than thoai hy lap nguyen van khoa

487

Upload: binh-nhi

Post on 14-Apr-2017

581 views

Category:

Career


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: Than thoai hy lap   nguyen van khoa
Page 2: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Tên ebook: Thần thoại HyLạp (full prc, pdf, epub)

Tác giả: Nguyễn Văn Khỏa

Thể loại: Giả tưởng, Huyền bí, Vănhọc Việt Nam

Công ty phát hành: Huy Hoàng

Nhà xuất bản: NXB Văn Học

Trọng lượng vận chuyển: 788 grams

Kích thước: 13.5x20.5 cm

Số trang: 616

Page 3: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ngày xuất bản: 10/2008

Nguồn: e-thuvienonline.com

Ebook: Đào Tiểu Vũ's eBook- http://www.dtv-ebook.com

Giới thiệu:

Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóacủa nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thànhmột giá trị phổ biến vô cùng quý báu củagia tài văn hóa nhân loại. Hiếm có thầnthoại của dân tộc nào trên thế giới lạiluôn luôn được tái sinh như thần thoạiHy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đờisống hằng ngày như thần thoại Hy Lạp.

Page 4: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Những nhân vật, điển tích trong đây liêntục được tái sinh, hiện diện, truyền nguồncảm hứng tới khắp mọi nơi từ triết học,hội họa, điện ảnh cho đến kiến trúc, vănhọc, thi ca. Cho dù hôm nay, thời đại củaniềm tin và tư duy thần thoại đã lùi vàoquá khứ, cung điện Olympie của các vịthần hẳn đã dời đến một hành tinh khácxa xăm, thì những cái tên như Zeus, Éros,Heracles...hay Achille vẫn truyền choloài người những âm hưởng thánh thần đểchinh phục ngày mai.

Cuốn sách trọn bộ "Thần thoại HyLạp" này là một kho tàng văn hóa HyLạp thu nhỏ mang đến cho bạn những giátrị tinh thần quý báu, rất đáng lưu giữ và

Page 5: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trân trọng. Đó là miền đất văn hóa củatâm linh, của khát vọng, của ước mơ hoàibão chân chính, nơi sức mạnh mang ýnghĩa nhân bản sẽ chiến thắng bạo tàn,nơi cái đẹp được tôn vinh và khẳng định.

Nói như người biên soạn Nguyễn VănKhỏa trong lời giới thiệu sách:"...Dường như Thần thoại Hy Lạp vẫnđang hàng ngày hàng giờ, nhắn nhủloài người chúng ta: "Hãy sống nhân áivà cao thượng hơn nữa! Hãy sống tốtđẹp hơn nữa, yêu công lý và trọng danhdự hơn nữa! Hãy lập chiến công vì dânvì nước nhiều hơn nữa! Hãy sống trungthực dũng cảm và hiểu biết hơn nữa!".Bởi vì thần thoại là nhân loại của tuổithơ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ

Page 6: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vụng dại song tràn đầy tin yêu; hiểubiết chưa nhiều, giản đơn song thôngminh một cách ngộ nghĩnh và tràn đầyước mơ đẹp đẽ, tràn đầy khát vọng táobạo."

Chính những điều đó đã làm nên sứcsống kỳ diệu, vượt mọi không gian, thờigian để Thần thoại Hy Lạp luôn trườngtồn cùng nhân loại.

Mời các bạn đón đọc Thần Thoại HyLạp của tác giả Nguyễn Văn Khỏa.

MỤC LỤCNGUỒN GỐC CỦA THẾ GIAN

VÀ CỦA CÁC VỊ THẦNTHẾ GIỚI ÂM PHỦ CỦA

Page 7: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

HAĐEXHỘI ÔLANHPICHNỮ THẦN HÊRAHÊRA VÀ IÔAPÔNLÔNG TRẢ THÙ CHO

AXCLÊPIÔXTHẦN CHIẾN TRANH AREXMỐI TÌNH CỦA APHRÔĐITƠ

VỚI AĐÔNIX (ADONNIX)

Page 8: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

NGUỒN GỐCCỦA THẾ GIANVÀ CỦA CÁC VỊTHẦN

Thuở xưa, trước buổi khai thiên lậpđịa, trước khi có thế gian và các vị thần,lúc đó chỉ có Khaôx. Đó là một vựcthẳm đen ngòm, vô cùng vô tận, trốngrỗng, mơ hồ, vật vờ, phiêu bạt trongkhoảng không gian bao la. Thoạt đầu làKhaôx một vực thẳm vô cùng. Hung dữnhư biển khơi, tối đen, lang thang, hoang

Page 9: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dã. Nhà thơ Mintơn, người Anh, thế kỷXVII đã diễn đạt lại quan niệm củangười Hy Lạp cổ về khởi nguyên của thếgian và các vị thần bằng hai câu thơ nhưthế. Nhưng rồi từ Khaôx đã nẩy sinh rathế gian với bao điều kỳ lạ cùng với cácvị thần có một cuộc sống phong phú khácthường. Từ Khaôx đã ra đời Gaia, ĐấtMẹ của muôn loài, có bộ ngực mênhmông. Chính Đất Mẹ Gaia là nơi sinh cơlập nghiệp bền vững đời đời của muônvàn sinh linh, vạn vật. Khaôx lại sinh raRep - Chốn tối tăm vĩnh cửu (érèbe) vàNix-Đêm tối mịt mù (Nix, Nuit). Nhưngchưa hết, từ Khaôx lại ra đời Địa ngục -Tartar (Tartare) và Tình yêu -rôx là đứacon cuối cùng của Khaôx. Nhưng đây lạilà đứa con xinh đẹp nhất. rôx ra đời lãnh

Page 10: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

xứ mạng làm cho thần thần, người người,cỏ cây hoa lá, vạn vật muôn loài giaohòa gắn bó với nhau để tạo nên thế gianvà cuộc sống vĩnh hằng bất diệt. Như vậylà Khaôx sinh ra năm "người con". Với"năm người" này, (ngày nay chúng ta gọilà nguyên lý) sẽ sinh sôi nảy nở ra conđàn cháu đống nối dõi đời đời. Chaos,tiếng Hy Lạp: Khaos: vực thẳm, sau nàymang nghĩa hỗn độn, rối rắm. Gaia,Gian, Gaea, Gê, tiếng Hy Lạp: Đất.

Rep-Chốn tối tăm vĩnh cửu lấy Nix-Đêm tối mịt mù làm vợ. Họ sinh đượchai người con: anh là khí ter (éther, Air)bất diệt, em là ánh sáng trong trẻo -Hêmer (Hémère Lumière). Ngày (Jour)ra đời từ ánh sáng này. Kể từ đó thế giantràn ngập ánh sáng. Ngày và đêm thay

Page 11: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhau ngự trị. Nữ thần Đất Mẹ Gaia có bộngực nở nang tràn đầy sức sống. Đứa conđầu lòng của nàng là UranôxBầu Trờisao nhấp nhánh (Ou-ranos, Ciel). Nhàthơ Hy Lạp Hêdiôđ sống vào quãng thếkỷ VIII hoặc VII trước Công nguyên, kểlại trong tập Thần hệ (Théo gonie): Nữthần Đất có bộ ngực nở nang Đối vớimọi vật nàng là móng nền vững chắc.Nàng Đất tóc vàng sinh cho thế giantrước hết. Bầu Trời sao nhấp nhánh, bạnthân thiết của nàng. Để Bầu Trời che phủkhắp thế gian. Để làm nơi cư ngụ cho cácvị thần Cực lạc. Nàng lại còn đẻ ra Núi(Montaqne) cao vút, sừng sững, nghênhngang. Biển-Pôngtôx (Pontos) mênhmông, khi hung dữ gầm thét, lúc hiền dịurì rào. Trời, Núi, Biển như vậy đều do

Page 12: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nữ thần Đất Mẹ Gaia sinh ra. Chúng lànhững đứa con không cha, bởi vì khi ấymẹ chúng chưa cùng ai kết bạn. Đối vớithần thì điều ấy chẳng có gì đáng lạ. Tiếpđó nữ thần Đất Gaia kết hôn với thầnBầu Trời-Uranôx. Hai người sinh rađược rất nhiều con. Chúng toàn là nhữngngười khổng lồ có sức mạnh và tài năngmà thuở ấy chưa có vị thần nào ra đời đểcó thể sánh bằng. Tất nhiên, sau nàychúng phải quá phục trước các vị thầnmới. Người ta chia những đứa con khổnglồ của Uranôx và Gaia ra làm ba loại:

1-Những thần khổng lồ Tităng (Titan)và Titaniđ (Titanide).

Có sáu nam thần khổng lồ tên gọi làTităng và sáu nữ thần khổng lồ tên gọi làTitaniđ. Sáu Tităng là: skêanôx

Page 13: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

(Okéanos, Océan) tức Thần Đại Dương.Côiôx (Coios, Coeos), Criôx (Crios),Hipêriông (Hypérion), Dapê (Japet) vàCrônôx. Sáu Titaniđ là: Têtix (Téthás),Têia (Théia), Thêmix (Thémis),Mnêmôdin (Mnémoạáne, Mémoire),Phêbê (Phoébé, Phoibê) và Rêa (Rhéa).

2-Ba thần khổng lồ Xiclôp- Đây là những vị thần chỉ có một

con mắt ở giữa trán, hung bạo khỏe mạnhchẳng kém một ai, hơn nữa lại rất khéochân khéo tay. Họ là những người thợ rènthiện nghệ đã làm ra không thiếu một thứgì. Tên ba anh em là: Arghèr (Arghèạ,Argès), Xtêrôpex (Stéropès) và Brôngtex (Brontès).

3-Ba quỷ thần khổng lồ Hêcatôngkhia- Những Xiclôp đã thật là quái đản

Page 14: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhưng những Hêcatôngkhia lại còn quáiđản hơn nhiều. Mỗi Hêcatôngkhia có mộttrăm cái tay và năm chục cái đầu. Ngườita thường gọi chúng là thần Trăm Tay.Sức mạnh của chúng thật kinh thiên độngđịa, ít ai dám nghĩ đến, chỉ nghĩ đến thôi,việc đọ sức với chúng. Tên chúng làCôttôx (Cottos), Briarê (Briaréc) vàGhiex (Gỳes, Gágès).

** *

Như trên đã kể, Uranôx lấy Gaia làmvợ sinh được sáu trai gọi chung làTităng, sáu gái tên gọi chúng là Titaniđ.Các Tităng kết hôn với các Titaniđ sinhcon đẻ cái để cho chúng cai quản thếgian. Tităng đầu tiên, con cả, là thầnskêanôx. Thần cai quản mọi biển khơi,

Page 15: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

suối nguồn, sông nước. Thần đã điềuhòa, sắp xếp biển, sông làm thành mộtcon sông khổng lồ bao quanh lấy đất, chechở cho đất. skêanôx lấy Têtix đẻ ra banghìn trai, ba nghìn gái. Gái có tên chunglà Cronos, thần thoại La Mã: Xatuyếcnơ(Saturne). Phiên âm là Xiclôp (Cáclope,Kiclope). Tiếng Hy Lạp Kiclope nghĩalà: Vòng tròn. Hécatonchires, tiếng HyLạp: trăm tay. skêaniđ (Okéanide,Océanide). Đó là những tiên nữ thườngtrú ngụ ở dưới biển nhưng cũng ở cảsông, suối. Còn trai là các thần Sông caiquản mọi sông cái, sông con trên mặt đất.skêanôx sống cách biệt với các anh emTităng của mình ở tận cung điện dướiđáy biển sâu. Chẳng bao giờ vị thần nàytham dự các cuộc họp của thần thánh và

Page 16: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

loài người. Mặt Trời, Mặt Trăng và cácNgôi Sao đều do skêanôx điều khiển.Chúng phải xuất hiện với thế gian rồi trởvề với skêanôx. Duy chỉ có chòm saoĐại Hùng Tinh Gandurạôe là không baogiờ chịu quá phục dưới quyền điều khiểncủa skêanôx. Tităng Côiôx lấy Phêbêsinh được hai con gái là Lêtô và Axtêria.Sắc đẹp của hai chị em nhà này đã gây racho họ biết bao đau khổ, gian truân, mộtchuyện nếu kể ra ắt phải đụng đến thầnDớt. Tităng Hipêriông lấy nữ thần Têia.Đôi vợ chồng này sinh được một trai, haigái. Trai là Hỗliôx -Thần Mặt Trời đỏrực (Hélios, Soleil), gái là Xêlênê(Séléné, Lune), nữ thần Mặt Trăng hiềndịu và ôx (éos, l'auróe) nữ thần RạngĐông hoặc Bình Minh có những ngón tay

Page 17: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hồng. Tităng Crônôx mà thần thoại LaMã gọi là Xatuyếnơ lấy Rêa sinh đượcba trai, ba gái. Trai là Hađex,Pôdêiđông, Dớt. Gái là Hexchia,Đêmêter, Hêra. Riêng hai TitaniđThêmix và Mnêmôdin lúc này chưa chịukết bạn với ai. Duyên cớ vì sao, ngườixưa không kể lại nên chúng ta không rõ.Vì thế hai Tităng Côiôx và Dapê phải lấyhai vị nữ thần khác không cùng huyếtthống Tităng. Criôx lấy ribiê sinh đượcba trai là các vị thần: Axtơraiôx(Ostraèios, Astros), Panlax (Pallas),Perxex (Persès), nổi danh lừng lẫy vì sựhiểu biết uyên thâm. Nhân đây ta cầnphải kể qua cuộc tình duyên của ngườicon cả của Tităng Côiôx, thần Axtơraiôx.Thần lấy tiên nữ-Rạng Đông có những

Page 18: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ngón tay hồng, sinh ra cho thế gian cácthần Gió hung dữ. Tuy vậy thần GióDêphia tính khí lại rất dịu dàng. Thầnđến với thế gian bằng những cử chỉ vuốtve, âu yếm, đem đến cho loài ngườinhững đám mây đen báo trước những cơnmưa mát dạ mát lòng. Chúng ta thườnggọi Dephia là thần Gió Tây. Còn thầnGió Bấc Bôrê có bước đi nhanh, ít thầnGió nào sánh kịp, vì thế thần đem đếncho loài người không ít lo âu. Thần GióNam Nôtôx ấm áp. Thần Gió Tây Namrôx mát mẻ, dịu dàng. Cả đến những ngôisao hằng hà sa số thao thức vằng vặcsuốt đêm trên bầu trời bao la cũng là concủa Axtơraiôx và ôx. Cũng cần phải kểthêm một chút nữa là, ôx còn có nhiềucuộc tình duyên với các vị thần khác và

Page 19: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cả với người trần để sinh con đẻ cháucho thế gian đông đúc vui tươi. TităngDapê lấy một tiên nữ skêaiđ tên làClimênê. Họ sinh được bốn con trai là:Atlax, Prômêtê, pimêtê, và Mênêdiôx.Thế còn hai Titaniđ Thêmix vàMnêmôdin không "lấy chồng" thì làm gì?

- Xin thưa thế giới thần thánh xưa kiakhông để cho ai ăn không ngồi rồi cả. Aiai cũng có những công việc phải làmtròn. Thêmix là vị nữ thần Pháp luật,Công lý, sự Cân bằng, ổn định tối cao doQuá luật và Trật tự tạo nên. Nhờ cóThêmix thế gian mới ổn định và pháttriển hài hòa. Nàng là người có tài nhìnxa trông rộng, hiểu biết, khôn ngoan. CònMnêmôdin là nữ thần của Trí Nhớ, Kýức. Nhờ có Mnêmôdin mà con người lưu

Page 20: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giữ được kinh nghiệm và sự hiểu biết đểngày càng khôn lớn, giỏi giang. Đó làZépháre, thần thoại La Mã: Favonius.Borée, thần thoại La Mã: Sep tentrio.Notos, thần thoại La Mã: Auạter. Euroạ,thần thoại La Mã: Volturnus, có lúc gọilà gió Đông Nam. chuyện về lớp con đầucủa Uranôx và Gaia. Những Tităng vàTitaniđ cùng đôi chút về con cháu họ.Tất nhiên nếu lần theo tộc phả từng chitừng ngành thì còn biết bao nhiêu chuyện.

** *

Về nguồn gốc của thế gian còn cómột cách kể hơi khác một chút. Nhà viếthài kịch cổ đẽi Hy Lạp, Arixtôphan thếkỷ V trước Công nguyên viết: Đêm tối cóđôi cánh đen Đem một quả trứng sinh ra

Page 21: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

từ gió Đặt vào lòng rep tối đen, sâuthẳm, mịt mù. Và trong khi bốn mùa thaynhau qua lại Thì cả không gian hằng hằngmong đợi Thần Tình Yêu đến với đôicánh vàng ngời ngợi chói lòa. Cách giảithích này rõ ràng không giống với câuchuyện vừa kể trên. Đó là cách giải thíchtheo quan niệm của học thuyết thần thoạitôn giáo Orphixmơ, một học thuyết rađời muộn hơn, vào quãng thế kỷ VIIItrước Công nguyên.... Thuở xưa, trướcbuổi khai thiên lập địa chỉ có Khaôx.Khaôx là một vực thẳm trống rỗng, tốităm nảy sinh từ Thời Gian Vĩnh Viễn -Khrônôx. Lửa, Nước, Không Khí cũng từKhrônôx mà ra. Và nhờ có chúng các vịthần mới có thể kế tiếp nhau ra đời hếtthế hệ này đến thế hệ khác. Đêm tối Nix

Page 22: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

và Sương Mù đều cư ngụ trong lòngKhaôx. Sương Mù kết đọng lại thành mộtquả trứng khổng lồ. Và đã có trứng thếtất có ngày trứng phải nở. Quả trứng đãnở ra một vị thiên thần tươi trẻ, xinh đẹpcó đôi cánh vàng. Vừa ra khỏi vỏ trứngvị thần này liền lấy hai tay dâng một nửavỏ trứng lên cao và đạp nửa vỏ sauxuống dưới chân mình. Thế là Chronos,tiếng Hy Lạp: Khronos: thời gian. Trời -Uranôx và Đất -Gaia hình thành. Còn vịthiên thần tươi trẻ xinh đẹp là thần Tìnhyêu rôx rôx là một vị thần có quyền lựcđặc biệt. Thần có tài làm cho vạn vậtmuôn loài, từ các vị thần cho đến conngười, súc vật, cỏ cây hoa lá, thậm chícả núi non sông biển giao hòa gắn bó vớinhau. Thần đã gom góp, kết hợp mọi vật

Page 23: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ở thế gian này để tạo ra cuộc sống. Màquả thật như vậy, nếu như Trời và Đấtkhông "âu yếm" nhau thì tại sao Trờikhông xa nổi Đất.

Tại sao Trời không bỏ Đất mà đi đểmặc Đất sống cô đơn, trơ trọi một mình,không ai che chở trong cõi hư không tốităm lạnh lẽo? Chính vì Trời đã "âu yếm"Đất nên đã chiếu rọi xuống Đất ánh sángvà khí nóng, đã tưới tắm cho Đất nhữngcơn mưa ẩm mát để cho mùa màng tươitốt, hoa thắm cỏ xanh. Còn Đất, để đềnđáp lại tình yêu của Trời, tình yêu củarôx ban cho, Đất đã thai nghén ấp ủ tronglòng những hạt giống và làm cho chúngnảy mầm đâm nhánh. Đất đã truyền đinhựa sống của mình nuôi cỏ hoa cây cối.Và có phải để "làm dáng" với Trời mà

Page 24: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Đất luôn luôn thay đổi y phục và đồ trangsức, khi thì xanh xanh bát ngát, khi thìvàng rượi óng chuốt một màu? Lại có lúcTrời bận việc đi xa để Đất nhớ, nhớ đếnhéo hon, ủ rũ, âu sầu? Crônôx lật đổUranôx U ranôx và Gaia như trên đã kểsinh ra ba loại con khổng lồ. Đối vớinhững đứa con Xiclôp và Hêcatôngkhia,Uranôx rất ghét. Hình như Uranôx thấysự có mặt của chúng là một điều ô nhụcđối với mình. Thần nghĩ ra một cách đểtống chúng đi cho khuất mắt: đầy chúngxuống địa ngục Tratar, nơi sâu thẳm kiệtcùng dưới lòng đất. Nữ thần Gaia hoàntoàn không bằng lòng với chồng về cáchđối xử với lũ con Xiclôp vàHêcatôngkhia của bà như vậy. Bà tìmđến đám con Tităng, xui giục các Tităng

Page 25: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chống lại bố. Nhưng chẳng một Tităngnào dám nghe theo lời mẹ. Duy chỉ cóTităng Crônôx là dám đảm nhận côngviệc tày đình ấy. Theo mưu kế của mẹ,được mẹ giao cho một lưỡi hái, Crônôxrình nấp chờ lúc Uranôx vào giường ngủ,chém chết Uranôx. Máu của Uranôx -Trời chảy xuống Đất -Gaia sinh ra mộtthế hệ khổng lồ thứ tư mà so với cácXiclôp và Hêcatôngkhia, thế hệ này nếukhông hơn thì cũng chẳng hề mảy maythua kém. Đây là những khổng lồGhigăngtôx có thể gọi là Đại khổng lồ,thân hình cao lớn, khiên giáp sáng ngời,trong tay lúc nào cũng lăm lăm ngọn laodài nhọn hoắt, mặt mày dữ tợn gớmghiếc. Máu của Uranôx còn sinh ranhững nữ thần rini tay cầm roi, tay cầm

Page 26: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đuốc, mái tóc là một búi rắn độc ngoằnngoèo vươn đầu ra tua tủa, ai trông thấycũng phải cao chạy xa bay. Những nữthần này lãnh sứ mạng trừng phạt báo thùkẻ phạm tội bằng cách giày vò trái tim kẻđó suốt đêm ngày khiến cho y ănGigantôs tiếng Hy Lạp: khổng lồ, GrandGéant. Erináes gồm ba chị em: Alecto,Tisiphone và Mégèe Thần thoại La MãFuries. Có nguồn gốc chuyện kể Erini làcon Nix Đêm tối và rep-Chốn tối tămvĩnh cửu. Page 9 Next không ngon, ngủkhông yên, lúc nào cũng bồn chồn, daydứt. Người ta còn kể, những giọt máu củaUranôx nhỏ xuống biển đã sinh ra nữthần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ.

** *

Page 27: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Con cái của Uranôx rất nhiều. Ngườita tính ra Uranôx có khoảng từ 12 đến 45đứa con. Vào thế kỷ I trước Công nguyênnhà học giả Điôđor đảo Xixin: trong tácphẩm Tủ sách lịch sử đã sưu tầm và kểlại các huyền thoại. Huyền thoại vềUranôx dưới ngòi bút của ông, lúc nàyđã ít nhiều mang ảnh hưởng của lý thuyếtvề huyền thoại của vơhêmer một lýthuyết giải thích thần thoại có tính chấtduy vật và duy lý còn sơ lược và ngâythơ. Điôđor cho rằng Uranôx là vị vuađầu tiên của những người Atlăngtơ sốngtrên bờ skêanôx, Uranôx đã truyền dạycho dân mình khoa học, kỹ thuật, bảnthân nhà vua là người rất am hiểu khoahọc, kỹ thuật và thường say mê theo dõithiên văn. Vì thế sau khi Uranôx chết,

Page 28: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhân dân đã thần thánh hóa ông và dầndần người ta đồng nhất ông với bầu trời.Cũng theo nhà học giả này, Uranôx có 45con, 18 đứa trong số đó là con củaUranôx với Tita. Vì thế mới có cái tênTităng. Sau này Tita đổi tên là Gaia.Cách giải thích của Điôđor chắc chắn làkhông đủ sức thuyết phục khoa học.Nhưng chúng ta cần biết qua để thấyđược một cố gắng của các nhà học giả cổđẽi muốn tìm hiểu hạt nhân hiện thựctrong huyền thoại! Về nữ thần Gaia khôngphải chỉ sinh nở có thế. Nàng còn cónhiều cuộc tình duyên và mỗi cuộc đềuđem lại cho thế gian những vị thần này,thần khác. Kết hôn với thần BiểnPôngtôx, con mình, Gaia sinh ra các thầnBiển Nêri, Phorkix, ThômaxKêtô. Kết

Page 29: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hôn với Tartar, Gaia sinh ra Tiphông,một quỷ thần có trăm đầu là rắn phun ralửa, to lớn khổng lồ có dễ còn hơn cả thếhệ khổng lồ Hêcatôngkhia lớp trước. Cóchuyện còn kể Gaia sinh ra cả lũ ác điểuHarpi con mãng xà Pitông... Là nữ thầnĐất Mẹ, Gaia có một vị trí rất lớn, rấtquan trọng trong tín ngưỡng của ngườiHy Lạp cổ. Gaia được coi như là vị caotằng tổ mẫu của loài người, là nơi cư ngụcho những người trần thế, nuôi sống họđồng thời cũng là nơi an nghỉ của họ, khihọ đã kết thúc cuộc sống tươi vui củamình trên mặt đất tràn đầy ánh sáng đểbước vào cuộc sống ở thế giới khác.Nàng là khởi đầu và kết thúc của sựsống. Nàng còn được coi là người nuôidưỡng mùa màng, cây cối cho được tươi

Page 30: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tốt, bội thu, sinh con kết trái. Vì thế Gaiacó một biệt danh là Carphôrôx nghĩa làGaia Được mùa. Khắp nơi trên đất nướcHy Lạp xưa thường viện dẫn Gaia đểchứng giám. ở vùng Đônđôn (Dodone)Tây Bắc Hy Lạp, sau này người ta coiGaia như là vợ của Dớt, đẩy lùi hình ảnhĐiônê, (Dioné), Hêra, Đêmêter xuống vịtrí thứ yếu.

** *

Nữ thần Đêm Tối-Nix sinh ra rấtnhiều vị thần tai hại cho thế gian và loàingười. Đó là những nữ thần Ker (Kères)có đôi cánh đen, chân có móng sắc nhọn,khoác một tấm áo lúc nào cũng thấm ướtmáu người. Các nữ thần Ker thường hạcánh xuống nơi chiến địa để hút máu, ăn

Page 31: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thịt những người đã chết. Đây là nhữngnữ thần Chết khác với Thần Tanatôx(Thanatos) một nam thần cũng là con củaNix, lãnh sứ mạng đi báo tử cho nhữngkẻ bất hạnh mà thật ra người Hy Lạp xưakia cũng coi Tanatôx như là thần Chết.Tiếp đến là thần Giấc Ngủ Hipnôx còngọi là thần Giấc Mộng, nữ thần Bất Hòa-rix (Eris, la Discorde) nữ thần Lừa Dối,Già Nua, Buồn Phiền. Hypnos, Sommeil,Hypnos: tiếng Hy Lạp: Giấc ngủ, sau nàyPháp hóa mang nghĩa: thôi miên.Hypnolisr: thôi miên, Hypnotisme: thuậtthôi miên. Trong số con gái của nữ thầnNix ta không thể không nhắc đến vị nữthần Đấu Tranh. Giống như mẹ, vị nữthần này lại đẻ ra một loạt các thần taihại khác như Mỏi Mệt, Đói Khổ, Đau

Page 32: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Thương, Hỗn Loạn, Gây Gổ, Cướp Bóc,Chém Giết... Chưa hết, Đêm Tối-Nix cònsinh ra ba chị em nữ thần Moirơ cai quảnSố Mệnh của thần thánh và loài người.Số Mệnh này là cuộn chỉ trong tay nữthần Clôtô. Nàng quay cuộn chỉ để chonữ thần La Khêdix giám định. Chiểu theosự giám định này, nữ thần Atơrôpôx taycầm kéo lạnh lùng cắt từng đoạn chỉ SốMệnh của chúng ta. Thật bất hạnh cho aibị lưỡi kéo của Atơrôpôx cắt đoạn chỉ -Số Mệnh của mình. Người đó sẽ buộcphải từ bỏ cuộc sống êm dịu, ngọt ngàonhư mật ong vàng để về sống dưới địangục Tartar. Ta còn phải kể đến nữ thầnNêmêdix (Némésis) một người con gáicủa nữ thần Đêm Tối-Nix, đảm đươngcông việc trừng phạt, trả thù đối với

Page 33: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những kẻ phạm tội để giữ gìn luânthường đạo lý và sự công bằng. Nàngcòn là vị nữ thần gìn giữ sự mực thướctrong đời sống. Những thói kiêu căng,ngạo mạn của người trần thế muốn vượtlên thần thánh, rồi những hoàn cảnh ỷ thếgiàu sang, có quyền có lực làm càn, làmbậy, cùng những hành động thái quá nhưxa hoa, tự phụ, ức hiếp lương dân đềukhông qua được con mắt nữ thầnNêmêdix. Đó là tóm tắt câu chuyện vềbuổi khai thiên lập địa, thế gian từ chỗhoang vu, hỗn độn đến chỗ có hình dángvà có thần cai quản. Nhưng lúc này đâymọi thứ còn hết sức bề bộn ngổn ngang,chưa ổn định, chưa trật tự, cân bằng.Crônôx cướp ngôi của Uranôx cai quảnthế gian với tất cả nỗi khó khăn như vậy.

Page 34: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Thần thoại về buổi khai thiên lập địa củangười Hy Lạp có những nét tương đồngvới thần thoại của nhiều dân tộc trên thếgiới mà khoa thần thoại học -so sánh đãkhảo sát thấy. Đó là môtip về việc táchđất ra khỏi trời, về việc tống giam nhữngđứa con của Đất vào lòng đất.

Đọc thần thoại ấn Độ chúng ta thấy:Thuở khởi đầu của vũ trụ chỉ là nướcmênh mông, không có cả Cái Tồn Tại vàCái Không Tồn Tại. Sau dần Nước thainghén Mặt Trời, Cái Không Tồn Tại vốnở trong lòng Đất sinh ra cái Tồn Tại. Vàgiai đoạn đầu của sự sáng tạo ra thế gianlà phải tách cái Tồn Tại ra khỏi CáiKhông Tồn Tại. Cái Tồn Tại là thế giớicủa người và thần, của Mặt Trời, KhíNóng và Nước. Trời và Đất là những vị

Page 35: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần đầu tiên. Cái Không Tồn Tại làphạm vi của yêu ma quỉ quái, chỉ cóbóng tối lạnh lẽo. Lại có cách giải thíchkhởi nguyên của vũ trụ là do tình ái: KhiShiva và Shakti giao hợp, tia lửa, lạc thúxuất hiện và vũ trụ phát sinh do tình ái..."Shiva tự phân làm hai nửa một âm vàmột dương, âm dương giao hòa thành vũtrụ..." ... Thần Inđra theo một giả thuyếtlà con của Trời và Đất được thai nghénvà sinh ra vào lúc mà hai vị thần này cònsống chung với nhau ở cùng một chỗ.Inđra nhờ uống được thứ rượu thần làsoma bỗng vụt lớn lên thành người khổnglồ có sức mạnh vô địch khiến bố, mẹInđra, Trời và Đất, vô cùng khiếp sợ, bỏchạy. Nhưng mỗi người chạy đi một phíangược chiều với nhau vì thế mà họ xa

Page 36: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhau vĩnh viễn. Còn Inđra thì chiếm lấykhoảng không gian giữa Trời và Đất. ởthần thoại Trung Quốc có truyện ông BànCổ và bà Nữ Oa. Còn thần thoại ViệtNam có truyện thần Trụ Trời.

Thần Dớt ra đời Lật đổ Uranôx,giành lấy quyền cai quản thế gian, thếnhưng Crônôx vẫn chưa yên tâm. Thầnvẫn lo sợ số phận mình có ngày sẽ kếtthúc như Uranôx, nghĩa là có một ngàynào đó, những đứa con do Crônôx nàydứt ruột đẻ ra sẽ truất ngôi của bố nó.Thần nghĩ ra một cách để trừ hậu họa:nuốt các con vào bụng! Rêa năm lần sinhnở đều chẳng nuôi lấy được một đứanào. Hexchia Đêmêter, Hêra rồi Hađex,Pôdêiđông lần lượt bị Crônôx nuốtchửng vào bụng. Nữ thần Rêa rất đỗi lo

Page 37: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lắng và giận dữ. Hơn nữa nàng lại sắpđến ngày sinh nở. Lần này theo lờikhuyên của nữ thần Đất Mẹ Gaia, nànglánh sang đảo Crét. ở đây trong một cáihang đá của ngọn núi Iđa, nàng đã sinhđứa con trai út và đặt tên nó là Dớt. Đểbảo vệ con thoát khỏi số phận các anhchị của nó, Rêa lấy một hòn đá dài quấntã lót vào nom y hệt như một đứa bé rồitrao cho chồng, không nghi ngờ gì,Crônôx nuốt luôn đứa bé hòn đá vàobụng. Tuổi thơ ấu của Dớt ở đảo Crét tuyphải xa mẹ (vì Rêa sau khi sinh xong trởvề Hy Lạp) song vẫn được chăm sóc chuđáo. Ngày ngày hai tiên nữ Iđa vàAđraxtê-những tiên nữ trú ngụ ở rừnggià, đồng nội, bờ sông ngọn suối hay ởnúi cao, hang sâu cho đến những thung

Page 38: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lũng hoang vắng mà người Hy Lạp gọibằng một cái tên chung là Nanhphơ-lấysữa dê và mật ong nuôi đứa bé. Con dêthần Amantê (Amalthée) với bầu sữa lúcnào cũng căng, không bao giờ để chú béDớt phải khóc vì đói. Nó lại còn làngười bạn thân thiết của Dớt, để cho Dớtkhỏi khóc vì buồn. Tuy vậy cũng phải đềphòng nhỡ có lúc nào đó, chẳng hiểu làmsao chú bé Dớt khóc thì phiền, rất phiền.Crônôx mà nghe được tiếng khóc củaDớt thì số phận của chú thoát sao khỏi bịnuốt. Các quỷ thần Quárét (Curètes) loviệc đó. Bằng mọi cách, gõ trống, gõchiêng khua vang binh khí, hò hét, kêula... các Quárét phải làm cho hễ Dớt vừacất tiếng khóc là bị át đi ngay. Cẩn thậnhơn nữa, các Quárét còn lấy gỗ lấp, vít

Page 39: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cửa hang thật kín không sót một kẽ hởnào để nhỡ ra Dớt có khóc thì cũngkhông một tiếng khóc nào lọt được rangoài. Thường sau khi bú no rồi Dớtquay ra chơi đùa với "người bạn" dê củamình. Khi thì Amantê dụi dụi đầu vờ húcchú bé Dớt, và chỉ dướn đầu lên đẩy nhẹmột cái là Dớt lăn kềnh ra đất. Khi thìDớt nắm lấy đôi sừng của Amantê màvật, vật với tất cả sức lực của mìnhnhưng rồi Dớt lại lăn kềnh ra đất. Ngàytháng trôi đi, Dớt và "người bạn"Amantê của mình sống với nhau thânthiết ấm cúng. Nhưng rồi một chuyệnkhông may xảy ra. Dớt trong một lầnchơi đùa với Amantê đã vặn... vặn gẫybăng mất một chiếc sừng của bạn! Có aingờ được Dớt đã lớn mau và khỏe mạnh

Page 40: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đến thế. Dớt khổ sở vô cùng. Cậu chỉ cònbiết an ủi Amantê thân thiết với mìnhbằng một lời hứa chân tình, ân nghĩa. Dớthứa, nếu sau này trở thành một vị thần cóquyền thế, Dớt sẽ trả Amantê chiếc sừngkhác và sẽ ban cho Amantê lúc nào cũngcó thật nhiều, rõ thật nhiều hoa thơm, quảngọt, trái chín, lá non. Nói về chiếc sừngbị gãy của Amantê, vì là chiếc sừng củacon dê thần nên nó có phép lạ khácthường. Nếu ai có nó trong tay thì có thểước gì được nấy. Dớt đem tặng chiếcsừng này cho hai tiên nữ đã nuôi dưỡngmình. Cái sừng Amantê hay Cái sừngsung túc là một điển tích trong văn họcthế giới chỉ sự phong phú dồi dào. ởchâu âu người ta thường vẽ hoặc có khitrao tặng cho khách quý một chiếc sừng

Page 41: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đựng đầy hoa quả để tượng trưng chonguyện vọng và lời chúc tụng hạnh phúc,giàu có, ấm no. Lại có một chuyện cũngnảy sinh ra điển tích Chiếc sừng sungtúc.

Đó là chuyện người anh hùngHêraclex giao đấu với thần SôngAkêlôôx. Thần Sông bị đuối thế biếnmình thành một con bò mộng. Hêraclexnắm lấy sừng và bẻ gãy. Các tiên nữNaiađ (Naides) con của các thần Sông,đã nhặt chiếc sừng này làm thành một"lọ" hoa vô cùng đẹp đẽ. Vì thế ra đờiđiển tích Chiếc sừng sung túc. Dớt lật đổCrônôx -Cuộc giao tranh với các Tităng(Titanômakhi) Thời gian trôi đi vùn vụt.Chẳng mấy chốc Dớt đã là một chàng traikhỏe mạnh, cường tráng. Nữ thần Đất

Page 42: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Gaia, bà nội của Dớt và Rêa, mẹ Dớt,trao cho Dớt sứ mạng phải giải thoát sốanh chị em bị nuốt. Trước khi bước vàocuộc giao tranh, Dớt tìm đến nữ thầnMêtix (Métis, Pradence) con của thầnskêanôx, để xin một lời chỉ dẫn vì Mêtixlà vị nữ thần Thận Trọng Khôn Ngoan.Mêtix nói cho Dớt biết một thứ cây bíhiểm xưa nay chưa ai biết. Dớt phải lấylá cây này về sắc thành nước cho Crônôxuống thì mới có thể thành công.Titanomachie, tiếng Hy Lạp: makhê:chiến đấu giao tranh.

Liều thuốc mới công hiệu làm sao!Crônôx uống xong là lập tức trong bụngcó gì nôn mửa ra hết. Thế là là ba chị gáivà hai anh trai của Dớt sống lại. Cả hònđá trá hình Dớt xưa kia cũng không mất.

Page 43: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Tuy nhiên để lật đổ được Crônôx thì lựclượng của Dớt quá yếu. Sáu anh chị emcủa Dớt làm sao đánh bại được cácTităng cùng với con cháu của họ vốn lànhững vị thần có muôn vàn sức mạnh.Dớt phải giải thoát các Hêcatôngkhia vàcác Kiclôp bị nhốt trong lòng đất. Nhữngvị thần khổng lồ này xưa kia bị Uranôxđày xuống địa ngục Tartar khi Crônôx lậtđổ Uranôx họ đã được giải thoát. Nhưngrồi Crônôx thấy để họ sống trên dươnggian sẽ có ngày gây ra hiểm họa cho địavị của mình, vì thế tốt hơn hết là cứ trảhọ về sống dưới vương quốc Tartar. Dớtđã giải thoát cho các Xiclôp và cácHêcatôngkhia. Lực lượng của phe Dớtmạnh hẳn lên. Với nghề rèn khéo léo,Xiclôp Arghex đã sáng tạo ra chớp và

Page 44: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trao cho Dớt, vì tên của thần, Arghex,nghĩa là "chớp", còn Brôngtes thì traocho Dớt sấm và Xtêrôpex, sét. Thật rathì ba thứ vũ khí lợi hại này đều là côngtrình chung của cả ba anh em. CácXiclôp còn rèn cho thần Hađex mộtchiếc mũ tàng hình. Ai đội mũ này thìđịch thủ dù có trăm mắt cũng không saothấy được. Thần Pôdêiđông thì được câyđinh ba dài và nhọn hoắt. Với cây đinhba này Pôdêiđông có thể gọi gió bảomưa, khêu sóng biển gây ra những cơnbão khủng khiếp và cũng có thể làm chotrời yên sóng lặng tùy theo ý muốn.Riêng Tităng skêanôx và con gái làXtíchNữ thần cai quản con sông âm phủ-đứng về phía Dớt. Các con của Xtích làcác nữ thần Nhiệt Tình- Dêlôx, Thắng

Page 45: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Lợi-Nikê, các nam thần Uy Quyền-Gratôx, Bạo Lực-Bia đều theo mẹ chốnglại Crônôx và các Tităng khác. Người tacòn kể Tităng Dapê và con Zéloạ, Zèle,FAcharnement. Nikê Victoire. Cratos,Pouvoir, Puissance. Bia, Violunce,Force. cháu, Titaniđ Mnêmôdin cũngđứng về phe Dớt. Riêng Atlax con củaTităng Dapê là không theo cha, Atlaxchống lại Dớt. Cuộc giao tranh diễn rasuốt mười năm trời vô cùng khủng khiếp:đất lở, trời rung, biển sôi, núi sập tưởngchừng như vũ trụ thế gian trở lại cảnhhỗn mang nguyên thủy buổi nào. CácTităng bê từng quả núi ném tới tấp vàophe Dớt. Phe Dớt cũng giáng trả lạikhông kém. Dớt cho nổi sấm rung chuyểnbầu trời, phát ra những tia chớp chói lòa

Page 46: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mặt đất và giáng sét thiêu đốt, phá sậpmọi thứ chung quanh. Thần Pôdêiđôngdùng cây đinh ba khơi sóng của đẽidương lên tạo ra những cơn giông tốhung dữ. Biển khơi sôi réo, gào thét, vậtmình quằn quẽi làm rung chuyển cả mặtđất và run rẩy cả bầu trời. Còn cácHêcatôngkhia với trăm tay và năm chụcđầu thì không sức nào cản được. Và cuốicùng các Tităng bị vây chặt phải chịuđầu hàng. Thần Dớt xiềng họ lại rồi tốnggiam xuống địa ngục do thần Tartar caiquản. Các Tităng bị tống giam vào mộtkhu vực hết sức nghiêm ngặt, nội bấtxuất, ngoại bất nhập, chung quanh lànhững bức tường đồng dày. Nhưng cẩnthận hơn, Dớt còn giao cho các quỷ thầnHêcatôngkhia trấn giữ ngay ở cửa. Riêng

Page 47: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần Atlax là con của Tităng Dapê chịumột hình phạt khác. Thần Dớt bắt Atlaxphải giơ vai ra, gánh đội, chống đỡ cảbầu trời suốt quanh năm, ngày tháng. Saunày Atlax lại phạm tội bạc đãi người anhhùng Perxê, con của Dớt, vi phạm truyềnthống quý người trọng khách, nên đã bịPerxê biến thành ngọn núi đá cao ngất.Và chính ngọn núi đá Atlax cho đến nayvẫn chống đỡ bầu trời ở trên đầu chúngta.

Nếu không có nó, có thể bầu trời đãđổ sập xuống, đổ ụp xuống đất từ lâu rồi.Thế là sau mười năm giao tranh ác liệt,Dớt đã chấm dứt được quyền lực caiquản thế gian của các vị thần già. Các vịthần trẻ do Dớt cầm đầu từ nay sắp đặtlại trật tự trong thế gian theo ý định của

Page 48: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mình. Họ chọn ngọn núi slanhpơ cao ngấtlàm nơi trú ngụ, xây dựng trên đó mộtcung điện cực kỳ nguy nga, lộng lẫy,tráng lệ. Nơi đây không khí trong veo,quanh năm ngày tháng lúc nào cũng chanhòa ánh sáng. Chẳng có khi nào tuyết rơi,băng giá, cũng chẳng có những đám mâyu ám đưa mưa dầm gió bấc về. Thật làmột nơi ở thanh cao, tuyệt diệu của cácvị thần. Từ đây người ta gọi thế hệ các vịthần trẻ do Dớt cầm đầu là các vị thần ởngọn núi slanhpơ, gọi tắt là các vị thầnslanhpơ Nói về thần Atlax, thời cổ đẽingười ta tạc tượng vị thần này là một conngười to khỏe, lực lưỡng đang cúi khomlưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầuto đè nặng xuống trên vai. Vì lẽ đó chonên ngày nay ở nhiều nước trên thế giới,

Page 49: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cuốn sách in bản đồ, địa lý nước nàynước khác mang tên là Atlax. Từ đó mởrộng ra cả đến những cuốn sách khoa họccó tuyển in tranh ảnh để minh họa và giớithiệu toàn cảnh một vấn đề cũng gọi làAtlax. Rồi đến đốt xương cổ đầu tiên củacột sống đỡ cái đầu chúng ta cho ngaythẳng khỏi suy sụp cũng mang tên Atlax.Quê hương Atlax theo người xưa kể ởmiền cực Tây, tên gọi là Alăngtơ(Atlante). Vì thế miền biển cực Tây đốivới người Hy Lạp, Đại Tây Dương, mớicó tên gọi là Đại Dương Atlăngtích.Trong nghệ thuật kiến trúc, những cộtchống tạc hình người, hoặc những môtipngười đội, chống đỡ cho một thành phầnnào trong công trình kiến trúc, mang tênlà Atlăngtơ (Atlante). Vì quê hương

Page 50: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Atlax ở Atlăngtơ cho nên người ta cũnggọi Atlax là Atlăngtơ. Océan Atlantique.

Cuộc giao tranh với các Ghigăngtôx(Ghigăngtômakhi) T uy nhiên trật tự mớido thần Dớt tạo lập chưa phải đã ổn địnhvững vàng, chưa phải đã loại trừ đượchết nguy cơ đảo ngược. Nữ thần Đất Mẹ-Gaia không hài lòng trước việc Dớt đốixử với các Tităng tàn nhẫn như vậy. Bànhớ thương lớp những đứa con khổng lồđầu tiên của mình bị giam giữ trong ngụctối. Bà nuôi ý định một ngày nào đấyphải giải thoát cho chúng. Và Gaia đãtìm đến những đứa con Ghigăngtôx -Đạikhổng lồ của mình. Đây là những đứacon sinh ra từ giọt máu của Uranôx lúcbị tử thương. Ghigăngtôx là những quỷthần, hình thù vô cùng quái đản. Nửa

Page 51: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

người nửa rắn, cao lênh khênh như núi,lông lá, râu tóc rậm rạp như rừng, mỗibước chân là những con mãng xà dữ tợn.Bọn chúng được võ trang khiên giápsáng ngời, lao dài nhọn hoắt. Nhưngnhững quỷ thần này thiệt phận hơn cácđàn anh ở chỗ, chúng không bất tử, nghĩalà chúng có thể chết như người trần, songchỉ chết với một điều kiện nhất định phảicùng một lúc bị một vị thần và một ngườitrần đánh. Phải cả hai, thần và ngườicùng đánh thì mới hạ nổi các gãGhigăngtôx-Đại khổng lồ. Có một thứ cỏlạ, nếu tìm được uống vào thì có thể làmcho các quỷ thần Ghigăngtôx trở thànhbất tử, thân thể sẽ cứng như đồng như sắt,gươm đâm chẳng thủng, lao phóng chẳngxuyên. Nữ thần Gaia biết thứ cỏ thần tiên

Page 52: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đó. Nàng báo cho lũ con Ghigăngtôx biếtvà há vọng chúng sẽ mau chóng tìmđược. Tiếc thay, thần Dớt cũng biết điềubí mật này. Thần lập tức ra lệnh cấmkhông cho thần Hêliôx-Mặt Trời, Xêlênê-Mặt Trăng và ôx -Rạng Đông có nhữngngón tay hồng, được tỏa chiếu ánh sángxuống mặt đất. Như thế Trời và Đất sẽtối như bưng, chẳng ai biết lối mà đi tìm.Cỏ thần tiên không thể lọt vào tay aingoài tay thần Dớt. Cuộc giao tranh lầnnày diễn ra ác liệt hơn trước nhiều. CácAtlăngtơ Ghigăngtôx bê những hòn núiđá ném vào đỉnh slanhpơ. Nhưng vôhiệu. Chúng lại đem lửa đốt cháy từ đấtcho đến tận trời há vọng thiêu ra tro cảngọn slanhpơ. Nhưng lửa không sao bénmảng được đến chỗ ở của các vị thần trẻ.

Page 53: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Giáng trả lại lũ Đại khổng lồ Ghigăngtôxlà những đòn sét nổ, sấm rền kinh thiênđộng địa. Bầu trời đen kịt chốc chốc lạilóe ra những tia sáng loằng ngoằng nhưnhững ánh mắt hằn học dữ tợn. Các quỷthần Ghigăngtôx quyết một phen tử chiếnvới các vị thần slanhpơ. Chúng bê nhữnghòn đá, xếp chồng lên nhau để leo lênhòng đánh tràn vào đỉnh slanhpơ caongất. Tình hình thật nguy ngập. Các vịthần slanhpơ phải cầu cứu đến một ngườitrần tên gọi là Hêraclex. Đây là mộtngười trần có sức khỏe không thua kémgì các vị thần. Hêraclex đến, chàng dùngsức mạnh phi thường của mình xô đẩythần Ghigăngtôx. Thế là đổ sập tất cả. LũGhigăngtôx rơi từ trên cao xuống. Cùnglúc đó Dớt và các vị thần giáng sấm sét,

Page 54: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phóng lao, ném đá, tung lửa ra đánh tớitấp xuống bọn chúng. Hêraclex với câycung thần của mình bắn cho chúng nhữngtrận mưa tên đau buốt. Lũ Ghigăngtôx, kẻchết, đứa bị thương, bọn sống sót bỏchạy tán loạn. Dấu vết các trận đánh vàcuộc tháo chạy hoảng loạn của chúng cònin lại ở những vùng đất quanh Địa TrungHải. Sườn núi lửa Etna còn in dấu châncủa tên Ghigăngtôx ngxơlađ (Encelade).Có người bảo tên này bị đánh chết ở đảoXixin. Có người nói hắn bị Dớt bắt sốngvà đày xuống địa ngục Tartar.

Những dãy núi đá ở vùng Thraxtrong bán đảo Panlêmê ở Hy Lạp, ở vùngXônphatar Đơpadôn ở Italia đã bị lửacủa cuộc giao chiến đốt cháy đến cằncỗi. Chuyện về cuộc giao tranh với các

Page 55: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quỷ thần Ghigăngtôx thật ra còn dài lắm.45 46 Prev Page 21 Next Nào Hêraclexvà nữ thần Atêna đã đánh bại tênAnkiôpê ra sao, nào cuộc giao đấu giữaHêraclex, Hêra với tên Porphiriông sauđược Dớt đến giúp sức, quật ngã địchthủ như thế nào, rồi thần Apônlông hạphiantex, Điônidôx đánh bại ritôx...nhiều chuyện lắm, thật không thể nào kểhết được. Tuy nhiên ta không thể bỏ quamột vị thần đã có những đóng góp hếtsức quan trọng cho chiến thắng của Dớt.Đó là Tităng Prômêtê, vị thần đã từ bỏhàng ngũ các vị thần già, đứng về phecác vị thần trẻ mà Dớt là người cầmđầu.Như vậy các vị thần slanhpơ đã mộtlần nữa, lần thứ hai chiến thắng các thếlực cũ. Trong thần thoại ấn Độ, cuộc

Page 56: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giao tranh giữa thần Inđra với Vritơra,một cuộc giao tranh vô cùng khốc liệt,kết thúc bằng chiến thắng của Inđra đãmở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian. NhờInđra chiến thắng Vritơra, giải thoát choNước Vũ Trụ-Người Mẹ thần linh, nênNước Vũ Trụ mới sinh ra được MặtTrời. Có Đất, có Trời, có Không Trunglại có Nước và Hơi ấm của Nước. CóMặt Trời, ánh Sáng và Khí Nóng củaMặt Trời nên mới có thế gian, thần thánhvà loài người cũng như các loài vậtkhác.

Cuộc giao tranh với Tiphông Nữ thầnGaia vẫn không nguôi mối oán hận tronglòng. Bà vẫn muốn giải thoát cho cácTităng bị giam giữ trong lòng đất. Lầnnày Gaia giao sứ mạng phục thù cho

Page 57: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Tiphông (Táphon, Táphée). Như trên đãkể, cuộc tình duyên của Gaia với Tartarđã sinh ra Tiphông; một con quỷ thần cựckỳ hung dữ, cực kỳ quái dị. Hắn cao chótvót tưởng như đầu chạm tới trời, lưngrộng mênh mông tưởng chừng như sôngdài biển cả, tiếng nói ầm ầm tựa thác đổsấm rền. Hơn nữa Tiphông còn biết nóiđủ mọi thứ tiếng của vạn vật, muôn loài.Hắn có thể sủa như chó, hót như chim, rúnhư sói, rống như bò, kêu như dê, gầmnhư sư tử... Chỉ dang hai tay ra là tưởngnhư Tiphông có thể ôm được cả châu âu,châu á vào lòng. Đầu của Tiphông khôngphải là đầu người mà là một trăm cái đầurồng, đầu rắn tua tủa, ngoằn ngoèo, quằnquẽi, lúc nào cũng lăm le như muốnquấn, muốn siết lấy ai. Có chuyện lại kể,

Page 58: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đó là những ngón tay của Tiphông.Tiphông lại có cánh để bay khắp mọinơi. Cả mắt cả miệng đều có thể phun ralửa, những ngọn lửa có lưỡi dài hung tợncó thể liếm băng mọi thứ trên đời. MìnhTiphông là một lớp vẩy cứng, lớp vẩymà ngày nay chúng ta có thể thấy ở loàibò sát như con kỳ đà, cá sấu. Tiphông rấthung hăng và táo tợn, đâu đâu hắn cũngcó thể sục sSo, luồn lách, len lỏi đến,cho nên hắn rất kiêu căng, ngang ngược.Các vị thần slanhpơ đã đối phó vớiTiphông ra sao? Đây là một sự thật đángbuồn, không lấy gì làm vẻ vang cho cácvị, song lại không thể che giấu được.Các vị chỉ có mỗi một cách đối phó là...cao chạy xa bay. Tam thập lục sách tẩu vithượng sách! Các vị chạy thẳng một

Page 59: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mạch sang tận Ai Cập.Thế nhưng có một vị thần của các vị

thần dám trụ lại đương đầu với Tiphông.Đó là thần Dớt. Chẳng phải kể dài dòngchúng ta cũng đoán biết được cuộc giaotranh lần này ác liệt, khủng khiếp gấpmuôn ngàn lần hai cuộc giao tranh trước.Tiphông phóng lửa thiêu đốt hết mọi vậtxung quanh. Dớt liên tiếp đánh trả bằngnhững đòn sét đánh. Tiphông phóng lửa,ném đá thì Dớt cũng ném đá, phóng lửa.Khói bụi mù mịt. Đất run lên và giật giậttừng cơn. Trời vùng vẫy, giãy giụa trongmàn hơi nóng dày đặc bốc lên cuồn cuộn.Biển thì nóng sôi lên sùng sục. Sông lớn,sông nhỏ đều cạn nước. Thần Hađex ởtận thế giới ngục tù sâu thẳm, dưới lòngđất cũng run lên vì sợ hãi quá chừng. Cả

Page 60: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đến thần Crônôx và các Tităng cũng nhớnnhác, lo âu. Cuộc giao tranh vẫn tiếpdiễn và xem ra khó có thể đoán địnhđược kết thúc như thế nào, vì hai đối thủđều không phải là những kẻ tầm thườngvà thua kém nhau về bất cứ một vũ khígì. Trong một đòn ác hiểm, Dớt giángmột nhát sét ầm vang xuống và thấyTiphông loạng choạng rồi ngã gục. Dớtbèn tiến lại gần định để bắt sống Tiphônghoặc để bồi cho Tiphông một đòn nữa,kết thúc thắng lợi cuộc giao tranh. Aingờ Tiphông mới bị thương nhẹ. Và bấtchợt Tiphông vùng dậy giật phăng lấycây rìu Dớt cầm trong tay bổ cho Dớtmột đòn tựa trời giáng. Bị một đòn bấtngờ, Dớt ngã quay xuống đất, mê man.Tiphông liền lấy dao lóc hết gân ở chân

Page 61: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tay Dớt. Tiphông không thể giết chếtđược Dớt bởi lẽ Dớt vốn bất tử. Nhưngbằng cách làm ấy, lóc hết dây gân,Tiphông biến Dớt thành một vị thần vôdụng, sống cũng như chết, không cử độngđược. Bây giờ thì chẳng còn phải đềphòng gì nữa, Tiphông vác ngay Dớt lênvai đem về ném vào một cái hang hẻolánh ở tận đảo Xixin. Tiếp đó Tiphôngđem những dây gân lóc được ở ngườiDớt ra bỏ vào một miếng da gấu bọc kínlại rồi giao cho con rồng Đenphinê(Delphinée) canh giữ. Thế là Tiphông cóthể yên chí mà khoái cảm với thắng lợicủa mình, một thắng lợi mà theo hắn làvĩnh viễn, là không thể nào xoay chuyểnđược. Chỉ còn mỗi một việc giải thoátcác Tităng nữa là xong nhiệm vụ với

Page 62: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Gaia. Tình hình thật là bi đát. Vị thầnphụ vương của các thần và người trần thếbị cầm tù. Vương triều slanhpơ liệu cóthể đứng vững được không, một khi cácTităng được giải thoát khỏi Tartar -ĐịaNgục?

Làm thế nào để cứu được Dớt bâygiờ? Chỉ có cách giải thoát cho Dớt thìcác vị thần slanhpơ mới có thể giữ đượcquyền cai quản thế gian. Hermex vàPăng, hai con của Dớt, suy tính như thếvà đảm nhận sứ mạng cứu cha. Dùng vũlực đương đầu với Tiphông hẳn là khôngđược rồi. Chỉ có thể dùng mưu đượcthôi. Hermex và Păng lên đường. Haingười đem theo cây đàn lia và ống sáo.Họ lần tìm đến chỗ Tiphông và gảy lênnhững tiếng đàn thánh thót êm ái. Lần đầu

Page 63: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tiên trong đời, gã quỷ thần Tiphông đượcnghe tiếng đàn. Hắn say mê, ngây ngấttưởng chừng như được thưởng thức rượunho của thần Điônidôx pha với mật ongvàng. Bỗng dưng Hermex và Păng ngừnglại, thở dài:

- Chà, thật đáng tiếc! Cây đàn này tồiquá, đến phải vứt nó đi thôi. Biết thế này,chúng tôi sẽ làm một cây đàn thật tuyệtdiệu để đến đây chúng ta cùng thưởngthức thì có phải hay biết bao không?

