilà hệ số OxyCalo. Các nghiên cứu của Ivơlev(1939) cho thầy, hệ số nầy ở thuỷ sinh vật trung bình 3,38cal/mgO2. Hệ số nầy không phụ thuộc vào điều kiện môitr ường sống của thuỷ sinh vật. Hệ số CO2/O2 gọi là hệ số hô hấp. Hệ số nầytrong tr ường hợp hô hấp hiếu khí thường nhỏ hơn 1 (O2 > CO2). Nhưng trong

Page 50: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 50/139

tr ường hợp có hô hấp kỵ khí một phần (do phân huỷ) thường xảy ra khi thiếuOxy, hệ số nầy có thể lớn hơn 1 (1(O2 < CO2). Hệ số hô hấp có thể thay đổi tuỳ theo nhiều nhân tố của môi tr ường ngoài.

Cường độ trao đổi khí ở thuỷ sinh vật phụ thuộc vào hai loại nhân tố: đặc điểmcủa bản thân cơ thể sinh vật và biến đổi của các nhân tố vô sinh, hữu sinh của

môi tr ường ngoài.

* Phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể sinh vậtCường độ trao đổi khí phụ thuộc vào thành phần loài, sinh tr ưởng và tr ạng tháisinh lý của cơ thể. Quan hệ giữa cường độ trao đổi khí với kích thước cơ thể thuỷ sinh vật thể hiện mối quan hệ với thành phần loài và sinh tr ưởng nhìnchung là quan hệ nghịch : vật càng lớn, cường độ trao đổi khí càng giảm. quanhệ nầy có ngoại lệ: có khi cường độ trao đổi khí của vật lớn lại lớn hơn vật nhỏ.

Cường độ trao đổi khí cũng phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của thuỷ sinhvật. Các giai đoạn phát triển sau có cường độ trao đổi khí cao hơn các giai đoạntr ước. Cường độ trao đổi khí còn phụ thuộc vào độ ăn và hoạt động của thuỷ 

sinh vật. Vật càng no mồi, cường độ hô hấp càng cao. Vật càng vận động nhiều,cường độ hô hấp càng cao.

* Phụ thuộc vào các nhân tố môi tr ường ngoàiTrong số các nhân tố môi tr ường ngoài, quan tr ọng nhất là nhiệt độ, hàm lượngOxy trong nước, mật độ thuỷ sinh vật và quan hệ giữa các cá thể. Các nhân tố khác như nồng độ muối, pH, thành phần ion cũng có ảnh hưởng nhất định tớicường độ hô hấp của thuỷ sinh vật.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cường độ hô hấp r ất r ất phức tạp. Có khi quan hệ nầy theo kiểu tăng dần, đều bình thường. Nhưng thường là khi nhiệt độ tăng,cường độ hô hấp tăng tới một giới hạn nào đó r ồi ngừng tăng trong một khoảng

nhiệt độ nhất định, đặc tr ưng cho từng loài, r ồi lại tiếp tục tăng lên. Vùng nhiệtđộ nầy, cường độ hô hấp hầu như không thay đổi gọi là “vùng nhiệt độ thíchứng”. Trong khoảng nhiệt độ tăng nầy, nhờ khả năng tự điều hoà, thuỷ sinh vậtgiữ được cân bằng năng lượng, cơ thể không phụ thuộc vào thay đổi nhiệt độ bên ngoài. điều nầy chứng tỏ r ằng, trao đổi khí là một quá trình sinh học tự điềuhoà, không phải đơn thuần là một quá trình hoá động học hoàn toàn phụ thuộcvào điều kiện nhiệt độ bên ngoài.

Hàm lượng Oxy trong nước khi giảm tới một giới hạn nhất định mới làm cườngđộ hô hấp giảm đi. Giới hạn nầy phụ thuộc vào thành phần loài ở thuỷ sinh vậtvà nhiệt độ nước. Có khi cường độ trao đổi khí gần như không phụ thuộc vào

áp lực Oxy trong nước.Nồng độ muối ảnh hưởng tới cường độ trao đổi khí thông qua sự thay đổicường độ điều hoà thẩm thấu: khi thay đổi nồng độ muối làm tăng cường hoạtđộng điều hoà thẩm thấu, cường độ hô hấp sẽ tăng lên. Trong tr ường hợpngược lại cường độ hô hấp sẽ giảm đi. Hiện tượng nầy thấy ở nhiều loài thựcvật và động vật khi nồng độ muối thay đổi (tôm, giun, cá, tảo). Tr ường hợp thứ hai, cường độ hô hấp giảm đi khi nồng độ muối thay đổi khác với nồng độ muốitối thuận đối với thuỷ sinh vật. Hiện tượng nầy thấy ở nhiều loài thân mềm, giun

Page 51: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 51/139

và nhiều động vật khác. Sự thay đổi cường độ hô hấp theo sự thay đổi nồng độ muối chỉ thấy trong thời gian đầu mà thôi. Sau một thời gian có hiện tượng thíchứng của thuỷ sinh vật với với sự thay đổi của nồng độ muối và cường độ hô hấptr ở lại bình thường. Ngoài nồng độ muối chung, thành phần ion thay đổi cũng cóảnh hưởng tới cường độ hô hấp. Hàm lượng Ca tăng làm giảm cường độ hô

hấp của nhiều thuỷ sinh vật. Cường độ hô hấp tăng khi mật độ cá thể trongquần thể tăng cao hay khi nơi ở hẹp lại. nhưng khi mật độ quá cao, cường độ hô hấp lại giảm đi. Đối với các thuỷ sinh vật sống thành bầy, cá thể trong bầy cócường độ hô hấp thấp hơn khi sống lẻ loi.

3. Khả năng thích ứng với điều kiện thiếu Oxy của thuỷ sinh vật Đa số thuỷ sinh vật là bọn sống cần Oxy. Chúng chỉ có thể sống trong một giớihạn hàm lượng Oxy nhất định . Chỉ có một số ít, chủ yếu là vi khuẩn và động vậtnguyên sinh là có thể sống trong điều kiện kỵ khí. Đối với bọn sống cần Oxy, khiđiều kiện Oxy giảm xuống quá giới hạn chịu được, thường gọi là ngưỡng Oxy,sẽ chuyển sang tr ạng thái sống tiềm sinh thiếu Oxy (anoxybiose) trong một thờigian. Khi hàm lượng Oxy cao lên, chúng tr ở lại hoạt động bình thường. Nếu

hàm lượng Oxy tiếp tục giảm nữa sẽ gây chết cho thuỷ sinh vật.Khả năng chịu điều kiện thiếu Oxy ở thuỷ sinh vật thay đổi theo từng loài vàtheo sự thay đổi của tình tr ạng cơ thể và của môi tr ường ngoài.

Chương 5: Sự Phân Bố Của Thuỷ Sinh Vật Và Đời SốngQuần Thể, Quần Loại Thuỷ Sinh Vật

Sự phân bố của thủy vậtSự phân bố của thuỷ sinh vật hiện nay trong thủy quyển là kết quả của cả quátrình hình thành lâu dài. Quá trình đó có quan hệ chặt chẽ với các biến cố tronglịch sử địa chất với sự biến đổi các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi tr ườngnước trên trái đất. Chúng quyết định các hình thái phân bố của thủy sinh vậttrong thủy quyển. Nếu nhìn khái quát và trong từng thời điểm nhất định, có thể coi tình hình phân bố chung của thủy sinh vật trong thủy quyển là ổn định.Nhưng thực tế qua từng khoảng thời gian, sự phân bố của thủy sinh vật trongthủy quyển lại có những biến động tuân theo những qui luật nhất định xảy ratrong đời sống thủy vật. Tuỳ theo đặc điểm sinh học của từng nhóm, từng loài

thủy sinh vật làm cho sự phân bố của chúng trong thủy quyển tr ở nên phức tạphơn.

Phân bố theo v ĩ  độ (phân bố theo chiều ngang)

Phân bố thuỷ sinh vật theo vùng v ĩ  độ, tuân theo một số qui luật về thành phầnloài cũng như về đặc tính số lượng.

Page 52: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 52/139

Tính đa dạng của thành phần loài tăng dần từ vùng cực về xích đạo.Nguyên nhân do khu hệ thuỷ sinh vật nhiệt đới là khu hệ cổ, thành phần loàiphong phú, do các điều kiện sống ở vùng nhiệt đới thuận lợi, do nhịp điệu hìnhthành loài ở vùng nhiệt đới mạnh hơn các vùng khác, tạo nên thành phần đadạng ở vùng nầy.

Số lượng thuỷ sinh vật giảm dần từ các vùng v ĩ  độ cao về xích đạo.Nguyên nhân chính là ở vùng xích đạo nhiệt độ chênh lệch hằng năm khônglớn. Chu chuyển nước theo chiều thẳng đứng từ dưới sâu lên tầng mặt khôngxảy ra nên không đưa được khối lượng muối dinh dưỡng tích tụ từ tầng sâu lênmặt. Ở vùng ven xích đạo, nơi có nhiều dòng nước thẳng đứng như vậy, số lượng thuỷ sinh vật tăng lên rõ r ệt. Cũng có thể do điều kiện nhiệt độ cao,cường độ trao đổi chất ở cơ thể thuỷ sinh vật vùng nhiệt đới cũng tăng cao nênnăng lượng tiêu hao vào hoạt động sống của thuỷ sinh vật cũng nhiều hơn, nênlàm giảm khối lượng sinh chất hình thành trong quá trình sinh tr ưởng và pháttriển. Nhìn chung các quần thể thuỷ sinh vật ở vùng v ĩ  độ thấp có số lượng cáthể nhỏ hơn so với các quần thể thuỷ sinh vật ở vùng v ĩ  độ cao, do đó làm giảm

số lượng và khối lượng chung. Điều nầy có liên quan tới mức độ hạn chế củađộ sinh tr ưởng và sinh sản của thuỷ sinh vật ở vùng v ĩ  độ thấp.

Kích thước và độ mỡ của thuỷ sinh vật giảm dần từ các vùng v ĩ  độ cao về xíchđạo.Hiện tượng nầy có thể thấy ở nhiều nhóm thuỷ sinh vật từ động vật nguyên sinhtới thân mềm, giáp xác.  Đây là kết quả của quá trình phát triển nhanh, chóngtr ưởng thành, hạn chế kích thước sinh tr ưởng của sinh vật nhiệt đới trong điềukiện nhiệt độ cao và đặc điểm thích ứng với chế độ ăn liên tục trong suốt cả mùa vụ (không có giai đoạn ngừng ăn vào mùa lạnh), không cần tích tr ữ mỡ 

như các sinh vật xứ lạnh.

Càng về phía xích đạo, thuỷ sinh vật biển càng dễ đi vào nước ngọt nội địa hơn.Nói cách khác cường độ di nhập của sinh vật biển vào nước ngọt nội địa mạnhhơn so với các vùng v ĩ  độ cao. Ở vùng xích đạo nhiệt đới, đặc biệt là vùng ĐôngNam Á, có hiện tượng nhiều nhóm sinh vật biển như cá, giáp xác, giun nhiều tơ,dễ dàng đi vào các sông lớn, nhiều khi đi vào những điểm r ất xa biển. Hiệntượng nầy ít thấy ở các vùng v ĩ  độ cao. Sự sai khác giữa môi tr ường biển và vànước ngọt nội địa dường như giảm bớt đi từ các vùng v ĩ  độ cao về xích đạo.Hiện tương nầy được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở vùng xích

đạo nhiệt đới có mưa nhiều làm nhạt hẳn nước các vùng ven biển, tạo điều kiệncho các sinh vật biển, tr ước hết là động vật dễ thích ứng với điều kiện nướcnhạt ở các thuỷ vực nội địa. Hàm lượng Bicarbonate ở nước biển và nước ngọtvùng nhiệt đới xấp x ĩ như nhau. Điều nầy làm cho sinh vật biển khi đi vào nướcngọt nội địa không gặp khó khăn lớn trong quá trình hô hấp. Vì Bicarbonate giữ vai trò quan tr ọng trong hô hấp của thuỷ sinh vật. Trong lịch sử địa chất, vùngnhiệt đới đã xảy ra nhiều hiện tượng biển tiến, biển lùi, tạo nên một khu hệ thuỷ 

Page 53: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 53/139

sinh vật có nhiều dạng thích ứng r ộng muối, dễ dàng đi từ biển vào nước ngọtnội địa.

Phân bố đặc tr ưng trong thủy quyển

Do những biến đổi của chế độ nhiệt độ, đặc biệt trong thời kỳ băng hà, vùngphân bố của thuỷ sinh vật không còn liên tục mà bị ngắt quãng, tạo nên nhữngkiểu phân bố đặc tr ưng trong thuỷ quyển, mang một ý ngh ĩ a đặc sắc về mặt địalý động vật như phân bố lưỡng cực, phân bố lưỡng bắc, phân bố hai bờ TháiBình dương và Đại Tây dương. Phân bố di lưu và phân bố ngắt quãng.

Phân bố theo chiều thẳng đứng

Phân bố theo chiều thẳng đứng của thuỷ sinh vật ở các thuỷ vực trên mặt đấtkhông đều, tương ứng với sự phân bố không đều của ánh sáng, nhiệt độ, khíhoà tan, pH, áp lực nước và điều kiện thức ăn theo độ sâu trong thuỷ vực.

Hình thái phân bố của thuỷ sinh vật theo chiều thẳng đứng chỉ thấy rõ r ệt ở cácthuỷ vực có độ sâu lớn và trong điều kiện tầng nước tương đối ổn định, khôngbị xáo tr ộn.Trong các thuỷ vực nông dưới 1m, như ao, ruộng cấy lúa và các thuỷ vực nước luôn bị xáo tr ộn như sông, phân bố thẳng đứng không thấy rõ r ệt.Phân bố thẳng đứng của thuỷ sinh vật thấy rõ ở sinh vật nổi và sinh vật đáy, vìchúng là nhóm sinh vật di động chủ động kém và thể hiện ở cả thành phần loài,cả về đặc tính số lượng.

Trong từng thuỷ vực và trong thuỷ quyển nói chung, càng xuống sâu, nhìnchung, nhiều nhân tố sinh thái học của môi tr ường nước vô sinh cũng như hữusinh đều biến đổi theo chiều hướng càng lúc càng kém thuận lợi cho sự pháttriển bình thường của sinh vật: ánh sáng ít đi, hàm lượng O2 ít dần, CO2 tănglên, áp lực nước càng xuống sâu càng tăng, thức ăn nghèo dần đi … Một cáchtổng quát, phù hợp với qui luật chung nầy, phân bố thẳng đứng của thuỷ sinhvật trong thuỷ quyển cũng theo qui luật càng xuống sâu, thành phần loài thuỷ sinh vật càng nghèo, số lượng cũng ít đi. Qui luật nầy thể hiện ở tất cả cácnhóm thuỷ sinh vật: vi khuẩn, động vật, thực vật sống nổi cũng như ở đáy vàđặc biệt rõ r ệt ở các thuỷ vực có độ sâu lớn như Hải Dương.

Phân bố theo các loại hình thủy vực

Hình thái phân bố thuỷ sinh vật theo các loại hình thuỷ vực r ất đa dạng, do tínhchất phức tạp của các thuỷ vực trên trái đất về đặc tính thuỷ lý, hoá học. Trongcác nhân tố vô sinh quyết định đặc tính phân bố của thuỷ sinh vật theo thuỷ vựcthì nồng độ muối có vai trò hàng đầu. Nó tạo nên hai vùng phân bố lớn là thuỷ sinh vật nước mặn biển, hải dương và thuỷ sinh vật nước ngọt nội địa. sau nồngđộ muối là chế độ thuỷ học, chế độ ánh sáng và các nhân tố khác cũng có ýngh ĩ a quan tr ọng đối với phân bố thuỷ sinh vật theo thuỷ vực.

Page 54: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 54/139

Mỗi loài thuỷ sinh vật có một đặc tính thẩm thấu, một khả năng điều hoà thẩmthấu riêng. Vì vậy mỗi loài chỉ sống được trong một môi tr ường có nồng độ muối, thành phần ion nhất định và có khả năng thích ứng với một biên độ daođộng nhất định của nồng độ muối. Có thể có những loài thích ứng muối r ộnghay thích ứng muối hẹp.

Theo đặc điểm về nồng độ muối của thuỷ vực chúng sống, trong đó tương ứngvới sự phân chia các thuỷ vực trên trái đất theo nồng độ muối. Có thể phân chiathuỷ sinh vật sống trong thuỷ quyển thành bốn đơn vị phân bố: khu hệ thuỷ sinhvật nước quá mặn, nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong mỗi khu hệ thuỷ sinh vật đều có một thành phần loài đặc tr ưng, gồm các loài thích ứng muối hẹplà thành phần loài cơ bản. Đồng thời còn có một số ít loài thích ứng muối r ộng,từ các thuỷ vực có nồng độ muối khác di nhập vào. Xét về phương diện phân bố cũng như về cấu tạo thành phần loài, có thể coi hai khu hệ thuỷ sinh vật nướcmặn và nước ngọt là hai đơn vị cơ bản nhất, là hai vùng phân bố lớn nhất củathuỷ sinh vật trong thuỷ quyển. Khu hệ thuỷ sinh vật nước lợ mang tính chất mộtđơn vị trung gian, ở trong một vùng phân bố chuyển tiếp. Khu hệ thuỷ sinh vật

nước quá mặn có vùng phân bố r ất hẹp, hạn chế trong một số hồ nước mặn nộiđịa. Sự biến đổi của nồng độ muối trong thuỷ vực, tăng lên hay nhạt đi, hay sự di chuyển của thuỷ sinh vật sang các thuỷ vực có nồng độ muối khác nhau đềulàm thay đổi đặc tính của mỗi khu hệ thuỷ sinh vật, thay đổi hoạt động sống củamỗi loài thuỷ sinh vật. Một khi sự thay đổi nồng độ muối vượt quá giới hạn 5 -8% cao hơn hay thấp hơn, được coi là ngưỡng sinh lý của mô sinh vật.

Qui luật biến đổi chung của thuỷ sinh vật theo sự biến đổi của nồng độ muối làkhi nồng độ muối của môi tr ường tăng lên hay giảm đi, thành phần loài vàthường cả số lượng đều nghèo đi, kích thước cơ thể trung bình cũng giảm đi.Trong tr ường hợp nồng độ muối biến đổi theo hướng hạ thấp (nước biển nhạt đi

hay sinh vật biển đi vào nước ngọt) số lượng tr ứng tr ở nên ít đi, nhưng kíchthước tr ứng lớn lên, chứa nhiều noãn hoàng hơn.

•  Khu hệ thủy sinh vật nước mặn: Vùng phân bố của khu hệ thuỷ sinh vậtnước mặn là hải dương, các vùng ven biển lục địa, và các biển kín nộiđịa. Khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn bao gồm các sinh vật thích ứng vớinồng độ muối trong khoảng 30 -38%o. Khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn làkhu hệ sinh vật cổ, gồm một số lượng và khối lượng lớn thuỷ sinh vật.Tổng số loài sinh vật biển khoảng 300.000 loài. Thành phần loài khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn đặc tr ưng bởi nhiều nhóm động vật chỉ có ở biểnnhư da gai, san hô, Pogonophra, mực, động vật có vú ở biển. Trong

thành phần thực vật nổi (Phytoplankton) chiếm ưu thế là tảo khuê(Diatomeae), tảo giáp (Peridieae), tảo lam phát triển r ất kém. Trong thànhphần động vật nổi (Zooplankton) (1.200 loài) chiếm ưu thế là động vậtnguyên sinh, giáp xác nhỏ, trong đó chủ yếu là Copepoda (750 loài),Euphausiacea (trên 80 loài), Mysidacea, Amphipoda (trên 300 loài). Ngoàira còn có các loại sứa dù, sứa ống, sứa lược, hàm tơ (Sagiha), thân mềmsống nổi (Alciopidae, Tomopteridea). Thành phần sinh vật tự bơi ở biểnphong phú, gồm các nhóm: cá, bò sát biển, động vật có vú, mực, giáp xác

Page 55: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 55/139

cao, đều là các đối tượng có giá tr ị khai thác cao. Thực vật đáy biển gồmcác loài tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục chiếm ưu thế. Thực vật có hoa r ất ít. Độngvật đáy biển r ất đa dạng, có khi hầu như bao gồm cả từng ngành động vậtnhư hải miên, Bonyozoa, Brachiopoda, da gai, Pogonophra. Trong thànhphần động vật đáy chiếm ưu thế là giáp xác cao, thân mềm, giun nhiều tơ,

giun vòi, hải tiêu, da gai. Khối lượng sinh vật đáy lớn nhất ở vùng ven biểnvà giảm dần theo độ sâu. Ngoài ra còn phải kể đến vi sinh vật biển, có vaitrò quan tr ọng trong nước, số lượng có thể tới 10 -100 nghìn cá thể/ml,sống trong tầng nước và nền đáy

•  Khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt: Bao gồm các thuỷ sinh vật thích ứng vớinồng độ muối trong khoảng 0,5 - 5%o. Vùng phân bố của chúng là cácthuỷ vực nước ngọt nội địa. Trong thành phần nầy có nhiều sinh vật ở nước thứ sinh. Ngoài ra cũng có nhiều loài sinh vật biển r ộng muối dinhập vào theo đường cửa sông hay nước ngầm ven biển.

So sánh với khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn hải dương ta thấy:

•  Khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt kém đa dạng hơn, ít đơn vị phân loại hơn.•  Khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt có nhiều thực vật lớn có hoa, tảo lam và

tảo lục phát triển mạnh.•  Sinh vật nước ngọt có nhều biến đổi trong nội bộ loài, hình thành nhiều

đơn vị phân loại dưới loài và có nhiều dạng phân bố trên thế giới(cosmopolit).

•  Thuỷ sinh vật nước ngọt thường có kích thước trung bình nhỏ hơn, số lượng tr ứng ít hơn, nhưng chứa nhiều noãn hoàng dự tr ữ.

Về nguồn gốc có thể của khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt có thể hình thành theo

ba đường: từ biển đi vào nước ngọt, từ trên cạn xuống nước ngọt và phát sinhtừ thuỷ vực nước ngọt.

Hiện tượng đi vào nước ngọt của sinh vật biển hiện nay vẫn còn tiếp diễn bằngnhiều con đường như: qua các cửa sông và vùng nước lợ ven biển, qua cácvùng nước ngầm ven biển và qua vùng triều lên cạn r ồi xuống nước ngọt.

•  Khu hệ thủy sinh vật nước lợ: Gồm các sinh vật thích ứng với nồng độ muối từ 1 - 30%o, trung bình từ 10-20 %o. Thành phần loài r ất phức tạp,có tính hổn hợp, gồm ba thành phần:

o  Thuỷ sinh vật từ biển vàoo  Thuỷ sinh vật từ nước ngọt di nhập vàoo  Thuỷ sinh vật đặc tr ưng cho vùng nước lợ 

Hai nhóm trên không có khả năng sinh sản, chỉ sống ở nước lợ trong giai đoạntr ước thời kỳ sinh sản, nhóm thứ ba có chu trình sống hoàn toàn ở nước lợ.Biến đổi thành phần loài của các thuỷ vực nước lợ .

•  Khu hệ thủy sinh vật nước quá mặn: Do nồng độ muối của thuỷ vực r ấtcao (trên 47%o), muối hoà tan có thể đến bảo hoà nên chỉ có các sinh vật

Page 56: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 56/139

hẹp muối sống được ở đáy. Thành phần loài ở vùng nước quá mặnnghèo nàn, chủ yếu là nhóm giáp xác chân mang Phyllopoda (Artemiasalina sống được ở nồng độ muối 200%o, các loài trùng roi (Duniliellasalina, Asteromonas gracilis). Ngoài ra còn có một số loài ấu trùng muỗithích ứng với nồng độ muối cao (Culieoides salinarius, Chironomus

halophilus), giáp xác nhỏ (Diaptomus salinus) sinh sống khi nồng độ muốiở dưới 100%o. Ở các thuỷ vực nước quá mặn ven biển, ngoài các dạngsinh vật đặc tr ưng của thuỷ vực đó, còn có các thuỷ sinh vật biển di nhậpvào.

Biến động về phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển

Hình thái phân bố của thuỷ sinh vật trong thuỷ quyển không phải lúc nào cũngổn định. Trong từng thời gian, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vùng phân bố của nhiều nhóm, nhiêù loài của thuỷ sinh vật có những biến động làm thay đổi

hình thái phân bố của chúng trong thuỷ quyển. Biến động phân bố của thuỷ sinhvật có thể xảy ra theo chiều ngang, từ vùng nầy qua vùng khác, hay cũng có thể theo chiều thẳng đứng, từ vùng nông tới vùng sâu, từ tầng đáy lên tầng mặt. Xétvề tính chất của biến động có thể chia thành hai loại: biến động không có quiluật và biến động có qui luật.

•  Biến động không qui luật: Biến động nầy do nguyên nhân đột xuất,thường là do nguyên nhân nhân tác, làm thay đổi vùng phân bố của sinhvật theo một chiều, không thành chu kỳ. vùng phân bố của thuỷ sinh vậtđược mở r ộng hay hẹp lại, r ồi không tr ở lại giới hạn ban đầu nữa.

•  Biến động có qui luật: Biến động nầy có tính chất tuần hoàn, xảy do

những yêu cầu trong đời sống. Thuỷ sinh vật loại nầy, tuỳ theo đặc điểmsinh học của chúng, ở từng thời kỳ trong chu trình sống di chuyển sangmột nơi khác, tạm thời thay đổi vùng phân bố của chúng. Hết thời kỳ nầy,chúng tr ở lại giới hạn vùng phân bố ban đầu. Lối di chuyển có tính cáchtuần hoàn nầy r ất đa dạng, do nhiều nguyên nhân, nhiều khi chưa đượcgiải thích rõ ràng. Có thể phân biệt các loại sau:

o  Di chuyển trong đời sống: Đây là lối di chuyển của thuỷ sinh vậttrong một giai đoạn của chu trình sống ra khỏi vùng phân bố chínhthức để tìm nơi có điều kiện tốt, hoàn thành một khâu trong chutrình sống của chúng như sinh đẻ, tìm thức ăn, trú đông….

o  Di chuyển ngày đêm: Đây là hiện tượng di chuyển v ĩ  đại trong thuỷ 

quyển, chúng có thể di chuyển chủ động (giáp xác, cá, ấu trùngcôn trùng sống đáy) hay thụ động. Các loại tảo do quang hợp,trong cơ thể chứa đầy Oxy nên ban ngày nổi trên tầng mặt củanước, đêm lại chìm xuống khi Oxy đã sử dụng hết. Phạm vi dichuyển ngày đêm có thể từ vài mét đến vài tr ăm mét theo chiềuthẳng đứng, tuỳ thuộc vào chế độ nhiệt độ, nồng độ muối, chế độ Oxy và độ lớn của cơ thể thuỷ sinh vật. Tốc độ di chuyển từ vài métđến hàng tr ăm mét/giờ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng di chuyển

Page 57: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 57/139

nầy thì r ất nhiều, nhưng nguyên nhân sinh học là chủ yếu, ánhsáng chỉ là yếu tố tín hiệu.

o  Di nhập vào nội địa của thủy sinh vật biển: Đây là hiện tượng dichuyển có chu kỳ và không có chu kỳ của sinh vật, chủ yếu là độngvật, thấy ở vùng biển ôn đới cũng như nhiệt đới. Chúng đi vào sâu

trong thuỷ vực nội địa, tạm thời hay v ĩ nh viễn.Các sinh vật có khả năng di nhập là loài có vỏ chắc, đồng thời có khả năng điềuhoà áp suất thẩm thấu chủ động, thích ứng độ muối r ộng và có khả năng diđộng tốt. Nguyên nhân di nhập có thể để sinh sản, tìm thức ăn, tránh kẻ thù hayngẫu nhiên. Con đường di nhập thuận lợi và phổ biến là qua cửa sông hay quavùng nước lợ ven biển, nước ngầm ven biển và có thể xem đây là một trongnhững con đường hình thành khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt từ khu hệ thuỷ sinh vật biển. Trong cả quá trình nầy, sinh vật biển thích ứng dần với điều kiệnmôi tr ường nước ngọt ở nhiều mức độ khác nhau. Căn cứ vào mức độ thíchứng, có thể chia thuỷ sinh vật biển di nhập vào nước ngọt thành bốn nhóm.

•  Nhóm di nhập tạm thời: Bao gồm các loài chỉ di nhập vào nước ngọt tr ướchay trong thời kỳ sinh sản. Hết thời kỳ nầy, chúng tr ở về môi tr ường biểnđể hoàn thành chu trình sống. Nếu không tr ở lại được thì chúng không thể tiếp tục phát triển trong môi tr ường nước ngọt. Môi tr ường nước ngọt chỉ  là môi tr ường sống tạm thời.

•  Nhóm di nhập thích ứng nước lợ 

Gồm mhững sinh vật biển thích ứng với nồng độ muối thấp hơn nồng độ muối ở hải dương, nhưng vẫn chưa tách biệt với đời sống nước mặn ở biển. Đây lànhững thuỷ sinh vật nước lợ, có thể sống và sinh sản bình thường ở điều kiện

nước lợ và cả vùng nước ngọt tiếp cận, đồng thời vẫn có thể sống ở điều kiệnnước mặn hải dương.

•  Nhóm di nhập thích ứng nước ngọt: Đây là các sinh vật biển đã thích ứnghoàn toàn với điều kiện môi tr ường nước ngọt, sống và phát triển chủ yếuở nước ngọt nội địa. Tuy vẫn có khả năng sống ở nước lợ, nhưng khôngcòn khả năng sống ở vùng nước mặn hải dương.

•  Nhóm di lưu: Khác với loài thuộc nhóm thứ ba, thường chỉ sống ở vùngnước ngọt ven biển, các loài nầy phân bố ở các vùng hoàn toàn cách biệtvới môi tr ường biển, khác xa môi tr ường sống ở biển.

Đời sống quần thể và quần loại của thủy sinh vật

Quần thể (Population) là nhóm cá thể thuộc một loài sinh vật sống trong một khuvực nhất định ở vùng phân bố của loài. Quần thể là hình thức tồn tại cụ thể củaloài trong thiên nhiên và là một thành phần của một quần loại sinh vật(Biocoenosis) nhất định. Quần thể do nhiều cá thể tập hợp lại thành. Nhưngtrong tập hợp có mối quan hệ chặt chẽ và có qui luật giữa các cá thể. Điều nầy

Page 58: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 58/139

làm cho quần thể tr ở thành một thể thống nhất có liên hệ mật thiết với môitr ường sống. Do đó, phải coi quần thể như một hình thái phát triển của chất sốngở mức độ trên cá thể, đặc tr ưng bởi cấu trúc, quan hệ quần thể và biến động số lượng của quần thể.

Đặc điểm cấu trúc quần thể thủy sinh vậtCấu trúc quần thể đặc tr ưng bởi mật độ, phân bố các cá thể, thành phần sinhtr ưởng và sinh dục trong quần thể.

•  Mật độ quần thể: được thể hiện bằng số lượng sinh vật trên một đơn vị thể tích hay diện tích. Số lượng sinh vật có thể được tính bằng số lượngcá thể, khối lượng, tr ọng lượng khô hay calori.

•  Phân bố các cá thể của quần thể trong thuỷ vực có thể không có thứ tự,đồng đều hay phân bố thành điểm. Phân bố thành điểm là kiểu phân bố đặc tr ưng của quần thể thuỷ sinh vật, do tính chất không đồng đều của

các điều kiện sống trong thuỷ vực, cả ở nền đáy và trong tầng nước.•  Thành phần sinh tr ưởng của quần thể là một đặc tính thích ứng của loài

bảo đảm cho một quần thể tồn tại được trong những điều kiện cụ thể củamôi tr ường. Thành phần sinh tr ưởng của quần thể một mặt phụ thuộc vàovào đặc tính di truyền của loài. Mặt khác phụ thuộc vào những điều kiệncụ thể của môi tr ường. Đặc điểm thành phần sinh tr ưởng của thuỷ sinhvật là sự sai khác lớn về số lượng giữa các thành phần sinh tr ưởng vàcác thế hệ.

•  Thành phần sinh dục của quần thể cũng như thành phần sinh tr ưởngmang đặc tính thích ứng, đảm bảo hiệu quả sinh sản của thuỷ sinh vậttrong điều kiện cụ thể biến động của môi tr ường. Thành phần sinh dục do

đặc tính di truyền của loài quyết định, đồng thời biến đổi theo điều kiệnmôi tr ường ngoài.

Quan hệ quần thể ở thủy sinh vật

Quan hệ ăn thịt: chúng ăn thịt lẫn nhau trong tr ường hợp môi tr ường thiếuthức ăn. Quan hệ kết bầy: làm cho cá thể đực và cái, giao tử đực và cái dễ dàng gặpnhau. Đồng thời giúp cho các cá thể dễ dàng tr ốn tránh kẻ thù. Trong bầy, cáccá thể có quan hệ theo tr ật tự nhất định, tr ật tự nầy đảm bảo sự lớn mạnh của

quần thể. Quan hệ hổ tr ợ : các cá thể trong đàn giúp đỡ lẫn nhau khi một cá thể nào đógặp khó khăn.

Biến động số lượng quần thể 

Số lượng của mỗi quần thể sinh vật luôn biến đổi tuỳ theo những điều kiện củamôi tr ường sống thuận lợi ít hay nhiều cho sự tồn tại và phát triển của các cá

Page 59: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 59/139

thể. Đặc tính biến động số lượng của mỗi quần thể là do đặc tính của các quátrình sinh sản, sinh tr ưởng, tử vong trong từng thời gian, phụ thuộc vào nhữngbiến đổi của các điều kiện sống ở môi tr ường quyết định.

Có r ất nhiều nhân tố sinh thái học của môi tr ường, ảnh hưởng tới biến độngquần thể thuỷ sinh vật. Nhưng có hai nhân tố được xem là quyết định nhất. Đó

là nguồn thức ăn của môi tr ường (nhân tố quyết định tăng thêm số lượng) và độ tử vong (nhân tố quyết định giảm số lượng). Ngoài ra những nhân tố quan tr ọngkhác cũng không kém quan tr ọng như nhiệt độ, ánh sáng, vật ký sinh, mật độ quần thể, chế độ Oxy … Nhưng các nhân tố nầy tác động tới số lượng quần thể thường là thông qua hai nhân tố cơ bản trên.

