thuật ngữ cồng chiêng là của người kinh

7
THUẬT NGỮ CỒNG CHIÊNG LÀ CỦA NGƯỜI KINH Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn. Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc Mấy chục năm gần đây, việc lẫn lộn giữa cái cồng và cái chiêng không những gây khó dễ cho thầy cô giáo phổ thông trong việc dạy môn âm nhạc, phần nhạc cụ cho học sinh mà cả các nhà khoa học như G.S.nhạc sĩ Tô Vũ cũng băn khoăn: Cồng chiêng là thuật ngữ đẳng lập hay là loại nhạc khí đồng loại, cồng hay chiêng, loại nào có núm? Từ năm 1980 của thế kỉ XX đến nay đã qua bốn cuộc Hội thảo mà không giải quyết được vấn đề, đâu là cái cồng, đâu là cái chiêng.Vì thế, việc dẫn lại thuật ngữ cồng chiêng của người Kinh sẽ làm sáng rõ thuật ngữ “chiêng” của người Mường và “chinh chêng” của vùng Tây Nguyên. Vậy trước hết, chúng ta thử tìm hiểu đối tượng được gọi tên là cồng trong thuật ngữ nhạc cụ của người Kinh. 1. Cồng Chiếc cồng bằng gỗ: âm thanh trầm hùng, vang to bay xa, hiện vật dùng làm hiệu lệnh của vương quyền. Ở Cung đình sách của Nguyễn Đắc Xuân ghi: Một hồi cồng báo bãi chầu vang lên ( 1 ) , ở dinh quan thì có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà” còn ở làng thì có câu: “Cồng làng mõ xóm”. .Chất liệu và hình dáng của cái cồng: cồng tạc bằng gỗ thường là gốc cây mít già, được tạo dáng như thùng đựng rượu: doạn giữa đườn kính khoảng 0,60m, chiều cao khoảng 1,40m, hai đầu thon lại, mặt bằng. Lòng gốc cây mít già đã rỗng ruột được gia cố thêm để tạo khoảng không cộng hưởng âm thanh, giữa thân khoét một rãnh dài ( ảnh 1). Với suy nghĩ này, có lần chúng tôi đã trao đổi với GS nhạc sĩ Dương Viết Á - nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc, ông cho biết, từ nhỏ ông đã thấy ở làng bên cạnh quê ông (Quảng Bình) có cái cồng. Chúng tôi cũng trao đổi với GS. Vũ Ngọc Khánh nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông nói quê ông (Hà Tĩnh) có cái giống cái mõ, thân to như cột đình, nhưng không nhớ gọi tên là gì. Chúng tôi cũng trao đổi với Nhạc sĩ Cao Khắc Thùy, ông cho biết quê ông ở Phú Thọ tại đình làng Hùng Lô cũng có một cái cồng to như cột đình. Qua đó, chúng tôi đã có bài Tìm hiểu tên gọi cồng chiêng Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 6 / 2005. Qua bài báo này PGS Nhạc sĩ Thế Bảo có bài trên trang we, cũng cho rằng, ở miền Trung có chiếc cồng, 1 Nguyễn Đắc Xuân, Chín đ[ì chúa mười ba đời vua, Nxb Thuận Hóa 2008, tr125. 1

Upload: pham-viet-long

Post on 21-Jul-2015

55 views

Category:

Data & Analytics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

THUẬT NGỮ CỒNG CHIÊNG LÀ CỦA NGƯỜI KINH

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn. Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc

Mấy chục năm gần đây, việc lẫn lộn giữa cái cồng và cái chiêng không những gây khó dễ cho thầy cô giáo phổ thông trong việc dạy môn âm nhạc, phần nhạc cụ cho học sinh mà cả các nhà khoa học như G.S.nhạc sĩ Tô Vũ cũng băn khoăn: Cồng chiêng là thuật ngữ đẳng lập hay là loại nhạc khí đồng loại, cồng hay chiêng, loại nào có núm? Từ năm 1980 của thế kỉ XX đến nay đã qua bốn cuộc Hội thảo mà không giải quyết được vấn đề, đâu là cái cồng, đâu là cái chiêng.Vì thế, việc dẫn lại thuật ngữ cồng chiêng của người Kinh sẽ làm sáng rõ thuật ngữ “chiêng” của người Mường và “chinh chêng” của vùng Tây Nguyên.

