thơ tân hình thức việt: tiếp nhận và sáng tạo

451

Upload: dohuong

Post on 29-Jan-2017

263 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo
Page 2: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo
Page 3: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

NHIỀU TÁC GIẢ

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT_________________________

TIẾP NHẬN VÀ SÁNG TẠO

Tiểu Luận

Tạp chí Sông HươngNhà xuất bản Thuận Hóa

Page 4: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo
Page 5: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT _________________________

TIẾP NHẬN VÀ SÁNG TẠO

Page 6: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Thay Lời Tựa / Hồ Đăng Thanh Ngọc Tân Hình Thức, Hành Trình và Tổng Kết / Khế Iêm Về Đâu, Thơ Tân Hình Thức Việt / Inrasara Thơ Tân Hình Thức, Kể Sao Hết Được … / Đỗ Quyên Tân Hình Thức, Một Thể Thơ Mang Tính Hệ Hình / Đỗ Lai Thúy Tạo Nên Một Giá Trị Chia Sẻ / Biển Bắc Một Bài Thơ Tân Hình Thức Việt Được Cho Là Hay / Văn Giá Tại Sao Tân Hình Thức/ Nguyễn Đức Tùng Trò Chơi Tân Hình Thức Một Diễn Giải / Luân Nguyễn Thơ Tân Hình Thức, Trải Nghiệm và Chiêm Nghiệm / Phạm Thị Anh Nga Nhà Thơ Chăm Với Trào Lưu Tân Hình Thức Việt / Đồng Chuông TửXuân Thu Nhã Tập Và Thơ Tân Hình Thức, Từ Góc Nhìn So Sánh /Trần Huyền Sâm – Trần Đình Nhân Tân Hình Thức, Những Nẻo Đường Tiếp Cận / Bửu Nam Tân Hình Thức, Giữa Làn Ranh Hậu Hiện Đại / Phan Tuấn AnhThơ Tân Hình Thức Việt – Sự Hiện Diện Và Tương Lai / Ngô Minh Hiền Bonjour Fractal/ Bửu Ý

MỤC LỤC_________

91555

68

7882

102114

124

130

141148

159

167

189199

Page 7: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Thơ và Hòa Giải: Tân Hình Thức/ William B Noseworthy Hiện Trạng Của Thơ / Frederick Turner Thơ Hào Sảng / Frederick Feirstein Nghề Sáng Tạo - Phỏng Vấn Dana Gioia Sống Trong Thơ / Alexander Kotowske Một Kỷ Nguyên Mới Trong Thơ / Angela SaundersHướng Tới Tác Phẩm của Nhóm Sáng Tác / Khế IêmNhững Bài Thơ Tân Hình ThứcFrederick Turner, Frederick Feirstein, Dana Gioia, Chu Thụy Nguyên, Biển Bắc, Bỉm, Bùi Dzũ, Đài Sử, Đình Nguyên, Đòan Minh Hải, Đòan Vượng, Đỗ Kh., Gỷang Anh Iên, Hà Nguyên Du, Hạc Thành Hoa, Hòang Huy Hùng, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Hường Thanh, Khánh Hà, Hùynh Lê Nhật Tấn, Khế Iêm, Inrasara, Lê Hưng Tiến, Lưu Hy Lạc, Lý Đợi, Nguyên Quân, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Hòai Phương, Nguyễn Họat, Nguyễn Hữu Viện, Nguyễn Lương Ba, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Tất Độ, Nguyễn Thói Đời, Nguyễn Tiến Đức, Nguyễn Tuyết Trinh, Nhiệt Đới Buồn, Phạm An Nhiên, Phạm Thị Anh Nga, Phạm Việt Cường, Thiền Đăng, TP Kỳ, Trầm Phục Khắc, Xuân Thủy.

Tranh bìa của họa sĩ Lê Thánh Thư

207215241253266283292

301

Page 8: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo
Page 9: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

9 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

THAY LỜI TỰA_________________

Hồ Đăng Thanh Ngọc

Thơ Tân hình thức Việt được khởi xướng từ đầu năm 2000. Đến nay, nó đã có 15 năm tồn tại và ảnh hưởng, đã có hàng

ngàn bài thơ Tân hình thức của hàng trăm tác giả đã ra đời, nhiều tác phẩm thơ và tiểu luận được công bố. Có những tác phẩm hay được dư luận nhắc đến và nhiều người yêu thơ thừa nhận. Trong quá trình hình thành và phát triển, thơ Tân hình thức vừa được đón nhận, nhưng cũng bị nhiều người từ chối với nhiều lý do khác nhau, âu đó cũng là chuyện bình thường đối với bất kỳ trào lưu sáng tác nào.

Trong thời gian qua, ngoài những nỗ lực của các nhà thơ làm thơ Tân hình thức, báo chí trong nước cũng đã bắt đầu tham gia giới thiệu thơ Tân hình thức Việt đến với công chúng. Nhìn nhận thể thơ Tân hình thức với tư cách là một hệ hình mới, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức 2 chuyên đề: 1, chuyên đề Thơ Tân hình thức trên số báo 280, tháng 6/2012 và 2, chuyên đề Tân hình thức trên Số đặc biệt Sông Hương tháng 12/2012, giới thiệu không chỉ thơ mà còn truyện thơ Tân hình thức, nhạc phổ thơ Tân hình thức và tranh của các họa sỹ vẽ từ cảm hứng thơ Tân hình thức… Trước đó, từ năm 2011, tạp chí đã giới thiệu các bài viết về thơ Tân hình thức Việt của các nhà lý luận phê

Page 10: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 10

bình Đặng Tiến, Khế Iêm…; đã chọn đăng một số bài thơ Tân hình thức Việt, xem đó như là một thể loại thơ bình đẳng như bao thể loại thơ Việt khác trong dòng chảy văn học Việt Nam. Báo Nghệ Thuật Mới số 8, tháng 9/2012 cũng tổ chức một chuyên đề giới thiệu thơ Tân hình thức Việt. Ngoài ra, chúng ta có thể bắt gặp nhiều bài viết về thơ Tân hình thức trên các trang báo Văn Nghệ, Tia sáng, Đại biểu Nhân dân, Thể thao Văn hóa, Phê bình văn học …

Một trào lưu văn học sau quãng thời gian hình thành đều cần có sự nhìn lại. Với những bài tiểu luận trong cuốn sách này, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan với cách hiểu đúng nhất về thơ Tân hình thức Việt (Bởi trong thực tế, đã có nhiều người nhầm lẫn giữa thơ Tân hình thức Việt và các bài thơ mang tính hậu hiện đại nói chung). Trong cuốn sách này, các nhà lý luận phê bình, các nhà thơ Việt Nam cũng đã đề cập sát sườn, nói thẳng trực diện đến những vấn đề của thơ Tân hình thức Việt.

Chúng tôi hết sức cảm động khi các nhà thơ Tân hình thức Mỹ đã bỏ công sức viết tiểu luận tham gia nội dung cuốn sách, đó thật sự là tấm lòng của những thi sỹ nước ngoài đã quan tâm đến sự phát triển của một trường phái thơ viết bằng ngôn ngữ Việt. Trong đó có những nhà thơ hàng đầu của dòng thơ Tân hình thức Mỹ với những tên tuổi lớn được nhiều người ngưỡng mộ: Frederick Feistein, Frederick Turner, Dana Gioia… Những tiểu luận của họ thể hiện sự tâm huyết của những người “sống trong thơ”, thể hiện sự cao vọng muốn mở rộng và làm sâu tầm vóc của thi ca trong một thế giới mà ở đó, thi ca đang bị từ chối từ nhiều phía…

Chúng tôi cũng xin cảm ơn nhà thơ Khế Iêm, người chủ xướng của phong trào thơ Tân hình thức Việt, đã đứng ra kết nối những nhà thơ Tân hình thức Việt và các nhà thơ Tân hình thức Mỹ

Page 11: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

11 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

trong quá trình hình thành cuốn sách về một dòng thơ đã khởi đi một cách nghiêm túc và đầy mới mẻ.

*

Trong cuốn sách này, nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến thơ Tân hình thức Việt đã gián tiếp định nghĩa: – Thơ Tân hình thức Việt là thể loại thơ viết bằng tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ đời thường, có tính truyện, dùng lại những thể thơ truyền thống Việt (4-8 chữ và lục bát…), dùng kỹ thuật vắt dòng của thơ truyền thống Anh và kỹ thuật lặp lại của thơ tự do Mỹ để thể hiện, tạo nhạc tính và hồi phục vần ở bất cứ chỗ nào trong bài thơ.

Mục đích của thơ Tân hình thức Việt, chỉ là đề xuất một phương cách sáng tác thơ Việt trong bối cảnh hậu hiện đại. Nó không cạnh tranh với bất kỳ thể loại thơ nào, nó chỉ xuất hiện và góp mặt. Nói như nhà phê bình Văn Giá: “Thơ Việt như một dòng sông lớn mà thơ Tân hình thức đang là một chi lưu trong rất nhiều chi lưu cùng góp vào và cộng hưởng” (Một bài thơ Tân hình thức được cho là hay)

Từ những tiểu luận của Khế Iêm, Inrasara, Đỗ Quyên và chuyển động thơ Tân hình thức mới đây, có thể nhận ra lịch sử thơ Tân hình thức bắt đầu từ đầu năm 2000. Thời điểm đó, nhà thơ Khế Iêm làm bài thơ “Tân hình thức và câu chuyện kể” đồng thời viết một tiểu luận giải thích cách đọc thể loại thơ mới này. Gần như ngay lập tức, nhiều bài thơ Tân hình thức được một số nhà thơ khác hưởng ứng sáng tác. Từ đó, thơ Tân hình thức bắt đầu phát triển thành một trường phái. Thống kê từ Khế Iêm và Inrasara cho thấy: Thơ Tân hình thức Việt trong và ngoài nước qua 15 năm (đến 3-2014), có 18 ấn phẩm được xuất bản, trong đó, có những cuốn xuất bản ở Mỹ và Việt Nam. Đến nay, đã có 5 thế hệ làm thơ Tân hình thức, 1500 bài thơ Tân hình thức được công bố, với 115 tác giả.

Page 12: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 12

Nhiều bài viết trong cuốn sách này đã đánh giá các giá trị thơ Tân hình thức Việt. Trong “Tân hình thức – hành trình và tổng kết”, Khế Iêm phân tích cái hay nội dung và nghệ thuật của thơ Tân hình thức với 15 bài thơ đặc sắc được dẫn ra. Nhà phê bình Văn Giá nhận định: “Trở lại với câu hỏi về việc đã có những bài thơ Tân hình thức được công nhận là hay? Tôi xin thưa, thực sự đã có một số lượng bài đủ để khẳng định phong trào thơ Tân hình thức đã có mặt ở xứ sở này và tham gia vào khung cảnh thơ ca chung của dân tộc”. “ Mặc lòng thích/không thích, thơ Tân hình thức vẫn cứ tồn tại và ngày càng khẳng định sự có mặt của mình. Ai quay lưng với tân hình thức sẽ tự làm nghèo đi quyền được tiếp nhận và thụ hưởng đa dạng mà mỗi người đều có cơ hội ngang bằng” (tiểu luận đã dẫn). Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý, trong tiểu luận “Tân hình thức-một thể thơ mang tính hệ hình” đã viết: “Có thể rồi đây, thơ hậu hiện đại Việt Nam sẽ chọn được cho mình một thể thơ khác phù hợp hơn và, do đó, thành công hơn. Nhưng với tư cách là một thể thơ mang tính hệ hình mở đầu cho trào lưu thơ hậu hiện đại ở Việt Nam thì Tân hình thức mãi mãi còn được nhắc đến và biết ơn”... Nhà thơ Mỹ Frederick Turner: “Chủ nghĩa Tân hình thức ở Việt Nam đã sáng tạo một hình thức thi ca đáng kể, một loại thơ không vần điệu (a blank verse) thu hút cái tai của người Việt và về mặt vận luật có thể so sánh với lối thơ không gieo vần trong tiếng Anh và trong những ngôn ngữ thi ca vĩ đại khác” (Hiện trạng của thơ – bản dịch Nguyễn Tiến Văn). Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng: “Sự phát triển của Tân hình thức từ Hoa Kỳ sang Việt Nam không chỉ là sự nối dài về địa lý, mà còn bước đi xa hơn về nghệ thuật và những đóng góp trở lại với phong trào này”. “Như một phương pháp sáng tác, nó sẽ tồn tại lâu và đóng góp mãi cho thơ ca Việt Nam”. Nhà thơ Biển Bắc thì đề xuất “tạo nên một giá trị chia sẻ” của thơ Tân hình thức…

Page 13: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

13 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nhiều ý kiến đã đặt những dấu hỏi: Thơ Tân hình thức có làm một cuộc cách mạng thi ca? Đã có sự trả lời trong một số bài viết trong cuốn sách. Thơ Tân hình thức không chủ trương làm một cuộc cách mạng thi ca mà chỉ đề xuất một phương cách sáng tác mới. Giáo sư Bửu Ý viết: “Thơ Tân hình thức ra đời trong tư thế là một tiếng nói mới, một cảm xúc mới trước cuộc sống hôm nay. Nó không truất phế Thơ Tự do và nó cũng không chờ đợi thơ nói chung rơi vào khủng hoảng. Nó vẫn chung sống hòa bình với những dòng thơ khác nhưng phải đối đầu với nhiều thách thức. Dù sao mặc lòng, đứng trước cái mới, ta nên có một lời chào hỏi: “Thơ Tân hình thức, nào, bắt tay!”

Có ý kiến cho rằng Thơ Tân hình thức không phải là thơ “chính thi”? Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý gọi Tân hình thức là một thể thơ mang tính hệ hình. Nhà phê bình Văn Giá khẳng định thơ Tân hình thức “là một loại hình, trước và cùng với thơ Tân hình thức là những mô hình khác, riêng Tân hình thức tự đứng độc lập như một mô hình khác” (tiểu luận đã dẫn)… Nhiều ý kiến cho rằng Thơ Tân hình thức không có tương lai? Câu trả lời của một số nhà nghiên cứu là chưa thể nói trước về tương lai, song có thể thơ Tân hình thức xuất hiện chưa đúng lúc; nhưng cũng có ý kiến cho rằng với việc hoàn thiện lý thuyết, sự thực hành cũng đã có những thành tựu, và hiện nay, với lực lượng trẻ bắt đầu tham gia, thơ Tân hình thức vẫn có tương lai…

Cuốn sách này có thể nói đã mang trong mình sự tâm huyết của những trái tim vì sự phát triển văn học nghệ thuật, sự ưu tư của nhiều sáng tạo, sự đa chiều thẳng thắn của các góc nhìn khoa học thấu triệt… Đây có lẽ là sự tụ hội đông đảo và nghiêm túc nhất cùng bàn luận về thơ Tân hình thức từ trước đến nay.

Page 14: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 14

Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về thơ Tân hình thức của bạn đọc yêu quý. Với những người thực hiện cuốn sách này, trong khi thơ Tân hình thức Việt vẫn đang còn là thể thơ mới lạ đối với công chúng, sự ghé mắt trông vào của quý vị cũng đủ làm cho chúng tôi cảm thấy niềm vui được nhân lên, rung động vô cùng.

Huế, tháng 3 năm 2014 HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Tổng Biên Tập Tạp chí Sông Hương)

Page 15: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

15 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

TÂN HÌNH THỨCHÀNH TRÌNH VÀ TỔNG KẾT______________________________

Khế Iêm

Tóm lược: Dùng kỹ thuật vắt dòng chuyển tất cả những thể thơ có vần ở cuối dòng: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát, thành thể thơ không vần. Sau đó, dùng kỹ thuật lập lại, tạo nhịp điệu và hồi phục vần ở bất cứ chỗ nào trong bài thơ.

Từ khóa: Tân hình thức Việt, thể thơ không vần, người đọc bình thường.

Trên tạp chí Thơ số 2, 1994, có đăng một trích đoạn bài thơ “Từ Khúc Dục Mùa Xuân Rảo Bước” của Jean Ristat do

Đỗ Kh. dịch. Vì là một bài thơ dịch đã đăng từ 6 năm trước nên không ai còn nhớ, và trong suốt khoảng thời gian đó tạp chí Thơ bận rộn với những tìm kiếm và những sáng tác thử nghiệm … Theo nhà phê bình Đặng Tiến, “Tập thơ của Jean Ristat dùng thể thơ thông dụng ở Pháp là Alexandrin, 12 chân (âm) và tiếng Pháp đa âm. Tác giả cứ mỗi dòng 12 chân thì xuống hàng, bất chấp cú pháp và từ vựng. Đỗ Kh. đã dịch bài thơ dài này, cũng bằng cách xuống dòng, dưới dạng lục bát, có lẽ vì nó «dân tộc»: đến chữ thứ sáu thì xuống dòng tám chữ, cứ như thế & như thế suốt non một ngàn câu. Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, ở Luân

Page 16: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 16

Đôn, hợp tác vào bản dịch, tâm đắc và cao hứng làm một bài thơ dài, 31 khổ 5 câu, cũng theo lối xuống dòng Tân hình thức, nhưng chọn thể thất ngôn, là bài Những Nụ Hồng của Máu, được đánh giá là tân kỳ và đặc sắc. Bài thơ đăng trên báo Thế Kỷ 21 số 27, tháng 7 năm 1991, California.”

Khoảng cuối năm 1999, tôi làm bài thơ “Tân hình thức Và Câu Chuyện Kể”, và đưa cho một bạn thơ xem, anh nói, “mới và hay lắm.” Tôi nói: “Vậy để tôi viết một đoạn giải thích cách đọc bài thơ”. Không ngờ lại viết được một bài tiểu luận “Chú Giải Thơ Tân Hình Thức”. Tình cờ, Đỗ Kh. gửi tới bài “Kiều” làm theo thể lục bát. Tôi bèn gửi bài tiểu luận, bài “Tân hình thức Và Câu Chuyện Kể”và bài “Kiều” của Đỗ Kh. cho các anh em cùng làm cho vui, và được 11 nhà thơ tham gia với 19 bài thơ Tân hình thức. Riêng anh Nguyễn Đăng Thường gửi tới bài “Những Nụ Hồng của Máu”.

Đỗ Kh.KIỀU

Em đâu biết nói tiếng Anh, chỉ bập bõm vài câu đâu hiểu hết. Thiệt ra tụi em gặp nhau chỉ có hai lần trong quán bún riêu, sau đó cưới luôn. – Anh ấy làm gì? – Thất nghiệp. – Biết vậy sao vẫn lấy? – Em mới học hết lớp 5, không việc làm, nhà nghèo, em đông.Dạo đó, em nghĩ chỉ lấy Tây là có thể giúp gia đình, đâu ngờ khó ăn đến thế! – Sao không về Mỹ? – Không nghề ngỗng, làm gìcó tiền để bảo lãnh em! – Hiện giờ cuộc sống thế nào? – Thì phải

Page 17: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

17 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

sống nhờ! Mỗi ngày ảnh phát 30 ngàn, bảo: Phải xài hết, khôngthừa cũng không được thiếu. Vì phải giúp gia đình, em nhịn buổi sáng; trưa cơm hộp, tối cơm bụi vỉa hè. Tằn tiện lắm mới dư được ít ngàn nhưng nhờ người khác giữ giùm, để anh ta thấy là bị phạt ngay. – Bằng cách nào? Dường như nhớ lại những trận phạt đòn khủng khiếp, X. rơm rớm lệ: – Chẳng hạn như cho ngửi mùi toa-lét, cắt khẩu phần ăn hàng ngày, cởi hết áo quần và đi vòng quanh phònglù lù sẵn đúc 1 toà thiên nhiên* cho ảnh xem.

(trích Thuỷ Tiên, báo Công An số 783, ngày 16-10-99) * Điền T. Nguyễn

Điều ghi nhận là trong suốt 10 số báo tạp chí Thơ từ số 18 đến số 27, những bài thơ Tân hình thức, đa số đều phỏng theo bài thơ “Kiều” của Đỗ Kh. Như ghi chú ở cuối bài thơ, anh đã trích từ một đọan văn xuôi trong một bài báo, đếm chữ xuống dòng theo thể lục bát. Bài thơ “Kiều” là cách làm của những nhà thơ tự do có khuynh hướng cách tân, dựa vào ý tưởng. Giống như hội họa Khái Niệm (Conceptual Art) thập niên 1980, không cần kỹ năng, chỉ cần có ý tưởng khác lạ, làm mọi người chú ý là được. Bản thân bài thơ thì độc đáo, và chính tác giả cũng tâm đắc, nhưng với quá nhiều bài thơ làm theo cách như vậy, lại trở thành có vấn đề. Thật ra, khởi đầu anh em tham gia, chỉ như một trò vui chơi chứ không có ý gì khác, mà đã là trò chơi thì phải dễ dãi mới lôi kéo được nhiều người. Nhưng những ngừơi chỉ trích thì không thấy như vậy. Kết quả là đã có hàng lọat những

Page 18: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 18

bài phản bác thơ Tân hình thức xuất hiện, nhắm vào những bài thơ đếm chữ xuống dòng như văn xuôi. Với một thể thơ mới, sự ngộ nhận là điều bình thừong. Thơ Tân hình thứcViệt, một thể thơ không vần, được rút tỉa từ rất nhiều nguyên tắc cơ bản của nhiều nguồn, nhiểu thể lọai thơ khác nhau. Nên khi phán xét, cần phân biệt giữa nội dung và thể thơ, giữa văn xuôi, thơ văn xuôi và thơ tự do đối với thể thơ không vần của Tân hình thức. Thơ không vần tiếng Anh, đọc như văn xuôi, nhưng là một thể thơ với cơ cấu tạo nhịp điệu iambic, thơ không vần Việt cũng là một thể thơ, có phương cách để tạo nhịp điệu riêng, và kỹ thuật làm mất dấu văn xuôi. Còn văn xuôi và thơ văn xuôi thì không nằm trong thể luật nào và không có cơ chế để tạo nhịp điệu. Sự nhầm lẫn trên đã đưa tới những cái nhìn sai lệch đối với thơ Tân hình thức Việt. Tính đến tạp chí Thơ cuối cùng, số 27, 2004, đã có 64 tác giả và 350 bài thơ. Cuộc đời, nghĩ cho cùng, không có gì hòan tòan xấu, cũng không có gì hòan tòan tốt. Chính số lượng đông đảo những người sáng tác và phản bác lại là động cơ chính làm mọi người chú ý tới thơ Tân hình thức. Trong khi đó, cố gắng điều chỉnh lại, như một lời nhắc tế nhị, đã thúc đẩy tôi viết những bài tiểu luận đi sâu vào vấn đề thơ. Chỉ 3 năm sau, 2003, tập tiểu luận “Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận khác” được nhà Văn Mới xuất bản.

Khế IêmTÂN HÌNH THỨC VÀ CÂU CHUYỆN KỂ

Khi tôi ngồi uống cà phê ngoài lề đường và kể lại câu chuyện đã đượckể lại, từ nhiều đời mà đời nàocũng giống đời nào, mà lời nào cũng

Page 19: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

19 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

giống lời nào, về người đàn bà vàđàn con nheo nhóc (nơi góc phố đượcgọi là chỗ chết, nơi góc phố đượcgọi là chỗ sống), kẻ những đường kẻ

bằng than đen; gãy góc, xấu xí nhưcái bóng trong tấm hình cũ, như dĩnhiên hôm nay ngày mai ngày mốt, như thế thôi thì thế thôi, biết đâu chừng

nhưng người đàn bà và đàn con nheonhóc, vẫn kể lại câu chuyện đã đượckể lại, như người khác đã từng kểlại, dù chẳng để lại gì ngoài câu

chuyện đã kể, bởi câu chuyện đang tựkể lại, và không ai, ngay cả người đàn bà và đàn con nheo nhóc, bước ra ngoài câu chuyện đã được kể lại.

Trong bài thơ “Tân hình thức Và Câu Chuyện Kể”, những câu chữ “câu chuyện kể”, “người đàn bà và đàn con nheo nhóc” cứ lập đi lập lại thành một chuỗi nhạc tính lôi cuốn người đọc. Những ý tưởng “câu chuyện kể lại” và “câu chuyện tự kể lại” ám ảnh người đọc và bắt người đọc phải đọc đi đọc lại để tìm xem câu chuyện đó là câu chuyện gì. Người đọc luẩn quẩn trong mê cung, không thể nào thoát ra, vì bài thơ bít lại, không cho có lối ra. Nhà thơ Gyảng Anh Iên đến với thơ Tân hình thức, lúc anh mới vừa 20, cho biết, anh bắt đầu với thơ Tân hình thức vì đọc bài thơ này.

Bài “Kẻ Lạ” của Nguyễn Phan Thịnh, những chữ lập lại “u u u”, “lù mù”, vần trải khắp bài thơ như “lơ mơ, “lờ mờ”, “lơ ngơ” … như một lời than van, làm cho bài thơ nghe như hát,

Page 20: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 20

diễn đạt tâm trạng vừa bi thiết vừa lãng mạn, không nơi bám víu, giữa dòng sông trôi và làn mây trôi. Kỹ thuật vắt dòng thay thế vần ở cuối dòng, nhưng kỹ thuật lập lại những câu chữ lại hồi phục vần, nhưng là vần ở bất cứ đâu trong bài thơ. Nhạc tính hay nhịp điệu của bài thơ Tân hình thức phong phú, biến đổi không ngừng, nhiều khi hơn hẳn những bài thơ vần điệu.

Nguyễn Phan Thịnh KẺ LẠ

anh ngây thơ và anh sống như thằng khờ đung đưa chân trên cầu gục đầu nhìn dòng sông trôi vàngẩng đầu nhìn làn mây trôi và

người thấy anh lơ mơ nghe gióu u trong tai u u u

trong đầu u u u đêm ngàyray rứt u u liên miên hoài

anh lù mù ngồi anh lờ mờbay và anh lơ ngơ khóc thầm trước mọi nỗi đau thương tăm tốico cóng bi thảm biết bao đời

tất cả điên rồ tất cả điêu linh tất cả bốc mùi anh bay

dưới những vì sao và anh baymột mình nát lòng không ai hay

Page 21: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

21 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

anh ngồi đung đưa chân không trêncầu người hằng ngược xuôi tất bật ngày ngày là bầy ong thợ trong một tổ ong nhân tạo cam đời

anh bay theo mây trôi theo sông trôi ra biển trời một mình và

anh đau đớn không ai chia sẻ một tình yêu cùng một niềm tin

anh cô đơn lặng im bay qua nỗi chết trừu tượng và siêu hình

khờ khạo hay khật khùng mãi như tên lạ mặt ở chính quê mình

làm sao anh có thể sống dửng dưng giữa đời với người vô nghĩa

vô tình đến cây cũng mọc ngược và sâu bọ cũng hóa thần linh 12/11/04

Theo nhà thơ Timothy Steele, thơ tự do đã phá bỏ thể luật, phương tiện tạo ra nhạc tính và tính truyện, hai yếu tố chính lôi cuốn người đọc. Điều đáng nói là những yếu tố truyện kể, trước kia là của thơ, bây giờ đã bị tiểu thuyết lấy mất. Thơ muốn có được những tác phẩm mang người đọc trở lại, cần phải lấy lại những yếu tố truyện kể. Nhưng người đọc lại không còn đọc một tác phẩm, dù là có cốt truyện bằng thơ vần nữa, và cần phải có một thể luật phù hợp với tâm tư và cách diễn đạt của thời

Page 22: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 22

đại. Thời hiện đại, song song với nỗ lực làm mới của thơ tự do và hội họa với những phong trào tiền phong, truyện cũng có những phong trào tiểu thuyết không cốt truyện và tiểu thuyết dòng ý thức. Những tiểu thuyết đó bây giờ còn có ai đọc nữa không, hay chỉ dành cho những nhà nghiên cứu phê bình? Đối với thơ, bất cứ chúng ta sáng tác dài ngắn, có truyện hay không truyện, nhưng nếu không hấp dẫn người đọc, người đọc sẽ xa thơ và thơ dần rơi vào quên lãng. Chúng ta không còn sống ở thời hiện đại, bất cần ngừơi đọc, coi thơ chỉ là trò chơi của tâm trí, qua phương tiên tri thức. Mà tri thức thì, đã thất bại trong việc nắm bắt thực tại. Chúng ta đang sống ở thời đại của chúng ta, lăn lộn với cuộc đời bình thường,có thực, nơi góc phố, giữa con hẻm, với tất cả nỗi nhọc nhằn của mỗi kiếp người.

Tôi từ giã tạp chí Thơ, thành lập website www. thotanhinhthuc.org, đi sâu vào chuyên thơ Tân hình thức. Một số lượng tác giả trẻ hơn từ trong và ngòai nước liên kết với phong trào. Những bước chân chậm hơn, chắc hơn, và đúng với tiêu chuẩn thơ Tân hình thức hơn. Thơ Tân hình thức thời tạp chí Thơ, tới một lúc, đã trở thành nhàm chán và đơn điệu. Những tác giả trẻ sau này mang đến cho thơ Tân hình thức không những một sinh khí mới, mà còn đặt nền móng của loại thơ này qua sáng tác. Phần tiểu luận cũng đựơc hoàn chỉnh thêm, với tập “Vũ Điệu Không Vần”.

Tác giả đầu tiên cho giai đoạn này là Dã Thảo.

Dã Thảo NHẬT KÝ NGÀY MƯA

Khi mặt trời khuất sau mâyvà mưa bỗng đổ lênh lángtôi nhớ về những ngày cũ xưa lẻ loi bước trong mưa

Page 23: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

23 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

anh xưa có lần bảo yêu thiết tha lang thang trong mưa cười diễu nhìn tôi ômchiếc dù đen to tổ chảng

những hạt mưa bong bóng nhỏxíu nào đủ ướt đôi tayô mưa rơi ô mưa rơi trên những con đường tuổi thơ

ô mưa ơi ô mưa rơi trên lối vắng người lại quamưa rơi trên lối mòn rất quen buổi chiều sắt se đến

cafeteria trống vắngkhông chiếc dù đen tổ chảngvà nụ cười anh vắng bóng.

Những câu chữ lập lại, “mưa, xưa, ôi mưa rơi mưa rơi” làm cho bài thơ có một nhịp điệu êm ả, gợi nhớ, mang tính biểu cảm nên thơ của một thời mới lớn, đôi nhân tình che dù lang thang trong mưa. Nhưng rồi mọi chuyện cũng trở thành kỷ niệm, một vết thương đau đủ để thỉnh thoảng hồi tưởng lại một thời. Con đường tình đã xa dần xa, và mối tình mù sương đó cũng như cánh chim bay. Bây giờ, vẫn cơn mưa ướt vai nhưng người thiếu nữ cảm thấy lẻ loi chiếc bóng, ôi nụ cười, người tình ... và câu chuyện tình lãng mạn ấy, nay còn đâu.

Nhà thơ Dã Thảo xuất hiện với vài hàng tiểu sử ở dạng thơ Tân hình thức, rồi thôi.

Tiểu Sử Phan Dã Thảocon gái, nửa chừng xuân,

Page 24: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 24

ở lành gặp dữ, thích một đàng làm một ngả, mộng đi cùng trời cuối đất – ngồi một chỗ bó chân thích làm nữ tu –cuối tuần long nhong dạo phố, thích lục bát – nghêu ngao Tân hình thức ghiền cà phê đen đá – khề khà nước suối mỗi ngàythường trú California tính chuyện Arizonanói tiếng Mỹ chêm tiếng Việt và ngược lại.

Trong bài thơ “Tình xa”, mức độ lập lại những câu chữ ít hơn, tạo nhịp điệu đọc đều đều, những chữ “anh”, “em”, cao cao”, “thấp”, “ban công”, “ngôn ngữ khác màu da”, “cùng màu da” … như một giọng kể thì thầm, miên man.

Dã ThảoTÌNH XA

em vẫn qua đấy mỗi ngàybuilding cao cao và cũ ban công thấp thấp màu nhạt nơi anh thường tì đôi tay chuyện trò cùng đám bạn lơđãng và sẽ nhìn thấy em qua đấy mỗi sáng giờ không còn anh đứng trong nắng gửi một lời chào có khi một nụ cười tươi nếu em tìnhcờ liếc nhìn ban công thấp

Page 25: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

25 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

đôi khi chỉ là ánh mắt thầm dõi bước em qua và em sẽ biến mất trong màu kính sẫm tối anh sẽ chẳng nhìn thấy cho đến lúc chúng mình ăn trưa cafeteria chen chúc những phút ban trưa vội vàng lắm chuyện đời thường để nói chuyện xếp dở hơi phách lối, laid-off, đã, đang và sắp tới, chuyện trại tù, chuyện khủng bố thế giới nhiều nhất là những tan vỡ dù không hối tiếc vẫn nhớ tình anh với ả con gái cùng ngôn ngữ khác màu datình em với gã con trai cùng màu da khác ngôn ngữ nhưng chưa lần nhắc chuyện chúng mình em mỗi ngày đi qua building cao cao vẫn cóngười tì tay chuyện trò bên ban công thấp không còn lời chào trong nắng không còn nụ cười buổi sáng không còn ánh mắt lặng lẽ ấm ápanh đã đi xa em chưa kịp kể nguồn gốc em dân tị nạn thế hệ thứ nhất không thuộc cộng đồng thiểu số mít, tàu, xì, campuchia, inđônêzia, cuba, malayzia ... anh biết mỗi điều em là công dân

Page 26: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 26

hợp chủng quốc em mê làm việc em lười rong chơi em khoái Brad Pitt chẳng ghiền bóng đá không nghiện bóng cà na em mê jazz khoái hiphop em khác màu da khác ngôn ngữ cùng công ty giờ đây anh đã ra đi ... nhớ nhiều!!!(nhưng chẳng nói nói ra nhiều cũng vậy thôi.)

Có lẽ đó là bài thơ tình hay qua thể thơ Tân hình thức. Một câu chuyện tình lồng trong những sinh hoạt bình thường, không một chút cường điệu hay tưởng tượng nhưng đầy lãng mạn. Bài thơ lôi cuốn người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần, không khác nào những bài thơ vần điệu được thuộc lòng trước kia. Câu chuyện được tóm tắt như sau: mỗi sáng đi làm, cô gái vẫn nhìn thấy chàng trai đứng nói chuyện với bạn bè trước giờ làm việc, nhìn theo bước chân cô cho tới khi khuất sau bức tường kính sẫm của tòa nhà. Chàng và nàng chỉ gặp nhau vào lúc ăn trưa, nói lăng nhăng những chuyện xảy ra trong ngày mà ai cũng biết, không có gì mới lạ, và nhiều nhất vẫn là những mối tình đã đổ vỡ, cùng những sở thích của mỗi người. Nhưng rồi công ty sa thải người và chàng là người phải ra đi, để lại nơi cô gái một chút bâng quơ, như mất mát một cái gì thân quen.

Bài thơ đưa đến cho người đọc thấy đời sống hàng ngày của những người trẻ tuổi trong một xã hội công nghiệp, có quá nhiều sắc dân sống chung, nên đời sống văn hóa truyền thống hoặc đã hòa trộn hoặc không còn đủ là mối ràng buộc. Họ sống chung và cặp bồ với nhau, cùng ngôn ngữ khác màu da hay cùng màu da khác ngôn ngữ, xa nhau, tình cờ gặp nhau, quen biết và rồi xa nhau. Tất cả chỉ còn để lại một chút nuối tiếc, rồi bị cuốn theo công việc, thói quen và sinh hoạt thường ngày.

Page 27: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

27 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Đời sống bất định và trôi nổi đến nỗi chính sự bất định và trôi nổi đó mới là ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Không có một giá trị nào bền vững. Tất cả những bí mật không còn là bí mật, tất cả những cấm kỵ không còn là cấm kỵ. Cho nên, người ta ngán ngẩm những gì trần trụi, trơ trẽn, quay về tìm lại một thời lãng mạn mới, và cả những giá trị mới để thay thế những gì đã cũ, không còn phù hợp với thời đại và đời sống của thế hệ trẻ tuổi.

Bài thơ hay chắc hẳn ở nơi cách sử dụng bình thường và điêu luyện chữ và nghĩa. Một nội dung mới mẻ, người đọc thấy được một sinh hoạt rất quen thuộc và nhàm chán của đời sống nhưng lại phát hiện một khía cạch tích cực rất nên thơ trong đó. Tác giả sử dụng thể thơ 5 chữ, toàn bài thơ chỉ có 2 đoạn có dấu phẩy (mỗi đoạn 5 dấu phẩy) chia bài thơ ra làm 3 phần, giảm bớt tốc độ đọc liên miên và khá nhanh của bài thơ. Bài thơ vì thế chẳng những là một bài thơ hay còn là một bài thơ đặc sắc và giá trị vì nhấn mạnh tới một kỹ thuật mới cho thơ. Trong văn xuôi ý tưởng phải rõ ràng trong lúc ý tưởng trong thơ thường mơ hồ, không rõ ràng. Ý tưởng không rõ ràng không có nghĩa là không có ý tưởng, mà bị phủ đi bởi chất thơ. Chẳng khác nào lớp sương mù buổi sáng làm mờ đi quang cảnh sự vật.

Để hiểu rõ điều này chúng ta quay trở lại bài thơ của Dã Thảo. Vì bài thơ không có dấu chấm phẩy nên rất khó phân biệt ý tưởng này và ý tưởng kia. Muốn rõ ràng phải hồi phục lại các dấu chấm phẩy cho bài thơ. Chúng ta có thể làm cách này. Viết một bài thơ với những dấu chấm phẩy rõ ràng, phân biệt các ý tưởng liền lạc từng câu. Sau đó bỏ tất cả các dấu chấm phẩy đi, tiến trình giải trừ. Ý tưởng bài thơ bây giờ không còn rõ ràng, bị phủ lấp bởi tốc độ đọc. Nếu bây giờ chúng ta muốn hồi phục lại ý tưởng của thơ, chúng ta phải hồi phục lại những dấu chấm phẩy. Tiến trình hồi phục này cũng là tiến trình tìm lại ý nghĩa bài thơ. Điều này cũng chẳng khác nào tiến trình phân tích

Page 28: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 28

trong thơ tự do tiếng Anh. Sau đó, lại dùng tiến trình giải trừ để trở lại sự nguyên vẹn của bài thơ. Đây chính là điều, “Nhìn bài thơ, hình thức giống như một bài thơ, nhưng khi đọc thì lại thấy giống như văn xuôi, đọc xong thì lại thấy đó là thơ chứ không phải văn xuôi.” mà chúng ta đã đề cập ở trên.

“Tình Xa” là một phát biểu về thơ. Những phát biểu đó khả tín tới đâu tùy thuộc mức độ thực hành của từng tác giả. Bởi chỉ qua thực hành mới có thể phát hiện những yếu tố mới cho thơ. Đây chính là điều hấp dẫn và thách thức đối với những nhà thơ Tân hình thức Việt. Chúng ta cần phải đặt mình trong nguyên tắc sáng tác, không bao giờ lập lại bài này giống bài nọ, hay ngắt đoạn văn xuôi xuống dòng. Mỗi bài thơ phải có nhịp điệu (hay tiết tấu), phong cách diễn đạt khác nhau. Cái giá chúng ta trả càng cao, sự thành công càng lớn.

*

Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt được rút ra từ khái niệm Hiệu Ưng Cánh Bướm trong “Lý thuyết Hỗn mang”, phản hồi và lập lại. Trong đó, những yếu tố trật tự trong hệ thống hỗn mang được dùng để tiên đoán sự vận hành hệ thống đó. Dòng sông được coi như một hệ thống động lực, có lúc lặng lờ, êm ả, nhưng có lúc, vào mùa mưa, dòng sông có những cá tính khác nhau. Trong trường hợp này, một phần của dòng sông chảy nhanh hơn miền bên cạnh, tạo nên dòng xoáy ngược, làm tăng tốc độ, kéo dòng nước chung quanh chảy nhanh hơn. Mỗi phần của dòng sông ảnh hưởng nhiễu tới mọi phần khác, gây xáo trộn và phản hồi lẫn nhau. Kết quả là sự rối nước, chuyển động hỗn loạn, trong đó những vùng khác nhau chuyển động với những tốc độ khác nhau. Những dòng xoáy nước khi cuộn lại (feedback) gặp phải luồng nước khác, sẽ giao động (oscilla-tion), rẽ nhánh (bifurcation), biến thành dòng xoáy khác.

Page 29: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

29 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Bài thơ ví như dòng sông, cũng là một hệ thống động lực. Bài “Chuyện Đời Anh”, sử dụng kỹ thuật phản hồi và lập lại làm cho những câu chữ và ý tưởng cuốn vào nhau, biến câu chuyện đơn giản thành phức tạp, thúc đẩy ngừơi đọc đọc đi đọc lại để tìm kiếm một điều gì đó, hỗn mang, không căn không cội. Nhóm chữ “những cái chết” là yếu tố trật tự, lập lại thành một dòng chảy, kéo theo những câu chữ không lập lại (yếu tố hỗn mang) là những dòng chảy khác, cho đến khi bị giao động, rẽ nhánh, biến thành nhóm chữ mới. Nhóm chữ mới, “câu chuyện”, hiện xuất và lại phản hồi và lập lại, kéo theo những chữ không lập lại khác, cứ như thế, như những lớp sóng xô dồn dập, làm thành những nhịp điệu xoắn lại, trùm lấp lên nhau. Mỗi câu chữ như mỗi phần của dòng sông chuyển động nhanh chậm khác nhau, nhiễu sóng và tác động lên những câu chữ khác. Cứ thử nhìn dòng sông đang cuồn cuộn chảy, làm sao chúng ta phân ra được có bao nhiêu phần dòng sông hay bao nhiêu những câu chữ trong bài thơ đang xoắn lại với nhau? Điều này làm chúng ta có cảm giác hỗn loạn, nhưng kỳ thực, sự hỗn loạn vẫn nằm trong dạng ổn định của dòng sông hay bài thơ. Như thể, những câu chữ hay dạng thức ổn định (dòng xoáy trước) hiện ra rồi nhanh chóng mất đi, thay thế bằng những câu chữ hay dạng thức ổn định mới (dòng xoáy mới), xoáy tròn, cuộn lại và phản hồi chính nó, áp lực trên dòng chảy hay nhịp điệu của bài thơ.

Khế IêmCHUYỆN ĐỜI ANH

Những cái chết chưa bao giờ có thật những cái chết chưa bao giờ xảy ra như chúng ta sinh ra không căn không cộivà đến đây từ nơi hỗn mang dừng lại giây

Page 30: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 30

lâu… bởi sống chết lâu nay chỉ là câu chuyện được kể lại kể lại kể lại tình cờ và chẳng qua mọi câu chuyện chỉ mới trong vài giây lâu mọi câu chuyện đã cũ sau vài giây lâu mọi chuyện kể kể xong là xong mọi chuyện kể kể xong trở về nơi đã kể để những chuyện kể khác kể lại những chuyện chưa kể như cuộc sống lập lại lập lại mà chưa một lần có thật vì chúng ta chỉ vật vờ trong đời có vài giây lâu rồi trở về nơi nào từ đó chúng ta đến đây những cái chết chưa bao giờcó thật và anh chỉ mới dừng lại trong vài

giây lâu. Cám ơn anh đã đến với đời và kể xong câu chuyện đời anh.

Tương lai thơ Tân hình thức: Thơ nằm trong khoảnh khắc hiện tại, bao gồm thì diễn tiến của hồi ức và mộng tưởng. Nhưng nếu muốn tiên đóan về tương lai thơ, người ta không còn chỉ

Page 31: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

31 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

biết tiên tri như những thế kỷ trước. Lý thuyết Hỗn mang đã cho chúng ta một phương cách hiệu nghiệm,đang được ứng dụng vào hầu hết mọi lãnh vực, từ một cửa hàng bán lẻ tới những công trình nghiên cứu qui mô về văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, y học, ngay cả với những phạm vi khó dự đoán như tai ương, thời tiết … Lấy một thí dụ đơn giản, trong hệ thống cửa hàng bán lẻ, muốn biết doanh số bán ra hôm nay là bao nhiêu, người ta thiết lập những bản thống kê, so sánh số bán ra của cùng ngày này tuần trước và năm trước. Sau đó, tùy theo hòan cảnh hiện tại, người ta tiên đoán số bán ra cho ngày hôm nay. Thường là gần gần đúng. Con số gần gần đúng đó, giữa hôm nay, ngày này tuần trước và năm trước, chính là yếu tố trật tự trong một hệ thống hỗn mang, là cửa hàng bán lẻ. Yếu tố Trật tự trong Hiệu ứng Cánh bướm được hình thành bởi hai tính cách, tính ổn định và hiện xuất (nổi trội), hệ quả của sự phản hồi và lập lại. Bây giờ, chúng ta đặt thơ Tân hình thức trong hoàn cảnh thơ Việt. Thơ vần điệu có được tính ổn định vì bao gồm những thể thơ có vần, nhưng lại không có tính hiện xuất, vì không còn gây được sự chú ý. Thơ Tân hình thức Việt có tính ổn định vì là những thể thơ không vần, và có tính hiện xuất vì là lọai thơ đang được chú ý. Ngược lại, thơ tự do có tính nổi trội, nhưng lại không ổn định, mỗi người một kiểu, với quá nhiều phong cách rời rạc, không liên hệ gì với nhau. Nhưng thật ra, dù có điều kiện cần là tính ổn định và hiện xuất cũng chưa đủ vì nếu thơ không có người đọc thì lấy số liệu đâu để tiên đoán? Người đọc thơ hiện nay là những khuôn mặt xa vắng. Chúng ta căn cứ vào đâu để xác nhận sự hiện diện của người đọc? Với những tập thơ được xuất bản và được bán ra, hay đếm những cái click trên online? Tất cả đều không nói lên được bất cứ điều gì. Trong cuốn “50 Nhà Thơ Đương Đại: Tiến Trình Sáng Tạo” (50 Contemporary Poets: The Creative Process)1, khi được hỏi, “Nhà thơ viết cho ai?” Đa số đều trả lời, viết cho chính họ và vài người bạn thơ, hoặc, không biết người đọc là ai. Vả chăng, thơ ở thế kỷ trước, đỉnh cao là thơ Ngôn ngữ của Mỹ thập niên

Page 32: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 32

1980, là những cánh cửa đóng lại đối với ngừơi đọc. Còn thơ Tân hình thức Việt là những cánh cửa mở, để ngỏ cho cả bóng tối lẫn ánh sáng có thể tràn vào.

Nếu thơ không có tương lai vì không có người đọc, mà chỉ có những nhà thơ đọc với nhau, thì cũng không ai biết nhà thơ là ai, ngay cả trong giới những nhà thơ. Thơ Tân hình thức Việt hồi phục nghệ thuật thơ trong hành trình đi tìm người đọc, và cả những nhà thơ. Đó chẳng phải, tự chính nó đã là tương lai rồi sao? Khởi đầu là phong trào vì có nhiều người làm, nhưng sau đó thơ Tân hình thức bắt đầu hình thành một thể thơ. Khi đã định hình một thể thơ, với 14 năm thực hành, và với những tác phẩm đã trải qua đủ mọi thử thách, thì thể thơ đó không thể nào mất đi (thơ Đường cho tới nay vẫn còn người làm), mà chỉ phát triển nhanh hay chậm theo chu kỳ thời gian. Nhưng chu kỳ của một thể thơ thường dài. Thơ không vần tiếng Anh được phát hiện vào giữa thế kỷ 16, phát triển khỏang một thế kỷ rưỡi, đến thế kỷ thứ 18 thì ít người dùng. Cho đến giữa thế kỷ 19, lại trở thành thịnh hành với phong trào Lãng mạn cho tới nay. Thơ Tân hình thứcViệt thời kỳ đầu, từ năm 2000, phát triển chậm vì ít người biết đến, hoặc nếu biết thì cũng không chính xác. Cho tới cuộc hội thảo lần này, được coi như bắt đầu một giai đoạn mới, vì đã có nhiều người biết tới và tham gia. Khi bàn về tương lai thơ Tân hình thức Việt, chắc hẳn là với ý nghĩa, thể thơ này có khả năng tồn tại không, và nếu tồn tại thì sẽ phát triển tới mức độ nào? Điều đó vẫn phải chờ xem.

Với thơ, chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh, hình thức và nội dung. Một hình thức mới làm cho nội dung mới, và ngược lại, một nội dung mới cần một hình thức diễn đạt mới. Cùng một đề tài tình yêu, nhưng cách biểu đạt ở thập niên 1960 khác với 1930 và 1940 nên những nhà thơ tự do thập niên 1960 không còn kham nổi với vần điệu. Sự chống đối thơ tự do lúc đầu là chống về mặt hình thức, nhưng sau đó họ thấy nội dung của thời

Page 33: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

33 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

đại họ cần một hình thức mới là thơ tự do nên không còn chống đối (thật ra những người chống lại thơ tự do lúc đó, đa phần là thuộc về thế hệ Tiền chiến). Bây giờ đối với thơ Tân hình thức Việt cũng tương tự. Một số những nhà thơ tự do lớn tuổi, họ chưa đi hết con đừơng cách tân đổi mới trong thời đại họ, nên khó chia sẻ với những quan điểm của thơ Tân hình thức. Hay nói như nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, “văn chương hiện đại (chủ nghĩa) còn chưa giải phóng hết tiền năng của nó, chưa đi tới thiên đỉnh vòng đời của nó, nên chưa tạo được nhiều thành tựu nghệ thuật cao”. Còn đối với những thế hệ sinh sau, từ khoảng trên dưới 1980, nội dung thời đại của họ đã và đang thay đổi, họ cần một hình thức diễn đạt mới, nhưng lại chưa có điều kiện tiếp cận với thơ Tân hình thức. Tương lai thơ Tân hình thức có lẽ, thuộc về thế hệ trẻ và rất trẻ đó chăng?

Gyảng Anh IênBÚN RIÊU

Làm sao hắn có thể hiểu bằng cách nào chiếc xe đạp của mười năm trước lại sộc vào trí

nhớ của hắn khi hắn đang ngồi ăn bát bún riêu bên lề đường mà cách đây cũng đúng mười

năm hắn đã đạp xe đến trường mà khi đó bà bán bún riêu còn chưa lấy chồng và béo

Page 34: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 34

nầng nẫng như bây giờ đang đon đả chào khách để mau chóng bán hết gánh bún riêu khi cơn

giông buổi chiều đang lừ đừ kéo đến trong trí nhớ của hắn với chiếc áo sơ mi trắng ướt

sũng mưa mà chiếc xe đạp không còn biết lăn bánh về đâu ngang qua con đường hắn đang ngồi

ăn bát bún riêu của mười năm sau và không hiểu bằng cách nào hắn đã ăn hết cả trí nhớ.

Bài thơ “Bún Riêu”, từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhân vật đều là những gì đang diễn ra khắp nơi trong đời sống hàng ngày, từ vỉa hè, chợ búa, từ thành thị đến thôn quê. Xưa nay những nhân vật trong văn chương thường là những nhân vật đặc biệt khác thừơng, ít ra thì cũng như Ả Q, Thị Nở, chứ đâu thể là một bà bán bún riêu, quen mắt đến độ nhàm chán, chẳng ai buồn để ý. Bài thơ nói lên được quan điểm của thơ Tân hình thức Việt, phát hiện cái mới lạ trong cái bình thường của cuộc sống, gần gũi với mọi con người.

Nhà thơ Tunisia ghi nhận về bài thơ “Bún Riêu” như sau: “Bài thơ “Bún Riêu” của Gỷang Anh Iên cũng bày ra những sự kiện: “chiếc xe đạp, bát bún riêu, bà bán bún riêu, cơn mưa…” 10 năm trước, hắn không ăn bún riêu, 10 năm sau mới ăn và ngồi

Page 35: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

35 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nhớ lại 10 năm trước hắn đạp xe đạp đến trường, ngang qua hàng bún riêu. Bà bán bún riêu 10 năm trước chưa lấy chồng, và bà bún riêu 10 năm sau chắc là đã có chồng con, nên béo đẫy ra. Và trong suốt bài thơ, cái ký ức cứ chập chờn, nửa mờ nửa tỏ, để rồi sau đó cũng mất luôn như khi ăn xong bát bún riêu là xong, chẳng còn nhớ gì nữa.”

Nhưng để nhận ra 10 năm trước hắn không ăn bún riêu, 10 năm sau mới ăn thì phải lần theo những mối dây nhập nhằng của câu chữ, gỡ những sự kiện đó ra, vì hình ảnh ký ức đan quyện với hình ảnh thực tại, không biết cái nào là cái nào, cái nào trước cái nào sau. Nhưng chưa hết, ký ức diễn tiến song hành với hành động ăn bún riêu, từ lúc chiếc xe đạp sộc vào, tới cơn mưa giông trút xuống, rồi chiếc xe đạp không biết về đâu, tạo thành những ảo giác, và động tác ăn bún riêu giống như động tác ăn ký ức, khi quá khứ (ký ức) biến thành hiện tại.

Nguyễn Tất Độ(NHỮNG) NGƯỜI ĐIÊN

Hắn thích chạy vòng vòng vàvừa chạy vừa quay, vậy mà hắn không

chóng mặt thậm chí hắn còncười khoái chí, hắn cứ chạy vòng vòng

ngày này qua ngày khác vàvừa chạy vừa quay, lúc tỉnh cũng như

lúc say, ban ngày cũng nhưban đêm, hắn không ngủ, người ta bảo

Page 36: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 36

hắn điên và khăng khăng bảohắn điên hắn vẫn chạy vòng vòng, và

vừa chạy vừa quay cho giốngsự chuyển động của cái hành tinh mà

hắn và loài người đang sống…

Về bài thơ “(Những) Người Điên”, chúng ta liên tưởng tới ý kiến của nhà thơ Gyảng Anh Iên, cho rằng nhạc tính của thơ Tân hình thức là loại nhạc tính xoay vòng. Có lẽ đó chỉ là bây giờ, còn sau này, những nhà thơ Tân hình thức còn phải khám phá nhiều loại nhạc tính khác nhau, như thế mới đa dạng và phong phú. Nhưng loại nhạc tính xoay vòng lại rất thích hợp với nội dung và động thái bài thơ. Đúng là “(Những) Người Điên”.

InrasaraTRÂU KHÓC Những con trâu khóc vào đời tôi. Chàng Mok hiên ngang một cõi dẫn đàn qua đồi cọp tát phải mông xe cam nhông chở về bỏ cỏ nó khóc tin mình

sắp chết, cha đào hố sâu lút đầu chôn với đám lá, mẹ khóc. Đúng năm sau cái Jiơng già đứng khóc nhìn cháu chắt trận dịch sáu hai dắt đi trống

chuồng cô đơn với mấy cu con ngồi khóc. Cu Pac sừng dài oanh liệt mỗi mùa cạ gẫy hai đầu cày, cha qua ngoại cậu út hú mấy chú trói đè

Page 37: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

37 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ra cưa mất gần nửa sừng trái, nó khóc điên dại giẫy đành đạch như hôm bị thiến, còn hơn thiến trông chả giống ai, cha về nó khóc. Bạn đi cặp

nàng Pateh mãi khóc cho dáng đẹp rất đực của mình, cha bắt kéo xe đỡ riết thành quen, chúng bạn quên mất nó cái, có mỗi nó nhớ mình cứ trinh

dù đã qua đi sáu mùa rẫy, nó khóc không nước mắt. Những con trâu khóc ướt tuổi dại tôi.

Nhà thơ Tom Riordan nhận xét, "Trâu Khóc của Inrasara cho thấy bằng cách nào nỗi đau có thực và nỗi đau tưởng tượng của những con trâu thấm đẫm thời thơ ấu của người kể truyện, như thể có một ô cửa ma thuật giữa tâm hồn của người kể và nỗi đau của những con trâu thuộc sở hữu của gia đình đó.”

Nhận xét của Tom Riordan thật là tinh tế. Bài thơ được trích trong tập thơ “Chuyện 40 Năm Mới Kể & 18 Bài Tân Hình Thức”, bắt đầu với “Chạy Dịch” và kết thúc với “Ma Hời”. “Trâu Khóc” thể hiện những cuộc đời cam chịu, khóc cho vơi khổ, khóc từ đời cha tới đời con, táp phải mông xa cam nhông cũng khóc, nhìn cháu chắt chạy dịch cũng khóc, bị cưa sừng cũng khóc … Nhưng trâu khóc là hiện tượng bất thường, một điềm báo, một bi kịch, theo cách hiểu dân gian, gợi tới những mối lo, những đợi chờ mà chỉ trong một tình huống nào đó ngừơi ta mới cảm nghiệm hết được. Mỗi bài thơ là một câu chuyện kỳ bí, như hàng thế kỷ họ chờ con tàu đã được ghi trong sách là sẽ đến nhưng cuối cùng không đến (Chờ Tàu). Hoặc như chuyện “Ông Phok”, ông không làm gì cả, chỉ nghĩ nhưng nghĩ không ra gì. Làng như thể của ông, nhưng khi ông

Page 38: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 38

về, làng không phải của ông, ông vào nhà nhà hết là của ông … Ông như một kẻ vô định hình. Trong “Ma Hời”, tôi đọc giữa hai hàng chữ, không thấy ma, chỉ thấy người. Một gia tộc, một nền văn hóa tưởng đã mất mà không mất, nó vẫn thấp thoáng đâu đó.

Biển BắcÁNH NHÌN / KHOẢNG KHÔNG

Giọt nước rơi từ khoảng không trên cao xuống mắt(kính) em … bỗng nhiên làmnhòa đi hình ảnh anhtrong ánh nhìn của emrồi sau đó sau khilau khô (kính) embỗng nhiên sáng hơn thêmtrong ánh nhìn … khoảng không.

(cuối 1, không 7)

Biển BắcBUỔI SÁNG / VƯỜN HOA / HÁI HOA

Hoa vẫn nở trongvườn sáng nay chodù xuân năm nayvề hơi muộn vìmùa đông cứ giằng co với mùa thunên trong vườn sáng

Page 39: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

39 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nay hơi lạnh khianh hái đóa hoaxuân để tặng emnăm nay như mọinăm ấy mà (!) … khác!

(đầu 2, không 7)

Hai bài thơ của Biển Bắc, hình ảnh giống như hai bài thơ Đường. Mấy cụm từ “nhòa đi” và “co với” tạo nên sự nhấn mạnh phân hai bài thơ.

Hường ThanhMỘT NGƯỜI HỎI TÔI TRÊN ĐƯỜNG

trước cửa nhà tôi đứngngồi xuống rồi ngồi đứng lên vì không quen ngồixổm lâu trước cửa nhà

mười tám giờ chiều kểvề mười bảy giờ trướcđó tôi chẳng có đứngngồi xuống rồi ngồi đứng

lên vì chờ đợi chứ không phải vì tôi khóchịu sự chờ đợi bâygiờ là sự quen thuộc

Page 40: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 40

nhất trong cuộc đời tôitôi ngó quanh tôi nghiêngqua nghiêng lại như thểsự chuyển động đang ngó

nghiêng vào thời gian nàyđể bất chợt thấy mộtngười đi trên chiếc vespa màu đỏ dừng lại

dưới ánh đèn đường vừabật lên từ hai ba mươi phút trước đó trongkhi tôi vẫn đang đứng

ngồi xuống rồi ngồi đứnglên theo thói quen của thường ngày và mọi ngàythôi tôi nhìn thấy trên

chiếc xe đó là mộtcô gái và cô gáiấy hỏi tôi một điềumà có vẻ như đang

lập lại như thể sự chuyển động đang ngó nghiêngqua lại vào phía tôitôi không biết trả lời

Page 41: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

41 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

gì cho cô gái ấycho nên tôi để mười tám giờ chiều trả lờivà tôi rồi lại cứ

đứng ngồi xuống rồi ngồiđứng lên chờ đợi sựquen thuộc trở về trongcửa nhà ...

26.8.2013

Đài SửGÓC PHỐ

anh gỡ những cọng gió rối trong tóc em hoang mang mùa hè chan đầy nắng tình yêu hâm hấp nụ hôn vỡ nắng buổi chiều những cao ốc lêu nghêu người mỹ đen trong bộ đồ lụng thụng trạm xe bus vắng down town vắng chủ nhật vắng em rực rỡ trong trang phục nắng cháy ủng trên đôi môi nắng của ngày cuối cùng mùa hè theo con

Page 42: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 42

đường cũ đi hoài trên một con phố uống lại ly rượu có vị chát của ngày hôm qua cái bóng lớn dần theo buổi chiều em ở nơi nào trong góc phố?

Trong xã hội công nghiệp, những áp lực đời sống làm cho con người căng thẳng, những bài thơ của Biển Bắc, Hường Thanh và Đài Sử là những bài thơ dễ tạo cảm giác thư dãn cho người đọc. Đây có phải là một hiệu quả khác của thơ Tân hình thức?

*

Bài thơ “Con Mèo Đen” khi đăng trên tạp chí Thơ số 20, mùa Xuân 2001, không ai để ý cho đến gần 2 năm sau, tạp chí Thơ số 23, mùa Thu 2002 đăng lại và có thêm bản dịch tiếng Anh, lúc đó mới có nhiều người để ý. Điều này làm tôi nhận ra, bản dịch tiếng Anh có sức thôi thúc người đọc tìm về nguyên bản tiếng Việt, đọc kỹ hơn, giúp cho sự thưởng ngọan bài thơ tòan vẹn. Ý tưởng đó trong tôi càng ngày càng rõ, và sau này, khi không còn bận rộn với tạp chí Thơ nữa tôi mới có thời gian thực hiện. Không phải chỉ dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh, mà còn từ tiếng Anh qua tiếng Việt, bằng song ngữ. Người đọc thưởng thức bài thơ bằng cả hai ngôn ngữ. Đọc thơ, phải đọc qua nguyên bản, và bản dịch chỉ giúp người đọc hiểu cho đúng nghĩa bài thơ. Tôi cũng nhận ra, tiếng Việt là một ngôn ngữ nhỏ, người đọc ngọai quốc không thể đọc tiếng Việt, vậy thì phải có cách sáng tác thế nào để khi dịch ra, người đọc có thể thưởng thức một bài thơ dịch, giống như thưởng thức một bài thơ sáng tác. Thơ không thể dịch chỉ vì không ai có thể dịch âm thanh của ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác. Để giải quyết vấn nạn này, thơ Tân hình thức Việt đã sử dụng kỹ thuật phản

Page 43: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

43 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

hồi và lập lại của thơ tự do Mỹ và Hiệu Ứng Cánh Bướm để tạo nhịp điệu, nên khi dịch ra tiếng Anh, người đọc Mỹ có thể đọc như một bài thơ sáng tác.

Những phản hồi từ những nhà thơ, người đọc Mỹ, về quan điểm thưởng ngoạn và dịch thuật trên, tôi xin tuần tự liệt kê như sau:

Tuyển tập thơ song ngữ “Không Vần” (Blank Verse), 2006, tôi không nghe được âm vang gì. Có lẽ là cuốn sách song ngữ xuất bản đầu tiên nên chưa được biết đến. Trên website của diễn đàn thơ Mỹ www.poetry.about.com bài thơ “Con Mèo Đen” (The Black Cat) được đề nghị và công nhận là một trong ba bài thơ hay nhất trong tháng 12 – 2007. Đến tuyển tập song ngữ “Thơ Kể” (Poetry narrates), 2009, nhà thơ tự do Mỹ Tom Riordan bình luận:

“... Bài “Những Chiếc Ghế” của nhà biên tập Khế Iêm thách thức cái giả định rằng chiếc ghế là chiếc ghế, liệt kê một loạt những gì mà một chiếc ghế có thể là, hoặc có thể không là, hoặc là, hoặc không là, hoặc khác với những chiếc ghế khác, về cơ bản đã kết luận rằng chúng ta không biết gì cả về những chiếc ghế, và không thể biết, không biết chút gì về bất cứ thứ gì, và không thể biết. Vài trang tiếp theo, bài “Thơ Vu Nguyen cho Helena Okavitch Pham” của Lý Đợi liệt kê một loạt những điều mà Helena sẽ không bao giờ biết về người kể truyện, nhưng lại ca tụng cái rào cản này như một động cơ gây ngạc nhiên, chứa đựng những tinh thể kiến thức về người khác, mà sự rõ ràng thì thật sự vượt khỏi những gì chúng ta biết được về chính chúng ta. “Trên Đầu Cỏ Cú” của Đoàn Minh Hải chia sẻ sự thám hiểm đó, bao gồm ẩn dụ về hai con người như một chiếc ghế với một cái bàn; ở đây, những rào cản giữa con người tạo ra không những chỉ là “lòng thù hận” mà còn cả cây cỏ cú – cả sự xấu xí và cái đẹp…”

Page 44: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 44

Đến “Thơ Khác” (Other Poetry), 2011, nhà thơ Frederick Feirstein chia sẻ:

“Tôi là một nhà phân tâm học và cũng là một nhà thơ, và tôi hiện đang chữa trị cho một nhà thơ trẻ, anh ta cố gắng biểu đạt cho tôi biết điều mà anh ta không thể biểu đạt bằng lời lẽ. Anh ta muốn biết liệu tôi có hiểu được loại trải nghiệm không lời lẽ của anh ta là như thế nào. Tôi đọc bài thơ “Những Chiếc Ghế”của Khế Iêm cho anh ta nghe, và anh ta nói ngay, “Đó chính là điều mà tôi cảm nhận.” Sau đó chính anh ta bắt đầu mô phỏng bài thơ theo nhiều cách khác nhau.”

Khế IêmCHIẾC GHẾ

Những chiếc ghế không cùng một màu, những chiếc ghế không dùng để ngồi, những chữ ghế, không phải là ghế; những chiếc ghế có thể sờ được,

những chiếc ghế có thể gọi tên, những chiếc ghế đúng ghế, không phải là ghế; những chiếc ghế không bao giờ vẽ được, những chiếc ghế không

bao giờ nói được, những chiếc ghế không bao giờ có được, bởi những chiếc ghế không bao giờ biến dạng, những chiếc ghế không bao giờ mất

Page 45: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

45 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

đi, những chiếc ghế không hiện diện; những chiếc ghế, ôi chao, chỉ là nó đó; những chiếc ghế, ôi chao, không cùng một màu, những chiếc ghế,

ôi chao, không dùng để ngồi; những chiếc ghế không ở đâu xa, những chiếc ghế ở ngoài mọi điều; những chiếc ghế chỉ là chiếc ghế.

Điểm qua một số bài thơ Tân hình thức Việt, chúng ta thấy rõ hơn, thuật ngữ “Tân hình thức” đơn giản chỉ là chuyển những thể thơ có vần thành những một thể thơ mới, không vần, một thi pháp (cách làm thơ), hòa điệu những yếu tố, hướng tới một nghệ thuật thơ. Nó không phải là cái gì ghê gớm, làm thay đổi, cách tân hay cách mạng lớn lao gì. Giống như thơ tiếng Anh, khi nhà thơ Earl of Surrey (1517-47) dịch tập thơ “Aeneid” của Virgil, viết theo thể lọai tự do không vần, bằng thể luật iam-bic nhưng không dùng vần ở cuối dòng thơ. Nhờ thế mới hình thành thể thơ không vần, chứ trước đó không có thể thơ này. Cũng cần nhắc lại, khi bỏ vần ở cuối dòng thơ, tính dễ nhớ dễ thuộc cũng không còn. Vả lại, trong thời đại bội thực thông tin và đa đoan trong cuộc sống, tính dễ nhớ dễ thuộc không còn cần thiết, vì không ai còn khả năng nhớ từng câu từng chữ như những thế kỷ trước. Một bản nhạc, một bài thơ hay, ngừơi ta chỉ cần nhớ giai điệu hay nhịp điệu, hình ảnh, ý tưởng, rồi khi cần nghe cần đọc, bấm máy ra nghe lại, đọc lại.

Khi tôi từ giã tạp chí Thơ, những tác giả thời tạp chí Thơ không còn sáng tác thơ Tân hình thức. Trên website thơ Tân hình thức, tôi đã chứng kiến những cảnh đến rồi đi, rất nhiều lần. Họ đến rất hăng say và đi cũng vội vã. Lý do, họ đều là những người sáng tác thơ vần và thơ tự do lâu năm. Những nhà thơ vần vì quen với vần điệu nên khó thóat ra khỏi âm hưởng thơ vần, còn

Page 46: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 46

những nhà thơ tự do, vì không quen với nhịp điệu thơ, và cũng không muốn bị luật tắc ràng buộc nên cả hai đều không thích hợp với thơ Tân hình thức, ghé vào để thử chơi thôi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp như nhà thơ Dã Thảo, chỉ làm được hai bài rồi không thể làm hơn được nữa. Có người làm nhiều nhưng chỉ vài bài là đạt. Như vậy sự hạn chế của thơ Tân hình thức là do khả năng người làm thơ chứ không phải do thể thơ. Bởi vì thể thơ chỉ giúp nhà thơ phát huy tài năng của mình, chứ không phải là cây đũa thần làm nên tài năng. Thế thì, làm sao để có những nhà thơ Tân hình thức thật sự gắn bó và phát triển loại thơ này? Chính tôi cũng không thể biết. Nhưng tôi tin chắc rằng, đây là dòng thơ có người đọc và là một dòng thơ có tương lai. Lý do, căn cứ vào chất lượng những bài thơ Tân hình thức đã sáng tác, và khi nhìn vào những phong trào tiền phong Mỹ, nửa sau thế kỷ, với những cách tân sôi nổi và cuồng nhiệt, đã đưa tới kết quả là, không còn ai đọc thơ nữa. Bởi vì, đó là những cách tân đi vào ngõ cụt, không nhìn thấy người đọc, không có khả năng chia sẻ, đi sâu vào tâm tư tình cảm đời sống con người. Thơ Tân hình thức Việt thì khác hẳn, quan tâm tới nghệ thuật thơ, tạo niềm vui thú đến cho mọi con người.

Khi muốn đạt tới nghệ thuật, ở bất cứ bộ môn nào, phải có luật chung, là thể thơ. Muốn sáng tác một bản nhạc, phải am hiểu ký âm pháp, muốn thành một nhạc công, phải tập đàn, muốn vẽ phải biết phối cảnh và hòa hợp màu sắc. Như bóng đá, muốn chơi có nghệ thuật, phải có luật, chứ không thể đá lung tung. Thể thơ, trên nguyên tắc, luôn luôn phải đơn giản tới mức tối đa và có tính phổ quát, là cái khung hướng dẫn người đọc thưởng thức và đánh giá thơ, đồng thời giúp nhà thơ điều hợp những yếu tố, chuyên chở cảm xúc và tư tưởng, qua nhịp điệu thơ. Thể thơ là hình thức thơ, khác với nội dung. Thơ tự do Mỹ, vì không tạo được một thể thơ chung, nên sau khi thoát khỏi truyền thống, thường chủ vào nội dung. Trừ một số những

Page 47: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

47 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

phong trào tiền phong nửa sau thế kỷ, như đã nói, họ say mê cách tân đổi mới, và cuối cùng đã đưa tới lọai thơ cầu kỳ, khó hiểu.

Thơ tự do nói chung, vì không có được ý thức tạo nhạc tính từ khởi đầu, nên những nhà thơ thường không quan tâm tới nhịp điệu hay nhạc tính thơ, mà nhạc tính hay nhịp điệu lại là phần chính trong nghệ thuật thơ. (Điều này các nhà thơ tự do có thể không đồng ý với tôi, vì họ hiểu nhạc tính theo cách của họ, là âm của con chữ chẳng hạn.) Tôi nhấn mạnh đến ý thức, vì không có ý thức thì không thể tạo ra nhịp điệu. Khi không phải bận tâm tới nhịp điệu thơ, những nhà thơ chú tâm vào nội dung là chính. Nhưng nội dung của chính thơ dễ lạc vào từ những nguồn khác, như chính trị và triết lý. Thơ trở nên năng nề, khó hiểu, người bình thường không ai đọc vì không đúng với tầm thưởng ngọan của họ. Điều này cũng giống như phong trào thơ Ngôn ngữ Mỹ, những nhà thơ Mỹ thập niên 1980, mang lý thuyết Hậu cấu trúc vào thơ, gây nên một phong trào rộng lớn và ảnh hưởng, tỏa khắp cơ cấu đại học Mỹ. Kết quả là thơ Mỹ đi vào bế tắc, làm nảy sinh phong trào Tân hình thức. Tân hình thức Mỹ quay về với thể luật, phục hồi nghệ thuật và bản sắc của thơ, để cứu vãn thơ chứ không có gì khác. Thơ, thật ra, chỉ làm vui mọi người, cũng đã phải cần tới những tài năng tầm cỡ Shakerspeare, huống chi lại gồng gánh thêm những vấn đề chẳng phải của thơ. Thơ là một nghệ thuật lớn, người ta đã quên mặt trăng và chỉ thấy ngón tay.

Vậy thì, có hai cách, khi cần biểu đạt nội dung, thơ tự do thích hợp hơn cả, còn nếu chúng ta có nhu cầu quan tâm tới nghệ thuật, hãy đến với thơ Tân hình thức. Trong bài thơ nổi tiếng “Tưởng Nhớ Nhà Thơ W.B. Yeats” (In Memory of W.B. Yeats) của nhà thơ Anh W. H. Auden, có dòng, “thơ không làm điều gì xảy ra” (poetry makes nothing happen). Bởi thơ là những niềm vui (hay điều gì khác) chỉ xảy ra trong tâm trí. Khi thơ cần vin

Page 48: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 48

vào chính trị và triết lý vì nhu cầu chính trị và triết lý, cũng chẳng sao vì rằng, thơ không làm điều gì xảy ra. Nhà thơ nhiều vô số kể, tác phẩm thơ trùng trùng điệp điệp đủ chôn lấp mọi nhà thơ. Nhưng nếu không có người đọc thì lấy tiêu chuẩn nào để định giá thơ? Khi con người còn phải lo cơm áo hàng ngày, lại nữa, có nhiều thú tiêu khiển hấp dẫn hơn, Iphone, Ipad … họ không cần tới nghệ thuật thơ. Cũng chẳng sao, rồi tới một lúc chán với những trò chơi đó, họ sẽ quay trở lại, miễn là những nhà thơ phải có thơ thật sự cho họ đọc, chứ không phải là thơ để những nhà thơ đọc với nhau.

Đến đây, chúng ta xoay qua một vần đề khác. Cuộc hội thảo do tạp chí Sông Hương, Huế 2014, với chủ đề, "Tân hình thức, tiếp nhận và sáng tạo". Vậy những gì mà Tân hình thức đã tiếp nhận? Khi những tác phẩm song ngữ được xuất bản, những nhà thơ Mỹ, cả tự do lẫn thể luật đều nhận ra, thơ không vần Việt chẳng giống gì với thơ không vần tiếng Anh. Trong bài “Phong cách Tân Chiết Trung”, tôi viết:

“Dùng lại những thể thơ 5, 7, 8 và lục bát, tượng trưng cho truyền thống thơ Việt, thu nạp các yếu tố: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, vắt dòng từ thơ truyền thống Anh, và kỹ thuật lập lại từ thơ tự do Mỹ. Trừ tính truyện mà nền thơ nào cũng có, ba yếu tố còn lại hoàn toàn mới với thơ Việt, được coi như là những yếu tố hiện đại. Thể thơ truyền thống Việt bao lấy những yếu tố hiện đại, chẳng khác nào chủ nghĩa tân chiết trung của kiến trúc hậu hiện đại. Bài thơ vận hành theo hình thái của hiệu ứng cánh bướm: Ngôn ngữ tạo ra âm thanh, ý tưởng và hình ảnh, biểu tượng cho tính tự tương đồng trong hình học fractal và yếu tố trật tự trong lý thuyết hỗn mang. Kỹ thuật lập lại làm chức năng phản hồi (feedback) và lập lại (iteration) mang những âm thanh, ý tưởng và hình ảnh chuyển động. Và vắt

Page 49: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

49 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

dòng làm thành sự tuôn chảy liên tục của hệ thống động lực là bài thơ. Sự tác động ngầm của tất cả những yếu tố trên tạo ra ý nghĩa bài thơ.”

Nhưng theo Luân Nguyễn, trong bài viết “Trò Chơi Tân Hình Thức, Một Diễn Giải”, thì 4 yếu tố: Vắt dòng, Lặp lại, Tính truyện, Ngôn ngữ đời thường đã có trong thơ Việt từ rất lâu, không có gì mới lạ, Tân hình thức Việt chỉ lấy ra dùng lại. Như vậy chứng tỏ rằng thơ Tân hình thức Việt cũng không đến nỗi xa lạ với người đọc Việt. Sở dĩ tôi viện dẫn vắt dòng (enjambment) từ thơ truyền thống tiếng Anh và lập lại (iteration) từ hiệu ứng cánh bướm vì những yếu tố đó đã trở thành thuật ngữ trong thơ. Câu hỏi là, tại sao phải sử dụng lại những thể thơ truyền thống? Đó hẳn là biểu tượng “sự hiện diện của quá khứ” (The pres-ence of the past)? Theo Venice Biennale, khái niệm này là nhận thức được lập đi lập lại của Kiến trúc Hậu hiện đại thập niên 1980. Đó không có nghĩa là hoài cổ mà để giễu nhại (parody) chủ nghĩa Hiện đại vì đã cắt đứt với lịch sử. 2 (Nhưng đến thập niên 1990 trở đi, khái niệm này trở thành tính liên tục giữa quá khứ và hiện tại, để tìm về cái đẹp, với nhà lý thuyết Kiến trúc Hậu hiện đại Charles Jencks.) Vâng, chúng ta đang sống trong thực tại, nhưng thật ra, chúng ta chỉ sống một phần thực tại, và từng giây khắc và cùng một lúc, chúng ta sống với vô số chiều kích khác nhau, chiều tưởng tượng, chiều tâm lý… và đặc biệt, chiều quá khứ với những hồi tưởng và kinh nghiệm, mà chúng ta đã thâu hái được kể từ lúc sinh ra. Quá khứ là thì tiếp diễn của hiện tại, là phần không thể tách rời của thực tại. Vậy làm sao chúng ta có thể cắt rời phần không thể cắt rời trong cái tòan thể là đời sống đựơc nhỉ? Từ đó phóng chiếu vào thơ, truyền thống là một phần có sẵn trong hiện đại. Đó là khái niệm đã trở nên thông thừơng từ Đông qua Tây, chỉ có khác là bây giờ nó được ứng dụng trong sáng tác văn học và kiến trúc.

Page 50: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 50

Những nhà thơ hiện đại nửa trước thế kỷ 20, và những nhà thơ hậu hiện đại nửa sau thế kỷ 20 đến thập niên 1980, họ nhìn thơ khác chúng ta. Họ coi thơ như một hoạt động của tâm trí, phủ nhận truyền thống và đi tìm nền thơ cho thời đại họ, phát hiện nhịp điệu của tư tưởng, của tâm trí, và chiều sâu tâm lý, ít quan tâm tới đời sống thực tại. Dĩ nhiên, mỗi thời có những cách nhìn khác nhau, phù hợp với thời đại, và cảm quan riêng, không có chuyện đúng hay sai. Có điều là, thơ phải thể hiện và nói lên được quan điểm và cái nhìn của thời mình đang sống.

*

Bài thơ “Tân hình thức Và câu Chuyện Kể”, sau khi sáng tác, tôi rút ra đựơc một số yếu tố, hình thành những thể thơ không vần Việt. Và với bài thơ “Tình Xa” của Dã Thảo, tôi nhận ra kỹ thuật giải trừ những dấu chấm phẩy để xóa đi dấu vết văn xuôi trong thơ. Ở điểm này chúng ta cần ghi nhận: nghệ thuật thơ trong thơ không vần Việt là nghệ thuật cú pháp (câu) phân biệt với nghệ thuật thơ trong thơ tự do và vần điệu là nghệ thuật tu từ (chữ). Và cuối cùng, trong khi sắp xếp những bài thơ để tìm hiểu tính truyện trong tập thơ “Chiếc Ô Đi lẻ” của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, tôi tìm ra kỹ thuật xâu chuỗi để sáng tác truyện thơ.

Kỹ thuật ô chữ đựơc thử nghiệm qua sáng tác của hai bài thơ dài “Những Người Đàn Bà Cuối Cùng Của Một Dòng Họ” của Đài Sử và “Tiếng Hát Từ Cổ Xưa” của Khế Iêm. Qua đó tôi nhận ra, tình tiết của truyện trong thơ lôi cuốn và phối hợp với nhịp điệu và âm thanh của ngôn ngữ tạo thành, khác với trong tiểu thuyết. Và một lục bát khác với lục bát có vần từ trước tới nay, trong cách đọc và sáng tác. Gọi là không vần, nhưng chỉ không vần ở cuối dòng, vì nhờ kỹ thuật lập lại, vần tỏa ra khắp bài thơ, tạo nên nhịp điệu phong phú và cũng khác lạ hơn cho thơ. So với thể thơ không vần tiếng Anh, thể thơ không vần

Page 51: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

51 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Việt có nhiều dạng, từ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát nên khi kể một câu truyện chúng ta có nhiều chọn lựa. Trong bài “Tiếng Hát Từ Cổ Xưa” tôi dùng 5 chữ cho đối thoại, và dùng lục bát để kể. Như vậy thơ Tân hình thức Việt chỉ tiếp nhận những yếu tố thơ, từ những thể loại thơ khác nhau, cả truyền thống và tự do của thơ tiếng Anh cho vào những hình hài là thể thơ tiếng Việt, để làm thành một thể thơ mới cho thơ Việt. Một thể thơ tính đến mùa Xuân 2014 tròn 14 năm, với 14 cuốn sách được xuất bản, gồm 3 tập tiểu luận và 11 tập thơ, trong đó có 5 cuốn là song ngữ Anh Việt. Những tác giả tham dự, trải qua 5 thế hệ nếu tính mỗi thế hệ là 10 năm. Sinh từ những năm đầu thập niên 1940 tới những năm đầu thập niên 1990, với tác giả lớn tuổi nhất là nhà thơ Nguyễn Đăng Thường (sinh năm 1938) và tác giả nhỏ tuổi nhất là Hường Thanh (sinh năm 1990). Với hơn 1500 bài thơ, và 115 tác giả (tổng kết này căn cứ trên tạp chí Thơ và website www.thotanhinhthuc.og). Một thể thơ đã trải qua nhiều thử thách và được ghi nhận với:

1/ Tạp chí Sông Hương số 280, tháng 6/2012, chuyên đề thơ tân hình thức.2/ Tạp chí Sông Hương, số đặc biệt tháng 12/2012.3/ Nghệ Thuật Mới, số 8, tháng 9/2012.4/ Hai bài bình luận về Thơ Kể và Thơ Khác của William Nose-worthy trong tờ An Asian Literary Journal, Reviews / Novem-ber 2011 (Issue 15)5/ Tổng kết 3 tuyển tập thơ “Không Vần”, Thơ Kể” và “Thơ Khác” trong bài viết nhan đề Vietnamese Print Culture and the Making of Contemporary America: From Giai Phẩm Nhân Văn to Khế Iêm của William B. Noseworthy đăng trên Middle ground journal.

Và tới đây là cuộc hội thảo Sông Hương vào năm 2014.

Page 52: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 52

Khi xuất bản tuyển tập thơ “Không Vần” vào năm 2006, tôi có ý hướng nối kết giữa thế hệ trẻ trong nước và thế hệ trẻ viết bằng tiếng Anh tại hải ngoại, Nhưng có lẽ số lượng người Việt, khoảng 2 triệu ngừơi, quá ít ỏi để sản sinh ra một thế hệ văn học, nên chỉ đến được với những người đọc Mỹ. Và biết đâu thơ Tân hình thức Việt lại chẳng phải là cây cầu bắc ngang giữa hai nền văn hóa? William Noseworthy nhận ra, “Tân hình thức Việt xuất hiện từ một nhu cầu riêng biệt để giải quyết các vấn đề thuộc về một cộng đồng ngày càng đa dạng dưới cái dù Việt Nam tính. Với sự nổi lên của tác giả Việt Nam trong cộng đồng hải ngọai ở khắp nơi, những tác giả như Khế Iêm đã trở thành mối nối giữa các truyền thống văn học, ít nhất là hai quốc gia. Như vậy, nhiều bài thơ, chủ yếu viết bằng tiếng Việt và sau đó được dịch sang tiếng Anh, hoạt động như những đóng góp trong lĩnh vực văn học cả Việt Nam và Mỹ, và có thể gần như được hát như những bài thơ trữ tình khi đọc một cách du dương.”3

Nếu lấy 1/10 trong 1500 bài thơ thì chúng ta cũng còn lại 150 bài thơ, chất lượng có thể tương đương với số bài thơ trong bài viết này. Điều đó chứng tỏ thể thơ không vần Việt đã được hình thành hay chưa? Còn sáng tác được hay không là do tài năng của người làm thơ. Mà tài năng thì không ai có thể tiên đoán. Ngay cả thơ vần, hàng trăm năm rồi, có bao nhiêu bài thơ xuất sắc, và thơ tự do, có bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu tập thơ, người ta còn nhắc đến?

Đời người như hạt bụi bay, một thể thơ đến tình cờ, vui thì lưu lại, buồn thì nó đi, có gì là quan trọng. Bởi nó là thơ, nó lãng mạn.

Cuối cùng, tôi trân trọng cám ơn quí bạn đọc, bênh hay chống không thành vấn đề, vì đều tạo nên được sự hứng khởi và nhiệt tình trong sinh họat thơ Việt. Và qua bài viết trên đây, nếu có

Page 53: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

53 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

gì không đúng, xin quí bạn đọc bỏ qua. Vì tôi cho rằng, những phát biểu của tôi có thể không đúng bởi có ai dám khẳng định bất cứ điều gì. Khi ngay cả “sự thật cũng chỉ là những nửa sự thật” 4

Ghi chú1. 50 Contemporary Poets: The Creative Process, edited by Alberta T. Turner, Longman xuất bản 1977.

2. A Poetics of Postmodernism, by Linda Hutcheon, Routeledge, 1988.

3. “Vietnamese Print Culture and the Making of Contemporary America: From Giai Phẩm Nhân Văn to Khế Iêm”, by William B. Noseworthy.4. There are no whole truths: all truths are half-truths. It is trying to treat them as whole truths that plays the devil. (Alfred North Whitehead (1861-1947) English philosopher and mathematician.)

Sách Thơ Tân hình thức đã xuất bản1/ Đại Nguyện Của Đá, Thơ Đòan Minh Hải, 2002, Việt Nam.2/ 26 Bài Thơ Tân Hình Thức, Thơ Lưu Hy Lạc, Giọt Sương Hoa xuất bản 2002.3/ Gene Đại Dương, Thơ Hà Nguyên Du, Tạp chí Thơ xuất bản, 2003.4/ Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận Khác, Tiểu luận Khế Iêm, Nhà xuất bản Văn Mới, 2003.5/ Đêm, Tìm Tâm Tim, thơ Tân hình thức, Đòan Minh Hải, 2004, Việt Nam.6/ Thơ Không Vần (Blank Verse), tuyển tập song ngữ, Nhà xuất bản Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2006.7/ Chuyện 40 Năm Mới Kể & 18 Bài Thơ Tân Hình Thức, thơ Inrasara, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2006. 8/ Bướm Sáu Cánh, tuyển tập 6 nhà thơ Tân hình thức, Nhà xuất bản Tân hình thức, copy Việt Nam, 2008.9/Thơ Kể (Poetry Narrates), tuyển tập song ngữ, Nhà xuất bản

Page 54: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 54

Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2009 và Nhà xuất bản Lao Động, 2009, Việt Nam.10/ Thơ Khác (Other Poetry), thơ song ngữ Khế Iêm, Nhà xuất bản Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2011 và Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 2013, Việt Nam.11/ Vũ Điệu Không Vần, Tiểu Luận Khế Iêm, Nhà xuất bản Văn Học, 2011, Việt Nam.12/ Thúy Liên Khúc Ngòai ( Outer Bluish Medley), thơ song ngữ Biển Bắc, Nhà xuất bản Văn Học, 2012, Việt Nam.13/ Bước Ra (Stepping Out), Tiểu Luận song ngữ Khế Iêm, Nhà xuất bản Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2013. 14/ Đại Nguyện Của Đá, thơ Đòan Minh Hải, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2013.

Page 55: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

55 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

VỀ ĐÂU, THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT?(một Biên bản về thơ Tân hình thức Việt)__________________________________

Inrasara

1. Thơ Tân hình thức Việt trên con đường tiếp cận công chúng thơ Việt Nam

Sáng thứ Bảy, ngày 28-9-2013, tọa đàm chủ đề Thơ Tân hình thức Việt, nhìn từ tiến trình văn học đương đại Việt Nam tại

Salon Văn hóa Cà phê Thứ Bảy – TP Hồ Chí Minh trong không khí khá trầm lắng. 25 người lọt thỏm giữa thính phòng rộng rinh. Trước đó, hai tạp chí văn nghệ cũng thử nhập cuộc bàn về Tân hình thức. Tạp chí Sông Hương, số 280, 6-2012, có chuyên đề về thơ Tân hình thức; sau đó ít lâu cũng tạp chí này làm số đặc biệt về thơ Tân hình thức vào tháng 12-2012. Và rồi tạp chí Nghệ Thuật Mới, số 8, 9-2012, có bài phê bình về thơ Tân hình thức. Chỉ có thế. Thảo luận, không. Tranh luận, càng không. Ngay chuyện đưa tin trên báo chí cũng không nốt. Như tiếng nói vào điện thoại đã cắt. Thế nên, vào năm 2014, khi tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo thơ Tân hình thức Việt lần đầu tiên trên thế giới, ở đó quy tụ, chẳng những các nhà thơ, nhà phê bình người Việt trong nước và hải ngoại tham dự, mà có cả vài văn nhân ngoại quốc tiếng tăm tham gia, như thể phong trào thơ Tân hình thức Việt quyết tạo cú hích mới trong nỗ lực tiếp cận công chúng thơ Việt Nam.

Page 56: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 56

Khai sinh tại Mỹ từ giữa thập niên 80, thịnh hành vào giữa thập niên 90 của thế kỉ trước, thơ Tân hình thức (new formal-ism poetry) được những người làm thơ Việt vận dụng vào sáng tác thơ tiếng Việt thập niên sau đó. Ngay khi khởi động ở Mỹ qua tạp chí Thơ vào đầu thế kỉ XXI, các nhà thơ – đã thành danh hay mới viết – hào hứng nhập cuộc. Nhập cuộc, dù rất ồ ạt, nhưng vẫn ở ngoài sinh hoạt chính thống. Ngoài tập thơ Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ Tân hình thức (Inrasara, NXB Hội Nhà văn, 2006), Poetry Narrates – Thơ kể (tập thơ song ngữ Anh – Việt của nhiều tác giả, NXB Lao động, 2010), tập tiểu luận Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác (Khế Iêm, NXB Văn học, 2011) hay mới nhất – tập thơ Thúy liên khúc ngoài của Biển Bắc (NXB Văn học, 2012), còn lại hầu hết sáng tác Tân hình thức chỉ đăng ở tạp chí Thơ hải ngoại, post lên mạng, hay in ấn dưới dạng photocopy. Sau mấy năm đầu sôi nổi, phong trào sáng tác thơ Tân hình thức chững lại, để đến năm 2008, nó cố gượng dậy lần nữa, nhưng thực sự chưa có chuyển biến đáng kể. Nhiều nhà thơ từ từ rời bỏ Tân hình thức, để viết theo lối truyền thống hay hậu hiện đại, hoặc tìm lối đi riêng.

Dẫu sao, với 14 ấn phẩm về Tân hình thức Việt (kể luôn song ngữ Việt - Anh) gồm cả thơ và lý thuyết được xuất bản, phong trào thơ này cần được tổng kết, đánh giá. Cho nên mọi hội nghị hay bàn tròn về nó, là cần thiết.

