thong tin br-vt qua bao chi (so 415).pdf

59
Chợ cũ bị tháo dỡ, chợ mới ế ẩm, hàng trăm tiểu thương kêu cứu Để tạo ấn tượng tốt cho du khách, cần nói không với “cò” Vướng trong định giá 116 trứng vích BN TIN PHÁT HÀNH THSÁU HÀNG TUN (Dùng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) SỐ 415 (19/08/2016 - 26/08/2016)

Upload: dinhxuyen

Post on 28-Jan-2017

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Chợ cũ bị tháo dỡ, chợ mới ế ẩm, hàng trăm tiểu thương kêu cứu

Để tạo ấn tượng tốt cho du khách, cần nói không với “cò”

Vướng trong định giá 116 trứng vích

BẢN TIN PHÁT HÀNH THỨ SÁU HÀNG TUẦN

(Dùng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

SỐ 415 (19/08/2016 - 26/08/2016)

Page 2: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin

Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí

(Phát hành thứ sáu hàng tuần)

Trưởng Ban biên tập:

TRẦN MINH THẾ

Chịu trách nhiệm nội dung:

NGUYỄN QUANG PHI

Biên tập - Trình bày

VŨ HÀ - LÊ YẾN

Địa chỉ:

Thư viện tỉnh BR - VT

Số 04 - Phạm Văn Đồng

P. Phước Trung - Tp. Bà Rịa

ĐT: 064.3742104 - 3742101

Fax: 064.3742105 Website: http://thuvienbrvt.com.vn

thuvienbrvt.vn

Thư viện số:

http://thuvienso.thuvienbrvt.com.vn

Sách điện tử:

http://tvbrvt.sachweb.com.

Email: [email protected]

KINH TẾ

1. Giảm tình trạng quá tải ở Cảng Cát Lái……..01

2. Chợ mới khang trang, tiểu thương vẫn chê….04

3. Chợ cũ bị tháo dỡ, chợ mới ế ẩm, hàng trăm

tiểu thương kêu cứu…………………………………07

4. Huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu): Dân đổi

đời nhờ vay vốn sản xuất, chăn nuôi……………..09

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

5. Người dân kiến nghị xem xét việc di chuyển nơi

thờ Anh hùng Võ Thị Sáu………………..…………12

6. Làng quê không yên bình vì phải sống chung

với 170 con nghiện ma túy…………………………15

7. Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu):Người dân sống

gần các mỏ đá "kêu cứu"…………………………..17

8. Để tạo ấn tượng tốt cho du khách, cần nói

không với “cò”……………………………………...22

9. Bà Rịa - Vũng Tàu: Cư dân mâu thuẫn với chủ

đầu tư, nhà hàng bị vạ lây…………………………26

10. Xe dù Vũng Tàu - Sân Bay "bủa vây" Tân

Sơn Nhất………………………………………….....31

11. Sóng gió bạn chài……………………………….34

PHÁP LUẬT

12. Công an và VKS cãi nhau về 100 trứng vích.. 44

13. Vướng trong định giá 116 trứng vích.............47

14. Đất bị kê biên, có được tiếp tục dự án?……...50

15. Một vụ “mờ án” ở Bà Rịa - Vũng Tàu……….54

Page 3: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

1

Giảm tình trạng quá tải ở Cảng Cát Lái

hu Đông Tp. Hồ Chí Minh đang phải chịu tình

trạng quá tải về hạ tầng giao thông mà nguyên

nhân chính là do lượng hàng hóa dồn về cảng Cát

Lái quá nhiều. Trong khi theo quy hoạch, Cảng Cái Mép - Thị

Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) được xây dựng với nhiệm vụ “chia

lửa” cho các cảng ở thành phố và trở thành cảng trung tâm

quốc tế của cả khu vực Đông Nam Á, thì lại hoạt động chưa hết

công suất.

Theo thống kê, các cảng

sông khu vực Tp. Hồ Chí Minh

như: Tân Cảng Cát Lái, cảng

Sài Gòn, cảng Hiệp Phước và

hai cảng sông Bình Dương,

Đồng Nai đang chiếm 78% thị

phần xuất, nhập khẩu bằng

công-ten-nơ qua cảng khu vực

phía Nam với sản lượng 5,4

triệu TEU trong năm 2015.

Trong khi đó, các cảng nước

sâu khu vực Cái Mép - Thị Vải

(Bà Rịa - Vũng Tàu) chỉ chiếm

22% thị phần với sản lượng 1,6

triệu TEU.

Nghịch lý là cụm cảng Cái

Mép - Thị Vải được đầu tư xây

dựng với tổng công suất lên

đến 8 triệu TEU. Cụm cảng sử

dụng khoản vay ODA của

Chính phủ Nhật Bản và vốn đối

ứng của Chính phủ Việt Nam

được khởi công năm 2008,

hoàn thành đầu năm 2013 và

được kỳ vọng không chỉ là

K

Cảng Cát Lái luôn trong tình trạng quá tải

Page 4: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

2

cảng cửa ngõ khu vực phía

Nam mà còn là cảng trung tâm

quốc tế của cả khu vực Đông -

Nam Á.

Theo một doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực

logistics cho biết, nguyên nhân

công ty không chuyển hàng

thông qua cảng Cái Mép - Thị

Vải mà lại trung chuyển qua

các cảng Tp. Hồ Chí Minh là

do các cảng tại khu vực thành

phố có rất nhiều điểm được xây

dựng để tập kết công-ten-nơ

rỗng, trong khi quanh khu vực

cảng Cái Mép - Thị Vải lại hầu

như không có. Điều này làm

tăng chi phí cho doanh nghiệp,

khiến tiến độ giao hàng bị

chậm lại. Bên cạnh đó, cũng là

xuất hàng đi khu vực châu Á,

nếu thời gian chuyển hàng tại

cảng Cát Lái chỉ mất khoảng

hai đến ba ngày, thì tại cảng

Cái Mép - Thị Vải, thời gian

lên tới hàng chục ngày. Đó là

chưa tính đến chuyện hạ tầng

giao thông chưa đồng bộ,

quãng đường vận chuyển xa

làm tăng chi phí…

Anh Nguyễn Minh Thành,

lái xe công-ten-nơ cho một

công ty vận tải tính toán, cung

đường từ Nhơn Trạch về Cái

Mép chỉ dài 40km nhưng chi

phí vận chuyển một công-ten-

nơ lên đến 4,3 triệu đồng, trong

khi đoạn đường dài hơn lên đến

80km từ Nhơn Trạch về Cát

Lái lại có chi phí vận chuyển

khoảng 3,3 triệu đồng. Nói

chung, nếu so về nhiều yếu tố

thì trung chuyển qua cảng Cát

Lái vẫn có lợi hơn. Đây cũng là

lý do làm cho lượng hàng hóa

trung chuyển qua cảng Cát Lái

ngày càng nhiều, khiến hạ tầng

khu Đông Tp. Hồ Chí Minh

quá tải… Theo Cục Hàng hải

Việt Nam, một bến cảng 600m

Page 5: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

3

thì công suất tối thiểu phải đạt

một triệu TEU/năm thì mới

thúc đẩy các dịch vụ khác cùng

phát triển. Tính tổng cộng sáu

đến bảy bến cảng ở Cái Mép -

Thị Vải thì tổng công suất cũng

chỉ đạt khoảng 1,6 triệu

TEU/năm, cho thấy công suất

cụm cảng này đạt rất thấp so

với thiết kế là 8 triệu TEU.

Hiện tại, hệ thống đường

giao thông kết nối nội vùng mới

chỉ có đường 965 kết nối với

quốc lộ 51 và một vài tuyến

trục khu công nghiệp. Đường

Phước Hòa - Cái Mép và đường

991B mới chỉ có kế hoạch triển

khai xây dựng nhưng đang gặp

khó khăn về vốn. Còn đường

liên cảng Cái Mép - Thị Vải tuy

đã triển khai xây dựng nhưng

chưa hoàn thiện.

Về luồng hàng hải, tuy là

luồng duy nhất đủ điều kiện

đón tàu công-ten-nơ đi trực tiếp

châu Âu, châu Mỹ nhưng luồng

Vũng Tàu - Thị Vải vẫn chưa

được nạo vét theo đúng chuẩn

tắc quy hoạch.

Để tăng công suất cho cảng

Cái Mép - Thị Vải, Chính phủ

đã giao Bộ Giao thông vận tải

triển khai nhiều tuyến đường

giao thông quan trọng để kết

nối cảng này với các tỉnh,

thành phố trong khu vực. Cụ

thể, về giao thông đường bộ,

tuyến đường Bến Lức - Long

Thành và cao tốc Biên Hòa -

Vũng Tàu đang được triển khai

xây dựng để đưa hàng hóa từ

khu vực đồng bằng sông Cửu

Long về Cái Mép - Thị Vải

nhanh nhất. Đồng thời, Bộ

Giao thông vận tải cũng đang

chỉ đạo việc nạo vét sông Đồng

Tranh để hàng hóa từ Tp. Hồ

Chí Minh đến Cái Mép - Thị

Vải và ngược lại bằng đường

thủy nội địa thuận lợi hơn…

Page 6: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

4

Khi các tuyến giao thông

trọng điểm này hoàn thành,

không chỉ nâng cao công suất

của cảng Cái Mép - Thị Vải mà

còn giúp giảm áp lực hạ tầng

cho Tp. Hồ Chí Minh và các

vùng phụ cận…

Quang Nguyên Nguồn http://www.nhandan.com.vn

Báo Nhân dân, ngày 22/8/2016

Chợ mới khang trang, tiểu thương vẫn chê

Nhiều ngày qua, hơn 150 tiểu thương tại chợ phường 11 (chợ

Phước Thắng), Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gửi đơn

đến các cơ quan chức năng khiếu nại về việc giải thể chợ này.

Hoạt động không hiệu quả

Trước đó, UBND phường

11 ra thông báo do chợ Phước

Thắng không bảo đảm các điều

kiện về phòng chống cháy nổ,

vệ sinh môi trường, an toàn

giao thông, an ninh trật tự, an

toàn vệ sinh thực phẩm nên sẽ

giải thể vào ngày 16-10. Phường

yêu cầu các tiểu thương từ ngày

1-8 đến 30-9 phải dọn dẹp hàng

hóa, giao trả lại tài sản cho nhà

nước. Sau khi nhận thông báo,

các tiểu thương đang kinh

doanh trong chợ đã không đồng

ý bởi chợ Phước Thắng hoạt

động được gần 50 năm, rất hiệu

quả, chưa từng xảy ra cháy nổ

và gây mất an ninh trật tự...

Đặc biệt, chợ vừa được nâng

cấp, cải tạo vào năm 2011.

Theo các tiểu thương, trước

khi có thông báo giải thể chợ

Phước Thắng, họ không nhận

Các tiểu thương chợ Phước Thắng không

muốn chuyển qua chợ mới vì kinh doanh

không hiệu quả

Page 7: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

5

được bất kỳ văn bản nào và

cũng không được tổ chức họp

bàn. Trong khi đó, nơi mà

chính quyền hướng tiểu thương

vào kinh doanh là chợ tư nhân,

được xây dựng và hoàn thiện từ

năm 2014.

Chị Lê Thị Ánh Đào (kinh

doanh cửa hàng tạp hóa) cho

biết nếu vào chợ của nhà nước

thì các tiểu thương hoàn toàn

nhất trí. Thế nhưng, chính

quyền lại bắt họ chuyển vào

chợ tư nhân, từng hoạt động

không hiệu quả và giờ chỉ còn

vài tiệm tạp hóa bán bên ngoài.

“Chuyển qua chợ tư nhân

thì hằng tháng, chúng tôi phải

bỏ tiền ra thuê gian hàng và ai

sẽ là người bảo đảm quyền lợi

khi kinh doanh không hiệu

quả? Ngoài ra, chúng tôi đã

đầu tư cơ sở hạ tầng tại chợ

Phước Thắng rất kiên cố, vậy

việc đền bù và hỗ trợ ra sao?” -

chị Đào đặt vấn đề.

Theo ông Lê Văn Thiệt

(giữ xe tại chợ Phước Thắng),

trong khi rất nhiều chợ tạm,

chợ cóc... hoạt động tràn lan tại

các con đường ở phường 11,

phường 12, phường Rạch Dừa

thì chính quyền địa phương lại

không hướng họ vào chợ mới

hoạt động.

Đúng quy trình (!?)

Cách chợ Phước Thắng

chưa đầy 1km là khu chợ mới,

được đầu tư bởi Công ty

TNHH TM&DV Năm Linh

(vốn gần 50 tỷ đồng), hoạt

động từ giữa tháng 9-2014.

Theo quan sát của phóng viên,

chợ này được xây dựng rất

khang trang, rộng rãi, sạch sẽ

và các gian hàng bố trí hợp lý.

Tuy nhiên, chợ hoạt động lại

không hiệu quả.

Từ những ngày đầu khai

trương, bên trong chợ rất vắng

khách, người dân tập trung hết

ra cổng và ngoài đường để

Page 8: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

6

buôn bán. Sau đó, số lượng

các gian hàng giảm dần và cho

tới nay thì trong chợ chỉ còn

vài gian hàng, chủ yếu kinh

doanh quần áo, tạp hóa. Thậm

chí, nhiều hộ từng chuyển từ

chợ Phước Thắng sang chợ

mới để kinh doanh nhưng chỉ

bám trụ được đến tháng thứ 2

là phải quay về vì không có

người mua.

Lý giải về việc trên, một

người dân cho biết mặt tiền chợ

mới rất nhỏ, chỉ đủ cho một lối

đi, nhìn chợ lọt thỏm vào bên

trong nên nhiều người ngại

đến. Hơn nữa, bên ngoài có rất

nhiều chợ cóc, chợ tạm chưa

giải tỏa được. Điều đáng nói,

chợ mới hoạt động từ tháng 9-

2014 nhưng theo thông báo của

UBND phường 11 thì phải hơn

1 năm sau, tức là tháng 10-

2015, UBND Tp. Vũng Tàu

mới có thông báo về việc giải

thể chợ Phước Thắng. “Phải

chăng do giải thể chợ cóc, chợ

tạm không hiệu quả nên mới

bắt buộc các tiểu thương chợ

Phước Thắng qua?” - một tiểu

thương nghi vấn.

Ông Lê Hưng, Chủ tịch

UBND phường 11, cho biết

việc ra thông báo giải tỏa chợ

là đúng quy trình. Từ thông báo

này, các tiểu thương có nguyện

vọng gì thì gửi cho phường.

“Chúng tôi sẽ tổng hợp, phân

loại và chuyển lên Tp. Vũng

Tàu để hướng dẫn người dân” -

ông Hưng nói.

Theo bà Trương Thị

Hường, Phó Chủ tịch UBND

Tp. Vũng Tàu, do sau khi làm

đường thì diện tích sử dụng

không đủ để hoạt động chợ nên

UBND TP đang có quy hoạch

chợ Phước Thắng để làm công

viên cây xanh. UBND Tp.

