tai lieu tckt xa vung dong bang.pdf

468
BTÀI CHÍNH TRƯỜNG BDCB TÀI CHÍNH TÀI LIU ĐÀO TO, BI DƯỠNG CÔNG CHC TÀI CHÍNH – KTOÁN XÃ VÙNG ĐỒNG BNG (Kèm theo Quyết định s3094/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011 ca Btrưởng BTài chính) HÀ NI 2011

Upload: trinhtu

Post on 28-Jan-2017

234 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

 

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG BDCB TÀI CHÍNH

 

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH –

KẾ TOÁN XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG

(Kèm theo Quyết định số 3094/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

HÀ NỘI 2011 

 

BỘ TÀI CHÍNH

TÀI LIỆU

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH –

KẾ TOÁN XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG

(Kèm theo Quyết định số 3094 /QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

HÀ NỘI 2011

1

MỤC LỤC

Chuyên đề 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH XÃ .................................................................... 10

1.1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 10

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trò của tài chính ....................................... 10

1.1.2. Hệ thống tài chính và quản lý nhà nước về tài chính .............................................. 14

1.2. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ........................................................................................ 26

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của NSNN .............................................................................. 26

1.2.2. Vai trò của NSNN ...................................................................................................... 27

1.2.3. Hệ thống NSNN ở nước ta ........................................................................................ 29

1.2.4. Phân cấp quản lý NSNN ............................................................................................ 29

1.2.5. Hệ thống mục lục NSNN của Việt nam ................................................................... 34

1.3. TÀI CHÍNH XÃ .................................................................................................................................. 35

1.3.1. Nhiệm vụ của tài chính xã ......................................................................................... 35

1.3.2. Nội dung tài chính xã ................................................................................................. 36

1.3.3. Quản lý ngân sách xã và các quỹ tài chính khác của xã ......................................... 40

1.4. CHU TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ................................................................................... 42

1.4.1. Lập dự toán ngân sách xã .......................................................................................... 42

1.4.2. Tổ chức chấp hành ngân sách xã .............................................................................. 52

1.4.3. Quyết toán ngân sách xã ............................................................................................ 54

1.4.4. Cân đối ngân sách xã ................................................................................................. 56

1.5. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỒNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................... 58

1.5.1. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................................. 58

1.5.2. Bài tập tình huống và trắc nghiệm ............................................................................ 58

1.5.3. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 61

Chuyên đề 2. QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH VÀ THU TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ .. 63

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU TÀI CHÍNH XÃ ................................................................ 63

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu tài chính xã ............................................... 63

2.1.2. Phân loại các khoản thu tài chính xã ........................................................................ 64

2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU TÀI CHÍNH XÃ ............................................................................... 70

2.2.1. Nội dung quản lý thu thuế ......................................................................................... 70

2.2.2. Nội dung quản lý các khoản thu khác của xã .......................................................... 79

2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THU TÀI CHÍNH XÃ ................................................................................. 84

2.3.1. Lập dự toán thu ngân sách xã .................................................................................... 84

2.3.2. Chấp hành dự toán ...................................................................................................... 87

2.3.3. Quyết toán thu ngân sách xã ..................................................................................... 89

2.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................... 90

2.4.1. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................................. 90

2.4.2. Bài tập tình huống ...................................................................................................... 90

2

2.4.3. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 92

2.4.4. Phụ lục ......................................................................................................................... 93

Chuyên đề 3. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH VÀ CHI TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ .... 96

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TÀI CHÍNH XÃ ................................................................. 96

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò chi ngân sách xã .................................................... 96

3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý chi ngân sách xã .................................................. 97

3.1.3. Phân loại chi ngân sách xã ....................................................................................... 102

3.1.4. Các nguyên tắc quản lý chi ngân sách xã .............................................................. 104

3.1.5. Căn cứ, chế độ, tiêu chuẩn, định mức quản lý chi ngân sách xã ......................... 106

3.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ ............................................................................. 108

3.2.1. Lập dự toán ............................................................................................................... 108

3.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã ............................................................................ 113

3.2.3. Công tác quyết toán và báo cáo quyết toán ngân sách xã .................................... 122

3.2.4. Kiểm toán ngân sách xã ........................................................................................... 124

3.2.5. Các vi phạm pháp luật về quản lý ngân sách xã.................................................... 125

3.2.6. Công khai tài chính ngân sách xã ........................................................................... 125

3.3. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ ................................................. 126

3.3.1. Khái niệm về các hoạt động tài chính khác của xã ............................................... 126

3.3.2. Các hoạt động tài chính khác của xã ...................................................................... 127

3.3.3. Các quy định về quản lý hoạt động tài chính khác của xã ................................... 128

3.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................... 129

3.4.1. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................... 129

3.4.2. Bài tập tình huống .................................................................................................... 130

3.4.3. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 132

Chuyên đề 4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN DO XÃ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ ................. 133

4.1. TỔNG QUAN VỀ DỤ ÁN ĐẦU TƯ .............................................................................................. 133

4.1.1. Cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước qua các thời kỳError! Bookmark not defined.

4.1.2. Các khái niệm liên quan .......................................................................................... 133

4.1.3. Những đặc trưng của đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản ...................................... 136

4.1.4. Đặc điểm dự án do xã làm chủ đầu tư .................................................................... 137

4.1.5. Một số nguyên tắc của quản lý dự án do xã làm Chủ đầu tư ............................... 138

4.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN QUY HOẠCH ................................................................................................. 139

4.2.1. Nguyên tắc ................................................................................................................ 139

4.2.2. Đối tượng .................................................................................................................. 139

4.2.3. Nội dung chi thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch ............................................. 140

4.2.4. Lập, chấp hành dự toán và thanh quyết toán ngân sách nhà nước ...................... 140

4.2.5. Thanh toán, quyết toán vốn ..................................................................................... 141

4.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................................ 142

4.3.1. Quản lý dự án ............................................................................................................ 142

4.3.2. Quản lý vốn đầu tư ................................................................................................... 172

3

4.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................................... 185

4.4.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng ................................................................. 185

4.4.2. Nguyên tắc quản lý ................................................................................................... 185

4.4.3. Căn cứ lập dự toán chi phí quản lý dự án............................................................... 186

4.4.4. Trình tự lập dự toán chi phí quản lý dự án ............................................................. 186

4.4.5. Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án ................................................................. 187

4.4.6. Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án ........................................... 189

4.4.7. Thanh toán chi phí quản lý dự án ........................................................................... 190

4.4.8. Quyết toán chi phí quản lý dự án ............................................................................ 190

4.4.9. Đối với các Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới .............................................. 191

4.5. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................ 191

4.5.1. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................... 191

4.5.2. Bài tập tình huống .................................................................................................... 191

4.5.3. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 194

Chuyên đề 5. QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI XÃ .................................................... 206

5.1. TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ............................ 206

5.1.1. Tài sản nhà nước ....................................................................................................... 206

5.1.2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ...................................................... 206

5.1.3. Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài

sản nhà nước ............................................................................................................. 208

5.1.4. Quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao

quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ........................................................................... 208

5.1.5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ................. 208

5.1.6. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trong việc

quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý ................................... 209

5.2. TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ TÀI SẢN CHỦ YẾU TẠI CÁC CƠ

QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CẤP XÃ ........................................................................................ 210

5.2.1. Đối với trụ sở làm việc ............................................................................................. 210

5.2.2. Đối với trang thiết bị và phương tiện làm việc ...................................................... 212

5.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI XÃ .......................................................... 215

5.3.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản ....................................................................... 215

5.3.2. Quản lý quá trình sử dụng tài sản nhà nước .......................................................... 217

5.3.3. Quản lý kết thúc quá trình sử dụng TSNN ............................................................ 228

5.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................... 236

5.4.1. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................... 236

5.4.2. Bài tập tình huống .................................................................................................... 236

5.4.3. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 238

Chuyên đề 6. GIAO DỊCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC ....................................................................................................................... 241

6.1. GIAO DỊCH THU NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ....................................... 241

6.1.1. Sự cần thiết của công tác quản lý ngân sách xã qua KBNN ................................ 241

4

6.1.2. Trách nhiệm của xã, KBNN trong tổ chức thu ngân sách xã .............................. 242

6.1.3. Quản lý hoạt động tài chính khác của xã ............................................................... 243

6.1.4. Quản lý thu, chi tiền mặt của xã .............................................................................. 243

6.1.5. Giao dịch thu ngân sách xã qua KBNN ................................................................. 243

6.1.6. Các quy trình thu ngân sách xã ............................................................................... 244

6.1.7. Quy trình thu một số khoản đặc thù ....................................................................... 247

6.1.8. Hoàn trả nguồn thu ngân sách xã ............................................................................ 248

6.2. GIAO DỊCH CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ........................................ 249

6.2.1. Trách nhiệm về quản lý chi ngân sách xã .............................................................. 249

6.2.2. Chi thường xuyên của ngân sách xã ....................................................................... 250

6.2.3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã ...................................................... 260

6.2.4. Định hướng đổi mới giao dich chi ngân sách xã qua KBNN .............................. 264

6.3. QUẢN LÝ THU, CHI TIỀN MẶT CỦA XÃ QUA KBNN ......................................................... 268

6.3.1. Nội dung được chi bằng tiền mặt ............................................................................ 268

6.3.2. Đăng ký lĩnh tiền mặt tại KBNN ............................................................................ 269

6.3.3. Trách nhiệm của xã và KBNN trong quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua

KBNN ........................................................................................................................ 269

6.3.4. Đối chiếu, xác nhận định kỳ các khoản thu, chi ngân sách xã và các khoản tài

chính khác của xã ..................................................................................................... 270

6.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................... 270

6.4.1. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................... 270

6.4.2. Bài tập tình huống .................................................................................................... 271

6.4.3. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 274

Chuyên đề 7. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

KHÁC Ở XÃ ........................................................................................................... 275

7.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH KHÁC Ở XÃ ............................................................................................................... 275

7.1.1. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã ........ 275

7.1.2. Yêu cầu của kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã ........... 275

7.1.3. Nội dung công việc kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở

xã ................................................................................................................................ 276

7.1.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ở xã ................................................................ 276

7.1.5. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở xã ............................................................... 280

7.1.6. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán ở xã ....................................... 280

7.1.7. Tổ chức báo cáo tài chính ........................................................................................ 290

7.1.8. Trách nhiệm của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng trong tổ chức bộ máy kế

toán ............................................................................................................................. 291

7.2. KẾ TOÁN THU- CHI NGÂN SÁCH XÃ ...................................................................................... 293

7.2.1. Kế toán các khoản thu ngân sách xã ....................................................................... 293

7.2.2. Kế toán chi ngân sách xã ......................................................................................... 303

7.3. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ......................................................................................................... 312

7.3.1. Kế toán vốn bằng tiền .............................................................................................. 312

5

7.3.2. Kế toán tiền gửi kho bạc .......................................................................................... 319

7.3.3. Kế toán các quĩ công chuyên dùng ......................................................................... 322

7.4. KẾ TOÁN THANH TOÁN .............................................................................................................. 324

7.4.1. Kế toán các khoản phải thu ..................................................................................... 324

7.4.2. Kế toán các khoản phải trả ...................................................................................... 331

7.4.3. Các khoản thu hộ, chi hộ ......................................................................................... 336

7.5. KẾ TOÁN VẬT TƯ TÀI SẢN VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN......................................................... 343

7.5.1. Kế toán vật tư ............................................................................................................ 343

7.5.2. Kế toán tài sản cố định ............................................................................................. 346

7.5.3. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................................. 358

7.6. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI SỰ NGHIỆP ...................................................................... 367

7.6.1. Nguyên tắc hạch toán ............................................................................................... 367

7.6.2. Kế toán tổng hợp: ..................................................................................................... 369

7.6.3. Kế toán chi tiết .......................................................................................................... 370

7.7. BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN ............................................................ 371

7.7.1. Bảng Cân đối tài khoản ............................................................................................ 371

7.7.2. Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ................................... 374

7.7.3. Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế ................................... 378

7.7.4. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã ................................................................... 381

7.7.5. Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNS ................................................ 383

7.7.6. Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN .......................................... 385

7.7.7. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ................ 387

7.7.8. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế ................ 390

7.7.9. Thuyết minh báo cáo tài chính ................................................................................ 393

7.7.10. Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB .................................................................... 397

7.7.11. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã.................................................. 399

7.8. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ....................................................................... 423

7.8.1. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................... 423

7.8.2. Bài tập tình huống .................................................................................................... 423

7.8.3. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 468

6

MỞ ĐẦU

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra các mục tiêu về nông nghiệp, nông thôn và

nông dân trong giai đoạn tới là: phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa,

xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, không ngừng

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nông dân được đào

tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản

lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Để thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã có Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP

về xây dựng Chương trình hành động, trong đó lĩnh vực đào tạo phải đạt được mục

tiêu quan trọng là tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ

phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng

cao thu nhập của dân cư nông thôn. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban

hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “Đào tạo

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Mục tiêu của chương trình là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo

nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển

dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu trên, bên cạnh việc đào tạo

nghề cho nông dân, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

xã, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ,

công chức; đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn,

nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1

triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công

chức xã, trong đó có công chức tài chính kế toán xã.

Với mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công

chức tài chính kế toán xã đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành kinh tế xã hội

nông thôn trong bối cảnh mới, việc xây dựng nội dung chương trình, tài liệu đào tạo

bồi dưỡng công chức tài chính kế toán xã có vai trò quan trọng.

Trường BDCB tài chính, được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ phối hợp với các

đơn vị thuộc Bộ Tài chính tổ chức xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài

liệu đào tạo bồi dưỡng công chức tài chính kế toán xã. Tham gia biên tập nội dung

chương trình và tài liệu bao gồm: các cán bộ, giảng viên của Trường BDCB tài

chính, Học viện Tài chính, Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh và cán

bộ quản lý của Vụ NSNN, Vụ Chính sách Thuế, Vụ Đầu tư, Vụ Chế độ Kế toán, Cục

Quản lý Công sản, Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính.

7

Nội dung của tài liệu đào tạo bồi dưỡng công chức tài chính kế toán xã nhằm

cung cấp cho các công chức tài chính kế toán xã những kiến thức cần thiết về nghiệp

vụ quản lý nhà nước về tài chính kế toán cấp xã; các kỹ năng tác nghiệp trọng yếu

và những kinh nghiệm thực tế trong quản lý tài chính kế toán tại xã, góp phần nâng

cao trình độ quản lý và thành thạo chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán, phục vụ

cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.Tài liệu cũng được sử dụng để

tham khảo cho Chủ tịch xã và HĐND xã trong công tác quản lý và điều hành hoạt

động tài chính kế toán tại xã.

Lĩnh vực quản lý tài chính kế toán nói chung và quản lý tài chính kế toán xã

nói riêng là lĩnh vực phức tạp, lại thường xuyên thay đổi. Vì vậy, nội dung tài liệu

không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên tập mong nhận được ý kiến

góp ý của đông đảo độc giả để hoàn thiện bổ sung nhằm làm cho chất lượng tài liệu

ngày càng nâng cao.

Ban biên tập

8

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Ban biên soạn chương trình đào tạo bồi dưỡng

Công chức tài chính kế toán xã

STT Họ và tên Chức vụ Cơ quan Nhiệm vụ

1 Hoàng Đức Long Phó vụ trưởng Vụ TCCB Trưởng ban

2 Đỗ Đức Minh Phó giám đốc Trường BDCB

tài chính

Phó Trưởng

ban

3 Nguyễn Văn Phụng Phó vụ trưởng Vụ CS Thuế Thành viên

4 Chu Thị Thuỷ Chung Phó chánh văn

phòng Cục QLCS Thành viên

5 Nguyễn Việt Cường Trưởng phòng Vụ TCCB Thành viên

6 Nguyễn Văn Hào Trưởng phòng Vụ NSNN Thành viên

7 Toán Thị Ngoan Phó trưởng phòng Vụ CĐKT Thành viên

8 Phạm Trọng Quý Phó trưởng phòng Vụ Đầu tư Thành viên

9 Nguyễn Văn Quang Trưởng phòng KBNN Thành viên

10 Đặng Văn Du Trưởng khoa HV Tài chính Thành viên

11 Hoàng Thị Thuý Nguyệt Phó trưởng bộ môn HV Tài chính Thành viên

12 Nguyễn Thị Luân Trưởng khoa Trường CĐ TC

QTKD Thành viên

13 Phạm Xuân Tuyên Giảng viên chính Trường BDCB

tài chính Thành viên

14 Nguyễn Thị Hà Phó trưởng phòng Trường BDCB

tài chính Thư ký

15 Nguyễn Thị Mai Liên Chuyên viên Vụ TCCB Thư ký

16 Hoàng Ngọc Hưng Chuyên viên Trường BDCB

tài chính Thư ký

9

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN XÃ

Vùng đồng bằng

Chương Nội dung

Thời lượng (tiết)

Tổng

số

thuyết

Thảo luận

và Bài tập

Chuyên đề 1 Tổng quan về tài chính xã 30 20 10

Chuyên đề 2 Quản lý thu ngân sách và thu

tài chính khác của xã 30 20 10

Chuyên đề 3 Quản lý chi ngân sách và tài

chính khác của xã 30 20 10

Chuyên đề 4 Quản lý tài chính dự án do xã

làm chủ đầu tư 30 20 10

Chuyên đề 5 Quản lý tài sản nhà nước tại xã 30 20 10

Chuyên đề 6 Giao dịch hoạt động tài chính

xã qua KBNN 30 20 10

Chuyên đề 7 Kế toán ngân sách xã và các

hoạt động tài chính khác ở xã 60 40 20

Ôn tập 20

Kiểm tra và thi 20

Tổng cộng 280 160 80

10

Chuyên đề 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH XÃ

1.1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trò của tài chính

1.1.1.1. Khái niệm tài chính

Từ lâu người ta hiểu "tài chính" theo nghĩa là các khoản thu nhập, thanh

toán tiền tệ, chu chuyển tiền tệ hoặc là vốn tiền tệ. Sau này, tài chính được hiểu

như là hệ thống các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng

các quỹ tiền tệ để thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể.

Tài chính nhà nước được hình thành trong quá trình huy động, phân phối

và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

kinh tế, chính trị, xã hội.

Trong kinh tế thị trường, thuật ngữ tài chính còn được mô tả theo nghĩa là

vốn dưới hình thức tiền tệ, được thể hiện dưới dạng các nguồn vốn đầu tư, cho

vay hoặc đi vay thông qua thị trường tài chính hay định chế, tổ chức tài chính.

Như vậy, tài chính được quan niệm như là nguồn tiền bạc, thu nhập hay tài

sản; là cách thức, hay sự huy động, phân phối, cấp phát, trợ giúp, chi tiêu, sử dụng

các quỹ tiền tệ của các chủ thể để thực hiện các lợi ích kinh tế của mình.

Kế thừa những nghiên cứu khác nhau về khái niệm tài chính, có thể xem

xét tiếp cận phạm trù này dưới hai giác độ sau:

Về hình thức: Tài chính là sự vận động của các dòng tiền tệ gắn liền với

quyền sở hữu hoặc chiếm dụng của mỗi chủ thể trong những khoảng thời gian

nhất định. Sự vận động của các dòng tiền thuộc mỗi chủ thể được nhìn nhận rõ

nét nhất thông qua hai mặt hoạt động thu, chi quỹ tiền tệ của chính mỗi chủ thể

đó.

Về nội dung: Tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình

phân phối giá trị của cải xã hội giữa các chủ thể trong những không gian, thời

gian nhất định.

Hợp nhất cả hình thức và nội dung, khái niệm tài chính được hiểu như

sau: Tài chính là sự vận động của các dòng tiền thuộc các quỹ tiền tệ của các

chủ thể trong nền kinh tế. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình phân phối giá trị của cải xã hội trong những không gian, thời gian cụ thể.

1.1.1.2. Đặc điểm của tài chính

Các đặc điểm sau sẽ giúp ta nhận diện rõ thêm về bản chất tài chính:

1) Tính chất tiền tệ của tài chính

Có thể thấy rằng, khái niệm tài chính gắn liền mật thiết với tiền tệ và các quan

hệ hàng hóa-tiền tệ. Tài chính nảy sinh trong điều kiện tồn tại nhà nước và sự phát

11

triển của kinh tế hàng hóa-tiền tệ. Nhà nước huy động, tập trung các nguồn lực tài

chính để phân phối, sử dụng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nếu quan sát các quá trình vận động đó có thể nhận thấy: các biểu hiện bên ngoài

của tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào bằng tiền và các hiện

tượng chi ra bằng tiền. Như vậy, tài chính luôn có quan hệ mật thiết với sự vận động

của tiền tệ và nhất định bao giờ cũng biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.

2) Tính chất phân phối

Lĩnh vực nảy sinh và hoạt động của tài chính chính là quá trình diễn ra sự

phân phối giá trị sản phẩm xã hội giữa các chủ thể hoặc ngay trong từng chủ thể của

mỗi hoạt động kinh tế. Bởi vậy, dấu hiệu quan trọng của tài chính là tính chất phân

phối của các quan hệ tài chính.

3) Tài chính luôn gắn liền với sự vận động của các quỹ tiền tệ

Sự phân phối của tài chính nhất định phải kèm theo sự vận động của vốn tiền

tệ và có hình thức biểu hiện đặc biệt là các nguồn tài chính. Các nguồn tài chính đó

được hình thành ở các chủ thể kinh tế và nhà nước nhờ các dạng vận động khác nhau

của thu nhập, tích lũy, thanh toán, trích nộp dưới hình thức tiền tệ và được sử dụng

vào những mục đích nhất định để đáp ứng nhu cầu của mình. Các nguồn tài chính là

sự biểu hiện vật chất hóa của các quan hệ tài chính. Việc sử dụng các nguồn tài chính

được thực hiện về cơ bản thông qua các quỹ tiền tệ có những mục đích nhất định.

Bởi vậy, dấu hiệu đặc biệt quan trọng của tài chính, khác biệt với các phạm trù phân

phối khác là ở chỗ, các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành các

quỹ tiền tệ nhất định.

4) Tính chủ thể

Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với các chủ thể của

nền kinh tế, như: Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình, các ngân hàng và các công ty

tài chính. Chính các chủ thể đó đã tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối các

nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của các chủ thể hình

thành các quỹ tiền tệ nhất định gắn liền với sự sở hữu của từng chủ thể trong nền

kinh tế.

5) Tính mục đích

Việc hình thành các quỹ tiền tệ kể trên của các chủ thể trong nền kinh tế là

nhằm thõa mãn các nhu cầu khác nhau của từng chủ thể.

Đối với nhà nước, tài chính được sử dụng để huy động các nguồn thu cho

Chính phủ và chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Các doanh nghiệp huy động các nguồn thu tài chính để đầu tư cho các hoạt

động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ để tạo ra thu nhập tăng thêm.

Các hộ gia định cũng cần các thu nhập tài chính để thõa mãn nhu cầu tiêu

dùng về vật chất và tinh thần.

Như vậy, có thể thấy tài chính là cánh thức phân bổ nguồn lực vốn khan hiếm

của các chủ thể trong nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu.

12

1.1.1.3. Chức năng của tài chính xã

Chức năng phân phối là sự biểu hiện bản chất của tài chính trong đời

sống kinh tế, xã hội khi phân phối giá trị của cải xã hội. Nhờ vào chức năng này

mà các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào

những mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo những nhu cầu khác nhau và

những lợi ích khác nhau.

Người ta dễ dàng nhận diện thấy tác động hiện thực của chức năng phân

phối tài chính thông qua các hoạt động thu, chi tài chính, qua đó tài chính thực

hiện huy động một phần thu nhập của các tổ chức, các hộ gia đình, các cá nhân

để hình thành các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện những mục tiêu đã định của các

chủ thể.

Chức năng giám đốc bằng đồng tiền của tài chính là biểu hiện sự vận

động, luân chuyển của các dòng vốn qua nhiều chủ thể, nhiều khu vực và nhiều

giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, qua đó phản ánh những quan hệ phân phối

tài chính phù hợp với lợi ích của các chủ thể. Sự vận động của các dòng vốn tuy

mang tính khách quan, nhưng con người nhận thức và vận dụng nó để tổ chức

công tác kiểm tra tài chính trong hoạt động thực tiễn.

Chẳng hạn, các hoạt động kiểm soát thu, chi ngân sách có liên quan đến

hoạt động kinh tế-xã hội, như kiểm soát thu của các bến đò, thu của các ban

quản lý chợ, kiểm soát chi duy tu, bảo dưỡng đường, thôn xóm. Thông qua kiểm

tra, giám sát mà làm cho hoạt động thu chi tài chính và phân bổ nguồn lực tài

chính luôn có khả năng đạt hiệu quả tốt nhất.

Chức năng kích thích hiệu quả của tài chính nảy sinh từ hai chức năng trên

nhằm làm cho quá trình phân phối nguồn lực tài chính đạt hiệu quả cao nhất, thỏa

mãn nhu cầu của các chủ thể khác nhau. Đối với chủ thể là nhà nước, sự phân phối

tài chính phải đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội tổng hợp, không những mang tính tổng

thể trên phạm vi cả nước, mà còn có ý nghĩa trong từng địa phương và vùng lãnh thổ.

Đối với tài chính doanh nghiệp, kích thích hiệu quả của tài chính thể hiện ở mức

doanh lợi mà các doanh nghiệp đạt được trong quá trình sử dụng các nguồn lực tài

chính. Đó là một trong những tiền đề quan trọng để xã hội tồn tại và phát triển.

1.1.1.4. Vai trò của tài chính

Tài chính có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và hoạt động

của bộ máy nhà nước

Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Một là, tài chính thực hiện chức năng phân phối thông qua động viên và tập

trung các nguồn lực tài chính để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu

của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển. Các nguồn tài chính này có thể được

động viên cả ở trong nước và từ nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động và mọi thành

phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả

và không hoàn trả.

13

Hai là, việc phân phối các nguồn lực tài chính và huy động, tập trung vào

trong tay nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý, không chỉ đảm bảo duy trì sự

tồn tại của bộ máy nhà nước, mà còn đảm bảo thực hiện các chức năng kinh tế-xã

hội của nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Ba là, kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối

được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất các

yêu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội.

Tài chính có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế -

xã hội.

Vai trò này được phát huy nhờ vào việc vận dụng chức năng phân bổ

nguồn lực của tài chính trong hoạt động thực tiễn. Bằng việc tạo lập, phân phối

và sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý các quỹ tiền tệ, tài chính tác động tới

việc phân phối và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của

toàn xã hội, từ đó tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội.

Thông qua công cụ thuế với các mức thuế suất khác nhau và ưu đãi về

thuế, tài chính có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế

theo các định hướng phát triển của nhà nước cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng

lãnh thổ, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh theo ngành hoặc theo sản

phẩm...

Thông qua hoạt động phân phối các quỹ tiền tệ, đặc biệt là quỹ NSNN,

cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình

mũi nhọn, hình thành các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ tài chính cho các doanh

nghiệp cần nâng đỡ khuyến khích (qua biện pháp trợ giá, trợ cấp ...) tài chính

góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần

hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế-xã hội, đảm bảo các tỷ

lệ cân đối của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng.

Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và

giải quyết các vấn đề xã hội.

Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của tài

chính để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những bất hợp lý

trong phân phối, đảm bảo công bằng trong phân phối và góp phần giải quyết những

vấn đề xã hội của đất nước.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường với sự nảy sinh tất yếu những

khuyết tật của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là về mặt xã hội, việc sử dụng các biện

pháp tài chính để phát huy vai trò xã hội của tài chính nhằm đảm bảo xây dựng một

xã hội công bằng và bình đẳng có ý nghĩa quan trọng.

Trong việc thực hiện công bằng xã hội, thông thường tài chính được sử dụng

để tác động theo hai hướng: giảm bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp

nhằm rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Công cụ của tài chính

nhà nước thường được sử dụng để điều tiết thu nhập là thuế và chi tiêu chính phủ.

14

1.1.2. Hệ thống tài chính và quản lý nhà nước về tài chính

1.1.2.1. Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính với tính chất là tổng thể của các khâu tài chính hợp

thành, có thể được phản ánh như sau:

Nếu xem xét hệ thống tài chính là tổng thể của các luồng luân chuyển vốn

trong nền kinh tế, chúng ta có thể định nghĩa hệ thống tài chính như sau:

“Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các

định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý – kỹ thuật và các tổ chức

quản lý giám sát và điều hành hệ thống để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính

theo thời gian và không gian một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất”1.

1 Học viện Tài chính, Giáo trình tài chính – tiền tệ, Nxb Tài chính, Hà Nội 2011, tr.66

15

Tuy nhiên, dù xem xét hệ thống tài chính theo cách nào thì trong quá trình huy

động và phân bổ các nguồn lực tài chính hữu hạn – thể hiện đặc trưng nổi bật nhất

của tài chính, thì vẫn nhận thấy sự hiện diện của các chủ thể sau đây:

Ngân sách nhà nước

NSNN là khâu quan trọng nhất giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính.

Nguồn thu của NSNN được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó

thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của

NSNN nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện

các chức năng của nhà nước.

Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là nhà nước (Chính phủ Trung ương và chính

quyền địa phương các cấp) thông qua các cơ quan chức năng của nhà nước (cơ quan

tài chính, Kho bạc nhà nước...).

NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống

chính quyền nhà nước các cấp. Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống

NSNN, quỹ NSNN được chia thành: quỹ ngân sách của Chính phủ Trung ương, quỹ

ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền

cấp huyện và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương.

Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước các cấp, quỹ ngân

sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau,

như: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát triển văn hoá, giáo dục, y

tế; phần dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng...

Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng NSNN là

mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước và không

mang tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

Có cùng bản chất với NSNN còn bao gồm lĩnh vực tài chính khác, như: Quỹ

tài chính ngoài NSNN; Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; Tài chính

của các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Đây là khâu tài chính quan trọng có vai trò tạo

lập và sử dụng các quỹ tiền tệ chung của nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động của

bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà nước.

- Các quỹ TCNN ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung có tính chất đặc

thù do nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài

chính cho việc phát triển kinh tế xã hội. Chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ TCNN

ngoài NSNN là các cơ quan nhà nước được nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và

quản lý các quỹ .

- Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các

dịch vụ công cộng cho xã hội. Nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính

hoạt động chủ yếu do NSNN cấp phát toàn bộ và được sử dụng để duy trì sự tồn tại

của bộ máy nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, cung cấp các dịch vụ

công cộng thuộc chức năng của cơ quan hành chính nhà nước. Chủ thể trực tiếp quản

lý tài chính các cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước.

16

- Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước thực hiện cung cấp các dịch vụ

xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các

ngành kinh tế quốc dân. Nguồn tài chính của đơn vị chủ yếu do NSNN cấp toàn bộ

hoặc một phần. Tuy nhiên,trong quá trình hoạt động, các đơn vị sự nghiệp này cũng

có nguồn thu lớn. Vì vậy, nhà nước có thể cho các đơn vị này áp dụng chế độ tự chủ

về tài chính.

Tài chính doanh nghiệp

Các doanh nghiệp huy động nguồn tài chính để tiến hành hoạt động sản xuất

kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp có thể hoạt động trên hai lĩnh vực:

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phi tài chính, thường gọi là

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

- Lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tài chính như các Ngân hàng thương mại,

Công ty tài chính, Công ty Bảo hiểm... thường gọi là các tổ chức tài chính trung gian

hay doanh nghiệp tài chính.

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Do đó, tài chính của các doanh nghiệp có tính chất sinh lời.

Tài chính hộ gia đình

NSNN huy động nguồn lực tài chính của dân cư và các hộ gia đình dưới hình

thức thuế. Các hộ gia đình cung cấp các nguồn tiền nhà rỗi cho các chủ thể kinh tế và

thị trường tài chính. Các hộ gia đình cũng có nhu cầu tiền tệ để thỏa mãn nhu cầu cả

về vật chất và tinh thần. Các nhu cầu tiền tệ được thỏa mãn thông qua việc thực hiện

các mối quan hệ tài chính với các khâu tài chính khác nhau.

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài

chính nhằm chuyển dịch vốn từ người có khả năng cung ứng vốn sang những

người cần vốn. Có các hình thức của thị trường tài chính như sau:

Thị trường giao dịch tại sàn là thị trường mà việc mua bán các tài sản tài

chính được thực hiện tại một địa điểm cụ thể, có không gian chuyên biệt. Ví dụ:

Thị trường chứng khoán Tokyo, thị trường chứng khoán New York, ...;

Thị trường mà việc mua bán các tài sản tài chính không được thực hiện tại

một địa điểm cụ thể, không có không gian chuyên biệt được gọi là thị trường

không chính thức, hay còn gọi là mua bán trao tay;

Thị trường chuyên mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn được gọi là thị

trường tiền tệ;

Thị trường chuyên mua bán các tài sản tài chính trung và dài hạn được gọi

là thị trường vốn.

Các trung gian tài chính là các tổ chức có hoạt động chủ yếu là cung cấp

các dịch vụ và các sản phẩm tài chính cho khách hàng để đảm bảo các hoạt động

giao dịch của họ thuận lợi và hiệu quả hơn so với việc tự thực hiện trên thị

17

trường tài chính. Các trung gian tài chính phổ biến được gọi tên là các ngân

hàng, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, .v.v... Sản

phẩm của các trung gian tài chính thường là: các tài khoản thanh toán, các tài

khoản tiền gửi, các chứng chỉ đầu tư, các hợp đồng bảo hiểm, .v.v...

Cơ sở hạ tầng pháp lý – kỹ thuật của hệ thống tài chính là toàn bộ các quy

định về pháp lý, kế toán, các hoạt động giao dịch và thanh toán, các quy phạm

pháp luật điều chỉnh hành vi của những chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính.

Hợp thành cơ sở hạ tầng pháp lý – kỹ thuật của hệ thống tài chính, bao gồm:

Các quy định về giao dịch: Các quy định này do nhà nước ban hành. Nó

xác định các quy trình thủ tục giao dịch chuẩn mực để cho các bên căn cứ vào

đó mà thực hiện;

Hệ thống kế toán: Là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ

tầng pháp lý – kỹ thuật của hệ thống tài chính;

Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh vào từng loại đối tượng quản

lý trong lĩnh vực tài chính, như: Luật NSNN, các Luật thuế, ...

Các tổ chức quản lý, điều hành hệ thống tài chính là các tổ chức nhà nước

đã được xác lập trong Hiến pháp hoặc các tổ chức được nhà nước ủy quyền theo

quy định của pháp luật. Sự khác biệt giữa các quốc gia về các tổ chức quản lý,

điều hành hệ thống tài chính là ở loại cơ quan và số lượng các cơ quan được nhà

nước ủy quyền quản lý, điều hành hệ thống tài chính của đất nước đó.

1.1.2.2. Quản lý nhà nước về tài chính

Khái niệm

Quản lý nhà nước về tài chính là sự tác động của hệ thống các cơ quan của

nhà nước đến quá trình huy động và phân phối các nguồn lực tài chính để thực hiện

các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

Thực chất của quản lý nhà nước về tài chính là quá trình xây dựng các khung

pháp lý trong lĩnh vực tài chính, tổ chức lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát các

hoạt động thu chi tài chính của nhà nước một cách hiệu quả.

18

Nội dung quản lý nhà nước về tài chính

Dựa vào các nội dung công tác quản lý và việc sử dụng kết hợp các công

cụ trong quản lý nhà nước về tài chính, thì nội dung quản lý nhà nước về tài

chính bao gồm:

(i) Soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở

pháp lý cho quản lý nhà nước về tài chính;

(ii) Kế hoạch hóa quá trình phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực một

cách khoa học. Đây là công cụ quan trọng để nhà nước tổ chức quản lý nền kinh

tế trong dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn. Thông quá đó nhằm xác định khả năng,

nhu cầu về tài chính đáp ứng cho các mục tiêu phát triển đã xác lập trong từng

thời gian của mỗi loại kế hoạch đó;

(iii) Tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý tài chính, phân công, phân cấp

trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý nhà nước giữa các cấp, các ngành, các đơn

vị một cách đồng bộ, hợp lý;

(iv) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cấp dưới thực hiện đúng, đủ

các nhiệm vụ quản lý tài chính đã được phân công, phân cấp; Thường xuyên

theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính của các tổ

chức, đơn vị; kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý của cơ chế, chính sách và luật

pháp tài chính đảm bảo hiệu quả cao trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính

của quốc gia;

(v) Tổ chức kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các kỷ luật tài chính,

qua đó kịp thời xử lý những biểu hiện lệch lạc, vi phạm trong việc huy động và

sử dụng các nguồn lực tài chính kham hiếm của xã hội.

19

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính

Dựa trên những nhiệm vụ cụ thể mà nhà nước phải thực hiện theo từng

lĩnh vực, thì nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính bao gồm:

(i) Quản lý tập trung thống nhất và thực hiện phân cấp hợp lý nguồn

lực của NSNN, đảm bảo thực hiện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà

nước;

(ii) Quản lý lĩnh vực thuế và hải quan, đảm bảo huy động nguồn thu tối

da, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước;

(iii) Quản lý quá trình phân phối, cấp phát các nguồn lực tài chính, đảm

bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và tài sản quốc gia;

(iv) Quản lý chặt chẽ các khoản chi đầu tư phát triển từ nguồn tài chính

nhà nước, sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí và chống tham nhũng đối với chi đầu

tư XDCB;

(v) Quản lý và nợ nước ngoài, nợ chính phủ và nợ quốc giai trong giới

hạn an toàn; đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh

tế-xã hội

(vi) Quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của các

thành phần kinh tế, đảm bảo hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và nâng cao năng

lực tài chính doanh nghiệp;

(vii) Quản lý thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính, phát huy

vai trò của thị trường tài chính trong việc huy động các nguồn lực tài chính cho

phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia;

(viii) Tổ chức kiểm tra, giám tình hình thực hiện công tác kế toán; tổ chức

thực hiện kiểm toán quá trình huy động và phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn

lực tài chính công;

(ix) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với quá trình huy động,

phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính, thực thi pháp luật nhà nước và kỷ

luật tài chính.

Đặc điểm của quản lý nhà nước về tài chính

Quản lý nhà nước về tài chính có đặc điểm:

- Quản lý tài chính là một loại quản lý hành chính nhà nước

- Quản lý tài chính được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan của nhà nước

và tuân thủ những quy phạm pháp luật của nhà nước.

- Quản lý tài chính là một công cụ và phương thức quan trọng trong việc huy

động các nguồn lực tài chính và phân bổ nó nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của nhà nước đối với xã hội.

Mục tiêu của quản lý nhà nước về tài chính

20

Mục tiêu tổng quát của quản lý nhà nước về tài chính là tạo ra sự cân đối và

hiệu quả của tài chính, tạo ra môi trường tài chính thuận lợi cho sự ổn định và phát

triển kinh tế-xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

của đất nước.

Để thực hiện được mục tiêu tổng thể của quản lý nhà nước về tài chính, cần

quán triệt các mục tiêu cụ thể sau:

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động cho các cơ quan đơn vị thuộc hệ thống quản lý

nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ công với nguồn lực tài chính thấp

nhất.

- Đảm bảo ký luật tài khóa

- Đảm bảo hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực tài chính

Muốn quản lý nhà nước về tài chính hiệu quả, cần đặt ra các yêu cầu quản lý

sau đây:

- Huy động hợp lý các nguồn lực tài chính để sử dụng nhằm vào giải quyết

các nhiệm vụ quan trọng, đúng với chức năng của nhà nước. Sử dụng tập trung các

nguồn lực tài chính cho các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã

hội của quốc gia.

- Đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế, tạo nên sự

cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính ở tầm vĩ mô và hiệu quả

trong các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính.

- Phát huy vai trò chủ động, sang staoj và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị

trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính của đất nước.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước để nâng cao chất

lượng dịch vụ công.

Nguyên tắc của quản lý nhà nước về tài chính

Để quản lý nhà nước về tài chính đạt hiệu quả cần quán triệt các nguyên tắc

sau đây:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức nhà nước và cũng là nguyên tắc quan

trọng trong quản lý nhà nước về tài chính. Nguyên tắc này đòi hỏi việc huy động các

nguồn lực tài chính của xã hội phải được tập trung thống nhất để thực hiện các mục

tiêu chung của quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình huy động phân phối và sử dụng

các nguồn lực tài chính cũng chú ý đến việc phát huy dân chủ để kích thích các tiềm

năng và sáng tạo của các đơn vị, địa phương và cơ sở trong việc khai thác các nguồn

lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị một cách hiệu quả.

- Nguyên tắc hiệu quả

21

Hiệu quả là nguyên tắc quản lý tài chính quan trọng. Nguồn lực tài chính của

đất nước luôn luôn có hạn. Vì vậy, để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã

hội vì mục tiêu chung của đất nước cần sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu

quả.

- Nguyên tắc thống nhất

Thống nhất là tuân thủ những quy đinh chung từ trên xuống dưới, từ Trung

ương tới các địa phương, nhằm đảm báo tính công bằng, bình đẳng và hiệu quả trong

viêc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch

Công khai và minh bạch là một chuẩn mực quan trọng trong việc hội nhập

kinh tế và hội nhập tài chính quốc tế. Vì vậy, cần phải công khai minh bạch trong

quản lý tài chính để chủ động hội nhập tài chính thành công.

1.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính ở nước ta

Quản lý tài chính là một loại quản lý hành chính nhà nước, được thực hiện bởi

một hệ thống các cơ quan của nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của

nhà nước. Bên cạnh đó, để việc quản lý tài chính và hệ thống tài chính quốc gia

hiệu quả cần có sự phân công, phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác của nhà

nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong từng thời kỳ.

Dựa trên nền tảng pháp lý của Hiến pháp đang có hiệu lực thi hành, cơ

cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính ở nước ta hiên nay, bao gồm:

1) Quốc hội

Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quốc hội quyết

định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt

động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; Quốc hội

thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.2

Trong lĩnh vực tài chính, thẩm quyền của Quốc hội là: “Quyết định chính

sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán NSNN và phân bổ ngân sách

trung ương, phê chuẩn quyết toán NSNN; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ

thuế;"3.

2) Chính phủ

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chính nhà

nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống

nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng,

an ninh và đối ngoại của nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ

trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp

luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

2 Điều 82 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi 2001

3 Khoản 4 Điều 84 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi 2001

22

Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân4.

Trách nhiệm cụ thể của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính:

- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát

triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý

và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế-xã hội và NSNN, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;5.

- Trình Quốc hội dự toán NSNN, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương

và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho NSĐP, tổng quyết toán NSNN

hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện NSNN được Quốc hội quyết định;

- Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền

lương, giá cả;

- Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn

dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ

sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định

của pháp luật6.

3) Hội đồng nhân dân

HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm

năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố

quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND,

UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện

các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước,

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa

phương7.

Trách nhiệm cụ thể của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính:

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển KT-XH,

sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn

trong phạm vi quản lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân cấp của

Chính phủ;

- Quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phân

bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ

trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường

hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định;

4 Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10

5 Khoản 4 Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10

6 Khoản 4, 5, 6 Điều 9 Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10

7 Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11

23

- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở

địa phương theo quy định của Luật NSNN;

- Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy

động vốn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham

nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại8.

Trách nhiệm cụ thể của HĐND cấp huyện trong lĩnh vực tài chính:

- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm; chủ trương, biện

pháp về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa

phương;

- Quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phân

bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ

trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán NSĐP trong

trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định;

- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham

nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại9.

Trách nhiệm cụ thể của HĐND cấp xã trong lĩnh vực tài chính:

- Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm;

kế hoạch sử dụng lao động công ích hàng năm; biện pháp thực hiện chương trình

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và chuyển đổi cơ cấu kinh tế,

cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch chung;

- Quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phân

bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; các chủ trương, biện

pháp để triển khai thực hiện NSĐP và điều chỉnh dự toán NSĐP theo quy định của

pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định;

- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham

nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại10

.

4) Ủy ban nhân dân

UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính

nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà

nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của

cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực

hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và

thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

8 Các Khoản 1, 3, 4, 5, 7 Điều 11 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11

9 Các Khoản 1, 3, 5 Điều 19 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11

10 Các Khoản 1, 2, 7 Điều 29 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11

24

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo

đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương

tới cơ sở11

.

Trách nhiệm cụ thể của UBND cấp tỉnh:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành, phát

triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng

năm về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trình HĐND thông qua để trình Chính phủ

phê duyệt;

- Tham gia với các bộ, ngành trung ương trong việc phân vùng kinh tế; xây

dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và

kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao;

- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; lập dự toán thu, chi NSĐP; lập

phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết

định; lập dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết; quyết toán NSĐP

trình HĐND cùng cấp xem xét theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ

thu ngân sách tại địa phương theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức

huy động vốn trình HĐND quyết định;

- Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ

tầng kinh tế-xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật để trình HĐND

quyết định; tổ chức, chỉ đạo thực hiện đề án sau khi được HĐND thông qua;

- Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình HĐND cùng cấp

và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên;

- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh

nghiệp và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương theo quy định của

pháp luật12

.

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình HĐND cùng

cấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch đó;

- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP, phương án

phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán NSĐP; lập dự toán điều chỉnh

NSĐP trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo

UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Tổ chức thực hiện NSĐP; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng

và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện

NSĐP theo quy định của pháp luật;

11

Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 12

Điều 82 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11

25

Phê chuẩn kế hoạch kinh tế-xã hội của xã, thị trấn13

.

Trách nhiệm cụ thể của UBND cấp xã:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình HĐND cùng

cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phương án

phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp

cần thiết và lập quyết toán NSĐP trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo

UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Tổ chức thực hiện NSĐP, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong

việc quản lý NSNN trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về NSNN theo quy định của

pháp luật;

- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu

cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường

giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của

pháp luật;

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các

công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc

quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm

sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.”14

5) Bộ Tài chính

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về: tài chính (bao gồm: NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN,

Dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính,

tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế

toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài

chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; thực

hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của

pháp luật.15

Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, Bộ Tài chính đã phải thiết lập

cơ cấu bao gồm 29 tổ chức; trong đó có 25 tổ chức làm chức năng quản lý nhà

nước được xây dựng theo mô hình Vụ, Cục, Tổng cục và các tổ chức sự nghiệp

nhà nước phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ16

.

6) Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHNN) là cơ quan

ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt

động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội

13

Điều 97 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 14

Điều 111 Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 15

Điều 1 Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính 16

Xem Điều 3 Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008

26

chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý

của NHNN17

.

Theo đó, NHNN phải chịu trách nhiệm xây dựng dự án chính sách tiền tệ

quốc gia, sử dụng lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, ... góp phần

đảm bảo cho hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân vận hành trôi chảy,

đồng bộ.

7) Các tổ chức quản lý tài chính ở địa phương

Tương ứng với tổ chức chính quyền nhà nước mỗi cấp ở địa phương đều

có các cơ quan/bộ phận chức năng về quản lý nhà nước về tài chính ở mỗi cấp

đó, như:

Sở Tài chính là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ quản

lý nhà nước về tài chính trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương. Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên ngành do Trung ương quản lý

nhưng thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, như: Cục Thuế nhà nước, Cục Hải

quan (nếu có), Kho bạc nhà nước, Chi nhánh Ngân hang phát triển Việt Nam,

Bảo hiểm xã hội tỉnh, ... Các cơ quan này đều phải có trách nhiệm phối hợp với

Sở Tài chính theo đúng sự phân công, phân cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ

quản lý tài chính mà UBND cấp tỉnh đã giao.

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan thuộc UBND cấp huyện, thực

hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện/quận, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh. Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên ngành do Trung

ương quản lý nhưng thực hiện nhiệm vụ tại cấp huyện, như: Chi cục Thuế nhà

nước, Kho bạc nhà nước huyện, Bảo hiểm xã hội huyện ... Các cơ quan này đều

phải có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch theo đúng sự

phân công, phân cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính mà UBND

cấp huyện đã giao.

Tài chính – Kế toán ở cấp xã là cán bộ (hoặc có thể là nhóm cán bộ) thuộc

UBND cấp xã, giúp Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về

tài chính trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Do vậy, ngoài nhiệm vụ quản lý ngân

sách xã, cán bộ (hoặc nhóm cán bộ) tài chính – kế toán xã còn phải chịu trách

nhiệm quản lý tài chính đối với các tổ chức, cá nhân sống và làm việc trên địa

bàn xã theo sự phân cấp quản lý hiện hành.

1.2. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của NSNN

1.2.1.1. Khái niệm NSNN

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

17

Xem Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam

27

Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ

kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình tạo lập,

phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Đối tượng

phân phối để tạo lập nguồn thu cho NSNN là giá trị của cải xã hội. Mục đích

phân phối, sử dụng nguồn vốn NSNN là đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với

việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời gian cụ

thể.

Nhận thức NSNN là những quan hệ kinh tế giúp cho chúng ta có cái nhìn

rộng hơn, toàn diện hơn về NSNN; đồng thời biết gắn hoạt động của NSNN với

môi trường ra đời, tồn tại và phát triển của chính nó.

1.2.1.2. Đặc điểm của NSNN

Bản chất của NSNN còn có thể được nhìn nhận một cách rõ nét thông qua

các đặc điểm của nó. Về bản chất, NSNN được thể hiện thông qua các đặc điểm

sau:

Thứ nhất, quy mô quỹ NSNN và các hình thức thu, chi NSNN đều bị

quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng,

mỗi địa phương. Hay nói cách khác, sự phát triển kinh tế sẽ là cơ sở cho sự hình

thành nguồn thu của NSNN; sự phát triển của xã hội về cơ bản sẽ đặt ra những

đòi hỏi về nhu cầu chi của NSNN, song các nhu cầu này chỉ có khả năng đáp

ứng khi kinh tế có sự phát triển.

Thứ hai, các quan hệ phân phối của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc

không hoàn trả một cách trực tiếp. Cần nhận thức rõ đặc điểm này để lựa chọn

và áp dụng các biện pháp trong quản lý thu, chi và phân cấp NSNN cho phù hợp

với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời gian cụ thể.

Thứ ba, sự vận động và phát triển của NSNN luôn phải được kế hoạch

hóa một cách cao độ. Nền tảng cho việc kế hoạch hóa NSNN là các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội mà nhà nước đề ra cho các khoảng thời gian khác nhau

từ ngắn hạn đến dài hạn.

Thứ tư, công khai, minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng trong

quá trình quản lý NSNN. Ở đâu làm tốt được công khai, minh bạch ngân sách,

thì ở đó công tác xã hôi hóa huy động nguồn thu ngân sách sẽ đạt tốt và chi tiêu

ngân sách sẽ ít bị thất thoát, lãng phí.

1.2.2. Vai trò của NSNN

Vai trò của NSNN được nhìn nhận trên các giác độ sau:

Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời gian cụ thể theo quy định của

pháp luật. Có được vai trò này là do xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể quản

lý và công cụ quản lý. Chủ thể của NSNN là nhà nước. Do đó, những việc mà

chủ thể phải làm thì đương nhiên NSNN phải lo đáp ứng về nguồn tài chính.

28

Tuy nhiên, chỉ những nhu cầu hợp pháp thì NSNN mới có nghĩa vụ phải đáp

ứng.

Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng

để hướng dẫn, điều tiết, kích thích cung – cầu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế

trong từng thời gian cụ thể. Cung – cầu hàng hóa dịch vụ được lấy như là một

thước đo quan trọng và tổng hợp để phản ánh hiệu quả phân bổ trong nền kinh

tế. Chính vì vậy, chính phủ luôn phải quan tâm để thiết lập cho quan hệ cung –

cầu này luôn có khả năng ở trạng thái cân bằng. NSNN đã trở thành một trong

những công cụ được nhà nước sử dụng cho việc thiết lập lại cân đối cung – cầu

hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Những biểu hiện của vai trò này,

có thể nhận diện thông qua hai mặt hoạt động thu – chi của NSNN.

Bằng việc thiết lập hệ thống thuế với nhiều sắc thuế khác nhau theo mức

động viên và chính sách ưu tiên miễn, giảm thuế thích hợp đã tác động tới việc

lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các nhà đầu tư. Nên

thuế sẽ gây ra các tác động đáng kể tới cung – cầu của thị trường hàng hóa, dịch

vụ.

Thông qua chi NSNN cũng sẽ tác động tới cung – cầu hàng hóa, dịch vụ

trên thị trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Việc nâng mức tiền

lương tối thiểu sẽ tác động trực tiếp tới “cầu” và tác động gián tiếp tới “cung”.

Nhưng việc nhà nước chi đầu tư cơ sở hạ tầng lại có tác động trực tiếp tới

“cung” và tác động gián tiếp tới “cầu”.

Thứ ba, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh

tế quốc dân. Mặc dù hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân của các quốc

gia khác nhau có rất nhiều điểm khác biệt; nhưng xét trên giác độ gắn kết các

khâu của hệ thống đó với chủ thể quản lý, thì nó thường bao gồm: các quỹ tiền

tệ của khu vực công; và các quỹ tiền tệ của khu vực tư. NSNN là quỹ tiền tệ lớn

nhất và thuộc quyền chi phối của nhà nước. Nên NSNN đã trở thành công cụ giữ

vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. Vai trò này

của NSNN được thừa nhận trong hoạt động thực tiễn qua thông qua thu – chi

NSNN.

Thông qua thu NSNN sẽ quyết định đến quy mô của các quỹ tiền ngoài

nhà nước lớn hay nhỏ; và ngược lại cũng quyết định đến quy mô của quỹ NSNN

nhỏ hay lớn. Đây cũng chính là cơ sở cho các nhà nghiên cứu kinh tế xây dựng,

đề xuất mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung vốn.

Thông qua chi NSNN sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình

thành, phát triển của các quỹ tiền tệ khác ngoài NSNN và nằm trong hệ thống tài

chính của nền kinh tế quốc dân.

Mức độ biến hóa và mức độ thành công khi thực hiện vai trò chủ đạo của

NSNN trong hệ thống tài chính là tùy thuộc vào năng lực quản lý điều hành hoạt

động của nền kinh tế quốc dân của nhà nước trong từng thời gian cụ thể.

29

Nhận thức đầy đủ, đúng về vai trò của NSNN sẽ giúp ta lựa chọn các biện

pháp ứng xử phù hợp trước mỗi diễn biến của nền kinh tế quốc dân. Nhờ đó, vai

trò của NSNN các được khẳng định và vị thế của nhà nước ngày càng được củng

cố và nâng cao.

1.2.3. Hệ thống NSNN ở nước ta

Hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm: NSTƯ và NSĐP. NSĐP bao gồm

ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.

Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay18

NSĐP

bao gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là

ngân sách cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi

chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung

là ngân sách cấp xã).

Trên thế giới, hầu hết các nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển

đều có ngân sách xã. Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống NSNN và được

quản lý theo quy định của luật pháp.

Đối với nước ta, từ khi có hệ thống ngân sách đến nay, mặc dù cơ chế,

phương pháp quản lý ngân sách khác nhau, nhưng đều coi ngân sách xã là một bộ

phận của hệ thống NSNN.

Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:

1.2.4. Phân cấp quản lý NSNN

1.2.4.1. Khái niệm, sự cần thiết của phân cấp quản lý NSNN

Khái niệm phân cấp quản lý NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý

NSNN giữa chính quyền nhà nước Trung ương với chính quyền nhà nước địa

phương.

18 Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Luật Tổ chức HĐND

và UBND năm 2003

30

Thực chất của phân cấp quản lý ngân sách là quá trình nhà nước trung

ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền

địa phương và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định của chính

quyền cấp tỉnh cho chính quyền cấp huyện, xã về quản lý NSNN.

Khi nói tới phân cấp quản lý NSNN người ta thường hiểu theo nghĩa trực

diện, dễ cảm nhận đó là việc phân giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp chính

quyền. Thực chất nội dung phân cấp rộng hơn nhiều. Nó giải quyết các mối

quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền nhà

nước địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN

bao gồm 3 nội dung sau: Quan hệ về mặt chính sách, chế độ; quan hệ vật chất về

nguồn thu và nhiệm vụ chi; quan hệ về quản lý theo chu trình NSNN.

Sự cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN

Về lý thuyết, quản lý và điều hành ngân sách có thể tập trung cao độ mọi

quyền lực vào chính quyền trung ương. Nhà nước chỉ có một ngân sách duy

nhất, ngân sách này do chính quyền trung ương toàn quyền quản lý và quyết

định sử dụng, phủ nhận sự tồn tại độc lập của NSĐP.

Lợi thế của cách quản lý này là cho phép tập trung toàn bộ nguồn thu vào

tay nhà nước trung ương để bố trí chi tiêu cho hợp lý, công bằng, đồng đều giữa

các vùng, miền, ngành nghề chống biểu hiện cục bộ địa phương.

Tuy nhiên, phương án này tạo ra tư tưởng ỷ lại, thụ động trông chờ vào

trung ương và đặc biệt là nguồn lực vốn có hạn của xã hội có thể bị sử dụng lãng

phí, không đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của người dân. Do đó, trên thực tế

các nhà nước đều thực hiện phân cấp quản lý ngân sách ở mức độ nhất định cho

chính quyền địa phương. Phân cấp được xem như một phương thức để tăng tính

dân chủ, linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc

cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng.

Nhà nước thay mặt cho cồng đồng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ

công cộng mà người dân mong muốn. Trên thực tế để đảm bảo việc cung ứng đó

một cách hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu của người dân. Những hàng hoá,

dịch vụ công cộng gắn với đặc thù của từng địa phương, chỉ có chính quyền địa

phương hiểu rõ nhất họ cần gì? Hơn nữa, việc gắn với người hưởng lợi đã tạo

động lực để chính quyền cũng như người dân phát huy tính chủ động, sáng tạo

trong việc phát huy nội lực, tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu, chi

ngân sách. Người dân cũng sẵn sàng, tự giác hơn trong việc chi trả cho các dịch

vụ mà họ đã lựa chọn.

Tất nhiên, đi cùng với phân cấp quản lý ngân sách nhiều vấn đề có thể nảy

sinh như mất công bằng; tham nhũng, tuỳ tiện, không đảm bảo kỷ luật tài khoá

tổng thể hay chính sách chiến lược quốc gia cũng cần được tính đến và có

“thuốc chữa” khi cần thiết.

31

1.2.4.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN

Để đảm bảo phân cấp quản lý NSNN đem lại kết quả tốt cần phải quán

triệt các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, quốc phòng, an

ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền về quản lý nhà nước do

hiến pháp quy định trong từng thời kỳ. Ngân sách là công cụ không thể thiếu

được của các cấp trong việc thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, phân cấp quản lý ngân

sách phải phù hợp, nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một

cách hiệu quả. Mặt khác, năng lực quản lý của các cấp chính quyền cũng là một

nhân tố cần được xem xét kỹ càng trước khi thực hiện phân cấp mạnh cho địa

phương. Điều này sẽ hạn chế những tác động tiêu cực như đã bàn đến ở trên

trong tiến trình phân cấp. Cần nâng cao năng lực của các cấp chính quyền trong

quản lý nguồn lực công trước khi phân cấp mạnh cho họ.

Thứ hai, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc

lập của NSĐP trong hệ thống NSNN thống nhất.

Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương là một đòi hỏi khách

quan, bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương trong việc cung cấp

những hàng hoá và dịch vụ công cộng có tính chất quốc gia. Hơn nữa, nó còn có

vai trò điều tiết, điều hoà đảm bảo công bằng giữa các địa phương. Ngân sách

trung ương tập trung đại bộ phận nguồn thu của quốc gia và thực hiện các khoản

chi chủ yếu của quốc gia. Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã

hội có tác động đến cả nước, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã

hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc

phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu,

chi ngân sách đều do ngân sách trung ương đảm bảo.

NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những

nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

trong phạm vi quản lý ở địa phương mình. Vị trí độc lập tương đối của nó được

thể hiện qua cả ba khâu của chu trình ngân sách. Trong phạm vi phân chia

nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách

và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn

định từ 3 đến 5 năm, các địa phương được chủ động tìm các biện pháp tăng thu

hợp pháp để phát triển kinh tế-xã hội, tăng khả năng tự cân đối ngân sách.

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN.

Để giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng, các địa phương,

trong quá trình phân cấp cần đảm bảo cơ chế điều hoà, trợ cấp giữa trung ương

với địa phương, giữa ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới. Trợ cấp cân đối

và trợ cấp có mục tiêu là hai phương thức tài trợ mà chính quyền cấp trên

thường sử dụng đối với chính quyền cấp dưới. Ngoài ra, việc thúc đẩy sự phát

triển đồng đều giữa các vùng, miền qua chi ngân sách trung ương vào đầu tư cơ

32

sở hạ tầng kinh tế-xã hội cũng được sử dụng như biện pháp bổ trợ cho hai

phương thức trên.

1.2.4.3. Nội dung phân cấp quản lý NSNN

Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách, chế độ.

Về cơ bản, Nhà nước trung ương vẫn giữ vai trò quyết định các loại thu

như thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực

hiện thống nhất trong cả nước.

Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có

tính chất đặc thù ở địa phương, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân

sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có

tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của

các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính việc ban

hành các chế độ chi ngân sách ở địa phương để tổng hợp và giám sát việc thực

hiện;

HĐND cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí gắn với quản lý đất đai,

tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước của

chính quyền địa phương và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của

pháp luật19

. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng

thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh được quy định theo những điều kiện nghiêm

ngặt nhằm tránh tình trạng sử dụng vốn phi hiệu quả, chồng chất nợ nần lên

chính quyền trung ương. Ví dụ: công trình phải có trong kế hoạch đầu tư 5 năm

thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh bảo đảm đã được HĐND cấp tỉnh phê

duyệt; dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh; mức dư nợ từ

nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong

nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh20

.

Quan hệ giữa các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi.

Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ

chi giữa ngân sách trung ương và NSĐP, bao gồm các khoản thu mà từng cấp

được hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%); và các

nhiệm vụ chi của từng cấp trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc phân cấp đã nêu

trên.

Về nguyên tắc, ngân sách trung ương hưởng các khoản thu tập trung quan

trọng không gắn trực tiếp với công tác quản lý của địa phương như: thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu, thu từ dầu thô… hoặc không đủ căn cứ chính xác để phân

chia như: thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành.

Ngân sách trung ương chi cho các hoạt động có tính chất bảo đảm thực hiện các

nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh

tế-xã hội; chi quốc phòng, an ninh, chi giáo dục, y tế, chi bảo đảm xã hội do

19

Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí 20

Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/ 12/ 2002

33

Trung ương quản lý...và hỗ trợ các địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân

sách.

NSĐP được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những

nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại địa phương như: thuế

nhà, đất, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với

người có thu nhập cao...

Chi NSĐP chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế-xã hội, quốc

phòng, an ninh do địa phương trực tiếp quản lý. Việc đẩy mạnh phân cấp quản

lý ngân sách trong điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ quản lý ở các vùng,

miền khác nhau là động lực quan trọng để khơi dậy các khả năng của địa

phương, xử lý kịp thời các nhiệm vụ của Nhà nước trên phạm vi từng địa

phương.

Ngân sách cấp trên thực hiện nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho ngân sách

cấp dưới dưới hai hình thức: Bổ sung cân đối và Bổ sung có mục tiêu.

Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nguồn lực tài chính cho chính quyền cơ sở

là vấn đề quan trọng, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền

cơ sở. Vì vậy, Luật NSNN quy định các nguồn thu về nhà đất phải phân cấp

không dưới 70% cho ngân sách xã, đối với lệ phí trước bạ thì phải phân cấp

không dưới 50% cho ngân sách các thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình NSNN

Mặc dù, ngân sách Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng ngân sách lồng

ghép giữa các cấp chính quyền trong chu trình ngân sách nhưng quyền hạn,

trách nhiệm HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, phân bổ

ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách đã được tăng lên đáng kể.

Ngoài các quyền có tính chất truyền thống như: quyết định dự toán

NSĐP; phân bổ NSĐP; phân bổ dự toán chi ngân sách cho sở, ban, ngành theo

từng lĩnh vực cụ thể, quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho từng

ngân sách cấp dưới; trực tiếp phê chuẩn quyết toán NSĐP HĐND cấp tỉnh còn

có nhiệm vụ:

- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân

sách ở địa phương.

- Quyết định tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa

phương đối với phần NSĐP được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân

sách trung ương với NSĐP và các khoản thu có phân chia giữa các cấp ngân

sách ở địa phương.

Ngoài ra, việc tổ chức lập ngân sách ở các địa phương được phân cấp cho

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể cho từng cấp ở

địa phương. Thảo luận về dự toán với cơ quan tài chính chỉ thực hiện vào năm

đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo chỉ tiến hành khi địa

phương có đề nghị.

34

1.2.5. Hệ thống mục lục NSNN của Việt nam

Một trong những điểm khác biệt giữa quản lý NSNN so với quản lý tài chính

của hộ gia đình, của doanh nghiệp đó là: quản lý theo mục lục NS. Hệ thống mục lục

NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách theo những tiêu thức, phương

pháp nhất định nhằm phục vụ cho công tác hạch toán, kế toán, quyết toán cũng như

kiểm soát và phân tích các hoạt động tài chính công.

Hệ thống Mục lục NSNN của Việt nam được thiết kế trên cơ sở 5 hình thức

phân loại thu, chi NSNN sau đây21

:

Phân loại theo cấp ngân sách

Phân loại theo cấp ngân sách là phân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý

NSNN cho từng cấp chính quyền, nhằm hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu,

chi NSNN theo từng cấp ngân sách; gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh,

ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.

Phân loại theo nguồn NSNN

Phân loại theo nguồn NSNN được dựa vào nguồn gốc hình thành nguồn

NSNN. Nguồn gốc hình thành nguồn NSNN được phân loại theo nguồn chi từ vốn

trong nước và nguồn chi từ vốn ngoài nước để phục vụ yêu cầu kiểm soát chi theo

dự toán.

Phân loại theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia

Đây là cách phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách cho các chương

trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng (gồm cả các

chương trình hỗ trợ của nhà tài trợ quốc tế và chương trình, mục tiêu, dự án có tính

chất chương trình do chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban

hành có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên, phạm vi thực hiện rộng, kinh phí lớn).

Phân loại theo tổ chức

Phân loại theo Chương và cấp quản lý (viết tắt là Chương) là phân loại dựa

trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền

(gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng nhằm xác

định trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với NSNN. Trong các Chương

có một số Chương đặc biệt dùng để phản ánh nhóm tổ chức, nhóm cá nhân có cùng

tính chất, nhưng không thuộc cơ quan chủ quản. Ví dụ: Các hợp tác xã của các loại

hình do cấp huyện quản lý đều được phản ánh vào Chương 756.

Phân loại theo ngành kinh tế

Phân loại theo ngành kinh tế (viết tắt là Loại, Khoản) là dựa vào tính chất hoạt

động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán thu, chi NSNN. Loại được xác

định trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp I; Khoản được xác định

21

Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hệ thống Mục lục

ngân sách Nhà nước;

35

trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp II hoặc cấp III theo phân ngành

kinh tế quốc dân nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý NSNN

Phân loại theo nội dung kinh tế

Phân loại theo nội dung kinh tế là dựa vào nội dung kinh tế (hay tính chất kinh

tế) của khoản thu, chi NSNN để phân loại vào các mục, tiểu mục; nhóm, tiểu nhóm

khác nhau.

Các Mục thu NSNN quy định trên cơ sở chế độ, chính sách thu NSNN; các

Mục chi NSNN quy định trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN.

Trong từng mục thu, chi để phục vụ yêu cầu quản lý chi tiết, quy định các tiểu mục.

Các mục thu, chi có nội dung gần giống nhau lập thành tiểu nhóm; các tiểu nhóm có

tính chất gần giống nhau lập thành nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá

NSNN.

1.3. TÀI CHÍNH XÃ

1.3.1. Nhiệm vụ của tài chính xã

Tùy theo quy mô của mỗi xã mà biên chế cho tài chính xã sẽ có số lượng

khác nhau, phổ biến các xã được biên chế 01 người, riêng các xã lớn được biên

chế 02 người trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý tài chính xã. Cho dù số lượng biên

chế tài chính xã có khác nhau, nhưng các nhiệm vụ mà tài chính xã phải đảm

nhận lại giống nhau.

Nhiệm vụ chung nhất của tài chính xã là giúp UBND xã thực hiện quản lý

nhà nước về tài chính trên địa bàn xã. Tuy nhiên, căn sứ vào nội dung, nhiệm vụ

và quy trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính nói chung, theo đó nhiệm

vụ cụ thể của tài chính xã được quy định như sau:

Thứ nhất, lập dự toán ngân sách xã và các bản kế hoạch tài chính khác của

xã hàng năm theo hướng dẫn của Phòng Tài chính – kế hoạch huyện và chỉ đạo

của Chủ tịch UBND xã. Thời gian để thực hiện nhiệm vụ này diễn ra trong

khoảng tháng 7 và hoàn thành chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.

Thứ hai, hướng dẫn các tổ chức có liên quan sử dụng vốn, kinh phí phục

vụ cho hoạt động của mỗi tổ chức đó một cách tốt nhất.

Thứ ba, lựa chọn các hình thức để huy động nguồn thu vào các quỹ tiền tệ

của nhà nước một cách kịp thời, đầy đủ và không ngừng bồi dưỡng phát triển

nguồn thu.

Thứ tư, thường xuyên kiểm tra hoạt động quản lý tài chính của các tổ

chức, cá nhân trên địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh những

hành vi chưa hợp pháp có thể phát sinh, góp phần lành mạnh hóa các hoạt động

tài chính trên địa bàn toàn xã.

Thứ năm, hạch toán một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành theo đúng chế độ kế toán ngân sách

và tài chính xã hiện đang có hiệu lực.

36

Thứ sáu, lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đầy đủ, kịp

thời cho các cơ quan, tổ chức theo quy định.

Thứ bảy, thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ

năng chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tiến trình cải cách quản lý tài

chính công ngay từ cơ sở.

1.3.2. Nội dung tài chính xã

Thực chất nội dung của tài chính nói chung là phản ánh các quan hệ kinh

tế phát sinh trong quá trình phân phối giá trị của cải xã hội giữa các chủ thể

trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa tài chính nói chung – tư cách là công cụ,

với chủ thể đích thực của nó là chính quyền nhà nước.

Theo cách tiếp cận đó, nội dung của tài chính xã hàm chứa các quan hệ

kinh tế giữa nhà nước - mà trực tiếp là chính quyền cấp xã, với các chủ thể khác

đang tồn tại, hoạt động trên địa bàn xã. Các quan hệ kinh tế trên lại được điều

chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau phù hợp với mục đích tạo

lập, sử dụng của mỗi quỹ tiền tệ. Do vậy, nội dung tài chính xã khi nhìn nhận

theo cơ chế quản lý của các quỹ tiền tệ bao gồm: ngân sách xã và các quỹ ngoài

ngân sách xã.

1.3.2.1. Ngân sách xã

Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã

Xét về nguồn gốc xuất hiện NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng,

thì các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng: Sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước và

nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho NSNN ra

đời và tồn tại. Chừng nào còn tồn tại cả 2 điều kiện trên, thì NSNN vẫn còn tồn

tại.

Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sự hợp thành

của một số cấp hành chính nhất định, và có sự phân công, phân cấp về quản lý

kinh tế, xã hội cho mỗi cấp đó. Nên cấu trúc của hệ thống NSNN ở các quốc gia

luôn bao gồm một số cấp ngân sách nhất định; trong đó ngân sách xã/vùng luôn

được coi là cấp ngân sách cơ sở.

Là một bộ phận trong hệ thống NSNN nên ngân sách xã cũng mang

những đặc trưng chung, như:

Về bản chất, ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước

với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ

tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã

được phân công, phân cấp quản lý.

Về hình thức, quá trình vận động của quỹ ngân sách xã cũng được nhìn

nhận trên hai giác độ: quá trình huy động nguồn thu; và quá trình phân phối, sử

dụng ngân sách xã (thường gọi tắt là chi). Sự nhìn nhận về hình thức của ngân

37

sách xã còn được thể hiện thông qua chu trình với các khâu: Lập, chấp hành,

quyết toán ngân sách xã mà chính quyền cơ sở ở mọi nơi đều phải tuân thủ.

Một điểm khác biệt giữa ngân sách xã với các cấp ngân sách khác trong

hệ thống NSNN, đó là: Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, lại

vừa là đơn vị sử dụng ngân sách. Đóng vai một cấp ngân sách, vì ngân sách xã

cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi như một

cấp ngân sách thực thụ. Đóng vai như một đơn vị sử dụng ngân sách, bởi xã

cũng có nhiệm vụ trực tiếp chi tiêu các nguồn kinh phí theo chế độ, tiêu chuẩn,

định mức quy định. Chính yếu tố “lưỡng tính” này của ngân sách xã lại tạo lên

những trở ngại không nhỏ cho quá trình quản lý ngân sách xã ở nước ta thời gian

qua.

Thu ngân sách xã

Thu ngân sách xã được hình thành từ 3 nguồn sau:

Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:

Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và

dành cho ngân sách xã được hưởng 100% số thu từ các khoản này. Cở sở để

hình thành các khoản thu và cho phép xã được hưởng 100% xuất phát bởi: (i) cơ

sở kinh tế của nguồn thu; (ii) và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu.

Dựa trên cơ sở kinh tế, người nào là chủ sở hữu (hoặc được giao quyền

như chủ sở hữu) các tư liệu sản xuất, thì người đó được hưởng lợi ích từ khai

thác, sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nên, các khoản thu từ đấu thầu/khoán trên

đất công ích của xã; các khoản thu do kết quả đầu tư của xã mang lại, như phí

chợ đò, bến bãi; thu kết dư ngân sách xã;… Ngoài ra, một số khoản thu được

hình thành từ quyền lựa chọn ưu tiên đầu tư của người dân hoặc người tài trợ

cũng trở thành các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%, như: thu ủng hộ,

đóng góp; và thu viện trợ trực tiếp cho xã.

Dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, thông thường những khoản

thu nhỏ lẻ, gắn liền với các hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã, thì

giao cho xã thu và hưởng 100%, như: các khoản phí, lệ phí và một số khoản thu

khác.

Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết:

Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng dựa vào cơ sở kinh tế và yêu

cầu tập trung quản lý nguồn thu. Khi dựa trên cơ sở kinh tế, những lợi ích gì

thuộc về quyền sở hữu của chính quyền nhà nước cấp trên phát sinh trên địa bàn

xã, thì chính quyền nhà nước cấp trên được hưởng; song nên có phân chia cho

cấp xã một phần để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả. Khi dựa trên yêu cầu

tập trung quản lý nguồn thu, những khoản thu lớn và tương đối ổn định thường

dành cho ngân sách cấp trên.

Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích chính quyền các

tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nâng cao tỷ lệ để lại cho ngân sách cấp xã

38

(có thể nâng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã tới 100%). Thông qua đó nhằm

phát huy quyền chủ động của chính quyền cấp xã trong quản lý kinh tế-xã hội

ngày càng cao hơn.

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

Trong hệ thống tổ chức NSNN, các cấp ngân sách có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau, và mỗi cấp đều phải đảm bảo cân đối thu – chi của mình. Tuy

nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận của

cấp ngân sách) nào không tự cân đối được, thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm

cấp bổ sung nguồn thu cho cấp ngân sách (hay bộ phận của cấp ngân sách) đó để

đảm bảo cân đối thu – chi ngay từ khâu dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ

sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Trong điều kiện nước ta hiện

nay, phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu – chi, nên ngân sách

cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ 3 cho ngân sách xã.

Chi ngân sách xã

a) Chi thường xuyên của ngân sách xã:

Chi thường xuyên của ngân sách xã là các khoản chi nhằm đảm bảo cho

sự hoạt động của chính quyền cấp xã. Thuộc phạm vi chi thường xuyên của

ngân sách xã, bao gồm:

Chi cho hoạt động quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể ở xã;

Chi sự nghiệp văn – xã;

Chi sự nghiệp kinh tế;

Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước, HĐND tỉnh quy

định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc

điểm và khả năng ngân sách địa phương.

b) Chi đầu tư phát triển:

Tập hợp các nội dung chi có liên quan đến cải tạo, nâng cấp, làm mới các

công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã, như: đường giao

thông; kênh mương tưới tiêu nước; trường học; trạm xá; các trạm thu, phát sóng

phát thanh, truyền hình; … được gọi là chi đầu tư phát triển của ngân sách xã.

Thông qua chi đầu tư phát triển của ngân sách xã mà từng bước tạo dựng cơ sở

vật chất cần thiết cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế địa phương ngay từ

cấp cơ sở.

Trong điều kiện hiện nay, phạm vi chi đầu tư phát triển của ngân sách xã,

bao gồm:

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã

không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của tỉnh;

39

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã

từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định

theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã

quản lý;

Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2.2. Các quỹ ngoài ngân sách

Các quỹ công chuyên dùng ở cấp xã

Ở cấp xã thường có các quỹ công chuyên dùng sau: (i) Quỹ quốc phòng –

an ninh; (ii) Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

Quỹ quốc phòng – an ninh22

:

Quỹ quốc phòng – an ninh là một trong những “kênh” để tạo lập nguồn

kinh phí đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của dân quân tự vệ.

Quỹ quốc phòng – an ninh được lập ở cấp xã, do cơ quan, tổ chức, cá

nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng góp để hỗ trợ cho xây dựng,

huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ và các hoạt động giữ gìn an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã.

Việc đóng góp quỹ theo nguyên tắc tự nguyện; việc quản lý và sử dụng

quỹ quốc phòng – an ninh thực hiện theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công

khai, đúng pháp luật.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương HĐND

cấp tỉnh quyết định mức đóng góp quỹ quốc phòng – an ninh; UBND cấp tỉnh

ban hành quy chế thu, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh đúng mục

đích, đúng đối tượng, hiệu quả, thiết thực”23

.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa24

:

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo

trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong

nước và ngoài nước để cùng nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp sau:

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi

chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh).

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

(gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện).

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là Quỹ Đền ơn

đáp nghĩa cấp xã).

22

Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/ 11/ 2009 23

Điều 48, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/ 6/ 2010 hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ 24

Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 Quỹ đền ơn đáp nghĩa

40

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa không thuộc NSNN, Quỹ được hạch toán độc lập,

thực hiện chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp hiện hành và báo cáo theo

quy định của pháp luật về kế toán….

Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh kinh tế-xã hội của mỗi địa phương mà mỗi

nơi còn tạo lập ra các quỹ khác, như: Quỹ khuyến học.

Nhìn chung, việc đóng góp quỹ ngoài ngân sách được thực hiện theo

nguyên tắc tự nguyện; còn quản lý và sử dụng quỹ phải công bằng, dân chủ,

công khai, đúng pháp luật. Mặc dù, việc lập ra nhiều quỹ công chuyên dùng

ngoài ngân sách xã với mục đích nhằm tận dụng tính linh hoạt trong cơ chế quản

lý của các quỹ này để huy động sự đóng góp của xã hội cho các hoạt động công

cộng hoặc tương trợ cộng đồng. Cũng nhờ vào sự linh hoạt của cơ chế quản lý

điều hành quỹ mà quá trình phân phối, sử dụng các quỹ này không bị gò vào

khuôn mẫu như quỹ ngân sách xã nên dễ thực hiện cho các xã hiện nay. Song

cũng cần phải ngăn chặn khuynh hướng lạm dụng cơ chế linh hoạt của các quỹ

ngoài ngân sách xã này để phòng ngừa nguy cơ huy động sức dân quá mức;

hoặc sử dụng lãng phí nguồn tài lực đã tập trung được vào tay chính quyền xã.

Các hoạt động tài chính khác ở cấp xã:

Ngoài quỹ ngân sách xã và các quỹ công chuyên dùng, tại xã còn phát

sinh các hoạt động tài chính khác thuộc các hoạt động mang tính sự nghiệp, như:

chợ, đò, bến bãi, giao thông, giáo dục, y tế, .v.v…

Các hoạt động tài chính khác ở cấp xã tuy rất đa dạng, nhưng quy mô của

mỗi hoạt động lại nhỏ bé và thường chưa có được một bộ phận chuyên trách để

quản lý. Chính vì vậy, công tác quản lý các hoạt động tài chính khác ở cấp xã rất

khó khăn, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà

nước ở cấp xã.

Cán bộ tài chính, kế toán ở cấp xã là người giúp UBND xã quản lý toàn

bộ các hoạt động tài chính trên địa bàn. Nên cán bộ tài chính, kế toán xã phải

tham mưu đắc lực; đồng thời lại là người trực tiếp thực thi quản lý tài chính đối

với các hoạt động có phát sinh các quan hệ tài chính ngoài ngân sách xã và các

quỹ công chuyên dùng của xã.

1.3.3. Quản lý ngân sách xã và các quỹ tài chính khác của xã

1.3.3.1 Quản lý ngân sách xã

Quá trình quản lý ngân sách xã nhất thiết phải vận hành theo 3 khâu: Lập,

chấp hành, quyết toán. Quá trình đó được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau nên

người ta thường gọi là chu trình ngân sách xã.

1.3.3.1. Quản lý các quỹ tài chính khác của xã

Quá trình quản lý các hoạt động tài chính khác của cấp xã, về nguyên tắc

cũng phải trải qua 3 khâu tương tự như đối với quản lý ngân sách xã. Nhưng tính

bắt buộc và sự tham gia của cơ quan công quyền vào quản lý hoặc giám sát sự

vận hành của các quỹ này không chặt chẽ, không thường xuyên như đối với

41

ngân sách xã. Thay vào đó, nhà nước giao quyền cho các tổ chức chịu trách

nhiệm quản lý điều hành quỹ chủ động thực hiện theo quy chế quản lý đang có

hiệu lực thi hành. Ví dụ:

Quản lý tài chính đối với Quỹ quốc phòng - an ninh tại xã:

Xác định mức đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ quốc phòng –

an ninh 1 năm thuộc về thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh.

Căn cứ vào các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng – an ninh của địa phương,

UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh.

Căn cứ Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh của UBND

tỉnh đã quy định, Ban quản lý Quỹ quốc phòng – an ninh của cấp xã tổ chức

quản lý điều hành Quỹ theo đúng Quy chế trên.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, với cơ chế phân cấp quản lý đối với Quỹ

quốc phòng – an ninh như hiện nay, thì việc quy định mức đóng góp và các quy

định cụ thể về quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh giữa các tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương khác nhau là không giống nhau.

Quản lý tài chính đối với Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:

Nguồn tài chính hình thành Quỹ Đền ơn đáp nghĩa là từ huy động đóng

góp của các tổ chức, cá nhân. Trong điều kiện hiện nay, đối tượng, phạm vi huy

động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở mỗi cấp đã được quy định rõ ràng trong “Điều lệ

quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa”, ban hành kèm theo Nghị định số

45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ. Theo Điều lệ này, cấp xã được

huy động đóng góp để tạo lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từ các đối tượng sau:

“…Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã vận động đối với những người làm việc,

học tập trên địa bàn do cấp xã trực tiếp quản lý.

Đối tượng thuộc diện vận động, đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung

ương, cấp tỉnh, cấp huyện thì không thuộc diện đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

cấp xã”25

.

Việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã được quy định rất cụ thể

cho từng nội dung gắn liền với mục đích của quỹ (xem Điều 9, Điều 10 của Điều

lệ đã chú dẫn).

Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở cấp xã do Ban Quản lý ở cấp này chịu

trách nhiệm. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở từng cấp có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo việc vận động xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp

nghĩa; kiểm tra các hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thuộc cấp mình quản

lý; bảo đảm thu, chi đúng quy định, chấp hành đúng chế độ kế toán, tài chính

hiện hành;

25

Khoản 1, Điều 8, Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

42

b) Hàng năm lập dự toán và quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa gửi

Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp trên, UBND và cơ quan tài chính cùng

cấp. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương lập dự toán và quyết toán

thu, chi gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính;

c) Tổ chức kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành.

1.4. CHU TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ

hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc

chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó

là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp

hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

1.4.1. Lập dự toán ngân sách xã

1.4.1.1. Mục tiêu lập dự toán

Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn

bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập

kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Kết

quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND xã quyết định.

Ngân sách xã được xem như chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các

mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp xã trong từng thời kỳ.

Vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và sự tham gia của người dân,

của các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp một cách hữu hiệu trong xây dựng kế

hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách xã.

Quá trình lập ngân sách xã nhằm mục tiêu:

- Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và

bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể.

- Phân bổ ngân sách phù hợp với ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã

hội cấp xã và chính sách, chế độ của Nhà nước.

- Là cơ sở cho việc quản lý thu, chi trong khâu chấp hành ngân sách cũng như

việc đánh giá, quyết toán ngân sách xã được công khai, minh bạch và bảo đảm trách

nhiệm giải trình.

1.4.1.2. Yêu cầu lập dự toán

Lập dự toán ngân sách xã phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu sau đây:

1) Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục ngân sách nhà nước, thời hạn

qui định.

2) Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

3) Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách.

43

4) Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự

án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải.

Nguyên tắc ưu tiên thực hiện các hoạt động đó là: (i) Ưu tiên cho các nhu cầu

chi cam kết trước khi xem xét các đề xuất mới; (ii) Chỉ bố trí vốn cho các dự án nằm

trong quy hoạch, đã được quyết định đầu tư và phê duyệt dự toán theo đúng trình tự

xây dựng cơ bản; (iii) Ưu tiên vốn cho các công trình cấp thiết, tác động trực tiếp đến

nhiều người, góp phần giảm nghèo bền vững và (iv) Ưu tiên chi cho các hoạt động

có đủ nhân lực, vật lực để thực hiện.

Để đáp ứng yêu cầu đó, phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính

toán tối thiểu trong dự toán, trong đó nêu rõ:

- Căn cứ xác định các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sự thay đổi thu, chi ngân

sách xã dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo; nguyên nhân của sự thay đổi;

- Danh mục ưu tiên các dự án đầu tư, các công trình và các hoạt động đề xuất

trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã năm kế hoạch chưa có nguồn lực tài

chính để làm cơ sở cho việc thảo luận lựa chọn có tiếp tục để hay loại bỏ các nhu cầu

này trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã năm kế hoạch. Nếu tiếp tục để các

nhu cầu chưa có nguồn lực tài chính ở trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã

năm kế hoạch thì giải quyết thiếu hụt về nguồn lực tài chính như thế nào? Dân đóng

góp hay đề nghị cấp trên tài trợ? Lý do tại sao? các dự án đầu tư, các công trình và

các hoạt động đề xuất đó liên hệ gì với các chỉ tiêu, mục tiêu của từng lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội đã phân tích trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã;

- Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán ngân sách xã;

1.4.1.3. Căn cứ lập dự toán

Căn cứ lập dự toán là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xác định nhiệm vụ,

quyền hạn trong quản lý NSNN và quyết định dự toán ngân sách cho từng lĩnh vực,

từng ngành, từng cấp, từng đơn vị. Để việc lập dự toán đảm bảo tính chính xác và sát

thực, cần dựa trên các căn cứ sau:

- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật

tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của xã đã

được HĐND xã thông qua.

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,

nhiệm vụ chi của ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định;

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền

lương cán bộ công chức xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể..v.v

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND huyện thông báo;

- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm trước và một số năm liền kề,

ước thực hiện ngân sách năm hiện hành.

- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kế

hoạch.

44

1.4.1.4. Quy trình lập dự toán

Quy trình chung về lập dự toán như sau:

Hướng dẫn xây dựng dự toán như sau:

Bước (1): UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho

các xã

Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và

giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể

Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã

Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán ngân sách xã

Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân

sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX

Bước (5): UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự

toán NSX

Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn

chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện

Bước (7): Phòng Tài chính huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với

các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những

năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân

sách huyện báo cáo UBND huyện.

Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã

Bước (8): UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã

Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu HĐND

xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và

quyết định dự toán ngân sách

45

Bước (10): UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng

Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện công khai dự toán

ngân sách xã trước ngày 31/12.

1.4.1.5. Phương pháp lập dự toán

Phương pháp lập dự toán ngân sách là cách thức tiến hành xây dựng thảo luận

dự toán ngân sách sao cho hiệu quả, có chất lượng.

Hiện nay có 2 phương pháp tính toán lập dự toán ngân sách xã: phương pháp

lập dự toán tổng hợp của UBND xã và phương pháp tính toán từ cơ sở. Cả hai

phương pháp này cùng tồn tại song song trong quá trình lập dự toán ngân sách xã có

tác dụng hỗ trợ, bổ xung cho nhau, đảm bảo dự toán được xây dựng chính xác, kịp

thời nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo và báo cáo cấp trên để tổng hợp trong dự

toán chung.

1) Phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã

Đây là phương pháp lập dự toán dựa trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm

tổng số thu; tổng số chi; các khoản thu chi tổng hợp theo từng lĩnh vực; bảng cân đối

thu chi tổng hợp ngân sách xã26.

Căn cứ để lập dự toán tổng hợp thông thường bao gồm:

- Chỉ thị của Chính phủ, Hướng dẫn của Bộ Tài chính, của UBND cấp tỉnh, số

kiểm tra ngân sách của huyện;

- Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội, số quyết toán và tốc độ tăng thu,

tăng chi của các năm trước, số ước thực hiện thu chi ngân sách của năm kế hoạch;

- Tình hình tăng giảm đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, biên chế cán

bộ xã và các phát sinh mới do chế độ, chính sách, các dự án mới đã được cơ quan có

thẩm quyền cho phép đưa vào năm kế hoạch.

Điều thuận lợi là UBND xã là cơ quan tổ chức thực hiện dự toán thu chi, tổng

hợp quyết toán thu chi ngân sách xã cho các tổ chức, đơn vị thuộc xã nên nắm chắc

khả năng thu, nhu cầu chi tiêu của ngân sách xã.

Có hai cách lập dự toán tổng hợp:

a) Xác định các chỉ tiêu thu chi theo ngành, lĩnh vực, sau đó lập bảng cân

đối tổng hợp thu chi ngân sách xã.

Trong cách tính và lập dự toán này thường xảy ra ba tình huống, tình huống

thứ nhất thu bằng chi, tình huống thứ hai thu nhỏ hơn chi, tình huống thứ ba thu lớn

hơn chi. Trong cả ba tình huống đều cần phải xử lý.

- Tình huống thứ nhất, tổng thu bằng tổng chi: Khi tổng hợp mà cân đối giữa

thu và chi cũng nên đặt một vài câu hỏi như tại sao lại cân đối được? Hay là do áp

đặt theo cơ cấu cân đối sẵn có trước đó?... Và tìm cách lý giải qua từng trường hợp.

26

Xem các biểu tổng hợp dự toán và quyết toán ngân sách xã tại thông tư số 60/2003/TT-BTC

46

Trước hết là soát xét lại từng chỉ tiêu thu chi qua các năm. Nếu không có gì

biến động về nhu cầu chi, tăng trưởng kinh tế cũng đều đều qua các năm, chính sách

thu không thay đổi dự toán thu chi ngân sách cân đối là điều tất nhiên. Trường hợp

có biến động tiêu cực, chi ngân sách có thêm nhu cầu mới mà dự toán thu chi ngân

sách cân đối cần được xem xét lại cả số thu lẫn số chi, có thể là do sức ép nên đã cắt

xén số chi xuống hoặc đã tích cực đẩy số thu lên quá mức. Sau khi cân nhắc lại kỹ

lưỡng mới điều chỉnh tổng số thu, tổng số chi tăng lên hoặc giảm xuống sao cho hợp

lý, chắc chắn. Cần đề phòng tư tưởng ngại khó nên kéo quy mô cân đối ngân sách

xuống thấp hoặc chủ quan duy ý chí đẩy cân đối ngân sách lên quá mức. Cả hai

trường hợp trên đều đưa ra những thông tin sai cho quyết định dự toán.

- Tình huống thứ hai, tổng số thu nhỏ hơn tổng số chi: Tình huống này đòi hỏi

chúng ta cũng xem xét cả hai vế thu chi của bảng cân đối ngân sách. Trước hết cần

xem xét đến các khoản thu, sau đó mới xem xét đến các khoản chi. Đối với vế thu ta

cũng cần có một số câu hỏi chính như:

So với thu của các năm trước thì dự toán năm nay có những khoản nào đã tính

thu tích cực? Những nguồn nào còn khả năng còn khai thác tăng thu được?

Trong các hoạt động sự nghiệp, hoạt động công ích có khoản nào còn bỏ sót?

Hay tính mức thu còn thấp chưa thu đủ chi phí?

Nếu thực sự các khoản thu đã tính toán tích cực, chắc chắn hoặc đã tính toán

thêm thu nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu chi bắt buộc chúng ta phải xem xét bố

trí lại các khoản chi sao cho cân đối thu chi ngân sách.

- Tình huống thứ ba, tổng số thu lớn hơn tổng số chi: đây là trường hợp hy

hữu mới xẩy ra khi tình hình có số thu tăng đột biến vượt nhu cầu chi bình thường so

với năm kế hoạch hoặc do người lập dự toán chưa có kinh nghiệm đẩy số thu lên quá

cao, hoặc chưa tính hết nhu cầu chi theo chế độ tiêu chuẩn định mức. Trường hợp

này đòi hỏi phải xem xét lại cả hai vế thu chi.

Cả ba tình huống trên là các trường hợp có tính phổ biến khi lập dự toán tổng

hợp từ UBND xã khi chưa triển khai lập dự toán ngân sách từ cơ sở. Sau khi thảo

luận làm việc tính toán với cơ sở, chúng ta mới có điều kiện điều chỉnh lại dự toán

tổng hợp cân đối thu chi ngân sách. Lúc này căn cứ chính cho việc cân đối thu chi

ngân sách xã là tổng số thu. Dù muốn hay không thì tổng số chi và các khoản chi

phải bố trí thấp hơn hoặc bằng tổng số thu đã được tính toán từ cơ sở.

b) Xác định tổng số thu tổng số chi của dự toán năm lập và phân bổ ngân

sách dựa trên cơ cấu thu chi ngân sách của thời kỳ ổn định từ 3 đến 5 năm và

điều chỉnh cân đối dự toán ngân sách xã.

Thực hiện theo trình tự sau:

- Bước 1: Xác tổng số chi năm kế hoạch

- Bước 2: Xử lý cân đối thu chi

Sau khi xác định được tổng số thu tổng số chi, bước tiếp theo là xử lý các cân

đối thu chi. Thông thường sẽ phát sinh các tình huống sau đây:

47

(i) Tổng số thu = tổng số chi;

(ii) Tổng số thu < tổng số chi;

(iii) Tổng số thu > tổng số chi.

Việc xử lý các tình huống này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế, dù muốn

hay không thì quy mô cân đối thu chi ngân sách năm sau phải cao hơn năm kế

hoạch, nếu bằng hoặc thấp hơn năm trước, nghĩa là mức chi tiêu của năm sau sẽ thấp

hơn năm trước, lúc này cần phải có kiến nghị giải pháp trình cơ quan có thẩm quyền

(HĐND cấp xã) hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định.

- Bước 3: Phân bổ dự toán

Sau khi xử lý cân đối thu chi ngân sách thì cần phân bổ dự toán ngân sách

theo ngành, lĩnh vực dựa trên cơ sở cơ cấu ngân sách của thời kỳ ổn định (Tỷ lệ chi

ngân sách cho từng ngành, từng lĩnh vực).

- Bước 4: Điều chỉnh cân đối thu chi

Đối chiếu với nhiệm vụ chính trị xã hội, mục tiêu định hướng của Nhà nước,

của địa phương để điều chỉnh lại cơ cấu thu chi cho sát yêu cầu thực tế.

Ưu điểm của phương pháp lập dự toán tổng hợp:

Một là, UBND xã bao quát được mọi lĩnh vực, nắm và xử lý được các tình

huống sẽ xảy ra trong thời gian tới;

Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND, chủ động, ít phụ thuộc vào

tổ chức, đơn vị hữu quan, báo cáo dự toán kịp thời theo tiến độ lập dự toán NSNN.

Nhược điểm của phương pháp lập dự toán tổng hợp:

Một là, không có sự tham gia lập dự toán rộng rãi, dễ xa rời thực tế;

Hai là, quá khái quát, không có chi tiết cụ thể, tính chứng minh thuyết phục

không cao.

Để khắc phục những nhược điểm trên, tăng cường chất lượng dự toán, chi tiết

cụ thể minh bạch từ khâu dự toán, bắt buộc phải kết hợp với phương pháp lập dự

toán từ cơ sở.

b) Phương pháp lập dự toán ngân sách xã từ cơ sở

Cơ sở ở đây bao hàm hai nghĩa: Một là, UBND xã trong việc lập dự toán phải

trao đổi, làm việc với các bộ phận chuyên môn và các đơn vị thuộc xã. Hai là, các bộ

phận chuyên môn, các đơn vị thuộc xã được phân công quản lý phải căn cứ vào

chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi và công việc được phân công để lập

dự toán thu chi của mình theo quy định. Thực chất của phương pháp lập dự toán từ

cơ sở là việc tổ chức lập dự toán ngân sách của đơn vị hành chính cấp xã từ cơ sở tập

hợp lên UBND có tính chất chi tiết theo đơn vị sử dụng ngân sách. Dự toán ngân

sách lập từ cơ sở là căn cứ cho việc quyết định, phân bổ ngân sách cho các bộ phận

chuyên môn và các đơn vị thuộc xã sau khi NS xã được HĐND quyết định

48

Phương pháp lập dự toán chi từ cơ sở tuy mất công, thời gian kéo dài nhưng

giúp nắm được nội dung công việc, đồng thời thuận lợi khi truyền đạt các chủ

trương, chính sách, chế độ, các giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính.

Cũng là dịp để các đơn vị nắm được yêu cầu, nội dung về hoạt động ngân sách trong

năm tới. Cấp trên nắm được nội dung yêu cầu cảu cấp dưới; cấp dưới hiểu được nội

dung quản lý của cấp trên thì việc triển khai thực hiện dự toán dễ dàng hơn.

1.4.1.6. Xử lý biểu mẫu trong lập dự toán ngân sách xã

Các phần sau đây sẽ mô tả những nội dung cần thiết trong các biểu mẫu.

1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo

Nội dung tiến hành:

- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao: về khối lượng, chất lượng,

thời hạn hoàn thành công việc

- Thuận lợi cơ bản trong thực hiện dự toán

- Khó khăn: nêu những khó khăn chính trong quá trình tổ chức thực hiện dự

toán đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của xã, ví dụ: làm giảm chất lượng, số

lượng dịch vụ; không thực hiện được nhiệm vụ của ngành, nợ đọng…

- Kết quả thực hiện dự toán: về các khía cạnh chấp hành chính sách, chế độ và

các quy định về tài chính, ví dụ: xã đã làm gì để thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

mức độ hiệu quả của các khoản chi tiêu? Xã có chi vượt dự toán không? Tại sao chi

vượt dự toán, tình hình nợ đọng của xã v.v…

2. Xu hướng và các vấn đề tác động đến thu, chi ngân sách xã năm kế

hoạch

Phần này cần xác định tất cả các xu hướng và vấn đề có tác động đến thu, chi

ngân sách của xã trong năm kế hoạch. Mục tiêu là làm rõ những yếu tố này đang có

ảnh hưởng, tác động đến thu, chi như thế nào. Cần mô tả tác động thực hoặc tiềm

năng của những xu hướng đó đến ngân sách. Khi thực hiện bảng biểu phân tích, cần

phải chỉ ra những tác động thu, chi cụ thể và định lượng được những tác động này.

