thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

18
Thư mục giới thiệu tài liệu mới [số 2 năm 2020] Trung tâm Thông tin và Dự báo

Upload: others

Post on 30-Apr-2022

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

Thư mục giới thiệu tài liệu mới [số 2 năm 2020]

Trung tâm Thông tin và Dự báo

Page 2: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

2

MỤC LỤC

I. Chuyên ngành Quản lý giáo dục ................................................................................ 3

II. Chuyên ngành Lý luận và lịch sử giáo dục .............................................................. 10

III. Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học ................................................... 13

IV. Chuyên ngành Tâm lý học .................................................................................... 17

Page 3: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

3

I. Chuyên ngành Quản lý giáo dục

1. Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng đồng bằng sông Hồng trong

bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp

Chuyên ngành: quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

Tác giả: Nguyễn Đăng Lăng

Mô tả vật lý: 173 Tr + PL

Tóm tắt:

Luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp thực hiện cụ thể có tính hệ thống và toàn diện phù hợp

với đặc thù của trường cao đẳng vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Hệ giải pháp được đề xuất trong luận án có đủ cơ sở để triển khai đại trà trong các trường

cao đẳng vùng ĐBSH nói riêng và các trường cao đẳng khác trong bối cảnh đổi mới

GDNN.

Từ khóa: Phát triển đội ngũ, Trường cao đẳng, Đồng bằng sông Hồng, Giáo dục nghề

nghiệp

Mã xếp giá: H1634

2. Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung cấp theo tiếp cận năng lực

Chuyên ngành: quản lý giáo dục

Tác giả: Đào Thanh Hải

Mô tả vật lý: 209 Tr + PL

Tóm tắt:

Từ cơ sở lý luận và thực trạng, luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khoa học

và hợp lý nhằm quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung cấp theo tiếp cận

năng lực, luận án đã xây dựng được bộ công cụ quản lý giá kết quả học của học sinh trung

cấp theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Page 4: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

4

Từ khóa: Đánh giá, kết quả học tập, học sinh trung cấp, Tiếp cận năng lực

Mã xếp giá: H1635

3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng luận án

Chuyên ngành quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

Tác giả: Nguyễn Lê Vân Dung

Mô tả vật lý: 209 Tr + PL

Tóm tắt:

Luận án đã đã đưa ra 6 giải pháp phù hợp góp phần PT đội ngũ, đó là:

(1) Đảm bảo bộ máy CBQL TTHTCĐ phù hợp với mô hình tổ chức, chức năng,

nhiệm vụ và quy mô phát triển của TTHTCĐ theo đặc trưng vùng miền;

(2) Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL TTHTCĐ theo năng lực và sở trường đối với mỗi

chức danh kiêm nhiệm;

(3) Tổ chức ĐT, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý GD cho đội ngũ CBQL

TTHTCĐ;

(4) Đảm bảo chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với đội ngũ CBQL TTHTCĐ;

(5) Kiểm tra, đánh giá kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBQL

TTHTCĐ;

(6) Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chỉ đạo. Các giải pháp

đề xuất đều được dựa trên hệ thống nguyên tắc và giải pháp mang tính khoa học, phù

hợp với thực tiễn để PT đội ngũ CBQL TTHTCĐ, đáp ứng được yêu cầu PT của TTHTCĐ

trong việc góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở (xã, phường, thị trấn). Giải pháp số 3 được

đánh giá là giải pháp quan trọng nhất để phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ

Từ khóa: Phát triển đội ngũ, Cán bộ quản lý, Trung tâm học tập cộng đồng, Học suốt đời

Mã xếp giá: H1636

Page 5: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

5

4. Quản lý chất lượng đào tạo ngành kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại

trường đại học Xây dựng

Chuyên ngành quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

Tác giả: Nguyễn Trung Thành

Mô tả vật lý: 179 Tr + PL

Tóm tắt:

1. Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lí luận về quản lý chất lượng đào tạo ngành

Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại cấp độ chương trình đào tạo: Bản chất

của TQM, văn hoá chất lượng, đảm bảo chất lượng, kết nối văn hoá chất lượng và đảm

bảo chất lượng trong TQM..., làm tiền đề đề xuất Quy trình, nội dung và đặc biệt là Khung

tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo liên quan theo chu trình cải tiến liên tục P-D-C-A.

