thời báo mêkông tháng 06/2013

24
Baát ñoäng saûn: Noùng tranh chaáp, nguoäi nieàm tin Ngaøn leû moät chuyeän ñoøi nôï cuûa Ngaân haøng Chuyeän tình nôû hoa mieàn bieân vieãn Myanmar: Con roàng saép tôùi cuûa Chaâu AÙ? THÔØI BAÙO thbmekong@ gmail.com tbmekong@ yahoo.com www.vilacaed.org.vn Soá 39+40+41+42 Thaùng 5+6/2013 TW HOÄI PHAÙT TRIEÅN HÔÏP TAÙC KINH TEÁ VIEÄT NAM - LAØO - CAMPUCHIA (VILACAED) Chaøo möøng ngaøy Baùo chí Caùch maïng Vieät Nam 21/6 Từ trái sang: Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam, ông Bùi Văn Quân; Tham tán Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam, ông Soe Thet Naung; Vụ Phó Vụ Kế hoạch Bộ Công thương, nguyên Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, ông Hoàng Thịnh Lâm; Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng; Phó TGĐ Ngân hàng Việt Á, ông Nguyễn Xuân Luật; Phó Chủ tịch Thường trực VILACAED, ông Bùi Tường Lân; Cục Phó Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ KH&ĐT, ông Vũ Văn Chung; TGĐ Citicom, ông Lê Phụng Thắng - tại buổi Ta đàm. Trang: 21 Trang: 20 Trang: 4 Trang: 8 Kyû nieäm 30 naêm ngaøy ñi laøm nghóa vuï quoác teá Trang: 22 Trang: 24 Nhöõng pho töôïng Phaät quyù ôû Vieät Nam...

Upload: duyenbc

Post on 27-May-2015

330 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Baát ñoäng saûn: Noùng tranh chaáp, nguoäi nieàm tin

Ngaøn leû moät chuyeän ñoøi nôï cuûa Ngaân haøng

Chuyeän tình nôû hoa mieàn bieân vieãn

Myanmar: Con roàng saép tôùi cuûa Chaâu AÙ?

THÔØI BAÙO

thbmekong@ gmail.comtbmekong@ yahoo.com www.vilacaed.org.vn

Soá 39+40+41+42 Thaùng 5+6/2013

TW HOÄI PHAÙT TRIEÅN HÔÏP TAÙC KINH TEÁ VIEÄT NAM - LAØO - CAMPUCHIA (VILACAED)

Chaøo möøng ngaøy Baùo chí Caùch maïng Vieät Nam 21/6

Từ trái sang: Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam, ông Bùi Văn Quân; Tham tán Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam, ông Soe Thet Naung; Vụ Phó Vụ Kế hoạch Bộ Công thương, nguyên Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, ông Hoàng Thịnh Lâm; Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng; Phó TGĐ Ngân hàng Việt Á, ông Nguyễn Xuân Luật; Phó Chủ tịch Thường trực VILACAED, ông Bùi Tường Lân; Cục Phó Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ KH&ĐT, ông Vũ Văn Chung; TGĐ Citicom, ông Lê Phụng Thắng - tại buổi Toa đàm.

Trang: 21

Trang: 20

Trang: 4

Trang: 8

Kyû nieäm 30 naêm ngaøy ñi laøm nghóa vuï quoác teá

Trang: 22

Trang: 24

Nhöõng pho töôïng Phaät quyù ôû Vieät Nam...

Page 2: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

2 THEO DOØNG THÔØI SÖÏ

Ngày 18.6.2013 tại Khách sạn S h e r a t o n -

Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến Du lịch Malaysia năm 2014 “VISIT MALAYSIA 2014 ROAD SHOW” do Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia, Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam tổ chức. Tham dự Hội nghị có ông Phạm Văn Hội - Đại diện phòng Tham tán Malaysia, Đại sứ quán Malaysia tại VN, ông Đoàn Duy Phương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), ông Nguyễn

Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hội Đầu tư nước ngoài tại VN, ông Lê Xuân Dương - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại VN…Đại diện Bộ Văn hóa Du lịch Malaysia, có ông Syed Yahya Syed Othman - Giám đốc Cục Xúc tiến Du lịch Quốc tế - Khu vực Đông Nam Á và hơn 10 Giám đốc Marketing các C.ty, tập đoàn Du lịch – Lữ hành của Malaysia. Tham dự còn có hơn 200 đại biểu là các Doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn, báo chí…

Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu về các điểm đến mới của du lịch Malaysia, các chính sách hỗ trợ du lịch của chính phủ Malaysia dành cho đối tác Việt Nam, chương trình gặp gỡ doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Malaysia, cơ hội kinh doanh xúc tiến thương mại, Hội chợ triển lãm tại Malaysia, Lễ hội siêu giảm giá, thăm quan các gian hàng kích cầu du lịch Malaysia dành cho khách du lịch. Đặc biệt hơn nữa, đại biểu có thể thưởng thức nghệ thuật trà kéo The Tarik, nghệ thuật vẽ trên cơ thể (miễn phí), xem biểu diễn ca múa nhạc truyền thống Malaysia…

Sáng ngày 20/5, tại Hà Nội, kỳ hop thứ 5 Quốc hội khoá XIII đã khai mạc, bắt đầu 1 tháng làm việc của Quốc hội với nhiều nội dung quan trong về KT-XH, xây dựng pháp luật. Đây là kỳ hop khởi đầu hoạt động đánh giá tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, đoàn kết một lòng, tìm giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho những năm tiếp theo.

Dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư: Lê

Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ

tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, các vị khách mời, đại diện các đoàn ngoại giao tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết kỳ họp thứ 5 được tiến hành trong lúc tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang trong quá trình phục hồi, kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Năm tháng đầu năm 2013, tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm trước; lạm phát được kiềm chế, giá cả ổn định, lãi suất giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng khá; an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm...Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, nhiều khó khăn thách thức còn hiển hiện, các lĩnh vực kinh tế tiếp tục gặp khó khăn; việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu chậm được giải quyết; tồn kho hàng hóa và bất động sản còn lớn; số doanh nghiệp ngừng hoạt

động, giải thể, phá sản tiếp tục tăng... Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tại kỳ họp này,

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định bốn vấn đề quan trọng là tiếp tục cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; xem xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi); tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011;...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.

theochinhphu.vn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhà nước CHND Trung Hoa từ ngày 19-21/6.

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch

nước Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và là chuyến thăm cấp Nhà nước Trung Quốc đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi Trung Quốc có Ban lãnh đạo mới.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước

Trương Tấn Sang có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, định ra phương hướng lớn cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, phát triển thực chất trên các lĩnh vực vì sự phát triển của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và gặp các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc, thăm tỉnh Quảng Đông.

Hai bên dự kiến sẽ ký kết một số thỏa thuận và văn kiện hợp tác.

Trong khuôn khổ hợp tác Hạ nguồn Mê Kông - Mỹ (LMI), Bộ Ngoại giao

Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ đã tổ chức cuộc họp Nhóm công tác LMI lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 25-26/4/2013.

Tham dự có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs, Đại sứ Mỹ tại ASEAN David Carden, cùng gần 100 đại biểu là các quan chức chính phủ đến từ 6 nước thành viên LMI (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ) và đại diện một số nước, tổ chức quốc tế là đối tác của LMI. LMI hình thành năm 2009, có 6 thành viên. Hợp tác LMI tập trung vào 6 lĩnh vực trụ cột là môi trường và nước, y tế, giáo dục, kết nối, nông nghiệp và an ninh lương thực, an ninh năng lượng. Cuộc họp đã đánh giá các hoạt động của LMI từ sau Cuộc họp Nhóm lần thứ 3 tại Phuket (Thái Lan - 9/2012), cụ thể hóa chương

trình hợp tác trên 6 lĩnh vực trụ cột và các vấn đề khác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao LMI lần thứ 6 (tháng 6/2013) tại Brunei.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những thành tựu hợp tác LMI trong 4 năm qua và những nỗ lực của các nước Mê Kông và Mỹ trong thúc đẩy hợp tác LMI; đề nghị thúc đẩy liên kết giữa LMI với ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác.

Các đại biểu đã thảo luận về việc nâng cao vai trò của LMI trong khu vực Mê Kông và Đông Nam Á; tăng cường gắn kết LMI với các mục tiêu của ASEAN; xây dựng mạng lưới điều phối LMI trong khu vực; tăng cường sự tham gia của Nhóm Những người bạn (Friends of the Lower Mekong) vào các hoạt động của LMI. Các cuộc họp Nhóm công tác chuyên ngành về an ninh năng lượng, môi trường và nước, nông nghiệp và an ninh lương thực cũng diễn ra trong ngày 25/4/2013.

Theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein

Sein và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab-Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) lần thứ 22 tổ chức tại Naypyidaw-Myanmar. Và đã có bài phát biểu khai mạc khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh, nơi mà tất cả các thành phần kinh tế đều có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Đồng thời luôn chủ động, tích cực đưa nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới…

Đối với tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Myanmar và các nước thành viên khác tăng cường hợp tác liên kết,

kết nối trên các lĩnh vực để cùng có lợi, cùng phát triển và đóng góp thiết thực vào xây dựng Cộng đồng ASEAN. Nỗ lực tăng cường kết nối và liên kết kinh tế của các nước trong khu vực tiểu vùng Mê Công là một cấu phần khổng thể thiếu, trong đó có việc xây dựng các tuyến hành lanh kinh tế, điển hình là tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC)…

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein tại Phủ Tổng thống. Hai nhà Lãnh đạo đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên quan tâm. Thủ tướng Chính phủ cũng dành thời gian tiếp một số Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn hàng đầu của khu vực và thế giới đang quan tâm và mong muốn đầu tư tại Việt Nam.

theochinhphu.vn

Kyø hoïp thöù 5 Quoác hoäi khoùa XIII

Chuû tòch nöôùc thaêm caáp Nhaø nöôùc Trung Quoác

Thuû töôùng Nguyeãn Taán Duõng phaùt bieåu khai maïc WEF Ñoâng AÙ

Hoïp nhoùm coâng taùc Haï nguoàn Meâ Koâng - Myõ laàn thöù 4

Hoäi nghò xuùc tieán du lòch Malaysia 2014

Lam Sơn

Quốc Đạt

Trọng Nghĩa

Dũng Dương

Tú Trâm

Page 3: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

3THEO DOØNG THÔØI SÖÏ

LTS: Trái với bức tranh ảm đạm tại một số nước trên thế giới là những chuyển biến tốt đẹp từ Myanmar. Qua những diễn biến trên đất nước này thời gian qua, người ta tin rằng Tổng thống Myanmar Thein Sein thật sự muốn đưa nước này ra khỏi bất ổn và trì trệ để phát triển bền vững và bảo đảm tiến trình dân chủ. Đặc biệt lệnh dỡ bỏ cấm cấm vận của nhiều nước với Myanmar đã mở ra cho đất nước này nhiều cơ hội tái hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới. Cùng với những nỗ lực sửa đổi, cải tiến các bộ Luật kinh tế hiện hành để mời goi các nhà đầu tư trên thế giới…của chính Myanma- Đã khiến đất nước này đã, đang trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Nhằm đồng hành hiệu quả, một cách cụ thể với các doanh nghiệp Việt Nam, với sự tài trợ của VietaBank - Mới đây TƯ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế -VILACAED đã phối hợp với Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam tổ chức Toa đàm “Myanmar-Thị trường mới nổi” tại Hà Nội.

Chương trình Toa đàm đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia đông đảo của các cơ quan hữu trách, các đơn vị, doanh nghiệp…: Đại diện Bộ KH&ĐT, Cục phó Cục Đầu tư Nước ngoài Vũ Văn Chung, Đại diện ngân hàng VietABank Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Luật; đại diện VILACAED, Phó Chủ tịch Thường trực Bùi Tường Lân; nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng; Đại diện Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Bùi Văn Quân; đại diện doanh nghiệp đã, đang đầu tư hiệu quả tại Myanmar, TGĐ Citicom Lê Phụng Thắng cùng đông đảo các đại biểu, chuyên gia và các cơ quan thông tấn báo chí…

*Myanmar - Thị trường giàu tiềm năng

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực VILACAED Bùi Tường Lân cho biết: “Việt Nam và Myanmar nằm trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công. Giữa hai nước có những điểm giống nhau về phong tục tập quán. Vừa qua, Myanmar đã có những đổi mới rất mạnh mẽ và nhanh chóng. Từ đó, Myanmar trở thành một điểm đến đầu tư rất được quan tâm. Myanmar cũng là đất nước có tài nguyên phong phú và con người Myanmar rất hiền hoà. Chủ trương của Nhà nước Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, tham gia hoạt động đầu tư thương mại vào Myanmar qua đó góp phần thúc đẩy phát triển tiểu vùng Mê Công và phát triển khu vực Asean…”.

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng cho biết: “Thực tế cho thấy, những doanh

nghiệp Việt Nam đã, đang đầu tư và bước đầu gặt hái thành công tại thị trường Myanmar đều thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dầu khí, khai mỏ, cơ khí, điện tử, dược phẩm, dệt may, giầy dép, đồ nhựa, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…Riêng về hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam đều biết rất rõ thị hiếu của khách hàng Myanmar qua 05 Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam trong 4 năm qua tại Yangon. Có thể khẳng định, hàng hoá “made in Việt Nam” từ loại bình dân đến cao cấp đều được thị trường Myanmar ưa chuộng, cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc”.

Ông Hoàng Thịnh Lâm, nguyên Tham tám Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Vụ phó Vụ Kế hoạch Bộ Công thương chia xẻ kinh nghiệm: “Cần nghiên cứu kỹ thị trường Myanmar trước khi thâm nhập. Lộ trình thâm nhập thị trường Myanmar nên tiến hành lần lượt: Bước 1, kinh doanh xuất - nhập khẩu; bước 2, thành lập văn phòng đại diện và showroom; bước 3, thành lập C.ty liên doanh…”.

Còn theo ông Soe Thet Naung - Tham tán Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam thì: “Myanmar đang từng bước phát triển kinh tế đất nước gắn với tự do hoá xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự và khu vực kinh tế tư nhân, xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Giai đoạn năm 2011-2012 là giai đoạn khởi sắc về thương mại song phương giữa Việt Nam và Myanmar. Xuất khẩu của Myanmar vào Việt Nam đạt khoảng 81,1 triệu USD tăng 21% so với cùng kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam vào Myanmar đạt khoảng 62,3 triệu USD tăng 32,4% so với cùng kỳ. Tổng thương mại song phương đạt 143,4 triệu USD, tăng 25,7%”…

Qua các tham luận, chia sẻ của các đại biểu, các chuyên gia, các doanh nghiệp… đã đầu tư vào Myanmar, điểm nổi bật nhất đều là, Myanmar được nhìn nhận như một thị trường dồi dào tiềm năng, với nhiều khía cạnh tích cực về cơ hội đầu tư, thương mại.

*Những khó khăn, thách thức.

Qua Tọa đàm các ý kiến đều chung đánh giá: Myanmar là thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn những khó khăn, thách thức.

Theo ông Vũ Văn Chung Cục phó Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ KH&ĐT: Thể chế kinh tế ở Myanmar chưa được định hình. Hệ thống luật pháp còn thiếu và chưa đồng bộ. Tình trạng cơ sở hạ tầng cũng chưa hoàn chỉnh...Myanmar lại theo chế độ liên bang. Chính quyền tại các bang cũng có những quyền hạn và độc lập nhất

định nên ở mỗi bang cũng có thêm những quy định riêng, áp dụng trong phạm vi bang của mình, nên việc triển khai các hoạt động đầu tư ở mỗi bang cũng có những quy định khác nhau. Ông Chung cho biết cụ thể thêm: Luật Đầu tư nước ngoài của Myanmar mới được ban hành năm 2012 thay thế cho luật cũ ban hành năm 1988. Tuy nhiên, chưa có các nội dung mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Myanmar. Việc chưa cho mở ngân hàng nước ngoài cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện thanh toán thương mại qua một số cơ chế tài chính trung gian cũng đang gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar. Những năm đầu giai đoạn 2011-2015, kinh tế hai nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng trưởng nhưng vẫn chịu ảnh hưởng do sự hồi phục chậm của nền kinh tế toàn cầu. Những diễn biến thiên tai, dịch bệnh trên thế giới và khu vực ngày càng khó lường cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của mỗi nước.

Lắng nghe các tham luận, các doanh nghiệp tham gia Tọa đàm đã sôi nổi đặt hàng loạt câu hỏi về những vấn đề DN họ quan tâm về thị trường Myanmar như; Biểu thuế, thị trường bảo hiểm, thủ tục đầu tư…Các DN đã, đang hoạt động tại thị trường đầy tiềm năng này như Citicom, Bee Logistics… cũng chân thành chia xẻ những kinh nghiệm cụ thể, ví như do Myanmar chưa có ngân hàng nước ngoài hoạt động nên chi phí dịch vụ cao khi chuyển tiền…Đồng thời khuyến cáo nên có đánh giá thật tổng thể và khách quan khi tham gia thị trường Myanmar, đặc biệt phát huy hết thế mạnh nổi trội của doanh nghiệp để thâm nhập và tạo chỗ đứng vững vàng trên vùng đất tiềm năng này…Đại diện cho một số doanh

nghiệp đã, đang đầu tư vào Myanmar, TGĐ Citicom Lê Phụng Thắng chia sẻ: Hàng hoá Việt Nam bán tốt ở các hội chợ chưa chắc đã bán tốt khi đưa ra thị trường. Điều đó là do tâm lý. Người dân suy nghĩ rằng cứ hàng ở hội chợ là hàng tốt. Do đó, đây cũng là một điểm lưu ý đối với các doanh nghiệp. Khi có hoạt động đầu tư, thương mại ở Myanmar, các doanh nghiệp nên lưu ý đến yếu tố cạnh tranh của hàng hoá, khảo sát thực tế, tìm đối tác tốt. TGĐ Thắng cũng cho biết thêm: Về mặt đối tác, Myanmar nhìn chung là tốt nhưng họ chặt chẽ và cẩn thận trong đánh giá, nhìn nhận. Song khi đã tạo được lòng tin giữa hai bên thì rất thuận lợi trong việc hợp tác lâu dài...

Phó TGĐ Ngân hàng Việt Á Nguyễn Xuân Luật cho biết quan điểm của VietABank trong tham luận: “Chiến lược hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư thương mại vào Myanmar”. Ông Luật nêu ra 5 gói hỗ trợ ưu đãi của VietABank: Thu xếp vốn cho dự án, tài trợ xuất khẩu, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ mua bán ngoại tệ và dịch vụ quản lý dòng tiền. Phó TGĐ Nguyễn Xuân Luật còn cho biết cụ thể hơn tinh thần chia xẻ cùng doanh nghiệp vượt khó của VietABank: “Trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp trong tiến trình đầu tư vào Myanmar, VietABank luôn có những nỗ lực, hỗ trợ riêng để đáp ứng với những nhu cầu, dù khắt khe của các đơn vị-doanh nghiệp. VietABank còn có các “dịch vụ may đo” đặc biệt dành cho từng đối tượng khách hàng riêng. Đây là một bước đột phát của VietABank trong quá trình phục vụ khách hàng theo những đặc thù riêng của ngành nghề và doanh nghiệp”.

Myanmar - Thò tröôøng môùi noåiBài và Ảnh: Đỗ An

Đầu tư của Việt Nam tại Myanmar: Đến thời điểm này, Việt Nam đã cấp phép cho 7 dự án đầu tư sang Myanmar với tổng số vốn đăng ký khoảng 460 triệu USD, đứng thứ 6 trong tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam (Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài- Bộ KH & ĐT).

Page 4: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

4

NGAÂN HAØNG VAØNG CUÛA BAÏN

Doanh nghiệp rơi vào thảm cảnh cũng là lúc ngân hàng bù đầu với những khoản nợ xấu. Nhiều ngân hàng đã phải dựng lều, mắc võng, trải phông bạt nằm chầu chực trước cổng doanh nghiệp vay nợ.

Kinh tế ảm đạm, hàng sản xuất không có đầu ra. Có lẽ đây đang là thời điểm cực

kỳ khó khăn của doanh nghiệp (DN) và khó khăn nhất chính là các DN sản xuất. Dẫu có ngừng hoạt động, tuyên bố ngừng phá sản đi chăng nữa thì món nợ từ ngân hàng vẫn còn đeo đẳng.

Nằm trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thuận lợi về giao thông vì nằm ngay cạnh quốc lộ 1A cũ, lại chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 30 km, KCN Quất Động tập trung khá nhiều DN lớn trong vùng. Có DN hoạt động, nhưng cũng không ít DN đã phải “cửa đóng then cài”. Thời gian qua, KCN này càng gây chú ý khi có nhiều người cùng ô tô, xe máy các loại ra vào tấp nập.

Nhưng cảnh ra vào không phải để khai trương, hay khánh thành nhà máy, C.ty, mà là của những người đến từ nhiều ngân hàng khác nhau kéo đến chỉ để canh giữ lô hàng của một C.ty đang là “con nợ”. Công ty CP XNK và SX Thương mại Âu Mỹ trước kia có hợp tác, vay vốn của nhiều ngân hàng khác

nhau.Khi C.ty không còn khả

năng chi trả, các ngân hàng cho vay vốn kéo đến nhà máy, canh giữ để số hàng hóa đang nằm trong C.ty không rơi vào tay ngân hàng khác. Bất kỳ ai có ý định chuyển số hàng ra ngoài cũng đều bị các ngân hàng chặn lại. Chưa tìm được tiếng nói chung, thế là các ngân hàng đành phải huy động lực lượng, túc trực canh giữ lẫn nhau chỉ bởi một lô hàng.

Một vài ngày trước chỉ có nhân viên bình thường, nhưng vào những ngày cuối tuần ngay cả “lãnh đạo” các ngân hàng cũng phải xuống. Xe máy, ô tô các loại cứ vào ra rầm rộ, đậu kín hai bên đường. Mỗi ngân hàng đứng một góc trông chừng nhau. Tưởng là một tài xế xe ôm đứng chờ khách, chúng tôi chủ động bắt chuyện với một người đàn ông có khuôn mặt hiền hậu, tuổi ngũ tuần. Thế nhưng khi hỏi ra mới biết ông này là một nhân viên ngân hàng vừa mới được gọi đến

tăng cường. Ngồi vắt vẻo lạc lõng trên chiếc xe máy ngay trước cửa DN, ông rất hoang mang: “Chẳng biết mình ngồi đây để làm gì. Thậm chí giấy tờ không hề có, ai công nhận mình là nhân viên của ngân hàng. Nhưng lệnh cấp trên thì phải tuân thủ thôi”.

Vì phải “trường kỳ kháng chiến” nên nhiều người đã huy động cả võng, bàn ghế, phông bạt…nằm vạ vật như đi hầu kiện. Nhiều thanh niên ngồi la liệt ở quán nước, nhóm khác lại rủ nhau vào “đá” vài ván bi a, cũng có anh bảo đi mua bộ bài về “tá lả” giết thời giờ. Thậm chí có ngân hàng còn thể hiện quyết tâm đến mức dựng lều, sẵn sàng trực 24/24…

- Đến lâu chưa mà trông có vẻ mệt mỏi thế? Em ở ngân hàng nào?

Chưa hiểu chuyện gì, anh này đã tiếp lời:

- Chuẩn bị tâm lý đi, như anh chầu trực ở đây đã vài ngày rồi. Chẳng tắm rửa gì, quần áo lấm lem hết cả. Mệt bã người.

Ngán ngẩm than phiền về công việc, làm vất vả mà chẳng được trả lương, anh này liên tục nghêu ngao một câu hát chế: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ cứ đè đầu tôi”… Để sống được qua ngày, anh này thậm chí còn phải tất bật đi dạy thêm vào buổi tối.

Phía trong cánh cửa sắt kín bưng chỉ có một hai bảo vệ của C.ty túc trực. Thỉnh thoảng một vài người lại thò tờ giấy cho bảo vệ xem, rồi bước vào trong ngó nghiêng đống hàng, rồi lại đi ra. Anh bảo vệ lại chốt cửa.

Đã cuối ngày thứ 7 (4/5) nhưng lượng người và xe vẫn còn đông lắm. Tình cảnh này không biết sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ. Sang ngày chủ nhật, vẫn còn nhiều người túc trực trước cửa DN , nhưng cũng đã vãn dần. Xem ra nhiều người trong số họ đang phải làm cái việc mà chẳng ai muốn làm.

theoinfonet

Phản biện lại ý kiến chuyên gia, đại diện một số ngân hàng cho biết, mức chênh lệch đầu vào - đầu ra lãi suất 6% là “trong mơ”. Để cứu doanh nghiệp, giảm lãi suất không còn là vấn đề chính hiện nay.

* Ngân hàng “ăn” lãi 6%: Trong mơ!Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước đã có buổi

trao đổi với báo giới về các vấn đề liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì lãi suất cho vay từ đầu năm tới nay đã giảm 2 - 4%/năm, mặt bằng cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên hiện 8 - 10%, doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt còn được chào lãi suất ở mức hấp dẫn 7 - 8,5%/năm và dư nợ có lãi suất trên 15% chỉ chiếm gần 15%. Nhưng tín dụng không thể tăng cao hơn nữa mà nguyên nhân chủ yếu nằm ở khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Tại nhiều địa phương do nợ đọng xây dựng cơ bản khá cao nên doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn. Còn với nhóm doanh nghiệp không đủ điều kiện thì ngân hàng không thể cho vay vì điều này dễ dẫn đến nhiều rủi ro cho cả nền kinh tế.

Tại cuộc họp, đại diện một số ngân hàng cho rằng chính sách điều hành lãi suất thời gian qua là hợp lý; mức trần lãi suất huy động 7,5% và lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên 13% là phù hợp với điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS.Nguyễn Trí Hiếu, mức chênh lệch lãi suất đầu vào và ra 6% hiện nay bất hợp lý. Trong khi ở nhiều quốc gia khác, biên độ này ở chỉ 2 - 3%.

Phản hồi từ phía ngân hàng, ông Nguyễn Tiến Đông, Phó TGĐ Agribank lại cho rằng: Dựa trên

thực tế cho vay của ngân hàng, rồi tính toán chi phí đầu vào - đầu ra, mức chênh lệch này chỉ xấp xỉ 4%. Hiện dư nợ của Agribank là 470.000 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ. Theo ông Đông, trong cơ cấu vốn ngân hàng hiện nay chủ yếu là vốn huy động từ thời điểm lãi suất 12% năm ngoái, đến tháng 8 - 9 tới, mới hết những khoản tiết kiệm lãi suất huy động 12%, do đó, các ngân hàng không “lãi lớn” như nhiều ý kiến đánh giá. “Chúng tôi đã có tính toán, với những doanh nghiệp có thể thoát ra khỏi khó khăn, ngân hàng sẽ tháo gỡ cùng. Chúng tôi chấp nhận lãi suất 6 - 8% để doanh nghiệp có cơ hội phục hồi, hiện ngân hàng đã có nghị quyết hội đồng thành viên để cùng thực hiện”, ông Đông khẳng định.

Còn theo ông Phạm Quang Dũng, Phó TGĐ Vietcombank, nếu ngân hàng đẩy mức chênh lệch lên cao là đi ngược lại chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện tại, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra tại Vietcombank ở mức 3%. Do tăng trưởng tín dụng năm nay không được như năm trước, nên mục tiêu đặt ra của ngân hàng là chất lượng tín dụng, rà soát khách hàng để đảm bảo duy trì chất lượng tín dụng.