Vũng Tàu đã nhận được thông

báo giải tỏa từ phường 11 và sẽ

chỉ đạo để lắng nghe nguyện

Page 9: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

7

vọng của người dân trước khi

quyết định.

“Chính quyền địa phương

sẽ rà soát lại để phân bổ các hộ

kinh doanh vào những khu vực

chợ thuận lợi theo nguyện

vọng, chứ không nhất thiết phải

là chợ mới. Nếu các tiểu

thương chuyển qua chợ mới thì

sẽ được miễn giảm giá thuê

gian hàng 6 tháng đầu” - bà

Hường thông tin.

Ngọc Giang

Nguồn http://nld.com.vn

Báo Người lao động,

ngày 21/08/2016

Chợ cũ bị tháo dỡ, chợ mới ế ẩm,

hàng trăm tiểu thương kêu cứu

Chiều 22.8, gần 100 hộ dân kinh doanh tại chợ cũ phường 11,

Tp. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã kéo đến trụ sở UBND

Tp. Vũng Tàu để yêu cầu giải quyết về việc tạm hoãn giải tỏa chợ

cũ tại phường này.

Theo phản ánh, chợ cũ

phường 11 hiện có hơn 150

tiểu thương đang kinh doanh

buôn bán các mặt hàng từ hàng

chục năm nay. Ngày 10.12.2015,

UBND Tp. Vũng Tàu đã có văn

bản số 4497 đồng ý chủ trương

giải thể chợ cũ phường 11 do

không bảo đảm các điều kiện

về phòng chống cháy nổ, vệ

sinh môi trường, an ninh trật

tự... Ngày 28.7, UBND phường

11 có thông báo đến các tiểu

thương về việc ngưng hoạt

động và giải thể chợ cũ phường

11 (trước đây là chợ Phước

Thắng, số 1169, đường 30/4,

phường 11). Theo đó, chợ sẽ

đóng cửa ngưng hoạt động và

giải thể vào ngày 16.10.

Phường yêu cầu từ ngày 1.8

đến 30.9, các tiểu thương kinh

Page 10: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

8

doanh tại chợ phải tự dọn dẹp

vật dụng hàng hóa, trả lại gian

hàng, sạp hàng thuộc tài sản

công cho Nhà nước. Tiểu

thương phải tự tháo dỡ vật tư

xây dựng, di dời vật dụng, hàng

hóa kinh doanh, trả lại mặt

bằng cho cơ quan quản lý. Thời

gian giao trả lại gian hàng, sạp

hàng và mặt bằng chậm nhất là

đến 16 giờ chiều 10.10.

Các tiểu thương không

đồng tình giải tỏa chợ cũ

phường 11 và đưa ra lý do là

chợ đã hoạt động 51 năm nay,

chưa xảy ra trường hợp cháy nổ

và gây mất ANTT, ATGT. Các

tiểu thương đều thực hiện nghĩa

vụ đóng thuế đầy đủ. Cũng theo

các tiểu thương, trước khi có

thông báo giải tỏa chợ, các hộ

kinh doanh không nhận được

bất kỳ văn bản nào cũng không

được chính quyền tổ chức họp

để lắng nghe ý kiến.

Chị Lưu Thị Ánh Đào

(kinh doanh tạp hóa) cho biết,

chợ mới là chợ tư nhân, chi phí

mặt bằng khá cao, tuy nhiên vị

trí lại vô cũng bất tiện, không

có khách mua nên kinh doanh

không hiệu quả. Cách đây gần

2 năm, một số tiểu thương đã

vào chợ mới nhưng hoạt động

không hiệu quả nên đã quay về

chợ cũ.

Ông Trần Văn Hà - Phó

chánh văn phòng UBND Tp.

Vũng Tàu cho biết, nội dung

phản ánh liên quan đến thông

báo của UBND phường 11 về

việc giải tỏa chợ cũ. Theo các

hộ kinh doanh thì thông báo

của phường 11 là gấp gáp, bà

con chưa có sự chuẩn bị... “Về

vấn đề này, chúng tôi sẽ ghi

nhận ý kiến của bà con để báo

cáo lãnh đạo thành phố và có

văn bản trả lời chính thức với

người dân”, ông Hà nói.

Page 11: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

9

Ông Phan Trọng Hạnh - Bí

thư Đảng ủy phường 11 thông

tin: Đáng lẽ chúng tôi phải gặp

gỡ, tiếp xúc với bà con trước

khi ban hành thông báo di dời,

giải tỏa chợ cũ. Ông Hạnh

mong muốn bà con cho một

thời gian nhất định để phân

loại, chuyển đơn kiến nghị của

bà con tới cơ quan chức năng

có thẩm quyền để xử lý.

Trước đó, ngày 15.8, hàng

trăm hộ dân đã kéo đến UBND

phường 11 để phản ánh và yêu

cầu giải quyết vấn đề nêu trên.

Lãnh đạo phường 11 cũng đã

ghi nhận phản ánh của người

dân và đang tiến hành giải

quyết vụ việc.

Lê Ngân

Nguồn http://laodong.com.vn

Báo Lao động, ngày 22/8/2016

Huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu): Dân đổi đời nhờ vay vốn sản xuất, chăn nuôi

Mục tiêu của công tác giảm nghèo trong giai đoạn 2011 -

2015, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) phấn đấu giảm 1.812 hộ

nghèo (trung bình giảm 382 hộ/năm), đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ

nghèo của huyện giảm xuống chỉ còn dưới 1% (theo chuẩn nghèo

của tỉnh). Để đạt được mục tiêu ấy, huyện triển khai thực hiện

đồng bộ nhiều giải pháp, chương trình, dự án cho dân vay vốn

phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Huyện Đất Đỏ có trên 80%

hộ dân sống bằng nghề nông,

nên lãnh đạo huyện đã chủ

trương giảm nghèo thông qua

hình thức tạo điều kiện ưu tiên

cho các hộ có cơ hội tiếp cận

với nguồn vốn vay để phát

triển sản xuất. Đồng thời luôn

luôn tăng cường nguồn vốn cho

vay, tạo điều kiện cho hộ

Page 12: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

10

nghèo vay vốn dễ dàng nhất,

thuận lợi nhất và đúng thời vụ.

Nhờ đó, những năm qua, huyện

Đất Đỏ đã có hàng chục ngàn

lượt hộ nghèo được vay hàng

trăm tỷ đ để phát triển sản xuất,

với hàng chục mô hình kinh

tế giúp thoát nghèo bền vững

như: Nuôi cá nước ngọt, nuôi

bò, trồng cây ăn trái, tre lục

trúc, tre bát độ… Trong đó,

riêng dự án nuôi bò thịt đã hỗ

trợ cho hàng chục hộ vay, với

tổng số tiền hàng tỷ đồng, đầu

tư nuôi hàng trăm con bò. Đây

chính là tạo đòn bẩy giúp các

hộ nghèo đầu tư vào sản xuất

nâng cao năng suất cây trồng,

vật nuôi, tăng thu nhập, cải

thiện đời sống.

Được biết, tại hội nghị

triển khai thực hiện Kế hoạch

41 của Huyện ủy Đất Đỏ về

giảm nghèo bền vững giai đoạn

2011 - 2015, theo đánh giá của

Ban chỉ đạo giảm nghèo trong

thời gian qua chưa thực sự bền

vững, còn tình trạng tái nghèo.

Một số hộ nghèo chưa thực sự

tích cực chủ động vươn lên

thoát nghèo, còn tâm lý ỷ lại và

trông chờ vào sự hỗ trợ của

Nhà nước. Để khắc phục những

vấn đề trên, trong giai đoạn

2011 - 2015, huyện đã cố gắng

lồng ghép giữa các chương

trình, dự án, chính sách để đạt

mục tiêu giảm nghèo và xây

dựng nông thôn mới. Cụ thể

huyện ưu tiên nguồn lực hỗ trợ

các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo

cao, mặt khác sẽ tăng cường

hoạt động dạy nghề trên cơ sở

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

lao động. Từ đó sẽ tạo cho mỗi

người có một nghề, thu nhập

ổn định vươn thoát nghèo bền

vững. Công tác giảm nghèo ở

huyện Đất Đỏ trong giai đoạn

2011 - 2015, đã đề ra những

giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ hộ

nghèo trên mọi phương diện

Page 13: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí KINH TẾ

11

cuộc sống. Đó là đào tạo nghề

và giải quyết việc làm, Phòng

nông nghiệp và Phát triển nông

thôn huyện phối hợp cùng các

ngành các cấp tổ chức hướng

dẫn kiến thức, trao đổi kinh

nghiệm làm ăn cho người

nghèo. Đồng thời nhân rộng

mô hình doanh nghiệp trực tiếp

hợp đồng với địa phương, với

hộ nghèo để phát triển vùng

nguyên liệu bao tiêu sản phẩm

như thuốc lá, mãng cầu, nhãn

xuồng, sầu riêng…

Chương trình xây dựng 4

xã nông thôn mới: Long Tân,

Phước Hội, Láng Dài, Long

Mỹ đang được đẩy mạnh nhằm

chuyển đổi cơ cấu kinh tế và

phân công lao động, giúp

người nghèo có cơ hội tự tạo

việc làm từ lĩnh vực nông

nghiệp sang phi nông nghiệp.

Theo đó, các mô hình khuyến

nông được áp dụng phù hợp

với điều kiện thực tế thổ

nhưỡng từng địa phương. Tỷ

dụ như đối với xã Long Tân

tập trung vào trồng cây cao su,

cà phê, măng cụt, sầu riêng,

chôm; xã Phước Hội, Long Mỹ

phát triển cây thuốc lá, bông,

mãn cầu và rau xanh; Láng Dài

trồng mãn cầu và phát triển mô

hình nuôi thủy sản nước ngọt.

Hàng năm huyện dành ngân

sách khoảng từ 400 triệu đồng

đến 500 triệu đồng hỗ trợ vốn

cho các hộ nghèo thị trấn

Phước Hải và xã Lộc An trang

bị phương tiện đánh bắt trên

biển, phát triển nghề sản xuất

cá khô và nước mắm. Với

những chương trình, dự án, mô

phát triển kinh tế xã hội thiết

thực kể trên dã là nền tảng

quan trọng để mục tiêu đưa tỷ

lệ hộ nghèo giảm xuống còn

dưới 1% vào cuồi năm 2015/…

Lương Định Nguồn http://baodansinh.vn

Báo Lao động và xã hội,

ngày 24/8/2016

Page 14: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

12

Người dân kiến nghị xem xét việc

di chuyển nơi thờ Anh hùng Võ Thị Sáu

Trước văn bản của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo về

việc di chuyển nơi thờ cúng Nữ anh hùng Võ Thị Sáu tại huyện

Côn Đảo, nhiều người không đồng tình về việc này.

Theo đơn phản ánh: “Chúng

tôi là những người thay mặt

cho người dân tại Côn Đảo nói

riêng và người dân thập

phương, những du khách đã

từng đến Côn Đảo nói chung,

nay tôi làm đơn này kính báo

cáo, trình các cơ quan báo chí

và các cơ quan ban ngành có

liên quan cần giúp chúng tôi

việc như sau: Theo quyết định

số 870/QĐ-TTG ngày 17/6/2015

của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt “Quy hoạch

tổng thể phát triển khu du lịch

quốc gia Côn Đảo, tỉnh BR-

VT đến năm 2030”, xác định

phát triển kinh tế du lịch Côn

Đảo theo hướng “Văn hoá -

lịch sử - tâm linh”. Theo đó về

lịch sử, tâm linh, Côn Đảo có

nữ anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân Võ Thị Sáu là biểu

tượng tâm linh được lịch sử tôn

vinh, vang danh khắp cả nước,

khiến toàn du khách trong và

ngoài nước đều biết đến, tôn

thờ kính trọng.

Ngoài mộ phần nữ anh

hùng tại nghĩa trang Hàng

Dương, người dân Côn Đảo và

Đơn kiến nghị của một số người dân

gửi các cơ quan truyền thông

Page 15: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

13

du khách khi đến Côn Đảo đều

đến nhà tưởng niệm người anh

hùng lực lượng vũ trang nhân

dân Võ Thị Sáu để dâng

hương. Hơn nữa Nhà tưởng

niệm đã được xây dựng từ lâu,

được đặt tại mũi Lò Vôi, gần

nơi khi xưa Thực dân Pháp xử

bắn, chính vì thế mỗi lần đến

đây thành kính thắp hương Cô

người ta không khỏi đồng lòng

xúc động, bất cứ ai cũng không

thể quên hình tượng người nữ

anh hùng kiên cường, đứng

hiên ngang bất khuất, càng làm

chúng ta cảm thấy xót xa, đau

đớn cảnh tượng người con gái

Đất Đỏ bị thực dân Pháp đày

đọa và xử bắn, làm sống dậy

tinh thần yêu nước của mỗi

chúng ta khi thấy một tấm

gương nữ anh hùng cách mạng

hi sinh vì Tổ quốc.

Nơi đây như một ngôi nhà

dành riêng cho Nữ Anh hùng,

nơi lưu giữ những vật phẩm,

kỷ vật, hồi ký và những chiến

tích vang dội để bất cứ ai đến

đây đều thành tâm cung kính

dâng hương người vì sự biết

ơn, thành kính trước người Nữ

Anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân mãi mãi ghi danh.

Nhà tưởng niệm Cô đã thật sự

đi vào tiềm thức của mọi

người dân và du khách cả

nước khi đến với Côn Đảo,

phát huy được giá trị tâm linh,

đáp ứng sự mong mỏi, thành

kính của nhân dân và cả du

khách nước ngoài.

Tuy nhiên, ngày 31/3/2014,

Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa -

Vũng Tàu có thông báo kêt

luận số 1189 - TB/TU chỉ đạo

di dời việc thờ cúng Nữ Anh

hùng lực lượng vũ trang Nhân

dân Võ Thị Sáu từ nhà tưởng

niệm hiện nay vào thờ cúng tại

đền thờ Côn Đảo nằm trong

khuôn viên nghĩa trang Hàng

Dương. Đến ngày 03/03/2016,

Page 16: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

14

Thường trực tỉnh ủy có công

văn số 360- CV/TU về nội

dung chuyển việc thờ cúng Nữ

AHLLVTND. Hiện nay, các cơ

quan chức năng của tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu và huyện Côn

Đảo đang khẩn trương tổ chức

việc di dời việc thờ cúng Nữ

Anh hùng từ Nhà tưởng niệm

hiện nay vào thờ cúng tại đền

thờ Côn Đảo nằm trong khuôn

viên nghĩa trang Hàng Dương

theo chỉ đạo từ Tỉnh ủy tại Thư

mời số 67/TM - SVHTTDL

ngày 11/08/2016.

Về việc này, người dân nêu

ý kiến không đồng tình việc di

chuyển và cho rằng, trong khi

nơi thờ cúng của Nữ Anh hùng

đang ổn định, Nhà tưởng niệm

hiện nay đang là nơi linh thiêng

đã từ rất lâu, là hồn thiêng tôn

vinh và ghi nhớ ơn người nữ

Anh hùng Lực lượng vũ trang

Nhân dân Võ Thị Sáu.

