tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

50
Họ Tên: Võ Thị Hồng Nhung Lớp: Truyền hình K29A1 ------------------------------------------------------- -------------- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: TÂM LÝ HỌC BÁO CHÍ Câu 1 : Phân tích cơ chế hình thành tâm lý ở con người và bản chất, chức năng của tâm lý. Bài học đối với nghiệp vụ báo chí. Trả lời: Khái niệm Tâm lý: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng từ tâm lý để nói về long người, ví dụ như: Cô giáo của bọn mình rất tâm lý, bố bạn tâm lý nhỉ?,..Trong trường hợp này, từ tâm lý được sử dụng nhằm đánh giá những con người có hiểu biết về lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tính tình của người khác. Đó chính là cách hiểu tâm lý ở mức thông thường

Upload: hong-nhung-in-con

Post on 26-May-2015

4.722 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Họ Tên: Võ Thị Hồng Nhung

Lớp: Truyền hình K29A1

---------------------------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN: TÂM LÝ HỌC BÁO CHÍ

Câu 1: Phân tích cơ chế hình thành tâm lý ở con người và bản chất, chức năng

của tâm lý. Bài học đối với nghiệp vụ báo chí.

Trả lời:

Khái niệm Tâm lý:

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng từ tâm lý để nói về

long người, ví dụ như: Cô giáo của bọn mình rất tâm lý, bố bạn tâm lý nhỉ?,..Trong

trường hợp này, từ tâm lý được sử dụng nhằm đánh giá những con người có hiểu

biết về lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tính tình của người khác. Đó chính là

cách hiểu tâm lý ở mức thông thường

Theo Từ điển Tiếng Việt Do Nguyễn Như Ý biên soạn, tâm lý là ý nghĩ, tình cảm

làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.

Nói một cách khái quát nhất, tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra

trong đầu oc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con

người. Các hiện tượng tâm lý đóng lai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của

con người, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài người.

Page 2: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Cơ chế hình thành:

Tâm lý học là sự phản ánh của Hiện thực khách quan vào não. Tất cả các hình

ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống của bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng

không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan

tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động đấy.

Để tiếp nhận được tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động, và hoạt động

theo cơ chế phản xạ. Chỉ có hệ thần kinh và não bộ của con người mới có khả

năng tiếp nhận những tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trong não

những hình ảnh tâm lý.

Phản ánh tâm lý đó tạo ra những hình ảnh tâm lý- kết quả của quá trình phản

ánh thế giới khách quan vào não. Dựa vào đặc điểm cá nhân của mỗi người mà

sự phản ánh của thế giới khách quan sẽ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau ở

những người khác nhau, và hình ảnh tâm lý của mối hiện tượng khách quan

cũng không giống nhau.

Căn cứ vào cảm nhận, cảm nghiệm và cách thể hiện của mỗi người, trong mỗi

hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có cách thể hiện hành vi đối với hiện thực khác

nhau:

Thế giới khách quan

Phản ánh

Não (tạo vết)

Đặc điểm cá nhân

Hình ảnh tâm lý

Cảm nhận, cảm nghiệm, thể hiện

Thể hiện hành vi đối với hiện thực

Page 3: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Bản chất của Tâm lý:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng tâm lý con người là sự phản ánh

của hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản

chất xã hội, lịch sử.

Thứ nhất, bản chất của tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào

não người thông qua chủ thể

Tâm lý người không phải do thượng đế hay trời sinh ra,cũng không phải do não

bộ tiết ra, mà tâm lý con người chính là sự phản ánh chân thực nhất của thế giới

khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan.

Thế giới khách quan luôn luôn có sự vận động và thay đổi, tất cả những điều đó

được phản ánh vào não người. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Song

hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ, hình ảnh sinh vật ở chỗ nó có

2 thuộc tính, đó là: Tính sinh động và tính chủ thể.

+, Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo: Hình ảnh tâm lý về một cuốn

sách, một sự vật, đồ vật hay một con người được phản ánh thông qua não bộ người

sẽ sinh động hơn hình ảnh vật lý khô cứng của đồ vật, con người đó được phản

ánh qua gương.

+, Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể: Hình ảnh tâm lý mang đậm đà màu sắc cá

nhân (hay nhóm người) mang hỉnh ảnh tâm lý đó. Nói một cách dễ hiểu, tâm lý là

hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi chủ thể

trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, cái

riêng của mình, xu hướng, tính cánh, năng lực… vào trong hình ảnh đó, làm cho

nó có màu sắc chủ quan.

Page 4: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Cũng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng

những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với mức độ, sắc thái khác

nhau.

Cũng có khi một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng

ở những thời điểm khác nhau, với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau có thể cho

ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

Vậy do đâu mà tâm lý người này lại khác với tâm lý của người kia? Điều này do

nhiều yếu tố chi phối. Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ

thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Thứ 2, mỗi người có một hoàn cảnh sống

riêng, điều kiện giáo dục không giống nhau. Cuối cùng, mỗi cá nhân thể hiện thái

độ tích cực hoạt động, giao lưu khác nhau trong cuộc sống.

Bản chất xã hội của Tâm lý con người.

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh

nghiệm xã hội lích sử biến thành cái riêng của mỗi con người.

Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã

hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Thế giới xã hội quyết định

tâm lý con người ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, các

mối quan hệ giữa con người với con người… Các mối quan hệ trên quyết định

bản chất tâm lý của con người

Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối

quan hệ xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội.

Con người là chủ thể của nhận thức, của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một

chủ thể tích cực, sáng tạo. Tâm lý con người là sản phẩm của con người với tư

cách là chủ thể xã hội, chính vì thế mà tâm lý mang bản chất xã hội, lịch sử.

Page 5: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Tâm lý cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội,

nền văn hóa xã hội thông qua thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo

dục giữ vai trò chủ đạo, còn hoạt động và giao tiếp có tính chất quyết định.

Tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của

lịch sử cá nhân, dân tộc và cộng đồng.

Chức năng của Tâm lý:

Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, nhưng chính tâm lý con

người tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó. Mỗi hành

động, hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành. Chức năng của tâm lý

thể hiện ở những mặt sau:

Định hướng cho hoạt động của con người (động cơ, mục đích)

Tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động khắc phục mọi khó

khăn vươn tới mục đích đã đề ra.

Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch,

phương pháp, phương thức tiến hành trong hoạt động làm cho hoạt động của

con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.

Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác

định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép.

Bài học đối với hoạt động nghiệp vụ báo chí.