2. Xây dựng dựng được bức tranh thực trạng vấn đề nghiên cứu tại Trường Đại học

Xây dựng, thông qua xây dựng bộ Phiếu hỏi ý kiến với các đối tượng liên quan để khảo sát

và phân tích, đánh giá thực trạng, dựa trên kết quả nghiên cứu về lý luận và đặc biệt là

Khung tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo trên.

3. Đề xuất được 06 giải pháp cấp thiết và khả thi theo kết quả khảo nghiệm và thử

nghiệm/khảo nghiệm sâu, đặc biệt là Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và quy trình đảm

bảo chất lượng bên trong, quy trình tự đánh giá để cải tiến liên tục theo chu trình cải tiến

liên tục P-D-C-A, cũng như các giải pháp thực hiện nhằm phát huy thế mạnh để khắc phục

được các hạn chế và nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Từ khóa: Quản lý chất lượng đào tạo, Ngành kiến trúc, tiếp cận TQM, Đại học xây dựng

Mã xếp giá: H1638

5. Quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm Quản

lý giáo dục

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình

Page 6: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

6

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

Mô tả vật lý: 200 Tr + PL

Tóm tắt:

Trên cơ sở mô hình đào tạo CIPO, luận án đã xây dựng khung lý luận về quản lý

đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực (TCNL) hướng tới việc làm.

Qua khảo sát, đã phát hiện được thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo trình độ

trung cấp theo TCNL hướng tới việc làm còn nhiều bất cập, cần được đổi mới. Luận án đã

đề xuất một số quy trình quản lý đào tạo như:

* Quy trình tổ chức xác định nhu cầu việc làm;

* Quy trình tổ chức tuyển sinh theo TCNL hướng tới việc làm;

* Quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo hướng tới việc làm;

* Quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên;

* Quy trình quản lý, tuyển dụng giáo viên mới;

* Quy trình biên soạn bài giảng tích hợp;

* Quy trình thành lập tổ tư vấn và giới thiệu việc làm;

* Quy trình quản lý mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và cơ sở sử dụng lao

động.

Luận án đã xây dựng khung năng lực cho chương trình đào tạo của việc làm

Marketing trình độ trung cấp và đề xuất được 06 giải pháp có tính khả thi cao để đổi mới

quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp hướng tới việc làm.

Luận án đã thử nghiệm một trong số các giải pháp về quản lý đào tạo trình độ

trung cấp theo TCNL hướng tới việc làm. Kết quả thử nghiệm cho thấy giải pháp đề xuất

của tác giả không chỉ đáp ứng những vấn đề về lý luận của khoa học quản lý mà còn đáp

ứng những vấn đề của thực tiễn và có tính khả thi cao.

Page 7: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

7

Từ khóa: Quản lý đào tạo, trình độ trung cấp, Tiếp cận năng lực, Hướng tới việc làm

Mã xếp giá: H1641

6. Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh

nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai Quản lý giáo dục

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

Tác giả: Lê Anh Đức

Mô tả vật lý: 180 Tr + PL

Tóm tắt:

* Về lý luận:

Vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình (Circular Training Model) và các chức

năng của quản lý, luận án xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý phát triển CTĐT theo

tiếp cận quan hệ trường và DoN, bao gồm:

(1) Quản lý việc xác định NCĐT;

(2) Quản lý việc lập kế hoạch các khóa đào tạo và thiết kế đào tạo;

(3) Quản lý việc triển khai các khóa đào tạo và

(4) Quản lý việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo.