Vậy trước hết, chúng ta thử tìm hiểu đối tượng được gọi tên là cồng trong thuật ngữ nhạc cụ của người Kinh.

1. Cồng

Chiếc cồng bằng gỗ: âm thanh trầm hùng, vang to bay xa, hiện vật dùng làm hiệu lệnh của vương quyền. Ở Cung đình sách của Nguyễn Đắc Xuân ghi: Một hồi cồng báo bãi chầu vang lên (1), ở dinh quan thì có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà” còn ở làng thì có câu: “Cồng làng mõ xóm”.

.Chất liệu và hình dáng của cái cồng: cồng tạc bằng gỗ thường là gốc cây mít già, được tạo dáng như thùng đựng rượu: doạn giữa đườn kính khoảng 0,60m, chiều cao khoảng 1,40m, hai đầu thon lại, mặt bằng. Lòng gốc cây mít già đã rỗng ruột được gia cố thêm để tạo khoảng không cộng hưởng âm thanh, giữa thân khoét một rãnh dài (ảnh 1). Với suy nghĩ này, có lần chúng tôi đã trao đổi với GS nhạc sĩ Dương Viết Á - nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc, ông cho biết, từ nhỏ ông đã thấy ở làng bên cạnh quê ông (Quảng Bình) có cái cồng. Chúng tôi cũng trao đổi với GS. Vũ Ngọc Khánh nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông nói quê ông (Hà Tĩnh) có cái giống cái mõ, thân to như cột đình, nhưng không nhớ gọi tên là gì. Chúng tôi cũng trao đổi với Nhạc sĩ Cao Khắc Thùy, ông cho biết quê ông ở Phú Thọ tại đình làng Hùng Lô cũng có một cái cồng to như cột đình. Qua đó, chúng tôi đã có bài Tìm hiểu tên gọi cồng chiêng Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 6 / 2005. Qua bài báo này PGS Nhạc sĩ Thế Bảo có bài trên trang we, cũng cho rằng, ở miền Trung có chiếc cồng, và

1 Nguyễn Đắc Xuân, Chín đ[ì chúa mười ba đời vua, Nxb Thuận Hóa 2008, tr125.

1

Page 2: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

dẫn theo lời của Nhạc sĩ Nguyễn Tất Tùng rằng, những năm 60 của thế kỉ XX, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An có treo trước đình một chiếc cồng bằng gỗ mít , tiếng cồng trầm, đục, vang to, bay xa. Còn ở Hà Nội, chúng tôi tìm gặp các cụ cao niên để biết thêm về chiếc cồng ở miền Bắc, có cụ nói: Ngày xưa, ngoài Bắc cũng có cái cồng bằng gỗ, chiếc cồng ấy còn được dựng ở điếm canh của làng.

Ảnh 1. Cái cồng bằng gõ.

(Chiếc cồng này của người Kinh di dân đến ở vùng dân tộc thiểu số, ở vùng đó thời xưa không có dụng cụ gia cố nên thửa nó như chiếc mõ đại. Chiều cao: khoảng 1,35m, chiều ngang đầu to ở trên khoảng 0,40m, đầu nhỏ ở dưới khoảng 0,32m, rãnh miệng dài khoảng 0,90m và qúa rộng, lại bị vỡ nên không tạo được hòm cọng hưởng xin nói dịp khác )