Tâm lý có nguồn gốc, là thế giới khách quan. Nhà báo cần nắm được bản chất

này của tâm lý con người để khi hoạt động nghề nghiệp biết cách nghiên cứu

từng hoàn cảnh sống, hoạt động cụ thể. Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng

hoàn cảnh khác nhau mà có cách ứng xử khác nhau. : (Khi phỏng vấn nhân vật,

cách giao tiếp, cách đặt câu hỏi....)

Page 6: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Tâm lý mang tính chủ thể, vậy nên trong hoạt động báo chí, những người làm

báo cần bám sát đối tượng công chúng của mình. Mỗi con người, mỗi nhóm

công chúng đều có tâm lý tiếp nhận riêng.

Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, chính vì vậy mà muốn nắm bắt tâm

lý của công chúng, những người làm báo phải thường xuyên tổ chức các hình

thức tiếp cận với công chúng (gặp mặt, gửi thư, gửi bài, thiết kế các chuyên

mục kết nối, tăng tính tương tác)

Tâm lý có bản chất xã hội lịch sử, người làm báo phải nắm bắt được điều này.

Bởi lẽ muốn hoạt động tốt, những người làm báo phải nắm bắt được tâm lý

công chúng. Muốn nắm bắt tốt tâm lý công chúng thì cần hiểu rõ môi trường xã

hội, lịch sử, văn hóa cũng như các mối quan hệ xã hội. Đất nước khác nhau,

cộng đồng khác nhau, dân tộc khác nhau sẽ có văn hóa, môi trường sống khác

nhau, tâm lý con người vì thế cũng không giống nhau. Cần hiểu rõ bản chất này

để nắm bắt rõ tâm lý của từng đối tượng công chúng, từ đó mà đưa ra cách hoạt

động phù hợp (Cách thiết kế tờ báo, chuyên mục, lựa chọn ngôn ngữ, hình

ảnh…)

Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho các hoạt động của con người.

Mà tất cả các sản phẩm báo chí ít hay nhiều đều có tác động đến tâm lý của đối

tượng tiếp nhận. Nội dung thông tin và tính định hướng của báo chí cũng chính

vì thế mà sẽ gián tiếp là động cơ, mục đích cho hành động của con người. Như

vậy, báo chí cần thông tin chính xác khách quan, định hướng tích cực…. (Đăng

tải nhiều tt tiêu cực sẽ khiến công chúng hoang mang, lo sợ, mất niềm tin…có

thể dẫn đến vô cảm, thờ ơ, lối sống thực dụng và thiếu trách nhiệm, hành động

liều lĩnh và tiêu cực)

Tâm lý thôi thúc con người vượt khó khăn… Chính vì thế, báo chí cuang cần có

nhiều bài viết khách quan, trung thực về những tấm gương vượt khó, người tốt

hay những triển vọng về một tương lai phát triển vững chắc, tươi sáng của đất

Page 7: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

nước, những thành tựu…Tất nhiên điều này khác với tô hồng sự thật. Những

bài viết như thế sẽ tác động tích cực đến tâm lý công chúng, từ đó con người sẽ

hình thành ý chí vươn lên, vượt khó khăn. Như vậy là báo chí đã thực hiện

chức năng khai sáng, định hướng suy nghĩ và hành động tốt đẹp cho công

chúng.

Page 8: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 2: Từ thang nhu cầu của Maslow sáng lập, hãy nêu bài học ứng dụng vào

hoạt động báo chí.

Trả lời

Thuyết nhu cầu do Abraham Maslow- nhà tâm lý học nổi tiếng của dòng Tâm

lý học nhân văn là một trong những thuyết kinh điển trong Khoa học tâm lí con

người. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành

các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của

nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên,

vừa là một thực thể xã hội.Thang nhu cầu của Maslow có 5 mức:

- Nhu cầu sinh lý cơ bản

- Nhu cầu an toàn

- Nhu cầu về quan hệ xã hội

- Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ

- Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt

Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các

nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay

thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên” có ý định thay thế.

Trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề, người ta đã ứng dụng thuyết này một cách

hiệu quả như maketing, quản lý nhân sự, thăm dò ý kiến khách hàng, giáo dục, tư

vấn tâm lý-tình cảm…

Với hoạt động thực tiễn của báo chí, thang nhu cầu của Maslow có một vị trí quan

trọng đặc biệt. Nắm bắt được tâm lý, những nhu cầu cơ bản của công chúng, nguồn

tin, đồng nghiệp…sẽ giúp nhà báo, hay rộng hơn là những người hoạt động báo chí

làm tốt công việc của mình.

Page 9: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Thứ nhất, nhu cầu sinh lý cơ bản:

- Đây là nhu cầu cơ thể của con người bao gồm nhu cầu ăn, uống, ngủ, không

khí để thở, tình dục và các nhu cầu khác làm con người thoải mái. Đây là nhu

cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, các nhu cầu khác cao hơn chỉ xuất

hiện khi những nhu cầu này được đáp ứng.

- Những người hoạt động báo chí phải nắm rõ nhu cầu cơ bản này để hoạt động

hiệu quả. Nguồn đề tài của báo chí xuất phát từ con người (nguồn tin), và đối

tượng hướng tới của báo chí cũng là con người (công chúng). Tất cả những vấn

đề, sự kiện, hiện tượng xung quanh nguồn tin chủ yếu liên quan đến nhu cầu

sinh lý cơ bản của con người, và đây cũng chính là những thông tin cần tiếp

nhận chính nhất của mọi đối tượng công chúng.

- Công chúng báo chí quan tâm đến việc báo chí có đáp ứng đầy đủ các thông tin

liên quan đến đời sống dân sinh hang ngày trước khi yêu cầu báo chí làm chức

năng giải trí. Bởi lẽ, con người sinh ra ai cũng cần ăn, mặc, ngủ, nghỉ. Hiểu

được nhu cầu này, không đơn giản chỉ là báo chí có những tờ báo, những

chương trình về ẩm thực, thời trang, sức khỏe, tư vấn tình dục…mà rộng hơn

thế, nhà báo cần phải sống trong dòng chảy thông tin của đời sống người dân,

tìm hiểu sâu rộng đến từng nhu cầu cơ bản của con người, giúp con người có

những thông tin bổ ích nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó.

- Tại sao báo chí lại đưa tin về các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên

tai, dịch họa? Tại sao báo chí cũng tích cực thông tin về việc tăng giá, lạm phát?

Tại sao trên báo chí vẫn hàng ngày, hang giờ đưa tin về các bệnh dịch, bệnh

viện quá tải, người dân khốn khổ vì việc này hay việc kia…Tất nhiên điều này

một phần là do báo chí làm nhiệm vụ thông tin một cách trung thực và khách

quan tình hình đất nước, nhưng lý do chính ở đây đó là vì những sự kiện kia,

thông tin kia phản ánh đời sống dân sinh của con người, hay nói cách khác, đó

là những nhu cầu cơ bản nhất của con người.