49

Bảng 1 – Xu hướng và vấn đề có tác động ngân sách xã năm kế hoạch

Các xu hướng, chính sách Khả năng tác động đến thu, chi của xã

Kinh tế

Liệt kê các xu hướng/ vấn đề lớn về kinh tế Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

Xã hội

Liệt kê các xu hướng/ vấn đề lớn về xã hội, bao

gồm cả thay đổi về dân số và thu nhập

Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

Công việc của các bộ, các cơ quan nhà nước khác

Liệt kê các xu hướng/ vấn đề lớn về công việc của

các bộ, các cơ quan nhà nước khác có liên quan đến

địa phương-tham chiếu tới các văn bản, quyết định,

luật liên quan

Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

Chính sách và hoạt động của các tổ chức viện trợ quốc tế, phi chính phủ

Liệt kê các xu hướng/ vấn đề lớn về công việc của

các tổ chức viện trợ, các tổ chức phi chính phủ liên

quan đến địa phương

Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

Tác động môi trường

Liệt kê các xu hướng/ vấn đề lớn về môi trường tự

nhiên, ví dụ lụt lội, v.v.

Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

Chính sách và quyết định của nhà nước

Liệt kê những vấn đề lớn về kế hoạch của

tỉnh,những quyết định hoặc chính sách mới (nếu

có) của nhà nước.

Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

Khác, bao gồm cả xây dựng năng lực và thay đổi giá đầu vào

Liệt kê các xu hướng/ vấn đề lớn khác, như cải

cách lương, giá đầu vào khác, v.v.

Mô tả khả năng tác động đến thu, chi

3. Thuyết minh dự toán thu chi ngân sách xã năm kế hoạch

a) Về thu ngân sách xã

Phần này đòi hỏi mô tả tổng quan về các nguồn thu và sự thay đổi của các

nguồn này dự kiến có thể xảy ra ở năm kế hoạch so với năm báo cáo. Thuyết minh

rõ các khoản thu chính trong ngân sách xã nếu có sự thay đổi về mức thu và đối

tượng thu; nguyên nhân tăng, giảm các khoản thu này.

Số thu dự báo từ nguồn ngân sách cấp trên phải là số thu được thông báo từ

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện.

b) Về chi ngân sách xã

Trước hết cần liệt kê các ưu tiên chính của xã cho năm kế hoạch (không phải

toàn bộ các hoạt động của xã). Các ưu tiên này được tóm tắt từ Kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội của xã.

Tiếp theo cần mô tả ngắn gọn các chính sách và hoạt động đã cam kết của xã

góp phần thực hiện các ưu tiên trong Kế hoạch phát triển của xã như thế nào.

Đối với chi cam kết

50

Đưa ra đề xuất về kinh phí cho các chính sách và hoạt động hiện có, mà

những họat động này vẫn sẽ được tiếp tục trong năm kế hoạch. Yêu cầu các xã phải

liệt kê các giả định là cơ sở để đưa ra các dự báo chi phí cho các chính sách và hoạt

động đã cam kết. Kinh phí dự kiến cho các chính sách và hoạt động cam kết trong

năm kế oạch được nêu trong các bảng tính dự toán chi đầu tư và chi thường xuyên

theo mẫu trong văn bản quy định của Sở Tài chính, các giả định về chi phí cũng

được lưu ý trong phụ lục.

Lưu ý rằng kinh phí đề xuất cho các hoạt động mới hoặc các định mức tăng

thêm cho những hoạt động hiện hành nhưng chưa được các cấp chính quyền phê

duyệt không được đưa vào tổng này. Nếu xuất hiện những khoản chi mà các cơ quan

có thẩm quyền đã cam kết nhưng xã không được cấp đủ kinh phí, cần phân tích rõ

nguyên nhân của tình trạng này và tác động của nó đến số lượng, chất lượng dịch vụ,

đến các hoạt động của xã trong bảng sau:

Những dịch vụ, dự án và hoạt động đã cam kết nhưng chưa có nguồn kinh phí

(chi cam kết)

Đơn vị tính: triệu đồng

Thứ tự dịch vụ/ dự

án/hoạt động được ưu tiên

Các cam kết chưa có

nguồn

Dự kiến kinh phí

năm KH

1. (Được ưu tiên nhất)

2.

Tổng số

Đối với đề xuất mới

Cần mô tả những đề xuất mới về việc mở rộng các chính sách, hoạt động cũng

như tăng các định mức hiện nay tại xã và các dự án đầu tư phát triển đang cần các

cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức hoặc xã phải có nguồn tài chính bổ sung.

Mô tả theo thứ tự ưu tiên và mô tả ngắn gọn những công việc hoặc định mức đó sẽ

đóng góp gì cho việc thực hiện các ưu tiên của xã. Nên tách riêng các chi phí thường

xuyên và chi phí đầu tư của đề xuất mới. Phần này cũng cần làm rõ những chi phí

này sẽ được đáp ứng như thế nào, ví dụ: từ nguồn thu tăng thêm của xã, từ bổ sung

của tỉnh, huyện, tiết kiệm từ các chính sách và hoạt động khác hoặc từ các nhà tài trợ.

Các đề xuất mới và nguồn tài trợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các đề xuất mới Dự kiến kinh

phí năm KH

Gắn với ưu tiên nào của xã

Liệt kê các đề xuất mới

- Chi đầu tư

51

- Chi thường xuyên

Tổng chi phí cho các đề xuất mới

- Chi đầu tư

- Chi thường xuyên

Trừ các nguồn mà xã có thể bổ sung

(nêu rõ):

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư

Thiếu hụt vốn cho các đề xuất mới

(Liệt kê cụ thể)

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư

Khuyến nghị đối với Phòng Tài chính-Kế hoạch

Mỗi xã cần đưa ra khuyến nghị cụ thể đối với phòng Tài chính-Kế hoạch

huyện về cơ chế, chính sách, về định mức phân bổ và đặc biệt về các khoản chi đã

cam kết nhưng chưa có nguồn hoặc các đề xuất mới trong dự toán này. Liệt kê ngắn

gọn những khuyến nghị gắn với các vấn đề đã phân tích trên đây.

Phụ lục

Các mẫu biểu dự toán thu, chi ngân sách của xã do Sở Tài chính/Phòng Tài

chính-Kế hoạch huyện hướng dẫn xã lập dự toán hàng năm.

Tài liệu bổ trợ

Đây là các tài liệu làm cơ sở tính toán và thuyết minh dự toán. Nếu có được

các bảng tính toán làm cơ sở để tính chi cam kết và đề xuất mới sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho quá trình đàm phán và công khai minh bạch NSX.

Sổ tay nhật ký lập dự toán cũng là một tài liệu bổ trợ tốt. Sổ nhật ký này nhằm

ghi chép lại tình hình và số liệu và các thoả thuận, cam kết hoặc các khoản ghi nhớ

trong quá trình lập dự toán NSX. Mục đích chính của sự ghi chép này dùng để:

- Thuyết minh dự toán thu, chi ngân sách;

- Báo cáo tình hình thực hiện;

- Làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách;

- Dùng để cập nhật tình hình, số liệu có hệ thống phục vụ cho việc lập dự toán

ngân sách của các bước tiếp theo và dự toán năm sau;

52

Yêu cầu việc ghi chép nhật ký lập dự toán là rõ ràng, đầy đủ, chính xác thời

gian, địa điểm, tên chức vụ người chủ trì làm việc, nội dung thảo luận và kết luận của

người chủ trì làm việc.

1.4.2. Tổ chức chấp hành ngân sách xã

1.4.2.1. Mục tiêu, yêu cầu

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài

chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách

năm trở thành hiện thực. Do đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm tra

việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế-tài chính của

Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.

Đối với công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu cốt yếu

có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết

quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng

có biến thành hiện thực hay không là tuỳ thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Hơn

nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện

khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.

Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân sách sẽ

được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về khía cạnh tài

chính cũng như chính sách trong dự toán ngân sách. Tuy nhiên, quá trình chấp hành

ngân sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự toán ngân sách bởi lẽ kể cả

khi có dự báo tốt, những thay đổi không lường trước trong môi trường kinh tế vĩ mô

vẫn có thể xảy ra trong năm và cần được phản ánh trong quá trình điều hành ngân

sách.

Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan

trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm

tránh gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra cần giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực

hiện để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước và sử dụng

một cách hiệu quả những nguồn lực tài chính khan hiếm.

1.4.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách

UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ

và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.

Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực

tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng

hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức,

cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN. Đối

với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc

là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa KBNN, được phép

để tại xã sử dụng và định kỳ là thủ tục thu, chi ngân sách qua KBNN.

53

Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo

niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.

Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi

ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSNN.

Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các

khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng được miễn giảm hoặc hoàn trả, thì KBNN

hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền.

Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự

toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh

phí Ngân sách xã , xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện đảm bảo

nhu cầu chi

1.4.2.3. Nội dung tổ chức chấp hành chi ngân sách xã

Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ

trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ

Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá

trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc

chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.

Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ chi

tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả cho

các hoạt động theo dự toán.

Kế toán xã cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và

trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các khoản

chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực

hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.

Trường hợp không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự ưu

tiên. Trước hết là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả đầy đủ,

kịp thời;

Tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp không thể trì hoãn

được;

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ

phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm

chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.

Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm

vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết

định của mình trước pháp luật.

Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây :

- Đã có trong dự toán NSNN được giao

54

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định

- Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định

chi

- Trường hợp sử dụng kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm

trang thiết bị, phương tiện làm việc ...cần phải thực hiện đấu thầu hoặc thẩm định giá

theo quy định của pháp luật.

1.4.3. Quyết toán ngân sách xã

1.4.3.1. Khái niệm, mục đích báo cáo quyết toán

Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách.

Quyết toán ngân sách xã là việc tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện thu, chi

ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, cũng như xem

xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc huy động và sử dụng

ngân sách.

Mục đích của quyết toán NSNN là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình thu,

chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý

điều hành thu, chi cho những người quan tâm như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các

cấp, Chính phủ, các nhà tài trợ, người dân...

Quyết toán ngân sách được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học

kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân

sách những chu trình tiếp theo.

1.4.3.2. Nguyên tắc quyết toán

Về số liệu

Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ.

Số quyết toán thu NSNN là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua

Kho bạc Nhà nước;

Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch

toán chi theo quy định.

Về nội dung

Báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được

giao và theo Mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và ngân

sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu. Báo

cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ

tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.

Về trách nhiệm

Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về

tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách

nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ.

55

Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ

quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà

nước xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các

cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.

Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách

nhà nước các cấp trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân

sách.

1.4.3.3. Trình tự quyết toán ngân sách xã

Bước 1: Khóa sổ kế toán cuối năm và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

trong thời gian chỉnh lý quyết toán

Khoá sổ kế toán

Là công việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên nợ, bên có và số dư cuối

kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quĩ ...

Khoá sổ kế toán ngân sách xã cuối năm đựơc thực hiện vào thời điểm cuối

niên độ kế toán ngân sách xã tức là cuối ngày 31/12

Kết quả hoạt động của năm báo cáo được tập hợp thông qua việc khoá sổ kế

toán cuối năm là một trong những căn cứ để tiến hành lập dự toán cho những năm

ngân sách tiếp theo.

Thông qua việc khoá sổ kế toán cuối năm để đối chiếu, rà soát, phát hiện và

sửa chữa những sai sót trong quá trình hạch toán.

Chỉnh lý quyết toán ngân sách xã

Chỉnh lý quyết toán ngân sách xã là việc kế toán ngân sách xã thực hiện việc

kiểm tra rà soát và chỉnh lý lại các số liệu thu, chi ngân sách xã nhằm thoả mãn yêu

cầu hạch toán chính xác số thực thu, thực chi cuả năm ngân sách.

Trong khoảng thời gian được phép chỉnh lý quyết toán do Bộ Tài chính quy

định, kế toán phải đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế

toán. Kế toán xã phải phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch chỉnh lý quyết toán

ngân sách xã, đảm bảo số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác, khớp đúng cả tổng số và

chi tiết các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách xã đã qui định.

Bước 2: Lập báo cáo quyết toán ngân sách xã

Cuối niên độ, sau khi đã thực hiện xong việc khoá sổ kế toán và xử lý các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, kế toán

xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán ngân sách xã của năm trước. Báo cáo quyết

toán ngân sách xã phải lập theo đúng mẫu biểu do Bộ tài chính qui định; Số liệu

trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng dễ hiểu, cung cấp đầy

đủ những thông tin cần thiết cho UBND xã, HĐND xã và các cơ quan Nhà nước cấp

trên theo qui định; Nội dung trong các báo cáo quyết toán ngân sách xã phải theo

đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán theo

đúng MLNSNN ; Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải

56

thống nhất với số liệu trên các báo cáo quyết toán. Thuyết minh quyết toán năm phải

giải trình rõ được nguyên nhân đạt hay không đạt dự toán hoặc vượt dự toán được

giao theo từng chỉ tiêu thu, chi ngân sách xã. Từ đó đưa ra được những giải pháp

kiến nghị nếu có; Báo cáo quyết toán năm trước khi gửi cho HĐND xã xét duyệt và

gửi cho phòng tài chính huyện phải có đối chiếu, xác nhận số liệu của KBNN nơi

giao dịch.

Bước 3: Kiểm toán quyết toán ngân sách xã

Kiểm toán ngân sách xã là một trong những công việc của Kiểm toán nhà

nước.

Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm tra và đánh giá các thông tin liên quan tới

quá trình quản lý và sử dụng vốn của chính quyền cấp xã. Quan hệ giữa cơ quan

kiểm toán nhà nước và UBND xã là quan hệ bắt buộc theo luật định. Cơ quan kiểm

toán Nhà nước xác nhận, đánh giá và nhận xét các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo kế

toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm về các nội dung đó. Theo quy định của

Luật ngân sách Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp

của báo cáo quyết toán ngân sách xã. Thông qua kiểm toán quyết toán ngân sách nhà

nước, kiểm toán nhà nước thực hiện đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả

trong sử dụng ngân sách. Kết quả kiểm toán này được báo cáo Chính phủ, Quốc hội

và thực hiện trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán.

Bước 4: Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã

Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán năm, số liệu trên sổ sách kế toán

phải khớp đúng với số liệu của KBNN và cơ quan thu, khi đó bộ phận kế toán ngân

sách xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán ngân sách xã trình UBND xã xem xét

để gửi cho phòng tài chính huyện, đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn.

Trong trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã do HĐND xã phê chuẩn có thay

đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND xã đã gửi cho phòng tài chính huyện,

thì UBND xã phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi phòng tài chính huyện.

Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải được HĐND xã phê chuẩn kịp thời để

gửi cho phòng tài chính huyện theo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh.

HĐND xã sẽ thảo luận và ra nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã trong

kỳ họp của HĐND. Báo cáo quyết toán ngân sách sẽ phải công khai theo quy định

của Bộ Tài chính. Phòng tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết

toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu

HĐND xã điều chỉnh.

1.4.4. Cân đối ngân sách xã

Tại khoản 3, Điều 8 của Luật NSNN quy định “Về nguyên tắc, ngân sách địa

phương được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu”. Như vậy,

ngân sách xã hàng năm được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi (chi đầu tư phát

triển, công tác xã hội, quốc phòng an ninh, hoạt động Nhà nước và đoàn thể, các sự

nghiệp và các khoản chi khác theo quy định phân cấp của HĐND cấp tỉnh) không

được vượt tổng số thu các khoản thu được hưởng (gồm các khoản thuế, phí, lệ phí,

57

thu từ kết quả hoạt động tài chính khác của xã, thu viện trợ, thu bổ sung từ ngân sách

cấp trên nếu có, và các khoản thu khác đã được pháp luật quy định và sự phân cấp

của HĐND cấp tỉnh). Nghĩa là tổng số dự toán chi cả năm không được vượt quá tổng

số dự toán thu cả năm; và tổng số quyết toán chi của không được vượt tổng số quyết

toán thu cả năm. Để bảo đảm cân đối ngân sách xã cần chú ý:

Trong khâu lập dự toán NSNN:

Cần rà soát lại từng chỉ tiêu thu, chi qua sự biến động của đối tượng và mức

thu, chi qua các năm, tránh dự báo quá thấp hoặc chủ quan duy ý chí đẩy lên quá cao.

Muốn vậy, kế toán cần thảo luận với các bên liên quan trong quá trình lập dự toán

thu, chi như: cơ quan thuế, cơ quan tài chính, KBNN, các bộ phận chuyên môn và

các đơn vị thuộc xã. Lập dự toán chi từ cơ sở sẽ giúp kế toán nắm được nội dung

công việc của các bộ phận để tư vấn cho UBND xã, đồng thời truyền đạt các chủ

trương, chính sách, chế độ của Nhà nước đến các đơn vị. Bản dự toán cần thuyết

minh rõ ràng các cơ sở tính toán các con số thu, chi cũng như phân biệt rõ chi cam

kết và chi đề xuất mới để giúp HĐND xã dễ dàng thảo luận và ra quyết định ngân

sách. Để chủ động cân đối ngân sách nhà nước, dự toán chi ngân sách xã phải bố trí

khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh

đột xuất trong năm ngân sách.

Công khai dự toán ngân sách cũng là một trong những biện pháp để đảm bảo

cân đối ngân sách.

Trong tổ chức thực hiện dự toán:

UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ

và kịp thời. Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng

mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp

luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với UBND xã và công khai

kết quả thu, chi tài chính. Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và trình

chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện

chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời

Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp

thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán

nhưng không thể trì hoãn được mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp

xếp lại các khoản chi, để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó. Dự phòng ngân

sách được sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và trong trường hợp phát

sinh nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí đủ dự toán ngân sách được giao. UBND

quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch

HĐND, báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất. Việc sử dụng dự phòng ngân sách cũng

phải tuân thủ các điều kiện về chi NSNN, và quy trình cấp phát quy định theo quy

định của Luật NSNN.

Trong khâu quyết toán NSNN:

Làm tốt các công việc trong khâu quyết toán ngân sách cũng góp phần thực

hiện cân đối ngân sách. Trước khi khóa sổ cuối năm, kế toán cần đôn đốc thu nộp

58

kịp thời các khoản thu của ngân sách và làm thủ tục nộp kịp thời tại KBNN. Giải

quyết thanh toán dứt điểm các khoản liên quan đến chi ngân sách trong năm, các

khoản nợ phải thu, khoản nợ phải trả, xử lý các khoản tạm thu ngân sách còn đến

cuối năm: Về nguyên tắc, các khoản tạm thu, tạm giữ theo quyết định của các cấp có

thẩm quyền. Báo cáo quyết toán ngân sách xã cần đánh giá tình hình thực hiện dự

toán ngân sách xã và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước

và năm trước về tổng số và từng khoản thu, chi. Lý giải rõ ràng nguyên nhân tăng,

giảm số quyết toán so với dự toán đầu năm, điều này sẽ góp phần xây dựng dự toán

và điều hành dự toán năm sau có cơ sở thực tiễn hơn, tránh tình trạng bổ sung ngân

sách dẫn tới mất cân đối ngân sách xã.

1.5. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỒNG VÀ TÀI LIỆU THAM

KHẢO

1.5.1. Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài chính

2. Hệ thống tài chính ở nước ta bao gồm những bộ phận chủ yếu nào?

3. Nêu những nhiệm vụ và nguyên tắc trong quản lý nhà nước về tài chính?

4. Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước?

5. Nêu các bộ phận cấu thành của hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam?

6. Thế nào là phân cấp quản lý ngân sách? Tại sao phải phân cấp quản lý ngân

sách? Các nguyên tắc của phân cấp quản lý ngân sách.

7. Phân tích các nội dung của phân cấp quản lý ngân sách

8. Phân tích mục tiêu, yêu cầu và các căn cứ lập dự toán ngân sách xã?

9. Nêu các bước trong quy trình lập dự toán ngân sách xã và những điểm cần

chú ý khi lập dự tóan thu, dự toán chi ngân sách xã?

10. Phân tích mục tiêu, yêu cầu và các nội dung trong khâu chấp hành dự toán

ngân sách xã?

11. Nêu các nguyên tắc, trình tự quyết toán ngân sách xã?

12. Những điểm cần chú trọng trong quản lý ngân sách xã để đảm bảo thực

hiện được mục tiêu cân đối ngân sách xã?

1.5.2. Bài tập tình huống và trắc nghiệm

1. Tạo nguồn để trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản

Chiếc xe ô tô chở đoàn cán bộ dự án trung ương chúng tôi đang bon bon trên

con đường độc đạo để vào xã Thượng Ngàn, đột nhiên người lái xe phanh gấp vì

phải dừng lại trước cái “barie” dựng tạm bằng cây tre vừa được hạ xuống. Một bác

trạc 50 tuổi với vẻ mặt đôn hậu bước ra khỏi cái lều dựng tạm bên đường đề nghị anh

lái xe nộp một khoản “phí giao thông” 20.000 đồng. Sau khi giằng co về chuyện nộp

phí, cuối cùng bác tài của chúng tôi cũng đành ngậm ngùi rút tiền ra để đoàn làm

59

việc cho kịp giờ. Khi làm việc với Ủy ban nhân dân (UBND), đoàn đã phản ánh tình

hình trên với chủ tịch xã, thì được giải thích việc thu phí đường đã được Ủy ban nhân

dân xã quyết định trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã nhằm có thêm

nguồn để trả nợ cho nhà thầu đã giúp xã nâng cấp con đường vào năm ngoái.

Vấn đề thảo luận

Hãy cho biết chính quyền xã Thượng Ngàn thực hiện tạo nguồn trả nợ như

trên là đúng hay sai? Tại sao?

2. Sử dụng dự phòng ngân sách

Tại kỳ họp cuối năm của HĐND xã sau khi xem xét Báo cáo tình hình thực

hiện dự toán đến ngày 30/11,UBND xã mới chỉ sử dụng hết 4 triệu trong tổng số dự

phòng ngân sách xã là 10 triệu. HĐND xã đã quyết định thông qua Nghị quyết phân

bổ 6 triệu đồng còn lại của dự phòng ngân sách xã để sử dụng vào chi tiếp khách.

Vấn đề thảo luận

HĐND xã quyết định như vậy có đúng không ?

Tình huống 3: Phân biệt nhu cầu chi cam kết và chi đề xuất mới

Hãy phân biệt nhu cầu chi cam kết và chi đề xuất mới:

Nâng cấp trạm y tế xã, dự kiến 50 triệu đồng, đề nghị ngân sách huyện cấp

kinh phí.

Trong danh mục đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, dự kiến năm kế hoạch xây

dựng 12 phòng học cho trường trung học cơ sở của xã Việt Hà với tổng dự toán công

trình là 4 tỷ đồng với nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia.

Xây dựng nhà văn hóa thôn Yên Kiều với tổng dự toán 250 triệu đồng. Công

trình đã có quyết định đầu tư của UBND xã.

Năm kế hoạch, các đoàn thể đề xuất tăng định mức chi hoạt động từ 5 triệu

đồng lên 7 triệu đồng

Nghị quyết của Quốc hội tăng mức lương tối thiểu lên 20% so với mức lương

hiện tại trong năm kế hoạch

3. Phân cấp quản lý NSNN luôn chứa đựng hai mặt tích cực và tiêu cực?

a. Đúng b. Sai

Đáp án: a

4. Nội hàm của phân cấp quản lý NSNN bao gồm:

a- Phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi.

b- Phân cấp thẩm quyền ban hành chính sách chế độ.

c- Phân cấp nhiệm vụ trong quản lý chu trình NSNN.

d. Cả 3 yếu tố: a; b và c

Đáp án: d

60

5. Vì định mức chi tiêu của Nhà nước lạc hậu nên không cần dựa vào định

mức này để xây dựng dự toán ngân sách:

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: b

6. Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước là :

a. Tất cả bằng chuyển khoản

b. Thanh toán bằng tiền mặt

c. Không thanh toán bằng tiền mặt

d. Giảm dần thanh toán bằng tiền mặt

Đáp án: d

7. Thu ngân sách xã:

a. Không bao gồm các khoản thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá

nhân tự nguyện cho UBND xã

b. Không bao gồm các khoản thu đóng góp tự nguyện cho thôn, xóm

c. Không bao gồm khoản thu hoa lợi công sản

d. Không bao gồm các khoản thu từ quỹ đất công ích

Đáp án: b

8. Xã Lập Thạch huy động 50 ngày công lao động của người dân để làm

đường theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, kế toán xã không ghi thu ngân

sách xã

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: b

9. Khi phân bổ và giao dự toán cho các bộ phận Ủỷ ban nhân dân xã K, Tài

chính kế toán xã giữ lại 5% để phân bổ sau cho các khoản mua sắm, sửa chữa tài sản

cố định:

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: b

10. Báo cáo quyết toán năm X của Uỷ ban nhân dân xã N về thu ngân sách

nhà nước trên địa bàn do xã quản lý là: 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo số liệu của

KBNN huyện thì ngoài 120 tỷ đồng trên đây, còn có thu từ doanh nghiệp Trung

ương trên địa bàn (không giao cấp xã quản lý) là 300 tỷ đồng. Vậy số liệu của Uỷ

ban nhân dân xã N là số liệu:

61

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: a

11. Theo tinh thần Luật NSNN 2002, về cơ bản Nhà nước trung ương vẫn giữ

vai trò quyết định các loại thu như thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ, tiêu chuẩn,

định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: a

12. Thẩm quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng

cấp ngân sách ở địa phương thuộc về

a. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

b. Hội đồng nhân dân các cấp

c. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

d. Uỷ ban nhân dân các cấp

Đáp án: a

1.5.3. Tài liệu tham khảo

1. Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 1998

2. Học viện Tài chính, Giáo trình tài chính – tiền tệ, Nxb Tài chính, Hà Nội

2011

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi 2001

4. Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10

5. Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11

6. Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 về chức năng, nhiệm vụ và

cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

7. Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 về chức năng, nhiệm vụ và cơ

cấu tổ chức của NHNN Việt Nam

8. Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí

9. Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

10. Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009

11. Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004

12. Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08/3/1993 của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội

62

13. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003, Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật NSNN số 01/2002/QH11

14. Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010, Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009

15. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006, Ban hành Điều lệ quản lý

và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

63

Chuyên đề 2. QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH VÀ THU TÀI

CHÍNH KHÁC CỦA XÃ

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU TÀI CHÍNH XÃ

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu tài chính xã

2.1.1.1. Khái niệm thu tài chính xã

Một khoản thu phát sinh ở bất cứ địa điểm nào thuộc phạm vi chủ quyền của

Việt Nam đều thuộc NSNN. Tuy nhiên, do sự phân cấp quản lý thu NSNN giữa các

cấp mà hình thành các cơ chế quản lý và trách nhiệm quản lý khác nhau.

Với ý nghĩa đó thu tài chính xã có 2 mảng rõ rệt khác nhau về trách nhiệm và

cơ chế quản lý:

- Thu NSNN phát sinh trên địa bàn giao cho xã quản lý

- Thu NSNN mà cấp xã được hưởng một phần nguồn thu theo phân cấp quản

lý. Thẩm quyền quyết định nguồn thu này thuộc HĐND xã quyết định.

Tuy nhiên, xã có đặc thù vừa là một cấp ngân sách, đồng thời cũng là đơn vị

tài chính cấp cơ sở - đơn vị dự toán mang tính chất của một đơn vị sự nghiệp công,

nên cũng có những nguồn thu khác, gọi là thu tài chính khác. Với khoản thu này, xã

có trách nhiệm báo cáo HĐND để biết, HĐND không quyết định.

Với ý nghĩa đó, thu tài chính xã bao gồm:

(i) Thu ngân sách xã, chủ yếu là các loại thuế, phí, lệ phí được phân chia cho

ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật;

(ii) Các quỹ chuyên dùng tại xã;

(iii) Các khoản thu sự nghiệp tại xã; và

(iv) Thu từ hoa lợi do khai thác tài sản công thuộc phạm vi quản lý của chính

quyền xã.

Nói một cách chung nhất, thu tài chính xã là tổng hợp các khoản thu phát sinh

trong quá trình hình thành và tập trung các khoản thu nhập hợp pháp của chính

quyền cấp xã nhằm bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động của xã.

Thu tài chính xã thường bao gồm thu ngân sách xã với tư cách là một cấp

ngân sách và các khoản thu tài chính khác của xã với tư cách một đơn vị dự toán sử

dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp có thu.

Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp

cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên

tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp

luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.

64

Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí mà cấp xã được

hưởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các khoản thu khác theo quy

định của pháp luật, trong đó thuế, phí và lệ phí là những nguồn thu quan trọng.

2.1.1.2. Đặc điểm của thu tài chính xã

1) Thu tài chính xã được luật pháp quy định

Thông thường các khoản thu tài chính xã được quy định tại Luật NSNN, Nghị

định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, thu tài

chính xã còn phụ thuộc vào quy định của chính quyền cấp tỉnh thông qua việc Hội

đồng nhân dân quyết định tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện với

cấp xã.

2. Thu tài chính xã hoàn toàn không giống nhau về quy mô, phạm vi giữa các

xã (kể cả các xã trong cùng một khu vực và các giữa các xã tại những khu vực khác

nhau) xuất phát từ các hoạt động kinh tế được diễn ra trên địa bàn xã.

3. Thu tài chính xã luôn chịu tác động của các yếu tố như: đặc điểm về địa lý,

lịch sử; hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; mức thu nhập của người dân; tính minh

bạch, công khai của hoạt động tài chính và mức độ liêm chính của đội ngũ cán bộ,

công chức xã.

2.1.1.3. Vai trò của thu tài chính xã

Thu tài chính xã đảm bảo nguồn lực tài chính cho chính quyền cấp xã thực

hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Thu tài chính xã tạo điều kiện duy trì, phát triển các hoạt động sự nghiệp công

về văn hóa, y tế cơ sở, giáo dục mầm non, giao thông nông thôn,… Trên cơ sở đó

góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân địa phương trong việc thụ

hưởng các dịch vụ công trên địa bàn xã.

2.1.2. Phân loại các khoản thu tài chính xã

Các khoản thu tài chính xã có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau, tuy

nhiên do đời sống thực tiễn cũng như yêu cầu quản lý giám sát của các cơ quan quản

lý theo chức năng cho phép chúng ta lựa chọn việc phân loại theo 2 tiêu chí cơ bản là

phân loại theo tên gọi của khoản thu và phân loại theo phân cấp ngân sách (mức độ

thụ hưởng của ngân sách cấp xã).

2.1.2.1. Phân loại theo tên gọi của khoản thu

1) Các khoản thuế

Nói một cách chung nhất, thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi cá nhân hay tổ

chức phải nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của pháp luật. Đặc

điểm quan trọng nhất của thuế là tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp và tính

pháp lý cao.

65

Nghĩa vụ thuế, miễn giảm thuế do Quốc hội quy định tại các văn bản Luật,

Nghị quyết hoặc Pháp lệnh. Tùy theo đối tượng chịu thuế và chủ thể nộp thuế, pháp

luật hiện hành ở nước ta quy định các loại thuế sau đây: 27

(1). Thuế môn bài;

(2). Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XNK)

(3). Thuế giá trị gia tăng (GTGT);

(4). Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB);

(5). Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

(6). Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);

(7). Thuế tài nguyên;

(8). Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực từ 01/01/2012

(9). Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN);

(10). Thuế nhà đất (từ 2012 bị bãi bỏ và được thay bằng thuế sử dụng đất phi

nông nghiệp – SDĐPNN).

Thuế luôn phát sinh tại các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh hoặc cư trú tại những địa chỉ được xác định, trong đó có các địa chỉ cụ thể tại

địa bàn một xã nhất định. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng có đủ các loại thuế

trong danh sách trên, thí dụ thuế XNK chỉ phát sinh tại nơi có cửa khẩu quốc tế hoặc

biên giới; thuế tài nguyên chỉ phát sinh tại địa phương có tài nguyên thiên nhiên.

Theo quy định của pháp luật về thuế và NSNN thì tiền thuế phát sinh từ các tổ

chức, cá nhân đóng trên địa bàn xã đều phải được nộp tập trung vào tài khoản của

NSNN mở tại Kho bạc nhà nước. Từ tài khoản này, tiền thuế sẽ được phân chia cho

từng cấp ngân sách và tự động chuyển vào tài khoản của từng cấp thông qua các thủ

tục, quy trình do Kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định của Luật NSNN.

Luật quản lý thuế do Quốc hội ban hành đã quy định rõ việc tổ chức thu thuế

thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Thuế (đối với các loại thuế thu vào hàng hóa

xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì do ngành Hải quan quản lý thu), mà không thuộc chức

năng của chính quyền cấp xã.

Do vậy, tài chính xã chỉ tham gia vào một số khâu công việc của quy trình

quản lý thu đối với một số loại thuế phát sinh trên địa bàn xã khi và chỉ khi được Chi

cục thuế cấp huyện ủy nhiệm thông qua các “Hợp đồng ủy nhiệm thu”.

Nội dung về quản lý thuế tại xã được đề cập tại chuyên đề này chỉ đi vào

những loại thuế do cơ quan Thuế ủy nhiệm cho tài chính xã thực hiện thu.

2) Phí và lệ phí

27

Nội dung này giúp cho cán bộ xã nắm được thông tin cơ bản nhất về luật pháp

66

Khác với thuế, phí và lệ phí là những khoản thu không mang tính bắt buộc,

chỉ phát sinh khi mỗi tổ chức hoặc cá nhân được hưởng các dịch vụ hoặc công việc

hành chính mà pháp luật có quy định việc thu và nộp phí, lệ phí.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân

khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí do pháp luật quy định.

Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà

nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy

định trong Danh mục lệ phí do pháp luật quy định.

Hiện tại, trong phạm vi cả nước, ở tất cả các bộ ngành ở Trung ương và

các tỉnh, thành phố có khoảng 300 loại phí, khoản phí được phép thu do Chính

phủ quy định trong Danh mục chi tiết ban hành kèm theo Nghị định của Chính

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.28

Tuy nhiên, nguồn thu phí, lệ phí tại cấp xã chỉ bao gồm:

- Những khoản thu phí phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ tại xã như: phí

chợ, phí qua đò, phí vệ sinh (thu dọn rác),… Trong công tác quản lý, những

khoản phí này thường được hạch toán vào nguồn thu sự nghiệp của xã.

- Những khoản thu lệ phí do UBND cấp xã thực hiện các công việc quản

lý nhà nước như: lệ phí chứng thực giấy tờ; lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kết

hôn. Lệ phí trước bạ nhà đất trên địa bàn xã được phân chia giữa cấp xã với cấp

huyện nhưng việc quản lý thu lại thuộc về nhiệm vụ của chi cục thuế cấp huyện.

3) Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã

Đây là những khoản được pháp luật cho phép huy động đóng góp của

nhân dân trên nguyên tắc tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của xã như đóng

góp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, công trình thủy lợi.

4) Các quỹ chuyên dùng của xã (quỹ ngoài ngân sách)

Hiện hành, gồm có các quỹ:

- Quỹ quốc phòng an ninh (được thu theo quy định của Luật Dân quân tự

vệ (Luật số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009).

- Quỹ đền ơn đáp nghĩa (được thu theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP

ngày 28/4/2006 của Chính phủ).

- Quỹ khuyến học, các quỹ khác (được thành lập, hoạt động theo Nghị

định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động

của quỹ xã hội, quỹ từ thiện).

5) Các khoản thu từ hoa lợi tài sản công

28

Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh

phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Pháp lệnh phí và lệ phí.

67

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương mà quy mô của

nguồn thu này có thể khác nhau nhưng thường bao gồm những khoản thu từ đấu

thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý.

6) Những khoản viện trợ, đóng góp tự nguyện

Đây là những khoản thu do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tự

nguyện đóng góp hoặc viện trợ không hoàn lại cho cấp xã (có nơi có, nơi không

và không phải thời gian nào cũng có).

2.1.2.2. Phân loại theo phân cấp ngân sách

Theo cách phân loại này thì thu tài chính xã gồm có thu ngân sách xã và thu

tài chính khác của cấp xã.

1) Thu ngân sách xã

Đây là những khoản thu mà ngân sách cấp xã được hưởng trọn vẹn 100%

hoặc được phân chia theo tỷ lệ % giữa cấp xã với cấp trên theo quy định của Luật

NSNN và trong mọi trường hợp chúng phải được phản ánh vào ngân sách của xã.

a)- Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:

Bao gồm các khoản thu mà cấp xã được quyền sử dụng toàn bộ số thu được

trên địa bàn xã, đó là :

- Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách xã theo quy định;

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã;

- Thu đấu thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý;

- Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho ngân sách xã;

- Thu kết dư ngân sách xã;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

b)- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách

cấp trên:

Luật NSNN quy định dành một phần nguồn thu thuế, phí, lệ phí từ các hoạt

động kinh tế phát sinh tại địa bàn xã cho ngân sách xã được sử dụng nhằm tạo quyền

chủ động về tài chính cho cấp xã. Đây cũng là việc phân chia lợi ích để khuyến khích

xã đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn đồng thời cũng gắn trách nhiệm tăng cường

quản lý thu của các cấp. Các khoản thu phân chia theo Luật NSNN hiện hành: 29

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (từ 2011 trở về trước là thuế nhà, đất);

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;

- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ gia đình;

29

Trước đây, ngân sách xã còn được phân chia nguồn thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, từ

ngày 01/01/2009, Quốc hội đã bãi bỏ loại thuế này ngay khi Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành.

68

- Lệ phí trước bạ nhà, đất.

Các khoản thu nêu trên, ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ tối thiếu là 70%.

Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã và khả năng nguồn lực của từng địa

phương, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn

(tối đa là 100%) đối với các nguồn thu trên.

Điểm hết sức lưu ý ở đây là: các khoản thu nêu tại điểm (b) này ngân sách

cấp xã được thụ hưởng toàn bộ hoặc tỷ lệ % số thu nhưng Chi cục thuế huyện là cơ

quan chịu trách nhiệm quản lý thu. Tại những nơi thực hiện uỷ nhiệm thu cho xã thì

Tài chính xã thực hiện công việc thu theo Hợp đồng uỷ nhiệm và được hưởng kinh

phí uỷ nhiệm thu do cơ quan thuế trả.

c)- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm thu bổ sung cân đối

và thu bổ sung có mục tiêu.

- Thu bổ sung cân đối là khoản tiền chuyển nguồn cân đối từ ngân sách cấp

trên hoặc điều hoà ngân sách cho ngân sách xã trong trường hợp thu ngân sách xã bị

thiếu hụt so với nhu cầu cân đối chi các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho xã.

- Thu bổ sung có mục tiêu là khoản tiền của NSNN cấp trên hỗ trợ cho ngân

sách xã để thực hiện một số nhiệm vụ mục tiêu cụ thể. Số thu bổ sung theo mục tiêu

được xác định hàng năm và có sự thay đổi trên cơ sở nhu cầu bổ sung thêm các

nhiệm vụ mục tiêu, dựa vào kết quả thực hiện các chương trình và khả năng bố trí

của ngân sách cấp trên.

Như vậy, giữa thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu mặc dù đều bổ

sung thêm nguồn thu cho ngân sách xã song có sự khác nhau căn bản ở chỗ: thu bổ

sung cân đối dựa trên cơ sở các nhiệm vụ chi đã được phân cấp cho xã, còn thu bổ

sung có mục tiêu dựa trên cơ sở các nhiệm vụ chi theo mục tiêu được tăng thêm cho

xã và khoản chi này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách xã tùy thuộc vào kết quả

thực hiện các chương trình và khả năng bố trí của ngân sách cấp trên.

2) Thu ngoài ngân sách xã

Với cách phân loại thứ 2 (theo mức độ được hưởng của ngân sách cấp xã) thì

các nguồn thu ngoài ngân sách xã chỉ bao gồm các quỹ như Quỹ quốc phòng an

ninh, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ khuyến học.

2.1.3. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách xã

1) Tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành

- Trong một nhà nước pháp quyền XHCN, mọi hành vi của tổ chức, cá nhân

đều phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Sống, làm việc theo hiến pháp

và pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với mọi hoạt động phát sinh

trong đời sống xã hội của chúng ta. Quản lý thu ngân sách xã phải bảo đảm quán triệt

nội dung của Luật NSNN.

69

- Thu ngân sách xã liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân nơi phát sinh

nguồn thu và tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý thu đó phải tuân thủ quy định pháp

luật đối với nguồn thu đó. Thí dụ hộ quản lý nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

(thuế SDĐNN) cần tuân theo quy định của Luật thuế SDĐNN về đối tượng nộp

thuế; diện tích đất tính thuế; hạng đất và mức thu thuế trên một đơn vị diện tích đất

tính thuế; miễn, giảm thuế.

2) Công khai, minh bạch, bình đẳng

- Ngân sách xã trong mỗi một thời kỳ ngân sách, năm ngân sách cụ thể phải

bảo đảm công khai, minh bạch trước dân, bao gồm các khoản thu nào, mức bao

nhiêu, ai nộp, ai thu, thu vào đâu,… theo quy chế công khai tài chính công khai ngân

sách theo Luật NSNN.

- Nguyên tắc bình đẳng được áp dụng đối với từng khoản thu, sắc thuế. Cùng

một diện tích đất như nhau ; vị trí giống nhau thì mức thuế nộp phải tương đương

nhau. Các hộ kinh doanh cá thể có cùng quy mô, cùng ngành hàng, lĩnh vực như

nhau tạo nên mức thu nhập bình quân tháng tương được nhau thì nộp cùng một mức

thuế môn bài.

3) Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp

- Người nộp thuế hoặc các khoản thu của NS xã có quyền được hướng dẫn,

giải thích; quyền được cơ quan nhà nước cung cấp thông tin tài liệu liên quan để họ

thực hiện đúng nghĩa vụ.

- Người nộp thuế hoặc các khoản thu cho ngân sách xã có quyền yêu cầu tài

chính xã, cơ quan thuế giải thích về các căn cứ tính, ấn định mức thu, các quy định

liên quan; họ cũng có quyển khởi kiện, khiếu nại, tố cáo nếu phát hiện có các hành vi

thu sai hoặc lạm thu.

- Đối với các khoản thu phí, lệ phí trên địa bàn xã, người nộp được hưởng

dịch vụ hoặc công việc hành chính gắn với loại phí, lệ phí đó. Người nộp tiền thu đấu

giá, đấu thầu đất công ích được quyền khai thác, sử dụng đất trúng thầu theo mục

đích sử dụng, thời gian sử dụng được quy định trong phương án thầu đã công bố

công khai,…

2.1.4. Trách nhiệm của chính quyền xã trong tổ chức thu ngân sách xã

2.1.4.1. Trách nhiệm của HĐND, UBND

- HĐND xã trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân

sách hàng năm (trong đó có nội dung thu ngân sách xã) và giám sát việc thực hiện

việc thực hiện pháp luật về thuế và thu khác của ngân sách phát sinh trên địa bàn xã.

- UBND xã, trong pham vi quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế lập dự toán thu ngân sách và

tổ chức thu thuế theo Hợp đồng uỷ nhiệm thu.

+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật thuế.

70

+ Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện

pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

2.1.4.2. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn

- Hội đồng tư vấn thuế xã (HĐTVTX), phường, thị trấn do Chủ tịch UBND

cấp huyện thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế gồm đại diện của

UBND, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã; đại diện của các hộ kinh doanh; đại diện của

Chi cục thuế huyện. HĐTVTX, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ

tịch UBND cấp xã làm chủ tịch.

- HĐTVTX có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ

kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng,

hợp lý. Nội dung tư vấn được ghi trong biên bản họp của Hội đồng.

2.1.4.3. Trách nhiệm của ủy nhiệm thu thuế tại địa bàn xã, phường

- Việc ủy nhiệm thu thuế tại địa bàn xã do Chi cục trưởng Chi cục thuế cấp

huyện quyết định, sau khi tham khảo ý kiến của UBND xã phường (thường là ủy

nhiệm cho tài chính xã).

- Tài chính xã được ủy nhiệm thu có trách nhiệm tham mưu với đại diện của

Chi cục thuế trong việc lập sổ bộ thuế và thực hiện việc đôn đốc các hộ kinh doanh

nộp các khoản thuế hoặc thu ngân sách trong phạm vi được Chi cục thuế ủy nhiệm

bằng văn bản.

2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU TÀI CHÍNH XÃ

2.2.1. Nội dung quản lý thu thuế

2.2.1.1. Quản lý thu thuế môn bài

1) Phạm vi áp dụng

Thuế môn bài là một loại thuế thu hàng năm vào các cơ sở sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh có mở thêm các cửa hàng, cửa hiệu

trực thuộc thì cơ sở kinh doanh cũng phải nộp thuế môn bài cho các cửa hàng, cửa

hiệu này.

Không áp dụng thuế môn bài đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông

nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản). Chỉ thu thuế môn

bài đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp.

2) Mức thu thuế

Thuế môn bài thu hàng năm, mức thu do Chính phủ quy định bằng số tiền cụ

thể. Mức thuế môn bài áp dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể, nhóm cá nhân kinh

doanh tại địa bàn xã gồm 6 bậc thuế, tùy thuộc vào mức thu nhập bình quân 1 tháng,

thu nhập càng cao thì nộp mức thuế cao, cụ thể là:

Biểu thuế môn bài

Bậc Môn bài Thu nhập bình quân Mức thuế phải nộp

1 Cao hơn 1.500.000 đồng/tháng 1.000.000 đồng/năm

71

2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 đồng/tháng 750.000 đồng/năm

3 Trên 750.000 đến 1.000.000 đồng/tháng 500.000 đồng/tháng

4 Trên 500.000 đến 750.000 đồng/tháng 300.000 đồng/năm

5 Trên 300.000 đến 500.000 đồng/tháng 100.000 đồng/năm

6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 đồng/tháng 50.000 đồng/năm

3) Quản lý thu thuế

- Nhiệm vụ quản lý thu thuế môn bài được giao cho ngành Thuế. Tùy theo

điều kiện cụ thể của từng địa phương mà Chi cục thuế cấp huyện giao nhiệm vụ cho

Đội thuế xã, hoặc Đội thuế liên xã (vài xã có một đội) căn cứ vào tình hình hoạt động

kinh doanh tại địa phương của thực hiện việc lập sổ bộ thuế theo danh sách từng xã.

Trong sổ bộ thuế, số liệu về các hộ kinh doanh cần ghi rõ mức thu nhập bình quân

tháng và mức thuế môn bài cả năm.

- Trên cơ sở sổ bộ thuế, Đội thuế xã thực hiện việc đôc đốc hộ kinh doanh nộp

thuế tại cơ quan kho bạc nhà nước của huyện. Việc nộp thuế được quy định như sau:

+ Với các hộ kinh doanh ổn định, hàng năm khai nộp mức thuế của cả năm

ngay trong tháng 01 dương lịch.

+ Với các hộ mới ra kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì khai nộp thuế môn

bài theo mức cả năm, nếu mới ra kinh doanh từ tháng 7 trở đi thì nộp một nửa mức

thuế cả năm. Thời hạn khai nộp chậm nhất là ngày cuối của tháng đầu tiên ra kinh

doanh.

- Tại những xã mà Chi cục thuế có văn bản ủy nhiệm thu thuế cho Tài chính

xã thì Tài chính xã thực hiện việc đôn đốc, thu thuế đối với các hộ kinh doanh trong

phạm vi được ủy nhiệm.

- Trong mọi trường hợp thu/nộp thuế môn bài, đội thuế hoặc ủy nhiệm thu có

trách nhiệm cấp chứng từ nộp thuế cho người nộp thuế.

2.2.1.2. Quản lý thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

1) Phạm vi áp dụng

Thuế SDĐNN là một sắc thuế thu vào các trường hợp sử dụng đất được Nhà

nước giao để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng

thủy sản.

Việc thu thuế đang thực hiện theo Luật thuế SDĐNN ngày 10/7/1993, Pháp

lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức

diện tích ngày 15/3/1994; Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội

về miễn, giảm thuế SDĐNN.

2) Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế SDĐNN là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:

Đất trồng trọt; Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; và Đất rừng trồng.

3) Căn cứ tính thuế

72

Thuế SDĐNN được tính bằng thóc nhưng được thu bằng tiền. Căn cứ tính

thuế gồm: Diện tích đất, hạng đất tính thuế và định suất thuế tính bằng kg thóc trên

một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Trong đó:

Hạng đất

Hạng đất căn cứ vào các yếu tố: Chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu và

thời tiết, điều kiện tưới tiêu.

- Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được

chia làm 6 hạng.

- Đối với đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.

Định suất thuế (kg thóc/ha/năm):

- Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Đất hạng 1

định suất là 550 kg, đất hạng 2 là 460 kg, hạng 3 là 370, hạng 4 là 280 kg, hạng 5 là

180 kg và đất hạng 6 là 50 kg.

- Đất trồng cây lâu năm: Đất hạng 1 định suất thuế là 650 kg, đất hạng 2 là

550 kg, đất hạng 3 là 400 kg, đất hạng 4 là 200 kg và đất hạng 5 là 80 kg.

- Cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm: Bằng 1,3 lần thuế đất

trồng cây hàng năm cùng hạng: 1, 2, 3; Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng

hạng: 4, 5, 6.

- Cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần: 4% giá trị sản lượng

khai thác.

Giá thóc làm căn cứ tính thuế (giá thóc thu thuế):

Giá thóc thu thuế do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

quyết định sát giá thị trường và không được thấp hơn 10% so với giá trị thị trường

địa phương. Ở những tỉnh, thành phố, giá thóc giữa các vùng có sự chênh lệch lớn thì

giá thóc thu thuế có thể quy định cho từng huyện, quận, thị xã.

4) Miễn thuế, giảm thuế

Theo Nghị quyết 55/2010/QH12 thì việc miễn, giảm thuế SDĐNN được thực

hiện đến hết ngày 31/12/2020, cụ thể như sau:

- Miễn thuế SDĐNN đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ

nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ

lúa trong năm; diện tích đất làm muối.

- Miễn thuế SDĐNN đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được nhà nước

giao cho hộ nghèo.

- Miễn thuế SDĐNN đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất

nông nghiệp cho: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất

nông nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã, nông trường viên, lâm

trường viên nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật...

73

- Giảm 50% số thuế SDĐNN ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông

nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển

quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà

nước giao đất để sản xuất nông nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã,

nông trường viên, lâm trường viên nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của

pháp luật...

Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng

đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế SDĐNN.

5) Quản lý thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Công tác quản lý thu thuế SDĐNN được Nhà nước phân công cho ngành

Thuế, Chi cục thuế cấp huyện chịu trách nhiệm duyệt sổ bộ thuế theo từng xã và tổ

chức thực hiện công tác thu thuế cùng với sự phối hợp của UBND và các tổ chức

liên quan trong hệ thống chính trị tại địa phương.

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ khai thuế SDĐNN cho UBND xã nơi lập sổ

thuế. Đối với những hộ đã thuộc diện chịu thuế và có trong sổ bộ thuế của cơ quan

thuế từ năm trước thì không phải nộp hồ sơ khai thuế SDĐNN của năm tiếp theo.

- Nộp hồ sơ khai thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh đối với các

trường hợp: Nộp thuế SDĐNN cho diện tích trồng cây lâu năm thu hoạch một lần;

Trường hợp trong năm có phát sinh tăng, giảm diện tích chịu thuế SDĐNN.

- Hồ sơ khai thuế SDĐNN là Tờ khai thuế theo mẫu ban hành kèm theo

Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính (mẫu số 02/SDNN).

Mẫu tờ khai do Chi cục thuế cấp phát cho Đội thuế xã phường hoặc giao cho Tài

chính xã trong trường hợp ủy nhiệm thu.

- Xác định số thuế SDĐNN: Căn cứ vào sổ thuế của năm trước hoặc Tờ khai

thuế SDĐNN trong năm, Chi cục Thuế tính thuế, ra Thông báo nộp thuế gửi thông

báo qua ủy nhiệm thu.

- Thời hạn cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế SDĐNN:

+ Chậm nhất là ngày 30/4 đối với thông báo nộp của kỳ nộp thứ nhất trong

năm; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 5.

+ Chậm nhất là ngày 30/9 đối với thông báo nộp thuế của kỳ nộp thứ hai trong

năm; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31/10.

+ Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu nộp thuế một lần cho toàn bộ số

thuế cả năm thì theo thời hạn của kỳ nộp thứ nhất trong năm.

- Tổ chức thu thuế:

+ Sau khi nhận được Thông báo của Chi cục thuế huyện, Tài chính xã báo cáo

UBND xã cho ý kiến việc triển khai thu thuế, thời gian tổ chức thu, địa điểm thu.

+ Gửi Thông báo thuế đến các hộ gia đình, thông tin qua hệ thống truyền

thanh và các phương tiện phù hợp, niêm yết tại trụ sở UBND và các điểm công cộng.

74

+ Thực hiện việc thu tiền thuế theo sổ bộ (danh sách), cấp chứng từ thu cho

người nộp và định kỳ tiến hành nộp tiền thuế đã thu được vào Kho bạc nhà nước.

2.2.1.3. Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (từ năm 2012)

Thuế SDĐPNN được triển khai thực hiện từ ngày 01/01/12 theo quy định của

Luật số 48/QH12 ngày 17/6/2010. Chính phủ đã ban hành Nghị định số

53/2011/NĐ-CP ngày 01/07/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Nội dung cơ bản của chính sách thuế và quản lý thuế SDĐPNN như sau:

1) Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế SDĐPNN bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào

mục đích kinh doanh.

2) Về người nộp thuế

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế

là người nộp thuế. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

3) Về căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.

- Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với

giá của 1m2

đất. Giá của 1m2

đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 05

năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

- Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng; Trường hợp có quyền

sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính

thuế.

- Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp

dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định theo nguyên tắc: Sử dụng

nhiều đất thì nộp thuế nhiều, mức thuế suất sẽ được phân biệt theo diện tích so với

hạn mức đất ở.

Hạn mức đất ở làm căn cứ áp thuế suất để tính thuế là hạn mức giao đất ở mới

theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kể từ ngày Luật

này có hiệu lực thi hành.

75

Biểu thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(áp dụng từ 01/01/2012)

Bậc thuế Diện tích đất tính thuế (m2) Thuế suất (%)

1 Diện tích trong hạn mức 0,03

2 Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức 0,07

3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15

Mức thuế suất đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

+ Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới

mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03% trên giá đất.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì áp dụng mức thuế suất 0,03%

trên giá đất. Đất nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật sử dụng vào mục đích

kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

+ Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp

dụng mức thuế suất 0,15% trên giá đất.

+ Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức.

Việc nộp thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của

người nộp thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm.

4) Về miễn, giảm thuế30

Miễn thuế đối với các trường hợp:

1. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già

cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.

2. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn (vùng sâu, vùng xa).

3. Đất ở trong hạn mức của các trường hợp sau: Người hoạt động cách mạng

trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như

thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi

còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người

hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà

hoàn cảnh gia đình khó khăn.

4. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.

5. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực

tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.

30

Luật quy định nhiều trường hợp miễn, giảm thuế nhưng tài liệu này chỉ đề cập đến các đối tượng đang sinh

sống và sử dụng đất phi nông nghiệp ở vùng nông thôn.

76

6. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích

lịch sử - văn hoá.

7. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại

về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế thì cũng được miễn thuế.

Giảm 50% số thuế SDĐPNN cho các trường hợp:

1. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

2. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính

sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không

được hưởng trợ cấp hàng tháng;

3. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại

về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.

5) Về quản lý thuế

- Thuế SDĐPNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 trở đi và thay thế

cho Pháp lệnh thuế nhà đất. Tuy nhiên, quy trình quản lý thu thuế thì cơ bản kế thừa

các quy định trước đây. Theo đó, Chi cục thuế huyện chịu trách nhiệm tính thuế, lập

sổ bộ thuế trên cơ sở Tờ khai của hộ gia đình, cá nhân và thông tin dữ liệu được đối

chiếu với cơ quan quản lý nhà nước và đất đai tại địa phương.

- Việc thu thuế ổn định hàng năm thực hiện theo các Hợp đồng uỷ nhiệm thu;

Tài chính xã thực hiện theo hướng dẫn của Chi cục thuế huyện, và Đội thuế xã (hoặc

Đội thuế liên xã).

- Quy trình thực hiện Thông báo thuế, tổ chức thu thuế SDĐPNN được thực

hiện như áp dụng đối với thu thuế SDĐNN được nêu ở trên.

- Riêng năm 2011 và 2012, do căn cứ tính thuế có thay đổi là tính theo thuế

suất % và mức giá đất cho nên phải xây dựng sổ bộ thuế mới trên cơ sở kế thừa

nhiều nội dung của sổ bộ thuế nhà đất, kết hợp với Tờ khai về diện tích của các hộ

đối với từng thửa đất. Chi cục thuế huyện sẽ chỉ đạo Đội thuế xã phối hợp với

UBND xã, Tài chính xã thực hiện các việc:

+ Rà soát tờ khai với số liệu trong sổ địa chính xã để chốt số liệu chính thức

về diện tích đất.

+ Thông báo cho các hộ trong trường hợp có chênh lệch số liệu giữa sổ địa

chính với Sổ đỏ, tờ khai thuế.

+ Trường hợp có sự chênh lệch thì tạm lấy theo số liệu theo Sổ đỏ, sau đó báo

cáo tổng hợp các trường hợp tương tự về Chi cục thuế (tập hợp danh sách theo xã).

Trên cơ sở đó, Chi cục thuế phối hợp với Phòng Nông nghiệp – Tài nguyên môi

trường của Huyện tổ chức đo đạc vào thời điểm phù hợp.

+ Tính số thuế trên từng tờ khai rồi tổng hợp vào sổ bộ thuế chi tiết (mức thuế

của từng hộ được tính trên diện tích và mức giá đất do tỉnh quy định).

2.2.2. Nội dung quản lý thu phí và lệ phí

77

Nội dung quản lý thu phí và lệ phí đề cập tại phần này bao gồm: Quy định

về loại phí, lệ phí được phép thu; Thẩm quyền quy định mức thu; Quản lý công

tác thu và sử dụng số tiền phí, lệ phí thu được tại địa bàn xã.

2.2.2.1. Quy định về loại phí, lệ phí được phép thu

Theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam thì chỉ có Quốc

hội mới có quyền đặt ra các loại thuế và các khoản thu ngân sách. Phí, lệ phí tuy

là khoản đóng góp nhưng không phải là thuế bởi người nộp phí, lệ phí trực tiếp

được thụ hưởng một dịch vụ công, một công việc do cơ quan nhà nước phục vụ.

Tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh phí và lệ phí có giao cho Ủy ban

Thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quy định Danh mục phí

và lệ phí đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành trong phạm vi cả nước với 115

loại phí chung.

Trên cơ sở Danh mục ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí, Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ quyền quy định Danh mục chi tiết phí,

lệ phí áp dụng với các hoạt động của từng lĩnh vực cụ thể. Đến nay, trong Danh

mục chi tiết ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ có khoảng 300 chi tiết

phí và lệ phí.

2.2.2.2. Thẩm quyền quy định mức thu phí, lệ phí

Pháp lệnh phí và lệ phí quy định 3 cơ quan có thẩm quyền quy định mức

thu phí và lệ phí, đó là:

- Chính phủ quy định đối với một số loại phí, lệ phí quan trọng, có số thu

lớn, liên quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong từng

loại phí do Chính phủ quy định, Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ quy định

một số mức thu cho phù hợp với thực tế.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định đối với một số loại

phí, lệ phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên hoặc liên quan trực tiếp đến chức

năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương.

- Bộ Tài chính quy định đối với các loại phí, lệ phí còn lại.

Việc xác định mức thu phí, lệ phí cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Mức thu phí: Nguyên tắc chung là mức thu phí phải bảo đảm thu hồi

vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp. Với

những dịch vụ do Nhà nước đầu tư thì mức thu phí còn phải bảo đảm thi hành

các chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với tình

hình thực tế.

+ Mức thu lệ phí: Mức thu được ấn định trước bằng một số tiền nhất định

đối với từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích

bù đắp chi phí để thực hiện công việc thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc tế.

78

Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ phân cấp

cho HĐND cấp tỉnh được quy định 28 khoản phí và 11 khoản lệ phí phát sinh

trên địa bàn và thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.31

2.2.1.3. Quản lý thu và sử dụng số tiền thu phí, lệ phí

1) Quản lý thu

a) Những khoản phí, lệ phí được phép thu

Căn cứ vào danh mục các khoản phí, lệ phí do HĐND cấp tỉnh được quyền

ban hành như trình bày tại điểm trên cho thấy phí, lệ phí được phép thu trên địa bàn

xã không nhiều. Tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng xã, những khoản thu phí,

lệ phí có thể bao gồm:

+ Phí chợ (tại những nơi có chợ nông thôn);

+ Phí đò, phà tại những xã có song, có bến đò, phà;

+ Phí sử dụng bến, bãi, mặt nước;

+ Phí thăm quan danh lam thắng cảnh thuộc quyền quản lý của địa phương

(nếu được tỉnh, huyện phân cấp);

+ Phí an ninh trật tự;

+ Lệ phí chứng thực, chứng thư;

+ Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu.

b) Nội dung quản lý thu tại xã

- Thực hiện công khai các loại phí, lệ phí được phép thu trên địa bàn xã. Trên

cơ sở Nghị quyết của HĐND, UBND xã chịu trách nhiệm công bố những khoản phí,

lệ phí tại địa bàn xã (tên khoản phí, lệ phí; cơ quan nào quy định, quy định tại văn

bản nào,…)

- Tại các điểm thu phí, lệ phí phải niêm yết công khai các nội dung quy định

trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định thu về đối tượng nộp, mức thu,

các trường hợp miễn giảm, mẫu chứng từ thu,…

- Cấp chứng từ thu phí, lệ phí cho người nộp, thực hiện ghi vào sổ sách theo

dõi số tiền phí, lệ phí thu được;

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Chi cục thuế huyện về kết quả thu phí, tình hình

và kết quả sử dụng biên lai chứng từ thu phí.

- Thực hiện quyết toán khi hết năm về các kết quả thu phí, lệ phí trong năm,

tình hình sử dụng tiền phí để lại cho tổ chức thu, kết quả số phí, lệ phí nộp vào

NSNN

c) Quản lý việc sử dụng tiền thu được đối với đơn vị, cá nhân được xã giao

nhiệm vụ thu phí, lệ phí

31

Xem Phụ lục

79

1) Đối với lệ phí và phí thuộc ngân sách xã

Theo quy định hiện hành thì tiền thu lệ phí, phí thu được tại địa bàn xã được

quản lý, sử dụng như sau:

- Trường hợp ngân sách xã bảo đảm toàn bộ kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ

phí theo dự toán hàng năm thì phải nộp toàn bộ số phí, lệ phí thu được vào NS xã.

- Trường hợp NS xã không bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí thì

đơn vị, cá nhân làm nhiệm vụ thu được trích lại một phần trong số tiền thu được để

trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí; phần tiền phí, lệ phí còn lại phải nộp vào tài

khoản của NS xã mở tại Kho bạc nhà nước.

- Đối với những nơi mà chính quyền xã không trực tiếp thực hiện việc cung

cấp dịch vụ thì có thể thực hiện cơ chế đấu thầu quyền khai thác thu phí, bảo đảm

nguyên tắc công khai, minh bạch. Theo đó, các phương án đấu thầu hoặc giao khoán

cần xác định rõ tổng dự toán số thu được, số chi phí dự toán chi (trả tiền công, vật tư,

nhiên liệu, hao mòn công cụ, dụng cụ, máy móc, các khoản chi khác liên quan trực

tiếp đến việc thu phí), và số dự toán khoán số thu nộp vào ngân sách xã.

Ví dụ: phí qua đò, phà, phí chợ, phí sử dụng bến bãi, mặt nước,… là những

khoản thu nên tổ chức đấu thầu. Khi đã thực hiện cơ chế đấu thầu thì tổ chức, cá

nhân trúng thầu sẽ trực tiếp thu của người nộp, đồng thời trích nộp cho ngân sách xã

phần xã được hưởng hoặc số tiền cụ thể ngân sách xã được hưởng theo kết quả trúng

thầu hoặc giao khoán.

2) Đối với phí không thuộc NSNN

- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước

đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch

toán, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí là khoản thu không

thuộc NSNN (gọi tắt là phí không thuộc NSNN).

- Tiền thu phí không thuộc NSNN được xác định là doanh thu của tổ chức, cá

nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp

luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã

nộp thuế theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Nội dung quản lý các khoản thu khác của xã

2.2.2.1. Quản lý khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã

Theo quy định hiện hành thì xã được quyền huy động sức dân đóng góp

với ngân sách xã để có tiền đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao

thông, công trình thủy lợi theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Việc quản lý khoản thu này tập trung vào các việc:

- Công khai tiêu chí đóng góp, mức đóng góp (ví dụ như đóng góp theo

đầu nhân khẩu, hoặc đóng theo tiêu chí diện tích đầu sào,…)

- Lập danh sách, mở sổ sách theo dõi số tiền thực thu, có ký nhận giữ

người nộp và người thu trên chứng từ hoặc sổ sách.

80

- Cấp biên lai, chứng từ thu cho người nộp. Chuyển số tiền huy động được

vào tài khoản của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà nước.

- Công khai số tiền thu được theo danh sách bằng các hình thức phù hợp

như: niêm yết danh sách tại địa điểm phù hợp (trụ sở UNND, địa điểm sinh hoạt

thôn, bản,…); hoặc thông báo trên bản tin qua hệ thống truyền thanh,…

- Kết thúc năm ngân sách phải trình ra HĐND kết quả huy động sức dân

thông qua 2 kênh là quyết toán thu và quyết toán công trình.

2.2.2.2. Quản lý thu vào các quỹ chuyên dùng của xã

Như đã trình bày ở nội dung phân loại nguồn thu tại xã, các quỹ chuyên

dùng của xã (quỹ ngoài ngân sách) hiện hành gồm có Quỹ quốc phòng an ninh

và Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

1) Quản lý thu vào Quỹ quốc phòng an ninh

Theo quy định của Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23 tháng

11 năm 2009 thì Quỹ quốc phòng an ninh (QPAN) do các cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp đóng trụ sở tại địa bàn xã nhà, và các hộ dân đóng góp. Quỹ này

được sử dụng chi cho công tác bảo đảm QPAN ở địa phương

Nguyên tắc chung là khoản thu tự nguyện nhưng để có cơ sở thực hiện

thống nhất và phù hợp với khả năng đóng góp tại từng nơi UBND cấp tỉnh có

Quyết định về khung mức thu đóng góp vào quỹ (ví dụ từ 2.000 đồng đến 4.000

đồng/hộ/tháng).

UBND cấp xã thành lập Ban vận động để tổ chức thu vào quỹ. Quá trình

tổ chức thu phải thực hiện các công việc như: Lập danh sách thu; Mở sổ sách

theo dõi việc thu/nộp (có ký nhận của người nộp), cấp chứng từ thu; Định kỳ

tổng hợp thu chi, thực hiện công khai tài chính; Báo cáo ra kỳ họp HĐND xã về

kết quả thu, kết quả sử dụng quỹ,…

2) Quản lý thu vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa

Theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ thì

Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp Trung ương, Huyện, Xã trên cơ

sở sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng Nhà nước chăm sóc người

có công với cách mạng.

Việc Quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cũng bảo đảm các nguyên tắc như

Quỹ QPAN trên đây, nghĩa là cũng phải lập Ban vận động, giao cho tổ chức đầu

mối chịu trách nhiệm thu, mở số sách theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thu,

chi, quyết toán, báo cáo HĐND.

Nguyên tắc công khai, minh bạch là vấn đề mấu chốt nhất đối với việc

quản lý các Quỹ ngoài ngân sách xã. Vì vậy, Tài chính xã cần tham mưu giúp

UBND xã trong chỉ đạo xây dựng các Quy chế hoạt động của các quỹ, tham gia

hướng dẫn và trực tiếp chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ tài chính đối với

các Ban vận động, các tổ chức đầu mối thu và sử dụng các quỹ này.

81

Ngoài ra, theo chức năng, nhiệm vụ, tài chính xã còn thực hiện việc kiểm

tra định kỳ hoặc tham gia thanh tra theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong

trường hợp phát sinh những “vấn đề” trong việc huy động, sử dụng các quỹ này.

2.2.3.3. Quản lý thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi tài sản công

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định của Chính phủ số

60/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính thì khoản thu

từ quỹ đất công ích, tài sản công và hoa lợi công sản là khoản thu thường xuyên

của ngân sách xã.

Để bảo đảm hiệu quả, thực hiện nguyên tắc quản lý công khai, minh bạch

thì xã có thể thực hiện phương án đấu thầu thu khoán từng năm, xã không được

đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của

các năm sau. Trường hợp thật cần thiết phải thu khoán cho một số năm thì chỉ

được thu trong giới hạn số năm theo nhiệm kỳ hiện tại của HĐND, không được

thu trước thời gian của nhiệm kỳ HĐND khóa sau.

Đối với việc đấu giá quyền sử dụng đất thì nhất thiết phải thực hiện theo

các quy định của Luật đất đai.

Nội dung quản lý các khoản thu này bao gồm:

- Lập dự toán thu hàng năm căn cứ vào danh mục tài sản công, danh mục

các khoản hoa lợi, diện tích quỹ đất công và tham khảo kết quả thu các năm

trước, ước tính khả năng thu năm sau theo tình hình thị trường (nhu cầu, giá cả).

- Xây dựng phương án đấu thầu, mức giá sàn để báo cáo UBND cho ý

kiến chỉ đạo triển khai các bước tiếp theo.

- Tổ chức việc đấu thầu rộng rãi công khai theo quy trình, thủ tục của

pháp luật hiện hành về đấu thầu.

- Đôn đốc việc thu nộp vào ngân sách xã của các đối tượng trúng thầu, mở

số sách theo dõi thu nộp theo quy định.

2.2.3.4. Quản lý thu các khoản viện trợ, đóng góp tự nguyện

Đây là những khoản thu bất thường của ngân sách xã do các cá nhân, tổ

chức trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp hoặc viện trợ không hoàn lại cho

chính quyền cấp xã. Tùy thuộc vào đặc điểm địa lý, lịch sử truyền thống của

từng địa phương mà có xã có nguồn thu này nhưng nơi khác không có và không

phải năm nào cũng có.

Do tính chất của khoản thu viện trợ thường gắn với mục đích tài trợ mà

việc theo dõi, ghi chép có thể chi tiết theo từng nguồn khác nhau nhưng kết quả

cuối cùng phải được tổng hợp vào quyết toán chung của ngân sách xã.

- Đối với những khoản do cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp, viện trợ

cho UBND xã bằng tiền mặt thì tài chính xã tổ chức việc tiếp nhận, ghi vào sổ

sách kế toán và chuyển nộp vào tài khoản của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà

nước.

82

- Đối với nhưng khoản tài trợ, viện trợ mà tổ chức, cá nhân trực tiếp tài

trợ cho từng công trình, công việc cụ thể hoặc chi thẳng cho công trình thì phản

ánh vào ngân sách xã đồng thời cả thu và chi (ghi thu ngân sách xã, ghi chi cho

công việc, công trình.

- Đối với những khoản viện trợ, tài trợ bằng hiện vật thì cũng phản ánh trị

giá bằn tiền vào thu ngân sách xã. Trường hợp tổ chức đấu giá bán hàng viện trợ

thì ghi thu vào ngân sách số tiền thu được từ việc bán hàng.

2.2.4. Các quy định về quản lý ấn chỉ thuế, phí và lệ phí

2.2.4.1. Khái niệm về ấn chỉ thuế

Theo quy định hiện hành của Luật quản lý thuế, các Luật thuế và quy định của

pháp luật về kinh doanh, về kế toán thống kê thì ấn chỉ thuế là những loại ấn phẩm

được in ra theo chỉ định của các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế, thu phí,

lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.

2.2.4.2. Phân loại ấn chỉ thuế

1) Phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng : ấn chỉ thuế được chia thành

các loại sau:

- Các loại chứng từ thu tiền như: Biên lai thu thuế; Biên lai thu phí, lệ phí;

Chứng từ thu phí, lệ phí; Biên lai thu tiền phạt; Giấy nộp tiền vào NSNN bằng

chuyển khoản, bằng tiền mặt,…

- Các loại chứng từ liên quan đến hàng hóa làm căn cứ để kiểm soát thu thuế

như: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn xuất khẩu, Hóa đơn bán hàng, Các loại tem, vé, thẻ.

- Các loại sổ sách, báo cáo, mẫu biểu thống kê kế toán thuế.

- Các loại tờ khai thuế, tờ khai hải quan và phụ lục đính kèm tờ khai.

2)Phân loại theo đơn vị in, phát hành: Có các loại sau đây:

- Ấn chỉ do cơ quan thuế in hoặc đặt in để bán hoặc cấp cho các đối tượng sử

dụng như : Biên lai thu thuế, thu phí, lệ phí; Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá

nhân, Hóa đơn các loại.

- Ấn chỉ do doanh nghiệp, tổ chức tự in hoặc tự đặt in để sử dụng theo Nghị

định của Chính phủ số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn: Các loại hóa đơn

GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu, tem vé thẻ,...

- Loại ấn chỉ được công bố sẵn trên các mạng công cộng, cổng thông tin điện

tử, website của ngành thuế, ngành tài chính, gồm các mẫu biểu tờ khai thuế, các mẫu

biểu kế toán thống kê, các mẫu biểu kế toán chi tiết.

2.2.4.3. Quản lý ấn chỉ thuế tại xã

Việc quản lý các loại ấn chỉ thuế thuế, phí, lệ phí được thực hiện theo quy

định của pháp luật hiện hành, theo đó tùy theo trạng thái sử dụng mà yêu cầu và nội

dung quản lý có khác nhau, cụ thể là:

83

1) Khi chưa được xuất dùng, chưa ghi nội dung thì các loại ấn chỉ được bảo

quản trong kho, tủ hay két theo quy định. Với những loại biên lai, tem vé, thẻ có giá

trị như tiền thì yêu cầu đặt ra là phải bảo quản theo chế độ mật và an toàn. Trường

hợp để xảy ra mất mát phải quy trách nhiệm để bồi thường, xử lý tùy theo mức độ

gây ra hậu quả, thực tế có không ít trường hợp bị khởi tố hình sự do việc mất ấn chỉ

thuế đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

2) Khi ấn chỉ thuế đã được sử dụng để ghi nội dung kinh tế phát sinh, các liên

hoặc số, tờ của ấn chỉ thuế được xé rời khỏi quyển, khỏi cuống thì các liên của ấn chỉ

đó được luân chuyển, sử dụng cho các mục đích theo quy định và được bảo quản,

lưu trữ trong một thời gian khá dài theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê

(5 đến 15 năm tùy loại). Lúc này, ấn chỉ thuế là chứng từ bắt buộc để ghi sổ kế toán,

lập hồ sơ quyết toán, chứng từ để chứng minh người nộp đã hoàn thành nghĩa vụ với

nhà nước.

3) Đối với các loại ấn chỉ là các mẫu biểu, tờ khai, phụ lục được tải từ các

mạng, hoặc xã tự mua từ các hiệu sách, các cơ sở in ấn phát hành thì Tài chính xã

chủ động, không bị ràng buộc khi chưa có số liệu được phản ánh trên đó. Tuy nhiên,

khi đã có các thông tin trên đó thì những mẫu biểu, tờ khai trở thành các chứng từ kế

toán và được quản lý sử dụng theo quy định về quản lý chứng từ kế toán.

4) Đối với những loại ấn chỉ mà Tài chính xã được Chi cục thuế huyện cấp

hoặc bán như Biên lai thu thuế, Biên lai thu phí, lệ phí thì việc quản lý tại xã thực

hiện theo quy trình sau đây:

(i) Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Tài chính xã liên hệ với Chi cục thuế để

nhận các ấn chỉ thuế do Nhà nước độc quyền phát hành (bin lai thutheo hướng dẫn

của Chi cục thuế cấp huyện. Có sổ mua/cấp phát ấn chỉ thuế của xã để Chi cục thuế

ghi số theo dõi từng lần mua/nhận trên sổ này.

(ii) Xuất dùng các loại Biên lai thu thuế, phí, lệ phí cho bộ phận hoặc cá nhân

trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý thu thuế, phí và lệ phí tại xã. Nguyên tắc là xuất dùng

theo định kỳ, sát với yêu cầu sử dụng, nói chung nên phát từng quyển, hết quyển này

phát quyển khác. Việc xuất dùng phải có ký nhận giữ người giao, người nhận trên số

lưu hoặc biên bản gia nhận, trong đó ghi rõ sê-ri, loại ấn chỉ, ký hiệu và dải số (từ số

nào đến số nào).

(iii) Thực hiện đối chiếu số thu và thanh toán ấn chỉ thuế định kỳ giữa Tài

chính xã với bộ phận sử dụng, trên cơ sở đó, Tài chính xã thực hiện tổng hợp báo cáo

tình hình sử dụng ấn chỉ thuế với Chi cục thuế huyện theo định kỳ hàng tháng hoặc

hàng quý. Trường hợp Tài chính xã làm đầu mối thu thì cũng phải định kỳ tự đối

chiếu để lên báo cáo sử dụng ấn chỉ nộp Chi cục thuế.

(iv) Trong mọi trường hợp có sự thay đổi nhân sự của Tài chính xã thì phải

thực hiện việc kiểm kê, bàn giao ấn chỉ thuế về số lượng, chủng loại hiện còn chưa

sử dụng, đã sử dụng, số hỏng chờ thanh hủy. Biên bản bàn giao giữa người giao với

người nhận ấn chỉ thuế phải có đủ chữ ký của 2 bên và người chứng kiến (thường là

đại diện UBND cấp xã nhiệm kỳ mới).

84

2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THU TÀI CHÍNH XÃ

Quản lý thu tài chính xã bao gồm quản lý thu ngân sách xã và quản lý thu tài

chính cấp xã khác.

Quản lý NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng đều có chu trình giống

nhau, đó là quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Do đó để quản lý ngân

sách xã hiệu quả thì các cấp chính quyền xã phải tổ chức quản lý các hoạt động kinh

tế, tài chính có liên quan đến thu NSNN và thu chi ngân sách xã, từ khâu lập và

quyết định dự toán; tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách; kiểm tra, giám sát, kế toán,

quyết toán, kiểm toán và công khai ngân sách xã.

2.3.1. Lập dự toán thu ngân sách xã

2.3.1.1. Quy trình lập dự toán thu ngân sách xã

Quy trình lập dự toán ngân sách là các bước công việc mà chính quyền cấp xã

phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành trong công tác lập dự toán ngân

sách xã.

Hiện nay, theo quy định của luật pháp, thời kỳ ổn định của một cấp ngân sách

từ 3-5 năm. Vì vậy, quy trình lập dự toán ngân sách xã có hai quy trình lập dự toán:

lập dự toán của năm đầu thời kỳ ổn định và lập dự toán của các năm trong thời kỳ ổn

định.

Việc lập dự toán thu ngân sách xã được tiến hành theo các bước dưới đây:

- UBND xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán

các khoản thu NSNN trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).

85

- Các đơn vị thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và

chính sách, chế độ, quy định hiện hành lập dự toán thu, chi của đơn vị mình.

- UBND xã tổng hợp, lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã báo cáo

Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét, gửi UBND huyện và Phòng Tài

chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do UBND cấp tỉnh quy định.

- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc

với UBND xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố

trí cân đối chung của NSĐP. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phòng

Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi UBND

xã có yêu cầu.

- Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm

vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán xã,

phương án phân bổ ngân sách xã trình HĐND xã quyết định. Sau khi dự toán được

HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện, Phòng Tài chính huyện,

đồng thời thông báo công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ

công khai tài chính và NSNN.

2.3.1.2. Phương pháp lập dự toán thu ngân sách xã

Các bước lập dự toán thu ngân sách xã (NSX) được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định các nguồn thu NSX năm kế hoạch

Nguồn thu của xã được xác định căn cứ vào việc phân cấp nguồn thu32 trong

từng thời kỳ.

Nguồn thu của NSX ở năm kế hoạch (năm X+1) có thể thay đổi so với năm

báo cáo (năm X) trong trường hợp phân cấp ngân sách tại địa phương do HĐND tỉnh

quyết định có thay đổi hoặc có các nguồn thu mới hay nguồn thu hiện hành được các

cấp có thẩm quyền bãi bỏ trong năm kế hoạch. Ngoài ra, xã có thể thảo luận và quyết

định thêm các nguồn thu đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã, các hoạt động

tài chính khác của xã, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Xác định dự toán thu NSX năm kế hoạch

Nguồn thu NSX bao gồm:

1) Các khoản thu NSX được hưởng 100%;

2) Các khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ % phân chia

3) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Phương pháp xác định dự toán các khoản thu NSX được hưởng 1

32 Luật NSNN năm 2002 cho xã, được cụ thể ở Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 và quyết

định phân cấp nguồn thu ngân sách của HĐND tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách (ví dụ: thời kỳ 2011-2015).

86

Xác định dự toán các khoản thu NSX được hưởng 100% bằng cách xác định

dự toán từng khoản thu và sau đó cộng dự toán của tất cả các khoản thu. Dự toán của

từng khoản thu NSX được hưởng 100% được xác định như sau:

Dự toán từng

khoản thu NSX

năm (X+1)

=

Ước thực hiện từng

khoản thu NSX năm

báo cáo X

+

Số chênh lệch tăng (hoặc giảm) dự

toán từng khoản thu NSX năm (X+1)

so với ước thực hiện năm báo cáo X

Xác định số ước thực hiện thu NSX năm báo cáo X dựa vào báo cáo tình

hình thực hiện thu NSX 6 tháng đầu năm và ước thực hiện thu NSX 6 tháng cuối

năm báo cáo X.

Xác định số ước thực hiện thu NSX 6 tháng cuối năm báo cáo X cần phải bám

sát vào dự toán thu NSX của năm báo cáo, tình hình thực hiện thu NSX 6 tháng đầu

năm, dự kiến tình hình KTXH và kế hoạch KTXH 6 tháng cuối năm báo cáo.

Số chênh lệch tăng (hoặc giảm) dự toán từng khoản thu NSX năm (X+1) so

với ước thực hiện năm báo cáo X chịu tác động của hai nhân tố là đối tượng thu và

mức thu với 3 trường hợp cụ thể sau: (i) Chỉ do thay đổi đối tượng thu, (ii) Chỉ do

thay đổi mức thu, và (iii) Do cả đối tượng thu và mức thu đều thay đổi.

Căn cứ xác định số đối tượng thu hay mức thu tính cho một đối tượng thu

năm (X+1) dựa vào các văn bản sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới thay thế cho các

văn bản đang có hiệu lực thi hành năm báo cáo quy định về các khoản thu (thuế, phí,

lệ phí, các khoản đóng góp...). Kế toán xã cũng cần phối hợp với các bộ phận thống

kê xã, cơ quan thuế, cán bộ ủy nhiệm thu (nếu có) và hội đồng tư vấn thuế xã tính

toán các khoản thu ngân sách xã.

Ví dụ: Năm X, xã Tiến Bộ có 10 ha đất công ích cho thuê với giá cho thuê 1

ha là 12 triệu đồng; dự kiến năm (X+1), giá cho thuê 1 ha là 15 triệu đồng. Với ví dụ

này, số thu về đất công ích năm (X+1), thay đổi so với năm X là do mức thu tính cho

1 ha thay đổi tăng 3 triệu đồng (= 15 triệu đồng/ha – 12 triệu đồng/ha), còn đối tượng

thu giả định không đổi và là 10 ha. Vậy số chênh lệch dự toán thu NSX của khoản

thu này năm (X+1), so với số ước thực hiện năm X được xác định như sau:

Số chênh lệch dự toán thu NSX từ quỹ đất công

ích năm (X+1) so với ước thực hiện năm X = (15 tr-12 tr) 10 ha = 30 triệu

Riêng thu NSX từ các khoản thu viện trợ trực tiếp cho xã là các khoản thu

dưới dạng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức cá nhân viện trợ không hoàn lại cho xã.

Căn cứ vào các điều khoản của các dự án và các cam kết đã có, kế toán xã tính toán,

xác định số thu từ tài trợ, viện trợ để lập dự toán thu các khoản thu này và tổng hợp

vào dự toán thu NSX năm kế hoạch.

Phương pháp xác định dự toán các khoản thu NSX được hưởng theo t lệ

Xác định dự toán các khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ % phân chia

bằng cách xác định dự toán từng khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ %, rồi cộng

dự toán của tất cả các khoản thu đó.

Cách xác định dự toán của từng khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ %

phân chia như sau:

87

Dự toán thu NSX năm

(X+1) của từng khoản

thu phân chia theo tỷ

lệ %

=

Ước thực hiện thu

NSX năm X của

từng khoản thu phân

chia theo tỷ lệ %

+

Số chênh lệch tăng (hoặc giảm) dự

toán thu NSX năm (X+1) so với

ước thực hiện năm X của từng

khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

Việc xác định số ước thực hiện từng khoản thu ngân sách năm X và số chênh

lệch tăng (hoặc giảm) dự toán từng khoản thu ngân sách năm X+1 so với số ước thực

hiện năm X của từng khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia

tương tự như cách xác định đối với các khoản thu NSX được hưởng100%.

Tỷ lệ % NSX được hưởng từ từng khoản thu ngân sách phân chia theo tỷ lệ %

được xác định căn cứ vào quyết định về phân cấp nguồn thu cho NSX của HĐND

tỉnh.

Phương pháp xác định dự toán các khoản thu NSX bổ sung từ ngân sách

cấp trên

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm: Thu bổ sung cân đối ngân sách

và bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho NSX.

Số bổ sung cân đối NSX được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân

sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm theo quyết định của Chủ tịch UBND

huyện.

Số thu bổ

sung cân đối

NSX

=

Tổng chi

trong cân đối

NSX

-

Tổng thu cân đối NSX từ các khoản thu 100% và

các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm

phần NSX được hưởng

Số thu bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho NSX được xác định

hàng năm và xã phải sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu quy định.

Kế toán xã căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan, số kiểm tra dự toán

ngân sách theo từng mục tiêu do huyện thông báo để xác định dự toán các khoản thu

bổ sung có mục tiêu.

Riêng dự toán thu bổ sung để thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp

trên ban hành có hiệu lực trong năm kế hoạch mà chưa được bố trí trong dự toán

NSX của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách thì phải căn cứ vào các quy định về đối

tượng chi, mức chi, các nguồn bảo đảm cho việc thực hiện các văn bản chính sách

chế độ mới đó để xác định.

2.3.2. Chấp hành dự toán

2.3.2.1. Tổ chức thu ngân sách xã

Yêu cầu

UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ

và kịp thời. Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu

của cơ quan thu lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt)

gửi đến KBNN.

Căn cứ thu:

88

- Luật pháp và chế độ thu;

- Dự toán thu năm, dự toán quý được giao.

- Các khoản thu theo hợp đồng thầu, khoán (nếu có) trong đó có thể được thu

một lần cho nhiều năm, nhưng không quá thời hạn nhiệm kỳ của HĐND đã quyết

định dự toán thu, chi ngân sách xã.

2.3.2.2. Tổ chức, địa điểm thu, các hình thức nộp và luân chuyển chứng

từ

UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ

và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.

Đối với các khoản thu theo Hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký với cơ quan thuế:

Tài chính xã căn cứ vào sổ bộ thuế (danh sách) do cơ quan thuế lập để triển khai thu

tại các địa điểm thuận lợi, định kỳ lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN.

Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, các khoản thu do

UBND xã thu về nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với

các xã ở xa KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân

sách qua KBNN. Các xã cần phải lưu ý không để tiền mặt tồn ở xã vượt quá mức

quy định của KBNN.

Đối với số thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã, làm thủ tục

rút dự toán tại KBNN theo dự toán được giao và theo tiến độ sử dụng.

Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực

tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng

hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức,

cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN.

Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo

niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.

Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi

ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSNN.

Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các

khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng được miễn giảm hoặc hoàn trả, thì KBNN

hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền.

Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự

toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh

phí Ngân sách xã, tài chính xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện

đảm bảo nhu cầu chi.

2.3.2.3. Một số tình huống thường xảy ra cần xử lý:

- Số thu phát sinh không khớp với sổ sách kế toán của đối tượng nộp.

89

- Số thu tồn đọng.

- Xử lý số thu kết dư quan điểm khác nhau giữa xã với KBNN hoặc của đơn

vị.

- Hoàn trả khoản thu nộp ngân sách xã.

- Các tình huống khác.

Công chức tài chính, kế toán xã phải rà soát, đối chiếu, báo cáo UBND xã xử

lý từng trường hợp theo chế độ quy định.

2.3.3. Quyết toán thu ngân sách xã

Quyết toán thu ngân sách xã là công việc cuối cùng của chu trình quản lý đối

với một năm ngân sách, gồm một số nội dung chính sau đây:

- Trách nhiệm lập, báo cáo quyết toán thu ngân sách xã: UBND xã có trách

nhiệm lập quyết toán đầy đủ số thu ngân sách thuộc phạm vi quản lý của xã.

- Tiến hành đối chiếu số thu ngân sách xã:

+ UBND xã, KBNN và cơ quan thu xử lý số tạm thu, tạm giữ theo chế độ quy

định;

+ Thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu ngân sách

các cấp thuộc phạm vi quản lý (kể cả số thu, chi bổ sung giữa ngân sách các cấp đảm

bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết).

+ Quyết toán thu NSX phải khớp với số thực thu nộp tại KBNN nơi giao dịch.

- Xử lý sai phạm được phát hiện trong quá trình xét, thẩm định, thanh tra,

kiểm toán quyết toán thu ngân sách

Khi thẩm định, thanh tra, kiểm toán báo cáo quyết toán thu ngân sách hàng

năm, nếu phát hiện các khoản thu sai chế độ hoặc không nộp hoặc nợ động thì phải

xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

- UBND xã tổng hợp kết quả quyết toán thu gửi cơ quan tài chính cấp trên

theo chế độ quy định.

- Yêu cầu đối với Báo cáo thuyết minh quyết toán thu ngân sách xã hàng năm:

+ Giải trình rõ, chi tiết nguyên nhân tăng, giảm thu so với dự toán được cơ

quan có thẩm quyền giao;

+ Thu khác ngân sách, chi khác ngân sách;

+ Sử dụng số tăng thu của ngân sách địa phương;

+ Sử dụng thưởng vượt thu từ ngân sách cấp trên; tình hình thực hiện các

nhiệm vụ quan trọng.

- Thời hạn gửi báo cáo quyết toán thu ngân sách xã được HĐND phê chuẩn

90

+ UBND các cấp gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đến

Bộ Tài chính: trước ngày 01/10 năm sau; gửi đến cơ quan tài chính cấp trên theo thời

hạn do UBND tỉnh quy định quy định.

+ Sau khi HĐND phê chuẩn quyết toán, trong phạm vi 5 ngày, cơ quan tài

chính gửi Nghị quyết của HĐND cho cơ quan tài chính cấp trên.

+ Trường hợp Nghị quyết về quyết toán có thay đổi so với quyết toán của

UBND đã gửi, thì UBND phải gửi báo cáo bổ sung phần có thay đổi so với báo cáo

đã gửi cơ quan tài chính cấp trên.

- Quy định về mẫu biểu quyết toán thu ngân sách xã

+ Theo quy định hiện hành.

+ Hiện nay Thông tư 108 có quy định sửa 1 mẫu biểu báo cáo thu NSNN (Số

01/TC).

2.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM

KHẢO

2.4.1. Câu hỏi ôn tập

1. Nêu khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu tài chính xã

2. Các cách phân loại thu tài chính xã

3. Thế nào là thu ngân sách cố định, thu điều tiết và thu hỗ trợ, bổ sung? Nêu

các khoản thu của xã hiện có theo quy định này.

4. Trình bày trách nhiệm của chính quyền xã trong tổ chức thu ngân sách xã

5. Nêu nội dung cơ bản của quản lý một số loại thuế ở xã: thuế môn bài, thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp (áp dụng từ năm 2012).

6. Nêu những nội dung cơ bản quản lý thu phí và lệ phí

7. Trình bày các quy định về quản lý ấn chỉ thuế, phí và lệ phí

8. Trình bày công tác lập dự toán thu ngân sách xã

9. Trình bày công tác tổ chức cấp hành thu ngân sách xã ? Nêu một số tình

huống thường xảy ra cần xử lý.

2.4.2. Bài tập tình huống

1. Thu phí chợ theo phương án đấu thầu

Xã A có chợ phiên họp vào các ngày chẵn. Năm 2011 việc thu phí do Ban

quản lý chợ thực hiện theo quy định của nhà nước, với mức thu 2.000 đồng đối với

mỗi người có hàng hoá mang vào bán tại chợ. Theo số liệu báo cáo, có đối chiếu với

số sách cho thấy :

+ Tổng số tiền phí thu được của cả năm là : 35.678.000 đồng (a)

+ Tổng số chi phí (gồm tiền công, điện nước cho công tác quản lý chợ, duy trì

trật tự, vệ sinh,…) là: 32.289.000 đồng (b);

+ Số tiền nộp vào ngân sách xã là 3.389.000 đồng (c) = { (a) – (b) }.

+ Số nộp ngân sách xã tương đương 9,5% tổng số thu (c) x 100%/(a)

91

Năm 2012, HĐND xã ra Nghị quyết giao cho UBND xã tổ chức đấu thầu thu

phí chợ. UBND xã thống nhất với đề xuất của Tài chính xã với chỉ tiêu định hướng

đưa ra đấu thầu là: Số tiền thu phí tăng tối thiểu 10% so với năm trước và tỷ lệ nộp

vào NS xã tối thiểu là 9% số tiền phí chợ. Có 03 đơn vị tham gia đấu thầu với thông

số như sau:

- BQL chợ bỏ thầu bằng mức sàn nộp NS xã do Tài chính xã đề xuất.

- Hội cựu chiến binh bỏ thầu bằng mức tăng 10% so với số thực nộp NS xã

năm 2011.

- Tổ bảo vệ thôn Đông bỏ thầu bằng mức nộp NS xã 10% tổng số thu tính

theo phương án sàn do Tài chính xã đề xuất.

Vấn đề thảo luận: Tổ chức đấu thầu thế nào ?

- Số liệu làm căn cứ tổ chức đấu thầu (phương án sàn):

+ Dự kiến tổng số thu phí chợ : 35.678.000 đ x 110% = 39.245.800 đ

+ Số nộp NS xã về phí chợ (tối thiểu) : 39.245.800 x 9% = 3.532.122 đồng.

- Số nộp NS xã theo mức bỏ thầu của 03 đơn vị được tính như sau:

+ BQL chợ nhận khoán, thu nộp NS xã : 3.532.122 đồng.

+ Số bỏ thầu nhận khoán của Hội cựu chiến binh (tăng 10% so với số thực

nộp năm trước: 3.389.000 đ x 110% = 3.727.900 đồng.

+ Số bỏ thầu nhận khoán của Tổ bảo vệ thôn Đông (10% trên tổng số thu phí

chợn do Tài chính xã tính) : 10% x 39.245.800 = 3.924.580 đồng.

Như vậy, nếu các điều kiện khác là như nhau, chỉ khác nhau về mức khoán

nộp NS xã thì Tổ bảo vệ thôn Đông là người thắng thầu, sẽ nộp NS xã số tiền cao

nhất trong số trên.

2. Đấu thầu giao khoán hoa lợi ao cá

Xã B có ao cá Bác Hồ trong khuôn viên trụ sở, hàng năm nguồn thu hoa lợi

được tập trung vào NS xã. HĐND xã nhiệm kỳ 2011 – 2015 ra Nghị quyết giao cho

UBND xã tổ chức đấu thầu. Tài chính xã tham mưu với UBND phương án tổ chức

đấu thầu rộng rãi, công khai với các điều kiện là:

+ Người trúng thầu chịu toàn bộ chi phí để tổ chức nuôi cá, bảo đảm vệ sinh

môi trường, mỹ quan, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung của xã khi địa

phương có các sự kiện trong khuôn viên.

+ Mức tiền khoán nộp vào NS xã theo mức thu cố định năm 2012 tính khởi

điểm là 15 triệu đồng, mỗi năm tiếp theo tính tăng 10% so với năm trước. Người

trúng thầu nếu có mức tiền khoán nộp cao hơn người khác.

Vấn đề thảo luận: Ai trúng thầu nếu nhiều người có mức tiền nộp khoán như

nhau ? Câu trả lời theo thứ tự sau:

92

+ Nếu nhiều người bỏ thầu cùng mức khoán nộp mỗi năm thì người nào chấp

nhận nộp tiền trước sẽ là người trúng thầu.

+ Nếu nhiều người có cùng mức tiền khoán nộp mỗi năm thì ai chấp nhận nộp

trước cho nhiều năm sẽ là người trúng thầu.

+ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiền khoán nộp trước tối đa là hết năm 2015 vì từ

2016 trở đi thì nguồn thu này thuộc trách nhiệm của HĐND khoá tới (2016 – 2020).

3. Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo Hợp đồng uỷ nhiệm thu

Tài chính xã Yên Thành được Chi cục thuế huyện Yên Sơn ký hợp đồng uỷ

nhiệm thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 và được hưởng tiền thù lao

uỷ nhiệm thu theo quy định. Anh/Chị hãy cho biết đáp án đúng trong các trường hợp

Chi cục thuế đưa ra các nội dung dự thảo để ghi vào Hợp đồng:

(a). Tài chính xã chịu trách nhiệm thông báo thuế đến từng hộ và thu tiền thuế

của từng hộ theo danh sách và sổ bộ thuế do Chi cục thuế lập. Tiền thuế thu được

nhập toàn bộ vào quỹ của xã để chi tiêu (vì Nghị quyết của HĐND quy định tỷ lệ

phân chia cho xã là 100% số thuế thu được).

(b). Tài chính xã chịu trách nhiệm thông báo thuế đến từng hộ và thu tiền thuế

của từng hộ theo danh sách và sổ bộ thuế do Chi cục thuế lập. Tiền thuế thu được Tài

chính xã làm thủ tục nộp vào Kho bạc nhà nước huyện Yên Sơn.

(c). Tài chính xã chịu trách nhiệm lập sổ bộ thuế, tính thuế cho từng hộ, thông

báo thuế đến từng hộ và thu tiền thuế của từng hộ theo danh sách. Tiền thuế thu được

Tài chính xã làm thủ tục nộp cho Chi cục thuế.

Đáp án đúng: (b).

2.4.3. Tài liệu tham khảo

1. Luật ngân sách nhà nước 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

2. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003, Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật NSNN số 01/2002/QH11.

3. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

4. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

5. Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

và nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

6. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp số 23/L-CTN ngày 10/7/1993.

7. Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm

thuế sử dụng đất nông nghiệp.

8. Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

93

9. Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định

chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

10. Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/QH12 ngày 17/6/2010.

11. Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/07/2011 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

12. Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001.

13. Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

14. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

15. Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009.

16. Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010, Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009.

17. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006, Ban hành Điều lệ quản lý

và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

18. Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức,

hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

19. Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về điều

chỉnh mức thuế môn bài.