- Sao?- Tiphông hỏi lại.- Có thể làm được một chiếc đàn

tuyệt diệu hơn chiếc này ư ?- Làm được chứ! Nhưng phải cái hơi

khó.- Khó những gì các bạn cứ nói đi, ta

Page 64: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

sẽ giúp đỡ.- Phải tìm được gân của một vị thần

làm bộ dây thì mới được. Tiếng đàn sẽtrong trẻo, ấm cúng, thánh thót khácthường, sẽ hay gấp muôn nghìn lần thứtiếng đàn anh vừa nghe. Tiphông lập tứcđi lấy bọc gân của thần Dớt về giao choHermex và Păng. Không để lỡ thời cơ,hai vị thần này liền lẻn vào trong hangDớt bị giam, nhanh nhẹn và khéo léo nốilại các dây gân và bắp thịt cho Dớt. Phútchốc Dớt trở lại khỏe mạnh như xưa vàsẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu phụcthù. Lần này Dớt đứng trên một cỗ xethần có cánh, từ xa, đánh nhau vớiTiphông. Dớt vung lưỡi rìu giáng sét liênhồi, bủa vây Tiphông bằng một lưới lửadày đặc. Tiphông vác hết quả núi này

Page 65: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đến quả núi khác ném Dớt. Nhưng vôích, vì Dớt cho nổi phong ba bão táp làmcho những hòn núi đá đó bay ngược lại,đè lên Tiphông. Cuối cùng Tiphông bịđánh bại hoàn toàn và Dớt sau khi xemxét kỹ mới yên tâm trở về đỉnh núislanhpơ bốn mùa mây phủ, mở tiệc mừngchiến thắng với các chư vị thần linh.Chuyện Tiphông đánh nhau với Dớt nóiqua là như thế chứ thật ra còn có thể kểdài hơn. Xin kể rõ về cái chết củaTiphông. Tiphông giao chiến với Dớt hồilâu thì bị trọng thương, đành phải bỏchạy. Thần Dớt không hề chậm trễ, rượtđuổi theo ngay. Vừa đuổi thần vừa giángsét chém, đốt lần lượt hết trăm đầu củaTiphông.

Trong lúc tên quỷ thần này hoang

Page 66: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mang, nao núng, mải cắm đầu chạy thìDớt thừa thắng vác luôn ngọn núi Etnaném theo Tiphông. Không thể tưởngtượng được đòn đánh này mạnh đến nhưthế nào, ác hiểm đến như thế nào. Ngọnnúi bay vèo đi như ta ném một hòn đá vàđè sập xuống Tiphông kết liễu gọn đờihắn. Giống như một người thợ rèn nungmiếng sắt cứng trong lò khi kéo miếngsắt ra đặt trên đe, khói còn bốc lên nghingút hồi lâu rồi mới tắt. Cũng vậy, xáccủa Tiphông bị ngọn núi Etna chôn vùicòn phụt lửa lên miệng núi gây ra biếtbao tai họa cho thế gian. Để thật yên tâmhơn nữa đối với một địch thủ đáng sợ,Dớt tống giam hẳn Tiphông xuống địangục Tartar sâu thẳm. Thế nhưng cuộcđời của Tiphông chưa hết. ở dưới địa

Page 67: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ngục, Tiphông kết duyên với một quái vậtnửa phụ nữ, nửa rắn tên là khiđna(Echidna). Về dòng dõi của quái vật này,người thì bảo mụ là con của Gaia vớithần Biển Pôngtôx. Có người lại kể chínhbố mẹ của mụ là Cridao và tiên nữCanloirôê (Callirhoé) con gái của thầnskêanôx. Tiphông và khiđna sinh ra đượckhá nhiều con. Con cái của đôi vợ chồngquái đản này đứa nào cũng lưu giữ, thừakế được cái "nếp nhà" quái vật bắt đầutừ cha mẹ chúng. Trước tiên quái vậtKhimer (Chimère) đầu sư tử, đuổi rồng,thân dê. Có người lại nói, chính mắt đãtrông thấy Khimer có ba đầu: Sư tử, rồngvà dê, miệng phun ra ba dòng lửa. Quêhương của Khimer mỗi người kể mỗikhác, có người nói, chính quê tên này ở

Page 68: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tận bên ấn Độ. Rồi đến chó ngao hai đầuOrthrôx (Onthroạ), chó ngao ba đầuXerber (hoặc Kerber) (erbère Kerbère),mãng xà trăm đầu Lernơ. Đấy là nhữnganh em sinh ba của gia đình quái vật. Vềchó ngao Xerber, có người bảo, khôngphải chỉ có ba đầu, mà có tới năm chụcđầu. Chó ngao Xerber, lại kết hôn vớimẹ khiđna sinh ra quái vật Xphanh(ạphinx) có cánh, nửa thân trên và khuônmặt là người phụ nữ, nửa thân dưới là sưtử, đuôi rồng. Lại còn ác quỷ Mêduydơ(Méduse), sư tử Nêmê (Némée), conrồng ở xứ Cônkhiđ (Colchide), con rồngLađông (Ladon) canh giữ những quả táovàng, tặng phẩm của nữ thần Đất Mẹ-Gaia cho Hêra ngày cưới. Tiphông cònsinh ra những ngọn gió hung bạo (Không

Page 69: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phải gió rôx, Nôtôx, Bôrê và Dêphia)gây nên những cơn lốc, cơn bão vànhững ngọn sóng thần khiến cho thuyềnbè đi biển bị đắm, mùa màng bị thiệt hại,người chết, của mất đau thương, ai oánkhông sao kể xiết. Nói về Dớt thì từ đâykhông còn phải bận tâm đối phó với mộtkẻ thù nào nữa. Dớt cũng chẳng còn phảilo sợ một thế lực nào, vì thế đã đến lúcDớt có thể ân xá cho những vị thần thuộcthế hệ trước.

Dớt mở ngục Tartar giải thoát chocác Tităng và Crônôx, đưa họ đến trị vìở một nơi xa tít tắp mù khơi. Đó là mộtthế giới tuyệt diệu trên những hòn đảo"Hạnh phúc", nơi mà tất cả niềm hạnhphúc vô Hádre de Lerac (du lac deLerne). Tư, thanh thản sung túc của thời

Page 70: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đẽi Hoàng kim đang còn lưu giữ được.Như vậy là kết thúc cuộc giao tranh lầnthứ ba của các vị thần trẻ, các vị thầncủa thế giới slanhpơ văn minh và năngđộng hơn những vị thần già cổ hủ củangọn núi Othrix. Và thần Dớt trở thành vịthần tối cao của trật tự mới và Pháp chếmới, trật tự và Pháp chế của thời đẽi anhhùng. Thật ra hình ảnh này về Dớt cóphần nào làm người ta quên đi cái hìnhảnh "thuở hàn vi" xưa kia của Dớt, lúcDớt chỉ đơn thuần là sấm sét, giông bão,mây mưa. Lại có lúc Dớt là hàng rào, làgióng cửa, là thanh gỗ chắn đảm nhậnchức năng vị thần bảo hộ cho gia đình.Giờ đây ở cương vị mới, Dớt giữ lạisấm sét như là thuộc tính của mình.Nguồn gốc của loài người năm thời đẽi

Page 71: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Các vị thần đã được sinh ra như thế,khởi nguyên từ Vũ Trụ, Đất, Trời, TìnhYêu rồi từ thần này sinh ra thần khác, nốitiếp nhau đời đời kiếp kiếp. Nhưng cònloài người được sinh ra như thế nào, đólà điều ai cũng muốn biết. Ai đã sinh ranhững con người trên thế gian này? Xưakia, các vị thần. Đó là các vị thầnslanhpơ không hề biết đến tuổi già và cáichết, đã sáng tạo ra loài người. Các thầnđã lấy vàng tạo ra giống người đầu tiên.Những con người đầu tiên này sống trongthời đẽi mà Crônôx nắm quyền cai quảnthế gian. Thời đẽi Crônôx còn đượcngười xưa gọi là thời đẽi Vàng hay thờiđẽi Hoàng Kim, hoặc thời đẽiXatuyếcnơ. Othráx một ngọn núi thuộcđất Thessalie (Bắc Hy Lạp) ở phía Nam

Page 72: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của ngọn núi slanhpơ.Vào thuở ấy con người sống khác bây

giờ nhiều. Thiên nhiên đem lại cho họbiết bao thức ăn, vật dụng dồi dào, hoànhảo. Cây trĩu quả, lúa chắc bông, đất đaimàu mỡ, mưa thuận gió hòa... tóm lạikhông có một điều gì đáng phàn nàn chêtrách. Con người sống như các vị thầnchẳng hề biết đến lo âu, phiền não. Họcũng không phải làm những công việccực nhọc đến kiệt sức người. Cảnh đóikhổ chẳng bao giờ bén mảng đến cuộcsống của bất cứ ai. Không có bệnh tậtlàm cho con người phải đau đớn, âu sầu.Và con người cũng không biết đến tiếnggõ cửa dọa đe của tuổi già và cái chết.Ngày này qua ngày khác con người sốngtrong hội hè, yến tiệc tưng bừng và cứ trẻ

Page 73: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đẹp mãi mãi. Của cải đều là của chunghết thảy mọi người vì thế chẳng một aiphạm phải những thói hư tật xấu như:tham lam, ky cóp, trộm cắp, lừa đảo...Cửa ngõ chẳng phải then trong khóangoài, rào đóng trước sau. Con ngườisống trong tình thương yêu đùm bọc,quấn quýt lấy nhau. Mọi người đều trungthực, tin cậy lẫn nhau và trọng danh dự.Con người cứ thế sống mãi cho tới mộtngười nào đó, họ từ giã cõi đời, từ giãmột cách bình thản, tự nhiên như mộtgiấc ngủ êm dịu thường đến đè nặng trênmi mắt, chinh phục họ. Khi đất đen đãphủ kín giống người Vàng này thì từ đâyhọ bước sang một cuộc đời mới. ThầnDớt vĩ đẽi giao cho họ một sứ mạng caocả. Họ sẽ đóng vai trò của những vị thần

Page 74: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Nhân Hậu (Bienveillant) nhưng khôngphải sống trên đỉnh slanhpơ mà sống trênmặt đất, làm người bênh vực chân lý vàbảo hộ cho những người trần thế chúngta. Họ cũng gánh vác cả công việc phânphối của cải cho mọi người. Đó là đặcân của thần Dớt vĩ đẽi đã ban cho nhữngngười của thời đẽi Hoàng Kim doCrônôx trị vì và chính thần Dớt đã giaocho người con gái của mình là nữ thầnĐikê, nữ thần Công Lý, điều khiển thếgian nên mới có cuộc sống tốt đẹp nhưvậy. Nhưng rồi mọi việc đều biến đổi.

Thời đẽi Hoàng Kim qua đi, conngười Vàng chẳng còn trên thế gian nữa.Và phải một thời gian khá lâu sau nàycác vị thần slanhpơ mới sáng tạo rađược một giống người thứ hai để kế tiếp

Page 75: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giống người Vàng đầu tiên. Nhưng conngười bây giờ được sáng tạo ra khôngphải bằng vàng mà bằng bạc. Nó chẳnggiống gì lớp người trước kia về hìnhdáng cũng như về trí tuệ. Nói đúng ra nócó phần không đẹp như trước và có phầnkém thông minh hơn. Từ đây, người mẹphải nuôi con vất vả sớm hôm, nuôi mãi,nuôi mãi ròng rã một trăm năm, đứa conmới khôn lớn trưởng thành. Nhưng conngười của thời đẽi Bạc này sống chẳngđược bao lâu. Sự ngu ngốc đã gây ra chohọ biết bao tai họa. Họ không xA Lynhđược những điều cám dỗ xấu xa. Từ đâumọc lên trong trái tim họ những dây mơrễ má của thói ghen tỵ, tham lam, xúcxiểm, dối trá, tàn bạo. Họ mất trí đến nỗikhông còn biết sống cho mực thước nữa.

Page 76: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Họ đã khinh thị thần linh, không chịudâng lễ hiến tế đều đặn. Và thế là Dớtnổi cơn thịnh nộ, chôn vùi họ xuống đấtđen, bắt họ phải chết.

Thật ra thì họ chỉ được phép sốngmột cuộc đời mới ở dưới âm phủ. Họchẳng được một ân huệ gì của các bậcthần linh. Thần Dớt vĩ đẽi, bậc phụvương của các thần linh và những ngườitrần thế, lại sáng tạo ra một giống ngườithứ ba nữa. Đây là giống người Đồng,được sáng tạo ra từ cán của những ngọnlao đồng, khác hoàn toàn giống ngườiBạc. Đó là những con người rất hunghăng và rất đáng sợ. Loại người này chỉưa thích những cuộc giao tranh là suốinguồn của máu và nước mắt. Họ có mộttrái tim rắn như đá, lạnh như băng, chẳng

Page 77: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hề xót xa trước cảnh đầu rơi máu chảy.Họ cũng chẳng biết đến những cử chỉ tếnhị, dịu dàng, những thú vui thanh nhàn,cao thượng mà chỉ quen thú vui với bạolực, với cảnh đầu rơi máu chảy. Đượcthần Dớt ban cho một thân hình cao lớn,to khỏe với những đôi tay, bắp chân gânguốc có thể bạt núi ngăn sông nhưng họlại không dùng sức lực đó để cày cấy,trồng trọt mà lại dùng vào các cuộcchinh chiến, chém giết lẫn nhau. Nhữngngười Đồng làm những ngôi nhà bằngđồng để ở, vật dụng trong nhà từ giườngghế cho đến đồ ăn thức đựng cũng đềubằng đồng. Vũ khí trong các cuộc giaotranh cũng bằng đồng bởi vì thời ấy sắtđen cứng rắn chưa ai biết đến. Nhữngngười Đồng không ăn bánh mì. Với tính

Page 78: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

khí hung hăng, kiêu ngạo, họ luôn chémgiết lẫn nhau. Cứ thế, hết cuộc chém giếtnày đến cuộc chém giết khác cho đến mộtngày kia chẳng còn sót một ai trên thếgian nữa. Giống người Đồng đã tự hủydiệt vì sự thái quá, sự không mực thước.Họ phải từ bỏ mặt đất chan hòa ánh sángtươi vui để đi vào địa ngục muôn đời tốităm của thần Hađex, chẳng một chút vinhquang lưu lại, và thế là chấm dứt thời đẽiĐồng của giống người Đồng. Khi đất đenđã bao phủ giống người Đồng thì cũng làlúc Dớt, người con của Crônôx, một lầnnữa lại sáng tạo ra giống người thứ tưcho Đất Mẹ. Đây là một thế hệ ngườiđứng đắn hơn, ưu tú hơn giống ngườitrước. Họ là những vị anh hùng của dònggiống thần linh được mang danh là các vị

Page 79: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Bán thần. Các vị anh hùng Bán thần nàyđã sống trên mặt đất bao la của chúng tavới bao nhiêu chiến công hiển hách.Nhưng họ cũng không có được một cuộcsống vĩnh hằng. Các cuộc chiến tranhthảm khốc và những cuộc hỗn chiến bạotàn cướp đi cuộc sống của họ. Người thìchết dưới chân thành Tebơ bảy cổng, kẻthì bỏ mình trong cuộc tranh giành giasúc của dip. Và biết bao nhiêu người conưu tú đã xuống thuyền vượt biển khơi mùxám để sang đánh thành Tơroa vì nàngHêlen mà không thấy được ngày trở về.Thương xót những vị Anh hùng Bán thần,thần Dớt ban cho họ một cuộc sống mớivô cùng tốt đẹp. Thần đưa họ tới một nơicách biệt Thèbes. với mọi người, xa títtắp mù khơi, ở tận nơi cùng kiệt của đất.

Page 80: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Đây là những hòn đảo Hạnh phúc trên bờđẽi dương do skêanôx cai quản có vựcnước xoáy sâu. Họ sống ở đây trái timthanh thản, chẳng phải tất bật lo toan vềbát cơm manh áo. Đất đai phì nhiêu, màumỡ, cứ mỗi năm ba vụ hiến dâng họnhững hạt lúa chắc mẩy, ngọt như mậtong vàng. Thời đẽi thứ năm là thời đẽiSắt, một thời đẽi nghiệt ngã và tồi tệ hơntất cả các thời đẽi trước. Đây là thời đẽithống trị của nữ thần Hibrix-Nữ thầnThái Quá (Không mực thước).

Con người được tạo ra bằng sắt, haithái dương xám xịt, suốt đêm ngày bịđắm chìm trong cuộc sống vất vả, cựcnhọc, bận rộn, tức tưởi. Và chẳng thể nàochấm dứt được tai họa ấy. Các vị thần đãđem lại cho con người bao nỗi ưu tư

Page 81: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nặng nề khôn tả. Thời đẽi này sa sút đếnmức xấu tốt lẫn lộn, phải trái không phânminh. ở cái thời đẽi Sắt này con ngườiđối xử với nhau lạnh lùng, tàn nhẫn. Chamẹ chẳng chăm sóc, yêu mến, lo toan dạybảo con cái. Con cái chẳng kính trọng mẹcha. Truyền thống quý người trọng kháchmất hết, tình bạn chân chính chẳng còn...Biết bao chuyện đau lòng đã xảy ra: chagià con bạc, hiếu nghĩa nhạt phai, danhdự bị vất bỏ. Điều Chân, điều Thiện, lờithề hứa mất tính chất thiêng liêng, cao cả.Quyền thế là sức mạnh thống trị tối cao.Vì thế kẻ ác tâm có thể hại người lươngthiện bằng những lời bịa đặt xấu xa.

Thói xấu muốn lợi mình hại người,thích thú trước việc dèm pha, chèn ép,triệt hại người khác cứ hiện ra lồ lộ dưới

Page 82: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một bộ mặt đen xỉn ghê gớm. Bất hòa,bạo lực, chiến tranh cứ bám riết cuộcsống của loài người như một tai họa, mộtnỗi bất hạnh triền miên. Vì lẽ đó các nữthần Lương Tâm (Conạcience) và côngbằng (équité) vốn che giấu thân thể kiềudiễm của mình trong những tấm lụa trắngphải từ bỏ con người để trở về với cuộcsống của các vị thần bất tử ở Hybria, laDémesure, Orguell. đỉnh slanhpơ. Đờisống trần thế chẳng có chỗ dung thân chohai vị nữ thần này nữa. Còn các vị thầntrên đỉnh slanhpơ tức giận giống ngườiSắt này khôn tả. Các vị chẳng ban cho họnhững phúc lợi như xưa. Từ nay họ phảinai lưng ra làm việc đổ mồ hôi, sôi nướcmắt mới có miếng ăn. Để có được thịtmuông thú họ phải dấn thân vào những

Page 83: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cuộc săn bắt nguy hiểm. Để có được cáăn họ phải đương đầu với biển khơi hungdữ. Để có được thóc lúa, hoa quả họphải chống chọi với nắng hạn, mưa úng,bão lụt. Đời sống của giống người Sắtngắn hơn các giống người ở các thời đẽitrước.

Họ phải chịu nỗi khổ đau giày vò củatuổi già và bệnh tật. Nỗi bất hạnh cứ bámdai dẳng vào cuộc sống của họ nhưnhững cái vòi của con bạch tuộc bámchặt vào đá mà không phương kế gì rứtbỏ nó ra được, cứu chữa được. Đó làcâu chuyện về nguồn gốc loài người trảiqua năm thời đẽi do nhà thơ Hy LạpHêdiôđ kể, một câu chuyện nghe thì cũnghay nhưng quả thật cũng không lấy gì làmvui cho lắm. Bởi vì... nó là chuyện thần

Page 84: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thoại mà! Huyền thoại về năm thời đẽicủa loài người của Hêdiôđ có chút gìphảng phất, na ná như những huyền thoạinào đó của Thiên Chúa giáo. Điều dễnhận thấy nhất là ở quan điểm cho rằngcon người sống càng ngày càng hư hỏng,tội lỗi, xấu xa đến mức thần thánh,Thượng Đế đã nhiều lần gia ân, khoanhồng cho nhưng con người vẫn chứngnào tật ấy. Và chính vì những tội lỗi ghêgớm của con người mà thần thánh phảitrừng phạt, tước bỏ không ban cho họcuộc sống an nhàn, vĩnh hằng, hạnh phúc.Thần thánh đã trừng phạt con người, bắtcon người phải "lao động" mới có miếngăn. Khoa tôn giáo học gọi quan điểm nàylà mạt thế luận. Xuất phát từ quan điểmnày mà Thiên Chúa giáo có tội tổ tông,

Page 85: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tội lỗi của Cain, nạn hồng ESchatologic,gốc từ tiếng Hy Lạp eschatos: cuối cùngtận cùng, kết thúc và logoạ: ngôn từ, diễnvăn, khoa học. thủy, ngày tận thế, ngàyphán xét cuối cùng... Phật giáo có quanđiểm: con người ta sinh ra là đã mangngay vào bản thân mình cái tiền oannghiệp chướng của mọi nỗi khổ đau. Cái"dục" của con người ngày càng

lớn ngày càng làm cho con người hưhỏng, tội lỗi. Prômêtê và loài ngườiThuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần.Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiềuvị thần cai quản song vẫn còn hết sứcvắng vẻ. Không muốn để tình cảnh buồntẻ đó kéo dài, bữa kia hai anh emPrômêtê và pimêtê xin với Uranôx vàGaia tạo ra cho thế gian thêm nhiều nhiều

Page 86: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cái gì đó để cho cuộc sống đông vui.Uranôx và Gaia ưng thuận. Hai vị giaoluôn việc đó cho hai anh em Prômêtê vàpimêtê. Cậu em, pimêtê mừng quá, tranhngay lấy đất và nước nhào nặn ra, trướchết, là các loài vật và ban cho mỗi convật một đặc ân của thần, một "vũ khí" đểcó thể phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ đượccuộc sống của giống loài mình.

Con Prométhéo, tiếng Hy Lạp: ngườitiên đoán. épiméthée, tiếng Hy Lạp:người lơ đễnh, đãng trí đần độn. thì đượcban cho ân huệ chạy nhanh như gió. Conthì có đôi mắt sáng xanh nhìn thấu cảđêm đen. Con thì có thân hình khổng lồmạnh khỏe hết chỗ nói. Có con thân hìnhbé nhỏ nhưng lại có nọc độc gớm ghê.Rồi con có bộ lông dày, con có sải cánh

Page 87: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

rộng. Con thì xuống nước không chìm,con thì trèo leo thoăn thoắt... Tóm lạimỗi con vật, mỗi giống loài đều có "vũkhí" cần thiết để sống được ở thế gian.Công việc làm xong xuôi, pimêtê gọiPrômêtê đến để xem xét lại. Mọi việcđều tốt, rất tốt nữa là đằng khác. Nhưngxem kỹ ra thì tai hại thay, còn sót lại mộtcon, một con mà chàng pimêtê đần độnlại quên mất chẳng ban cho một đặc ân,một thứ "vũ khí" gì. Đó là con người!Một con người, nhưng trần trụi, trần trụihoàn toàn. Phải, đúng là một con ngườitrần trụi hoàn toàn trước mặt Prômêtê.Làm thế nào bây giờ? Làm thế nào đểcon người sống được ở thế gian khi các"nguyên liệu" đặc ân đã sử dụng phânphối hết rồi? Con người sẽ sống thế nào

Page 88: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trước các con vật: hổ, báo, voi, sói, vẹt,nhím, gấu, ngựa, sư tử, cá, chim... lànhững con vật đã được sáng tạo hoànhảo? Là những con vật đã được ban chođặc ân của thần thánh? Và rồi còn phảiđương đầu với nắng, mưa, bão tố, núilửa phun, nước sông dâng, đất liền phútchốc thành biển cả, bãi bể hóa nươngdâu... biết bao biến thiên, tai họa khônlường? Prômêtê đã nghĩ như thế. Và vịthần có bộ óc thông minh, có tài nhìn xatrông rộng này quyết sửa chữa bằng đượccái thiếu sót của chú em lơ đễnh, đầnđộn của mình. Prômêtê dựa theo thânhình trang nhã của các vị thần tái tạo lạicon người cho có một thân hình đẹp đẽthanh tao. Phải làm cho con người đẹpđẽ thanh tao hơn hẳn con vật. Prômêtê lại

Page 89: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

làm cho con người đứng thẳng lên, đibằng hai chân để đôi tay được thảnh thơilàm nhiều việc khác. Nhưng như thế vẫnchưa đủ. Con người vẫn còn bấy yếu vàthua kém nhiều so với các con vật. Phảilàm cho con người mạnh hơn hẳn con vậtthì nó mới có thể sống được trong thếgian này. Prômêtê liền băng ngay lên bầutrời cao xa tít tắp, đến tận cỗ xe của thầnMặt Trời Hêliôx, lấy lửa của thần MặtTrời châm vào ngọn đuốc của mình đemxuống trao cho loài người. Và thế là từđó, thế gian, mặt đất lúc nào cũng rựccháy ngọn lửa của Prômêtê ban cho. Conngười thoát khỏi cảnh sống tăm tối, giálạnh, đói khát.

Ngọn lửa trở thành người bạn thânthiết, người bảo vệ chắc chắn nhất, một

Page 90: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vũ khí mạnh nhất của loài người. Ngọnlửa của con người hơn hẳn bộ lông dày,hàm răng sắc, cặp móng nhọn, thân hìnhđồ sộ, khỏe mạnh, tài bay cao, nhìn xa,chạy nhanh như bất cứ con vật nào. Vàvới ngọn lửa của Prômêtê, con người,thế hệ này qua thế hệ khác, tạo dựng cuộcsống của mình ngày càng văn minh hạnhphúc hơn. Và từ đó dẫu mong manh vàbấy yếu Giống loài người đã có ngọn lửacủa Prômêtê Ngọn lửa thiêng dạy họ biếtbao nghề Người đàn bà đầu tiên của thếgian Truyện Prômêtê trao ngọn lửa choloài người còn có đôi đoạn kể khác nhauđôi chút: Chuyện kể rằng, xưa kia khithần Dớt sáng tạo ra loài người, sáng tạorồi nhưng thần Dớt lại không ban chomột đặc ân gì hết để họ có thể dùng làm

Page 91: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vũ khí bảo vệ giống nòi. Họ sống trầntrụi trong một cuộc sống tối tăm, hoangdại với biết bao nỗi hiểm nguy đe dọa họtừng phút từng giờ. Khi ấy trên thế giớichỉ có rặt là đàn ông, còn đàn bà chưacó. Các vị thần chưa sáng tạo ra chocuộc sống người đàn bà. Việc làm đó củathần Dớt khiến Prômêtê bất bình vìPrômêtê vốn yêu quý loài người.

Bữa kia nhân vụ phân xử một cuộctranh chấp giữa các vị thần bất tử và loàingười đoản mệnh ở Mêcônê, Prômêtêvới trái tim ưu ái đối với loài người đãchọn một con bò to béo giết thịt để dângcác vị thần và ban cho loài người. Vốnyên quý loài người và không ưa gì thầnDớt, Prômêtê đã chia thịt ra làm haiphần. Một phần là bộ lòng và những

Page 92: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

miếng thịt ngon Prômêtê đem bọc lạitrong một mảnh da xấu xí. Còn một phầnlà những miếng xương ngắn, xẩu dài, gândai, bạc nhạc, thần đem bọc lại trong mộtlớp mỡ béo ngon lành. Và Prômêtê kínhcẩn dâng cả hai phần lên để cho Dớt lựachọn. Dớt chẳng nghi ngờ gì, chọn ngayphần mỡ béo bọc ngoài vì nó hấp dẫnhơn cả. Nhưng hỡi ôi! Khi mở ra thì bêntrong toàn là xương xẩu chẳng có lấy mộtmiếng thịt nào. Dớt tức uất lên tận cổsong đành ngậm đắng nuốt cay. Nhưngcũng vì thế mà trong trái tim của vị thầnnày bùng lên một nỗi căm tức, thù địchđối với Prômêtê và loài người. Vì câuchuyện này mà loài người từ đó trở đi,đời này qua đời khác, mỗi khi cúng tếthần linh đều phải kính cẩn đốt xương

Page 93: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

súc vật trên các bàn thờ uy nghi, trangtrọng. Dớt thù ghét Prômêtê và loàingười... "Loài người là cái gì màPrômêtê lại quan tâm, chăm sóc chúngđến như thế?...

Đã thế ta sẽ không ban cho chúngngọn lửa thiêng liêng nữa. Ta sẽ chẳnglấy cây tần bì làm đuốc, đốt cháy lênngọn lửa hồng không mệt mỏi để trao chochúng nữa. Để xem xem chúng sẽ sống rasao và Prômêtê liệu có cứu chúng khỏihọa tuyệt diệt không nào!". Dớt nghĩ thếvà làm như thế. Nhưng Prômêtê đã đoánđược ý đồ của Dớt bởi vì thần vốn làngười tiên đoán được mọi việc. Và lậptức Prômêtê lấy ngọn lửa thiêng liêngcủa thiên đình ủ kín vào trong lớp ruộtxốp khô của một loài cây sậy (Férule)

Page 94: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đem xuống trần trao cho loài người.Bằng cách ấy Prômêtê đã đem "tia lửagiống" băng qua bầu trời xuống trần màDớt không hay không biết. Thế là ngọnlửa của Prômêtê đến tay loài người.Khắp mặt đất, chỗ này chỗ khác, nơi nàynơi khác người người nhà nhà truyền chonhau cái ánh sáng thiêng liêng bất diệtđó. Từ thiên đình nhìn xuống, bỗng nhiênDớt thấy đâu đâu cũng rực lên từng đốmsáng nhấp nhánh, bập bùng. Dớt biết,thôi thế là mưu đồ của mình đã bịPrômêtê phá vỡ. Ngọn lửa thiêng liêng,báu vật riêng của các bậc thần linh, mộtvũ khí vô địch đã bị mất rồi. Ngọn lửađã về tay người trần thế mất rồi. Một nỗicăm tức lại cắn rứt trái tim của thần Dớt:"... Thế là loài người không bị tiêu diệt

Page 95: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nữa... không thể tiêu diệt loài ngườiđược nữa! Chúng nó đã có một vũ khí vôđịch mà chỉ riêng các vị thần slanhpơmới có... nhưng không tiêu diệt đượcchúng thì ta cũng quyết không để chochúng sống yên vui, hạnh phúc!...".

Dớt nghĩ thế và mưu tính một sự trảthù. Các vị thần slanhpơ được triệu đến.Theo lệnh của Dớt, vị thần Chân thọtHêphaixtôx danh tiếng lẫy lừng, lấy đấtvà nước nhào nặn ra một người nhưngkhông phải là người đàn ông, mà là mộtngười đàn bà, một thiếu nữ, phỏng theohình dáng thanh tú, kiều diễm của các vịthần. Đương nhiên là người thiếu nữ đóphải vô cùng xinh đẹp. Ngay các vị nữthần khi thấy cũng phải tấm tắc khenthầm. Hêphaixtôx còn ban cho người

Page 96: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thiếu nữ đó tiếng nói thánh thót như chim,sức sống bừng bừng, rạo rực như hơi thởhừng hực của lửa nóng ở lò rèn. Và đó làvật dành riêng cho giống người trần đoảnmệnh. Sức sống này được vị thần Chânthọt đưa vào ẩn náu trong một thân hìnhmềm mại như một làn sóng biển, uyểnchuyển như một giống dây leo, sáng ngờinhư ánh trăng rằm, long lanh như nhữnghạt sương chưa tan buổi sớm. Nữ thầnAtêna có đôi mắt sáng ngời, ban chonàng chiếc thắt lưng xinh đẹp của mìnhvà một tấm áo dài trắng muốt. Nàng lạicòn ban cho người thiếu nữ đó một tấmlụa mỏng để cô ta trùm lên vầng trán caocao xa xa vời vợi của mình. Một chiếcmũ bằng vàng do đích thân thầnHêphaixtôx với bàn tay khéo léo của

Page 97: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mình sáng tạo ra, được nữ thần Atênađem tới âu yếm đặt lên đầu người congái. Trên chiếc mũ vàng ngời ngợi này,Hêphaixtôx đã dày công chạm khắc biếtbao hình ảnh đẹp đẽ của vũ trụ và thếgian: núi rừng chập chùng, suối sông uốnkhúc, nai thơ thẩn dưới trăng, hươu từngbầy gặm cỏ... nơi đây dưới ánh bìnhminh người người đang mải miết cày lậtđất đen, nơi kia bên bếp than hồng,người người quây quần nướng thịt thúrừng, thỏ, nai săn được. Nữ thần Tìnhyêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ ban cho côgái vẻ đẹp duyên dáng, dục vọng đắmsay và sự khêu gợi thầm kín. Còn thầnHermex ban cho cô gái tài nói năng tếnhị, dịu dàng, có thể cám dỗ làm xiêulòng người khác. Thần lại ban cho cô gái

Page 98: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cả tài che giấu ý nghĩ thật của mình, tráitim nghĩ một đằng miệng nói một nẻo. Đólà sự không trung thực và thói xảo trá, ỏnthót, điêu ngoa. Cả những lời nói nịnhkhéo, khen bừa, lẩn tránh quanh co đểđược vừa lòng tất cả mọi người hoặc lấplửng nước đôi, mặn nồng vừa đấy mà đãnhạt phai ngay liền, thoắt khóc thoắt cườiđều do vị thần Trộm cắp Hermex bancho cô gái hiền dịu, trong trắng, đẹp đẽtuyệt vời đó. Tiếp đến những nữ thầnDuyên Sắc Kharit và nữ thần KhuyênNhủ đeo vào cổ người thiếu nữ nhữngchiếc vòng vàng muôn phần xinh đẹp.Còn những nữ thần Thời Gian - Hơr cómái tóc đẹp đội vào đầu cô gái vòng hoaxuân rực rỡ thắm sắc thơm hương. Khimọi việc đã xong xuôi, Hermex tuân theo

Page 99: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ý định của thần Dớt, đặt tên cho ngườithiếu nữ đó là "Păngđor" nghĩa là "có đủmọi tài năng". Mà đúng thế, bởi các vịthần đã ban cho người con gái đóCharites, thần thoại La Mã: Gràces gồmba nữ thần Aglác (La Brillante), Thalie(La Verđoáante), Euphroạáne (La Joieintéricure). Perạuasion, Peitho, thầnthoại La Mã: Suad. Heures, gồm hai nữthần Thallo và Carpo sau thêm một hoặchai nữ thần nữa là Eirêné (Paix) và Auxocai quản thời gian chín nở của mùamàng. Còn có tên gọi là các nữ thầnSaisons (mùa màng). đủ mọi tài năng.Thần Dớt quyết định đưa người con gáinày xuống trần để làm vợ Pimêtê. Từnàng Păngđor này sẽ sinh sôi, nảy nở ragiống đàn bà, một loài độc hại cho giống

Page 100: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đàn ông mà giống đàn ông không sao dứtbỏ được bởi vì, theo sự sáng tạo của cácvị thần, giống đàn bà là loài không thểchịu đựng được cuộc sống vất vả, nhọcnhằn, nghèo túng, khó khăn mà chỉ sinhra để sống trong cảnh an nhàn, sung túcvà hưởng thụ kết quả lao động khó nhọccủa người đàn ông, cũng như gây ra chongười đàn ông biết bao điều đau khổ,phiền muộn trong chuyện hôn nhân và giađình.

Người đàn bà sẽ là người bạn đườngcủa người đàn ông nhưng là người bạnđường gây ra những nỗi bất hạnh chongười đàn ông. Đó là cái tai họa mà thầnDớt ban cho loài người. Theo lệnh củaDớt, vị thần Dẫn Đường sáng suốtHermex đưa Păngđor xuống trần để làm

Page 101: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bạn với pimêtê. Dớt còn giao choPăngđor một cái chum đậy kín (cóchuyện kể là "cái hộp", "cái tráp") vàcăn dặn kỹ, dặn đi dặn lại Păngđor khôngđược mở ra xem. Không phải kể dàidòng hẳn mọi người cũng đoán biết đượcđứng trước Păngđor, chàng pimêtê sẽnhư thế nào. Anh ta bối rối, ngây ngấtđến đờ đẫn người ra trước sắc đẹp củaPăngđor. Vốn là người có đầu óc nặngnề, chẳng tỉnh táo gì, nay trước tình cảnhnày anh ta lại càng mất tỉnh táo hơn nữa,nhất là khi được nghe những lời nói dịudàng, được tiếp nhận những cử chỉ rất...rất đáng yêu của Păngđor. Thế là pimêtêquên sạch cả những lời dặn dò chắc chắncủa Prômêtê trước lúc Prômêtê bị thầnDớt sai bộ hạ đến bắt đi, giải đến một

Page 102: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vùng núi đá hoang vắng và xiềngPrômêtê vào đó. Vì là người tiên đoánnên Prômêtê biết trước mưu đồ của Dớt.Chàng dặn lại pimêtê, tuyệt không đượcnhận một tặng phẩm gì, tiếp nhận một aicủa thần Dớt đưa đến. Nếu có thì phảigửi trả lại các vị thần slanhpơ ngay.Nhưng làm sao mà pimêtê nhớ được lờicăn dặn ấy hay dẫu có nhớ thì làm saomà pimêtê có đủ nghị lực để thực hiệnđúng lời căn dặn ấy, và việc phải xảy rađã xảy ra. pimêtê cưới Păngđor làm vợ.Không rõ đôi vợ chồng này đã sống vớinhau bao nhiêu ngày để cho đến một ngàykia họ gây ra tai họa cho thế gian và loàingười, cái tai họa gớm ghê truyền kiếpbắt đầu từ gia đình họ. Số là Dớt có traocho Păngđor một cái chum đậy kín và

Page 103: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dặn đi dặn lại Păngđor không được mởra xem. Păngđor nói điều đó cho pimêtêbiết. Nghe lời vợ, chàng cẩn thận đưachum vào trong phòng và chẳng hề ngóngàng, táy máy đến cái vật thiêng liêngấy của thần Dớt. Chàng cũng không quêndặn bảo gia nhân điều cẩn mật mà vợchàng đã từng nói đi nói lại với chàngnhiều lần. Nhưng bữa kia, khi pimêtê đivắng, Păngđor ở nhà, bỗng đâu từ tráitim nàng ngọ nguậy thói tò mò muốn biếtxem trong chiếc chum kia đựng những gìmà thần Dớt lại ra lệnh nghiêm cấm ngặtnghèo đến thế, căn dặn kỹ lưỡng đến thế,Păngđor đắn đo suy nghĩ, nửa muốn nửakhông, nhưng rồi nghĩ quanh nghĩ quẩnthế nào, nàng lại để cho tính tò mò xúigiục. Thật là ma đưa lối quỷ dẫn

Page 104: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đường!..."... Chậc... cứ mở ra một tị,nhoáng cái thôi rồi đậy kín, chắc chẳngtội vạ gì...". Păngđor nghĩ thế và mở nắpchum ra. Một cơn gió lốc từ đáy chumcuốn bay lên, ùa ra ngoài làm Păngđortối tăm mặt mũi. Những thứ gì trong đó?Đó là những hạt giống, những hạt giốngcủa mọi loại tai họa như: Chiến tranh,Đói khổ, Trộm cắp, Lừa đảo, Phản bội,Dối trá, Ghen tị, Thù hằn, ức hiếp, Bạolực, Keo kiệt, Bủn xỉn, Bạc ác, Bất nhân,Bất nghĩa, Bệnh tật, Dịch tả, Thương hàn,Dịch hạch, Sốt rét... Lũ lụt, Động đất, Sụtđất, Núi lửa phun... tóm lại là mọi thứTai họa, Xấu xa và Tội ác. Păngđor đậyvội nắp chum lại thở phào một cái. Nàngcó biết đâu hành động tò mò của nàng đãgây cho loài người một cuộc sống bi

Page 105: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thảm, khốn khó mà không bút nào tả xiết.Những hạt giống của mọi thứ Tội ác, Xấuxa. Tai họa bay đi khắp nơi trên thế giannảy mầm đâm nhánh ở bất cứ chỗ nào cócon người, luồn lách vào trái tim conngười. Và cũng từ đó trở đi loài ngườimất đi cuộc sống vô tư, êm ấm, hạnhphúc. Nhưng tuy nhiên, trong cuộc sống,phúc họa, buồn vui, sướng khổ thườngbên nhau. Có lẽ nào, bên cái tai bay vạgió đó mà loài người trần tục chúng taphải chịu, há chẳng còn điều gì an ủichúng ta? Có, nhất định phải có!

Và đúng thế, Dớt còn bỏ vào, bỏ lẫnvào trong muôn vàn hạt giống của mọiloại Tội ác, Xấu xa, Tai họa một hạtgiống Há vọng. Hạt giống này không bayđi lẫn vào cùng với đám những hạt giống

Page 106: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

kia. Nó còn nằm lại ở đáy chum. VàPăngđor đã kịp đậy nắp chum để giữ nólại. Hạt giống Há vọng ở lại với conngười, còn lại với cuộc sống con người.Nghèo nàn thay một hạt giống an ủi! Songcũng được, cũng tốt. Và với, chỉ với hạtgiống Há vọng không thôi, loài ngườivẫn sống, cố sống, cứ sống không chịu đểcho những Tội ác, Xấu xa, Tai họa đèbẹp, và chỉ với hạt giống Há vọng khôngthôi, loài người đương đầu với tất cả thửthách trong cuộc sống của mình. Và có lẽhọ tin rằng với hạt giống Há vọng này,một ngày kia họ sẽ khôi phục lại cảnhđời thái bình, hạnh phúc xưa kia bằng mồhôi, nước mắt của họ. Ngày nay trongvăn học thế giới, thành ngữ "Cái chumcủa Păngđor" hoặc "cái hộp của

Page 107: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Păngđor" chỉ một sự việc, sự vật gì bềngoài thì hào nhoáng đẹp đẽ nhưng bêntrong lại xấu xa, thối nát, độc địa giốngnhư những câu tục ngữ "Khẩu Phật tâmxà", "Miệng thơn thớt bụng ớt ngâm","Miệng nam mô bụng một bồ dao găm"trong văn học nước ta. Nạn hồng thủyĐơcaliông (Deucalion) và Piara(Pyrrha) Giống người đá Như đã kể, conngười trên thế gian sống ngày càng xấuxa, hư hỏng, tội lỗi. Tội nặng nhất củacon người là đã kiêu căng, ngạo mạn,khinh thị thánh thần.

Thần Dớt giận họ vô cùng. Thần nghĩbụng: "...Phải xóa bỏ cái đồ hư hỏng ấyđi và tạo ra một giống mới tốt đẹp hơn,ngoan ngoãn hơn, trong sạch hơn...".Nghĩ xong, thần quyết định sẽ dùng nước

Page 108: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

để tẩy rửa sạch cái giống người hư hỏngđã làm ô uế mặt đất. Thần ra lệnh chothần Mưa hành động. Thế là hết ngày nàyngày khác, đêm này đêm khác, mưa từtrời cao trút xuống mặt đất bao nhiêu lànước. Mưa ròng mưa rã, mưa tầm mưatã, mưa hoài mưa mãi không ngơi khôngdứt chút nào. Cẩn thận hơn, Dớt còn cấmkhông cho thần Gió Nôtôx và rôx ra khỏiđỉnh slanhpơ, vì chỉ có hai vị thần nàymới có thể xua tan được những đám mâyđen gây ra lũ lụt do thần Dớt dồn về lớplớp chất chồng. Mưa to và kéo dài nhưthế khiến cho nước ở biển, sông suối, hồao... ngày một dâng cao. Nước dâng lêntràn bờ, vỡ đê, ngập lụt khắp ruộng đồng,đô thị, làng mạc. Chẳng mấy chốc màkhắp mặt đất chỉ là một biển nước mênh

Page 109: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mông, trắng xóa chẳng còn gì là dấu vếtcủa đồng lúa chín vàng, ruộng nho trĩuquả, rừng xanh sẵn thú lắm chim. Ngườingười, nhà cửa đều bị nước cuốn trôi rabiển. Cuối cùng chỉ còn lại giống cá làđược dịp vùng vẫy, lặn ngụp thỏa thích.Chúng đi khắp đó đây, tung tăng nô đùakhông hề biết gì đến thảm họa ghê gớmmà Dớt đã giáng xuống cho loài người.

Nhưng may thay loài người khôngchết hết. Vẫn còn sót lại hai người, đúnghơn là một cặp vợ chồng. Chồng tên gọiĐơcaliông là con của Tităng Prômêtê vàtiên nữ Climênê, vợ tên gọi là Piara, concủa pimêtê và Păngđor. Hai vợ chồngĐơcaliông và Piara sinh cơ lập nghiệp ởđất Texxali vốn là những người nhânnghĩa, phúc hậu nên được thần Dớt gia

Page 110: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ân cho sống sót. Prômêtê theo lời phántruyền của Dớt, xuống báo tin cho conbiết tai họa khủng khiếp sắp tới và cáchđề phòng. Theo lời chỉ dẫn của cha,Đơcaliông đóng một cái hòm lớn, chấtđầy lương thực. Khi trời đổ mưa, nướcbắt đầu dâng cao, hai vợ chồng rời nhàvào ngồi trong hòm. Và chiếc hòm đãbập bềnh trên sóng nước, trôi nổi đi khắpđó đây dưới những trận mưa tầm tã, ròngrã suốt chín đêm ngày. Chín đêm ngàylênh đênh như thế cho đến ngày thứ mườithì chiếc hòm của hai vợ chồngĐơcaliông và Piara trôi dạt đến ngọn núiParnax, một ngọn núi duy nhất không bịnhấn chìm dưới nước. Đó cũng là lúcthần Dớt nguôi giận, mưa tạnh dần, nướcrút hết, mặt đất hiện ra. Thấy tạnh mưa,

Page 111: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nước rút hai vợ chồng Đơcaliông bảonhau ra khỏi hòm. Thật không thể nào kểxiết nỗi bàng hoàng, ngơ ngác của họtrước cảnh mặt đất tiêu điều, hiu quạnh,xác xơ đến thế. Họ đi xuống chân núi tìmthấy một ngôi đền thờ bị bùn phủ kín, rêurong bám dày song chưa đến nỗi đổ nát.Họ nghĩ ngay đến việc phải dâng lễ vậttạ ơn thần Dớt và các vị thần của thế giớislanhpơ đã cứu giúp họ tai qua nạn khỏi.Hài lòng vì nghĩa cử thành kính của haivợ chồng, thần Dớt bèn sai thần Hermex,người truyền lệnh nhanh nhẹn của cácthần, xuống gặp họ:

- Này hỡi Đơcaliông và Piara! Dớtbậc phụ vương của các thần và nhữngngười trần thế, đã hiểu thấu tấm lòngthành kính của các con. Theo lời phán

Page 112: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

truyền của Dớt, các con sẽ là người mởCó chuyện kể núi Orthrits. đầu cho mộtdòng giống mới của loài người. Vậy cáccon có điều gì muốn kêu cầu, thỉnhnguyện thì cứ nói. Dớt người con củaCrônôx, sẽ cho các con được tosinguyện. Nghe lời truyền phán của thầnHermex, Đơcaliông vô cùng sung sướng.Chàng cất tiếng cầu xin:

- Hỡi thần Hermex vĩ đẽi! Xin nhờthần về truyền đạt lại cho đấng phụvương chí tôn chí kính của các vị thầnbất tử và những người trần thế đoảnmệnh rằng ta chỉ cầu xin thần Dớt và cácchư vị thần linh hãy làm cho mặt đất cócuộc sống của loài người, đâu đâu cũngcó con người sống đông đúc tươi vui,nhộn nhịp. Hermex, vị thần đi nhanh như

Page 113: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tên bắn, nghe Đơcaliông nói xong bèn trởlại đỉnh slanhpơ tâu lại cho Dớt biết,Dớt gật đầu ưng thuận. Từ đỉnh slanhpơcao ngất, thần phán truyền cho họ nhữnglời sau đây:

- Các người hãy lấy vải che mặt rakhỏi đền thờ và ném lại sau lưng mìnhxương của mẹ các người! Thoạt nghenhững lời phán truyền ấy, Piara vô cùngkinh hãi. Nàng bảo chồng: "Không,không đâu, làm sao chúng ta có thể đangtâm làm được một việc như thế...".Nhưng Đơcaliông bình tâm khuyên canvợ. Chàng suy nghĩ hồi lâu về ẩn ý củalời phán truyền. "... Ai là mẹ của chúngta?... Ai...? Ai...? Đất -đúng rồi! -Đất,mẹ của muôn loài, người nuôi dưỡng mọisinh linh vạn vật. Thế thì xương mẹ là

Page 114: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

gì?...Là những hòn đá!". Chàng nói điều

suy nghĩ của mình cho vợ biết. Và hai vợchồng làm theo sự suy nghĩ đó. Đúng nhưthế! Thật kỳ diệu! Mỗi hòn đá Đơcaliôngvứt về phía sau mình biến thành mộtngười đàn ông, mỗi hòn đá Piara vứt vềphía sau mình biến thành một người đànbà. Và loài người cứ thế hồi sinh trênmặt đất đông vui, nhộn nhịp. Từ đây mộtgiống người Đá từ thần Mẹ Đất sinh ra,sống bám lấy Mẹ Đất và bằng mồ hôi,nước mắt của mình, họ ra sức làm việcđể khôi phục lại cái thời Hoàng Kim trànđầy hạnh phúc yên ấm xưa kia.Đơcaliông và Piara sinh được một contrai đặt tên là Henlen (Henlen). Henlenlấy tiên nữ Ordêix (Oraéis) sinh ra được

Page 115: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ba người con trai là Đôrôx (Doroạ),Xutôx (Xouthoạ) và ôlôx (éoloạ, éole).Xutôx sinh được hai người con trai làIông (Ion) và Ancaiôx (Achaeos,Achaios). Đó là... những vị thần thủy tổcủa bốn nhóm bộ lạc Đôriêng (Doriens),ôliêng (Eoliens), Iôniêng (Ioniens) vàAkêen (Achens) cấu thành dân tộc HyLạp. Và nước Hy Lạp Henlađ là đấtnước của vị thần Henlen, một đất nướcmà nền văn hóa đã tỏa chiếu khắp châuâu, ánh sáng nhân văn cao quý và rực rỡcủa nó như một khởi đầu của mọi khởiđầu.Môtip nạn hồng thủy là một nét kháphổ biến trong thần thoại cổ tích nhiềunước.

Trong thần thoại Thiên Chúa giáochúng ta thấy có chuyện Thượng Đế

Page 116: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trừng phạt loài người vì quá xấu xa, hưhỏng bằng một nạn hồng thủy. Riêng ônggià Nôê và con cái được Thượng Đếsinh phúc cứu mạng vì ăn ở hiền lành.Có nguồn chuyện kể: Đôroạ là con củathần Apollon và tiên nữ Nanhphơ Phthi.Henllade người La Mã sau này gọi làGrèce. Dớt trừng phạt Prômêtê P rômêtêđã lấy ngọn lửa hồng thiêng liêng, báuvật riêng có của các vị thần đem trao choloài người. Việc làm đó khiến thần Dớt,đấng phụ vương của các thần và ngườitrần thế, căm tức đến điên đầu sôi máu.Dớt phải trừng phạt loài người để choPrômêtê biết rằng, Dớt là một kẻ cóquyền lực, rằng sự hy sinh tận tụy củaPrômêtê cho cuộc sống của loài người làvô ích. Tuy loài người trở thành bất tử

Page 117: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhờ ngọn lửa của Prômêtê tội ác và taihọa cùng với biết bao điều xấu xa, điênđảo cũng trở thành người bạn đường bấttử của loài người. Vì lẽ đó loài ngườichẳng thể có được cuộc sống đạo đức,văn minh, hạnh phúc như Prômêtê mongmuốn. Dớt phải trừng phạt Prômêtê đểcho loài người biết cái giá phải trả chohành động táo tợn, phạm thượng, dámcướp đoạt báu vật thiêng liêng độc quyềncủa thần thánh, ngọn lửa hồng không mệtmỏi, là đắt đến như vậy. Những kẻ nàonuôi giữ tấm lòng thương yêu loài người,hằng ham muốn thay đổi số phận loàingười hãy lấy đó làm gương. Dớt ra lệnhbắt Prômêtê giải đến một đỉnh núi caochót vót trong dãy núi Côcadơ, xiềngchặt Prômêtê vào đó. Hêphaixtôt, vị thần

Page 118: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Thợ Rèn danh tiếng, trước đây đã sángtạo ra người thiếu nữ Păngđor, nay đảmnhận việc đóng đanh xiềng Prômêtê vàonúi đá. Prômêtê bị đày đọa, ban ngàydưới nắng bỏng cháy da, ban đêm dướisương tuyết rét buốt thấu xương.

Chưa hết, ngày ngày Dớt còn sai mộtcon đẽi bàng có đôi cánh rộng và dài đếnmổ bụng ăn buồng gan của Prômêtê. Dớttưởng rằng dùng những cực hình đó,Prômêtê sẽ phải khuất phục quá hàngmình, Prômêtê sẽ phải từ bỏ lòng thươngyêu loài người và thái độ chống đối đầykiêu hãnh và thách thức đối với Dớt vàthế giới thần linh. Nhưng Prômêtê vẫn làPrômêtê, trước sau như một không hề runsợ đầu hàng Dớt. Và thật là kỳ diệu và lạlùng biết bao, buồng gan của Prômêtê

Page 119: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cũng bất tử như Tităng Prômêtê! Banngày con ác điểu ăn đi bao nhiêu thì banđêm buồng gan của Prômêtê lại mọc lạibấy nhiêu, nguyên vẹn, tươi mới, khônghề mang dấu vết của một sự tổn thương,xúc phạm nào. Prômêtê biết trước sốphận của Dớt: Nếu Dớt lấy nữ thầnThêtix, một nữ thần Biển, thì đứa contrai, kết quả của cuộc hôn nhân này, lớnlên sẽ lật đổ ngôi báu của cha nó giànhlấy quyền cai quản thế giới thần linh vàloài người như xưa kia cha nó đã từnglàm đối với ông nó, Crônôx. Quả thật làmột sự hiểu biết vô cùng quý báu, có thểnói là vô giá đối với Dớt. Dớt mà biếtđược điều này thì hẳn rằng, hắn sẽ cànghống hách, kiêu căng tàn bạo hơn nữa.Nhưng Dớt không biết. Đúng hơn Dớt chỉ

Page 120: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

biết có một nửa, nghĩa là Dớt chỉ biếtcon mình sẽ lật đổ mình, cướp ngôi củamình. Nhưng đứa con ấy do người vợnào, nữ thần nào kết duyên với Dớt sinhra thì Dớt không biết. Thế giới thần thánhcủa đỉnh slanhpơ có biết bao nhiêu vị nữthần: Aphrrôđitơ, Atêna, Thêtix,Đêmêter, Artemix, ba chị em Moirơ v.v.và v.v. biết tránh ai và lấy ai? Đó chínhlà điều Dớt vô cùng quan tâm và hết sứclo lắng.

Dớt tưởng rằng cứ xiềng Prômêtêvào núi đá, đày đọa Prômêtê, dùng conác điểu tra tấn hành hạ Prômêtê thì đếnmột ngày nào đó, Prômêtê phải van xinDớt tha tội, Prômêtê phải khai báo choDớt biết tỏ tường điều bí ẩn mà Prômêtêbấy lâu vẫn giấu kín. Nhưng Dớt đã tính

Page 121: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lầm. Hàng bao thế kỷ trôi qua, Prômêtêvẫn không hề nao núng, nhượng bộ Dớt.Cuối cùng chính Dớt phải khuất phụctrước sức mạnh ý chí của Prômêtê. Dớtphải hàng phục Prômêtê. Thétis. Các nữthần Biển con của lão thần Biển Nêrê cótên gọi chung là Nêrêiđ (Néréides).Người anh hùng Hêraclex dòng dõi củanàng Iô lãnh sứ mạng giải phóngPrômêtê. Sau bao nỗi gian truân thửthách với những chiến công cực kỳ phithường, cực kỳ vĩ đẽi, chàng đã đến đỉnhnúi cao chót vót Côcadơ. Bằng một mũitên thần, Hêraclex giết chết con ác điểu.Thần Dớt bất lực, đành phải cởi bỏ xiềngxích cho Prômêtê. Và chỉ đến lúc đóPrômêtê mới nói cho Dớt biết điều bímật. Nhưng để khỏi mang tiếng là người

Page 122: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đã cam chịu thất bại trước ý chí kiênđịnh của Prômêtê, Dớt sai thần Thợ RènHêphaixtôx rèn một vòng sắt nhỏ và gắnlên trên đó một miếng đá con con để choPrômêtê đeo vào ngón tay như là vẫnxiềng Prômêtê vào núi đá!