* Một cây làm chẳng nên non…Thông tin từ ông Vũ Viết Mạnh, Vụ trưởng

Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thanh khoản các ngân hàng hiện đang dư thừa. Dẫn một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Mạnh nói, đến thời điểm gần đây có tới 70% doanh nghiệp cho rằng lãi suất không phải là vấn đề chính. Vấn đề ở đây là

khả năng hấp thụ, doanh nghiệp không muốn vay do không biết sản xuất hàng hóa ra có bán được không.

Tham gia buổi trao đổi thông tin, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, nền kinh tế đang rất khó khăn, doanh nghiệp là những người lính trên mặt trận khó khăn đó. Do vậy, cứu doanh nghiệp để vực dậy nền kinh tế, theo TS.Ánh, cần phải có sự giúp sức của các bộ ngành chứ không nên trông đợi quá nhiều vào Ngân hàng Nhà nước. “Lãi suất quá quan trọng vì nó là cái giá của vốn. Nhưng giờ lãi suất có xuống nữa cũng không còn là yếu tố quyết định. Tôi gặp doanh nghiệp, họ nói anh có hạ lãi suất xuống 0% em cũng không vay. Doanh nghiệp chủ yếu vay dài hạn, kinh doanh dựa vào vốn lưu động tự có. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là tắc tín dụng, tắc vì nợ, nợ lòng vòng rồi nợ đọng chảy vào ngân hàng. Chúng ta cần giải quyết nhanh, dứt điểm cái vòng luẩn quẩn này”, ông Ánh chia sẻ. Đồng quan điểm này, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Mặt bằng lãi suất đã trở về giai đoạn 2005-2007 và với điều kiện kinh tế hiện nay là mức lãi suất hợp lý.

Điều đáng lo nhất hiện nay, theo ông Hùng là tổng cầu của nền kinh tế rất thấp, đầu tư xã hội, sức mua trên thị trường giảm mạnh. “Tôi cho rằng nếu chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ thì khó có thể vực dậy nền kinh tế vào lúc này. Gần đây các nước trên thế giới đang xem xét lại trần nợ công và có lẽ đã đến lúc chúng ta phải xem lại giới hạn nợ công, nới lỏng bội chi ngân sách để có thể gia tăng chi tiêu công, tăng đầu tư và nâng tổng cầu cho nền kinh tế”, ông Hùng kiến nghị.

Ngaøn leû moät chuyeän ñoøi nôï cuûa ngaân haøng

Thöïc hö chuyeän ngaân haøng “aên” cheânh laõi suaát 6%

P.V

Nguyễn Hiền

TAØI CHÍNH - NGAÂN HAØNG - CHÖÙNG KHOAÙN

Page 5: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

5

Tình cờ, tôi được biết chị Doãn Thị Thúy Nga, Giám đốc C.ty CP Việt

Linh qua một chuyến từ thiện tới Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi Tp.HCM, được nghe khá nhiều người nói về những hoạt động từ thiện của chị trong suốt 20 năm qua. Gặp chị, tôi được hiểu thêm những công việc thầm lặng mà chị đã làm.

Sinh ra và lớn lên tại hòn đảo ngọc Phú Quốc, nơi nổi tiếng với hồ tiêu, ngọc trai và nghề làm nước mắm, Gia đình chị Nga có nghề làm nước mắm từ lâu đời nên lớn lên, khi bắt tay vào kinh doanh chị vẫn phát huy nghề truyền thống của cha ông . Sống thật, làm thật, chị không tập trung cho việc quảng cáo mà chỉ cố gắng giữ vững chất lượng trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì thế, dù trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng C.ty Việt Linh vẫn không ngừng lớn mạnh.

Việc làm từ thiện của chị bắt đầu từ khá sớm, trước cả khi chị dấn thân vào thương trường và trở thành một doanh nhân thành đạt. Vốn là một người giàu lòng trắc ẩn, chị thường cảm thấy xót xa trước những mảnh đời bất hạnh, chị tâm sự: “Cứ mỗi khi đi đến nơi nào đó, gặp những hoàn cảnh éo le là chị lại xúc động. Từ đó, chị luôn niệm một điều: phải làm điều gì đó có ích cho cuộc đời này, và chị làm từ thiện từ đó”.

Việc làm từ thiện của chị ban đầu được tiến hành một cách tự phát từ chính quê hương Phú Quốc, đơn giản như giúp đỡ ai đó miếng cơm, manh áo, thuốc chữa bệnh ... rồi dần dần, khi sản phẩm nước mắm của Việt Linh vươn ra xa, công tác từ thiện của chị cũng mở rộng theo, có kế hoạch, có chiều sâu hơn.

C.ty ngày một lớn mạnh và có

chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhưng như thế không có nghĩa là đồng tiền chị kiếm được là dễ dàng, bởi vậy chị rẩt quý trọng đồng tiền. Đem tiền đi cho nhưng không có nghĩa cho đi là xong,chị luôn muốn đồng tiền của mình đến được đúng tay người cần nó. Làm bất cứ việc gì chị cũng đề cao trách nhiệm và hiệu quả,vì thế chị không cho phép mình cẩu thả, cẩu thả trong kinh doanh sẽ dẫn đến thua lỗ, cẩu thả trong từ thiện sẽ dẫn đến mất niềm tin. Trước mỗi chuyến từ thiện chị đều trực tiếp đi khảo sát, tìm hiểu cặn kẽ đời sống của những người dân nơi mình sẽ đến, lên kế hoạch rồi mới về vận động người thân, bạn bè chung tay góp sức. Biết tính chị nên mỗi khi chị kêu gọi, bạn bè chị kẻ ít người nhiều, đều ủng hộ nhiệt tình, đó cũng là nguồn động lực giúp cho chị thêm vững tâm thực hiện các công tác thiện nguyện của mình.

Chị đặc biệt dành mối quan tâm của mình đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vì theo chị, những nơi đó đồng bào phải chịu rất nhiều thiệt thòi, rất cần những sự sẻ chia, giúp đỡ. Năm 2008 chị lên thăm và trao quà từ thiện cho các em tại một trường dân tộc nội trú tại Kon Tum, chị đã khóc suốt từ lúc đặt chân tới nơi cho đến lúc ra về. Chị không ngờ để có được cái chữ, các em phải nỗ lực nhiều đến vậy, nó vượt quá sức tưởng tượng của chị. Chị bị ám ảnh mãi về những gian khổ mà các em phải chịu đựng nơi cao nguyên thừa thãi nắng mưa và thiếu rất nhiều thứ thiết yếu cho cuộc sống. Có trực tiếp đến những nơi đó mới hiểu được những khó khăn mà đồng bào dân tộc đang phải đối mặt, bởi vậy, đã đi rồi chị lại muốn đi nữa, đi để giúp những người dân đỡ đi phần nào những khó khăn, đi để cho lương tâm mình không cảm thấy day dứt và mỗi lần đi để trở về sống tốt hơn, lại cố gắng kiếm tiền nhiều hơn để giúp đỡ được nhiều người hơn.

Dù công việc bận rộn thế nào, một năm chị cũng cố gắng thực hiện hai chuyến từ thiện, không chỉ thực hiện các chuyến từ thiện ở Việt Nam, chị còn thực hiện cả các chuyến từ thiện ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ. Chị tâm sự: “ Thay vì mình đi mua sắm, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè hay làm đẹp, mình đi làm từ thiện cũng là một cách thư giãn sau những thương vụ kinh doanh căng thẳng, hơn nữa, đó cũng là một cách làm đẹp cho đời. Chị muốn làm tấm gương tốt để cho các con mình noi theo, sống có ích cho cộng đồng, cho xã hội.”

Cứ mải mê đi làm từ thiện, rồi bỗng một ngày chị nhận ra: việc làm từ thiện của mình chẳng làm thay đổi cuộc sống của những người nghèo, nếu cứ đem tiền, đem quà đi cho như thế này thì chẳng biết bao nhiêu cho đủ. Mặt nào đó, việc làm của chị tạo ra cho không ít người nghèo tâm lý ỷ

lại, không chịu nỗ lực vươn lên. Chị bắt đầu suy nghĩ lại: mình không bỏ các công tác từ thiện, nhưng mình sẽ làm khác đi để những người nghèo vươn lên tự thoát nghèo, phải làm cho họ có trách nhiệm với những đồng tiền mà họ nhận được, biến nó thành cơ hội chứ không phải món quà trời cho, ăn hết rồi đâu lại vào đấy, muốn vậy phải cho họ cái cần câu và dạy cách cho họ câu chứ không phải đem cá đến cho họ như nhiều người vẫn làm. Chị bắt đầu thay đổi cách thực hiện. Thay vì đem tiền, đem quà đi cho như trước, chị liên hệ với chính quyền địa phương, cho người nghèo vay vốn thực hiện các dự án kinh tế hộ gia đình không lấy lãi, và hàng năm chị đều kiểm tra tiến độ cũng như hiệu quả của dự án. Đó là một cách tốt vừa giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, vừa để đồng tiền có thể quay vòng giúp được nhiều người. Đối với thanh thiếu niên không có cơ hội đến trường, chị tạo điều kiện cho các em được học nghề, những nghề dễ học, dễ kiếm tiền. Ngay tại chuyến đi từ thiện ngày 2/06/2013, công ty của chị cũng đã tài trợ cho Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh 10 kg bạc để các em có nguyên liệu học chế tác đồ mỹ nghệ.

Năm 2011, chị cùng một số người bạn thành lập Công ty CP NNN chuyên chế tác, kinh doanh đồ trang sức, vàng bạc, đá quý. Khi thành lập công ty, chị và ban lãnh đạo công ty đều thống nhất hàng tháng trích ra một khỏan lợi nhuận để làm từ thiện. Biết chị tâm huyết, xông xáo và có uy tín trong công tác xã hội nên nhiều tổ chức, quỹ từ thiện ngỏ ý mời chị về phụ trách các công tác thiện nguyện nhưng chị đều từ chối. Chị cho biết: việc quản lý cùng lúc hai công ty và những kế họach từ thiện riêng đã chiếm hết thời gian của chị, vả lại chị muốn tự mình quyết định tất cả mọi việc, chị sợ khi vào một tổ chức nào đó, những thủ tục hành chính sẽ làm chậm trễ việc giúp đỡ những người nghèo, mà khi mình chậm trễ như vậy, những đồng tiền đến tay người nghèo sẽ giảm bớt đi giá trị và ý nghĩa.

Không ai có thể chọn hòan cảnh cho mình để sinh ra, nhưng ta có thể chọn cho mình một lẽ sống. Sống để yêu thương và chia sẻ là lẽ sống mà Doanh nhân Dõan Thị Thúy Nga đã lựa chọn cho mình. Chị đang giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình và coi như một cách trả ơn cuộc đời, hay cũng là một cách làm đẹp cho đời.

Doanh nhaân Doaõn Thò Thuùy Nga: Laøm töø thieän cuõng laø laøm ñeïp cho ñôøi

Dương Viết Cương

Chị Nga luôn là người nhiệt tình trong các công tác xã hội

DOANH NGHIEÄP - DOANH NHAÂN & HOÄI NHAÄP

Page 6: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

6 DOANH NGHIEÄP - DOANH NHAÂN & HOÄI NHAÄP

Nói tới những công trình công nghiệp nhiệt điện, thủy điện, dầu khí, cầu cảng

trên khắp cả nước là nói tới sự gắn bó và công sức của ngành lắp máy Việt Nam. 45.1 là một trong những thành viên trong ngôi nhà lắp máy Lilama. Bức tranh công nghiệp phía Nam sau giải phóng từ Trị An, Minh Hải, Kiên Lương, Cà Mau…đâu đâu cũng bắt gặp những dấu ấn của Lilama45.1, những năm thập niên 80 Lilama 45.1 được ví von như cánh chim đầu đàn của ngành lắp máy.

Năm 1986 Liama 45.1 ghi dấu ấn cho mình bằng công trình thủy điện đầu tay tại Trị An- Trị An âm vang mùa xuân đi mãi vào bản hùng ca ngành thủy điện và cơ khí tự chủ của người Việt, của ngành cơ khí Việt sau giải phóng. Ý nghĩa của Trị An ngày đầu đã dần hình thành một thiết kế hòa lưới điện quốc gia cùng với thủy điện Sông Đà. Cũng từ Trị An ngành lắp máy đã tạo nên những con người còn mãi với thời gian mà công lao, sự sáng tạo, tay nghề, lòng can đảm lịch sử ngành lắp máy không thể phủ nhận đó là Phạm Hùng, Lê Văn Tuấn (AHLĐ thời kỳ đổi mới), cùng với đó là lớp lớp công nhân cơ khí được coi như nguyên khí của không chỉ

ngành lắp máy. Ngành lắp máy đã tự ghi điểm cho

mình bởi những công trình mang dấu ấn lịch sử, thì những anh hùng của ngành đã khiến cho uy danh của ngành ngày càng có chỗ đứng vững vàng. Thời kỳ vàng của lịch sử lắp máy còn ghi nhận những con người bình dị, nhưng anh hùng khi biết chọn cho mình những công việc tưởng chừng như rất nhỏ trong khối công việc đồ sộ của những công nhiệt điện, thủy điện. Cùng thời kỳ Trị An với AHLĐ Lê Văn Tuấn là Hoàng Viết Công: “Tôi tự chọn cho mình công việc mà hầu như không ai để ý tới, bởi tầm vóc của nó, bởi độ khó của nó…” – Ông Công tâm sự. Cho đến lúc này, thật sự nghề xây lắp điện của Đội Xây lắp Điện 2 do Hoàng Viết Công phụ trách gần như không có đối thủ cạnh tranh. Ông độc diễn trong một sân chơi lắp máy mà những chế tạo cơ khí, lắp đặt những trụ khối, ống thép…đã gần như bão hòa trong bối cảnh nguồn công việc thì ít, mà đối thủ có năng lực cạnh tranh ngày càng nhiều và ngày càng tỏ ra tinh nhuệ.

Là công trình thứ 10 trong bước đường lăn lộn rừng thẳm, núi cao vực sâu- Gói thầu lô 5.3 công trình đường dây tải điện Song Mây- Vỉnh Tân 500 KV có chiều dài cả cung đoạn hơn 200

km, riêng cung đoạn của đội 2- Li-lama 45.1 chiếm hơn 20km trong rừng già Bình Thuận. Nguyễn Thành Long, người đen nhẻm bởi nắng tháng 5 là kỹ sư- tổ trưởng được Ông Công gần như trao toàn quyền mỗi khi vắng mặt đưa chúng tôi đi bằng xe gắn máy vòng vèo, đánh võng trên nhửng roi cát nóng bỏng để vào tận chân những cây cột điện cao ngất ngưởng, ánh mặt trời chiếu xiên chói lòa không làm nản lòng hàng chục công nhân đang đu mình trên cao hơn 60m, những “chú kiến” thợ đang oằn lưng góp phần làm ra điện. Tay quệt ngang cái nóng đang hun trên mặt, Long cho biết: “ Đây là công trình xây lắp lưới điện Vĩnh Tân- Song Mây 500 KV, khối lượng lắp đặt hơn 1000 tấn. Xong khối lượng không phải là vấn đề lớn với chúng tôi, mà cái chính là điều kiện thi công khắc nghiệt, với 28 vị trí lắp trụ, mà mỗi trụ cách nhau tới hơn 10 km, chúng tôi phải làm lán chỉ huy giã chiến tại ngay công trình, trong rừng này…” Khởi động từ tháng 1/ 2011, theo báo cáo từ chỉ huy công trình đã có 16/28 vị trí đã được lắp đặt, dự kiến khoảng tháng 10/2013 sẽ tiến hành bàn giao đóng điện thử hòa lưới quốc gia.

Luồn rừng, sống với rừng là công việc mà Đội 2 Xây lắp Điện 45.1 đang gánh trên mình. Nếu chỉ là cái khó nhọc về thể chất có lẽ chỉ là phần nhỏ, vì nói theo cách nói với nụ cười lúc nào cũng nở nhẹ trên môi của đội trưởng Công là “quen rồi”, thì cái khó, cái làm đau

đầu người cầm quân đầy nắng gió này lại là khâu công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cùng với đó là kinh phí cho hoạt động. Là người hết lòng vì công việc có không ít lần Hoàng Viết Công đã phải dùng “tiền túi” của mình để đi đấu thầu cho C.ty, để trả lương hoặc mua lương thực cho công nhân. “ Thật khó khi đời sống công nhân cứ mãi khó khăn thế này, bản thân tôi, sức vốn cũng có hạn, trụ mãi trong tình thế này căng quá…” Hoàng Viết Công thật lòng cho biết. Tuy thế cái nôi 45.1 một thủa vẫn giữ chân Hoàng Viết Công trụ lại trên những công trình, ở lại cùng gắn bó với 45.1, với mong mỏi cùng cả tập thể vượt qua lúc khó khăn này. Bằng việc làm rất thực tế đó, tới đây Đội Xây lắp Điện 2 của Viết Công đang ấp ủ gói công trình trạm điện Hóc Môn- Hỏa Xa cho điện lực TPHCM với hợp đồng trên 30 tỷ đồng.

“Năng nhặt chặt bị” nếu đi đúng hướng như thế, cùng với những đội như Đội Xây lắp Điện 2 của Hoàng Viết Công, những con ong cần cù của 45.1 siết chặt lại đội ngũ, đoàn kết một lòng, người chỉ huy mới đầy kinh nghiệm, có tâm, hy vọng bài ca lịch sử năm nào của 45.1 sẽ được viết tiếp một cách hào hùng hơn nữa.

Đóng trên địa bàn xã Phù Lỗ - Sóc Sơn, cận kề ngay nội thành Hà Nội - Từ lâu, C. ty TNHH Toàn Năng đã được đánh giá là một điểm sáng về các hoạt động mang tính vì cộng đồng-xã hội. Điều rất đáng biểu dương, ghi nhận là cùng với tinh thần sáng tạo vượt khó vươn lên để bảo đảm doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững - Toàn Năng còn phát huy một cách tận tâm truyền thống nhân ái, tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách”…của dân tộc Việt.

Vì cộng đồng xã hội là một trong những hoạt động mang đậm tính

nhân văn, nhân ái, được rất nhiều DN quan tâm và tận tâm hoạt động từ lâu nay. Đó là thực tế, DN không chỉ quan tâm tới lợi ích và sự phát triển của riêng đơn vị mình mà còn quan tâm tới việc đồng hành, chia xẻ…với các hoạt động khác của xã hội, mang tính xã hội cao. Trong những DN có “Tấm lòng vàng” về hoạt động này có Toàn Năng. Được biết thời gian qua, nhất là năm 2012, dù rất nhiều cam khó, nhưng Toàn Năng đã đóng góp gần 70 triệu đồng cho các hoạt động xã hội. Có thể điểm qua những hoạt động xã hội, những đóng góp ý nghĩa này của Cty như: ủng hộ Quỹ an ninh xã Phù Lỗ; hỗ trợ xây dựng nhà văn

hoá của các thôn trên Bắc Sơn (Lạng Sơn); ủng hộ Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn; ủng hộ Hội người khuyết tật huyện Sóc Sơn; đóng góp vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” xã Phù Lỗ, Quỹ “Vì người nghèo” xã Phù Lỗ; Quỹ chất độc da cam huyện Sóc Sơn…

Hoạt động đa dạng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại tổng hợp, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong năm 2012 và từ đầu năm 2013 đến nay - Nhưng Toàn Năng trong những năm gần đây, đã tạo dựng được những dấu ấn khá ấn tượng trong hoạt động mọi mặt. Đó là thực tế, DN không chỉ vững vàng vượt khó vươn lên, phát triển ổn định trong khó khăn chung của nền kinh tế đất nước - Mà còn có những đóng góp nhất định vào các hoạt động xã hội. Đây là tín hiệu tích cực đáng ghi nhận từ một doanh nghiệp.

Với những hoạt động tự nguyện mang tính vì cộng động xã hội của mình, Cty Toàn Năng đã được UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc năm 2012 và được Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Sóc Sơn tặng Bằng khen tấm lòng vàng vì nạn nhân da cam…Cùng sự ghi nhận của xã hội bởi những hoạt động mang đậm ý nghĩa nhân ái, nhân văn này

Ngồi bên anh trong quán nhậu nho

nhỏ trên đường Hùng Vương - TP Nam Định lúc nửa đêm đầu mùa hạ, với phong thái bình dị, ít ai biết đây là lãnh đạo sở Kế hoạch - Đầu tư, người rất tâm huyết và có vai trò khá quan trọng trong quyết định sự phát triển của ngành Công nghiệp nói chung, sự hình thành và phát triển của hệ thống KCN - KKT nói riêng của tỉnh Nam Định. Hơn 30 năm cống hiến được ghi nhận bởi nhiều thành tích như Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, Huân chương Lao động, nhiều Bằng khen các cấp, ngành… không tạo ra bất kỳ khoảng cách nào giữa chúng tôi. Anh đúng như người anh, người bạn, một nghệ sĩ đa tài…Anh là Phạm Quốc Khánh - Phó GĐ Sở Kế hoạch&Đầu tư tỉnh Nam Định.

Là một nhà thơ nhưng thơ anh, ngoài cảm xúc chân thật của một cán bộ cách mạng, còn in đậm dấu ấn ngành nghề. Bởi thế trong hơn 1000 bài thơ của anh, có tới hơn 100 bài được phổ nhạc trở thành bài hát hay ca ngợi đất nước, ngành nghề…Nên không lạ, khi anh được biết đến như một “Chiến sĩ - kinh tế cầm bút thời bình”. Những bài thơ, lời bài hát viết về ngành đến viết tặng bạn bè, các địa phương, doanh nghiệp…

cho đến những bài thơ tức cảnh sinh tình…đều mang dấu ấn riêng của một người hết lòng vì công việc, mà vẫn rất đời, rất người- Bởi thế những các giải thưởng nghệ thuật trong các cuộc thi viết về các địa phương, các ngành nghề…của anh ngang bằng thành tích công tác trong ngành cùng hàng loạt bài hát được nhạc sĩ Vũ Trung phổ nhạc trở thành bài hát truyền thống các doanh nghiệp, các địa phương…là minh chứng cho nhận định này.

Chúng tôi gặp được cặp đôi Vũ Trung - Quốc Khánh tại Hà Nội. Nhạc sĩ Vũ Trung (Thượng Tá - Trưởng phòng Chính trị Công An tỉnh Bình Định, Chi Hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Bình Định, tác giả của hàng loạt bài hát nổi tiếng cũng là người thổi nhạc và hồn cuộc sống vào thơ Quốc Khánh, đưa thơ Quốc Khánh đến với công chúng yêu thơ và nhạc) tâm sự: “Thơ Quốc Khánh đa dạng, đầy ngẫu hứng mà rất ít nhà thơ nào có thể

làm được, trong thơ đậm chất nhạc, dễ dàng phổ nhạc để trở thành bài hát hay… Quốc Khánh có thể làm thơ bất cứ lúc nào, cho ai, việc gì…” - Sự tình cờ bắt gặp mình trong thơ bạn có lẽ là lý do quan trọng nhất để hai con người ở hai miền đất nước cách nhau hơn 1000 km trùng phùng hi hữu.

Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi nhỏ anh Khánh: “Anh chắc không còn biết thiếu gì nữa đâu?” Anh cười: “Có chứ! Anh luôn thấy thiếu thời gian khi mình vẫn còn nhiều điều muốn làm…”. Và với một người luôn ân tình với việc, với đời, với người…như anh Khánh, thì mạn phép anh được đăng bài thơ đầy cảm xúc anh vừa sáng tác tặng bạn, để làm lời kết cho bài viết còn nhiều hạn chế này.

Ñoäi xaây laép Ñieän 2 - Lilama - 45.1

Vieát tieáp trang söû

Toaøn Naêng - Moät doanh nghieäp vì coäng ñoàng xaõ hoäi

Tuấn Minh

Bùi Cường - Đỗ An

MỪNG BẠN

CHÚC MỪNG TÂN CHÁNH ÁNTặng anh Lương Hồng Minh

Chánh án TAND tỉnh Nam Định

Cán cân công lý đã trao anhĐức tài xây đắp móng hiển vinh

Tâm sáng - vận hồng, cao sự nghiệpGiữ đời bền đẹp nghĩa “Hồng Minh”!

Nam Định, ngày 13 tháng 6 năm 2013

Phạm Quốc Khánh, Hội thẩm

“Trích: www.phamquockhanh.nghesi.vn

Taûn maïn chaân dung moät nhaø thô

Nam - Thương

Page 7: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

7XAÂY DÖÏNG - BAÁT ÑOÄNG SAÛN - VAÄT LIEÄU XAÂY DÖÏNG

NGAÂN HAØNG VAØNG CUÛA BAÏN

Theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, ngày 1/6/2013 Ngân hàng nhà nước đã chính thức “bơm” ra thị trường gói tín dụng bất động sản (TD BĐS) 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội với lãi suất 6% ổn định trong vòng 10 năm. Gói “giải cứu” 30 nghìn tỷ lần này thể hiện chủ trương, đường lối và chính sách đúng đắn, tốt đẹp của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống nhân dân đặc biệt người thu nhập thấp hiện đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở, thông qua đó gói TD se phần nào tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đang đóng băng, giúp cải thiện tình trang hàng tồn kho BĐS, vốn, nguyên vật liệu… và được kỳ vọng có tác động lan toa đến nhiều linh vưc khác của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định: Đối tượng được vay là những người có thu nhập dưới 9 triệu/tháng, với mức trả gốc cả lãi khoảng 6 triệu đồng/tháng (chiếm 30% tổng thu nhập) thì gia đình đó tối thiểu phải có 2 người đi làm với tổng thu nhập 15-18 triệu đồng/tháng mới có thể tiếp cận được vốn vay. Liệu se có bao nhiêu người “thu nhập thấp dưới 9 triệu đồng/tháng” được hưởng lợi từ chính sách này?

*15 triệu đồng/tháng - “Thu nhập thấp”?

Tại điểm b, khoản 2, điều 1, thông tư 07/2013/TT-BXD ngày 15-5-2013 của Bộ xây dựng v/v hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo NQ 02/NQ-CP quy định: đối tượng vay là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập (TN) thấp vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Theo đó, gói TD 30 nghìn tỷ đồng lần này hỗ trợ cho phân khúc sản phẩm BĐS có giá bán trên 600 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, diện tích nhà rơi vào khoảng 45-70m2 (vì theo luật không cho xây dựng căn hộ chung cư dưới 45m2). Tính toán những con số trên, nếu mua căn hộ giá 700 triệu đến 1 tỷ đồng theo hình thức trả góp, trả trước khoảng 20 – 30%, người dân sẽ phải trả góp cả gốc lẫn lãi là 4,3 triệu – 6 triệu đồng/tháng, lương của người dân cũng vào khoảng 15 triệu đồng/ tháng mới có thể trả được. Những hộ gia đình có TN 10 – 12 triệu đồng khó có thể tiếp cận được gói hỗ trợ.