2.4.4. Phụ lục

Danh mục Phí, lệ phí tại địa phương do HĐND tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương quy định mức thu

(Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006)

A- Mức thu phí

1. Phí xây dựng;

2. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính;

3. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất;

4. Phí chợ;

5. Phí đấu thầu, đấu giá (đối với phí do cơ quan địa phương tổ chức thu);

6. Phí thẩm định kết quả đấu thầu (đối với hoạt động thẩm định do cơ

quan địa phương thực hiện);

7. Phí sử dụng đường bộ (đối với đường thuộc địa phương quản lý);

8. Phí qua cầu (đối với cầu thuộc địa phương quản lý);

9. Phí qua đò;

94

10. Phí qua phà (đối với phà thuộc địa phương quản lý);

11. Phí sử dụng cảng cá;

12. Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước;

13. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;

14. Phí thư viện (đối với thư viện thuộc địa phương quản lý);

15. Phí an ninh, trật tự;

16. Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (đối với hoạt

động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);

17. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô;

18. Phí tham quan danh lam thắng cảnh (đối với danh lam thắng cảnh

thuộc địa phương quản lý);

19. Phí tham quan di tích lịch sử (đối với di tích lịch sử thuộc địa phương

quản lý);

20. Phí tham quan công trình văn hoá (đối với công trình văn hoá thuộc

địa phương quản lý);

21. Phí dự thi, dự tuyển (đối với cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc địa phương

quản lý);

22. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với hoạt

động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);

23. Phí vệ sinh;

24. Phí phòng, chống thiên tai;

25. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới

đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ

lợi (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);

26. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới

đất (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);

27. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất (đối

với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);

28. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm

nghiệp, rừng giống (đối với hoạt động bình tuyển, công nhận do cơ quan địa

phương thực hiện).

B- Mức thu lệ phí

1. Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân (đối với hoạt động hộ

tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân do cơ quan địa phương thực hiện);

2. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt

Nam;

95

3. Lệ phí địa chính;

4. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng;

5. Lệ phí cấp biển số nhà;

6. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về

đăng ký kinh doanh, đối với:

a) Hộ kinh doanh cá thể;

b) Doanh nghiệp tư nhân;

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn;

d) Công ty cổ phần;

đ) Công ty hợp danh;

e) Doanh nghiệp Nhà nước;

g) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

i) Cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân,

dân lập; cơ sở văn hóa thông tin.

7. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực (đối với hoạt động cấp phép do

cơ quan địa phương thực hiện);

8. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất (đối

với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện);

9. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (đối với việc cấp

phép do cơ quan địa phương thực hiện);

10. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (đối với việc cấp

phép do cơ quan địa phương thực hiện);

11. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (đối với việc

cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).

96

Chuyên đề 3. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH VÀ CHI TÀI

CHÍNH KHÁC CỦA XÃ

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TÀI CHÍNH XÃ

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò chi ngân sách xã

3.1.1.1. Khái niệm

Quản lý ngân sách xã bao gồm 2 quá trình: quản lý thu ngân sách xã và quản

lý chi ngân sách xã.

Chi ngân sách xã là việc UBND xã sử dụng ngân sách được HĐND xã quyết

định hàng năm nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã

theo quy định của pháp luật.

3.1.1.2. Đặc điểm chi ngân sách xã

1) Quy mô chi ngân sách xã không lớn, nhưng nhiệm vụ chi ngân sách xã vừa

rộng vừa phức tạp

Quy mô chi của ngân sách xã ở các địa phương thường không lớn nhưng

nhiệm vụ chi ngân sách xã lại rất rộng. Có thể thấy, lĩnh vực chi ngân sách xã không

khác gì một cấp ngân sách hoàn hỉnh, không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính cho bộ

máy chính quyền cấp xã tồn tại và hoạt động nhằm thực hiện quản lý nhà nước trên

địa bàn, bao gồm các nội dung chi đầu tư, chi phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và

quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã được giao quản lý. Do đó, nhiệm vụ chi ngân

sách xã rất phức tạp.

mà còn phải đảm bảo tài chính để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và

quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã. Do đó, nhiệm vụ chi ngân sách xã rất phức tạp.

2) Xã vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, vì vậy, quản lý

chi đối với ngân sách xã vừa mang tính chất quản lý của một cấp ngân sách, vừa

mang tính chất quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách.

3.1.1.3. Vai trò của chi ngân sách xã

NSNN nói chung có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực tài

chính để phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và các hoạt động của bộ máy

nhà nước trên phạm vi cả nước.

Ngân sách xã là công cụ của chính quyền cấp xã. Vì vậy, ngân sách xã cũng

có vai trò quan trọng về nhiều mặt nhưng chỉ phát huy trong phạm vi địa bàn của xã.

Chi ngân sách xã là điều kiện quan trọng để đáp ứng các yêu cầu phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bản xã.

97

Thông qua chi ngân sách xã, chính quyền xã thực hiện các chức năng quản lý

nhà nước được giao, bao gồm cả việc duy trì trật tự ổn định xã hội, phát triển các sự

nghiệp kinh tế, văn hóa – xã hội theo phân cấp trên địa bàn. Thông qua chi ngân

sách, chính quyền xã kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh

doanh, tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý pháp luật, giữ vững an ninh, trật

tự trên địa bàn xã.

Chi ngân sách xã cho bộ máy quản lý nhà nước ở xã là cơ sở để tăng cường

hiệu quả các hoạt động của chính quyền cấp xã trong quản lý pháp luật, giữ vững

quốc phòng an ninh, trật tự trên địa bàn xã.

3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý chi ngân sách xã

3.1.2.1. Nhiệm vụ

Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của

nhà nước trên địa bàn xã; căn cứ vào các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ

quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị xã hội thì nội dung chi ngân sách xã bao

gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành

của Luật NSNN thì căn cứ vào tình hình thực tế từng địa phương, HĐND cấp tỉnh

quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách xã theo nội dung cơ bản như

sau:

1) Chi tiết theo lĩnh vực:

- Chi hoạt động các đơn vị

- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng

- Kinh phí của các tổ chức chính trị - xã hội

- Chi BHXH, BHYT

- Chi dân quân tự vệ và an toàn xã hội

- Chi xã hội, văn hóa, thông tin, TDTT

98

- Chi sự nghiệp giáo dục

- Sửa chữa, cải tạo công trình phúc lợi xã hội

- Hỗ trợ khuyến khích sự nghiệp kinh tế

- Trợ cấp cán bộ và các khoản khác

2) Chi tiết theo nhiệm vụ chi:

a) Chi đầu tư phát triển

Căn cứ vào nguồn đầu tư, chi đầu tư phát triển chia làm 2 nguồn chính:

- Nguồn đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từ nguồn

thu thuế, phí, và thu khác phân cấp cho xã và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên theo

quy định hoàn toàn phụ thuộc phân cấp của HĐND cấp tỉnh.

- Nguồn đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội huy động

đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết

định đưa vào ngân sách xã quản lý.

b) Chi thường xuyên

Chi thường xuyên được xác định bởi chính sách chế độ hoạt động của các cơ

quan Nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được phân cấp quản

lý, gồm:

1) Chi cho hoạt động của các đơn vị ở xã:

- Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;

- Phụ cấp đại biểu HĐND;

- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;

- Công tác phí;

- Chi về hoạt động, văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí

bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;

99

- Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm

việc;

- Chi khác theo chế độ quy định.

2) Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng CSVN ở xã;

3) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã (Mặt trận TQVN;

Đoàn TNCSHCM; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân) sau khi trừ các

khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).

4) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác

theo chế độ quy định.

5) Chi cho công tác dân quân tự vệ, trận tự an toàn xã hội.

- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ

và các khoản chi khác;

- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự

khác;

- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trao bảo vệ an ninh, trật tự an

toàn xã hội trên địa bàn xã;

- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.

6) Chi cho công tác bảo trợ xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể

thao do xã quản lý.

7) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp

mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ cho xã, thị trấn

quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

8) Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng

do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, cầu, đường…; riêng đối với thị trấn

100

còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tại vỉa hẻ, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công

viên, cây xanh,… (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

9) Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông,

khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.

10) Chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ cấp xã có thời gian làm việc liên tục từ

15 năm trở lên nghỉ việc và được hưởng chế độ theo quy định.

11) Các khoản chi khác ở xã theo chế độ quy định.

Theo quy định hiện hành, HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định phân cấp các

nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách trên địa bàn, bao gồm cả ngân sách cấp

xã.

3.1.2.2. Quyền hạn về quản lý chi ngân sách xã

Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN, là công cụ thực hiện các chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cấp cơ sở, với rất nhiều nội dung,

trực tiếp liên quan đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Việc quản lý ngân sách trên

địa bàn xã có liên quan đến uy tín, sự vững mạnh và phát triển của chính quyền cấp

cơ sở, liên quan đến lợi ích giữa ngân sách các cấp, là công tác kinh tế - chính trị

tổng hợp. Vì vậy, trong quá trình quản lý vừa phải tuân thủ các kỷ luật hành chính;

vừa phải sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn về kinh tế, tài chính, kế toán; vừa phải

tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra các hoạt động tài chính - ngân sách

nhưng đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính cấp trên. Việc quản

lý ngân sách cấp xã có liên quan đến nhiều cấp chính quyền, đòi hỏi cần quy định

nhiệm vụ cụ thể của từng cấp để thuận lợi trong công tác quản lý ngân sách cấp xã.

a) Ở Trung ương

Bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi NSNN trong đó có

ngân sách cấp xã;

- Ban hành định mức phân bổ NSNN (cả chi đầu tư phát triển và chi thường

xuyên) làm cơ sở để phân bổ dự toán chi cho các địa phương, tạo căn cứ để HĐND

cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách cho các cấp ngân sách địa phương

trong đó có cấp xã.

- Ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, khung định mức chi ngân sách

áp dụng chung cho cả nước các chính sách, chế độ chung về khoán chi đối với các cơ

quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,…

- Quyết định dự toán ngân sách hàng năm và số bổ sung ngân sách trong điều

hành. Trong đó có các nội dung hỗ trợ các địa phương phát triển kinh tế - xã hội trên

địa bàn các xã, như thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế

- xã hội các xã đặc biệt khó khăn xử lý hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh,...

b) Ở cấp tỉnh, quận, huyện (đối với các địa phương vẫn còn giữ HĐND)

101

Bao gồm: HĐND và UBND các cấp có nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi NSĐP trên địa bàn

(trong đó có ngân sách xã) theo thẩm quyền.

- UBND trình HĐND quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán NSĐP

hàng năm.

Riêng cấp tỉnh còn có thêm thẩm quyền:

- Ban hành chế độ tiêu chuẩn, định mức chi và định mức phân bổ NSĐP theo

thẩm quyền.

- Huy động đầu tư NSĐP theo quy định.

c) Các cơ quan tài chính các cấp ở địa phương

Bao gồm các Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Kế toán - tài chính xã có nhiệm

vụ giúp UBND lập dự toán NSĐP, tổ chức thực hiện dự toán thu, chi, kế toán, lập

quyết toán NSĐP theo quy định.

d) KBNN

KBNN được tổ chức theo ngành dọc từ TW đến huyện có nhiệm vụ nhập,

xuất quỹ NSNN, thực hiện kiểm soát chi theo dự toán và chế độ, tiêu chuẩn, định

mức chi và kế toán thu, chi ngân sách và báo cáo theo chỉ tiêu dự toán của các cấp

ngân sách theo quy định.

đ) HĐND và UBND xã

HĐND cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1) Căn cứ vào nhiệm vụ chi ngân sách cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa

phương, quyết định:

- Dự toán chi ngân sách xã theo từng lĩnh vực.

- Phương án phân bổ ngân sách xã cho từng bộ phận thuộc cấp xã và chi tiết

từng lĩnh vực.

2) Phê chuẩn quyết toán ngân sách xã

3) Quyết định chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách xã.

4) Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết.

5) Giám sát việc thực hiện ngân sách xã đã được HĐND quyết định.

6) Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của

UBND xã trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết

của UBTVQH và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1) Lập dự toán chi ngân sách xã, dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết

trình HĐND cấp xã quyết định và báo cáo Phòng tài chính cấp huyện để báo cáo

UBND.

102

2) Lập quyết toán chi ngân sách xã trình HĐND xã phê chuẩn và báo cáo

UBND Phòng tài chính cấp huyện để báo cáo UBND.

3) Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định giao nhiệm vụ chi

cho các bộ phận thuộc xã.

4) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách xã.

5) Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên

địa bàn xã.

6) Báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND xã cần lưu ý một số

vấn đề sau:

- Đối với HĐND xã khi quyết định dự toán ngân sách xã hàng năm, những

vấn đề dưới đây phải căn cứ vào quyết định từ cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

Một là, quyết định phân cấp nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia

nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Hai là, số kiểm tra (số hướng dẫn) ngân sách của cấp trên giao.

Ba là, số bổ sung cân đối được HĐND cấp huyện quyết định giao từ đầu thời

kỳ ổn định (trong trường hợp quyết định ngân sách trong năm tiếp theo của kỳ ổn

định ngân sách).

- Đối với UBND xã: do tính đặc thù của xã là các bộ phận thuộc xã không

hoàn chỉnh. Vì vậy, UBND cấp xã vừa là cơ quan chấp hành của HĐND, vừa là cơ

quan trực tiếp sử dụng ngân sách, do đó UBND xã vừa phải thực hiện nhiệm vụ

quyền hạn của UBND, vừa phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sử dụng

ngân sách.

3.1.3. Phân loại chi ngân sách xã

Phân loại chi ngân sách xã nhằm phục vụ quản lý NS xã đúng chế độ, tiết

kiệm, hiệu quả.

3.1.3.1. Phân loại theo tính chất của khoản chi ngân sách

Căn cứ theo tính chất của chi ngân sách, nghĩa là khoản chi đó có tính chất

tích lũy hay tiêu dùng trong quá trình chi tiêu ngân sách mà phân chia chi ngân sách

thành chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên

- Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi ngân sách tạo ra cơ sở vật chất về hạ

tầng kinh tế - xã hội như: cầu, đường, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống cấp nước

sinh hoạt, công trình thuỷ lợi…Đó là khoản chi cần thiết để hình thành giá trị TSCĐ

mới, góp phần tăng NSLĐ và tạo ra tích lũy cho nền kinh tế.

- Chi thường xuyên: là các khoản chi ngân sách phục vụ hoạt động của bộ

máy chính quyền cấp xã và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của bộ máy đó,

không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất, như: chi lương cho công chức, hội họp, đảm

bảo xã hội, các khoản chi cho đảm bảo an ninh quốc phòng, các sự nghiệp văn hoá,

103

giáo dục; chi sửa chữa thường xuyên các tài sản phục vụ hoạt động của bộ máy

chính quyền cấp xã…

Phân loại trên để thấy sự khác biệt trong quy trình quản lý các khoản chi để có

phương thức quản lý hiệu quả. Quản lý chi đầu tư phát triển có sự khác biệt với quản

lý chi thường xuyên. Quản lý chi đầu tư phát triển gắn với quản lý dự án công trình;

quản lý chi thường xuyên găn với chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu. Hàng năm.

ngân sách cấp xã thường được bố trí hai khoản chi nói trên trong cơ cấu ngân sách

cấp xã.

3.1.3.2. Phân loại chi ngân sách xã theo theo lĩnh vực

Chi ngân sách xã được phân loại theo các lĩnh vực: giáo dục, quản lý hành

chính, an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế… Trong đó, mỗi lĩnh

vực chi phục vụ cho một ngành kinh tế (như lĩnh vực giáo dục, quản lý hành

chính…) hoặc phục vụ cho một nhóm ngành kinh tế như: lĩnh vực sự nghiệp kinh tế;

phục vụ các ngành kinh tế trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như: giao thông, thuỷ

lợi, nông lâm, ngư nghiệp, môi trường…

Việc phân loại trên phục vụ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định ngân sách

đảm bảo hoạt động của Nhà nước theo các chức năng của Nhà nước; phục vụ hoạt

động giám sát, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả, hiệu quả

chi ngân sách. Hàng năm, trong ngân sách xã có phân chia nội dung chi theo lĩnh

vực. Tuy nhiên, số lượng các lĩnh vực nhiều hay ít phụ thuộc việc phân cấp quản lý

ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Chẳng hạn có những xã không được

phân cấp chi cho lĩnh vực y tế.

3.1.3.3. Phân loại theo trách nhiệm trong quản lý chi tiêu ngân sách

Chi ngân sách xã được phân chia cho các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của

chính quyền cấp xã, nhằm xác định trách nhiệm của tổ chức đó trong việc quản lý, sử

dụng kinh phí ngân sách; từ đó đảm bảo ngân sách được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả,

đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Mỗi tổ chức được đảm đảo kinh

phí ngân sách nhất định để thực hiện nhiệm vụ như: Ban Công an xã, Ban Quân sự,

Đảng uỷ xã, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…

Số lượng các tổ chức được HĐND xã phân bổ ngân sách do từng địa phương

quyết định tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi địa phương.

3.1.3.4. Phân loại theo nội dung kinh tế

Phân loại theo nội dung kinh tế là phân chia chi ngân sách theo tính chất, bản

chất kinh tế của khoản chi ngân sách như: chi xây dưng công trình, chi mua sắm thiết

bị cho công trình, chi mua sắm tài sản cố định; chi lương, phụ cấp, chi cho hoạt động

chuyên môn nghiệp vụ… Các khoản chi trên được quy định trong các văn bản quy

phạm pháp luật, đó là các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mà các cấp

phải tuân thủ.

104

Việc phân loại như trên nhằm phục vụ cho việc xây dựng dự toán ngân sách

từ cơ sở và kiểm soát chi, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích kinh

phí ngân sách được bố trí trong dự toán.

3.1.3.5. Phân loại theo chương trình, dự án cấp quốc gia, địa phương

Phân loại theo chương trình, dự án cấp quốc gia, địa phương là phân loại dựa

trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách bố trí cho các chương trình mục tiêu cấp quốc gia

hay cấp địa phương. Cách phân loại này nhằm phục vụ quản lý, đánh giá hiệu quả,

kết quả chi ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương đã ban

hành.

Các khoản chi từ ngân sách (gồm chi đầu tu phát triển và chi thường xuyên)

của các chương trình mục tiêu quốc gia (ví dụ Chương trình 135) hoặc của địa

phương, thì phải quản lý (xây dựng dự toán, chấp hành, kế toán quyết toán) theo

từng chương trình, mục tiêu. Các khoản chi ngân sách không thuộc chương trình

mục tiêu, thì không quản lý theo chương trình mục tiêu. Nguyên tắc quản lý theo

chương trình mục tiêu phải được tôn trọng trong tất cả các khâu của chu trình quản lý

NSNN (từ khâu lập dự toán, phân bổ, giao dự toán; chấp hành dự toán; kế toán và

quyết toán ngân sách).

3.1.4. Các nguyên tắc quản lý chi ngân sách xã

3.1.4.1. Thống nhất tập trung dân chủ

Theo quy định tại Điều 3 Luật NSNN “NSNN được quản lý nguyên tắc thống

nhất; tập trung dân chủ; công khai minh bạch; có phân công, phân cấp quản lý, gắn

quyền hạn với trách nhiệm”.

Tính thống nhất thể hiện:

- Các chính sách, chế độ và định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phải thống nhất từ

Trung ương đến địa phương.

- Ngân sách cấp xã được tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp huyện,

tỉnh, từ khâu xây dựng dự toán đến khâu quyết toán.

- Phân cấp cho các xã trên địa bàn tỉnh là cơ bản thống nhất, quan trọng, có

phạm vi ảnh hưởng rộng.

Tính dân chủ thể hiện:

- Cho phép địa phương được chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chi tiêu

để phát huy tính chủ động sáng tạo trong khai thác nguồn thu tại địa phương để hoàn

thành nhiệm vụ.

- Quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách cấp xã theo định mức

phù hợp với điều kiện của địa phương.

105

3.1.4.2. Phân cấp nhiệm vụ thu và chi cho ngân sách xã

Thực chất của sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã là giải

quyết mối quan hệ giữa cấp xã với cơ quan cấp trên trong việc quản lý, sử dụng

NSNN.

- Căn cứ tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội, trình độ năng lực của cán

bộ, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp. Do vậy, nội dung

phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ở các địa phương có thể khác nhau. Tuy nhiên,

qua công tác quản lý có thể thấy cấp xã thường được phân cấp các nguồn thu, nhiệm

vụ chi như sau:

- Về nguồn thu:

Ngân sách xã được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động trong việc thực

hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. HĐND tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi

giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh

tế xã hội, quốc phòng - an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Do đó,

phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải phù hợp với phân cấp quản

lý kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của Nhà nước và chức năng nhiệm vụ quản lý

nhà nước của cấp xã. Các khoản thu gắn với sự quản lý của chính quyền cấp xã

thường được phân cấp cho ngân sách xã như:

+ Các khoản thuế thu từ hộ gia đình SXKD dịch vụ trên địa bàn xã;

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp;

+ Các khoản phí, lệ phí do xã trực tiếp thu;

+ Tiền sử dụng đất từ các dự án nhỏ hoặc cấp cho dân cư;

+ Thu hoa lợi công sản;

+ Thu từ đất công do xã quản lý;

- Về nhiệm vụ chi:

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm kinh

phí. Việc ban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải

có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách

từng cấp.

Ngoài các nguyên tắc, quy định trên, đối với ngân sách xã có những đặc điểm

riêng, Chính phủ có giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số nguyên tắc

về quản lý thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải căn cứ vào chế độ phân cấp

quản lý kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, các chế độ chính sách hoạt

động của các cơ quan Nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời phải

phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của chính quyền xã.

106

Trong thực tế, do trình độ quản lý giữa các vùng chưa đồng đều: bên cạnh

những vùng phát triển, cán bộ xã có trình độ, chính quyền xã có năng lực quản lý,

còn có nơi, có vùng chậm phát triển, trình độ cán bộ xã còn hạn chế, chưa bao quát

được đầy đủ nhiệm vụ, triển khai công việc chậm. Bởi vậy, việc phân cấp nhiệm vụ

chi cho xã phải dựa vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội, đồng thời phải căn

cứ vào khả năng quản lý của chính quyền xã.

Ví dụ như:

+ Chi đầu tư cho các công trình nhóm C gắn với sự quản lý trực tiếp của chính

quyền xã (như trụ sở xã, đường liên thôn, bản, chợ của xã,…)

+ Chi cho các nhiệm vụ do chính quyền cấp xã trực tiếp quản lý như:

a. Chi bộ máy chính quyền cấp xã;

b. Chi của tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã;

c. Chi cho công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự do xã được giao

thực hiện;

d. Chi cho các sự nghiệp văn hoá, xã hội phân cấp cho xã quản lý;

e. Chi cho các đối tượng cứu trợ xã hội do cấp xã được giao quản

lý (như các đối tượng cơ nhỡ,…);

f. Chi cho các cán bộ xã già yếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp

thường xuyên theo chế độ;

g. Chi duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng do xã được

giao quản lý;

3.1.4.3. Ngân sách xã phải đảm bảo cân đối

Theo quy định, ngân sách xã được cân đối với tổng số chi không được vượt quá

tổng số thu.

3.1.5. Căn cứ, chế độ, tiêu chuẩn, định mức quản lý chi ngân sách xã

3.1.5.1. Các căn cứ pháp lý để quản lý ngân sách xã

Việc tổ chức quản lý ngân sách xã phải căn cứ vào nhiều văn bản quy phạm

pháp luật của trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý tài chính ngân sách

xã. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ xã phải thường xuyên cập nhật, khai thác, nắm vững nội

dung để thi hành. Những văn bản pháp luật quan trọng có liên quan nhiều đến quản

lý chi ngân sách xã bao gồm:

Hiến pháp, Luật và pháp lệnh:

Đây là các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản, quy định vị trí, chức năng,

nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, các nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách xã, các

nội dung, yêu cầu chi chủ yếu phát sinh trên địa bàn cấp xã. Có thể kể ra một số văn

bản Luật, Pháp lệnh có liên quan như:

107

Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, các luật thuế, Luật NSNN; Luật về

dân quân tự vệ; Luật về cán bộ, công chức; Luật về phòng chống tham nhũng; Luật

về tiết kiệm chống lãng phí; Pháp lệnh về phí, lệ phí…

Các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của TTCP:

Đây là các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cụ thể hóa

các nguyên tắc, nội dung phân cấp quản lý ngân sách, quy trình nghiệp vụ ngân sách,

các định mức phân bổ ngân sách, một số chế độ áp dụng chung cả nước có liên quan

đến cấp xã, như:

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP

ngày 23/6/2003 ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ NSĐP,

phê chuẩn quyết toán NSĐP; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về ban

hành quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 ban

hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN; Nghị định số

92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách

đối với cán bộ, công chức ở xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp

xã,…

Các Thông tư:

Đây chủ yếu là các văn bản do các Bộ quản lý tổng hợp (Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch - Đầu tư) và các bộ quản lý ngành (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài nguyên và

Môi trường,…) ban hành như:

Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính (gọi tắt là

Thông tư số 59); Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính

(gọi tắt là Thông tư số 60); Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ

Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã; Thông tư số

128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các

khoản thu NSNN qua KBNN; Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp

NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính; và các văn bản quy

phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến thu, chi

NSNN ngân sách xã.

3.1.5.2. Định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi

ngân sách

a) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách là mức chi ngân sách được quy

định cho mỗi một công việc, nhiệm vụ hoặc sản phẩm, dịch vụ cụ thể được cấp có

thẩm quyền ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nghị định số

204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán

bộ, công chức đã quy định thang, bảng lương, ngạch, bậc lương đối với cán bộ, công

chức làm cơ sở để thực hiện chi.

Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức ngân sách được quy định trong các văn bản

quy phạm pháp luật gồm: Luật; Pháp lệnh; Nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của

108

UBTV Quốc hội, nghị quyết của HĐND; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của

Thủ tướng Chính phủ, của UBDN cấp có thẩm quyền; Thông tư.

Định mức chi có thể được ban hành dưới dạng quy định cụ thể số tuyệt đối

hoặc quy định khung, căn cứ vào đó Trung ương ban hành định mức chi quan trọng

có ảnh hưởng phạm vi cả nước. Ví dụ: Công an xã, dân quân tự vệ, …Đối với địa

phương chỉ có HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định định mức chi trên cơ sở khung

định mức của Trung ương hoặc các định mức chi đặc thù của địa phương.

b) Định mức phân bổ ngân sách là mức ngân sách được phân bổ cho nhiệm

vụ, đối tượng chi ngân sách được cơ quan có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở để

phân bổ ngân sách.

Định mức phân bổ thường được dùng để xác định nhu cầu chi ngân sách tổng

thể của một cấp ngân sách hoặc một cơ quan, đơn vị để thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ chung được giao. Vì vậy, căn cứ cơ bản để xác định định mức phân bổ cho

các cấp ngân sách thường trên cơ sở tiêu chí dân số, cho các cơ quan, đơn vị thường

theo số lượng biên chế hoặc nhiệm vụ, chức năng chung được giao, định mức phân

bổ ít gắn với các nhiệm vụ cụ thể.

Trung ương ban hành định mức phân bổ giữa NSTW và NSĐP (chủ yếu theo

tiêu chí dân số), địa phương ban hành định mức vừa theo tiêu chí dân số vừa theo

tiêu chí đối tượng chi (như biên chế, số trường, số lớp, số học sinh, số giường

bệnh,…).

Giữa định mức phân bổ và định mức chi tiêu ngân sách có sự khác nhau:

Thứ nhất, Định mức phân bổ ngân sách là mức ngân sách được phân bổ cho

nhiệm vụ, lĩnh vực chi ngân sách, làm căn cứ để xây dựng dự toán chi ngân sách,

trong đó có chi ngân sách xã và phân bổ ngân sách giữa các đơn vị trong một cấp

ngân sách, đối với ngân sách xã là phân bổ cho các nhiệm vụ và tổ chức thuộc xã.

Thứ hai, Định mức chi tiêu là số lượng tiền tính theo chế độ, tiêu chuẩn cho

một công việc, nhiệm vụ cụ thể nào đó làm căn cứ để thực hiện chi và kiểm soát chi

ngân sách.

HĐND cấp huyện và HĐND xã không có thẩm quyền quy định mức phân bổ

ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.

3.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ

3.2.1. Lập dự toán

Công tác lập dự toán ngân sách xã cũng giống như lập dự toán của ngân sách

các cấp, song việc lập dự toán của ngân sách xã có một số điểm khác biệt so với lập

dự toán của các cấp ngân sách nói chung do tính đặc thù của ngân sách cấp xã vừa là

cấp ngân sách, vừa là đơn vị dự toán. Chính từ đặc điểm này dẫn đến việc lập, chấp

hành, quyết toán ngân sách xã cũng có những quy định đặc thù.

109

3.2.1.1. Quy trình lập dự toán ngân sách xã

Quy trình lập dự toán ngân sách là các bước công việc mà chính quyền cấp xã

phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành trong công tác lập dự toán ngân

sách xã.

Hiện nay, theo quy định của luật pháp, thời kỳ ổn định của một cấp ngân sách

từ 3-5 năm. Vì vậy, quy trình lập dự toán ngân sách xã có hai quy trình lập dự toán:

lập dự toán của năm đầu thời kỳ ổn định và lập dự toán của các năm trong thời kỳ ổn

định.

Việc lập dự toán ngân sách xã được tiến hành theo các bước dưới đây:

Quy trình lập dự toán

- UBND xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán

các khoản thu NSNN trên địa bàn được phân cấp cho xã quản lý.

- Các đơn vị thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và

chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi để lập dự toán chi của bộ phận mình.

- UBND xã tổng hợp, lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã báo cáo

thường trực HĐND xã để xem xét, gửi UBND huyện và Phòng Tài chính huyện.

Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do UBND cấp tỉnh quy định.

- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc

với UBND xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố

trí cân đối chung của NSĐP. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, trường

hợp thấy cần thiết, UBND xã đăng ký làm việc với Phòng Tài chính huyện về dự

toán ngân sách nhưng không bắt buộc.

Về thời điểm bắt đầu thảo luận: Do địa phương quy định cụ thể nhưng phải

bảo đảm thời hạn lập dự toán trình HĐND theo quy định (thường bắt đầu thảo luận

tập trung vào tháng 10 và 11 hàng năm).

HĐND xã

UBND xã

Các bộ phận

trực thuộc xã

UBND huyện

Phòng Tài

chính huyện

110

- Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm

vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách

xã, phương án phân bổ ngân sách xã trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12

năm trước. Sau khi dự toán được HĐND xã quyết định, chậm nhất trong phạm vi 5

ngày UBND xã báo cáo UBND huyện, Phòng Tài chính huyện, đồng thời thông báo

công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính và

NSNN.

3.2.1.2. Phương pháp lập dự toán

1) Phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã

Có thể sử dụng hai cách lập dự toán tổng hợp như sau:

a) Xác định các chỉ tiêu chi theo ngành, lĩnh vực, sau đó lập bảng cân đối

tổng hợp thu chi ngân sách xã.

Có thể tính theo từng ngành, lĩnh vực theo 2 khoản chi là chi đầu tư phát triển

và chi thường xuyên, sau đó tổng hợp thu hi ngân sách xã.

Đối với chi đầu tư phát triển

Bước 1: Xác định danh mục các dự án đầu tư năm X+1

Có 3 loại danh mục công trình, dự án đầu tư:

Loại 1: Các công trình hoặc dự án hoàn thành năm X nhưng chưa thanh toán

hết vốn đầu tư

Loại 2: Các công trình hoặc dự án chuyển tiếp từ năm X sang năm X+1 tiếp

tục thi công

Loại 3: Xác định danh mục các công trình, dự án khởi công mới năm X+1 đã

có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền (hoặc chắc chắn sẽ có) trong năm X.

Đối với loại thứ nhất và thứ hai: Căn cứ vào số đã thực hiện đến thời điểm lập

dự toán và ước khối lượng thực hiện các công trình đến 31/12 năm báo cáo X để xác

định.

Đối với loại thứ ba: Căn cứ vào quyết định đầu tư đã được HĐND xã/huyện

ban hành (hoặc chắn chắn ban hành) trong năm X+1

Bước 2: Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án năm KH

Xác định nhu cầu chi đầu tư NSX năm X+1 phải xác định theo từng dự án,

sau đó tổng hợp lại bằng cách cộng nhu cầu vốn đầu tư năm X+1 của tất cả các dự

án. Cách xác định nhu cầu vốn đầu tư năm X+1 của từng dự án như sau:

Loại thứ nhất: Dự án hoàn thành năm báo cáo X còn nợ khối lượng chưa

thanh toán

Nhu cầu vốn đầu tư

năm X+1 =

Tổng vốn đầu tư quyết

toán của dự án -

Giá trị đã thanh toán luỹ kế

đến 31/12 năm X

= Tổng hợp số nợ vốn đầu tư chưa thanh toán của dự án dự kiến

111

hoàn thành năm X

Loại thứ hai: Dự án chuyển tiếp từ năm X sang năm (X+1) tiếp tục thi công

Nhu cầu vốn đầu

tư năm X + 1 =

Tổng dự toán của dự án

được duyệt -

Giá trị thanh toán luỹ

kế đến 31/12 năm X

hoặc

= Nhu cầu vốn đầu tư thanh toán cho

khối lượng năm X chưa thanh toán +

Nhu cầu vốn đầu tư

thanh toán cho khối

lượng năm X+1

hoặc

=

Giá trị khối

lượng thực

hiện luỹ kế từ

khởi công đến

31/12 năm X

-

Giá trị thanh

toán luỹ kế từ

khởi công đến

31/12 năm X

+ Giá trị khối lượng

năm X+1

Loại thứ ba: Dự án khởi công mới năm (X+1)

Với loại này, có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu dự án khởi công mới và hoàn thành trong năm X+1, dự

kiến thanh toán hết trong năm X+1 thì nhu cầu vốn đầu tư được xác định:

Nhu cầu vốn đầu tư

năm X+1 =

Tổng mức vốn đầu tư (hoặc tổng

dự toán) công trình hoặc dự án

Trường hợp 2: Nếu dự án khởi công mới và dự kiến chưa hoàn thành trong

năm X+1 mà sẽ chuyển tiếp sang năm X+2 tiếp tục thi công, nhu cầu vốn đầu tư

năm X+1 được xác định :

Nhu cầu vốn

đầu tư

năm X+1

=

Dự kiến khối

lượng thực hiện

năm X+1

-

Giá trị khối lượng KHOẢN năm

X+1 dự kiến chuyển sang năm

sau thanh toán

Đối với chi thường xuyên

Tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách xã năm X+1 được xác định bằng

cách tổng hợp dự toán chi thường xuyên năm X+1 của từng nội dung chi.

Trong đó: Nhu cầu dự toán chi thường xuyên ngân sách xã năm X+1 của từng

nội dung chi được xác định như sau:

- Số ước thực hiện chi thường xuyên ngân sách xã năm báo cáo X được xác

định bằng cách cộng số thực hiện chi thường xuyên ngân sách xã 6 tháng đầu năm X

với số ước thực hiện chi thường xuyên ngân sách xã 6 tháng cuối năm. Căn cứ vào

dự toán chi ngân sách xã, đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm cũng như kế

Dự toán

chi thường

xuyên

NSX năm

X+1

=

Ước thực hiện

chi thường

xuyên NS xã năm X

+

Số chênh lệch tăng

(hoặc giảm) dự toán chi

thường xuyên NS xã

năm X+1 so với ước

thực hiện năm X cho

các nhu cầu chi cho chế

độ mới ban hành

+

Số chênh lệch tăng

(hoặc giảm) dự toán chi

thường xuyên NS xã

năm X+1 so với ước

thực hiện năm X cho

các nhu cầu chi tăng

thêm

112

hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm, chính sách, chế độ thu, chi và khả năng thu NSX

xã v.v… để ước tính.

- Tổng hợp chi đầu tư và chi thưởng xuyên để có Tổng số chi năm kế hoạch

b) Xác định tổng số chi của dự toán năm lập và phân bổ ngân sách dựa

trên cơ cấu chi ngân sách của thời kỳ ổn định từ 3 đến 5 năm và điều chỉnh cân

đối dự toán ngân sách xã.

Thực hiện theo công thức sau:

Tổng số chi NSX

năm KH =

Ước tổng chi

năm BC x [1 +

Tốc độ tăng chi BQ của 3-5 năm

liền kề ]

Việc lựa chọn tốc độ tăng chi đòi hỏi có sự thận trọng và cần loại bỏ các yếu

tố đột xuất không thường xuyên phát sinh trong thời gian 3-5 năm liền kề.

b) Phương pháp lập dự toán ngân sách xã từ cơ sở

Các bước tiến hành như sau:

- UBND xã căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn lập dự

toán hàng năm của Bộ Tài chính và của cấp trên, tổ chức hướng dẫn các đơn vị, đoàn

thể lập dự toán chi của mình.

- Các bộ phận thuộc xã căn cứ vào chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức

chi, biên chế và nhiệm vụ hoạt động của mình đang quản lý để tính toán dự trù các

khoản chi tiêu.

- UBND xã làm việc cụ thể từng đơn vị, xem xét, thẩm định lại nội dung tính

toán từng nội dung chi.

- Trên cơ sở dự toán chi tiết của các đơn vị đã được kiểm tra kỹ lưỡng, UBND

xã tổng hợp dự toán chi theo Mục lục NSNN (Chương, Loại, Khoản, Mục) và phân

bổ theo từng lĩnh vực trình HĐND xã quyết định.

Những tình huống cần xử lý:

- Dự toán của cơ quan thu không thống nhất với dự toán của UBND xã.

Hướng xử lý: Có thể là UBND xã làm việc lại với cơ quan thu để hoàn chỉnh

lại dự toán thu ngân sách trình HĐND (ý kiến của cơ quan thu là tham khảo).

- Số báo cáo của KBNN về chi không khớp với số đánh giá chi của UBND

xã.

Hướng xử lý: Rà soát tìm nguyên nhân để điều chỉnh số liệu và cuối cùng lấy

theo số liệu kế toán ngân sách xã có đủ chứng từ hợp pháp.

- Yêu cầu chi của các đơn vị khác với đề xuất của UBND xã.

Hướng xử lý: Rà soát yêu cầu chi của đơn vị, UBND cân đối trên cơ sở khả

năng của ngân sách xã.

- Ý kiến của các đại biểu HĐND không đồng thuận.

113

Hướng xử lý: Nghiên cứu ý kiến Đại biểu để có phương án tiếp thu hoặc giải

trình hợp lý,…

Để xử lý các tình huống trên đòi hỏi công chức tài chính kế toán xã nắm vững

chế độ, chính sách chủ trương của nhà nước, của địa phương, và tình hình thực tế của

xã để tham mưu cho UBND xã giải trình cụ thể, cung cấp thông tin cần thiết để cơ

quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

3.2.1.3. Sổ tay nhật ký lập dự toán

Sổ nhật ký này nhằm ghi chép lại tình hình và số liệu và các thoả thuận, cam

kết hoặc các khoản ghi nhớ trong quá trình lập dự toán ngân sách xã. Mục đích chính

của sự ghi chép này dùng để:

- Thuyết minh dự toán thu chi ngân sách;

- Báo cáo tình hình thực hiện;

- Làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách;

- Dùng để cập nhật tình hình, số liệu có hệ thống phục vụ cho việc lập dự toán

ngân sách của các bước tiếp theo và dự toán năm sau;

Yêu cầu việc ghi chép nhật ký lập dự toán là rõ ràng, đầy đủ, chính xác thời

gian, địa điểm, tên chức vụ người chủ trì làm việc, nội dung thảo luận và kết luận của

người chủ trì làm việc.

3.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã

3.2.2.1. Căn cứ để chấp hành dự toán ngân sách xã

Căn cư chấp hành dự toán là:

- Dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được

HĐND xã quyết định.

- Phân bổ dự toán chi tiết của UBND xã dự kiến chi đầu tư cho các dự án, chi

thường xuyên theo Loại, Khoản của Mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm

căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

Việc phân bổ chi ngân sách xã cần đảm bảo nguyên tắc: Tổng số giao cho các

bộ phận không vượt quá tổng số chi đã được HĐND cấp xã quyết định theo ngành

lĩnh vực.

- UBND xã gửi dự toán chi ngân sách xã cho KBNN nơi giao dịch.

3.2.2.2. Chấp hành dự toán chi

Chi ngân sách xã gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Giữa hai

khoản có quy trình thực hiện chi khác nhau:

Chấp hành các khoản chi thường xuyên:

- Căn cứ để thực hiện chi là dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ

chi tiết dự toán chi thường xuyên ngân sách xã theo từng Khoản của mục lục NSNN

thông báo cho các đơn vị thuộc xã được ngân sách đảm bảo hoặc hỗ trợ kinh phí.

114

- Yêu cầu:

+ Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục

đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.

+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán

sử dụng kinh phí với UBND xã và công khai kết quả thu, chi tài chính.

Trách nhiệm của công chức tài chính kế toán xã:

+ Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và trình Chủ tịch xã ký

thủ tục chi ngân sách (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền) theo quy định.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ

phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm

chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.

Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định

chi:

+ Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong

phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về

quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ theo tính chất,

mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm

hình sự.

- Nguyên tắc chi thường xuyên:

Việc thực hiện chi thường xuyên phải đảm bảo các điều kiện:

1) Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ

dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự

phòng ngân sách;

2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;

3) Được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.

4) Các khoản chi thuộc loại đấu thầu, thẩm định giá thì phải thực hiện các thủ

tục đấu thầu và thẩm định giá theo quy định.

Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào

tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.

Trường hợp không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự ưu

tiên. Trước hết ưu tiên chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã; tiếp đến

là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp không thể trì hoãn được,…

Đối với các khoản chi như công tác phí, tổng kết, hội nghị…, UBND xã có

thể tạm ứng ở KBNN để chi theo chế độ quy định. Khi có chứng từ hợp lệ, lập bảng

kê chứng từ chi kèm theo đề nghị thanh toán kèm thủ tục làm cơ sở chi ngân sách xã

tại KBNN.

Khi rút dự toán các khoản chi thường xuyên, Kế toán xã lập chứng từ trình

Chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền ký gửi KBNN nơi giao dịch và kèm theo các

115

tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Trên chứng từ phải ghi cụ thể, đầy đủ

Chương, Khoản, Tiểu mục theo quy định của Mục lục NSNN, kèm theo Bảng kê

chứng từ chi; đối với các khoản chi lớn phải kèm theo tài liệu chứng minh. Trường

hợp thanh toán một lần có nhiều đối tượng thì lập thêm Bảng kê chi, chi tiết theo

Mục lục NSNN.

5) Trường hợp thật cần thiết phải tạm ứng cho nhiệm vụ chi (như tạm ứng

công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị

hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ…), thì được tạm ứng để chi, nhưng trên chứng từ

chi ngân sách xã ghi số tiền cần tạm ứng chi tiết theo Tiểu mục đối với các Khoản đã

rõ nội dung, trường hợp chưa rõ nội dung thì ghi Tiểu mục khác. Khi thanh toán tạm

ứng phải có đủ chứng từ hợp lệ, Kế toán xã phải lập Bảng kê chứng từ chi và Giấy

đề nghị thanh toán tạm ứng gửi KBNN nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng

sang thực chi ngân sách theo đúng Tiểu mục thực chi.

- Các khoản thanh toán ngân sách xã qua KBNN cho các đối tượng có tài

khoản giao dịch ở KBNN hoặc ở ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức

chuyển khoản (trừ trường hợp khoản chi nhỏ có thể thanh toán bằng tiền mặt). Khi

thanh toán bằng chuyển khoản, sử dụng chứng từ chi ngân sách xã bằng chuyển

khoản.

Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Kế toán xã phối

hợp với KBNN định kỳ trình Chủ tịch UBND thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi

vào ngân sách xã; khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo Bảng

kê chứng từ thu và Bảng kê chứng từ chi theo đúng chế độ quy định.

Trong quản lý chi thường xuyên cũng xuất hiện nhiều tình huống phải xử lý

như: (i) Sai lệch hồ sơ, sai lệch dự toán; (ii) Số yêu cầu thanh toán lớn hơn tồn quỹ;

và (iii) Nhiệm vụ chi ngân sách đã được UBND duyệt gửi KBNN, do yếu tố khách

quan chưa thực hiện chi được…, thì công chức tài chính - kế toán xã phải kiểm tra,

rà soát và tham mưu cho Chủ tịch xã xử lý từng trường hợp theo quy định.

Thực hiện chi đầu tư phát triển:

Chi đầu tư phát triển của ngân sách xã thực hiện theo quy định tại Nghị định

số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây

dựng; Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn

quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách xã, trong đó lưu ý:

Về nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách xã chi cho các dự án đầu

tư; vốn bổ sung có mục tiêu của NSNN cấp trên cho các dự án đầu tư thuộc thẩm

quyền phê duyệt quyết định dự án đầu tư của UBND xã; các khoản đóng góp theo

nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án đầu tư cụ thể, do HĐND

xã thông qua và được đưa vào nguồn thu của ngân sách xã.

- Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,

cá nhân (trong và ngoài nước) để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý được

thực hiện như sau:

116

+ Trường hợp đóng góp bằng tiền: UBND xã thực hiện thu và nộp vào tài

khoản của ngân sách xã mở tại KBNN.

+ Trường hợp đóng góp bằng hiện vật: Đối với khoản đóng góp bằng vật tư,

công lao động tự nguyện của nhân dân trong xã: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao

động do người dân đóng góp, giá cả vật tư, giá ngày công lao động tại địa phương,

UBND xã xác định giá trị (bằng tiền Việt Nam) để ghi thu nguồn vốn đầu tư và ghi

chi cho dự án đầu tư.

Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật của tổ chức, cá nhân khác để đầu tư

cho xã: UBND xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hiện vật (bằng tiền Việt Nam)

để giao cho Chủ đầu tư quản lý; đồng thời ghi thu dự án đầu tư và ghi chi cho dự án

đầu tư. Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định

thành lập; thành viên gồm đại diện Chính quyền, Đoàn thể trong đơn vị cấp xã và

Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Về xin cấp mã số dự án đầu tư (theo quy định Quyết định số 90/2007/QĐ-

BTC ngày 26/10/2007 và Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008 của Bộ

Tài chính về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách).

Về lập kế hoạch vốn đầu tư:

- Việc lập kế hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã được thực hiện theo

quy định tại Thông tư số 60. Kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Tổng số vốn đầu tư trong năm, chia theo từng dự án đầu tư và từng nguồn

vốn.

+ Các kiến nghị (nếu có).

- Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được HĐND xã thông qua, được gửi

đến phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Về thông báo kế hoạch vốn đầu tư:

Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được HĐND xã thông qua; trên cơ sở

các nguồn thu của ngân sách xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo

kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn

cho dự án đầu tư.

3.2.2.3. Xử lý ngân sách cuối năm

Ngân sách năm nào được sử dụng trong năm đó. Tuy nhiên, hết năm ngân

sách không phải mọi nhiệm vụ chi đều được hoàn thành, mà phải cần tiếp tục thực

hiện trong nhưng năm sau, vì vậy cần phải tuân thủ quy định xử lý ngân sách cuối

năm theo quy định.

Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách

Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản),

được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12.

117

Thời hạn gửi hồ sơ, chứng từ đến KBNN nơi giao dịch chậm nhất đến hết

ngày 30/12.

Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12:

+ Thời hạn chi đến hết ngày 31/01 năm sau;

+ Thời hạn gửi hồ sơ, chứng từ chi ngân sách đến KBNN nơi giao dịch chậm

nhất đến hết ngày 25/01 năm sau.

Xử lý số dư tài khoản tiền gửi

Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp, UBND xã quản lý đến hết

ngày 31/12 được xử lý như sau:

- Số dư tiền gửi thuộc ngân sách xã: Được sử dụng đến hết ngày 31/12 năm

sau, nếu hết ngày 31/01 năm sau vẫn còn thì được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp

theo chế độ.

- Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí chi hộ: Được xử lý theo quy định của cấp

có thẩm quyền về uỷ nhiệm khoản chi hộ đó, hoặc nộp lại cấp ngân sách đã uỷ

quyền, hoặc được tiếp tục sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Xử lý số dư dự toán ngân sách

Hết ngày 31 tháng 01 năm sau, dự toán ngân sách giao cho đơn vị, dự án,

công trình chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết gọi là số dư dự toán. Số dư dự toán

được xử lý như sau:

a) Các trường hợp được xét cho chuyển số dư dự toán sang năm sau:

- Các trường hợp này bao gồm:

+ Các nhiệm vụ chi được bổ sung vào quý IV.

+ Các nhiệm vụ chi khắc phục dịch bệnh, hoả hoạn, thiên tai (đê, kè, cống, các

công trình thuỷ lợi vượt lũ, thoát lũ, khu trú bão cho tàu thuyền đánh cá, các dự án

đảm bảo an toàn giao thông, trường học, bệnh viện...).

+ Vốn đối ứng các dự án ODA, viện trợ không hoàn lại.

+ Vốn đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản khác đảm bảo các điều

kiện.

+ Các trường hợp cần thiết khác.

- Vốn đầu tư của các dự án đầu tư XDCB: được xem xét, quyết định cho chi

tiếp vào năm sau phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Các dự án được bố trí để mua sắm thiết bị nhập khẩu, đã đấu thầu, ký hợp

đồng, mở L/C, đặt cọc hoặc thanh toán một phần tiền theo hợp đồng nhưng hàng

không về kịp để thanh toán đúng thời gian quy định.

+ Các dự án được bố trí đủ vốn theo quyết định đầu tư đã phê duyệt để hoàn

thành đưa vào sử dụng (dự toán năm tiếp theo không bố trí vốn).

118

+ Các dự án bố trí vốn đền bù, giải phóng mặt bằng mà phương án và dự toán

đền bù, giải phóng mặt bằng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Thủ tục xét chuyển số dư dự toán thực hiện như sau:

UBND cấp xã sau khi rà soát theo quy định trên cho phép chuyển nguồn sang

năm, thì phải có văn bản gửi KBNN nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 15/02

năm sau.

- Việc thực hiện chuyển số dư dự toán sang ngân sách năm sau được thực hiện

như sau:

+ Trường hợp được chuyển: Căn cứ văn bản của UBND cấp xã cho phép

chuyển, KBNN nơi giao dịch thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước

sang dự toán ngân sách năm sau.

- Hết ngày 15/3 năm sau, các trường hợp không có văn bản được phép

chuyển, thì số dư dự toán bị huỷ bỏ.

b) Các trường hợp được chuyển đương nhiên (không phải xét chuyển)

- Các trường hợp này bao gồm:

+ Kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ đối với các địa phương đã thực

hiện thi điểm chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí

quản lý hành chính đối với cấp xã;

+ Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương;

+ Các khoản kinh phí khác được phép tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định.

- Việc chuyển số dư dự toán của các trường hợp đương nhiên chuyển được

thực hiện như sau:

+ Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, UBND cấp xã đối chiếu số

dư dự toán.

+ Căn cứ kết quả đối chiếu số dư dự toán, KBNN nơi giao dịch có trách

nhiệm thực hiện chuyển số dư dự toán sang năm sau và có báo cáo gửi UBND cấp

xã.

c) Số dư tại cấp ngân sách được chuyển sang năm sau

- Các trường hợp bao gồm:

+ Dự phòng, dự toán chưa phân bổ (nếu có), và phải có nhiệm vụ chi mà chưa

kịp phân bổ

+ Số tăng thu so dự toán của các cấp ngân sách phải có phương án sử dụng

được duyệt thì được chuyển sang dự toán ngân sách năm sau.

UBND có văn bản gửi KBNN nơi giao dịch đề nghị chuyển nguồn sang năm

sau để chi tiêu tiếp theo quy định.

- Trách nhiệm chuyển nguồn sang năm sau:

119

KBNN nơi giao dịch thực hiện chuyển số dư dự toán như trường hợp phải xét

chuyển.

Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách và Xử lý số dư tạm ứng sau thời

gian chỉnh lý quyết toán

- Hết ngày 31/12, các khoản tạm ứng, nếu chưa thanh toán, thì được tiếp tục

thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán, quyết toán vào ngân sách

năm trước.

- Đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) có trách nhiệm thanh toán số

tạm ứng với KBNN trước khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.

- KBNN các cấp có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị thanh toán tạm ứng kinh

phí theo thời hạn quy định.

Sau 31/01 năm sau, số tạm ứng còn lại gọi là số dư tạm ứng được xử lý như

sau:

a) Các trường hợp được đương nhiên chuyển

- Các loại này bao gồm:

+ Kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ đối với các địa phương đã thực

hiện thí điểm chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí

quản lý hành chính đối với cấp xã.

+ Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương;

+ Các khoản kinh phí khác được phép tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định.

- Quy trình xét chuyển đối với các trường hợp đương nhiên:

Chậm nhất đến hết ngày 10/02 năm sau, UBND xã đối chiếu số dư tạm ứng

với KBNN nơi giao dịch theo Biểu số 03/ĐVDT, Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày

18/11/2008.

- Căn cứ kết quả đối chiếu số dư tạm ứng, KBNN nơi giao dịch:

+ Hạch toán giảm tạm ứng năm trước, tăng tạm ứng năm sau;

+ Đồng thời thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước (tương ứng

với số dư tạm ứng) sang dự toán ngân sách năm sau.

- KBNN lập báo cáo chi tiết gửi UBND cấp xã theo quy định

b) Số phải xét chuyển

- Gồm: Các trường hợp còn lại.

- Thủ tục xử lý:

UBND cấp xã rà soát nếu cho pháp chuyển sang năm sau thì phải có văn bản

gửi KBNN nơi giao dịch chậm nhất hết ngày 15/02 năm

- Hạch toán đối với trường hợp được chuyển:

120

+ KBNN nơi giao dịch hạch toán giảm tạm ứng ngân sách năm trước, tăng

tạm ứng ngân sách năm sau;

+ Đồng thời thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước (tương ứng

với số dư tạm ứng) sang dự toán ngân sách năm sau.

+ KBNN lập báo cáo gửi UBND xã để theo dõi. Khi sử dụng, hạch toán,

quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định.

- Số dư còn lại huỷ bỏ:

+ Hết ngày 15/3 năm sau, nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản thì huỷ

bỏ.

+ KBNN thu hồi bằng cách:

Ghi giảm tạm ứng ngân sách năm trước;

Đồng thời ghi tạm ứng theo Loại, Khoản tương ứng thuộc dự toán ngân sách

năm sau giao cho đơn vị.

Trường hợp dự toán không bố trí hoặc bố trí ít hơn số phải thu hồi tạm ứng,

KBNN thông báo cho UBND xã để có biện pháp xử lý.

Xử lý số dư tài khoản tiền gửi kinh phí u quyền

- Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí uỷ quyền phải nộp trả cho ngân sách và

hạch toán giảm chi ngân sách năm trước của ngân sách cấp uỷ quyền, trừ trường hợp

được phép chuyển sang năm sau theo chế độ quy định.

- Trường hợp cần sử dụng tiếp, UBND xã có đề nghị và xử lý theo quy trình

như đối với khoản tạm ứng.

- Trường hợp được chuyển năm sau (không phải xét), xử lý như đối với số dư

tài khoản tiền gửi.

3.2.2.4. Ghi thu, ghi chi vào NSNN

a) Các khoản thu NSNN từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp phần phải hạch toán

ghi thu, ghi chi vào NSNN thì phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào NSNN.

Thời hạn UBND xã hoàn thành thủ tục ghi thu, ghi chi gửi KBNN chậm nhất

đến hết ngày 30/01 năm sau.

Nguyên tắc xử lý:

- Số ghi chi là số đã thực chi theo chế độ quy định;

- Số ghi thu phải tương ứng với số ghi chi;

- Số thu chưa ghi thu, được tiếp tục theo dõi.

b) Vốn vay nợ, viện trợ ngoài nước phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào

NSNN theo chế độ quy định:

121

- Thời hạn cơ quan tài chính hoàn thành thủ tục ghi thu, ghi chi và gửi KBNN

chậm nhất đến hết ngày 30/01 năm sau. Trường hợp bổ sung cho ngân sách cấp dưới

thì cơ quan tài chính phải hoàn thành thủ tục ghi thu, ghi chi chậm nhất:

+ Hết ngày 15/01 năm sau đối với NSTW;

+ Hết ngày 20/01 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh;

+ Hết ngày 25/01 năm sau đối với ngân sách cấp huyện.

- Thủ tục: Cơ quan tài chính khi làm thủ tục ghi thu, ghi chi phải kèm theo:

+ Lệnh ghi thu và lệnh ghi chi;

+ Bảng kê số tiền theo từng đơn vị sử dụng, từng dự án công trình, theo

Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục theo quy định gửi cho cơ quan, đơn vị liên

quan.

Nguyên tắc tổng hợp vào quyết toán: Các khoản ghi thu, ghi chi vào ngân

sách năm nào thì quyết toán vào thu, chi ngân sách năm đó.

3.2.2.5. Chi chuyển nguồn ngân sách và quyết toán chi theo niên độ ngân

sách

Số quyết toán chi ngân sách theo niên độ hàng năm, gồm:

+ Số thực chi

+ Số chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau.

a) Chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau theo quy định gồm:

- Số dư dự toán đã được chuyển sang ngân sách năm sau;

- Số dư tạm ứng đã được chuyển sang ngân sách năm sau;

- Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách (gồm cả tài khoản tiền gửi kinh

phí uỷ quyền- nếu có) đã được chuyển sang ngân sách năm sau;

- Số dư dự toán của các cấp ngân sách, gồm:

+ Dự phòng, dự toán chưa phân bổ đã được phép chuyển năm sau (nếu

có);

+ Số tăng thu so dự toán của các cấp ngân sách (đã có phương án phân bổ

ngân sách).

b) Việc hạch toán chuyển nguồn sang ngân sách năm sau thực hiện như sau:

- Về thủ tục:

Căn cứ các nhiệm vụ và tổng số kinh phí được chuyển sang ngân sách năm

sau, UBND cấp xã có văn bản gửi KBNN.

- Về hạch toán theo Mục lục NSNN:

+ Chi chuyển nguồn sang năm sau hạch toán Mục 0950, Tiểu mục tương

ứng;

122

+ Thu từ nguồn của năm trước chuyển sang hạch toán Mục 0900, Tiểu mục

tương ứng;

+ Hạch toán vào Chương “các quan hệ khác của ngân sách”, Loại 340,

Khoản 369 (quan hệ tài chính khác).

c) Xử lý kết dư ngân sách

- Căn cứ:

+ Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND để xử lý kết dư ngân

sách (nếu có).

+ UBND cấp xã có văn bản gửi KBNN.

- Về hạch toán:

KBNN làm thủ tục hạch toán chuyển vào thu ngân sách năm sau theo chế độ

quy định.

3.2.3. Công tác quyết toán và báo cáo quyết toán ngân sách xã

Quyết toán và báo cáo quyết toán là công việc cuối cùng của chu trình quản lý

đối với một năm ngân sách, gồm một số nội dung chính sau đây:

3.2.3.1. Hạch toán, quyết toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương

a) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương thuộc NSNN, được giao năm nào thì

được chi và quyết toán vào năm ngân sách đó. Cuối năm còn dư, chuyển sang năm

sau sử dụng tiếp theo chế độ quy định.

b) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị

không phải là nguồn thu của NSNN (như thu nhập từ hoạt động dịch vụ của đơn vị

sự nghiệp có thu sau khi đã nộp thuế theo chế độ quy định) thì không được hạch

toán, quyết toán vào NSNN.

3.2.3.2. Đối chiếu số thu, chi ngân sách

UBND xã, KBNN và cơ quan thu xử lý số tạm thu, tạm giữ theo chế độ quy

định; Thực hiện đối chiếu số thu, chi NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu, chi

ngân sách các cấp thuộc phạm vi quản lý (kể cả số thu, chi bổ sung giữa ngân sách

các cấp đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết.

3.2.3.3. Quyết toán chi ngân sách đối với các dự án đầu tư và các chương

trình, các dự án sử dụng kinh phí thường xuyên (gọi là dự án) có

thời gian thực hiện trên 12 tháng

a) Trường hợp dự án được quản lý theo cơ chế chi thường xuyên thì quyết

toán theo chế độ quy định về chi thường xuyên.

b) Trường hợp dự án được quản lý theo cơ chế chi đầu tư XDCB thì quyết

toán theo chế độ quy định về chi đầu tư XDCB:

+ Quyết toán sử dụng kinh phí theo niên độ ngân sách: Số thanh toán khối

lượng hoàn thành thì quyết toán vào số thực chi; số tạm ứng chưa thu hồi quyết toán

123

vào mục chi chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục theo doi thanh toán quyết tuán

vào năm sau theo chế độ.

+ Khi dự án hoàn thành quyết toán giá trị công trình hoàn thành.

c) Số kinh phí đã quyết toán theo niên độ ngân sách hàng năm được theo dõi

riêng và lũy kế hàng năm làm cơ sở quyết toán toàn bộ dự án khi hoàn thành theo

quy định.

3.2.3.4. Trách nhiệm lập, báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị dự

toán

- UBND xã lập quyết toán đầy đủ số kinh phí NSNN cấp mà các tổ chức trực

thuộc đã chi.

- Quyết toán chi NSNN phải khớp với số thực chi theo kết quả kiểm soát chi

tại KBNN nơi giao dịch.

3.2.3.5. Xử lý sai phạm được phát hiện trong quá trình xét, thẩm định,

thanh tra, kiểm toán quyết toán ngân sách

Khi thẩm định, thanh tra, kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN hàng năm, nếu

phát hiện các khoản chi sai chế độ hoặc không đủ điều kiện quyết toán, thì xử lý

hoặc kiến nghị xử lý như sau:

- Nếu chi sai thì phải thu hồi đủ cho ngân sách;

- Nếu chưa đủ điều kiện quyết toán thì phải hoàn chỉnh thủ tục quyết toán theo

quy định.

- UBND xã có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét duyệt quyết toán gửi cơ quan

tài chính cấp trên theo chế độ quy định.

3.2.3.6. Xử lý và báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh

tra, kiểm toán

Ngân sách cấp xã được thanh tra, kiểm toán phải xử lý dứt điểm và báo cáo

kết quả xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, KTNN gửi đơn vị dự toán cấp

trên, cơ quan tài chính cấp trên theo chế độ quy định (Thông tư số 59/2003/TT-BTC,

chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008).

3.2.3.7. Báo cáo thuyết minh quyết toán ngân sách

Yêu cầu đối với Báo cáo thuyết minh quyết toán NSNN hàng năm:

Giải trình rõ, chi tiết nguyên nhân tăng, giảm thu, chi đối với từng nhiệm vụ,

từng lĩnh vực so với dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao;

Tình hình tiết kiệm chi và sử dụng nguồn tiết kiệm đó.

Thu khác ngân sách, chi khác ngân sách;

Sử dụng dự phòng;

Sử dụng số tăng thu của ngân sách địa phương;

124

Sử dụng thưởng vượt thu từ ngân sách cấp trên; tình hình thực hiện các nhiệm

vụ quan trọng.

Báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng NSNN phải gắn với kết quả thực

hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế-xã hội bằng các số liệu, chỉ tiêu cụ thể.

3.2.3.8. Quyết toán kinh phí u quyền

Trường hợp kinh phí uỷ quyền cho UBND xã thực hiện thì UBND xã lập

Báo cáo quyết toán, riêng đối với đơn vị uỷ quyền không quyết toán vào ngân sách

xã.

3.2.3.9. Gửi báo cáo quyết toán NSNN được HĐND phê chuẩn

- UBND cấp xã gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đến cơ

quan tài chính cấp trên theo thời hạn do UBND tỉnh quy định:

- Sau khi HĐND phê chuẩn quyết toán, trong phạm vi 5 ngày, UBND xã gửi

Nghị quyết của HĐND cho cơ quan tài chính cấp trên.

Trường hợp Nghị quyết về quyết toán có thay đổi so với quyết toán của

UBND đã gửi, UBND xã ký, gửi báo cáo bổ sung phần có thay đổi so với báo cáo đã

gửi cơ quan tài chính cấp trên.

3.2.3.10. Mẫu biểu quyết toán ngân sách

- Theo quy định hiện hành.

- Có sửa 1 Mẫu biểu báo cáo Thu NSNN (Số 01/TC, Thông tư 108).

- Bổ sung 1 báo cáo thực hiện chi đầu tư XDCB (Số 01/KB, Thông tư 108).

- Thời hạn báo cáo theo chế độ quy định hiện hành (đối với đơn vị dự toán và

cấp ngân sách).

- Thời hạn KBNN gửi các báo cáo trước ngày 15/3 năm sau cho UBND cấp

xã.

3.2.4. Kiểm toán ngân sách xã

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách xã theo Điều 66 Luật NSNN và theo

Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 nhằm xác định tính đúng đắn của báo cáo quyết

toán ngân sách xã theo đúng quy định của pháp luật. Thông qua kiểm toán, các cơ

quan chức năng có thêm căn cứ đánh giá tình hình chấp hành chính sách chế độ hạch

toán về thu chi ngân sách xã, từ đó kiến nghị chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo

đúng quy định của pháp luật. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ kiểm toán

báo cáo quyết toán ngân sách các cấp, trong đó có ngân sách xã. Kiểm toán Nhà

nước có quyền độc lập và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về kết luận

kiểm toán của mình, có quyền yêu cầu UBND xã cung cấp toàn bộ các báo cáo

quyết toán ngân sách xã và cung cấp các thông tin, chứng từ, tài liệu liên quan đến

hoạt động tài chính của xã, thuyết minh, giải trình. Cơ quan kiểm toán được quyền

yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, công dân giúp đỡ, tạo điều kiện

125

thuận lợi trong việc thực hiện kiểm toán và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý

đối với những hành vi cản trở công tác kiểm toán.

3.2.5. Các vi phạm pháp luật về quản lý ngân sách xã

a) Che dấu nguồn thu, trì hoãn nộp, nộp không đầy đủ hoặc không thực hiện

nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;

b) Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách, giữ lại sử dụng nguồn

thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu

ngân sách và tài sản của Nhà nước;

d) Thu sai quy định của pháp luật, phân chia sai nguồn thu, sai tỷ lệ phân chia

nguồn thu giữa các cấp ngân sách;

e) Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được

giao;

g) Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;

h) Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước

gây thiệt hại cho ngân sách;

i) Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế

mà kê khai sai, nộp sai;

k) Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn,

chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;

l) Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;

m) Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp

luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách thì tuỳ theo tính

chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu

trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp

luật.

3.2.6. Công khai tài chính ngân sách xã

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật NSNN thì dự toán, quyết toán và kết

quả kiểm toán NSNN, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức

được ngân sách hỗ trợ phải công bố công khai.

Tại điều 12 Nghị định số 60 đã quy định về công khai ngân sách của chính

quyền các cấp, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội -

nghề nghiệp được ngân sách hỗ trợ.

Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn

thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình

hình thực hiện công khai tài chính.

126

3.2.6.1. Nội dung công khai

Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã

quyết định, phê chuẩn.

Dự toán, quyết toán thu ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã

quyết định, phê chuẩn.

Dự toán, quyết toán chi ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã

quyết định, phê chuẩn

Dự toán, quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản đã được Hội đồng nhân dân

cấp xã quyết định, phê chuẩn.

Dự toán, quyết toán chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và một

số mục tiêu, nhiệm vụ khác do cấp xã thực hiện đã được Hội đồng nhân dân cấp xã

quyết định, phê chuẩn.

Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp

huyện và ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh giao.

Chi tiết kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính khác của cấp xã.

3.2.6.2. Trách nhiệm công khai

Chủ tịch UBND xã thực hiện công khai ngân sách hàng năm theo nội dung

trên.

3.2.6.3. Hình thức công khai

Việc công khai các nội dung trên được thực hiện bằng các hình thức sau:

- Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã ít nhất trong thời hạn 90 ngày, kể từ

ngày niêm yết;

- Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã

và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn;

- Thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã.

3.2.6.4. Thời gian công khai

Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND xã ban hành Nghị quyết về quyết

định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác.

Như vậy, dự toán ngân sách xã đã được HĐND xã quyết định, quyết toán

ngân sách xã đã được HĐND xã phê chuẩn phải được công khai theo quy định của

pháp luật.

3.3. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ

3.3.1. Khái niệm về các hoạt động tài chính khác của xã

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay chia thành 4 cấp: trung

ương, tỉnh, huyện, xã. Trong 4 cấp nói trên thì chính quyền thì từ trung ương đến

127

huyện là có bộ máy được tổ chức hoàn chỉnh, gồm các Bộ, Sở, ban, ngành, phòng

trực thuộc. Dưới các Bộ, ban, ngành có các cơ quan, đơn vị, tổ chức có đầy đủ thẩm

quyền về quản lý tài chính – ngân sách được giao.

Đối với xã, phường, thị trấn được phân cấp rất nhiều nội dung hoạt động quản

lý hành chính, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (theo thống kê, có khoảng trên

52 nhiệm vụ, nhưng tổ chức bộ máy lại không đầy đủ như các cấp chính quyền

huyện, tỉnh. Ngoài HĐND và UBND có đầy đủ thẩm quyền, còn lại là những bộ

phận với những chức danh thuộc hệ thống chính trị cơ sở của xã. Các đơn vị thuộc

xã, ngoài các đối tượng chi từ ngân sách, còn có các đối tượng khác dựa vào các hoạt

động tài chính của tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình hoạt động,

nếu thiếu kinh phí thì được ngân sách hỗ trợ, trường hợp thừa thì nộp ngân sách. Các

hoạt động sự nghiệp, quản lý tài sản cũng phát sinh nhiều khoản thu chi như: thu từ

bán sản phẩm hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ (sự nghiệp kinh tế), thanh toán các

dịch vụ, cung cấp điện nước của khách hàng, doanh thu bán vé trong sự nghiệp văn

hoá thể thao, vé chợ, tiền thuê điểm bán hàng… và chi ra để duy trì các hoạt động sự

nghiệp đó. Từ khi có tổ chức thôn bản, để lo việc chung ở cộng đồng, cũng xuất hiện

các khoản thu chi tài chính thôn bản. Từ các hoạt động tài chính trên, chính quyền xã

phải tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý, hạch toán kế toán theo từng hoạt động, từng

tổ chức đơn vị. Đối với cấp trên, các hoạt động tài chính này có chế độ quản lý tài

chính hành chính sự nghiệp. Đối với xã, các hoạt động tài chính này được coi là các

hoạt động tài chính khác ở xã.

3.3.2. Các hoạt động tài chính khác của xã

3.3.2.1. Phạm vi các hoạt động tài chính khác của xã

Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, tuy địa bàn hẹp, nhưng trên

đó hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng đều hoạt động và phát

triển. Chính quyền được phân cấp quản lý hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước,

phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn. Có nhiều

nhiệm vụ được ngân sách nhà nước cấp kinh phí, nhưng cũng có nhiều nhiệm vụ dựa

trên hoạt động thu chi tài chính, ngân sách xã chỉ hỗ trợ một phần. Các hoạt động

trong các sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hoá xã hội, hoạt động thôn bản ở xã cũng

phát sinh các khoản thu chi tài chính. Trong công tác xã hội có nảy sinh nhu cầu chi

tiêu, nên được phép thành lập và quản lý một số quỹ, gọi là quỹ chuyên dùng như:

quỹ an ninh, quỹ quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học...

3.3.2.2. Các hoạt động tài chính khác của xã

Theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC quy định thì các hoạt động tài chính khác

ở xã, phường, thị trấn gồm: các quỹ công chuyên dùng, tài chính các sự nghiệp của

xã, các hoạt động tài chính của thôn bản và các hoạt động tài chính khác của xã.

Các hoạt động tài chính khác của xã có đặc điểm:

- Các khoản thu, chi của các hoạt động tài chính khác của xã không thuộc

ngân sách xã, vì vậy, không hạch toán vào ngân sách xã.

128

- UBND xã với vai trò trách nhiệm của mình thực hiện quản lý nhà nước về

mặt tài chính: hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát hoặc hỗ trợ trực tiếp trong các khâu

của quá trình thu, chi của các hoạt động tài chính khác ở xã để đảm bảo sử dụng tiết

kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

3.3.3. Các quy định về quản lý hoạt động tài chính khác của xã

3.3.3.1. Các quỹ công chuyên dùng của xã

Các quỹ công chuyên dùng của xã gồm các quỹ tài chính được lập theo quy

định của Nhà nước (Quỹ an ninh quốc phòng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ bảo thọ,

Quỹ xoá đói giảm nghèo, Quỹ khuyến nông, Quỹ phòng chống bão lụt, Quỹ xoá nhà

dột nát…) và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn,

bản huy động đã được HĐND xã cho phép nhưng không đưa vào ngân sách xã theo

chế độ quy định. Nội dung, mức và phương thức quản lý thu chi quỹ thực hiện theo

quy định của Nhà nước đối với từng quỹ.

Công chức tài chính - kế toán xã có nhiệm vụ giúp UBND xã quản lý các quỹ

trên (thực hiện thu, chi; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế

độ báo cáo theo quy định…). Kinh phí của các quỹ chưa sử dụng hết trong năm được

chuyển sang năm sau.

UBND xã phải báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của từng quỹ cho HĐND

xã, UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và công khai cho nhân dân

biết theo quy định.

3.3.3.2. Hoạt động tài chính sự nghiệp của xã

Hoạt động tài chính sự nghiệp của xã bao gồm: các hoạt động của các trạm y

tế, trường mầm non (ngoài công lập), các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể

thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm hồ ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi… do

UBND xã tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.

Mọi hoạt động tài chính các sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý thống nhất

theo nguyên tắc:

- UBND xã giao cho các đơn vị, tổ chức của xã trực tiếp thực hiện từng loại

sự nghiệp. Các đơn vị trên phải lập kế hoạch tài chính hàng năm, trình UBND xã

duyệt, trong kế hoạch tài chính phải tính toán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi;

số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy định (nếu

có). UBND xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết quả tài chính

hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình HĐND xã. HĐND xã giám sát các

hoạt động sự nghiệp này.

- Kế toán xã giúp UBND xã quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã

(hướng dẫn các đơn vị được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong việc tổ

chức hạch toán và quyết toán thu, chi (không tổng hợp vào quyết toán thu, chi ngân

sách xã); thực hiện chế độ báo cáo tài chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra

thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này…).

129

3.3.3.3. Các hoạt động tài chính của thôn bản

Các hoạt động đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân để sử dụng

vào các mục đích cụ thể để phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng thôn bản do

thôn bản trực tiếp huy động và không đưa vào ngân sách xã. Việc huy động chỉ được

thực hiện sau khi có sự thống nhất, tự nguyện của nhân dân về chủ trương, mức huy

động và phải báo cáo UBND xã. Thôn bản phải cử người mở sổ sách ghi chép đầy

đủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, kết quả sử

dụng các nguồn tài chính trên. Thôn bản chỉ thu chi theo từng công việc. Trường hợp

tiền huy động chưa sử dụng tới, thôn bản có thể nhờ xã gửi vào tài khoản của xã tại

KBNN. Kế toán xã có nhiệm vụ giúp UBND xã hướng dẫn, kiểm tra (khi cần thiết)

về tài chính đối với hoạt động tài chính thôn bản.

3.3.3.4. Các hoạt động tài chính khác của xã

Hoạt động tài chính của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ

của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải

cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực

hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của từng tổ chức.

3.3.3.5. Các khoản thu hộ, chi hộ

Bao gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan khác

nhờ xã thu, chi hộ (học phí, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế…), Kế toán xã giúp UBND xã thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ theo chế

độ quy định hiện hành, không được sử dụng các khoản thu hộ, chi hộ sai mục đích

và phải mở sổ sách để theo dõi riêng, cụ thể từng khoản thu, chi hộ này, và báo cáo

quyết toán với cơ quan nhờ thu hộ, chi hộ (không tổng hợp vào quyết toán thu, chi

ngân sách xã).

3.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM

KHẢO

3.4.1. Câu hỏi ôn tập

1) Phân biệt ngân sách xã với thu, chi tài chính khác ở xã?

Phân biệt các khoản thu, chi thuộc ngân sách xã, nhưng để lại tổ chức bộ

phận hoặc để lại tại xã chi tiêu, định kỳ phản ánh vào ngân sách xã qua KBNN với

các khoản thu chi tài chính khác ở xã?

2) Các cách phân loại ngân sách xã, và vai trò tác dụng của nó?

3) Phân tích các nguyên tắc quản lý NSNN?

4) Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách xã?

5) Yêu cầu quản lý chấp hành dự toán ngân sách xã?

6) Yêu cầu quản lý, báo cáo quyết toán ngân sách xã?

7/ Yêu cầu đối với chính quyền cấp xã trong việc quản lý các khoản thu chi

tài chính khác ở xã?

130

8) Các hành vi nào là vi phạm luật NSNN?

9) Xử lý các sai phạm được phát hiện trong quá trình xem xét, thẩm định

kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách xã?

10) Làm thế nào đề chấp hành tốt công khai ngân sách xã?

3.4.2. Bài tập tình huống

1) Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách xã năm N - năm tiếp theo

trong kỳ ổn định ngân sách, tổng hợp sơ bộ, thu chi ngân sách xã:

- Tổng thu cân đối ngân sách xã được hưởng (trong đó bổ sung ngân sách từ

cấp trên bằng với năm trước) là 1.500 triệu đồng, tăng 15% so với dự toán năm

trước.

- Tổng chi cân đối ngân sách xã là 1.580 triệu đồng, tăng 21% so với dự toán

năm trước.

- Chi lớn hơn thu 80 triệu đồng.

Anh (chị) với với vai trò là công chức tài chính kế toán xã hãy tham mưu cho

UBND các biện pháp (có phân tích chặt chẽ về tính khả thi) để cân đối được ngân

sách xã.

2) Cũng với tình huống trên, sau khi rà soát và do không tăng được thu và

cũng không thể giảm được dự toán chi của các tổ chức thuộc xã, có ý kiến như sau:

Do hàng năm, dự toán giao cho các tổ chức, các dự án đầu tư thường là chỉ

chi đạt khoảng 95% dự toán. Do vậy, vẫn cứ phân bổ và giao dự toán chi ngân sách

xã là 1.580 triệu đồng, kết quả thực hiện đạt 95% khi đó số thực chi là 1.500 triệu

đồng, thế là cân đối.

Vậy đề xuất trên đúng hay sai? Phân tích lý do.

(Đáp án: Sai)

3) Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm thứ 2 của thời kỳ ổn định

ngân sách địa phương, sau khi thảo luận với phòng tài chính huyện về dự toán ngân

sách, dự toán ngân sách huyện phải trình HĐND huyện, dự toán ngân sách xã phải

trình HĐND xã. Do đột xuất, HĐND huyện chưa kịp quyết định ngân sách huyện,

HĐND xã vẫn họp và quyết định dự toán ngân sách xã theo đúng lịch trình đã triệu

tập các đại biểu HĐND xã, mà không chờ HĐND quyết định dự toán ngân sách

huyện.

Vậy đúng hay sai? Phân tích lý do?

(Đáp án: Đúng vì đối với số bổ sung cân đối, tỷ lệ điều tiết được ổn định trong

kỳ rồi. Nếu được bổ sung có mục tiêu thì xử lý ngân sách theo mục tiêu đã định.)

131

4) Trong điều hành ngân sách xã, vào tháng 6 trong năm do có nhu cầu đột

xuất cần đầu tư hoàn thành sửa đường vào UBND xã ngay trong tháng 7 để kịp chào

mừng sự kiện quan trọng của xã vào tháng 8. Do đã phân bổ hết ngân sách xã (cả

khoản dự phòng), nên cán bộ công chức xã đã đồng ý tạm chưa nhận lương và phụ

cấp trong 6 tháng cuối năm (ngân sách xã nợ lương và phụ cấp cán bộ, công chức

xã), để dùng tiền đó bổ sung vốn đầu tư.

Như vậy, điều hành như trên là đúng hay sai? Phân tích lý do?

(Đáp án: Sai vì xã không được huy động vốn đầu tư)

5) Trong quý I, do chưa tập trung nguồn thu theo dự toán, và cũng là mùa khô,

thuận lợi đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đã bố trí trong dự toán ngân sách xã, UBND

xã đi vay ngân hàng thương mại cho thiếu hụt tạm thời trên, cuối năm phải trả đủ cả

gốc lẫn lãi (trong đó trả lãi 30 triệu đồng).

Vậy tổ chức chấp hành dự toán HĐND xã quyết định của UBND như trên

đúng hay sai? Phân tích lý do?

(Đáp án: Sai vì ngân sách xã không được vay)

6) Chủ tịch HĐND dùng ngân sách xã chi trả tiền lương cho tổ dịch vụ chở đò

qua sông ở đầu xã. Kế toán hạch toán vào tiểu mục 6001 (lương và ngạch bậc) đúng

hay sai? Phân tích lý do? Theo anh (chị) phải làm thế nào là đúng?

(Đáp án: Sai vì không thuộc đối tượng chi của ngân sách xã)

7) Ngày 20/01/2011, kế toán gửi chứng từ ghi thu học phí nhà trẻ do các bà

mẹ gửi trẻ đóng góp (do xã quản lý), ghi chi ngân sách xã sự nghiệp giáo dục (trả

tiền công cho cô nuôi dạy trẻ) vào niên độ ngân sách 2010, chứng từ đã được chủ

tịch HĐND ký, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch trả về vì các khoản thu chi này

không thuộc ngân sách xã.

Vậy KBNN đúng hay sai? Phân tích lý do? Theo anh (chị) làm thế nào là

đúng?

(Đáp án: Đúng)

8) Trong tháng 01/2011 ngân sác cấp huyện bổ sung có mục tiêu 100 triệu

đồng cho ngân sách xã năm 2010 để hỗ trợ đầu tư đường làng thôn xóm. Do chưa

kịp phân bổ cho các dự án công trình nên còn dư ngân sách. Số dư này UBND đưa

vào kết dư và quyết định phân bổ cho dự án đầu tư và triển khai trong tháng 02/2011.

Vậy xử lý như trên đúng hay sai? Phân tích lý do? Theo anh (chị) làm thế

nào thì đúng?

(Đáp án: Sai vì không phải là kết dư, phải chuyển nguồn)

132

9) Trong quy định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính ban

hành về mục lục NSNN, có tiểu mục 6007 “chi quảng cáo”. Trong năm 2010 chủ

tịch UBND xã A đã dùng ngân sách xã chi thanh toán tiền quảng cáo trụ sở làm việc

của xã với Tạp chí ảnh của tỉnh.

Vậy xử lý như trên đúng hay sai? Phân tích lý do?

(Đáp án: Sai vì ngân sách xã không có nhiệm vụ chi quảng cáo trụ sở)

10) Chi sửa chữa trụ sở UBND xã 100 triệu đồng. Có ý kiến hạch toán tiểu mục

6907. Có ý kiến hạch toán vào tiểu mục 9107.

Vậy ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Phân tích lý do. Theo anh (chị) hạch toán

thế nào cho đúng?

(Đáp án: Nếu sử dụng nguồn thường xuyên thì hạch toán Tiểu mục 6907, nếu

sử dụng nguồn đầu tư XDCB thì hạch toán Tiểu mục 9107)

3.4.3. Tài liệu tham khảo

1. Luật NSNN năm 2002.

2. Nghị định số 60/2003/ NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện Luật NSNN.

3. Thông tư số 59/2003/ TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện Luật NSNN.

4. Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy

định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã.

5. Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của BTC hướng dẫn xử

lý ngân sách cuối năm và báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

133

Chuyên đề 4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN DO XÃ LÀM

CHỦ ĐẦU TƯ

4.1. TỔNG QUAN VỀ DỤ ÁN ĐẦU TƯ

4.1.1. Các khái niệm liên quan

4.1.1.1. Nhận thức về vốn đầu tư

Vốn đầu tư là một phạm trù gắn liền với hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư

được hiểu là việc bỏ vốn ra hôm nay để mong nhận được một kết quả lớn hơn trong

tương lai. Hoạt động đầu tư có đặc điểm cơ bản là:

- Khi thực hiện công việc đầu tư phải bỏ vốn ban đầu.

- Mục tiêu của đầu tư là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội hoặc hiệu quả kinh

tế - xã hội. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là loại đầu tư điển hình thể hiện sự gắn

kết giữa hiệu quả kinh tế và xã hội khi xác định mục tiêu đầu tư.

4.1.1.2. Khái niệm Ngân sách Nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo

đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Thu ngân sách nhà nước: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các

khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức

và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Chi ngân sách nhà nước: bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,

bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước.

4.1.1.3. Nội dung chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, tổng số chi Ngân

sách Nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương,

được chi tiết theo các lĩnh vực là chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ

và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách. Nội dung chi

đầu tư phát triển bao gồm:

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có

khả năng thu hồi vốn do Nhà nước quản lý.

+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài

chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước.

+ Chi bổ sung dự trữ nhà nước.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

134

Như vậy, vốn Ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch

của Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh thiết yếu, không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn

chậm (hay còn gọi là các công trình xây dựng cơ bản)

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là một loại hình của đầu tư nói chung. Trong

đó, mục đích bỏ vốn được xác định rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản

phẩm xây dựng công trình, đó là cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng của

nền kinh tế - xã hội, như các nhà máy, hệ thống giao thông vận tải, các hồ đập, thuỷ

lợi, trường học, bệnh viện….

4.1.1.4. Một số khái niệm liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng

- Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư

xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây

dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác

có liên quan đến xây dựng công trình.

- Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con

người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,

có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần

trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình

xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng

và các công trình khác.

- Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công

nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo

thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ

được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.

- Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với

các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công

trình; bảo hành, bảo trì công trình.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến

việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng

nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,

dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm

phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng

công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.

- Tổng mức đầu tư là chi phí để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình,

được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù

hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế -

kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định

phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tổng

mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn

135

phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện

đầu tư xây dựng công trình.

- Dự toán công trình là chi phí được tính toán và xác định theo công trình

xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế

bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công

trình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình. Dự toán công trình là

cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký

kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

- Tổng dự toán của dự án là tổng cộng các dự toán chi phí của các công trình

và các chi phí có liên quan thuộc dự án. Tổng dự toán không được vượt tổng mức

đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê

duyệt. Trường hợp dự án đầu tư chỉ có một hạng mục công trình thì dự toán công

trình là tổng dự toán của dự án.

- Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn, người quản lý, sử

dụng công trình hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng

công trình.

- Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực

hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng

trong hoạt động xây dựng.

- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời

thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công

bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

- Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu

thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết

quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

- Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định

của pháp luật.

- Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và

kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của

pháp luật về đấu thầu.

- Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu

là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc

nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu

thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu

chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn

nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

- Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.

136

- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên

cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện

hành.

- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

- Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự

thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo

yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm

cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là hợp đồng xây

dựng) là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên

nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của

các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.

Hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà

thầu.

- Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt

cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu

trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện

pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp

đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu.

- Thanh toán là việc cơ quan thanh toán thực hiện việc kiểm soát thanh toán

(hoặc tạm ứng) vốn cho Chủ đầu tư và theo đề nghị của Chủ đầu tư thanh toán (hoặc

tạm ứng) cho các nhà thầu, các đơn vị liên quan; đồng thời thu hồi vốn tạm ứng (nếu

có).

- Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng

xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên

nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thoả thuận trong hợp đồng.

- Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong

quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí

được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh,

bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối

với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải

nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết

định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.1.2. Những đặc trưng của đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản

- Một là, đầu tư, trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động bỏ vốn. Do

vậy quyết định đầu tư thường là và trước hết là quyết định tài chính. Các khía cạnh

137

về tài chính như: Tổng mức đầu tư là bao nhiêu, nguồn hình thành từ đâu, cơ cấu vốn

ra sao, khả năng, thời gian hoàn vốn như thế nào?, cần phải được phân tích xem xét

rất kỹ lưỡng.

- Hai là, đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có tính lâu dài, có

những dự án đầu tư kéo dài nhiều năm. Đây là một đặc điểm khác biệt của đầu tư

xây dựng cơ bản so với các hình thức đầu tư khác. Do tính chất lâu dài, nên đều phải

tính toán, dự phòng sự thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.

- Ba là, sản phẩm của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường có tính đơn

chiếc. Do vậy ngay cả 2 công trình ở liền kề nhau, nhưng chi phí xây dựng thực tế

của mỗi công trình có thể khác nhau. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý trong quá

trình quản lý vốn đầu tư.

- Bốn là, hoạt động đầu tư luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi

ích trong tương lai; mục đích quan trọng của đầu tư là hiệu quả. Hiệu quả vừa là mục

tiêu, động lực và phương tiện của hoạt động đầu tư.

- Năm là, hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng chứa

đựng các yếu tố rủi ro. Đồng thời hoạt động đầu tư thường kéo dài sẽ làm thay đổi

những dự định của nhà đầu tư so với tính toán ban đầu. Việc nghiên cứu đặc trưng

này để tìm biện pháp ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro khi thực

hiện dự án.

Ngoài 5 đặc trưng chung nêu trên, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

Ngân sách Nhà nước còn có 3 đặc trưng có tính đặc thù sau:

- Một là, vốn đầu tư lớn: đây là một đặc trưng rất quan trọng của vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. Bởi vì các công trình được đầu tư xây

dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát

triển của toàn bộ nền kinh tế, nên cần một lượng vốn đầu tư tương đối lớn, thậm chí

là rất lớn như xây dựng hệ thống giao thông, hồ đập, thuỷ điện, cải tạo phòng chống

thiên tai, bệnh viện, trường đại học.

- Hai là, khả năng thu hồi vốn trực tiếp thấp: các công trình xây dựng cơ bản

từ Ngân sách Nhà nước đều là những công trình rất quan trọng đối với toàn bộ nền

kinh tế quốc dân, song khả năng thu hồi vốn lại rất thấp hoặc không có khả năng thu

hồi vốn trực tiếp. Do vậy, các thành phần kinh tế khác hầu như không muốn tham

gia đầu tư xây dựng các công trình này.

- Ba là, nguồn vốn để thực hiện đầu tư chủ yếu là do Ngân sách Nhà nước

đảm bảo: đây là một đặc trưng hết sức cơ bản và quan trọng để phân biệt với các

hình thức đầu tư khác.

4.1.3. Đặc điểm dự án do xã làm chủ đầu tư

Theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước năm 2002, hệ thống Ngân sách

nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa

phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi

138

chung là cấp tỉnh); ngân sách cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi

chung là cấp huyện) và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Tuy

nhiên, hiện nay thực hiện cải cách hành chính có một số địa phương đang thực hiện

không tổ chức Hội đồng nhân dân; tuy nhiên, đơn vị hành chính và ngân sách cấp xã

ở các địa phương thí điểm này vẫn tồn tại. Ngân sách cấp xã có một vai trò quan

trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta.

Ngân sách cấp xã là một bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước. Các

khoản thu, chi của ngân sách cấp xã là những khoản thu, chi của ngân sách nhà nước

giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng, tổ chức quản lý sau khi thông qua Hội

đồng nhân dân quyết định và giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của Luật

Ngân sách nhà nước quy định; chỉ giới hạn trên địa bàn của cấp xã.

Cũng như ngân sách các cấp, ngân sách cấp xã cũng thực hiện các khoản chi

đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Việc chi đầu tư phát triển thực hiện theo quy

định liên quan của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư và xây dựng.

Cấp xã là cấp được giao quản lý các dự án, công trình trên địa bàn xã. Như

vậy, về nguyên tắc đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm

quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã đồng thời

làm chủ đầu tư các dự án này. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, nguồn vốn

hỗ trợ của ngân sách cấp trên (Trung ương, tỉnh, huyện), cấp quyết định hỗ trợ vốn

có thể giao cho Ủy ban nhân dân xã làm chủ đầu tư một số dự án, công trình cụ thể

(do các cấp thẩm quyền trên quyết định phê duyệt dự án đầu tư).

Như vậy, ở cấp xã là nơi không có điều kiện tổ chức các đơn vị quản lý, sử

dụng, khai thác thì Ủy ban nhân dân xã vừa đóng vai trò là người quyết định đầu tư

(thuộc ngân sách cấp xã) và vừa là chủ đầu tư dự án (gồm cả dự án do cấp thẩm

quyền giao làm chủ đầu tư).

Tuy nhiên, đối với các xã thực hiện Chương trình nông thôn mới (theo Quyết

định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020) thì

Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản

lý xây dựng nông thôn mới xã (trừ các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao đòi hỏi

chuyên môn mà Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã không đủ năng lực và

không nhận làm Chủ đầu tư)

4.1.4. Một số nguyên tắc của quản lý dự án do xã làm Chủ đầu tư

Thứ nhất, thực hiện đầu tư theo chương trình, dự án; phù hợp với chiến lược,

quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của xã.

Thứ hai, việc quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của

ngân sách cấp xã phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và xây

dựng, đúng theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước; đồng thời phải đảm bảo

nguyên tắc dân chủ, minh bạch và công khai.

139

Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân xã trước khi quyết định phê duyệt dự án đầu tư,

phải đảm bảo cân đối đủ vốn cho dự án đầu tư. Trường hợp quyết định phê duyệt dự

án đầu tư trong đó có nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên thì trước khi phê

duyệt dự án đầu tư phải được cấp quản lý nguồn vốn đó thỏa thuận bằng văn bản về

việc hỗ trợ. Nghiêm cấm việc quyết định đầu tư dự án không đúng thẩm quyền,

không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.

Thứ tư, thực hiện đầu tư theo đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất

lượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Việc bố trí vốn đầu tư phát triển phải thực hiện theo

tiến độ được duyệt, đảm bảo tập trung, đảm bảo hiệu quả đầu tư, theo đúng cam kết.

4.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN QUY HOẠCH

4.2.1. Nguyên tắc

Thứ nhất, kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch của các địa phương

do ngân sách địa phương bảo đảm; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân

dân cùng cấp phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương.

Đối với các địa phương khó khăn về ngân sách, tùy thuộc vào khả năng cân đối,

ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ quy

hoạch.

Thứ hai, các nhiệm vụ, dự án quy hoạch phải thuộc danh mục nhiệm vụ, dự

án được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển

khai thực hiện.

Thứ ba, các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ, dự án quy hoạch khi triển

khai nhiệm vụ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; có trách

nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự

kiểm tra kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền và chấp hành chế độ công

khai ngân sách theo quy định hiện hành.

Thứ tư, các nhiệm vụ, dự án quy hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng

đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, quy hoạch chi tiết các khu

đô thị mới và quy hoạch chi tiết chuyên ngành (du lịch, thể dục thể thao, dịch vụ,...)

được sử dụng vốn huy động từ các dự án đầu tư và được tính vào giá thành thực hiện

các dự án đầu tư.

4.2.2. Đối tượng

Đối tượng quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm

vụ, dự án quy hoạch (bao gồm cả điều chỉnh quy hoạch) do ngân sách nhà nước đảm

bảo từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế; trong đó hiện nay ở cấp xã chỉ có nội dung

quy hoạch điểm dân cư nông thôn và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500

(quy hoạch này không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh

doanh, quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về

quy hoạch xây dựng).

140

4.2.3. Nội dung chi thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch

a) Chi cho công tác lập và điều chỉnh quy hoạch; bao gồm:

- Lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán nhiệm vụ, dự án quy hoạch;

- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên (địa chất, địa

vật lý, đo vẽ bản đồ,..., ), hiện trạng kinh tế - xã hội có liên quan phục vụ việc lập và

điều chỉnh quy hoạch;

- Phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng hoạt động của các lĩnh vực, ngành;

dự báo xu thế phát triển, tác động ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến việc lập

và điều chỉnh quy hoạch;

- Nghiên cứu mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển; phương án về mục

tiêu tăng trưởng; các giải pháp thực hiện mục tiêu;

- Xây dựng hệ thống bản đồ, mô hình, sơ đồ, bản vẽ, thể hiện hiện trạng và

định hướng phát triển không gian theo tỷ lệ quy định;

- Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo có liên quan.

b) Chi cho việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch: gồm các chi phí cho công

tác thẩm định vầ phê duyệt quy hoạch.

c) Chi khác: Hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia; công bố quy hoạch;

cắm mốc giới ngoài thực địa và các chi phí quản lý khác có liên quan đến việc thực

hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch (nếu có).

4.2.4. Lập, chấp hành dự toán và thanh quyết toán ngân sách nhà nước

Việc lập, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế

thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo quy định của Luật ngân sách

Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; cụ thể một số nội dung như sau:

a) Căn cứ lập dự toán:

- Đối với nội dung công việc đã có định mức chi phí quy hoạch do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền ban hành: Dự toán kinh phí được xác định trên cơ sở khối

lượng công việc nhân (x) định mức chi phí (hoặc đơn giá) quy hoạch hiện hành.

- Đối với nội dung công việc chưa có định mức chi phí quy hoạch: dự toán

kinh phí được xác định căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể, chế độ chi tiêu tài

chính hiện hành của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Lập dự toán.

Đối với nhiệm vụ, dự án quy hoạch của địa phương: Hàng năm căn cứ Chỉ thị

của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự

toán ngân sách nhà nước; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán

ngân sách nhà nước; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân

sách ở các cấp địa phương; tình hình thực hiện dự toán nhiệm vụ, dự án quy hoạch

năm trước; khối lượng nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện trong năm kế hoạch;

định mức chi phí (hoặc đơn giá) quy hoạch và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành,

141

các đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết theo các nhiệm vụ, dự án quy hoạch báo cáo

cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương để tổng hợp vào dự toán năm sau gửi cơ

quan Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách cùng cấp báo cáo Uỷ ban nhân

dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

c) Phân bổ dự toán:

Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan quản lý chuyên

ngành ở địa phương lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân

sách; chi tiết theo nhiệm vụ, dự án quy hoạch, tổng hợp chung vào phương án phân

bổ dự toán của cơ quan, gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm tra theo quy định. Sau

khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính, cơ quan quản lý chuyên ngành giao

dự toán cho các đơn vị thực hiện; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp, Kho bạc Nhà

nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.

4.2.5. Thanh toán, quyết toán vốn

Việc quản lý, thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án

quy hoạch thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính (hiện nay thực hiện theo quy

định tại Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 hướng dẫn quản lý, sử dụng

và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy

hoạch); cụ thể một số nội dung như sau:

a) Căn cứ để cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng cho các đơn vị:

+ Văn bản phê duyệt nhiệm vụ, dự án quy hoạch của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền;

+ Quyết định giao dự toán ngân sách năm của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền;

+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định

hiện hành;

+ Hợp đồng hoặc văn bản giao khoán công việc;

+ Báo cáo tiến độ thực hiện khối lượng và dự toán của nhiệm vụ, dự án quy

hoạch;

+ Lệnh chuẩn chi của Thủ trưởng đơn vị.

b) Căn cứ để cơ quan Kho bạc Nhà nước thanh toán cho các đơn vị:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo quy định của cơ

quan nhà nước;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng, bàn giao kết quả công việc hoàn thành và báo

cáo quyết toán chi phí khối lượng hoàn thành được nghiệm thu;

+ Các chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Kinh phí chuyển năm sau:

Việc xử lý số dư kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án quy

hoạch cuối năm, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng

142

dẫn của Bộ Tài chính về công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết

toán ngân sách nhà nước hàng năm.

d) Công tác quyết toán.

- Báo cáo quyết toán: Các đơn vị được giao dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế

thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch lập báo cáo quyết toán và tổng hợp chung vào

quyết toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo đúng biểu mẫu, thời hạn nộp theo

quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

- Xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán: Việc xét duyệt và thẩm định báo

cáo quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch hàng

năm thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính (hiện nay thực hiện theo quy định tại

Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét

duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp).

d) Hạch toán, kế toán.

Kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch được

hạch toán và quyết toán theo Chương - Loại - Khoản tương ứng và chi tiết mục chi

theo quy định của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

4.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách xã và các dự án cấp trên giao cho xã

làm chủ đầu tư thường là các dự án nhỏ; do vậy, theo quy định chỉ cần lập báo cáo

kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (trừ những trường hợp do người quyết định

đầu tư yêu cầu thì mới phải lập dự án đầu tư).

4.3.1. Quản lý dự án

4.3.1.1. Nội dung, phân loại và các giai đoạn của dự án đầu tư

a) Nội dung quản lý dự án

Một là, cơ sở pháp lý của dự án đầu tư: nội dung này nhằm phản ảnh những

căn cứ cho phép để thực hiện dự án đầu tư, như sự phù hợp về pháp luật, về chủ

trương, quy hoạch ngành và lãnh thổ; tư cách pháp nhân, năng lực và khả năng tài

chính của chủ đầu tư, các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi đầu tư.

Hai là, về mặt thiết bị, công nghệ kỹ thuật: nội dung này quy định các đề xuất

về mặt kỹ thuật, công nghệ để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm việc sử dụng công

nghệ, thiết bị, các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên.

Ba là, về kinh tế tài chính: nội dung này quy định các vấn đề về quy mô đầu

tư, thời gian đầu tư, thời gian hoạt động, khả năng đảm bảo các nguồn vốn, cơ cấu

chi phí và đặc biệt phản ảnh hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án.

Bốn là, về tổ chức thực hiện, vận hành: nội dung này quy định các giải pháp

rất cụ thể để thực hiện dự án như khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự

án, vấn đề tổ chức bộ máy điều hành, chuyển giao công nghệ.

143

b) Phân loại dự án đầu tư

Căn cứ vào quy mô và tính chất, dự án đầu tư được phân thành: dự án quan

trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn

lại được phân thành 3 nhóm A, B, C (hiện nay thực hiện theo Nghị định số

12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của

Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).

c) Các giai đoạn của dự án đầu tư

Thông thường, một dự án đầu tư bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực

hiện đầu tư (thực hiện dự án) và kết thúc đầu tư (vận hành khai khác); cụ thể theo các

sơ đồ dưới đây:

144

GIAI ĐOẠN I CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

LẬP

BÁO CÁO

ĐẦU TƯ

LẬP

DỰ ÁN ĐẦU

LẬP BÁO CÁO KINH

TẾ KỸ THUẬT CÔNG

TRÌNH

GIAI ĐOẠN II

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Lựa chọn

nhà thầu

Ký hợp

đồng xây

dựng

Thi công xây

dựng

Mua sắm

thiết bị

Tư vấn

Thanh toán

tạm ứng

Thanh toán

khối lượng

hoàn thành

Nghiệm thu

công trình.

Quyết toán

hạng mục

Quyết toán dự

án

GIAI ĐOẠN III

VẬN HÀNH KHAI THÁC

Thiết kế kỹ

thuật

Lập dự toán

công trình

Lập Tổng dự

toán

145

GIAI

ĐOẠN I

CHUẨN BỊ

ĐẦU TƯ

GIAI ĐOẠN

II

THỰC

HIỆN ĐẦU

GIAI

ĐOẠN III

KẾT

THÚC

ĐẦU TƯ

Lập báo

cáo đầu

Lập dự

án đầu tư

Lập

B.cáo

KTKT

Sơ bộ tổng

mức đầu tư

Giá trị

tạm ứng,

thanh

toán HĐ

Xác định

giá trị

trúng

thầu (chỉ

ĐT)

Dự toán

chi tiết

hạng

mục

Tổng dự

toán

Thiết kế

kỹ thuật

Thiết kế

bản vẽ

thi công

Đấu thầu

Ký hợp

đồng và

thực hiện

hợp đồng

Quyết toán hạng mục công

trình;

Quyết toán dự án hoàn

thành

Tổng mức

đầu tư

Xin phép đầu

Quyết định đầu

Căn cứ để giải ngân

(tạm ứng, thanh

toán)

Kế hoạch vốn

đầu tư hàng

năm

Khai thác, sử

dụng

Nghiệm

thu

146

4.3.1.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng

a) Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

i. Phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các

yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.

ii. Theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công

trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.

iii. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính

đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối

đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

iv. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công

trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

v. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý

chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây

dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

b) Thẩm quyền quyết định đầu tư:

i. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của

địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.

ii. Đối với nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ: Tùy theo điều kiện cụ thể của

từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ

trợ từ ngân sách cấp trên.

c) Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:

i. Đối tượng: công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng

mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy

hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu

phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

ii. Nội dung của báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: sự

cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công

suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu

quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình

iii. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công

trình để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp cần

thiết thì chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định thiết

kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Các nội dung quản lý nhà nước

về xây dựng được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng.

iv. Hồ sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) do chủ đầu tư trình thẩm định, bao gồm:

147

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật;

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;

v. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế

– kỹ thuật trước khi phê duyệt. Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật

là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư. Thời gian thẩm định Báo

cáo kinh tế – kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc.

vi. Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy

mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế – xã hội.

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả

năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an

ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

vii. Phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:

- Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật có trách nhiệm gửi hồ

sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật tới người quyết định đầu tư để phê duyệt. Hồ sơ trình

phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm: Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế –

kỹ thuật theo mẫu quy định; Hồ sơ của chủ đầu tư trình thẩm định Báo cáo kinh tế –

kỹ thuật nêu ở trên.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm

quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư

không phải phê duyệt lại mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết

kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công.

(Tờ trình phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật và quyết định phê duyệt báo cáo

kinh tế – kỹ thuật theo mẫu đính kèm).

d) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình:

i. Đối tượng: ngoài các dự án đầu tư chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây

dựng công trình thì tất cả các dự án đầu tư còn lại chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án

đầu tư xây dựng công trình để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư

xây dựng công trình.

ii. Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

- Nội dung phần thuyết minh của dự án: sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh

giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình

thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện

cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. Mô tả về quy mô và

diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính,

148

công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công

nghệ và công suất. Các giải pháp thực hiện bao gồm: phương án giải phóng mặt

bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có); các

phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu

kiến trúc; phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; phân đoạn thực hiện, tiến

độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. Đánh giá tác động môi trường, các giải

pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Tổng mức đầu

tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ;

phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính

và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

- Nội dung thiết kế cơ sở của dự án: Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm

các nội dung: đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công

trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến

trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. Kết

cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ

thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình

hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với

công trình. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao

gồm: bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng

theo tuyến; bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến

trúc; sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; bản vẽ thể hiện kết

cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ

thuật công trình.

iii. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: Ủy ban nhân dân cấp huyện,

cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án

là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu

tư. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội

dung liên quan đến các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án và các yếu tố đảm

bảo tính khả thi của dự án.

iv. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết

đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến

độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội

của dự án.

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với

quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng,

khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu

tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh

hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của

pháp luật có liên quan.

149

- Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:

+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng

mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công

trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ

sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với

công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê

duyệt;

+ Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

+ Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công

trình có yêu cầu công nghệ;

+ Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng

cháy, chữa cháy;

+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành

nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

v. Phê duyệt dự án đầu tư: sau khi có kết quả thẩm định, người quyết định đầu

tư (Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp nếu được uỷ quyền

hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

e) Chủ đầu tư (ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án):

i. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn, người quản lý, sử

dụng công trình hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng

công trình.

ii. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực

tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực

hiện dự án sau đây cho phù hợp:

Thứ nhất, Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: là mô hình chủ đầu tư sử dụng

bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc

giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường

hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định và các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan (hiện nay là tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày

12/02/2009) thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định

thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất

lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức,

cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.

+ Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ

máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này

được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ

máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.

Trong trường hợp này, chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp

quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự

150

án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công

việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế

độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

+ Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp

tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể: Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện

có để quản lý thêm dự án mới; trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều

kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để

quản lý thực hiện dự án.

Trong trường hợp này thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư.

Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.

- Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ

đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng

ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo

đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành

viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

- Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều

dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán

kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

- Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu

trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban

quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng

nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện

về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp

luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.

- Nhiệm vụ chủ yếu của Ban quản lý dự án:

+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công

trình sau khi dự án được phê duyệt;

+ Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết

quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

+ Ký kết hợp đồng với các nhà thầu;

+ Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm

thu;

+ Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng.

151

+ Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn

bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;

+ Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để

UBND xã tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

+ Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

+ Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu.

+ Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều

kiện năng lực;

+ Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

+ Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ

sinh môi trường của công trình xây dựng;

+ Nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án

hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Thứ hai, Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án:

- Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng

thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu

tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ

máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc

thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

- Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận

theo quy định.

- Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo

hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm

vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu

tư.

- Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách

để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ

đầu tư. Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của

người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu

tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực

hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp

thuận.

4.3.1.3. Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chuẩn bị đầu tư là quá trình điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công

trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công

152

trình tùy theo nhóm dự án và theo quy định của Nhà nước. Sản phẩm của công tác

chuẩn bị đầu tư là quyết định đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.

a) Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình:

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là tổng mức đầu tư)

gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái

định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi

phí dự phòng.

Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính của dự án và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế

hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư

xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật

theo một trong các phương pháp sau đây:

- Thứ nhất, xác định theo thiết kế cơ sở của dự án: trong đó chi phí xây dựng

được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và

giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng

loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố

khác (nếu có); chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính theo khối lượng

phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên

quan; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được xác

định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí

xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định;

Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật thì tổng mức đầu

tư đồng thời là dự toán công trình và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tái

định cư (nếu có). Dự toán công trình tính theo khối lượng từ thiết kế bản vẽ thi công

và các quy định hiện hành.

- Thứ hai, tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của

công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng

sử dụng, suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có

điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn

đầu tư để xác định tổng mức đầu tư

- Thứ ba, tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

tương tự đã thực hiện. Trường hợp áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các

số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi

phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công

trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền công

nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.

- Thứ tư, kết hợp để xác định tổng mức đầu tư: Đối với các dự án có nhiều

công trình, tuỳ theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có

153

thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự

án đầu tư xây dựng công trình.

Sơ đồ của Tổng mức đầu tư:

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Tổng

mức

đầu

=

Chi

phí

xây

dựng

+

Chi

phí

thiết

bị

+

Chi phí

bồi

thường,

GPMB

và Tái

định cư

+

Chi

phí

quản

lý dự

án

+

Chi

phí

vấn

đầu

xây

dựng

+ Chi

phí

khác

+

Chi

phí

dự

phòng

(1). Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây

dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục

công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà

tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

(2). Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết

bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi

phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị;

thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.

(3). Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường

nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản

hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi

thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ

thuật đã đầu tư.

(4). Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức

quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực

hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử

dụng, bao gồm: Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư

hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến

trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc; Chi phí tổ chức thực hiện công tác

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; Chi phí tổ chức

thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Chi phí tổ chức lập, thẩm

định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công

trình; Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí tổ chức

quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng; Chi phí tổ chức đảm bảo

an toàn, vệ sinh môi trường của công trình; Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá

xây dựng công trình; Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất

lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận

154

đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công

trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,

quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án

đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí

khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; Chi phí tổ chức thực hiện các công

việc quản lý khác.

(5). Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí lập nhiệm vụ khảo

sát xây dựng; Chi phí khảo sát xây dựng; Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc

lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự

án; Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; Chi phí thiết kế xây dựng công

trình; Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra

tổng mức đầu tư, dự toán công trình; Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển,

hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ

dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí giám sát khảo sát

xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; Chi phí lập báo cáo

đánh giá tác động môi trường; Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng

công trình; Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình; Chi phí quản lý chi

phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng, đơn

giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,... Chi phí tư vấn quản

lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); Chi phí thí nghiệm chuyên ngành; Chi phí kiểm

tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;

Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận

sự phù hợp về chất lượng công trình; Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây

dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn); Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng

công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; Chi phí thực hiện các

công việc tư vấn khác.

(6). Chi phí khác bao gồm: là những chi phí không thuộc các nội dung quy

định tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây

dựng công trình, bao gồm: Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; Chi phí bảo hiểm công

trình; Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; Chi

phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; Chi phí đảm bảo

an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật

bị ảnh hưởng khi thi công công trình; Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết

toán vốn đầu tư; Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn

lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi

vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo

quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; Các khoản

phí và lệ phí theo quy định; Một số khoản mục chi phí khác (căn cứ vào điều kiện cụ

thể của dự án, Chủ đầu tư xác định chi phí khác của dự án cho phù hợp với thực tế và

chế độ tài chính hiện hành).

(7). Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng

công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho

yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

155

- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng

tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí

khác.

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự

án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.

b) Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư:

- Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư

xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:

+ Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính

chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản

mục chi phí trong tổng mức đầu tư.

+ Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro,

phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có.

+ Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công

trình.

- Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư

hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm

tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng

mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm

định, thẩm tra.

- Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu

tư phê duyệt.

c) Điều chỉnh tổng mức đầu tư:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên

được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn,

địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy

mô, mục tiêu của dự án.

- Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư: Người quyết định đầu tư quyết

định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh. Trường hợp tổng mức đầu tư điều

chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và không làm thay đổi địa

điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm

về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

156

Khi việc điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án,

vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết

định đầu tư quyết định. Những nội dung điều chỉnh dự án phải được thẩm định trước

khi quyết định.

Trường hợp điều chỉnh dự án không phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch

xây dựng đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì phải lấy ý

kiến của cơ quan này

- Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được

phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung. Giá trị phần tổng mức đầu

tư bổ sung được xác định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm

định hoặc thẩm tra trước khi quyết định phê duyệt.

- Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu

trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

4.3.1.4. Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư

a) Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là dự toán công trình) được

xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí

đầu tư xây dựng công trình.

b) Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác

định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải

thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, chi phí tính theo tỷ lệ phần

trăm (%) (sau đây gọi là định mức chi phí tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng,

nhiệm vụ công việc đó.

c) Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công

trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường

hợp chỉ định thầu.

d) Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi

phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.

Sơ đồ dự toán công trình xây dựng:

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Dự

toán

công

trình

xây

dựng

=

Chi

phí

xây

dựng

+

Chi

phí

thiết

bị

+

Chi

phí

quản

lý dự

án

+

Chi

phí

vấn

đầu

xây

dựng

+ Chi

phí

khác

+ Chi

phí dự

phòng

157

(1). Xác định chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp,

chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.

- Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp),

chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp

khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng

công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an

toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí

nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và

không xác định được khối lượng từ thiết kế.

- Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành

sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại

công trường và một số chi phí khác.

- Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây

dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.

- Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và

được tính trên tổng giá trị các khoản mục chi phí nêu trên.

(2) Xác định chi phí thiết bị:

- Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong các cách dưới đây:

+ Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng

loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái

hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng.

+ Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá

của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại

thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.

Đối với các thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác

định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công

một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp

đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm

của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương

tự của công trình đã và đang thực hiện.

- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự

toán hoặc dự tính tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.

- Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định bằng cách

lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.

- Trường hợp thiết bị đã được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị

bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi

trong hợp đồng.

158

(3). Xác định chi phí quản lý dự án: Chi phí quản lý dự án được xác định

trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng

cách lập dự toán.

(4). Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Chi phí tư vấn đầu tư xây

dựng được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố và

Ủỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ

Xây dựng.

(5) Xác định chi phí khác: Chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán

(theo nguyên tắc: căn cứ vào nội dung công việc và cơ chế tài chính hiện hành, Chủ

đầu tư lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) hoặc bằng định mức chi phí tỷ

lệ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan.

(6). Xác định chi phí dự phòng:

- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng

tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư

vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian xây dựng

công trình (tính bằng tháng, quý, năm) và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công

trình, theo từng khu vực xây dựng.

Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong

tổng mức đầu tư được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng của

tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải

tính đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng

(hiện nay thực hiện theo Quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư

vấn đầu tư xây dựng).

e) Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình:

i. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt.

Nội dung thẩm định bao gồm:

- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng

thiết kế;

- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng

công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục

chi phí khác trong dự toán công trình;

- Xác định giá trị dự toán công trình.

Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì được phép

thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để

thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán công

trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra. Trường hợp

159

thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn

để thẩm tra dự toán công trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ

đầu tư; chi phí thẩm tra được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng

cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng

ii. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập

báo cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm

định hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán

công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá

xây dựng công trình và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà

thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

g) Điều chỉnh dự toán công trình:

- Dự toán công trình được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau

đây:

+ Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự

kiện bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy

mô, mục tiêu của dự án;

+ Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế

cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư

đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.

- Dự toán công trình điều chỉnh được xác định bằng dự toán công trình đã

được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần dự toán công trình bổ sung.

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra và phê duyệt

dự toán công trình điều chỉnh.

- Dự toán công trình điều chỉnh là cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói

thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

h) Tổng dự toán: Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có

thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí. Tổng dự

toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán chi phí của các công trình

và các chi phí có liên quan thuộc dự án. Tổng dự toán không được vượt tổng mức

đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh).

Sơ đồ của Tổng dự toán:

(1) (2) (3) (4) (5)

Tổng

dự toán

của dự

án đầu

tư xây

=

Dự

toán

hạng

mực

công

+

Dự

toán

hạng

mực

công

+

Dự

toán

hạng

mực

công

+

Dự

toán

hạng

mục

công

+

Chi phí

chung

phục vụ

cho toàn

bộ dự

160

dựng trình

xây

dựng

trình

xây

dựng

trình

xây

dựng

trình

xây

dựng

án

4.3.1.5. Lựa chọn nhà thầu xây dựng

Hiện nay, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định

số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu

thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo quy định hiện hành, việc lựa chọn nhà thầu bao gồm các hình thức: đấu

thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng

hóa, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu

tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Tuy nhiên tại Chuyên đề này chỉ giới

thiệu các nội dung Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ và Lựa chọn nhà

thầu trong trường hợp được chỉ định thầu. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác đề

nghị nghiên cứu các quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của

Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1) Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ:

a) Đối tượng áp dụng: đấu thầu gói thầu có quy mô nhỏ được áp dụng đối với

gói thầu mua sắm hàng hóa có giá không quá 5 tỷ đồng; gói thầu xây lắp có giá

không quá 8 tỷ đồng.

b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà

thầu:

Người quyết định đầu tư (Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thị

trấn, phường, xã hoặc người được ủy quyền): phê duyệt kế hoạch kế hoạch đấu thầu

(trên cơ sở kế hoạch đấu thầu do Chủ đầu tư trình) đối với dự án do mình quyết định

đầu tư; thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền. Thông

tin cơ bản của kế hoạch đấu thầu bao gồm: tên gói thầu, giá trị của từng gói thầu,

nguồn vốn đầu tư, hình thức đấu thầu; hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức

đấu thầu; thời gian lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng; thời gian thực hiện hợp

đồng.

Chủ đầu tư: phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; phê duyệt kết quả lựa

chọn nhà thầu; thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

c) Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ:

- Đối với gói thầu quy mô nhỏ, trong hồ sơ mời thầu không cần nêu tiêu

chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá (không cần xác định giá

đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và không cần phê duyệt danh sách

nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai

lệch). Nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện

sau đây:

+ Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

161

+ Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

+ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí

“đạt”, “không đạt”;

+ Có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất;

+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

- Các mốc thời gian trong đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực

hiện như sau:

+ Hồ sơ mời thầu được phát hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước

thời điểm đóng thầu;

+ Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên

phát hành hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu

phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu là 3 ngày để nhà thầu có

đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

+ Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 15 ngày, kể từ ngày mở thầu đến

khi bên mời thầu có báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết

định.

- Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và

giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng.

2) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp được chỉ định thầu:

a) Đối tượng áp dụng: Chỉ định thầu được áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư

vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu

không quá 2 tỷ đồng; gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự

án đầu tư phát triển.

b) Điều kiện áp dụng chỉ định thầu: Khi gói thầu áp dụng hình thức chỉ định

thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có quyết định đầu tư;

+ Có dự toán được duyệt theo quy định;

+ Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;

+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định

nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu;

+ Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến

ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô

lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

+ Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng.

c) Quy trình chỉ định thầu

+ Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với một gói thầu bao gồm:

162

Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ

sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:

i. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng

chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng

công việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu

cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các

nội dung cần thiết khác;

ii. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp: yêu cầu về kinh nghiệm, năng

lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng hàng hoá, phạm vi, khối lượng công việc,

tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu

đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực

của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự

thầu.

Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”,

“không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực

và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu.

iii. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đã được chủ đầu tư

xác định. Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ

sơ yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại.

iv. Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu: Bên mời

thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của

nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu

có thể mời nhà thầu đến đàm phán, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội

dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà

thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật

và biện pháp tổ chức thực hiện của hồ sơ yêu cầu;

v. Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện

sau đây:

+ Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;

+ Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu

căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;

+ Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.

vi. Về phê duyệt kết quả chỉ định thầu: trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định

thầu và báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

vi. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng: trên cơ sở quyết

định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện

hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.

163

- Quy trình chỉ định thầu rút gọn (áp dụng đối với gói thầu tư vấn, mua sắm

hàng hoá và xây lắp có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng) được thực hiện theo

trình tự sau đây:

+ Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được

phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho một nhà

thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của

gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung

công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và

giá trị tương ứng;

+ Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ

định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng;

+ Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tư

phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

3) Trường hợp không cần thiết chỉ định thầu thì phải tổ chức đấu thầu theo

quy định.

4.3.1.6. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Hiện nay, thực hiện theo Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 15/10/2010 của

Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Cụ thể như sau:

(1). Các loại hợp đồng xây dựng:

i. Theo tính chất công việc hợp đồng xây dựng: theo quy định có 8 loại hợp

đồng xây dựng (Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hợp đồng thi công xây dựng công trình;

Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ; Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công

trình; Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ; Hợp đồng cung cấp thiết bị

công nghệ và thi công xây dựng công trình; Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị

công nghệ và thi công xây dựng; Hợp đồng tổng thầu chính khóa trao tay); tuy nhiên

ở các dự án do xã làm Chủ đầu tư thì chủ yếu gồm 3 loại sau:

- Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực

hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng.

- Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây

dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công

trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.

- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị)

là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo

thiết kế công nghệ.

ii. Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

- Hợp đồng trọn gói;

- Hợp đồng theo đơn giá cố định;

- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

164

- Hợp đồng theo thời gian;

- Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).

- Hợp đồng kết hợp các loại hợp đồng trên trong một hợp đồng.

(2). Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:

i. Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,

thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật.

ii. Hợp đồng xây dựng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa

chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp

đồng.

iii. Giá ký kết hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu

thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu);

trường hợp bổ sung khối lượng công việc hoặc số lượng thiết bị nằm ngoài khối

lượng hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) dẫn đến giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng

thầu (giá đề xuất) nhưng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng

mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; nếu làm thay đổi

mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì phải báo cáo

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định.

iv. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô

nhỏ thì tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng có thể ghi ngay trong văn bản hợp

đồng. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn

thì các nội dung của hợp đồng có thể được lập thành điều kiện chung, điều kiện riêng

của hợp đồng.

v. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử người đại diện để đàm phán, ký kết

hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được có quyền quyết định và

chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

(3). Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng:

i. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong

hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn,

phương thức và các thoả thuận khác trong hợp đồng.

ii. Thực hiện hợp đồng xây dựng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm

tin cậy lẫn nhau và đúng pháp luật.

iii. Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền

và lợi ích hợp pháp của người khác.

(4). Thông tin về hợp đồng xây dựng

Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:

i. Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và

căn cứ ký kết hợp đồng.

165

ii. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên,

địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh

doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng,

các thông tin liên quan khác.

(5). Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng:

Bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết

quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các quy định

của pháp luật có liên quan.

(6). Hồ sơ hợp đồng xây dựng:

i. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm văn bản hợp đồng và các tài liệu kèm

theo hợp đồng.

ii. Hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: nội dung và khối lượng

công việc phải thực hiện; yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật; thời gian và

tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán,

quyết toán hợp đồng và phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành (đối với các hợp

đồng xây dựng có công việc phải bảo hành); quyền và nghĩa vụ của các bên; trách

nhiệm do vi phạm hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng; các thoả thuận khác tuỳ theo từng

loại hợp đồng.

iii. Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng

xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất, phạm vi công việc và loại hợp đồng xây dựng

cụ thể các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm:

- Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu hoặc văn bản chấp thuận;

- Điều kiện riêng, các điều khoản tham chiếu;

- Điều kiện chung;

- Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;

- Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;

- Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;

- Biên bản đàm phán hợp đồng, các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;

- Các phụ lục của hợp đồng;

- Các tài liệu khác có liên quan.

iv. Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài

liệu kèm theo hợp đồng để xử lý mâu thuẫn (nếu có).

(7). Giá hợp đồng xây dựng:

i. Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên

nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ,

điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

166

ii. Giá hợp đồng phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu

có); giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp

đồng và phải được các bên thoả thuận trong hợp đồng.

iii. Giá hợp đồng có các loại sau:

- Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình

thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký

kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định;

- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định

cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn

giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng;

- Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá cho

các công việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với

khối lượng công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện theo quy

định;

- Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho

chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm

việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.

- Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình

hoặc giá trị khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ

theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%)

được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng

công việc.

- Giá hợp đồng kết hợp các loại giá hợp đồng: trong một hợp đồng xây dựng

có nhiều công việc tương ứng với các loại giá hợp đồng, thì hợp đồng có thể áp dụng

kết hợp các loại giá hợp đồng như quy định ở trên.

iv. Giá hợp đồng được xác định như sau:

- Trường hợp đấu thầu thì căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thương thảo

hợp đồng giữa các bên;

- Trường hợp chỉ định thầu thì căn cứ vào dự toán, giá gói thầu được duyệt,

giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên.

(8). Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng:

i. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các

biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của

mình trong thời gian thực hiện hợp đồng.

ii. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời

điểm hợp đồng có hiệu lực, được bên giao thầu chấp nhận và phải kéo dài cho đến

khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành; trừ hợp đồng tư vấn xây dựng và

những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện.

167

iii. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu

hoặc hồ sơ yêu cầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi

ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30%

giá hợp đồng và phải được Người quyết định đầu tư chấp thuận.

iv. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong

trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường

hợp vi phạm được quy định trong hợp đồng.

v. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng

khi bên nhận thầu đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được

bảo đảm bảo hành.

(9). Nguyên tắc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

i. Việc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng trong thời

gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây

dựng (giá hợp đồng sau điều chỉnh) không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt

thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh, trường hợp vượt tổng mức đầu tư

được phê duyệt thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

ii. Đối với hợp đồng trọn gói, thì chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những

khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi

công xây dựng là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với

hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).

(10). Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng

i. Khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong

các trường hợp sau:

- Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): (cụ thể tại phần thanh

toán ở sau).

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: trường hợp

khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu ít hơn hoặc nhiều hơn so với khối

lượng trong hợp đồng đã ký đều thanh toán theo khối lượng hoàn thành thực tế được

nghiệm thu;

- Đối với hợp đồng theo thời gian: trường hợp thời gian thực tế ít hơn hoặc

nhiều hơn so với thời gian theo hợp đồng đã ký mà bên nhận thầu đã thực hiện thì

thanh toán theo thời gian thực tế bên nhận thầu đã thực hiện.

ii. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà

chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn

giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.

(11). Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:

i. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố

định, đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian.

ii. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:

168

- Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất

công việc, loại giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;

- Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung

công việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông

tin giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh

giá.

- Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo hướng dẫn

của Bộ Xây dựng.

(12). Điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

i. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp

đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các

bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

ii. Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư

hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết

định; trường hợp làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê

duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

(13). Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng:

i. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được

điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp

đồng thì các bên phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do

chậm tiến độ gây ra.

ii. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

- Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc

các sự kiện bất khả kháng khác;

- Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của

bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

- Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng,

các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không

do lỗi của bên nhận thầu gây ra.

iii. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự

án thì chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận và thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp

điều chỉnh tiến độ hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ đầu tư phải

báo cáo Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

(14). Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng:

i. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng

loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thoả thuận trong hợp đồng. Hồ sơ

thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng

và phải được bên giao thầu xác nhận.

169

ii. Hồ sơ thanh toán hợp đồng bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:

- Đối với hợp đồng trọn gói:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có

xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên

nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công

trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc

phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi công xây dựng phù hợp với

phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với

nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện);

+ Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã

ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại

diện bên nhận thầu;

+ Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối

lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có),

giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các

khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với

khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên

giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu

có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác

nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận

thầu;

+ Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối

lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có),

giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các

khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với

khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên

giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán)

theo đúng thoả thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại

diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu

có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác

nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận

thầu;

170

+ Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối

lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có),

giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các

khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

- Đối với hợp đồng theo thời gian:

+ Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế hoặc bảng chấm công (theo

tháng, tuần, ngày, giờ) tương ứng với kết quả công việc trong giai đoạn thanh toán có

xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên

nhận thầu. Trường hợp, trong quá trình thực hiện có công việc phát sinh cần phải bổ

sung chuyên gia mà trong hợp đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia này thì

các bên phải thỏa thuận và thống nhất mức thù lao trước khi thực hiện. Khi đó, hồ sơ

thanh toán phải có bảng tính giá trị các công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi

công việc phải thực hiện theo hợp đồng và được đại diện các bên: giao thầu hoặc đại

diện tư vấn (nếu có) và bên nhận thầu xác nhận;

+ Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị hoàn

thành theo hợp đồng, giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền

tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có

xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%):

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong giai đoạn thanh

toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện

bên nhận thầu; biên bản này được xác định căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hay các sản

phẩm mà bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao thầu xác nhận tương ứng với

các giai đoạn (lần) thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Bảng tính giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi

công việc phải thực hiện theo hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc

đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối

lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có),

giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các

khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

Đối với các hợp đồng xây dựng có công việc cung cấp thiết bị, thì khối lượng

hoàn thành được xác định căn cứ vào hoá đơn của bên nhận thầu hoặc vận đơn; biên

bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị, giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ

khác có liên quan.

- Đối với hợp đồng xây dựng kết hợp các giá hợp đồng: hồ sơ thanh toán cho

từng loại hợp đồng thực hiện theo các quy định tương ứng nêu ở trên.

(15). Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng xây dựng:

i. Bảo hiểm: Bảo hiểm công trình xây dựng do chủ đầu tư mua. Trường hợp,

phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua

171

bảo hiểm công trình theo quy định. Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo

hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt

động của mình theo quy định của pháp luật.

ii. Bảo hành: Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành

thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn bảo hành không ít hơn 12

tháng, mức bảo hành là 5% giá trị hợp đồng. Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện

bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận. Bên nhận thầu

chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và

được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Trong thời hạn bảo

hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ

ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong khoảng thời gian này,

nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền

bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.

(16). Rủi ro và bất khả kháng:

i. Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện hợp đồng xây

dựng. Trong hợp đồng phải có nội dung quy định trách nhiệm của các bên về việc xử

lý rủi ro khi xảy ra của mỗi bên; trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp gặp rủi

ro.

ii. Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra

và không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng như: động đất, bão, lốc, lũ,

lụt, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh.

iii. Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng

văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.

iv. Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng như:

thông báo về bất khả kháng; trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng; chấm

dứt và thanh toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).

(17). Quyết toán hợp đồng xây dựng:

i. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng

xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên

nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thoả thuận trong hợp đồng.

ii. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp

đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù

hợp với các thoả thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;

- Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi

hợp đồng;

- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B),

trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm

thanh toán cho bên nhận thầu;

172

- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có

công việc thi công xây dựng;

- Các tài liệu khác theo thoả thuận trong hợp đồng.

ii. Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng do các bên thoả thuận nhưng

không được quá sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội

dung công việc cần thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu

có); trường hợp hợp đồng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn giao nộp hồ

sơ quyết toán hợp đồng nhưng không quá một trăm hai mươi (120) ngày.

(18). Thanh lý hợp đồng xây dựng:

i. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp:

- Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;

- Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt (huỷ bỏ) theo quy định của pháp luật.

ii. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn bốn mươi lăm

(45) ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp

đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt (huỷ bỏ); đối với những hợp đồng có quy mô lớn

thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn không quá chín mươi (90)

ngày.

4.3.2. Quản lý vốn đầu tư

4.3.2.1. Nguyên tắc

Thứ nhất, việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án phải đảm

bảo thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây

dựng; đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai.

Thứ hai, Trước khi phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án đầu tư), Người

quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo bố trí

đủ vốn để thực hiện dự án không quá 3 năm (nhóm C). Trường hợp dự án có sử

dụng nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên thì trước khi phê duyệt dự án đầu tư,

phải có thỏa thuận bằng văn bản về nguồn vốn của cấp quyết định hỗ trợ vốn

Trường hợp đặc biệt, cấp bách (do thiên tai, hoả hoạn) cần phải khởi công

ngay thì dự án đầu tư phải được Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn

hoặc Thường trực Ủy ban nhân dân phường đối với địa phương thực hiện thí điểm

không tổ chức Hội đồng nhân dân phường (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân

xã) có ý kiến đồng ý bằng văn bản và được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã,

thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân huyện) chấp thuận bằng

văn bản. Dự án đầu tư thuộc trường hợp này phải có phương án dự kiến nguồn vốn

đảm bảo; phải được ưu tiên bố trí vốn ngay khi có nguồn; tránh nợ đọng vốn.

Thứ ba, đối với dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ,

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình

hình thực tế và khả năng, trình độ quản lý về đầu tư xây dựng công trình của Uỷ ban

173

nhân dân xã để phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

công trình cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và điều kiện cụ thể

của từng địa phương.

Thứ tư, các dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân xã quyết định phê duyệt đầu tư

phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với các

điều kiện phát triển kinh tế xã hội; tuân thủ trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng công

trình theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trường hợp dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch được cấp thẩm quyền phê

duyệt, thì trước khi phê duyệt, dự án đầu tư phải được sự chấp thuận bằng văn bản

của Uỷ ban nhân dân huyện về quy hoạch.

Thứ năm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình, phải đảm bảo sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu

quả, dân chủ công khai và minh bạch; chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính - đầu

tư - xây dựng của Nhà nước.

Thứ sáu, Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án được Chủ đầu tư thành lập hoặc

tổ chức tư vấn quản lý dự án được Chủ đầu tư thuê để quản lý dự án (sau đây gọi

chung là Chủ đầu tư) thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy

định hiện hành của Nhà nước.

Thứ bảy, cơ quan Tài chính các cấp, cơ quan quản lý về đầu tư xây dựng công

trình cấp trên theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn Chủ

đầu tư tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm

kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án đầu tư

khi đã có đủ điều kiện thanh toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư.

a) Vốn ngân sách nhà nước:

- Vốn ngân sách xã chi cho các dự án đầu tư.

- Vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cấp trên cho các dự án đầu tư thuộc thẩm

quyền phê duyệt quyết định dự án đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã.

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho

từng dự án đầu tư cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua và được đưa vào

nguồn thu của ngân sách xã.

b) Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,

cá nhân (trong và ngoài nước) để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý được

thực hiện như sau:

- Trường hợp đóng góp bằng tiền: Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thu và nộp

vào tài khoản Tiền gửi vốn đầu tư thuộc xã quản lý của ngân sách xã mở tại Kho bạc

nhà nước.

- Trường hợp đóng góp bằng hiện vật:

174

+ Đối với khoản đóng góp bằng vật tư, công lao động tự nguyện của nhân dân

trong xã: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động do người dân đóng góp, giá cả

vật tư, giá ngày công lao động tại địa phương (tại thời điểm đóng góp), Uỷ ban nhân

dân xã xác định giá trị (bằng tiền Việt Nam) để ghi thu nguồn vốn đầu tư và ghi chi

cho dự án đầu tư.

+ Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật của tổ chức, cá nhân khác để đầu tư

cho xã: Uỷ ban nhân dân xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hiện vật (bằng tiền

Việt Nam) để giao cho Chủ đầu tư quản lý; đồng thời ghi thu dự án đầu tư và ghi chi

cho dự án đầu tư. Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

cấp xã quyết định thành lập; thành viên gồm đại diện Chính quyền, Đoàn thể trong

đơn vị cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

4.3.2.3. Lập kế hoạch, thông báo kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch vốn hàng

năm

a) Lập kế hoạch vốn đầu tư

- Việc lập kế hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã được thực hiện theo

quy định của Bộ Tài chính (tại các Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003

quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị

trấn và Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 quy định về công tác lập dự

toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi

không tổ chức Hội đồng nhân dân) và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, Chủ đầu tư lập kế

hoạch vốn đầu tư, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân

xã. Căn cứ vào nguồn thu của ngân sách xã, nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp

trên; nguồn vốn huy động đóng góp và khối lượng thực hiện của các dự án đầu tư,

Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp và xem xét trình Hội đồng nhân dân xã thông qua kế

hoạch vốn đầu tư của xã (theo mẫu số 01/BC-KHĐT danh mục kèm theo).

- Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được Hội đồng nhân dân xã thông qua,

được gửi đến phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc

tỉnh (sau đây gọi chung là phòng Tài chính - Kế hoạch huyện). Phòng Tài chính - Kế

hoạch huyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch

và đầu tư (theo mẫu số 02/BC-KHĐT danh mục kèm theo).

b) Thông báo kế hoạch vốn đầu tư:

Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được Hội đồng nhân dân xã thông qua,

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời

gửi Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn

cho dự án đầu tư.

c) Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm:

- Định kỳ, Uỷ ban nhân dân xã rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư

của các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch theo thẩm quyền, chuyển vốn

từ các dự án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện

175

vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hoàn thành vượt kế

hoạch trong năm. Việc điều chỉnh kế hoạch phải đảm bảo cho kế hoạch của dự án

đầu tư sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán

cho dự án đầu tư đó.

- Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng

12 năm kế hoạch.

4.3.2.4. Thanh toán.

- Chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp xã tại

Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản giao dịch của ngân sách xã) và được sử dụng

con dấu của Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện giao dịch tại Kho bạc Nhà nước.

- Trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụng tài khoản tại

Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn Chủ đầu tư mở tài

khoản để thanh toán vốn.

1) Thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư.

a) Hồ sơ, tài liệu cơ sở ban đầu:

- Văn bản phê duyệt dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư.

- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.

- Kế hoạch vốn đầu tư.

b) Tạm ứng vốn chuẩn bị đầu tư:

- Chủ đầu tư được cấp vốn tạm ứng để thực hiện các công việc thuộc đối

tượng của công tác chuẩn bị đầu tư. Mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp

đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% và tối đa không quá

50% giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được

người quyết định đầu tư cho phép

- Hồ sơ đề nghị tạm ứng vốn: ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a, căn cứ hồ

sơ tài liệu ban đầu và mức tạm ứng quy định ở trên; Chủ đầu tư kiểm tra và lập hồ sơ

đề nghị tạm ứng gửi đến Kho bạc nhà nước nơi (mở tài khoản) các tài liệu sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Chứng từ chuyển tiền;

+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng Chủ đầu tư

và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).

c) Thu hồi vốn tạm ứng:

Vốn tạm ứng cho công tác chuẩn bị đầu tư được thu hồi qua từng lần thanh

toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng; bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên

và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức

thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm

176

cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm

ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm đảm bảo hoàn trả

đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp

đồng.

d) Thanh toán khối lượng hoàn thành:

Để được thanh toán khối lượng công tác chuẩn bị đầu tư hoàn thành, ngoài

các hồ sơ quy định tại điểm a, Chủ đầu tư gửi tới Kho bạc Nhà nước các hồ sơ sau:

- Hồ sơ thanh toán: khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai

đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng (hoặc hợp đồng bổ sung),

Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành.

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị thanh tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);

+ Chứng từ chuyển tiền.

- Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng

(như trường hợp tự làm, các công việc tư vấn do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...):

việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở báo cáo khối lượng công

việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc.

2). Thanh toán vốn thực hiện dự án.

a) Hồ sơ, tài liệu cơ sở ban đầu:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Quyết định phê

duyệt dự toán kèm dự toán chi tiết của từng công việc, hạng mục công trình, công

trình đối với trường hợp chỉ định thầu, tự thực hiện và các công việc thực hiện không

thông qua hợp đồng.

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu

thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực

hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết

kế kiến trúc công trình xây dựng).

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng

theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật).

b) Tạm ứng vốn đầu tư:

Chủ đầu tư tạm ứng vốn cho nhà thầu để thực hiện các công việc cần thiết

phải tạm ứng trước và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng; việc tạm ứng vốn

được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng

và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng

cụ thể như sau:

i. Mức vốn tạm ứng:

177

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng: mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị

hợp đồng.

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và các loại hợp đồng xây

dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

- Đối với hợp đồng tư vấn: mức tạm ứng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng.

Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng .

Riêng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: mức vốn

tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch bồi thường, hỗ trợ theo phương án

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức vốn tạm ứng nêu trên không được vượt kế hoạch vốn hàng năm bố trí

cho gói thầu, dự án.

ii. Hồ sơ đề nghị tạm ứng vốn:

- Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài

liệu sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Chứng từ chuyển tiền;

+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư

và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước

bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

- Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để thanh toán tạm ứng trong năm kế hoạch

chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 (trừ trường hợp thanh toán tạm ứng để thực hiện

giải phóng mặt bằng thì được thực thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau). Chủ

đầu tư có thể được thanh toán tạm ứng một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng căn

cứ vào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo

quy định nêu trên; trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng thì

chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.

Ví dụ: Dự án xây dựng trụ trở xã X triển khai thực hiện năm 2010 và có giá

trúng thầu (hoặc chỉ định thầu) là 2.000 triệu đồng; theo hợp đồng xây dựng ký giữa

chủ đầu tư và nhà thầu thì hai bên thống nhất mức tạm ứng tối đa gói thầu là 40% giá

trị hợp đồng. Kế hoạch năm 2010 được bố trí là 500 triệu đồng; kế hoạch năm 2011

được bố trí là 1.500 triệu đồng.

Như vậy, theo hợp đồng xây dựng thì chủ đầu tư phải tạm ứng cho nhà thầu

số tiền là 800 triệu đồng (40% giá trị hợp đồng); tuy nhiên do kế hoạch năm 2010 chỉ

được bố trí 500 triệu đồng, do vậy chủ đầu tư sẽ tạm ứng tối đa cho nhà thầu số tiền

là 500 triệu đồng thuộc kế hoạch năm 2010 và tiếp tục tạm ứng tối đa số tiền 300

triệu đồng còn lại trong kế hoạch năm 2011.

c) Thu hồi vốn tạm ứng:

178

- Vốn tạm ứng ở các công việc nêu trên đây được thu hồi qua từng lần thanh

toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng; bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên

và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức

thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp

đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý,

quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả

và có trách nhiệm đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng

hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.

Ví dụ (số liệu lấy tại ví dụ trên): theo quy định, khi thanh toán khối lượng

hoàn thành đạt giá trị 1.600 triệu đồng thì chủ đầu tư phải thu hồi hết số vốn đã tạm

ứng cho nhà thầu là 800 triệu đồng.

- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

+ Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng,

Chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời

hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.

+ Đối với các công việc khác: vốn tạm ứng được thu hồi vào từng kỳ thanh

toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi đã thực hiện xong công việc bồi

thường, hỗ trợ.

- Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời

hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa

thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà

thầu sử dụng sai mục đích, thì Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước

thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc tạm ứng

vốn mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

- Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợp

đồng chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch

năm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau.

d) Thanh toán khối lượng hoàn thành

- Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng: Việc

thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện

trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời

hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong

hợp đồng.

- Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp

đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với

các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng

thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm

quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng.

179

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng

thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm

quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các

thoả thuận trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo thời gian:

+ Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia

và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân (x) với thời gian

làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

+ Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo

phương thức quy định trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá

hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh

toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối

lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng kết hợp các loại giá hợp đồng: việc thanh toán được thực

hiện tương ứng với các loại hợp đồng theo quy định ở trên đây.

- Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng: việc thanh toán các

khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện

theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện

và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp bổ sung

công việc phát sinh thì Chủ đầu tư và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng

theo nguyên tắc sau đây:

+ Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công

việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong

hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới

theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;

+ Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công

việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn

giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;

+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi

giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy

định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính

sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được thanh toán

trên cơ sở điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có

thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được

điều chỉnh cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao

thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng

thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

180

+ Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát

sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi

công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết

kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực

hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu

đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì Chủ đầu tư và nhà thầu

tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng

mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc

phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu

này theo quy định hiện hành.

- Hồ sơ thanh toán: khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai

đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng (hoặc hợp đồng bổ sung),

Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán

(theo mẫu).

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (theo mẫu);

+ Chứng từ chuyển tiền (theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài

chính);

- Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng:

+ Đối với các công việc như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án

do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...: việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc,

trên cơ sở báo cáo khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng

công việc. Hồ sơ thanh thanh toán bao gồm: bảng kê khối lượng công việc hoàn

thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc

tạm ứng (nếu có) và chứng từ chuyển tiền.

+ Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, hồ sơ thanh

thanh toán bao gồm: bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã

thực hiện (theo mẫu); giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và

chứng từ chuyển tiền.

e) Đối với gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự làm:

- Đối với gói thầu có kỹ thuật đơn giản, khối lượng công việc chủ yếu sử dụng

lao động thủ công, mà người dân trong xã có thể tự làm được, thì Chủ đầu tư báo cáo

Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư giao cho người dân trong xã

tự tổ chức thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật. Thực

hiện hình thức này, Chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng với người dân thông qua Người

đại diện (là người do những người dân trong xã tham gia thi công xây dựng bầu;

Người đại diện có thể là tổ, đội xây dựng cũng có thể là nhóm người có một người

đứng ra chịu trách nhiệm). Khi áp dụng hình thức này phải có sự giám sát của Ban

giám sát đầu tư của cộng đồng.

181

- Hồ sơ, tài liệu cơ sở ban đầu của hình thức này: ngoài các hồ sơ quy định tại

điểm a, chủ đầu tư bổ sung thêm văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư

cho phép người dân trong xã tự làm.

- Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình và thanh toán khối lượng

hoàn thành áp dụng tương tự các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d.

- Gói thầu do người dân trong xã tự làm được tạm ứng tối đa 50% giá trị của

hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn đầu tư bố trí trong năm cho gói thầu.

- Căn cứ hợp đồng và khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu; Chủ

đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng (hoặc thanh toán), gửi Kho bạc nhà nước đề nghị

tạm ứng (hoặc thanh toán) cho Người đại diện.

Trường hợp Người đại diện không có tài khoản: Chủ đầu tư đề nghị Kho bạc

nhà nước thanh toán bằng tiền mặt; Người đại diện thanh toán trực tiếp cho người

dân tham gia thực hiện thi công xây dựng gói thầu; Chủ đầu tư và Ban giám sát đầu

tư của cộng đồng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thanh toán tiền công cho

người dân.

- Khi thanh toán cho gói thầu do người dân trong xã tự làm thì cơ quan thanh

toán không thanh toán giá trị chi phí của các công việc người dân không thực hiện và

phần thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình.

g) Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành

được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối

lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (bao gồm thanh toán để thu hồi

vốn đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian

thực hiện và thanh toán.

Số vốn thanh toán cho dự án đầu tư trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm

ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí

cho dự án đầu tư.

Số vốn thanh toán cho từng nội dung công việc, hạng mục công trình không

được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án

đầu tư không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.

h) Thời hạn lập hồ sơ đề nghị thanh toán và thời hạn thanh toán:

- Thời hạn lập hồ sơ đề nghị thanh toán: trong thời gian 03 ngày làm việc, kể

từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán (hoặc tạm ứng) hợp lệ của nhà thầu; Chủ đầu

tư phải hoàn thành thủ tục đề nghị thanh toán (hoặc tạm ứng) và chuyển hồ sơ thanh

toán (hoặc tạm ứng) trên tới Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản).

- Thời hạn thanh toán: căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán (hoặc tạm ứng) do Chủ

đầu tư gửi (theo điểm b, c, d, e ở trên); trong thời gian 07 ngày làm việc đối với

trường hợp “kiểm soát trước, thanh toán sau” và trong 03 ngày làm việc đối với

trường hợp “thanh toán trước, kiểm soát sau” (kể từ ngày nhận đủ tài liệu), căn cứ

hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không

thông qua hợp đồng); Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán (hoặc

182

tạm ứng) vốn cho Chủ đầu tư và theo đề nghị của Chủ đầu tư thanh toán (hoặc tạm

ứng) cho các nhà thầu, các đơn vị liên quan; đồng thời thu hồi vốn tạm ứng (nếu có).

i) Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán như sau: trên cơ sở

hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều

khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh

toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán

để thanh toán cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp

pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất

lượng công trình, Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho

bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.

Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán

trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau”

đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này đảm bảo

tạo điều kiện thanh toán thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của

Nhà nước.

4.3.2.5. Quản lý các nguồn vốn khác

Nhà nước khuyến khích thực hiện việc quản lý thanh toán, quyết toán nguồn

vốn huy động từ các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các

doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư (gọi chung

là Nhà tài trợ) theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp nếu có những quy

định về quản lý thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của các văn bản

hướng dẫn hiện hành của cấp thẩm quyền thì thực hiện theo các quy định của Nhà tài

trợ.

4.3.2.6. Quyết toán.

1) Quyết toán vốn đầu tư hàng năm:

Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ

Tài chính tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết

toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ

ngân sách hàng năm; Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 về xử lý ngân

sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm và các văn

bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

2) Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

a) Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Uỷ ban

nhân dân xã và các dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp trên giao Ủy ban nhân

dân xã làm Chủ đầu tư khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo cáo

quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo

đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành và các quy định cụ thể tại

hướng dẫn dưới đây.

b) Hồ sơ quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành gồm có:

183

- Các biểu mẫu báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo biểu

mẫu số 01/QTDA và 02/QTDA theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư số

75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính (theo hướng dẫn danh mục đính

kèm).

- Các văn bản pháp lý có liên quan gồm có: Quyết định phê duyệt Báo cáo

kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây

dựng công trình, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc Quyết định

phê duyệt dự toán chi tiết, Quyết định chỉ định thầu hoặc trúng thầu (nếu có) và các

văn bản bổ sung (nếu có).

c) Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

- Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;

chậm nhất sau 03 tháng, Chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự

án hoàn thành. Chậm nhất sau 02 tháng, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của

Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo quyết toán

vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán

vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Trường hợp, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của Người quyết định

đầu tư không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;

Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư lựa chọn một trong các hình thức sau:

+ Thuê tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

dự án hoàn thành.

+ Đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm tra báo cáo quyết toán vốn

đầu tư dự án hoàn thành.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định

thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán;

thành phần của tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm thành viên của các đơn vị có liên

quan.

- Nội dung thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (kiểm

toán) và nội dung báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

(báo cáo kết quả kiểm toán) theo Phụ lục số II của Thông tư số 75/2008/TT-BTC

ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính (theo hướng dẫn danh mục đính kèm).

d) Định mức chi phí thẩm tra báo cáo quyết toán và kiểm toán dự án đầu tư

hoàn thành:

- Tổ chức, đơn vị thẩm tra, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án

hoàn thành, được hưởng chi phí thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn

thành, theo định mức chi phí như sau:

+ Định mức chi phí thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

được tính theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

+ Định mức chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn

thành: được tính theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

184

- Chi phí thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chi phí

kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính vào chi phí

khác trong tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư của dự án.

đ) Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán:

Khi thực hiện thẩm tra, cơ quan chủ trì thẩm tra có văn bản đề nghị Chủ đầu

tư thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định ở trên đây;

việc sử dụng chi phí này do cơ quan chủ trì thẩm tra quyết định và chịu trách nhiệm.

Nội dung chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán gồm:

- Chi trả thù lao các thành viên trực tiếp thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết

toán theo mức khoán hoặc theo thời gian do cơ quan thẩm tra quy định.

- Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán

dự án theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán (nếu có) theo

mức khoán hoặc theo thời gian do cơ quan thẩm tra quy định.

- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo, mua

sắm máy tính hoặc trang bị phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán và các

khoản chi khác.

Trường hợp chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán chưa sử dụng hết trong

năm thì được phép chuyển sang năm sau để thực hiện theo quy định.

e) Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán (báo cáo kết quả kiểm toán)

vốn đầu tư dự án hoàn thành của các tổ chức, đơn vị thẩm tra; Chủ đầu tư kiểm tra,

trình Người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án

hoàn thành.

Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải được niêm

yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Chủ đầu tư.

- Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản).

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được lập và lưu trữ theo chế độ

lưu trữ hồ sơ.

4.3.2.7. Chi phí giám sát của ban giám sát đầu tư của cộng đồng

Các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định đầu tư của Uỷ ban

nhân dân xã được thực hiện giám sát đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc

giám sát đầu tư của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện theo quy định tại

Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc

ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

185

Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập và thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng

và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày

04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đầu

tư của cộng đồng.

Kinh phí hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện

theo quy định tại Phần IV Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-

UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường

trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính.

Trường hợp, những dự án đầu tư nhỏ (hiện nay là có giá trị dưới 200 triệu

đồng), có thiết kế kỹ thuật đơn giản mà Chủ đầu tư không đủ năng lực tự giám sát thi

công xây dựng công trình và không thuê được tư vấn giám sát thi công xây dựng

công trình, thì Chủ đầu tư trình Người quyết định đầu tư giao cho Ban giám sát đầu

tư của cộng đồng tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình; trường hợp này,

Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được hưởng định mức chi phí giám sát thi công

công trình xây dựng, tối đa không vượt định mức giám sát thi công công trình xây

dựng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và công

bố.

4.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.4.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

- Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây

dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu (do Chính phủ hoặc Chính

quyền địa phương phát hành).

- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (sau đây viết tắt là BQLDA), các tổ chức,

cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thanh

toán chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách

nhà nước và vốn Trái phiếu.

4.4.2. Nguyên tắc quản lý

a) Chi phí quản lý dự án đầu tư là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết để chủ

đầu tư, BQLDA tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án trong suốt quá trình đầu

tư của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư và phê duyệt

quyết toán.

b) Hàng năm, chủ đầu tư, BQLDA thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt

dự toán chi phí quản lý dự án để đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Chủ đầu tư,

BQLDA quản lý một dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 15 tỷ đồng được

thực hiện theo mức chi phí quản lý được duyệt trong dự toán của công trình, dự án.

c) Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư quyết định việc lập và phê

duyệt 2 dự toán chi phí quản lý dự án riêng (một dự toán của chủ đầu tư sử dụng,

186

một dự toán của BQLDA sử dụng) hoặc chung trong một dự toán cho cả chủ đầu tư

và BQLDA sử dụng.

d) Mức chi đối với các khoản chi tại Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án

thực hiện theo các quy định hiện hành đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự

nghiệp công lập.

4.4.3. Căn cứ lập dự toán chi phí quản lý dự án

- Các quy định về định mức trích chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư

và xây dựng hiện hành của các dự án sử dụng vốn nhà nước;

- Các quy định về quản lý tài chính hiện hành đối với cơ quan nhà nước và

đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định đầu tư; quyết định phê duyệt dự toán công trình; quyết định

thành lập BQLDA;

- Bảng tính lương năm của cán bộ quản lý dự án;

- Các căn cứ cần thiết khác của dự án.

4.4.4. Trình tự lập dự toán chi phí quản lý dự án

4.4.4.1. Xác định nguồn kinh phí được trích theo từng dự án:

Việc xác định nguồn kinh phí trích theo từng dự án được giao quản lý để ghi

vào Mẫu số 01(i)/DT-QLDA – Bảng tính nguồn kinh phí quản lý dự án (danh mục

kèm theo). Mẫu số 01(i)/DT-QLDA lập riêng cho từng dự án (i) chạy từ 1 đến n, cụ

thể như sau:

a) Căn cứ tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và định mức trích chi

phí quản lý dự án theo văn bản công bố của cơ quan có thẩm quyền để xác định chi

phí quản lý dự án của dự án (ký hiệu là GQLDA). Trường hợp các dự án không có

định mức trong các văn bản công bố hoặc chỉ làm công tác chuẩn bị đầu tư cho dự án

thì trích theo dự toán do cấp giao nhiệm vụ duyệt.

b) Căn cứ tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và định mức trích chi

phí tư vấn đầu tư xây dựng theo văn bản công bố của cơ quan có thẩm quyền để xác

định các khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do chủ đầu tư, BQLDA thực hiện (ký

hiệu là GTV). Trường hợp khoản chi phí tư vấn không có định mức trong các văn

bản công bố thì lập dự toán theo quy định.

c) Xác định mức chi cụ thể cho những công việc thuộc chi phí quản lý dự án

mà chủ đầu tư, BQLDA cần phải thuê tư vấn thực hiện (ký hiệu là GTTV).

d) Kinh phí quản lý dự án phần do chủ đầu tư, BQLDA được sử dụng theo

từng dự án trong suốt quá trình quản lý dự án ký hiệu là GQLDA (CĐT) được xác

định theo công thức:

GQLDA (CĐT) = GQLDA + GTV - GTTV

187

đ) Phân chia cụ thể: phần do chủ đầu tư được sử dụng, phần do BQLDA được

sử dụng. Tỷ lệ phân chia kinh phí tương ứng với tỷ lệ phân công nhiệm vụ, trách

nhiệm giữa chủ đầu tư và BQLDA; do chủ đầu tư quyết định sau khi thoả thuận

thống nhất với BQLDA trên cơ sở phân công nhiệm vụ được ghi trong quyết định

thành lập BQLDA hoặc văn bản giao nhiệm vụ.

e) Dự kiến phân bổ chi phí quản lý dự án cho các năm triển khai thực hiện dự

án.

4.4.4.2. Lập Bảng tổng hợp nguồn kinh phí:

theo Mẫu số 02/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo), trong đó xác định rõ:

Nguồn trích từ các dự án được giao quản lý, Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn

sau khi trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có); Tổng kinh phí được sử dụng, luỹ kế

kinh phí đã sử dụng các năm trước, kinh phí dự kiến sử dụng năm kế hoạch, kinh phí

để sử dụng các năm sau.

4.4.4.3. Lập Bảng tính lương năm:

theo Mẫu số 03/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo), trong đó xác định rõ

danh sách cán bộ trực tiếp tham gia quản lý dự án theo 3 mục: cán bộ hưởng lương

từ dự án, cán bộ hưởng lương theo hợp đồng QLDA, cán bộ kiêm nhiệm quản lý dự

án.

4.4.4.4. Lập dự toán chi phí quản lý dự án năm:

theo Mẫu số 04/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo).

4.4.5. Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án

Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án năm của chủ đầu tư, BQLDA được

ghi trong Mẫu số 04/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo), gồm các khoản chi cụ

thể như sau:

4.4.5.1. Chi tiền lương:

Bao gồm lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao; lương hợp đồng dài hạn

đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm

quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương.

Việc xác định quỹ tiền lương cho cán bộ quản lý dự án phải đảm bảo đúng

biên chế được duyệt của cấp có thẩm quyền. Trường hợp tiết kiệm các khoản chi tiêu

khác, được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương cho những người hưởng

lương từ chi phí quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-

BLĐTBXH ngày 26/4/2011 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội hướng dẫn

thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu

có).

188

4.4.5.2. Chi tiền công trả cho lao động theo hợp đồng

4.4.5.3. 3.5.3. Các khoản phụ cấp lương

Bao gồm phụ cấp chức vụ, khu vực, thu hút, đắt đỏ, làm đêm, thêm giờ, độc

hại, nguy hiểm, lưu động, trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án, phụ cấp

khác.

a) Đối với phụ cấp làm thêm giờ phải tuân thủ quy định của Luật Lao động về

thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định

số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thông tư

liên tịch Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005

hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với

cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

b) Đối với Phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm

quản lý dự án tại một BQLDA được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương

ứng với thời gian làm việc tại dự án. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án một

tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của

cá nhân đó.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm kiêm nhiệm

ở nhiều BQLDA thì mức phụ cấp quản lý dự án kiêm nhiệm được xác định tương

ứng với tỷ lệ thời gian làm việc cho từng dự án, nhưng tổng mức phụ cấp của tất cả

các dự án làm kiêm nhiệm tối đa bằng 100% mức lương theo cấp bậc, phụ cấp lương

được hưởng.

Những người đã hưởng lương theo quy định tại Điểm 3.5.1 ở trên không được

hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định tại Điểm này.

4.4.5.4. Chi tiền thưởng

Tiền thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất (nếu có) và các chi phí liên quan

đến khen thưởng. Mức trích hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định số

42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày

24/5/2011 Hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng

theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

4.4.5.5. Chi phúc lợi tập thể:

Thanh toán tiền nghỉ phép, nghỉ chế độ, trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ

cấp khó khăn đột xuất, tiền thuốc y tế.

189

4.4.5.6. Các khoản đóng góp

Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh

phí công đoàn, trích nộp khác đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo

quyết định của cấp có thẩm quyền.

4.4.5.7. Chi thanh toán dịch vụ công cộng

Bao gồm tiền điện, tiền nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, khoán phương

tiện, các dịch vụ khác.

4.4.5.8. Chi mua vật tư văn phòng

Bao gồm công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tài liệu, bàn ghế, văn phòng phẩm,

bảo hộ lao động, khác.

4.4.5.9. Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc

Bao gồm: cước phí điện thoại, bưu chính, Fax, Internet, sách, báo, tài liệu

quản lý.

4.4.5.10. Chi phí hội nghị 4.4.5.11. Chi thanh toán công tác phí

4.4.5.12. 3.5.12. Chi phí thuê mướn

Bao gồm thuê phương tiện đi lại, nhà làm việc, thiết bị phục vụ các loại, thuê

chuyên gia và giảng viên, thuê đào tạo lại cán bộ, thuê mướn khác.

4.4.5.13. Chi đoàn ra

Bao gồm tiền vé máy bay, tàu, xe, thuê phương tiện đi lại, tiền ăn, ở, tiêu vặt.

4.4.5.14. Chi đoàn vào

Bao gồm tiền vé máy bay, tàu, xe, thuê phương tiện đi lại, tiền ăn, ở, tiêu vặt.

4.4.5.15. Chi sửa chữa tài sản

4.4.5.16. Chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án

Bao gồm: nhà cửa, phương tiện đi lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy

tính, phần mềm máy tính, máy văn phòng, tài sản khác.

4.4.5.17. Chi phí khác

Bao gồm nộp thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm tài sản và phương tiện, tiếp khách,

khác.

4.4.5.18. Dự phòng

bằng 10% của dự toán.

4.4.6. Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án

4.4.6.1. Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án

Trường hợp BQLDA thực hiện quản lý nhiều dự án cho nhiều chủ đầu tư thì

chủ đầu tư trực tiếp thành lập BQLDA thực hiện thẩm định và phê duyệt dự toán chi

phí quản lý dự án.

190

4.4.6.2. Hồ sơ thẩm định dự toán chi phí quản lý dự án

- Văn bản đề nghị phê duyệt; quyết định đầu tư; quyết định phê duyệt dự toán

công trình; quyết định thành lập BQLDA;

- Bảng tính kinh phí quản lý dự án theo Mẫu số 01/DT-QLDA (theo danh

mục kèm theo);

- Bảng tổng hợp nguồn kinh phí quản lý dự án theo Mẫu số 02/DT-QLDA

(theo danh mục kèm theo);

- Bảng tính lương năm theo Mẫu số 03/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo);

- Dự toán chi phí quản lý dự án năm theo Mẫu số 04/DT-QLDA (theo danh

mục kèm theo).

4.4.6.3. Nội dung thẩm định dự toán chi phí quản lý dự án

- Thẩm định nội dung công việc, phương pháp tính toán, sự phù hợp trong

việc phân bổ mức chi cho các năm trong Bảng tính chi phí quản lý dự án theo Mẫu

số 01/DT-QLDA;

- Thẩm định sự phù hợp trong Bảng tổng hợp nguồn kinh phí quản lý dự án

theo Mẫu số 02/DT-QLDA;

- Thẩm định sự phù hợp của các nội dung chi trong dự toán theo Mẫu số

04/DT-QLDA với các tiêu chuẩn, định mức và chế độ tài chính hiện hành của Nhà

nước.

4.4.6.4. Quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý năm

Thực hiện theo Mẫu số 05/QĐ-QLDA được gửi tới BQLDA, cơ quan thanh

toán và các đơn vị có liên quan để thực hiện.

Trong quá trình sử dụng, chủ đầu tư, BQLDA được chủ động điều chỉnh và

chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh các khoản chi trong phạm vi dự toán năm đã

duyệt. Trường hợp, vượt dự toán thì phải thẩm định và phê duyệt điều chỉnh, bổ

sung.

4.4.7. Thanh toán chi phí quản lý dự án

Chủ đầu tư, BQLDA quản lý nhiều dự án được mở một tài khoản Chi phí

quản lý dự án chung tại một cơ quan thanh toán vốn đầu tư để tiếp nhận khoản chi

phí quản lý dự án của tất cả các dự án được giao quản lý.

Cơ quan thanh toán vốn đầu tư thực hiện thanh toán chi phí quản lý dự án theo

dự toán do chủ đầu tư phê duyệt, chế độ thanh toán vốn đầu tư, chế độ quản lý tài

chính hiện hành.

4.4.8. Quyết toán chi phí quản lý dự án

Khi kết thúc niên độ ngân sách hàng năm chậm nhất là ngày 28/02 năm sau,

chủ đầu tư, BQLDA lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án trong năm theo

Mẫu số 01/QT-QLDA; lấy ý kiến xác nhận của cơ quan thanh toán để làm cơ sở lập

191

dự toán chi phí quản lý dự án năm sau. Không phải thẩm định và phê duyệt quyết

toán.

Khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư, BQLDA lập báo

cáo quyết toán chi phí quản lý dự án cùng với hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành để

trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt theo quy định về quyết toán dự án

hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Xử lý số dư kinh phí hàng năm

Đối với khoản chênh lệch nguồn thu lớn hơn chi, hoặc các khoản chi trong dự

toán được duyệt nhưng chưa chi hết, được chuyển sang thực hiện chi ở các năm sau;

đồng thời tổng hợp vào Mẫu số 02/DT-QLDA (Mục I - Nguồn kinh phí năm trước

chuyển sang) để trích lập dự toán cho năm sau.

4.4.9. Đối với các Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:

việc quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư hiện nay thực hiện theo Thông tư số

72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi

phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm

mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

4.5. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM

KHẢO

4.5.1. Câu hỏi ôn tập

1) Trình bày các khái niệm liên quan đến dự án đầu tư và dự án do xã làm

chủ đầu tư

2) Nêu nguyên tắc và nội dung cơ bản của quản lý tài chính dự án do xã làm

chủ đầu tư

3) Trình bày nguyên tắc và đối tượng trong quản lý dự án quy hoạch

4) Trình bày nội dung chi, lập chấp hành dự toán và thanh quyết toán vốn

5) Khái niệm, nội dung và các loại dự án đầu tư

6) Trình bày nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

7) Trình bày nội dung quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư

4.5.2. Bài tập tình huống

Bài 1: Anh, chị cho biết thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc

báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đối

với dự án sử dụng nguồn vốn cân đối của ngân sách xã:

Số

TT Câu hỏi

Phương án

chọn

1. Tất các các dự án nhóm A, B, C (sau khi thông qua Hội đồng nhân X

192

dân xã)

2. Chỉ các dự án nhóm C thuộc cân đối của ngân sách xã (sau khi

thông qua Hội đồng nhân dân xã)

3.

Chỉ các dự án lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

thuộc cân đối của ngân sách xã (sau khi thông qua Hội đồng nhân

dân xã)

4. Chỉ các dự án được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp.

Bài 2. Anh, chị cho biết theo quy định hiện hành thì Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

xây dựng công trình gồm những nội dung gì ?

Trả lời:

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình gồm: Sự cần thiết đầu tư, mục

tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình;

nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng,

chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình

Bài 3. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây

dựng công trình (gọi tắt là Báo cáo KT-KT)

Số

TT Câu hỏi

Chủ đầu

Người có

thẩm

quyền

1 Anh, chị cho biết đơn vị nào tổ chức lập Báo cáo KT

–KT. X

2 Anh, chị cho biết đơn vị nào tổ chức thẩm định Báo

cáo KT –KT. X

3 Anh, chị cho biết đơn vị nào tổ chức thẩm định thiết

kế bản vẽ thi công và dự toán công trình X

4 Anh, chị cho biết đơn vị nào phê duyệt Báo cáo KT –

KT. X

Bài 4. Anh, chị cho biết tổng mức đầu tư bao gồm các nội dung gì?. Tổng

mức đầu tư đóng vai trò gì trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Trả lời:

1. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi

thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư

xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

2. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi

thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Bài 5. Anh, chị cho biết Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường

hợp nào?.

Trả lời: Theo quy định hiện hành, Tổng mức đầu tư chỉ được điều chỉnh khi:

193

1. Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn,

địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác;

2. Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

3. Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy

mô, mục tiêu của dự án.

Bài 6. Anh, chị cho biết nội dung dự toán công trình?, dự toán công trình đóng

vai trò gì trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Trả lời:

1. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi

phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.

2. Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công

trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường

hợp chỉ định thầu và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công

trình.

Bài 7. Anh, chị cho biết đối tượng áp dụng gói thầu quy mô nhỏ và gói thầu

chỉ định thầu:

Trả lời:

1. Đấu thầu gói thầu có quy mô nhỏ được áp dụng đối với gói thầu mua sắm

hàng hóa có giá không quá 5 tỷ đồng; gói thầu xây lắp có giá không quá 8 tỷ đồng.

2. Chỉ định thầu được áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu

không quá 3 tỷ đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ

đồng; gói thầu xây lắp, có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát

triển.

Bài 8. Anh, chị cho biết theo giá hợp đồng thì hợp đồng xây dựng gồm các

loại nào?.

Trả lời: theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng gồm các loại sau:

- Hợp đồng trọn gói;

- Hợp đồng theo đơn giá cố định;

- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

- Hợp đồng theo thời gian;

- Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).

- Hợp đồng kết hợp các loại hợp đồng trên trong một hợp đồng.

Bài 9. Anh, chị cho biết hồ sơ thanh toán (hoặc tạm ứng), Chủ đầu tư gửi ra

Kho bạc Nhà nước để thanh toán (hoặc tạm ứng) gồm các tài liệu gì:

Trả lời: khi thanh toán (hoặc tạm ứng), Chủ đầu tư gửi ra Kho bạc Nhà nước

để thanh toán (hoặc tạm ứng) các tài liệu sau:

194

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (theo mẫu).

- Chứng từ chuyển tiền (theo mẫu).

- Ngoài ra, tùy theo từng loại hình thanh toán, Chủ đầu tư gửi tới Kho bạc Nhà

nước hồ sơ sau:

+ Đối với thanh toán tạm ứng: gửi thêm bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà

thầu (nếu có)

+ Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành: gửi thêm bảng xác định giá trị

công việc hoàn thành đề nghị thanh toán (theo mẫu).

- Đối với công việc không thông qua hợp đồng: gửi thêm dự toán được duyệt

cho từng loại công việc đó.

- Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ: gửi thêm bảng kê xác nhận khối lượng

công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện.

4.5.3. Tài liệu tham khảo

1. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

3. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây

dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;

5. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

6. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban

hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

7. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày

30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy

chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số

52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ;

8. Nghị định số 209/2009/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý

chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày

18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng

công trình xây dựng.

9. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày

15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;

10. Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý

đầu tư xây dựng công trình đặc thù;

195

11. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn

thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng

12. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản

lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

13. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp

đồng trong hoạt động xây dựng;

14. Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về Chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nhà nước;

15. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

16. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 - 2020

17. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày

13/4/2011 của Liên bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

18. Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân

sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

19. Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 hướng dẫn quản lý vốn đầu

tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

20. Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng

dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà

nước hàng năm;

21. Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 hướng dẫn cơ chế đặc thù

về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án

“Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá”;

22. Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết toán

vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo

niên độ ngân sách hàng năm;

23. Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử

dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn

ngân sách nhà nước

24. Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự

án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước như sau:

196

25. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh

toán vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước

26. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc

công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công

trình.

27. Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 Quy định chi tiết một số nội

dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ

về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

28. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi

phí đầu tư xây dựng công trình

29. Thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 về việc hướng dẫn phương

pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

30. Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 04/8/2011 quy định việc lập, thẩm

định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

31. Quyết định số 1129/QĐ-BXD ngày 22/12/2010 hướng dẫn quy đổi chi phí

đầu tư xây dựng công trình về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào

khai thác sử dụng

32. Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 hướng dẫn mẫu hợp đồng

một số công việc tư vấn xây dựng;

33. Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 hướng dẫn mẫu hợp đồng

thi công xây dựng công trình;

34. Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/01/2010 quy định chi tiết lập Hồ

sơ mời thầu xây lắp

35. Thông tư số 02/2010/TT-BKH ngày 19 tháng 01 năm 2010 quy định chi

tiết lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ.

36. Thông tư số 03/2010/TT-BKH ngày 27 tháng 01 năm 2010 quy định chi

tiết lập Hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp.

37. Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01 tháng 02 năm 2010 quy định chi

tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp.

38. Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10 tháng 02 năm 2010 quy định chi

tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá.

39. Thông tư số 06/2010/TT-BKH ngày 09 tháng 03 năm 2010 quy định chi

tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn.

40. Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định chi

tiết lập Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.

41. Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định chi

tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng

hóa, xây lắp.

197

42. Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/5/2010 Quy định chi tiết về chào

hàng cạnh tranh

43. Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02 tháng 06 năm 2010 quy định về

mẫu giám sát, đánh giá đầu tư.

44. Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29/06/2010 quy định chi tiết lập Báo

cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.

45. Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm 2010 về quy định

chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng.

46. Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28 tháng 10 năm 2010 quy định chi

tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

47. Thông tư số 22/2010/TT-BKH ngày 02 tháng 12 năm 2010 về việc quy

định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.

48. Thông tư số 23/2010/TT-BKH ngày 13 tháng 12 năm 2010 quy định điều

kiện năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu

tư.

198

PHỤ LỤC 1 – HƯỚNG DẪN MẪU BIỂU

(Tên Cơ quan, đơn vị đầu

mối thẩm định Báo cáo

kinh tế - kỹ thuật)

_______

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________

.........., ngày......... tháng......... năm.........

TỜ TRÌNH

PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH …….

Kính gửi: ………(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)……………

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số ... ngày …tháng ... năm … của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan);

Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo

kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình ………như sau:

1. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:

a. Tên công trình:

b. Tên chủ đầu tư;

c. Mục tiêu đầu tư:

d. Nội dung và quy mô đầu tư:

đ. Địa điểm xây dựng:

e. Diện tích sử dụng đất:

g. Loại, cấp công trình:

h. Thiết bị công nghệ (nếu có):

i. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)

k. Tổng mức đầu tư:

- Trong đó: + Chi phí xây dựng:

+ Chi phí thiết bị:

+ Chi phí quản lý dự án:

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có):

+ Chi phí khác:

+ Chi phí dự phòng:

l. Nguồn vốn đầu tư:

m. Hình thức quản lý dự án:

n. Thời gian thực hiện dự án:

0. Các nội dung khác:

199

2. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:

3. Nhận xét, đánh giá về nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật:

a. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy

mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư; hiệu quả về kinh tế – xã hội.

b. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất; khả năng

giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng tới công trình như an ninh, quốc phòng,

môi trường và các quy định khác của pháp luật; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ

thi công và dự toán.

4. Kết luận:

a. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật

b. Những kiến nghị:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định BCKTKT Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

- Như trên;

- Lưu:...

200

(Cơ quan quyết định

đầu tư)

_______

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________

.........., ngày......... tháng......... năm.........

QUYẾT ĐỊNH CỦA.......

Về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

xây dựng công trình ………………..

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số… . ngày… tháng ... năm …của Bộ Xây dựng;

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)...;

Xét đề nghị của…(Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình

số.…. ngày..... ..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình.……… với các nội dung

chủ yếu sau:

1. Tên công trình:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT:

4. Chủ nhiệm lập BCKTKT:

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

7. Địa điểm xây dựng:

8. Diện tích sử dụng đất:

9. Phương án xây dựng :

10. Loại, cấp công trình:

11. Thiết bị công nghệ (nếu có):

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

13. Tổng mức đầu tư:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

201

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

14. Nguồn vốn đầu tư:

15. Hình thức quản lý dự án:

16. Thời gian thực hiện:

17. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Các cơ quan có liên quan;

- Lưu:…

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

(ký, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu)

202

PHỤ LỤC SỐ II

HƯỚNG DẪN LẬP CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO

QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH.

1. Biểu mẫu số 01/QTDA:

- Điểm 1. Các văn bản pháp lý liên quan:

Cột (B) tên văn bản: ghi theo trình tự thời gian của các văn bản liên quan đến

toàn bộ quá trình, giai đoạn đầu tư của dự án, từ chủ trương đầu tư, Quyết định phê

duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc quyết định phê duyệt dự

án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán....

- Điểm 2. Nguồn vốn đầu tư của dự án:

+ Cột (B) tên các nguồn vốn: ghi tất cả những nguồn vốn tham gia đầu tư vào

dự án (nguồn nào không có thì không ghi);

+ Cột (1) ghi theo số liệu trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc trong

quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

+ Cột (2) nguồn vốn đã thực hiện thực hiện: ghi theo số liệu của bảng đối

chiếu số liệu sử dụng nguồn vốn đầu tư (theo biểu mẫu số 02 /QTDA).

+ Cột (3) chênh lệch tăng, giảm: Số chênh lệch được tính = Cột (1) - Cột (2).

- Điểm 3. Vốn đầu tư đề nghị quyết toán: là tổng cộng toàn bộ các chi phí của

dự án đầu tư sau khi Chủ đầu tư đối chiếu, rà soát tất cả các bản quyết toán với từng

nhà thầu tham gia thực hiện dự án đầu tư;

Vốn đầu tư đề nghị quyết toán được phân theo cơ cấu: xây lắp, thiết bị, chi phí

khác để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Điểm 4: ghi tổng giá trị tài sản cố định được hình thành qua đầu tư;

- Điểm 5: ghi tổng giá trị tài sản lưu động (nếu có) của dự án đầu tư;

Tài sản cố định và Tài sản lưu động được phân loại theo quy định hiện hành.

- Điểm 6: thuyết minh ngắn gọn, ghi các ý kiến nhận xét và những kiến nghị

quan trọng.

2. Biểu mẫu số 02/QTDA:

- Điểm 1. Nguồn vốn đầu tư đã thanh toán đến ngày bàn giao: tổng hợp toàn

bộ số vốn đã thanh toán cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện dự án tính

đến ngày bàn giao, khoá sổ để lập báo cáo quyết toán.

+ Cột (1) do Chủ đầu tư ghi (có xác nhận của đại diện Ban giám sát đầu tư của

cộng đồng).

+ Cột (2) do Kho bạc nhà nước (nơi Chủ đầu tư mở tài khoản) ghi (yêu cầu

ghi đúng số vốn đã thanh toán cho dự án đầu tư trên sổ sách theo dõi).

203

+ Dòng 5. Nguồn vốn đóng góp của nhân dân:

Mục giá trị hiện vật phải kèm theo bảng tính chi tiết và được tính như sau:

Giá trị hiện

vật =

Số lượng hiện

vật đóng góp x

Đơn giá (giá trị) hiện vật

theo giá thị trường của địa

phương tại thời điểm đóng

góp

Mục giá trị công lao động được tính như sau:

Giá trị công

lao động =

Tổng số công

đóng góp x

Đơn giá 1 công lao động

trung bình theo quy định của

địa phương

204

PHỤ LỤC SỐ III

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẨM TRA BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN

VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH

Tổ chức, đơn vị thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình chịu trách

nhiệm lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, trình người có thẩm

quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, theo trình tự và nội dung

cụ thể như sau:

1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý:

- Thẩm tra việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định

của Pháp luật về đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư

đưa dự án vào sử dụng;

- Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định

của Pháp luật về đấu thầu;

- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng do Chủ đầu tư ký với các nhà thầu

(tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án.

2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án:

- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do Chủ đầu tư báo cáo với số

xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu

tư thực tế thực hiện;

- Đối chiếu với nguồn vốn theo cơ cấu nguồn được xác định trong quyết định

đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác

định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

3. Thẩm tra chi phí đầu tư :

- Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (chi tiết từng hợp đồng): đối

chiếu với dự toán được duyệt (đối với gói thầu chỉ định thầu, tự làm); đối chiếu với

giá trị trúng thầu được duyệt (đối với gói thầu đấu thầu) và các điều kiện nêu trong

hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu

liên quan.

- Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): xác định rõ nguyên nhân tăng giảm; đối

chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế

độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.

4. Thẩm tra các khoản chi phí khác:

205

Thẩm tra chi tiết từng khoản mục chi phí khác so với dự toán được duyệt, chế

độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định:

- Thẩm tra các khoản chi phí tư vấn thực hiện theo hợp đồng;

- Thẩm tra chi phí do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện;

- Thẩm tra chi phí quản lý dự án.

5. Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản:

- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả

kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo Quyết định của

cấp có thẩm quyền.

6. Thẩm tra việc xác định số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

thẩm tra số lượng và giá trị tài sản chi tiết theo nhóm, loại thuộc tài sản cố định và tài

sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản để bàn giao tài sản

đưa vào sản xuất, sử dụng.

7. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:

- Các khoản nợ phải thu, phải trả: căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư được

quyết toán, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của Chủ đầu tư để thẩm tra công nợ

còn tồn tại của dự án.

- Thẩm tra số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng: căn cứ thực tế tiếp nhận

và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn

đọng, đề xuất phương án xử lý.

8. Nhận xét đánh giá, kiến nghị:

- Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý đầu

tư, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của

Chủ đầu tư; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án;

- Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan.

9. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

- Căn cứ báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án đầu tư hoàn thành (hoặc

báo cáo kiểm toán); Chủ đầu tư kiểm tra và trình Người quyết định đầu tư ra Quyết

định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định.

- Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được gửi cho

các cơ quan, đơn vị sau:

- Chủ đầu tư; Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản); Phòng Tài chính - Kế

hoạch cấp huyện; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

206

Chuyên đề 5. QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI XÃ

5.1. TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ

NƯỚC

5.1.1. Tài sản nhà nước

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quy định tài sản nhà nước bao gồm:

Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng

để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị,

máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật

quy định.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Luật bao gồm: cơ quan nhà nước,

đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp.

5.1.2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đưa ra hệ thống 6 nguyên tắc

cần quán triệt trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

1. “Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn

vị quản lý, sử dụng”.

Đây là nguyên tắc phổ biến trong Luật Quản lý tài sản nhà nước hoặc luật

tương đương của các quốc gia. Theo đó, mọi tài sản nhà nước đều phải xác định

được chủ thế quản lý, sử dụng, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cơ quan,

tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản có quyền sử dụng, khai thác tài

sản nhà nước theo đúng mục đích được giao, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả,

đồng thời phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài

sản.

2. “Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có

phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước ở các

cấp và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước”.

Tài sản nhà nước bao gồm nhiều loại khác nhau và do nhiều cơ quan, tổ chức,

đơn vị quản lý, sử dụng. Để đảm bảo cho mọi tài sản nhà nước được quản lý, sử

dụng theo đúng mục đích, đảm bảo công bằng, tiết kiệm nhằm đạt được mục tiêu của

Nhà nước thì công tác quản lý nhà nước về tài sản nhà nước phải được thực hiện

thống nhất (thể hiện ở hệ thống cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng thống

nhất và giao cho một cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước) song

cũng cần có sự phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan

nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.

207

3. “Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích,

tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm”.

Đây là nguyên tắc đồng thời là yêu cầu trong quản lý, sử dụng tài sản

nhà nước. Theo đó, trước hết tài sản nhà nước phải được sử dụng đúng mục

đích (trụ sở thì không được sử dụng để ở; xe ô tô công thì không được sử

dụng vào mục đích riêng ...), đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Đây là căn

cứ quan trọng để bố trí dự toán đầu tư, mua sắm, cũng như để quản lý, sử

dụng và kiểm soát chi tiêu, đồng thời cũng là chuẩn mực để xác định mức độ

vi phạm và xử lý vi phạm theo đúng người, đúng việc. Đồng thời việc sử

dụng tài sản nhà nước phải tiết kiệm, có hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất cho

Nhà nước, cho xã hội xét về trước mắt cũng như lâu dài.

4. “Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị

theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua,

bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao

dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có

quy định khác”.

Việc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị tài sản nhà nước đảm bảo

cho cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan trực tiếp sử dụng tài sản nắm được số

lượng, giá trị và tình trạng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp và phục

vụ tốt công tác hoạch định chính sách, chế độ. Còn việc xác định giá trị tài sản

trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản

hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường là nội dung

đổi mới, tiếp cận kịp thời với nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo

đảm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, công khai, minh bạch; mọi quan hệ

trong giao dịch mua sắm, bán, thanh lý, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết tài

sản được thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua việc đầu thầu, đấu giá

công khai theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc

biệt thì không nhất thiết phải thực hiệu theo cơ chế thị trường, như việc điều chuyển

tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. “Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy

định”.

Nguyên tắc này đảm bảo việc sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, tiết

kiệm, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tránh sử dụng theo kiểu "vắt kiệt" tài

sản và thất thoát tài sản, đồng thời cho phép bố trí hợp lý, khoa học giữa chi

thường xuyên và chi đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước nói chung cũng

như trong kế hoạch tài chính của từng cơ quan, đơn vị nói riêng.

6. “Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh

bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý

kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.

Theo nguyên tắc này, toàn bộ quá trình đầu tư, mua sắm cũng như sử

dụng, hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước phải công khai (trừ một số nội dung

208

không được công khai theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật quốc gia).

Đây là nội dung rất quan trọng để tăng cường sự giám sát của cán bộ, công

chức và nhân dân đối với việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

5.1.3. Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước

Như trên đã trình bày, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý,

sử dụng tài sản nhà nước là “Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ

quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng”. Để thực hiện được nguyên tắc này, tại Điều

4 của Luật đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có 4

quyền: (i) sử dụng tài sản nhà nước phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ

được giao; (ii) quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản nhà

nước được giao; (iii) được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và (iv) khiếu

nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có 3

nghĩa vụ: (i) sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ

và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; (ii) thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản

nhà nước theo chế độ quy định và (iii) lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước; hạch

toán, ghi chép tài sản; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao

theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán, thống kê.

5.1.4. Quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm rất lớn trước Nhà

nước, trước pháp luật trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ

chức, đơn vị mình. Do vậy, Luật đề cao vai trò của người đứng đầu, trao cho họ

những quyền về (i) chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ

quan, tổ chức, đơn vị; (ii) xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý

vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Đồng thời, Luật cũng quy

định nghĩa vụ của họ trong việc (i) ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền; (ii) chấp hành các

quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử

dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và hiệu quả, tiết

kiệm; (iii) chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

thuộc phạm vi quản lý.

5.1.5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước

Căn cứ vào các quy định hiện hành tại Bộ luật hình sự, Luật thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh cán bộ, công

chức… và thực tế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thời gian vừa qua, Điều 6 của

Luật quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như sau: (i)Lợi dụng, lạm dụng chức

209

vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước dưới mọi hình thức; (ii) Cố ý làm trái các

quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; (iii) sử dụng tài sản nhà

nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản nhà nước

lãng phí hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản nhà

nước để kinh doanh trái pháp luật; (iv) huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà

nước; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà nước; (v) thiếu trách nhiệm trong

quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. (vi) không

thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước.

Tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vi

phạm các hành vi bị nghiêm cấm trên đây sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau

như: thu hồi tài sản; xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo

quy định của pháp luật.

5.1.6. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp

trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý

Một trong những thay đổi quan trọng trong nội dung này so với các quy định

pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trước đây, đó là tại Điều 10 của Luật

quy định: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phân cấp thẩm quyền quyết

định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu

hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước tại

cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương. (Trước đây,

việc phân cấp thực hiện các nhiệm vụ nêu trên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng nhân dân cùng cấp). Sự

thay đổi này đã phát huy được vai trò của Hội đồng nhân dân, vai trò của cơ

quan dân cử trong việc quyết định những vấn đề lớn, có tính chất quan trọng

của địa phương; đồng thời tăng cường được sự giám sát việc thi hành pháp luật

về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Hội đồng nhân dân.

Về trách nhiệm của UBND các cấp, Điều 11 của Luật quy định: Căn cứ quy

định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: (i) xây dựng và tổ chức thực hiện kế

hoạch quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; (ii)

quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu

hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước tại cơ

quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; (iii) hằng năm báo cáo

Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản

nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; (iv) lập và quản lý hồ sơ về tài

sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; (v) kiểm tra, thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản

nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP, Chính phủ đã đề nghị Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản nhà nước

210

thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và

Nghị định này để áp dụng chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

5.2. TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ TÀI SẢN CHỦ YẾU

TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CẤP XÃ

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN là công cụ phục vụ công tác quản lý của

Nhà nước xuyên suốt quá trình quản lý, sử dụng tài sản công, từ lập kế hoạch đầu tư,

mua sắm, lập và giao dự toán ngân sách, tổ chức đầu tư xây dựng, mua sắm, sử

dụng, và quá trình kết thúc thanh xử lý TSNN. Nguyên tắc suôn suốt của quá trình

quản lý, sử dụng TSNN được thể hiện tại Luật Quản lý, sử dụng TSNN đó là: “Tài

sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định

mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm”. Đây là nguyên tắc đồng

thời là yêu cầu trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Theo đó, trước hết tài

sản nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích (trụ sở thì không được sử

dụng để ở; xe ô tô công thì không được sử dụng vào mục đích riêng ...), đúng

tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Đây là căn cứ quan trọng để bố trí dự toán đầu

tư, mua sắm, cũng như để quản lý, sử dụng và kiểm soát chi tiêu, đồng thời

cũng là chuẩn mực để xác định mức độ vi phạm và xử lý vi phạm theo đúng

người, đúng việc. Đồng thời việc sử dụng tài sản nhà nước phải tiết kiệm, có

hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, cho nhân dân xét về trước

mắt cũng như lâu dài. Về cơ bản, hệ thống tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản

công được chia thành ba nhóm chính, gồm: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm

việc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác; Tiêu chuẩn, định mức

sử dụng trang thiết bị phục vụ công tác. Tuy nhiên, tài sản phổ biến tại cấp xã gồm

có 2 nhóm là trụ sở làm việc và trang thiết bị phụ vụ công tác, cụ thể như sau:

5.2.1. Đối với trụ sở làm việc

Quyết định số 32/2004/QĐ- BTC ngày 6/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại xã,

phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) để bố trí nơi làm việc cho cán bộ, công chức

làm công tác đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và chuyên môn nghiệp vụ tại xã

thuộc biên chế do Chính phủ quy định.

Định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cấp xã được quy

định tối đa theo từng khu vực. Khu vực đô thị không quá 450 m2; Khu vực đồng

bằng, trung du không quá 500 m2; Khu vực miền núi, hải đảo không quá 400 m

2;

Định mức sử dụng trụ sở làm việc nêu trên gồm: Diện tích nhà dùng để làm

việc cho các cán bộ, công chức làm công tác đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể,

chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho công tác tiếp dân, họp, lưu trữ hồ sơ và sử dụng

cho các nhu cầu công việc chung khác tại xã.

Căn cứ vào thực tế ở địa phương và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm

việc nêu trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết

định diện tích đất giao cho cấp xã làm trụ sở cho phù hợp.

211

Việc bố trí sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cấp xã trong định

mức nêu trên được thực hiện như sau:

- Diện tích sử dụng làm việc của chức danh: Bí thư Đảng uỷ hoặc Bí thư Chi

bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân xã sử dụng diện tích làm việc từ 10-12 m2;

- Diện tích sử dụng làm việc của chức danh: Phó Bí thư Đảng uỷ, Thường trực

Đảng uỷ cấp xã (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng) hoặc Phó Bí

thư Chi bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã), Phó Chủ tịch Hội đồng nhân

dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã sử dụng diện tích làm việc từ 8-10 m2.

Trường hợp một cán bộ, công chức xã kiêm nhiệm nhiều chức danh khác

nhau thì được tính theo định mức của chức danh bổ nhiệm chính thức của cán bộ đó

đảm nhận.

- Diện tích làm việc của các chức danh còn lại gồm cả cán bộ công chức nhà

nước (hưởng lương theo ngạch công chức) được bố trí làm việc tại xã (nếu có) và

diện tích sử dụng để phục vụ cho công tác tiếp dân, họp, lưu trữ hồ sơ và sử dụng

phục vụ nhu cầu công việc chung khác tại xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã bố

trí phù hợp với điều kiện trụ sở làm việc hiện có của xã.

Hàng năm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào khả năng ngân sách

của mỗi cấp, tổng diện tích nhà làm việc hiện có, số lượng cán bộ, công chức của

từng xã và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cấp

xã để quyết định việc xây dựng mới, xây dựng bổ sung hoặc cấp trụ sở làm việc cho

từng xã để từng bước đảm bảo đủ diện tích làm việc cho cán bộ, công chức xã.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào

thực tế và khả năng ngân sách của địa phương; căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng

trụ sở làm việc của cấp xã và thiết kế mẫu (nếu có) để chỉ đạo các Sở, Ban, ngành có

liên quan, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp xã:

- Thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại trụ sở làm việc hiện có cho phù hợp với

tiêu chuẩn, định mức, tình hình thực tế ở địa phương, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết

kiệm tài sản Nhà nước.

- Lập kế hoạch xây dựng mới và xây dựng mở rộng, nâng cấp trụ sở làm việc

của cơ quan nhà nước cấp xã trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy

định hiện hành của pháp luật.

- Thực hiện quản lý, sử dụng trụ sở làm việc; quản lý đất thuộc khuôn viên trụ

sở làm việc của cơ quan nhà nước cấp xã theo đúng các quy định hiện hành của Nhà

nước.

Định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cấp xã của cơ quan Công an và cơ quan

quản lý Nhà nước chuyên ngành khác hoạt động có tính đặc thù, thì căn cứ vào định

mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cấp xã và việc bố trí diện tích

làm việc cho các chức danh cụ thể nêu trên, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định cho phù hợp.

212

Với các quy định đầy đủ và chi tiết đó đã làm cho công tác đầu tư, xây dựng

và bố trí trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị cấp xã đảm bảo tính thống nhất,

chống lãng phí; bên cạnh đó, việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc

cũng tính tới yếu tố định hướng phát triển lâu dài của cơ quan, đơn vị như tổ chức bộ

máy, yêu cầu công tác, thủ tục hành chính... nhằm đảm bảo việc đầu tư, xây dựng trụ

sở làm việc có hiệu quả cả về trước mắt và lâu dài.

5.2.2. Đối với trang thiết bị và phương tiện làm việc

Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ

và Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về

việc ban hành tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện của cơ quan và cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Theo đó, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân xã,

phường, thị trấn, các Ban quản lý dự án số biên chế cán bộ, công chức, viên chức nhà

nước và kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm (vốn ngân sách nhà

nước hoặc vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, vốn vay nợ, viện trợ) được thực hiện

theo tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán

bộ, công chức, viên chức quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày

18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị -

xã hội quyết định việc áp dụng Quy định này đối với cơ quan, tổ chức mình. Các đơn

vị sự nghiệp công lập, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được vận

dụng theo Quy định này để xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương

tiện làm việc của cơ quan, đơn vị.

Trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên

chức theo quy định này bao gồm: bàn ghế ngồi làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trưng

bày, giá đựng công văn, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách; thiết bị văn

phòng: máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy fax, máy photocopy,

điện thoại cố định; trang thiết bị cho phòng họp, phòng hội trường cơ quan: bàn

ghế, thiết bị âm thanh, máy chiếu và các trang thiết bị khác.

Về nguyên tắc trang bị: (1) Đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo chức năng,

nhiệm vụ được giao; có chất lượng tốt, sử dụng lâu, bền, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo

đảm yêu cầu từng bước hiện đại hoá công sở; (2) Mức kinh phí mua sắm, số lượng

trang thiết bị và phương tiện làm việc theo tại quy định này là mức tối đa áp dụng

cho phòng làm việc được trang bị mới; các cơ quan chỉ thực hiện mua sắm mới

những trang thiết bị và phương tiện làm việc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức

quy định hoặc phải thay thế do hư hỏng, thanh lý. Những trang thiết bị, phương tiện

làm việc hiện đang sử dụng có số lượng cao hơn, có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn

tiêu chuẩn, định mức thì cơ quan, đơn vị phải tiếp tục sử dụng cho đến khi hư hỏng,

thanh lý.

Về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cán bộ,

công chức, viên chức nhà nước cấp xã quy định cụ thể như sau:

213

- Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của Hội đồng

nhân dân, ñy ban nhân dân xã (tính cho 01 người)

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã được trang bị

bàn và ghế ngồi làm việc (1 bộ), tủ đựng tài liệu (1 chiếc), điện thoại cố định (1 máy)

với mức kinh phí tối đa không quá 5 triệu đồng/1 người.

+ Cán bộ, công chức, viên chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã

được trang bị 1 bộ bàn và ghế ngồi làm việc với mức kinh phí tối đa không quá 2

triệu đồng/người.

- Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của Hội đồng

nhân dân, Ủy ban nhân dân xã (tính cho 01 phòng làm việc)

+ Phòng làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân xã được trang bị 01 bộ bàn ghế họp, tiếp khách và các trang thiết bị khác (nếu

cần) với mức kinh phí tối đa là 8 triệu đồng/phòng.

+ Phòng làm việc cán bộ, công chức, viên chức xã được trang bị 01 bộ bàn ghế

họp, tiếp khách (chỉ tính cho phòng có từ 4 người trở lên), 02 chiếc tủ đựng tài liệu,

các trang thiết bị khác (nếu cần), ngoài tiêu chuẩn trên, mỗi người được trang bị

thêm 01 ghế tiếp khách với kinh phí tối đa không quá 10 triệu đồng/1 phòng.

- Tiêu chuẩn trang thiết bị tính chung cho 01 xã được trang bị 04 máy vi tính để

bàn (bao gồm cả bàn vi tính, lưu điện), 02 máy in, 01 máy fax, 03 điện thoại cố định.

Căn cứ tính chất công việc của từng phòng, Chủ tịch xã xem xét, quyết định trang bị

máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax, điện thoại cố định cho phù hợp với

kinh phí tối đa không quá 125 triệu đồng/01 xã.

- Trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các phòng sử dụng chung

Trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các phòng sử dụng chung của cơ

quan, gồm bàn ghế, tủ, thiết bị âm thanh và các trang thiết bị khác (nếu có) để trang

bị cho phòng họp, phòng tiếp khách, phòng hội trường, phòng thường trực, phòng

tiếp dân, phòng lưu trữ và phòng sử dụng cho các hoạt động nghiệp vụ đặc thù. Thủ

trưởng cơ quan quyết định trang bị về số lượng, chất lượng, chủng loại cho phù hợp

với tính chất công việc, diện tích của các phòng và khả năng nguồn kinh phí của cơ

quan, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Đối với cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án mạng tin học diện rộng của Chính phủ,

việc trang bị máy vi tính và các thiết bị khác có liên quan thực hiện theo quy định

của Đề án. Đối với cơ quan có trụ sở mới được thiết kế tủ đựng tài liệu gắn liền với

nội thất phòng làm việc thì không tính trang bị tủ đựng tài liệu.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thay đổi, luân chuyển công tác giữa

các bộ phận trong cơ quan thì vẫn tiếp tục sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm

việc hiện có, không mua sắm mới. Đối với cán bộ được đề bạt mà trang thiết bị,

phương tiện làm việc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức quy định, căn cứ khả

năng ngân sách để thực hiện trang bị từng bước bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức

214

quy định. Trường hợp cơ quan đã được trang bị đủ tiêu chuẩn thì không được điều

chuyển cho cấp dưới, cơ quan khác, để mua mới theo tiêu chuẩn, định mức quy định.