2. Tác giả và tác phẩm

13 năm, phong trào thơ Tân hình thức lôi cuốn hơn trăm người viết nhập cuộc. Từ các nhà thơ trong nước đến ngoài nước, từ cây bút thuộc thế hệ cũ cho đến người mới gõ bàn phím: Khế Iêm, Đoàn Minh Hải, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đạt, Đỗ Minh Tuấn, Lưu Hy Lạc, Mai Ninh, Đài Sử, Nguyễn Phan Thịnh, Inrasara, Lê Thánh Thư,

Page 57: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

57 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Đăng Thường, Trầm Phục Khắc, Lê Giang Trần, Phan Thị Vàng Trắng, Đỗ Vinh, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hoài Phương, Đinh Cường, Phạm Việt Cường, Hà Nguyên Du, Bỉm, Biển Bắc, Giảng Anh Yên, Nguyễn Đình Chính, Huy Hùng, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Cù An Hưng, Chu Vương Miện, Dã Thảo, Cao Anh, Hải Vân, Hồ Quỳnh Như, TPKỳ… Ngoảnh nhìn lại, có người từ thơ tự do tạt qua “chơi” Tân hình thức một hồi rồi thôi; có người khởi đầu bằng thơ tân hình thức, rồi bỏ dở chừng; và ở đó vẫn có không ít tác giả quyết tâm theo đuổi “tới cùng” tân hình thức...

Thử điểm qua của tác phẩm trình làng theo trật tự thời gian: 1. Đoàn Minh Hải: Đại nguyện của đá, Sài Gòn, 20022. Lưu Hy Lạc, 26 Bài Thơ Tân Hình Thức, Giọt Sương Hoa xuất bản 2002.3. Thơ Tân hình thức (nhiều tác giả), Sài Gòn, 20034. Hà Nguyên Du, Gene Đại Dương, tạp chí Thơ (Hoa Kì) xuất bản, 2003.5. Khế Iêm, Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận Khác, NXB Văn Mới (Hoa Kỳ), 2003.6. Đoàn Minh Hải, Đêm, Tìm Tâm Tim, thơ tân hình thức, Sài Gòn, 2004.7. Thơ Không Vần, Tuyển Tập Tân Hình Thức, Blank Verse, An Anthology Of Vietnamese New Formalism Poetry, do Đỗ Vinh dịch, Hoa Kỳ, 20068. Inrasara, Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, 20069. Bướm sáu cánh, (Biển Bắc, Bỉm, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Gyảng Anh Iên), NXB Tân hình thức, 2008.10. Poetry Narrates – Thơ kể (song ngữ Anh – Việt, 22 tác giả trong và ngoài nước), NXB Lao động, 2010

Page 58: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 58

11. Khế Iêm, Other Poetry – Thơ khác, NXB Tân hình thức, Hoa Kỳ, 201112. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác (tập tiểu luận), NXB Văn học, 2011 13. Biển Bắc, Thúy liên khúc ngoài, NXB Văn học, 2012 14. Khế Iêm, Bước Ra – Stepping Out (tiểu Luận song ngữ), NXB Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2013.

3. Quan điểm

Phong trào văn học nghệ thuật nào bất kì, xuất hiện bằng cách chống lại cái đương thời. Lịch sử thơ Việt Nam thế kỉ qua chứng thực cho nhận định đó. Thơ Mới chống thơ cũ; Thơ Cách mạng chống thơ “lãng mạn tiểu tư sản”; Trần Dần và Nhóm Sáng Tạo sau đó đòi chôn Thơ Mới.

“Trần Dần giải thích khái niệm "chôn tiền chiến" là: phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những thành tựu của tiền chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới, phải cướp được độc giả của tiền chiến...”1.

“Sau hiệp định Genève, ở miền Bắc, nhóm Nhân văn - Giai phẩm đòi ‘chôn’ Thơ Mới; ở miền Nam, nhóm Sáng tạo cũng đòi từ bỏ cái bến Thơ Mới cũ kỹ để ra khơi tìm kiếm những trời biển khác cho mình”2.

Họ nổi dậy, chống và tuyên ngôn

Thời Thơ Mới, Xuân Diệu tuyên xưng: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất”; sang thời kì Thơ Cách mạng, hai câu thơ của Hồ Chí Minh: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” trở thành kim chỉ nam cho nhà thơ xã hội chủ nghĩa. Ở đó, Chế Lan Viên đệm thêm: “Ta là ai” như ngọn gió siêu hình/ Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt/ “Ta vì ai” khẽ xoay

Page 59: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

59 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

chiều ngọn bấc/ Bàn tay người thắp lại vạn chồi xanh”. Trong lúc đó, ở miền Nam, bên cạnh Tô Thùy Yên: “Tôi chỉ cất lời ngợi ca cho người sành điệu muốn nghe” (“Tôi”), Thanh Tâm Tuyền kiêu hãnh viết: “Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy quyền uy… để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn gia nhập lãnh thổ” (“Lời đề từ”, Tôi không còn cô độc). Qua đến thời hậu hiện đại, các nhà thơ tuyên bố khác nữa: Nguyễn Hoàng Nam: “Quyền làm thơ dở”; Lý Đợi: “Chúng tôi không làm thơ”.

Cuối cùng, khởi động phong trào thơ Tân hình thức, Khế Iêm cũng không ngại tuyên bố: “Tân hình thức – Cuộc chuyển đổi thế kỉ”3.

“Tân hình thức Mỹ… muốn trở về với thể luật, với những thay đổi về ngôn ngữ và phản ứng lại thơ tự do đã không còn lôi kéo được người đọc, sau phong trào thơ Ngôn ngữ Mỹ.”4

“Tân hình thức [Việt, ra đời vào đầu thế kỉ XX] là một cuộc hòa điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và tự do, giữa nhiều nền văn hóa khác biệt, và ở phần sâu xa hơn, hóa giải những mầm mối phân tranh đã ăn sâu vào kí ức, chẳng phải của một dân tộc mà của cả nhân loại từ hàng trăm năm trước. Chúng ta với thời gian hơn một phần tư thế kỉ, có may mắn cận kề và học hỏi những cái hay của nền văn hóa bao quanh, áp dụng những yếu tố thích hợp vào ngôn ngữ, để làm giàu cho nền thơ Việt”5.

4. Tân hình thức trong dòng chảy thơ Việt

Thuyết lí với tuyên ngôn là thế, các nhà thơ Tân hình thức Việt làm thơ như thế nào? – Làm, luôn luôn loay hoay, mò mẫm. Nếu Thơ Mới phải cậy đến “Con ve và con kiến” do Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine mở màn cho công

Page 60: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 60

cuộc “phá vỡ niêm luật cũ”, sau đó “Tình già” của Phan Khôi ra đời khởi động phong trào; hay nếu Thơ Cách mạng bắt đầu bằng học tập những bài thơ dịch từ thơ Nga; hoặc thơ tự do của Nhóm Sáng Tạo không biết bắt đầu từ đâu, cũng đã phải dò dẫm, thì phong trào thơ Tân hình thức cũng hệt.

Loay hoay từ thuyết lí (Khế Iêm) cho đến sáng tác. Cứ xem các lần sửa chữa tiểu luận mang tính tuyên ngôn của Khế Iêm, hoặc nhìn lại các nhà thơ nhập cuộc Tân hình thức chưa lâu đã phải rời bỏ nó, quay lại “cổ điển” hay tạt sang hậu hiện đại, cũng đủ biết.

Dẫu sao, qua bao nỗ lực, phong trào thơ Tân hình thức vẫn để lại dấu ấn của nó. Tiến trình thơ Việt giai đoạn qua, chỉ cần xuất hiện thời gian ngắn, cái mới luôn chiếm thế thượng phong. Thơ Mới ra đời đánh bạt thơ cũ, chiếm lĩnh thi đàn chính thống. Thơ Cách mạng thì miễn, dùng sức mạnh của cơ chế áp chế “thơ lãng mạn tiểu tư sản” và thơ hiện đại của nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Thơ nhóm Sáng Tạo có vẻ khó khăn hơn, nhưng rồi từ từ họ cũng gây được ảnh hưởng.

Phong trào thơ Tân hình thức thì hoàn toàn khác. Chịu thân phận ngoài lề dài hạn, là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử thơ Việt Nam. Thơ Tân hình thức và thơ hậu hiện đại xuất hiện đồng thời cùng chịu chung số phần đó. Trong khi hậu hiện đại chấp nhận sống ngoài lề, thì Tân hình thức ngược lại, từ ngoại biên phấn đấu lấn vào chính thống. Tuy vậy, sau 13 năm, nó vẫn bị phân biệt đối xử.

Khác nữa, thơ Tân hình thức Việt chẳng những bị chính thống xử ép, mà bản thân nó cũng đã phải chịu lép vế trước hậu hiện đại, là phong trào xuất hiện cùng thời. Do đó dấu ấn của phong trào thơ Tân hình thức Việt là không đáng kể.

Page 61: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

61 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Bốn trụ cột của thơ Tân hình thức, là: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, vắt dòng và lặp lại không lạ với truyền thống thơ Việt. Ngôn ngữ đời thường – thơ Cách Mạng cũng đã đời thường rồi; đến hậu hiện đại, ngôn ngữ thơ còn đời thường hơn cả đời thường.

Tính truyện – thơ Việt chưa bao giờ gọi là đứt mạch với truyền thống này. Thơ vẫn cứ ở lại với tự sự: vẫn kể lể, lối kể kiểu Thơ Mới hậu thời. Thơ Tân hình thức hơn thập niên qua chưa có “chuyện kể” mang tính hệ thống, về một cá thể, một cộng đồng, hay một nền văn hóa. Để bật lên điều gì đó “đáng kể”, mà chỉ là những vụn vặt đời thường.

Chống hiện đại – thơ Việt trước đó còn chưa hiện đại tới nơi tới chốn để chống. Ở miền Bắc, ngoài các thử nghiệm của Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Lê Đạt… bị bóp chết từ trong trứng; ở Sài Gòn, thơ của nhóm Sáng Tạo làm mới không bao lâu, sau đó nó tự chuyển đổi theo thời cuộc. Nếu cuối thập niên 50, họ lao vào làm thơ tự do, thì không lâu sau đó các nhà thơ này chuyển dần sang thể thơ cách luật (vần thông – vần chính)… Từ đó, thơ vẫn ở lại với tuyến tính, dễ hiểu.

Khác với hậu hiện đại, thơ Tân hình thức Việt vẫn tiếp nối truyền thống cũ; điều mới mẻ có chăng, là ở sự vắt dòng triệt để của nó. Và ngay cả cái “mới” này cũng bị cho là tự đóng khung, đi ngược với tâm thế tự do trong thời đại toàn cầu hóa 6.

Dẫu sao, phong trào thơ Tân hình thức đã có hấp lực nhất định, khi thơ Việt Nam sau thời đoạn háo hức tìm tòi, đang kì trầm lắng, các nhà thơ thèm khát sự đổi mới, cách tân. Đã có cách tân, nhưng các cách tân mươi năm trước đó vẫn còn dính với “hiện đại Việt”. Nghĩa là cứ tối nghĩa và khó hiểu. Khó hiểu từ Mai Văn Phấn cho đến Văn Cầm Hải, từ Trần Tuấn mãi đến tận thế hệ các người làm thơ trẻ hơn 7.

Page 62: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 62

đỉnh muối ướp sáng rịn ràn giọt giọt thanh tân

(Trần Tuấn, “Hợp hoan”, Ma thuật ngón, 2008)

Ở đó bóng dáng Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng… cứ lồ lộ.

Thốt tỉnh. Bây giờ là mấy giờ đêm?Oi ả quá. Sóng không buồn vỗ.Sà sà mảng núi ngang đầuTrắng bệch màu mây mệt mỏi.Vụt đứng dậy. Bồn chồn kinh hãi.Sáng mau đi! Đá sập đến nơi rồi!

(Hoàng Hưng, "Thức giấc ở Hòn Gia")

Hôm qua tôi ghé alfaAlfa không có nhàÔ gặp nhau rồi sao vẫn cứ liMột nắm hột khuya rắc vào bếp lạĐời gìSao cứ đi đi, những cái va li cứ về Bến lạ!

(Đặng Đình Hưng, "Bến lạ", Bến lạ (viết khoảng cuối những năm 1970 – theo Hoàng Hưng, NXB Văn Nghệ TPHCM, 1991).

Thơ Tân hình thức có mặt như một công cụ mới, mang tham vọng dự phóng mở ra một lối đi mới cho thơ Việt tương lai. Thơ lục bát, Thơ Mới, thơ tự do… tại sao không thể tân hình

Page 63: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

63 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

thức? Thế là họ thử nghiệm. Thử nghiệm và có vài thành tựu nhất định. Lôi kéo hơn trăm tác giả khắp nơi sáng tác, qua đó thổi luồng khí mới vào sinh hoạt thơ đang tù túng ở Việt Nam, là điều dễ nhận thấy hơn cả. Cạnh đó, Tân hình thứccũng cho ra đời nhiều bài thơ rất đáng đọc.

5. Hạn chế của thơ Tân hình thức

Hạn chế lớn nhất của thơ Tân hình thức Việt chính là cảm thức. Khi chủ nghĩa hiện đại cảm nhận “tính phi hài hòa của thế giới, tính phi nhân trong các quan hệ xã hội thực tại, sự tha hóa của cá nhân, tình trạng mất tự do và không bình ổn của văn nghệ sĩ trong xã hội”8, họ quyết chống lại truyền thống, chống lại chủ nghĩa quy phạm. Qua đó, họ tạo ra vô số tác phẩm lớn, các tác phẩm mang đầy dấu ấn nổi loạn, mất niềm tin, và đầy ngạo mạn. Phản ứng lại thái độ “phá hoại” của chủ nghĩa hiện đại, các nhà thơ Tân hình thức làm khác: trở lại với truyền thống. Thế nhưng, sự sử dụng lại các hình thức truyền thống chỉ thuần túy mang tính chất kĩ thuật, chứ không bắt nguồn từ cảm thức mang tính triết học. Do đó, nó lơ lửng và, mất cội rễ nền tảng. Trong khi chủ nghĩa hậu hiện đại, cũng cảm nhận thế giới như hiện đại chủ nghĩa, nhưng họ mang cảm thức khác: Thay vì khóc than thế giới đổ vỡ, họ nhập cuộc chịu chơi và chơi trò chơi trong thế giới đó.

Đó là lí do vì sao, dù cả hai phong trào thơ cùng xuất hiện gần như đồng thời, nhưng trong khi hậu hiện đại [không chỉ bó hẹp trong phạm vi văn chương] vẫn phát triển mạnh mẽ, đa dạng và tiếp tục sôi động, thì thơ Tân hình thức vẫn chưa tìm thấy lối đi khác, mới mẻ hơn.

Hậu hiện đại Việt đã sản sinh nhiều phong cách khác lạ, phong cách tác giả lẫn phong cách tác phẩm. Nguyễn Hoàng Nam: thơ hình họa và thơ phân thân; Phan Bá Thọ: siêu hư cấu sử kí;

Page 64: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 64

Lý Đợi: sử dụng “điển tích” mới; Bùi Chát: giễu nhại, Lê Vĩnh Tài: khai thác tối đa các ý niệm gợi hứng từ thời cuộc, Đặng Thân: thơ phụ âm... Nguyễn Đăng Thường, Đinh Linh, Nguyễn Hoàng Tranh, Vũ Thành Sơn… đều là tác giả có tác phẩm sáng giá. Trong khi đó, phong trào thơ Tân hình thức Việt chưa cho ra đời một tác phẩm có sức nặng. “Lặp lại” nguy cơ đưa thơ vào sự quẩn quanh, bí bức, nhàm chán; yếu tố tính truyện đã xô rất nhiều bài thơ trở thành lan man và nhảm; ngôn ngữ đời thường khiến không ít người làm thơ lạm dụng ngôn từ dung tục từ đó tầm thường hóa thơ. Điều nữa cần nói, gần như thơ Tân hình thứcít khi đụng đến hiện thực xã hội, những hiện thực nóng bỏng nhất và, “nhạy cảm” nhất của đất nước hiện tại.

6. Hướng đi khả thể

Khế Iêm đề nghị mỗi nhà thơ tự thân vận động tìm một lối đi riêng, nhưng đến hôm nay có thể nói – chưa có tác giả nào thành công. Do đó, nhà lí thuyết này vừa có dự án mới.

“Dự án của chúng tôi là, tìm kiếm nhóm những nhà thơ trẻ Mỹ và nhóm nhà thơ trẻ Việt, bước đầu hình thành một phong trào xuyên quốc gia: – Mỗi nhóm ít nhất là 2 người. – Dùng thể thơ không vần và ngôn ngữ đời thường, qua thơ, chuyên chở câu truyện của con người và đất nước giữa những nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. – Sau đó, tác phẩm được chuyển dịch hỗ tương và xuất bản.”9.

Nếu thơ xưa kể chuyện – nhiều người cùng kể một hay vài câu chuyện, dẫn đến các tác phẩm dù rất lớn vẫn hoàn toàn thành khuyết danh, mà vẫn đủ sức níu kéo độc giả (người nghe chuyện) ở lại với thơ, thì nay – tại sao không? Đây là hướng mở khả dĩ nhất cho Tân hình thức Việt ngày mai, có lẽ. Câu hỏi đặt ra cho mỗi nhà thơ, mỗi nhóm nhà thơ là: chúng ta có gì để kể?

Page 65: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

65 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

“Nhưng gần đây đã có một sự phục hưng đáng kể trong những kĩ năng và kĩ thuật về hình thức của thơ. Ngay cả những thể loại xưa cũ, từng kết tinh bao nhiêu là kinh nghiệm và minh triết của loài người, đã bắt đầu được canh tân – châm biếm/satire, độc thoại kịch tính/dramatic monolog, thơ đạo/religious poem, sử thi/epic, luận văn bằng văn vần/verse essay, thơ lịch sử/histori-cal poem. Đột nhiên toàn bộ phạm vi bảng phối màu của những hình thức truyền thống và tân kì dường như được sử dụng lại, và những bức tranh được vẽ nên bằng nó là của thế giới đã cải biến và được say mê trở lại. Trong tuyển tập mới do Sonny Wil-liams biên tập tên là Phoenix Rising (Phượng hoàng sống dậy), có một tập hợp thú vị gồm những nhà thơ trẻ mà tác phẩm đã có cơ hội học hỏi từ một thế hệ của những nhà thơ đang sống có kĩ năng về những nghệ thuật thi ca mới được tìm thấy lại. Thật là một lạc thú được đọc lại thi ca dễ nhớ được và có nhạc tính, nó bảo cho chúng ta những điều về thế giới mà chúng ta cùng san sẻ nhưng chúng ta đã không biết tới.”10.

Câu trả lời thuộc về tài năng kẻ sáng tạo, ở thì tương lai. Tân hình thức Việt có quyền hi vọng…

Phan Rang, 9-10-2013_____________

Chú thích:(1) Báo Tuổi trẻ, 22-9-2008(2)Nguyễn Ngọc Tuấn, Tienve.org. (3) Tạp chí Thơ (Hoa Kỳ), số mùa Xuân 2000. (4) Email Khế Iêm gửi Inrasara, 25-9-2013.(5) Khế Iêm, tạp chí Thơ, số 20, Hoa Kỳ, 2001, tr. 75. (6) Kĩ thuật vắt dòng

Page 66: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 66

Patri tangi thei jwak drơh takaiPathang kau bhian nau mai, Dêva Mưnô nan nhu hiaNàng hỏi ai đi tựa tiếng bước chânChồng ta đi lại thường ngày, Dewa Mưno bật khóc (Sử thi Chăm Akayet Dewa Mưno, thế kỉ XVII)

Xin chào nhau giữa lúc nàyCó ngàn năm đứng ngó cây cối vàCó trời mây xuống lân laBên bờ nước có bóng ta bên người (Bùi Giáng, Mưa nguồn, 1963)

Hoan hô đồng chí Võ NguyênGiáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng (thơ Bút Tre)

Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽTrở về. Nắng sớm cũng mong. CâyCũng ngóng. Ngõ cũng chờ. Và bướm Cũng thay màu đôi cánh đang bay (Chế Lan Viên, “Tập qua hàng”)

(7) Xem thêm: Inrasara, “Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại”, tạp chí Hợp Lưu, số 110, 6&&-2010. (8) Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.(9) Khế Iêm, Tham luận tại Hội thảo Thơ Tân hình thức tại Huế.(10)Frederick Turner, “Hiện trạng của thơ”, Tham luận tại Hội thảo Thơ Tân hình thức tại Huế, Nguyễn Tiến Văn dịch.

Tham khảo thêm: Biển Bắc, “Nhà thơ Tân hình thức”, Caidinh.com.

“Thơ Tân hình thức không chỉ giới hạn ở khuôn viên kỹ thuật thi pháp như đã vừa nói, mà là một dạng thức mới của cuộc sống đem áp dụng vào thơ, vào thơ Việt nói riêng. Những kỹ thuật thi pháp được đề xuất và áp dụng vào sáng tác cũng chỉ là những nỗ lực khai phá để nối kết và để đánh dấu một quá trình thôi. Và cụm từ thơ Tân hình thức cũng chỉ là một cái tên gọi để

Page 67: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

67 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nhận diện và phân biệt. Như vậy, cái ước muốn đi tìm cái mới được biểu hiện qua thi pháp đời thường của thơ Tân hình thức, như thi pháp cảm tính của thơ Tiền Chiến và cũng là phương tiện kỹ thuật. Xin nhấn mạnh một điều là tinh thần thơ Tân hình thức không hề phủ nhận những giá trị của những bước đi, thành tựu của những phong trào đã qua hoặc đang hiện hành. Hơn thế nữa, thơ Tân hình thức trở về lối cũ vận dụng tuyệt đối những thành đạt của những quá trình đã qua một cách thích hợp để phục hồi lại những giá trị cũ tạo nên giá trị mới. Đồng thời thơ Tân hình thức cũng rẽ qua những quá trình đang hiện hành ở mọi lãnh vực trong cuộc sống để tích hợp những yếu tố làm giàu cho giá trị thượng thời.

Nói một cách tóm lượt, theo chúng tôi thơ Tân hình thức là một dạng thức thích nghi của cuộc sống áp dụng cho thi ca qua biểu hiện thi pháp đời thường! Cụ thể hơn, những tác phẩm của thơ Tân hình thức là những bức phản ánh của giá trị đời/cuộc sống. Giá trị thì vẫn luôn là tương đối mà đời sống thì có cá thể và tổng thể, qui lại thành giá trị đồng tác là giá trị đều hưởng. Có một điều cần lưu ý: tương đối nghĩa là giá trị của thời điểm, là ngưng đọng mà cuộc sống lại là chuyển động và làm cho những phản ánh đã được trật tự hóa rơi vào một cảnh giới hỗn mang rồi chuyển động tới một trật tự mới.”

Page 68: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 68

THƠ TÂN HÌNH THỨCKỂ SAO HẾT ĐƯỢC … (*)_______________________

Đỗ Quyên

Thơ là văn xuôi xuống dòng.Trần Dần

Bài phê bình với tư cách một văn bản sẽ là đối tượng của một bài phê bình khác.

Về bản chất nó cũng là tác phẩm nghệ thuật hư cấu.Jacques Derrida

Thơ vừa quên vầnViên Mai

*

I. Tân hình thức trên bậc thang sáng tạo thơ Việt theo trường phái, trào lưu *

Hai mươi hai năm; kể từ sáng tác được xem là đầu tiên của Thơ Tân hình thức Việt 1: bài Những nụ hồng của máu 2

của Nguyễn Đăng Thường (5/1991). Và 13 năm; kể từ “tuyên ngôn” không chính thức về một thể thơ Việt không vần của một số nhà thơ Việt hải ngoại trên Tạp chí Thơ đầu năm 2000 với Khế Iêm là chủ bút và cũng là đồng tác giả khởi xướng, qua sự

Page 69: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

69 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

kiện lần đầu tiên dùng thuật ngữ Tân hình thức (New Formal-ism) của thơ tiếng Anh từng được phát triển ở Mỹ vào những năm 1980-1990. “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”? Hội thảo khoa học về Thơ Tân hình thức Việt lần đầu tiên trên thế giới tại Huế sẽ trả lời.

Đây cũng là lần đầu tiên trong sự phát triển văn học Việt Nam, một trào lưu thi ca – có lý thuyết bài bản, có tranh luận sôi nổi, có thời gian thử thách, có ảnh hưởng dư luận và nhất là có thực hành sáng tác rộng khắp trong và ngoài lãnh thổ quốc gia – đã được cộng đồng văn học chấp nhận về học thuật. Trong môi trường lý luận, phê bình và sáng tác văn nghệ Việt Nam lâu nay chưa có tập quán trường/ phái/ nhóm, đây nên được xem là bước chuyển đổi lớn. Kể từ thời kỳ hiện đại, sau phong trào Thơ Mới như cuộc cách mạng nghệ thuật đồng thời với cuộc vận động toàn xã hội Việt Nam, nói về tập hợp văn học có chung quan niệm thay đổi thi pháp thơ Việt dường như chỉ có 5 nhóm văn nghệ, trường phái tạo ra hoặc liên hệ tới thi pháp: Xuân Thu Nhã Tập, Nhóm thơ Bình Định/ Trường thơ Loạn, Nhóm Dạ Đài, Thơ Tân hình thức Việt, và Nhóm Mở Miệng. Ngoài Nhóm thơ Bình Định, 4 nhóm phái còn lại đều có cao vọng – và ít nhiều đã tuyên ngôn hoặc thực hiện – ra khỏi thi pháp Thơ Mới.

Thi pháp Thơ Mới trong cuộc cách mạng lần thứ nhất đã lật lịch sử thi ca Việt Nam sang “chương hai”, từ ý niệm thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật thời trung đại sang quan điểm hiện đại cùng các nền thơ khác trên thế giới. Tới nay cuộc cách tân thơ Việt về thi pháp với những đại biểu, theo thứ tự và thành tựu là: 1- Nguyễn Đình Thi (1946; tiên phong, dang dở); 2- Thanh Tâm Tuyền (1955; ảnh hưởng lớn, hiệu quả); 3- Trần Dần (1963; ảnh hưởng lớn, thể nghiệm); 4- Nguyễn Quang Thiều (1992; ảnh hưởng đáng kể, còn tiếp tục); 5- Thơ Tân hình thức Việt (2000;

Page 70: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 70

ảnh hưởng đáng kể, còn tiếp tục); Nhóm Mở Miệng (2001; ảnh hưởng giới hạn, thuộc về các vấn đề ngoài văn học).

Một cách tương đối, nếu xem hành trình sáng tác theo 4 bậc thang – Cách mạng (Cải cách) thơ: cần văn hóa, thời đại mới, thông qua chủ nghĩa, triết thuyết mới; Cách tân (mở đường) thơ: cần thi pháp mới, tạo khuynh hướng mới; Đổi mới thơ: bằng bút pháp mới tạo lối viết mới; Sáng tạo thơ: qua phong cách mới với thủ pháp mới - thì Thơ Tân hình thức Việt ở bậc thang Cách tân.3

II. Tân hình thức trong cuộc đổi mới thơ Việt

Thơ Tân hình thức Việt đã tự và đang được khẳng định như một tiến trình đầy thử thách mà thành đạt trong sự nghiệp đổi mới thi ca Việt, bắt đầu từ sự kiện cuốn sách Thơ không vần – Blank verse xuất bản tại Mỹ (5/2006) gồm 65 tác giả ở trong và ngoài Việt Nam. Bài tựa của Khế Iêm, Tân hình thức bước ra từ nền văn học suy tàn, toát lên cao vọng với niềm “cực đoan dễ thương” thường thấy ở các nhà khai phá. Cuộc tranh luận ở hải ngoại (2002-2006) trên nhiều diễn đàn, rạo rực và căng thẳng; nhưng lành mạnh và khoa học. Kết quả mà Khế Iêm cùng các bạn thơ trong thi phái làm được là cao hơn nhiều bên mức độ cảm thụ thơ cùng sự phát triển văn hóa ở người Việt hải ngoại và người Việt Nam nói chung. Giá như nhóm Tân hình thức Việt giảm thiểu ý nghĩa “chuyển lửa Tân hình thức Mỹ” cho văn chương Việt, cho người Việt ở hải ngoại và ở Việt Nam thì sự tranh luận chắc sẽ dịu đi phần ồn ào không đáng có.4

Giữa cả ngàn báo chí văn học của cộng đồng người Việt ở ngoài nước sau 1975, nếu chỉ được kể 3 diễn đàn thì với chúng tôi Tạp chí Thơ, cùng với Tập san Hợp Lưu và Báo mạng talawas, là có giá trị nhất về phẩm chất văn chương và tính khai phá báo chí. Một trong các giá trị của Tạp chí Thơ là đã làm cái nôi, làm

Page 71: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

71 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ngôi nhà cho sự hình thành, phát triển Tân hình thức Việt. Nói về thể loại, thơ và nhất dịch thơ là thành tựu lớn nhất của văn học Việt ở ngoài nước. Về phong cách và thẩm mỹ, Thơ Tân hình thức vẫn đứng đầu, kế sau là trào lưu hậu hiện đại, phong cách hiện thực thần kỳ, văn học nữ quyền, mỹ học của cái tục, của thân xác… Đứng đầu không chỉ ở phong trào sáng tác mà còn ở tiếp nhận lý thuyết từ văn học quốc tế qua những sáng tạo mới chứ không chỉ nối tiếp, minh họa.5

Trào lưu Tân hình thức Việt phát sinh ở Mỹ, từ “thủ phủ Bolsa” của người Mỹ gốc Việt, rồi phát triển ở hầu khắp hải ngoại và ở cả Việt Nam ngay từ 4-5 năm đầu cho tới nay; và cuối cùng nó đã chọn Việt Nam là nơi làm cuộc tổng kiểm thảo đầu tiên bên sông Hương núi Ngự dưới mái nhà Tạp chí Sông Hương như một diễn đàn văn học có thẩm quyền và sáng giá vào loại nhất không chỉ của địa phương mà cả đất nước Việt Nam. Một hành trình thơ sôi nổi nằm gọn trong cả hành trình đầy thương đau và lạ lùng của người Việt từ thời hậu chiến đến thời toàn cầu hóa.

Liên quan tới khái niệm thơ không vần, không kể thể thơ văn xuôi bộc phát tiếp nhận từ văn chương Pháp và thế giới, trong sự phát triển thơ Việt Nam có 2 cuộc cải cách xa nhau đúng nửa thế kỷ mang ý nghĩa phá thể, với thơ Nguyễn Đình Thi (1949) và Thơ Tân hình thức Việt (2000). Thơ không vần (so với Thơ Mới thời đó) của Nguyễn Đình Thi là loại thơ phá thể đầu tiên từ thơ tự do mà hiện nay thơ tự do đã phổ cập tới mức như một dòng chính song hành với tất cả các thể còn lại. Có thể so sánh: sông Hồng là dòng thơ truyền thống vần điệu Việt, và sông Cửu Long là dòng thơ tự do cách điệu Việt. Trên con sông thơ tự do, thơ không vần Nguyễn Đình Thi là của số đông; thơ không vần Thanh Tâm Tuyền là của Thanh Tâm Tuyền mà số đông cần có như một bến trên.

Page 72: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 72

III. Triết lý của Tân hình thức Việt

III. 1. Tóm tắt

Triết lý Thơ Tân hình thức Việt tỏ ra rất… hình thức. Thoạt nhìn khá rắc rối; nhưng nếu nắm được đầu mối thì chẳng qua là một cách làm thơ dẫn cảm xúc theo tư duy.

Năm nội dung thi pháp Tân hình thức Việt: 1- Đặc trưng thể loại: Không vần, nhịp điệu khác hoàn toàn thơ bình thường; 2- Hai kỹ thuật tiên quyết: vắt dòng, tức xuống dòng theo số chữ (nói chung 5 đến 8 chữ), và lặp lại; 3- Tứ thơ theo một “chuyện” nào đó, tức có tính truyện; 4- Ngôn ngữ: đời thường, thông tục; không biện pháp tu từ; 5- Chất liệu: cuộc sống thường nhật.

Tức là loại thơ không vần Việt này đã tiếp nhận đủ 4 yếu tố (từ 2 đến 5 trong danh sách trên) của thơ không vần Anh ngữ để làm ra một thể độc lập trong thi ca Việt. Bài Vệt mực và tờ giấy của Nguyễn Tất Độ có thể coi là tương đối đại diện cho phong trào về phương pháp thể hiện và thế hệ sáng tác.

Hạn chế về thi pháp Tân hình thức cũng rất rõ: tuy nương vào hình thức vuông vức của thơ niêm luật, Thơ Tân hình thức Việt phá khuôn phép cực đoan và diễn giải nghiêm chỉnh của các thể tài thơ truyền thống, thơ tự do bằng các thủ pháp cực đoan và diễn giải đơn điệu của mình, với ý đồ “chấm dứt và thanh lọc ngôn ngữ và phong cách thơ tự do và vần điệu”. Khi làm tuyển tập Thơ kể, thư cho tôi và chắc cũng vậy với các tác giả khác, vị chủ biên viết gọn, “cần các bài thơ có ý tưởng đặc sắc, ngôn ngữ bình dị và nhịp điệu hay”. Nghe qua thấy cũng như 3 tiêu chí thông thường cho nhiều loại thơ, nhưng cùng một “lò” ai cũng hiểu 3 cái ấy sẽ phải biến hóa ra sao trong Tân hình thức.

Page 73: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

73 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

III.2. Nhận định chung

Kế thừa thủ pháp văn học của tiếng Anh từ chủ nghĩa Tân hình thức Mỹ, thể thơ Tân hình thức Việt có cơ sở lý thuyết và lý luận – cùng các phản biện – vừa đủ khoa học, tiên tiến và thực dụng. Thông thường, trong văn học thế giới và Việt Nam, nếu như các cải tổ đều có thể quy về 3 hướng: lựa chọn đề tài thức thời (nhân thế, thời cuộc), chuyển đổi tư duy nghệ thuật (quan niệm mới về hiện thực) và sáng tạo kỹ thuật viết mới lạ (thể thức, phong cách lấn át nội dung), thì Tân hình thức Việt đã đồng loạt tiến hành cả ba chứ không chỉ quanh quẩn thủ pháp “đếm chữ ngắt dòng” nặng về hình thức như nhiều người nhầm tưởng.

Về quan điểm thẩm mỹ: sau Thơ Mới đây như một cuộc “tiểu cách mạng” khi phá vỡ tư duy thơ để tạo ra thể thơ mới chưa từng có, góp phần đưa thơ Việt trong tiếng nói thời hậu hiện đại đến với các nền thơ toàn cầu. Nó khước từ kiểu cảm xúc lộ liễu Đông phương (trữ tình luận – nói nôm là lấy nước mắt) mà theo lối mô phỏng Tây phương (tri thức luận – lấy cái đầu bảo trái tim).

Về loại hình, thơ Tân hình thức Việt đong đưa giữa hình thức của thể thơ truyền thống Việt và hình thái nghệ thuật của thể thơ tự do Việt 6. Trở về thơ truyền thống, cách viết Tân hình thức cũng dùng vài luật lệ bắt buộc, nhưng là để dẫn dắt cảm xúc theo tư duy chứ không duy trì cảm xúc nguyên chất. Các tiêu chuẩn kinh điển như nhịp điệu, niêm, luật bằng trắc, hiệp vận, âm luật, vần, khổ thơ… đều trọn gói trong 2 kỹ thuật vắt dòng và lặp lại. Về diễn ngôn, thơ Tân hình thức không tả như thơ trung đại, cũng không gợi như Thơ Mới và thơ hiện đại. Nó kể, như một kiểu văn bản thời hậu hiện đại 7. Không giống Thơ Mới và thơ hiện đại, cái tôi tác giả lúc này muốn đứng xa cái tôi đối tượng để như một “người máy” bị dẫn bởi lý trí chứ không

Page 74: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 74

bằng trực giác. Quyết định trong một hình thái thi ca là tính nhạc: quả là thơ Tân hình thứcViệt có giai điệu “lập dị”. So với các thơ không–Tân-hình-thức giai điệu này không trầm bổng lục bát, không siêu thoát Đường luật, không khúc mắc siêu thực... Nó đơn điệu, nếu nghe bằng cái tai cũ. (Tiếp mục V.2.)

Về cảm hứng chủ đạo, cũng có thể xem Tân hình thức là một trong các cách kéo dài sang thơ của khuynh hướng văn học dòng ý thức khởi từ đầu thế kỷ 20 với đỉnh cao là phong trào Tiểu thuyết mới hồi giữa thế kỷ 20. Thủ pháp dòng ý thức tỏ ra hữu hiệu khi Tân hình thức muốn diễn đạt ý tưởng, cảm xúc theo những liên tưởng bất ngờ, liên tiếp, đôi khi bất thường. Nhà thơ Tân hình thức muốn độc thoại vô hồi hơn là đối thoại rành mạch. Kết quả của cảm hứng dẫn tới hành vi kỹ thuật là sự biến dạng của câu thơ. (Mục V.1.)

Về đề tài, “đời sống bình thường tự nhiên, thoải mái, thể hiện mong ước của con người mang tính nhân bản, niềm vui và hạnh phúc trong tinh thần cảm thông bình đẳng” của Tân hình thức rất dễ bị coi là ‘tân nội dung’ khi chỉ là những thứ lặt vặt, tầm thường (…) dễ dãi nhàm chán.” (Mã Giang Lân 8). Quả vậy, nếu như không đưa tài thơ vào thơ Tân hình thức! Thì cũng như thế cho thơ Haiku cổ điển với nội dung thuần thiên nhiên, không dùng cảm xúc, chỉ là thoáng nghĩ về sự việc vụt hiện. Và cho rất nhiều loại thơ khác chuyên về một thể tài. Cần thiết nêu lại luận cứ kinh điển: Một nghệ thuật đạt tới chỗ chỉ ra được trạng thái thế sự, tức là đã đạt tới trạng thái sử thi. Do vậy, có thể nó mang tính sử thi dù chỉ miêu tả sinh hoạt thông thường, không nhất thiết bao giờ cũng phải trực diện các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu. (G. W. F. Hegel; dẫn theo Lại Nguyên Ân 9).

Trong các trao đổi với Mai Văn Phấn 10 cùng các bạn thơ đều không/ chưa là tác giả có thể thơ này, chúng tôi cho rằng thơ Tân hình thức Việt nhờ tính truyện đã tạo được những thời khắc

Page 75: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

75 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

vụt hiện, mơ hồ trong cảm xúc. Xung động mới của riêng mình sẽ đạt được, nếu khéo kết hợp tính bí ẩn Đông phương với tính thực tiễn Tây phương. Cái bất ngờ của loại thơ kể gần giống trong truyện cực ngắn, nhưng không chỉ bằng điều phi lý hay hư ảo. Mà là nhờ kỹ thuật lặp lại, cái vô lường được vụt hiện. Còn kỹ thuật vắt dòng thì đưa đẩy cái mơ hồ. Hai mâu thuẫn ấy góp phần tạo ra sự khó chịu của Tân hình thức ở những độc giả không chịu nó. Nhưng ai đã ưng, sẽ có lúc thấy nó “ngâm nga như khúc du mục, dân ca của các tay thảo khấu, hảo hán trên sông dưới núi Lương Sơn Bạc”. Cảm tưởng đó từ một bạn đọc trùng với lý luận của Đặng Tiến khi xếp “thơ Tân hình thức là một loại ca dao tân thời”. Trong thơ nói chung người ta tránh nhắc lại ý, coi đó như hồn vía ở một bài thơ, góp phần làm nên tứ. Mà nếu phải lặp lại, tức có chủ ý nào đó. Ngược lại, Tân hình thức dùng sự lặp đi lặp lại, trước hết, như sự tồn tại của hình thức. Bí quyết lặp lại không thể giống nhau ở các tác giả và ở một tác giả cũng không giống nhau với mỗi bài. Riêng tôi thấy nên nói như sau về một tiêu chuẩn của Tân hình thức: Lặp lại với sự khác biệt. (Chữ của Kenzaburo Oe).

Frederick Feirstein – một trong các tác giả “quan trọng nhất và độc sáng nhất” của Tân hình thức Mỹ – có nhận xét đáng giá về điều đáng giá nhất trong Tân hình thức Việt: “Việc sử dụng kỹ thuật vắt dòng cũng cho phép Khế Iêm viết nên những bài thơ tự sự ngắn vốn phụ thuộc vào tính liên tục của tư duy và cảm nghĩ. Dòng chảy này được tuôn trào dễ dàng hơn nhờ cách diễn đạt thẳng thắn của ông, là cách diễn đạt mà Trường phái Tân hình thức Mỹ coi là yếu tố quan trọng.”11

Năm 2007 trang mạng thotanhinhthuc.org tổ chức 2 giải thưởng Thơ Tân hình thức Việt như là giải thi ca đầu tiên cho người Việt toàn cầu. Nguyễn Tất Độ (sinh năm 1983, sống tại Việt Nam) là tác giả trúng giải lần thứ nhất. Giải lần hai với Biển Bắc (1977, Hà Lan) là nhà thơ được vinh danh. Tiêu chuẩn của 2 cuộc thi

Page 76: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 76

là sáng tác “phải có nghệ thuật (kết hợp các yếu tố thơ) và tạo được cảm xúc nơi người đọc”, tức là đạt được “chất thơ, nội dung và nhịp điệu riêng của thơ Tân hình thức.” Kết luận của Ban tuyển chọn 12 đã nói lên nhiều điều. Thơ Biển Bắc đoạt giải vì có “ngôn ngữ đúng thực là ngôn ngữ đời thường. Phong cách và ý tưởng diễn đạt liên tục, khác với tính đứt đoạn của thơ vần điệu và tự do.” Với Nguyễn Tất Độ: về cảm xúc thơ, 2 bài Một ngàn lời nói dối và Cà phê sáng: “khiến cho người đọc cảm nhận đựơc những điều mà một lớp trẻ đang nhìn thấy nỗi bất lực trong bứt phá đổi mới không khí họ đang hít thở. Những câu lập đi lập lại trong cả 2 bài tạo nên một âm thanh ray rứt và đầy tính kêu gọi khiến người đọc phải tự hỏi chúng ta sẽ làm gì.’ (Nguyễn Thị Khánh Minh); về ngôn ngữ thơ: “(…) bài thơ Những tòa nhà gần với ngôn ngữ thơ Tân hình thức hơn cả, còn các bài khác vẫn còn là ngôn ngữ trừu tượng (có thể là cả nội dung nữa) của thơ tự do”. (Trầm Phục Khắc).

Toàn diện, mạn phép dùng chữ và lối bình của Viên Mai: Cho tới nay Tân hình thức Việt đã qua giai đoạn tiêm xảo để tới mức tân kỳ, chưa bình đạm vì còn khô khan, đang tung hoành mà chớ coi thường tạp loạn; Tiên sinh cũng từng dặn “mấy cái đó hình như giống nhau mà kỳ thực khác nhau, sai một ly đi một dặm.”13

____________________

(*) Đây là một chuyên luận rất dài và công phu của nhà nghiên cứu Đỗ Quyên, do số trang sách có hạn, những người làm sách đã lượt nhiều trang.

1. Trong bài, ở nhiều chỗ cụm từ “Thơ Tân hình thứcViệt” tùy ý nghĩa được viết gọn là “Thơ Tân hình thức”, “Tân hình thứcViệt”, hoặc “Tân hình thức”.2. Những nụ hồng của máu lần đầu in trên Tạp chí Thế Kỷ 21 – tháng 7/1991.

Page 77: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

77 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

3. Đỗ Quyên, Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại Việt, Tạp chí Sông Hương số 257 tháng 7/2010, và tapchisonghuong.com.vn 30/7/2010.4. Đỗ Quyên (Thơ đến từ đâu, Nguyễn Đức Tùng, Nxb Lao Động 2009, và ebook damau.org 26/12/2011).5. Đỗ Quyên, Chỉ là đợt thử mắt bên phải, Tham luận Hội thảo “Văn học hải ngoại: Thành tựu và tiềm năng” - California 27/1/2007, và damau.org 23/12/2006. 6. Ba điểm abc của thể thơ tự do Việt liên hệ với Tân hình thứcViệt: a. Có yếu tố nước ngoài cụ thể; b. Thơ tự do có vần hoặc không vần; c. Chữ “tự do” được hiểu theo nhiều nghĩa (hình thức niêm luật, hình tượng, tình cảm), khéo dùng ba cái tự do đó sẽ có nhạc tính tự do.7. Phác họa về diễn ngôn và mục đích trong thơ Việt: Thơ trung đại tả, kể để thuyết, giải; Thơ Mới tả, gợi để cảm; Thơ cách mạng và chiến tranh tả, kể, gợi để thuyết, cảm, giảng; Thơ hiện đại gợi, diễn để giải; Thơ hậu hiện đại kể, bày để diễn, tỏ; Thơ Tân hình thức kể để cảm, thấy. Trong tất cả, cái ít-thơ nhất là giảng.8. Mã Giang Lân, Thơ và không chỉ là thơ, Tuần báo Văn Nghệ số 39/2013. 9. Lại Nguyên Ân, Thử nghĩ về chất văn xuôi, Tạp chí Sông Hương số 8 tháng 8/1984.10. Đỗ Quyên, Tân hình thức – Ba bài thơ và các bình luận, damau.org 26/10/2009.11. Feirstein, Frederick; Giới thiệu tuyển tập thơ Khế Iêm, Phạm Kiều Tùng dịch; tập Thơ khác. 12. Nhận định của Ban tuyển chọn giải Thơ Tân hình thứcvề thơ Nguyễn Tất Độ; thotanhinhthuc.org.13. Viên Mai, Tùy Viên thi thoại, Nguyễn Đức Vân tuyển dịch; nguyen-trongtao.info 2/10/2013.

Page 78: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 78

TÂN HÌNH THỨCMỘT THỂ THƠ MANG TÍNH HỆ HÌNH__________________________________

Đỗ Lai Thúy

Một người viết hay người đọc có thế dễ dàng di chuyển từ thể thơ này sang thể thơ khác. Nhưng sự di chuyển sẽ

khó hơn rất nhiều, khi một thể thơ đồng thời lại là một thể loại thơ. Bởi, thể loại thì không còn là hình thức thuần túy, hình thức của hình thức nữa, mà là hình thức của nội dung, tức hình thức mang tính quan niệm. Một quan niệm nghệ thuật khác. Hơn nữa, với “trí nhớ thể loại” (Bakhitin), nó chi phối sâu xa bàn tay, lỗ tai và cả con mắt của người viết lẫn người đọc.

Nhưng, khi nào thì một thể thơ đồng thời là một thể loại thơ, hay ít nhất cũng mang tính thể loại. Ấy là khi, tôi nghĩ, một tư duy thơ còn đang ở bến này hay đã sang bờ kia “vực thẳm” của sự thay đổi hệ hình. Như, khi văn hóa Việt Nam tiếp biến văn hóa phương Tây, thì xẩy ra sự chuyển đổi văn học từ (đại) hệ hình trung đại sang (đại) hệ hình của thời hiện đại. Rồi, trong khung khổ của (đại) hệ hình văn học của thời đại mới thì có những chuyển đổi từ (1) (trung) hệ hình tiền hiện đại chủ nghĩa sang hiện đại chủ nghĩa và (2) từ hiện đại chủ nghĩa sang hậu hiện đại chủ nghĩa. Cuộc thay đổi hệ hình lần thứ nhất đã khiến các nhà Thơ Mới dám “phá cách vứt luật” (Tản Đà), từ bỏ các thể thơ vần điệu

Page 79: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

79 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

(lục bát, sang thất lục bát) và luật Đường để sáng tạo ra những thể thơ đặc định của riêng mình, như thể thơ 5, 7 hoặc 8 chữ xếp thành những khổ 4 câu. Các thể thơ này mang quan niệm nghệ thuật của thời đại mới, tiếng nói của con người cá nhân trong văn hóa đô thị, nên nó có tính thể loại, thậm chí tính hệ hình. Cuộc “cách mạng Thơ Mới” này đã đưa thơ Việt Nam rời văn hóa khu vực ra thế giới hiện đại. Nhưng Thơ Mới, xét cho cùng, vẫn là thơ tiền hiện đại chủ nghĩa, vì nó vẫn có vần luật, tư duy thơ liên tục, thuộc loại thơ truyền cảm, ngôn ngữ thơ chỉ là công cụ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm theo mô hình nghĩa → chữ. Thơ tự do với tư cách là thể thơ tiêu biểu của thơ hiện đại chủ nghĩa không dựa trên vần luật, một thứ âm nhạc bên ngoài, mà trên nhịp điệu, âm nhạc bên trong. Từ nhịp điệu của hơi thở đến nhịp điệu hình ảnh (Nguyễn Đình Thi), nhịp điệu tư tưởng (Thanh Tâm Tuyền), thơ tự do là gợi cảm, tư duy đứt đoạn và vận hành theo mô hình ngôn ngữ chữ → nghĩa. Tuy nhiên, việc tôn sùng cái mới, cái độc sáng, cái mang tính thử nghiệm đã làm cho thơ tự do trở nên tối tăm, khó hiểu và mang tính đặc tuyển. Mỹ học hậu hiện đại (chủ nghĩa) chủ trương hỗn dung nghệ thuật cao và nghệ thuật đại chúng, thơ và hội họa, thơ và văn xuôi, các thể thơ tiền hiện đại, hiện đại, nhằm mang lại cho thơ một sức sống mới, một đời sống ngoài thư viện, hay ngoài phòng thí nghiệm. Thơ hậu hiện đại, bởi vậy, vận hành theo mô hình ngôn ngữ chữ ↔ nghĩa. Trong bối cảnh đó, Tân hình thức“được/ bị chọn” như là một thể thơ tiêu biểu cho hướng đi này. Một thể thơ mang tính thể loại, hay tính hệ hình thì, khi mới ra đời thì bao giờ cũng bị phản đối. Bởi nó mang một quan niệm thẩm mỹ khác, không quen thuộc, thậm chí có tính “lật đổ”. Thơ Mới phải nhiều năm sau mới được chấp nhận. Và được người đọc cũng chỉ thực sự “tâm phục khẩu phục” trước những thành công nghệ thuật lẫy lừng của những Thế Lữ, Xuân Diệu,

Page 80: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 80

Huy Cận… Thơ không vần (một cách gọi “chỉ tay day mặt” thơ tự do) Nguyễn Đình Thi trong Hội nghị Tranh luận Văn nghệ Việt Bắc 9 – 1949 bị phê chụp kịch liệt đến nỗi sau đó nhà thơ phải chữa thành có vần. Còn thơ tự do Thanh Tâm Tuyền thì, theo Lê Huy Oanh, đã bị độc giả nhiều lần “ném qua cửa sổ”. Vậy mà sau đó thơ tự do đã trở thành phổ biến và giờ đây đã trở lại làm một thể thơ thuần túy và nằm lòng cho nhiều cây bút cũng không mới mẻ gì. Riêng với Tân hình thức thì ngay ở chính thời điểm khởi đầu này sự tiếp nhận nó ở số đông người đọc có phần lạnh nhạt, dửng dưng, giễu cợt, thiếu những phản ứng “dữ dằn” và những kháng cự quyết liệt như đối với Thơ Mới và thơ tự do trước đó. Điều này có thể có nguyên nhân ở hoàn cảnh tiếp nhận lẫn bản thân thể thơ. Thơ Mới 1932 – 1945 và thơ tự do ở thành thị miền Nam 1955 – 1975 ra đời khi Việt Nam đã có sự phân hóa xã hội. Một văn hóa đô thị hình thành và phát triển với chủ/ khách thể của nó là tầng lớp trí thức yêu nước và gần như đồng hành với những trào lưu văn hóa thế giới. Họ chính là kẻ chủ xướng và ủng hộ những cách tân nghệ thuật nhằm thay đổi hệ hình. Sự phản đối Thơ Mới và thơ tự do là ở phía những người thuộc giai tầng khác hay những người còn bị cầm tù bởi hệ thẩm mỹ cũ. Còn hiện nay, sau những xáo trộn xã hội, một lớp người như vậy còn chưa hình thành trở lại. Những cách tân nghệ thuật có tính hệ hình phần lớn là nỗ lực cá nhân, không có sự đồng thuận xã hội, nên chưa có một trào lưu đổi mới mạnh mẽ làm hậu thuẫn.

Hơn nữa, ở Việt Nam, văn chương hiện đại (chủ nghĩa) còn chưa giải phóng hết tiền năng của nó, chưa đi tới thiên đỉnh vòng đời của nó, nên chưa tạo được nhiều thành tựu nghệ thuật cao, thì hậu hiện đại lại chủ trương quay về kết hợp với nghệ thuật đại chúng, một thứ chủ nghĩa chiết trung dù là mới, cũng không thật sự gây được “ấn tượng” với một công – chúng – yêu – cái – mới còn chưa đã. Thơ Việt Nam, nhất là ở miền Bắc

Page 81: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

81 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

trước đây, phải khó khăn lắm mới chữa khỏi được bệnh kể tả thì nay Tân hình thức lại kêu gọi quay về với tích truyện. Đấy là còn chưa kể đến việc Tân hình thức là một thể thơ ngoại một trăm phần trăm. Đành rằng, ở nước ta, do hoàn cảnh lịch sử – xã hội đặc biệt, nên cách tân nghệ thuật nào chẳng ít nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhưng một sự “bứng trồng” trực tiếp như trường hợp Tân hình thức thì cũng khá hi hữu. Nói vậy để thấy được sự sáng tác và tiếp nhận thơ Tân hình thức ở Việt Nam là vô cùng khó khăn và phức tạp. Bởi thế, tương lai Tân hình thức phụ thuộc nhiều vào sự vận động xã hội, vận động thẩm mỹ của Việt Nam và những cố gắng vượt bậc của cá nhân các nhà thơ. Nghệ thuật, xét cho cùng, chỉ có thể thuyết phục được bằng chính nghệ thuật. Có thể rồi đây, thơ hậu hiện đại Việt Nam sẽ chọn được cho mình một thể thơ khác phù hợp hơn và, do đó, thành công hơn. Nhưng với tư cách là một thể thơ mang tính hệ hình mở đầu cho trào lưu thơ hậu hiện đại ở Việt Nam thì Tân hình thức mãi mãi còn được nhắc đến và biết ơn. Hà Nội, 18 - 10 – 2013ĐLT.

Page 82: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 82

TẠO NÊN MỘT GIÁ TRỊ CHIA SẺ_____________________________

Biển Bắc

1. Tiếp nhận thơ Tân hình thức Việt

Nói đến tiếp nhận, chúng ta phải nói ngay đến truyền đạt. Bởi vì sự tiếp nhận và mức độ tiếp nhận bị ảnh hưởng một

phần rất lớn ở thái độ truyền đạt và sự truyền đạt. Sự truyền đạt ở đây là nội dung và thái độ truyền đạt là vai trò của (kẻ) truyền đạt.

Hai câu hỏi cần được đặt ra là:

1) Thái độ/vai trò của thơ Tân hình thức Việt ra sao?2) Nội Dung thơ Tân hình thức muốn truyền đạt là điều gì?

1.1. Thái độ/vai trò của thơ Tân hình thức Việt

Mặc dầu trước kia Vladímir Propp [1] đã chỉ ra nhiều những vai-trò/nhân-vật trong một câu chuyện (thần tiên) [1a] và sau này George P. Lakoff [2] đề xuất nhiều những ẩn dụ [2a] (đọc: vai trò) vẫn luôn được áp dụng bởi chúng ta trong những (câu chuyện) cuộc sống thường nhật, chỉ quy lại có ba vai trò chính yếu luôn nổi bật:

Page 83: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

83 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

1) Nạn nhân;2) Kẻ ác;3) Người cứu cánh.

Từ khi thơ Tân hình thức Việt phát khởi do Tạp Chí Thơ, Cali-fornia ở Mỹ, chủ yếu từ số 18, xuân 2000 “chuyển đổi thế kỷ” [3] cho đến nay đã ngót 14 năm, nhưng sự tiếp nhận của những người sáng tác, độc giả của những tác phẩm cùng giới phê bình vẫn chỉ hời hợt. Hơn thế, thoạt kỳ xuất hiện, Tân hình thức Việt gặp phần-số-không-ủng-hộ phản hồi gay gắt lần lượt đến chống đối, chê bai và dè bỉu khước từ. Phía bên kia là phần-số-ủng-hộ Tân hình thức Việt năng-nổ cổ súy, bênh vực hoặc chứng minh qua nhiều luận điệu.

1.1.1. Nạn nhânThơ Tân hình thức Việt ở bên phần-số-ủng-hộ đổ lỗi cho bên phần-số-không-ủng-hộ rằng: “họ không hiểu, họ không chịu hiểu”, “họ không chịu chấp nhận cái mới” “Thơ Tân hình thức không được tiếp nhận một cách trân trọng xứng đáng”, “họ không chịu lắng nghe”, vân vân. Điều này có nghĩa là Tân hình thức Việt quẳng trách nhiệm của những cảm xúc tiêu cực về phía phần-số-không-ủng-hộ. Với một thái độ như vậy, Tân hình thức Việt bước vào vai trò của một nạn nhân. Bản chất của vai trò nạn nhân là người ta không tự quyết cùng chịu trách nhiệm cho sự hiện hữu của mình, mà để cho mình bị/được định hướng bởi cách phản ứng của những người khác, của ngoại cảnh.

Thơ Tân hình thức Việt cần ngưng xuôi theo sự bất lực trước dị-ứng của những bất-đồng-ý-kiến cùng ngoại cảnh; lớn vượt trên cái bóng vai trò nạn nhân. Cần có những chủ động tổ chức hội nghị, thảo luận chuyên đề có tính cách văn-/khoa-học, xây dưng trên căn bản chấp nhận và tôn trọng mọi ý kiến từ mọi hướng và văn-bản-/tài-liệu-hóa kết quả của những sự kiện này. Cần có những lý luận giàu tính cách ứng dụng để tiếp nối và

Page 84: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 84

cập nhật thêm cho những tiểu luận về Tân hình thức Việt [4] trước đây của Khế Iêm [4a] để mở rộng tầm thuyết phục.

1.1.2. Kẻ ÁcTấn công là phòng thủ tốt nhất! Lấy châm ngôn này để phản hồi những dị-ứng gay gắt, bên phần-số-ủng-hộ chê bai bên phần-số-không-ủng-hộ rằng: “họ lỗi thời”, “họ cứng nhắc”, “họ kém, chẳng hiểu gì”, “họ sợ cái mới”, vân vân. Với những luận điệu như vậy, bên phần-số-ủng-hộ muốn ném bùn qua bên phần-số-không-ủng-hộ và thơ Tân hình thức Việt rơi vào vai trò của một kẻ ác/người xấu. Bản chất của một kẻ ác/người xấu là dùng tấn công để vùi dập, tiêu diệt những chướng ngại để đạt mục đích bằng cách này hoặc cách khác, công khai hay tinh vi.

Thơ Tân hình thức Việt không nên tấn công hoặc phản công qua mọi hình thức trên mọi diễn đàn thông tin; bước ra ngoài vai trò người xấu. Phía bên Tân hình thức Việt cần trân trọng giá trị của những bước đi, thành tựu của những phong trào đã qua hoặc đang hiện hành. Từ đó rút ra những điều học hỏi, thông cảm cùng hiểu để định hướng bước đi của riêng mình. Nên tham gia những nghị-/thảo-luận chuyên đề khác được chủ động bởi những phong trào khác và tích cực hỗ trợ cho nhau ở mặt xây dựng.

1.1.3. Người Cứu CánhDo niềm phấn khích trước thơ Tân hình thức (Việt), phần-số-ủng-hộ cổ súy thể thơ này rất nhiệt tình đôi khi có thể đến độ cực đoan (?). Giá trị của thể thơ này được tán dương như một giá trị thay thế vượt trội trên giá trị của những thể thơ khác: “thơ kia chỉ là cảm xúc nhất thời”, “bài thơ nào cũng na ná giống nhau, chẳng có gì mới”, “thơ mơ hồ” “mấy thơ kia là trò chơi chữ nghĩa”, “thơ gì mà cứ loay hoay trong vũng lầy cảm xúc” vân vân . Bằng cách truyền đạt này, Thơ Tân hình thức Việt được phần-số-ủng-hộ định vị như là một người cứu cánh

Page 85: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

85 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

cho nạn-nhân-nền-thơ-Việt đang bị vây-/hãm-hại bởi những kẻ-ác-thể-thơ-khác. Bản chất của một người cứu cánh là nhân danh một sứ mạng cao cả và muốn được tuyên dương hành-tích của mình. Nguy cơ sẽ đi vào trạng thái tự tôn vinh mà Cao-Xuân-Hạo [5] gọi là hội chứng vĩ-cuồng [5a].

Thơ Tân hình thức Việt nên giảm bớt mức độ hoành-tráng-hóa trong quá trình truyền đạt; cân tầm vai trò người cứu cánh. Cần vận động giới phê bình phân tách cùng phản ánh nghiêm túc và công bằng thể Tân hình thức Việt, giúp độc giả có cái nhìn chính trực hơn khi tiếp cận. Cũng từ những phản ánh khách quan mang tính cách khoa học, Tân hình thức Việt nhìn nhận rõ hơn giá trị đóng góp của nó.

1.1.1. Vai trò nào cho thơ Tân hình thức Việt?

Cho dù ở một trong ba vai trò nào trong câu chuyện, như trình bầy ở phần trên, hay hoặc cả ba vai trò cùng một lúc, điều mà không thể phủ nhận là: sự tiếp nhận và mức độ tiếp nhận của những người sáng tác, độc giả của những tác phẩm cùng giới phê bình trong suốt 13 năm nay đã phản ánh được mức độ thành công truyền đạt của thơ Tân hình thức Việt.

Ngoài ba vai trò chính yếu trong một câu chuyện, có một vai trò rất cần thiết trong công cuộc truyền đạt: vai trò của một người kể chuyện. Qua trung gian người kể chuyện, câu chuyện được phóng lên trên tâm trí/-thức của độc giả. Nguy cơ đang rập rình ở đầu ngõ là người kể chuyện vô tình hay cố ý soi rọi câu chuyện qua lăng kính của một trong ba vai trò kia. Sự thử thách hấp dẫn là vai trò của người kể chuyện phải chỉ là trung gian, như trong khoa hóa học là một chất xúc tác, mà không bị tiêu tốn đi trong quá trình truyền đạt. Câu chuyện phải là câu chuyện như nó là, mỗi câu chuyện là một toàn cảnh nhỏ trong toàn cảnh lớn, là cuộc sống.

Page 86: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 86

Thơ Tân hình thức Việt được khai sinh bằng bài thơ “Tân hình thức Và Câu Chuyện Kể”[6] rồi qua một thời gian lại được tiếp sinh với bài tiểu luận “Câu Chuyên Không Vần Kể Lại”[7] của nhà thơ Khế Iêm cùng nguyên một tập “Thơ Kể”[8] của nhiều tác giả. Ở giữa giai đoạn đó và sau này, cho tới nay đã có rất nhiều những câu chuyện khác qua thể thơ Tân hình thức Việt đã được kể trên nhiều diễn đàn truyền thông. Chúng tôi không liệt kê ra ở đây vì có lẽ các vị khác đã làm công việc này. Đáng chú ý là một trong bốn đặc điểm của thơ Tân hình thức Việt là tính truyện/chuyện và ba điểm kia là lập lại, vắt dòng và ngôn ngữ đời thường. Vậy, ở một góc độ nào đó, thơ Tân hình thức Việt cũng có thể cho là một thể thơ kể truyện/chuyện. Thế nên, vai trò người kể chuyện mới là vai trò phù hợp của thơ Tân hình thức Việt. Từ lý luận đến sáng tác và phê bình nên luôn ở trong thái độ chất xúc tác của vai trò người kể chuyện/truyện.

1.2. Nội dung thơ Tân hình thức Việt

Đã có rất nhiều tài liệu văn học phổ quát về nội dung của thơ rồi, chúng tôi xin phóc ngay tới khuôn viên nội dung thơ Tân hình thức Việt.

Nhìn lại suốt một chặng đường 14 năm của Tân hình thức Việt, từ thuyết-/luận-lý đến những bài thơ, chúng ta thấy rằng nội dung vẫn chưa được phong phú đa dạng, đặc biệt là những bài thơ. Nội dung của thuyết-/luận-lý thì vẫn còn trong quá trình tìm tòi, mở rộng và định hướng. Cứ lần theo dấu vết những bổ sung của các bài luận, chúng ta sẽ thấy điều này. Còn nội dung của các bài thơ Tân hình thức Việt thì cứ hoài rời rạc trên bãi cát thử nghiệm, vật lộn với bốn móng kỹ thuật của thể thơ này. Có lẽ những người sác tác tập trung quá thái từng yếu tố một trong bốn yếu tố kia, nên chưa chú tâm đến mặt làm phong phú đề tài của những bài thơ. Đó là chưa nói đến hiệu quả của việc chỉ chú tâm đến phương diện kỹ thuật đem đến sự loay hoay nhàm chán của những bài thơ.

Page 87: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

87 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Có lẽ, vì hiểu/diễn giải yếu tố “ngôn ngữ đời thường” theo khuynh hướng “thường dân” “dân dã” nên phần nhiều nội dung của những bài Tân hình thức Việt tới nay vẫn đậm chất những đề tài xoay quanh cuộc sống của “tầng lớp” lao-động/-công hay vỉa hè của xã hội. Thậm chí có một số bài thơ lạm dụng từ ngữ dung tục (để gây sốc tạo sự chú ý chăng?) quá mức khiến nhiều người đọc ái ngại, bức xúc. Ngoài ra còn một số bài thơ của các tác giả sống ở ngoài nước Việt Nam, với những đề tài của những cuộc sống xa lạ với độc giả trong nước nên không bắt được điểm đồng cảm để thu hút. Nhà phê bình văn học Đặng Tiến [9] đã từng đặt câu hỏi: “đời thường, ai biết là đời nào đây?” [9a]. Hẳn nhiên cuộc sống có muôn đời sống và có muôn mặt, ngôn ngữ đời thường của nhân vật này chưa hẳn là đời thường đối với kẻ kia. Câu nói rất đời thường của cặp nam nữ bụi đời đi dạt: “Đủ má, tao thương mày ghê mày!”, với họ là đầy ắp chân tình, là gần gũi, là cả một sự đùm bọc êm ái, nhưng có lẽ sẽ chướng tai cau mày đối với các vị trí-thức quen nghe, quen đọc những câu như: “ta yêu nhau như núi cao biển rộng!“. Hay khẩu hiệu tiếp thị xúc-tích của công ty điện thoại: “Nhẹ nhàng lướt êm,” [10] lại rất nặng nề, khô khan hơn là câu rao chân-chất trong xóm : “ai dừa tươi hôn?” [11].

Như vậy, ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức (Việt) phải chăng là ngôn ngữ của mọi tầng lớp xã hội, mọi giới tính, mọi tín ngưỡng, mọi ngành nghề và mọi hoàn cảnh? Và nội dung của những bài thơ Tân hình thức (Việt) phải chăng dung chứa cả thảy mọi khác biệt của toàn cảnh đời thường và từ đó sẽ phong phú đa dạng? Kết hợp sự lặp lại những thể thơ truyền thống với nội dung phong phú đa dạng của cuộc sống, Tân hình thức (Việt) sẽ đem lại nhiều loại rượu mới trong những chiếc bình cũ và sẽ đưa độc giả đến những vị-bất ngờ thú vị?

Page 88: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 88

2. Cảm thức thơ Tân hình thức Việt

Có một số ý kiến cho rằng thơ Tân hình thức, đặc biệt Tân hình thức Việt không có hoặc thiếu ở mặt cảm thức mà chỉ nghịch ngợm trên mặt nổi kỹ thuật được xử dụng lại của những thể thơ khác. Đôi khi không có cảm thức chính là cái cảm thức. Nhưng thật ra, thơ Tân hình thức Việt có cảm thức hẳn hòi, được lồng trong ba tiêu chuẩn kỹ thuật: lập lại, tính truyện/chuyện và ngôn ngữ đời thường.

2.1. Lập lại

Trên phương diện kỹ thuật là lập lại những từ ngữ hay ngữ-âm để tạo nhịp điệu cho bài thơ trong sự chuyển động của ý tưởng và hình ảnh. Ở góc độ cảm thức, lập lại mang ý nghĩa tái-chế/-sử-dụng (recycle); sử dụng lại những thể thơ truyền thống Việt, 5,7,8 hay lục bát, vân vân. Ở thời đại toàn-cầu hiện này, hơn bao giờ hết, con người đã có ý thức cao về tệ nạn ô nhiễm môi trường đang gia tăng trầm trọng. Các ngành công nghệ hay ở những lãnh vực khác đều áp dụng kỹ thuật tái-chế/-xử-dụng để hạn chế đến mức tối đa sự lãng phí năng-nguồn, điều mà đem đến sự ô nhiêm môi sinh.

2.2. Tính truyện/chuyện

Ở mặt kỹ thuật là tạo nội dung; quỹ-đạo-hóa những cảm xúc rời rạc nhất thời vào một dòng chảy câu chuyện/truyện. Phần cảm thức chính là sự nối kết. Ở tầm vi mô là nối kết giữa tạp niệm của cá nhân, ở trung cấp là nối kết giữa tác giả với tác giả và giữa độc giả và tác giả, còn mức vĩ mô là nối kết các nền văn hóa, tín ngưỡng và dân tộc. Mỗi đời sống của mỗi cuộc sống đều có câu chuyện của nó. Sự phân mảnh tơi bời của đời sống trong kỷ nguyên nano này, cho dù ở cấp độ nào, rất cần cái nối kết để cân bằng.

Page 89: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

89 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

2.3. Ngôn ngữ đời thường

Phần kỹ thuật là dùng ngôn ngữ đời (sống) thường (ngày) để đi thẳng đến người đọc, mà không cần tu-từ để gây chú ý. Mặt cảm thức của yếu tố kỹ thuật này là đem đời sống thường nhật vào thơ và trả thơ về với đời sống. Sống ở đây là thực tế, là thực dụng và hòa nhập vào nhịp chuyển của trái đất đang vẫn xoay đều. Nói một cách khác, cảm thức thơ Tân hình thức Việt là phản ánh lại cuộc sống đang diễn ra như nó là. Phản ánh tuy nhiên không là phản kháng, mà chỉ là bức gương để người soi trong đó tự quyết định rút tỉa ra những gì mình muốn.

“Mục đích của nghệ thuật không phải là hiển thị mặt ngoài của sự vật, mà là bề trong ....đó là cái thực tế đích thực.” [I]Aristoteles (384 T.C. – 322 T.C.)

Và“Một niềm tin được chia sẻ bởi tất cả mọi người bắt nguồn từ thực tế.” [II]Aristoteles (384 T.C. – 322 T.C.)

3. Hậu hiện đại và Tân hình thức

Các phong cách nghệ thuật lần lượt phủ sóng lên nhau: lãng mạn nhường chỗ cho chủ nghĩa hiện đại, tiếp là hiện sinh, và rồi hậu hiện đại lại phủ lên. Vấn đề của hậu hiện đại là bất kể điều gì về mặt lý thuyết hay bất kỳ loại hình nghệ thuật nào đến sau khi chủ nghĩa hiện đại hiển nhiên là hậu hiện đại.

3.1. Kiến trúc Hậu hiện đại; Kiến Trúc Tân hình thức

Khởi đi từ thập niên 60, chủ nghĩa hậu hiện đại là phong trào chi phối các lãnh vực kiến trúc, văn học, thi ca và nghệ thuật

Page 90: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 90

nói chung . Vào đầu năm 1964, một số nhà phê bình nghệ thuật, cũng như Philip Johnson[12], sử dụng thuật ngữ "hậu hiện đại" để mô tả thiết kế của Dumbarton Oaks Pre-Columbian Pavil-ion.

Kỷ nguyên hậu hiện đại được khởi phong từ bộ môn kiến trúc và gắn liền với bộ môn nghệ thuật này kéo dài cho đến ngày nay. Kiến trúc hậu hiện đại (Post Modern Architecture) được xem là phong cách Tân Chiết Trung (neo-eclectic)[13] thay thế cho phong trào Chiết Trung của chủ thuyết Hiện đại (Modern), chủ yếu là thể hiện công cuộc hồi sinh các phong cách của từng thời đại cho nhà cửa. Chủ nghĩa Hậu hiện đại xây móng trên một số phản ứng: từ chối của tư tưởng hiện đại, quay trở lại với truyền thống, các tiền lệ lịch sử, sự quan tâm lịch sử và di sản được tái-thức và tiếp tục xu hướng của chủ phong trào Tân hình thức (New Formalism) đã xuất hiện trong những năm 1950. Hậu hiện đại rất ăn khớp với cả hai phong trào bảo tồn lịch sử và phong trào tân đô thị hóa. Từ đó cụm từ Kiến trúc Tân hình thức xuất hiện. Kiến trúc Tân hình thức đấu tranh cho những ngôn từ thiết kế cổ điển như: độ sáng, cân bằng, đối xứng và sự lặp lại của một số hình thức cổ điển như: khung cong, cột, và mái vòm, cùng với sự chú ý đến từng chi tiết và những phần thiết kế kỹ lưỡng. Phong trào này luôn trở lại tham khảo lịch sử kiến trúc và thường xuyên sử dụng trích dẫn hoặc nguồn lịch sử một cách dzí dzỏm và nhiều khi rất hài hước. Những kiến trúc sư Hậu hiện đại, hay nói cách khác là những kiến trúc sư Tân hình thức thường xuyên chú tâm tới cách thiết lập và môi trường xung quanh của các tòa nhà của họ thiết kế. Sự chú tâm này phát xuất từ cái mong ước là những kiến trúc của họ hài hòa với môi trường của chúng. Họ không nhất thiết phải cố gắng tái tạo phong cách lịch sử của những thời đại trước đó. Thay vào đó họ sử dụng một loạt các hình thức cũ, đơn giản hóa và trộn chúng một cách (cố ý) vô tổ chức hoặc xung đột lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, các nhà thiết kế xếp chồng một

Page 91: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

91 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

cấu trúc hình học thuận hoặc tương phản ở một trạng thái khác nhau, cố gắng để tạo ra một hiệu ứng “tổ chức trong hỗn loạn” (hiệu ứng cánh bướm)

3.2. Thơ Hậu hiện đại ; Thơ Tân hình thức (Việt)

Lan man qua lãnh vực kiến trúc để ghi nhận nhanh một cái điểm khởi xuất của chủ thuyết Hậu hiện đại và làn sóng Tân hình thức. Quay lại thơ Tân hình thức Việt, chúng ta thấy rõ những nét tương đồng của thể thơ này với phong trào Kiến trúc Tân hình thức, vốn là một sản đúc của Kiến trúc Hậu hiện đại nói riêng và chủ thuyết Hậu hiện đại nói chung. Những điểm này là:

• Quay trở lại với (những thể thơ) truyền thống (Việt);• Quan tâm tới những di sản văn hóa (Việt);• Lặp lại;• Không nhất thiết tái tạo âm điệu cũ mà dùng thể thơ không vần;• Đơn giản hóa bằng ngôn ngữ đời thường;• Hiệu ứng cánh bướm.

Có phải đây là một trùng hợp ngẫu nhiên không? Có phải phong trào/thể thơ Tân hình thức Việt là một sản đúc của thơ Hậu hiện đại nói riêng và chủ thuyết Hậu hiện đại nói chung cũng như phong trào Kiến trúc Tân hình thức, vốn là một sản đúc của Kiến trúc hậu hiện đại nói riêng và chủ thuyết Hậu hiện đại nói chung không ??

“Nhà phát minh lớn nhất: sự trùng hợp ngẫu nhiên”[III] (Mark Twain)

Page 92: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 92

“Sự ngẫu nhiên là lô-gíc”[IV](Johan Cruijff)

4. Sáng tạo thơ Tân hình thức Việt

“Sáng tạo chỉ là nối kết mọi thứ. Khi bạn hỏi những người sáng tạo cách làm của họ, họ cảm thấy hơi tội lỗi vì họ đã không thực sự làm điều đó, họ chỉ nhìn thấy một cái gì đó. Sau một thời gian nó dường như là hiển nhiên đối với họ” [V](Steve Jobs)

Sáng tạo là một thuật ngữ được sử dụng khác nhau và thường được liên tưởng đến hình ảnh thủ công nghệ, hay một cục màu với cây cọ. Cũng được đi! Nhưng còn rất nhiều nữa. Sức sáng tạo có nghĩa là "khả năng tạo ra một cái gì đó mới." Mới ở đây có nghĩa là khác hơn cái đã có/hiện diện cho dù bất cứ là một cá thể nào hay là tổng thể. Vậy sáng tạo là thực-hiện để giá trị được hiện thực và thực-hiện là một quá trình.

4.1. Giá trị chia sẻ

Chúng ta tạm rời khỏi thế giới nghệ thuật một lát, nơi mà cụm từ giá trị gắn liền với thuật ngữ sáng tạo, để bước qua thế giới khoa học kinh tế, nơi mà giá trị được gắn liền với cụm từ sản xuất. Và ở trong cái thế giới này giá-trị-gia-tăng là một khái niệm cơ bản bởi nó bày tỏ bản chất của sản xuất; cụ thể là cho/bỏ thêm giá trị vào một mặt hàng hóa.

Lướt qua luôn các thời gian lượm-săn, đánh-bẫy, nông nghiệp, công nghiệp, kỹ nghệ vì chúng ta đang sống ở đây và bây giờ: thời đại của công nghệ thông tin. Thời gian sôi động của công

Page 93: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

93 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nghệ thông tin bắt đầu vào những năm 199x khi mà chiếc bong bóng chấm-còm cứ mỗi ngày được thổi căng phồng ngoạn mục. Nền kinh tế, thị trường thế giới xoay trục cấp tốc trên bits, bytes và đổ dồn đầu tư vào công nghệ thông tin để chuẩn bị cho bước ngoặt của thế kỷ mới.

Rồi chuyện gì đã xảy ra khi chiếc kim đồng hồ ở Sydney chuyển từ không giờ ngày 31-12-1999 qua ba giờ ngày 01-01-2000, rồi lần lượt đến Tokyo, Hong Kong, New York và London? Không có gì cả! Bước ngoặt thế kỷ mà nhân loại nín thở trong âu-lo vẫn một đường tính tuyến của chữ số nhị phân, đâm thẳng vào làm vỡ toang chiếc bong bóng đã được thổi phồng quá cỡ kia. Đa phần doanh nghiệp chấm-còm lần lượt kéo nhau chấm-dứt lôi theo nền kinh tế, thị trường tụt dốc. Sự nhận thức giá trị chỉ là một phóng chiếu của những con số hư cấu, khiến thế giới phải đối diện với những vấn đề đã bị bỏ vào ngăn tủ:

• Ô nhiễm; • Khí hậu biến đổi; • Mất đa dạng sinh học; • Khan hiếm tài nguyên; • Thiếu nước; • Tăng trưởng dân số; • Khoảng cách tầng lớp xã hội.

Những vấn đề toàn diện rất phức tạp này là những thách thức của nhân loại trong những thập niên kế tiếp và nguy cơ sẽ đến đường cùng nếu không có giải pháp hữu hiệu.

Nhà tư-tưởng-chiến-lược, Micheal Porter [14], khẳng định đã tìm thấy giải pháp cho những thách thức trên trong quan niệm tạo ra giá trị chia sẻ [14a]. Chia sẻ ở đây là một khái niệm áp dụng trong suốt quá trình thực-hiện : góp vốn, đồng tác và chung hưởng.

Page 94: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 94

Porter chỉ trích cách hoạt-động của các doanh nghiệp. Theo ông họ chỉ chú tâm vào lợi nhuận và động cơ thực hiện của họ chỉ nằm trong những suy nghĩ ngắn hạn. Doanh nghiệp tự cảm thấy mình là một thực thể độc lập, các vấn đề xã hội hoặc cộng đồng đều nằm ngoài phạm vi của họ. Do đặt trọng tâm vào việc tạo giá-trị-kinh-tế một chiều trong nhiều thập-kỷ qua, doanh nghiệp mất đi sự quan tâm cho những vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế là những hậu quả của chính sách cơ quan. Ông ta cho rằng các doanh nghiệp có một thái độ luôn sáng tạo, là những cơ quan tiên phong lý tưởng nhất để khơi-khích những đổi mới và là những nguồn khả năng đáp ứng nhu cầu gia tăng của con người, nâng cao hiệu quả, tạo việc làm và làm gia tăng sự phồn thịnh. Và những doanh nghiệp hành xử theo đúng nghĩa của nó là những cơ thể với trang bị tốt nhất để giải quyết những vấn đề khổng lồ mà chúng ta đang đương đầu.

Mấy thập niên gần đây, dần dà các doanh nghiệp đã ý thức được rằng họ không thể hoàn toàn hoạt động đơn lẻ được. Một phần do sức ép của thế giới bên ngoài, một phần do sự thay đổi tâm lý, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đích sang phương cách lâu bền. Họ lập lên những chính sách trách nhiệm xã hội, nỗ lực để giảm thiểu tác động của những hoạt động của họ đối với môi sinh và hàng năm báo cáo tiến bộ của mình trong lĩnh vực phát triển lâu bền một cách đàng hoàng. Tuy nhiên, Porter cho rằng, trách nhiệm xã hội không phải là giải pháp, bởi vì nó không là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nó chỉ liên quan đến những hiện tượng cận biên. Cho nên theo ông, con đường của trách nhiệm xã hội không được hữu hiệu mà là con đường tạo ra giá trị chia sẻ. Khái niệm này có thể được định nghĩa là các chính sách và các hoạt động nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong khi các điều kiện kinh tế và xã hội của các cộng đồng trong những hoạt động được đáp ứng. Khả năng cạnh tranh ở đây có thể được hiểu là khả năng sáng tạo hay hoặc khả năng sản xuất; khả năng làm giá trị gia tăng.

Page 95: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

95 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Làm sao để tạo được giá trị chia sẻ? Cũng vẫn theo Porter có ba điều cần phải được khai triển thực hiện:

1) Phù-hợp sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùngCuộc sống có rất nhiều nhu cầu: từ nhà ở tốt đến an ninh cùng y tế tốt, ,một môi trường lành mạnh đến sự bảo đảm tài chính. Rất nhiều doanh nghiệp trên con đường của mình đã đánh mất sự quan tâm chính yếu: sản phẩm của mình có tốt và đáp ứng đúng như cầu của người tiêu dùng không?

2) Tư duy theo định hướng dây chuyềnQuá trình sáng tạo đưa đến giá trị gia tăng của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn về các vấn đề xã hội khác nhau như: việc làm, vật giá leo thang, khan hiếm tài nguyên, thiếu nước, vân vân. Nếu đem toàn bộ dây chuyền của quá trình sản xuất soi rọi, phân tích kỹ lưỡng, các do-anh nghiệp trong đó sẽ có thể hợp tác để giảm (lãng) phí. Từ đó sức cạnh tranh lại được gia tăng trong khi họ cũng có một tác động tích cực xã hội.

3) Khuyến khích phát triển các cộng đồng địa phươngKhông có một doanh ngiệp nào là tự trị tự chủ. Sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào đều cũng phụ thuộc vào hỗ trợ của các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng xung quanh. Porter cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp nên chăm sóc vẹn toàn cho những các cấu trúc hỗ trợ trong cộng đồng mà họ hoạt động.

Theo Porter giá trị chia sẻ là chìa khóa cho một làn sóng mới của sự đổi mới và tăng trưởng đưa đến hơi thở mới cho thế giới đang bị ngột ngạt.

Page 96: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 96

4.2. Giá trị chia sẻ của Thơ (Tân hình thức) (Việt)

Lại trở về với thơ Tân hình thức Việt, chúng ta thấy quá trình sáng tạo-truyền đạt-tiếp nhận-phản ánh có nhiều những điều ở từng bộ phận tương tác và chi phối lẫn nhau. Từ truyền đạt đến nội dung, kỹ thuật của thể thơ đến cảm thức, sáng tác và tiếp nhận, như chúng tôi vừa đưa ra ở những phần trên. Có thể nói rằng một trong những đặc tính của Tân hình thức Việt có tiềm năng và tác động lớn là: Sự kết nối.

Nhìn quanh thế giới chúng ta đang sống và từ ý-niệm trên, chúng tôi đề xuất Giá Trị Chia Sẻ Của thơ Tân hình thức (Việt).

Làm sao để tạo được giá trị chia sẻ của thơ Tân hình thức (Việt)? Theo chúng tôi có vài điều cần phải được khai triển thực hiện:

1) Phù-hợp-hóa sáng tạo theo xu hướng toàn cầuVận động đồng-sáng-tác “xuyên quốc gia” “đa văn hóa” “đa tôn giáo”. Dùng Anh ngữ làm ngôn-ngữ-trung-gian trong việc chuyển-dịch/-ngữ và dùng kỹ thuật ô chữ /kỹ thuật xâu chuỗi [15] để kết nối những bài thơ của từng tác giả tham gia trong nhóm đồng-sáng-tạo.

Về mặt nội dung, có thể dùng một chủ đề để làm sợi chỉ của các câu chuyện đời thường ở các hoàn cảnh khác nhau để tạo thành một toàn cảnh của câu chuyện toàn cầu. Mỗi cá thể, mỗi tầng lớp, mỗi đoàn thể, từng bộ mặt của cuộc sống đều có chủ đề hấp dẫn và phù hợp. Chúng ta lo gì về cái đa dạng và phong phú của nội dung?

2) Tư duy theo xu hướng xâu chuỗiNhững vai trò trong suốt quá trình sáng tạo-truyền đạt-tiếp nhận-phản ánh, tác giả thuyết-lý/tác giả thơ-

Page 97: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

97 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

diễn đàn/truyền thông-độc giả-giới phân tích/phê bình, cần lắng nghe nhau để nghe thấy nhau và tương tác và tương trợ cho nhau. Tổ chức những buổi thảo luận, thuyết trình, giao lưu, hội thảo vân vân - thành lập những trang nhà, diễn đàn, chuyên mục vân vân – để mọi bên liên quan ngồi lại với nhau để cảm-/thông-tin với nhau: truyền đạt + tiếp nhận.

3) Khuyến khích phát triển các sinh hoạt văn hóa văn học Liên kết những sinh hoạt văn hóa văn học càng nhiều càng tốt với nhau thành một mạng lưới (toàn cầu). Giới thiệu và phố biến rộng rãi những tác phẩm, văn học, văn hoá của nhau, cho nhau. Trợ giúp nhau trong việc văn-bản-/tài-liệu-hóa (in, ấn, xuất bản, lưu trữ vân vân). Đào tạo những thế hệ tiếp nối ở mọi khía cạnh văn học văn hóa (sáng tác, lý luận, phân tách, phê bình vân vân). Tổ chức cùng tham gia những buổi giao-lưu-văn hóa của các tổ chức, hội đoàn, chuyên đề, các quốc gia, sắc dân hoặc tôn giáo. Cùng góp, đồng tác và chung hưởng giá trị chia sẻ của thơ Tân hình thức (Việt), có nên không? Tại sao không? Vì nỗi lo sợ ư?

Chúng ta thường sợ những cái gì nằm bên ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Mà sự hiểu biết có hai bề mặt của nóMột là chúng ta hiểu thấu một sự việcHai là chúng ta biết tìm thấy những thông tin về sự viếc ấyTrong thời đại kỹ nghệ thông tin phát triển huy hoàng Gú-gồ từ bao giờ đã hiển nhiên trở thành một động từThì hiểu biết đã lấn bits giành bytes với nỗi sợChúng ta đã được quyền hy vọngVà hy vọng làm cho sống

Page 98: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 98

Trong một cuộc-sống mà mạng-sống con người nối liền với mạng-lưới thông tin, thì triển vọng nằm ở trong sự tác động của mạng-lưới-mạng-sống. Trong một thế giới phân mảnh thì sự nối kết liên đới rất cần cho sự cân bằng của cuộc sống. Thời đại mà tất cả mọi kỹ thuật ngành nghề đã được nâng đến tầm xuất sắc, thì sự khác biệt/sức cạnh tranh không nằm ở nhãn hiệu của sản phẩm mà là ở chính sản phẩm với những chức năng, sự ứng dụng và tác động của nó với người tiêu dùng. Văn học cũng thế, tác phẩm vượt trên tác giả và giá trị tác phẩm là sự chia sẻ trong suốt quá trình của nó của các bên liên quan.