Hai kiểu biến động số lượng quần thể ở thuỷ sinh vật: biến động có chu kỳ vàbiến động không có chu kỳ.

•  Biến động có chu kỳ: Đây là kiểu biến động số lượng, xảy ra một cáchtuần hoàn, có liên quan tới tính chất chu kỳ của các quá trình sống (sinh

sản, tử vong) của thuỷ sinh vật và tính chất chu kỳ của địa vật lý trong tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng). Biến động có chu kỳ được thể hiện ở ba hiệntượng thấy trong thuỷ vực:

•  Theo ngày đêm: Chỉ thấy ở các quần thể thuỷ sinh vật có đời sống ngắn(trong vòng 1 ngày) như vi khuẩn, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh.Các nhân tố quyết định là : thời gian sinh sản mạnh trong ngày và thờigian bị ăn nhiều trong ngày.

•  Theo mùa : Đây là kiểu biến động số lượng quan tr ọng và phổ biến củathuỷ sinh vật trong các thuỷ vực. Nó có ý ngh ĩ a lớn đối với việc khai thácnguồn lợi sinh vật thuỷ vực. Biến động theo mùa có nguyên nhân xa ở sự biến đổi chu kỳ nguồn năng lượng bức xạ mặt trong năm, làm biến đổi

tuần hoàn chế độ ánh sáng và chế độ nhiệt trong thuỷ vực. Từ đó ảnhhưởng tới các quá trình sống của thuỷ sinh vật (sinh sản, quang hợp) mộtcách có chu kỳ. Có thể coi đây là nhân tố cơ bản quyết định biến động số lượng theo mùa. Ngoài ra còn có thể có những nhân tố khác như chế độ oxy, nồng độ muối, chu chuyển nước, nhưng các nhân tố nầy lại phụ thuộc vào sự biến đổi nhiệt độ nước. Biến động số lượng theo mùa đãhình thành nên khái niệm “mùa sinh học”, Bogorov đã phân chia bốn mùatrong hải dương như sau:

* Mùa xuân sinh học là lúc ánh sáng mạnh, muối dinh dưỡng cao. Thực vật nổiphát triển mạnh, động vật nổi phát triển yếu. Tỷ số khối lượng thực vật phù du

(Phytoplankton) và động vật phù du (Zooplankton): P/Z = 10 -100.* Mùa hạ sinh học là lúc nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, nước nghèo muối dinhdưỡng. Thực vật nổi và động vật nổi phát triển mạnh. Tỷ số khối lượng thực vậtphù du (Phytoplankton) và động vật phù du (Zooplankton): P/Z = 1 hay thấp hơn1.

* Mùa thu sinh học là lúc nhiệt độ trung bình, ánh sáng yếu, nước nghèo muốidinh dưỡng. Thực vật nổi phát triển yếu, động vật nổi còn phát triển mạnh. Tỷ 

Page 60: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 60/139

số khối lượng thực vật phù du (Phytoplankton) và động vật phù du(Zooplankton): P/Z = thấp hơn 1.

* Mùa đông sinh học là lúc nhiệt độ trung thấp, ánh sáng yếu, nước giàu muốidinh dưỡng. Thực vật nổi và động vật nổi phát triển kém, ngừng sinh sản. Tỷ số P/= thấp hơn 1.

Guria nova (1972) khi nghiên cứu về biến động số lượng quần thể có nhận địnhsau:

•  Biến động số lượng theo mùa của sinh vật nổi biển nhiệt đới có tính chukỳ, nhưng lịch xuất hiện không ổn định mà thay đổi năm này qua nămkhác. Nhất là vùng ven bờ, phụ thuộc vào sự biến đổi theo chu kỳ nămcủa các nhân tố khí tượng.

•  Nếu ở vùng cực biến động số lượng theo mùa của sinh vật nổi có tínhchất một chu kỳ (có một cực đại). Ở vùng ôn đới có tính chất hai chu kỳ (có hai cực đại) thì ở vùng biển nhiệt đới có thể coi là có tính chất đa chu

kỳ.•  Biến động số lượng sinh vật nổi biển nhiệt đới không lớn.•  Số lượng sinh vật nổi, đặc biệt là thực vật nổi vùng khơi không lớn lắm.

Trong khi đó vùng ven bờ lớn hơn gấp hàng ngàn lần.

+ Biến động theo năm: Phụ thuộc vào các biến động theo chu kỳ năm của cácnhân tố địa vật lý như biến đổi hoạt động của mặt tr ời theo chu kỳ 9 -11 năm.Biến đổi của mực nước, độ mặn theo chu kỳ năm.

+ Biến động không chu kỳ: Do những nguyên nhân đột xuất gây nên, phổ biếnnhất là hiện tượng nhiễm bẩn thuỷ vực.

Sinh tr ưởng ở thủy sinh vật

Các khái niệm* Sinh tr ưởng cá thể là quá trình chuyển hoá khối lượng cá thể lớn lên. Sinhtr ưởng cá thể đặc tr ưng cho cá thể và giới hạn bởi tuổi thọ của cá thể.

* Sinh tr ưởng quần thể là sự tạo mới trong quần thể các cá thể và sự tăng sinhvật lượng tổng cộng của các cá thể. Ngh ĩ a là các quá trình tạo ra số lượng sinhvật và tích luỹ chất hữu cơ trong sinh vật nhờ đồng hoá các điều kiện ngoạicảnh. Sinh tr ưởng quần thể đặc tr ưng bởi hai chỉ số: chỉ số sinh sản và chỉ số tử vong.

* Sự phát triển là sự tạo mới các cơ quan và sự chuyển hoá bên trong của cơ thể sinh vật. Thường trong vòng đời thuỷ sinh vật được chia thành các giai đoạnkhác nhau. Mỗi giai đoạn có đặc tr ưng riêng về tính chất sinh lý bên trong cơ thể (chọn lọc thức ăn, tính chất thức ăn …). Về tính chất sinh thái, nó đòi hỏi nhữngyếu tố về môi tr ường nhất định. Ví dụ: Giai đoạn còn non sinh vật đòi hỏi nhiềuánh sáng hơn.

Page 61: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 61/139

* Sinh sản là quá trình thực hiện để duy trì nòi giống (sinh sản hữu tính, sinhsản vô tính). Ở môi tr ường nước, cần chú ý đặc biệt đến hiện tượng đơn tínhcái.

Tuổi và sinh tr ưởng cá thể 

•  Tuổi và sự hình thành vòng tuổi: Đặc điểm sinh tr ưởng của cá có tính chấtchu kỳ như mọi động vật biến nhiệt khác. Ngh ĩ a là trong một năm có thờigian cá lớn nhanh, có thời gian cá lớn chậm. Loewenhook (1684) đãchứng minh trên vảy và xương cá có có những vòng liên hệ đến các thờikỳ sinh tr ưởng nhanh hay chậm của cá. Căn cứ vào những vòng nầy taxác định được tuổi cá.

•  Tuổi tối đa - Già - Chết: Ở cá có sự liên hệ chặt chẽ giữa tuổi và kíchthước, thường cá có tuổi cao, kích thước lớn. Các cá sống lâu thường làcá cổ (nguyên thuỷ) bơi chậm, sống ở đáy có thể thích nghi với nhữngbiến đổi của môi tr ương như Oxy, nhiệt độ, nồng độ muối … Ví dụ : cámập, cá chép.

Cá có đời sống ngắn thường có đặc điểm ngược lại. Tuổi tối đa của cá trong tự nhiên ít khi biết được và ít gặp cá chết tự nhiên. Đối với cá nuôi trong bồn, có cátầm Acipenser đạt 69 tuổi (Amsterdam), cá chép 38 tuổi (Frankfurt).

Thời gian sống của cá liên hệ chặt chẽ với quá trình trao đổi chất. Nhiều loài cáchết hàng loạt sau lần sinh sản đầu tiên. Ví dụ Cá chình (Anguilla) sau lần sinhsản đầu tiên cá chết 100%. Sự chết hàng loạt có ý ngh ĩ a thích nghi và xác cá bố mẹ phân huỷ trong nước sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ, giúp cho sự phát triểnphiêu sinh vật, làm cơ sở thức ăn cho cá con.

  Sinh tr ưởng cá thể o  Hình thức sinh tr ưởng:

  Ở cá sự tăng tr ưởng xảy ra liên tục trong mọi giai đời sốngcủa cá. Ta chỉ có thể phân biệt rõ giai đoạn phôi và toàn bộ giai đoạn còn lại. Thật khó phân biệt giữa cá tr ưởng thành(Adult) và chưa tr ưởng thành (Subadult).

  Ở giáp xác: (tôm, cua) sự tăng tr ưởng mang tính chất giánđoạn, do bị vỏ giáp khống chế, muốn tăng tr ưởng và lớn lênphải lột xác.

•  Tăng tr ưởng - Tốc độ tăng tr ưởng - Chỉ số tăng tr ưởng

•  Tăng tr ưởng là hiệu số của khối lượng (P), chiều dài (L) của cá tại mộtthời điểm nào đó so với kích thước ban đầu hoặc khối lượng ban đầu.

Ví dụ: t1 -> Pt1

t2 -> Pt2

Pt2 - Pt1 : Sự tăng tr ưởng

Page 62: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 62/139

•  Tốc độ tăng tr ưởng là sự tăng tr ưởng trên một đơn vị thời gian.

Ví dụ: mg/ngày, mm/ngày.

•  Chỉ số tăng tr ưởng: Tốc độ tăng tr ưởng được so sánh với kích thước ban

đầu, hoặc tr ọng lượng ban đầu thì được gọi là chỉ số tăng tr ưởng.

•  Lo: kích thước ban đầu•  Po: tr ọng lượng ban đầu

•   Độ béo và độ mỡ 

 Độ béo là hằng số K trong đẳng thức: P = K L3

hoặc :

•   Độ mỡ :là khối lượng mỡ trong cơ thể cá.

Khi xác định độ mỡ cần lưu ý : độ mỡ thay đổi theo giống, loài, giới tính, tuổi,mùa vụ…. Prozopski đã phân chia ball mỡ cá bằng thang 5 bậc:

•  Ball 0 : Ruột không có mỡ.•  Ball 1: Chỉ có một dãy mỡ mỏng nằm giữa phần 2 - 3 của ruột.•  Ball 2 : Có một dãy mỡ hẹp khá dày ở giữa phần 2 - 3 của ruột.•  Ball 3: Có một dãy mỡ r ộng ở giữa phần 2 - 3, cả hai mép trên và dưới. Ở 

phần ruột gần hậu môn có một lớp mỡ mỏng.•  Ball 4: Ruột hầu như bị mỡ hoàn toàn che phủ, nhưng còn ít chỗ tr ống,

qua đó ta vẫn còn thấy ruột.•  Ball 5: Lượng mỡ che phủ hoàn toàn kín cả ruột, không có chỗ tr ống.

Trong quá trình phát triển tuyến sinh dục, thời gian đầu tăng độ lớn của tuyếnsinh dục và độ mỡ. Khi thức ăn giảm, độ mỡ giảm r ất nhanh. Riêng tuyến sinhdục vẫn tiếp tục tăng tr ưởng. Khi cá bị đói thì lượng mỡ ở tuyến sinh dục của cábị tiêu thụ. Ngoài ra độ mỡ còn bảo đảm cho lượng noãn hoàng trong sản phẩmsinh dục của cá. Ở các loài cá khác nhau, độ mỡ tích luỹ ở những nơi khácnhau.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng tr ưởng của cá thể 

Page 63: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 63/139

•  Các yếu tố bên trong:o   Đặc tính di truyềno  Kích thước tr ứngo  Kích thích tố tăng tr ưởngo  Tính đực, cái.

  Các yếu tố bên ngoàio  Thức ăno  Các nhân tố lý, hoá học của môi tr ường: nhiệt độ nước, ánh sáng,

không gian sống …o  Ảnh hưởng chu kỳ của sự biến động các nhân tố lý, hoá học: nhiệt

độ, ánh sáng thức ăn là những nhân tố biến động theo chu kỳ, làmảnh hưởng đến tốc độ tăng tr ưởng của cá. Vì vậy sự tăng tr ưởngcủa cá mang tính chu kỳ.

Sinh tr ưởng quần thể * Sự sinh tr ưởng quần thể 

Trong tr ường hợp số lượng cá thể ở thời gian đầu nhỏ hơn số lượng cá thể thấy ở thời gian sau và trong điều kiện môi tr ường sống không có ảnh hưởnghạn chế sinh tr ưởng của quần thể trong một thời gian dài (điều kiện lý tưởng),đường cong biểu diễn độ tăng số lượng cá thể trong quần thể (đường cong sinhtr ưởng) sẽ có hình chữ J và công thức tính sẽ là:

Nt = Noert

•  Nt : số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t•  No : số lượng cá thể ban đầu•  r : tốc độ tăng tr ưởng đặc tr ưng của quần thể •  e : cơ số logarit tự nhiên

Trong điều kiện môi tr ường sống có ảnh hưởng hạn chế tới quá trình sinhtr ưởng của quần thể (điều kiện thực tế), đường cong biểu diễn sẽ có hình chữ S. Đường cong sinh tr ưởng, trong tr ường hợp nầy gồm có bốn pha, thể hiệnbốn giai đoạn sinh tr ưởng của quần thể. Trong giai đoạn đầu, số lượng quần thể tăng chậm (pha gia tăng dương), sau đó tăng r ất nhanh (pha logarit) r ồi lại đến

giai đoạn tăng chậm lại (pha gia tăng âm) và sau cùng đến giai đoạn cân bằng.Ở pha cân bằng số lượng cá thể sinh ra và mất đi gần bằng nhau.

•  Cơ cấu nhóm tuổi ( Age group)

Trong một chủng quần, qua một thời gian nào đó, các cá thể trong chủng quầncó chết đi và có sinh ra, tạo nên các nhóm tuổi khác nhau.

Page 64: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 64/139

Mỗi nhóm tuổi gồm các cá thể được đẻ ra cùng một mùa trong một năm. Sự sosánh các nhóm tuổi nói lên quần thể đó đang phát triển hay thoái hoá.

•  Quần thể đang phát triển mạnh gồm nhiều cá thể nhỏ tuổi.•  Quần thể thăng bằng có cơ cấu nhóm tuổi đồng đều.•

  Quần thể đang thoái hoá gồm nhiều cá thể già .Trong một quần thể có thể thay đổi về cơ cấu nhóm tuổi, nhưng không thay đổisố cá thể. Cơ cấu nhóm tuổi của các loài cá đều có những nét đặc tr ưng:

Thường cá sống ngắn thì quần thể gồm một số ít nhóm tuổi. Các loài cá nầythành thục sớm và có khả năng khôi phục đàn nhanh chóng.

Các loài cá lớn sống lâu, quần thể gồm nhiều nhóm tuổi hơn. Chúng có tuổiphát dục cao, khả năng khôi phục đàn chậm, thích nghi nơi cơ sở thức ăntương đối ổn định.

Đặc điểm của quần loại thủy sinh vật

Thuỷ vực là những môi tr ường sống cụ thể của thuỷ sinh vật trong thiên nhiên.Trong mỗi thuỷ vực có cả một tập hợp sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật,nấm) tạo thành một quần xã đặc tr ưng riêng cho từng loại thuỷ vực. Quần xãthuỷ sinh vật và thuỷ vực tạo thành một hệ thống sinh thái có quan hệ qua lạimật thiết với nhau và liên hệ với môi tr ường ngoài thuỷ vực.

Môi tr ường sống trong thuỷ vực không phải hoàn toàn đồng nhất, mà điều kiệnsống của từng bộ phận ở thuỷ vực (khối nước, nền đáy, vùng bờ, vùng khơi, …)lại sai khác nhau về các đặc điểm thuỷ lý, hoá, cơ học. Tương ứng với những

sai khác nầy của các bộ phận ở thuỷ vực - các sinh cảnh - mỗi quần xã thuỷ sinh vật lại chia thành nhiều quần loại sinh vật (biocoensis) có thể coi là nhữngcấu trúc bộ phận của quần xã trong thuỷ vực, thích ứng với điều kiện sống củatừng loại sinh cảnh như: sinh vật nổi, sinh vật đáy, sinh vật vùng triều … Nghiêncứu đời sống của các quần loại thuỷ sinh vật trong mối quan hệ của chúng trongthuỷ vực, thể hiện chủ yếu ở quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cácbậc khác nhau là một trong những vấn đề cơ bản của thuỷ sinh học.

Quần loại thuỷ sinh vật (Biocoenosis) là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cácloài khác nhau, cùng sống trong một sinh cảnh có cấu trúc nhất định Quần loạithể hiện một bước phát triển cao của quá trình phát triển chất sống. Nó có vaitrò và vị trí nhất định trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lưởng thuỷ vực.

Mỗi quần loại thuỷ sinh vật được đặc tr ưng bởi thành phần loài, đặc tinh địnhtính và định lượng của chúng. Mối quan hệ giữa các loài với nhau và với cácnhân tố sinh thái của môi tr ường vô sinh. Mức độ tổ chức cao của quần loại sinhvật thể hiện ở các bậc chuyển hoá vật chất và năng lượng ngày càng cao. Sự chuyển hoá nầy xảy ra trong quần loại, thường được gọi là cá bậc dinh dưỡng.Các bậc dinh dưỡng càng cao, năng lượng tiêu hao đi càng nhiều, đồng thời

Page 65: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 65/139

cấu trúc của quần loại sinh vật cũng phức tạp hơn, khối lượng thông tin nhiềuhơn và do đó cũng bền vững hơn.

Trong một quần loại sinh vật bao giờ cũng có một loài hay một số loài giữ vai tròchủ yếu, tạo thành hạt nhân của quần loại sinh vật, gọi là loài ưu thế. Loài ưuthế được xác định bằng tính chất quan tr ọng của loài đó trong quần loại sinh vật

về mặt số lượng, khối lượng hay vai trò của loài đó trong chu trình chuyển hoávật chất và năng lượng. Loài ưu thế thể hiện tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất đặc tínhcấu trúc của quần loại sinh vật. Loài ưu thế cũng giữ vai trò quyết định trongbiến đổi cấu trúc của quần loại sinh vật.

Quan hệ giữa loài ưu thế và quần loại sinh vật được thể hiện ở qui luật sau:quần loại sinh vật càng lớn về số lượng, loài ưu thế trong quần loại cũng cànglớn về mặt số lượng.

Về mặt chuyển hoá vật chất và năng lượng, quần loại thuỷ sinh vật gồm banhóm thành phần: sinh vật sinh sản (producent), tiêu thụ (consument) và phânhuỷ (reducent). Trong quan hệ số lượng, qui luật chung là bọn tiêu thụ bao giờ 

cũng ít hơn về số lượng và khối lượng so với bọn sinh sản. Bọn tiêu thụ bậc hailại ít hơn bọn tiêu thụ bậc nhất. Bọn phân hủy (vi khuẩn) về số lượng cá thể baogiờ cũng lớn, nhưng về khối lượng không lớn lắm, do kích thước nhỏ.

Các qui luật về hình tháp số lượng và khối lượng ở quần loại thuỷ sinh vật cũnggiống như sinh vật ở cạn. Do sự tiêu hao vật chất và năng lượng trong quá trìnhchuyển từ bậc dinh dưỡng thấp tới bậc cao hơn. Nói chung số lượng và khốilượng thuỷ sinh vật giảm dần đi từ bậc thấp tới bậc cao.

Cấu trúc thức ăn của quần loại thuỷ sinh vật được xác định bởi quan hệ số lượng giữa các dạng sinh vật có kiểu ăn khác nhau. Khối lượng của quần loạithuỷ sinh vật càng lớn, tức là lượng thức ăn trong một sinh cảnh càng lớn, cấu

trúc thức ăn của quần loại sinh vật càng đơn dạng, vai trò của loài ưu thế cànglớn. Khi số lượng thức ăn ở các sinh cảnh giảm đi, như trong tr ường hợp cácthuỷ vực ở vùng nhiệt đới, khối lượng của quần loại thuỷ sinh vật giảm đi, vai tròcủa các dạng ưu thế cũng sẽ giảm đi, do đó cấu trúc thức ăn của quần loại sinhvật cũng tr ở nên đa dạng hơn.

Phần lớn thuỷ sinh vật có kích thước nhỏ. Điều nầy phù hợp với lối sống trôi nổitrong tầng nước của sinh vật nổi (khối lượng nhỏ, diện tiếp xúc lớn). Kích thướcnhỏ của bọn thuỷ sinh vật sản sinh (thực vật nổi) và các thuỷ sinh vật tiêu thụ bậc thấp (động vật nổi) còn là điều kiện để hình thành các chuổi thức ăn dàitrong thuỷ vực, phù hợp với qui luật tăng kích thước của các bậc dinh dưỡng từ 

thấp tới cao.Do kích thước nhỏ, cường độ trao đổi chất lớn, nhịp sinh sản nhanh, nên mậtđộ thuỷ sinh vật sản sinh ở các bậc dinh dưỡng thấp thường r ất lớn, có khi tớihàng triệu cá thể trong một lit nước. Mật độ lớn như thế nầy, ở sinh vật sốngtrên cạn chỉ thấy có vi khuẩn. Cũng do đặc tính nầy, quan hệ giữa vật sản sinhvới vật tiêu thụ về mặt khối lượng, ở môi tr ường nước r ất khác với môi tr ườngcạn. Khối lượng thực vật ở cạn lớn hơn khối lượng động vật gấp 2.000 lần.Trong khi đó, ở môi tr ường nước hải dương thì ngược lại, khối lượng động vật

Page 66: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 66/139

lại lớn hơn khối lượng thực vật từ 10 -15 lần. Nhưng do nhịp sinh sản nhanhnhờ điều kiện sống ở môi tr ường nước thuận lợi, nên có thể có tới hàng tr ămthế hệ trong một năm (thực vật nổi). Do đó sản lượng thực vật sản sinh ra r ấtlớn, bảo đảm thức ăn cho động vật.

 Đặc điểm quan tr ọng thứ hai của quần loại thuỷ sinh vật là có quan hệ thức ăn

r ất phức tạp, sơ đồ quan hệ thức ăn thường có nhiều nhánh. Một đặc điểm kháccủa quần loại thuỷ sinh vật là có mối quan hệ sinh hoá khá chặt chẽ giữa các cơ thể cùng sống trong một vùng nước, nhờ đặc tính hoà tan tốt của nước, gắn liềncơ thể sống với môi tr ường nước và giữa chúng với nhau.

Sự phân chia các quần loại sinh vật trong thủy vực và đặc điểmthích ứng

Thuỷ vực không phải là một môi tr ường sống hoàn toàn đồng nhất về mọi điềukiện của môi tr ường vô sinh cũng như hữu sinh, mà bao gồm nhiều loại sinh

cảnh khác nhau. Trong mỗi sinh cảnh có một quần loại sinh vật bao gồm cácdạng sinh vật sống thích ứng với điều kiện sống của sinh cảnh đó. Các sinhcảnh không phải chỉ  đơn thuần là từng nơi ở cụ thể trong thuỷ vực, mà đượcxác định bởi cả một phức hợp các nhân tố vô sinh, gắn liền với các đặc điểmcủa những hoạt động sống thuỷ sinh vật. Do đó quyết định vai trò của chúngtrong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong thuỷ vực cũng như trong sự phát triển của hệ thống sinh thái thuỷ vực.

Có thể chia môi tr ường sống trong thuỷ vực thành ba sinh cảnh lớn: vùng triều,(hay vùng ven bờ), tầng nước và nền đáy. Ba vùng sinh cảnh nầy sai khác nhaur ất cơ bản về đặc điểm các điều kiện sống:

•  Vùng triều: nằm ở giới hạn giữa môi tr ường trong thuỷ vực và ngoài thuỷ vực. Ở vùng nầy có cả điều kiện sống trong nước và trên cạn.

•  Tầng nước: hoạt động sống của thuỷ sinh vật ở đây chủ yếu dựa vào khốinước với các đặc tính lý, hoá, cơ học của môi tr ường nầy.

•  Nền đáy: điều kiện sống ở đây quyết định bởi nền đất nằm dưới khốinước. Do đó điều kiện sống vừa phụ thuộc vào nền đất ở đáy thuỷ vực,vừa phụ thuộc vào tầng nước.

Trong mỗi vùng trên có một tập hợp sinh vật đặc tr ưng thích ứng với điều kiệnsống cơ bản của từng vùng. Đồng thời, trong mỗi tập hợp nầy, lại có thể phânbiệt từng quần loại sinh vật thích ứng với từng loại sinh cảnh cụ thể của mỗivùng đó.

1. Thủy sinh vật vùng triều Điều kiện sống ở vùng nầy luôn thay đổi, khi có nước, khi khô cạn theo mứcnước, nồng độ muối luôn thay đổi, nước luôn xáo tr ộn, áp lực nước thấp, oxy,nhiệt độ, nhiệt độ ánh sáng gần như ở môi tr ường không khí.

Sinh vật vùng nầy có những đặc điểm sau:

Page 67: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 67/139

•  Thích ứng sinh thái r ộng về oxy, nhiệt độ và nồng độ muối. Sinh vật dễ dàng chuyển sang môi tr ường sống khác như vào nước ngọt hay lên cạn.

•  Sinh vật có khả năng hô hấp ở nước và trên cạn.•  Sinh vật thích ứng hẹp về về áp lực nước.•  Cấu tạo cơ thể theo kiểu dẹp hay có chân bám chắc.

2. Thủy sinh vật trong tầng nước Điều kiện sống của sinh vật ở tầng nước tương đối ổn định và đồng nhất. Đặcđiểm thích ứng của nhóm sinh vật nầy chủ yếu làm sao cho sự vận động trongmôi tr ường nước được thuận lợi. Có thể chia nhóm nầy thành nhiều quần loạisinh vật khác nhau.

•  Sinh vật sống trôi (Pleiston) là bọn sống trôi trên mặt nước, nửa cơ thể trong không khí, nửa dưới nước.

•  Sinh vật màng nước (Neiston) bao gồm các động vật sống quanh màngnước. Nhờ sức căng bề mặt của nước, chúng có thể sống ở mặt trên

(epineiston) hay mặt dưới màng nước (hyponeiston). Có bọn sống thườngxuyên ở đó. Có bọn chỉ sống một thời gian (ấu trùng nhiều loại động vật). Đặc điểm thích ứng của bọn nầy thể hiện ở vỏ cơ thể không ngấm nước,chống lại được tác dụng của tia cực tím ở mặt nước, có quang hướngđộng dương, màu sắc nguỵ trang, lối ăn màng nước.

•  Sinh vật nổi (Plankton), bao gồm các sinh vật sống trôi nổi một cách thụ động hoặc vận động r ất yếu trong các lớp nước ở tầng mặt, chủ nhờ vàochuyển động của khối nước mà di chuyển. Sinh vật nổi bao gồm: vi khuẩnsống nổi (bacterioplankton), thực vật vật nổi (phytoplankton) và động vậtnổi (zooplankton). Về mặt chuyển hoá vật chất, sinh vật nổi bao gồm cácsinh vật sản sinh (thực vật nổi), các sinh vật tiêu thụ bậc thấp (động vật

nổi) và các sinh vật phân huỷ (vi khuẩn sống nổi).Theo kích thước cơ thể , có thể chia ra

•  Sinh vật nổi cực lớn (megaloplankton), kích thước trên 1m : sứa lớn.•  Sinh vật nổi lớn (macroplankton) kích thước 10 100cm: sứa nhỏ hàm tơ.•  Sinh vật nổi vừa (mesoplankton), kích thước 1-10mm: giáp xác nhỏ.•  Sinh vật nổi nhỏ (microplankton), kích thước 0,05 -1 mm: rotifer, tảo đơn

bào, các loại ấu trùng.•  Sinh vật nổi cực nhỏ (nanoplankton), kích thước vài micron: vi khuẩn,

động vật nguyên sinh.

Tuỳ theo giai đoạn, sinh vật sống nổi theo lối sống nổi ở các lớp nước tầng mặtmà có thể chia ra:

•  Sinh vật nổi hoàn toàn (holoplankton) có toàn bộ đời sống ở trong tầngnước; chỉ có giai đoạn tr ứng nghỉ , bào xác là ở đáy thuỷ vực.

Page 68: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 68/139

•  Sinh vật nổi không hoàn toàn (meroplankton), chỉ có giai đoạn ấu trùng làsống trong tầng nước. Đây là tr ường hợp ấu trùng các sinh vật đáy như thân mềm, da gai.

 Đặc điểm thích ứng của sinh vật nổi, chủ yếu là bảo đảm cho sinh vật dễ dàng

nổi trong tầng nước mặt, sao cho tốc độ chìm chậm nhất.Theo Ostwald công thức tính tốc độ chìm:

Với

•  a: tốc độ chìm•  b: hiệu số giữa khối lượng riêng của vật và nước.•  d: sức cản, phụ thuộc hình dạng vật trong nước.

Nhìn chung, sinh vật nổi thích ứng với đời sống nổi theo hai hướng:

•  Giảm tr ọng lượng còn lại b bằng cách tiêu giảm tiêu giảm bộ xương, thảibớt chất muối nặng, tích tr ữ các chất khí và mỡ.

•  Tăng sức cản d trong nước bằng cách tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể với khối nước.

- Sinh vật tự bơi (Nekton) là thành phần quan tr ọng trong các quần loại thuỷ sinhvật ở trong tầng nước. Chúng bao gồm các động vật có kích thước lớn (cá,mực, động vật có vú) và phần lớn các đối tượng được khai thác. Sinh vật tự bơiđều là các sinh vật tiêu thụ ở các bậc dinh dưỡng khác nhau, có cấu tạo cơ thể phức tạp. Đặc điểm quan tr ọng nhất là có cơ quan vận động chủ động, tích cực. Đặc điểm thích ứng chủ yếu của bọn nầy là cơ thể cấu tạo hình thuỷ lôi, hai đầuvuốt nhọn, để giảm sức cản phía tr ước khi di động. Lối sống di động chủ động,cách lấy thức ăn có phân biệt ở mức độ cao (rình mồi, đuổi mồi). Sinh vật tự bơisống ở các tầng nước từ mặt xuống đáy.

- Thuỷ sinh vật ở nền đáy : theo vị trí, có thể chia thuỷ sinh vật ở nền đáy làmhai nhóm: nhóm sống trên mặt nền đáy (epifauna) và nhóm sống chui trong nềnđáy (infauna). Thích ứng của sinh vật đáy là phát triển cơ quan bám và biến đổi

hình thái, để khỏi bị cuốn ra khỏi nơi cố định, phát triển các cơ quan bảo đảmcho con vật khỏi bị vùi lấp dưới đáy.

Page 69: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 69/139

 

Chương 6: Sinh Sản Và Di Cư Của Thuỷ Sinh Vật

Sinh sản ở thủy sinh vật

Di cư của thủy sinh vật Ý ngh ĩ a và các hình thức di cư 

Di cư là sự thay đổi chỗ của hàng loạt cá thể trong loài, thường có tính chủ động (đôi khi thụ động) từ một nơi nầy sang một nơi khác. Sự di cư là đặc điểmthích nghi đối với nhiều loài thuỷ sinh vật, để tăng số lượng chủng quần trongnhững điều kiện môi tr ường thay đổi.

Di cư khiến cho cá sử dụng được những nguồn thức ăn to lớn, giúp cá bảo vệ tr ứng và cá con, giúp cá tránh những điều kiện khắc nghiệt của môi tr ường như giảm nhiệt độ, tăng nồng độ muối. Đa số cá đều di cư vì ít có loài cá nào tìmđược đầy đủ những điều kiện tối hảo cho sự sinh tồn của loài tại một nơi nhấtđịnh. Có một số cá định cư như cá bống ở đáy và các loài cá sống trong đảosan hô.

Di cư và sự di chuyển hàng loạt có tính chất bảo vệ được phân biệt rõ r ệt. Ví dụ : Khi biển có sóng lớn, cá trên tầng mặt xuống tầng đáy. Cá trong bờ đi ra khơixa. Trong sông khi mực nước giảm cá di chuyển vào đầm, hồ. Di chuyển có tínhđột xuất và không lặp lại trong mọi thế hệ của loài. Các hình thức di cư:

•  Di cư sinh sản•  Di cư dinh dưỡng•  Di cư trú đông.

Không phải bất cứ loài nào cũng thực hiện cả 3 loại di cư kể trên. Đối với mộtloài sự di cư nhất định cần thiết cho sự sinh tồn. Đối với cá chịu nhiệt thấp,không di cư trú đông, chỉ di cư dinh dưỡng và sinh sản. Cá có nơi sinh sản vànơi di cư đến trùng nhau thì không phải di cư.

Ngay trong cùng một loài, sự di cư sinh sản chỉ xảy ra đối với cá đã tr ưởngthành về sinh dục. Tuỳ theo cá sử dụng năng lượng vận động vào việc di cư hay không để chia ra hai loại :

•  Di cư thụ động (không dùng năng lượng vận động).•  Di cư chủ động (dùng năng lượng vận động).

Di cư thụ động xảy ra ở tr ứng cá và cá con, có khả năng vận chuyển cá đi mộtkhoảng r ất xa. Ngay những cá lớn, trong đoạn đường di cư chủ động của nó, cónhững lúc nó cũng di cư thụ động. Ví dụ: Cá tra bột theo dòng chảy trên sôngMekong từ Cambodia về Việt Nam.

Các kích thích của di cư có thể là do những biến đổi trong bản thân cá như tìnhtr ạng phát triển của tuyến sinh dục (do lượng kích thích tố từ tuyến sinh dục tiết

Page 70: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 70/139

ra) hay do kích thích từ môi tr ường: thay đổi lượng thức ăn…. Ngoài ra di cư cótính di truyền.

Cơ chế của sự di cư 

•  Con đường di cư của cá tôm chưa được nghiên cứu nhiều.•  Một số loài cá di cư theo chiều chảy của dòng nước (xuôi , ngược dòng).•  Một số loài khác định hướng theo đường bờ, chất đáy.•  Một số định hướng theo sự thay đổi của nhiệt độ ở những vực nước khác

nhau. Phần lớn cá ở đại dương định hướng theo mặt tr ời và từ tr ườngcủa trái đất.

•  Một số cá di cư thẳng đứng theo cường độ ánh sáng.

