thanh toán quốc tế

26
Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 201 5 LỜI MỞ ĐẦU 1

Upload: baohiem

Post on 06-Dec-2015

15 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

sách hay

TRANSCRIPT

Page 1: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

LỜI MỞ ĐẦU

1

Page 2: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

I. Lý thuyết chung về rủi ro tỷ giá1. Rủi ro tỉ giá1.1. Định nghĩa rủi ro tỷ giá

Định nghĩa đơn giản về tỷ giá (tỷ giá hối đoái): là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.

Rủi ro là những tổn thất, sai lệch so với dự tính xảy ra nằm ngoài ý muốn của con người.

Tổng hợp định nghĩa “rủi ro” và “tỷ giá”: Rủi ro tỷ giá là những rủi ro phát sinh từ sự thay đổi giá một đồng tiền này so với một đồng tiền khác (Bent Flyvbjerg, Nils Bruzelius, Werner Rothengatter, 2003).

1.2. Phân loại rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá thường được phân làm 3 loại: Rủi ro giao dịch, rủi ro kinh tế và rủi ro chuyển đổi.

Rủi ro giao dịch: Loại rủi ro tỷ giá phổ biến nhất. Xảy ra khi một doanh nghiệp mua bán ngoại tệ, thanh toán (hợp đồng, tài sản) bằng ngoại tệ hoặc cho vay (đi vay) bằng ngoại tệ. Trong khoảng thời gian kể từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán, tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi dẫn đến sự thay đổi về giá trị của hợp đồng (tài sản) hoặc của khoản vay (cho vay).

Rủi ro kinh tế: Loại rủi ro có tính trừu tượng hơn so với rủi ro giao dịch. Là sự thay đổi giá trị hiện tại của doanh nghiệp do sự thay đổi giá trị của các dòng tiền trong tương lai gây ra bởi sự biến động tỷ giá. Dòng tiền trong tương lai bao gồm dòng tiền từ những hợp đồng đã được ký kết (nhưng chưa được thanh toán) và dòng tiền từ những hợp đồng có thể được ký kết trong tương lai. Rủi ro kinh tế bao gồm cả rủi ro giao dịch.

Rủi ro chuyển đổi: Thuật ngữ này thường được sử dụng trong lĩnh vực kế toán nhiều hơn ngoài thực tế. Phát sinh khi chuyến đổi báo cáo tài chính ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ sang nội tệ. Khi doanh nghiệp thống nhất số liệu từ các chi nhánh nước ngoài để làm báo cáo thì sẽ phải chuyển tất cả số liệu thành tính bằng nội tệ. Khi đó, sự chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm vào sổ kế toán và thời điểm lập báo cáo sẽ gây ra rủi ro tỷ giá.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK

Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi từ rủi ro tỷ giá có thể đến với DN. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát

2

Page 3: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

rủi ro bao gồm: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, tài trợ rủi ro.

Trước khi đưa ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các DN luôn đánh giá sự biến động tỷ giá thông qua việc dự báo tỷ giá. Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá:

+ Phân tích cơ bản: là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho tỷ giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, XNK, đầu tư…

+ Phân tích kỹ thuật: là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai.

Mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy nhà quản lý phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

2.1. Các biện pháp né tránh rủi ro tỷ giá

Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát từ việc biến động tỷ giá. Để né tránh rủi ro tỷ giá có thể sử dụng một trong hai biện pháp: chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra.

Áp dụng điều khoản giá linh hoạt

Việc áp dụng các điều khoản giá linh hoạt cho phép các DN XNK giảm thiểu phần nào những rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Khi áp dụng điều khoản này, nhà XK và NK chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động tỷ giá của đồng tiền thanh toán.

Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro

Theo điều khoản này, khi ký hợp đồng ngoại thương, các bên cam kết với nhau mỗi bên sẽ chịu một phần hậu quả của rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gây nên trong khoản thời gian từ lúc ký hóa đơn cho đến lúc thanh toán.

Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động

DN có thể sử dụng các kỹ thuật hoạt động để bảo hiểm như áp dụng chiến lược lead/lag (đẩy mạnh việc thanh toán hay làm chậm quá trình thanh toán). Nếu đồng tiền

3

Page 4: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

thanh toán đang bị xuống giá, DN XK nên trì hoãn thanh toán (lag) còn DN NK nên đẩy nhanh thanh toán (lead) do hợp đồng đang bị mất giá. Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán đang lên giá, DN XK nên đẩy nhanh thanh toán còn DN NK nên trì hoãn thanh toán. Mặc dù các kỹ thuật hoạt động đơn giản nhưng việc áp dụng các kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào tương quan giữa người mua và người bán do hệ quả của các giải pháp này là đẩy rủi ro tỷ giá cho đối tác.

Lựa chọn ngoại tệ thanh toán

Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho DN giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

2.2. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất

Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm:

Sử dụng thị trường tiền tệ

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ

Ngoài ra DN còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra. Lâu nay, theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:

+ Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các DN có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.

+ Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các DN có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.

4

Page 5: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

+ Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép DN tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.

+ Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với DN có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.

2.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất

Đây là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao gồm: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng, phân tán rủi ro.

Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành

Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng XK để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động NK. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng NK để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng XK. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như DN có thể hoạt động đa dạng hoá cả XK và NK. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi DN sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến DN bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế

5

Page 6: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác.

II. Thực trạng rủi ro tỷ giá và biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

1. Thực trạng chung về rủi ro tỷ giá và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam

1.1. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc giao thương với người nước ngoài ngày càng phát triển. Do vậy vấn đề rủi ro tỷ giá đã trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam, những biến động nhỏ trong tỷ giá cũng gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian qua, các doanh nghiệp XNK Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề này.

Theo một khảo sát của trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong số các doanh nghiệp khảo sát, có khoảng 5,3% DN chưa hề biết đến và chưa nhận thức đầy đủ về rủi ro tỷ giá, khoảng 24% có vẻ biết đến nhưng hầu như không quan tâm, gần 30% chưa nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá, 70% có nhận thức về vấn đề rủi ro tỷ giá nhưng trong đó chỉ có khoảng 30% là thực sự lo lắng về rủi ro tỷ giá.

Có ba nguyên nhân chính để giải thích cho điều này là:

Thứ nhất, trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay, các DN Việt Nam thường không quan tâm nhiều đến việc lựa chọn thanh toán bằng đồng tiền gì, họ thường chấp nhận thanh toán bằng đồng USD hơn là sử dụng các đồng tiền khác như EUR, JPY, GBP, AUD...

Thứ hai, với các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thì sự kém nhanh nhạy trong kinh doanh quốc tế, trong quản trị tài chính, hay sự ngại thay đổi khiến cho các DN càng khó tiếp cận với các công cụ phái sinh này.

Thứ ba, do chính sách ổn định tỷ giá của NHNN với định hướng biên độ biến động của tỷ giá USD/VND vào khoảng +/- 1%/năm. Với biên độ này, khoản lời hay lỗ phát sinh từ biến động tỷ giá không quá lớn và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.

Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, do sự hội nhập sâu rộng trên thị trường tài chính quốc tế, NHNN đang dần thay đổi chính sách điều hành tỷ giá bằng cách nới rộng biên độ, nâng biên độ giữa VND và USD từ +/-2% lên +/-3% rối đến +/-5 %. Do vậy các doanh nghiệp cần phải thực sự năng động và tự chủ hơn trong hoạt động

6

Page 7: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

kinh doanh, đồng thời phải thay đổi tư duy bàng quan về phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tỷ giá để tránh những thiệt hại không đáng có do nó gây ra.