Như vậy, mức TN 15-18 triệu đồng/tháng là điều kiện cần để một gia đình xin vay mua nhà theo gói hỗ trợ này được ngân hàng xét duyệt, bởi với mức TN như vậy dành cho sinh hoạt gia đình, phần còn lại đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay (chiếm 30% tổng TN), tránh rủi ro cho ngân hàng. Câu hỏi được đặt ra là

với mức thu nhập đó, người vay mua nhà có còn được gọi là có “thu nhập thấp” hay không?

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị TP Hà Nội, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại TP Hà Nội khẳng định, thu nhập 7,5-9 triệu đồng/tháng/người ở nước ta hiện nay là thuộc diện người có TN trung bình khá chứ không phải TN thấp. (GDP bình quân đầu người ở nước ta năm 2012 là 1.540 USD/người/năm, xấp xỉ 2,7 triệu đồng/tháng/người). Mặt khác, mức TN này căn cứ trên cơ sở bảng lương hoặc chứng từ chứng minh TN của đối tượng vay chứ không tính đến những khoản ngoài lương thì không phải là TN thấp.

*“Đánh” không trúng đối tượng.

Theo quy định thực hiện triển khai gói TD 30 nghìn tỷ đồng lần này, người có TN thấp là đối tượng được hưởng ưu đãi từ gói hỗ trợ. Thế nhưng, người TN thấp có dễ dàng tiếp cận được gói hỗ trợ không?

Trong buổi đối thoại trực tuyến ngày 11.6.2013 về gói TD 30 nghìn tỷ đồng được tổ chức tại Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ (chinhphu.vn), về khái niệm thu nhập thấp, thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, những người TN thấp tạm định nghĩa là những người không phải đóng thuế TN, mức TN tối đa là 9 triệu. Theo đó, dù người dân có TN 3 – 4 triệu/tháng thì vẫn thuộc đối tượng vay theo quy định.

Nhưng, khi tìm đến ngân hàng, người vay mua nhà phải đối mặt với rào cản gay go, đó là khả năng trả nợ, phải trình bày phương án trả nợ, đưa ra các giấy tờ chứng minh tổng TN hàng tháng, đảm bảo 30% tổng TN trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng… đến đây, có lẽ người có TN thấp phải… dừng lại. Vì, chúng ta chưa nói đến đối tượng TN thấp quy định tại khoản 2, điều 2, thông tư 07/2013/TT-BXD là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, người lao động tự do, kinh doanh cá thể…, đa số các cặp vợ chồng công chức, viên chức

cũng chỉ có mức TN khoảng 10 triệu đồng/tháng. Với một căn hộ 50m2 được bán với giá 500 triệu đồng, người mua trả trước 20% (100 triệu đồng), số tiền còn lại là 400 triệu đồng được trả trong vòng 10 năm, thì năm đầu tiên người mua phải trả trên 5 triệu đồng/tháng, chiếm hơn 50% tổng TN, không thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng (30% tổng TN). Như vậy, việc tiếp cận nguồn vốn đối với người TN thấp lại còn xa vời hơn.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng: “Nhược điểm lớn nhất của gói này là “đánh” không trúng đối tượng, 15-18 triệu đồng/tháng thì đừng bảo người TN thấp chứng minh tài chính mà phải bảo người TN trung bình khá chứng minh – đối tượng này chưa xứng đáng được hưởng ưu đãi, ý đồ của gói này là dành cho người TN thấp. Người TN thấp có nhu cầu rất lớn về nhà ở, nhưng nhu cầu có khả năng thanh toán rất thấp vì không có tiền, TN quá thấp. Có thể nói, với mức TN hiện tại, quá khó để cho người TN thấp tính đến chuyện vay tiền mua nhà theo gói hỗ trợ lãi suất, một khi chính sách vẫn quy định phải trả cả gốc lẫn lãi trong chỉ 10 năm và giá nhà ở thấp nhất cũng phải 500-600 triệu đồng như hiện nay”.

Nếu không khéo, gói TD 30 nghìn tỷ đồng lần này không còn dành hỗ trợ người có TN thấp như mục đích tốt đẹp ban đầu, mà chỉ giúp những người TN trung bình, khá sớm có điều kiện mua nhà. Mà như thế, những người TN thấp thực sự không được hưởng sự trợ giúp từ chương trình dành cho họ.

*Chuyện muôn thuở của chính sách

“Chính sách và các văn bản hướng dẫn thi hành chính CS nếu chồng chéo, ban hành không đúng thì sẽ bẻ quẹo CS và CS dễ bị lợi dụng, đừng để hiện tượng xe ô tô chui dưới tầng hầm nhà TN thấp, nói lên rằng: vấn đề duyệt đối tượng có sự tiêu cực, lọt lưới... Chính đối tượng TN thấp được thụ hưởng thì không được, trong khi đối tượng khác lợi dụng chính sách để thụ hưởng, các cấp chính quyền, cơ quan xác nhận đối tượng thu nhập thấp

đã không làm tốt việc này trong thời gian qua. Ngoài ra, nếu triển khai thực hiện CS không tốt và không có giải pháp quyết liệt, đồng bộ thì gói này cũng “được” nhưng “được” vào ai? Vào người TN trung bình khá hay người TN thấp? “Được” bao nhiêu phần trăm? Chính sách có đáp ứng được lòng dân và có phù hợp với cuộc sống hay không? Cơ chế thực hiện chính sách phải công khai, minh bạch, công bằng giữa các nhóm lợi ích thì mới mong gói 30 nghìn tỷ này phát huy hết hiệu quả đồng thời tạo lòng tin cho người dân nếu “tung” các gói khác sau này”.

“Mặc dầu đây là vốn các DN kinh doanh BĐS vay để xây nhà và bán, DN có ý thức về vấn đề cạnh tranh chất lượng, tuy nhiên, phải có sự giám sát chất lượng của cơ quan nhà nước, vì nếu DN xây nhà không đảm bảo chất lượng không những sẽ gây thiệt hại cho người dân mà còn kinh doanh thua lỗ sẽ trở thành nợ xấu, nhà nước lại phải “gánh” chứ ai “gánh”… Do đó, quỹ này cần có một Hội đồng giám sát công tâm, công quyền tạm thời bao gồm các thành phần: Bộ xây dựng, Bộ khoa học công nghệ, Bộ công thương… theo dõi, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình xây dựng từ phân phối, chất lượng, thanh toán, theo dõi dịch vụ từ quá trình mua cho đến khi kết thúc sau này. Kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư mua bảo hiểm tòa nhà, đảm bảo xây dựng công trình công cộng: trường học, bệnh viện, chợ, khu vui chơi giải trí…, khống chế mức trần giá chi phí dịch vụ, quá trình xác nhận đối tượng vay vốn, xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng tòa nhà… phải công khai, minh bạch và có sự giám sát của cả một hệ thống chính trị: Hội đồng nhân dân, UB Mặt trận, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Đoàn TN, Đại diện chính quyền khách quan, công tâm… Chính phủ phải giao cho BXD chủ trì và chịu hoàn toàn trách nhiệm với nguồn quỹ của gói này, nếu để xảy ra tiêu cực BXD phải chịu trách nhiệm”.

Goùi hoã trôï tín duïng BÑS 30 nghìn tyû ñoàng:Ngöôøi thu nhaäp thaáp khoù “chaïm tay” tôùi

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú kiến nghị giải pháp nhằm góp phần phát huy hiệu quả gói hỗ trợ TD BĐS 30 nghìn tỷ đồng.

Văn Thị Tú Trâm

Page 8: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

8 XAÂY DÖÏNG - BAÁT ÑOÄNG SAÛN - VAÄT LIEÄU XAÂY DÖÏNG

Qua thời đua nhau ăn xổi ồ ạt phát triển, thi nhau hét giá,

thị trường BĐS rơi vào cảnh báo động thừa hàng, thiếu vốn, tiến độ chậm, dự án chết… và niềm tin của nhà đầu tư cũng theo giá bay xa.

* Bệnh chồng lên bệnh“Bắt mạch” thị trường BĐS

không ít ý kiến được đưa ra tập trung vào nhiều lát cắt bắt bệnh cho thị trường. Trong đó việc phát triển ồ ạt theo kiểu nhà nhà, ngành ngành đều làm BĐS bất chấp sự yếu kém về kinh nghiệm, năng lực tài chính, quản trị… khiến thị trường lâm trọng

bệnh. Lượng vốn khủng ồ ạt đổ vào thị trường, dự án mọc lên như nấm, đầu cơ hò nhau mua gom thổi vào tấc đất những giá trị ảo kiếm lời. Nhà đầu tư gồng mình chạy theo đất với cả những chi phí không tên. Giá đất, giá nhà bị đội lên tận trời khi dự án mở ra thì ở đâu cũng là tấc đất để kiếm vàng.

Chìm xuống sau giai đoạn sốt ảo, BĐS giờ đây là những con số tồn kho, nợ xấu đầy ám ảnh.

Chủ đầu tư lao đao chịu trận khi “tay không làm dự án”. Bản thân những nhà đầu tư cũng lãnh đủ mọi trái đắng tiến độ chậm, dự án chết, đắp chiếu…nhìn tiền bất động chôn vào trong đất. Làn sóng tranh chấp, kiện tụng lại tiếp tục nổ ra ngay từ những tháng đầu năm 2013…đã thổi bùng căng thẳng bao trùm thị trường.

Tranh chấp tại dự án Văn Phú Victoria càng nóng khi Cục Cảnh sát kinh tế - C46 (Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an) vừa có văn bản gửi Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng về việc xác minh, giải quyết các nội dung liên quan đến kiến

nghị khẩn cấp của nhóm khách hàng mua căn hộ tại dự án.

Cả một thời gian dài mua bán BĐS chỉ như “mua mèo trong bị” mập mờ, nửa vời. Trong khi thị trường mắc cạn trong việc giải quyết bài toán tồn kho lệch pha cung – cầu thì niềm tin của nhà đầu tư cũng dần cất cánh. Thắt chặt hầu bao, con đường vốn đổ vào thị trường bị đóng băng cũng là kịch bản bày sẵn của những giá trị một thời bị thổi phồng, bơm kích với nhiều “ngón nghề” làm trò ảo thuật với đất.

* Loay hoay dò đáyQuẩn quanh trong những tranh

chấp kiện tụng nhà đầu tư dần ngấm đòn trong cuộc chơi trên thị trường BĐS. Trong vòng khốn khó, mức giá trên trời được vạch mặt khiến niềm tin của khách hàng sụp đổ. Đón đầu dư luận, nhiều doanh nghiệp đã cởi mở trong việc định giá từ việc hạ giá thành, tung khuyến mại khủng, thêm gói kích cầu với khẩu hiệu BĐS đã chạm đáy. Nhưng theo sau những lần chạm đáy là liên tiếp những cú phá

đáy mới của các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng một

trong những yếu tố quan trọng để vực dậy thị trường là vực dậy từ chính niềm tin của nhà đầu tư. Không thể phủ nhận những nỗ lực vượt khó của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua nhưng đằng sau nỗ lực ấy vẫn có sự neo giá. Và với người dân họ vấn đang mò mẫm trong cuộc dò đáy thị trường bởi với họ đáy xác lập vẫn chưa là đáy thực. Tỉnh lại sau nhiều trái đắng, nhà đầu tư không còn muốn phải bỏ tiền túi ra mua sự phi lý, nuôi bá cô sự đầu cơ, tiêu cực. Niềm tin của nhà đầu tư vẫn bị chìm dưới tận đáy thì việc cung bao giờ gặp cầu xem ra vẫn còn là câu hỏi. Và bài toán phá băng cho BĐS ắt hẳn vẫn tắc?.

Thời gian qua, thị trường căn hộ tai TP.HCM trở thành tâm điểm sau lời “kêu gọi” của Bầu Đức: “Hãy mua nhà vì không có thời điểm nào giá tốt hơn bây giờ!”. Liệu tình hình giao dịch căn hộ trên thị trường bất động sản (BĐS) có bị tác động bởi lời kêu gọi này?

* Giải mã tuyên bốÍt nhất, đây là lần thứ ba, ông Đoàn Nguyên

Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lên tiếng về giá cả căn hộ trên địa bàn TP.HCM.

Năm 2009, ông Đức tuyên bố, giá căn hộ thời điểm 2007 đầu năm 2008 đã cao gấp đôi so với giá trị thực, ngay sau đó, HAG đã đi tiên phong khi giảm 40% giá căn hộ Hoàng Anh Riverview (quận 2) từ 2.300 USD xuống còn 1.350 USD/m2. Sau đó, loạt căn hộ cao cấp đã được giảm giá. Song, chỉ một thời gian ngắn, thị trường BĐS lại rơi vào trạng thái trầm lắng. Mãi đến cuối năm 2011, căn hộ chung cư Hoàng Anh An Tiến (huyện Nhà Bè) của HAG đã giảm 20% so với dự án cùng phân khúc, ngay lập tức đã tạo sóng cho thị trường và thu hút người mua.

Chắc chắn, giới kinh doanh và người mua nhà tại TP.HCM sẽ khó quên phát ngôn của “ông bầu phố núi” về việc giảm 50% giá căn hộ Hoàng Anh Thanh Bình (quận 7) so với dự án cùng khu vực (cụ thể còn 20 triệu đồng/m2 so với 40 triệu đồng/m2 của những dự án lân cận). Động thái này của bầu Đức từng bị “lên án” là phá giá căn hộ và không có tác dụng cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, đó là chuyện của thị trường, vì dù sao khách hàng vẫn quan tâm đến các sản phẩm của HAG ngay sau mỗi phát ngôn của ông Đức.

Tận dụng lợi thế về “nhân hiệu”, người đứng đầu Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lại tiếp tục gây ồn ào thị trường tuần qua nhưng không bằng “chiêu” giảm giá mà là giá đã chạm đến đáy! Theo lý giải

của ông Đức, giá nhà đất trong phân khúc bình dân và thu nhập thấp ở khu vực TP.HCM sẽ không giảm thêm vì trong thời gian qua, để bán được hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã liên tục hạ giá; trong khi chi phí đầu vào không đổi nên rất khó để chủ đầu tư giảm tiếp, vì thế, đây là thời điểm tốt cho những ai có nhu cầu về nhà ở.

Chưa biết đằng sau phát ngôn của ông Đức lần này là gì, nhưng giới kinh doanh nhà đất tại TP.HCM dự đoán, sắp tới, HAG sẽ có đợt tung hàng thuộc nhiều dự án. Điều này cũng không nằm ngoài kế hoạch 2013 của HAG vừa mới được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên 2013. Theo đó, ở mảng BĐS, cùng với việc tập trung thu hồi nợ khách hàng, HAG sẽ tiếp tục xây dựng và chào bán căn hộ thuộc ít nhất 5 dự án là Hoàng Anh Thanh Bình, Phú Hoàng Anh - giai đoạn 2, Hoàng Anh Incomex, Phúc Bảo Minh, Minh Tuấn.

* Sẽ xác lập giá mớiPhát ngôn của ông chủ HAG cùng với những

suy luận xung quanh các gói giải cứu của Chính phủ (gói 30.000 tỷ đồng và việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động) đã tác động đến tâm lý chung của toàn thị trường, đặc biệt ở khu vực nhà ở. Dù ông Đức cho rằng, giá nhà đã chạm đáy nhưng đã có nhiều quan điểm cho rằng, sẽ còn một “cuộc cách mạng” về giá nữa trong những tháng còn lại của năm 2013.

Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc C.ty TNHH Tư vấn 3Sixty cho rằng, trong thời điểm này, quyết định của người mua nhà không đơn thuần bị chi phối bởi bất kỳ một nhận định, thậm chí là những khuyến cáo của các chuyên gia, mà họ sẽ nghe ngóng, xem xét dựa trên tình hình kinh tế đất nước.

Trước áp lực từ sự chần chừ của người mua, thị trường sẽ tiếp tục giảm giá, ông Duy chia sẻ. Tuy nhiên, tình trạng giảm giá sẽ rơi vào căn hộ trung

bình vì trong thời gian qua, đây là phân khúc được đa số DN đầu tư và lượng hàng tồn kho khá lớn. Do đó, DN chấp nhận giảm giá vừa để giải phóng hàng tồn vừa huy động vốn cho các cơ hội đầu tư khác. Trong khi, với căn hộ cao cấp (CHCC), do nguồn cung trong những năm gần đây không nhiều và nhu cầu người mua chủ yếu rơi vào phân khúc trung bình nên có giảm giá cũng khó bán. Chính vì thế, sẽ rất khó để giá CHCC tiếp tục giảm. Nghiên cứu của C.ty TNHH CBRE Việt Nam về tình hình BĐS tại TP.HCM trong quý I/2013 cũng cho thấy, các giao dịch từ những dự án đã chào bán trước đây có vị trí đẹp, xây dựng đúng tiến độ và lịch thanh toán hấp dẫn như: Sunrise City (quận 7), City Garden (quận Bình Thạnh) và Thảo Điền Pearl (quận 2) vẫn ổn định về giá và thu hút khách hàng.

Trái ngược với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc C.ty TNHH Địa ốc Đất Lành, nhìn nhận, mức giá hiện nay chưa phải là đáy. Theo đó, loại căn hộ có giá trên 20 triệu đồng/m2 sẽ giảm mạnh (trên 10%), riêng căn hộ 13 - 14 triệu đồng/m2 chỉ giảm nhẹ, tối đa là 5%. Đây là cơ hội cho những người có nhu cầu về nhà ở, theo ông Đực. Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty Đất Lành cũng phân tích, nhiều DN có thể giảm giá bán và chấp nhận lỗ tại một dự án để “nuôi” các dự án khác hoặc chí ít là để duy trì bộ máy C.ty.

Song, đối với những dự án đang xây dựng dở dang, DN sẵn sàng bán lỗ thì khách hàng cần phải cẩn trọng vì chi phí hoàn thiện không nhỏ, thường chiếm 1/2 giá trị và chất lượng công trình, bao gồm các hạng mục như thang máy, điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải...

Do đó, người mua nhà phải xem xét kỹ giữa giảm giá và chất lượng công trình cũng như tính chất của các quyết định giảm giá từ phía chủ đầu tư dự án.

theo doanhnhansaigon.vn

Thò tröôøng baát ñoäng saûn: OÂng Ñöùc noùi “ñaùy”, oâng Ñöïc baûo “chöa”

Baát ñoäng saûn: Noùng tranh chaáp, nguoäi nieàm tin

P/V

Hồng Khanh

Niềm tin của nhà đầu tư vẫn bị chìm xuống tận đáy

Làn sóng tranh chấp trên thị trường BĐS lại tiếp tục nổ ra ngay từ đầu năm 2013

Page 9: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

9

Trường Trung cấp Y - Dược Phạm Ngoc Thạch được thành lập theo quyết định số149/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Mục tiêu hoạt động của nhà trường là phấn đấu trở thành một đơn vị giáo dục, đào tạo có chất lượng, uy tín của Thủ đô; Cung cấp cho xã hội nhân lực lao động chất lượng trình độ trung cấp được đào tạo chuyên ngành y tế.

Được thành lập từ 12-1-2009 đến nay, nhà trường đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo chính quy nguồn nhân lực y tế có

chuyên môn và tay nghề ở trình độ trung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ đối mới, phát triển và hội nhập. Qui mô đào tạo hàng năm của trường từ 1000 - 1500 học sinh

với các chuyên ngành: Điều dưỡng; Y sỹ; Dược sỹ trung cấp (Hệ chính quy 2 năm); Dược sĩ trung cấp hệ VLVH 18 tháng; Dược tá (1 năm). Đào tạo ngắn hạn (6 tháng): Y sỹ y học cổ truyền, Điều dưỡng nha khoa.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ - dược sỹ chuyên khoa I – II… tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm, được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế, có nhiều năm kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước, cũng như giảng dạy tại các trường công lập. Nhà trường còn thu hút được hàng trăm các cộng tác viên là các giảng viên và chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, sẵn sàng hợp tác khi nhà trường có yêu cầu tham gia.

Nhà trường tiến hành liên kết hợp tác đào tạo với các trường Cao đẳng, Đại học trong nước và quốc tế để đào tạo cán bộ y tế và các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ, kinh tế khác. Tăng cường đầu tư nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) đảm bảo đúng Quy chuẩn đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, đồng thời tạo môi trường thực tập thực tế phù hợp để học sinh có điều kiện nâng cao tay nghề chuyên môn và rèn luyện y đức, có khả năng hành nghề độc lập ngay sau khi ra trường. Ngoài ra, nhà trường còn tạo cơ hội thuận lợi để học sinh có thể được tư vấn, được giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với các tổ chức, cơ sở có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lao động

y - dược trong nước và quốc tế. Hiệu trưởng nhà trường, GS.TSKH Thầy

thuốc nhân dân Nguyễn Văn Dịp cho biết: “Trường Trung cấp Y - Dược Phạm Ngọc Thạch coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu và đó cũng là động lực để phát triển nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng, nhà trường trong những năm qua đã không ngừng tiến hành đổi mới trong công tác đào tạo. Coi trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, không ngừng đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và tổ chức các hoạt động bổ trợ khác nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh”.

Bùi Cường - Đỗ An

Tröôøng Trung caáp Y - Döôïc Phaïm Ngoïc ThaïchÑa ngaønh ñaøo taïo, töøng böôùc naâng cao chaát löôïng

KHOA HOÏC - GIAÙO DUÏC

Trường Trung cấp Y Dược Phạm Ngọc ThạchĐịa chỉ: - Cơ sở chính: 192 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Địa điểm học 2: Khu giảng đường B3 Đại học Y Hà NộiSố 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Tel : (04) 36555043 - (04) 36521818 - Fax: (04) 3655 7855Email:[email protected] - Website: yduocpnt.edu.vn

Lễ Khai giảng Trường Trung cấp Y – Dược Phạm Ngoc Thạch năm hoc 2012 - 2013

Phòng thực hành của Trường Phạm Ngoc Thạch

Ngày 13/5, Bộ GD-ĐT đã ra các thông báo tuyển sinh đi hoc ĐH tại Lào theo diện hoc bổng Hiệp định năm 2013 với 38 chỉ tiêu và 15 suất hoc bổng đào tạo trình độ ĐH tại Campuchia.

Đối với học bổng Lào, người dự tuyển được tiếp nhận theo chương trình này sẽ được Chính phủ Lào cấp học bổng,

miễn phí đào tạo, bố trí ở ký túc xá; Chính phủ Việt Nam cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành đối với lưu học sinh diện Hiệp định.

Lưu học sinh được cấp học bổng Hiệp định phải có kết quả học tập tốt. Trường hợp kết quả học tập không đạt yêu cầu thì lưu học sinh không được nhận học bổng của cả Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam. Lưu học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật nước bạn bị buộc thôi học, bị trục xuất về nước hoặc tự ý bỏ về nước sẽ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được cấp.

Dự kiến ứng viên trúng tuyển sẽ lên đường đi học tại ĐH Quốc gia Lào trong tháng 9-2013. Thời gian đào tạo là 5 năm, trong đó bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Lào.

Đối với 15 suất học bổng đào tao trình độ ĐH tai Campuchia, người dự tuyển được tiếp nhận theo chương trình học bổng này sẽ được Chính phủ Campuchia cấp học bổng, miễn phí đào tạo, bố trí chỗ ở trong ký túc xá; Chính phủ Việt Nam cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Vé máy bay lượt đi do lưu học sinh và cơ quan cử đi học tự thu xếp. Vé máy bay lượt về do Chính phủ Campuchia đài thọ.

Ứng viên trúng tuyển dự kiến cũng sẽ lên

đường đi học trong tháng 9-2013. Thời gian đào tạo là 5 năm học, trong đó bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Khơ-me. Ưu tiên lựa chọn ứng viên đăng ký đi học ngành ngôn ngữ và văn hóa Khơ-me.

Nơi học do Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Vương quốc Campuchia quyết định (lưu học sinh thường được bố trí học tại Trường Đại học Hoàng gia Phnom-Penh).

Mọi thông tin chi tiết, độc giả xem tai địa chỉ: http://www.moet.gov.vn/

Hồng Hạnh

Đất nước Lào: Tươi đẹp và yên bình

AngkorThom-Campuchia: Hùng vĩ và Cổ kính

Hoïc boång taïi Laøo vaø Campuchia

Page 10: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

10 AN TOAØN GIAO THOÂNG

Đường bộ:

Từ 1/7, phạt xe vận tải không lắp hộp đen

Từ 1/7 tới, ngoài việc xử phạt người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT - hộp đen) hoặc thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn, thì những doanh nghiệp có 20% số xe bị phát hiện chạy quá tốc độ sẽ bị tước giấy phép kinh doanh vận tải.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, vi phạm về tốc độ rất phổ biến, là một trong những nguyên nhân chính gây TNGT. Vì vậy, dù chưa có chế tài “phạt nguội” lái xe vi phạm thông qua TBGSHT, nhưng từ 1/7/2013, dữ liệu về vi phạm được trích xuất từ hộp đen sẽ là căn cứ để cơ quan chức năng xử phạt doanh nghiệp, như thu hồi phù hiệu chạy xe và nặng nhất là tước giấy phép kinh doanh vận tải. Hiện cả nước có 48.000 phương tiện nằm trong diện bắt buộc phải lắp hộp đen. Theo thống kê sơ bộ các vụ tai nạn trong tháng 5, có đến 90% số vụ tai nạn liên quan đến các xe nằm trong diện phải lắp TBGSHT. “Nếu làm tốt việc lắp thiết bị này, tôi khẳng định TNGT sẽ giảm” , theo ông Hiệp . Đồng thời, Bộ GTVT và Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ nghiên cứu, xây dựng bản đồ số giao thông để có cơ sở phân biệt tốc độ, hành trình các đoạn đường và làm cơ sở dữ liệu để xử phạt vi phạm hành chính. “Chậm nhất đến 1/7/2014 sẽ có bản đồ số giao thông” - ông Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định…

Ngọc Lam

Cuối năm 2013 sẽ xây cầu Bình Khánh

Tin từ Bộ GTVT cho biết, cuối năm nay, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ khởi công với việc làm trước hai cầu dây văng. Đó là cầu Phước Khánh vượt sông Lòng Tàu (nối huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với huyện Cần Giờ, TP.HCM) và cầu Bình Khánh vượt sông Soài Rạp (nối huyện Cần Giờ với Nhà Bè)” .

Theo T.Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư), đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài toàn tuyến 58 km, đi qua Long An, TP.HCM và Đồng Nai. Tuyến đường được

xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120 km/giờ, gồm tám làn xe (giai đoạn 1 làm bốn làn xe). ũng theo VEC, khoảng 1/2 tuyến đường được xây dựng trên nền đất yếu nên việc xử lý khá phức tạp, phải sử dụng cầu cạn. Riêng hai cầu trên vượt qua hai đoạn sông thường xuyên có tàu trọng tải lớn ra vào các cảng trên sông Sài Gòn và Soài Rạp nên phải bắc cao và làm trước.

Đ - T

Cấm xe tải Trung Quốc chạy vào Hà Giang

Tổng cục Đường bộ Việt Nam(TCĐB VN) vừa có báo cáo lên Bộ GTVT không cho xe tải Trung Quốc được chạy vào địa bàn tỉnh Hà Giang.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nhiều xe vận tải biển kiểm soát Trung Quốc đã xuất hiện lưu thông trên các tuyến nằm ngoài phạm vi quy định tại Hiệp định và Nghị định thư về vận tải Việt - Trung mà Chính phủ Việt Nam và Trung Hoa đã ký. Báo cáo của các cơ quan có liên quan của tỉnh Hà Giang cho thấy, tính đến ngày 12/5/2013, tại địa phương, đã có 14 xe tải của Trung Quốc vận chuyển các loại hàng hóa, thiết bị gồm vôi sống dạng bột, thiết bị thủy điện, than cốc đến tỉnh Hà Giang.