Khi di cư cá thường đi thành đàn.  Đàn không có con đầu đàn cố định. Hìnhdạng của đàn cá khi di cư bảo đảm cho sự vận động thuận lợi nhất và giúp chocá định hướng dễ dàng hơn.

Các loại di cư và ý ngh ĩ a thích nghi

1. Di cư sinh sảnDi cư sinh sản là sự thích nghi đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của tr ứng và cá con, nhất là bảo vệ cho đàn cá con không bị bắt làmmồi ăn của động vật khác.

Cá di cư sinh sản đến bãi đẻ từ nơi kiếm ăn hoặc từ chỗ trú đông.

* Di cư từ biển vào sông (Di cư ngược dòng): Mỗi năm cá đi đẻ một lần, thời

điểm di cư khác nhau đối với các loài khác nhau. Ví dụ : Cá Hồi tr ắng(Coregonus) bắt đầu đi đẻ vào mùa thu. Đa số cá thuộc họ Cyprinidae di cư điđẻ vào mùa xuân. Một số cá khác đến nơi trú đông và ở tại đây một năm, đếnnăm sau sẽ đến bãi đẻ. Ngay trong một loài cũng có những khác nhau trong dicứnginh sản.

* Di cư từ sông ra biển (Di cư xuôi dòng).

Ít khi thấy hơn di cư ngược dòng. Ví dụ : Cá Chình (Anguilla anguilla), tr ưởngthành sinh dục vào thời điểm 9 -12 tuổi. Sau đó nó xuôi dòng từ sông ra biển để đẻ và thường đi vào ban đêm. Lúc đầu nó sống ở các sông châu Âu, sau đóxuôi dòng ra biển. Từ đó cá đến vùng bờ biển Mỹ châu là bãi đẻ của nó. Trên

đoạn đường di cư, cơ thể có thay đổi:

•  Măt lớn thêm ra gấp 4 lần so với khi nó còn ở sông.•  Mõm nhọn hơn.•  Lưng tr ở nên có màu sậm hơn, bụng biến đổi từ màu vàng sang màu bạc.•  Ốm đi r ất nhiều.•  Ruột thoái hoá.•  Áp suất thẩm thấu của máu tăng.

Page 71: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 71/139

•  Bong bóng khí nhỏ đi.

2. Di cư dinh dưỡng* Di cư thụ động để kiếm ăn: Xảy ra ở ấu trùng và tr ứng.

* Di cư chủ động:

•  Cá nước ngọt: Nhiều loài cá ban ngày sống ở sông, ban đêm ra các đầm,hồ, nơi có nhiều động vật không xương sống để kiếm ăn. Ở vùng châuthổ sông Mékong, vào mùa nước lũ, cá lên ruộng tr ũng để kiếm ăn, đếnkỳ nước rút, cá theo dòng chảy xuống sông, kênh.

•  Cá biển: Nhiều loài cá sau khi đẻ bị kiệt sức, phải chủ động kiếm ăn. Đốivới một số cá ăn mồi thì chúng di chuyển theo các đối tượng thức ăn. Cábiển cũng co sdi cư thẳng đứng để chủ động kiếm ăn.

3. Di cư trú đôngDi cư trú đông là một giai đoạn trong vòng đời của một số cá. Ở giai đoạn nầy

cá ít hoạt động, ăn ít hoặc ngừng ăn, cường độ trao đổi chất giảm. Năng lượngdùng cho duy trì được lấy từ lượng mỡ tích luỹ tr ước khi di cư trú đông.

Phương pháp nghiên cứu

1. Nghiên cứu sức sinh sản* Nghiên cứu sức sinh sản tuyệt đối của cá thể 

Tr ước khi xác định sức sinh sản ta tíen hành : cân cá, đo chiều dài chuẩn, xácđịnh tuổi cá.

•  Phương pháp thể tích:

 Đo thể tích của cả buồng tr ứng bằng cách bỏ nó vào ống đong chứa nước. Gọithể tích nầy là V. Cắt 1 khúc của buồng tr ứng, kích thước của đoạn tuỳ theokích thước của buồng tr ứng lớn hay nhỏ. Dùng giấy chậm cho khô nước r ồi đothể tích của khúc nầy gọi là v. Tách r ời những hạt tr ứng trong khúc nầy và đếmbằng bảng đen có kẻ ô. Cứ trãi đều tr ứng trên bảng, mỗi ô một tr ứng, khi đầycác ô, ta có 100 tr ứng. Gọi số tr ứng trong mẫu là n. Gọi N là số tr ứng trong toànbuồng tr ứng thì

•  Phương pháp tr ọng lượng

Cân toàn buồng tr ứng, ghi nhận P, cân một mẫu tr ứng p, đếm số tr ứng trongmẫu n. Gọi toàn bộ số tr ứng N, ta có:

Page 72: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 72/139

 

•  Phương pháp đếm thực sự 

Thường áp dụng một số phương pháp để tìm tr ị số trung bình.

2. Nghiên cứu di cư * Phân tích các mẻ lưới: Cần nghiên cứu các biến đổi về sự phong phú của loàitheo thời gian và khu vực. Nếu phân tích được về cơ cấu nhóm tuổi và độ pháttriển tuyến sinh dục, có thể tìm ra lý do sự di cư.

* Đánh dấu và theo dõi

•  Dấu (Mark) : Cắt một phần của vi hay đục lỗ ở nắp mang, hoặc khắc vàođỉ nh đầu, nhuộm cơ.

•  Thẻ (Tag)o  Thẻ Petersen: gồm hai đĩ a nhỏ nối nhau bởi một cây ghim qua cơ 

thể cá.o  Sợi dây: Ghim qua cơ thể cá buộc lại.o  Thẻ bên trong: tấm kim khí nhỏ có từ tính, bỏ vào xoang bụng của

cá, khi cần phát hiện dùng máy dò.o  Thẻ mũi tên: Đối với cá lớn không đánh bắt được, dùng súng bắn

thẻ nầy ghim vào cơ thể cá.•  Máy dò cá: Phát hiện được sự tập trung và di chuyển của cá.

Chương 7: Nguồn Lợi Và Khai Thác Nguồn Lợi Thuỷ SảnHiện tr ạng nguồn lợi và tài nguyên thủy sản

Nhận thức cơ bản về nguồn lợi và tài nguyên thuỷ sản

Nguồn lợi thuỷ sản được quan niệm một cách khái quát là sự đa dạng về sinhhọc trong thuỷ vực. Sự đa dạng sinh học nầy duy trì các hệ sinh thái ở nướccũng như phát triển nghề nuôi tr ồng và khai thác thuỷ sản. Nguồn lợi thuỷ sảntheo nghiã hẹp là các thuỷ sinh vật có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ sauđể duy trì quần đàn. Các thế hệ già cỗi không thể tránh khỏi chết tự nhiên. Vìvậy việc khai thác hợp lý các quần đàn tr ưởng thành, ngoài ý ngh ĩ a về kinh tế,còn là giải pháp tạo điều kiện cư trú cho thuỷ sinh vật phát triển. Quần đàn cókhả năng tự khôi phục nhưng nếu môi tr ường nước bị ô nhiễm hay bị khai thác

Page 73: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 73/139

qua mức một số loài cá và động vật ở nước đã và đang đứng tr ước nguy cơ bị tiêu diệt. Ví dụ chỉ trong vòng 50 năm tr ở lại đây, một số loài cá như cá chìnhNhật (Anguilla japonica), cá tr ắm cỏ sông Hồng (Ctenopharyngodon idella), cámơn sông La Ngà (Scleropages formossanus), cá chìa vôi sông Nhà Bè(Crinidens sarissophorus), cá trê tr ắng (Clarias batrachus), cá diếc (Carrsius

crrsius), cà cuống (Lethocerus indicus), cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus),và con Nược sống ở nước (Orcella brevirostris) tại đồng bằng sông Cửu Long.

Tài nguyên thuỷ sản gồm môi tr ường sống đất, nước, các yếu tố vô sinh và cácchuổi thức ăn tự nhiên làm cơ sở nuôi dưỡng sản phẩm cuối cùng cho ngườikhai thác. Sự phân bố khác nhau của thuỷ sinh vật cũng tuỳ thuộc vào sự khácbiệt của môi tr ường sống: môi tr ường nước ngọt, lợ, mặn, cơ sở thức ăn tự nhiên và yếu tố địa lý. Đặc điểm về môi tr ường sống, cơ sở thức ăn tự nhiên vàgiới hạn về địa lý là các yếu tố chính quyết định tính đặc thù về nguồn gen thuỷ sản của một vùng hay khu vực nào đó mà nơi khác không có được.. Từ đó nẩysinh các yêu cầu về trao đổi qua sự di nhập, thuần hoá các loài thuỷ sản làmphong phú thêm nguồn lợi.

Đặc điểm nguồn lợi thuỷ sản vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể chia thành ba vùng sinh thái khác nhau.Ba vùng sinh thái nầy là ba khu hệ cá khác nhau.

- Vùng sinh thái sông và ven sông

Hạ lưu sông Cửu Long thuộc vùng ven giữa sông Tiền và sông Hậu. Vùng nầycũng là vùng ngập lũ ven sông hay vùng đất phù sa ngọt. Đây là vùng có diệntích chiếm tỷ lệ cao nhất (29,18% trên 1,2 triệu ha) của đồng bằng sông Cửu

Long. Dòng chính hạ lưu sông Cửu Long tại Việt Nam dài 225km (diện tích lưuvực 75.000km2 chiếm 5% lưu vực chung) và chảy trên nền đáy bằng phẳngđược tạo bởi phù sa có lớp bùn cát lỏng, nên lòng sông dễ bị xoáy lở. Chính vìđịa hình bằng phẳng, độ dốc thấp (chỉ 1cm/km), sông phân nhiều nhánh nên sự xâm nhập nước mặn vào nội địa trong mùa khô thường xảy ra.

Thành phần loài cá, tôm ở đây r ất đa dạng và phong phú. Hiện nay đã xác địnhđược 277 loài cá. Trong đó các loài cá có giá tr ị kinh tế chiếm 57 loài với tỷ lệ 21,92% . Ở đây ngư dân đã đánh bắt được một số loài cá nước ngọt có tr ọnglượng cực lớn như cá hô (58kg), cá tra dầu (110kg). Riêng tôm nước ngọt đãtìm thấy được 8 loài và 23 loài tôm biển sống ở các vùng nước lợ cửa sông venbiển. Trong đó tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm he (Penaeusindicus, P. merguiensis)), tôm sú ( P. monodon)… là những loài có giá tr ị xuấtkhẩu cao.

 Đàn cá kinh tế ở đây được chia thành hai nhóm chính

•  Nhóm cá nuôi có nguồn gốc từ sông (gọi là cá bản địa) như cá chài, mèvinh, he, ba sa, tra, hú, bống tượng, lóc bông… và một số cá nhập nộinhư cá chép, mè tr ắng, mè hoa, tr ắm cỏ, rô phi, tai tượng …

Page 74: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 74/139

•  Nhóm cá tự nhiên sống trong sông (cá tr ắng) bao gồm các loài cá có kíchthước lớn và có giá tr ị kinh tế cao như cá hô, cóc, bông lau, duồng … Bêncạnh đó có loài cá kích thước thân thể nhỏ nhưng quần đàn lớn và có giátr ị kinh tế như cá linh, thiểu, cơm…

Di cư của cá ở hạ lưu sông Cửu Long theo các dạng sau

•  Di cư sinh sản : Gồm có hai nhóm, nhóm di cư ngược dòng để đẻ ở cácvùng trung và thượng lưu sông Mékông như cá tra, duồng, ba sa, hô, tradầu, hú…. Nhóm di cư từ sông vào vùng tr ũng ngập nước vào mùa mưađể đẻ như cá lăng, leo, mè lúi, he …

•  Di cư vỗ béo : Vào đầu mùa lũ, cá từ sông di cư vào các vùng đồng ruộngtr ũng ngập nước để kiếm ăn. Đến cuối mùa lũ , nước rút, cá lại theo dòngnước di cư ra sông để tìm mồi. Ngoài ra, còn có một số loài cá nước mặn,lợ di cư vào sông để tìm mồi trong mùa khô.

•  Di cư thụ động : Dạng di cư nầy thường gặp ở cá bột của một số loài cá

như cá tra, ba sa, vồ đém, hú, bông lau … Những loài cá nầy đẻ ở vùngtrung và thượng lưu sông Mékông. Vào đầu mùa lũ, cá bột trôi theo dòngnước chảy về phía hạ lưu sông và các vùng ngập nước ven sông.

- Vùng sinh thái tr ũng phèn

Vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên nhận nước từ hai nguồn chính lànước từ sông Cửu Long chảy qua hệ thống kênh r ạch và nguồn nước mưa tạichỗ. Vào mùa lũ ( từ tháng 8 -11), Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên làvùng sinh tr ưởng, đẻ tr ứng của nhiều loài cá di cư từ sông vào. Khi nước rút,

hầu hết các loài cá nầy lần lượt di cư ra sông, chỉ có các loài cá đen chịu đượckhô hạn và phèn, còn lưu lại trong các đìa, bàu láng tr ũng nước cạn và bị nhiễmphèn ở các mức độ khác nhau. Đây là những vùng lưu giữ nguồn gen của tậpđoàn cá đen nổi tiếng như cá lóc, rô, trê, sặc, lươn, tr ạch … và nhóm cá kíchthước nhỏ điển hình là cá trâm - sinh vật chỉ thị cho thuỷ vực phèn nặng, có thể chịu được môi tr ường nước pH từ 2 -3.

- Vùng sinh thái cửa sông ven biển

Các cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc hệ thống sôngMékông và một số cửa sông khác có nguồn gốc tại chỗ. Phần lớn các cửa sôngchảy ra biển Đông và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông. Một số cửa sông đổ 

ra khu vực biển Tây và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Một số cừa sôngthuộc khu vực mũi Cà Mau thuộc vùng chuyển giữa biển Đông và biển Tây.

Các cửa sông chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông thuộc hệ thống sông CửuLong có lưu lượng nước đổ ra biển hằng năm r ất lớn, tạo nên một khu vực cửasông r ộng lớn có sự hoà tr ộn nước sông và nước biển. Nơi đây sự biến động về môi tr ường và độ mặn xảy ra r ất lớn về mùa khô và mùa mưa.

Page 75: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 75/139

•  Cửa sông Mỹ Thanh không thuộc hệ thống sông Cửu Long nhưng do vị trígần cửa sông Tr ần Đề và Bassac của hệ thống sông Cửu Long nên chịuảnh hưởng về môi tr ường và chế độ nước giống như các cửa sông thuộchệ thống sông Cửu Long.

•  Cửa sông Gành Hào không thuộc hệ thống sông Cửu Long và ở xa vị trí

các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ nước và môitr ường không giống như các các sông thuộc hệ thống đó.

Cửa sông Cái Lớn chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây.

Các cửa sông Ông Đốc, Bảy Hạp chịu ảnh hưởng của cả hai vùng biển Đông vàbiển Tây.

Do đặc điểm sinh thái vùng cửa sông cùng với mối quan hệ về độ mặn và đặcđiểm sinh học của tôm cá, nên sự phân bố của chúng trong khu vực có thể chiatành bốn nhóm sinh thái cá.

Nhóm I - Nhóm cá biển

Nhóm cá nầy đời sống phần lớn ở vùng nước có độ mặn cao. Chúng có quanhệ với vùng cửa sông thông qua chuổi thức ăn và mùn bã hữu cơ từ cửa sôngđưa ra biển. Đây là các loài thích nghi r ộng muối và hẹp muối. Có thể gặp cáthích nghi với độ muối thấp 5%o , nhưng đa số gặp cá thích nghi với nồng độ muối từ 18 - 25%o . Nhóm cá nầy gồm các loài cá sống khơi, điển hình như cáchọ Trigonidae, Scombridae, Clupeidae, Engraulidae… Nhóm cá biển thườnggặp ở phần cuối các cửa sông, nơi nước có nồng độ muối cao và ít biến động,nhất là vào mùa khô khi lượng nước sông giảm.

Nhóm II - Nhóm cá nước lợ cửa sôngNhóm cá nầy sống chủ yếu ở vùng nước lợ cửa sông, có nồng độ muối biến

động từ 0,4 - 25%o, thích nghi với sự biến động mạnh của các yếu tố môitr ường và ít di cư. Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ và thực vật. Cá nướclợ cửa sông thuộc nhiều nhóm khác nhau thuộc họ Clupeidae, Engraulidae,Harpadonthidae, Bregmacerotidae, Belonidae, Ariidae, Polynemidae,Apogonidae, Carangidae, Sciaenidae, Lutjanidae, Sparridae… Phần lớn các loàicá nầy có kích thước nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhưngcũng có nhiều loài di cư giữa sông và biển. Một số loài ở vùng cửa sông là nơibắt buộc trong một giai đoạn của chu trình sống, khi sinh sản phải di cư đếnvùng sinh thái khác. Nhóm các nước lợ cửa sông và nhóm cá biển di nhập vàolà cơ cấu chủ yếu của nghề khai thác cá cửa sông và vùng nước nông ven biển.

Nhóm III - Nhóm cá di cư giữa nước mặn và nước lợ theo mùa

 Đây là nhóm cá có nguồn gốc từ biển thường di cư vào vùng nước lợ dể sinhsản và kiếm ăn theo các mùa trong năm. Có một số loài di cư qua vùng nước lợ cửa sông, đến vùng nước ngọt trong sông theo mùa. Các loài cá thường gặpthuộc họ Clupeidae, Engraulidae, Plotosidae, Leiognathidae, Polynemidae,Sciaenidae, Cynoglossidae, Soleidae, Ariidae…

Nhóm IV - Nhóm cá nước ngọt

Page 76: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 76/139

Gồm các loài cá phần lớn đời sống ở vùng nước ngọt, nồng độ muối dưới 4%o.Một số loài có thể xuống vùng cửa sông, nước có nồng độ muối 10%o để kiếmăn. Chúng thường được gặp ở cửa sông vào mùa nước lũ và nước ròng. Nhómnầy có những loài thuộc họ Anabantidae, Bagridae, Pangasidae …

Đánh giá nguồn lợi thủy sản

Mục tiêu của việc đánh giá tr ữ lượng cá

Khái niệm:

•  Tr ữ lượng là một nhóm động vật cùng một nòi hoặc loài có cùng quỹ genchung và có cùng một gới hạn phân bố địa lý nhất điịnh.

Mục tiêu của việc đánh giá tr ữ lượng:

•   Đưa ra cơ sở khai thác tối ưu nguồn lợi thuỷ sản: mức khai thác cho phépđể đảm bảo năng suất tối đa về tr ọng lượng một cách bền vững.

•  Dự báo sự biến đổi trong tương lai về năng suất, sản lượng, giá tr ị đánhbắt trong các mức độ khai thác khác nhau.

Phương pháp khảo sát đánh giá nguồn lợi thuỷ sản

 Đây là phương pháp khảo sát, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ven biển và nội

đồng. Trên cơ sở các bước khảo sát, ta tập hợp nguồn số liệu đã thu thập để phân tích, xử lý và đánh giá nguồn lợi trong vùng nghiên cứu.

1. Số liệu khảo sát tại hiện tr ườngKhảo sát cụ thể trên tất cả các loại ngư cụ đang khai thác trong vùng nghiêncứu và đặc điểm như :

•  Ngư tr ường khai thác•  Loại ngư cụ (mô tả)•  Tên ngư cụ •  Thời gian khai thác• 

Thành phần loài khai thác•  Sản lượng khai thác

2. Số liệu thu thập từ ngư dânChọn ngư dân tiêu biểu cho từng loại ngư cụ đặc tr ưng trong vùng nghiên cứu.Qua phiếu điều tra ta sẽ thu thập những số liệu sau:

•  Tên ngư cụ 

Page 77: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 77/139

•  Ngày khai thác•  Thời gian khai thác•  Thành phần loài khai thác chính•  Sản lượng khai thác: kg/ ngày, kg/ tháng, kg/mùa, tấn/năm•  Phân loại sản lượng khai thác/ một mẻ khai thác.

3. Số liệu thống kê từ cơ quan quản lý thuỷ sản tại địa phươngQua phiếu điều tra đã thiết kế sẳn, gửi đến cơ quan quản lý ngành thuỷ sản địaphương, những số liệu cần thiết được cung cấp:

•  Tổng số dân cư trong vùng nghiên cứu•  Bao nhiêu người dân trong vùng có liên quan đến nghề khai thác thuỷ sản

o  Bán chuyên nghiệpo  Chuyên nghiệp

•  Thống kê chi tiết các ngư cụ trong vùng nghiên cứu•  Thống kê chi tiết ngư dân sử dụng từng loại ngư cụ cụ thể •

  Thời gian khai thác của từng loại ngư cụ •  Mùa vụ khai thác cuả từng loại ngư cụ 

4. Xử lý và đánh giá nguồn lợi trong vùng nghiên cứuVới ba nguồn số liệu đã thu thập trên, chúng ta thiết kế phần mềm Exel đơngiản để xử lý. Từ ba góc độ nhìn khác nhau, chúng ta có thể đánh giá một cáchtương đối về nguồn lợi thuỷ sản trong vùng nghiên cứu.

Những nét tổng quát về đánh giá tr ữ lượng đàn cáSố liệu thu thập càng nhiều thì mức độ chính xác của việc đánh giá tr ữ lượngđàn cá càng cao. Khả năng nầy tương quan với sự phát triển nghề cá. Trongtr ường hợp đàn cá chưa bị khai thác, cách đánh giá phải dựa trên cơ sở sinhthái chung hoặc các chuyến khảo sát nghiên cứu nghề cá. Ngay khi khai thácbắt đầu, chính nghề cá có thể cung cấp cơ sở số liệu để có thể đánh giá phứctạp hơn. Ở một nghề cá phát triển cao, phần lớn thuộc về đàn cá đã bị khaithác. Như thế sẽ dễ dàng cho việc thu mẫu hoặc thu thập số liệu. Phương phápluận đánh giá và dự báo đàn cá thay đổi tương ứng với số liệu thu được tănglên. Trong khi những đánh giá sơ bộ có thể chỉ dựa vào mối quan hệ giữa năngsuất sơ cấp và thứ cấp hoặc so sánh vùng chưa được khai thác và vùng đãđược khai thác có cùng đặc điểm chung về môi tr ường.

Những đánh giá về tr ữ lượng đàn cá sống đáy hoặc sống nổi chưa bị khai thác

có thể thực hiện bằng phương pháp đơn giản là dùng lưới kéo.

Các vấn đề chung về đánh giá tr ữ lượngCó hai loại số liệu chính theo thứ tự ưu tiên:

1. Số liệu thu từ nghề cá thương phẩm

•  Tổng sản lượng (theo loài, khu vực và ngư cụ khai thác).

Page 78: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 78/139

Page 79: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 79/139

khai thác. Vì cá nhỏ có ý ngh ĩ a quan tr ọng cho các phương pháp đánh giá dựavào tần số chiều dài.

1. Thiết kế khảo sátNên quyết định một qui trình chọn lựa các tr ạm. Một hệ thống các tr ạm kiểu kẻ ôsẽ đảm bảo cho việc thu được các thông tin tối đa về phân bố trên toàn bộ khu

vực.

2. Phân bố các mẻ lướiNên phân bố các mẻ lưới tương ứng với mật độ phân bố của cá, sao cho phântích được các vùng có mật độ cao, trung bình và thấp. Như vậy tr ước khi khảosát phải thu thập thông tin. Thiết kế khảo sát đầu tiên phải hoàn toàn ngẫunhiên, hoặc các mẻ lưới kéo phải được phân bố đều. Trong giai đoạn tiếp theocủa chương trình, khi đã có được một số thông tin về mật độ và độ lệch tiêuchuẩn của cá có giá tr ị ước lượng mật độ thì sử dụng thông tin nầy cho phân bố cấu trúc mẻ lưới khai thác.

3. Số lượng các mẻ lưới

 Để ước tính bao nhiêu mẻ lưới có thể thực hiện được trong một khoảng thờigian nào đó, thì cần có những thông tin sau:

•  Tổng số ngày có thể có N.•  Thời gian đi và về từ bãi cá t1.•  Thời gian 1 mẻ lưới t2.•  Thời gian thả và kéo lưới t3.•  Thời gian phủ kín khoảng cách giữa các tr ạm t4.•  Số giờ có được trong một ngày, tập tính của loài nghiên cứu, hằng hải ..

T.•  Thời gian cho các công việc chuẩn bị (ngư cụ và trang thiết bị) t5.

Tr ừ ngày đầu tiên và cuối cùng của chuyến khảo sát, khi T không tính đến t1, thìsố mẻ lưới trong ngày có thể tính được từ:

•  Số mẻ lưới trong ngày = T/(t2 + t3 + t4).•  Tổng số mẻ lưới = (N – t1 – t5) x số mẻ lưới trong ngày + số mẻ lưới kéo

trong ngày đầu và ngày cuối cùng x số chuyến biển.

Việc tiêu chuẩn hoá thời gian một mẻ lưới trong suốt chuyến khảo sát có ýngh ĩ a quan tr ọng. Vì khả năng đánh bắt của loài và kích thước cá thường phụ thuộc vào khoảng thời gian của mẻ lưới.

4. Ghi chép số liệuCác thông tin cần ghi nhận trong chuyến khảo sát:

•  Một nhật ký ghi tóm tắt toàn bộ hành trình trên biển.•  Nhật ký khai thác cá: chi tiết về từng tr ạm như vị trí, thời gian bắt đầu và

kết thúc từng mẻ lưới, sản lượng, thành phần tr ọng lượng của từng loài.

Page 80: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 80/139

•  Các thông tin chi tiết về sản lượng, chiều dài, tr ọng lượng, giới tính, độ thành thục sinh dục … theo từng các thể hoặc các mẫu phân bố tần số chiều dài.

Chương 8: Đối Tượng Nuôi, Các Hệ Thống Và Mô Hình

Canh Tác Thuỷ Sản

Đặc điểm sinh học của một số đối tượng nuôi tại Việt Nam

Môi tr ường nước ngọt

1. Cá1.1. Cá Tra (Pangasius hypophthalmus)

•  Phân bố: Cá tra phân bố ở Bornéo, Sumatra, Java, Thai lan, Mã lai,Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Cá sống ở các tầngnước, nhưng thường sống ở tầng đáy cả nơi nước t ĩ nh và nước chảy. Cácó khả năng sống nơi ao tù có nhiều chất hữu cơ.

•  Tính ăn: Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật.•  Sinh tr ưởng : Cá tra là loài lớn nhanh trong điều kiện nuôi bình thường cá

có thể đạt 0,8 -1 kg sau một năm nuôi và 1,5 - 2 kg sau 2 năm nuôi.•  Sinh sản : Cá tra thành thục sinh dục ở điều kiện sống ngoài tự nhiên.

Trong ao nuôi cá thành thục sinh dục ở tuổi 3 - 4 với chế độ dinh dưỡngđầy đủ.

1.2. Cá Ba sa (Pangasius bocourti)Cá ba sa là loài được nuôi phổ biến trong bè trên sông Tiền và sông Hậu củahai tỉ nh An giang và Đồng Tháp.

•  Phân bố : Cá ba sa phân bố ở India, Myanma, Thailand, Java, Campuchiavà Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Cá sống ở thuỷ vực nước chảyvà hồ lớn, chịu đựng được nồng độ oxy tương đối thấp.

•  Tính ăn: Cá ba sa ăn tạp thiên về động vật.•  Sinh tr ưởng: Cá lớn nhanh từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, đạt trung

bình 1 -1,2 kg sau một năm nuôi ở bè.•  Sinh sản: Cá ba sa thành thục sinh dục ở điều kiện sống ngoài tự nhiên.

Trong bè hay ao nuôi vỗ cá thành thục sinh dục ở tuổi 3 - 4 với chế độ dinh dưỡng thích hợp.

1.3. Cá Trôi Ấn Độ (Cirrhinus mrigala, Labeo rohita, Catla catla)Gồm ba loài được di nhập từ India vào Việt nam là cá trôi tr ắng Mgrigal(Cirrhinus mrigala), cá trôi đen Rohu (Labeo rohita) và cá Catla (Catla catla).

Page 81: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 81/139

•  Phân bố: Cá Rohu phân bố ở miền Trung và Bắc Ấn độ, Bangladesh,Nepal, Myanma. Hiện cá được di giống sang nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Cá phân bố r ộng trong các loại hình mặt nước ngọt nơi tầng giữa vàtầng đáy.

•  Khả năng thích ứng : Cá trôi Ấn độ thích ứng với nhiệt độ từ 11 - 42oC,

nồng độ muối từ 4 -5 %o.•  Tính ăn : Khi còn nhỏ cá ăn thực vật và động vật phù du. Khi tr ưởng

thành cá trôi đen và cá trôi tr ắng ăn tạp, cá catla ăn động vật phù du vàmùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao.

•  Sinh tr ưởng: Cá trôi Ấn độ có thể nuôi ở nhiều loại hình thuỷ vực khácnhau và tốc độ tăng tr ưởng ở từng thuỷ vực cũng khác nhau. Nhìn chungcá trôi Ấn độ lớn nhanh trong hai năm đầu , sau đó tốc độ tăng tr ưởnggiảm dần. đặc biệt cá catla tăng tr ưởng nhanh nhất , sau một năm nuôi cóthể đạt 1, 5kg/con.

•  Sinh sản: Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá trôi đen và cá trôi tr ắng thànhthục sinh dục ở độ tuổi 15 tháng, còn catla thì thành thục ở độ tuổi 20

tháng. Khi sinh sản phải dùng các biện pháp kích thích để cá đẻ. Một nămcá có thể đẻ từ 4 -5 lần.

1.4. Cá Chép (Cyprinus carpio Linaeus)

•  Phân bố : Cá chép phân bố r ộng khắp các nước trên thế giới. Cá sốngchủ yếu ở nước ngọt nhưng cũng có thể sống ở vùng nước lợ nhạt vàvùng cao 1500m so với mặt biển. cá chép có thể nuôi trong ao và ở trongbè.

•  Khả năng thích ứng : cá chép thuộc loài r ộng nhiệt, chúng có thể sốngdưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở châu Âu và mùa hè ở vùng

nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp để cá phát triển tốt là 20 -28oC. Độ pH thíchhợp : 7-8 nhưng cũng sống được ở pH 5,5 - 8,5. cá có thể sống nơi nướct ĩ nh có nồng độ oxy hoà tan thấp hay nơi có dòng nước chảy.

•  Tính ăn: Lúc còn nhỏ cá ăn động vật phù du như Rotifera, Cladocera, sauđó chuyển sang ăn động vật đáy. Trong nuôi thuỷ sản cá chép ăn đượcthức ăn viên công nghiệp, thức ăn chế biến.

•  Sinh tr ưởng: Cá chép nuôi ở đồng bằng sông Cửu long trong mô hình aohồ, năm đầu tăng tr ọng trung bình 0,3 - 0,5 kg/con. Năm thứ hai đạt 0,7 -1kg/con. Năm thứ ba đạt 1 - 1,5kg/con. Nuôi trong ruộng lúa kết hợp cóthể đạt 0,5 -0,8 kg/con sau 8 - 9 tháng nuôi.

•  Sinh sản: Ở Việt nam cá chép thành thục sinh dục sau 1 năm nuôi. nếunuôi với thức ăn đầy đủ, cá thành thục sinh dục sau 8 - 9 tháng. Cá chépcó thể đẻ tự nhiên trong môi tr ường ao nuôi. Cá đẻ nhều lần trong năm,tập trung vào đầu và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 -29oC. Trong sinhsản nhân tạo cá chép đẻ quanh năm.

1.5. Cá Lóc (Ophicephalus strriatus)

Page 82: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 82/139

•  Phân bố: Giống cá lóc có khoảng 30 loài trên thế giới. Phân bố ở Việt namvà một số nước vùng Đông Nam Á có 5 loài: Ophiocephalus striatus (cálóc, cá sộp), O.maculatus (cá chuối: miềm Bắc Việt Nam), O.micropeltes(cá lóc bông), O.marulius , O.punstatus. cá lóc có thể sống ở ao, hồ,kênh, r ạch, mương vườn, đìa, lung, bàu.

  Khả năng thích ứng: Cá lóc hoạt động bắt mồi vào lúc sáng sớm và chiềutối khi nhiệt độ nước trên 25oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển 20 -35oC. Cá có thể sống lâu trên cạn với điều kiện da luôn ẩm ướt, vì cá cókhả năng hô hấp khí tr ời.

•  Dinh dưỡng: Khi mới nở cá sống nhờ noãn hoàng, tập trung thành đànvới mật độ cao ở tầng mặt (cá đóng khói đèn). Sau 5 - 6 ngày cá sử dụngthức ăn bên ngoài như sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera),tr ứng nước (Moina). Cá lóc mẹ có tập tính bảo vệ tr ứng và con. Khi chiềudài thân cá được 2 - 3cm, (30 - 45 ngày tuổi) chúng có thể bơi phân tánđể tìm mồi. Khi chiều dài thân cá khoảng 5 - 6cm cá con có thể tự tìm mồi.Thức ăn của chúng là các loại tép và cá nhỏ khác. Khả năng bắt mồi của

chúng tuỳ thuộc vào mật độ và kích thước con mồi. Khi cá có chiều dàithân trên 10cm, cá hoàn toàn chủ động bắt mồi và sống độc lập cho đếntr ưởng thành.

•  Sinh tr ưởng: Trong điều kiện nuôi, cá lóc tăng tr ọng trung bình từ 0,4 -0,8kg/con/năm.

Cá thường sống nơi nước t ĩ nh hoặc nơi có dòng nước chảy yếu, mực nước sâutrung bình từ 0,5 - 1m, nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh để rình và bắt mồi.

Cá lóc sống được những vùng nước ngọt, nhưng cũng sống được ở vùng nước

lợ nhạt với nồng độ muối 5%o. Cá cũng có thể sống ở những vùng nước nhiễmphèn nhẹ với pH: 5,5. Nhưng cá phát triển tốt ở vùng nước pH: 6,5 - 7,5 như đasố cá loài cá khác làm thức ăn cho chúng.