1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam

Rủi ro tỷ giá là một trong nhân nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Tác động cụ thể của rủi ro tỷ giá sẽ được phân tích từ biểu đồ biến động tỷ giá sau:

Đồ thị Biến động tỷ giá USD/VND

Nguồn: fianance.yahoo.com

Khi tỷ giá có xu hướng giảm, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, bởi vì các DN có nguồn thu xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ bị thiệt hại khi chuyển đổi sang đồng VND. Từ đồ thị vào cuối năm 2013, tỷ giá USD/VNĐ có xu hướng giảm cộng thêm với tác động về biên độ giá được NHNN nới rộng, các NHTM hạn chế mua ngoại tệ, tất cả làm cho các DN XK Việt Nam phải chụi ảnh hưởng do nguồn thu chủ yếu bằng đồng USD. Các DN XK dệt may, thủy sản, cà phê... với nguồn thu bằng USD và đầu vào chủ yếu là nguyên liệu trong nước thanh toán bằng VND, khi tỷ giá giảm, đồng VND thiếu hụt, DN gặp khó khăn trong việc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những DN mà đầu vào nguyên liệu lại chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, như các DN trong ngành dược phẩm là 90%, các DN sữa là 80%, các DN trong ngành giấy, xăng dầu, thép, phân bón... Vào khoảng thời gian giữa năm 2015, tỷ giá USD/VND đột ngột tăng mạnh khiến các DN NK Việt Nam phải mua nguyên liệu đầu vào với giá cao hơn, làm cho lợi nhuận thu về bằng đồng VND giảm do phải bán hàng hóa với giá cao hơn, thậm chí nhiều DN phải chịu những khoản lỗ để giữ chân khách hàng.

Như vậy, tỷ giá tăng hay giảm thì đều có ảnh hưởng nhất định đến các DN XNK. Nhưng một biện pháp hữu hiệu để các DN có thể hoàn toàn tránh được những khó khăn trên bằng việc sử dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá.

7

Page 8: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

1.3. Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp XNKHiện nay trên thực tế, do những bức thiết về thay đổi thị trường, chính sách tỷ

giá và những biến động bất thường của tỷ giá, các DN cũng đã nhận thức , tìm hiểu và dần áp dụng các công cụ phái sinh cho việc tự bảo hiểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mặc dù số lượng vẫn còn ít. Các DN XNK có thể lựa chọn những công cụ ngoại hối như công cụ kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn. Với DN XNK, họ có thể chọn mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hay mua quyền chọn bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro.

Năm 2008, với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đã mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối với các NHTM để cố định khoản thu từ xuất khẩu . Thực tế đã cho thấy kết quả mà các DN thủy sản này nhận được từ việc tự bảo hiểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng công cụ ngoại hối phái sinh khi mà tỷ giá giảm khá mạnh vào đầu năm 2008. Với việc mua hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối, các DN này đã tránh khỏi được một khoản chi phí lớn do biến động tỷ giá.

Có thể thấy, các DN XNK Việt Nam đang dần dần làm quen và sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy số lượng các DN tham gia các công cụ phái sinh này còn khá thấp, nhưng đây cũng là bước khởi đầu cho một thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam sôi động trong tương lai.

2. Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin

2.1. Thực trạng rủi ro tỷ giá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin

Hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu tỷ giá của các đồng ngoại tệ liên tục biến đổi từng ngày từng giờ. Sự biến đổi này ảnh hưởng khá lớn tới giá trị của các hợp đồng xuất khẩu bởi công ty cổ phần XNK Vinacomin thường xuyên có các hợp đồng xuất khẩu than trị giá hàng triệu USD. Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm hàng trăm triệu đô công ty cổ phần XNK than Vinacomin đứng trước rủi ro tỷ giá rất lớn khi tỷ giá biến động. Tại công ty cổ phần XNK than Vinacomin đang tồn tại hai loại rủi ro chính đó là rủi ro giao dịch và rủi ro chuyển đổi.

a. Rủi ro giao dịch

Công ty cổ phần XNK than Vinacomin đối với từng bạn hàng cụ thể mà công ty quyết định sử dụng phương thức thanh toán nào cho phù hợp. Các phương thức thanh toán chính mà công ty thường sử dụng đó là thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang (Irrevocable L/C), thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T), thanh toán nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P). Trong ba phương thức thanh toán này, phương thức thanh