Lý giải nguyên nhân xe tải nặng Trung Quốc chạy trái phép vào Hà Giang, TCĐB VN cho rằng, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Giang có các văn bản giải quyết cho xe của Trung Quốc vận chuyển hàng hóa, thiết bị từ Trung Quốc đến các công trình, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngay sau khi xảy ra hiện tượng này, TCĐB đã có các cuộc làm việc với UBND tỉnh Hà Giang, Sở GTVT tỉnh. UBND tỉnh Hà Giang và nhận thấy, xe tải Trung Quốc được cấp phép chạy vào địa bàn tỉnh là không phù hợp với quy định của Hiệp định, Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt - Trung và Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29/6/2012 của Bộ GTVT. Nhằm chấn chỉnh thực tế này, UBND tỉnh Hà Giang đã có

văn bản gửi các cơ quan chức năng tại địa phương và các công ty nhập khẩu hàng hóa, thiết bị về việc dừng thực hiện chủ trương cho xe ôtô Trung Quốc chở hàng hóa, thiết bị từ Trung Quốc đến các công trình, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

G.V

Rà soát, cắm lại biển báo giao thông trên gần 200km quốc lộ

Tổng cục ĐBVN cho biết, đến nay đã cơ bản hoàn thành rà soát và cắm lại những biển báo hiệu đường bộ cho phù hợp tại 4 tuyến mẫu (thuộc phạm vi QL1 và đường Hồ Chí Minh), tổng chiều dài 195km, với kinh phí 40 tỉ đồng. Do kinh phí để thực hiện điều chỉnh, thay thế, bổ sung mới biển báo hiệu đường bộ và thiết bị ATGT đường bộ là lớn, nên đến nay Tổng cục ĐBVN mới triển khai thực hiện trên 4 đoạn tuyến mẫu trên và một số đoạn tuyến quốc lộ đã được Bộ GTVT ghi kế hoạch thực hiện năm 2013.

Số lượng biển báo hiệu đường bộ hiện không còn phù hợp được các đơn vị QLĐB rà soát, đề xuất điều chỉnh thay thế là 62.371 biển, bổ sung mới 18.476 biển trên tổng số 103.777 biển báo hiện có trên hơn 17.000 km quốc lộ.

P.L

TT-Huế:

Nỗi đau nối dài sau vụ container đầu đầu xe khách kinh hoàng

Vào lúc 16h chiều 5/5/2013, cháu Lê Hoàng Đức (15 tuổi, trú xã Cẩm Vĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) do không thể chống chọi nổi với các vết thương quá nặng đã trút hơi thở cuối cùng tại BV TƯ Huế. Cháu Lê Hoàng Đức bị đa chấn thương với rất nhiều vết thương trên người gồm: Chấn thương sọ não, dập gan, dập bàng quang, gãy cổ, gãy cột sống, 2 chân gãy nát, gãy tay. Từ ngày vào nhập viện trong tình trạng khẩn cấp (30/4) đến nay, cháu được chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện. Tiền thuốc men cho cháu, nhà phải chạy vạy đi mượn khắp nơi để lo vì hoàn cảnh quá khó khăn. Nhưng quá đáng thương, Đức đã không qua khỏi vào chiều 5/5 do vết

thương quá nặng. Nạn nhân đang được gia đình làm các thủ tục để đưa về quê trong tối cùng ngày. Anh Tuyến, người đồng hương của cháu Đức ở Huế cho biết gia cảnh của nhà Đức rất khó khăn, những ngày qua, bố và chú ruột làm nghề nông của cháu vào chăm, ai nhìn cũng thấy xót xa vì nhà quá nghèo.

Cháu Đức tử vong đã nâng con số nạn nhân chết trong vụ tai nạn thảm khốc do xe container gây ra lên tổng số 6 người. Trước đây, dì của cháu, bà Nguyễn Thị Minh (56 tuổi, trú TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã bị chết ngay khi tai nạn xảy ra. 2 em họ của Đức là Phạm Thị Hiếu Minh và Nguyễn Quỳnh Anh (cùng trú Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị thương. Gia đình 4 người của Đức sau khi đi vào Huế chơi, khi ra lại quê ngồi ở băng ghế đầu tiên đã gặp tai nạn khủng khiếp như trên làm 2 người chết. Hiện cơ quan điều tra công an huyện Phong Điền đang tích cực điều tra thêm nguyên nhân vụ tai nạn kinh hoàng trên

Đ.D

Phú Thọ:

Phát động cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông đất Tổ”

Ngày 20-5, báo Phú Thọ và Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Phú Thọ đã phối hợp tổ chức phát động cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông đất Tổ - 2013’’.

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng chương trình “Thập kỷ hành động ATGT đường bộ 2011-2020” của Liên hợp quốc và “Năm an toàn giao thông Quốc gia 2013” của

Chính phủ. Thông qua cuộc thi viết nhằm tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung về công tác đảm bảo ATGT, nâng cao ý thức trách nhiệm người tham gia giao thông, người thực thi công vụ; qua đó nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến hành động của các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm thực hiện văn hoá giao thông và đảm bảo ATGT; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật ATGT trong các tầng lớp nhân dân.

Cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông đất Tổ-2013” được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2013.

Q.P

Thái Nguyên:

Quản lý “chặt” mũ bảo hiểm

Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp với các nhà sản xuất và cung ứng mũ bảo hiểm, các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền và bán MBH đạt chuẩn chất lượng có giảm giá từ 11 - 17/5/2013.

6 đơn vị sản xuất, cung ứng MBH đạt chuẩn được chấp thuận tham gia chương trình: C.ty CP kỹ thuật HI (Hưng Yên); có C.ty TNHH MTV sản xuất Nhựa Triển Phong (TP Hồ Chí Minh); Hà Nội có 4 đơn vị tham gia là C.ty CP Á Long; C.ty CP Tư vấn ĐTTM và PTCN Việt Nam, C.ty CP SHAPE BK.VN, C.ty TNHH DVTM Quốc tế Á Châu. Cũng dịp này, Ban ATGT tỉnh chỉ đạo các cơ quan thành viên, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền chiến dịch đội MBH đạt chuẩn chất lượng và mở đợt cao điểm xử lý sản xuất, kinh doanh và xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH. Văn phòng Ban ATGT tỉnh tuyên truyền và cấp phát trên 2000 áp phích, tờ rơi, tổ chức các hoạt động truyền thông, phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Cổng TTĐT Thái Nguyên phát các video, clip tuyên truyền về MBH đạt chuẩn chất lượng, tổ chức tuyên truyền trên xe ô tô lưu động về đội MBH trên các quốc lộ, nội thị.

Ban ATGT tỉnh cũng yêu cầu Ban ATGT các cấp tham mưu giúp UBND, chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý thường xuyên và triệt để các vi phạm về sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH giả, xử lý dứt điểm tình trạng bày bán các loại hàng hóa trên vỉa hè, yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cửa

ÑAÕ UOÁNG RÖÔÏU BIA THÌ KHOÂNG LAÙI XE

Xe tải Trung Quốc sẽ không được vào địa phận tỉnh Hà Giang

(Ảnh minh hoạ: Báo Nhân dân).

CSGT huyện Hạ Hòa (Phú Tho) kiểm tra việc chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông

Chiếc xe khách bị xe con-tainer tông đã có nhiều hành khách xấu số tử vong

Page 11: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

11AN TOAØØN GIAO THOÂNG

hàng, đại lý kinh doanh MBH ký cam kết không sản xuất, mua bán các sản phẩm MBH không đạt chuẩn...

T.B

Hồ Chí Minh:

Xe bồn hóa chất đâm sập nhà dân, 2 người nguy kịch

Một xe bồn chuyên chở hóa chất đã bất ngờ mất lái đâm sập hoàn toàn một căn nhà khiến 2 mẹ con chủ nhà bị thương nặng.

Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 4h30 ngày 20/5, trên tỉnh lộ 8, đoạn đi qua ấp 3, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi (TP. HCM). Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Gái (45 tuổi) cùng người con trai 1 tuổi, tài xế tên Vinh bị thương nặng ở đầu.

Nhân chứng tại hiện trường cho biết, vào thời điểm trên, xe bồn mang BKS 60LD – 009.48 chạy trên tỉnh lộ 8, theo hướng từ tỉnh Bình

Dương đi Long An do tài xế tên Vinh điều khiển.

Do không làm chủ được tốc độ nên khi đi đến đoạn đường trên tài xế đã để xe bị mất lái, tông nát hơn 5m dải phân cách. Theo quán tính, xe bồn này tiếp tục lao về phía trước tông thẳng vào căn của bà Nguyễn Thị Gái khiến căn nhà sập đổ hoàn toàn.

Sau vụ tai nạn kinh hoàng, nhiều người nghe tiếng kêu la thảm thiết trong đống đổ nát của căn nhà. Lập tức hàng chục người đã tới đào bới, đưa bà Gái cùng con trai 1 tuổi ra ngoài đi cấp cứu trong tình trạng bị thương rất nặng.

Tại hiện trường, căn nhà có diện tích khoảng 18m2 bị đổ ập hoàn toàn, đồ đạc bên trong bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Đến 9 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ cứu nạn thuộc phòng cảnh sát PCCC huyện Củ Chi và CSGT vẫn đang có mặt tại hiện trường để phân luồng giao thông và tiến hành cứu hộ chiếc xe gặp nạn ra khỏi khu vực.

Hà Nội:

Tuyên truyền Luật GTĐB tại các bến xe khách trên địa bàn TP.

Nâng cao trách nhiệm,

đạo đức người lái xe. Nhằm góp phần giảm thiểu TNGT đường bộ - Dự án Tăng cường ATGT trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam tại Hà Nội đang tích cực triển khai tuyên truyền Luật GTĐB, đặc biệt tại các bến xe khách. Được biết, lái xe hách, xe tải là một trong những đối tượng chính của các chiến dịch tuyên truyền tại hiện trường thuộc Hợp phần nâng cao nhận thức lái xe. Các điều phối viên dự án đưa ra những con số thống kê, nguyên nhân TNGT chủ yếu do chủ quan của người lái xe, từ đó, nhắc nhở tuyên truyền tuân thủ quy tắc GTĐB như: Tốc độ giới hạn, giữ khoảng cách an toàn, đi đúng phần đường, không phóng nhanh vượt ẩu...

Trong buổi tuyên truyền mới đây tại bến xe Gia Lâm, Hà Nội, ngoài phổ biến về Luật GTĐB, các điều phối viên còn trao đổi với cánh lái xe về tác hại của rượu, bia với ATGT và kỹ năng tham gia giao thông ban đêm an toàn. Một điều phối viên dự án cho biết, các lái xe trao đổi rất hào hứng, nhiều người xin thêm tài liệu về tham khảo. Những buổi tuyên truyền như vậy sẽ giúp lái xe ý thức hơn về trách nhiệm của mình để từ đó sẽ nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp.

Minh Sơn

Lập đường dây nóng phản ánh taxi ’bắt chẹt’

Nhằm bảo đảm hình ảnh taxi thủ đô, trước vụ việc lái xe taxi Trung Việt bắt chẹt du khách bị dư luận lên án vừa qua - Hiệp hội taxi Hà Nội đã lập đường dây nóng để hành khách phản ánh những bất cập của loại phương tiện này. Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, tài xế taxi Trung Việt đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh taxi thủ đô trong con mắt du khách quốc tế và người dân. “Những tài xế như vậy phải tẩy chay khỏi ngành để không ảnh hưởng đến các lái xe và hãng hoạt động lành mạnh”, ông kiến nghị.

Đường dây nóng Hiệp hội đã thiết lập để hành khách phản ánh về chất lượng phục vụ cũng như giá cước của các hãng taxi là 04 37710851 và 04 38525252.

P/V

Đường thủy:

Nâng cao năng lực điều tra, giải quyết TNGT thủy

Từ ngày 27 đến 30/5/2013, tại Công an tỉnh Tiền Giang, Cục Cảnh sát Đường thủy (Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật

tự và an toàn xã hội - Bộ Công an) đã tổ chức lớp tập huấn 3 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an. Theo đây, bao gồm những quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy; đăng kiểm, đăng ký và đăng kiểm viên phương tiện thủy trong CAND; tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và đào tạo cấp chứng chỉ lái xuồng máy trong CAND.

Tham gia lớp tập huấn có 122 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ điều tra giải quyết TNGT đường thủy của Công an 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Qua lớp tập huấn, bồi dưỡng cho lực lượng Cảnh sát Đường thủy nâng cao kiến thức về nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình và phương pháp tiến hành điều tra, giải quyết vụ TNGT đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật. Mặt khác còn tìm ra nguyên nhân, điều kiện nảy sinh TNGT đường thủy; từ đó áp dụng các biện pháp xử lý và phòng ngừa, xây dựng cơ sở dữ liệu về TNGT đường thủy

P.V

Khi tình hình tai nạn giao thông (TNGT) ở một số tỉnh có chiều hướng gia tăng, thì tại Thanh Hóa với đặc thù nhiều

khó khăn: Đất rộng, người đông, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng đường xá còn nhiều bất cập…trong khi lực lượng CSGT mỏng, phương tiện còn hạn chế…Lực lượng cảnh sát GT công an Thanh Hóa vẫn đã nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm làm tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm. Góp phần ổn định tình hình TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh, không xảy ra đua xe trái phép, vụ việc đột xuất, bất ngờ.

Với tiết trời nóng bức như thời gian qua, khi ngồi trong nhà điều hòa, máy lạnh, quạt chạy liên tục vẫn còn mệt mỏi, khó chịu - thì thực tế các chiến sỹ CSGT phải căng mình đứng ngoài trời để làm nhiệm vụ, dù mưa hay nắng- Cũng đủ hình dung những gian khổ lực lượng cảnh sát GT phải đối mặt, không chỉ hàng ngày mà từng giây phút. Đồng hành cùng các anh qua vài chuyến thâm nhập thực tế, chúng tôi mới thấu hiểu phần nào những khó khăn, phức tạp, các anh phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ được

giao. Đó là cảnh chủ phương tiện vi phạm Luật khi tham gia GT, nhưng có thái độ, hành vi lỗ mãng, thậm chí còn chống đối gây không ít khó khăn cho người thi hành công vụ. Hay việc xử lý vi phạm nhiều khi cũng gây những

áp lực không nhỏ cho người thi hành nhiệm vụ, tác động của các “mối quan hệ”…

Theo phòng PC67 công an tỉnh Thanh Hóa, nhờ thực hiện tốt các chỉ thị, kế hoạch đối với công tác đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông cùng kế hoạch cao điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm quy định về TTATGT trên địa bàn tỉnh…Sáu tháng đầu năm, Thanh Hóa cơ bản kiềm chế được tình hình TNGT (chỉ xảy ra 87 vụ, 251 vụ va chạm giao thông, làm bị thương nhẹ 284 người…). Cảnh sát GT cũng lập biên bản vi phạm 56.473 trường hợp trong đó 16.551 ô tô, 39.848 mô tô, 74 phương tiện khác; tước giấy phép lái xe 3.009 trường hợp; tịch thu 85 GPLX; tạm giữ 9.055 phương tiện; phạt tiền nộp khoa bạc Nhà nước trên 26 tỷ đồng. Đăng ký mới 1.578 ô tô, 44.175 mô tô; phối hợp các lực lượng khác phát hiện, bắt giữ các vụ phạm pháp hình sự, đối tượng bị truy nã….

Đồng thời do thực hiện tốt kế hoạch liên ngành phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe ô tô vận tải chở quá khổ, quá tải trên địa bàn tỉnh, sau 3 tuần đầu ra quân đã phát hiện lập biên bản 6989 trường hợp trong đó ô tô 1.996 còn lại xe mô tô, phạt tiền gần 3,4 tỷ đồng, tước GPLX 508 trường hợp, tịch thu 86 GPLX giả, tạm giữ 928 xe trong đó 68 xe ô tô. Trao đổi với chúng tôi, Phó Trưởng phòng PC 67, Thiếu tá Trịnh Văn Giang cho biết: “ Với địa bàn rộng, lực lượng mỏng, phương tiện giao thông liên tục tăng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu

cầu thực tế, một bộ phận người tham gia giao thông ý thức chấp hành còn thấp…nhưng lực lượng CSGT luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thực hiện đúng quy định, quy trình làm việc nên tình hình TTATGT trên địa bàn tiếp tục ổn định. Phòng luôn phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành đoàn thể nhất là các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền”.

Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: “Mặc dù đã kiềm chế được tình hình TNGT nhưng thời gian tới sẽ có những giải pháp đồng bộ, huy động tổng lực các lực lượng để kiềm chế TNGT tốt hơn và chủ động tham mưu cho cấp ủy tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TT ATGT. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền. Đơn vị sẽ xử lý nghiêm những cán bộ chiến sỹ nếu có biểu hiện vi phạm không làm đúng chức năng, nhiệm vụ, quy trình công tác….”

Thiết nghĩ để kiềm chế, giảm thiểu TNGT, chúng ta không đẩy hết trách nhiệm cho lực lượng CSGT, Nhà nước cần có thêm nhiều biện pháp mạnh, sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương các cấp và có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là người tham gia GT phải có ý thức, văn hóa khi tham gia GT.

ÑAÕ UOÁNG RÖÔÏU BIA THÌ KHOÂNG LAÙI XE

Lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm

Các chiến sỹ CSGT nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ dưới trời nắng như đổ lửa

Hiện trường vụ tai nạn

Thanh Hoùa: Tình hình TTATGT oån ñònhMinh Quang-Hoàng Ninh

Page 12: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

12 ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

Áp dụng cơ chế đặc thù cho một số công trình nông thôn mới

Công văn số 2909/UBND-KH&ĐT của UBND TP Hà Nội cho phép UBND các huyện, xã áp dụng cơ chế đặc thù trong xây dựng NTM đối với hai loại công trình giao thông, thủy lợi được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đến 3 tỷ đồng trong tổng giá trị của công trình.

Theo đây, để triển khai thực hiện đúng quy định, các sở NN&PTNT, GTVT khẩn trương nghiên cứu, xây dựng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, định mức kinh tế kỹ thuật, phương pháp lập dự toán các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ công tác xây dựng NTM. UBND các huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã tiến hành rà soát các dự án, công trình trong đề án xây dựng NTM được duyệt thuộc đối tượng hỗ trợ, đủ điều kiện được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù…

TN

Thanh Oai: Đưa nhà văn hóa, thể thao cộng đồng vào hoạt động

Nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn, vừa qua, tại Trung tâm Hợp tác Việt-Hàn (thuộc Tổ chức phi Chính phủ GCS Hàn Quốc) trên địa bàn xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội), Tổng công ty LG Display Hàn Quốc đã bàn giao công trình nhà văn hóa, thể thao cộng đồng cho Trung tâm Hợp tác Việt Hàn. Công trình Nhà văn hóa, thể thao cộng đồng do .T.Cty LG Display Hàn Quốc tài trợ, với diện tích 540m2, trị giá 900 triệu đồng cùng hàng trăm ngày công lao động của 300 tình nguyện viên là cán bộ, nhân viên TCty LG Display Hàn Quốc và 60 nông dân hai xã Tam Hưng và Bình Minh.

Sau khi đi vào hoạt động, dự kiến công trình nhà văn hóa, thể thao cộng đồng mỗi tháng sẽ thu hút 2.000 - 3.000 lượt học sinh và người dân các xã trong khu vực đến vui chơi, rèn luyện sức khỏe.

P/V ?

Thường Tín: Đoàn kết - Quyết tâm - đồng thuận là thành công

Là huyện có nhiều làng nghề, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, nhưng Thường Tín luôn xác định, phát triển nông nghiệp là gốc rễ để giữ gìn văn hóa làng xã, ổn định đời sống nhân dân và an ninh chính trị địa phương. Mục tiêu mà huyện Thường Tín hướng tới, nhằm nâng cao đời sống cho nông dân, hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở từng xã, đồng thời huy động các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở…

Mặc dù những năm gần đây đất nông nghiệp của huyện ngày một giảm, song giá trị sản xuất nông nghiệp lại tăng so với trước đây. Thực hiện chương trình DĐĐT của TP, năm 2012, huyện Thường Tín đã triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Đến nay, huyện đã phê duyệt phương án DĐĐT của 19/29 xã, thị trấn; 10 xã còn lại đang tiếp tục hoàn thiện phương án dồn ô đổi thửa trình UBND huyện phê duyệt. Huyện đã dồn đổi được 1.936,82ha…Sau khi dồn ô thửa, huyện đã xây dựng những vùng sản xuất chuyên canh,

nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một héc ta đất canh tác. Huyện cũng đang xây dựng vùng thủy sản tại xã Nghiêm Xuyên, Văn Phú, Lê Lợi; xây dựng vùng rau an toàn tại xã Tân Minh, Thư Phú, Hà Hồi; vùng hoa, cây cảnh tại Vân Tảo, Hồng Vân…Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Uông Đức Ngọc cho rằng, động lực lớn nhất và cũng là thế mạnh của Thường Tín trong xây dựng NTM là tinh thần đoàn kết, quyết tâm, đồng thuận…tham gia đóng góp sức người, sức của của toàn thể nhân dân, đoàn thể và doanh nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên, Hoàng Văn Thanh cho biết, xã đang xây dựng vùng chăn nuôi thủy sản và mô hình trang trại VAC tại các khu ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả. Với 45ha đất, xã đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, nên nông dân phấn khởi mong muốn TP, huyện hỗ trợ kinh phí giúp bà con tiếp tục chuyển đổi để nâng cao giá trị sản xuất…

Cùng với việc triển khai xây dựng những vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, Thường Tín đang dồn lực hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Đối với xã điểm Nhị Khê, ban đầu mới đạt 4 tiêu chí, nay đã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí. Công tác xây dựng NTM ở 3 xã điểm của huyện, bước đầu cho kết quả tốt: xã Duyên Thái, Vạn Điểm đã đạt 10 tiêu chí; xã Liên Phương đạt 11 tiêu chí. 24 xã còn lại đã được huyện phê duyệt đề án. Theo rà soát, huyện có 1 xã đạt dưới 6 tiêu chí (xã Thư Phú), 3 xã đạt 10-13 tiêu chí, 20 xã đạt 6-9 tiêu chí.

S-C

Thạch Thất: Làm giàu trên vùng đất khó

Thuộc vùng sâu, nên dù diện tích xã Yên Bình rộng tới hơn 2.000ha nhưng sản xuất và giao thương hàng hóa không thuận lợi, vì thế đời sống người dân trong xã gặp không ít khó khăn-Tuy nhiên, mấy năm gần đây, được sự tiếp sức của chính quyền, những cách làm ăn mới được đưa về xã và nhanh chóng lan rộng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Được biết Yên Bình có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, kinh tế rừng và chăn nuôi…Nếu được tập trung nhân rộng, có thể tạo ra các bước đột phá lớn nâng cao thu nhập cho người dân và tiếp sức xây dựng NTM. Ngoài các mô hình chăn nuôi đã khẳng định được giá trị, huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hàng loạt mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã như mô hình trồng hoa diện tích 3ha ở thôn Tân Lập cho hiệu quả 4 năm nay với giá trị thu nhập khoảng 800 triệu đồng/hécta/năm, hay mô hình trồng rau sạch quy mô 15ha ở thôn Thu Mộ đang trong quá trình triển khai. Từ phát triển kinh tế nông nghiệp, nhiều gia đình trong xã đã có cuộc sống sung túc…

Điển hình cho gương vượt khó, quyết tâm, sáng tạo biến mảnh đất sỏi đá cằn cỗi này thành trù phú và làm giầu ở yên Bình là chị Trương Kim Hoa, một chủ trang trại lợn rừng quy mô 5.000 con…Vượt khó vươn lên, đến nay doanh thu mỗi năm từ trang trại của gia đình chị Hoa đạt khoảng 10 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Hoa còn tạo việc làm ổn định cho 100 lao động địa phương…

NM

Mê Linh: Đời sống nhân dân được quan tâm, chú trọng

Coi nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi trong xây dựng NTM, thời gian qua,

huyện Mê Linh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị đất canh tác, hình thành được nhiều mô hình nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Được biết tính đến nay, ngoài xã Liên Mạc đạt chuẩn NTM, huyện Mê Linh còn có 5 xã đạt 10-13 tiêu chí, 10 xã còn lại đạt 8-9 tiêu chí. Kết quả đó là sự nỗ lực lớn bởi Mê Linh có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và xuống cấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bắt tay vào xây dựng NTM, ngoài đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Mê Linh xác định tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị đất canh tác, từng bước nâng cao đời sống người dân, từ đó làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Trong những năm qua, huyện luôn quan tâm hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi, đi đầu là chuyển đổi cơ cấu giống lúa…Khắc phục khó khăn do vùng trồng hoa bị thu hẹp nhường chỗ cho một số dự án đô thị, giao thông, huyện Mê Linh đã xây dựng kế hoạch mở rộng vùng trồng hoa ra các xã Tiến Thịnh, Liên Mạc, Tự Lập, Vạn Yên với diện tích 170ha. Đây là hướng đi mới của huyện giúp nông dân phát huy tiềm năng thế mạnh của mình để nâng cao mức sống…

Mê Linh đặc biệt coi trọng công tác DĐĐT, đến nay toàn huyện đã dồn được 1.832ha, vượt 21% kế hoạch TP giao. Để có thêm 4 xã (Tiền Phong, Tráng Việt, Thạch Đà, Vạn Yên) hoàn thành xây dựng NTM, các xã còn lại phấn đấu đạt từ 10 đến 15 tiêu chí đạt chuẩn trong năm 2013, huyện Mê Linh xác định tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân vào cuộc, chung tay xây dựng NTM, tạo sự đồng thuận khi có dự án triển khai trên địa bàn... để từng bước nâng cao đời sống người dân.

D.Q

Đan Phượng: Quyết tâm về đích sớm

Với nhiều lợi thế của huyện ven đô, cùng hàng loạt các giải pháp, chương trình, dự án được triển khai, Đan Phượng đang tích cực, cố gắng để hoàn thành mục tiêu trở thành huyện NTM ngay trong năm 2013.

