thực phẩm và bệnh lý

85
Thực phẩm và bệnh lý

Upload: food-chemistry

Post on 11-Apr-2017

564 views

Category:

Food


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm và bệnh lý

Page 2: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm này có nên ăn hay không ?

Thực phẩm này nên ăn bao nhiêu là được ?

Thực phẩm này dùng khi nào ?

Thực phẩm này ăn nhiều có hại gì không ?

Thực phẩm này có thể thay thế không ?

Thực phẩm nên thuốc ?

Page 3: Thực phẩm và bệnh lý

i. Căn cứ vào thể chất sức khoẻ để lựa chọn thức ăn: Người nào mà hàn khí trong cơ thể tương đối nặng (máu lạnh), khí huyết đều hư nhược thì cần phải ăn nhiều những thức ăn mang tính nóng như thịt bò, thịt dê, thịt chó, hành, gừng... thì nhiệt lượng cơ thể toả ra mới đủ, khiến cho các cơ quan chức năng hưng phấn, tăng sức sống, mạch máu thông suốt. Nếu thân nhiệt trong cơ thể cao (máu nóng), tinh lực khoẻ thì không nên ăn nhiều đồ ăn mang tính nóng mà cần ăn những thức ăn mang tính hàn để cân bằng lại

ii. Hãy lựa chọn thức ăn theo sự thây đổi của thời tiết.: Thay đổi thời tiết - chính là thay đổi nhiệt độ, bởi thế khi nhiệt độ quá cao thì ta nên ăn những thức ăn mang tính lạnh để thanh nhiệt, ngược lại khi nhiệt độ xuống thấp thì ăn những thức ăn mang tính nóng.

iii. Ở nơi nào thì ăn thức ăn nơi đó làm ra là tốt nhất. Khí hậu, địa lý mỗi vùng miền không giống nhau, cây, trái, động vật trồng cấy chăn nuôi cũng không giống nhau. Nét nổi bật là ở những vùng khí hậu nóng, người ta trồng các loại cây mang tính lạnh như chuối tiêu, dưa hấu, mía... Còn vùng lạnh thì người ta trồng nhiều hành, tỏi, khoai tây... Đây chính là ông Trời dạy cho con người biết thích nghi hoàn cảnh sống cho phù hợp với thời tiết, ăn uống thức gì để phù hợp với cơ thể của mình.

i. Thức ăn tính bình dùng được suốt trong năm.

ii. Tính ôn mùa hạ nên dùng ít, các mùa khác đều dùng được.

iii. Tính mát mùa hạ dùng được thường ngày, các mùa khác hạn chế dùng.

iv. Tính hàn thì hạn chế dùng, nếu dùng thì nên trộn thêm ớt, gừng.

TÍNH CHẤT CỦA THỰC PHẨM

Page 4: Thực phẩm và bệnh lý

• – Ngũ cốc (các loại hạt, đậu) thì dương hơn các loại củ, quả và các loại rau.

• – Thực phẩm có hình thể thu lại thì dương; có hình thể trương, nở thì âm.

– Ví dụ: lúa, gạo dương, các loại đậu thì âm

• – Thực phẩm cùng loại, thứ nào nặng hơn thì dương hơn, thứ nào nước nhiều hơn thì

âm hơn.

• – Màu sắc xếp theo thứ tự sắc cầu vồng, từ dương đến âm là đỏ, da cam, lục, lam,

chàm, tím, đen.

– Ví dụ: củ cải đỏ dương, củ cải trắng thì âm, bí đỏ dương, cà tím lại âm

• – Từ dương đến âm là các vị mặn – đắng – chát – chua – ngọt.

– Ví dụ: khổ qua dương, các loại trái cây ngọt thì âm. Muối là dương, đường là âm.

• – Cách mọc có hướng đâm xuống thì dương hơn đâm ngang, đâm ngang thì dương

hơn hướng tỏa lên. Ví dụ: củ cà rốt đâm xuống thì dương, củ khoai mì (sắn) đâm ngang

lại âm, rau má bò ngang thì dương, rau xà lách mọc hướng lên thì âm.