Người dân cũng kiến nghị

các đơn vị liên quan, vào cuộc

giúp đỡ chúng tôi ngăn chặn,

dừng việc di dời thờ cúng Võ

Thị Sáu vào đền thờ Côn Đảo

và giữ nguyên hiện trạng thờ

cúng Cô tại Nhà tưởng niệm

như hiện nay, để bảo vệ, giữ

gìn nơi linh thiêng thờ cúng Cô

(đã có từ rất lâu và trở thành

thông lệ suốt bao lâu nay) và

để an lòng dân, đáp ứng

nguyện vọng tâm linh của nhân

dân địa phương cũng như của

toàn người dân Việt Nam, du

khách nước ngoài đã từng đến

dâng hương cho Cô tại Côn

Đảo. Vì đây là biểu tượng tâm

linh, linh thiêng không chỉ đối

với người dân huyện đảo mà là

nơi thiêng liêng được toàn dân

cả nước cúi đầu dâng hương.

Thành Trung Nguồn http://phapluatxahoi.vn

Báo điện tử Pháp luật & xã hội,

ngày 12/8/2016

Page 17: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

15

Làng quê không yên bình vì phải sống chung với 170 con nghiện ma túy

Lâu nay, hầu hết người dân Đá Bạc, huyện Châu Đức (Bà Rịa

- Vũng Tàu) sống bằng nghề nông, trong đó chủ yếu là trồng hồ

tiêu, cà phê, mì, bắp. Gần đây tội phạm trộm cắp hoành hành,

khiến người dân vùng quê nghèo này hoang mang, lo sợ.

Chúng tôi tìm đến nhà anh

Hoàng Út (tổ 5, thôn Lồ Ồ, xã

Đá Bạc, huyện Châu Đức).

Anh Út chia sẻ, mới cách đây

một tuần, rạng sáng ngày 12-8,

anh vào rẫy trồng tiêu thì phát

hiện máy bơm nước đã bị trộm

đào lên và lấy mất. Đây là máy

anh mới mua chưa lâu với giá

3,3 triệu đồng. Để có tiền mua

máy bơm cũng như đào giếng

khoan, gia đình anh đã phải

chật vật mãi mới dành dụm

mua được.

Theo lời anh Út, không chỉ

có mình gia đình anh, trong

đêm 12-8, cũng có rất nhiều hộ

trong thôn Lồ Ồ bị mất trộm,

mà chủ yếu là máy bơm nước.

Chúng tôi tiếp tục tìm đến

rẫy nhà anh Đào Văn Hưởng

cũng trú tại thôn Lồ Ồ, xã Đá

Bạc, huyện Châu Đức. Anh

Hưởng mới vừa lập gia đình ít

tháng, được cha mẹ cho

2.000m2 đất để trồng tiêu. Thế

nhưng, tiêu chưa được thu

hoạch mà đã bị mất trộm máy

Các địa điểm đặt máy bơm nước của

người dân xã Đá Bạc bị trộm đào và

lấy cắp

Page 18: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

16

bơm nước vào cùng thời điểm

với hộ anh Út.

Anh Hưởng kể, khi mua

máy bơm nước về, anh đã đổ

bê tông, dùng khóa lại rất cẩn

thận, thế nhưng vẫn bị đào và

lấy trộm. Hiện tại anh Hưởng

vẫn chưa có tiền để mua lại

máy bơm nước mới, thế nên

công việc tưới tiêu cho rẫy của

anh cũng gặp khó khăn.

Đồng cảnh ngộ với anh Út,

và anh Hưởng, ông Hồ Văn

Lâm nhà ở xã Bình Giã, huyện

Châu Đức cũng có rẫy tiêu với

hơn 2 sào tại thôn Lồ Ồ, xã Đá

Bạc cũng bị trộm lấy mất máy

bơm nước vào đêm 12-8 vừa

qua. Điểm đáng nói ở đây là

ông Lâm đã chôn dây điện ở

gốc tiêu cách vị trí đặt máy

bơm nước một đoạn khá xa

nhưng vẫn bị trộm phát hiện và

đào lên.

Ngoài việc trộm máy bơm

tại các rẫy, tội phạm còn nhắm

vào nhiều nhà dân, như trường

hợp gia đình ông T. Đ.H, Phó

Chủ tịch UBND xã Đá Bạc,

vừa qua cũng đã bị trộm vào

nhà và lấy 6 triệu đồng trong

túi xách.

Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó

trưởng Công an xã Đá Bạc,

huyện Châu Đức cho biết, nhận

được phản ánh của người dân,

Công an xã đã báo cáo lên

Công an huyện Châu Đức và

đã tổ chức xuống ghi nhận thực

trạng tại các hộ dân bị mất cắp.

Ông Lưu xác nhận đầu tháng

trở lại đây, trên địa bàn xã đã

xảy ra khoảng gần 20 vụ trộm,

cắp. Để trả lại sự yên bình cho

vùng quê vốn được mệnh danh

yên bình này, thiết nghĩ các cơ

quan chức năng địa phương

cần quyết liệt hơn nữa trong

công tác phòng ngừa, phát hiện

và xử lý tội phạm, nhất là tội

phạm trộm, cắp. Điều khiến

người dân lo ngại hiện nay

Page 19: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

17

chính là số người nghiện ma

túy trên địa bàn huyện có xu

hướng gia tăng ở đối tượng

thanh, thiếu niên. Theo báo cáo

của Công an huyện Châu Đức,

hiện tại huyện có tới trên 170

người nghiện ma túy, trong đó,

thanh, thiếu niên dưới 30 tuổi

chiếm tỷ lệ 75%.

Hải Âu

Nguồn http://cand.com.vn

Báo Công an nhân dân,

ngày 21/8/2016

Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu):

Người dân sống gần các mỏ đá "kêu cứu"

Nhiều năm qua, người dân sống ở gần các mỏ khai thác đá

thuộc huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) luôn sống trong

cảnh sợ hãi bởi những tiếng nổ lớn phát ra từ hoạt động khai

thác. Nghiêm trọng hơn, do chấn động từ nổ mìn phá đá nhiều

căn nhà đã bị nứt nẻ, nguy cơ đổ sập có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Người dân đã nhiều lần phản ánh với các cấp quản lý tại địa

phương, nhưng sự việc vẫn cứ “đâu rồi lại vào đấy”.

Không một ngày được

bình yên

Theo phản ánh của

người dân sống quanh khu

vực núi Sò (thôn 1, xã

Suối Rao, huyện Châu

Đức), thời gian qua, trong

quá trình khai thác đá,

nhiều công ty đã gây ra

bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời

sống nhân dân. Nghiêm trọng hơn,

do chấn động từ nổ mìn phá đá

nhiều căn nhà đã bị nứt nẻ nặng

khiến người dân luôn nơm lớp lo sợ,

cuộc sống bị đảo lôn hoàn toàn. Bên

cạnh đó, điều khiến người dân bức

xúc hơn cả là các công ty khai thác

đá không hề thông báo về thời gian

Page 20: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

18

nổ mìn. Tất cả vẫn đang

diễn ra một cách bất chợt

khiến mọi người bị choáng

váng, điều đó đã làm ảnh

hưởng đến tâm lý, sức

khỏe của họ.

Anh Nguyễn Văn Hoàn

ngụ ở tổ 5, thôn 1, xã Suối

Rao, huyện Châu Đức cho

biết, mỏ đá ở khu vực núi

Sò hoạt động suốt ngày

đêm, từ 3 giờ sáng đến 12

giờ đêm, khiến cuộc sống

của những người dân sống

chung quanh bị đảo lộn,

người lớn không thể nghỉ

ngơi, con trẻ không thể

học hành. Anh Hoàn kể,

có hôm buổi trưa cả gia

đình anh đang ngồi ăn

cơm thì một tiếng nổ vang

rền, cả ngôi nhà cấp 4

rung lên, mấy đứa trẻ la

hét vì hoảng sợ. Cũng

cùng chung nỗi bức xúc,

ông Từ Phúc Thịnh, người

dân sống dưới chân núi Sò cho biết

thêm, có khi đang đêm tiếng nổ phát

ra từ điểm khai thác đá như bom

dội, khiến ai cũng phải giật bắn

người vì âm thanh quá lớn. “Hai vợ

chồng tôi đều đã lớn tuổi, cần được

nghỉ ngơi yên tĩnh, thế nhưng những

tiếng nổ lớn như vậy khiến chúng

tôi mất ngủ triền miên. Chúng tôi

phản ánh nhiều lần lên thôn, xã

nhưng rồi đâu lại vào đấy”.

Không chỉ phải chịu đựng tiếng

ồn, người dân còn lo lắng khi tường

và nền nhà xuất hiện những vết nứt

lớn do chấn động từ nổ mìn phá đá,

nguy cơ nhà đổ sập có thể xảy ra

bất cứ lúc nào. Anh Cao Đăng

Nhà bà Nguyễn Thị Vẹn (khu phố Thanh

Long, thị trấn Đất Đỏ nhiều chỗ trong nhà bị

nứt rất nguy hiểm

Page 21: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

19

Phong (tổ 5, thôn 1, xã

Suối Rao) cho biết, căn

nhà anh vừa sửa lại nhưng

chỉ sau mấy lần mỏ đá nổ

mìn đã xuất hiện những

vết nứt trên tường và nền

nhà, có chỗ hở đến 1cm.

Căn nhà của bà

Nguyễn Thị Vượng (thôn

1, xã Suối Rao) còn bị nứt

nghiêm trọng hơn. Những

vết nứt lớn, có nơi cả một

mảng tường lớn đã nứt

toác, có thể đổ sập bất cứ

lúc nào. “Đang mùa mưa

bão, ở trong căn nhà như

thế này tôi thấy rất lo lắng.

Tôi đã viết đơn gửi Công

ty TNHH Khoáng sản

Hiệp Lực (đơn vị khai thác

đá) đề nghị được hỗ trợ

sửa chữa nhà. Hy vọng

công ty sẽ sớm tạo điều

kiện cho tôi sửa chữa nhà

trong mùa mưa này”, bà

Nguyễn Thị Vượng bày tỏ.

Không chỉ người sống

quanh khu vực núi Sò (xã Suối Rao,

huyện Châu Đức) “kêu cứu” mà

người dân sống gần mỏ đá Puzolan

Gia Quy (thị trấn Đất Đỏ, huyện

Đất Đỏ) cũng đang tha thiết mong

muốn ngành chức năng vào cuộc

kiểm tra lại quy trình nổ mìn và

hoạt động khai thác tại các mỏ đá

cũng như việc bảo vệ môi trường và

trả lại cuộc sống yên bình cho

người dân.

Mặc dù nhà của các hộ dân cách

mỏ đá khoảng hơn 500m nhưng việc

nổ mìn khai thác đá của Công ty

TNHH Lê Chính tại mỏ đá Puzolan

Gia Quy (thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất

Đỏ) cũng làm cho một số nhà dân

rạn nứt, đe dọa đến tính mạng và tài

sản. Căn nhà của bà Nguyễn Thị

Vẹn (khu phố Thanh Long, thị trấn

Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) vết nứt xảy

ra ở khắp nhà, có những vết nứt

ngày càng to ra, khi mưa xuống

nước thấm cả vào nhà. Năm 2014

gia đình bà Vẹn và một số hộ dân

khác ở khu phố Thanh Long được

hỗ trợ 3 triệu đồng để sửa chữa nhà.

Page 22: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

20

Nhưng vừa sửa xong,

doanh nghiệp nổ mìn nhà

lại bị nứt. “Sống gần mỏ

đá, tôi luôn cảm thấy

không có một ngày được

bình yên, bởi mỗi lần mỏ

đá nổ mìn là căn nhà rung

bần bật, mỗi ngày vết nứt

lại hở thêm một tý, nhà có

thể sập bất cứ lúc nào

khiến chúng tôi hết sức lo

sợ”, bà Vẹn nói.

Được biết, trước đây

hoạt động nổ mìn của đơn

vị khai thác đá quy mô

nhỏ, số lượng thuốc nổ ít,

mũi khoan nông nên sự

ảnh hưởng tới cuộc sống

của người dân chưa nhiều.

Nhưng gần 2 năm trở lại

đây, Công ty TNHH Lê

Chính đã tăng cường công

suất khai thác, tăng số

lượng thuốc nổ, tăng độ

sâu của mũi khoan nên sức

công phá lớn, gây tác

động nặng nề tới các hộ

dân xung quanh. “Chúng tôi tha

thiết mong muốn ngành chức năng

vào cuộc kiểm tra lại quy trình nổ

mìn và hoạt động khai thác tại các

mỏ đá cũng như việc bảo vệ môi

trường và trả lại cuộc sống yên bình

cho người dân”, một người dân sống

gần mỏ đá Puzolan Gia Quy bày tỏ.

Cần siết chặt quản lý

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi

Minh Hội, Phó Giám đốc Công ty

TNHH Khoáng sản Hiệp Lực cho

biết, trong hoạt động nổ mìn khai

thác đá, Công ty đã ký hợp đồng

mua bán vật liệu nổ và dịch vụ nổ

mìn trọn gói với Công ty TNHH

MTV Công nghiệp hóa chất mỏ

Nam bộ (Micco) và được Sở Công

thương cấp giấy đăng ký sử dụng

Hiện trường khai thác đá tại mỏ núi Sò (xã

Suối Rao, huyện Châu Đức)

Page 23: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

21

vật liệu nổ công nghiệp

tháng 5-2016, thời hạn là

một năm. Ông Hội cho

biết, việc nổ mìn khai thác

đá không tránh khỏi ảnh

hưởng tới đời sống của

các hộ dân xung quanh, vì

vậy công ty đã áp dụng

phương pháp nổ mìn vi sai

phi điện, giảm chấn động

đáng kể so với phương

pháp nổ mìn thông

thường. “Hiện công ty chỉ

nổ mìn theo nhu cầu sản

xuất, do đó có tháng công

ty nổ mìn 4-5 lần nhưng

cũng có tháng không nổ

mìn lần nào. Quy mô và

phương pháp nổ mìn của

công ty đều đảm bảo cho

công trình gần nhất và

không ảnh hưởng tới sức

khỏe con người”, ông Bùi

Minh Hội khẳng định.

Bà Bùi Thị Dung,

Giám đốc Sở Công thương

khẳng định: Trước tình

trạng nổ mìn gây nứt nhà dân như

phản ánh, Sở Công thương sẽ tiến

hành kiểm tra và có biện pháp xử

lý. Đồng thời, tăng cường quản lý

chặt chẽ hơn nữa các hoạt động sử

dụng vật liệu nổ công nghiệp trên

địa bàn tỉnh. Sở Công thương cũng

khảo sát cụ thể thực trạng công tác

bảo quản tại các kho vật liệu cháy

nổ của các mỏ đá hiện nay để đảm

bảo đúng quy trình an toàn, kịp thời

phát hiện và xử lý nghiêm các sai

phạm, nhằm đảm bảo lợi ích cho

doanh nghiệp và các hộ dân sinh

sống xung quanh.