Dù gì thì giá trị thì vẫn luôn là tương đối mà tương đối nghĩa là giá trị của thời điểm và thời gian thì có biết bao là thời điểm vẫn cứ chuyển động. Xin mượn lời của ông sư tổ của thuyết tương đối để đặt dấu chấm mở:

“Cuộc sống giống như đi xe đạp. Để giữ thăng bằng, bạn phải tiếp tục chuyển động[VI](Abert Einstein)

Ghi Chú[1]: Vladimir Propp (17/04/1895 – 22/08/1970) tốt nghiệp đại học St Petersburg (1913-1918) chuyên ngành ngữ văn Nga và Đức. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tiếng Nga và tiếng Đức tại một trường trung học và sau đó trở thành một giáo viên trường đại học của Đức.[1a]: Theory and History of Folklore (bản Anh ngữ tháng 9 năm 1984 của Ariadna Y. Martin, Richard P. Martin; phần dẫn nhập, giới thiệu cùng ghi chú do Anatoly Liberman; NXB University of Minnesota Press tháng 9, năm, 1984).2]: George P. Lakoff (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1941) là một nhà học giả ngôn-ngữ-nhận-thức (cognitive linguist) người Mỹ, nổi tiếng với luận án của ông rằng cuộc sống của các cá nhân bị ảnh hưởng đáng kể bởi những phép ẩn dụ trung tâm họ sử dụng để giải thích hiện tượng phức tạp.[2a]: Adverbs and the Concept of Deep Structure, George P. Lakoff,

Page 99: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

99 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Foundations of Language. Vol. 4, No. 1 (Feb., 1968), pp. 4–29; Meta-phors We Live By, George P. Lakoff , University of Chicago Press (1980); Metaphors We Live By thêm phần lời bạt, George P. Lakoff với Mark Johnson, University of Chicago Press. (2003).[3]: chuyển đổi thế kỷ, Tạp Chí Thơ số 18, tr. 105-135, mùa đông 1999- mùa xuân 2000. Trang mạng: http://www.thotanhinhthuc.org/Tap%20Chi%20Tho%20Toan%20tap/TCTho_18[1].pdf[4]: Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Khế Iêm, NXB Văn học (2011); Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận Khác, Khế Iêm, NXB Văn Mới (2003); Bước Ra - Stepping Out (tiểu Luận song ngữ), NXB Tan Hinh Thuc Publishing Club (2013).[4a]: Khế Iêm:sinh tại Lê xá, Vụ Bản, Nam Định, Bắc Việt Nam, năm 1946 (giấy khai sinh ghi năm 1947). Ông sáng lập và chủ biên Tạp Chí Thơ (1994-2004), chủ biên tạp chí online Câu lạc bộ Thơ Tân hình thức: www.thotanhinhthuc.org từ năm 2004. Những bài thơ dịch của ông xuất hiện trên Xconnect (bộ III, số II), Literary Review (số Mùa Đông 2000) và The Writers Post. Tiểu luận của ông xuất hiện trên The Writers Post. Tác phẩm xuất bản Hột Huyết, kịch; 1972, Thanh Xuân, thơ, 1992; Dấu Quê, thơ, 1996; Thời của Quá khứ, truyện, 1996; Tân Hình Thức, Tứ Khúc Và Những Tiểu Luận Khác, tiểu luận, 2003.Nguồn: http://www.thotanhinhthuc.org/tieu_su/ts_kheiem.html.[5]: Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác. [5a]: Chứng Vĩ Cuồng:Hiện Tượng Và Căn Nguyên, Cao-Xuân-Hạo, TP. Hồ Chí Minh (tháng 4 năm 2000). Nguồn: http://vannghe.free.fr/caoxuanhao/chung-vi-cuong.html.[6]: Tân hình thứcVà Câu Chuyện Kể, Khế Iêm, Tạp Chí Thơ số 18, tr. 105-107, mùa đông 1999- mùa xuân 2000. Trang mạng: http://www.thotan-hinhthuc.org/Tap%20Chi%20Tho%20Toan%20tap/TCTho_18[1].pdf[7]: Câu Chuyên Không Vần Kể Lại, Khế Iêm (tháng 8 năm 2007), Câu Lạc Bộ Tân Hình Thức; http://www.thotanhinhthuc.org/tieu_luan/tl_ki_cauchuyenkhongvan.html; [8]: Thơ Kể (Poetry Narrates), tuyển tập song ngữ nhiều tác giả, nhà xuất bản Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2009 và Nhà xuất bản Lao Động, 2009,

Page 100: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 100

[9]: Đặng Tiến, sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, là một nhà phê bình văn học có uy tín với những tác phẩm phê bình về thơ sắc bén.[9a]: Tân Hình Thức, nhịp đập của thời đại, Đặng Tiến, http://www.ta-lawas.org/talaDB/showFile.php?res=7198&rb=0101; bài viết song ngữ Anh-Việt, http://thotanhinhthuc.org/Thokhongvan/Introduction.html.[10]: Vào những năm 2002-2006 một công ty điện thoại của Hàn-Quốc dùng khẩu hiệu "Nhẹ nhàng lướt êm" để quảng cáo cho một kiểu dáng trượt slide- up của điện thoại di động tại Việt-Nam.[11]: AI... DỪA TƯƠI... HÔN(!?), thơ THT, Biển Bắc (tháng 7, năm 2008), lần đầu tiên đăng trên trang mạng http://thotanhinhthuc.org/sin-gleBaitho/bt_bb_aiduatuoi.html.[12]: Philip Cortelyou Johnson (1906 - 2005) là một kiến trúc sư người Mỹ và là nhà phê bình kiến trúc. Ông cùng với Henry-Russell Hitchcock được coi là một trong những người sáng lập của phong cách quốc tế . Ông cũng được xem là người sáng lập của kiến trúc hậu hiện đại và giải cấu trúc đoạt giải Pritzker đầu tiên năm 1979.[13]: Phong Cách Tân Chiết Trung, Bước Ra - Stepping Out (tr. 42 59), Tiểu Luận song ngữ Khế Iêm, Nhà xuất bản Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2013; [14]: Michael Eugene Porter (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1947) là giáo sư của đại học Harvard, Hoa Kỳ; nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều quốc gia. Năm 2009 và 2010, ông chủ trì thực hiện “Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010”[14a]: Creating Shared Value (CSV) là một khái niệm kinh doanh được giới thiệu đầu tiên ở tờ Harvard Business Review trong bài viết “Strat-egy & Society: The Link between Competitive Advantage and Corporate Social Responsibility”. Khái niệm CSV đã được mở rộng hơn nữa trong tháng giêng năm 2011 trong bài viết tiếp của Micheal Porter "Creating Shared Value: Redefining Capitalism and the Role of the Corporation in Society".[15]: Truyện “Thơ Tân Hình Thức”, tiểu luận, Khế Iêm, Câu Lạc Bộ Tân Hình Thức; http://www.thotanhinhthuc.org/Truyen%20Tho%20THT/xct_ki_truyenthotht.html. [I]: “The purpose of art is not displaying the appearance of things, but the inner ... that is the true reality”[II]: “A belief that is shared by all people rooted in reality”

Page 101: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

101 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

[III]: “The greatest inventor: the coincidence”[IV]: “Coincidence is logical”[V]: “Creativity is just connecting things. When you ask creative people how they did something, they feel a little guilty because they didn’t re-ally do it, they just saw something. It seemed obvious to them after a while”[VI]: “Life is like riding a bicycle. To keep your balance, you must keep moving.”

Page 102: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 102

MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆTĐƯỢC CHO LÀ HAY?

__________________________________

Văn Giá

Tôi bắt đầu nhan đề bài viết bằng một câu hỏi có vẻ như khá liều lĩnh? Nó sẽ lập tức dẫn đến một phản biện ngay sau

đó: “Hay” là một cách nói định tính, không tường minh được, anh cho là hay, tôi cho là không hay, thậm chí là dở thì thế nào? Thế nên, trong bài viết này, tôi chỉ dám đưa ra cái nhìn của riêng tôi mà thôi. Nếu ý kiến của tôi được số đông bạn nghề/bạn đọc chấp nhận, nghĩa là nó có sức thuyết phục ít nhiều; và ngược lại. Nhưng trên hết, tôi muốn coi đây là một chia sẻ cùng những ai quan tâm đến thơ Tân hình thức Việt.

1. Tôi nghĩ, cho đến thời điểm này, phong trào thơ Tân hình thức Việt đã xong giai đoạn lập thuyết, và đã bước hẳn sang giai đoạn thành tựu. Tại sao lại nói như vậy? Xin thưa, bằng nỗ lực của Khế Iêm và những người đồng chí hướng, bạn đọc đã được chứng kiến hàng loạt các tiểu luận và thực hành thơ (được in ấn hoặc lưu hành trên các trang mạng) trong suốt từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, tức là đã hơn 20 năm có lẻ 1. Cho đến nay, nếu ai hỏi thơ Tân hình thức là thế nào thì câu trả lời đã dễ dàng. Trong một bài viết của tôi 2 cách đây hơn năm khi nhận định về tập tiểu luận của nhà thơ Khế Iêm, tôi cũng đã tóm lược 5 đặc điểm quan trọng nhất của thơ Tân hình thức. Tôi nghĩ, những tiểu luận mang tính khoa học và hệ thống của

Page 103: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

103 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Khế Iêm và khá nhiều các bài viết của các tác giả trong/ ngoài nước như thế đã đủ tư cách lập thuyết cho loại hình thơ này. Tôi dùng khái niệm “loại hình” với một hàm nghĩa: trước và cùng với thơ Tân hình thức là mô những hình thơ khác, riêng Tân hình thức tự đứng độc lập như một mô hình khác.

2. Khi đánh giá về một phong trào thơ, thường phải chú ý đến hai phương diện: lập thuyết và thực hành. Phương diện lập thuyết rất quan trọng, nó cho phép phong trào diễn ra một cách có bài bản, mang tính học thuật, tính trí thức, tính tự giác. Một phong trào như vậy phải có tư tưởng – tư tưởng nghệ thuật, được tư tưởng dẫn dắt và chỉ đạo. Công cuộc lập thuyết thơ Tân hình thức Việt này trước hết thuộc về nhà thơ Khế Iêm. Ngoài tư cách là một nhà thơ, tôi muốn dùng một danh xưng nữa để nói về con người này: Nhà lý luận thơ Tân hình thức Khế Iêm.

Tuy nhiên điều tôi muốn nói ở đây là: trong mọi lĩnh vực, lý thuyết nếu không có thực hành, không có sản phẩm thực chứng thì dễ đổ bể; nhưng riêng trong lĩnh vực nghệ thuật có khác một chút: sản phẩm được làm ra lại không thể mang tính đại trà, mà nhất thiết phải có những tác phẩm thực sự có giá trị, tác phẩm đỉnh cao. Nếu sản phẩm trong nghệ thuật ở mức làng nhàng, sẽ không thể bảo hiểm cho lý thuyết được. Cho nên, nhiệm vụ của phong trào thơ Tân hình thức Việt là phải có những tác phẩm hay, đỉnh cao, xứng đáng. Nếu không có được những tác phẩm xứng đáng minh chứng cho lý thuyết của mình, sẽ xảy ra hai khả năng: hoặc lý thuyết thiếu tính khả thi, hoặc người sáng tác chưa đủ tài năng để thẩm thấu và chuyển hóa lý thuyết thành các sáng tạo cụ thể.

3. Trên một tinh thần như vậy, nhìn vào các tác phẩm thơ của Tân hình thức, cần chỉ xem đã có những bài thơ hay chưa, và số lượng ấy đủ để khẳng định phong trào đã trụ vững chưa?

Page 104: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 104

Cũng xin nói thêm, ngày nay sự ra đời của một phong trào nghệ thuật nào đó không còn cảnh đối lập và loại trừ những thành tựu nghệ thuật khác trước nó và cùng với nó. Đó là câu chuyện trước kia. Thí dụ, Thơ mới 1932-1945 khi ra đời phủ định quyết liệt thơ trung đại để chiến thắng. Nhà thơ Trần Dần ngay từ những năm chống Pháp (1946-1954) đã đòi “chôn tiền chiến”. Tinh thần này được ông và những người bạn thơ cùng chí hướng cách tân như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Cung, Đặng Đình Hưng (sau này là Dương Tường, Hoàng Hưng) thực hành quyết liệt từ những năm 60 của thế kỷ 20 trở đi. Nhóm Sáng tạo 3 của Sài Gòn cùng quãng thời gian những năm 60 đó cũng lại quyết liệt phủ định Thơ mới để cách tân và khẳng định… Ngày hôm nay, tinh thần của chủ nghĩa Hậu hiện đại – một trào lưu tư tưởng, văn hóa và nghệ thuật – đã trở nên rộng khắp các châu lục ở cả cấp độ lý thuyết, cấp độ cảm quan và cấp độ thành tựu. Một trong những tinh thần cơ bản nhất của hậu hiện đại là: những CÁI KHÁC được quyền chung sống thân ái và bình đẳng bên cạnh nhau, không phủ định nhau và cùng đối thoại. Cho nên, phong trào thơ Tân hình thức ra đời trên một tinh thần dân chủ nghệ thuật như vậy, và cũng thực hành theo tinh thần đó. Ai chia sẻ được sẽ rất cảm kích, ai không chia sẻ được cũng không sao, cũng vẫn cần được tôn trọng – đơn giản là họ có những mối quan tâm và sở thích khác.

Trở lại với câu hỏi về việc đã có những bài thơ Tân hình thức được công nhận là hay? Tôi xin thưa, thực sự đã có một số lượng bài đủ để khẳng định phong trào thơ Tân hình thức đã có mặt ở xứ sở này và tham gia vào khung cảnh thơ ca chung của dân tộc.

Tôi thấy có một Khế Iêm với những bài thơ Con mèo đen, Bậc thang, Chiếc ghế mang tinh thần triết luận về một thế giới hư vô thật sâu lắng và ấn tượng. Thơ của Khế Iêm thường là khởi lên từ câu chuyện của/về một sự/con vật, một con người; ngay

Page 105: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

105 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

sau đó câu chuyện được đẩy về phía hư vô, như một trạng thái hoang mang, hỗn loạn, mất phương hướng, có khi gần với ảo giác. Trong những trường hợp ấy, con người trở nên tội nghiệp, thậm chí vô nghĩa. Phải chăng đó là những mảnh mầu khác nhau của một bi kịch tinh thần mà con người của thời hiện đại lâm vào…

Tôi thật thích thú với vẻ đẹp của tiết tấu ngôn từ trong bài thơ Cảm giác sóng của Nguyễn Thị Khánh Minh. Bài thơ này không hướng tới một ý nghĩa rõ ràng. Nó chỉ đẹp trong âm điệu, trong tiết tấu của những âm thanh. Nó đặc biệt thành công khi nắm bắt và biểu đạt thật rõ rệt cái cảm giác trườn vỗ trồi sụt của con sóng, không phải con sóng thực tại mà là con sóng trong tâm tưởng. Hãy nhắm mắt lại nghe bài thơ vang lên từng âm thanh để cảm nhận hết vẻ đẹp sâu lắng dịu dàng của toàn bài. Bài thơ này tiêu biểu cho một luận điểm rất quan trọng thuộc về bản chất của thơ: không có nhịp điệu sẽ không thành thơ. Điều thú vị ở bài thơ là nhà thơ đã tạo ra một nhịp điệu của một loại thơ vắt dòng, ngôn ngữ đời thường, đem lại cho bài thơ một hình thể rất đỗi tự nhiên. Có thể bắt gặp một số vẻ đẹp khác nữa cũng thuộc về nhịp điệu thơ như bài Me của Thiền Đăng, Tức cảnh của Khế Iêm. Với bài Me chẳng hạn, nhà thơ cũng tạo ra được một âm hưởng vang động không gian nhờ cái tiếng kêu của me ngày xưa trước số phận của một người cha đã khuất. Tiếng kêu được điệp lại liên tục trong không gian cánh đồng, núi đồi, sóng biển lạnh lẽo và cô độc, từ một quá khứ dội lại miên man, không dứt. Bài thơ phả vào người đọc một sự ớn lạnh, xa xót. Những bài thơ như thế đã chạm được vào chỗ sâu nhất của tình người.

Nhìn vào các sáng tạo thơ Tân hình thức, xét theo tính chất cảm hứng thơ, có thể tạm chia ra làm hai loại: thơ nghiêng về cảm xúc, và thơ nghiêng về triết luận.

Page 106: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 106

Loại thơ thứ nhất, mục đích của nó chủ yếu để giãi bày cảm xúc, tâm tình của chủ thể trữ tình. Cho nên, loại thơ này đặc biệt chú ý đến nhịp điệu của toàn bài bằng cách lặp lại ngôn từ (với các cấp độ: từ, ngữ) và hình ảnh. Nhờ nhịp điệu, bài thơ có khả năng thúc vào trái tim của người đọc ngay lập tức. Những bài thơ như Cảm giác sóng, Me, Tức cảnh vừa nhắc tới trên kia là những trường hợp tiêu biểu. Có thể kể đến một bài thơ nữa cũng nằm trong từ trường cảm xúc này: Vài món bị đổ đi (Bỉm). Thoạt đọc, bài thơ mang một hình thức câu chuyện, kể lại việc chuẩn bị bữa ăn sáng của đôi nam nữ (vợ chồng/tình nhân?...). Đọc kỹ hóa ra tính tự sự chỉ là hình thức bên ngoài, mà ẩn sâu bên trong là một hạt nhân trữ tình rất rõ, đánh động lên nhiều cảm xúc: tình yêu, sự chăm sóc dịu dàng, nỗi oan uổng, hờn dỗi, sự vô tình … Bài thơ này khá giản dị mà chứa nhiều sức gợi.

Loại thơ thứ hai, thơ triết luận. Các nhà thơ thường bắt đầu từ một quan sát, sau đó bật lên một ý tưởng, một nhận thức, một đối thoại nào đó về thế giới. Thơ Khế Iêm phần lớn đi theo dạng thức này. Thơ anh mạnh về những ý nghĩa xoay vần, day trở với nhiều góc nhìn khác nhau về sự sống. Kết thúc thường không đưa ra một thức nhận có ý nghĩa quyết định luận nào, mà thường là những câu hỏi treo đấy, bỏ ngỏ, có ý nghĩa kêu gọi người đọc tham dự vào quá trình suy tưởng đó. Cùng hướng với dạng thơ này là bài thơ Vệt mực và tờ giấy của Nguyễn Tất Độ. Bài thơ đưa ra hai tình huống: 1, tờ giấy trắng có vệt mực đen; 2, tờ giấy đen có vệt mực đen. Và các suy luận phong phú hiện lên, hướng về hai tình huống này. Nhờ vậy, bài thơ có được phong vị của một sự thông minh, thuộc về trí năng, đem lại những khai mở thú vị cho người đọc.

4. Như vậy, nếu căn cứ vào 4 đặc điểm thuộc về thi pháp của thơ Tân hình thức (vắt dòng, kỹ thuật lập lại, tính truyện, ngôn ngữ đời thường), thì mỗi bài thơ sẽ có những vận dụng và phối hợp

Page 107: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

107 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

các đặc điểm này không giống nhau, với những tỉ lệ khác nhau. Thêm nữa, các bài thơ, nhìn bề ngoài vẫn mang diện mạo của các thể thơ truyền thống (4/5/6/7/8/6-8 chữ…), nhưng cấu trúc mỗi dòng/câu thơ, mỗi câu ngữ pháp biến hóa khôn lường, theo đó nhịp điệu cũng biến hóa cùng. Đó chính là những điều kiện nhằm tạo nên sự đa dạng cho mọi tìm kiếm và thể nghiệm.

Một bài thơ Tân hình thức hay, ngoài việc đảm bảo 4 đặc điểm thuộc về thi pháp trên kia, nó vẫn cứ dựa trên những phẩm tính căn bản của thơ đã được xác lập từ xưa tới nay: sự sâu sắc của ý/nghĩa, chiều sâu của cảm xúc, tính độc đáo trong biểu đạt, và dư vị toàn bài. Vâng, đó chính là vẻ đẹp của thơ ca muôn thuở. Thơ Việt như một dòng sông lớn mà thơ Tân hình thức đang là một chi lưu trong rất nhiều chi lưu cùng góp vào và cộng hưởng.

Tôi có thể kể được thêm những bài thơ Tân hình thức thú vị nữa. Nhưng chỉ với một số bài thơ được nhắc đến trên kia 4 đã tạo cho người đọc một niềm tin rằng đời sống thơ đương đại tiếng Việt đã ghi danh một loại hình thơ mang tên Tân hình thức. Mặc lòng thích/ không thích, thơ Tân hình thức vẫn cứ tồn tại và ngày càng khẳng định sự có mặt chính đáng của mình. Ai quay lưng với Tân hình thức sẽ tự làm nghèo đi quyền được tiếp nhận và thụ hưởng đa dạng mà mỗi người đều có cơ hội ngang bằng.

Cuối thu Hà Nội đã/vào heo may em tháng/Mười nỗi niềm dâng phố/ 2013 cúc/ hoa...VG

Page 108: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 108

Chú thích(1) Năm 2000, nhà thơ Khế Iêm đã viết bài “Thơ Tân hình thức–nhắc lại–10 năm”, in trong Vũ điệu không vần – tứ khúc và những tiểu luận khác, NXB Văn học, 2011. Nhìn lại, hiện đã có một số công trình về thơ Tân hình thứcViệt đã được công bố (trong tầm bao quát chắc chắn chưa đầy đủ của tôi):– Nhiều tác giả, Poetry narrates/Thơ kể (Tuyển tập thơ Tân hình thức-ấn bản song ngữ), NXB Lao động, 2010– Khế Iêm, Vũ điệu không vần–Tứ khúc và những tiểu luận khác, NXB Văn học, 2011– Khế Iêm, Tân hình thức–Tứ khúc và những tiểu luận khác, NXB Văn mới, 2013– Tạp chí Sông Hương, chuyên đề về thơ Tân hình thức, tháng 6/2012– Báo Nghệ thuật mới, Số 9-tháng 9/2012(2) Bài “Về một nỗ lực làm mới thơ Việt” (Đọc Vũ điệu không vần–Tứ khúc và những tiểu luận khác, NXB văn học, 2011)”, in trên tờ Nghệ thuật mới, Số 9-tháng 9/2012, sau in trong – (Chân dung–tiểu luận, phê bình), NXB Hội nhà văn, 2013.(3) Vào quảng năm 1958-1961, nhóm cách tân thơ được thành lập xung quanh tạp chí mang tên Sáng tạo, bao gồm những tên tuổi như Mai Thảo, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Doãn Quốc Sỹ, Thần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thuỳ Yên, Thanh Tâm Tuyền. Tinh thần của họ là phủ nhận văn nghệ tiền chiến, trong đó có Thơ mới.(4) Xin kèm theo 5 bài thơ tôi cho là hay được lấy làm dẫn liệu cho bài viết này (tôi không nói 5 bài này là hay nhất). Với ý đồ để cho dẫn liệu được tập trung, nên tôi chỉ chọn có vậy (các bài thơ này được dẫn từ cuốn Poetry narrates/Thơ kể – Tuyển tập thơ Tân hình thức–ấn bản song ngữ, Sđd).

Page 109: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

109 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Khế IêmCON MÈO ĐEN

Con mèo đen có linh hồn và chiếc xương sườn của tôi, mỗi buổi sáng thức dậy không bao giờ rửa mặt, mỗi buổi sáng thức dậy không bao giờ đánh răng;

con mèo đen có đôi mắt bằng đất sét, mở ra và nhắm lại, hay cứ mở ra và không bao giờ nhắm lại, trong lúc lên thang xuống thang, mang theo

linh hồn và chiếc xương sườn của tôi, mà quên rằng, tôi đã sống những ngày hôn ám biết bao, tự thuở nào và tại sao thì tôi đành chôn kín, trong

cái túi đựng đầy những đoạn chú thích, được lượm lặt từ rất nhiều mẩu chuyện, để cấu thành câu chuyện về con mèo đen, mang linh hồn và chiếc xương sườn

của tôi; dĩ nhiên, đó là con mèo đen có đôi mắt bằng đất sét, chứ không phải bất cứ đôi mắt nào khác;mù đặc, trong lúc lên thang xuống thang.

Page 110: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 110

Nguyễn Thị Khánh MinhCẢM GIÁC SÓNG

Trên điểm tựa dịu dàngtôi thấy mình bay lênvới đôi cánh mầu xanhbung mình cảm giác biếc

con sóng tôi dâng lêndào dạt hương biển xanhdâng lên dâng lên vànở hoa dâng lên dâng

lên và vỡ tràn dânglên dâng lên và xoá hết – sóng men bia sủibờ cát ngọt – dấu vết

tôi – thành tựu giấc mơ

Page 111: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

111 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Thiền ĐăngME

Me kêu bằng tiếng kêu xưa bên đồng gió lạnh. Me ơi me kêu bằng tiếng kêu xưa trên đồi núi lạnh. Tiếng kêu không còn nao nao

như xưa nhưng yêu thương còn vangâm xưa như me kêu ba bỏ cánh đồng xưa lên núi đồi xưa đi tìm đất lạ. Như me kêu

ba từ núi đồi xưa về đụn cát xưa nằm nghe sóng biển. Như đụn cát xưa vọng tiếng kêu xưa tiếng me kêu ba từ thủa ngày

xưa bên đồng gió lạnh.

Phú Diên 08.2008

Page 112: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 112

Nguyễn Tất ĐộVỆT MỰC & TỜ GIẤY

Tôi quệt một vệt đen lên tờ giấy trắng. Một vệt đen trên tờ giấy trắng.Tôi mang đi hỏi người. Có người nói:”Một vệt đen”. Có người nói: ”Một tờ giấy trắng”. Có thể vì không thấy một vệt đen, hay thấy tờ giấy trắng kia còn hữu dụng. Tôi thì nói: ”Một tờ giấy trắng có vệt đen”. Lại nữa, tôi

quệt một vệt đen lên tờ giấy đen.Tôi mang đi hỏi người. Ai cũng bảo:”Một tờ giấy đen”. Có thể vì không ai thấy vệt đen. Một vệt đen trên tờ giấy đen thì làm sao mà thấy! Duy chỉ mình tôi biết rõ, trên tờ giấy đen có vệt đen. Lại nữa, tôi …

Page 113: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

113 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

BỉmVÀI MÓN BỊ ĐỔ ĐI

em làm món trứng vàcanh bí anh chỉ nhớlờ mờ vậy khi sángnay em dậy rất sớm

vừa làm vừa ngắm anh ngủ anh nghĩ vậy anh cố căng mắt ra để khởi động một ngày mới

thấy em đang chăm chút làm và chăm chú ngắm anh ngủ thế mà chúng ta đã đổ đi món trứng

canh bí và vài món khác chỉ tại anh nói không muốn ăn gì khi anh cố căng mắt ra

để khởi động một ngày mới bên cạnh em và món trứng và canh bí và vài món khác em

chăm chú chăm chú ngắm anh khi anh ngủ lúc sáng nay.

Page 114: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 114

TẠI SAO TÂN HÌNH THỨC?________________________

Nguyễn Đức Tùng

Sự phân biệt giữa hình thức và nội dung, hay giữa phong cách và ý nghĩa, vốn có truyền thống lâu đời, chi phối hầu

hết cách cảm nhận và phê bình đối với thơ và văn học. Đối với nhiều người, nội dung chính là tư tưởng, thông tin, dự báo, thông điệp, còn hình thức là phương tiện dùng để truyền đi và trình bày nội dung ấy.

Thật ra phương cách mà chúng ta chọn cho việc biểu đạt ảnh hưởng đến nội dung. Tân hình thức là cố gắng mang cho hình thức một năng lượng mới.

Hình thức là nội dung: thành công và thất bại của Tân hình thức trước sau nằm ở điểm ấy.

Đó là cuộc vận động ngoạn mục, kỳ thú, ít thấy trong vòng mấy chục năm qua, và rõ ràng là ngoại biên, nếu xét từ điểm nhìn trung tâm của thơ tự do và chủ nghĩa phê bình mới.

Là ngoại biên, xét về tính chất chủ hình thức và phi chính trị của nó. Phi chính trị tất nhiên là một lợi thế và cũng là cái bẫy của thơ Tân hình thức. Cái bẫy của khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật” kiểu mới, làm cho Tân hình thức trở thành một phòng thí nghiệm thơ ca.

Page 115: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

115 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Tôi lấy làm ngạc nhiên là cho đến nay ở Hoa Kỳ, nơi khai sinh phong trào Tân hình thức với các nhà thơ tài năng hàng đầu như Julia Alvarez, Dana Gioia, Frederick Turner, Elizabeth Alexan-der, Marilyn Hacker, Molly Peacock, Frederick Feirstein, Mary Jo Salter, THT vẫn chưa có nhiều độc giả. Gần đây tôi cũng không đọc được nhiều bài nghiên cứu thể loại hay phê bình thơ cụ thể trên báo chí Anh ngữ. Sau tập Những Thiên Thần Nổi Loạn, Rebel Angels, gồm 25 nhà thơ, 75 bài, năm 1996, biên soạn bởi Mark Jarman và David Mason – mà lời mở đầu của họ vừa được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả cẩn trọng Nguyễn Tiến Văn – sau mười bảy năm, hình như vẫn là một trong vài thi tuyển tiếng Anh hiếm hoi.

Nếu chưa tính hai tập song ngữ Việt Anh Thơ Không Vần và Thơ Kể do nhà thơ Khế Iêm thực hiện một cách lộng lẫy.

Lẽ ra Tân hình thức phải gây được nhiều tiếng vang nhiều hơn thế nữa. Sinh ra một thể loại văn chương mới là bước ngoặt lớn trong đời sống nhân loại, đâu phải chuyện đùa chơi, phải không?

Tôi cũng ngạc nhiên hơn là nó lại được đón nhận ở trong nước một cách vui vẻ, rực rỡ, đầy thiện chí, đầy sáng tạo khi được giới thiệu bởi nhà thơ Khế Iêm và nhiều nhà thơ khác những năm gần đây, như chúng ta có thể tìm thấy những thí dụ trên diễn đàn Sông Hương.

Nhưng tôi không bị bất ngờ lắm khi thấy các bài thơ Tân hình thức tiếng Việt, trước đây ở hải ngoại xung quanh tạp chí Thơ của nhà thơ Khế Iêm và Đỗ Kh. hoặc hiện nay trong nước trên tạp chí Sông Hương với Hồ Đăng Thanh Ngọc, một người cũng làm thơ Tân hình thức, trong khi thu lượm được nhiều nhiệt tình của các nhà thơ thì người đọc và các nhà phê bình nhìn chung vẫn còn dè dặt, xa vắng. Nói cách khác, có vẻ như đến nay, Tân

Page 116: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 116

hình thức chưa được thành công đúng như mong muốn, về cả hai phương diện nghệ thuật và dư luận công chúng.

Nhân nói về dư luận, tôi muốn nêu nhận xét rằng cho đến nay người đọc thơ tiếng Việt vẫn còn nặng về khuynh hướng chủ tâm (intentionalism).

Thơ ca là sự kết hợp giữa nhạc điệu và ý nghĩa. Nhạc điệu của thơ Tân hình thức dựa một phần vào kỹ thuật vần điệu của thơ có vần cổ điển. Vần điệu là sự mong đợi, là các khuôn mẫu ở đó âm thanh được kiến tạo, nối kết. Vần có thể là vần cuối, vần lưng, vần chặt chẽ, vần lỏng lẻo, vần trực tiếp, vần gián cách. Trong một bài thơ chúng có thể xuất hiện ở nhiều điểm và có khi xuất hiện bất ngờ. Bất ngờ và kín đáo.

Thông thường các nhà thơ mới viết sử dụng vần cuối và “chặt chẽ”. Khi một số người dễ dãi muốn chuyển một câu văn xuôi thành văn vần họ cũng lập tức nghĩ đến vần cuối. Như thế việc sử dụng vần cuối và "vần chặt chẽ" hay xuất hiện trong các trường hợp sau đây:

– Các bài thơ cổ điển– Các bài thơ cho thiếu nhi– Các bài thơ hài hước– Sự vụng về

Ngạc nhiên là, Tân hình thức đã đảo lộn quan niệm ấy, và đưa vần vào thơ như một cuộc cách mạng hình thức, khơi dậy sự tươi trẻ cho các thể thơ có vần, mang lại cho chúng ý nghĩa hiện đại, mới, đôi lúc giễu cợt, có khi phá phách, nhưng nhiều sức sống.

Cần ghi nhận rằng, khác với điều tôi vừa trình bày, nhiều nhà thơ, nhà phê bình, và chính nhà thơ Khế Iêm vẫn coi nhẹ vần

Page 117: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

117 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

hoặc bỏ hẳn vần. Không những vậy họ còn gọi Tân hình thứclà thơ không vần. Như thế, theo quan điểm này, không vần là tính chất cốt lõi của Tân hình thức.

Tôi thử mạn phép nêu ra một số yếu tố căn bản làm nên sự thành công một bài thơ Tân hình thức, dĩ nhiên là theo quan niệm chủ quan của mình. Các yếu tố này thường có thể tìm thấy rải rác hơn là tập trung tất cả ở một bài thơ.

1. Giàu tính âm nhạc, có nhịp điệu riêng, mặc dù ngôn ngữ gần với văn xuôi. Dễ đọc, nhưng không dễ ngâm.2. Kỹ thuật lập lại.3. Kỹ thuật vắt dòng, bẻ gãy câu văn phạm. Sự vắt dòng phải được sử dụng như một nhu cầu nội tại của câu thơ, không phải như một thứ trang điểm, tùy tiện. 4. Có thể có vần hoặc không vần. Nhưng nên có vần, nhất là vần cuối.5. Câu chuyện và nghệ thuật kể chuyện.6. Có thể có tính kịch, về nội dung. Hoặc dòng chảy của thơ mãnh liệt, xét về ngôn ngữ. 7. Có tính đời thường.8. Có tính hài hước, hoặc tính đồng dao. 9. Nhưng vẫn mang tinh thần hiện đại, hậu hiện đại, đương thời.10. Khai thác được những đặc điểm thú vị của ngôn ngữ Việt mà các ngôn ngữ khác như tiếng Anh có thể không có, đặc biệt đối với sự vắt dòng.

Như thế trong mười tính chất mà tôi thử đề nghị, không có yếu tố nội dung và đề tài: bạn viết về chuyện gì cũng được, đứng ở lập trường nào cũng xong, những thứ ấy có thể quyết định giá trị của tác phẩm, tất nhiên, như đã nói, nhưng không quyết định việc chúng có thuộc về dòng thơ Tân hình thức hay không.

Page 118: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 118

Nhiều người sẽ còn nhắc đến các thành tựu đã có của Tân hình thức, trong đó các giải thưởng do nhà thơ Khế Iêm chủ trương. Riêng tôi chú ý đến nhóm các bài thơ Tân hình thức gần đây trên Tạp chí Sông Hương, tháng 8 năm 2013, và thử phân tích một bài trên căn bản mười yếu tố trên đây, như một ví dụ nóng. Các nhà thơ trên trang này gồm có: Nguyễn Hoạt - Huỳnh Lê Nhật Tấn – Thiền Đăng – Nguyễn Hoài Phương – Nguyễn Tất Độ – Trần Vũ Liên Tâm – Đoàn Minh Hải – Lý Đợi – Hà Duy Phương – Huy Hùng – Lê Hưng Tiến – Đài Sử. Nguyễn Tất Độ được giải thưởng Tân hình thức của nhà thơ Khế Iêm trước đây. Để công bằng, tôi chọn bài thơ đầu tiên.

Nguyễn HoạtTÌNH BUỒN

Ngày qua ngày đêm lạiqua đêm đồng hồ vôtư luôn điểm tiếng nhưngem không vô tư đỏ

mắt chờ anh và anhkhông tới và thư khôngtới và tình yêu khôngtới. Đồng hồ chết –

hết pin – và ngày lặngim và đêm lặng imvà tình lặng im chỉcó đôi mắt buồn nhỏ

lệ.

Nhịp điệu rộn ràng, tươi trẻ, các chữ xô vào nhau, kéo người đọc đi. Như hầu hết những bài thơ Tân hình thức tiếng Việt và

Page 119: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

119 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

một số bài thơ tiếng Anh trong tập Rebel Angels, bài thơ này không có vần. Bài thơ kể một câu chuyện, nhưng với một cốt truyện đơn giản, xuôi dòng thời gian, đơn điệu, không đảo lộn trật tự, không có tính kịch. Yếu tố nổi bật nhất trong các bài thơ Tân hình thức tiếng Việt trong mười năm qua vẫn là yếu tố vắt dòng. Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Hoạt không là ngoại lệ. Khi đọc câu thứ hai: qua đêm đồng hồ vô, tôi “mừng hết lớn”. Vì chữ vô trong tiếng Việt thường mang nghĩa của động từ chỉ sự đi vào (đi ra). Tôi dừng lại. Có một cái gì khác nữa, chờ đợi.

Đồng hồ bao giờ cũng gợi lên hình ảnh của các kim đồng hồ, tức sự chuyển động. Qua đêm cũng là chuyển động. Vì vậy qua đêm đồng hồ vô là một câu thơ tuyệt hay. Nó hứa hẹn một câu tiếp theo thú vị và sửng sốt. Nhưng câu thơ tiếp theo: tư luôn điểm tiếng nhưng, không thỏa mãn hết nhu cầu đó của tôi. Cả câu sau chưa phát triển xa hơn nữa cơ hội mà chữ vô đã đặt ra, mặc dù vô tư là chấp nhận được. Gần như một trò chơi tinh nghịch.

Sự bẻ gãy hai chữ vô tư không có nguyên nhân nội tại. Mặc dù nó vẫn tạo ra sự hiếu kỳ tức thời.

Khác với câu văn gập đôi sau đây:

Và một ngày kia tôi phải yêuCả chồng tôi nữa lúc đi theo(T.T.KH.)

Vượt qua kỹ thuật vắt dòng cổ điển, tạo ra một cái gì mới, là công việc quan trọng nhưng khó khăn đối với các nhà thơ hiện nay. Muốn thế các nhà thơ Tân hình thức chỉ có hai chọn lựa:

Page 120: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 120

1. Vắt dòng như Thơ Mới, hy vọng bằng họ hoặc hay hơn họ (lạy Trời!), và tập trung làm mới ở nơi khác.2. Chọn cách vắt dòng riêng của Tân hình thức.

Thế nào là cách riêng?

Xin mời bạn đọc lại:

Và một ngày kia tôi phải yêu

Có gì khác với:

Qua đêm đồng hồ vô?

Khác nhiều lắm.Câu thứ hai ngược ngạo hơn hay nghịch ngợm hơn, “ngang phè”.Đọc kỹ, ta thấy câu thứ nhất có nghĩa, còn câu thứ hai vô nghĩa, tức không trọn vẹn về nghĩa.

Như thế mặc dù cả hai câu đều chưa phải là câu văn phạm hoàn tất, câu thứ nhất vẫn có nghĩa hoàn tất hơn.

Nếu đọc thêm lần nữa, bạn phát hiện ra rằng chữ cuối của câu thứ nhất rơi vào sự ngắt nhịp tự nhiên, như xong một nhịp thở, còn câu thứ hai thì không: nó thực sự dang dở. Đó là sự dang dở có chủ ý, có xung lực (m.v).

Chúng ta có thể tìm được những ví dụ bất tận về điều này ở những bài khác, các tác giả Tân hình thức khác.

mắt chờ anh và anhkhông tới và thư khôngtới và tình yêu không

Page 121: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

121 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Cần chú ý rằng việc dùng liên từ và trong thơ, một khi thành thói quen (xấu), mau chóng trở thành sự dễ dãi, mặc dù việc lập lại hai chữ không vẫn là đặc trưng của THT.

Nhưng kết thúc:

có đôi mắt buồn nhỏ

lệ.

lại ghi một điểm son, dấu ấn riêng biệt của tác giả: thơ Tân hình thức vốn là xu hướng bình dân hóa, dân gian hóa, và cổ điển hóa trong không gian văn hóa đương đại, vì vậy ngầm chứa trong nó tính phá phách và tính hài hước.

Tức là sự thông minh thi tính mà người đọc thơ không có kinh nghiệm dễ bỏ qua.

Trở lại với vần. Trong tuyển tập Rebel Angels, với tổng số 75 bài, tôi đếm được 40 bài (hơn một nửa) là thơ có vần, mà vần cuối chặt chẽ hẳn hoi. Ví dụ nhà thơ mở đầu Elizabeth Alex-ander, người đọc thơ trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Barak Obama, có ba bài được chọn, thì hai bài là có vần, như:

Empty out your pockets nighttime, DaddyKeys and pennies, pocket watch, a favoredPhotograph of Ma, and orange-flavoredSucker-candies, in the dresser caddy

hoặc Frederick Turner, một nhà thơ quen thuộc với Việt Nam, có ba bài thì cũng có hai bài là thơ có vần:

Page 122: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 122

Above the baby powder cloudsThe sky is china blue.Soon, young and chattering, the crowdsOf stars come pushing through.

Hay bài thơ nổi tiếng nhiều người biết Cơn bão mùa hè của Dana Gioia:

We stood on the rented patioWhile the party went on inside.You knew the groom from college.I was a friend of the bride.

Đó là thể ballad mà các tác giả của Thơ Mới chúng ta đã vay mượn để sáng tạo nên thể thơ bảy chữ, tám chữ làm chấn động nền thơ Việt cách đây gần thế kỷ.

Kết hợp yếu tố thứ nhất (1) và thứ tư (4) trong mười yếu tố tôi đã nêu, có thể tin rằng đặc điểm quan trọng bậc nhất của Tân hình thức là nhạc điệu. Nhạc điệu mới.

Nếu không tìm được nhạc điệu mới, Tân hình thức chỉ còn là sự hoài niệm cũ kỹ đối với các thể thơ cổ điển.

Phong trào Tân hình thức ra đời trong bối cảnh phát triển của chủ nghĩa hiện đại và thơ tự do, khi thơ có vần gần như hoàn toàn bị bỏ rơi. Thơ và văn xuôi xích lại gần nhau đến mức không còn phân biệt được nữa. Khác với Thơ Mới trước đây, trong thơ Tân hình thức, tính du dương tạo bởi phép hiệp vần không làm tăng chất cảm động (sentimentality), trái lại, nó mang đến sự hài hước thâm hậu dịu dàng. Thơ Tân hình thức không phải là thơ trữ tình.

Page 123: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

123 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nếu thơ trữ tình là thơ của cái “tôi” thì trong thơ Tân hình thức cái “tôi” ấy trở nên mờ nhạt hơn và lẫn vào vai trò của người kể chuyện. Nhưng câu chuyện được kể lại thông thường là của chính người kể, người phát ngôn. Kỹ thuật vắt dòng tạo ra sự chuyển động dồn dập, sự xuống dòng tạo ra tính ngưng động, hồi hộp, chờ đợi (suspension), sự lập lại làm cho sự chuyển động ấy trở nên máy móc có chủ ý: cả ba đều làm cho vai trò của người đọc trở nên quan trọng hơn trong thơ Tân hình thức. Tất cả những yếu tố ấy làm cho cái tôi trở thành cái tôi số nhiều.

Lục bát dễ làm, khó hay. Thơ Tân hình thức vừa khó làm vừa khó hay. Nhưng đó cũng là điểm quyến rũ đối với nhiều nhà thơ.

Tương lai của thơ Tân hình thức ra sao? Như một phong trào, có lẽ nó sẽ có những chu kỳ, sinh ra, lớn lên, lụi tàn, rồi sinh ra trở lại. Nhưng như một phương pháp sáng tác, nó sẽ tồn tại lâu và đóng góp mãi cho thơ ca Việt Nam. Thêm nữa, có lý do để hy vọng rằng sự phát triển của Tân hình thức từ Hoa kỳ sang Việt Nam không chỉ là sự nối dài về địa lý, mà còn là bước đi xa hơn về nghệ thuật và những đóng góp trở lại đối với phong trào này.

Thanksgiving 2013,Nguyễn Đức Tùng

Page 124: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 124

TRÒ CHƠI TÂN HÌNH THỨC MỘT DIỄN GIẢI

__________________________

Luân Nguyễn

Thơ Tân hình thức (new formalism verse) là hiện tượng tuy không còn “hot”, nhưng vẫn tân kỳ. Bài này chỉ lẩy ra vài

ý (gọi là) như một liên hệ ngang về tính tư tưởng của thơ Tân hình thức.

1. Tân hình thức Việt – Trường phái thơ đầu thế kỷ XXI

Thơ Tân hình thức (new fomalism) là một trường phái thơ khởi phát ở Mỹ thập niên 80 thế kỷ trước. Tiếp thu trường phái thơ Mỹ này, trường phái thơ Tân hình thức Việt được thành lập bởi một nhóm nhà thơ Việt kiều với Tạp chí Thơ, thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo Đặng Tiến 1, số báo phát hành thơ Tân hình thức đầu tiên là “số 18, xuân 2000”. Sau, những nhà thơ Tân hình thức gồm cả những nhà thơ trong nước. Khế Iêm vừa là người thực hành thơ tích cực nhất, vừa là nhà lập ngôn cho Tân hình thức Việt cùng với hàng loạt ấn phẩm và sân chơi Thotanhinhthuc.org. Khế Iêm nêu ra mấy đặc trưng của thơ Tân hình thức: 1, Vắt dòng, 2, Lặp lại, 3, Tính truyện, 4, Ngôn ngữ đời thường (để đưa cuộc sống thông tục vào thơ). Nếu căn cứ vào 4 tiêu chí này, thơ Tân hình thức đã xuất hiện trước khi có Tạp chí Thơ rất lâu. Ngôn ngữ dung tục và lối kể đã có trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến (thơ trung đại) (kê khoai, phì phạch, sướng, cọc, lỗ, đĩ, chợ búa,

Page 125: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

125 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

dưa muối,…); kỹ thuật vắt dòng trong Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (Trời cao xanh ngắt ô kìa /Hai con hạc trắng bay về bồng lai), trong nhiều bài thơ Bích Khê (thơ Mới trước 1945). Nhưng đó, theo tôi, không phải là thơ Tân hình thức. Lý do nằm ở nền tảng tư tưởng.

Nỗ lực đưa cuộc sống hàng ngày vào văn chương ở thơ Nôm trung đại rõ ràng là một tiến bộ lớn: chứng minh khả năng trở thành chất liệu nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc, góp phần thay đổi điểm nhìn của nhà thơ trước cuộc sống, qua đó, hình thành bộ phận văn học mới song hành với văn học quan phương: dùng chữ Hán, nặng về chuyển tải chữ nghĩa Thánh hiền. Văn học, có thể nói, trở nên dân chủ hơn. Tuy nhiên, điểm tựa tư tưởng không đổi nhiều: ý thức về địa vị ngoại biên của mình. Từ đây, nhà thơ dù thản thiên hay diễu cợt, cuối cùng cũng vẫn thừa nhận một trật tự đã định. Tư tưởng và thực hành thơ của Tân hình thức khác: ý thức mình như một trung tâm. Tôi gọi là trò chơi tư tưởng, xin trình bày cụ thể ở phần kế sau.

2. Tân hình thức- trò chơi tư tưởng 2.1. “Bóng ma” của thơ cũ; sự hóa giải của Tân hình thức

Thơ, trước Tân hình thức có thể gọi là thơ cũ. Thơ cũ là thơ của sự ước thúc. Ước thúc của ngữ pháp và tư duy, sâu hơn, của tư tưởng.

Ngữ pháp thơ đương nhiên không tuân thủ theo luật thường của ngôn ngữ giao tiếp và câu văn xuôi. Bản thân thơ là sự “viết sai” ngữ pháp. Tuy nhiên, đến trước khi có thơ tân hình thức, ngữ pháp vẫn rất được thi nhân chú trọng trong đặc trưng của thể loại. Từ thơ cổ điển đến thơ mới giai đoạn 1932 – 1945, thơ Miền Nam và thơ thời chiến ở Miền Bắc, nhà thơ bao giờ cũng quan tâm đến ngữ pháp. Ngữ pháp được xác lập bởi các thành phần câu và trật tự của chúng. Điều được coi là thơ nhất nằm

Page 126: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 126

ở hệ thống ngôn từ giàu chất thơ. Ước lệ, trừu tượng, tu từ trở hành xác quyết cho thơ. Thơ Tân hình thức không thỏa mãn với các quy chuẩn vốn có. Các nhà chủ trương và những nhà thực hành thơ xác lập dạng thức tồn tại mới cho thơ nhằm đưa thơ vượt lên quy ước ranh giới thể loại trong cách chia ba cổ điển: tự sự – trữ tình – kịch. Song, nhà thơ không viết thơ như thực hiện thú tiêu khiển thuần túy: “đằng sau mỗi bài thơ là lý luận thơ để từ đó đẩy thơ tới chỗ phi luận lý” 2 (Khế Iêm). Thơ Tân hình thức cũng là thơ tân – tư tưởng. Tân hình thức xuất phát bằng một điểm tựa khác, một góc nhìn hoàn toàn khác thơ cũ. Nó đặt lại vị trí của các quy chế thẩm mĩ – ngôn ngữ tưởng đã là tối ưu, là chân lý. Sáng tạo thơ Tân hình thức có giá trị của hành động tìm một đời sống khác, đời sống của riêng nó, tránh nguy cơ hòa tan do “quán tính” thơ (quan điểm, sáng tác) từ quá khứ. Thơ là tiếng nói sinh động, mới mẻ, không lệ thuộc. Từ điểm nhìn của thời trung đại, người ta sẽ không thể hình dung được đến một khi người ta viết thơ không cần vần điệu, người ta thoải mái phơi bày nỗi khát thèm ái tình, người ta đòi chốn chạy, ca thán cuộc đời. Nhưng điều đó vẫn xảy ra, và được gọi là “cuộc cách mạng”. Cách mạng tức là tiến bộ (trái với phản động: chống lại sự vận động khách quan). Cuộc cách mạng ấy diễn ra đã gần trăm năm. Dĩ nhiên, tiến hóa tinh thần của người Việt không thể dừng lại ở điểm mốc hàng thế kỷ trước. Một/những “cuộc cách mạng” tinh thần (văn học) luôn có nhu cầu bùng nổ là điều tất yếu. Thơ Tân hình thức, theo tôi, đang muốn trở thành cuộc cách mạng như thế. Đó cũng là tiến trình tất yếu của tinh thần mọi xã hội trên đà tới văn minh.

Lịch sử thơ Việt đã (sẽ) có diện mạo mới với thơ Tân hình thức. Đầu tiên, thơ Tân hình thức là điểm mút chưa hoàn kết của lịch sử thơ. Điều đó có nghĩa, lịch sử thơ đang làm một cuộc chơi bằng Tân hình thức, sau khi đã làm những cuộc chơi tương tự với thơ Mới 1932 và thơ Miền Nam. Lịch sử thơ là lịch sử không dừng các cuộc chơi tân – hình thức (new fomalism) để

Page 127: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

127 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

qua đó, thực hiện cuộc chơi tân – tư tưởng (new thought). Tiếp nữa, lịch sử thơ (văn học nói chung) là lịch sử được nhìn tổng quát, công bằng và dân chủ. Tân hình thức có khả năng vạch ra rằng, không gì hài hước và phản động (theo nghĩa chân chính – nghĩa triết học) bằng việc chỉ xem lịch sử thơ chỉ là “sân chơi” của bộ phận đương nhiên chính thống.

Tân hình thức chưa hoàn toàn vô hiệu hóa ngữ pháp. Ngay cả ở những nhà thơ cách tân nhất, người ta vẫn phải dựa vào quan hệ ngữ pháp biến thể để luận ngữ nghĩa. Ở Khế Iêm và các nhà Tân hình thức, giới hạn của ngữ pháp – câu bị phá rỡ, nhưng quan hệ trật tự từ vẫn có ý nghĩa quan trọng để lý giải thơ. Khế Iêm coi vắt dòng là lối diễn ngôn đặc trưng của tân hình thức. Nói rộng ra, vắt dòng cũng chỉ là một trong nhiều cách thức của diễn ngôn thơ Tân hình thức, cùng với lối nói không vần, hạn chế chấm phẩy, … Như thế, ngữ pháp Tân hình thức là một thứ ngữ pháp của sự chơi, hay, nhà thơ tỏ rõ quyền lực ở trò chơi ngữ pháp. Nhà thơ giải thiêng ngữ pháp (cũ) quy chuẩn và uy quyền để xác lập một ngữ pháp khác không có quy tắc. Tổ chức câu thơ rất mờ nhạt, nếu không muốn nói là bị vô hiệu hóa. Mỗi dòng thơ, qua thủ pháp vắt dòng (enjambment), mất toàn bộ tính tự trị, phải hòa vào bối cảnh. Trước, bối cảnh ngữ nghĩa của bài, sau, bối cảnh của sự đọc (reading). Ngôn ngữ Tân hình thức đang thực hành quan niệm ngôn ngữ của Wolfgang Hue-mer: “Bằng việc tập trung vào nhu cầu khẩn thiết được nói ra những gì khó diễn đạt và tìm những cách thức mới để thể hiện điều đó, nhà thơ đã đưa ngôn ngữ đến những giới hạn của nó, thậm chí có khi còn vượt qua nó” 3.

Thơ Tân hình thức là thơ của những sự vụ “tầm thường”. Lối kể miên man, có khi không logic, ít có trọng tâm, nội dung khá “lặt vặt”. Cái gì cũng có thể đem vào thơ, khái quát hơn, “thơ có ở mọi nơi” (Khế Iêm). Điều này có nghĩa gì? Lối tư duy biện biệt là “bóng ma” hãi hùng nhất của thơ cũ (tạm gọi thế).

Page 128: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 128

Biện biệt là cội nguồn của cái nhìn nhị phân: chính – phụ, chính thống – ngoại lề, sang quý – bình phàm,… Nó, bao giờ cũng kèm một kiểu theo thái độ, hành động văn hóa – xã hội – chính trị tương thích, trong đó, nhất định phải loại bỏ hay ít ra, gạt bỏ bộ phận được cho là kém giá trị văn hóa và thiếu tư cách xã hội cần có. Một thực tế rằng, như M. Foucault nói, “Mỗi một xã hội có cái chế độ về chân lí (regime of truth) của nó”. Chân lý không độc lập tuyệt đối và vĩnh cửu. Nên, mỗi thời đại – quyền lực tự chọn lấy chân lý, qua đó, có một diễn ngôn (discourse) của riêng nó. Diễn ngôn thi ca Tân hình thức (discourse of new formalism verse) là diễn ngôn, trước, vốn thuộc ngoại vi, nay, được đẩy vào trung tâm trong khát vọng trở thành diễn ngôn thời đại. Loại “ca dao tân thời” (Đặng Tiến) ấy, trước, là ngôn từ nơi xóm làng, vỉa hè, xó bếp, tóm lại, là ngôn từ hàng ngày (thứ diễn ngôn phù sinh – ephemeral discourse - trong quan điểm M. Foucal), đến nay, đòi trở thành quyền lực trong bối cảnh tinh thần xã hội đa trung tâm. Nó đòi hỏi chân lý mới, tức là bác bỏ thứ diễn ngôn đầy uy quyền đã được xác lập địa vị trung tâm. Khi không có điều gì là trung tâm, một trung tâm trở thành đa trung tâm, uy quyền tuyệt đối bị tước bỏ.

2.2. Tân hình thức, cuộc chơi của người đọc

Thơ dễ, thơ quen sẽ không “kén” độc giả. Thơ khó, thơ khác thì ngược lại, có thể làm nản độc giả. Người đọc chỉ mới được “phát hiện” chưa đầy nửa thế kỷ, trong khi với người viết và văn bản là hàng ngàn năm. Nhưng với Tân hình thức, người đọc nghiễm nhiên có chỗ đứng quan trọng của cuộc chơi. “Các trò chơi ngôn ngữ không có những quy tắc trong bản thân chúng, mà được cấu tạo nên từ sự thỏa thuận mặc nhiên hay minh nhiên giữa những người tham gia cuộc chơi”4. Đứng trước thơ Tân hình thức, người đọc bị phân hóa (ủng hộ – không ủng hộ). Những người quen với mĩ cảm cũ sẽ gặp khó khi đọc “thơ khác”. Những người đọc “bằng vai” thì ra sức cổ súy. Cả hai

Page 129: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

129 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nhóm đều tạo nên đời sống cho thơ Tân hình thức, những vai trò quyết định thuộc về nhóm độc giả hiểu thơ. Sự xuất hiện và khả năng tồn tại của thơ Tân hình thức được quy định bởi chính người đọc với ý thức / kiến văn cá nhân độc lập: “bản sắc thơ không nhất thiết tùy thuộc vào ngôn ngữ mà tùy thuộc vào cách nhìn, cách xử thế ở nhiều môi trường và cảnh khác nhau” 5.

Người đọc Tân hình thức, có điểm chung nhất định với độc giả tri âm của thơ trung đại nói riêng, độc giả của thơ cũ nói chung: nằm trong hệ giá trị với người viết. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở ba điểm: 1, Độc giả tri âm không chỉ phải hiểu thơ mà qua thơ, còn phải tri tâm, tức hiểu người (viết). Độc giả Tân hình thức chỉ cần hiểu thơ theo năng lực văn hóa của mình. 2, trước thơ cũ, độc giả có thể bằng lòng với quán tính thơ của mình, trước thơ Tân hình thức, độc giả phải “tự cách mạng” chính mình. 3, Độc giả tri âm hiểu thơ chỉ để chia sẻ tâm sự tác giả; độc giả Tân hình thức thấy phải hành động cùng tác giả: hàng động tri thức và hành động văn hóa. Hành động ấy có giá trị cấp nghĩa cho thơ. Người đọc, theo đó, bị đòi hỏi một tinh thần cấp tiến để không lảng tránh hay định kiến với cái mới, cái khác, trước là trong khía cạnh sáng tạo thơ, sau, trong cuộc chơi ở đời. Tham khảo1. Đặng Tiến, Tân hình thức, nhịp đập của thời đại, http://thotanhinhthuc.org/Thokhongvan/Introduction.html 2. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011, trang 140. 3. John Gibson & Wolfgang Huemer, The Literary Wittgenstein, London & New York: Routledge, 2004, pp 6. 4. Jean-Francois Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện đại, Phạm Xuân Nguyên dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007, trang 80 – 81. 5. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011, trang 138.

Page 130: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 130

THƠ TÂN HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM VÀ CHIÊM NGHIỆM________________________________

Phạm Thị Anh Nga (Huế)

Tôi tiếp xúc với thơ Tân hình thức cách đây chừng mười, mười một năm. Có lẽ khá muộn so với nhiều người, song

có lẽ cũng là sớm đối với không ít kẻ khác. Và dù đã có thơ được xem là có phong cách Tân hình thức, song tôi chưa bao giờ có ý thậm xưng, tự nhận mình là một nhà thơ Tân hình thức.

Vả chăng, chưa một lần tôi tự xem mình là "nhà thơ", do xưa nay tôi vẫn e ngại và dè dặt trước thế giới văn chương. Với tôi thơ chỉ như một phương cách để trải lòng, tự giãi bày, để ghi lại cho mình từng phút giây, mảng đời, dấu ấn, từng xúc cảm riêng. Thi thoảng cũng có thơ đăng báo, khiêm tốn xuất hiện trên các báo, tạp chí, các tuyển tập thơ, với tên thật hoặc kín đáo ẩn sau một bút danh. Nhưng ngay cả khi đã tự xuất bản một tập thơ riêng, tôi cũng chưa từng cảm thấy mình là nhà thơ, gắn với nghiệp thơ.

Khoảng đầu năm 2003, tôi tiếp xúc thơ Tân hình thức từ những số Tạp chí Thơ do anh Đặng Tiến gửi về Huế cho tôi. Tuy nhiên, đó không hẳn là lần đầu tiên tôi "bắt gặp" thơ Tân hình thức Việt. Trước đó, mặc dù internet còn chưa thật phổ biến

Page 131: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

131 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

và chưa dễ dàng truy cập thông tin về các dòng thơ, các phong cách thơ đương đại như bây giờ, và phần lớn thơ văn sáng tác được biết đến chủ yếu qua sách báo in ấn, nhưng những dịp đi học và công tác ở Pháp, tôi đã tìm đọc và ít nhiều bắt gặp những giọng thơ lạ, trong các số báo hay tạp chí tiếng Việt có uy tín ở nước ngoài, như tạp chí Hợp Lưu chẳng hạn. Tuy vậy, hiện tượng Tạp chí Thơ của anh Khế Iêm quả thật rất đáng chú ý, đặc biệt qua sự giới thiệu đầy nhiệt tâm của anh Đặng Tiến. Tuy cổ xúy cho thơ Tân hình thức, nhưng tạp chí cũng giới thiệu hầu hết mọi giọng điệu, phong cách thơ, từ nhiều nguồn, nhiều trào lưu, trường phái, xưa và nay.

Và trong tình trạng khá là hỗn mang đó, tôi thực sự mù mờ về những gì là đặc trưng, cách viết một bài thơ Tân hình thức. Chỉ biết đọc ngấu nghiến các số tạp chí, thỏa tò mò, thấy thú vị, và có cái thì thích (thậm chí rất thich) và có cái thì … chưa, nếu không muốn nói là … dị ứng! Ấn tượng và thu hút tôi hơn cả có lẽ là các bài thơ của Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Khế Iêm và Đỗ Kh.. Những câu chuyện rất đời thường lại được đưa vào thơ, rất duyên, theo cái cách là lạ, mà khi vận dụng những kiến thức liên quan đến các thể thơ, vần điệu, nhịp điệu, nhạc tính, ngôn ngữ thơ, truyện kể … đã được học trong nhà trường hay tích lũy ít nhiều sau đó để dạy văn học, tôi liên tưởng đến những chi tiết nho nhỏ trong cuộc sống thực của mình vào thời điểm đó, và có ý định thử nghiệm. Và thế là bài "con trai bé bỏng của tôi" được hình thành. Ít lâu sau anh Đặng Tiến hào hứng chuyển nó cho nhà thơ Khế Iêm, và bài thơ đã được đăng ở Tạp chí Thơ số 26, số Mùa Xuân 2004, cùng với một bài thơ khác của tôi, một bài "lục bát biến thể". Bài thơ về con trai ấy đã được anh Đặng Tiến khẳng định đúng là một bài thơ Tân hình thức. Họa sĩ Đinh Cường, tác giả của nhiều bài thơ Tân hình thức rất hay, rất đời, cũng tỏ vẻ thích nó, trong khi nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch thì dường như dè dặt hơn, không mấy hào hứng với nó. Riêng tôi vẫn còn đôi chút băn khoăn với trải nghiệm này.

Page 132: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 132

Băn khoăn, bởi nói thế nào đi nữa, với tôi bài thơ "con trai bé bỏng của tôi" vẫn chỉ là kết quả tiếp nhận và "nhập tâm" từ một số bài thơ đã đọc, rồi tái hiện một cách viết, có thể là của Nguyễn Thị Ngọc Nhung hay Nguyễn Thị Khánh Minh…, vận vào đời thực của tôi. Và khi bài thơ viết xong, tôi vẫn chưa mấy ý thức về thơ Tân hình thức. Nói cách khác, tôi gần như lão Jourdain, nhân vật chính trong vở kịch "Trưởng giả học làm sang" của Molière: ông lão đã sung sướng và hãnh diện xiết bao khi biết cái thứ ngôn ngữ xưa nay mình vẫn sử dụng hàng ngày lại được gọi dưới cái tên "sang trọng" là "Văn xuôi" (Prose).

Băn khoăn nữa, là bài thơ xuất hiện trong tạp chí tuy còn nguyên dạng những câu thơ 8 âm (chữ) nhưng chẳng hiểu vì sao không còn 12 khổ thơ 4 câu như trong bản thảo, mà là 48 câu thơ liền mạch từ đầu chí cuối. Ngoài ra, một số đoạn vốn là chữ in nghiêng trong nguyên bản bài thơ (là lời thoại, đối lập với nội dung tường thuật, và ngăn cách giữa chúng là những dấu gạch ngang), thì lạ lùng thay trong bản đăng trên Tạp chí Thơ tuy vẫn còn các dấu gạch ngang nhưng chỉ một số chữ được in nghiêng, thậm chí có chỗ in nghiêng lại thuộc về phần tường thuật chứ không phải lời thoại. Dường như có lỗi kỹ thuật gì đó, có lẽ chủ yếu là kỹ thuật vi tính.

Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của tôi là ở chỗ từng chi tiết nhỏ của đời thường, rất thật, vui vui và ngộ nghĩnh của thế giới trẻ thơ, lại có thể đưa vào bài thơ một cách hồn nhiên như thế. Truyện kể, lời thoại cứ tự nhiên, bình dị, không cần tô vẽ, màu mè, thêm bớt, chắt lọc hay viện đến phép ẩn dụ hay ngoa dụ, hay một biện pháp tu từ nào khác.

Đã mười năm. Giờ đây nhìn lại, và có điều kiện tham khảo những bài viết của các anh Khế Iêm, Đặng Tiến, Inrasara, Văn Giá … về thơ Tân hình thức, tôi nhận diện được một số đặc

Page 133: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

133 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

điểm của thơ Tân hình thức mình đã "thực hành" được dù chưa ý thức hết, như: không vần, lặp lại, vắt dòng, trình bày như thơ truyền thống (ở đây là câu thơ 8 âm / chữ), tính truyện với câu chuyện đời thường, và ngôn ngữ đời thường.

*

Ngẫm về đặc trưng của thơ Tân hình thức, tôi vẫn không thôi tự hỏi: để phân định nó, để xác định một bài thơ là Tân hình thức hay không, ngoài những nét trên liệu có những đặc tính nào thật rạch ròi hay không? Đâu là giới hạn, đường biên giữa một bên là thơ Tân hình thức, một bên là thơ không phải Tân hình thức? Thế nào là thơ Tân hình thức hẳn hoi và thế nào là thơ Tân hình thức nửa chừng? Ngay trong Tạp chí Thơ của Khế Iêm, có đăng đủ các loại thơ, cũng không thấy xếp loại rõ rệt giữa thơ Tân hình thức và thơ không phải Tân hình thức. Trong nhiều bài thơ, có thể nhận ra những thủ pháp lạ, như tác giả sử dụng các ký hiệu ngoài chữ viết, cố tình "phạm lỗi" chính tả hoặc phát âm, dùng những ký hiệu mang tính đối phó khi gõ bàn phím mà thiếu "phông" chữ tiếng Việt thích hợp, hay tính cách vô lý của câu chuyện được kể … Phải chăng những sắc thái "lạ" nói trên là những dấu hiệu của thơ Tân hình thức? Chẳng hạn:

– jì – Thế jới – Hàm jăng hô – Jồi – Thế nà – Bên chai jụ – Noài cuý fái – Chên nãnh địa lày (Bùi Chát, TCT 26 tr.63-64), cheo cổ những con CỦY (tr.68…)

– ừ chấm . ừ gạch – […]trầm như huyền \bổng như sắc /mỏi như ngã ~lạ như thang ! (Nguyễn Văn Cường TCT 25 tr.44)

Page 134: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 134

– Rô\i na\ng ddi la^/y cho^\ng (Đỗ Kh., tên tác giả được ghi là DDK, TCT 12 tr.38)

– Bởi tại tớ đang yêÊÊÊÊÊÊÊu (Ernest Hemingway, Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ, TCT 14, tr.100)

– 2. Một bà già ngủ gật vặt lông con gà trống cồ. Khi thức giấc bởi tiếng động lúc rạng sáng, bà ta ra ngoài và nhìn thấy một con gà trụi lông không đầu đang gáy. (Tám tình huống, Nguyễn Quốc Chánh dịch, TCT 19 tr.30)

Đặc biệt trong đoạn trích cuối cùng ở trên, người đọc có thể thắc mắc rằng như thế mà là thơ được ư, hay vẫn chỉ là văn xuôi. Và nếu đã là thơ, thì đâu là giới hạn giữa thơ và văn xuôi, hay nó cũng đã bị xóa nhòa đi mất?

Tuy nhiên tôi đặc biệt tâm đắc với sự xóa nhòa những ranh giới trường phái nọ kia, và sự hòa nhập giữa xưa và nay, mới và cũ, giữa văn hóa này và văn hóa khác của thơ Tân hình thức Việt, như Khế Iêm đã viết, "thơ Tân Hình Thức Việt còn là sự hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại, xóa bỏ mọi ranh giới phân biệt, giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, tạo nên sự giao lưu giữa hai nền văn hóa" 1, bởi, nói như Đặng Tiến, "trong thơ, ranh giới giữa trường phái này trường phái khác, cựu nọ Tân kia, không phải lúc nào cũng rạch ròi" 2.

Trong chiều hướng đó, nên chăng hãy cứ phóng tầm nhìn ra xa một chút, truy tìm và khai thác những ý tưởng cách Tân độc đáo của một số tác giả nước ngoài, xưa và nay, xem có gì có thể ứng dụng cho tiếng Việt không, để vận dụng cho thơ Tân hình thức Việt. Xin đơn cử hai trường hợp của văn học Pháp thế kỷ 20, Guillaume Apollinaire và Raymond Queneau.

Page 135: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

135 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Cách đây gần một trăm năm, nhà thơ Guillaume Apollinaire đã chủ trương loại bỏ tất cả các dấu chấm câu trong thơ và tuyên bố "chính nhịp điệu và cách ngắt câu thơ mới là dấu chấm câu thực sự" 3. Thế mới biết việc các dấu chấm phẩy vắng bóng trong thơ ngày nay không là sáng kiến của thời chúng ta mà đã có từ thuở xa xưa. Nhưng đáng chú ý hơn nữa là G. Apol-linaire cũng rất nổi tiếng với các thi họa độc đáo của ông (Cal-ligrammes, 1918), là những bài thơ ngắn mà câu chữ được xếp thành hình họa, và các hình vẽ này liên quan đến nội dung từng bài thơ. Nguồn gốc của loại thi họa này thực ra bắt nguồn từ … trước Công nguyên, với nhà thơ Hy Lạp Simmias de Rhodes (TK 4 TCN). Sau đây là 4 trong số các bài thơ loại này của G. Apollinaire:

Page 136: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 136

Phải chăng đây là một trường hợp đáng để chúng ta tham khảo?

Tác giả Pháp thứ hai tôi muốn nhắc đến là Raymond Queneau, với "Một truyện kể theo cách riêng của bạn" (1967). Đó là một truyện kể được chia thành nhiều ô, mỗi ô là một phần câu chuyện, và khi kết thúc mỗi ô người đọc được mời lựa chọn sẽ tiếp tục như thế nào. Câu chuyện bắt đầu như sau (ô 1):

1- Bạn có muốn biết về câu chuyện ba hạt đậu Hà lan liếng thoắng hay không ?Nếu có, hãy chuyển sang ô 4.Nếu không, hãy chuyển sang ô 2.

Page 137: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

137 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Người đọc được quyền đọc truyện kể theo cách riêng của mình, theo lộ trình ưa thích. Tất nhiên tất cả các cách đọc, các lộ trình này đều đã được nhà văn phác họa trước và hướng dẫn.

Một thí dụ đáng kể nữa của R. Queneau là cuốn "Những bài luyện tập về phong cách" (1947): cùng một câu chuyện (dài khoảng mươi dòng) nhưng được kể bằng 99 cách thức khác nhau, với nhiều phong cách, góc độ, giọng điệu, cấp độ ngôn ngữ … Các phiên bản khác nhau đó có tựa riêng là Ghi chú, Một cách ẩn dụ, Ngược dòng, Ngạc nhiên, Giấc mơ, Cầu vồng, Do dự, Tượng thanh, Nhấn mạnh, Thẩm vấn, Triết học, Vụng về, Khứu giác, Vị giác, Xúc giác, Thị giác, Thính giác, Chân dung, Hình học, Nông dân, Bất ngờ … 4 Kể cũng nên xem những tìm tòi trong cách viết như thế của R. Queneau, dù đó là trong lĩnh vực văn xuôi và từ thế kỷ 20, có gợi những ý tưởng thú vị nào cho chúng ta ngày nay không, và có gì có thể ứng dụng cho thơ Tân hình thức Việt?

Trở lại với các bài thơ đã công bố trên Tạp chí Thơ, phải chăng một bài thơ Tân hình thức còn có thể được chuyển sang một hay nhiều dạng thức, thể thơ khác, với cùng những câu chữ như thế nhưng cách sắp xếp có khác đi một ít. Chúng ta thử đọc bài thơ sau của Vạn Giả, đăng trên Tạp chí Thơ 26, tr. 131:

MÙA XUÂN VÀ EM

Ta vẫn còn nhau trongtưởng chừng mất biệt. Tình rạng rỡ reo vui nhưmạch sống đang xuân. Anhgửi đến em một tấm lòng tha thiết xin emcất giữ giùm trong đáytrái tim em...

Page 138: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 138

Dù cho bài thơ được trình bày dưới dạng các câu thơ 5 âm (chữ), khi đọc (đọc thầm hoặc đọc thành tiếng), chúng ta có thể nhận thấy thật ra "cấu trúc chìm" của nó là một bài thơ gồm 4 câu và mỗi câu có 9 âm (chữ). Giả dụ ta mạn phép tác giả, xô dạt các chữ một chút và loại bỏ dấu chấm câu, kết quả có thể là một bài thơ có dạng thơ lục bát, tất nhiên vẫn với "cấu trúc chìm" là 4 câu thơ 9 âm (chữ). Và dường như nó còn Tân hình thức hơn cả nguyên bản:

MÙA XUÂN VÀ EM

ta vẫn còn nhau trong tưởng chừng mất biệt tình rạng rỡ reo vuinư mạch sống đang xuân anh gửi đến em một tấm lòng tha thiếtxin em cất giữ giùm trong đáy trái tim em...

Và phải chăng, khả năng dịch chuyển trên bề mặt các dạng thơ, thể thơ không dừng lại ở đó mà còn có có thể đi xa hơn, theo những cách thức tương tự hoặc khác hơn. Chẳng hạn khi khoác cho bài thơ Tân hình thức Việt một tấm áo mượn từ các dạng thơ cổ Ode hay Sonnet, Ballade, Rondeau, Aube… của phương Tây, hoặc gần hơn là Haiku, Tanka của Nhật. Việc đó rất khác so với việc làm thơ tiếng Việt nhưng tuân thủ quy tắc và vần điệu của các loại thơ đó.

*

Cũng như mọi trào lưu thơ, trường phái thơ từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, thơ Tân hình thức Việt cũng có bài hay, có bài chưa hay, và có kẻ khen người chê. Nhưng thơ Tân hình thức Việt nào đã thể hiện hết mình…

Page 139: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

139 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Ngoài một số nhà thơ đã chững chạc trong tác phẩm của mình và đã có tính thuyết phục, tạo dấu ấn riêng, thậm chí lôi cuốn, thu phục thiện cảm của những người chưa từng đồng hành cùng mình, vẫn còn không ít người làm thơ Tân hình thức đang mày mò tìm cách thể hiện, tự tìm hướng đi, và họ có thể vấp, ngã, đau, và rồi đứng lên tiếp tục đi tới. Những gì có giá trị thật sớm muộn gì cũng sẽ được khẳng định, còn lại thì sẽ phôi pha, chìm vào quên lãng.

Nên chăng chúng ta hãy cứ bình tâm và kiên nhẫn. Để thời gian và cuộc sống từng bước, dần hồi, làm trọn công việc của mình. Là sàng lọc. Và phán xét.

Québec, tháng 10 / 2013P.T.A.N.

Chú thích1. Khế Iêm, “Tân hình thức, nhắc lại - 10 năm”, 2012.2. Đặng Tiến, “Thơ Tân hình thức, nhịp đập của thời đại”, 2006.3. “Le rythme même et la coupe des vers sont la véritable ponctuation.”4. Notations, Métaphoriquement, Rétrograde, Surprises, Rêve, L’arc-en-ciel, Hésitations, Onomatopées, Insistance, Interrogatoire, Philoso-phique, Maladroit, Olfactif, Gustatif, Tactile, Visuel, Auditif, Portrait, Géométrique, Paysan, Inattendu …

Tài liệu tham khảo– Khế Iêm, "Tân hình thức, nhắc lại – 10 năm", 2012. http://vietvan.vn/vi/bvct/id2818/Tan-hinh-thuc,-nhac-lai---10-nam/– Đặng Tiến, "Thơ Tân hình thức, nhịp đập của thời đại", 2006. http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1283– Inrasara – Khế Iêm, câu chuyện Tân hình thức kể lại, 2009. http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=8164– “Cách làm một bài thơ Tân hình thức”. http://www.thotanhinhthuc.org/thongbao/tb_cachlamtht.htmlInrasara, “Tân hình thức, một bước đi mới”, 2008. http://4phuong.net/mobile/ebook/47627897/tan-hinh-thuc-mot-buoc-di-moi.html

Page 140: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 140

– Thăng Long, “Thơ Tân hình thức và cái khó của người sáng tạo”, 2011. http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13953– Văn Giá, “Về một nỗ lực làm mới thơ Việt”, 2012. http://tapchison-ghuong.com.vn/tap-chi/c264/n10462/Ve-mot-no-luc-lam-moi-tho-Viet.html

Page 141: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

141 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

NHÀ THƠ CHĂM VỚI TRÀO LƯU TÂN HÌNH THỨC VIỆT___________________________________

Đồng Chuông Tử

Tóm tắt nội dungTham luận gồm ba phần, phần thứ nhất phác thảo sơ lược, để giúp bạn đọc hình dung căn bản về tộc người Chăm, phần thứ hai gợi mở thoáng qua về truyền thống tiếp nhận và sáng tạo của người Chăm. Hai phần này làm bước đệm, bổ khuyết cho vấn đề chính ở phần thứ ba, là chủ đề cốt lõi của tham luận.Người viết cố gắng tập trung phân tích, bình luận về thái độ tương quan trong tiếp nhận và sáng tác của các nhà thơ Chăm trước và sau khi trào lưu Tân hình thức Việt xuất hiện. Cũng như mô tả mặt còn hạn chế của thể loại thơ này, xét trên kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp và của bản thân. Bài viết chỉ bàn đến việc sử dụng tiếng Việt để làm thơ của các nhà thơ Chăm. Các sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của họ xin được nghiên cứu ở những bài viết khác.

Khái lược về người Chăm

Người Chăm là một cộng đồng bản địa cư trú dọc miền Trung đất nước Việt Nam đa văn hóa đa sắc tộc, nhưng

thiểu số về mặt dân số, chỉ vào khoảng 161.729 người, đứng thứ 14 trên cả nước về số lượng, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

Page 142: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 142

Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999, hay nhiều đền tháp Chăm xây dựng từ nhiều thế kỉ trước, bằng gạch nung đỏ rực hiện diện đầy kiêu hãnh, huyền diệu và phong linh trên những ngọn đồi miền Trung, mưa nắng vây bủa, bão lụt xối thốc, chính là của cộng đồng này.

Người Chăm từ sâu kín cõi lòng còn tự hào là tộc người có chữ viết xuất hiện sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Người Chăm cũng lặng lẽ cảm kích, hãnh diện khi nhận được nhiều quan tâm, nghiên cứu của các bậc học giả, trí thức trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam về văn hóa, âm nhạc, lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán,…

Về nội tâm và bản tính, người Chăm sống nghĩa tình, hồn nhiên và rộng mở. Người Chăm thích hát, thích múa, có mơ mộng về nghệ thuật và cũng được “trời cho” ở khả năng thơ, ca, nhạc, họa.

Người Chăm đã từng có một gia tài đồ sộ về văn hóa nghệ thuật cổ xưa, theo thời gian chỉ còn đọng lại một phần không đáng kể, ảnh hưởng quyết định đến sự rơi rụng, mai một phần lớn bởi yếu tố lịch sử đặc thù của dân tộc này.

Người Chăm cũng là một tộc người hay buồn bã, buồn bã từ ánh mắt, đến giọng hát và thấm đậm trong thơ, kể cả thơ tiếng Chăm và thơ tiếng Việt đương đại.

Tiếp nhận và sáng tạo ở người Chăm

Vấn đề tiếp nhận và sáng tạo ở người Chăm đã trở thành tính cách ứng xử văn hóa, và cũng đã có một truyền thống nổi bật từ ngàn xưa. Chuỗi rường cột tiếp nhận – sáng tạo – phá hủy,

Page 143: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

143 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

cứ quay tròn, muôn mặt đời sống, từ tôn giáo đến thế tục, quy chiếu khắp mọi ngõ ngách, cá thể lẫn cộng đồng. Đó là cách tiếp nhận và sáng tạo trong việc xây dựng đền tháp, du nhập văn hoá tâm linh của Hindu giáo từ Ấn Độ, cách hòa giải và hóa giải xung đột tôn giáo giữa đạo Islam và đạo Bà La Môn,…ở những thế kỉ trước đó, là những minh chứng sống động và cũng là kì tích chứa đựng muôn vàn huyền thoại.

Gần hơn là cách tiếp nhận và sáng tạo thơ tiếng Việt của các nhà thơ Chăm. Tiếp nhận là tiếp nhận một ngôn ngữ mới, ở thời đoạn xã hội mới, hội nhập và phát triển ở một tầm mức khác. Nhưng không khuôn sáo và tan biến, nghĩa là không hòa lẫn giọng điệu, phong cách. Sáng tạo là cách đan dệt chất liệu cuộc sống đời thường của văn cảnh không gian Chăm đưa vào trong thơ tiếng Việt, tự nhiên mà lạ đẹp. Vừa mới mẻ vừa độc đáo. Vừa bay bổng vừa mặn mà. Vừa hiện đại mà cũng vừa bản sắc.Đó như là cách thức bồi đắp phù sa cho tiếng Việt, văn hóa Việt, màu mỡ và giàu đẹp thêm. Bên cạnh đó, mở mang và dung nạp thế giới rộng mở, đầy tràn hơn trong tâm hồn và bản sắc Chăm, như đã từng hiện hữu trong quá khứ.

Dĩ nhiên có một sự liên kết tiềm ẩn cốt lõi của tính cách tộc người, từ cổ xưa đến hôm nay, trong tiếp nhận và sáng tạo. Nổi bật là trong tiếp nhận và sáng tạo nghệ thuật, cụ thể ở đây là lĩnh vực thơ ca.

Nhà thơ Chăm làm gì trước và sau khi trào lưu Tân hình thức Việt xuất hiện?

Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà thơ Chăm đã sử dụng, vận dụng những thể loại thơ nào để thực hành, trước khi trào lưu Tân hình thức Việt xuất hiện?

Page 144: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 144

Trước khi Tân hình thức Việt xuất hiện, câu trả lời đơn giản, đa phần là thơ Đường luật, thơ thất ngôn bát cú, thơ lục bát, thơ tự do ... Từ đặc san Ước Vọng (1968) cho đến 8 số Nội san Pan-rang (1972), vắt qua cả 14 số Tuyển tập Tagalau, ở thời điểm hiện nay. Thơ lục bát và thơ tự do luôn chiếm ưu thế.

Điều này cũng dễ hiểu. Ngay bản thân các nhà thơ Việt cũng ưa chuộng hai thể loại thơ này.

Đối với giới sáng tác thơ người Chăm, thơ lục bát Việt, có ưu thế về truyền thống, gần gũi và tương đồng với thơ lục bát Chăm, tâm cảm Chăm từ lượng chữ, tiết tấu và vần điệu. Còn thơ tự do, phát triển rầm rộ trong thế kỉ XX, ít gò bó và dễ tuôn trào, nên được lựa chọn hàng đầu. Sức hấp dẫn của hai thể loại thơ này vẫn còn mạnh mẽ, xanh tươi theo thời gian.

Đến khi Tân hình thức Việt xuất hiện thì sao?Khai sinh muộn, du nhập trễ, sự đón nhận không mấy nồng nhiệt của các nhà thơ Việt, báo chí văn nghệ trong nước bỏ ngỏ, khiến các nhà thơ Chăm hoang mang, ngạc nhiên và có vẻ như tảng lờ đi. Tuy vậy, ít ỏi trong số đó vẫn hào sảng đón nhận, hưởng ứng ra tập thơ về Tân hình thức hẳn hòi, bất chấp sự hạn chế của thể loại thơ mới du nhập.

Du nhập từ nước Mỹ, dẫu có khám phá, phân tích kĩ và áp dụng giỏi, thì sự tương đồng văn hóa cũng chỉ có giới hạn tương đối của nó. Một nền văn hóa sử dụng ngôn ngữ đa âm tiết, có trọng âm rõ ràng, chắc chắn sẽ khác với nền văn hóa, nói tiếng đơn âm, quen dùng vần bằng trắc.

Mặt khác, từ lâu, công việc làm thơ của người thơ phần nhiều phụ thuộc vào tính cảm hứng là chính. Khi cảm hứng thơ, mạch cảm xúc nội tại tuôn chảy không ngừng của người sáng tác

Page 145: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

145 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

quyết định câu thơ, bài thơ, tài hoa và độc mới. Người thơ chỉ chỉnh sửa, gọt dũa và bôi xóa khi cần thiết mà thôi.

Khi chỉnh sửa họ có thể vắt dòng? Vì vắt dòng không còn là chuyện lớn nữa, có khi đã cũ. Họ cũng sẽ dùng ngôn ngữ đời thường? Vì ngôn ngữ đời thường cũng chỉ là chuyện nhỏ và không mới. Thế giới đã thể hiện, ở đây khía cạnh nào đó được hiểu, trào lưu này hiện tồn nhờ khả năng tiếp thu và sáng tạo từ các tinh hoa thế giới.

Riêng kĩ thuật lặp lại và tính truyện, phần nào khiến cảm hứng bị cụt đi. Tính truyện, dễ rơi vào lan man, bài thơ thành dài ngoằng, nhạt và tạo cảm giác ngán ngẩm cho người đọc thời đại wifi, internet không dây. Thường thì những nhà thơ ít tài sẽ phạm phải khi xử lí nó.

Nhà thơ Chăm hôm nay đã nhập cuộc thơ với một tâm thế mở và mượn tiếng Việt để kể những câu chuyện Chăm, đời thường mà quyến rũ, bản sắc mà hiện đại. Tập thơ Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ Tân hình thức của thi sĩ Inrasara, xuất bản trong nước năm 2006 là một ví dụ điển hình, chính ngạch, mở đường và vẫy gọi sự đồng hành. Bằng cách ấy, hay nhiều cách khác sau này, đánh động và khuyếch trương một trào lưu mới mẻ là hết sức cần thiết.

Không chỉ riêng nhà thơ Inrasara, nhiều nhà thơ trẻ Chăm đã thử sức với thơ Tân hình thức. Nhưng cho đến thời điểm này họ vẫn chọn lựa sự im lặng là một chuyện lạ. Ngay cả Tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu văn hóa Chăm Tagalau có tiếng tăm trong cộng đồng này, cũng chưa thấy công bố một bài thơ nào của họ.

Nói họ không làm thơ Tân hình thức là không phải, bởi cá nhân tôi đã được “mục sở thị” những tác phẩm đơn lẻ của họ. Ngay

Page 146: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 146

bản thân tôi, cũng ôm ấp nhiều dự định ở trào lưu này. Tồn tại chăng là một thái độ khiêm nhường, dò xét, hoặc đang truy tìm một giá trị bền vững khác. Cấp thiết và khẩn trương hơn, nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của cộng đồng. Lại là một chuyện lạ nữa. Người Chăm có rất nhiều chuyện lạ vẫn chưa kể hết với thế giới bên ngoài, đó là tâm tính tộc người đã ăn sâu vào máu thịt.

Họ chịu dú mình trong bóng tối bất kể thời gian ngắn dài. Nhưng cách xuất hiện của họ rất đặc biệt. Nhiều thi phẩm của các nhà thơ Chăm gần hai thập niên qua, khi điều kiện cho phép ấn hành, cho thấy rõ điều đó. Có thể sự đốn ngộ tôn giáo chi phối ở khía cạnh này chăng ?

Mặt khác, tâm cảm của người Chăm là tâm cảm của người xuất thế, xem nhẹ của cải vật chất, mỉm cười với những giáo lí, học thuyết, trào lưu. Tâm cảm này biệu hiện rõ nét nhất, ở tầng lớp tu sĩ Bà La Môn, nghệ sĩ dân gian, trí thức và thế hệ các nhà thơ. Họ là những người canh giữ các giá trị tâm linh tôn giáo, bản sắc và tâm hồn một tộc người.

Họ thể hiện nét mỉm cười như lơ đễnh ấy, chỉ để nói lên sự ngưỡng mộ, chúc phúc trên đoạn đường dài chông gai, và nhắn nhủ về một khả năng giải thoát khỏi hình thức, đã được chiêm nghiệm hàng bao thế kỉ. Chắc chắn với căn tính tiếp nhận vốn có, nhà thơ Chăm sẽ soi rọi lại mình,thầm lặng sàng lọc, tiếp biến cho phù hợp với tính cách, tâm tạng, văn hóa.

Ngôn ngữ Việt với các nhà thơ Chăm, buộc họ phải mở thêm một cánh cửa tâm thức khác, phong phú và đa dạng hơn trong ý tưởng, tưởng tượng và diễn đạt.

Page 147: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

147 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Tân hình thức Việt với các nhà thơ Chăm là một chân trời mới, đại dương mới, xanh thắm, đầy nắng mai và lủng lỉu niềm tin yêu.

Tân hình thức Việt đã “trở về” trong lặng lẽ. Miệt mài trong lặng lẽ. Nổi chìm cũng trong lặng lẽ.

Mãi đến năm 2012, tạp chí Sông Hương, mới có chuyên đề về trào lưu thơ Tân hình thức Việt, sau đó làm trang đặc biệt về nó? Và phải mất gần một năm sau, cũng chính tạp chí Sông Hương quyết định tổ chức Hội thảo thơ Tân hình thức mang tầm vóc quốc tế, quy tụ nhiều văn nhân kì tài Việt Nam và Thế giới.

Bất chấp cái nhìn dè dặt, phân tranh của sương khói, thời gian qua sự chững lại có khi chỉ là hình ảnh khác, dưới đống tro than âm ỉ, mong chờ cơn gió lành thổi đến, sẽ khởi bùng ngọn lửa sáng tạo tiếp nối. Trổi lên sức sống mới, mạnh mẽ và rực sáng hơn.

Plei Pajai, trung tuần tháng 10/2013.

Page 148: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 148

XUÂN THU NHÃ TẬP VÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

________________________

Trần Huyền Sâm – Trần Đình Nhân

Một chân lý hiển nhiên: sẽ không thể loại nào có thể trường tồn nếu độc giả không còn tha thiết với nó nữa. Văn học

muốn tồn tại, phải có độc giả. Muốn vậy, bản thân các thể loại không ngừng phải cách tân để khẳng định chỗ đứng của mình. Thơ không phải là trường hợp ngoại lệ. Thơ Tân hình thức (New Formalism Poetry) là một hiện tượng khá thú vị. Thể loại thơ này xuất hiện tại Mỹ vào giữa thập niên 1980, đạt được những thành tựu vào giữa thập niên 1990 và bắt đầu lan sang Việt Nam vào khoảng năm 2000. Có thể nói, đây là một hiện tượng ở thì hiện tại đang tiếp diễn. Vậy nên, việc bàn cãi, thậm chí phủ nhận, chê bai là điều rất bình thường trong đời sống văn học.

Dưới đây, chúng tôi xin trở lại Xuân Thu nhã tập – một hiện tượng có những nét khá tương đồng với khuynh hướng thơ Tân hình thức, nhất là quan niệm về sáng tạo thơ ca. Dẫu hoàn cảnh khác nhau, nhưng cả hai hiện tượng này đều có những tìm tòi, cách tân trên cơ sở cội nguồn thơ ca dân tộc. Việc nhìn lại Xuân Thu nhã tập để thơ Tân hình thức tiếp tục con đường cách tân là điều rất cần thiết…

Page 149: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

149 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

1. Những điểm tương đồng thú vị giữa Xuân Thu nhã tập và thơ Tân hình thức.

Hiện tượng Xuân Thu nhã tập chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1942-1945) rồi lâm vào bế tắc. Tiếp sau đó có nhóm Dạ Đài của Trần Dần, Đinh Hùng, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch… Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử (chỉ mới ra được một số, số thứ hai chưa kịp ra mắt thì toàn quốc kháng chiến bùng nổ) nên sự cách tân chưa được thể nghiệm. Sau giải phóng, thơ tự do quay trở lại chiếm ưu thế, thể hiện những suy tư của cá nhân, cách cảm, cách nghĩ của một thế hệ mới. Tuy nhiên, các nhà Tân hình thức cho rằng “trong hai thập niên qua, thơ tự do đã trở thành nhằm chán, nhạt nhẽo, nghèo nhạc tính, không có gì nổi bật, làm mất nhiều độc giả và cuối cùng thì thơ thu hẹp lại không ra khỏi phạm vi trường đại học” (2, tr. 18).

Với nhận thức đó, thơ Tân hình thức Việt ra đời như là một sự tiếp nối nỗ lực cách tân mà Xuân Thu nhã tập còn đang dang dở. Tuy nhiên, không đi vào con đường huyền bí, Tân hình thức chủ trương đưa thơ lại gần hơn với cuộc sống đời thường. So với Xuân Thu nhã tập, thơ Tân hình thức Việt hôm nay còn có những cách tân táo bạo hơn nữa. Tuy nhiên, giữa hai hiện tượng này có sự gặp gỡ tương đồng rất thú vị Tinh thần trở về cội nguồn của Xuân Thu nhã tập

Xuân Thu nhã tập ra đời khi Thơ mới đã rơi vào bế tắc, khủng hoảng. Cái tôi – mảnh đất linh diệu của Thơ mới đã được đào sâu đến tận cùng, và lúc này, đã mất hết sức sống. Trong xu thế đó, Xuân Thu đã trăn trở và tìm một hướng đi mới cho thơ ca dân tộc. Ngay từ khi ra đời, Xuân Thu đã mang một tinh thần tiên phong với ý thức cách tân táo bạo. Mục đích cách tân thể hiện trên hai phương diện: Không lặp lại cái tôi của Thơ mới; chống lại sự đồng hóa của phương Tây để ngăn cái họa mất

Page 150: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 150

gốc: “Tìm con đường thực, nối liền nguồn gốc xưa với ước vọng nay. Gọi về những tính cách riêng của ta, để có thể xuôi chảy trong cái dòng sống thực của ta, không quanh co, lúng túng vì những ảnh hưởng ngoài”(1, 2) Giá trị lớn nhất và ấn tượng sâu nhất của Xuân Thu nhã tập, đó là phần tiểu luận về thơ. Bằng những kiến giải độc đáo, Xuân Thu nhã tập đã nêu được những vấn đề lý luận cơ bản của thơ ca.

Câu hỏi cổ xưa này đã được Xuân Thu luận giải một cách khá lý thú. Thơ là sự rung động, sự quyến rũ – không thể cưỡng lại, một cách tự nhiên, hoàn toàn. Thơ – vì thế, không cần để hiểu mà cốt để cảm. Thơ được ví như giai Nhân, như Đẹp, như Trời: “Áng thơm của hoa, vẻ trong của nước, thần của vạn vật, thơ của văn nghệ…” (1, tr3).

Thơ được Xuân Thu nhã tập đồng nghĩa với Trong, Đẹp, Thật. Thơ là một phạm trù thiêng liêng, cao quí, là một trí thức cao cấp sánh với tình yêu, nẻo đạo và tôn giáo:“Thơ trước hết phải là sự trong trẻo, sự vô tư lợi, sự khêu gợi không cùng, sự rung động tức khắc, sự gặp gỡ đột nhiên, sự hiến dâng không nghĩ đến trở về”( 1, 4).