8

Page 9: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhất là với các hợp đồng xuất khẩu than có giá trị lớn vì nó có độ an toàn cao nhất đối với nguời xuất khẩu. Cả 3 phương thức này đều là trả sau nên tỷ giá tại thời điểm thanh toán và thời điểm ký hợp đồng thay đổi sẽ phát sinh rủi ro giao dịch cho công ty. Mặt khác đồng USD chiếm tỷ trọng 90%, còn 7% là đồng JPY và 3% là của các ngoại tệ khác trong các đồng tiền thanh toán. Hơn nữa tỷ giá USD/VND hiện nay biến đổi từng ngày. Do đó trong các hợp đồng xuất khẩu của công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro giao dịch rất lớn.

b. Rủi ro chuyển đổi:

Công ty cổ phần XNK than Vinacomin cũng chụi rủi ro chuyển đổi khi chuyển đổi tài sản, công nợ, tiền mặt, doanh thu bằng ngoại tệ trong báo cáo tài chính hàng năm.

Bảng tổng kết lãi lỗ chênh lệch tỷ giá từ năm 2008- 2010

Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch TG ngắn hạn (VND)

- -311.562.965 -4.189.601.910

Chênh lệch TG dài hạn (VND)

-1,792,826,570 - 1.596.826.307 - 1,125,201,271

Lỗ chênh lệch TG phát sinh

-4,146,064,178 -4.712.694.901 - 1.046.798.912

Lãi chênh lệch TG phát sinh (VND)

16,042,834,77 2.755.483.178 9.036.059.085

Tổng10.103.944.03 -3.865.600.995 2.674.456.992

Nguồn: Báo cáo tài chính từ 2008 – 2010

Trong báo cáo tài chính khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày cuối của năm như sau:

Trong đó chênh lệch tỷ giá hổi đoái ngắn hạn được đánh giá từ tiền mặt, tiền gửi và khoản nợ dưới 1 năm và được hoạch toán vào mục chênh lệch tỷ giá trong báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá dài hạn được đánh giá lại do các khoản nợ dài hạn trên 1 năm được hoạch toán vào chi phí hay doanh thu tài chính

Lỗ chênh lệch tỷ giá là các khoản lỗ phát sinh do chênh lệch tỷ giá với các khoản thanh toán XNK và được hoạch toán vào khoản chi phí tài chính trong báo cáo tài chính. Lãi chênh lệch tỷ giá là các khoản lãi phát sinh do chênh lệch tỷ giá đối với các khoản thanh toán XNK và được hoạch toán vào doanh thu tài chính. Trong đó chênh lệch tỷ giá ngắn hạn và dài hạn thuộc tổn thất chuyển đổi và lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh thuộc tổn thất giao dịch.

9

Page 10: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

Năm 2008 được đánh dấu là năm thành công nhất của công ty cô phân XNK than Vinacomin trong 4 năm gần đây, với kim ngạch xuất khẩu tới 343 triệu USD. Nắm bắt được thời cơ khi tỷ gía tăng mạnh trong năm 2008 công ty đã thu về được khoản lợi nhuận khổng lồ từ chênh lệch tỷ giá 16.042.834.779 VND. Tuy nhiên trong năm 2008 do không dự trù được sự biến động tỷ giá nên công ty cũng đã bị lỗ do chênh lệch tỷ giá là 4.146.064.178 VND và việc đánh giá lại khoản nợ dài hạn công ty cũng bị tổn thất 1.792.826,570 VND. Tổng lợi nhuận thu được do chênh lệch tỷ giá năm 2008 của công ty cổ phần XNK than Vinacomin giá trị 10.103.944.031 VND.

Trong năm 2009 cùng với việc lượng xuất khẩu sụt giảm còn 265 triệu USD cộng với việc lượng nhập khẩu tăng 91 triệu USD và tỷ giá tăng mạnh trong năm 2009, mặt khác tỷ giá biến động tăng mạnh nên lãi do chênh lệch tỷ giá cũng sụt giảm xuống 2.755.483.178 VND và khoản lỗ tăng lên 4.712.694.901 VND. Khi đánh giá lại khoản nợ dài hạn và ngắn hạn thì công ty bị thiệt hại 1.596.826.307 VND cho khoản nợ dài hạn và tổn thất 311.562.965 VND cho khoản nợ ngắn hạn. Và trong năm 2009 công ty đã bị thiệt hại chung là 3.865.600.995 VND.