Căn cứ tính chất đặc thù và yêu cầu công việc của một số cán bộ, công chức,

viên chức trong cơ quan, Thủ trưởng cơ quan trong phạm vi dự toán ngân sách nhà

nước được giao xem xét, quyết định việc trang bị thêm một số trang thiết bị và

phương tiện làm việc ngoài tiêu chuẩn, định mức quy định cho cán bộ, công chức,

viên chức, bảo đảm nguyên tắc công khai, tiết kiệm, có hiệu quả.

Về trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các phòng sử dụng chung của

cơ quan: phòng họp, phòng tiếp khách, phòng hội trường, phòng thường trực, phòng

tiếp dân, phòng lưu trữ, phòng sử dụng cho các hoạt động nghiệp vụ đặc thù: Đối với

các trang thiết bị và phương tiện làm việc của các phòng sử dụng chung của cơ quan

hiện có vẫn đảm bảo phục vụ yêu cầu công việc chung thì các cơ quan tiếp tục sử

dụng không mua sắm mới để thay thế trang thiết bị và phương tiện làm việc đang sử

dụng. Trường hợp phòng sử dụng chung chưa đáp ứng yêu cầu làm việc tối thiểu

như chưa trang bị đủ bàn, ghế phòng họp, phòng hội trường, bàn ghế tiếp khách,

thiết bị âm thanh cần thiết và các trang thiết bị khác (nếu có), thì Thủ trưởng cơ quan

phải rà soát hiện trạng trang thiết bị và phương tiện làm việc hiện có, nhu cầu cần

mua sắm bổ sung thêm, xây dựng kế hoạch trang bị cụ thể theo từng năm để quyết

định trang bị về số lượng, chất lượng, chủng loại cho phù hợp với tính chất công

việc, diện tích của từng phòng và khả năng nguồn kinh phí của cơ quan, bảo đảm

trang bị có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về quyết định của

mình.

Căn cứ vào kế hoạch trang bị thiết bị và phương tiện làm việc, các cơ quan

nhà nước dự kiến nhu cầu kinh phí mua sắm hàng năm, tổng hợp trong dự toán ngân

sách nhà nước hàng năm báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, việc bố trí ngân sách

phải căn cứ vào khả năng ngân sách được giao hàng năm. Căn cứ dự toán chi ngân

sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan nhà nước các cấp thực hiện

mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc theo đúng quy định hiện hành của

nhà nước, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, đảm bảo hiệu quả, thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí.

Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định phương án phân bổ dự

toán ngân sách của các cơ quan nhà nước, trong đó có kinh phí mua sắm trang thiết

bị và phương tiện làm việc của các cơ quan nhà nước; trường hợp phân bổ không

đúng theo tiêu chuẩn, định mức quy định, không phù hợp theo quyết định của cấp có

thẩm quyền giao, thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại. Kiểm tra,

giám sát việc sử dụng ngân sách để mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc ở

các cơ quan nhà nước, trường hợp phát hiện việc mua sắm trang thiết bị và phương

tiện làm việc không đúng chế độ quy định, thì yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng

thanh toán. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chi mua sắm trang thiết bị

và phương tiện làm việc theo quy định của chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các

khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước, theo tiêu chuẩn, định mức quy

định và chế độ chi tiêu hiện hành.

215

Trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên

chức nhà nước phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành của Nhà

nước và tiêu chuẩn, định mức. Nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, biếu, cho, đối với

tổ chức và cá nhân; trang bị tại nhà riêng cho cá nhân (trừ điện thoại công vụ);

cho thuê, cho mượn, điều chuyển giữa các cơ quan khi chưa được phép của cấp có

thẩm quyền. Cán bộ, công chức, viên chức được giao quản lý, sử dụng trang thiết bị

và phương tiện làm việc phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bảo đảm sử dụng lâu

bền, tiết kiệm, hiệu quả. Việc mua sắm, thanh lý trang thiết bị và phương tiện làm

việc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

5.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI XÃ

5.3.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản

Quá trình này gồm hai giai đoạn: quyết định chủ trương và thực hiện đầu tư,

mua sắm TSNN. Cơ quan tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm giúp chính quyền

các cấp quyết định chủ trương đầu tư, mua sắm, xác định nhu cầu vốn để ghi vào dự

toán NSNN trên cơ sở chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của

Nhà nước và khả năng, nhu cầu đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản của các cơ quan

hành chính, đơn vị sự nghiệp.

TSNN, ngoài những tài sản mà các cơ quan HCSN được trang cấp bằng hiện

vật từ khi mới thành lập hoặc được điều chuyển từ các tổ chức, đơn vị khác, còn lại

chủ yếu được hình thành từ đầu tư xây dựng (đối với trụ sở làm việc) và mua sắm.

Tuy nhiên, với quy định mới tại Luật Quản lý, sử dụng TSNN có thêm một hình thức

hình thành tài sản để phục vụ cho hoạt động của cơ quan HCSN là thuê tài sản. Như

vậy, quản lý việc hình thành tài sản nhà nước gồm có 3 hình thức:

5.3.1.1. Đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc

- Phương thức đầu tư xây dựng trụ sở làm việc: Bên cạnh phương thức Nhà

nước giao ngân sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư

xây dựng như hiện nay, Luật Quản lý, sử dụng TSNN còn quy định phương thức

Nhà nước giao cho tổ chức có chức năng thực hiện làm chủ đầu tư xây dựng trụ sở

làm việc. Quy định này, một mặt thể hiện sự bảo đảm của Nhà nước về trang bị đầy

đủ tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước; mặt khác bảo đảm tính chuyên

môn hoá, sự hiệu quả trong đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, tránh tình trạng các cơ

quan nhà nước không có chuyên môn về xây dựng nhưng phải thực hiện vai trò là

chủ đầu tư, thực hiện lập dự án đầu tư, xem xét phê duyệt thiết kế, tổ chức đấu thầu,

giám sát xây dựng, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán đầu tư xây dựng trụ sở

làm việc...

- Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải phù hợp với quy hoạch đã được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy của cơ quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và

tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc.

216

- Việc quản lý đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các quy

định của pháp luật về đầu tư, xây dựng các công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà

nước hiện hành.

- Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo

quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định khác của

pháp luật có liên quan.

5.3.1.2. Mua sắm tài sản nhà nước

Việc mua sắm tài sản công là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản công,

có vị trí then chốt để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công. Nếu thực hiện

tốt khâu này thì không những góp phần vào việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

mà còn đảm bảo chất lượng phục vụ của tài sản cho hoạt động của các cơ quan, tổ

chức, đơn vị. Tuy nhiên, đây cũng là khâu dễ phát sinh tiêu cực; chính vì thế các quy

định của pháp luật về mua sắm tài sản công đòi hỏi phải đầy đủ và chặt chẽ về

nguyên tắc mua sắm, phương thức mua sắm và hình thức mua sắm.

- Về nguyên tắc mua sắm: Việc mua sắm tài sản công phải phù hợp với tiêu

chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công. Kinh phí mua sắm tài sản

công do NSNN bảo đảm theo quy định của pháp luật về NSNN. Việc mua sắm tài

sản công được thực hiện công khai, theo trình tự, thủ tục do pháp luật về đấu thầu và

pháp luật có liên quan quy định.

- Về phương thức mua sắm: Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo

02 phương thức “cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản thực

hiện mua sắm” (mô hình mua sắm phân tán) và mua sắm tập trung. Để phù hợp với

yêu cầu chuyên môn hoá, nghiệp vụ hoá từ ngày 01/01/2008, Chính phủ cho thực

hiện thí điểm phương thức mua sắm tập trung (mô hình mua sắm tập trung) tại một

số bộ, ngành, địa phương (Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của

Thủ tướng Chính phủ). Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng đối với các

loại tài sản có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được

trang bị đồng bộ, hiện đại. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng

đầu cơ quan khác ở Trung ương quyết định danh mục tài sản mua sắm theo phương

thức tập trung, thuộc phạm vi quản lý. Đơn vị được giao thực hiện việc mua sắm tài

sản theo phương thức tập trung có các quyền và nghĩa vụ: (i) Được Nhà nước giao

kinh phí để mua sắm tài sản cho các cơ quan nhà nước theo phạm vi nhiệm vụ được

giao; (ii) Thực hiện việc mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu

mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước; (iii) Bàn giao tài sản cho cơ quan

được giao quản lý, sử dụng theo chế độ quy định, sau khi hoàn thành việc mua sắm.

- Về hình thức mua sắm: Việc mua sắm tài sản công phải thực hiện theo quy

định của pháp luật về đấu thầu. Tuỳ theo giá trị gói thầu, tính chất, đặc điểm của tài

sản, việc mua sắm được thực hiện theo một trong các hình thức: đấu thầu rộng rãi,

đấu thầu hạn chế, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu.

- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước: theo phân cấp của Hội

đồng nhân dân tỉnh

217

5.3.1.3. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Trước đây, khi các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng tài sản thì chủ yếu

được thực hiện thông qua đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước hoặc điều chuyển từ các đơn vị khác không còn nhu cầu sử dụng tài sản nữa.

Tuy nhiên, với quy định này đến nay không còn phù hợp và phần nào gây lãng phí

tài sản, ngân sách nhà nước, nhất là đối với trường hợp nhu cầu sử dụng tài sản ngắn

trong một khoảng thời gian nhất định, việc đầu tư, mua sắm mới tài sản không có

hiệu quả cao, đồng thời tăng chi phí khi thực hiện xử lý đối với các tài sản này.

Do đó, với quy định cho phép các cơ quan, đơn vị của nhà nước được thuê trụ

sở làm việc và các tài sản khác để phục vụ hoạt động khi chưa có trụ sở làm việc

hoặc chưa được giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm, việc thuê trụ sở làm

việc và tài sản khác có hiệu quả cao hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm tại Luật

Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã tạo ra một kênh mới để cung ứng tài sản phục

vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

5.3.2. Quản lý quá trình sử dụng tài sản nhà nước

Quản lý quá trình sử dụng TSNN là thực hiện quản lý việc sử dụng tài sản

theo mục đích, theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng tài sản; quản lý việc

hạch toán, bỏa dưỡng, sửa chữa tài sản ... nhằm đảm bảo cho việc sử dụng TSNN

có hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu công tác của các cơ quan HCSN.

Theo quy định chung tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được sử

dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả,

tiết kiệm, không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân. Cơ quan nhà

nước, các tổ chức đơn vị sự nghiệp chưa tự chủ tài chính không được sử dụng tài sản

nhà nước vào mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết.

Quản lý quá trình sử dụng TSNN với các nội dung cụ thể như sau:

5.3.2.1. Hạch toán, lập, quản lý hồ sơ về TSNN

a) Hạch toán:

Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện hạch toán và

báo cáo đối với tất cả tài sản nhà nước được giao quản lý, sử dụng theo quy định của

pháp luật về kế toán, thống kê.

Đối với tài sản đạt tiêu chuẩn là tài sản cố định, việc quản lý, tính hao mòn tài

sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có

sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo chế độ ban hành tại Quyết định số

32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

- Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định:

+ Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc

lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để

cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu

chuẩn: có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười

triệu đồng) trở lên.

218

+ Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà

cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử dụng đất,

bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp

hữu ích, bản quyền tác giả..., thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn: có thời gian sử

dụng từ 1 năm trở lên và có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.

- Xác định nguyên giá tài sản cổ định:

+ Tài sản cố định hữu hình: (i) Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua

sắm là giá mua thực tế (giá ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương

mại hoặc giảm giá - nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí

sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về

sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn

vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. (ii) Nguyên giá tài

sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt theo quy định Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. (iii)

Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến: Là giá trị của tài sản ghi trong

Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ,

các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản

thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ

quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. (iv)

Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho: Là giá trị của tài sản được cơ quan tài

chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá

tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất cộng (+)

với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí

lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các

khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm

đưa tài sản cố định vào sử dụng. Nguyên giá tài sản đặc biệt: Được sử dụng giá quy

ước làm căn cứ ghi sổ kế toán. Giá quy ước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuyên

ngành quản lý quy định.

+ Tài sản cố định vô hình: (i) Giá trị quyền sử dụng đất: Đối với đất được giao

có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất

được thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê thì giá trị quyền sử dụng đất

được xác định là tiền sử dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử

dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp

hoặc số tiền thuê đất đã trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê cộng (+) với các khoản

thuế, phí, lệ phí (nếu có). Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì

giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6

Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ về xác định giá trị

quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất

không thu tiền sử dụng đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có). (ii) Giá

trị bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí cơ quan, đơn vị phải trả cho các công

trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc

đơn vị mua lại bản quyền bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước

ngoài. (iii) Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích: Là

219

tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc

quyền phát hành và bán tác phẩm của mình. (iv) Giá trị phần mềm máy vi tính: Là số

tiền chi trả cho việc thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương

trình của đơn vị (khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính). Đối với giá trị

phần mềm máy vi tính được tặng cho: nguyên giá được xác định là giá trị của tài sản

được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có

chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp

thống nhất.

- Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định hữu hình:

+ Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức

sau:

Mức hao mòn

hàng năm của từng

TSCĐ

Nguyên giá

của

TSCĐ

Tỷ lệ tính

hao mòn

(% năm)

= x

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh

trong năm, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, đơn vị

cho năm đó theo công thức:

Số hao mòn

TSCĐ

tính đến năm (n)

Số hao mòn TSCĐ

đã tính đến

năm (n-1)

Số hao mòn

TSCĐ tăng

trong năm (n)

Số hao mòn

TSCĐ giảm

trong năm (n)

= + -

+ Trường hợp thời gian sử dụng, nguyên giá của tài sản cố định thay đổi thì cơ

quan, đơn vị xác định lại mức tính hao mòn trung bình năm của tài sản cố định bằng

cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc

thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã quy

định trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

+ Mức tính hao mòn cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng tài sản cố

định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số hao mòn luỹ kế

đã thực hiện của tài sản cố định đó.

b) Lập hồ sơ tài sản nhà nước:

Hồ sơ tài sản nhà nước gồm có 4 loại:

Một là, Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động TSNN: Đối với trụ sở

làm việc, hồ sơ gồm Quyết định giao đất, cho thuê đất; Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất; Biên bản xác định giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số

13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng

đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền

sử dụng đất; Các tài liệu liên quan đến việc phê duyệt dự án, thiết kế, bản vẽ hoàn

công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng; Văn bản chấp thuận mua trụ

sở làm việc của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng mua trụ sở làm việc; Hoá đơn mua trụ

sở làm việc; Biên bản giao nhận trụ sở làm việc; Các văn bản liên quan đến thu hồi,

điều chuyển, thanh lý, bán trụ sở làm việc; Các tài liệu khác có liên quan. Đối với xe

ô tô, hồ sơ gồm: Quyết định mua xe của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng mua xe; Hoá

220

đơn mua xe; Biên bản giao nhận xe; Giấy đăng ký xe ô tô; Các văn bản liên quan

đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán xe; Các tài liệu khác có liên quan. Đối với các

tài sản khác, hồ sơ gồm văn bản chấp thuận mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền;

Hợp đồng mua sắm tài sản; Hoá đơn mua tài sản; Biên bản giao nhận tài sản; Các

văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản; Các tài

liệu khác có liên quan.

Đối với tài sản nhà nước phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy

định của pháp luật mà khi đăng ký cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải nộp bản

chính của hồ sơ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị lưu giữ bản sao của hồ sơ đó.

Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản nhà nước do cơ quan,

tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản lập và lưu trữ.

Hai là, Báo cáo kê khai tài sản nhà nước: Cơ quan được giao quản lý, sử dụng

phải báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính để quản lý thống nhất,

tập trung trong phạm vi cả nước đối với các loại TSNN là trụ sở làm việc, quyền sử

dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc theo Mẫu số 01-ĐK/TSNN ; xe ô tô các loại

theo Mẫu số 02-ĐK/TSNN ; tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500

triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên/1 đơn vị tài sản theo Mẫu số 03-ĐK/TSNN

ban hành kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC. Khi thực hiện Báo cáo kê khai

tài sản nhà nước ở cấp xã cần lưu ý:

- Mỗi xã chỉ sinh một “Mã đơn vị” để nhập tài sản là Ủy ban nhân dân xã

- Các khuôn viên đất, nhà có mục đích sử dụng khác nhau thì kê khai vào mục

tương ứng (trụ sở làm việc; đất văn hóa, thể thao, đất công cộng…); không kê khai

gộp chung là trụ sở làm việc.

- Không nhập tài sản của Trạm y tế, trường mầm non vào tài sản của xã. Trạm

y tế nhập vào Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trường mầm

non nhập vào Phòng Giáo cục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đối với những tài sản cố định không thuộc phạm vi phải lập Báo cáo kê khai

thì cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản lập Thẻ tài sản cố

định theo Mẫu số 01-TSNNĐ/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-

BTC để theo dõi, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Trường hợp đã lập Thẻ

tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC thì tiếp tục sử dụng

Thẻ tài sản cố định đã lập, không phải lập lại theo quy định này.

Ba là, Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN: Bất cứ cơ quan, đơn vị nào

tham gia quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bao gồm cả cơ quan quản lý

nhà nước và đơn vị được giao quản lý, sử dụng đều phải lập Báo cáo tình hình quản

lý, sử dụng TSNN. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN được lập định kỳ hàng

năm và đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ủy ban nhân

dân các cấp (trong đó có cấp xã) hàng năm phải báo cáo UBND cấo huyện, đồng

thời báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

221

Bốn là, Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước: Là toàn bộ thông tin chi tiết về các

loại tài sản theo quy định phải quản lý thống nhất, tập trung trong phạm vi cả nước,

gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc; xe ô tô các loại

và tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu

đồng) trở lên/1 đơn vị tài sản. Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước phản ánh được toàn

bộ tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện kê khai đăng ký theo

quy định. Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước gồm có nhiều cấp: cơ sở dữ liệu về tài

sản nhà nước của cơ quan, tổ chức đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN; cơ sở

dữ liệu về TSNN của các Bộ, ngành, địa phương; cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN.

c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản nhà nước

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải

quản lý, lưu trữ đầy đủ các hồ sơ về tài sản do mình quản lý, sử dụng gồm 4 loại: (i)

Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động TSNN; (ii) Báo cáo kê khai TSNN;

(iii) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN; (iiii) Cơ sở dữ liệu về TSNN.

Cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng

TSNN quản lý, lưu trữ các hồ sơ: (i) Báo cáo kê khai tài sản nhà nước; báo cáo tình

hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước cấp dưới; (ii) Báo cáo

tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của các cơ quan nhà nước thuộc

phạm vi quản lý; (iii) Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước của các cơ quan nhà nước

thuộc phạm vi quản lý.

Ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên, Bộ, cơ quan TW, UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc TW; Bộ Tài chính cũng được giao quản lý, lưu trữ hồ sơ về

TSNN.

5.3.2.2. Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan, tổ chức,

đơn vị

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản

nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Nội dung chủ yếu của Quy chế: Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý,

sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Chức năng,

nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị và Quá trình quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để xây dựng Quy chế với các nội

dung chủ yếu sau:

- Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan

đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán,

thanh lý, tiêu huỷ tài sản; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo

dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản;

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, ngoài các nội dung quy

định tại điểm này, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ

phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất,

kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;

222

- Trách nhiệm bàn giao tài sản nhà nước khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi

người đứng đầu;

- Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;

- Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ

quan, tổ chức, đơn vị.

Việc ban hành Quy chế phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ trong cơ

quan, tổ chức, đơn vị trước khi ban hành; sau khi ban hành phải được công khai.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quy chế được ban hành.

5.3.2.3. Sử dụng chung tài sản nhà nước

Trong thực tiễn có một số trường hợp tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị

dùng không hết công suất, như hội trường, trong khi đó một số cơ quan, đơn vị, tổ

chức của nhà nước lại có nhu cầu sử dụng, vì thế để khai thác hiệu quả nguồn tài sản

này, giảm chi cho ngân sách nhà nước, khoản 3 Điều 38 của Luật Quản lý, sử dụng

TSNN quy định đối với hội trường, phương tiện vận tải của cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa sử dụng hết công suất được cho cơ

quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo đúng mục đích và thu một khoản kinh phí để bù

đắp chi phí (không bao gồm chi phí khấu hao và lợi nhuận).

Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ

tài chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa sử dụng hết công suất

được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung gồm có hai (02) loại: (i) Hội

trường, phòng họp; (ii) Ô tô, tàu, thuyền và các phương tiện vận tải khác.

Đối tượng được sử dụng chung các loại TSNN nêu trên gồm: Cơ quan nhà

nước, đơn vị vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã

hội – nghề nghiệp.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được sử dụng chung TSNN phải trả cho cơ quan,

tổ chức có tài sản một khoản kinh phí để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân

công phục vụ và các chi phí khác có liên quan nhưng không bao gồm khấu hao tài

sản cố định. Tiền chi trả chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi

phí khác có liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí do Nhà nước giao cho cơ

quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản của cơ quan, tổ chức khác.

Cơ quan, tổ chức có tài sản nhà nước cho sử dụng chung được thu các khoản

chi phí điện nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan đến

việc sử dụng chung tài sản. Cơ quan, tổ chức có tài sản cho sử dụng chung và cơ

quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung thoả thuận mức thu trên cơ sở định mức

tiêu hao, thời gian sử dụng tài sản hợp lý nhưng không bao gồm khấu hao (hao mòn)

tài sản cố định.

Cơ quan, tổ chức có tài sản cho sử dụng chung hạch toán các khoản thu này

vào mục thu tiền cho thuê tài sản nhà nước của mục lục ngân sách nhà nước và được

223

sử dụng để chi cho hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về

ngân sách nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính có tài sản nhà nước cho sử

dụng chung hạch toán các khoản thu này là một khoản thu dịch vụ và được sử dụng

theo quy định của pháp luật.

5.3.2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa TSNN

Thủ trưởng cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức

kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo

dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước: Bộ quản lý chuyên ngành quy định chế độ, tiêu

chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản nhà nước

thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Đối với tài sản nhà nước chưa có chế độ,

tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa của Bộ quản lý chuyên

ngành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc phân cấp cho thủ trưởng

cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quy định chế độ bảo

dưỡng, sửa chữa tài sản thuộc phạm vi quản lý.

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài

sản nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5.3.2.5. Sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà nước

Để phát huy được nguyên tắc hiệu quả tiết kiệm trong quản lý, sử dụng tài sản

công theo quy định của Luật, Chính phủ chủ trương sắp xếp lại, xử lý tài sản công

trong khu vực công với các nội dung chủ yếu như sau:

Chính phủ yêu cầu tất cả các Bộ, địa phương phải tổ chức rà soát kê khai, lập

phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý. Theo đó, nhà, đất dôi

dư, cho mượn, cho thuê không đúng quy định thì cho phép chuyển sang sử dụng vào

mục đích khác có hiệu quả hơn hoặc chuyển nhượng. Nếu không tự xử lý được thì

Nhà nước thu hồi. Điểm nổi bật trong chính sách của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý

nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước là cho phép các cơ quan nhà nước, kể cả các đơn vị

sự nghiệp được phép chuyển nhượng và sử dụng số tiền thu được do chuyển nhượng

không chỉ đối với tài sản gắn liền với đất mà kể cả giá trị quyền sử dụng đất để đầu

tư xây dựng, nâng cấp cơ sở mới. Đây là một chính sách kích thích rất mạnh vì các

cơ quan này được giao đất không thu tiền.

Thông qua việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã đạt được

các mục tiêu cơ bản, tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao tinh thần

trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất

thuộc sở hữu nhà nước đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm; khai thác được quỹ nhà,

đất dôi dư để đưa vào sử dụng có hiệu quả hoặc bán để tạo nguồn vốn cho đầu tư

phát triển; góp phần thực hiện quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị, đảm bảo môi

trường.

224

5.3.2.6. Công khai tài sản nhà nước

Công khai TSNN nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà

nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra,

giám sát quá trình quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước; phát hiện và ngăn chặn kịp

thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; bảo đảm sử

dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và

phòng chống tham nhũng. Việc quy định công khai quản lý, sử dụng TSNN tại khu

vực HCSN phải đảm bảo yêu cầu: Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin

về quản lý, sử dụng tài sản phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và

tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức được quy định; đảm bảo tính công

khai minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Các hình thức và nội dung

về công khai TSNN như sau:

a) Hình thức công khai: Việc công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

được thực hiện thông qua các hình thức sau:

- Công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Phát hành ấn phẩm;

- Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

- Đưa lên trang thông tin điện tử;

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Căn cứ vào nội dung công khai, đối tượng công khai, mục đích công khai,

thời điểm công khai và điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao

quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

hình thức công khai các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo

hiệu quả, tiết kiệm.

b) Nội dung công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

- Công khai chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước: Thủ trưởng các cơ

quan, đơn vị, tổ chức xây dựng và công bố công khai quy chế về quản lý, sử dụng

tài sản nhà nước áp dụng trong phạm vi cơ quan, đơn vị, tổ chức chậm nhất 30

ngày kể từ ngày các văn bản nói trên có hiệu lực thi hành.

- Công khai kinh phí, kế hoạch đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản nhà nước:

Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, Uỷ ban nhân dân xã công khai

việc phân bổ dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản nhà nước đối với các

đơn vị thuộc phạm vi quản lý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày dự toán kinh phí

đầu tư mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào dự toán

ngân sách được giao, cơ quan, đơn vị, tổ chức công khai dự toán, số lượng, chủng

loại, kế hoạch và phương thức đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản nhà nước và kết quả

thực hiện của đơn vị mình chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày việc mua sắm, trang bị

tài sản nhà nước hoàn thành.

225

- Công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức

được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện công khai: số

lượng, giá trị tài sản nhà nước (bao gồm nguyên giá và giá trị còn lại) được giao,

hình thức sử dụng, mục đích sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc

năm dương lịch. Các đơn vị, tổ chức được phép cho thuê tài sản nhà nước phải thực

hiện công khai số lượng, chủng loại tài sản, phương thức cho thuê và việc quản lý,

sử dụng các khoản thu từ việc cho thuê tài sản nhà nước. Trường hợp được người

bán, người cung cấp trả hoa hồng, chiết khấu hàng bán hoặc khuyến mãi thì phải

thực hiện thông báo công khai việc nhận và xử lý các khoản này theo quy định của

pháp luật. Việc công khai nội dung này chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc

năm dương lịch.

- Công khai việc điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức

chuyển đổi sở hữu khác đối với tài sản nhà nước: Định kỳ hàng năm, chậm nhất sau

30 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao trực

tiếp quản lý sử dụng tài sản phải thông báo công khai số lượng, chủng loại và giá trị

tài sản điều chuyển, nhận điều chuyển, tài sản thanh lý, tài sản bán, chuyển nhượng,

tài sản tiêu huỷ, tài sản phải chuyển đổi hình thức sở hữu cũng như công khai các

khoản thu và các chi phí liên quan theo chế độ quy định.

- Công khai việc quản lý, sử dụng các tài sản được viện trợ, quà biếu, tặng cho:

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận tài sản từ nguồn viện trợ, biếu, tặng

cho; cơ quan, đơn vị được nhận viện trợ, quà biếu, tặng cho phải công khai quyết

định xử lý của cơ quan có thẩm quyền và phương án xử dụng tài sản tại đơn vị

mình và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.

Căn cứ vào nội dung công khai, đối tượng công khai, mục đích công khai,

thời điểm công khai và điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao

quản lý, sử dụng TSNN thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức

công khai các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo hiệu quả, tiết

kiệm.

5.3.2.7. Báo cáo tài sản nhà nước

Có hai loại báo cáo về tài sản nhà nước chính đó là báo cáo kê khai tài sản nhà

nước và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN. Hai loại báo cáo này chính là hai

trong bốn loại hồ sơ về TSNN cần phải lưu trữ, quản lý.

a) Báo cáo kê khai tài sản nhà nước:

Tài sản thực hiện báo cáo kê khai: TSNN thực hiện báo cáo kê khai gồm ba

nhóm: Nhóm thứ nhất là trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm

việc; Nhóm thứ hai là các loại phương tiện vận tải ; Nhóm thứ ba là tài sản không

thuộc nhóm 1 và nhóm 2 có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1

đơn vị tài sản.

Đối với những tài sản cố định không thuộc phạm vi phải lập Báo cáo kê khai

thì cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản lập Thẻ tài sản cố

định theo Mẫu số 01-TSNNĐ/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-

226

BTC để theo dõi, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Trường hợp đã lập Thẻ

tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC thì tiếp tục sử dụng

Thẻ tài sản cố định đã lập, không phải lập lại theo quy định này.

Báo cáo kê khai tài sản nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng phải

ghi đúng và đầy đủ thông tin theo mẫu quy định. Cơ quan tiếp nhận và quản lý

báo cáo kê khai tài sản nhà nước được phép từ chối và yêu cầu báo cáo lại nếu

phát hiện báo cáo kê khai không ghi đúng và đầy đủ nội dung. Thủ trưởng cơ

quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số

liệu đã báo cáo kê khai.

Hình thức báo cáo kê khai: Có 03 hình thức báo cáo kê khai, đó là: (i) Báo

cáo kê khai lần đầu đối với tài sản hiện có đến ngày Nghị định 52/2009/NĐ-CP có

hiệu lực (theo Mẫu số 01-ĐK/TSNN, 02-ĐK/TSNN, 03-ĐK/TSNN ban hành kèm

theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC). (ii) Báo cáo kê khai bổ sung khi có thay đổi về

tài sản nhà nước do đầu tư xây dựng; mua sắm mới; tiếp nhận từ đơn vị khác về sử

dụng; thanh lý, điều chuyển, bị thu hồi, tiêu hủy hoặc bán theo quyết định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền; thay đổi mục đích sử dụng tài sản theo quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và kể từ ngày cơ quan được giao quản lý, sử dụng

tài sản thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập theo quyết định của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền (Theo Mẫu số 04-ĐK/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số

245/2009/TT-BTC). (iii) Báo cáo kê khai định kỳ: Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban

nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo kê khai tài sản nhà nước thuộc phạm vi

quản lý trên cơ sở số liệu kết xuất từ cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước (Theo Mẫu số

02B-ĐK/TSNN và Mẫu số 02C-ĐK/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số

245/2009/TT-BTC).

Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai lần đầu:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN thực hiện lập 03

bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản theo quy định kèm theo bản sao các giấy tờ có liên

quan đến tài sản báo cáo kê khai, gồm: giấy tờ liên quan đến nhà, đất đang sử dụng

(đối với trụ sở làm việc); giấy đăng ký xe ô tô; biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào

sử dụng (đối với tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên /1

đơn vị tài sản). Gửi 02 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản đến: Bộ, cơ quan trung ương

(đối với tài sản là trụ sở làm việc và xe ô tô các loại của cơ quan, tổ chức, đơn vị

thuộc trung ương quản lý); Cơ quan quản lý cấp trên (đối với tài sản có nguyên giá

theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên /1 đơn vị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị

thuộc trung ương quản lý); Sở, ban, ngành chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân cấp

huyện (đối với tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý); Lưu

trữ 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan quản lý cấp trên, Sở, ban, ngành chủ quản

hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện: Xác nhận hồ sơ báo cáo kê khai tài sản

của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai

tài sản đã có xác nhận đến: Bộ Tài chính (đối với tài sản là trụ sở làm việc và xe ô tô

các loại của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý); Cơ quan tài chính

227

của Bộ, cơ quan trung ương (đối với tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500

triệu đồng trở lên /1 đơn vị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương

quản lý); Sở Tài chính (đối với tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương

quản lý); Lưu trữ 01 bộ hồ sơ báo cáo kê khai tài sản tại Bộ, cơ quan trung ương, cơ

quan quản lý cấp trên, Sở, ban, ngành chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai bổ sung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao

quản lý, sử dụng tài sản lập báo cáo kê khai bổ sung theo Mẫu số 04-ĐK/TSNN, gửi

cơ quan tiếp nhận và quản lý báo cáo kê khai theo trình tự như báo cáo kê khai lần

đầu

Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai định kỳ: Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân

dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo kê khai tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản

lý trên cơ sở số liệu kết xuất từ cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước, gồm: Báo cáo tổng

hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Mẫu số 02B-ĐK/TSNN ban hành kèm theo

Thông tư số 245/2009/TT-BTC, gồm 3 phần (Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại

hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị). Riêng đối với phần Chi tiết theo từng đơn

vị được lập đến đơn vị dự toán cấp 2 và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Báo cáo tổng

hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo Mẫu số 02C-ĐK/TSNN ban hành

kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC, gồm 3 phần (Tổng hợp chung, Chi tiết

theo loại hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị). Riêng đối với phần Chi tiết theo

từng đơn vị được lập đến đơn vị dự toán cấp 2 và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Thời gian nộp báo cáo: Đối với Báo cáo kê khai lần đầu theo thời hạn quy

định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP; Đối với Báo cáo kê khai bổ sung không quá

30 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi; và Báo cáo kê khai định kỳ của các Bộ

ngành nộp cùng thời hạn với báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN.

b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN

- Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN:

Bất cứ cơ quan, đơn vị nào tham gia quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước bao gồm cả cơ quan quản lý, và đơn vị trực tiếp sử dụng đều phải lập Báo cáo

tình hình quản lý, sử dụng TSNN. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN ở mỗi

cấp có nội dung khác nhau, nội dung cơ bản của báo cáo như sau :

Đối với báo cáo của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng

TSNN: Nội dung báo cáo gồm hai (02) phần. Phần thứ nhất về tình hình quản lý, sử

dụng TSNN tập trung nêu được thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá những mặt tích cực, hiệu quả, những tồn

tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị

trong kỳ báo cáo; đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh

tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản tài sản nhà nước trong

kỳ báo cáo. Phần thứ hai là kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp

luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Trình tự, thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN: Hàng năm, cơ

quan được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng

228

tài sản nhà nước của năm trước và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền

Đối với báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN hàng năm thời hạn thực

hiện như sau : (i) Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản lập báo cáo gửi cơ quan

cấp trên trực tiếp trước ngày 31 tháng 01; (ii) Cơ quan cấp trên lập báo cáo gửi Bộ,

cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 28 tháng 02; (iii) Bộ, cơ

quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng

tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3; (iiii)

Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi cả

nước báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 3; (iiii) Chính phủ báo cáo Quốc hội

tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi cả nước trước ngày 30

tháng 4.

5.3.3. Quản lý kết thúc quá trình sử dụng TSNN

TSNN tại cơ quan HCSN đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có

quá trình kết thúc để thay thế bằng tài sản khác (trừ đất đai, công trình thuộc kết cấu

hạ tầng và một số công trình có tính chất tài sản lâu bền khác). Một tài sản kết thúc

phải trải qua quá trình thanh xử lý để thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được cho

NSNN và đồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư, mua sắm tài sản mới. Có

một số loại tài sản kết thúc quá trình sử dụng tại cơ quan này nhưng lại bắt đầu một

quá trình sử dụng mới ở cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Việc xử lý tài sản công tại các cơ quan, đơn vị được thực hiện theo các hình

thức: thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu huỷ. Theo đó, đối với mỗi hình thức xử

lý thì có quy định riêng về điều kiện xử lý, cấp có thẩm quyền quyết định xử lý và

trình tự, thủ tục xử lý.

5.3.3.1. Thu hồi tài sản nhà nước

Thu hồi vừa mang ý nghĩa xử lý TSNN mà cơ quan, đơn vị không còn nhu

cầu sử dụng nhưng cũng vừa mang ý nghĩa là biện pháp của Nhà nước được thực thi

khi việc sử dụng TSNN của các cơ quan, đơn vị không đúng quy định.

a) Các trường hợp thu hồi tài sản nhà nước: Việc thu hồi TSNN được thực

hiện trong các trường hợp sau đây:

- Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất bị bỏ trống hoặc không sử

dụng quá 12 tháng; đất xây dựng trụ sở làm việc mà tiến độ sử dụng đất bị chậm phải

thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư, xây dựng.

- Tài sản công trang bị cho các cơ quan, đơn vị không đúng tiêu chuẩn, định

mức, tài sản sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cho thuê hoặc

sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

- Tài sản công trang bị cho cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng mà cơ quan, đơn

vị đó không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng.

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại.

229

Tài sản sau khi bị thu hồi được điều chuyển hoặc được bán theo quy định của

pháp luật. Như vậy, thu hồi là một quyết định kết thúc quá trình sử dụng tài sản tại

đơn vị này và chuyển sang quá trình sử mới ở một đơn vị, tổ chức, cá nhân khác

được nhận điều chuyển hoặc mua lại tài sản này.

b) Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản nhà nước: Bộ trưởng Tài chính

quyết định thu hồi đối với nhà, đất của địa phương nếu phải thu hồi nhưng địa

phương không thu hồi. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định

thu hồi tài sản công của cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý.

Thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư

xây dựng trụ sở làm việc mà tiến độ sử dụng đất bị chậm phải thu hồi thực hiện theo

quy định của pháp luật về đất đai.

Trong trường hợp phát hiện tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước thuộc

trung ương quản lý đặt tại địa phương bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định

mức, chế độ do Nhà nước quy định, cho thuê hoặc thực hiện các hoạt động kinh

doanh khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi.

c) Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản nhà nước

- Cơ quan tài chính, cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và

cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi phát hiện tài sản nhà nước

thuộc các trường hợp thu hồi phải quyết định thu hồi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản bị thu hồi phải

thực hiện chuyển giao đầy đủ tài sản nhà nước bị thu hồi theo đúng quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản nhà

nước: Cơ quan tài chính địa phương tổ chức thực hiện quyết định thu hồi TSNN của

cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi theo phân cấp của Hội đồng nhân dân.

- Cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định thu hồi TSNN chủ trì,

phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện:

+ Tổ chức thu hồi tài sản theo đúng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền;

+ Bảo quản tài sản nhà nước bị thu hồi;

+ Lập phương án xử lý (điều chuyển, bán) tài sản nhà nước bị thu hồi, trình cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Thẩm quyền quyết định phương án điều

chuyển (bán) và trình tự thủ tục điều chuyển, bán TSNN sau khi bị thu hồi thực hiện

theo quy định xử lý đối với tài sản điều chuyển và bán.

+ Tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản bị thu hồi được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quyết định; trường hợp tài sản có thể khai thác được trong thời

gian chưa xử lý thì được phép khai thác để tận thu cho Nhà nước;

230

+ Nộp tiền thu được từ việc xử lý và khai thác tài sản nhà nước bị thu hồi, sau

khi trừ các chi phí có liên quan vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

5.3.3.2. Điều chuyển tài sản nhà nước

Điều chuyển tài sản công là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

điều chuyển tài sản giữa cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ

trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

a) Các trường hợp điều chuyển tài sản nhà nước: Việc điều chuyển tài sản

công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn.

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công nhưng không có

nhu cầu sử dụng thường xuyên.

- Tài sản công bị thu hồi; tài sản bị tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của

Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước: Điều chuyển giữa

Trung ương với địa phương và ngược lại, điều chuyển giữa các tỉnh với nhau do Bộ

trưởng Bộ Tài chính quyết định; Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương

do cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

c) Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước:

- Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước đang quản lý, sử dụng tài

sản đó phải lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gửi cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản bao gồm: (i) Công văn

đề nghị chuyển tài sản của cơ quan có tài sản; (ii) Công văn đề nghị được tiếp nhận

tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản; (iii) Ý kiến bằng văn bản của các cơ

quan có liên quan; (iiii) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị

điều chuyển tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định điều chuyển tài

sản nhà nước. Nội dung chủ yếu của quyết định điều chuyển tài sản nhà nước gồm:

(i) Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển; (ii) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận

tài sản điều chuyển; (iii) Danh mục tài sản điều chuyển; (iii) Trách nhiệm tổ chức

thực hiện.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển chủ trì,

phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển tổ chức bàn

giao, tiếp nhận tài sản nhà nước; thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản theo chế độ

kế toán hiện hành; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định. Cơ quan tài

nguyên và môi trường có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ về quyền sử dụng đất trong

231

trường hợp điều chuyển tài sản là trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất.

Việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành biên bản theo quy định.

Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc điều chuyển, tiếp nhận tài sản do

đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định.

5.3.3.3. Bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước

Bán TSNN là việc thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ Nhà nước

sang các tổ chức, cá nhân.

a) Các trường hợp bán tài sản nhà nước: Việc bán, chuyển nhượng TSNN

được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử

dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng mà không xử lý theo phương thức thu hồi hoặc

điều chuyển.

- Việc sử dụng tài sản công không có hiệu quả (hiệu suất sử dụng tài sản thấp,

cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường

xuyên).

- Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công.

- Phải thay thế tài sản do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ.

- Tài sản công bị thu hồi, tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

b) Thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước: Bộ trưởng Tài chính quyết

định bán nhà, đất của các cơ quan, đơn vị trung ương. Thủ trưởng Bộ, ngành quyết

định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản khác thuộc phạm vi quản lý.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản công thuộc

phạm vi quản lý của địa phương (riêng việc bán nhà, đất thì giao cho Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh).

c) Về phương thức bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước: Bao gồm 02 hình

thức cơ bản là bán đấu giá và bán chỉ định, trong đó chủ yếu là áp dụng hình thức

bán đấu giá, hình thức bán chỉ định chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất

định:

- Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua, nhận chuyển nhượng tài sản là nhà, đất

để sử dụng cho mục đích xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá,

thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu có từ 02 tổ

chức, cá nhân đăng ký mua, nhận chuyển nhượng cho mục đích xã hội hoá thuộc các

lĩnh vực nêu trên thì thực hiện đấu giá giữa các đối tượng tham gia đăng ký.

- Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có 01 tổ

chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản nhà nước và trả giá ít nhất bằng giá khởi

điểm.

- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính

phủ.

232

d) Trình tự, thủ tục bán tài sản nhà nước:

- Cơ quan có TSNN lập hồ sơ đề nghị bán TSNN gửi cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị bán tài sản nhà nước gồm: (i) Văn

bản đề nghị bán tài sản nhà nước của cơ quan quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; (ii)

Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan; (iii) Danh mục tài sản đề nghị

bán.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị

bán tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bán tài sản nhà nước. Nội

dung chủ yếu của quyết định bán tài sản nhà nước gồm: (i) Cơ quan nhà nước có tài

sản bán; (ii) Danh mục tài sản được bán (chủng loại, số lượng, tình trạng, giá trị); (iii)

Phương thức bán tài sản (đấu giá, chỉ định); (iiii) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ

bán tài sản; (iiiii) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

- Trong thời hạn 60 ngày đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn

liền với đất, 30 ngày đối với tài sản khác, kể từ ngày có quyết định bán của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bán phải tổ chức bán tài sản

nhà nước theo quy định.

- Sau khi hoàn thành việc bán tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản bán hạch

toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản nhà nước theo quy định.

- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ về quyền

sử dụng đất theo quy định trong trường hợp bán tài sản là trụ sở làm việc và các tài

sản khác gắn liền với đất.

e) Bán đấu giá tài sản nhà nước:

- Xác định giá khởi điểm:

Đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả

quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có tài sản bán thuê tổ chức có đủ điều kiện

thẩm định giá xác định giá tài sản, gửi Sở Tài chính (nơi có tài sản), Sở Tài chính chủ

trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh quyết định giá khởi điểm. Trường hợp không thuê được tổ chức có đủ điều kiện

thẩm định giá thì Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thành

lập Hội đồng để xác định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá

khởi điểm.Giá khởi điểm của tài sản trên đất phải bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế

còn lại theo kết quả đánh giá lại; giá khởi điểm của quyền sử dụng đất được xác định

sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm chuyển nhượng theo

mục đích sử dụng mới của khu đất.

Đối với TSNN khác, thủ trưởng cơ quan nhà nước có tài sản bán thành lập

Hội đồng để xác định giá khởi điểm hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá

để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm. Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá phải

bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu

chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.

233

- Tổ chức bán đấu giá: Cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm thuê

đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản để bán đấu giá

tài sản; nếu có nhiều tổ chức có chức năng bán đấu giá thì phải thực hiện đấu thầu;

trường hợp đặc biệt do tài sản có giá trị lớn, phức tạp hoặc không thuê được tổ chức

có chức năng bán đấu giá tài sản thì thành lập Hội đồng để bán đấu giá tài sản.

- Hội đồng bán đấu giá TSNN:

+ Trường hợp Bán đấu giá đối với tài sản có giá trị lớn (Tài sản là trụ sở làm

việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất) có nguyên giá

theo sổ kế toán từ 1.000 (một ngàn) tỷ đồng trở lên; Tài sản khác không phải là trụ sở

làm việc, không phải là tài sản khác gắn liền với đất có giá khởi điểm để bán đấu giá

từ 100 (một trăm) tỷ đồng trở lên) và tài sản có nguồn gốc phức tạp, tài sản đặc biệt

quý hiếm, có yêu cầu quản lý đặc biệt của Nhà nước hoặc các trường hợp đặc biệt

khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ Tài chính (đối với tài

sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với tài

sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý) thành lập Hội đồng bán

đấu giá tài sản nhà nước với thành phần gồm: Đại diện cơ quan quyết định thành lập

Hội đồng làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản nhà

nước bán đấu giá; đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần) và các thành viên

khác có liên quan;

+ Trường hợp bán đấu giá tài sản khác ngoài các tài sản nêu trên cơ quan, tổ

chức, đơn vị thành lập Hội đồng bán đấu giá TSNN theo thành phần gồm: Lãnh đạo

cơ quan, tổ chức, đơn vị - Chủ tịch Hội đồng; Đại diện cơ quan quản lý cấp trên; Đại

diện bộ phận được giao trực tiếp sử dụng tài sản; Đại diện bộ phận tài chính - kế toán

của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần); Các

thành viên khác có liên quan.

+ Hội đồng bán đấu giá tài sản nhà nước không nhất thiết phải có đấu giá

viên.

+ Kinh phí hoạt động của Hội đồng xác định giá và Hội đồng thẩm định giá

phục vụ việc bán tài sản nhà nước, Hội đồng bán đấu giá tài sản nhà nước được tính

trong chi phí bán tài sản nhà nước.

Kinh phí hoạt động của Hội đồng xác định giá và Hội đồng thẩm định giá

phục vụ việc xác định giá trị tài sản nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự

chủ tài chính được bố trí từ nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập được xác

định giá trị tài sản nhà nước.

f) Bán chỉ định tài sản nhà nước

- Xác định giá bán chỉ định tài sản nhà nước thực hiện như sau:

Đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả

quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có tài sản bán thuê tổ chức có đủ điều kiện

thẩm định giá xác định giá tài sản, gửi Sở Tài chính (nơi có tài sản), Sở Tài chính chủ

trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng thẩm định giá để xem xét,

trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá bán. Trường hợp không thuê

234

được tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá thì Hội đồng thẩm định giá xác định và

trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá bán. Giá bán của tài sản trên

đất phải bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại; giá trị

quyền sử dụng đất được xác định sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường

tại thời điểm chuyển nhượng theo mục đích sử dụng mới của khu đất, không thấp

hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với tài sản nhà nước khác, thủ trưởng cơ quan nhà nước có tài sản bán

thành lập Hội đồng để xác định giá bán hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện thẩm định

giá để làm căn cứ quyết định giá giá bán. Giá bán của tài sản phải bảo đảm phù hợp

với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất

lượng, xuất xứ.

Căn cứ vào quyết định bán tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và giá bán được xác định như trên, cơ quan nhà nước có tài sản bán thực hiện

bán cho người mua tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự. Khi bán, chuyển

nhượng tài sản nhà nước phải sử dụng Hóa đơn bán tài sản nhà nước do Bộ Tài

chính phát hành theo quy định tại Thông tư số 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009

của Bộ Tài chính (hóa đơn không có VAT).

g) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản nhà nước

Số tiền thu được từ bán tài sản nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có

liên quan đến việc bán TSNN (Chi phí kiểm kê tài sản; đo vẽ nhà, đất; Chi phí di dời;

Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản; Chi phí tổ chức bán đấu giá; Các chi phí

khác có liên quan) được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về

ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn

vị có dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc được cấp có thẩm

quyền phê duyệt thì được sử dụng số tiền thu được để thực hiện dự án đầu tư theo

quy định của pháp luật.

5.3.3.4. Thanh lý tài sản nhà nước

a) Các trường hợp thanh lý tài sản nhà nước: TSNN được thanh lý trong

trường hợp: Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà

không thể tiếp tục sử dụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa

chữa không có hiệu quả; trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá

dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác

theo quy định của pháp luật.

b) Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước: Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý

của địa phương.

c) Phương thức thanh lý tài sản nhà nước: Tài sản nhà nước được thanh lý

theo một trong hai phương thức: Bán TSNN hoặc phá dỡ, hủy bỏ tài sản nhà nước.

Việc thanh lý tài sản nhà nước theo phương thức bán được thực hiện đấu giá

theo quy định của pháp luật. Tài sản thanh lý được bán chỉ định trong trường hợp: (i)

Tài sản nhà nước đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán. Riêng tài sản là nhà và tài sản

235

khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán

từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên/01 đơn vị tài sản phải đánh giá lại,

nếu giá trị còn lại theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng (năm mươi triệu đồng)/01 đơn

vị tài sản thì được bán chỉ định; (ii) Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu

giá tài sản mà chỉ có một tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản nhà nước và trả giá ít

nhất bằng giá khởi điểm.

d) Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước:

- Cơ quan nhà nước có tài sản thuộc đối tượng thanh lý lập hồ sơ đề nghị

thanh lý tài sản nhà nước, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hồ sơ gồm: (i) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước; (ii) Danh mục tài sản đề

nghị thanh lý; (iii) Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần

có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý

kiến bằng văn bản của các cơ quan này.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị

thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thanh lý tài sản. Nội

dung chủ yếu của quyết định thanh lý tài sản nhà nước gồm: (i) Cơ quan nhà nước có

tài sản thanh lý; (ii) Danh mục tài sản thanh lý; (iii) Phương thức thanh lý tài sản; (iv)

Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản; (v) Trách nhiệm tổ chức thực

hiện.

- Trong thời hạn 60 ngày đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn

liền với đất, 30 ngày đối với tài sản khác kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản, cơ

quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản nhà nước theo quy định.

- Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh

lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai

biến động tài sản theo quy định.

e) Tổ chức thanh lý tài sản nhà nước theo phương thức bán: Việc xác định giá

khởi điểm, tổ chức bán đấu giá; xác định giá bán và tổ chức bán chỉ định được thực

hiện theo quy định về bán tài sản nhà nước.

f) Tổ chức thanh lý tài sản nhà nước theo phương thức phá dỡ, hủy bỏ: Cơ

quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực

hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp phá dỡ trụ

sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 1 tỷ đồng

(một tỷ đồng) trở lên/1 đơn vị tài sản trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý.

Việc đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tài sản thu hồi từ việc phá dỡ được xử lý bán theo quy định về bán TSNN.

g) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản nhà nước: Số tiền thu

được từ thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc

thanh lý tài sản nhà nước (gồm: Chi phí kiểm kê tài sản; Chi phí phá dỡ, hủy bỏ tài

sản; Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản; Chi phí tổ chức bán đấu giá; Các chi

phí khác có liên quan) được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

về ngân sách nhà nước. Trường hợp số tiền thu được từ thanh lý tài sản không đủ bù

236

đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ dự toán ngân sách nhà nước giao cho cơ

quan nhà nước có tài sản thanh lý

5.3.3.5. Tiêu hu tài sản nhà nước

TSNN bị tiêu huỷ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các

quy định khác của pháp luật. HĐND cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu

huỷ tài sản của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Kinh phí

tiêu huỷ tài sản công do NSNN bảo đảm.

5.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM

KHẢO

5.4.1. Câu hỏi ôn tập

1) Trình bày nguyên tắc quản lý sử dụng TSNN

2) Trình bày quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thủ trưởng đơn

vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

3) Trình bày trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp

trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý

4) Tiêu chuẩn và định mức sử dụng trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương

tiện làm việc

5) Trình bày quy trình quản lý quá trình hình thành TSNN

6) Trình bày quy trình quản lý quá trình sử dụng TSNN

7) Trình bày quy trình quản lý quá trình kết thúc TSNN

5.4.2. Bài tập tình huống

1) Thẩm quyền phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi

quản lý của địa phương:

a) UBND cấp tỉnh quyết định phân cấp;

b) UBND cấp tỉnh quyết định phân cấp sau khi thống nhất YK của Hội đồng

nhân dân;

c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ra Nghị quyết phân cấp.

d) Chính phủ, Bộ Tài chính quyết định phân cấp.

2) Nội dung nào không phải là nghĩa vụ của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản

lý, sử dụng tài sản nhà nước

a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền;

b) Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo chế độ quy

định;

237

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

thuộc phạm vi quản lý.

3) Nội dung nào là nghĩa vụ của Cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao

quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:

a) Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và

bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

thuộc phạm vi quản lý.

4) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cấp xã được gửi về

đâu:

a) Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);

b) Sở Tài chính;

c) Hội đồng nhân dân tỉnh.

5) Thẩm quyền quyết định bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của

các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý:

a) Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;

b) Sở Tài chính;

c) Bộ Tài chính;

d) Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

6) Ủy ban nhân dân xã A, thuộc huyện B, tỉnh TN được cấp có thẩm quyền

cho phép phá dỡ trụ sở cũ để đầu tư xây dựng trụ sở mới. Anh (Chị) hãy cho biết,

nhà và các công trình thuộc trụ sở cũ sẽ được xử lý theo hình thức nào? Trình tự, thủ

tục xử lý đối với tài sản nêu trên:

(cho biết theo Nghị quyết về phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh TN, các

hình thức xử lý đối với trụ sở làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết

định).

7) Để đảm bảo trụ sở làm việc cho công an huyện A, Tỉnh HN, Ủy ban nhân

dân tỉnh HN có chủ trương điều chuyển trụ sở làm việc của thị trấn thuộc huyện A

cho Công an huyện. Anh (Chị) hãy cho biết thẩm quyền và trình tự thủ thực hiện

điều chuyển trụ sở làm việc nêu trên.

8) Ủy ban nhân dân thành phố HN có quyết định bán trụ sở làm việc của

phường TT, Quận HK theo phương thức đấu giá. Hãy cho biết các công việc triển

khai để thực hiện quyết định nêu trên.

9) Sau khi hoàn thành việc bán tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản bán cần

lập báo cáo:

238

a) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

b) Báo cáo kê khai biến động tài sản nhà nước.

c) Báo cáo công khai về tài sản nhà nước

10) Báo cáo kê khai trụ sở làm việc của UBND cấp xã:

a) Bao gồm cả trạm y tế;

b) Bao gồm cả trường mầm non;

c) Không bao gồm trạm y tế và trường mầm non.

(Học viên đánh dấu nhân (x) trước đáp án đúng)

5.4.3. Tài liệu tham khảo

1) Các văn bản quy định chung về chế độ quản lý, sử dụng:

1. Luật số 09/2008/QH12 về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được Quốc

hội khoá XII kỳ họp thứ ba đã thông qua ngày 3/6/2008 và được Chủ tịch

nước ký Lệnh công bố số 04/2008/L-CTN ngày 12/6/2008.

2. Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản

nhà nước;

3. Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Quy

định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày

03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

4. Thông tư số 43/TC-QLCS ngày 31/7/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn

việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan HCSN, tổ chức kinh tế

theo quyết định của cơ quan có thầm quyền

5. Thông tư số 122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số

nội dung của Thông tư số 43 TC/QLCS ngày 31/7/1996 của Bộ Tài chính

hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính

sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

6. Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong

các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử

dụng ngân sách nhà nước

7. Quyết định số 411/QĐ-BTC ngày 02/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

về việc Triển khai áp dụng chương trình quản lý đăng ký tài sản Nhà nước

phiên bản 1.0

8. Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính Quy định

việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án

kết thúc

239

9. Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính Quy

định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế

độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản

10. Thông tư số 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 của Bộ Tài chính về

quản lý, sử dụng Hóa đơn bán tài sản nhà nước.

2) Về công khai tài sản nhà nước:

11. Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được

giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

12. Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính Hướng

dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ

quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử

dụng tài sản nhà nước.

3) Về trụ sở làm việc:

13. Quyết định số 229/2006/QĐ-TTg ngày 12/10/2006 của Thủ tướng Chính

phủ về việc yêu cầu quy hoạch xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà

nước các cấp.

14. Quyết định số 32/2004/QĐ- BTC ngày 6/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của các cơ

quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn

15. Thông tư số 83/2004/TT-BTC ngày 17/8/2004 của Bộ Tài chính hướng

dẫn một số nội dung quản lý trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính,

đơn vị sự nghiệp

16. Thông tư số 29/2006/TT-BTC ngày 04/4/2006 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính

phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các

tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

4) Về điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động:

17. Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính

phủ;

18. Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 quy định tiêu chuẩn,

định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động

đối với các cán bộ lãnh đạo trong các CQHC, ĐVSN, tổ chức chính trị, các

tổ chức chính trị- xã hội.

5) Về trang thiết bị và phương tiện làm việc:

19. Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 về việc ban hành tiêu

chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện của cơ quan và cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước.

240

20. Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006 hướng dẫnQuyết định số

170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức

trang thiết bị và phương tiện của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức

nhà nước.

6) Về sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước:

21. Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.

22. Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày

19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

thuộc sở hữu Nhà nước.

23. Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTgngày 19 tháng 01 năm 2007

của Thủ tướng Chính phủ

24. Thông tư số 39/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 của Bộ Tài chính Về việc

sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày

19/01/2007 và Thông tư số 175/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài

chính hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg

ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà,

đất thuộc sở hữu nhà

241

Chuyên đề 6. GIAO DỊCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH XÃ

QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

6.1. GIAO DỊCH THU NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

6.1.1. Sự cần thiết của công tác quản lý ngân sách xã qua KBNN

a) Quản lý ngân sách xã qua KBNN là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của

KBNN:

Ở nước ta, sự ra đời của hệ thống KBNN với nhiệm vụ trọng tâm quản lý quỹ

NSNN là một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với tình hình đổi mới cơ chế quản lý tài chính,

đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ mới. KBNN ra đời

thực hiện việc quản lý thu-chi NSNN theo đúng mục lục ngân sách từ trung ương

đến địa phương. Trên cơ sở số thu-chi và tồn quỹ các cấp ngân sách, KBNN cung

cấp các số liệu cần thiết, đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài

chính để phục vụ việc quản lý và điều hành NSNN. KBNN thực hiện việc kiểm tra,

kiểm soát chặt chẽ các khoản thu- chi của NSNN, đảm bảo đúng mục đích, đúng tiêu

chuẩn, chế độ và có hiệu quả. Hạn chế tình trạng chi tiêu lãng phí NSNN, góp phần

lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia và tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống KBNN đã

quy định rõ chức năng chủ yếu của KBNN là quản lý quỹ NSNN, trong đó có ngân

sách cấp xã. Từ khi có Luật NSNN, thì việc quản lý ngân sách xã qua KBNN đã

được quy định cụ thể và được thể chế hoá bằng luật, thể hiện trên các mặt: KBNN có

nhiệm vụ tham gia ban hành các chính sách, chế độ quản lý ngân sách xã như quy

trình kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách xã qua KBNN; xây

dựng chế độ thu ngân sách xã qua KBNN,... KBNN thực hiện việc kiểm soát chi

ngân sách xã và thực hiện việc tổ chức thu ngân sách xã,...

Trong giai đoạn hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN ngày

càng được mở rộng; vị trí, vai trò của hệ thống KBNN trong việc quản lý quỹ NSNN

ngày càng được khẳng định. Ngân sách xã là một cấp của NSNN. Do vậy, cũng cần

phải được quản lý qua hệ thống KBNN như việc quản lý đối với các cấp ngân sách

khác.

b) Quản lý ngân sách xã qua KBNN nhằm tăng cường kỷ luật tài chính; sử

dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực tài chính

Những năm trước khi có Luật NSNN, việc quản lý ngân sách xã hầu như bị

thả nổi và chưa được đưa vào quản lý thống nhất trong hệ thống NSNN. Việc điều

hành ngân sách xã được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn luật, tính pháp lý

chưa cao, nội dung các văn bản quá lạc hậu, chậm được sửa đổi để đáp ứng các nhu

cầu quản lý của cơ sở cộng với việc các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng

chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý ngân sách xã đã dẫn đến tình

242

trạng các xã trông chờ, ỷ lại vào cấp trên; kỷ luật tài chính trong việc quản lý ngân

sách xã không được chấp hành nghiêm chỉnh.

Từ năm 1997 đến nay, ngân sách xã từng bước được quản lý qua KBNN và

đã đạt được những tiến bộ đáng kể, kích thích các xã tổ chức quản lý tốt hơn các

nguồn thu trên địa bàn để chủ động bố trí điều hành chi tại xã. Phần lớn các xã đã tự

trang trải chi thường xuyên đảm bảo cho hoạt động được bình thường bằng nguồn

thu được phân cấp và trợ cấp của ngân sách cấp trên. Việc thu- chi ngân sách xã qua

KBNN đã góp phần nâng cao kỷ luật tài chính trong công tác quản lý ngân sách xã;

công tác hạch toán kế toán phản ánh các khoản thu-chi ngân sách xã qua KBNN

bước đầu đã giúp cơ quan chuyên môn và các cấp lãnh đạo nắm bắt kịp thời diễn

biến thu - chi ngân sách xã để chỉ đạo, quản lý điều hành.

Tuy nhiên, do việc quản lý qua KBNN là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, các

chế độ, chính sách về quản lý ngân sách xã qua KBNN tuy đã được ban hành khá

đầy đủ, nhưng chưa thật thống nhất, đồng bộ.

Như vậy, với nhiều bất cập trong công tác quản lý ngân sách xã hiện nay,

trong bối cảnh cơ chế tài chính và tình hình kinh tế-xã hội ở nông thôn đang có nhiều

chuyển biến mạnh mẽ. Việc củng cố tăng cường công tác quản lý ngân sách xã qua

KBNN để xây dựng ngân sách xã hùng mạnh, tăng cường kỷ luật tài chính, sử dụng

tiết kiệm có hiệu quả tiền của NSNN là việc vô cùng quan trọng.

6.1.2. Trách nhiệm của xã, KBNN trong tổ chức thu ngân sách xã

6.1.2.1. Trách nhiệm của xã

- Theo dõi đôn đốc các đối tượng phải nộp nộp tiền vào KBNN;

- Tính toán xác định mức thu, ra thông báo thu, trực tiếp thu hoặc quyết định

tạm thu đối với các khoản nộp ngân sách thuộc quyền quản lý;

- Ra lệnh hoàn trả các khoản thu ngân sách xã không đúng quy định hoặc

được miễn giảm;

- Tổ chức kế toán thu ngân sách xã theo chế độ kế toán thống kê do Bộ Tài

chính quy định;

- Phối hợp với KBNN, cơ quan thu trong việc tổ chức thu ngân sách trên địa

bàn phù hợp với thực tế trên địa bàn;

- Kiểm tra đối chiếu số liệu, lập và gửi báo cáo thu ngân sách nhà nước theo

quy định.

6.1.2.2. Trách nhiệm của KBNN

- Tập trung, tổ chức hạch toán và phân chia các khoản thu ngân sách nhà nước

cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định;

- Tổng hợp lập báo cáo thu ngân sách nhà nước gửi cơ quan tài chính và các

cơ quan hữu quan theo quy định;

243

- Thực hiện hoàn trả các khoản thu không đúng quy định hoặc được miễn

giảm theo lệnh của Tài chính kế toán xã;

- Phối hợp kiểm tra đối chiếu số liệu thu ngân sách nhà nước với cơ quan thu

và Tài chính kế toán xã;

- Thực hiện trích tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp theo yêu cầu của cơ

quan thu hoặc Tài chính kế toán xã để nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

6.1.3. Quản lý hoạt động tài chính khác của xã

- Xã được mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để gửi các khoản tiền không thuộc

ngân sách xã.

- Các hoạt động thu, chi từ tài khoản tiền gửi khác được thực hiện theo đúng

qui định của KBNN về quản lý và sử dụng tài khoản tiền gửi.

- KBNN không kiểm soát chi tiết nội dung các khoản thu-chi của từng khoản

tiền gửi khác như đối với các khoản thu- chi NS xã; KBNN chỉ thực hiện kiểm soát

tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thanh toán đúng tính chất tài khoản đã đăng ký.

- Tuân thủ các quy định về thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN khi thu, chi

từ tài khoản này.

6.1.4. Quản lý thu, chi tiền mặt của xã

- Các khoản thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN đều phải được kiểm tra, kiểm

soát chặt chẽ.

- Xã phải tuân thủ đúng các nội dung được phép chi bằng tiền mặt.

- Xã được lập quỹ tiền mặt để tập trung nguồn thu và thực hiện chi NS xã (chủ

yếu áp dụng đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa và chỉ đối với các khoản thu mà xã

được hưởng 100%; không áp dụng đối với các khoản thu có phân chia giữa các cấp

ngân sách) và sử dụng quỹ tiền mặt để đáp ứng một số nhu cầu chi ngân sách xã tại

xã.

- KBNN có trách nhiệm đảm bảo nhu cầu chi tiền mặt của xã; được quyền từ

chối chi tiền mặt nếu không đúng quy định.

6.1.5. Giao dịch thu ngân sách xã qua KBNN

6.1.5.1. Phân công nhiệm vụ thu các khoản thu

- Các khoản do cơ quan thu quản lý: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thu tiền

sử dụng đất; thuế tài nguyên; thuế môn bài; lệ phí trước bạ nhà đất; thuế tiêu thụ đặc

biệt sản xuất trong nước; các khoản thu phân chia khác.

- Các khoản thu uỷ nhiệm cho xã quản lý: Thuế sử dụng đất NNo; thuế nhà

đất; phí, lệ phí…

- Các khoản thu do xã quản lý: thu phạt hành chính; thu từ hoạt động sự

nghiệp của xã; tiền cho thuê kiốt, tài sản khác; thu đấu thầu, khoán mùa vụ; các

khoản đóng góp, viện trợ,…thu kết dư, thu chuyển nguồn; thu bổ sung cân đối.

244

6.1.6. Các quy trình thu ngân sách xã

6.1.6.1. Thu ngân sách xã bằng chuyển khoản

- Bước 1: Cơ quan thu hoặc xã (nếu xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp) ra

thông báo thu gửi đối tượng nộp.

- Bước 2: Căn cứ thông báo thu, đối tượng lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN

và gửi đến ngân hàng nơi mở tài khoản.

- Bước 3: Khi nhận được giấy nộp tiền, Ngân hàng làm thủ tục trích tài khoản

tiền gửi của đối tượng nộp để chuyển vào tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân

hàng. Sau đó, xử lý các liên giấy nộp tiền như sau:Liên 1 gửi lại đối tượng nộp (để

xác nhận số thuế đã nộp); liên 2 lưu để hạch toán giảm tài khoản của đối tượng và

tăng tài khoản tiền gửi của KBNN; Liên 3 và liên 4 chuyển cho KBNN; truờng hợp

thanh toán điện tử, thì ngân hàng chuyển chứng từ phục hồi có đầy đủ các yếu tố trên

giấy nộp tiền cho KBNN.

- Bước 4: Khi nhận được các liên giấy nộp tiền, KBNN kiểm tra lại, nếu thấy

phù hợp thì hạch toán thu NSNN và ghi tăng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; đồng

thời, lưu 1 liên GNT, 1 liên gửi cho cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp (nếu

xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp thì KBNN gửi 1 liên giấy nộp tiền cho xã).

- Bước 5: Định kỳ đối chiếu số liệu giữa KBNN và cơ quan thu hoặc xã (nếu

xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp).

Trường hợp đối tương nộp mở tài khoản tại KBNN, thay vì đối tượng nộp gửi

giấy nộp tiền đến ngân hàng sẽ gửi giấy nộp tiền đến KBNN nơi mở tài khoản. Các

bước tiến hành tại KBNN cũng tương tự như trường hợp đối tượng nộp mở tài khoản

tại ngân hàng (khi đó không còn bước 3 nữa).

245

6.1.6.2. Thu ngân sách bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN

Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Cơ quan thu hoặc xã (nếu đối tượng nộp thuộc diện xã quản lý) ra

thông báo thu gửi đối tượng nộp.

- Bước 2: Căn cứ thông báo thu, đối tượng lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN

và đem số tiền phải nộp đến KBNN để làm thủ tục nộp tiền.

- Bước 3: Khi nhận được tiền và giấy nộp tiền của đối tượng nộp, KBNN

kiểm tra, đối chiếu, nếu thấy phù hợp thì làm thủ tục thu tiền và đóng dấu kế toán lên

các liên GNT; đồng thời, xử lý các liên giấy nộp tiền như sau: Liên 1 gửi lại đối

tượng nộp (để xác nhận số thuế đã nộp); liên 2 lưu để hạch toán thu NSNN và tăng

tài khoản tiền mặt tại KBNN của KBNN; liên 3 gửi cho cơ quan thu trực tiếp quản lý

đối tượng nộp. Nếu xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp thì liên 3 được chuyển cho xã

(định kỳ hoặc hàng ngày, khi có phát sinh giao dịch xã sẽ đến KBNN để nhận liên

GNT này về để hạch toán thu ngân sách xã).

- Bước 4: Định kỳ đối chiếu số liệu giữa KBNN và cơ quan thu hoặc xã (nếu

xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp).

Sơ đồ này chỉ trình bày đối với trường hợp đối tuợng nộp tiền trực tiếp vào trụ

sở KBNN, còn đối với trường hợp đối tượng nộp tiền tại các điểm thu của KBNN,

thì quy trình thu cơ bản cũng được thực hiện tương tự như trên. Tuy nhiên, sẽ có

thêm bước xử lý trong nội bộ KBNN (tức là khi đối tượng đem tiền đến điểm thu của

KBNN làm thủ tục nộp tiền thì điểm thu sẽ tiến hành thu tiền; sau đó, điểm thu

KBNN chuyển tiền và chứng từ thu về trụ sở KBNN).

6.1.6.3. Thu ngân sách xã bằng tiền mặt qua cơ quan thu hoặc xã

Quy trình thực hiện như sau:

246

- Bước 1: Cơ quan thu hoặc xã (nếu xã thu tiền từ đối tượng nộp) trực tiếp lập

3 liên biên lai thu để thu tiền từ đối tượng nộp; sau đó xử lý các liên biên lai thu theo

chế độ quy định (liên 1 lưu cuống, liên 2 gửi lại đối tượng nộp, liên 3 để lập bảng kê

biên lai thu).

- Bước 2: Định kỳ, cơ quan thu hoặc xã căn cứ các liên biên lai thu có cùng

nội dung kinh tế để lập 2 liên bảng kê biên lai thu. Sau đó, căn cứ bảng kê biên lai

thu, cơ quan thu hoặc xã (tuỳ trường hợp là đơn vị nào trực tiếp thu) lập 3 liên giấy

nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt và đem toàn bộ số tiền đã thu cùng bảng bảng kê

biên lai thu đến trụ sở KBNN để làm thủ tục nộp tiền.

Khi nộp tiền cơ quan thu hoặc xã phải nộp vào trụ sở KBNN, không đuợc nộp

tiền tại các điểm thu của KBNN (trừ trường hợp đặc biệt, mục đích là để đảm bảo an

toàn cho các điểm thu của KBNN khi có phát sinh các khoản thu lớn, vì không có

bảo vệ).

- Bước 3: Khi nhận được tiền cùng giấy nộp tiền của cơ quan thu hoặc của xã,

KBNN tiến hành kiểm tra đối chiếu bảng kê biên lai thu, giấy nộp tiền vào NSNN

cùng số tiền phải nộp, nếu thấy phù hợp thì làm thủ tục thu tiền; đồng thời, xử lý các

liên giấy nộp tiền như sau: lưu 1 liên để hạch toán thu NSNN; l liên GNT trả lại cơ

quan thu cùng bảng kê biên lai thu (nếu xã nộp tiền thi liên GNT này sẽ được trả lại

xã để hạch toán thu ngân sách xã); 1 liên giấy nộp tiền còn lại huỷ bỏ (liên thừa).

- Bước 4: Định kỳ đối chiếu số liệu thu giữa KBNN và cơ quan thu hoặc xã

(nếu xã trực tiếp thu tiền từ đối tượng nôp và nộp tiền vào KBNN).

6.1.6.4. Theo dõi, quản lý nguồn thu của xã

- Trường hợp xã trực tiếp thu (khoản thu thuộc quy trình thu c): Thông thường

đây là những khoản xã được hưởng 100%; đồng thời, xã cũng là người nộp tiền trực

tiếp vào KBNN, nên đương nhiên xã sẽ nhận được 1 liên giấy nộp tiền từ KBNN.

Căn cứ vào giấy nộp tiền nhận từ KBNN đó xã sẽ sử dụng để hạch toán thu ngân

sách xã (cụ thể là thu ngân sách xã đã qua KBNN).

247

- Đối với các trường hợp khác (các khoản thu phát sinh ở quy trình a;b;c: thu

bằng chuyển khoản, thu bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN hoặc thu qua cơ quan thu),

thì ở đây chia ra làm 2 trường hợp nhỏ:

+ Trường hợp thứ nhất: Nguồn thu không do xã quản lý, lúc này thì liên

chứng từ thu (giấy nộp tiền) sẽ được chuyển cho cơ quan thu và xã sẽ không nhận

được liên giấy nộp tiền này: Trong trường hợp này, KBNN sẽ gửi bảng kê thu

NSNN có điều tiết cho các cấp ngân sách, trong đó có ngân sách xã, trên bảng kê thu

NSNN cũng sẽ đầy đủ các yếu tố chi tiết như số, ngày chứng từ; số tiền trên chứng

từ; mục lục ngân sách của khoản thu, số tiền điều tiết cho từng cấp ngân sách,… Căn

cứ vào bảng kê thu NSNN, xã sẽ hạch toán thu ngân sách xã (thu ngân sách xã đã

qua KBNN).

+ Trường hợp thứ 2, nguồn thu do xã quản lý và được hưởng 100% nguồn

thu, thì theo quy trình thu ở phần trước đã trình bày, xã sẽ nhận được 1 liên giấy nộp

tiền vào NSNN. Căn cứ liên giấy nộp tiền đó, xã hạch toán thu ngân sách xã và

KBNN không phải gửi bảng kê thu NSNN cho xã nữa.

6.1.7. Quy trình thu một số khoản đặc thù

6.1.7.1. Thu bằng hiện vật

- Đối với hiện vật đã xác định được đối tượng sử dụng: Căn cứ đơn giá hiện

vật do cấp có thẩm quyền ở địa phương quy định và bảng kê sử dụng hiện vật, xã

(Tài chính kế toán xã) quy đổi ra đồng Việt Nam để lập 4 liên lệnh ghi thu, ghi chi

ngân sách xã và gửi cho KBNN. Căn cứ lệnh ghi thu, ghi chi NSNN, KBNN hạch

toán thu và hạch toán chi ngân sách xã theo lệnh ghi thu, ghi chi và xử lý các liên

chứng từ theo chế độ quy định. Căn cứ 1 liên lệnh ghi thu, lệnh ghi chi do KBNN trả

lại, xã hạch toán thu, hạch toán chi ngân sách xã đã qua KBNN.

- Đối với hiện vật chưa xác định đối tượng sử dụng, xã tổ chức bán lấy tiền

Việt Nam, sau đó lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN và đem tiền đến KBNN làm thủ

tục nộp vào NSNN (ngân sách xã). Căn cứ số tiền và giấy nộp tiền do xã gửi tới,

KBNN tổ chức thu tiền và làm thủ tục hạch toán thu NSNN theo giấy nộp tiền ; sau

đó xử lý các liên giấy nộp tiền theo chế độ quy định. Căn cứ 1 liên giấy nộp tiền do

KBNN trả lại, xã hạch toán thu ngân sách xã đã qua KBNN.

6.1.7.2. Thu bằng ngày công lao động

Căn cứ đơn giá ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương

quy định, số ngày công lao động, xã (Tài chính kế toán xã) lập lệnh ghi thu, lệnh ghi

chi ngân sách xã và gửi đến KBNN để làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi ngân

sách xã. Căn cứ lệnh ghi thu, lệnh ghi chi của xã, KBNN làm thủ tục hạch toán thu,

hạch toán chi ngân sách xã và xử lý các liên chứng từ theo quy định. Căn cứ 1 liên

lệnh ghi thu, lệnh ghi chi do KBNN trả lại, xã hạch toán thu, hạch toán chi ngân sách

xã qua KBNN.

Trường hợp thu lao động công ích bằng tiền thì xã căn cứ số tiền đã thu, xã

lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN và đem toàn bộ số tiền đã thu đến KBNN để làm

thủ tục nộp tiền. Căn cứ số tiền và giấy nộp tiền do xã gửi tới, KBNN tổ chức thu

248

tiền và làm thủ tục hạch toán thu NSNN theo giấy nộp tiền; sau đó xử lý các liên

giấy nộp tiền theo chế độ quy định. Căn cứ 1 liên giấy nộp tiền do KBNN trả lại, xã

hạch toán thu ngân sách xã đã qua KBNN.

6.1.7.3. Thu bằng ngoại tệ

Trường hợp các tổ chức cá nhân có cho, tặng, biếu, viện trợ trực tiếp cho xã

bằng ngoại tệ (trường hợp thu này ít xảy ra), thì xã tổ chức bán ngoại tệ cho ngân

hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Sau đó căn cứ số tiền đã thu, xã lập 3 liên giấy

nộp tiền vào NSNN và đem toàn bộ số tiền đã thu đến KBNN để làm thủ tục nộp

tiền. Căn cứ số tiền và giấy nộp tiền do xã gửi tới, KBNN tổ chức thu tiền và làm thủ

tục hạch toán thu NSNN theo giấy nộp tiền; sau đó xử lý các liên giấy nộp tiền theo

chế độ quy định. Căn cứ 1 liên giấy nộp tiền do KBNN trả lại, xã hạch toán thu ngân

sách xã đã qua KBNN.

6.1.7.4. Thu kết dư ngân sách xã

Sau khi quyết toán ngân sách xã đã được HĐND xã phê chuẩn và xác định số

thu kết dư ngân sách xã, thì xã (Tài chính kế toán xã) trích nghị quyết của HĐND xã

gửi KBNN. Căn cứ nghị quyết của HĐND xã KBNN lập 2 liên phiếu chuyển khoản

số kết dư ngân sách xã; đồng thời, gửi cho xã 1 liên phiếu chuyển khoản để xã hạch

toán thu kết dư ngân sách xã.

6.1.7.5. Thu bổ sung ngân sách xã

Phòng tài chính huyện thông báo số bổ sung cân đối cho xã chi tiết hàng tháng

để xã chủ động rút ngân sách huyên. Căn cứ vào giấy rút dự toán của xã, KBNN

kiểm soát và chi trả khoản chi từ dự toán theo quy định.

6.1.8. Hoàn trả nguồn thu ngân sách xã

- Các trường hượp hoàn trả: Việc hoàn trả các khoản thu NSNN được thực

hiện trong các trường hợp: thu không đúng chính sách, chế độ; cơ chế, chính sách

thu có thay đổi; người nộp thuế được miễn, giảm, hoàn thuế theo quyết định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền; các khoản hoàn trả theo quy định của pháp luật về

thuế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; người nộp thuế có số tiền thuế

đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế.

- Thủ tục hoàn trả các khoản thu do xã quản lý:

+ Đối với các khoản thu NSNN do xã quản lý thì xã ra quyết định hoàn trả.

Xã có trách nhiệm đối chiếu nội dung hồ sơ đề nghị hoàn trả với các chứng từ thu

NSNN của khoản đã nộp trước đó, nếu phù hợp thì lập lệnh hoàn trả khoản thu

NSNN, chuyển cho người được hoàn trả để gửi KBNN nơi đã thu NSNN;

+ Người được hoàn trả chuyển lệnh hoàn trả khoản thu NSNN và chứng từ

nộp tiền vào KBNN (bản sao) cùng với bản chính (để đối chiếu) đến KBNN nơi ghi

trên quyết định hoàn trả để làm thủ tục hoàn trả.

+ Đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu do xã Quyết định hoàn trả: trong

thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh hoàn trả, KBNN thực hiện

kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh hoàn trả và chứng từ nộp tiền trước đó, nếu

249

phù hợp thì hoàn trả cho người được hoàn trả và lưu 1 liên bản sao chứng từ nộp tiền

(bản chính trả lại cho người được hoàn trả), nếu không phù hợp thì đề nghị người

được hoàn trả hoặc cơ quan có thẩm quyền bổ sung, hoàn chỉnh;

+ Trường hợp hoàn trả các khoản thu thuộc năm ngân sách, nếu KBNN thực

hiện hoàn trả trước khi kết thúc thời hạn chỉnh lý quyết toán NSNN năm đó, thì hạch

toán giảm thu năm ngân sách, theo từng cấp ngân sách, đúng mục lục NSNN của các

khoản đã thu; nếu hoàn trả sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, thì hạch toán

chi ngân sách năm sau của từng cấp ngân sách, theo số tiền tương ứng với tỷ lệ phân

chia khoản thu cho từng cấp ngân sách trước đó.

+ Trường hợp hoàn trả thuế TNCN bằng hình thức giảm thu NSNN, nhưng số

thu thuế TNCN trên địa bàn tại thời điểm hoàn trả không đủ để hoàn thuế, thì KBNN

hạch toán chi ngân sách để hoàn trả phần chênh lệch (như trường hợp hoàn trả khoản

thu đã quyết toán vào niên độ năm trước);

+ Trường hợp tại địa phương có phân chia khoản thu thuế TNCN cho ngân

sách trung ương và ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) thì khi hoàn trả sẽ phân

bổ khoản hoàn trả để hạch toán giảm thu (hoặc chi) ngân sách trung ương và ngân

sách cấp tỉnh theo nguyên tắc: ngân sách cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ

phần ngân sách địa phương được hưởng (gồm cả ngân sách tỉnh, huyện, xã);

6.2. GIAO DỊCH CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

6.2.1. Trách nhiệm về quản lý chi ngân sách xã

6.2.1.1. Trách nhiệm của xã

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng từ có liên quan tới các khoản chi ngân sách xã

cho Kho bạc Nhà nước để kiểm soát thanh toán trưóc khi xuất quỹ ngân sách xã theo

chế độ quy định;

- Đối với lĩnh vực chi đầu tư XDCB phải theo đúng trình tự quy định, tự chịu

trách nhiệm về sự đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ về các số liệu đã cung cấp cho Kho

bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán;

- Báo cáo và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí thường xuyên, vốn đầu tư

XDCB với Phòng Tài chính quận, huyện theo quy định; công khai quyết toán chi

ngân sách xã cho nhân dân biết theo quy định.

6.2.1.2. Trách nhiệm của KBNN

- Chi thường xuyên:

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực

hiện chi trả thanh toán kịp thời các khoản chi của ngân sách xã theo quy định tại điều

51 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ và Thông tư số

79/2003/TT-BTC hướng dẫn cấp phát các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước

của Bộ Tài chính; tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách xã; xác nhận số

thực chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước khi có yêu cầu.

250

Kho bạc Nhà nước được quyền tạm thời đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả

các khoản chi của ngân sách xã trong các trường hợp: chi không đúng mục đích, đối

tượng dụ toán được phân bổ; chi không đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn tài chính

nhà nước; chưa đủ điều kiện chi theo quy định.

- Chi đầu tư XDCB:

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm

ứng thanh toán vốn; tổ chức kiểm soát thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện

chi theo chế độ quy định; trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những trường

hợp giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán vốn.

Kho bạc Nhà nước được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ, tài

liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán

vốn; được quyền tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi vốn đã tạm ứng khi sử dụng

sai mục đích, trái với chế độ quản lý tài chính về vốn đầu tư XDCB; xác nhận số vốn

đã thanh toán và nhận xét tình hình thanh quyết toán của từng dự án đầu tư hoàn

thành; phối hợp với Chủ tịch xã xử lý các vấn đề tồn tại khi thanh quyết toán vốn đầu

tư.

6.2.2. Chi thường xuyên của ngân sách xã

6.2.2.1. Điều kiện cấp phát thanh toán

1) Đã có trong dự toán năm được duyệt:

- Phân bổ và nhập dự toán : căn cứ dự toán thu, chi ngân sách và phương án

phân bổ dự toán chi ngân sách cấp xã được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban

nhân dân cấp xã thực hiện phân bổ dự toán chi ngân sách cấp xã, trong đó đối với dự

toán chi thường xuyên phân bổ chi tiết đến loại, khoản của Mục lục ngân sách nhà

nước theo quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (01 bản) làm căn

cứ nhập vào Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và thanh

toán, kiểm soát chi theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra tính hợp

pháp, hợp lệ của bản dự toán do Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi đến trước khi thực hiện

nhập vào Tabmis.

- Thời gian gửi dự toán đến KBNN trước 31/12 năm trước.

- Trường hợp xã chưa có dự toán, KBNN thực hiện tạm cấp.

2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi:

Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi là các định mức chi tiêu NSNN, trong

đó có ngân sách xã do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để làm cơ sở cho

các cơ quan nhà nước, trong đó có KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN (hình dung

nó như 1 thước đo để căn khoản chi đúng hoặc sai). Cơ quan nhà nước có thẩm

quyền bao gồm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan hành

chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu.

Các loại định mức: Thông thường có 3 loại định mức chính sau:

251

(1) Các loại định mức chung do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài

chính ban hành, cụ thể:

+ Chính phủ quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh

hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước như

chế độ tiền lương; trợ cấp xã hội; chế độ người có công với cách mạng.

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thực hiện

thống nhất trong cả nước; một số loại chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để phù

hợp với đặc điểm địa phương, Thủ tướng Chính phủ quy định khung và HĐND tỉnh

quy định định mức chi cụ thể.

+ Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với

ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp

không thống nhất thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi

quyết định.

(2) Các loại định mức sử dụng trong phạm vi địa phương: Cụ thể, HĐND tỉnh

quyết định chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù phù

hợp với đặc điểm thực tế của địa phương. Riêng chế độ có tính chất tiền lương, tiền

công, phụ cấp trước khi quyết định phải xin ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh

vực.

(3) Định mức do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chế độ tự chủ tài

chính và đơn vị sự nghiệp có thu ban hành.

Đối với những khoản chi chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu thì

KBNN thực hiện kiểm soát chi theo dự toán đã được phê duyệt.

3) Đã được quyết định chi:

- Thẩm quyền quyết định chi: Thông thường người quyết định chi phải là thủ

trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền (thường là phó thủ trưởng đơn vị): Những

người này ta gọi chung là chủ tài khoản của đơn vị. Trong trường hợp đối với xã, thì

người quyết định chi là Chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền (các phó chủ tịch xã),

người được uỷ quyền phải đăng ký mẫu dấu chữ ký tại KBNN nơi giao dịch.

- Hình thức quyết định chi: trường hợp xã rút dự toán tại KBNN thì hình thức

quyết định chi là giấy rút dự toán NSNN, trường hợp xã dùng lệnh chi tiền để hỗ trợ

ngân sách cho các đơn vị với tư cách là một cấp ngân sách thì hình thức quyết định

chi là Lệnh chi tiền.

4) Có đủ các hồ sơ, chứng từ có liên quan:

a. Hồ sơ gửi lần đầu bao gồm:

- Dự toán năm được được cấp có thẩm quyền phân bổ.

- Xã thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP gửi Quyết định giao quyền

tự chủ của cấp có thẩm quyền; Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công

của đơn vị.

b. Hồ sơ tạm ứng:

252

Tạm ứng là phương thức chi trả ngân sách trong trường hợp chưa có đủ điều

kiện thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng để thanh toán theo tiến độ thực hiện hợp

đồng.

- Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt (chi hành chính; chi mua hàng

hóa, dịch vụ nhỏ lẻ thuộc trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt...): Giấy rút dự

toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ theo dõi khi

thanh toán.

- Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản:

+ Chi mua hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp tạm ứng tiền mặt nêu trên): đơn

vị gửi KBNN một trong các chứng từ sau: thông báo thu tiền của đơn vị cung cấp

dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ: Tùy theo hình thức lựa chọn

nhà thầu, đơn vị gửi Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Quyết định chỉ định

thầu, Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền;

Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

c. Hồ sơ thanh toán tạm ứng:

Thanh toán tạm ứng là việc chuyển khoản tạm ứng sang thanh toán khi khoản

chi đủ điều kiện thanh toán.

- Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi KBNN Giấy đề nghị thanh toán tạm

ứng. Tùy theo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau:

- Thanh toán tạm ứng chi tiền mặt: Bảng kê chứng từ thanh toán.

- Thanh toán tạm ứng bằng chuyển khoản: Các tài liệu, chứng từ kèm theo đối

với từng nội dung chi như trường hợp thanh toán trực tiếp. Bảng kê chứng từ thanh

toán (đối với các khoản chi khác).

d. Hồ sơ thanh toán trực tiếp:

Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách khi các khoản chi ngân

sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định. Hồ sơ thanh toán

trực tiếp bao gồm:

- Giấy rút dự toán (thanh toán);

- Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ

sau:

(1) Đối với khoản chi thanh toán cá nhân:

+ Chi lương: Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt, danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi

một lần đầu). Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt (nếu có phát sinh).

+ Chi thuê mướn lao động (bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, tiền

nhuận bút): Bảng kê các các hợp đồng lao động có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

253

(2) Đối với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn:

+ Chi thông tin, tuyên truyền liên lạc: Thông báo thu tiền của cơ quan cung

cấp dịch vụ hoặc hóa đơn thu tiền, hóa đơn cung cấp dịch vụ của đơn vị.

+ Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán công tác phí.

+ Chi hội nghị: Bảng kê chứng từ thanh toán chi phí hội nghị.

+ Chi phí thuê mướn: tùy theo tính chất từng khoản chi, hồ sơ thanh toán gồm

hợp đồng thuê mướn, biên bản nghiệm thu, hoá đơn tài chính.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn khác như chi mua sách báo tài liệu, ấn phẩm;

mua sắm vật tư thiết bị dùng cho công tác chuyên môn (không phải TSCĐ) và các

khoản chi có tính chất đặc thù khác: hợp đồng kinh tế, hóa đơn tài chính.

(3) Đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ:

- Trường hợp phải qua đấu thầu, chọn thầu thì tùy theo hình thức lựa chọn nhà

thầu, đơn vị gửi Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Quyết định chỉ định thầu,

Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền.

- Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng

- Hóa đơn tài chính theo chế độ, biên bản nghiệm thu.

(4) Đối với các khoản chi khác: Các tài liệu, chứng từ đối với từng khoản chi

(hoá đơn tài chính, biên bản nghiệm thu)

6.2.2.2. Kiểm soát trước khi cấp phát thanh toán

Khi có nhu cầu chi, ngoài hồ sơ gửi 1 lần vào đầu năm (dự toán chi ngân sách

xã năm được duyệt; bảng đăng ký biên chế quỹ tiền lương,…), thì xã phải gửi

KBNN nơi giao dịch một số hồ sơ như: giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng

từ có liên quan đến từng khoản chi đã được nêu ở phần trên.

Khi nhận được hồ sơ, chứng từ của xã, KBNN sẽ kiểm soát các yếu tố, bao

gồm: (tức là hồ sơ, chứng từ của xã phải đảm bảo các yêu cầu sau):

- Đối chiếu khoản chi với dự toán, đảm bảo khoản chi phải có trong dự toán

năm được duyệt

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ của từng khoản chi, đảm bảo khoản chi phải có đầy

đủ các hồ sơ, chứng từ theo quy định đã được nêu ở phần trên (lương cần hồ sơ gì;

mua sắm, sửa chữa cần hồ sơ gì,…).

- Kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức chế độ chi. Tuỳ theo nội

dung khoản chi phải tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi do Chính phủ,

Thủ tưởng Chính phủ, Bộ Taì chính hay HĐND tỉnh ban hành, thì KBNN thực hiện

đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu đó, đảm bảo số đề nghị tạm

ứng hoặc thanh toán không được vượt quá tiêu chuẩn chế độ chi cho phép. Nếu

khoản chi chưa có tiêu chuẩn, định mức chi thì KBNN thực hiện kiểm soát chi theo

dự toán được duyệt của xã.

254

- Kiểm tra các yếu tố hạch toán trên Giấy rút dự toán NSNN: Tuỳ theo nội

dung chi, xã phải hạch toán đúng theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục

lục NSNN đã được quy định. Khi tạm ứng thì xã phải hạch toán đến mục; song khi

thanh toán thì xã phải hạch toán chi tiết đến tiểu mục để KBNN kiểm soát và thanh

toán cho xã.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ: Đảm bảo hồ sơ, chứng từ phải

được lập theo đúng mẫu biểu quy định; có đầy đủ dấu, chữ ký của những người có

liên quan (Chủ tịch xã, tài chính kế toán xã,…); mẫu dấu, mẫu chữ ký phải phù hợp

với mẫu dấu, mẫu chữ ký đã đăng ký với KBNN.

- Sau khi kiểm soát nếu thấy phù hợp, thì KBNN thực hiện chi cho xã (cấp

thanh toán hoặc cấp tạm ứng tuỳ tình hình cụ thể) theo quy định; nếu không phù hợp

thì KBNN trả lại hồ sơ và thông báo cho xã biết rõ lý do từ chối thanh toán. Đương

nhiên KBNN sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định từ chối của mình.

6.2.2.3. Phương thức cấp phát

a. Phương thức tạm ứng:

- Đối tượng cấp: Chi quản lý hành chính; chi nghiệp vụ chuyên môn chưa đủ

điều kiện thanh toán; chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn

TSCĐ chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng;

- Mức cấp: Mức cấp tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề nghị

của xã và phù hợp với tiến độ thực hiện. Mức cấp tạm ứng tối đa không vượt quá dự

toán năm đã được phê duyệt tương và không vượt số tồn quỹ ngân sách xã.

- Trình tự, thủ tục cấp tạm ứng: Khi có nhu cầu tạm ứng, xã gửi KBNN đầy

đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định kèm theo giấy rút dự toán NSNN

(ghi rõ nội dung tạm ứng) để KBNN có căn cứ giải quyết và theo dõi tạm ứng.

KBNN kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện quy định thì thực hiện cấp tạm ứng cho

xã.

- Thanh toán tạm ứng: Khi đủ điều kiện thanh toán, xã gửi KBNN giấy đề

nghị thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ có liên quan để KBNN kiểm soát.

+ Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: Căn cứ đề nghị của xã,

KBNN kiểm tra, nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh

toán (đối với số đã tạm ứng) và yêu cầu xã lập giấy rút dự toán để cấp thanh toán bổ

sung cho xã (đối với phần chênh lệch giữa đề nghị thanh toán và số đã tạm ứng).

+ Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn số đã tạm ứng: Căn cứ đề nghị của xã,

KBNN kiểm tra, nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh

toán (số tiền đúng bằng số đề nghị thanh toán).

Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, xã có thể thanh toán

trong tháng sau, quý sau. Tất cả các khoản tạm ứng sau 31/12 chưa đủ thủ tục thanh

toán được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã và

quyết toán vào niên độ năm trước; nếu sau thời gian chỉnh lý quyết toán, UBND xã

phải ra quyết định chuyển tạm ứng sang năm sau và quyết toán vào niên độ năm sau

255

để KBNN chuyển khoản tạm ứng đó sang năm sau thanh toán và quyết toán vào niên

độ năm sau; xã cũng chuyển tạm ứng và quyết toán vào năm sau.

b. Cấp thanh toán:

- Đối tượng cấp: Các khoản thanh toán cá nhân (lương, sinh hoạt phí,…), các

khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển

từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán.

- Mức cấp thanh toán: Căn cứ hồ sơ, chứng từ chi và theo đề nghị của xã.

Mức cấp thanh toán tối đa (bao gồm cả số chi tạm ứng chưa được thu hồi) không

được vượt quá dự toán năm đã được phê duyệt và không vượt số tồn quỹ ngân sách

xã.

- Trình tự thanh toán: Khi có nhu cầu cấp phát, thanh toán, xã gửi KBNN các

hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan. KBNN kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ của

xã, nếu phù hợp thì làm thủ tục thanh toán chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng

hoá, dịch vụ hoặc cấp chi trả qua xã để xã chi trả cho người thụ hưởng (trường hợp

chi trả cho cán bộ xã như lương,…).

6.2.2.4. Quy trình chung chi ngân sách xã qua KBNN

a. Đối với trường hợp chi qua xã (công chức tài chính kế toán xã):

Đây là trường hợp chi phổ biến và thường được áp dụng đối với một số khoản

chi như chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, các khoản chi khác. Quy

trình chi cụ thể theo sơ đồ:

Bước 1: Khi phát sinh nhu cầu chi, Tài chính kế toán xã căn cứ dự toán năm

được duyệt, nhu cầu chi và các chứng từ chi thực tế giấy rút dự toán NSNN và phải

lập đủ 2 liên theo đúng mẫu quy định; nếu chi tạm ứng phải ghi rõ tạm ứng); sau đó,

trình giấy rút dự toán NSNN cùng các hồ sơ có liên quan lên Chủ tịch hoặc phó chủ

256

tịch xã để ký giấy rút dự toán. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã phê duyệt xong sẽ trả lại

hồ sơ cho Tài chính kế toán xã

Bước 2: Tài chính kế toán xã đưa giấy rút dự toán cùng các hồ sơ, chứng từ có

liên quan theo đúng quy định đối với từng khoản chi đã được nêu ở phần trước đến

KBNN để làm thủ tục thanh toán hoặc tạm ứng.

Bước 3: Căn cứ giấy rút dự toán cùng các hồ sơ có liên quan của xã, KBNN

tiến hành kiểm tra, kiểm soát, nếu thấy phù hợp thì ký phê duyệt lên các liên giấy rút

dự toán và gửi trả lại cho xã 1 liên; sau đó, làm thủ tục xuất quỹ tiền mặt để thanh

toán cho xã theo số tiền ghi trên giấy rút dự toấn (cấp thanh toán hoặc cấp tạm ứng);

đồng thời, hạch toán chi ngân sách xã (đã qua KBNN nếu thanh toán và chưa qua

KBNN nếu tạm ứng) và giảm quỹ tiền mặt tại KBNN.

Bước 4: Căn cứ liên giấy rút dự toán do KBNN trả lại, Tài chính kế toán xã

thực hiện hạch toán chi ngân sách xã (đã qua KBNN nếu thanh toán và chưa qua

KBNN nếu tạm ứng) và ghi giảm tiền gửi ngân sách xã tại KBNN; đồng thời, căn cứ

vào chứng từ chi đã làm thủ tục thanh toán tại KBNN và số tiền đã nhận từ KBNN,

xã thực hiện thanh toán chi trả cho đối tượng thụ hưởng (chẳng hạn chi lương cho

cán bộ xã theo danh sách những người hưởng lương,…).