Thời phong kiến, nhiều làng ở miền Trung, cồng thường được treo ở đầu hiên đình, khi cần triệu tập các chức sắc trong làng ra đình họp bàn công việc, Lý trưởng sai anh Mõ ( xưa gọi là thằng Mõ) đánh cồng để thông báo, còn cái mõ tre là công cụ của anh Mõ để thông báo cho dân làng biết việc làng. Do đó, ngạn ngữ có câu: cồng làng, mõ xóm là có ý phân biệt các hiệu lệnh và công việc khi thông báo được phát ra từ tiếng cồng hay tiếng mõ. Tiếng cồng là hiệu lệnh của Lý trưởng tới các chức sắc trong làng, hoặc dân làng, còn tiếng mõ là của anh Mõ rao thông báo lệnh của của Lý trưởng, tới dân làng. Ở vùng Quảng Trị, các cụ còn nhớ lời rao của anh Mõ sau một hồi ba tiếng mõ cốc cốc…thì vang lên tiếng rao. Lời rao có vần điệu như thơ :

Cấm măng cấm tre cấm nè cấm củiCấm trâu ăn kẹ cấm mẹ bắt đam.

Đó là vào thời điểm đầu xuân, rừng sau làng có những bụi tre măng đã mọc, ngoài đồng lúa đang thì con gái nên cấm trâu ăn cẹ “kẹ”= kẽ, bờ giữa hai thửa ruộng cạnh bãi thả trâu của làng. Còn cấm mẹ bắt “đam” là cua, người lội men theo bờ rộng moi cua trong hang làm dẫm lên cây lúa, hoặc moi hang cua làm nước ruộng trên chảy xuống rộng dưới.

Nhiều nơi ở miền Bắc, cồng còn được treo ở điếm canh để điểm các canh giờ trong đêm, công cụ phục vụ cho công tác an ninh ngày đêm của làng. Lời kể của các cụ ở làng Bach Mai, phường Hoàng Mai ghi chép của chúng tôi 1998.

Sau cách mạng tháng Tám các hiện vật biểu hiệu quyền lực của giai cấp phong kiến

2

Page 3: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

đều bị dẹp bỏ do lâu ngày cho nên không ai còn nhớ nữa, vả lại cồng là loại công cụ của Lý trưởng, cho nên số người cao tuổi còn lại hiện nay, ngày xưa đều thuộc tầng lớp bình dân, nên không hiểu lắm về cái cồng.

Chúng tôi hiểu được tường tận về cái cồng này là may nhờ, những lần về thăm quê ở Quảng Trị, tìm gặp được một cụ thượng thọ 88 tuổi, còn khỏe và minh mẫn. Ngày trước cụ là Thầy khóa Nho học, làm chức Xướng tế trong làng, cho nên cách thức cấu tạo và chức năng của cái cồng thì cụ còn nhớ rất rõ.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng, cái cồng của người Kinh phổ biến ở miền Trung và nhiều nơi ở miền Bắc, được tạc bằng gỗ mít và thực hiện chức năng thông tin, thông báo những nhiệm vụ, công việc quan trọng của Lý trưởng trong thời phong kiến. Tuyệt nhiên không dùng tên cồng để gọi vật được đúc bằng đồng. Và do đó, cái chiêng đúc bằng đồng là loại có núm

2.Chiêng

Chiêng đúc bằng đồng, mặt bằng ở giữa mặt có núm, xung quanh có gờ uốn về phía sau có dây đeo hoặc đặt trong giá. Chiêng trống: tiếng chiêng dóng trước tiếng trống theo sau, đó là âm thanh của tiếng chiêng đi với tiếng trống diễn ra trong các nghi lễ. Chẳng hạn, trong hát Cửa đình, sách Ca trù bị khảo ghi: Khi hát quan viên thi lễ chia ngồi hai bên, một bên đánh chiêng và một bên đánh trống. Chỗ nào Ả đào hát hay bên trống thưởng một tiếng chát, bên chiêng đánh một tiếng chiêng (2). Đó là loại chiêng trống (hình 2)