Sang đến năm 2010 do việc kim ngạch xuất khẩu tăng do vậy làm tăng lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh 9.036.059.085 VND. Tuy nhiên công ty cũng phải gánh chụi khoản tổn thất do chênh lệch tỷ giá phát sinh từ khoản nhập khẩu khi tỷ giá tăng đó là 1.046.798.912 VND và tổn thất khi đánh giá lại tài sản ngắn hạn bằng ngoại tệ là 4.189.601.919 VND và dài hạn là 1,125,201,271 VND. Dẫn đến trong năm 2010 công ty chỉ thu được 2.674.456.992 VND.

Từ bảng tổng kết các khoản chênh lệch tỷ giá của công ty cổ phần XNK than Vinacomin từ năm 2008 - 2010 ta thấy ràng tuy rằng công ty đang phải đối mặt với rủi ro tỷ giá nhưng về tình hình chung thì công ty cổ phần XNK than Vinacomin vẫn chưa bị thiệt hại nặng nề do sự biến động tỷ giá. Thậm chí sự biến động tỷ gia mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên sự biến động tỷ giá là khôn lường nếu không có một chương trình phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì rất có thể công ty cổ phân XNK than Vinacomin sẽ bị tổn thất lớn khi tỷ giá biến động. Chính vì vậy mà từ 2009 công ty đã bắt đầu quan tâm đến các công cụ để có thê phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá.

2.2. Thực trạng ngăn ngừa rủi ro tỷ giá của công ty cổ phần XNK Vinacomina. Sử dụng hợp đồng quyền chọn

Cụ thể vào ngày 5/12/2009 công ty có một khoản doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu cho công ty Ricoh union, giá trị 1,145,000 USD. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể quản lý được rủi ro đối với khoản ngoại tệ từ hợp đồng xuất khẩu trên khi tỷ giá biến động.

Nhận dạng rủi ro: Trong trường hợp này, do chưa biết được tỷ giá giao ngay của cặp ngoại tệ USD/VND khi nhận được khoản tiền xuất khẩu nên công ty cổ phần XNK

10

Page 11: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

than Vinacomin đứng trước rủi ro nếu USD lên giảm giá so với VND ở thời điểm thanh toán. Tuy nhiên nếu thời điểm thanh toán USD lên giá so với VND thì công ty có lợi. Do đó công ty phải lựa chọn: (1) chủ động quản lý rủi ro ngoại hối nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch, hoặc (2) thụ động chờ đến khi hợp đồng đến hạn thanh toán theo tỷ giá giao ngay ở thời điểm đáo hạn.

Để tránh tổn thất giao dịch do USD lên giá so với VND, công ty cổ phần XNK than Vinacomin có thể áp dụng một trong các công cụ phái sinh. Trong hoàn cảnh là tỷ giá đang biến động rất lớn, khó có thể dự đoán trước được nên công ty lựa chọn mua quyền chọn bán chứ không phải là bán quyền chọn mua phòng ngừa rủi ro cho khoản thu đó . Cụ thể giao dịch như sau:

Ngày 5/10/2009 công ty cổ phần XNK than Vinacomin mua hợp đồng quyền chọn bán với ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank kỳ hạn 2 tháng nhằm bán USD lấy VND. Như vậy ngày đáo hạn hợp đồng sẽ là 5/12/2009.