Bên cạnh đó, để kiểm soát chặt

chẽ hơn nữa hoạt động nổ mìn tại

các mỏ đá, Sở Công thương sẽ tăng

cường các hoạt động kiểm tra đột

xuất, định kỳ. Đồng thời, yêu cầu

các đơn vị nổ mìn phải gửi thông

báo về việc nổ mìn tới Sở Công

thương để sở giám sát.

Trúc Giang - Linh Nga Nguồn http://baotainguyenmoitruong.vn

Báo Tài nguyên Môi trường,

ngày 22/8/2016

Page 24: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

22

Để tạo ấn tượng tốt cho du khách,

cần nói không với “cò”

Tại Vũng Tàu vẫn còn một

thực trạng tồn tại, đó chính là

việc “cò” du lịch chèo kéo, gây

ấn tượng không tốt cho du

khách. Với bờ biển dài khoảng

100km, khí hậu nắng ấm quanh

năm, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-

VT) là địa phương đứng thứ 2

khu vực phía Nam về số lượng

di tích danh thắng (với 44

điểm) và nhiều di sản văn hóa

có giá trị.

Thời gian qua, BR-VT đã

thực hiện tốt việc quy hoạch

cũng như quản lý để đưa du

lịch của tỉnh ngày một phát

triển hơn. Tuy nhiên, tại Vũng

Tàu vẫn còn một thực trạng tồn

tại, đó chính là việc “cò” du

lịch chèo kéo, gây ấn tượng

không tốt cho du khách.

Ngày gần cuối tháng 8,

trong vai một cán bộ công đoàn

một công ty ở Tp. Hồ Chí

Minh dẫn đoàn đến du lịch

Vũng Tàu, chúng tôi có dịp

được cọ sát với một lực lượng

“cò” đông đảo nơi đây.

“Cò” ăn, nghỉ

Vừa đặt chân tới đầu Bãi

Sau, Tp. Vũng Tàu, đoạn từ

khu vực bãi tắm Paradise đến

khách sạn Thùy Vân, chúng tôi

đã bị khoảng chục “cò” đeo

bám, “chào hàng”.

Một đặc điểm chung, các

“cò” đều tự giới thiệu mình là

chủ, là anh em, cháu chắt của

các nhà nghỉ, có “cò” còn tự

giới thiệu, “bác, chú” chủ nhà

nghỉ của mình là cán bộ trong

Đội trật tự Công an Tp. Vũng

Tàu. Tiếp hết “cò” này tới “cò”

khác, “chiến lợi phẩm” chúng

tôi thu về là một đống danh

thiếp khách sạn, nhà nghỉ tại

khu vực Bãi Sau Tp. Vũng Tàu

như Motel SD, Restaurant -

Page 25: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

23

Hotel TT 1, Motel P Q, Hotel

CV,…. Theo chân một “cò”,

chúng tôi đến Hotel CV để tìm

hiểu, tiếp chúng tôi, bà chủ

khách sạn nhanh tay liệt kê

bảng giá tiền phòng và tính

luôn số tiền hoa hồng 20%

chúng tôi được hưởng từ việc

dẫn đoàn đến nghỉ tại đây.

Còn tại Motel SD, chủ nhà

nghỉ này còn đưa ra tiêu chí

hấp dẫn hơn để chúng tôi dẫn

đoàn tới nghỉ. Chẳng hạn như

ngoài giá 1 phòng 4 giường của

nhà nghỉ là 2 triệu/ 24 giờ thì

số tiền dẫn đoàn đến được chi

là 200.000 đồng (10%) thì

chúng tôi sẽ có thêm tiền nếu

móc nối thông báo cho chủ nhà

nghỉ nâng mức giá lên bao

nhiêu thì chúng tôi sẽ được

hưởng thêm bấy nhiêu.

Cụ thể như đưa ra giá 2,5

triệu/ phòng/ 24 giờ thì chúng

tôi sẽ được hưởng 700.000

đồng. Như vậy nếu như dẫn 1

đoàn khách gồm 20 người tới

nghỉ ngơi tại nhà nghỉ này,

chúng tôi đã có quyền bỏ túi ít

nhất 2 triệu đồng. Tiền kiếm

được từ việc làm “cò” quá dễ,

bà chủ vui vẻ cho biết.

Trò chuyện nhỏ to với anh

H, một “cò” còn ít tuổi và

nhanh nhẹn nhất kể từ khi

chúng tôi bị đông đảo “cò” đeo

bám cho biết, hầu hết những

đối tượng cứ hễ thấy khách liền

chạy sát xe lại, mời chào đa

phần đều là “cò” chuyên

nghiệp, ăn lương tháng cố định,

vì du lịch tùy mùa và tùy sự

kiện thế nên để đảm bảo cho

cuộc sống đa phần “cò” du lịch

Tp. Vũng Tàu xinh đẹp

Page 26: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

24

chọn loại hình hưởng lương

tháng. Và muốn làm “cò”

chuyên nghiệp thì không dễ

chút nào.

Sau khi dẫn chúng tôi thăm

nhà nghỉ của ông “bác họ”, anh

H dẫn chúng tôi tới một số

điểm ăn uống trên địa bàn Tp.

Vũng Tàu. Tại một quán ăn TC

trên đường Hoàng Hoa Thám,

tiếp chúng tôi bằng sự cởi mở,

vui vẻ, chủ quán nói “em cứ

xem menu rồi hôm sau gọi điện

báo trước cho chị, em yên tâm,

tụi chị sẽ không để em phải

thiệt, bên chị sẽ trích 15% cho

em nếu em dẫn đoàn vào quán

của chị”.

Còn tại quán AK cũng

ngay trên tuyến đường Hoàng

Hoa Thám, Tp. Vũng Tàu, chủ

quán một mực khẳng định rằng

quán niêm yết giá rất tốt,

nhưng sẽ ưu tiên cho người dẫn

đoàn tới. Ví như làm phần ăn

lớn nhưng sẽ tính tiền ở mục

phần nhỏ và phần tiền dư đó

chúng tôi sẽ được hưởng. Một

loại hình nữa mà chúng tôi

được các “cò” chuyên nghiệp

giới thiệu đó chính là nếu dẫn

khách mua hải sản tại một số

điểm tại Tp. Vũng Tàu, người

dẫn cũng được chia hoa hồng

rất cao. Tùy theo mỗi đơn hàng

mà số tiền được chia sẽ nhiều

hay ít. Chưa dừng ở đây, sau

khi tiếp cận với “cò” chuyên

nghiệp, chúng tôi tìm cách tiếp

cận với “cò” nghiệp dư. “Cò”

này bao gồm các bác tài xế

taxi, xe ôm, xích lô…

Anh K, một xe ôm ngay tại

khách sạn Thùy Vân, Bãi Sau

thẳng thắn rằng mỗi lần anh dắt

khách cho các điểm khách sạn,

nhà nghỉ, quán ăn, nơi mua

sắm anh đều được chi 20% hoa

hồng, có nơi 30%, và nếu

chúng tôi chia sẻ làm ăn chung

thì số tiền hoa hồng sẽ được

chia đôi.

Page 27: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

25

Nói không với “cò” du lịch

“Cò” du lịch hoành hành đã

khiến cho giá cả của các loại

hình dịch vụ bị biến động,

không kiểm soát được dẫn đến

tình trạng khách du lịch khi đến

Vũng Tàu bị “chặt chém”. Bên

cạnh đó sẽ khiến cho việc đảm

bảo an ninh trật tự trên địa bàn

khó quản lý.

Trước thực trạng này, PV

Báo CAND đã gặp và trao đổi

với bà Trương Thị Hường, Phó

Chủ tịch UBND Tp. Vũng Tàu,

bà Hường cho biết, nạn “cò” du

lịch trên địa bàn Tp. Vũng Tàu

là có, thời gian tới UBND TP

sẽ thành lập một Đội trật tự bãi

biển sẽ chuyên làm công tác

giữ gìn trật tự, đảm bảo cho

tình hình du lịch Vũng Tàu,

gắn camera theo dõi các hoạt

động tại các tuyến trọng điểm,

như vậy việc quản lý, giám sát

sẽ được tốt hơn.

Ông Hồ Văn Lợi, Giám

đốc Sở Văn hóa - Thể thao &

Du lịch tỉnh BR-VT cho biết,

Sở đã chỉ đạo Tp. Vũng Tàu

cần quyết liệt hơn nữa trong

việc xử lý các vấn đề “cò”,

“chặt chém”, “nạn hàng rong”,

xả rác trên bãi biển để du lịch

Vũng Tàu trong thời gian tới sẽ

phát triển mạnh và thu hút

khách VIP.

Để thị trường du lịch BR-

VT có sức thu hút đối với du

khách và phát triển thật sự bền

vững, nhiều du khách cho rằng

rất cần phải xây dựng được môi

trường du lịch trong sạch, lành

mạnh, an ninh trật tự được giữ

vững để tạo niềm tin cho du

khách. Chỉ khi tạo được môi

trường du lịch lành mạnh, uy

tín, với nhiều sản phẩm dịch vụ

du lịch phong phú và hấp dẫn,

mới có thể tạo đựơc dấu ấn tốt

đẹp cho du khách về thương

hiệu du lịch BR-VT.

Hải Âu

Nguồn http://cand.com.vn

Báo Công an nhân dân,

ngày 22/8/2016

Page 28: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

26

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cư dân mâu thuẫn

với chủ đầu tư, nhà hàng bị vạ lây

Gần đây xảy ra sự việc cư dân ở chung cư 199A Nam Kỳ Khởi

Nghĩa, Tp. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ứng với nhà hàng

Beer Club Queen (của công ty công ty TNHH Queen 101). Theo

đó người dân phản ánh, sau khi nhà hàng này đi vào hoạt động

tại tầng trệt chung cư đã gây tiếng ồn và nguy cơ mất an ninh trật

tự. Vậy thực hư sự việc này thế nào chúng tôi xin phản ánh một

cách đa chiều.

Mang tiếng oan

Theo diễn tiến sự việc,

ngày 04-07-2016, công ty 101

đã ký hợp đồng thuê mặt bằng

tầng trệt và tầng lửng thuộc

diện tích thương mại và dịch

vụ của tòa nhà chung cư 199A

Nam Kỳ Khởi Nghĩa của công

ty Cổ phần phát triển nhà Bà

Rịa - Vũng Tàu (viết tắt là

Hodeco). Sau khi được cấp

giấy chứng nhận kinh doanh

công ty 101 đã mở nhà hàng

Buffet Beer Club Queen tại địa

chỉ trên. Theo giấy phép kinh

doanh nhà hàng được tổ chức

tiệc đứng bán đồ ăn, uống

trong đó có bia. Công ty 101

được tổ chức biểu diễn thời

trang, nghệ thuật…

Đại diện công ty 101 ông

Thiều Ngọc Phúc (Giám đốc)

cho biết, do thời gian thi công

gấp gáp để kịp tiến độ khai

trương trước tháng 7 âm lịch

Nhà hàng Buffet Beer Club Queen luôn

chấp hành tốt các quy định

Page 29: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

27

nên đơn vị thi công có gây ảnh

hưởng đến vài hộ dân phía trên

chung cư 199. Vào ngày khai

trương, do có một vài sơ suất

về âm thanh nên cũng có gây ra

tiếng ồn. Tuy nhiên, ngay sau

khi có phản ánh của người dân,

phía công ty 101 đã khắc phục

ngay bằng cách gắn thêm hệ

thống cách âm và hệ thống

chống rung. Vì thế tại khu vực

nhà hàng đã không còn tiếng

ồn và rung lắc dù cho có mở

nhạc lớn. Theo đó công ty 101

đã ký hợp đồng với công ty

TNHH Khoa học Công nghệ và

Phân tích môi trường Phương

Nam (địa chỉ tại số 766 Quang

Trung, phường 8, Gò Vấp, Tp.

HCM) để thường xuyên kiểm

tra tiêu chuẩn tiếng ồn và độ

rung lắc nhằm đảm bảo theo

quy định của pháp luật về bảo

vệ môi trường. Nhưng sự việc

chưa dừng lại.

Ngày 6-8-2016 một số hộ

dân thuộc chung cư 199 Nam

Kỳ Khởi Nghĩa đã tổ chức buổi

đối thoại với chủ đầu tư và

cũng là sở hữu diện tích cho

thuê là công ty Hodeco. Cuộc

họp này có 05 nội dung gồm:

Phản đối hoạt động của nhà

hàng Beer Club Queen; Yêu

cầu Hodeco bầu ban quản trị

chung cư; Tập huấn về phòng

cháy chữa cháy cho cư dân;

Yêu cầu phải có người giám sát

camera an ninh và phải có khu

sinh hoạt cộng đồng. Nhiều yêu

cầu mà cư dân đưa ra đã được

Hodeco chấp nhận. Riêng nội

dung thứ nhất thu hút nhiều

người tham gia bởi có sự kích

động của một hộ dân ở khu A.

Theo đó người dân dù không bị

ảnh hưởng cũng đưa ra yêu

sách đối với Hodeco là buộc

công ty 101 phải ngừng kinh

doanh trả lại mặt bằng. Trong

Page 30: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

28

khi diện công ty Hodeco đã

khẳng định việc ký hợp đồng

cho công ty 101 thuê mặt bằng

là đúng pháp luật vì đây là diện

tích thương mại và dịch vụ của

tòa nhà chung cư.

Không sai luật

Phía công ty 101 thì khẳng

định việc thuê mặt bằng và

kinh doanh là đúng pháp luật

và không vi phạm gì ngoài

những lỗi nhỏ là gây tiếng ốn

đã được khắc phục xong. Thực

tế thì công ty cũng đã đầu tư

hơn 10 tỷ đồng vào vệc cải tạo

mặt bằng, thiết kế nhà hàng với

sự chấp thuận của cơ quan

chức năng, không thể vì lý do

không đáng mà yêu cầu nhà

hàng ngưng hoạt động. Cụ thể

công ty 101 đã được Sở Kế

hoạch và đầu tư tỉnh cấp giấy

chứng nhận đăng ký doanh

nghiệp ngày 13-7-2016. Có

biên bản kiểm tra hiện trạng hệ

thống phòng cháy chữa cháy đủ

tiêu chuẩn do Công an tỉnh tiến

hành vào ngày 26-7-2016.