Ở người Việt, trong các ngôi đình, nhà thờ họ đều có đặt chiêng trống, hoặc trong các kì tế lễ ở bên ngoài như lễ Cầu đảo, lễ Xuống đồng thì chiêng, trống trong xướng tế hô: Khởi “chinh cổ ”. Đó là tín hiệu mở đầu cho lời kính cáo với Thiên Địa, Thánh Thần trong những lễ cúng tế của nhà Vua trong tiều đình, xuống các quan cấp tỉnh, cấp huyện . Trong chính lễ, thời điểm đọc Văn tế, sau mỗi câu văn tế, chiêng trống mỗi thứ dóng lên hai tiếng phù họa, làm tăng thêm tính uy nghi, trang nghiêm của cuộc tế lễ. Vì thế, trong các cuộc tế lễ không thể thiếu âm hưởng chiêng, trống- có nghĩa không có tiếng chiêng tiếng trống là không có lễ tế.

Ảnh 2: Chiêng trống

2 Dẫn theo Đỗ Bằng Đoàn- Đỗ Trọng Huề Việt Nam ca trù biên khảo, Sài Gón 1962.

3

Page 4: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

3. Lệnh

Lệnh ông không bằng cồng bà. Về cái cồng cái chiêng đã được đề cập ở trên. Còn cái lệnh là gì?

Lệnh là phù hiệu biểu trưng quyền lực của quan trên, được thiết chế theo hai dạng: một dạng bằng hiện vật dùng theo đường trực quan thị giác, khi ở gần, và một dạng bằng âm thanh dùng theo đường thính giác, khi ở xa. Nói gọn lại lệnh có hai dạng: dạng dùng cho thị giác và dạng dùng cho thính giác.

Thứ nhất, dạng lệnh bằng hiện vật dùng theo đường trực quan thị giác dược thiết chế theo hai kiểu: một kiểu gọi là bài ngà to bằng ngón tay cái, quan đeo trước ngực và một kiểu gọi là thẻ bài (ủy quyền) to bằng bàn tay có cán cầm, đó là biểu tượng cho mệnh lệnh của vua, hoặc các quan trong triều trở xuống đến huyện, (có dấu hiệu của từng cấp). Người đi thi hành công vụ, tay anh ta cầm thẻ bài được thực hiện mọi mệnh lệnh của quan trên ở các làng xã, hoặc ở kinh thành.

Kiểu Lệnh bài của người Việt Giao Chỉ hẳn đã xuất hiện trong các Tù trưởng ở thời kì bộ lạc- văn hóa đồ đá mới. Ngành khảo cổ học Việt Nam đã khai quật ở các di chỉ khảo cổ, tìm thấy nó ở văn hóa Phùng Nguyên. GS Hà Văn Tấn gọi là nha chương (hình 120)(3), chúng tôi nghĩ, phải chăng đó là thẻ bài.

Hình 3a thẻ bài

Hình 3. Nha chương Nguồn của Hà Văn Tấn. Theo dấu các văn hóa cổ Nxb Khoa học xã hội 1998tr 588 .

Thứ hai.Lệnh trong câu ngạn ngữ Kêu như lệnh vỡ. Đó là dạng lệnh đúc bằng đồng dùng âm thanh theo đường thính giác, khi ở xa. Dạng lệnh này to bằng cái mâm đồng, có gờ gọi là thành (có dây đeo ở thành), mặt bằng không có núm, nó giống như cái nón thúng quai thao (ảnh 4) (cái lệnh này đúc theo loại nhạc khí nên nó dày và âm thanh trầm –không rè như lệnh vỡ). Dạng lệnh này dùng trong việc công của triều đình, xuống đến cấp huyện. Chẳng hạn ở cấp huyện, khi quan huyện ra khỏi công đường đi công cán, người lính lệ đi trước đoàn tùy tùng xách lệnh đánh 2 tiếng để dẹp đường. Ngoài ra, theo lệnh của triều đình có giặc khiêu chiến ngoài biên ải thì ở các đình làng tiếng cồng, ở dinh quạn Huyện tiếng lệnh đánh dồn dập; ở ngoài chiến trường tiếng lệnh thúc quân xông lên giết giặc; trong các trường hợp ấy, tiếng lệnh đổ dồn, dục giã vang lên liên tục... Tiếng lệnh kêu không hay, rè rè nên ngạn

3 . Hà Văn Tấn, Theo dấu các văn hoá cổ. Nxb. Khoa học xã hội, 1998, tr. 588 .