** *

Ngày nay trong văn học thế giớiNgọn lửa Prômêtê tượng trưng cho tự do,văn minh, tiến bộ, tượng trưng cho cuộcđấu tranh kiên cường, bất khuất chống lạiách áp bức, bóc lột và thói tàn bạo đốivới con người. Tư tưởng Prômêtê, tinhthần Prômêtê tượng trưng cho ý chí tựdo, quật cường, nổi loạn, chống đốiquyết liệt với thế lực đen tối, phi nghĩa,không thỏa hiệp nhượng bộ, đồng thời

Page 123: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cũng tượng trưng cho thái độ kiên địnhtrong mục đích cao cả và sự căm ghét tộtđộ thói phản bội, đầu hàng. Còn Tităngngày nay mang một nghĩa khác. Nó khôngcòn ý nghĩa cũ chỉ thế hệ những vị thầngià bảo thủ, lạc hậu. Ngược lại, nó mangmột ý nghĩa tốt đẹp chỉ những chiến sĩlỗi lạc, kiên cường, bất khuất, dũng cảmđấu tranh cho những lý tưởng tự do, bìnhđẳng, hạnh phúc, nhân văn, hữu ái củanhân loại, những nhà tư tưởng lớn, đơnđộc nhưng vẫn dũng cảm đấu tranh, tháchthức thế lực bạo chúa phản bội nhân dân.Mở rộng nghĩa Tităng còn chỉ nhữngthiên tài, những vĩ nhân của nhân loạitrong các lãnh vực văn hóa, khoa học,nghệ thuật.

*

Page 124: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

* *Thần thoại Prômêtê lấy cắp ngọn lửa

của thiên đình đem xuống cho loài ngườiphản ánh chiến công vĩ đẽi của conngười tìm ra lửa và biết sử dụng lửa nhưlà cuộc cách mạng năng lượng đầu tiêncho lịch sử nhân loại. Chắc chắn rằngthần thoại này cùng với ý nghĩa cơ bản,chủ yếu ấy được hình thành trong mộtthời kỳ xa xưa thuộc giai đoạn thị tộcmẫu quyền, chứ không phải đợi đến thờikỳ Hêdiôđ thế kỷ VIII (trước Côngnguyên) và muộn hơn sau này Exkhinmới có. Tuy nhiên trong dạng thái câuchuyện mà chúng ta lưu giữ được và kểlại ở đây thì dấu ấn của thời kỳ thị tộcphụ quyền in vào khá rõ, khá đậm. Trướchết là ở lớp huyền thoại về Păngđor và

Page 125: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những tai họa mà loài người phải chịuđựng. Rõ ràng ở lớp huyền thoại này cósự "coi thường phụ nữ", "đánh giá rấtthấp vai trò của phụ nữ". Hơn thế nữa,lại coi phụ nữ như là ngọn nguồn của mọithứ tai họa, mọi nỗi bất hạnh trong đờisống! Chỉ vì cái thói tò mò của Păngđormà loài người chúng ta phải chịu đựngbiết bao nhiêu tai họa khốn khổ! Phảichăng đây là một bằng chứng về "sự thấtbại lịch sử lớn của giới phụ nữ" (Ph.Enghen)? Sau này trong huyền thoạisrextơ trả thù cho cha, srextơ được nữthần Atêna xử trắng án trong vụ kiện tộigiết mẹ, chúng ta lại có một bằng chứngnữa về sự thất bại đó. Nhân đây ta cũngnói thêm một chút về huyền thoại tội tổtông của Thiên Chúa giáo. Dường như có

Page 126: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một sự đồng dạng nào thì phải. Cũng tạithói tò mò của người đàn bà đầu tiên củathế gian, va, nên mới xảy ra chuyện ănquả cấm. Và Thượng Đế chí công minh,chí bác ái, chí nhân hậu là như thế màsao khi trừng phạt tội lỗi, lại bắt ngườiđàn bà chịu hình phạt nặng hơn?

- Phải mang nặng đẻ đau và phải chịusự thống trị của người đàn ông. Cònngười đàn ông phải đổ mồ hôi sôi nướcmắt lấy đất, vật lộn với đất thì mới cómiếng ăn. Thượng Đế đã thiên vị đối vớingười đàn ông, thậm chí có thể nói: "Taytrái giáng đòn trừng phạt nhưng tay phảilại trao phần thưởng", lại cho người đànông được quyền thống trị đối với đàn bà!Đúng là một cách xét xử không côngbằng chút nào, bôi nhọ công lý. Nếu như

Page 127: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Thượng Đế có một tòa án phúc thẩm thìnhân loại sẽ phải đệ đơn xin cứu xét lại.Nhưng Thượng Đế là khởi đầu và cũnglà kết thúc cho nên từ gần hai nghìn nămnay người ta vẫn tin là Thượng Đế chícông, chí minh, chí bác ái, chí nhân hậu.Kết luận: sự ngu dốt đẻ ra lòng tin mùquáng của tôn giáo. Dấu ấn rõ rệt hơnnữa của thời kỳ thị tộc phụ quyền hoặcmuộn hơn của thời kỳ hình thành nền vănminh của xã hội chiếm hữu nô lệ là: tấtcả những thành quả của trí tuệ, trí thứccủa nhân loại, lao động của nhân loạiđều được quá tụ về công lao củaPrômêtê và ngọn lửa. Chữ viết, y học,toán học, thuật luyện kim... những thànhquả chỉ có thể có được khi đã có sự phâncông lao động trí óc và lao động chân

Page 128: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tay, khi đã có lao động của những ngườinô lệ tạo ra sản phẩm dư thừa trong mộtmức độ ít ỏi nào đó đủ để nuôi một lớpngười chuyên làm những công việc quảnlý nhà nước, thương nghiệp, nghiên cứukhoa học, sáng tạo nghệ thuật, "... Khôngcó chế độ nô lệ thì không có quốc gia HyLạp, không có nghệ thuật và khoa học HyLạp...", nói một cách khác không có chếđộ nô lệ thì không có huyền thoại nhưExkhin đã diễn tả trong bi kịch Prômêtêbị xiềng. Chúng ta ghi nhận ở đây một sựmở rộng, một sự phát triển của huyềnthoại. Nhưng điều có ý nghĩa lớn hơnnữa là huyền thoại về Prômêtê đã xuấthiện như một hiện tượng huyền thoại, phủnhận huyền thoại thần thánh, phủ nhậnthần thánh. Những yếu tố thế lực, nhân

Page 129: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

văn khẳng định sức mạnh của con ngườivà năng lực nhận thức và cải tạo thế giớicủa nó được khoác tấm áo ngụy trang"Thần Prômêtê". Vị thần này với lýtưởng cao cả là tất cả vì hạnh phúc củacon người đã đương đầu với bạo chúaDớt và Ph. Enghen, Chống Duy rinh(chương IV: Lý luận về bạo lực. NXBSự Thật Hà Nội 1959, tr. 303). đã chiếnthắng vẻ vang. Sau này Dớt phải hòagiải, có nghĩa là chấp nhận thất bại, cónghĩa là những lực lượng xã hội bảo thủ,phản động ngăn cản bước tiến của vănminh, của sự hình thành Nhà nước chiếmhữu nô lệ - polis phải chấp nhận thất bại.Chính vì lẽ đó mà Các Mác nói: "Các vịthần Hy Lạp đã bị đánh tử thương mộtcách bi thảm lần thứ nhất trong vở

Page 130: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

"Prômêtê bị xiềng của Exhin(...)".Prômêtê là thần thánh phá hoại lòng tinvào thần thánh, là sức mạnh của conngười được thần thánh hóa để phủ địnhthần thánh. Tính biện chứng của sự pháttriển tư tưởng của nhân loại trong giaiđoạn quá độ từ xã hội công xã nguyênthủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ ở HyLạp xưa kia phức tạp, quanh co, uốnkhúc là như thế. Chúng ta cũng sẽ thấyhiện tượng này trong thần thoạiĐiônidôx.

** *

Chuyện về nguồn gốc của loài ngườivà những nỗi bất hạnh của loài người lànhư thế. Nhưng lại có câu chuyện kểkhác hẳn đi. Có chuyện nói con người

Page 131: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đầu tiên của thế gian sinh ra từ Đấtnhưng chẳng phải do ai nhào nặn lên.Con người từ dưới đất chui lên. Lại cóchuyện kể, con người đầu tiên của thếgian là con của một dòng sông, đúng hơn,con của một vị thần Sông tên là Inacôx(Inachạ). Thần Sông Inacôx lấy tiên nữMêlia (Mélia) - một nàng Nanhphơ -sinh ra được một người con trai đặt tênlà Phrônê (Phronée). Con người từ dòngsông mà ra, dòng sông sinh ra con người,người xưa đã nghĩ như thế và không phảilà không có lý.

Biết bao đời nay con người đã sốngbên những dòng sông, đã từng thế hệ nàyđến thế hệ khác theo dòng sông xuôi chảymà đi, đi mãi cho tới khi giáp mặt vớibiển mới thôi. Chính dòng sông đã sinh

Page 132: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

C. Mác và Ph. Enghen Về văn học vànghệ thuật (Hài kịch, giai đoạn cuối cùngcủa một hình thái lịch sử). NXB Sự ThậtHà Nội 1958 tr. -Hoặc C. Mác, góp phầnphê phán triết học Pháp quyền củaHêghen. NXB Sự Thật Hà Nội 1977 tr.18. ra con người và nuôi sống con người.

Nước sông mát rượi đã làm trẻ lạinhững cánh đồng, xóa đi những nếp nhăntrên vầng trán, khuôn mặt của người bạnthân thiết đó. Vì thế con người cứ theonhững triền sông mà sinh cơ lập nghiệp.Làng mạc mọc lên ven sông mỗi ngàymột nhiều thêm. Dòng sông chẳng còn hiuquạnh như xửa như xưa. Giờ đây soibóng xuống mặt nước hiền hòa đã cónhững mái nhà tranh với bóng cây umtùm ấm áp, lượn lờ vệt khói bếp. Đâu đó

Page 133: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vang lên tiếng chó sủa, tiếng gà gáy, tiếngdê kêu. Vào mùa gặt, những đêm trăng,dòng sông xôn xao, náo nức hẳn lên. Kểsao cho xiết những khung cảnh êm đềm,ấm cúng của con người bên những dòngsông! Nếu không có dòng sông thì làmsao có được cái cảnh sầm uất, đông vui,ấm cúng của con người như thế. Chẳngphải dòng sông đã sinh ra và nuôi nấngcon người đấy chứ sao? Chẳng phải conngười đã từ dòng sông mà ra, sống dựavào dòng sông như con cái sống dựa vàocha mẹ đó sao! Những người Argôx ởHy Lạp xưa kia cho rằng tổ tiên họ rađời từ một dòng sông. Phrônê, người contrai của thần Sông Inacôx là vị vua đầutiên trị vì ở vùng đồng bằng Argôx.Chàng đã dạy cho dân biết cách làm

Page 134: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ruộng, trồng trọt và hơn nữa còn dạy chodân biết cách sử dụng lửa. Chàng lấy tiênnữ Kerđô (Kerdo) làm vợ và sinh đượcbốn con trai. Chàng đã có công mở mangbờ cõi xuống khắp cả vùng đồng bằngPêlôpônedơ. Sau khi chàng qua đời, bacon trai là Pêlaxgôx (Pélasgos), Iadox(Iasos), Adênor (Agénor) chia nhau caiquản vùng đồng bằng Pêlôpônedơ. Cònngười con trai thứ tư tên là Car (Car) đingược lên phía Bắc xây dựng lên đô thịMêgar (Mégare), một đô thị ở eo đất cổhọng nối liền miền Bắc Hy Lạp với bánđảo Pêlôpônedơ. Trong tín ngưỡng củangười Hy Lạp cổ xưa, mỗi con sông đềucó một vị thần cai quản. Vị thần này làmột con bò mộng có khuôn mặt người. Vìdòng sông có những cội nguồn thiêng

Page 135: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

liêng như thế nên người Hy Lạp xưa kiamỗi khi đi qua sông đều rửa tay trongdòng nước sông và thành kính cầu khấnthần Sông. Khi một cậu con trai đến tuổitrưởng thành, cậu ta thành kính cắt mớtóc vốn được để dài dâng cho dòng sôngquê hương thiêng liêng thân thiết coi đónhư tặng vật đầu tiên của mình biểu hiệnlòng biết ơn và sự gắn bó với cội nguồn,gốc rễ. Thế giới ôlanhpơ và mười hai vịthần tối cao Thuở xưa khi Trời và Đấthình thành, những vị thần đầu tiên caiquản thấy thần linh và Hy Lạp là mườihai vị nam, nữ Tităng và Titaniđ.

Tităng Crônôx sau khi cướp đượcngôi báu của cha là Uranôx trở thành vịthần cầm đầu thế giới Tităng. Người tathường gọi thời đẽi các Tităng cai quản

Page 136: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bầu trời và mặt đất là thời đẽi các vịthần già, các vị thần cũ, hay còn gọi làthời đẽi Crônôx hoặc thời đẽi HoàngKim. Dớt lật đổ Crônôx mở đầu cho mộtthời đẽi mới, thời đẽi của những vị thầntrẻ, những vị thần mới, thời đẽi mười haivị thần của thế giới slanhpơ. Thật ra thếgiới slanhpơ không phải chỉ có mời haivị thần mà có rất nhiều nam thần, nữthần. Nhưng trên hết thế giới thần thánhđông đảo là mười hai vị nam thần, nữthần tối cao, mà vị thần số một, đấng tốicao của tối cao là thần Dớt giáng sấmsét, bậc phụ vương của thần thánh và loàingười. Ngọn núi slanhpơ cao chót vót,bốn mùa mây phủ là nơi cư trú vĩnh hằngcủa thế giới thần linh. Các thần ở trongmột cung điện lộng lẫy làm bằng đồng đỏ

Page 137: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

rực và vàng chói lọi do bàn tay khéo léocủa thần Thợ Rèn danh tiếng Hêphaixtôx,đứa con què của thần Dớt, xây dựng lên.Đường vào cung điện không phải dễdàng vì cung điện slanhpơ chìm khuấtsau những đám mây dày đặc dễ gì trôngthấy mà lần đường tìm lối. Các vị thầnbất kể nam, nữ ai ai từ dưới hạ giới lênhay trên thiên đình xuống cũng phải quanơi ở của ba tiên nữ, có khi bốn tiên nữcó một cái tên chung là Hơr - Thời gian,hoặc còn gọi là Bốn mùa, để các nàngmở cửa mây cho mà đi, nghĩa là các nàngcất lên những đám mây dày đặc baoquanh, che kín cung điện slanhpơ. Cungđiện slanhpơ tuy bốn mùa mây phủ songbên trong lại là nơi ở tuyệt diệu có mộtkhông hai. Chẳng có gió mưa ẩm ướt,

Page 138: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

sương tuyết lạnh lẽo. Một vòm trời sángláng trong xanh như một vòm cây che chocung điện. ánh nắng mặt trời ở nơi đâyvàng dịu, êm ả, chẳng thể làm rám da,cháy thịt, sạm đen khuôn mặt uy nghi,xinh đẹp của các vị thần. Các vị thầnsống ở một nơi thanh khiết: mưa chẳngđến mặt, nắng chẳng đến đầu, không khítrong veo, ngày ngày hội họp bàn việccai quản, điều hành thế gian hay mở tiệcvui chơi trong những cảnh vũ hội tưngbừng, đàn ca réo rắt. Việc điều hành thếgian được phân chia ngay sau khi các vịthần slanhpơ chiến thắng thế hệ thần già.

Dớt, Pôdêiđông và Hađex, ba contrai của thần Crônôx rút thăm chia nhaucông việc cai quản vũ trụ và thế gian.Dớt cai quản bầu trời, Pôdêiđông cai

Page 139: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quản các biển khơi, còn Hađex cai quảnthế giới người chết ở dưới lòng đất. Mặtđất và loài người thuộc quyền cai quảnchung. Tuy nhiên vì Dớt là vị thần tốicao cho nên Dớt cai quản cả thế giớithần linh và thế giới loài người. Còncung điện slanhpơ là của chung thế giớithần thánh. Dớt là vị thần tối cao có uyquyền và sức mạnh rất lớn không một aisánh bằng. Thần cai quản bầu trời nên cóthể gọi gió bảo mưa, dồn mây gây bão,giáng sấm sét ầm vang, phóng chớp chóilòa. Dớt đã từng tự hào về sức mạnh vôđịch của mình. Dớt có thể ném các thầnxuống chốn Tartar mù mịt ở sâu tận thếgiới của Hađex trị vì mà không có một vịthần nào có thể ngoi lên được. Dớt, đểchứng tỏ sức mạnh hơn hẳn của mình đã

Page 140: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thách thức cả thế giới slanhpơ kéo co.Kéo co bằng một sợi dây vàng một đầulà Dớt ở đỉnh slanhpơ, còn một đầu làcác nam thần nữ thần ở dưới đất.

Đương nhiên các vị thần không dámchấp nhận cuộc thách thức này, vì nếuđúng như lời Dớt nói, thì thật là vô cùngnguy hiểm: Dớt có thể kéo tuột các vịthần lên trời và kéo theo luôn cả đất lên,cả biển lên nữa. Dớt có thể để cho các vịthần cứ bám vào cái sợi dây vàng ấynhưng còn đầu dây của Dớt, Dớt đembuộc vào một tảng đá ở đỉnh slanhpơ vànhư thế các vị thần sẽ bị treo lơ lửnggiữa trời. Sau khi ba anh em trai Dớtphân chia nhau cai quản thế gian thì mộtviệc lớn nữa khiến Dớt phải lo toan làlàm sao cho số thần của thế giới slanhpơ

Page 141: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trước hết phải bằng số các Tităng vàTitaniđ trước đây, rồi sau đó sẽ phải tăngnhiều lên nữa vì công việc cai quản thếgian và loài người ngày càng bộn bềnhiều chuyện. Anh em của Dớt chỉ có batrai và ba gái. Như vậy là chỉ có sáu.Dớt và Hêra, vợ Dớt phải sinh con đẻcái để cho chúng mỗi như thế một việcchia nhau cai quản thế giới thần thánh vàloài người. Tất nhiên, cuối cùng mọicông việc đều được thu xếp xong xuôi.Cung điện slanhpơ có mười hai vị thầnnam nữ, bằng với số Tităng và Titaniđtrước kia. Mười hai vị thần slanhpơ là:

1-Dớt (thần thoại La Mã: Duápiter),vị thần tối cao cai quản thế giới thiênđình và những người trần thế, vị thần dồnmây mù giáng sấm sét có tiếng nói ầm

Page 142: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vang.2-Hađex (Pluátông), vị thần cai quản

thế giới âm phủ, có chiếc mũ tàng hình-Diêm Vương.

3-Pôdêiđông (Neptuán), vị thần caiquản các biển khơi to nhỏ, vị thần laychuyển mặt đất, có cây đinh ba gây bãotố -Thần Đại Dương.

4-Hêra (Duánông), nữ thần, vợ Dớt,người bảo hộ cho Hôn nhân và Hạnhphúc gia đình, bảo hộ cho các bà mẹ vàtrẻ sơ sinh.

5-Đêmêter (Xêrex), nữ thần cai quảnsự phì nhiêu của đất đai, trông nom việctrồng trọt, mùa màng và đặc biệt bảo hộcho mùa lúa mì, thường gọi là nữ thầnLúa Mì.

6-Hex (Hina Vexrta), nữ thần của

Page 143: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bếp lửa, của ngọn lửa trong bếp lửa lòsưởi ở gia đình, người bảo hộ cho sựquần tụ ấm cúng của con người trong giađình, cho cuộc sống văn minh.

7-Atêna (Minervơ), nữ thần Trí tuệvà Chiến tranh, Công lý và Nghề thủcông, Nghệ thuật, con của Dớt.

8-Aphrôđitơ (Venuyx), nữ thần Tìnhyêu và Sắc đẹp.

9-Apônlông, con của Dớt và nữ thầnLêtô, thần ánh sáng, Chân lý, OEm nhạc,Nghệ thuật, Người xạ thủ có cây cungbạc.

10-Artêmix (Đina), nữ thần Săn bắn,người trinh nữ xạ thủ, anh em sinh đôivới Apônlông.

11-Hêphaixtôx (Vuáncanh), thần Thợrèn, chân thọt, con trai của Dớt và Hêra,

Page 144: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần Lửa và Nghề thủ công.12-A rex (Marx), thần Chiến tranh,

con của Dớt và Hêra. Để giúp việc chothế giới slanhpơ cai quản công việc củathế gian còn có hai vị thần, một nam thầnvà một nữ thần, lo việc truyền lệnh, thôngtin liên lạc là Hermex (Hermès) và nữthần Irix (Iris). Trong cung điện slanhpơkhông khí thật là uy nghiêm trang trọng.Thần Dớt ngồi trên ngai vàng vẻ mặtquắc thước nghiêm nghị. Dáng điệu củathần đường bệ, cử chỉ, phong thái khoángđạt, ung dung khiến mới nhìn thấy Dớt,các vị thần đã thấy ngay được sức mạnhvà quyền lực của đấng tối cao, một sứcmạnh và quyền lực biểu hiện ra một cáchtự nhiên, đàng hoàng, bình thản. Ngồi hầubên ngai vàng của Dớt là nữ thần Hòa

Page 145: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Bình - Ayrênê và nữ thần có cánh ThắngLợi - Nikê. Khi nữ thần Hêra xinh đẹpcó đôi mắt bò cái và cánh tay trắng muốtbước vào cung điện thì các thần đều tiếnđến đón nàng, chào hỏi nàng một cáchthân tình, trân trọng. Rồi mọi người giãnra hai bên mời nàng bước lên ngai vàng.Thần Dớt đứng dậy nghiêng đầu, bướcxuống mỉm cười chào vợ, đưa tay ra đỡlấy tay vợ dắt lên ngai vàng. Dớt vàHêra ngồi bên nhau trên ngai vàng. Nữthần Irix ngồi hầu bên Hêra. Nàng sẵnsàng hoàn thành mọi mệnh lệnh của Hêramột cách nhanh chóng khác thường. Vớiđôi cánh nhẹ nhàng và màu sắc rực rỡ,Irix có thể bay tới mọi chốn xa xăm cùngtrời cuối đất rồi trở về mà không đểHêra than phiền về sự chậm trễ. Thần

Page 146: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hermex ngồi hầu bên Dớt. Thần khôngcó cánh như nữ thần Irix nhưng truyềnlệnh, thông tin nhanh chẳng kém Irix chútnào, bởi vì Dớt đã ban cho Hermex mộtđôi dép có cánh để thi hành phận sự. Vớiđôi dép này, Hermex chạy trên mây, lướttrên sóng, sà xuống núi, chui xuống biển,đâu đâu cũng đi tới được kể cả việcxuống thế giới âm phủ. Thần còn chỉđường dẫn lối cho khách bộ hành và cácvị thần, còn cai quản nghề buôn bán,thông thương và tệ hại nhất là thần còncai quản cả thói lừa đảo, gian dối, trộmcắp. Các vị thần bước vào bàn tiệc.Tiếng cười nói, đàn ca tưng bừng, rộn rã.Các nữ thần Kharít và các nàng Muydơvới vẻ đẹp duyên dáng và uyển chuyểnmúa theo tiếng nhạc, khi thì quần tụ lại

Page 147: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thành một vòng tròn, khi thì tản ra thànhtừng đôi một, nhịp nhàng, đều đặn, hàihòa khiến các thần gật gù tấm tắc khenngợi. Nữ thần Hêbê con gái yêu của Dớtvà Hêra, được giao cho việc rót rượudâng mời các thần. Đây là loại rượuthánh riêng của thế giới slanhpơ, ai uốngvào sẽ trẻ mãi không già, sống hạnhphúc, vui tươi không bao giờ biết đếntuổi già và cái chết. Cùng dâng mời rượuthánh và thức ăn thần với Hêbê là chàngtrai xinh đẹp Ganimeđ (Ganámède)chàng xưa kia ở đất Tiểu Y, là con củavua Tơrôx (Troạ) vị vua đã xây dựngthành Tơroa, và tiên nữ Canlirôê(Callirhoé) con gái của thần sôngXcamăngđơ (ạcamandre), thần Dớt đắmsay, mê mệt vẻ đẹp của chàng đã hóa

Page 148: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mình thành một con đẽi bàng sà xuốngcắp lấy chàng tha về thế giới slanhpơ,gia nhập vào thế giới thần thánh,Ganimeđ được thần Dớt ban cho sự bấttử. Nhưng không phải chỉ có Hêbê vàGanimeđ chuyên dâng rượu thánh vàthức ăn thần cho các vị thần. Thần ThợRèn chân thọt, Hêphaixtôx nhiều khi cũngđỡ một chân, một tay cho hai bạn trẻ.Những khi Hêphaixtôx dâng rượu thì bàntiệc lại vui rộn hẳn lên. Tay cầm mộtchiếc bình lớn đầy rượu thánh ngọt lịm,thần rót tuần tự mời các vị thần từ bênphải trở đi. Cứ thế hết tuần rượu này đếntuần rượu khác. Hêphaixtôx chân thọtkhập khiễng, lăng xăng chạy đi chạy lại,cà nhót cà nhắc khiến các vị thần khôngnhịn được cười. Và họ cứ thế cười nói,

Page 149: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

yến tiệc, đàn hát, vui chơi cho đến khimặt trời xế bóng. Trong những buổi tiệcvui như vậy, mọi người đều bình đẳng,không ai là người không được tham dự,không ai là người không được thưởngthức rượu thánh và những thức ăn thần.Ai cũng được nghe tiếng đàn lia thánhthót làm say lòng người của thầnApônlông và được nghe tiếng hát dudương véo von của các nàng Muydơ, concủa đấng phụ vương Dớt. Ngày nayGanimeđ chuyển nghĩa, mang một ý bôngđùa, ám dụ chỉ người hầu rượu, ngườiphục vụ trong các bữa tiệc. Từ cung điệnslanhpơ trong các cuộc họp của các vịthần hay trong những buổi yến tiệc, thầnDớt và các vị thần điều khiển, sắp xếpmọi công việc của thế giới loài người và

Page 150: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thế giới thần thánh. Vận mệnh của loàingười, cuộc sống của họ sung sướng hayđau khổ tùy thuộc vào thần thánh trướchết là thần Dớt. Dớt có hai cái chum lớnđể ngay cổng vào cung điện, có người kểlại, Dớt chôn dưới đất một chum chứanhững điều lành, một chum chứa nhữngđiều dữ. Dớt lấy những điều lành điều dữtừ đó ra đem ban phát cho những ngườitrần thế. Ai mà được Dớt trộn đều haithứ rồi phân phát cho thì người đó trongcuộc sống gặp cả niềm vui và nỗi buồn,hạnh phúc và đau khổ. Ai không may chỉnhận được tặng phẩm của Dớt lấy ra từcái chum đựng điều dữ thì cuộc đờingười đó khốn khổ vô cùng: Đói khát,rách rưới, không nhà không cửa, khôngnơi nương tựa, phải đi lang thang, hành

Page 151: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

khất bị mọi người khinh rẻ, và sốngkhông có niềm há vọng. Vì lẽ đó nhữngngười trần thế phải kính trọng các vịthần, chăm nom đến việc thờ cúng vàdâng lễ hiến tế. Cùng điều hành luật lệvới thần Dớt còn có nữ thần Thêmix uyênthâm. Chính nữ thần là người đã thiết lậpra Quá luật, Trật tự, Sự ổn định và LuậtPháp trong thế gian để cai quản và bảođảm Công lý. Sự hiểu biết uyên thâm củaThêmix khiến cho nàng có thể tiên báo,tiên đoán được nhiều việc của tương lai,số phận thần thánh và loài người. Tínhcông bằng, chính trực và thói quennghiêm minh của Thêmix đã khiến ngườiHy Lạp cổ xưa khâm phục và biết ơn, tạctượng vị nữ thần một tay cầm cân, mộttay cầm thanh kiếm, mắt bịt một băng vải

Page 152: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

để chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị.Theo lệnh của Dớt, nữ thần Thêmix triệutập các cuộc họp của các vị thần ở thếgiới slanhpơ. Cả đến việc những cuộchọp của nhân dân ở dưới hạ giới cũng làdo Thêmix khơi nguồn, gợi ý hoặc chínhnàng đứng ra chủ trì. Để theo dõi việc thihành Pháp luật còn có nữ thần Đikê(Diké, Lajuạtine) con của Dớt vàThêmix. Đikê là vị nữ thần của Chân lý,Công lý, Sự thật. Nữ thần chuyên theodõi việc thi hành và giám sát luật Pháptrong thế giới loài người để báo về choDớt biết những việc đổi trắng thay đen,hà hiếp, bức hại người lương thiện, bôinhọ công lý, xuyên tạc, che giấu sự thật.Vì thế Đikê ghét cay ghét đắng thói dốitrá, không trung thực. Theo lệnh của Dớt,

Page 153: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Đikê phải chịu trách nhiệm trừng phạtnhững kẻ đảo điên, ỷ thế chuyên quyềnbất chấp công lý. Nữ thần phải, với thanhgươm công lý của mình, đâm trúng tráitim những kẻ coi thường luật Pháp củathần thánh. Người Hy Lạp xưa kiathường tạc tượng Đikê với cây chùy cầmtay. Nhưng rồi vị nữ thần chính trực vàđức hạnh này không thể sống nổi vớingười trần chúng ta được. Thời đẽiHoàng Kim qua đi, con người ngày cànghư hỏng, đồi bại, quay quắt, điên đảo,trắng trợn đến mức Đikê bất lực. Nữ thầnbèn cùng với người bạn gái thân thiết làLiêm Sỉ (Pudeur) bay về trời. Từ đây nữthần đổi tên là Axtơrê nghĩa là "ngôisao" hoặc "tinh tú" "tinh cầu". Như vậycó nghĩa là công lý chân chính từ đó trở

Page 154: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đi chỉ có thể tìm được ở bầu trời cao xavời vợi, lấp lánh những vì sao. Dớt tuylà vị thần tối cao, quyền uy và sức mạnhhơn hẳn các vị thần thế giới slanhpơ, ấythế mà Dớt vẫn không phải là đấng tốicao toàn năng, toàn diện, toàn quyền,toàn mỹ. Trên Dớt còn có một sức mạnhvà quyền lực quyết định hết thảy màchẳng vị thần nào hay một số người trầnthế nào đảo ngược được. Đó là SốMệnh, Số Mệnh này do ba chị em nữthần Moirơ cai quản. Nàng Clôtô quaycuộn chỉ cho nữ thần Lakhêdix giám địnhvà Atơrôpôx cầm kéo cắt. Số phận củathần thánh và người trần nằm trong cuộnchỉ, sự giám định cùng với nhát kéo khắcnghiệt đó (tiếng Hy Lạp Moirơ là sốphận, định, phận, phần). Nhưng cũng có

Page 155: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lúc Số Mệnh không nằm trong cuộn chỉcủa ba chị em nữ thần Moirơ mà nằmtrong cái cân của thần Dớt. Thần Dớtcầm cân, cân miếng đồng số mệnh của ai,nếu đĩa cân bên nào nặng nghiêng về mộtbên thì chẳng thể nào cứu vãn được; sốmệnh người đó hướng về đất, người đóphải chết. Như trên đã kể, ba chị emMoirơ là con của thần Đêm tối Nix,nhưng lại có truyền thuyết kể ba chị emMoirơ là con của nữ thần Thêmix. Vàcác nữ thần Hơr - Thời gian cũng là concủa nữ thần Thêmix. Tuy Dớt có thể banhạnh phúc cho những người trần thếchúng ta bằng những tặng vật lấy ra từcái chum đựng điều lành, nhưng hạnhphúc trong chiếc những người trần đoảnmệnh chúng ta lại còn từ ân huệ của nữ

Page 156: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần Tikhê nữa. Nàng là nữ thần của VậnMay và những điều ngẫu nhiên của sốphận. Người thì nói nàng là con củaskêanôx và Têtix, người thì bảo nàng làcon của Dớt. Nữ thần Tikhê cầm trongtay cái sừng của sự sung túc. Nàng dốcnhững hoa thơm, trái chín, lúa đẫy hạt,cành sai quả và rau, đậu, ngô, mì, kê...đựng trong sừng ra xuống thế gian. Maymắn cho ai nhận được những tặng phẩmân huệ thiêng liêng đó thì cuộc đời họlàm ăn sẽ chẳng gặp trắc trở, khó chịu.Thời tiết đến với mùa màng của họ sẽthuận hòa, trồng gì trúng nấy và... nóitóm lại là gặp nhiều may mắn trong cuộcđời, nếu như không phải gặp may suốtđời! Thời cổ đẽi đã hình dung nữ thầnTikhê là một thiếu nữ đứng trên một quả

Page 157: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cầu hoặc một cái bánh xe, một tay cầmcái bánh lái của con thuyền còn tay kiaôm chiếc sừng của sự sung túc, mắt nàngche kín bằng một băng vải. Thật là ý nhịbiết bao! Chả thế mà người Việt Namchúng ta có câu "Trời không có mắt".Đúng thế, nếu có mắt thì đã không có cáigọi là may rủi, ngẫu nhiên. Và trong cuộcsống, như chúng ta biết bên cái gọi là tấtyếu không thể không có cái gọi là ngẫunhiên, cái ngoài sự tính toán của conngười, cái ngoài cái "có mắt" của conngười. Vì thế bên nữ thần Thêmix tượngtrưng cho Quá luật phải có chỗ Tikhê.Trong những tranh vẽ nữ thần Tikhê cókhi ta thấy ngoài những đặc điểm đã kểtrên, còn miêu tả Tikhê không ôm Chiếcsừng của sự sung túc mà đang cầm nó

Page 158: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dốc xuống cho những phúc lợi rơi xuốngtrần. Quyền lực của Dớt lớn lao là thếsong Dớt nhiều lúc phải chịu lép vếtrước quyền lực của một nữ thần, khôngphải nữ thần Hêra, vợ Dớt, tính nết vàoloại "đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan"mà là nữ thần Lầm Lẫn -Atê (Até,Erreur). Dớt đã bao phen lầm lẫn và chođến một lần, bực tức quá vì sự tác oaitác quái của vị nữ thần này, Dớt quẳngngay cô con gái đáng ghét ấy xuống trầnvà cấm cửa không cho trở về thiên đình(Atê là con của Dớt và nữ thần Bất Hỹa -rix). Các vị thần ở thế giới slanhpơ đềukhiếp sợ trước quyền lực và sức mạnhcủa Dớt nhất là khi Dớt nổi cơn thịnh nộ.Người con của Crônôx chỉ chau màyvung tay một cái là mây đen ùn ùn kéo

Page 159: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đến, sấm động, chớp giật và sét nổ xérách bầu trời, lửa cháy bừng bừng, khóimù khét lẹt. Mỗi khi Dớt đi đâu trở vềcung điện, các vị thần đều phải kính cẩnra đón đấng phụ vương, không ai dám bỏđi làm việc khác hay đứng yên tại chỗđợi Dớt đi tới mới cung kính chào hỏi.Tính khí Dớt nóng như lửa. Mỗi khi Dớtnổi nóng chẳng ai dám can ngăn vì nhưthế chỉ làm Dớt thêm phần điên tiết. Cácvị thần đã từng chứng kiến nhiều trận lôiđình của Dớt và đã có một tấm gương:thần Hêphaixtôx vì thiện ý muốn canngăn cơn nóng giận của Dớt mà phảimang tật suốt đời.

Dớt ngồi trên ngai vàng, tay cầm câyvương trượng bằng vàng do bàn tay khéoléo của thần Thợ Rèn Hêphaixtôx tạo

Page 160: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nên. Một con đẽi bàng, con chim yêu quýnhất của Dớt, đậu bên. Cạnh Dớt, hoặc ởdưới chân Dớt còn có một cái khiên bằngda dê dày không biết đến mấy lần, mấylớp, bọc ngoài bằng một lượt vẩy cácloài bò sát cứng rắn như đồng, như sắt.Viền theo vành khiên là những con rắnđộc ngoằn ngoèo nom rất ghê sợ. Dớtchọn cây sồi làm người phát ngôn chomình, truyền đạt những lời phán bảo,phán đoán về tương lai, về cách xử thếcho những người trần bấy yếu, đoảnmệnh. Những người trần thế hàng nămđến Đôđôn, xứ sở của những rừng sồi,lắng nghe tiếng lá xào xạc để đoán biếtnhững lời sấm ngôn, truyền phán củaDớt. Nhưng không phải người trần thếnào cũng biết được nghệ thuật nghe tiếng

Page 161: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lá cây. Chỉ có những nhà tiên đoán,những người chuyên làm nghề tư tế mớicó thể tiếp xúc với thứ ngôn từ bí ẩn,thiêng liêng đó và giải thích cho mọingười biết. Lại có khi Dớt thể hiện ý chícủa mình và những lời phán bảo qua lốibay của các giống chim. Và tất nhiêncũng chỉ có những nhà tiên tri và nhữngviên tư tế mới có tài năng nhìn lối bay,đường bay của các giống chim mà đoánhiểu được những điều thần muốn nói.Cảnh sinh hoạt của thế giới slanhpơ vàcủa đấng phụ vương Dớt là như thế.Nhưng không phải chỉ có thế. Cung điệnslanhpơ có biết bao nhiêu vị thần: mườihai vị thần tối cao và biết bao nhiêu vịthần cấp thấp chia nhau cai quản côngviệc của thế giới loài người. Vì thế giữa

Page 162: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

loài người với các vị thần xảy ra khôngít những chuyện phiền toái. Lại còn giữacác vị thần với nhau nữa. Cũng nhiềuchuyện lôi thôi, phức tạp, phiền toáikhông kém gì thế giới loài người chúngta, có khi lại còn hơn... hơn rất nhiều nữalà đằng khác. Vì thế cung điện slanhpơdưới quyền cai quản của Dớt xem ra thìrất thanh bình nhưng thật ra có nhữngcuộc họp khá nảy lửa, sóng gió, thậm chíkéo dài tới chín ngày trời, ý kiến bấtđồng rất sâu sắc. Thần Dớt nhiều khiphải xử các vụ kiện cáo, khiếu nại giữacác vị thần hết sức lôi thôi, đau đầu nhứcóc. Các vị thần lại luôn luôn đi đi về vềcho nên cung điện slanhpơ tuy bốn mùamây phủ song xem ra bận rộn khácthường. Thế giới slanhpơ điều khiển thế

Page 163: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

gian quả không phải là một công việc dễdàng. Pôdêiđông và các thần biển ở đáybiển sâu có một cung điện vô cùng đẹpđẽ và tráng lệ. Đó là cung điện củaPôdêiđông vị thần trị vì, cai quản toànbộ thế giới biển nước mênh mông baoquanh mặt đất, Pôdêiđông là con củaCrônôx và Rêa, là anh ruột của thần Dớt.Người xưa kể lại, Pôdêiđông kết bạn vớinhững con quỷ biển khá thân thiết tên làTenkhin (Tekhine). Có người nói chính lũquỷ biển này đã nuôi nấng Pôdêiđông lúcnhỏ như những Quárét đã nuôi nấng Dớt(chẳng rõ trước hay sau khi Pôdêiđôngbị Crônôx nuốt?). Tekhine là con củathần biển Pôngtôx và nữ thần Gaia, hìnhthù nom rất quái dị, nửa người nửathuồng luồng, ba ba... nhưng lại có chân

Page 164: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bơi đi bơi lại trên mặt nước như nhữngmái chèo.

Là giống quỷ dữ, chúng luôn luôn gâyra những tai họa khủng khiếp cho thế giớiloài người như: biển động, sóng thần,mưa đá, bão lụt, núi lửa phun, đất sụtlở... Vì thế mặc dù chúng có tài rèn sắtnấu đồng, sáng chế ra các loại vũ khí, đồdùng, đúc tượng các vị thần linh, bất tửsong các vị thần vẫn không thể nào xóabỏ cho chúng cái tội làm cho đất đai cằncỗi, mùa màng thất bát, nhất là cái tộilàm cho nước sông Xtich quanh năm lúcnào cũng bốc khói, tỏa hơi. Thế giớislanhpơ đã họp và quyết định trừng phạtlũ quỷ dữ thù địch với loài người vàkhinh thị thần thánh này. Thần Dớt biếnchúng thành những ngọn núi đá. Có

Page 165: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

người lại kể, Apônlông với những mũitên thần đã kết liễu đời chúng. Tenkhincó một người em gái tên là Galia, cônàng "phải lòng" Pôdêiđông. Hai ngườilấy nhau sinh ra được một người con gáiđặt tên là Rôđa, vì lẽ đó hòn đảo quêhương của Tenkhin mang tên là Rôtơ(Rhodoạ, Rohdoạ). Nhưng người vợchính thức mà Pôdêiđông yêu say đắmlại là nàng Amphitơrit (Ampitrite).Chuyện tình duyên của họ đối với ngườitrần thế chúng ta quả là có... hơi lạ, hơikhác thường, song cũng không đến nỗikhó hiểu. Amphitơrit là con gái của lãothần Biển Nêrê (Nérée) đầu bạc, vị thầnđược mệnh danh là "ông già của biểncả", một vị thần mà trong trái im lúc nàocũng chỉ có những ý nghĩ quang minh

Page 166: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chính trực và nhân hậu. Lão thần BiểnNêrê tính nết hiền từ, thẳng thắn, rất đángyêu như lúc biển khơi trời yên sóng lặng,trăng tỏ mây quang. Lão chẳng hề biếtnói dối với một ai bao giờ, sẵn sàngdùng tài tiên tri của mình chỉ bảo chomọi người biết những điều họ hỏi. Lãocó tài biến mình thành mọi loài, mọi vật.Nêrê lấy Đôrix (Doris) một skêaniđ làmvợ. Đôi vợ chồng này sinh được nămmươi người con gái có sắc đẹp nghiêngnước nghiêng thành, gọi bằng một cái tênchung là Nêrêiđ (Néréides) tức là nhữngtiên nữ của biển cả, con của lão vươngNêrê. Chính trong số Nêrêiđ này, một côlàm thần Pôdêiđông "ra ngẩn vào ngơ"mất mấy năm trời là nàng Amphitơrit,một cô khác làm thần Dớt "đứng ngồi

Page 167: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

không yên" là nàng Thêrix mà sau này trởthành vợ của lão vương Pêtê và là mẹcủa người anh hùng Akhin. Bữa kianhững nàng Nêrêiđ rủ nhau đi tắm biển.

Tắm xong các Nêrêiđ lên bờ vuichơi, ca hát. Các nàng không biết rằng cómột vị thần đã bắt gặp và say sưa ngắmnhìn cảnh đẹp thần tiên ấy. Vị thần đó làPôdêiđông. Vâng, đúng thế. Nhưng nếunhư Pôdêiđông chỉ say sưa, xúc độngtrước vẻ dẹp của các tiên nữ đang camúa giữa cảnh trời mây lồng lộng, sóngnước bao la, gió vi vu và biển rì rào thìđã không nên chuyện. Pôdêiđông say mêcảnh đẹp, song Pôdêiđông lại say mêmột tiên nữ đẹp trội hẳn lên, đẹp mộtcách kỳ lạ khác thường trong đámNêrêiđ. Đó là nàng Amphitơrit. Và

Page 168: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Pôdêiđông đã tìm cách gặp nàng để giãibày tâm sự. Nhưng Amphitơrit từ chối vàtrốn biệt. Nàng đoán biết việc từ chốicủa nàng tất sẽ dẫn đến những chuyệnkhông hay cho nên nàng trốn đi một nơixa biệt tích biệt tăm, đến tận nơi kiệtcùng của biển, quê hương của thần Atlax.Nhớ người đẹp bồn chồn khắc khoải,Pôdêiđông đi tìm khắp nơi này nơi khác,năm này năm khác nhưng vẫn không thấytăm hơi. Một con cá heo thông cảm vớinỗi lòng của vị thần đã mách bảo chothần biết nơi Amphitơrit trú ngụ: một cáihang ở mãi vùng biển cực Tây vàPôdêiđông đã đến tận vương quốc củathần Atlax bắt Amphitơrit về làm vợ. Cóchuyện lại kể, chính con cá heo biết nơitrú ngụ của Amphitơrit đã bắt nàng đem

Page 169: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nộp cho Pôdêiđông. Để trả ơn con cáheo, Pôdêiđông đã cho giống cá heo khichết biến thành một chòm sao trên trời.Amphitơrit sống với chồng ở trong cungđiện vàng đẹp đẽ dưới biển sâu. Nàngsinh được một trai đặt tên là Tơritông(Triton). Tơritông, tiếc thay chẳng giốngmẹ, chẳng xinh đẹp như mẹ chút nào màlại nửa người nửa rắn và có những haicái đuôi rắn. Có người lại nói hình thùTơritông rất đáng sợ: mặt người nhưngmiệng lại rộng đến mang tai, răng nhọnvà dài như răng lợn lòi, hổ, báo. Thayvào hai tai là hai cái mang cá lúc nàocũng thở phập phồng. Mình mẩy thì sầnsùi như vỏ sò, vỏ ốc. Tay chân là củagiống rùa, ba ba. Tơritông thường cầmtrong tay một chiếc vỏ ốc cực lớn. Đó là

Page 170: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chiếc tù và như chiếc kèn lệnh mà khiTơritông cất tiếng thổi lên là có thể gâyra sóng to gió lớn hoặc có thể dẹp yênmọi sóng gió làm cho mặt biển trở lạicảnh thanh bình. Nhưng Tơritông chỉđược phép thổi tù và khi có lệnh của thầnPôdêiđông. Những người đi biển mỗi khinghe thấy tiếng tù và của Tơritông rúclên u u, oang... oang... là phải mau mautìm nơi trú ẩn. Họ coi Tơritông như mộtvị thần nhân đức đã báo trước cho họbiết tai họa và họ có thể cầu khẩnTơritông để Tơritông truyền đạt nguyệnvọng của họ tới thần Pôdêiđông. Tiếng tùvà của Tơritông thổi lên to, to lắm,không ai là người không nghe thấy. Đã cókẻ thổi kèn ngông cuồng tưởng rằng tiếngkèn của y thổi là to nhất trên đời, tức khí

Page 171: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vì tiếng tù và của Tơritông, thách thứcTơritông thi đấu. Và y ra sức thổi, phồngmồm trợn mắt lên thổi, phình bụng, gâncổ lên thổi, thổi đến đỏ mặt tía tai, thổiđến sùi cả bọt mép ra mà không sao átđược tiếng tù và của Tơritông. Kết cụclà, kẻ đó, cái tên nê liều lĩnh to họng lớnphổi đó, kiệt sức, đứt hơi, chết thẳngcẳng. Trong cuộc giao tranh giữa các vịthần slanhpơ với những ngườiGhigăngtôx - Đại khổng lồ, chỉ nghe thấytiếng tù và của Tơritông là các tênGhigăngtôx hồn xiêu phách lạc, cắm đầuchạy. Quần tụ chung quanh Pôdêiđông,người anh hùng vĩ đẽi của Dớt, là lãothần biển Nêrê và các con gái, nhữngnàng Nêrêiđ, là thần biển Prôtê, Glôcôx,là Tităng skêanôx. Prôtê (Prôtéc) theo

Page 172: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một số người thì là con của Pôdêiđôngvà nữ thần Têtix, còn một số người khácthì lại bảo Prôtê là gia nhân của thầnPôdêiđông. Đây là một vị thần già đầubạc, quê hương ở đảo Pharôx gần AiCập. Pôdêiđông giao cho Prôtê chănnuôi những con hải cẩu, tài sản quý giácủa mình. Prôtê có biệt tài tiên tri, tiênđoán, chẳng những biết việc tương lai màcòn biết tỏ tường cả những việc quá khứvà hiện tại. Nhưng Prôtê không tốt bụngnhư lão vương Nêrê đầu bạc. Muốn hỏiđược Prôtê phải kiên trì và dũng cảm,phải bất ngờ đến chộp được Prôtê. Bịbắt, Prôtê sẽ biến thành các con vật,muôn hình muôn vẻ như mặt nước có thểbiến hóa thành bất cứ con vật gì, hình vẻgì. Dũng tướng Mênêlax sau cuộc chiến

Page 173: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tranh Tơroa trở về quê hương đã lạcbước tới xứ sở của Prôtê. Nhờ con gáicủa Prôtê, nàng OEyđôtê, chỉ bảo chocách đối xử với cha mình. Mênêlax hỏiđược đường về quê hương và biết đượcsố phận tương lai những chiến hữu củamình. Mặc cho Prôtê biến hóa lúc thì sưtử, hổ, báo... rồi thì rắn, rồng, Mênêlaxcứ bám chặt lấy lưng Prôtê cho đến lúcPrôtê đành chịu, phải giải đáp những câuhỏi của Mênêlax. Ngày nay trong vănhọc một số nước châu âu để chỉ cái gìkhó nắm bắt, hay biến đổi, đa dạng muônhình muôn vẻ người ta thường ví: "Giốngnhư Prôtê" "Loại Prôtê". Prôtê trở thànhdanh từ chung chỉ người tính khí thấtthường, hay thay đổi ý kiến. Liên quanđến Prôtê -Nước -Tài tiên tri trong tiếng

Page 174: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Nga có thành ngữ Như là đã nhìn vàonước ấy, nghĩa là đã biết trước mọi việc,tương đương với thành ngữ Đi guốc vàobụng trong tiếng Việt. Còn Glôcôx(Glaucoạ) vốn xưa kia là người đánh cánghèo ở đất Bêôxi Hy Lạp. Một hômchàng kéo được một mẻ lưới đầy cá,nhưng lạ thay, lũ cá mà chàng trút xuốngtrên bờ cỏ cứ quẫy mạnh, và lao hếtxuống biển, không tài nào ngăn giữ được.Ngạc nhiên trước sự việc lạ lùng đó,Glôcôx bứt thử mấy lá cỏ trên bờ đưalên mũi ngửi và rồi... đưa vào miệngnhấm nhấm thử xem chúng có hương vịgì. Ngờ đâu, đây lại là thứ cỏ thần doTităng Crônôx xưa kia gieo trồng. Vì thếchỉ phút chốc Glôcôx cảm thấy trongngười thay đổi khác thường. Chàng thấy

Page 175: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

biển khơi đẹp một cách lạ lùng. Chàngngắm nhìn biển say sưa như ngắm nhìnnhững người thân yêu nhất. Chàng bỗngnảy ra ý định xuống tận đáy biển sâu đểxem xem thế giới của thần Pôdêiđông caiquản nó kỳ lạ như thế nào. Và trái timchàng đã thôi thúc chàng lao đầu xuốngbiển. Thần skêanôx, nữ thần Têtix và cácnàng Nêrêiđ đón được Glôcôx. Họ đãdùng tài năng và quyền thế của mình tẩytrừ chất người trần tục đoản mệnh củaGlôcôx đi để cho chàng trở thành một vịthần bất tử. Và thế là Glôcôx trở thànhmột ông già râu tóc lòa xòa như rêu nhưrong biển màu tím sẫm, đặc biệt Glôcôxlại mọc ra một cái đuôi như đuôi cá.Glôcôx có tài tiên đoán như Nêrê vàPrôtê.

Page 176: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Chàng rất tốt bụng với những ngườiđi biển, lắng nghe mọi lời cầu nguyệncủa họ một cách trân trọng và sẵn sànggiúp đỡ họ khi cần thiết. Còn thầnskêanôx, như chúng ta đã biết, thuộc vềthế hệ thần già. Danh dự và vinh quangcủa skêanôx kể ra không thua kém gì thầnDớt nhưng quyền cai quản đẽi dương vàsóng nước thì đã chuyển vào tayPôdêiđông. Vì thế những công việc bềbộn của thế giới slanhpơ không hề làmbận tâm đến skêanôx. Các con trai vàcon gái của thần vẫn được trị vì mọingọn nguồn sông suối. Đáng yêu, đángquý nhất là những tiên nữ Nêrêiđ. Cácnàng thường từ đáy biển sâu đội nước,nổi lên vui chơi trên mặt sóng dập dềnh.Khi thì các nàng nắm tay nhau thành một

Page 177: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hàng dài lướt đi trên mặt nước, khi thìquây lại thành một vòng tròn ca múa theonhịp sóng lâng lâng đang trườn lượn nốiđuôi nhau lớp lớp chạy vào bờ. Gió lộngcủa biển khơi đưa tiếng ca của cácNêrêiđ đi khắp mọi nơi. Tiếng ca đậpvào vách đá và vách đá bắt lấy lời ca,nhắc lại, vang vọng ngân nga khắp bờbiển có bãi cát trắng dài. Người ta nói,các Nêrêiđ bảo vệ cho những chuyến đibiển của con người được bình yên vô sự,đến nơi đến chốn, để cho mặt biển thuyềnbè xuôi ngược đông vui. Thần Pôdêiđôngkhông phải chỉ ở trong cung điện. Thầnluôn luôn đi lại, xem xét thế giới củamình cai quản. Và thần cũng phải luônluôn lên đỉnh slanhpơ để dự các cuộchọp. Một cỗ xe có bốn con ngựa thần

Page 178: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đưa Pôdêiđông đi. Pôdêiđông đứng hoặcngồi trên xe, tay cầm chiếc đinh ba(trident), vũ khí do thần Thợ RènHêphaixtôx làm ra. Nước rẽ ra mởđường cho những con thần mã tung vó.Chiếc xe lướt đi trên mặt biển mênhmông và khi cần những con thần mã đưachiếc xe vượt lên mặt biển rẽ mây baytới đỉnh slanhpơ cao ngất. Mọi người rấtsợ cây đinh ba trong tay thần Pôdêiđông.Chỉ cần thần quay đầu nó lại, phóng mộtnhát xuống mặt biển là sóng quẫy lên, rồilớp lớp dâng cao ngút, sôi réo ầm ầm.Bão tố gào thét quật những con sóng caongất vào bờ làm rung chuyển cả mặt đất.Nhưng chỉ cần thần cầm ngang cây đinhba hay quay ngược nó lại cho mũi nhọnchĩa lên trời là mặt biển lại yên tĩnh đáng

Page 179: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

yêu. Các tiên nữ Nêrêiđ lại tiếp tục vuichơi, ca múa và những đàn cá heo lạinhảy múa bơi lượn tung tăng vây quanhcỗ xe tuyệt diệu của vị thần làm rungchuyển mặt đất. Khi ấy gió lại đưa bàntay trìu mến vuốt ve trên mặt biển mênhmông đang thở đều đặn phập phồng.Pôdêiđông tiếng Hy Lạp có nghĩa là:"Chồng của đất". Theo các nhà nghiêncứu cái tên này có một nguồn gốc xa xưatrong huyền thoại tối cổ từ nguồn gốc tôtem (ngựa) cho đến việc chuyểnPôdêiđông sang một vị thần Đất.