Page 10: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

- Người dân vẫn đọc báo hàng ngày, đôi khi chỉ để xem giá xăng đã giảm được

đồng nào chưa, hay chỉ để biết thông tin rằng vụ tai nạn thảm khốc ở Tây

Nguyên có cứu sống thêm được người nào chưa, và đôi khi để lắng nghe xem

hàng cứu trợ đã đến được với người dân lũ lụt miền Trung chưa. Tất cả những

điều đó đều xoay quanh nhu cầu ăn mặc, nơi ở, sức khỏe….

- Báo chí còn phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các nhu cầu cơ bản

của công chúng. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu ăn no, mặc ấm thì con người

mới nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp. Báo chí thông tin đến công chúng

những sự kiện gần gũi với đời sống dân sinh hang ngày không chỉ để công

chúng biết mà còn là để công chũng có cách hành động phù hợp: Biết làm kinh

tế như thế nào cho phù hợp hoàn cảnh, biết chăm sóc sức khỏe bản thân…Có

nghĩa là công chúng sẽ được biết đến những kiến thức nhằm thỏa mãn một cách

tốt nhất nhu cầu của mình.

Một khi đã đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản đó thì công chúng mới nghĩ đến

việc được thỏa mãn những nhu cầu cáo hơn, và lúc này báo chí sẽ tiếp tục thực

hiện nhiệm vụ của mình.

Thứ 2 là nhu cầu an toàn:

- Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là khi những nhu cầu

đó không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa thì khi đó, các nhu

cầu về an toàn, an ninh bắt đầu được kích hoạt. Điều này được thể hiện trong cả

thể chất lẫn tinh thần. Con người luôn mong muốn cho mình tránh khỏi các mối

nguy hiểm diễn ra hàng ngày. Ai cũng đều có quyền đc bảo vệ sức khỏe, tính

mạng, của cải, nhân phẩm, danh dự.

- Báo chí cần thực hiện tốt các chức năng dự báo, mang lại cho công chúng cảm

giác tin cậy, an toàn.. Nghề báo là nghề “chim báo bão”

- Có những chuyên mục tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý.

Page 11: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

- Báo chí cũng cần lên án những hành vi sai trái, tham nhũng, bóc lột…và bảo vệ

quyên chân chính của con người.

- Bảo vệ nguồn tin và nhân vật trong tác phẩm của mình.

- Tránh đưa quá nhiều hiện tượng tiêu cực với mức độ và cách khai thác không

phù hợp, điều này sẽ làm công chúng hoang mang, lo sợ mất niềm tin. Nhiều

bài báo, trang báo đã vi phạm điều này (phân tích ví dụ)

- Tránh đưa thông tin sai lệch hoặc bóp méo (tô hồng hay bôi đen) sự thật làm

ảnh hưởng đến quyền lợi và vi phạm đến nhu cầu an toàn của công chúng.

=>Nhà báo phải có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

Ba là nhu cầu về quan hệ xã hội.

- Nhu cầu này được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ

chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua

quá trình giao tiếp như tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia

một nhóm cộng đồng nào đó…

- Báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ là diễn đàn của nhân dân. Hệ thống báo

chí khẳng định rõ hơn vai trò là diễn đàn của nhân dân, phản biện xã hội, qua đó

tham mưu, đề xuất những giải pháp phát triển đất nước; tham gia tích cực, có

trách nhiệm và hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí,

quan liêu và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo

chí phát hiện đưa ra ánh sáng.

- Báo chí giúp con người mở rộng các mối quan hệ, sự hiểu biết rộng rãi bên

ngoài xã hội và vượt ra khỏi phạm vi đất nước.

- Nhà báo cũng phải gần gũi, gắn kết với công chúng

- Nhà báo không thể làm việc độc lập được mà phải đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ

đồng nghiệp.

Page 12: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Bốn là nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ:

- Nhu cầu này được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện ở 2 cấp độ đó là: nhu

cầu được người khác yêu mến, kính trọng thông qua các thành quả của bản

thân, và nhu cầu cảm nhân, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, tự

tin vào khả năng mà mình có.

- Đối tượng phục vụ của báo chí là ai? Đó là công chúng. Tất cả chức năng,

nhiệm vụ cuối cùng của báo chí đều hướng tới phục vụ nhu cầu của công

chúng. Và chính điều này đã thể hiện sự tôn trọng nhu cầu được kính nể,

ngưỡng mộ.

- Báo chí nêu gương người tốt, việc tốt để khích lệ động viên họ cũng như những

con người khác

- Khi nói về người mắc tội, tuy thái độ nghiêm khắc nhưng cũng không vì thế mà

biêu xấu con người, tổ chức đó. Cũng không nên một người mắc tội mà mổ xẻ

cả đời tư cá nhân của họ cũng như những người thân của họ.

- Khi viết về những nạn nhân của các vụ đánh đập, bạo hành, cưỡng hiếp, tránh

nêu tên và địa chỉ cụ thể, ảnh cũng k đc nêu rõ mặt. Cách viết cũng tránh chạm

vào nỗi đau và xúc phạm đến họ.

- Khi phỏng vấn những nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt cũng cần đặt câu hỏi và

có cách giao tiếp hợp lý để không làm họ bị tổn thương về mặt tinh thần cũng

như nóng giận.

Cuối cùng là nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt

- Đây là nhu cầu của con người được là chính mình, được làm những việc mà

mình sinh ra để làm. Nói một cách đơn giản, đây là nhu cầu được thể hiện hết

khả năng, tiềm năng để tự khẳng định mình, để làm việc và đạt các thành quả

trong xã hội.

- Tăng tính tương tác, thu nhận những ý kiên có giá trị của công chúng

- Tạo diễn đàn

Page 13: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

- Gương người tốt việc tốt.

- Nhà báo cũng khẳng định cái chủ quan của mình thông qua các tác phẩm báo

chí để tạo dấu ấn riêng

Báo chí phải phát triển về số lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến về chất

lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Công chúng không ưa

những thông tin trùng lặp, sáo rỗng, theo lối mòn, không gắn với thực tế. Do đó,

để thu hút được công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho

hấp dẫn, linh hoạt.

Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tương ứng, có chung

tiếng nói, tránh phô trương hình thức, gọt giũa câu chữ để che lấp đi nội dung

thông tin tẻ nhạt,...

Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích là trang bị cho công chúng về nhận

thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế

độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng an tâm về tư

tưởng, sống có ích. Đây là một công việc khó khăn vì nó rất dễ trở nên khô

cứng, đơn điệu, đòi hỏi phương pháp giáo dục phải thường xuyên đổi mới, linh

hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú, không áp đặt, tạo điều kiện

cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình.

Báo chí phải là người dẫn đường cho công chúng trước thực tế phức tạp, trước

các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh. Bên cạnh việc thông tin, báo chí cần phải

phân tích những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, những

sai lầm, khuyết điểm. Phải giải đáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của

công chúng nhằm tạo ra môi trường giáo dục chính trị- tư tưởng lành mạnh,

trang bị cho họ vốn kiến thức hiểu biết về mọi mặt. Cần thường xuyên mở các

diễn đàn, các cuộc toạ đàm, trao đổi ý kiến,... để hiểu thêm về công chúng nhằm

đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chính đáng của họ. 

Page 14: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 3: Hiểu biết về tâm lý học báo chí có ý nghĩa thế nào đối với hoạt động

báo chí.

Trả lời:

Tâm lý học báo chí là môn khoa học ứng dụng, đối tượng nghiên cứu là các

hiện tượng tâm lý trong đời sống báo chí cũng như nguyên nhân và cách thức,

phương pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí.

Vai trò của tâm lý học báo chí đối với hoạt động báo chí:

Đối với công chúng:

+, Hiểu biết tâm lý của công chúng để khai thác các nguồn đề tài, tâm lý và các

góc độ phản ánh.

+, Học cách khơi dậy, dẫn dắt sự chú ý của độc giả, công chúng đối với tác

phẩm của mình.

Đối với nguồn tin:

+, Cách thức tiếp cận, phỏng vấn, khai thác thông tin (phỏng vấn)

+, Cách bảo vệ nguồn tin

+, Xác thực nguồn tin để báo chí không bị biến thành thứ để lợi dụng

+, Cách thức thể hiện nguồn tin

Đối với đồng nghiệp, cơ quan báo chí: Tạo sự liên kết, gắn chặt hoạt động

Page 15: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 4: Phân tích các đặc điểm và yêu cầu đối với tâm lý báo chí giao tiếp.

Trả Lời:

Khái niệm giao tiếp và giao tiếp báo chí.

Giao tiếp là mối quan hệ qua lại, giữa con người vơí con người, thể hiện sự tiếp

xúc tâm lý giữa người cới người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau

về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với

nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xac lập và vận hành các quan hệ người-

người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Mối

quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xẩy ra với các hình thức

sau đây:

+, Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân

+, Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm

+, Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao

tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người. Nhờ

giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội,

quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân

mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản

thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một

cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

Giao tiếp báo chí là giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa nhà báo, công chúng và

nguồn tin. 3 thành tố này luôn tác động qua lại và kích thích lẫn nhau.

Page 16: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

+, Giao tiếp báo chí cũng chính là quá trình nhà báo tìm kiếm, thu thập thông

tin, phương pháp giao tiếp chủ đạo là phương pháp phỏng vấn.

+, Giao tiếp báo chí mang tính tương tác 2 chiều, nhà báo tác động đến nguồn

tin và ngược lại, muốn vậy nhà báo phải kích thích nguồn tin.

+, Giao tiếp báo chí cũng thực hiện thông qua tác phẩm báo chí, đó là cách anh

nói với công chúng như thế nào thông qua tác phẩm của anh.

Đặc điểm của giao tiếp trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. (8 đặc điểm)

Giao tiếp báo chí quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một

tác phẩm báo chí. Trong mối quan hệ giữa nhà báo-nguồn ti- công chúng thì cái

cốt yếu chính là tâm lý con người.

Đặc điểm thứ nhất: Giao tiếp báo chí phải dựa trên sự tôn trọng của đối bên.

Nhà báo luôn phải đề cáo sự tôn trọng của mình đối với nguồn tin và với cống

chúng. Đó cũng là điều kiện để nắm bắt khả năng cung cấp thông tin của nguồn

tin cũng như nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng.

Đặc điểm thứ 2: Trong giao tiếp báo chí, chúng ta dung tất cả các phương thức

có thể.

Có nhiều cách phân loại các phương thức giao tiếp:

Theo phương tiện giao tiếp, có thể có 3 loại giao tiếp sau

+,Giao tiếp vật chất : giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Ví dụ: Thông

qua đồ chơi người lớn giao tiếp với trẻ em, người ta tặng cho nhau những vật kỷ

niệm để nhớ nhau, để gửi gắm, tình cảm, suy nghĩ cho nhau

+,Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hành

động, ánh mắt, nụ cười để biểu thị sự đồng tình hay phản đối

Page 17: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

+, Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là thông qua tiếng nói, chữ viết

Theo khoảng cách ta có :

+, Giao tiếp trực tiếp:

+, Giao tiếp gián tiếp: Được thực hiện qua phương tiện trung gian như thư từ,

báo chí, điện thọai …

Theo quy cách người ta phân thành 2 loại

+. Giao tiếp chính thức: Nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách

+, Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không

câu nệ thể thức mà theo kiểu thân tình.

Áp dụng phù hợp và kết hợp linh hoạt các phương thức giao tiếp sẽ giúp hoạt

động báo chí đạt kết quả cao.

Đặc điểm thứ 3: Giao tiếp báo chí luôn là những giao tiếp có chủ đích

Chủ đích ở đây chính là thu thập, tìm kiếm thông tin. Giao tiếp trong hoạt động

sáng tạo báo chí luôn xoay quanh vấn đề về việc tìm kiếm và chuyển tải thông

tin.

Đặc điểm thứ 4: Giao tiếp trong hoạt động báo chí luôn giữ tính xác thực, chân

thực, dù là chính thức hay không chính thức.

Thứ 5, Giao tiếp báo chí luôn hướng tới mục tiêu lâu dài. Có nghĩa sau mỗi

cuộc giao tiếp, nhà báo luôn giữ mối liên hệ lâu dài với nguồn tin và công

chúng.

Page 18: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Đặc điểm thứ 6, giao tiếp báo chí là một nhu cầu của xã hội. Đây là đòi hỏi của

tất cả mọi người, ai ai cũng có quyền được thông tin về mọi mặt của đời sống

xã hội. Chính vì vậy giao tiếp trong hoạt động sáng tạo của nhà báo là tất yếu

Đặc điểm thứ bảy là, thông tin giao tiếp trong giao tiếp báo chí phải đầy đủ,

chọn lọc, kịp thời, chính xác, chất lượng, tạo thành dấu ấn riêng, cuốn hút. Có

như vậy mới cuốn hút công chúng tiếp cận sâu hơn tác phẩm của mình cũng

như dễ dàng khai thác thông tin.