•  Sinh sản: Cá lóc thành thục sinh dục từ 8 -12 tháng tuổi. Cá có thể đẻ tr ứng quanh năm, nhưng tập trung nhất vào đầu mùa mưa khoảng tháng6 -7dl và thường đẻ r ộ sau những cơn mưa lớn. Sức sinh sản bình quântừ 15.000 - 20.000 tr ứng/tổ ở cá có tr ọng lượng 1 -1,5kg/con và 5.000 -10.000 tr ứng/tổ ở cá có tr ọng lượng 0,4 -0,8kg/con. Khi cá thành thụcthường tự ghép đôi và tìm nơi yên t ĩ nh, thích hợp để làm tổ như các buộicỏ nước ven bờ, gốc r ạ … Những cây cỏ thuỷ sinh giữ tr ứng không cho

trôi nổi khi mưa gió. Tr ứng cá lóc là loại tr ứng nổi có màu vàng r ơm hoặcvàng trong. Cá cái và đực luôn canh giữ tổ và tấn công bất cứ sinh vậtxâm phạm tổ trong khu vực có bán kính khoảng 1 -1,5m.

1.6. Cá Lóc bông (Ophicephalus micropeltes)

Page 83: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 83/139

•  Phân bố : Cá lóc bông phân bố ở khu vực Nam và Đông Nam Á trong cácloại hình thuỷ vực nước ngọt như sông, kênh, r ạch, đồng ruộng, lung bàu…Cá cũng có thể sống và phát triển ở vùng nước lợ nhạt. Cá được nuôitrong bè và trong ao đất.

•  Tính ăn: Cá lóc bông là loài cá dữ, có tập tính bắt mồi. Thức ăn cho cá là

động vật tươi sống : cá, tép, ếch, nhái.•  Sinh tr ưởng: Cá dễ nuôi, lớn nhanh. Nuôi trong bè có thể đạt 0,7 -1kg/con

sau 6 tháng nuôi. Hoặc có thể đạt từ 1 -1,5kg/con/năm•  Sinh sản : Cá lóc bông thành thục sinh dục sau 24 -30 tháng tuổi. Cá

thành thục sinh dục và đẻ tự nhiên. Nguồn giống cá lóc bông được ngư dân vớt nuôi vào đầu mùa lũ.

1.7. Cá Mè tr ắng Trung quốc (Hypophthalmychthys molitrix)

•  Phân bố: Cá mè tr ắng Trung quốc phân bố chủ yếu ở lưu vực sông

Tr ường Giang, Châu Giang, Tây Giâng và Hắc Long Giang. Đây là loài cáđặc tr ưng của khu hệ đồng bằng Trung quốc. năm 1964, cá mè tr ắngđược di nhập vào Việt nam, có thể cho sinh sản nhân tạo và nuôi phổ biến ở miền Bắc. cá cũng được di nhập vào các nước thuộc châu Á, châuPhi, châu Âu… Cá sống ở tầng mặt và tầng giữa, bay nhảy khỏi mặt nướckhi có động.

•  Tính ăn: Sau khi nở 3 ngày, cá ăn động vật phù du vừa với kích cỡ miệngcá. Sau 4 -5 ngày, cá ăn thêm tảo phù du. Sau đó cá ăn tảo nhiều hơncho đến khi tr ưởng thành. Cá tr ưởng thành ăn thực vật phù du là chính,động vật phù du và chất hữu cơ lơ lững. Ngoài ra cá cũng có thể ăn thêmcám mịn, bột hay sữa đậu nành.

•  Khả năng thích ứng: Cá thích sống trong môi tr ường nước r ộng, sâu,thoáng, hàm lượng Oxy cao, nhiệt độ thích hợp: 22 - 25oC, pH: 7 - 8.

•  - Sinh tr ưởng: Cá lớn nhanh. Ở miền Bắc cá nuôi đạt 0,5 - 0,7kg/con, sau1 năm. Đạt 1,5 -1,8 sau 2 năm nuôi và 4,6 kg/con sau 3 năm. Ở đồngbằng sông Cửu Long, trong những ao r ộng sâu hay ruộng lúa ngập nướcsâu vào mùa lũ, cá đạt 0,8 -1kg/con sau 1 năm nuôi.

•  Sinh sản: Cá thành thục sinh dục sau 2 năm. Trong điều kiện nuôi tốt, mộtsố cá thành thục sinh dục sau 1 năm. Cá đực thành thục sớm hơn cá cáivề thời gian trong năm và tuổi. Ở đồng bằng sông Cửu Long cá đẻ tậptrung vào mùag mưa với nhiệt độ nước 26 -29oC. Sức sinh sản 86.000tr ứng/kg cá cái. Bình quân 1 con cá có thể sinh sản 4 -5 lần/mùa sinh sản.

Tr ứng cá thuộc loại bán trôi nổi, lơ lững trôi theo dòng nước chảy.

1.8. Cá Mè hoa (Aristichthys nobilis)

•  Phân bố: Cá mè hoa ở Việt Nam được tìm thấy tại sông Kỳ Cùng (LạngSơn) nhưng với số lượng không nhiều. Năm 1958, cá mè hoa được nhập

Page 84: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 84/139

từ Trung quốc, sau đó cho đẻ nhân tạo thành công và được nuôi r ộng rãinhiều nơi. Đây cũng là loài cá điển hình của khu hệ cá đồng bằng Trungquốc. Lúc đầu chúng phân bố ở sông Ngọc Giang, Tr ường Giang sau đólà Hắc Long Giang.

•  Khả năng thích ứng: Cá sống ở tầng trên và tầng giữa, trong môi tr ường

nước r ộng, thoáng, độ sâu thấp hơn cá mè tr ắng. Cá mè hoa không nhảyhay vùng vẫy nhiều, chúng thường bơi thành đàn, hoạt động chậm chạpdễ đánh bắt. Cá ưa sông trong nước có hàm lượng Oxy cao trên 2 -3mg/l,nhưng chịu đựng hàm lượng Oxy thấp tốt hơn cá mè tr ắng. Nhiệt độ thíchhợp: 30 - 31oC.

•  Tính ăn: Cá mè hoa khi còn nhỏ ăn động vật phù du. Lúc tr ưởng thànhcũng ăn động vật phù du là chính. Ngoài ra còn ăn thực vật phù du cámmịn, bã đậu, bột mì …

•  Sinh tr ưởng: Cá mè hoa thường lớn nhanh hơn cá mè tr ắng. Tăng tr ưởngcực đại về chiều dài từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, sau đó giảm nhanhvào năm thứ tư. Về tr ọng lượng, cá lớn tương đối nhanh từ năm thứ hai

đến năm thứ bảy, nhưng tăng nhanh nhất vào năm thứ ba. Trong ao nuôivới mật độ thưa, cá lớn nhanh sau 1 năm nuôi cá đạt 1 -1, 5kg/con. Cábiệt có con nặng 2 -2,5kg/con. Cá nuôi 2-3 năm có thể đạt 4-6 kg/con.

•  Sinh sản: Ở Việt nam cá đực thành thục sinh dục sau 2 năm tuổi, cá dài53cm, nặng 2,5kg/con. Cá cái thành thục sinh dục sau 3 năm tuổi, dài60cm, nặng 3,5kg/con. Nếu nuôi tốt có thể cho cá sinh sản khi thành thụcsinh dục ở 2 tuôi. Thậm chí có thể cho cá sinh sản ở 1 tuổi. Sức sinh sản20.000 -25.000 cá bột/kg cá cái. Cá mè hoa sinh sản tập trung từ tháng 3-6 và chỉ  đẻ 1-2 lần trong một năm. Điều kiện cho cá sinh sản pH: 7-8,nhiệt độ thích hợp nhất: 24 -28oC, hàm lượng Oxy hoà tan 5-8mg/l, lưutốc nước 0,8 -1,2 m/giây.

1.9. Cá Mè Vinh (Puntius gonionotus)

•  Phân bố: Cá mè được tìm thấy ở Indonesia, Lào, Thai lan, Campuchia,đồng bằng sông Cửu Long Việt nam. Cá sống r ộng rãi trong các loại hìnhthuỷ vực nước ngọt nhưng cũng phát triển bình thường ở thuỷ vực nướclợ với nồng độ muối 7%o.

•  Khả năng thích ứng: Cá sống và hoạt động ở mọi tầng nước, thích sống ở những thuỷ vực nước ấm, trong sạch có hàm lượng Oxy cao. Cá sốngđược ở nhiệt độ 15 -33oC, nhưng thích hợp nhất từ 25 -30oC. Cá chịu

đựng được pH: 5,5 -9, nhưng pH thích hợp nhất cho cá là 7- 8.•  Tính ăn: Cá mè vinh có chiều dài thân nhỏ hơn 10cm ăn mùn bã hữu cơ,

thực vật thượng đẳng, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt…•  Cá mè vinh có chiều dài thân lớn hơn 10cm ăn nhiều thực vật thượng

đẳng, vật chất hữu cơ, tảo khuê, tảo lam, tảo lục…Loài cá nầy có thể dùng để diệt cỏ ở ao hồ 

•  Sinh tr ưởng: Cá mè vinh sinh tr ưởng nhanh vào năm thứ nhất, đến nămthứ haởntở đi tốc độ sinh tr ưởng chậm hơn. Cá nuôi trong ao đạt tr ọng

Page 85: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 85/139

lượng 150 -250gr/con/năm. Nuôi trong ruộng lúa đạt tr ọng lượng500gr/con sau 6 -8 tháng nuôi.

•  Sinh sản: Mùa vụ sinh sản của cá mè vinh ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng5 -9. Trong sinh sản nhân tạo, cá đẻ quanh năm, tập trung nhất vào cáctháng đầu và giữa mùa mưa. một con cá có thể đẻ 4-5 lần/năm. Khoảng

cách giữa 2 lần đẻ là 30 - 45 ngày. Sức sinh sản 200.000 - 300.000tr ứng/1kg cá cái. Tr ưng bán trôi nổi . Ở điều kiện nhiệt độ 27 -29oC phôiphát triển trong vòng 12 giờ, thời gian nở hết lứa tr ứng kéo dài 5 - 6 giờ.

1.10. Cá Rô phi (Tilapia)

•  Phân bố: Cá rô phi là loài đặc tr ưng của vùng nhiệt đới. Chúng phân bố tự nhiên ở các thuỷ vực của nhiều nước châu Phi. Hiện nay chúng cũngđược nuôi ở nhiều nước Đông nam Á và khắp thế giới. Việt Nam có 3loài:

o  Rô phi tr ắng (rô phi cỏ Oreochromis mosambicus Peter) nhập vàoViệt Nam năm 1958 từ Thái Lan.

o  Rô phi vằn (rô phi Đài Loan O. niloticus Linaeus), nhập vào ViệtNam từ năm 1974 từ  Đài Loan.

o  Rô phi đỏ (Red Tilapia) nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Thái Lan.Cả 3 loài r ất thích hợp với điều kiện môi tr ường sống ở Việt Namvà hiện là đối tượng nuôi quan tr ọng của nhiều loại hình thuỷ vựcnội địa và ven biển.

•  Khả năng thích ứng: Cá rô phi có thể sống được ở môi tr ường nước thiếuoxy với hàm lượng chất hữu cơ cao. Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triểncủa cá rô phi từ 20 -32oC. Thích hợp nhất là 25oC.  Độ pH thích hợp cho

cá là 6,5 - 8,5. Cá sống được ở các môi tr ường nước ngọt, lợ, mặn. Rôphi cũng có thể sống được ở độ mặn tới 40%o. Tuy nhiên ở những môitr ường nước lợ, mặn cvá chậm lớn hơn.

•  Dinh dưỡng: Từ khi mới nở đến lúc chiều dài thân 17 -18mm, cá ăn sinhvật phù du. Sau 20 ngày tuổi cá chuyển dần sang ăn nhiều loại thức ănkhác nhau. Khi tr ưởng thành cá ăn tạp. Thức ăn gồm: mùn bã hữu cơ, tảolắng ở đáy, ấu trùng côn trùng, giun, giun, một phần thực vật thượng đẳngmềm, sinh vật phù du, thức ăn nhân tạo, phân gia súc gia cầm…

•  Sinh tr ưởng: Tốc độ sinh tr ưởng thay đổi tuỳ theo điều kiện nuôi và thứcăn. Cá rô phi vằn lớn nhanh bvà kích thước thân thể lớn hơn rô phi cỏ. Cárô phi cỏ lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 3 - 4, còn cá rô phi vằn

lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5 -6. Trong điều kiện nuôi ở đồngbằng sông Cửu Long cá rô phi vằn sau 1 năm nuôi có thể đạt tr ọng lượng200 - 500 gr/con. Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái, nhất lá sau khithành thục sinh dục. Do đó cá đực được dùng để nuôi tăng sản.

•  Sinh sản: Cá rô phi thành thục sinh dục r ất sớm. Cá rô phi tr ắng thànhthục sinh dục lần đầu sau 3 - 4 tháng tuổi. Cá rô phi vằn sinh sản sau 5-6tháng tuổi. Ở đồng bằng sông Cửu Long cá rô phi đẻ quanh năm. Số lầnđẻ của cá từ 6 -11 lần/năm và khoảng cách giữa hai đẻ từ 22 - 24 ngày.

Page 86: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 86/139

Sức sinh sản của cá mỗi lần khoảng 200 -300 tr ứng. Tr ứng cá màu vàng,dạng quả lê. Ở nhiệt độ nước 23 -25oC, tr ứng nở sau 4 -5 ngày. Khi sinhsản, cá cái và cá đực đào tổ để đẻ tr ứng. Tổ hình lòng chảo, r ộng hơnchiều dài thân cá, sâu 10 -15cm. Cá cái đẻ tr ứng vào tổ, cá đực phóngtinh cùng một lúc. Tr ứng thụ tinh được cá cái nhặt vào miệng ấp. sau 3 -5

ngày tr ứng nở. Cá mẹ tiếp tục chăm sóc cá con trong miệng từ 9 -10ngày, sau đó chúng r ời cá mẹ để sống độc lập.

1.11. Cá Sặc r ằn (Trichogester pectoralis Regan)

•  Phân bố: Cá sặc r ằn được tìm thấy ở các quần đảo ở Ấn Độ, Thailand,Malaysia, lào, campuchia, Việt nam và di giống sang một số nước khác.Cá sống ở nước ngọt và nước lợ ở cá thuỷ vực như ao, đìa, ruộng lúa,r ừng tràm…

•  Khả năng thích ứng: Cá sặc r ằn có cơ quan thở khí tr ời nên có thể sống

được ở môi tr ường nước thiếu hoặc không có oxy. Cá cũng có thể chịuđược môi tr ường nước bẩn do hàm lượng chất hữu cơ cao hay môitr ường có độ pH thấp từ 4 - 4,5. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24 - 30oC,Nhưng cũng có thể chịu được nhiệt độ từ 11-39oC.

•  Dinh dưỡng: Thức ăn cho cá ặc r ằn sau khi nở khoảng 3 ngày là thực vậtphù du, động vật phù du như luân trùng (Rotifera), mùn hữu cơ lơ lữngtrong nước. Khi cá lớn ăn tạp thiên về thực vật.

•  Sinh tr ưởng: Nuôi cá sặc r ằn trong ruộng lúa hay trong ao có sử dụngphân hữu cơ cá lớn nhanh. Sau một năm nuôi cá đạt tr ọng lượng 100 -150 gr/con. Đây là kích cỡ được thu hoạch.

•  Sinh sản: Cá sặc r ằn tr ưởng thành có thể phân biệt được đực cái rõ ràng.

Cá thành thục sinh dục lần đầu dưới 1 năm tuổi. Mùa sinh sản của cá tạiđồng bằng sông Cửu Long tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng9. trong sinh sản nhân tạo cá đẻ từ tháng 2 đến tháng 9. Cá có sức sinhsản cao, từ 200.000 - 300.000 tr ứng/kg cá cái. Tr ứng cá sặc r ằn thuộcloại tr ứng nổi. Cá đực gom tr ứng vào miệng r ồi nhả tr ở lại mặt nước dướidạng bọt “tổ bọt”. Cá cái và cá đực bảo vệ tổ suốt quá trình phát triển phôivà ấu trùng cá mới nở.

1.12. Cá Tai Tượng (Osphronemus gouramy)

•  Phân bố: Cá tai tượng lá loài cá đặc tr ưng ở vùng nhiệt đới, phân bố chủ 

yếu ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện nay cáđược nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Mô hình nuôi cá tai tượngthường là nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa.

•  Khả năng thích ứng: cá tai tượng có thể sống trong ao giàu chất hữu cơ,thiếu Oxy nhò có cơ quan thở khí tr ời nằm ở cung mang thứ nhất. Cácũng có thể sống nơi vùng nước chua phèn pH: 4, nước nhiễm mặn cónồng độ muối từ 6 -8%o và nhiệt độ dao động từ 16 -42oC. Ở điêù kiệnnước ấm từ 22 -30oC cá tăng tr ưởng nhanh. Ở nhiệt độu thấp cá lớn

Page 87: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 87/139

chậm và hay bị bệnh. So với cá sặc r ằn và rô phi cá tai tượng chịu lạnhkém hơn, nhưng sức chịu nóng cao hơn.

•  Dinh dưỡng: Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Sau khi nở và tiêu hếtnoãn hoàng cá ăn động vật phù du nhỏ như Moina, Daphnia, Cyclops.Sau 2 tuần tuổi cá ăn được trùng chỉ (Tubefix), cung quăng, sâu bọ, bèo

cám... Đến 1 tháng tuổi cá tai tượng ăn tạp thiên về động vật, càng về sauchúng ăn chuyển sang ăn tạp với thành phần thực vật là chính.•  Sinh tr ưởng: Cá tai tượng là loài có kích thước lớn. Cỡ cá lớn nhất được

biết là 50 kg. Cá lớn chậm. nuôi trong ao với thức ăn đầy đủ, mật độ thưa,cá đạt trung bình 600 -800gr/con hay 1kg/con/năm.

•  Sinh sản:Cá tai tượng thành thục sinh dục khi ở 1,5 hay 2 năm tuổi, tr ọnglượng có thể tham gia sinh sản là 300 - 400gr trong điều kiện nuôi vỗ tốt.Cá đẻ tốt, số lượng tr ứng nhiều. Cá con có sức sống cao, cá bố mẹ phảiđạt từ 3-5 tuổi và tr ọng lượng phải từ 1 -1,5 kg.

Ngoài tự nhiên cá để tập trung vào tháng 2-3 và tháng 8-10 dương lịch. Trong

ao nuôi cá đẻ từ tháng 2-7, nhưng tập trung từ tháng 3 -5 dl. Từ tháng 8 tr ở đicá tham gia sinh sản giảm rõ r ệt. mùa vụ sinh sản của cá còn tùy thuộc vào thờigian nuôi vỗ sơm hay muộn, nếu nuôi vỗ từ tháng 9 -10 năm tr ước thì cá có thể tham gia sinh sản vào tháng 1 năm sau.

1.13. Cá Hường (Helostoma temmincki)

•  Phân bố: Cá hường phân bố ở Indonesia, Malaysia, Thailand và được digiống sang một số nước khác trong đó có Việt Nam. Cá sống ở nướcngọt, nơi hồ nước t ĩ nh, hoạt động bắt mồi trên tầng mặt và tầng giữa.

  Khả năng thích ứng: Cá sống được trong môi tr ường giàu chất hữu cơ,thiếu Oxy và ngay trên cạn trong nhiều giờ nên r ất dễ vận chuyển. Cácũng chịu đựng được ở nước có pH:5,5, nhưng pH thích hợp là 6 -7 vớinhiệt độ 25 -30oC.

•  Dinh dưỡng: Cá giống và cá tr ưởng thành ăn tảo phù du. Nuôi trong ao cáăn cám mịn, bột ngũ cốc, bột cá ... cá tăng tr ưởng nhanh.

•  Sinh tr ưởng: Cá sinh tr ưởng chậm, đạt 150 -200gr/con sau 1 năm nuôi.•  Sinh sản: Cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu sau 12 -18 tháng.

Cá đẻ nhiều lần trong năm. Sau 3 tháng cá đẻ 1lần, không có mùa vụ rõr ệt. Số lượng tr ứng 1000 - 7000 tr ứng/1cá cái. Tr ứng có giọt dầu nên nổitrên mặt nước, đường kính tr ứng 1-1,5mm, nở sau 20 giở nhiệt độ 26 -

28o C.1.14. Cá Bống tượng (Oxyeleotris marrmoratus)

•  Phân bố: Cá tai tượng lá loài cá đặc tr ưng ở vùng nhiệt đới, phân bố r ộngrãi ở các nước Đông nam Á, chủ yếu như Lào, Campuchia, Indonesia,Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Hiện nay cá được nuôi phổ biến ở miền Nam. Cá sống trong thủy vực nước ngọt như sông, ngòi,

Page 88: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 88/139

kênh, r ạch, ao, hồ, có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, banngày thường vùi mình trong bùn. Khi gặp nguy hiểm có thể chúi sâu đến1m và có thể sống ở đó hằng chục giờ. Tong ao cá thích sống ẩn ven bờ,những nơi có hang hốc, rong cỏ, thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giáđỡ.

  Khả năng thích ứng: Cá sống được trong môi tr ường nước phèn pH:5 vànước lợ có nồng độ muối 15%o, sống được trong nước có điều kiện Oxythấp và ngay khi chui rúc trong bùn nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ.Nhiệt độ chịu đựng được là 15 - 41,5oC, nhiệt độ thích hợp từ 26 - 32oC.

•  Dinh dưỡng: Cá bống tượng ăn động vật. đây là loài cá dữ điển hình.Thức ăn chủ yếu là tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc... Khác với cá lóc, cá bốngtượng không chủ động bắt mồi mà chỉ rình mồi. Ngoài ra chúng còn ănđược thức ăn chế biến khi nuôi trong lồng và ao.

•  Sinh tr ưởng: Cá bống tượng có tốc độ tăng tr ưởng chậm, đặc biệt ở giaiđoạn tr ọng lượng thân dưới 100gr. Từ 100gr tr ở lên tốc độ tăng tr ưởngcủa cá khá hơn. Sau 1 năm nuôi cá có thể đạt từ 100 -300gr/con. Cá

thương phẩm tr ọng lượng thân đạt từ 400gr tr ở lên. Cá có tr ọng lượngthân 100gr cần 5-8 tháng nuôi ở ao và 5 -6 tháng nuôi ở bè để đạt tr ọnglượng thương phẩm.

•  Sinh sản: Cá bống tượng thành thục sinh dục trên dưới 1 năm. Mùa vụ sinh sản tự nhiên từ tháng 4-11, tập trung từ tháng 5-8. Sức sinh sản khácao từ 100.000 - 200.000 tr ứng/kg cá cái. Tuy sức sinh sản cao, nhưngtrong tự nhiên cá bị hao hụt nhiều.

1.15. Cá Tr ắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

•  Phân bố: Cá tr ắm cỏ phân bố tự nhiên ở các sông hồ miền Trung Á, đồngbằng Trung quốc, đảo Hải Nam, miền trung và hạ lưu sông Amua. Ở ViệtNam đã tìm thấy cá tr ắm cỏ ở sông Hồng tại Hà Nội và sông Kỳ Cùng(Lạng Sơn). Hiện nay cá tr ắm cỏ được di giống đến 50 nước trê thế giới.Cá thích sống ở tầng giữa và tầng dưới vùng ven bờ, nơi có nhiều rongcỏ thủy sinh.

•  Khả năng thích ứng: Cá tr ắm cỏ có thể sống trong môi tr ường nước lợ vớinồng độ muối 7-11%o. Cá có chiều dài 5-7cm, chịu đựng r ất lớn với điềukiện môi tr ường thay đổi như nhiệt độ tăng 4-22oC từ 2-3 giờ và nồng độ Oxy thấp từ 3-7mg/l thì ít bị ảnh hưởng.

•  Dinh dưỡng: Sau khi nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng, 3 ngày sau khi

nở cá ăn động vật phù du như luân trùng, ấu trùng không đốt và một số tảo hạ đẳng, ấu trùng giáp xác, ấu trùng cô trùng cỡ nhỏ. Cá dài 2-3cmbắt đầu ăn một ít mầm non thực vật thượng đẳng, bèo tấm, rong, rau bèothái nhỏ. Khi đạt chiều dài thân 10cm, cá ăn chủ yếu là thực vật thượngđẳng ở nước và trên cạn như cá tr ưởng thành. Ngoài ra cá còn ăn cám,bột ngũ cốc, động vật như giun đất...

•  Sinh tr ưởng: Cá tr ắm cỏ nếu nuôi tốt sẽ đạt 1kg/con sau 1 năm nuôi, 2tuổi có thể đạt từ 2-9kg, 3 tuổi nặng 9 -12kg/con.

Page 89: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 89/139

•  Sinh sản: Trong tự nhiên cá cá sinh sản từ tháng 5-6. Nuôi ao có thể chođẻ nhân tạo sớm từ tháng 3 và đẻ nhiều lần trong năm. Cá cái 3 tuổi, cáđực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục.

2. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

•  Phân bố: Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiệnnay có hơn 100 loài, trong đó có 3 loài lớn nhất và có giá tr ị kinh tế nhất làM. americanum phân bố các lưu vực phía tây châu Mỹ, M. carcinus gặpcác ở các vùng tiếp giáp Đại Tây Dương và M. rosenbergii hiện diện khắpvùng Nam và Đông Nam Á châu, Bắc châu Đại Dương và các quần đảophía tây Thái Bình Dương. Tôm sống ở nước ngọt và nước lợ. Phạm viphân bố tự nhiên phụ thuộc vào độ mặn và độ phèn. Ở Việt nam, tômsống tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long. Trên thế giới tôm tập trungở khu hệ Ấn Độ Dương, Tây nam Thái Bình Dương. Hiện nay tại đồngbằng sông Cửu Long, tôm càng xanh được nuôi phổ biến trong ruộng lúa,

ao, mương vườn.•  Khả năng thích ứng: Khả năng chịu đựng nhiệt độ của tôm từ 26 -31oC.Nhiệt độ dưới 14oC hoặc trên 35oC thường gây nguy hại cho tôm. Tômtr ưởng thành có khả năng sống ở độ mặn 5-28%o. Ấu trùng sống ở độ mặn 8-18%o. pH thích hợp cho tôm từ 7-8.5. Hàm lượng Oxy hòa tanthích hợp phải lớn hơn 3mg/l, nếu thấp hơn tôm sẽ yếu dần và chết.

•  Dinh dưỡng: ở giai đoạn ấu trùng tôm ăn liên tục. Thức ăn chủ yếu là giápxác nhỏ, đặc biệt là Artemia. Ngoài ra tôm còn ăn các loại thức ăn khácnhư cá, tép, tr ứng, bột đậu nành ... Đến giai đoạn hậu ấu trùng và tômlớn, tôm thường ăn thức ăn có nguồn gốc động vật, giáp xác, ấu trùngcôn trùng, các loài thực vật ... Tôm có thể ăn lẫn nhau khi trong môi

tr ường thiếu thức ăn và tôm lột xác dễ bị tôm khỏe mạnh ăn thịt. Tôm cótập tính ăn về đêm.•  Sinh tr ưởng : Tôm càng xanh sống trong môi tr ường nước ngọt trong các

sông, ao, hồ ... đến mùa sinh sản tôm bơi xuôi dòng nước ra ngoài cửasông để đẻ. Ấu trùng sống trong nước lợ sau đó bơi ngược dòng nướcvào các thủy vực nước ngọt. Từ lúc tr ứng mới nở đến giai đoạn hậu ấutrùng tôm trãi qua 12 lần lột xác và sau mỗi lần lột xác tôm có sự thay đổicả về hình dạng và kích thước. Sau đó, tôm lột xác để tăng tr ưởng. Chukỳ lột xác của tôm nhỏ ngắn hơn tôm lớn.

Chu kỳ sống của tôm càng xanh

Page 90: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 90/139

 •  Sinh sản: Tôm càng xanh có thể thành thục và bắt đầu sinh sản sau 6-8

tháng nuôi kể từ giai đoạn hậu ấu trùng. Trong tự nhiên tôm dễ thành thụcvà phải di chuyển ra vùng cửa sông để đẻ và nở thành ấu trùng trong điềukiện môi tr ường phù hợp. Ấu trùng sẽ chết sau vài ngày nếu sống trongmôi tr ường nước ngọt.

Tôm giao v ĩ quanh năm, nhưng tập trung vào hai mùa chính từ tháng 2- 4 và từ tháng 8-11 dl. Sự giao vỹ xảy ra khi con cái vừa lột xác (con đực không lột xác),tr ứng đẻ ra và thụ tinh sau vài giờ. Tôm cái mang tr ứng ở bụng nhờ một màngbọc và nở thành ấu trùng sau 18-23 ngày. Nhịp sinh sản của tôm khá nhanh,bình quân 23 ngày/lần, đôi khi một tháng 2 lần. Tôm càng xanh đẻ tr ứng r ấtnhiều và tùy thuộc vào mùa và kích thước của tôm bố mẹ. Tôm có thể đẻ 80.000 - 100.000 tr ứng.

3. Trai nước ngọt (Sinohyriopsis cumingii (Lea), Cristaria bialata (Lea),Sinanodonta elliptica)

•  Tình hình nuôi trai ngọc :o  Ở các nước trên thế giới: Nghề nuôi trai ngọc đã hình thành và

phát triển ở Nhật bản, Trung Quốc từ những năm 1940. Ở NhậtBản, chỉ riêng tỉ nh Shiga đã có 38 cơ sở nuôi trai nước ngọt để cấy

ngọc (công ty và hộ gia đình) . Những năm gần đây đã phát triểnsang một số nước châu Âu, châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Bangladet, Myanmar,Indonesia, Malaysia…

o  Ở Việt Nam: Từ những năm của thập kỷ 1960, Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, nuôi và thực hiện cấy ngọc ở các vùng đảo CôTô, Minh Châu, Thanh Lân, Quan Lan đã thu được kết quả tốt. Trai

Page 91: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 91/139

ngọc nước ngọt cũng được viện Nghiên Cứu Nuôi Tr ồng Thủy sảnI nghiên cứu từ năm 1967 và thu được một số kết quả.

•  Phân bố: Trong các loài trai nước ngọt, ta thường gặp 3 loài có giá tr ị kinhtế là trai cánh đen Sinohyriopsis cumingii (Lea), trai cánh xanh Cristariabialata (Lea) và trai đồng Sinanodonta elliptica. Trong đó hai loài trai cánh

đen và cánh xanh được sử dụng làm làm nguyên liệu cấy ngọc.o  Trai cánh đen phân bố ở cá sông Cầu, sông Thương, sông Châu

Giang, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích Giang. Sông Lam (Nghệ An). Đây là đối tương cấy ngọc tốt. Mùa vụ khai thác từ tháng 4-9.Thịt làm thực phẩm, vỏ làm nguyên liệu khảm xa cừ.

o  Trai cánh xanh phân bố nhiều ở sông Đáy, đầm Vạc (V ĩ nh Phú).Nhân dân nuôi cá vùng Phú Xuyên (Hà Tây), Thanh Trì (Hà Nội),đầm Vạc (V ĩ nh Phú) nuôi loài trai nầy kết hợp trong ao, đầm nuôicá để lấy vỏ và thịt. Đây cũng là đối tượng cấy ngọc nhưng vỏ mỏng, mép màng áo dầy mỏng không đều.

o  Trai đồng phân bố r ộng khắp ở các thủy vực nước tỉ nh, được khai

thác quanh năm để làm thực phẩm. Đây cũng là đối tượng nuôi cấyngọc, nhưng hiệu quả cho ngọc thấp.•  Dinh dưỡng: Trai ăn chủ yếu là thực vật phù du bao gồm các loài:

Crucigenra, Scenedesmus, Pedasstrum…Trai ăn thụ động, thức ăn đượchút theo nước qua ống si-phông đưa vào cơ thể. Vì thức ăn được lọc quamang vào dạ dày, nên được gọi là loài biện mang.

•  Sinh tr ưởng: Trai nước ngọt là loài nhuyễn thể sống vùi mình trong bùnđáy. Tốc độ sinh tr ưởng chịu ảnh hưởng do chất đáy và lượng thức ăn cósẳn trong nước. Trai cánh xanh sinh tr ưởng r ất nhanh, hai năm tuổi có thể đạt 18-20cm, tr ọng lượng tươi đạt 500 -700gr. Trai đồng sinh tr ưởng tốcđộ chậm hơn, kích thước cũng nhỏ hơn. Trai cánh đen sống ở đáy sôngsâu 4 -15m, tốc độ sinh tr ưởng chậm. để đạt được chiều dài 14-15 cm vàtr ọng lượng 120 -140 gr phải mất 3 năm r ưởi đến 4 năm. Khi đưa vào aonuôi tốc độ sinh tr ưởng nhanh hơn. để đạt kích thước và tr ọng lượng trênchỉ cần 2 năm r ưởi đến 3 năm, tuy ngoại hình và màu sắc vỏ có biến đổichút ít.

•  Sinh sản: Trai nước ngọt có đực cái phân biệt (không phân biệt đượcbằng ngoại hình, phải quan sát sản phẩm sinh dục bằng kính hiển vi).Sinh sản bằng cách thụ tinh trong. Trai cánh đen mang tr ứng từ tháng 4-9, tập trung vào tháng 5-7. Trai cánh xanh và trai đồng mang tr ắng tậptrung từ tháng 11- tháng 3 năm sau. Tr ứng có hình elip, đường kính dài300 micron, đường kính ngắn 230micron. Thời kỳ phát triển từ thụ tinhđến lúc tr ưởng thành ấu trùng Glochidium có thể kéo dài từ 2-5 tuần tùytheo nhiệt độ nước. Trai cánh xanh và trai đồng thường đẻ tự nhiên trongthủy vực nước tỉ nh như hồ, ao, đầm, ruộng…

4. Nuôi lưỡng thê và Bò sát4.1. Ếch đồng (Ranatigrina ragulasa)

Page 92: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 92/139

•  Phân bố: Ếch là động vật có nhiều ở vùng nhiệt đới. Nhóm động vật ếchnhái trên thế giới có khoảng 2000 loài. Họ ếch là một trong những họ lớnnhất của lớp ếch nhái gồm 46 giống và 555 loài. Riêng ở Việt Nam ếchphân bố cũng khá phong phú như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai , ếch cốm... Trong đó ếch đồng (Ranatigrina ragulasa) là có giá tr ị cao hơn các loài

khác.•  Khả năng thích ứng: Ếch không chịu được rét. Nên đào hang ẩn nấp suốt

mùa đông. Thời tiết ấm áp ếch r ời hang và kiếm ăn vào ban đêm. Banngày về hang ẩn nấp hoặc nằm ngâm mình trong các đám rau bèo trênmặt nước. Ếch r ất sợ r ắn và chuột. Có thể xem chúng là địch hại của ếch.