Ngày 28-7-2016 công ty

cũng được Sở Văn hóa Thể

thao và Du lịch tỉnh cấp giấy

phép về tổ chức biểu diễn nghệ

thuật, trình diễn thời trang

trong nhà hàng. Cùng ngày 28-

7- 2016 phòng Tài nguyên Môi

trường (thuộc UBND Tp. Vũng

Tàu) cũng có biên bản kiểm tra

hiện trạng về việc bảo vệ môi

trường tại nhà hàng Beer Club

Queen. Trước đó công ty cũng

đã gửi hồ sơ đăng ký thang

bảng lương cho nhân viên tại

Liên đoàn lao động Tp. Vũng

Tàu và được cơ quan này chấp

thuận… Phía công ty còn tiến

hành các thủ tục khác như nộp

hồ sơ xin cấp phép biểu diễn

nghệ thuật, trình diễn thời trang

tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch. Nộp hồ sơ xin cấp giấy

chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

Page 31: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

29

an toàn thực phẩm tại Sở Y

tế… Như vậy tất cả các thủ tục

phải đăng ký công ty đã tuân

thủ chặt chẽ, tuy nhiên một số

cơ quan chuyên môn vẫn chậm

trễ trong việc cấp giấy phép

con cho công ty. Việc cấp phép

chậm ảnh hưởng rất nhiều đến

công ty. Trong khi phòng Văn

hóa thông tin Tp. Vũng Tàu đề

nghị Công ty 101 tạm ngưng

hoạt động vì chưa đủ các giấy

phép theo quy định. Sở Văn

hoá Thể thao và Du Lịch tỉnh

thì trả lại hồ sơ với lý do có

phản ánh khiếu nại của cư dân

chung cư.

Ồn hay không phải có cơ

quan chức năng xác định

Để giải quyết vụ việc nhằm

tháo gỡ khó khăn cho công ty,

ngày 9-8, Sở Xây dựng và Sở

Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu cùng UBND Tp.

Vũng Tàu đã làm việc với công

ty Hodeco. Ông Trần Quốc Tạo

(Phó Tổng giám đốc Hodeco)

cho biết, trong ngày khai

trương nhà hàng Beer Club

Queen có gây ra tiếng ồn, ảnh

hưởng đến người dân chung cư.

Nhưng ngay sau đó, Hodeco đã

đề nghị công ty 101 nhanh

chóng khắc phục nên đến nay

đã giảm rất nhiều. Phía công ty

101 cũng khẳng định việc thuê

mặt bằng và kinh doanh của

mình là không sai. Thực tế hoạt

động công ty có một vài sơ

xuất nhỏ nhưng đã khắc phục

ổn thỏa, nên không có lý gì

cấm họ kinh doanh khi không

có vi phạm gì.

Tại cuộc họp này đại diện

Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh

khẳng định, phía công ty 101

đã tiến hành đăng ký hoạt động

của theo đúng quy định nên đề

nghị các đơn vị khác có liên

quan tạo điều kiện thuận lợi

cho doanh nghiệp hoàn thiện

thủ tục pháp lý. Trong khi phó

Page 32: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

30

phòng Quản lý đô thị Tp. Vũng

Tàu, Hoàng Xuân Nguyên

nhận định, thành phố rất ủng

hộ các sản phẩm du lịch mới lạ

thu hút khách du lịch như công

ty 101 đang làm. Ngoài ra theo

quy định tại khu dịch vụ của

chung cư chỉ cấm kinh doanh

vũ trường chứ không cấm kinh

doanh dịch vụ nhà hàng. Về

tiếng ồn do dân phản ánh thì

phải có cơ quan chức năng

kiểm tra xem có vượt quá độ

ồn cho phép hay không.

Ngày 11-8- 2016, Phòng

Văn hóa thông tin (UBND Tp.

Vũng Tàu) đã tổ chức cuộc họp

liên ngành với tất cả các ban

ngành liên quan. Tại đây công

ty 101 cho rằng mình bị thiệt

hại oan trong sự việc này. Vì

vậy đề nghị cơ quan chức năng

của Tp. Vũng Tàu và tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu sớm xác minh

giải quyết sự việc trên cơ sở

khách quan, nhằm đem lại sự

trong sạch và lấy lại uy tín cho

doanh nghiệp. Việc chậm cấp

phép gây ảnh hưởng lớn cho

công ty trong khi nguyên nhân

không phải từ phía công ty. Kết

thúc cuộc họp các cơ quan

tham gia đã thống nhất cần

phải nhanh chóng giải quyết

những vướng mắc giữa công ty

101 và phản ánh của người dân

chung cư, nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho công ty hoàn

thiện hồ sơ pháp lý tiếp tục

kinh doanh.

Theo đó, đại diện công an

Tp. Vũng Tàu cho biết đến thời

điểm này công an thành phố

chưa nhận được đơn thư nào

của người dân phản ánh về hoạt

động kinh doanh của công ty

101. Đại diện phòng Tài

nguyên môi trường TP nơi chịu

trách nhiệm về kiểm tra âm

thanh cho biết doanh nghiệp đã

nộp đủ hồ sơ, nhưng phòng

chưa xuống thẩm định tại cơ sở

Page 33: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

31

được. Phòng Văn hóa thông tin

khẳng định công ty 101 không

thuộc diện phải cấp giấy phép

con nên nếu có trình diễn thời

trang hoặc mời ca sĩ biểu diễn

thì phải xin giấy phép tổ chức

biểu diễn tại Sở văn hóa, thể

thao và du lịch. Trong khi đó

đại diện phòng Y tế cho biết về

vấn đề vệ sinh an toàn thực

phẩm thì doanh nghiệp đã nộp

hồ sơ tại sở Y tế và có giấy hẹn

trả kết quả nghĩa là hồ sơ đã

đủ, tuy nhiên doanh nghiệp

muốn kinh doanh đồ ăn, uống

thì vẫn phải chờ đến khi có

Giấy chứng nhận an toàn thực

phẩm của Sở Y tế.

Đối với những tác phẩm

âm nhạc thì công ty 101 đã ký

hợp đồng với Trung tâm bảo vệ

quyền tác giả âm nhạc Việt

Nam (Chi nhánh phía Nam) và

sử dụng theo quy định thỏa

thuận trong hợp đồng. Hi vọng

với những động thái tích cực

trên các cơ quan có thẩm quyền

sẽ nhanh chóng giải quyết gỡ

vướng cho doanh nghiệp trong

việc kinh doanh nhằm thu hút

đầu tư.

Nhóm PV kinh tế - xã hội

Nguồn http://kinhdoanhnet.vn

Báo Kinh doanh và Pháp luật,

ngày 19/8/2016

Xe dù Vũng Tàu - Sân Bay "bủa vây"

Tân Sơn Nhất

Các xe này đón khách tại khu vực ga quốc nội của sân bay,

đón khách dọc đường Trường Sơn sau đó di chuyển theo hướng

Vũng Tàu...

Thời gian gần đây, khu vực

sân bay Tân Sơn nhất nở rộ

dịch vụ xe đi trực tiếp từ sân

bay đi Vũng Tàu với nhiều

Page 34: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

32

hãng xe như Phương Nam, Phú

Hải, Phát Lộc An.

Trao đổi qua tổng đài đặt

vé của công ty Phát Lộc An,

hãng xe này xác nhận mở tuyến

Vũng Tàu Sân bay từ ngày 1/8.

Nhân viên tư vấn cho biết, cứ

60 phút là sẽ có một chuyến xe.

Và trong tháng 8 này, nhà xe

chỉ phục vụ vào ban ngày. Đến

tháng 9/2016, nhà xe mở thêm

tuyến và phục vụ khách có nhu

cầu di chuyển vào ban đêm.

Nhân viên này cho biết, nếu

hành khách có nhu cầu đi lại,

thì chỉ cần đặt vé qua tổng đài

và cung cấp số điện thoại người

đi. Khi hành khách xuống sân

bay sẽ có nhân viên của nhà xe

gọi điện và đến rước, sau đó

đưa hành khách đến bãi xe của

nhà xe rồi mới di chuyển đi

Vũng Tàu.

Để tìm hiểu rõ dịch vụ xe

này đón trả khách như thế nào,

chúng tôi đã trực tiếp có mặt

nhiều ngày tại khu vực nhà ga

quốc nội, sân bay Tân Sơn

Nhất để tìm hiểu. Theo quan

sát của phóng viên, tại khu vực

ga quốc nội, khi hành khách

vừa di chuyển ra bên ngoài có

nhiều nhân viên của hãng xe

nãy chèo kéo và mời gọi. Khi

hành khách có nhu cầu đi Vũng

Tàu các nhân viên này dẫn ra

khu vực bãi xe ở ga quốc tế.

Một vài tuyến xe mang tên Phú

Hải thường xuyên đậu tại khu

vực chờ khách dành cho ô tô

trước ga quốc nội.

Chiều ngày 19/8/2016,

trong vai một người khách vừa

Hình ảnh quảng cáo tuyến xe từ Sân

bay Tân Sơn Nhất đi Vũng Tàu của nhà

xe Phát Lộc An

Page 35: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

33

xuống ga chúng tôi tiến đến

khu vực có nhiều nhân viên của

các hãng xe này đang đứng tụ

tập bên vệ đường. Khi thấy

chúng tôi, các nam nhân viên

liên tục vẫy và mời gọi chúng

tôi đi Vũng Tàu. Một nam nhân

viên của hãng xe Phú Hải

nhanh nhảu mời chúng tôi đi xe

và không quên Quảng cáo là xe

bên chỗ anh cứ 60 phút là có

một chuyến.

Vẻ phân vân suy nghĩ,

chúng tôi lại được một anh tài

xế đang đậu ở khu vực chờ

khách tư vấn thêm rằng. “Em

đi Vũng Tàu thì ra bắt xe ở đây

cho lẹ. Mấy nhà xe này ở đây

làm ăn cũng uy tính lắm. Tụi

anh tuần này cũng ở đây đón

sếp nên thấy rất nhiều người đi,

không phải lừa gạt tụi em đâu.

Em mà xuống sớm hơn khoảng

1 tiếng là nãy có chiếc xe của

Phú Hải đậu sát xe anh luôn nè,

xe vừa mới chạy được khoảng

40 phút trước”.

Theo ghi nhận của phóng

viên, vào chiều ngày 18/8

chúng tôi ghi nhận cảnh 1 xe

của nhà xe Phú Hải mang BKS

72B - 013.63 di chuyển từ cổng

của nhà ga quốc nội ra đường

Trường Sơn vào lúc 17 giờ 29

phút. Ngay sau đó, chiếc xe di

chuyển chậm đến khu vực cây

xăng Sasco nằm trên đường

Trường Sơn rồi đột nhiên dừng

lại giữa dòng xe cộ hỗn loạn.

Mặc dù đang trong giờ cao

điểm, nhưng nhân viên hãng xe

này vẫn vô tư mở cửa đi xuống

đường và ngang nhiên đón

khách mặc cho các phương tiện

xung quanh ấn còi và di chuyển

hỗn loạn. Sau khi đón xong

khách, chiếc xe nhanh chóng di

chuyển dọc đường Trường Sơn

và lưu thông theo hướng về

Vũng Tàu.

Page 36: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

34

Việc đón khách của các

hãng xe này đã khiến nhiều

người dân xung quanh vô cùng

bức xúc, một chú xe ôm đứng

cạnh đó bức xúc cho biết: Khu

vực này cứ chiều đến là xe cộ

di chuyển rất đông, ùn tắc

thường xuyên xảy ra hàng giờ

đồng hồ. Chúng tôi nghe nói là

các cơ quan chức năng đang

tìm giải pháp để giảm ùn tắc.

Vậy mà các xe này vô tư bắt

khách gây cản trở giao thông

và góp phần ùn tắc cho khu vực

thế nhưng không bị lực lượng

chức năng nào xử lý?”.

Mỹ Lệ

Nguồn http:// tapchigiaothong.vn

Tạp chí Giao thông,

ngày 21/8/2016

Sóng gió bạn chài

Nghề cá thời gian gần đây, ngoài chuyện khó khăn do ô nhiễm

môi trường, thiếu vốn và ngư trường cạn kiệt, còn là những “sóng

gió” do chính những con người trên tàu cá tạo ra.

Bài 1: Đào tẩu khỏi tàu cá

Cả nước hiện có hơn

109.306 tàu cá trong khi nhiều

nơi rơi vào cảnh thiếu ngư dân.

Đi đâu cũng nghe cụm từ

“thiếu bạn”. Có nơi chủ tàu

phải “treo” ngư dân ngoài biển

không dám vô bờ vì sợ “bạn”

bỏ đi. Chủ tàu muốn kéo được

bạn thì phải bỏ ra vài chục triệu

đồng cho ứng trước. Thủ phủ

nghề cá Phước Tỉnh (Bà Rịa -

Vũng Tàu) trở thành điểm

“nóng” nhất, khi chủ tàu phải

Thủ phủ nghề cá Phước Tỉnh đang thiếu

ngư dân trầm trọng

Page 37: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

35

thuê ngư dân không chuyên đi

biển và gọi là ngư dân cò.

Mới sáng tinh mơ ngày

12/8, ngôi nhà của ông Lê Văn

Nuôi tại phường Phước Hội, thị

xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đón

hai vị khách là ngư dân tỉnh

Quảng Ngãi viếng thăm đột

ngột. Đó là ngư dân Nguyễn

Linh, 62 tuổi và Mai Tạc 52

tuổi “đi bạn” (từ ngư dân dùng

để chỉ việc làm công trên tàu

cá) cho tàu cá ở cửa biển Cà

Ná, cách thị xã khoảng 15km.

Ông Linh nở nụ cười trên

khuôn mặt hơi méo mó và thốt

lên: “mới trốn khỏi ghe ở dưới

Cà Ná, làm ăn gì mà ngày nào

cũng báo lỗ”.

“Giam lỏng” ngư dân

trên biển

Ông Linh kể lại, được chủ

tàu tên Tuấn, quê ở xã Tịnh

Kỳ, Tp. Quảng Ngãi thuê đi

bạn. Một tháng trôi qua trên

biển nhưng lượng cá đánh bắt

vẫn chưa được nhiều. Chủ tàu

sợ ngư dân… trốn nên không

dám vào bến bán cá, chỉ neo ở

mũi Cà Ná để xuồng nhỏ ra

chở cá và tiếp nhiên liệu. Ngư

dân đi bạn chờ mãi chả thấy tàu

vào bến để anh em nghỉ ngơi.

Đến ngày hôm sau thì có

thuyền chở lương thực và

1.000 lít dầu ra tiếp tế.

Đi được hơn một tháng

nhưng vẫn bị neo ngoài biển.

Ba ngư dân bàn chuyện bỏ

trốn. Khi tàu vào gần bờ,

những ngư dân này đẩy thúng

xuống nước và nói to “đi vô bờ

cắt tóc”. Nhưng rồi nửa ngày

vẫn không thấy họ quay lại.

Tàu thiếu người, nhân lực còn

lại phải lao động cực nhọc hơn.

Thức trắng đêm, tóc họ dài phủ

xuống mặt. Chờ tàu vô bờ, ông

Tạc và Linh đẩy thúng xuống

nước, vẫy tay chào chủ tàu và

cũng nói lý do vô bờ cắt tóc

cạo râu. Hai ngư dân không có

Page 38: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

36

một xu dính túi, phải chạy

mượn tiền mua vé về quê. Ông

Tạc ước tính, với số tiền chủ

tàu cho ứng trước, nếu quy ra

công thì mỗi ngày làm biển cực

khổ được 150.000 đồng.