TÍNH CHẤT CỦA THỰC PHẨM

Page 5: Thực phẩm và bệnh lý

1. Thịt cá các loại: * Tính bình: Thịt lợn; tim lợn; cật lợn; thịt lợn rừng; thịt nhím. Thịt ngỗng; trứng gà; thịt bồ câu; thịt rắn; châu chấu; ba ba; chạch đồng; cá trình; cá chích; cá thu; cá mực; hải sâm; sữa chua; sữa bò..... * Tính ôn: Thịt bò; nội tạng bò; tuỷ bò; thịt chó; thịt mèo; thịt dê; thịt cừu; nội tạng dê cừu; tuỷ dê; thịt gà; thịt gà ác; chim sẻ; thịt gà rừng; thịt hươu nai; bàn tay gấu; các loài lướng thể; nhộng tằm; tôm; cá mè trắng; cá nheo; lươn; sữa dê cừu.... * Tính mát: Thịt trâu, thịt vịt, thịt thỏ, thịt ếch, bào ngư, cá ngạnh... *Tính lạnh: Trứng vịt; thịt ngựa; cua; các loài lưỡng thể, sò, hến, bạch tuộc...

2. Các loại trái cây: * Tính bình: Mận, dứa, nho, trám, hạt hướng dương, bí đỏ, hạt sen, dừa, lạc, sơn trà, đào lộn hột... * Tính ôn: Đào; hạn nhân, táo, vải, bưởi, quýt vàng, mơ, thạch lựa, đu đủ, nhân hồ đào, quả anh đào.... * Tính mát: Cam; củ ấu, quả la hán, xoài, táo... * Tính lạnh: Thị, hồng, chuối tiêu, đào tây, mía, dưa hấu...

3. Các loại rau: * Tính bình: Củ cải; cà rốt; cải bắp; đậu đũa; cải xanh; củ đậu; khoai tây; khoai sọ; mộc nhĩ; nấm hương; nấm rơm... * Tính ôn: Hành; tỏi; hẹ; hành tây; gừng; riềng;ớt, tía tô... * Tính mát : Cà chua, cần cạn, cần nước, cà tím, rau chân vịt; măng; đậu phụ... * Tính lạnh: Rau muống; măng tre; rong biển; rau câu; mướp đắng...

TÍNH CHẤT CỦA THỨC ĂN

Page 6: Thực phẩm và bệnh lý
Page 7: Thực phẩm và bệnh lý

• No đủ đây là 1 chỉ số được đánh giá từ 0-5, chỉ số càng cao nói lên

thực phẩm này sẽ cho bạn cảm giác no khi bạn chỉ mới nạp vào một

lượng ít calories từ nó, và chỉ số nhỏ có nghĩa bạn đã nạp nhiều

calories rồi mà vẫn chưa thấy no.

– Ứng dụng: thực phẩm có chỉ số No Đủ cao sẽ giúp bạn giảm cân

và chỉ số No Đủ thấp sẽ giúp bạn tăng cân.

• NDR điểm số từ 0-5 dựa theo tiêu chuẩn khuyến nghị của FDA, chỉ

số càng cao thì được xem là càng bổ dưỡng. Một số tiêu chí được

xem xét đó là: có bao nhiêu chất dinh dưỡng trong một calorie, có

bao nhiêu chất dinh dưỡng thiết yếu, khối lượng các chất đáng lo

ngại như: natri, béo bão hòa, cholesterol

Chỉ số "NO ĐỦ" Và NDR

Page 8: Thực phẩm và bệnh lý

Làm Sao Để Khai Thác Các Chỉ Số

No Đủ Và NDR?

Một thực phẩm tốt hay xấu, phù hợp với mình hay không sẽ phụ

thuộc vào 2 chỉ số này:

• Thực phẩm cao NDR: được xem là đáng ăn vì bản thân nó bổ

dưỡng, tối ưu hóa dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn.

• Thực phẩm No Đủ cao và NDR cao: quá tuyệt với, đây là 1 sản

phẩm bổ dưỡng và rất ít calorie nạp vào mặc dù bạn đã có cảm

giác no, đây là 1 thực phẩm hỗ trợ giảm cân rất tốt..