•  Dinh dưỡng : Ếch ăn cá, tép, cua, sâu bọ... bắt mồi thụ động, thường ngồimột chỗ để quan sát những con mồi di động, rình mồi và nuốt chửng conmồi. Nó có thể nuốt được một con cua khá to. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếptục ngồi rình con mồi mới.

•  Sinh tr ưởng: Ếch sinh tr ưởng tương đối chậm. Con cái 1 tuổi nặngkhoảng 60gr. Con đực khoảng 50gr.

  Sinh sản: Phân biệt giới tính đực cái của ếch không khó. Ếch đực đượcnhận ra nhờ túi âm thanh nằm ở hai bên hầu, hình thành nếp da nhănmàu vàng đen. Ngoài ra ếch đực còn có “chai tay” tại gốc ngón tay thứ nhất ở chi tr ước, hình thành một mấu lồi đã hoá sừng màu xanh đen., cònđược gọi là “chai sinh dục”.

Ếch đẻ tr ứng và thụ tinh ngoài. Tr ứng ếch được kết thành bè bằng một lớpmàng nhày nổi trên mặt nước. Tr ứng nở ra nòng nọc sống hoàn toàn trongnước. Khi nòng nọc biến thái thành ếch thì sống cuộc đời vừa ở cạn vừa ở nước, nên còn được gọi là động vật lưỡng cư hay lưỡng thế.

1.2. Ba ba (Thuộc họ Trionychidae)

•  Phân bố: Ba ba sống được cả mực nước dưới đáy sông, hồ sâu 4-5m.Chúng thường tập trung nhiều ở những đoạn sông tiếp giáp với cửa cácdong keenhdaaxn vào đồng ruộng.

•  Khả năng thích ứng: Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sự hoạt động, khả năng ăn mồi, tốc độ sinh tr ưởng và thời gian sinh sảnh của ba ba. Ba bacó tập tính trú đông. Vào mùa nầy ba ba ăn r ất ít. Khi nhiệt độ xuống thấpdưới 12oC ba ba ngừng ăn và ẩn mình dưới bùn.. Nhịn ăn 1 tháng khôngchết, trong thời gian nầy tốc độ sinh tr ưởng của ba ba dừng lại.

•  Dinh dưỡng: Thức ăn của Ba ba chủ yếu là cá, tép, cua, ốc, giun đất vàthịt các loài động vật khác. Chúng thích ăn thịt các con vật bắt đầu ươn.

Khi ăn chúng tranh mồi và mang ra chỗ khác ăn riêng. Chúng sẳn sàng ănđồng loại khi đói, con lớn ăn con nhỏ.

•  Sinh tr ưởng: Tốc độ sinh tr ưởng của ba ba tương đối chậm.Trong môitr ường ao nuôi, từ khi mới nở đến 2 tháng tuổi, mỗi tháng ba ba chỉ lớnthêm 10gr. Từ 3-5 tháng tuổi mỗi tháng lớn thêm 20gr. Nếu nuôi đến kichcỡ 100gr/con thì sau 1 năm nuôi đạt 04-0,5kg. Sang năm thứ hai ba ba sẽ đạt cỡ 0,9-1,2kg/con.

Page 93: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 93/139

•  Sinh sản: Ba ba có giới tính đực, cái phân biệt. Chúng là loài thụ tinh vàđẻ tr ứng. Sau hai năm tuổi ba ba bắt đầu tham gia sinh sản và đẻ từ 2- 4lứa. Khoảng cách mỗi lứa đẻ của ba ba hơn 1 tháng. Mùa vụ sinh sản từ tháng 2-7. Ba ba đẻ vào ban đêm, đào lỗ trên cạn đẻ tr ứng, xong láp cátlại, mỗi lứa đẻ từ 5-10 tr ứng. Nhờ sức nóng khí tr ời, khoảng 50 - 60 ngày

sau, tr ứng nở. Ba ba con tự bò xuống nước.

Môi tr ường nước lợ và mặn

1. Cá1.1. Cá Mú - Grouper (Họ Serranidae)Họ cá mú có 75 giống, trên 400 loài. Có nhiều loài cá mú chỉ dài 20cm, nặng100gr, nhưng cũng có loài dài 1,5m , nặng trên 300kg. cá mú có thể sống 7- 8năm. Cá có màu sắc r ực r ỡ, thuộc bọn cá dữ ăn thịt, có đặc tính rình bắt mồi.Chúng thường sống ở vùng ve bờ, có nền đá, san hô. Ở Việt Nam có trên 30

loài cá mú, trong đó có một só loài có giá tr ị kinh tế như 

a. Cá Mú hoa nâu - Flowery cod (Epinephelus fuscoguttatus)

•  Phân bố: Loài cá có kích thước lớn, cá khai thác có chiều dài từ 40 -70cm, kích thước tối đa 120cm. Cá có màu vàng hoặc nâu, trên thân cónhiều đốm đen nhỏ, dọc vây lưng cs 4-5 vệt đen. Chúng sống ở vùng r ạnđá, san hô, vùng ven bờ. Có khi bắt gặp ở độ sâu 60m. Cá nhỏ thườngsống ở vùng nước cạn, cá lớn ở vùng nước sâu.

•  Dinh dưỡng: đây là loài cá dữ, chúng ăn giáp xác và các loài cá nhỏ.•  Sinh tr ưởng: cá mú có tốc độ sinh tr ưởng nhanh, cá giống 30 -50gr nuôisau 6-8 tháng đạt tr ọng lượng 500gr đến 1kg.•  Sinh sản: Hầu hết các loài cá mú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào

những tháng lạnh, nhiệt độ nước xuống thấp. Dođó tùy theo địa phươngmà mùa vụ xuất hiện cá gióng khác nhau. Ở vùng biển miền Trung ViệtNam, loài cá mú nầy thường gặp ở vùng biển Bình Thuận, Khánh Hòa vàQui Nhơn.

b. Cá mú vạch (E. brunneus)

•  Phân bố: Đây cũng là loài cá mú có kích thước lớn. Cá sống ở vùng nước

ven bờ. Cơ thể có màu nâu, trên thân có đôi vạch ngang thân màu đen,có 4 vạch phóng xạ chạy từ mắt đến mõm và phần sau của đầu. Nhữngvạch trên thân có thể biến mất khi cá có kích thước lớn hơn 60cm.

•  Dinh dưỡng: Trong tự nhiên, cá giống ăn các loài giáp xác và các loài cánhỏ. Cá lớn bắt mồi có kích thước lớn hơn. Cá là loài hoạt động bắt mồivề đêm, ban ngày cá ít hạt động, thường ẩn nấp trong các hang đá, cácr ạn san hô, thỉ nh thoảng mới đi kiếm mồi. Khi nuôi lâu, cá thích nghi vớiđiều kiện nhốt, cá ăn cả vào ban ngày.

Page 94: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 94/139

•  Sinh tr ưởng : Cá đánh bắt ở biển có chiều dài từ 40 - 90cm, cực đại50cm.

•  Sinh sản: Cá giống (có chiều dài 10 -15cm) thường sống ở vùng đầm phánước lợ. Cá lớn chỉ gặp ở biển, từ vùng biển Thừa Thiên cho đến KhánhHỏa. Cá xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung từ tháng 2 - 6. Đây là loài

cá có số lượng giống nhiều hơn so với các loài cá mú khác.

c. Cá Mú chấm tổ ong - Honeycomb cod (E.merra)

•  Phân bố: Cá phân bố ở vùng cửa sông và cửa biển. Cá giống xuất hiện ở vùng biển miền Trung từ tháng 2 đến tháng 7.

•  Dinh dưỡng: trong tự nhiên, chúng ăn giáp xác và các loài cá nhỏ.•  Sinh tr ưởng: Cá có kích thước trung bình, chiều dài cá khai thác dao động

từ 20 -30cm, cực đại là 50cm. Thân có nhiều đốm màu nâu vàng hìnhnhiều cạnh. Ở vây cá các đốm nầy thường có màu đỏ.

•  Sinh sản: Các loài thuộc họ cá mú đều có hiện tượng chuyển đổi giới tính:khi còn nhỏ tất cả đều là con cái. Khi đạt đến một kích thước nhất định,một số con sẽ chuyển thành con đực. Sức sinh sản của cá mú khá cao.Số lượng tr ứng đẻ ra từ vài tr ăm nghìn đến vài triệu tr ứng.

1.2. Cá Chẽm - Seabass (Lates calcarifer)

•  Phân bố: Đây là loài cá r ộng nhiệt, r ộng muối, thường sống ở vùng cửasông, đầm, phá. Thân cá dài, dẹp bên, từ gáy đến mõm cong xuống.Lưng màu xám, bụng màu tr ắng bạc. Chiều dài cá đánh bắt đạt kíchthước từ 20-40cm, đôi khi đạt 70cm. Ở vùng biển Việt Nam cá phân bố tại

vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và vùng duyên hải thành phố Hồ ChíMinh.

•  Dinh dưỡng: Cá chẽm ăn tôm, tép và nhuyễn thể.•  Sinh tr ưởng: Cá nuôi lồng đạt tr ọng lượng từ 0,6 -1kg/năm. Cá nuôi 2

năm tuổi có thể đạt 2-3kg/con.•  Sinh sản: Cá chẽm có hiện tượng đổi giới tính: lúc nhỏ là cá đực, đến khi

đạt một kích thước nhất định sẽ chuyển thành cá cái. Đến tuổi thành thụcsinh dục di cư ra biển để đẻ. Cá con di cư vào cửa sông, sống ở đó vàtr ưởng thành. Cá chẽm sinh sản quanh năm, nhưng thời điểm đẻ r ộ khácnhau tùy theo vùng. Ở Bà Rịa, Cần Giờ cá đẻ tập trung vào tháng 3-4,tháng 5-6 ngư dân có thể thu cá giống ở các vùng ven bờ.

1.3. Cá Măng - Milk fish (Chanos chanos)

•  Phân bố: Cá phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới khu vực Ấn Độ Dương vàThái Bình Dương. Ở Việt Nam, cá măng bột xuất hiện theo ven biển miềnTrung từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận.

Page 95: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 95/139

•  Khả năng thích ứng: Cá Măng là loài r ộng muối, lúc mới nở cá sống ở độ mặn 0-20%o. Khi lớn cá có thể sống ở độ mặn 80%o. Cá có thể sốngtrong nước có Oxy hòa tan thấp và nồng độ muối thay đổi đột ngột.

•  Dinh dưỡng: Ngoài tự nhiên cá ăn sinh vật phù du, các loại tảo lam, tảolục, tảo khuê và luân trùng. Cá tr ưởng thành ăn các loại rau xanh, rong

rêu và mùn bã hữu cơ.•  Sinh tr ưởng: Cá nuôi 1 năm ở đầm đạt 300-400gr/con.•  Sinh sản: Cá măng đẻ tr ứng ngoài khơi, sau khi tr ứng nở cá con trôi dạt

vào bờ theo dòng triều vào đìa, đầm … nước lợ để sống. Khi tr ưởngthành lại ra biển sinh sản. Cá sống trong đầm nước lợ vẫn phát dục. Cáthành thục lúc 6 tuổi, con đực dài 94cm. con cái dài 100cm. lượng tr ứngđẻ khoảng 3-4 triệu. Bãi đẻ ở độ sâu 30 - 40m.

1.4. Cá Cam - Yellow tail (Seriola spp)

•  Phân bố: Ở Việt Nam thường gặp các loài cá cam Seriola dumerilii (cá bòbiển), S. nigrofasciata (cá cam sọc đen), S. aureovitatus (cá cam vàng,trác đuôi vàng). Cá sống ở ven bờ, thường tập trung thành đàn ở tầngmặt và tầng giữa.Cơ thể dẹp bên, thân dài có màu xám ở lưng, bụngtr ắng bạc, có 2 gai ở tr ước vi hậu môn.

•  Dinh dưỡng: Cá nhỏ ăn động vật phù du như Branchiomus, ấu trùngnhuyễn thể, giáp xác. Cá tr ưởng thành ăn các loài cá nhỏ, một số độngvật thân mềm. Ngoài tự nhiên cá ăn giáp xác và cá nhỏ.

•  Sinh tr ưởng: Kích thước cá khai thác cá khai thác dao động từ 30-50cm,cực đại 70cm. Có tốc độ tăng tr ưởng khá nhanh. Cá nuôi 2 năm tuổi đạttr ọng lượng 2-3 kg/con.

•  Sinh sản: Cá sinh sản ngoài biển khơi ở độ mặn 33-35%o, pH: 7-8, Oxyhòa tan trên 4mg/l. Sau khi đẻ tr ứng nở thành con bám vào các vật trôinổi như rong rêu.

1.5. Cá ngựa -Seahorse (Hippocampus)

•  Phân bố: Cá ngựa là loài phân bố r ộng ở vùng biển nhiệt đứi và cận nhiệtđới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 28 loài. Ở Việt Nam cá ngựa phânbố ở vùng vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và vịnh Thái Lan. Các tỉ nhBình Thuận, Khánh Hòa là nơi khai thác cá ngựa với sản lượng cao hơncác tỉ nh khác. Hiện nay đã phát hiện 4 loài cá ngựa sống ở vùng biển Việt

Nam: cá ngựa gai (Hippocampus histrix), cá ngựa ba chấm(H.trimaculatus), cá ngựa đen (H. kuda), cá ngựa mõm ngắn(H.spinosisimus). Tất cả các loài cá ngựa sống đáy và gần đáy, chỉ khinào thiếu thức ăn cá mới di chuyển lên tầng mặt. Cá thường sống đơnđộc và ít di chuyển, tr ừ khi cá đi đẻ và giao phối vào mùa sinh sản. Cásống ở vùng đáy cát bùn có nhiều chà, rong lá hẹ (Thalassia spp.). Cángựa đen phân bố ở vùng cửa sông, đầm phá nước lợ. Cá ngựa gai và cángựa ba chấm sống ở biển.

Page 96: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 96/139

•  Khả năng thích ứng: cá ngựa đen là loài r ộng muối (nồng độ muối 22-34%o) và r ộng nhiệt (26-32oC).

•  Dinh dưỡng: Cá ngựa là loài không có dạ dày ruột thẳng. Cá ngựa con ănchủ yếu là Copepoda và một số ấu trùng giáp giáp xác. Cá ngựa có kíchthước lớn hơn 45mm ăn chủ yếu là tôm thuộc họ Palaemonidae và kế đó

là nhóm bơi nghiêng (Amphipoda), ấu trùng giáp xác và thân mềm(Mollusca).•  Sinh tr ưởng: cá ngựa là loài sinh tr ưởng nhanh, vòng đời ngắn. Cá khai

thác ngoài tự nhiên thường gặp kích thước chiều dài thân từ 120-200mmở nhóm cá 1-2 tuổi. Cá con mới nở dài 4-6mm.

•  Sinh sản: Cá ngựa là loài phân tính. Phân biệt hình thái bên ngoài có sự khác biệt về đực và cái. Cá đẻ quanh năm. Thời điểm đẻ tập trung tùytheo loài. Cá con mới đẻ có hình thái gióng cá tr ưởng thành, có khả năngbơi lội và bắt mồi ngay và có tính hướng quang mạnh. Cá 1 tuổi đã thamgia sinh sản lần đầu.

2. Giáp xác(Crustacae)2.1. Tôm Sú (Penaeus monodon)

•  Phân bố: Tôm sú phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển châu Á- Thái BìnhDương, từ phía nam Nhật Bản xuống phía bắc Úc châu, từ  Đông Phi châusang Indonesia. Tại Việt Nam tôm sú có nhiều ở các vùng ven biển miềnTrung.

•  Dinh dưỡng: Tôm sặpn tạp thiên về ăn các loại động vật nhỏ như giun,nhuyễn thể, cá, côn trùng, trong ruột tôm còn tìm thấy các mảnh thực vật,bùn, cát. Tính ăn thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng Zoea (Z) ăn thực

vật phù du, ấu trùng Mysis (M) chủ yếu ăn động vật phù du. Hậu ấu trùngPost larvae (Pl) ăn tạp, thiên về ăn động vật.

•  Sinh tr ưởng: Ương Post larvae trong ao sau 25-30 ngày, tôm sú đạt cỡ 2-3cm dài. Nuôi trong ao sau 4 tháng, tôm có thể đạt cỡ trung bình 25-40gr/con. Tôm tăng tr ưởng qua nhiều lần lột xác và có tính chu kỳ.

•  Sinh sản: Ngoài tự nhiên ở vùng biển miền Trung - Việt Nam, mùa sinhsản của tôm sú từ tháng 2-5 và từ tháng 7-9. Ở các thủy vực miền Nam,mùa sinh sản của tôm sú có thay đổi chút ít, tùy thuộc vào điều kiện thờitiết thay đổi hằng năm. Sức sinh sản từ 300.000 - 1.000.000 tr ứng/con.

2.2. Cua biển (cua xanh, cua bể - Scylla serrata)

•  Phân bố: Cua thường gặp ở các nước xung quanh Việt Nam như Trungquốc, các nước ASEAN, châu Úc, Ấn Độ. Cua ưa sống vùng biển nông,các cửa sông, eo vịnh nơi có nhiều mùn bã hữu cơ.

•  Dinh dưỡng: Cua ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn chủ yếu là nhuyễnthể như trai, ốc, tôm con, cá con, mùn bã hữu cơ, xác động vật thối r ữa.Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Tr ước và sau khi lột xác,biến thái, cua ngừng ăn.

Page 97: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 97/139

•  Khả năng thích ứng: Cua thịt thích sống ở những nơi có độ muối: 8 -30%o. Nhiệt độ thích hợp 18-25oC. Ở 39oC hoặc dưới 12oC cua bỏ ăn.

•  Sinh tr ưởng: Ấu trùng trãi qua nhiều lần lột xác để biế thành cua con 2-3cm, sống ở các bãi trong r ừng ngập mặn thuộc hạ triều. Nếu môi tr ườngđảm bảo, thức ăn thích hợp sau 20 -28 ngày cua lột xác một lần. Khi thiếu

một bộ phận của cơ thể cua có khuynh hướng lột xác sớm hơn.•  Sinh sản: Cua tr ưởng thành phát dục, giao v ĩ và đẻ tr ứng trong vùng

nước lợ. Phôi phát triển và nở ra ấu trùng ở vùng biển sâu.

3. Nhuyễn thể (Mollusca) Điệp có khoảng 300 loài là sản phẩm quí. Ở Việt Nam có 7 loài điệp, trong đó comột loài điệp quí gọi là điệp Bình Thuận. Hiện nay TT Nghiên Cứu Thủy Sảnmiền Trung đã thí nghiệm sản xuất được điệp giống.

3.1. Điệp quạt (điệp quí) (Chlamys nobilis)

•  Phân bố: Điệp sống từ tuyến hạ triều đến độ sâu hằng tr ăm mét nước.

Chất đáy cát sỏi ở độ sâu 20-30m tương đối thích hợp với điệp và chosản lượng cao nhất.

•  Khả năng thích ứng: Độ mặn thích hợp 30 - 35%o, nhiệt độ nước 24-28oC.Tr ứng thụ tinh và phát triển ở độ mặn 20 - 40%o, thích hợp nhất 25-35%o. Điệp giống cỡ 1-2mm độ mặn thích hợp là 25-33%o. Điệp tr ưởngthành độ mặn thích hợp 22 -40%o. Nếu độ mặn dưới 16%o và trên 50%ođiệp chết.

•  Dinh dưỡng: Điệp ăn lọc qua qua màng, thức ăn đưa vào miệng nhờ xúctu ở môi. Thức ăn chủ yếu là thực vật phù du (tảo silic) và mùn bã hữucơ.

•  Sinh sản: Điệp sinh sản lần đầu tiên có kích thước 58mm (chiều cao vỏ)

khi thu mẫu ít gặp con cỡ 42mm và 48mm đã thành thục. Mỗi đợt đẻ, mỗicon đẻ 4-6 lần trong 15 -20 phút. Sau khi đẻ 5 phút, tr ứng lắng xuống đáybể. Đường kính tr ứng là 45- 60 µm.

3.2. Vẹm (Chloromaya smaragdinus, Mytilus crassitesta, Mytilus edilus)

•  Phân bố: Vẹm thường sống ở các eo vịnh, vùng gần cửa sông, phân bố tuyến hạ triều, độ sâu 4-5m nước, thường tập trung ở mức nước trungtriều thấp nhất, cách đáy 30cm. Vẹm xanh cũng thấy được ở các bãi đángầm, cầu cảng, cọc đáy. Đáy là cát bùn, có dòng nước chảy nhẹ, trongsạch.

•  Khả năng thích ứng: Vẹm sống ở vùng nước lợ tại các đầm phá, cửasông, độ muối thích hợp 15-32%o, nơi nước sâu 1- 4m.

•  Dinh dưỡng: Vẹm là loài ăn lọc nước mạnh, thức ăn là thực vật nổi, mùnbã hữu cơ. Ở nhiệt độ bình thường một con vẹm lớn cỡ 5-6cm có thể lọcđược 3,6 lit nước/giờ.

•  Sinh tr ưởng: Vẹm tăng tr ưởng bình thường 3- 4cm/con/năm. Cá biệt cócon đạt 6-7cm. Vẹm tăng tr ưởng nhanh từ tháng 10 - tháng 3 năm sau.Nuôi 1 năm thì thu hoạch.

Page 98: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 98/139

•  Sinh sản: Mùa sinh sản của vẹm từ tháng 10-11, mùa phụ từ 3-4.Vẹmgiống xuất hiện vào tháng 4-5. Ấu trùng vẹm sống trôi nổi, khi tìm đượcvật bám, chúng bám vào và phát triển thành vẹm lớn. Có khi bám 50-60con/cọc.

3.3. Ốc hương (Babylonia areolata)

•  Phân bố: Ốc sống ở các vùng bãi triều thềm lục địa, xa bờ 8-15km, độ sâu8-25m. Sống nơi đáy cát bùn, khi gặp mồi thích hợp ốc hợp thành đàn để rúc, r ỉ a. Ở Việt Nam ốc phân bố dọc ven biển Thanh Hóa, Nghệ An Hả T ĩ nh, Quảng Bình và một số tỉ nh thuộc phía Nam Trung bộ.

Mùa vụ khai thác chính vào tháng 1- 4 âm lịch, mùa phụ tháng 10-12 âm lịch.

3.4. Trùng tr ục (Sinonovacula constricta)

•  Phân bố: Ở Việt Nam trùng tr ục phân bố ở bãi triều Quảng Ninh, từ Hải

Phòng đến Thanh Hóa.•  Khả năng thích ứng: Trùng tr ục chịu được nhiệt độ từ 0-39oC, độ muối 7-

30%o, tốt nhất là 10-24%o. Sống nơi chất đáy bùn cát, bùn mềm.•  Dinh dưỡng : Trùng tr ục ăn lọc, thức ăn là tảo đơn bào, tảo khuê sống ở 

đáy.•  Sinh tr ưởng: Trùng tr ục cỡ 1 tuổi chiều dài thân đạt 4-5cm, lớn nhất

khoảng 6cm, nặng 10grs, đến năm thứ tư dài 8cm, hơn 5 năm dìa 12cm.•  Sinh sản: Trùng tr ục 1 năm tuổi thì thành thục, chiều dài vỏ 2,5cm thì có

thể đẻ được

3.5. Bào ngư (Haliotis spp)

•  Phân bố: Trên thế giới có 75 loài bào ngư, trong đó có 20 loài có giá tr ị kinh tế được nuôi và phát triển r ộng. Ở Việt Nam bào ngư được tìm thấytại Quảng Ninh, hải Phòng, Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc, đảo Thổ Chu.

•  Khả năng thích ứng: Bào ngư con ưa sống vùng nước nông (dưới 1m),con lớn ở độ sâu 8-9m, độ muối 22- 30%o, nơi có nhiều tảo mộc và cácr ạng đá. Ở nhiệt độ 14-24oC bào ngư ăn mạnh nhất. Ban ngày ẩn mìnhtrong hang tối.

  Dinh dưỡng: Thức ăn là các loài tảo nhỏ như tảo khuê: Coscinodiscul,Navicula…mùn bã hữu cơ, các loài rau câu Gracilaria, rong mơ Sargassum, tảo xanh Ulva, Gastropoda, Copepoda … Màu sắc của vỏ bào ngư phụ thuộc nhiều vào thức ăn. Thời gian bắt mồi từ 17-18 giờ chiều đến 5-6giờ sáng.

•  Sinh tr ưởng: Bào ngư lớn chậm, hằng năm chiều dài vỏ tăng trungbìnhtwf 1,5 -1,7cm. Sau 3-4 năm tuổi mới đạt 6-7cm. Khi cung cấp thức

Page 99: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 99/139

ăn đầy đủ nó có thể lớn nhanh gấp về kích thước thân 1-2 lần và khốilượng tăng gấp 3,5 lần so với cùng thời gian nuôi trong bãi tự nhiên.

•  Sinh sản: Bào ngư là loài phân biệt giới tính rõ ràng. Tham gia sinh sảnlần đầu vào lúc 2 tuổi. Mùa sinh sản vào tháng 3-4 và 9-10, khi nhiệt độ nước ở 26-28oC, độu mặn 30-31%o. Bào ngư bố mẹ phát dục trông điều

kiện độ mặn hơn 30%o. Khi nhiệt độ cao, độ mặn thấp, bào ngư khôngphát dục.

4. Nuôi tr ồng rong sụn (Kappaphycus alvarezii)

•  Phân bố: Rong sụn là loài thích nghi ở vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ Philippine. Hiện nay được nuôi ở các tỉ nh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hải Phòng. Riêng Ninh Thuận đã mở rahàng tr ăm hecta nuôi ở biển, trong đầm, tăng tr ọng 10-12%/ngày, năngsuất khá, góp phần cải tạo đầm nuôi tôm.

•  Khả năng thích ứng: Rong phát triển và cho chất lượng tốt ở nhiệt độ 25-

28oC. Độ muối thích hợp cho rong lớn và chất lượng cao là 28-34%o.Trong tự nhiên ở độ mặn 20-30%o rong vẫn tăng tr ọng với tỷ lệ 5%/ngày.

Rong thích hợp với ánh sáng vừa phải. Ánh sáng quá mạnh hay quá yếu đềuảnh hưởng ức chế đến sự phát triển của rong.

Rong phát triển ở những vùng nước có dòng chảy, hoặc có sự di chuyểnthường xuyên của nước. Nước tù đọng hoặc di chuyển kém sẽ làm rong chậmphát triển. Nước có nhiều chất bẩnkết hợp với nhiệt độ cao và hàm lượng chấtdinh dưỡng thấp, rong sẽ dần dần tàn lụi.

Gió tạo dòng chảy thích hợp, rong phát triển tốt. Gió mạnh làm hỏng công trình

tr ồng rong.•  Dinh dưỡng: Rong sụn hấp thu các hợp chất muối nitơ và phospho,

nhưng yêu cầu hàm lượng các muối nầy không cao. Phân chuồng, phânhữu cơ, phân đạm, phân lân được bón để nuôi rong.

•  Sinh tr ưởng: Rong có tốc độ tăng tr ưởng 10%/ngày, tốc độ tăng tr ọnghằng tháng nhanh 8-10 lần.

Đặc tính môi tr ường ao nuôi cá

1. Tổng quan về môi tr ường nướcMôi tr ường nước (aquatic environment) là môi tr ường sống chủ yếu của các đốitượng thủy sản. Tùy theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng nuôi mà đì hỏimôi tr ường nước khác nhau. Đối với thủy sản, môi tr ường nước thường đượcchia thành 3 loại dựa theo nồng độ muối:

Môi tr  ường nước mặn: S%o từ 30 - 40 %o và cũng là nồng độ muối của nướcbiển. Thích hợp cho nuôi các loại cá, tôm biển và rong biển.

Page 100: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 100/139

Môi tr  ường nước lợ: S%o từ 0,5 - 30 %o, chủ yếu là vùng cửa sông ven biểnvà có nguồn nước lợ từ trong nội đồng đổ ra và chịu ảnh hưởng của thủy triều vànước mưa, nồng độ muối thay đổi theo mùa. Thích hợp cho các loài cá, tôm cótính r ộng muối. Môi tr  ường nước ngọt: S%o < 0.5%o, chủ yếu là vùng nội địa.

2. Bản chất vật lý của nước2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ có liên hệ mật thiết với cường độ bức xạ mặt tr ời và nhiệt độ khôngkhí, nhưng nhờ nước có khả năng giữ nhiệt tốt nên nhiệt độ nước không thayđổi lớn như nhiệt độ không khí. Sự thay đổi nhiệt độ nước theo ngày và đêm tùythuộc vào tính chất của thủy vực. Nhiệt độ tùy thuộc vào khí hậu, nhưng bị ảnhhưởng bởi năng lượng sinh ra trong quá trình oxy hóa các hợp chất vô cơ vàhữu cơ trong nước và nền đáy của thủy vực, nhưng năng lượng sinh ra từ quátrình oxy hóa này không đáng kể so với năng lượng mặt tr ời cung cấp.

Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ 3 - 4 oC có thể làm cho tôm, cá chết. Cá làđộng vật máu lạnh nên nhiệt độ cơ thể luôn tương đương với nhiệt độ môi

tr ường nước. Sự thay đổi của nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổichất của tôm, cá. Trao đổi chất của cá tăng khi nhiệt độ gia tăng. Nhiều hoạtđộng sinh học của cá sinh sản, nở tr ứng… luôn có sự liên quan chặt chẽ với sự thay đổi của môi tr ường sống, nhưng sự ảnh hưởng có khác nhau theo loài.

Việc chọn lựa đối tượng nuôi phù hợp với nhiệt độ của từng vùng nhất định làr ất quan tr ọng vì mọi cố gắng nhân tạo để có nhiệt độ thích hợp cho cá thườngkhông mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2. Độ trong suốt và vẩn đục Độ trong suốt của nước là khả năng cho ánh sáng mặt tr ời xuyên qua, còn độ vẫn đục khả năng ngăn cản ánh sáng xuyên qua. Hai tính chất này đối nghịch

nhau và tùy thuộc vào lượng vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của tảo,sóng gió, nước mưa đổ vào thủy vực. Những thủy vực khác nhau thì nguyênnhân của độ vẫn đục cũng khác nhau. Độ trong suốt và độ vẩn đục có ảnhhưởng đến cường độ quang hợp trong thủy vực. Với cá khi độ trong thấp, độ vẩn đục cao cá khó hô hấp, giảm bắt mồi. Buck (1956) chia độ đục ao nuôi thủysản do các hạt phù sa theo 3 mức độ 

Ao trong thì độ đục dưới 25 mg/l; ao vừa độ đục từ 25 - 100 mg/l và ao đục độ đục trên 100 mg/l

2.3. Màu sắcNói chung nước thiên nhiên sạch thì không có màu, nhưng trên thực tế nước

thiên nhiên trong các thủy vực luôn có màu do sự hiện diện của các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan, của tảo… Trong các ao nuôi cá, màu sắc của nướcchủ yếu do tảo tạo ra như màu nâu, màu xanh,…

3 Bản chất hóa học của nước3.1. Oxy hòa tanOxy là yếu tố cần cho hô hấp của cá và được tính bằng mg/l hay ppm. Nhu cầuoxy của các loài khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ cá đen (cá lóc, trê,…) thì nhu

Page 101: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 101/139

cầu oxy thấp hơn cá tr ắng ( mè vinh, tr ắm cỏ,…). Ngoài ra, trong môi tr ườngoxy còn cần cho quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ có trong thủy vực (chấtthải của cá, thức ăn dư thừa,…)

Trong môi tr ường oxy có được nhờ khuyếch tán tr ực tiếp từ không khí; quanghợp của thủy sinh vật và tác động cơ học (gió, sục khí,…) và mất đi qua hô hấp

của thủy sinh vật và phân hủy của chất hữu cơ. Trong ao nuôi vào ban ngày thìquá trình quang hợp xảy ra nhanh hơn quá trình hô hấp nên hàm lượng oxytăng, cò ban đêm thì ngược lại.

Oxy từ:

•  0 - 0.3 mg/l à Cá con có thể sống nếu nhiệt độ thấp•  0.3 - 1 mg/l à Tôm, cá có thể chết nếu nhiệt độ cao•  1 - 5 mg/l à Tôm, cá sống nhưng phát triển chậm•  > 5 mg/l à Nồng độ lý tưởng đối với tôm, cá

3.2. Nồng độ muốiNồng độ muối có ngh ĩ a là tổng hợp các ion trong nước (Boyd 1990). Nồng độ muối được tính là g/l. Nước biển có nồng muối là 34%o và nước ngọt là nhỏ hơn 2%o. Dựa vào độ mặn có thể phân thành nhiều loại thủy vực khác nhaunhư:

•  Nước ngọt: < 0.5 %o•  Nước lợ nhẹ: 0.5 - 3 %o•  Nước lợ trung bình: 3 - 16.5 %o•  Nước lợ nhiều: 16.5 - 30 %o•  Nước biển (mặn): 30 - 40 %o

3.3. pHpH là tổng nồng độ ion trong nước và pH= - log (H+ ). pH được chia thành 14mức trong đó 7 là trung tính. pH từ 6.5 - 9 được xem là thích hợp cho các loàicá. Trong ao nuôi pH thay đổi theo tính chất của đất và sự quang hợp của thựcvật thủy sinh. Khi quang hợp tăng (CO2 giảm -> H+ tăng) thì pH tăng và ngượclại. Đối với tôm hay cá thì sự thay đổi của pH đều có ảnh hưởng chủ yếu là lênquá trình hô hấp.

3.4. Độ cứng (Hardness) và độ kiềm ( Alkalinity)

 Độ kiềm là hệ đệm trong môi tr ường nước làm cho pH ít dao động (hệ đệmcarbonat - CO32- và bicarbonate HCO32-. Alkalinity được đo bằng tổng lượngmg CaCO3 /l. Trong nước tự nhiên thì tổng CaCO3 là 5 đến > 500 mg/l, nhưng ở nước mặt thì khá cao thương >116 mg/l. Độ cứng là tổng hàm lượng ionCalcium và Magnesium trong nước.