Đan Phượng hiện là huyện dẫn đầu TP. về hoàn thành xây dựng đường giao thông xóm ngõ, hỗ trợ hiệu quả sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đối với các vùng chuyển đổi sản xuất được phê duyệt, chỉ trong 2 năm, huyện đã lập được 8 dự án chuyển đổi, trong đó đã phê duyệt được 3 dự án. Thành công ban đầu từ xây dựng NTM, đẫ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tại xã điểm xây dựng NTM của huyện là Song Phượng, sau hơn 2 năm, từ chỗ chỉ có 2 tiêu chí đạt, đến nay địa phương đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Ba xã Đan Phượng, Tân Hội, Liên Trung cũng đã đạt 14-17 tiêu chí...Để rút ngắn thời gian xây dựng huyện NTM, ngày 8/3/2013, Huyện ủy Đan Phượng đã ban hành Kết luận số 71, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - văn hóa xã hội bảo đảm tiêu chí xây dựng huyện NTM trong năm 2013. Cụ thể hóa quyết tâm trên, ngày 14/3, UBND huyện đã ban hành kế hoạch xây dựng NTM với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể, rõ người, rõ việc…Theo Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đinh Hữu Hạnh, để thực hiện mục tiêu này, Đan Phượng phấn đấu xây dựng các

LTS: Kinh tế tập thể (KTTT) với nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. KTTT luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết Đại hội của Đảng: “KTTT cùng với khu vực KT Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền KT quốc dân”. Báo Thời báo Mêkông số 35-36 đã đăng tải bài viết “Khuyến khích tinh thần “hợp tác” và mô hình Hợp tác xã kiểu mới với tư cách là một phương thức tổ chức xã hội” của TS. Nguyễn Minh Tú-Vụ trưởng Vụ Hợp tác xã- Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Đánh giá cao vai trò KTTT với nòng cốt là HTX-Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 đã được quán triệt thấu đáo và được các tỉnh, TP trong cả nước nỗ lực triển khai. Báo Thời báo Mêkông sẽ đẩy mạnh thông tin phản ánh về việc triển khai vấn đề quan trọng này trên tất cả các số báo.

Hà Nội

Page 13: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

13ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

đường trục chính đường giao thông nội đồng, dự án cam Canh, bưởi Diễn, rau an toàn, hoa cao cấp ở Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Song Phượng… hoàn thành trước tháng 9-2013...với tổng nguồn lực huy động để thực hiện khoảng 505 tỷ đồng.

Đan Phượng cũng phấn đấu đến cuối năm có thêm 2 xã Đan Phượng và Liên Hà hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, 6 xã xây dựng NTM giai đoạn 1 (2011-2015) sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng NTM, đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển sản xuất, quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng...

NM

Phương Thiện - Với cách làm hay: Chấm điểm theo từng thôn

Để thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM, dù vẫn còn nhiều khó khăn –Nhưng xã Phương Thiện, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang vẫn đặt quyết tâm cao trong xây dựng NTM và đã sáng tạo cách làm riêng, đó là: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và “9 việc của hộ gia đình, 7 việc của thôn, 8 việc của xã”, những tiêu chí dễ, phù hợp sẽ ưu tiên làm trước…“gương mặt” đô thị Phương Thiện đang khởi sắc từng ngày. Theo Chủ tịch UBND xã Phương Thiện Kiều Văn Bắc: “Xã có tất cả 7 thôn, năm 2012, xã chọn 3 thôn Tiến Thắng, Lâm Đồng và thôn Châng làm điểm. Để nắm bắt các tiêu chí đạt, chưa đạt của các thôn, cũng như khích lệ tinh thần của người dân, xã đã tổ chức chấm điểm ở các thôn, sau mỗi quý sẽ tổng kết thôn nào đạt thêm được nhiều tiêu chí sẽ được thưởng, biểu dương, nhờ đó đã khơi dậy được tinh thần trong nhân dân…”.

Được biết hiện tại để tăng thu nhập cho người dân, UBND xã Phương Thiện đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đưa những giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và những vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, rất chú trọng phát triển giao thông…

V.T

6 ngành phối hợp tuyên truyền Nông thôn mới

Ngày 16/5, tại TP.Hạ Long, 6 đoàn thể gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động tỉnh; Tỉnh đoàn Thanh niên Quảng Ninh đã ký chương trình phối hợp với Ban Xây dựng NTM với nội dung chương trình phối hợp tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Được biết sau hơn 2 năm phối hợp, các đoàn thể chính trị tỉnh và Ban Xây dựng NTM Quảng Ninh đã có nhiều đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Chương trình xây dựng NTM trong toàn tỉnh. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động, tích cực chỉ đạo và triển khai

nhiệm vụ xây dựng NTM đạt nhiều kết quả. Các cuộc vận động đoàn viên, hội viên dưới nhiều hình thức đã làm chuyển biến cơ bản về nhận thức của người dân nông thôn về xây dựng NTM…

Triển khai công tác phối hợp năm 2013, Ban Xây dựng NTM và các đoàn thể đã tập trung thảo luận về một số thuận lợi, khó khăn cùng những giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác phối hợp năm 2013 với các chỉ tiêu cụ thể: 100% đoàn viên, hội viên thuộc các đoàn thể được tuyên truyền bằng nhiều hình thức về mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình xây dựng NTM, cũng như nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đoàn viên, hội viên trong tham gia xây dựng NTM tại địa phương. Mỗi đoàn thể cấp tỉnh và cơ sở đăng ký 1 mô hình cụ thể tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, hoặc tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường khu vực nông thôn để chào mừng 50 năm ngày thành lập tỉnh. Phấn đấu 100% cán bộ đoàn thể cơ sở cấp xã đạt chuẩn tiêu chí NTM…

AT.

Bí quyết xây dựng Nông thôn mới của Tùng Ảnh

Chỉ sau 2 năm bắt tay xây dựng NTM, Tùng Ảnh đã trở thành xã NTM đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh với thu nhập bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng.

Theo Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh Phan Tiến Dũng “Trước đây, nói đến Tùng Ảnh người ta chỉ biết đến đó là quê hương của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, là vùng đất học ở Hà Tĩnh còn phong trào làm giàu đầu tư vào phát triển kinh tế thì đây vẫn là vùng lõm”. Năm 2010, Tùng Ảnh được UBND tỉnh Hà Tĩnh chọn là 1 trong 13 xã chỉ đạo điểm của tỉnh hoàn thành 19 tiêu chí năm 2013, với lợi thế cán bộ và nhân dân đã có 10 năm kinh nghiệm trong triển khai xây dựng NTM theo phát động của tỉnh (từ 2000 - 2010)…Trên cơ sở đó, chính quyền xã triển khai thực hiện xây dựng NTM theo phương châm, xã chỉ đưa ra chủ trương, còn triển khai là để dân tự bàn, tính toán việc nào khó khăn thì đề xuất xã để lên phương án giúp đỡ hỗ trợ. Kết quả mới nhất là, đến quý I/2013, Tùng Ảnh đã mở rộng được 4,5km đường giao thông, hoàn thiện lắp mới điện chiếu sáng phủ kín 100% các đường làng ngõ xóm của 12 thôn với tổng kinh phí 4 tỷ đồng. Cách làm của Tùng Ảnh là, tất cả người dân ở các thôn tự bàn bạc rồi làm, phần xã chỉ hỗ trợ 1,3 tỷ đồng. Dân tự đóng góp trên 60% kinh phí, trong đó riêng về kinh phí dân bỏ ra để làm 1 con đường trung bình khoảng 600.000 đồng/khẩu. Tính từ năm 2011 đến tháng 4.2013, nhân dân Tùng Ảnh tự làm được 59 công trình gồm điện, giao thông, nhà văn hóa… Bên cạnh đó nhiều phong trào, nổi bật như dân tự hiến 23.400m2 đất và các công trình trên đất.

Qua 2 năm xây dựng NTM, từ làng quê ng-hèo Tùng Ảnh đã đạt được những kết quả vượt bậc, số lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 99%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng/người. Có được thành quả đó là địa phương tập trung cao cho việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Chỉ một thời gian ngắn đã thu hút 15 doanh nghiệp đầu tư hoạt động trên địa bàn, trên 535 hộ tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, Tùng Ảnh tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nhỏ sang quy mô lớn như xây dựng thành công cánh đồng mẫu trên 20ha sản xuất lúa chất lượng cao; xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, gà sạch...

PA.

Yên Sơn: Đồng hành cùng hộ nghèo

Thực hiện Dự án hỗ trợ hộ nghèo vay vốn mua trâu, bò từ nguồn vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Hội Nông dân huyện Yên Sơn vừa thẩm định cho 150 hộ hội viên nghèo và gia đình chính sách thuộc các xã Lực Hành, Chiêu Yên, Phúc Ninh tham gia dự án với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng. Mỗi hộ được vay 8 triệu đồng trong 8 năm, lãi suất 0%. Nguồn vốn sẽ được giải ngân trong tháng 5 này.

T N.

Phân bổ nguồn vốn trên 193 tỷ đồng

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Thái Bình, kinh phí huy động từ các nguồn lực để thực hiện xây dựng NTM trong 2 năm (2011-2012) đạt khoảng 1.883 tỷ đồng. Trong đó ngân sách T.Ư 476,979 tỷ đồng, ngân sách địa phương các cấp 669 tỷ đồng, vốn của nhân dân đóng góp 459 tỷ đồng…

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 802 về việc phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ xây dựng NTM nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh năm 2013, với tổng kế hoạch vốn là 193,18 tỷ đồng.

NP

Bàn giao trang thiết bị văn hóa cho 56 xã

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xây dựng đời sống văn hóa NTM, ngày 17.5, Sở VHTTDL TP.HCM đã tổ chức bàn giao trang thiết bị văn hóa, thể dục, thể thao (TDTT), thông tin và thư viện cho 56 xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn TP. Các trang thiết bị được trao bao gồm thiết bị âm thanh, nhạc cụ phục vụ đờn ca tài tử, trạm thông tin, phòng đọc sách, dụng cụ tập luyện TDTT…

Các cán bộ Sở VHTTDL bàn giao trang thiết bị văn hóa thông tin, TDTT cho các địa phương.

Ngoài các xã xây dựng NTM, Sở cũng bàn giao các thiết bị trên cho các đồn biên phòng đóng trên địa bàn huyện Cần Giờ, Nhà Bè và 5 trung tâm văn hóa, TDTT thuộc 5 huyện ngoại thành TP.HCM. Tổng kinh phí thực hiện chương trình khoảng 9 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2011 và năm 2012, Sở VHTTDL TP.HCM đã bàn giao nhiều thiết bị văn hóa, thông tin và TDTT cho các xã NTM với trị giá trên 16 tỷ đồng.

HK.

Trường Mầm non Phương Thiện được xây dựng khang trang

Các cán bộ Sở VHTTDL bàn giao trang thiết bị văn hóa thông tin, TDTT cho các địa phương.

Hà Giang

Hà Tĩnh

Tuyên Quang

Thái Bình

TP.HCM

Quảng Ninh

Page 14: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

14

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2015 có 20% số xã và 2020 đạt 60% số xã đạt chuẩn NTM , Thanh Hóa cần thêm những “nhạc trưởng” để hướng dẫn trên các lĩnh vực nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

Chương trình xây dựng nông thôn mới ( CTXDNTM) là một trong nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được diễn ra trên cả nước. Đây là chương trình khung mang tính tổng hợp và tương đối toàn diện với 11 nội dung ở 5 nhóm vấn đề từ Quy hoạch, phát triển sản xuất đời sống; xây dựng kết cấu hạ tầng; văn hóa, xã hội, môi trường; hệ thống chính trị và an ninh trật tự ở nông thôn ...được thể hiện ở 19 tiêu chí với phương châm nhân dân bàn, tham gia và hưởng thụ; Nhà nước đóng vai trò định hướng hỗ trợ.

Qua 2 năm qua triển khai trên địa bàn cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng đã đạt được một số kết quả bước đầu hết sức quan trọng, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo; nhiều nơi thực sự trở thành phong trào toàn dân chung sức XDNTM, nhất là việc thực hiện chính sách kích cầu xi măng năm 2012, một số chính sách kích cầu khác của xã, huyện đã khơi dậy nguồn lực từ nhân dân như việc hiến đất, công sức, tiền bạc... đã góp phần làm cho bộ mặt NT có diện mạo, sức sống mới.

Qua thực tiễn cho thấy ở địa phương nào xác định đúng mục đích yêu cầu, ý nghĩa chương trình và có cách làm phù hợp thì ở đó đạt kết quả cao. Ban chỉ đạo TW đã rút ra 8 kinh

nghiệm gồm: Nhận thức là tiền đề; cán bộ tâm huyết là yếu tố quyết định; 19 tiêu chí là định hướng; phát triển sản xuất là gốc; xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá; nâng cao đời sống người dân là mục tiêu; lợi ích người dân là động lực; đồng thuận của nhân dân là bí quyết thành công. Tuy nhiên, xét về bình diện chung của CTXDNTM đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết do yêu cầu của chương trình thì cao, quyết tâm chính trị là lớn, nhưng xuất phát điểm ở một số địa phương còn thấp, nguồn lực ngân sách ở các cấp cho chương trình không nhiều, đời sống người dân còn ở mức trung bình và một số quy định hiện hành không còn phù hợp đang là lực cản trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM. Vì vậy rất cần phải có tư duy mới, diện mạo mới, kinh tế mới, văn hóa mới, con người mới thì mới góp phần chuyển dịch từ nhận thức đến chuyển dịch sản xuất, đất đai, lao động và hình thức sản xuất để đáp ứng yêu cầu mang tính cốt lõi có tính quyết định đến việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn trong điều kiện mới; Đồng thời để tránh một số khuynh hướng đang xuất hiện ở một số nơi như: Hoài nghi; ỷ lại; nôn nóng; thờ ơ hay áp đặt trong quá trình XD NTM; có như vậy mới làm cho những người tham gia chương trình có thể chủ động, sáng tạo, thích nghi, đột phá và kiên trì khi thực hiện chương trình có tính nhân văn sâu sắc.

Qua tìm hiểu thực tế ở nhiều địa phương cho thấy chương trình dự án hiện nay mức hỗ trợ đầu tư còn quá

thấp, thông báo nhiệm vụ kế hoạch và vốn không đồng bộ như chính sách vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao; các chương trình giảm nghèo do xã làm chủ đầu tư như chương trình 135 thực hiện ở xã, thôn đặc biệt khó khăn thì người hưởng lợi chỉ tham gia một phần; các chương trình giáo dục, y tế, giao thông NT mức hỗ trợ cũng rất khác nhau. Còn chương trình xây dựng NTM chủ yếu là người dân tham gia với sự hợp sức từ nhiều nguồn do chính người dân và chính quyền địa phương lựa chọn, quyết định nội dung triển khai phù hợp với điều kiện của từng thời kỳ. Thời điểm triển khai các chương trình không đồng nhất, mục tiêu của từng chương trình lại khác nhau, chưa có cơ chế lồng ghép một cách hợp lý, thủ tục hồ sơ hướng dẫn không giống nhau làm cho các địa phương thiếu chủ động, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, giá thành cao; do vậy rất cần có những nhạc trưởng để hướng dẫn trên các lĩnh vực nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay, với phương châm đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, hợp lòng dân và đem lại hiệu quả thiết thực như mục tiêu chương trình đã đề ra. Chủ tịch UBND xã Thiệu Vân Nguyễn Hữu Bút cho biết: “ Thực tế là một xã thuần nông thu nhập người dân còn thấp, để xây dựng NTM đơn vị gặp

rất nhiều khó khăn, nhất là vốn đầu tư”.Thiết nghĩ, CTXDNTM ở Thanh

Hóa, ngoài việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, ưu tiên về nguồn lực, sự tham gia tích cực của người dân, thì các ngành thành viên của BCĐ cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được phân công, theo quy chế làm việc của BCĐ cần sớm tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế lồng ghép vốn, cơ chế quản lý tài chính, thiết kế mẫu một số công trình thiết yếu, tiêu chí thôn làng kiểu mẫu và đơn giản hóa thủ tục đầu tư phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM, cùng với việc chỉ đạo quyết liệt ở các địa phương, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM thực thi đúng nhiệm vụ được giao. Thanh Hóa sẽ sớm hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2013 có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, các xã đăng ký đạt chuẩn 2014, 2015 tăng 3 tiêu chí trở lên, các xã khác 2 tiêu chí trở lên mỗi năm để đến 2015 có 20% số xã và 2020 đạt 60% số xã đạt chuẩn NTM.

ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

Xaây döïng noâng thoân môùi ôû Thanh Hoùa:Caàn theâm “Nhaïc tröôûng”

Dù nhiều khó khăn nhưng xã Thiệu Vân vẫn nổ lực để hoàn thành các tuyến đường giao thông.

Lê Duy VănPhó CVP điều phối CTXDNTM Thanh Hóa

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 của BCH TƯ Đảng

khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (NTM). Ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng (XD) NTM giai đoạn 2011 - 2020. Là xã miền núi của huyện Lạng Giang (Bắc Giang), Tân Thịnh được Ban Bí Thư chọn là 1 trong 11 xã trong cả nước thí điểm mô hình XD NTM để rút ra kinh nghiệm và nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2009. Đến nay Tân Thịnh đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí theo quy định của Bộ NN & PTNT. Thành công của Tân Thịnh trong XD NTM bước đầu khẳng định, đây là một cuộc cách mạng đối với nông nghiệp, NT và nông dân, bởi chương trình hướng tới những mục tiêu toàn diện và cụ thể, những vấn đề sâu rộng của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính nhân văn sâu sắc.

Những ngày đầu tháng 6, về thăm Tân Thịnh, chúng tôi cảm nhận ngay được sự đổi thay của một miền quê giàu truyền thống cách mạng

trong XD NTM hôm nay. Không chỉ đường làng, ngõ xóm kiên cố, mở rộng hơn, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên, mừng hơn là đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Ông Đặng Quang Tạo - Chủ tịch UBND kiêm Bí thư Đảng ủy xã Tân Thịnh cho biết: Khi bắt tay vào XD NTM điểm, Tân Thịnh đạt 8/19 tiêu chí. Bên cạnh nhiều thuận lợi xã cũng gặp không ít khó khăn. Xuất phát điểm của Tân Thịnh lại rất thấp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm...Ngay từ khi triển khai chương trình, công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đã được Lãnh đạo Tân Thịnh chú trọng, với mục đích là mỗi người dân trên địa bàn thấy được ý nghĩa thiết thực của chương trình. Sau 2 năm (2009 - 2011) triển khai, Tân Thịnh đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí XDNTM: 100% đường GT NT liên xã, liên thôn, nội thôn đã được cứng hóa thuận lợi trong giao thương hàng hóa;

100% kênh mương xã quản lý cũng được cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân; 12/12 thôn đã có khu trung tâm văn hóa, các nhà văn hóa được cải tạo nâng cấp tạo điều kiện cho nhân dân hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ…tạo nên nhiều khởi sắc. Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân bằng những cây, con có thương hiệu, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, tìm đầu ra cho sản phẩm với phương châm “4 nhà” cũng được chú trọng...Nên cùng lúc đáp ứng được 2 tiêu chí, giải được 2 bài toán đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân từ 11,9 triệu đồng (2009) lên 23 triệu đồng (2011), tạo việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương…

Chia sẻ kinh nghiệm của một xã liên tục dẫn đầu huyện Lạng Giang trong XD NTM các năm qua, ông Đặng Quang Tạo - Chủ tịch UBND

kiêm Bí thư Đảng ủy xã bộc bạch: “Bản thân trực tiếp là người chắp bút kế hoạch tổng thể, chi tiết XD NTM cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể từ đầu đến cuối, chúng tôi thấy, việc phân trách nhiệm luôn phải thật khách quan, dân chủ tôn trọng ý kiến người dân, để dân hiểu và ủng hộ. Cán bộ khi tiến hành XD NTM cần phải suy nghĩ, chọn cách nhìn, lối đi phù hợp với địa phương mình. Chương trình XD NTM ở Tân Thịnh về cơ bản đã hoàn thành 19 tiêu chí, song để giữ và phát huy những thành quả đã đạt được là cả một chặng đường đầy gian khó. Nên cần phải xác định XD chương trình này theo chiều sâu, lựa chọn kinh tế mũi nhọn làm điểm. Tân Thịnh sẽ chủ động tìm kiếm thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao tiềm lực về kinh tế, thu nhập cho người dân. Quyết tâm thực hiện tiêu chí môi trường bền vững”.

Taân Thònh - Nhöõng caùch laøm saùng taïo trong xaây döïng noâng thoân môùi

Xuân Vạn

Page 15: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

15ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

Trong những năm qua, công tác văn hóa – thông tin và thể dục thể thao ở xã Xuân Canh ngày càng được đẩy manh và đã đat được những kết quả đáng kể. Với mục tiêu rất tốt đẹp, nhân văn: Nâng cao đời sống tinh thần và thể chất cho người dân, những người làm công tác văn hóa – thông tin (VHTT) và thể dục thể thao (TDTT) của xã đã và đang rất nỗ lưc vì sư phát triển chung của xã nhà. Tính đến nay, kết quả bước đầu cho thấy, công tác VHTT và TDTT ở Xuân Canh ngày càng chuyển biến, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Với tiêu chí cổ vũ, động viên cán bộ, đảng

viên, chiến sỹ và nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, công tác VHTT và TDTT ở Xuân Canh luôn được chú trọng triển khai đúng, đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn cũng như những kế hoạch của UBND huyện và Phòng VHTT, Trung tâm TDTT huyện chỉ đạo. Tích cực, chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch cùng các phương án tổ chức. Năm 2012, Xuân Canh đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức cổ động phong phú, đa dạng như kẻ vẽ 130 khẩu hiệu tường, cắt dán treo 201 băng khẩu hiệu biểu ngữ các loại, dán các panô, áp phích tại trung tâm văn hóa đúng quy đinh… Hoạt động của đội thông tin và đài truyền thanh xã cũng tiếp tục có sự đổi mới về hình thức phục vụ, nhằm truyền đạt đúng và đủ các nội dung, chủ trương, chính sách pháp luật tới nhân dân. Xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tại địa phương như: Tham gia xây dựng chương trình mít

tinh, lễ ra quân… của các ban ngành liên quan. Và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn nghệ quần chúng. Đặc biệt, để chào mừng Tết nguyên đán và lễ hội, các thôn xã đã tổ chức các hoạt động văn nghệ thu hút hơn 7.000 lượt người xem và cổ vũ. Năm 2012 tổng số kinh phí xã hội hóa tôn tạo các công trình tín ngưỡng trên địa bàn xã ước trên 20 tỷ đồng.

Công tác TDTT cũng được xã quan tâm. Hiện tại, Xuân Canh có đường chạy dài 6 km, 6 sân bóng vừa và nhỏ, 20 sân bóng chuyền và 30 sân cầu lông đủ tiêu chuẩn kích cỡ… Cùng 4 loại hình câu lạc bộ TDTT gồm: Cầu lông, Bóng chuyền hơi, Thể dục dưỡng sinh và thể dục buổi sáng với 2.964 hội viên hoạt động đều đặn, sôi nổi. Những kết quả từ phong trào thể dục thể thao mà Xuân Canh đạt được phần nào được thể hiện qua những thành tích mà đoàn thể thao xã tham dự thi đấu cấp huyện năm 2012 vừa qua: 2 giải nhất cầu lông ngày Gia đình Việt Nam ngày 28/6, 1 giải nhất, 2 giải nhì cầu lông ngày 8/8 và 5 giải ba cấp huyện. Về bơi lội, đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba. Về võ thuật, có 5 vận động viên đạt giải ba môn võ Vivonam. Tổng kết năm 2012, ngành VHTT và TDTT Xuân Canh được huyện đánh giá là đơn vị đạt thành tích cao.

Với 2342/2784 gia đình đạt gia đình văn hóa (bằng 87,8%). Tuy nhiên, công tác VHTT và TDTT của xã còn nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất còn thiếu hoặc chưa đạt tiêu chuẩn để có thể tổ chức quy mô lớn. Quỹ đất dành cho TDTT chưa nhiều, ngân sách

chi cho các hoạt động văn hóa văn nghệ - TDTT còn ở mức thấp. Đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên chưa có đãi ngộ thích đáng, công tác đào tạo bồi dưỡng ít được thực hiện dẫn đến nghiệp vụ còn hạn chế.

Với những thành tích đã đạt được trong công tác VHTT và TDTT của mình, dù chưa thật lớn, nhưng đã minh chứng rất thuyết phục về sự nỗ lực không ngừng của nhân dân toàn xã, nhất là của những người làm công tác công tác VHTT và TDTT của Xuân Canh trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay. Hy vọng, với những thành tích đạt được trong những năm qua cùng với sự quyết tâm của những cán bộ, hướng dẫn viên công tác VHTT và TDTT ở Xuân Canh sẽ có những bước tiến xa hơn nữa trong thời gian tới.

Là quê hương của nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn - Độc Lập, một xã thuần

nông đậm nét làng quê Việt, người dân nơi đây hồn hậu chất phác, cố kết cộng đồng và sống rất có tình làng nghĩa xóm. Tự nguyện hiến đất, phá bỏ tường dậu, tường rào, phá nhà mái bằng…vì sự nghiệp chung là nét đẹp rất đáng biểu dương của người dân xã Độc Lập trong phong trào xây dựng

Nông thôn mới (XD NTM). Độc Lập đã hoàn thành 10/19 tiêu chí XD NTM theo tiêu chuẩn Quốc gia.

Thực tế ở Độc Lập, hiện có hơn 5000km đường trục xã đã được nhựa hóa theo tiêu chuẩn Bộ GTVT; 4324km đường trục thôn cũng được đổ nhựa/bê tông theo quy định chuyên ngành GT, ngõ xóm được đổ bê tông rộng 2,5m-3m cho xe cứu thương đi được; đường trục chính nội đồng được

cứng hóa rộng 5m-7m, bờ thửa rộng 2,5m…Hệ thống thủy lợi cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, 85% km kênh được cứng hóa, tổng chiều dài tuyến kênh 13.693m, đã xây dựng đạt chuẩn 5.750m. Đồng thời, đảm bảo tới 90% nhà ở kiên cố và bán kiên cố trong thời hạn sử dụng 20 năm. Thu nhập bình quân đầu người của xã cao 1.5 lần so với bình quân của tỉnh. Song song, Trạm Y tế xã, Trường học, Bưu điện văn hóa cũng đạt chuẩn quốc gia, có mạng Internet dẫn đến từng thôn xóm, 70% đơn vị đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa; 90% hộ sử dụng nước sạch, các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; Phong trào xây dựng thôn làng xanh, sạch, đẹp thường xuyên được phát động trong toàn xã. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đặc biệt toàn xã đồng lòng hưởng ứng Chương trình XD NTM…

Sau 2 năm triển khai thực hiện, tuy có những khó khăn nhất định về nhân lực và nguồn lực để thực hiện Chương trình XD NTM, song với tinh

thần đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm, địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ông Bùi Thái Dương-Chủ tịch UBND xã Độc Lập cho biết: Thời gian tới, địa phương sẽ tập trung triển khai hoàn thành thêm 3 tiêu chí XD NTM: Thu nhập bình quân, Giảm hộ nghèo, Môi trường và tích cực huy động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng đường giao thông và các công trình thủy lợi, tích cực tham gia các dự án sản xuất cánh đồng mẫu, hộ nghề và làng nghề dệt may... Thêm vào đó, xã sẽ đẩy mạnh phong trào thi đua mỗi đơn vị tổ chức một phong trào hành động, một việc làm thiết thực theo phương châm “Góp gió thành bão”, củng cố và nâng cao chất lượng đài truyền thanh, thông tin cổ động và sinh hoạt văn hóa trong khu dân cư như: Lễ hội, câu lạc bộ, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể… Đồng thời tăng cường công tác quản lý chính trị, hành chính và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng động viên người tốt, việc tốt… để về đích năm 2013.