4

Page 5: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

ngữ dân gian có câu: kêu như lệnh vỡ.. Còn cái gọi là phèng la là loại nhỏ hơn cái lệnhchỉ dùng đi đầu dẹp đường trong đám ma ( ảnh 5) .

Ảnh 4 :Cái lệnh. Ảnh 5: Phèn la.

Như vậy, lênh có hai dạng: Một dạng bằng hiện vật dùng theo đường thị giác trực quan và một loại bằng âm thanh dùng qua đường thính giác (ở Trung Quốc, tiếng lệnh đi đầu dẹp đường này, ngày nay được tái hiện trong phim Bao Thanh Thiên, mỗi khi Bao Công xuất hành).

Phải chăng cái lệnh này của dân tộc ta-người Việt Giao Chỉ đã có từ thời tiền đồ đồng. Ngành Khảo cổ học tìm thấy nó ở giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên. GS. Hà Văn Tấn gọi là cái mâm đồng (ảnh 6) (4). Chúng tôi nghỉ, phải chăng nó là cái lệnh.

a b

Ảnh 6 a,b: Cái mâm đồng.

(Nguồn: Hà Văn Tấn, sđd, tr. 665- 666 hình 40 a,b).

Cái lệnh khi ghép lại thành dàn 9 chiếc gọi là lôi cổ (trống lôi), khi ghép 5 chiếc gọi là ngũ liên(5). Loại (lôi cổ) trống lôi đánh nghe rầm rầm như sấm dậy, được dùng trước đoàn quân khi chuẩn bị ra chiến trường, hoặc thúc quân trong chiến trận- khi thúc quân có thể chỉ dùng một chiếc.

Cồng bằng gỗ, lệnh bằng đồng đều chỉ là một tên cồng trong câu ca: Muốn coi lên núi mà coi / coi bà Triệu Ẩu cưỡi coi đánh cồng. Có ý cho rằng cái cồng mà bà Triệu Ẩu đánh khi đang cưỡi voi là cái bằng đồng, nó nhẹ, còn cái cồng bằng gỗ nặng làm sao vừa ngồi trên

4 Hà Văn Tấn, sđ,d tr 665-666.5 Nguyễn Văn Tầng, Một số loại trống đồng của dân tộc Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Trống

đồng với văn hoá Việt Nam - Trung tâm Văn hoá Người cao tuổi, tháng 12, 2008, tr. 13-14.

5

Page 6: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

voi mà đánh được. Vì thế, cái cồng bằng gỗ mít ở miền Trung là loại có trước, còn cái cồng bằng đồng có sau và gọi theo thuật ngữ của Trung Quốc. Chúng tôi đã tra ở Hán –Việt từ điển của cụ Đào Duy Anh có trên hai mươi từ lệnh nhưng không có cái lệnh bằng hiện vật, mà lệnh là Bố cáo ra, hoặc lệnh chỉ, mệnh lệnh... ; và thuật ngữ cồng cũng không có trong Hán -Việt từ điển. Vậy cái cồng bằng gỗ hẳn là tên gọi của Việt Nam, còn cái lệnh có thể là tên bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng nó đã tách ra khỏi tên cồng thành tên lệnh, trong ngạn ngữ kêu như lệnh vỡ.