• Thực phẩm thấp No Đủ và cao NDR: hãy cẩn thận, đây là 1 thực

phẩm sẽ làm bạn tăng cân đấy nhé, nghĩ xem, ăn nhiều mà chưa

thấy no trong khi có nhiều chất dinh dưỡng thì bạn sẽ nạp vào

bao nhiêu calorie?

Page 9: Thực phẩm và bệnh lý

Glycemic Index Và Glycemic Load

• Glycemic Index (GI) là 1 con số đại diện cho đường huyết của

bạn được đẩy lên cao bao nhiêu do loại carbonhydrate trong

thực phẩm bạn ăn vào, mỗi thực phẩm sẽ có một chỉ số này

khác nhau từ 0-100 (100 là chỉ số GI cao nhất của đường

glucose), chỉ số này trên 70 được xem là cao, từ 55-70 được

xem là trung bình và dưới 55 là thấp. Đối với người bị bệnh

tiểu đường thì nạp thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ rất nguy

hiểm. Trong khi đối với thể hình, nạp GI cao không kiểm soát

sẽ dẫn đến việc tích lũy mỡ thừa, nạp thực phẩm có chỉ số GI

thấp sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm cân

dễ dàng hơn.

Page 10: Thực phẩm và bệnh lý

• Glycemic Load (GL) Là một chỉ số mới giúp chúng ta đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tác động của carbonhydrate lên đường huyết của chúng ta, chỉ số này phụ thuộc vào GI và khối lượng tinh bột chúng ta ăn vào. GI chỉ cho bạn biết tốc độ carbonhydrate chuyển hóa thành đường chứ không thể cho bạn biết được có bao nhiêu g carb được chuyển hóa. Chỉ số GL dưới 10 được cho là thấp và trên 10 được cho là cao. Một ngày đối với một người trung bình chỉ nên nạp tối đa GL 100 để đảm bảo sức khỏe tốt, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể (lao động nặng hay nhân viên văn phòng), và nên ăn lượng carb rải rác trong ngày, tránh ăn tập trung. Để hiểu rõ về carbonhydrate của một sản phẩm, bạn cần phải hiểu rõ cả hai chỉ số này để đánh giá chính xác.

Glycemic Index Và Glycemic Load

Page 11: Thực phẩm và bệnh lý

Điểm Số Liên Quan Đến Protein Chỉ Số BV (Biological Value)

• Đây là 1 điểm số đã nổi tiếng từ rất lâu phản ánh mức độ giữ lại ni tơ trong cơ thể để tổng hợp protein, đây là một trong hai chỉ số được tin cậy nhất trên người, chỉ số này trong thực phẩm tự nhiên cao nhất là 100 (nếu hấp thu toàn bộ protein trong một quả trứng hoàn chỉnh), đối với thực phẩm bổ sung cụ thể là whey protein chỉ số BV lần lượt là 104 (whey concentrate) và 157 (whey protein isolate theo công bố của nhiều nhà sản xuất).

Protein Digestibility Corrected Amino Acid Score (PDCAAS)

• Protein Digestibility Corrected Amino Acid Score (PDCAAS) dựa trên khối lượng axit amin cần thiết mà cơ thể chúng ta cần và khả năng để hấp thu hết chúng. Chỉ số này cao nhất là 1 (thực phẩm bổ sung protein, các loại thịt, cá, trứng, sữa), các sản phẩm khác sẽ thấp hơn. Đây được xem là chỉ số đáng tin cậy nhất khi đánh giá về chất lượng protein hiện nay. PDCAAS được tính dựa trên hệ số hấp thu protein của từng loại thức ăn cụ thể và điểm số Chất lượng của protein sẽ được mô tả bên bảng bên cạnh.