Xaõ Xuaân Canh, Ñoâng Anh Haø Noäi:Böôùc tieán môùi trong coâng taùc vaên hoùa -

thoâng tin vaø theå duïc theå thao

Xaõ Ñoäc Laäp, Höng Haø, Thaùi Bình:Moät ñieåm saùng trong xaây döïng Noâng thoân môùi

Bài và ảnh: Nguyễn Sơn

Tú Trâm

“Đại hội thể dục thể thao lần thứ 4 ở Xã Xuân Canh”.

Page 16: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

16

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương có tầm chiến lược đặc

biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH; là cơ sở và lực lượng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững...của Đảng và Chính phủ. Được chọn là một trong 8 địa phương của tỉnh làm điểm xây dựng NTM, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã phát huy nguồn nội lực tập thể, lấy sức dân làm vai trò chủ đạo để quyết tâm thực hiện các tiêu chí NTM. Đến nay Hồng Minh đã hoàn thành 16/19 tiêu chí theo quy định của Bộ NN& PTNT, từng bước tạo ra những chuyển biến cho gương mặt NT nơi đây.

Ông Phạm Hồng Khanh, Chủ

tịch UBND Xã Hồng Minh cho biết: Chương trình xây dựng NTM được xã triển khai thực hiện đến các thôn và toàn thể nhân dân từ năm 2009, trước khi được tỉnh và huyện chọn địa phương làm điểm. Vượt qua không ít khó khăn như: Dân số đông, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu và xuống cấp. Thêm nữa, xuất phát điểm khi xây dựng NTM của Hồng Minh còn thấp, mới có 6 tiêu chí đạt được so với Bộ tiêu chí Quốc Gia. Khó khăn nữa ở Hồng Minh là vấn đề nhận thức, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu rõ được ý nghĩa, mục đích trước mắt và lâu dài của việc xây dựng NTM. Vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ

trợ của Nhà nước…Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong xã cùng nỗ lực của các cấp Ủy Đảng, sự đoàn kết trong nhân dân với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay Hồng Minh đã đạt được 16/19 tiêu chí xây dựng NTM. Trong đó, đã hoàn thành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, khu trung tâm xã. Công tác dồn điền đổi thửa thu được kết quả tốt. Từ chỗ toàn xã có 17.694 thửa sản xuất, sau khi “dồn” còn 12.041 thửa…Toàn xã đã huy động hàng chục ngàn ngày công lao động đào đắp trên 100 ngàn m3 đất trong quá trình xây dựng công trình thủy lợi, giao thông. Ðặc biệt có 188 hộ gia đình đã hiến gần 4 ngàn m2 đất để làm đường và mương máng. Nhờ vậy, con đường đã được xây dựng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế. Tạo đà cho Hồng Minh triển khai thực hiện đồng bộ đường giao thông nông thôn đến từng thôn xóm. Hiện xã đã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 100% số hộ dân sử dụng mạng lưới điện Quốc gia an toàn, tiết kiệm. Về giáo dục, 100% số trường từ mầm non đến THCS đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo tốt. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh đáp ứng

mọi yêu cầu nhiệm vụ đề ra. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững…Ba năm liền (2009 – 2011), Ðảng bộ chính quyền Hồng Minh đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”. Năm 2012, Ðảng bộ, chính quyền xã được công nhận là đơn vị tiêu biểu xuất sắc của huyện Hưng Hà. Các đoàn thể, tổ chức xã hội đều là đơn vị tiên tiến. Được biết, đã có một doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, xây dựng khu chế biến nông sản với tổng giá trị trên 200 tỷ đồng. Dự án được triển khai sẽ góp phần thu hút nguồn lao động, tạo việc làm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển.

Theo ông Phạm Hồng Khanh, Chủ tịch UBND xã, thời gian tới, để giữ vững và phát huy những thành quả đã đạt được trong XDNTM, Hồng Minh sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng, phát huy tốt dân chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong XDNTM. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế khác, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án với nhau một cách đồng bộ, hiệu quả. Hiện tại, Hồng Minh vẫn đang nỗ lực hoàn thành 3 tiêu chí cuối cùng là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nhất là xây dựng khu trung tâm xã. Đồng thời, nâng cao hơn nữa tiêu chí thu nhập bình quân đầu người phấn đấu hoàn thành trong năm 2013, xứng đáng là xã điểm của tỉnh trong phong trào XDNTM.

Trong bối cảnh chung rất nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới, ảnh

hưởng không nhỏ tới Việt Nam-Thì cũng như cả nước ta, thời gian qua-Xã Nguyệt Đức (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) phải đối mặt với không ít cam khó, thách thức. Tuy nhiên với quyết tâm vượt khó cao của nhân dân toàn xã, đặc biệt với tinh thần trách nhiệm, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Xã và sự quan tâm của UBND huyện Thuận Thành và các ngành chức năng- Ngay trong những tháng đầu năm 2013, Nguyệt Đức đã có những bước phát triển ổn định. Nhiều mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương được hoàn thành đúng kế hoạch.

Mà kết quả nổi trội nhất là ngay trong quý I, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân của xã đã đạt 100% kế hoạch (490, 95 ha). Đặc biệt, xã đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình giống lúa lai mới PHP 71 với quy mô 5 ha ở thôn Quán Tranh. Diện tích cây màu đạt 20 ha. Công tác dịch vụ giống lúa

vụ xuân đạt tổng số 20.176 kg…Song song công tác diệt trừ chuột, bọ bảo vệ mùa màng cũng được quan tâm chú ý và đạt hiệu quả cao. 550 kg thuốc Biorat đã được cung ứng ngay trong Quý I, nên lúa và cây màu phát triển tốt như dự kiến. Xã cũng chỉ đạo các thôn và các khu công sở trồng 3500 cây các loại, thực hiện tốt kế hoạch trồng cây của UBND huyện đầu xuân Quý Tỵ-2013.

Đồng thời, công tác thú y để bảo đảm vệ sinh môi trường cũng được quan tâm, chú trọng làm tốt bằng việc khu trung tâm xã và các khu công cộng đã được vệ sinh cẩn thận bằng vôi bột. Mặt khác, xã còn chủ động vận động các hộ chăn nuôi phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp tích cực này, nên chỉ tính đến ngày 10-3-2013, đàn gia súc, gia cầm của toàn xã đã tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012, với tổng đàn lợn 1597 con, đàn gia cầm 17.500 con…Và việc tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ xuân hè 2013 cũng được triển khai kịp thời (đã thực hiện tiêm phòng

vacxin tai xanh cho đàn lợn nái…). Kết quả đáng ghi nhận khác là,

trong công tác địa chính - môi trường, Nguyệt Đức đã thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn bằng việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời các hồ sơ liên quan đến quản lý đất đai như hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ…Và duy trì tốt chế độ bảo vệ sự trong sạch của môi trường, nhất là ở khu công cộng như công sở, nghĩa trang…Đặc biệt, để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác, xã đã tập trung lấy nước phục vụ sản xuất vụ xuân năm 2013. Và tiến hành tu sửa tuyến đường từ UBND xã đi Yên Nhuế. Tạo mọi điều kiện cho nhà thầu đẩy nhanh tiến độ tuyến đường Gia Đông - Nguyệt Đức (gói thầu I, từ Cống Quán Tranh về UBND xã). Nguyệt Đức cũng rất quan tâm chỉ đạo công tác xã hội. Thực tế, xã đã tập trung tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước như tuyên truyền Nghị quyết số 20, 22/HĐND tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện nếp sống văn minh, các nghị quyết HĐND xã kỳ họp thứ 5 khoá XX; tổ

chức giải bóng chuyền đầu xuân, cầu lông, văn nghệ.

Đặc biệt, Lãnh đạo Nguyệt Đức rất quan tâm, chú trọng đến việc thực hiện chế độ cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội như tặng quà cho các đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; các cháu mồ côi, bị bỏ rơi, tàn tật; trợ cấp giáp hạt; tổ chức thăm viếng nghĩa trang…

Nhận thực được tầm quan trọng của công tác giáo dục “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây/ Vì sự nghiệp tẳm năm trồng người”, Lãnh đạo Nguyệt Đức đã chỉ đạo duy trì tốt sĩ số học sinh ở 3 cấp nhà trường mầm non, tiểu học, THCS và bảo quản tốt cơ sở vật chất. Đồng thời, mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng sức khỏe cho người dân cũng được xã rất quan tâm, bằng việc duy trì tốt chế độ thường trực, phối hợp với Ban công an xã, các thôn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong các dịp

Hoàng Minh - Nhöõng noã löïc trong Chöông trình xaây döïng noâng thoân môùi

Nguyeät Ñöùc vöõng böôùc phaùt trieån

Xuân Vạn

Bùi Cường - Đỗ An

ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

(Xem tiếp trang 18)

Xây dựng giao thông nông thôn ở Hồng Minh

Page 17: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

17DAÂN BIEÁT - DAÂN BAØN

Bất động sản (BĐS) là mảnh đất mầu mỡ đã biến nhiều người từ chân đất bước lên sân chơi của các bậc đại gia. Nhưng cũng chính BĐS, với cơn sóng hình sin đi xuống đã cuốn phăng đi “sự nghiệp” của không ít người, khi ho lại trở về tay trắng. Câu nói nổi tiếng của một đại gia từng một thời lẫy lừng nhờ BĐS, người có lúc đã được tôn vinh là một trong những người giàu nhất Việt Nam trên sàn trứng khoán…“giờ đây tôi lại muốn trở về với cái máng lợn cũ…” đã khiến không ít người ngậm ngùi, chua xót…

Chập chững vào sân chơi chứng khoán và các dự án BĐS, chỉ vì một chút bất cẩn trong các giao kết làm ăn, suýt nữa Nguyễn Thành Vinh đã bị cuốn phăng đi và cuộc đời có thể là dấu chấm hết mà câu

chuyện dưới đây cho chúng ta bài hoc như thế.

Ông Nguyễn Thành Vinh (49 tuổi, trú tại 2C Thùy Vân, phường 8, TP.Vũng Tàu) phản ánh việc ông Nguyễn Văn Sửu (trú tại 714/5/7A đường 30-4, phường 11, TP.Vũng Tàu) viết đơn gửi các cơ quan chức năng, tố cáo ông “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là không đúng sự thật. Ông Vinh cho rằng, ông Sửu đã giả mạo, ngụy tạo hồ sơ không có thật để vu khống, tạo dư

luận không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của ông.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C48), ngày 30-9-2010, ông Sửu có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tố cáo ông Vinh - Giám đốc C.ty CP Thương mại Quản Trọng (C.ty Quản Trọng) có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với nội dung: Ngày 01-1-2008, ông Vinh đã bán 50 % cổ phần, trị giá 50 tỷ đồng của ông Vinh tại C.ty Quản Trọng cho ông Sửu. Ông Sửu đã nộp đủ tiền mặt (2 triệu USD, tương đương 37 tỷ đồng theo tỷ giá hối đoái lúc bất giờ và tiền VNĐ), có phiếu thu và được đóng dấu của C.ty Quản Trọng vào cùng ngày. Nhưng hai ngày sau (ngày 3-1-2008), ông Vinh lại bán 70 % cổ phần của

C.ty Quản Trọng cho ông Nguyễn Bá Dương, ông Nguyễn Xuân Lai và C.ty CP Chứng khoán Gia Phát. Ngoài ra, ngày 30-6-2009, ông Vinh còn vay của ông Sửu 18,5 tỷ đồng (có hợp đồng công chứng) để thực hiện dự án nhưng không trả. Tổng số tiền mà ông Vinh chiếm đoạt của ông Sửu là 68,5 tỷ đồng.

Sau khi xác minh, theo yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 22-8-2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Sau đó, ngày 1-11-2011, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra Quyết định chuyển vụ án lên Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C48) để điều tra. Đến ngày 21-8-2012, cơ quan này kết luận không đủ căn cứ xác định ông Vinh phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và ra quyết định đình chỉ vụ án. Thực chất ông Vinh và ông Sửu thân quen từ trước, hứa hẹn cùng làm dự án. Nhưng sau đó hai bên không thực hiện đúng lời hứa với nhau. Riêng việc ông Sửu cho ông Vinh vay tiền, nếu hai bên tranh chấp thì có thể gửi đơn đề nghị tòa án giải quyết theo thẩm quyền.

Cũng theo kết luận điều tra, nguồn gốc số tiền 50 tỷ đồng ông Sửu mua lại cổ phần của C.ty Quản Trọng có nhiều mâu thuẫn. Lúc thì ông Sửu khai vay của ông Lê Văn Ký (TP.Hồ Chí Minh) số tiền 2 triệu USD, vay của ông Cao Văn Út (TP.Hồ Chí Minh) 10 tỷ đồng, số còn lại là của ông Sửu nhưng cà hai ông này đều khai là không có số tiền kể trên cho ông Sửu

vay. Lúc thì ông Sửu khai số tiền 50 tỷ đồng đó là của mình có được do buôn bán BĐS từ năm 1990 đến nay, nhưng lại không có tài liệu thể hiện việc mua bán và số tiền thu được để có 50 tỷ đồng giao cho ông Vinh.

Ông Sửu khai giao cho ông Vinh 50 tỷ đồng đựng trong ba chiếc vali loại lớn, hai túi xách Samsonite và ba túi nilon. Nhưng lúc khác, ông Sửu lại khai đựng tiền trong hai vali, bốn túi du lịch và ba túi nilon. Còn ông Vinh khẳng định không nhận 50 tỷ đồng và cũng không vay 18,5 tỷ đồng của ông Sửu. Ngoài ra, cơ quan công an cũng phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh Vũng Tàu tiến hành thực nghiệm điều tra. Qua cân đo trọng lượng và thể tích thì với số tiền lớn như vừa kể trên không thể đựng hết trong các đồ vật như lời ông Sửu khai.

Mặt khác, qua xác minh tại Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, con dấu của C.ty Quản Trọng được cấp sau thời điểm ông Vinh ký phiếu nhận tiền từ ông Sửu (con dấu được cấp vào tháng 4-2009). Bởi vậy, không thể có con dấu của C.ty Quản Trọng đóng trên phiếu thu tiền trước đó hơn một năm được (ngày 1-1-2008).

Như vậy, qua điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định ông Sửu tố cáo ông Vinh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là không đúng sự thật nên đã ra quyết định đình chỉ vụ án.

1. Mặc dù năm 2012, Hà Nội quyết liệt

cải cách hành chính (CCHC), Thành Ủy, UBND TP có hẳn một Ban Chỉ đạo về vấn đề này; Năm nay chính quyền Thủ đô còn nâng thêm sự quyết liệt lên bậc nữa khi tiến hành thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2013”. Vậy nhưng, đáp lại sự “quyết tâm chính trị” ấy vẫn là cái lắc đầu ngao ngán của không ít người dân và doanh nghiệp. Trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012, do VCCI công bố mới đây, Hà Nội đã tụt lùi 15 bậc so với năm 2011 và chỉ đứng thứ 51/63 tỉnh, TP.

Một khảo sát khác do chính Hà Nội thực hiện tại 05 Sở “trọng điểm” là Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Quy hoạch-Kiến trúc, Kế hoạch & Đầu tư và Xây dựng…cũng cho thấy: Tính quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện CCHC, cao nhất cũng

chỉ đạt 28% và 26,2% là mức độ hài lòng về thái độ thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện các thủ tục hành chính.

Đúng là những con số tồi tệ đến không thể tồi hơn, khiến người ta ồ lên: “bây giờ thì em đã hiểu”…tại sao một cái quy hoạch làng cổ di sản Đường Lâm, tới 08 năm mà vẫn chưa thành hình?!

2. Những số liệu và thực trạng trong

công tác CCHC của Hà Nội không thể không khiến người ta ngao ngán và đặt ra câu hỏi vì sao?

Mang tiếng là thủ dô văn hiến, văn minh và thanh lịch; nơi có bộ máy cán bộ công chức, viên chức có trình độ nhất cả nước (thậm chí có lúc còn dự định “tiến sỹ, thạc sỹ hóa” toàn bộ máy công quyền); vậy tại sao Hà Nội lại có một nền HC ì ạch, cửa quyền, sách nhiễu, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu phối hợp

và chậm tiến bộ đến vậy?Sau nhiều nghiên cứu,

Hà Nội cũng đã nhận ra rằng: Trình độ cán bộ, công chức, viên chức thủ đô “không đến nỗi tồi”, đa số nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ; tuy nhiên về thái độ phục vụ, mức độ nhiệt tình thì…vừa phải. Cái “vừa phải” ở đây đã được chính các lãnh đạo chỉ rõ: Đó là “vẫn còn nhiều sách nhiễu”, dù đã “bôi” nhưng không “trơn”; là thói quen “ban phát”, tâm lý “xin - cho”; là ý thức “quyền” cao hơn “nghĩa vụ”; là “nhận thấy cái cũ kỹ lạc hậu nhưng không đề nghị sửa đổi hay sửa đổi những vẫn gây khó dễ”…Và nói chung, đó là căn bệnh vô cảm, vô trách nhiệm đã ở mức trầm kha.

3. Trong một cuộc giao ban về chủ

đề CCHC mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã kể một câu chuyện và cho rằng: “đây

chính là một trong những rào cản làm chậm quá trình phát triển kinh tế-xã hội”: Nhân dịp Quốc khánh Việt Nam và kỷ niệm 50 năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Bí thư Thành ủy Vientiane (Lào) có gửi thư chúc mừng đến ông. Nhưng thư trình đến tay Bí thư để đọc và trả lời cảm ơn thì thiếu đúng 01 ngày nữa thì…tròn 01 tháng. Bực quá, Bí thư yêu cầu làm rõ ngọn

ngành thì mới biết, văn phòng UBND TP làm chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ làm chậm mất 08 ngày. Nghe chuyện, nhiều người không khỏi giật mình thở dài và tự an ủi mình: “đến thư của Bí thư Thành ủy còn thế…”.

Nhưng rất có thể, khi nghe chuyện, nhiều công chức Hà Nội lại cười ruồi buột miệng “Hà Nội, không vội được đâu!”.

Kyù keát giao dòch BÑS - Ñaâu phaûi chuyeän ñuøa!Minh Hoàng

Phạm Nguyễn

Haø Noäi, khoâng voäi ñöôïc ñaâu!...

Ảnh minh hoa

Ảnh minh hoa

Page 18: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

18 THÖÔNG HIEÄU - DÒCH VUÏ - SAÛN PHAÅM ASEAN

Từ lâu, sản phẩm cao ngựa bạch, một loại thực phẩm chức năng đặc biệt đã không còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngày nay, việc sử dụng Cao xương ngựa ngày càng phổ

biến hơn vì những lợi ích sản phẩm mang lại cho sức khỏe – Do vậy nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường cũng ngày càng lớn.

Theo y học cổ truyền và các bác sỹ đông y, Cao xương ngựa bạch là loại thuốc quý có tác dụng đại bổ chỉ sếp sau cao xương hổ. Với thành phần giàu đạm, canxi và một số axit amin thiết yếu, cao ngựa có tác dụng rất tốt, đặc biệt với chứng đau nhức xương khớp, mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc, độc hại, người già kém ăn mất ngủ...Trong số các sản phẩm Cao xương ngựa trên thị trường hiện nay, có một thương hiệu uy tín được rất nhiều người biết và sử dụng là sản phẩm Cao xương ngựa bạch Vạn An của C.ty CP Hội Thú Y Việt Nam. Được sản xuất trên quy trình đúc kết với trí tuệ cao, đặc biệt do chủ động được nguồn nguyên liệu từ con ngựa bạch được nuôi giữ tại trang trại của Cty nên không có sự pha tạp - Sản phẩm Cao xương ngựa bạch Vạn An - Ngoài việc bảo đảm chất lượng còn đảm bảo đạt tiêu chuẩn VSATTP, tổ chức xã hội và Nhà nước tặng thưởng sản phẩm thương hiệu nổi tiếng Quốc Gia 2010 và nổi tiếng khối ASEAN 2012. Quan trọng hơn được thị trường tiêu dùng có yêu cầu cao chấp nhận.

C.ty CP Hội Thú Y Việt Nam là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhân giống và bảo tồn thành công giống ngựa bạch quý hiếm, Phó Giám đốc C.ty Nguyễn Thị Thanh Hằng cho biết: Do ngựa bạch ngày càng ít và nguy cơ tuyệt chủng cao, mà nhu cầu Cao xương ngựa bạch ngày một nhiều, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất bán cao ngựa bạch mọc lên như nấm, giá bán lại cao hơn so với các loại cao ngựa của C.ty. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa ngựa trắng và ngựa bạch; vì vậy, người tiêu dùng phải rất tỉnh táo khi lựa chọn sản phẩm. Chia sẻ về vấn đề này, với sự am tường sâu sắc, Phó Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng cho biết thêm: Điểm khác biệt giữa ngựa bạch và ngựa trắng ở chỗ ngựa bạch mắt có mầu trắng mây, xung quanh con ngươi có mầu đồng lửa, trời tối soi đèn, mắt đỏ như lửa. Các lỗ tự nhiên (bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có mầu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng trắng ngà. Nếu ngựa thiếu một trong những điều kiện trên thì được gọi là ngựa kim vì nó có mõm đen, mắt đen, bộ phận sinh dục đen...(chỉ có lông màu trắng).

“Mục sở thị” trang trại chăn nuôi Ngựa bạch của C.ty CP Hội Thú y Việt Nam - Nơi “trình làng” những sản phẩm cao ngựa bạch mang thương hiệu Cao Xương Ngựa Bạch Vạn An, được nấu từ những chú ngựa bạch thuần chủng một trăm phần trăm. Và chứng kiến phương thức làm thịt để nấu cao ngựa mới thấy sự lựa chọn sản phẩm Cao ngựa bạch thật sự cần thiết. Để có một sản phẩm uy tín, có chất lượng bảo đảm, Cao Xương Ngựa Bạch Vạn An trải qua nhiều khâu, từ những chú ngựa được chọn lọc trong đàn ngựa đủ tiêu chuẩn, độ tuổi, qua 7 ngày 7 đêm với nhiệt độ 1000C ...quá trình cô đặc chia thành sản phẩm tiêu chuẩn đã đăng ký với Cục ATVSTP mới thấy hết được sự vất vả, kỳ công để có được những sản phẩm rất lợi ích cho sức khỏe được cộng đồng người tiêu dùng chấp nhận, tôn vinh.

Để người tiêu dùng lựa chọn Cao ngựa chất lượng - Phó Giám đốc Nguyễn

Thị Thanh Hằng chia sẻ thêm kinh nghiệm: Nên chọn mầu cao có màu cách dán (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở). Nếu miếng cao trong suốt thì không phải cao nguyên chất, Cao càng khô độ bóng sẽ giảm. Còn loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu chạy theo lợi nhuận nên đã nghiền bã xương trộn vào cao. Cao xương ngựa nguyên chất cũng giống như một số mặt hàng thực phẩm khác như sữa bột chẳng hạn, nếu chưa đóng gói, bằng mắt thường ta không thể nhận biết từng loại được (kể cả người nấu). Vì lẽ đó, người tiêu dùng phải tỉnh táo lựa chọn và đặt lòng tin đúng chỗ để mua được cao tốt, giá cả hợp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho sức khỏe, “vốn quý nhất” của mình.

Tin rằng với kinh nghiệm, mục tiêu uy tín, chất lượng vì sức khỏe cộng đồng - sản phẩm Cao xương ngựa bạch Vạn An đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng khi muốn mua Cao ngựa để tăng cường sức khỏe. Người chủ trì Bác sỹ Hoàng Triều, Giám đốc C.ty đã tốn bao công sức để được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3 năm 2010 và đơn vị C.ty (tiền thân là Trung tâm) cũng được tặng Huân chương Lao động Hạng 3 năm 2011. Những tôn vinh của Nhà nước công nhận sự đóng góp của cá nhân và C.ty cho ngành chăn nuôi thú y và cho sức khỏe cộng đồng đáng được trân trọng, là niềm tin của người tiêu dùng.

Thông tin chi tiết liên hệ và tham quan trang trại:Công ty Cổ phần Hội Thú y Việt Nam

Trụ sở chính Hà Nội: Số 15, ngõ 117 Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 04.38570659 – 3.5374082 – 0912091660 - 0912229106Website: http://www.caonguavanan.com.vn

Cao xöông ngöïa baïch Vaïn An:“Vì söùc khoûe coäng ñoàng”

Xuân Vạn

lễ tết; thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia. Số lượt khám định kỳ theo quy định ngành y tại trạm y tế xã đạt khá cao, công tác tiêm chủng mở rộng được 98%...

Song song là kết quả đáng ghi nhận trong công tác tư pháp- hộ tịch, an ninh - quân sự. Thực tế, Nguyệt Đức đã bảo đảm tốt chế độ thường trực, thực hiện nghiêm Chỉ thị 406/CP về nghiêm cấm đốt pháo nổ và thả đèn trời trước, trong và sau tết; Thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và phối hợp với Ban công an xã, các thôn bảo vệ tốt công tác an ninh trong dịp lễ tết. Ngoài ra, còn thực hiện công tác chuyên môn quân sự huyện. Thực hiện tốt công tác tiếp tiếp dân theo quy chế ban hành của UBND xã và giải quyết kịp thời đơn về tư pháp cho dân. Quá trình giải quyết đều bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, đã rất trách nhiệm và nghiêm túc tổ chức triển khai Hội nghị cán bộ xã, thông báo đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai 2003 sửa đổi…

Với sự khiêm tốn, Lãnh đạo Nguyệt Đức đều cho rằng, những kết quả thời gian qua của xã chỉ là bước đầu. Đồng thời, với tinh thần cầu thị, quyết tâm trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch

năm 2013 còn nhiều khó khăn đang tiềm ẩn phía trước- Lãnh đạo xã Nguyệt Đức cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn đọng, để từ đó, rút kinh nghiệm và đưa ra được những định hướng, mục tiêu, giải pháp tích cực , phù hợp hơn, nhằm đạt kế hoạch tốt hơn.

Được biết, để biến quyết tâm, mục tiêu thành hiện thực như dự kiến - Trên cơ sở các kết quả đã đạt được và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2013 đã đề ra - UBND Nguyệt Đức đã, đang và sẽ chủ động tập trung chỉ đạo toàn diện, đặc biệt các nhiệm vụ trọng tâm trong các quý tiếp theo của năm, trên tất cả lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp (chủ động các điều kiện xây dựng kế hoạch cho vụ màu năm 2013 và thu hoạch lúa, cây màu vụ Xuân nhanh gọn…); Công tác thú y: Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không để dịch bệnh xẩy ra; Công tác địa chính-môi trường: Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn và vệ sinh môi trường…; Giao thông-thủy lơi: Phối hợp với ngành thủy nông huyện Thuận Thành, giữ nước cho vụ Xuân 2013, thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão…; tập trung khai thác nguồn thu tại xã…’ công tác văn hóa-xã hội: Tiếp tục và tăng cường công tác tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước,đẩy

mạnh thực hiện các Nghị quyết của tỉnh…; tiếp tục đẩy mạnh hơn việc quan tâm, chăm lo các đối tượng thuộc diện chính sách…; tiếp tục duy trì tốt sĩ số học sinh ở 03 cấp trường để làm tốt hơn công tác giáo dục theo chuẩn Quốc gia…; Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình y tế Quốc gia, bảo đảm công tác trực và khám, chữa bệnh cho nhân dân…; tăng cường công tác tuần tra trật tự an ninh trên địa bàn, giải quyết dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng, tham mưu cho UBND xã kiện toàn công tác tổ chức Ban công an xã…Và tiếp tục thực hiện tốt chế thường trực, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện thực hiện tốt các Nghị quyết, kế hoạch về công tác tuyển quân của năm…

Với kết quả đã đạt được, cùng sự chủ động, quyết tâm và các giải pháp đồng bộ, tích cực này- Tin rằng Nguyệt Đức sẽ vượt khó thành công, về đich năm 2013 như kế hoạch- Để vùng quê Nguyệt Đức sẽ ngày càng càng khởi sắc hơn trên đường xây dựng nông thôn mới, góp phần hiệu quả, ý nghĩa hơn vào sự khởi sắc của Huyện Thuận Thành nói riêng, tỉnh Bắc Ninh tươi đẹp nói chung trên đường phát triển và đổi mới.