Đặc điểm cuối cùng, giao tiếp báo chí cũng có nhiều rào cản như bối cảnh,

không gian, thời gian, ngôn ngữ, nhận thức, năng lực, quan điểm, chính kiến,

hành vi, cử chỉ, trạng thái tâm lý, tư duy rập khuôn….

Yêu cầu đối với giao tiếp báo chí. (8 yêu cầu)

Loại hình giao tiếp phải đa dạng, phong phú. Cách thức giao tiếp phải thân mật,

quảng đại.

Phải chuyển tải được nhân cách trong quan hệ con người: sự tôn trọng, tin cật, ý

thức hợp tác lẫn nhau. Có như vậy thì mới khiến cuộc noic chuyện cởi mở,

thông tin dễ dàng được khai thác hơn.

Phải đảm bảo được tính khách quan của thông tin, không bị chi phối bởi khách

thể hay chủ thể giao tiếp.

Nhà báo phải nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm lý của khách thể giao tiếp và

tính chất của cuộc nói chuyện để đưa ra những phương thức, khoảng cáh giao

tiếp đúng đắn và hợp lý.(tư thế, cách xưng hô, cách dặt câu hỏi, sự chuẩn bị…)

Sự thành công trong giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị trước đó,

chính vì vậy nhà báo cần tìm hiểu kĩ nguồn tin và chủ đề của cuộc giao tiếp.

Page 19: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Phải xác định rõ mục đích của cuộc giao tiếp. Điều chúng ta cần có thể là: Sự

thật, cảm xúc, phân tích, giải thích, câu chuyện của người làm chứng, trách

nhiệm, nội tâm nhân vật…

Thông qua biểu hiện mà nhà báo cần đánh giá đúng tâm lý của nguồn tin. Việc

này được thực hiện chủ yếu thông qua quan sát khuôn mặt, cử chỉ, nhịp thở,

điệu bộ, thái đọ… Việc quan sát cần tỉnh táo, tránh chủ quan.

Giao tiếp phải luôn mạch lạc, sáng ý. Tránh sự rườm rà, dài dòng. Nên đi thẳng

vào vấn đề chính cần thông tin.

Luôn phải tôn trọng sự thật, không bẻ cong hay tạo nên những giao tiếp có thể

gây hiểu nhầm, hiểu sai thông tin.

Page 20: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 5: Phân tích và chứng minh các đặc điểm của tâm lý tiếp nhận báo chí

của công chúng.

Công chúng và vai trò của công chúng đối với hoạt động báo chí.

Công chúng là nhóm đối tượng (người) tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác

động của tác phẩm báo chí.

Vai trò của công chúng:

+, Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định nhất cho việc

thiết kế thông điệp, cho việc sáng tạo báo chí.

+, Công chúng là người nuôi dưỡng sản phẩm báo chí, là người đánh giá, thẩm

định cuối cùng chất lượng của sản phẩm báo chí đó. Chính công chúng là

người thẩm định vai trò, vị trí xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí. Uy tín, uy

lục của nhà báo và cơ quan báo chí do công chũng và dư luận xã hội thừa nhận

và bảo vệ.

+, Công chúng là nguôn sinh lực phong phú của báo chí.

Với tư cách là đối tượng phản ánh, những tâm tư nguyện vọng, những vấn đề

bức xúc, nhưng cái mới nảy sinh trong đời sống công chúng là nguồn đề tài

phong phú, vô tận của báo chí. Đồng thời, chính những điều này cũng mang lại

sự hấp dẫn, thiết thực cho báo chí.

Công chúng cũng là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động báo chí.

Một bộ phận công chúng là cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan báo

chí.

Công chúng là người luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động nghề

nghiệp, đặc biệt là trong những tình huống có vấn đề.

Page 21: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng.

Tiếp nhận theo thuyết nhu cầu của maslow

Tiếp nhận theo quy luật xa gần

+, Về mặt địa lý

+Về mặt tình cảm

+, Về mặt không gian

+, Về mặt xã hội

Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng

Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ:

+ Nghe, xem lướt, dò tìm

+, Nghe xem loáng thoáng, rơi vãi

+, Nghe xem chi tiết

+, Nghe xem định kì, sâu

Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các loại

hình báo chí.

Tâm lý tiếp nhận cần được phân biệt rõ với nhu cầu giải trí của công chúng vì

đây là 2 vấn đề khác nhau. Tâm lý tiếp nhận của công chúng là yếu tố có ảnh

hưởng đến quá trình sáng tạo của nhà báo. Dựa trên những đặc điểm tâm lý ấy,

nhà báo sáng tạo ra những tác phẩm phù hợp, hấp dẫn đối với công chúng chứ k

phải chạy theo thị hiếu tầm thường của một nhóm công chúng nào đó mà quên

đi chức năng định hướng thông tin của mình.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng:

Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo có cách tiếp cận riêng với công chúng của

mình thông qua các phương tiện, cách thức khác nhau để từ đó xây dựng nên

lớp công chúng của riêng mình. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi sản

phẩm báo chí đều phải dựa trên sự xác định công chúng và hiệu quả của nó tới

công chúng.

Page 22: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Cơ quan báo chí cũng như nhà báo sẽ kiểm tra, đnáh giá được hiệu quả hoạt

động của mình thông qua việc nắm bắt được tâm lý công chúng. Từ đó mà có

những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị hiếu của công chúng cả về nội dung

lẫn hình thức trình bày.

Việc nghiên cứu tâm lý công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí và nhà báo hiểu

được mong muốn thông tin của công chứng để từ đó tập trung vào loại thông tin

mà công chúng yêu cầu và biết cách khai thác ở những khía cạnh phù hợp.

Việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm cho công chúng có cảm tình với tác

phẩm báo chí. Bởi vì liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của công chúng sẽ

làm cho công chúng cảm thấy được tôn trọng hơn và nhanh chóng trở thành

công chúng “ruột” của tờ báo (chương trình) đó.

Một tác phẩm hay nhìn từ góc độ tiếp nhận của công chúng phải là tác phẩm có:

+, Vấn đề dưa ra đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của số đông công chúng;

+, Vấn đề đó được tiếp cận ở goc độ con người

+, Cách trình bày, ngôn ngữ, thể loại phù hợp với đối tượng mà tác phẩm hướng

tới;

+, Thông điệp rõ ràng;

+, Đầu đề và cách dẫn dắt gây sự chú ý và có khả năng hấp dẫn công chúng tiếp

nhận được thông điệp của tác phẩm;

+, Gây ấn tượng và bất ngờ với các chi tiết và lối phân tích của tác phẩm;

+, Sự phối hợp chủ quan và khách quan đạt hiệu quả cao;

+, Tác phẩm làm cho công chúng tin tưởng và tăng uy tín của tác giả, cơ quan

báo chí đối với nhóm công chúng đó;

+,Thỏa mãn những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo chí và tác động hiệu quả

đến cơ chế tiếp nhận thông tin của công chúng.