Page 180: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

THẾ GIỚI ÂMPHỦ CỦAHAĐEX

Hađex, người anh của Dớt, theo sựrút thăm chia phần, được cai quản thếgiới sâu thẳm trong lòng đất và nhữngvong hồn. So với bầu trời mà Dớt caiquản, với đẽi dương mà Pôdêiđông trị vìthì vương quốc của Hađex thật tối tămlạnh lẽo. Nơi đây không một tia nắng lọtvào, không một ánh trăng soi tới, khôngcó cuộc sống tưng bừng, náo nức, ấmcúng, nhộn nhịp của thế giới slanhpơ và

Page 181: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thế giới loài người trên mặt đất phìnhiêu. Những người trần thế đoản mệnhkhi kết thúc số mệnh của mình đều biếnthành những hình bóng vật vờ đi vào vựcthẳm sâu hun hút dẫn tới lòng đất. Nhữngbóng hình ấy phải đi qua con sông Xtich(ạtáx) nước đục bùn lầy quanh năm lạnhbuốt. Xưa kia, Xtich là một tiên nữNanhphơ, con của thần skêanôx, sốngtrong một cái động đẹp đẽ ở vùngArcađi, bên một suối nước trong veo.Khi những người Đại khổng lồGhigăngtôx nổi dậy chống lại thế giớislanhpơ, Xtich theo cha đứng về phe thầnDớt. Dẹp xong vụ bạo loạn, để khenthưởng công lao của Xtich thần Dớt bancho Xtich một đặc ân trở thành một consông hết sức thiêng liêng đối với thế giới

Page 182: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần linh và những người trần, con sôngở dưới âm phủ. Từ đó trở đi nhữngngười trần thế khi từ giã mặt đất tràn đầyánh sáng để bước vào vương quốc tốităm của thần Hađex phải đi qua con sôngXtich. Các vị thần khi đứng trước một sựviệc hệ trọng cần phải thề nguyền, camkết đều phải viện dẫn sông Xtich ra đểlàm người chứng giám. Nhưng làm saocon sông Xtich dưới âm phủ lại có thểhiện diện ở thế giới slanhpơ để chứnggiám cho lời thề nguyền của một vị thầnnào đó? Nữ thần Irix (Iris) sẽ lo toan chutất việc này. Mỗi khi có việc thề nguyền,Hadès, thần thoại La Mã: Pluton. đượcbiết trước, nữ thần Cầu Vồng Irix bằngđôi cánh, nhanh nhẹn và nhiều màu sắccủa mình, bay ngay xuống thế giới âm

Page 183: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phủ múc về một cốc nước sông Xtich. Vàtrước cốc nước thiêng liêng này, vị thầnđưa tay ra trước mặt, trịnh trọng nói lênlời cam kết, thề nguyền của mình. Đượcnhận sứ mạng thiêng liêng chứng giámlời thề, Xtich có quyền trừng phạt kẻkhông tôn trọng lời thề, không thực hiệnđúng lời cam kết. Vị thần nào phạm tộixấu xa đó sẽ bị phạt một năm ròng khôngđược uống rượu thánh và ăn các thức ănthần, nghĩa là những thức ăn vốn dànhriêng cho các vị thần để nuôi sống bảnchất bất tử trong con người các vị.Không ăn một năm, tất nhiên vị thần nàođó bị trừng phạt, sẽ chết một năm, nghĩalà ngủ một giấc say như chết một năm.Nhưng không phải chỉ có thế. Hình phạtnhư thế thì quá nhẹ. Kẻ phạm tội còn

Page 184: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phải chịu tiếp một hình phạt nữa: bị cấm,bị "đình chỉ" không cho dự các cuộc họpcủa thế giới thần thánh suốt chín nămliền. Thế giới âm phủ không phải chỉ cómột con sông Xtich. Các vong hồn cònphải đi qua những con sông khác nữa,như Akhêrông (Achéron, Akheron),Côkit (Cooáte), Pirirphlêghêtông(Pyriphlégéthon), Lêtê (Léthé). Chúng takhông thấy người xưa kể lại rõ ràng vềchặng đường mà các vong hồn đi xuốngthế giới âm phủ sẽ phải qua con sông nàotrước, con sông nào sau và con sông nàolà ở cuối của đoạn đường tối tăm u ámdó. Akhêrông xưa kia vốn là một consông ở trên trần. Khi các Tităng nổi dậychống lại Dớt, Akhêrông đã cung cấpnước cho các Tităng. Vì tội tiếp tay cho

Page 185: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những kẻ phản loạn nên Dớt trừng phạtAkhêrông đày xuống âm phủ. Các vonghồn đi xuống thế giới của thần Hađexphải do vị thần Hermex dẫn đường. Khiphải làm công việc không vui gì đó thầnHermex mang tên là Psikhôpôm. HermexPsikhôpôm dẫn đường cho các vong hồnđến bờ sông Xtich hoặc Akhêrông làxong nhiệm vụ. Một lão già thân hình tiềutụy, đầu bạc, răng long, áo quần ráchrưới, nhem nhuốc, vẻ mặt lạnh lùng u ám,lầm lì tên là Kharông (Charon Kharon)đứng chờ sẵn bên bờ sông với con đò đểđưa tiếp những vong hồn vào vươngquốc tối tăm của thần Hađex. Kharôngvốn là con của Chốn Tối Tăm vĩnh cửu -rép và nữ thần Đêm Tối Nix. Có thể nóitrên đời này ít có con người nào lại khắc

Page 186: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nghiệt, cứng rắn, lạnh lùng như lão giàchở đò Kharông. Mỗi vong hồn qua sôngđều phải trả tiền đò cho lão. Không tiềnthì không được qua sông, đó là luật lệbất di bất dịch của lão. Những người trầnthế gặp cảnh ngộ không may khi từ giãcõi đời không có thân nhân làm đầy đủnghi lễ mai táng, trong đó có việc phảibỏ vào miệng người chết một đồng tiềnthì thật là bất hạnh. Vong hồn đó khôngqua được sông Xtich hoặc Akhêrông,suốt đời cứ phải đứng bên này bờ sôngthan khóc cho số phận hẩm hiu, bạc bẽocủa mình, lang thang không nơi trú ngụhết năm này qua năm khác, chờ đợi sựphán quyết của các quan tòa dưới âm phủvề số phận của mình. Có người lại kể hơikhác đi một chút, những vong hồn bất

Page 187: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hạnh đó chờ đợi ở bên bờ sông Côkitchứ không phải sông Akhêrông. Đi vàovương quốc của thần Hađex, các vonghồn còn phải đến sông Lêtê để uống mộtngụm nước của con sông này cho quên đitất cả mọi chuyện của cuộc sống ở dươnggian trước kia, mọi nỗi sướng vui và mọiniềm đau khổ, mọi kỷ niệm đối vớinhững người thân thích trong đời sốnghàng ngày của mình. Không khí ở âm phủlạnh lẽo đến ghê rợn. Bóng đen mờ mờảo ảo của những vong hồn vật vờ nhưnhững làn khói xám. Tiếng rên rỉ khócthan của họ về số phận bất hạnh của mìnhcất lên đều đều, rả rích buồn bã nhưngtrầm trầm, nho nhỏ nghe như tiếng lá câyxào xạc hay tiếng các loại côn trùng kểlể rỉ rót trong đêm. Đã bước chân xuống

Page 188: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

con đò của lão Kharông ác nghiệt để đisang bờ bên kia của con sông Akhêrôngthì không còn cách gì trở lại được nữa.Lão già lái đò tính khí khắt khe và chặtchẽ, không cho ai qua đò nếu không cótiền, lại càng không cho ai qua đò rồi xintrở lại. Gác cửa âm phủ có con chó bađầu Xerber vô cùng dữ tợn. Cổ nó, mộtbúi rắn quấn quanh, đầu rắn lúc nào cũngngóc lên tua tủa. Răng chó Xerber dài vànhọn hoắt lại có nọc độc như nọc rắn. Nóđể cho các vong hồn đi qua cửa vào âmcung một cách dễ dàng nhưng nếu từ âmcung mà trở ra thì đừng hòng qua khỏi bađầu, sáu mắt của nó. Những người trầnthế, các vị thần, xuống âm cung đều bịXerber chặn lại. Tất nhiên đối với các vịanh hùng và các đấng thần linh thì thế

Page 189: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nào họ cũng tìm được cách qua cửa ảiXerber, hoặc là dùng mưu, hoặc là dùngsức. Nàng Psikhê xinh đẹp tuyệt trầnphải cho Xerber cái bánh, chàng Orphêgẩy đàn lia cho chó Xerber nghe, ngườianh hùng Hêraclex thì dùng sức mạnhcủa đôi tay tóm cổ Xerber buộc dây lạidắt lên trần... không rõ Psikhê, Orphêlàm thế nào để cho lão già Kharông choxuống đò. Nhưng với Hêraclex thì khinhìn thấy nắm đấm của chàng giơ ratrước mặt là lão già mời chàng xuống đòngay, không hề hỏi han tí gì đến tiền đòcả.

Do việc sơ hở này, để một ngườitrần, một người trần còn sống vào tận âmphủ, trái hẳn với luật lệ của thế giới địangục vốn chỉ cho phép những vong hồn

Page 190: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

được vào, lão già Kharông bị trừng phạt,bị "thi hành kỷ luật", "đình chỉ công tác"chở đò một năm! Xem thế thì vươngquốc của thần Hađex cũng có phép tắc lềluật nghiêm minh đấy chứ! Thần Hađextrị vì ở thế giới âm tá, địa ngục, mộtvương quốc buồn thảm và không hề biếtđến ánh sáng mặt trăng, mặt trời. Hađexngồi trên ngai vàng uy nghiêm tay cầmcây vương trượng, biểu trưng của quyềnlực trị vì thế giới của mình. Ngồi bênHađex là Perxêphôn, một nữ thần cónhan sắc ít người sánh kịp mà Hađex đãbắt từ dương gian về làm vợ. Hađex độitrên đầu chiếc mũ tàng hình, tặng vật củanhững người khổng lồ Xiclôp xưa kiaban cho thần trong cuộc giao tranh vớinhững Tităng, Hađex đã từng cho một vài

Page 191: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vị anh hùng mượn chiếc mũ quý báu đóđể họ lập nên những chiến công lưu danhmuôn thuở. Giúp việc cai quản thế giớivong hồn cho Hađex còn có nhiều vị thầnvà hai vị quan tòa nổi tiếng công minh,chính trực. Đó là Minôx và Rađamăngtơ.Các nữ thần rini tính tình khắc nghiệt, tóclà những mớ rắn độc ngoằn ngoèo, taycầm roi, tay cầm đuốc chỉ chờ lệnh củaHađex là với đôi tay nhanh nhẹn bay lêndương gian truy lùng, hành hạ những kẻphạm tội bằng sự giày vò, ăn năn, bứtrứt, hối hận của lương tâm. Những kẻphạm tội dù có trốn đi bất cứ nơi đâucũng không thoát khỏi sự truy lùng vàđòn trừng phạt của những nữ thần rini.Họ suốt ngày đêm không được yên nghỉ,suốt ngày đêm lo lắng, bồn chồn, dằn vặt,

Page 192: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

khắc khoải. Còn ở dưới âm phủ, các nữthần rini trừng phạt những vong hồnphạm tội sát nhân, bội bạc, bất nghĩa bấtnhân. Bằng những ngọn roi đau buốt, cácnữ thần rini thực hiện công lý của thếgiới âm phủ. Các nữ thần tra hỏi, bắt cácvong hồn phải đau đớn, xót xa trướcnhững lời sỉ nhục, mắng nhiếc của mình.Thần Chết Tanatôx tay cầm gươm, mặcáo khoác đen với đôi cánh đen rộng vàdài, thường có mặt ngay sau khi mộtngười trần thế nào đó vừa tắt thở.Tanatôx dùng gươm cạo tóc khoét đầu đểhút linh hồn. Các nữ thần Ker luôn luôncó mặt ở bãi chiến trường nơi các anhhùng, dũng sĩ phơi thây ngổn ngang. Cảnhtượng đó đối với người trần chúng ta thậtlà khủng khiếp nhưng với các nữ thần

Page 193: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ker thì là những bữa đẽi tiệc. Từ dướiâm phủ, họ với đôi cánh đen nặng nề bayđến chiến địa bám vào những vết thươngsay sưa uống hút chút máu nóng còn lạitrong các thi hài tử sĩ. Và linh hồn nhữngngười tử trận còn chút nào đều bị các nữthần kéo, hút ra khỏi thể xác. Thần GiấcNgủ hoặc Giấc Mơ Hipnôx cũng phục vụdưới trướng Hađex. Tuy chẳng có quyềnlực lớn lao song ngay đến thần Dớt cũngkhông thể đối địch lại với Hipnôx. Chỉvới một vài cử động nhẹ nhàng, cầmbông hoa anh túc phất khẽ trên mặt ngườinào đó vài cái hoặc lấy chút thuốc bộtanh túc từ trong một chiếc sừng ra rắcxuống, thế là bất kể ai từ thần thánh chođến chí người trần đều thấy nặng trĩu trênmi mắt và mi mắt từ từ khép lại. Người

Page 194: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ta bảo thần Hipnôx đã khâu nối hai mimắt con người lại. Người xưa hình dungthần Hipnôx là một chàng trai xinh đẹpcó cánh ở thái dương, tay cầm một chiếcsừng và một bông hoa anh túc.

Có khi trên những quan tài bằng đá,người ta thể hiện thần Hipnôx là mộtchàng trai đang ngủ, cánh tay tì trên mộtngọn đèn bị đổ. Vương quốc của thầnHađex tối tăm và quả là có nhiều vị thầnrất đáng sợ. Chẳng ai là người ưa thíchquý mến cái thế giới không có ánh sángvà đầy rẫy những vị thần, những giốngvật khủng khiếp như thế cả. Nhưng có lẽghê sợ hơn cả, khủng khiếp hơn cả là nữthần Hêcat (Hécate) và lũ ma quỷ tùytùng của mụ. Nữ thần Hêcat là con củaTităng Perxex và Titaniđ Axtêria. Đó là

Page 195: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một nữ thần có ba đầu, cai quản các quáivật, ma quỷ, các giấc mơ giấc mộngkhủng khiếp của thế giới âm phủ. Nữ thầnthường xuất hiện trên dương gian vàonhững đêm sao lu trăng lạnh, đi langthang trong các bãi tha ma, những khu mộđịa hoặc đứng vơ vẩn ở các ngã ba, ngãtư đường. Theo sau mụ là những bóng mavật vờ và những con chó. Chúng thườngla hú, hoặc rít lên nghe rất ghê rợn. Đứngở ngã ba đường, Hêcat thường gieo rắccho khách bộ hành sự khủng khiếp bằngnhững lời tiên đoán ma quái, nguyền rủa.Người trần sợ hãi Hêcat thường dựng Lepavot (thuốc phiện). tượng vị nữ thần nàyở ngã ba, ngã tư đường và giết chó đểlàm lễ hiến tế, cầu nguyện. Có nơi hìnhdung Hêcat là một nữ thần tượng trưng

Page 196: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cho ba nữ thần Perxêphôn, Xêlênê,Artêmix. Có nơi dựng tượng Hêcat làmột nữ thần ba đầu, sáu tay, khi cầmđuốc, cầm gươm, cầm dao găm, cầm chìakhóa, có chó và rắn đi hộ tống. Ngườixưa coi Hêcat là vị nữ thần thủy tổ củanghề phù thủy, ma thuật, bùa ngải, phùchú. Và sau dần, Hêcat được xem như làmột vị nữ thần bảo trợ cho tội ác hoặcxúi giục con người làm điều ác. Lại cóchuyện kể Hêcat là con của thần Dớt vànữ thần Hêra hoặc nữ thần Đêmêter. Cóngười còn nói Hêcat là con của thầnHađex. Các nhà nghiên cứu cho chúng tabiết, nguyên quán đích thực của Hêcat làtừ phương Đông sau này mới chuyển đidần vào gia đình thần thoại Hy Lạp. Lúcđầu Hêcat là vị nữ thần đem lại cho con

Page 197: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

người những phúc lợi của nghề đánh cá,săn bắt muông thú, chăn nuôi. Nàng lạicòn lo toan cho việc sinh nở của các bàmẹ để cho cuộc sống tăng thêm người,dạy dỗ trẻ thơ cho chúng trở thành nhữngđứa bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Thuyềnbè qua lại trên sông biển có được antoàn, thuận lợi hay không, trong các cuộcthi đấu, tranh đua, kiện cáo con người cógiành được thắng lợi hay không, cả đếnnhững cuộc xung đột trên chiến trường,thắng bại cũng đều tùy thuộc vào quyềnlực của Hêcat. Ngày nay trong ngôn ngữvăn học, đôi khi Hêcat lại mang một ýnghĩa rất đẹp, tượng trưng cho ánh trăng,mặt trăng. Ampuda (Empousa) là con gáicủa Hêcat, có người nói là tùy tùng. Đâylà một con ma có bộ chân bằng đồng

Page 198: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hoặc chân lừa, sống bằng máu và thịtngười. Nó có tài biến hóa ra mọi hìnhmọi vẻ để dọa nạt phụ nữ và trẻ em, dọanạt những người bộ hành. Thường thì nóhay bắt trẻ em để hút máu và ăn thịt. Cókhi nó biến thành một thiếu nữ nhan sắcquáến rũ những người đàn ông rồi đêmhôm lừa lúc người đàn ông ngủ say,Ampuda bóp cổ chết để hút máu. Lamia(Lamia) cũng là một con quỷ cái uốngmáu, ăn thịt trẻ con. Người ta thường chorằng Lamia với Ampuda là một, tuy rằngtên thì hai. Có một chuyện kể rằng, xưakia Lamia là một thiếu nữ vô cùng xinhđẹp, con của nhà vua Bêlôx. Thần Dớtđem lòng yêu mến. Cuộc tình duyên củahọ thắm thiết vô cùng. Họ sinh ra đượckhá nhiều con cái. Nữ thần Hêra, vợ Dớt,

Page 199: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

không thể chịu đựng được cái cảnh trêungười ấy đã giết hết, giết sạch mọi đứacon của họ. Lamia vì chuyện đó trở nênđiên dại, biến mình thành con quỷ cái bắtcóc trẻ thơ, uống máu, ăn thịt để trả thù.Nữ thần Hêra căm tức trừng phạt Lamiabằng cách tước đoạt vĩnh viễn giấc ngủcủa Lamia. Thần Dớt, không thể bênhvực gì Lamia được nữa, đành phải đểcho Lamia hành động như vậy. âu cũng làmột sự an ủi người thiếu nữ xinh đẹp đãphải chịu đựng quá nhiều đau khổ! Thếgiới âm phủ còn có khá nhiều ma quỷnhư con Mormô, con Arcô (còn gọi làcon Mormôlika hay Anphitô) và... màchúng ta không thể kể hết được.

Thần Hađex được người xưa tạctượng là một ông già nghiêm nghị, một

Page 200: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tay cầm cái sừng của sự sung túc, một taycầm nông cụ. Pluátông, một tên khác củathần Hađex có nghĩa là "Người phânphối của cải", vì thế những người làmnghề nông thường cầu khẩn thần Hađex.Trong một vài tác phẩm điêu khắc cổđẽi, Hađex được thể hiện là ông già oaiphong lẫm liệt ngồi trên ngai vàng, taycầm cây vương trượng, chó ngao Xerbernằm dưới chân. Trong thần thoại học cókhái niệm "thần thoại khtôniêng" hoặc"thần thoại khtônix" để chỉ thần thoạithời kỳ thị tộc mẫu quyền, nếu dịch sátnghĩa là "thần thoại đất" (do tiếng HyLạp khthôn là đất). Con người nguyênthủy sống phụ thuộc rất nhiều vào tựnhiên, vào điều kiện và hoàn cảnh bênngoài, vì thế, một trong những điều kiện

Page 201: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

và hoàn cảnh bên ngoài, trực tiếp nhất,gần gụi nhất, dễ thấy nhất là đất.

Họ thường cho rằng tất cả đều từ đấtmà ra, tất cả đều "sinh cơ lập nghiệp"trên đất, từ đất. Vì thế không phải ngẫunhiên trước khi thần Dớt ra đời và đượcthờ cúng thì Nữ thần Đất Mẹ Gaia đã làvị thần được thờ cúng phổ biến trên khắpđất nước Hy Lạp. Các nhà nghiên cứudùng khái niệm thần thoại khtôniêng đểchỉ một trình độ phát triển của thần thoạicòn thô thiển, sơ lược, gồ ghề ít tính nghệthuật, dấu vết của sự không hiểu biết vàsợ hãi của con người trước tự nhiên cònđậm nét, khác với thần thoại anh hùng vàthần thoại của thời kỳ thị tộc phụ quyềntinh tế hơn, nhiều tính nghệ thuật hơn, sứcmạnh của con người bộc lộ ra rõ ràng và

Page 202: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đã có tính duy lý. Thần thoại khtôniêngtrải qua nhiều trình độ, từ bái vật giáođến vật linh giáo. Người ta còn sử dụngthuật ngữ "những vị thần khtôniêng" đểchỉ những vị thần có liên quan đến đấtnhư: Gaia, Hađex, Đêmêter, Perxêphôn,Điônidôx, rini... hoặc là những vị thầnthuộc thế giới âm phủ, hoặc là những vịthần gắn với mùa màng phì nhiêu, cây cỏ.Tuy nhiên thường thì người ta dùng thuậtngữ này để chỉ những vị thần ở dưới âmphủ để đối lập lại với những vị thần ởtrên thiên đình. Thí dụ: ở đền thờĐenphơ thờ hòn đá ông Phalôx ngườixưa coi là cái rốn của vũ trụ, có truyềnthuyết kể đó là hòn đá khi xưa nữ thầnRêa quấn tã lót vào giả làm Dớt để choCrônôx nuốt. Sau này khi Crônôx nôn,

Page 203: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhả ra, người ta đem về thờ và coi là rốncủa Đất phaphôx trên đảo Síp. Nữ thầnAphrôđitơ được thờ bằng hòn đá hìnhnón. Nữ thần Artêmix ở đảo Icar đượcthờ bằng một khúc gỗ...

Page 204: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

HỘIÔLANHPICH

Hội slanhpich là một trong những hộilớn nhất của nhân dân Hy Lạp thời cổ.Hội mở ở đô thành slanhpic trên bờ sôngAnphê vùng liđ, Tây Bắc bán đảoPêlôpônedơ. Theo truyền thuyết, trướckhi có tục mở hội này thì nơi đây hàngnăm thường mở hội lễ tang để giỗ, đểtưởng niệm công ơn của người anh hùngPêlôp. Người sáng lập ra, chế dịnh raHội slanhpich là Hêraclex. Chàng đã sửdụng những nghi lễ, tập tục trong hội lễtang, giỗ Pêlôp để cúng tế thần Dớt. Thật

Page 205: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ra thì Hội slanhpich có nguồn gốc từ thờikỳ tiền Hy Lạp. Hàng năm vào mùa thunhân dân mở một hội mùa để dâng cúngcho một vị nữ thần của Đất và thầnCrônôx. Sau này mới ra đời truyền thuyếtPêlôp hàng năm mở hội để tưởng niệmcông ơn Hêra, vị nữ thần của hôn nhânvà gia đình và Hêraclex, chuyển hội lễtang, giỗ Pêlôp sang hội thờ cúng thầnDớt. Về người sáng chế ra những trò thiđấu trong Hội slanhpich có ba truyềnthuyết quá cho ba người khác nhau:Hêraclex người đảo Cret và anh em củachàng là những người Đăctin (Dactáles)- Hêraclex, vị anh hùng của mười hai kỳcông, người thành Tebơ - và Pêlôp,người xứ Phrigi đã mở mang sự nghiệp ởphía Bắc bán đảo Pêlôpônedơ và con

Page 206: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cháu ông ta sau này đã chinh phục cảthành Miken của những người Akêen.Các nhà Hy Lạp học tổng hợp cả batruyền thuyết đó lại và đưa ra một nhậnxét: Truyền thuyết Hêraclex người đảoCret, phản ánh có một thời nền văn hóaCret đã giữ vai trò thống trị trong khuvực Đông - Nam Địa Trung Hải, nhữngngười Cret là những người ưa chuộng thểdục thể thao - Hêraclex người thànhTebơ và những con cháu của mình JeuxOlámpiques, Olámpiades. Olámpic,Olámpia. gắn với thời kỳ sau cuộc di dâncủa những người Đôriêng từ phía TâyBắc tràn xuống bán đảo Hy Lạp.Hêraclex đã khôi phục những trò thi đấucủa người Cret xưa kia để phục vụ chonhững người chủ mới của bán đảo Hy

Page 207: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Lạp: Đôriêng - Pêlôp cho ta thấy mộtdạng thái của những hội lễ tang thời kỳnền văn hóa Miken là hội thi đấu thể dụcthể thao. Tập tục thi xe ngựa gắn vớitruyền thuyết Pêlôp chiến thắng nômaôxtrong cuộc đua xe ngựa đoạt được phầnthưởng: con gái của nhà vua và ngôi báu.Một truyền thuyết lịch sử khác kể rõthêm: Xưa kia vùng đất liđ thuộc quyềntrị vì của nhà vua Iphitôx (Iphitos). Lúcnày vương quốc của Iphitôx đang gặpnhiều tai họa: nạn đói và bệnh dịchhoành hành, nhân tâm lá tán, loạn lạc vàcướp bóc nổi lên như ong vỡ tổ. Theomột lời truyền phán của thần mà nhà vuacầu xin được ở đền thờ Đenphơ là muốngiải trừ được tai họa thì phải mau maukhôi phục lại Hội slanhpich mà xưa kia

Page 208: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hêraclex đã chế định. Thuở ấy giữavương quốc liđ của Iphitôx và vươngquốc Xpart của Liquáagơ (Licurgue)đang có mối hiềm khích, xung đột. Cuộcsống của người dân Xpart cũng khônghạnh phúc gì hơn cuộc sống của nhữngngười dân liđ. Vua Iphitôx thương nghịvới vua Liquáagơ tạm thời hòa hoãn mốixung đột cùng nhau khôi phục lại Hộislanhpich như lời thần truyền phán.Xpart ưng thuận. Thế là Hội slanhpichđược khôi phục lại do sự cố gắng vàđóng góp công sức của cả hai bên, trongnhững ngày hội, hai bên sẽ tranh tài đuasức trong các cuộc thi đấu thể dục thểthao, võ nghệ để "... khẳng định sự vĩ đẽicủa con người bằng sức lực và sự khônkhéo chứ không phải bằng vũ khí và đổ

Page 209: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

máu...". Từ đó trở đi, Hội slanhpich trởthành một biểu tượng của Hòa Bình vàHữu Nghị, của vẻ đẹp về sức lực và sựkhôn khéo của con người. Năm 776trước Công nguyên, sau vài kỳ không mởhội được, Hội slanhpich được mở lạikhá to và trọng thể. Kể từ đó cho đếnnăm 304 sau Công nguyên, Hội slanhpichđược tổ chức đều đặn theo định kỳ bốnnăm một lần không bị gián đoạn một kỳhội nào, cũng từ đó người Hy Lạp lấynăm đáng ghi nhớ này, 776 trước Côngnguyên làm chuẩn để tính lịch theo chukỳ mở hội. Cách tính lịch này được ápdụng từ thế kỷ IX trước Công nguyên.Ngoài cách gọi Hội slanhpich thứ nhất,thứ hai (slanhpich I, slanhpich II...) còncó cách gọi năm, thí dụ năm 760 trước

Page 210: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Công nguyên là năm thứ nhất của kỳ Hộislanhpich I, năm 756 trước Công nguyênlà năm thứ nhất của kỳ Hội slanhpich VI,năm 755 là năm thứ hai của kỳ Hộislanhpich thứ VI... Hội slanhpich mở vàongày thứ mười của tuần trăng đầu trướcngày hạ chí, theo dương lịch là vào ngày22 tháng sáu, kéo dài từ năm cho đến bảyngày. Lúc đầu vì các môn thi ít, Hội chỉtiến hành có ba ngày, từ thời kỳ Hy Lạphóa (thế kỷ thứ IV trước Công nguyên)bốn ngày, và sau đó tăng lên năm đến bảyngày. Những lực sĩ tham dự thi đấu phảiđăng ký trước và tới lix trước ngày khaimạc chừng hai tháng để tập luyện dướisự hướng dẫn và huấn luyện của cácHenlanôđich. Henlanôđich là những huấnluyện viên, trọng tài và thành viên cấu

Page 211: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thành ban giám khảo, tuyển chọn tronghàng ngũ những công dân của thành banglix. Kỳ hội lần thứ I (năm 580 trướcCông nguyên) chỉ có hai Henlanôđich,sau tăng dần lên đến 10 rồi 12. Mỗi kỳHội, chính quyền lại tuyển chọn lạinhững Henlanôđich. Các Henlanôđich lànhững người chịu trách nhiệm khá nặngnề trong công việc tổ chức và điều hànhHội slanhpich. Họ phải tập trung ở lixtám tháng trước ngày khai mạc. Nhữngcông dân phạm Pháp dù có tài năng cũngkhông được quyền thi dấu vì theo quanniệm của người Hy Lạp cổ xưa có làmnhư vậy mới bảo đảm được tính chấtthiêng liêng, cao cả của ngày hội. Lúcđầu hội chỉ mở cho công dân của haithành bang Xpart và lix. Từ kỳ hội lần

Page 212: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thứ XXX (660 trước Công nguyên) mởrộng cho tất cả công dân các thành bangtrên đất Hy Lạp tham dự. Tới kỳ Hội lầnthứ XL (620 trước Công nguyên) mởrộng cho công dân các thuộc địa Hy Lạptham dự. Chắc chắn rằng danh từ"helianodikêạ” (henlanôđich) chỉ ra đờikhi Hội slanhpich trở thành Hội của toànthể con dân đất nước Hellade ( Hy Lạp).Để chuẩn bị mở hội, các thành bang HyLạp cử một loại quan chức đặc biệt gọilà têôri (théorie, théore) đẽi diện chothành bang của mình, họp lại, bàn vớinhau về chuẩn bị tổ chức và nghĩa vụđóng góp. Đây là một loại sứ thần đặcbiệt của thành bang chuyên đảm nhậnnhững nhiệm vụ thiêng liêng và quantrọng có tính chất tôn giáo như: đến các

Page 213: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đền thờ cầu nguyện và xin thánh thần bancho lời chỉ dẫn, chủ tọa các lễ hiến tếthần linh, chủ trì các lễ rước trong cáchội lễ, đích thân thay mặt cho thành bangdâng lễ vật lên bàn thờ các vị thần. Thídụ ở Aten, têôri hàng năm thay mặt chothành bang sang đảo Đêlôx để chủ trì lễhiến tế thần Apônlông. Trong ngày khởihành và ngày trở về của têôri, thành bangAten đình chỉ việc tuyên án tử hình cácphạm nhân. Cuộc họp của các têôri địnhngày tổ chức hội, định thời gian đìnhchiến (thường là một tháng) sau đó loanbáo cho các thành bang không có đẽidiện đến dự họp được biết. Tiếp theo làcác thành bang cử các đoàn lực sĩ thamgia thi đấu tới luyện tập ở trường đấu(sân vận động) lix, một địa điểm gần

Page 214: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

slanhpich.Đối với người dân Hy Lạp mỗi kỳ

mở hội là một dịp để hiểu biết đất nướcvà con người, một dịp để thi thố tài năng,nhưng cũng đồng thời là một dịp để cácthành bang thể hiện lòng tự hào về sự caitrị, quản lý, giáo dục công dân và đấtnước của mình. Người ta nô nức kéonhau đi dự hội. Những ngày gần khai mạckhông khí thật là tưng bừng, nhộn nhịp.Từ các ngả đường, người ở khắp nơi đổvề. Đền thờ các vị thần không lúc nàovắng người. Các lực sĩ cầu nguyện thầnthánh ban cho mình thắng lợi. Nhữngngười thân thích của các lực sĩ cầunguyện, công dân của các thành bang cầunguyện. Phụ nữ không được quyền dự hộidù là phụ nữ quý tộc, vợ con của những

Page 215: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhà cầm quyền. Người phụ nữ duy nhấtđược quyền dự hội là viên nữ tư tế củanữ thần Đêmêter Khaminê. Nhưng nô lệvà những người Dã Man, tức là nhữngngười nước ngoài (Hy Lạp xưa kia gọinhững người nước ngoài bằng danh từnày) lại được quyền dự hội song khôngđược quyền thi đấu. Nếu vi phạm vàonhững điều nghiêm cấm, kẻ phạm tội sẽbị xử tử bằng hình phạt đẩy xuống vựcthẳm. Đêm trước ngày khai mạc khôngkhí lại càng náo nhiệt hơn. Người ta đeomặt nạ, rước đuốc, ca hát cổ động chongày hội và cho thành bang của mình.Các nhà thơ đọc những bài thơ vừa sángtác ca ngợi đất nước Hy Lạp, thành bangcủa mình, ca ngợi vẻ đẹp của người lựcsĩ, vinh quang của người chiến thắng,

Page 216: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đọc thơ đệm theo đàn lia hoặc đàn kitar.Tiếng súc vật kêu -bị giết để làm lễ hiếntế, tiếng đàn sáo, ca hát, vui đùa, cầunguyện hòa lẫn vào nhau tạo thành mộtbầu không khí tưng bừng, sôi động kéodài gần như suốt đêm.

Bên bờ sông Anphê là những căn lềucủa những người dự hội, những đoàn vậnđộng viên "làng slanhpich" đèn đuốcsáng rực. Ngày khai mạc, mọi người điđến sân vận động với y phục đẹp đẽ nhất.Họ đội một vòng hoa trên đầu và ai aicũng mang theo hoa để cổ động. Trướccửa sân vận động, ban tổ chức niêm yếtmột bản danh sách:

1-Tên những người bị chính quyềncấm không cho tham dự vào ban giámkhảo. Những người này là những công

Page 217: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dân đã phạm Pháp hoặc nổi tiếng lànhững người bịp bợm, dối trá, bè cánh,tóm lại là không đủ tư cách tuyển chọnvào ban giám khảo. Tất nhiên đây lànhững công dân của thành bang etiđ.

2-Tên những Henlanôđich đã huấnluyện cho các đoàn vận động viên trongnhững tháng vừa qua.

3-Tên các têôri của các thành bangsẽ chủ tọa lễ khai mạc, gồm có: lễ hiến tếcác vị thần, lễ thề nguyền sẽ điều hànhcác cuộc thi đấu với tinh thần vô tư,trung thực và thượng võ. Ngày khai mạcchỉ tiến hành những nghi lễ chứ không thiđấu. Sau khi mọi người đã vào sân vậnđộng, lễ khai mạc bắt đầu. Tiếp đó là lễgiới thiệu các thành viên trong ban giámkhảo. Những thành viên này tuyển chọn

Page 218: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trong số henlanôđích, có khi là toàn bộsố henlanôđích.

Ngay từ đêm trước nhữnghenlanôđích trong ban giám khảo đã phảilàm lễ thề nguyền trước bàn thờ thần Dớtlà sẽ điều khiển, giám định các cuộc thiđấu với tinh thần vô tư, trung thực vàthượng võ. Trong y phục đỏ thẫm, đầuđội một vòng hoa, những henlanôđíchđứng lên với một niềm tự hào cao cả rồixếp hàng đi diễu hành quanh sân vậnđộng chào khán giả. Tiếp đến lễ thềnguyền và cuộc diễu hành của các đoànvận động viên. Sân vận động được xâydựng ở phía đông thành slanhpi, tiếng HyLạp gọi là "xtađiông". Điều làm chochúng ta ngạc nhiên và khâm phục là sânvận động của Hy Lạp cổ đẽi đã có một

Page 219: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quá mô khá rộng lớn và hơn nữa lại làmột công trình kiến trúc đẹp đẽ. Nó cóthể chứa được tới 50.000 người, chỗngồi xây bằng đá hoa cương. Riêng vũđài cho các lực sĩ thi đấu cũng có mộtdiện tích khá rộng: 213m x 29m. Cầnphải nói thêm: trong đô thành slanhpi còncó một khu vực dành riêng làm nơi tậpluyện cho các lực sĩ. ở đây ngoài sân bãicòn có những căn phòng để luyện tậpnhững môn không cần phải có một khônggian rộng, có phòng nghỉ, phòng tắm,phòng vệ sinh...

Và ngay cạnh: Stadion, tiếng LaTinh: stadium, tiếng Pháp: stade. khu vựctập luyện này là khu nhà ở cho các vậnđộng viên từ bốn phương tới tập huấntrước khi bước vào thi đấu trong ngày

Page 220: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hội. Lúc đầu các môn thi chưa phongphú, mới chỉ có môn thi chạy, cự lá vàchiều dài của xtađiông, sân vận động,theo người Hy Lạp bằng 600 lần chiềudài của bàn chân người anh hùngHêraclex, tính ra ngày nay là 197,27 mét.Từ Hội lần thứ XIV môn chạy xtađiông(cự lá ngắn) 197,27 mét được tăng gấpđôi trở thành môn chạy dài. Hội lần thứXV thêm môn chạy đường dài lúc đầubằng 8 lần xtađiông, đến các lần Hội sautăng lên 10, rồi 12 và cuối cùng là 24.Hội lần thứ XVIII đưa vào thi đấu nămmôn phối hợp: chạy, nhảy, vật (palê),ném đĩa, phóng lao. Hội lần thứ XVIIIđưa vào môn đấu quyền (pugmê pugilat).Hội lần thứ XXV đưa vào môn thi xe tứmã (quadige) và môn păngcrat (pancrate,

Page 221: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

pankration), một môn võ kết hợp giữavật với quyền. Hội lần thứ XXVII tổchức một giải riêng cho các thiếu niên.Hội lần thứ LXV đưa vào môn chạy vũtrang. Từ thế kỷ V trước Công nguyênthêm tiết mục các nhà thơ biểu diễn cáctác phẩm của mình. Môn thi xe tứ mã vàthi ngựa tiến hành vào ngày cuối cùng,thường chỉ những công dân giàu có mớicó điều kiện tham dự. Tuy nhiên, hộichấp nhận cả trường hợp người dự thithuê ngựa và xe, thuê cả vận động viênđiều khiển xe. Đương nhiên các môn thiđấu trong Hội slanhpich ngày xưa khôngphải chỉ có thế. Còn có những môn như"cử tạ" mà ngày xưa là cử một tảng đálớn, nhảy dài, nâng "tạ" nhảy ba bước

v.v... Ngày cuối cùng: lễ bế mạc.

Page 222: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Một đám rước dẫn đầu là mười hai vịHenlanôđich, tiếp sau là những lực sĩđoạt giải mà người Hy Lạp xưa gọi làslanhpiônich (Olámpionique), các viêntư tế, các quan chức trong bộ máy chínhquyền, đi đến bàn thờ các vị thần làm lễhiến tế tạ ơn. Các slanhpiônich được cửra dâng lễ. Sau đó đám rước tiến về dinhthự-nơi ở và làm việc của các quan chứccao cấp trong bộ máy chính quyền. Tạiđây chính quyền mở tiệc chiêu đãi trọngthể mừng Hội slanhpich kết thúc thắnglợi.

Những slanhpiônich, trong ngày kếtthúc, được các Henlanôđich đội lên đầumột vòng hoa (lá) slivơ cắt ra từ nhữngcây slivơ thiêng liêng trong khu vực đềnthờ các vị thần. Đặc biệt có những cành

Page 223: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ôlivơ được cắt bằng những con dao vàngđể tặng riêng cho những slanhpiônichthiếu niên và gửi về tặng gia đình của"chú" slanhpiônich đó. Ngoài vòng hoaslivơ, những slanhpiônich còn được traotặng một cành cọ. Những vận động viênnào đoạt được ba giải nhất trong ba mônthi đấu ở một kỳ hội thì được chínhquyền tạc tượng đặt ở khu vực slanhpi.Tên tuổi của lực sĩ đó, quê hương, têncha, được long trọng đọc nhiều lần chocác khán giả biết, được khắc vào dướichân tượng, hoặc bia đá, bia đồng để làmtài liệu lưu trữ và kỷ niệm. Trong bữatiệc chen vào giữa những tuần rượu nhothơm ngon nổi tiếng đưa từ đảo Lexbôxtới và trong làn khói thuốc thơm ngạtngào, sản phẩm danh tiếng của xứ

Page 224: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Texxali... là tiếng ca hát của đội đồng ca,tiếng ngâm thơ trầm bổng của các thi sĩ,tiếng đọc văn hùng hồn của những nhàhùng biện. Người ta chúc tụng nhau, traođổi kinh nghiệm và hứa hẹn gặp nhautrong kỳ hội tới. Những thành bang cólực sĩ đoạt được danh hiệu slanhpiônichtổ chức một lễ rước đoàn lực sĩ của mìnhvề rất trọng thể, đi đầu là nhữngslanhpiônich. Đám rước khi về tới thànhbang liền đi thẳng tới ngôi đền thờ vịthần bảo hộ và đích thân nhữngslanhpiônich được vinh dự dâng vònghoa chiến thắng lên bàn thờ.

Sau đó là "liên hoan" chào mừngnhững người chiến thắng. Có những thànhbang trao giải thưởng bằng tiền chonhững lực sĩ đoạt giải. Những

Page 225: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

slanhpiônich được chính quyền ban chonhững sự ưu đãi đặc biệt: được miễn trừcác nghĩa vụ đóng góp, được dành chonhững vị trí danh dự trong các nghi lễhội hè của thành bang, ở một số thànhbang những slanhpiônich thiếu niên cũngđược hưởng quyền ưu đãi ưu tiên nhưngười lớn.

Trong thời gian mở Hội slanhpichcũng đồng thời mở luôn hội chợ cho toànnước Hy Lạp. Thương nhân của cácthành bang đang có mối thù địch, nạnnhân của chính sách "cấm vận", nhân dịphội chợ này có thể ký kết những hợpđồng mua bán mà họ có thể thanh toánvới nhau trong kỳ Hội slanhpich sau.Những cuộc khai quật khảo cổ học ởslanhpi vào những năm 1890-1897 và

Page 226: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

1936-1941 cho chúng ta một hình ảnhtương đối cụ thể về khu vực tổ chức Hộislanhpich. Người ta tìm thấy quãng 130bức tượng, 13.000 đồ đồng, 10 bia đồngvà... đặc biệt quan trọng hơn nữa, ngườita đã tìm thấy ngôi đền thờ thần Dớt, mộtcông trình kiến trúc nổi tiếng do Libôngxây dựng. Người ta cũng tìm thấy dấuvết, di vật của đền thờ người anh hùngPêlôp xây dựng vào khoảng cuối thiênniên kỷ II trước Công nguyên. Trong sốnhững bức tượng tìm được có bức tượngHermex và chú bé Điônidôx củaPraditen, bức Dớt slanhpiêng củaPhiđiax. Quanh khu vực tổ chức hội làmột cánh rừng thưa nhỏ, được trồng đểlàm hàng rào. Nơi đây dựng đền thờ cácvị thần. Lớn nhất là đền thờ thần Dớt.

Page 227: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ngoài ra còn có những hành lang vớinhững hàng cột bằng đá cẩm thạch, tượngcác lực sĩ do các thành bang góp cônggóp của để trang trí cho khu vực thiêngliêng này. Toàn bộ khu vực slanhpi đượccác thành bang nhất trí quyết định là nơibất Libon (quãng sau 486 trước Côngnguyên), nhà kiến trúc danh tiếng.Praxitèle (quãng 390-330 trước Côngnguyên), nhà điêu khắc danh tiếng.Phidias (quãng 490-431 trước Côngnguyên), nhà điêu khắc vĩ đại. khả xâmphạm, là tài sản thiêng liêng của toàn đấtnước Hy Lạp mà các thành bang có nghĩavụ phải bảo vệ và làm cho nó ngày càngđẹp đẽ hơn lên. Từ lần mở hội đầu tiênnăm 776 trước Công nguyên (thế kỷ VIII)ảnh hưởng của Hội slanhpich dần tỏa

Page 228: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

rộng và dần thu hút các thành bang trênđất Hy Lạp tham dự.

Cho đến thế kỷ VII trước Côngnguyên thì slanhpich đã là nơi tụ hội củacả thế giới Hy Lạp. slanhpi lúc đầu chỉlà một khu đất thánh nhỏ hẹp sau dần trởthành một trung tâm văn hóa và tôn giáo,chính trị và xã hội của thế giới Hy Lạp.Bức tượng thần Dớt bằng vàng của nhàđiêu khắc đẽi tài Phiđiax sau cuộc chiếntranh Hy Lạp -Perx (Ba Tư) lần thứ hai(480-449 trước Công nguyên) đượcthành bang Aten hiến cho trung tâm vănhóa -tôn giáo slanhpi. Những ngườiXiraquádơ hiến một kho vàng (380 trướcCông nguyên). Thành bang Xpart dângmột chiếc khiên vàng cho thần Dớt (458trước Công nguyên) và v.v... Đương

Page 229: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhiên những sự cam kết của các thànhbang đối với khu vực đất thánh này khómà có giá trị vững chắc. Lịch sử biếnđổi, những lời cam kết cũng biến đổitheo. Năm 364 trước Công nguyên,những người Arcađi đem quân đánhchiếm slanhpi. Sau đó là thời kỳMakêđoan thống trị toàn đất nước HyLạp (từ 337 trước Công nguyên) và tiếptheo là Đế quốc La Mã (từ 200 trướcCông nguyên). Trong những thời kỳ đentối đó, Hội slanhpich vẫn được tổ chứcnhưng ý nghĩa xã hội -chính trị của nókhông còn như trước. Dưới sự thống trịcủa Đế quốc La Mã, một loại công chúngmới với thị hiếu mới ra đời. Hộislanhpich không còn sức thu hút và hấpdẫn như xưa. Những cuộc đấu võ đẫm

Page 230: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

máu giữa hai võ sĩ (gladiateur), giữa hainhóm võ sĩ, giữa người và ác thú trởthành Syracuse, một thành bang trên đảoXicile thuộc địa của Hy Lạp. Niềm vuilớn của thế giới quý tộc La Mã và đámbinh sĩ "tứ chiếng" của các đơn vị lêdương. Theo lệnh của hoàng đế NêrôngHội slanhpich phải tổ chức thêm môn thiđấu... thơ! Vị hoàng đế tàn bạo này đãtừng đích thân tham dự hội và ra lệnh xâyđền thờ Antix. Từ triều đẽi củaHađriêng... slanhpich bắt đầu suy tàn.Năm 394 sau Công nguyên, hoàng đế LaMã Têôđodơ I ra lệnh bãi bỏ Hộislanhpich, coi nó là một tàn dư của đathần giáo cổ đẽi cần phải tiêu diệt đểgiành chiến thắng cho Thiên Chúa giáolúc đó mới ra đời. Tiếp đến năm 426,

Page 231: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hoàng đế Têôđodơ II ra lệnh đốt toàn bộkhu vực slanhpi. Sau đó những trận độngđất xảy ra vào năm 521-522 phá hủy nốtnhững công trình văn hóa nghệ thuật ởkhu vực này. Về tục chạy tiếp sức truyềnngọn lửa thiêng về đốt ở sân vận động,khai mạc cho ngày hội, chúng ta không rõcó từ kỳ hội năm nào. Nhưng nguồn gốccủa tục lệ đó là ở Hội Panatênê ở vùngđồng bằng Attích, nơi có thành bangAten. ở Attích, sau nữ thần Atêna, vị thầnbảo hộ cho vùng này, được thờ cúng phổbiến là đến hai vị thần Prômêtê vàHêphaixtôx. Nhân dân coi hai vị thần nàynhư là những vị thần đã khai hóa cho họ,ban cho họ ngọn lửa hồng, dạy họ biếtbao nghề: rèn, đúc, mộc, gốm v.v...

Vì thế trong ngày Hội Panatênê, bên

Page 232: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cạnh những môn thi đấu như đua ngựa,đua xe ngựa, đua thuyền là phần rất quantrọng của Hội còn có một cuộc thi chạytruyền đuốc tiếp sức vào ban đêm màtiếng Hy Lạp gọi là Lampadédromie vớiý nghĩa tượng trưng truyền ngọn lửa củaPrômêtê và Hêphaixtôx. Chỉ những thiếusinh quân Néron (37-68 sau Côngnguyên) cầm quyền từ 54-68 là một bạochúa đã giết anh, giết mẹ, giết vợ, đốtkinh thành Rôma, khủng bố tín đồ ThiênChúa giáo. Hadrien hoặc Adrien (76-132 sau Công nguyên) cầm quyền từ 117-138. Théodose I (346 hoặc 374-395)cầm quyền từ 379- 395). Théodose II(401-450) cầm quyền từ 408-450.(éphèbe) mới được tham dự cuộc thi này.Xuất phát từ khu rừng nhỏ thiêng liêng

Page 233: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Acađêmi, nơi yên nghỉ của người anhhùng Acađêmôx, các thiếu sinh quânchâm ngọn lửa hồng vào đuốc và truyềnnhau, tiếp sức chạy về Aten. Năm 1894,theo sáng kiến của một nhà hoạt động xãhội người Pháp, Pieđơ Cubertanh (Pierrede Coubertin 1863-1937) các nước cửđẽi diện đến họp ở Paris để bàn về việckhôi phục lại Hội slanhpich. Cuộc họpquyết định thành lập ủy ban slanhpich thếgiới và tổ chức Hội slanhpich lần thứ I ởHy Lạp. Năm 1913, các nước đã nhất trílấy biểu trưng của Hội slanhpich là hìnhvẽ năm vòng tròn gắn vào nhau (ba trên,hai dưới với các màu sắc: xanh da trời(châu âu), vàng (châu á), đen (châu Phi),xanh lá mạ (châu úc), đỏ (châu Mỹ),khẩu hiệu của Hội slanhpich là: Nhanh

Page 234: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hơn nữa. Cao hơn nữa. Mạnh hơn nữa.(tiếng La-tinh: Citius, Altius, Fortius).

Cuộc họp cũng đã xác định bài cachính thức của Hội. Năm 1898, sau 1502năm bị gián đoạn, Hội slanhpich lần thứI của thời hiện đẽi khai mạc tại Aten, thủđô của đất nước đã khai sinh ra nó. Từđó trở đi cứ bốn năm một lần, Hộislanhpich luân phiên được mở ở từngnước trên thế giới với tinh thần hòa bìnhvà hữu nghị. Để nhấn mạnh đến tinh thầnnày và mối liên hệ, thừa kế một truyềnthống văn hiến của người Hy Lạp cổ củanhân loại, nhân loại tổ chức lễ châmđuốc, lấy ngọn lửa hồng từ đất nước HyLạp truyền nhau chạy tiếp sức về nơi sẽdiễn ra các cuộc thi đấu để làm lễ khaimạc. Với sự phát triển của nền văn minh

Page 235: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hiện đẽi, nội dung thi đấu của Hộislanhpich ngày càng phong phú với nhiềumôn thể dục thể thao mà xưa kia ngườiHy Lạp chưa hề biết đến. Ngày nay, danhtừ slámpique hoặc slámpiade được thếgiới sử dụng như một danh từ chung chỉnhững hội lớn thi đấu thể dục thể thaotrong một nước hoặc nhiều nước trướcmột khu vực. Người ta còn sử dụng cảdanh từ spartakiade. Mở rộng nghĩa hơnnữa slympique, slimpiade, còn chỉ mộtcuộc thi đấu quốc tế. Thí dụ: JeuxOlympiqueséchquéens thi đấu quốc tế cờvua, International Mathématic Olympic(I. M. O): thi đấu toán quốc tế.

Page 236: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

NỮ THẦN HÊRANữ thần Hêra vĩ đại, vợ của vị thần

tối cao Dớt, là vị nữ thần của hôn nhânvà gia đình. Nàng bảo vệ cho hạnh phúccủa những đại lứa đã gắn bó với nhaubằng lễ kết hôn, trông nom và săn sócđến việc sinh nở con cái của những đạivợ chồng để có thế hệ sau nối tiếp thế hệtrước, đời đời bất diệt. Nàng lại là vịthần bảo vệ cho những bà mẹ vừa mớisinh nở và những trẻ sơ sinh mới cấttiếng khóc chào đời sao cho, nói nhưngười Việt Nam chúng ta là được mẹtròn con vuông. Người Hy Lạp xưa kiathường cầu khẩn Hêra phù hộ cho gia

Page 237: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đình được đầm ấm, nhiều con đông cháu.Hêra là con của Tităng Crônôx vàTitaniđ Rêa, là chị ruột của thần Dớt.Sau khi Dớt cho Crônôx uống liều thuốctiên để Crônôx phải nhả các anh, các chịcủa mình ra thì Hêra được mẹ đưa đi đếnmột nơi xa biệt tích biệt tăm, giao chothần skêanôx và nữ thần Têtix nuôi hộ.Hêra sống xa thế giới slanhpơ trong mộtthời gian khá dài, chẳng rõ là mấy chục,mấy trăm năm. Thần Dớt đã đến tìm nàngvà hai người cưới nhau, thành vợ thànhchồng từ đấy. Từ đó nữ thần Hêra trởthành vị nữ thần có uy quyền to lớn nhưthần Dớt, vị nữ thần cai quản các vị thần,kể cả nam thần và loài người. Đám cướicủa họ diễn ra rất trọng thể trên thiênđình bởi vì đây không phải là đám cưới

Page 238: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của một vị thần như trăm ngàn vị thầnkhác mà là của vị thần tối cao, cầm đầucác vị thần. Trong những tặng phẩm củacác vị thần "cấp dưới" anh em, bè bạnđem đến mừng hạnh phúc của đại vợchồng mới, có tặng phẩm của nữ thần ĐấtMẹ Gaia, là quý nhất. Đó là một vườncây thơ mộng trong đó có những cây táocó quả vàng ở mãi tận miền cực tây củađất. Nữ thần Hêra giao cho ba chị em nữthần Hexpêriđ trông coi, vì thế người tathường gọi là vườn táo Hexpêriđ. Cácnữ thần Hơr và Irix luôn luôn theo hầubên Hêra. Họ mặc cho nàng những bộ áođẹp nhất do bàn tay khéo léo của nữ thầnAtêna dệt để tặng vị nữ thần tối cao.Hêra đẹp lộng lẫy, uy nghiêm, có đại mắtbò cái và cánh tay trắng muốt, phong thái

Page 239: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đường bệ, kiêu kỳ. Sắc đẹp của nàng đãkhiến cho tên Ghigăngtôx -Đại khổng lồ,tên là Porphiriông mê cảm. Trong cuộcgiao tranh với Dớt, chính tên này đã hôhào đám lâu la dưới trướng của hắn xếpchồng những quả núi lên để hắn leo vàongọn slanhpơ bắt cóc Hêra. May thayPorphiriông chưa kịp làm nhục Hêra thìDớt đã kịp thời trông thấy. Và như đã kể,thần Dớt và người anh hùng Hêraclex kịpthời kết liễu tên loạn tặc, cứu thoát Hêra.Chưa hết, một vị vua của những ngườiLapit, tên là Ixiông (Ixion) cũng lại bịdục vọng làm cho mất trí, định ve vãnHêra. Nhưng làm sao một người trần lạicó thể lên trên thiên đình gặp được Hêra,chiêm ngưỡng dung nhan của nữ thần màđem lòng tơ tưởng, mưu tính một vụ

Page 240: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quáến rũ, ái ân? Nguyên do là như thếnày: Ixiông là một con người bội bạc. Ycưới nàng Dina, con của nhà vua Điênôlàm vợ. Trước khi cưới, y hứa với bố vợsẽ đem đáp lễ bằng những tặng vật quýgiá, hậu hĩ. Nhưng khi cưới được vợ rồithì y vỗ tuột. Hơn thế nữa, cái tên bộiước này lại giết luôn cả bố vợ và vứt xácông vào một cái hố. Tôi ác của y thật tàytrời, vừa là một kẻ bộ ước vừa là tên sátnhân, can tội giết người khá thân thiết đốivới y. Không một viên tư tế nào dám làmlễ cầu xin các vị thần tha tội cho y.Ixiông chỉ còn cách trực tiếp cầu khấnthần Dớt.

Tuy Dớt nổi tiếng là một vị thầnnghiêm khắc song không phải trái timthần chỉ biết có những chuyện trừng phạt,

Page 241: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giáng tai họa mà không hề biết xúc động,tha thứ. Những giọt nước mắt hối hận củaIxiông đã khiến thần Dớt động mối từtâm. Và thật là một chuyện hiếm có, Dớtcho Ixiông lên cung điện slanhpơ, cho yđược uống rượu thánh và ăn những thứcăn thần để y trở thành bất tử. Ngờ đâu cáicon người bội bạc này chứng nào vẫn tậtấy. Ixiông ở thiên đình, được gặp Hêra,trò chuyện với Hêra và mưu tính mộtchuyện bỉ ổi. Biết rõ ý đồ bẩn thỉu củaIxiông, Dớt lấy một đám mây tạo ra mộtngười phụ nữ giống hệt vợ mình. Tênđám mây này là Nêphêlê (Néphélée).Ixiông đã tư thông với đám mây Nêphêlêmà cứ tưởng rằng mình đã chinh phụcđược Hêra. Và kết quả là, Nêphêlê đãsinh ra cho chàng Ixiông những đứa con

Page 242: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nửa người nửa ngựa mà người xưa gọi làXăngtor (Centaure). Thần Dớt giao choHermex trừng phạt tên khốn nạn đó.Hermex buộc căng Ixiông vào một cáibánh xe nhưng không phải buộc bằng dâymà là buộc bằng những con rắn rồi tốngxuống địa ngục Tartar. ở dưới đó, bánhxe cứ lăn đi, lăn mãi không khi nào dừng.Nhưng còn Dớt thì lại không chung thủyvới Hêra. Thần đã làm cho Hêra biếtbao lần điên đầu sôi máu vì những cuộctình duyên của thần với những thiếu nữnày, nữ thần khác. Cảnh gia đình của vịnữ thần bảo vệ cho hạnh phúc và sự ấmcúng gia đình lại chẳng lấy gì làm hạnhphúc và ấm cúng cho lắm. Không thể trảthù Dớt được, Hêra chỉ còn cách trút tấtcả "máu ghen" của mình xuống những

Page 243: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đứa con kết quả của những cuộc "ngoạitình" của Dớt hoặc vào bản thân tìnhnhân của Dớt như: Điônidôx, Iô... Đã cólần vì quá bực tức với Dớt, Hêra mưutính với Pôdêiđông và Atêna bắt Dớtxiềng lại để cho Dớt khỏi lẻn xuống trần.Nhưng mưu đồ của họ bị nữ thần Thêtixbiết. Để bảo vệ cho Dớt, nữ thần cho gọingay quỷ thần Hêcatôngkhia tới, tênBriarê, đến ngồi bên Dớt. Do đó mưu đồcủa Hêra không thực hiện được. Trả đũalại, Dớt lấy một dây xích vàng trói Hêralại treo lơ lửng giữa trời. Thật là mộtcảnh tượng man rợ hết chỗ nói! Tóc Hêrabị buộc vào một cái đinh móc câu, đinhnày Dớt đóng vào đám mây.

Còn đại cánh tay trắng muốt của nàngbị trói chặt, hai chân bị xiềng vào hai cái

Page 244: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đe. Tình cảnh rất đỗi thương tâm. Các vịthần trông thấy muốn đến cởi trói choHêra nhưng lại rất sợ thần Dớt, nên rútcuộc chẳng ai dám bén mảng đến gần chỗHêra bị trói và cũng chẳng ai dámkhuyên can thần Dớt lấy nửa lời. Củađáng tội thì Hêra cũng chẳng phải là vịnữ thần hiền thảo gì. Tính nết Hêra cũngđáo để dữ dội như chồng. Nàng lại haymè nheo, rỉa rói chồng cho nên Dớt đãđại ba lần uất quá, sốt tiết lên vì cái thóilắm điều, đay nghiến, chì chiết của vợmà... mà cho nàng mấy cái bạt tai! Saunày mỗi khi Hêra nổi chứng là Dớt lạinhắc lại cái vụ nàng bị trói, hoặcHêphaixtôx nhắc lại cho mẹ biết cái lầnbị bố giận vung tay lên... Nhờ đó Hêramới dịu giọng mà làm lành với Dớt.

Page 245: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hêra sinh với Dớt được bốn mặt con:hai trai, hai gái. Trai là các thần Arex vàHêphaixtôx, gái là các nữ thần Hêbê vàIlithi (Iláthie). Hêbê, như trên đã kể, ởcung điện slanhpơ lo việc dâng rượuthánh và các thức ăn thần trong nhữngbữa tiệc. Ilithi là nữ thần của sự sinh nở,theo cách nói của chúng ta ngày nay lànữ thần Hộ Sinh. Nàng thường được theomẹ xuống trần giúp các bà mẹ "vượt cạn"cho được dễ dàng. Người xưa hình dungnữ thần Ilithi là một thiếu nữ mặc mộttấm áo choàng trùm kín đầu, nhưng haicánh tay để trần, một tay cầm một bóđuốc giơ cao tượng trưng cho một cuộcsống vừa mới ra đời dưới ánh sáng, hoặcngọn đuốc đang cháy tượng trưng cho sựbắt đầu của một cuộc sống mới. Cũng

Page 246: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

như chồng, Hêra có thể dồn mây mù, nổigiông tố, sấm sét. Nàng ngồi trên ngaivàng cạnh thần Dớt, tay cầm cây vươngtrượng, đầu đội vương miện, tấm khănlụa mỏng trùm che lên mặt tượng trưngcho lễ kết hôn. Đôi khi Hêra cầm trongtay một quả lựu, vật tượng trưng cho sựmắn đẻ, đông con. Một con công xòeđuôi múa dưới chân nàng. Có hẳn một cỗxe do hai con thần mã kéo, làm toàn bằngđồng đỏ rực và vàng óng ánh dành riêngcho nàng để nàng đi du ngoạn đây đó vàthường là đưa nàng xuống trần can thiệpvào những công việc của người trần thếvà theo dõi hành tung của Dớt.

Page 247: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

HÊRA VÀ IÔNhư ta đã biết, Hêra thường phải

chịu nhiều đau khổ, tức giận đến phátđiên lên về cái tính "bướm ong" của Dớt,nói thẳng ra là cái thói đa tình hiếu sắchay lăng nhăng, chẳng đúng với tư cáchcủa một vị thần tối cao cai quản thế giớithần linh và loài người. Còn Hêra vì làmột vị nữ thần bảo vệ cho hôn nhân vàhạnh phúc gia đình, cho nên nàng khôngthể nào chấp nhận được những cuộc tìnhduyên của Dớt, những cuộc tình duyênngoài hôn nhân và làm tổn thương đếnhạnh phúc gia đình. Hêra đã từng trừngphạt những "người yêu" của Dớt, đã từng

Page 248: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đánh ghen nhiều vụ mà tiếng để đến đờisau. Trong những vụ đánh ghen đó phảikể đến vụ đánh ghen với nàng Iô. Iô làcon gái của thần Sông Inacôx, vua củađất Argôx. Nàng có một sắc đẹp mànhững người thiếu nữ cùng độ tuổi vớinàng ít người có được. Tiếng lành đồnxa, tiếng dữ đồn xa, tiếng đất Argôx cóngười con gái đẹp bay đến tai thần Dớt.Và thế là từ đó trở đi đêm đêm nhữnggiấc ngủ của Iô bị xáo trộn bởi nhữngcơn mộng, không phải những cơn ácmộng mà là những cơn "tình ái mộng". Iôthường nằm mộng thấy một chàng traiđến nói với nàng những lời ái ân tình tứ.

Chàng trai đó trách yêu nàng đã giamhãm tuổi xuân trong khuê phòng bưng bítmà nhẽ ra với sắc đẹp của nàng, nàng có

Page 249: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thể và phải tìm được một người chồngxứng đáng. Kỳ quái hơn nữa là chàng traiđó lại nói, chính thần Dớt đã xúc độngđến mê mẩn tâm thần vì sắc đẹp của nàngvà muốn được gặp nàng để bày tỏ nhữngtình cảm ngưỡng mộ và sủng ái, và...và... xin nàng hãy đi về cánh đồng cỏ bênbờ hồ Lernơ để thần Dớt được chiêmngưỡng dung nhan của nàng cho thỏalòng bấy lâu khao khát. Những cơn mộngnhư thế đêm nào cũng đến, lặp đi lặp lại,trong giấc ngủ của người thiếu nữ Iô. Iôthấy phải kể hết cho vua cha nghe để tínhbề định liệu, nếu không thì những cơnmộng ấy cứ ám ảnh mãi suốt đêm nàyqua đêm khác. Và như vậy chẳng phải làmột niềm vui sướng gì cho cam, ngượclại là một tai họa khủng khiếp. Nhà vua

Page 250: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Inacôx bèn cho người đến các đền thờĐenphơ và Đôđôn để cầu xin một lời chỉdẫn, đúng như lời hò hẹn trong mộng thìthần Dớt sẽ giáng sét tiêu diệt sạch giốngnòi Inacôx. Có ai ngờ sinh con gái đẹplại là một tai họa. Inacôx chỉ còn cáchđuổi Iô đi. Còn Iô để cứu giống nòi khỏitai họa, tất phải chấp nhận lời hò hẹn củathần Dớt. Về phía thần Dớt như vậy làước sao được vậy. Chỉ còn việc làm saođi thoát khỏi con mắt tinh quái của Hêralà trọn vẹn. Dớt nghĩ ra một cách để chegiấu cuộc tình duyên vụng trộm này. Thầncho một đám mây cực kỳ dày đặc, cực kỳtối đen bao phủ lấy mặt đất khiến chobầu trời u ám, tối mịt như đêm. ở trênthiên đình, Hêra dẫu có tinh tường đếnmấy cũng không thể nhìn xuyên thấu qua

Page 251: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những đám mây đen dày đặc. Dớt có thểhoàn toàn yên tâm để dốc bầu tâm sự vớiIô. Nhưng Hêra chẳng phải ngườithường. Nàng thấy trời đất tối sầm, mâyđen dày đặc kéo đến nhanh chóng khácthường là sinh nghi ngay. Nàng bèn đitìm Dớt. Tìm khắp cung điện slanhpơcũng như mọi nơi, mọi chốn ở bầu trờikhông đâu thấy Dớt, Hêra hiểu ra ngaysự thật. Nàng vội vã xuống trần và khôngquên ra lệnh cho những đám mây đen dàyđặc phải tan biến đi ngay tức khắc.Nhưng Dớt, mặc dù say đắm trong cuộctình ái, vẫn không quên để ý đến ngoạicảnh. Và khi Hêra xuống gặp Dớt, thìthấy Dớt đang đứng bên một con bò cáitrắng muốt, đẹp đẽ vô ngần. Đó chính làIô mà Dớt đã kịp thời biến hình nàng để

Page 252: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phi tang, chối biến với Hêra. Làm bộ tựnhiên, Dớt nói với Hêra là chưa từngbao giờ trông thấy một con bò cái đẹp đẽđến như thế, dường như con bò này mớitừ dưới đất hiện lên. Hêra tươi tỉnh, tánthưởng lời khen của Dớt và nàng càng tỏra đặc biệt thích thú trước một con bòcái xinh đẹp, kỳ diệu như thế. Nàng vuốtve, âu yếm con bò. Nàng ngỏ ý muốn xinDớt con bò. Thật khó xử cho Dớt. Từchối ư? - Thế thì chẳng khác gì thú nhậntội lỗi. Một tặng vật tầm thường như thếmà không dám ban cho vợ thì... Dớt đànhphải chiều vợ, cho vợ con bò cái trắng.Hêra buộc Dớt phải cho nàng con bò cáitrắng. Câu chuyện tưởng đến đó là xong.Nhưng chưa xong. Để ngăn cản khôngcho Dớt tìm gặp lại con bò xinh đẹp mà

Page 253: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hêra biết thế nào Dớt cũng tìm đủ mọicách để gặp lại, nàng giao cho một gianhân tâm phúc, tin cẩn canh giữ. Có thểnói trên đời này khó mà tìm được mộtngười nào canh giữ cẩn thận chắc chắnhơn. Đây không phải là một ngườithường mà là một người khổng lồ có mộttrăm mắt. Tên hắn là Arguyx. Vì có mộttrăm mắt trên khắp người nên khi Arguyxngủ thì không bao giờ ngủ hết, chỉ cầnngủ có 50 mắt thôi là đủ. Còn 50 mắt kiathức để canh giữ. Khó ai bén mảng đượcđến gần chỗ Arguyx. Chính nhờ sự tỉnhtáo thường xuyên như thế nên Arguyx đãtừng lập được một chiến công lừng lẫy.Dạo ấy không rõ Arguyx được các vịthần giao cho nhiệm vụ canh giữ báu vậtgì hay có lẽ sau chiến công giết chết con

Page 254: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bò tót, bò rừng hung dữ thường hay vềtàn phá hoa màu ở vùng đồng bằngArgôliđ mà quái vật khiđna nửa đàn bà,nửa rắn muốn thử sức với Arguyx,khiđna lợi dụng lúc Arguyx ngủ, mò đếngần định giáng cho một đòn phủ đầu, nếukhông kết liễu cuộc đời gã khổng lồ thìcũng cho hắn không gượng được mà đánhtrả. Và đòn thứ hai là xong, cùng lắm chỉđến đòn thứ ba. Nhưng khiđna có biếtđâu Arguyx chỉ ngủ có một nửa số mắt.Vừa mon men đến gần Arguyx, khiđnachưa kịp hành động thì đã bị Arguyx chomột nhát kiếm đứt đại người. Giao choArguyx canh giữ con bò cái trắng muốtIô, nữ thần Hêra tin chắc rằng Dớt khôngcó cách gì mà đến gần Iô được, Dớt lạicàng không thể dùng bất cứ một vị thần

Page 255: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nào để đánh tháo cho Iô. Bởi vì hễ cómột dấu hiệu gì khả nghi là Arguyx cóthể báo ngay cho Hêra biết. Dớt giao chothần Hermex nhiệm vụ giải thoát con bòcái trắng xinh đẹp. Với đại dép thần cócánh Hermex nhanh chóng bay xuốngngọn núi mà Arguyx đang canh giữ conbò. Thần cải trang thần một chàng trainông dân vừa đi vừa thổi sáo, nhữngtiếng sáo du dương, véo von, réo rắt bayđến như rót vào tai gã khổng lồ. ThấyArguyx có vẻ say mê, lắng nghe tiếngsáo, Arguyạ, Argoạ. Còn có tên là"Panoptèạ” nghĩa là "người nhìn thấyhết" (celui qui voit tout). Hermex mớitiến lại gần. "... Một anh chàng thổi sáo,thật chẳng có gì đáng ngại..."

Arguyx nghĩ thế và cất tiếng gọi:

Page 256: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

- Này anh bạn! Làm sao mà anh lạicứ phải vừa đi vừa thổi thế kia? Lại đây,ngồi xuống tảng đá này dưới bóng râmmà thổi lại không hơn à? Hermex đếnngồi bên Arguyx. Chàng nghiêng đầu saysưa thổi vào ống sáo những âm thanhtrầm bổng man mác lòng người. Nhữngngón tay của chàng nhảy múa trên chiếcống sáo như những người trần thế saysưa nhảy múa trong những ngày hội tế lễthần linh. Gã khổng lồ Arguyx nghe nhưuống lấy từng âm thanh, mắt lim dim thảhồn phiêu diêu theo tiếng sáo bay đitrong gió rừng hiu hiu, xào xạc. Và rồiArguyx ngủ lúc nào không biết, ngủ cảmột trăm con mắt. Hermex kết liễu cuộcđời gã khổng lồ một cách dễ dàng và giảithoát cho Iô, con bò cái trắng xinh đẹp,

Page 257: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

người bạn tình của Dớt. Có chuyện lạikể. Hermex có chiếc đũa thần, nhờ nó khingồi bên Arguyx thổi sáo, chàng đã làmcho Arguyx ngủ say như chết chỉ bằngmột động tác lướt nhẹ đũa trên người.Cảm thương người đầy tớ trung thành tâmphúc, nữ thần Hêra lấy những con mắtcủa Arguyx đính vào đuôi con công vàcho con vật này theo hầu bên nàng để lưugiữ lại kỷ niệm về một người đầy tớhiếm có trên thế gian này.

Ngày nay trong văn học thế giới,Arguyx trở thành một danh từ chung chỉngười sáng suốt, nhìn xa trông rộng, cótinh thần cảnh giác cao hoặc một ngườibảo vệ, canh gác rất nghiêm ngặt, chặtchẽ. Mở rộng nghĩa Arguyx còn chỉngười soi mói, kẻ làm nghề chỉ điểm,

Page 258: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

gián điệp hoặc một người quá ư cẩn thận,quá cảnh giác nghiêm ngặt. "MắtArguyx" (hoặc Argôx) là một thành ngữtrong văn học Pháp chỉ một cách nhìnthấu đáo bao quát được toàn bộ sự kiện.Một chuyện khác kể, thật ra thì thần Dớtkhông biết đến Iô. Nhờ có nàng Inhxơ(Inx) con của thần Păng và nữ thần khô,môi giới nên mới sinh chuyện. NàngInhxơ mách cho Dớt biết ở đất Argôx cóngười thiếu nữ xinh đẹp khác thường.Inhxơ mách cho thần Dớt uống một thứnước bùa mê khiến sau khi uống xongDớt thương nhớ Iô đến bồn chồn, khắckhoải. Sau này Hêra biết chuyện, trừngphạt Inhxơ biến nàng thành một con chim,có người nói biến nàng thành một bứctượng đá. Iô được giải thoát khỏi sự canh

Page 259: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giữ của Arguyx. Nhưng số phận nàngchưa hết gian truân. Nữ thần Hêra saimột con ruồi trâu bám riết trên thân thểnàng luôn luôn dùng vòi sắc nhọn châmđốt khiến cho Iô đau đớn khôn xiết, lồnglộn điên cuồng chạy hết nơi này đến nơikhác. Nàng đã từ đất Argôx đi ngược lênphía Bắc tới cao nguyên Đôđôn, rồi lạichạy theo ven biển phía tây Hy Lạp thuộcvùng biển Rêa đi ngược mãi lên tới vùnghoang dại thuộc xứ Xkit và gặp Prômêtêtrong cảnh bị xiềng xích, bị đóng đanhvào núi đá rất đỗi thương tâm. Prômêtêđã tiên đoán cho số phận tương lai củaIô, chỉ đường cho nàng đi về đất Ai Cập,nơi nàng sẽ gặp lại thần Dớt và thoátkhỏi lối sống của kiếp bò. Cuộc tìnhduyên của nàng với Dớt sẽ sinh ra người

Page 260: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

anh hùng paphôx (épaphos), vị vua đầutiên của xứ Ai Cập. Con dòng cháu giốngcủa người anh hùng này thay nhau trị vìtrên mảnh đất của thần sông Nin vĩ đại,lập nên biết bao chiến công. Trong sốnhững người anh hùng đó, người anhhùng vĩ đại nhất lập nên những chiếncông chói lọi, rực rỡ nhất là dũng sĩHêraclex, người sẽ lãnh sứ mạng giảiphóng cho Prômêtê. Hành trình giantruân của Iô từ châu âu sang châu á rồixuống Ai Cập được người xưa ghi dấulại bằng những địa danh: vùng biển ởphía Tây bán đảo Hy Lạp, dưới phíaNam, biển Ađriatich mang tên là biểnIôniêng, ghi lại nơi Iô đã lưu lạc tới. Tuynhiên cũng có những nhà nghiên cứu chorằng cái tên "Biển Iôniêng" không phải

Page 261: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ghi lại quãng biển mà Iô đã đi qua màghi lại vùng biển những bộ lạc ngườiIôniêng đã chinh phục. Những bộ lạc nàyđã cư trú ở vùng biển này từ sớm. Eobiển Bôxphor Biển Ađriatich ngày nay.cửa ngõ của Biển Đen là nơi Iô đã bơiqua từ châu á sang châu âu. Tiếng HyLạp "Bôxphor" có nghĩa là "Chỗ bò điqua" một địa danh gắn liền với cuộchành trình ba chìm bảy nổi của ngườithiếu nữ nhan sắc Iô. Thần ApônlôngTrong số những người con của thần Dớtđược vinh dự đứng vào hàng ngũ mườihai vị thần tối cao, ta phải kể trước hết:Apônlông (Apollon), Apônlông là concủa thần Dớt và nữ thần Lêtô. Cuộc đờivị thần này bao phủ bằng những chiếncông chói lọi mà chúng ta không sao kể

Page 262: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

xiết được. Hầu như khắp nơi ở thế giớiHy Lạp chỗ nào cũng có đền thờ thầnApônlông. Thế nhưng vị thần danh tiếngấy lại cất tiếng khóc chào đời trong mộttình cảnh mà kể lại không ai là ngườikhông xót xa, thương cảm. Lêtô là congái của Tităng Côiôx và Titaniđ Phêbê.Thần Dớt chẳng rõ gặp Lêtô từ bao giờnhưng đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ.Và với Dớt thì, như mọi người đã biết,thần chẳng chịu kéo dài cái cảnh thầmnhớ trộm yêu. Thần đã tìm đến với Lêtô.Léto, thần thoại La Mã: Latone. Cuộctình duyên của họ khá thắm thiết, thắmthiết cho đến ngày Lêtô có mang thì Dớt,vì sợ Hêra, nên đành phải "cao chạy xabay". Dớt thôi nhưng Hêra không thôi.Biết chuyện, Hêra vô cùng tức giận và

Page 263: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nàng như sự "thường tình nhi nữ" và nhưnhững lần trước, lại trút tất cả sự căm uấtcủa mình vào người thiếu nữ bị Dớt, saukhi thỏa mãn dục vọng, bỏ rơi, Hêra, vịnữ thần bảo hộ cho sự sinh nở, bảo hộcho các bà mẹ và trẻ sơ sinh được vuôngtròn, lần này trả thù Lêtô bằng một hànhđộng vô cùng bất nhân, độc ác.

Nàng ra lệnh cho khắp nơi trên mặtđất từ đảo hoang cho đến rừng già, từlàng quê cho đến xóm chợ... không đâuđược chứa chấp Lêtô, không đâu đượcgiúp đỡ Lêtô. Nàng Lêtô bất hạnh đi langthang hết nơi này đến nơi khác cầu xinmột nơi trú ngụ nhưng đáp lại chỉ là mộtánh mắt ái ngại hoặc thương cảm chứkhông phải là hành động săn sóc chântình đối với một bà mẹ sắp đến ngày sinh

Page 264: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nở. Lêtô đi hết ngày này qua ngày khác,tháng này qua tháng khác mà vẫn khôngsao cầu xin được một tấm lòng hiếukhách vốn là truyền thống thiêng liêngcủa đất nước Hy Lạp. Cuối cùng có mộthòn đảo nhỏ, đúng hơn là một mẩu đất,số phận cũng lang thang bất hạnh nhưLêtô, đón tiếp Lêtô với những tình cảmchân thành nhân hậu. Đó là hòn đảoOrtigi đất đai cằn cỗi chẳng sinh sôiđược hoa thơm quả ngọt do đó cũngchẳng có một bóng người. Ortigi xưa kiavốn là tiên nữ Axtêria, con của TităngCôiôx và Titaniđ Phêbê, nghĩa là em ruộtcủa nàng Lêtô đang đi tìm nơi nương tựa.Chồng Axtêria là Perxex và con gái nànglà Hêcat, một vị nữ thần rất khủng khiếpmà chúng ta đã nghe kể trong đoạn nói về

Page 265: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vương quốc của thần Hađex. Sắc đẹp củaAxtêria đã không thoát khỏi con mắt hiếusắc đa tình của Dớt. Để trốn tránh thầnDớt, Axtêria phải biến mình thành conchim cun cút. Nhưng xem ra như thế cũngchưa yên. Axtêria lại phải lao mìnhxuống biển biến thành một hòn đảo, mộtmảnh đất be bé, xinh xinh thì mới thậthoàn toàn tai qua nạn khỏi. Vì lẽ đó hònđảo Ortigi có số phận thật là hẩm hiu.Trong khi các hòn đảo khác đều có nơiOrtágie, tiếng Hy Lạp: Ortux: chim cuncút (caille). cư trú ổn định, an cư lạcnghiệp thì Ortigi vẫn cứ trôi nổi nay đâymai đó trên mặt biển bao la. Ortigi đãđón tiếp Lêtô bất chấp lệnh ngăn cấm củaHêra. Và may thay, ngay sau đó thì Lêtôchuyển dạ, đau đớn, Lêtô chuyển dạ mà

Page 266: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

không một vị nữ thần nào đến với nàngcả. Hêra không đến. Cả đến Ilithi, vị nữthần Hộ Sinh cũng không đến. Lêtô đauhết cơn này đến cơn khác mà không mộtlời thăm hỏi, một bàn tay giúp đỡ. Nàngđau đớn quằn quẽi, vật vã, gào thét, rênla suốt chín ngày đêm. Đến ngày thứmười, nữ thần Ilthi không thể cầm lòngđược đành chịu tội với Hêra, bay xuốngtrần đỡ cho Lêtô, Lêtô sinh đại, một traimột gái. Trai là Apônlông, gái làArtêmix. Thần Dớt hết sức cảm kíchtrước nghĩa cử của hòn đảo Ortigi. Đểđền đáp lại tấm lòng nhân hậu của hònđảo nghèo nàn, ngay từ lúc Lêtô đặt chânxuống đảo, thần Dớt đã cho bốn cây cọckhổng lồ từ dưới đáy biển dội nước lênđóng giữ chặt hòn đảo Ortigi lại, chấm

Page 267: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dứt cuộc đời ba chìm bảy nổi của nó.Dớt còn làm cho đất đai trên đảo trởthành phì nhiêu để cho quanh năm bốnmùa đều có hoa thơm quả ngọt, cây cốixanh tươi. Từ đó trở đi một cuộc đờimới đến với Ortigi. Thần Dớt đặt cho nómột cái tên mới: "Đêlôx" tiếng Hy Lạpcó nghĩa là "Ngời sáng" hoặc "Rực rỡ"hoặc "Huy hoàng". Quả vậy, trong nhữngthế kỷ sau này tuy là một hòn đảo nhỏ bétrên biển giê nhưng Đêlôx đã giữ một vịtrí thật rực rỡ, thật huy hoàng trong quầnđảo Kiclađ (Cáclade) ở phía Nam vùngbiển này. Người xưa kể lại, khiApônlông ra đời, trên hòn đảo cằn cỗi,trơ trụi vốn chỉ là nơi nương thân choloài hải âu cánh dài với những tiếng kêuchít chít buồn bã, bỗng nhiên trời sáng

Page 268: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bừng hẳn lên. Những luồng ánh sáng chóilọi, rực rỡ từ bầu trời cao xa tít tắpxuyên qua những đám mây chiếu rọixuống hòn đảo, làm cho cảnh vật như đổisắc thay da. Vì lẽ đó nên Apônlông là vịthần ánh sáng và có tên gọi là Phêbuyx.ánh sáng của Apônlông chiếu rọi khắpthế gian. Nó không hề lẩn tránh hoặckhiếp sợ trước bóng tối, vì thế Apônlôngtrở thành vị thần Chân lý. Và đã là chânlý thì phải trung thực, không dung thứmột sự dối trá Déloạ "La Brillante".Phebus hoặc phoiboạ: Tiếng Hy Lạp: rựcsáng, chói lọi.

Các nhà thơ xưa kia đã ca ngợi thầnPhêbuyx bằng những vần thơ hết sứcthành kính: Hỡi thần Phêbuyx từ ngaivàng Chân lý Từ cung điện của người ở

Page 269: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trái tim dương thế. Người nói với muôndân Như thần Dớt đã từng truyền lệnhLời Người nói chẳng hề đơn sai thiênlệch Chẳng hề một bóng tối nào che phủđược cõi Chân lý đó của Người. ThầnDớt vì danh tiếng cao cả của Người Đãban cho Người một danh hiệu vĩnh hằng:Phêbuyx Để muôn dân với một niềm tinvững chắc Tin tưởng vào lời nói củaNgười. Apônlông ra đời. Thần Dớt saicác thần đem xuống cho đứa con trai củamình một chiếc mũ vàng, một cây đàn lia(láre) và một cỗ xe do những con thiênnga kéo. Nữ thần Thêmix đem nhữngrượu thánh và thức ăn xuống nuôi chú bé.Và chỉ mấy ngày sau chú bé vụt lớn lênthành một chàng trai cường tráng đẹp đẽ.Chàng trai đó lấy ngay ống tên đeo vào

Page 270: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

người, ống tên và cây cung do thần Dớtgửi xuống trong cỗ xe thiên nga, rồi mộttay cầm cung một tay cầm cương, chàngđánh xe bay tới xứ sở diễm phúc củanhững người Hipebôrêen, một xứ sở ởtận bên kia những xứ sở của gió Bôrê, lànhững cơn gió bấc đưa mưa tuyết, vàbăng giá tới. Vì ở vào một nơi xa tít tắpmù khơi như thế nên những ngườiHipebôrêen chẳng hề biết đến đêm tối làgì. Ngày của họ dài vĩnh viễn, họ sốngchẳng hề biết đến bệnh tật và tuổi già,chẳng hề biết đến túng thiếu, đói khổ vàcướp đoạt, lừa đảo. Quanh năm bốn mùakhí trời ấm áp. Những người Hipebôrêenlại quý người trọng khách, yêu chuộngđàn ca, cho nên khi Apônlông tới là họmời ngay vào dự tiệc và vũ hội.

Page 271: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Apônlông đã sống với những ngườiHipebôrêen một năm ròng. Sau đó chàngtrở về quê hương Hy Lạp để bắt đầu sựnghiệp của mình: sự nghiệp bảo vệ chânlý, truyền bá âm nhạc, thơ ca.Hyperboréenạ: Tiếng Hy Lạp sống ởphương Bắc, bên ngoài gió Bôrê.Apônlông diệt trừ con mãng xà Pitông vàlập đền thờ Đenphơ ạ au một năm trời ởthăm xứ sở của những ngườiHipebôrêen, thần Apônlông trở về HyLạp để bắt đầu sự nghiệp vinh quang củamình. Chiến công đầu tiên của chàng làdiệt trừ con mãng xà Pitông (Páthon) đểtrả thù cho người mẹ kính yêu của mình.Xưa kia, khi nữ thần Hêra biết chuyệntình duyên của Dớt với Lêtô thì một mặtnàng ra lệnh cho khắp nơi trên mặt đất

Page 272: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

không được tiếp đãi, chứa chấp Lêtô,một mặt nàng xin với nữ thần Đất MẹGaia sinh ra một con quái vật thật khủngkhiếp để nó truy đuổi Lêtô. Gaia đã sinhra con mãng xà Pitông, một con trăn cựckỳ to lớn, đúng hơn phải nói đó là mộtcon nửa rắn, nửa rồng, cực kỳ hung dữ.Pitông đã đuổi bám theo dấu chân Lêtôkhiến cho Lêtô lúc nào cũng nơm nớp loâu. Nhưng rồi nhờ thần Pôdêiđông giúpđỡ, Lêtô mới đặt chân lên được hòn đảoOrtigi. Người xưa kể lại, chính nhờ thầnPôdêiđông nên mới ra đời hòn đảoOrtigi. Cảm thương số phận bạc bẽo củanàng Lêtô, thần đã giáng cây đinh baxuống biển. Và thế là từ đáy biển nổidềnh lên một hòn đảo nhỏ lênh đênh, trôinổi. Apônlông cưỡi trên cỗ xe do đàn

Page 273: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thiên nga trắng muốt kéo, bay từ xứ sởcủa những người Hybebôrêen vềĐenphơ. Nơi đây dưới chân núi Parnax,trong một chiếc hang sâu tối đen khôngmột tia nắng nào lọt tới, ẩm ướt, nhớpnHyp, con mãng xà Pitông sống và ngàyngày ra phá hoại hoa màu, săn bắt súcvật của những người dân lành. Có ngườinói, nó được nữ thần Thêmix giao chocanh giữ một lời sấm ngôn thiêng liênghoặc là một mảnh đất thiêng liêng trên đócó ngôi đền thờ nữ thần Đất Mẹ Gaia vĩđại. Từ ngôi đền này nữ thần Gaia truyềnphán những lời sấm ngôn cho nhữngngười trần đoản mệnh để họ có thể đoánđịnh được tương lai, biết cách hành độngvà cư xử cho đúng với ý muốn của cácvị thần. Apônlông bay tới Đenphơ. Từ

Page 274: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trên cỗ xe chàng đứng, ánh sáng tỏa rangời ngời, ánh sáng từ chiếc mũ vàng củachàng, ánh sáng từ cây cung bạc vànhững mũi tên vàng. Cỗ xe của chànglượn một vòng trên bầu trời rồi hạ cánhxuống một ngọn núi, trước hang ổ củaPitông. Vừa bước tới cửa hang Apônlôngđã cảm thấy khó chịu vì khí lạnh từ lònghang bốc ra. Chàng lần bước đi vào lònghang sâu hun hút, tối đen mịt mùng. Đichưa được bao xa, chàng bỗng nghe thấytiếng chuyển động ầm ầm và từ đáy hangsâu thẳm bốc lên một mùi tanh kinh tởmhết chỗ nói, tưởng có thể làm đảo lộn cảruột gan. Apônlông biết ngay là Pitôngđang bò ra khỏi hang để tìm kiếm thứcăn. Chàng lập tức thoát ra khỏi hang, tìmmột chỗ thuận lợi để nấp mình, đón quái

Page 275: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vật đi tới. Pitông ra khỏi hang và trườntới thung lũng phía trước.

Thân hình khổng lồ của nó với nhữngvẩy cứng, băng qua những tảng đá lởmchởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn điầm ầm. Một làn gió cuốn theo cát bụi mùmịt, thổi ào ạt vào cây cối như trời đangnổi cơn giông. Pitông quăng mình vàochỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc,nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống thành hồao. Chim chóc, thú vật sợ hãi nháo nhácgọi nhau chạy trốn. Ngay đến các tiên nữNanhphơ, những tiên nữ của rừng xanh,đồng nội, núi non sông suối, con của thầnDớt, cũng phải bỏ chạy. Nhưng có mộtngười con của Dớt không bỏ chạy mà lạitiến đến đương đầu với Pitông. Đó là vịthần Apônlông vĩ đại, uy nghiêm. Nhìn

Page 276: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thấy Apônlông, Pitông vươn chiếc cổ dàingoẵng ra, mắt quắc lên xanh lè, mồm háhốc với những hàm răng sắc nhọn đểphóng ra chiếc lưỡi dài đỏ như lửa, hòngvơ liếm ngay được đối thủ vào trongmồm. Nhưng không may cho con mãng xàkinh tởm này, Apônlông đứng ngoài tầmphóng của chiếc lưỡi lửa của nó. Và khinó vừa thu lưỡi về chưa kịp lấy đà phóngtiếp một đòn nữa thì dây cung bạc đã bậtlên một tiếng khô gọn, một mũi tên vàngrít lên trong gió cắm phập vào đầuPitông. Rồi tiếp những mũi tên thứ hai,thứ ba... liên tiếp cắm vào thân hình đầyvẩy cứng của con quái vật. Pitông đauđớn trườn mình, quay đầu bỏ chạy.

Apônlông đuổi theo cho đến tận ngôiđền thờ nữ thần Đất Mẹ Gaia để kết liễu

Page 277: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

được con quái vật, trừ khử được một taihọa cho dân lành, trả thù cho người mẹkính yêu là nữ thần Lêtô. Sau khi giếtđược Pitông, Apônlông chôn xác quáivật xuống đất đen sâu thẳm và cho dựnglên một ngôi đền thờ lấy tên là đền thờĐenphơ. Nơi đây, những nàng trinh nữđẹp nhất được tuyển chọn là cô đồng Piti(Páthie) để lãnh sứ mạng giao tiếp vớithần Apônlông, phán truyền những lờisấm ngôn thần thánh. Còn thần ánh sángApônlông vì chiến công đó được mangdanh hiệu Apônlông Pitiêng (Páthien).Apônlông còn đặt lệ cứ bốn năm một lầntổ chức Hội Pitich (Jeux Phithiques) đểkỷ niệm chiến công diệt trừ con mãng xàPitông. Vị thần Apônlông là người bảotrợ cho nghệ thuật và âm nhạc cho nên

Page 278: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trong những ngày mở hội chỉ có những casĩ, nhà thơ, nhạc sĩ đua tài. Từ năm 586trước Công nguyên đưa vào thi đấu cácmôn thể dục thể thao. Khoảng năm 390sau Công nguyên hoàng đế La MãTêôđodơi ra lệnh đóng cửa đền thờĐenphơ. Hội Pitich mở lần cuối cùngvào năm 391 sau Công nguyên. Cũngnăm này vị hoàng đế nói trên ra lệnh bãibỏ Hội slanhpich. Đenphơ là một trungtâm tôn giáo của thế giới Hy Lạp.Đenphơ ở vùng Phôkiđ (Phociđe,phokiđe) thuộc miền trung Hy Lạp, phíaNam là vịnh Côranhtơ... Đền thờ ở chânnúi Parnax (Paraesse), ngày nay gọi lànúi Liagura (Liagoara). Trong thời cổđại Đenphơ đã từng là một trung tâmkinh tế, văn hóa, tôn giáo khá lớn. Đền

Page 279: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Đenphơ được xây dựng vào thế kỷ IXtrước Công nguyên. Tục truyền rằng saukhi thần Apônlông giết chết được conmãng xà Pitông đã chọn Đenphơ làm nơiNgày nay Páthon trở thành một danh từchung chỉ một giống trăn to ở châu A xâyđền.

Thần giao cho Tơrôphôniôx(Trophonius) và Agameđ (Agamède),hai nhà kiến trúc đại tài, xây dựng nơithiêng liêng này. Ảnh hưởng của trungtâm tôn giáo Đenphơ tỏa rộng khắp thếgiới Hy Lạp. Người ta thường kéo vềđây để cầu xin những lời sấm ngôn củathần thánh tiên báo cho tương lai hoặcchỉ dẫn cho hành động, sự nghiệp. Vàothế kỷ VI trước Công nguyên đền Đenphơbị cháy, sau đó được xây dựng lại rất

Page 280: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nguy nga, tráng lệ. Cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX, khảo cổ học tìm được trênđịa điểm này nhiều di tích quý báu, chophép dựng lại được gần như toàn cảnhkhu vực. Ngoài những đền, điện, tượng,những bức phù điêu lớn, kho tàng, ngườita còn tìm thấy một sân đua ngựa, mộtnhà hát và một phòng họp lớn. Dưới chânvách núi đá lởm chởm ở phía Đông vàcon suối thiêng liêng Caxtali (Caotalie)mà người xưa tin rằng nước suối này cóthể rửa sạch mọi tội lỗi, tẩy trừ đượcnhững vết nhơ trong hành vi, tư cách củacon người. Truyền thuyết xưa kể lại,Apônlông bữa kia theo đuổi một ngườithiếu nữ vô cùng xinh đẹp mà thần đãđem lòng yêu mến từ lâu, theo đuổi tớinơi đây, gần ngay khu thánh đường này.

Page 281: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Bị đuổi cùng đường, người thiếu nữ nhảyngay xuống con suối ở chân núi Parnax.Từ đó con suối mang tên của người thiếunữ: Caxtali. Giữa khu thánh đường cóđặt một hòn đá hình bán nguyệt (thườnglà một thiên thạch) tên gọi là ôngphalôx(Omphaloạ), tiếng Hy Lạp nghĩa là "cáirốn". Chuyện xưa kể rằng, một hôm thầnDớt muốn xác định nơi đâu là trung tâmcủa đất bèn phái hai con đại bàng, mộtcon bay về phương Đông, một con bayvề phương Tây, để xem chúng gặp nhauở đâu. Hai con chim thần đó gặp nhau tạiĐenphơ, nơi đặt hòn đá ôngphalôx. Saunày người ta dựng tượng hai con đạibàng bằng vàng đặt chầu vào hòn đá.Theo Hediôđ (Thần hệ) thì hòn đáôngphalôx là hòn đá mà xưa kia nữ thần

Page 282: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Rêa đã đánh tráo, thay cho đứa con mớisinh là thần Dớt, đem dâng cho thầnCrônôx. Crônôx nuốt "đứa con" đó đểtránh hậu họa bị lật đổ. Sau này Dớt choCrônôx uống một thứ lá cây thần diệu,Crônôx phải nôn, nhả hết tất cả các anhchị em của Dớt ra, và nhả cả hòn đá ra.Hòn đá trở thành một vật hết sức thiêngliêng, được thờ cúng với những nghi lễhết sức trọng thể. Huyền thoại này và tậptục thờ cúng của nó cho ta một bằngchứng về một kiểu huyền thoại phức hợp.Nếu xét về tập tục thờ cúng hòn đá thìchúng ta thấy hiển nhiên đây là một hiệntượng bái vật giáo khá thô thiển. Nhưnghòn đá đó lại là Dớt hoặc tượng thần Dớt(một cách tượng trưng) thì nó lại là mộthiện tượng vật linh giáo, đồng thời phản

Page 283: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ánh cuộc đấu tranh giữa thế hệ với các vịthần trẻ do Dớt cầm đầu với thế hệ cácvị thần già Tităng, do Crônôx cầm đầu.Và cuộc đấu tranh này đã kết thúc bằngthắng lợi của các vị thần trẻ, các vị thầnslanhpơ, phản ánh sự chuyển biến từ thầnthoại khtôniêng (hoặc khtônix) sang thầnthoại của chủ nghĩa anh hùng, sự chuyểnbiến từ chế độ mẫu quyền sang chế độphụ quyền. Lại nữa, hòn đá ôngphalôxđược đặt vào khu vực thánh đườngĐenphơ, nơi thờ cúng vị thần Apônlôngnhư vậy có nghĩa là nó đã thu hút vàoquanh nó những biểu tượng tôn giáo -thầnthoại Apônlông của thời kỳ cổ điển cựcthịnh của chế độ chiếm hữu nô lệ. Rõràng chỉ trong một biểu tượng của mộthuyền thoại có nhiều lớp của nhiều thời

Page 284: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đại phức hợp lại với nhau. Vì thế vấn đềnghiên cứu thần thoại để tìm ra ý nghĩaxã hội -lịch sử của nó quả không phải làmột công việc dễ dàng.

Trong khu vực đền thờ Apônlông cómột nơi hết sức thâm nghiêm, cấm ngặtkhông cho ai lai vãng tới ngoài các côđồng Piti. Đây là nơi truyền phán nhữnglời sấm ngôn. Cô đồng Piti thường tắm ởsuối Caxtali để thâu nhận những phẩmchất thần thánh, những phẩm chất này bồidưỡng cho năng lực tiên đoán, truyềnphán của cô, làm cho sự tiếp xúc của côvới thần Apônlông được giao hòa, thôngcảm và làm cho những lời truyền pháncủa cô ngày càng thiêng, càng ứngnghiệm. Trước thế kỷ VI trước Côngnguyên ở Đenphơ chỉ có một cô đồng

Page 285: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Piti, từ thế kỷ VI trở đi tăng lên ba cô.Để siêu thoát khỏi hình hài trần tục, giaotiếp được với thần Apônlông, cô đồngPiti phải uống một ngụm nước suốiCaxtali, hái một chiếc lá nguyệt quếthiêng liêng rồi ngồi lên một chiếc ghếba chân bằng vàng. Ghế này đặt trên mộtkhe nứt trên mặt đất mà từ dưới đó hơikhí bốc lên mù mù. Người xưa cho rằng,chỉ khi cô đồng ngồi vào chiếc ghế đó,hít thở vào trong người hơi khí "độc" đóthì cô đồng mới nhập đồng, có nghĩa lànhững lời truyền phán của cô mới đíchthực thể hiện ý chí của thần thánh.Thường thì những lời truyền phán củathần thánh không rõ ràng, cụ thể, thườngmơ hồ chứa đựng hai, ba nghĩa, muốnhiểu thế nào cũng được hoặc rất khó

Page 286: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hiểu.Chuyện xưa kể lại, có một lần vào

năm 546 trước Công nguyên, vị vua xứLidi tên là Crêduyx tới Đenphơ để xinthần ban cho một lời chỉ dẫn: "Có nênđánh Perx (Ba Tư) hay không?". Thầngiải đáp: "... Hỡi Crêduyx! Dòng sôngGalix vẫn trôi, một vương triều vĩ đại sẽsụp đổ!...". Crêduyx đem quân đánh Perxbị đại bại, nhà vua bị bắt sống, lúc đó côđồng Piti và những viên tư tế lại giảithích: "... Thật đúng như lời thần truyềnphán!". Trong thời kỳ những thành bangHy Lạp phát triển, trung tâm Đenphơchịu ảnh hưởng và sự chi phối của giớiquý tộc Xpart. Hội Pitích vẫn mở bốnnăm một lần ở Đenphơ thu hút đông đảokhách thập phương tới dự. Người ta

Page 287: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thường tin rằng, xác con mãng xà Pitôngchôn dưới hòn đá ôngphalôx vẫn còn bốckhí độc lên qua kẽ nứt của phiến đá màtrên đó đặt chiếc ghế ba chân bằng vàngcho cô đồng Piti ngồi. Con suối Caxtalivà cảnh đẹp quanh dòng suối, xưa kia,không chỉ là nơi cho khách hành hươngđến tắm hay uống nước suối để giải oan,rửa tội, cầu phúc mà còn là nơi du ngoạncủa các văn nhân, thi sĩ. Các bậc trí thứcnày cũng tắm nước suối, uống nước suốinhưng không phải để giải oan, rửa tội,cầu phúc mà là để lấy nguồn cảm hứngnghệ thuật thiêng liêng. Bởi vì thầnApônlông, vị thần bảo trợ cho nghệ thuậtvà âm nhạc thường cùng các nàng Muydơtới du ngoạn và ca hát bên dòng suốiCaxtali, do đó các nàng Muydơ còn có

Page 288: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tên gọi là Caxtali (Castalides) và consuối Caxtaliđ lại mang thêm một ý nghĩa:ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật(Sourcecastalienne). Mối tình củaApônlông với tiên nữ Đaphnê ThầnApônlông sau khi dùng những mũi tênvàng giết chết con mãng xà Pitông, đãgặp phải một chuyện bất hạnh, tuy là mộtchuyện nhỏ song cũng đem lại cho thầnnhiều phút giây đau khổ, luyến tiếc, nhớnhung. Chuyện xảy ra bắt đầu từ lúcApônlông bắn mũi tên cuối cùng, kết liễuđời con quái vật. Khi đó với niềm kiêuhãnh tràn ngập của người chiến thắng,Apônlông chạy băng tới trèo lên lưngPitông, đứng hiên ngang trên thân hìnhđầy vẩy cứng của nó, giơ cao cây cungbạc, hét lên những tiếng sung sướng:

Page 289: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

"Chiến thắng rồi!", "Pitông chết rồi!"..."Chiến thắng rồi!", "Pitông chết rồi!".Bỗng Apônlông nhìn thấy một chú bé,một chàng thiếu niên lưng đeo một ốngtên vàng, tay cầm cung, đang từ phíatrước đi tới. Chú bé, thân hình thon thả,đẹp đẽ, lại có đại cánh vàng ở sau lưng,ngước nhìn Apônlông với vẻ mặt điềmtĩnh dường như không thán phục khiếncho Apônlông cảm thấy bị xúc phạm.Apônlông mỉm cười, hỏi chú bé với mộtgiọng coi thường:

- Này chú bé kia! Mi mà biết bắncung cơ à? Thế mà phải đợi đến ngàyhôm nay con mãng xà Pitông mới chết thìta chẳng hiểu mi cầm cung và đeo ốngtên để làm gì?... Thôi tốt hơn hết là đưacho ta ống tên vàng ấy để ta lập những

Page 290: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chiến công vinh quang hơn nữa. Ông têntrong tay mi thật vô dụng. Chú bé vôcùng tức giận, đáp lại lời Apônlông:

- Hỡi thần Apônlông vĩ đại! Xin chớcoi thường những mũi tên của ta. Ta sẽbắn trúng nhà ngươi cho mà xem! Dù nhàngươi có tài giỏi đến đâu chăng nữa cũngkhông sao tránh khỏi mũi tên vàng của ta.Nói xong, chú bé vỗ cánh bay vụt đi đểmặc Apônlông đứng lại với niềm kiêuhãnh của kẻ chiến thắng. Chú bé đó là aimà lại coi thường Apônlông như thế? Đólà thần Tình yêu - rôx mà Apônlôngkhông biết. rôx bay lên đỉnh núi Parnaxcao, chọn một nơi đứng để có thể baoquát được bốn phương. Chàng lấy từ saulưng ra một mũi tên "mũi tên khơi dậytình yêu" lắp vào cây cung và bắn đi.

Page 291: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Chàng truyền cho mũi tên của mình, mũitên vô hình đối với những người bị bắn,bay đến xuyên thấu vào trái timApônlông. Và Apônlông đã bị trúng tênmà vẫn không hay, không biết. Chưa hết,rôx lại lấy từ sau lưng ra một mũi tênkhác, "mũi tên giết chết tình yêu" bắn đi.Lần này bắn về một hướng khác. Chàngtruyền cho mũi tên của mình bay đếnxuyên thấu vào trái tim tiên nữ Đaphnê,con gái của vị thần Sông Pênê (Pénée).Và nỗi bất hạnh bắt nguồn từ hai mũi tênvô hình đó của rôx. Chuyện xảy ra saukhi Apônlông giết được con mãng xàPitông sau thời gian không rõ bao lâu.Chỉ biết một buổi sớm kia như thường lệ,Apônlông với cây cung bạc vào rừng sănbắn. Đây là khu rừng thuộc đất Texxali

Page 292: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

(Thessalie) dưới quyền cai quản của vịthần Sông Pênê. Các tiên nữ Nanhphơcon của Pênê, thường vào rừng vui chơi,săn bắt thú vật. Apônlông trông thấyĐaphnê khi nàng đang hái hoa. Quả làmột tiên nữ xinh đẹp, một vẻ đẹp tựnhiên, hiền hòa như những bông hoa rừngnàng đang hái. Từ trái tim của vị thầnánh sáng có bộ tóc vàng dâng lên mộtniềm xúc động và khát khao được bày tỏtình cảm với tiên nữ Nanhphơ Đaphnê.Apônlông tiến đến gần nàng.

Một tiếng động nhẹ do bước châncủa Apônlông giẫm trên thảm lá rừngkhiến Đaphnê giật mình, quay lại. Vừatrông thấy Apônlông là nàng vứt vội bóhoa xuống đất, cắm đầu chạy, chạy miếtnhư bị ai đang duổi. Mũi tên vô hình của

Page 293: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chú bé rôx đã giết chết những xúc độngvà thèm khát ái ân trong trái tim Đaphnê.Apônlông chạy theo nàng. Vừa chạychàng vừa gọi:

- Hỡi tiên nữ xinh đẹp! Hãy dừng lại,dừng lại! Đừng sợ! Ta không phải là mộttên chăn chiên thô bạo hay là kẻ thù củanàng đâu! Càng gọi Đaphnê càng chạy.Apônlông càng ra sức đuổi theo và rasức kêu gọi:

- Đừng chạy! Đừng chạy nữa! Ta làApônlông, người con trai vinh quang củathần Dớt đây! Ta yêu nàng! Ta yêu nàng!Đứng lại! Đừng chạy nữa!

Nhưng Đaphnê vẫn cứ chạy. VàApônlông lại ra sức đuổi theo. Apônlôngđuổi với sức mạnh của trái tim nồngnhiệt. Còn Đaphnê chạy với nỗi sợ hãi

Page 294: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của một trái tim đã tắt ngấm mất ngọn lửakhát khao nóng bỏng của hạnh phúc lứađại. Apônlông đuổi ngày càng gầnĐaphnê. Nàng có cảm giác như nghe thấytiếng thở hổn hển của Apônlông ở saulưng mình và hơi thở ấy hình như đã phảvào gáy nàng và lướt qua má nàng.Nhưng đây rồi trước mặt nàng là consông của vua cha. Nàng vội kêu lên:

- Cha ơi! Cha ơi! Cứu con với, cứucon với! Mau lên, mau lên! Không cócon bị bắt bây giờ!

Nàng vừa nói dứt lời bỗng nhiênrùng mình một cái, đại chân mềm mạibỗng cứng đờ ra, cả đại tay vừa giơ rachới với cầu xin cha cũng cứng ngắc.Toàn thân nàng biến thành một thân cây,chân như cắm sâu xuống đất và các ngón

Page 295: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễnhỏ. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thànhnhững lá cây. Apônlông chạy đến nơi thìnàng trinh nữ xinh đẹp Đaphnê đã biếnthành một cây nguyệt quế xanh tươi, tựnhiên như đã mọc lên từ ngàn xưa và từngàn xưa vốn tự nhiên và xanh tươi nhưvậy. Apônlông đứng sững sờ ngơ ngáctrước sự biến hóa quá nhanh. Chàngđứng hồi lâu rồi đưa tay vuốt ve trêncành lá của nó, buồn rầu nói với nónhững lời từ biệt chân thành:

- Hỡi người thiếu nữ xinh đẹp nhấttrong đám tiên nữ Nanhphơ. Ta có ngờđâu tình yêu chân thành và nồng thắm củata lại gây ra nông nỗi oan trái này. Vì tamà nàng đã mất đi cuộc sống của mộttiên nữ vô vàn hạnh phúc. Thôi được, từ

Page 296: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nay trở đi nàng sẽ là người bạn đườngthân thiết của thần Apônlông này. Từ naytrở đi chỉ những ai chiến thắng trong cáccuộc tranh tài đua sức ở các ngày hội thìmới được đội vòng lá nguyệt quế lênđầu. Apônlông và cây nguyệt quế là vinhquang của chiến thắng, chỉ giành chochiến thắng. Ta chúc em mãi mãi xanhtươi.

Cây nguyệt quế run lên xào xạc. Chỉcó thần Apônlông mới hiểu được tiếngnói của nó. Nhưng một nguồn khác kể,sau khi Apônlông giết chết con mãng xàPitông, thần đã tự mình tẩy rửa sự ô uếvới sự giúp đỡ của cây nguyệt quế. Vì lẽđó thần đã lấy lá nguyệt quế làm vậttrang điểm cho mình. Lại có chuyện kểhơi khác đi một chút và hơi... kỳ khôi.

Page 297: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Không phải Apônlông bị trúng mũi têncủa rôx và Đaphnê cũng không bị rôxbắn một mũi tên. Các tiên nữ Nanhphơvốn sống lánh xa cuộc đời của nhữngngười trần tục và các nàng như bẩm sinhvốn là những trinh nữ khước từ hạnhphúc của tình yêu và hôn nhân, Đaphnêlà một trinh nữ đẹp hơn cả. Sắc đẹp củanàng đã làm cho một người trần thế tên làLơkippôx (Leuleiphoạ) mê cảm. ThầnApônlông, rắc rối thay lại cũng mê cảmĐaphnê. Nhưng cả hai không thể nào bénmảng tới gần các nàng Nanhphơ được.Vì chỉ thoáng thấy bóng một người đànông là các nàng đã bảo nhau chạy trốn.Lơkippôx nghĩ ra một kế. Chàng cảitrang thành một tiên nữ, trà trộn vào bầytiên nữ Nanhphơ. Nhờ khuôn mặt xinh

Page 298: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đẹp và thân hình duyên dáng nênLơkippôx lọt được vào vui chơi với bầytiên nữ mà không bị nghi ngờ gì cả.Chàng tìm cách bắt chuyện với Đaphnê.Thần Apônlông thấy vậy lòng sôi nhưlửa đốt. Thần nghĩ ra một cách để phácái trò gian lận hèn nhát đó. Thần bèngợi lên trong các nàng Nanhphơ ý muốnđi tắm, xuống suối tắm. Và như vậy làLơkippôx chỉ có... chết. Quả vậy, khi cácnàng Nanhphơ cởi áo lội xuống suối thìanh chàng Lơkippôx cứ đứng lúng túngmãi trên bờ. Các tiên nữ sinh nghi. Và tấtnhiên việc phải xảy ra đã xảy ra.Lơkippôx bị đánh chết. Chỗ này cóchuyện kể hơi khác các vị thần đã tung ramột đám mây mù cướp Lơkippôx đi, cứuanh chàng ôi tình thoát chết. Bây giờ là

Page 299: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lúc thần Apônlông xuất hiện. Thần đã lợidụng được tình thế rối ren nói trên tìmđến ngay trước mặt nàng Đaphnê. Trongphút bối rối, Đaphnê không biết tìm cáchgì để thoát khỏi tai họa ngoài cách biếnmình thành cây nguyệt quế. Từ đó trở đicây nguyệt quế là vật thân thiết, yêu dấucủa thần Apônlông. Thần lấy một vòng lánguyệt quế đội lên đầu để lưu giữ luônbên mình kỷ niệm về một mối tình khôngtosi nguyện. Người Hy Lạp xưa kia coicây nguyệt quế là tượng trưng cho ánhsáng, sự tẩy rửa, sự chữa lành bệnh tật.Cây nguyệt quế được dành riêng choviệc thờ cúng Apônlông, được trồng ởkhu vực đền thờ Apônlông ở Đenphơ.Ngày nay cây nguyệt quế, vòng lá, vònghoa nguyệt quế trở thành một biểu tượng

Page 300: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cho thắng lợi, chiến thắng. ở các nướcphương Tây ta thường thấy biểu tượngcành nguyệt quế ở tượng đài các anhhùng dân tộc, các danh nhân văn hóa,tượng đài các chiến sĩ vô danh...

Trong các cuộc thi đấu thể dục thểthao ở nhiều nước trên thế giới hiện nayvẫn còn giữ tục lệ đội lên đầu hoặckhoác vào cổ người chiến thắng mộtvòng lá, vòng hoa nguyệt quế. Apônlôngtrừng trị hai tên khổng lồ con trai củaAlôex Chiến công trừng trị con mãng xàPitông của Apônlông thật là vĩ đại songcũng chưa thể vĩ đại bằng chiến côngtrừng trị hai tên khổng lồ phianteax(éphieetès) và ạtôx (Otos) con trai củaAlôex. Người ta thường gọi hai anh emkhổng lồ này bằng một cái tên chung:

Page 301: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Alôađ (Aloades) nghĩa là những con củaAlôex. Ngay từ lúc còn nhỏ, mới chíntuổi, hai anh em khổng lồ nhà này đã cómột sức mạnh phi thường. Lớn lên ỷ vàothân hình cao lớn, to khỏe, phianteax vàạtôx đã mưu tính một chuyện cực kỳ liềumạng và ngang ngược. Chúng bê ngọnnúi sxa (Oạsa) chồng lên ngọn núislanhpơ rồi bê ngọn Pêliông (Pélion)chồng lên ngọn sxa để leo lên thiên đìnhmưu bắt Aloès: con của thần Podêiđôngvà nữ thần Ephimêđi. Có dị bản kểPôdêiđông sinh ra phiantex và stôx. hainữ thần Artêmix và Hêra để làm vợ.Chúng đã vào được thế giới các vị thần.

Thần Chiến tranh Arex xông ra cảnliền bị chúng bắt xiềng lại và tống giamvào trong một cái vẽi bằng đồng. Arex bị

Page 302: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giam trong vẽi mười ba tháng trời. Sauđó thần Hermex đã trổ hết tài năng giaotranh với hai tên khổng lồ mới đánh luiđược chúng và giải thoát cho Arex. Thếgiới slanhpơ của Dớt lâm vào một tìnhthế rất nguy. Nếu không trừ khử được haitên khổng lồ ngang ngược này thì chắcchắn nữ thần Hêra, vợ Dớt, và nữ thầnArtêmix, em của Apônlông rơi vào taychúng. Và rồi sau đó những gì sẽ xảy ranữa thì đến Dớt cũng không tiên đoánnổi. Apônlông đứng ra đảm nhận việctrừng trị hai tên Alôađ. Thần giương câycung bạc của mình lên. Dây cung bật lênnhững tiếng giận dữ. Những mũi tên vàngrít lên trong gió. Hai tên khổng lồ táotợn, ngạo mạn phải đền tội. Có người kểchiến công này không phải của Apônlông

Page 303: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mà là của Artêmix. Artêmix đã hóa thânlàm một con hươu cái nhử hai tên khổnglồ. Và vụt một cái, nàng chạy vào khoảngcách giữa chúng. Thấy mồi ngon hai tênđều phóng lao. Nhưng cả hai ngọn laođều không trúng con hươu bé nhỏ màtrúng vào bụng và ngực phianteax vàạtôx. Xuống thế giới của thần Hađex,mỗi tên khổng lồ bị trói vào một cái cột,trói bằng những dây... rắn, các loài rắn,đứng đối diện với nhau, một con cú vọthức suốt đêm, giương đại mắt tròn xoexanh lè nhìn chúng và kêu lên nhữngtiếng ghê rợn suốt đêm thâu.

Apônlông và các nàng Muydơ Apônlông còn là vị thần của nghệ thuật vàâm nhạc, người khơi nguồn cảm hứngcho các nhà thơ. Ngay từ khi Apônlông

Page 304: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mới ra đời, thần Dớt đã trao cho đứa concủa mình một cây đàn lia với ý muốn saunày nó sẽ là một ca sĩ danh tiếng, làm vuicho thế giới các vị thần slanhpơ. Nhưngcó người lại kể, chính cây đàn lia là dothần Hermex sáng tạo ra và đổi choApônlông. Dù sao thì Apônlông vẫn làmột vị thần duyên dáng nhất, tài hoa nhấttrong số những người con của Dớt đượcsống ở thế giới slanhpơ. Apônlôngthường đàn ca với những tiên nữ Muydơ,những người con gái vô cùng đẹp đẽ,duyên dáng với tài hoa của Dớt, khi thì ởđỉnh núi Parnax xanh rờn, khi thì bêndòng suối Hipôcren thiêng liêng vớitiếng nước chảy róc rách và tiếng chimca hót véo von như muốn hòa cùng vớitiếng đàn lia du dương, êm ái của

Page 305: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Apônlông. Những nàng Muydơ là con gáicủa thần Dớt và nữ thần Mnêmôdin tứcnữ thần Trí nhớ hoặc Ký ức. Chuyện xưakể lại thần Dớt đã đắm say ân ái với nữthần Mnêmôdin suốt chín đêm liền. Sauđó nữ thần sinh ra chín quả trứng rồi mớinở ra thành chín người con gái mà thầnDớt gọi bằng một tên chung là Muydơ,ngày nay chúng ta thường gọi là Thi Thầnhoặc nữ thần Thơ ca. Những nàng Muydơđược Dớt trao cho nhiệm vụ cùng vớiApônlông chăm lo đời sống tinh thần củathế giới slanhpơ và thế giới loài người.Vì thế, dưới sự chỉ huy và điều khiển củaApônlông, các nàng Muydơ thường camúa trong những bữa tiệc của các vịthần. Khi ấy Apônlông với khuôn mặtxinh đẹp, tươi như hoa nở tay cầm đàn

Page 306: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lia hoặc đàn Kitar (cáthare) dẫn đầu độiđồng ca bước ra. Các nàng Muydơ theosau trong y phục lộng lẫy đầu đội vònghoa nguyệt quế, vừa đi vừa múa theođiệu nhạc. Sau đó các nàng quây lạithành vòng tròn và ca múa hết điệu nàysang điệu khác, khi thì uyển chuyển nhẹnhàng, khi thì rộn rã, dồn dập. Thật làmuôn hình muôn vẻ. Những lúc ấy khôngkhí của cung điện slanhpơ trầm lắng, êmả hẳn đi. Thần Dớt dường như trẻ thơ lại,mắt lim dim, nom hiền từ và đáng yêuchứ không có vẻ gì là một đấng phụvương oai nghiêm và hách dịch, luôn dồnmây mù, giáng sấm sét. Còn thần Chiếntranh Arex, đứa con hung hăng ngỗngược nhất của Dớt, thì quên bẵng đitiếng binh khí loảng xoảng, bạo tàn,

Page 307: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những cuộc giao tranh đẫm máu. Tiếngđàn ca dường như làm mềm trái tim đồngcứng rắn của vị thần Chiến tranh. Còncác vị thần khác cũng đều bị Apônlôngvà các nàng Muydơ chinh phục. Họ quênđi những cuộc tranh cãi ồn ào, gay gắtvừa mới đây về biết bao công việc phiềntoái của thế giới thần linh và thế giớiloài người. Cả đến con đại bàng mỏquắm hung dữ của Dớt, đã từng mổ bụng,ăn gan Prômêtê, lúc này cũng hạ đại cánhrộng và dài xuống, rụt cổ vào nhắmnghiền mắt lại như muốn thưởng thứcnhững âm thanh huyền diệu. Còn concông của nữ thần Hêra thì xòe đuôi múa,những con mắt đen của người khổng lồArguyx do nữ thần đính vào, lúc này longlanh, hớn hở như muốn bày tỏ niềm vui

Page 308: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

với nữ thần. Chẳng phải chỉ có con vậtđó mới bị tiếng nhạc lôi cuốn vào điệumúa. Khi thần Apônlông tài hoa chuyểnsang một điệu nhạc tưng bừng, rộn rã hơnthì các vị thần đều lần lượt bị lôi cuốnvào vũ khúc. Nữ thần Artêmix, em gáicủa Apônlông, vui vẻ dẫn đầu, đưa tay ramời các chư vị thần linh. Nữ thầnAphrôđitơ bước vào cuộc vui với sắcđẹp rực rỡ, chói lọi lôi cuốn mọi người.Thần Hermex, Hađex, thần Pôdêiđông...

Đấng phụ vương Dớt trên ngai vàngcười hể hả trước cảnh tượng vui tươiđầm ấm của thế giới thiên đình. ThầnApônlông gắn bó với các nàng Muydơnhư thế trong nghệ thuật ca múa cho nênngười ta còn gọi thần bằng một tên khác:Apônlông Muydadet (Apollon

Page 309: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Musagête) nghĩa là Apônlông người chỉhuy các nàng Muydơ. Các nàng Muydơlúc đầu được Dớt giao nhiệm vụ như thế,nghĩa là chỉ có mỗi công việc ca múa.Nhưng sau dần công việc trên thiên đìnhvà dưới trần thế ngày càng nhiều hơn vàphức tạp hơn, cho nên thần Dớt phảiphân công cho mỗi nàng Muydơ cai quảnmột lĩnh vực khoa học và nghệ thuật củaloài người. Nàng Canliôp (Callope): sửthi. Nàng terpơ (Euterpe): thơ trữ tình.Nàng ratô (Erato): thơ tình dục. NàngTerpxikhor (Terpsichore): nghệ thuật camúa. Nàng Pônhimni (Polhámnie) lúcđầu cai quản thơ tán mỹ (hámne) sau caiquản kịch câm (pantomime). NàngMenpômen (Melpomene); bi kịch. NàngTali (Thalie): hài kịch. Nàng Cliô

Page 310: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

(Clio): sử học. Nàng Urani (Uranie):thiên văn học. Vì lẽ đó cho nên nhữngnhà thơ cổ đại coi nghệ thuật của mình làdo các nàng Muydơ ban cho và trước khibiểu diễn trước công chúng thường cólời cầu khấn nữ thần Muydơ hoặc cảm tạnữ thần Muydơ. Cũng vì lẽ đấng phụvương Dớt chí sáng suốt, chí hiền minhtuy đã "phân công, phân nhiệm" rành rõcho chín người con gái của mình nhưngcũng không ngờ đâu được rằng loàingười chúng ta lại "đẻ" ra cái nghệ thuậtđiện ảnh, cho nên để tỏ lòng "tôn kính"đối với thần Dớt, chúng ta gọi nghệ thuậtnày là nghệ thuật của nàng Muydơ thứmười, do nàng Muydơ thứ mười caiquản, mặc dầu thần Dớt đã thôi đẻ từ lâurồi. Trong văn học các nước châu âu,

Page 311: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Muydơ trở thành danh từ chung chỉ "thihứng" "cảm hứng nghệ thuật" "tài năngthơ ca, nghệ thuật". Những người La Mãdu nhập các Muydơ vào hệ thống thầnthoại của mình và đổi tên là Camen(Camena). Cũng có trường hợp người tagọi các Muydơ là những tiên nữHêlicông, những nữ hoàng của ngọn núiHêlicông, một ngọn núi ở miền Trung HyLạp nơi các Muydơ thường trú ngụ. Vềcác nàng Muydơ, chúng ta có thể phânđịnh ra có hai lớp huyền thoại phức hợpvới nhau. Việc Dớt đẻ một lúc tới chínngười con gái hẳn rằng thuộc về lớphuyền thoại kỳ thị tộc mẫu quyền. Nhưngviệc những nàng Muydơ được Dớt phâncông cho cai quản các lĩnh vực văn hóa -nghệ thuật như anh hùng ca, bi kịch, sử

Page 312: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Có khi người ta gọi nghệ thuật điện ảnhlà nghệ thuật của nàng Muydơ thứ bảytheo sự sắp xếp: thơ, ca, vũ, nhạc, bikịch, hài kịch, điện ảnh. Un nourrissondes Muses: người con của những nàngMuydơ: nhà thơ. La muse de VictorHugo: thiên tài thơ ca của Hugô. học,văn hùng biện... chắc chắn không thể nàothuộc về thời kỳ thị tộc mẫu quyền. Rõràng những thành tựu văn hóa, khoa học,nghệ thuật chỉ có thể là sản phẩm của chếđộ chiếm hữu nô lệ cổ đại và lớp huyềnthoại này thuộc về thời kỳ chế độ chiếmhữu nô lệ được lắp ghép vào sau này,nếu dùng thuật ngữ như nhà bác học Xôviết AF. Losev đã chỉ ra, thì đây là mộthình thức phức hợp thêm thắt(complexed'interpolation). Apônlông lột

Page 313: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

da tên Marxiax Trong những hành độngtrừng phạt kẻ bạo ngược kiêu căng thì cólẽ hành động Apônlông trừng phạt tênXilen Marxiax (Silène Marạvas) làkhủng khiếp nhất, tàn bạo nhất. Marxiaxlà một Xilen, nghĩa là có hai sừng dê vàlạ hơn nữa, lại có đuôi như đuôi dê hoặcđuôi ngựa. Chân của Xilen cũng là chândê. Những Xilen là những vị thần tùytùng của thần Rượu Nho Điônidôx, cókhi được gọi bằng một tên khác là Xatia.Marxiax là một trong những Xilen củaĐiônidôx. Chuyện xảy ra phải kể nguồngốc từ nữ thần Atêna. Nàng là nữ thầnTrí tuệ và Nghệ thuật, nghĩa là của sựsáng tạo. Chính nàng là người sáng tạo racây sáo có tiếng réo rắt, véo von nghenhư tiếng chim sơn ca, bạch yến, hoàng

Page 314: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

yến. Nhưng sau khi sáng tạo xong câysáo và thổi thử ít bài nàng liền vứt ngaynó đi và nguyền rủa:

"... Kẻ nào nhặt chiếc sáo này sẽ bịtrừng phạt tàn nhẫn...". Tại sao mà Atênalại có hành động khó hiểu đến như thế?Nguyên do là nữ thần nhận thấy khi mìnhthổi sáo thì khuôn mặt mất tự nhiên đi.Để có được những âm thanh kỳ diệu, nữthần phải chúm môi, phồng má... nghĩa lànữ thần mất hẳn đi vẻ đẹp tuyệt diệu củanữ thần. Và như thế thì thật là tai họa. Nữthần Atêna vứt cây sáo đi nguyên do lànhư thế. Nhưng Marxiax lại nhặt đượccây sáo. Lão già này chẳng biết đến lờinguyền của Atêna. Lão đưa sáo lênmiệng và mầy mò tập thổi. Lão chẳngquan tâm đến việc khuôn mặt mình mất tự

Page 315: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhiên đi, xấu đi khi thổi sáo vì lão vốnchẳng đẹp đẽ gì. Cuối cùng Marxiax thổiđược sáo và thổi sáo rất hay, ngày cànghay, hay đến nỗi khi tiếng sáo Marxiaxcất lên là chim chóc đang kiếm ăn dừnglại lắng nghe, hươu nai đang gặm cỏtrong rừng ngừng ăn, nghênh nghênhchiếc cổ cao lên, dỏng tai tìm nghe tiếngnhạc. Có con suối nghe tiếng sáoMarxiax lại ngỡ tiếng nói thủ thỉ của bạnmình. Còn rừng cây nghe tiếng sáo củaMarxiax như uống lấy mọi âm thanh.Người ta bảo chúng muốn học thuộcnhững làn điệu Marxiax để khi gió nổilên là cùng hòa tấu. Marxiax đưa cây sáovề đất Phrigi, quê mình, để truyền dạy lạicho mọi người biết sử dụng một nhạc cụđơn giản mà lại khá hay đến như thế.

Page 316: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Danh tiếng của Marxiax lừng lẫy đến nỗilão sinh ra kiêu căng. Lão tự hào về tàinăng của lão song lại mất tỉnh táo đếnnỗi cho rằng, không một thứ đàn nào cóthể hay bằng cây sáo, không một ai có thểbiểu diễn một nhạc cụ nào hay bằng lãothổi cây sáo. Lão nảy ra ý định ngôngcuồng thách thức vị thần bảo trợ choNghệ thuật và OEm nhạc là Apônlông thitài. Vị thần này chấp nhận ngay cuộc thiđấu. Các nàng Muydơ và nhà vua Miđaxtrị vì trên đất Phrigi, được mời làm bangiám khảo. Kẻ thất bại, thua cuộc trongcuộc thi này phải nộp mình cho ngườichiến thắng toàn quyền sử dụng. Cuộc đotài diễn ra. Thần Apônlông với cây đànkitar biểu diễn trước. Khó mà có thểdiễn tả được hết phong thái biểu diễn tài

Page 317: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hoa chinh phục lòng người củaApônlông.

Khoác một tấm áo choàng may cựckỳ đẹp đẽ, Apônlông cầm cây đàn bướcra đĩnh đạc mà vẫn không mất đi vẻduyên dáng, tươi tắn. Những tiếng đàncủa thần bật lên thánh thót như rót vàolòng mọi người. Ngón tay của thần mềmmại, uyển chuyển lướt đi trên những dâyđàn tưởng chừng như những bước châncủa các nàng Muydơ đang xoay, đanglướt đi trên thềm vàng, thềm bạc củacung điện slanhpơ. Còn lão Marxiax, conngười thô thiển của rừng rú, quê mùa vớicây sáo, dù có trổ hết tài năng cũngkhông thể nào điêu luyện bằng một vịthần đã từng chỉ huy, dạy bảo cho cácnàng Muydơ xinh đẹp, đầy tài năng, con

Page 318: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của đấng phụ vương Dớt. Ban giám khảobỏ phiếu kín để quyết định người thắngcuộc. Các nàng Muydơ bỏ choApônlông, còn vua Miđax bỏ choMarxiax. Như vậy là Apônlông thắng.Vòng lá nguyệt quế trên vầng trán caocủa vị thần dường như lại thắm hơn.Marxiax quỳ xuống nộp mình trước mặtvị thần Apônlông. Mặc dù đã giành đượcthắng lợi vẻ vang song Apônlông vẫnkhông nguôi được nỗi tức giận vớiMarxiax đã ngạo mạn, kiêu căng dámthách thức một vị thần slanhpơ thi tài.Thần treo Marxiax lên một cây thông rồilột da lão! Thật khủng khiếp! Tấm da củaMarxiax treo trên cây ở gần vùng Kêlenđất Phrigi như để làm gương cho nhữngkẻ dám to gan lớn mật thách thức cả với

Page 319: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần thánh, muốn hơn cả thần thánh. Tấmda Marxiax thật kỳ lạ. Người ta kể mỗikhi có tiếng sáo từ đất Phrigi nổi lên, bayđến thì tấm da Marxiax lại chuyển độngxốn xang như rung động vì tiếng sáo.Nhưng hễ khi nghe thấy tiếng đàn kitarkhông biết từ đâu bay đến thì tấm da lạithẳng đưỡn ra, không mảy may chuyểnđộng. Sau này hình như Apônlông có hốihận vì hành động trừng phạt quá tàn nhẫncủa mình. Vì thế có chuyện kể, Apônlôngđã biến Marxiax thành một con sông vàtrao chiếc sáo của Marxiax cho thầnRượu Nho Điônidôx.

Page 320: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

APÔNLÔNGTRẢ THÙ CHOAXCLÊPIÔX

Chuyện bắt đầu từ cuộc tình duyêncủa Apônlông với Côrônix (Coronis),một người thiếu nữ xinh đẹp con của nhàvua Phlêgiax (Phlégias). Xưa kia ở xứBêôxi có một nhà vua tên là Phlêgiaxsinh được một người con gái có sắc đẹpkhác thường. Bữa kia, một buổi đẹp trời,nàng vào rừng chơi và như thói quen,nàng đến tắm ở một hồ nước xanh ngắtêm ả có những cây miên liễu nghiêng

Page 321: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mình soi bóng. Chính trong khung cảnhthơ mộng này, thần Apônlông đã gặpnàng và đem lòng yêu mến. Cuộc tìnhduyên của họ hình như không đượcPhlêgiax biết, hay như một số người kể,không được vua cha ưng thuận. Nhưngdù sao thì họ cũng đã yêu mến nhau rồi.Song Côrônix đẹp người lại không đẹpnết. Nàng đã lừa dối Apônlông. Tronglúc vắng Apônlông nàng đã buông mìnhtheo dục vọng xấu xa, hiến dâng tình yêucủa mình cho một người khác, một ngườitrần thế, một chàng trai tên là Ixkhix(ISchis), con của nhà vua latôx trị vì ởxứ Arcađi. Và như vậy, đối với vị thầnánh sáng, vị thần của chân lý, của sựtrung thực là một điều xúc phạm gớmghê. Côrônix mất tỉnh táo đến nỗi tin

Page 322: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chắc rằng Apônlông không thể nào biếtđược cuộc tình duyên ám muội của mình.Nhưng với vị thần của chân lý thì mọiviệc sớm muốn cũng phải phơi bày ratrước ánh sáng. Một con quS lông trắngnhư tuyết, vì loài chim này ngày xưa vốnnhư vậy, con vật yêu quý của Apônlông,như con đại bàng của Dớt, con công củaHêra, bay đến kể lại cho Apônlông,mách cho Apônlông biết câu chuyện đauđớn và xấu xa ấy. Apônlông nổi giận, vànhư chúng ta đã từng biết, các vị thần khiđã nổi giận thì... thì chỉ có thể nói làkhông thể nào tưởng tượng được, nhất làmột con người trung thực mà bị lừa dốinhư Apônlông. Mất cả tỉnh táo,Apônlông trút ngay nỗi căm tức, uất ứccủa mình vào con quạ. Chẳng rõ thần

Page 323: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cầm cái gì ném vào con vật để đến nỗitoàn thân nó đen ngòm đi. Và cũng từ đótrở đi loài quS mang bộ lông đen như cáitin nó đem đến để làm đen tối cả trái timvị thần. Sau đó nỗi tức giận củaApônlông giáng xuống người thiếu nữkhông trung thực. Apônlông bắn chếtCôrônix. Có người kể, không phảiApônlông bắn mà cô em gái của thần, tứcgiận thay cho anh, đã trừng trị bằngnhững mũi tên vàng của mình. Trị tộiCôrônix xong, hình như Apônlông cũngcảm thấy có phần quá khắc nghiệt, tànnhẫn. Thần cho làm lễ hỏa táng ngườicon gái đó. Vào lúc lửa vừa bốc cháy thìApônlông nảy ra ý định cứu lấy đứa bétrong bụng Côrônix:

"...Dù sao thì ta cũng phải cứu lấy

Page 324: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đứa con ta vì đấy là giọt máu của ta...",Apônlông nghĩ thế và bằng tất cả tài năngsiêu việt của một vị thần, Apônlông đãlấy được đứa con sắp đến ngày ra đời từthi hài Côrônix. Cứu được đứa bé,Apônlông đem trao cho vị thần XăngtorKhirông tức là vị thần nửa người nửangựa Khirông. ở Hy Lạp xưa kia có khánhiều Xăngtor Khirông, một vị thần tuyvề thân hình thì rất gớm ghiếc nhưng vềtrí tuệ thì lại uyên thâm và lòng thươngngười thì thật là hiếm có. Khirông chịutrách nhiệm dạy dỗ nuôi nấng chú béAxclêpiôx. Xăngtor Khirông vốn là concủa thần Crônôx và tiên nữ NanhphơPhilira (Phálpa'Philáre). Sở dĩ Khirôngphải mang thân hình quái dị nửa ngườinửa ngựa là vì Crônôx để tránh sự theo

Page 325: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dõi của vợ mình là nàng Rêa, đã biếnmình thành ngựa mỗi khi đến tình tự ái ânvới Philira. Sinh ra Khirông, thấy mìnhcó một đứa con quái đản như thế nênPhilira rất buồn rầu, chán nản. Chẳng nhẽtự tử, nàng đành cầu khẩn các vị thần giảithoát cho nàng cảnh sống đau khổ củamột người mẹ không còn niềm tin và hávọng. Các vị thần đã biến Philira thànhcây bồ đề (Tilleul). Xăngtor Khirôngkhác hẳn những Xăngtor con của Ixiôngvà Nêphêlê, vốn là loại hoang dã, tốităm, ngu muội và thù địch với loàingười. Được thần Apônlông và Artêmixtruyền dạy cho. nhiều điều hiểu biết quýbáu Khirông nổi danh trong trần thế là"vị Xăngtor thông tuệ nhất và hiền minhnhất". Khirông ở trong một hang đá dưới

Page 326: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chân núi Pêliông xứ Texxali, thườngchữa bệnh cho mọi người và dạy học.Nhiều vị anh hùng xuất chúng của nướcHy Lạp đều là môn đệ của Khirông như:Akhin, Uylix, Điômend... Những ngườiArgônôt (thủy thủ của con thuyền Argô)trước khi vượt biển sang phương Đôngđể đoạt Bộ Lông Cừu Vàng đã đến xinKhirông chỉ cho cách đi biển... Cóchuyện lại kể, Philira để trốn tránh cuộctình duyên với Côrôn đã biến mình thànhngựa nhưng vẫn không thoát khỏi dụcvọng của Côrôn. Vì lẽ đó nàng mới đẻ raXăngtor Khirông. Nàng đã sống với đứacon nửa người nửa ngựa đó ở hang đáPêliông và cùng con dạy dỗ biết baochàng trai ưu tú của đất nước Hy Lạp.Axclêpiôx, con trai của Apônlông, được

Page 327: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Xăngtor Khirông dạy cho nhiều điều, đặcbiệt là những hiểu biết về phép chữabệnh bằng lá cây, pha chế, nấu các lá câythành những phương thuốc thần diệu đểcứu chữa cho con người thoát khỏi cácbệnh hiểm nghèo. Có lẽ trong số nhữnghọc trò của Xăngtor Khirông thìAxclêpiôx là người học trò xuất sắc nhấtvề Pháp thuật này. Chàng chẳng những cóthể chữa lành mọi bệnh tật hiểm nghèocho con người mà còn đi xa hơn thế nữa:cải tử hoàn sinh cho con người. Nhiềungười đã được Axclêpiôx cứu sống màchúng ta không thể kể hết tên ra được.

Chỉ xin kể một vài vị anh hùng quenbiết: Glôcôx, con vua Minôx ở đảo Cret;Tanhđar, người đã sinh ra nàng Hêlen vàClitemnextơrơ; Hippôlit, chàng trai

Page 328: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cường tráng, con của người anh hùng kiệtxuất Têdê. Danh tiếng Axclêpiôx lừngvang khắp nước Hy Lạp. Người ngườitìm đến Axclêpiôx để chữa bệnh ngàymột đông. Đối với chúng ta, mỗi ngườiốm đau, bệnh tật được chữa khỏi là mộtniềm vui, mỗi người chết đi được cứusống lại là một nỗi mừng, nhưng đối vớivị thần Hađex thì lại không phải như thế.Thần Hađex thấy khá lâu nay vương quốccủa thần không có một ai từ trên dươngthế xuống. Lão già chở đò Kharông cắmsào đợi khách. Chó ngao Xerber nằmdài, ngáp vặt. Cơ sự này không mấy nỗimà vương quốc của Hađex vắng tanhvắng ngắt đến phải đóng cửa, giải thể.Mà đóng cửa rồi đã phải xong đâu!Hađex sẽ đi đâu, làm gì? Kharông đi

Page 329: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đâu, làm gì? Biết bao nhiêu là chuyện lôithôi, rắc rối đẻ ra từ cái anh chàngAxclêpiôx. Thần Hađex rất tức giận màkhông biết làm gì ngoài cách tường trìnhvới thần Dớt. Nghe Hađex tường trìnhcặn kẽ mọi việc, thần Dớt thấy nếu cứ đểAxclêpiôx tiếp tục mãi sự nghiệp trịbệnh cứu người, cải tử hoàn sinh thì trậttự của thế giới slanhpơ do mình tốn côngxây dựng từ bao thế kỷ nay sẽ bị đảo lộnrối tung lên tất cả. Thần giáng sét đánhchết Axclêpiôx. Apônlông vô cùng tứcgiận về hành động bạo ngược này songkhông thể trả thù vào thần Dớt được.

Apônlông trả thù vào những kẻ đãrèn ra sấm sét, trao cho thần Dớt. Nếukhông có thứ vũ khí vô địch trong taythần Dớt thì đứa con trai đầy tài năng và

Page 330: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

được những người trần thế vô cùng kínhyêu của Apônlông đâu đến nỗi!Apônlông đã bắn chết ba tên khổng lồXiclôp là Arghex, Xêtêrôpex vàBôrôngtex, những kẻ đã rèn ra sấm, chớpvà sét. Thần Dớt biết chuyện bèn ra lệnhtrừng phạt Apônlông, đày Apônlôngxuống trần làm một gã chăn súc vật chonhà vua Ađmét trị vì xứ Texxali. Cóngười lại nói việc Apônlông bị đầyxuống trần đi chăn bò, chăn cừu cho vuaAđmét không phải vì tội giết nhữngngười khổng lồ Xiclôp mà là vì tội đãgiết con mãng xà Pitông. Có người cãilại, bảo tại cả hai tội.

Axclêpiôx tuy qua đời song may thayđã truyền dạy lại tài nghệ và Pháp thuậtchữa bệnh cho các con trai và con gái

Page 331: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của mình và cho nhiều người khác nữa.Chỉ tiếc rằng phép cải tử hoàn sinh làchưa truyền lại được. Hai con trai củaAxclêpiôx là Makhaông (Macham) vàPôđaliriôx (Podalirios) là những thầythuốc trứ danh đã tham gia trong hàngngũ những chiến sĩ Hy Lạp vượt biểnsang đánh thành Tơroa. Con gái củaAxclêpiôx là nàng Higi (Hágie), nữ thầnSức khỏe, ngoài việc chữa bệnh chongười trần còn đem đến những lời chỉdẫn khuyên bảo, an ủi cho người ốm đau.Trong thời cổ những thầy thuốc tổ chứcthành một "giáo đoàn" mang tên là "Con,cháu của Axclêpiôx" (Le ASclépiades).Việc chữa bệnh được kết hợp với nhữnghình thức ma thuật cầu khấn, cúng tế vịthủy tổ của ngành Y để xin những lời

Page 332: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

truyền phán, chỉ dẫn. "Con, cháu củaAxclêpiôx" giữ bí mật các bài thuốc, cácphương Pháp chữa bệnh và chỉ truyền lạicho những người thân thích. Người xưatạc tượng vị thần Axclêpiôx với một vẻuy nghiêm như thần Dớt, tay cầm một câyquyền trượng có một con rắn đang uốnmình bò quanh. Còn tượng nữ thần Higicũng được thể hiện với một phong thái uynghi như cha, tay cầm một con rắn. Cókhi là một thiếu nữ tay cầm một cái bát,hẳn là bát thuốc vừa pha, còn tay kia đưara một cử chỉ như xoa dịu, an ủi. Nhưngtại sao hai cha con vị thần Chữa bệnh vàSức khỏe này lại có con rắn đi kèm?Trước hết, con rắn thuộc phạm trù củathần thoại khtôniêng, thần thoại về loàivật. Và nó là tiêu biểu nhất trong gia tài

Page 333: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần thoại về loài vật của người Hy Lạp.Thường các nam thần và nữ thần nếu truyxét kỹ "lý lịch" thì đều có một thời kỳ làrắn. Hẳn trong tình hình đó, con rắn chưahề mang một ý nghĩa xấu xa, hay nói mộtcách khác, con người chưa cảm thấy kinhsợ, ghê tởm con rắn. Thần Dớt đã từngbiến thành rắn để che mắt Hêra, đến áiân với nàng Perxêphôn trong thần thoạivề Điôniđôx Dagrêôx. Đền thờ nữ thầnAtêna ở Aten trong khu vực Acrôphôn cóthờ rắn thần. Đền thờ Đenphơ thờ thầnApônlông nhưng cũng đồng thời thờ conrắn thần Pitông. Con rắn tượng trưng chođất hoặc sự gần gụi với đất; sức mạnhcủa đất richtôniôx, một người anh hùngcai quản Aten, theo truyền thuyết là concủa đất. Khi mới ra đời, nữ thần Atêna

Page 334: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đã đặt chú bé đó vào trong một cái vẽi(hoặc một cái giành) lấy rắn đệm lót ởchung quanh. Lại có chuyện kể, thầnAxclêpiôx đi chữa bệnh cho nhữngngười trần thế thường hóa thân thành rắnhoặc mang theo rắn, dùng rắn để chữa.Do "tiểu sử" như thế mà con rắn mangmột ý nghĩa tốt đẹp. Nó tượng trưng chosự trường sinh bất tử (như đất vốntrường sinh bất tử) đồng thời lại tượngtrưng cho cả sự tái sinh, sự đổi mới nữa.Vì một lẽ đơn giản con rắn không chết,con rắn chỉ lột xác thôi. "Rắn già, rắnlột. Người già, người tuột vào săng" mà!

Từ đó con rắn lại tượng trưng cho sựkhôn ngoan, thận trọng và mở rộng nghĩahơn nữa con rắn tượng trưng cho sự lựachọn, sự vĩnh hằng. Đó là ý nghĩa tốt đẹp

Page 335: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

về con rắn (biến dạng thành rồng).Nhưng con rắn còn tượng trưng chonhững sức mạnh phá hoại của thiên nhiênmà người xưa chưa hiểu biết, những sứcmạnh vốn thù địch với con người kể cảnhững thế lực xã hội cũ, lạc hậu, vì thếcon rắn tượng trưng cho cái xấu xa, taihọa trong cuộc sống và mở rộng ý nghĩa,tượng trưng cho sự độc ác, nham hiểm,lừa lọc, dối trá. Cả hai ý nghĩa tượngtrưng này của thần thoại cổ đại đều đượcthần thoại Thiên Chúa giáo tiếp thu.Trong Kinh thánh Thiên Chúa giáo cóchuyện kể: Trong cuộc hành trình củanhững người Ixraen rời khỏi nước AiCập đi tới miền đất hứa dưới sự dắt dẫncủa Môidơ, người được Thượng Đếtuyển chọn và giao phó cho sứ mạng

Page 336: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thiêng liêng, những người Ixraen có lúcđã không chịu đựng được những nỗi giankhổ, khó khăn ở dọc đường. Họ đã kêuca, trách móc, xúc phạm đến Thượng Đếvà Môidơ. Thượng Đế nổi giận pháixuống một bầy rắn lửa (les serpentạbrulantạ) trừng phạt tội phạm thượng.Rất nhiều con dân Ixraen bị rắn cắn chết.Những người Ixraen hối hận kêu vanMôidơ cầu khẩn Thượng Đế tha tội chohọ, giải trừ tai họa cho họ. Và ThượngĐế, chấp nhận lời cầu xin của Môidơ, đãphán truyền cho Môidơ: làm một con rắnđồng đặt trên một cây sào để cho nhữngngười bị rắn lửa cắn đến nhìn vào conrắn đồng. Chính nhờ nhìn con rắn đồngnày mà những người Ixraen bị rắn lửacắn thoát chết. Còn trong Kinh Phúc

Page 337: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

OEm theo Matthiơ, chúa Giêsu đã "huấnthị" cho mười hai tông đồ trước khi họlên đường đi "rao giảng" rằng: "... Hãythận trọng như loài rắn và hiền hòa nhưnhững con bồ câu..." Đó là những dẫnchứng về ý nghĩa tượng trưng tốt đẹp củacon rắn. Còn về ý nghĩa xấu xa thì chínhcon rắn, cũng theo Kinh thánh, là con vậtxảo quáệt nhất trong số những con vật màThượng Đế sáng tạo ra. Con rắn đã xuingười đàn bà đầu tiên của thế gian ănquả cấm, quả của chiếc cây của sự sốngvà người đàn bà này đã cho chồng ăn, vìthế họ, Ađam và Eva, tổ tiên của loàingười chúng ta, bị Thượng Đế trừng phạtđẩy xuống hạ giới. Và loài người chúngta vì lẽ đó mà phải chịu "tội tổ tông".Trong Khải thị của Giăng, con rồng lớn

Page 338: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nuốt con của người đàn bà, được đồngnhất với con rắn xưa kia, ma quỉ, XaTăng, đã từng lừa dối cả thế gian và bịtống cổ xuống đất. Lại nói về nhà vuaPhlêgiax khi biết tin con gái mình bịApônlông bắn chết, nổi giận đốt cháysạch ngôi đền Đenphơ, ngôi đền thờ đấngphụ vương Dớt và thần Apônlông. Hànhđộng láo xược này đã bị các vị thầntrừng trị đích đáng. Apônlông bị đày baolâu? Người nói một năm, người nói támnăm, người nói chín năm. Chẳng rõ thựchư thế nào, nhưng nói tóm lại là có bịtrừng phạt đuổi xuống hạ giới đi chănsúc vật cho nhà vua Ađmét (Admète).Trong những ngày phải đi chăn súc vật ởrừng xanh núi đỏ, thần Apônlông đượcnhà vua tiếp đãi với tấm lòng hiếu khách

Page 339: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

truyền thống của con dân đất nước HyLạp. Để đền đáp lại tấm lòng quý báuđó, thần Apônlông giúp đỡ vua Ađmétnhiều công việc. Người xưa kể lại, mỗikhi lùa súc vật vào rừng Apônlông lạimang theo cây đàn kitar và gẩy lên nhữngâm điệu thánh thót.

Rừng xanh hoang vắng bỗng ấm cúnghẳn lên, dường như bớt hẳn đi cái vẻlạnh lẽo, bí ẩn. Cả những loài thú dữ nhưhổ, báo, chó sói... chuyên rình mò bắt giasúc của những người đi chăn khi nghetiếng đàn của Apônlông cũng say mê.Chúng ngồi lắng nghe không nghĩ đến,không dám hoặc không nỡ bắt một condê, con cừu, con bò, con ngựa nào trongđàn gia súc của Apônlông. Vì thế trongnhững ngày Apônlông làm gia nhân cho

Page 340: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ađmét, đàn gia súc không hề bị giảm màchỉ có tăng lên nhanh chóng. Vì lẽ đó màngười Hy Lạp xưa kia còn coi Apônlônglà vị thần bảo hộ cho nghề chăn nuôi. Hếthạn đi đày, Apônlông trở về với thế giớislanhpơ. Tuy ở trên thế giới tuyệt diệucủa các vị thần bất tử nhưng Apônlôngvẫn không quên những ngày sống dướitrần và đặc biệt những ngày sống ở thếgiới của những người Hipebôrêen. Hàngnăm cứ khi thu hết đông về là Apônlônglại từ giã slanhpơ, ngồi trên cỗ xe donhững con thiên nga kéo, bay về mộtphương trời xa tít tắp để nghỉ đông ở mộtvùng khí hậu ấm áp, một nơi chỉ biết cómùa Xuân và đúng một nơi của mùaXuân vĩnh viễn. Khi ấy ở đỉnh slanhpơcũng như ở trên sườn núi Parnax tuyết

Page 341: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trắng như bộ lông của những con thiênnga đã trùm phủ lên dày đặc. Rừng câytrút hết bộ áo màu xanh hay màu vàng,trơ ra những cành khẳng khiu, gày guộc.Đông hết, xuân về, Apônlông lại trở vềvới thế giới slanhpơ của mình. Thần lạixuống trần, về ngôi đền thờ Đenphơ yêuquý để tiên đoán cho mọi người dân lànhbiết những việc của quá khứ, hiện tại vàtương lai. Thần truyền đạt lại những lờinói thiêng liêng của thần Dớt và tiếpnhận những nghi lễ tưng bừng trọng thểcủa ngày hội Đenphơ - Hội Pitich. Rồisau đó thần lại về thăm nơi chôn rau cắtrốn ở hòn đảo Đêlôx. Chính ở nơi đây,người dân Hy Lạp để tưởng nhớ tới cuộcđời và công lao của vị thần ánh sáng, đãdựng đền thờ thần và hàng năm mở hội

Page 342: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

rất to, rất linh đình không kém HộiĐenphơ. Các nhà nghiên cứu cho chúngta biết, quê hương đích thực củaApônlông là ở vùng Tiểu á. Có nhữngbằng chứng với đầy đủ sức thuyết phụckhoa học, xác nhận "nguyên quán" của vịthần này là ở Tiểu á chứ không phải là ởHy Lạp. Một là, trong cuộc chiến tranhTơroa, thần Apônlông đứng về pheTơroa bảo hộ cho quân Tơroa giángbệnh dịch xuống quân Hy Lạp. Thần luônluôn quan tâm theo dõi, phù hộ cho dũngtướng Héctor, người cầm đầu quânTơroa. Hai là, người ta tìm thấy và thốngkê thấy ở Tiểu á có rất nhiều đền thờ thầnApônlông, phần lớn là những ngôi đền tovà quan trọng. Ba là, cái tên "Apônlông"theo một số nhà bác học, xét về mặt từ

Page 343: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nguyên là thuộc ngôn ngữ Tiểu á, nghĩa là"cái cửa". Và Apônlông là vị thần Cửa,đảm đương trách nhiệm ngăn cản đẩynhững điều bất hạnh ra khỏi nhà và rakhỏi đô thị. Một trong những biệt danhcủa Apônlông là "Tuyraiôx" có nghĩa là"Cửa". Tập tục thờ cúng Apônlông từTiểu á chuyển sang Hy Lạp vào thời kỳnền văn hóa Miken, thiên niên kỷ II trướcCông nguyên. Những biệt danh củaApônlông cho chúng ta thấy nguồn gốc tôtem giáo của vị thần này, thí dụApônlông Likêen (Apollon Lácéen) làApônlông Chó sói hoặc ApônlôngXmanhtê (Sminté) là Apônlông Chuột.Như vậy lúc đầu, rõ ràng là vị thần ánhsáng, vị thần Người Xạ thủ có cây cungbạc và những mũi tên vàng tồn tại trong

Page 344: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hình dạng con vật. Sau này Apônlôngmới được cảm thụ như một vị thần dướihình dạng người và bảo hộ cho cuộcsống của con người, bảo vệ mùa màng vàđàn gia súc của con người khỏi bị thú dữphá hoại. Vì lẽ đó có chuyện Apônlôngphải đi chăn gia súc cho vua Ađmét,chuyện Apônlông đi chăn súc vật choLaomêđông, một vị vua của thànhTơroa... Và ngày càng mở rộng hơn nữa,Apônlông là vị thần của nhiều chức năngkhác: Y học, ánh sáng thậm chí đồng nhấtvới thần Mặt trời Hêliôx, thần bảo vệcho khách bộ hành, thần bảo vệ chonhững người đi biển...

Các nhà nghiên cứu cho rằng, rất cóthể từ khi Apônlông trở thành vị thần củathế giới slanhpơ thì mới có thêm cái biệt

Page 345: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

danh Phêbuyx, -do đã chiến thắng mộttập tục thờ cúng nữ thần Titaniđ Phoibê ởmột địa phương nào đó. Do được đồngnhất với ánh sáng nên Apônlông lại thêmchức năng của một vị thần nông nghiệp,vị thần bảo hộ cho mùa màng. Nhưngchức năng này của Apônlông mờ nhạthơn so với chức năng chiến trận, -NgườiXạ thủ. Sự thờ cúng Apônlông, tôn giáoApônlông đối lập với tôn giáo Điôniđôx,mặc dù trong một dạng nào đó cũng là sựthờ cúng một vị thần nông nghiệp. Tôngiáo Apônlông thường phát triển rộng rãitrong giới quý tộc, còn tôn giáoĐiôniđôx ở giới bình dân. TượngApônlông trong nghệ thuật thời kỳ HyLạp hóa là một chàng trai xinh đẹp ngồiđánh đàn lia. Tôn giáo Apônlông ở các

Page 346: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thuộc địa Hy Lạp trên đất ý du nhập vàoLa Mã. Năm 31 trước Công nguyên LaMã xây đền thờ Apônlông rất lớn. Dướitriều đại của vị hoàng đế La Mã sguyxtơ,tôn giáo Apônlông được đề cao lên mộtđịa vị chưa từng thấy. sguyxtơ cho khôiphục các cuộc thi đấu võ nghệ, thể dụcthể thao, nghệ thuật, những tập tục, hội hètrong sạch, lành mạnh mà đã từ lâu bịcuộc sống xa hoa, trụy lạc, hưởng thụ củagiới quý tộc La Mã vứt bỏ cũng như bịcuộc sống, lối sống "lính tráng", "lêdương" của đế quốc La Mã phá hoại. Sựkhôi phục này nằm trong đường lối chínhtrị văn hóa của sguyxtơ muốn lành mạnhhóa xã hội La Mã, tạo ra một cuộc sốngổn định ở các đô thị để củng cố quyềnlực và uy tín của mình. Người ta thường

Page 347: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

dâng cúng thần Apônlông cành nguyệtquế, cành cọ và hiến tế những con vật:chó sói, thằn lằn, chuột, diều hâu. ởAten, trên bờ sông Ilixxôx có ngôi đềnthờ Apônlông Likêen, ngoài ra còn cómột trường đấu được xây dựng từ thờiPêriclex cầm quyền. Nơi đó, khu vựcđền thờ và trường đấu, tên gọi là Likê,nhà triết học Arixtôt thường đến giảngtrong những dãy hành lang của một ngôinhà trong trường đấu này. Ông vừa đivừa giảng trong hành lang và học tròcũng đi theo ông để nghe giảng. Ngườixưa gọi lối giảng của ông là:pêripatêtixiênnơ (péripatéticienne). Từđó người ta gọi trường phái triết học củaông là trường phái vừa đi vừa giảng (tiêudao). Năm 1977, một người Pháp tên là

Page 348: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Pilatơrơđơ Rôdiê (Pilátre de -Rosier)thành lập một trường học ở Pari, dạykhoa học tự nhiên và văn học (không dạythần học) đặt tên là Likê. Từ đó Likêmang nghĩa là: "trường trung học", màchúng ta thường quen gọi là "trườngLikê".

Nữ thần Artêmix A rtêmix, vị nữ thầncon của Dớt và Lêtô, ra đời trên hòn đảoĐêlôx. Nàng là anh em sinh đại cùng vớithần Apônlông cho nên cũng như anhmình nàng được Dớt ban cho một câycung bạc và một ống tên vàng. Chỉ mấyngày sau khi ra đời, nhờ những thức ănthần Artêmix lớn lên như thổi và chẳngmấy chốc nàng đã đeo ống tên vào lưngcầm cung băng vào rừng săn bắn. Trongbộ áo săn gọn gàng và ngắn đến đầu gối

Page 349: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nữ thần Artêmix trẻ tươi phơi phới, trànđầy sức sống, nhanh nhẹn, lanh lợi lạthường. Thật khó mà tìm được một thiếunữ nào trên thế gian này lại tươi tắn, linhhoạt như Artêmix. Nàng chạy băng băngqua những khu rừng rậm, săn thú đuổichim. Đôi mắt tinh nhanh của nàng khôngbao giờ để con mồi chạy thoát. Và khinàng đã giương cung thì ít khi có chuyệnphát tên tha chết cho con mồi. Lợn rừngbị đuổi cùng đường rúc vào bụi rậm hávọng thoát chết cũng không thoát được.Hươu, nai chạy nhanh đến mấy cũngkhông tránh khỏi bị Artêmix xua đàn chóđến bao vây. Mỗi khi Artêmix vào rừngsăn bắn lại có một đoàn tiên nữ đi theo.Những nàng Nanhphơ đó cùng săn đuổimuông thú với Artêmix. Tiếng hò reo,

Page 350: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cười nói cùng với tiếng chó sủa, tiếng tùvà rúc vang động cả núi rừng. Cuộc đisăn kết thúc, Artêmix và các nàngNanhphơ trở về với thắng lợi rực rỡ. Vàchẳng bao giờ vị nữ thần Săn bắn này lạichịu trở về tay không. Tuy nhiên chiếncông lớn nhất của Artêmix lại là việctrừng trị tên khổng lồ Tixiôx (Titios), kẻđã can tội truy đuổi nữ thần Lêtô, mẹ củaApônlông và Artêmix, với mưu đồ ámmuội. Tên khổng lồ này vốn là con củaDớt và lara (élara), con gái của nhà vuaxứ Orkhômen. Thần Dớt lần này để tránhcon mắt soi mói của Hêra đã đưa ngườicon gái đó vào... tận trong lòng đất đensâu thẳm. ấy thế mà không hiểu làm saomà Hêra cũng biết. Lại một trận đùngđùng sấm sét, giận dữ giáng xuống đứa

Page 351: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

con của cuộc ngoại tình đó.Nhưng Hêra chỉ vừa mới truy đuổi

Tixiôx thì lại được tin Lêtô sắp sinh convới Dớt. Thế là Hêra xúi bẩy anh chàngkhổng lồ Tixiôx truy đuổi Lêtô. VàTixiôx thừa hành nhiệm vụ đó với tất cảsự mẫn cán của một anh chàng vừa đượchưởng lượng gia ân, khoan hồng.Apônlông và Artêmix đã trừng trị tênkhổng lồ bạo ngược đó. Những mũi tênvàng của hai anh em đã rửa được mốioán hờn mà mẹ họ phải chịu đựng trướckhi sinh họ. Có người kể, không phải haianh em Apônlông giết chết Tixiôx mà làthần Dớt giáng sét thiêu chết Tixiôx.Tixiôx chết, các vị thần ném xác hắnxuống địa ngục Tartar. Thân hình nó nằmsóng sượt che kín hết cả chín mẫu đất.

Page 352: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hai con đại bàng ngày ngày đến mổ bụngăn bộ gan khổng lồ của nó, bộ gan làngọn nguồn đẻ ra thói bạo lực, hung tàncũng như đẻ ra mọi ý chí cứng rắn,bướng bỉnh. Artêmix trừng phạt NiôbêArtêmix còn cùng với Apônlông trừngphạt nàng Niôbê về tội ngạo mạn, đãkhinh thị xúc phạm đến nữ thần Lêtô. Cólẽ từ cổ chí kim chưa từng có một cuộctrừng phạt nào quá ư khắc nghiệt, tànnhẫn như cuộc trừng phạt này, đây là mộtcuộc tàn sát khủng khiếp; khủng khiếpđến nỗi tới nay chưa mấy ai quên.

Niôbê là con gái của Tăngtan. Nànglấy Amphiông (Amphion) vua thànhTebơ có bảy cổng. Hai vợ chồng nàngsinh được bảy trai, bảy gái. Niôbê rấtđỗi tự hào về hạnh phúc của mình: những

Page 353: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đứa con, đứa nào cũng đẹp đẽ, khỏemạnh, thông minh. Nhìn chúng, người tacó thể tưởng đó là những vị nam thầnhoặc nữ thần tươi trẻ của thế giớislanhpơ. Niôbê sung sướng, tự hào, mãnnguyện về hạnh phúc của mình nhưng lạikhông biết hạnh phúc đó chính là do cácvị thần đã ban cho gia đình nàng. Sự giàucó, danh tiếng, con đàn cháu đống đôngvui là đặc ân hiếm có. Nàng lẽ ra phảibiết ơn và đền đáp lại bằng những lễhiến tế hậu hĩ và thành kính. NhưngNiôbê hầu như quên hết cả nghĩa vụthiêng liêng đó, nghĩa vụ mà đối vớingười Hy Lạp xưa kia là một đạo đứcchí cao, chí tôn, chí kính, một đạo đứctrước hết của mọi đạo đức. Chuyện xảyra như sau: Một hôm con gái vị tiên tri

Page 354: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mù danh tiếng Tirêdiax (Tirésias) lànàng Măngtô đi khắp mọi nhà trong thànhTebơ bảy cổng, truyền cho mọi ngườibiết lễ hiến tế nữ thần Lêtô và hai ngườicon của nữ thần là Apônlông có bộ tócquăn vàng rượi và nữ thần Artêmix,người trinh nữ săn bắn, sắp cử hành. Mọingười hãy đem dâng cúng các vị thầnnhững lễ vật hậu hĩ. Dân thành Tebơ bảycổng, nghe lời khuyên dạy đó, ai nấy đềunáo nức sắm sanh lễ vật.

Những thiếu nữ xinh đẹp đội vòng lánguyệt quế lên đầu, ăn mặc đẹp đẽ, manglễ vật ra đền thờ. Riêng có Niôbê làkhông sắm sửa lễ vật, không đến đền thờ.Chẳng những thế Niôbê lại còn dùngquyền lực của mình cấm không cho cácthiếu nữ tới đền thờ, nghĩa là Niôbê phá

Page 355: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bỏ buổi lễ trọng thể ngày hôm đó.- Tại sao các ngươi lại phải dâng lễ

cho Lêtô?- Niôbê nói với các thiếu nữ xinh

đẹp của thành Tebơ bảy cổng như vậy.- Cầu xin Lêtô ban cho hạnh phúc

được giàu có, đông con, nhiều cháu, annhàn, vẻ vang ư?

Thật là vô ích. Cuộc đời của bà tavất vả cực nhục, chỉ có một hòn đảo béxíu làm chỗ dung thân, còn ta, một đô thịrộng lớn, thành quách kiên cố, giàu có vàđẹp đẽ xiết bao! Bà ta chỉ sinh được mộtgái, một trai, còn ta, bảy gái, bảy trai,đứa nào cũng to lớn, đẹp đẽ sánh tựathần linh! Thôi hãy dành những lễ vậtdâng cúng ấy cho ta vì chính ta là ngườixứng đáng được hưởng những lễ vật đó.

Page 356: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ta chẳng thua kém gì Lêtô về sắc đẹpcũng như về hạnh phúc. Các ngươi hãydâng lễ vật cho ta, và cầu nguyện ta cóthể ban cho các ngươi niềm hạnh phúcmà các ngươi mong muốn. Buổi lễ khôngtiến hành. Những lời nói kiêu căng, láoxược của Niôbê tất đến tai các vị thần,nhất là nữ thần Lêtô. Nàng truyền cho haicon, Apônlông và Artêmix, sứ mạng trảthù, trừng trị quân hỗn hào, phạm thượng.

- Các con phải rửa ngay mối nhụcnày cho mẹ. Ta không thể chịu đựngđược cái thói ngạo mạn, kiêu căng vốncó từ giống Tăngtan nhà nó. Dù cuộc đờita thế nào chăng nữa ta cũng là một vịthần thuộc dòng dõi Tităng, và là vợ củathần Dớt, Apônlông và Artêmix là concủa thần Dớt mà không một người trần

Page 357: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thế nào dù tài giỏi đến đâu có thể coinhư bằng vai phải lứa được. Nghe mẹnói xong, hai anh em Apônlông đều vôcùng giận dữ. Apônlông đáp lời mẹ:

- Xin mẹ hãy yên tâm! Con mãng xàPitông ghê gớm đến đâu cũng chẳng làmnhụt được chí khí của con thì mụ Niôbêkia ắt phải có hình phạt xứng đáng.

Artêmix cũng bày tỏ tình cảm củamình:

- Xin mẹ hãy yên tâm! Những đứacon của thần Dớt sẽ không tha thứ chobất kỳ một hành động khinh thị thánh thầnnào.

Và thế là nhanh như những mũi tên,Apônlông và Artêmix từ ngọn núi Kintơcao vút trên hòn đảo Đêlôx thân yêu, baytới thành Tebơ bảy cổng. Cỗ xe do những

Page 358: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

con thiên nga kéo hạ xuống một cánhđồng ngoài cổng thành. Apônlông tiếnvào cổng thành và trèo lên bờ tườngthành cao. Nơi đây thần trông thấy nhữngngười con trai của Niôbê đang cùng vớicác trai tráng luyện tập võ nghệ. Thầnlắp tên vào cung và giương lên. Dâycung bật lên một tiếng lảnh lót, khô gọn.Mũi tên xuyên trúng ngực một người contrai của Niôbê khoác áo choàng đỏ thắmđang phi ngựa. Chàng bật ngửa người ra,tay buông cương và hồn lìa khỏi xác. Cứthế, vun vút, những mũi tên bay đi, khitrúng cổ, khi xuyên gáy, khi cắm phậpvào lưng, lần lượt kết liễu cuộc đời bảyngười con trai của Niôbê. Những traitráng đang luyện tập võ nghệ cùng vớinhững người con trai của Niôbê vô cùng

Page 359: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

kinh hoàng trước tai họa giáng xuống quánhanh và quá khủng khiếp đến như vậy.Chỉ phút chốc bảy chàng trai cườngtráng, những thanh niên ưu tú của thànhTebơ vinh quang đã bị chết một cáchthảm thương mà không ai biết được địchthủ. Song mọi người đều hiểu ngay:những cái chết bất ngờ không rõ từ đâugiáng xuống đều do hai anh em Apônlôngvà Artêmix, những vị thần có tài bắncung trăm phát trăm trúng. Mọi ngườicùng hiểu, đây là hình phạt mà nữ thầnLêtô giáng xuống Niôbê. Tin dữ bay vềcung điện nơi Niôbê đang ở. Người mẹbất hạnh này gào thét, khóc than và trongcơn đau đớn vật vã, điên dại nàng đãnguyền rủa nữ thần Lêtô. Các con gái củaNiôbê xúm quanh mẹ để an ủi, khuyên

Page 360: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

can, săn sóc.Nhưng tai họa chưa hết. Bây giờ đến

lượt nữ thần Artêmix ra tay. Những mũitên không biết từ đâu lại bay xuống.Tiếng rú lên vì đau đớn chen lẫn nhữngtiếng thét kinh hoàng, tiếng gào khóc,tiếng rên la... tạo ra một bầu không khíkhủng khiếp hết chỗ nói. Amphiông,chồng nàng, trước nỗi đau khổ quá lớnnhư vậy không đủ sức chịu đựng nổi đãtự sát, chết bên những đứa con. Niôbêđau khổ, sững sờ đứng giữa xác chết củacác con và chồng. Nàng bây giờ tuy sốngnhưng thật ra là cái xác không hồn, mộtcái xác còn biết cử động. Xác chết củachồng và con của Niôbê bị bỏ mặc suốtchín ngày trời, đến ngày thứ mười, các vịthần mới nguôi giận, cho làm lễ mai táng.

Page 361: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Còn nàng Niôbê với số phận thảmthương đã hóa ra đá. Một cơn gió lốcđưa nàng về tận quê hương, lên đỉnh núiXinpin, nơi ở vĩnh viễn của nàng. ở đó,Niôbê với nỗi đau khổ mà trên thế giannày ít ai phải nếm trải, biến thành đánhưng chẳng bao giờ cạn được dòngnước mắt đau thương, những dòng nướcmắt tuôn trào như những con suối bạc từsườn núi cao đổ xuống. Ngày nay trongvăn học phương Tây, Niôbê trở thànhmột biểu tượng cho "nỗi đau khổ củangười mẹ mất con". Trong quá trìnhchuyển nghĩa, Niôbê dần trở thành "nỗiđau khổ lớn" hoặc "nỗi đau khổ". Cóchuyện kể, trong cuộc tàn sát củaArtêmix, có một người con gái củaNiôbê thoát chết, không rõ do Artêmix

Page 362: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

động lòng trắc ẩn tha thứ hay do trốnthoát được. Sự khủng khiếp và nỗi kinhhoàng lớn quá đã làm cho người con gáiđó, mặc dù trải qua bao năm tháng saunày, da vẫn tái xanh tái xám. Vì thếngười ta gọi nàng là "Clôrix" nghĩa là"nhợt nhạt", "tái xanh". Nghe đâuApônlông cũng tha chết cho một ngườicon trai của Niôbê tên là Amiclax.Artêmix biến Actênông thành hươuArtêmix cũng bị một người trần kiêucăng, xúc phạm. Và theo thói thường củathế giới slanhpơ, các vị thần vốn lànhững người có quyền thế nên rất dễ nổitrận lôi đình với người trần thế, vớigiống người bấy yếu, đoản mệnh. Và khiđã nổi trận lôi đình thì tiếp theo đó lànhững đòn trừng phạt nghiệt ngã. Hồi đó

Page 363: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ở đất Tebơ có một chàng trai xinh đẹp vàtài giỏi, con của Arixtê (Aristée) vàạtônôê (Autonóe) tên là Actênông(Actéon). Chàng tuy xuất thân trong mộtgia đình con thần cháu thánh nhưng lạichỉ là một anh chàng chăn chiên bìnhthường. Do phải theo cha lùa súc vật vàorừng, phải bảo vệ đàn gia súc thoát khỏimóng sắc của thú dữ cho nên Actênôngtrở thành một người săn bắn muông thúrất giỏi. Actênông lại được thần XăngtorKhirông dạy bảo cho nên tài săn củachàng vượt xa những lão tướng dày kinhnghiệm. Anh em bạn bè đều khâm phụctài năng của chàng từ việc thuộc thóiquen, tính nết của từng loài thú cho đếntài phóng lao bắn tên chỉ sai một trúngmười. Được ngợi khen, Actênông đâm ra

Page 364: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

kiêu ngạo, coi thường mọi người, thậmchí coi thường cả nữ thần Săn bắnArtêmix, "... Ta chẳng hiểu Artêmix tàigiỏi đến đâu nhưng cứ như tài săn của tabây giờ thì Artêmix dẫu có đến thi tài thìcũng phải nhường ta vòng nguyệt quế..."

- Actênông đã hợm mình mà nói năngphạm thượng như thế. Tất nhiên nhữnglời nói như thế đều không cánh mà bayđến tai vị thần Săn bắn. Nữ thần Artêmixchưa kịp trừng phạt con người láo xượcđó thì lại xảy ra tiếp một chuyện khôngthể tha thứ được. Chuyện xảy ra trongmột cuộc đi săn ở rừng Kitênông. Hômđó Actênông và các bạn vào rừng sănthú, một cuộc đi săn bình thường củanhững người dân ở miền sơn cước. Saumột hồi lâu săn đuổi, mọi người đều mệt,

Page 365: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nhất là khi đó mặt trời đã lên cao, khôngkhí chẳng còn mát mẻ như buổi sớm.Trong khi mọi người tìm vào dưới bóngcây để nghỉ thì chàng Actênông một mìnhlững thững đi tách khỏi đám đông anhem, ý chừng muốn tìm một lạch nước,một dòng suối để rửa mặt. Actênông cứlững thững đi và chàng đã vui chân, lạcbước tới một thung lũng nhỏ hẹp songcảnh vật thật vô cùng thơ mộng, đẹp đẽ.Chẳng hiểu bàn tay vị thần nào đã tạodựng nên một khung cảnh tuyệt diệu nhưthế: một con suối từ núi cao theo lườndốc bò xuống một vùng bằng phẳng, uốnlượn quanh co qua hai bờ cỏ xanh hoathắm. Những lùm cây to do một giốngdây leo trùm phủ lên những cây trắc báthanh thanh, nở ra những loại hoa tim tím

Page 366: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hồng hồng, nho nhỏ, xinh xinh là nơi mởhội cho những đội đồng ca ong và chimchóc tới thi tài, tranh giải. Đàn bướmchập chờn trên những đóa hoa như nhữngnàng Muydơ đang biểu diễn những điệumúa uyển chuyển theo tiếng đàn Kitarcủa thần Apônlông có bộ tóc quăn vàng.Dòng suối từ núi cao trườn xuống quamột chiếc động nhỏ mà từ xa xaActênông đã trông thấy những nhũ đá củanó rủ xuống như những búp tóc của cácvị thần. Còn những vệt nắng dài từ trêncao lọt xuống thì nom như một dải khănlụa vươn bay trong gió. Actênông lầntheo dòng suối đi đến chiếc động nhỏ đó.Tai họa bắt đầu từ đây. Nữ thần Artêmixvà bầy tiên nữ tHyp tùng vừa vào trongđộng. Đây là khu vực đặc biệt cả cái

Page 367: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thung lũng với hang động huyền ảo, vớisuối mát nước trong này chỉ dành riêngcho các vị thần tới nghỉ ngơi, tắm mát,đặc biệt là thuộc toàn quyền sử dụng củanữ thần Artêmix. Nơi đây vị nữ thần Sănbắn, người trinh nữ với cây cung bạc tênvàng sau khi săn muông đuổi thú trở vềnghỉ ngơi, tắm mát. Các tiên nữ, ngườithì đỡ cây cung và gỡ ống tên đeo ở saulưng nàng ra, người thì búi lại tóc chonàng, búi cao lên và gọn lại để khỏi ướtmất mớ tóc vàng rượi, mềm mại như ánhnắng chiều, người thì cởi dép, cởi áo chonàng. Và nàng, như thế Trinh nữ Xạ thủdanh tiếng, con của thần Dớt uy nghiêm,từ trong động bước ra suối tắm. Đúngvào lúc ấy, lúc nữ thần Artêmix vừa từcửa động bước ra thì Actênông cũng vừa

Page 368: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lần bước tới cửa động... Chà, biết kể lạisao cho đúng cái tình cảnh éo le đó.Chàng Actênông bàng hoàng, ngây ngấtđến sững sờ ra trước vẻ đẹp "trong ngọc,trắng ngà". Nhưng một tiên nữ chợt trôngthấy chàng và kịp thời hét lên một tiếngkinh dị, chỉ tay về phía Actênông. Cáctiên nữ nhìn theo và không ai bảo ai,nhanh như một làn gió xúm lại đứng vâyquanh lấy Artêmix, vị nữ thần tuyệt đẹpnhưng khước từ mọi hạnh phúc ái ân trầntục. Các tiên nữ không muốn cho cái nhìncủa kẻ thất phu làm ô uế thân thể thanhcao tinh khiết của nữ thần. Nhưng muộnmất rồi! Còn nữ thần Artêmix thì mặt ửngđỏ lên e thẹn. Rồi từ e thẹn chuyển sanggiận dữ, mặt nàng càng đỏ rực lên nhưkhi đang hăng hái săn đuổi con mồi. Đứa

Page 369: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thất phu to gan lớn mật đã dám vào nơicấm địa vốn chỉ dành cho các vị thần.Tội xấc xược này không thể bỏ qua. Vàthế là chỉ trong phút giây, chốc látArtêmix đã biến Actênông thành một conhươu, một con hươu to khỏe, đẹp đẽ.Actênông đi từ bàng hoàng này đến bànghoàng khác: tự nhiên cổ chàng vươn dàira và trên đỉnh đầu mọc lên một đại gạccao, dài, lắm nhánh, tai nhô lên, to hẳnvà nhọn ra còn hai tay hai chân thì biếnthành bốn chân hươu dài ngoẵng, quần áomặc trên người biến thành lớp lông vàngrượi, đốm đen. Và thế là con hươuActênông vùng lên bỏ chạy. Nhìn xuốngsuối nó biết mình bị trừng phạt vì tội đãxúc phạm đến nữ thần Artêmix. Nó muốnkêu lên, hét lên, nhưng không được. Con

Page 370: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hươu không biết nói, Actênông chỉ cònlại trí óc là của con người mà thôi.Nhưng trí óc ấy chẳng thể biến thànhtiếng nói. Và con hươu Actênông chỉ cònbiết chạy, chạy hết nơi này đến nơi khác,dường như muốn tìm về với những ngườithân thích. Nhưng lũ chó săn củaActênông mũi rất thính. Chúng biết cómột con mồi ở đâu đây. Thế là chúng sủaầm vang, gọi nhau rượt đuổi theo conhươu vàng đốm đen. Một đàn chó, nămmươi con, lao theo con hươu khốn khổđang hoảng hốt chạy. Hươu ra sức chạy,chó ráo riết đuổi. Và cuối cùng, chó đãbổ vây quanh hươu. Con hươu đứng giữabầy chó nhâu nhâu sủa vang, nước mắttrào ra. Nó muốn kêu lên với bầy chóhung hãn rằng: "Ta là Actênông...

Page 371: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Actênông đây, người chủ quý mến củachúng mày đây...". Nhưng không được,đàn chó lao vào con hươu cắn xé.

Con hươu Actênông ngã vật xuốngđất. Trong đại mắt nó vào phút giây cuốicùng ấy vẫn đọng giữ một nỗi kinhhoàng, oan ức và vẻ tha thiết cầu xin. Lũchó và những bạn săn của Actênông vẫnthấy ánh mắt ấy ở những con mồi bị hạ.Chẳng ai quan tâm đến ánh mắt ấy làmgì. Và con hươu đã nhắm mắt lìa đời vìtội đã xúc phạm đến nữ thần Artêmix, tộimột người trần thế đầu tiên và duy nhấtđã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thầnthánh, tuyệt diệu của vị nữ thần Trinhtiết.

** *

Page 372: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Những nhà thần thoại học, tôn giáohọc cho chúng ta biết, câu chuyện trênđây phản ánh một hình thức tôn giáonguyên thủy -Sự kiêng kị giới tính.Nhưng người Hy Lạp không chỉ thờphụng nữ thần Artêmix như vị thần sănbắn hoặc một người bảo hộ cho nghề sănbắn. Nếu kể từ nguồn gốc xa xưa thìArtêmix là nữ thần bảo hộ cho muông thútrong rừng rồi sau mới chuyển thành vịnữ thần Săn bắn và tiếp chuyển thành nữthần của cỏ cây hoa lá. Từ đó, Artêmixđược coi là nữ thần của sự phì nhiêu, câysai quả, lúa được mùa. Và đã như thế thìđồng thời là nữ thần bảo hộ cho sự sinhnở, cho hạnh phúc gia đình, trẻ sơ sinh.Rồi lại kiêm luôn cả chức năng: nữ thầnMặt Trăng, nữ thần phù thủy, ma quái

Page 373: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hêcat. Tuy nhiên, dù Artêmix có đượcsáp nhập thêm vào nhiều chức năng mới,và trong quá trình phát triển của lịch sử -xã hội Hy Lạp, Artêmix có được mangthêm những biệt danh mới như: ArtêmixTôrôpôn, Artêmix Ortia... thì biểu trưngphổ biến, tiêu biểu nhất về Artêmix vẫnlà một nữ thần Săn bắn và một nàng trinhnữ xạ thủ. Ngày nay trong văn học cácnước phương Tây, Artêmix hoặc Đian làmột biểu tượng chỉ người thiếu nữ xinhđẹp nhưng kiêu kỳ, người thiếu nữ xinhđẹp nhưng ở chốn "thâm nghiêm kín cổngcao tường", tính nết kênh kiệu.

Nữ thần Atêna Trong số các vị thầncủa thế giới slanhpơ thì nữ thần Atêna rađời thần kỳ hơn cả. Đối với các vị thầnthì đương nhiên sự ra đời phải khác

Page 374: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thường, phải thần kỳ rồi. Nhưng Atênathần kỳ hơn, khác thường hơn. Nàngkhông phải do mẹ sinh ra mà do bố sinhra, và sinh ra từ... từ... đầu! Thần Dớt lấynữ thần Mêtix, một Titaniđ con củaskêanôx và nữ thần Têtix. Theo ngườixưa kể thì chính Mêtix mới là người vợđầu tiên của Dớt chứ không phải Hêra.Mêtix là người đã nói cho biết thứ lá câythần diệu và bí hiểm để Dớt lấy về choCrônôx uống vì thế nên Crônôx mới nônmửa ra hết những anh chị em của Dớt bịnuốt từ khi mới ra đời. Đứa con đầu lòngcủa họ là một bé gái. Ngày sắp sinh đứacon thứ hai thì một lời sấm ngôn của nữthần Đất Mẹ Gaia truyền cho họ biết,đứa con này sẽ là con trai và lớn lên nósẽ mạnh hơn bố nó. Nó sẽ truất ngôi bố

Page 375: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

và tranh giành lấy quyền cai quản thếgiới slanhpơ và thế giới loài người. Dớtrất đỗi lo sợ về lời sấm truyền đó. Thầnnghĩ cách đối phó lại. Và có lẽ cách tốtnhất theo thần nghĩ, là bắt chước Crônôx:nuốt! Dớt nghĩ thế và nuốt luôn người vợđang bụng mang dạ chửa của mình. ítngày sau Dớt mắc chứng đau đầu rất dữ,đau từng cơn ong ong lục ục trong đầu.Trong một cơn đau muốn nổ tung bộ óc,Dớt gọi đứa con què Hêphaixtôx lại vàra lệnh:

"... Lấy búa bổ vào đầu ta ngay, làmngay đi...".

Hêphaixtôx còn do dự trước cái lệnhkỳ quái đó nhưng Dớt trừng mắt, quát:

"... Bổ đi! Làm ngay không chết bâygiờ!...".

Page 376: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Thế là Hêphaixtôx phải tuân theo lờiDớt. Chàng nâng cây búa nặng ngàn cânlên dùng hết sức bình sinh giáng vào đầuDớt. Chát một cái! Hêphaixtôx nhắm mắtlại, rùng mình. Sọ của Dớt nứt toác ra vàtừ kẽ nứt nhảy ra ngoài một người thiếunữ nhung y võ phục gọn gàng, tay kiếmtay cung, mắt sáng như gương, tiếng tonhư sấm. Vừa nhảy ra khỏi đầu Dớt, nàngliền hét lên một tiếng vang động cả đấttrời như khi xung trận. Đó là Atêna, vịnữ thần Trí tuệ, Tri thức và Chiến trận.Atêna đội mũ đồng sáng loáng, mặc áodài, đứng uy nghi oai phong lẫm liệt nhưmột vị nam thần. Vì là nữ thần của Trítuệ, Tri thức nên Atêna sáng tạo ra biếtbao nhiêu điều để dạy con dân Hy Lạp.Nàng đã ban cho người trần thế cái cày

Page 377: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

và cái bừa để họ có thể làm ruộng, trồnglúa, trồng nho. Nàng trao cho nhữngngười phụ nữ cái xa quay sợi và khungcửi dệt. Nàng dạy cho họ nghề dệt khéoléo và công phu để họ có thể dệt nênnhững tấm vải dày, mỏng tùy theo ýthích, màu sắc rực rỡ như lòng họ mongmuốn. Vì thế người xưa còn gọi nàng là"Atêna Ergana" nghĩa là "Atêna Thợgiỏi" vị nữ thần bảo hộ cho nghề thủcông. Nàng còn là người đặt ra các thiếtchế, luật Pháp cho các đô thị để conngười biết cách cai quản điều hành cuộcsống của mình được trật tự và công bằng.Vì là nữ thần Trí tuệ, Tri thức nên nàngphải được Dớt sinh ra từ... đầu, hay cũngvì sinh từ đầu Dớt mà nàng phải là vị nữthần của Trí tuệ, Tri thức. Do đó một

Page 378: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chức năng nữa mà Atêna phải đảm nhậnlà bảo đảm cho khoa học và kỹ thuậttrong các đô thị sao cho được phát triểnrực rỡ, phục vụ hữu hiệu cho con người.Từ tất cả những công việc ấy Atêna đượcgọi là vị nữ thần bảo hộ cho đô thị:Atêna Pôliađ. Trong gia tài thần thoại HyLạp có một số các vị thần ngoài tênchính còn nhiều biệt danh kèm theo như:Apônlông Phêbuyx, Artêmix Tôrôpôn,Atêna Panlax... mà khoa thần thoại họcgọi là "Các thần có biệt danh". Sự xuấthiện những biệt danh đó gắn liền với mộthoàn cảnh lịch sử cụ thể: các công xã thịtộc Hy Lạp dần dần thống nhất lại vớinhau và từ đó nảy ra khuánh hướng tậptrung những nghi lễ, tập tục thờ cúng.Đương nhiên quá trình này không phải

Page 379: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

diễn biến theo một con đường thẳng tắp.Một mặt Athéna Poliade, tiếng Hy Lạp:Polias, từ Polis: đô thị. Pépiclèredudicu, dieu épilèré, tiếng Hy Lạp: epik-lôros, -chỉ một tên thêm của người bố đặtcho con gái trong trường hợp không cócon trai để thay quyền quản lý tài sản ởHy Lạp xưa kia. nó dẫn đến kết quả nhưta vẫn thường thấy việc nhân hình hóanhân cách hóa những hiện tượng tự nhiênvà xã hội vào trong một số vị thần gầnnhư có quyền lực ngang nhau và cónhững chức năng tương tự như nhau,giống nhau. Hêliôx, thần Mặt Trời vớiApônlông, thần ánh sáng; Xêlênê, nữthần Mặt Trăng với Artêmix, nữ thần MặtTrăng. Đã có nữ thần Hêra và nữ thầnIlithi trông coi và bảo hộ cho hạnh phúc

Page 380: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

gia đình, sự sinh nở, việc hộ sinh, lạithêm cho Artêmix những chức năngtương tự như thế v.v...

Lại có khi hai chiều hướng phát triểnnói trên hợp nhất lại và xuất hiện một vịthần thống nhất. Những vị thần tồn tạiđộc lập, không quan trọng ít ý nghĩa đốivới đời sống xã hội cụ thể dần dần luibước khỏi "vũ đài" thần thoại và nhườngtên nó lại cho vị khác, vị thần của côngxã chiến thắng. Và ngọn cờ chiến thắngchính là biệt danh cắm vào với cái tênvốn có của vị thần được lịch sử xã hội"phù hộ". Atêna thường có một biệt danhquen thuộc là Panlax (Pallas). Ngườixưa giải thích, sở dĩ nàng có biệt danhnày là do nàng đã đánh bại được tênkhổng lồ Panlax trong một cuộc giao

Page 381: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tranh ác liệt. Để ghi nhớ chiến công hiểnhách của mình, Atêna lột da địch thủcăng lên tấm khiên. Có chuyện lại kể,Panlax không phải là một tên khổng lồ đãbị đánh bại trong cuộc giao tranh giữacác thần và những tên Ghigăngtôx -Đạikhổng lồ. Panlax là một thiếu nữ, con vịthần biển Tơritông. Atêna chẳng hiểu vìmột chuyện gì đã vô tình gây ra cái chếtcủa Panlax. Để bày tỏ tấm lòng thươngtiếc và hối hận đối với cái chết củangười con gái bất hạnh, Atêna lấy da củaPanlax lợp lên chiếc khiên của mình vàghép tên nàng vào với tên mình. Ngoàibiệt danh Panlax, Atêna còn có nhữngbiệt danh như Prômakhôx hoặcTơritôgiênia và đại khi là Hágia.

Atêna tham dự vào khá nhiều chuyện

Page 382: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của thế giới thiên đình và thế giới loàingười. Đối với người Hy Lạp cổ xưa,Atêna là vị nữ thần đã đem lại cho họmột cuộc Promachoạ, tiếng Hy Lạp:"Người nữ chiến binh". Tritogénia (hồTritonis, nơi nữ thần Atêna ra đời).Hágia (sức khỏe). sống văn minh hơn.Nàng là vị nữ thần của Trí tuệ, Tri thức.Nàng là ánh sáng của khoa học, kỹ thuật,văn hóa, nghệ thuật chiếu rọi xuống đờisống tối tăm của con người. Nàng còn làvị nữ thần của chiến trận, chiến thắng.Aten, một trung tâm kinh tế, chính trị, vănhóa của thế giới Hy Lạp ngày xưa và làthủ đô của nước Hy Lạp ngày nay, là đôthị mang tên nữ thần Atêna và được nữthần Atêna bảo hộ. Con vật gắn bó vớinữ thần Atêna, một dấu vết về tiền sử tô

Page 383: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tem của nữ thần, là con cú mèo. Vì thếnữ thần thường có những định ngữ kèmtheo: Atêna có đại mắt cú mèo, Atêna cóđại mắt xanh lục... Ngày nay trong vănhọc các nước phương Tây cái tên Atênahoặc Minervơ có một nghĩa bóng là:"người đàn bà thông minh", "người phụnữ tri thức", "thông tuệ". Từ đó con cúcủa nữ thần Atêna cũng tượng trưng chosự hiểu biết, tri thức, sự thông minh,thông tuệ. Lại nói về chuyện thần Dớt đẻnữ thần Atêna. Đây là một sự tức khí củaDớt. Thần Dớt muốn chứng tỏ cho thếgiới slanhpơ biết, và nhất là cho Hêrabiết rằng không phải chỉ có đàn bà mớiđẻ được, mới sinh con cái được. Đànông cũng đẻ được chứ đừng tưởng chỉriêng có đàn bà, đừng có lấy thế mà tỏ vẻ

Page 384: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

lên mặt, vênh váo! Tại sao lại có chuyệntức khí như vậy? Đó là, dễ hiểu thôi, xãhội đã chuyển biến sang thời kỳ thị tộcphụ quyền vì thế mới xuất hiện loạihuyền thoại hạ uy thế của đàn bà! Atênathắng Pôdêiđông được cai quản miềnđồng bằng Yttích. Yttích là một vùngđồng bằng ở miền Trung Hy Lạp. Thuởxa xưa, nơi đây còn hoang vắng, làngthưa, dân ít, chưa vị thần nào chú ý đếnmảnh đất nhỏ hẹp này. Lúc đó cai quảnYttích là một vị vua tên là Kêcrốp(Cécrops). Nữ thần Đất Mẹ của muônloài Gaia vĩ đại, đã sinh ra Kêcrốp, mộtvị thần nửa người, nửa rồng. Kêcrốp lấyAglôrôx (Aglauros) sinh được một traivà ba gái. Năm tháng trôi đi, vùng đồngbằng Yttích cũng theo năm tháng mỗi

Page 385: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ngày một thay đổi. Cảnh vật nom đầyđặn, ấm áp hơn, vui mắt hơn. Kêcrốp bènchia vùng đồng bằng Yttích thành mườihai tiểu khu, trong số đó tiểu khu Aten làtrú phú, sầm uất hơn cả (thật ra lúc nàynó chưa có tên là Aten). Thấy một vùngđất giàu có, đẹp đẽ chưa có vị thần nàocai quản, nữ thần Atêna liền đến bày tỏnguyện vọng được cai quản vùng đồngbằng Yttích và bảo trợ cho tiểu khu Aten.Nhưng vừa lúc Atêna bày tỏ nguyện vọngxong thì thần Pôdêiđông cũng từ dướibiển lên xin yết kiến nhà vua Kêcrốp đểthỉnh cầu nhà vua cho được cai quảnvùng Yttích và... nghĩa là cũng giống nhưnguyện vọng của Atêna. Tình hình thậtkhó xử. Hai vị thần bèn giao ước vớinhau, mỗi vị sẽ tùy theo tài năng của

Page 386: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mình ban cho Aten một tặng vật. Tặngvật nào được coi là quý giá hơn hết thìngười chủ của nó sẽ giành được quyềncai quản và bảo trợ. Nhà vua Kêcrốplàm trọng tài phán quyết việc hơn thuatrong cuộc tranh giành này. Pôdêiđônglên tiếng trước. Thần nói:

- Ta sẽ ban cho đô thành trên ngọnđồi cao đây của nhà vua một tặng vậthiếm có trên đời này. Ta chắc rằng khómà nhà vua tìm được một vị thần nào cóthể ban cho nhà vua một thứ gì quý báuhơn.

Pôdêiđông nói, đoạn xoay cây đinhba lại và giáng một nhát vào vách đá.Vách đá nứt ra. Một tia nước mặn từ kẽnứt của đá vọt ra, xối chảy, chảy ngàycàng mạnh và tuôn vào một cái giếng sâu

Page 387: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thẳm. Kêcrốp vô cùng kinh ngạc trướcsự mầu nhiệm của cây đinh ba thần thánhcủa vị thần cai quản mọi biển khơi. Đếnlượt nữ thần Atêna. Nàng nói:

- Ta sẽ ban cho con dân của đấtYttích một tặng vật vô cùng thân thiết vớiđời sống. Nó có thể đem lại cho mảnhđất này sự hòa bình và thịnh vượng đờiđời.

Nói xong nữ thần Atêna cầm ngọnlao dài phóng mạnh xuống mặt đất. Khinữ thần rút ngọn lao lên thì kỳ lạ thay, từkẽ nứt của mặt đất mọc lên một chiếccây. Chiếc cây cứ lớn lên vùn vụt, tỏacành, đâm lá xum xuê. Rồi từ những cànhlá xum xuê đó mọc ra những quả nho nhỏthon thon. Đó là cây ôlivơ, một cây màtuổi thọ có thể tới một ngàn năm. Còn

Page 388: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quả ôlivơ chứa chất dầu rất quý. Kêcrốpđến lượt mình lên tiếng phán quyết. Nhàvua coi tặng phẩm của nữ thần Atêna làquý báu hơn cả. Từ đó Atêna là vị nữthần bảo hộ cho vùng đồng bằng Yttíchvà tiểu khu Aten. Có chuyện kể, khôngphải Kêcrốp đóng vai trò người phánđịnh cuộc tranh giành miền Yttích giữahai vị thần Atêna và Pôdêiđông, mà làhội nghị các vị thần slanhpơ. Có chuyệnkể chính những người dân Aten đóng vaitrò quyết định. Họ được chứng kiến tàinăng thần kỳ của các vị thần trong cuộcđua tài và sau đó họ bỏ phiếu cho Atêna.Số phiếu của Atêna hơn Pôdêiđông một,do đó Atêna thắng cuộc. Người ta còn kểtặng vật của Pôdêiđông không phải làmột mạch nước mặn chảy ra từ vách đá,

Page 389: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mà là một con ngựa...Thua cuộc, Pôdêiđông tức giận nhà

vua Kêcrốp và con dân của đất Yttích vôcùng. Và đối với các vị thần một khi đãtức giận là phải có sự trừng phạt tiếptheo. Pôdêiđông lại dùng cây đinh bathần thánh của mình giáng xuống mộtvùng đất đồng bằng Yttích khiến chovùng này sụt thấp hẳn xuống và biếnthành một vùng đầm lầy nước mặn rộngmênh mông, chẳng thể nào trồng trọtđược. Olive (chúng ta thường phiên âmlà "ôliu"), màu ôlivơ xanh nhạt, quảôlivơ giống quả nhót. Atêna thắng lợitrong cuộc tranh giành quyền bảo hộ chođất Yttích. Chính từ đây mới ra đời cáitên "Aten" với ý nghĩa là đô thị được nữthần Atêna bảo hộ hoặc đô thị của nữ

Page 390: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần Atêna. Còn cành ôlivơ trở thành mộtbiểu tượng cho hòa bình và thịnh vượng,hoặc sự hiểu biết sáng suốt.

** *

Nói về Kêcrốp, sinh được một trai làriđíchtông (Eris'ichthon) và ba gái làAglôrô (Aglanros), Hêrxê (Herạé) vàPăngđrôxôx (Pamdrosos). Để ghi nhớcông ơn của nữ thần Atêna, nhà vua choxây đền thờ nữ thần mang tên làKêcrôpia và đặt ra các nghi lễ tập tụcthờ cúng các vị thần thay cho những nghilễ và tập tục cũ phải giết người để hiếntế thần linh. Kêcrốp còn đặt ra luật Phápvà truyền dạy cho nhân dân chữ viết...làm cho đời sống của nhân dân vùngđồng bằng Yttích ngày càng văn minh

Page 391: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hơn, giàu có hơn. Kêcrốp làm vua đượcbao lâu và có truyền ngôi lại cho concháu trải qua mấy đời như tục lệ thườngthấy không, chúng ta không thấy chuyệnxưa kể lại rành rõ. Nhưng truyền thuyếtxưa cho ta biết người kế tục sự nghiệpcủa Kêcrốp cai quản vùng đồng bằngYttích và đô thị Aten là nhà vuarichtôniôx. richtôniôx là con của thầnThợ Rèn Hêphaixtôx và nữ thần ĐấtGaia, có người nói chàng là con củaHêphaixtôx và nữ thần Atêna nhưng lạiđược sinh ra từ đất. Một hôm nữ thầnAtêna trao cho ba người con gái của nhàvua Kêcrốp một cái vẽi (có chuyện kể:một cái giành) đậy kín và căn dặn phảigiữ gìn cẩn thận và cấm ngặt không đượcmở ra xem. Nhưng thói tò mò mà vốn là

Page 392: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cái "tiền oan nghiệp chướng" từ ngườiđàn bà đầu tiên của thế gian, Athènes,tiếng Hy Lạp: Athênai, Athina. Cecrooia,lúc đầu có nghĩa là "xứ sở của Hêcrốp"sau mở rộng chỉ những đền điện thờ,những công trình kiến trúc ở Aten.Cecropiades nghĩa là: "Con cháu củaKêcrốp" chỉ những người dân ở Atenhoặc vùng đồng bằng Yttích.Erichthonloạ, tiếng Hy Lạp: "eri": khỏemạnh, tốt đẹp; "khteni": đất. Păngđortruyền lại, cho nên ba người con gái củaKêcrốp không sao mà áp chế nổi cái thóitò mò đang bật dậy trong trái tim họ. Họđã mở cái vẽi ra xem. Ôi chao! Khủngkhiếp quá! Khủng khiếp hết chỗ nói!Trong vẽi có một đứa bé nằm, nằm lọtthỏm giữa một lũ rắn đệm, dát ở xung

Page 393: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quanh. Ba người con gái của Kêcrốp chỉkịp thét lên một tiếng rồi ôm đầu chạy.Họ đã hóa điên vì sợ hãi. Có thể nữ thầnAtêna làm cho họ mất trí vì họ đã khôngtuân theo lời căn dặn của thần. Và cả bangười con gái của Kêcrốp đâm đầu từtrên ngọn núi Acrôpôn xuống, kết liễucuộc đời. Đứa bé trong cái vẽi đó chínhlà richtôniôx. Nữ thần Atêna đưa chú bévào trong đền và nuôi dạy chú thành mộtchàng trai tài giỏi, xứng đáng là con cháucủa các vị thần. richtôniôx thừa kế sựnghiệp của Kêcrốp, cai quản vùng đồngbằng Yttích và đô thị Aten. Nhà vua đặtra nghi lễ thờ cúng nữ thần Atêna và đặtra "Hội Panatênê", xây đền thờ nữ thầnAtêna và Pôdêiđông đặt tên là rêchtêiông(Erichthéion). Nhà vua cũng là người

Page 394: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

sáng tạo ra chiếc xe tứ mã. Do "dây mơ,rễ má" của chuyện những người con gáicủa Kêcrốp với Atêna nên nữ thần Atênathường có những định ngữ kèm theo nhưAtêna Aglôrôx, Atêna Păngđrôxôx. "HộiPanatênê" lúc đầu chỉ mở ở tiểu khuAten, giới hạn trong những công xã ở địaphương này. Sau dần nó trở thành ngàyhội của toàn thể nhân dân vùng đồngbằng Yttích. Lúc đầu hội được mở mỗinăm một lần vào những ngày cuối củatháng tám (tháng hêcatombơ) đến thờiPidixtơrát mở bốn năm một lần và mởvào trước "Hội slanhpích" một năm gọilà "Hội lớn Panatênê" (GiandesPanathénées). Cũng như các "Hộislanhpích" và "Hội Acropole, tiếng HyLạp: "akrôs”: trên cao; "polis": đô thị.

Page 395: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Một đô thị cổ ở Hy Lạp gồm có hai khuvực. Khu vực ở dưới thấp và khu vực ởtrên cao. Khu vực trên núi cao gồm cácđền, điện thờ các vị thần, và một lâu đài,nơi tiến hành các nghi lễ thiêng liêng.Pana thénéer, tiếng Hy Lạp: "pan": tất cả,hoàn toàn. (Hội của toàn dân Aten).Quadrige: xe bốn ngựa chạy song song.Pisistrale, nhà cầm quyền ở Aten quãngthế kỷ VI trước Công nguyên. Pitích",trong những ngày "Hội Panatênê" ngườiHy Lạp tổ chức thi đấu võ nghệ, thể dục,thể thao. Từ thời Pidixtơrát đưa thêm cácmôn thi đọc thơ (kể chuyện thơ) cho cácnghệ nhân dân gian rápxôđ (rapshade)đến thời Pêriclex đưa thêm vào môn thica hát và biểu diễn âm nhạc. Nhữngngười chiếm giải trong cuộc thi được

Page 396: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tặng thưởng một vòng hoa ôlivơ và mộtchiếc bình đựng dầu ôlivơ, thứ dầuthiêng liêng là tặng vật của nữ thần Atênaban cho con dân Hy Lạp.

Tục lệ ấy ngày nay còn lưu giữ lạitrong sinh hoạt thi đấu thể dục thể thaocủa chúng ta. Giải thưởng cho những cánhân và tập thể thắng cuộc thường là mộtchiếc bình, lọ dáng thon thả, thanh thoátcó hai quai như chiếc bình đựng dầuôlivơ của người Hy Lạp xưa kia. Atênabiến Arakhnê thành con nhện Xưa kia ởxứ Liđi, thần Côlôphông có một ngườicon gái tên là Arakhnê. Nàng nổi danh vìsắc đẹp thì ít nhưng về tài dệt vải, dệtlụa thì nhiều. Không một người phụ nữxứ Liđi nào có thể sánh tài với nàng vềnghệ thuật dệt. Nhìn những tấm lụa do

Page 397: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bàn tay nàng dệt ra người ta tưởng chừngnhư Arakhnê đã lấy những tia nắng làmsợi cho nên nó mới óng ả, trau chuốt vàmịn mỏng đến như thế. Còn khi nhữngthiếu nữ Liđi mặc những tấm lụa doArakhnê dệt, tham dự vũ hội thì thật làtuyệt đẹp. Người ta bảo đó là những nàngtiên, những Nanhphơ đang ca múa trongnhững buổi sớm mai dưới lớp sương mùmờ mờ ảo ảo. Đến cả những vị Périclèạ,nhà cầm quyền ở Aten, (495-492 trướcCông nguyên). Amphỏe pânthénaique từ"cúp" mà ngày nay chúng ta thường gọilà Việt hóa từ "coupe" trong tiếng Pháp,"Coupe" tiếng Pháp nghĩa là một chiếccốc to, một chiếc bình đồng thời cũng cónghĩa là phần thưởng trong các nước thiđấu thể dục thể thao. Arachné, tiếng Hy

Page 398: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Lạp: "Con nhện" thần, nam thần và nữthần cũng phải khâm phục tài dệt khéoléo của nàng và nhiều vị đã từng xuốngtận nơi để xem Arakhnê dệt.

Song thói đời kẻ có tài lại dễ mắccái bệnh kiêu căng. Arakhnê mất tỉnh táotrước những lời khen ngợi, quá say mê,nhấm nHyp tán thưởng những công trìnhlao động của mình đến nỗi coi rằng trênthế gian này ngoài Arakhnê ra thì khôngcó người thứ hai nào dệt nổi được nhữngtấm vải, tấm lụa đẹp đẽ đến như thế. Cóngười nhắc nàng đừng quên tài nghệ củanữ thần Atêna, vì một người trần khôngthể nào có tài sánh ngang với các bậcthần linh được. Nhưng Arakhnê chẳngthèm để ý đến lời khuyên nhủ chân thànhấy mà lại còn ăn nói sỗ sàng hơn:

Page 399: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

- Thì ta thách cả nữ thần Panlax tớiđây thi tài dệt với ta đấy! Atêna cũngkhông thắng nổi Arakhnê này đâu. Ta sẵnsàng thử tài một phen với nữ thần.

Những lời thách thức ngạo mạn ấykhông cánh mà bay đến tai nữ thần: Vàbữa kia, một bà già đầu tóc bạc phơ,lưng còng, chống gậy lần bước tới xứLiđi tìm gặp Arakhnê. Cụ già nói vớinàng:

- Ta nghe nói con có ý định tháchthức nữ thần Atêna đua tài dệt với con.Con hãy từ bỏ ý định đó đi vì dù sao đâycũng là lời khuyên bảo của một ngườinhiều tuổi hơn con. Năm tháng trôi đimang theo của ta sức khỏe và cũng để lạicho ta nhiều kinh nghiệm bổ ích. Nhữngngười trần thế chẳng thể nào tài giỏi hơn

Page 400: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

các vị thần. Con hãy đua tài với các bạncon nhưng đừng có thách thức các vịthần. Con phải dâng ngay lễ vật cầu xinnữ thần Atêna tha thứ cho những lời nóiphạm thượng của con.

Nghe cụ già nói xong, Arakhnê chẳngcần bình tâm suy nghĩ, nàng trả lời ngaybà cụ:

- Cụ già ơi! Đúng là tuổi tác đã làmcho cụ trở thành lẩm cẩm mất rồi. Thôicụ hãy trở về nhà và đem những lờikhuyên bảo ấy mà dạy cho con cháu củacụ. Còn ta, ta chẳng nghe cụ đâu. Ta vẫnmuốn thi tài với nữ thần Atêna một phencho tỏ tường cao thấp. Lời thách thứccủa ta chắc rằng đã đến tai nữ thần Atênatừ lâu, thế mà nàng vẫn không đến. Haynàng không dám thi tài với ta?

Page 401: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Arakhnê vừa nói dứt lời thì bà cụ giàthét lên một tiếng:

- Ta đây, nữ thần Atêna con của Dớtđấng phụ vương đây! Hỡi Arakhnê, tasẵn sàng chấp nhận cuộc thi tài dệt vớinàng!

Và phút chốc bà cụ già lưng còng,tay chống gậy yếu đuối, run rẩy đã hiệnlại nguyên hình là nữ thần Atêna mắtsáng long lanh, đầu đội mũ trụ, tay cầmngọn lao đồng uy nghi, lộng lẫy, ánh sángtỏa ra ngời ngợi. Các thiếu nữ Liđi đứngxung quanh đó thấy vậy vội đến trước nữthần Atêna kính cẩn cúi chào. Chẳng mấychốc từ khắp nơi kéo đến đông nghịtnhững người. Ai ai cũng muốn đượcchiêm ngưỡng vị nữ thần danh tiếng lẫylừng con của Dớt. Riêng có Arakhnê vẫn

Page 402: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

giữ nguyên thói kiêu căng, chẳng từ bỏ ýđịnh thi tài mà lại tỏ ra bất kính. Nàngkhông biết rằng nàng đang dấn thân vàocái chết. Còn nữ thần Atêna thì tỏ rakhông kìm nổi sự giận dữ. Khuôn mặtxinh đẹp của nữ thần ửng đỏ lên nhưnàng Bình Minh ôx mỗi sáng chắp đạicánh hồng từ dưới biển bay lên. Cuộc thibắt đầu. Nữ thần Atêna dệt tấm khănchoàng cảnh vật đô thị Aten. Đây là ngọnđồi Acrôpôn vươn cao lên trên nhữngxóm làng. Theo từng bậc đá đi lên,những thiếu nữ Aten đang nối gót nhaumang lễ vật đến dâng cúng các vị thần ởnhững đền thờ đẹp đẽ, uy nghi. Nữ thầnAtêna dệt cảnh cuộc tranh giành quyềncai quản vùng đồng bằng Yttích và đô thịAten, giữa nữ thần và thần Pôdêiđông, vị

Page 403: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần cai quản mọi biển khơi suối nguồn,sông nước. Các vị thần slanhpơ dướiquyền điều khiển của thần Dớt tối caongồi xem cuộc tranh đua để giám địnhkết quả. Thần Pôdêiđông, vị thần làmrung chuyển mặt đất, giáng cây đinh bavào một tảng đá làm nước chảy vọt ratung tóe. Đến cảnh nữ thần Atêna phónglao xuống lòng đất, những đường dệt mớinổi bật lên đẹp đẽ làm sao! Cây ôlivơ từlòng đất sâu, xanh thẳm mọc lên. ThầnDớt tươi cười đưa tay ra chỉ vào câyôlivơ, quyết định Atêna thắng cuộc.Xung quanh tám khăn choàng nữ thầnAtêna dệt những cành lá ôlivơ và cảnhnhững người trần thế bị các vị thần trừngphạt vì tội kiêu căng, khinh thị thánhthần. Arakhnê quyết không chịu thua kém

Page 404: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nữ thần Atêna. Nàng dệt lên tấm thảmcủa mình biết bao cảnh sinh hoạt của thếgiới thần linh. Chỗ này là chiến công củacác vị thần slanhpơ đối với những tênĐại Khổng lồ, chỗ kia là cảnh yến tiệctưng bừng của các vị thần trên đỉnhslanhpơ trong tiếng đàn ca của Apônlôngvà các nàng Muydơ. Arakhnê còn dệt nênbiết bao cảnh các vị thần đắm đuối trongdục vọng ái ân với người trần thế. Nàngcũng không quên dệt cả những cảnh ghentuông và những thú vui trần tục, nhữngcơn giận dữ gớm ghê và những sự trừngphạt bất công. Xung quanh chiếc thảmArakhnê còn dệt những vòng dây leoquấn quít, uốn lượn rất khéo léo.

Có thể nói tấm thảm của Arakhnê dệtthật là hoàn mỹ và dù là một vị thần hoặc

Page 405: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một người trần thế có đại mắt tinh tế nhấtcũng khó mà quyết định được rằng tấmthảm của Arakhnê thua kém chiếc khăncủa Atêna ở chỗ nào. Điều đó khiến nữthần Atêna phật ý. Nhưng điều làm nữthần bất bình hơn hết là trên tấm thảm dệtkhéo léo đó, Arakhnê đã miêu tả thế giớithần linh với một thái độ bất kính.Arakhnê đã phơi bày tất cả những thóixấu của các vị thần, những dục vọng trầntục của các vị mà trong thâm tâm các vịkhông muốn ai hoặc cho phép ai nói đến.Những người trần thế đoản mệnh phảibiết tôn kính, phục tùng các vị thần, phảigiữ đúng bổn phận dâng cúng lễ vật đềuđều và nhất nhất tuân theo những lời phántruyền của thế giới thần linh. Và tốt hơnhết là ca ngợi. Như vậy là Arakhnê đã

Page 406: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phạm tội bất kính đến hai lần đối vớithần thánh: dám đua tài với thần thánh vàbôi nhọ thần thánh. Nữ thần Atêna khôngthể chịu được một hành động vô đạo đếnnhư vậy. Nàng xé tan ngay tấm thảm củaArakhnê và cầm con thoi vụt, đánh túibụi vào mặt Arakhnê, Arakhnê ôm đầuchạy. Uất ức và đau đớn, nàng treo cổ tựtử. Nhưng Atêna đuổi theo và kịp thời gỡArakhnê ra khỏi dây treo cổ. Nữ thầnbằng một giọng đầy khiêu khích nói vớinàng:

- Hỡi cô gái ương bướng, cô khôngchết được đâu! Cô sẽ phải sống mãi,sống đời đời để dệt tấm thảm của cô. Vàcon cháu cô đời đời kiếp kiếp cũng sẽphải dệt mãi, dệt mãi như cô.

Nói rồi Arakhnê lấy một thứ nước cỏ

Page 407: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần nhỏ vào người Arakhnê. Thế là toànthân nàng co rúm lại, mớ tóc dài óngchuốt, đẹp đẽ là thế bỗng nhiên rụng hết,nàng biến thành con nhện với những cáichân dài nghêu ngao, lông lá. Và thế làcũng từ đó trở đi con nhện Arakhnê cứtreo thân trên tấm thảm do mình dệt ra vàcứ thế dệt mãi, dệt mãi, dệt hết ngày nàyqua tháng khác, năm này qua năm kháckiếp kiếp đời đời trên tấm thảm củamình. Thần Hermex T rong số những vịthần slanhpơ thì Hermex là vị thần màngay khi mới ra đời tinh hoa đã phát tiếtra ngoài một cách khác thường. Có thểnói khôn ngoan, ranh mãnh, mưu mô, tinhquái là "tính trời vốn sẵn" của chú béHermex khi còn nằm trong nôi. BốHermex là thần Dớt, còn mẹ là nữ thần

Page 408: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Maia (Maia), một nữ thần chị cả của mộtgia đình có bảy chị em gái, gọi chungbằng một cái tên là: "Plêiađ". Về bên nộicủa Hermex thì không có gì đáng kể.

Nhưng về bên ngoại thì cũng cầnphải kể qua chút ít để mọi người được rõthêm về tông tộc của vị thần này. Ôngngoại Hermex là thần Atlax, một Tităngđã phải chịu hình phạt giơ vai ra đội,chống cả bầu trời. Bà ngoại Hermex làPlêiônê (Pléiônê) sinh được Hermex,thần thoại La Mã: Mercuré. Pléiades,nghĩa đen là: con cháu của Plêiônê. bảycon gái, mẹ Hermex, nữ thần Maia là chịcả. Theo một chuyện xưa kể lại thì, khiđược tin Atlax, cha mình, bị Dớt trừngphạt, các Plêiađ đã buồn rầu đến nỗikhông thiết sống nữa. Cả bảy chị em tự

Page 409: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tử và sau khi chết biến thành một chòmsao có bảy ngôi liền nhau. Ngày naynhững đêm quang mây người ta vẫn cóthể nhìn thấy trên bầu trời phương Bắcchòm sao Plêiađ. Nhưng có một chuyệnlại kể, không phải những Plêiađ tự tử. Họđược thần Dớt biến thành sao để thoátkhỏi sự theo đuổi của một chàng chănchiên xinh đẹp, hiếu sắc tên là sriông(Orion). Chuyện về chàng sriông này thậtlà lắm chuyện. Chỉ biết cuối cùng chàngbị chết và biến thành chòm sao sriông.Nhưng chết rồi mà chàng ta vẫn khôngchừa cái thói trăng hoa. Vì thế trên bầutrời, sriông lúc nào cũng theo đuổiPlêiađ. Ngày nay trong văn học thế giới,Plêiađ là một biểu trưng chỉ một nhómngười tài năng kiệt xuất, đạo cao đức

Page 410: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trọng, danh tiếng lẫy lừng. Nữ thầnPlêiađ Maia sinh Hermex trong hang núiKinten ở đất Arcađi. Vừa mới ra đời chúbé Hermex đã trổ ngay cái tài... tài ăncắp bẩm sinh của mình. Maia hình nhưđoán biết được thiên bẩm của cậu contrai "quý tử" ấy cho nên đã lấy tã lótquấn bọc chặt chú bé lại. Nhưng sự loxa, đề phòng của Maia vô ích. Chú béHermex bức bối, khó chịu vì không đượctự do nên đã cựa quậy, giãy giụa liên hồiđể thoát ra khỏi cái cảnh "địa ngục" ấy.Và cuối cùng chú tự giải thoát được. Chútrèo ra khỏi nôi và bắt đầu đi du ngoạn.Chú đi khắp mọi nơi, mọi chỗ đến nỗikhó có một vị thần nào thông thuộcđường đi lối lại ở đất nước Hy Lạp nhưchú. Thôi thì từ đường núi đến đường

Page 411: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

biển, đường sông, khắp hang cùng ngõhẻm nào trên đất nước Hy Lạp Hermexcũng biết, cũng từng đi qua. Sau khi đichơi chán rồi Hermex đi đến Phêri, mộtthung lũng ở đất Makêđoan. Tới đâyHermex gặp đàn bò của Apônlông.

Thật ra thì không phải đàn bò củaApônlông mà là của nhà vua Ađmét.Apônlông chỉ là người chăn bò cho nhàvua (Sao mà Apônlông đưa bò đi chănxa thế!). Duyên Thí dụ: Bảy danh nhânHy Lạp thế kỷ VI trước Công nguyên.Bảy nhà thơ Hy Lạp triều đại Ptôlêmêthế kỷ IV trước Công nguyên. Bảy nhàthơ Pháp thời đại Phục Hưng (nhóm thisĩ LaPléiade). do vì sao mà một vị thầnlại phải đi chăn bò cho một người trầnthế, chúng ta hẳn đã biết khi nghe kể

Page 412: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chuyện về cuộc đời của vị thầnApônlông. Hermex thấy đàn bò đang gặmcỏ ngon lành nhưng không thấy ngườichăn. Cậu ta liền nảy ra ý định... ăn cắp.Đúng vậy, ăn cắp! Hermex lừa lúcApônlông sơ ý đã lấy trộm mười hai conbò cái, một trăm con bê và một con bòmộng dắt đi (Có chuyện nói chỉ có 15con bò cái).

Nhưng lấy thì dễ còn đưa đi mới khó.Phải làm sao cho Apônlông không biết,hoặc nếu có biết thì cũng không lần rađược dấu vết để mà truy tìm, đòi lại.Hermex bèn buộc vào mỗi đuôi con bòmột cành cây rồi lùa chúng đi. Cành câyđó với túm lá lòa xòa như chiếc chổi, sẽquét sạch mọi vết chân bò in trên mặtđường. Có người lại kể, Hermex còn tinh

Page 413: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ma quỉ quái hơn, lấy guốc xỏ vào chânmỗi con bò rồi cầm đuôi bò kéo, bắtchúng đi giật lùi. Khá khen thay cho cáiđầu óc thông minh của Hermex, chỉ tiếccái là nó đã được sử dụng vào việc ăncắp! Thần Apônlông có tài thánh cũngkhông biết được bò của mình đi đâu.Hermex lùa đàn bò về đất Pilôx thuộcvùng đồng bằng Pêlôpônedơ. Công việctưởng trót lọt. Ngờ đâu khi đi qua đấtBêôxi có một ông già tên gọi là Battôxtrông thấy. Lúc này trời đã về chiều. Sợvỡ lở, vị thần Trộm cắp này bèn "hối lộ"cụ già:

- Này cụ ơi! Cụ làm ruộng vui vẻ thếkia mà không có lấy một con bò nó đỡcho thì thật là khổ. Sao cụ không tậu lấymột con?

Page 414: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ông già Battôx dừng tay cuốc, trả lờichú bé:

- Chú bé chăn bò kia ơi! Chú giễucợt ta đấy phải không? Chú tưởng tậumột con bò dễ lắm đấy hử? Hay chúthương lão già vất vả định bán rẻ cho lãomột con đấy chăng? Chú có bán thì lãocũng chẳng có tiền mua đâu.

Hermex liền bày tỏ ý định:- Con sẵn sàng biếu cụ một con bò

thật béo thật đẹp, béo đẹp nhất trong đàn.Mà thôi, con cứ để tùy cụ chọn, cụ thíchcon nào cụ lấy con ấy, nếu cụ giúp conmột việc, một việc rất nhỏ và dễ dàngthôi, chẳng phải dùng đến sức, cũngchẳng phải dùng đến tài, chẳng phải longhĩ tính toán gì hết.

Cụ già tròn mắt ngạc nhiên. Hermex

Page 415: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ghé vào tai cụ nói vài lời. Cụ già vừanghe vừa gật gật đầu tỏ vẻ ưng thuận.

- Cụ cứ ỉm đi chuyện cháu qua đâyđi. Có ai hỏi gì cụ cứ bảo, tôi chẳng thấygì sất, là yên chuyện. Cụ cứ bảo, tôi làmruộng suốt từ mờ sáng đến tối mịt chẳngthấy có bò, bê nào qua đây cả. Người tacó gạn hỏi, cụ cứ trước, sau chỉ trả lờicó thế... cụ cứ trả lời thế cho con nhờ...

Hermex dặn lại cụ già một lần nữatrước khi dắt bò đi. Hám lợi, cụ giàBattôx ưng thuận. Hermex dẫn bò đi. Điđược một quãng khá xa, vị thần quỉ quáitinh ma này thấy cần phải thử lại ông cụgià, xem cụ có thật tôn trọng lời hứa vớimình không, có là người trung thựckhông. Hermex đưa đàn bò vào bên kiarừng giấu rồi thay hình đổi dạng, cải

Page 416: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

trang thành một khách bộ hành đứng tuổi.Và vị khách bộ hành này với dáng vẻ mệtmỏi và bỡ ngỡ đi tới chỗ cụ già Battôx.Anh ta cất tiếng hỏi:

- Cụ già kính mến ơi! Cụ làm ruộnggần bên đường dây, cụ làm ơn bảo giúpcháu: có một chú bé nào lùa đàn bò ấy điqua đây không? Cụ ơi! Cụ chỉ cho cháubiết đàn bò đi nẻo nào thì cháu chẳngbao giờ quên ơn cụ đâu. Cháu sẽ biếu cụmột con bò đực và một con bò cái, mộtđại bò thật đẹp không thể chê trách chỗnào được.

Ông già Battôx phân vân một lát. Ôngtính toán: mình mà được một đại bò nữathì bà lão nhà mình sung sướng hết chỗnói. Gia đình mình đỡ vất vả biết bao.Tính toán như thế nên ông già sẵn sàng

Page 417: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

nuốt lời hứa, bội ước với thần Hermex:- Có, ta có thấy, anh cứ đưa cho ta

đại bò ta sẽ chỉ cho.Và Battôx đã chỉ đường cho người

khách bộ hành. Hermex tức giận ông giàvô cùng. Thần quát lên:

- Lão già khốn kiếp này! Mi tưởngrằng mi có thể lừa đảo được cả Hermexcon của đấng phụ vương Dớt chăng? Tasẽ cho mi biết cái thói lá mặt lá trái phảitrả giá như thế nào!

Nói đoạn Hermex biến cụ già Battôxthành một tảng đá, một tảng đá bênđường nhưng câm tịt, câm như đá để làmgương cho người đời. Hermex tiếp tụclùa đàn bò đi. Thần Apônlông lúc nàycũng chưa hay biết gì. Tới Pilôx,Hermex giết hai con bò để tế các vị thần

Page 418: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

slanhpơ. Sau khi xóa hết mọi vết tích rồigiấu kỹ lũ bò ăn trộm được vào trongmột cái hang sâu, chú bé Hermex lại trởvề với cái hang của mình ở Arcađi. Vừatới cửa hang, Hermex bắt gặp ngay mộtcon rùa ở giữa lối đi. Chú liền nảy ramột ý nghĩ: làm một cái đàn. Thế làHermex bắt con rùa, lột lấy mai rồi đemruột của con bò căng lên trên cái mai đó(có chuyện kể: gân bò). Cây đàn lia rađời. Xong xuôi, Hermex bèn lặng lẽ chuiluồn vào đống tã lót nằm, nằm im thinthít ở trong nôi ra vẻ như không cóchuyện gì xảy ra. Apônlông đến lúc nàymới biết bị mất bò. Thần đi tìm ngượcxuôi, sớm tối khắp đồng trên bãi dướimà chẳng thấy tăm hơi. Cuối cùng có mộtcon chim tiên tri chỉ đường cho

Page 419: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Apônlông đến Pilôx.Chỗ này có chuyện kể hơi khác. Ông

già Battôx hám lợi đã chỉ đường choApônlông. Và sau này Hermex mới trừngphạt thói xấu đảo điên của cụ. Tới Pilôx,Apônlông cũng không sao tìm ra đượcđàn bò của mình. Vị thần có bộ tóc vàngquăn này có lần đã mò tới một cái hangvà toan sục vào tìm. Nhưng nhìn xuốngđất Apônlông độc thấy dấu chân bò từtrong hang đi ra vì thế Apônlông lại bỏđi tìm nơi khác. Thì ra thần đã trúng mưucủa Hermex. Lúc dồn bò vào hang,Hermex cầm đuôi chúng kéo, bắt chúngđi giật lùi. Biết Hermex lấy trộm bò củamình nhưng không sao tìm được chỗ ygiấu, Apônlông đành phải đến gặp Maiađể nhờ Maia can thiệp. Chẳng rõ Maia

Page 420: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

có biết việc ông con của mình trổ tài"cầm nhầm" không, người thì kể rằngMaia có biết nhưng tham của nên bênhcon, người thì kể, thực sự nàng khôngbiết, nhưng vừa nghe Apônlông tráchmắng con mình ăn cắp là bà ta nổi tambành lục tặc lên, sỉ mắng Apônlông đã vuoan giá họa, đặt điều nói xấu con bà.Còn Hermex cứ nằm im thin thít trongnôi làm như không hề biết tí gì đến nhữngchuyện lôi thôi rắc rối đó. Apônlông nổinóng, chạy đến bên cái nôi, dựng cổHermex dậy:

- Này ông mãnh! Ông đừng giả ngâygiả điếc nữa đi! Muốn yên muốn lành thìtrả ngay ta số bò nếu không thì đừng cótrách! ống tên của Apônlông này vẫn cònđầy và dây cung chưa đứt đâu. Ta sẽ dẫn

Page 421: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thẳng ông mãnh này tới thần Dớt để xinthần phân xử.

Hermex vẫn vờ vịt:- Ông anh yêu quý, con của nữ thần

Lêtô xinh đẹp ơi! Một mất mười ngờ,ông làm gì mà quên mất cả tình nghĩa,điều hay lễ phải như thế! Tôi suốt ngàychỉ nằm trong nôi lại còn bị bọc quấnbao nhiêu là tã lót một bước không rakhỏi cái hang tối om này thì làm sao màbiết được đến chuyện bò, chuyện bê củaanh. Tôi chỉ biết có mỗi một chuyện làbú no rồi ngủ cho kỹ thôi. Anh cứ chịukhó đi tìm rồi thế nào cũng thấy. Khắctìm khắc thấy mà!

Apônlông quát:- Tao không đi tìm nữa. Mày vờ vĩnh

như thế đủ rồi! Ngay thật thì cứ đi với

Page 422: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

tao lên gặp thần Dớt. Mọi việc đến taythần Dớt phân xử là xong hết.

Nói rồi Apônlông cầm tay chú béHermex kéo đi. Chẳng cần phải kể dàidòng chuyện thần Dớt phân xử, bởi vì aicũng biết vị thần tối cao này là một đấngchí sáng suốt, chí công minh. Hermextheo lệnh Dớt phải trả lại bò choApônlông. Từ slanhpơ trở về, Hermexdẫn Apônlông đến Pilôx rồi dẫn vào cáihang mà cậu ta đã giấu bò. Apônlông lúcnày mới thấy hết cái đầu óc gớm ghê củathằng em mình. Thì ra vị thần ánh sángnày cũng có lúc đầu óc hơi thiếu ánhsáng nên mới bị lừa. Trong khi Apônlôngvào hang lùa bò ra thì Hermex kiếm mộtphiến đá to và bằng phẳng ngồi đợi. Cậuta lấy cây đàn lia ra gảy. Cây đàn bật lên

Page 423: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những tiếng du dương êm ái. Từ tronghang núi dắt bò ra, Apônlông lắng nghenhững âm thanh kỳ diệu của cây đàn lia,những âm thanh trầm bổng, man mác bayđi khắp núi rừng, đồng bãi, bờ biển.Thần từ ngạc nhiên về tài năng của đứaem tinh quái của mình đến ngây ngất, saymê, bồi hồi xúc động. Apônlông cứ đứngtựa người vào một thân cây mà ngheHermex gảy đàn đến nỗi quên cả chuyệnbò, chuyện bê. Cuối cùng là thầnApônlông xin đổi toàn bộ số bò vừa mớidắt ở trong hang ra lấy cây đàn lia.

Còn Hermex được đàn bò thì rấtkhoái chí. Nhưng cậu ta mất cây đàn liathì kể ra cũng buồn, nhất là khi ngồi trôngđàn bò gặm cỏ. Có thể nào cái chú bétinh quái ấy, không lúc nào chịu yên chân

Page 424: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

yên tay ấy, lại chịu ngồi không đuổi ruồikhi chăn bò? Và một nhạc cụ khác đã rađời thay thế cho cây đàn lia, Hermex chếtạo ra một loại sáo kép. Không phải mộtống sáo đơn như ống sáo của nữ thầnAtêna vứt đi rồi Marxiax nhặt lấy hồixưa đâu. Đây là một cây kép có tới bảyống dài ngắn khác nhau ghép vào, khithổi lên nghe như có cả bầy chim đangríu rít bên tai nhưng lại cũng có thể thổilên những âm thanh trầm trầm, chậm rãi,buồn man mác, xa xôi tưởng như hoànghôn đang xuống trong bước đi lững thữngcủa đàn bò no cỏ về chuồng. Nhữngngười chăn chiên, chăn bò ở Hy Lạp xưakia vô cùng biết ơn vị thần đã sáng chếra chiếc sáo kỳ diệu đó. Cho đến nay câysáo kép này vẫn được mọi người ưa

Page 425: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thích. Nó đã từng chinh phục biết baotrái tim, làm xúc động biết bao conngười trên mặt đất này.

** *

Hermex không phải chỉ có ăn trộmbò của thần Apônlông. Vị thần này ưatrêu chọc, nghịch ngợm đã có lần trổ tàicho thần Dớt biết. Hermex lấy ngay câyvương trượng của Dớt. Lấy đùa một títhôi chứ không dám đùa "dai". CònPôdêiđông thì cũng đã từng một lần mấtcây đinh ba gây bão tố. Và Apônlông lạinếm tài của Hermex lần thứ hai. Lần nàyHermex "chơi" ngay vào vũ khí củaApônlông: ống tên và cây cung. ThầnChiến tranh Arex thì bị mất thanhgươm... Vì thế cho nên Hermex là một vị

Page 426: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thần Trộm cắp, Lừa đảo. Hermex cònđược người xưa ban cho nhiều chức năngkhác nữa. Đầu tiên là vị thần bảo hộ chonhững người chăn chiên, chăn bò, bảo hộcho nghề chăn nuôi rồi nối tiếp đó là vịthần đã có cái "sáng kiến" đầu tiên, đòihỏi con người phải đốt lửa hiến tế trongnghi lễ thờ cúng, do đó chính Hermex làvị thần đã dạy cho loài người thắp ngọnlửa trên các bàn thờ. Hermex được cácvị thần slanhpơ giao cho nhiệm vụ làmngười truyền lệnh của thế giới thiên đìnhvà đặc biệt của thần Dớt. Từ đó trở điHermex trở thành người bảo hộ cho cácsứ thần. Là người truyền lệnh, người dẫnđường cho thế giới thần thánh và loàingười, một công việc khá nặng nề vất vả,ấy thế mà vị thần này lại gánh thêm một

Page 427: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

công việc quan trọng và vô cùng cựcnhọc nữa là: dẫn đường cho các linh hồnngười chết xuống thế giới âm phủ củathần Hađex. ở Hy Lạp xưa kia khi trongnhà có người chết, người ta thường nóivề người bất hạnh đó rằng:

"... Thần Hermex đã lấy đi linh hồncủa nó...".

Vì đảm đương chức năng này nênHermex mang tên là Hermex Psikhôpôm.Hermex có trong tay một chiếc gậy thầncó thể làm cho bất cứ thần thánh hayngười trần ngủ say như chết (có ngườinói là chiếc đũa thần) và ngược lại cũngcó thể đánh thức được bất cứ ai đang saysưa trong giấc nồng. Lãnh nhiệm vụtruyền lệnh cho thần Dớt và các vị thầncủa thế giới slanhpơ nên Hermex có,

Page 428: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

phải có một đại dép có cánh. Mỗi khinhận lệnh đi đâu Hermex xỏ chân vàođại dép này là đi như bay trên mây, trêngió. Hermex thường đội một chiếc mũ cócánh, khoác một tấm áo choàng, tay cầmcây gậy thần có con rắn uốn quanh. Thầncòn đảm đương sứ mạng bảo vệ chonhững lữ khách đang rong ruổi dặmtrường, chỉ cho họ biết mọi đường nganglối tắt để tránh khỏi lầm lạc, giúp cho họthoát khỏi nanh vuốt của bọn cướpđường, cướp biển. Thần lại còn bảo vệcho những thương nhân và sự nghiệp traođổi buôn bán của họ, vì thế Hermex là vịthần Thương nghiệp. Những chuẩn mựcvề cân, đo, đong, đếm không phải ai khácsáng tạo ra ngoài Hermex. ở Hy Lạp xưakia người ta dựng cột Herma (Herma) ở

Page 429: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

các ngã ba, ngã tư đường. Đó là một câycột cao, ở đầu cột là tượng đầu mộtngười đàn ông với ý nghĩa tượng trưngcho thần Hermex, sau người ta tạc tượngthần Hermex có râu, rồi cuối cùng ngườita lại tạc tượng Hermex là một thanh niênkhông có râu. ở vùng đồng bằng Yttíchtrên đường đi cứ chừng hai nghìn bướcngười Hy Lạp lại dựng một cột Hema.Lại có khi cột Herma được dựng lên nhưmột đài tưởng niệm các liệt sĩ với nhữngdòng chữ khắc, thể hiện sự thành kính vàbiết ơn của nhân dân. Đôi khi ở cộtHema tạc tượng hai vị thần, khi thìHermex và Atêna, khi thì Apônlông vàArtêmix v.v...

Hermex lại còn được người Hy Lạpban cho chức năng người bảo vệ cho

Page 430: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

những lực sĩ thi đấu thể dục thể thao.Tượng Hermex được dựng ở các đấutrường. Các lực sĩ Hy Lạp cầu khấn thầntrước khi bước vào cuộc thử thách. Rồicả đến chữ viết, âm nhạc, nghệ thuậthùng biện cũng do thần Hermex sáng tạora. Vì thế đối với người Hy Lạp xưa kiaHermex là một vị phúc thần được ghicông tôn thờ như Prômêtê, nghĩa là nhưnhững vị thần đã đem lại cuộc sống vănminh, văn hóa cho loài người. Trải quanhiều biến thiên cho đến thế kỷ V trướcCông nguyên, trong trí tưởng tượng củangười Hy Lạp, hình ảnh vị thần Hermexlà một thanh niên cường tráng, bình dị.Trong thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ IVtrước Công nguyên), Hermex được đồngnhất với vị thần Thôx (Thoạ) của thần

Page 431: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thoại tôn giáo chiêm tinh, ma thuật, mộtvị thần tiêu biểu cho sự sáng suốt và hiểubiết, một đấng hiền minh của thần thoạicổ Ai Cập. Hermex được gán thêm mộtbiệt danh: Hermex Tơrixmêgixtơ nghĩalà Hermex ba lần vĩ đại nhất. Vì là vịthần của thương nghiệp nên tượng củaHermex ngày nay được các đội thươngthuyền và các ngân hàng dùng làm biểutrưng. Trong văn học Hermex hoặcMerquáa gắn liền với nghĩa mới: "sứgiả", "người báo tin, truyền tin, liên lạc","người truyền lệnh", có khi mang mộtnghĩa xấu: "tên tay sai đắc lực", "kẻ thừahành mẫn cán cho các thế lực xấu xa" (ýnghĩa rút ra từ vở bi kịch Prômêtê bịxiềng, trong đó Hermex được thể hiệnnhư là một tên tay sai mù quáng, hống

Page 432: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hách của thế lực bạo chúa).

Page 433: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

THẦN CHIẾNTRANH AREX

Thần chiến tranh Arex, con của Dớtvà Hêra, là một trong mười hai vị thầntối cao của thế giới slanhpơ, xem rakhông được thế giới thần linh tôn trọng,quý mến. Còn đối với thế giới loài ngườithì Arex cũng chẳng được mấy ai tôn thờ,sùng kính. Vì một lẽ đơn giản: chẳng mấyai thích chiến tranh. Là vị thần của Chiếntranh và những trận Giao chiến, cho nêntính khí của Arex rất nóng nảy và hungbạo. Hơi bất bình một chút là mắt quắclên, thét ầm ầm, rút gươm ngay ra khỏi

Page 434: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

vỏ. Nghe đâu có chuyện xích mích, xôxát, xung đột là Arex lao tới ngay. Dotính khí hung hăng, ngỗ ngược như thếnên thần Dớt chẳng yêu mến gì Arex, dùlà con dứt ruột đẻ ra. Dớt, thậm chí lạirất ghét Arex, coi Arex là đứa ghê tởmnhất, hư hỏng nhất, là đồ phá hoại. Dớtđã từng nói với Arex nếu như Arexkhông phải là con của Dớt thì Dớt đãquẳng xuống địa ngục Tartar từ lâu rồi.Còn Arex, tuy bị mọi người chẳng ưathích nhưng chứng nào vẫn tật ấy, khôngsao chừa được niềm vui thích được tắmmình trong những trận giao tranh đẫmmáu, được nghe tiếng hò hét, rên la, kêukhóc hòa trộn với tiếng binh khí va vàonhau loảng xoảng, được ngắm cảnh conngười điên cuồng lao vào nhau đâm,

Page 435: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chém, máu chảy thành sông, thây chấtthành núi.

Arex lúc nào cũng đầu đội mũ trụ,mình mặc áo giáp, kiếm đeo bên sườn,khiên che trước ngực. Lao vào cuộc hỗnchiến bạo tàn. Thần Arex hét lên nhữngtiếng khoái trá. Theo sau Arex là hai contrai: Đâámôx (Deinarạ, Terreur) vàPhôbôx (Phoboạ, Crainte) tức thầnKhủng khiếp và Kinh hoàng, càng làmcho những cuộc giao tranh thêm muônphần ác liệt và thảm thương. Lại thêm nữthần rix, vị nữ thần Bất hòa thường châmngòi cho các cuộc chiến tranh: nữ thầnniô mà niềm sướng vui là được thưởngngoạn Arèạ, thần thoại La Mã: Marạ.Enáo, thần thoại La Mã: Beleone. cảnhđầu rơi, máu chảy, được nghe tiếng rên

Page 436: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

la của chiến binh tử thương, hộ tống,càng làm cho Arex cuồng chiến hơn nữa.Arex tả xung hữu đột, lưỡi gươm vunglên loang loáng, hạ hết địch thủ này đếnđịch thủ khác, khiên giáp thấm đỏ máungười. Càng đánh càng hăng, Arex càngthêm phần tàn bạo, trái tim rắn như sắt,cứng như đồng, chẳng hề mủi lòng xótthương trước cảnh bao sinh linh phải từgiã cuộc đời ấm cúng bên vợ con, chamẹ. Tuy là thần Chiến tranh, tính khí hunghăng, tàn bạo song Arex không phải là vịthần võ nghệ cao cường, đánh đâu thắngđấy. Tính cuồng chiến và thói ngangngược với tài thao lược và óc cơ mưu làhai chuyện khác nhau. Vì lẽ đó vị thầnChiến tranh đã từng một đại lần đượcnếm cái mùi vị không dịu ngọt chút nào

Page 437: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của chiến tranh. Trong những trận giaotranh ở chân thành Tơroa, Arex giúpquân Tơroa đánh lại quân Hy Lạp. Biếtbao dũng sĩ ưu tú của quân Hy Lạp phảigục ngã dưới ngọn lao, lưỡi kiếm bạo tàncủa Arex. Nhưng quân Hy Lạp không vìthế mà nao núng. Dũng tướng Điômeđxuất trận đương đầu với thần Arex. Gặpđịch thủ, Arex hét lên và phóng luônngọn lao đồng. Ngọn lao bay đi, bay vèođi, không trúng người Điômeđ vì nữ thầnAtêna đã lái ngọn lao bay chệch đích vàquay ngoắt xe ngựa của Điômeđ sangmột bên để tránh đòn ác hiểm. Điômeđthoát chết, phóng lao đánh trả. Ngọn laođồng xé gió bay đi và nhờ sự điều khiểncủa nữ thần Atêna, lao xuyên ngay vàobụng, chỗ dưới thắt lưng của thần Arex.

Page 438: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Arex rú lên một tiếng kinh hoàng. Tiếngrú tưởng như long trời chuyển đất có dễđến hàng nghìn chiến binh hai bên hétcũng không dữ dội bằng. Một cơn gió lốccuốn cát bụi mù mịt cao lên đến tận trờixanh. Arex bị thương, đau quá, phải trởvề thế giới slanhpơ. Arex tâu với thầnDớt rằng, nữ thần Atêna đã giúp mộtngười trần, một người trần to gan đánhlại cả con của thần Dớt, khiến cho nó bịthương đau đớn đến thế này. Nhưng thầnDớt vốn không ưa Arex nên chẳng nhữngkhông bênh vực mà lại còn mắng choArex một trận tối tăm cả mặt mũi.

Vợ của thần Arex là nữ thần Tình yêuvà Sắc đẹp Aphrôđitơ cũng bị dũngtướng Điômeđ phóng lao vào cánh tay,làm bị thương, đến nỗi Aphrôđitơ đang

Page 439: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bế đứa con trên tay, rùng mình một cáibuông rơi con xuống đất. May thay cóthần Apônlông đến cứu giúp nếu khôngthì chưa biết sự thể sẽ ra thế nào. Lúcnày Arex bị thương. Thần phải cho vợmượn ngựa để bay về trời cứu giúp.Xem thế thì thần Arex không phải giỏigiang "côn quyền hơn sức, lược thaogồm tài" gì! Nữ thần Aphrôđitơ Nữ thầnAphrôđitơ, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp,chẳng được thần Dớt ban cho một đặc ângì, chẳng có vũ khí gì đặc biệt nhưng lạilà một vị nữ thần có sức mạnh khácthường. Cả thế giới slanhpơ cho đến thếgiới loài người trần tục đoản mệnh đềuphải khuất phục trước quyền lực củanàng, quỳ gối nộp mình dưới chân nàng.Một chuyện xưa kể, nàng là con của Dớt

Page 440: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

và tiên nữ Điônê. Nhưng xem ra chuyệnnày không được đông đảo mọi ngườichấp nhận. Người Hy Lạp xưa kia vẫnquen coi quê hương của Aphrôđitơ ở đảoSíp vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảoSíp. Thần Crônôx trong khi thực hiệnmưu đồ lật đổ vua cha Uranôx đã dùnglưỡi hái chém chết Aphrodite, thần thoạiLa Mã: Vénuạ, tiếng Nga: Afro- dita,Venera. Chyprie, tiếng Nga: Kipr, do đóAphrodite còn có biệt danh là CáprisChypride. Uranôx. Máu của Uranôx từtrời cao nhỏ xuống vùng biển Síp hòa tanvào những con sóng bạc đầu. Và từ mộtđám bọt sóng trong như ngọc trắng nhưngà ấp ủ được tinh khí của trời biển giaohòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrôđitơ.Aphrôđitơ ra đời từ một đám bọt của

Page 441: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một con sóng trên mặt biển. Nàng hiện ratrên mặt biển trong nhịp ru lâng lâng củasóng và tiếng ca dìu dặt của gió biểnNam. Biết diễn tả thế nào cho đúng, chohết được vẻ đẹp của Aphrôđitơ, vị nữthần Sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹpbao la, lồng lộng của bầu trời xanh, làánh sáng trong trẻo, ngời ngợi tràn lênnhững áng mây trắng muốt đang lữngthững êm trôi, là vẻ đẹp mênh mông căngđầy.

Tóm lại, đó là vẻ đẹp bao la, bátngát, vô tư bình thản của Trời và Biển,vẻ đẹp của Tự nhiên đang sinh thành,đang sống, đang dạt dào sức sống vàluôn luôn khát khao được sống.Aphrôđitơ ra đời. Nàng từ đám bọt bểhiện lên hiện lên dần, tươi tắn, ngời ngợi

Page 442: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

như một đóa hoa xòe nở. Sóng và gió dịuhiền đưa nàng tới hòn đảo Síp. Các nữthần Hơr -Thời gian đã chờ sẵn để đónnàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo vàngrượi mịn như da trời, mỏng như mâytrắng. Họ đội cho nàng một vòng hoathơm ngát lên đầu và đưa nàng lên cungđiện slanhpơ. Các vị thần đều rất vuimừng và sung sướng được đón nhận vàothế giới vĩnh hằng của mình một nữ thầncó sắc đẹp tuyệt diệu và tươi trẻ như thế.Người xưa kể lại, mỗi khi xuống trần, nữthần Aphrôđitơ với dáng người thanhtao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng đikhoan thai, duyên dáng đã làm cho trờiđất tưng bừng, rạng rỡ hẳn lên như đổisắc thay da.

Mái tóc vàng óng ả búi cao để lộ ra

Page 443: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chiếc cổ cao cao, đầy đặn, tỏa ra hươngthơm ngào ngạt. Mỗi bước đi của nàngtới đâu là làm cho mặt đất ở đó nở ramuôn hồng nghìn tía. Các nữ thần Duyênsắc -Kharít và các nữ thần Hơr -Thờigian luôn luôn đi theo bên nàng để chămsóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng.Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầunàng ríu ra ríu rít, nô đùa, vờn lướt trướcmặt nàng, bên vai nàng. Bướm dập dờntung tăng quanh quẩn theo những bước đicủa nàng. Những loài thú dữ như hổ, báo,gấu, sói... lặng lẽ đến ngồi bên đường đicủa nàng như muốn chiêm ngưỡng sắcđẹp diệu kỳ của một vị nữ thần đẹp cómột không hai của thế giới thần thánh.Sau đó, chúng lặng lẽ bước đi nối góttheo nàng. Cả thế giới thần thánh và loài

Page 444: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

người đều phải khuất phục trước quyềnlực của Aphrôđitơ vì thần thánh và loàingười chẳng thể sống mà không có tìnhyêu, chẳng thể sống mà không rung độngtrước sắc đẹp, nhắm mắt trước cái đẹp,và hơn nữa lại chẳng thể yêu cái xấu, cáidị dạng dị hình. Tuy thế cũng có một, haivị thần bất tuân theo quyền lực củaAphrôđitơ. Nữ thần Atlna chẳng yêuđương cũng chẳng chồng con. Các nữthần Hexchia, Artêmix cũng vậy. Còn cácnam thần?

- Có lẽ không vị nào dám hiên ngangđương đầu, đối chọi lại với quyền lựccủa Aphrôđitơ. Quyền lực củaAphrôđitơ biểu hiện ở chiếc thắt lưngcủa nàng. Đây là một chiếc thắt lưnghuyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì

Page 445: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

có phép làm cho người mình yêu trởthành người yêu của mình. Hễ ai thắt nótrong người thì có phép làm cho ngườimình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, đãtừng làm cho mình đêm năm canh, ngàysáu khắc thao thức, trằn trọc tơ tưởng,tưởng tơ thì bỗng chốc trở thành ngườiyêu của mình, người yêu của mình đíchthực, yêu mình say đắm, đam mê. Nữthần Aphrôđitơ đã cho chàng Parix mượnchiếc thắt lưng này, nhờ đó Parix đãchinh phục được nàng Hêlen, vợ củaMênêlax ở vương triều Xpart trên đất HyLạp. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp phải kéoquân sang đánh thành Tơroa để giành lạinàng Hêlen. Aphrôđitơ có nhiều cuộctình duyên với thần thánh và hơn nữa cảvới người trần. Chồng nàng là

Page 446: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Hêphaixtôx, vị thần Thợ Rèn chân thọt.Nhưng nàng chẳng chung thủy với chồngmà lại đi lăng nhăng với thần Chiến tranhArex. Có lần đã bị Hêphaixtôx chănglưới sắt chụp xuống bắt quả tang, gây ramột vụ phiền hà trong thế giới thần linh.Rồi Aphrôđitơ lấy Arex. Đôi vợ chồngnày sinh được năm con: một gái là thầnHài hòa - Harmôni (Harmonie) và bốntrai là rôx, ngtêrôx, Đâámôx và Phôbôx.Và còn mối tình với Điônidôx, vớiHermex, với một người trần thế ngkhidơ.Như vậy Aphrôđitơ là vị nữ thần của tìnhyêu say đắm, tình yêu dục vọng thườnglàm cho con người ta mất tỉnh táo đếnnỗi nhiều khi xảy ra điều tiếng. Vì thếngười Hy Lạp xưa kia, những nhà triếthọc thế kỷ V-IV trước Công nguyên phân

Page 447: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chia ra hai loại nữ thần Aphrôđitơ. Mộtlà Aphrôđitơ Păngđêmôx (Pandémoạ)tượng trưng cho tình yêu của những cảmxúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, cólý tưởng. Người ta lại thêm choAphrôđitơ một định ngữ: Anađiômen(Anadiomène), Aphrôđitơ Anađiômennghĩa là Aphrôđitơ từ biển sinh ra.Trước khi được gia nhập vào thế giớislanhpơ, Aphrôđitơ là vị nữ thần của sựphì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạttượng trưng cho sự phát triển, sự phongphú như quả lựu, quả anh đào, quả táothường được dâng cúng cho Aphrôđitơ.Người ta cũng đã từng tôn thờ Aphrôđitơnhư là một nữ thần Biển, người bảo hộcho sự giao lưu trên mặt biển được thuậnbuồm xuôi gió, vạn sự bình an. Tàn dư

Page 448: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

của tô tem giáo trong việc thờ cúngAphrôđitơ còn ở lễ hiến tế các con vậtmắn đẻ như chim sẻ, thỏ, bồ câu. Quêhương của Aphrôđitơ ở đảo Síp vì thếđảo Síp là một trong những trung tâm thờcúng nữ thần Aphrôđitơ với những nghilễ trọng thể nhất. Trên bán đảo Hy Lạpcũng có nhiều nơi thờ cúng nữ thầnAphrôđitơ như Đenphơ, Côranhtơ.

Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dựlễ cưới thường dâng cúng cho nữ thầnAphrôđitơ những chiếc thắt lưng dochính bàn tay mình dệt ra dường nhưmuốn được nữ thần ban cho quyền lựcmầu nhiệm ở chiếc thắt lưng của nữ thần,để mình đạt được những ước mơ trongcon đường tình duyên, hạnh phúc đại lứa.Trong văn học thế giới điển tích -thành

Page 449: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

ngữ Chiếc thắt lưng của Aphrôđitơ hoặcChiếc thắt lưng của Vênuyx ám muội chỉmột vật gì, một chuyện gì, một sự việcnào đó có khả năng làm say mê conngười, chinh phục tình cảm của conngười. Trong tập tục tôn giáo, nghi lễ thờcúng nữ thần Aphrôđitơ xưa kia, có tụclệ những thiếu nữ xinh đẹp nhất phải hiếnthân cho những người đàn ông để chứngtỏ quyền uy của nữ thần Aphrôđitơ, đểnhững người thiếu nữ được hưởng quyềnsử dụng trinh tiết của mình. Nghi lễ tôngiáo nhục cảm này diễn ra Laceste laceinture dAprodite: la ceste, la ceinturede Vénus: la ceste, la ceinture magique.trong đền thờ nữ thần Aphrôđitơ mangtính chất thiêng liêng, cao cả. Nhữngngười đàn ông được dự cuộc "hành lễ"

Page 450: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

này phải nộp một khoản tiền để bỏ vàoquỹ của đền thờ. Enghen coi đó là hìnhthức mãi dâm đầu tiên trong lịch sử.Không phải chỉ riêng ở Hy Lạp chúng tamới thấy có tập tục này. Những ngườiBabilon, những người Armêni cổ xưacũng đều có những tập tục nghi lễ tôngiáo nhục cảm như vậy. Đối với ngườiHy Lạp xưa kia, Aphrôđitơ là vị nữ thầnthể hiện vẻ đẹp nhục cảm của người phụnữ, một vẻ đẹp hấp dẫn nhất trong mọivẻ đẹp của thế gian. Khác hẳn với vẻđẹp "liễu yếu đào tơ", "yểu điệu thục nữ"mềm yếu, thướt tha, ẩn giấu, kín đáo củaphương Đông, châu á chúng ta, vẻ đẹpcủa Aphrôđitơ là vẻ đẹp phô diễn, biểuhiện sự mềm mại uyển chuyển của đườngnét, sự đầy đặn, nở nang, khỏe khoắn,

Page 451: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cân đối của thân hình, Aphrôđitơ là vị nữthần của thiên hướng tình dục-thẩm mỹcủa con người. Những bức tượngAphrôđitơ của thời cổ đại thường đượccác nghệ sĩ thể hiện khỏa thân hay nửakhỏa thân diễn tả vẻ đẹp lý tưởng vềngười phụ nữ, qua đó dẫn đến, gợi đếnmột ý niệm về sự trong sáng, thanh cao,hài hòa, hoàn thiện. Và thật lạ lùng,những bức tượng thần đó chẳng có gì làthần thánh, thoát tục, siêu nhiên cả. Vì lẽđó cho nên ngày nay ở châu âu người tathường gọi những bức tranh, bức tượngphụ nữ khỏa thân là Vênuyx.

Aphrôđitơ ban phúc cho Pigmaliôngở đảo Síp có một vị vua đồng thời lại làmột nhà điêu khắc đại tài tên gọi làPigmaliông (Pygmalion). Không rõ trong

Page 452: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đời riêng có gặp chuyện gì bất hạnh màPigmaliông, lại theo như những ngườichung quanh nhận xét, nuôi giữ một mốiác cảm với phụ nữ nói chung, không phânbiệt kẻ hay, người dở, vì thế mà quyếtđịnh sống độc thân suốt đời. Pigmaliôngquả thật chẳng hề bận tâm suy tính đếnnhững chuyện mà người đời thường cholà đại sự: tình yêu, hôn nhân và gia đình.Đối với chàng hình như những chuyệnđó, tình yêu đối với một người đàn bà,rồi cưới xin và cuộc sống gia đình chẳngthể đem lại hạnh phúc cho chàng mà còncó thể phá hoại mất tình yêu của chàngđối với nghệ thuật điêu khắc. Chàngthường nghĩ, chỉ cần yêu nghệ thuật cũngđủ rồi. Tình yêu đó thật cao thượng đẹpđẽ, thật lớn lao và phong phú. Nó cũng

Page 453: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đem lại sự say mê đắm đuối, nhớ nhung,khắc khoải, thao thức, sướng vui chẳngkhác chi tình yêu đối với một người phụnữ. Và, cũng theo chàng nghĩ, nó cũngđem lại cho chàng những phút dằn vặt,khổ đau, bực bội, quằn quẽi, day dứttrong lòng. Nhưng kỳ lạ sao, chàng lạitìm thấy ở đó một hạnh phúc lớn lao, mộtniềm tin trong sáng vào cuộc đời và conngười, một khát vọng được sống say mê,sôi nổi hơn nữa, được suy nghĩ, đượckhổ đau vì nghệ thuật hơn nữa. Còn phụnữ, chàng thở dài, đàn bà thì dù sao cũngcứ là đàn bà! Nhưng chàng lại đang saymê tạc bức tượng một người đàn bà,đúng hơn, tạc bức tượng một thiếu nữ,một người thiếu nữ xinh đẹp bằng ngàvoi trắng muốt. Chàng làm việc quên ăn,

Page 454: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quên ngủ. Hết đêm lại đến ngày, hết ngàynày lại sang ngày khác. Pigmaliông cặmcụi với bức tượng của mình. Chàng vuisướng khi bức tượng từ một chiếc ngàvoi khổng lồ cong vút dần thành hình,thành dáng như người thiếu nữ trong trítưởng tượng của chàng. Chàng xót xatrước mỗi nhát gọt, nhát đục không chínhxác như xót xa đã phạm tội bất kính vớithần thánh. Nhưng rồi bàn tay khéo léocủa chàng đã làm cho người thiếu nữngày càng đẹp hơn lên. Dường như chàngmuốn tạo ra một người phụ nữ thật đẹpđẽ, thật hoàn thiện để nói với người đờirằng, người phụ nữ đích thực phải đẹpnhư thế, phải hoàn thiện như thế, như bứctượng chàng sáng tạo ra đây này. Bứctượng được hoàn thành, Pigmaliông hết

Page 455: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

sức hài lòng và sung sướng trước thànhcông của mình. Chàng say sưa ngắmnghía nó và càng ngắm nghía, suy tưởngtrước vẻ đẹp của tác phẩm chàng lạicàng yêu quý, say mê người thiếu nữ ngàvoi do chàng sáng tạo ra. Có những lúcchàng tưởng chừng như đây là một conngười thật, một người thiếu nữ bằng dabằng thịt có một sắc đẹp chiếm đoạt tâmhồn con người mà trong đời chàng cómột đại lần thoáng gặp song nhớ mãi.

Nhiều lúc chàng tưởng như ngườithiếu nữ ấy đang muốn nói với mìnhnhiều điều lắm, nhiều lắm, nhưng nóinhững gì thì chàng cũng không rõ nữa. Vàcứ thế ngày này qua ngày khác,Pigmaliông bị sắc đẹp diệu kỳ, bí ẩn củabức tượng người thiếu nữ chinh phục.

Page 456: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Chàng đeo vào bộ ngực trần của ngườithiếu nữ chuỗi ngọc, chàng mặc thêm chongười thiếu nữ tấm áo lụa mỏng, chàngđội lên đầu bức tượng vòng hoa nguyệtquế, vòng lá ôlivơ. Và chàng tưởng nhưnàng, người thiếu nữ bằng ngà voi đó hếtsức cảm động trước tình yêu chân thànhcủa chàng mà không nói được nên lời.Nhiều lúc Pigmaliông đứng lặng hồi lâutrước bức tượng và từ trái tim chàng cấtlên những tiếng thì thầm như gió thoảng:

- Em! Em!... Có thể nào như thế đượckhông? Em! Em! Em nhìn đi đâu? Kìaem, sao em không nói?...

Nhưng nghệ thuật vẫn là nghệ thuậtvà cuộc đời vẫn là cuộc đời. Nghệ thuậtdẫu sao cũng chẳng thay thế được cuộcđời và đẹp đẽ, sinh động như cuộc đời

Page 457: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thực. Pigmaliông đặt bàn tay nóng ấmcủa mình lên vai người thiếu nữ. Mộtcảm giác khô cứng, giá lạnh thực sựtruyền vào người chàng, thức tỉnh ảomộng của chàng. Chàng thất vọng gụcđầu xuống chân bức tượng. Tất cả nhữnggì diễn ra trong căn nhà của người nghệsĩ điêu khắc giàu trí tưởng tượng ấy,không ai biết cả. Duy chỉ có nữ thầnAphrôđitơ biết. Vị nữ thần Tình yêu vàSắc đẹp hết sức xúc động trước tình yêumãnh liệt và sự rung động nồng cháy củatâm hồn người nghệ sĩ Pigmaliông. Ngàylễ nữ thần Aphrôđitơ tới như thường lệ.Đảo Síp tưng bừng trong cảnh những đạitrai gái nô nức kéo nhau đến đền thờ nữthần Tình yêu và Sắc đẹp để cầu nguyệncho tình yêu và hạnh phúc. Người ta đem

Page 458: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đến đền thờ những con bò cái có bộ lôngtrắng muốt như tuyết, có bộ sừng vàng đểlàm lễ hiến tế. Hương thơm bay ngàongạt, lan tỏa đi khắp mọi nơi trên đảo,Pigmaliông cũng đem những lễ vật tớidâng lên bàn thờ nữ thần Aphrôđitơ.Chàng thì thầm cầu nguyện:

- Hỡi nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp!Nàng Aphrôđitơ tóc vàng! Cầu xin nữthần với quyền lực vô biên của mình bancho tôi một người vợ xinh đẹp, duyêndáng như người thiếu mà tôi đã sáng tạora, như bức tượng bằng ngà voi trong cănphòng vắng vẻ của tôi!

Chàng chẳng thể cầu xin gì thêm nữa,nhiều nữa vì chàng e sẽ phạm tội bất kínhđối với thánh thần. Nhưng nữ thầnAphrôđitơ đã chấp nhận lời cầu xin của

Page 459: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chàng. Ba lần ngọn lửa thiêng liêng trướcbàn thờ dưới chân bức tượng nữ thầnAphrôđitơ bùng cháy bốc lên cao, rựcsáng thì cũng là ba lần Pigmaliông nhìnthấy với biết bao hồi hộp. Pigmaliôngtrở về nhà. Chàng đẩy cửa. Kìa lạ lùngsao, người thiếu nữ của chàng nhìn chàngđăm đắm và đẹp đẽ hơn lên gấp bộiphần, tươi tắn, sinh động hơn lên gấp bộiphần! Chàng tiến đến bên nàng, đặt taylên vai nàng. Một cảm giác nóng ấm,mềm mại, hấp dẫn truyền nhanh vàongười chàng khiến chàng ngỡ ngàng, lùilại một bước. Nhưng người thiếu nữ đãnhoẻn miệng cười. Nàng rời khỏi bệ vàngả người vào trong vòng tay của chàng.oeớc nguyện của Pigmaliông đã đượcthực hiện. Bức tượng đã được Aphrôđitơ

Page 460: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

biến thành người thật. Pigmaliông đặt têncho vợ mình là Galatê. Đôi vợ chồngsống với nhau thật đầm ấm, hạnh phúc.Họ sinh được một con trai đặt tên làPaphôx lớn lên kế nghiệp cha làm vua.Chàng cho xây dựng Galatée, Galatéa,một đô thành trên đảo Síp và lấy tênmình đặt tên cho đô thành. Chàng cũngcho xây một đền thờ khá nguy nga đểhiến dâng cho nữ thần Aphrôđitơ. Và vìlẽ đó nữ thần Aphrôđitơ có một (trongnhững) biệt danh là Paphôx. Ngày naytrong văn học thế giới, Pigmaliôngchuyển nghĩa, chỉ một con người quá saysưa, yêu mến, tán thưởng công trình tácphẩm, công việc của mình đến nỗi mất cảsự tỉnh táo khách quan. Aphrôđitơ giánghọa xuống Narxix (Narcisse) Tình yêu là

Page 461: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

báu vật của nữ thần Aphrôđitơ ban chocả vũ trụ và thế gian, thần thánh và ngườitrần. Tình yêu cũng là quyền lực của nữthần Aphrôđitơ điều khiển vũ trụ và thếgian làm cho vạn vật sinh thành, giaohòa, gắn bó. Chống lại quyền lựcAphrôđitơ chẳng có mấy ai, ngay cả thầnDớt cũng không dám hay nói đúng hơncũng không muốn chống lại quyền lựccủa vị nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, mộtquyền lực không gây nên những đònkhủng khiếp như cây búa giáng sấm sétcủa thần Dớt hay cây đinh ba gây nênnhững trận cuồng phong lay chuyển mặtđất của thần Pôdêiđông, nhưng ai ai cũngphải khuất phục. Một vài vị thần chốnglại thì... thôi thì... cũng được bởi vì đó làthần. Nhưng con người mà chống lại thì

Page 462: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quả thật là một sự xúc phạm, một sựthách thức đối với nữ thần Aphrôđitơ.Tất nhiên Aphrôđitơ không tha cái trọngtội đó. Narxix là kẻ phạm tội khinh thịquyền lực của nữ thần Aphrôđitơ. Chànglà con của thần Sông Kêphidơ (Céphise)và tiên nữ Nanhphơ Liriôpê (Liriopé).Trên thế gian này khó mà tìm được mộtngười con trai nào lại đẹp... đẹp trai nhưNarxix. Chỉ có thể nói vắn tắt là Narxixđẹp lắm, đẹp đến nỗi các thiếu nữ xinhđẹp nhất đều phải ghen tỵ, đẹp đến nỗigây ra biết bao vụ tương tư cho các côgái. Không thể nhớ được đã có bao thiếunữ, người thì thầm lặng tế nhị, người thìbộc bạch lộ liễu, bày tỏ tình cảm vớichàng. Nhưng tiếc thay, Narxix đềukhước từ tình cảm của họ với một thái độ

Page 463: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

kiêu kỳ và lạnh nhạt khiến họ cảm thấy bịxúc phạm vì không nhận được ở chàngmột tấm lòng thông cảm, trân trọng ưu áiđối với tình người, nhất là đối với phụnữ.

Trong những thiếu nữ thầm yêu trộmnhớ Narxix có nàng Khô. Nàng có một sốphận rất đáng thương đến nỗi khi nghe kểthì mười người nghe là đến chín ngườikhông cầm được nước mắt. khô là mộttiên nữ Nanhphơ thường sống trong núirừng với loài vật hoang dã. Nàng là thịnữ của Artêmix, vị nữ thần Xạ thủ có câycung bạc, khô chỉ được quyền nói lạiđiều người khác nói và chỉ được phépnói lại những lời nói cuối cùng. khô sốngtrong rừng núi làm bạn với cỏ cây,muông thú. Bữa kia Narxix trong một

Page 464: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

cuộc đi săn không may lạc bước vàorừng sâu. Trong khi quanh quẩn tìmđường thì khô từ một lùm cây xa xa đãtrông thấy chàng. Nàng say sưa ngắmnhìn chàng thanh niên tuấn tú, khôi ngôcó một vẻ đẹp hiếm có. Nàng muốn nóivới chàng những lời nói vuốt ve âu yếm,nhưng khổ thay nàng chẳng cất được lênlời. Cứ thế, nàng theo đuổi từng bước đicủa Narxix. Narxix bỗng nhận thấy códấu chân người trên đường. Chàng cấttiếng gọi thật to:

- Các bạn ơi, tôi đây! Lại đây! Tôi ởđây! Khô nhắc lại:

- Tôi ở đây!Narxix ngạc nhiên, lại gọi:- Tôi ở đây, lại đây! Khô nhắc lại:- Lại đây!

Page 465: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Narxix ngơ ngác nhìn quanh, rồi lạigọi:

- Lại đây, nhanh lên! Mình đợi, lạiđây! Khô sung sướng reo lên:

- Mình đợi, lại đây!Từ trong một lùm cây Khô bước ra,

tràn ngập xúc động. Nàng đưa tay ra choNarxix đón lấy. Nhưng Narxix quayngoắt đi với một vẻ mặt khó chịu:

- Không phải rồi! - Chàng nói.- Ta sẽ chết trước khi ta hiến dâng

trái tim cho tình yêu! Khô run rẩy nhắclại:

- Ta hiến dâng trái tim cho tình yêu.Nhưng Narxix đã bỏ đi không một

lời chào từ biệt. Khô bàng hoàng, đauđớn, hổ thẹn và càng nghĩ nàng càng đauđớn, càng cảm thấy bị xúc phạm, bị đối

Page 466: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

xử một cách tàn nhẫn. Người xưa kể, từđó trở đi khô sống giấu mình ở tronghang, chẳng buồn ra ngoài đón ánh sángmặt trời rực rỡ giữa đồng nội hay vuichơi với các bạn trong suối mát, gióhiền. Nàng càng héo hon ủ rũ đến nỗithân thể hao mòn gầy yếu hẳn đi. Và chỉcòn tiếng nói run rẩy, xúc động, buồn bãlà của nàng, người thiếu nữ khô chânthành nhưng số phận thật đắng cay, oantrái. Narxix vẫn cứ tiếp tục sống với vẻkiêu kỳ và lạnh nhạt đối với những tấmlòng chân thành, nhiệt tình và cởi mở.Điều đó khiến cho các thiếu nữ căm ghétchàng. Một thiếu nữ, đúng hơn là mộttiên nữ, bị Narxix cự tuyệt tình yêu mộtcách thô bạo khiến cho lòng tự trọng bịtổn thương rất sâu sắc. Nàng bèn cầu

Page 467: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

khấn Aphrôđitơ, nữ thần Tình yêu và Sắcđẹp và nữ thần Nêmêdix, nữ thần Trảthù, trừng phạt Narxix.

- Hỡi các nữ thần chí tôn kính! Xincác nữ thần hãy trừng phạt kẻ đã xúcphạm đến tình yêu chân thành của chúngcon, đã làm chúng con bẽ bàng hổ thẹn,bằng một hình phạt xứng đáng! Xin cácvị thần hãy làm con người kiêu kỳ vàlạnh nhạt ấy suốt đời hắn chỉ yêu có hắn,hắn chỉ say mê, đắm đuối trong mối tìnhvới bản thân hắn mà thôi.

Nữ thần Aphrôđitơ chấp nhận lời cầuxin đó bởi vì Narxix đã phạm thượng,khước từ báu vật mà Aphrôđitơ ban choloài người. Vào một mùa xuân, Narxixtheo lệ thường vào rừng săn bắn muôngthú. Sau một cuộc đuổi bắt con mồi

Page 468: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

chàng mệt nhoài khát khô cả cổ. Chàngtìm đến một con suối để giải khát. Đâyrồi một con suối nước trong veo, mặtnước sáng láng như một tấm gương inhình cả mây trời, cây cối xuống lòngsuối. Narxix cúi đầu xuống mặt nướcvụm hai lòng bàn tay lại để múc nước.Mặt nước hiện lên khuôn mặt tươi trẻ,xinh đẹp của chàng. Chàng ngạc nhiên,sung sướng: "Ta, ta đây ư?... Trời ơi talại đẹp đến thế này ư?...".

Chàng vục nước đưa lên miệng uống.Mặt nước lay động, khuôn mặt chàngcùng với mảng trời xanh tan tác trong lànnước lung linh. Và rồi những hình ảnh ấylại được mặt nước chắp nối lại nguyênhình như trước. Khuôn mặt xinh đẹp củachàng chập chờn hiện ra rồi dần dần lắng

Page 469: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

đọng lại. Chàng kêu lên: "Trời ơi, đẹpquá!" và thầm nghĩ: "Ta hiểu vì sao cáccô ấy khổ đau, sầu não vì ta...". Narxixcứ ngắm nghía khuôn mặt tuấn tú củamình nổi trên làn nước và suy tưởng.Càng ngắm nghía, chàng càng thấy mìnhđẹp, chàng càng yêu mình say mê, đắmđuối. Chàng đưa tay khuấy nước, mỉmcười vui đùa với mình. Một tình yêumãnh liệt, sôi sục từ đâu bùng cháy lêntrong trái tim chàng. Chàng muốn chếngự nó, rời bước khỏi dòng suối, nhưnglạ thay có một sức mạnh vô hình nào giữchân chàng lại, lưu giữ chàng lại. Chàngnhìn xuống khuôn mặt mình trên mặtnước với một niềm khát khao cháy bỏng.Chàng muốn trao cho khuôn mặt xinh đẹpđó một cái hôn nồng nàn. Nhưng chỉ vừa

Page 470: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

choàng vòng tay, cúi xuống là khuôn mặtđó tan tác, biến đi đâu mất. Chàng đứnglặng người, đau đớn, xót xa. Nhưng rồikhuôn mặt xinh đẹp lại hiện ra trên mặtnước. Narxix lại mê mẩn trong mối tìnhcâm với hình bóng của mình. Chàng nóithì thào với hình bóng của mình:

- Ta đã yêu ta với một tình yêu nồngcháy. Ôi, có lẽ tình yêu này sẽ đốt tathành tro bụi mất thôi! Sao mà trái tim tanung nấu một nỗi thèm khát ái ân như thếnày!

Narxix lại đưa tay ra ôm choàng lấyhình bóng của mình và muốn hôn tràn lênkhuôn mặt xinh đẹp, thân yêu đó. Nhưngba lần chàng chỉ vừa đưa vòng tay ra vàcúi xuống là ba lần hình bóng chàng tantác đi trên làn nước suối mát lạnh. Chàng

Page 471: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thất vọng như xưa kia các cô gái thấtvọng vì chàng. Cứ như thế lặp đi lặp lạimối tình đeo đuổi, đắm say nhưng khôngmột chút hy vọng được đền đáp giữaNarxix với hình bóng của mình chậpchờn trên làn nước suối trong sáng nhưgương. Narxix héo hon ủ rũ vì mối tìnhtuyệt vọng. Nước mắt chàng lã chã tuônrơi trên khuôn mặt và từng giọt, từng giọtnhỏ xuống mặt suối. Bóng hình chàngchập chờn, mờ ảo, lung linh khiến chàngcàng nhớ nhung, sầu não. Narxix nhưkhông thể chịu đựng được nỗi đau khổtuyệt vọng giày vò chàng. Nàng Khô vẫnnuôi giữ mối tình với chàng, nhìn thấyhết cảnh tượng đó. Nàng đã từng đau khổvì mối tình tuyệt vọng của mình vì thế khithấy Narxix tuyệt vọng, nàng lại đau khổ

Page 472: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

hơn nữa. Bỗng Narxix kêu lên:- Trời ơi, sao ta đau đớn quá thế này!

Khô đáp lại:- Đau đớn quá thế này!Narxix đứng không vững nữa. Chàng

lảo đảo nhìn theo bóng hình mình trên lànnước suối trong veo rồi ngã vật xuốngbên bờ suối với tiếng nói yếu ớt, nhữngtiếng nói cuối cùng của một nỗi đau khổkhông thể chịu đựng được:

- Ta chết... Ta ch... ế... t đây! Xinvĩnh biệt. Khô nghẹn ngào nhắc lại:

- Xin vĩnh biệt.Narxix chết, đầu ngả ra trên lớp cỏ

xanh bên bờ suối, đại tay giang ra chớivới. Bóng đen trùm phủ lên mắt chàng.Từ trong rừng sâu các tiên nữ Nanhphơđến ngồi bên xác chàng, khóc than

Page 473: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thương tiếc cho chàng mất đi tuổi trẻtrong một mối tình tuyệt vọng, mơ hồ.Chẳng tiên nữ nào nuôi giữ mối oán hậnvới chàng nữa, một người con trai xinhđẹp lúc này chỉ là một cái xác khônghồn. Nàng Khô lại càng khóc than đauxót hơn. Các tiên nữ Nanhphơ, sau khikhóc than đã chán bèn rủ nhau đi lấy hoađể về đắp cho chàng một nấm mồ. Nhưngkhi họ từ rừng sâu đem hoa trở về thì thihài chàng đã biến mất. ở bờ suối, chỗlớp cỏ xanh nơi đầu Narxix ngả ra, mọclên một bông hoa với vẻ đẹp lạnh lùng,kiêu kỳ. Hoa trắng muốt, hương thơmngào ngạt, mọc lên từ cái chết của chàngtrai xinh đẹp. Các tiên nữ Nanhphơ liềngọi là hoa thủy tiên. Ngày nay trong vănhọc thế giới, Narxix chuyển nghĩa chỉ:

Page 474: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

"người đẹp trai" hoặc "người đẹp traikiêu kỳ", mở rộng nghĩa chỉ "người cóthói ngắm nghía mình rồi tự khen mình"hoặc "người kiêu căng", "người tự phụ".Còn thói Narxix (narcissisme) là "thói tựkhen mình", "say mê với thành tích chiếncông của mình đến tự kiêu tự phụ","ngắm nghía vuốt ve, phỉnh nịnh mình, đềcao mình". Lại có chuyện kể rằng, nhàtiên tri Tirêdiax tiên báo cho số phận củaNarxix: tuổi thọ của chàng sẽ chấm dứtvào cái ngày chàng nhìn thấy khuôn mặtcủa mình.

Một chuyện khác kể, không phảiNarxix chết vì mối tình tuyệt vọng vớibản thân mình mà vì mối tình với ngườiem gái giống chàng như hai giọt nước.Như thế thiếu nữ đó chẳng may mất sớm

Page 475: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

để lại cho Narxix một nỗi buồn, luyếntiếc khuôn nguôi. Narxix tưởng nhớ tớiem, hằng ngày ra soi mình xuống suối.Càng soi mình, chàng càng thương nhớngười em gái bất hạnh. Cuối cùng chàngqua đời. Huyền thoại Narxix trên đây dosviđ viết lại trong tập Biến hóa, nghĩa làvào một thời kỳ muộn hơn sau này (thếkỷ I trước Công nguyên). Như vậy hẳnrằng sviđ đã dựa vào những cội nguồnsớm hơn, sớm nhất phải từ sơ kỳ Hy Lạphóa, để tái tạo câu chuyện một cách nghệthuật, thơ mộng cũng như sau này Apuylêđã tái tạo chuyện Quápiđông và Psikhê.ở đây bên hạt nhân cơ bản của câuchuyện: mối tình tuyệt vọng, các nhànghiên cứu còn bóc ra cho chúng ta thấylớp chuyện mang tính cụ thể - lịch sử của

Page 476: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

thời Hy Lạp hóa: phản ánh chủ nghĩa cánhân cực đoan. Cá nhân đã tách biệtmình ra với đồng loại, với thiên nhiên đểtrầm tư mặc tưởng trong thế giới nội tâmcủa mình. Và ý nghĩa giáo dục - đạo đứccủa câu chuyện là: chủ nghĩa cá nhân đóbị trừng phạt, bị phê phán. ý nghĩa nàychỉ có thể có được ở vào một thời kỳ xãhội phát triển tới mức chủ nghĩa cá nhântrở thành một tai họa khủng khiếp trongxã hội. Tuy nhiên chúng ta không thểkhông ghi nhận quá khứ lịch sử xa xưacủa câu chuyện: sự chuyển biến củanhững biểu tượng bái vật giáo về bônghoa sang cái đẹp được nhân hình hóa(Bông hoa -Người đẹp; Người đẹp -Bông hoa).

Page 477: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

MỐI TÌNH CỦAAPHRÔĐITƠVỚI AĐÔNIX(ADONNIX)

Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹpAphrôđitơ quyền lực to lớn đến như thế,có thể bắt mọi vị thần, kể cả thần Dớtcho đến những người trần thế phải khuấtphục, phải đau khổ vì tình yêu và sắcđẹp, thế mà bản thân nữ thần lại khôngtránh khỏi tai họa đó, lại không chế ngựđược quyền lực của mình để đến nỗi

Page 478: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

mình cũng bị đau khổ vì tình yêu và sắcđẹp...! Ađônix là chàng trai đã gây racho vị nữ thần danh tiếng này những giọtnước mắt đau thương. Chuyện về giađình chàng cũng hơi lôi thôi. Cha Ađônixlà Kinirax (Kániras Cániras) vua đảoSíp. Ông sinh được một người con gáiđẹp đẽ tuyệt vời, tên gọi là Miara(Márrhamárna). Tự hào về người con gáinhan sắc đó, ông đã có lần, thậm chínhiều lần, cho rằng con gái ông là đẹpnhất thế gian. Đó là một điều ngu xuẩncủa kẻ hợm mình song dẫu sao cũng còntha thứ được. Nhưng tệ hại hơn nữaKinirax như ếch ngồi đáy giếng đã dámtự xưng không biết ngượng mồm, cho congái mình là đẹp hơn cả, hơn cả nữ thầnAphrôđitơ. Đúng là "coi trời bằng vung".

Page 479: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Vì thế Kinirax bị trừng phạt. Nữ thầnAphrôđitơ bằng những phép mầu nhiệmcủa mình, làm cho Kinirax mất trí, mấttrí đến nỗi tưởng con gái mình là vợmình. Và Ađônix đã ra đời trong sựchăm sóc của người mẹ là nàng Miara.Nhưng Miara vừa sinh con xong là bịvua cha đuổi ra khỏi nhà. Nàng bế con đilang thang hết nơi này đến nơi khác. Mộthôm đi đến một ngọn đồi nàng kiệt sứcchết, và biến thành một thứ cây có nhựathơm mà ngày nay gọi là cây miarơ. Nữthần Aphrôđitơ động lòng trắc ẩn, đónlấy Ađônix đem về nuôi. Nhưng lại traocho nữ thần Perxêphôn vợ của thầnHađex dưới âm phủ nuôi hộ. ít lâu sauAphrôđitơ xuống âm phủ xin lại Ađônixthì nữ thần Perxêphôn không trả, nhất

Page 480: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

quyết không trả. Không trả chỉ vì một lẽrất vô lý mà không dám nói ra: Ađônixđẹp quá, đẹp đến nỗi Perxêphôn yêu, quáyêu, không muốn cho chàng trai đó thoátkhỏi tay mình. Hai vị nữ thần cãi cọ vớinhau mất mặn mất nhạt, cuối cùng phảiđưa lên thần Dớt phân xử. Dớt, quả xứngđáng là bậc phụ vương của các thần,quyết định: Ađônix luân phiên ở với mỗivị nữ thần nửa năm. Mùa xuân, mùa hè:Aphrôđitơ; thu, đông: Perxêphôn. Nămấy, vào độ đầu xuân, Ađônix sống vớiAphrôđitơ.

Khó mà nói được vị nữ thần này yêuAđônix đến như thế nào. Tất nhiên nếukhông yêu thì đã chẳng có chuyện tranhgiành với Perxêphôn. Nàng yêu Ađônixsay đắm đến nỗi quên cả trở về cung

Page 481: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

điện slanhpơ, quên cả hòn đảo Kiter đầyhoa nở và biết bao nhiêu ngày hội lễ ởnơi này, nơi khác. Aphrôđitơ lúc nàocũng quấn quít bên Ađônix. Nàng yêuchàng trai ấy quá đỗi, đến mức mà chỉvắng chàng một lát là nàng đã nơm nớplo sợ, tưởng tượng ra bao nhiêu điều rủiro xảy ra đối với chàng. Mỗi khi Ađônixđi săn là Aphrôđitơ cũng đi theo, mặc dùđi săn không phải là thú vui của nàng.Nàng quên cả việc giữ gìn sắc đẹp, theobước Ađônix vào rừng, đày đọa mìnhdưới nắng trưa mưa sớm. Nàng căn dặnAđônix không được săn thú dữ mà chỉđược săn bắt những con vật bé nhỏ, hiềnlành, không thể gây nguy hiểm cho mìnhnhư: Hươu, nai, chồn, cáo, thỏ, gà... nàngcầu khẩn các vị thần slanhpơ phù hộ cho

Page 482: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ađônix thoát khỏi những chuyện khôngmay có thể xảy ra trong khi chàng mải mêsăn bắn. Nhưng mọi sự tính toán, lo xacủa nàng vẫn không giúp chàng thoátkhỏi tai nạn. Và xót xa thay, tai họa ấy lạilà điều mà Aphrôđitơ đã lường tínhtrước, đã từng căn dặn Ađônix tưởng nhưđến đứt đầu lưỡi. Đó là một ngày đẹptrời, Ađônix đi vào rừng săn. Nhưnghôm ấy không rõ chuyện gì Aphrôđitơkhông cùng chàng vào rừng được. Tuynhiên điều đó không hề làm Ađônix kémphần say sưa, hăng hái trong thú vui sănbắn. Chàng đã bắn được khá nhiều chồn,thỏ, gà rừng... Bỗng đâu từ một bụi rậmkhông xa chàng lắm chạy xồ ra một conlợn rừng. Con lợn hộc lên lướt qua trướcmặt Cáthère, Nữ thần Aphrôđitơ còn có

Page 483: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

một biệt danh là Kirtênê (Cáthérée).chàng. Bầy chó sủa ầm lên và rượt theo.Ađônix sung sướng, chắc mẩm chuyếnnày chàng sẽ hạ được con mồi béo bở,lập một chiến công, vì xưa nay chàngchưa bao giờ hạ được một con thú to lớnhung dữ như con lợn rừng. Đàn chó laovút đi và chẳng mấy chốc đã bổ vâyquanh con lợn. Ađônix chạy tới, tay cầmlao nhọn. Vào lúc chàng vừa ngả ngườilấy đà thì con lợn lao mạnh ra, húc băngđi một con chó và phóng như bay vàongười chàng. Đầu lợn rắn như đá vớinhững chiếc răng nanh nhọn hoắt đâm bổvào đùi chàng, sục vào bụng chàng,Ađônix ngã vật ra, máu đỏ phun, chảylênh láng trên mặt đất. Con lợn vượt đi,thoát khỏi tai họa. Còn Ađônix nằm đấy,

Page 484: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

bóng đen phủ kín mặt chàng. Aphrôđitơđược tin Ađônix chết, bủn rủn cả người.Nàng cố nén đau thương lần vào khurừng trên đảo Síp tìm xác chàng thanhniên xinh đẹp, yêu dấu của mình. Nàngtrèo đèo, lội suối, len lỏi qua các bụi gairừng sắc nhọn. Đá cứng làm đại chânnàng xinh xắn, nõn nà là như thế, mà dậpnát, ứa máu. Gai rừng cào xé rách áo,làm xây xát da thịt nàng. Cuối cùngAphrôđitơ tìm được xác Ađônix. Nàngngồi xuống bên chàng khóc than thảmthiết, đưa tay vuốt mớ tóc xõa bết dínhmồ hôi và đất bụi trên vầng trán cao đẹpcủa chàng, mớ tóc vô vàn thân yêu vàquen thuộc đối với nàng.

Nàng bế xác chàng trên tay đưa vềlàm lễ an táng. Người xưa kể, máu của

Page 485: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Ađônix nhỏ xuống trên đường đã làmmọc lên những bông hoa anêmôn, mộtthứ hoa nở vào những ngày đầu xuânsong sớm nở mà chóng tàn. Còn máu củaAphrôđitơ do bị gai cào, đá cứa, nhỏxuống những bông hoa (hồng) trắng biếnthứ hoa này thành thứ hoa có màu hồngthắm, loại hoa của Tình yêu, Sắc đẹp vàTuổi trẻ. Thần Dớt thương người thanhniên trẻ đẹp, sớm phải lìa đời xuốngvương quốc của thần Hađex, nên cứ nhưlệ thường lúc chàng còn sống cho chàngmỗi năm khi xuân đến sống lại -phục sinh-để trở về với Aphrôđitơ ở thế giới loàingười. Có người lại kể Ađônix chết vìthần Arex, "chồng" Aphrôđitơ. Biết vợmình đem lòng yêu say đắm Ađônix, vịthần Chiến tranh Arex nổi ghen, xúi một

Page 486: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

con lợn rừng lao bổ vào Ađônix. Cóngười lại nói. Dớt phân xử: Ađônix sốngvới mỗi nữ thần một phần ba thời giancủa một năm, còn lại thì tùy ý Ađônix.Từ đó Ađônix sống đúng một phần bathời gian với Aphrôđitơ, vì thếPerxêphôn ghen, xui Arex bày mưu giếtchết Ađônix. Người ta còn kể, khôngphải máu của Aphrôđitơ đã nhuộm nhữngbông hoa trắng thành bông hoa hồng, màchính là máu của Ađônix nhỏ xuống đấtđã sinh ra thứ hoa đẹp đẽ, thanh cao đó.Huyền thoại về Ađônix gốc từ Xiri, phảnánh sự vận động của thiên nhiên: sinh-tử-tái sinh. Trong gia tài huyền thoại củanền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cónhiều chuyện về cái chết và sự tái sinhcủa các vị thần.

Page 487: Than thoai hy lap   nguyen van khoa

Những huyền thoại ấy đã du nhập vàoHy Lạp và được nhào nặn lại trong bốicảnh lịch sử -xã hội cụ thể của nền vănminh Hy Lạp. Môtip: sinh-tử-tái sinh củahuyền thoại Crit trong Kinh Phúc âm đãlà ngọn nguồn của nhiều tập tục, nghi lễcủa Thiên Chúa giáo. Môtip này cũng đãdu nhập vào các hình thành trong gia tàitruyện cổ tích của nhiều dân tộc: TruyệnTấm Cám của chúng ta rõ ràng cũng cómôtip tái sinh. Ngày nay trong văn họcthế giới, Ađônix chuyển nghĩa, chỉ mộtngười thanh niên rất đẹp trai, đẹp traihiếm thấy hoặc những người đàn ông hàohoa phong nhã.