Nguyeät Ñöùc vöõng böôùc phaùt trieån (Tiếp theo trang 16)

Page 19: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

19KHOÛE - ÑEÏP

Với Tâm và Đức đúng nghĩa của một thầy thuốc,

Lương y Lại Đức Hạnh (Xóm Thượng Mới - Khu Tên Lửa - Xã Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - TP Hà Nội) đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân với nhiều loại bệnh khác nhau: Dị ứng mề đay, vôi gai cột sống, thấp khớp, bệnh gút, u xơ tử cung…Mỗi tháng ít nhất ông cứu chữa 150 – 200 người bệnh bị tai nạn giao thông, 200 bệnh nhân bị dạ dày tá tràng. Mỗi năm trả lại cho đời cả ngàn người tai nạn gãy xương, vì nắn bó xương.Thậm chí có cả ca bệnh nan y như xơ gan cổ trướng. Có trường hợp bệnh viện đã trả về nhưng khi đến với ông, ông đã trằn trọc nghiên cứu tìm mọi cách chữa trị và bệnh nhân đã khỏi. Với 42 năm kinh nghiệm và tâm huyết chữa bệnh cho nhân dân, ông được nhiều người yêu mến,

vinh danh bằng cái tên rất đỗi tự hào “Thầy thuốc của nhân dân”.

Tâm sự với chúng tôi, Lương y Lại Đức Hạnh cho biết: Ông may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều đời làm nghề thuốc trên mảnh đất Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Đặc biệt, do được thừa hưởng các bài thuốc quý của cụ tổ Lại Thế Tiên - ngự y triều vua Lê Lợi nên từ rất sớm Lương y Lại Đức Hạnh như đã bị hút hồn bởi sự kì diệu của những cây cỏ dại nhưng lại có khả năng chữa bệnh cứu người. Lớn lên vào thời điểm khi đất nước còn chiến tranh loạn lạc, nhân dân sống trong cảnh lầm than. Như biết bao thanh niên trai tráng của quê hương, ông tạm gác lại bao mơ ước đèn sách để lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Ông đã từng tham gia chiến đấu ở những chiến trường khốc liệt nhất như cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, chiến tranh biên giới năm 1979. Từng sống trong thời khắc bom rơi đạn nổ, cận kề cái chết, ông thấu hiểu hơn sự quý giá của cuộc sống và khỏe mạnh...Và càng muốn được gắn bó, chia sẻ với đồng đội, đồng chí cùng người bệnh của mình nhiều hơn. Do có hiểu biết về đông y và được tin tưởng, nên ông được các bác sỹ đông y giao đi nghiên cứu cây thuốc nam. Nhờ nhiệt huyết và mong

muốn tha thiết chữa bệnh cho đồng chí, đồng đội, ông cùng anh em đã không ngại khó ngại khổ đi khắp núi rừng các tỉnh miền núi phía bắc để tìm ra những cây thuốc, vị thuốc quý có tác dụng trị bệnh công hiệu. Trong suốt những năm tháng chiến đấu, ông là một chiến sỹ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng đội tin yêu, quý trọng. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương ông quyết tâm theo đuổi sự nghiệp chữa bệnh cứu người. Nghĩ là làm, ông đã đi rất nhiều nơi để học nghề, nghe nói ở đâu có lương y chữa bệnh hay, cây thuốc, vị thuốc quý thì không quản ngại xa xôi, ông đều tìm đến để học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn, y thuật. Khi mới bước vào nghề ông chỉ chữa bệnh cho người trong làng, xã nhưng tiếng lành đồn xa nhiều người trong và ngoài tỉnh thậm chí là nhiều bệnh nhân ở các tỉnh miền Trung, miền Nam cũng biết tìm đến ông để chữa bệnh. Lượng bệnh nhân tìm đến phòng khám ngày một đông, bình quân mỗi ngày có hai ba chục người có ngày lên tới hàng trăm người đến khám. Lương y Hạnh: “So với việc chữa trị tại bệnh viện, chi phí chữa bệnh theo phương pháp đông y của tôi chẳng đáng là bao. Các bệnh như gan virut B,C, men gan cao, gan nhiễm mỡ chỉ cần uống thuốc của tôi dăm bữa nửa tháng là trở lại bình thường, chi phí có vài

trăm nghìn đồng. Nhưng để chữa khỏi một ca xơ gan cổ trướng nặng, phải mất từ 2 - 3 tháng tùy từng mức độ nặng nhẹ, chi phí phải từ 2 - 3 triệu đồng. Do các loại thảo dược hiện nay ngày một khan hiếm, ngoài việc khai thác trên dãy núi Chùa Hương, tôi phải bỏ ra số tiền khá lớn để mua, đây là điều tôi vẫn trăn trở vì không bán được thuốc thật rẻ cho người bệnh…” .

Làm nghề bốc thuốc chữa bệnh đã 42 năm, Lương y Hạnh đã cứu chữa cho hàng nghìn lượt người thoát khỏi bệnh tật. Cuốn nhật ký người đến chữa bệnh của ông dài dằng dặc, không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà còn nhiều bệnh nhân từ tận Thanh Hóa, thậm chí từ TP HCM...lặn lội ra đây và được chữa khỏi. Chú Phạm Văn Tuyên (Xóm Mới - Đông Trù - Đông Anh - Hà Nội). ĐT 0986539700 bị viêm, lao xương khắp cơ thể từ nhỏ. Cháu Nguyễn Văn Chí (Giao Thủy - Nam Định) bị viêm đa dễ thần kinh. Chú Nguyễn Văn Canh (Thôn Mạch Tràng - Xã Cổ Loa - Đông Anh), có mẹ bị xơ gan, viêm thận mủ, bệnh viện trả về để chết...là ba trong số hàng nghìn bệnh nhân từ khắp mọi miền đất nước gửi những lá thư bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Lương y Hạnh và tập thể lương y, nhân viên phòng khám Hoàng Mai Đường. Được biết, hằng năm, ông tích cực tham gia các công tác từ thiện, đền ơn đáp

nghĩa, hướng về cộng đồng, đồng bào. Nhiều bệnh nhân vì điều kiện khó khăn ông chữa không lấy tiền công, thậm chí còn giúp đỡ họ những thiếu thốn về vật chất.

Một lòng đam mê với nghề không quản ngày đêm nghiên cứu tìm ra những phương thuốc chữa bệnh mới, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đó chính là tâm nguyện là mục tiêu phấn đấu suốt cuộc đời Lương y Lại Đức Hạnh. Với những gì đã, đang làm được, Lương y Hạnh nhận được nhiều Bằng khen, quý giá hơn là sự đánh giá cao của những người trong nghề, chính quyền địa phương và TƯ.

Chia tay người thầy thuốc có khuôn mặt phúc hậu, giọng nói ấm áp và rất điềm tĩnh, trong tiết trời oi bức. Chúng tôi thấy cảm phục thật sự bởi một người nhỏ bé như lương y Hạnh lại có thể làm được những điều thật lớn lao (Với 42 năm chữa bệnh cứu người, số bệnh nhân tìm đến ông có lẽ cũng phải xấp xỉ nửa triệu người), đúng theo nghĩa “Thầy thuốc như mẹ hiền”.

Tin rằng với Tâm-Đức của người thầy thuốc mà ông đã tâm nguyện theo trong suốt 42 năm qua và đúng nghĩa như tên mình - Lương y Lại Đức Hạnh sẽ còn tiếp tục góp phần chữa bệnh cứu người để mang lại niềm tin-yêu-sức khỏe…cho nhiều bệnh nhân nữa.

Cơ sở Đông dược(CSĐD) Tiến Đức có tiền thân từ một nhà thuốc gia truyền đã hoạt động từ năm 1926. Qua gần 100 năm, với sự coi trong chữ tâm và tín, đặc biệt với phương châm: Chân tình trong từng bài thuốc trong hành nghề - CSĐD Tiến Đức ngày càng phát triển, bởi sự tín nhiệm của các bệnh nhân trong cả nước.

Từ năm 1926, cụ ông Nguyễn Khản bắt đầu bốc thuốc chữa bệnh giúp

người. Dần dần, cụ Nguyễn Khản có được tiếng tăm xa gần với những bài thuốc hay như: chữa bệnh đau dạ dày, chữa bệnh đại tràng, chữa bệnh thấp khớp, chữa bệnh mất ngủ, chữa bệnh cao huyết áp… Cùng những bài thuốc tốt, cụ Nguyễn Khản là một người có tấm lòng nhân đức quảng đại. Chính vì vậy mà trong lòng người dân xa gần đương thời, cụ Nguyễn Khản là một lương y đáng kính.

Nghề thuốc của cụ Nguyễn Khản được truyền lại cho con trai là ông Nguyễn Đình Chiêu. Năm 1981,

ông Nguyễn Đình Chiêu bắt đầu hành nghề tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó, nhiều người biết đến ông với cái tên ông Lang Chiêu. Đó là cách gọi thể hiện lòng tin yêu, kính trọng của người dân đối với những người nổi tiếng y đức trong việc hành nghề thuốc Đông y.

Đến năm 1994, ông Nguyễn Đình Chiêu chính thức trao quyền thừa kế bài thuốc của gia đình cho con trai là ông Nguyễn Tiến Phúc. Kế thừa truyền thống của gia đình, ông Nguyễn Tiến Phúc vẫn tiếp tục nỗ lực từng ngày trong việc trị bệnh, cứu người. CSĐD Tiến Đức của ông Phúc đang từng bước trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của người bệnh.

Ông Phúc đã theo học nghề thuốc từ nhỏ. Bên cạnh đó, ông tiếp tục theo học các khoá học y sĩ Đông y và Lương y đa khoa của Bộ y tế. Là một lương y đa khoa hành nghề sản xuất thuốc y học cổ truyền, ông Phúc thể hiện rõ sự tận tâm với nghề, với người bệnh. Ông chia sẻ về nghề: “Trong phương pháp chữa bệnh gia truyền

bao giờ cũng có một bài thuốc chính và những bài thuốc gia giảm. Những bài thuốc gia giảm vẫn có những vị thuốc trong bài thuốc chính, nhưng có thể thêm một vài vị thuốc khác hoặc số lượng vị thuốc khác nhau. Trong phương pháp chữa bệnh bằng đông y, một bệnh có thể có chữa bằng nhiều bài thuốc khác nhau, nhưng có khi hai bệnh khác nhau lại có thể uống cùng một bài thuốc”

Hiện, CSĐD Tiến Đức đang sản xuất 4 loại thuốc. Bài thuốc Gastro - hoàn; Gastro - TĐ bột chữa bệnh đau dạ dày. Bài thốc Đatra - TĐ chữa bệnh đại tràng, Bài thuốc Photha- TĐ chữa bệnh thấp khớp...

Trong quy trình sản xuất thuốc, CSĐD Tiến Đức luôn tuân thủ việc nhập nguyên liệu thuốc có nguồn gốc, có giấy phép. Lương y Phúc chia sẻ: “Chúng tôi mua cây thuốc phải có nguồn gốc, ở các cơ sở có giấy phép. Có một số loại thuốc trên thị trường tuy có nhưng khan hiếm thì cơ sở tự trồng theo đúng và đảm bảo quy trình”.

Đối với lương y Nguyễn Tiến

Phúc, ông luôn ý thức: cùng với sự phát triển cơ sở, ông phải luôn nỗ lực tìm thuốc, bốc thuốc cứu người để xứng đáng với danh pháp “Đông y gia truyền” và lòng tin của người bệnh. Mỗi bài thuốc Đông y gia truyền không chỉ có vị của các cây thuốc mà còn hội tụ trong đó chân tình, tâm huyết của người làm ra bài thuốc.

Cơ sở nhà thuốc gia truyền được hình thành và hoạt động tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, diện tích nhà xưởng là 500 mét vuông, lấy tên là Đông dược Tiến Đức.

Löông y Laïi Ñöùc Haïnh, vôùi chöõ “Taâm” cöùu ngöôøi

Cô sôû Ñoâng döôïc Tieán Ñöùc: Chaân tình trong töøng baøi thuoác

Xuân Vạn

Ly Sơn

Chủ cơ sở Đông dược Tiến Đức.Lương y: Nguyễn Tiến Phúc”

Page 20: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

20

Theo mạng tin “Economywatch” ngày 18/5, sau gần nửa thế kỷ bị cô lập, Myanmar có nhiều khả năng sẽ là con rồng sắp tới của châu Á nếu Chính phủ nước này có những chính sách đúng hướng.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Thein Sein đã cải thiện đáng kể các quan hệ của Myanmar với Mỹ và các nước châu Âu, dẫn tới một dòng vốn phương Tây nhanh chóng chảy vào nước này. Về địa lý, Myanmar nằm giữa ngã tư chiến lược, với Trung Quốc ở phía đông, các nước Nam Á (Ấn Độ và Bangladesh) ở phía tây và Đông Nam Á (Lào, Thái Lan và Campuchia) ở phía nam. Kể từ sau cuộc bầu cử năm 2010, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã tiến hành một loạt những cải cách táo bạo để hướng nước này tới dân chủ hóa, mở cửa kinh tế và hòa giải.

Sau hòa giải chính trị

vào tháng 4/2012, cộng đồng quốc tế đã đình chỉ hầu hết các lệnh trừng phạt chống lại Myanmar. Bất chấp những căng thẳng sắc tộc vẫn còn, đà cải cách vẫn mạnh. Tuy nhiên, tiến trình chuyển tiếp vẫn cần nhiều thời gian và còn những rủi ro.

Về kinh tế, Myanmar đã chậm mất gần nửa thế kỷ tiến bộ và phồn vinh. Trong những năm 1960, Myanmar là một trong hai nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á, với bình quân tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người cao hơn Trung Quốc 10%. Tuy nhiên, trong các năm 1962 - 2010, nền kinh tế Myanmar, dưới chế độ nửa quân sự, nửa dân sự, suy sụp khá nhanh, một phần do các nước phương Tây cấm vận hàng hóa và do không nhận được vốn đầu tư nước ngoài, nhưng phần lớn do sai lầm về chính sách kinh tế và khu vực kinh tế quốc doanh hoạt động không có hiệu quả. Tính đến năm 2010, GDP bình quân

đầu người của Myanmar thấp hơn của Trung Quốc tới 55% và kinh tế nước này hiện tụt hậu khá xa so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Trong 4 năm qua, GDP thực của Myanmar tăng trưởng ở mức 5 - 6%. Trong nửa thập kỷ tới, nước này có thể duy trì mức tăng trưởng 6 - 8%. Tuy nhiên, xuất phát điểm của Myanmar là rất thấp, với GDP bình quân đầu người/năm hiện chỉ đạt 1.400 USD và gần 25% dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Với năng lực thể chế kém phát triển, hoạt động thu nhập kém đã dẫn đến thâm hụt ngân sách kéo dài, chủ yếu được Ngân hàng Trung ương của nước này tài trợ. Hậu quả là mức lạm phát trung bình tại Myanmar giai đoạn 2001 - 2010 là 23%, ảnh hưởng chủ yếu đến người nghèo và phá hoại lòng tin của người dân vào đồng kyat.

Myanmar có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo nên một kỳ tích mới ở châu Á như diện tích lớn bằng nước Pháp, lực lượng lao động trẻ, đông đảo, thích hợp với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đã từng thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc và Malaysia trong thời kỳ đầu. Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có khí đốt tự nhiên, đồng, gỗ và đá quý. Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và năng suất lao động thấp, nền kinh tế Myanmar vẫn dễ tổn thương trước những cú sốc. Bất chấp các nguồn vốn lớn của phương Tây mới đổ vào, Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Myanmar. Nay Pyi Taw đang thực hiện việc cân bằng giữa đầu tư cũ của Trung Quốc và nguồn vốn phương Tây mới. Tuy nhiên một khó khăn là Myanmar mở cửa trong một kỷ nguyên lãi suất thấp và các khoản bơm tiền mặt lớn ở phương Tây, trong khi Nhật Bản, chủ nợ lớn nhất của Myanmar đã bắt đầu “canh bạc” mở rộng tiền tệ, và tăng trưởng kinh tế chậm lại tại các nền kinh tế châu Á đang nổi. Việc các nhà đầu tư đổ xô vào Myanmar sẽ dẫn tới một loạt khó khăn như lạm phát, hối đoái không ổn định, dòng chảy ngoại tệ mạnh quá nóng

và “bong bóng” tín dụng, do hệ thống tài chính ngân hàng của nước này quá yếu.

Giống như Trung Quốc đầu những năm 1980, Myanmar không thể nhanh chóng thiết lập năng lực thể chế khiến các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng, và họ đang hướng đến “các đặc khu kinh tế” (SEZ). Nếu các SEZ này được thành lập tại các trung tâm đô thị lớn như Yangon và Mandalay, chúng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút thêm các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu Myanmar có thể duy trì mức tăng trưởng 7,7% trong những năm tới nhờ kiểm soát lạm phát thông qua các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô, nâng mức tiết kiệm trong nước cần cho đầu tư tài chính và chuyển hướng cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ để cải thiện năng suất, mở rộng xuất khẩu và tạo công ăn việc làm, họ sẽ trở thành một con rồng mới ở châu Á trong thời gian không xã nữa, theo nhiều dự đoán.

theottxvn

Myanmar: “Con Roàng” saép tôùi cuûa Chaâu AÙ?

MEÂ KOÂNG DOØNG CHAÛY

P/V

Bagan từng là một trung tâm phát triển Phật giáo cực thịnh. Kể từ giữa thế kỷ thứ 9, dưới thời vua Anawratha - người đã có công thống nhất lãnh thổ Myanmar, nhà vua đã cho phát triển nhánh đạo Phật Theravada - một nhánh lâu đời, cổ xưa nhất còn tồn tại cho tới hôm nay.

Những công trình đền đài tôn giáo sau này vẫn tiếp tục moc lên nhưng với số lượng khá ít ỏi, chỉ khoảng 200 đền đài được xây dựng trong thời kỳ từ thế kỷ 15 - 20. Tuy vậy, kinh đô cổ Bagan vẫn luôn là điểm hành hương của những tín đồ đạo Phật.

Trung taâm Phaùt trieån Quyõ ñaát

Chuùc möøng Ngaøy Baùo chí

Caùch maïng Vieät Nam 21/6/2013

Page 21: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

21

Nhöõng chuyeän tình nôû hoa mieàn bieân vieãnMEÂ KOÂNG DOØNG CHAÛY

Ở ngã ba Đông Dương, tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngoc Hồi, tỉnh Kon Tum), không chỉ có những mối giao lưu hàng hóa, ở đây còn có rất nhiều mối tình không biên giới đã được vun đắp, nở hoa.

Tuy ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ vì bất đồng ngôn ngữ nhưng cuộc sống của các đôi tình nhân khá gắn kết và hạnh phúc. Họ đã học được rất nhiều vốn văn hóa và ngôn ngữ của nước láng giềng th Trên một chuyến xe lên Tây Nguyên vào giữa mùa mưa, khắp các ngả đường mịt mùng mưa gió. Trên chiếc xe khách lắc lư hướng về phía ngã ba Đông Dương hôm ấy, tôi may mắn gặp ông Nguyễn Đức, cán bộ quản lý cửa khẩu biên giới Bờ Y, và được nghe ông kể về những câu chuyện tình ở biên giới. Đang chạy, bất ngờ chiếc xe dừng lại, ông Đức vỗ vai tôi rồi chỉ tay về căn nhà lợp tôn khang trang: “Đấy là nhà của Ô Xừ Ching Pheng. Cậu ấy là người Lào, mới được nhập quốc tịch Việt Nam và sang đây ở hẳn với cô vợ người Việt!”.

Nghe lời giới thiệu của ông, tôi vô cùng thích thú, vội xuống xe và bắt đầu tìm hiểu những câu chuyện tình trên miền cao nguyên nhiều huyền thoại này.

* “Anh hùng” cứu “mỹ nhân”Ching Pheng có nước da rám

nắng, mái tóc xoăn bồng bềnh, nói tiếng Việt bập bẹ. Anh cười thật hiền: “Phụ nữ Việt Nam rất đáng yêu và tuyệt vời lắm. Mình rất hạnh phúc khi được nhập quốc tịch Việt Nam và lấy vợ người Việt. Vợ mình rất chăm chỉ và thương chồng. Mỗi lần về Lào, mình đều khoe điều này với bạn bè. Nghe mình kể thế, bạn mình thích lắm. Nhiều bạn bè của mình cũng bảo sang đây xem có cô gái Việt Nam nào thì giới thiệu cho họ”. Rồi Chinh Pheng hồ hởi kể lại, cách đây tròn 3 năm, trong một lần Y Nham (người Ê Đê, vợ của Ching Pheng bây giờ) sang A Ta Pư hái cây thuốc rừng cùng em gái mình thì bất thình lình từ trong bụi rậm, một chú gấu nhảy ra tấn công. Y Nham hoảng hồn vớ con dao đi rừng dứ dứ trước mặt nhưng con gấu vẫn sấn tới nên Y Nham bỏ chạy và hốt hoảng kêu cứu. Lúc ấy, Ching Pheng đang chặt cây ở gần đó nghe tiếng kêu liền chạy đến. Sau khi cứu được người đẹp giữa rừng sâu, Chinh Pheng đưa Y Nham về nhà chữa trị vết thương rồi “tiện thể” đưa cô gái Việt Nam qua Lào chơi luôn. Sau lần gặp nạn đó, hai người vẫn liên lạc với nhau và họ thường xuyên hẹn hò ở cửa khẩu Bờ Y. Do Ching Pheng hay giao lưu với các nhân viên của khẩu Bờ Y nên anh đã nhanh chóng học được một chút tiếng Việt. Tình cảm lớn dần, một ngày, Chinh Pheng hẹn gặp Y Nham ở cửa khẩu. Một người đứng bên này, một người đứng bên kia và họ tỏ tình với nhau trước sự chứng kiến của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ để thành vợ, thành chồng. Nhìn vợ đầy vẻ tự hào, Ching Pheng kể lại: “Hôm đó thấy mình cầm cây giáo to nên con

gấu không tấn công Y Nham nữa. Khi thích rồi, ngày nào mình cũng mong được hẹn gặp Y Nham ở cửa khẩu. Có hôm trời mưa tầm tã nhưng mình vẫn vượt 40 cây số đường rừng đến gặp người yêu. Không gặp cứ thấy bồn chồn và bức bối trong người, không ngủ được!”. Bây giờ họ đã có một mái ấm gia đình với một bầy con thơ. Người vợ chăm chỉ, siêng năng và người chồng hiền hòa cùng sống bên nhau trên mảnh đất này.

Cũng giống Chinh Pheng, trong một lần chở bia Lào qua cửa khẩu Việt Nam để nhập cho siêu thị Bờ Y, trên đường về, Xeng Hon bỗng thấy một người phụ nữ Xê Đăng nằm bất tỉnh bên vệ đường. Trời tối, đường vắng, không có người giữ phía sau nên Xeng Hon đã quyết định bỏ xe máy lại và cõng cô gái bị nạn chạy gần 10 cây số đến trạm y tế cửa khẩu nhờ các đồng chí biên phòng cứu chữa. Sau đó, Xeng Hon lại đi bộ về để lấy xe và tiếp tục đi làm công việc của mình.

Sau lần gặp nạn và được cứu chữa kịp thời ấy, cô gái Xê Đăng đã thầm mang tình cảm với chàng trai người Lào tốt bụng chưa biết mặt, mà chỉ được nghe kể lại qua các chiến sĩ biên phòng. Một lần, Xeng Hon chở hàng qua cửa khẩu, cô gái Xê Đăng đã bất ngờ xuất hiện và họ gặp nhau trong nỗi ngượng ngùng và niềm cảm kích. Cũng từ đó, họ bắt đầu quen nhau. Không khác những thiếu nữ Lào là mấy, cô gái Xê Đăng đó có cái tên Vừ Tuyn cũng sở hữu mái tóc xoăn và nước da màu bánh mật, thẹn thùng nhớ lại: “Bữa đó mình đi hái thuốc, bị cảm mưa rồi bất tỉnh không biết gì hết. Tỉnh dậy thì thấy một anh người Lào biết nói tiếng Việt. Ban đầu mình rất hốt hoảng nhưng sau thấy các cán bộ cửa khẩu nói đó là người tốt đã cứu mình, thường đi chở hàng bằng xe máy qua cửa khẩu nên mình tin. Sau lần đó, mình về cứ thấy cái bụng nhớ nhớ Xeng Hon nên thỉnh thoảng lên cửa khẩu với mong muốn được gặp anh”. Tình cảm nảy nở nhưng do không biết dùng điện thoại di động và bất đồng chữ viết nên mỗi lần nhớ nhau là Hon và Tuyn lại hẹn gặp nhau trực tiếp. Cảm động nhất là lần Hon bị ốm nặng, gia đình không cho Tuyn qua Lào. Tuyn thương người yêu nên đã khóc suốt 2 ngày trời để đòi gia đình cho qua Lào chăm Hon. Đến giờ đã thành vợ chồng mà ký ức về cuộc tình đẹp vẫn còn như mới hôm qua.

Ngồi kể chuyện với chúng tôi, cả Hon và Tuyn vẫn chưa hết vẻ ngượng ngùng rất đáng yêu như hồi mới gặp. Tuyn kể: “Tình yêu của bọn mình hay lắm. Ban đầu, chưa hiểu tiếng nhau, mình nhớ Xeng Hon nhưng đến lúc gặp lại không nói được, chỉ biết chỉ vào bụng, vào tim cho Hon thấy. Hon cũng thương mình mà không nói được, nhưng rồi nhờ các anh bộ đội nói hộ, mình và Hon mới thế này đấy!”. Rồi cả hai vợ chồng cùng cười ỏn ẻn.

Gần đó, cũng có một mối tình mang 2 quốc tịch nảy nở trong hoạn nạn. Đó là trong một ngày giông gió, trời mưa như trút nước, lần đầu tiên

được sang Kon Tum chơi và mua hàng, Liêng Hoa bị lạc đường và quanh quẩn mãi ở Ngọc Hồi. Sau khi được Trần Văn Thanh tận tình hướng dẫn đường đi, Liêng Hoa đã nảy sinh tình cảm với anh. Hoa tâm sự: “Lúc đầu mình ghét Thanh lắm. Nhưng rồi mấy lần thấy anh ấy rất khác những người con trai khác, giúp mình nhưng không hề có ý định lợi dụng hay sàm sỡ gì cả nên mình thích rồi thành yêu lúc nào không hay. Chỉ biết khi thấy không thể sống thiếu nhau được nên bọn mình cưới nhau”. Bây giờ hai vợ chồng dọn về đây, làm một ngôi nhà nhỏ sống bên nhau trong những tiếng cười hạnh phúc.

