thiên la -Địa võng

3
Tìm hiểu về Thiên La -Địa võng Tác giả Mộc Công viết trong " Lý Học Đông Phương " cho rằng : Ngày đông chí là ngày nhất dương sinh , ngày ngắn nhất , đêm dài nhất. Tương cho vạn vật bắt đầu sinh sôi. Xác định đúng ngày đông chí là việc quan trọng nhất của Thiên Quan khi xưa, vì vào ngày này vua phải làm lễ tế Giao là lễ lớn nhất trong năm. Vào ngày đông chí thì mặt trời mọc lên từ cung thìn cho nên rồng mặt trời tượng cho vua. Do ngày ngắn nhất nên mãi không sáng được, thành ra người xưa gọi đó là cung Thiên La tức là lưới trời giam giữ không cho mặt trời mọc. Ngày Hạ Chí là ngày nhất âm sinh, ngày dài nhất đêm ngắn nhất. Mặt trời vào ngày này lặn ở cung Tuất và mãi mới lặn được , cho nên gọi cung Tuất là cung địa hộ hay Địa Võng. Tác Giả Mộc Công còn nói thêm rằng : Thiên La -Địa Hộ là nơi cổng trời , thiên thần thường hay đi về được canh giữ ở hai vị hung thần là Thiên Khôi và Hà Canh . Khôi Canh ở đâu quí nhân không đến , vì đấy là nơi hung hiểm nghiêng lệch của trời đất. Thực hư như thế nào chúng ta hãy nghe lý giải thêm của các bậc nho gia về Dịch Học như sau: Cung Thìn được cho là Thiên La cung chứ không phải là một tinh đẩu trong Tử Vi , xét về tích quái nơi đó là quẻ Trạch Thiên Quải 5 hào dương quyết bức tử một hào âm . Nơi mà Thái âm tượng cho mặt trăng bị tiêu diệt ánh sáng , vào giờ Thìn mặt trăng mất hoàn toàn ánh sáng trên không gian . Cung Tuất được cho là Địa Võng cung , nơi đó theo

Upload: nguyenngoc01

Post on 04-Jun-2017

217 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thiên La -Địa Võng

Tìm hiểu về Thiên La -Địa võng

Tác giả Mộc Công viết trong " Lý Học Đông Phương " cho rằng : Ngày đông chí là ngày nhất dương sinh , ngày ngắn nhất , đêm dài nhất. Tương cho vạn vật bắt đầu sinh sôi. Xác định đúng ngày đông chí là việc quan trọng nhất của Thiên Quan khi xưa, vì vào ngày này vua phải làm lễ tế Giao là lễ lớn nhất trong năm.Vào ngày đông chí thì mặt trời mọc lên từ cung thìn cho nên rồng mặt trời tượng cho vua. Do ngày ngắn nhất nên mãi không sáng được, thành ra người xưa gọi đó là cung Thiên La tức là lưới trời giam giữ không cho mặt trời mọc.Ngày Hạ Chí là ngày nhất âm sinh, ngày dài nhất đêm ngắn nhất. Mặt trời vào ngày này lặn ở cung Tuất và mãi mới lặn được , cho nên gọi cung Tuất là cung địa hộ hay Địa Võng.Tác Giả Mộc Công còn nói thêm rằng : Thiên La -Địa Hộ là nơi cổng trời , thiên thần thường hay đi về được canh giữ ở hai vị hung thần là Thiên Khôi và Hà Canh . Khôi Canh ở đâu quí nhân không đến , vì đấy là nơi hung hiểm nghiêng lệch của trời đất.Thực hư như thế nào chúng ta hãy nghe lý giải thêm của các bậc nho gia về Dịch Học như sau:Cung Thìn được cho là Thiên La cung chứ không phải là một tinh đẩu trong Tử Vi , xét về tích quái nơi đó là quẻ Trạch Thiên Quải 5 hào dương quyết bức tử một hào âm . Nơi mà Thái âm tượng cho mặt trăng bị tiêu diệt ánh sáng , vào giờ Thìn mặt trăng mất hoàn toàn ánh sáng trên không gian .Cung Tuất được cho là Địa Võng cung , nơi đó theo tích quái là quẻ Bác , 5 hào âm quyết đẩy 1 hào dương cho tới cùng . Nơi mà Thái dương tượng cho mặt trời chui vào lòng đất vào giờ Tuất , giống như quẻ Địa Hỏa Minh Di ( Ánh sáng bị nhốt) vì thế gọi là Địa Võng . Chúng ta thử ngẫm về tử vi một chút. Nếu sao Tử Vi đóng ở cung Thìn thì Thái Âm và Thái Dương hai sao này tranh đấu ở cung Sửu , dĩ nhiên ưu thế nghiêng về Thái Dương.Nếu sao Tử Vi đóng ở cung Tuất thì hai sao Thái Âm và Thái Dương tranh nhau ở cung Mùi , Âm sẽ thắng dương .Chính vì thế mà Cung Thìn và Cung Tuất là hai nơi âm dương tranh đấu dành sự sáng . Nơi ưu thế thuộc dương gọi là Thiên La nơi ưu thế thuộc âm gọi là Địa Võng. Trong sách có dẫn thêm rằng "Những người bất hiển công danh , vì chưng Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu -Mùi".Từ đây chúng ta có thể hiểu thêm về Tử Vi hơn, chẳng hạn như khi sao Tử Vi lâm vào Thiên La -Địa Võng thì luôn có Thiên Tướng đi cùng để hộ giá

Page 2: Thiên La -Địa Võng

cho vua đang vào nơi nguy khốn, nơi mà hắc bạch, âm dương đang tranh nhau . Ngoài ra nếu luận giải về hạn thì chúng ta có thêm dữ kiện để đánh giá như dương nam hay dương nữ ,hạn về Thiên La có lợi thế hơn , nếu sao chính diệu hãm địa cũng chẳng đáng ngại vì nới đó dương đang khống chế âm. Ngược lại nếu rơi vào Địa Võng thì chắc chắn sẽ bị thảm hại. Đến đây chúng ta có thể hiểu được thế nào là câu " Trai bất Nhân Phá Quân thìn tuất". Ở cái chỗ đó người ta chỉ biết sống cho bản thân bằng mọi thủ đoạn , tồn tại hoặc không tồn tại.Đến đây chúng ta có thể rút ra được một số vấn đề là bất luận Mệnh người ấy ở nơi nào hãy xem sao Tử Vi của họ nằm ở đâu , có hợp cách âm dương không? Nếu Tử Vi nằm cung Ngọ thì có cách âm dương chiếu hư vô, Nhật xuất lôi môn , Nguyệt lãng thiên môn toàn là phú cách . Nếu mệnh có rơi vào cung xấu thì họ cũng có một quảng thời gian sống sung túc nếu không con cái họ cũng thành đạt và giàu có. Còn như Tử vi nằm ở cung Tý thì mọi việc trở nên gian nan hơn vì lá số của họ âm dương nghịch lý. Nếu tử vi của họ nằm ở cung thân thì Tử Phủ đồng cung và các chính tinh trong 12 cung đều tốt , hạn nào cũng tốt , người này có quá nhiều ưu đãi của tạo hóa . Chính vì sự quan trọng của ngôi tử vi mà Hi Di Trần Đoàn dùng sao Tử Vi đặt tên cho bộ môn lý số này.