Ngư dân Trần Bình, quê ở

huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình

Định cũng kể lại tình cảnh

tương tự: “Em đi trúng tàu cá

đánh bắt không ngon lắm. Cho

nên họ cũng kiếm cớ không

cho tàu vô trong bờ mà cứ liên

hệ tàu ra chở cá rồi lấy lương

thực, bơm dầu. Anh em nhớ vợ

con muốn chết nhưng cứ phải ở

trên biển”.

Liều mạng đu giàn khoan

Khi chiếc tàu cá chạy

ngang qua khu vực giàn khoan

dầu khí, bỗng trên tàu có tiếng

la hét thất thanh “có người tự

sát, nhảy nước”. Các ngư dân

chạy dồn về một phía và chứng

kiến vài ngư dân đang ôm phao

bơi dưới biển. Chủ tàu liên tục

vẫy tay và ném dây xuống cứu,

nhưng những người kia vẫn cố

bơi vào ôm chân giàn khoan

dầu khí. Đó là những cảnh

tượng khó tin được ông Hòa,

chủ một tàu cá ở xã Phước

Tỉnh, kể lại.

Một vụ việc khác xảy ra

vào cuối năm 2015: tàu của

Zambia lần đó vớt được 2 ngư

dân là Vũ Văn Tiến và Trần

Đại Long trôi dạt trên biển

Vũng Tàu. Khi được cứu sống,

ngư dân trình bày là đi bạn trên

tàu cá. Cả hai không nhớ được

số tàu nào, nhưng trong quá

trình lao động, thiếu kỹ năng

nên bị chủ tàu ngược đãi, họ đã

ôm phao nhảy xuống biển.

Ông Hòa cho biết, những

người đi trên tàu cá phi thân

xuống nước trong câu chuyện

của ông đến từ các tỉnh miền

Tây. Ở Phước Tỉnh thiếu ngư

dân đi bạn rất trầm trọng, chủ

tàu phải tuyển rất nhiều ngư

Page 39: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

37

dân vùng sông nước miền Tây.

Họ lên tàu đi đánh lưới giã cào

và yêu cầu một tháng phải

quay vô bờ nghỉ ngơi. Khi thấy

tàu hậu cần ra chở cá vào và

bơm nhiên liệu để tàu tiếp tục

bám biển thì ngư dân bắt đầu

“nổi loạn”.

Theo báo cáo của Đồn

Biên phòng Phước Tỉnh, vụ

việc gần đây nhất xảy ra vào

ngày 15/3/2016, tàu cá BV

4356 và BV 4365 của ngư

dân Phước Tỉnh đánh bắt cách

Côn Đảo 30 hải lý thì ngư dân

đi bạn khống chế và yêu cầu

cho tàu về quê. Ông Bảo,

thuyền trưởng gọi điện cho tàu

hậu cần chở thêm nhiên liệu ra

tiếp tế, vì tàu đã làm được tròn

một tháng. Nhiều ngư dân

nghe tàu tiếp tục ở lại, nên đã

đấu tranh không chịu làm.

Ngư dân Võ Khâm, quê ở tỉnh

Hà Tĩnh chỉ mặt thuyền

trưởng Bảo tuyên bố sẽ “lấy

mạng” nếu không vào bờ.

Cuối cùng, ông Bảo phải gửi 7

ngư dân sang tàu cá khác để

chở vào đất liền nghỉ ngơi.

Mượn tiền đi… chuồn

Ông Lương Thái Dũng,

Phó Chủ tịch UBND xã Phước

Tỉnh huyện Long Điền, tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu cho biết,

chuyện tàu cá ở địa phương

thiếu hụt ngư dân nên phải thuê

mướn ngư dân các tỉnh nảy

sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đã

xảy ra án mạng và cướp tàu để

chạy vào bờ.

Đại úy Nguyễn Bá Cường,

Đồn Biên phòng Phước Tỉnh

cho biết, đơn vị đã giúp bà con

ngư dân tìm ra được một số đối

tượng mượn tiền rồi bỏ về quê

hoặc trốn sang đi tàu khác.

Để kiếm đủ bạn, chủ tàu

phải cho mượn trước tiền.

Nhưng nhiều ngư dân cầm tiền

rồi hứa hẹn theo kiểu “qua cầu

gió bay”. Bà Nhân, vợ thuyền

Page 40: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

38

trưởng Phạm Tiết ở xã Tam

Quan Bắc tỉnh Bình Định kể:

“Thằng Thành ở Tân Thành tới

mượn 2 triệu đồng nhưng

không đi, cũng không trả.

Thằng Quang con bà Bưởi

cùng thôn, mượn hơn 4 triệu

đồng, định bỏ sang tàu khác,

vợ chồng chị phải chạy sang

níu nó về lại tàu mình”.

Đó là những tàu cá làm ăn

nhỏ lẻ nên bạn chài chỉ mượn ít

tiền. Còn các tàu đánh bắt xa

bờ, mỗi lần vào mùa biển phải

xuất ra rất nhiều tiền để cho

bạn chài ứng trước. Bà Hảo ở

xã Nghĩa An, Tp. Quảng Ngãi

cho biết: “Cho 15 ngư dân ứng

trước mỗi người 20 triệu, tổng

cộng là 300 triệu. Không đủ

tiền nên chị phải đi bốc nóng.

Nhưng khổ nỗi là thỉnh thoảng

lại có ngư dân mượn tiền rồi

chạy mất”.

Hôm đó, nghe thông tin sắp

có gió ở Hoàng Sa, 15 tàu cá

Quảng Ngãi xuất bến Sa Kỳ từ

7 giờ sáng. Riêng tàu cá QNg

90352 (chủ tàu tên Quang) bị

kẹt tại bến 8 tiếng đồng hồ.

Nguyên nhân là một số ngư

dân đi bạn đã mượn tiền bên

tàu này, nhưng vẫn nhảy sang

tàu của ông Quang mượn thêm.

Vợ các chủ tàu bị quỵt tiền kéo

xuống tàu đôi co đến 16 giờ

chiều tàu mới chạy. Tàu ông

Quang ra muộn nên khi cách

Hoàng Sa 30 hải lý thì đúng

thời điểm gió đổ mạnh, bị

chìm. 13 ngư dân may mắn

được cứu vớt trong đêm.

Xã Phước Tỉnh, thủ phủ nghề cá phía Nam với hơn 1.400 tàu

cá công suất lớn, ước tính cần khoảng 20.000 ngư dân. Ngư dân ở

địa phương này ồ ạt đóng tàu nên dẫn tới việc mất cân đối, tàu

nhiều, nhân lực ít. Ngư dân ước tính thiếu hụt khoảng 30% nhân

lực. Để kiếm đủ bạn chài đi biển, chủ tàu phải kêu gọi bạn khắp

Page 41: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

39

nơi. Hiện nay chiếm phần nhiều là các ngư dân không chuyên đến

từ các tỉnh miền Tây. Dân miền Tây vốn quen sông nước, khi ra

khơi đánh cá thì còn nhiều bỡ ngỡ và không chịu được sức ép của

nghề biển dài ngày.

Bài cuối: Người già đi biển

Tại một số làng chài, ngư dân lên tàu chỉ toàn cỡ tuổi 40 trở

lên. Những thanh niên trẻ ở làng chài lớn lên, nhiều người đã

quay lưng lại với nghề biển và đương nhiên chọn nghề khác để

mưu sinh. Chỉ có ít gia đình cha truyền con nối vẫn giữ nghề

truyền thống. Nguyên nhân biển thiếu ngư dân còn do nhiều

chủ tàu không công khai sản lượng đánh bắt và ăn chia không

sòng phẳng.

Chia hay cho?

Tại cầu cảng Tịnh Kỳ,

Tp. Quảng Ngãi, tàu QNg

27642 cập vào bán cá.

Ngư dân Đỗ Hồng Bảo và

các ngư dân đi bạn phân

công nhau xúc cá, rửa

hầm. Thuyền trưởng ngồi

bên cạnh tàu cùng với chủ

nậu ghi chép số lượng cá

vào 2 cuốn sổ tay. Việc

ghi chép và thông báo giá

cá được thực hiện công

khai để tạo tâm lý thoải

mái cho ngư dân đi bạn. Thực tế,

không phải tàu cá nào cũng công

khai như vậy, nên ngư dân đi bạn

trên nhiều tàu nản chí vì ăn chia

không sòng phẳng.

Ngư dân Nguyễn Châu Muôn

(quê ở huyện Bình Sơn, Quảng

Ngãi) ngồi thở dài khi nói về

chuyện ăn chia. Gia đình anh Muôn

từ Quảng Ngãi vào Phước Tỉnh (Bà

Rịa - Vũng Tàu) thuê một căn nhà

cấp 4 để trụ lại làm ăn. Anh Muôn

đi bạn trên tàu đánh bắt bằng nghề

giã cào. Cứ đánh được vài ngày thì

Page 42: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

40

tàu hậu cần ra chở cá vào

bờ, tiếp thêm dầu và đá

lạnh. Số tàu xuất vào bao

nhiêu, tiếp thêm bao nhiêu

tiền dầu, các chi phí

khác… ngư dân hầu như

mù tịt.

Anh Muôn ước tính

“nếu phủ bì, có nghĩa là

tính tất cả các khoản chi

phí thì một cặp tàu giã chi

phí gần 30 triệu đồng/ngày

đêm. Nhưng có tàu đánh

một phiên kiếm được 1,9

tỷ đồng, trừ đi thì còn rất

nhiều tiền chia. Nhưng

khi tới ngư phủ, bạn tàu

là họ trừ hết. Anh cho

biết “nếu chủ tàu ăn chia

sòng phẳng thì tụi em

giàu rồi chứ không phải

nghèo như thế này”.

Mỗi địa phương, mỗi

nghề biển thực hiện cách

chia khác nhau. Nghề giã

cào, chủ tàu có trong tay

toàn bộ phương tiện và lưới. Ngư

dân chỉ bước lên tàu lao động,

không đóng góp lưới. Vì vậy, sau

khi trừ phí tổn, chủ tàu hưởng

50%, còn lại chia đều cho các ngư

dân đi bạn. Nhưng các ngư dân

phàn nàn không nắm được việc bán

cá bao nhiêu, giá cả ra sao, dầu mỡ

còn bao nhiêu, hết bao nhiêu?

Trải bia, đón bạn

Để kiếm đủ bạn chài đi biển,

các chủ tàu thường chỉ có 3 cách.

Đó là cho mượn tiền, cho ăn nhậu

để kết thân và cố gắng làm biển

hiệu quả để tạo dựng thương hiệu.

Trong 3 cách này thì phương pháp

thứ 3 là bền vững nhất. Hữu xạ tự

nhiên hương, tàu cá có tiếng tăm

thì bạn chài các nơi đến xin cho đi

bạn, thuyền trưởng chỉ việc “coi

giò”, xem ngư dân nào hiền lành,

có sức khỏe, dễ sai bảo, cần cù thì

cho lên tàu.

Trên con đường nắng chang

chang dẫn xuống xã Bình Chánh

huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có

Page 43: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

41

một lão ngư khật khưỡng

hơi men và giao tay lái xe

máy cho vợ. Tháng 6,

đang vào mùa mực câu.

Khắp xóm thơm lựng mùi

mực, mùi dầu rái trét

thúng đi câu. Các ngư dân

địa phương nhìn theo và

cho biết, đó là chủ tàu đã

nhậu láng cả thùng bia để

rủ bạn đi lưới rút. Để

tuyển bạn cho tàu, các chủ

tàu không phải chỉ bỏ tiền,

mà còn phải uống bia cực

tốt, nhậu nhẹt la đà thì mới

kéo được bạn chài.

Bà Sự, vợ một ngư

dân ở xã Nghĩa An, thành

phố Quảng Ngãi cho biết,

để có bạn thì mình cứ

chạy tới chạy lui gặp họ 2-

3 lần. Mỗi lần tới là kéo

một thùng bia, rồi kêu bạn

nó tới nói chuyện cho vui.

Uống vô rồi mới nói nó

hứa cho chắc. Gần tới

ngày chạy biển thì điện thoại hỏi

thăm dò. Nếu thấy nó không nhiệt

tình thì tới kéo bia uống tiếp, uống

nát bao tử rồi thì mới có bạn xuống

đủ tàu.

Việc tuyển bạn xuống tàu sẽ vô

cùng khó khăn đối với những tàu

làm ăn có mức thu nhập trung bình,

mỗi năm bạn chài đi biển kiếm được

50 - 60 triệu đồng. Còn đối với các

tàu đánh bắt khá, bạn chài được chia

phần 80 - 120 triệu đồng/năm thì

đôi khi bạn chài sẽ tự tìm đến. Chủ

tàu chỉ việc lựa chọn. Tàu cá của

ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt, Nguyễn

Văn Lung ở xã Bình Chánh huyện

Bình Sơn, tàu Huỳnh Luận ở huyện

Thuyền trưởng Nguyễn Út (phải) ở Phước

Tỉnh kể về tình hình thiếu ngư dân đi bạn

Page 44: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

42

Đức Phổ (Quảng Ngãi), là

phương tiện làm ăn khá

nên tuyển được nhiều bạn

chài giỏi.

Bên cạnh đó, danh

tiếng của làng chài cũng là

yếu tố thu hút được ngư

dân đi bạn. Ở làng chài

Ghành Cả xã Bình Châu,

chủ tàu chỉ cần điện thoại

là có thể tuyển được bạn ở

các tỉnh Khánh Hòa, Hà

Tĩnh, Quảng Bình, Phú

Yên. Theo các ngư dân,

địa phương này thiếu hụt

khoảng 40% ngư dân đi

bạn. Nghề lặn đêm đòi hỏi

phải nắm bắt tốt về kỹ

thuật. Tuy nhiên, ngư dân

đi bạn có thu nhập trên

100 triệu đồng/năm, cách

ăn chia của chủ tàu khá

công khai và sòng phẳng

nên ngư dân tự tìm đến

xin đi biển.

Tàu hiện đại thu hút ngư dân

Tại cửa biển xã Đức Lợi, huyện

Mộ Đức (Quảng Ngãi), mấy ngư

dân già đang ngồi vá lưới. Ông Anh,

một ngư dân địa phương cho biết, ở

đây lớp trẻ đều đi học và làm nghề

khác hết. Toàn bộ ngư dân xuống

ghe đi biển chỉ còn từ 50 tuổi trở

lên. Ngư dân trẻ nhất, gọi là có sức

khỏe thì đã là U40. Ở Quảng Ngãi,

cửa biển Đức Lợi làm ăn thất bát

nhất, nên hết thế hệ này e không còn

người đi biển nữa.