Page 12: Thực phẩm và bệnh lý
Page 13: Thực phẩm và bệnh lý
Page 14: Thực phẩm và bệnh lý
Page 15: Thực phẩm và bệnh lý
Page 16: Thực phẩm và bệnh lý
Page 17: Thực phẩm và bệnh lý
Page 18: Thực phẩm và bệnh lý
Page 19: Thực phẩm và bệnh lý
Page 20: Thực phẩm và bệnh lý
Page 21: Thực phẩm và bệnh lý
Page 22: Thực phẩm và bệnh lý
Page 23: Thực phẩm và bệnh lý
Page 24: Thực phẩm và bệnh lý
Page 25: Thực phẩm và bệnh lý
Page 26: Thực phẩm và bệnh lý
Page 27: Thực phẩm và bệnh lý
Page 28: Thực phẩm và bệnh lý
Page 29: Thực phẩm và bệnh lý
Page 30: Thực phẩm và bệnh lý
Page 31: Thực phẩm và bệnh lý
Page 32: Thực phẩm và bệnh lý
Page 33: Thực phẩm và bệnh lý
Page 34: Thực phẩm và bệnh lý
Page 35: Thực phẩm và bệnh lý
Page 36: Thực phẩm và bệnh lý
Page 37: Thực phẩm và bệnh lý
Page 38: Thực phẩm và bệnh lý
Page 39: Thực phẩm và bệnh lý
Page 40: Thực phẩm và bệnh lý
Page 41: Thực phẩm và bệnh lý
Page 42: Thực phẩm và bệnh lý
Page 43: Thực phẩm và bệnh lý
Page 44: Thực phẩm và bệnh lý
Page 45: Thực phẩm và bệnh lý
Page 46: Thực phẩm và bệnh lý
Page 47: Thực phẩm và bệnh lý
Page 48: Thực phẩm và bệnh lý

Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng

• 1. Chất bột đường (Gluxid/carbohydrat)

• - Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng. - Cấu tạo nên tế bào và các mô. - Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. - Điều hòa hoạt động của cơ thể. - Cung cấp chất xơ cần thiết. - Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

• 2. Chất béo (Lipid)

• - Cung cấp năng lượng: 1g chất béo cung cấp 9 Kcal năng lượng. - Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ). - Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. - Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé. - Có trong dầu, mỡ, bơ...

• 3. Chất đạm (Protid)

• - Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng... - Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. - Vận chuyển các dưỡng chất. - Điều hòa cân bằng nước. - Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng. - Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, ...

Page 49: Thực phẩm và bệnh lý

• Can xi:

• - Là chất xây dựng bộ xương và răng. - Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. - Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ... - Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực. - Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao... - Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ) ...

• Sắt:

• - Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử. - Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu. - Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức... đặc biệt nhiều trong huyết, gan... hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh...

• Kẽm:

• - Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản. - Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. - Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. - Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu... hoặc trong mầm các loại hạt

• Iốt:

• - Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg. - I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. - Thiếu I-ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ. - Thiếu I-ốt bào thai do mẹ thiếu I-ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn... - Sử dụng muối ăn có bổ sung I-ốt

Page 50: Thực phẩm và bệnh lý

• Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

• - Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc (tiêu hóa, hô hấp, mắt..) được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng. - Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

• Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

• - Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc. - Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương. - Vitamin D có trong dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm. Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

• Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP...): là những vitamin tan trong nước

• - Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn - Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa. - Và nhiều chức năng quan trọng khác. - Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu...

• Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

• - Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương. - Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic - Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua...

• Axit folic:

• - Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai.

• - Có nhiều trong các loại rau lá.

Page 51: Thực phẩm và bệnh lý
Page 52: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm cho người bị sỏi thận

Tuỳ theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau:

– Sỏi canxi: Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng

chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có

hàm lượng canxi cao). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành.

– Sỏi oxalat: cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao. Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50 g chất béo mỗi ngày.

– Sỏi axit uric: Các sỏi này liên quan đến chuyển hoá purin và đôi khi là một biến chứng

của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm).

Page 53: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm cho người bị sỏi thận – Khi bị sỏi thận, nên uống nhiều nước :

Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu.

– Giảm lượng muối ăn

Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi.

– Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ

Chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.

– Tránh những thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu

Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà… Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu.

– Giảm vitamin C khi bị sỏi thận

Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận, không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày.