Đưa thơ vào phạm trù của đạo, xem thơ là một thứ cao siêu như tôn giáo, Xuân Thu nhã tập đã rút ra một nguyên lý căn bản (trong mối quan hệ) giữa thơ ca với vũ trụ: ĐẠO – ÂM + DƯƠNG – SÁNG TẠO – RUNG ĐỘNG – THƠ – ĐẠO.. Nằm trong vòng tương sinh đó, thơ mới đạt đến sự siêu việt, trong trẻo, nhịp nhàng, mới vươn đến cái tuyệt đối, cái đẹp – lẽ cuối cùng.

Page 151: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

151 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Tinh thần phục hưng của thơ Tân hình thức

Nếu như Xuân Thu nhã tập ra đời khi phong trào Thơ mới đã rơi vào bế tắc thì giờ đây, với ý thức rằng thơ tự do đang mất dần vị thế trong lòng độc giả, các nhà Tân hình thức cho rằng sự xuất hiện của thơ Tân hình thức là để vãn hồi một nền thi ca đang lung lay. Họ đặt ra câu hỏi: “Giả thử một lúc nào đó không còn ai đọc thơ hay truyện nữa, chúng ta sẽ thấy thảm hoạ của con người đến chừng nào…” (2, tr.19).

Đứng trước yêu cầu phải đổi mới để tiếp tục khẳng định vị trí của thơ, cả Xuân Thu nhã tập lẫn Tân hình thức đều đã chọn con đường đi bằng một lối thơ khác với truyền thống, thể hiện một tư duy thơ không theo quan niệm đã sáo mòn.

Nhìn vào con đường cách tân thơ Việt của cả Xuân Thu nhã tập lẫn Tân hình thức ta sẽ bắt gặp một điểm chung khá thú vị: cả hai đều mang tư tưởng phục hưng. Nếu như Xuân thu chủ trương tìm về với cội nguồn để nối liền nguồn gốc xưa với ước vọng nay thì thơ Tân hình thức lại chủ trương phục hưng các thể thơ truyền thống (5 chữ, 7 chữ, 8 chữ). Tuy nhiên họ chỉ kế thừa số lượng âm tiết mà thôi. Các yếu tố khác của thể thơ truyền thống đều bị lược bỏ. Bản thân Khế Iêm, “chủ soái” của dòng thơ này cũng đã khẳng định: “gọi là Tân hình thức là do tinh thần trở về đời sống thực tại, hồi phục lại nghệ thuật thơ và những giá trị nhân bản đã mất sau chiến tranh…” (2 tr. 20).

Một điểm tương đồng khác đáng lưu ý đấy là cả hai khuynh hướng thơ này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ nước ngoài. Trong khi Xuân Thu nhã tập chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng, siêu thực Pháp thì thơ Tân hình thức Việt lại bắt nguồn từ lối thơ Tân hình thức Hoa Kỳ. Loại thơ này chủ trương thơ gần với ngôn ngữ nói thông thường, vận dụng nhịp điệu và vần luật thơ Anh ngữ truyền thống…

Page 152: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 152

Từ những điểm tương đồng trên, rõ ràng chúng ta có thể lấy Xuân Thu nhã tập như một điểm mốc để xem thơ Tân hình thức Việt hôm nay đã tiến xa đến đâu trên con đường tìm một lối đi, một lối tư duy khác cho thơ.

2. Những “ đối âm” thú vị của hai hiện tượng cách tân

* Thứ nhất, quan niệm về thơ. Nếu như Xuân Thu cho rằng thơ được ví như Đạo, rất linh thiêng, là tinh túy của đất trời thì trong quan điểm của Tân hình thức, thơ rất đỗi đời thường. Thơ không phải là cái gì đó cao siêu của riêng những bậc cao nhân mà đó chính là cuộc sống thường ngày. Với đặc trưng thi pháp đời thường, các nhà Tân hình thức dường như đang kéo thơ tiếp xúc gần hơn với cái hiện tài phù vân (chữ dùng của Bakhtine). Điều đó sẽ tránh được cho thơ thoát khỏi đông cứng, yếu tố có thể khiến cho nó có thể đi đến sự hoàn kết. Từ đó, các nhà Tân hình thức đi đến chỗ khẳng định vai trò to lớn của thơ: “thơ phải sinh động, quyến rũ, mới mẻ, tích cực hơn, góp phần làm thăng bằng và duy trì nền văn minh, hoà hợp với tự nhiên, và niềm tin yêu giữa con người với nhau, thể hiện ý nghĩa đời sống…” (2, tr 22)

Nếu như sự cách tân của nhóm Xuân Thu ngày trước vốn đã được coi là một bước đi táo bạo để thay đổi quan niệm về thơ thì phái Tân hình thức hôm nay còn tiến xa hơn thế. Họ không chỉ thay đổi quan niệm về thơ mà còn thay đổi cả bản chất của thơ. Nếu xem Xuân Thu nhã tập là hiện tượng cách tân trong một phạm trù thì thơ Tân hình thức là sự cách tân trong tính tổng thể. Có thể nói, thơ Tân hình thức đã phá vỡ cả một hệ thống thi pháp thơ truyền thống.

* Thứ hai, sự khác biệt trong quan niệm thể loại.Từ góc độ tư duy và chức năng nghệ thuật, Xuân Thu đã khu biệt nét đặc trưng giữa thơ và văn xuôi. Thơ không thuộc về

Page 153: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

153 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

lý trí, mà thuộc về tình cảm: “Văn nói chuyện đời, nhưng thơ chính là tiếng đời u huyền, trực tiếp” (1, tr. 6). Văn xuôi có tính vụ lợi, thơ không mang tính vụ lợi, không mang nghĩa tục. Văn xuôi thường kích động người đọc một cách thô sơ, dễ dãi; còn thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu, cái hình ảnh sự khắc khoải bất diệt của muôn sự vật, hay là cõi vô cùng.

Tính hàm súc, đa nghĩa, gợi cảm chính là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt thơ và văn xuôi: “Một bài thơ không được hiểu như một bài văn một cách lộ liễu, nhất định. Phải chứa nhiều sức khêu gợi, ý ở ngoài lời, đủ với sự thật sâu sắc, bao la trong toàn thể” ( 1, tr. 8).

Xuân Thu nhã tập chủ trương ngôn ngữ thơ phải bóng bẩy, tinh luyện, thơ phải đạt đến độ TRONG – ĐẸP – THẬT. Đặc trưng cơ bản dễ nhận ra trong thơ Xuân Thu là sự trau chuốt về ngôn ngữ, sự phức tạp về tu từ.

Tuy nhiên đến thơ Tân hình thức, điều đó đã bị chối bỏ. Với thơ Tân hình thức, ngôn ngữ thô nhám thế chỗ ngôn ngữ tinh luyện. Họ chủ trương chối bỏ tu từ: “chữ nghĩa và hình ảnh bóng bẩy và cầu kỳ không còn, chỉ còn sự đơn giản, tự nhiên như một dòng đời sống” (1, tr16)

Tân hình thức chủ trương thi pháp đời thường trong thơ ca. Một trong những điểm nhấn gây ấn tượng mạnh nhất trong thi pháp thơ Tân hình thức đó chính là họ chủ trương lối thi pháp đời thường thay cho thi pháp cảm tính vốn là đặc trưng không thể thiếu của thơ. “Nếu không mang được những câu nói thông thường vào thơ thì làm sao mang được đời sống vào thơ? Và nếu không thì làm sao chia sẻ được nỗi vui buồn của mọi tầng lớp xã hội, để thơ trở thành tiếng nói của thời đại?” (2, tr. 22). Mỗi bài thơ thay vì là một mảnh cảm xúc, tâm trạng của nhân

Page 154: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 154

vật trữ tình thì nay trở thành một câu chuyện, một lát cắt của cuộc sống (rất gần với truyện ngắn). Thậm chí ngay cả khi nói về tình yêu, thơ cũng thiên về kể. Có thể dẫn ra trường hợp sau:

“Tình yêu đẹp như một buổi chiềutrên bãi biển có mây có giócó con sóng vỗ bờ cát vàngcó đôi tình nhân (có thể làanh và em, cũng có thể làmột đôi tình nhân khác) bước đitay trong tay, mắt nhìn về phíaxa xa trong trí tưởng tượng cómột chốn bình yên trong đôi môigắn chặt trong đôi mắt nhắm nghiềntrong niềm hạnh phúc trào dâng họquên rằng chút xíu nữa là đêm”

(Bài tình số 2 – Nguyễn Tất Độ) * Thứ ba, yếu tố tính nhạc trong thơ caTrở về với tính hàm súc, tính đa nghĩa của thơ ca cổ điển phương Đông, Xuân Thu nhã tập đã bắt gặp tính ám gợi, tính biểu tượng của chủ nghĩa tượng trưng phương Tây. Đi từ cái Tôi đến cái Ta, từ công thức: “Thơ = Trong = Đẹp = Thật, và bằng tuyên ngôn sáng tác: “Trí thức, Sáng tạo, Đạo lý”, Xuân Thu đã tạo ra những thi phẩm đậm tính chất tượng trưng, siêu thực: “Quên cái đã gặp, ngã về cái chưa tìm, nhớ cái sẽ mất”. Một số quan niệm về thơ của Xuân Thu nhã tập (tính nhạc, tính huyền diệu, tính trong trẻo, gợi cảm của thơ ca…) rất giống với quan niệm của Valéry.

Không chỉ gặp chủ nghĩa tượng trưng trong một vài ý tưởng kiến giải về thơ, mà những sáng tác của nhóm Xuân Thu đã

Page 155: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

155 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

biểu hiện rõ thi pháp của chủ nghĩa tượng trưng. Hầu hết, các sáng tác của Xuân Thu nhã tập đã vượt lên tính xúc cảm, tính chất giãi bày cái tôi cá nhân của Thơ mới. Xuân Thu đã tiến đến chủ nghĩa tượng trưng ở tính ám gợi, tính biểu tượng, tính mơ hồ, huyền bí. Hoài Thanh cho bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ là một lối thơ rất tinh tế và kín đáo, nhưng hình ảnh mờ:

“Màu thời gian không xanhMàu thời gian tím ngátHương thời gian không nồngHương thời gian thanh thanh…”

Đến Buồn xưa, Hồn ngàn mùa, Bình tàn thu của Nguyễn Xuân Sanh thì đã rơi vào cõi siêu thực, hư vô. Người đọc không dễ tìm được mã để giải nghĩa văn bản. Dường như nhà thơ sáng tạo trong một trạng thái vô thức, siêu thăng. Tính triết lý không vượt qua được tính siêu thực để mang lại sự lôgich cho bài thơ. Chẳng hạn ở bài thơ Buồn xưa:

“Lẵng XuânBờ giũ trái xuân saĐáy đĩa mùa đi nhịp hải hàTỳ bà sương cũ đựng rừng xa”

Chúng ta thử làm thao tác đảo lộn thứ tự các khổ thơ trong văn bản nghệ thuật trên thì nghĩa của nó cũng không có gì thay đổi. Chứng tỏ những câu chữ, hình ảnh ở đây được tuôn ra trong một trạng thái vô thức, khó nắm bắt. Nhân vật trữ tình như chìm trong cõi hư vô, tan biến thành từng mảnh để nhập vào các biểu tượng. Đúng như Xuân Thu nhã tập chủ trương: “Một bài thơ có thể hiểu ra nhiều lối dù có cảm một cách duy nhất. Nên độc giả tùy theo trình độ trí thức mà hưởng thụ ít hay nhiều”.

Page 156: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 156

Đến thơ Tân hình thức, yếu tố vần đã hoàn toàn bị xoá bỏ. Thơ trở thành những bài thơ không vần . Họ cho rằng “vần, nếu là yếu tố mạnh trong ngữ điệu hát thì lại là yếu tố trở ngại trong ngôn ngữ thông thường, làm mất tự nhiên và không còn cần thiết” (2 tr. 24). Và khi không còn vần điệu nữa thì mỗi bài thơ thực sự là một câu chuyện cuộc sống. Quan niệm này không phải được bạn đọc dễ dàng chấp nhận. Không phải sự dị ứng, phản bác của độc giả, vì thói quen vần điệu trong thơ truyền thống. Sâu xa hơn, nó nằm ở bản chất ngôn ngữ.

Trong thơ truyền thống, yếu tố nhạc tính được tạo nên nhờ sự phối thanh, phối vần. Sự nhịp nhàng, uyển chuyển trong ngôn ngữ thơ khiến câu thơ bật lên tiếng nhạc: “Em không nghe mùa thu/ Lá thu kêu xào xạc/ Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô…”

Thơ Tân hình thức vẫn bảo lưu tính nhạc, thậm chí xem nó là một đặc trưng không thể thiếu của thơ. Tuy nhiên nguyên tắc nhạc tính của thơ thì đã có sự thay đổi. Khi không còn sự phối hợp nhịp nhàng của yếu tố thanh và vần điệu nữa thì tính nhạc được tạo nên từ nhịp điệu của sự đọc: “khi đọc chúng ta cảm thấy thanh thoát tự nhiên như đang hít thở không khí, gặp gỡ ngoài đường phố, giao tiếp với bạn bè và mọi người. Đó là thứ âm nhạc của trò chuyện (music of conversation), phong phú, hàm súc, mỗi lúc mỗi khác và là những khoảnh khắc có thực của thực tại.” (2, tr. 28). Sự nhấn mạnh yếu tố “tính truyện” và hiệu ứng cánh bướm trong thơ. Yếu tố tính truyện được tạo ra nhờ thơ Tân hình thức sử dụng kĩ thuật lập lại và xâu chuỗi nhờ vào hiệu ứng của kĩ thuật vắt dòng (enjambment): “Mỗi lần lập lại một ý tưởng tiêu biểu cho toàn sự cố, chúng ta dẫn sự cố đi theo một hướng khác, và như thế sẽ tạo ra nhiều diễn biến khác biệt và phức tạp”(2, tr.29). Trong khi đó, kĩ thuật vắt dòng tạo nên sự liên

Page 157: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

157 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

kết các dòng thơ không những chỉ là về hình thức mà còn liên kết cả về nội dung.

Các nhà Tân hình thức cho rằng thơ vận hành theo hình thái của hiệu ứng cánh bướm: “Ngôn ngữ tạo ra âm thanh, ý tưởng và hình ảnh, biểu tượng cho tính tự tương đồng trong hình học fractal và yếu tố trật tự trong lý thuyết hỗn mang. Kỹ thuật lặp lại làm chức năng phản hồi (feedback) và lặp lại (iteration) mang những âm thanh, ý tưởng và hình ảnh chuyển động. Và vắt dòng làm thành sự tuôn chảy liên tục của hệ thống động lực là bài thơ. Sự tác động ngầm của tất cả những yếu tố trên tạo ra ý nghĩa bài thơ”(5).

Yếu tố tính truyện cùng chủ trương thi pháp đời thường khiến cho mỗi bài thơ trở thành một câu chuyện đời thường. Với đặc tính này, liệu thơ Tân hình thức có đánh mất đặc trưng thuần khiết của thơ ca?

Với mục đích cách tân, cố gắng tìm ra một hướng mới cho thơ ca dân tộc, tuy nhiên, mỗi hiện tượng là một nẻo đường còn “chông chênh”. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày những nét tương đồng và khác biệt của Xuân Thu nhã tập và thơ Tân hình thức. Sự bình luận đúng sai, hay dở của hai hiện tượng, xin nhường lời cho bạn đọc.

3. Thay cho lời kết: Thơ Tân hình thức, hay là “thì hiện tại đang tiếp diễn”…

Cũng như Xuân thu nhã tập, thơ Tân hình thức ra đời với mong muốn thay đổi một nền thi ca mà họ cho là đang chết dần vì tự giẫm vào lối cũ. Họ mong muốn biến mình thành một lối ca dao hiện đại.

Page 158: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 158

Tuy nhiên, từ quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng cũng giống như Xuân Thu nhã tập, thơ Tân hình thức đang phải đối mặt với những mâu thuẫn hết sức phức tạp. Họ mong muốn phổ thông hoá thơ ca, biến thể loại thơ của mình thành một thể loại ca dao hiện đại, nhưng họ lại chọn một lối thơ khó đọc. Điều đó phải chăng họ đang tự mâu thuẫn với chính mình, điều mà Xuân Thu nhã tập đã từng mắc phải?

Kết hợp lối thơ Anh truyền thống với các hình thức thơ dân tộc, các nhà Tân hình thức kì vọng sẽ xoá đi giới hạn về ngôn ngữ của thơ, đưa thơ Việt Nam vươn ra với thế giới. Các nhà Tân hình thức đã chọn một lối thơ có nguồn gốc từ nước ngoài, kết hợp với “bộ khung” của thơ Việt để tạo nên một “thể lai”. Đây có thể xem là một bước đi táo bạo. Tuy nhiên, lối thơ này, với các đặc tính: không vần, không tu từ, mang tính truyện, xem ra khó phù hợp với tư duy thơ của người Việt…

Từ khi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam đến nay, thơ Tân hình thức được bạn đọc đón nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau. Có người cổ xúy, động viên, nhưng cũng không thiếu kẻ chê bai, phản bác. Điều này cũng đã diễn ra trong lịch sử Việt Nam, nhất là cuộc tranh luận giữa phái Thơ mới và thơ cũ (1930-1945). Bất kỳ sự cách tân nào cũng chịu những “trả giá” bước đầu.

Ngay lúc này đây, chúng ta chưa thể khẳng định: liệu thơ Tân hình thức có đủ sức khiến thơ Việt rẽ sang một hướng khác hay không? Xem ra, sứ mệnh to lớn này, cần phải có thời gian để chứng nghiệm…

Page 159: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

159 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Chú thích(1) Xuân Thu nhã tập (1992), NXB Văn học, Hà Nội(2) Khế Iêm (2011) Vũ điệu không vần – Tứ khúc và những tiểu luận khác, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội,(3) Inrasara, Tân hình thức, một bước đi mới, nguồn: http://tan-hinh-thuc-mot-buoc-di-moi.html(4) Đặng Tiến, Tân hình thức – nhịp đập thời đại, nguồn: http://thotan-hinhthuc.org/Thokhongvan/Introduction.html(5 ) Khế Iêm, Phong cách tân chiết trung, nguồn: http://tapchison-ghuong.com.vn (6) Thụy Khuê, Thụy Khuê trả lời Ðoàn Xuân Kiên và Khế Iêm, nguồn: http://thuykhue.

Page 160: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 160

TÂN HÌNH THỨC NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TIẾP NHẬN

4 BÀI THƠ CỦA 4 TÁC GIẢ NGUYỄN HOẠT NGUYỄN TẤT ĐỘ, KHẾ IÊM VÀ BIỂN BẮC_____________________________________________

Bửu Nam

I. Tân hình thức: công chúng chưa biết và tính quảng bá của “mạng”

Tôi hỏi một nữ sinh viên cao học của tôi, vốn là một giáo viên cấp ba: “Chị có biết trường phái Tân hình thức không?” Cô ấy trả lời: “Dạ, không”. Có phải là Thơ cách tân của nhóm Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng không Thầy?

Tôi dò hỏi thêm một giảng viên Đại học trẻ, được xem là giỏi và có năng lực. Câu trả lời cũng không.

Tuy nhiên, khi tôi nói các cô chỉ cần gõ vào google “Tân hình thức – Khế Iêm – Tạp chí Thơ” hoặc www.thotanhinhthuc.org thì mọi sự sẽ rõ.

Và hôm sau cả hai đều trả lời: Tụi em đã hiểu và cập nhật được thêm một trường phái và một phương pháp sáng tác của Thơ Việt mới.

Tuy nhiên, tôi hỏi thêm các em có thích lối thơ này không? Hoặc nghĩ ra sao về nó? Thì câu trả lời là: “Lạ, kỳ kỳ” và muốn

Page 161: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

161 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nhận xét phải cần thời gian làm quen và thâm nhập, thẩm thấu vào thế giới nghệ thuật của loại thơ này.

Từ câu chuyện trên; có thể rút ra hai điều: một là trường phái Tân hình thức chưa cập nhật rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt trong giới trẻ và trí thức gọi là am hiểu văn chương, hai là nhờ sức mạnh của Internet mạng, điều đó rất dễ khắc phục, nếu biết gây tò mò, chú ý.

II. Tân hình thức “thay hồn đổi cốt thơ truyền thống” & độ lệch thẩm mỹ khi tiếp nhận

Một hôm tôi thử đưa bốn bài thơ của nhóm Tân hình thức. Bài 1: “Tình buồn” của Nguyễn Hoạt (Tạp chí sông Hương, tháng 8.2013). Bài 2: “(Những) Người Điên” của Nguyễn Tất Độ (trong tập Vũ điệu không vần của Khế Iêm, nhà xuất bản Văn học 2011, trang 280). Bài 3: “Cô gái da đen” của Khế Iêm (trong tập Thơ Khác, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2013, trang 88-90). Bài 4: “Khúc những vì sao may mắn”, của Biển Bắc (trong tập Thúy Liên khúc ngoài, nhà xuất bản Văn học, 2012, trang 59) cho một số sinh viên và đề nghị họ thử cho nhận xét và phân tích.

Sau đây tôi thử ghi lại một vài ý kiến chính, có chọn lọc lại: (tên các nhân vật trong này có thay đổi).

Thanh: Em thấy cả bốn bài thơ đều sử dụng lại các thể thơ truyền thống, thơ 5 chữ như hai bài “Tình buồn” (Nguyễn Hoạt), “Cô gái da đen” (Khế Iêm), thơ lục bát như bài “(Những) Người Điên” (Nguyễn Tất Độ), thơ 7 chữ “Khúc những vì sao may mắn” (Biển Bắc). Những bài thơ này đều chia thành khổ 4 câu, nhưng nó khang khác các thể thơ truyền thống nói trên. Khác ra sao thì em chưa nói được

Page 162: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 162

Phước: Cái khác là hình như bỏ vần, điệu, nhịp, luật bằng trắc vốn có trong các thể thơ này, nên đọc lên không thấy nhạc điệu quen thuộc vốn có của chúng và nghe nó là lạ, kỳ kỳ và thiếu thiếu.

Tâm: Em thấy mấy bài thơ này các câu thơ xuống dòng khang khác, “ra răng”, hình như các tác giả này họ tùy tiện hay có dụng ý chi không biết. Hầu như thơ trước đây, xuống dòng là câu thơ đã đủ ý, hoặc chưa đủ ý thì câu tiếp cũng có một lô gích nối tiếp câu trên cả về cú pháp, từ vựng và ngữ nghĩa. Còn các bài thơ này, cách xuống dòng, vắt dòng của họ như bẻ gãy ngang lưng câu thơ, một cách phi lô gích, phi luật tắc. Ví dụ: bài “Tình buồn”, ba khổ, mỗi khổ 4 câu, tự nhiên lại thòi một cái đuôi ngăn ngắn một chữ “lệ” , thành ra khổ thứ tư này chỉ có một chữ. Bài “Cô gái da đen” câu hai vắt dòng ngay chữ “như”, rồi câu ba tiếp “thế sao đôi mắt cô”. Câu 4 lại “buồn như thế buồn như”, cách vắt dòng này có cái gì dang dở. Nói chung xuống dòng, vắt dòng vắt qua khổ thơ tùy tiện hay có chủ ý không biết. Điều đó em nghĩ, nó tạo ra sự lạ hóa, nhưng lại có cảm giác chôi chối tai so với điều đã nghe, đã biết về thơ.

Hoàng: Ngoài cách vắt dòng, vắt khổ lạ lùng này, em thấy họ còn đưa cả lời nói hàng ngày, chất thô ráp vào thơ. Chẳng hạn, khổ cuối cùng của bài thơ Cô gái da đen:

chẳng sai nhiều) khuôn mặt: Cô đẹp như thế phảiCó đôi mắt hồn nhiênCủa một thiên thần chứ

Khổ này nối với hai câu khổ áp cuối vắt dòng, vắt khổ:

“Tôi nói có sao đâu (nếu có sai thì cũng

Page 163: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

163 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Hoặc khổ ba và khổ cuối của bài thơ “(Những) Người Điên”:

Hắn điên và khăng khăng bảoHắn điên hắn vẫn chạy vòng vòng và

Vừa chạy vừa quay cho giốngSự chuyển động của hành tinh mà

Hắn và loài người đang sống

(Nguyễn Tất Độ)

Mỹ Anh: Các bài thơ này theo em không có tính nhạc, không có tính thơ, không có chất thơ.

Hảo: Em có ý khác, em thấy chúng vẫn có tính nhạc, có chất thơ, chất cảm xúc của tâm trạng, ý tưởng, câu chuyện. Tuy nhiên tính nhạc này khang khác, như kiểu nhạc “rap”, loại nhạc trẻ và mỗi bài thơ vẫn tạo được cảm xúc và tiếng nhạc riêng. Có lẽ ở giọng điệu, sự trùng điệp từ, nhóm từ và đôi khi cả trùng điệp âm của mỗi bài thơ, phong cách thơ.

Em muốn nói ở đây sự trùng điệp từ, nhóm từ tạo nên nhạc tính. Chẳng hạn bài “Tình buồn”, có sự lặp, điệp các từ “đồng hồ” (2 lần), “qua” (2 lần), “vô tư” (2 lần), “không tới” (3 lần), “lặng im” (3 lần), “ngày” / “đêm” (2 lần) lại có vần cuối “vô” (câu 2), “đỏ” (câu 4), “không” (câu 5,6) với “lặng” (câu 8), “chỉ” (câu 11) và “lệ” (câu 13). Bài này lại có nhạc tình cao, nhạc tính lôi cuốn, thu hút người đọc vào nỗi buồn. Bài “(Những) Người điên” lặp lại các nhóm từ “chạy vòng vòng” (3 lần), “hắn không” (2 lần), “hắn điên” (2 lần), “vừa chạy vừa quay” (3 lần), “không” (2 lần), “vừa ... vừa” (3 lần). Bài “Cô gái da đen”, có các cụm từ lặp, như “cô gái da đen ơi” (4 lần), “đôi mắt” (6 lần), “buồn” (6 lần), “cuộc đời” (5 lần), “hồn nhiên” (2 lần), “sai” (3 lần).

Page 164: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 164

Nhìn chung, ở đây có lặp từ, cụm từ, lặp âm, do đó tạo nên chất nhạc. Bài “(Những) người điên” còn có gieo vần cuối câu như “không”, “còn”, “vòng” (khổ 1) và “như”, “như” (khổ 2), “và”, “mà” (câu 12, câu 14), “giống” (câu 11) và “sống” (câu 15)... Nói như vậy là họ đã tạo nên chất nhạc riêng do sự trùng điệp này.

Tuyến: Nhà nghiên cứu về thơ, Phan Ngọc cũng viết: “Thơ là một kiểu ngôn ngữ được tổ chức quái đản, giàu tính nhạc, dễ thuộc, dễ nhớ”. Em e rằng 4 bài thơ này khó nhớ, khó thuộc hay không thể nhớ và thuộc được, nó trục trà, trục trặc làm sao đó.

Hiền: Mỗi kiểu thơ theo em, có một “điển phạm” khác nhau, không thể lấy kiểu điển phạm “truyền thống” mà Phan Ngọc đã nêu để làm khuôn mẫu cho thể thơ này. Với kiểu thơ này cần phải thay đổi tầm đón đợi (phạm trù này là phạm trù cơ bản của Mỹ học tiếp nhận trường phái Constance), mở rộng nó để cảm, hiểu thêm một loại thơ, thấy được cái hay riêng, sự cách tân theo con đường riêng và sự đóng góp trong việc phát triển Thơ Việt. Em còn thấy ở đây chất truyện kể và chất văn xuôi, chất tự sự ở mỗi bài thơ thấm đẫm trong đó.

Hoa: Hai bài thơ “Tình buồn” và “Khúc những vì sao may mắn” đều có chủ điểm tình yêu, bài đầu bất hạnh, bài sau hạnh phúc. Bài đầu đề cập đến mối tình tan vỡ, con mắt nhỏ lệ và vấn đề thời gian không chờ được nhau, không nén được giận hờn, bài hai là kiểu tình yêu “mạng” ở hai đầu thế giới, cảm thông, chia sẻ được cho nhau như hai ngôi sao hạnh phúc. Bài “(Những) người điên” với tiết tấu chạy vòng, viết về người điên, nhưng cũng viết về thân phận chúng ta cứ chạy vòng quanh, đi loanh quanh mỏi mòn của kiếp người phi lý, như bài nhạc Trịnh Công Sơn. Bài “Cô gái da đen” là câu chuyện về đôi mắt buồn của gái da đen, xinh đẹp nhưng bên dưới là thân phận của kiếp người bất hạnh, bị quăng ra ngoài lề xã hội với bi kịch của gia đình

Page 165: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

165 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

tan vỡ nhưng cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà thơ với sự ao ước mộc mạc mong thấy được “đôi mắt dẹp kia đáng lẽ phải được hồn nhiên”.

Có chuyện, có nghệ thuật kể chuyện, có chất văn xuôi nhưng hai bài đầu có chất trữ tình đậm nét hơn, bài ba thì chất giọng tưng tưng nhưng đầy ám dụ triết lý, bài cuối thì gợi cả tấn bi kịch nhân sinh của một chủng tộc bị áp bức, bi kịch của cái đẹp u buồn và xót xa.

Các em mời tôi phát biểu bổ sung và đúc kết.

Tôi nói: các bài thơ đó thuộc vào một trường phái mới: Có tên là Tân hình thức. Tân hình thức có một số điểm mới và lạ: Về mặt thời gian: xuất hiện chủ yếu thế kỷ 21, trong khi các khuynh hướng Thơ Việt khác chỉ yếu xuất hiện ở thế kỷ 20. Về mặt không gian: Trước tiên nó xuất hiện ở cộng đồng hải ngoại gắn với một tên tuổi như một chủ soái của nhóm: Khế Iêm và dần dà du nhập vào trong nước, được một tạp chí văn nghệ có tiếng ở Huế là tạp chí Sông Hương tiếp sức, Huế 2014 sẽ có một hội thảo lớn về trường phái thơ này, có tính cách quốc gia và cả quốc tế, mời các em tham dự. – Về mặt văn học so sánh thì kiểu thơ Tân hình thức này có sự tiếp biến đầy sáng tạo của kiểu thơ Tân hình thức Mỹ và văn hóa Mỹ đặc biệt là tính thực dụng, tính hữu ích được đưa lên hàng đầu, khác với các khuynh hướng thơ thế kỷ 20 như Thơ Mới, Trường Thơ Loạn, nhóm “Xuân Thu Nhã Tập”, nhóm “Sáng Tạo”, các nhóm này chủ yếu được tạo từ cú hích của thơ ca Pháp và văn hóa Pháp các thế kỷ 19 và 20 như Tượng trưng,

Page 166: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 166

Siêu thực, Thơ Chữ (Lettrisme). Thơ cách mạng 45-86 lại chịu ảnh hưởng của thơ ca Nga như Maiakobski, Exénhin, Blok, Eptusenkoô...

– Các đặc điểm của loại thơ Tân hình thức này như trở về kiểu thơ truyền thống nhưng lại “thay hồn đổi cốt” bằng lối vắt dòng, tính lặp, chất tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ đời thường được tổ chức thành một hệ thống, một cấu trúc, một chỉnh thể tạo nên sự khác biệt, kết hợp tính cổ điển với tính hiện đại, sự lai ghép các thể loại thơ với văn xuôi, trữ tình với tự sự...

– Ngoài ra kiểu thơ này còn chịu ảnh hưởng lớn của tinh thần và cảm quan hậu hiện đại đó là đề cập đến, các câu chuyện tiểu tự sự nhưng mang tính khái quát nhân bản cao, nó đả phá các kiểu đại tự sự như Thơ Cách Tân Tháp Ngà khó hiểu của chủ nghĩa hiện đại cực đoan, đả phá điển phạm Thơ “dễ thuộc, dễ nhớ”, nhưng nó lại trở về truyền thống Thơ kể chuyện của người hát rong thuở xưa. Do đó, nó nối kết nền văn hóa truyền thống cổ truyền, đại chúng, với văn hóa hiện đại, tinh tuyển ... Nó cũng mang tính dân gian hiện đại với các kiểu thơ trình diễn “slam”, hướng đến thu hút khối đông độc giả quần chúng quay về với thơ mà trong đó chuyển tải tới các thông điệp về nhân sinh, thế sự, kiếp người với những khao khát, ước mơ, ám ảnh… – Về mặt thưởng thức, cần làm quen với một kiểu thưởng thức mới, các điển phạm mới, cách đọc mới, đọc một hơi cho hết ý, phải tạm từ bỏ lối nhạc tính, vần điệu cũ để thưởng thức một kiểu nhạc tính mới rất riêng của loại thơ ca này và đặc biệt các thông điệp ẩn đằng sau thơ truyện kể này, với các giọng điệu rất đa dạng hài hước, sầu có, chiêm nghiệm triết lý có, xót xa thương cảm có. Đây là một lối thơ “giả” truyền thống, phân giải hình thức thơ truyền thống, nhại thơ truyền thống, có chất

Page 167: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

167 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

giọng ngang phè, nooiri loạn của ngôn ngữ đời thường chống lại và cũng kết hợp với ngôn ngữ tao nhã, tinh tế của thơ truyền thống. – Bốn bài thơ Tân hình thức trên được coi là thành công trong chừng mực nào đó. Nó tạo được cảm nhận tức thời của độc giả, và nó cũng lay động được cảm xúc sâu xa của người đọc. Mỗi bài là một phong cách, một giọng điệu, có khí sắc riêng, tạo ra một mảnh thế giới thơ ca riêng. – Đây còn là một lối thơ đầy tiềm năng và triển vọng ở thế kỷ XXI, lôi kéo độc giả và người sáng tác trẻ đến với thơ để diễn tả những câu chuyện về những mảnh đời đa đoan, nhiều ý vị mà cũng rất sâu lắng của mỗi con người trên hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực của mình cũng như những chân lý đa dạng ở cuộc sống … B. N.

Page 168: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 168

TÂN HÌNH THỨC GIỮA LẰN RANH HẬU HIỆN ĐẠI___________________________________

Phan Tuấn Anh

“Thật vậy, lịch sử nghệ thuật, nói một cách nào đó, chính là một lịch sử của những khái niệm nghệ thuật.” [6,10]

1. Câu chuyện giữa dơi và chuột

Tân hình thức là một câu chuyện không phải mới bắt đầu, nhưng nó cứ mới mãi với rất nhiều người, trước tiên, bởi

tâm trạng e dè với những trào lưu, thể loại mới. Nếu xét Tân hình thức như một trào lưu nghệ thuật đương đại trên văn đàn Việt, cả ở trong nước lẫn hải ngoại, thì đó là một trào lưu khá hoàn chỉnh. Tân hình thức có tuyên ngôn, cương lĩnh (qua những tiểu luận và 3 công trình lý thuyết của Khế Iêm), có thực hành sáng tạo (11 tập thơ, 1500 bài thơ, 115 tác giả - theo thông tin của Khế Iêm), có tổ chức/diễn đàn đóng vai trò trung tâm nghệ thuật cho trào lưu (trang tanhinhthuc.org hoặc tạp chí Thơ). Khốn thay, trong thời đại ngày nay, người ta lại đang bội thực bởi những trào lưu, trường phái mới đến từ “bên ngoài”, nên sự thận trọng là một tâm lý tự nhiên. Những cái mới chắc gì đã có giá trị? Đó có lẽ là câu chặc lưỡi an phận thủ thường có tính AQ của không ít người. Nếu xét Tân hình thức như một

Page 169: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

169 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

thể loại thơ, với những đặc trưng thi pháp riêng (vắt dòng, lặp lại, ngôn ngữ đời thường, tính truyện, nhịp điệu…), thì rủi thay, thể loại là lãnh vực chứng kiến ít sự vận động và phát triển nhất trong đời sống văn học. Người ta có kinh nghiệm để hững hờ về những cách tân thể loại, hay cao hơn nữa, là những đề xuất thể loại mới, dĩ nhiên, mọi cái mới đều không thể ra đời từ hư vô. Trong nhiều thế kỷ qua, chỉ xét ở riêng nền thơ Việt, liệu có mấy thể thơ đã sinh ra và đứng lại được? Cứ như cách phân loại của Khế Iêm, mấy trăm năm thơ Việt chỉ gói gọn vào ba “thể loại” cơ bản chính: thơ vần điệu (thực ra là thơ Đường luật thời trung đại), thơ tiền chiến (thực ra là Thơ Mới) và thơ tự do (thực ra là thơ của các nhà hiện đại như Trần Dần, Lê Đạt…). Trăm năm nào có ra gì, hoặc ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào? Đó có lẽ là câu chặc lưỡi tiếp theo dễ dàng hình dung đến của không ít người đứng bên ngoài “cuộc chơi”. Như vậy, một mặt, nếu trên phương diện trào lưu, người ta ngại ngần vì Tân hình thức là cái mới trong một thời đại có quá nhiều cái mới, mặt khác, nếu trên phương diện thể loại, người ta ngại ngần vì nó chịu số phận ra đời trong một lịch sử văn học dân tộc với quá ít kinh nghiệm về những cách tân (thể loại). Lí do tiếp theo khiến Tân hình thứcvấp phải sự e dè, đó là nó là một thuật ngữ có tiền tố “Tân”, khi nói nó mới, vậy thì ai cũ, ai chấp nhận mình cũ, thơ như thế nào là cũ, và ai dám đi theo cái mới ấy để phủ bóng lên những tượng đài, những người khổng lồ trong quá khứ? Tân hình thức, do đó, là một thuật ngữ có quá nhiều nguy cơ và sự khiêu khích. Trong thời điểm này, một phần người ta cũng ngại động chạm đến những thuật ngữ có những tiền tố như: tân (new), hậu (post), giải (de), tiền (pre)… bởi tính đối thoại (dialogic) của nó với các đại tự sự, các mệnh đề đi trước. Có đối thoại tất có những mâu thuẫn, bất đồng và phủ định. Không dễ chút nào, để đối thoại với những trung tâm luận (logoscentrism), những con rồng và những đại tự sự (grand narrative).

Page 170: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 170

Chúng tôi sẽ còn quay lại vấn đề tại sao Tân hình thức sau 14 năm tiếp nhận, dẫu đã “động phòng” nhưng cứ mãi “còn tân” trong đời sống văn học Việt Nam ở phần sau. Trong phần này, trước tiên, để “trấn an” những nghi ngại mang tâm lý văn hóa nông nghiệp lúa nước, vốn thận trọng trước cái mới, cái khác, cái lệch chuẩn, chúng tôi sẽ chứng minh mọi cách tân đều có thể được lịch sử cưu mang và không có gì là “không phải đạo” trong nghệ thuật. Tân hình thức dĩ nhiên mới, và nó cũng khác, lệch chuẩn với cả kinh nghiệm thơ lục bát, thơ Đường luật trung đại, cũng như với Thơ Mới hay thế hệ những nhà thơ (theo hệ hình) hiện đại như Trần Dần, Lê Đạt... Cái khác trước tiên, dĩ nhiên, nó không vần. Tiếp theo, nó không tung hoành tự do trên phương diện câu như các nhà thơ hiện đại, mà lại quy vào những điển phạm hình thức truyền thống như thơ trung đại và Thơ Mới, gồm lục bát, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ… Cái khác cơ bản nữa, nó mang tính truyện, mà nói rõ hơn, nó mang tính tự sự rõ nét, có “người kể chuyện” thay cho cái tôi trữ tình. Hình thức là thơ (trữ tình), nhưng lại có yếu tố tự sự, nên hành vi đọc câu thơ buộc phải vượt qua giới hạn từng dòng, để đọc theo câu ngữ pháp kể chuyện. Cái khác cuối cùng, đó là ngôn ngữ, hình tượng thơ không theo lối bóng bẩy, trữ tình, ẩn dụ, mà theo phong cách ngôn ngữ đời thường, đưa hình tượng, sự kiện thường nhật vào trong thế giới nghệ thuật. Dĩ nhiên, còn có thể chỉ ra thêm nhiều “cái khác” (others), nhưng chừng đó thôi, cũng đã đủ những “dị tật” có thể biến Tân hình thức trở thành một “quái thai”, thách thức tất cả những kinh nghiệm nghệ thuật, kinh nghiệm thể loại, kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm đọc của chúng ta. Lúc này, hẳn nhiên lo ngại của Mi-lan Kundera trong Một cuộc gặp gỡ rằng, chúng ta đang sống trong một “thế giới thiếu từng trải” [8,153] là có cơ sở. Thực ra, tất cả những điển phạm mà chúng ta từng an lòng tin tưởng, nhằm xác định các sự vật hiện tượng nói chung, đều chỉ tồn tại trong những khoảng khắc mong manh và ngắn ngủi trong lịch sử. Nếu ai đó cho rằng, khái niệm “ngôi nhà” của loài người là

Page 171: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

171 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

một nơi ở phải có cửa, có mái, có đồ gia dụng… thì hàng triệu năm tổ tiên chúng ta sống trong động đá lấy đâu ra mái, cửa, đồ gia dụng? Nếu ai đó nghĩ rằng vẻ đẹp của người phụ nữ là hàm răng trắng, những vết xăm trổ là biểu hiện của những kẻ xã hội đen, thì cần giải thích như thế nào về mấy trăm năm nhuộm răng đen và tập tục xăm mình của cha ông chúng ta? Tương tự như thế, Cynthia Freeland trong chuyên luận nổi tiếng Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật đã ôn tồn nói với chúng ta, lịch sử nghệ thuật không phải là lịch sử của những điển phạm, quy tắc bất biến, mà là lịch sử của những quan/khái niệm nghệ thuật. Bản thân lý thuyết về “cái đẹp” như là bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật cũng chỉ là di sản tư tưởng của I.Kant, hoặc khởi đi từ Kant, chứ không phải là quan niệm thống ngự mọi giai đoạn của lịch sử nghệ thuật. Mọi điển phạm, quy tắc nhằm định vị thể loại, thuộc tính thẩm mỹ, đặc trưng hình thức nghệ thuật đều không bất biến, phổ quát, mà luôn biến thiên tùy thuộc vào quan niệm về nghệ thuật trong các thời đại và không gian văn hóa khác nhau. Freeland viết: “khái niệm “nghệ thuật” mà chúng ta dùng đã không được hiểu đồng nhất ở rất nhiều nền văn hóa hay thời đại khác nhau. Sự thực hành và vai trò nghệ sỹ cũng phức tạp và khó nắm bắt khôn lường. Người thượng cổ và thổ dân hiện đại không hề chia tách nghệ thuật khỏi các nghi lễ hay đồ tạo tác. Các tín đồ Thiên chúa giáo châu Âu Trung cổ không làm nghệ thuật như ngày nay, mà chỉ cố gắng mô phỏng hay tôn vinh vẻ đẹp của Chúa trời…” [6,38]. Do đó, khi các nghệ sĩ Đa đa như M.Duchamp đem triển lãm cái bồn tiểu, Serrano vẽ bức tranh khét tiếng Đái vào Chúa, nhóm Young British Artists đem xác một con cá mập ngâm vào bể phóc môn để trưng bày, Ron Athey đem máu của chính mình ra biểu diễn, Piero Manzoni đem phân của mình đi bán như một bức tranh… thì đó cũng chính là nghệ thuật chứ không phải sự điên rồ. Chúng là nghệ thuật không phải bởi tính chất khác thường, gây shock, mà thực ra, bởi vì chúng thực ra rất “bình thường” trong

Page 172: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 172

lịch sử nghệ thuật. Những nghệ sĩ nói trên đã cấp cho các “tác phẩm” kì dị của họ một quan niệm nghệ thuật, lý thuyết của họ không phải xuất phát từ sự điên rồ, phản loạn, phi nhân tính, đồi bại, mà thực ra, chúng rất gần gũi với những lễ hội Chari-vari với tục bôi phân khách qua đường trong vui vẻ thời Trung cổ châu Âu, những lễ nghi hiến tế máu người của người Maya ở Nam Mỹ, những hành vi tự hủy hoại bản thân để hiến dâng cho thần linh của tu sĩ những dòng tu kín. Tất cả những nghi lễ không tách rời tính nghệ thuật ấy vẫn đang tồn tại hoặc đã tồn tại trong một quá khứ chưa xa xôi trong kí ức nhân loại. Thơ cũng tương tự, mọi điển phạm và quy tắc chỉ là điển phạm và quy tắc có tính lịch sử cụ thể và không gian cụ thể. Thơ không nhất thiết cứ phải có vần, có hình tượng, ngôn ngữ bóng bẩy, ẩn dụ. Chúng tôi chỉ đơn cử một ví dụ, tính truyện trong thơ Tân hình thức rõ ràng không phải là một khối u vô tăm tích, mà nó đã gợi nhắc cho tất cả chúng ta nhớ về một thời đại hoàng kim của truyện thơ Nôm thời trung đại. Và chẳng phải, tác phẩm văn học lớn nhất của dân tộc ta cho đến lúc này, chính là một tác phẩm truyện thơ (Truyện Kiều) đó hay sao? Được rồi, nếu chúng ta cảm thấy tạm chấp nhận mọi cách tân của Tân hình thức thực ra không có gì quá ư đột xuất và “kỳ cục” trong lịch sử nghệ thuật, thì câu hỏi tiếp theo cần phải trả lời, Tân hình thức đã cách tân so với cái cũ nào? Một cách tổng quan nhất, xét từ góc độ hệ hình (paradigm) nghệ thuật, chúng ta cần phải giải quyết câu hỏi sau: Tân hình thức thuộc về hệ hình hiện đại hay hậu hiện đại? Nếu nó là hiện đại, thì dĩ nhiên, Tân hình thức là sự cách tân so với tiền hiện đại. Nếu Tân hình thức là hậu hiện đại, thì dĩ nhiên nó đã cách tân so với cả tiền hiện đại và hiện đại. Về những quan điểm đi trước, chúng ta dễ dàng nhận ra sự lúng túng và chưa thống nhất, nhằm khẳng định Tân hình thức thực ra là dơi (hậu hiện đại), hay là chuột (hiện đại). Trong tuyển tập tiểu luận Vũ điệu không vần – tứ khúc và những tiểu luận khác [7] của Khế Iêm, vấn đề dơi hay

Page 173: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

173 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

chuột này đôi chỗ khẳng định xác quyết, nhưng đôi chỗ khác lại mâu thuẫn. Nhìn chung, tổng quan lại quan điểm của “nhà lập thuyết”, “người tuyên ngôn” cho thơ Tân hình thức Việt Nam, Khế Iêm luôn khẳng định Tân hình thức là một trào lưu thơ hậu hiện đại, hoặc là, nó là một sáng tạo ra đời trong hoàn cảnh hậu hiện đại (hoàn cảnh internet và các học thuyết hỗn độn, ngẫu nhiên trong khoa học tự nhiên). Khế Iêm viết: “Nhưng những nhà thơ Tân hình thức chẳng dừng ở quan niệm làm mới, vì đó là phương cách của thời hiện đại, mà dùng thể truyền thống hòa trộn với chất hiện đại (bao gồm thơ tự do) giống như kiến trúc hậu hiện đại, tạo thành thể lai, hoàn toàn khác, không những hóa giải và làm tan biến truyền thống, mà cả hiện đại… thơ Tân hình thức, dù sao cũng chỉ là một mặt tích cực trong nhiều mặt của thơ hậu hiện đại, một nền thơ luôn bất định” [7,16-18]. Tuy nhiên, ở nhiều chỗ khác, mặc dù xếp Tân hình thức ra đời trong tinh thần và điều kiện hậu hiện đại, bản thân Khế Iêm lại cho rằng Tân hình thức lại là một “phong trào tiền phong”. Ông viết: “Chúng ta có thể nhìn ra hướng đi của thơ, nếu theo dõi sát và am hiểu cặn kẽ hai phong trào tiền phong này (thơ Ngôn ngữ và thơ Tân hình thức – PTA)” [7,174]. Vấn đề là, “những trào lưu tiền phong” lại đồng nghĩa với thuật ngữ “chủ nghĩa/hệ hình/nghệ thuật hiện đại”. Trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật của Nguyễn Văn Dân, tác giả ghi rõ: “Nói thêm về thuật ngữ “phong trào tiền phong”. Đây là một thuật ngữ được dùng như là một tiêu chuẩn để xác định tính hiện đại của các trào lưu văn học nghệ thuật mang tính đổi mới ở thời kỳ đầu thế kỷ XX. Chính vì thế, thuật ngữ “phong trào tiền phong” hay “chủ nghĩa tiền phong” được coi là đồng nghĩa với “chủ nghĩa hiện đại” hay nghệ thuật hiện đại” [5,8]. Cách hiểu của Khế Iêm về sự tương đồng giữa hai thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” với “chủ nghĩa/trào lưu tiền phong” cũng không có gì khác biệt so với Nguyễn Văn Dân. “Thời hiện đại khoảng chừng thập niên 1850 đến 1950, bao gồm luôn cả chủ nghĩa Tượng trưng… gắn liền với những phong trào tiền phong,

Page 174: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 174

như chủ nghĩa Ấn tượng, Lập thể, Trừu tượng, Biểu hiện…Hiện sinh… Da Da, Siêu thực trong thơ…” [7,24]. Chính chỗ nhập nhèm dơi – chuột này đã dẫn đến một nguy cơ, những nhà nghiên cứu đi sau/theo Khế Iêm dễ lầm tưởng Tân hình thức là một trào lưu tiền phong, nói cách khác, là một trào lưu thuộc về hiện đại. Có lẽ, quan điểm của Nguyễn Đức Tùng trong bài viết Tại sao Tân hình thức? [in trong kỷ yếu hội thảo lần này] cũng xuất phát từ điểm nhập nhằng nói trên: “Phong trào Tân hình thức (THT) ra đời trong bối cảnh phát triển của chủ nghĩa hiện đại và thơ tự do, khi thơ có vần gần như hoàn toàn bị bỏ rơi”. Chỗ khác, có thể có người đã hiểu sai lập luận sau của Khế Iêm: “…và cuối cùng thơ hậu hiện đại chuyển sang một diện mạo khác với thơ Tân hình thức Hoa Kỳ” [7,25], để rồi cho rằng Tân hình thức là phi/vượt hậu hiện đại. Thực ra, trong đoạn vừa rồi, Khế Iêm muốn nhấn mạnh Tân hình thức như một trào lưu (thơ) hậu hiện đại mới, bên cạnh những trào lưu thơ hậu hiện đại khác như thơ Đa đa (Lê Huy Bắc xem Đa đa là hậu hiện đại), thơ ngôn ngữ (language poetry), thơ trình diễn (performance poetries)… Lời khẳng quyết của chúng tôi, đó là Tân hình thức cả ở Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn là một trào lưu hậu hiện đại. Chỉ xét riêng mặt lịch đại thơ Tân hình thức Việt Nam, với bài thơ Tân hình thức đầu tiên với tựa đề Những Nụ Hồng của Máu ra đời năm 1991 của Nguyễn Đăng Thường (22 năm), hoặc tính từ năm 1999 (14 năm), là năm Khế Iêm làm bài Tân hình thức đầu tiên của ông là Tân hình thứcVà Câu Chuyện Kể và viết tiểu luận có tính tuyên ngôn đầu tiên với tựa đề Chú Giải Thơ Tân Hình Thức, thì trào lưu này hoàn toàn nằm trong thời hậu hiện đại. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Khế Iêm rằng, mặc dù tư tưởng triết học và quan niệm nghệ thuật hậu hiện đại thực ra đã xuất phát từ thập niên 50 thế kỷ XX trở đi, và có lẽ đạt đến đỉnh cao những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên, phải từ thập niên 90 cho đến nay, những dự phóng và tiên báo

Page 175: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

175 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

về mặt xã hội, cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa hậu hiện đại mới được biểu hiện đầy đủ. Với một nước có tính chất “hậu hiện đại muộn” (tiếp thu lý thuyết muộn và hoàn cảnh kinh tế phát triển muộn) như Việt Nam, đặc trưng này càng thể hiện rõ. Xét về mặt mỹ học, có thể nói Tân hình thức hoàn toàn tuân theo mỹ học chiết trung, hay chính xác hơn, mỹ học Tân chiết trung của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tư tưởng hậu hiện đại luôn nỗ lực đả phá nền tảng luận, trung tâm luận, đại tự sự… để đề cao tiểu tự sự, truy cầu tính đối thoại, đề cao diễn ngôn, do đó mỹ học của nó là mỹ học chiết trung, kết hợp nghệ thuật truyền thống (tiền hiện đại) với nghệ thuật tiền phong (hiện đại), chấp nhận kết/dung hợp mọi thể loại, mọi hình thức thi pháp. Đặc trưng mỹ học này không chỉ được biểu hiện trong văn học, mà còn biểu hiện phong phú trong những bộ môn nghệ thuật hậu hiện đại khác như hội họa, lắp ráp, sắp đặt, cắt dán, kiến trúc... Với thơ Tân hình thức, Khế Iêm lập ngôn rõ ràng theo mỹ học tân chiết trung: “Từ đó dẫn tới một cái nhìn về Tân hình thức (New Formalism). Gọi là Tân hình thức có nghĩa là lấy những thể cũ (old form) tiêu biểu cho một nền văn hóa, một truyền thống, định hướng lại, mang ý nghĩa vừa hòa tan vừa nối kết, giữa thời đại này và thời đại khác” [7,44]. Chúng ta có thể thấy Tân hình thứclà một thể thơ có sự dung hợp, lai ghép rất nhiều truyền thống và quan niệm mỹ học thơ khác nhau. Nó chiết trung giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ nghệ thuật; giữa thể tự sự với thể trữ tình; giữa thi pháp thơ cũ (số chữ trong câu, kĩ thuật vắt dòng) với thể thơ không vần của thơ hiện đại; giữa lối đọc theo câu (của tự sự) với lối đọc theo dòng (của thơ trữ tình)… Với Tân hình thức, chúng ta có thể tìm thấy mọi truyền thống và đặc trưng nghệ thuật của các dòng thơ trước đó. Sở dĩ dựa trên nền mỹ học chiết trung đó, là bởi thơ Tân hình thức được xây dựng dựa trên triết học đa bội – đặc trưng tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo Kosikov trong Văn bản – liên văn bản – lí thuyết liên văn bản [9], nếu triết học thống nhất thừa nhận một chủ thể siêu việt nào đó đóng vai trò trung tâm

Page 176: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 176

và khởi nguyên của thế giới, thì triết học đa bội (của Derrida, Foucault, Lyotard, Barthes…) đã xóa bỏ cái tuyệt đối, xóa bỏ trung tâm, xóa bỏ đại tự sự… Kosikov viết: “Bởi vậy, nền tảng triết học đa bội là quan niệm về tính nước đôi không thể loại bỏ ở mọi khách thể của đối tượng hoặc khái niệm – tính nước đôi này về nguyên tắc không thể khắc phục…” [9,83 – số tháng 8]. Chúng tôi không cần dẫn lại những sự kiện, gốc gác liên đới về mặt lịch sử của thơ Tân hình thức với các trào lưu hiện đại và cả các trào lưu hậu hiện đại khác mà Khế Iêm đã rất kì công phân tích trong các chuyên luận lập thuyết của mình, ở đây chỉ muốn nhấn mạnh lại quan điểm đa bội trong tư tưởng của ông về Tân hình thức, ngõ hầu làm rõ vấn đề mặc dù vừa giống chim (tiền hiện đại), bởi đôi cánh nhẹ nhàng thanh thoát, vừa giống chuột (hiện đại) bởi tính phá phách, khiêu khích, nhưng Tân hình thức thực ra là dơi (hậu hiện đại), chính bởi do nó vừa giống cả chim, lẫn chuột, nên nó là một hình thức lai ghép, chiết trung mới: “Những nhà thơ Tân hình thức chấp nhận tính truyện, tính trữ tình, tinh thần và thi pháp đời thường mà những nhà thơ Ngôn ngữ đã loại bỏ… Tóm lại, những nhà thơ Tân hình thức mở rộng và chấp nhận mọi khuynh hướng từ quá khứ tới hiện đại, phá vỡ những biên giới giữa nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau, giữa hội họa, âm nhạc và văn chương. Giữa hình thức nghệ thuật này với bất cứ hình thức nghệ thuật nào khác… làm đậm thêm tính lai của hậu hiện đại” [7,13-14]. Như vậy, lúc này, ta có thể vui đùa mà nghĩ, À! Thì ra các thiên thần có đôi cánh chim bay lượn như Eros (Cupid) là những anh hùng tiền hiện đại, còn năm anh em Chuột (Ngũ Thử) trong phim Bao Công là anh hùng hiện đại, dĩ nhiên, còn Người dơi (Batman) của chúng ta là vị anh hùng hậu hiện đại đích thực rồi.

2. Đáp lời với hư vô

Chúng tôi muốn mở rộng câu chuyện Tân hình thức ra một phạm vi rộng hơn, đó là câu chuyện về chủ nghĩa hậu hiện đại

Page 177: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

177 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ở nước ta. Trước tiên, ít ai để ý rằng, Tân hình thức có một tiến trình phát triển song hành, gần như tương ứng đồng thanh với sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, nhất là trên phương diện lý thuyết và phê bình. Còn nhớ, năm 1991, bài dịch đầu tiên về hậu hiện đại có tên Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại (A. Blach), đăng tải trên tạo chí Văn học (tháng 5 năm 1991) được công bố, thì theo Khế Iêm, đây cũng là thời điểm bài thơ Tân hình thức đầu tiên của Nguyễn Đăng Thường được công bố tại tạp chí Thế Kỷ 21, trong số 27, tháng 7 năm 1991 tại California. Năm 1994, trên tạp chí Thơ (số 2), theo Khế Iêm, có trích đoạn đăng bài thơ của Jean Ristat có tựa đề Từ Khúc Dục Mùa Xuân Rảo Bước (Đỗ Kh dịch). Chỉ một năm sau đó, ở Việt Nam, tạp chí Thông tin khoa học xã hội (số 2 năm 1995) cũng có bài nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại, với tựa đề Sự suy tàn của phong trào tiền phong: nghệ thuật hậu hiện đại. Và như ta đã biết, từ năm 1999 trở đi, khi Tân hình thức chính thức trở thành một trào lưu không chỉ ở hải ngoại, mà còn ở trong nước với công lao của Khế Iêm, Inrasara, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Đỗ Kh, Gyảng Anh Iên, Dã Thảo, Hường Thanh, Nguyễn Tất Độ… thì đồng thời, đây cũng là giai đoạn lí thuyết hậu hiện đại được tiếp nhận sâu rộng ở Việt Nam, động vọng sâu sắc cả trên phương diện phê bình lẫn sáng tạo, với công lao của Trương Đăng Dung, Phương Lựu, Lê Huy Bắc, Lã Nguyên, Đào Tuấn Ảnh, Phạm Xuân Nguyên, Nhật Chiêu, Đặng Thân… Như vậy là những con chữ đã đồng hành, và hẳn nhiên sự phát triển của Tân hình thức, một mặt vừa cổ vũ cho tiến trình tiếp nhận, ứng dụng chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, mặt khác, sự tiếp nhận lí thuyết hậu hiện đại đã mở đường cho việc thông hiểu và chấp nhận Tân hình thức vào dòng chảy nền văn học dân tộc.

Nhưng quan trọng nhất, vai trò của Tân hình thức đối với tiến trình phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam là gì?

Page 178: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 178

Chúng ta có thể nhận định rằng, Tân hình thức đã trả lời cho hai câu hỏi truy vấn cơ bản nhất: Có chính thức có chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam hay không? Và bản sắc của chủ nghĩa hậu hiện đại Việt Nam là gì? Những câu hỏi mà những nhà khoa học bậc thầy của chúng tôi như Lã Nguyên (qua tiểu luận Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống) [3,203] và Lê Huy Bắc (qua chuyên luận Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và tiếp nhận) [2] đã cất công đáp lời, nhưng chưa hẳn đã đi đến thống nhất, hoặc xóa tan những hoài nghi. Chúng tôi từng chỉ ra trong một tiểu luận khác rằng (Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam) [1], ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn thận trọng với sự tồn tại của văn học hậu hiện đại, xem hậu hiện đại là một khái niệm rỗng, chưa chính xác, hoặc sự tồn tại của nó là một “quái thai, yêu nữ, bóng ma chập chờn, hạ văn hóa, văn hóa suy đồi”… Có thể nói, những tranh luận tưởng chừng phức tạp và nhiều hệ lụy nói trên, đáng ra đã có thể hóa giải ngay từ đầu, nếu như chúng ta nhớ lại trong lịch sử văn học Việt Nam đương đại, có một chỗ dành cho Tân hình thức. Với sự xuất hiện của Tân hình thức ở Việt Nam cách đây từ 14 năm, dĩ nhiên ban đầu từ hải ngoại, nhưng sau đó sức sống chính là ở trong nước, thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm kí giấy khai sinh cho văn học hậu hiện đại ở Việt Nam. Khác với những trường hợp Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… tính hậu hiện đại còn (đôi chỗ) chưa hoàn chỉnh, hoặc chỉ dừng ở mức yếu tố, xen lẫn giữa những yếu tố hiện đại khác trong thế giới nghệ thuật, hơn nữa các tác giả nói trên cũng chưa có ý thức tự giác về lý thuyết hậu hiện đại trong thời điểm sáng tác, những nhà Tân hình thức hoàn toàn viết trong tâm thế hậu hiện đại, một số viết trong chính hoàn cảnh hậu hiện đại ở phương Tây (Khế Iêm, Đỗ Kh, Biển Bắc…), số khác viết trong nước, nhưng đồng thời còn kiêm luôn là nhà nghiên cứu văn học hậu hiện đại, hoặc đồng thời thực hành sáng tạo nhiều thể loại khác của văn học hậu hiện đại (Inrasara, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê

Page 179: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

179 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Hưng Tiến…). Với sự có mặt của Tân hình thức, dứt khoát có thể khẳng định văn học hậu hiện đại Việt Nam đã tồn tại chính thức, không còn chuyện “yếu tố hậu hiện đại”, hay chỉ là sự lai ghép giữa hiện đại và hậu hiện đại nữa, xét trên quan điểm toàn thể. 14 năm trôi qua không lẽ vẫn chỉ là hư vô? 11 tập thơ, 1500 bài thơ không lẽ chỉ là vàng mã? 115 tác giả không lẽ chỉ là những xác chết? 3 tiểu luận không lẽ vẫn là sự bồng bột tự phát trong tư duy nghệ thuật? Khi chúng tôi đã khẳng định Tân hình thức là một trào lưu hậu hiện đại, thì đó không chỉ là quan điểm của cá nhân, mà còn của Khế Iêm, của Bod Grumman… Vậy câu hỏi tiếp theo chúng ta có thể giải đáp qua Tân hình thức là gì, đó là văn học hậu hiện đại Việt Nam mang bản sắc quốc tế hay bản địa, đó một cách tân hay một truyền thống như cách đặt vấn đề của Lã Nguyên.

Tân hình thức dĩ nhiên là một trào lưu hậu hiện đại xuất phát từ quốc tế, cụ thể là từ thơ Tân hình thức Hoa kỳ. Thơ Tân hình thức Hoa kỳ là một phản kháng chống lại thơ Ngôn ngữ, nhằm đi tìm lại công chúng đã bị đánh mất bởi tính hàn lâm và hóc hiểm của thơ ca đương đại. Thơ Tân hình thức Hoa kỳ xuất hiện từ những năm thập nhiên 90 thế kỉ trước, và sớm trở nên một trào lưu thơ hậu hiện đại phổ biến. Từ nền tảng thơ Tân hình thức Hoa kỳ, Khế Iêm và những đồng sự của ông đã ra sức lập thuyết, giới thiệu và xác định bản sắc riêng cho thơ Tân hình thức Việt Nam khi tiếp nhận trào lưu này vào đời sống văn học trong nước. Những nguyên tắc cơ bản nhất của thơ Tân hình thức Hoa kỳ vẫn được giữ lại, như các đặc trưng không vần, kĩ thuật vắt dòng, thể luật, tính truyện… nhưng bản sắc văn học Việt Nam được thể hiện trước tiên qua những thể luật (meter) mà Tân hình thức Việt Nam sử dụng, đó không phải là những thể của thơ phương Tây (mà đặc biệt là thơ Anh cổ), mà là thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, và đặc biệt là lục bát truyền thống. Ví dụ bài số 6 của Nguyên Quân:

Page 180: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 180

Trong danh bạ của em khôngCòn tên thằng bờm nên những gì anhGởi đi không chừa một lời hồiĐáp anh chừ thua thằng bờm có quạt…

Khế Iêm đã chỉ ra việc sử dụng thể luật (meter) nào cũng liên quan đến bản sắc và cả chủng tộc. Người phương Tây có âm vực dài, nên thơ họ thường có đến 10 âm tiết, trong khi đó, là một ngôn ngữ đơn âm, cũng như do âm vực ngắn hơn, nên thơ Việt thường chọn tối đa là 7, 8 chữ/âm. Tính bản địa của Tân hình thức Việt trước tiên là ở chỗ này, dù không vần, dù ngôn ngữ và hình tượng đời thường, tính truyện đậm nét, nhưng hình thức của nó không theo lối thơ của các nhà hiện đại như Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng… mà sử dụng những thể truyền thống. Tính truyện theo chúng tôi cũng mang bản sắc dân tộc, dù Tân hình thức Hoa kỳ cũng đề cao tính truyện, nhưng đây là một tương đồng văn hóa, hơn là một ảnh hưởng. Truyền thống thơ Trung đại Việt Nam, ngoài thơ Đường luật có tính chính thống, còn có cả một truyền thống truyện thơ Nôm nằm ở ngoại biên, với những kiệt tác bất hủ như Phan Trần, Lục Vân Tiên, Hoa Tiên… mà đặc biệt là Truyện Kiều. Truyện thơ Nôm luôn mang tính truyện đậm nét, bởi xét một cách nghiêm ngặt nó là một thể tự sự. Bản thân Khế Iêm cũng mong muốn xây dựng Tân hình thức như một thể “ca dao mới”, tức có tính bình dân, đời thường, gần gũi với số đông và khôi phục truyền thống kể chuyện của thơ thời cổ đại. Các kĩ thuật lặp lại trong Tân hình thức cũng mang truyền thống đồng dao trong văn học dân gian, nó tạo ra tính trò chơi và xác lập nhịp điệu, nhạc tính cho bài thơ. Thơ Tân hình thức đề cao nhịp điệu (rhythm), mỗi ngôn ngữ có một đặc trưng ngữ âm khác nhau để tạo nên nhịp điệu, nên Tân hình thức Việt tất yếu phải dựa trên đặc trưng ngữ âm tiếng Việt. “Mỗi ngôn ngữ có những bản sắc khác nhau, có khi ròn rã (như tiếng Anh), có khi du dương trầm bổng (như tiếng Việt) vì thế luật thơ cũng khác nhau. Luật iambic làm cô

Page 181: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

181 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

lại nhịp điệu nói của tiếng Anh, còn thơ Việt, chỉ là sự sắp xếp nhẹ nhàng tính bằng trắc của ngôn ngữ… vì ngôn ngữ tiếng Anh vừa đa âm và trọng âm, nên dễ vần ở cuối dòng thơ, và vì thế… nhà thơ có thể sử dụng cả thể luật thơ vần và không vần. Thơ vần và không vần trong thơ Anh chỉ khác nhau vần ở cuối dòng, còn luật thơ vẫn như nhau. Với thơ Việt, không thể mang những câu nói đời thường vào vì bị vướng luật vần ở cuối câu, nên phải dùng kĩ thuật vắt dòng và kỹ thuật lặp lại, thay thế vần” [7,118-119]. Nếu nhịp điệu trong thơ tiếng Anh được tạo ra bằng kĩ thuật “nhấn, không nhấn” tái lặp, thì trong thơ tiếng Việt, nhịp điệu được tạo bằng kĩ thuật lặp lại, kĩ thuật sử dụng thanh điệu bằng trắc và kĩ thuật ngắt nhịp (2 chữ, 4 chữ). Như vậy, nhịp điệu trong thơ Tân hình thức Việt là đặc trưng được xây dựng dựa trên bản sắc ngữ âm của tiếng Việt. Kinh thánh viết “khởi thủy là lời”, một thể thơ được xây dựng dựa trên các đặc trưng ngôn ngữ Việt như thế, liệu có thể xem là một thứ lai căng, học đòi sống sượng từ phương Tây? Mà phải chăng, chỉ trừ lục bát, có thể loại văn học nào ở Việt Nam lại không được du nhập từ thế giới bên ngoài, thơ Đường luật từ Trung Hoa, thơ Mới, tiểu thuyết, truyện ngắn từ Pháp... Nếu từ chối những tiếp thu tinh hoa văn học thế giới, liệu chúng ta sẽ còn lại những gì? Dĩ nhiên, mọi tiếp thu vẫn cần tính tương thích, như sự gần gũi giữa tiếng Anh cổ và tiếng Việt, giữa luật nhấn, không nhấn với luật bằng trắc… mà Khế Iêm đã chỉ ra. Quan trọng hơn, mọi tiếp thu từ bên ngoài luôn cần ý thức không phải là sự bắt chước như một bản sao, mà cần xem đó là sự kế thừa nhằm phát huy nội lực, tinh hoa dân tộc trong hoàn cảnh toàn cầu hóa. Cái quan trọng nhất, mà những người quan niệm hậu hiện đại ở Việt Nam chỉ là hư vô có thể vin vào, nhưng thực ra họ thường lãng quên, đó chính là thời gian. Tức Tân hình thức cần chứng minh sự phát triển, chứ không phải tồn tại qua thời gian trong đời sống văn học dân tộc. Sự phát triển ấy bao gồm cả hai nghĩa, phát triển bản thân trào lưu và

Page 182: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 182

giúp cho nền văn học dân tộc phát triển. Nếu làm được hai mục tiêu ấy trong tương lai, có lẽ chúng ta đã có sự đáp lời đích đáng cho những “hư vô”. 14 năm, dẫu sao cũng chỉ là chớp mắt, chỉ mới là sự bắt đầu, chưa đủ “dậy thì” ngay cả cho một đời người thiếu nữ.

3. Những câu hỏi của nhân sư hay bi kịch Vũ Như Tô

Câu chuyện bắt đầu từ đứa con do thần Typhon và Ekhidna sinh ra có tên nhân sư Xphinc. Con nhân sư ngự ở vùng núi Xthynghione thành Thebes ấy vốn có “đầu đàn bà, hai bên vai có cánh, mình chó, đuôi rắn, vuốt sư tử” [4,295], nó được Hera phái đến thành Thebes nhằm trừng phạt dân chúng bởi vua Laios đã xúc phạm đến nữ thần. Mỗi người dân Thebes khi đi qua vùng núi Xthynghione đều phải trả lời những câu hỏi hóc búa mà con nhân sư đặt ra, nếu không trả lời được sẽ bị giết chết. Đọc lại Tân hình thức, đặc biệt là lý thuyết của trào lưu thơ này, chúng tôi cảm thấy có không ít câu hỏi hóc hiểm mà những nhà lập thuyết cần phải trả lời. Nếu không, nhất định con quái nhân sư Xphinc sẽ không để yên cho chúng ta. Đầu tiên, chúng tôi cảm thấy 14 năm qua, sở dĩ Tân hình thức sau phút giây hào hứng ban đầu, đã không thực sự lớn mạnh được thành một trào lưu rộng lớn mang tính toàn quốc, là bởi nhiều vấn đề liên quan đến thi pháp và mỹ học chưa được làm sáng tỏ. Mười bốn năm chỉ với 11 tập thơ là quá ít. Một năm chưa đến một tập thơ, chưa nói đến là hay hay dở. Nhất là cần đặt Tân hình thức trong ngữ cảnh văn học Việt Nam, là một “cường quốc thơ”, ít nhất là về mặt số lượng, nhà nhà làm thơ, người người in thơ, từ thơ hưu trí, thơ hội người mù cho đến thơ dịch, thơ Nobel, con số đó còn quá khiêm tốn. Trong 115 tác giả Tân hình thức, có mấy ai chỉ chuyên tâm làm thể loại này? Trong 1500 bài thơ Tân hình thức, có bao nhiều bài đứng lại được với thời gian? hay đơn giản những thành tựu chỉ là một nhúm mười mấy bài mà Khế Iêm thường xuyên dẫn đi dẫn lại trong các tiểu luận, trong đó, có không ít là của chính ông.

Page 183: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

183 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Câu hỏi hóc búa đầu tiên mà chúng tôi nghĩ Tân hình thức phải trả lời, đó là đặc trưng tính truyện. Thơ vốn không tương thích với tính truyện và thi pháp của nó không có ưu thế để tự sự. Dung lượng ngắn, số câu chữ hạn chế, ngay cả trường ca cũng không thể bao quát như tiểu thuyết, tại sao phải lấy sở đoản đi làm sở trường? Dĩ nhiên, những nhà lý thuyết cho rằng, đưa tính truyện vào thơ là để lôi kéo lại độc giả, một khi thơ tự do, thơ Ngôn ngữ đã đi quá xa trong những trò xiếc chữ nghĩa, biến ngôn ngữ thành một trò chơi hũ nút mà những người đọc không thể nào hiểu nổi. Thơ (Tân hình thức) muốn lôi kéo lại người đọc, nên cần khôi phục lại tính văn xuôi, “nhà thơ bây giờ mang nhịp điệu văn xuôi vào thơ, ít nhất phải hay như văn xuôi, nếu muốn nó trở thành thơ” [7,85]. Ở đây, chúng tôi đặc biệt băn khoăn, và nhớ lại sự tồn tại của hội họa sau khi ra đời nhiếp ảnh vào thế kỷ XX. Chúng tôi thấy rằng, sau sự ra đời của nhiếp ảnh, hội họa đã không chủ trương phải vẽ tả thực chi tiết hơn nữa, và đưa ra tuyên ngôn “họa sĩ bây giờ phải vẽ chân xác như nhiếp ảnh, ít nhất phải cụ thể như nhiếp ảnh, nếu muốn nó là hội họa”. Làm sao hội họa lại chính xác bằng nhiếp ảnh được, cái hội họa cần là quay về với điểm nhìn đường nét và màu sắc bên trong sự vật, thể hiện cái nhìn nội quan của người họa sĩ. Tương tự vậy, tại sao lại đưa thơ đi theo hướng văn xuôi? Trong khi ta thừa biết, thơ không bao giờ ưu thế nhằm tự sự. Đáng ra, cần phát huy hơn nữa những đặc trưng mang chất thơ như: ẩn dụ, nhạc tính, biểu tượng… thì Tân hình thức lại lấy tính truyện để vin vào. Chúng tôi nghĩ, hẳn nếu muốn đọc một câu chuyện, người ta đã không cần đến thơ. Lại nữa, chúng ta cần lưu ý, truyện thơ Nôm là một biểu tượng vĩ đại của việc đưa “tính truyện” trong thơ, nhưng hãy chú ý dung lượng của nó, tác phẩm Truyện Kiều dài bao nhiêu dòng/câu? Xin thưa 3254 dòng/câu. Trong khi đó, chúng tôi chưa thấy một bài Tân hình thức nào dài quá hai trang giấy. Thực ra, như đã nói, truyện thơ Nôm có bản chất nghệ thuật là tự sự, nó là “tiểu thuyết” diễn ra bằng hình thức “thơ”. Ngược lại, thơ Tân hình thức, dẫn đưa

Page 184: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 184

tính truyện vào, nhưng lại không có cốt truyện hoàn chỉnh và đồ sộ, nó vẫn là thơ trong bản chất nghệ thuật. Khế Iêm muốn khôi phục lại tinh thần truyện kể của những người hát rong thời cổ/trung đại, những người từng sáng tạo nên Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Iliad và Odysseus… Nhưng điều đó là không thể, vì thời đại ngày nay không còn là thời đại của văn học truyền khẩu của quần chúng mù chữ, người đọc không đến với thơ qua người kể chuyện rong, mà bằng văn bản, họ đi tìm cái gì khác ngoài câu chuyện kể bình thường. Hơn nữa, những tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Iliad và Odysseus… mà ngày nay người đọc đương đại vẫn mến mộ, không còn nguyên nghĩa như lời kể của những nghệ sĩ kể chuyện dân gian nữa, mà là những văn bản đã được trau chuốt thành tầm kiệt tác do công lao của các tác gia lớn (La Quán Trung, Thi Nại Am…). Và ngày nay, chúng ta đang đọc chúng dưới hình thức văn xuôi, chính xác là dưới hình thức tiểu thuyết đấy chứ? Có còn là dưới hình thức thơ như nguyên bản mấy ngàn năm trước nữa đâu? “Thi pháp đời thường” hay ngôn ngữ đời thường thay cho “thi pháp cảm tính” trong thơ Tân hình thức cũng tạo ra những khoảng cách thẩm mỹ đối với người đọc. Cứ cho là thơ dẫu sao cũng cần tính tự sự đi, nhưng đặc trưng ngôn ngữ trữ tình và các phương thức tu từ của thơ đã bị loại bỏ lại làm cho chúng tôi thấy e ngại. Truyện Kiều dẫu là tự sự, nhưng ngôn ngữ của nó đậm tính trữ tình, các thủ pháp tu từ trong tác phẩm này xứng đáng là những bài học giáo khoa cho những thi sĩ mọi thế hệ. Chúng tôi lại nhớ về nghệ thuật sắp đặt, lắp ráp, cắt dán của Đa đa mà ngày nay đông đảo người xem rất thích thú, dù đa phần quần chúng không hiểu gì. Cái nghệ thuật cần là một ấn tượng thẩm mỹ trong lòng quần chúng, và chính điều đó sẽ lôi kéo quần chúng, chứ không phải một câu chuyện đơn giản và dễ hiểu. Nghệ thuật không dùng để hiểu, mà để cảm, để rung

Page 185: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

185 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

động. Những câu chuyện đời/tầm thường có lẽ là ngôn ngữ của báo chí, chứ không phải của thơ. Ấn tượng tiêu cực do nhiều bài Tân hình thứcđời đầu trên tạp chí Thơ gây ra là khá dai dẳng. Khi ấy, các bài thơ thực chất toàn là những bài báo thuần túy, được các “tác giả” thơ Tân hình thức chọn ra rồi tiến hành vắt dòng lại và gọi đó là tác phẩm thi ca. Phần nào đó, cách làm kiểu “thi pháp đời thường” này đã ám thị lên người đọc về một thể thơ thiếu chiều sâu của những câu chuyện, một nghệ thuật dễ dãi của câu chuyện vỉa hè.

Tân hình thức quan tâm nhiều đến nhịp điệu, chủ trương dùng bằng trắc, lặp lại và vắt dòng để tạo ra nhịp điệu. Điều đó hẳn nhiên đáng ghi nhận. Nhưng cái nhịp điệu quan trọng nhất, vẫn là cái nhịp điệu bên trong, tức dòng biến thiên nội cảm của cái tôi trữ tình, tiếc là điều đó lại bị xem nhẹ. Đã không vần, tức chủ trương cởi bỏ tự do hình thức cho thơ, nhưng tại sao lại gò vào những thứ duy hình thức gò bó khác không kém vần điệu là phép lặp, cân đối bằng trắc, vắt dòng? Tại sao không lấy chính sự vận động bên trong của tư tưởng và nội cảm của cái tôi làm nhịp điệu chính? Cuối cùng, chúng tôi quan tâm nhất đến kỹ thuật vắt dòng (enjambmnet). Khế Iêm đã dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng một nội dung mỹ học cho kĩ thuật vắt dòng, và thực ra đó là những suy tư có tầm tư tưởng đáng ghi nhận. Theo ông, vắt dòng chống lại thói quen đọc dừng lại ở cuối dòng thơ, như khi ta đọc thơ tự do và đặc biệt là thơ vần điệu. Như thế, độc giả bị vẫy gọi đi tìm phần còn lại của câu, do dòng thơ và câu thơ trong Tân hình thức không còn là hai khái niệm tương đương như trong thơ tự do. Đặc trưng tiếp nhận này đẩy nhanh tốc độ đọc, buộc phải đọc thông qua mắt chứ không thể nghe ngâm thơ trực tiếp hay nghe đọc thơ qua radio được. “Điều này gợi tới ý niệm thời gian và không gian trong thơ” [7,258]. Trong lí thuyết của Khế Iêm, vắt dòng là đặc trưng cốt lõi khiến Tân hình thức là thơ, chứ không phải là văn xuôi, nếu bỏ đi vắt dòng, một bài Tân hình thức sẽ biến

Page 186: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 186

thành văn xuôi. Nhưng vắt dòng một cách khiên cưỡng, cứ 5, 7, 8 chữ hay 6 - 8 thì xuống dòng phải chăng là một sự cơ giới máy móc có tính khiên cưỡng, bất chấp ý thơ. Việc tách những từ ghép ra hai dòng đôi khi tạo ra ý lạ đột xuất mà Khế Iêm từng cho vài ví dụ. Nhưng nếu nó là thế này: “Chị em nô nức đặt vòng – hoa mộ liệt sỹ tỏ lòng biết ơn”, thì cũng là vắt dòng đấy, theo kiểu lục bát, lại tạo ra sự “phản tiếp nhận” đáng ngại. Vắt dòng như thế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phản cảm, bên cạnh sự cơ giới xuống dòng khá khó chịu khi đọc. Chính từ những trăn trở trên, dựa trên những điểm khả thủ, và cũng cả những “giới hạn” theo cách hiểu chủ quan, chúng tôi từng nỗ lực tạo ra một thứ thơ Tân Tân hình thức (New new Formalism) cho riêng mình, nhưng thật ra cho đến nay vẫn chưa tạo ra thành quả. Đề xuất thi pháp của chúng tôi đó là bỏ kỹ thuật vắt dòng, giữ nguyên câu dài theo kiểu văn xuôi, cả khổ thơ biến thành khổ văn xuôi, nhưng áp dụng kỹ thuật gieo vần như thơ vần điệu, nhằm tạo liên kết và nhạc tính. Mới nhìn qua tưởng là văn xuôi, nhưng đọc ra đúng là thơ. Người đọc khi tiếp nhận không bị khó chịu bởi vắt dòng, họ đọc như đọc văn xuôi, nhưng lại thấy giữa các câu có một liên kết kiểu thơ – liên kết hình tượng, liên kết cảm xúc, liên kết nhạc tính bởi vần, chứ không phải liên kết cốt truyện theo kiểu tự sự. Ngôn ngữ và hình tượng cũng giữ lại tính chất ẩn dụ, bóng bẩy, tu từ truyền thống của thơ. Chúng tôi sẽ kèm theo một bài thơ ví dụ vào phần Phụ lục của tiểu luận này như một cách góp vui, nhằm chỉ ra những nghi ngại về Tân hình thức, đó đơn giản như một cách phản biện, hơn là một đề xuất mới mẻ có tính cách tân.

Mặc dù Tân hình thức vẫn cần giải đáp những câu hỏi hóc búa của con quái Xphinc, nhằm biến những nỗ lực của mình không trở thành bi kịch Vũ Như Tô, tức bi kịch hi sinh, nỗ lực lớn lao nhưng rồi đổ sông đổ bể, có tham vọng xây dựng công trình nghệ thuật vĩ đại, nhưng do quần chúng không hiểu, nên cuối cùng dẫn đến bi kịch diệt vong của người nghệ sĩ, thì vẫn

Page 187: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

187 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

rất cần khẳng định và ghi nhận những đóng góp của Tân hình thức. Điểm khả thủ nhất của trào lưu này, một cách chủ quan, chúng tôi cho rằng đó là khả năng dịch và chu chuyển trên nền tảng mạng. Tức khát vọng giao lưu sáng tạo với thế giới, hòa mình vào nền văn học nhân loại nhằm khẳng định bản sắc dân tộc. Tân hình thức với chúng tôi có vai trò tương tự những trào lưu tiền phong như Ấn tượng, Vị lai, Siêu thực… trên thế giới, hoặc những nhóm như Xuân Thu Nhã Tập, Dạ đài trong văn học hiện đại Việt Nam. Tức cống hiến của họ xét trên phương diện lý thuyết và tư duy nghệ thuật luôn đáng kể hơn việc thực hành sáng tạo. Lúc này, nếu chúng ta quay về với quan điểm của C.Freeland, xem lịch sử nghệ thuật chẳng qua là lịch sử của những khái niệm nghệ thuật, tức là, lịch sử của lý thuyết nghệ thuật, thế thì chẳng phải công lao của những nhà Tân hình thức thật đáng ghi nhận lắm sao?

Tài liệu tham khảo1. Phan Tuấn Anh & Nguyễn Hồng Dũng (2011), “Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học Việt Nam”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), Tập 66, 3, tr.5-17.2. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội3. Lê Huy Bắc (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội4. Nguyễn Văn Dân (2004), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.5. Nguyễn Văn Dân (2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.6. Cythia Freeland (2009), Thế mà là nghệ thuật ư?, Nxb Tri thức, Hà Nội.7. Khế Iêm (2011), Vũ điệu không vần – tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội.8. Milan Kundera (2013), Một cuộc gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.9. G.K.Kosikov (2013), “Văn bản – liên văn bản – lí thuyết liên văn bản”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (2 kì), số 8 và 9 năm 2013.

Page 188: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 188

PHỤ LỤC_______

TỰ THÚ

Anh đã định kể cho em nghe về câu chuyện đêm qua. Trong tổ ấm của đàn kiến cuối chân giường anh đã nghe tiếng khóc. Có lẽ bởi những con kiến đực đã chỉ suốt đời yêu thương và phục vụ cho một vị chúa tể trị vì duy nhất đến nặng nhọc. Bỏ rơi đàn kiến thợ suốt đời phải lặng lẽ đi qua lời nguyền giới tính để làm thân phận tôi đòi. Trật tự trong thế giới này phải chăng đã được xác lập từ sự thiến hoạn, áp chế và những đòn roi?

Anh đã định hỏi em về những lá cỏ trong vườn. Tối qua đã có những cơn mưa vỗ về trong lả lướt. Chúng có lạnh không, hay đang đê mê dưới những làn nước mượt? Những lá cỏ đang nghĩ gì dưới những mây mưa? Những giọt nước sẽ đi về đâu, và chảy mãi đến bao giờ cho vừa? Chảy từ hạ lưu hạnh phúc vô bờ, qua tả ngạn lạc hoan đến thượng nguồn nước mắt. Anh đã biết em sẽ chẳng trả lời anh, và sẽ giụa giàn nước mắt…

Anh đã định viết tặng em về một thế giới tinh ròng vui. Nơi chỉ có những loài hoa thơm, những đàn thú ăn cỏ hiền lành và một người sinh ra chỉ để yêu một người duy nhất. Nhưng đó đã là một thế giới dối trá, lọc lừa không bao giờ có thật. Anh biết làm sao để em vui hơn giữa thế giới này? Khi mỗi ngày những bông hoa đã tàn úa trên bàn tay. Những chiếc gai vững bền và răng nanh không dừng mọc dài của những loài ăn thịt. Những đôi môi cuối mùa yêu giăng nụ hôn đánh lưới người qua đường che kín…

Page 189: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

189 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Anh đã định xóa bỏ chính anh để làm em hạnh phúc an lòng. Anh không còn là anh, những vết thương như chưa từng xảy ra, vi khuẩn không phân bào và những electron đứng yên không còn xoay quanh hạt nhân phân tử. Nhưng phải chăng em sẽ cần chính anh, không lãng quên, không che giấu, không giảm trừ, do dự? Anh phải là kẻ khác hay chỉ có thể chính mình? Em chỉ mỉm cười một cách buồn xinh…

Anh đã định ngủ một giấc dài trong mùa đông mặc cho những bình minh. Như lũ gấu mập mạp đang cuộn tròn trong hang sâu tránh rét. Hằng hà sa số vỉ thuốc ngủ anh đã giữ bên mình trong bao năm tháng qua mòn vẹt. Anh đã không dám ngủ một giấc cuối cùng miên viễn như thế chỉ bởi sợ thấy một khuôn mặt nức nở nghẹn ngào. Rốt cuộc đằng sau tất cả những điều mà anh và em đã từng trao, từng giữ gìn rồi cuối cùng đánh mất, chỉ như một giấc mơ giữa cuộc đời này không có thật… Nhưng ta vẫn đau, vẫn khắc khoải mang về…

Anh đã định tự thú với em về tất cả những đam mê, những tội lỗi cuối mùa và những sai lầm cuối cùng trong cõi người ta bà tất bật. Anh đã không còn là anh từ ngày gió thổi mây trôi về miền đánh mất, những con nòng nọc mọc mụn trên người nhằm lên bờ hóa cóc và những con loăng quăng mọc cánh bay lẫn những nọc hút máu dài. Ngày em quàng hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời nặng trĩu trên vai…

Page 190: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 190

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆTSỰ HIỆN DIỆN VÀ TƯƠNG LAI

____________________________________

Ngô Minh Hiền

Thơ Tân hình thức Việt – viết là một cách hiện hữu

Khi thế giới càng lúc càng trở nên hỗn độn và bị phân rã từ trong tồn tại của bản thể thì sự bất tín trong nhận thức

đã trở thành tiền đề cho khát vọng về chân lý, về quan hệ bình đẳng và tin cậy giữa người sáng tạo và bạn đọc. Sáng tác của nghệ sĩ, do đó, đầy ắp sự hoài nghi và khát vọng “nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” (M Bakhtin). Người ta không thể nhìn thế giới như một cố định, hoàn hảo và không thể đổi thay. Vì thế, thay vì chú tâm biến hiện thực thành những ngẫu tượng, các nhà thơ quan tâm đến thế giới tâm lý, văn hóa, chiều sâu ý nghĩa của tâm linh con người. Họ khước từ các khuôn mẫu, ni tấc của các chủ nghĩa văn chương, mong muốn phục dựng lại các hình thức thơ ca quá khứ trong sự mở rộng những giới hạn mới mẻ cho những hình thức vốn đã xưa cũ bằng chính sự phá hủy các trật tự truyền thống, sáng tạo những trật tự mới trong ý thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cái truyền thống đich thực (the truly traditional) với cái nguyên sơ độc sáng đich thực (the truly original).

Sự ra đời và tồn tại của phong trào thơ Tân hình thức Mỹ những năm 80, 90 của thế kỷ XX cho thấy, một khi cái vốn được coi

Page 191: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

191 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

là trung tâm, vốn trong tình thế luôn là thống trị có nguy cơ mất dần vị thế thì quay về với hình thức cũ chính là một “liệu pháp” hữu hiệu để thơ khẳng định lại vị thế đang bị lung lay của mình.

Cũng như nhiều phong trào đổi mới về nghệ thuật trên thế giới khi văn học trung tâm và ngoại biên đang có sự vận động, phương châm của phong trào thơ Tân hình thức (New formal-ism poetry) là trở về với các hình thức, kỹ thuật nghệ thuật truyền thống. Khi quan tâm quá khứ và hướng tới tương lai, các nhà thơ Tân hình thức đã thể hiện khát vọng, sức mạnh của những người muốn tạo cái mới, muốn quay về để khám phá cái mới từ những điều tưởng chừng đã cũ, chứng tỏ khả năng sáng tạo ngay trên nền của cái cũ. Và cũng chính vì chú trọng đến những hình thức đã ổn định của thơ ca truyền thống, hướng đến xây dựng những giá trị nhân văn mang tính phổ quát cho các cộng đồng khác nhau về văn hóa và ngôn ngữ, các nhà thơ thơ Tân hình thức đã tạo ra được một thể thơ khác hẳn về hệ hình với thơ tự do và các thứ thơ “không cổ điển” khác.