Alkalinity và hardness có thể được cá, tôm hấp thu tr ực tiếp qua mang và giúpcho quá trình tạo vỏ, cá và tôm sinh tr ưởng tốt ở phạm vi r ộng của 2 yếu tố này

Page 102: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 102/139

từ 12 - 400 mg/l. Trong ao nuôi nếu hàm lượng 2 yếu tố này thấp có thể gây rahiện tượng mềm vỏ.

3.5. Amonia (NH3), Nitrite (NO2), Nitrate (NO3)Trong môi tr ường các yếu tố này có được từ sự phân hủy các vật chất hữu cơ,sản phẩm bài tiết của sinh vật, phân bón có chứa Protein trong thủy vực. Trong

môi tr ường thì amonia tồn tại ở dạng khí (NH3) và ion (NH4+) và tỷ lệ giữa 2dạng này tùy thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. Trong nước, các vi khuẩn cóthể giúp chuyển hóa từ NH3 (độc) sang NO2 (độc) sang NO3 (không độc). Hàmlượng NH3) trong môi tr ường an tòan cho tôm, cá là <0.02 mg/l.

Cá (Các chất thải, thức ăn à Amonia à Nitrite à Nitrate à Sử dụng bởi thực vậtdư thừa, chất hữu cơ…) Nitrosmonas Nitrobacteris

3.6. Khí Hydrosulfure (H2S)Thường tích tụ ở đáy ao và sinh ra từ quá trình phân hủy vật chất hữu cơ cóchứa lưu hùynh hay trong quá trình Sulfate hóa với sự tham gia của vi khuẩntrong điều kiện hiếm khí.

Khí H2S là loại khí cực độc đối với các loài thủy sinh vật, tác hại của nó là liênkết với sắt trong Hemoglobine trong máu, không có sắt thì hemoglobine khôngcó khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào.

4. Bản chất sinh học của nướcNước là một môi tr ường sống. Đã có r ất nhiều giả thuyết cho r ằng sự sống trênquả địa cầu xuất phát từ môi tr ường nước, bởi lẽ trong nước chứa tất cả cácchất vô sinh và hữu sinh. Các chất vô sinh thương là các khí thiên nhiên hoặc làcác hợp chất mà chưa thể tham gia ngay vào các quá trình của vật chất sống(N2). Chất hữu sinh (Biogen) là những chất vô cơ hay hữu cơ thường ở dạngion và có thể tham gia ngay vào các quá trình hoạt động của chất sống, thường

các Boigen có chứa nitrogen (NO2, NO3, NH4+) hoặc PO4, Fe2+ , Fe3+ …

Trong nước cũng luôn chứa các chất sống đó là sinh vật nhỏ hay lớn có bảnchất thực vật hay động vật như: vi khuẩn, thực vật và động vật nổi, động vật đáyvà cá loài tôm, cá, cua, nhuyễn thể, rong biển… có kích thước lớn. Tất cả cácchất sống và sinh vật trong nước tạo nên bản chất sinh học của nước.

Bản chất sinh học của nước còn được khẳng định qua quá trình biến đổi qua lạicủa chính môi tr ường nước. Vật chất trong môi tr ường nước luôn ở tr ạng tháiđộng, các chất vô sinh sẽ bị tác động bởi các nhân tố như nhiệt độ, pH, hóahọc… để tr ở thành các chất hữu sinh từ đó chúng được sử dụng bởi các vi sinhvật, r ồi các vi sinh vật phân hủy các vật chất hữu cơ trong môi tr ường để tạo ra

sinh khối của chính mình và các chất vô cơ hay mạch hữu cơ. Các tảo sẽ hấpthu các biogen trong nước để phát triển r ồi bị ăn bởi các động vật cỡ lớn hơn(động vật nổi, tôm, cá,…) sau đó các sinh vật chết đi để tr ả lại dinh dưỡng chomôi tr ường.

Sản xuất giống

Page 103: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 103/139

1.Tr ại sản xuất giống1.1. Tiêu chuẩn chọn địa điểm

•  Nguồn nước: Nước dùng cho tr ại sản xuất giống phải sạch, trong và ítphù sa. Chất lượng nước tốt và ít biến động theo mùa trong năm. Tránh

nơi bị ảnh hưởng chất thải công nghiệp và nông nghiệp từ nội đồng đổ ra.•  Chất đất: Đất sét phù sa, hoặc sét có độ màu mỡ… nhìn chung là đất có

chất lượng tốt cho ao nuôi cá. Các loại đất cát, đá vôi, đất có đá nêntránh.

•  Giao thông: Dễ dàng về thông tin và đi lại.•  Nguồn năng lượng: Tr ại sản xuất giống không thể hoạt động nếu như 

không có điện. Điện cần thiết để vận hành máy móc và các sinh hoạt củatr ại. Do vậy, nên chọn địa điểm cần có điện thường xuyên.

•   Địa hình: địa hình lý tưởng là nơi r ộng rãi, nền đáy bằng phẳng, dễ dàngtháo và cấp nước, không bị ảnh hưởng của lũ lụt, sóng gió…

1.2. Qui mô tr ại giốngThiết kế tr ại giống phải dựa vào định mức năng suất dự kiến để quy hoạch quimô tr ại. Công suất dựa trên tỉ lệ ước lượng giữa ao nuôi vỗ, số lượng đàn cá bố mẹ, công suất bể đẻ, hệ thống ấp và ao ương.

1.3. Thành phần chính của tr ại giống

•  Ao ương cá bột: diện tích từ 100 - 1.000 m2, ao có hình chữ nhật•  Ao ương cá giống: diện tích từ 1.000 - 5.000 m2, ao có hình chữ nhật.

 Đáy ao bằng phẳng hơi dốc về miệng cống.•  Ao cá bố mẹ: diện tích ao từ 1.000 - 2.000 m2, có dạng hình chữ nhật,

chiều r ộng 20 - 30 cm, độ sâu từ 1 - 1,25 m.•  Bể lưu giữ: bể lưu giữ là bể để giữ cá bố mẹ đã chín mùi sinh dục tr ước

khi tiêm các kích dục tố. Phải có ít nhất 2 loại bể này để chứa cá đực vàcá cái riêng cho mỗi loài

•  Bể đẻ: bể đẻ có hình tròn hoặc hình chữ nhật tuỳ loài cá đẻ. Bể đẻ dùngđể dùng để giữ cá sau khi tiêm kích dục tố để cá đẻ tự nhiên hay nhântạo.

•  Hệ thống bình Weis: trong các tr ại giống kiểu bình Weis, hệ thống cấpnước thường được lắp đặt bên dưới và đầu thoát ra ở phía trên, cò hìnhtr ụ, hình phiểu, hình nón… Vật liệu làm bằng thuỷ tinh , nhựa, composit.Mật độ ấp 100.000 tr ứng/lít.

•  Hệ thống ấp bằng lưới phểu: giống như bình Weis nhưng đối với lưới

phểu phải đặt trong nước.

2.Sinh sản nhân tạo cá, tôm nước ngọtCá tr ước khi cho sinh sản được nuôi vỗ, tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn sảnxuất giống. Cá nước ngọt được nghiên cứu sinh sản nhân tạo được chia thành2 nhóm:

Page 104: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 104/139

•  Nhóm có thể cho sinh sản tự nhiên: hường, rô phi, rô đồng, chép, lóc, sặcr ằn, tai tượng, bống tượng, trê, tôm càng xanh…

•  Nhóm được cho sinh sản bằng kích dục tố: cá tra, ba sa, hú, vồ đém, mèvinh, he, trôi Ấn Độ, mè tr ắng, mè hoa, cá cóc…

3.Sinh sản nhân tạo cá, tôm nước lợ Một số loài cá nước lợ được nghiên cứu sinh sản nhân tạo: mú, chẽm, măng,cá ngựa, tôm sú, cua xanh… Các loài cá cho sinh sản nhân tạo cũng được nuôivỗ và tiêm các loại kích dục tố tr ước khi đẻ.

Thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp

1.Nhu cầu dinh dưỡng của cá tôm

Nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá tôm nuôi nhìn chung gồm các thành phầnchủ yếu như: protein, lipid, hydrat carbon, khoáng vi lượng, vitamin.…

•  Protein (chất đạm) là chất thiết yếu cho nhu cầu duy trì và phát triển cơ thể của sinh vật. Đối với cá protein cần thiết cho hoạt động sống tùy thuộcvào loài, các giai đoạn sinh tr ưởng, môi tr ường sống…

•  Glucid (chất bột đường) là thành phần thức ăn chủ yếu và r ất quan tr ọngđối với cá ăn thực vật và ăn tạp. Glucid là nguồn cung cấp năng lượngcho hoạt động của cá.

•  Lipid (chất béo) cũng là nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động củacá.

•  Vitamin và khoáng: bộ xương và vỏ của tôm cá do nhiều khoáng tạothành. Trong đó chủ yếu là Ca và P. Vitamin là hợp chất hữu cơ quan

tr ọng tham gia vào hệ thống enzyme và biến dưỡng cho những nhiệm vụ khác nhau giúp cơ thể kháng bệnh.

Tất cả các chất dinh dưỡng cấu thành trong thức ăn có mối tương tác có mốitương tác r ất chặt chẽ với nhau và được cơ thể sử dụng đồng thời với nhau. Dođó các chất dinh dưỡng trên phải có đầy đủ lượng và chất trong thức ăn.

2. Sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn trong quá trình nuôi thuỷ sản2.1. Tận dụng và gây nuôi thức ăn tự nhiên

2.1.1. Nuôi tảo: có 3 ph

ương pháp nuôi t

ảo là nuôi t

ừng

đợt, nuôi bán liên t

ục và

nuôi liên tục

•  Nuôi từng đợt là nuôi tảo trong các bể nuôi có môi tr ường dinh dưỡng,sau một vài ngày thì mật độ tảo lên đến cực đại hoặc gần cực đại thì thuhoạch một lần. Đây là phương pháp nuôi khá phổ biến vì đơn giản vàthuận tiện, có thể xử lí dễ dàng khi môi tr ương nuôi có sự cố.

Page 105: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 105/139

•  Nuôi bán liên tục: phương pháp nuôi này nhằm mục đích kéo dài thời giannuôi bằng cách thu hoạch từng phần. Sau khi thu hoạch thì cấp thêmnước và môi tr ường dinh dưỡng để cho tảo tiếp tục phát triển. Thôngthường thì nuôi bán liên tục không tính được thời gian nuôi kéo dài baolâu vì còn phụ thuộc vào chất lượng nước và các loài vật dữ sử dụng tảo

để làm thức ăn hoặc cạnh tranh không gian sống.•  Nuôi liên tục: là phương pháp nuôi tương đối hiện đại, giá thành cao và

qui trình nuôi tương đối chặt chẽ. Nguyên tắc nuôi là liên tục dẫn tảo nuôiđến bể ấu trùng đồng thời cấp nước và môi tr ường dinh dưỡng vào bể nuôi. Tốc độ dòng chảy của tảo lấy ra và nước có môi tr ương dinh dưỡngcấp vào phải bằng nhau. Nuôi theo phương pháp này có thể kéo dài thờigian nuôi từ 2 - 3 tháng.

2.1.2. Nuôi Rotifera (luân trùng): có 2 phương pháp nuôi Rotifera

•  Nuôi từng đợt: bể nuôi có dung tích 1m3 , bơm nước tảo vào ½ với mật

độ tảo là 14.000.000 tế bào trên 1 ml. Mật độ nuôi luân trùng là 100con/1ml. Trong ngày đầu tiên cho ăn bổ sung thêm 0,25g men bánh mìcho 1 triệu luân trùng sau đó tăng lên 0,38 g cho ngày thứ hai. Mật đọ tảocũng được bổ sung như ngày đầu tiên. Luân trùng sẽ được thu hoạch vàongày thứ ba.

•  Nuôi bán liên tục: luân trùng được nuôi theo phương pháp trên nhưng sau2 ngày nuôi, thì hàng ngày thu hoạch ½ dung tích bể, bơm nước vào vàcho ăn, đến ngày thứ 5 thì thu hoạch toàn bộ.

2.1.3. Nuôi Moina

Moina có thể phát triển nhanh trong ao và hồ chứa, nhưng chúng cũng có thể 

sống tạm thời ở ao và các mương r ảnh. Moina tr ưởng thành và sinh sản sau 4-5 ngày ở nhiệt độ 26oC. Moina được nuôi sinh khối và sử dụng dưới dạng ướpđông để nuôi trên 60 loài cá nước ngọt và mặn. Moina có thể dùng để thay thế một phần Artemia trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh. Moina có thể đượclàm giàu chất dinh dưỡng bằng cách nuôi chúng tr ực tiếp bằng men bánh mì,dầu gan cá hay dầu gan mực chuyển thành thể nhũ tương. Moina hấp thu (n-3)HUFA tuy chậm hơn, nhưng cũng giống như luân trùng và nauplius của Artemiavà đạt đến nồng độ tối đa khoảng 40% sau thời gian ăn là 24 giờ.

2.1.4. Nuôi Artemia:

Hiện nay có 2 cách nuôi Artemia

•  Nuôi trong bể ximăng với nước biển bình thường, phương pháp này đòihỏi chi phí sản xuất tương đối cao vì phải sử dụng nhiều thiết bị lọc nước,máy cho ăn tự động, hệ thống nước chảy tuần hoàn.

•  Nuôi Artemia trong ruộng muối, phương pháp này cũng cho năng suấtcao, nhưng ít tốn kém hơn. Tuy nhiên Artemia là thức ăn ưa thích củanhiều loài cá, nếu nuôi trong ao nước biển bình thường sẽ có nhiều vậtdữ đối với chúng như các loài cá, động vật nổi mà chủ yếu là nhóm chân

Page 106: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 106/139

mái chèo (Copepoda). Ngoài ra nuôi trong nước có độ muối thấp sẽ có sự hiện diện của nhiều loài tảo độc (tảo lam), tảo đáy (lab lab) gây hại choArtemia. Đây là nguyên nhân chính giải thích tại sao phải nuôi Artemiatrong ruộng muối.

Nuôi Artemia có 2 mục đích khác nhau: nuôi để thu tr ứng phục vụ cho nuôi tômvà nuôi để thu sinh khối phục vụ cho việc nuôi nhiều loài cá biển tr ưởng thành,trong đó có cá ngựa. Nuôi để thu tr ứng đòi hỏi độ mặn cao (150 - 170 ppt) cònnuôi thu sinh khối thì độ mặn tương đối thấp hơn (60 - 80%).

2.2. Sử dụng thức ăn nhân tạo

Thức ăn nhân tạo bao gồm những thức ăn đơn nguyên liệu hoặc thức ăn đượccông thức hoá cho tôm cá ăn như một nguồn dưỡng chất. Một khẩu phần thứcăn không hoàn chỉ nh (khẩu phần bổ sung) nhằm bổ sung thức ăn tự nhiên trongao nuôi. Những khẩu phần này thường có mức năng lượng cao và hàm lượng

protein tương đối thấp, có hoặc không bổ sung protein và khoáng. Khẩu phầnhoàn chỉ nh có tất cả những dưỡng chất cần thiết (protein, lipid, vitamin vàkhoáng)với lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của loài. Khẩu phần nàyđược cung cấp như nguồn dưỡng chất chính trong hệ thống nuôi. Những thứcăn đơn nguyên liệu thường là đầy đủ cho dinh dưỡng bổ sung trong trong hệ thống nuôi quảng canh, những khẩu phần này được công thức hoá chất lượngcao là cần thiết cho hệ thống bán thâm canh và thâm canh.

Các mô hình nuôi

Môi tr ường nước ngọt1. Ao

Ao nuôi phổ biến và gắn liền với gia đình. Thường mỗi gia đình đều có 1 hoặcvài ao. Ao nuôi cá có thể hiểu là vùng nước nhỏ và có độ sâu không lớn. Về tậpquán cá nuôi ao đã phổ biến nhiều nơi ở  ĐBSCL, nhưng nhìn chung do hiểubiết kỹ thuật cò hạn chế nên mức độ phát triển chưa đồng đều, năng suất khôngđều và chưa ổn định. Tuy vậy năng suất cá nuôi ao cũng góp một phần đáng kể về sản lượng cá nuôi hàng năm. Trong năm 2001, trong số trên 600.000 tấnthủy sản nước ngọt, nuôi cá ao chiếm một lượng khiêm tốn khoảng 200.000 tấn,riêng sản lượng tôm càng xanh nuôi chỉ vào khoảng 500 tấn.

* Kỹ thuật nuôi cá ao

•  Giống loài thả nuôi: tra, sặc, trê phi, tai tượng, lóc, rô đồng, tai tượng,…•  Cỡ cá thả và mật độ thả: với mỗi loài khác nhau cỡ cá thả khác nhau. Đa

số các loài cá thả có cỡ chiều dài 4 - 6 cm, cá tra 10 - 12 cm. Mật độ cũngtùy thuộc vào từng loài khác nhau, với nuôi đơn đa số thả với mật độ 3 - 5con/m2. Ao nuôi thâm canh mật độ nuôi cao hơn

Page 107: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 107/139

•  Thức ăn cho cá: bao gồm thức ăn tự nhiên trong ao như sinh vật phù du,sinh vật đáy và ăn thức ăn chế biến, thức ăn viên hay các phụ phẩm nôngnghiệp, chăn nuôi,…

•  Cách cho ăn và lượng thức ăn: đối với thức ăn tinh cho các loài cá ăntr ực tiếp, được chế biến từ các sản phẩm hoặc phụ phẩm nông nghiệp,

chăn nuôi,… lượng cho ăn từ 5 - 10% tr ọng lượng đàn cá mỗi ngày. Tùytheo đặc tính của từng loài cá, có thể cho ăn trong sàn đặt ở trong aohoặc r ải trên mặt ao. Nên cho ăn mỗi ngày 1 - 2 lần, định vị trí và thời giancố định.

•  Chăm sóc quản lý ao:

Theo dõi và điều chỉ nh mực nước trong ao hợp lý. Tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý. Theo dõi màu nước, mùi nước ao để điều chỉ nh và thay nước kịp thời. Nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bệnh của cá để xử lý kịp thời.

  Thu hoạch: Tuỳ theo từng loài nuôi, khi đạt kích cỡ thương phẩm và cógiá tr ị trên thị tr ường thì thu hoạch. Có thể thu tỉ a một lần hoặc thu toànbộ.

2. Lồng bè

Nuôi cá lồng hay bè là kỹ thuật nuôi tăng sản mang tính công nghiệp. Cá đượcnuôi rên bè đặt trên các dòng sông nước chảy liên tục, do đó cung cấp đầy đủ Oxy cho nhu cầu sống và phát triển của cá, vì vậy có thể nuôi với mật độ cao.Bè thường có kích thước lớn và nuôi với số lượng nhiều.Lồng có kích thướcnhỏ hơn bè nhiều lần, chủ yếu là nuôi các loài có giá tr ị kinh tế và bán giá cao.Nuôi cá bè có những đặc tính ưu việt sau:

Tận dụng được mặt nước không tốn đất đào ao, xây tr ại nuôi. Năng xuất cao, sản xuất mang tính công nghiệp. Dễ kiểm soát và thu hoạch, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát, hao hụt, ngănchặn được dịch hại của cá.Cá tăng tr ưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi. Giá tr  ị ngày công lao động r ất cao, khoảng 250 - 1000 kg cá/ người/tháng.Ngoài ra ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngề nuôi cá lồng, bè:

Thuận lợi về điều kiện thủy lý hoá của sông Cửu Long. Thuận lợi vềư nguồn thức ăn cho cá nuôi: htực phẩm tr ồng tr ọt , chăn nuôiphong phú, đa dạng, gần các xí ngiệp công nghiệp thực phẩm, chế biến đônglạnh.

Nhiều đối tượng cá nuôi thích hợp cho nuôi cá bè.

T Kích thước một số loại bè

Page 108: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 108/139

Loàicá thả

Kích thước Dài (m) x r ộng(m) x cao (m)

Lượng cá thả (con)

Loại cá thả

Bètruyền

thống

15 x 5 x 2,5 12 x 4,5 x 2,5 10

x 4 x 2 8 x 3,5 x 2

30.00020.000

15.00012.000

Tra, Hú, lóc bông Basa

Basa, Hú He Tra, chày

Bèhiệnnay

12 x 15 x 3 20 x 10 x 4,550.000100.000

Basa, cá Hú, tra Basa

Lồng3 x 2 x 1,5 4 x 3 x 1,75 6 x 4x 2

1.500 3.0004.000

Cá bống tượng, cáchình

3. Các mô hình nuôi kết hợp* Nuôi cá trong ruộng lúa

•  Lợi ích của nuôi cá trong ruộng lúa:o  Kết hợp đa dạng hoá sản phẩm trên ruộng lúao  Cá ăn sâu r ầy, hạn chế dịch bệnh của lúa, hạn chế dùng thuốc tr ừ 

sâu. đảm bảo cân bằng hệ sinh thái giữa các quần thể sinh vậttrong ruộng. Đồng thời tạo sản phẩm lúa cá sạch, tạo ra môitr ường lành mạnh cho người sản xuất và an toàn cho người sử dụng.

o

  Mang lại hiệu quả kinh tế cao ở những vùng đất tr ũng, tăng thunhập cho người nông dân, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội.o  Giải quyết một phần lao động nhàn r ỗi

•  Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúao  Thiết kế ruộng nuôi cá: khi chọn khu ruộng để nuôi cá kết hợp, cần

chú ý những điều kiện sau đây:  Gần kênh r ạch tiện cấp thoát nước.  Gần nhà để có điều kiện chăm sóc bảo vệ, chống lũ, thu

hoạch để tiết kiệm chi phí sản xuất.  Tận dụng diện tích bờ để phát triển thêm cây màu phục vụ 

cho chăn nuôi, nuôi cá và đời sống gia đình.  Di

ện tích thì tu

ỳtheo

điều ki

ện c

ủa nông h

ộ, kể

cả điều ki

ện

quản lí.

Ngoài ra khi tiến hành xây dựng 1 ruộng nuôi cá cần phải tiến hành các bướcsau:

Page 109: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 109/139

•   Đắp bờ bao: phải ngăn được lũ, giữ nước, giữ không cho cá ra ngoài,chiều r ộng bờ từ 1,5 - 2 m, chiều cao phải cao hơn mặt nước ao ít nhất từ 20 - 30 cm.

•   Đào mương trong ruộng: kích thước mương có chiều r ộng 2,5 - 4 m (trênmặt) và dưới đáy 1,5 - 2,5, chiều sâu 0,8 - 1,2 m. Mương bao có thể thiết

kế nhiều dạng khác nhau như mương bao quanh, mương xương cá,mương chữ thập…•  Cống: tuỳ diện tích ruộng mà có thể lắp một hay hai cống. Cống cấp đặt

cao hơn cống thoát. Cống để điều tiết nước cấp và thoát cho khu ruộngkhi sạ, cấy, khi sử dụng thuốc tr ừ sâu hoặc khi thu hoạch. Mực nướctrong ruộng được nâng dần theo sự phát triển của cây lúa, mực nước ở mương nuôi cá từ 0,6 - 1 m.

•  Thời vụ nuôi: có thể nuôi quanh năm, nhung để tránh được mùa lũ nênthả sớm(tháng 3) để có thể thu hoạch tr ước khi lũ về (tháng 9). Sau đó cóthể thả nuôi cho vụ tiếp theo để có thể thu hoạch vào tháng 2 năm sau.

Do thời gian thu hoạch ngắn hơn nuôi cá, ta thả lưu đàn cá lại khi có gieocấy vụ mới. Cá có thể dồn xuống mương trú theo lịch sinh tr ưởng của câylúa.

•  Chuẩn bị ruộng để thả cá:o  Tháo cạn nước mương bao, bắt hết cá tạp, cá dữ, địch hại cá.o  Làm sạch cỏ, san bằng đáy mương.o  Rải vôi bột đáy và bờ với liều lượng 7 - 10 kg/100 m2o  Bón lót phân hữu cơ 10 - 15 kg/100 m2.

•  Cá thả nuôi: các loài cá chọn nuôi trong ruộng là Mè vinh, rô phi, sặc r ằn,chép, mè tr ắng, rô đồng,… Mật độ nuôi từ 1 - 2 con/m2, nế ruộng nuôi cácó chăm sóc và cho ăn thêm thì có thể tăng hơn. Kích cỡ cá nuôi phải

đều, kh

ỏe m

ạnh, không quá nh

ỏ(2 - 5g/con). T

ỷlệ

ghép có thể

chọn loài

cá chính với số lượng và tỷ lệ cao (40 - 50%) ghép với các loài cá kháckhông cạnh tranh thức ăn với loài cá chính.

•  Quản lí và chăm sóco  Thức ăn nuôi trong ruộng chủ yếu là thức ăn tự nhiên như mùn bả 

hữu cơ, động vật đáy, sâu bọ, côn trùng,….o  Trong thời gian mới thả cá còn ở dưới mương (15 - 20 ngày) cần

cho ăn bổ sung và bón thêm phân hữu cơ để gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá. thức ăn bổ sung bằng 5 - 7 % tr ọng lượng cá nuôi.Bón phân hữu cơ phải căn cứ vaomfu nước của mương để điềuchỉ nh cho phù hợp.

o  Khi sử dụng thuốc tr ừ sâu phải rút cạn nước trên ruộng dồn cáxuống mương g ĩư cá khoảng 5 -7 ngày cho giảm bớt độc lực củathuốc mới đưa cá tr ở lại. Đặc biệt không dùng các loại thuốc cótính độc hại cho cá.

o  Khi thu hoach cá và tr ữ cá xuống mương cần tiến hành nhanh để đưa cá tr ở lại ruộng vì cá lúc này đã lớn. Nếu sau vụ hè thu khôngtiến hành làm vụ ba thì có thể bón thêm phân vô cơ hoặc hữu cơ 

Page 110: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 110/139

cho ruộng để tăng cường lúa chét phát triển và tăng thêm thức ăntự nhiên cho cá.

o  Hàng ngày phải xem xét mực nước và cống bộng để kịp thời xử lí.Ngăn ngừa các địch hại cho cá như cua, r ắn, ếch, nhái…

•  Thu hoạch cá: tùy tình hình tăng tr ưởng của cá và điều kiện thị tr ường, ta

có thể thu tỉ a hoặc thu gọn một lần hoặc giữ nuôi tiếp những cá chưa đủ cỡ.

* Nuôi cá ruộng vùng ngập lũ 

Những ruộng nằm trong khu vực bị ngập lũ, có thể kết hợp nuôi cá trong mùangập nước. Những yếu tố quan tr ọng nhất để ruộng có thể nuôi cá được: bờ phải chắc chắn không có lỗ mọi, hang hóc thông với khu vực ruộng khác xungquanh và phải có lưới bao xung quanh ruộng.

•  Sửa sang cải tạo diện tích nuôi cá:o   Đắp và sửa sang lại bờ, đặt cống và chắn lưới bên trong và ngoài

cống.o  Phát dọn sạch cỏ quanh bờ o  Sau vụ thu hoạch lúa để nguyên gốc r ạ hoặc cắt để tại chỗ.o  Tháo cạn nước ruộng, diệt và bắt hết địch hại, cá dữ…o  Có thể đào một ao nhỏ ở một cạnh của ruộng gần nơi ở với diện

tích khoảng 200 -500 m2 để nuôi chứa cá tr ước khi thả lên ruộnghoặc goòm cá khi thu hoạch.

•  Thời vụ và giống cá thả nuôi: nuôi cá vào mùa ngập nước, có thể thả cágiống vào ao chứa để nuôi tr ước một tháng. Thời gian ngập nước càngdài thì có điều kiện cho cá tăng tr ưởng đạt cỡ thương phẩm.

o  Giống cá thả: áp dụng biện pháp nuôi ghép những loài dễ nuôi,

tăng tr ưởng nhanh, cỡ thu hoạch không cần quá lớn, phù hợp vớinhu cầu thị tr ường (4 - 5 loài).

o  Mật độ nuôi: 1 - 3 con/m2, cỡ cá thả từ 3 - 5 cm.o  Tỷ lệ ghép: Căn cứ đặc tính dinh dưỡng và sinh tr ưởng của loái để 

định tỷ lệ thích hợp

Ví dụ: ghép 5 loài

•  Cá rô phi là chính: 40%•  Mè vinh : 20%•  Chép : 10%•  Mè tr ắng : 10%•  Trôi Ấn Độ : 20%

•  Thức ăn và chăm sóc: ngoài thức ăn tự nhiên trong ruộng như r ơm, r ạ mục, sinh vật trong nước, trong đáy ruộng ta có thể cho ăn thêm nếu cóđiều kiện

Page 111: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 111/139

o  Nếu có nguồn phân hữu cơ (heo, trâu, gà, cút…) đưa tr ực tiếpxuống ruộng từ 10 - 15 kg/ngày/ha ruộng. Chú ý quan sát tình hìnhsử dụng của cá để điều chỉ nh cho phù hợp.

o  Có điều kiện thì cho ăn phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm lò mổ vàrau, củ, quả…

o

  Kiểm tra quản lí bờ, lưới, cống, bộng thường xuyên và chặt chẽ đề phòng cua làm rách lưới, gió làm đỗ ngã hoặc ghe thuyền qua lạilàm hư hại.

•  Thu hoạch: thu hoạch một lần khi hết lũ.

* Nuôi cá kết hợp VAC

Ở các tỉ nh ĐBSCL thông thường mỗi gia đình đều có ao và chỉ nuôi cá theohình thức ao chỉ nuôi cá (A), ao nuôi cá kết hợp với ruộng lúa (A- R) và ao nuôikết hợp với tr ồng tr ọt chăn nuôi (VAC). Nuôi cá trong hệ thống VAC như sau:

•  Xây dựng ao nuôi cá: phải đảm bảo một số yêu cầuo  Cấp thoát nước dễ dàng, thuận tiện, có cống cấp thoát nước.o  Không bị tàn cây che r ợp.o  Bờ phải cao, không rò r ỉ , sạt lở, đáy ao có lớp bùn mỏng.

Những vùng bị ảnh hưởng phèn, phải tùy theo địa tầng và tầng sinh phèn để chọn vị trí và đào độ sâu thích hợp. Sau khi đào ao, phải cải tạo đáy ao bằngnguồn phân hữu cơ cho đến khi không còn bị xì phèn mới nuôi cá được.

•  Chọn loài cá nuôi và cơ cấu đàn cá nuôi ghépo  Chọn loài cá nuôi phù hợp: có thể chọn những loài cá có nguồn

gốc địa phương như Mè vinh, tra, chép, rô đồng… hay một số loài

cá ngoài địa phương và nhập nội như Mè tr ắng, trê phi, trê lai, rôphi…

o  Xác địn mật độ thả nuôi: phải căn cứ vào đặc tính sinh học củatừng loài, chủ yếu là tính ăn, khả năng chịu đựng và nguồn thức ănđể chọn mật độ thích hợp. Ao có nguồn thức ăn chủ động thì thả dày hơn ao không chủ động về thức ăn. Loài chịu đựng tốt điềukiện khắc nghiệt thì thả mật độ cao hơn.

o  Xác định tỷ lệ ghép: căn cứ vào đặc tính sinh học từng loài để bố trítỷ lệ nuôi hợp lý. Trên nguyên tắc không tranh mồi lẫn nhau vàkhông làm xấu môi tr ường nước. Loài nào tận dụng tốt nhiều loạithức ăn thì thả số lượng nhiều hơn.

•  Nguồn thức ăn cho mô hình VACo  Các loại thức ăn: phân gia súc, gia cầm, thức ăn thực vật (rau

muống, bèo tấm, cỏ non, bắp non..), phụ phẩm nông nghiệp (tấm,cám, hèm bia r ượu…), các loại khác (côn trùng, ốc, hến, cá vụn..).

o  Cách tính lượng thức ăn (theo kinh nghiệm và một số tài liệunghiên cứu)

  Phân heo tươi (cho cá tra, rô phi, mè vinh, chép): 10 -12kg/1kg cá

Page 112: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 112/139

  Phân gà, cút : 7 - 8 kg/1kg cá  Rau muống (cho cá tr ắm cỏ) : 30 kg/1kg cá  Rau lang, cải (cho cá tr ắm cỏ) : 25 kg/1kg cá  Bèo tấm (cho cá tra và mè vinh) : 40 - 50 kg/1kg cá

Trong thực tế vòng đời 1 heo nuôi 4 - 5 tháng có thể cho một lượng phân tươi400 - 500 kg. Do đó nuôi cá bằng phân heo cho 1ao có diện tích 500 m2 chỉ cầ một lượng phân của 3- 4 con heo. Ta có thể thu hoạch 150 - 150 kg cá thịt cácloại (sau 1 vòng nuôi heo).

Cách giải quyết thức ăn kết hợp

•  Kết hợp heo - cá - rau (bèo tấm): cứ 8 - 10 kg phân heo tươi + 15 - 20 kgbèo tấm có thể nuôi đủ lượng tăng tr ọng 1 kg cá.

•  Kết hợp vịt - cá - heo (bèo): vịt cung cấp phân, thức ăn dư thừa vừa sụcnước cũng như vườn rau vừa cung cấp thức ăn cho vịt, một vịt đẻ nuôiquanh năm có thể cho 1 lượng chất thải tăng tr ọng 1,5 kg cá.

4. Bãi quây và đăng quầng.

Môi tr ường nước lợ 

1. Nuôi ao

Cá chẽm và cá mú được nuôi trong ao ở Kiên Giang, khu vực Bà Rịa - VũngTàu. Ao nuôi có diện tích từ 0,5 ha tr ở lên. Ao được chuẩn bị theo qui trìnhchung của kỹ thuật nuôi cá tăng sản. Độ sâu 1,2 -2m. Nguồn giống được vớtngoài tự nhiên hay nhập từ  Đài Loan, Hồng Kông. Cỡ cá thả từ 8 -10 cm. Thứcăn cho cá chẽm và cá mú là cá nhỏ tươi xay nát. Thời gian nuôi 1 năm tr ở lên.

2. Lồng bè

Lồng nuôi cá có kích thước 6x6x3m (bà Rịa - Vũng Tàu) hay 4x4x2,5m (KiênGiang). Khung lồng bằng gỗ tốt và chắc, xung quanh bao lưới PVC, mắt lưới 2a=1-2cm. Bè có hệ thống phao giữ nổi và neo chắc chắn. Bè có thể liên kết vớinhiều bè khác.