Giá trị quyền chọn: 1,145,000

Tỷ giá giao ngay trên thị trường S = USD/VND là 18,485

Tỷ giá quyền chọn là: 18,750

Tỷ giá ngày đáo hạn là: 18,570

Tổng phí mua hợp đồng quyền chọn = 100*1,145,000 = 114,500,000 VND

Số tiền mà công ty thu lại từ hợp đồng là

(18,750-18,570)*1145000-114,500,000 = 91,600,000 VND

Bằng việc mua quyền chọn bán, công ty cổ phần XNK than Vinacomin đã hạn chế rủi ro tỷ giá trong trường hợp tỷ giá bị giảm tuy nhiên công ty cũng phải thanh toán phí quyền chọn tương đối cao là 114,500,00 VND. Đến ngày đáo hạn thì tỷ giá giao ngay ngày 5/12/2009 là 18,570. Tỷ giá này thấp hơn so với tỷ giá quyền chọn là 18,750 nên công ty cổ phần XNK than Vincomin thực hiện quyền chọn. Do đó bằng việc ký hợp đồng quyền chọn mà công ty đã hạn chế rủi ro khi tỷ giá xuống. Trong trường hợp này công ty cổ phần XNK than Vinacomin đã được giá quyền chọn.

b. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn

Cụ thể vào 8/9/2009 công ty CP XNK than Vinacomin có ký 1 hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ngân hàng Victcombank, giá trị 1,077,000 USD cho việc thanh toán tiền nhập khẩu thiết bị khai thác than.

11

Page 12: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

Nhận dạng rủi ro: Năm 2009 là năm tỷ giá biến động rất lớn, do vậy với số tiền là 1,077,000 USD cần phải thanh toán vào 8/12/2009 thì công ty đứng trước nguy cơ rủi ro tỷ giá.

Để tránh tổn thất ngoại hối, công ty cổ phần XNK than Vinacomin đã liên hệ với ngân hàng Vietcombank để mua ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn để cố định được tỷ giá bán với ngân hàng. Ngân hàng VCB dựa vào tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại, lãi suất ngắn hạn cùa ngoại tệ và nội tệ, và thời hạn hợp đồng để xác định và chào tỷ giá bán ngoại tệ kỳ hạn cho công ty cổ phần XNK than Vinacomin.

Tỷ giá này là tỷ giá cổ định và biết trước khi hợp đồng đến hạn, nên rủi ro ngoại hối do biến động tỷ giá được loại trừ.Cụ thề các thông tin của giao dịch như sau:

Tỷ giá giao ngay (USD /VND) tại ngày 8/9/2009 là 17,775.

Lcv(VND) = 16%. (Lãi suất cho vay)

Ltg(USD) = 8%. ( Lãi suất tiền gửi)

Fb=Sb+Sb( ( Lcv (VND )−Ltg ( NT ) ) N100∗360 )

Như vậy thay các thông số vào công thức trên ta có tỷ giá kỳ hạn mà ngân hàng chào bán cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin sẽ

Fb=17,755+17,755 ( (16−8 )∗90100∗360 )

Ở thời điểm đáo hạn, tức là ngày 8/12/2009, công ty cổ phần XNK than Vinacomin có các giao dịch sau:

Thanh toán số tiền là 18,110 * 1,077,000 = 19,504,470,000 VND và nhận số tiền là 1,077,000 USD và thanh toán tiền nhập khẩu cho do tỷ giá giao ngay tại thời điểm thanh toán là bao nhiêu. Do đó mà công ty đã hạn chế được rủi ro tỷ giá.

Ghi nhận thực tế, vào ngày hết hạn hợp đồng tức ngày 8/12/2009 tỷ giá giao ngay USD/VND trên thị trường là 18,570. Do vậy trường trường hợp này tỷ giá giao ngay lớn hơn tỷ giá kỳ hạn và công ty đã tránh được tổn thất lớn do biến động tỷ giá.

Nếu công ty không có chiến lược bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì số tiền cẩn phải thanh toán sẽ là

18,570 * 1,077,000 = 19,806,030,000 VND

Số tiền mà công ty đã được lợi từ hợp đồng kỳ hạn sẽ là

(19 999,890,000- 19,504,470,000) = 495,420,000 VND

12

Page 13: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

Tuy nhiên đây là một trường hợp xảy ra của hợp đồng kỳ hạn. Cũng có thể đến thời điểm hết hạn hợp đồng mà tỷ giá giao ngay thấp hơn so với tỷ giá kỳ hạn mà công ty đã ký thì công ty cổ phần XNK than Vinacomin vẫn sẽ phải thực hiện hợp đồng có nghĩa là vẫn phải mua USD với tỷ giá trong hợp đồng. Đây cũng là nhược điểm của giao dịch kỳ hạn, Tuy nhiên nó là biện pháp khá phổ biến và hiệu quả trong việc hạn chế rủi ro tỷ giá khi tỷ giá biến động mạnh.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động ngăn ngừa RRTG tại công ty CP XNK than Vinacomina. Những kết quả đạt được