Lưu ý: trường hợp chi trả qua ATM đối với một số khoản chi trả, thanh toán

cá nhân, quy trình chi thực hiện như sau:

Bước 1: UBND xã ký hợp đồng với một ngân hàng thương mại để sử dụng

dịch vụ thanh toán cá nhân cho cán bộ, công chức của mình.

Bước 2: Căn cứ hợp đồng đã ký với UBND xã, ngân hàng thương mại phục

vụ làm thủ tục mở một tài khoản thanh toán cho đơn vị giao dịch và tài khoản tiền

gửi thanh toán cá nhân cho từng cán bộ, công chức của đơn vị giao dịch.

Bước 3: Khi có nhu cầu thanh toán, chi trả cho cán bộ, công chức trong đơn

vị, UBND xã lập và gửi đầy đủ hồ sơ, chứng từ chi đến Kho bạc Nhà nước để làm

thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo

chế độ quy định. Căn cứ đề nghị của UBND xã, Kho bạc Nhà nước kiểm soát, nếu

phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân

hàng thương mại.

Bước 4: Căn cứ danh sách chi trả cá nhân hàng tháng của đơn vị và số tiền

trên tài khoản thanh toán, ngân hàng thương mại làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản

thanh toán của UBND xã sang các tài khoản thanh toán cá nhân của từng cán bộ,

công chức cuả xã.

b. Chi trực tiếp cho người thụ hưởng:

Đối với trường hợp chi trực tiếp cho người thụ hưởng: Đây là trường hợp ít

xảy ra và thường được áp dụng đối với các chi mua sắm, sửa chữa lớn (áp dụng từng

bước nếu có điều kiện), xem sơ đồ:.

Bước 1: Khi phát sinh nhu cầu chi, Tài chính kế toán xã căn cứ dự toán năm

được duyệt, nhu cầu chi theo đề nghị của các đối tượng thụ hưởng (thường là nhà

257

thầu) và các chứng từ chi thực tế lập Giấy rút dự toán (ghi rõ tạm ứng hay thanh toán

để KBNN có căn cứ kiểm soát); sau đó, trình giấy rút dự toán cùng các hồ sơ có liên

quan lên Chủ tịch xã (hoặc Phó chủ tịch) để ký phê duyệt. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch

xã phê duyệt xong sẽ trả lại hồ sơ cho Tài chính kế toán xã

Về số liên dự toán lập cần lưu ý như sau:

+ Trường hợp xã thanh toán chuyển tiền cho đơn vị nhận tiền có tài khoản tại

ngân hàng nơi KBNN huyện mở tài khoản thì xã lập 4 liên giấy rút dự toán

+ Trường hợp trên địa bàn huyện có 2 ngân hàng trở lên mà 2 ngân hàng này

đã tham gia thanh toán điện tử và đơn vị nhận tiền mở tài khoản tại ngân hàng khác

với ngân hàng nơi Kho bạc huyện mở tài khoản thì xã lập 3 liên giấy rút dự toán

NSNN. Trường hợp 2 ngân hàng nơi KBNN huyện mở tài khoản và Đơn vị nhận

tiện tiền mở tài khoản khác nhau và chưa tham gia thanh toán điện tử thì giấy rút dự

toán NSNN được lập thành 5 liên.

+ Trường hợp đơn vị nhận tiền có tài khoản tại Kho bạc thì giấy xã lập 3 liến

giấy rút dự toán NSNN gửi Kho bạc nơi giao dịch.

Bước 2: Tài chính kế toán xã mang giấy rút dự toán cùng các hồ sơ có liên

quan theo đúng quy định đối với từng khoản chi đã được nêu ở phần trước đến

KBNN để làm thủ tục thanh toán.

Bước 3: Căn cứ giấy rút dự toán cùng các hồ sơ có liên quan của xã, KBNN

tiến hành kiểm tra, kiểm soát, nếu thấy phù hợp thì ký phê duyệt lên giấy rút dự toán

và gửi trả lại cho xã 1 liêngiấy rút dự toán; sau đó, làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi

của KBNN tại ngân hàng để thanh toán cho người thụ hưởng theo số tiền, số tài

khoản ghi trên lệnh chi tiền (cấp thanh toán hoặc cấp tạm ứng); đồng thời, hạch toán

chi ngân sách xã (đã qua KBNN nếu thanh toán và chưa qua KBNN nếu tạm ứng) và

giảm tiền gửi của KBNN tại ngân hàng.

258

Bước 4: Tài chính kế toán xã căn cứ vào 1 liên giấy rút dự toán do KBNN trả

lại, thực hiện hạch toán chi ngân sách xã (đã qua KBNN nếu thanh toán và chưa qua

KBNN nếu tạm ứng) và ghi giảm tiền gửi ngân sách xã tại KBNN.

Lưu giữ chứng từ tại KBNN

Những hồ sơ KBNN phải lưu giữ bao gồm:

- Dự toán năm, đối với các khoản chi mua sắm sửa chữa

- QĐ trúng thầu hoặc chỉ định thầu đối với các trường hợp mua sắm phải thực

hiện cơ chế đấu thầu.

- Hợp đồng mua sắm và thanh lý hợp đồng

- Giấy rút dự toán NSNN.

- Một số giấy tờ có liên quan khác như bảng đăng ký biên chế quỹ tiền lương;

bảng tăng giảm biên chế quỹ tiền lương (nếu có); bảng kê chứng từ thanh toán (đối

với các khoản chi thường xuyên khác khi thanh toán tạm ứng); giấy đề nghị thanh

toán tạm ứng của xã,…

b- Hồ sơ KBNN không lưu giữ bao gồm:

- Hoá đơn tài chính về mua sắm máy móc, phương tiện làm việc, mua sắm

nghiệp vụ: Các loại hoá đơn này xã tự tổ chức lưu song phải gửi đến KBNN để kiểm

tra và đóng dấu “đã thanh toán” lên các hoá đơn này.

- Các hoá đơn tài chính, chứng từ mua bán, thanh toán các khoản chi hành

chính khác mà xã sử dụng phương thức cấp phát thanh toán tạm ứng thì xã chỉ cần

lập 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán, KBNN kiểm tra theo bảng kê chứng từ; đồng

thời, đóng dấu đã thanh toán lên bảng kê và lưu 1 liên, 1 liên trả lại đơn vị. KBNN

không kiểm soát đến chứng từ gốc của xã. Xã tự chịu trách nhiệm về tính pháp lý

của các hồ sơ, chứng từ và việc kê khai chứng từ trong bảng kê chứng từ thanh toán.

Tuy nhiên, nếu xã thực hiện thanh toán trực tiếp (không tạm ứng) thì KBNN sẽ phải

kiểm soát đến chứng từ gốc và đóng dấu đã thanh toán lên chứng từ gốc của xã (song

cũng không lưu).

Lưu ý: Đối với các xã đã thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày

17/10/2005 của Chính phủ và Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày

17/1/2006 của Bộ tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số

130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà

nước. Quy trình kiểm soát, phương thức chi trả thanh toán đối với các khoản chi: quy

trình kiểm soát, thanh toán về cơ bản tương tự như quy định tại Thông tư số

79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp

phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, song có một số điểm

khác như:

- Trường hợp đơn vị chưa gửi Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý, sử

dụng tài sản công đến KBNN nơi giao dịch, thì KBNN thực hiện kiểm soát chi cho

259

đơn vị theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành).

Việc lưu giữ chứng từ tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch cũng bổ sung

thêm: Quyết định giao thực hiện tự chủ của cấp có thẩm quyền; Quy chế chi tiêu nội

bộ và quy chế quản lý tài sản công của xã

- Về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi: đối với nguồn kinh phí giao thực hiện,

chế độ tự chủ, KBNN kiểm soát, thanh toán theo tiêu chuẩn, định mức được quy

định trong Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của đơn

vị.

+ Về việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí

tiết kiệm: KBNN căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị, kiểm

tra đảm bảo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với

mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. Trong năm, sau khi thực

hiện quý trước, nếu xét thấy đơn vị có khả năng tiết kiệm được kinh phí, thủ trưởng

đơn vị căn cứ vào số kinh phí dự kiến tiết kiệm được lập giấy rút dự toán ngân sách

nhà nước (tạm ứng) để tạm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn

vị trong quý; KBNN thực hiện tạm ứng theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo

trong dự toán được giao và tối đa không vượt quá 60% quỹ tiền lương cấp bậc, chức

vụ một quý của đơn vị. Kết thúc năm ngân sách, sau khi xác định chính xác số thực

tiết kiệm, căn cứ vào đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, KBNN làm thủ tục

thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị và thu hồi kinh phí đã tạm ứng.

Nếu số đã tạm ứng vượt quá số thực tiết kiệm, KBNN cho chuyển tạm ứng sang năm

sau để thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào số tiết kiệm năm sau của đơn vị.

+ Về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm: Kinh phí quản lý hành

chính tiết kiệm được chỉ được sử dụng cho các nội dung như: bổ sung thu nhập cho

cán bộ, công chức; chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân; chi cho hoạt động phúc

lợi trong cơ quan; chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động; chi thêm cho

người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế và trích lập quỹ dự phòng ổn định

thu nhập (nếu xét thấy khả năng kinh phí và tiết kiệm không ổn định). Căn cứ vào

Quy chế chi tiêu nội bộ, quyết định của thủ trưởng đơn vị về sử dụng kinh phí tiết

kiệm được và thông báo xét duyệt (thẩm định) quyết toán chi ngân sách hàng năm

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả

cho đơn vị.

- Về việc xử lý kinh phí cuối năm: hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn không

đủ điều kiện thanh toán, đơn vị có văn bản đề nghị KBNN nơi giao dịch chuyển tạm

ứng cùng với việc chuyển nguồn kinh phí tương ứng sang năm sau để thực hiện

thanh toán, quyết toán vào niên độ ngân sách năm sau (phần kinh phí này không

được xác định là phần kinh phí tiết kiệm chuyển năm sau của đơn vị). Số dư dự toán

kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí tiết kiệm của đơn vị được chuyển sang

năm sau để tiếp tục sử dụng.

- Đối với khoản kinh phí được giao không thực hiện chế độ tự chủ:

260

Kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ được dùng để chi sửa chữa lớn, mua

sắm lớn tài sản cố định;chi đóng niên liễm, chi vốn đối ứng các dự án; chi thực hiện

các nhiệm vụ đột xuất; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh

phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đào tạo cán bộ, công chức; kinh phí thực

hiện nghiên cứu khoa học; (vốn đầu tư xây dựng theo dự án được duyệt), KBNN

thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị theo chế độ quy định hiện hành về kiểm

soát chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi vốn sự nghiệp có tính chất

đầu tư và xây dựng.

Việc xử lý kinh phí cuối năm: cuối năm không sử dụng hết được xử lý theo

quy định hiện hành.

Đối với cấp hỗ trợ bằng Lệnh chi tiền cho các tổ chức, đon vị, xã lập 2 liên

Lệnh chi tiền gửi KBNN để kiểm soát thanh toán, chuyển tiền cho xã để thanh toán

cho đơn vị hưởng hoặc thanh toán trực tiếp cho đơn vị hưởng.

6.2.3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã

6.2.3.1. Quy định chung về chi ĐT XDCB

a- Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan kiểm soát vốn ĐTXDCB thuộc nguồn

NS xã (đối với nguồn vốn XDCB khác không thuộc nguồn NS xã để đầu tư các dự

án do xã quản lý thì khuyến khích để KBNN kiểm soát).

b- Hình thức cấp phát thanh toán:

- Thanh toán theo dự toán: được áp dụng để thanh toán cho các khoản chi phí

Ban quản lý dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Thanh toán hợp đồng trọn gói: được áp dụng để thanh toán cho các hợp

đồng xây lắp, hợp đồng mua bán thiết bị, hợp đồng tư vấn có thời gian thực hiện

dưới 12 tháng.

- Thanh toán theo hợp đồng có điều chỉnh giá: được áp dụng để thanh toán

cho các hợp đồng xây lắp, mua bán thiết bị... trên 12 tháng khi có biến động về giá.

c- Mở tài khoản: Chủ đầu tư được mở tài khoản cấp phát vốn đầu tư thuộc

ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước huyện (nơi mở tài khoản giao dịch của ngân sách

xã). Hồ sơ mở tài khoản theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của

Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.

d- Danh mục hồ sơ gửi lần đầu:

- Đối với dự án thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

+ Văn bản phê duyệt dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư.

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

- Đối với dự án giai đoạn thực hiện dự án:

+ Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình kèm

báo cáo kinh tế kỹ thuật (trường hợp lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

261

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Quyết định phê

duyệt dự toán kèm dự toán chi tiết ( trường hợp lập dự án đầu tư ).

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm cả các tài liệu kèm theo hợp

đồng theo quy định của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây

dựng (trừ đề xuất của nhà thầu; các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu; các bản

vẽ thiết kế và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác);

Đối với trường hợp gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự

làm cần bổ sung thêm văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư cho phép

người dân trong xã tự làm (nếu trong quyết định đầu tư chưa có quy định). Hợp đồng

xây dựng ký kết giữa chủ đầu tư với dân tự làm thông qua người đại diện thì không

bắt buộc phải đóng dấu trên chữ ký của người đại diện.

e- Tài liệu gửi bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư năm do Uỷ ban nhân

xã thông báo.

6.2.3.2. Tạm ứng

a- Hồ sơ xã gửi KBNN:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Giấy rút vốn đầu tư.

- Giấy bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu

tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng)

b- Mức tạm ứng: Thực hiện theo quy định của Chính Phủ về hợp đồng trong

hoạt động xây dựng.

c- Quy trình xử lý hồ sơ tại KBNN

Trong thời gian tối đa 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị tạm

ứng do chủ đầu tư gửi, cán bộ thanh toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ;

đối chiếu với nội dung tạm ứng, mức vốn đề nghị tạm ứng, tên đơn vị được hưởng,

tài khoản đơn vị được hưởng với quy định của hợp đồng (đối với tạm ứng theo hợp

đồng) và căn cứ vào kế hoạch vốn năm của dự án hoàn thành thủ tục tạm ứng,

chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng.

Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo quy định của KBNN tại

quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong

nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

6.2.3.3. Thanh toán

a- Hồ sơ xã gửi KBNN: Ngoài những tài liệu ban đầu đã gửi nêu trên, chủ đầu

tư còn gửi đến KBNN huyện các hồ sơ tài liệu sau:

- Thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng:

262

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Quy

định của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng hoặc văn

bản bổ sung thay thế, nếu có);

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

+ Giấy rút vốn đầu tư.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định

giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (Quy định của Bộ Xây dựng về hướng

dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng hoặc văn bản bổ sung thay thế, nếu có).

- Thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng xây dựng, chủ

đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư. Trường hợp có nhiều nội dung chi

không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì chủ đầu tư có thể lập

bảng kê nội dung chi đề nghị thanh toán.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

+ Giấy rút vốn đầu tư.

- Thanh toán khối lượng hoàn thành do người dân trong xã tự làm:

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Quy

định của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng);

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).

+ Giấy rút vốn đầu tư.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định

giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (Quy định của Bộ Xây dựng về hướng

dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng ).

Trường hợp Người đại diện không có tài khoản thì KBNN căn cứ vào đề nghị

của chủ đầu tư để kiểm soát và thanh toán bằng tiền mặt cho Người đại diện. Người

đại diện thanh toán trực tiếp cho người dân tham gia thực hiện thi công xây dựng gói

thầu.

Đối với trường hợp dân trong xã tự làm thì không thanh toán thuế giá trị gia

tăng trong công trình.

b- Quy trình xử lý hồ sơ thanh toán tại KBNN

Trong thời gian tối đa 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh

toán do chủ đầu tư gửi, cán bộ thanh toán phải kiểm soát xong hồ sơ và căn cứ vào

kế hoạch vốn năm của dự án hoàn thành các thủ tục thanh toán chuyển tiền cho đơn

vị thụ hưởng. Nội dung kiểm soát hồ sơ thanh toán, ngoài việc xem xét tính đầy đủ

263

và pháp lý của hồ sơ, tài liệu; sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn,

niên độ kế hoạch vốn, cán bộ thanh toán cần tập trung kiểm soát các vấn đề sau:

+ Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng : Đối chiếu hình thức lựa

chọn nhà thầu theo qui định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình

thức lựa chọn nhà thầu khác); Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định

giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng như hướng dẫn tại quy trình

kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua

hệ thống Kho bạc Nhà nước.

+ Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng

hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng hoàn

thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.

+ Đối với các công việc thực do người dân tự làm : Đối chiếu công việc, khối

lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo

hợp đồng, để đảm bảo khối lượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán hoặc dự

toán bổ sung được duyệt.

Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo quy định của KBNN về

luân chuyển chứng từ trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.

6.2.3.4. Báo cáo và quyết toán vốn

a- Báo cáo định kỳ về thanh toán vốn đầu tư.

- KBNN huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư định

kỳ hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã đồng gửi KBNN tỉnh

để tổng hợp báo cáo.

- Kết thúc năm kế hoạch, KBNN huyện lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư với

UBND xã về tình hình nhận vốn, sử dụng vốn đầu tư XDCB theo quy định về quyết

toán Ngân sách Nhà nước đồng gửi KBNN tỉnh để tổng hợp báo cáo.

b- Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Khi nhận được Bảng đối chiếu số liệu sử dụng vốn đầu tư của chủ đầu tư

(theo biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính ), cán bộ thanh toán đối chiếu, xác nhận

số vốn đã thanh toán cho dự án (bao gồm số vốn thực tế KBNN đã thanh toán, số

vốn ghi thu-ghi chi) và có ý kiến nhận xét, kiến nghị xử lý (nếu có), báo cáo phụ

trách bộ phận để trình Lãnh đạo KBNN huyện ký duyệt. Sau đó cán bộ thanh toán

chuyển Bảng đối chiếu đã có xác nhận của KBNN cho chủ đầu tư, lưu hồ sơ dự án

01 liên.

- Trường hợp số vốn thanh toán cho dự án lớn hơn số vốn quyết toán dự án

hoàn thành được duyệt, KBNN huyện yêu cầu chủ đầu tư thu hồi nộp vào ngân sách

xã phần chênh lệch đó và làm thủ tục giảm vốn thanh toán cho dự án theo quy định.

- Trường hợp số vốn thanh toán cho dự án nhỏ hơn số vốn quyết toán được

duyệt, KBNN huyện yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp bố trí đủ vốn để thanh toán dứt

điểm những khoản nợ phải trả của dự án.

264

- Khi nhận được thông báo phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của cấp có

thẩm quyền, KBNN huyện làm thủ tục tất toán số vốn đã thanh toán cho dự án theo

hướng dẫn của chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành theo

Quyết định số 120/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính và

văn bản hướng dẫn của KBNN.

6.2.4. Định hướng đổi mới giao dich chi ngân sách xã qua KBNN

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008

về hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. Theo đó, trước

khi thực hiện giao dịch về chi NSNN như hiện nay, các đơn vị giao dịch với KBNN

sẽ thực hiện thêm một thủ tục là cam kết chi NSNN. Theo quy định của Thông tư

113/2008/TT-BTC, các khoản chi ngân sách xã chưa thuộc đối tượng cam kết chi,

tuy nhiên về lâu dài sẽ thực hiện cam kết chi đối với cả các khoản chi ngân sách xã,

trong tài liệu này sẽ giứo thiệu một số nội dung cơ bản về cam kết chi ngân sách nhà

nước.

6.2.4.1. Một số khái niệm về cam kết chi

a. Cam kết chi thường xuyên: Là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự

toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ

dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự

toán với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi là:

- Đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách (là hợp đồng chỉ sử

dụng kinh phí của một năm ngân sách): Là số tiền được nêu trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm ngân sách (là hợp đồng

sử dụng kinh phí của nhiều năm ngân sách): Là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng

đó trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng

còn được phép cam kết chi của hợp đồng đó.

Với khái niệm như vậy, khi thực hiện ký hợp đồng và ghi nhận cam kết chi

vào TABMIS là đã thực hiện hạch toán cam kết chi (Nợ tài khoản chi/Có tài khoản

phải trả) và trừ vào dự toán được giao của đơn vị dự toán, mà không cần xét đến khi

nào hợp đồng đó được thực hiện. Bên cạnh đó, đối với các hợp đồng thực hiện trong

nhiều năm ngân sách (như các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học công nghệ,…) sẽ

được quản lý trong TABMIS theo một số thông tin chủ yếu như: tổng giá trị hợp

đồng, số hợp đồng giấy, nội dung hợp đồng, giá trị hợp đồng đã được thanh toán,….

TABMIS không thực hiện ghi nhận cam kết chi đối với các hợp đồng thực hiện

trong nhiều năm ngân sách, mà chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh phí bố trí

cho hợp đồng đó trong 1 năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay, dự toán phân bổ cho

đơn vị dự toán là theo tổng số, không chi tiết số kinh phí bố trí trong năm theo từng

hợp đồng nhiều năm. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kết chi hàng năm cho các

hợp đồng này, thì thủ trưởng đơn vị dự toán sẽ phải xác định và phân bổ số kinh phí

bố trí cho hợp đồng đó trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước, đảm bảo phù

hợp với dự toán năm được giao cho đơn vị và giá trị còn được phép cam kết chi đối

với hợp đồng đó.

265

b. Cam kết chi đầu tư: Là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng dự toán chi

ngân sách đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được

giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà

cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho

hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp

đồng còn được phép cam kết chi.

Mỗi dự án đầu tư có một mã riêng trong phân đoạn mã dự án của kế toán đồ;

một dự án đầu tư có thể bao gồm nhiều hạng mục; mỗi một hạng mục có thể có

nhiều hợp đồng; các hợp đồng này sẽ được quản lý và ghi nhận trong TABMIS dưới

dạng hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch

vốn đầu tư phân bổ theo dự án đầu tư, không phân bổ chi tiết theo từng hợp đồng của

dự án đó; đồng thời, do TAMIS không ghi nhận cam kết chi đối với cả hợp đồng

thực hiện trong nhiều năm ngân sách, mà chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh

phí bố trí cho hợp đồng đó trong 1 năm ngân sách. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận

cam kết chi đối với các hợp đồng chi đầu tư, thì các chủ đầu tư cần phải xác định và

phân bổ số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà

nước, đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn được giao cho dự án đầu tư và giá trị còn

được phép cam kết chi đối với hợp đồng đó.

6.2.4.2. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi:

a. Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi:

Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi được thực hiện theo 2 phương án:

- Kiểm soát trước khi đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ với

nhà cung cấp: Theo phương án này, trước khi ký kết hợp đồng, đơn vị phải gửi dự

thảo hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ

được giao của đơn vị; dự toán của đơn vị còn đủ để thực hiện cho hợp đồng đó; hợp

đồng đó tuân thủ đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Sau khi kiểm soát nếu

đảm bảo đủ các điều kiện quy định, thì đơn vị mới được phép ký kết hợp đồng với

nhà cung cấp. Phương án này đã được triển khai tại một số nước như Pháp,… và nó

phù hợp với điều kiện các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực tiếp tham gia và

tác nghiệp trên hệ thống TABMIS. Phương án này có một số ưu điểm như: giúp cho

đơn vị tránh việc ký kết hợp đồng trong khi dự toán không còn đủ để thanh toán cho

hợp đồng đó hoặc hợp đồng bi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu,… Song

nó cũng có hạn chế là sẽ tăng thêm khối lượng công việc lớn cho các đơn vị (do cả

trước và sau khi ký kết hợp đồng, đơn vị đều phải làm thủ tục kiểm soát cam kết chi

với Kho bạc Nhà nước).

- Phương án kiểm soát sau khi ký kết hợp đồng: Theo phương án này, thì sau

khi ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, thì đơn vị gửi hợp đồng đến

Kho bạc Nhà nước để kiểm soát; nếu còn đủ quỹ thì Kho bạc Nhà nước nhập cam

kết chi vào hệ thống TABMIS và thông báo cho đơn vị được biết. Thực hiện phương

án này có những ưu, nhược điểm so với phương án nêu trên.

Đối với Việt Nam, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực khi mới bắt đầu triển

266

khai thực hiện kiểm soát cam kết chi, phương án lựa chọn nên theo phương án 2

(kiểm soát sau khi đơn vị ký hợp đồng). Cụ thể:

- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch

vụ có giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng trở lên (đối với chi thường xuyên) hoặc 500

triệu đồng trở lên (đối với chi đầu tư), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp

đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ

tục kiểm soát cam kết chi.

- Trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị dự

toán hoặc chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước phải thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ

chối cam kết chi cho đơn vị được biết.

b. Điều kiện thực hiện cam kết chi:

- Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các chỉ

tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể:

+ Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu

dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước; trường hợp đơn vị gửi cam kết chi

đến Kho bạc Nhà nước qua chương trình giao diện thì phải đảm bảo các nguyên tắc

trao đổi dữ liệu điện tử.

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy trình, thủ tục về mua

sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành;

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo có trong chủ đầu tư

được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư).

- Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được sử dụng.

+ Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước

chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán

ngân sách nhà nước theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam

kết chi cho đơn vị trên cơ sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán điều chỉnh của đơn vị.

+ Trường hợp chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, thì Kho bạc

Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi cho đơn vị trên cơ sở dự toán ứng trước

của đơn vị đã được cơ quan tài chính phân bổ và phê duyệt chính thức trên hệ thống

TABMIS.

- Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ

đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30/12 năm hiện

hành.

c. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi:

c1 Đối với chi thường xuyên:

- Hồ sơ cam kết chi thường xuyên: Khi có nhu cầu cam kết chi, ngoài dự toán

chi ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước 1 lần vào đầu năm, đơn vị dự toán

gửi Kho bạc Nhà nước: (1) hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 100

triệu đồng trở lên (gửi lần đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng); (2) đề nghị cam kết

267

chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi.

- Nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, bao gồm :

+ Kiểm soát, đối chiếu cam kết chi so với dự toán ngân sách nhà nước, đảm

bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt quá dự toán còn được phép sử

dụng;

+ Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo

phù hợp với nhiệm vụ và dự toán được giao của đơn vị;

+ Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của đơn vị, đảm bảo đầy đủ các

chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định;

- Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của đơn vị dự toán, nếu đảm bảo đủ các điều

kiện theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước ghi nhận bút toán cam kết chi vào

TABMIS và thông báo cho đơn vị dự toán được biết; trường hợp không đảm bảo đủ

các điều kiện quy định, thì Kho bạc Nhà nước từ chối chấp thuận ghi nhận bút toán

cam kết chi vào TABMIS theo quy định.

- Quản lý cam kết chi đối với các hợp đồng nhiều năm:

+ Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện trong nhiều

năm ngân sách và có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, đơn vị dự toán gửi hợp đồng

đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, quản lý trên TABMIS.

+ Hàng năm, thủ trưởng đơn vị dự toán có trách nhiệm xác định và được

quyền chủ động điều chỉnh tăng, giảm số kinh phí bố trí trong năm cho hợp đồng đó

trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được duyệt và giá trị hợp đồng còn

được phép cam kết chi.

+ Căn cứ số kinh phí bố trí cho hợp đồng trong năm ngân sách, đơn vị dự toán

gửi đề nghị cam kết chi trong năm cho hợp đồng đó đến Kho bạc Nhà nước nơi giao

dịch để làm thủ tục kiểm soát cam kết chi.

+ Quy trình quản lý, kiểm soát hợp đồng nhiều năm và cam kết chi đối với chi

thường xuyên từ hợp đồng nhiều năm được thực hiện tương tự như quy trình quản lý

hợp đồng và cam kết chi đầu tư.

C2. Đối với chi đầu tư:

- Hồ sơ cam kết chi đầu tư: Khi có nhu cầu cam kết chi, ngoài kế hoạch vốn

đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước 1 lần vào đầu năm, chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước:

(1) hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên (gửi lần

đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng); (2) đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều

chỉnh cam kết chi.

- Quản lý hợp đồng chi đầu tư :

+ Căn cứ hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ do chủ đầu tư gửi đến, Kho

bạc Nhà nước kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng, nếu phù hợp thì nhập các thông

tin của hợp đồng vào TABMIS và thông báo cho chủ đầu tư được biết.

268

+ Hàng năm, chủ đầu tư có trách nhiệm xác định và được quyền chủ động

điều chỉnh tăng, giảm số vốn đầu tư bố trí cho từng hợp đồng trong phạm vi kế

hoạch vốn năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giá trị hợp đồng

còn được phép cam kết chi của dự án đó, cụ thể:

Trường hợp hợp đồng được thực hiện trọn trong 1 năm ngân sách, thì số

vốn bố trí trong năm cho hợp đồng đó đúng bằng giá trị của hợp đồng đó;

Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có nhiều loại tiền (ví dụ

như hợp đồng của các dự án ODA có một phần giá trị hợp đồng được ghi đồng đồng

Việt Nam, một phần giá trị của hợp đồng được ghi bằng đồng ngoại tệ,…), thì chủ

đầu tư phải có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư trong năm bố trí cho hợp đồng chi

tiết theo từng loại tiền;

Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có nhiều loại nguồn vốn

(ví dụ như hợp đồng của các dự án ODA, vừa có nguồn vốn trong nước, vừa có

nguồn vốn ngoài nước,…), thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư

trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại nguồn vốn.

- Nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước:

+ Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt

quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết

chi.

+ Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của chủ đầu tư, đảm bảo đầy đủ

các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định (trước 30/12 hàng

năm);

- Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư, nếu đảm bảo đủ các điều

kiện theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước ghi nhận bút toán cam kết chi vào

TABMIS và thông báo cho chủ đầu tư được biết; trường hợp không đảm bảo đủ các

điều kiện quy định, Kho bạc Nhà nước được phép từ chối ghi nhận bút toán cam kết

chi vào TABMIS.

6.3. QUẢN LÝ THU, CHI TIỀN MẶT CỦA XÃ QUA KBNN

6.3.1. Nội dung được chi bằng tiền mặt

- Chi thanh toán cá nhân (như tiền lương; tiền công; phụ cấp lương cho cán bộ

công chức cấp xã; sinh hoạt phí đại biểu HĐND; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi

cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi công tác người có công cách mạng và xã

hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; chi trả bảo hiểm cho các cán bộ xã;

các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

- Chi xây dựng cơ bản bằng tiền mặt, bao gồm: chi giải phóng mặt bằng trực

tiếp cho dân, chi mua sắm một số vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng được

chính quyền xã và chủ đầu tư chấp thuận (bao gồm các khoản chi do chủ đầu tư mua

để cấp cho đơn vị thi công); chi xây dựng các công trình do dân tự làm của xã; chi

269

cho Ban quản lý công trình (chi lương, phụ cấp lương, công tác phí, chi đào tạo, chi

hội nghị, tiếp khách, chi thưởng và một số khoản chi đột xuất do thiên tai, địch hoạ).

- Các khoản chi bằng tiền mặt khác của ngân sách xã và chi từ tài khoản tiền

gừi khác của xã cho các đơn vị, cá nhân không mở tài khoản tại KBNN hoặc ngân

hàng.

6.3.2. Đăng ký lĩnh tiền mặt tại KBNN

Khi xã có nhu cầu rút tiền mặt trong 1 ngày (1 hoặc nhiều giao dịch) có giá trị

trên 100 triệu đồng (nếu giao dịch tại KBNN huyện) hoặc 200 triệu (nếu giao dịch tại

KBNN tỉnh) thì phải đăng ký bằng văn bản với KBNN trước 1 ngày về số lượng và

thời điểm rút tiền để KBNN chủ động cung ứng tiền mặt cho xã. Xã có thể đăng ký

rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc nhiều ngày thanh toán khác nhau, song

phải nêu rõ thời điểm và số tiền cần rút từng ngày. Trường hợp cần thiết thì xã có thể

điện thoại với cán bộ có thẩm quyền để đăng ký, song sau đó phải đăng ký chính

thức bằng văn bản. Lưu ý, việc đăng ký chỉ áp dụng đối với việc xã rút một khối

lượng tiền lớn trong 1 ngày, còn trường hợp xã rút chi thấp hơn mức quy định thì xã

không phải đăng ký trước.

6.3.3. Trách nhiệm của xã và KBNN trong quản lý thu, chi bằng tiền mặt

qua KBNN

6.3.3.1. Trách nhiệm của xã trong việc quản lý thu, chi tiền mặt qua

KBNN

- Khi phát sinh thu bằng tiền mặt, xã phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN, trừ

một số trường hợp đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa thì có thể giữ lại số thu bằng

tiền mặt để đáp ứng cho các nhu cầu chi tại xã (số thu chỉ áp dụng đối với những

khoản xã được hưởng 100%).

- Tuân thủ chi tiêu bằng tiền mặt theo đúng các nội dung được phép chi bằng

tiền mặt. Khi thanh toán bằng tiền mặt cho các tổ chức, cá nhân không có tài khoản,

thì trên chứng từ rút tiền của xã phải ghi rõ đơn vị không có tài khoản tại ngân hàng

để KBNN kiểm soát và thanh toán cho đơn vị. Đương nhiên xã phải chịu trách

nhiệm về tính chính xác của nội dung này.

- Khi thanh toán cho các đơn vị, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng hoặc

KBNN, xã phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp

thanh toán nhỏ lẻ có giá trị dưới 5 triệu đồng đối với 1 khoản chi thì xã có thể sử

dụng tiền mặt (mục đích tạo thuận lợi cho xã trong quá trình thu, chi thanh toán).

6.3.3.2. Trách nhiệm của KBNN

Trong quản lý thu, chi tiền mặt của xã qua KBNN, bao gồm phối hợp với xã

tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt vào KBNN; thực

hiện kiểm soát và thanh toán chi trả bằng tiền mặt cho xã cùng với quá trình KSC

ngân sách xã trên cơ sở nội dung được chi bằng tiền mặt; số tiền mặt đã đăng ký rút

(nếu vượt mức quy định); các chứng từ chi hợp lệ, hợp pháp. Trường hợp có khó

khăn tiền mặt, KBNN thực hiện thứ tự ưu tiền các khoản chi bằng tiền mặt.

270

6.3.4. Đối chiếu, xác nhận định kỳ các khoản thu, chi ngân sách xã và các

khoản tài chính khác của xã

Theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 ban hành chế độ Kế toán

NSX::

- Cuối tháng bộ phận Tài chính - kế toán xã lập: BC tổng hợp thu, chi NSX

(hai bản) mẫu B02a-X, B02b-X gửi KBNN xác nhận.

Thực tế hiện nay Kho bạc đang thực hiện theo TT số 130/2009/TT-BTC là in

ở chương trình KTKB mẫu B2-03/NS chi tiết theo 3 cấp NS và KB gửi cho xã để đối

chiếu với sổ kế toán tại xã, sau đó chủ tài khoản và kế toán xã ký đóng dấu gửi

KBNN một bản và xã lưu một bản.

- Cuối năm bộ phận Tài chính - kế toán xã lập (hai bản) gửi KBNN xác nhận

gồm BC quyết toán thu chi NSX theo mục lục ngân sách mẫu B03a-X, B03b-X; BC

tổng hợp quyết toán thu chi NSX theo nội dung kinh tế mẫu B03c-X, B03d-X.

Việc đối chiếu thực hiện như sau: xã gửi KBNN Báo cáo quyết toán năm về

thu chi NSX theo mẫu quy định trên, kế toán KBNN vào chương trình KTKB phần

báo cáo theo MLNS, sau đó đối chiếu từng loại, khoản, mục và tiểu mục theo từng

dòng (nếu không khớp thì trao đổi với xã để tìm nguyên nhân chưa khớp đúng), nếu

đã khớp thì kế toán ký, chuyển kế toán trưởng ký và trình Lãnh đạo ký.

- Đối chiếu thanh toán VĐT theo quy định tại Thông tư số 75/2008/TT-BTC

ngày 25/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn

ngân sách xã, phường, thị trấn: xã lập biểu đối chiếu 02/QTDA gửi KBNN, cán bộ

KBNN kiểm tra trên chương trình đầu tư kho bạc (ĐTKB) xem số dư thanh toán nếu

đúng thì ký và trình LĐ phê duyệt.

- Đối chiếu Tiền gửi: Hàng tháng xã gửi (Hai) Bảng đối chiếu TKTG mẫu số

05/ĐC-TGKB. KBNN xem số dư đầu kỳ, doanh số PS, dư cuối kỳ của TKTG trên

chương trình KTKB nếu khớp đúng với bảng đối chiếu của xã thì KTV ký, KTTr ký

trả lại xã một bản và KBNN lưu một bản.

Đến cuối năm xã gửi (hai) Bảng đối chiếu TKTG mẫu số 05/ĐC - TGKB để

gửi KBNN đối chiếu cả năm tương tự như trên sau đó KBNN lưu một bản và trả xã

một bản.

6.4. CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ TÀI LIỆU THAM

KHẢO

6.4.1. Câu hỏi ôn tập

1) Quy trình thu ngân sách xã qua KBNN trong trường hợp đối tượng nộp mở

tài khoản tại ngân hàng được thực hiện thế nào?

2) Quy trình thu ngân sách xã qua KBNN đối tượng nộp mở tài khoản tại

KBNN thực hiện như thế nào?

271

3) Quy trình thu ngân sách bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN thực hiện như

thế nào?

4) Thu ngân sách xã qua Tài chính kế toán xã thực hiện như thế nào?

5) Khi thanh toán các khoản chi thanh toán cá nhân, xã gửi KBNN những tài

liệu nào?

6) Khi thanh toán các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, xã gửi

KBNN những tài liệu nào?

7) Trường hợp nào thì xã được phép nộp các khoản thu vào quỹ tiền mặt của

ngân sách xã?

8) Trường hợp xã đã thực hiện tự chủ về tài chính, xã được quyết định định

mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ như thế nào? Định mức chi đó cao hơn, thấp

hơn hay bằng tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định.

9) Hồ sơ tạm ứng vốn đối với dự án giai đoạn chủ đầu tư chuẩn bị đầu tư quy

định như thế nào?

10) Hồ sơ thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư gồm những loại gì?

11) Hồ sơ thanh toán vốn với dự án giai đoạn thực hiện dự án gồm những loại

gì?

6.4.2. Bài tập tình huống

1. Hãy chọn phương án trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào phương án

đúng.

1. Khi nộp NSNN bằng chuyển khoản trường hợp đối tượng nộp mở tài khoản

tại ngân hàng. Đối tượng nộp gửi ngân hàng mấy liên giấy nộp tiền vào NSNN?

a. 1 liên b. 2 liên c. 3 liên d. 4 liên

2. Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, nếu đối tượng mở tài khoản

tại KBNN, đối tượng nộp lập mấy liên giấy nộp tiền vào NSNN?

a. 2 liên b. 3 liên c. 4 liên d. 5 liên

2. Trường hợp nộp NSNN bằng tiền mặt vào KBNN, đối tượng nộp phải lập

mấy liên giấy nộp tiền vào NSNN?

a. 1 liên b. 2 liên c. 3 liên d. 4 liên

3. Trường hợp xã hoặc cơ quan thu tiền từ đối tượng nộp, sau đó phải gửi

những hồ sơ nào cho KBNN để nộp tiền vào NSNN?

a. 2 liên bảng kê biên lai thu và 3 liên giấy nộp tiền

b. 3 liên giấy nộp tiền

c. 2 liên bảng kê biên lai thu

d. 3 liên bảng kê biên lai thu và 2 liên giấy nộp tiền

272

4. Trường hợp cơ quan thu thu tiền từ đối tượng nộp với số tiền là 10 triệu

đồng. Khi nộp tiền, KBNN đã xử lý các liên giấy nộp tiền như sau: trả cơ quan thu 1

liên; giữ 1 liên hạch toán; hủy bỏ 1 liên giấy nộp tiền. Trong trường hợp này xã sẽ

không có chứng từ để hạch toán thu NSNN. Theo anh, chị KBNN cần gửi xã chứng

từ gì để hạch toán thu ngân sách xã.

5. Ngày 15/8/năm N, xã A có gửi hồ sơ đề nghị tạm ứng tại KBNN như sau:

giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng)

- Tạm ứng chi lương: 40 triệu đồng

- Tạm ứng mua sắm hàng hóa: 30 triệu đồng

- Tạm ứng tiền điện, nước: 2 triệu đồng

Biết rằng các hồ sơ kèm theo giấy rút dự toán là đầy đủ. Sau khi kiểm soát,

KBNN chỉ đồng ý tạm ứng số tiền 30 triệu đồng. Theo anh, chị việc giải quyết tạm

ứng số tiền 30 triệu đồng là đúng hay sai?

6. Có tài liệu về rút dự toán của xã A cụ thể như sau:

a. Ngày 13/7/N, KBNN nhận được của xã A một bộ chứng từ giấy rút dự toán

tạm ứng chi mua sắm hàng hóa dịch vụ với số tiền 75 triệu đồng, hồ sơ kèm theo bao

gồm: dự toán mua sắm hàng hóa đã được phê duyệt; văn bản lựa chọn nhà thầu theo

quy định của Luật Đấu thầu, hợp đồng mua sắm hàng hoá dịch vụ, KBNN đã giải

quyết tạm ứng số tiền 75 triệu đồng.

b. Ngày 16/8/N, xã gửi các giấy tờ đề nghị đến KBNN đề nghị thanh toán

theo quy định với số tiền thanh toán là 50 triệu đồng, biết rằng hồ sơ thanh toán đầy

đủ theo quy định. Như vậy số tạm ứng chưa thanh toán có được thanh toán tiếp hay

không? nếu đến hết năm mà số tạm ứng 25 triệu đồng còn lại chưa đủ điều kiện

thanh toán trực tiếp thì xử lý như thế nào?

7. Ngày 10 tháng 8 năm N, xã B gửi KBNN huyện X Chứng từ và hồ sơ đề

nghị thanh toán một số khoản chi như sau: Thanh toán tiền chi tiếp cơm khách 3

người, số tiền đề nghị thanh toán là 250.000 đồng/ người.

Biết rằng xã B đã thực hiện tự chủ về tài chính theo Nghị định số Nghị định số

130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về tự chủ biên chế và kinh phí

hoạt động, tuy nhiên xã B chưa gửi KBNN quy chế chi tiêu nội bộ.

1. Sau khi xem xét hồ sơ, KBNN X yêu cầu xã B bổ sung quy chế chi tiêu nội

bộ và quy chế quản lý tài sản công mới đồng ý thanh toán. Theo bạn, yêu cầu của

KBNN X là đúng hay sai ?

2. Trường hợp KBNN X không yêu cầu quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế

quản lý tài sản công nhưng chỉ đồng ý thanh toán số tiền chi mời cơm là

200.000đồng/ người, trong khi xã B vẫn yêu cầu thanh toán 250.000 đồng/ người.

Theo bạn việc KBNN X thanh toán là đúng hay sai và mức thanh toán nào là theo

đúng quy định hiện hành.

273

8. Một hồ sơ thanh toán của xã Y gửi KBNN huyện K đề nghị thanh toán

bằng tiền mặt các khoản chi sau:

- Tiền điện, nước bằng tiền mặt số tiền 1,5 triệu đồng

- Thanh toán mua Văn phòng phẩm của công ty giấy mở tài khoản tại Ngân

hàng Công thương với số tiền 6 triệu đồng.

- Thanh toán 1 số khoản chi nhỏ lẻ, giá trị 3 triệu đồng

- Thanh toán tiền lương cho cán bộ xã 35 triệu đồng.

Theo anh, chị trong trường hợp này xã Y sẽ được thanh toán tiền mặt là bao

nhiêu, biết rằng xã Y chưa thực hiện thanh toán chi trả qua ATM và hồ sơ thanh toán

đầy đủ theo quy định .

9. Gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự làm, chủ đầu tư

trực tiếp ký hợp đồng với người dân thông qua Tổ thi công. Tổ thi công đó không có

tài khoản riêng nên chủ đầu tư đề nghị KBNN tạm ứng trước 65% giá trị hợp đồng

chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư. KBNN có tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ

đầu tư không?

10. Ngày 20/4/2011 Kế toán xã B mang bộ Ctừ GRDTNS mẫu số C2-02/NS

xin rút tiền mặt gồm 2 liên thuộc nguồn KP thường xuyên NSX, trên cột Nội dung

thanh toán đvị ghi “tạm ứng chi thường xuyên tháng ”. Số tiền đề nghị tạm ứng là 25

triệu đồng;

Hồ sơ gửi KB KSC gồm:

- 02 Hoá đơn tài chính:

+ 01 hoá đơn chi về mua 5 ghế hội trường là 1 triệu và 02 bàn làm việc 3

triệu;

+ 01 hoá đơn chi mua một bộ vi tính trị giá 6 triệu và một máy in HP Laser

A3 trị giá 8 triệu kèm một Hợp đồng kinh tế mua thiết bị tin học;

- 02 Bảng kê Chứng từ thanh toán chi Hội nghị do xã tổ chức là 7.000.000

đồng trên BKê ghi như sau:

+ Chi in ấn tài liệu 2.020.000 đồng,

+ Chi thuê Hội trường 1.500.000 đồng

+ Chi bồi dưỡng Báo cáo viên huyện uỷ 2 người x 350.000đ/người =

700.000đồng,

+ Chi bù tiền ăn Đại biểu không hưởng lương ngân sách là

32 người x 65.000 đồng/người = 2.080.000 đồng,

+ Chi tiền nước 60 đại biểu x 10.000 đ/ĐB = 600.000 đồng .

Hỏi: a- Việc đ.vị đề nghị TƯ như trên đúng không? Vì sao

b- Hồ sơ để KB KSC có đầy đủ không? Vì sao?

274

g- Chi bù tiền ăn cho ĐB không hưởng lương NS, chi bồi dưỡng báo cáo

viên có đúng với quy định hiện hành không?

6.4.3. Tài liệu tham khảo

1. Quốc hội, “Luật NSNN”, NXB CTQG, Hà Nội.

2. Quốc hội, “Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”, NXB

CTQG, Hà Nội.

3. Đinh Văn Mậu, Lưu Kiếm Thanh: “Cẩm nang công tác chính quyền cấp

xã”, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

4. Đức Khang, “Nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách xã theo Luật NSNN”

5. Đỗ Quốc Cường, “Những quy định pháp luật về tài chính ngân sách xã,

phường, thị trấn”, NXB Lao động, Hà Nội.

6. Đỗ Mạnh Ân, “Cấp phát ngân sách xã theo dự toán một phương thức đi

trước đón đầu”.

7. Vũ Quyến, “Quản lý thu, chi ngân sách xã, phường qua KBNN, thực trạng

và giải pháp”.

8. Bộ Tài chính, “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ tài chính- Kế toán xã, phường”,

NXB Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Thiêm, “Tìm hiểu các quy định pháp luật về NSNN năm

2004”, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính, “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ tài chính- Kế toán xã, phường”.

11. Thông tư 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 của Bộ Tài chính về hướng

dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua KBNN

12. Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về việc

hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

13. Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính về hướng

dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

14. Thông tư 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính về hướng

dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

15. Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về

quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị

trấn.

16. Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động

nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

17. Thông tư 212/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 của Bộ Tài chính về hướng

dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý

ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

275

Chuyên đề 7. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC Ở XÃ

7.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC Ở XÃ

7.1.1. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính

khác ở xã

Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích

và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của xã dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời

gian lao động.

Kế toán ngân sách xã có nhiệm vụ:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công

việc kế toán, theo chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; các khoản thu, chi ngân sách

xã; nghĩa vụ thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình

thành tài sản của xã; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài

chính, kế toán, ngân sách.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, ngân sách; tham mưu, đề xuất các giải

pháp phục vụ yêu cầu quản tý tài chính, ngân sách xã và quyết định kinh tế, tài chính

của chính quyền cấp xã.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán, tài chính, ngân sách xã theo quy định

của pháp luật.

7.1.2. Yêu cầu của kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác

ở xã

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán,

sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã;

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định các khoản thu, chi ngân sách và

thu, chi hoạt động tài chính khác của xã;

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu,

chi ngân sách và hoạt động tài chính của xã nhằm cung cấp những thông tin cho

UBND và HĐND xã;

- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã;

- Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh

đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt

động. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước;

276

- Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và

có thể so sánh được. Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉ

tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán.

7.1.3. Nội dung công việc kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài

chính khác ở xã

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hình biến

động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác

của xã tại KBNN;

- Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đã

qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc và những khoản thoái

thu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;

- Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi

đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân xã quyết

định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc và

việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà nước;

- Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán

các khoản nợ phải trả của các đối tượng; Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về

dịch vụ đã sử dụng chưa thanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ

phải trả khác của xã;

- Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi

của các hoạt động tài chính khác như: thu chi các quỹ công chuyên dùng; thu, chi

hoạt động sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp

dịch vụ khác;

- Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn

kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và

nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng

cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp, quyên

tặng và tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã;

7.1.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ở xã

7.1.4.1. Khái niệm chứng từ kế toán

Là giấy tờ hoặc vật mang tin ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài

chính phát sinh và đã hoàn thành trong kỳ kế toán, dùng để làm căn cứ ghi sổ kế

toán.

Chứng từ kế toán phải có những nội dung chủ yếu sau:

- Tên và số hiệu của chứng từ;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ, ;

- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

277

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số,

tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan

đến chứng từ kế toán.

7.1.4.2. Lập chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách và hoạt

động tài chính xã đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều

phải có chứng từ kế toán chứng minh. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho

mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội

dung quy định trên mẫu chứng từ. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có qui

định mẫu thì xã được tự lập chứng từ kế toán do xã qui định nhưng phải có đầy đủ

các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán qui định dưới đây.

Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết

tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải

liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa

đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế

toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào tất cả các liên của chứng từ viết sai.

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên qui định cho mỗi chứng từ. Trường

hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội

dung các liên phải giống nhau. Các chứng từ lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân

gửi ra bên ngoài xã thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của UBND xã.

Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán

phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

7.1.4.3. Ký chứng từ kế toán

- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký của những người có trách nhiệm theo

quy định cho từng chứng từ. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội

dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Những người ký trên chứng từ phải

chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung, số liệu trên chứng từ.

- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký

chứng từ kế toán bằng bút chì hoặc bằng bút mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký đã khắc

sẵn. Chữ ký của chủ tài khoản và chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán

phải đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký với Kho bạc nơi xã mở tài khoản giao dịch.

Chữ ký trên các chứng từ kế toán của một người phải như nhau.

- Đối với những chứng từ chi tiền, chuyển tiền hoặc chuyển giao tài sản phải

được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền và kế toán trưởng hoặc phụ

trách kế toán ký duyệt trước khi thực hiện. Chữ ký trên những chứng từ kế toán chi

tiền, chuyển tiền, chuyển giao tài sản phải ký theo từng liên.

278

7.1.4.4. Trình tự kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán

a) Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán

Tất cả các chứng từ kế toán do xã lập hay do bên ngoài chuyển đến đều phải

tập trung ở bộ phận kế toán xã. Bộ phận kế toán phải kiểm tra những chứng từ đó và

chỉ sau khi kiểm tra và xác minh đầy đủ tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng để

ghi sổ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán như sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán;

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách

chế độ, các qui định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực

hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo ngay cho Chủ tịch UBND xã

biết để xử lý kịp thời đúng pháp luật hiện hành.

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số

không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại và hướng

dẫn làm hoàn thiện thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

b) Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán;

- Kiểm tra và ký chứng từ kế toán;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Sắp xếp, bảo quản chứng từ kế toán.

7.1.4.5. Các hành vi bị nghiêm cấm về chứng từ kế toán

- Thu các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền đóng góp của dân không giao vé, dán

tem hoặc viết và giao Biên lai thu tiền cho dân;

- Xuất, nhập quỹ hoặc bàn giao tài sản không có chứng từ kế toán;

- Giả mạo chứng từ kế toán để tham ô tài sản, tiền quỹ của công;

- Hợp pháp hóa chứng từ kế toán;

- Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền và kế toán trưởng hoặc người

phụ trách kế toán ký tên trên chứng từ kế toán khi chứng từ chưa ghi đủ nội dung;

- Xuyên tạc hoặc cố ý làm sai lệch nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế, tài

chính phát sinh trên chứng từ kế toán;

- Sửa chữa, tẩy xóa hoặc viết chèn trên, chèn dưới trong chứng từ kế toán;

- Huỷ bỏ chứng từ kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo qui định;

- Sử dụng các mẫu chứng từ kế toán không đủ các nội dung qui định cho

chứng từ kế toán.

279

7.1.4.6. Sắp xếp, bảo quản chứng từ kế toán

- Chứng từ kế toán sau khi sử dụng để ghi sổ kế toán phải được phân loại theo

nội dung kinh tế, sắp xếp theo trình tự thời gian và đóng thành từng tập, ngoài mỗi

tập ghi: Tên tập chứng từ, tháng..., năm... từ số... đến số... hoặc số lượng chứng từ

trong tập chứng từ. Các tập chứng từ được lưu tại bộ phận kế toán thời hạn 12 tháng

kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, sau đó chuyển vào lưu trữ theo qui định.

- Biểu mẫu chứng từ kế toán chưa sử dụng phải được bảo quản cẩn thận,

không được để hư hỏng, mục nát. Chứng từ kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách

nhà nước chưa sử dụng phải được quản lý theo chế độ quản lý ấn chỉ của Bộ Tài

chính. Chứng từ kế toán có giá trị như tiền trong thời hạn có giá trị sử dụng phải

được quản lý như tiền.

7.1.4.7. Chứng từ kế toán sao chụp

Chứng từ kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và

dấu xác nhận của người có trách nhiệm của đơn vị kế toán nơi lưu bản chính hoặc cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán trên chứng

từ kế toán sao chụp.

Chứng từ kế toán sao chụp chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:

- Xã có thực hiện dự án viện trợ của nước ngoài theo cam kết, nếu phải nộp

bản chứng từ chính cho nhà tài trợ nước ngoài. Trường hợp này chứng từ sao chụp

phải có chữ ký và dấu xác nhận của Chủ tịch UBND xã.

- Xã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính

chứng từ kế toán. Trường hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ ký và dấu xác

nhận của người đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc

tịch thu tài liệu kế toán.

- Chứng từ kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do nguyên nhân khách quan

nhưthiên tai, hoả hoạn. Trường hợp này, xã phải đến đơn vị mua hoặc bán hàng hoá,

dịch vụ và các đơn vị khác có liên quan để xin sao chụp chứng từ kế toán bị mất.

Trên chứng từ kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện

theo pháp luật của đơn vị mua, đơn vị bán hoặc của đơn vị kế toán khác có liên quan.

7.1.4.8. Sử dụng, quản lý và in mẫu chứng từ kế toán

Tất cả các xã đều phải thực hiện theo đúng mẫu chứng từ kế toán qui định

trong chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành theo Quyết định

94/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Mẫu chứng từ kế toán in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để

mất mát, hư hỏng, mục nát hoặc bị lợi dụng.

In và phát hành mẫu chứng từ:

- Các đơn vị khi in mẫu chứng từ kế toán ngân sách và tài chính xã phải thiết

kế và in theo đúng nội dung mẫu chứng từ đã quy định;

280

- Mẫu chứng từ kế toán thuộc nội dung thu nộp ngân sách hoặc Biên lai thu

tiền do Bộ Tài chính thống nhất quản lý phát hành. Trường hợp in và phát hành Biên

lai thu tiền và các loại vé phục vụ cho việc quản lý các khoản thu ở xã thực hiện theo

sự uỷ quyền bằng văn bản của Bộ Tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố.

7.1.4.9. Hệ thống mẫu chứng từ kế toán

Hệ thống mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã

bao gồm các loại:

- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này gồm 14 mẫu;

- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán HCSN áp dụng cho kế toán ngân

sách và tài chính xã;

- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ

Kho bạc và các văn bản khác.

7.1.5. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở xã

(1) Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán dùng để phân

loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

Chế độ kế toán Ngân sách và các hoạt động tài chính khác ở xã quy định Hệ

thống tài khoản gồm có:

Tài khoản cấp I gồm 3 chữ số thập phân.

Tài khoản cấp II gồm 4 chữ số thập phân.

Tài khoản cấp III gồm 5 chữ số thập phân.

(2) Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản: Các xã căn cứ vào hệ thống tài

khoản kế toán qui định trong chế độ này để lập danh mục tài khoản cấp I, cấp II áp

dụng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của xã. Các xã có thể mở thêm tài

khoản cấp III. Trường hợp mở thêm tài khoản cấp I, cấp II phải có ý kiến bằng văn

bản gửi Sở Tài chính tổng hợp gửi Bộ Tài chính xem xét chấp thuận trước khi thực

hiện.

Đối với các xã hạch toán theo phương pháp “kế toán đơn” thì không sử dụng

tài khoản để hạch toán.

7.1.6. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán ở xã

(1) Sổ kế toán

Các xã thực hiện phương pháp "kế toán kép" có 2 loại sổ kế toán:

a) Sổ kế toán tổng hợp:

Nhật ký - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi chép

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng để ghi chép,

hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán).

281

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách;

thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình biến động về tiền, vật tư, tài

sản, công nợ và các hoạt động tài chính khác.

Nhật ký - Sổ Cái phải có đầy đủ các yếu tố sau:

+ Ngày, tháng ghi sổ;

+ Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh;

+ Số hiệu tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài

chính;

+ Tên các tài khoản kế toán, mỗi tài khoản có 2 cột Nợ và Có. Số lượng các

cột trên Nhật ký - Sổ Cái nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng tài khoản xã áp dụng;

+ Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của từng tài khoản.

b) Sổ kế toán chi tiết:

Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối

tượng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ Cái chưa phản ánh được. Số liệu trên

sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các khoản thu, chi ngân sách theo Mục lục ngân

sách, theo nội dung kinh tế và các đối tượng kế toán khác cần thiết phải theo dõi chi

tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục

vụ cho việc quản lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, các quỹ của xã và

hệ thống hóa từng loại tài sản, tiền, quỹ, công nợ và các hoạt động khác do xã quản

lý.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý của ừng xã và hướng dẫn chung quy định tại

Chế độ kế toán Ngân sách xã, đơn vị kế toán quy định kết cấu của các sổ kế toán chi

tiết phù hợp với điều kiện, khả năng, yêu cầu quản lý của mình.

Sổ kế toán chi tiết có các yếu tố sau:

- Tên sổ;

- Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II;

- Ngày, tháng ghi sổ;

- Số hiệu ngày, tháng chứng từ;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế;

(2) Mẫu sổ kế toán

Sổ kế toán ghi chép bằng tay phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn và đóng thành

quyển. Việc mở sổ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực,

chính xác, kịp thời, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi ngân sách, thu, chi các quỹ

công chuyên dùng, tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tiền, quỹ, tình hình công nợ,

tình hình đóng góp của nhân dân nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho

việc điều hành ngân sách của Chủ tịch UBND xã và công khai tài chính theo qui

282

định của pháp luật. Nghiêm cấm để ngoài sổ kế toán bất kỳ một khoản thu, chi, một

loại tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của nhân dân.

Đối với các sổ kế toán sử dụng trong chương trình phần mềm kế toán ngân

sách và tài chính xã thì mẫu sổ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu qui định cho sổ

kế toán: Ngày, tháng ghi sổ; số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm

căn cứ ghi sổ; tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; số tiền của

nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; số dư đầu kỳ, số tiền phát

sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

(3) Mở sổ kế toán

- Trước khi sử dụng sổ kế toán phải thực hiện các thủ tục sau:

Ngoài bìa và trang đầu sổ (góc bên trái) phải ghi rõ tên xã, huyện, tỉnh, cấp

Ngân sách; giữa bìa ghi tên sổ, ngày mở sổ, năm ngân sách và ngày khoá sổ; phần

dưới của bìa sổ ghi họ tên người ghi sổ, họ tên, đóng dấu của chủ tài khoản.Trường

hợp sổ kế toán chuyển giao cho người khác thì phải có chữ ký xác nhận của Chủ tịch

UBND xã và người giữ sổ.

Các trang sổ phải đánh số trang từ 1 đến hết trang sổ và giữa 2 trang sổ phải

đóng dấu giáp lai của xã.

Trường hợp sử dụng Sổ tờ rời: Các tờ sổ (tờ thẻ) sau khi sử dụng phải được

sắp xếp theo trình tự thời gian và được bảo quản. Khi kết thúc kỳ kế toán năm, kế

toán phải đóng thành quyển và làm đầy đủ thủ tục pháp lý như đối với sổ đóng

quyển.

Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính: Sổ kế toán thiết kế trên máy

phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quy định cho từng mẫu sổ. Riêng Sổ Cái dùng loại

Sổ Cái ít cột (mỗi tài khoản sử dụng 1 trang hoặc 1 số trang sổ) thay cho Nhật ký- Sổ

Cái. Cuối tháng, sau khi khoá sổ kế toán trên máy vi tính phải tiến hành in sổ kế toán

ra giấy và đóng thành từng quyển riêng. Sau đó phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý như

sổ kế toán ghi bằng tay.

Các sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợp pháp.

- Mở sổ kế toán đầu năm:

Đầu năm phải mở sổ kế toán cho năm ngân sách mới (bao gồm Nhật ký - Sổ

Cái và các sổ kế toán chi tiết) để tiếp nhận số dư từ sổ năm cũ chuyển sang và ghi

ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm ngân sách mới từ ngày.

+ Sổ Nhật ký - Sổ Cái: Đầu năm phải chuyển toàn bộ số dư của các tài khoản

trên sổ Nhật ký - Sổ Cái năm cũ thành số dư đầu năm trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái năm

mới. Số dư này bao gồm cả số dư của Tài khoản 714, 814 (đây là số thu ngân sách,

số chi ngân sách luỹ kế từ đầu năm đến cuối ngày 31/12 thuộc ngân sách năm trước).

+ Sổ kế toán chi tiết: Đầu năm phải mở đầy đủ các sổ kế toán chi tiết để

chuyển số dư từ sổ năm trước sang. Riêng các sổ sau đây không phải chuyển số liệu

sang sổ năm mới.

283

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, năm

(2) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, quý, năm

Đối chiếu số liệu cuối tháng, năm

"Sổ tài sản cố định" được sử dụng cho nhiều năm, khi nào hết sổ (hết cột ghi

hao mòn) mới chuyển sang sổ mới;

"Sổ thu ngân sách xã", "Sổ chi ngân sách xã", "Sổ tổng hợp thu ngân sách xã",

"Sổ tổng hợp chi ngân sách xã": Số liệu trên 4 sổ này không phải chuyển sang sổ

mới, mà để nguyên trên sổ năm cũ để hạch toán tiếp các nghiệp vụ kinh tế mới phát

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP

CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI

SỔ THẺ KẾ

TOÁN CHI TIẾT

BẢNG TỔNG

HỢP CHI TIẾT NHẬT KÝ- SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PHẦ

N MỀM

KẾ TOÁN

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN

- Tổng hợp

- Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính

Báo cáo quyết toán

BẢNG TỔNG HỢP

CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI

284

sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán và theo dõi cho đến khi quyết toán năm trước

được HĐND xã phê chuẩn.

(4) Trình tự ghi sổ kế toán

Các đơn vị kế toán có thể thực hiện công tác ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

theo phần mềm được cài đặt thống nhất hoặc ghi sổ kế toán theo phương pháp thủ

công ( bằng tay). Mỗi phương pháp ghi sổ có trình tự kế toán phù hợp, cụ thể:

Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính: Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên

máy vi tính được thực hiện thống nhất theo chương trình phần mềm do Bộ Tài chính

quy định, theo đó:

* Ghi sổ Nhật ký – Sổ cái:

- Cách sắp xếp các tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái do đơn vị kế toán quy định,

thông thường để tiện cho việc theo dõi, sử dụng ghi sổ kế toán, đơn vị kế toán cấp xã

sắp xếp các tài khoản trong sổ kế toán như sau:

+ Những tài khoản phát sinh thường xuyên xếp phía trước, những tài khoản ít

phát sinh xếp phía sau. Các tài khoản cấp 1 xếp phía trước, tài khoản cấp 2 xếp phía

sau;

+ Những tài khoản có quan hệ đối ứng thường xuyên với nhau xếp gần nhau.

- Đầu kỳ kế toán: Đơn vị kế toán chuyển số dư các tài khoản cấp I, cấp II kỳ

trước thành số dư đầu kỳ của Nhật ký - Sổ cái kỳ này.

- Ghi chép hàng ngày: Hàng ngày, khi nhận được chứng từ kế toán, người làm

công tác kế toán phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, xác định tài khoản ghi

Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Nhật ký- Sổ Cái. Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào

Nhật ký - Sổ Cái một dòng đồng thời ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ Cái.

Đối với những chứng từ kế toán cùng loại có cùng nội dung phát sinh nhiều

lần trong 1 ngày (như Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất, Phiếu nhập vật liệu...) có thể

tiến hành phân loại chứng từ để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại theo

từng nội dung. Sau đó, căn cứ vào số tổng cộng trên từng Bảng tổng hợp chứng từ kế

toán cùng loại để ghi vào Nhật ký - Sổ Cái một dòng.

- Tổng hợp, kiểm tra và đối chiếu số liệu cuối tháng, năm:

+ Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong

tháng vào Nhật ký- Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng

tổng số tiền của cột số phát sinh ở phần Nhật ký, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh

Có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản ở phần Sổ Cái;

+ Sau đó kiểm tra đối chiếu số liệu dòng cộng phát sinh tháng trên Nhật ký -

Sổ Cái, bằng cách cộng tổng số phát sinh Nợ và cộng tổng số phát sinh Có của tất cả

các tài khoản phản ánh ở phần Sổ Cái đối chiếu với tổng số tiền ở cột cộng phát sinh

của phần Nhật ký. Căn cứ vào dòng số dư cuối kỳ các tài khoản trên Nhật ký - Sổ

Cái tiến hành cộng tất cả số dư Nợ các tài khoản và cộng tất cả số dư Có các tài

khoản, lấy số liệu tổng cộng dư Nợ đối chiếu với số liệu tổng cộng dư Có của tất cả

285

các tài khoản. Khi kiểm tra đối chiếu các số liệu phát sinh trên phải đảm bảo nguyên

tắc cân đối sau:

Tổng số

phát sinh

ở phần Nhật

Tổng số phát sinh

Nợ của tất cả

các tài khoản

(ở phần Sổ Cái)

Tổng số phát sinh

Có của tất cả

các tài khoản

(ở phần Sổ Cái)

= =

Tổng số dư Nợ của các tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản

Ghi các sổ (thẻ) kế toán chi tiết:

- Các chứng kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi ghi

Nhật ký - Sổ Cái phải ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết;

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có

liên quan ở các cột phù hợp;

- Cuối tháng hoặc cuối năm phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kế toán

chi tiết; phải cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng (năm)

của từng đối tượng; sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng

hợp chi tiết” cho từng tài khoản;

- Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra, đối chiếu với số phát

sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Nhật ký- Sổ Cái và các sổ

(thẻ) kế toán chi tiết khác.

(5) Khóa sổ kế toán

a) Khóa sổ kế toán là công việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ,

bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ,...

Cuối kỳ kế toán tháng và cuối kỳ kế toán năm, sau khi phản ánh hết các nghiệp vụ

kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, phải khóa sổ kế toán. Riêng sổ

quỹ tiền mặt phải khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong

các trường hợp kiểm kê bất thường khi có thiên tai, hoả hoạn hoặc sáp nhập, chia

tách xã.

b) Trình tự khóa sổ kế toán cuối tháng:

- Cuối kỳ kế toán tháng sau khi tất cả chứng từ kế toán phát sinh trong tháng

đã được ghi vào sổ kế toán phải tiến hành cộng sổ và đối chiếu số liệu giữa các sổ có

liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ với số liệu đã

ghi sổ và giữa các sổ với nhau;

- Tiến hành cộng số phát sinh trên Nhật ký - Sổ Cái (hoặc Sổ Cái) và các sổ kế

toán chi tiết;

- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản

phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ;

286

- Tiến hành cộng tất cả các số phát sinh Nợ, cộng các số phát sinh Có của các

tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái (hoặc Sổ Cái) xem có bằng nhau và bằng số phát

sinh ở phần Nhật ký không? Sau đó tiến hành đối chiếu số liệu trên Sổ Cái với số

liệu trên sổ chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa các sổ chi tiết với nhau, giữa số

liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ. Nếu đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành

khóa sổ chính thức bằng các bước sau:

+ Kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán,

cách dòng ghi số nghiệp vụ cuối cùng nửa dòng. Sau đó ghi số phát sinh trong tháng

đã cộng phía dưới dòng đã kẻ;

+ Dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng ghi dưới dòng cộng

phát sinh tháng;

+ Dòng số dư cuối tháng, quý, năm tính được ghi tiếp dưới dòng cộng phát

sinh tháng, tháng;

Dòng số dư cuối tháng tính như sau:

Số dư Số dư Số phát Số phát

Nợ cuối = Nợ đầu + sinh Nợ - sinh Có

tháng tháng trong tháng trong tháng

Số dư Số dư Số phát Số phát

Có cuối = Có đầu + sinh Có - sinh Nợ

Tháng Tháng trong tháng trong tháng

+ Kẻ 2 đường kẻ liền nhau ngay sát dưới dòng số dư để kết thúc việc khóa sổ.

Đối với những tài khoản trong tháng không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì

số dư đầu tháng chuyển thành số dư cuối tháng và ghi vào dòng số dư cuối tháng của

tài khoản đó.

Riêng 1 số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư

(hoặc thu, chi, tồn quỹ) thì số liệu cột số dư không ghi vào dòng cộng mà ghi vào

dòng “số dư cuối tháng” dưới dòng cộng cuối tháng.

Sau khi khóa sổ kế toán, kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán phải ký

dưới 2 đường kẻ. Sau đó chủ tài khoản kiểm tra và ký duyệt để chứng nhận số liệu

khoá sổ chính xác và đúng với số thực tế nhằm đảm bảo sự nhất trí về số liệu khóa sổ

kế toán giữa kế toán trưởng với chủ tài khoản.

Đầu tháng sau ghi lại số dư cuối tháng trước của từng tài khoản trên Nhật ký -

Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. Riêng số dư trên sổ thu ngân sách, sổ chi ngân sách

là số phát sinh luỹ kế về thu, chi ngân sách nên không phải ghi lại số dư vào đầu

tháng sau.

(6) Trình tự khóa sổ kế toán cuối năm:

- Trước khi khóa sổ cuối năm phải thực hiện các công việc sau:

287

+ Đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thu của ngân sách còn chưa thu đến

cuối năm và làm thủ tục nộp ngay các khoản đã thu ngân sách còn để tại xã vào ngân

sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước. Đồng thời giải quyết thanh toán dứt điểm các

khoản liên quan đến chi ngân sách để đảm bảo mọi khoản thu, chi ngân sách phát

sinh trong năm được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/ 12;

+ Đôn đốc thanh toán kịp thời các khoản nợ phải thu (nợ tạm ứng, các khoản

phải thu về khoán...) để hoàn lại quỹ. Đồng thời thanh toán các khoản nợ phải trả

(phải trả sinh hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ xã, bảo hiểm xã hội phải nộp cho cơ

quan bảo hiểm xã hội, phải trả người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu

XDCB,...);

+ Xử lý các khoản tạm thu ngân sách còn đến cuối năm: Về nguyên tắc, các

khoản tạm thu ngân sách phải được xử lý dứt điểm trong năm để chuyển vào thu

ngân sách hoặc hoàn trả cho đối tượng tạm thu. Trường hợp cuối năm số tạm thu

ngân sách bằng hiện vật chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc

nhà nước thì được chuyển sang năm sau để xử lý;

+ Đối với các khoản tạm giữ, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm

quyền, UBND xã phải làm thủ tục hoàn trả cho đối tượng tạm giữ hay làm thủ tục

nộp vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước (nếu cấp thẩm quyền quyết định

thu sung công quỹ);

+ Tiến hành kiểm kê, sao kê, đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền

mặt, tiền gửi và các loại nguồn vốn, quỹ của xã để xác định số thực có về tài sản, tiền

quỹ, công nợ ở thời điểm cuối ngày 31/12. Căn cứ quyết định xử lý của Hội đồng

kiểm kê, kế toán lập chứng từ phản ánh việc xử lý kết quả kiểm kê và điều chỉnh số

liệu trên sổ kế toán theo thực tế kiểm kê.

+ Chuyển số thu, số chi ngân sách năm nay thành số thu, số chi ngân sách

năm trước như sau: Tài khoản 7142 “Thuộc năm nay” được chuyển sang Tài khoản

7141 “Thuộc năm trước”; Tài khoản 7192 "Thuộc năm nay" chuyển sang Tài khoản

7191 "Thuộc năm trước", Tài khoản 8142 “Thuộc năm nay” được chuyển sang Tài

khoản 8141 “Thuộc năm trước”; Tài khoản 8192 "Thuộc năm nay" chuyển sang Tài

khoản 8191 "Thuộc năm trước"

- Khoá sổ, chuyển sổ kế toán cuối năm:

+ Trình tự các bước khoá sổ cuối năm thực hiện như khoá sổ cuối tháng;

+ Thời điểm khoá sổ cuối năm vào cuối ngày 31/12;

+ Khoá sổ cuối năm để tính ra số dư cuối năm của từng tài khoản và từng đối

tượng kế toán.

+ Sau khi khoá sổ cuối năm, kế toán xã phải thực hiện việc chuyển sổ cuối

năm.

(7) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán

a) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán ghi bằng tay

288

Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xoá làm

mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai phải sửa chữa theo một trong 3 phương pháp

sau:

- Phương pháp cải chính (còn gọi là phương pháp xóa bỏ);

- Phương pháp ghi số âm (còn gọi là phương pháp ghi đỏ);

- Phương pháp ghi bổ sung.

(a.1) Phương pháp cải chính được sử dụng để đính chính những chỗ sai trên

các sổ kế toán được thực hiện bằng cách gạch một đường bằng mực đỏ xoá bỏ chỗ

ghi sai nhưng vẫn nhìn rõ nội dung của những chỗ ghi sai đã xoá bỏ, trên chỗ bị xoá

bỏ ghi những con số hoặc những chữ số đúng bằng mực thường. Nếu sai sót chỉ là

một chữ số thì cũng phải xoá bỏ toàn bộ con số sai, viết lại con số đúng. Phải chứng

thực chỗ cải chính bằng chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ở bên

cạnh.

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sau:

- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài

khoản;

- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

(a.2) Phương pháp ghi số âm được sử dụng để đính chính chỗ sai được thực

hiện bằng cách viết lại bằng mực đỏ bút toán sai để huỷ bỏ bút toán này hoặc ghi lại

số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó dùng mực thường viết bút toán đúng thay thế.

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sau:

- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế

toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;

- Khi báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán đã được duyệt và gửi đi mới

phát hiện ra sai sót;

- Sai sót khi số tiền ghi trùng hoặc con số ghi sai lớn hơn con số đúng.

Khi dùng phương pháp ghi số âm để sửa chữa số sai thì phải lập “Chứng từ

đính chính” do kế toán trưởng ký xác nhận.

(a.3) Phương pháp ghi bổ sung được sử dụng cho trường hợp bút toán ghi

đúng về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản, nhưng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực

tế phát sinh trong các nghiệp vụ kinh tế, tài chính hoặc là bỏ sót không cộng đủ số

tiền ghi trên chứng từ. Trường hợp sửa chữa theo phương pháp này được thực hiện

bằng cách lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” do kế toán trưởng ký xác nhận số tiền

chênh lệch thiếu phải ghi bổ sung. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ bổ sung để ghi vào sổ

kế toán.

Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính được

nộp cho phòng tài chính quận huyện thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

289

Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã

nộp cho phòng tài chính quận, huyện thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã

phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.

(2) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán ghi bằng máy vi tính

(2.1) Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính có phát hiện sai sót:

- Khi phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính được nộp cho phòng tài

chính thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;

- Khi phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho phòng tài

chính huyện thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót

trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót (đã được in

ra giấy).

b) Phương pháp sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng

máy vi tính được thực hiện theo phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung như qui

định trong trường hợp ghi sổ bằng tay.

c) Sửa chữa những sai sót trên sổ kế toán khi báo cáo quyết toán năm trước

được duyệt: Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt hoặc khi công việc thanh

tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính năm trước kết thúc và có ý kiến kết luận

phải sửa lại số liệu trên báo cáo tài chính năm trước thì đơn vị phải sửa chữa chỗ sai

trên sổ kế toán năm nay (thời điểm phát hiện sai sót), đồng thời phải ghi chú vào các

mục (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước để tiện đối chiếu, kiểm tra.

(8) Điều chỉnh số liệu kế toán khi chỉnh lý quyết toán năm

- Thời gian chỉnh lý báo cáo quyết toán ngân sách là thời gian quy định cho

ngân sách xã để xử lý tiếp các việc theo qui định của Luật ngân sách cho phép như

tiến hành điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán (nếu có phát hiện ra sai

sót), các khoản chi (thuộc niên độ ngân sách năm trước) nếu được phép chi trong

thời gian chỉnh lý.

- Thời gian chỉnh lý quyết toán quy định đến hết ngày 31/ 01 năm sau.

- Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện như sau:

+ Hạch toán tổng hợp thực hiện trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái của sổ năm

mới;

+ Hạch toán chi tiết thu, chi ngân sách xã được thực hiện trên Sổ thu ngân

sách xã, sổ chi ngân sách xã và sổ tổng hợp thu ngân sách xã, sổ tổng hợp chi ngân

sách xã năm trước.

+ Hết thời hạn chỉnh lý quyết toán nếu còn những khoản chi thuộc nhiệm vụ

năm trước chưa thực hiện được phải hạch toán chuyển nguồn sang năm sau thực

hiện tiếp bằng bút toán Nợ TK 8141/ Có TK 7142 trước khi xác định kết dư ngân

sách.

- Xác định và xử lý kết dư ngân sách:

290

Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán ngân sách, lập báo cáo quyết toán

thu Ngân sách và báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi Phòng Tài chính quận, huyện

và trình HĐND xã. Căn cứ vào phê duyệt của HĐND xã về tổng thu ngân sách xã và

tổng chi ngân sách xã để xác định số kết dư ngân sách.

Số kết dư ngân sách xã là số chênh lệch giữa số thực thu lớn hơn số thực chi

ngân sách xã. (Sau khi đã loại trừ những khoản chi thuộc nhiệm vụ năm trước chưa

thực hiện phải chuyển sang năm nay thực hiện tiếp). Sau khi xác định số kết dư ngân

sách năm trước, UBND xã lập văn bản đề nghị Kho bạc Nhà nước huyện làm thủ tục

ghi thu ngân sách năm nay số kết dư ngân sách năm trước. Căn cứ vào chứng từ đã

được Kho bạc nhà nước xử lý về số kết dư năm trước, kế toán vào sổ thu ngân sách

năm nay số kết dư năm trước.

7.1.7. Tổ chức báo cáo tài chính

(1) Mục đích lập báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính nhằm mục đích sau:

- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình thu, chi và cơ

cấu thu, chi ngân sách; tình hình hoạt động tài chính khác của xã;

- Cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc tổng hợp thu, chi ngân sách

xã vào ngân sách Nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra, kiểm soát, tổng hợp, phân tích,

đánh giá hoạt động tài chính của xã. Đồng thời số liệu báo cáo tài chính và báo cáo

quyết toán còn phục vụ cho việc công khai tài chính theo qui định của pháp luật;

- Thông qua các số liệu trên báo cáo cho phép đánh giá tình hình thực hiện dự

toán ngân sách xã theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này so với

các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng chỉ tiêu, từng hình thức thu hoặc chi;

- Báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để xây dựng dự toán ngân

sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi ngân

sách hàng năm.

(2) Báo cáo tài chính và thời hạn nộp báo cáo tài chính

a) Báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính tháng gồm 3 mẫu:

+ Bảng cân đối tài khoản;

+ Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế;

+ Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.

- Báo cáo tài chính năm (còn gọi là báo cáo quyết toán) gồm 9 mẫu:

+ Bảng cân đối tài khoản;

+ Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã;

+ Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN;

+ Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN;

291

+ Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế;

+ Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính;

+ Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB;

+ Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã.

Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các

chỉ tiêu trong từng báo cáo qui định trong chế độ này được áp dụng thống nhất ở tất

cả các xã trong cả nước. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, đánh giá và báo cáo

HĐND xã, tuỳ theo từng tỉnh có thể chi tiết hoá các chỉ tiêu tổng hợp nhưng không

được làm xáo trộn các mẫu đã qui định.

b) Thời hạn nộp báo cáo

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính tháng cho UBND xã và Phòng Tài chính

quận, huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng;

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cho UBND xã để trình HĐND xã và

Phòng tài chính quận, huyện do UBND tỉnh quy định.

(3) Trách nhiệm lập, gửi và phê duyệt báo cáo tài chính.

a) Bộ phận kế toán ngân sách và tài chính xã có trách nhiệm lập báo cáo tài

chính và báo cáo quyết toán theo qui định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

lập từ số liệu trên sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực, theo

đúng nội dung và thời gian qui định.

b) Thẩm quyền phê duyệt báo cáo:

+ Báo cáo tài chính tháng do Chủ tịch UBND xã xét duyệt;

+ Báo cáo quyết toán năm trình UBND xã để trình HĐND xã phê chuẩn.

c) Báo cáo quyết toán năm sau khi HĐND xã phê chuẩn phải gửi:

+ 1 bản gửi HĐND xã;

+ 1 bản gửi UBND xã;

+ 1 bản gửi Phòng Tài chính quận, huyện;

+ 1 bản gửi KBNN nơi xã giao dịch

+ 1 bản kế toán lưu.

d) Số liệu của báo cáo quyết toán năm sau khi HĐND xã phê chuẩn được sử

dụng để công khai ngân sách và tài chính của xã.

7.1.8. Trách nhiệm của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng trong tổ chức

bộ máy kế toán

7.1.8.1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã

(1) Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã trong việc tổ chức bộ máy kế toán

292

- Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán theo đúng tiêu chuẩn, điều

kiện qui định của Luật Kế toán, các văn bản pháp luật khác về kế toán và chế độ kế

toán này.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán ở xã theo quy định của pháp

luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.

- Ra quyết định thu, chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; ký duyệt

các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và chịu trách nhiệm về

tính chính xác trung thực của các số liệu tài liệu đó.

- Xác nhận tính pháp lý của sổ kế toán.

- Tổ chức, chỉ đạo việc lập dự toán ngân sách, dự toán thu, chi tài chính hàng

năm.

- Điều hành dự toán ngân sách sau khi được HĐND xã quyết định.

(2) Bàn giao số liệu, tài liệu kế toán khi thay đổi cán bộ kế toán xã

Khi thay đổi người làm kế toán, Chủ tịch UBND xã phải tổ chức việc bàn

giao giữa người làm kế toán cũ với người làm kế toán mới và phải ký xác nhận vào

biên bản bàn giao.

(3) Nội dung bàn giao số liệu kế toán ở xã bao gồm:

- Bàn giao số liệu về tài sản, tiền quỹ của xã;

- Bàn giao số liệu về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của từng đối tượng;

- Bàn giao tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đến thời điểm bàn

giao

- Bàn giao số liệu về tình hình thực hiện các dự án đầu tư của xã;

- Bàn giao số liệu về quỹ công chuyên dùng hiện có và tình hình thu, chi của

từng quỹ;

- Bàn giao số dư của các tài khoản ở thời điểm bàn giao.

(4) Bàn giao tài liệu kế toán bao gồm: Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo

tài chính, báo cáo quyết toán và các tài liệu kế toán khác.

(5) Thủ tục bàn giao: Khi bàn giao xong số liệu, tài liệu kế toán, kế toán mới

phải lập “Biên bản bàn giao”, người làm kế toán cũ và người làm kế toán mới cùng

ký vào “Biên bản bàn giao”. Chủ tịch UBND xã phải chứng kiến việc bàn giao và ký

vào “Biên bản bàn giao”.

Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời

gian mình phụ trách, người làm kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán

kể từ ngày nhận bàn giao công việc kế toán.

7.1.8.2. Trách nhiệm của Kế toán xã

- Thực hiện các qui định của pháp luật về tài chính, kế toán tại xã;

293

- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo qui định của Luật Kế toán; Tổ chức

việc lập dự toán và việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã, chấp hành các định

mức, tiêu chuẩn của Nhà nước tại xã. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi tài

chính của các bộ phận trực thuộc xã;

- Lập báo cáo tài chính.

7.2. KẾ TOÁN THU- CHI NGÂN SÁCH XÃ

7.2.1. Kế toán các khoản thu ngân sách xã

7.2.1.1. Nguyên tắc hạch toán các khoản thu ngân sách xã

- Nguồn thu của ngân sách xã gồm:

+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%;

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm(%) giữa các cấp ngân sách;

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

Các khoản thu của 3 loại trên được qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật

quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị

trấn.

- Tất cả các khoản thu ngân sách xã đều phản ánh vào ngân sách nhà nước tại

Kho bạc theo mục lục ngân sách.

- Đối với các khoản thu điều tiết, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, khi nhận

được giấy báo Có hoặc chứng từ của Kho bạc (bảng kê thu ngân sách xã qua Kho

bạc, sổ phụ của Kho bạc), kế toán xã hạch toán vào thu ngân sách xã đã qua Kho

bạc.

- Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thì

phải nhập quỹ tiền mặt của xã, căn cứ vào phiếu thu và bảng tổng hợp biên lai ghi

tăng quĩ tiền mặt, tăng thu Ngân sách chưa qua Kho bạc. Khi nào xuất quĩ nộp vào

tài khoản ngân sách tại Kho bạc thì hạch toán chuyển thành thu ngân sách đã qua

Kho bạc.

- Những khoản thu ngân sách xã nếu thu xong nộp thẳng vào ngân sách tại

Kho bạc trong ngày (chủ yếu những xã, thị trấn ở gần Kho bạc), căn cứ vào giấy nộp

tiền vào ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, kế toán phản ánh vào số thu ngân

sách đã qua Kho bạc.

- Trường hợp những xã miền núi thuộc vùng xâu, vùng xa ở quá xa kho bạc,

đi lại rất khó khăn, số thu tiền mặt ít, được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại một

số khoản thu ngân sách để chi ngân sách, định kỳ kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi

ngân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc.

- Đối với các khoản thu ngân sách xã bằng hiện vật thì qui đổi hiện vật ra giá

trị để ghi sổ, trường hợp hiện vật nhập kho thì ghi thu ngân sách xã chưa qua Kho

bạc. Khi xuất hiện vật sử dụng đến đâu thì ghi thu, ghi chi ngân sách xã đến đó.

Trường hợp không nhập kho mà thu được đưa vào sử dụng ngay cho các công trình

294

XDCB thì hạch toán vào chi ngân sách xã chưa qua kho bạc, sau đó làm thủ tục ghi

thu, ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc.

- Đối với các khoản thu ngân sách bằng ngày công lao động (ngày công lao

động do nhân dân đóng góp) hạch toán vào thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc và

chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Sau khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ

kế toán làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc.

- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các

quỹ công chuyên dùng của xã, những khoản thu hộ cơ quan cấp trên (kể cả các

khoản thu hộ về thuế, phí, lệ phí cho cơ quan Thuế).

7.2.1.2. Chứng từ

Để hạch toán thu ngân sách xã, kế toán sử dụng các chứng từ liên quan sau:

+ Thông báo các khoản thu của xã: Thông báo các khoản thu của xã do

UBND xã lập để thông báo cho các hộ biết các khoản phải nộp cho xã trong năm và

là căn cứ để các hộ thực hiện nộp các khoản thu cho xã. Thông báo các khoản thu là

căn cứ để xã kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các phương án thu của xã.

+ Biên lai thu tiền: Được dùng cho đơn vị thu xác nhận với người nộp về số

tiền đã nộp và làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ hoặc nộp tiền thẳng vào

Kho bạc.

Biên lai thu tiền được dùng làm chứng từ ghi thu các khoản đóng góp của

nhân dân khi Uỷ ban nhân dân xã hoặc các cơ quan thu được cấp có thẩm quyền cho

phép đứng ra huy động nhân dân đóng góp.

+ Bảng tổng hợp biên lai thu tiền: Nhằm mục đích kê và phân loại, tổng hợp

số thu trên Biên lai theo từng khoản thu phục vụ cho việc hạch toán chi tiết thu của

kế toán xã.

Bảng này do cán bộ xã đi thu lập ngay sau khi thu tiền và giao biên lai cho

người nộp tiền.

Căn cứ vào Bảng tổng hợp biên lai thu tiền để kế toán phân loại, hạch toán các

khoản thu của xã.

+ Giấy báo lao động ngày công đóng góp: Giấy báo ngày công lao động đóng

góp là chứng từ kế toán để xác nhận số ngày công lao động đã huy động của nhân

dân theo Quyết định của UBND xã, trên cơ sở đó tính ra giá trị ngày công lao động

đóng góp để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách giá trị ngày công tại Kho bạc.

+ Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách: Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách dùng

cho những xã có thu ngân sách bằng hiện vật, ngày công lao động và những xã ở xa

Kho bạc đi lại khó khăn được phép giữ 1 số khoản thu ngân sách để lại chi ngân sách

tại xã, làm chứng từ để Kho bạc ghi thu, ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc. Đồng thời

là chứng từ để kế toán xã chuyển các khoản thu chưa qua Kho bạc và khoản chi chưa

qua Kho bạc thành thu ngân sách xã và chi ngân sách xã đã qua Kho bạc.

295

+ Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước: Là chứng từ để xã nộp các khoản

thu ngân sách tại xã vào tài khoản ngân sách xã tại kho bạc Nhà nước. Đồng thời

giấy nộp tiền vào ngân sách sau khi được Kho bạc xác nhận là căn cứ hạch toán tăng

tiền ngân sách xã tại Kho bạc và hạch toán thu ngân sách xã đã qua Kho bạc.

Đối với các khoản thu hộ cơ quan thuế về 1 số khoản thuế, giấy nộp tiền là

căn cứ thanh toán các khoản thu hộ với cơ quan thuế. Trường hợp này giấy nộp tiền

không được hạch toán tăng tiền ngân sách tại Kho bạc và thu ngân sách.

Đối với các khoản thu về lệ phí xã hưởng 100%, sau khi giấy nộp tiền được

Kho bạc xác nhận trả cho xã được dùng làm căn cứ hạch toán giảm khoản thu hộ và

hạch toán tăng tiền ngân sách tại Kho bạc, tăng thu ngân sách đã qua Kho bạc xã.

+ Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc: Bảng kê này do Kho bạc Nhà nước

lập để kê các khoản thu ngân sách trên địa bàn phân chia cho xã theo tỷ lệ điều tiết

xã được hưởng gửi cho Ban tài chính xã. Là căn cứ kiểm tra, đối chiếu và hạch toán

các khoản thu ngân sách đã qua Kho bạc mà xã được hưởng.

Căn cứ vào Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc kế toán xã hạch toán thu

ngân sách xã đã qua Kho bạc.

Và các chứng từ kế toán có liên quan khác.

7.2.1.3. Tài khoản kế toán

Để hạch toán thu ngân sách xã, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

a) Tài khoản 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Nội dung, kết cấu của tài khoản 714

- Phát sinh Bên Nợ

+ Số thoái thu ngân sách xã;

+ Kết chuyển số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách

năm trước sang tài khoản chênh lệch thu, chi ngân sách xã sau khi HĐND xã đã phê

chuẩn quyết toán thu ngân sách năm trước.

- Phát sinh Bên Có

+ Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc phát sinh trong năm;

+ Thu kết dư ngân sách xã năm trước.

-Số dư bên Có:

Phản ánh số thực thu ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu năm đến cuối

kỳ.

Tài khoản 714 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 7141 "Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm trước": Tài

khoản này phản ánh số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách

năm trước, bao gồm số đã ghi vào thu ngân sách ở năm trước và những khoản thu

ngân sách mới phát sinh thuộc niên độ năm trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán

296

mà cấp có thẩm quyền cho phép hạch toán vào thu ngân sách năm trước. Sau khi

quyết toán thu ngân sách năm trước được HĐND xã phê chuẩn, kết chuyển toàn bộ

số thực thu ngân sách đã qua Kho bạc thuộc năm trước vào tài khoản 914 "Chênh

lệch thu, chi ngân sách xã".

- Tài khoản 7142 "Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm nay": Tài

khoản này phản ánh số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách

năm nay từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12. Cuối ngày 31/12 toàn bộ số thu ngân

sách xã đã qua Kho bạc được phản ánh trên tài khoản 7142 "Thuộc năm nay" luỹ kế

đến cuối ngày 31/12 được chuyển sang tài khoản 7141 "Thuộc năm trước" để

chuyển sang sổ Nhật ký- Sổ Cái năm mới tiếp tục theo dõi cho đến khi quyết toán

thu ngân sách được phê chuẩn.

b) Tài khoản 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc.

- Nội dung kết cấu của Tài khoản 719

- Phát sinh Bên Nợ:

+ Xuất quỹ thoái trả các khoản thu chưa qua Kho bạc cho các đối tượng;

+ Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu ngân sách

xã đã qua Kho bạc;

+ Kết chuyển giá trị ngày công lao động do nhân dân đóng góp và giá trị hiện

vật thu được từ thu ngân sách chưa qua Kho bạc sang thu ngân sách xã đã qua Kho

bạc.

- Phát sinh Bên Có:

+ Các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt chưa nộp vào Kho bạc còn đang

quản lý tại quỹ xã;

+ Các khoản thu ngân sách xã bằng hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi

thu ngân sách tại kho bạc;

+ Số phải thu về khoán chưa thu được;

+ Số thu kết dư ngân sách năm trước chưa làm thủ tục với Kho bạc.

- Số dư bên Có:

+ Số thu ngân sách xã chưa qua kho bạc còn đến cuối kỳ chưa nộp hoặc chưa

làm thủ tục thanh toán với Kho bạc.

Tài khoản 719 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 7191 "Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc năm trước": Tài

khoản này phản ánh các khoản thu ngân sách chưa qua Kho bạc của xã thuộc niên độ

ngân sách năm trước trong thời gian còn chỉnh lý quyết toán. Tài khoản này có thể

mở chi tiết: Thu bằng tiền, thu bằng hiện vật, thu bằng ngày công .

- Tài khoản 7192 "Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc năm nay": Tài

khoản này phản ánh những khoản thu ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc niên độ

ngân sách năm nay, nhưng chưa làm thủ tục nộp hoặc thanh toán với Kho bạc.

297

7.2.1.4. Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã

Hạch toán tổng hợp thu ngân sách xã được thực hiện trên Nhật ký - sổ Cái và

Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (Mẫu số S06-X).

Việc ghi Nhật ký - Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã được

định khoản Nợ, Có các tài khoản cụ thể.

Căn cứ để ghi sổ tổng hợp thu ngân sách xã là số liệu ở 2 dòng khoá sổ (cộng

phát sinh tháng và dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm của từng mục thu bao gồm

phần thu ngân sách nhà nước và phần xã được hưởng) trên sổ thu ngân sách xã. Số

liệu từ sổ tổng hợp thu ngân sách xã là căn cứ để lên các chỉ tiêu báo cáo tổng hợp

thu ngân sách, làm căn cứ để lên Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã hàng tháng và

báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách xã theo nội dung kinh tế và báo cáo quyết

toán thu ngân sách xã theo MLNSNN.

Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế, tài chính chủ yếu như sau:

(1) Các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt, được thu bằng Biên lai tài

chính:

(1.1) Đối với các khoản thu ngân sách xã khi thu được tiền nộp tiền mặt vào

quỹ của xã sau đó mới nộp Kho bạc:

- Căn cứ vào Biên lai thu tiền hoặc Hợp đồng giao khoán lập phiếu thu làm

thủ tục nhập quỹ tiền mặt của xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- thuộc năm nay).

- Khi nộp tiền thu ngân sách vào tài khoản ngân sách xã tại Kho bạc, căn cứ

phiếu chi và giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 -Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt.

- Căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, phản

ánh số thu ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

(1.2) Đối với những khoản thu ngân sách bằng tiền mặt, sau khi thu được nộp

thẳng tiền mặt vào Kho bạc (không qua nhập quỹ của xã), dựa vào bảng tổng hợp

biên lai thu tiền, lập giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt, căn cứ vào giấy nộp

tiền vào ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay).

298

(1.3) Trường hợp những xã ở miền núi vùng cao quá xa Kho bạc, đi lại khó

khăn, số thu tiền mặt ít, được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại một số khoản thu

ngân sách để chi ngân sách tại xã.

- Khi thu ngân sách xã bằng tiền mặt nhập quỹ của xã, căn cứ vào Biên lai thu

và phiếu thu tiền mặt đã nhập quỹ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - thuộc năm nay) .

- Khi xuất quỹ tiền mặt chi ngân sách tại xã, căn cứ vào phiếu chi, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 111 - Tiền mặt.

- Định kỳ, lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã (tổng số thu phải bằng

tổng số chi) để thực hiện ghi thu, ghi chi Ngân sách đã qua Kho bạc, căn cứ vào

chứng từ đã được Kho bạc xác nhận:

Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

Ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

(2) Hạch toán các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách (thu

về thuế, phí, lệ phí,...)

(2.1) Những khoản thuế, phí, lệ phí cơ quan thuế uỷ quyền cho UBND xã thu

(thu bằng biên lai cơ quan thuế kể cả các khoản thuế, phí, lệ phí xã hưởng 100%)

+ Khi thu được tiền mặt nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc mà nộp vào quỹ tiền

mặt của xã, căn cứ vào phiếu thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ.

+ Khi thanh toán tiền thu thuế, phí, lệ phí với cơ quan thuế, căn cứ vào hướng

dẫn của cơ quan thuế, viết Giấy nộp tiền vào ngân sách, ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 111 - Tiền mặt.

+ Khi nhận được Giấy báo Có của Kho bạc về số tiền thuế, phí, lệ phí điều tiết

cho xã (kể cả các khoản được hưởng 100%), ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

299

(2.2) Những khoản thu do cơ quan thuế trực tiếp thu của các đối tượng trên

địa bàn xã:

+ Khi thu tiền thuế và nộp vào ngân sách do cán bộ thuế chịu trách nhiệm.

+ Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu ngân sách trên địa bàn

phân chia cho xã theo tỷ lệ điều tiết, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay).

(3) Hạch toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu bổ sung từ ngân sách cấp

trên, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay).

(4) Đối với các xã có các công trình XDCB, nếu kế toán xã thực hiện tổ chức

hạch toán nội dung XDCB trên cùng hệ thống sổ kế toán ngân sách xã thì thực hiện

hạch toán tổng hợp như sau:

(4.1) Thu ngân sách xã bằng hiện vật (kể cả các khoản thu viện trợ bằng vật tư

thiết bị):

Căn cứ vào số lượng hiện vật thu được quy ra giá trị để hạch toán:

* Trường hợp có tổ chức kho quản lý và hạch toán nhập, xuất hiện vật qua

kho.

- Khi thu được hiện vật nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu (chi tiết theo từng loại hiện vật và theo nơi bảo quản

hiện vật)

Có TK 719 - Thu Ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - thuộc năm nay).

- Khi xuất hiện vật ra sử dụng cho các công trình XDCB, lập phiếu xuất kho,

căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang ( 2412 – XDCB dở dang)

Có TK 152 - Vật liệu (Chi tiết theo từng loại hiện vật và theo nơi bảo quản

hiện vật)

- Ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi chi ngân sách xã chưa qua

Kho bạc giá trị hiện vật nhận viện trợ đã xuất ra sử dụng, ghi :

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

- Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, căn cứ vào phiếu

xuất kho, lập bảng kê kèm theo phiếu xuất kho (đã phân định rõ nội dung chi theo

300

mục lục ngân sách) làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc theo

đúng giá trị hiện vật xuất ra sử dụng.