* Về thực tiễn:

Luận án đánh giá được thực trạng về phát triển CTĐT và quản lý phát triển CTĐT

hiện nay tại các trường cao đẳng, phát hiện được những điểm yếu cơ bản sau:

(1) Chưa có bộ phận chuyên trách làm cầu nối giữa trường và DoN để tư vấn cho

Hiệu trưởng quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN;

(2) Các bên chưa nhận thức được nội dung và phương pháp quản lý phát triển

CTĐT giữa trường và DoN;

Page 8: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

8

(3) Chưa có cơ chế phù hợp về sự phối hợp giữa trường và DoN trong quản lý phát

triển CTĐT, nên sự phối hợp giữa trường và DoN chưa đạt kết quả mong muốn;

(4) Các DoN chưa phát huy đầy đủ vai trò của mình khi tham gia vào phát triển

CTĐT nên sản phẩm đầu ra của trường chưa đáp ứng được yêu cầu của DoN.

Luận án đã đề xuất được 05 giải pháp quản lý phát triển CTĐT nhằm giúp các

trường cao đẳng tại Đồng Nai đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DoN và nhu cầu

học tập của HS-SV trong thời gian tới là:

+ GP1: Thành lập nhóm chuyên trách phát triển CTĐT;

+ GP2: Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về phát triển CTĐT theo

tiếp cận quan hệ trường và DoN;

+ GP3: Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý phát triển CTĐT giữa trường và DoN;

+ GP4: Xây dựng các tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT theo tiếp

cận quan hệ trường và DoN;

+ GP5: Thiết lập hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường và DoN để xác định nhu

cầu đào tạo. Luận án đã tiến hành thử nghiệm (GP1) và (GP2), đồng thời khảo nghiệm tất

cả các giải pháp. Kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm đã khẳng định các giải pháp được đề

xuất đều có thể triển khai trong thực tiễn.

Từ khóa: Phát triển chương trình đào tạo, quan hệ trường và doanh nghiệp, trường cao

đẳng Đồng Nai

Mã xếp giá: H1643

7. Quản lý đào tạo theo tín chỉ trong các học viện đại học công an nhân dân

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

Tác giả: Lỗ Bá Đại

Mô tả vật lý: 188tr+ PL

Tóm tắt:

Page 9: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

9

Luận án nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo tín chỉ nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo trong các học viện, đại học Công an nhân dân.

Luận án bao gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý đào tạo theo tín chỉ ở đại học

+ Chương 2: Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo theo tín chỉ trong các trường

học viện, trường đại học công an nhân dân.

+ Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo theo tín chỉ trong các học viện, trường đại

học Công an nhân dân.

Luận án đề xuất 6 giải pháp như sau:

+ GP1: Quản lý đổi mới công tác tuyển sinh.

+ GP2: Quản lý xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ, đáp ứng yêu cầu nghề

nghiệp của ngành công an và nhu câu bảo vệ an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an

toàn xã hội của đất nước.

+ GP3: Quản lý quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.

+ GP4: Phát triển đội ngũ giảng viên và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng

viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

+ GP5: Quản lý cơ sở vật chất và tài chính phục vụ tốt đào tạo theo tín chỉ trong

các trường công an nhân dân.

+ GP6: Quản lý đầu ra đối với đào tạo theo tín chỉ trong các học viện, trường đại

học công an nhân dân.

Từ khóa: Quản lý đào tạo, Tín chỉ, Công an nhân dân, học viện, Đại học

Mã xếp giá: H1645

Page 10: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

10

II. Chuyên ngành Lý luận và lịch sử giáo dục

1. Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá

khoa học

Tác giả: Nguyễn Thị Nga

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9.14.01.02

Mô tả vật lý: 213 Tr + PL

Tóm tắt:

* Về mặt lý luận:

- Luận án làm sáng tỏ khái niệm khả năng suy luận phát triển khả năng suy luận cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học và cấu trúc tâm lý của khả năng

suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi;

- Xác định khung lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển khả năng suy luận cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non.