* Hạnh phúc miền biên viễnChia tay những chàng rể Lào,

chúng tôi tiếp tục lên cột mốc ngã ba Đông Dương. Núi rừng miền biên giới càng về chiều càng u ẩn, tĩnh lặng. Trung úy Nguyễn Toàn Nam, cán bộ biên phòng, căng mắt nhìn vào cánh rừng thăm thẳm và thủ thỉ: “Chúng tôi đang đưa anh lên gặp một cặp vợ chồng rất đặc biệt”. Cặp vợ chồng mà anh Nam nói đến chính là Nguyễn Huy Văn và Pha Linh Phi Nhon.

Hơn 3 năm làm nhân viên bảo vệ rừng, anh thầm thương trộm nhớ Phi Nhon. Ngày Văn đòi cưới Phi Nhon, bố anh một mực ngăn cản vì cho rằng sự cách biệt văn hóa, ngôn ngữ sẽ làm cuộc hôn nhân tan vỡ. Thế nhưng tình yêu đã giúp họ vượt qua mọi rào cản, đến với nhau và dựng xây một gia đình hạnh phúc. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn ấy, Văn kể: “Nhiều hôm bố em giấu chìa khóa xe, quyết không cho em đi lên cửa khẩu gặp người yêu. Nhưng biết Phi Nhon đang đợi, em đã chạy bộ gần 20 cây số đến chỗ gặp. Lúc đến nơi, hai bàn chân đã phồng rộp nhiều chỗ nhưng lòng em rất vui. Đúng là tình yêu có sức mạnh và lý lẽ riêng của nó anh ạ!”. Sau khi cưới, do nhiệm vụ nên Văn vẫn ở Kon Tum, còn vợ con thì ở Lào. Tuy xa cách nhưng họ rất hạnh phúc và tin tưởng nhau. Văn lấy điện thoại di động ra khoe: “Cháu đấy, đã được 2 tuổi rồi, vừa giống cha lại vừa giống mẹ. Em đặt tên nó là Nguyễn Pha Thảo Nguyên để có chút gì đó gợi tới sự phóng khoáng của núi rừng biên giới này. Em cũng sẽ dạy dỗ và nuôi dưỡng cho con tình yêu 2 nước Việt - Lào”.

Gần nhà Văn, cũng có một cặp chồng Việt, vợ Lào. Đó là anh Trần Trung và chị Thao Phon Vi Theng. Vi Theng vốn là một công nhân ở A Ta Pư. Trong vài lần sang Kon Tum chơi, chị thấy yêu nước Việt, lại bén duyên với Trung nên họ quyết định dựng xây tổ ấm.

Thời gian chuẩn bị cưới, tình yêu của họ phải vượt qua không ít sóng gió. Nhiều lần bị Vi Theng ghen nhưng do chưa hiểu ngôn ngữ của nhau, Trung chỉ biết nắm lấy tay Vi Theng đứng cho hết buổi. Sau khi cưới nhau, muốn gần chồng, Vi Theng quyết định lên biên giới Bờ Y dệt thổ cẩm và mở một quán nhỏ bên

núi buôn bán các loại nhu yếu phẩm cho các chiến sĩ, đồng bào và cho cả các buôn làng người Lào. Ngồi tâm sự với tôi khi phía bên kia biên giới đã nhá nhem tối, anh Trung tự hào: “Con mình sau này sẽ thành thạo cả 2 thứ tiếng, mình sẽ dạy nó yêu nước mình, yêu cả nước bạn vì đó cũng là quê hương của nó. Ngày xưa mình nghe nói tình yêu không biên giới thì chẳng tin đâu, nhưng bây giờ mình hoàn toàn tin vào điều đó!”. Đồng cảm với chồng, Vi Theng cũng tâm sự: “Biết hai vợ chồng khác quốc tịch sẽ khó khăn, vất vả, nhưng cùng quyết tâm và thương yêu nhau thì sẽ vượt qua thôi. Ở Việt Nam lâu, tôi mới thấy con người Việt Nam thật gần gũi và đáng mến. Ngày hai đứa còn yêu nhau, Trung luôn bảo, yêu anh nghĩa là phải yêu cả đất nước anh. Có những lần chờ đợi cả tuần chỉ để được gần nhau một tiếng đồng hồ vẫn thấy rất hạnh phúc”.

Thú vị hơn nữa, hầu hết các cặp vợ chồng mang 2 quốc tịch mà tôi gặp ở ngã ba Đông Dương đều có chung một ý định khi con mình lớn lên sẽ cho chúng giao lưu với những người láng giềng phía bên kia biên giới để sự hiểu biết thêm phong phú hơn. Mới đây, việc nhập quốc tịch Việt Nam cho hàng loạt người nước ngoài ở Kon Tum đã được tiến hành nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, mối giao lưu văn hóa và tình cảm láng giềng.

Vào cuối tháng 8.2012, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định 831/QĐ-CTN và Quyết định 832/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận quốc tịch Việt Nam cho 1.066 người đang sinh sống và làm việc tại huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Trong số đó chủ yếu là công dân của nước Lào, Campuchia. Những người này sinh sống dọc biên giới, có nhiều người đã lấy vợ, lấy chồng người Việt Nam.

Vi Theng rất hạnh phúc bên người chồng Việt Nam.

Page 22: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

22

Nhöõng pho töôïng Phaät quyù ôû Vieät Nam: Nhöõng bí aån

Xung quanh những bức tượng quý hiếm ở Việt Nam, có nhiều câu chuyện ly kỳ, có những sự trùng hợp khó lý giải.

* Tượng Phật đẹp nhất Đông Nam Á Bức tượng Phật Đồng Dương được các chuyên

gia đánh giá là cổ nhất và mang vẻ đẹp lạ nhất là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1,22 m; chỗ rộng nhất là 38 cm, chỗ dày nhất 38 cm, đứng trên một bệ tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Pho tượng Phật được làm bằng loại đồng thau. Điểm đặc biệt là tượng không có phần bệ đỡ phía dưới như những pho tượng Phật khác. Tượng Phật có mái tóc xoăn vòng xoắn ốc đều đặn, trên mình mặc áo cà sa dài hở một bên vai phải, phía ngoài khoác thêm tấm áo khoác.

Tháng 4/1911, nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra pho tượng Phật tại khu vực Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Khi đó, các nhà khảo cổ học ở Trường Viễn Đông Bác Cổ và Hội Nghiên cứu Đông Dương đã đánh giá tượng phật Đồng Dương ấy là một trong những pho tượng Phật cổ nhất, thuộc hàng đẹp nhất ở khắp cả vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.

Pho tượng Phật Đồng Dương trước đây từng được Viện Viễn Đông Bác Cổ đăng ký với số hiệu D22.1. Pho tượng đã được đưa đi trưng bày ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Bỉ… Đặc biệt,

trong một triển lãm cổ vật Đông Nam Á tại Bảo tàng Guimet ở thủ đô Paris (Pháp), pho tượng Đồng Dương đã được mua bảo hiểm với giá 5 triệu USD. Tính đến thời điểm này, đây là pho tượng duy nhất ở Việt Nam từng được mua bảo hiểm với mức giá cao như vậy khi đưa đi trưng bày ở bảo tàng nước ngoài. Nguồn gốc chính xác của pho tương quý đến nay vẫn còn là bí ẩn chưa được làm sáng tỏ. Có ý kiến cho rằng, giống các tượng Phật của Amaradhapura (Sri Lanka), tượng Phật Đồng Dương có niên đại vào khoảng thế kỷ 3-4 và đã được mang về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhà khảo cổ nghiêng về khả năng là tượng do người Chăm xưa làm nên. Bởi cùng trong những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã khai quật các di tích từ Quảng Bình cho đến vùng đất Nam Panturangar (Ninh Thuận, Bình Thuận) phát hiện hàng chục di tích và hàng trăm hiện vật mang dấu ấn Phật giáo.

* Ly kỳ chuyện tượng Phật phát quangChùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa đẹp nhất,

lớn nhất và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng. Linh Ứng Bãi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, án ngữ một góc biển trời Đà Nẵng, với khuôn mặt của Phật Bà cao 70m nhìn ra biển.

Tương truyền, vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, dân chài mới lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người đi biển. Từ ấy ngư dân chài cho rằng Quan Thế Âm đã độ trì cho sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn.

Năm 2008, nhà điêu khắc Thụy Lam được mời về để chỉnh sửa lại tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trưa ngày 16/9/2008, khi Thụy Lam cho mở mặt Phật ra lộ thiên để chỉnh sửa thì bất ngờ đúng thời điểm gần giờ Ngọ này trên bầu trời trong xanh xuất hiện quầng hào quang 7 sắc rất lạ quanh mặt trời. Hào quang này có độ co giãn nhỏ to che kín cả mặt trời kéo dài suốt một giờ đồng hồ khiến cả thành phố ai cũng được nhìn thấy. Hiện tượng tương tự còn xảy ra nhiều lần sau đó. Cho đến nay, chùa Linh Ứng đã chứng kiến 13 lần hào quang 7 sắc xuất hiện trên núi Sơn Trà, nơi có tượng Phật Bà. Đó có phải là hào quang như tín ngưỡng tâm linh của người dân biển hay không, không ai giải thích được. Còn nếu là hiện tượng khúc xạ ánh sáng mặt trời, mà có đến 12 lần xuất hiện như thế quả làm một hiện tượng hiếm có.

* Pho tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốc

Câu chuyện về hành trình của pho tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định an tọa tại chùa Thành (Lạng Sơn), cũng như những sự kiện xảy ra hàng chục năm về trước, khi đem xâu chuỗi lại có nhiều điều trùng lặp đến kỳ lạ mà không thể lý giải.

Tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định được chế tác bằng đá saphire tự nhiên nguyên khối, có màu xám phớt lục chứa một số gân mạch màu lam đến lam phớt xám. Độ cứng của bức tượng Phật này chỉ thua kim cương, nếu kim cương có độ cứng là 10 thì loại đá saphire này là 9. Pho tượng nặng 8,6 tấn, cao 2,8m, bề rộng 1,56m, dày 0,9m. Trước khi tượng Phật ngọc Thích ca Mâu ni Thiền định

an tọa tại chùa Thành, pho tượng này đã trải qua nhiều lần ngã giá đến cả triệu đô la Mỹ và thậm chí có người đặt cọc trước nhưng vẫn bất thành. Chủ nhân của bức tượng là nghệ nhân Nguyễn Văn Cam (tên thường gọi là Ba Cam - PV) không đồng ý việc “buôn thần bán thánh” nên đã từ chối nhiều doanh nghiệp ngỏ ý muốn có được pho tượng quý này. Chỉ đến khi ông Phạm Xuân Phương, một đại gia đất Hà thành biết đến bức tượng, bày tỏ nguyện vọng muốn mua bức tượng để đưa về chùa Thành, trấn ải nơi địa đầu Tổ quốc thì ông Ba Cam mới đồng ý.

Xung quanh pho tượng Phật kỳ lạ này còn có một câu chuyện kỳ lạ về vị trụ trì chùa Thành, Đại đức Thích Quảng Truyền, người đồng ý nhận pho tượng quý này.

Chuyện xảy ra cách đây đã hơn chục năm, một đoàn Việt Nam cả trăm người đến Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) vãn cảnh, thắp hương và khấn Phật. Điều bất ngờ, vị sư Thầy ở một đất nước xa xôi, khác về ngôn ngữ, văn hóa, đứng hầu dưới chân tượng Phật Tổ giữa biển người nhận ra có hai phật tử người Việt. Ông vẫy hai phật tử lại gần và nhờ một thông dịch viên giúp đỡ. Sư thầy nước Ấn mới hỏi hai con là người Việt Nam và đến từ vùng địa đầu Tổ quốc phải không? Hai vị phật tử gật đầu và vô cùng kinh ngạc bởi sao vị sư thầy lại biết rõ như thế.

Biết đã tìm đúng người, sư Thầy cởi chiếc áo cà sa trên bức tượng Phật Tổ, gấp gọn cho vào một bọc vải để mọi người không nhìn thấy và nhờ hai phật tử về Việt Nam trao lại cho một vị trụ trì trẻ tuổi. Hai vị phật tử nhận áo nhưng đáp, chùa ở quê nhà con chưa có sư, chúng con biết trao cho ai? Vị sư Thầy đáp cứ cầm về đi rồi sẽ có sư Thầy đến làm trụ trì. Ngày Đại đức Thích Quảng Truyền về làm trụ trì chùa Thành, tuổi còn rất trẻ, mới tròn 30. Nhận chiếc áo cà sa mà sư Thầy tưởng mình đang mơ, vô cùng bất ngờ và lấy làm kinh ngạc. Bản thân sư Thầy có lúc không dám tin bởi ở một đất nước xa xôi mà vị sư Thầy Ấn Độ như biết trước điều gì sẽ đến và sẽ có một vị sư trẻ tuổi về trụ trì ở một tỉnh mà Phật giáo còn non trẻ, chưa phát triển. Từ ngày nhận được chiếc áo quý, sư Thầy Thích Quảng Truyền cất giữ rất cẩn thận và chưa bao giờ mở ra xem lại.

theokienthucnetvn

PHÖÔNG ÑOÂNG HUYEÀN KYØØ

Nguồn gốc chính xác của pho tương quý đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Xung quanh pho tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định có nhiều câu chuyện khá kỳ lạ.

Vương Minh Sơn

Page 23: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

23

* Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Q. Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình.* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 03, Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, phố Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội; Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * FAX: 08049575. Trình bày: Dương Quỳ. * Văn phòng Đại diện phía Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 28/36 Lê Thị Hồng, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 0989881841 - 0903525409 * Văn phòng Đại diện tại khu vực Bắc Trung bộ: Tại Nghệ An: 20 Đường Trường Thi - TP. Vinh * ĐT: 0383847540 - 0913273696. Tại Hà Tĩnh: Sở Kế hoạch & Đầu tư - Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP. Hà Tĩnh * ĐT: 0904050657. * Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân ðội * In tại Công ty CP In Trần Hưng. Giá bán tại Việt Nam: 5.300đ

THÔØI BAÙO

Trụ sở: Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

PHÖÔNG ÑOÂNG HUYEÀN KYØØ

Tham nhũng không chỉ thời nay mới có, mà vấn nạn này

đã có từ thời Đức Phật tại thế, cách đây hơn 2500 năm.

Kết quả hiện tại của tham nhũng - nếu bị phát hiện - có thể bị phạt tù 5 năm, 10 năm, thậm chí tử hình như trường hợp của Lê Quang Khải (nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Đức) vừa bị tòa án Hà Nội tuyên án tử hình.

Còn sau khi thân hoại mang chung, quan tham nhũng sẽ phải chịu quả báo như thế nào?

Tôn giả Mahà Moggallàna (Đại Mục Kiền Liên), vị đại đệ tử có thần thông đệ nhất của Đức Phật, với Thiên nhãn thuần tịnh, trong suốt có thể thấy quả báo nhiều đời, nhiều kiếp của chúng sinh. Vì lòng thương tưởng chúng sinh, Tôn giả đã nói rõ quả báo kỳ quặc của quan tham trong phẩm: “Người phán quan tham nhũng với ’của quí’ lớn”, Kinh Tương Ưng Lakkhana, được Đức Phật chứng thực

nhằm thức tỉnh mọi người.Xin trích giới thiệu bạn đọc:“Một thời Thế Tôn trú ở

Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm) chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả Lakkhana và Tôn giả Mahà Moggallàna trú ở núi Gijjhakuuta (Linh Thứu). Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến Tôn giả Lakkhana. Sau khi đến, nói với Tôn giả Lakkhana:

- Chúng ta hãy cùng đi, này Hiền giả Lakkhana. Chúng ta hãy đi vào Ràjagaha để khất thực.

- Thưa vâng, Hiền giả. Tôn giả Lakkhana vâng đáp Tôn giả Mahà Moggallàna.

Rồi Tôn giả Lakkhana và Tôn giả Mahà Moggallàna sau khi đi khất thực ở Ràjagaha xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Lakkhana nói với Tôn giả Mahà

Moggallàna:- Ở đây, Tôn giả Mahàa

Moggallàna khi từ núi Gijjhakuuta bước xuống, đi ngang qua một chỗ, liền mỉm cười. Này Hiền giả Moggallàna, do nhân gì, do duyên gì, Hiền giả lại mỉm cười?

- Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi tôi từ núi Gijjhakuuta bước xuống, tôi thấy một người với “của quí” lớn đang đi giữa hư không. Khi đang đi, người ấy mang “của quí” trên vai mà đi. Khi ngồi, người ấy ngồi trên những “của quí” ấy. Và các con chim kền kền, chim quạ, chim ưng đuổi theo người ấy để cắn mổ, cắn xé và người ấy kêu lên những tiếng kêu đau đớn.

Này Hiền giả, tôi suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật vi diệu thay! Một kẻ có tên như vậy lại trở thành một chúng sanh như vậy. Một kẻ có tên như vậy lại trở thành một Dạ-xoa như vậy! Một kẻ có tên như vậy lại trở thành được một tự ngã như vậy!”

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: Sống với nhau như thực nhãn là các đệ tử! Thật sống với nhau như thực trí là các đệ tử. Vì rằng một đệ tử sẽ biết, hay sẽ thấy, hay sẽ chứng thực như vậy. Xưa kia, Ta đã thấy chúng sanh ấy nhưng Ta không có nói. Nếu Ta có nói, các người khác cũng không tin Ta. Và những ai không tin Ta, những người ấy sẽ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài. Này các Tỷ-kheo, chúng sanh ấy là một phán quan ở Ràjagaha này. Do nghiệp của người đó thuần thục, sau khi bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm và với quả thuần thục còn lại người đó cảm thọ một tự ngã như vậy.”

(Trích từ Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, Nhà xuất bản Tôn Giáo năm 2000, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch).

kienthuc.net.vn

Niềm tin vào việc dâng sao hạn này vốn không nằm trong giáo lý đạo Phật nhưng từ lâu đã có mặt trong sinh hoạt của người dân và ngày càng trở nên phổ biến.

* Hình thức “sao chiếu” là như thế nào?

Sao chiếu mệnh bắt đầu từ Trung Quốc, vấn đề này được các pháp sư phái Mật Tông thu nạp và soạn ra “Nhương tinh” để đưa dẫn người vào đạo. Mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo mỗi năm. Theo quan niệm, trên trời có chín vị Thần sao luân phiên quản lí sinh mạng con người. Chín Thần sao ấy có tên là: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm và Mộc Đức. Kể từ mười tuổi trở lên, mỗi năm con người sẽ bị chi phối bởi một vị Thần sao.

Tuy vậy, dù cùng một tuổi nhưng Thần sao của Nam và Nữ lại khác nhau. Chẳng hạn, cùng năm mươi ba tuổi, nam là sao Thái Âm mà nữ là sao Thái Bạch. Thêm nữa, ngoài việc mỗi người hàng năm có một Thần sao quản lý, bên cạnh còn phụ thuộc vào cung nào trong tám cung và thuộc hạn gì trong các hạn.

Tám cung này chính là Bát quái trong Kinh Dịch, đó là: Cung Càn, cung Khảm, cung Cấn, cung Chấn, cung Tốn, cung Ly, cung Khôn và cung Đoài. Còn các hạn thì rất nhiều,

như hạn Huỳnh tuyền, hạn Thái sơn, hạn Mộc ách, hạn Tán tận mộc ách, hạn Cát lợi mộc ách, hạn Nhập mộ kim lâu, hạn Toán tận nhập mộ, hạn Thái sơn kim lâu và hạn Huỳnh tuyền nhập mộ. Do vậy, theo Đại đức Thích Thanh Định, trụ trì chùa Từ Xuyên (Phường Hoàng Diệu, tỉnh Thái Bình) thì thông thường, những người tin theo sao hạn, năm nào gặp sao La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch thì họ rất lo sợ vì cho rằng, ba sao ấy rất hung dữ và xui xẻo. Và cũng theo quan niệm thì trong chín sao thì chỉ có sao Môc Đức là hiền lành.

Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật…gọi là vận hạn. Nặng nhất là “nam La hầu, nữ Kế đô”. Theo đó, để giảm nhẹ vận hạn người ta thường làm lễ cúng vào đầu năm tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin thần sao phù hộ cho bản thân, gia đình. Điều này đã khiến cho nhiều nơi còn coi đây là tục lệ hay phong trào.

* Hàng ngày, hãy tu tập tốt để thọ nhận quả lành

Khi đức Phật Thích Ca đi xuất gia, có bốn dấu hiệu mà đức Phật nhìn thấy là sinh, lão, bệnh, tử. Theo đó, con người ta ai cũng phải trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên, già nua và chết đi. Đó là những điều bình thường, là quy luật tất yếu của tự nhiên và cuộc sống. Trong các Kinh đức Phật dạy về Nhân quả hay Nghiệp, Ngài đã

phân tích và xác định rất rõ ràng về con người. Như kinh Trung Bộ ghi: “Tất cả chúng sinh đều có cái nghiệp của riêng mình”.

Về vấn đề trên, Đại đức Thích Thanh Định cho hay: Trong Kinh, Đức Phật xác định cụ thể là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy. “Vì vậy, đã là Phật tử tại sao không tin nhân quả? Không chuyển nhân quả? Không nương tựa Tam bảo? Không nương tựa chư Phật, chư Bồ-Tát? Bởi chư Phật, Bồ-Tát là những bậc đầy đủ đại trí tuệ, đại từ bi và sáu thứ thần thông, là những bậc hoàn toàn giải thoát. Người Phật tử không tin tưởng, không nương tựa vào đó mà lại nương tựa vào Trời, Thần, Quỷ...là những chúng sinh đang bị luân hồi sanh tử trong tam giới, là thế nào?” - Đại đức Thích Thanh Định “chất vấn”. Ông cho rằng: “Chư Phật, chư Tổ đã trải lòng từ bi lo lắng, thương xót chỉ dạy cho chúng ta tận tâm như thế; về phía chúng ta, tin và thực hành lời dạy của các Ngài hay không là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Nếu ai tin thì sẽ hoán chuyển nhân quả hay nghiệp xấu ác thành nhân quả hiền thiện, để tiến dần trên con đường giải thoát, hầu đạt được mục đích sau cùng. Ngược lại, ai không tin là tự trói mình trong thế giới tà đạo, để tiếp tục chịu muôn vàn khổ đau

trong tam giới (ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh - PV)”. Cũng theo Đại đức Thích Thanh Định thì không ai và không thế lực siêu nhiên hay vô hình nào có thể thay đổi được hiện tiền của chúng ta. Tất cả đều phụ thuộc vào công đức tu tập của mình ra sao làm thôi

Hơn nữa, trên trời có hàng nghìn vì sao nên không thể gắn vì sao này với người này và vì sao nọ với người kia được. Đó chỉ là sự vô lí, mù quáng tin vào sự ngộ nhận của thế lực thần linh nào đó. “Con người ta sống trên thế giới sa bà này có nhiều phiền não, nhiều suy nghĩ đắn đo. Do vậy, chúng ta luôn phải có tâm sáng để mà nhìn nhận đánh giá biết như nào là đúng, sai. Từ đó, áp dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống một cách khoa học và hiệu quả nhất, đặc biệt là phải luôn cố gắng tu tập thân, khẩu, ý cho tốt để tạo thêm phước đức, chuyển nghiệp xấu thành điều lành” - Đại đức Thích Thanh Định khẳng định.

kienthuc.net.vn

Quaû baùo kyø quaëc cuûa quan tham theo kinh Phaät

Haõy tin vaøo nhaân quaû thay vì... daâng sao giaûi haïn

Bảng tính sao tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội)

Thiên Anh

Page 24: Thời báo MêKông tháng 06/2013

Soá 39+40+41+42 (Thaùng 5+6/2013)

THÔØI BAÙO

24

Sáng 15-6, tại Nhà Văn hóa Trung tâm huyện Tiên

Lãng, TP Hải Phòng, Đoàn 14-6 Hải Phòng - Cựu Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia - tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày đi làm nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia. Đây là tổ chức Cựu Quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia đầu tiên của nước ta được TƯ Hội Hữu nghị Việt Nam- Campuchia công nhận là một tổ chức trực thuộc TƯ Hội.

30 năm trước, 175 quân nhân TP Hải Phòng và 164 quân nhân tỉnh Thái Bình đã sang nước bạn Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang, giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, truy quét bọn tàn quân Pôn Pốt. Có những người đã anh dũng hy sinh, có những

người đã để lại một phần thân thể trên đất bạn, Những người trở về đã lập ra Đoàn 14-6. Những năm qua, Đoàn đã tổ chức tìm kiếm, cất bốc hài cốt đồng đội tại Campuchia đưa về nước, giúp nhau làm kinh tế, xây dựng và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 7 nhà Nghĩa tình đồng đội và thăm hỏi động viên các gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ...

Phát biểu tại buổi lễ, Đ/c Vũ Mão, Chủ tịch TƯ Hội Hữu nghị Việt Nam- Campuchia đánh giá cao những việc làm tình nghĩa mà Đoàn 14-6 đã làm trong thời gian qua, đặc biệt là những việc làm tình nghĩa của thương binh Phạm Đức Quảng với nhân dân nước bạn. (Hiện Phạm Đức Quảng là Phó Chủ tịch TƯ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Chủ

nhiệm CLB Doanh nghiệp Việt Nam -Campuchia TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT C.ty Nam Trường Sơn). Anh đã nhiều lần trở lại nước bạn Campuchia giúp dân nghèo nước bạn và hỗ trợ quân đội Hoàng gia củng cố doanh trại, trị giá hơn 3 tỷ đồng, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước.

Thay mặt cấp Ủy, chính quyền địa phương, Đ/c Lương Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã khen ngợi các cựu quân tình nguyện Đoàn 14-6 những năm qua đã tích cực tham gia lao động sản xuất, gương mẫu trong các phong trào và mong muốn các anh tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Anh bộ đội Cụ Hồ xây dựng quê hương giàu đẹp.

Bài và ảnh: Đào Văn Sử

Kyû nieäm 30 naêm ngaøy ñi laøm

nghóa vuï quoác teá

ÑOAØN 14-6 HAÛI PHOØNG - CÖÏU QUAÂN TÌNH NGUYEÄN VIEÄT NAM TAÏI CAMPUCHIA:

Đồng chí Vũ Mão (thứ ba bên phải) trò chuyện với các hội viên Đoàn 14-6. (Anh Phạm Đức Quảng, áo trắng)

Đồng chí Vũ Mão trao biểu trưng tôn vinh người có thành tích xuất sắc xây dựng tình hữu nghị VN- CPC cho anh Phạm Đức Quảng.

Anh Phạm Đức Quảng hỗ trợ kinh phí cho đơn vị cảnh vệ Quân đội Hoàng gia Campuchia củng cố doanh trại.

Anh Phạm Đức Quảng và nhà từ thiện Huỳnh Tiểu Hương tại buổi trao quà cho trẻ em Campuchia năm 2009

Thương binh Phạm Đức Quảng tặng gạo cho dân nghèo Campuchia

MEÂ KOÂNG DOØNG CHAÛY