Page 23: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 6: Từ những đặc điểm của tâm lý tiếp nhận báo chí của công chúng, hãy

phân tích những yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo.

Công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí theo thuyết nhu cầu của maslow:

(Xem lại câu 2)

- Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ

phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu của xã hội. Công chúng cần có

những thông tin và vốn tri thức trên nhiều lĩnh vực đời sống- đó là những nhu

cầu tất yếu và cơ bản của con người. Hoạt động sáng tạo của nhà báo cũng là để

nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó của công chúng.

- Nội dung của tác phẩm báo chí là những tri thức xã hội, vì thế nhà báo phải tích

lũy kiến thức đến mức đầy đủ, đến độ trưởng thành. Không có một nhà báo nào

có thể hoạt động được bằng cách khép kín mình trong môi trường nhỏ hẹp và

không có giao lưu xã hội

- Nhà báo, báo chí sống giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với

dộ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất.Dòng chảy trên trang

báo phải chú ý đến dòng sự kiện, những con người trong cuộc đời đang tồn tại,

đang trôi chảy. Báo chí không chỉ phải phản ánh trung thực đời sống hàng ngày

mà còn phải góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội, tăng cường giá trị

hiện thực của báo chí, thu hẹp khoảng cách giữa báo chí với đời sống hiện thực

và với công chúng.

- Nhà báo cũng cần học cách phản ánh sự thật, hiện thực có chọn lọc. Trên dòng

sự kiên trôi chảy ngoài đời và trong cái bề bộn, ngổn ngang trăm ngàn mối đó,

nhà báo phải biết chọn lọc những gì tiêu biểu nhất cho những cái mới, cái đúng,

Page 24: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

cái hay. Khi nói lên sự thật, nhà báo phải có cái nhìn khách quan và thái độ

dũng cảm, không chủ quan, định kiến, không chịu bất cứ một áp lực nào để phải

bẻ cong ngòi bút.

- Muốn có những tác phẩm báo chí hay, giá trị và thỏa mãn nhu cầu của công

chúng, người cầm bút phải có cách sống chủ động, nhập vào thời cuộc và có

mặt ở những nơi thử thách nhất của cuộc sống. Nhà báo không thể đứng ngoài

hoạc bên lề sự kiện mà phải chứng kiến, hòa nhập, theo đuổi để thực hiện tốt

trách nhiệm xã hội của mình.

Tiếp nhận theo quy luật xa gần:

- Khoảng cách địa lý

Người ta ai cũng có gốc gác từ một nơi nào đó: một thành phố, một vùng… Ai

cũng gắn bó sâu nặng với văn hóa địa phương nơi mình sinh ra, lớn lên và đang

sinh sống. Vì vậy, độc giả thường quan thâm tới những gì gần gũi về mặt địa lý

với họ: thành phố của họ, vùng của họ, đất nước họ… Thông tin càng xa thì

càng ít gây chú ý, trừ một số trường hợp: họ có người thân đang sống ở vùng đó

hay đất nước đó chẳng hạn.

- Bản năng cơ bản Tất cả những gì liên quan đến con người đều thu hút sự chú

ý: bản năng sinh tồn, tình yêu, niềm vui sướng, cái chết, hận thù, bạo lực…

Người viết cần cố gắng làm nổi bật trong bài báo của mình những khía cạnh

sống động nhất, nhân văn nhất của sự kiện. Cái cụ thể cần được đặt trước cái

trừu tượng, cái chính xác đặt trước cái chung chung. Những khía cạnh về con

người cần phải được xuất kiện ngay trong tít. Mở đầu cần phải sống động,

không giáo điều. 

=> Kết hợp hai yếu tố "bản năng cơ bản" và "địa lý", ta sẽ được "luật kilômét

chết": đặt xuống hàng thứ yếu những sự kiện diễn ra ở xa cho dù có giật gân

đến đâu, ưu tiên sự kiện ở khoảng cách gần et có tình gần gũi, ngay cả khi số

nạn nhân ít hơn. Càng có nhiều người chết và sự kiện càng ở gần thì các

Page 25: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

phương tin truyền thông càng nói đến, vì công chúng quan tâm đến sự kiện. 

 

- Tính thời sự

Người ta thường quan tâm tới những sự việc, sự kiện, tình huống diễn ra ở thời

điểm hiện tại. Quá khứ cũng như tương lai không hấp dẫn bằng, ngoại trừ tương

lai gần. Thứ tự ưu tiên là: hôm nay và ngày mai, rồi mới đến hôm qua, cuối

cùng là ngày kia và hôm kia.

Những nội dung chủ yếu cần đọc trong một bài báo (tít, sapô, mở đầu…) cần

làm nổi bật những thông tin về hiện tại hoặc tương lai cũng như kết quả của sự

kiện. Cần tránh nói đến quá khứ trong tít. Bài báo cần bắt đầu bằng kết quả

hoặc sư kiện hiện tại, sau đó mới đề cập đến nguyên nhân, nguồn gốc. Nói cách

khác, hãy đảo ngược trật tự thời gian.

- Tính gần gũi về mặt xã hội, tình cảm

Người ta luôn có nhu cầu thông tin về nghề nghiệp của bản thân hay tổ chức

mà mình làm việc. Nhu cầu đó có tính chất tình cảm, nhưng đồng thời có tính

chất công việc: người ta muốn có một tờ báo chuyên ngành hoặc những chuyên

mục riêng mang lại thông tin cần thiết về nghề của họ, về sự nghiệp hay về

cuộc sống của họ. 

Mong muốn được gắn bó với một nhóm người về mặt văn hóa-xã hội cũng

giống như mong muốn được ở trong một nhóm có cùng chung sở thích. Phổ

biến nhất là sự gắn kết qua tôn giáo và các đảng phái. Sau đó phải kể đến công

việc, giáo dục, đời sống gia đình, giải trí, các hiệp hội, chính trị, công đoàn…

Luật xa gần có ý nghĩa với tất cả những gì liên quan đến những lo toan thường

nhật. Từ công việc bếp núc, chuyện học của con cái, quần áo hạ giá, tivi, cho

đến xe cộ. 

Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng

Page 26: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ:

Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các loại

hình báo chí.