Trong trạng thái lưu vong, các nhà văn Việt Nam ý thức rất rõ sự tồn tại của văn học Việt Nam trong xã hội phương Tây hiện đại là sự tồn tại của một bộ phận văn học ngoại vi, thiểu số, và gần như xa lạ với độc giả bản địa. Hơn ai hết, họ hiểu hoàn cảnh cụ thể “không thực sự hiện hữu nữa” của mình “ở một xứ sở không ai đọc và không ai cần đọc những điều mình viết” (Hoàng Ngọc Tuấn). Vì thế, nỗ lực sáng tạo với ý thức sâu sắc về nguồn gốc và giá trị của con người mình cùng với mong muốn tìm cách dung hòa hai nền văn hóa đang tồn tại trong bản sắc mỗi cá nhân là phương châm sáng tác của các nhà văn Việt Nam hải ngoại. Với họ, “viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực” (Nguyễn Hưng Quốc) và

Page 192: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 192

việc kiếm tìm một lối đường mới cho quá trình khám phá và thể hiện thơ ca là nguyên tắc sống còn đối với người sáng tác trong một thế giới khác biệt về nguồn cội.

Trong tọa độ “hoài niệm” và “hội nhập”, các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam hải ngoại đã nhanh chóng tìm thấy ở thơ Tân hình thức Mỹ một sự “đồng điệu” và nhanh chóng lựa chọn nó như một cơ hội để có thể hiện hữu một cách ý nghĩa. Bằng cách triệt để sử dụng sự kết hợp đặc biệt giữa các hình thức thơ ca truyền thống với các nội dung mới dưới sự hỗ trợ của các kỹ thuật hiện đại, các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam hải ngoại đã không chỉ níu bám vào một điểm tự tinh thần vững chắc, gần gũi, kết thắt được với nguồn cội, tạo sức mạnh tinh thần để đươc sống và hy vọng về một cơ hội hòa nhập mà còn thể hiện được thái độ phản ứng của mình đối với sự bế tắc của thơ ca. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng, trong ý thức sáng tạo ở hoàn cảnh đặc biệt của các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam hải ngoại còn có thể tồn tại mong muốn được làm khác với thơ ca trong nước, thứ thơ vốn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với cái mới.

Với ý thức sâu sắc rằng thơ phải được sống, phải thoát khỏi thế bị động, bị cô lập và mong muốn tìm kiếm một phương cách hữu hiệu có khả năng chống lại nguy cơ chết mòn trong sự cô đơn của chính mình giữa thế giới của sự sống đang hiện tồn, các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam đã nỗ lực tạo ra trong thơ ca của mình những nội hàm thơ mới mẻ và nhiều ý nghĩa.

Có thể nói, việc tìm cách tiến vào trung tâm, tiếp cận với người đọc bản địa là một khát vọng chính đáng và vô cùng hợp lý của thơ Tân hình thức Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam ở hải ngoại nói chung. Chính vì thế, tích cực sử dụng các hình thức thơ ca truyền thống, để chúng mang chuyển các nội dung mới

Page 193: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

193 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

chính là phương cách để các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam hải ngoại tiến vào trung tâm, hòa nhập với trung tâm và thoát khỏi tư thế thiểu số, bị cô lập.

Song, nếu hòa nhập vào văn chương dòng chính là một khát vọng thì nó cũng đồng thời là một thách thức không nhỏ đối với các nhà văn di dân khi mà trong tâm thức họ luôn hiện tồn song song hai nền văn hóa khác nhau và hoài niệm quá khứ đã trở thành một tâm thế thường trực, chi phối cuộc sống tinh thần họ. Vì thế, việc quay trở về cái cũ (các hình thức thơ ca truyền thống) là cách để các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam ở hải ngoại được cảm thấy gần gũi với nguồn cội văn hóa, được chứng tỏ sự hiện hữu của bản thân trong tâm thế của con người Việt. Đồng thời, việc tiếp cận với cái mới, ngay lúc nó vừa ra đời, vừa thể hiện sự thức thời của người sáng tạo về yêu cầu hội nhập văn hóa, vừa là cách để họ có thể hội nhập với xã hội đương đại, ngay tại nơi mình đang cư ngụ, ngay với những điều tiên tiến nhất để không thấy mình là kẻ xa lạ, kẻ bên lề, thiểu số trong xã hội bản địa.

Thơ Tân hình thức Việt… về đâu? Những năm gần đây, xu thế hội nhập của văn chương thế giới đã có những tác động không nhỏ đối với văn học Việt Nam. Hiện tượng hợp lưu giữa văn học Việt Nam ở trong nước và hải ngoại đã mang đến cho văn chương Việt những sắc độ nghệ thuật mới, mang tính khởi biến. Từ các tập thơ in photo của Nhà xuất bản Giấy Vụn Bảy biến tấu con nhện, Khoan cắt bê tông (Lý Đợi), Xin lỗi hổng chịu nổi (Bùi Chát) đến Thơ Kể (do Khế Iêm biên soạn gồm tác phẩm của 26 nhà thơ trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Lao động), Thơ Khác (Khế Iêm) của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin…, thơ Tân hình thức Việt Nam đã có những bước đi mới, khá ấn tượng, mang tính qui luật phù hợp với sự vận động và phát triển của thơ ca. Các nhà thơ Tân

Page 194: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 194

hình thức đã cất lên những tiếng nói, tuy chưa phải là nhất quán và nghệ thuật nhưng khá quyết liệt, về cái mong muốn được thể hiện khả năng kiếm tìm, khám phá mới, được thể hiện một lối tư duy nghệ thuật khác chống lại lối tư duy nghệ thuật đã cũ nhàm, khuôn mẫu, thiếu sự sáng tạo mới mẻ.

Nếu ở hải ngoại, thơ Tân hình thức Việt Nam là kết quả tất yếu của một quá trình tìm kiếm con đường sáng tạo bằng tâm thức hoài niệm và khát khao hội nhập thì sự tồn tại của thơ Tân hình thức trong nước có thể được coi như một biểu hiện của tinh thần phản kháng, ý thức chống lại sự mòn nhàm của những lối tư duy thơ đã tồn tại ở Việt Nam nhiều năm qua. Nó cũng thể hiện khát vọng muốn theo kịp với thơ ca thế giới chứ không chỉ “học tập”, đi sau như lâu nay. Có thể nhận thấy điều này được thể hiện rất rõ trong thơ Lý Đợi, Bùi Chát, Inrasara, Đỗ Kh, Bỉm, Trần Phương Kỳ... Bản chất cách mạng của thơ Tân hình thức không chỉ thể hiện ở cách nó nỗ lực kiến tạo cái mới bằng việc xóa bỏ cái cũ mà còn là sự khám phá trở lại những hình thức cũ. Tạo ra những nội dung mới trong các hình thức cũ, thơ Tân hình thức Việt Nam không chỉ chủ trương quay về với lối thơ chủ về nghĩa mà còn hướng đến thể hiện chiều sâu thế giới tinh thần con người thông qua những câu chuyện cuộc đời trong nhiều mối quan hệ phức tạp của nó dưới sự trợ giúp của các hình thức, thủ pháp nghệ thuật hiện đại như hiệu ứng cánh bướm”, “kỹ thuật ô chữ’… Có thể nhận thấy, trong thơ của các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam như Khế Iêm, Biển Bắc, Bỉm, Đỗ Quyên, Trần Tiến Dũng, Đỗ Kh., Lý Đợi… đầy ắp nỗi ám ảnh mong manh, vô hướng, nỗi hoài nghi về tồn tại bản thể của những tâm hồn cô đơn và lạc loài. Nó chứa đựng trăn trở khôn nguôi về sự hiện tồn mong manh của cá thể giữa cuộc đời cùng nỗi đau khi không thể thấu cảm hết lẽ đời, nhân sinh. Nó cũng là khát vọng tìm về bản thể, quá khứ và nguồn cội…

Page 195: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

195 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Với ngôn ngữ dân dã, đời thường, hạn chế tối đa việc sử dụng tu từ, thơ Tân hình thức hướng tới mục tiêu gần gụi với cuộc sống đời thường, trở thành một thứ “thơ đời sống”, bất cần “sang trọng”, “cao cả”, bóng bẩy, mượt mà hay đại loại các tính chất tương tự vốn được chú trọng trong thơ vần điệu và thơ tự do. Kỹ thuật vắt dòng không chỉ khiến câu thơ thoát khỏi sự ràng buộc của cú pháp “chuẩn mực” để thực sự tự do mà hơn thế, nó còn kiên quyết phá bỏ những liên tưởng quen thuộc. Người sáng tác, vì thế, có thể hoàn toàn chủ động dịch chuyển thậm chí thay đổi những khuôn mẫu, khái niệm đã được cố định, không còn “tương thích” với đời sống mới của thơ ca. Và như vậy, thơ Tân hình thức đã mở rộng biên độ của nghệ thuật, hướng tới một thế giới nghệ thuật rộng mở, phổ biến chứ không bó hẹp trong phạm vi một lớp người.

Trong hoàn cảnh thế giới đang hòa nhập cả về vật chất lẫn văn hóa tinh thần và tâm linh của con người để trở thành một phức thể, văn chương nghệ thuật phải là tiếng nói của tư tưởng cá nhân về cộng đồng, nhân loại, khi sử dụng các hình thức cũ để diễn đạt nội dung mới, bằng các nguyên tắc riêng, các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam đã không chỉ phát huy được khả năng sáng tạo của người làm thơ mà còn gia tăng khả năng hội nhập với văn hóa, văn học thế giới cho thơ mình. Đưa những nội dung mới vào những hình thức cũ và sử dụng mới các hình thức cũ ấy thực chất cũng là cách sáng tạo hình thức mới, góp phần làm phát triển thơ ca. Đây chính là tinh thần của thơ Tân hình thức Việt Nam.

Nghệ thuật vốn/cần được tạo ra từ những xung động đặc biệt ở những thời khắc vụt hiện mơ hồ của cảm xúc. Những cảm xúc xuất hiện trong những khoảnh khắc (nhiều khi chỉ là thoáng chốc, rất mơ hồ, khó nắm bắt) đôi khi lại có khả năng tạo ra những xung động đặc biệt cho người sáng tạo. Vì thế, việc nắm bắt và xử lý các xung động bất ngờ, vụt hiện từ cảm xúc đó phải

Page 196: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 196

được nghệ thuật hóa trên nguyên tắc của sáng tạo mới có thể giúp tạo sinh các ý tưởng. Và điều quan trọng là chủ thể sáng tạo cần phải có khả năng “hiển thị” những xung động ấy làm cho nó trở thành cái có thể cụ thể.

Sáng tác thơ Tân hình thức là cách các nhà thơ Việt Nam (cả ở hải ngoại và trong nước) chứng minh được khả năng sáng tạo của mình, để sáng tác của mình có thể vươn ra được thế giới. Vì thế, thơ Tân hình thức Việt Nam cần phải là những kết quả có thật, cụ thể của một sự thay đổi hệ hình mới trong văn chương nghệ thuật. Vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở cụm từ new form theo nghĩa đen của nó mà quan trọng hơn hết là bên cạnh các yếu tố thời gian, khí hậu nghệ thuật, thơ Tân hình thức Việt Nam còn cần đến những tài năng thực sự. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa và sự chuyển mình của hiện tượng hòa nhập đa văn hóa, việc để thơ không bị cuốn theo cơn cuộn xoáy của cơ chế thị trường là một ý thức vô cùng quan trọng của nhà thơ. Họ, những chủ thể sáng tạo, hơn bao giờ hết, cần phải có một tầm tri thức, văn hóa và cả khả thể hiện mình bằng bản lĩnh nghệ thuật.

Nhìn một cách bao quát, có thể nhận thấy, thơ Tân hình thức Việt Nam là biểu hiện của sự nỗ lực tìm kiếm một con đường nghệ thuật mới của người sáng tạo. Các nhà thơ Tân hình thức Việt Nam hải ngoại không chủ định bê nguyên xi cách tạo lập thơ của trường phái này ở Mỹ, ngay nơi họ sống và sáng tác, ngay thời điểm họ sáng tác vào thơ mình mà nỗ lực tạo nên những sắc màu riêng cho các sáng tạo của mình bằng cách kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật như tìm kiếm, kiến tạo nhịp điệu mới cho thơ, chiết lọc ý tưởng từ cuộc sống, sáng tạo ngôn ngữ thơ đời thường… để thơ có thể ‘tự tin” hội nhập với thơ ca nhân loại. Họ (cùng với cả các nhà thơ Tân hình thức trong nước) đã phát huy thế mạnh của thơ Tân hình thức bằng việc kết hợp sử dụng các thể thơ Việt Nam truyền thống để chuyển tải các

Page 197: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

197 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nội dung mới với các hình thức của thơ bản địa để diễn đạt tâm hồn Việt. Không thể phủ nhận rằng việc dịch thơ Tân hình thức Việt Nam sang tiếng Anh, Pháp (Biển Bắc, Đỗ Vinh, Phan Khế, Trần Vũ Liên Tâm..) hoặc sáng tác đồng thời cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài (Khế Iêm, Biển Bắc, Phan Nhiên Hạo…) bước đầu đã khiến thơ Tân hình thức Việt Nam có được những đóng góp đáng trân trọng.

Tuy vậy, không phải không thừa nhận rằng thơ Tân hình thức được đón nhận ở Việt Nam khá dè dặt. Điều này có thể lý giải được bởi thơ Tân hình thức kén người đọc. Có thể nhận thấy, nếu tính truyện tạo ra cho thơ Tân hình thức sự nhất quán về ý tưởng thì sự kết hợp giữa kỹ thuật lặp lại (iteration) và vắt dòng lại hàm chứa nhiều yếu tố trái nghịch khiến thơ rất dễ trở nên rối rắm, khó hiểu. Bên cạnh đó, không hề đơn giản để có thể bóc tách các tầng nghĩa của thơ dựa trên sự đa nghĩa của ngôn từ, khi mà hiện tượng đồng âm dị nghĩa, cận nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt vốn không phải là cá biệt và cũng không hề dễ hiểu. Vì thế, sẽ lại càng khó khăn khi mong muốn chuyển dịch thơ tiếng Việt ra ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Pháp…). Ngoài ra, do đặc tính kể của thơ Tân hình thức khiến việc tạo lập ý tưởng đối với nó là một yêu cầu quan trọng nên một khi không có ý tưởng, thơ rất dễ rơi vào dễ dãi, đa ngôn mà rỗng tuếch, tầm thường.

Thơ Tân hình thức không đơn giản là cuộc chơi kỹ xảo mà hơn hết, nó là một ý thức sáng tạo trong quan niệm về một hệ hình thơ ca mới. Cái mới vốn tiềm ẩn ngay trong cái đã tồn tại và chỉ đợi người sáng tạo khơi mở, thức gọi nó. Chính vì thế, cái mới nhiều khi lại bắt đầu từ ngay cái cũ, quen thuộc và chứa đựng rất nhiều những mới mẻ, không dễ nhận diện. Dĩ nhiên, không phải bao giờ cái mới cũng hiện ra từ việc phá bỏ cái cũ

Page 198: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 198

mà nhiều khi được hiểu là sự nhận thức lại/ thêm/khác về cái cũ. Và nếu coi cái/trường phái mới “thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề” (ý Nguyên Ngọc) thì để được chấp nhận, thơ Tân hình thức không chỉ cần đến những yếu tố thuộc về chủ thể sáng tạo mà còn cả ở phương diện tiếp nhận. Nghĩa là, thơ Tân hình thức Việt Nam chỉ có lý do để tồn tại khi nó đáp ứng được tâm tư tình cảm của con người bằng khả năng chuyên chở hiệu quả các nội dung thời đại, kết nối thế giới, kết nối con người. Và bản thân người tiếp nhận phải có được sự tự do tuyệt đối trong tinh thần, không quá xa lạ với việc tiếp nhận cái mới và có đủ năng lực tư duy, cảm xúc nghệ thuật.

Không quá bi quan về sự tồn tại và phát triển của thơ Tân hình thức Việt Nam nhưng cũng không thể hão huyền về một “làn sóng thơ ca mới”, người viết cho rằng, chỉ khi thơ Tân hình thức Việt Nam có được sự ủng hộ của đông đảo người sáng tác cũng như người đọc, và chỉ khi bản thân nó chứa đựng những cách tân về nội dung và nghệ thuật để không hiện diện như sự mô phỏng, một mô hình đã cũ, thuần bắt chước thơ Tân hình thức thế giới, không bị định vị bởi định kiến và những định hướng tư tưởng ích kỷ, lỗi thời.. thể thơ mang tính chất của một hệ hình nghệ thuật mới này mới có cơ hội để tồn tại và phát triển. Còn một khi không mang chứa được những nội hàm mới, thơ Tân hình thức chỉ trở thành một thứ èo uột, được kiếm tìm trên cơ sở của một trí tưởng tượng nghèo nàn và cả một sự ảo tưởng về thơ ca không được xây dựng trên một nền tảng có thực của sự vận động của nghệ thuật.

Tài liệu tham khảo1. Biển Bắc, Bỉm, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Gyảng Anh Iên, (2008), Bướm sáu cánh, Nxb Tân hình thức.2. Frederick Turner, (2002), “Chủ nghĩa kinh điển mới và văn hóa”, Nguyễn Tiến Văn dịch, Nguồn: http://www.thotanhinhthuc.org, truy cập ngày 22/8/2013.

Page 199: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

199 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

3. Khế Iêm, (2010), Thơ Kể – Tuyển tập thơ tân hình thức, Nxb Lao động.4. Khế Iêm, (2011), Vũ điệu không vần – Tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học.5. Khế Iêm, (2012), “Phong cách thơ tân chiết trung”, Tạp chí Sông Hương (280)6. Khế Iêm, (2013), Other Poetry – Thơ Khác, Nxb Văn hóa thông tin.7. Inrasara, (2006), Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức, Nxb Hội Nhà văn. 8. Inrasara, (2008), Song thoại với cái mới, Nxb Hội Nhà văn.9. Nguyễn Hưng Quốc, “Sống và viết như những người lưu vong”, Nguồn: http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=205, truy cập ngày 22/3/2013.10. Đặng Tiến, (2009), “Về một xu hướng thơ Việt hải ngoại”, Tạp chí Sông Hương (244)11. Đỗ Lai Thúy, (2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, Nxb Hội nhà văn.12. Hoàng Ngọc Tuấn, “Vấn đề ngôn ngữ trong văn chương lưu vong”, Nguồn: http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=195, truy cập ngày 22/8/2013.

Page 200: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 200

BONJOUR FRACTAL!______________________

Bửu Ý

I. Thơ Tân hình thức và lý do tồn tại (To be or not to be)

Văn tự và văn học, trong bất cứ một quốc gia nào, đều trải qua nhiều giai đoạn để biến chuyển, hình thành, củng cố,

hoàn thiện, phát triển. Và song song với bước tiến lịch sử ấy, là sự đón nhận, thâu thái, sàng lọc những yếu tố và phong trào ngoại lai.

Thơ, ở Việt Nam, trải qua nhiều thời kỳ dài ngắn khác nhau, và có khi song hành với bước tiến của thơ ngoại quốc. Bên cạnh đó, có một dạng thơ vô cùng đặc biệt và riêng biệt, nảy sinh từ dân gian, từ những bậc tài tử và nghệ sĩ gần như vô danh, một loại thơ truyền khẩu, qua thời gian và không gian địa phương gạn lọc, một loại thơ càng ngày càng trở nên tinh túy, làm thành di sản quốc gia, đúc kết kinh nghiệm và minh triết của tổ tiên, đã tồn tại đến hôm nay và sẽ còn lưu truyền mãi đến mai sau. Và đó là Ca dao. Có thể nói Ca dao là một loại hình Thi Ca vượt ra ngoài, vượt lên trên cái khung không thời gian và đã đi vào một chốn cư trú vĩnh cửu: đó là ký ức của con người.

Nếu để sang bên loại hình Ca dao, thì Thi Ca Việt Nam trải qua 3 thời kỳ lớn: Thơ Cổ điển, Thơ Mới và Thơ Tự do.

Page 201: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

201 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Thơ Cổ điển tồn tại dài lâu hơn cả, là do lịch sử của đất nước, mặc dù loại thơ này bị gò bó nhiều hơn, từ hình thức đến nội dung và luôn cả nguồn cảm hứng, tứ thơ và đề tài.

Thơ Mới đúng là một luồng gió mới thổi vào thi ca làm rơi rụng nhiều điển cố, sáo ngữ, bẻ gãy luật tắc thi pháp, nới rộng câu thơ, bài thơ, nhập cảnh những làn gió phương tây với những từ ngữ, thành ngữ mới lạ, tôn vinh những tình cảm, ý nghĩ của cá nhân.

Thơ Tự do ra đời từ những năm 50, giải phóng nốt cho thơ ra khỏi những ràng buộc còn lại. Thơ bắt đầu bay nhảy thênh thang. Còn lại những gì trong thơ? Còn lại tứ thơ, còn lại chữ nghĩa vầy những cuộc hôn phối mới và nảy sinh những quãng lặng và những đứt gãy. Đúng là trong Thơ Tự do, ta đã từng đọc những quãng lặng ở giữa câu, ở cuối câu và rất nhiều đứt gãy trong cú pháp, trong ý tưởng.

Thơ Tự do có một đời sống tương đối dài, ở trong nước và cũng như ở trên thế giới và, trong tương lai, ta vẫn chưa thấy thấp thoáng thời kỳ kết thúc của nó.

Trong thời kỳ hiện đại này, môi trường sống của con người bị nhiễu loạn rất nhiều và hiện tượng này đã được các nhà khoa học phân tích từ căn để: đó là những người như nhà khí tượng học Edward Lorenz đầu những năm 60, nhà toán học và vật lý học Benoit Mandelbrot đầu những năm 70 khi quan sát và nghiên cứu máy móc, máy vi tính, máy điện toán, phát hiện ra những hệ thống động lực bị chi phối do một trật tự tình cờ và hỗn mang rất gần với huyền thoại xưa bao gồm những thay đổi tuyến tính có thể tính toán cùng những thay đổi phi tuyến tính không tính toán được với vô vàn chi tiết chi li.

Page 202: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 202

Những phát hiện khoa học mới mẻ này đã đánh mạnh vào tâm trí con người và đồng thời giúp con người thâm nhập, phân tích, lý giải môi trường sống của nó.

Người làm thơ là người nhạy cảm, dễ dàng và sẵn sàng tiếp nhận dấu ấn của thời đại, quan sát đời sống tường tận hơn, nội soi gan ruột của mình trầm sâu hơn, không quên xoi mói các ngõ ngách của nội giới và ngoại giới. Và mùa màng thu hoạch từ những cuộc du thám này là thơ Hậu hiện đại hay còn gọi là thơ Tân hình thức hay là thơ Fractal.

Mỗi loại hình thơ xuất hiện và biến mất giống như những triều đại, kế tục nhau phế truất và lên ngôi. Và mỗi phen thay trật đổi ngôi không khỏi gây ra ít nhiều hoài cổ đối với cái cũ và, mặt khác, sự bỡ ngỡ và hồ nghi đối với cái mới.

Ta thử nhìn ngoái lại một vài phong trào văn học nghệ thuật trên thế giới trong quá khứ để có thêm một số kinh nghiệm. Đầu thế kỷ 20, có phong trào thơ “ghép chữ” (lettrisme) chủ trương ghép chữ này với chữ kia không cần ý nghĩa miễn tạo được âm thanh dễ nghe. Đây là một chủ trương kiêu bạc, phù phiếm tột độ và phong trào này tự hủy diệt ngay trong trứng nước. Tiếp theo là phong trào “đa đa” (dadaisme) cách tân một cách triệt để bất chấp ý nghĩa. Phong trào này cũng yểu mệnh và phải nhường chỗ cho “siêu thực” (surréalisme), là phong trào tồn tại lâu dài cho đến ngày hôm nay. Cùng một thời với siêu thực là phong trào “lập thể” (cubisme) trong nghệ thuật tạo hình. Lập thể, trong buổi đầu, ra đời vất vả, đụng đầu vào sự chống đối, dè bĩu, la ó của quần chúng. Phải cần đến một thời gian dài, và nhờ vào bản lĩnh và tài nghệ của những người trưởng tràng, phong trào mới được vượt qua nổi sống gió dư luận để rồi, cho đến hôm nay, không những tồn tại mà thôi, nó còn lên đến đỉnh cao của thị trường nghệ thuật. Về phía văn xuôi, trong những năm 50, phong trào Tiểu thuyết mới bừng phát và bắt gặp phía

Page 203: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

203 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ủng hộ và phía phản đối cân bằng lực lượng. Nhìn lại những nguyên tắc và đặc tính của Tiểu thuyết mới, ta nhận thấy có khá nhiều điểm ở trường phái này tương đồng với thơ Tân hình thức hôm nay. Tiểu thuyết mới, nói chung, không được hưởng ứng lắm, nhưng vẫn tồn tại lâu dài và, năm 1985, lên đến đỉnh vinh quang là giải thưởng văn chương Nobel được trao cho đại diện của trường phái này.

Thơ Tân hình thứccủa thế kỷ 21 có cái lý của nó để ra đời. Cũng giống như James Gleick nói rằng, trong thế kỷ 20 có ba cuộc cách mạng lớn về khoa học, đó là thuyết tương đối, lý thuyết cơ học lượng tử và lý thuyết hỗn mang, thì Thơ, tại Việt Nam, cũng trong thời gian ấy, trải qua ba giai đoạn: Thơ mới, thơ Tự Do và thơ Tân hình thức.

Thơ Tân hình thức ra đời trong tư thế là một tiếng nói mới, một cảm xúc mới trước cuộc sống hôm nay. Nó không truất phế Thơ Tự do và nó cũng không chờ đợi thơ nói chung rơi vào khủng hoảng. Nó vẫn chung sống hòa bình với những dòng thơ khác nhưng phải đối đầu với nhiều thách thức.

Dù sao mặc lòng, đứng trước cái mới, ta nên có một lời chào hỏi: “Thơ Tân hình thức, nào, bắt tay!”

II. Thơ Tân hình thức và những thách thức (Challenges)

Hiện tượng thơ FRACTAL (chữ này xuất phát từ chữ fracture là gãy vỡ, đứt gãy, và fraction là phân số, và có nghĩa là những hình kỹ hà gãy vỡ có thể chia ra nhiều phần, mỗi phần là bản sao thu nhỏ của toàn thể) khởi đầu từ hải ngoại. Sự kiện này không khiến người ta ngạc nhiên vì hải ngoại nằm vào vùng tâm chấn của các phong trào văn học nghệ thuật thế giới.

Page 204: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 204

Hiện tượng đã được phổ biến qua những diễn đàn, triển lãm và ấn phẩm như:

– Triển lãm THẾ GIỚI FRACTAL do Đại sứ quán Pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 20 đến 30.10.1999. – “Đại nguyện của Đá” (Đoàn Minh Hải), tập thơ Tân hình thức đầu tiên in ở trong nước, 2002, Tp HCM.– “Yên đi” (Lưu Hy Lạc), tập thơ Tân hình thức đầu tiên in ở hải ngoại, 2002.– “Xáo Chộn Chong Ngày”, tập thơ Bùi Chát, 2003.

Thơ Tân hình thức như thế nào?Có thể tóm tắt một số nguyên tắc như sau:

– Câu thơ vẫn là 5,7,8 chữ, như là một sự kết hợp truyền thống với hiện đại.– Thay thế Tu từ bằng nhịp điệu tự nhiên của câu nói thông thường.– Câu viết theo lối “vắt dòng” (enjambement) và dùng kỹ thuật “lặp lại” thay thế vần, đồng thời dùng “phản hồi” và “trùng lặp” như trong đời sống.– Thơ có tính kể chuyện. Đó là những nguyên tắc vừa là đặc điểm của thơ Tân hình thức. Nhưng, suy cho cùng, thơ Tân hình thức cũng chẳng cần gì hết, ngoại trừ tâm hồn thơ, từ người viết cũng như người đọc.

Thơ Fractal cần có người đọc… Fractal! “Người Fractal” không phải là một loại người mới toanh, hay là một người cổ quái. Đó chỉ là một người sống với thời đại, thở hơi thở của thời đại. Chỉ cần như vậy là có thể hiểu và cảm thơ Fractal.

Vả chăng, thơ Fractal vẫn hàm chứa một tỷ lệ … không Frac-tal. Tức là bên trong “phi tuyến tính” của thơ, ta vẫn bắt gặp

Page 205: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

205 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

“tuyến tính”. Cũng như trong dòng nước chảy, khi gặp trở lực và chướng ngại vật, thì chảy gập ghềnh, hỗn mang, nhưng khi qua khỏi những chặng ấy, lại chảy có trật tự thứ lớp. Hay là như dòng đời của con người cũng vậy thôi.

Lãnh vực của Fractal có thể nào là một lãnh vực hoàn toàn biệt lập, hoàn toàn đứt đoạn với quá khứ chăng?

Nếu ta quan niệm sự sống, hay là ngoại giới, là một dòng chảy bất tuyệt, không ngừng, dù có khi mấp mô, tắt nghẽn, nhưng sẽ là liên tu bất tận, thì Fractal cũng vậy, vẫn phải tích tụ trong lòng nó một phân số của quá khứ.

Thơ Fractal sẽ không hoàn toàn là thơ … Fractal.

Thơ Fractal sẽ phải chứa đựng một thứ thơ khác không phải là nó, nhưng mà toàn bộ lại là chính nó. Vả chăng, tuyến tính và phi tuyến tính không phải là những hệ bất di bất dịch đối với sự vật mà có thể hoán chuyển cho nhau.

Làm thơ Fractal, lúc đầu, đối với một số cây bút, như là làm bài tập vậy, làm bài thử, bài trắc nghiệm, làm thơ loại này xem thử mình làm có được không, chứ chưa hẳn làm vì một thôi thúc bên trong hay vì một cảm hứng nào chợt đến với mình. Điều này hiện ra khá rõ ràng đối với trường hợp của Hoàng Xuân Sơn với bài “Bị thịt và Bờm”, trong Tạp chí Thơ, Xuân 2002, Californie, trang 26, hoặc như trường hợp Huỳnh Hữu Ủy thử làm thơ Tân hình thức theo lời đề nghị của Khế Iêm với bài “Thử bước theo con đường Tân hình thức”, trong Tạp chí Thơ, Số mùa thu 2003, Californie, trang 85). Thơ Fractal, trong những trường hợp như thế này, hiện thân là những món lạ, lạ chứ chưa hẳn là hấp dẫn, lôi cuốn, và có một số người muốn nếm thử. Tình hình như thế này liệu có kéo dài không, kéo dài đến bao lâu, và liệu sau đó có hóa thân thành đam mê, thành hơi thở hàng ngày không?

Page 206: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 206

Thơ Fractal phải hứng chịu số phận là người ta đọc qua rồi quên hết. Trước đây, thơ Tự Do lắm khi cũng chịu số phận như vậy. Có ai nhớ được thơ Fractal? Có ai thuộc nổi thơ Fractal?Thơ Fractal có đi vào trường học được không? Có thể dùng để giáo dục con em? Hay là đây không phải là bận tâm của dòng thơ này? Nếu trường học đứng hẳn ra ngoài thì thơ Tân hình thức sẽ mất một khối lượng độc giả đồ sộ, vì học sinh là một khối lượng thanh thiếu niên kéo dài từ tuổi vỡ lòng, tuổi hiếu kỳ, tuổi khai tâm, tuổi tập tễnh cho đến tuổi trưởng thành. Đó là một dòng đời kéo dài mười lăm đến hai mươi năm.

Để thưởng thức thơ một cách nói chung, người đọc thường dùng một trong ba cách: đọc thầm, đọc lớn giọng và ngâm nga. Đối với thơ Tân hình thức, đọc thầm là thuận lợi hơn cả. Khi đọc thầm không thành tiếng, con mắt là đắc dụng và nó đọc câu thơ vắt dòng còn nhanh hơn cả bút mực. Đến khi đọc lớn giọng, giọng đọc sẽ đọc liền câu hay là đọc ngắt. Lỗ tai nghe, trong trường hợp này, sẽ nắm bắt bài thơ thị hiện khác hẳn với mắt nhìn. Đó là chưa nói tới người ghi chép, nếu muốn ghi chép, sẽ rất lúng túng và sai sót với những vắt dòng. Cách đọc thứ ba, là ngâm nga, sẽ gặp nhiều khó khăn với thơ Tân hình thức. Và có lẽ ta nghĩ đến việc ngâm thơ như thế nào.

Thơ Fractal chủ trương dùng câu, dùng lời, dùng chữ thông dụng, gần gũi với lời nói của người đi đường. Đây không phải là điều mới lạ. Thơ Mới hay thơ Tự do cũng đã đi qua con đường này. Nhưng thơ Fractal không chịu dừng lại ở đó, mà còn đi xuyên qua bên kia ngôn ngữ giản dị đến độ xả láng, xã chuồng, xả trại cho chữ nghĩa chạy luông tuồng, chạy rông trên trang giấy, làm cho người đọc nhận ra đây là một tiếng thơ phơi ruột, một tiếng thơ phun trào ẩn ức (défoulement). Có những chữ thuộc về nhục dục, nhục thể, trước đây người ta không nói ra, hoặc cùng lắm là viết tắt, dùng dấu chấm lửng, nay được nói ra thẳng thoét, toàn chữ, đủ nét. Vẫn biết nhà thơ hoàn toàn tự

Page 207: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

207 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

do, tự do tuyệt đối, và có lẽ đã đến lúc không có ai ngăn cấm việc này, ngoại trừ cá nhân tự ngăn cấm mình, nếu không phải chính thơ ngăn cấm.

Có điều cần lưu ý, là: nếu một bài thơ hai mươi câu chỉ cần có hai câu phun trào như thế này là hai câu ấy tỏa lan ảnh hưởng đến mười tám câu thơ kia và người đọc có xu hướng ghi nhận hai câu này đậm đà hơn cả. Hình như chỉ có một số ít cây bút sáng tác theo chiều hướng này thôi, tuy nhiên đây là trường hợp số ít ảnh hưởng đến số nhiều. Vì sao vậy? Vì đây là một đặc điểm thực sự mới mẻ, nếu không muốn nói là nổi bật, được ghi nhận nhiều hơn cả, được dẫn chứng nhiều hơn cả.

III. Kết luận

Thơ Fractal tồn tại hay không tồn tại? Ta đã có câu trả lời cho câu hỏi đặt ra từ đầu. Nhưng tồn tại đối đầu với nhiều thách thức cần tháo gỡ dần dà. Và tồn tại đến bao lâu? Có lẽ chưa cần biết và không cần biết đến bao lâu. Nhưng vấn đề là trong khi tồn tại, vẫn nên hình dung, tưởng tượng ra thời điểm bế tắc của nó. Và cái bế tắc này sẽ không do một lực cản nào đến từ bên ngoài. Đẩy lùi bế tắc và đồng thời trao truyền sức sống hoàn toàn là do nội lực, và nội lực ở đây đồng nghĩa với tâm hồn thơ, cảm xúc thơ, mà chúng ta hy vọng các nhà thơ Fractal sẵn có và sẽ bồi tiếp không mỏi mệt.

Tháng 11.2013

BỬU- Ý

Page 208: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 208

THƠ VÀ HÒA GIẢI: TÂN HÌNH THỨC_______________________________________

William B Noseworthy

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newslet-ter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.

Bởi mục đích trung tâm của cuộc hội thảo này là nhằm vào hiện tượng về Tân hình thức (New Formalism) trong văn

học Việt Nam và sự hội ngộ của chính tôi với nền văn học ấy hầu hết là thông qua tác phẩm của những nhà văn Tân hình thức Việt Nam kết hợp với Khế Iêm, tôi hi vọng rằng quý vị sẽ miễn chấp cho bất cứ chất liệu nào mà họ thấy là lặp lại, đặc thù vì sự lặp lại là một trong những đặc trưng thiết yếu của sự trải nghiệm thơ. Trong bài viết này tôi rút ra từ luận án tiến sĩ phụ của tôi: tựa đề là Phân tán Lịch sử và Văn học (Diaspora History and Literature) mà tôi đã hoàn tất trong mùa Xuân năm 2012 để định vị Tân hình thức Việt Nam trong khung cảnh lịch sử, mà tôi hi vọng có thể giải thích một số trong những thành công của phong trào này, định vị nó trong khung cảnh lớn hơn

Page 209: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

209 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

của văn học Việt Nam ở Hoa Kỳ và cũng lập luận về tầm quan trọng của sự bao gộp văn học đó trong những nghiên cứu hàn lâm của Hoa kì, Việt Nam, và mở rộng ra Đông Nam Á.

Khung cảnh lịch sử của Chủ nghĩa Tân hình thức Việt Nam khá mang tính quá độ. Phong trào này hiện xuất từ sự tiếp xúc với sự thay đổi được tiếp dẫn. Tức là phong trào đã hiện xuất qua sự tiếp xúc của sự phân tán Việt Nam ở Hoa Kỳ với Tân hình thức Hoa kỳ, trong khi dồng thời sự Phân tán này vẫn duy trì những kết nối ở Việt Nam. Những thông hiểu của Khế Iêm về lịch sử là vô cùng quan trọng ở đây khi ông đặt song hành sự phát triển của tiếng Anh và tiếng Việt. Cả hai ngôn ngữ này ở cội nguồn đều mang tính đơn âm tiết. Trong khi tính truyền khẩu được nhấn mạnh trong cả hai truyền thống, Khế Iêm ghi nhận rằng hướng đi tới âm tiết có nhấn – không nhấn (iambs) của câu thơ tiếng Anh gồm 10 âm tiết (iambic pentameter) song hành với sự hiện xuất của nhị âm tiết trong ca dao Việt nam và thể thơ 6–8 tức lục bát, vốn sử dụng ngôn ngữ đơn sơ giống như những bài hát ru em. Mặc dù, giống như trong tiếng Anh, ca dao Việt Nam vốn uyển chuyển hơn không phải chỉ có thể lục bát.

Từ lục bát thơ Việt Nam rồi ra đã thích nghi những phong cách chịu ảnh hưởng của thơ Đường luật Trung Quốc như là ngũ ngôn tứ tuyệt (mỗi hàng năm chữ và gồm bốn hàng) và thất ngôn bát cú (mỗi hàng bảy chữ và gồm 8 hàng). Vận luật vẫn không được nhấn mạnh, như trong tiếng Anh – ít nhất cho đến khi ảnh hưởng của tiếng Arabic lên văn hoá châu Âu dẫn tới một sự gia tăng về vận luật ở châu Âu. Bất kể sự phân rẽ nhỏ nhoi này, theo Khế Iêm, thơ chủ yếu vẫn còn là một hình thức biểu hiện của cung đình cao sang quyền quý, cả ở châu Âu và ở Việt Nam. Tôi sẽ mở rộng sự so sánh này ra cả ở châu Âu và suốt khắp Đông nam Á. Trong khi trong văn học Việt Nam những tác phẩm như là Chinh phụ ngâm khúc [nguyên tác bằng

Page 210: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 210

chữ Nho trong thể trường đoản cú của Đặng Trần Côn, các bản dịch sang chữ Nôm của Phan Huy Ích hoặc Đoàn Thị Điểm, và nhiều người khác, trong thể song thất lục bát – tức là hai câu bảy chữ đến câu sáu chữ, rồi câu 8 chữ] và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) xuất hiện cũng trong thể thể song thất lục bát; Truyện Kiều của Nguyễn Du (1820) xuất hiện trong thể lục bát; văn học nirat xuất hiện ở Thái lan; văn học kinh điển Mã lai: thể loại hikayat xuất hiện trong văn tự Jawi; và trong xã hội Champa, thể loại Chăm akayet cuối cùng nhường lối cho hình thức kinh điển của ariya, mà một số người đã mô tả là cực đỉnh của văn học hiện đại sơ kì cho tới hiện đại của văn học Chăm.

Như được ghi nhận bởi Thongchai (2000), thể loại nirat ở Thái Lan là một sự đi trước việc hiện xuất khoa nhân loại học Thái vào lúc chuyển giao thế kỉ. Tương tự như thế, những nghiên cứu của chính tôi đã chứng minh một trào lưu song hành trong thể loại ariya của người Chăm, đặc thù như được thí dụ bởi trường ca ariya mang tính dân tộc học của Hợp Ai ở xã Palei Hamu Tanran (còn gọi là xã Hữu Đức, tỉnh Ninh Thuận); Ariya Po Pareng (1885) mà tôi được giới thiệu do tác phẩm của Inrasara. Những sự song hành này giữa các thể loại nirat và ariya và sự hiện xuất của tư liệu dân tộc học từ những tác phẩm thi ca nêu lên câu hỏi trong tâm trí tôi là liệu những trào lưu tương tự như thế có xuất hiện ở Việt Nam vào lúc chuyển giao thế kỉ chăng. Dù vụ việc này có phải là thế hay chăng, tôi xin để nhường cho những chuyên gia cao tay hơn về văn học Việt Nam. Tuy nhiên, xin cám ơn tác phẩm của Khế Iêm đã khiến có thể xác quyết rằng vào đầu thế kỉ XX quả có bao gồm ít nhất các hình thức: ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, song thất lục bát, bát bát, lục bát – những thể này hoà trộn với ca dao để cung ứng cho những nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến một truyền thống hơi uyển chuyển hơn.

Page 211: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

211 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Trong suốt sự hiện xuất của thời kì hiện đại, văn học Việt Nam tiếp tục tạo hình và thay đổi. Những truyện tiếng Việt và bản dịch những truyện của Pháp xuất hiện trong những ấn bản 1921 của tờ Nam phong Tạp chí, mặc dù tạp chí này bị ảnh hưởng nặng bởi sự kiểm soát của thực dân và cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam: Những thiên đường mù của nữ sĩ Dương Thu Hương mới chỉ được dịch sang tiếng Anh mãi đến bảy mươi năm sau vào năm 1993 (bản tiếng Anh mang tên là Paradise of the Blind, trong khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thời thuộc địa được dịch sang tiếng Anh là cuốn Số đỏ [của nhà văn Vũ Trọng Phụng] cũng chỉ được dịch sang tiếng Anh sau thêm mười năm nữa [tức là năm 2003, các dịch giả là hai vợ chồng Nguyệt Cầm và Peter Zinoman trong ban giảng huấn của Đại học/ Uni-versity of California ở Berkeley] với tên là Dumb Luck. Trong khi suốt thập niên 1930, Việt Nam nhìn thấy sự hiện xuất của phong trào Thơ Mới, mà một số người đã cho là thơ tự do (free verse), mặc dù Khế Iêm tranh cãi về việc áp dụng hình thức “thơ tự do” cho “thơ mới” trong cuốn sách gần đây của ông, bởi vì thơ mới thực sự ra là thơ có vần luật, và mãi về sau nữa thơ tự do mới xuất hiện ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khung cảnh của Thơ Mới nêu lên một điểm lí thú theo sự nghiên cứu riêng của tôi. Điểm này đã được bài luận văn “Cách đọc” của Nguyễn Hoàng Nam chạm tới, trong đó ông ghi nhận rằng: “Việc áp dụng khái niệm nghệ thuật trong thời hiện đại vẫn bị hạn hẹp vào sự chủ quan (và tự ái kiêu ngạo) của các siêu cường: ‘quốc tế’ sự thực áp dụng cho Nga, Mĩ, và châu Âu. Trong địa hạt xã hội thậm chí nó còn bị co thắt hơn.”

Xin nói rằng những quan niệm của Nguyễn Hoàng Nam không phải nhằm phê bình Thơ Mới, mà đúng ra là phê bình những khái niệm được trình ra ngay trong tính chất tự thân của nghệ thuật và học thuật. Xin nói rằng rất có thể có lí do khiến cuốn

Page 212: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 212

Paradise of the Blind được tiếp nhận tốt ở Hoa Kỳ, cũng như sự đón nhận tốt của những cứu xét về Giai Phẩm – Nhân Văn. Phần nào những bản tự sự này trở thành phổ biến trong một số giới ở Hoa Kỳ bởi vì chúng, theo lời của sử gia Ts. Shawn McHale “phê bình đảng nhưng ủng hộ chủ nghĩa xã hội.” Như vậy, chúng cung cấp một cây cầu, cho phép những học giả nghiêng về phe tả và nghiêng về phe hữu ở Hoa Kỳ có thể hình thành những cuộc thảo luận. Vậy nên, các học giả quốc tế bắt đầu phơi mở cho người Mĩ thấy rằng lịch sử xã hội-chính trị và trí thức (gồm luôn các nhà thơ) của Việt Nam hoàn toàn mang tính đa phức, và rẳng Việt Nam không thể được mô tả như là một nguyên khối, vốn là cung cách đã từng phổ biến trong nhiều bức chân dung về Việt Nam của người Mĩ (đặc thù là của điện ảnh Hollywood). Vấn đề, như gần đây được Michelle Janette (2011) tô đậm, là rằng ngay cả những người Mĩ chuẩn bị nhập học bậc cao đẳng cũng quá là không quen thuộc với Việt Nam, đến nỗi họ liên kết xứ sở này với những phim bình dân: như phim Forrest Gump, được phát hành vào giữa thập niên 1990. Sự ngớ ngẩn của chính Hollywood trong việc xử lí cuộc chiến tranh Việt Nam đã xạ chiếu ngược lại xã hội Mĩ. Các cuốn phim hiếm khi dịch lại những lời tiếng Việt ít ỏi trong đó và công chúng Hoa Kỳ đã trở nên quá bị li khai với những thực tại của lịch sử đến nỗi rằng số người ta ngày càng gia tăng bây giờ không còn có phản đối gì việc Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc tranh chấp, so với những thời kì sau cuộc chiến khi đa số người Mĩ chống đối việc can thiệp này. Sự mất trí nhớ về lịch sử của xã hội Hoa Kỳ thật là rối rắm. Số người ta ngày càng gia tăng không chống đối gì sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam, và tuy thế, đối với hầu hết người Mĩ, Việt nam vẫn là một xứ sở được xác định qua lịch sử sự can thiệp của Hoa Kỳ. Đây chính là nơi mà Tân hình thức bắt đầu cống hiến những đóng góp to lớn của nó.

Page 213: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

213 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Phần nào sự thành công của Tân hình thức hẳn là do sự thu hút mà phong trào này đã tạo nên trong những phe quan tâm ở Hoa Kỳ. Tất nhiên chúng tôi có được những sự cổ võ và phê bình làm cho phong trào có được sự in ấn trong các giới văn học Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một sự thu hút rộng hơn bắt nguồn từ chính những đóng góp của Tân hình thức. Bằng việc sử dụng Tân hình thức trong các lớp học ở Hoa Kỳ, Việt Nam và văn hoá Việt Nam trở thành không còn chỉ nói về chiến tranh nữa, mà còn nói về thi ca, về văn học, về việc tìm hiểu văn hoá Việt Nam kinh điển. Sự thông hiểu mới được tạo ra do việc đọc tác phẩm của Khế Iêm vì vậy là quan trọng trong việc thăng tiến sự hiểu biết về Việt Nam ở Hoa Kỳ, nuôi dưỡng sự hiểu biết văn hoá và lót đường cho những mối quan hệ tốt lành giữa những nhân dân sống ở Hoa Kỳ và những nhân dân sống ở Việt Nam. Ở đây, tôi không thể nào đồng ý hơn nữa với Khế Iêm trong việc rằng toàn bộ tiến trình này trực tiếp liên quan tới khái niệm của Cynthia Cohen về sự tỉnh thức đầy cảm xúc, vốn cũng trực tiếp gắn bó với những quan niệm về từ bi của Phật giáo (từ bi trong tiếng Việt tương ứng với karuna trong tiếng Sanskrit/ Pali). Đây có lẽ là một trong những đóng góp lớn nhất của tác phẩm của Khế Iêm từ một viễn kiến quốc tế, để người đọc ở Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về sự trải nghiệm của cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ luôn thể.

Qua suốt tiến trình này tôi hẳn không dám cho là phong trào Tân hình thức không có những khiếm khuyết. Có lẽ một trong những câu hỏi lớn nhất đặt cho phong trào là vạch ra những quan điểm của nó dị biệt ra sao với những nhà Tân hình thức Hoa kì. Bằng cách làm như thế, những nhà Tân hình thức Việt Nam có thể cống hiến một mảng màu xám, so với những thông giải màu trắng và màu đen đã từng phê phán chủ nghĩa Tân hình thức Hoa Kỳ hoàn toàn mang tính bảo thủ. Trong khi đó, bởi vì một trong những mối quan tâm lớn của thế hệ của Khế Iêm là cái thế hệ trẻ nhất của người Việt Nam ở Hoa Kỳ gần

Page 214: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 214

như đã thôi không sáng tác bằng tiếng Việt nữa, người ta tự hỏi rằng bằng những đường lối nào những nhà thơ Việt Nam trẻ tuổi hơn có thể duy trì một cảm thức về căn cước Việt Nam. Trong những đường lối nào họ có thể sử dụng những kĩ thuật rút ra từ, hoặc song hành với Tân hình thức? Để trả lời câu hỏi này tôi đã quay về thơ khẩu ngữ trữ tình của Bao Phi và Johnny “Vietnam” Nguyễn. Bắt đầu với thơ của Bao Phi, có một bài thơ đặc thù kinh điển xứng đáng nhắc tới như là “You Bring out the Vietnamese in Me” (Bạn phát tiết tính Việt Nam trong tôi) làm thành tiết mục thứ 6 của cuộc đấu thơ (poetry slam) Def Jam năm 2004. Cái quan trọng của việc xuất hiện của Bao Phi không chỉ ở việc là anh đã cho người Việt phân tán ở Hoa Kỳ một tiếng nói giữa một số những tên lớn nhất trong thơ bình dân, đấu thơ, những màn nhạc reggae và vũ hip hop vào thời đó, mà còn là, tương phản với cái mà một số người có thể trông chờ bài “You Bring out the Vietnamese in Me” của Bao Phi, giống như nhiều trong tác phẩm khác của anh, đặt một sự nhấn mạnh về vắt dòng, lặp lại, và thỉnh thoảng thôi nhấn bất ngờ về vận luật, vốn biết rằng các nghệ sĩ đấu thơ của Hoa Kỳ nói chung nhấn mạnh vào vận luật. Tác phẩm của anh có thể đặt làm tương phản với tác phẩm của một người trẻ hơn (và bây giờ đã qua đời) là Johnny “Vietnam” Nguyễn, thơ của người này rất nhấn mạnh về tiết tấu và vận luật phù hợp với mĩ học đương đại hơn của Hoa Kỳ về thơ slam, thơ beat và thơ hip hop.

Tác phẩm của những nhà thơ trẻ kể trên ở Hoa Kỳ thêm nữa nêu câu hỏi về đường lối mà những nhà thơ trẻ hơn trong những tình huống có thể so sánh được đang viết ở Việt Nam. Do tính chất của sự nghiên cứu riêng của bản thân, tôi quen thuộc nhất với những nhà thơ trẻ thuộc cộng đồng người Chăm, họ chủ yếu viết bằng tiếng Việt. Thứ hoàn cảnh song ngữ như thế này có thể coi là tương tự với hoàn cảnh phân tán của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, là nói một ngôn ngữ ở nhà và rồi viết bằng một ngôn ngữ khác. Khái niệm này về việc đứng đằng sau

Page 215: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

215 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

hai nền văn hoá có cơ ảnh hưởng tới tác phẩm gần đây được thảo luận nhiều của nhà thơ nữ Kiều Maily cũng như những tác phẩm của Tuệ Nguyên và những người khác. Tôi đang đặc thù suy nghĩ tới việc là những tác phẩm này bằng cách nào có thể liên hệ tới Tân hình thức, khi tôi ghi nhận rằng thường xuyên vẫn còn có sự nhấn mạnh về vận luật và một trào lưu tiếp diễn của thơ tự do. Đối với tôi, tác phẩm của những nhà thơ trẻ này làm thí dụ cho nhiều kết nối với Tân hình thức. Họ viết nhiều về cùng những trải nghiệm, nhiều về cùng những phấn đấu, tuy thế nhiều người không hoàn toàn sử dụng cùng phong cách và hình thức như là Tân hình thức. Vậy câu hỏi sẽ là, khi thậm chí những nhà thơ còn mới hơn, trẻ hơn nữa bắt đầu khởi lên để định vị trong giới văn học, những học trò của thơ này có tiếp tục học tập phù hợp với Tân hình thức và những tác phẩm kinh điển hay chăng? Hoặc, liệu chúng ta sẽ thấy, để giỡn chơi bằng những lời lẽ của Khế Iêm, sẽ lại có một kỉ nguyên nữa về sáng tạo? Hoặc là, có cơ xảy ra hơn, một sự pha trộn của cả hai? Bất kể con đường nào được chọn, tôi tin rằng những bài học mà Tân hình thức có thể tiếp tục dạy cho những học trò về thơ, văn hoá, lịch sử, và Việt Nam hẳn có sức mạnh tồn tại bền vững bên trong khung cảnh lớn hơn của sự hiểu biết lịch sử Đông Nam Á và tiến trình hình thành những quan hệ quốc tế đa phức hơn.

Nguyễn Tiến Văn dịch(Từ nguyên bản: “Poetry and Reconciliation: Tân Hình Thức”)

Page 216: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 216

HIỆN TRẠNG CỦA THƠ_________________________

Frederick Turner

Frederick Turner sinh năm 1943 tại Anh, lớn lên tại Phi châu và trở thành công dân Mỹ vào năm 1977. Ông là giáo sư sáng lập Arts and Humani-ties ở Đại học Texas ở Dallas. Shakespeare and the Narure of Time là luận án ở Oxford của ông đựơc xuất bản bởi Clarendon Press. Ông là tác giả của The New World: An EpicPoem, Natuaral Classicism: Essays on Literature and Science, Genesis: An Epic Poem, Rebirth of Value: Medi-tations on Beauty, Ecology, Religion, and Educa-tion, April Wind, và nhiều cuốn khác. Tác phẩm của ông xuất hiện trên Poetry, Harper’s, và vô số những tạp chí khác.

Vào những lúc căng thẳng lớn, mạc khải, hoặc sáng nghĩa về cảm xúc con người thực sự văn học có một nguồn năng

bị từ khước với những kẻ khác. Thay vì một sự không thể phát biểu đau đớn, một cảm thức về khoảnh khắc bị lãng phí, về sự giác ngộ tâm linh nhạt nhoà đi như một giấc mơ, con người văn học tìm thấy một dòng thơ đáng yêu nào đó nảy ra trong tâm trí, và nước mắt có thể ứa ra, hơi thở có thể tròn đầy, kí ức được cố định:

Page 217: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

217 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

"The quality of mercy is not strained...” – Shakespeare[Tính chất của xót thương là không khiên cưỡng…]

"Death is the mother of beauty, mystical..." – Stevens[Cái chết là mẹ của cái đẹp, thần bí…]"Tendebantque manus ripae ulterioris amore..." – Virgil

[Và y giơ hai tay ra thương yêu đón bờ bên kia (trong sử thi Aeneid, 29-19 tr.CN., quyển VI, hàng 313–314, tiếng Latin)]

"The world is charged with the grandeur of God..." – Hop-kins[Thế giới thấm đượm sự vĩ đại của Thượng đế…]

"A sweet disorder in the dress..." – Herrick[Một sự rối ren ngọt ngào trong trang phục …]

"And smale foweles maken melodye..." – Chaucer[Và đám gà con tạo nên giai điệu…]

"Thou still unravished bride of quietness..." – Keats[Em là cô dâu còn thanh tân của an bình…]

"To strive, to seek, to find, and not to yield..." – Tennyson[Cố sức, kiếm tìm, thấy ra, và không chịu khuất phục…]

"I could not see to see–" – Dickinson[Tôi chẳng thể nhìn mà thấy được...]

"O, my America, my new found land..." – Donne[Ôi Châu Mĩ, miền đất tôi mới tìm ra…]

Page 218: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 218

"That dolphin-torn, that gong-tormented sea..." – Yeats[Kìa biển cá nược xé toạc, cồng chiêng quằn quại…]

"L'homme y passe à travers des forêts de symboles..." – Baudelaire[Con người đi ngang qua những cánh rừng biểu tượng…([tiếng Pháp)]

"They also serve who only stand and wait..." – Milton[Những người chỉ đứng và hầu chờ cũng là phụng sự…]

"No, I am not Prince Hamlet, nor was meant to be..." – El-iot[ Không, tôi không là Hoàng tử Hamlet, cũng chẳng đã định làm…]

"Und sie leitet ihn leicht durch die weite Landschaft der Klagen..." – Rilke[Và nàng dẫn y qua cảnh tượng bao la những hờn trách…(tiếng Đức)]

Con người được giáo dục về mặt thị giác cũng có một trải nghiệm tương tự − một cảnh quan có thể đột nhiên được nhìn qua cặp mắt của các hoạ sĩ như Constable, hoặc Botticelli, hoặc Hokusai, hoặc Breughel. Lại nữa, một khoảnh khắc tạo nghĩa lớn lao nào đó trong đời của một người yêu âm nhạc mãi mãi được tẩm đượm bằng thể điệu của một sự uốn quanh thần kì trong một biến tấu của Bach, một bài tụng ca xưa, một câu bi đát từ một vở ca kịch của Verdi. Tôi tin rằng nghệ thuật lớn là phần mềm thần kinh phát xuất trong một tâm trí, nhưng có thể chuyển tải vào một tâm trí khác mà không bị mất mát nhiều. Chúng ta không nghĩ hay cảm về nó, cho bằng cảm và nghĩ với nó – nó đã trở thành phần tử thuộc trang bị tinh thần và

Page 219: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

219 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

tâm linh của chính chúng ta, và chúng ta có một mảnh nhỏ của Beethoven, hoặc Shakespeare, hoặc Đỗ Phủ bềnh bồng quanh đầu óc.

Thi ca, nói riêng, đã đứng vững như thế nào suốt hai trăm năm qua trong ánh sáng của chức năng cao cả mà ở đây tôi gán cho các nghệ thuật? Ngày nay chúng ta có một nền thơ mà chúng ta có thể nghĩ và cảm với, bằng phương tiện của thơ chăng? Một vài trong những dòng trích dẫn ở trên là thuộc về giai đoạn đó, vậy phải có điều gì đã tiến hành tốt. Nhưng tôi muốn lập luận ở đây rằng chúng ta đang ở trong một giai đoạn thay đổi lớn; rằng sau một cơn hạn hán mới đây chắc chắn về thứ thơ thực sự lớn – ít nhất về thơ lớn như thường được biết – chúng ta, có thể sẵn sàng quay trở lại với truyền thống mà những câu trích dẫn ở trên đại diện. Các nhà thơ có một chức năng tiên tri – không phải trong cái nghĩa đơn giản là chỉ phác hoạ hình dạng của tương lai, mà là nói lên những giấc mơ của một giai đoạn về cuộc sống và những biến cố của con người, và như vậy là làm sáng tỏ những gì cuộc khủng hoảng sắp tới trong câu chuyện về con người hẳn là can dự. Liệu chúng ta có tìm thấy, chẳng hạn, trong những trang của tạp chí The New Yorker [Người New York] hoặc thậm chí Poetry [Tạp chí Thơ] những dòng thơ đáng nhớ và khơi gợi một cách lạ lùng như thế chăng? Nếu câu trả lời là không, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu tại sao. Chúng ta hãy phân sự tìm hiểu của chúng ta thành hai câu hỏi tổng quát:

Điều gì đã xảy ra cho hình thức của thơ?Điều gì đã xảy ra cho nội dung của thơ?

Hình thức

Phác hoạ đại cương về những gì xảy ra với hình thức của thơ là những tay nghề và kĩ thuật từng làm thơ có nhạc tính và dễ nhớ

Page 220: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 220

đã bị bỏ rơi trong vài thế hệ và rồi gần đây, đang được phục hồi một cách nhọc nhằn.

Những hình thức này có nhiều – xếp lớp từ trọn vẹn những thể loại, như là châm biếm/satire, ai điếu/elegy, bài thơ tình/ love poem, sử thi/epic, thánh ca/hymn, thơ ngâm xướng/ode, và độc thoại kịch tính/dramatic monolog, xuống tới những hình thức chuyên biệt cao độ về thể tài và hình thức, như là nông khúc/aubade, thơ mười bốn hàng/sonnet, đoản ca/tanka, thơ mười chín hàng (5, 5, 5, 4) chỉ có hai vần/villanelle, thơ ngắn phúng thích/epigram, thơ trào phúng năm hàng, gieo vần theo cách aabba/limerick – nhưng tất cả đều can dự tới vận luật (meter). Vận luật, theo nghĩa đen, là những phát biểu phát sinh do sự đo lường và được sắp xếp thành từng hàng khi ngâm đọc kéo dài khoảng ba giây đồng hồ. Hàng (hoặc dòng) trong bài thơ có được căn cước bằng nhiều cách – sự thống nhất cú pháp của nó như một câu (sentence), phần câu, (clause) hoặc cụm từ (phrase); một con số đồng dạng về các âm tiết (syllables); một con số đồng dạng về cước (feet); cước thuộc cùng loại; vần (rhyme); hoặc bất cứ sự kết hợp nào của những thứ kể trên. Cước là một sự kết hợp đồng dạng nào đó về những âm tiết ngắn và dài, được nhấn và không được nhấn, hoặc (chẳng hạn như trong Trung văn) chuyển thanh và không chuyển thanh [giữa bằng và trắc]. Trong bất cứ hình thức nào, một số quy luật là bó buộc, một số là tuỳ ý chọn lựa, và một số lập ra để bị phá vỡ. Từ tập hợp đơn giản của những công cụ về tiết điệu và âm nhạc này người ta có thể kiến thiết một con số vô hạn về các hình thức, một số trong đó là cổ xưa, chẳng hạn như thể sonnet, thể hành/ballad, thể bài cú/haiku, và thể ghazal (gồm từ năm đến mười lăm cặp dòng song hành, câu thơ có độ dài bằng nhau, có vần và điệp khúc, phổ biến ở Arập, Batư và Ấn độ từ thế kỉ thứ VII), và thứ còn lại là những hình thức còn chờ khám

Page 221: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

221 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

phá. Một cách khá độc đoán, tôi sẽ dùng từ “vận luật” (meter) để bao phủ hết những thứ này.

Sau một giai đoạn thử nghiệm phong nhiêu về vận luật trong thế kỉ XIX, rồi tiếp đến một thời gian khi chính những nhà thơ vốn là những tài năng kiệt xuất về tay nghề vận luật đã thành đạt được nhiều tuyệt tác sáng chói về hình thức, hoặc bằng cách pha trộn những hình thức vận luật với nhau, hoặc là bằng sự pha trộn vận luật với văn xuôi, bằng cách nguỵ trang thơ có vận luật như là thơ tự do (free verse) – theo kiểu nhà thơ e.e.cummings – hay bằng cách khai thác nhưng thứ mĩ học mới của thơ tự do thực sự. Các nhà thơ Yeats, Stevens, Lorca, Rad-nóti và Jószef lúc khởi đầu, Moore, Celan, Pound, Eliot, Rilke là những thí dụ. Những nhà thơ như thế được huấn luyện trong tay nghề, và họ có được huấn luyện bởi vì có một thế hệ lớn tuổi hơn gồm những nhà thơ có kĩ năng để huấn luyện họ, bằng phương châm hoặc thí dụ. Những truyền thống dân tộc khác nhau đi theo những con đường khác nhau. Chẳng hạn, những nhà thơ Hungary, đã thử nghiệm thưở ban đầu với thơ tự do, quyết định trong thập niên 1930 quay về với vận luật. Thơ tự do quá giới hạn về phạm vi, quá bất định hình, và quá không thể nhớ được đẻ phục vụ cho những mục đích lớn thuộc về văn học – bao gồm cả sự sống còn của dân tộc và ngôn ngữ – được đòi hỏi do sự liên kết mật thiết giữa các nhà thơ và khối lượng đông đảo của lớp thính giả dòng giống Magyar.

Một vài thế hệ tiếp theo trong đó tay nghề làm thơ phần lớn bị mất đi – các nhà thơ hình thức bị nhạo báng và những kĩ thuật của họ không còn được dạy dỗ nữa. Mĩ học theo chủ nghĩa hiện đại (modernist aesthetics) đòi hỏi rằng các nghệ sĩ vứt bỏ những thủ thật của các bậc trưởng thượng, và hệ tư tưởng cách mạng tả phái đòi hỏi rằng truyền thống, quyền uy, và các bậc ông cha phải im tiếng.

Page 222: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 222

Nhưng gần đây đã có một sự phục hưng đáng kể trong những kĩ năng và kĩ thuật về hình thức của thơ. Ngay cả những thể loại xưa cũ, từng kết tinh bao nhiêu là kinh nghiệm và minh triết của loài người, đã bắt đầu được canh tân – châm biếm/satire, độc thoại kịch tính/dramatic monolog, thơ đạo/religious poem, sử thi/epic, luận văn bằng văn vần/verse essay, thơ lịch sử/histori-cal poem. Đột nhiên toàn bộ phạm vi bảng phối màu của những hình thức truyền thống và tân kì dường như được sử dụng lại, và những bức tranh được vẽ nên bằng nó là của thế giới đã cải biến và được say mê trở lại. Trong tuyển tập mới do Sonny Wil-liams biên tập tên là Phoenix Rising (Phượng hoàng sống dậy), có một tập hợp thú vị gồm những nhà thơ trẻ mà tác phẩm đã có cơ hội học hỏi từ một thế hệ của những nhà thơ đang sống có kĩ năng về những nghệ thuật thi ca mới được tìm thấy lại. Thật là một lạc thú được đọc lại thi ca dễ nhớ được và có nhạc tính, nó bảo cho chúng ta những điều về thế giới mà chúng ta cùng san sẻ nhưng chúng ta đã không biết tới.

Nội dung

Bởi vì sự mất mát về tay nghề đã có những hậu quả khác, chứ không chỉ là sự mất mát những lợi ích về nhạc tính và dễ nhớ của vận luật. Hình thức quả có tác động đến những gì có thể nói lên được trong nó; thơ có vận luật là một cách để thăm dò đời sống nội tâm của đủ những loại người khác nhau, và những hình nhân giao thế (alternate personae) của nhà thơ, hệt như tiếng hát trong ca kịch, là một cách để thăm dò lớp đan dệt phía dưới về cảm xúc (emotional subtext) của một sự trao đổi bằng lời giữa các nhân vật. Hình thức của thơ buộc nhà thơ phải cân nhắc hàng ngàn lối nói khác nhau về một điều gì cho phù hợp với khuôn khổ vận luật (metrical scheme), và vì thế giải phóng nhà thơ khỏi sự độc thoại thường ngày tầm phào của chính y.

Page 223: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

223 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Không có vòm cổng của hình thức, không có cách nào thoát khỏi sự độc tài của tiếng nói của chính mỗi người, bởi thậm chí người ta còn không nhận biết đó như là một sự độc tài.

Vấn đề này, nghịch lí thay, càng bị trầm trọng vì sự khăng khăng của chủ nghĩa hiện đại về sự thuần tuý của hình thức. Những người theo chủ nghĩa hiện đại lập luận rằng tự sự (nar-rative) là địa hạt thuộc riêng về tiểu thuyết và truyện ngắn, và lí luận (reasoning) cùng sự kiện (fact) là địa hạt riêng thuộc luận văn (essay), hoặc chuyên luận (monograph), hoặc đại luận (treatise) và vì vậy thơ – nếu muốn trung thực với yếu tính trữ tình của nó – phải nên tránh xa những thứ đó ra. Vậy là những cung cách khác này để nối kết với một thế giới bên ngoài tâm hồn của nhà thơ – tức là tự sự và sự kiện – cũng bị cắt lìa, để cho nhà thơ chỉ còn như một loại nhà phân tâm học nghiệp dư với một bệnh nhân độc nhất. Thơ đã trở nên hầu như dành riêng cho những phát tiết của các cá nhân có tài về mặt ngữ học và hùng hồn về mặt cảm xúc; khi đó nó đã trở thành thứ trị liệu ít tốn tiền được ưa chuộng cho những kẻ sinh bất phùng thời bị hoang mang hoặc những đứa trẻ chẳng thành đạt. Những bậc thầy của hình thức trị liệu này thường khi vẫn còn được ái mộ, nhưng họ không được người ta đọc. Xin trích dẫn một nhà bình luận mới đây:

“Những nhà phê bình và những nhà thơ này liệu có ý thức được rằng hình thức nghệ thuật của họ đã chết rồi chăng? Có lẽ là không. Chắc họ cũng không ý thức được rằng những người giống như tôi góp phần giết nó… Đến thập niên 1990, nó hoàn toàn đã chấm dứt rồi. Nếu bạn hồ nghi về lời phát biểu này, hãy xét rằng thơ là nghệ thuật duy nhất nơi đó số người sáng tạo nó nhiều gấp bội số người thưởng thức nó. Bất cứ ai cũng có thể viết một bài thơ dở. Thế nhưng, để thưởng thức một bài thơ hay đòi hỏi sự hiểu biết và sự dấn thân. Với

Page 224: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 224

tư cách một xã hội, chúng ta thiếu sự hiểu biết và dấn thân này. Người ta không sở hữu lòng can đảm để đọc một bài thơ đến 20 lần trước khi âm thanh và cảm thức về bài thơ đó ngấm vào trong ta. Người ta không sẵn sàng để cho chữ nghĩa xối lên mình như một con sóng, thay vì thế người ta đòi hỏi ý nghĩa phải chảy trong veo và mau lẹ. Họ muốn những hình thức được thúc đẩy bằng lối tự sự kể chuyện, như một loại nghệ thuật đứng độc lập không đòi hỏi sự thấu rõ về khung cảnh rộng lớn hơn.”

(“Thơ chết rồi, có ai thực sự quan tâm chăng?” - Bài viết của Bruce Wexler, đăng trên tuần san Newsweek [Tuần tin tức], số ra ngày 5 tháng 5 năm 2003).

Trong vài thập niên vừa qua – lạ lùng thay là song hành với sự sụp đổ của những chế độ phi dân chủ suốt khắp thế giới văn minh – thơ đã bắt đầu phục hồi vai trò xưa cũ của nó như là ngôn ngữ trong đó văn hoá con người vận hành chức năng quan trọng nhất của nó – sự sáng tạo và tái tạo của chính tiếng nói chung. Thoạt đầu, sự phục hồi này hiển hiện rõ nét nhất trong sự phục hoạt của hình thức vận luật. Nhưng Chủ nghĩa Tân hình thức (New Formalism), như nó được biết, đã là không đủ. Nó đã cung cấp những công cụ cho vai trò lớn hơn của thơ, nhưng đó đã không xây dựng vai trò đó. Những kẻ kiến thiết – hay đúng hơn là những kẻ tái thiết – của vai trò đó, đã được ban cho cái tên là những “Nhà thơ Hào sảng” (‘The Expansive Poets”).

Lược sử thi ca hiện đại

Đại cương về những gì xảy ra với nội dung của thơ trong hai trăm năm vừa qua là như sau. Qua thế kỉ XIX và thế kỉ XX, lần lượt từng cái một, những chủ đề lớn của thơ bị bỏ rơi – bị

Page 225: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

225 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

bỏ rơi cho những nghệ thuật hoặc những phương tiện truyền thông khác, hoặc bỏ rơi thẳng thừng. Các nhà thơ vứt bỏ nội dung như là:

[1] ● tranh luận (argumentative) – kiến thiết một lập luận hợp lí dựa trên bằng chứng;[2] ● có tầm vóc (of magnitude) – xử lí những ý tưởng hoặc luận đề rộng lớn;[3] ● công cộng (public) – liên quan tới việc người ta sống với nhau ra sao trong các thành thị và các quốc gia;[4] ● tự sự (narrative) – kể một câu chuyện về những trải nghiệm khác hơn là những thứ của tác giả;[5] ● kịch tính (dramatic) – thăm dò những cõi nội tâm của người khác và những mối quan hệ của họ với nhau;[6] ● đạo giáo (religious) – đồng thuận về một vai trò quan trọng trong đời sống cho những tác nhân siêu việt con người;[7] ● xây dựng (constructive) – tìm cách khơi nguồn một lối sống tốt đẹp hơn cho mọi người;[8] ● trừu tượng (abstract) – xử lí với những ý tưởng hơn là với những sự vật, hình tượng, và tình tự;[9] ● anh hùng (heroic) – đề cao sự vĩ đại về thành đạt của con người can trường chống lại những éo le; và[10] ● thông thạo (informed) – có những điều để nói lí thú ngay trong tự thân chúng về khoa học tự nhiên, kinh tế học, triết học, chính trị, và thần học.

Những ngoại lệ ngay tự thân cũng đáng quan tâm. Những nhà thơ lớn nhất của giai đoạn chủ nghĩa hiện đại nói chung là những người bảo thủ về văn hoá, và như thế là một thiểu số nhỏ nhoi so với đa số các nhà thơ, vốn có khuynh hướng về tả phái, chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa tự do, và những lí tưởng cách mạng.

Page 226: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 226

Trong một phạm vi rộng, những người bảo thủ lớn vẫn trung thành với vai trò công cộng và tiên tri của thi sĩ như được hàm ý trong danh sách nêu trên. Nhưng họ có một khuynh hướng chết người là vay mượn những ý tưởng từ phe tả chống chủ nghĩa tư bản và phản dân chủ, kết hợp những ý tưởng này với những khái niệm truyền thống mang tính phong kiến và bài Do thái, và phát sinh những giải pháp kê đơn cho xã hội mang tính không thực tế, nguy hiểm, và đôi khi còn giết người nữa. Ezra Pound là thí dụ trội bật nhất, nhưng một số trong những khuynh hướng giống như thế có thể tìm thấy nơi các nhà thơ Eliot, Yeats, nhà thơ Hungary Gyula Illes, Rilke (hứng khởi của triết gia Đức Quốc xã Heidegger), Frost, Kipling, và Claudel. Những nhà thơ tả phái nói chung thường thuộc một kích cỡ thấp hơn nhiều; trong giai đoạn này cần có nhiều thông minh và tưởng tượng để làm một người phe hữu hơn là làm một người phe tả, bởi vì phe hữu bị tấn công suốt mặt bởi lớp trí thức nhiều hơn là phe tả. Nguy cơ của các nhà thơ phe tả phần lớn chính là từ tự thân phe tả, điều này các nhà thơ như là Akhmatova, Mayakovsky, và Pasternak có thể chứng thực. Họ sống sót hoặc là nhờ tránh né luôn hết những đề tài lớn, hoặc trở thành những người tuyên truyền, hoặc bỏ rơi tư tưởng mạch lạc – tất cả những cung cách làm thui chột tài năng thiên phú của họ – hoặc họ chết như những kẻ tuẫn đạo vì thi ca.

Chỉ có một ít nhà thơ, như Jorge Luis Borges, Mihali Babits, Attila József thời kì sau, Stevens, Auden, Brodsky, và Moore là tránh thoát được những cạm bẫy này; và họ xoay sở làm được điều này thường khi bằng cách tránh né những đề tài công cộng và gây tranh luận, giống như những đồng nghiệp thuộc phe tả của họ. Hiếm khi trong thi ca hiện đại người ta tìm thấy một toan tính nghiêm túc để vật lộn ngay với tính hiện đại, trong cái nghĩa của kinh tế học hiện đại, điều ác trong chính trị, kĩ thuật học, và khoa học – ngoại trừ trong trường hợp tai hoạ của Pound. Pound đã cho phép để một vài ý tưởng lang băm về các

Page 227: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

227 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ngân hàng và việc cho vay lãi chuyển biến ông thành một người bài Do thái và một kẻ tuyên truyền cho nhà độc tài fátxít Mus-solini. Hầu như bất cứ toan tính nào về sự tiên tri thi ca đích thực của thời đó đều bị mau chóng chứng tỏ rằng tốt nhất cũng là lầm lạc. Garcia Lorca chết trước khi ông có thể nhìn thấy được những tội ác ghê tởm của những kẻ ủng hộ ông; Andrei Voznesensky, một nhà thơ khéo, không có được một sự bào chữa tốt như vậy. Tất cả những ai không nhìn về Nhà nước để tìm sự cứu chuộc đều đã nhìn về Nhân dân (Volk), Attila József, kẻ quả thực đã nhìn thấy tiềm năng kì diệu của công nghệ, kinh tế học, và khoa học hiện đại, đã tự sát sau khi bị trục xuất khỏi đảng Cộng sản. Những thi sĩ lớn người Do thái, như là Miklós Radnóti và Paul Celan, đã biết quá rành điều gì đang thực sự tiến hành ở thâm tâm của hệ tư tưởng chủ nghĩa hiện đại; nhưng họ không sống đủ tuổi thọ để tháo gỡ những sức mạnh quỷ quái huỷ diệt họ khỏi những kẻ thù xưa của những nhà thơ thuộc chủ nghĩa Lãng mạn (Romantic poets) – những kẻ trịnh trọng đăng đàn về thể chế hiện hành. Hoá ra là, những kẻ trịnh trọng đăng đàn còn mười phần tốt đẹp hơn là giới lãnh đạo mà văn minh thế kỉ XX thực sự đã có được.

Tiếp theo sau sự thất bại vĩ đại của thi ca thế kỉ XX (bất chấp thiên tài, sự chân thành, và thường khi là vẻ đẹp đặc dị của nó) trong sự đáp lại thiết thực những nhu cầu của loài người đã có gần nửa thế kỉ trong đó theo hầu hết những sự lượng giá, thơ đã có tầm quan trọng nhỏ nhoi và trong tác động với công chúng nó đã đứng bên lề. Chỉ trong khoảng hai mươi măm gần đây đã có một trào lưu mới khơi chảy, khi có sự phục hồi tiệm tiến của kĩ thuật vận luật, thực hiện được nhờ sự hiện xuất của những tiếng nói thực sự cho thế giới và thời đại chúng ta. Bây giờ là tuỳ thuộc vào một nhóm nhỏ những nhà thơ Tân hình thức và hào sảng và con số khá lớn của những kẻ kế tục họ – và tuỳ những thành viên trong quảng đại quần chúng thừa nhận nhu

Page 228: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 228

cầu về thơ trong đời sồng tròn đầy và sẵn sàng cho thơ một cơ hội nữa – để giúp chuyển mùa xuân đầu tiên của chúng ta thành một mùa hè mới

Những phát triển mới ở Hoa Kỳ

Trong những nhận xét đi trước tôi đã thảo luận những trào lưu trong thi ca thế giới suốt thế kỉ vừa qua hoặc hơn thế nữa; bây giờ chúng ta hãy thử đem câu chuyện này cập nhật trong thơ Hoa Kỳ đương đại.

Đây là một nhiệm vụ cam go với một nhà thơ có tính khí như tôi. Những nhà thơ thuộc tính khí này không đặc biệt chú tâm đọc những nhà thơ cùng thời; họ thường quan tâm hơn tới việc đọc khoa học, luật pháp, kinh điển thiêng liêng, du kí, kĩ thuật học, lịch sử, chính trị, hư cấu, triết học, hoặc tin đồn, hoặc nghe nhạc, xem những nghệ thuật thị giác, và dự những buổi về âm nhạc, kịch nghệ, và vũ đạo. Những nhà thơ như thế không nhất thiết phải là “chuyên văn” trong thâm tâm, có thể nói như thế. Họ đọc những bậc tổ tiên làm thơ vĩ đại từ quan điểm của những kẻ thừa kế (có thể là không xứng đáng) hơn là từ quan điểm của những kẻ tiêu thụ. Tuy nhiên, họ quả có đọc những người bạn và những người cộng tác làm thơ; nhưng thiên kiến cho hậu quả khiến họ hơi không đáng tin cậy. Mặc dù họ không mang ấn tượng nhiều lắm về những thành quả của phường làm thơ văn, họ hi vọng rằng tác phẩm của chính mình sẽ được nhớ tới, và vậy nên có thể trình ra những sự chọn lựa của chính họ về phong cách và thực chất trong một ánh sáng hoàn hảo. Và còn có vấn đề cố hữu với tất cả phê bình vè tác phẩm đương đại trong bất cứ lãnh vực nỗ lực nào, rằng cho đến khi tác phẩm đã được công chúng “lung lay”, và “diễn xong” về mặt tiếp nhận và những hậu quả văn hoá, bất cứ sự thẩm định nào đều

Page 229: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

229 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

là quá sớm – trong khi, nghịch lí thay, nếu nó không nhận được sự quan tâm phê bình thì nó có thể chẳng hề tới được công chúng.

Vấn đề nội tại trong phê bình về những gì đang hiện hành trong bất cứ lĩnh vực nào nhưng trong thi ca lại quá đáng, hầu như tới điểm không thể chấp nhận được, thường khi phải mất mấy thập kỉ hoặc mấy thế kỉ phê bình thơ mới phô bày được giá trị và minh triết của nó. Thật là một trải nghiệm nản lòng khi đọc những tuyển tập cũ về thơ – một tuyển tập xưa do Untermeyer tuyển chọn từ thập niên 1920, chẳng hạn, hoặc ngay cả của nhà xuất bản Norton [Loại sách giáo khoa đại học tiêu chuẩn và uy tín nhất, thường dày hàng ngàn trang và được tái bản thường xuyên] chỉ mới ba mươi năm về trước. Hai phần ba đầu của một cuốn tuyển tập cũ thông thường khá là tiêu chuẩn – những nhà thơ lớn, những dòng thơ không thể nào quên, những lời được yêu thương tạo thành xương sống cho cuộc đời ngôn ngữ của chúng ta. Nhưng còn một phần ba cuối, hoặc đại khái như thế, thì hầu hết là những người không ai biết hoặc những thứ chẳng ra gì đã từng là thời thượng, lời lẽ và tình tự của họ lỗi thời một cách thảm hại – thật lạ lùng, còn lỗi thời hơn nhiều so với những người đi trước! Trong số những thứ chẳng ra gì này, nếu người làm tuyển tập có khá đôi chút, thì có phớt mong manh lác đác mấy nhà thơ có tầm vóc, nhưng thường họ không được dành cho nhiều trang như hầu hết những kẻ đồng hành khoa trương hơn của họ – và nhiều nhà thơ có tầm vóc đương thời lại không tìm đâu ra cả. Những nhà thơ đang được sùng mộ ngày nay phải suy tư rằng họ có thể thành những tàn tích bị lãng quên của ngày mai.

Tuy nhiên, ở đây, những giới hạn của một nhà thơ thuộc loại của tôi có thể có chút giá trị, chính bởi lí do những nhà thơ như thế thường không phải là những người thúc đẩy cho cảnh tượng thi ca đương đại. Những nhà thơ như thế rất tuyển chọn trong

Page 230: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 230

những gì họ đọc (mặc dầu những nguyên tắc về tuyển chọn của họ căn cứ trên những gì nuôi dưỡng tác phẩm của họ), và quan điểm của họ ít nhất cũng hướng về những gì hữu hiệu. Vậy nên caveat emptor khách mua hàng phải coi chừng [nguyên tắc là chỉ riêng khách mua phải chịu trách nhiệm nếu không được hài lòng]. Tôi sẽ cố gắng đưa ra ít nhiều khuyến cáo tôt lánh về việc chọn cách nào để đọc thơ thuộc ngôn ngữ Anh đương đại cho những ai chưa hẳn quen thuộc với cảnh tượng này. Nhưng khi bàn tới những nhà thơ hiện giờ đang viết, tôi chỉ có thể đề nghị những gì đã ảnh hưởng và tác động lên tôi như một nhà thơ, và đó là quan điểm đứng ở ngôi thứ nhất với một chân trời bị giới hạn. Tôi hi vọng những thiên kiến của tôi sẽ trở nên lộ rõ.

Người đọc tổng quát hiện thời bị tràn ngập vì một sự lúng túng về chọn lựa. Theo ước tính thô, có khoảng chừng 2.000 nhà thơ được nhìn nhận ở Hoa Kỳ, có thành tích xuất bản và có tín nhiệm khoa bảng đáng kính – và có lẽ thêm 200.000 những người muốn làm nhà thơ và có chút lí do để tuyên xưng danh hiệu đó. Chúng ta nên suy tư rằng chẳng có khi nào một quốc gia nào lại giữ được hơn năm hoặc sáu nhà thơ có thể có địa vị đàng hoàng trong thi ca thế giới – hoặc thậm chí trong quy điển văn học của chính đất nước họ. Ngay cả ở những cao điểm của lịch sử – Athena thời Hi lạp cổ đại, nước Ý và nước Anh thời Phục hưng, đời Đường ở Trung quốc, Châu Âu thế kỉ XIX, thế giới nói tiếng Anh và Hungary trong thế kỉ XX – cũng là bất thường nếu có hơn hai nhà thơ lớn thuộc cùng một ngôn ngữ trong một thời điểm. Aeschylus và Sophocles [kịch tác gia thời Hi lạp cổ đại], Dante và Petrarch [ở Ý thời tiền Phục hưng], Shakespeare và Milton [ở Anh thế kỉ XVI], Lí Bạch và Đỗ Phủ [ở Trung quốc đời Đường], Goethe và Schiller [ở Đức thế kỉ XVIII], Coleridge và Wordsworth [thế kỉ XVIII sang thế kỉ XIX], Baudelaire và Verlaine [ở Pháp thế kỉ XIX,], Man-delshtam và Akhmatova [ở Nga thế kỉ XX], Eliot và Yeats [ở Anh và Ailen thế kỉ XX], Radnóti và József [ở Hungary thế kỉ

Page 231: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

231 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

XX] có thể tìm thấy trong số những người cùng thời với họ có lẽ ba hoặc bốn nhà thơ là bất tử cho mọi thời đại, nhưng không hơn thế nữa. Hoa Kỳ là một quốc gia khổng lồ với lắm cơ hội phát triển về thơ, nên chúng ta có thể hi vọng, thế nhưng không giống nhiều nền văn minh khác, ở đây những đầu óc tốt nhất không nhất thiết coi thơ như một lãnh vực đáng để nỗ lực. Và trong đám trấu khó tìm ra hạt thóc.

Một khảo sát lược sử hữu ích kể từ khi kỉ nguyên vĩ đại của chủ nghĩa hiện đại kinh điển chấm dứt vào khoảng Thế chiến hai, yếu tố rộng lớn nhất trong thi ca Hoa Kỳ vượt xa các thứ khác đã là bài thơ tự do tự truyện, dùng hình tượng riêng tư, biểu hiện một tình tự nào đó khiến nhà thơ được tín nhiệm, với một quan điểm tự do và thuộc chủ nghĩa hiện sinh cùng với sự ưa thích về những chủ đề rút từ tự nhiên hoặc trong vòng quen biết của nhà thơ. Loại bài thơ này là món chính cho thơ đăng trong các tạp chí. Nó bị qua phân ít nhiều về những dị biệt sắc tộc, địa phương, và giới tính. Theo một nghĩa sự thách thức lớn cho nền thơ của chúng ta là làm sao tự nâng lên vượt khỏi tiêu chuẩn vui thú, không xuất sắc (và thường khi không thể phân biệt nổi), và tìm thấy phần nào xương sống về hình thức, phần nào cách tân trong nội dung, và phần nào liên kết với một đám thính giả đích thực đông đảo.

Hầu hết thi ca Hoa Kỳ kể từ 1945 không nhẫn nhịn rơi vào khuôn khổ tiêu chuẩn của thơ đăng tạp chí, đã toan tính phục hồi một hoặc nhiều hơn những phẩm tính này, hoặc đền bù cho sự yếu kém của họ bằng những phương tiện hình thức hoặc cả hai. Những nhà thơ Nông thôn Miền Nam [the Southern Agrar-ians] gồm John Ransom, Allen Tate, Robert Penn Warren, Ran-dall Jarrell, và gần đây hơn là Wendell Berry đã khai triển một xã hội-kinh tế bảo thủ để cung cấp một ngọn lửa nội tâm nhất định và cống hiến một lối thoát khỏi loại thơ chỉ nhìn vào rốn mình [như trung tâm của thế giới]. Những nhà thơ khác như

Page 232: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 232

là Richard Wilbur, John Frederick Nims, Yvor Winters, Robert Lowell và Louis Simpson thời kì đầu, James Merrill, Jonhn Berryman, Stanley Kunitz, Howard Nemerov, Anthony Hecht, X. J. Kennedy và Elizabeth Bishop sử dụng tay nghề về hình thức và tuyệt xảo về kĩ thuật truyền thống để đưa thơ của họ vượt khỏi mức tầm tầm; cả hai nhóm đều soạn thơ hay, rất xứng đáng sự chú tâm của người đọc. Thơ tự do tiêu chuẩn đôi khi tự cung ứng với một cơ thể về lí thuyết và triết lí theo chủ nghĩa hiện đại rút ra từ Ezra Pound, như trong Trường phái Núi Đen (Black Mountain School) khiến bài thơ có khuynh hướng về chiều dài, kém dễ hiểu, nhưng thú vị hơn đối với học giả nghiêm túc.

Trong thập niên 1960 có một sự đảo lộn trong thi ca, cũng như trong nhiều địa hạt khác. Việc vứt bỏ mọi thứ thuộc về cha mẹ và truyền thống – cùng với ngoại lệ cứu vớt về những ảnh hưởng văn hoá rất cổ xưa và rất ngoại lai – dẫn tới một nền thơ hoang dại, vô thể, say nghiện ma tuý và “xé rào” về mặt tính dục, thoạt đầu tưng bừng hoan lạc một cách ngây ngô, rồi, với việc gọi thi hành nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Việt nam, ngày càng tăng nổi giận và thoá mạ. Các nhà thơ Beat, giống như Allen Ginsberg, Lawrence Ferlinghetti, Robert Duncan, Gary Snyder, và Robert Creeley có khả năng làm thơ mạnh mẽ nhưng những gì họ thắng được về chủ điểm chính trị và sự đáp ứng của lớp thính giả hăng say họ lại mất đi trong sự thích đáng lâu bền. Truyền thống Beat khi kết hợp với học vấn thật sự và tình yêu văn học đôi khi sản sinh ra thơ thông minh và cảm động, như thơ của Kenneth Rexroth. Phần lớn những điều giống như thế có thể nói về thơ phản kháng của người Da đen. Những nhà thơ Da đen theo chủ nghĩa hình thức như Countee Cullen, Langston Hughes, và Gwendolyn Brooks thời kì đầu đã bền vững tốt với thời gian, nhưng luật và vận trong một thời gian lâu dài bị các nhà phê bình (chủ yếu da trắng) gạt đi như là một khía cạnh của sự đàn áp Châu Âu gia trưởng da trắng, và

Page 233: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

233 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

như thế là di sản hình thức vĩ đại của thơ Da đen – tiêu biểu bởi lời của nhạc Blues, âm nhạc phúc âm, và Cole Porter – bị mất đi. Ngày nay, một số nhà thơ Da đen trẻ đang khởi sự phục hồi di sản hình thức của họ trong hình thức của nhạc Rap. Thi ca nữ quyền sản sinh một nhà thơ thực sự quan trọng, Sylvia Plath, và hai nhà thơ đáng quan tâm, Anne Sexton và Adrienne Rich, cùng với một đám đông nhà thơ phản kháng về quyền lợi đặc biệt, giới hạn trong sự thu hút lâu bền bởi tín điều của họ: “cái thiết thân là cái chính trị” (the personal is the political). Nhưng những nhà thơ hình thức như là Annie Finch, Molly Peacock, Rhina Espaillat, Emily Grosholz và Rachel Hadas đã có thể thoát kiểu thức bị tổn thương nổi giận và viết những bài thơ cho con người nói chung.

Trong truyền thống của thập niên 1960, nhưng sử dụng tự do của mình để đáp ứng những mối quan tâm hiện hành là phong trào Thơ Giập (Poetry Slam movement). Đó phần lớn là một hiện tượng thơ nói, theo kiểu thức giải trí, và ứng tác. Những nhà thơ trong phong trào này thường mang tính địa phương và không được xuất bản, nhưng sự cạnh tranh và đám thính giả sống cho họ một cạnh sắc và một sự thu hút quần chúng. Chớ tìm sự sâu sắc lớn ở một cái giập và hãy chuẩn bị để nghe thứ ngôn ngữ phần nào xấu xa. Nhưng nó có thể rất vui.