* Về mặt thực tiễn

- Phát hiện được một số vấn đề của thực trạng phát triển khả năng suy luận cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học, đặc biệt là vấn đề thiếu những

biện pháp hữu hiệu để phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt

động khám phá khoa học.

- Đề xuất được 02 nhóm biện pháp nhằm phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi (gồm: 1- Nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện để phát triển khả năng suy

luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 2- Nhóm biện pháp phát triển khả năng suy luận cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học theo hướng tăng cường các

hoạt động trải nghiệm) với 07 biện pháp cụ thể, khả thi và có hiệu quả.

Từ khóa: Khả năng suy luận, Trẻ mẫu giáo, Khám phá khoa học, 5-6 tuổi

Mã xếp giá: H1631

Page 11: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

11

2. Rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành

giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9.14.01.02

Tác giả: Phạm Thị Huyền

Mô tả vật lý: 149 Tr + PL

Tóm tắt:

* Về lí luận

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung lí luận về phát triển chương trình

giáo dục nhà trường mầm non vào học phần “phát triển chương trình giáo dục mầm

non”.

- Xác định được kỹ năng cụ thể của kỹ năng phát triển hương trình giáo dục nhà trường

mầm non (cấp độ nhóm lớp).

- Góp phần làm phong phú hơn về rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục

nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân

sư phạm trong quá trình đào tạo bằng việc xây dựng một cấu trúc phức hợp của kỹ năng

phát triển chương trình giáo dục nhà trường và quy trình rèn luyện khoa học.

* Về thực tiễn

- Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng phát triển chương trinh giáo dục

trường mầm non và rubric đánh giá các mức độ kỹ năng phát triển chương trinh giáo dục

nhà trường mầm non (cấp độ nhóm lớp) cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ

cử nhân sư phạm.

- Chứng minh được tính ứng dụng của quy trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương

trinh giáo dục nhà trường (cấp độ nhóm lớp) trong các trường đại học đào tạo giáo viên

mầm non trình độ cử nhân sư phạm.

Từ khóa: Rèn luyện kĩ năng, Chương trình giáo dụ,c Giáo dục mầm non, Cử nhân sư phạm

Page 12: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

12

Mã xếp giá: H1640

3. Đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp của sinh viên đại học

ngành ngôn ngữ Anh

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9.14.01.02

Tác giả: Đoàn Quang Trung

Mô tả vật lý: 239 Tr + PL

Tóm tắt:

* Về lí luận:

- Bổ sung cơ sở lí luận về ứng dụng đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh giao

tiếp của người học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Theo đó, luận án xác định rõ cơ sơ lí

thuyết cho việc ứng dụng đánh giá thực vào đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp của

sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh tại Việt Nam. Cụ thể, luận án làm rõ mục đích, khái

niệm, vai trò, đặc điểm của đánh giá thực, phân tích và trình bày một cách hệ thống các

phương pháp, công cụ và qui trình chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện đánh giá thực

trong quá trình dạy học và đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp.

* Về thực tiễn:

- Phát hiện thực trạng công tác đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp của sinh viên đại

học ngành Ngôn ngữ Anh cũng như thực trạng tổ chức và thực hiện các hoạt động đánh

giá thực của giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học tiếng Anh;

- Đề xuất qui trình, xây dựng các biện pháp (xây dựng một số nhiệm vụ đánh giá thực

mẫu, tiêu chí và công cụ đo) để áp dụng vào quá trình dạy học và đánh giá năng lực tiếng

Anh giao tiếp của sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh ở Việt Nam.

- Kiểm tra và khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của qui trình và các biện pháp đề

xuất thông qua việc lấy ý kiến chuyên gia và thực nghiệm sư phạm.