– Hạn chế đường và protein động vật

Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan.

– Bổ sung chất xơ không hòa tan

Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, và gạo) có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Nó kết hợp với canxi trong ruột, để canxi được bài tiết phân thay vì thông qua thận. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.

Page 54: Thực phẩm và bệnh lý

Động học của vitamin C

Page 55: Thực phẩm và bệnh lý
Page 56: Thực phẩm và bệnh lý
Page 57: Thực phẩm và bệnh lý
Page 58: Thực phẩm và bệnh lý
Page 59: Thực phẩm và bệnh lý
Page 60: Thực phẩm và bệnh lý
Page 61: Thực phẩm và bệnh lý
Page 62: Thực phẩm và bệnh lý
Page 63: Thực phẩm và bệnh lý
Page 64: Thực phẩm và bệnh lý
Page 65: Thực phẩm và bệnh lý

Chế độ dinh dưỡng cho người bị

bệnh xương khớp Tuổi: Càng lớn tuổi, sụn càng trở nên giòn hơn

và nó sẽ khó khăn hơn cho cơ thể của bạn để

sửa chữa thiệt hại.

Di truyền:

Trọng lượng: Thừa cân có thể làm tăng áp lực

lên các khớp và đè năng, va chạm giữa các gây

ra tổn thương khớp.

Chấn thương ở khớp có thể gây ra bất thường

trong khu vực xung quanh có thể đã bị hư hỏng

sụn xung quanh các khớp.

Những thực phẩm bệnh nhân viêm khớp không nên sử dụng

Muối , Cà phê , Soda , Bột mì , Sữa và các sản phẩm từ sữa

Những thực phẩm bệnh nhân viêm khớp nên sử dụng

Trà , Các loại thịt màu đỏ không được khuyến khích cho người viêm khớp tuy nhiên

hải sản, cá ngừ, cá thu, cá hồi…, Trứng , Rau quả , Trái cây

Page 66: Thực phẩm và bệnh lý

• Omega-3 axit béo: Nó giúp trong việc phòng chống các bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, thoái hóa khớp,..) và ung thư.

• Glucosamine đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và sửa chữa sụn, gân và dây chằng. Nó kích thích sản sinh 2 thành phần thiết yếu của sụn khớp và ngăn ngừa sự sản xuất các enzyme (phospholipase) gây ra hư sụn.

• Mangan không chỉ là một chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa, nó cũng là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành xương và dây chằng.

• Vitamin A: một chất chống oxy hóa làm giảm tác động tiêu cực từ các gốc tự do.

• Vitamin C : tăng khả năng miễn dịch, sửa chữa và duy trì xương và sụn.

• Vitamin B3: giúp duy trì sức khỏe ở cấp độ tế bào và làm chậm tiến triển của bệnh viêm khớp.

• Vitamin D được biết đến để tăng cường sự hấp thụ của cơ thể canxi. • Vitamin E có thể giúp làm giảm đau và chống oxy hóa các xương sụn.

• Vitamin K làm tăng tỷ lệ khoáng hóa xương. Điều này làm giảm nguy cơ gãy xương hông và giúp phát triển nhanh hơn các mạnh, xương khỏe mạnh

• Để bảo vệ sụn, phải áp dụng quy tắc của cuộc sống: Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh (chỉ số BMI từ 18 đến 25).

Chế độ dinh dưỡng cho người bị

bệnh xương khớp

Page 67: Thực phẩm và bệnh lý

• Glucosamin và Chondroitin bảo vệ khớp nhờ ức chế và kìm hãm hoạt động của các tác nhân xúc tác quá trình hủy hoại khớp như gốc tự do và các enzym collagenase, phospholipase A2, N – acetyl glucosamindase…

• Glucosamin và Chondroitin chính là các nguyên liệu quan trọng tham gia xây dựng cấu trúc khớp.