Kể từ thập niên 1960, hai phong trào mới có tầm vóc trong thơ đã hiện xuất, cả hai đều nhìn nhận sự kết liễu của chủ nghĩa hiện đại, và cả hai đều đề nghị một thứ giao thế. Phong trào thứ nhất, và đáng kính nhất về mặt khoa bảng là Thơ Ngôn ngữ (Language Poetry, đôi khi được viết là L=A=N=G=U=A=G=E P=O=E=T=R=Y). Nhan đề được tóm lược khéo lí thuyết của họ, vốn đi theo đường lối của chủ nghĩa Giải cấu trúc (Decon-structionist), chủ trương rằng bởi vì mọi ngôn ngữ đều phản loạn những ý nghĩa của chính nó, cho nên điều tốt nhất để làm là phơi bày sự vô nghĩa của ngôn ngữ bằng cách bẻ gãy nó

Page 234: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 234

thành những mảnh vụn không có ngữ cảnh (decontextualized fragments). Bởi vì tôi thấy những kết quả của họ không thể đọc được, nên tôi chỉ xin nêu tên của John Ashbery và xin đi tiếp.

Chủ nghĩa Tân hình thức Hoa Kỳ và những Nhà thơ Hào sảng (American New Formalism and the Expansive Poets)

Phong trào mới khác kia bắt đầu – từ quan điểm giới hạn của tôi – với cuộc gặp gỡ gần như tình cờ tại Quán rượu Minetta (Minetta Tavern) ở Manhattan [trong Thành phố New York], nơi ba nhà thơ là Frederick Feirstein, Dick Allen, và tôi, mài giũa ra một thị kiến về thi ca Hoa Kỳ có thể nên như thế nào. Đó là một nền thi ca đang phục hồi tính kí ức và sự tự do của vận luật thơ, và một lần nữa lại vật lộn với những ý tưởng lớn trong khoa học, triết học, và thế giới tâm linh, phạm vi có thể rộng lớn, và về tình tự cùng vận động có thể mang kịch tính, để kể những câu chuyện có thể làm người đọc can dự và giữ họ hồi hộp, vượt ngoài những khuôn khổ của tự thân nhà thơ, và một lần nữa chiếm được một giới thính giả phổ quát. Sự việc hoá ra là cũng có những nhà thơ khác ở nhiều miền của đất nước cũng đi tới những thành phần của chương trình này một cách độc lập, và ngay khi khởi sự ngóng trông, chúng tôi tìm ra họ. Lúc đó tôi là đồng biên tập của Tạp chí Kenyon Review và khởi sự công bố họ. Dick lúc đó đã khá có tiếng tăm trong thế giới tạp chí, và có nhiều sinh viên học viết văn, vậy nên anh ta có thể giương một tấm lưới lớn. Fred Feirstein thì giao du thân với giới văn học và kịch nghệ ở New York, và bắt đầu một loạt những buổi đọc thơ đáng ghi nhớ.

Chẳng bao lâu chúng tôi được nhiều người khác tham gia. Fred Feirstein giới thiệu chúng tôi với Dana Gioia, người sau này trở thành chủ tịch của cơ quan Quyên trợ Quốc gia về Nghệ thuật (the National Endowment for the Arts). Jack Butler tổ chức hai buổi gặp toàn quốc đầu tiên của phong trào mới này.

Page 235: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

235 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Paul Lake trở thành một nhà lí thuyết chủ chốt của thứ thơ mới. Wade Newman, từng là sinh viên của tôi, đặt cho chúng tôi một danh hiệu: những Nhà thơ Hào sảng (the Expansive Poets), để chỉ ra cao vọng của chúng tôi là muốn mở rộng và làm sâu tầm vóc của thi ca.

Kể từ khi đó phong trào đã đi theo bốn con đường khác biệt nhau ít nhiều, mà các thành viên phần lớn trùm lấp lên nhau, nhưng những sự nhấn mạnh không phải cùng giống nhau. Cả bốn con đường này đều là “Tân hình thức” xét về những nguyên tắc kĩ thuật.

(1) Con đường đầu tiên, dẫn đường bởi các nhà thơ như Gioia và Tim Steele, và được nêu thí dụ trong tuyển tập Những thiên sứ nổi dậy (Rebel Angels) do Mark Jarman và David Mason biên soạn, tập trung vào sự phục hồi của hình thức nhưng không nhấn mạnh về sự khoáng trương và biến cải về nội dung. Con đường này tới nay rất thành công, và hiện mỗi năm đều có cử hành một cuộc hội ngộ tại Đại học West Chester.

(2) Cuộc hội thảo thường niên ở West Chester University cũng chủ trì con đường phát triển thứ hai là trường phái Tân tự sự (the New Narrative), nguyên thuỷ do Robert McDowell dẫn đường với nhà xuất bản của anh là Ấn quán Tuyến Truyện kể (Story Line Press). Mặc dù hình thức là quan trọng với nhóm này, mối quan tâm chính là về tự sự. Ấn quán Tuyến Truyện kể trong nhiều năm là nhà xuất bản quan trọng nhất cho cả hai nhánh này của phong trào, nhưng bây giờ đã trở thành một ấn quán nhỏ “chủ lưu” với một danh sách bao gồm nhiều nguồn mạch khác của thi ca Hoa Kỳ. Những nhà thơ Tân Tự sự như là Vikram Seth, David Mason, và McDowell là những người kể truyện bằng văn vần, và tác phẩm của họ có thể được đọc như những truyện ngắn hoặc tiểu thuyết ngắn gọn, với tất cả sự dồn nén và tự do về hình tượng của thi ca. Bản thân những

Page 236: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 236

truyện kể về nội dung không phải là không giống với hư cấu văn xuôi Hoa kì đương đại, vốn có khuynh hướng tránh né những ý tưởng trừu tượng rộng lớn, những chủ đề công cộng, và xúc cảm đạo đức. Một ngoại lệ là nhà thơ theo chủ nghĩa Marx là Frederick Pollack, dù không theo chủ nghĩa hình thức, vẫn vẽ nên một bức tranh rộng lớn và kinh hoàng với những nét cọ đen tối về châm biếm và phẫn nộ chính trị.

Chủ nghĩa Tân hình thức và Tân tự sự bây giờ đã kết tụ thành một nhóm duy nhất, có địa vị trong cảnh tượng Hoa Kỳ bên cạnh những nhà nữ quyền, những nhà thuộc nhóm Beat còn lại, những nhà thơ ngôn ngữ, và v.v. Để thuận tiện chúng ta hãy gọi Trường phái West Chester. Hàng trăm những nhà giáo dạy môn viết văn đã lần đầu tiên nếm được ở đó về một giáo trình thơ Hình thức và thơ Tự sự như thế nào. Nhóm West Chester, sau sự bứt phá tiên khởi với truyền thống thơ tự do thuộc chủ nghĩa hiện đại, đã tìm kiếm cách hoà giải với thiết chế văn học đang tồn tại trong đại học và trong thế giới xuất bản, và gia nhập tuyến của sự phát triển văn hoá thuộc chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại như là một sự thăng tiến đáng kính về nó. Nhà xuất bản tốt nhất cho loại thơ này hiện thời là một nhóm những kí hiệu xuất bản Cherry Grove Collections [Tuyển tập Khóm Anh đào], CW Books, David Robert Books, Textos Books [Sách Văn bản], Turning Point [Điểm chuyển biến], Word Poetry [Thơ Từ ngữ], và WordTech Editions [Nhà xuất bản KĩthuậtTừ], dưới sự quản lí tổng quát của Côngti WordTech Communications [Truyền thông Kĩ thuật Từ].

(3) Tuyến thứ ba của thi học “hậu – Minetta”, theo một nghĩa, là một tặng phẩm thuần tuý: việc phục hồi truyên thống hài hước của thơ. Đối với những ai muốn thưởng ngoạn thi ca đương đại dí dỏm, không làm dáng, và thường cười vang thoải mái, tôi có thể giới thiệu “Dịu nhẹ: một Quý san về thơ Dịu nhẹ” (Ligh: A Quarterly of Light Verse). Ở đây nhiều trong những nhà thơ

Page 237: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

237 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

đương đại lí thú nhất “xoã tóc” trong những bài thơ châm ngôn, châm biếm, và vô nghĩa lí thú bằng vần điệu.

(4) Tuyến thứ tư là cốt lõi độc đáo của cả ba phong trào trên, những Nhà thơ Hào sảng. Giống như nhưng nhà thơ khác, họ nhấn mạnh về tầm quan trọng của những yếu tố hình thức và tự sự trong thơ, và yêu thích những cơ hội mới cho sự dí dỏm và khôi hài mà những yếu tố này cống hiến. Nhưng họ kiên trì rằng đang diễn ra một sự chuyển hoá văn hoá có tầm vóc, sẽ vượt thoát những đề tài quy ước của thơ trữ tình và tự sự thuộc hậu kì của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Word Press một trong những kí hiệu ấn loát của tổ chức Kĩ thuật Từ đã xuất bản một tuyển tập hay về thế hệ trẻ hơn của những nhà thơ tân Hình thức, tên là “Phượng hoàng trỗi dậy” (Phoenix Rising), nhưng vẫn còn chưa có một tuyển tập định bản của nhóm cốt lõi, một phần bởi vì họ thường làm trong những hình thức dài và vì vậy người biên soạn tuyển tập phải đối đầu với một sự chọn lựa khó khăn giữa một tập sách dày tốn kém và những sự cắt xén không thể tránh được của việc trích tuyển.

Vấn đề độ dài là then chốt; bởi vì trong nhiều năm bài thơ dài tuyệt diệu của John Gery về việc thiêu đốt thành phố New Or-leans tên là “Phiên bản của Davenport” (Davenport's Version) chỉ được in như một phần trích tuyển ngắn (bây giờ cuối cùng nó đã được xuất bản). Chuỗi thơ độc đáo lạ lùng và quan trọng về khoa học viễn tưởng, nhan đề là “Những Bài Sonnets Không gian (The Space Sonnets) của Dick Allen chưa bao giờ được xuất bản trọn vẹn. Frederick Feirstein người đã viết thơ kịch tính hay nhất trong vài thập kỉ – ‘Hội hoá trang Manhattan’ (Manhattan Carnival), bài đầu tiên của nhiều bài thơ kịch tính xuất sắc, xứng đáng với địa vị của một tác phẩm kinh điển – hầu như bị các nhà soạn tuyển tập làm ngơ (mặc dù ít nhất tác phẩm của ông, riêng từng cuốn, còn đang lưu hành). Những bài thơ dài của tôi như The Return (Trở lại), The New World (Thế

Page 238: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 238

giới Mới), The Ballad of the Good Cowboy (Khúc Hát dạo của Chàng Chăn Bò Tốt lành), Genesis (Sáng thế), chỉ được in ra là nhờ những may mắn hạnh ngộ hoặc sự can thiệp của bạn bè, những chưa bao giờ được đưa vào tuyển tập ngoại trừ bằng những trích đoạn. Tuy nhiên có những dấu hiệu của hi vọng. Bài thơ mang tính sử thi ‘Những Khu vườn của Thảo hoa’ (The Gardens of Flora Baum) của Julia Budenz vốn là một tác phẩm xứng đáng đứng để so sánh với những bài thơ vĩ đại nhất trong quy điển, vừa mới được xuất bản năm ngoái do Ấn quán Car-pathia Press sau khi bà qua đời.

Những khiếm khuyết trong việc xuất bản thơ, tuy vậy, cũng đang trong tiến trình được sửa chữa. Ấn quán Trục xoay (Pivot Press) đang làm rất tốt với những tác phẩm ngắn hơn. Chiến dịch xuất bản phong phú về trí tưởng tượng của nhóm WordTech gồm những kí hiệu ấn loát do nhà thơ xuất sắc Kevin Walzer đứng biên tập xứng đáng được ghi nhớ đặc biệt. Đã có một số những tập san định kì xuất sắc xuất bản những tác phẩm trong loại ngắn hơn thuộc lối thơ Hào sảng, đó là những tạp chí Pivot (Trục xoay), Neovictorian/Cochlea (TânVitoria/Loa Tai), Edge City Review (Tạp chí Ven thành), the Formalist (Nhà Hình thức), Light (Dịu nhẹ), Poetry (Thơ), The Gettys-burg Review (Tạp chí Gettysburg), The Hudson Review (Tạp chí Hudson), tất cả đều xuất bản loại thơ mà tôi gọi là “ Tân hình thức”.

Để giúp những độc giả hoang mang một cách chính đáng về thơ tìm thấy được thứ thơ đương đại mà họ có thể yêu thích, điều tốt nhất mà tôi có thể làm được là nêu ra tác phẩm của những nhà thơ Hoa Kỳ hiện đang còn sống (không trong thứ tự đặc biệt nào cả) đã làm tôi giải trí, xúc động, ảnh hưởng, và học hỏi được nhất. R.S. Gwynn có thể biện luận là nhà thơ vui nhộn nhất hiện nay còn đang viết (mặc dù sự dí dỏm của ông có một dư vị tối đen). Frederick Feirstein, trong cung cách đột

Page 239: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

239 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ngột, giễu nhại, nhưng vẫn đậm nét trữ tình của ông, luôn luôn mới mẻ và mạnh mẽ. Paul Lake là một nhà thơ rất gần với trái tim tôi – ông có chất bác học, sâu sắc, nhưng vẫn dễ tiếp cận. Sự u buồn thanh lịch và cái tai thẩm âm tuyệt vời trong những tác phẩm thời kì đầu của Dana Gioia đã tác động lên thơ của chính tôi. Thị kiến của Dick Allen về Hoa Kỳ đã giúp tôi làm một công dân chín chắn hơn. Mary Freeman, hỡi ôi phần lớn tác phẩm của bà chưa được xuất bản, đã là một cửa sổ mở cho tôi vào cảnh quan xanh tươi hoặc tuyết trắng của tiểu bang Maine. Cách khinh bạc của Wade Newman đối với tình yêu và hôn nhân đã giúp tôi hiểu rõ thêm những người bạn bất hạnh hơn của mình. Tôi đã bị rung động bởi cách nhìn bi đát nhưng rất bảnh về mặt đạo đức vào thế giới hiện đại của Arthur Mortensen. Jack Butler đã góp phần dạy tôi cách nào hưởng thụ đời mình. Và sự tích luỹ dần dà về bài thơ vĩ đại “Những khu vườn của Thảo Hoa” của Julia Budenz làm tôi cảm nhận như một tâm hồn bạn khôn ngoan mạnh mẽ, một người hướng đạo như thi hào Virgil dẫn tôi qua những cảnh tượng kì lạ của hiện-tại-như-là-tàn-tích-của-quá-khứ. Bryan Dietrich hoà khoa học với thơ trong một cung cách đặc biệt gần gũi với tâm trí tôi.

Tôi có thể nêu ra vài nhà thơ khác, mà tác phẩm của họ tôi từng yêu thích, nhưng sự hội ngộ quá ngắn ngủi hoặc quá gần đây để có thể tiêu hóa trọn vẹn – hoặc tác phẩm của họ tôi thán phục, nhưng có thể nói là ở một tầm xa cách về khí chất. Và tôi hi vọng là những người tôi đơn giản không có thể hồi tưởng được, nhưng những dòng thơ của họ sẽ chợt nảy ra trong đầu tôi vào sớm mai nào đó sau một giấc mơ, như thơ có thói quen hay làm, ắt sẽ tha thứ cho tôi việc bỏ sót.

Ngày nay, các nhà thơ phải đứng ra tự bênh vực mình trước công chúng, như tôi vẫn thường hay biện luận, trong những cung cách họ đã thất bại đối với đất nước và văn hoá. Thường khi họ quá bị gắn bó với chất tanh tao của chính trị, hoặc với

Page 240: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 240

lí thuyết về phê phán, hoặc với những khuôn sáo của sinh hoạt thi ca, hoặc với sự nổi loạn của thời thiếu niên, hoặc với những nhóm áp lực vì quyền lợi đặc biệt, hoặc với những đòi hỏi của quy chế giáo sư đại học, đến nỗi họ đã thất bại trong việc xử sự như là Trạm Trung tâm Lớn về văn hoá của đời sống ngôn ngữ, triết học, huyền thoại, và tâm linh. Người đọc phải nên đòi hỏi nhiệt tình chính xác, tài nghề cao, sự thích đáng đích thực với đời sống của họ, những ý tưởng hấp dẫn và soi sáng, những cảnh tượng và những cá tính, với một thái độ chịu đi hơn nửa đường để gặp họ. Lời khuyên căn bản của tôi, để thu hẹp lãnh vực – mặc dù bạn sẽ mất một vài bài thơ rất hay trong tiến trình này – là như sau: Đừng đọc bất cứ thứ gì không ở trong hình thức thi ca dễ nhớ; đừng đọc bất cứ thứ gì mà nhà thơ hiển nhiên không có chủ ý muốn bạn hiểu thấu;đừng đọc bất cứ thứ gì mà những ý tưởng cơ bản là chung chung; và đừng đọc bất cứ thứ gì không làm bạn xúc động.

Chủ nghĩa Tân hình thức ở Việt Nam.

Phong trào Tân hình thức hiện giờ đã lan truyền sang một số đất nước khác, bao gồm nước Anh và vài nước khác ở Châu Âu, nhất là Hà Lan và Hungary. Đặc thù gây hứng khởi là những gì đang xảy ra ở Việt Nam, vốn đã ở trong tiến trình phục hồi truyền thống thi ca kinh điển cổ xưa và huy hoàng của chính mình. Chủ nghĩa Tân hình thức ở Việt Nam đã sáng tạo một hình thức thi ca đáng kể, một loại thơ không vần (a blank verse) thu hút cái tai của người Việt và về mặt vận luật có thể sánh với lối thơ không gieo vần trong tiếng Anh và trong những ngôn ngữ thi ca vĩ đại khác.

Phong trào mới này liệu có khả dĩ đưa tới một sự tiếp cận mới giữa những nhà thơ từ khắp nơi trên thế giới chăng? Loại thơ không vần mà Khế Iêm và những người khác đề nghị là một hình thức sẵn sàng để được phiên dịch sang các ngôn ngữ khác,

Page 241: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

241 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

mang tính âm nhạc đối với đôi tai của người bình thường, và tự cống hiến như một phương tiện tuyệt vời để chuyển dịch thơ không vần của những ngôn ngữ khác. Hẳn sẽ là một điều rất thú vị nếu một đất nước nhỏ bé với một truyền thống thi ca vĩ đại lại bật lên tia lửa cho một loại thơ thế giới tiêu biểu thực sự cho tuyên ngôn lớn của William Wordsworth trong “Tựa cho những bài hát dạo trữ tình” (Preface to the Lyrical Ballads):

“…Bây giờ âm nhạc của ngôn ngữ vần điệu hài hoà, cảm thức về nỗi khó khăn đã vượt qua, và sự kết hợp mù của lạc thú vốn trước đây tiếp nhận từ những tác phẩm của vần hoặc luật thuộc sự kiến thiết giống nhau hoặc tương tự, một tri giác không biện biệt được thường xuyên tái tạo về ngôn ngữ giống khít khao vơi ngôn ngữ của đời sống thực, và tuy vậy, trong trường hợp của luật, khác biệt quá xa với nó – tất cả những điều này vô tri vô giác tạo thành một tình tự phức hợp về hân hoan, vốn là hữu ích quan trọng nhất trong việc làm dịu nhẹ cảm xúc nhức nhối vốn luôn luôn thấy hoà trộn với những miêu tả mạnh mẽ về những đam mê sâu sắc hơn.”

Bản dịch sang tiếng Việt: Nguyễn Tiến VănHoàn tất ngày 11 tháng 9 năm 2013 tại Hoà Hưng, Sài Gòn

Nguyên tác “The State of Poetry”.

Page 242: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 242

THƠ HÀO SẢNG / EXPANSIVE POETRY MỘT LỊCH SỬ

___________________________________

Frederick Feirstein

Frederick Feirstein sinh năm 1940, đã có sáu tập thơ được xuất bản và tám vở kịch được trình diễn. Tập thơ đầu tiên đựơc chọn bởi Choice như là một trong những tập thơ xuất sắc nhất từ năm 1975. Tập thơ thứ tư và thứ sáu (1986 và 1995) thắng giải của Quarterly Review of Literature trong cuộc tranh tài quốc tế. Ông cũng được giải về thơ của Guggenheim Fellowship, giải PSA’s John Mase-field, và England’s Arvon.

Thơ Hào sảng/ Expansive Poetry là một phong trào văn học khởi đầu vào cuối thập niên 1970 như một toan tính để giải

phóng cho thơ Hoa Kỳ đương đại khỏi những quản thúc đặt lên nó bởi lớp quan chúng đại học tưởng chừng như có tinh thần tự do và những nhà xuất bản chiều theo phục vụ nó. Giới Hàn lâm đại học đó, cũng cứng nhắc như tất cả hàn lâm, chỉ thị rằng những bài thơ công bố trong các tạp chí và các sách phải là những bài trữ tình ngắn mang tính tự truyện, noi theo lối những thành quả của William Carlos Williams và những nhà thơ Tự bạch/ Confessional Poets. Nhưng những bài thơ đó hoá ra là những sự bắt chước yếu kém, không có cảm hứng và non nớt về tay nghề. Khác với Williams và, tác phẩm của [Sylvia] Plath, chẳng hạn, những bài thơ ấy chẳng có mấy chút để cống hiến

Page 243: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

243 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ngoài những chi tiết gây buồn chán về cuộc sống thường ngày của nhà thơ và thảm kịch trong tủ kín về tâm lí bệnh học của nhà thơ. Những “tiếng nói” kiểu-Williams thường nghe ra kênh kiệu hoặc tự hạ theo thời thượng – như thể một Hoàng tử Pru-frock đang cố viết những diễn từ của Hamlet. Những bài muốn là thơ tự bạch cũng chẳng hơn gì bao nhiêu những toan tính để tự phân tích, vốn có lẽ có thể làm quan tâm một nhà phân tâm học như bản thân tôi, với tính cách những dấu hiệu về chất liệu sâu xa hơn. Khi xuất hiện trên giấy hoặc được trình diễn, chúng nghe ra kiểu tự thân đóng bi hài kịch hoặc tự thân khoa trương, và đôi khi dường như được viết ra để gây ấn tượng cho một lớp quan chúng gồm những thiếu niên quằn quại.

Nêu ra kẻ thiếu niên là quan trọng ở đây, bởi vì hầu hết tất cả những bài thơ đang được công bố đều được viết bởi những thầy dạy của đám thiếu niên, thường khi là những kẻ nép vào khuôn khổ quy ước cốt được an toàn bằng cách trốn thế gian vào trong giới Hàn lâm đại học. Họ đi đến chỗ không những dung thứ nền toàn trị ngày càng gia tăng về tính phải đạo chính trị của nó, mà còn phế bỏ sự liêm khiết của tư cách nghệ sĩ và còn tích cực đề cao nó. Dưới áp lực về tiền tài họ mau lẹ học tập cách phế bỏ việc dạy những cuốn sách vĩ đại và dạy những tác phẩm mà họ ngấm ngầm khinh miệt vì sự tầm thường của chúng. Khi viết những bài thơ của riêng họ, họ tự thuyết phục rằng họ đang làm những thay đổi về chính trị và xã hội bằng cách phế bỏ thị kiến, và thể tự sự và hình thức vốn có thể phát triển thị kiến đó.

Một khi ở bên ngoài lớp học những kẻ lỡ bước cách mạng như thế thường tiêu dùng thời giờ rảnh rang của mình tại những cuộc hội thảo và kết nối phe nhóm, hoặc ở tại nhà eo sèo với đám tình nhân, vợ, cha mẹ, sui gia, và về những kẻ này họ sẽ viết tào lao miệt mài, như thể rằng có đủ giấy là họ sẽ có thể thổi phồng mình thành một bác sĩ Williams hoặc một Syl-via Plath. Nhưng không giống với Williams của họ (hoặc của

Page 244: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 244

chúng ta) nhiều người trong họ không có cái can đảm để gánh lấy thế giới rộng lớn trong văn viết của họ, chứ khoan nói là tham dự tích cực vào thế giới đó. Bởi vì không đúng đắn để làm như vậy, họ đã không làm, hoặc không thể thử làm một bài thơ dài vượt hẳn tự thân như là tác phẩm Paterson. Và khi đến tự thân họ, không giống Plath, họ không thể tạo cho những cõi thế giới nội tâm của họ thành mang tính huyền thoại hoặc cộng đồng. Theo với thói thời thượng đương thời, họ thấy rằng hình thức là cấm cản sự “tự biểu hiện” hơn là giải phóng tự thân. Thêm nữa, không giống nhà thơ Plath theo chủ nghĩa hình thức, những bài thơ của họ thiếu trương độ kịch tính vốn do sự đối điểm giữa tiếng nói thông tục đối lại với khuôn khổ trừu tượng và vận luật. Vậy nên, khi tốt đẹp nhất, những bài thơ của họ là những chiếc nôi cho bài thơ tự bạch đích thực. Để diễn tả điều này sắc nước hơn trong hạn từ của thế giới rộng mở: sự hạn hẹp của thơ vào những thể loại ai cũng có thể làm được này – loại thơ trữ tình tự truyện và loại thơ tự do “tự bạch” – là tiêu biểu cho một tâm thái đại học ngày càng tăng tính giả hình trong một thời khi sự tự do thoát khỏi chủ nghĩa McCarthy [chống Cộng sản cuồng điên], sự ức chế trước thời kiểm soát sinh sản, và sự ngây thơ về chính trị bắt đầu chuyển thành thứ đối lập với nó: chủ nghĩa McCarthy của phe tả, chủ nghĩa Thanh giáo về tính dục, sự bất động về chính trị, và một sự đứt lìa giữa văn hoá thiết chế và xã hội.

Thông thường những nhà thơ không có khả năng làm việc với tự sự và hình thức, biện minh cho những thất bại của họ bằng những lập luận chính trị khuôn sáo được đóng vai như là phê bình. Thơ tự sự và kịch tính bị nhìn như là tuyến tính và phản động, cũng như khuôn khổ và vận luật. Những thể loại rộng lớn hơn được phó mặc cho nhà tiểu thuyết và kịch tác gia (họ lại thấy chính họ bị đặt vào trong những loại ô hộc khác nhau bởi những nhà đạo diễn “thử nghiệm” vốn miệt thị quyền uy của văn bản). Bài thơ kịch tính và bài thơ tự sự, chắc chắn luôn cả

Page 245: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

245 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

bài sử thi, tới chỗ bị các nhà xuất bản được giáo dục theo kiểu thức này xem là kì quái, không thể đọc được, và không thể xuất bản được. Có một sự liên kết lạ lẫm nhưng hiểu được và hài hước giữa nền công nghiệp mái tranh nhỏ bé về thơ và công nghiệp truyền hình. Mức độ dân số của đại học tới chỗ phán truyền cho những nhà biên tập tạp chí văn học và những nhà xuất bản ấn quán lớn là nên thu hút giới thanh thiếu niên, nên mang tính gia đình và bi hài như thể những vở kịch sến, và đòi hỏi tầm chú ý ngắn hạn của những kẻ xem truyền hình theo tiết mục từng hồi đoạn của mạng lưới. Khi thập niên 1980 chuyển qua thời đen tối văn hoá của thập niên 1990 và xa hơn nữa, các nhà phê bình văn học và các học giả được thay thế bằng những “nhà lí thuyết” họ lấy nhiệt tình ra khỏi thơ, biến nó thành một màn trình diễn trò chơi cho việc trí thức hóa tù mù của họ, và giảm trừ những tiêu chuẩn về nghệ thuật cao cấp vào bình diện của văn hoá đại chúng. Động cơ của họ liên can tới sự ghen tị hàn lâm kiểu cũ lỗi thời đối với nhà nghệ sĩ, mà phương tiện lần này là chiến thuật bắt nạt của lối Phải đạo Chính trị (Political Correctness, viết tắt là PC) có âm hưởng của chủ nghĩa bảo căn (fundamentalist-sounding). Trong hàng bao nhiêu năm thơ, vốn dựa vào các đại học cho giới độc giả và quần chúng của mình, đã bị nhốt tù bởi những kẻ thù truyền thống của nó.

Thơ Hào sảng đã cố giải phóng thơ bằng cách mở ra lại cho nó về thể loại, hình thức, nhiệt tình và trí tuệ trưởng thành của người lớn, và cống hiến nó cho một thế giới rộng mở bên ngoài những căn phòng tra tấn của toà Tháp Ngà. Những người sáng lập Thơ Hào sảng coi hình thức chỉ như một phương tiện đề viết bài thơ kịch tính và tự sự, để sáng tạo những “tiếng nói” kịch tính khác nhau ngoài tự thân, và để sáng tạo sự căng thẳng/ sự giải căng cần thiết cho tay nghề tạo nên trữ tình kịch tính. Một số người trong chúng tôi đã học được từ chính Williams và Plath thực thụ. Williams, trong số những người khác, là kiểu mẫu về việc sử dụng tiếng nói Hoa Kỳ thông tục, mặc dù chúng

Page 246: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 246

tôi đem kết hợp nó với khuôn khổ. Plath dạy cho một số người cách sử dụng một phạm vi xúc cảm rộng lớn hơn với tay nghề. Vài người trong số những nhà Thơ Hào sảng cũng học được từ tinh hoa của những vị mà chúng tôi gọi là những nhà Cựu Hình thức (the Old Formalists), là những nhà văn bắt đầu sử dụng khuôn khổ và vận luật kết hợp với phương ngữ thông tục, như là Anthony Hecht hoặc Louis Simpson thời kì đầu đã làm trước khi họ trở thành mang tính giáo sư trong giọng nói của họ hoặc phế bỏ hình thức. Một số những người này tự nhận là những nhà Tân hình thức (the New Formalists) đối lập với những nhà thơ Hào sảng (the Expansive Poets). Nhưng những nhà thơ Tân hình thức này, chẳng có mấy để cống hiến ngoài hình thức ra, rồi ra hoá thành chẳng khác gì mấy với và còn kém tài hơn những bậc trưởng thượng của họ.

Mỗi người trong chúng tôi viết ra một lịch sử về Thơ Hào sảng và những mục tiêu của nó hẳn lại có một phiên bản hơi dị biệt, một sự nhấn mạnh dị biệt tuỳ theo cá tính, tiểu sử, những kĩ năng, và những mối quan tâm của mình. Bởi tôi được yêu cầu viết ra phiên bản của tôi ở đây, tôi sẽ bắt đầu bằng việc làm với thể loại, hình thức, và nội dung có ý nghĩa gì đối với tôi. Nội dung đối với tôi có nghĩa là nội dung về cảm xúc và trí tuệ làm việc cùng nhau, nối kết giữa người viết, người đọc hoặc người nghe trong một tương giao đồng cảm trọn vẹn. Mặc dù phương ngữ của tôi là tiếng Mĩ thông tục, lịch sử của tôi trong một số cung cách mang tính châu Âu hơn là châu Mĩ, bởi vì tôi lớn lên là một đứa con của một người tị nạn và trong một mái gia đình phần nào cầm đầu do người ông nhập cư của tôi. Trưởng thành trong một mái ấm gồm có chín người và trong một khung cảnh láng giềng đa sắc tộc ở thành thị sôi nổi đã dẫn tôi tới sự quan tâm tới người khác hơn là tới chính tự thân ngoại trừ khi tôi bị rối rắm. Mối quan tâm tới thế gian đó đã dẫn tôi đến điều đã trở thành hai mối quan tâm khác của tôi ngoài thơ, đó là viết cho sân khấu kịch nghệ và thực hành ngành phân tâm học. Dĩ

Page 247: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

247 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nhiên, viết cho sân khấu kịch nghệ có nghĩa là học tay nghề của việc khai triển những nhân vật khác (mặc dù mọi nhân vật đều nhuốm những khía cạnh của thế giới nội tâm của chính mình) và, vì vậy viết trong những phương ngữ (“những tiếng nói”) khác với phương ngữ New York của chính tôi. Sự tôi làm việc với những kịch bản thẳng thừng dẫn tôi tới việc viết Hí cuộc Manhattan: một độc thoại kịch tính (Manhattan Carnival A Dramatic Monologue) và vở kịch thơ Nhà y sĩ tâm thần ở tiệc rượu pha (The Psychiatrist At The Cocktail Party). Làm về nhạc kịch dẫn tôi tới việc viết những ca từ kịch tính thúc đẩy hành động của cốt truyện và thứ này lại dẫn tôi tới làm việc về những chương hồi thơ như là Kết thúc thế kỉ XX (Ending The Twentieth Century). Khi tôi viết về tự thân trong chương hồi hoặc trong tác phẩm mang tính tự truyện Lịch sử Gia đình ( Family History), luôn luôn là trong tương quan với những kẻ khác như những nhân vật được triển khai và có cái mà [kịch tác gia] Arthur Miller gọi là sự “khuếch trương xã hội” (“social extension”).

Cùng mối quan tâm như thế về người ta, đặc thù là những cảm xúc của họ và những động cơ tâm lí cho những hành động của họ đã dẫn tôi trở thành nhà phân tâm học. Bao năm làm công việc này đã dạy tôi rằng sự tự biểu lộ lặp đi lặp lại hoặc sự chết ngắc tự luyến (narcissistic deadness),vv, đã đóng góp cho việc tôi tìm ra rằng những hình thức thời thượng khi đó của thơ giống như lắng nghe việc diễn bệnh lí của các thân chủ mà không có những ý nghĩa tượng trưng của hình thức phân tâm học. Trò chuyện huyên thiên vô hình thức là cách tôi đã nhìn ra lối trữ tình hàng ngày và lối tự bạch bắt chước.

Khởi đầu cái rồi ra được gọi là Thơ Hào sảng là một kinh nghiệm kích động. Nó bắt đầu tình cờ vào năm 1979 và rồi mau chóng trở thành một phong trào với một chương trình mĩ học phản hàn lâm. Năm đó Frederick Turner, là người tôi chưa bao giờ gặp

Page 248: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 248

hoặc từng nghe nói về, trở thành đồng biên tập của Tạp chí Ke-nyon Review mới và được tái phục hoạt. Một trong những mục tiêu được minh định của tờ tạp chí này là công bố bài thơ tự sự và kịch tính trong hình thức. Turner, như tôi rồi phát hiện ra, đã từng viết tác phẩm Trở lại (The Return) một bài tự sự dài bằng cả cuốn sách trong vận luật đàn hồi (sprung rhythm). Đó là một câu truyện tình lấy bối cảnh ở Việt nam và kết thúc bằng một lời kêu gọi cho một phong trào trong các nghệ thuật để làm thay đổi văn hoá Hoa kì. Dĩ nhiên, tạp chí đó và chính tác phẩm của Turner là phù hợp với những gì tôi đang làm. Lần đầu tôi tiếp xúc với ông ta là trong tính cách của một người biên tập. Tôi gửi cho ông ta tác phẩm Hí cuộc Mahattan để đăng trong Tạp chí Kenyon và trong số thứ nhì của tạp chí ấy ông ta công bố gần trọn tác phẩm này. Về sau ông ta nói rằng ông ta muốn tới New York và gặp tôi cùng với một nhà thơ khác mà tôi không quen biết, Dick Allen, và nói chuyện về việc khởi đầu phong trào mà cuốn Trở về đã lên tiếng kêu gọi. Chúng tôi gặp ở Quán rượu Minetta, là nơi gặp gỡ đối với một số người có phần mang tính truyền thuyết văn học, còn đối với những kẻ đối địch với cái trở thành phe Tân Hình thức, đó là một sự thoá mạ. Fred, Dick, và tôi trò chuyện về những quan điểm của chúng tôi đối với thơ về tụ thân, về sự tự thăng tiến của những nhà thơ hàn lâm, và sự phế bỏ của thể loại, hình thức, và về những quan điểm được bộc lộ nhiệt tình về thế giới rộng mở.

Mỗi người trong chúng tôi đều quen biết vài nhà văn cùng chung những mối quan tâm và kĩ năng, và chúng tôi quyết định tập hợp họ lại với nhau một cách không chính thức và tìm ra tác phẩm tốt nhất để Fred cứu xét cùng với người đồng biên tập là Ronald Sharp. Tác phấm ấy phải vừa viết bằng ngôn ngữ thông tục và trong hình thức, trữ tình mà không hạn hẹp người lên tiếng vào một “tiếng nói” riêng lẻ mang tính gia đình hoặc tự bạch, và trên hết mang kịch tính, tự thuật, hoặc sử thi trong tầm nhìn. Và còn có phê bình để đối lại những hoả mù của những gì

Page 249: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

249 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

sau này trở thành những nhà lí thuyết thân Pháp và việc điểm sách tự phục vụ của những nhà thơ chỉ shmitling, như Roger Hecht gọi thế, tức là hôn đít [tức bợ đít].

Tạp chí Kenyon, không giống với những tạp chí hồi đó, đã có tới 20.000 người đăng kí mua dài hạn và có tiềm năng phát hành rộng rãi hơn nữa. Về mặt tài chính, nó không phải trông chờ vào Trường Cao đẳng Kenyon, lúc đó thì không, và đã có những người tuyệt vời trong giới văn học đứng trong ban quản trị như là nữ sĩ Joyce Carol Oates với tư cách là Phụ tá Biên tập Tạp chí Ontario cũng tới ủng hộ cho loại tác phẩm mà một số người trong chúng tôi đang làm. Tạp chí của Fred và Ron đối với chúng tôi trở thành những gì Tạp chí Thơ (Poetry) của bà Harriet Monroe (và Ezra Pound ) đã từng là đối với những người theo chủ nghĩa Hiện đại (the Modernists)..

Sau buổi gặp nhau chúng tôi chuyền quanh tác phẩm của những nhà thơ mà chúng tôi yêu thích như Richard Moore và Judith Moffet. Chúng tôi chỉ nửa đùa nửa thật bảo rằng chúng tôi giống như những nhà văn samizdat ở Liên xô lưu hành những bản thảo nằm ngoài cõi miền của thơ chính thống. Tạp chí Kenyon không chỉ công bố một số trong những thơ hay nhất của chúng tôi mà còn in cả những bài luận văn chủ chốt, đặc biệt là trong số mùa Xuân năm 1983. Trong suốt đầu thập niên 1980 tôi bắt đầu thu thập một cách ba chớp ba nháng những bài luận văn hay khác mà tôi bắt gặp cho một tuyển tập rồi ra sẽ thành Thơ Hào sảng (Expansive Poetry). Và phong trào chậm chạp bắt đầu thu hút được sự chú ý, đặc thù là từ thiết chế văn học nhỏ bé mà nó đe doạ. Những ý tưởng của chúng tôi được viết về và phản đối, mặc dù hầu hết những đối phương của chúng tôi cũng nhận là không cất công để đọc những bài thơ của chúng tôi. Chưa đến hai năm sau số mùa Xuân đó của tạp chí, một số những nhà khoa bảng ở Trường Cao đẳng Kenyon dùng một trò quyền bính đối với tờ tạp chí và Fred rời khỏi nó, một phần theo

Page 250: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 250

lời khuyên của những người hâm mộ như là tôi để anh có thể tập trung vào tác phẩm của chính mình. Cũng khoảng thời gian đó tôi hạnh ngộ với Robert McDowell, là người cùng với Mark Jarman đang xuất bản một tờ tạp chí ít được biết tới nhưng hay và đầy tranh luận mang tên là Lưỡi hái (The Reaper) [có nghĩa kép là kẻ đi gặt cầm lưỡi liềm, đồng thời cũng là hình tượng nhân cách hoá của thần chết].

Quan trọng nhất, là Robert đang khởi sự một ấn quán nhỏ cùng với bà vợ là Lisa, tập trung vào trường thi tự sự, bài thơ kể truyện, mà anh gọi là Ấn quán Tuyến Truyện kể (Story Line Press). Đến năm 1989 Ấn quán Tuyến Truyện kể xuất bản tập Thơ Hào sảng. Fred Turner và tôi viết một bài dẫn nhập đơn giản, sắc cạnh mà những kẻ khác trong tư lợi cố gán đặc trưng cho nó là hoang dại, nhưng thực ra là hiền hoà, khi hồi cố. Cuốn sách không những thu hút sự chú tâm của những đối phương của chúng tôi mà còn nhận được sự tiếp thu cẩn trọng của những người khác mở lòng ra với những gì chúng tôi làm trong thơ của chúng tôi. Trong một nỗ lực để kết hợp những gì một số người đang muốn nói lên, mỗi kẻ ít nhiều dị biệt, về thể loại và hình thức, tôi miễn cưỡng đặt phụ đề cho cuốn sách là: “Những luận văn về Tân Tự sự và Tân Hình thức” (Essays in The New Narrative and New Formalism). Đây là những tên được đặt cho phong trào này bởi một số những người ủng hộ và những người xem thường chúng tôi, để phân biệt chúng tôi với những nhà thơ khác thuộc cùng thế hệ. Không phải là mới – bởi vì các thi sĩ kể từ Chaucer tới Shakespeare tới Browning tới Frost đã từng viết những bài thơ tự sự và kịch tính và những bài trữ tình không mang tính tự truyện bằng ngôn ngữ thông tục và trong hình thức. Nhưng sự kết hợp này được coi như là mới với thời của chúng ta. Cái tên phù hợp hơn là “Thơ Hào sảng” (“Expansive Poetry”) là do Wade Newman ban cho chúng tôi, anh định nghĩa nó theo hạn từ của anh trong cái đã trở thành ít nhiều kinh điển đối với phong trào: số đặc biệt của tạp chí Giao

Page 251: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

251 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

lưu (Crosscurrents) của Dick Allen. Số tạp chí này ra vấn thế đồng thời với cuốn Thơ Hào sảng đã góp phần vào việc thiết lập chúng tôi một cách vững chắc – điều này dĩ nhiên vào thời đó có nghĩa là (và bất hạnh thay hiện vẫn còn có nghĩa là) tác phẩm của chúng tôi bắt đầu được giảng dạy trong các trường đại học, mặc dù không được đọc nhiều ở những nơi khác.

Qua những năm đầu thập niên 1990 chúng tôi cố hình dung ra những cung cách để đưa thơ tới với một quan chúng rộng hơn. Dana Gioia viết về nhu cầu để làm như vậy trong cuốn sách phê bình của anh nhan đề Thơ có thể quan hệ chăng? (Can Poetry Matter?), vốn đã trở thành một lập luận tuyệt vời cho tầm quan trọng của thơ nói chung đối với một nước Mĩ đã biến nó thành một hình thức nghệ thuật thứ yếu. Khi cuốn sách xuất hiện và tiếp nhận được sự hoan nghênh trong cả nước, nhà thơ Jack Butler sắp xếp một cuộc hội thảo ở Trường Cao đẳng Hendrix trong tiểu bang Arkansas để đưa hầu hết chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên và để chuyện trò và lắng nghe nhau đọc thơ. Có lẽ còn quan trọng hơn, là chúng tôi đã thảo luận về những đường lối để cố gắng vươn tới lớp quan chúng không thuộc giới đại học hàn lâm. Phần lớn những buổi đọc thơ đưa những nhà thơ đương đại và những quan chúng lại với nhau được tổ chức ở các đại học, vốn dĩ nhiên bị đe doạ bởi những gì chúng tôi tiến hành, và ở những nơi chốn như là Viện Hàn lâm các Nhà thơ Hoa kì (the Academy of American Poets) và trụ sở “Y” trên Phố 92. Mặc dù ít nhiều đồng điệu và cởi mở đối với tác phẩm của chúng tôi, những diễn đàn này khi đó ủng hộ thơ tự do đã thành định chế và những nhà thơ Cựu Hình thức.

Chẳng bao lâu sau cuộc gặp ở Arkansas, tôi bước vào tiệm sách Barnes & Noble ở gần nhà và can dự vào một cuộc đàm thoại với viên quản lí trẻ tuổi của tiệm sách, anh ta yêu cầu tôi làm một buổi đọc thơ. Tôi nói tôi rất vui làm việc đó, nhưng tôi hỏi liệu thay vì thế anh có quan tâm nếu tôi điều phối một

Page 252: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 252

chuỗi đọc thơ chuyên tâm vào phong trào văn học của chúng tôi chăng. Anh ta nghĩ rằng điều đó hẳn lí thú với thành phố New York. Vậy nên với sự giúp đỡ của tổ chức Nhà thơ và Nhà văn (Poets and Writers) tôi khai triển một chuỗi đọc thơ của Ấn quán Tuyến Kể truyện, và rồi mỗi thứ Tư trong bốn năm trời chúng tôi có những buổi đọc do những nhà thơ và những cuộc thảo luận phê bình hay nhất của phong trào.

Điều chúng tôi trình ra mới mẻ và hứng thú đến nỗi rằng Lyn Chase lúc đó là người đứng đầu Hàn lâm viện các Nhà thơ Hoa Kỳ nói “Fred ơi, chúng ta không cần chuỗi đọc thơ của mình nữa. Đây là tiết mục hay nhất trong thành.” Bởi các nhà thơ đến từ khắp nơi trong nước để đọc, chuỗi đọc thơ trở thành được cả nước biết tới và được viết đến trong những nơi như là Tuần san của các Nhà xuất bản (Publisher’s Weekly). Bởi chuỗi đọc thơ thành công như vậy, dây chuyền các đại lí tiệm sách Barnes & Noble yêu cầu tôi đưa nó tới đại lí lớn hơn của họ ở khu Chel-sea. Khi đó tôi đặt tên cho nó là Thơ Hào sảng (Expansive Po-etry). Sau một năm họ yêu cầu tôi làm việc đó ở Quảng trường Lincoln đối diện với Trung tâm Lincoln. Với sự giúp đỡ về bố trí nhân sự, điều hành, và vận trù của Arthur Mortensen ở Sân khấu của Nhà thơ (Poet’s Theater) chuyên về bài thơ kịch tính và kịch thơ. Sau một vài buổi đọc thơ, tôi nói chuyện với những người ở Xưởng Diễn viên (Actors Studio) và Công ti Sân khấu Đại tây dương (Atlantic Theater Company) để đưa nó tới một trong những xuất phát lộ lớn hơn của họ.

Khi chuỗi đọc thơ ở dây chuyền tiệm sách Barnes & Noble vững chắc hoàn tất được những gì chúng tôi khởi sự làm ở Arkansas, vào năm 1994 Dana tổ chức cuộc hội thảo thường niên ở Weschester ở đó anh đưa tới Tim Steele, Molly Peacock, David Mason, trong số mấy nhà thơ khác đã được công bố trong tuyển tập có ảnh hưởng là Những thiên sứ nổi dậy (Rebel Angels) lại với nhau. Họ mở những trại sáng tác chuyên tâm

Page 253: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

253 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

kết hợp những khía cạnh đa dạng của cái gọi là “thơ hình thức” (“formal poetry”) lại với nhau để dạy cho các thế hệ kế tiếp. Với một chút xíu hỗ trợ từ phía chúng tôi nhưng quan trọng hơn là sự ủng hộ nhiệt tình của một người là Congree, Dana trở thành Chủ tịch của Quỹ Quốc gia Yểm trợ Nghệ thuật. Những nỗ lực của anh trong tám năm vì thơ đã giúp phục hồi hình thức nghệ thuật này lại vị trí ưu thắng.

Bốn người chúng tôi – Turner, Allen, Gioia, và tôi tiếp tục làm một thứ cố vấn cho phong trào nay đã trở thành một hiện tượng mang tính lịch sử. Nếu tôi có thể lên tiếng cho cả bốn người chúng tôi, bây giờ chúng tôi đang viết hậu kì của Turner, hậu kì của Allen, hậu kì của Gioia, hậu kì của Feirstein. Dick hiện nay đã rút lui khỏi thời khoá biểu giảng dạy nặng nhọc của anh và hiện đang viết một số những thơ hay nhất của anh. Fred đã triệt thoái khỏi việc viết về văn hoá vốn phần nào định vị tác phẩm của chúng tôi trong tương quan với các nghệ thuật khác, và anh sắp sửa phóng ra một trường thi tự sự mới. Tôi đã viết xong một tập thơ mới và hiện quay lại với sân khấu. Ngoài việc đưa ra tập thơ thứ ba của mình, Gioia đang viết thoại cho ca kịch.

Những gì sẽ sống sót sau những cuộc chiến văn học, như mọi người ai cũng biết và hi vọng, thậm chí ngược cả lại những tham vọng thiết thân của chính họ, là tự thân của thơ. Đó là điều quan trọng cuối cùng đối với tất cả chúng ta. Chúng ta luôn biết là không có phần thưởng nào về tài chính cho việc làm thơ, và một thời gian trước đây rất lâu chúng ta đã nhận thức là không có sự bất tử nào cả. Fred Turner đã nói về thơ như một quà tặng, và đó là tất cả những gì chúng ta có để cống hiến. Một quà tặng được làm một cách tự do và đem cho một cách tự do, và chúng ta hi vọng được tiếp nhận một cách tự do.

Nguyễn Tiến Văn dịch(Nguyên văn: “Expansive Poetry: A Story”)

Page 254: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 254

NGHỀ SÁNG TẠOMỘT CUỘC PHỎNG VẤN VỚI DANA GIOIA

________________________________________

Dana Gioia sinh năm 1950, đã xuất bản hai tập thơ Daily Horoscope và The Gods of Winter. Ông cũng đã xuất bản tập tiểu luận, Can Poetry Mat-ter? Và một tập thơ dịch Motteti: Poem of Love của Eugenio Montale. Cùng với William Jay Smith biên tập Poems from Italy, và với Michael Palma, New Italian Poets. Ông cũng biên tạp cuốn The Ceremony and Other Stories của Weldon Kees. Trong 15 năm làm quản trị thương mại ở New York, ông trở thành nhà văn viết tự do từ năm 1992. Tác phẩm của ông xuất hiện trên The New Yorker, The Hudson Review, và nhiều tạp chí khác.

Hỏi: Làm sao ông biết mình có một chủ đề cho một bài thơ?

Đáp: Tiến trình làm thơ của tôi giải thích nó kì lắm. Tôi thực sự chẳng bao giờ chọn một chủ đề, mặc dầu những bài thơ của tôi thường có một đề tài rõ rệt. Tôi cũng chẳng chọn một thể thơ nào, mặc dù nhũng bài thơ của tôi sử dụng khuôn khổ, vận luật, hoặc thi đoạn. Chính là bài thơ chọn tôi. Một câu hoặc một hàng nảy ra trong đầu tôi cùng với sự ùa đến mạnh mẽ của cảm xúc. Viết ra bài thơ là cung cách của tôi để hình dung chính xác

Page 255: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

255 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

xung động đó đang bảo tôi điều gì. Tôi không dùng ý chí để đưa một bài thơ vào hiện hữu. Tôi tháo gỡ nó.

H: Làm cách nào ông hình dung ra hình dạng nó muốn mang?

Đ: Hầu hết tôi chỉ lắng nghe. Tôi khởi sự viết ra những hàng và những hình ảnh tới với tôi. Thông thường, chúng gợi ra một hình dạng nào đó mà ngôn ngữ mà những ý tưởng muốn khoác lấy.Tôi biết điều này nghe ra lạ lẫm, nhưng tôi tin rằng một nhà thơ cần phải hợp tác với ngôn ngữ. Tôi cố hình dung xem những lời lẽ muốn làm điều gì. Dĩ nhiên, chúng không thể làm bất cứ điều gì mà không có tôi, nhưng tôi cần phải tôn trọng chúng. Ngôn ngữ hiện hữu bên ngoài nhà thơ, và nó biết nhiều hơn bất cứ người nói cá thể nào có thể.

Để mô tả cùng sự kiện bằng những hạn từ thực dụng hơn nhé, tôi viết bản thảo đầu trong một cách như là lên đồng. Tôi không cố áp đặt bất cứ thiết kế nào lên bài thơ. Tôi chỉ để mặc cho nó tới với tôi trong bất cứ cung cách nào nó muốn. Tôi thường có được đâu đó từ một đến ba trang gồm những phần mảnh trước khi đà hứng khởi kia tiêu tan. Tôi thường ủ bài thơ trong một ngày. Khi tôi quay lại với nó, tôi ngó vào nó (và lắng nghe nó) để quyết định xem ngôn ngữ gợi ý ra hình dạng nào? Nó muốn trong thể thơ tự do hoặc là có khuôn khổ? Nó có muốn vận luật chăng? Nó có muốn chia thành những thi đoạn chăng? Và rồi tiến trình nhuận sắc bắt đầu.

H: Ông nhuận sắc như thế nào?

Đ: Một cách miệt mài. Lời khuyên tốt nhất tôi có được cho một nhà văn trẻ là mang cùng sự hào hứng và cởi mở đối với cảm hứng vào việc nhuận sắc giống như bạn làm với bản thảo đầu tiên. Có những điều gây kinh ngạc xảy ra trong việc nhuận sắc. Bài thơ có thể thay đổi trong những cung cách bất ngờ – đôi khi

Page 256: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 256

trở nên khác hoàn toàn về đề tài hoặc giọng điệu so với phiên bản gốc.

H: Ông có bất cứ phương pháp hữu ích nào cho việc nhuận sắc chăng?

Đ: Đầu tiên bạn làm nó dài ra hơn, rồi bạn làm nó ngắn đi hơn. Điều đầu tiên tôi làm là cố có được một bản thảo trọn vẹn của bài thơ, một phiên bản thô nháp của những gì tôi nghĩ bài thơ sau chót sẽ mang dáng vẻ và nghe ra giống như. Đôi khi điều này tới mau lẹ, nhưng thường tôi phải mất hàng tháng bởi vì thoạt tiên tôi không thể nhìn ra bài thơ sẽ kết liễu như thế nào. Một khi tôi đã làm được bản thảo đó, là rồi tôi cố cắt bỏ đi bất cứ thứ gì không tuyệt đối cần thiết. Đôi khi tôi không cắt mà tôi cô đúc. Chẳng hạn, tôi có thể lấy hai thi đoạn mỗi cái gồm bốn dòng, và rồi cô đúc chúng thành một thi đoạn thôi. Qua nhiều năm tôi đã học được cách một bài thơ thực sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn và phong phú hơn qua việc cắt bỏ và cô đúc.

H: Tại sao việc cắt lại quan trọng đến thế?

Đ: Một bài thơ cần yểm một lá bùa lên người đọc. Nó cần tóm bắt được sự chú tâm của người đọc trọn vẹn tới mức người đó thoải mái và để bài thơ nói với kí ức và trí tưởng tượng của mình. Chỉ cần một dòng tồi tệ là lá bùa kia bị vỡ. Tốt hơn là nói một điều gì đó bằng một dòng đáng nhớ và khơi gợi hơn là bằng năm dòng quá chi tiết và nôm na. Hầu hết các nhà thơ giải thích quá nhiều. Họ không tin cậy vào trí tuệ của người đọc. Đó là một sai lầm. Nhà thơ cần đạo đạt với người đọc như một người bình đẳng. Trong một bài thơ thực sự thành công tác gia và người đọc hợp tác để sáng tạo ý nghĩa. Tôi bắt đầu bài thơ với những lời trên trang giấy, nhưng người đọc cần hoàn tất nó trong trí tưởng tượng của chính mình.

Page 257: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

257 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

H: Còn có bất cứ những bí mật nào khác về việc nhuận sắc không?

Đ: À, tôi làm một việc lạ lẫm nhưng hữu hiệu. Một thứ mê tín về sáng tạo. Một khi tôi nghĩ bài thơ đã xong trọn vẹn rồi, tôi đọc lại nó và kiếm ra cái dòng yếu ớt nhất. Tôi gạch bỏ nó và đi tới một dòng khá hơn. Điều hiện xuất thật là gây sửng sốt.

H: Làm sao ông biết là bài thơ đã hoàn tất hay chưa?

Đ: Tôi chẳng bao giờ hoàn tất một bài thơ cả. Nó chỉ sau cùng vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi nhuận sắc bài thơ thường khi đến năm mươi lần trước khi công bố nó trên một tạp chí. Đôi khi tôi lại nhuận sắc nó nữa ngay khi xem các bản in thử. Khi tôi đưa một bài thơ vào sách, tôi thường còn nhìn thấy một dòng hoặc một từ mà mình muốn thay đổi nữa. Đôi khi tôi còn nhuận sắc thêm đôi chút khi cuốn sách được tái bản. Đó là một thứ bệnh cuồng. Nhưng chủ điểm của toàn bộ sự việc là làm một cái gì đó cho tận sức hoàn hảo.

Bài thơ xảy ra như thế nào Dana Gioia nói về bài thơ “Thiên sứ gãy cánh”

THE ANGEL WITH THE BROKEN WING

I am the Angel with the Broken Wing,The one large statue in this quiet room.The staff finds me too fierce, and so they shutFaith’s ardor in this air-conditioned tomb.

Page 258: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 258

The docents praise my elegant designAbove the chatter of the gallery.Perhaps I am a masterpiece of sorts—The perfect emblem of futility.

Mendoza carved me for a country church.(His name’s forgotten now except by me.)I stood beside a gilded altar whereThe hopeless offered God their misery.

I heard their women whispering at my feet—Prayers for the lost, the dying, and the dead.Their candles stretched my shadow up the wall,And I became the hunger that they fed.

I broke my left wing in the Revolution(Even a saint can savor irony)When troops were sent to vandalize the chapel.They hit me once—almost apologetically.

For even the godless feel something in a church,A twinge of hope, fear? Who knows what it is?A trembling unaccounted by their laws,An ancient memory they can’t dismiss.

There are so many things I must tell God!The howling of the dammed can’t reach so high.But I stand like a dead thing nailed to a perch,A crippled saint against a painted sky.

Page 259: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

259 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

THIÊN SỨ GÃY CÁNH

Tôi là Thiên sứ với chiếc Cánh Gãy,Pho tượng lớn trong căn phòng yên tĩnh.Ban giám đốc thấy tôi quá mạnh mẽ, nên họ khépNhiệt tình của Đức tin trong nấm mộ điều hoà không khí này.

Những phó giáo sư khen thiết kế thanh lịch của tôiTrên tiếng lao xao của phòng triển lãm.Có lẽ tôi là thứ kiệt tác –Huy hiệu hoàn hảo của sự phù phiếm.

Mendoza khắc tôi cho một nhà thờ miền quê(Tên ông bây giờ bị lãng quên chỉ tôi còn nhớ.)Tôi đứng cạnh bàn thờ thiếp vàng nơiNhững kẻ tuyệt vọng dâng sự khốn cùng lên Chúa.

Tôi nghe đám đàn bà của họ thì thầm dưới chân tôiNguyện cầu cho những kẻ mất tích, hấp hối, đã chết.Nến họ thắp kéo dài bóng tôi lên tường,Và tôi thành cơn đói mà họ nuôi ăn.

Tôi gãy cánh trái trong cuộc Cách mạng(Ngay cả một vị thánh cũng khoái châm biếm)Khi quân lính được gửi đến cướp phá giáo đườngHọ đụng tôi một lần – gần như xin lỗi.

Bởi ngay những kẻ vô thần cũng cảm thấy điều gì đóThoáng hi vọng, hoặc hãi sợ? Ai biết được đó là gì?Một cái rùng mình quy luật của họ không tính tới,Một kí ức xa xưa họ chẳng thể gạt đi.

Page 260: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 260

Có rất nhiều điều tôi phải kể Chúa nghe!Tiếng tru của những kẻ đoạ đầy nào có dâng là bao.Nhưng tôi đứng như một vật chết đóng đinh vào giá,Một vị thánh què cụt trên một bầu trời sơn phết.

H: Bài thơ này được soạn khi nào? Khởi đầu ra sao?

Đ: Bài thơ này, cũng như hầu hết các bài thơ của tôi, khởi đầu bằng dòng thứ nhất với một cảm thức, ít nhiều của nhân vật lên tiếng. Nó tới với tôi khi trong một phi trường. Tôi ghi vội xuống dòng mở đầu bằng một vài ghi chú. Một phi trường nhộn nhịp không phải là nơi tôi có thể làm nhiều hơn thế.

H: Bài thơ này trải qua bao nhiêu lần nhuận sắc? Bản thảo đầu và bản thảo chót cách nhau bao xa về thời gian?

Đ: Tôi không có các bản thảo ở đây ngay tại [thủ đô] Washing-ton này, nhưng tôi độ chừng nó đã trải qua khoảng năm mươi hoặc sáu mươi lần thảo lại – không nhất thiết là thảo lại toàn bài thơ nhưng về những dòng và những thi đoạn khác biệt. Chừng khoảng một năm trôi qua giữa việc nguệch ngoạc dòng đầu tiên và khi thực sự có thời gian để làm việc về bài thơ một cách nghiêm túc.

Tôi hoàn tất bài thơ trong một thời kì lao động kéo dài, đó là bất thường đối với tôi. (Sinh hoạt hàng ngày của tôi có chiều hướng đầy ắp những nghĩa vụ và những gián đoạn, và ngay thời điểm ấy tôi đang là Chủ tịch của Quỹ Quốc gia Yểm trợ Nghệ thuật (the National Endowment for the Arts, viết tắt là NEA) làm việc sáu ngày một tuần.Tôi khởi sự thảo bài thơ trên Đảo Waldron và hoàn tất nó sau hai tuần lễ làm việc. Tôi khép mình cô độc trong nơi chốn đẹp đẽ nhưng hẻo lánh này, không có điện chẳng có cả dịch vụ điện thoại, để trốn thoát sinh hoạt

Page 261: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

261 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

công cộng của mình. Tôi đã cần im lặng và cô độc thực sự để viết trong một cuộc sinh hoạt vốn cách thế khác là hoàn toàn huỷ diệt cho một nhà thơ.

H: Ông có tin vào cảm hứng không? Bao nhiêu phần của bài thơ này là “tiếp nhận” và bao nhiêu phần là kết quả của mồ hôi và nước mắt?

Đ: Dĩ nhiên tôi tin vào cảm hứng. Đó là thứ khiến cho thơ khó đến vậy. Bạn không thể bằng ý chí làm một bài thơ hay thành hiện hữu. Ý tưởng căn bản hoặc là tới hoặc là không. Nhưng rồi một thứ lao động khác bắt đầu khi thử gắng thực hiện ý tưởng kia bằng lời. Cảm hứng là mạnh mẽ, nhưng nó cũng mơ hồ và lẩn lướt. Một cảm hứng vĩ đại có thể hoá thành một bài thơ lẩm cẩm. Những nhà thơ xoàng xĩnh cũng có cảm hứng nữa, nhưng họ thiếu kĩ năng và kiên nghị để thể hiện nó một cách chế ngự bằng ngôn ngữ. Xem những bản thảo đầu tiên của Yeats thật thú vị. Hầu hết chúng không gây ấn tượng cho lắm. Nhưng những phiên bản cuối, dĩ nhiên, làm ta kinh ngạc. Phần nào thiên tài của ông ta là trong sự định hình cho xung động tiên khởi thành một thứ không thể nào quên được

H: Bài thơ này đi tới hình thức sau cùng như thế nào? Ông có áp dụng một cách ý thức bất cứ những nguyên tắc nào về kĩ thuật chăng?

Đ: Tôi đã muốn bài thơ hát lên, vậy nên tôi biết ngay lập tức rằng nó phải có vần. Mọi thứ khác tới sau khi tôi khởi sự làm việc với nó. Vâng, tôi “đã áp dụng một cách ý thức những nguyên tắc về kĩ thuật”. Nếu bạn sử dụng một hình thức chủ yếu như là tứ cú gieo vần năm cước (rhymed pentameter quatrain), tốt hơn bạn nên biết mình đang làm gì. Nhưng tôi không áp đặt hình thức lên bài thơ. Tôi lắng nghe bài thơ khi nó hiện xuất và cho nó hình thức nó muốn. Đó là điều những nhà phê bình không

Page 262: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 262

hiểu rõ về hình thức. Hình thức phải nội tại trong chất liệu. Nhà thơ chỉ làm những gì bài thơ tự thân gợi ý ra.

H: Có bất cứ điều gì bất thường trong cung cách ông viết bài thơ này không?

Đ: Thực sự là có. Phần lớn bài thơ được soạn thành tiếng mà không được viết xuống. Trên Đảo Waldon tôi có thể đi bộ hàng nhiều dặm mà không gặp một ai. Tôi làm việc về các dòng và các thi đoạn bằng cách ngâm lên cho chính mình. Tôi có thể trải qua hai hoặc ba chục phiên bản khác nhau của một dòng hoặc một đoạn trước khi ghi bất cứ thứ gì xuống giấy. Khi tôi làm điều này qua một số ngày, bài thơ gần dần dà hiện xuất trong vóc dáng hiện nay. Rồi tôi bắt đầu làm lại bản thảo trên giấy. Đây là một lí do tại sao âm thanh của bài thơ nghe ra có tính vật thể đến thế. Tôi có thể cảm nhận trong lưỡi và miệng mình khi sau chót tôi có được một dòng trúng một cách chính xác.

H: Sau khi ông hoàn thành bài thơ bao lâu rồi nó mới xuất hiện trong bản in?

Đ: Năm năm. Khi viết nó, tôi đang là Chủ tịch Quỹ Quốc gia Yểm trợ Nghệ thuật, và tôi quyết định rằng công bố nó là không thích hợp. Tôi không muốn làm phức tạp thêm vị thế vốn đã có vấn đề của cơ quan này, vậy nên tôi gạt sang một bên sự nghiệp của mình suốt thời gian phụng sự công vụ.

H: Ông để một bài thơ “ngồi yên” bao lâu trước khi ông gởi nó vào thế giới? Ông có bất cứ quy tắc nào về điều này hay cách hành xử của ông biến thiên theo mỗi bài thơ?

Đ: Tôi không có những quy tắc nào cố định, nhưng để bài thơ ngồi yên luôn là khôn ngoan. Tôi thường để chúng ngồi yên dăm ba năm. Đôi khi tôi sẽ làm những thay đổi nhỏ trong

Page 263: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

263 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

khoảng đó. Nếu một bài thơ có được bất cứ gì hay, nó có thể chờ được công bố.

H: Ông có thể nói về thực kiện và hư cấu và cách thế bài thơ này thương thảo giữa hai thứ đó không?

Đ: Tôi hầu như không bao giờ viết những bài thơ nghiêm nhặt mang tính tự truyện. Tôi thường sáng tạo một tiếng nói hoặc một nhân vật hư cấu để phát biểu bài thơ, dù cho điều này không hiển lộ với người đọc qua loa. Những bài thơ của tôi là thiết thân (personal) nhưng không mang tình tự truyện (auto-biographical), và điều đó cho một sự tự do về hư cấu và tính khách quan nhất định mà tôi ắt sẽ thiếu nếu tôi viết thơ tự bạch (confessional verse). Thật khó để chân thật toàn vẹn về tự thân. Chân thật trong hư cấu dễ hơn. Và những bài thơ nên chân thật.

H: Đây có phải là một bài thơ tự sự không?

Đ: Nó là một bài thơ trữ tình với một cấu trúc tự sự thoáng. Nó là một bài thơ trữ tình vì phần lớn nó thăm dò một tâm thái thăng cao đơn lẻ. Nhưng ngay cả trong một bài thơ trữ tình cũng cần có một sự sắp xếp tự sự nào đó về chất liệu. Trật tự của các hình tượng hầu như cũng quan trọng như chính tự thân các hình tượng.

H: Ông có nhớ là đang đọc ai khi viết bài thơ này không? Có bất cứ những ảnh hưởng nào ông quan tâm tiết lộ chăng?

Đ: Có lẽ tôi chỉ đọc báo hàng ngày lúc đó. Nói cho cùng, tôi đang chờ đợi trong một hành lang phi trường. Vậy nên không có nguồn gốc văn học nào cho bài thơ này. Nhưng lúc đó tôi vừa ở Santa Fe về và ở đó tôi có dự Hội chợ Tây Ban Nha (Spanish Market) nơi những người tạo thánh (santeros, như những nghệ

Page 264: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 264

nhân khắc gỗ và vẽ tranh vùng Tây nam truyền thống thường được gọi) bán những tượng gỗ về những khuôn mẫu tông giáo. Tôi đã bị ám ảnh vì những bức tượng này từ khi lần đầu tôi thấy chúng ở tiểu bang New Mexico, và tôi cũng vừa mua một pho tượng, một pho tượng về tổng lãnh thiên sứ Raphael do một nghệ nhân tạo thánh trẻ tuổi tên là Jacob Martinez làm.

H: Ông có trong đầu một quan chúng đặc thù, một người đọc lí tưởng, nào khi viết bài thơ chăng?

Đ: Có, những người tinh nhanh, những người hiếu kì, và những người sáng tạo. Hầu hết những người này không còn đọc thơ nữa, nhưng điều đó không quan hệ. Tuy nhiên bài thơ vẫn có đó nếu họ cần chúng. Và lạ lùng thay, qua nhiều năm, họ thường tìm ra được chúng.

H: Ông có cho ai xem những bản thảo của bài thơ này trước khi hoàn tất nó không? Có một cá nhân hay một nhóm cá nhân nào ông thường đều đặn chia sẻ tác phẩm không?

Đ: Bởi tôi viết “Thiên sứ” trên Đảo Waldron, nơi vốn thực sự là cô lập, nên chẳng ai thấy nó cho đến khi nó được làm xong. Tôi có thể đưa nó cho nhà soạn nhạc Morten Lauridsen là người tôi gặp mỗi buổi tối xem, nhưng lúc đó tôi chưa biết ông ta rành, vậy tôi cảm thấy hơi mắc cỡ về việc đọc một bài thơ còn đang tiến triển cho ông ta nghe. Với lại ông ta và tôi thường bận rộn bàn về những chuyện khác. Nói chung là tôi không đưa bài thơ cho bất cứ ai xem mãi đến khi nó gần xong. Khi đó tôi có thể lợi ích từ những lời bàn của họ mà bài thơ không mất đi cá tính.

Lạ thay, khi tạp chí Thơ (Poetry) gửi bản in thử cho xem lại, tôi bận tâm về một từ. Trong dòng 15, chữ “shadow” (bóng) nên dùng số ít hay số nhiều. Tình cờ tôi có mặt ở Lễ hội Ý tưởng tại Aspen (the Aspen Ideas Festival), và nhà văn Tobias Wolff ngồi

Page 265: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

265 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

xuống ở chiếc bàn dã ngoại tôi đang làm việc. Tôi đọc bài thơ cho ông ta, và chúng tôi quyết định là chữ đó nên giữ số ít. Câu chuyện kể lại nghe ra ngớ ngẩn, nhưng tôi san sẻ với mọi người để nói rằng trong một bài thơ mọi chữ đều quan hệ.

H: Bài thơ này dị biệt ra sao so với những bài thơ khác của ông?

Đ: Nó đưa tôi vào mọt đề tài – cả trong hạn từ chung về chuyên biệt – mà tôi chưa hề thăm dò trước đây. Nó cũng đạt được một âm nhạc hình thức, cứng cáp nhất định hơi khác biệt với bất cứ bài thơ nào tôi đã viết trước đây. Lí thú nhất với tôi là nó nhập vào cội rễ Mexico của chính tôi. Mẹ tôi là người Hoa kì gốc Mexico, và tôi được nuôi dưỡng lớn lên trong một khung cảnh láng giềng là người Mexico. Tôi đã viết về điều đó một cách gián tiếp trong quá khứ. Bài thơ này cho phép tôi thăm dò phần đó trong bối cảnh của mình một cách mở ngỏ hơn cũng như môi trường đậm nét hơn của đạo Công giáo Latin trong đó tôi được nuôi dưỡng.

H: Điều gì mang tính Hoa Kỳ trong bài thơ này?

Đ: Đề tài, tác giả, và cách xử lí tất cả đều mang tình Hoa Kỳ. Có lẽ cái làm nó mang tính Hoa Kỳ nhất là tự thân pho tượng kia cũng là một thứ kiểu di dân Mexico – một nghệ phẩm mang từ làng quê của pho tượng để được trưng bày trong một viện bảo tàng Hoa kì. Nó cũng là một bài thơ mang tính tông giáo. Điều đó rất là Mĩ, ít nhất trong một cung cách đối nghịch. Không ai ở nước Anh hoặc châu Âu ngày nay còn viêt thơ tông giáo cả.

H: Bài thơ này đã làm xong chưa hay bị bỏ ngang?

Đ: Khi tôi làm xong bài thơ, tôi nghĩ rằng nó vẫn còn thêm một đoạn nữa, mặc dù tôi không nắm vững rằng đoạn ấy sẽ nói gì.

Page 266: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 266

Nhưng một khi tôi đọc bài thơ cho một người bạn, tôi ý thức được rằng nó đã chấm dứt chính xác ngay chỗ nên chấm dứt. Tự thân nó đã xong mà không bảo cho tôi biết. Tôi đã quá bận tâm với các chi tiết khiến tôi không nhận ra cho đến khi nghe nó cùng với một người nào đó khác trong phòng. (Gửi Brian Brodeur)

Nguyễn Tiến Văn chuyển dịch(Nguyên văn “The Craft of Creation: An Interview with Dana Gioia”)

Page 267: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

267 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

SỐNG TRONG THƠ_________________

Alexander Kotowske

Alexander Kotowske sinh năm 1989, thuộc về thế hệ người đọc trẻ nhất nước Mỹ. Anh say mê thơ, triết học và sử học và cũng là những ngành học anh đang theo đuổi.

Điều trước nhất quyết định để thơ đích thực là thơ, chính là nhận thức [perception]. Yếu tính mãi mãi không thể định

rõ của cái được gọi là “thơ” thì không phải là sở hữu riêng tư của một số ít những cá nhân tài năng, có tính sáng tạo và sâu sắc. Nhận thức có-tính-thơ, cảm thụ có-tính-thơ, vốn là điều kiện cần thiết nơi nhà thơ có tài năng sáng tạo, thì bắt nguồn từ những miền sâu thẳm của một tâm trí và tinh thần có tính phổ quát, chung cho mọi con người. Chúng ta thảy đều được phú bẩm để thụ hưởng Suối Nguồn Thơ. Điều cần phải được hiểu rõ, và là điều thường bị quên lãng, đó là thơ không chỉ là một dạng nghệ thuật; thực ra, thơ là một cách thái sống và nhìn ngắm. Thơ là trái tim nhảy múa cùng cặp mắt.

Phẩm chất và sự phong phú của cuộc sống chúng ta chủ yếu được định đoạt bởi tính chất của những nhận thức của chúng ta. Khi khảo sát thực tại theo cách có phản tỉnh thận trọng, chúng

Page 268: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 268

ta phát hiện ra rằng bản thân thực tại chủ yếu là một sự chọn lựa [của chúng ta]. Những nhà thơ không chỉ tạo ra thơ, mà họ sống trong thơ. Nếu cuộc sinh hoạt của chúng ta không còn là một tiến trình sáng tạo, và thoái hoá thành một vòng tuần hoàn khô khan, đơn điệu, và tẻ ngắt, thì đó chỉ vì chúng ta chọn cách sống không có điện năng của thơ. Điều tôi muốn nói có rất ít liên hệ với nghệ thuật hoặc những vấn đề chuyên môn trong việc làm thơ. Chủ yếu là tôi quan tâm tới điều có thể được gọi là “nhận thức có-tính-thơ”, là điều mà một cách cơ bản sẽ tiến-hóa-thành và gợi-hứng-cho công cuộc sáng tạo thơ. Có nghệ thuật, và trước đó có nhận thức mà nó định hình cho nghệ thuật đó; đó chính là điều kiện tiên quyết về mặt tâm lí để có được sự sáng tạo – nghệ thuật. Nói cách khác, nhà thơ có trước thơ; nghệ sĩ có trước nghệ thuật. Không phải là việc làm thơ khiến một người trở thành nhà thơ; điều đó chỉ là thứ yếu – như cái cây nở hoa và rồi kết trái. Tôi biện giải rằng điều kiện hoặc nhận thức có-tính-thơ là thứ mà tâm trí của bất kì ai cũng đều đạt tới được. Tôi không đưa ra luận cứ rằng bất kì ai cũng có thể làm thơ. Tôi chỉ muốn nói rõ rằng mọi người đều có khả năng đạt được nhận thức có-tính-thơ. Nếu bản chất làm nền tảng cho việc làm thơ lại tồn tại trong thế giới chung của trải nghiệm của con người, thì điều đó có nghĩa là chúng ta thảy đều sống trong thơ. Do vậy, chúng ta thảy đều sở hữu những chất liệu thô của thơ. Nhà thơ là người không chỉ nhận thức được, nhìn ra được tính-thơ trong thực tại (đây là một khả năng có tính phổ quát, mọi người đều có được), mà còn biểu đạt được, hoặc nói rõ ra được cái “tính-thơ” đó. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng nhận thức được cái “tính-thơ” trong thực tại theo đúng nghĩa là “tính-thơ” – khi mà nó bộc lộ trong trải nghiệm của chúng ta và định hình trong kí ức chúng ta – nhận thức đó chỉ là vấn đề của sự chọn lựa của chúng ta, không phải vấn đề về khả năng. “Bất kì ai đều là nhà thơ trong chừng mực mà người đó còn bíết đắm chìm trong cái đẹp mê hoặc của tự nhiên,” Ralph Waldo

Page 269: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

269 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Emerson đã viết thế, “bởi lẽ mọi người đều có được những suy nghĩ về vũ trụ này, rằng nó chính là một lễ hội.” 1

Tại sao chúng ta lại chọn cách sống va vấp như kẻ mù kẻ nghèo ngày này qua ngày khác, khi thế giới là thứ mà tâm trí ta khi nhận thức về nó cũng là lúc ta tùy nghi nhào nặn nó? Ý thức ta tuôn trào qua bản stencil tự tạo của tâm trí – dàn trải, định hình, và quyết định nên cái thực tại mà chúng ta đã chọn lựa để thể hiện. Đành rằng thế giới trình ra trước chúng ta những sự kiện đã-rồi, không thể thay đổi được nữa, thế nhưng chúng ta còn có tự do – trong mọi sự việc – để tùy nghi diễn giải những sự kiện đó. Khi cuộc đời được sống trải một cách có ý thức và có-tính-thơ, thì thế giới trở nên phù hợp với cái tâm trí nhận thức về nó. Đành rằng cùng một sự thể, người này thấy là đẹp, người khác thấy là tầm thường. Sở dĩ vậy, vì tâm trí, vì cái phối cảnh, cách tiếp cận cuộc sống chính là yếu tố quyết định. Với những con người bình thường ở thời chúng ta hiện nay, do được cung cấp thừa mứa những trò giải trí, nên họ có dáng vẻ người quan sát hơn là người tích cực, chủ động sống trải cuộc sống của chính họ, thì những lời lẽ sau đây của Henry David Thoreau rõ rệt là giúp cảnh tỉnh:

Cũng là đáng kể, việc có khả năng vẽ nên một bức tranh đặc biệt, hoặc tạc nên một pho tượng, như thế là làm ra được một vài thứ đẹp đẽ, nhưng sẽ là vinh quang gấp bội nếu tạc nên và vẽ ra được chính cái bầu không khí và môi trường qua đó chúng ta nhìn ngắm, chúng ta có thể hành động hợp đạo lí. Tác động vào chính cái phẩm chất của thời đại, đó mới là thứ nghệ thuật cao cả nhất. 2

Những nhận thức giống như những cây cọ dùng để vẽ nên cái thực tại của chúng ta. Chúng ta thảy đều là những nghệ sĩ sáng tạo nên những thực tại. Thế tuy nhiên “sự buồn chán” và sự tầm

Page 270: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 270

thường lại trở thành những căn bệnh của thời chúng ta. Tại sao chúng ta tìm kiếm cái siêu phàm và cái khác thường và né tránh cái thường nhật? Tại sao chúng ta thầm nguyền rủa cái bất xác thay vì tán dương nó? Trong một thế giới bị tàn phá bởi sự phân hóa, tôn giáo, ma túy, và sự nghèo khổ, trong một tâm trí đã trở thành bản sao nhàm chán, nhàu nát của hàng tỉ những tâm trí khác, thì chưa bao giờ thế giới lại cực kì cần tới chất mật hoa tinh ròng của thơ như hiện nay.

Từ quá lâu rồi thơ trở thành sở thích bí truyền của một nhóm người đứng bên lề. Do nhận thức sai lầm phổ biến rằng có sự chia lìa giữa thơ và thực tại (hoặc giữa nghệ thuật và thực tại nói chung), phần đông người ta không tìm thấy trong thơ có gì là bổ ích hoặc thân thuộc. Với họ, thơ là địa hạt không thể thâm nhập và thuộc về cõi khác. Tâm trí con người hiện đại bị thu hẹp trong địa hạt cằn cỗi của lí trí và sự phân loại; nó có tính máy móc và tính toán; nó được cấu tạo để nhìn thế giới dưới dạng những luận cứ lô-gíc. Tuy nhiên trải nghiệm trực tiếp của chúng ta về cuộc sống (điều mà thơ cố nắm bắt vào “cái lồng của hình thái”, như Lu Chi từng viết) 3 lại chẳng hề là những thứ cứng nhắc đó: qua một dòng chảy đều đặn của những trải nghiệm thoáng qua, thực tại tràn vào và tràn khỏi chúng ta (khi thì gầm rú, khi thì thầm thì), chẳng hề có bất kì diễn giải, mô tả, hoặc phương hướng nào làm cơ sở. Đào bới tới cốt lõi của bất kì bài thơ nào thực-sự-là-thơ, bạn sẽ khám phá thấy một thế giới hệt như khi nó được trải nghiệm trực tiếp bởi tâm trí – một thế giới trần trụi, của cảm tính, và ngổn ngang. Thế giới là thơ được rỡ tung. Không có sự phân biệt giữa yếu tính của thơ và yếu tính của thực tại mang-tính-chủ-quan [subjective reality] (nghĩa là thực tại duy nhất, được trải nghiệm bởi một chủ thể là một con người). “Thơ là một công cuộc mang tính chủ quan và tự định đoạt,” cũng hệt như thực tại mà chúng ta trải nghiệm mỗi ngày.4. Chúng ta thảy đều tham dự vào thơ; hiểu theo một nghĩa nào đó, thơ hoạt hóa những mối quan hệ của chúng ta và

Page 271: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

271 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

thơ tràn ngập cuộc hiện hữu của chúng ta. Điều quyết định để thơ được thanh nhã đồng thời định hình cho thơ, thì bắt nguồn từ đại dương bao la của khả năng cảm thụ nhạy bén của con người. Có thể nói rằng người không-là-nhà-thơ [the non-poet] là người sống đó nhưng cũng như đã chết. Thế nhưng thơ lại được nhiều người coi là trò tiêu khiển của một thiểu số có tài năng và “có năng khiếu nghệ thuật”. Để thơ còn được tồn tại lâu dài, điều vô cùng quan trọng là nhận thức sai lầm vừa nêu trên cần được chấm dứt. Ta cần phải hiểu rằng cội rễ của thơ thì sâu xa hơn cái sản phẩm vật lí là những chữ có vần điệu được ghi trên giấy. Chính vào lúc tôi qui định thế giới [bằng nhận thức của tôi], thì tính khả hữu của thơ được dấy lên. Toàn bộ cuộc hiện hữu chợt tuôn trào từ Suối Nguồn Thơ – tuôn trào thành một loạt không dứt những diễn giải, màu sắc, và sự uyển chuyển. Chúng ta hít thở cái tinh thần ngọt ngào có-tính-thơ vào mọi khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta, vậy mà chúng ta nằm im lìm, ngái ngủ ở ngưỡng cửa thiên đường. Chỉ vì thiếu nhận thức đúng đắn mà chúng ta cứ trượt dài từ ngày này sang ngày khác, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, phải vật lộn với cái bóng ma không ngừng oán than về sự buồn chán và âu lo. Đã tới lúc để “chúng ta cần phải nhìn thề giới bằng cặp mắt mới. 5

Dường như là không cần thiết hoặc thừa thãi nếu trình bày với các nhà thơ và những người say mê văn chương về mục đích và sức mạnh của “nhận thức có-tính-thơ”, vả lại điểm chủ yếu của bài tiểu luận của tôi là giải thích sự triển khai của một dạng thơ mới, mà nếu được thực hiện một cách kĩ lưỡng và có chủ ý, có thể có khả năng làm thức tỉnh cái “nhận thức có-tính-thơ” tuy là phổ quát nơi mọi người nhưng lại nằm im lìm từ rất lâu rồi.

Người ta phải tự hỏi: tại sao thơ đã mất đi vị trí trung tâm của nó trong nền văn hóa của loài người? Và đâu là số phận của nó nếu thế giới cứ tiếp diễn như hiện nay? Với những người Hi

Page 272: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 272

Lạp cổ đại, thơ là nguồn sống, là nhân tố quyết định đối với thực tại của họ. Lịch sử, tôn giáo, đức lí của họ, thảy đều được xem xét thông qua thơ. “Hình tượng về một thế giới hào hùng và về những đức hạnh cao cả dị thường mà mọi người Hi Lạp mang theo trong tâm trí họ và họ rất thường phấn đấu để mô phỏng qua những hành động của họ, thì đã được Homer tạo dựng nên.” 6 Một tác giả là Timothy Steele từng ghi nhận rằng “lí do khiến Plato quá đỗi bận tâm tới tác động của thơ về mặt đạo đức và xã hội là bởi trong thời của ông thơ được xem như phương tiện để truyền đạt tri thức nói chung.” 7 Nhà thơ và thơ là không thể thiếu vắng trong cuộc vận hành của xã hội Hi Lạp thời đó. Nhưng trong thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay thì thơ (trong dạng thức chủ yếu là bị nhận thức sai lạc) lại nằm trong bóng tối – bị phủ bụi và tàn úa bên một bờ rìa ngày càng co cụm trong một nền văn hóa toàn cầu. Một cách chậm rãi và dai dẳng, thơ bị đẩy ra khỏi nền giáo dục của chúng ta. (Trong các trường đại học thời nay, hiện âm ỉ một kiểu nhạo báng ngành khoa học nhân văn theo cung cách đầy vẻ phô trương – rằng ngành học này là cổ lỗ, chẳng đáng quan tâm. Khi học phí tại các trường đại học tăng lên, và mức thu nhập của các ngành nghề sau khi tốt nghiệp ngày càng trở thành yếu tố duy nhất quyết định sự chọn lựa môn học chính của sinh viên, thì vị thế của các ngành nghệ thuật ngày càng mờ nhạt.) Chúng ta là nhịp đập rộn ràng của một cơ thể chủ yếu là có-tính-thơ, sống trải thông qua sự sáng tạo, sự biểu đạt, và thông qua cảm xúc, thế tuy nhiên chưa bao giờ cảm xúc lại quá xa rời cuộc sống hàng ngày của chúng ta như hiện nay. Con người thời nay sống và cảm nhận một cách gián tiếp theo kiểu sống hờ, cảm nhận lây theo, qua một màn hình tivi hoặc màn hình điện thoại di động. Chúng ta không còn coi thế giới của phim ảnh và kịch nghệ, hoặc thế giới của nghệ thuật nói chung, như một biến thái hoặc phản ánh của thực tại của chúng ta. Một cách vô thức chúng ta nhìn nhận yếu tố có-tính-thơ trong một vài bộ phim hoặc truyện; yếu tố đó làm bùng cháy những cảm xúc nơi chúng ta;

Page 273: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

273 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

thế tuy nhiên chúng ta lại chọn lựa việc không nhận thức được tính-thơ trong lòng cuộc sống của chính chúng ta. Chúng ta sống trải cuộc sống đầy bi kịch, hài kịch, và đầy tính-thơ, tuy nhiên chúng ta lại không nhận thức được cái bi, cái hài, và tính-thơ đó. Và vì thiếu một nhận thức như vậy, nên chúng ta sống trong cảnh nghèo nàn.

Khi chúng ta trú ngụ trong thế giới của thơ, khi chúng ta sống trong thơ, là chúng ta sống trong thế giới của ý nghĩa; nói thế, là nói rằng chúng ta đã nhận ra, một cách sâu sắc và thường trực, rằng chúng ta, với tư cách những cá nhân, đảm nhận vai trò trung tâm trong công cuộc sáng tạo nên thực tại của chúng ta. Điều này trực tiếp liên quan tới sự kiện khách quan của cuộc hiện hữu của chúng ta, rằng chúng ta thảy đều sở hữu khả năng tùy nghi ban phát ý nghĩa và giá trị cho bất kì trải nghiệm nào của chúng ta. Chúng ta rất giống những nghệ sĩ sáng tạo nên thực tại của chính chúng ta, hơn là những món đồ chơi [play-things] trong một thế giới thờ ơ, lãnh đạm. Theo lời triết gia Tây Ban Nha José Ortega y Gasset thì “cuộc sống là một nhiệm vụ có-tính-thơ, bởi lẽ con người phải phát minh ra điều mà hắn dự tính trở thành.” 8 Lời tuyên bố đó tỏ rõ là có một trọng trách mà con người phải đảm nhiệm, rằng “tôi là bản thân tôi và còn là tình huống mà tôi sống trong đó.” 9 Tự do của tôi trải rộng khắp cái thực tại mà tôi trải nghiệm bởi lẽ “thực tại quanh tôi ‘tạo nên nửa kia của con người tôi.’” 10 Thế tuy nhiên ngày nay chúng ta chỉ sống kiểu cục bộ, sống không trọn vẹn, và sống một cách thụ động, giống như những khán giả đờ đẫn xem một vở tuồng chán ngắt, với chỉ nửa phần bản ngã của chúng ta dấn mình vào cuộc sống. Nghệ thuật, phim ảnh, thơ bị coi là biệt lập, là khác với thực tại của đời thường nhật; là cuộc sống của cái khác nhẹ hẫng, ảo, và lí tưởng [the airy, virtual, and ideal other]; đem so sánh, thì thực tại của chúng ta xem ra là tầm thường nhạt nhẽo và “nhàm chán”; bởi lẽ chúng ta không cảm nhận một cách có ý thức thông qua những cảm xúc của chính chúng ta. Trong

Page 274: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 274

cuốn Poetry and Experience (Thơ và Trải nghiệm), nhà thơ Mĩ Archibald MacLeish cho người đọc nhận ra cái thân phận u ám của con người hiện đại, và ông tin rằng khả năng cảm nhận của con người đó đang chậm rãi chết dần:

Cảm nhận một niềm xúc động thì ít ra cũng là cảm nhận. Trong số những tội chống lại cuộc sống, thì cái tội tệ hại nhất là tội không còn cảm nhận [not to feel]. Và có lẽ là chưa từng có nền văn minh nào trong đó tội vừa nói trên – tội lờ đờ uể oải, tội thiếu sinh khí, tội lãnh cảm, làn da lạnh như da rắn, với con tim băng giá – lại phổ biến cho bằng nền văn minh thời công nghệ kĩ thuật của chúng ta, mà trong đó những cảm xúc vô hồn [emotionless emotions] của đám thiếu niên thì được sản xuất hàng loạt trên những màn hình tivi, những cảm xúc kiểu đó làm cái việc cảm nhận thay cho chúng ta, và khát vọng sống của một phụ nữ bị bóp méo bởi những quảng cáo trên truyền hình thành niềm khao khát một loại bột giặt mới, dùng cho cả gia đình, không hại cho đôi tay của bà, như thể bà chưa từng sống thực. Đó là cái chết hiện đại không đau đớn: sự héo mòn bị thương mại hóa của con tim. Không ai trong chúng ta được miễn trừ cái chết đó… Nếu thơ có thể làm sống lại những cảm xúc đã tê liệt của chúng ta, thì sự hữu dụng hiển nhiên có-tính-người của thơ không cần được chứng thực gì thêm nữa. 11

Cảm xúc là máu huyết của thơ. Nó là chất liệu thô của nghệ thuật. Và không một ai độc chiếm được cảm xúc và nhận thức. Bởi nếu là vậy, thì thơ hẳn đã mai một từ rất lâu rồi, vì không thích đáng và thiếu kết nối với mọi người. Thơ chính là phận người, là nơi chốn/cảm xúc/nhận thức trong đó chúng ta có thể có được thể tính của chúng ta.