+ Ghi thu ngân sách:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

+ Ghi chi ngân sách:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

* Trường hợp thu hiện vật nhưng không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay

cho công trình.

- Khi thu hiện vật đưa vào sử dụng ngay, căn cứ vào Giấy báo thu hiện vật,

phản ánh vào thu ngân sách chưa qua Kho bạc và chi đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412 – XDCB dở dang)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay).

Đồng thời phản ảnh ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc để hình thành nguồn

kinh phí đầu tư XDCB bằng số hiện vật thu đã sử dụng cho công trình, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

- Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, làm thủ tục ghi thu,

ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, căn cứ vào chứng từ đã được Kho bạc xác

nhận.

+ Ghi thu ngân sách số hiện vật:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

+ Ghi chi ngân sách số hiện vật:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay).

(4.2) Trường hợp nhân dân đóng góp bằng ngày công để xây dựng các công

trình cơ sở hạ tầng.

- Khi thu ngân sách xã bằng ngày công lao động, căn cứ vào Giấy báo ngày

công lao động đóng góp, ghi thu, ghi chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc giá trị ngày

công lao động, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay).

301

Đồng thời phản ảnh ghi chi xây dựng cơ bản và ghi tăng nguồn kinh phí đầu

tư XDCB giá trị ngày công lao động đã thu sử dụng cho công trình, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412 – XDCB dở dang)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

- Định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách đã qua Kho bạc giá trị ngày

công lao động.

+ Ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc giá trị ngày công lao động:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

+ Ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc giá trị ngày công lao động:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - thuộc năm nay)

(5) Trường hợp các xã có hoạt động đầu tư XDCB nhưng không hạch toán chi

phí trên cùng hệ thống sổ kế toán mà khoán thầu, hoặc theo dõi riêng thì các khoản

thu để đầu tư cho XDCB hạch toán như sau:

* Các khoản thu bằng ngày công, căn cứ vào bảng kê ngày công lao động kế

toán ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

* Các khoản thu bằng hiện vật, không nhập kho dùng ngay cho công trình,

căn cứ vào bảng kê thu hiện vật, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

* Các khoản thu bằng hiện vật được nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho và

bảng kê các khoản thu bằng hiện vật, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

Khi xuất dùng, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 152 - Vật liệu

(6)Thoái thu ngân sách

- Thoái trả tại Kho bạc số thu ngân sách đã qua Kho bạc: Sau khi số thu đã

nộp vào Kho bạc và đã ghi thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc, xã làm thủ tục thoái

thu ngân sách nhà nước để các đối tượng đến nhận tiền thoái trả trực tiếp tại Kho bạc

những khoản thu trong năm:

302

+ Căn cứ vào Giấy báo nợ của KBNN, ghi:

Nợ TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 -Tiền ngân sách tại Kho bạc)

+ Thoái thu các khoản thu năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết

toán (từ ngày 01 đến 31/01), xã làm thủ tục thoái thu để thoái trả trực tiếp cho đối

tượng đến nhận tiền tại Kho bạc, căn cứ giấy báo Nợ của KBNN, ghi:

Nợ TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7141 - Thuộc năm trước)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc)

- Trường hợp năm sau thoái thu các khoản thu thuộc năm trước. Xã làm lệnh

chi thoái thu các khoản thu thuộc năm trước (lấy số chi ngân sách năm sau để thoái

trả các khoản thu thuộc các năm trước) để các đối tượng đến nhận tiền trực tiếp tại

Kho bạc, căn cứ chứng từ, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 -Tiền ngân sách tại Kho bạc)

- Thoái trả trực tiếp cho các đối tượng nhận tiền mặt tại xã: Trường hợp số

tiền đã nộp vào Kho bạc và đã làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc,

nhưng việc thoái trả cho các đối tượng thực hiện tại xã bằng tiền mặt.

+ Căn cứ vào danh sách các đối tượng được thoái trả theo từng nội dung thoái

trả, làm thủ tục thoái thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (Nếu thoái thu thuộc ngân

sách năm nay)

Nợ TK 814 (8142- Thuộc năm nay)- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (Nếu

thoái thu để trả cho các khoản thu thuộc ngân sách năm trước)

Có TK 331 - Các khoản phải trả

+ Xã làm lệnh chi rút tiền mặt về xã để thoái trả (theo nội dung và danh sách

thoái trả đã được Kho bạc xác nhận), căn cứ vào phiếu thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

+ Khi xuất quỹ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 111 - Tiền mặt

7.2.1.5. Kế toán chi tiết thu ngân sách xã

Hạch toán chi tiết thu ngân sách xã thực hiện trên:

Sổ thu ngân sách xã (Mẫu số S04 – X). Sổ này được dùng để theo dõi các

khoản thu ngân sách xã phát sinh trong năm ngân sách từ ngày 01/01 đến khi quyết

toán năm trước được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Sổ này được mở để ghi chép các

303

khoản thu ngân sách xã đã qua Kho bạc và chưa qua Kho bạc phát sinh theo các mục

thu.

Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản thu theo nội dung thu, hình

thức thu (tiền mặt, hiện vật, ngày công lao động) và theo kỳ kế toán. Mỗi mục thu

được ghi chép trên một số trang nhất định.

Đầu trang ghi mã số Chương, Khoản, Tiểu Mục theo MLNS Nhà nước. Mỗi

tiểu mục ghi 1 trang hoặc 1 số trang tuỳ theo số nghiệp vụ phát sinh của mục đó

trong năm nhiều hay ít. Các tiểu mục được bố trí, sắp xếp thứ tự vào cùng 1 khoản,

cùng 1 chương để thuận tiện cho việc tổng hợp các chỉ tiêu theo khoản, theo chương.

Khi nhận được chứng từ thu trước hết kế toán phải phân loại chứng từ thu

xem khoản thu này là thu ngân sách hay thu các quỹ công chuyên dùng hoặc là

khoản thu hộ,...

+ Đối với chứng từ thu ngân sách xem khoản thu đó thuộc chương, loại,

khoản, mục nào của Mục lục ngân sách nhà nước để mở sổ thu ngân sách đúng vào

trang có chương, loại, khoản, mục đó.

+ Xem loại chứng từ thu ngân sách thuộc loại thu điều tiết, hay thu bổ sung

từ cấp trên, hay thu ngân sách chưa qua Kho bạc (thu ngân sách bằng tiền mặt hay

bằng hiện vật, ngày công) để ghi vào từng phần cho thích hợp.

7.2.2. Kế toán chi ngân sách xã

7.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán kế toán chi ngân sách xã

- Chỉ phản ánh vào chi ngân sách xã những khoản chi theo dự toán được

duyệt, gồm:

+ Các khoản chi thường xuyên

+ Các khoản chi cho đầu tư phát triển.

- Không phản ánh vào Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, những khoản chi sự

nghiệp, những khoản chi phí sản xuất, dịch vụ của các hoạt động kinh doanh, dịch vụ

của xã.

- Hạch toán chi ngân sách phải mở sổ kế toán chi ngân sách xã và sổ tổng hợp

chi ngân sách xã để hạch toán chi ngân sách theo MLNS phục vụ cho việc lập báo

cáo chi ngân sách theo nội dung kinh tế và báo cáo chi ngân sách theo Mục lục ngân

sách.

- Hạch toán chi ngân sách phải thống nhất với dự toán ngân sách về nội dung

chi, định mức chi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu. Đồng thời, phải đảm bảo sự

thống nhất và khớp đúng giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa số liệu

trên sổ chi ngân sách với số liệu trên chứng từ và báo cáo kế toán.

- Đối với những khoản chi thẳng qua Kho bạc nhà nước và chi sinh hoạt phí

tại xã có đủ điều kiện chi chính thức. Xã lập lệnh chi tiền chuyển đến cơ quan Kho

bạc thực hiện chi và hạch toán vào tài khoản “chi ngân sách xã đã qua Kho bạc”

304

- Đối với các khoản chi từ số tiền tạm ứng của Kho bạc, tiền thu ngân sách

được phép giữ lại để chi, chi hiện vật, ngày công lao động hạch toán vào tài khoản

“chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc”. Sau đó làm thủ tục ghi chi ngân sách tại cơ

quan Kho bạc. Khi Kho bạc ghi chi ngân sách xã và xác nhận vào chứng từ thì kế

toán hạch toán sang tài khoản chi ngân sách đã qua Kho bạc.

7.2.2.2. Chứng từ kế toán

Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:

- Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt: Là chứng từ kế toán do ban

tài chính xã lập, yêu cầu Kho bạc nhà nước trích quỹ ngân sách xã bằng tiền mặt về

xã để thực hiện chi, xác nhận số chi ra từ quỹ ngân sách xã, là căn cứ để Kho bạc nhà

nước hạch toán chi ngân sách xã. Nếu dùng lệnh chi tiền để tạm ứng chi thì gạch

chéo ô “thực chi”, nếu dùng Lệnh chi tiền để cấp phát thực chi thì gạch chéo ô “Tạm

ứng”.

- Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp séc bảo

chi: Là chứng từ dùng để chuyển tiền từ tài khoản ngân sách của xã tại Kho bạc sang

tài khoản của đối tượng thụ hưởng theo lệnh của Chủ tài khoản, là căn cứ để Kho bạc

nhà nước hạch toán chi ngân sách xã và thanh toán cho đơn vị nhận tiền hoặc cấp séc

bảo chi, xác nhận số tiền chi ra từ quỹ ngân sách xã.

- Bảng kê chi ngân sách: Được sử dụng trong trường hợp cấp phát một lần cho

nhiều nội dung chi thuộc các chương, loại, khoản mục khác nhau không ghi hết trên

1 tờ lệnh chi và nó được đi kèm với Lệnh chi.

- Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng: Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán

tạm ứng được dùng cho xã trong trường hợp xã đề nghị Kho bạc nhà nước cho thanh

toán các khoản tiền đã tạm ứng của kho bạc khi có các chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ

và đủ điều kiện thanh toán. Là căn cứ để Kho bạc chuyển từ tạm ứng sang cấp phát

ngân sách. Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng đã được Kho bạc xác nhận là

căn cứ để ghi số đã ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc. Giấy đề nghị Kho bạc thanh

toán tạm ứng do kế toán xã lập để xin thanh toán số tiền đã tạm ứng.

- Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã: Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách

được dùng cho những xã có thu ngân sách bằng hiện vật, ngày công lao động, những

xã ở xa Kho bạc đi lại khó khăn được phép giữ một số khoản thu ngân sách để lại chi

ngân sách tại xã, làm chứng từ để kho bạc ghi thu, ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc.

Đồng thời là chứng từ để kế toán xã chuyển các khoản thu chưa qua Kho bạc và

khoản chi chưa qua bạc sang hạch toán đã ghi thu ngân sách và đã ghi chi ngân sách

tại Kho bạc.

Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách gồm hai phần: Phần ghi thu ngân sách và

phần ghi chi ngân sách. Tổng số tiền ghi thu ngân sách phải bằng tổng số tiền ghi chi

ngân sách.

Những chứng từ để ghi vào Tài khoản “Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc” là

những chứng từ đã phân định rõ nội dung chi theo mục lục ngân sách và đã được

305

Kho bạc nhà nước kiểm soát chi và xác nhận được hạch toán vào tài khoản chi ngân

sách nhà nước tại Kho bạc.

7.2.2.3. Tài khoản kế toán

Kế toán sử dụng các tài khoản:

Tài khoản 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

Tài khoản 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

Nội dung kết cấu của Tài khoản 814

- Phát sinh Bên Nợ:

Số chi ngân sách xã đã được phản ánh vào chi ngân sách tại Kho bạc gồm:

+ Các khoản chi thuộc năm ngân sách năm nay.

+ Các khoản chi thuộc năm ngân sách năm trước được xử lý trong thời gian

chỉnh lý quyết toán.

+ Số chi chuyển nguồn sang năm sau

- Phát sinh Bên Có

+ Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi.

+ Số thực chi ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách năm trước

được chuyển sang tài khoản 914 “Chênh lệch thu, chi ngân sách xã “để xác định kết

dư ngân sách.

- Số dư bên Nợ:

+ Chi ngân sách xã thuộc năm ngân sách năm nay luỹ kế từ đầu năm tới cuối

kỳ.

+ Số chi thuộc năm ngân sách năm trước chưa xử lý chờ phê duyệt quyết toán.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 8141 – Thuộc năm trước: Tài khoản này phản ánh các khoản chi

ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách năm trước và việc xử lý các

khoản chi ngân sách xã thuộc năm ngân sách năm trước phát sinh trong thời gian

chỉnh lý quyết toán. Sau khi HĐND đã phê chuẩn quyết toán chi ngân sách năm

trước, kết chuyển số chi ngân sách năm trước vào tài khoản 914 “Chênh lệch thu, chi

ngân sách xã” để xác định kết dư ngân sách.

- Tài khoản 8142 – Thuộc năm nay: Tài khoản này tập hợp các khoản ngân

sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách năm nay từ ngày 01/01 đến hết ngày

31/12. Cuối ngày 31/12 số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu năm trên

tài khoản này được chuyển từ bên Có Tài khoản 8142 “Thuộc năm nay” sang bên

Nợ Tài khoản 8141 “Thuộc năm trước” để năm sau hạch toán tiếp trong thời gian

chỉnh lý quyết toán.

Nội dung kết cấu của Tài khoản 819

306

- Phát sinh Bên Nợ

Các khoản chi ngân sách thường xuyên, chi mua sắm tài sản cố định bằng

tiền mặt và chi cho đầu tư XDCB nhưng chưa ghi vào tài khoản chi ngân sách xã tại

kho bạc.

- Phát sinh Bên Có

+ Các khoản chi ngân sách thường xuyên đã làm thủ tục ghi chi ngân sách tại

Kho bạc.

+ Các khoản chi về mua sắm tscđ bằng tiền mặt và chi đầu tư XDCB (công

trình hoàn thành và quyết toán công trình đã được phê duyệt) chuyển thành số chi

ngân sách đã qua Kho bạc.

- Số dư bên Nợ:

Các khoản đã chi ngân sách xã (về chi thường xuyên và chi mua sắm TSCĐ

và chi đầu tư XDCB) nhưng chưa làm thủ tục ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 8191 – Thuộc năm trước: Tài khoản này phản ánh những khoản

đã chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm trước, nhưng

chưa làm thủ tục ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc. Tài khoản này được hạch toán chi

tiết cho chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Tài khoản 8192 – Thuộc năm nay: Tài khoản này phản ánh các khoản chi

ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm nay, nhưng chưa làm

thủ tục ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc. Cuối ngày 31/12 nếu Tài khoản 8192

“Thuộc năm nay” còn số dư thì số dư sẽ được chuyển sang Tài khoản 8191 “Thuộc

năm trước” để năm sau hạch toán tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Tài khoản

này hạch toán chi tiết cho chi thường xuyên và chi đầu tư .

- Chi ngân sách được chia làm 2 trường hợp:

+ Cấp phát trực tiếp: Xã lập Lệnh chi tiền, trên Lệnh chi tiền phải ghi đầy đủ

chương, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế theo qui định của mục lục ngân sách

nhà nước. Khi chi hạch toán thẳng vào Tài khoản 814 “Chi ngân sách xã đã qua Kho

bạc” (TK 8142).

+ Cấp phát tạm ứng của Kho bạc:

Tạm ứng chi thường xuyên: Đối với các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh

toán, xã làm lệnh chi tạm ứng (C.000, ngành KT: 000, NDKT: 0051 “Tạm ứng chi

HCSN”) tạm ứng tiền ở Kho bạc về để chi, khi chi hạch toán vào tài khoản 819 “chi

ngân sách xã chưa qua Kho bạc”. Căn cứ vào chứng từ, kế toán xã lập “Giấy đề nghị

Kho bạc thanh toán tạm ứng” và “bảng kê chứng từ chi” làm thủ tục ghi chi ngân

sách nhà nước tại Kho bạc để chuyển từ Tài khoản 819 “Chi ngân sách xã chưa qua

Kho bạc” sang tài khoản 814 “Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc”.

Tạm ứng chi cho các công trình XDCB hoặc để hình thành nguồn kinh phí

đầu tư XDCB: Xã lập lệnh chi tạm ứng (C.000, ngành KT: 000, NDKT: 0052 “Tạm

307

ứng vốn XDCB qua KBNN”) tạm ứng cho người nhận thầu, trả tiền mua vật liệu

thiết bị xây dựng, tạm ứng để hình thành nguồn kinh phí đầu tư XDCB tập trung của

xã... Khi công trình hoàn thành, thanh toán số tiền đã tạm ứng của ngân sách, chuyển

số chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc ghi

Nợ 814/ Có 819.

- Cuối ngày 31/12 số chi ngân sách xã luỹ kế từ đầu năm hạch toán trên tài

khoản 8142 “Thuộc năm nay”, được chuyển sang Tài khoản 8141 “Thuộc năm

trước”, để chuyển sang Nhật ký – Sổ Cái năm sau và theo dõi hạch toán tiếp những

nghiệp vụ phát sinh chi thuộc niên độ ngân sách năm trước trong thời gian chỉnh lý

quyết toán cho đến khi HĐND phê chuẩn quyết toán chi ngân sách năm trước.

- Sau khi hoàn thành việc chỉnh lý quyết toán năm trước, trong thời hạn cho

phép xác định những khoản chi có trong dự toán năm trước được mà xã vẫn chưa

thực hiện được. Chủ tài khoản quyết định chuyển nguồn của những khoản chi này

sang năm sau để chi tiếp. Kế toán lập lệnh chi tiền (C860, Ngành KT: 369, NDKT:

0953) mang đến Kho bạc để làm thủ tục ghi chi ngân sách năm trước và ghi ngân

sách năm nay. Căn cứ vào chứng từ đã được Kho bạc xác nhận kế toán ghi: Nợ TK

814 (8141)/ Có TK 714 (7142).

- Số thực chi ngân sách trong năm phản ánh trên Tài khoản 814 “Chi ngân

sách xã đã qua Kho bạc”, không được lớn hơn số thực thu ngân sách phản ánh trên

Tài khoản 714 “Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc”.

7.2.2.4. Kế toán tổng hợp các khoản chi ngân sách xã

Kế toán hạch toán tổng hợp chi ngân sách xã trên Nhật ký – Sổ Cái và sổ tổng

hợp chi ngân sách xã.

Việc ghi Nhật ký – Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã được

định khoản Nợ, Có các tài khoản cụ thể.

Căn cứ để ghi sổ tổng hợp chi ngân sách xã là số liệu ở 2 dòng khoá sổ (cộng

phát sinh tháng và dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm của từng mục chi) trên sổ

chi ngân sách xã. Số liệu từ sổ tổng hợp chi ngân sách xã là căn cứ để lên các chỉ tiêu

báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã hàng tháng và báo cáo tổng hợp quyết toán chi

ngân sách xã theo nội dung kinh tế và báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo

MLNS NN.

Hạch toán cụ thể các nghiệp vụ kinh tế như sau:

(1)- Hạch toán các khoản chi thường xuyên tại xã

(1.1). Đối với những khoản chi thẳng bằng chuyển khoản: (những khoản chi

ngân sách có đủ điều kiện thanh toán)

Khi xã lập Lệnh chi để chi trả tiền đóng BHXH, mua thẻ BHYT, trả tiền điện,

cước phí bưu điện và 1 số dịch vụ khác, căn cứ vào giấy báo Nợ (1 liên của lệnh chi

từ Kho bạc chuyển về) kế toán ghi thẳng vào tài khoản 814 "Chi ngân sách xã đã qua

Kho bạc".

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (814 - Thuộc năm nay)

308

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách xã tại Kho bạc)

(1.2). Những khoản chi thẳng ngân sách xã bằng tiền mặt:

Những khoản chi về tiền lương, phụ cấp có trong dự toán được duyệt, khi xã

xuất quĩ thanh toán được hạch toán thẳng vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc:

- Khi xã lập Lệnh chi rút tiền mặt về xã để chi trả tiền lương và phụ cấp, căn

cứ vào báo Nợ của Kho bạc (1 liên Lệnh chi từ Kho bạc chuyển về), lập phiếu thu

nhập quỹ, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách xã tại Kho bạc).

- Khi xuất quỹ ra chi trả lương, sinh hoạt phí và phụ cấp, căn cứ vào phiếu chi,

ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 111- Tiền mặt.

(2) Chi đầu tư phát triển

(2.1). Chi mua sắm tài sản cố định đưa về sử dụng ngay bằng chuyển khoản:

Căn cứ vào Hoá đơn mua tài sản, lập Lệnh chi tiền chi ngân sách bằng chuyển

khoản, căn cứ vào giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.

Đồng thời căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan

ghi tăng tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(2.2). Chi mua sắm tài sản cố định đưa về sử dụng ngay bằng tiền mặt:

- Căn cứ vào Hoá đơn mua tài sản, phiếu chi, ghi chi ngân sách xã chưa qua

Kho bạc:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

Có TK 111 - Tiền mặt.

- Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ có liên quan, ghi

tăng TSCĐ và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

- Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, căn cứ vào Giấy đề nghị kho

bạc thanh toán tạm ứng được Kho bạc chấp nhận, kế toán chuyển từ chi chưa qua

Kho bạc sang chi đã qua Kho bạc, ghi:

309

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - thuộc năm nay)

(2.3). Chi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử: nếu xã sử dụng tài

khoản 241 thi các chi phí lắp đặt, chạy thử được tập hợp vào tài khoản 241 - XDCB

dở dang.

(2.4). Chi ngân sách cho đầu tư XDCB:

- Trường hợp xã đứng ra hạch toán và tập hợp chi phí đầu tư XDCB trên TK

241 thì hạch toán như sau:

(2.4.1). Nhập kho số vật tư thiết bị mua về chưa thanh toán, căn cứ hoá đơn,

phiếu nhập kho, ghi:

- Nếu mua vật tư chưa thanh toán:

Nợ TK 152- Vật liệu

Có TK 331- Các khoản phải trả

- Trường hợp ngân sách xã làm lệnh chi tạm ứng cho chủ đầu tư để mua vật

tư hoặc chuyển trả cho người cung cấp, người nhận thầu, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu (mua vật tư về nhập kho)

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (chuyển khoản trả cho người cung cấp người

nhận thầu)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại kho bạc)

+ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB và chi ngân sách chưa

qua Kho bạc số tiền ngân sách đã tạm ứng cho chủ đầu tư để mua vật tư hoặc trả cho

người cung cấp, người nhận thầu, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

(2.4.2). Xuất vật tư, thiết bị XDCB sử dụng cho công trình, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 152- Vật liệu

(2.4.3). Khi ứng tiền cho nhà thầu xây lắp theo hợp đồng ký kết, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 111- Tiền mặt (nếu ứng bằng tiền mặt)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)(rút tiền gửi vốn đầu tư

ứng trước cho người nhận thầu )

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Nhận vốn ngân sách chi cho đầu

tư, xã làm lệnh chi chuyển khoản thẳng cho nhà thầu)

310

- Đồng thời ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc để hình thành nguồn vốn đầu

tư XDCB đối với phần vốn ngân sách đã làm lệnh chi chuyển khoản thẳng cho nhà

thầu, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (nếu là cấp tạm ứng)

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

(2.4.4). Nhận khối lượng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao,căn cứ

hợp đồng giao thầu, hoá đơn khối lượng XDCB hoàn thành hoặc phiếu giá công

trình và biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 331- Các khoản phải trả

(2.4.5). Thanh toán cho người nhận thầu, người cung cấp dịch vụ, vật tư, hàng

hoá có liên quan đến đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 331- Các khoản phải trả

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 311- Các khoản phải thu (Chi tiết tạm ứng)

(2.4.6). Khi phát sinh chi phí XDCB khác, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

(2.5). Nhận vốn viện trợ chi thẳng cho công trình xây dựng cơ bản, ghi:

Khi nhận viện trợ là vật tư, thiết bị chuyển thẳng cho công trình:

- Ghi thu, ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc số vật tư thiết bị nhận viện trợ,

kế toán ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

- Ghi chi đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB giá trị vật tư

thiết bị nhận viện trợ chuyển thẳng cho công trình, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412 – XDCB dở dang)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

- Sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc cuối niên độ

kế toán làm thủ tục ghi thu ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc số vốn của ngân

sách đã cấp cho công trình:

+ Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay)

311

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - thuộc năm nay)

+ Ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc :

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

- Căn cứ vào quyết toán công trình được duyệt, lập Biên bản giao nhận

TSCĐ:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

- Căn cứ vào quyết toán công trình được duyệt, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 241 - XDCB dở dang (2412).

7.2.2.5. Kế toán chi tiết các khoản chi ngân sách xã

Hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách xã được thực hiện trên “Sổ chi

ngân sách xã” (Mẫu số S05 - X). Sổ này được mở để ghi chép các khoản chi ngân

sách xã đã qua Kho bạc và chưa qua kho bạc phát sinh theo các mục chi. Mỗi mục

chi được ghi chép trên một số trang nhất định. Trên đầu trang sổ ghi rõ mã số của

từng chương, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế theo mục lục NSNN.

Khi nhận được chứng từ liên quan đến chi và giảm chi ngân sách, kế toán

phân loại các chứng từ chi theo từng chương, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế

chi và xác định xem khoản chi đó đã qua Kho bạc hay chưa qua Kho bạc để ghi vào

các cột tương ứng cho phù hợp.

Cuối tháng cộng tổng số tiền của từng mục chi phát sinh trong tháng và luỹ kế

từ đầu năm đến cuối tháng đó để lấy số liệu chuyển sang sổ tổng hợp chi ngân sách

xã theo chỉ tiêu báo cáo và quyết toán (Mẫu số S 06–X)

312

7.3. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

7.3.1. Kế toán vốn bằng tiền

7.3.1.1. Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền

- Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại xã, tiền ngân sách và tiền khác

của xã đang gửi tại Kho bạc.

- Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là

đồng Việt Nam; Trường hợp có phát sinh ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra

đồng Việt Nam và theo dõi nguyên tệ.

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải căn cứ vào phiếu thu,

phiếu chi đã có đủ chữ ký của các đối tượng liên quan. Kế toán phải mở sổ

Nhật ký thu, chi tiền mặt để ghi chép hàng ngày các khoản thu, chi tồn

quỹ ở mọi thời điểm của từng loại quỹ;

- Phải mở sổ chi tiết tiền gửi Kho bạc để theo dõi chi tiết tình hình

tăng, giảm của từng khoản tiền gửi ở Kho bạc. Định kỳ phải có đối chiếu

giữa sổ tiền gửi Kho bạc với số dư của tài khoản tại Kho bạc.

- Cuối ngày phải kiểm kê quỹ và đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ

và số liệu trên sổ Nhật ký thu, chi quỹ tiền mặt của kế toán.

7.3.1.2. Chứng từ kế toán

Các chứng từ sử dụng để hạch toán vốn bằng tiền gồm

- Phiếu thu: Là Chứng từ xác nhận số tiền mặt thực tế nhập quĩ và

làm căn cứ để Kế toán ghi sổ kế toán; để Thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quĩ của

Thủ quỹ. Mọi khoản tiền nhập quỹ nhất thiết phải có Phiếu thu.

- Phiếu chi: Là chứng từ để xác định các khoản tiền mặt thực tế

xuất quỹ và làm căn cứ để Kế toán ghi sổ kế toán; để Thủ quỹ xuất quỹ,

ghi sổ quỹ của thủ quỹ. Mọi khoản tiền xuất quỹ nhất thiết phải có Phiếu

chi và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng và

Chủ tịch UBND xã đã duyệt chi thì thủ quỹ mới xuất quĩ.

- Giấy nộp tiền vào ngân sách (giấy báo Có) (xem phần thu ngân

sách)

- Uỷ nhiệm chi (giấy báo Nợ)

- Lệnh chi tiền kiêm giấy rút tiền mặt từ ngân sách xã (xem phần

chi ngân sách)

Và các chứng từ liên quan khác

313

7.3.1.3. Tài khoản kế toán

Hạch toán kế toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng tài khoản

Tài khoản 111 - Tiền mặt

Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc.

Nội dung kết cấu của Tài khoản 111 - Tiền mặt

Phát sinh Bên Nợ

+ Các khoản tiền mặt, ngoại tệ nhập quỹ;

+ Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.

Phát sinh Bên Có

+ Các khoản tiền mặt, ngoại tệ xuất quỹ;

+ Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.

- Số dư bên Nợ

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ còn tồn quỹ.

Nội dung kết cấu của Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc

- Phát sinh Bên Nợ

Ghi tăng các khoản tiền của xã gửi tại Kho bạc khi gửi vào.

- Phát sinh Bên Có

Ghi giảm các khoản tiền của xã gửi tại Kho bạc khi rút tiền từ tài

khoản ra

- Số dư bên Nợ

Số tiền của xã còn trên tài khoản tại Kho bạc.

Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc có 2 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có

và tình hình tăng, giảm các khoản tiền ngân sách xã trên tài khoản tại

KBNN

- Tài khoản 1128 - Tiền gửi khác: Phản ánh các khoản tiền khác

của xã gửi tại Kho bạc nhà nước như: Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng

của xã, tiền gửi các khoản thu hộ, chi hộ và các khoản tiền gửi vãng lai

khác.

314

7.3.1.4. Hạch toán tổng hợp

Kế toán vốn bằng tiền hạch toán tổng hợp trên Nhật ký - Sổ Cái,

các nghiệp vụ kinh tế được định khoản như sau

7.3.1.5. Hạch toán tiền mặt

* Hạch toán các khoản thu, chi tiền mặt tại xã

(1) Các khoản thu ngân sách tại xã bằng tiền mặt (chưa nộp vào

Kho bạc) được nhập vào quỹ của xã, căn cứ vào phiếu thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc

năm nay).

(2) Các tổ chức, cá nhân nhận khoán (nhận thầu vườn cây, đầm ao,

ruộng, đất công, đò, chợ, cầu phao, bến bãi,...) nộp tiền khoán cho xã.

(2.1) Nếu người nhận khoán nộp ngay cho xã bằng tiền mặt, căn cứ

vào hợp đồng giao khoán, lập phiếu thu làm thủ tục nhập quĩ của xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc

năm nay).

(2.2) Nếu người nhận khoán chưa nộp ngay một lần mà nộp làm

nhiều lần theo thoả thuận trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (số tiền thu ngay sau khi ký hợp đồng)

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (số tiền giao khoán chưa thu

được)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - thuộc

năm nay).

(2.3) Khi thu được các khoản nợ về giao khoán, căn cứ vào phiếu

thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (số tiền thu ngay sau khi ký hợp đồng)

Có TK 311 - Các khoản phải thu (số tiền giao khoán đã thu được)

(3) Xã làm thủ tục nộp tiền mặt thuộc ngân sách vào tài khoản ngân

sách của xã tại Kho bạc Nhà nước.

315

(3.1) Căn cứ vào phiếu chi lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà

nước bằng tiền mặt và căn cứ chứng từ của Kho bạc Nhà nước (một liên

của giấy nộp tiền từ Kho bạc chuyển về), ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt.

(3.2) Đồng thời, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách từ Kho bạc

chuyển về, kế toán chuyển số thu ngân sách chưa qua Kho bạc thành thu

ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc

năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay)

(4) Rút tiền ngân sách từ Kho bạc về nhập quỹ của xã để chi trả tiền

lương, sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp.

(4.1) Căn cứ vào Lệnh chi tiền, lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ

tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc).

(4.2) Xuất quỹ chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ xã, căn cứ vào

phiếu chi, bảng thanh toán lương và sinh hoạt phí, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm

nay)

Có TK 111 - Tiền mặt

(5) Làm lệnh chi tạm ứng rút tiền mặt tạm ứng từ tài khoản ngân

sách tại Kho bạc về nhập quỹ của xã để chi tiêu,

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc).

(6) Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, đi mua

vật tư, chi hội nghị, tiếp khách..., căn cứ vào phiếu chi kèm theo giấy đề

nghị tạm ứng, ghi:

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết người nhận tạm ứng)

Có TK 111 - Tiền mặt.

316

(7) Xuất quỹ tiền mặt thanh toán khối lượng cho người nhận thầu,

căn cứ vào Hợp đồng nhận thầu xây dựng, Phiếu giá công trình hoặc biên

bản nghiệm thu khối lượng, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết người nhận thầu xây dựng

cơ bản)

Có TK 111 - Tiền mặt.

(8) Khi xuất quỹ tiền mặt chi hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ,...

(chi trực tiếp không qua tạm ứng), căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ

kèm theo, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc

năm nay)

Có TK 111 - Tiền mặt.

(9) Xuất quỹ tiền mặt trả nợ cho người cung cấp, người nhận thầu

và thanh toán các khoản nợ của các chứng từ được duyệt chi nhưng chưa

có tiền thanh toán, căn cứ vào phiếu chi, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 111 - Tiền mặt.

(10) Xuất quỹ tiền mặt thuộc quỹ ngân sách mua tài sản cố định

đưa ngay vào sử dụng (trường hợp không hình thành vốn đầu tư XDCB

riêng)

(10.1) Căn cứ vào phiếu chi và hoá đơn mua TSCĐ, ghi chi ngân

sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

Có TK 111 - Tiền mặt.

(10.2) Đồng thời căn cứ vào hoá đơn mua TSCĐ, lập Biên bản giao

nhận tài sản cố định, kế toán ghi tăng tài sản và tăng nguồn kinh phí đã

hình thành TSCĐ:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(11) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc cho các trường

hợp chi bằng tiền tạm ứng của Kho bạc ở các nghiệp vụ 6, 7, 8, 9, 10. Căn

cứ vào giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng đã được Kho bạc chấp

nhận thanh toán, ghi:

317

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay) (theo số liệu KB thanh toán )

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc

năm nay).

* Hạch toán các khoản tiền mặt khác tại xã (các khoản tiền không

thuộc quỹ ngân sách xã).

(1) Uỷ ban nhân dân xã đứng ra thu hộ các khoản đóng góp của dân

cho cấp trên (thu quỹ phòng chống thiên tai, bão lụt, tiền lao động nghĩa

vụ công ích, tiền đóng góp ủng hộ,...) căn cứ biên lai thu các khoản đóng

góp của dân, lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ tiền mặt của xã số tiền

thu được.

(1.1) Nhập quỹ tiền mặt tại xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 – Các khoản thu hộ)

(chi tiết các khoản thu hộ của từng đối tượng nhờ thu hộ).

(1.2) Khi xã nộp tiền cho cấp trên, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp

tiền vào tài khoản tại Kho bạc (trường hợp nộp tiền thẳng vào tài khoản

của cấp trên), ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (chi tiết các khoản thu hộ

tương ứng).

Có TK 111 - Tiền mặt.

(1.3) Khi xã được cơ quan thuế hoặc cơ quan Thi hành án uỷ quyền

giao cho thu một số khoản thuế, phí, lệ phí và một số khoản phải thu về thi

hành án của các đối tượng trên địa bàn xã, ghi:

- Khi thu được tiền nhập quỹ của xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 – Các khoản thu

hộ)(chi tiết các khoản thu hộ).

- Khi nộp tiền thanh toán với cơ quan thuế hoặc cơ quan Thi hành

án, ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (chi tiết các khoản thu hộ

tương.

Có TK 111 - Tiền mặt (số tiền mặt nộp cho cơ quan nhờ thu hộ)

318

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - thuộc

năm nay) (Số tiền thi hành án xã được hưởng đưa vào thu ngân sách xã )

(2) Thu các khoản đóng góp của nhân dân để hình thành các quỹ

công chuyên dùng của xã theo qui định hiện hành của Chính phủ hoặc Uỷ

ban nhân dân tỉnh, thành phố.

(2.1) Khi thu các khoản đóng góp của nhân dân bằng tiền mặt để

hình thành quỹ công chuyên dùng của xã theo quy định hiện hành, căn cứ

Biên lai thu tiền, lập Phiếu thu làm thủ tục nhập quĩ tiền mặt và ghi tăng

các quĩ công chuyên dùng của xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 431 - Các quỹ công chuyên dùng của xã (chi tiết theo từng

quỹ).

(2.2) Khi nộp tiền mặt thuộc các quỹ công chuyên dùng của xã vào

tài khoản tiền gửi khác tại Kho bạc Nhà nước, căn cứ vào Phiếu chi lập

Giấy nộp tiền vào tài khoản tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 111 - Tiền mặt.

(2.3) Xuất quỹ tiền mặt thuộc các quỹ công chuyên dùng của xã chi

trực tiếp tại xã, căn cứ vào phiếu chi, ghi:

Nợ TK 431 - Các quỹ công chuyên dùng của xã (chi tiết theo từng

quỹ)

Có TK 111 - Tiền mặt.

* Hạch toán thu chi sự nghiệp bằng tiền mặt: Phần này chỉ áp dụng

đối với những xã có tổ chức hạch toán tập trung các khoản thu, chi sự

nghiệp của các bộ phận sự nghiệp trong xã tại bộ phận kế toán xã.

(1) Khi thu tiền mặt của các hoạt động sự nghiệp nhập quỹ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 711 - Thu sự nghiệp

(2) Xuất quỹ tiền mặt chi sự nghiệp, căn cứ vào Phiếu chi, ghi:

Nợ TK 811 - Chi sự nghiệp

Có TK 111- Tiền mặt

7.3.1.3.2. Hạch toán tiền gửi Kho bạc

319

7.3.2. Kế toán tiền gửi kho bạc

7.3.2.1. Kế toán các khoản tiền ngân sách tại Kho bạc

(1) Xuất quỹ nộp các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt vào tài

khoản ngân sách xã tại Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi, lập giấy nộp tiền

mặt vào ngân sách, căn cứ vào giấy nộp tiền do Kho bạc chuyển trả, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt.

Đồng thời, căn cứ vào liên giấy nộp tiền đã được Kho bạc xác

nhận, kế toán ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc

năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay).

(2) Nhận được Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc về các khoản

thu điều tiết cho xã, phản ánh số thu ngân sách về các khoản được điều

tiết, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay).

(3) Nhận được tiền bổ sung từ ngân sách cấp trên, căn cứ vào giấy

báo có của KBNN, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay).

(4) Nhận được tiền tài trợ do các chương trình dự án, tổ chức,

chuyển vào tài khoản của xã để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của

xã, căn cứ vào giấy báo Có của Kho bạc nhà nước (nếu xác định là khoản

ngân sách), ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142- Thuộc năm

nay).

320

(5) Rút tiền mặt từ tài khoản ngân sách tại Kho bạc (rút tiền về chi

trả tiền lương, phụ cấp hoặc rút tạm ứng) về xã để chi, căn cứ vào chứng

từ rút tiền lập phiếu thu, làm thủ tục nhập quĩ của xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc).

(6) Chuyển tiền từ tài khoản ngân sách tại Kho bạc thanh toán cho

người cung cấp dịch vụ về tiền điện, điện thoại, báo, mua TSCĐ....(nhận

được hoá đơn, xã làm Lệnh chi tiền chuyển trả ngay). Căn cứ vào liên báo

Nợ từ KBNN chuyển về, ghi:

Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm

nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc).

(7) Làm lệnh chi ngân sách (thực chi) chuyển tiền mua tài sản cố

định đưa vào sử dụng ngay, căn cứ vào hoá đơn mua tài sản và liên giấy

báo nợ, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm

nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho

bạc).

- Đồng thời: Căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán

lập biên bản giao nhận TSCĐ, ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí đã hình

thành TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(8) Làm thủ tục thoái thu ngân sách để trả cho người được hưởng

đến nhận tiền trực tiếp tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại kho bạc).

7.3.2.2. Hạch toán các khoản tiền khác gửi tại Kho bạc

(1) Nhận kinh phí dự án, kinh phí nhờ chi hộ qua tài khoản tiền gửi

kho bạc, căn cứ vào giấy báo Có, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

321

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362 - Các khoản chi hộ).

(2) Đối với những xã có hoạt động đầu tư XDCB và có hạch toán

nguồn kinh phí đầu tư XDCB, chi phí đầu tư XDCB riêng:

(2.1) Xã làm lệnh chi tạm ứng chuyển tiền từ tài khoản Tiền ngân

sách tại Kho bạc sang tài khoản tiền gửi khác để hình thành nguồn kinh

phí XDCB tập trung của xã (nếu có), căn cứ giấy báo Nợ ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

(2.2) Căn cứ báo Có ghi tăng tiền gửi khác (tiền gửi vốn đầu tư) và

tăng nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

(Chi tiết tiền gửi vốn đầu tư)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

(3) Xã nhận được tiền tài trợ của cấp trên, các tổ chức cho các công

trình XDCB nhưng không ghi vào ngân sách, căn cứ giấy báo Có của Kho

bạc, ghi :

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

(Chi tiết tiền gửi vốn đầu tư)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

(4) Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng chuyển khoản, căn cứ giấy

báo Có, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(5) Rút tiền từ tài khoản tiền gửi khác về quỹ của xã, căn cứ vào

giấy báo Nợ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác).

(6) Thanh toán các khoản nợ cho người bán, người nhận thầu bằng

tiền gửi Kho bạc, căn cứ giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác).

322

7.3.2.3. Kế toán chi tiết

Kế toán vốn bằng tiền hạch toán chi tiết trên sổ: Sổ Nhật ký thu – chi

quỹ tiền mặt (mẫu S 02b-X), sổ tiền gửi Kho bạc (S03- X) và Sổ quĩ tiền mặt

(số 2a-X) dùng cho thủ quĩ.

- Sổ quỹ tiền mặt: Sổ này dùng cho thủ quỹ phản ánh tình hình thu, chi

tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam qua quỹ tiền mặt của xã.

Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã thực hiện

nhập, xuất quĩ.

Cuối tháng sau khi khoá Sổ quỹ và Sổ nhật ký thu, chi quĩ tiền mặt kế

toán kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng sẽ ký xác nhận chéo vào sổ

của nhau ở phía dưới dòng khóa sổ.

- Sổ nhật ký thu - chi quĩ tiền mặt: Sổ này dùng cho kế toán để theo

dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt về tổng số và chi tiết theo từng quỹ để

có căn cứ đối chiếu với số liệu trên sổ của thủ quỹ.

Căn cứ ghi sổ là các Phiếu thu, Phiếu chi đã thực hiện nhập xuất thu,

chi quỹ tiền mặt do thủ quỹ chuyển cho kế toán.

- Sổ tiền gửi Kho bạc: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng loại tiền

gửi của xã tại Kho bạc bao gồm tiền ngân sách có trên tài khoản tại Kho bạc,

tiền gửi kinh phí đầu tư XDCB và các khoản tiền gửi khác.

Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có của Kho bạc. Sổ tiền gửi

được mở làm 2 quyển: Một quyển theo dõi tiền ngân sách xã có trên tài

khoản tại Kho bạc, một quyển để theo dõi các khoản tiền gửi khác như tiền

gửi các quỹ công chuyên dùng, tiền gửi kinh phí đầu tư XDCB. Các khoản

tiền gửi phải ghi rõ số hiệu tài khoản tại nơi giao dịch.

7.3.3. Kế toán các quĩ công chuyên dùng

7.3.3.1. Nguyên tắc kế toán các quĩ công chuyên dùng

- Quỹ công chuyên dùng của xã là các quỹ tài chính được hình thành

từ việc huy động của dân theo quy định hiện hành của Nhà nước và do

UBND xã, phường trực tiếp quản lý và điều hành và các khoản đóng góp trên

nguyên tắc tự nguyện của nhân dân đã được HĐND xã quyết định không đưa

vào ngân sách xã.

- Quỹ huy động cho mục đích gì phải sử dụng đúng cho mục đích ấy

và việc sử dụng phải đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Định kỳ phải báo cáo

công khai số thu, chi và số tồn của từng quỹ trước HĐND.

323

- Khi thu các khoản đóng góp của dân để hình thành quĩ của xã, phải

dùng biên lai thu các khoản đóng góp của dân do cơ quan tài chính phát

hành. Biên lai thu phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp, những khoản dân đã

nộp, số tiền nộp từng khoản, chữ ký người thu, người nộp tiền vào tất cả các

liên của biên lai. Nội dung và số tiền ghi trên các liên của biên lai phải như

nhau. Thu tiền xong, người đi thu phải giao một liên biên lai cho người nộp

và ghi vào các sổ liên quan đến các khoản thu của dân để phục vụ cho việc

kiểm tra, đối chiếu và quyết toán biên lai.

- Phải mở sổ hạch toán chi tiết từng loại quỹ của xã cả về hiện vật và

giá trị. Trong sổ ghi rõ từng nội dung thu, chi, số tồn quỹ đầu năm, tồn quỹ

cuối năm để phục vụ cho việc lập báo cáo công khai về tình hình thu, chi của

từng quỹ trước Hội đồng nhân dân.

7.3.3.2. Chứng từ kế toán

Sử dụng để hạch toán các quĩ công chuyên dùng của xã gồm:

- Biên lai thu tiền (mẫu số C27-X):

- Bảng tổng hợp biên lai thu tiền

- Phiếu thu

- Phiếu chi

7.3.3.3. Tài khoản kế toán

Để hạch toán các quĩ công chuyên dùng kế toán xã sử dụng tài khoản

431 – Các quỹ công chuyên dùng của xã.

Nội dung, kết cấu TK 431 – Các quĩ công chuyên dùng của xã

- Phát sinh Bên Nợ

Các khoản chi từ các quỹ công chuyên dùng của xã.

- Phát sinh Bên Có

Số quỹ công chuyên dùng của xã tăng lên do nhân dân đóng góp và

tăng do các trường hợp khác.

Số dư bên Có:

Số tiền các quỹ công chuyên dùng của xã hiện còn.

Tài khoản 431 "Các quỹ công chuyên dùng của xã" mở các tài khoản

cấp 2 theo từng quỹ hiện có ở xã.

324

7.3.3.4. Kế toán tổng hợp

Hạch toán tổng hợp quĩ công chuyên dùng được hạch toán trên Nhật

ký- Sổ Cái và định khoản nghiệp vụ như sau:

(1). Khi thu các khoản đóng góp của dân để hình thành các quỹ công

chuyên dùng của xã. Nếu thu bằng tiền, căn cứ vào biên lai thu tiền, lập phiếu

thu tiền nhập vào quỹ xã, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 431 - Các quỹ công chuyên dùng của xã (chi tiết cho từng quỹ)

(2). Làm thủ tục nộp tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc,

ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 111 - Tiền mặt

(3). Xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển khoản chi sử dụng các quỹ công

chuyên dùng của xã, căn cứ vào phiếu chi hoặc giấy báo nợ của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 431 - Các quỹ công chuyên dùng của xã

Có TK 111 - Tiền mặt (Nếu chi bằng tiền mặt)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

7.3.3.5. Kế toán chi tiết

Hạch toán chi tiết các quĩ công chuyên dùng sử dụng “Sổ theo dõi các

quĩ công chuyên dùng"

7.4. KẾ TOÁN THANH TOÁN

7.4.1. Kế toán các khoản phải thu

7.4.1.1. Nguyên tắc kế toán

Kế toán các khoản phải thu cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:

- Hạch toán các khoản nợ phải thu phải theo dõi chi tiết cho từng đối

tượng phải thu, theo từng nội dung và từng lần thanh toán.

- Đối với các khoản khoán thầu của xã cho các đối tượng nhận thầu

phản ánh số phải thu theo hợp đồng giao khoán, quá trình người nhận khoán

thanh toán đến đâu thì ghi giảm nợ đến đó.

325

- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, nợ phải

trả, kiểm tra đôn đốc việc thanh toán nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng hoặc

để nợ nần dây dưa, khê đọng. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán, kỷ

luật thu nộp ngân sách, tiến hành nộp và trả đầy đủ kịp thời các khoản phải

nộp, phải trả và thu đầy đủ kịp thời các khoản nợ phải thu.

- Những khách nợ, chủ nợ mà xã có quan hệ giao dịch thanh toán

thường xuyên, có số dư nợ lớn, thì định kỳ kế toán phải lập bảng kê đối chiếu

xác nhận nợ và có kế hoạch thu hồi hoặc hoàn trả kịp thời các khoản nợ đó.

7.4.1.2. Chứng từ kế toán

Kế toán sử dụng các chứng từ để hạch toán các khoản phải thu là:

- Giấy đề nghị tạm ứng: Do người tạm ứng lập để xin tạm ứng, là căn

cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

- Giấy thanh toán tạm ứng: Là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm

ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số

tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

- Hợp đồng giao thầu: Hợp đồng giao thầu là bản ký kết giữa UBND

xã (là người giao thầu) với người nhận thầu về khối lượng công việc giao

nhận thầu, giá trị của hợp đồng, thời gian và các điều kiện để thực hiện hợp

đồng, trách nhiệm và quyền lợi của bên giao thầu và bên nhận thầu. Đồng

thời là cơ sở để bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu.

- Hợp đồng giao khoán: Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa

UBND xã (người giao khoán) với người nhận khoán về công việc giao nhận

khoán, khối lượng công việc, nội dung công việc, thời gian làm việc, trách

nhiệm, quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Hợp đồng giao khoán

là cơ sở để UBND xã và người nhận khoán thực hiện thanh toán với nhau.

- Biên bản thanh lý hợp đồng: Biên bản thanh lý hợp đồng là chứng từ

kế toán xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã

thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.

- Các chứng từ có liên quan khác

7.4.1.3. Tài khoản kế toán:

Để hạch toán các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản

nợ phải thu của xã, kế toán sử dụng tài khoản 311 - Các khoản phải thu.

Kết cấu của Tài khoản 311- Các khoản phải thu

326

- Phát sinh Bên Nợ

+ Số tiền đã tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, tạm ứng, chi hội nghị

...;

+ Số phải thu về nộp khoán, thầu theo hợp đồng;

+ Tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ, vật tư hoặc cung cấp dịch vụ chưa

thu tiền;

+ Các khoản thiếu hụt tài sản, tiền quĩ và các khoản chi sai bị xuất toán

phải thu hồi;

+ Các khoản phải thu khác.

- Phát sing Bên Có

+ Số tiền tạm ứng đã thanh toán;

+ Số đã thu về khoán thầu do người nhận khoán nộp;

+ Số tiền khách hàng mua vật tư, tài sản đã thanh toán;

+ Các khoản thiếu hụt vật tư, tiền quĩ đã thu hồi;

+ Các khoản nợ phải thu khác đã thu được.

Số dư bên Nợ:

Các khoản nợ còn phải thu.

7.4.1.4. Kế toán tổng hợp các khoản phải thu:

Kế toán các khoản phải thu được hạch toán tổng hợp trên Nhật ký - sổ

Cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được định khoản như sau:

a) Hạch toán tiền tạm ứng

(1). Xuất quĩ tiền mặt tạm ứng cho cán bộ xã đi công tác, mua vật tư,

chi hành chính hoặc tạm ứng cho các ban ngành đoàn thể, bộ phận để chi hội

nghị hoặc chi cho các công việc thuộc về nghiệp vụ chuyên môn của các bộ

phận, căn cứ vào phiếu chi tạm ứng, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết cho từng đối tượng thanh

toán)

Có TK 111 - Tiền mặt.

(2). Sau khi đi công tác về hoặc chi tiêu xong, người nhận tạm ứng

phải lập bảng thanh toán tạm ứng, kèm theo chứng từ, kế toán kiểm tra, chủ

327

tài khoản xét duyệt số chi. Căn cứ vào phê duyệt của chủ tài khoản, kế toán

ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể:

(2.1). Nếu thanh toán tiền công tác phí, chi hành chính, chi hội nghị

hoặc mua vật liệu về đưa sử dụng ngay (số lượng ít và giá trị nhỏ), ghi chi

ngân sách xã chưa qua Kho bạc:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm

nay)

Có TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết cho đối tượng thanh toán).

(2.2). Nếu thanh toán tiền mua tài sản cố định:

- Căn cứ vào hoá đơn và bảng thanh toán tiền tạm ứng, ghi tăng chi

đầu tư hoặc chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi giảm tạm ứng:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) (Nếu

TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử)

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm

nay) (Nếu TSCĐ mua về đưa ngay vào sử dụng)

Có TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết tạm ứng).

- Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi

tăng tài sản cố định và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định,

ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(2.3). Số tiền tạm ứng chi không hết nhập lại quĩ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(2.4). Số tiền được thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng, kế toán lập

phiếu chi bổ sung số tiền còn thiếu, căn cứ vào phiếu chi, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (số tạm ứng cho mua TSCĐ

phải qua lắp đặt)

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay) (nếu TSCĐ đưa ngay vào sử dụng)

Có TK 111 - Tiền mặt.

328

(2.5). Lập giấy đề nghị Kho bạc thanh toán số tiền đã tạm ứng của kho

bạc, căn cứ vào giấy thanh toán đã được Kho bạc chấp nhận, kế toán chuyển

từ chi ngân sách chưa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua kho bạc:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

b) Hạch toán các khoản phải thu khác

Phải thu về các khoản nhận khoán: Đò, chợ, cầu phao, trạm điện, đầm,

hồ, bến bãi,.. (theo phương thức khoán gọn mọi chi phí do người nhận khoán

tự lo chỉ nộp cho xã phần khoán đã thoả thuận)

(1). Thu tiền ký quĩ của những người tham gia đấu thầu; căn cứ vào

phiếu thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 331-Các khoản phải trả (ghi chi tiết cho từng đối tượng đặt

thầu).

(2). Sau khi mở thầu, hoàn lại ngay số tiền ký quĩ của những người

không trúng thầu, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết từng đối tượng)

Có TK 111 - Tiền mặt.

(3). Người trúng thầu phải ký hợp đồng nhận khoán với Uỷ ban nhân

dân xã, căn cứ số tiền phải nộp trên hợp đồng, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc(7192- Thuộc năm

nay).

(4). Chuyển số tiền đã ký quĩ của người trúng thầu thành số đã nộp

khoán, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(5). Người nhận khoán nộp tiếp tiền cho Uỷ ban nhân dân xã theo thời

gian quy định trong hợp đồng, căn cứ vào phiếu thu ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

329

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(6). Khi xã nộp tiền thu về khoán vào Kho bạc và làm thủ tục ghi thu

ngân sách xã đã qua Kho bạc:

- Nộp tiền vào Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi lập giấy nộp tiền mặt

vào ngân sách, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt.

- Đồng thời, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được Kho bạc

xác nhận, làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

(7). Phải thu về các khoản thiếu hụt quĩ, vật tư:

(7.1). Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã bắt bồi

thường, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết từng đối tượng)

Có TK 111 - Tiền mặt (số hụt quĩ).

(7.2). Khi thu được các khoản bắt bồi thường, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(7.3). Các khoản chi sai mà HĐND xã xuất toán phải thu hồi, căn cứ

vào quyết định của HĐND xã, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết người duyệt chi sai)

Có TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8141- Thuộc năm

trước).

(7.4). Tài sản cố định, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, hoặc tài sản đã

giao cho các bộ phận quản lý sử dụng bị thiếu phát hiện khi kiểm kê hoặc bị

hư hỏng.

(7.4.1). Dụng cụ lâu bền đang sử dụng bị thiếu, mất, trường hợp đã xác

định được người chịu trách nhiệm và có quyết định bắt bồi thường, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu

330

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

- Khi thu được tiền bồi thường, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(7.4.2). Đối với tài sản cố định thiếu phát hiện khi kiểm kê, đã xác

định được người chịu trách nhiệm và có quyết định bắt bồi thường

- Ghi giảm tài sản cố định bị mất, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá).

- Phản ánh giá trị phải bồi thường, mức bồi thường có thể bằng hoặc

lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

- Khi thu được tiền, kế toán lập phiếu thu, căn cứ vào phiếu thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(7.4.3). Nếu tài sản cố định do người quản lý sử dụng làm hư hỏng

(nếu không có lý do chính đáng) bắt bồi thường phần chi phí sửa chữa:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, ghi:

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 331 - Các khoản phải trả (thuê ngoài sửa chữa).

- Khi thu được tiền, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 311 - Các khoản phải thu.

(7.4.4). Các trường hợp 7.4.1, 7.4.2, 7.4.3 sau khi thu được tiền bồi

thường, tiến hành nộp tiền vào tài khoản ngân sách tại Kho bạc.

331

- Khi nộp tiền vào Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp tiền vào

ngân sách, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt.

- Đồng thời làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay).

7.4.1.5. Kế toán chi tiết:

Kế toán hạch toán chi tiết các khoản phải thu được thực hiện trên sổ

phải thu. Sổ này dùng để theo dõi các khoản nợ phải thu phát sinh tại xã như:

Phải thu về các khoản cho cán bộ tạm ứng đi công tác, đi mua vật tư, chi phí

hành chính, phải thu về bồi thường vật chấtvà các khoản phải thu khác. Sổ

này theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu.

7.4.2. Kế toán các khoản phải trả

7.4.2.1. Nguyên tắc hạch toán các khoản phải trả

Kế toán các khoản phải trả cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Đối với các khoản nợ phải trả của xã với người bán vật tư, người

cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB cần hạch toán chi tiết cho từng đối

tượng, theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán.

- Đối với các khoản chi về tổ chức hội nghị do các ban ngành đoàn thể

ở xã đã chi và chứng từ đã được duyệt nhưng xã chưa thanh toán cho người

chi, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số phải thanh toán cho từng người đã

ứng tiền ra chi theo từng chứng từ.

7.4.2.2. Chứng từ kế toán

Kế toán sử dụng các chứng từ để hạch toán các khoản phải thu là các

văn bản, hợp đồng cam kết nghĩa vụ phải trả của xã, các phiếu thu, phiếu chi.

7.4.2.3. Tài khoản kế toán

Để hạch toán các khoản nợ phải trả và việc thanh toán các khoản nợ

đó kế toán sử dụng tài khoản 331 - Các khoản phải trả

Kết cấu, nội dung của Tài khoản 331 - Các khoản phải trả

332

- Phát sinh Bên Nợ

+ Số đã trả, đã ứng trước cho người bán, người cung cấp dịch vụ,

người nhận thầu XDCB;

+ Số tiền đã thanh toán cho các ban ngành trong xã về những chứng từ

đã chi hội nghị và đã được chủ tài khoản duyệt chi từ các tháng trước;

+ Số đã trả nợ cho quĩ dự trữ tài chính tỉnh;

+ Số tiền đã thanh toán về các khoản phải trả khác.

- Phát sinh Bên Có

+ Số tiền phải trả cho người bán vật tư, người cung cấp dịch vụ, người

nhận thầu XDCB;

+ Số tiền còn nợ của các ban ngành trong xã về những chứng từ đó và

đã được chủ tài khoản duyệt chi nhưng xã chưa có tiền thanh toán;

+ Số tiền đã vay của quĩ dự trữ tài chính tỉnh (nếu được vay);

+ Các khoản khác phải trả.

- Số dư bên Có:

Các khoản nợ xã còn phải trả.

Cá biệt tài khoản này có thể có số dư Nợ. Số dư Nợ phản ánh số tiền

xã đã ứng trước, trả trước cho người nhận thầu XDCB lớn hơn số tiền phải

trả.

7.4.2.4. Kế toán tổng hợp

Hạch toán tổng hợp các khoản phải trả được thực hiện trên Nhật ký -

Sổ cái và được hạch toán như sau:

a) Hạch toán các khoản nợ phải trả cho người bán liên quan đến ngân

sách.

(1) Trường hợp xã nhận được Hoá đơn dịch vụ điện, cước phí bưu

điện,...., xã lập Lệnh chi tiền chuyển trả tiền cho người cung cấp dịch vụ, căn

cứ vào giấy báo Nợ và hoá đơn hạch toán vào chi ngân sách tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc).

333

- Trường hợp xã đã nhận được Hoá đơn tiền điện, nước, cước phí bưu

điện, tiền thuê nhà,... nhưng chưa chuyển trả tiền, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 331 - Các khoản phải trả.

- Khi xã có nguồn thu, xã lập Lệnh chi chuyển trả các cơ quan cung

cấp dịch vụ, căn cứ vào Giấy báo Nợ (1 liên của Lệnh chi tiền do Kho bạc

chuyển trả), ghi:

Nợ TK 331- Các khoản phải trả

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền Ngân sách tại Kho bạc)

- Đồng thời chuyển số chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số chi

ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi Ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

(2) Khi mua vật tư về sử dụng cho công tác chuyên môn (không qua

nhập kho), xã chưa thanh toán tiền cho người bán, căn cứ vào Hoá đơn mua

hàng, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 331- Các khoản phải trả.

(3) Khi nhận được Giấy đề nghị thanh toán, kèm theo chứng từ đã chi

của các ban, ngành đoàn thể đã được chủ tài khoản phê duyệt, nhưng xã chưa

có tiền thanh toán cho các chứng từ đó do số thu chưa về, kế toán phản ánh

số đã chi còn nợ vào chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 331 - Các khoản phải trả.

(4) Mua tài sản cố định đưa ngay vào sử dụng nhưng chưa thanh toán

tiền

- Ghi tăng chi ngân sách về đầu tư chưa qua Kho bạc, ghi:

334

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 331- Các khoản phải trả .

- Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, lập Biên bản bàn giao đưa tài sản

vào sử dụng, kế toán ghi tăng TSCĐ:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

(5) Khi thanh toán tiền cho người bán, người cung cấp dịch vụ người

nhận thầu XDCB, ghi:

- Nếu thanh toán bằng tiền mặt, căn cứ vào Phiếu chi, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 111 - Tiền mặt

- Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, lập Lệnh chi tiền, căn cứ vào

liên báo Nợ của lệnh chi tiền do Kho bạc chuyển trả, ghi;

Nợ TK 331- Các khoản phải trả

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc).

(6) Căn cứ vào hoá đơn lập giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng

số tiền đã tạm ứng của Kho bạc và làm thủ tục chuyển từ chi ngân sách chưa

qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc số nợ phải trả đã thanh

toán, ghi:

Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

b) Hạch toán với người nhận thầu XDCB theo phương thức khoán gọn

(thuê xây dựng các công trình như: Trạm xá, trường học, cầu, cống, điện,...)

(1) Khi ứng trước tiền cho người nhận thầu nếu trong hợp đồng có quy

định ứng trước tiền, trên cơ sở Hợp đồng giao thầu, căn cứ vào chứng từ ứng

tiền, kế toán hạch toán:

(1.1) Xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển tiền ngân sách để ứng trước hoặc

thanh toán cho người nhận thầu, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (Chi tiết người nhận thầu)

335

Có TK 111-Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại kho bạc )

(1.2) Đồng thời ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc số tiền tạm ứng

cho nhà thầu và ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB số tiền ngân sách đã chi,

ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

(2) Khi người nhận thầu bàn giao công trình đã hoàn thành, căn cứ vào

biên bản nghiệm thu công trình, giá trị khối lượng công trình phải thanh toán

cho người nhận thầu, kế toán ghi chi đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Có TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết người nhận thầu).

(3) Căn cứ vào quyết toán công trình được phê duyệt, lập Biên bản bàn

giao tài sản cố định đưa vào sử dụng:

(3.1) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển số chi ngân

sách về đầu tư chưa qua Kho bạc vào chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192)

(3.2) Khi quyết toán công trình được phê duyệt, kết chuyển các khoản

được duyệt vào nguồn vốn đầu tư, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 241 - XDCB dở dang

(3.3) Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ, ghi tăng tài sản cố định và

nguồn kinh phí hình thành TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(4) Trả tiền thanh toán cho người nhận thầu, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (chi tiết người nhận thầu)

Có TK 111 - Tiền mặt

336

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc).

c) Hạch toán phải trả nợ vay quĩ dự trữ tài chính tỉnh

(1) Khi được vay tiền từ quĩ dự trữ tài chính của tỉnh để đầu tư xây

dựng, căn cứ vào giấy báo Có của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 331 - Các khoản phải trả.

(2) Khi trả nợ tiền vay, căn cứ vào chứng từ trả tiền, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 111 - Tiền mặt (nếu trả nợ bằng tiền mặt)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

(chuyển tiền ngân sách trả nợ tiền vay quĩ dự trữ tài chính tỉnh)

(3) Chuyển khoản thanh toán lãi tiền vay phải trả (nếu có), ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm

nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK 1121 - Tiền ngân sách tại Kho

bạc)

7.4.2.5. Kế toán chi tiết

Kế toán chi tiết các khoản phải trả sử dụng “Sổ phải trả" (mẫu số S09-

X). Sổ này được dùng để theo dõi chi tiết các khoản phải trả theo từng loại,

từng đối tượng.

7.4.3. Các khoản thu hộ, chi hộ

7.4.3.1. Nguyên tắc kế toán các khoản thu hộ, chi hộ

- Khi UBND xã đứng ra thu các khoản huy động đóng góp của nhân

dân hộ các cơ quan cấp trên phải sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan tài

chính hoặc cơ quan thuế phát hành. Sau khi thu tiền phải giao biên lai cho

người nộp tiền và ghi vào các sổ kế toán liên quan đến các khoản đóng góp

của dân.

- Phải mở sổ hạch toán chi tiết từng nội dung thu hộ tới từng thôn,

xóm, từng người nộp và phải thanh toán, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu

hộ lên cấp trên cùng với việc thanh toán biên lai thu.

337

Không phản ánh vào các khoản thu hộ chi hộ những khoản thu đóng

góp của dân theo quy định của pháp luật để hình thành các quỹ công chuyên

dùng do UBND xã trực tiếp quản lý.

- Đối với các khoản chi hộ phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi hộ

theo từng khoản chi và đối tượng được chi với đầy đủ chứng từ hợp pháp,

hợp lệ. Khi chi tiêu xong phải thanh toán với nơi nhờ chi hộ.

- Khoản thù lao về thu hộ, chi hộ (nếu có) được xử lý theo thoả thuận

của cơ quan nhờ thu hộ và hạch toán vào các tài khoản có liên quan.

- Đối với các khoản chi thuộc các chương trình, mục tiêu ở xã do các

cơ quan tỉnh và huyện thực hiện nhưng nhờ xã chi hộ một số khoản thì hạch

toán như các khoản chi hộ khác.

Nội dung các khoản thu hộ, chi hộ gồm:

- Các khoản thu hộ:

Các khoản thu hộ là những khoản thu huy động của dân được cơ quan

thu ủy nhiệm cho UBND xã tổ chức thu, quản lý tiền thu và nộp cho cơ quan

cấp trên. Các khoản thu hộ gồm các khoản đóng góp của dân theo quy định

của luật, các khoản thu đóng góp của dân để hình thành các quỹ chuyên dùng

của tỉnh, của huyện theo quy định của Chính phủ hoặc quy định riêng của

chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Tuỳ theo từng địa phương các khoản thu hộ

có thể là:

+ Các khoản thuế, phí, lệ phí thu bằng biên lai thuế do cơ quan thuế uỷ

nhiệm cho UBND xã trực tiếp thu hộ và quản lý qua quỹ tiền mặt của xã;

+ Thu đóng góp nghĩa vụ lao động công ích;

+ Thu quỹ phòng chống thiên tai, bão, lụt;

+ Thu hộ các khoản đóng góp ủng hộ;

+ Thu hộ tiền thi hành án;

+ ....

- Các khoản chi hộ cấp trên: Các khoản chi hộ cấp trên là những khoản

chi của các cơ quan cấp trên nhờ UBND xã trực tiếp nhận tiền, quản lý và chi

cho các đối tượng, theo mục đích mà cơ quan cấp trên yêu cầu như các

khoản:

+ Chi hộ các khoản tiền đền bù của Nhà nước khi giải phóng mặt bằng

để thi công các công trình của Nhà nước;

338

+ Chi cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội và người có

công(ngoài phần chi trả trợ cấp đối tượng chính sách và người có công do các

đại diện đảm nhiệm chi trả);

+ Chi hộ cơ quan Bảo hiểm tiền ốm đau thai sản;

+ Chi thực hiện các chương trình mục tiêu của Nhà nước tại xã.

- Các khoản khác: Là những khoản thu, chi tương tự như thu hộ, chi

hộ mà chưa phản ánh ở các mục trên.

7.4.3.2. Chứng từ kế toán

Chứng từ để hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ là các văn bản nhờ thu

hộ, chi hộ, các phiếu thu, phiếu chi

7.4.3.3. Tài khoản kế toán

Kế toán sử dụng tài khoản 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ.

Nội dung kết cấu TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ

- Phát sinh Bên Nợ

Các khoản thu hộ:

+ Số thu hộ đã nộp lên cấp trên.

+ Số thù lao do thu hộ cấp trên để lại cho xã (nếu có ).

Các khoản chi hộ:

+ Số đã chi hộ cấp trên.

+ Số tiền chi hộ không hết nộp lại cấp trên.

+ Thù lao chi hộ được hưởng (nếu có)

+ Phát sinh Bên Có

+ Các khoản đã thu hộ phải nộp lên cấp trên.

+ Nhận được tiền do cấp trên chuyển về nhờ chi hộ

Số dư bên Có:

+ Các khoản đã thu hộ chưa nộp lên cấp trên.

+ Số tiền chi hộ xã đã nhận nhưng chưa chi.

Tài khoản 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ có 2 tài khoản cấp 2:

339

- Tài khoản 3361 "Các khoản thu hộ": Tài khoản này phản ánh các

khoản thu hộ như thu hộ thuế, thu đóng góp của dân theo quy định của Chính

phủ và quy định của UBND tỉnh, thành phố và việc thanh toán nộp các khoản

thu đó cho cấp trên.

- Tài khoản 3362 "Các khoản chi hộ": Tài khoản này phản ánh các

khoản UBND xã đứng ra nhận tiền chi hộ cho các cơ quan cấp trên và việc

thanh toán các khoản chi đó với cơ quan cấp trên.

7.4.3.4. Hạch toán tổng hợp các khoản thu hộ, chi hộ

Việc hạch toán tổng hợp các khoản thu hộ, chi hộ được thực hiện trên

Nhật ký - Sổ Cái và được định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:

a) Hạch toán thu hộ cấp trên (Quỹ phòng chống thiên tai, bão lụt; Quỹ

lao động nghĩa vụ công ích thu bằng Biên lai tài chính và các khoản thuế, phí,

thu bằng biên lai thuế,...)

(1) Khi thu của dân, căn cứ vào Biên lai thu tiền, lập phiếu thu làm thủ

tục nhập quĩ số tiền thu hộ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 - Các khoản thu hộ)

(2) Nộp tiền thu hộ lên cấp trên, ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 - Các khoản thu hộ)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

(3) Số thù lao thu hộ xã được hưởng (nếu có):

(3.1) Phản ánh số thù lao thu hộ xã được hưởng (nếu phần được hưởng

được tính trừ trong tổng số thu), ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3361 - Các khoản thu hộ)

Có TK 111 - Tiền mặt (nếu xuất quĩ chi bồi dưỡng cho người đi thu)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm

nay) (Nếu qui định số thù lao thu hộ đưa vào ngân sách)

(3.2) Làm thủ tục nộp tiền (số thù lao thu hộ xã được hưởng) vào tài

khoản của ngân sách tại Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi và giấy nộp tiền vào

ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc)

340

Có TK 111 - Tiền mặt.

Đồng thời ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc(7142- Thuộc năm nay)

(3.3) Nếu xã nộp toàn bộ số thu hộ lên cấp trên, thì số thù lao thu hộ

được hưởng được cơ quan cấp trên chuyển trả cho xã (nếu có):

- Khi nộp toàn bộ số tiền thu được lên cấp trên, ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 111 - Tiền mặt.

- Khi nhận được số thù lao do cấp trên chuyển vào tài khoản ngân sách

của xã, căn cứ vào báo có, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc(7142- Thuộc năm nay)

(4) Các khoản thu hộ về thuế, phí, lệ phí

(4.1) Khi thu tiền, căn cứ vào số tiền thu được lập Phiếu thu nhập quĩ,

ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ.

(4.2) Khi nộp toàn bộ số tiền thuế, phí, lệ phí thu hộ vào Kho bạc, căn

cứ vào phiếu chi viết giấy nộp tiền vào ngân sách (theo hướng dẫn của cơ

quan thuế), ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 111 - Tiền mặt.

(4.3) Khi nhận được giấy báo Có của Kho bạc về số tiền thuế, phí, lệ

phí điều tiết cho xã, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay)

341

b) Hạch toán các khoản chi hộ (chi hộ tiền đền bù của Nhà nước khi

giải phóng mặt bằng hoặc chi cho các đối tượng được hưởng chính sách xã

hội hộ cho cơ quan cấp trên,...)

(1) Khi nhận được số tiền cấp trên chuyển về nhờ chi hộ (theo báo có

của Kho bạc), ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362- Các khoản chi hộ) (Chi

tiết theo từng nội dung nhận chi hộ).

(2) Rút tiền từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc về quỹ để chi, căn cứ vào

giấy báo nợ lập phiếu thu tiền mặt nhập quĩ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác).

(3) Cấp trên chuyển tiền mặt về quỹ của xã để nhờ chi hộ, căn cứ vào

phiếu thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ.

(4) Xuất quĩ tiền mặt chi trả cho các đối tượng hoặc chi theo các nội

dung của cơ quan nhờ chi hộ, căn cứ vào phiếu chi ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362 - Các khoản chi hộ)

Có TK 111 - Tiền mặt.

Sau đó lập bảng kê hoặc lập báo cáo kèm theo chứng từ gốc thanh

toán với nơi nhờ chi hộ (tuỳ theo yêu cầu của bên nhờ chi hộ).

(5) Số tiền chi hộ sử dụng không hết nộp lại cơ quan nhờ chi hộ, ghi:

Nợ TK 336 - Các khoản thu hộ, chi hộ (3362 - Các khoản chi hộ)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

7.4.3.5. Kế toán chi tiết

Hạch toán chi tiết các khoản thu hộ, chi hộ kế toán sử dụng sổ chi tiết

"Sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ". Sổ này dùng để theo dõi các khoản xã

thu hộ hoặc nhận chi hộ cho cơ quan cấp trên.

342

Căn cứ ghi sổ là các chứng từ liên quan đến khoản thu hộ, chi hộ và

chứng từ nộp tiền cho cơ quan nhờ thu hộ; các chứng từ nhận tiền của cơ

quan nhờ chi hộ, các chứng từ đã chi trả cho các đối tượng chi hộ, phiếu thu

các khoản thu hộ.

343

7.5. KẾ TOÁN VẬT TƯ TÀI SẢN VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN

7.5.1. Kế toán vật tư

7.5.1.1. Nguyên tắc hạch toán

- Phải chấp hành các quy định về quản lý nhập, xuất kho vật liệu. Vật

liệu phải có kho bảo quản và cử người làm thủ kho, khi nhập, xuất kho

phải làm thủ tục cân, đong, đo, đếm và bắt buộc phải có phiếu nhập kho,

phiếu xuất kho.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản 152 “Vật liệu” giá trị của vật liệu thực tế

nhập, xuất qua kho. Không hạch toán vào tài khoản này những loại vật liệu

mua về hoặc những hiện vật thu được mang sử dụng ngay.

- Hạch toán chi tiết vật liệu, phải thực hiện đồng thời ở kho và ở bộ

phận kế toán. Thủ kho phải mở sổ kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn. Kế

toán mở sổ chi tiết vật liệu ghi chép cả số lượng và giá trị từng thứ, từng loại

vật tư nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ kế toán phải đối chiếu với thủ kho về số

lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại vật liệu. Trường hợp nếu có

chênh lệch về số lượng phải xác định nguyên nhân và báo cáo cho chủ tài

khoản biết để có biện pháp xử lý.

- Hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, phải theo giá thực tế. Giá thực

tế dùng làm căn cứ ghi sổ được qui định như sau:

- Giá thực tế vật liệu nhập kho

+ Giá thực tế của vật liệu do nhân dân đóng góp bằng hiện vật tính theo giá do cơ quan giá địa phương quy định. Đối với những loại vật tư không có giá quy định, thì tính theo giá thị trường địa phương.

+ Giá thực tế của vật liệu mua ngoài tính theo giá mua ghi trên hoá đơn. Còn các chi phí bốc xếp, vận chuyển hạch toán thẳng vào chi phí của đối tượng sẽ sử dụng số vật tư này.

+ Giá thực tế của hàng hoá được viện trợ là giá do cơ quan Tài chính xác nhận hàng viện trợ để ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nước. Trường hợp không có giá qui định, căn cứ vào giá của mặt hàng cùng loại trên thị trường cùng kỳ để định giá làm căn cứ ghi sổ kế toán.

+ Giá thực tế của các loại vật liệu thu hồi được do hội đồng định giá của xã xác định.

- Giá thực tế vật liệu xuất kho

344

Giá thực tế của vật liệu xuất kho áp dụng một trong các phương pháp sau:

+ Giá thực tế bình quân gia quyền tại thời điểm xuất của các lần nhập;

+ Giá thực tế của từng lần nhập (giá đích danh).

- Đối với các loại công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên 1 năm, phải mở sổ theo dõi về mặt hiện vật theo nơi sử dụng và người chịu trách nhiệm.

- Đối với hiện vật thuộc quỹ ngân sách, khi thu hiện vật nhập kho hạch toán vào Tài khoản 152 “Vật liệu” và Tài khoản 719 “Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc”, khi sử dụng vật liệu đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách đến đó.

7.5.1.2. Chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho;

- Phiếu xuất kho;

- Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ;

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá.

7.5.1.3. Tài khoản kế toán

- TK 152- Vật liệu

Nội dung, kết cấu của Tài khoản 152- Vật liệu

Số phát sinh bên Nợ:

- Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho;

- Trị giá của vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.

Số phát sinh bên Có:

- Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho;

- Trị giá của vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ:

- Trị giá thực tế của vật liệu còn tồn kho.

7.5.1.4. Kế toán tổng hợp

a) Nhập, xuất hiện vật liên quan đến thu ngân sách xã

345

(1) Thu ngân sách bằng hiện vật nhập kho, căn cứ vào Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật lập phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

(7192- Thuộc năm nay).

(2) Khi xuất vật liệu sử dụng cho các công trình

(2.1). Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán phản ánh vào chi phí đầu tư XDCB:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152 - Vật liệu.

(2.2). Đồng thời ghi chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc và ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB giá trị vật tư đã sử dụng

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay).

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

(3) Cuối năm ngân sách hoặc khi công trình hoàn thành lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc giá trị hiện vật đã sử dụng.

- Ghi thu ngân sách:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

(7142- Thuộc năm nay).

- Ghi chi ngân sách:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

(8192- Thuộc năm nay)

b) Mua vật liệu về sử dụng cho các hoạt động của xã

(1) Nhập kho vật liệu mua ngoài (đã thanh toán hoặc chưa thanh toán)

(1.1) Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ, hoá đơn mua hàng, lập phiếu nhập kho, ghi:

346

Nợ TK 152 - Vật liệu

Có TK 111 - Tiền mặt (nếu mua bằng tiền mặt)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (nếu mua bằng chuyển khoản)

Có TK 331 - Các khoản phải trả (nếu chưa thanh toán).

(1.2) Khi xuất vật tư ra sử dụng, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

- Xuất sử dụng cho công trình XDCB, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152 - Vật liệu.

- Xuất vật tư, văn phòng phẩm sử dụng cho chi thường xuyên, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

(8192- Thuộc năm nay)

Có TK 152 - Vật liệu.

- Đối với các loại công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng tương đối dài như: Phích đựng nước, xoong nồi, dụng cụ y tế, bàn ghế và các loại công cụ dụng cụ chưa đủ tiêu chuẩn là TSCĐ... Khi xuất ra sử dụng kế toán phải mở sổ để theo dõi số lượng và giá trị của từng loại công cụ, dụng cụ theo bộ phận quản lý sử dụng.

(1.3) Lập bảng kê chứng từ chi kèm theo phiếu xuất kho, làm thủ tục thanh toán với Kho bạc (ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc) đối với các khoản chi thường xuyên, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

(8192- Thuộc năm nay).

7.5.1.5. Kế toán chi tiết

- Thủ kho mở “Sổ kho” theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng

loại vật liệu

- Kế toán mở “Sổ chi tiết vật liệu” theo dõi số lượng và giá trị nhập,

xuất, tồn kho từng loại vật liệu

7.5.2. Kế toán tài sản cố định

7.5.2.1. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán vào tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ 2 tiêu

chuẩn về giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng trên một năm.

347

Đối với xã, một số tư liệu lao động có giá trị từ 5 đến dưới 10 triệu đồng vẫn

được coi là tài sản cố định như một số thiết bị truyền thanh, thiết bị y tế, ti vi,

tủ lạnh, đồ gỗ có giá trị,...

- Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá. Kế toán phải theo

dõi nguyên giá của tài sản cố định từ khi đưa vào sử dụng đến khi thanh lý,

nhượng bán. Đồng thời, phải theo dõi cho từng đối tượng, theo từng loại tài

sản cố định, theo từng địa điểm bảo quản, sử dụng tài sản cố định.

- Tuỳ thuộc vào từng trường hợp hình thành tài sản mà nguyên giá của

tài sản cố định được xác định như sau:

+ Nguyên giá của tài sản cố định mua sắm (kể cả TSCĐ mua mới và

tài sản mua cũ) gồm: Giá mua trên hóa đơn trừ (-) các khoản chiết khấu giảm

giá hàng mua được hưởng, cộng với (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt,

chạy thử và các chi phí khác (nếu có) trừ (-) các khoản thu hồi và các khoản

thuế, phí, lệ phí trước khi đưa tài sản vào sử dụng.

+ Nguyên giá tài sản cố định do xã tự xây dựng, bàn giao đưa vào sử

dụng là giá trị công trình bàn giao được duyệt y quyết toán.

+ Nguyên giá tài sản cố định nhận của cấp trên là giá ghi trong biên

bản bàn giao của cơ quan cấp trên cộng thêm chi phí vận chuyển, lắp đặt,

chạy thử, sửa chữa nâng cấp và các chi phí khác (nếu có) để đưa tài sản vào

hoạt động.

+ Nguyên giá tài sản cố định nhận tặng, biếu, tài trợ là giá được xác

nhận viện trợ hoặc do hội đồng (gồm đại diện các cơ quan có thẩm quyền)

định giá để lập chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách và ghi tăng tài sản cố

định.

- Chỉ được thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp:

+ Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước;

+ Xây lắp, trang bị thêm cho tài sản cố định làm tăng thêm năng lực và

kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định; sửa chữa lớn, cải tạo nâng cấp;

+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định.

- Mọi trường hợp tăng, giảm tài sản cố định đều phải lập "Biên bản

giao nhận tài sản cố định" và phải thực hiện đúng thủ tục qui định bàn giao,

thanh lý. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ về mặt kế toán.

- Không phản ánh vào tài sản cố định của xã những tài sản cố định đi

thuê, đi mượn của đơn vị khác và những tài sản cố định đặc biệt không xác

348

định được giá như: Đình, chùa, đền thờ, miếu và các công trình khác thuộc di

sản văn hoá hiện do xã đang quản lý, tu bổ, ...

Tài sản cố định của xã được phân loại và xác định đối tượng ghi sổ

như:

- Giá trị quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị quyền sử dụng đất xã

được cấp và các chi phí xã đã bỏ ra để có được quyền sử dụng đất.

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định là nhà

cửa, vật kiến trúc, gồm:

+ Nhà cửa: Nhà làm việc, hội trường, trạm xá, trường học, cửa hàng,

kiốt, chợ ,...

+ Vật kiến trúc: Tường rào, sân kho, đập tràn, cầu cống, bể nước,

giếng khoan, tượng đài,....

Đối tượng ghi TSCĐ là từng ngôi nhà, từng công trình, từng vật kiến

trúc.

- Máy móc thiết bị: Phản ánh vào nhóm máy móc, thiết bị là giá trị

máy móc thiết bị dùng cho công tác truyền thanh, máy nổ, máy phát điện,

máy biến thế, máy bơm nước,... Đối tượng ghi TSCĐ là từng cái máy.

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các phương tiện vận

tải, truyền dẫn của xã như ô tô, xe máy, tàu thuyền, cầu phao, hệ thống trạm

bơm lọc dẫn nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong xã, hệ thống đường

điện hạ thế, hệ thống đường dây truyền thanh, trạm bơm và hệ thống kênh

mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp do xã đầu tư tự bỏ vốn hoặc

do các hợp tác xã nông nghiệp trước đây bàn giao lại cho Uỷ ban nhân dân xã

quản lý và khai thác... Đối tượng TSCĐ tính cho phương tiện vận tải là cái,

chiếc và từng hệ thống truyền dẫn hoàn chỉnh.

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị và dụng cụ

sử dụng trong công tác văn phòng như máy tính, bộ bàn ghế tủ có giá trị,...

Đối tượng TSCĐ ghi vào thiết bị, dụng cụ quản lý là từng cái hoặc cả 1 bộ

hoàn chỉnh.

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và chi sản phẩm: Phản ánh giá

trị các vườn cây lâu năm và súc vật dùng làm phương tiện đi lại thuộc quyền

sở hữu của xã và do Uỷ ban nhân dân xã quản lý như vườn cây ăn quả, cây

công nghiệp, cây dược liệu và súc vật (ngựa, trâu, bò, lừa, la,...) dùng làm

phương tiện đi lại thồ hàng ở các xã vùng cao. Đối tượng TSCĐ ghi vào

349

vườn cây lâu năm là từng lô cây, vườn cây, đối với súc vật làm việc là từng

con.

- Tài sản cố định khác: Phản ánh vào nhóm này những tài sản cố định

chưa được quy định ở các tài khoản trên.

- Việc tính và phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định được thực

hiện đối với tất cả tài sản cố định do xã quản lý. Mức hao mòn được xác định

cho từng tài sản căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ hao mòn quy định trong chế

độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành

chính sự nghiệp của Bộ Tài chính. (Theo Quyết định 32/2008/QĐ-BTC ngày

5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

- Việc tính và phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định được thực hiện

mỗi năm một lần vào cuối năm.

- Những tài sản cố định sau đây không phải tính và phản ánh giá trị

hao mòn:

+ TSCĐ chưa tính hao mòn hết nhưng bị hư hỏng không thể sửa chữa

được;

+ Tài sản đặc biệt không tính được giá;

+ TSCĐ là đất, đầm, ao, hồ,..

+ TSCĐ đã tính hết giá trị hao mòn.

- Để phản ánh được hao mòn TSCĐ các xã phải lập Bảng tính hao

mòn TSCĐ. Bảng tính hao mòn TSCĐ được lập căn cứ vào nguyên giá của

từng tài sản và tỷ lệ hao mòn của từng nhóm TSCĐ.

Mức hao mòn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ hao mòn (% năm)

7.5.2.2. Chứng từ kế toán

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

7.5.2.3. Tài khoản kế toán

TK 211 - Tài sản cố định;

TK 214 - Hao mòn TSCĐ; và

TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

350

Nội dung, kết cấu của Tài khoản 211- Tài sản cố định

- Phát sinh Bên Nợ

+ Nguyên giá của tài sản cố định tăng do hoàn thành việc mua sắm,

xây dựng mới bàn giao đưa vào sử dụng hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, viện

trợ;

+ Nguyên giá của tài sản cố định tăng do xây lắp, trang bị thêm hoặc

do cải tạo, nâng cấp;

+ Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại tài sản cố

định theo quyết định của nhà nước.

- Phát sinh Bên Có

+ Nguyên giá tài sản cố định giảm do thanh lý hoặc nhượng bán

những tài sản không cần dùng;

+ Nguyên giá tài sản cố định giảm do tháo bớt một số bộ phận;

+ Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại tài sản cố định theo

quyết định của Nhà nước.

Số dư bên Nợ:

+ Nguyên giá tài sản cố định hiện có của xã.

Nội dung, kết cấu Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ

- Phát sinh Bên Nợ

+ Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ do thanh lý, nhượng bán,chuyển

giao TSCĐ;

+ Ghi giá trị hao mòn TSCĐ khi tiến hành đánh giá giảm TSCĐ theo

quyết định của Nhà nước.

- Phát sinh Bên Có

+ Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng;

+ Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ khi tiến hành đánh giá tăng TSCĐ

theo quyết định của Nhà nước.

Số dư bên Có:

+ Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.

Nội dung kết cấu TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

351

- Phát sinh Bên Nợ

+ Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do:

+ Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ ở thời điểm cuối năm;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán; thanh lý;

+ Đánh giá lại làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ.

- Phát sinh Bên Có

+ Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do:

+ Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm bàn giao TSCĐ đưa vào sử

dụng;

+ Giá trị TSCĐ được tặng, biếu, viện trợ hoặc được cấp trên cấp;

+ Giá trị TSCĐ nhận của đơn vị khác bàn giao (tài sản của các Hợp

tác xã nông nghiệp trước đây bàn giao lại cho UBND xã quản lý, khai

thác,...);

+ Đánh giá lại làm tăng giá trị còn lại của TSCĐ.

- Số dư bên Có

Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của đơn vị.

7.5.2.4. Kế toán tổng hợp:

Hạch toán TSCĐ trên Nhật ký - Sổ Cái và hạch toán nghiệp vụ theo

các bút toán

a) Kế toán tăng tài sản cố định:

Tài sản cố định của xã tăng lên do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng

cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc do nhận tài sản cố định của

cấp trên cấp, được biếu tặng, tài trợ, viện trợ hoặc nhận bàn giao của các hợp

tác xã.

(1) Mua tài sản cố định bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản:

(1.1) Mua TSCĐ bằng tiền mặt do rút tạm ứng tiền thuộc quỹ ngân

sách từ Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi tiền, kế toán ghi chi ngân sách xã chưa

qua Kho bạc:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 111 - Tiền mặt (nếu mua tài sản bằng tiền mặt),

352

Sau đó làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển sang chi

ngân sách xã đã qua Kho bạc, căn cứ vào Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán

tạm ứng đã được Kho bạc chấp nhận thanh toán, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - thuộc năm

nay)

(1.2) Trường hợp làm lệnh chi ngân sách chuyển khoản mua TSCĐ,

căn cứ vào chứng từ được Kho bạc chấp nhận thanh toán, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền gửi ngân sách tại Kho

bạc)

(1.3) Căn cứ hoá đơn, lập biên bản bàn giao đưa tài sản vào sử dụng,

kế toán ghi tăng tài sản cố định và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành

TSCĐ.

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

(2) Các công trình xây dựng cơ bản của xã hoàn thành bằng nguồn

vốn đầu tư XDCB, bàn giao đưa vào sử dụng (trường học, trạm xá, đường

điện, chợ, cầu, cống,...), căn cứ vào giá trị công trình được phê duyệt quyết

toán, lập biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi tăng tài sản cố định

và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(3) Khi nhận tài sản cố định do đơn vị khác bàn giao (tài sản do các

HTX bàn giao hoặc do cấp trên bàn giao cho xã, căn cứ vào biên bản bàn

giao, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định (nguyên giá)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn

lại).

353

Trường hợp, không có đủ căn cứ xác định giá trị hao mòn của từng tài

sản, thì Uỷ ban nhân dân xã tiến hành đánh giá lại theo hiện trạng tài sản. Số

liệu đánh giá xác định là nguyên giá tài sản bàn giao cho Uỷ ban nhân dân xã

quản lý, kế toán ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (theo nguyên giá đánh giá lại)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (theo nguyên giá

đánh giá lại)

(4) Tiếp nhận tài sản cố định do được viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, căn

cứ vào các chứng từ có liên quan xác định nguyên giá TSCĐ:

(4.1) Khi tiếp nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố

định, kế toán ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

(4.2) Phản ánh giá trị TSCĐ được viện trợ, tài trợ vào thu ngân sách xã

chưa qua Kho bạc và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm

nay)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192- thuộc năm

nay).

(4.3) Làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách TSCĐ được viện trợ tại

Kho bạc, căn cứ vào Giấy xác nhận viện trợ, ghi:

- Ghi thu ngân sách xã:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay).

- Ghi chi ngân sách xã:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - thuộc năm

nay).

354

(5) Căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo

quyết định của Nhà nước, được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

(5.1) Ghi bổ sung nguyên giá những tài sản cố định chưa có trên sổ kế

toán (theo số liệu kiểm kê đánh giá lại)

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (theo nguyên giá kiểm kê)

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (số hao mòn thực tế)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại của

TSCĐ theo kiểm kê).

(5.2) Ghi tăng nguyên giá những tài sản cố định phải điều chỉnh tăng

(đối với những tài sản đã ghi sổ kế toán, nhưng giá đánh giá lại cao hơn giá

đã ghi sổ kế toán). Tổng hợp những tài sản phải điều chỉnh tăng nguyên giá

trên cơ sở đó xác định tổng nguyên giá phải điều chỉnh tăng và giá trị hao

mòn, giá trị còn lại của tài sản cố định phải điều chỉnh tăng tương ứng với

tổng nguyên giá điều chỉnh tăng.

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn điều chỉnh tăng ứng với

phần nguyên giá tăng).

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại

TSCĐ điều chỉnh tăng ứng với phần nguyên giá tăng)

(5.3) Ghi giảm nguyên giá của những TSCĐ phải điều chỉnh giảm

(đốivới những TSCĐ giá đã ghi sổ kế toán cao hơn giá trong bảng giá kiểm

kê và đánh giá lại TSCĐ). Tổng hợp những tài sản cố định phải điều chỉnh

giảm nguyên giá, xác định tổng nguyên giá phải điều chỉnh giảm và giá trị

hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ phải điều chỉnh giảm tương ứng với phần

nguyên giá điều chỉnh giảm.

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn giảm ứng với phần nguyên

giá giảm)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại giảm

ứng với phần nguyên giá giảm)

Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá TSCĐ phải điều chỉnh

giảm).

b) Kế toán giảm tài sản cố định:

Tài sản cố định ở xã giảm do thanh lý, chuyển giao, nhượng bán,...

355

(1) Trường hợp thanh lý tài sản cố định:

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản đã bị hư hỏng không thể sửa

chữa được, chỉ được thanh lý TSCĐ khi được cơ quan có thẩm quyền cho

phép, khi tiến hành thanh lý, xã phải thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội

đồng thanh lý có trách nhiệm tổ chức việc thanh lý và lập biên bản thanh lý

TSCĐ theo quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền.

Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế

toán phản ánh tình hình thanh lý TSCĐ như sau:

(1.1) Ghi giảm tài sản cố định thanh lý:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn luỹ kế)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại của

TSCĐ)

Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá).

(1.2) Phản ảnh số thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,

Nợ TK 111 - Tiền mặt (thu tiền nhượng bán, thanh lý bằng tiền mặt)

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (thu tiền nhượng bán, thanh lý bằng

chuyển khoản)

Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (nhượng bán, thanh lý chưa thu tiền)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc.

(1.3) Khi làm thủ tục nộp số tiền thu về thanh lý tài sản cố định vào

ngân sách nhà nước tại Kho bạc:

+ Căn cứ vào phiếu chi, lập giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, căn cứ

giấy nộp tiền đã được Kho bạc xác nhận chuyển cho xã, ghi.

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt.

+ Căn cứ vào giấy nộp tiền đã được Kho bạc xác nhận, ghi thu ngân

sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay)

356

(2) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định:

Những tài sản cố định thực sự không cần dùng, xã có thể nhượng bán,

Uỷ ban nhân dân xã lập Hội đồng đánh giá để xác định giá bán:

(2.1) Khi bán thu được tiền mặt, lập phiếu thu nhập quĩ (không phải

hạch toán chênh lệch, xác định ngay số nộp ngân sách), ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (nếu thu tiền mặt)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

(2.2) Căn cứ vào phiếu chi lập giấy nộp tiền bán tài sản cố định vào

kho bạc nhà nước, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt

(2.3) Căn cứ vào giấy nộp tiền đã được Kho bạc xác nhận làm thủ tục

ghi thu ngân sách tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay)

(2.4) Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, căn cứ vào biên bản nhượng

bán tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn luỹ kế)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá TSCĐ)

c) Hạch toán hao mòn TSCĐ

(1) Cuối năm, lập Bảng tính hao mòn TSCĐ. Căn cứ Bảng tính hao

mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

(2) Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ (ghi giảm TSCĐ), ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn luỹ kế)

357

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại

TSCĐ)

Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá).

(3) Đánh giá lại tài sản cố định:

(3.1) Ghi tăng nguyên giá và ghi tăng hao mòn TSCĐ:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn điều chỉnh tăng)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại điều

chỉnh tăng)

(3.2) Đánh giá lại TSCĐ làm giảm nguyên giá và giảm giá trị hao mòn

TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn điều chỉnh giảm)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại

giảm)

Có TK 211 - Tài sản cố định (phần nguyên giá điều chỉnh giảm).

7.5.2.5. Kế toán chi tiết

Kế toán chi tiết tài sản cố định sử dụng Bảng tính hao mòn TSCĐ và

sổ tài sản cố định.

- Sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý những TSCĐ

của xã từ khi mua sắm, xây dựng, nhận bàn giao tài sản đưa vào sử dụng đến

khi ghi giảm tài sản cố định.

- Bảng tính hao mòn TSCĐ dùng cho những xã có xác định và đã hạch

toán hao mòn TSCĐ trên tài khoản của từng TSCĐ vào Sổ tài sản cố định và

phản ánh vào các tài khoản tổng hợp trên Nhật ký- Sổ Cái (Nợ TK466/ Có

TK 214).

Năm đầu tiên căn cứ vào số liệu trên Sổ tài sản cố định để lập Bảng

tính hao mòn TSCĐ. Từ các năm sau căn cứ vào Bảng tính hao mòn năm

trước điều chỉnh tăng, giảm tài sản và hao mòn TSCĐ để tính ra mức hao

mòn năm sau.

358

7.5.3. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản

7.5.3.1. Nguyên tắc hạch toán

- Các xã có hoạt động đầu tư XDCB (bao gồm cả XDCB theo phương

thức tự làm hoặc giao thầu) phải tổ chức hạch toán và theo dõi hoạt động đầu

tư XDCB. Đối với những công trình XDCB có tổ chức hạch toán riêng quá

trình tiếp nhận nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư không cùng trên hệ thống

sổ kế toán ngân sách xã thì thực hiện kế toán theo chế độ kế toán đơn vị chủ

đầu tư hiện hành;

- Chi phí chuẩn bị đầu tư XDCB và chi phí của Ban quản lý công trình

được tính vào giá trị công trình và hạch toán vào chi phí khác về XDCB;

- Những công trình XDCB, hoặc những tài sản cố định mua sắm bằng

nguồn vốn đầu tư mua về phải qua sửa chữa, lắp đặt, chạy thử, kế toán phải

mở sổ theo dõi cho từng công trình hoặc hạng mục công trình hoặc từng tài

sản cố định để tính vào giá trị công trình, tài sản và quyết toán vào nguồn

vốn đầu tư;

- Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công

trình và trong mỗi hạng mục công trình phải hạch toán chi tiết từng loại chi

phí đầu tư, gồm:

+ Chi phí xây lắp;

+ Chi phí thiết bị;

+ Chi phí khác.

Việc hạch toán phải căn cứ vào qui định quản lý tài chính hiện hành về

XDCB và sửa chữa tài sản cố định.

- Khi công trình XDCB hoàn thành, kế toán phải tiến hành tính toán,

phân bổ các chi phí khác về XDCB theo nguyên tắc:

+ Các chi phí khác về XDCB liên quan đến hạng mục công trình nào

thì tính trực tiếp vào hạng mục công trình đó;

+ Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác có liên quan đến nhiều

công trình, nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo những tiêu thức

thích hợp (theo tỷ lệ với vốn xây dựng hoặc tỷ lệ với vốn lắp đặt, vốn thiết

bị).

7.5.3.2. Chứng từ kế toán

Sử dụng các chứng từ

359

- Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt

- Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp séc bảo

chi

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư

- Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành

- Phiếu kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành

- Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

7.5.3.3. Tài khoản kế toán

Để hạch toán đầu tư XDCB kế toán sử dụng tài khoản 241 và 441

Nội dung kết cấu tài khoản 241- Chi phí đầu tư XDCB dở dang

- Phát sinh Bên Nợ

+ Chi phí thực tế về đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố

định phát sinh;

+ Chi phí đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản cố định.