Công ty cô phần XNK than Vinacomin đã nhận dạng đúng được rủi ro tỷ giá của mình tuy nhiên việc ước lượng mức độ tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra còn chưa chính xác. Việc bảo hiêm rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh chiếm tỷ trọng thấp và chỉ giới hạn ở hai công cụ là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hai ví dụ đã được minh họa ở phần trên đã thể hiện được kết quả mà công ty đã đạt được từ việc phòng ngừa rủi ro. Thứ nhất công ty tránh được một sổ thiệt hại cho hợp đồng nhập khẩu khi tỷ giá tăng bằng hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ. Và ngoài việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn thì công ty cổ phần XNK than Vinacomin cũng thu được lợi nhuận do việc mua quyền chọn bán ngoại tệ

Ngoài ra công ty cổ phần XNK than Vinacomin có sử dụng các công cụ truyền thống bao gồm phương pháp lựa chọn ngoại tệ thanh toán, phân tích đánh giá xu hướng tỷ giá, thỏa thuận chia sẻ rủi ro và tài trợ rủi ro cho việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên công ty vẫn chưa áp dụng triệt để được các công cụ truyền thống để tự phòng ngừa rủi ro tỷ giá nên các công cụ này không thấy được hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro. Ví dụ như công ty cổ phần XNK than Vinacomin có sử dụng thêm đồng JPY trong thanh toán vì đồng JPY có tính ổn định cao nhưng JPY lại chỉ chiếm 7% trong ngoại tệ thanh toán và còn 90% là đồng USD. Và ví dụ như việc phân tích biến động tỷ giá còn thiếu chính xác do thiếu nhân lực. Bên cạnh đó việc dự phòng có được thực hiện nhưng nó không có tính chất phòng ngừa rủi ro mà chỉ có tính chất là khắc phục tổn thất do rủi ro gây ra.

b. Một số hạn chế Ngăn ngừa rủi ro tỷ giá còn đơn lẻ, không chuyên nghiệp, công ty CP XNK than

Vinacomin chưa xây dựng được biện pháp ngăn ngừa rủi ro hiệu quả.

Công ty CP XNK than Vinancomin có thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên các biện pháp này còn riêng lẻ. Bên cạnh đó công ty vẫn làm theo lối kinh doanh truyền thống với tầm nhìn ngắn hạn: khi cần ngoại tệ thì mua ngoại tệ hay khi cầm ngoại tệ trong tay nếu có nhu cầu mới bán, khi cần vốn thì vay vốn, cần hàng

13

Page 14: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

thì mua hàng, cần xuất thì xuất. Do đó không tận dụng được những thời cơ khi tỷ giá biến động có lợi cho công ty.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường còn mang tính hạn chế.

NHNN đã cho phép hệ thống NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ khá lâu, song đến nay, công ty cổ phần XNK than Vinacomin vẫn chưa mặn mà với công cụ này. Để kiểm soát rủi ro tỷ giá công ty cổ phần XNK than Vinacomin ứng dụng 2 trong 4 công cụ phái sinh trên thị trường đó là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Đó là do công ty không có nhân sự có kinh nghiệm trong việc sử dụng các CCPS. Do vậy mà công ty chưa tận dụng hêt được những tính năng, ưu điểm của từng phương pháp cho các khoản có và khoản nợ của mình.

III. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá của các công ty đa quốc gia ở châu Mỹ Latinh và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá của các công ty đa quốc gia ở châu Mỹ Latinh

Các nước châu Mỹ Latinh vốn dĩ rất bất ổn với tỷ lệ lạm phái cao và những cuộc khủng hoảng tiền tệ thường xuyên. Một phương pháp phòng ngừa rủi ro phổ biến ở đây là ghi tài sản và nguồn vốn cùng chung 1 ngoại tệ, từ đó các khoản thanh toán và các khoản nhận được có thể bù trù nhau, loại trừ rủi ro tỷ giá.