• Glucosamin được chiết xuất từ vỏ các loại giáp xác, Chondroitin chiết xuất từ sụn động vật

β-N-acetyl- D -glucosamine unit of chitin

Page 68: Thực phẩm và bệnh lý

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường là:

Béo phì (gây hiện tượng kháng insulin)

• Tiền sử bệnh lý của gia đình

• Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

• Căng thẳng kéo dài • Suy giảm hệ miễn dịch (nhất là trong thời ki mang thai)…

Thực phẩm cho bệnh tiểu đường

Page 69: Thực phẩm và bệnh lý
Page 70: Thực phẩm và bệnh lý

Dấu hiệu hạ đường huyết • Đổ mồ hôi hay lạnh

• Buồn ngủ hay mệt mỏi

• Chóng mặt

• Dễ bị kích động,hay lú lẫn

• Bồn chồn, mơ thấy ác mộng

• Yếu, run rẩy hay đói bụng

Page 71: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm cho bệnh tiểu đường • Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể

thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin.

• 1. Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

• 2. Đối với chất đạm:

• Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... hạn chế thịt đỏ , thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu..

• 3. Đối với chất béo:

• Phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

• 4. Rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.

• 5. Chất ngọt

• nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Page 72: Thực phẩm và bệnh lý
Page 73: Thực phẩm và bệnh lý

Cơm trắng

Gạo lức

Page 74: Thực phẩm và bệnh lý

Chế độ ăn dành cho người bị sỏi mật Hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, cholesterol vì chúng được

coi là nguyên nhân chính gây ra sỏi mật. Việc ăn nhiều đường làm tăng cholesterol trong gan và hạn chế bài tiết axit mật, làm cho sự chuyển đổi axit mật bị hạn chế dẫn đến kết sỏi. Mỡ nếu được đưa nhiều vào cơ thể thì có thể làm cho túi mật co lại, còn cholesterol cũng làm tăng khả năng hình thành sỏi mật.

Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?

Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol

như phủ tạng động vật, trứng

Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương,

chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh

hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt

tránh táo bón.

Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất

mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.

Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở

người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.

Page 75: Thực phẩm và bệnh lý

Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp

• Tăng thực phẩm giàu ka-li • Những thực phẩm giàu ka-li thường có chủ yếu trong khoai tây, cà chua, nước

cam, chuối, đậu đỏ, dưa hấu…và một số loại quả khô như mận và nho khô.

• Bổ sung thực phẩm tăng canxi có lợi cho người cao huyết áp

• Những thực phẩm có chứa nhiều canxi như cá nhỏ để nguyên xương, ngêu sò hay uống sữa đều là những thực phẩm bổ sung canxi rất tốt cho cơ thể bạn. Bạn có thể uống khoảng 200g sữa bột không có chất béo hay 50g nghêu sò mỗi ngày để có bạn nhận được 70% nhu cầu canxi mà cơ thể bạn cần hằng ngày

• Người cao huyết áp nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

• Khi bị cao huyết áp bạn nên chọn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại rau, cà chua, đậu đỗ… đều có tác dụng giúp bạn giảm hạ huyết áp rất tốt, ngoài ra nó còn có tác dụng giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh

• Hạn chế uống rượu bia • Việc bạn uống rượu bia, các chất kích thích có cồn đều rất có hại cho cơ thể, còn

có tác hại làm cho bạn có nguy cơ bị mắc phải bệnh cao huyết áp lớn hơn và đồng thời làm giảm tác dụng của các loại thuốc hạ huyết áp mà bạn đang sử dụng

• Không ăn nội tạng động vật

• Thit đỏ, nội tạng động vật đều là những thực phẩm rất giàu cholesterol. Và điều đó sẽ khiến bạn dễ dàng bị tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

• Muối :Giảm bớt mặn làm giảm huyết áp 2-8 mmHg. Nhu cầu natri hàng ngày ở người lớn khoảng 200 mg. Bình thường hàng ngày người bình thường ăn 4-6 g natri, tương đương 10-15 g muối. Người huyết áp tăng nên ăn dưới 6 g muối một ngày (khoảng dưới 2 muỗng cà phê).

Page 76: Thực phẩm và bệnh lý

• Số lượng hồng cầu giảm hoặc lượng hemoglobin thấp gây ra thiếu máu. Thiếu sắt cũng là một nguyên nhân của thiếu máu.