Giống loài nuôi: các loài nuôi chính là cá mú (mú dẹt, mú đỏ, mú đen…), cábớp, cá chim. Nguồn giống cá được vớt ngoài tự nhiên hay nhập từ  Đài Loan,Hồng Kông. Thức ăn chủ yếu là cá tươi. Thời vụ nuôi quanh năm, thời gian nuôi

từ 1 năm tr ở lên hay kéo dài từ 2-3 năm.

Page 113: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 113/139

Chương 9: Bệnh Học Và Một Số Bệnh Thường Xảy RaTrên Tôm Cá Nuôi

Bệnh học

1 Khái niệm về bệnh học

Bệnh là một quá trình suy yếu nhất định của cơ thể biểu hiện bằng các triệuchứng gây ảnh hưởng cục bộ hay toàn cơ thể. Hoặc có thể nói bệnh là kết quả của một tổ hợp giữa ký chủ, các tác nhân gây bệnh và môi tr ường. Bệnh có thể truyền từ ký chủ nầy sang ký chủ khác hoặc có thể không.

2 Các loại tác nhân gây bệnh

•  Ký sinh trùng thường là những tác nhân gây bệnh cơ hội, liên quan đếnđiều kiện môi tr ường.

•  Nấm là tác nhân gây bệnh đầu tiên. Nấm hiện diện trong tất cả các loàithuỷ sản nuôi, đặc biệt khi gặp stress hay các vết thương, nấm gây bệnhtrên ký chủ.

•  Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh thứ cấp hay tác nhân gây bệnh cơ hội.•  Virus là tác nhân chính gây bệnh làm tổn thất cho tôm cá nuôi.•  Các tác yếu tố môi tr ường: nhiệt độ, pH, các kim loại nặng, các muối hoà

tan, các khí hoà tan.•  Thiếu dinh dưỡng: thiếu các acid amin, các khoáng vi lượng, các

vitamin…

3. Điều kiện phát sinh bệnh và quá trình truyền lây

•   Điều kiện phát sinh bệnh: Mỗi cá thể sống đều có quan hệ mật thiết vớicác yếu tố trong môi tr ường chúng sống. Do đó tác nhân gây bệnh chỉ  phát huy được tác dụng khi có điều kiện thuận lợi cho chúng (mầm bệnh)phát triển nhưng lại bất lợi cho ký chủ.

Các điều kiện để phát sinh bệnh:

•  Tính mẫn cảm của ký chủ: tác nhân gây bệnh chỉ phát huy được tác dụngkhi có động vật cảm thụ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh đó và đồng thờicá thể đó (ký chủ) suy yếu.

•   Độc lực của tác nhân gây bệnh: mầm bệnh phải có đủ độc lực để gâybệnh.

•   Điều kiện bất lợi của môi tr ường: môi tr ường sống của động vật thủy sảnchủ yếu là nước. Nếu trong môi tr ường nước có nhiều tác nhân gây bệnh,nhiều khí độc, ion kim loại, nhiệt độ, pH không thích hợp … cho động vậtthuỷ sản sống và phát triển thì bệnh dễ phát sinh.

Page 114: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 114/139

(Mối tương quan giữa ký chủ - Mầm bệnh - Môi tr ường và sự phát sinh bệnh)

(Hình)

4. Các giải pháp phòng tr ị bệnh

4.1. Phòng bệnh:Biện pháp tổng hợp:

•  Chọn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh.•  Cải tạo, quản lý tốt môi tr ường nuôi.•  Quản lý tốt sức khoẻ động vật thuỷ sản nuôi.•  Dùng vaccine chủng ngừa hoặc các chế phẩm sinh học.•  Diệt tác nhân gây bệnh.

4.2. Tr ị bệnh: Các giải pháp tr ị bệnh:

•  Xử lý môi tr ường nuôi: thay nước, dùng hoá chất xử lý môi tr ường để diệttác nhân gây bệnh.

•  Tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá, tôm.•  Dùng thuốc hoặc hoá chất để diệt mầm bệnh trong cơ thể sinh vật.

4.3. Các phương pháp phòng tr ị bệnh:

•  Phương pháp tắm: dùng thuốc với nồng độ tương đối cao tắm cho độngvật thuỷ sản theo thời gian qui định (tương ứng với nồng độ thuốc).

•  Phương pháp ngâm (treo túi thuốc): thuốc được dùng với nồng độ thấp vàthời gian kéo dài.

•  Phương pháp tiêm: dùng thuốc tiêm tr ực tiếp vào cơ thể cá (áp dụng chocá quí hiếm, cá bố mẹ, cá có giá tr ị kinh tế cao).

•  Phương pháp cho ăn: dùng thuốc hoặc các chế phẩm tr ộn vào thức ăn.Phương pháp nầy thường kém hiệu quả so với một số bệnh, vì cá thể mang bệnh hoạt động kém, bắt mồi kém hoặc đôi khi bỏ ăn, nên kết quả điều tr ị thường không cao.

4.4. Nguyên tắc dùng thuốc kháng sinh

•  Chỉ dùng kháng sinh đối với bệnh nhiễm khuẩn.•  Xác định vi khuẩn gì gây bệnh.•

  Dùng kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh nào cần dùng.•  Thuốc tới được vị trí (cơ quan) bị bệnh: động vật thủy sản có hai cách

dùng thuốc là ngâm (tắm) hoặc uống (tr ộn vào thức ăn). Vì vậy phải quantâm đến độ pH có liên quan đến hoạt tính của thuốc.

•  Chuyển hóa thuốc : phần lớn được chuyển hóa ở gan (do hiện tượnghydroxy hóa, acetyl hóa …).

o  Mất hoạt tính của thuốc -Ampicillin, Colistin (bị chuyển hóa mộtnửa…)

Page 115: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 115/139

o  Tăng hoạt tính như nalidicic acid hayo  Giữ nguyên hoạt tính của thuốc như Streptomycine, Kanamycine,

Ciprofloxacine …•  Khả năng sinh học của thuốc (hiệu quả tr ị liệu của thuốc): tập trung ở cơ 

quan bị bệnh, chuyển hóa chậm, thời gian bán hủy dài, bài xuất chậm…•

   Độc tính (quan tâm đến những loại thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏengười tiêu thụ sản phẩm)o  Liều thuốc dùng thường tính theo thể tr ọng - tr ọng lượng cơ thể 

(kg/ngày)-o  Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitive concentration: MIC)o  Thời gian bán hủy của thuốc.

•  Thời gian dùng thuốc: ngưng dùng thuốc 3 ngày sau khi các dấu hiệubệnh biến mất.

•  Kết hợp thuốc: tránh kết hợp giữa các thuốc sẽ chuyển hóa thành nhữnghợp chất tr ơ (không còn hoạt tính thuốc) như 

o  Nhóm Penicillin kết hợp với Kanamycine, Gentamycine làm mất

khả năng kháng khuẩn do tạo phức chất với Penicilline.o  Nhóm Fluoroquinolon kết hợp với Erythromycine, Lincomycine,Tetracycline sẽ có tác dụng đối kháng …

•  Chi phí điều tr ị: cân nhắc để xem xét hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi.

Các bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi và biện pháp phòng tr ị 

Bệnh thường gặp trên cá

Bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt1. Bệnh ký sinh do nấm (Fungi):*Nấm thuỷ mi:Tác nhân gây bệnh:nấm thuỷ mi gây bệnh cho cá có nhiều tên gọi khác nhau: nấm nước, nấm da,mốc nước. Nấm thuỷ mi ký sinh cơ thể cá và tr ứng cá có nhiều giống.

Giống Saprolenia; Aphanomyces và Achlya

Họ: Saproleniaceae

Bộ: Saproleniales

Lớp: Phycomycetes

Ngành: Fungi.

Nấm thuỷ mi dạng sợi, bám sâu vào các tổ chức da, cơ, tr ứng cá. Chiều dài từ 3- 5mm. Bệnh có thể gây mất các vi trên thân cá. Mắt thường có thể nhìn thấymột đám màu tr ắng như bông bám trên da, tr ứng cá. Nấm thuỷ mi bám trên cágây chết sau 12 -24 giờ.

Page 116: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 116/139

Chẩn đoán:dấu hiệu bệnh lý có thể chẩn đoán sơ bộ qua quan sát bằng mắtthường. Sau đó lấy tiêu bản kiểm tra dưới kính hiển vi mới khẳng định chínhxác.

Phương pháp phòng tr ị bệnh:

o  Phòng bệnh: Tẩy dọn ao và thả giống cá nuôi đúng qui trình kỹ thuật. Quản lý môi tr ường nuôi chặt chẽ theo đúng qui trình kỹ thuật.

o   Điều tr ị bệnh: Dùng hoá chất để điều tr ị như sau:  Blue Methylen 2-3ppm, Malachite green 0,15-0,2ppm cách 2

ngày vãi xuống thuỷ vực một lần.  Dùng Sulfamid, Furazoline hoặc một số chất kháng sinh

(không bị cấm thuộc danh mục của Bộ Thuỷ Sản ban hành)cho vào thức ăn cho cá ăn.

   Đối với tr ứng cá dùng Clorure natri 2-3%, Formaline 1/500 -1/1000, Blue Methylene 2-3ppm, Malachite green 0,15-

0,2ppm tắm cho tr ứng cá trong vòng 15 -20 phút, khoảngcách sau vài giờ thì lập lại.

2. Bệnh nấm mang:

•  Tác nhân gây bệnh:Thường gặp hai loài: Brachiomyces sanguinis vàBrachiomyces demigrans

Giống: Brachiomyces

Họ: Saproleniaceae

Bộ: Saproleniales

Ngành: Fungi.

Nấm mang Brachiomyces hình dạng sợi, chủ yếu ký sinh trên cá mè, cá trôi.Lúc xâm nhập vào mang cá, sợi nấm đi theo mạch máu hoặc đâm xuyên xươngsụn phát triển ngang dọc đan chéo vào nhau chứa đầy trong tơ tia mang của cá.

Chẩn đoán :Cá nhiễm bệnh có các tia mang cá sưng to, niêm dịch dính lại, tụ 

máu và xuất huyết. Các tổ chức mang bị phá hoại, cá hô hấp khó khăn và nổiđầu lên mặt nước hay tập trung nơi có dòng nước chảy. Cá bỏ ăn, bơi lội khôngbình thường. Khi bệnh phát triển nặng, các sợi nấm mang và bào tử di chuyểnđến tim và một số tổ chức cơ quan nội tạng. Bệnh thường ở dạng cấp tính, nếuở môi tr ường thích hợp, nấm phát triển nhanh gây chết cá hàng loạt sau 1-2ngày.

•  Phương pháp phòng tr ị bệnh:

Page 117: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 117/139

Phòng bệnh: nuôi đúng qui trình kỹ thuật Dùng Clorure Calci để dọn tẩy aotr ước khi thả cá. Mỗi tháng dùng CaO (vôi sống) 20ppm hay Ca(OCl)2 1ppmbón vài lần để phòng bệnh.

•   Điều tr ị: dùng vôi sống CaO phun tr ực tiếp xuống ao với nồng độ 200ppm.

3. Bệnh do ký sinh trùng

•  Khái niệm về bệnh ký sinh trùng: Sinh vật sống ký sinh là sinh vật sốngbên trong hay bên ngoài một sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng hay lấydịch thể, tế bào, tổ chức của sinh vật đó làm thức ăn để duy trì sự sốngcủa chúng. Điều nầy gây tác hại cho vật chủ. Động vật sống ký sinh gọi làký sinh trùng. Sinh vật bị các sinh vật khác ký sinh gọi là ký chủ.

•  Phương thức ký sinh : ký sinh giai đoạn, ký sinh suốt đời.•  Vị trí ký sinh :

o  Ngoại ký sinh: ký sinh trùng ký sinh ở da, xoang miệng, xoang mũi,các vi…

o  Nội ký sinh: ký sinh trong cơ quan nội tạng, hốc mắt, cơ, máu…•  Các loại ký chủ: ký chủ cuối cùng, ký chủ trung gian, ký chủ lưu giữ.•  Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng:

o  Cảm nhiễm qua miệng: theo nước, theo thức ăn vào ruột gây bệnhcá.

o  Cảm nhiễm qua da: chủ động, thụ động•  Mối quan hệ giữa ký sinh trùng, ký chủ và điều kiện môi tr ường:

Tác hại : gây tổn thương các tổ chức, tế bào.

•  Gây tắc ruột và chèn các tổ chức•  Lấy chất dinh dưỡng của ký chủ •  Gây độc cho ký chủ, môi giới gây bệnh.

Phản ứng của ký chủ:

Tế bào các tổ chức của ký chủ có hiện tương viêm loét và tiết ra dịch thể.

Tác dụng của điều kiện môi tr ường đối với ký sinh trùng:

Ảnh hưởng bởi nồng độ muối, nhiệt độ và thủy vực làm hạn chế hay phát triển

ký sinh trùng.a. Ngành nguyên sinh động vật - Protozoa Đặc điểm: Cơ thể là một tế bào duy nhất không có vách ngăn. Đời sống ký sinhhay hoại sinh. Có khả năng sinh sản và phát triển trong cơ thể ký chủ.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do Trùng Lông Ciliophora.

Giống Chilodonella.

Page 118: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 118/139

Họ Chilodonellidae

Bộ Hypostomastida

Lớp Chlamydodontidae

Cơ thể hình tr ứng, mép bên phải lưng có hàng lông cứng. Loài C. hexastichakhông tồn tại ngoài cơ thể ký chủ quá 12 - 24 giờ. Loài C. piscicola được pháthiện ký sinh trên cá cùng với các loài ký sinh trùng khác nấm.

Dấu hiệu bệnh lý: Ký sinh ở da và mang cá. Kích thích tiết nhiều chất nhờnđồng thời tơ mang bị phá hủy, r ời ra, ảnh hưởng đến hô hấp của cá.

Phân bố bệnh: Hai loài ký sinh trùng nầy thường gặp nhiều trên các loài cánước ngọt: tr ắm, chép, mè, rô phi, trê phi, ếch, ba ba … Trên cá nước mặn: cámú (cá song).

Phòng tr ị: áp dụng phương pháp phòng tr ị tổng hợp: ngâm cá trong CuSO4 3-5ppm/10-15 phút.

•  Bệnh bào tử trùng Myxoboliosis

Họ Myxolidae

Bộ Myxosporidia

Lớp Sporozoa

Ngành Protozoa

•  Tác nhân gây bệnh Myxobolus

Myxobolus có hình quả lê hoặc hình tr ứng, phía trên có hai cực nang, trong cựcnang có sợi dây xoắn. Khi vào ruột cá, sợi dây xoắn bắn ra ngoài cực nang để bám vào thành ruột cá, da hoặc mang.

Bào tử trùng phát triển qua hai thời kỳ: thời kỳ dinh dưỡng và thời kỳ hình thànhbào tử. Trong mỗi bào nang có hàng vạn đến hàng triệu bào tử. Bào nang cóthể nhìn thấy bằng mắt thường, màu tr ắng bằng hạt tấm, kích thước 1-2mmbám ở da, mang và vây của cá.

Dấu hiệu bệnh lý: Giải phẩu có thể nhìn thấy bào nang ở thành ruột, gan và cơ 

của cá. Bào nang chứa dịch đục, sệt, soi dưới kính hiển vi sẽ thấy hàng vạn bàotử trùng.

Phân bố bệnh:Bào tử trùng ký sinh ở các loài cá tra, chép, rô phi, mè…

•  Bệnh trùng quả dưa:Ichthyophthyriosis

Giống Ichthyophthyrius

Page 119: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 119/139

Họ Holotricha

Bộ Ophrioglenidae

Lớp Ciliata

Ngành Protozoa

•  Tác nhân gây bệnh: Ichthyophthyrius

Ichthyophthyrius hình dạng giống quả dưa, kích thước khoảng (300-500)µm x(300-400)µm, mắt thường có thể nhìn thấy.

Dấu hiệu bệnh lý: Trùng quả dưa ký sinh trên da, trên các tia vây và mang vớinhiều hạt màu tr ắng đục. Cá bệnh có màu sắc da thay đổi, một số cá có màuđen thẩm hoặc loang lỗ. Màu sắc mang cá không đều, có chỗ nhợt nhạt do bị thối loét, tia mang r ời ra, chức năng hô hấp bị tổn thương, cá bị ngạt, thở gấp,miệng luôn ngáp.

Phân bố bệnh:Bệnh xảy ra trên hầu hết các loài cá, nhưng chủ yếu làm chết cágiống : cá chép, cá tr ắm, cá tra, cá rô phi …

b. Ngành giun dẹp: PlathelminthesLớp sán lá: Trematode

Lớp phụ: Sán lá đơn chủ: Monogenea.

+ Bệnh sán lá 16 móc: DactylogyrosisTác nhân gây bệnh: Dactylogyrus

Dactylogyrus thân mềm tr ắng, dài, đầu có 4 thùy, có tuyến đầu và 4 mắt đen.Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá bị nhiễm Dactylogyrus mang nhợt nhạt, từng vùngmang có màu tr ắng, tia mang r ời ra, có nhiều nhớt đặc bao phủ mang. Cá bị ngạt, nổi đầu và bơi lờ đờ trên mặt nước.

Phân bố bệnh: Dactylogyrus hầu hết trên các loài cá.

Trong lớp sá lá đơn chủ còn có Gyrodactylus (Sán lá 18 móc) cũng gây bệnhhầu hết trên các loài cá nước ngọt.

+ Bệnh sán lá gan: ClonorchosisTác nhân gây bệnh:Clonorchosis sinensis

Sán lá gan thân dẹt, màu đỏ nhạt, dài 10-20mm, chiều r ộng 2- 4mm, có hai hấpkhẩu. Cơ quan sinh dục phát triển mạnh. Tr ứng hình hạt vừng, màu vàng cónắp có gai nhọn, kích thước (25-30)µm x (15-17)µm.

Chu kỳ phát triển và sinh sản: Trùng tr ưởng thành và ký sinh ở ống mật nhỏ trong gan của người và động vật có vú. Trùng đẻ tr ứng theo phân ra ngoài, ốcBithynia ăn phải, tr ứng sán phát triển thành ấu trùng Micracidium và tiếp tụcphát triển để tr ở thành Cercaria có đuôi. Ấu trùng Cercaria (kích thước 300 µm)

Page 120: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 120/139

r ời ốc ra ngoài nước bơi lội tự do, gặp cá bám vào da, vẫy r ồi phát triển đến giaiđoạn ấu trùng Metacercaria (ấu trùng nang, kích thước khoảng 0,5mm) ở cáccơ của cá.

Người và động vật có vú ăn cá chưa nấu chín có ấu trùng nang thì nó phát triểnthành trùng tr ưởng thành ký sinh ở gan người (hoặc chó, mèo, heo, vịt, chuột).

4. Bệnh do vi khuẩnVi khuẩn là tác nhân gây bệnh khá quan tr ọng, là tr ở lực chủ yếu làm hạn chế và mở r ộng sản xuất trong nuôi tr ồng thủy sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnhlà một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi tr ường nước (ao, hồ, sôngr ạch). Các vi khuẩn nầy nói chung đều là tác nhân gây bệnh thứ cấp hay tácnhân gây bệnh cơ hội. Chỉ có một số ít loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát. Bệnhthường xảy ra do biến động của các yếu tố môi tr ường hoặc do stress nhưngcũng có thể gây chết cao.

Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể gây ra dưới dạngmãn tính, bán cấp tính và cấp tính. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sảnđều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt là trên cá.

5. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do AeromonasTác nhân gây bệnh: Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:

•  Aeromonas hydrophila•  Aeromonas caviae•  Aeromonas sobria

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có dạng hình que ngắn gần giống cầu tr ựckhuẩn kích thước 0,7 -0,8x 1,0-1,5µm, di động vơi tiêm mao ở đỉ nh. Gram âm,oxy hóa và lên men đường. Vi khuẩn khu trú bình thường trong nước, đặc biệtlà nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trongruột cá.

 Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt như họ cá cá chép, trê, tra,ba sa. Cá con dễ mẫn cảm hơn cá tr ưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Dấu hiệu bệnh lý:

•  Cá bị sẩm màu từng vùng ở bụng•  Xuất huyết từng mảng đỏ trên cơ thể •  Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề 

mặt cơ thể, vảy dễ r ơi.•  Mắt lồi, mờ đục và phù ra.•  Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Chẩn đoán: Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn theo phương pháp Vi khuẩn học.

Page 121: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 121/139

Phòng tr ị bệnh: Điều chỉ nh mật độ nuôi cho thích hợp.Vệ sinh ao, bè đúng quitrình nuôi. Tránh hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, Oxy hòa tan thấp.

•  Tắm 2-5 ppm KMnO4, không qui định thời gian đối với cá nuôi ao, Đối vớicá nuôi lồng bè, sử dụng 10ppm KMnO4 định kỳ.

  Tắm Chloromycetine 80 ppm trong 3 ngày, ít nhất 24giờ/lần, nên dùngButylene glycol để hòa tan thuốc vào nước.•  Tetramycine 75mg /kg thể tr ọng cá/10 ngày (cho ăn).•  Streptomycine 100mg/kg thể tr ọng cá/10 ngày (cho ăn).

- Dùng Oxytetracyline 55mg/kg thể tr ọng cá/10 ngày (cho ăn).

6. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)Tác nhân gây bệnh:

  Pseudomonas fluorescens•  Pseudomonas anguillíseptica•  Pseudomonas chlororaphis, …

Dấu hiệu bệnh lý:

•  Xuất huyết từng đốm đỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, bề mặtbụng.

•  Bề mặt cơ thể có xuất huyết, tuột nhớt nhưng không xuất hưyết vây vàhậu môn.

•  Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các mô, các chức

năng trong cơ thể. Khi các cơ quan bị phá hủy có thể gây chết cá đến 70-80%.

Phân bố bệnh:Pseudomonas spp. phân bố r ộng trong môi tr ường.

Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến stress, cácthương tổn về da, vẩy do tác nhân cơ học, mật độ nuôi cao, dinh dưỡng kém,hàm lượng DO thấp.

Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể qua các thương tổn ở mang, da …

Phòng tr ị bệnh: Dùng vaccine để phòng bệnh.

•  Giảm mật độ nuôi.•  Cung cấp nguồn nước tốt.•  Tắm 3-5ppm KMnO4, không qui định thời gian.

Ngoài ra còn một vài nhóm vi khuẩn khác có khả năng gây bệnh cho một số loàicá nuôi:

Page 122: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 122/139

•  Flexibacter columnaris, Pseudomonas fluorescens, Edwarsiella tarda,Acinetobacter sp. …đây là các vi khuẩn có dạng hình que, Gram âm,không sinh bào tử, hiếu khí.

•  Clostridium botulinum vi khuẩn hình que, Gram dương, tạo bào tử, kỵ khítuyệt đối.

  Streptococcus sp. vi khuẩn hình cầu kết thành chuổi, kích thước 0,7 - 1,4µm Gram dương, không tạo bào tử, không capsule, không di động.•  Bệnh do virus

Nhóm virus có thể gây bệnh trên các loài cá nuôi nước ngọt CCVD (ChannelCatfish Virus Disease) như ở cá trê, cá nheo …cụ thể là Herpesvirus ictaluri.

Tác nhân Herpesvirus ictaluri (90 -100 nm).

 Đối tượng nhiễm bệnh: các loài nhiễm bệnh thuộc nhóm cá tr ơn.

•  Bệnh có thể gây chết 100% cá dưới một năm tuổi ở nhiệt độ 25oC tr ở lên

trong vòng 7-10ngày, dưới 18oC không gây chết cá. Ngoài ra cũng tìmthấy vi khuẩn trong cá bệnh như Aeromonas hydrophila, Flavobacteriumcolumnare hoặc nấm.

•  Virus có thể di chuyển đến gan, ruột, tim và não.•  Virus có thể gây hoại tử mô tạo máu, phù gan, ruột.•  Virus xâm nhập vào cơ thể cá từ nước qua mang và ruột.•  Nhiệt độ thích hợp cho virus nhân bản từ 25 -30oC.•  Cá xuất hiện bệnh trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm virus và bộc phát

bệnh trong vòng 7-10 ngày.•  Cá bố mẹ có thể mang mầm bệnh.

Dấu hiệu bệnh lý:•  Virus gây hoại tử ống thận và mô tạo máu, gan xung huyết và sưng, xuất

huyết tỳ tạng.•  Cá giống, cá hương, cá bố mẹ đều có thể mầm bệnh.•  Cá mắc bệnh có biểu hiện : bụng tr ướng to, mắt lồi, mang xuất huyết và

nhạt màu từng mảng.•  Xuất huyết vây và da.•  Trong số cá bệnh có khoảng 20-50% cá bơi dựng đứng trên mặt nước.

Chẩn đoán: Soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử.

•  Dùng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang.•  Nested PCR…

Bệnh thường gặp trên cá nuôi nước mặn

Page 123: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 123/139

•  Bệnh do vi khuẩn : Hầu hết vi khuẩn gây bệnh trên cá nuôi nước mặn,nước lợ đều thuộc giống Vibrio như 

o  Vibrrio alginolyticus,o  Vibrrio anguillarum,o  Vibrio vulnificuso

  Vibrio sp., …Vi khuẩn có dạng hình que ngắn, hơi cong hoặc thẳng, kích thước 0,5 x1,0 -2,0µm, không có capsule, chỉ có tiêm mao ở đỉ nh, gram âm, phát triển trong môitr ường có 1 -1,5% NaCl. Bệnh thường phát triển trong điều kiện nhiệt độ nướccao, tỷ lệ chết có thể đến 50%, cá giống dễ nhiễm bệnh hơn cá tr ưởng thành.

 Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước mặn như cá mú, cá chẽm, cámăng…

Dấu hiệu bệnh lý: Tr ường hợp cấp tính cá ngừng ăn, màu da sậm lại, có vếtthương, trên da, xuất huyết và chết nhanh. Đôi khi vết thương tr ở thành các vết

loét sâu. Mắt đục lồi. Nội quan: gan, thận sưng to, đôi khi nhũn.Phân bố bệnh: Các loài Vibrio phân bố r ộng trong các thủy vực nước mặn vàcửa sông. Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa nước ấm và khi nồng độ muối cao, chất hữu cơ nhiều trong nước. Cá bị stress dễ cảm nhiễm Vibrio.

Chẩn đoán: Phát hiện vi khuẩn từ gan, thận, tỳ tạng, hoại tử cơ và các nội quan.Nuôi cấy vi khuẩn trên các môi tr ường chọn lọc.

Phòng tr ị: Dùng vaccine để phòng bệnh.

•  Quản lý chất lượng nước tốt.•  Nuôi với mật độ hợp lý.•  Dùng Oxytetracycline 77mg/kg thể tr ọng cá/10 ngày (cho ăn).

- Bệnh do virusMột vài nhóm virus có thể gây bệnh trên cá nuôi nước mặn như VNN (ViralNervous Nerosis), Lymphocystic Disease hoặc SGD (Sleeper grouper Disease)gây bệnh trên các loài cá nuôi , cụ thể là Nodavirus, Iridovirus, …nhiễm trên cácloài cá biển: Lates sp., Epinephelus sp., Scophthalmus maximus.

- Nhóm VNN (Viral Nervous Nerosis)Tác nhân gây bệnh: Nodavirus, (kích thước 20-25nm)

 Đối tượng nhiễm bệnh : Virus nhiễm trên các loài cá nuôi nước mặn như 

•  Cá chẽm Lates sp.•  Cá sọc Pseudocaranx dentex•  Cá bơn Scophthalmus maximus) …

Virus nhiễm ở các loài cá trên đã xuất hiện ở Thailand, Taiwan, Singapore.

Page 124: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 124/139

•  Virus nhiễm trên cá từ giai đoạn ấu trùng đến cá hương, cá giống. Bệnhgây chết cá từ 50-95% cá giai đoạn ấu trùng và giống ở nhiệt độ 26-30oC.Xảy ra nhiều nhất ở ấu trùng 20 ngày tuổi.

•  Virus phát huy độc lực ở nhiệt độ cao (28oC) mạnh hơn ở nhiệt độ thấp(16 oC).

  Cá bố mẹ có thể lưu giữ mầm bệnhDấu hiệu bệnh lý:

•  Bệnh có thể xuất hiện 4 ngày sau khi nhiễm virus, cá giảm ăn, gầy yếu,thân bạc màu, bơi mất phương hướng, nổi trên mặt nước hoặc lắng dướiđáy.

•  Giải phẩu thấy gan nhạt màu, hệ tiêu hóa r ỗng, tỳ tạng có đốm đỏ, ruộtchứa đầy dịch màu xanh đến nâu.

•  Virus nhân bản trong mắt, não, ngoại biên tủy sống của cá. Ngoài ra cũngđược tìm thấy ở tuyến sinh dục, gan, thận, dạ dày và ruột.

Chẩn đoán:

•  Dùng tiêu bản Mô bệnh học.•  Chẩn đoán dưới kính hiển vi điện tử.•  RT. PCR•  ELISA•  Kháng thể huỳnh quang•  In- situ hybridization

Bệnh do thiếu dinh dưỡng ở cá Hội chứng bệnh liên quan đến sự thiếu protein và Amino acidChẩn đoán bệnh nầy cực kỳ khó vì không có những dấu hiệu bệnh lý đặc tr ưngriêng, dễ nhầm lẫn với các bệnh do tác nhân hữu sinh. Có lẽ dấu hiệu để nhậnbiết khẩu phần ăn thiếu protein là sự giảm hay ngừng tăng tr ưởng của động vậtthủy sản. Cách khắc phục là bổ sung amino acid vào khẩu phần thức ăn hoặcthiết kế lại thành phần dinh dưỡng cho phù hợp.

•  Hội chứng bệnh liên quan đến khẩu phần đường

Gia tăng lượng đường trong khẩu phần ăn, gan phải gia tăng sự chuyển hóa từ glucoz qua glycogen, hậu quả là gan sưng to, cá bơi lội gần mặt nước, màu dasẩm lại và cá ngừng bắt mồi, dễ chết.

•  Hội chứng bệnh liên quan đến sự thiếu muối khoáng trong khẩu phần

Page 125: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 125/139

Các muối khoáng : Calcium, Potassium và magnesium trong cấu tạo xương vàliên quan đến sự biến dưỡng trong cơ thể cá. Nếu tỷ lệ giữa các thành phần nầykhông cân bằng hoặc thiếu sẽ làm cho cá dễ bị dị hình.

Bệnh thường gặp trên tôm biển1. Bệnh mảng bám

Tôm bị mảng là một hiện tượng khá phổ biến đối với tôm nuôi ở mật độ cao(bán thâm canh, thâm canh). Bệnh xảy ra do tổ hợp nhiều tác nhân tạo nên.Trong đó nguyên nhân cơ bản là tôm bị yếu trong môi tr ường nước chất lượngxấu, giảm khả năng tự làm sạch. Các tác nhân cơ hội khác như tảo, nấm, độngvật nguyên sinh, vi khuẩn và các chất hữu cơ lơ lững bám, ký sinh.

Các tác nhân gây bệnh mảng bám:

•  Nhóm vi khuẩn dạng sợi như Leucothrix mucor, Leucothrix sp., Thiothrixsp.

•  Nhóm Protozoa: Zoothamnium sp., Epistylis sp., Vorticella sp., Acinetasp., …

•  Nhóm tảo : tảo lam : Nitszchia sp., Amphiophora sp., Navicula sp., nhómtảo lục: Enromorpha sp.,….

•  Các loại nấm: Fusarium sp., Lagenidium sp., Haliphothoros sp.,Sirolpidium sp.,…

Các tác nhân gây bệnh mảng bám không tr ực tiếp gây hại cho tôm, nhưngchúng gián tiếp gây tr ở ngại cho quá trình vận động, bắt mồi, lột xác và trao đổiOxy ở mang, có thể dẫn đến tr ường hợp gây tôm chết.

Theo D.V. Lightner (1996): “ Tất cả các sinh vật liên quan đến bệnh mảng bámtrên tôm đều là những sinh vật sống tự do trong nước. Chúng không phải làmầm bệnh thật sự, mà chúng sử dụng tôm như là một giá thể để chúng bámvào. Những sinh vật nầy được gọi là sinh vật hội sinh.

Quan sát tôm bệnh dựa vào những dấu hiệu bên ngoài của tôm. Mảng bám trênbề mặt của thân làm vỏ tôm mờ, không sáng bóng, hoặc trên mang và các phầnphụ của tôm sẽ bị đổi màu (thường là nâu hoặc đen) khi bị các tác nhân nầybám vào. Khi mang tôm có màu xanh biển hay xanh nâu là do tảo bám.

2. Bệnh do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn dạng sợiTác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh chủ yếu do Leucothrix mucor, ngoài racòn gặp một số vi khuẩn dạng sợi khác như Cytophagar sp., Flexibacter sp.,Thiothrix sp., Flavobacteriumsp.,… Đó là những vi khuẩn hoại sinh sống tự do trong nước biển. Chúng có thể phát triển trên bề mặt của nhiều loài động vậtcó xương sống, không xương sống và rong biển.

Page 126: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 126/139

Dấu hiệu bệnh lý: Trên tôm ấu trùng và hậu ấu trùng, vi khuẩn dạng sợi pháttriển trên bề mặt cơ thể, đặc biệt là đầu mút các phần phụ.

Trên tôm tr ưởng thành vi khuẩn dạng sợi phát triển trên chân bơi, chân bò, râuvà các phần đầu, các phần phụ của miệng và mang. Cá thể nhiễm bệnh nặngmang chuyển màu từ vàng sang xanh lá hoặc nâu.

Chẩn đoán: Soi dưới kính hiển vi, các phần lông cứng của ấu trùng và hậu ấutrùng, hoặc các phần phụ, mang .. . của tôm giống và các giai đoạn tôm thươngphẩm thấy các thể sợi bám trên bề mặt của vỏ kitin hay các đầu mút của cácphần phụ.

Phân bố bệnh: Bệnh có thể gặp trên tất cả giai đoạn phát triển của tôm, nhưngthường gặp trên tôm ấu trùng và hậu ấu trùng. Bệnh có thể gây chết tôm đến80% trong vòng vài ngày đến vài tuần lễ. Tất cả các loài tôm he đều có thể bị nhiễm bệnh nầy.

Phòng tr ị bệnh:

•  Dùng CuSO4, CuCl2 nồng độ 0,1ppm ngâm trong 24 giờ. Hoặc CuCl2nồng độ 0,5 -1ppm từ 2-4giờ.