Một cách khác để phòng ngừa RRTG vẫn còn được dùng là sử dụng danh mục phòng ngừa. Với cách này, doanh nghiệp quàn lý một danh mục đa dạng hóa các luồng ngoại tệ, tự thân danh mục đã giúp phòng ngừa RRTG. Đây là trường hợp của các công ty đa quốc gia với các sàn phẩm và hàng hóa phân bố ở các vùng miền địa lý, các quốc gia khác nhau.

Nhờ vào sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế suốt nhứng năm 80 và 90 đa số các công ty đã áp dụng những công cụ quản trị rủi ro mới như hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, còn gọi là các CCPS (công cụ phái sinh). Dù vậy, họ phải đối mặt với nhiều hạn chế bởi vì các thị trường này chưa phát triển nhiều.

Theo những công ty đa quốc gia, cách tốt nhất để quản trị rủi to tài chính trong những thị trường mới nổi là các hợp đồng dài hạn trong thời kỳ kinh tế ổn định các công cụ được kí kết với chi phí rẻ hơn. Kí kết những hợp đồng dài hạn rất quan trọng đối với các công ty này, đặc biệt khi tỷ giá được cho là sẽ giảm trong thời gian tới.

Sự thiếu vắng các CCPS cao cấp, kỳ hạn phòng ngừa ngắn, tính thanh khoản thấp là những bất lợi lớn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các công ty đa quốc gia ở châu Mỹ Latinh. Bên cạnh những vấn đề này, sự minh bạch của thị trường và nguồn thông tin về các CCPS vẫn còn vắng bóng.

14

Page 15: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam

Từ những thành công và thất bại của các công ty thuộc vùng Châu Mỹ |Latinh, chúng ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá của các phương pháp truyền thống

Với những tác động không hề nhỏ và có nguy cơ gia tăng, rủi ro tỷ giá đang ngày càng được quan tâm, thậm chí còn trở thành áp lực trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu của DN. Nhiệm vụ của ban giám đốc là phải phân tích mức độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá và đề ra cách thức tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá một cách phù hợp. Vấn đề đặt ra với ban giám đốc DN và giám đốc tài chính là:

(1) Có quyết định phòng ngừa rủ ro tỷ giá hay không?

(2) Nếu có, phòng ngừa bằng cách nào?

Để tiến hành hiệu quả các biện pháp trên cũng như các biện pháp tự thực hiện khác, bản thân DN cần:

- Cố gắng để cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ; tức là, giữa các khoản phải thu và phải trả đối với mỗi loại ngoại tệ.

- Đa dạng hoá ngoại tệ trong hoạt động tín dụng, hoạt động xuất nhập khẩu của DN cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế khác

- Ký kết các hợp đồng với tỷ giá được cố định trong thời gian nhất định.

2.2. Tăng cường sử dụng công cụ phái sinh vào quản lý rủi ro tỷ giá tại các DN xuất nhập khẩu Việt Nam

Một số giải pháp cụ thể mà các DN cần triển khai trong thời gian tới, để hạn chế rủi ro tỷ giá có thể kể tới như sau:

- Nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh.

- Tích cực tìm hiểu về lợi ích của các sản phẩm phái sinh

- Luôn coi sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro hối đoái là vì lợi ích của DN.

- Lựa chọn sản phẩm phái sinh phù hợp, để bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá có thể gặp phải: Bộ phận quản trị rủi ro trong DN hay giám đốc DN cần am hiểu lợi ích của từng sản phẩm phái sinh, trong trường hợp phòng tránh rủi ro nào thì áp dụng sản phẩm phái sinh đó để đem lại hiệu quả cao nhất.

15

Page 16: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

KẾT LUẬN

16

Page 17: Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế TCH412(1-1516).12_LT 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-20152. Luận văn Thạc sĩ QTKD: Quản trị rủi ro tỷ giá tại công ty cổ phần xuất nhập

khẩu than Vinacomin, Nguyễn Thị Khanh

17