Ở nước ta, hiện nay cái cồng và cái lệnh không còn sử dụng nữa, nhưng bên Trung Quốc cái lệnh đã được phục hồi trong phim chuyện có các vị vua quan. Chẳng hạn phim Bao Công, khi ông xuất hành thì có âm thanh của tiếng lệnh cheng, cheng hai tiếng, hoặc phim Tôn Ngộ Không, khi bố của Sư phụ đỗ Tiến sĩ vinh quy có tiếng lệnh cheng, cheng. Việc lênh vang hai tiếng ở đây là bắt nguồn từ văn hóa hằng số chẵn của dân tộc ta, người Việt Giao Chỉ (xem lại ♣ 24). Hình cái lệnh xuất hiện trong phim Tôn Ngộ Không , khi tên quỷ xách lệnh đi mới phụ huynh của tên quỷ chúa động sang ăn thịt Đương Tăng (ảnh 112b).

Ảnh 7: Cái lệnh trong phimTôn Ngộ Không.

Tóm lại, loại công cụ bằng đồng dát mỏng, to như cái mâm đồng xung quanh có gờ gọi là thành (có dây đeo ở thành), mặt bằng không có núm, kiểu như cái nón thúng quai thao: loại to, loại nhỏ, ở người Kinh được gọi bằng hai cái tên theo từng chức năng khác nhau của nó: Cái lệnh loại to thông báo mệnh lệnh của quan trên và đi đầu dẹp đường cho quan đi công cán (hiện nay tiếng lệnh đi đầu dẹp đường để xe của cấp trên đi, được thay bằng tiếng còi của xe công an); còn cái phèng la loại nhỏ đi đầu dẹp đường trong đám ma thì vẫn còn dùng.

4.Về thuật ngữ chinh chêng của vùng Tây Nguyên

Lâu nay chúng tôi nghĩ, người Tây Nguyên chưa đúc được đồng nên họ mua chiêng của người Kinh về và chỉnh lại âm thanh rồi gọi là chinh, hoặc gọi là chinh chêng cho phù hợp với dàn nhạc khí của họ.

Nhưng lần này vào lại Tây Nguyên dự lễ cúng tại đình, của người Kinh, vị Xướng tế hô: Khởi chinh cổ. Chúng tôi mới nẩy ra nhận thức rằng, người Kinh gọi chiêng là tiếng Việt, còn trong nghi lễ thì gọi theo thuật ngữ Hán Việt là chinh. Vậy người Tây Nguyên cũng sử dụng bộ khạc khí bằng đồng của họ vào nghi lễ, do đó họ cũng gọi theo thuật ngữ Hán Việt là chinh (loại có núm) và chêng (loại không có núm là lệnh ảnh 4 ).

Vì thế, chúng tôi thấy cần gọi bộ nhạc khí bằng đồng của vùng Tây Nnguyên là chinh chêng sẽ là hợp lý. Không thể gọi là cồng chiêng vừa sai về tên gọi của nhân dân địa

6

Page 7: Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh

phương và làm lẫn lộn tên hai nhạc khí cồng chiêng của người Kinh làm cho các nhà khoa học không biết đâu mà lần.

Ở người Kinh có sự phân biệt rõ ràng: chất liệu, hình dáng, công dụng của các loại nhạc cụ: cồng, chiêng, lệnh và phèng la, như sau:

- Cồng được làm bằng gỗ;

- Chiêng được đúc bằng đồng, có núm ở giữa mặt;

- Lệnh và phèng la được đúc bằng đồng, không có núm (phèng la là loại nhỏ). Ở người Mường cũng phổ biến gọi theo người Kinh. Ngày nay, cồng và lệnh không còn được sử dụng nữa, chỉ còn đọng lại trong các câu ngạn ngữ: Lệnh ông không bằng cồng bà và Kêu như lệnh vỡ. Do đó, dàn nhạc cụ bằng đồng của người Mường Hòa Bình là dàn “ chiêng” Mường. Hiện nay họ đã gọi như thế.

Chính xác hóa một thuật ngữ khoa học và sát đúng thực tiễn là việc nên làm, dù bước đầu có khó khăn. Bởi cái sai trái nó đã nhiễm vào nhận thức của con người mấy chục năm nay./.

7