•  KmnO4 nồng độ 2,5 -5ppm ngâm trong 4 giờ.•  Formaline nồng độ 25ppm ngâm trong 24 giờ, hoặc nồng độ 50- 250ppm

ngâm từ 4-8 giờ.•  Cloramine T nồng độ 5ppm ngâm trong 24 giờ.•  Malachite green nồng độ 5ppm ngâm trong 2 phút.•  Oxytetracycline nồng độ 100ppm ngâm trong 24 giờ.•  Neomycine nồng độ 10ppm ngâm trong 24 giờ.

  Bệnh vỏ đốm nâu (đốm đen) hay bệnh Vibrios trên tôm he

Tác nhân gây bệnh: bệnh do các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra. Đa số là các loài: Vibrrio parahaemolyticus V. alginolyticus, V. anguillarum, Vibrio spp.,Pseudomonas sp., Aeromonas sp., … Đây là hóm vi khuẩn bắt màu Gram âm,hình que, dáng cong nhẹ, kích thước 0,3 - 0,5 x 1,4 -2,5µm, di động nhờ tiêmmao, hiếu khí.

Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài giáp xác ở biển và cửa sông, trên các loàitôm he nuôi các vùnh trên thế giới.

Dấu hiệu bệnh lý: Tôm giống và tôm tr ưởng thành bỏ ăn, kéo thành đàn bơi

vòng vòng, các phần phụ và lưng xuất hiện các đốm nâu hay đen, đục cơ ở bụng, chân bơi, chân bò biến màu đỏ, đôi khi đứt khớp vỏ ở đốt thư ba.

Chẩn đoán: Phân lập vi khuẩn bằng phương pháp vi sinh học.

Phòng tr ị bệnh :

•  Quản lý chất lượng nước nuôi tôm tốt•  Dùng EDTA (Ethylene diamine tetraacetic acide) nồng độ 5ppm.

Page 127: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 127/139

•  Formaline nồng độ 25ppm.•  Oxytetracycline nồng độ 3-5g/kg thể tr ọng

•  Bệnh phát sáng trên ấu trùng

Tác nhân gây bệnh: Nhóm Vibrio phát sáng là một phần của hệ vi sinh vật tự nhiên khu trú ở vùng biển ven bờ. Chúng được tìm thấy trên bề mặt và trongruột của các động vật sống ở biển. Vibrio harveyi và Vibrio splendicus là hai loàivi khuẩn phân lập được từ các mẫu tôm ấu trùng và hậu ấu trùng bị bệnh phátsáng. Tuy nhiên Vibrio harveyi mới được xem là loài vi khuẩn chủ yếu gây bệnhphát sáng trên tôm.

Bệnh nầy xuất hiện trên 3 loài tôm: Penaeus monodon, Penaeus merguiensis,Penaeus indicus.

Dấu hiệu bệnh lý: Tôm nhiễm bệnh nầy hoạt động tr ở nên nhanh nhẹn hơn bìnhthường. Thân tôm tr ắng mờ đục. Những tôm sắp chết thường bơi trên mặt

nước hoặc ven bờ ao. Tôm bệnh nặng có màu xanh lục phát huỳnh quang khinhìn trong tối. Soi dưới kính hiển vi thấy mẫu xoang bạch huyết và mẫu ruột dàyđặc những vi khuẩn di động. Cơ quan chủ yếu bị nhiễm khuẩn là gan tụy. Tômgiống dưới 45 ngày nuôi bị nhiễm bệnh thì thấy tế bào ống bên trong gan tụy bị phá hủy. Chỗ lõm giữa các tế bào hình ống bị bịt kín bởi các bạch cầu và các tế bào sợi. Tế bào biểu mô bị hoại tử.

Chẩn đoán: Phương pháp Vi khuẩn học.

•  Phương pháp Mô bệnh học.•  Phương pháp Huyết thanh học (phản ứng ngưng kết, FAT, ELISA)•  Phương pháp PCR.

Phòng bệnh: Quản lý tốt chất lượng nước nuôi tôm. sử dụng các chế phẩm visinh để phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi.

* Bệnh do virus

•  Bệnh MBV (Monodon baculovirus)

Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra do Monodon baculovirus type A, cấu trúc ditruyền là DNA, kích thước DNA khoảng 7-3nm, virus dạng hình que, có vỏ bao.Virus ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống của gan tụy và tế bào biểu bì ở ruột

giữa và sản sinh bên trong nhân tế bào ký chủ.Dấu hiệu bệnh lý: Tôm chậm phát triển, hoạt động kém, thân sẩm màu. Nhân tế bào gan tụy tr ương to, bên trong chứa nhiều ẩn bào. Các ẩn bào cũng được tìmthấy bên trong nhân tế bào biểu mô của đoạn ruột giữa.

Chẩn đoán: bằng phương pháp mô bệnh học.

Phân bố bệnh: Bệnh nhiễm trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, chủ yếulà giai đoạn post larvae.

Page 128: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 128/139

 

•  Nhóm virus ký sinh ở cơ quan gan tụy (Hepatopancreatic virus)

Tác nhân gây bệnh: Monodon baculovirus (MBV) còn được xếp chung với nhóm

virus ký sinh ở gan tụy Hepatopancreatic virus, nhóm nầy gồm có:

•  Monodon baculovirus (MBV)•  Hepatopancreatic parvo - like virus (HPV)•  Type C baculovirus•  Baculovirus penaei (BP)

Những virus nầy phá vỡ tế bào gan tụy và làm cho tôm dễ mẫn cảm với điềukiện bất lợi của môi tr ường hoặc các bệnh khác. Chúng ký sinh bên trong tế bàogan tụy. Ngoài ra Type C, Baculovirus xuất hiện những ẩn bào bên trong nhâncủa tế bào bị nhiễm. Những virus nầy truyền lây bằng các ẩn bào theo phân ra

ngoài và được truyền sang tôm khác hay từ tôm mẹ sang ấu trùng.

•  Nhóm virus gây bệnh đốm tr ắng (WSBV hoặc SEMBV)

Tác nhân gây bệnh: Đây là nhóm virus gây chết cấp tính. Chúng nhiễm hầu hếttrên các loài tôm he như Penaeus monodon, P. japonicus, P. chinensis, P.indicus, P. merguiensis … và trên các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùngđến tôm thương phẩm. Virus ký sinh ở các tế bào trung bì của các cơ quan:cuống mắt, dạ dày, mang…

Có 4 nhóm virus được xếp vào nhóm virus gây bệnh đốm tr ắng như 

•  HHBN (baculoviral hypodermo and hematopoietic necrosis); SEED(Shrimp Explosive Epidermic Disease) China Virus Disease, nhóm nầy cókích thước: 120 -360 nm.

•  RV - PJ (Rod - shaped nuclear virus of P. japonicus), kích thước khoảng83 x 275 nm.

•  SEMBV (Systemic ectodermal and mesodermal baculovirus; red disease;disease), kich thước : 121 x 276 nm

•  WSBV (white spot baculovirus); WSS (white spot syndrome), kích thước :70-150 x 250 - 380 nm.

Virus nhiễm vào tôm nuôi qua hai con đường chính: mầm bệnh mang từ ấutrùng (truyền thẳng từ tôm mẹ) và mầm bệnh có thể nhiễm từ các sinh vật biển(các loài giáp xác hoang dã), hoặc thức ăn mang mầm bệnh hoặc nhiễm từ nguồn nước lấy vào.

Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh bộc phát r ất nhanh, tỷ lệ chết trên 80%, có khi 100%trong vòng 3 -10 ngày. Dấu hiệu để nhận biết bệnh:

Page 129: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 129/139

•  Tôm bỏ ăn, xuất hiện nhiều đốm tr ắng ở vỏ kitin, đặc biệt là mặt trong củalớp vỏ carpace. Các đốm tr ắng có đường kính 0,5-2mm.

•  Dấu hiệu không đặc thù khác: các phụ bộ bị tổn thương, tôm bị đóng rong

Chẩn đoán: Đốm tr ắng bên dưới vỏ kitin, thường tập trung nhiều ở carapace.

Phương pháp chẩn đoán:

•  Mô bệnh học,•  In- situ hybridization,•  Dot blot và•  Phương pháp PCR

Phân bố bệnh : Bệnh phân bố r ộng ở các nước : Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật bản, Đại Hàn, Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thailand.

•  Bệnh đầu vàng (Yellow head Disease or Yellow head virus)

Tác nhân gây bệnh: Virus hình que, có cấu trúc di truyền RNA, bệnh gây chếtcấp tính do Baculovirus, Type B.

Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh phát triển nhanh, tôm nhiễm bệnh tiêu thụ thức ăn nhiềuhơn bình thường, r ồi đột ngột bỏ ăn trong vòng 1 -2 ngày thì có hiện tượng chết.Bệnh có thể gây chết 100% tôm nuôi. Kiểm tra thấy gan tụy sưng to hơn bìnhthường và có màu vàng khi nhìn xuyên qua vỏ đầu.

Chẩn đoán: Phương pháp Mô bệnh học.

Phân bố bệnh: Chưa được biết về dịch tể học của bệnh nầy và sự phân bố 

bệnh còn giới hạn.

* Bệnh do thiếu dinh dưỡng ở tôm

•  Bệnh thiếu vitamin C

Bệnh thiếu vitamin C hay còn gọi là bệnh chết đen được tìm thấy ở tôm he tronggiai đoạn giống hay giai đoạn đầu tôm thương phẩm.

Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện trên tôm do thiếu vitamin C hay hàm lượngvitamin C thấp dưới ngưỡng. Thiếu vitamin C kéo dài bệnh có thể gây chết tômtừ 1-5% mỗi ngày. Bệnh bùng nỗ từ stress. Thiếu vitamin C có thể gây bệnhnhiễm khuẩn huyết.

Dấu hiệu bệnh lý:Tôm tăng tr ưởng kém, biến màu đen bên dưới lớp vỏ kitin vàtổn thương.

Chẩn đoán: Dùng phương pháp Mô bệnh học.

Phòng tr ị:

Page 130: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 130/139

•  Cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho tôm phát triển.•  Bổ sung tảo để cung cấp đầy đủ vitamin C cho ấu trùng tôm.

•  Hội chứng mềm vỏ kéo dài

Hội chứng nầy thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm.Nguyên nhân:

•  Do bị các vi sinh vật bám bẩn.•  Hàm lượng Phospho, Calci trong nước thấp.•  Thiếu dinh dưỡng.•  Gan, tụy teo nhỏ.

•  Bệnh tôm biến màu xanh dương

Bệnh do khẩu phần thức ăn thiếu carotenoid (Asthaxanthin) hoặc một vài tácnhân trong môi tr ường.

•  Hội chứng cong thân

Do điều kiện môi tr ường và các nhân tố dinh dưỡng như: thiếu sự cân bằnggiữa tỷ lệ Ca và Mg hoặc thiếu vitamin nhóm B.

Chương 10: Bảo Quản, Chế Biến Thuỷ Sản Sau ThuHoạch

Bảo quản nguyên liệu1. Nguyên liệu cá giáp xác, nhuyễn thể 

* Tính chất của nguyên liệu cá

Protein thịt cá gồm: albumin (17 - 21%), myozin (70 - 80%), miostromin (3%).Myozin kém bền nhất và có hàm lượng lớn nhất nên biến đổi myozin thịt cá r ấtquan tr ọng trong quá trình chế biến. Colagen và elastin là protein không hoànhảo nằm trong da và mô liên kết. Protein có 23 axit amin khác nhau, có đủ 10axit amin thiết yếu và ở tỷ lệ tối hảo cho dinh dưỡng của người. Ngoài Nitơ trong protein, ở cá còn có nitơ phi protein và các chất chiết có nitơ (9 - 18% tổnghàm lượng nitơ). Các chất chiết có nitơ bao gồm các nhóm.

•  Nhóm bay hơi gồm các methylamin (TMA) và amoniac•  Trimethylamin oxit (TMAO)•  Các dẫn xuất của guanidin•  Các dẫn xuất của amidazol

Page 131: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 131/139

Sự có mặt của TMA và TMAO trong cá biển liên quan r ất nhiều đến chất lượngcủa các quá trình công nghệ chế biến cá. Histidin là acid amin tự do trong cábiển, dưới tác dụng của nhiệt và vi sinh vật sẽ chuyển thành Histamin - chất độchại gây dị ứng cho người sử dụng. Người ta qui định hàm lượng Histamin trongsản phẩm đồ hộp và thực phẩm chế biến từ cá biển không được quá 10 mg%.

2. Bảo quản lạnh thường

Bảo quản lạnh thường là hạ nhiệt độ của nước trong tế bào cá đến không dưới-1 đến -20C bởi vì đây là điểm nhiệt độ chuyển tr ạng thái lỏng sang r ắn củanước trong tế bào cá. Ở nhiệt độ này hoạt động của các enzym nội tại và cácVSV bị kìm chế do vậy các tính chất hoá học và tr ạng thái của tế bào vẫn giữ được nguyên vẹn trong thời gian nhất định. Để kéo dài thời gian được lâu nhấtcần phải:

•   Đưa cá vào bảo quản nhanh chóng ngay khi đánh bắt.•  Làm lạnh nhanh chóng (thường bằng nước lạnh 00C r ồi bằng nước đá

vụn, tỷ lệ đá/cá cao) đến nhiệt độ 0 --> -10C và giữ cá ở nhiệt độ này.•   Đảm bảo vệ sinh môi tr ường và phương tiện bảo quản.•  Nếu có thể thì phải mổ bỏ nội tạng và bỏ mang cá tr ước khi bảo quản.

3. Làm lạnh đông

Làm lạnh đông là hạ nhiệt độ của thực phẩm đến điểm Etecti - điểm nhiệt độ đóng băng của dịch bào (dung dịch các chất muối và hợp chất nitơ trong tế bào). Ngày nay làm lạnh đông là phương pháp phổ biến ưu việt nhất dùng bảoquản các nguyên liệu và sản phẩm cá

Nguyên liệu và sản phẩm bảo quản lạnh đông là liên tục không được ngắt

quãng điều điều kiện lạnh đông từ khi bắt đầu đến tận khi sử dụng và chế biến.Các phương pháp làm lạnh đông

•  Dùng lạnh tự nhiên ngoài tr ời mùa đông xứ lạnh. Phương pháp này r ẻ tiền không hạn chế.

•  Ướp bằng tuyết hay nước đá vụn tr ộn muối (tỷ lệ muối càng tăng nhiệt độ tan càng thấp: 6% - 3,50C, 28% - 19,90C) nhược điểm của phương pháplà làm mặn cá và oxy chất béo. Tiêu tốn 100 kg nước đá và 20 kgmuối/100kg cá, thời gian lạnh đông cá từ 10 - 12h.

•  Dùng lạnh nhân tạo (nước muối, không khí và mặt tiếp xúc kim loại).Phương pháp này giá thành cao nhưng chủ động trong sản xuất hiện

đang dùng r ộng rãi trong công nghiệp.

Công nghệ chế biến thủy sản

1. Muối cá:

Page 132: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 132/139

muối cá không chỉ bảo quản tr ước khi sản xuất mà còn là một công đoạn trongchế biến cá. Có 3 phương pháp muối cá

•  Muối khô: cho muối vào cá muối thấm vào cá và nước từ cá tiết ra, sinh ranước muối tự nhiên. Phương pháp muối khô thường dùng cho cá có

lượng mỡ vượt quá 6% và các loài cá nhỏ.•  Muối ướt: cho cá vào nước muối bảo hoà ngâm trong thời gian nhất định.

Trong quá trình muối, nồng độ muối trong dung dịch thường bị loãng đilàm cho muối thấm không đều vì vậy có thể cho nước muối chạy luân lưutrong bể muối thay vì bổ sung muối khô vào vì r ất khó tan.

•  Phương pháp muối hỗn hợp: cho nước muối vào sẳn trong bể sau đó chocá và muối theo từng lớp. Phương pháp này vừa nhanh vừa đều.

2. Cá giầm giấm và muối cá có gia vị 

•  Cá giầm dấm: là phương pháp chế biến dùng muối ăn và acid (thường là

acid acetic) có kèm các loại gia vị ở nhiệt độ không quá 200C. Quá trìnhngấm muối và giấm và cá ở đây giống như quá trình muối cá đã nói ở phần trên chỉ khác là ngoài yếu tố làm chín sinh hoá do enzym còn do tácdụng của yếu tố hoá học là muối và giấm ảnh hưởng đến hương vị màusắc của cá tạo ra sản phẩm đặc tr ưng. Sản phẩm này không phải là sảnphẩm lên men, thời gian chín với giấm muối là vài ngày. Trong sản phẩmcó độ muối từ 6 - 8%, acid 0,8 - 1,2% nên phải bảo quản ở nhiệt độ khôngquá 50C trong thời gian không quá 3 tháng.

•  Cá muối có gia vị: đặc tr ưng của sản phẩm là trong thịt cá ngoài muối còncó tinh dầu và các gia vị. Sản phẩm muối có giá tr ị cần thời gian chín là 1tháng.

3. Cá sấy và cá phơi khô

•  Cá phơi khô: bằng nắng cùng với sự mất nước, trong cá xảy ra quá trìnhsinh hoá phức tạp làm biến đổi cá về mặt hình thức và cả hương vị. Quátrình chín xảy ra khi phơi khô là do tác dụng của enzym và các yếu tố khác (tia tử ngoại, nhiệt độ, ánh sáng). Protein và lipit có những biến đổisâu sắc tạo ra sản phẩm mới có mùi vị đặc tr ưng. Mỡ thấm đều vào thịtcá làm bóng bẩy và mất đi mùi vị của cá tươi. Cố gắng phơi ở nhiệt độ không cao, nắng không gắt, thời gian dài trong măn bảy ngày thì sảnphẩm sẽ ngon.

•  Cá sấy:o  Sấy nguội: là dùng nhiệt độ không khí sấy không quá 400C.o  Sấy nóng: là dùng nhiệt độ sấy lúc đầu là 2000C, lúc cuối 90 -

1000C.o  Sấy thăng hoa: là bay hơi nước ở trong cá từ dạng tinh thể lạnh

đông sang dạng hơi ở điều kiện chân không cao mà không quatr ạng thái lỏng. Chế độ thường là là -220C; 0,7 - 1,5mmHg. Sấybằng phương pháp này cá giữ nguyên được giá tr ị chất lượng của

Page 133: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 133/139

cá tươi. Cá sấy thăng hoa ngâm vào nước sẽ phục hồi lại gầnnguyên dạng và vị trí cá ban đầu.

4. Cá xông khóiTùy theo nhiệt độ khói khi xông mà gọi

•  Xông khói nguội (dưới 400C)•  Xông khói nóng (80 - 1000C)

Xông khói là quá trình tẩm cá bằng các chất có thành phần của khói thu đượcbằng phương pháp đốt cháy gỗ không hoàn toàn Đã phân tích được trong thànhphần của khói có hàng tr ăm các chất khác nhau thuộc nhóm chất: phenol, r ượu,aldehyt, ceton, acid bay hơi, amin và các chất nhựa… Các chất này tạo mùi đặctr ưng cho sản phẩm hun khói. Ngoài ra là tác dụng sát khuẩn, ức chế hoạt độngenzym mà nhờ đó hạn chế quá trình oxy hoá chất béo. Sản phẩm cá hun khóinguội có độ muối cao có thể bảo quản 1 tháng ở nhiệt độ thường hoặc 3 tháng

ở 0 - 50C).5. Các sản phẩm mắmCác sản phẩm chủ yếu trong loại này là nước mắm, mắm ruốc và mắm tôm

•  Sản xuất nước mắm: có thể theo 2 phương phápo  Phương pháp đánh quậy: ướp muối, phơi nắng, đánh quậy hằng

ngày trong 6 thángo  Phương pháp gài nén: r ải muối và thính theo từng lớp cá, trên

cùng dùng v ĩ tre gài nén. Nước tiết ra phơi nắng r ồi lại đỗ lại hàngngày trong 6 tháng.

•  Sản xuất mắm ruốc: qui trình công nghệ sản xuất mắm ruốc tổng quáto  Nhặt sạch tạp chất, r ửa và để ráo nước.o  Tr ộn với tỷ lệ 10 - 15%.o  Ép bớt nước. Nước ép và bã để riêng và tr ộn thêm muối tỷ lệ 10%.o  Xay quết bã cho nhuyễn.o  Ủ chín.

6. Sản xuất đồ hộp

•  Phân loại các đồ hộp cá: đồ hộp cá có thể chia thành các nhómo   Đồ hộp cá tự nhiêno   Đồ hộp cá sốt cà chuao   Đồ hộp cá rau hỗn hợpo   Đồ hộp cá không thanh trùngo   Đồ hộp thịt cá voi

Các đồ hộp cá và thủy sản đều có giá tr ị thực phẩm cao vì 95% là protein có giátr ị tiêu hoá cao, giàu vitamin A, B, D, giàu khoáng vi lượng (I, Cu, Mn,…).

•  Một số quá trình cơ bản trong sản xuất đồ hộp

Page 134: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 134/139

o  Chần hấp: mục đích là ngưng các quá trình sinh hoá, giảm và ổnđịnh thể tích, tăng thẩm thấu tế bào, tự bài khí, làm mất đi một số chất bay hơi gây mùi tanh, phá hủy liên kết để dễ lột da, táchxương, bóc vỏ.

o  Sấy sơ bộ: mục đích làm mất nước một phần đến độ ẩm 60 - 65%

tr ước khi xếp hộp làm tăng chất lượng đồ hộp.o  Rán: rán cá trong dầu thực vật có nhiệt độ 130 - 140oC

•  Thanh trùng đồ hộp: thanh trùng đồ hộp là tiêu diệt được các vi sinh vậtcó hại và hầu hết các vi sinh vật khác. Thanh trùng đồ hộp về lý thuyết cóthể bằng nhiều phương pháp nhưng thực tế chủ yếu vẫn dùng phươngpháp thanh trùng bằng nhiệt vì r ẻ, có hiệu quả cao chắc chắn và nhiềutr ường hợp còn để làm chín thực phẩm, làm nhừ xương và sản phẩm dai,cứng.

7. Bột cá trong chăn nuôi thuỷ sản và gia súc gia cầmBột cá chăn nuôi sản xuất từ hỗn hợp các loại cá nguyên con và có thể có một

phần phế liệu cá. Công nghệ tổng quát theo thứ tự:•  Hấp chín•  Ép nóng để tách mỡ và nước•  Sấy khô•  Xay nhỏ sàng•  Phối hợp tr ộn đều.

Theo quy định chất lượng bột cá

•  Ẩm 10%•

  Protein 55 - 68%•  Lioit < 5%•  Muối <2%

Ngoài ra lượng tạp chất, mốc, chỉ số peoxit, màu sắc và mùi vị là những qui địnhkèm theo. Giá tr ị cơ bản của bột cá là hàm lượng protein.

8. Sản xuất keo cá và nhũ vảy cá

•  Sản xuất keo: nguyên liệu để sản xuất keo cá là các phần giàu colagen(bong bóng, vẩy, da, xương, vây) mà chủ yếu là vây vẩy. Khi xử lí nhiệtđộ thích hợp thì colagen chuyển thành glutin - thành phần chủ yếu của

keo. Bong bóng một số loài cá (cá tầm…) thành phần chủ yếu đã là glutinnên bong bóng phơi khô đã là keo khô thực phẩm. Keo cá chất lượng caodùng thích hợp trong thực phẩm và các công nghệ sản xuất thực phẩm,keo chất lượng thấp hơn dùng trong ván ép và xây dựng. Độ bền keo cá1,5 - 2 lần lớn hơn keo thường.

•  Sản xuất nhủ vẩy cá: lớp nhủ tr ắng bên ngoài vẩy một số loài cá (guanin)có thể thu được qua công nghệ sản xuất nhủ vẩy cá. Nhủ vẩy cá là mộtsản phẩm dạng pat phân tán các tinh thể guanin trong dung môi vecni từ 

Page 135: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 135/139

xenluyloit hay nitroxenluyloit trong eteaxetic. Guanin là một hợp chất hữucơ gốc purin, guanin có nhiều trong giới thực vật và động vật.

9. Sản xuất mỡ cá y tế (dầu cá) và chế phẩm vitamine: Công nghệ sản xuất dầucá có 3 giai đoạn độc lập

•  Tách mỡ lỏng: từ nguyên liệu chứa mỡ trong cá có thể bằng phươngpháp nóng chảy (rán hay đun với nước ở 1000C hay làm đông lạnh),phương pháp cơ học (xay nhuyễn).

o  Phương pháp nóng chảy: đun nguyên liệu mỡ trong nồi bằng hơinước bão hoà tr ực tiếp (1000C, 20 - 40 phút có khuấy) để lắng 50 -100 phút r ồi chiết lấy mỡ lỏng. Bã đun lần 2 (15 - 20 phút), để lắng60 - 100 phút r ồi chiết mỡ lỏng. Hiệu suất thu được 80% lượng mỡ có trong nguyên liệu.

o  Phương pháp cơ học: xay nhỏ nguyên liệu chứa mỡ r ồi ly tâm táchmỡ lỏng. - Chiết sạch và lọc mỡ lỏng:

o

  Chiết mỡ lỏng bằng ly tâm se nhanh và triệt để hơn lắngo  Làm sạch mỡ lỏng mới chiết bằng cách tr ộn mỡ lỏng với nướcnóng r ồi cho qua separator tách nước với cặn khỏi mỡ bảo quảnsạch.

o  Làm sạch mỡ lỏng từ từ đến nhiệt độ 5 - 80C có khi đến nhiệt độ âm có khuấu liên tục. Khi đó sẽ tạo các tinh thẻ tryglyxerit có kíchthước lớn dễ lọc.

o  Lọc bằng máy lọc ép khung bản màng lọclà vải bông. Màng lọcphải khô, áp suất lọc 5 kg/cm2. Pha r ắn thường chiếm khoảng 10 -20% khối lượng mỡ tùy theo loại mỡ.

•  Vitamin hoá mỡ lỏng: Mỡ y tế (dầu cá) là mỡ sản xuất từ gan cá hay mỡ 

có hàm lượng vitamin A và D thấp bằng cách cho thêm chế phẩm vitaminA và D đậm đặc vào. Liều lượng vitamin cho thêm vào tính theo nhu cầusản phẩm cần sản xuất. Tr ộn chế phẩm vitamin A, D vào mỡ cá trong nồi,điều kiện nhiệt độ thùng khuấy liên tục trong 30 phút. Sản phẩm bảo quảnở nhiệt độ không dưới 10 0C để tránh kết tinh triglyxerit.

10. Chế biến rong sụn

* Chế biến rong sụn tươi

•  Rau rong sụn: rong tươi sau khi thu hoạch, r ửa sạch bằng nước ngọt r ồingâm trong nước vo gạo hay nước có nhỏ vài giọt chanh đén khi rong

ngã tr ắng và bớt mùi tanh. Luộc qua vớt ra r ồi r ửa lại cho hết nhớt để ráothành mó rau luộc để ăn.

•  Dưa rong sụn: rong sụn tươi r ửa nước ngọt để ráo và phơi héo sau đómuối như muối dưa

* Chế biến rong sụn khô thành món rau ăn

Page 136: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 136/139

•  Làm rau ăn•  Làm nộm rong sụn•  Chè rong sụn: rong sụn khô, ngâm nước ngọt cho tr ương mềm, để ráo

cắt thành đoạn ngắn r ồi cho nước đun sôi vào (thời gian đun sôi khôngkéo dài sao cho cọng rong vẫn cò không tan hết) bỏ thêm đường vừa

ngọt, khuấy đều r ồi đỗ ra chén se thành món chè rong sụn.* Chế biến công nghiệpRong sụn khô chủ yếu dùng làm nguyên liệu để sản xuất keo Carrageenan ở dạng bột khô. Keo này có tính nhớt, đông keo, bền và tính ổn định cao nênđược dùng r ộng rãi vào nhiều ngành sản xuất hàng hoá và công nghiệp khác.

Thiết bị bảo quản và chế biến thủy sản

1. Thiết bị bảo quản lạnhTrong sản xuất thủy sản sử dụng r ất nhiều các loại trang thiết bị lạnh khác nhau,chúng có thể được phân loại theo các cách như sau:

•  Theo phương pháp tạo độ lạnho  Máy lạnh nén: trong công nghiệp dùng phổ biến nhấto  Máy lạnh hấp thụ o  Máy lạnh kiểu Tuy- eo  Máy lạnh nhiệt điện

•  Theo tác nhân lạnho  Máy lạnh dùng Freon: đựoc dùng phổ biến trong bảo quản thuqcj

phẩm thủy sảno  Máy lạnh dùng amoniaco  Máy lạnh không khí

•  Theo số cấp làm việco  Máy lạnh 1 cấpo  Máy lạnh 2 cấpo  Máy lạnh nhiều cấp

2. Thiết bị sấy thuỷ sảnCác loại máy sấy thường dùng trong chế biến thủy sản

•  Buồng sấy•  Hầm sấy tunel•  Máy sấy băng tải•  Máy sấy tr ục•  Máy sấy thùng quay•  Máy sấy tầng sôi•  Máy sấy phun•  Máy sấy thăng hoa

3. Thiết bị chế biến thuỷ sản

Page 137: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 137/139

* Các máy sơ chế nguyên liệu

•  Các loại máy r ửa nguyên liệuo  Máy r ửa kiểu băng chuyềno  Máy r ửa kiểu thùng quayo

  Máy r ửa kiểu sàng lắc•  Các loại máy phân loại nguyên liệu

o  Máy phân loại theo kích cỡ o  Máy phân loại theo khối lượng và khối lượng riêngo  Máy phân loại theo màu sắc

•  Các loại máy cắt khúco  Máy cắt khúc dạng dao chặto  Máy cắt khúc dạng cưa đĩ ao  Máy cắt khúc dạng cưa vòng

•  Các máy xay, băm quếto  Máy xay cá dạng vít đùn dao chặto

  Máy xay cá thịt dạng tr ục cắto  Máy băm quết thịt cá dạng chậu quay dao chặt

* Các máy chế biến sản phẩm thủy sản

•  Các máy phối tr ộno  Máy phối tr ộn dạng cánh đảoo  Máy phối tr ộn dạng vít tảio  Máy phối tr ộn dạng thùng quayo  Máy đồng hoá dùng vòi phun cao áp

•  Các máy chia thành phần và tạo hìnho 

Máy tạo hình dạng vít đùn dao cắto  Máy tạo hình dạng cặp tr ục khuôno  Máy tạo hình dạng tr ục khuôn băng épo  Máy tạo hình dạng khuôn đúco  Máy tạo hình dạng vo viên

•  Các thiết bị chế biến nhiệto  Thiết bị thanh trùngo  Thiết bị hấp nấu chíno  Thiết bị chiên rán

* Các máy định lượng, nạp bao bì và đóng hộp

•  Các máy định lượngo  Máy định lượng theo thể tícho  Máy định lượng theo tr ọng lượngo  Máy định lượng kết hợp thể tích - tr ọng lượng

•  Máy dán bao bì chất dẻo•  Máy đóng hộp kim loại

o  Loại một tr ục bán tự động

Page 138: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 138/139

o  Loại hai tr ục tự động

Tài lịệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ văn Độ: Hoá học và sự ô nhiễm môi tr ường. Nxb Giáo Dục 1997.2. Tr ần Kiên, Hoàng Đức Nhuận và Mai sỹ Tuấn: Sinh thái học và môi

tr ường. Nxb Giáo dục - 1999.3. Võ thị Cúc Hoa: Chế biến thức ăn cho cá và thủy đặc sản khác. Nxb Nông

nghiệp - 1997.4. FAO: Tài liệu kỹ thuật nghề cá FIRI. T255: Nghề nuôi cá trong lồng và

đăng chắn. Các mô hình sinh khối và ảnh hưởng sinh thái học. Rome1985.

5. FAO: Tạp chí kỹ thuật nghề cá.: Tổng quan sản xuất cá kênh mương.Trung tâm Thông tin KHKT- KT và Kinh tế Thủy sản- Hà Nội 1992.6. Khoa Thủy sản - ĐH Cần Thơ: Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Sở Khoa học

công nghệ & Môi tr ường An Giang xb 1994.7. Viện Nghiên cứu nuôi tr ồng thủy sản II: Sinh học kỹ thuật nuôi và công

nghệ chế biến sau thu hoạch. Giáo trình hướng dẫn ôn tập thi tuyển côngchức - ngạch nghiên cứu viên. Xb năm 2000.

8. Viện Nghiên cứu nuôi tr ồng thủy sản II: Sinh học kỹ thuật nuôi và côngnghệ chế biến sau thu hoạch. Giáo trình hướng dẫn ôn tập thi tuyển côngchức - ngạch nghiên cứu viên. Xb năm 2002.

9. Nguyễn văn Phòng : Hải dương học và biển Việt Nam. Nxb Giáo Dục-

199710. Đặng Ngọc Thanh: Thủy sinh đại cương. NXb Đại học và Trung họcchuyên nghiệp - 1974.

11. Đặng Ngọc Thanh - Nguyễn Tr ọng Nho: Năng suất sinh học vực nước.Nxb Khoa học & kỹ thuật - 1983.

12. Phan văn Tường: Đại dương nguồn nguyên liệu vô tận cho công nghiệphoá học. Nxb Khoa học & kỹ thuật - 1978.

13. Nguyễn văn Tuyên : Sinh thái và môi tr ường. Nxb Giáo dục - 1998.14. Tr ần văn Vỹ: Thức ăn tự nhiên của cá. Nxb Nông Nghiệp - tái bản lần 1

năm 1995.15. G. Rheinheimer: Vi sinh vật học của các nguồn nước. Nxb Khoa học & kỹ 

thuật - 1985.16. Lê Trình: Quan tr ắc và kiểm soát ô nhiễm môi tr ường nước. Nxb Khoahọc & kỹ thuật - 1997.

Tài liệu tiếng Anh

Page 139: THUY SINH HOC

8/3/2019 THUY SINH HOC

http://slidepdf.com/reader/full/thuy-sinh-hoc 139/139

1. David . E. Brune and Joseph R.Tomasso : Aquaculture and water quality.Publish by The World Aquaculture Society - 1991.

2. RH. Lowe - Mc Connell: Ecological studies in tropical fish communities.Cambridge university press 1987.

3. Cheng Sheng Lee - Mao Sen Su and I Chiu Liao:Finfish Hatchery in Asia.

Proceeding of finfish Hatchery in Asia 1991.