Hoạt động báo chí là hoạt động thông tin đại chúng, hoạt động chính trị xã

hội có liên quan mật thiết tới các hiện tượng tâm lý ý thức. Bất kỳ địa hạt, vị trí,

giai đoạn nào của quá trình sáng tạo và tiếp nhận sản phẩm báo chí đều có những

vấn đề liên quan đến hoạt động tâm lý học.

Trong mối quan hệ nhà báo - đối tượng - tác phẩm - công chúng: đều khảo nghiệm

đến các quá trình tâm lý của con người Báo chí là một hình thái ý thức xã hội. Sản

phầm báo chí có mục đích là góp phần tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục, nâng cao đời

sống vật chất tinh thần cho toàn xã hội Quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí chính

là sự nhận thức thực tiễn, tư duy sáng tạo (phân tích, tổng hợp, so sánh, phản ánh

bản chất đối tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ)

Hoạt động báo chí cũng là một dạng biểu hiện của hoạt động Khi nhà báo xác

định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình trong xã hội, có sự hiểu biết sâu rộng về quy luật

tâm lý trong quá trình hình thành ý thức và vận dụng sáng tạo

Xông pha vào bất cứ lĩnh vực hoạt động để đưa tin chụp ảnh

Thành quả lao động của họ sẽ tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng sản

phẩm.Phóng viên ảnh không có điều kiện miêu tả dài dòng, lập luận, phân tích tỉ

mỉ nên cần phải đọc được nội tâm nhân vật, tính cách con người; không có kiến

thức tâm lý học sẽ có "nhận chân" chính xác đối tượng phản ánh, không phản ánh

đúng, trúng;

Khả năng vận dụng tâm lý học trong hoạt động báo chí còn thể hiện ở chỗ khơi dậy

sự chú ý của người đọc, người xem (từ cách thức trình bày, phương pháp thể hiện

sao cho công chúng dễ tiếp nhận, dễ cảm kích). Đó là nghệ thuật dẫn dắt sự chú ý

đòi hỏi nhà báo phải nắm chắc các quy luật về tâm lý người đọc, người xem

Page 27: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 7: Ý nghĩa của các thao tác tư duy trong hoạt động sáng tạo của nhà báo.

Sáng tạo là một quá trình cá nhân, trong đó những người làm việc sáng tạo

thường có sự nhạy cảm rất cao đối với vấn đề. Sáng tạo là một hoạt động quen

thuộc và thường xuyên của nghề báo. Đó là việc tạo ra những cái mới để phục

vụ công chúng.

Qúa trình sáng tạo tác phẩm báo chí là sự nhìn nhận thực tế, thực tiễn, tư duy

sáng tạo. Sáng tạo trong báo chí phải: nhanh nhẹn, linh hoạt mềm dẻo, độc đáo,

chi tiết cụ thể. Nói cách khác, một tác phẩm/ sản phẩm báo chí được coi là có

tính sáng tạo cao khi nó đến với người đọc nhanh nhất, đúng thời điểm cần thiết

nhất, với những vấn đề và cách tiếp cận nhạy bén nhất.

Khác với yêu cầu của một tác phẩm văn học hay một bức tranh nghệ thuật,

những thông tin báo chí phải chính xác, cụ thể, rõ ràng  trong cả các con số, lời

trích dẫn và lời phân tích, bình luận, dự báo...  Sự chính xác, cụ thể này phải

được diễn tả bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh... dễ hiểu, mang tính đại chúng chứ

không trừu tượng và “hàn lâm” như cách trình bày của các nhà khoa học, các

nhà phát minh, sáng chế khi báo cáo công trình nghiên cứu của mình. Lối tư

duy của nhà báo, phong cách của nhà báo vì vậy luôn linh hoạt và mềm dẻo. Sự

độc đáo trong góc độ tiếp cận, cách phân tích, đánh giá, cách khái quát hóa sự

kiện, lối viết, cách trình bày tác phẩm, cách tổ chức nội dung sản phẩm báo chí

với đặc trưng vủa từ sản phẩm báo chí, từng loại hình báo chí (báo in, báo phát

thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử...).

Các hoạt động tư duy trong sáng tạo của nhà báo:

- Thao tác phân tích, tổng hợp:

Page 28: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

+, Phân tích là dung đầu óc để phân chia đối tượng, chẻ nhỏ vấn đề để tháy rõ

bản chất bên trong.

+, Tổng hợp là quá trình dung trí óc để tổng hợp, hợp nhất các thành phần đã

được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. Tức là khép lại vấn đề đã

được phân tích để rút ra những điểm mấu chốt, điểm chung.

Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại với nhau, tạo thành sự thống nhất

không thể tách rời được. Sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp và

tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.

- Thao tác so sánh:

+, Là quá trình dung trí óc để xác đính ự giống nhau, khác nhau, đồng nhất hay

không đồng nhất, sự bằng nhau giữa các đối tượng.

+, Là đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ để làm nổi bật sự khác biệt và bản

chất.

+, Thao tác này gắn chặt với thao tác phân tích- tổng hợp. Có 3 mối quan hệ

trong so sánh đó là: Đồng nhất, tuonwg phản, tương xứng.

- Thao tác Trừu tượng hóa và khái quát hóa.

+, Trừu tượng hóa là quá trình dung trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc

tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những cái

cần thiết cho tư duy.

+, Khái quát hóa là quá trình dung trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau

thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất.

Muốn vạch ra được những dấu hiệu bản chất phải có phân tích-tổng hợp sâu sắc

sự vật, hiện tượng định khái quát. Trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp hình

thành những khái niệm mới, quy luật mới và có quan hệ qua lại với nhau.

Page 29: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sáng tạo của nhà báo.

Đặc điểm của tâm lý sáng tạo nhà báo:

- Hoạt động sáng tạo của nhà báo gắn liền với việc phát hiện, nhận thức, phản

ánh sự kiện, vấn đề thời sự phục vụ nhu cầu thông tin củ công chúng.

- Việc thể hiện vấn đề, sự kiện thời sự nhue thế nào để vừa phản ánh trung thưc,

khách quan, vừa hấp dẫn, lôi cuốn công chúng thể hiện năng lực của nhà báo.

- Sự sáng tạo của nhà báo thể hiện ở cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin,

bao gồm phát hiện đề tài, tìm kiếm góc độ phản ánh, lựa chọn chi tiết.

- Hoạt đồng sáng tạo báo chí luôn gắn liền với tĩnh chính trị Xã hội, nghĩa là sự

sáng tạo của nhà báo hướng tới thực hiện những nhiệm vụ xã hội.