Tại các cửa biển ở tuyến thành

phố như Đà Nẵng thì tình trạng ngư

dân đi biển đang bị già hóa, không

khác cửa biển Đức Lợi của Quảng

Ngãi. Nhiều tàu cá chỉ có người già

và ngư dân trên 40 tuổi. Làm nghề

biển trên tàu xa bờ, khoảng 55 tuổi

là ngư dân bắt đầu tính tới chuyện

nghỉ ngơi và giao tay lái cho con

cháu. Vì khi ra biển đòi hỏi phải có

sức chịu đựng, không đau ốm vặt,

có thể thức trắng đêm và lao động

với cường độ cao. Các thuyền

trưởng ở Đà Nẵng cho biết, có tàu

Page 45: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

43

thiếu tới nửa số ngư dân đi

bạn. Vì lớp trẻ có kiến

thức thích chọn nghề bờ,

an toàn và cơ hội thu nhập

cao hơn. Nếu phải đi tàu,

họ thường chọn tàu đánh

bắt hiện đại, có hiệu quả

kinh tế, ăn chia rõ ràng.

Hiện nay, một số tàu

cá vỏ thép được đóng

bằng nguồn tín dụng theo

Nghị định 67 đang thu hút

được các ngư dân trẻ chọn

nghề biển và nối nghiệp

cha, anh. Tàu vỏ gỗ chật

hẹp, chỗ ngủ cũng là nơi

dọn ăn, là đường đi. Trên

tấm phản đó luôn nhớp

nháp mùi cá. Ngư dân

phải lăn ra ngủ hàng tháng

trời trong phiên biển dài

ngày. Còn tàu vỏ thép

được một số chủ tàu tổ

chức nề nếp và vệ sinh.

Ngư dân khi vào khoang

không được mang dép.

Rửa sạch tay, chân trước

khi vào giường nghỉ. Sáng sớm ngư

dân có thể ngồi quây quần làm chén

trà, cà phê nóng ở hành lang trước

ca bin.

Ông Phan Huy Phúc, phụ trách

thủy sản xã Nghĩa An, thành phố

Quảng Ngãi cho biết, địa phương

có 960 tàu cá công suất lớn. Chủ

tàu rất chật vật mới kiếm đủ bạn.

Ước tính ngư dân đi bạn thiếu hụt

khoảng 20%. Mỗi mùa biển thì chủ

tàu phải xuất ra hàng trăm triệu để

ứng trước cho bạn ăn tết, đưa cho

vợ con ở nhà.

Sau mỗi lần chia tiền, các ngư

dân đi bạn lại trở về với khuôn mặt

ỉu xìu và câu nói cửa miệng “chia

hay là cho”. Anh Thủy, quê ở

Quảng Nam và nhiều ngư dân khác

cùng chung một ý kiến: “Chừ tụi trẻ

không muốn đi biển vì cực nhọc,

hiểm nguy nhưng khi chia thành quả

không sòng phẳng. Nếu nghề biển

hiện đại thì chủ tàu phải ký hợp

đồng với ngư dân rồi mới đi biển”.

Nguồn http://www.tienphong.vn

Báo Tiền phong,

ngày 22-23/8/2016

Page 46: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

44

Công an và VKS cãi nhau về 100 trứng vích

Nạn trộm trứng vích (rùa

biển) vẫn thường xảy ra tại

huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu), nhưng một vụ án

trộm trứng vích lại đang gặp

khó bởi cơ quan điều tra và viện

kiểm sát bất đồng quan điểm.

Chiều 17-6, lực lượng kiểm

lâm Vườn quốc gia Côn Đảo

bắt quả tang Phạm Văn Tân (28

tuổi, thường trú tại huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, tạm trú

tại khu dân cư số 7, huyện Côn

Đảo) đang vận chuyển 116 quả

trứng rùa biển hay còn gọi là

vích (tên khoa học Chelonia

mydas).

Trộm hơn 100 trứng vích

Phạm Văn Tân khai sáng

cùng ngày, Tân thuê đò của

K.V.H. đi từ mũi Chim Chim

sang bãi Xi Măng thuộc hòn

Bảy Cạnh.

Tới nơi, Tân lấy trộm trứng,

còn H. neo đò chờ ngoài biển.

Sau khi lấy trộm được 116 quả

trứng vích, Tân và H. quay về

mũi Chim Chim. Lúc từ biển

lên bờ thì bị kiểm lâm Vườn

quốc gia Côn Đảo bắt giữ.

Hạt kiểm lâm Vườn quốc

gia Côn Đảo và Công an huyện

Côn Đảo phối hợp điều tra, lấy

lời khai của Tân và tiến hành

trưng cầu giám định mẫu trứng

do Tân lấy trộm.

Kết quả giám định của

Viện sinh thái và tài nguyên

sinh vật (Viện hàn lâm Khoa

học và công nghệ Việt Nam)

cho thấy 116 quả trứng là trứng

của loài vích có tên khoa học

116 quả trứng vích do Tân lấy trộm để

trên xe máy

Page 47: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

45

Chelonia mydas. Sau khi có kết

quả giám định, hạt kiểm lâm

Vườn quốc gia Côn Đảo đã

chuyển toàn bộ hồ sơ vụ trộm

trứng vích sang Cơ quan cảnh

sát điều tra Công an huyện Côn

Đảo để xử lý theo pháp luật.

Trứng vích không là sản

phẩm của vích?

Ngày 27-7, Cơ quan cảnh

sát điều tra Công an huyện Côn

Đảo ra quyết định khởi tố vụ

án, khởi tố bị can đối với Phạm

Văn Tân về hành vi “vi phạm

các quy định về bảo vệ động

vật thuộc danh mục loài nguy

cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ”. Tuy nhiên, hai lệnh

này không được viện kiểm sát

cùng cấp phê chuẩn.

Theo tài liệu chúng tôi thu

thập được, tại cuộc họp liên

ngành để thống nhất quan

điểm xử lý vụ án, đại diện hạt

kiểm lâm Vườn quốc gia Côn

Đảo và Cơ quan cảnh sát điều

tra Công an huyện Côn Đảo

đều thống nhất khởi tố vụ án,

khởi tố bị can.

Còn ông Trần Thanh Tâm,

viện trưởng Viện KSND huyện

Côn Đảo, cho rằng không thể

khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ

án trên vì điều 190 Bộ luật hình

sự không quy định “trứng” mà

chỉ quy định “động vật”.

Cũng theo ông Tâm, “trứng

vích không phải là sản phẩm

của vích vì không qua chế biến

từ một cá thể vích, trứng cũng

được xem là một cá thể hay

một bộ phận của cá thể”.

Do đó, không thể khởi tố

vụ án, khởi tố bị can được.

Trong khi đó, cả đại diện cơ

quan điều tra và kiểm lâm đều

khẳng định trứng vích là sản

phẩm của vích vì do vích đẻ ra.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông

Trần Thanh Tâm cho biết viện

đã xin ý kiến của Viện KSND

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và

Page 48: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

46

được trả lời không đủ yếu tố

cấu thành tội phạm.

“Điều luật quy định phải là

sản phẩm của con vật ấy, ví dụ

như sừng tê giác, phải xẻ con

vật đó ra, lấy bộ phận cơ thể

của nó mới gọi là sản phẩm” -

ông Tâm giải thích thêm.

Theo hồ sơ của kiểm lâm

Vườn quốc gia Côn Đảo, Phạm

Văn Tân từng bị lập biên bản

nhiều lần về hành vi trộm trứng

vích, xẻ thịt vích nhưng chưa bị

xử lý.

Vích nằm trong danh mục

loài nguy cấp, quý, hiếm được

ưu tiên bảo vệ. Mùa sinh sản

của vích kéo dài từ tháng 4 đến

11 hằng năm. Mỗi con vích mẹ

sinh đến 8-11 tổ, mỗi tổ từ 70-

200 quả trứng. Tuy sinh sản

dày và nhiều nhưng ngược lại tỉ

lệ sống sót và trưởng thành của

rùa biển rất ít: 1/1.000.

“Trứng vích là sản phẩm của vích cũng như thịt vích, chân

vích. Hành vi trộm trứng vích của Phạm Văn Tân đã cấu thành tội

phạm. Các cơ quan tố tụng huyện Côn Đảo hoàn toàn có đủ cơ sở

để khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo pháp luật.

Luật sư Trương Xuân Tám

Trứng vích đương nhiên là sản phẩm của vích

Thạc sĩ Bùi Quang Mạnh, phó phân viện trưởng Viện nghiên

cứu hải sản phía Nam (Viện Nghiên cứu hải sản), cho biết về mặt

khoa học, trứng vích đương nhiên là sản phẩm của vích. Về quy

định của luật pháp thì tùy vào luật định.

Trong khi đó, một lãnh đạo phòng nghiệp vụ của Viện KSND

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết cơ quan này đã nhận được văn

bản thỉnh thị của Viện KSND huyện Côn Đảo.

Page 49: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

47

Vị này cho hay vụ án cũng đang gặp khó vì theo quy định cụ

thể thiệt hại phải từ 50 triệu trở lên, trong khi đó trứng vích lại

không có trên thị trường để giám định, xác định được giá cả.

Đông Hà

Nguồn http://tuoitre.vn

Báo Tuổi trẻ, ngày 22/8/2016

Vướng trong định giá 116 trứng vích

VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng trứng vích là sản

phẩm của động vật nhưng không định giá được nên không thể

xử lý hình sự người trộm trứng.

Ngày 22-8, VKSND tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết

viện này đã có văn bản trả lời

công văn thỉnh thị của VKSND

huyện Côn Đảo liên quan đến

vụ trộm 116 trứng vích (rùa

xanh) tại Vườn quốc gia Côn

Đảo. Theo đó, viện cho rằng

không đủ cơ sở xử lý hình sự

Phạm Văn Tân, người trộm 116

trứng vích.

Trộm 116 trứng vích

Theo hồ sơ, lúc 16 giờ

ngày 17-6, trong lúc tuần tra

trên đoạn đường từ thị trấn Côn

Đảo qua khu vực mũi Chim

Chim, huyện Côn Đảo, Hạt

Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn

Đảo phát hiện Phạm Văn Tân

(28 tuổi, quê Sóc Trăng, tạm

trú khu dân cư số 7, huyện Côn

Đảo) sử dụng xe máy để vận

chuyển 116 quả trứng. Qua

kiểm tra, 116 quả trứng này

màu trắng, hình tròn, vỏ ngoài

có dính cát, nghi là trứng của

loài rùa xanh hay còn gọi là

vích. Hạt Kiểm lâm Vườn quốc

gia Côn Đảo đã phối hợp với

công an, VKSND huyện Côn

Page 50: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

48

Đảo tạm giữ tang vật để xác

minh. Tân khai nhận khoảng 11

giờ 30 cùng ngày, Tân chạy xe

máy đến mũi Chim Chim để

sang hòn Bảy Cạnh lấy trộm

trứng vích. Tân thuê đò chở

Tân qua bãi Xi Măng thuộc

hòn Bảy Cạnh. Khi tới nơi, Tân

lên bãi lấy trộm 116 trứng vích.

Sau đó Tân lên đò trở về mũi

Chim Chim. Khi rời đò lên bờ

lấy xe máy định đi về thì Tân

bị kiểm lâm tạm giữ.

Trước đó, năm 2015, Tân

từng hai lần bị lực lượng kiểm

lâm Vườn quốc gia Côn Đảo

tạm giữ khi đang vận chuyển

thịt vích. Tuy nhiên, do hai lần

này hồ sơ chưa được củng cố

chặt nên Tân chưa bị xử lý hình

sự lẫn hành chính.

Công an đề nghị khởi tố,

VKS huyện không đồng tình

Hạt Kiểm lâm và Công an

huyện Côn Đảo trưng cầu Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật thuộc Viện Hàn lâm khoa

học và công nghệ Việt Nam

giám định mẫu vật. Viện này

kết luận 116 quả trứng là trứng

của loài vích, có tên khoa học

Chelonia mydas. Loài vích này

thuộc danh mục loài nguy cấp,

quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Sau đó, Công an huyện

Côn Đảo đề nghị khởi tố Tân

về tội vi phạm các quy định về

bảo vệ động vật thuộc danh

mục loài nguy cấp, quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ, theo Điều

190 BLHS, có khung hình phạt

từ hai đến bảy năm tù.

Tuy nhiên, VKSND huyện

Côn Đảo nhận thấy hành vi của

Tân chưa thỏa mãn các yếu tố

cấu thành tội phạm. Theo viện,

trứng vích không phải động

vật, không phải là sản phẩm

của động vật theo quy định của

điều luật. Khi họp liên ngành,

CQĐT và Hạt Kiểm lâm vẫn

giữ nguyên quan điểm đề nghị

Page 51: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

49

khởi tố. Từ đó, VKSND huyện

Côn Đảo có văn bản xin ý kiến

VKS tỉnh.

Là sản phẩm của động vật

nhưng… khó định giá

Sau đó không lâu,

VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu có văn bản trả lời

VKSND huyện Côn Đảo.

Theo đó, VKS tỉnh khẳng định

trứng vích là sản phẩm của

động vật nhưng muốn xử lý

hình sự thì sản phẩm này phải

có giá trị 50 triệu đồng trở lên.

Trao đổi với PV, ông Phạm

Đình Cúc, Phó viện trưởng

VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu, cho biết theo khoản 2

Điều 3 Luật Thú y năm 2015

thì “sản phẩm động vật trên cạn

là thịt, trứng, sữa, mật ong…”.

Từ đó, trứng vích là sản phẩm

của động vật (con vích). Căn

cứ Thông tư liên tịch số

19/2007 của Bộ NN&PTNT,

Bộ Tư pháp, Bộ Công an,

VKSND Tối cao và TAND Tối

cao thì trứng vích phải có giá

trị 50 triệu đồng trở lên mới

truy cứu trách nhiệm hình sự

theo quy định tại Điều 190

BLHS. Nhưng xét thấy việc

giám định rất khó khăn vì trứng

vích không được tiêu thụ trên

thị trường, không có sản phẩm

cùng loại để xác định được giá

trị, hơn nữa số lượng không

lớn. “Từ đó, VKSND tỉnh đã

có văn bản trả lời VKSND

huyện Côn Đảo là chưa có cơ

sở để xử lý hình sự đối với

Tân; nên xem xét chuyển xử lý

hành chính để giáo dục, nếu

còn tái phạm thì xử lý theo

pháp luật” - ông Cúc cho biết.

Phải định lượng giá trị mới xử hình sự

Theo điểm b mục 4.3 khoản 4 Thông tư liên tịch số 19/2007

giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao,

TAND Tối cao (hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm

Page 52: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

50

trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) thì

hành vi vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng

thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đến 50 triệu đồng mới bị

xử lý hình sự. Vì thế phải định giá số trứng mà Tân vận chuyển

trái phép xem nó có giá trị bao nhiêu thì mới quyết định được

hình thức xử lý.

Ông NGUYỄN ĐÌNH THẮM, VKSND Cấp cao tại Hà Nội

Trùng Khánh

Nguồn http://plo.vn

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/8/2016

Đất bị kê biên, có được tiếp tục dự án? Để đảm bảo quyền lợi khách hàng, Metropolitan đưa ra

nhiều phương án được tiếp tục dự án nhưng tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu chưa đồng ý.