• 1. Thực phẩm giàu sắt

• Các loại rau như rau chân vịt, súp lơ xanh và cải bắp rất giàu sắt. Ăn các loại rau có lá xanh thẫm hai đến ba lần mỗi tuần. Thịt đỏ cũng có hàm lượng sắt cao và có thể ăn mỗi tuần một lần.

• 2. Thực phẩm giàu vitamin C

• Ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C như chanh và cam giúp tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể.

• 3. Vitamin B: Axit folic (vitamin B) là dưỡng chất cần thiết để sản xuất tế bào máu.

• 4. Vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở người ăn chay vì loại vitamin này được tìm thấy trong thực phẩm động vật. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, khi đó hệ miễn dịch sẽ quay lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày, làm niêm mạc mỏng, dạ dày sản sinh ít axit hơn, ảnh hưởng đến việc giải phóng vitamin B12 khỏi protein. Các thực phẩm giàu vitamin B12 gồm gan, cá ngừ, và trứng. Người ăn chay có thể bổ sung vitamin B12 từ sữa, bơ, và sữa chua.

Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu

Page 77: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm cho người mắc xơ vữa động mạch

• 1. Cần tây : nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. • 2. Cải cúc : Chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu

óc và hạ huyết áp

• Cà chua, cà tím : Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và hạ áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Vitamin P giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn, hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

• Cà rốt : Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp.

• Hành tây : Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình

bài tiết muối Natri trong cơ thể

nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin,

rất có lợi cho việc làm vững bền

thành mạch, dự phòng tai biến

xuất huyết não.

• Tỏi : Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp.

Page 78: Thực phẩm và bệnh lý

Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Page 79: Thực phẩm và bệnh lý

• Thực phẩm người mắc bệnh đường ruột nên tránh • Sữa

• Người bệnh đường ruột không dung nạp lactose, không có khả năng tiêu hóa đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa.

Nếu thích uống sữa người bệnh có thể thay thế

bằng các loại sữa có nguồn gốc

thực vật: sữa đậu nành, sữa gạo, • Các loại quả có vỏ, cà chua

• đối với người mắc bệnh viêm ruột,

nếu bạn ăn táo nên gọt vỏ, vì trong vỏ táo

là các chất xơ dạng cứng nên sẽ ảnh hưởng

nghiêm trọng đến niêm mạc ruột, nhất là những người bị viêm ruột.

• Thực phẩm chiên, rán

• Các món ăn chiên rán không những gây đầy bụng, khó tiêu, mà còn làm cho những bị bệnh đường ruột bị tổn thương nặng hơn, gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

• Cà phê, sô cô la và nước có ga, rượu

• Các loại đồ ăn, đồ uống có chứa chất caffeine đều là thực phẩm cấm kỵ người bệnh đường ruột.

Thực phẩm cho người bệnh đường ruột

Page 80: Thực phẩm và bệnh lý

Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày

> Chuối: ngoài cung cấp vitamin C, chuối còn là loại quả co tính kềm trung hòa acid dạ dày

Page 81: Thực phẩm và bệnh lý

Chế độ dinh dưỡng nên tránh cho người đau dạ dày

Page 82: Thực phẩm và bệnh lý

• Protein • + Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo như: Thịt lợn nạc, gà

nạc, cá nạc, mực, thịt bò, trứng, sữa bột tách bơ, rau xanh, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu.

• + Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Mỗi ngày có thể cung cấp 75g thịt cá.

• + Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc). Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.

• + Đối với trứng: lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan.

• Glucid

• + Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như Gạo, đường glucoza, mật ong, các loại quả ngọt

• Lipid

• + Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, nội tạng động vật

Thực phẩm cho người bệnh gan

Page 83: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm cho người bệnh gan • Những thực phẩm tăng cường chức năng cho gan. • Quả bơ: cung cấp chất chống oxy hóa glutathione hỗ trợ gan loại bỏ các chất

gây hại.

• Tỏi: giúp cơ thể loại bỏ độc tố, giảm nồng độ cholesterol và triglyceride.