- Luôn có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt động

sáng tạo của nhà báo. Hoạt động sáng tạo của nhà báo hoàn toàn phụ thuộc vào

trình độ nhận thức, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hẩm chất

đạo đức, năng lực và lập trường, quan điểm.

- Công việc sáng tạo của nhà báo gắn liền với kỉ luật về thời gian.

- Sáng tạo của nhà báo tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, chân

thật.

- Sáng tạo của nhà báo phải gắn với nhu cầu, thị hiếu của công chúng.

Những yếu tố ảnh hưởng:

- Định hướng giá trị

- Khả năng phát hiện, nhận thức

- Thích ứng với môi trường Nghề nghiệp, làm việc nhóm.

- Thích ứng về thể lực và sức khỏe.

Page 30: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Câu 9: Những tố chất cần thiết của Nghề báo

Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề báo là nghề được "chọn lọc tự nhiên" nhiều

nhất. Hầu hết các nhà báo có tên tuổi, giỏi nghề đều là người “rẽ ngang” từ nghề

khác làm báo trước sau đó mới tu nghiệp bồi dưỡng thêm về chuyên môn. Ngược

lại, có người được đào tạo từ các “lò” một cách bài bản để trở thành nhà báo

chuyên nghiệp nhưng lại rất khó khăn trong tác nghiệp. Vậy nghề báo cần có

những tố chất gì?

- Trước hết phải khẳng định, muốn làm báo được cần phải có năng khiếu nhất

định. Người làm báo không những phải hội tụ những phẩm chất cần thiết như:

Nhanh nhen hoạt bát, am hiểu nhiều lĩnh vực, lợi khẩu, khỏe mạnh mà còn phải

có đức tính trung thực, nghiêm túc… dám dấn thân trong công việc. Nếu như

những nghề phục vụ công chứng như: Hát, múa, nhạc... năng khiếu bộc lộ ngay

trong buổi diễn thì với nghề báo năng khiếu ở đây được thể hiện  thông qua tác

phẩm. Khả năng quan sát, nhìn nhận phát hiện vấn đề và cách diễn đạt  sao cho

thu hút được sự quan tâm của công chúng là một điều hết sức quan trọng quyết

định sự thành bại của tác phẩm báo chí. Những vấn đề báo chí nêu được sự

quan tâm của bạn đọc có sức lan toả lớn trở thành một vũ khí sắc bén trước dư

luận, đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí

hiện nay. Người ta thường nói nhà báo phải rất nhạy cảm. Điều đó là rất đúng.

Trong đời sống xã hội với bao vấn đề liên quan đến sinh hoạt của người dân

như: Việc chấp hành luật pháp, công việc, sức khoẻ, gia đình, cả những biến

thái  ở thời cơ chế thị trường... Các nhà báo phải làm sao phát hiện chọn ra

những “tiêu điểm”  để tuyên truyền từ đó góp phần định hướng cho xã hội.

Năng khiếu hay sự nhạy cảm về chính trị giúp cho các nhà báo lựa chọn vấn đề 

viết đúng, trúng  những gì mà dư luận quan tâm.

- Điều kiện thứ hai hết sức quan trọng trong hoạt động  nghiệp vụ  đó chính là

Page 31: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

công tác phóng viên. Làm thế  nào để có được thông tin nhanh nhất, đúng, kịp

thời là cả một quá trình năng động, sáng tạo của mỗi phóng viên. Thường 

phóng viên hoạt động độc lập, lượng thông tin được phát ra gần như nhau,

nhưng vẫn cùng vấn đề ấy, phóng viên của tờ báo A có cách nhìn nhận từ một

góc độ, tờ báo B có cách đánh giá khác... chất lượng thông tin đưa đến  hiệu

quả khác nhau. Đó chính là do công tác thu thập xử lý thông tin của mỗi tờ báo.

Thông tin đăng trên báo nào khách quan, hướng dẫn được dư luận, tờ báo đó sẽ

giành được bạn đọc và đương nhiên uy tín của tờ báo đó sẽ được nâng lên.

Trong công tác phóng viên, không ít các nhà báo đã phải trả giá đắt bởi các bài

viết mà khi xử lý thông tin thiếu chính xác, hoặc chưa đủ căn cứ, khai thác

thông tin chưa chính thống... Hậu quả là toà soạn phải đính chính, niềm tin của

người dân bị giảm sút, bản thân phóng viên bị kiểm điểm thậm chí còn bị "treo

bút". Đây hoàn toàn không phải là “tai nạn” nghề nghiệp mà do sự nhạy cảm về

chính trị, khả năng non nớt về nghề nghiệp. Do vậy, bản lĩnh của nhà báo, sự

cẩn trọng về nghề nghiệp phải thường xuyên được rèn luyện. Viết đúng sự thật,

khách quan tích cực rèn luyện nghiệp vụ, đúc rút  kinh nghiệm  thực tiễn, có sự

nhạy cảm thường trực và luôn giữ "cái tâm" trong sáng, xác định đúng đối

tượng phục vụ, chắc chắn vị thế nhà báo sẽ được khẳng.

- Nhạy bén với tin tức: Thông thường, phóng viên có được khả năng phát hiện ra

tin tức là nhờ thực hành nhiều, nhưng dường như một số người có khả năng

thiên bẩm và nhạy bén hơn hẳn những đồng nghiệp khác.

- Sự kiên trì: Không chịu bỏ cuộc để tìm kiếm thông tin trong bối cảnh trì trệ

quan liêu, âm mưu thủ đoạn hoặc sự chống đối quyết liệt.

- Khách quan: Một nhà báo giỏi phải để những ý kiến cá nhân và định kiến bên

ngoài cửa tòa soạn. Trách nhiệm của nhà báo đối với xã hội là đưa tin chứ

không phải là thuyết phục. Cung cấp thông tin thực tế từ mọi phía, càng nhiều

càng tốt, và để mọi người tự đưa ra quyết định của họ.

Page 32: Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

- Hoài nghi: Phóng viên cần biết cách "hoài nghi đúng đắn" khi liên hệ với các

cơ quan, nhân viên chính quyền hay các công ty. Các nguồn tin thường muốn

cung cấp những thông tin có lợi cho họ. Đương nhiên là không nên để sự hoài

nghi này trở thành sự nghi kị quá mức.

- Dễ tiếp xúc với mọi người: Hầu hết các câu chuyện là xuất phát từ con người.

Sự yên tĩnh, thư thái có thể sản sinh ra những bài viết tốt, nhưng những phóng

viên có khả năng giao tiếp dễ dàng với mọi loại đối tượng sẽ có cơ hội tìm ra

nhiều câu chuyện hay hơn./. 

- Thích ứng với MT làm việc