Ngày 24-8, theo nguồn tin

của Pháp Luật Tp. HCM, TAND

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiếp

nhận hồ sơ từ VKSND tỉnh về

vụ án tại dự án Khu trung tâm

thương mại và nhà ở cao cấp

(dự án Metropolitan). Cùng đó,

các bị can trong vụ án đã có

đơn xin được tiếp tục thực hiện

dự án... nhằm đảm bảo quyền

lợi các khách hàng. Các cơ

quan chức năng tỉnh đang xem

xét, chưa có ý kiến chính thức.

Nộp tiền để được giải tỏa

Khi được tại ngoại để điều

tra, tháng 7-2015, bà Ngô Thị

Mỹ Phượng, Chủ tịch HĐQT

Công ty An Khang, chủ đầu tư

dự án Metropolitan, có công

văn gửi UBND tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu đề nghị xem xét, tạo

điều kiện tháo gỡ khó khăn,

cho công ty tiếp tục triển khai

lại dự án Metropolitan. Ba

tháng sau, UBND tỉnh hướng

dẫn bà Phượng liên hệ với

Page 53: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

51

CQĐT để được xem xét giải

quyết theo nguyện vọng...

Ngày 7-1-2016, phúc đáp

lại việc này, CQĐT khẳng định

quá trình khởi tố, điều tra chưa

có văn bản nào yêu cầu Công

ty An Khang không được tiếp

tục triển khai thực hiện dự án.

Việc phê duyệt và cho phép

triển khai dự án thuộc thẩm

quyền của tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu. Tuy nhiên, trong quá trình

điều tra, C46 đã kê biên 43

thửa đất nông nghiệp, tương

đương khoảng 25ha trong tổng

số 43ha đất thuộc dự án. C46

yêu cầu công ty nộp tiền khắc

phục hậu quả để được xem xét

hủy lệnh kê biên. Đối với diện

tích đất còn lại, nếu công ty

muốn triển khai dự án thì phải

thực hiện đúng quy định.

Xin chuyển mục đích đất

dự án

Khi nhận được văn bản

này, Công ty An Khang tiếp

tục có công văn gửi tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu, C46 và Vụ 5 -

VKSND Tối cao cho biết đang

gặp khó khăn về tài chính nên

việc huy động một lượng tiền

lớn để đổi lấy tài sản kê biên

chưa thể thực hiện. Công ty xin

không hủy lệnh kê biên.

Thay vào đó, công ty xin cơ

quan chức năng cho phép các

hộ dân đứng tên khoảng 25ha

đất đã bị kê biên được chuyển

nhượng hết cho công ty. Công

ty sẽ hoàn thiện các thủ tục

pháp lý dự án, trong đó có

chuyển mục đích sử dụng đất

theo quy hoạch chi tiết được

duyệt. Trong quá trình thực

hiện C46 vẫn giám sát và tiếp

tục kê biên tài sản để đảm bảo

Các hạng mục trong dự án Metropolitan

bỏ hoang, xuống cấp sau khi vụ án được

khởi tố

Page 54: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

52

quyền lợi cho khách hàng…

Phía C46 khẳng định việc

tạo điều kiện cho công ty tiếp

tục thực hiện dự án sẽ giúp các

nhà đầu tư được hưởng quyền

lợi chính đáng, góp phần ổn

định xã hội. Trường hợp tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu đồng ý

phương án do công ty đề nghị

và đảm bảo được việc khắc

phục hậu quả thì C46 sẽ thống

nhất với Vụ 5 - VKSND Tối

cao xem xét giải quyết.

Tháng 6-2016, tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu tiếp tục có văn bản

gửi các cơ quan tiến hành tố

tụng. Theo đó, khi hai cơ quan

trên đã thống nhất, có phương

án tạo điều kiện cho công ty,

tỉnh sẽ phối hợp với C46 giúp

công ty tiếp tục thực hiện dự

án, khắc phục hậu quả.

Tiếp đó, mới đây Công ty

An Khang một lần nữa có thêm

văn bản nêu nếu cơ quan tiến

hành tố tụng không đồng ý với

phương án công ty đưa ra trước

đó thì công ty sẽ tạm nộp một

số tiền vào tài khoản phong tỏa

của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

hoặc một tài khoản do cơ quan

nhà nước chỉ định. Số tiền này

sử dụng vào việc chuyển mục

đích sử dụng của đất dự án.

Sau khi công ty nộp tiền, tỉnh

cần cho phép công ty được

triển khai dự án.

Hiện nay các cơ quan chức

năng cũng đang xem xét ý kiến

này của phía công ty.

Kê biên 43 thửa đất

Tháng 2-2014, bà Ngô Thị Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT

Công ty An Khang, chủ đầu tư dự án Metropolitan) cùng các

lãnh đạo khác của công ty bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về

kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an khởi tố về tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản. Một số cán bộ cơ quan chức năng cũng

bị bắt để điều tra về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước

Page 55: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

53

về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, năm 2008, bà Phượng và các cổ đông góp

vốn để thành lập Công ty CP Địa ốc An Khang nhằm thực hiện

dự án Metropolitan tại QL 51B, phường 11, Tp. Vũng Tàu. Dự

án có tổng diện tích 43ha, mức đầu tư dự kiến là 13.000 tỷ đồng.

Dù Công ty An Khang chưa góp đủ vốn theo quy định, chưa

được phép huy động vốn cho dự án… nhưng bà Phượng và các

bị can khác đã ký 316 hợp đồng, huy động hơn 410 tỉ đồng của

289 người. Theo hợp đồng, sau hai năm Công ty An Khang giao

đất nền cho khách hàng nhưng quá thời hạn (đến tháng 9-2013)

công ty vẫn không có nền đất để bàn giao. Đã có 267 người gửi

đơn tố cáo hành vi của bà Phượng và công ty.

Để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành

án, cơ quan CSĐT kê biên 43 thửa đất, khoảng 25ha nằm trong

dự án Metropolitan.

Tỉnh chưa có ý kiến chính thức

Hiện tỉnh đã nhận được văn bản xin hỗ trợ triển khai lại dự

án Metropolitan. Tỉnh cũng đã có những văn bản trao đổi với

C46 - Bộ Công an và VKSND Tối cao. Các cơ quan này cũng

đã có văn bản trả lời cho tỉnh. Việc có cho dự án tiếp tục triển

khai hay không trong giai đoạn này tỉnh sẽ phải họp các ban,

ngành, địa phương lại. Các cơ quan sẽ phải cân nhắc và xem xét

thật kỹ căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành mới

đưa ra quyết định. Đến nay tỉnh chưa có ý kiến chính thức.

Ông Trần Văn Phúc, Phó Chánh VP UBND tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu

Huy Phong

http://plo.vn

Báo Pháp luật Tp. HCM, ngày 25/8/2016

Page 56: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

54

Một vụ “mờ án” ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sau 3 phiên xét xử, tòa

phúc thẩm chấp nhận đơn khởi

kiện của nguyên đơn, yêu cầu

bị đơn giao trả đất nhưng

không thể thi hành bởi quá

nhiều điểm “mờ” khó hiểu.

Đó là trường hợp của ông

Phạm Văn Tám, 48 tuổi, ngụ

thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-

VT), người thắng kiện trong vụ

kiện dân sự với chị dâu cùng

người hàng xóm sát vách.

Vi phạm tố tụng

Theo đơn khởi kiện của

ông Phạm Văn Tám, năm

2009, bà Nguyễn Thị Anh (mẹ

ruột ông Tám) cho ông mảnh

đất 766,5m2 và căn nhà có diện

tích 95,3m2, cả hai có lập hợp

đồng tặng cho được công

chứng tại Phòng Công chứng

Lam Sơn (thị trấn Đất Đỏ).

Sau đó, bà Nguyễn Ngọc

Dung (32 tuổi, chị dâu ông

Tám) đã lấn chiếm 86,6m2,

trong đó diện tích bà Dung

đang sử dụng là 67m2, phần còn

lại bà Dung hoán đổi cho vợ

chồng ông Nguyễn Văn Chí.

Vụ tranh chấp cũng bắt đầu

từ năm 2009. Sau nhiều lần hòa

giải không thành, ông Tám

khởi kiện yêu cầu công nhận

hợp đồng tặng cho giữa bà Anh

và ông Tám. Buộc bà Dung,

ông Chí phải trả lại cho ông

Tám phần đất đang lấn chiếm

sau khi bà Anh đã tặng cho ông

Tám đất này.

Ngày 14-1-2014, tòa sơ

thẩm tuyên không chấp nhận

Ông Tám và mảnh đất đã được xây

nhà trong thời gian đang tranh chấp

Page 57: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

55

yêu cầu của ông Tám về việc

đề nghị tòa án công nhận hợp

đồng tặng cho quyền sử dụng

đất giữa bà Anh và ông Tám là

có hiệu lực. Ông Tám kháng

cáo, TAND tỉnh BR-VT xét xử

phúc thẩm vào ngày 4-4-2014

tuyên hủy án sơ thẩm và

chuyển hồ sơ cho tòa án cấp sơ

thẩm giải quyết lại vụ án với lý

do tòa án sơ thẩm đã vi phạm

nghiêm trọng thủ tục tố tụng

dân sự.

Đến ngày 12-11-2015,

phiên sơ thẩm tiếp tục diễn ra.

Lần này, tòa sơ thẩm chấp nhận

toàn bộ yêu cầu khởi kiện của

ông Tám về yêu cầu công nhận

hợp đồng tặng cho và đòi lại

quyền sử dụng đất. Buộc gia

đình ông Chí trả lại cho ông

Tám 19,6 m2 đất; buộc bà

Dung tự tháo dỡ công trình trên

phần đất tranh chấp để trả lại

cho ông Tám. Ngoài ra, buộc

bà Dung phải trả lại tiền

chuyển nhượng đất và tiền bỏ

ra xây dựng tường rào cho ông

Chí. Sau đó, bà Dung đã làm

đơn kháng cáo gửi tòa án phúc

thẩm. Ngày 16-3-2016, TAND

tỉnh BR-VT tiến hành phúc

thẩm và tuyên y án sơ thẩm,

không chấp nhận kháng cáo

của bà Dung về yêu cầu được

sử dụng phần đất đã lấn chiếm.

Thắng kiện rồi... ngó!

Bản án phúc thẩm có hiệu

lực, nhưng 5 tháng nay, gia

đình ông Tám vẫn chưa lấy lại

được diện tích đất đã bị lấn

chiếm. Ông Tám đã nhiều lần

gửi đơn khiếu nại về việc

không thi hành án (THA) theo

bản án đã có hiệu lực pháp luật

đến các cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa

được tháo gỡ do vướng mắc

trong bản án của tòa phúc thẩm.

Cụ thể, ngày 6-6-2016, Chi

cục THA dân sự huyện Đất Đỏ

đã có công văn gửi TAND tỉnh

BR-VT yêu cầu giải thích vì

xét thấy bản án có nội dung

Page 58: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

56

chưa rõ khiến việc THA chưa

thể thực thi. Chi cục THA

huyện Đất Đỏ lý giải về những

điểm bất hợp lý trong bản án

như về phần đất bà Dung phải

trả lại cho ông Tám, trong bản

án không buộc bà Dung tháo

dỡ bờ rào cùng với các vật,

kiến trúc khác.

Bản án cũng không nói rõ

phải tháo dỡ toàn bộ nhà vệ sinh

hay chỉ tháo dỡ phần lấn sang

đất ông Tám. Nếu tháo dỡ phần

đất lấn chiếm thì diện tích là

2,2m2 nhưng trong bản án lại

nhận định 2,6m2. Kế đến, trong

bản án yêu cầu ông Chí phải trả

lại 19,6m2 thể hiện từ các điểm

B,G,21,22,A. Tuy nhiên, đối

chiếu với bản vẽ, Chi cục THA

không xác định được phần đất

phải giao từ điểm B đến điểm G.

TAND tỉnh BR-VT sau đó

có ra thông báo sửa chữa, bổ

sung bản án. Trong đó giải

thích rằng việc không tuyên

buộc bà Dung có nghĩa vụ tháo

dỡ tường rào là có căn cứ vì

khi xây dựng lên, UBND thị

trấn Đất Đỏ đã lập biên bản

ngăn chặn nhưng bà Dung vẫn

tiến hành làm. Trong bản án đã

nói rõ buộc bà Dung phải trả

lại tiền chuyển nhượng đất và

tiền bỏ ra xây dựng tường rào

cho ông Chí nên toàn bộ giá trị

tường rào trên đã được xử lý

xong. Về vấn đề tháo dỡ 2,2m2

hay 2,6m2 và xác định các điểm

trong phần đất yêu cầu ông Chí

trả lại, TAND tỉnh BR-VT

nhận thấy 2 lỗi trên thuộc về

sai sót trong khâu đánh máy

nên đã sửa chữa, bổ sung theo

đúng luật.

Ông Nguyễn Văn Cường,

Phó Chi cục THA dân sự

huyện Đất Đỏ, cho rằng theo

quy định thì khi có sai sót về số

liệu do có sự nhầm lẫn về con

số hoặc do tính toán sai thì sửa

lại cho đúng. Trong trường hợp

này, Chi cục THA nhận thấy

việc giải thích của TAND tỉnh

Page 59: Thong tin BR-VT qua bao chi (so 415).pdf

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu qua báo chí PHÁP LUẬT

57

BR-VT đã làm thay đổi nội

dung phần quyết định của bản

án phúc thẩm. “Chi cục THA

nhận thấy việc giải thích của

tòa án làm thay đổi nội dung

phần quyết định của bản án,

không có căn cứ để THA nên

đã kiến nghị TAND Cấp cao tại

Tp. HCM xem xét kháng nghị

bản án phúc thẩm”.

Trước thực tế này, ông

Phạm Văn Tám cho biết do sự

việc đã kéo dài nhiều năm nên

gia đình ông cũng mong muốn

cơ quan chức năng giải quyết

nhanh chóng. “Thắng kiện mà

không được THA thì rõ là quá

khổ” - ông Tám bức xúc.

Đất tranh chấp vẫn được xây dựng

Mặc dù đất đang tranh chấp với ông Tám nhưng vào năm

2012, ông Chí và bà Dung vẫn tiến hành hoán đổi đất và tiến hành

xây cất. Trong quá trình ông Chí xây dựng, ông Tám đã nhiều lần

làm đơn phản ánh và chính quyền địa phương đã yêu cầu ông Chí

ngưng xây dựng.

Để ông Tám rút đơn, ông Chí đã viết giấy cam kết trong đó

nói rõ ông chỉ xây dựng 1 trại gà và nhà bếp ở phần đất tranh

chấp. Dù đất đang tranh chấp nhưng địa phương vẫn chấp nhận

bản cam kết và cho xây cất (!?).

Ngọc Giang

Nguồn http://nld.com.vn

Báo Người lao động, ngày 24/8/2016