Page 275: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

275 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Chính là ở thời này, đối diện với cái chết của cảm xúc, mà nhà thơ phải gánh vác một trọng trách chưa từng thấy. Diễm phúc thay kẻ nào còn biết cảm xúc trong một thời gọi được là thời của sự tê liệt. Cái chết của triết lí và của thơ sẽ tới gần, điều thật đáng buồn, nếu như tinh thần phổ quát nằm bên trong những hoạt động chủ yếu của con người không được tiếp sức sống và được định dạng lại thành một dạng lí thú hơn và trong suốt hơn. Những nhà thơ phải chia sẻ quan điểm của họ. Giống như một tấm gương triển khai thành nhiều phản ánh đa dạng, thơ phản ánh thực tại, làm giàu thực tại, và tạo ra những thực tại mới. Nhà thơ sáng tạo một bài thơ cũng như một người sáng tạo nên thực tại. Ý nghĩa được phả vào trải nghiệm. Người đọc kiên nhẫn và có ý thức có thể chợt thấy lóe lên một tia sáng trong thơ, là tia sáng từ cái thực tại hiện đương hoặc còn ở dạng tiềm tàng của người đó. Bài thơ phù hợp với người đọc, và người đọc phù hợp với bài thơ. Cả hai, theo một nghĩa nào đó, đang tìm kiếm lẫn nhau – như băng tuyết trên núi tan chảy tạo ra vô vàn dòng chảy xuống thung lũng. Như Khế Iêm đã viết,

Và như thế chẳng có giải thích nào là gần đúng hay đúng nhất. Bài thơ hay một tác phẩm nghệ thuật, có một ý nghĩa tự thân, và người đọc hay thưởng ngoạn, từ nhiều góc cạnh khác nhau, có những tiếp cận và cảm nhận khác nhau. Và có lẽ, chính những giải thích của từng cá nhân người đọc, là những giải thích đúng nhất (cho riêng họ thôi). 12

Từng người đọc riêng lẻ sẽ nhận thức được những nối kết sâu và không lời giữa thực tại đang diễn biến của chính họ với những từ, những âm, và những ý nghĩa còn đang lưu chuyển của bài thơ. Tôi biết rằng tôi thực sự yêu quí một bài thơ khi tôi không thể diễn thành lời rằng tại sao tôi yêu quí nó. Đúng là như vậy. Đối với vô số những người yêu thơ, điều đó nói lên nguyên cớ chính của tình yêu họ dành cho thơ. Họ nhận ra rằng

Page 276: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 276

thơ đổ tràn vào thực tại, rằng chẳng bao giờ có thể phát hiện được cái này (thơ/thực tại) khởi đầu ở đâu và cái kia (thực tại/thơ) chấm dứt ở đâu, rằng thơ là thực tại được biểu đạt. Nhưng đối với đa số quần chúng, thơ vẫn là cái bí ẩn. Cùng với sự ghi nhận toàn bộ điều vừa nói trong tâm trí, chúng ta hãy bắt đầu tiến hành một cuộc thử nghiệm trong địa hạt nghệ thuật.

Thay vì than vãn về sự qua đi của thời gian, về cuộc cách mạng công nghệ kĩ thuật, và về tiến trình toàn cầu hóa của thế giới, chúng ta hãy sử dụng chính những sự kiện và những điều kiện đó để mở rộng mối quan tâm và tính thích đáng của thơ thời nay. Thế giới này đã chin mùi (và đầy khao khát) cho một phong trào văn học toàn cầu. Cùng với sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và của Internet, các nhà thơ giờ đây có được khả năng chia sẻ tức khắc những ý tưởng, những viễn cảnh, và những thực tại tới khắp mọi phương trời gần xa. Khái niệm thơ chuỗi, tức là một bài thơ do nhiều nhà thơ liên tục tiếp tay nhau thực hiện, do Khế Iêm đề xuất, có lẽ là dạng thơ thích hợp nhất trong thời đại toàn cầu. Một dạng thơ không vần sống động nhưng đơn giản chính là mạch dẫn truyền hợp lí cho một khái niệm như vậy. Thơ như vậy dễ dịch sang ngôn ngữ khác, mà vẫn giữ được dáng vẻ truyền thống của thơ, và được nói lên bằng thứ tiếng hiểu được một cách phổ quát. Ý tưởng cơ bản là phải có được một nhóm các nhà thơ được tổ chức tốt, họ sẽ phối hợp với nhau tạo dựng một câu chuyện duy nhất nhưng gồm nhiều bài thơ, được viết ra bởi nhiều nhà thơ – tạo thành một chuỗi mạch lạc gồm nhiều bài thơ.

Một khía cạnh quan trọng của dạng thơ do nhiều người cộng tác là sự sử dụng nhất quán ngôn ngữ thông tục. Đây là điểm chủ yếu để thơ có được một cử tọa nói chung là vượt ngoài phạm vi trường đại học. Cuộc sống và những cuộc đối thoại hàng ngày của chúng ta phải tuôn chảy vào thơ theo cách khiến ta không thể nhận thấy được. Từ Euripides tới Horace, và tới thời

Page 277: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

277 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

hiện đại của Eliot và Pound, thơ được viết ra chính là một cuộc tìm kiếm lâu dài và không ngừng nghỉ để cuối cùng nắm bắt lấy thực tại sinh động. Nếu lịch sử có một qui luật vững chắc nào, thì qui luật đó chính là cách mạng. Và thật lí thú, là những nhà thơ cách mạng – từ cổ đại tới hiện đại – đều nổi bật lên do “lòng khao khát hội nhập được vào thơ cái cách nói thông tục đương thời.” ‘13 Như Timothy Steele đã viết về cuộc cách mạng hiện đại trong thơ (nhưng cũng áp dụng được với những cuộc cách mạng thời xa xưa do Horace và Euripides phát động), rằng những cuộc cách mạng cốt ở “một sự phản kháng chống lại cách diễn đạt chẳng chút liên quan tới ngôn ngữ sinh động.” Thêm nữa, hầu hết những nhà thơ cách mạng không chỉ khao khát “hội nhập lời nói thực vào thơ” mà còn muốn “hội nhập đời sống thực vào thơ”. 14 Điều này là rất đáng chú ý, và từ đó có thể biện luận rằng nó còn là yếu tố quan trọng nhất của những cuộc cách mạng văn học. Thực tại và ngôn ngữ thường nhật dường như không ngừng nỗ lực tự khẳng định là suối nguồn của thơ. Ford Madox Ford có viết: “Thà là tôi hiểu được đoạn thơ trong đó có những cảm xúc và có khung cảnh của một tay vô chính phủ ở Phố Goodge còn hơn là nghe lại những ca khúc do các ngư nữ hát.” 15 Trước Ford gần 1,900 năm, Horace từng viết trong cuốn The Art of Poetry (Nghệ thuật Thơ) – cùng chia sẻ một thái độ tương tự rất đáng lưu ý – rằng những nhà thơ cần phải “nhìn vào cuộc sống và những phong tục tập quán để tìm ra khuôn mẫu, và rút ra từ đó những ngôn từ sinh động.” 16 Bài học rút ra từ những cuộc cách mạng đó – như thể Tinh thần của Thơ đã nói lên và chỉ dẫn một cách tinh tế thông qua sự hình thành của lịch sử của nó – là bài học rằng thơ là thực tại và thực tại là thơ. Có lẽ nghệ thuật thơ là tiếng báo hiệu của cốt lõi của thơ. Đây là điều mà dường như lịch sử của thơ đã chỉ ra vì, một cách kiên định, nhất quán, thơ luôn “trở về với thực tại.” Một bà lão tốt bụng mô tả những nỗi đau và những niềm vui trong cuộc đời mình, rồi kết thúc câu chuyện bằng tiếng thở dài biểu lộ sự thất vọng cùng cặp mắt mở to u tối, bà cụ chính là nhân

Page 278: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 278

vật trung tâm trong vở Bi kịch lớn nhất và hấp dẫn nhất chưa từng được viết ra, tuy nhiên bà cụ lại rên xiết dưới gánh nặng ngày càng nặng thêm của cuộc hiện hữu, khiến bà cụ không thể có cái nhìn thấu hiểu thông qua nỗi đau. Bạn thấy đó, bà cụ còn việc phải làm, là phát hiện ra thơ trong lòng thực tại. Đây chính là nhiệm vụ mà tôi hi vọng là phong trào thơ cộng tác, vào thời điểm nào đó, sẽ cân nhắc để đảm nhiệm. Bằng cách phối hợp nhiều viễn cảnh có-tính-thơ khác nhau (rất nhiều trái tim, rất nhiều tâm trí, rất nhiều cặp mắt, cùng chung sức làm việc), như thế có lẽ rằng chúng ta có thể đạt tới sự hiểu biết rõ ràng về nhận thức có-tính-thơ, hoặc về cái nhìn có-tính-thơ vốn là phổ quát, chung cho mọi người.

Như đã được nói rõ ở phần trên, thơ trước hết là một cách nhìn, và rốt cuộc là một dạng nghệ thuật. Dạng thơ cộng tác có khả năng nhắc nhở người đọc về sự phong phú của cuộc sống thường nhật đồng thời làm nổi bật mối tương quan giữa việc sáng tạo thơ và sáng tạo thực tại. Trong trường hợp thơ chuỗi, toàn bộ bài thơ không phải là trải nghiệm hoặc viễn cảnh duy nhất của một “người thấu thị” đơn lẻ có tài năng, như lịch sử của thơ cho thấy, mà là biểu đạt của rất nhiều cặp mắt cùng nhận thức cuộc sống trong thơ và thông qua thơ. Những nhà thơ có thể được phú bẩm cái năng khiếu biểu đạt, chứ không phải là năng khiếu thấu thị – vì năng khiếu này là chung cho mọi người. Và điều đó, theo ý tôi, là chiều hướng thích đáng cho tương lai của thơ. Nếu “chân lí của thơ là vẽ nên cái hồn người đúng như sự thật”, như John Stuart Mill từng viết, vậy thì nguồn gốc của thơ, hoặc thơ trong dạng nguyên thủy nhất và có hệ thống nhất, thì nằm trong “hồn người.” 17 Một cách lí tưởng, người đọc có thể phát hiện tỏ tường rằng những chữ được viết ra, rằng tác phẩm chỉ là phản ánh được nói rõ ra, tràn ngập ý nghĩa – một phản ánh có hơi thở và có nhạc điệu – của một thực tại chủ quan tự tạo, rằng cái nằm dưới những chữ và những gợi ý mới là suối nguồn của khả năng cảm thụ của con người. Bài thơ được sáng tạo nên, và

Page 279: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

279 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

với thực tại thì cũng vậy. Cuối cùng thì những nhà thơ mặc sức tưởng tượng về nội dung của câu chuyện, của hư cấu; nhưng để phong trào thơ đó có được ý nghĩa và hiệu quả, chứ không phải rốt cuộc trở thành ánh le lói của một ngọn lửa cháy tàn, thì nó phải tiếp nhận một loại triết lí có-tính-thơ, một mục đích dẫn đạo, và tích hợp viễn cảnh đó vào trong tác phẩm. Chúng ta thảy đều có khả năng sống trải những cuộc sống tràn đầy cảm hứng, nhìn ra được cái siêu việt bên trong cái tầm thường, rút ra được chất ngọt ngào từ cái thường ngày; thế nhưng có sự kiện thật đáng buồn rằng đa số trong chúng ta sống theo kiểu trông chờ sự cố, ngày này qua ngày khác, đồng thời thường coi rẻ cái khoảnh khắc giữa hai sự cố, cái ‘lâm thời’. Với niềm ái mộ tới mức cuồng tín, chúng ta đua đòi theo cuộc sống của những ngôi sao thể thao, những nhân vật nổi tiếng – chúng ta bị phỉnh gạt bởi lòng tin nông cạn rằng những ngôi sao đó đã đạt tới tột đỉnh của sự phát triển của con người, so với họ chúng ta thấy cuộc sống thường nhật của chúng ta thì nhợt nhạt, vô nghĩa, và “tẻ ngắt”. Nhưng cuộc sống có-tính-thơ hoàn toàn tương phản với một cuộc sống vô nghĩa hoặc “tẻ ngắt”. Thật sự là có sự tự tạo ra ý nghĩa trong bất kì trải nghiệm nào – bởi lẽ mỗi trải nghiệm đều được tái định dạng thông qua phản ánh và kết thúc bằng một hồi ức được “sáng tạo” một cách riêng biệt. Trừ thực tại không kể, thì không có gì uyển chuyển cho bằng quá khứ. Dạng thơ cộng tác, để có được một mục đích và một phương hướng, phải nhấn mạnh, thông qua cách nói và nội dung của nó, vào tính trung tâm của cá nhân trong thực tại, vào cái giá trị không kể xiết của cuộc đời và những trải nghiệm thường nhật của họ, vào cái năng khiếu lớn lao của khả năng cảm thụ, và vào khả năng sáng tạo để ban phát ý nghĩa cho cuộc sống. “Mỗi cuộc sống là một quan điểm về vũ trụ,” Ortega đã viết thế. 18 Thật là một vị trí đáng quí trọng biết bao và là vị trí có một không hai mà từng cá nhân nắm giữ! Thế nhưng cái sức mạnh đồng hóa trong xã hội đương đại của chúng ta lại gia tăng nhanh chóng, trong khi giá trị của cuộc sống cá nhân – nghĩa là sự phong phú

Page 280: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 280

của trải nghiệm nội tại và chủ quan – dường như lại sút giảm tương ứng. Như Ortega từng viết, “Mỗi con người đều có sứ mạng nói lên chân lí. Nơi nào mắt tôi nhìn tới, nơi đó không có cặp mắt nào khác; cái phần đó của thực tại mà mắt tôi nhìn thấy, thì không một ai khác nhìn ra được. Không một ai trong chúng ta là có thể thay thế, chúng ta thảy đều là thiết yếu … Viễn cảnh [từ đó mỗi người nhìn ngắm] là một trong những bộ phận cấu thành của thực tại.” 19

Chúng ta hãy khởi sự bằng một mục đích. Thay vì là những nhà thơ làm việc riêng lẻ, thì phong trào thơ cộng tác khuyến khích những nhà thơ thảo luận và chia sẻ cùng nhau những viễn cảnh có-tính-thơ duy nhất của từng người, và cuối cùng khuyến khích họ kết hợp thành một viễn kiến duy nhất, trong khi vẫn gìn giữ tinh thần sáng tạo cá biệt của mọi người tham dự. Đó chính là nỗ lực rút ra và định dạng cái tinh thần phổ quát có-tính-thơ – là cái phổ quát và chung trong tâm khảm của mọi nhà thơ (và cuối cùng, tuy là chưa được thể hiện, trong tâm khảm và trong tâm trí của mọi con người). Xét trong bản chất, là một nhà thơ, nhìn ngắm như một nhà thơ nhìn ngắm, có nghĩa là có điều gì đó có thể được hiện thân nhờ vào tác phẩm trong một dạng chung và được đồng tình. Điều này là không dễ thực hiện, và là rất mờ tối khi thơ được sản sinh chỉ do một nhà thơ. Hiển nhiên là có những dị biệt lớn lao giữa những nhà thơ, nhưng tôi tin tưởng rằng chúng ta thảy đều có thể đồng ý rằng có một nghĩa chung nào đó của từ “nhà thơ” mà nó đoàn kết mọi nhà thơ lại với nhau, và chính sự có cùng đặc điểm đó [that commonality] đòi hỏi phải có một tiếng nói vào thời nay. Nếu nhiệm vụ trong tầm tay đó được hoàn tất và đủ sức nhắc nhở ít nhất chỉ một cá nhân thôi, rằng yếu tính của thơ là yếu tính của thực tại chủ quan, và rằng rốt cuộc thực tại lả một sự chọn lựa, thì tôi sẵn lòng coi thử nghiệm đó là một thành tựu. “Một con

Page 281: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

281 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

người lớn lao không phải người có thể biến đổi vụ việc, mà là người có thể biến đổi trạng thái của tâm trí tôi,” 20 nhà Hiền giả thị trấn Concord đã viết thế.

Sự phong phú của cuộc sống là không kể xiết. Nếu chúng ta lưu ý tới lời khuyên của Socrates, và sống trải một cuộc sống có phản tỉnh, suy tư sâu sắc, và chịu tự xét lại mình, có thể chúng ta sẽ phát hiện được trước khi lìa đời rằng có biết bao điều đáng giá không kể xiết hiện diện bên trong tâm trí chúng ta. Chúng ta hãy nắm bắt lấy sức mạnh của khả năng nhận thức và tính dễ uốn nắn của thực tại! Cớ sao chúng ta cứ phải đi tìm những cảnh tượng hùng vĩ và xa vời trong khi có những đóa hoa huệ nở rộ ngay bên dưới cửa sổ phòng ngủ của chúng ta? Trong tư thế thường trực kinh ngạc sững sờ trước tính-thơ của cuộc sống, chúng ta có được khả năng nhìn ra thơ trong mọi sự thể, như thể mọi khoảnh khắc đều xứng đáng để có được (và ngầm đòi hỏi) bài thơ của nó. Thơ xét như một nghệ thuật, như một triết lí, như một nhận thức, có quyền lực để làm nên những điều lớn lao trong thế giới. Khúc Ca mà chúng ta cất tiếng hát sẽ không bao giờ được hoàn tất. Nếu bạn tin tưởng rằng điều chủ yếu khiến nhà thơ là nhà-thơ-đúng-theo-nghĩa chỉ là sở hữu riêng tư của nhà thơ đó, bạn hãy bỏ qua những điều tôi đã nói, coi chúng như những mộng tưởng hão huyền, những ý kiến chẳng đem lại kết quả nào. Hầu như thái độ của tôi có thể được đúc kết bằng câu trả lời của thi sĩ Mĩ William Stafford: Khi được hỏi rằng khi nào ông ta trở thành một nhà thơ, ông đáp lại bằng câu hỏi mạnh mẽ và gây đảo lộn này: “Đó thực sự không phải là vấn đề. Vấn đề là khi nào bạn không còn là một nhà thơ?” Có điều gì đó sâu xa và không thể dò ra được trong thơ, mà nó bắt nguồn từ tâm hồn, và nó vốn dĩ vừa là của tôi vừa là của bạn. Thế giới kêu đòi, như vẫn luôn là vậy, rằng phải có nhà thơ của nó – nhà thơ, người hạm trưởng trầm lặng và cung kính của thời đại.

Page 282: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 282

Một trải nghiệm mới trong nghệ thuật vừa được khởi sự. Trước mắt là một chân trời mà lúc nào cũng là của buổi hừng đông, rải đầy những thực tại còn chưa được thể hiện, chúng ta hãy rong buồm ra khơi. “Thời khắc này, như tất cả mọi thời khắc, là thời khắc rất đỗi thích hợp, nếu như quả thật chúng ta biết là phải làm gì với nó.” 21

Phạm Kiều Tùng chuyển dịch (Nguyên văn “Living In Poetry”)

Chú thích1. Ralph Waldo Emerson, “The Poet,” in Essays and Poems by Ralph Waldo Emerson, ed. George Stade (New York: Barnes and Noble Books, 2004), 219. 2. Henry David Thoreau, Walden and Civil Disobedience, ed. George Stade (New York: Barnes and Noble Books, 2003), 74.3. Lu Chi, quoted in Archibald MacLeish, Poetry and Experience (Bos-ton: Houghton Mifflin Company, 1960), 7.4. Timothy Steele, Missing Measures: Modern Poetry and the Revolt Against Meter (Fayetteville: University of Arkansas Press, 1990), 173.5. Emerson, Nature, in Essays and Poems, 49.6. Maurice Pope, The Ancient Greeks: How They Lived and Worked (Chester Springs, PA: Dufour Editions Inc, 1976), 37.7. Steele, Missing Measures, 20. 8. Julián Marías, History of Philosophy, trans. Stanley Applebaum and Clarence C. Strowbridge (New York: Dover Publications Inc., 1967), 456. 9. Marías, History of Philosophy, 449.10. José Ortega y Gasset, quoted in Marías, History of Philosophy, 449.11. MacLeish, Poetry and Experience, 66.12. Khế Iém, Stepping Out: Essays on Vietnamese Poetry (Garden Grove, CA: Tan Hinh Thuc, 2012), 97.13. Steele, Missing Measures, 37.14. Steele, Missing Measures, 41.15. Steele, Missing Measures, 39.

Page 283: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

283 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

16. Horace, Art of Poetry, quoted in Steele, Missing Measures, 39.17. John Stuart Mill, quoted in Steele, Missing Measures, 159.18. Ortega y Gasset, quoted in Marías, History of Philosophy, 450.19. Ortega y Gasset, quoted in Marías, History of Philosophy, 450.20. Emerson, “The American Scholar,” in Essays and Poems, 219.21. Emerson, “The American Scholar,” in Essays and Poems, 64.

Page 284: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 284

MỘT KỶ NGUYÊN MỚI TRONG THƠ_________________________________

Angela Saunders

Angela Saunders là chủ biên thơ cho website Bel-la Online và Tạp chí Văn học trên lưới "Mused". Bà cũng là điều hợp viên chương trình Quốc gia về bệnh điếc và tự kỷ, phát ngôn viên về chủ đề Điếc, Tự kỷ và hạn chế ngôn ngữ do hai loại tàn tật này. Bà là đồng tác giả cuốn "Road to Hope" (Con Đường đến Hy Vọng) và viết sách giáo dục về thơ để dạy trẻ em trong chương trình của bà.

Thơ đã là một đường lối để đưa truyền thống, những câu truyện, và văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thơ được

nghĩ là có trước chữ viết như một đường lối để giúp kể một câu truyện trong một cung cách vừa làm vui tai và dễ nhớ. Lịch sử thấm nhuần đầy những thí dụ về sự kể truyện bằng thơ như là Sử thi Gilgamesh. Người ta tin rằng sử thi này kể câu chuyện của nhân vật trong Kinh thánh [Do thái giáo và Kitô giáo] là Noah [người đã dùng con tàu để cứu tất cả các nòi giống trên trái đất qua trận đại hồng thuỷ] xuất phát ở vùng Mesopotamia [tức Lưỡng hà châu, là Iraq hiện nay] khoảng ba ngàn năm trước Công nguyên. Sử thi cổ nhất nước Anh là Beowolf, được xem là viết giữa khoảng thể kỉ thứ VIII và thế kỉ XI, là truyện kể gồm 3.182 dòng về một chiến sĩ vĩ đại đã đánh bại con quái vật Grendel và cứu được đất nước của chàng. Trong lịch sử cổ đại, Thơ luôn luôn là một đường lối để biểu hiện những tình

Page 285: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

285 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

tự và tình yêu vĩ đại. Ở Istanbul, người ta đã tìm thấy một tấm bảng bằng đất sét nung cổ xưa của Sumeria với một bài thơ tình trên đó mô tả những tình tự về khát khao giữa một nữ tế mời một nhà vua vào phòng khuê của nàng. Lịch sử cũng cho thấy rằng thơ cũng đã được sử dụng để phân tích và phê phán về đấu trường chính trị. Nhà thơ lừng danh Trung Quốc là Lí Bạch đã dùng thơ để giúp vui hoàng đế [Đường Minh hoàng, đời Đường, thế kỉ thứ VIII] về những sự kiện đương thời và chính trị, trước khi ông bị bãi xuất khỏi triều đình vào năm 744. Từ thế kỉ thứ IV qua thế kỉ thứ VII, Thơ bắt đầu việc chuyển tiếp từ sự kể chuyện bằng miệng sang lời được viết ra thành văn tự. Cuộc vận động nhiều thế hệ này đã ảnh hưởng lên tác phẩm của những thế hệ tương lai. Thơ, bây giờ được hình thức hoá thành văn tự, đã trở thành phần tử của lịch sử con người; mang tính phi thời gian trong những truyện kể và những tư tưởng được rao truyền, cho phép tương lai một thoáng nhìn vào những kho báu của quá khứ.

Nhà triết học và toán học của Hi Lạp cổ đại là Plato (439–347 tr. CN) đã có định nghĩa và công thức riêng cho thơ. Ông chỉ ra rằng các nhà thơ là một sự đại diện cho con người trong hành động, hoặc những hành động của chính họ hoặc những hành động bên ngoài họ. Ông cũng tiếp tục giải thích rằng các nhà thơ có một xung động để thông giải những tình tự và hậu quả của những hành động kia lên những tình tự của họ. Mặc dù Plato không ưa nghệ thuật thơ, sự thông giải của ông hoàn toàn là chuẩn xác. Thơ bất kể thuộc kỉ nguyên nào, ngôn ngữ nào, hoặc hình thức nào đều là một sự đại diện về thị giác cho những trầm tư sâu thẳm nhất của con người. Những cảm xúc và những tình tự mà thơ khơi gợi vượt thoát ngôn từ thuần tuý, cho phép người đọc trở thành phần tử thiết thân với trái tim của nhà thơ. Điều này đã là như vậy qua suốt thời gian. Nhiều phong trào khác nhau đã từng xảy ra để nhìn nhận và tẩm đượm các dạng thức và thể thức (patterns & formalities) trong đường lối mà

Page 286: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 286

những tình tự này được đặt vào trong những đoạn thơ. Những phong trào này có thể xếp loại như: (1) những khởi đầu của thơ trước năm 100 Công nguyên; (2) thời trung cổ từ khoảng năm 100 CN đến năm 1500; (3) Kỉ nguyên Tân Thế giới từ 1500 đến 1650; (4) kỉ nguyên tiền hiện đại từ 1650 đến 1800; (5) kỉ nguyên của chủ nghĩa lãng mạn từ 1800 đến 1900; (6) và kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện đại trong thế kỉ XX.

Nghiên cứu gợi ý rằng những thay đổi trong truyền thống xảy ra giữa các thay đổi về xã hội và kinh tế trong xã hội. Đi lùi về những cội rễ của sự thay đổi của thơ, chúng ta có thể thấy rằng những sự khởi đầu của việc hình thức hoá thơ (poetic formal-ization) xảy ra trước năm 100 tr. CN. Khi nhìn vào tuyến thời gian của những phong trào văn học, người ta có thể ghi nhận rằng trong lúc những sử thi Illiad, Odyssey của Homer đang hình thành những cơ sở về giáo dục ở Hi Lạp Cổ đại, thì Trung Quốc đang khởi đầu những truyền thống văn học qua thơ trữ tình, trong tập Thi kinh. Ấn Độ lúc đó đang trải qua thời đại Anh hùng từ đó xuất phát những giá trị cốt lõi của Ấn giáo như được trình ra trong những bộ sử thi Mahabharata và Rama-yana. Cũng vào khoảng thời gian này, sự sụp đổ của Đế chế La Mã xảy ra, xuất phát từ đó nhà thơ Ovidius khởi lên mang lại những hình thức thơ như là song cú bi ca (elegiac couplet), là hai dòng thơ gồm sáu cước và năm cước (hexameter & pen-tameter). Những tác phẩm của ông được coi là trong số những ảnh hưởng lớn nhất lên những Nhà thơ phương Tây.

Sau những khởi đầu này, chúng ta thấy thời Trung cổ phát khởi từ năm 100 CN đến khoảng 1500. Trong suốt thờ kì này, thời đại kinh điển của Ấn Độ phát khởi, mang theo những hình thức kavya của thơ: sử thi triều đình, thơ trữ tình ngắn, thơ tự sự, và kịch thơ. Mẫu hình thơ này bàn tới những lí tưởng phổ quát. Trong suốt thời kì này, văn viết Trung Quốc trở nên được phát triển cao độ và thơ trong triều đại nhà Đường nở rộ và nhấn

Page 287: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

287 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

mạnh vào lịch sử kinh điển và văn hoá. Những phong cách văn học bằng tiếng Arabic bắt đầu nở rộ khi những hình thức mới bắt đầu hiện xuất: thơ tứ cú, thơ huê tình, và những bài thơ tự sự. Bên trong Châu Âu, thời kì kinh điển cũng bắt đầu hình thành. Những tác phẩm như là Beowolf (trong tiếng Anh) Div-ina Commedia (trong tiếng Ý) hiện xuất khi những tuyến phân chia quốc tế bắt đầu nhạt nhoà, mang theo với nó trữ tình tình ái và những khởi đầu của thời Phục hưng của nước Ý. Trong suốt kỉ nguyên văn học này, Nhật Bản bắt đầu kết hợp quá khứ với hiện tại cùng với những tiếp nối của những bài thơ trong tác phẩm Kokinshu (Cổ kim tập), trở thành không chỉ là tuyển tập các bài thơ, mà là một sự kết hợp với cái xưa để trở thành một cái gì đó mới. Về phía Nam, Ấn Độ bắt đầu sử dụng thơ trữ tình để biểu hiện mối quan hệ giữa các tự thân và một sự tín mộ đối với một thần linh, tức là thơ sùng mộ (bhakti).

Vào khoảng năm 1500, chúng ta thấy một sự thay đổi xảy ra vòng quanh thế giới khi thời Phục hưng khởi sự diễn ra và “Tân thế giới” [tức là Châu Mĩ] được khám phá. Đây là một thời gian của tiến bộ khoa học và sự khám phá ra các lục địa của Châu Mĩ. Thơ bắt đầu trở nên được phong cách hoá và kịch tính hoá khi các nghệ thuật thị giác và các hình thức văn học chiếm lấy trung tâm sân khấu. Những nền văn hoá của Hi Lạp và La Mã Cổ đại trở thành được tái khám phá [qua sự trung gian lưu giữ và truyền bá của những tín đồ đạo Islam trong cả ngàn năm khi văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại bị cấm đoán và xao nhãng bởi giáo hội Kitô] và những giá trị truyền thống [của Kitô giáo trong hơn ngàn năm] bị chất vấn. Những bài thơ mang một trạng thái cảm xúc, gần như tập trung vào tự thân, thay thế cho cái nhìn kinh điển trông vào xã hội, kể lại những câu truyện, và trao truyền những giá trị qua văn vần. Dạng thức iambic pen-tameter tức là câu thơ gồm năm cước (pentameter), mỗi cước gồm hai âm tiết đối nhau được nhấn hoặc không được nhấn (iambic foot), Trung Quốc dịch là “trường đoản cách” hoặc “ức

Page 288: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 288

dương cách” trong ngũ âm bộ thi] trở thành một hình thức phổ thông trong suốt thời gian này cùng với hình thức sonnet tức là thơ mỗi bài mười bốn hàng được viết trong cách ngũ âm bộ, với những bình diện phức biệt về gieo vần. Shakespeare được biết về việc sử dụng ngũ âm bộ thi trong việc viết của mình. Ông cũng nổi tiếng với thể thơ không vần, theo lối viết trôi chảy, không gieo vần. Hình thức thơ này sẽ nhạt nhoà đi về tính phổ thông mãi cho tới khi được phục hoạt lại vào giữa thế kỉ XVIII nhờ những dạng thức được phong cách hoá cao độ xuất hiện trong kỉ nguyên ánh sáng.

Kể từ kỉ nguyên ánh sáng (the enlightenment era), còn được biết dưới tên là thời đại của lí trí (the age of reason), (1650 –1800), cho tới kỉ nguyên hậu hiện đại ngày nay của chúng ta, các nhà thơ đã thử nghiệm với hình thức và những yếu tố suốt khắp thế giới. Những quy ước về văn học (quy luật/ rules, ngữ pháp/ grammar, hình thức/ form) được tiêu chuẩn hoá khi những người viết bắt đầu thiết lập những hình thức mới và truyền thống. Những nhà thơ từ kỉ nguyên ánh sáng bắt đầu chú tâm vào những chân lí và trách nhiệm đối với con người đồng loại khi kiến thức về những định luật khoa học và chủ nghĩa nhân đạo (humanitarianism) bắt đầu đứng vững.

Kỉ nguyên này được tiếp nối bằng những nhà thơ siêu hình và lãng mạn, bắt đầu đi sâu vào cái không được nhìn thấy, cõi tự nhiên, những tình tự, những cảm xúc, và tâm linh con người bên trong thơ. Phong trào này đã dẫn lối tới sự tự do nhiều hơn trong biểu hiện thi ca nghệ thuật.

Vào cuối thế kỉ XIX, thơ tự do (tiếng Pháp là vers libre, hay được dịch sát chữ ra tiếng Anh là free verse), trở thành một phong trào ở nước Pháp. Walt Whitman, một người học tập thơ tiếng Pháp, được biết rộng rãi là đã “sáng tạo” hình thức này. Ông sử dụng sự tinh tế, không gian, và vận động với những

Page 289: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

289 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

tiết vận và những bài ca bên trong thơ của mình. Trong khi ông công khai bị các nhà thơ bạn phê bình về sự thiếu hình thức, văn viết của ông cung cấp một sự đoạn tuyệt với cái truyền thống và một vận động vào một kỉ nguyên mới cùng với một đường lối mới để suy nghĩ về thơ nói chung. Những kỉ nguyên hiện đại hơn của thơ có thể được quy chiếu như thời gian của những “chủ nghĩa” – Romanticism / chủ nghĩa Lãng mạn, Naturalism/ chủ nghĩa Tự nhiên, Symbolism/ chủ nghĩa Biểu tượng hoặc Tượng trưng, Surrealism/ chủ nghĩa Siêu thực, Transcendental-ism/ chủ nghĩa Siêu thoát. Trong suốt lịch sử, những hình thức đa phức về văn xuôi đã được phát triển và sử dụng. Với những phạm trù về các “chủ nghĩa”, thơ không được định nghĩa bằng cấu trúc của nó, mà bằng những trường phái về tư tưởng và những ý tưởng mà các nhà thơ sắp hàng theo, dựa trên thế giới quan của họ.

Hiện thời, thế giới đang chín muồi cho một kỉ nguyên mới khác về thi pháp. Đây là thời gian duy nhất trong lịch sử khi có sự tiếp cận tức khắc với những nguồn năng và những tâm trí ở mãi tận phía bên kia của hành tinh trái đất, khi các nhà thơ ở mỗi châu lục có thể gặp gỡ trong thế giới ảo để so sánh, thăm dò, và khuếch trương nhau. Các nhà thơ có sự tiếp cận tức khắc với những văn bản cổ đại xưa cũ, thơ từ những kỉ nguyên khác lâu dài trong quá khứ và với những hình thức không quen thuộc từ những nền văn hoá khác trên mạng trời vi tính (internet). Với những nguồn năng kì ảo đến thế sẵn sàng, tự nhiên là sẽ nảy sinh các nhà thơ thế giới từ ngày mai để tìm kiếm ra những ai nhìn thế giới qua những trường phái tư tưởng tương tự. Chính là qua phương tiện này đã có một sự kết nối phương Đông với phương Tây để mang lại một phong trào đang mọc lên được biết như là Chủ nghĩa Tân hình thức Việt Nam (Vietnamese New Formalism). Như được ghi nhận qua suốt tuyến thời gian của thơ, những sự thay đổi nảy sinh trong suốt những thời có sự thay đổi về kinh tế xã hội và về chính trị. Vào cuối thế kỉ

Page 290: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 290

XX, xã hội chúng ta đã tăng gia về tính năng động. Con người đã vượt qua các đại dương và các lục địa để tái định cư cho những cơ hội tốt hơn và mới hơn. Các nền văn hoá bắt đầu hoà nhập và các truyền thống bắt đầu nhạt nhoà khi chúng ta tăng trưởng như một xã hội ảo [virtual society – do từ virtu trong tiếng Latin có nghĩa là kì tài, hoặc đạo đức chân chính; đúng ra phải nên dịch là xã hội huyền ảo hoặc xã hội đạo đức, để tránh hiểu lầm là xã hội hư ảo, không có thật]. Phong trào Tân hình thức Việt Nam là một phong trào chủ ý để bảo tồn truyền thống trong khi đưa nó tiến vào thế giới mới. Chủ nghĩa Tân hình thức Việt Nam có thể mô tả trong hình thức thể thơ không vần, một hình thức của thơ trong đó có một khuôn khổ có thể nhận rõ, và trôi chảy trong lúc sử dụng không gian, sự vắt dòng (enjambment) để biểu hiện những ý tưởng hơn là những thi đoạn (stanza) và những sự gieo vần (rhyme). Chính thơ thổi luồng sinh khí vào sự đơn điệu thường ngày, cho phép người đọc được cuốn vào những cảnh tượng, những âm thanh, những hương vị, và những tình tự trong thế giới của nhà thơ. Việc sử dụng thể thơ không vần cho phép sự phiên dịch mở rộng trong đó sự trôi chảy của bài thơ có thể được biểu hiện một cách thích hợp khi phiên dịch. Phong trào này đã bắt đầu, làm cầu nối giữa các nền văn hoá và thời gian. Nó đang gieo những hạt giống cho một “phong trào xuyên quốc gia” trong đó thơ sẽ vượt thoát những biên giới của quốc gia và của văn hoá để trở thành một mặt trận thống nhất.

Để cho một phong trào xuyên quốc gia xảy ra, làm thức tỉnh lại thơ trong hình thức và nhiệt tình, phải có nhiều tiếng nói đồng thanh. Các thế hệ nhà thơ lớn tuổi hơn phải hợp nhất với những nhà thơ trẻ hơn, san sẻ những câu truyện và những trải nghiệm cho những đôi mắt chưa nhìn thấy. Những nhà thơ từ một xứ sở phải hợp nhất với những nhà thơ bên kia thế giới để có được một viễn kiến toàn cầu và một trải nghiệm về toàn thế giới. Chúng ta không còn là một thực thể đơn độc trong một

Page 291: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

291 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

cộng đồng đơn độc . Chúng ta đã trở thành một xã hội toàn cầu trong đó những thành đạt và những khổ nạn của thế giới đều có tác động toàn cầu. Thơ, như một chứng nhân cho sự thay đổi của xã hội, cũng phải phản ánh sự thay đổi này. Phong trào hiện được Khế Iêm và vô số nhà thơ khác đang thức tỉnh là đưa thơ vào một diễn đàn mở rộng, một diễn đàn trong đó một thực thể thơ riêng lẻ được chịu ảnh hưởng và được viết bởi vô vàn tác giả với vô vàn viễn kiến. Ý tưởng này có thể được so sánh với một quan niệm như là Từ điển Bách khoa Mở (Wikipedia), một từ điển bách khoa “thông tin” phổ thông trên mạng trời, trong đó vô vàn tác giả có thể tuyển lựa một lãnh vực tri thức và biên tập hoặc viết thông tin về một đề mục cho cả thế giới nhìn thấy. Phong trào xuyên quốc gia này là một phong trào trong đó những tiếng nói của các nhóm nhà thơ có thể đóng góp với một bài thơ để kể một câu chuyện riêng lẻ từ vô vàn quan điểm. Câu chuyện trở thành chịu ảnh hưởng không phải bởi một nền văn hoá hoặc trải nghiệm đơn độc, mà bằng một viễn kiến toàn cầu nhất trí với sự trôi chảy của xã hội. Nếu thơ đã được sử dụng trong hàng bao thế kỉ để kể những câu chuyện băng qua thời gian, vậy thế hệ chúng ta sẽ kể câu chuyện nào để trao lại cho tương lai như di sản của chúng ta? Một di sản hợp thành không phải chỉ một câu chuyện, nhưng là một chuyện kể nối qua các nhà thơ, các châu lục, và các nền văn hoá. Phương pháp Tân hình thức đang được Khế Iêm trình ra là một toan tính để làm chính điều đó. Phong trào này là một đường lối để sáng tạo một chuyện kể được thêu dệt đẹp bao gồm những trầm tư thiết thân của nhiều người khi họ biểu hiện và san sẻ thế giới chúng ta trong một bức tranh bằng lời.

Nguyên tác bằng tiếng Anh: “A New Era in Poetry” – của An-gela Saunders. Bản dịch tiếng Việt: Nguyễn Tiến Văn. hoàn tất tại Sài Gòn ngày 15 tháng 9 năm 2013, theo yêu cầu của Hồ Đăng Thanh Ngọc, tổng biên tập Tạp chí Sông Hương.

Page 292: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 292

Ghi chú về tiểu sử các tác giả Mỹ

Tiểu sử của Dana Gioia, Frederick Feirstein và Frederick Turn-er được căn cứ trên tuyển tập thơ Rebel Angels, 25 Poets of New Formalism (Những Thiên Thần Nổi Lọan), được tái bản vào năm 1998. Cần ghi nhận, thuật ngữ “Tân hình thức” dùng để chỉ một nhóm nhà thơ muốn hồi phục thơ thể luật của thơ Mỹ. Những nhà thơ tiếp theo sau đó, khi sáng tác bằng thơ thể luật, họ không dùng thuật ngữ này nữa vì cho rằng không cần thiết. Ngay những tập thơ được xuất bản của Frederick Turner và Frederick Feirstein cũng không dùng thuật ngữ này. Trong tuyển tập Rebel Angels, nhà thơ Marylyn Hacker cũng không phải trong nhóm những nhà thơ Tân hình thức. Như vậy, thuật ngữ này để chỉ một thời kỳ thay đổi thơ Mỹ, chứ không phải là một thể lọai thơ, càng không phải để chỉ những nhà thơ sáng tác bằng thể luật. Trái ngược lại, thuật ngữ “Tân hình thức” lại được dùng chỉ những nhà thơ Việt, viết bằng một thể thơ mới trong thơ Việt.

Page 293: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

293 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

HƯỚNG TỚI TÁC PHẨM CỦA NHÓM SÁNG TÁC______________________

Khế Iêm

Theo Timothy Steele, nhà thơ Stéphen Mallarmé trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1891 cho rằng, thơ tự do sẽ sớm

trở về với thể luật, và vần luật thông thường, đặc biệt với dòng thơ Alexandrine 12 âm tiết, vẫn còn cần thiết như cũ. Nhiều nhà thơ rất gần với phong trào thơ hiện đại cũng không nghĩ, thơ tự do sẽ kéo dài mãi như thế. Đối với những người chống đối thể luật, họ hy vọng một thể luật mới sẽ xuất hiện khi thể luật truyền thống không còn. Nhà thơ Mỹ William Carlos William, “thơ tự do tạm thời vô thể, nhưng nó không dừng ở lại đó, mà hướng tới một thể luật mới.” 1. Điều mong mỏi của Williams chưa xảy ra, và có lẽ không bao giờ xảy ra.

Thơ tự do Mỹ, sau một thế kỷ đầy khám phá năng động, với những phong trào tiền phong, bây giờ đã trở nên bão hòa, thể luật hay tự do gì cũng được. Và những nhà thơ tự do Mỹ tiếp tục thực hành qua những phong cách đã được khai phá từ những nhà thơ hiện đại và hậu hiện đại (những phong trào tiền phong nửa sau thế kỷ 20). Những gì khai thác đã khai thác hết, và những nhà thơ đi lại từ đầu. Điều này có nghĩa là, cũng như hội họa trừu tượng, dù vẫn có rất nhiều người sáng tác, nhưng thơ tự do đã không còn nằm trong bất cứ định hướng nào nữa, của thơ.

Page 294: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 294

Nếu thơ Mỹ, vào thập niên 1990, bị khủng khoảng về thể thơ, thì thơ Việt, qua sự nổi lên của phong trào thơ Tân hình thức Mỹ, lại được thể thơ không vần, làm cân bằng với những thể thơ có vần của cổ điển và tiền chiến. Thơ Tân hình thức Việt, vì thế, mang một ý nghĩa mới, làm nền cho cuộc hòa điệu của thơ, giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây. Đây là một đặc điểm của Tân hình thức Việt, gần gũi với tinh thần tân chiết trung của kiến trúc hậu hiện đại Mỹ, thập niên 1990. Thơ Tân hình thức Việt chia sẻ với thơ vần điệu ở hình thức thể thơ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát không vần. Chia sẻ với thơ tự do ở phong cách diễn đạt và chia sẻ với văn xuôi về cú pháp văn phạm. Nhưng để đúng là thơ Tân hình thức Việt, phải tạo ra nhịp điệu mới cho thơ. Thơ Tân hình thức Việt, với kỹ thuật vắt dòng, chuyển hết những thể thơ có vần thành không vần, kết hợp thêm các yếu tố khác làm thành nguyên tắc thơ: vắt dòng, tính truyện, kỹ thuật lập lại và ngôn ngữ đời thường. Quan sát thể thơ lục bát không vần, khi thay luật vần bằng kỹ thuật vắt dòng và dùng kỹ thuật lập lại để tạo nhịp điệu, chúng ta thấy vần xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trong bài thơ, chứ không phải chỉ ở cuối dòng như thơ vần luật.

Ngôn ngữ đời thường là ngôn ngữ sử dụng thường ngày của mọi người, của đám đông. Ngôn ngữ ấy, qua kinh nghiệm của thơ Tân hình thức Việt, dễ dàng chuyển dịch qua những ngôn ngữ khác. Đối với thơ Mỹ, ngôn ngữ đời thường khi đưa vào thơ, không gặp trở ngại nào vì người đọc đã từng quen với ngôn ngữ thông thường thời Wordsworth và quan điểm ngôn ngữ của phái Hình tượng. Nhưng đối với người đọc Việt, một phần vì quá khác biệt với những gì đã thành nếp trước kia, một phần vì những nhà thơ Tân hình thức Việt chưa hình thành được giá trị cho loại ngôn ngữ này trong thơ, nên chưa quen với người đọc, nhất là người đọc lớn tuổi. Vì vậy, với bốn tuyển

Page 295: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

295 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

tập thơ song ngữ 2 và một số tập thơ Tân hình thức đã xuất bản, chúng ta mới chỉ khẳng định được hình thức của thể thơ, chứ chưa tạo được ngôn ngữ mới cho thơ.

Thơ thay đổi khi ngôn ngữ thơ thay đổi. Đây là bài học của thơ Tân hình thức Mỹ, chỉ với phương cách đơn giản, đưa ngôn ngữ đời thường, qua cơ chế thể luật, thành ngôn ngữ thơ – đã làm hồi sinh thơ thể luật truyền thống, sau một thế kỷ bị đẩy vào trong hậu trường sân khấu. Đối với thơ Việt, chúng ta không cần bàn tới việc thay đổi, ngôn ngữ tự nó thay đổi để thích hợp với một thế hệ mới, nếu họ không muốn chỉ là chiếc bóng không hiện hữu của những thế hệ trước đó. Hơn thế nữa, trong tương lai, thể thơ không vần và ngôn ngữ đời thường sẽ trở thành phương tiện hữu hiệu để phá vỡ hàng rào ngôn ngữ giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Có bao nhiêu sắc dân là có bao nhiêu ngôn ngữ, thơ – cùng với những phát triển kỹ thuật mới trong dịch thuật – chẳng phải đang góp phần vào việc hóa giải những khác biệt về ngôn ngữ, đáp ứng sự khao khát thông hiểu lẫn nhau và giao lưu trong một thế giới đa văn hóa đó sao?

Nhưng đâu là những yếu tố đủ để tạo thành định hướng cho thơ?

Trở lại thơ Mỹ, manh nha từ cuối thập niên 70, thơ Tân tự sự (New Narrative) là một phong trào xuất phát từ San Francisco, bởi những nhà thơ trẻ như Robert Glück, Bruce Boone ... phản ứng lại với phong trào thơ Ngôn Ngữ thời đó. Cũng như thơ Tân hình thức, quay về với những thể luật truyền thống, thơ Tân tự sự hồi phục yếu tố truyện kể đã bị thơ tự do thời hiện đại nhường lại cho tiểu thuyết. Thuật ngữ Tân tự sự được dùng bởi nhà thơ Wade Newman, sau đó những nhà thơ Frederick Feirstein, Frederick Turner và Dick Allen hòan tất phần nhận thức và lý thuyết. Đến khỏang cuối thập niên 80, đầu thập niên

Page 296: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 296

90, hai nhà thơ Frederick Feirstein, Frederick Turner kết hợp thơ Tân hình thức và Tân tự sự thành phong trào thơ Mở rộng (expansive poetry).

Khi trở về thể luật, hồi phục cái đẹp truyền thống, và còn gì nữa, chúng ta chạm tới cổ điển. Chúng ta đã học được gì ở thời kỳ chưa có chữ viết, thơ và truyện được lưu truyền qua tiếng nói, là công trình của công chúng, được ghi và kể lại từ những người kể truyện chuyên nghiệp? Có sự tương đồng và dị biệt nào giữa xã hội cổ xưa đó và xã hội hiện nay? Xã hội cổ xưa hoàn toàn thiếu vắng thông tin, trong khi chúng ta đang sống ở thời kỳ bội thực thông tin. Chúng ta trôi nổi trên bề mặt, và không còn quan tâm tới những thể loại nghệ thuật nào không thể hiện được phong cách thời đại của chính nó. Internet thay đổi nếp sinh hoạt và đẩy chúng ta vào một thế giới phẳng: mỗi cá nhân vừa hiện diện, vừa không hiện diện, mập mờ giữa ảo và thực. Mạng xã hội nối kết và hoà tan con người thành những hiện thân (avatar) vô danh. Vì thế, sáng tác đơn lẻ của một cá nhân cần kết hợp với những sáng tác tập thể để đáp ứng với tầm vóc của thời đại. Mỗi nhà thơ đều bình đẳng, và khi sáng tác tập thể, tài năng cá nhân được nâng cao, chúng ta sẽ có những tác phẩm vượt trội, thay thế những tên tuổi vượt trội của những thế kỷ trước.

Điều ghi nhận: những tiện nghi về kỹ thuật, iphone, ipad là những phương tiện giúp tìm kiếm và giải trí, là sản phẩm của tâm trí, và tâm trí thì, có ý thức và phân biệt. Chính vì vậy, do phản ứng đối nghịch của tâm trí, hấp lực của thực tại càng mạnh mẽ hơn, khi so với sự phát minh về kỹ thuật (sự phát triển về du lịch và nhịp độ ưa thích sách in vẫn cao).3 Hơn thế nữa, để đánh đổi đời sống tiện nghi, chúng ta đang hủy hoại hành tinh chúng ta đang sống bằng những chất phế thải. Và như thế chúng ta cần tái chế (rác, giấy, đồ nhựa, chai lọ, carton, quần áo cũ …) để tránh ô nhiễm môi trường. Trong thơ, chúng ta không

Page 297: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

297 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

cần tạo thêm những điều gì mới, và hãy dùng lại những gì đã cũ. Thơ Tân hình thức Mỹ quay về sử dụng lại những thể thơ truyền thống. Thơ Tân hình thức Việt tái chế những yếu tố thơ có sẵn, để hình thành một thể thơ mới. Thơ luôn luôn nằm trong thời đại và cũng vượt qua thời đại. Những cái vượt qua thời đại là những gì chúng ta không hề biết trước. Và như thế, một lần nữa, chúng ta lại bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới.

Đến đây, điều mong ước của William Carlos Williams, “hướng tới một thể luật mới”, không còn cần thiết. Thể luật đó đã có, chúng ta chỉ cần lấy ra dùng lại. Đó là thể thơ không vần, có khả năng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa thể luật và tự do, dễ dàng trong việc chuyển tải tư tưởng. Đây là một thể thơ toàn cầu, thơ Đức, thơ Nga và thơ ở một số nước Âu châu … đã tiếp nhận thể thơ không vần của thơ tiếng Anh từ nhiều thế kỷ trước, với những tên tuổi như Johann Wolfgang Goethe, Alexander Pushkin… Việt Nam cũng vừa tiếp nhận thể thơ này qua phong trào thơ Tân hình thức Việt.

Thể thơ là phương tiện thể hiện thơ. Chúng ta dùng lại thể thơ không vần để kể một câu truyện do nhiều người cùng kể, kết thành nhóm những nhà thơ. Nhiều nhóm hình thành một phong trào thơ. Khi kể một câu truyện, có nghĩa là chúng ta mang ngược những yếu tố của tiểu thuyết áp dụng vào trong thơ. Trong tiểu thuyết những yếu tố chính là bố cục và tình tiết. Tình tiết trong thơ chắc chắn sẽ khác với tình tiết trong tiểu thuyết, do sự hòa trộn với ngôn ngữ và nhịp điệu, và điều này chỉ có thể nhận thấy trong tiến trình thể nghiệm của mỗi người làm thơ. Để kể một truyện dài bằng thơ với nhiều nhà thơ tham gia, trước hết, chúng ta phác thảo một cốt truyện và bố cục câu truyện. Tiếp đó, mỗi người sẽ sáng tác từng đọan truyện, mỗi đoạn truyện là một tình tiết mới.

Page 298: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 298

Phương pháp tiến hành: Khởi đầu mỗi nhà thơ chọn một bài thơ của mình hay bài thơ nào đó trong nhóm, có thể khai triển thành một câu truyện. Sau đó phác thảo bố cục và tình tiết, gửi cho một bạn thơ khác để họ sáng tác đoạn thơ kế tiếp. Người bạn này, sau khi hoàn tất, có thể thay đổi phác thảo bố cục và tình tiết lúc đầu nếu thấy cần thiết, rồi chuyển cho người tiếp theo, trong nhóm. Cứ sáng tác theo cách như vậy cho đến khi câu truyện hoàn tất. Để tránh rườm rà và lôi cuốn người đọc, nhà thơ cần quan tâm tới sự cô đọng của câu chữ. Sau khi hoàn tất, sẽ chuyển toàn bộ tới những nhà thơ cộng tác để họ dùng kỹ thuật xâu chuỗi (lập lại của câu chữ, ý tưởng, tình tiết), nối kết những bài thơ lại với nhau.

Kỹ thuật xâu chuỗi thơ cũng tương tự như cách lập lại những xâu chuỗi chữ (a string of words) của điệp khúc (refrain) trong thơ tiếng Anh. Trong một bài thơ ballade, gồm một hay nhiều đoạn (stanzas), mỗi đoạn có 7, 8 hay 10 dòng và một đoạn ngắn cuối cùng. Đặc biệt là dòng cuối của mỗi đoạn đều được lập lại nguyên cả dòng. Ở đây cũng cần nhắc lại, kỹ thuật xâu chuỗi thơ làm chúng ta liên tưởng tới những mẫu tự, được xếp theo chiều ngang và chiều dọc của một ô chữ (crossword puzzle). Trong một ô chữ, mỗi mẫu tự nối với những mẫu tự khác thành những chữ hoặc nhóm chữ, không khác nào mỗi bài thơ trong xâu chuỗi thơ. Như vậy nếu đặt những xâu chuỗi thơ trong một khung ô chữ, gặp nhau hoặc song song, chúng ta có kỹ thuật ô chữ để tạo bố cục cho một truyện dài bằng thơ. Hai kỹ thuật xâu chuỗi và ô chữ, gọi chung là kỹ thuật ô chữ, có khả năng tạo nên những tác phẩm tuyến tính hoặc phi tuyến tính và đa cốt truyện cho thơ truyện kể.

Khi mua sắm, trò chuyện (chat), họp mặt (skype) … trên on-line, chúng ta tưởng rằng đang sống trong mạng lưới ảo. Thật ra, khi Internet trở thành phương tiện của đời sống, nó không còn ảo nữa, nó là thật. Trong sinh hoạt văn học, có những người

Page 299: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

299 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

bạn chỉ quen biết qua email, trò chuyện trên mạng, cùng có một ưu tư, năm này tháng nọ, chúng ta cảm thấy thân quen từ bao giờ không hay. Khi những nhà thơ Tân hình thứcnhận thấy một số bạn thơ, ở khắp nơi trên thế giới, ở Mỹ, Úc, Canada, Đức, Nga … nơi có nhiều người Việt sinh sống, có nhu cầu cùng kể một câu truyện, họ kết thành nhóm. Mối quan hệ đó là thật. Chỉ khác là, cách kết bạn bây giờ khác với cách kết bạn của những thế hệ trước, và khác cả với chúng ta, 10 hay 20 năm trước. Vậy thì, chỉ khi nào khi chúng ta không còn bị vướng vào những khái niệm ảo thực, và nhiều khái niệm khác nữa, chúng ta mới có thể bước vào cái toàn cảnh của cuộc đời, bước vào thực tại. Bởi vì cuộc đời, vốn dĩ, nó ôm lấy tất cả, không chừa một thứ gì.

Mỗi nhà thơ sáng tác từng đoạn thơ, nhưng trong quá trình sáng tác, sự hứng khởi và khác biệt, sẽ dẫn dắt câu truyện theo nhiều hướng, khác với những phác thảo lúc khởi đầu, không ai có thể đoán trước. Mỗi tác giả có khuynh hướng lái câu truyện theo cách của mình, và thế là, bài thơ trở thành cuộc tìm kiếm câu truyện của chính mình. Cho đến khi nào, những cuộc tìm kiếm của những tác giả gặp nhau, câu truyện mới đến hồi kết thúc. Tác giả bài thơ chỉ còn là những ghi chú ở phía dưới bài thơ, để người đọc biết, ai là tác giả đoạn thơ. Toàn bài thơ không có tác giả. Những tác giả vuợt trội đã thuộc về quá khứ. Nhóm thơ có thể là vài người, nhưng cũng có thể lên hàng chục người, và thế là bài thơ trở thành một cuộc chơi lớn. Và thế là có nhu cầu cần đến một người điều hành. Vậy người điều hành, chẳng phải là những Homer, Thị Nại Am, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, và những nhà thơ chẳng phải là đám đông đang góp phần vào việc kể những câu truyện lớn (Iliad, Odyssey, Thủy Hử, tam quốc Chí, Hồng Lâu Mộng) trong cái thực tại mới là Internet, đó sao? Và xã hội cổ xưa đó, như một phép lạ, đang trở về với hiện tại.

Page 300: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 300

Dự án của chúng tôi là, tìm kiếm nhóm những nhà thơ trẻ Mỹ và nhóm nhà thơ trẻ Việt, bước đầu hình thành một phong trào xuyên quốc gia:

– Mỗi nhóm ít nhất là 2 người.

– Dùng thể thơ không vần và ngôn ngữ đời thường, qua thơ, chuyên chở câu truyện của con người và đất nước giữa những nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.

– Sau đó, tác phẩm được chuyển dịch hổ tương và xuất bản.

Chúng tôi mong ước, trong tương lai, có thể thiết lập mối quan hệ thơ, giữa các nước có thể thơ không vần. Với các nước khác, họ có thể tiếp nhận thể thơ này từ thơ tiếng Anh, như trường hợp thơ Tân hình thức Việt. Song song đó, mỗi nhà thơ tiếp tục kể những câu truyện qua kỹ thuật xâu chuỗi để hoàn tất những tác phẩm cá nhân. Để kết luận, chúng tôi xin mượn lời nhận xét của nhà thơ &học giả Mỹ Frederick Turner, trong một email, ông viết:

Những gì anh đề nghị hòan tòan phù hợp với quan điểm của tôi về tương lai thơ; tôi tin rằng Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tân phục hưng của thơ khắp toàn thế giới. Cuốn sách mới của tôi, “Hùng ca: Thể thơ, Nội dung, Lịch sử (nhà xuất bản Transac-tion) đúng với lời phát biểu đầy hứng khởi của anh:

“Mỗi nhà thơ như một tinh cầu cô lẻ, mở ra một lối riêng chỉ vừa một người đi trong cái dù che của từ pháp, chỉ vài năm là bí lối. Trong khi thơ, đáng ra không thể là tiểu lộ, phải là đại lộ, hàng ngàn người cùng đi mà vẫn rộng thênh, không thấy đường cùng.” (Khế Iêm, Stepping Out, Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2012)

Page 301: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

301 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Chúng tôi cho rằng, trong một thế giới phân hóa tới cùng tận, thơ cần chia sẻ những vấn nạn của đời sống, xung đột bạo lực, hủy hoại môi trường, nghèo đói … và tái định nghĩa cho phù hợp với tình huống, thơ đang dần dần bị lãng quên, bởi lý do trong khi những phương tiện đời sống thay đổi, thì chính thơ lại không thay đổi.

Và dù thành công hay không, chúng ta là những đoàn người đang đi tới.

Ghi chú1/ “Missing Measures”’ Timothy Steele, The University of Arkansas Press, 1990. “The free verse movement seemed, in Williams’ word, “a formless interim”; it not was considered an end in itself, but was to lead to a “new way of measuring”.2/ “Thơ Không Vần”, “Thơ Kể”, “Thơ Khác” của Khế Iêm, và “Thúy Liên Khúc Ngoài” của Biển Bắc, Tan Hinh Thuc Publishing Club. 3/ Vào lúc này, tháng 3, 2013 sách in chiếm 75%, ebook chỉ có 25%.

Page 302: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo
Page 303: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

NHỮNG BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC_______________________________

Lời tựa: 15 bài thơ của 3 nhà thơ Tân hình thức Mỹ, và 57 bài thơ thuộc về 5 thế hệ những nhà thơ Tân hình thức Việt, sinh từ những thập niên 1940 tới 1990. Người lớn tuổi nhất là nhà thơ Nguyễn Đăng Thường (sinh năm 1938), người trẻ tuổi nhất là nhà thơ Hường Thanh (sinh năm 1990). Những bài thơ bao gồm từ những bài ngắn nhất tới những bài dài nhất, với những thể thơ không vần: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, và lục bát.

Page 304: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 304

FREDERICK TURNER___________________

LỜI KHUYÊN MỘT NHÀ THƠ

Thế thì bạn nên nói với bạn đọc những gì Họ muốn nghe? Họ muốn lắm, họ nóng lòng muốn Biết, nó làm dịu đi nỗi đau trong cuộc sống; Và họ cầu xin bạn, không thô bạo, nhưng cũng Không phải với cách xử trí cảm động, buồn bã Qua những điều họ muốn nghe; hãy hòa nhã với Họ một lần, nói vài lời, ghi vào biên bản Điều đó, cho phép họ thỉnh cầu điều đó. Và

Bạn là ai mà trở thành người phán xét mọi Sự việc? Cuộc biểu quyết nào làm bạn là người Canh giữ linh hồn họ? – Một nhà thơ tồi của Thế kỷ, một thế kỷ chán ngấy những nhà thơ, Với lý do: có quá nhiều nhà thơ, mà sau Cùng tất cả không có gì hơn trong số chúng Ta – nhà thơ không đưa ra giải pháp nào cho Vấn đề, không có khám phá mới về kỹ năng Hay chủ đề, và là nhà truyền giáo của những Thể thơ cũ, và lập lại giấc mơ đã phế

Tàn. Vì cuối cùng nếu không có giải pháp, không Có thay đổi gì mới đối với tác phẩm và Tình yêu, và trí tuệ thông suốt và cái biết Cẩn trọng, không có nguồn khôn ngoan nào ngoài chính Chúng ta, không có đường lối bí mật nào truyền Tải quyết định của chúng ta tới người đạo diễn, Bình thường hay thánh thiện, hoặc nhóm – giới tính, chủng

Page 305: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

305 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK TURNER___________________

ADVICE TO A POET

Then should you tell them what they want to hear?They want it so badly, they yearn for it,It would so ease the pain there is in living;And they have begged you through their intermediaries,Not rudely, but with a sad, moving tact;For once be gentle with them, say the words,Put it on record, give the great permission.

And who are you to be the judge of things?What vote made you the guardian of their souls?– A lesser poet in a centuryThat has got tired of poets, and with reason:There were so many, and then after allTurned out no better than the rest of us –And you bring no solution to the problem, No innovation in the craft or theme, Are an apostle of the ancient formsAnd only sing the old discarded dream.

For after all if there is no solution,No fresh alternative to work and loveAnd clear intelligence and careful knowing,No better source of wisdom but ourselves,No secret way to hand on our decisionsTo some director, natural or divine,Perhaps collective – gender, race, or class –

Page 306: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 306

Loại, giai cấp – rốt cuộc rồi cuộc đời sẽ không Thể dung thứ, và phản ánh trong gương chỉ là Khuôn mặt, với góc độ tầm thường của vài trong Sáu giác quan ham muốn. Và sự hoàn chỉnh phẩm

Hạnh tạo cảm giác như nỗi chết! Và nhà thơ Nói với họ rằng họ chẳng có kỳ vọng về Số điểm tốt hơn những gì họ đạt được, qua Trắc nghiệm: bạn ham nhục dục, vô công rỗi nghề, Không thật thà và hão huyền trong phán đoán đúng Đắn của bạn như họ vậy: và ngay cả cho Đó là cường điệu thì cũng không phải là không

Đúng thực. Họ ngợi khen bạn nếu bạn nói lên Được điều họ muốn nghe, và sau cùng sự tổn Hại nào bây giờ điều họ muốn nghe đó gây Nên? Hãy nói ra điều đó rồi thú tội: bạn Sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu khi bạn vượt qua.

Page 307: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

307 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Then life would be unbearable, we'd seeReflected in the mirror just a face,The common vector of some six desires.

And moral perfectness feels so like death!And you who tell them this have no pretensionOf scoring better on that test than they: You are as sensual, slothful, as dishonest,As vain of your good judgment as are they:And even this is one more form of boasting,Which does not make it any the less true.

But they would so reward you if you said it,And after all what harm now would it do?Say it then, make the required confession:You will feel so much better when you're through.

Page 308: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 308

FREDERICK TURNER___________________

TRÊN CAO ĐẠI TÂY DƯƠNG 37 NGÀN BỘ

Trên đây giữa thiên đường và thiên đường không có Lời kinh cầu, không có dấu hiệu của quá khứ, Không gốc rễ, như gốc rễ tôi thấy mới hôm Qua, những bàn chân khổng lồ lốm đốm, trần trụi Xuyên thủng đất cát ở Hanover: chỉ có Hơi thở của bản ngã và mùi cà phê, và Âm thanh thất thường của không khí, xé giữa cánh Và phần máy phản lực bằng chất carbide. Và Còn nữa, tôi thề rằng bầu trời tối thì thầm Với tôi ở đây về thượng đế, say mê những Cung xanh của ngài, thân thể con người chìm sâu Trong khả năng sáng tạo của ngài, và những gì Ngài biết, những định tinh xa lạ nào, phương pháp Nào của thanh lịch và quyền năng nào; và cái Tôi bị kích động; phương pháp nào tắc nghẽn nơi Đây giữa màu xanh đêm của tương lai và quá Khứ, lặng im trong thị giác của người nhận biết, Nơi thiên đường cái đầu tiên được thì thầm bởi Cái cuối cùng.

Page 309: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

309 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK TURNER___________________

37,000 FEET ABOVE THE ATLANTIC

Here between heaven and heaven there is no prayer,No mark of past, no roots, as those I sawJust yesterday, great feet mottled and bareThrust in the sandy soil of Hanover:Only the breath of ego and the smellOf coffee, and the sound of broken airTearing across the airfoils and the hellOf carbide turbine-blades. And yet I swearThe darkened heavens whisper to me hereOf you, rapt in your blue pavilions,Bone-temples deep with your divine software,And what you will have known, what alien suns,What techne of what gentleness and power;And the stunned self, its great gifts stranded hereBetween the nightblue future and the past,Is silent in the vision of the knowerWhere the first heaven is whispered by the last.

Page 310: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 310

FREDERICK TURNER___________________

GIÓ THÁNG TƯ

– Tặng Ann Weary

Gió, lớn, vật vã những chiếc lá tháng Tư; những Con ngựa cái bồn chồn, phấn kích, tung bờm; chúng Tôi men theo hàng dọc dưới mái rừng nơi vòm Cây ma thuật đong đưa màu lục bích thoát khỏiTừ mỗi trong những nhánh gân lá đen; đường hẹp,

Trái nho, cây du, tuyết tùng va vào khủyu tay Và đầu gối chúng tôi. Mọi thứ sáng lên ngoạn Mục: mặt trời lên và bây giờ chúng tôi bất Ngờ thấy, làm cách nào màu xanh thành màu trắng Trong thế giới thực vật, sự tái nhợt của sự

Đồng cảm bí mật của nó với ánh sáng; bạn Tôi – họa sĩ chủ nhân trang trại này – quay lại, Và kể cách nào người họa sĩ ném trên đốm Trắng, và phủ lên lớp xanh nhẹ, thành màu tái Nhợt; và bây giờ, một cảm giác kỳ lạ làm

Cả hai chúng tôi đều yên lặng và cưỡi ngựa Như thể chúng tôi bị lạnh bởi sự mong manh; Vì xuyên qua rừng cây một mùi thơm đang thổi Qua, cơn thủy triều của vị ngọt dịu từ những Bông hoa ngoài tầm nhìn, bí mật, vô hại, thần

Page 311: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

311 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK TURNER___________________

APRIL WIND

– for Ann Weary

Wind, gigantic, wrestles the April leaves;The mares are nervous, elated, tossing their manes;We pass in file under the forest eavesWhere a magic bodarc shakes an emerald freeFrom each of its branched black veins;

The path is narrow, we are fingered at elbow and kneeBy the grape and the cedar elm. All goes dazzling bright:The sun has come out and now we suddenly seeHow this green is the white of the plant world, the blanchOf its secret kinship with light;

And my friend turns–the artist, who owns this ranch –And tells how a painter will throw on gout of white,And feather a green glaze thereover, for a branch;And now, strangely, we both fall silent and rideAs if we were chilled by a slight;

For through the woodland is blowing a perfume, a tideOf sweetness from some blossoming out of our sight,Mysterious, innocent, heavenly, known on the insideOnly, unfading; and the mares are dancing, and we,Like disciplined riders, pull tight

Page 312: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 312

Tiên, chỉ biết được từ bên trong, không phai nhạt; Và những con ngựa đang khiêu vũ, và chúng tôi, Như những kỵ mã có kỷ luật, ghì dây cương Và kềm với sức mạnh của đùi và đầu gối, Những thân hình to lớn chuyển động, tiền

Sử và mù, băng qua những đường hẹp bây giờ Đang tối. Và chúng tôi hoàn toàn tự do, nói Hoặc không, như chúng tôi hướng về phía cổng, chúng Tôi sẽ phát hiện trong những làn sóng của hương gió.

Page 313: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

313 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

On the rein and grasp with the strength of the thigh and the kneeThe huge bodies that move, prehistoric and blind,Through the now darkening glades. And we are quite free To speak, or not, as we make for the gate we shall findIn the waves of the fragrant wind.

Page 314: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 314

FREDERICK TURNER___________________

NHÀ SỐ 205 ĐƯỜNG WOODSIDE

Đây là ngôi nhà nơi các con bạn chơi bên Lò sưởi; trong mùa xuân hoa đậu tía nở bay Hương thơm; những Chủ Nhật vợ chồng hôn nhau trên Giường và đọc báo: bây giờ bạn là người lạ.

Một gia đình khác làm sạch bụi thành cầu thang, Những tấm hình của ai đó bầy trên chiếc dương Cầm nhỏ. Bạn nhìn vào từ bên đường, cố nhìn Cho rõ, như thể bạn đang ở nơi miền đất

Lạ. Nếu bạn xâm nhập bất hợp pháp, và băng Qua ranh giới vô hình phân chia quá khứ với Hiện tại, bạn sẽ vào tù. Quyền sở hữu của Bạn không còn hiệu lực, giấy chủ quyền nhà đã

Được đăng Ký. Có lẽ, đó là cơn ác mộng, Và bạn thức giấc trong hoảng loạn, rồi dần dần Giấc mơ phiền muộn sẽ chùng lại và tàn phai, Và bạn nhìn thấy những cái bóng thân quen vén

Tấm màn, và làm bạn ngủ lại. Nhưng đó không Phải là giấc mơ; thân thể bạn đã già đi Hai mươi năm, những đứa con đã xa, đồ đạc Trong nhà không còn nữa; tất cả chúng ta để

Lại là niềm vui trong quá khứ, giấc mơ của Mỗi ngày; là trái tim cày bừa ký ức; ở Đây không có sự lưu lại mãi mãi.

Page 315: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

315 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK TURNER___________________

205 WOODSIDE DRIVE

This is the house where your children played by the fireplace;In spring the blooming wisteria scented the air;Sundays you kissed in bed and fetched the newspaper:Now you're a stranger there.

Another family brushes the turn of the banister,Somebody's photographs clutter the baby grand.You can see from the sidewalk, straining to get the best angle,As if in a foreign land.

If you were to trespass, and cross the invisible boundaryDividing the past from the present, you'd end up in jail.Your freehold is void, a recording angel would indicateSignatures marking the sale.

Perhaps it's a nightmare you're having, you'll wake in a panic,And slowly the desolate dream will slacken and wane,And you'll see the familiar shadows branching the curtainsAnd turning you'll drowse off again.

But this is no dream; your body is twenty years older,The children are distant, the furniture carried away;All you have 1is the joy of the folly of falling,The dream of the everyday;

All you have left is the heart that harrows its memories;Here's no abiding stay.

Page 316: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 316

FREDERICK TURNER___________________

ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH Ở BRUGES

Những du khách không thấu hiểu ánh sáng trắng trong Lành đó. Giáo sư nghệ thuật ghi rõ thế. Tôi, Một phần lúng túng bởi tội lỗi, cảm thấy vẻ Duyên dáng cổ xưa, sự kinh hoàng khi nhìn trên Khuôn mặt Đức Mẹ Đồng Trinh, ám chỉ, sự tươi Mới của thiên nhiên và ký ức thiên đường, của Niềm vui sướng không kéo dài mãi nhưng có thể

Trải nghiệm lại. Chúng ta lau chùi lớp vẹc ni, Nhưng không thể thấy để lau sạch bao nhiêu lời Dối trá, dục vọng, sự phản bội, sự biếng nhác, Tính hợm hĩnh; chúng ta biết qua vẻ hấp dẫn Bề ngoài nên không thể nhận biết, rằng thị giác Của Đức Mẹ Đồng Trinh soi sáng chúng ta vì Chúng ta không thấy sự mù lòa của chúng ta.

Bà mẹ thiên nhiên điển hình cho sự hổ thẹn Của chúng ta; ô nhiễm là tên gọi nỗi ưu Phiền về sự vô tội bị cưỡng đoạt và hãm Hiếp. Chúng ta tạo ra máy móc, vật dụng, gây Tác hại môi trường rồi bày tỏ sự ăn năn Trước những bóng ma lờ mờ của nỗi hoài nghi, Để mong được miễn trách. Cận kề nhất chúng ta

Page 317: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

317 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK TURNER___________________

THE BRUGES VIRGIN

The tourists do not comprehend that pure white light.The art professor makes a formal note.I, but half-ruined, feel the ancient grace,The terror of the Virgin's face,The hint, like the fresh herb beside her throat,Of ever-lost delight.

We clean the varnish, cannot see to cleanOur clogged lies, lusts, treasons, sloths, vanities;We use the lilies of our sex to know,And cannot therefore see to knowThe vision in whose light the virgin sees,Nor know what sin might mean.

Nature is made the proxy for our shame;Pollution is the name we give the griefOf self-despoiled and ravished innocence.We make machines do penitenceTo the dim spectres of our disbelief,Absolving us of blame.

Page 318: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 318

Đạt được trong hành động ăn năn là khước từ Hành động: hãy nghĩ làm sao sương mù tan nơi Sườn núi để lộ ra những thân cây nguyên si, Khi những bí mật ngoạn mục của bình minh nhắc Chúng ta tái lập lại ý nghĩ thanh khiết của Tâm hồn, suối nguồn sông Nile của nó.

Thơ Frederick Turner, Khế Iêm dịch

Chú thíchBruges: Một thị trấn ở Bỉ

Page 319: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

319 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

The closest we can come is in denial:Think how the fogs clear from a mountainsideTo show the galleries of virgin trees,When the dawn's dazzling mysteriesRemind us of the soul's lost passiontide,The sources of its Nile.

Page 320: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 320

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

MỤ PHÙ THỦY

Ở thành Viên của Freud không ai tin những trẻ Em bị xâm phạm tình dục có thể cảm nhận, Mặc dù từ những chuyện cổ tích họ đã chờ Đợi, bà phù thủy hâm nóng trẻ em cho bữa

Ăn. Bậc cha mẹ làm gì, bạn bè cha mẹ Làm gì, những giám thị, thày cô giáo, giới tu Sĩ định vị, thẩm tra cái gì, tất cả những Gì đó tự lập lại trong sự tự lừa gạt,

Chiến tranh. Bạn biết điều này giống như người Do Thái bị ngược đãi. Hãy đọc ký ức của bạn Lúc Thời Gian trở nên lý tưởng. Bản văn còn Đó, trong ẩn dụ và những giấc mơ, trong kịch

Bản, thơ ca, ngay cả những sơ đồ thương mại, Trong sự giả trang của những lời cầu nguyện chống Lại Sự Thực. Đời sống của chúng ta đã mệt Đừ hai, ba, bốn lần, xem phim tính dục, – thỉnh

Thoảng chúng ta đạt tới khoái cảm khi nghe tiếng Nhạc phim vo ve nơi phòng của cha mẹ chúng Ta. Những năm tháng, những thập niên, bạn lập lại Cơn chấn thương này trong huyền thoại, trong cổ tích

Về thế chiến II; bạn mang quá khứ của bạn Vào kịch, mơ thấy đang thu nhặt những chiếc răng Vàng và những chiếc giày nâu.

Page 321: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

321 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

THE WITCH

In Freud’s Vienna no one could believeThe children they molested there could feel,Although from fairytales they did expectThe Witch to heat up children for a meal.

What parents do, what friends of parents do, What supers, teachers, clergy fix, explore,Repeats itself in self-deception, war.You know this as persecuted Jew.

Read your memories Time makes ideal.The text is there in metaphors and dreams,In plays, poetry, even business schemes,In masquerades of prayers against the Real.

Our lives were spent at two, three, four,Watching a movie, X-rated, hummingThe sound track at our parents’ door– We sometimes hear it when we’re coming.

For years, decades, you repeat this traumaIn myth, the fairytale of World War II;You bring your past into the drama,Dreaming you’re gathering gold teeth, brown shoes.

Page 322: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 322

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

TRUYỆN CỔ TÍCH

Những người kể chuyện biết những gì những nhà học Giả nhận biết rằng chúng ta ở đúng lúc, bởi Vì thời gian, phải bị đốt cháy, và chúng ta Phải trở về nơi tử cung của sự chết. Những

Truyện cổ tích kể lại những gì chúng ta không Thể quên; rằng chúng ta luôn luôn là những đứa Trẻ, trông chờ những khó khăn và sao lãng của Những mụ phù thủy. Trong hầu hết những chuyện cổ

Tích chúng ta từng nghe, chúng ta những đứa trẻ Không được thấy, không thể thốt nên lời, và biết Rằng số phận chúng ta luôn luôn vô lý. Như Khi người cha trải qua nỗi u sầu, ông gửi

Chúng ta, những đứa trẻ tới cũng một bà mẹ Nuôi, và bà ta đặt chúng ta lên thập giá Hoặc để chúng ta rơi vào tình trạng còi cọc. Công việc của chúng ta, lúc đó, phải sống lại,

Thách đố lại điều không ngờ, để tái hiện điều Hòan thiện từng phần. Hansel và Gretel, Snow White là cách hay nhất để chúng ta học, không Bao giờ tin cậy hoặc ngơi nghỉ – những kẻ nghèo

Page 323: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

323 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

FAIRYTALES

Story-tellers know what scholars learnThat we in time, because of time, must burnAnd to the womb of Death we must return.

Fairytales tell us what we can’t forget;That we are always children, to expectThe witches’ woods of trauma and neglect.

In almost every fairytale we’ve ever heardWe children can’t be seen, can’t say a word,And know our Fate must always be absurd.

For instance, when the father suffers grief,He sends us children to our stepmom’s doubleWho puts us on a cross or bas relief.

Our task, then, is to be resurrectedBy challenging the unexpected,To re-appear the fractally perfected.

Page 324: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 324

Nhất của chúng ta và những kẻ giàu nhất. Khi Chúng ta nâng chén chúc mừng Cuộc Đời, nên nhớ, Chúng ta là người khách của Thần chết.

Chú thíchNhưng đó là ngôi nhà của một mụ phù thủy già, chuyên môn dụ dỗ con nít để ăn thịt. bà ta nhột Hansel trong một cái lồng sắt và bắt Gretel làm nô lệ. Bà ta nuôi Hansel cho mập để ăn thịt, nhưng vì bà ta mù nên mỗi lần kiểm tra Hansel đưa ra một khúc xương. Sau một tuần, mất kiên nhẫn, bà ta thuyết phục Gretel mở lò và thúc giục Gretel thò vào xem lò nóng chưa. Gretel làm bộ không hiểu, bà ta tức giận tự thò đầu vào, ngay lập tức Gretel xô bà ta vào trong lò lửa. bà phù thủy cháy thành tro và hai anh em, vơ vét ngọc ngà châu báu tìm đường về nhà. Người dì ghẻ đã chết và người cha mừng rỡ đón các con trở về, sống trong giàu có.

Snow White, tức Truyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn.

Page 325: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

325 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Hansel and Gretel, Snow White are the bestTo learn from, learn never to trust or rest– The poorest of us and the wealthiest.When we toast Life, remember we’re Death’s guest.

Page 326: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 326

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

BẠCH TUYẾT

Khuôn mặt nàng tràn đầy tuyệt vọng về tuổi tác, Tiền bạc, số phận vô sinh, những kẻ âm mưu Tình dục … Nàng nâng lọn tóc xám và cố tóet Miệng cười, “Đừng mang đến tôi những người mơ mộng.”

Bây giờ là cơ hội cuối cùng của nàng gặp gỡ Hoàng tử. “Những cuộc chiến tranh thầm kín của tôi Đã qua rồi, tôi cần sự bình yên, không phải Thuốc độc nơi lời nói ‘Không!’ của mẹ tôi. “Tôi

Đã tỉnh dậy vào tuổi năm mươi!”, “Nhanh lên, Hòang Tử, chẳng mấy chốc tôi sẽ ra đi. Thời gian Làm suy sụp con người một cách chậm chạp khó Mà tính trước. Nhịp tim của tôi đập nhanh, kinh

Hãi về sự ban cho. Giống như nhịp tim của Mẹ tôi, của mẹ tôi, của mẹ tôi. “Nhanh lên, Hoàng tử. Tôi rất mệt vì Sự sống.”

Page 327: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

327 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

SNOW WHITE

Her face is now a zero of despairOver aging, money, the fatalityOf menopause, sexual schemers…She lifts a wisp of gray hairAnd tries to grin, “Bring me no more dreamers.”

Now is her final chance to meet The Prince.“My inner wars are over, I need peaceNot the poison of my mother’s ‘No!’“I’ve wakened to the dreaded five oh!”

“Hurry, Prince, soon I will be bleeding.Time brings one down incalculably slow.My heartbeat’s rapid, terrified of giving.Like hers, hers, hers!Hurry, Prince. I’m so tired of living.”

Page 328: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 328

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

HOÀNG TỬ

Trong truyện cổ tích về sự giải cứu này, chúng Ta biết rõ, không ai nói về Hoàng tử và Những gì chàng cho đi – sự tự tin, lòng can

Đảm và niềm hy vọng mặc dù hành trình của Chàng xuyên qua địa ngục thâm sâu – Nàng Công chúa Giận dữ bên trong chàng không thể đương đầu với

Cuộc sống độc lập đầy nam tính của chàng – giống Như người cha, vua Pop, hạ thấp niềm hy vọng Trẻ trung của chàng, “sự hy sinh của ngươi sẽ

Làm nàng công chúa trong ngươi hài lòng nhưng hãy Nhìn sự không khoan dung của ta với Mẹ ngươi.” Nàng Bạch Tuyết này đây rõ ràng không còn sống,

Đằng sau lớp kính, nàng nhìn không tươi thắm. Mà Hoàng tử vẫn ngây thơ hy vọng, chàng có thể Làm nàng sống lại với một nụ hôn: làm ấm

Lại bằng lửa nơi địa ngục thâm sâu của nàng, Nhưng chàng không nghe nàng động đậy, “hơi thở của Chàng là khói.” Hoặc nhìn người Mẹ Phù thủy bên

Trong sự không khoan dung của nàng, hoặc Nạn nhân Gào lên trong tấm gương, “Tôi không thể đối mặt! Chàng Hoàng tử này đây nghĩ rằng tôi thật sự

Page 329: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

329 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

THE PRINCE

In this fairytale of rescue we know well,No one speaks of the Prince and what he’s giving – His confidence, his courage, and his hope

Despite his journeys through his inner hell – His fire-breathing Sis who couldn’t copeWith masculinity and independent living

– Like Pop who would debase his youthful hope:“Your sacrifice will make your sister well.Watch me with Mom who’s never unforgiving.”

So here’s Snow White, apparently not living.Behind her glass, she doesn’t look too well.Yet the Prince still has the innocence to hope

He can resuscitate her with this kiss he’s giving:Warmed by the fire in her inner hell,He doesn’t hear her cackle, “Your breath’s smoke.”

Or see the Mother Witch inside her unforgiving,Or the Victim shouting in the mirror, “I can’t cope!This Prince here thinks I’m actually living?

Page 330: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 330

Đang sống? Chàng không biết rằng tôi hạnh phúc với Những chất kích thích, tôi và bảy chú lùn với Cuộc sống lùn tịt của họ.” “Tôi hạnh phúc nhất,

Hỡi Hoàng tử tội nghiệp, khi tôi cảm thấy không Khoẻ, vì tôi được cho ăn những trái táo đỏ Ngắt xuống từ địa ngục. Tôi không thể tiêu hóa

Thuốc giải độc chàng cho: lòng tự tin, sự can Đảm, và hy vọng của chàng!” Như vậy Hoàng tử Tìm cách đối phó với vẻ lẻ loi, bực dọc.

Và, mặc dù chàng không cảm thấy hoặc trông không Hài lòng nhưng để sống còn chàng vẫn tiếp tục Cho đi, trong khi qua chàng, nàng thắt sợi dây Thòng lọng.

Page 331: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

331 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

“He doesn’t know I’m happiest with dopes,My seven ex-s with their dwarfish living.”“I’m happiest, poor Prince, when I’m not feeling well,

“For I was fed red apples plucked from Hell.I can’t digest your antidote of giving:Your confidence, your courage, and your hope!”

The Prince thus lonely, maddened, learns to cope. And, though he doesn’t feel or look too well,To stay alive he constantly keeps givingWhile over him she knots a zero rope

Page 332: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 332

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

NGƯỜI CHA NÓI

“Vâng, tôi không có gì, vì vậy tôi không có Gì để cho đi. Tôi quá bận tâm với lòng Ghen tị, tham lam và tội lỗi, tôi đã đưa Mấy đứa nhỏ vào rừng. Tôi không thể chịu đựng Khi thấy chúng sống đầy sức sống. Tôi là Ghét Vì thế tôi đã kết hôn với Mụ Phù Thủy.

Tôi không thể lấy một người mẹ tốt cho chúng. Vì nghèo. Người nghèo ghen tị người giàu trong tinh Thần, tiền bạc, thời gian, sức quyến rũ, tài năng, May mắn. Tôi mất đi người vợ hiền, nên phải Lấy người vợ khác. Khi chúng còn nhỏ tôi tin

Cậy và hy vọng. Tôi tự cảm thấy, không phải Là đứa con trong kinh sợ, hay ngang ngạnh, nhưng Tôi tự cảm thấy giờ đây đang đồng lỏa với Người đàn bà đáng khinh này, nhét đầy bánh mì Vào túi chúng, và vì thế chúng tôi không cảm Thấy có tội, bỏ chúng cho chết. Con cái không

Độc ác với cha mẹ. Chúng là những con vật Tế thần, ngược lại chính cha mẹ độc ác với Con cái. Chúng tôi bỏ chúng trong rừng hoặc vào Một nơi nào đó, để Hansel và Gretel Lê bước lạc vào. Không có cá tính tôi đã Kết hôn với Mụ Phù Thủy của Thần chết.

Thơ Frederick Feirstein, Khế Iêm dịch

Page 333: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

333 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

FREDERICK FEIRSTEIN_____________________

THE FATHER SAYS

“Yes, I’ve nothing, so I have nothing to give.I’m so consumed by envy, greed and guilt,I have to send my kids into the woods.I can’t endure to see them zestily live.I’m Hate which I have married in The Witch.

“I couldn’t take their mother’s being good.Being a poor man. Poor men envy the richIn spirit, money, time, charm, talent, luck.I’ve tossed away the flesh I couldn’t fuck.

“When they were small I had confidence and hope.I felt myself, not a boy in dread,Not needing what’s most perverse, this bitchWho stuffs, with me, their pockets full of breadSo we won’t feel guilty, giving them up for dead.

“Children aren’t evil toward their parents.They’re scapegoats, it’s the other way around.We’ve put them in the woods or in the ground,Hansel and Gretel slogging from ditch to ditch.Having no self, I’ve married Death the Witch.

Page 334: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 334

DANA GIOIA___________

PHIM ĐEN

Đó là trang trại trong một thị trấn nhỏ dướiCái nóng tháng Tám với đôi quán rượu dọc theoĐường Cái. Một cái máy hát rên rỉ phát ra từCánh cửa mở nơi người bồi bàn uể oải quét

Dọn. Chuyến xe buýt dùng lại ở cửa hàng tráiCây Imperial Fruit. Một gã thanh niên mặc bộÁo tù bước xuống. Hắn nhìn không tệ. Cao trungBình. Đầy ước vọng. Không quá thông minh. Hắn là

Kẻ xấu. Một trong những kẻ lầm lạc hết thuốcChữa. Vừa mới từ nhà tù ra. Như một tráiBom sắp nổ, Sự Giận Dữ Của Chúa và Thế Giới Bên Kia. Điều chắc chắn không phải là trò

May rủi vì bàn thắng lớn không thể cược hai Lần. Khi những lá bài được chia. Bánh xe quay.Qua đêm thì nhà cái luôn luôn vơ cả. HắnNhìn thấy ả một mình cuối quán rượu, hút thuốc

Và nóng bỏng như một ngôi sao hết thời. ẢCó sắc đẹp lạnh người với cái nháy mắt nhưBiết ý. Nếu ả bắn ai, ả sẽ nốc hếtLy rượu còn lại của người đó. Vài kẻ học

Page 335: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

335 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

DANA GIOIA___________

FILM NOIR

It’s a farm town in the August heatWith a couple of bars along Main Street.A jukebox moans from an open doorWhere a bored waiter sweeps the floor.

A bus pulls up by Imperial Fruit.A guy gets off a new prison suit.He’s not bad looking. Medium heightFull of ambition. Not too bright.

He’s a low life. He’s one of the lostWho’s burnt every bridge he’s ever crossed.Just out of slammer, a ticking bomb,The Wrath of God and Kingdom Come.

It’s the long odds on a roll of the diceFor big stakes you can’t bet twice.The cards get dealt. The wheel spins.At the end of the night the house always wins.

He sees her alone at the end of the bar,Smoking and hot like a fallen star.She’s a cold beauty with a knowing wink.If she shot you dead, she’d finish your drink.

Page 336: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 336

Được từ những lầm lỗi, nhưng tất cả hắn họcĐược là dám liều. Có điều hắn đã quên lúcTrong tù – Là đàn bà độc ác hơn đàn ông.Đó là thứ tình yêu khó nuốt phải trả giá

Đắt, và bạn không thể đánh bại một ả sừngSỏ với trò chơi do chính ả bày ra. ĐóLà trò lừa đã lâu. Cuộc trao đổi bất ngờCũ kỹ. Bạn nghĩ bạn là kẻ chơi, nhưng

Bạn là mục tiêu của trò dối lừa. Ả cóChồng nhưng lẻ loi. Ả ao ước được vậy. HãyNhìn bàn tay bạn! Ôi cảm thấy vui sướng. ẢThì thầm, ả cần một người đàn ông biết bao.

Nếu chỉ hắn là người giúp ả. Ả có một Kế. Đôi mắt họ gặp nhau và hắn có thể Biết đó sẽ là niềm vui, nhưng không thể kết thúc Hay. Hắn nghe âm mưu của ả với mỗi e

Ngại. Ả vuốt má hắn và hắn đồng ý. Đó Là cú bắn thẳng. Cách giết người dễ dàng. Nếu Hắn không giúp ả thì đã có kẻ khác. Đó Là kế hoạch lẻ chỉ cần một viên đạn. Quay

Page 337: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

337 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Some guys learn from their mistakes,But all he learned is to raise the stakes.There’s something he forgot in jail –That the female’s deadlier than the male.