Page 13: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

13

Từ khóa: Đánh giá năng lực, Tiếng anh giao tiếp, sinh viên đại học, ngôn ngữ anh

Mã xếp giá: H1642

III. Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học

1. Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 9 trong môn

Ngữ Văn

Chuyên ngành: lý luận và phương pháp dạy học

Mã số: 9.14.01.11

Tác giả: Trẩn Thị Kim Dung

Mô tả vật lý: 198 Tr + PL

Tóm tắt:

* Về mặt lí luận:

Luận án đã phân tích và hệ thống được những vấn đề lí luận cơ bản về đánh giá, chú

trọng đến quan điểm đánh giá phát triển; đánh giá năng lực đọc hiểu theo định hướng

phát triển năng lực, các công cụ được sử dụng để đánh giá năng lực đọc hiểu ở cả hai

hình thức ĐGTX,

* Về thực tiễn: Luận án đã khảo sát thực tiễn để tìm hiểu nhận thức của GV về đổi mới

đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, đánh giá năng lực đọc hiểu của HS, các bộ

công cụ được GV sử dụng để đánh giá năng lực đọc hiểu của HS lớp 9; chỉ ra những kết

quả và bất cập của phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu. Tính khả thi của

giả thuyết khoa học mà luận án nêu ra được thể hiện qua phần thử nghiệm sư phạm ở 3

trường THCS thuộc 3 vùng miền khác nhau (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội). Kết quả

thử nghiệm bước đầu cho thấy các bộ công cụ đề xuất đã đáp ứng được những tiêu chí

cơ bản, được GV và HS đón nhận;

Từ khóa: Công cụ đánh giá, năng lực đọc hiểu, học sinh lớp 9, Ngữ văn

Mã xếp giá: H1632

Page 14: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

14

2. Câu hỏi đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng

phát triển năng lực

Luận án Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt

Mã số: 9.14.01.11

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Mô tả vật lý: 181 Tr + PL

Tóm tắt:

Luận án đề xuất hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ

thông theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho người học

* Về lý luận:

- Góp phần làm rõ hơn bản chất của hoạt động đọc hiểu và quá trình dạy học đọc hiểu

văn bản tự sợ theo hướng phát triển năng lực.

- Góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống câu hỏi đọc hiểu

văn bản tự sự theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho người học.

* Về mặt thực tiễn:

- Góp phần chuẩn bị cho việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ Văn sau năm 2018.

- Xây dựng những tài liệu thiết thực, hữu ích hỗ trợ cho quá trình bồi dưỡng, tập huấn

giáo viên phục vụ cho việc triển khai chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn sau năm

2018.

Từ khóa: câu hỏi đọc hiểu, Văn bản tự sự, trung học phổ thông, Phát triển năng lực

Mã xếp giá: H1633

3. Dạy học xác suất thống kê ở các trường đại học trong quân đội theo hướng tăng

cường rèn luyện kỹ năng siêu nhận thức cho học viên

Chuyên ngành: lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán

Page 15: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

15

Mã số: 9.14.01.11

Tác giả: Lê Bình Dương

Mô tả vật lý: 172 Tr + PL

Tóm tắt:

Nội dung những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ

kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

- Hệ thống hoá các quan niệm về SNT, thống nhất quan điểm về SNT, KN SNT, làm rõ

các KN SNT cụ thể, phân biệt giữa NT và SNT ở một số khía cạnh, làm rõ một số biểu hiện

của HV có KN SNT.

- Đưa ra quan niệm rèn luyện KN SNT; DH theo hướng tăng cường rèn luyện KN SNT;

Quy trình, cách tổ chức DH toán theo hướng tăng cường rèn luyện KN SNT cho HV.

- Phân tích thực trạng DH XSTK ở một số trường ĐH trong QĐ; làm rõ nhu cầu phát

triển KN SNT và xác định cơ hội rèn luyện KN SNT cho HV trong dạy học XSTK.

- Đề xuất một số biện pháp sư phạm trong DH XSTK ở một số trường ĐH trong QĐ theo

hướng tăng cường rèn luyện KN SNT cho HV.

- Bước đầu chứng minh tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề

xuất.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho GV giảng dạy học phần XSTK ở các trường

ĐH trong QĐ.

Từ khóa: xác suất thống kê, quân đội, Rèn luyện kỹ năng, siêu nhận thức

Mã xếp giá: H1639

4. Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng vận dụng thuyết đa trí tuệ

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 9.14.01.11

Tác giả: Nguyễn Trung Thanh

Page 16: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

16

Mô tả vật lý: 152 Tr + PL

Tóm tắt:

Nội dung những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra

được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

- Phân tích và chỉ ra được sự cần thiết về dạy học theo hướng vận dụng thuyết đa

trí tuệ.

- Làm rõ được một số vấn đề dạy học Hình học Trung học cơ sở theo hướng vận

dụng thuyết Đa trí tuệ như:

+ Dạy học theo hướng vận dụng thuyết Đa trí tuệ thể hiện được tính nhân văn

trong giáo dục.

+ Xác định được quan niệm về dạy học Hình học Trung học cơ sở theo hướng vận

dụng thuyết Đa trí tuệ.

+ Đưa ra phương thức dạy học Hình học Trung học cơ sở theo hướng vận dụng

thuyết Đa trí tuệ.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học Hình học Trung học cơ sở theo hướng vận dụng

thuyết Đa trí tuệ.

- Đề xuất được các định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp DH Hình học

THCS theo hướng vận dụng thuyết Đa trí tuệ.

- Đề xuất được sáu biện pháp sư phạm trong dạy học Hình học Trung học cơ sở

theo hướng vận dụng thuyết Đa trí tuệ

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của biện pháp

đề xuất.

Từ khóa: Dạy học hình học, trung học cơ sở, Thuyết đa trí tuệ

Mã xếp giá: H1644

Page 17: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

17

IV. Chuyên ngành Tâm lý học

1. Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân

lực

Chuyên ngành: tâm lý học

Mã số: 9.31.04.01

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền

Mô tả vật lý: 179 Tr + PL

Tóm tắt:

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án:

* Thứ nhất, Có chín biểu hiện định hướng giá trị VHCN của SV chuyên ngành QTNL như:

trung thực, hợp tác, tôn trọng kỷ cương, tôn trọng sự cam kết, lập kế hoạch có tính khoa

học, coi trọng hiệu quả, khả năng thích ứng, tư duy có tính phản biện, tôn trọng tri thức

là những giá trị nghề nghiệp quan trọng giúp SV hội nhập trong thời kỳ mới.

* Thứ hai, kết quả thực trạng và tác động thực nghiệm đã chỉ ra bản chất của quá trình

định hướng thông qua ba giai đoạn: Chủ thể nhận thức được ý nghĩa, vai trò giá trị; chủ

thể lựa chọn những giá trị phù hợp; và cuối cùng là chủ thế thể hiện hành vi thông qua

việc nỗ lực chiếm lĩnh giá trị đó, biến giá trị đó thành giá trị của mình. Biểu hiện định

hướng giá trị VHCN của sinh viên chuyên ngành QTNL tốt thể hiện ở nội dung sinh viên

tôn trọng kỷ cương, tôn trọng sự cam kết. Tuy nhiên nội dung của sự trung thực và hợp

tác còn hạn chế. Đặc biệt khi tác giả kiểm định hồi quy tuyến tính cho thấy, xu hướng

biến đổi của giá trị này mạnh đến định hướng giá trị VHCN của sinh viên chuyên ngành

QTNL trong thời kỳ mới.

* Thứ ba, yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan đến biểu hiện

định hướng giá trị VHCN như: động cơ học tập, nhu cầu học tập, tính tích cực, chủ động

tự giác của sinh viên. Trên cơ sở kết quả đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

định hướng giá trị VHCN của sinh viên chuyên ngành QTNL

Từ khóa: Định hướng giá trị, Văn hóa công nghiệp, Sinh viên, Quản trị nhân lực

Page 18: Thư mụ ệu tài liệu mới - hanoimoi.com.vn

18

Mã xếp giá: H1637