• Nghệ: hỗ trợ tiêu hóa chất béo và có tác dụng như một chất giải độc tự nhiên.

• Bưởi, trái cay họ cam quýt: Giàu vitamin C và có các thuộc tính chống oxy hóa, giúp loại bỏ chất gây ung thư và chất độc ra khỏi cơ thể.

• Táo: Trong táo chứa pectin - một hợp chất có thể giúp loại trừ kim loại nặng như

thủy ngân ra khỏi cơ thể, giảm nhiệm vụ đào thải độc tố cho gan.

• Atisô: Loại thực phẩm này thực sự giúp làm tăng sản xuất mật, từ đó có thể làm

sạch các độc tố trong cơ thể qua gan.

• Rau xanh: Các loại rau xanh, đặc biệt là rau bina và rau diếp, giúp trung hòa các

hóa chất và hỗ trợ cơ chế bảo vệ của gan.

Page 84: Thực phẩm và bệnh lý

• Tăng cường chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng...), tăng cường hoa quả tươi và rau xanh có nhiều Vitamin đặc biệt là các hoa quả có vị chua (cam,bưởi...) giàu Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

• Để hạn chế rối loạn tiêu hóa, bổ sung những vi khuẩn có lợi cho hoạt động tiêu hóa người bệnh nên ăn tăng cường sữa chua, khoai loang. Việc giảm hấp thu có dẫn đến thiếu một số Vitamin như Vitamin K, nên gây tăng nguy cơ khái huyết (ho ra máu) ở bệnh nhân lao phổi, ngoài ra còn do chức năng gan kém cũng làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu. Cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu Vitamin K như gan, dau xanh, dầu thực vật. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B6 như đỗ, đậu, chuối...Một số loại hoa quả tươi giàu Glucose như nho có tác dụng giải độc gan kết hợp với uống trà nhân trần, trà actiso thay nước để tăng cường hiệu quả giải độc cho cơ thể.

Thực phẩm cho người bệnh phổi

Page 85: Thực phẩm và bệnh lý

Thực phẩm đẩy lùi bệnh Alzheimer • Hàu: hàu chứa nhiều chất kẽm và chất sắt có tác dụng giúp trí não sắc bén, đồng

thời giúp bạn tập trung tốt hơn.

• Hạt: các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và quả óc chó là nguồn phong phú chất chống ô xy hóa và a xít béo, rất tốt cho não bộ.

• Trà: trà có chứa catechin, chất giúp trẻ hóa tâm trí bạn và đem lại cảm giác thư giãn.

• Quả cherry: loại quả này có hai đặc tính quan trọng là chống ô xy hóa và chống viêm, vốn đóng vai trò rất lớn trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, từ bệnh tim cho đến bệnh mất trí nhớ.

• Cá: ăn cá như cá hồi và cá ngừ giúp não bộ phát triển vì chúng chứa nhiều protein và can xi.

• Ngũ cốc: ngũ cốc chứa glucose, có lợi cho quá trình tái tạo tế bào não.

• Cà chua: loại trái cây rất giàu lycopene, chất giúp bảo vệ các tế bào não khỏi những tổn hại, làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

• Trứng: trứng là nguồn dồi dào vitamin B12 và choline, có tác dụng hỗ trợ trong việc xây dựng các tế bào não, từ đó cải thiện trí nhớ.

• Bông cải xanh: nguồn dồi dào vitamin K trong bông cải xanh giúp cải thiện chức năng não bộ và tăng khả năng nhận thức.

• Thịt bò: thịt bò là một nguồn dồi dào chất sắt, vitamin B12 và kẽm, giúp “bảo trì” các mô thần kinh và trí nhớ khi chúng ta về già.

• Sữa chua: các a xít amin có trong sữa chua giúp chống căng thẳng.

• Sô cô la: mặc dù ăn quá nhiều sô cô la là không tốt cho sức khỏe, song sô cô la đen rất tốt cho não bộ. Sô cô la chứa chất flavonol giúp tăng lưu lượng máu đến não.