It’s tough love from a hard blue flame,And you can’t beat a pro at her own game.It’s a long con. It’s the old switcheroo.You think you’re a player, but the mark is you.

She’s married but lonely. She wishes she could.Watch your hands! Oh, that fells good.She whispers how much she needs a man.If only he’s help her. She has a plan.

Their eyes meet, and he can tellIt’s gonna be fun, but it won’t end well.He hears her plot with growing unease.She strokes his cheek, and he agrees.

It’s a straight shot. It’s an easy kill.If he doesn’t help her, some guy will.It’s a sleek piece with only one slug.Spin the chambers and give it a tug.

Page 338: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 338

Ổ đạn và siết cò. Đôi môi ả nóng Bỏng, làn da ả mịn màng. Cơ thể hắn bắt lửa. Hắn đẩy vào. Chúng nằm trong bóng tối dưới cánh Quạt – một tên ngốc khát dục, đứa con gái với

Một mưu toan.

Chú thíchPhim đen là thuật ngữ chỉ phong cách lọai phim cổ điển đen trắng với những cốt truyện đầy kịch tính và tội ác của Hollywood vào thời kỳ đầu thập niên 1940 tới cuối thập niên 1950, nhấn mạnh vào thái độ thơ ơ ích kỷ và động lực tình dục. Bài thơ nói về một tù nhân mới được thả, bị dồn nén tính dục, và một ngừơi đàn bà đã lợi dụng, dùng sự trao đổi xác thịt để anh ta giết người chồng của mình. Kết cuộc là anh ta lại tiếp tục ngồi tù. Bài thơ hay, dĩ nhiên còn ở nơi nhịp điệu và nhạc tính của ngôn ngữ và vần điệu, quyện với những ý tưởng. Bài dịch chỉ thể hiện được ý tưởng bài thơ với đầy tiếng lóng, nên thưởng thức bài thơ cần đọc vào chính nguyên bản.

Page 339: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

339 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

The heat of her lips, the silk of her skin.His body ignites. He pushes in.They lie in the dark under the fan –A sex-drunk chump, a girl with a plan.

Page 340: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 340

DANA GIOIA___________

TỘI NGHIỆP NGƯỜI ĐẸP

Tôi nghiệp người đẹp, những người đàn bà hấp dẫn, những người đàn bà thon gọn, những người đàn bà trẻ với những nhân tình ra vẻ, đang

Ban phát cho họ những ước muốn. Tôi nghiệp những chàng đẹp trai, những chàng trai lực lưỡng, và những chàng trai nam tính, những chàng trai vàng

Mà sự thành công luôn luôn bám theo.Những người lôi cuốn sự thèm muốn, những người cám dỗ không cưỡng được, những người ở hạng thóp, những người

Ngọai hạng, những người đàn ông hàng đầu hết sẩy. Tội nghiệp kẻ tàn lụi, kẻ béo phị, kẻ nhếch nhác, chàng đẹp trai nay đã bụng phệ

Page 341: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

341 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

DANA GIOIA___________

PITY THE BEAUTIFUL

Pity the beautiful,the dolls, and the dishes, the babes with big daddies granting their wishes.

Pity the pretty boys, the hunks, and Apollos, the golden lads whom success always follows.

The hotties, the knock-outs,the tens out of ten, the drop-dead gorgeous, the great leading men.

Pity the faded, the bloated, the blowsy, the paunchy Adonis whose luck’s gone lousy.

Page 342: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 342

Sự may mắn đến nước tồi tệ. Tội nghiệp những vị thánh không còn thiêng, tội nghiệp đêm, những vì sao đánh mất sự chói sáng.

Ghi chúApollos và Adonis là những vị thần thời cổ đại La Hy, chỉ những chàng đẹp trai. Bài nguyên tác thì kiệm lời, nhưng bản dịch thì nhiều lời để làm rõ ý, một phần vì bài thơ dùng nhiều tiếng lóng.

Page 343: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

343 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Pity the gods, no longer divine.Pity the night the stars lose their shine.

Page 344: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 344

DANA GIOIA___________

SAN FRANCISCO LẠNH

Tôi sẽ gặp em lần nữa trong cái lạnh của San Francisco, trên con đường quanh sườn đồi Nhìn qua vịnh. Chúng ta sẽ tới ngôi nhà nơi Những năm tháng đã chôn vùi, nơi cánh cửa khóa, Và chúng ta không có chìa khóa. Chúng ta sẽ Dừng nơi những bước chân như sương mù dần tàn,Và cái lạnh gợn sóng lung linh trong ánh hồng Mờ của mặt trời, và chúng ta sẽ chăm chú Nhìn xuống đồi nơi những cầu tàu rộn ràng nơi Những cánh chim hải âu quàng quạc bản thánh ca Hiện sống, và những cột buồm cao, chúng ta chưa bao Ra khơi, đứng đĩnh đạc thám hiểm màu xanh thơ Dại. Anh sẽ gọi tên em như một tiếng ngọai Quốc, không có gì chính xác, và em – em sẽ Nói gì trong cái không khí đầy muối ở buổi Trưa sáng chói sẽ không bao giờ tới đó.

Page 345: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

345 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

DANA GIOIA___________

COLD SAN FRANCISCO

I shall meet you again in cold San FranciscoOn the hillside street overlooking the bay.We shall go to the house where we buried the years,Where the door is locked, and we haven’t a key.We’ll pause on the steps as the fog burns away,And the chill waves shimmer in the sun’s dim glow,And we’ll gaze down the hill at the bustling piersWhere the gulls shout their hymns to being alive,And the high-masted boats that we never sailedStand poised to explore the innocent blue.I shall speak your name like a foreign word,Uncertain what it means, and you –What will you say in that salt-heavy airOn that bright afternoon that will never arrive?

Page 346: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 346

DANA GIOIA___________

LỜI TIÊN TRI

Đôi khi một đưa trẻ nhìn đăm đăm qua của sổ một lúc hay hàng giờ – giải đoán tương lai từ bầu trời mùa hè sẫm mầu. Nó có tưởng

Tượng ra vài lọn mây, phát hiện dấu hiệu điều gì xảy đến? Hoặc rằng thế giới này là cuốn sách chúng ta học để dịch? Và đôi khi một

Cô gái đứng khỏa thân bên chiếc gương, tưởng tượng sắc đẹp trong đôi mắt kẻ lạ, tìm tới nơi mà sợ hãi dẫn đến thèm khát. Vì tiên tri

Chỉ là lời bóng gió đầu tiên về những gì chính chúng ta phải sáng tạo? Tiếng gọi không cần lan rộng. Không có giọng nói nào trong tiếng sấm.

Không quá nhiều điều đựơc nói lên cũng như nghe thấy – và nhận ra, dĩ nhiên. Món quà tặng là lắng nghe, và nghe chỉ có nghĩa đối với em.

Đời sống có những bí ẩn của nó, những phát ngôn và vài người phải đội vòng gai. Tôi nhận ra Con Đường Sầu của tôi trong tình yêu em.

Page 347: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

347 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

DANA GIOIA___________

PROPHECY

Sometimes a child will stare out of a windowfor a moment or an hour – decipheringthe future from a dusky summer sky.

Does he imagine that some wisp of cloudreveals the signature of things to come?Or that the world’s a book we learn to translate?

And sometimes a girl stands naked by a mirrorimagining beauty in a stranger’s eyesfinding a place where fear leads to desire.

For what is prophecy but the first inklingof what we ourselves must call into being?The call need not be large. No voice in thunder.

It’s not so much what’s spoken as what’s heard –and recognized, of course. The gift is listening and hearing what is only meant for you.

Life has its mysteries, annunciations, and some must wear a crown of thorns. I foundmy Via Dolorosa in your love.

Page 348: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 348

Và đôi khi chúng ta tiến hành bởi sự tiên tri hoặc không gì cả – mặc dù chỉ để biếtnhững gì mà số phận đòi chúng ta khước từ.

Ôi, Chúa của vòng vo và những điều nói không được, Chúa làm ngơ lời cầu nguyện của chúng con. Hãy đưa chúng con khỏi sự điên dại. Làm chậm

Nhịp tim chúng con với một tiếng dế kêu. Trong tình trạng uể ỏai nhợt nhạt của buổi trưa, Chúa ban cho chúng con sự buồn chán và tĩnh lặng.

Và cho chúng con chỉ những gì chúng con sợ, do vậydưới tiếng râm ran của bầy ong, chúng con nghe cỏ khô uốn cong theo gió và tiếng thì thầm

Mềm mại của con nhện từ màng nhện.

Page 349: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

349 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

And sometimes we proceed by prophecy,or not at all – even if only to know what destiny requires us to renounce.

O Lord of indirection and ellipses,ignore our prayers. Deliver us from distraction.Slow our heartbeat to a cricket’s call.

In the green torpor of the afternoon,bless us with ennui and quietude.And grant us only what we fear, so that

Underneath the murmur of the waspwe hear the dry grass bending in the windand the spider’s silken whisper from its web.

Page 350: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 350

DANA GIOIA___________

VƯỜN TÁO

Em sẽ không nhớ – vườn táo nơi chúng ta đã Lang thang qua một trưa tháng Tư, trèo lên ngọn Đồi đằng sau trang trại không người. Là một đứa

Trẻ thành phố, tôi chưa bao giờ nhìn thấy lùm Cây tràn đầy hoa hoặc hít thở mùi thơm ngọt Đắng của những chùm hoa phủ bụi. Mùi thơm của

Những luống cây trải ra một phần tư dặm kết Vòng cung trên đầu chúng tôi. Chúng tôi đi giữa Các hàng cây, đơn độc trong nhà thờ lớn thoáng

Qua của mùa xuân. Chúng tôi may mắn nếu em Có thể gọi như thế, đang được yêu nhưng không Bao giờ có người yêu – ngọn lửa của tình yêu

Nung nấu, được nuôi dưỡng bằng niềm khao khát trinh Nguyên. Không có gì tiêu tán, những bí mật như vậy Được mang ra ánh sáng! Đó là lúc khi tôi

Đứng sau em, với tới để xoay em về phía tôi … Nhưng tôi dừng lại. Tôi có thể muốn thêm gì Nữa từ hôm ấy? Mọi thứ, dĩ nhiên. Có lẽ

Đó là điểm chính – để nhận ra điều chúng ta Không nắm lấy thì mất.

Page 351: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

351 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

DANA GIOIA___________

THE APPLE ORCHARD

You won't remember it – the apple orchardWe wandered through one April afternoon,Climbing the hill behind the empty farm.

A city boy, I'd never seen a groveBurst in full flower or breathed the bittersweetPerfume of blossoms mingled with the dust.

A quarter mile of trees in fragrant rowsArching above us. We walked the aisle,Alone in spring's ephemeral cathedral.

We had the luck, if you can call it that,Of having been in love but never lovers –The bright flame burning, fed by pure desire.

Nothing consumed, such secrets brought to light!There was a moment when I stood behind you,Reached out to spin you toward me . . . but I stopped.

What more could I have wanted from that day?Everything, of course. Perhaps that was the point –To learn that what we will not grasp is lost.

Page 352: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 352

DANA GIOIA___________

NGƯỜI ĐIÊN, NGƯỜI YÊU, VÀ NHÀ THƠ

Những câu truyện chúng ta kể hoặc sai hoặc đúng,Nhưng không có mục đích nào là chính. Chúng ta Đan dệt cuộc đời chính chúng ta từ chữ, và Câu truyện đúng nói cho biết chúng ta là ai.Có lẽ đó là những chữ triệu mời chúng ta.Câu truyện thường thì khôn ngoan hơn người kể. Không Có sự thật trần trụi trừ những gì chúng ta

Mặc. Như vậy hãy để tôi mang câu tuyện này Vào gường ngủ chúng ta. Thế giới, tôi nói, tùy Thuộc vào bùa chú được nói mỗi đêm bởi những Người yêu nhau không biết về trò phù thủy của Chính họ. Trong sự trong trắng hoặc đớn đau những Chữ tương tự phải được nói lên, hoặc mặt trăng Dữ dội sẽ làm tối đen bầu trời. Đêm sẽ Trở nên tĩnh lặng. Gió của bình minh lắng xuống.

Và nếu tôi sai, nó không thể hoàn toàn sai.Chúng ta biết sự hiện hữu của chúng ta đến Từ xúc giác, một tâm hồn mới được mời gọi Vào đời bởi sự thèm khát. Và tình yêu là Tiếng e ấp đánh thức trong lửa – xác thịt áp Vào xác thịt và nửa đêm thì thầm – như nếu Mục đích duy nhất của thèm khát là để diễn Tả sự trải ra vô tận. Và như vậy, tình yêu

Page 353: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

353 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

DANA GIOIA___________

THE LUNATIC, THE LOVER, AND THE POET

The tales we tell are either false or true,But neither purpose is the point. We weaveThe fabric of our own existence out of words, And the right story tells us who we are.Perhaps it is the words that summon us.The tale is often wiser than the teller.There is no naked truth but what we wear.

So let me bring this story to our bed.The world, I say, depends upon a spellSpoken each night by lovers unawareOf their own sorcery. In innocenceOr agony the same words must be said,Or the raging moon will darken in the sky.The night grow still. The winds of dawn expire.

And if I’m wrong, it cannot be by much.We know our own existence came from touch, The new soul summoned into life by lust.And love’s shy tongue awakens in such fire –Flesh against flesh and midnight whispering –As if the only purpose of desire Were to express its infinite unfolding.

Page 354: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 354

Của tôi, chúng ta là hai kẻ điên, những thư Ký đối với mặt trăng không nói được bằng lời,Nằm thức, với nhau hoặc cách xa, thu chép mỗi Va chạm hoặc sự vắng mặt nhức nhối vào vô Hạn, lời ba hoa thân mật, thân xác với thân Xác, trần truồng với đêm, quần áo mặc chỉ trong Lời chúng ta nói.

Thơ Dana Gioia, Khế Iêm dịch

Page 355: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

355 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

And so, my love, we are two lunatics,Secretaries to the wordless moon,Lying awake, together or apart,Transcribing every touch or aching absenceInto our endless, intimate palaver,Body to body, naked to the night,Appareled only in our utterance.

Page 356: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 356

Chu Thụy Nguyên_______________

TRANH LẬP THỂ PICASSO

Người phụ nữ trong tranh lập thể của Picasso bỗng bước ra khỏi khung tranh đầu hình thang đáy lớn đáy nhỏlà cằm trong tòa lâu đài cổ vắng

lặng bỗng vang động "echo" tiếng chân ả nặng nề khô khốc vừa chạm xuống nền nhà một tròng con mắt lộ hẳn ra ngoài tô đậm nỗi hằn học con

mắt kia dẹp lép như chiếc đĩa phẳng ngực hình tam giác không đều không cân nhọn hoắt bụng bầu dục lỗ rốn hình vuông hai cánh tay xoắn như cặp lò

xo khòng khoèo giống hai ổ bánh mì baguettes ả bước khập khễnh chân thấp chân cao một chân co lên đặt xuống một chân kéo lê mỗi bước như một

dấu chấm phẩy ốm như hai ống nứa một dài một ngắn vừa xuống đến tầng trệt tòa lâu đài ả bứt hết quần áo ném lại tung tóe thân thể trần

Page 357: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

357 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

trụi nổi bật làn da màu gỗ gụ hai bầu vú đen bóng nhọn cứng ù chạy ra đường phố sầm uất về phía ngôi mộ Picasso gọi giục giã

đánh thức lão dậy một lúc sau nắp ngôi mộ mở ra xác một ông lão gầy xọp tóc bạc phơ từ từ ngoi đầu ngồi lên nhìn kỹ ả thều thào

“Nàng chẳng phải là nguyên bản của ta nàng chỉ là tranh chép!” Nói rồi lão biến đi như sợi khói! ...

Page 358: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 358

Biển Bắc_______

CON DẾ

Không nằm trong hộpdiêm nhàu mang nhãn hiệu kýức mà rất cáo cạnh trong vỏ da màu hiệnđại con dế của tôi vẫn gáy vang ran trongnhững đêm mưa lảrả để ru giấc ngủ quạnhlẻ với đôi cútin nhắn sáng lên của rungđộng nhột nhạt ấmáp trong hộp đêm … tôi nằm

(cuối 6, không 8)

Page 359: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

359 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Biển Bắc_______

SẦU RIÊNG

Lần đầu tiên khi ăn phần sầu riêng mẹ tôi tách ra trái sầu riêng mang nặng ở chợ về cho tôi cùng với câu chuyện về trái gai góc này đêm nào rớt xuống đầu người ở đợ để lại vết thương nâu sậm để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm đà khi lần nào yên ăn phần sầu riêng cũng đều có hương vị của lần đầu tiên pha lẫn lần này là mùi vị đặc thù của mỗi lần mỗi người ăn và như vậy là tùy ấn tượng về sầu riêng nên có người mê cũng có người chê mùi trái gai góc này đấy bạn ạ … (đầu 2, không 10)

Page 360: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 360

Bỉm____

TỦN MỦN

ở góc đó em ơinhững con mèo đang nghịchvà leo trèo trên câychúng không trò chuyện, không có một bông Quỳnh trắng ngây thơ nào hết anh uống nước cà rốt ép và hút thuốc lá ở cái quán cafe chúng mình đã ngồi quán ca –fe mình anh ngồi cơn mưa ngoài trời không đủ ướt những con mèo lặng lẽ im lìm giữa bốn bề tường dựng em ơi không một bông Quỳnh nào nở bên anh và ly nước cà rốt ép những chiếc ghế lạnh những con mèo không trò chuyện chúng leo cây và nghịch những chiếc lá khô.

Sàigòn chiều 11/08

Page 361: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

361 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Bỉm____

CẠN ĐẦY VÒNG QUANH

năm hoặc hơn năm lytrà đá hẻm bốn bảycạn rồi đầy rồi cạntới khi những cái miệngngậm chặt sự im lặngbao quanh tiếng xe cộtiếng rì rầm người lốnhố năm hoặc hơn nămly trà đá không thểbốc hơi mà chỉ thểcạn rồi đầy rồi cạntới khi những cái miệngngậm chặt sự im lặng

Page 362: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 362

Bùi Dzũ_______

KHÔNG ĐỀ

Con chó nằm sưởi nắng khi cơn mưa từ từkéo đến con chó ngửicái bóng của mình in

trên nền đá còn ẩmướt mùi mưa ban sớm nhưng nó chẳng bao giờhiểu được vì sao những

chiếc lá me cứ đổnhào xuống đất mà vẫnkhông thèm ngửi cái bóngcon chó đang in trên

nền đá đang ấm dầnlên giữa nắng ban trưadù cơn mưa đã bắtđầu đổ xuống ...

Page 363: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

363 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Đài Sử______

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ CUỐI CÙNG CỦA MỘT DÒNG HỌ

những người đàn bà cuối cùng của một dòng họ

những người đàn bà cuối cùng của một dòng họ họ xếp hàng theo chiều ngang thời gian và nói bằng ngôn ngữ lặng những đàn bà của một dòng họ những người đàn bà có là cuối cùng những người đànbà đi về theo cách riêng củamỗi người đôi mắt mờ đục

người đàn bà thứ nhất

bà người đàn bà thứ nhất người đàn bà lớn tuổi nhất tìm nhữngdấu vết rất cũ trên những người đàn bà còn lại mang cùng một họ những ý nghĩ đi từ người này sang người khác và dừng lại nơi ngôi mộ cổ hoang vắng lũ

soeur

chim về đậu nóc giáo đường tiếng cù rúc trong chiều lặng lời nguyện

Page 364: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 364

cầu âm vang người đàn bà thứnhì đôi mắt lòa vô hồn khoác chiếc áo dòng tự hồi con gáinhững giọt nước mắt những tiếng khóc vô tình được chôn sâu và người đàn bà thứ nhì thờ phụng Chuá cùng người bà thương yêu vô cùng ông là cha của một dòng giáo xứ người cuối đầu trước một mốitình chân nguyên đã ra đi mãi tự năm trước khi những bông tuyết đầu mùa vừa nở chuông giáo đường nghe nhẹ lênh thênh những cây nến được thắp vào đêm sáp chảy dọc thân nến và bám lại những hìnhthù kỳ quái chập chờn trong ánh đèn nhà thờ mờ vời vợi người

người đàn bà thứ ba

đàn bà đẫy cười vỡ tiếng cười mang máng mùi lá uá điệu mozart sâu rền khóc bằng tiếng cello lạc thổ ngữ xứ người người đàn bà thứ ba với hạnh phúc đếm bằng đơn vị đêm đèn vàng rượu đàn ông tiền và một cái họ mờ trong tâm tưởng nhưng lúc nào cũng như những ngọn roi quá khứ quất vào hiện tại những tiếng thở thanquay về với người đàn bà thứ ba khi đèn sân khấu tạm đóng lại những chuyến bay đưa người đàn bà thứ ba trở về ngôi mộ

Page 365: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

365 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

cổ hoang vắng luôn có một ghế trống không người đàn ông nào ngồivào để lấp cái trống vắng đó

người đã mất

vẫn còn con gái chưa một lần lấy chồng người đàn bà nhoẻn miệng cười âm thầm và đẹp mãi trong khung hình trắng đen người đàn bà với vóc dáng nhỏ chông chênh như chiếc thuyền nhỏ ngày nào trên biển chông chênh một lần rồi thôi người đàn bà trẻ mãi với tháng với năm những u ám của biển nhữngsự độc ác của con người khônghiện hữu trên khung hình trinh trắng của người đàn bà mùa đông không người đi về và người đi xanhư mọi năm đông năm nay cóng lạnh hơn tuyết tan tác trắng đếntận những vùng ký ức xa mùnhững cọng nắng lập loè vương vấtnhững người đàn bà họ lại gặp nhau bên kia bờ đại dương những người đàn bà cuối của một dòng họ họ tiễn đưa người đàn bà thứ nhất đi về nơi sau cùng cái nơi mà mọi người sẽ lại gặp nhau cái nơi mà những xấu xa không tồn tại hai khung hình một gìa một trẻ hai người đàn bà hai thế hệ chiếm một góc khiêm tốn trên chiếc bàn thờ của

Page 366: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 366

người đàn bà thứ nhì có tượng Chúa bị đóng đanh trên cây thập tự thời gian làm rỉ máu họ

cầu nguyện

cầu nguyện họ đọc kinh của chính họ những lời kinh lời đi về của những người con lên núi và xuống biển ngày nào họ mang chung một dòng họ một dòng họ của những chia cách một dòng họ của những mất mát một dòng họ của những hận thù cắng đắng và chính họ những người đã viết ra những lời nguyện ước những lời bội ước vào thánh kinh của một dòng họ

người đàn bà cuối cùng

những dòng nước đổ dồn xuống mặt đất trời mưa sùi sụt chồi xanh bục ra từ những cành khô bật thức dậy những sự sống nhỏ nhoi người đàn bà nhìn xuyên qua khung kính cửa sổ trong suốt bóng người đàn bà vượt ra khỏi thân xác băng qua khung cửa và tận hưởng cái tinh khiết cái vô cùng của đất trời của tạo hoá

Page 367: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

367 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Đài Sử______

MỘT KHOẢNG RỖNG

Và một khoảng rỗng nào đó trong ký ức con lạch ngoằn ngoèo một động tác nhảy cũng qua được phía bên kia không thể nối liền được với nhaukhông phù sa không gợn sóng ngóc ngách lan man chia hai

Bờ ký ức có một khoảng rỗng nào đó trong cuộc sống không nối hiện tại với những giờ phút giây sau nó trước nó hay với nó một khoảng rỗng quá khứ thuộc về hiện tại một khoảng rỗng tương lai thuộc về hiện tại một khoảng rỗng hiện tại thuộc về hiện tại đi qua bỏ lại hay

Ở lại một khoảng rỗng như một chặt đứt với tất cảchùng xuống thật sâu và tách lìa một khoảng rỗng vô cớ

Bạn có một khoảng rỗng như vậy và bạn làm gì với nó?

Page 368: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 368

Đình Nguyên ___________

BUỔI SÁNG

Lại là một buổi sáng không phải buổichiều tôi ngồi cùng anh cà phê buổisáng cũng vẫn trăn trở đam mê mộtđời yêu thơ vẫn là buổi sáng hừng hực lửa trong anh cháy không phải buổichiều

Nối câu chuyện buổi sáng năm nào buổisáng năm qua vẫn ngồi cà phê buổisáng và như một con đường tất địnhsẽ ắt trở thành buổi sáng luôn ngựtrị trong anh nối dài thao thức yêuthơ

Câu chuyện muốn viết ra buổi sáng nămqua rạng rỡ đẹp như buổi sáng còncó cả một ngày cho ánh hồng dươngđi qua nói thì dài mà vẫn chưađi qua buổi sáng tôi nhìn thấy buổi sáng

Ngọn lửa trong anh cháy y như buổisáng rực lên màu sắc đẹp đẽ vôcùng vì nó được đốt bằng củi đammê trong hình hài ốm yếu gã cáchtân thơ sống trọn một đời với thơ...thơ

Page 369: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

369 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Ai nói gã Khế Iêm ra sao thìra chứ tôi thấy trong anh cả buổisáng rạng hồng vì thật sự đó chínhlà buổi sáng người bạn vong niên củatôi ơi đừng bao giờ để tắt ngọnlửa

Buổi sáng đi qua chậm nhưng anh cònmột ngày dài mình vẫn chưa thấy buổitrưa nên còn nhiều chuyện để làm vàonhững buổi sáng anh bình minh tôi cũngbình minh các bạn bình minh ngày rạngrỡ

19-04-2013

Page 370: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 370

Đoàn Minh Hải_____________

CHÂN GIÓ

Mỗi người chỉ có hai chân hai chânbước đều hay hai chân đều bước cókhi chân này bước mà chân kia luivà chân này lui nhưng chân kia bước Nhiều lúc đang đi chân trái bỗng muốnngoặt về phải và chân phải quẹo hẳnvề trái cũng có lúc chân phải bướcsang chân trái và chân trái lại cứ

Bước sang phải có khi đang bước thìchân phải bảo ngừng mà chân trái cứ bước và khi chân trái đã ngừng lại rồi mà chân phải không ngừng được ... Rồi cũng có lúc hai chân muốn ngừngmà vẫn cứ bước rồi cùng bước đều và đều bước và cũng chỉ có hai chân thôi mà đôi khi chân này dẫm

Lên chân kia và chân kia đạp lên chân này cứ thế mà nhào đầu chổng đít lên trời ...

Tặng anh Khế Iêm

Page 371: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

371 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Đòan Vương__________

NỤ CƯỜI ĐỂ LẠI

Tôi cũng có một câu Chuyện về một người đànBà nó không ồn ào Lao xao như câu chuyệnVề người đàn bà mà Các bạn vẫn kể người

Đàn bà tôi kể và Chứng kiến rất thầm lặngSau mỗi nụ cười nụCười vẫn tươi nhưng khôngThể làm tươi cuộc sốngCủa người đàn bà tôi

Kể sự thầm lặng nhưNhững kệ hồ sơ vẫnIm lìm mỗi ngày trênKệ gỗ trong căn phòng Vẫn chật chỗ những kệGỗ nối tiếp nhau ngày

Page 372: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 372

Tháng vẫn trôi mau bútTích vẫn cứ lưu đày Trên kệ gỗ và nỗi Lòng không có chỗ Chứa đựng những ước mơBởi đồng lương nhà nước

Cứ chờ đến tháng nhậnRồi là hết ngày lạiNgày qua không kể hếtNhững sự chi tiêu cũng Làm trĩu nặng đôi điềuHoài bão là sự hão

Huyền nặng lòng khi người Đàn bà chợt nghĩ về Hoài bão từ cái thời Còn là thiếu nữ cứTích tụ rồi lại im lìmIm lìm như những dòng

Chữ trong những công vănQuyết định ... nằm trên kệ Gỗ kia vẫn chung tình Theo năm tháng đi qua Với cuộc đời của ngườiĐàn bà làm công tác

Lưu trữ hồ sơ trongVăn phòng nhà nước nhữngMơ ước đời mình người Đàn bà lại hy vọng Đến đời các con làm Mỏi lòng mong đợi trong

Page 373: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

373 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Thầm lặng cuộc đời ngườiĐàn bà tôi kể dẫuMỗi ngày làm việc khôngThể thiếu nụ cười nhưng Nụ cười không thể làm Tươi cuộc sống của người

Đàn bà mà tôi đã kể.

Page 374: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 374

Đỗ Kh.______

BÀ QUẢN GIA

Chào Khiêm đã nhận được hình và điện thư thấy rất đẹp và buồnThật ra không có buồn nhưng rất riêng tư thành thử chỉ có thể

là đọc giả nhưng người đọc bao giờ cũng riêng có ý xem mộtTruyện về confetti bị đánh mất trên một con tàu biển tự

hỏi (không biết Cameron có đánh cắp để dùng cho TitaNic) hôm nay mất một bức tườngtự hỏi (trong nhà có chăng thừa

nhiều vách) tự hỏi ở cửa hàng bánh mì (sao bà hàng lại trông Giống như một cái bánh ngọt vẽ vời) tự hỏi mọi người đều có

thấy mọi thứ như là một loài thông điệp mặc dù rất khó biết Nó muốn nói gì tiến trình củanhững kết luận hay: ai cũng có

Page 375: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

375 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

thể nghĩ này nghĩ kia và nghĩ thế nào cũng chẳng có gì đáng Để ý “nhưng suy tư này không trong tầm của bà quản gia và

do thế không được khai triển với những thành quả gặt hái có thể”Tôi tự hỏi là (nếu đời anh là một tiểu thuyết thì đã đến

lúc bắt đầu nên viết) Bích Nga

10/12/00

Page 376: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 376

Gyảng Anh Iên____________

QUẢ XOÀI ÂM MƯU RƠI VỠ MỘT (NĂM) LY TRÀ ĐÁ

Khi tôi ngồi ở hẻm47 và gọi mộtly trà đá tôi nghetiếng nước sôi đang nguộivà tiếng chiếc xe hơito vừa đủ bắt chúngtôi đứng lên nhường lốiđể phải ngừng uống lytrà đá giờ đây ngheđược tiếng đá tan trongcái sắc vàng vọt củabóng nước phản chiếu quảxoài chín mục đang âmmưu rơi vào đầu tôihay chúng tôi khi định tiếp tục gọi thêm nhiềuhơn năm ly trà đá giờ đây đã nghe tiếngrạn vỡ từ sâu bêntrong lòng con hẻm 47 giữa tiếng bùng nổcủa những ùn tắc vởnquanh trong lòng phố sài gòn.

Page 377: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

377 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Gyảng Anh Iên____________

DI CẢM bức ảnh cũ tôi nhìnthấy ở đằng sau ngôi chùa vắng vẻ là nơingười sống đem ảnh người chết đến đặt thờ suốthai mùa nắng mưa làmsờn phai cả những đôimắt nhìn của người sống lúc còn sống và ngườichết lúc còn chết trongbức ảnh cũ không biếtđã bao mùa nắng mưa bên khói nhang nghi ngútnhư để che đi ánhnhìn của những người khôngcòn sống lúc tiễn đưa những người không còn chết đi khỏi ngôi chùa vắng vẻ mà không một lần quay lưng nhìn lại. May, 17th, 2010

Page 378: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 378

Hà Nguyên Du ____________

EVERY POEM IS AN EPITAPH * bước tiến tôi sẽ là bước đếm đến mộ chí khi Thượng đế không cho con người làm phép cộng mà trừ theo số ba vạn sáu ngàn ngày mọi sinh vật

chỉ như một cây nến tự nhiên thắp sáng hữu hạn để được tàn lụi và về lại chất nến biến hóa với bản sắc tiền định khóc với thẳm vực cười

với chóp đỉnh ... bi lạc lạc bi ... vũ trụ là chiếc giá để cắm cây nến vậy là em nến tôi nến tình yêu mình nến gia quyến ta nến bằng hữu

ta nến thế sự nến bài thơ tôi nến tập văn anh nến như Eliotnói every poem là nến hay hơn mỗi bài thơ là văn mộ chí

mỗi tình yêu là mộ chí mỗi hơi thở là mộ chí mỗi làm tình là mộ chí thế giới mộ chí nhân tài mộ chí may mắn về mộ chí em

Page 379: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

379 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

đừng thất chí nên cố lấy chí mà lập chí để mình như mỗi bài thơ là mộ chí mộ chí mộ chí ... hoa mộ chí lá mộ chí cây mộ chí

tư tưởng mộ chí văn học mộ chí nghệ thuật mộ chí dân tộc mộ chí nhân duyên mộ chí hệ quả mộ chí thái cực mô chí đạo mộ chí...

* Lời nói nổi tiếng của thi sĩ T.S Eliotngười được tạp chí Time chọn là thi sĩ của thế kỷ.

Page 380: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 380

Hạc Thành Hoa_____________

NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG CỦA BẦU TRỜI

bất ngờ rớt xuống từ những đám mây màu chìtích tụ khói đèn bao nhiêu năm như sao rơi

sao rơi in trên cát những đóa quỳnh không thựctôi bàng hoàng khi chạm vào những hạt mưa chạm

vào sức nóng đôi môichạm vào cái lạnh bầu trời ôi những viên kim cương bảy sắc cầu vồng

vừa chạm vào tay đã vội tan thành nước chỉ còn một bàn tay một bàn tay đang khóc.

Page 381: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

381 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Hoàng Huy Hùng_______________

MƠ MỘNG

Tôi cần một giấc ngủ ngắn để tìm lại giấc mơ dang

dở những giấc mơ truyền kỳnhiều tập những giấc mơ đủ

kéo dài đời tôi thành những khu khai thác mỏ thành những

xâu chuỗi chuyện kể rất mơ hồ mơ hồ rất vụn vặt

vụn vặt là tôi cần tĩnh tâm nạp thêm năng lượng bằng

một giấc ngủ ngắn để nhìn ra được một bầu trời mới

trong trẻo cao vời có tôi đang tắm táp qua một đại

dương và tôi cần làm mới bằng một giấc ngủ ngắn một

cái chợp mắt mơ màng khoan khoái mơ màng để có một

giấc mộng đẹp giấc mộng đẹp.

Page 382: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 382

Hoàng Huy Hùng______________

KÝ ỨC QUE DIÊM

Đời chúng sinh ra để đốt, đốt để cháy, cháy để nuôi dưỡng những ký ức bình yên xưa cũ những bình yên linh thiêng trong ngăn kéo

cái bàn trong căn phòng yên tĩnh trong ngôi nhà yên tĩnh một nơi bình yên cổ kính xưa cũ nâng niu đời chúng sinh ra để đốt,

đốt để cháy, cháy chúng là những que diêm trong hơi ấm của hộp diêm cháy, cháy lên những ngọn lửa nhỏ nhoi ấm cúng mang đến niềm

hy vọng, hy vọng linh thiêng từ những que diêm trong hộp diêm xưa cũ chúng là chứng nhân của những thời khắc tìm lại bình yên.

Page 383: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

383 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Hồ Đăng Thanh Ngọc__________________

THỨC DẬY GIỜ ĐÓ

Buổi sáng tôi thức dậy cùng với ánh sáng của sa mạcvà với cái đuôi của cơnngái ngủ lì lợm đu theo

cái bướu lạc đà thơ emrồi tôi thấy em thức dậycùng với niềm hân hoan bìnhminh đang lên tươi mươi ngày

bấy giờ sa mạc không còncả vết chân lạc đà bão cát đã chôn lấp những giấc mơcả những giấc mơ chạy trốn

em thức dậy cùng tôi trênthân phận đóa hoa tàn úadưới bỏng cháy của sa mạctỉnh thức này thật khủng khiếp

tôi không muốn thức dậy em không muốn thức dậy nữa bấuvíu vào giấc mơ sót lạinhưng ...

đã thức dậy mất rồi!

chiều 22/4/2012

Page 384: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 384

Hồ Đăng Thanh Ngọc__________________

MƯA VÔ SỰ tiễn anh HTQ

Anh hãy ngồi lại đây một chút để uống ly cà phê sáng vàhút với nhau một điếu thuốc con ngựa hôm qua anh ghé lấy tờ

tạp chí và sau đó anh đi mãiđã không kịp đến thăm anh ở khoa tai mũi họng hay khoa ungthư bởi anh đi quá nhanh như

một chiếc lá rụng chỉ rơi một lần tôi cầm trên tay chiếc lá và đi thắp một nén nhang thắp một lần rồi sẽ mãi mãi bởi

chiếc lá chỉ rụng có một lầnrồi thôi để lại nụ cười hơi sương hiền như lá hiền như tráitim anh đôn hậu giữa mọi người

anh ngồi lại một chút rồi đi anh nhé mùa mưa Huế đang bắt đầu với những sợi mưa đan kết hoài niệm với những con đường hun hút

mưa ... mưa ...Vô sự mưa ...

Page 385: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

385 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Hường Thanh____________

GẶP

Tôi đã mời anh đến gặp tôi ở quận batôi hẹn gặp anh nhưhẹn gặp người bán vé số tôi gặp anh cuối buổi trưa một buổi trưatôi chưa ngủ sau bữa ăn ngoài đường dưới trời Sài Gòn chúng ta gặp nhau và ngồi nói tiếng nói trong lòng tôi nhìn anh khuôn mặt anh già dặn với thân thể gầy gò nhưng có một nụ cười với cái nướu rộnganh nói những điều trong lòng trong con tim chứ không nói trong não bộ để khiến tôi bối rối tôi nói tôi muốn đăngthơ sau ba tháng imlìm giờ gặp anh nhưtôi được yên lòng một chút để khi tôi bắt đầu ra khỏi cuộc nói chuyện anh đã bắt taytôi và tôi đi.

19.9.2013 – Sài Gòn

Page 386: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 386

Khánh Hà_________

ĐIỆU NHẠC NĂM GIỜ

Đêm thức trắng nghe tuyết tan nhỏ giọt tong tong từ mái xuống thềm nhớ những đêm nằm ở Sài gòn nghe mưa nhỏ tong tong từ máng xối căn nhà thuê trong con ngõ hẹp vách ván mái tôn ngày nónghừng hực đêm có thể trèo lênmái nằm ngắm sao trời cửa sổlúc nào cũng mở lồng lộng gió mới năm giờ sáng có người dậy đi lễ tiếng guốc lộc cộc tiếng chuông beng beng điệu nhạc lúc năm giờ bây giờ ba chục năm sauSài gòn có còn con ngõ hẹpcòn căn nhà vách ván mái tôncòn tiếng mưa nhỏ tong tong tiếngguốc lộc cộc tiếng chuông beng bengđiệu nhạc lúc năm giờ có còn ai nghe thấy ai nghe thấy ai.

Page 387: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

387 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Huỳnh Lê Nhật Tấn________________

NHÌN MỌI VẬT NHỎ & TO

Con người luôn muốn chuyển động trí tuệ thì trước hết phải biết tập luyện trí não. Theo tiếng nói bầu thai

thì hình nhân động đậy cho sự trường tồn. Nếu là thơ như một viên đạn bắt thẳng vào

tâm hồn tinh tuệ thìtư tưởng ngu dại thuộc về thế hệ trẻ điêu tàn. Hãy hình dung như

cái nhỏ to như dương vật khác nhau âm hộkhi chúng bắt đầu cókhái niệm khi cực khoái.

Page 388: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 388

Khế Iêm_______

TIẾNG HÁT TỪ CỔ XƯA

Chàng thất lạc tới ngôi nhà hoang phế những con đường dẫn lối xưa như cỏ dại và chàng đẩy cửa vào như cánh cửa đẩy chàng vào căn phòng lờ mờ tím than và chàng đọc trên bức vách những con chữ ngoằn ngòeo bay ra mùi ẩm mốc của thứ thời gian đặc lại và loãng tan trong lớp bụi bậm tự thuở nào còn văng vẳng tiếng cười đùa trong cơn huyên náo của tình yêu như tiếng reo ca của dục lạc tiếng nước chảy trong chiều hè và dòng sông nước mắt và nước mắt dòng sông … chàng vỗ trán trong khoảng khắc rất nhanh của trí nhớ cánh cửa sổ mở thoang thỏang mùi hương thiên lý chàng thất lạc chàng trong khoảnh khắc rất nhanh ngôi nhà chừng như đang lung lay trong gió những trang sách rã ra bình nước tan biến chiếc máy chữ gõ lọc cọc lọc cọc và cùng lúc có tiếng chân bước của rất nhiều người và chàng nhận ra những khuôn mặt của thời xa vắng lặng câm như đồ vật như những chiếc

Page 389: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

389 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

bóng đang bước vào ngưỡng cửa luân lạc và ngôi nhà tưởng như chỉlà ý niệm trong chốc lát nảy sinh nơi tâm trí chàng thực và giả lẫn lộn và chàng chợt nhớ nàng và không biết nàng có nhớ chăng chàng nhớ chàng đã đội cho nàng vòng gai và dắt nàng lách qua khung cửa hẹp ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nay đâu

“– Có lẽ con thuyền chẳng kịp tới bến sông sớm mai – Chắc hẳn – Và trên núi cao bình minh – Chúng ta đã mất khá nhiều hơi sức – Có bao giờ và bao đời mỗi khoảng khắc trong trái tim thanh xuân tiếng đập của cô tịch – Thôi đừng nói nữa chúng ta đã chẳng còn nhiều thì giờ – Chúng ta còn rất nhiều thì giờ mà – Trong chiếc túi áo thủng những giấc mơ rơi đâu. – Đừng nhắc tới những cánh chim tha Hương – Ôi những cánh chim muôn phương.”

Chàng dẫm lên cỏ khô lênh đênh như cánh chim điêu linh và trong nỗi khắc khoải chập chờn chuyến xe nhọc nhằn của quá khứ chàng thấy nàng đang trở về sau cuộc hành hương tưởng chừng như hôm qua nàng còn chải tóc và hong khô đôi môi

Page 390: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 390

trong gió ấm và không có gì đẹp hơn nụ hôn nàng trong đêm ngọt như mật ong cứ như thế chàng thức ngủ từng hồi nghe tiếng nói đang kể về những bi kịch dang dở và trong cõi chật hẹp của chiều ngày chàng thì thầm với vô vọng thấy lũ kiến đục khoét cơ thể những trái cây mang đầy độc tố những nụ hoa nhả ra mùi hương mê chàng không thấy nàng và chàng bước ra từ hầm lửa nhập thành kẻ lưu dân rách rưới chập choạng ở khoảng cùng trời cuối đất cứ như thế chàng quanh quất giữa những bờ tường còn nồng mùi vôi mới cùng đám cư dân nửa quê nửa tỉnh trôi nổi trong những ngôi nhà được góp nhặt bởi mảnh vụn của nền văn minh xa xưa khắc họa nỗi ray rứt … chàng đứng dậy xốc áo chàng đi tìm chàng chàng là ai chàng là ai … đừng tin điều gì về chàng hỡi những kẻ có mặt trên thế gian hãy gầy lại đốm lửa nghi hoặc nhưng

Nàng vẫn tin mọi điều về chàng nàng đi tìm chàng chàng ra đi và chẳng trở về như chàng trở về rồi lại ra đi làm rộn trí nàng đến nỗi nàng cứ tưởng chàng chưa hề có mặt trên thế gian này vả chăng thế gian

Page 391: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

391 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

này là thế gian nào trong cơn bối rối nàng ngợ ngợ nàng là ai là ai giữa những cuộc đời khác và những cuộc tình khác nàng văng vẳng nghe tiếng thì thầm đã bao lần của chàng rằng chàng mong được sống trên một hòn đảo vô danh lánh xa những phiền toái nghe sóng vỗ kể về những số phần phiêu bạt để mỗi đêm nằm mơ thấy bầy sư tử bên bờ biển Phi Châu mặc cho cảnh đời man dã quyến rũ tâm hồn mình còn nàng nàng chỉ là người tình buồn mãi đứng bên lề của cuộc đời chàng

Nàng xót xa chợt nhớ đến cha nàng đã bỏ nhà ra đi rất sớm theo tiếng gọi của tình yêu và mẹ nàng sau những năm tháng khốn khó đến cuối đời trong cái lầm lộn của tuổi già vẫn tin người chồng của mình mỗi đêm đều về rất khuya để nối lại mối tình dang dở (ôi nỗi đời ương dở) như điệp khúc thời gian rồi một hôm có lẽ chán nản với những câu chuyện cứ lập lại và có thể cha nàng đã về thật để rủ người bạn đời tham dự vào một chuyến đi không bao giờ trở lại bà đã đi một mình trong đêm vội vã không kịp trang điểm để đẹp như một hoàng hậu

Page 392: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 392

đến nỗi nơi căn phòng trong chiếc tủ còn chứa những loại nước hoa phấn sáp và những kiểu quần áo đã rất xưa thơm mùi long não và nàng nhìn mẹ nàng nằm tiều tụy và bất động nhìn những đồ vật đã được chuẩn bị rất lâu cho một giờ cuối cùng mà lòng nàng se lại ôi sắc đẹp mộng mị cũng chứa đầy mầm bội phản

“– Thế còn câu chuyện mùa xuân – Quái – ... Người ngồi bên sông kể về thời dựng nước những cánh chim bỏ ngàn – Những đứa con xuống biển – Cảnh phân ly đã có từ thời huyền thoại – Chẳng lẽ – Cuộc ra đi là mãi mãi như con nước xuôi – Mùa xuân năm ấy những đứa con cam đảm vượt qua đầm lầy sông bãi tìm đường ra biển hiện thực lời nguyền đã nằm trong sách sử – Hà ... Hà ... – Mùa xuân năm ấy có nguyệt thực và đêm tối kéo dài bất tận ... – Những giấc mơ vỡ tan và chia lìa ... – Nhưng – Biển cả đã gột rửa quá khứ – Và hỡi những cánh chim phiêu lưu cứ bay đi, bay mãi... “

Page 393: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

393 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nàng ngã bịnh một căn bịnh kỳ lạ nàng giả vờ sống như giả vờ chết và trong tình trạng nhập nhằng của tâm trí nàng không còn nhận ra nổi con đường nàng đang đi ngôi nhà nơi nàng ở và chỉ trong đêm tối nàng mới nhận ra được nhan sắc mình cứ như thế hàng thế kỷ qua nàng lang thang trong ngôi nhà rộng thênh ngạc nhiên về sự vắng vẻ và dịu mát nàng chập chờn ăn uống chập chờn tắm rửa và hát ngợi ca về những mối tình của cả ngàn năm trước nàng nghĩ đến chàng đằm thắm hơn nhưng là chàng của nhiều hình dạng những cánh tay dài ngoằng những bàn chân to bè và cho chàng những khuôn mặt đủ kiểu của phường tuồng chàng là tập hợp của mọi giai cấp ở từng thời kỳ cứ như thế trò chơi kéo dài vô tận đã làm nàng quên mất một chàng có thật chẳng còn nhớ đến tên chàng và bóng dáng chàng phai dần đã làm lành nỗi thương nhớ nhưng lại làm nàng sa vào tình trạng lẫn lộn những chiếc mặt nạ chồng chất trong ký ức nàng chẳng khắc họa đường nét rõ rệt nào ngoài sự buồn cười rồi nàng tâm sự và đùa bỡn với những

Page 394: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 394

hình nộm ăn sâu vào thế giới giả trang đánh mất cá tính xáo trộn nếp sinh hoạt và không biết mình là ai nàng quên cả chính nàng ôi câu chuyện của chàng

“Và nàng còn dài nhưng người kể không kể tiếp vì đến đây câu chuyện chưa có thêm tình tiết mới bởi cuộc đời của chàng và nàng tự nó đang diễn biến và kết cấu để hòan tất câu chuyện và mỗi câu chuyện hoàn tất hoàn tất khi đã cuối đời và không ai có thể kể câu chuyện không phải của mình ngoài nhân vật đang kể và câu chuyện không phải của mình nếu kể đúng ra chỉ chứa nửa phần sự thật nhằm giải trí trong phút giây và câu chuyện nhằm giải trí trong phút giây thì có gì đáng kể và như thế người kể còn phải đợi chờ và đợi chờ không biết đến bao giờ đợi chờ và đợi chờ chàng và nàng tiếp tục kể câu chuyện đời mình và người kể sẽ thuật lại và người đọc cứ đọc lại những gì đã đọc trong lúc đợi chờ … đợi chờ gì và đợi chờ ai.”

Page 395: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

395 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Khế Iêm_______

MẸ KHỔ

Mẹ già đã già ngồi còng lưng bên gánh hàng rong nơi góc phố bụi mờ những bước chân qua mẹ chờ gì và mẹ chờ ai không mẹ không chờ gì và mẹ không chờ ai ngoài nỗi buồn canh cánh từ thuở khai sinh mẹ còn gì và mẹ còn ai không mẹ không còn gì mẹ không còn ai ngoài lũ con đứa lang bạt kỳ hồ đầu đường xó chợ đứa vợ bỏ đi hoang lặn lội tìm trầm nơi rừng sâu núi thẳm một sớm tin về xảy chân đã thành thiên cổ không ai nuôi mẹ vậy mẹ nuôi ai mẹ nuôi lũ cháu còn thơ mồ côi mồ cút bữa đói bữa no trong vòng tay mẹ bà ơi bà ơi mẹ như chiếc lá đổi màu năm

Page 396: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 396

cùng tháng tận ngồi đây kẻ qua người lại không ai thấy mẹ mẹ không thấy ai rồi một hôm mẹ nghe lũ chim non quang quác đầu nhà kêu trong hoang sơ mẹ không kịp về cơn đau ập đến mang xác mẹ đi đi đâu về đâu bà ơi bà ơi ngày đi vào đêm mẹ không kịp về mẹ không kịp về mẹ ngồi bên đường mẹ ngồi chết khô bên gánh hàng rong người đi kẻ ở phố vẫn như xưa chỉ không còn cuộc đời mẹ khổ bà ơi bà ơi bà ơi bà ơi đi đâu về đi.

Page 397: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

397 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Inrasara_______

SỐNG LÙI

Tôi sống trong cộng đồng mà mọi thứ đều lùi. Những cái cây mọc lùi nhỏ, nhỏ dần vào hạt mầm, tận kiếp trước của hạt mầm. Những con sông chảy lùi,

rất xiết. Thằng bạn tôi, đám cháu của tôi, anh em cha mẹ tôi đi thụtlùi, bé, bé dại dần. Tôi đứng nhìn họ, bất lực. Không thể níu. Những ý

tưởng thụt lùi về cổ sơ, bản chép tay mọc thêm trang lật lùi như thể hết làm thất lạc. Ngôi nhà cô hàng xóm thuở bé thơ đã đổ nát được

dựng lại. Những giọng nói quen và lạ bay lùi vào chiều vào trưa vào đêm, gọi dậy oan hồn tu sĩ, tiếng thét đại ngộ đánh thức loài hổ mang thần

thoại trườn đổ một góc rừng. Trận lốc thổi lùi bóc từng lớp trầm tích lộ thiên bạt ngàn, thành phố cổ triệu triệu viên gạch vụn lành lặn trở lại dựng

Page 398: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 398

mênh mông cụm tháp xum xuê, bàn tay vẫy môi cười màu áo làng mạc tiếng quạ kêu lũ chim bay lùi vào vòm nắng. Một mình tôi đứng cô độc. Đứng

thôi mà như đã bước tới ghê lắm rồi.

Page 399: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

399 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Lê Hưng Tiến____________

BỨC TRANH ẢO

vẽ em lên đỉnh núi thì em bờ cõi hư hư thực thực ... thốc vào ngọn nắng vô tình lảnh cảnh thì con nước cũng dáo dác li

ti … vẽ em đồng điệu trên sóng mắt thì dốc ngược hồn anh từ phía chân trời khi định mệnh là viền ruộng xa xa thẳm thẳm... nơi

dong dỏng bóng dáng nền mây, lại vẽ em tóc mai lưng trời môi hồng khe khe khẽ khẽ màu nước, và ngực căng tròn chái núi thì

cảm anh lầm lụi hoài trong sâu thẳm hồn em, có lẽ vì nét mày chao nghiêng giữa miền thu nên định mệnh em sương khói lòng anh ...

Page 400: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 400

Lê Hưng Tiến____________

SẦU LÊN KHƠI

Con ve ve ve ve vãn vãn tiếng mi cong gùi lòng đất gùi giấc hoang cất lên cánh hồng đòng đong đòng đong nghe hơi thở nặng

nợ phù sa như con tu hú tu hú gọi í a í avào mùa nhấc lên mảng chữ không thời gian của trái tim bạc màu

và trĩu nặng nỗi đau có thể bài thơ hỏi chưa chấm nên cuộc đời lẫm chẫm cái có có không không và có thể là mùa mùa

lưng gánh nên ve ve gọi bầy bay và tu hú gọi mảy mayvề khi chủ ngữ khơi lên sầu thì cửa trong lòng mất khoảnh khắc ...

Page 401: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

401 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Lưu Hy Lạc__________

CHỈ NHẰM SÁNG TỎ BÀI THƠ ĐĂNG BÁO CÁCH ĐÂY VÀI NĂM

quả tình thưa mr. lee trong suốt thời gian của nửa thế kỷ vừa qua tôi sống hết còn luôn luôn đeo một tâm trạng lúc nào cũng đầy nghi ngại nữa

do đó việc giao tiếp – thân tình của tôi suốt năm tháng vừa qua thực sự mười phần/ chết bảy/ còn ba thưa tôi phải ngồi xổm chung quanh những hình người

thật quá cổ lỗ sỉ cứ nhằm tôi các cậu tra tấn bằng cách này/ cách khác mà một trong những cách tôi bị thấm đòn nhanh nhất là cách các cậu

tự do ẩn dụ rất khó hiểu chơi đến điển tích ầu ơ – sướt mướt nhưtiền chiến buộc lòng tôi dán các cậu lên vách dù hằng ngày ra/ vào ngó

mặt cậu nào cậu nấy cứ tỏ ra mếu mếu – cầu tài mà tôi thì mr. lee quả tình sống hết còn luôn luôn đeo một tâm trạng lúc nào cũng thật

Page 402: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 402

đầy nghi ngại nữa do bởi việc tình thân – giao tiếp của tôi mười phần/ chết bảy/ còn ba/ chết hai còn một ... và chung quanh tất cả các cậu thì hệt

hình người quá cổ lỗ sỉ nhằm tôi các cậu cứ tra tấn cách này/ cách khác liên tục tôi thực không còn ngại giấu giếm điều gì trong lòng nữa cả

mr lee trong suốt thời gian của nửa thế kỷ vừa qua tình trạng các vị thật quá cổ lỗ sỉ mà cứ một hai đòi dán nơi công cộng thì như

tôi đã thưa trước làm sao ra thái bình.

Page 403: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

403 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Lý Đợi______

MỘT ĐÊM Ở SYDNEY

Tặng thi sĩ Nguyễn Đăng Thường người thủy thủ già qua đây nằm tù đêm giáng sinh với tôi những

giờ đêm tăm tối khuya không ai ghé thăm như bờ biển xa không

đôi mắt nào có rất nhiều tâm sự xin thượng đế nhìn tôi cùng

rượu đỏ ngày phán xét bao giờ tôi sẽ ngủ với em hay sẽ

quên nhưng đừng hôn tôi như thế tưởng vì tôi phiêu lưu không xót

thương hay tôi chỉ thương em vì đã nằm trên vai tôi nức nở

Page 404: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 404

Nguyên Quân___________

PHÂN CẢNH

trong danh bạ của em không còn tên thằng bờm nên những gì anh gởi đi không một lời hồi đáp anh chừ thua thằng bờm có quạt mo để đổi bây giờ anh chỉ còn một trái tim rách rưới nắm xôi xưa bờm ơi là những lời hò hẹn nụ cười xưa bờm ơi bao giờ tìm lại được vì đã thành lọn khói trong trí nhớ mỏng manh cũng đã thành giọt sương dần bốc hơi vào dĩ vãng anh bây

giờ thành chiếc gai dằm trong mắt cũng đã là bóng đêm trên con đường em vui bước trong cổ tích bờm ơi tình bao giờ cũng đẹp

ngày em tình cờ đứng trước công trình xây dựng ngổn ngang gạch đá vôi vữa người ngợm với nụ cười ngon ngọt trên bờ môi hồng tươi thắm anh đã dại ngộ hỏi – tìm

Page 405: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

405 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

ai anh là người quản đốc có thể tìm bất cứ người ngợm chất liệu nào em đang muốn tìm em tươi cười – nhiều thứ quá chẳng biết phải tìm đâu cho ra người tình

bạn tôi nửa lao động chân tay nửa nhà văn nửa ma cà bông nửa người nửa ngợm thất cơ lỡ vận cố gánh gồng hết cái thứ nửa mùa tìm lên núi lập chuồng nuôi gà một ngàn con gà giống non nẽo non nớt rất cần sự ấm bị cúp điện mấy đêm liền chết trụi chỉ còn vài con ngắc ngoải chén cơm nguội từ những ngày hôm trước rắc ngang mấy hạt muối sống chưa bao giờ anh cám cảnh đói khát bằng lúc này lúc này cơn lốc vần vụ trên cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ và dưới đáy hồ sâu con cá nhỏ không buồn nhấc ngửa chiếc phao lúc nàyngười đàn bà góa đến từ phía bên kia cánh đồng đang xắn cao ống quần vớt từng cánh lục bình.

Page 406: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 406

Nguyễn Đăng Thường __________________

NHỮNG NỤ HỒNG CỦA MÁU

mười ngàn lẻ một đêm mưa trướcngày chúa bị đóng đinh trên câyvĩ cầm buổi trưa hôm đó cómột tia nắng khẳng khiu chiếu dọiqua khung cửa tò vò rơi trúng

ngay trên đầu con maggie 2đứa tôi mặc y phục của tổ tiên nhân loại a dong với êvà trong vườn địa đàng không rắnkhông mận đỏ chỉ có 2 đứa

tôi bơ vơ trên tấm nệm đặttrên nền xi măng bụi căn hầmsquatter làm chỗ trú tạmđể nhai cần sa uống bia lonngốn cuốn sách hình tintin tới

tây tạng cả chục rưỡi lần hỡimiếu đình chùa thiêng mái tôn rêuphủ không còn chim chóc bay vềđấu hót đừng coi những gì bọncác chú nói hãy cam những gì

Page 407: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

407 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

bọn các bác nàm hồ hởi thổnthức nhạc jazz tưng bừng pháo bôngđêm dạ hội chúng tôi nằm ngượcthổi kèn lịm chết ôi hạnh phúctuyệt vời giữa paris mưa tơ

đùa phất phơ áo nhung mềm môiđào gái hà nội băm sáu phốphường xưa cũ trong tưởng tượng đãchết hãy tưởng tượng một chiều hèêm ả bên bờ xa lộ biên

hòa tờ chính luận mới ra lòloan tin mối tình bí mật củarupert brooke đã bị bật mídĩ nhiên không phải tờ lá cảita mà một tờ xà lách tây

vừa đăng cái tin giựt gân ấyhỡi em không là con bé tuổi15 noel oliviertóc vàng sóng mũi dọc dừa củachàng thi sĩ lãng mạng yểu mệnh

tội nghiệp cho em tôi chỉ có1 cái miệng cười nhạt nhẽo vôduyên & 1 mái tóc xơ dừacứng ngắt đen thui những cành gainhọn đâm vào ngực tôi đau những

Page 408: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 408

nụ hồng của máu & bởi ởbên kia bờ đại tây dương hayở bên này bờ thái bình dươngthời cũng thế thôi máu huyết vẫnlà máu huyết mồ hôi nước mắt

vẫn là mồ hôi nước mắt đồngtiền bát gạo vẫn là bát gạo đồng tiền nghiện ngập rượu chè thất nghiệp vẫn là thất nghiệp nghiện ngậpchè chén sáng chủ nhật ngon rồi

sẽ là bloody sunday &palm beach sẽ là napalm foreach dĩ nhiên ngắt lá đụng câybứt mây động rừng bản dịch 1tập thơ tiếng nga của nhà thơ

lão ấy có nhiều viên ngọc quíhơn chiếc vòng vương miện của nữ hoàng anh trưng bày trong tòa thápcổ london có lính canh mặc áo đỏ quần đen tay cầm cây

thương của thời phục hưng & cócửa sắt điện tử tự động đóngsập xuống khi gặp biến những kẻ thừa tiền & văn minh nhất thế giới cộng thêm đám du khách nhật

Page 409: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

409 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

vai đeo tòng teng máy ảnh máychỉ máy ổng máy bả nối đuôichen lấn dẫm lên chân nhau ohi’m soly vào đứng xem trầmtrồ mỗi trự độ vài ba giây

dĩ nhiên dẫu rất muốn chúng tôivẫn không thể là 1 nữ hoàng khả ái để bù lại anh xin ca em nghe vài câu nôm nacủa ông cụ nguyễn khuyên nguyễn dụ

gì đó này mợ nó nghe nhé1 mai 1 mốt 1 ngày xưathơ thẩn kìa ai ăn bánh còngtui rại tui rờ răng rắn rếtbà lanh bà lắt lưỡi lâu la

dĩ nhiên gầy mập đói no ráchlành đau mạnh già trẻ buồn vuicù chớn cà lần hào nhã phonghoa chi chi hay gì gì thì2 đứa tôi cũng vẫn là 2

đứa tui như từ thủa mới chọcđất ghẹo trời hay vào lúc ông tây nhà đèn dựng nước an nam ta & con maggie 1 bữa nọ nó lẻn vào siêu thị siêu

Page 410: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 410

thực siêu ăn cuỗm mất mẹ củachàng 1 khúc thịt dồi to tổbố nó ngậm mãi ngậm hoài màchẳng teo mòn mẻ sứt thì nóvẫn là con maggie đáng thương

nó cũng không thể là siêu saoliz / maggie trong cuốn phim màumèo cái trên mái thiếc nóng đốem biết mán ở đâu biết maomấy tuổi biết mưa mấy đồi đố

anh biết khỉ là ai dĩ nhiên là tôi & tất cả bà conở đây ai cũng biết mặt cáicon ngựa đó hỡi người anh emmỗi đêm khoác blouson đen mù

xoa đỏ nhét ló một góc chéora ngoài mép túi sau quần jeansđứng tựa quầy quán khuya đẫm mùibia đắng nước tiểu mặn mồ hôinồng hơi thở thối tha thuốc lá

marlboro cao bồi giả hiệu1 ngày nào ta sẽ cỡi harley davidson tay trong tayhò hơ hò dắt nhau về quêtôi đói thăm nương ngô thăm đồng

Page 411: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

411 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

lúa trên bến đò thủ thiêm vớtcành rong ướt lên chùi những giọtlệ khô 1/ 4 thế kỷ từchiều xuân xưa em qua đây làmthuyền người dĩ nhiên thành hồ

rồi sẽ có cái tên mới làsài gòn dĩ nhiên trên đường trầnruổi dong dại nhờ khôn chịu cuộcđời là manh chiếu rải những nụhồng chờ ta khi ta không buồn

ngủ tình yêu là suối mật bờxôi đợi ta khi ta chưa muốn ăn dĩ nhiên đêm phải trắng ngàyphải đen biển trên cao trời dướithấp khi thủơ bé tôi thủ dâm

ôm rừng thu khiêu vũ dĩ nhiên em không bao giờ thuộc về tôicòn tôi chẳng khi nào là củaem & tụi mình ê cóc cầncái chuyện khôi hài lẩm cẩm khối

tình trương mÿ chén nhựa em cườivỡ tan ấy xin quí vị cho1 tràng pháo miệng thật ròn như còn ngồi rạp quốc thanh coi vởcon gái chị hằng hay đứng trong

Page 412: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 412

rạp hát bộ bên hông trường tônthọ tường coi cọp tuồng triệu tử long đoạt ấu chúa kính thưa quí độc giả chúng tôi là những kẻ lang thang trong các hành lang tàu

điện ngầm trên những thiên đường giả tạo sống bằng dao búa của ác mộng hằng ngày nên chỉ được biết những cuộc tình 100 năm trong bụi coœ lùm cây đêm nở sáng tàn

lũ chúng tôi & con maggie

London, tháng 5 - 1991

Page 413: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

413 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nguyễn Đăng Thường__________________

SURPRISE, SURPRISE

– Mày chỉ là tên hề buồn tên hề buồn nhất thế giới làm mọi người cười rộ

sau một đêm mưa rào tôi ra xó vườn nhỏ thấy 1 đóa bạch hồng mới ló lộng lẫy trong

buổi sớm mây tôi ngắm ngửi nó một chầy rồi chưa kịp mắng mầy chỉ là đóa hồng là đóa

hồng là đóa thì bỗng nghe trong bụi rậm có tiếng thì thầm a rose is a rose is a

28. 10. 2000

Page 414: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 414

Nguyễn Hoài Phương__________________

GỌI ĐÒ

Đò ơi ... Đằng nào thì đò cũng đầy rồi. Thôi thì đò cứ thế yên tâm mà sang sông đi. Nấn ná ở lại thì đò cũng có

làm gì, đò có chờ, có đợi, có chở thêm được ai đâu. Thôi thì đằng nào cũng phải rời bến, đò cứ sang sông, nhường bến lại

cho những con đò khác ... Để những con đò khác chở những con người khác đầy rồi cũng phải sang sông, nhường bến lại cho những con đò

khác nữa ... Để đò sang sông rồi đò lại quay về bến, đò lại chờ, lại chở những đợt khách mới ... Đò ơi ... Khách chưa đến rồi khách

sẽ đến. Kệ khách không đi đò này thì đi đò khác. Kệ hết đợt khách này lại có đợt khách khác ... Đò ơi ... Đò đầy rồi thì

đò cứ sang sông ... Đò ơi ... ơi ...

23 - 8 – 08

Page 415: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

415 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nguyễn Hoạt___________

NHỮNG CON RỐI ...

Dưới bầu trời trẻ thơ những con Rối cứ khua chân những con Rối cứ múa tay miệng luôn cười ngậm tiếng. Hình như làn gió múa hình như bầu trời múa giục con Rốimúa theo giục em Bé múa theo. Gió vui quá reo lên Bé vui quá reo lên sao Rối vui lạingậm tiếng? Bé hỏi mãi Rối lặng im ... Mẹ bé bảo đến mai ngày Bé lớn lên Rối lớn lên sẽ nghe thấy tiếng Rối nói sẽ nhìn thấy Rối khua chân sẽ nhìn thấy Rối múa tay. Thật nực cười những con Rối dưới bầu trời đang múa may.

Page 416: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 416

Nguyễn Hữu Viện______________

GÓT CHÂN ẢO EM BƯỚC THỰC QUA NGƯỠNG HỖN MANG

Em như đường gương vỡ gián đoạn cắt tim anh thành ranh giới fractal cách ly đứt đoạn phân khúc cả tâm hồn em đoan trang em bước ra từ cõi siêu thực hư hư đốn đến độ hỗn mangvõng mạc anh đứt đoạn bao đường fractal đổ vỡ tràn tựa lá vàng thu sangcàng nhìn sâu vào em bằng kính hiển vi mô châu thân em khối tỉ tế bào xếp đặt trật tự hoàn chỉnh càng nhìn sâu vào nền trời sau em bằng kính viễn vọng thiên văn chương vũ trụ như Vua Trụ tay ôm hàng triệu triệu thiên hà tinh vân theo trật tự phi Newton hoàn chỉnh chợt anh thảng thốt giật mình lạc lõng lạt lòng càng lạc trôi trong hỗn mang quang tử lang bạt lãng tử không dương không âm không yêu không hận không sống không chết quả như hạt cơ bản neutrino vô duyên vô tính vô tình càng lạc trôi lạc lõng trong phức cảm phức hợp bản ngã mình tích tắc trong khoảnh khắc sát na

Page 417: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

417 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

nhậy cảm từng giọt thời gian nhỏ vào ly nước lạnh dòng ấm đối lưu hỗn mang tim anh hoang mang ngỡ ngàng khi gót chân em bước qua ngưỡng không–thời–gian cong cong parabol bước qua điểm uốn song song ...

Paris, Thu 2001

Page 418: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 418

Nguyễn Lương Ba_______________

NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÔ DANH

tặng Khế Iêm

có thể người đó đã kể những câu chuyện khác nhau về đời sống những câu chuyện bình thường có thể lẫn lộn giữa người này người nọ giữa lúc này lúc khác hoặc là nhiều khi là một chuyện chung chung ai cũng có thể nghĩ là mình

người đó đã kể về một bộ mặt không thể biết được luôn luôn bị đổi chỗ luôn luôn biến tính tột cùng là cải danh hay là ngụy danh rồi mất luôn cả cá tính mất luôn cả tên tuổi chỉ còn lại bướng bỉnh phi lý kẻ đã bị nghệ thuật ám ảnh

người đó đã kể về sự đam mê một cách bay bướm bền bỉ rồi thì phong phú độc đáo nhất rồi thì hiệu ứng và hỗn mang tự nghiêm trang đàm luận văn chương gây hứng từ kafka để rồi say mê dày vò bởi lối viết kẻ đã bị khó chịu nghi ngờ (lo lắng của nhà thơ đơn độc)

Page 419: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

419 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

người đó đã kể về những vấn đề những mâu thuẫn và hơn nữa sự phù phiếm bi đát của nó đã không viết gì và cuối cùng sự châm biếm không thể bắt chước có lẽ độc đáo tạo thành một thực tại tình cảm độc hữu này họ giới thiệu một cách công nhiên như người thông ngôn của chính họ người thông ngôn của những hy vọng cải sửa liên kết với thân phận tranh chấp xã hội và nội tâm để cho lưu hành những giá trị khía cạnh của một sự cảm thông khía cạnh của một sự tương đồng kẻ sinh ra giữa quần chúng tự phô bày ra hoàn toàn tự nhiên kẻ đã bị hiệu lực kỳ lạ

của những âm thanh mà anh ta tạo ra trực tiếp đến đời sống mở về một khoảng không gian huyên náo anh chơi một ca khúc cổ hiệu lực kỳ lạ của âm thanh về sự ngẫu biến kỳ lạ của nó cho một xã hội thông thái biến đổi một cách tức thì và vận chuyển xô bồ của sự vật.

12/05/2004

Page 420: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 420

Nguyễn Thị Khánh Minh____________________

NƠI UỐNG CÀ PHÊ SỚM

Đêm hôm qua tôi nói thầmhết chuyện này đến chuyện nọthực tình tôi rất hoang mangkhông biết mình nói trong mơ

hay mớ trong cơn nửa mê nửa tỉnh hình như đó lànhững câu tôi trả lời vềnhững việc mà ban ngày tôi

chưa kịp nói không có cơhội để giải bày trò chuyệnhoặc là những lời nếu khôngnói thầm với đêm thì chỉ

biết đào mộ nơi con timmà cất qua một đêm nhưthế sáng nay ngồi dưới nắngđối diện với một dòng nước

chảy nghĩ đến những việc quenthuộc phải làm mỗi ngày cáitrống trải riêng tư đeo nặngmỗi ngày tôi không kìm được

giả vờ cài dây giày đểnước mắt có đường rơi xuống.

Page 421: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

421 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nguyễn Tất Độ____________

CỘT CHỐNG TRỜI

Tôi leo lên một Cây cột chống trời Ôi những cây cột Vuông góc với mặt Phẳng của trần gian

Con người leo lên Ai chưa leo thì Leo ai đang leo Thì tiếp tục leoTôi tiếp tục leo

Lên leo lên đôi Lần vuột tay tuột Xuống tuột xuống rồi Lại leo lên leo Lên rồi thất vọng

Mà hình như là Hốt hoảng khi nhận Ra trên kia chẳng Có gì vậy những Cây cột dựng lên

Page 422: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 422

Đâu phải để leo Lên bởi trên kia Đâu có gì trên Kia không có gì Nên tôi tuột xuống

Trong nỗi lo lắng Lỡ đâu tôi đã Đang ở thiên đàng?!

Page 423: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

423 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nguyễn Tất Độ_____________

HAI CÂU

Tôi nhặt được một câu thơ bên vệ đường trên gói xôi nóng hổi mà bà lão bán xôi vừa cho người ăn mày, bên hông xe đẩy của bà lão tôi thấy một tấm biển nhỏ ghi chữ “1 ngàn / gói”.

Tôi nhặt được một câu thơ trong một nhà hàng trên món Cua Hoàng Đế mà một đại gia vừa gọi để làm vừa lòng cô gái ăn mặc như một con điếm, menu đề giá “1 triệu 5 trăm ngàn”.

Tôi ghép hai câu ấy lại thành bài Tân hình thức và tôi viết phía sau những con chữ đang hiển hiện này, ai đọc được thì đọc!

Page 424: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 424

Nguyễn Thói Đời_____________

DỌN NHÀ

Cái này cho vào thùng này cái kia cho vào thùng kia nhưng cũng không nhất thiết vậy cái này cũng có thể cho vào thùng kia và

cái kia cũng có thể cho vào thùng này miễn sao gói gọn tất cả để mang đi đến một nơi khác một nơi khác không em mà

nơi này cũng đã từ lâu vắng em anh còn lại gì ngoài những kỉ niệm những kỉ niệm bây giờ đang được anh đóng gói kỉ niệm

này cho vào thùng này và kỉ niệm kia cho vào thùng kia nhưng cũng không nhất thiết vậy kỉ niệm này cũng có thể cho vào thùng

kia và kỉ niệm kia cũng có thể cho vào thùng này nhưng em ạ thật ra thứ duy nhất anh thật sự muốn đóng gói chính là

Page 425: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

425 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

bản thân anh với những nghĩ suy những nỗi buồn những nỗi trống trải trong lòng từ ngày vắng em trong căn nhà nhỏ

Page 426: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 426

Nguyễn Thói Đời ______________

ĐÊM LOAY HOAY

Có những đêm không ngủ như đêm nayKhông thể ngủ tôi loay hoay đi từ Trên lầu xuống tôi loay hoay đi từ Tầng trệt lên rồi bức bách loay hoay

Tìm chiếc chìa khóa, chiếc chìa khóa đểMở hai cánh cửa phía sau lưng, tôi Gọi điện hỏi người phụ nữ hồi chiều Người phụ nữ hồi chiều nói không biết

Và bảo tôi hãy gọi cho người phụ Nữ hồi sáng, tôi gọi điện hỏi người Phụ nữ hồi sáng, người phụ nữ hồi Sáng bảo tôi phải phá cánh cửa nhỏ

Số mười, chiếc chìa khóa nằm ở đó Tôi lấy được chiếc chìa khóa và đêm Bỗng im ắng lạ kỳ, không còn gì Ngoài tiếng ken két của những cái bản

lề đã rỉ sét trên hai cánh cửa.

17/10/2013

Page 427: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

427 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nguyễn Tiến Đức______________

TỰA VÀO BÓNG TỐI TUYỆT LỘ

im lặng anh tựa vào bóng tối tuyệt lộ quay về phương em anh tìm thấy môi em thơm mùi dãi trẻ thơ đang tụng niệm tràn trề chuỗi kinh xuân ngây

anh tìm thấy đóa cỏ linh diệu nở trong dấu tích chân em để lại trên đồi tử thảo anh tìm thấy chiếc võng đan bằng những sợi tóc em buông thả

anh nằm chơi trò chơi dòng chợt vắt anh tìm thấy mắt em chừa những mảnh lửa bắn tung từ cơn bùng nổ sáng tạo không cùng anh tìm thấy mắt em

nâu thẳm mở trên say nghiêng đất cùng vũ điệu bụi hồng vơ vẩn đưa anh vào sóng thân em biển ngầm anh tìm thấy phía đông vuông cửa sổ phòng em

chốn duy nhất con chim thi ca mới cất tiếng hót cấm kỵ tiếng hót phóng viết vượt đỉnh trời sấm sét đang thiêu rụi kinh kệ lẫn giáo điều vĩ đại.

Sinh nhật Kimberly 2002

Page 428: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 428

Nguyễn Tuyết Trinh________________

GIẤC MƠ XUÂN

Khi những chiếc lá đã buông rơidưới cội cây mùa xuân trìu mếnngọn gió đỏ níu cánh bay chim én chảy lên ánh ngày lớp sáng

của phiêu lưu tôi muốn tìm kiếmanh người đã từng đến trong giấcmơ tôi tôi đã mơ nụ cườianh và khoé mắt lặng lẽ không

để lộ thời gian mời linh hồntôi ương ngạnh trở về trong vòngtay anh ve vuốt ấp ôm trên những con đường mùa xuân mơ hồ

thời gian đi qua một cách vô tích sự mỗi lúc một mau khôngbiết tới sự xót thương đổ đầytiếng khóc đơn độc quạnh hiu vào

cuộc đời tôi vẫn mơ tới gầnanh trang sức bằng bản thể căncốt của tình yêu buông lỏng sựdối trá của những giấc mơ mù

Page 429: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

429 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

mờ lập lờ không định hướng tôiđã mơ được gần anh không sợtương lai chẳng ngại quá khứ làtù nhân của một tình yêu duy

nhất có thật trọn vẹn thay vàochỗ lạc lõng lạnh cóng của ảo ảnh hư vô.

Page 430: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 430

Nhiệt Đới Buồn_____________

TIẾNG BÊN KIA

Tiếng thì thào không phải khôngphải tiếng đang thì thào nhưngcứ thì thào ở bên kiakhi bên này với tôi chỉ

là bên im lặng bởi chungquanh chỉ là bốn phía tường và chỉ có tôi làm động đậy mọi thứ chung quanh mà

thôi dù tiếng rất nhỏ như tiếng lầm bầm của tôi như tiếng sột soạt có vẻ mệt mỏi trong căn phòng buổi chiều

mà bên kia bên đó vẫn tiếng thì thào đó tiếng nói không nói về tôi mà sao tôi lại nghe làm gì khi

kéo dài liên tục qua một thứ không gian buổi chiều khi không phải tiếng thì thào mà sao tôi lại cứ lắng nghe.

Page 431: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

431 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Nhiệt Đới Buồn_____________

VÀ EM

mưa lại rơi làm ồnào lỗ tai tôi mưabuổi chiều không nghe đượctiếng động nào thêm nữa

nhìn ra cửa kính dơnhầy nhụa bụi dính thấycảnh vật nhạt và âmỉ những nỗi niềm bên

ngoài người cong lưng đứngtrên vỉa hè tìm chỗtrú mưa và còn cónhững người mặc mưa đi

để ướt lên áo quầnlên khuôn mặt từng ngườichạy xe máy ào ạtmột vài bàn chân vụt

đi như là cơn bãoquét qua nhẹ nhàng tôikhông chìm đắm vào mưamà trông tháng sáu nhìn

Page 432: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 432

bầu trời âm u nhữngđám mây ngày bỏ bóngtối vào nhà và emtay hứng mưa vào hồn

tôi …

5.6.2013

Page 433: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

433 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Phạm An Nhiên_____________

TỪ NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐI

“Huế, Sàigòn, Hà Nội, hai mươi năm xa vẫn còn xa ..” (*)

Tôi trở lại ba mươi sáuphố phường Hà Nội mỗi ngày thêm một cổ xưa – như cô gái ngồi chồm hổm ở chợĐồng Xuân rao hàng lẫu cálẫu đồ biển lẫu thập cẩmmời anh ngồi xuống đây uốngbia Hà Nội đặc sản quê hương ôi mấy mùa chinh chiến.

Huế của tôi có “O” vềqua Cửa Thượng cơm hến chiềunay cay đắng trộn vào nhaunghe ngậm ngùi câu hò máiđẩy xuôi ngược Hương Giang quacầu Trường Tiền đêm lấp lánh đèn xanh đèn đỏ tôi tìm“O” áo trắng đã mấy mùa.

Sàigòn phố cà phê bụibặm cao ốc xây dở dangnhư chuyện tình cô gái mặcmini jupe làm nghề hớttóc ráy tai khoe đùi trắng

Page 434: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 434

và đôi mắt nhiều đêm mấtngủ xe taxi máy lạnhvà quán bia hơi Sàigòn ôi đã mấy mùa chinh chiến

“Huế, Sàigòn, Hà Nội, hai mươi năm xa vẫn còn xa...”

SG 08082004 (*)TCS

Page 435: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

435 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Phạm Thị Anh Nga________________

CON TRAI BÉ BỎNG CỦA TÔI

con trai bé bỏng của tôi hãy cònbé bỏng lắm nhưng chẳng hiểu do đâunhìn thấy bản in thử cuốn tản vănmới xuất bản của tôi nhà in vừa

đưa xem trước nó liền xuýt xoa – ốimẹ ơi rồi mẹ sẽ bán nó àvậy còn hai tập thơ của ba thìcó bán không hở mẹ có ai mua

sách của mẹ và thơ của ba khônghở mẹ – tôi phì cười – ờ sách mẹthì mẹ không biết chứ thơ thì thuởđời nào mà bán được hở con trai –

con trai tôi tiếp tục xuýt xoa – ôivậy là văn phải nuôi thơ hả mẹvậy mẹ phải làm sao bán sách thậtnhiều vào để mà bù cho tiền in

thơ chứ – con trai bé bỏng của tôiđăm chiêu suy nghĩ moi óc để tìmphương cách cuối cùng dường nhưvô cùng hồ hởi nói – mẹ ạ mẹ

phải tìm cách khuyến mãi hay quảng cáobằng tờ rơi hay đố vui có thưởnghay là mẹ in một tờ giấy tonhiều màu thật đẹp ghi rằng ai mua

Page 436: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 436

ba mươi cuốn sách của tôi sẽ đượctặng miễn phí một con mèo con vàmua sáu mươi cuốn thì sẽ được tặngmiễn phí một con mèo mẹ mẹ nhé –

ôi đứa con trai bé bỏng của tôichưa kịp lớn khôn thêm để hiểu thìtình cờ thấy những bưu ảnh tranh bácchỉ cất trong nhà – biết được ba nó

cùng một số người khác bỏ tiền rain nó lại giẩy nẩy lên – ối mẹơi văn không chỉ nuôi thơ mà cònphải nuôi cả tranh nữa hả mẹ ơi!

nhưng mà lạ lùng quá đỗi bây giờcon trai bé bỏng của tôi khi gặpmột cuốn sách trang đầu tiên nó lậtxem lại là trang cuối in bao nhiêu

cuốn tại đâu giấy phép xuất bản sốmấy số đăng ký bao nhiêu in xongvà nộp lưu chiểu ngày tháng năm – rồimột hôm con trai bé bỏng của tôi

trầm ngâm tư lự đăm chiêu thì thầmvới mẹ – con muốn in sách thì cóđược không mẹ giấy phép xin ai hởmẹ – ôi con trai bé bỏng của tôi.

12 / 2003

Page 437: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

437 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Phạm Việt Cường______________

JAZZ TRƯA

tháng hai mê mê qua mấy phốtrưa còn im đợi chút nắng runmềm dưới bầu trời mây bạc ướt

xỉn kính xe mờ căm tôi đưaem đi vẩn vơ ngó mấy chópnhà mốc cũ còn sót lại bên

những cao ốc mọc lên như nấm dại ngắm những nụ đào hồng vừatrổ bên đường những hàng cây trụi

lá như nắm xương tàn của mùa xuân trước lần đầu chính em dẫntôi xuống phố kể chuyện đời trong

quán trưa vắng tanh rưng rức nhạcJazz hỏi tôi sao không có ai hủ hỉ khi tắt đèn tối lửa.

Page 438: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 438

Thiền Đăng_________

BÀI TÌNH THƠ CA

Chàng viết một tập thơ dài ngoằng, mất một đêm trắng. Thế rồi chàngđọc và sửa lại sửa đi rồi sửa lại. Lại mất một đêm trắng. Thế rồi chàng đọc cho nàngnghe đọc đi rồi đọc lại. Lại thêm một đêm trắng. Rồi chàng lăn ra ngủ khì. Trong khi nàng đọc lại tập thơ dài ngoằng của chàng. đọc đi rồi đọc lại. Lại thêmmột đêm trắng. Thế rồi nàng cũng chẳng hiểu gì. Còn chàng, quỷtha ma bắt chàng, chàng cứ ngủ li bì.

Page 439: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

439 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Thiền Đăng_________

CHIẾC BÓNG QUA ĐỒI

Bóng, từng xách đèn đi trong đêm khuya khoắt củathời u tối bóng đổ dài trên con đường dẫn

ra phía biển nơi biểnvẫn rì rì rầm rầm dửng dưng đáp lời nguyệncầu những bóng ra đi

đã ra đi mãi mãi những bóng ra đi đã lìa xa mái đời để bóng ngồi nghe biển kể

chuyện chân trời về những hình hài băng qua biển rộng núi cao vẫn không bước ra khỏi bóng giờ

bóng là bóng lặng thinhtrên vách nhà xưa bóng là bóng già nua runrẩy đêm mùa đông lạnh

Page 440: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 440

thảng thốt gọi bóng về thôi về thôi giờ bóng trở dậy xách đèn đi trong đêm khuya khoắt bóng

đi đi mãi khuất dạng trên đồi gió cát. Phú Diên, 11/2013

Page 441: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

441 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Tín Trường_________

NHỮNG NGÀY

tôi đứng ngồi bênchiếc ghế nhựa chiếcghế luôn khi ấm khi lạnh đều đều

trong từng tiếng cọt kẹt không hình dungđược gì những ngàytrên bàn trong ánh

đèn nê-ông trêntừng trang sách lậtgiở đọc qua rồiđọc vào như chẳng

đọc gì ngoài nhữngcâu thơ tôi hayđọc lập lại dùviết chưa xong và

đã viết xong cứlập lại qua nhữngngày những ngày đứngngồi bên chiếc ghế

Page 442: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 442

nhựa và ánh đènnê-ông tưởng là tôi đứng ngồi bêntừng tiếng động không

hình dung được gì ...

tháng 7 2013

Page 443: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

443 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

TPKỳ_____

THÁNG BA

Tháng Ba vẫn còn gió lạnh và thỉnh thoảng cơn buồn lại kéo dàiđã đi qua một chặng lắng nghe tiếng chân bước thầm bên sóng biển

màu trời chì ngửa tay đón gió và chờ chút nắng về giữa tháng Ba còn lạnh thôi thì cứ bước đi khi còn bước được dù thấp

dù cao bãi cát kia vẫn lành lặn như bao giờ và giữa trời tháng Ba xám chì vẫn thấy hàng cây bên đường những nụ non chớm

mọc và hình như xa có những chồi đỏ khi tháng Ba vẫn còn gió lạnh và thỉnh thoảng cơn buồn lại kéo dài… dài hơn tháng Ba

Page 444: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 444

Trầm Phục Khắc______________

MÂY BAY

Chiếc ghế đặt gần khung cửa sổ trong một cănphòng là một phần kỉniệm thuộc về của riêng

tôi cho dù đó vẫncó thể là một phầnkỉ niệm của một hoặcnhiều hơn một người nào

đó đã từng bước vàocăn phòng có chiếc ghếđặt gần khung cửa sổthế nhưng vì rốt cục

rồi bất cứ ai trongđó có tôi cũng đànhphải bước ra khỏi cănnhà thậm chí bước ra

khỏi con đường có cănnhà có căn phòng cóchiếc ghế đặt gần khungcửa sổ và nếu có

may mắn lắm thì chỉcòn lại thoáng mây bay.

Page 445: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

445 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Trầm Phục Khắc______________

MỘT NGÀY ĐẠI KHÁI

Tôi kéo dài sự im lặng củabuổi sáng bằng cách uống thật chậmly cà phê và cố gắng khôngcử động mạnh thế nhưng sự im

lặng của buổi sáng là cái gìvà kéo dài ra để làm gìthì tôi chưa kịp biết trong khitôi vẫn cố gắng kéo dài ra

bằng cách chuyển từ cà phê quanước trà và cứ thế tiếp tụccho đến khi không thể kéo dàithêm được nữa thì tôi đành phải

đứng dậy tìm cách bước thật nhanhvào một ngày đang sửa soạn chìmngập trong sự oi bức của đủmọi thứ tiếng động thế nhưng sự

oi bức của đủ mọi thứ tiếngđộng là cái gì và bước thậtnhanh vào để làm gì thì tôichẳng còn thì giờ để quan tâm

Page 446: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 446

trong khi tôi vẫn cố gắng bướcthật nhanh thật nhanh để rồi cuốicùng rơi tỏm vào trong một giấcngủ đầy mộng mị và đến lúc

này thì dẫu cho một gấc ngủđầy mộng mị là cái gì vàrơi tỏm vào để làm gì đichăng nữa thì rốt cục rồi sự

im lặng của buổi sáng lại quayvề và tôi xin hứa là tôisẽ kéo dài nó ra bằng cáchuống thật chậm ly cà phê và

cố gắng không cử động mạnh

Page 447: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

447 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Xuân Thủy_________

7 NGÀY

để quên một cuộc tình đã cũhay vẫn còn mới nguyên mãi mãisống để dạ rồi chết mang theođể đổi một cuộc tình mới mới

nguyên ... cũng thế như cuộc tình đãcũ và cũng luôn mới nguyên mãimãi cũng giống như người ta sắmvợ mới thay cho vợ cũ sắm

xe mới thay cho xe cũ ... sắmnỗi nhớ mới thay nỗi nhớ cũđã hao mòn hay còn mới nguyênmãi mãi như thói quen người Sài

Gòn dán keo xe để khi túnghay đổi xe mới vẫn lấy lạichút vốn còn mình đến dùng cáixe người ta cũng đã khinh xa

lánh chứ đừng nói chả trách aitrách mình thì có ấy chứ cólửa thì mới có khói chứ sao?thanh minh cái nỗi gì ... tình yêu

Page 448: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

Tân Hình Thức • 448

anh biết chẳng qua chỉ là cáilốc máy xe dù có tân trangkiểu gì thì nó cũng hao mòntheo thời gian vì không thể không

đi không thể còn mới nguyên nhưlúc ban đầu như cái buổi anhvồ vập trong cái nhìn đầu tiênmuốn nuốt chửng em như nuốt quả

xoài cát vàng ươm thơm ngát nhưngkhông dám và giờ khi anh đãmệt vì đợi chờ thì tình yêutrong em lại càng tươi mới lạ

nhưng lại là với một quả xoàicát khác không giống loài ác quỷnhư anh không thể xứng với ngườiđẹp như em một cái lốc máy

mới sau những lần đầu chạy rodađể quên một cuộc tình đã cũđể đổi một cuộc tình mới mớinguyên ... cũng thế như cuộc tình đã

cũ và cũng luôn mới nguyên mãisau những lần đầu chạy roda vàanh gặp em người chưa từng gặpkhác với người anh đã từng muốn ...

dù kết quả có thế nào thìchúng ta chạy roda sau 7 ngàythì tình yêu mãi mãi là cáilốc máy xe dù có tân trang ...

Page 449: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

449 • Tiếp Nhận Và Sáng Tạo

Xuân Thủy _________

HIỆN SINH

Cuộc đời này ta nênkhóc hay nên cười haynên hạnh phúc hay nênđau khổ đâu là sựthật đâu là giả hiệnsinh ta và hiện sinh người nỗi đau mà khôngđược khóc không khóc đượcniềm vui mà không cườiđược không được cười…Ta bàng quang ta mệtmệt ta bàng quang ngườita bàng quang đời mệt…hay chỉ là con chim con chim nó hót véovon véo von nghe hay hay mà không biết chi …cái chi chi chành chànhcái chết của con chimcủa con thiên nga thậtthà vô nghĩa mấy ngànthế kỷ rồi chăng … rồi …

25.8.2013

Page 450: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo

NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA33 Chu Văn ANH – Huế

ĐT: 054. 3823847 – 3821228Fax: 054. 3548345

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnT. S NGUYỄN DUY TỜ

Biên tập: LƯƠNG HÀBìa và trình bày: NHÍM

Tranh bìa: LÊ THÁNH THƯSửa bản in: MINH TRÍ

________________________________________________

In 1.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty Cổ phần In ấn và Quảng cáo Tân Phát. Địa chỉ: 96 Trương Gia Mô, Thành phố Huế. Số đăng ký KHXB: 987-2014/CXB/11-43-ThuH. Quyết định xuất bản số 65/QĐ-XBTH, cấp ngày 27-05-2014. In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2014.

Page 451: Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo