tdm_com 202.pdf

11
1. Võ Phong Phú MSSV: 10117050 2. Nguyễn Thị Minh Ngọc MSSV: 10117046 3. Phạm Như Vương MSSV: 10117085 BÁO CÁO TT HỆ THỐNG VIỄN THÔNG 2 GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN (TDM) MODEL COM 202 Ghép kênh theo Thời gian TDM (Time-division multiplexing ) Thời gian sử dụng đường truyền được chia sẻ cho người sử dụng.Tức là thời gian sử dụng đường truyền thì được chia làm nhiều khung.mỗi khung được chia thành nhiều khe thời gian(Ts time slot) mỗi người sử dụng một khe thời gian giành riêng cho mình để phục vụ cho việc truyền tin. phương pháp ghép kênh theo thời gian chủ yếu sử dụng trong phần băng gốc. - Loại chuyển mạch kênh hỗ trợ truyền thoại tốc độ tháp với tốc độ 64 Kbit/s bằng với tốc độ tạo tín hiệu cơ sở PCM. - Ứng dụng chủ yếu của chuyển mạch kênh chính là dịch vụ thoại và truyền số liệu băng hẹp. - loại chuyển mạch này thường gặp ở các tổng đài SPC ; hay các tổng đài di động MSC hiện đang sử dụng. - Bộ thí nghiệm này đươc thiêt kế với ý định cung cấp những kiến thức thực nghiệm/ thực hành về kỹ thuật phân/ ghép kênh phân chia thời gian dùng kĩ thuật PAM như là những dụng cụ thiết thực trên hệ thống thông tin số.

Upload: vo-phong-phu

Post on 26-Oct-2015

257 views

Category:

Documents


7 download

DESCRIPTION

TDM_COM 202.pdf

TRANSCRIPT

1. Võ Phong Phú MSSV: 10117050

2. Nguyễn Thị Minh Ngọc MSSV: 10117046

3. Phạm Như Vương MSSV: 10117085

BÁO CÁO TT HỆ THỐNG VIỄN THÔNG 2

GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN (TDM)

MODEL COM 202

Ghép kênh theo Thời gian TDM (Time-division multiplexing )

Thời gian sử dụng đường truyền được chia sẻ cho người sử dụng.Tức là thời gian sử

dụng đường truyền thì được chia làm nhiều khung.mỗi khung được chia thành nhiều

khe thời gian(Ts time slot) mỗi người sử dụng một khe thời gian giành riêng cho mình

để phục vụ cho việc truyền tin.

phương pháp ghép kênh theo thời gian chủ yếu sử dụng trong phần băng gốc.

- Loại chuyển mạch kênh hỗ trợ truyền thoại tốc độ tháp với tốc độ 64 Kbit/s bằng với

tốc độ tạo tín hiệu cơ sở PCM.

- Ứng dụng chủ yếu của chuyển mạch kênh chính là dịch vụ thoại và truyền số liệu

băng hẹp.

- loại chuyển mạch này thường gặp ở các tổng đài SPC ; hay các tổng đài di động MSC

hiện đang sử dụng.

- Bộ thí nghiệm này đươc thiêt kế với ý định cung cấp những kiến thức thực nghiệm/

thực hành về kỹ thuật phân/ ghép kênh phân chia thời gian dùng kĩ thuật PAM như là

những dụng cụ thiết thực trên hệ thống thông tin số.

Sơ đồ khối bộ ghép kênh phân chia theo thời gian

1. Khối phát tín hiệu âm thanh điều chế :

IC 8038 là IC tạo tín hiệu sóng sin. Núm vặn được sử dụng để điều chỉnh đúng tần số

500Hz

Pr1,Pr2 chỉnh đỉnh của tín hiệu sóng sin một cách chính xác. Pr3 dùng để điều chỉnh hệ

số công tác. Tín hiệu sóng sin được lấy tại chân 2 của IC 8038. Sau đó được khuếch đại

bởi IC 356. Biến trở P1 được dùng để thay đổi biên độ của sóng sin , thay đổi từ 0 -5

Vpp.

2. Khối tạo xung lấy mẫu:

Để tạo tín hiệu PAM - TDM mạch lấy mẫu và giữ được sử dụng. Bộ tạo xung lấy

mẫu được yêu cầu để cung cấp cho mạch S/H.

Phần này dựa trên bộ dao động điều khiển bằng điện áp (VCO) IC CD4046B. Tần

số xung được xác định bằng cách thay đổi điện áp của VCO tại chân 9 của IC. Điện áp

điều khiển này được thay đổi bởi chiết áp (10K Pot).

Do đó tín hiệu lấy mẫu có thể thay đổi tần số từ 2 ~ 32KHz.

3. Khối ghép kênh theo thời gian: -

Để tạo tín hiệu TDM mạch lấy mẫu và giữ mẫu và chuyển mạch tương tự được

sử dụng. Bộ tạo xung lấy mẫu được yêu cầu để cung cấp cho bộ ghép 4 kênh tín hiệu

khác nhau.

4 tín hiệu đầu vào đưa vào 4 đầu vào của bộ ghép kênh IC CD 4052B. IC này cho

Signal-1 qua trong xung đếm "00", nó đếm xung lấy mẫu. Signal-2 được lấy mẫu trong

xung đêm "01". Tương tự signal-3 và signal -4 được lấy mẫu trong "10" và "11". Do đó

đầu ra của bộ ghép kênh là tín hiệu đã ghép kênh.

4. Khối tách kênh theo thời gian: -

Phần này dựa trên cơ sở IC ghép kênh CD 4052B và mạch lọc thông thấp. Tín

hiệu ghép kênh đưa vào IC. Tín hiệu lấy mẫu cúng đưa vào IC. Sau đó IC cho tín hiệu

signal-1 qua output 1 trong "00" của xung lấy mẫu và signal-2 qua output -2 trong

"01", tương tự signal-3 và signal-4 qua output trong "10" và "11". Do đó ta có 4 tín

hiệu đữ được giải điều chế. Sau đó 4 tín hiệu này được đưa qua mạch lọc thông thấp

để lấy tần số 3.4 KHz và loại bỏ các tần số khác. Phàn này ta loại bỏ tần số nhiễu cao

của tín hiệu PAM. Phần này dựa vào 2 IC 741 và mạch R-C. Bằng cách loại bỏ tần số

cao ta phục hồi được tần số điều chế ban đầu.

5. Khối nguồn: -

Nguồn điều chỉnh được sử dụng để cho các điện áp khác nhau. Dưới đây là các

điện áp DC đầu ra trong hệ thống.

+15V, 250mA,

-15V, 250mA,

+ 5V, 250mA

3 bộ điều chỉnh được sử dụng cho các điện áp khác nhaunhư IC 7805 for + 5V,

IC 7815 for +15V, IC

7915 for -15V, các IC này cung cấp các điện áp DC đầu vào khác nhau bởi 2 bộ chỉnh

lưu ½ chu kỳ D1-D4 và D5-D8 và C1, C2, C3, C4. Các tụ điện tại mỗi đầu vàođược lọc.

SW 301 is main AC ON/CỦAF Switch.

Bộ TN COM 202

Khối tạo sóng

Khối tạo xung Lấy mẫu

Khối ghép kênh Khối tách kênh

Cách tiến hành thí nghiệm và kết quả dạng sóng

1. Đầu tiên kết nối ngõ ra TDM tu 72 bộ ghép kênh đến ngõ vào TDM của bộ tách

kênh.

2. Kết nối tín hiệu 1 của bộ ghép kênh đến tín hiệu sóng sin của bộ phát sóng với

tần số biên độ 2Vpp. Ta được dạng sóng 1

Biên độ : 2 Vpp ; Tần số : 498,44 Hz ; Phổ biên độ : 2,8 dB;

3. Kết nối tín hiệu 2 của bộ ghép kênh đến tín hiệu sóng tam giác của bộ phát sóng

với tần số biên độ 1Vpp. Ta được dạng sóng 2;

Biên độ : 1 Vpp ; Tần số : 488 Hz ; Phổ biên độ : -3.01 dB;

4. Kết nối tín hiệu 3 của bộ ghép kênh đến tín hiệu sóng vuông của bộ phát sóng

với tần số biên độ 2Vpp. Ta được dạng sóng 3

Biên độ : 2 Vpp ; Tần số : 488,69 Hz ; Phổ biên độ : 3,01 dB;

5. Kết nối tín hiệu 4 của bộ ghép kênh đến tín hiệu sóng sin của bộ phát sóng với

tần số biên độ 1 Vpp. Ta được dạng sóng 4

Biên độ : 1,6 Vpp ; Tần số : 4,9847 Hz ; Phổ biên độ : 4,4 dB;

6. Kết nối ngõ ra của bộ phát xung lấy mẫu tới ngõ vào xung lấy mẫu của mạch

S/H. Ta được dạng sóng 5

7. Giữ biến trở tần số lấy mẫu của bộ phát xung mẫu ở mức giữa.

8. Kết nối kênh 1 tại ngõ ra tín hiệu TDM. Quan sát tín hiệu TDM. Ta được dạng

sóng 6

9. Kết nối kênh 2 tại ngõ vào 1 tách kênh của bộ giải điều chế. Quan sát tín hiệu

sin-1 khôi phục. Ta được dạng sóng 7

NX: Quan sát dạng sóng ta thấy tín hiệu ở ngõ ra 1 sau khi đi qua bộ tách kênh

,lọc thông thấp giống với tín hiệu sin ban đầu .

10. Kết nối kênh 2 tại ngõ vào 2 tách kênh của bộ giải điều chế. Quan sát tín hiệu

sin-2 khôi phục. Ta được dạng sóng 8

NX: Quan sát dạng sóng ta thấy tín hiệu ở ngõ ra 2 sau khi đi qua bộ tách kênh

,lọc thông thấp gần giống với tín hiệu dạng sóng tam giác ban đầu .

11. Kết nối kênh 2 tại ngõ vào 3 tách kênh của bộ giải điều chế. Quan sát tín

hiệu sin-3 khôi phục. Ta được dạng sóng 9

NX: Quan sát dạng sóng ta thấy tín hiệu ở ngõ ra 3 sau khi đi qua bộ tách kênh

,lọc thông thấp khác với tín hiệu xung vuông ban đầu , có thể do nhiễu, hoặc suy

giảm khi đi qua mạch lọc.

12. Kết nối kênh 2 tại ngõ vào 4 tách kênh của bộ giải điều chế. Quan sát tín hiệu

sin-4 khôi phục. Ta được dạng sóng 10

NX: Quan sát dạng sóng ta thấy tín hiệu ở ngõ ra 4 sau khi đi qua bộ tách kênh

,lọc thông thấp giống với tín hiệu sin ban đầu .

Nhận xét : Qua kết quả đo, quan sát các tín hiệu ở ngõ vào, ngõ ra thì dạng sóng trước và sau khi qua bộ ghép kênh và tách kênh theo thời gian là giống nhau. Giống với lý thuyết TDM chúng ta đã học.

---Hết---