- Phát sinh Bên Có

+ Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư xây dựng, mua sắm đã

hoàn thành đưa vào sử dụng;

+ Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển

khi quyết toán được duyệt y;

+ Giá trị công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành kết chuyển

khi quyết toán được duyệt y.

- Số dư bên Nợ

+ Chi phí XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định còn dở dang;

+ Giá trị công trình XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định đã hoàn

thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được

duyệt y.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Tài khoản này phản ảnh chi phí

mua sắm tài sản cố định phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng

360

và tình hình quyết toán chi phí mua sắm tài sản cố định phải qua lắp đặt, chạy

thử.

Trường hợp TSCĐ mua về đưa vào sử dụng ngay không qua lắp đặt,

chạy thử... thì không phản ánh qua tài khoản 2411.

- Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản dở dang: Tài khoản này phản ánh

các chi phí đầu tư XDCB và tình hình thanh quyết toán chi phí đầu tư XDCB

của xã. Chi phí đầu tư XDCB phản ảnh vào tài khoản này gồm: Chi xây lắp,

chi thiết bị, chi phí khác.

Tài khoản 2412 phải mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công

trình và phải theo dõi chi tiết theo từng loại chi phí đầu tư xây dựng.

- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định: Tài khoản này phản

ánh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và tình hình quyết toán chi phí sửa

chữa lớn tài sản cố định để làm cơ sở tính nguyên giá TSCĐ.

Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ không hạch toán vào tài khoản

này.

Nội dung, kết cấu tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

- Phát sinh Bên Nợ

Nguồn kinh phí đầu tư XDCB giảm, do:

+ Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã được duyệt y;

+ Hoàn lại nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân sách;

+ Kết chuyển giá trị công trình XDCB mới hoàn thành được phê duyệt

quyết toán và giá trị tài sản cố định mua sắm hoàn thành bàn giao đưa vào sử

dụng với nguồn kinh phí đầu tư XDCB;

+ Các khoản khác làm giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

- Phát sinh Bên Có

Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng, do:

+ Nhận được kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã hoặc

ngân sách cấp trên cấp;

+ Các khoản huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng các công

trình cơ sở hạ tầng mà HĐND xã quyết định thông qua không đưa vào ngân

sách xã quản lý;

361

+ Các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và

các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ngoài nước;

+ Các khoản khác làm tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB ;

Số dư bên Có:

Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của xã chưa sử dụng hoặc đã

sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 441 " Nguồn kinh phí đầu tư XDCB " có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4411 " Nguồn ngân sách xã ": Tài khoản này phản ảnh số

hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư XDCB được hình thành

từ nguồn ngân sách xã;

- Tài khoản 4412 " Nguồn tài trợ ": Tài khoản này phản ảnh số hiện có

và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư được hình thành từ các nguồn

tài trợ mà không đưa vào ngân sách xã .

- Tài khoản 4413 "Nguồn khác": Tài khoản này phản ảnh số hiện có

và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư được hình thành từ nguồn khác

như: Nguồn huy động của nhân dân không đưa vào ngân sách,....

7.5.3.4. Kế toán tổng hợp

Hạch toán tổng hợp hoạt động đầu tư XDCB trên Nhật ký - Sổ Cái và

hạch toán các nghiệp vụ:

a) Kế toán nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định bằng tiền mặt thuộc

nguồn vốn ngân sách phải qua lắp đặt, chạy thử:

(1) Mua TSCĐ bằng tiền mặt thuộc quỹ ngân sách về phải qua lắp đặt,

căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, phiếu chi và các chứng từ có liên quan, kế

toán ghi chi phí đầu tư giá trị TSCĐ mua về đưa vào lắp đặt, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 111- Tiền mặt

(2) Chi phí lắt đặt, chạy thử TSCĐ phát sinh, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 152- Vật liệu

Có TK 331- Các khoản phải trả

362

(3) Khi lắp đặt, chạy thử xong bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

(4) Kết chuyển chi phí mua và chi phí lắp đặt TSCĐ vào chi ngân sách

chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192)

Có TK 241 - XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ)

(5) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, Căn cứ vào giấy đề

nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng đã được Kho bạc chấp nhận, chuyển chi

ngân sách chưa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 – thuộc năm

nay)

b) Trường hợp mua TSCĐ bằng chuyển khoản thuộc vốn ngân sách

đưa về phải lắp đặt, chạy thử:

(1) Xã làm lệnh chi tạm ứng chuyển khoản để mua TSCĐ về đưa vào

lắp đặt, căn cứ vào chứng từ kế toán được Kho bạc chấp nhận thanh toán,

ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang( 2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

(2) Chi phí lắt đặt TSCĐ phát sinh, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 152- Vật liệu

Có TK 331- Các khoản phải trả

(3) Kết chuyển giá trị TSCĐ mua sắm phải qua lắp đặt, chạy thử bằng

vốn ngân sách vào chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay) (Giá trị TSCĐ mua sắm theo hoá đơn)

363

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm

nay) (Chi phí lắp đặt, chạy thử phát sinh tại xã)

Có TK 241 - XDCB dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) (Toàn bộ giá trị

TSCĐ bàn giao đưa vào sử dụng)

(4) Khi lắp đặt, chạy thử xong bàn giao đưa vào sử dụng, ghi tăng

TSCĐ:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

(5) Làm thủ tục thanh toán với Kho bạc về chi phí lắp đặt, chạy thử

phát sinh, chuyển từ chi ngân sách chưa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã

qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay).

c) Kế toán nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định phải qua lắp đặt bằng

nguồn vốn đầu tư XDCB:

(1) Xuất quĩ tiền mặt hoặc rút tiền gửi thuộc vốn đầu tư tại Kho bạc

mua tài sản cố định đưa về vào lắp đặt, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang ( 2411 - Mua sắm TSCĐ)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc ( 1128- Tiền gửi khác )

(2) Chi phí lắp đặt, chạy thử TSCĐ phát sinh, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128- Tiền gửi khác )

Có TK 152- Vật liệu

Có TK 331- Các khoản phải trả.

(3) Khi bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng:

(3.1) Phản ánh tăng nguyên giá tài sản cố định, ghi:

364

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

(3.2) Ghi giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB:

Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 241- XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ)

d) Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

(1) Nhập kho số vật tư, thiết bị XDCB mua về, căn cứ hoá đơn, phiếu

nhập kho, ghi:

Nợ TK 152- Vật liệu

Có TK 331- Các khoản phải trả

- Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi

công hoặc giao cho người nhận thầu, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 331- Các khoản phải trả

(2) Xuất thiết bị đầu tư XDCB giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 152- Vật liệu (chi tiết thiết bị trong kho)

(3) Nhận khối lượng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao,

căn cứ hợp đồng giao thầu, hoá đơn khối lượng XDCB hoàn thành hoặc

phiếu giá công trình và biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 331- Các khoản phải trả

(4) Khi ứng hoặc thanh toán tiền cho nhà thầu theo khối lượng xây lắp

đã bàn giao, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản phải trả

Có TK 111- Tiền mặt (nếu ứng thanh toán bằng tiền mặt)

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) (rút tiền gửi vốn

đầu tư thanh toán cho người nhận thầu) (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

(rút tiền từ tài khoản Ngân sách chuyển khoản thanh toán thẳng cho nhà thầu)

365

- Đồng thời ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc để hình thành nguồn

vốn đầu tư XDCB (đối với phần ngân sách làm lệnh chi chuyển khoản thẳng

cho nhà thầu), ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách chưa qua Kho bạc (nếu là cấp tạm ứng)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

(5) Thanh toán cho người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ có liên

quan đến đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 331- Các khoản phải trả

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết tạm ứng)

(6) Khi phát sinh chi phí XDCB khác như chi giải phóng mặt bằng,...,

ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - XDCB dở dang)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

(7) Nhận vốn viện trợ chi thẳng cho công trình xây dựng cơ bản, ghi:

(7.1) Khi nhận viện trợ chuyển thẳng vật tư thiết bị cho công trình, làm

thủ tục ghi thu ghi chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

(7.2) Căn cứ vào giấy xác nhận viện trợ ghi thu, ghi chi ngân sách xã

đã qua Kho bạc số vốn viện trợ đã nhận chuyển thẳng cho công trình, ghi:

- Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay)

- Ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi:

366

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

(7.3) Ghi thu ghi chi nguồn kinh phí đầu tư XDCB giá trị vốn viện trợ

là vật tư thiết bị đã nhận, sử dụng cho công trình, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

(8) Quyết toán công trình hoàn thành bàn giao vào sử dụng

(8.1) Những khoản thu hồi, ghi giảm chi phí đầu tư XDCB:

Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (giá trị phế liệu thu hồi)

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (phần chi phí không được duyệt phải

thu hồi)

Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Phần chi phí xin thanh

toán được duyệt y)

Có TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang).

(8.2) Căn cứ quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt, kế toán ghi tăng giá trị tài sản cố định đã hoàn thành bàn giao đưa vào

sử dụng và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

đ) Kế toán sửa chữa TSCĐ:

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của đơn vị có thể tiến hành theo phương

thức tự làm hoặc giao thầu.

(1) Theo phương thức tự làm, các chi phí phát sinh được tập hợp vào

bên Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) và được tiết

cho từng công trình, hạng mục công trình sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào các

chứng từ chi sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

367

Có TK 152- Vật liệu

Có TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết thanh toán tạm ứng tính vào

chi sửa chữa lớn TSCĐ)

(2) Theo phương thức giao thầu sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phải nợ

số tiền phải trả theo hoá đơn chứng từ của người nhận thầu sửa chữa TSCĐ,

(căn cứ vào giá trị khối lượng sửa chữa do bên nhận thầu bàn giao):

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ)

Có TK 331- Các khoản phải trả

(3) Khi công trình sửa chữa đã hoàn thành kế toán quyết toán số chi

phí sửa chữa TSCĐ vào chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 241- XDCB dở dang

(4) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển từ chi ngân

sách chưa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm

nay)

Có TK 819 - Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm

nay)

(5) Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ giá trị khối lượng sửa chữa

lớn hoàn thành

Nợ TK 211 – TSCĐ

Có TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

7.5.3.5. Kế toán chi tiết

Hạch toán chi tiết hoạt động đầu tư XDCB sử dụng “Sổ theo dõi hoạt

động đầu tư XDCB”

7.6. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI SỰ NGHIỆP

7.6.1. Nguyên tắc hạch toán

Chỉ hạch toán riêng hoạt động thu, chi sự nghiệp đối với những xã có

tổ chức hạch toán tập trung các khoản thu sự nghiệp trên cùng hệ thống sổ kế

toán ngân sách xã mà những khoản thu này do Ban tài chính xã thu. Không

368

hạch toán riêng hoạt động thu, chi sự nghiệp đối với những hoạt động sự

nghiệp mà xã đã khoán cho những tổ chức, cá nhân nhận khoán và các chi

phí của những hoạt động này do người nhận khoán chịu.

Các khoản thu sự nghiệp gồm:

+ Thu phí chợ;

+ Thu phí đò, phà;

+ Thu phí bến bãi;

+ Thu tiền nước sinh hoạt đối với những xã có trạm cung cấp nước

sạch;

+ Thu hoạt động của trạm y tế xã;

+ Các khoản khác.

- Tất cả các khoản thu sự nghiệp của xã trước hết phải phản ánh đầy

đủ, kịp thời vào bên Có tài khoản 711 “Thu sự nghiệp". Sau khi đã kết

chuyển trừ chi phí, phần chênh lệch còn lại mới ghi thu ngân sách chưa qua

Kho bạc (Ghi Nợ TK 711/ Có TK 719).

7.7.2. Chứng từ kế toán

Để hạch toán hoạt động thu, chi sự nghiệp kế toán sử dụng các chứng

từ:

- Phiếu thu

- Phiếu chi

và các chứng từ liên quan khác.

7.7.3. Tài khoản kế toán

Kế toán sử dụng:

- Tài khoản 711 - Thu hoạt động sự nghiệp;

- Tài khoản 811 - Chi hoạt động sự nghiệp.

Nội dung kết cấu của Tài khoản 711 - Thu hoạt động sự nghiệp

- Phát sinh Bên Nợ

+ Kết chuyển số chi sự nghiệp của từng hoạt động trừ vào thu sự

nghiệp;

369

+ Kết chuyển số thu sự nghiệp còn lại vào thu ngân sách xã chưa qua

Kho bạc.

- Phát sinh Bên Có

+ Số thu sự nghiệp phát sinh trong kỳ.

- Số dư bên Có:

+ Phản ánh số thu sự nghiệp chưa kết chuyển.

Nội dung, kết cấu của Tài khoản 811 - Chi hoạt động sự nghiệp

- Phát sinh Bên Nợ

+ Các khoản chi sự nghiệp thực tế phát sinh.

- Phát sinh Bên Có

+ Kết chuyển số chi sự nghiệp vào thu sự nghiệp để xác định kết quả

hoạt động sự nghiệp

- Số dư bên Nợ:

Số chi sự nghiệp chưa kết chuyển

7.6.2. Kế toán tổng hợp:

Hạch toán tổng hợp hoạt động thu, chi sự nghiệp được thực hiện trên

Nhật ký - Sổ Cái và các nghiệp vụ được định khoản.

(1). Khi phát sinh các khoản chi sự nghiệp, căn cứ vào chứng từ chi,

ghi:

Nợ TK 811 - Chi sự nghiệp

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác)

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 311 - Các khoản phải thu (thanh toán tạm ứng)

Có TK 331 - Các khoản phải trả

(2). Khi phát sinh các khoản thu sự nghiệp của xã, căn cứ vào chứng

từ thu tiền, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc

370

Có TK 711 - Thu sự nghiệp.

(3). Cuối kỳ kết chuyển chi sự nghiệp trừ vào thu sự nghiệp, ghi:

Nợ TK 711 - Thu sự nghiệp

Có TK 811 - Chi sự nghiệp

(4). Kết chuyển số chênh lệch thu sự nghiệp lớn hơn chi sự nghiệp

vào thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 711 - Thu sự nghiệp

Có TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

(5). Làm thủ tục nộp số tiền chênh lệch thu lớn hơn chi sự nghiệp vào

tài khoản ngân sách xã tại Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi hoặc giấy báo nợ và

giấy nộp tiền vào ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121-Tiền ngân sách tại Kho bạc)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 -Tiền gửi khác)

Đồng thời căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được Kho bạc

xác nhận, ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi:

Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm

nay)

Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm

nay).

7.6.3. Kế toán chi tiết

Hạch toán chi tiết hoạt động thu, chi sự nghiệp kế toán sử dụng “Sổ

theo dõi thu, chi hoạt động tài chính khác”. Căn cứ để ghi sổ là chứng chứng

từ liên quan đến thu, chi hoạt động sự nghiệp của xã.

371

7.7. BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

7.7.1. Bảng Cân đối tài khoản

7.7.1.1. Mục đích:

Bảng cân đối tài khoản là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình thu,

chi ngân sách; thu, chi các quĩ của xã; tình hình tài sản cố định, nguồn

kinh phí đã hình thành tài sản cố định (đối với xã có hạch toán tài sản) và

tình hình tài chính khác của xã trong kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối

tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên Nhật ký - Sổ Cái, đồng

thời đối chiếu và kiểm tra, kiểm soát số liệu ghi trên các báo cáo tài chính

khác.

7.7.1.2. Kết cấu của Bảng Cân đối tài khoản

Tỉnh: .......... Mẫu số B01 - X

Huyện:........ (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ -BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) Xã:..............

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Tháng .... năm 200...

Đơn vị tính: đồng

Số

hiệu

TK

Tên tài khoản

Số dư đầu

kỳ

Số phát sinh Số dư cuối kỳ

Nợ

Có Trong kỳ

Luỹ kế từ đầu

năm

Nợ

Nợ Có Nợ Có

A B 1 2 3 4 5 6 7 8

Cộng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

......., ngày ...... tháng..... năm 200.....

Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.1.3. Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối tài khoản:

- Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết

- Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước

372

Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ,

khoá sổ của sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp (sổ Nhật ký - Sổ Cái hoặc

Sổ Cái), tính số dư của từng tài khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các

sổ có liên quan.

Báo cáo này được lập theo tháng, năm.

7.7.1.4. Nội dung và phương pháp lập Bảng Cân đối tài khoản

(1) Kết cấu nội dung:

Bảng cân đối tài khoản được chia thành các cột

- Số hiệu tài khoản

- Tên tài khoản kế toán

- Số dư đầu kỳ (Nợ, Có)

- Số phát sinh:

+ Trong kỳ (Nợ, Có)

+ Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm (Nợ, Có)

- Số dư cuối kỳ (Nợ, Có)

(2) Phương pháp lập:

Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

+ Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ

(Cột 1, 2 - Số dư đầu kỳ) và tại thời điểm cuối kỳ (cột 7, 8 - Số dư cuối

kỳ), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột Nợ, các tài

khoản có số dư Có được phản ánh vào cột Có.

+ Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ

đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 - Số phát sinh trong kỳ) và số phát sinh

luỹ kế từ ngày đầu năm đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 5, 6 - Số phát sinh

luỹ kế từ đầu năm). Trong đó, tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản

được phản ánh vào cột Nợ, tổng số phát sinh Có được phản ánh vào cột

Có.

- Cột A, B: Ghi số hiệu và tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp

I mà đơn vị đang sử dụng.

- Cột 1, 2 “Số dư đầu kỳ”: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng báo

cáo (số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ

vào dòng số dư đầu tháng của tháng báo cáo trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc

373

Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối kỳ” của Bảng cân đối tài khoản

kỳ trước.

- Cột 3, 4, 5, 6 “Phản ánh số phát sinh”:

+ Cột 3, 4 “Số phát sinh trong kỳ": Phản ánh tổng số phát sinh Nợ

và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi

vào phần này được căn cứ vào dòng "Cộng phát sinh tháng” của từng tài

khoản tương ứng trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái và sổ kế toán chi tiết.

+ Cột 5, 6 “Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm”: Phản ánh tổng số phát

sinh Nợ vàtổng số phát sinh Có của các tài khoản tính từ đầu năm đến

cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được tính bằng cách:

Cột 5 của báo cáo kỳ này = Cột 5 của báo cáo kỳ trước + Cột 3 của

báo cáo kỳ này

Cột 6 của báo cáo kỳ này = Cột 6 của báo cáo kỳ trước + Cột 4 của

báo cáo kỳ này

Cột 7, 8 "Số dư cuối kỳ": Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ

báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng

của tháng báo cáo trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc Sổ Cái hoặc được tính căn

cứ vào các cột số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ trên Bảng cân đối tài

khoản kỳ này:

Số dư Nợ cuối

kỳ

= Số dư Nợ đầu

kỳ

+ Số phát sinh

Nợ

- Số phát sinh

Số dư Có cuối

kỳ

= Số dư Có đầu

kỳ

+ Số phát sinh

- Số phát sinh

Nợ

Số liệu ở cột 7 và cột 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản kỳ

sau.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản cấp I, phải

thực hiện cộng Bảng cân đối tài khoản.

Số liệu dòng cộng của Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính

cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ (cột 1) phải bằng tổng số dư Có (cột 2) đầu kỳ của

các tài khoản

374

Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) phải bằng tổng số phát sinh có (cột 4)

của các tài khoản trong kỳ báo cáo

Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm (cột 5) phải bằng tổng số

phát sinh có luỹ kế từ đầu năm (cột 6) của các tài khoản.

Tổng số dư Nợ (cột 7) phải bằng tổng số dư Có (cột 8) cuối kỳ các

tài khoản.

Sau khi kiểm tra đảm bảo chính xác, cân đối, kế toán mới ghi số

liệu của các tài khoản cấp 2 của tài khoản thu, chi ngân sách xã.

7.7.1.5. Nơi gửi báo cáo:

Báo cáo sau khi lập xong phải được Chủ tịch UBND xã xét duyệt.

Báo cáo này được lập thành 3 bản:

1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện

1 bản gửi UBND xã

1 bản lưu tại bộ phận tài chính - kế toán xã.

7.7.2. Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

7.7.2.1. Mục đích:

Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế, nhằm

phản ánh tổng quát tình hình thực hiện thu và cơ cấu thu ngân sách của xã

trong tháng đã làm thủ tục ghi thu ngân sách xã tại Kho bạc và thu ngân

sách xã chưa qua Kho bạc. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp thu ngân

sách xã vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

7.7.2.2. Kết cấu

Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

375

Tỉnh:......... Mẫu số B02a-X

Huyện:...... (Ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC) Xã:............

BÁO CÁO TỔNG HỢP THU NGÂN SÁCH XÃ

THEO NỘI DUNG KINH TẾ

Tháng..... năm 20…...

Đơn vị tính:

Số

TT

Nội dung

Mã số

Dự

toán

năm

Thực hiện So sánh

thực hiện

từ đầu

năm với

dự toán

năm (%)

Trong

tháng

Luỹ

kế từ

đầu

năm

A B C 1 2 3 4

Tổng số thu ngân sách xã 100

A Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc 200

I Các khoản thu 100% 300

1 Phí, lệ phí 320

2 Thu từ quĩ đất công ích và đất công 330

3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 340

4 Đóng góp của nhân dân theo qui định 350

5 Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước

360

6 Thu kết dư ngân sách năm trước 380

7 Thu khác 390

II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ

phần trăm (%)

400

Các khoản thu phân chia (1)

1 Thuế thu nhập cá nhân 420

2 Thuế nhà đất 430

3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh

doanh

440

4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ

gia đình

450

5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 460

Các khoản thu phân chia khác do tỉnh

quy định

III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 500

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp

trên.

510

- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách 520

376

cấp trên

IV Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho

xã (nếu có)

600

B Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc 700

(1) Chỉ áp dụng đối với cấp ngân sách xã, thị trấn

.........., ngày...... tháng...... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Xác nhận của Kho bạc:

- Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:.............

Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.2.3. Cơ sở số liệu

Cơ sở để lập Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh

tế

- Dự toán thu ngân sách năm.

- Sổ kế toán chi tiết thu ngân sách xã, sổ tổng hợp thu ngân sách xã.

- Báo cáo này của tháng trước (số liệu luỹ kế từ đầu năm).

7.7.2.4. Nội dung và phương pháp lập

Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

(1) Kết cấu nội dung:

Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã được chia thành các cột:

- Cột số thứ tự

- Cột phản ánh các chỉ tiêu về tình hình thu ngân sách theo nội

dung của dự toán thu

- Cột mã số

- Cột dự toán năm

- Cột thực hiện trong tháng

- Cột thực hiện luỹ kế từ đầu năm

- Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%)

(2) Phương pháp lập:

Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh

377

- Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự của các mục theo nội dung phản ánh

- Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung thu theo các chỉ tiêu báo

cáo, các chỉ tiêu này được phản ánh đúng theo các chỉ tiêu trong dự toán

được giao.

- Cột C - Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích thuận

tiện trong việc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên máy

vi tính.

- Cột 1 - Cột dự toán năm: Ghi số dự toán được giao (phần xã được

hưởng) từng chỉ tiêu.

- Cột 2 - Cột số thực hiện trong tháng: Phản ánh số thu ngân sách

xã trongtháng, ghi tổng số tiền theo từng chỉ tiêu theo cột B.

+ Phần A: Căn cứ vào các chỉ tiêu trên sổ tổng hợp thu ngân sách

xã để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng “Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc”

của báo cáo.

+ Phần B " Số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc" được lấy từ số

dư tài khoản 719 "Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc" để ghi vào dòng

này.

- Cột 3 - Luỹ kế từ đầu năm: Phản ánh số luỹ kế từ 01/01 đến cuối

tháng báo cáo. Cột này được lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu năm trong

tháng trên sổ tổng hợp thu ngân sách xã hoặc Luỹ kế từ đầu năm (Cột 3) =

Cột 3 (báo cáo tháng trước) + Cột 2 (báo cáo này)

- Cột 4 - Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%):

Lấy số liệu trên cột 3 chia (:) cho số liệu trên cột 1 nhân (x) 100% tương

ứng với từng chỉ tiêu.

7.7.2.5. Nơi gửi báo cáo

Báo cáo này lập xong, Chủ tịch UBND xã ký tên, đóng dấu và gửi

đến Kho bạc để xác nhận về số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc.

Báo cáo được lập thành 3 bản:

1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện

1 bản gửi UBND xã

1 bản lưu tại bộ phận tài chính - kế toán xã.

378

7.7.3. Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

7.7.3.1. Mục đích

Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế phản ánh tổng

quát tình hình chi và cơ cấu chi ngân sách của xã trong tháng đã làm thủ

tục ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc và chi ngân sách xã chưa qua Kho

bạc. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp chi ngân sách xã vào chi ngân

sách nhà nước trên địa bàn.

7.7.3.2. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội

dung kinh tế

Tỉnh:.............. Mẫu số B02b-X

Huyện:........... (Ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:................. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHI NGÂN SÁCH XÃ

THEO NỘI DUNG KINH TẾ

Tháng..... năm 20…....

Đơn vị tính: đồng

Số

TT Nội dung

Mã số

Dự

toán

năm

Thực hiện So sánh

thực hiện

từ đầu

năm với

dự toán

năm (%)

Trong

tháng

Luỹ

kế từ

đầu

năm

A B C 1 2 3 4

Tổng chi ngân sách xã 100

A Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc 200

I Chi đầu tư phát triển (1) 300

1 Chi đầu tư XDCB 310

2 Chi đầu tư phát triển khác 320

II Chi thường xuyên 400

1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh

trật tự

410

- Chi dân quân tự vệ 411

- Chi an ninh trật tự 412

2 Sự nghiệp giáo dục 420

3 Sự nghiệp y tế 430

4 Sự nghiệp văn hoá, thông tin 440

5 Sự nghiệp thể dục thể thao 450

6 Sự nghiệp kinh tế 460

- SN giao thông 461

- SN nông - lâm - thuỷ lợi - hải sản 462

379

- SN thị chính 463

- Thương mại, dịch vụ 464

- Các sự nghiệp khác 465

7 Sự nghiệp xã hội 470

- Hưu xã và trợ cấp khác 471

- Trẻ mồ côi, người già không nơi

nương tựa, cứu tế xã hội

472

- Khác 473

8 Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể 480

Trong đó : Quỹ lương 481

8.1 Quản lý nhà nước 482

8.2 Đảng cộng sản Việt Nam 483

8.3 Mặt trận tổ quốc Việt Nam 484

8.4 Đoàn Thanh niên CSHCM 485

8.5 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 486

8.6 Hội Cựu chiến binh VN 487

8.7 Hội Nông dân VN 488

9 Chi khác 490

………..

III Dự phòng 500

B Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc 600

1 Tạm ứng XDCB 610

2 Tạm chi 620

(1) Chỉ áp dụng đối với ngân sách xã, thị trấn

..., ngày.......tháng...... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Xác nhận của Kho bạc:

- Số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc:.............

Kế toán Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.3.3. Cơ sở số liệu để lập Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã

theo nội dung kinh tế

Căn cứ vào số liệu trên sổ tổng hợp chi ngân sách xã, sổ chi ngân

sách xã và Nhật ký - Sổ Cái.

Báo cáo này của tháng trước.

380

7.7.3.4. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tổng hợp chi

ngân sách xã theo nội dung kinh tế

a) Kết cấu nội dung:

Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế được chia

thành các cột:

- Cột số thứ tự

- Cột phản ánh các chỉ tiêu về tình hình chi ngân sách theo nội dung

của dự toán chi.

- Cột mã số

- Cột dự toán năm

- Cột thực hiện trong tháng

- Cột thực hiện luỹ kế từ đầu năm

- Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%)

b) Phương pháp lập:

Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh.

- Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự các mục chi theo nội dung báo cáo

- Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung các chỉ tiêu chi của báo cáo,

các chỉ tiêu này được phản ánh đúng theo các chỉ tiêu trong dự toán được

giao.

- Cột C - Cột Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích để

thuận tiện trong việc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên

máy vi tính.

- Cột 1 - Dự toán năm: Ghi số dự toán chi được giao theo từng chỉ

tiêu chi.

- Cột 2 - Số thực hiện trong tháng: Phản ánh số chi ngân sách xã

trong tháng, ghi số tiền theo từng chỉ tiêu theo cột B.

+ Phần A: Căn cứ vào các chỉ tiêu trên sổ tổng hợp chi ngân sách

xã (Phần tổng hợp chi theo nội dung kinh tế) để ghi vào từng chỉ tiêu

tương ứng “Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc” của báo cáo này.

+ Phần B: Số liệu để ghi vào "Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc"

được lấy từ số dư cuối tháng của tài khoản 819 "Chi ngân sách xã chưa

qua Kho bạc"

381

- Cột 3 - Luỹ kế từ đầu năm: Phản ánh số chi ngân sách xã luỹ kế từ

01/01 đến cuối tháng báo cáo. Cột này được lấy số liệu luỹ kế từ đầu năm

trong tháng trên sổ tổng hợp chi ngân sách xã (phần tổng hợp chi theo nội

dung kinh tế” hoặc số luỹ kế từ đầu năm (Cột 3) = Cột 3 (báo cáo tháng

trước ) + Cột 2 (báo cáo này)

- Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm(%): Lấy số

liệu trên cột 3 chia (:) cho số liệu trên cột 1 nhân (x) 100% tương ứng với

từng chỉ tiêu.

Báo cáo này lập xong, Chủ tịch UBND xã ký, đóng dấu gửi đến

Kho bạc để xác nhận số chi ngân sách xã đã qua Kho bạc.

7.7.3.5. Nơi gửi báo cáo:

Báo cáo này được lập thành 3 bản

1 bản gửi Phòng Tài chính

1 bản gửi UBND xã

1 bản lưu tại bộ phận tài chính - kế toán xã.

7.7.4. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã

7.7.4.1. Mục đích:

Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã được lập vào cuối năm. Phản

ánh tình hình cân đối quyết toán thu, chi ngân sách của xã trong năm ngân

sách, đối chiếu với số dự toán, qua đó đánh giá được tình hình thực hiện

thu, chi ngân sách xã trong năm.

7.7.4.2. Kết cấu của báo cáo

Tỉnh: ......... Mẫu số B 03 - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ

Năm 20…...

Đơn vị tính: đồng

Nội dung thu Dự

toán

Thực

hiện

So sánh

thực

hiện với

dự toán

(%)

Nội dung chi Dự

toán

Thực

hiện

So sánh

thực

hiện với

dự toán

(%)

A 1 2 3 B 4 5 6

Tổng số thu Tổng số chi

I- Các khoản thu xã I- Chi đầu tư

382

hưởng 100% phát triển

II- Các khoản thu

phân chia theo tỷ lệ

%

II- Các khoản

chi thường

xuyên

III- Thu bổ sung III- Chi chuyển

nguồn sang năm

sau (nếu có)

- Bổ sung cân đối

- Bổ sung có mục

tiêu

IV- Thu chuyển

nguồn từ năm trước

sang (nếu có)

Kết dư ngân sách

........., ngày ... tháng.... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.4.3. Cơ sở số liệu để lập báo cáo

Căn cứ để lập là dự toán thu, chi ngân sách xã năm, báo cáo tổng

hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế, báo cáo tổng hợp

quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.

7.7.4.4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo

a) Kết cấu, nội dung:

Báo cáo gồm 2 phần: Phần nội dung thu và phần nội dung chi.

Trong mỗi phần đều phản ánh số dự toán và tình hình thực hiện, so sánh

giữa thực hiện với dự toán.

b) Phương pháp lập:

- Cột nội dung thu, nội dung chi: Phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp về

thu, chi ngân sách xã.

- Cột A - Tổng số thu: + Các khoản thu xã hưởng 100%

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

+ Thu bổ sung

+ Thu chuyển nguồn từ năm trước sang

- Cột B - Tổng số chi: + Chi đầu tư XDCB

383

+ Các khoản chi thường xuyên

+ Chi chuyển nguồn sang năm sau.

- Cột 1và cột 4 - Cột dự toán: Phản ánh số dự toán thu, dự toán chi

trong năm ngân sách.

- Cột 2 và cột 5 - Cột thực hiện: Phản ánh số quyết toán thu, chi

ngân sách đã thực hiện trong năm theo từng nội dung. Số liệu ghi vào cột

này căn cứ vào số liệu quyết toán thu, quyết toán chi trên Báo cáo tổng

hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế, Báo cáo tổng hợp

quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.

- Cột 3 và cột 6 - Cột so sánh thực hiện với dự toán (%): Xác định

tỷ lệ % đạt được giữa thực hiện so với dự toán.

Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã lập xong, Kế toán trưởng và

Chủ tịch xã ký tên, đóng dấu trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn.

7.7.4.5. Nơi nhận báo cáo

Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã được lập thành 4 bản:

- 1 bản gửi Phòng tài chính Quận, Huyện;

- 1 bản trình UBND xã;

- 1 bản trình HĐND xã;

- 1 bản lưu bộ phận tài chính - kế toán xã.

7.7.5. Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNS

7.7.5.1. Mục đích

Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách Nhà

nước được lập vào cuối năm nhằm phản ánh số thu ngân sách xã đã qua

Kho bạc thực hiện trong năm theo mục lục ngân sách nhà nước. Báo cáo

quyết toán thu ngân sách xã theo MLNS nhà nước là căn cứ để tổng hợp

thu ngân sách xã vào ngân sách nhà nước.

7.7.5.2. Kết cấu của báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo

MLNS

384

Tỉnh: ......... Mẫu số B 03a - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ THEO MỤC LỤC NSNN

Năm 20.....

Đơn vị tính: đồng

Chương Mã nội dung kinh tế Nội dung thu Số tiền

1 2 3 4

Tổng thu

Tổng số thu ngân sách xã bằng chữ: .................................................................

...., ngày.....tháng.....năm 200...

Xác nhận của Kho bạc Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.5.3. Cơ sở số liệu lập báo cáo quyết toán thu ngân sách xã

theo MLNS

Căn cứ Sổ thu ngân sách xã và Sổ tổng hợp thu ngân sách xã

7.7.5.4. Nội dung và phương pháp lập

(1) Nội dung: Gồm các cột chương, loại, khoản, mục, tiểu mục; cột

nội dung cột số thực hiện.

(2) Phương pháp lập: Báo cáo quyết toán thu ngân sách được lập

sau khihoàn tất việc chỉnh lý quyết toán thu theo mục lục NSNN.

- Cột 1, 2, 3, 4, 5: Ghi theo Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục

- Cột 6: Ghi nội dung thu (ghi theo tên của từng mục hoặc tiểu mục

thu).

- Cột 7: Ghi số thực hiện về thu ngân sách xã trong năm báo cáo.

Căn cứ vào số liệu dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm tới tháng chỉnh

lý quyết toán của từng mục, tiểu mục trên sổ tổng hợp thu ngân sách xã

385

(phần tổng hợp thu theo mục lục NSNN) để ghi vào từng mục, tiểu mục

thu tương ứng từ các mục sẽ tổng hợp thành số liệu của từng khoản, từng

loại, từng chương.

Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục NSNN lập xong

kế toán trưởng, Chủ tịch xã ký tên, đóng dấu và gửi tới Kho bạc đối chiếu

xác nhận sau đó trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn.

7.7.5.5. Nơi nhận báo cáo

Quyết toán thu được lập thành 4 bản:

- 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện

- 1 bản trình Hội đồng nhân dân xã để phê duyệt

- 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã

- 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã

7.7.6. Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN

7.7.6.1. Mục đích

Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà

nước được lập vào cuối năm nhằm phản ánh tổng hợp số chi ngân sách xã

đã qua Kho bạc trong năm báo cáo theo mục lục ngân sách nhà nước. Báo

cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước là căn

cứ để tổng hợp chi ngân sách xã vào chi ngân sách nhà nước.

7.7.6.2. Kết cấu của báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo

MLNSNN

Tỉnh: ......... Mẫu số B 03b - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ THEO MỤC LỤC NSNN

Năm 200...

Đơn vị tính: đồng

Chương Mã ngành kinh tế Mã nội dung kinh tế Nội dung chi Số tiền

1 2 3 4 5

Tổng chi

Tổng số chi ngân sách xã bằng chữ: ..............................................................

386

...., ngày.....tháng.....năm 200...

Xác nhận của Kho bạc Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.6.3. Cơ sở số liệu để lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã

theo MLNSNN

-Căn cứ Sổ chi ngân sách xã, Sổ tổng hợp chi ngân sách xã.

7.7.6.4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo

(1) Nội dung: Gồm các cột chương, loại, khoản, mục, tiểu mục; Cột

nội dung cột số thực hiện.

(2) Phương pháp lập: Báo cáo quyết toán chi ngân sách được lập

sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán số chi ngân sách năm trước theo

mục lục ngân sách nhà nước.

- Cột 1, 2, 3, 4, 5: Ghi theo Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục

của Mục lục Ngân sách nhà nước.

- Cột 6: Ghi nội dung chi (ghi theo tên của từng mục hoặc tiểu mục

chi ngân sách).

- Cột 7: Ghi số thực hiện về chi ngân sách xã trong năm báo cáo.

Căn cứ vàosố liệu dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng

chỉnh lý quyết toán chi của từng mục, tiểu mục trên sổ tổng hợp chi ngân

sách xã (phần tổng hợp chi theo mục lục NSNN) để ghi vào từng mục,

tiểu mục tương ứng. Từ các mục sẽ tổng hợp thành số liệu của từng

khoản, từng loại, từng chương

Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo mục lục NSNN lập xong

Kế toán trưởng, Chủ tịch UBND xã ký tên, đóng dấu và gửi tới Kho bạc

đối chiếu xác nhận sau đó trình HĐND xã phê chuẩn.

7.7.6.5. Nơi nhận báo cáo

Quyết toán thu được lập thành 4 bản:

- 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện

- 1 bản trình Hội đồng nhân dân xã để phê duyệt

- 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã

- 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã.

387

7.7.7. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội

dung kinh tế

7.7.7.1. Mục đích

Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế

là báo cáo tổng hợp về tình hình quyết toán thu ngân sách xã trong năm

báo cáo theo nội dung kinh tế. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp quyết

toán thu ngân sách xã vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và công

khai thu ngân sách trước dân.

7.7.7.2. Kết cấu của báo cáo

Tỉnh: ......... Mẫu số B 03c - X

Huyện:....... (Ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ

THEO NỘI DUNG KINH TẾ

Năm 20...

Đơn vị tính: đồng

Số

TT NỘI DUNG

số

Dự

toán năm

Quyết

toán năm

(%) So sánh

QT/DT

Thu

NSNN

Thu

NSX

Thu

NSNN

Thu

NSX

Thu

NSNN

Thu

NSX

A B C 1 2 3 4 5 6

Tổng số thu ngân sách xã 100

I Các khoản thu 100% 300

1 Phí, lệ phí 320

2 Thu từ quĩ đất công ích và đất

công

330

3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự

nghiệp

340

4 Đóng góp của nhân dân theo qui

định

350

5 Đóng góp tự nguyện của các tổ

chức, cá nhân

360

6 Thu kết dư ngân sách năm trước 380

7 Thu khác 390

.............

II Các khoản thu phân chia theo tỷ

lệ phần trăm (%)

400

Các khoản thu phân chia (1)

388

A B C 1 2 3 4 5 6

1 Thuế thu nhập cá nhân 420

2 Thuế nhà đất 430

3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ

kinh doanh

440

4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

thu từ hộ gia đình

450

5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 460

Các khoản thu phân chia khác do

tỉnh quy định

-

III Thu bổ sung từ ngân sách cấp

trên

500

1 Thu bổ sung cân đối từ ngân sách

cấp trên.

510

2 Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân

sách cấp trên

520

IV Viện trợ không hoàn lại trực tiếp

cho xã (nếu có)

600

V Thu chuyển nguồn năm trước

chuyển sang (nếu có)

700

(1) Chỉ áp dụng đối với ngân sách xã, thị trấn

........., ngày ... tháng.... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Xác nhận của Kho bạc:

- Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:.............

Kế toán Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.7.3. Cơ sở số liệu lập báo cáo

- Sổ thu ngân sách xã, Sổ tổng hợp thu ngân sách xã, Sổ kế toán chi

tiết thu ngân sách xã;

- Dự toán thu ngân sách xã năm.

7.7.7.4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo

(1) Nội dung: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo

nội dung kinh tế được chia thành các cột:

- Cột số thứ tự

389

- Cột nội dung phản ánh các chỉ tiêu về tình hình thu ngân sách

theo dự toán

- Cột mã số

- Cột dự toán năm: Gồm cột dự toán thu ngân sách nhà nước và cột

dự toán thu ngân sách xã.

- Cột quyết toán: Gồm cột thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã

và cột thu ngân sách xã.

- Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%): Gồm cột

so sánh về thu ngân sách nhà nước và cột so sánh về thu ngân sách xã.

(2) Phương pháp lập:

- Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh.

- Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự của các mục theo nội dung phản ánh

- Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung theo các chỉ tiêu cần báo

cáo, phản ánh số quyết toán thu ngân sách đã qua Kho bạc.

- Cột C - Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích để

thuận tiện trong việc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên

máy vi tính.

- Cột 1, 2 - Dự toán năm: Ghi số dự toán theo từng chỉ tiêu.

+ Cột 1: Ghi dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, nếu

không có thì để trống.

+ Cột 2: Ghi dự toán thu ngân sách của xã năm báo cáo (phần xã

được hưởng)

- Cột 3, 4 - Phần quyết toán: Phản ánh số thu ngân sách của xã thực

hiện trong năm

+ Cột 3: Phản ánh tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã,

số liệu ghi vào cột này căn cứ vào Sổ thu ngân sách xã (cột thu NSNN) để

tổng hợp thành các chỉ tiêu báo cáo.

+ Cột 4: Phản ánh phần thu ngân sách xã được hưởng, căn cứ vào

cột Luỹ kế của tháng chỉnh lý trên sổ tổng hợp thu ngân sách xã phần tổng

hợp thu theo nội dung kinh tế để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng trong

phần A của báo cáo.

- Cột 5, 6 - So sánh số quyết toán với dự toán năm

390

+ Cột 5 - So sánh số thu NSNN: Lấy số liệu trên cột 3 chia (:) cho

số liệu trên cột 1 nhân (x) 100% tương ứng với từng chỉ tiêu.

+ Cột 6 - So sánh số thu NSX: Lấy số liệu trên cột 4 chia (:) cho số

liệu trên cột 2 nhân (x) 100% tương ứng với từng chỉ tiêu.

Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã lập xong Kế toán

trưởng, Chủ tịch xã ký, đóng dấu gửi Kho bạc đối chiếu xác nhận sau đó

trình ra Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.

7.7.7.5. Nơi gửi báo cáo

Quyết toán được lập thành 4 bản

- 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện

- 1 bản trình Hội đồng nhân dân xã để phê duyệt

- 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã

- 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã.

7.7.8. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội

dung kinh tế

7.7.8.1. Mục đích:

Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

là báo cáo tổng hợp về tình hình chi ngân sách xã trong năm theo các chỉ

tiêu kinh tế. Báo cáo này là căn cứ để tổng hợp chi ngân sách xã vào chi

ngân sách nhà nước.

7.7.8.2. Kết cẩu của báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách

xã theo nội dung kinh tế

391

Tỉnh: ......... Mẫu số B 03d - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ

THEO NỘI DUNG KINH TẾ

Năm 20...

Đơn vị tính: đồng

ST

T NỘI DUNG

số

Dự

toán năm

Quyết

toán năm

(%) So sánh

QT/DT

A B C 1 2 3

Tổng chi ngân sách xã 100

I Chi đầu tư phát triển (1) 300

1 Chi đầu tư XDCB 310

2 Chi đầu tư phát triển khác 320

II Chi thường xuyên 400

1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh

trật tự

410

- Chi dân quân tự vệ 411

- Chi an ninh trật tự 412

2 Sự nghiệp giáo dục 420

3 Sự nghiệp y tế 430

4 Sự nghiệp văn hoá, thông tin 440

5 Sự nghiệp thể dục thể thao 450

6 Sự nghiệp kinh tế 460

- SN giao thông 461

- SN nông - lâm - thuỷ lợi - hải sản 462

- SN thị chính 463

- Thương mại, dịch vụ 464

- Các sự nghiệp khác 465

7 Sự nghiệp xã hội 470

- Hưu xã và trợ cấp khác 471

- Trẻ mồ côi, người già không nơi

nương tựa, cứu tế xã hội

472

- Khác 473

8 Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể 480

Trong đó : Quỹ lương 481

8.1 Quản lý nhà nước 482

8.2 Đảng cộng sản Việt Nam 483

8.3 Mặt trận tổ quốc Việt Nam 484

392

8.4 Đoàn Thanh niên CSHCM 485

8.5 Hội Phụ nữ Việt Nam 486

8.6 Hội Cựu chiến binh Việt Nam 487

8.7 Hội Nông dân Việt Nam 488

9 Chi khác 490

...... .............. ......

III Chi chuyển nguồn năm sau (nếu có) 500

(1) Chỉ áp dụng đối với ngân sách xã, thị trấn...................................

........., ngày ... tháng.... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Xác nhận của Kho bạc:

- Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:.............

Kế toán Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.8.3. Cơ sở số liệu lập báo cáo

- Sổ tổng hợp chi ngân sách xã, Sổ chi ngân sách xã;

- Dự toán chi ngân sách xã năm.

7.7.8.4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo

(1) Nội dung: Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã được chia thành

các cột:

- Cột số thứ tự

- Cột phản ánh các chỉ tiêu về tình hình chi ngân sách.

- Cột mã số

- Cột dự toán năm

- Cột quyết toán năm

- Cột so sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm (%)

(2) Phương pháp lập:

Góc bên trái ghi tên xã, huyện, tỉnh.

- Cột A - Số thứ tự: Ghi thứ tự của các mục theo nội dung phản ánh

393

- Cột B - Nội dung: Phản ánh nội dung chi theo các chỉ tiêu báo

cáo. Các chỉ tiêu này được phản ánh đúng theo các chỉ tiêu trong dự toán

được giao.

- Cột C - Mã số: Ghi mã số của từng chỉ tiêu nhằm mục đích thuận

tiện trongviệc hướng dẫn cách lập báo cáo và công tác kế toán trên máy

vi tính.

- Cột 1 - Dự toán năm: Ghi số dự toán chi trong năm theo từng chỉ

tiêu.

- Cột 2 - Quyết toán năm: Phản ánh số quyết toán chi ngân sách xã

đã thực hiện trong năm báo cáo. Căn cứ ghi vào cột này lấy số liệu ở cột

luỹ kế trong tháng chỉnh lý trên Sổ tổng hợp chi ngân sách xã (Phần tổng

hợp chi theo nội dung) để ghi vào từng chỉ tiêu tương ứng.

- Cột 3 - So sánh thực hiện từ đầu năm với dự toán năm(%):Lấy số

liệu trên cột 2 chia (:) cho số liệu trên cột 1 nhân (x) 100% tương ứng với

từng chỉ tiêu.

Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế

lập xong kế toán trưởng, Chủ tịch xã ký, đóng dấu gửi Kho bạc Nhà nước

đối chiếu xác nhận sau đó trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn.

7.7.8.5. 7.8.9.5. Nơi gửi báo cáo

Quyết toán được lập thành 4 bản:

- 1 bản gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện

- 1 bản trình Hội đồng nhân dân xã để phê duyệt

- 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã

- 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã.

7.7.9. Thuyết minh báo cáo tài chính

7.7.9.1. Mục đích

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống

báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của xã để giải thích và bổ sung

thông tin tình hình ngân sách và tình hình tài chính khác của xã trong năm

báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi

tiết được. Báo cáo này được dùng để thuyết trình trước HĐND xã,

phường có thể được giải thích bằng lời hoặc bằng số liệu.

394

7.7.9.2. Kết cấu của báo cáo

Tỉnh: ......... Mẫu số B 04 - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm 20.....

I- Một số đặc điểm

- Diện tích:........................................ Trong đó diện tích canh tác................

- Diện tích đất 5%:...........................................................................................

- Dân số đến 31/12/...:.............. Tăng, giảm trong năm..................................

- Ngành nghề:...................................................................................................

- Mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, tài chính trong năm ngân sách của xã:

II- Tình hình ngân sách và tài chính của xã

1- Ngân sách xã

- Đánh giá thu, chi ngân sách xã so với năm trước, so với dự toán:...............

- Nguyên nhân tăng, giảm thu, chi ngân sách xã:..........................................

2- Tình hình công nợ

CHỉ TIÊU Số đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ Tăng Giảm

A 1 2 3 4

I- Các khoản phải thu

II- Các khoản phải trả

III- Các khoản thu hộ,

chi hộ

3- Tình hình tăng, giảm TSCĐ (nếu có)

Số

TT Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Số đầu năm Tăng trong

năm

Giảm trong

năm Số cuối năm

SL NG SL NG SL NG SL NG

A B C 1 2 3 4 5 6 7 8

1 Nhà cửa, vật kiến

trúc

2 Máy móc thiết bị

3 Phương tiện vận

tải

4 ....

5 TSCĐ khác

4- Phân tích nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất

Khách quan:................................................................................................

Chủ quan:....................................................................................................

Kiến nghị, đề xuất:......................................................................................

395

........., ngày ... tháng.... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.9.3. Cơ sở số liệu lập báo cáo

- Các sổ kế toán (Nhật ký - Sổ cái và sổ kế toán chi tiết);

- Các báo cáo tài chính (mẫu B01-X, B02a-X, B02b-X, B03a-X,

B03b-X,B

- Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước;

- Dự toán năm;

- Các nhiệm vụ kinh tế, tài chính xã được giao trong năm ngân

sách.

7.7.9.4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo

(1) Nội dung: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát

đặc điểm của xã, tình hình dân cư, ngành nghề, nhiệm vụ ngân sách được

giao trong năm,...;

Các hoạt động kinh tế tài chính ở xã có ảnh hưởng trực tiếp tới các

nguồn thu và những khoản chi của ngân sách, các quĩ công chuyên dùng

của xã, tình hình biến động, nguyên nhân tăng, giảm, phân tích nguyên

nhân và các kiến nghị của xã;

Xã phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã qui định

trong thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra xã có thể trình bày chi tiết

thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình thực hiện

nhiệm vụ ngân sách của xã cũng như các hoạt động kinh tế, tài chính khác

của xã.

(2) Phương pháp lập: Phần trình bày bằng lời phải ngắn gọn, rõ

ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên

các báo cáo khác.

I- Một số đặc điểm:

Trình bày những vấn đề chung về đặc điểm tự nhiên như: Diện

tích, dân số, ngành nghề của xã; về mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, tài chính

của xã được giao trong năm ngân sách.

II- Tình hình ngân sách và tài chính của xã

1- Ngân sách xã:

396

- Đánh giá tình hình thu, chi ngân sách xã so với năm trước, so với

dự toán.

- Phân tích những nguyên nhân tăng, giảm thu, chi ngân sách xã.

2- Tình hình công nợ: Phản ánh tình hình biến động các khoản

công nợ của xã

- Cột A: Ghi nội dung các khoản phải thu, phải trả, các khoản thu

hộ, chi hộ

- Cột 1: Ghi số dư đầu năm của các khoản phải thu, phải trả, các

khoản thu hộ, chi hộ.

- Cột 2, 3: Ghi số phát sinh tăng, giảm trong năm của các khoản

phải thu, phải trả, các khoản thu hộ, chi hộ;

- Cột 4: Ghi số dư cuối năm của các khoản nợ phải thu, các khoản

nợ phải trả và các khoản xã nhận thu hộ, chi hộ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu trên Sổ chi tiết

phải thu, sổ chi tiết phải trả, sổ chi tiết tạm ứng, sổ chi tiết thu hộ, chi hộ

của các tài khoản 311 “Các khoản phải thu”, 312 “Tạm ứng”, 331 “Các

khoản phải trả”, 336 “Các khoản thu hộ, chi hộ”.

3- Tình hình tăng, giảm TSCĐ (nếu có)

Phản ánh tình hình biến động về số lượng và nguyên giá tài sản cố

định của xã trong năm báo cáo theo từng nhóm tài sản như: Giá trị quyền

sử dụng đất, nhà cửa; vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận

tải;....

- Cột A: Ghi số thứ tự nhóm TSCĐ;

- Cột B: Ghi tên từng nhóm TSCĐ;

- Cột C: Ghi đơn vị tính TSCĐ;

- Cột 1, 3, 5, 7: Ghi số lượng TSCĐ có đầu năm, tăng trong năm,

giảm trong năm và số còn cuối năm.

- Cột 2, 4, 6, 8: Ghi số lượng TSCĐ có đầu năm, tăng trong năm,

giảm trong năm và số còn cuối năm.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ chi tiết tài sản cố

định.

4- Phân tích nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất:

397

Đưa ra những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan đã

ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách

trong năm.

Những kiến nghị và đề xuất biện pháp theo hướng mở rộng và phát

triển nguồn thu, nuôi dưỡng và duy trì nguồn thu vững chắc để đáp ứng

những nhu cầu chi, tiêu của xã nhằm quản lý ngân sách xã, thúc đẩy phát

triển kinh tế xã hội.

7.7.10. Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB

7.7.10.1. Mục đích

Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB nhằm phản ánh tình hình

thực hiện công tác XDCB tại xã trong năm báo cáo, giúp cho việc công

khai nguồn vốn và số vốn đã sử dụng cho từng công trình XDCB trước

Hội đồng nhân dân xã.

7.7.10.2. Kết cấu của báo cáo

Tỉnh: ......... Mẫu số B 05 - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Năm 20...

TÊN

CÔNG TRÌNH

Thời

gian KC-HT

Tổng dự toán

được duyệt

Giá trị thực

hiện từ 01/01 đến 31/12/200...

Giá trị đã thanh toán từ 01/01 đến 31/12/200...

Tổng số

Trong đó

Thanh toán KL năm

trước

Chia theo nguồn vốn

Tổng

số

Trong

đó nguồn

đóng

góp của dân

Tổng

số

Trong đó Nguồn

cân đối NS

Nguồn

đóng góp Xây

lắp Thiết bị Khác

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng số

1/ Công trình

chuyển tiếp

Trong đó: Công

trình hoàn thành trong năm

2/ Công trình khởi

công mới

Công trình hoàn

thành trong năm

........., ngày ... tháng.... năm 20.....

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

398

7.7.10.3. Cơ sở số liệu lập báo cáo

- Sổ theo dõi đầu tư XDCB

- Dự toán công trình XDCB được duyệt.

7.7.10.4. Nội dung và phương pháp lập

(1) Kết cấu: Được phản ánh tất cả các công trình XDCB của xã

trong năm báo cáo. Mỗi công trình XDCB được phản ánh trên một dòng;

Mỗi công trình XDCB được báo cáo đầy đủ thời gian khởi công,

thời gian hoàn thành, dự toán được duyệt cho từng công trình, giá trị thực

hiện trong năm, giá trị đã thanh toán trong năm phân chia theo từng nguồn

vốn.

(2) Phương pháp lập:

- Cột A- Tên công trình: Ghi rõ tên từng công trình XDCB trong

năm trong đó được phân loại thành

+ Các công trình chuyển tiếp từ năm trước chuyển sang và chưa

hoàn thành.

+ Công trình khởi công mới trong năm.

+ Công trình hoàn thành trong năm.

- Cột B - Thời gian khởi công - hoàn thành: Ghi thời gian khởi

công và thời gian hoàn thành của từng công trình, nếu công trình chưa kết

thúc trong năm báo cáo thì chỉ ghi thời gian khởi công.

- Tổng dự toán được duyệt:

+ Cột 1 - "Tổng số": Ghi tổng dự toán được duyệt cho công trình.

+ Cột 2 - "Trong đó nguồn đóng góp của dân": Ghi số đóng góp

của dân cho công trình theo quyết định của UBND.

- Giá trị thực hiện từ 01/01 đến 31/12: Căn cứ vào tổng số phát sinh

trong năm của cột 5 phần giá trị công trình thực hiện trên sổ theo dõi đầu

tư XDCB để ghi vào cột này, chi tiết theo mục chi xây lắp, thiết bị, khác.

+ Cột 3: Ghi tổng số giá trị thực hiện

+ Cột 4, 5, 6: Ghi chi phí thực hiện cho từng mục xây lắp, thiết bị,

khác

- Giá trị đã thanh toán từ 01/01 đến 31/12: Căn cứ vào phần giá trị

đã thanhtoán trên sổ chi theo dõi đầu tư XDCB để ghi vào phần này.

399

+ Cột 7 - "Tổng số" : Căn cứ vào dòng tổng cộng của cột 9 trên sổ

theo dõi đầu tư XDCB để ghi vào cột này.

+ Cột 8 - "Trong đó thanh toán khối lượng năm trước": Căn cứ vào

dòng tổng cộng của cột 11 trên sổ theo dõi đầu tư XDCB để ghi vào cột

này.

+ Cột 9 - "Nguồn cân đối ngân sách": Căn cứ vào dòng tổng cộng

của cột 12 trên sổ theo dõi đầu tư XDCB để ghi vào cột này.

+ Cột 10 - "Nguồn đóng góp": Căn cứ vào dòng tổng cộng của cột

13 trên sổ theo dõi đầu tư XDCB để ghi vào cột này.

7.7.10.5. Nơi gửi báo cáo

Báo cáo được lập làm 4 bản:

- 1 bản gửi Phòng Tài chính quận, huyện

- 1 bản gửi ở Hội đồng nhân dân xã

- 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã

- 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã.

7.7.11. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã

7.7.11.1. Mục đích

Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã nhằm phản ánh

tình hình thu, chi của các quĩ công chuyên dùng, các hoạt động sự nghiệp

như trạm y tế, trường mầm non,... và các hoạt động tài chính khác của xã.

Báo cáo này phản ánh tổng số thu, tổng số chi và số còn lại của các

quỹ, các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động tài chính khác của xã.

7.7.11.2. Kết cấu của báo cáo

400

Tỉnh: ......... Mẫu số B 06 - X

Huyện:....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Xã:............. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ

Đơn vị tính: đồng

Số

TT

Chỉ tiêu Số dư

đầu kỳ

Tổng số

thu

Tổng số

chi

Số

còn lại

A B 1 2 3

1 Quĩ công chuyên dùng

- Quĩ ...

- Quĩ ...

2 Hoạt động sự nghiệp

- Trạm y tế

- Trường mầm non

- Quản lý chợ

.....

3 Hoạt động tài chính khác

............

............

........., ngày ... tháng.... năm 200...

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

7.7.11.3. Cơ sở số liệu lập báo cáo:

- Sổ theo dõi các quỹ công chuyên dùng của xã;

- Sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính khác.

7.7.11.4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo

(1) Nội dung: Mỗi hoạt động tài chính được phản ánh trên một

dòng và phản ánh đầy đủ số dư đầu kỳ, số thu trong kỳ, số chi trong kỳ, số

còn lại cuối kỳ.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng xã có thể chi tiết thêm một số

khoản mục trong nội dung thu, nội dung chi.

(2) Phương pháp lập:

- Mỗi hoạt động được ghi một dòng

401

- Côt A: Ghi số thứ tự

- Cột B: Ghi tên của từng hoạt động tài chính như từng quĩ công

chuyên dùng, từng hoạt động sự nghiệp và từng hoạt động tài chính khác

của xã.

- Cột 1 - Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư cuối kỳ trước chưa sử dụng

hết chuyển sang. Số liệu này được lấy từ cột 4 của báo cáo này kỳ trước.

- Cột 2 - Tổng số thu: Phản ánh toàn bộ số thu của hoạt động tài

chính đó. Số liệu này được lấy trên sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính

khác và sổ theo dõi các quĩ công chuyên dùng.

- Cột 3 - Tổng số chi: phản ánh toàn bộ số chi cho hoạt động tài

chính đó. Số liệu này được lấy trên sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính

khác và sổ theo dõi các quĩ công chuyên dùng.

- Cột 4 - Số còn lại: Phản ánh số còn lại cuối kỳ của từng hoạt động

Mỗi hoạt động có thể chi tiết thêm các khoản mục thu, chi theo yêu

cầu quản lý.

7.7.11.5. Nơi gửi báo cáo

Báo cáo được lập làm 4 bản:

- 1 bản gửi Phòng Tài chính quận, huyện

- 1 bản gửi ở Hội đồng nhân dân xã

- 1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã

- 1 bản lưu ở bộ phận tài chính - kế toán xã.

402

Phụ lục 1. Sơ đồ hạch toán thu ngân sách và hạch toán, quyết toán thu - chi cuối năm

I. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ

714- THU NGÂN SÁCH XÃ ĐÃ QUA KHO BẠC 719 - THU NGÂN SÁCH XÃ CHƯA QUA KHO BẠC

941

111

Kết chuyển số thu để xác định

chênh lệch Làm thủ tục ghi thu ngân sách Thu ngân sách bằng tiền mặt nhập quỹ

tại Kho bạc

112 311

Các khoản thu điều tiết Số phải thu Số đã thu bằng

được hưởng khoán tiền mặt

Ngân sách cấp trên cấp

bổ sung

336

thu phí, lệ phí

bằng tiền mặt

Nộp tiền thuế, phí, lệ phí vào KB

152

Thu bằng hiện vật 819, 241

qua nhập kho

Thu hiện vật, ngày công dùng ngay cho

công trình

403

II. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN, QUYẾT TOÁN THU - CHI CUỐI NĂM

TK 914 - Chênh lệch thu, chi ngân sách xã

814 714

Kết chuyển số chi ngân sách Kết chuyển số thu ngân sách

7142

Kết chuyển số kết dư năm trước

thành số thu ngân sách năm sau

404

Phụ lục 2. Sơ đồ hạch toán chi ngân sách xã

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ

819 - CHI NGÂN SÁCH XÃ CHƯA QUA KB 814 - CHI NGÂN SÁCH XÃ ĐÃ QUA KHO BẠC

111

914

Xuất quĩ tiền mặt chi hội nghị,

tiếp khách Làm thủ tục ghi chi ngân sách Kết chuyển số chi

311

112

Thanh toán các khoản tạm ứng Chi ngân sách xã

công tác phí hoặc chi hành chính qua tài khoản

311

331

Thu hồi số chi sai thuộc ngân sách năm

Các khoản phải trả về chi trước không được duyệt

thường xuyên

152

Chi ngân sách bằng hiện vật

719

Thu hiện vật, ngày công dùng

ngay cho công trình

405

Phụ lục 3. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ VỐN BẰNG TIỀN

1. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT

71

4

71

9

111 -

TIỀN

MẶT

11

2

Làm thủ tục ghi thu NSNN Nhập quĩ các

khoản thu

NSX

Xuất quĩ tiền mặt

nộp vào TK

tại KBNN bằng tiền

mặt, xã được

hưởng

của ngân sách tại

Kho bạc

100% chưa

làm thủ tục

tại Kho bạc

33

6

336 (3361) Nộp trả các khoản thu

hộ

Chi hộ

Nhập quĩ các khoản tiền mặt thu hộ

nhận tiền để chi hộ 31

1

313 tiêu, từng hình thức thu

hoặc

1

Xuất quỹ tạm ứng

cho cán bộ xã

Thu hồi các khoản chi không hết nhập quỹ 33

1

406

71

9

31

1

Xuất quỹ thanh toán các

khoản nợ phải trả

Thu hồi các

khoản nợ

phải thu

Số phải thu về khoán bằng tiền

mặt

43

1

Người nhận

khoán nộp

tiền mặt

cho xã Chi quỹ công bằng

tiền mặt

431

Thu các quỹ của xã bằng tiền mặt

81

9

81

4

112

Tạm chi

ngân sách xã

Làm thủ

tục ghi

Rút tiền mặt từ tài khoản kho bạc về chi NSNN

tại KB

nhập quỹ xã

407

2. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC

112 - TIỀN GỬI NGÂN SÁCH TẠI KHO

BẠC

714 814

Các khoản thu xã được hưởng Chi ngân sách trực tiếp

bằng qua tài khoản

111

111

Nộp tiền vào kho bạc

Rút tiền mặt về quỹ

331

Chuyển tiền NS trả cho người bán,

người cung cấp dịch vụ.

408

3. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỬI KHÁC

112 (1128) - TIỀN GỬI KHO BẠC

111 111

Nộp tiền mặt không thuộc ngân sách vào TK tiền Rút tiền từ tài khoản về quỹ tiền mặt

gửi tại KB

311

331

Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng chuyển khoản

Trả tiền cho người bán, người cung cấp

dịch vụ bằng chuyển khoản

336

Chuyển tiền gửi KB thanh toán các khoản

336 thu hộ

Nhận các khoản nhờ chi hộ bằng tiền gửi kho bạc

Chi kinh phí uỷ quyền và các khoản chi

hộ bằng tiền gửi KB

409

PHỤ LỤC 4. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC QUỸ CÔNG CHUYÊN DÙNG

TK 431 - CÁC QUĨ

CỦA XÃ

111,

112

111

Chi sử dụng các quỹ Thu các khoản đóng góp của dân

hình thành quĩ

410

Phụ lục 5. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN

311- CÁC KHOẢN PHẢI THU

111 819

Tạm ứng cho cán bộ xã bằng tiền mặt Các khoản thanh toán tạm ứng được hạch

toán vào chi thường xuyên

714 719

Làm thủ tục ghi thu Số tiền người nhận khoán

tại KBNN phải nộp

111

111, 152 Số tạm ứng chi không hết nhập quỹ

Phải thu về các khoản thiếu hụt Người nhận khoán nộp tiền cho xã

Thu hồi các khoản bắt bồi thường

814

Xuất toán các khoản chi sai

411

PHỤ LỤC 6. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

331- CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

112 819

Chuyển tiền NS từ Kho bạc trả Mua dịch vụ mua ngoài phải trả cho

cho người bán, người cung cấp người bán

dịch vụ

Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán

412

PHỤ LỤC 7. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN CHI HỘ

336- Các khoản thu hộ, chi hộ

1

11,

112

111, 112

Nộp tiền và hiện vật Khi thu hộ tiền, hiện vật

cho cơ quan nhờ thu hộ

Chi hộ cho cơ quan nhờ chi hộ Nhận được tiền nhờ chi hộ

Chuyển trả tiền thừa

cho cơ quan nhờ chi hộ

413

PHỤ LỤC 8. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

211- TSCĐ

466 214

Nguyên giá TSCĐ tăng do: Nguyên giá TSCĐ giảm do:

Mua ngoài Thanh lý

XDCB hoàn thành Chuyển giao 466

Tặng biếu đánh giá lại

Phản ánh số hao mòn

trong quá trình sử dụng

vào cuối mỗi năm

Tăng giá trị TSCĐ do đánh giá lại

214

414

PHỤ LỤC 9. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP (DÙNG CHO CÁC XÃ

CÓ HẠCH TOÁN RIÊNG HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP)

811 - CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP 711 - THU HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP

111, 112

111, 112

Chi cho hoạt động sự nghiệp

Kết chuyển chênh lệch Thu hoạt động sự nghiệp

331

819

Phải trả cho người cung cấp

hàng hoá, dịch vụ

Chi > thu

311

719

Thanh toán các khoản tạm ứng

tính vào chi hoạt động SN

Thu > chi

415

PHỤ LỤC 10. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI ĐẦU TƯ XDCB

241- XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG 441- NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XDCB

112

819

Thanh toán khi hạng mục công

trình hoàn thành Quyết toán khi công trình hoàn thành bàn giao Nguồn vốn từ ngân sách

111

Chi phí giám sát, ban quản lý

112

331

Nguồn vốn từ cấp trên cấp không

Các khoản phải trả cho nhà thầu ghi thu ngân sách xã

719 152

111

Thu bằng hiện Xuất hiện vật ra

vật sử dụng Nguồn vốn do dân đóng góp

(nếu không đưa vào thu NS)

Hiện vật, ngày công dùng

ngay vào công trình

466 211

Ghi tăng TSCĐ

418

PHỤ LỤC 11

DANH MỤC CHỨNG TỪ, TÀI KHOẢN, SỔ VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH,

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN ÁP DỤNG CHO NGÂN SÁCH VÀ TÀI CHÍNH

a) Danh mục chứng từ kế toán

STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU

CHỨNG TỪ

1 2 3

A Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này.

1 Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại C 01- X

2 Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp C 02 -X

3 Biên lai thu tiền C 27 - X

4 Bảng tổng hợp biên lai thu tiền C 19 - X

5 Hợp đồng giao thầu C 51 - X

6 Hợp đồng giao khoán C 52 - X

7 Biên bản thanh lý hợp đồng C 53 - X

8 Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã C 60 - X

9 Thông báo các khoản thu của xã C 61 - X

10 Giấy báo ngày công lao động đóng góp C 62 - X

11 Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật C 63 - X

12 Giấy đề nghị thanh toán C 64 - X

13 Giấy đề nghị KBNN chuyển số kết dư ngân sách xã C 65 - X

14 Phiếu kết chuyển số liệu tài khoản C 66 - X

B Chứng từ kế toán ban hành trong chế độ kế toán hành chính sự

nghiệp.

I Chỉ tiêu lao động - tiền lương

1 Bảng chấm công

2 Bảng chấm công làm thêm giờ

3 Bảng thanh toán tiền thưởng

4 Bảng thanh toán phụ cấp tháng

5 Giấy đi đường

6 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

7 Hợp đồng giao khoán công việc, ản phẩm

8 Giấy thanh toán tiền thuê ngoài

9 Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng

10 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

11 Bảng kê các khoản thanh toán công tác phí

II Chỉ tiêu vật tư

1 Phiếu nhập kho

2 Phiếu xuất kho

3 Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ

4 Biên bản kiểm kê vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

5 Phiếu kê mua hàng

6 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

III Chỉ tiêu tiền tệ

1 Phiếu thu

2 Phiếu chi

419

STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU

CHỨNG TỪ

1 2 3

3 Giấy đề nghị tạm ứng

4 Giấy thanh toán tạm ứng

5 Giấy đề nghị thanh toán

6 Biên bản kiểm kê quĩ tiền mặt

7 Bảng kê chi tiền cho những người tham dự hội thảo, tập huấn

IV Chỉ tiêu tài sản cố định

1 Biên bản giao nhận tài sản cố định

2 Biên bản thanh lý tài sản cố định

3 Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

4 Biên bản kiểm kê TSCĐ

5 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

6 Bảng tính hao mòn TSCĐ

C Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác

1

2

Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt

Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản

3 Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước

4 Lệnh thu ngân sách nhà nước

5 Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt

6 Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp séc

bảo chi

7 Bảng kê chi ngân sách

8 Bảng kê chứng từ chi

9 Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng

10 Giấy nộp tiền

11 Giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại

12 Giấy xác nhận tiền viện trợ không hoàn lại

13 Bảng kê chứng từ gốc gửi nhà tài trợ

14 Đề nghị ghi thu - ghi chi ngân sách tiền, hàng viện trợ

15 Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt

16 Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp séc bảo chi

17 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư

18 Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành

19 Phiếu kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành

20 Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư

21 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

22 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

23 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản

... ...

420

b). Danh mục tài khoản kế toán

STT

Số hiệu tài

khoản Tên tài khoản

Phạm vi áp dụng

Cấp I Cấp II Bắt buộc (*) Hướng dẫn

(**)

1 2 3 4 5 6

LOẠI 1

TIỀN VÀ VẬT TƯ

1 111 Tiền mặt x

2 112 Tiền gửi Kho bạc x

1121 Tiền ngân sách tại Kho bạc

1128 Tiền gửi khác

3 152 Vật liệu x

LOẠI 2

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

4 211 Tài sản cố định x

5 214 Hao mòn tài sản cố định x

6 241 Xây dựng cơ bản dở dang x

2411 Mua sắm TSCĐ

2412 Xây dựng cơ bản dở dang

2413 Sửa chữa lớn tài sản cố định

LOẠI 3

THANH TOÁN

7 311 Các khoản phải thu x

8 331 Các khoản phải trả x

9 336 Các khoản thu hộ, chi hộ x

3361 Các khoản thu hộ

3362 Các khoản chi hộ

LOẠI 4

NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC

QUỸ CÔNG CHUYÊN DÙNG

10 431 Các quỹ công chuyên dùng của xã x

11 441 Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

4411 Nguồn ngân sách xã

4412 Nguồn tài trợ

4413 Nguồn khác

12 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ x

LOẠI 7

THU NGÂN SÁCH XÃ

13 711 Thu sự nghiệp x

14 714 Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc x

7141 Thuộc năm trước

7142 Thuộc năm nay

421

STT

Số hiệu tài

khoản Tên tài khoản

Phạm vi áp dụng

Cấp I Cấp II Bắt buộc (*) Hướng dẫn

(**)

1 2 3 4 5 6

15 719 Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc x

7191 Thuộc năm trước

7192 Thuộc năm nay

LOẠI 8

CHI NGÂN SÁCH XÃ

16 811 Chi sự nghiệp x

17 814 Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc x

8141 Thuộc năm trước

8142 Thuộc năm nay

18 819 Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc x

8191 Thuộc năm trước

8192 Thuộc năm nay

LOẠI 9

CHÊNH LỆCH THU, CHI

NGÂN SÁCH XÃ

19 914 Chênh lệch thu, chi ngân sách xã x

c) Danh mục sổ kế toán

STT TÊN SỔ Mẫu sổ

Áp dụng cho

phương pháp

ghi sổ kép

Áp dụng cho

phương pháp

ghi sổ đơn

A Sổ kế toán áp dụng cho tất cả các xã

1 Nhật ký- Sổ Cái S01a- X X

2 Sổ Cái (dùng trong trờng hợp kế toán

trên máy vi tính)

S01b- X X

3 Sổ quĩ tiền mặt S 02a - X X X

4 Sổ nhật ký thu, chi quỹ tiền mặt S 02b - X X X

5 Sổ tiền gửi Kho bạc S 03 - X X X

6 Sổ thu ngân sách xã S04 - X X X

7 Sổ chi ngân sách xã S05 - X X X

8 Sổ tổng hợp thu ngân sách xã S06a -X X X

9 Sổ tổng hợp chi ngân sách xã S06b -X X X

10 Sổ theo dõi các quỹ công chuyên dùng

của xã

S 07 - X X X

11 Sổ phải thu S 08 - X X X

12 Sổ phải trả S 09- X X X

13 Sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ S 10 - X X X

14 Sổ tài sản cố định S11- X X X

15 Bảng tính hao mòn TSCĐ S12- X X X

16 Sổ theo dõi các khoản tạm ứng của Kho

bạc

S14- X X X

B Sổ kế toán theo yêu cầu quản lý

422

1 Sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính

khác

S13- X

2 Sổ theo dõi các khoản đóng góp của

dân

S15- X Theo yêu Theo yêu

3 Bảng thanh toán các khoản nợ phải thu

với các hộ

S16- X cầu quản cầu quản

4 Sổ theo dõi lĩnh, thanh toán biên lai và

tiền đã thu

S17- X lý lý

5 Sổ theo dõi đầu t XDCB S18 - X

6 Sổ chi tiết vật liệu S19- X

7 Sổ kho S 20-X

d) Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

S

T

T

Tên biểu Ký hiệu

Thời

gian lập

báo cáo

Nơi nhận báo cáo

Phòng

Tài

chính

HĐND

UBND

1 2 3 4 5 6 7

1 Bảng cân đối tài khoản B01- X Tháng,

Năm

x x

2 Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã

theo nội dung kinh tế

B02a- X Tháng x x

3 Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã

theo nội dung kinh tế

B02b- X Tháng x x

4 Bảng cân đối quyết toán ngân sách

B03- X Năm x x x

5 Báo cáo quyết toán thu ngân sách

xã theo mục lục NSNN

B03a -X Năm x x x

6 Báo cáo quyết toán chi ngân sách

xã theo mục lục NSNN

B03b -X Năm x x x

7 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu

ngân sách xã theo nội dung kinh tế

B03c- X Năm x x x

8 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi

ngân sách xã theo nội dung kinh tế

B03d- X Năm x x x

9 Thuyết minh báo cáo tài chính B04 - X Năm x x x

10 Báo cáo quyết toán chi đầu tư

XDCB

B05-X Năm x x

11 Báo cáo kết quả hoạt động tài

chính khác của xã

B06 –X Năm x x

423

7.8. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

7.8.1. Câu hỏi ôn tập

1) Chứng từ kế toán được sao chụp trong những trường hợp nào?

2) Trong trường hợp hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính quy định chưa

phản ánh được nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xã thì xã được phép tự động mở tài

khoản cấp mấy?

3) Có bao nhiêu loại sổ kế toán tại xã?

4) Các thủ tục cần thiết khi mở sổ kế toán?

5) Hãy nêu trình tự sửa chữa sổ kế toán bằng tay và bằng máy khi phát hiện

ra sai sót?

6) Hãy nêu trình tự xử lý 1 khoản tạm ứng cho cán bộ xã đi mua văn phòng

phẩm (Từ khâu tạm ứng đến khâu thanh toán tạm ứng)?

7) Phân biệt trách nhiệm của Chủ tài khoản với trách nhiệm của kế toán

trưởng (phụ trách kế toán) trong việc tổ chức bộ máy kế toán?

8) Các nội dung thu NSX tại xã anh (chị)? Quy trình kế toán các khoản thu

NSX (ghi Sổ kế toán và thủ tục ghi thu qua KBNN)

9) Các nội dung chi NSX tại xã anh (chị)? Quy trình kế toán các khoản chi

NSX (ghi Sổ kế toán và thủ tục ghi thu qua KBNN)

10) Hãy nêu phương pháp tính hao mòn TSCĐ tại xã (Hạch toán kế toán và

phản ánh vào sổ kế toán như thế nào?)

7.8.2. Bài tập tình huống

1) Tình huống thực hành phần kế toán thu ngân sách xã

a) Hạch toán các khoản thu do xã thu và được hưởng 100%

Ngày 15/2/200X xã thu tiền đấu thầu chợ là 5.000.000 đồng.

Căn cứ vào hợp đồng đấu thầu mà đối tượng phải nộp, kế toán lập phiếu

thu và định khoản trên phiếu thu: Nợ TK 111/ Có TK 719 và ghi Nhật ký - Sổ

Cái. (nếu hạch toán đơn thì không phải định khoản kế toán mà trực tiếp ghi vào

các sổ chi tiết tương ứng)

Căn cứ vào chứng từ ghi Sổ quĩ tiền mặt, Nhật ký thu, chi tiền mặt (xem

mẫu và cách ghi sổ quĩ tiền mặt và Nhật ký thu, chi tiền mặt ở phần kế toán vốn

bằng tiền). Ghi sổ chi tiết thu ngân sách C 860, K 345, TM 4949 phần thu ngân

sách xã chưa qua Kho bạc.

b) Hạch toán các khoản xã được hưởng điều tiết

Ngày 22/2/200X, xã nhận được giấy báo Có của Kho bạc về số thuế nhà

đất được điều tiết cho xã là 15.300.000đ

424

Kế toán định khoản trên Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc: nợ TK

112/ Có TK 714 và ghi Nhật ký - Sổ Cái

Đồng thời kế toán ghi sổ kế toán chi tiết: Sổ thu ngân sách xã C 657, K

345, TM 1501 phần thu ngân sách xã đã qua Kho bạc.

c) Hạch toán thu ngân sách xã bằng hiện vật, ngày công

Nhân dân đóng góp ngày công để xây dựng đường liên xã, UBND quyết

định đưa vào thu ngân sách xã. Xác định giá trị ngày công đóng góp là 2 000 000

đồng.

Căn cứ vào giấy báo ngày công lao động đóng góp, kế toán định khoản: Nợ

TK 819/Có TK 719 và ghi Nhật ký - Sổ cái. Đồng thời ghi thu ngân sách chưa qua

Kho bạc trên sổ chi tiết thu ngân sách xã C 860, K 345, TM 4501 và ghi chi ngân

sách xã chưa qua Kho bạc trên sổ chi tiết chi ngân sách xã C 805, K 223, TM

9301.

d) Định kỳ kế toán làm thủ tục ghi thu, ghi chi qua Kho bạc giá trị ngày

công lao động.

Kế toán lập Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách qua Kho bạc, sau khi được

Kho bạc xác nhận, kế toán ở xã chuyển từ thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

sang thu ngân sách xã đã qua Kho bạc trên sổ chi tiết thu ngân sách xã ghi C 860,

K 345, TM 4501 đồng thời chuyển từ chi ngân sách chưa qua Kho bạc sang chi

ngân sách xã đã qua Kho bạc trên sổ chi tiết chi ngân sách xã C 805, K 223, TM

9301.

Phản ánh cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ, sổ kế toán

như sau:

Đơn vị: ................

Địa chỉ: ..............

PHIẾU THU

Ngày 15 tháng 2 năm 20XX

Họ, tên người nộp tiền: Trần Văn C

Địa chỉ: thôn D xã Y

Lý do nộp: Thu tiền đấu thầu chợ

Số tiền (*): 5.000.000 (Viết bằng chữ): Năm triệu đồng

Kèm theo: 1 Chứng từ gốc

Chủ tài khoản

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Quyển số: 01

Số:

......................

Nợ: 111

Có: 719

425

Tôi là:.........................................Thủ quỹ

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) là: Năm triệu đồng

Người nộp tiền

(Ký, họ tên)

Ngày 15 tháng 2 năm 20XX

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

426

Huyện: X Mẫu số S04 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ

Năm 200X

Chương 860 Ngành Kinh tê: 345 NDKT: 4949

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải tên mục

thu hoặc nội dung

thu)

Thu NSX chưa qua KB Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số

tiền

Ghi

giảm

thu

Chứng từ

Số thu

NSNN

Sổ thu xã,

phường hưởng

Ghi giảm

thu Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tháng 2 năm 20XX

Thu đấu thầu chợ 35 15/2 5000000

- Cộng PS tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

.........., ngày...... tháng...... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

427

Kho bạc nhà nước... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

BẢNG KÊ THU NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Của xã, phường, thị trấn: Y

Số 12

Ngày ... tháng... năm 20XX

(Dùng cho Kho bạc Nhà nước lập để gửi Ban Tài chính xã

Đơn vị tính: đồng

Chứng từ Tên

đơn

vị

nộp

tiền

Địa chỉ Chương

ngành

kinh

tế

Thu NSNN Thu NS xã Số Ngày

A B C D 1 3 8 9

07 20/2 Xã Y Xã Y huyện X

857

345 21 857 000 15 300 000

x x Cộng 15.300.000

Tổng số tiền (bằng chữ):.......

Mười năm triệu ba trăm ngàn đồng

Tổng số tiền (bằng số):

15.300.000

Ngày ...... tháng ....... năm 20XX

Kế toán Kho bạc Nhà nước Giám đốc Kho bạc Nhà nước

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

428

Huyện: X Mẫu số S04 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ

Năm 20XX

Chương: 857 ; Mã ngành kinh tế: 345

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải tên mục thu

hoặc nội dung thu)

Thu NSX chưa qua KB Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số

tiền

Ghi

giảm

thu

Chứng từ

Số thu

NSNN

Sổ thu xã,

phường hưởng

Ghi giảm thu Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tháng 2 năm 20XX

Thuế nhà đất 12 22/3 21.857.000 15300000

- Cộng PS tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

.........., ngày...... tháng...... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

429

Huyện: X Mẫu số: C62- X

UBND xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Mã ĐVcó QH với NS:................ ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY BÁO NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG ĐÓNG GÓP

Số:...............

Kính gửi: UBND xã Y

Tên tôi là: Trần Văn T Chức vụ: Cán bộ xã Y

Địa chỉ : Thôn A, xã Y, huyện X.

Thực hiện quyết định 156 QĐ/UB của UBND xã Y về việc huy động nhân

dân trong xã đóng góp ngày công lao động để làm đường liên xã. Tôi xin báo số ngày

công lao động đã huy động sử dụng cho việc làm đường liên xã, như sau:

ST

T

Họ và tên Địa chỉ Số công đã làm Ghi chú

A B C 1 2

1

2

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

Thôn A

Thôn B

4

3

Cộng 100

Ngày 15 tháng 3 năm 20XX

Người kiểm tra Người báo

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tổng cộng số công đã huy động qui ra tiền để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân

sách là: 100 công

Số tiền viết bằng chữ : Hai triệu đồng chẵn

Ngày 16 tháng 2 năm 20XX

Chủ tịch UBND xã Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

430

Huyện: X Mẫu số: C60- X

UBND xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Mã ĐVcó QH với NS:................ ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG KÊ GHI THU, GHI CHI NGÂN SÁCH XÃ

A. Phần ghi thu

Chương

ngành

KT

Chứng từ

Nội dung thu Số tiền Số Ngày

1 2 4 5 6 7

860 345 12 16/2/0X Ghi thu ngày

công lao động

làm đường

liên xã

2000000

x x x x Cộng

B- Phần ghi chi

Chương Ngành

KT

NDKT Chứng từ Nội dung thu Số tiền

Số Ngày

1 2 3 4 5 6 7

805 223 9301 12 16/2/0X Ghi chi ngày

công lao động để

làm đường liên xã

2000000

x x x x x Cộng

(Kèm theo 01 chứng từ gốc)

Số tiền đề nghị ghi thu ngân sách là : 2 000 000 đồng

(Viết bằng chữ hai triệu đồng chẵn)

Số tiền đề nghị ghi chi ngân sách là : 2 000 000 đồng

(Viết bằng chữ hai triệu đồng chẵn)

Ngân sách xã Kho bạc nhà nước

Ngày 20 tháng 2 năm 20XX. Ngày 20 tháng 2 năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã Kế toán Kiểm soát Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên,

đóng dấu)

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,

đóng dấu)

431

Huyện: X Mẫu số S04 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ

Năm 20XX

Chương 860 Ngành KT: 345 NDKT: 4501

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải tên mục thu hoặc

nội dung thu)

Thu NSX chưa qua KB Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số

tiền

Ghi

giảm

thu

Chứng từ Số

thu

NSNN

Sổ thu xã,

phường hưởng

Ghi

giảm

thu Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tháng 2 năm 20XX

Nhân dân đóng góp XD

đường liên xã

12 16/2 2000000 10 20/2 2000000

- Cộng PS tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

.........., ngày...... tháng...... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

432

Huyện: X Mẫu số S05 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI NGÂN SÁCH XÃ

Năm: 20XX

Chương 805 Ngành KT: 223 NDKT: 9301

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải

nội dung chi hoặc

tên mục chi)

Chi ngân sách xã chưa qua KB Chi Ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số tiền

Ghi

giảm

chi

Chứng từ

Số tiền

Tiểu mục Ghi giảm

chi

ngân

sách

Số

hiệu

Ngày,

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng ....... ...... ...... 13 …

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 15

Tháng 2 năm 20XX

Ghi chi ngày công lao

động làm đường liên xã

12 16/2 2000000 10 20/2 200000

0

2000000

- Cộng phát sinh tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày tháng năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

433

2) Tình huống thực hành phần kế toán chi ngân sách

- Ngày 5/3/20XX chi trả lương cho cán bộ công chức xã theo phiếu

chi số 25 số tiền là 25 000 000 đồng.

Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp đã được duyệt, kế

toán lập phiếu chi và định khoản Nợ TK 814/Có TK 111

Kế toán ghi Nhật ký - Sổ cái, Sổ nhật ký thu chi quĩ tiền mặt và Sổ

chi ngân sách xã theo Chương 805/ ngành KT: 459/ NDKT: 6351

- Ngày 11/3/20XX xuất quĩ tiền mặt chi nghiệp vụ công tác uỷ ban

theo phiếu chi số 32 số tiền là 16 747 000 đồng.

Căn cứ vào phiếu chi kế toán định khoản Nợ TK 819/Có TK 111

Kế toán ghi Nhật ký - Sổ cái, Sổ nhật ký thu chi quĩ tiền mặt và Sổ

chi ngân sách xã theo C 805/ ngành KT: 459/ NDKT: 6699

- Ngày 22/3/20XX viết lệnh chi trả tiền điện thoại của UBND xã số

tiền 350.000 đồng.

Căn cứ vào báo Nợ của KB kế toán định khoản Nợ TK 8142/ Có

TK 112

Kế toán ghi Nhật ký- Sổ cái, Sổ tiền gửi và Sổ chi ngân sách xã

theo C 805/ ngành KT: 459/ NDKT: 6601. Hạch toán vào sổ Nhật ký - Sổ

Cái và Sổ chi ngân sách xã.

434

Đơn vị: ................

Địa chỉ: ..............

Telefax:................

PHIẾU CHI

Ngày .......tháng .......năm ........

Họ, tên người nhận tiền: Nguyễn Văn B

Địa chỉ: UBND xã Y

Lý do chi: Chi cho công tác nghiệp vụ của UB

Số tiền: 16 747 000 (Viết bằng chữ): Mười sáu triệu bảy trăm bốn

bảy nghìn đồng

Kèm theo 10 chứng từ gốc:

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Tôi là: Nguyễn Văn B

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) là: Mười sáu triệu bảy trăm bốn

bảy nghìn đồng

Ngày 11 tháng 3 năm 20XX

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Người nhận tiền

(Ký, họ tên)

Quyển số: 1

Số: 17

Nợ: 819

Có: 111

435

Huyện: X

UBND xã: Y

Mã ĐV có QH với NS:…………

Mẫu số: C 02-X

(Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP

Tháng.. 3 năm 20XX

Số: 3 Nợ: 814

Có: 111

S

TT Họ và tên

Mã số

ngạch

lương

Hệ số

lương

Hệ

số

phụ

cấp

Cộng

hệ số Mức lương

Các

khoản

phụ cấp

khác Tổng lương

được hưởng

BHXH

trả thay

lương

Các khoản phải khấu

trừ Số còn

được lĩnh

nhận

tiền Hệ

số

Số

tiền BHXH ... Cộng

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

1 Nguyễn văn A 001 3,0 3,0 1 050 000 1 050 000 63 000 987 000

... ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ...

Cộng 25 000 000

Ngày 15 tháng 3 năm 20XX

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên, đóng dấu)

436

Huyện: X Mẫu số S01 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

NHẬT KÝ - SỔ CÁI Năm: 20XX

Ngày

tháng

ghi

sổ

Chứng từ Diễn giải

Số

phát

sinh

Số hiệu TK

đối ứng

Số

thứ

tự

Tài khoản

111

Tài khoản

814

Tài khoản

819 Số

hiệu

Ngày

tháng

Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Tháng 3 năm 200X x

Số dư đầu tháng

5/3 7 5/3/200X Chi trả lương cho

công chức

25 000 000 8142 111 25 000 000 25 000 000

14/3 17 11/3/200X Chi nhiệm vụ công

tác UB

16 747 000 819 111 16 747 000 16 747 000

22/3 19 22/3/200X Trả tiền điện thoại 350 000 8142 112 350 000 350 000

- Cộng phát sinh

tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

- Số dư cuối tháng x

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày....tháng....năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

437

Huyện: X Mẫu số S05 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI NGÂN SÁCH XÃ

Năm: 20XX

Chương 805 ngành KT: 459 NDKT: 6351

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải nội dung

chi hoặc tên mục

chi)

Chi ngân sách xã chưa qua KB Chi Ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số tiền

Ghi

giảm

chi

Chứng từ

Số tiền

Tiểu mục Ghi giảm

chi

ngân sách Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng ....... ...... ...... 13

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 15

Tháng 3 năm

20XX

5/3 Chi lương T3 cho

cán bộ xã

7 5/3 25000000

- Cộng phát sinh

tháng

- Luỹ kế từ đầu

năm

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày tháng năm 200X

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

438

Huyện: X Mẫu số S05 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI NGÂN SÁCH XÃ

Năm: 20XX

Chương 805 ngành KT: 459 NDKT: 6699

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải nội dung

chi hoặc tên mục

chi)

Chi ngân sách xã chưa qua KB Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số tiền

Ghi

giảm

chi

Chứng từ

Số tiền

Tiểu mục Ghi giảm

chi

ngân sách Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng ....... ...... ...... 13

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 15

Tháng 3 năm

20XX

14/3 Chi cho công tác

nghiệp vụ UB

17 11/3 16747000

- Cộng phát sinh

tháng

- Luỹ kế từ đầu

năm

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày tháng năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

439

Huyện: X Mẫu số S05 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI NGÂN SÁCH XÃ

Năm: 20XX

Chương 805 ngành KT: 459 NDKT: 6601

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải nội

dung

chi hoặc tên mục

chi)

Chi ngân sách xã chưa qua KB Chi Ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số tiền

Ghi

giảm

chi

Chứng từ

Số tiền

Tiểu mục Ghi giảm

chi

ngân sách Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng ....... ...... ...... 13

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 15

Tháng 3 năm

200X

22/3 Chi trả tiền điện

thoại của UBND

19 22/3 350000

- Cộng phát sinh

tháng

- Luỹ kế từ đầu

năm

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày tháng năm 200X

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

440

3) Tình huống thực hành kế toán vốn bằng tiền

- Ngày 5/4/200X xã thu khoán thầu của hộ A khi sử dụng quĩ đất

công ích số tiền 5 000 000 đồng.

Khi hộ A nộp tiền, kế toán viết phiếu thu, hạch toán Nợ TK 111/

Có TK719. Kế toán ghi Nhật ký - Sổ cái, Sổ nhật ký thu chi quỹ tiền mặt,

đồng thời ghi sổ chi tiết thu ngân sách xã C 860, K 011, TM 3901 trên

phần thu chưa qua Kho bạc.

- Ngày 12/4/200X xã nhận được Bảng kê các khoản thu NSX qua

kho bạc có số tiền thuế xã được hưởng: Thuế nhà đất 1 400 000đ, thuế

môn bài 1500 000đ. (của các hộ khai thác cát đá sỏi)

Căn cứ vào bảng kê kế toán định khoản Nợ TK 112/ Có TK 714

Kế toán ghi vào Nhật ký - Sổ cái, Sổ tiền gửi Kho bạc và Sổ thu

ngân sách xã phần thu ngân sách đã qua Kho bạc:

C 657, K 345, TM 1501: 1 400 000 đồng

C 657, K 046, TM 1849: 1 500 000 đồng.

Đơn vị: ................

Địa chỉ: ..............

Telefax:................

PHIẾU THU

Ngày 05 tháng 4 năm 20XX

Họ, tên người nộp tiền: Trần Văn C

Địa chỉ: thôn D xã Y

Lý do nộp: nộp tiền sử dụng quỹ đất công ích

Số tiền (*): 5.000.000 (Viết bằng chữ): Năm triệu đồng

Kèm theo: 7 Chứng từ gốc:

Quyển số: 01

Số: ......................

Nợ: 111

Có: 719

441

Chủ tài khoản

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Tôi là:.........................................Thủ quỹ

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) là: Năm triệu đồng

Người nộp tiền

(Ký, họ tên)

Ngày 05 tháng 4 năm 20XX

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

442

Huyện: X Mẫu số S04 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ

Năm 20XX

Chương 860 mã ngành KT: 011 NDKT: 3901

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải tên mục

thu hoặc nội dung

thu)

Thu NSX chưa qua KB Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ Số

tiền

Ghi

giảm

thu

Chứng từ Số thu

NSNN

Sổ thu xã,

phường hưởng

Ghi giảm

thu Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tháng 4 năm 200X

Thu khoán thầu

quỹ đất công ích

32 5/4/0X 5.000.000

- Cộng PS tháng

- Luỹ kế từ đầu

năm

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ: .........................................

.........., ngày...... tháng...... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

443

Huyện: X

UBND xã: Y

Mẫu số S02b - X

(Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ NHẬT KÝ THU, CHI QUỸ TIỀN MẶT

(Sổ dùng cho kế toán) Năm: 20XX

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tổng số Chi tiết từng quỹ

Ngày

tháng

Số phiếu Thu Chi Tồn

Tiền ngân sách… ….

Thu Chi Thu Chi Tồn Thu Chi Tồn

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Tháng 4 năm 20XX x

Số dư đầu tháng

5/4 5/4/0X 32 Thu khoán thầu đất công ích 5.000.000 5.000.000

Cộng phát sinh tháng

Luỹ kế từ đầu năm

Số dư cuối tháng x

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ:........................................................................

Ngày ...... tháng ...... năm 20XX

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên, đóng dấu)

444

Kho bạc nhà nước:........... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG KÊ THU NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Của xã, phường, thị trấn Y

Số 9 Ngày 12 tháng 4 năm 20XX

(Dùng cho Kho bạc Nhà nước lập để gửi Ban tài chính xã)

Đơn vị: đồng

Chứng từ Tên

đơn

vị

nộp

tiền

Điạ chỉ Chương Mã ngành

KT Thu NSNN

Thu NS

xã Số Ngày

A B C D 1 3 4 5

23 5/4 Hộ A Xã Y 657 345 1.400.000 1.400.000

27 7/4 Hộ B Xã Y 657 046 1.500.000 1.500.000

Tổng số tiền (bằng chữ)

Hai triệu chín trăm ngàn

đồng

Tổng số tiền (bằng số):

2.900.000

Ngày ..... tháng ..... năm 20XX

Kế toán Kho bạc Nhà

nước

(Ký, họ tên)

Giám đốc Kho bạc Nhà nước

(Ký, họ tên, đóng dấu)

445

Huyện: X Mẫu số: S01a - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Năm: 20XX

Ngày

tháng

ghi

sổ

Chứng từ

Diễn giải

Số

phát

sinh

Số hiệu TK

đối ứng Số

thứ

tự

Tài khoản

111

Tài khoản

112

Tài khoản

814 Số

hiệu

Ngày

tháng Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Tháng... năm 200X x

Số dư đầu tháng

5/4 8 5/4 Thu tiền SD đất công ích 5.000.000 111 719 5.000.000

12/4 9 12/4 Thuế nhà đất và thuế

môn bài

2.900.000 112 814 2.900.000 2.900.000

- Cộng phát sinh tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

- Số dư cuối tháng x

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ: ........................................................................

Ngày .....tháng ....năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

446

Huyện: ............ Mẫu số: S04 - X

UBND Xã: ....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ

Năm 20XX

Chương: 657; Mã ngành KT: 345

Ngà

y

thán

g

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải tên

mục thu hoặc

nội dung thu)

Thu NSX chưa qua KB Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số

tiền

Ghi

giảm

thu

Chứng từ

Số

thu

NSNN

Sổ thu xã,

phường hưởng

Ghi

giảm

thu Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

15

Tháng 4 năm 20XX

12/4 Thuế nhà đất 9 12/4 2.000.000 1.400.000

- Cộng PS tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

- Sổ này có .....trang, đánh số từ trang 01 đến trang....

- Ngày mở sổ: ..............................................................

.........., ngày...... tháng...... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

447

Huyện: ............ Mẫu số: S04 - X

UBND Xã: ....... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THU NGÂN SÁCH XÃ

Năm 20XX

Chương 657 Mã ngành KT: 046

Ngày

tháng

ghi

sổ

Diễn giải

(Diễn giải tên

mục thu hoặc

nội dung thu)

Thu NSX chưa qua KB Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Chứng từ

Số

tiền

Ghi

giảm

thu

Chứng từ

Số thu

NSNN

Sổ thu xã,

phường hưởng

Ghi

giảm

thu Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

hiệu

Ngày

tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tháng 4 năm 20XX

12/4 Thuế môn bài của

hộ khai thác cát sỏi

9 12/4 2.000.000 1.400.000

- Cộng PS tháng

- Luỹ kế từ đầu năm

- Sổ này có .....trang, đánh số từ trang 01 đến trang....

- Ngày mở sổ: ................................................................

.........., ngày...... tháng...... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

448

Huyện: ...............

UBND xã: ..........

Mẫu số: S03 - X

(Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ TIỀN GỬI KHO BẠC

Loại tiền gửi: Tiền ngân sách

Số hiệu tài khoản tiền gửi: xxxxx

Năm: 20XX

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Số tiền Ghi

chú Số

hiệu

Ngày

tháng Gửi vào

Rút

ra Còn lại

1 2 3 4 5 6 7 8

Tháng....... năm 20.....

- Số dư đầu tháng xxx

12/4 9 12/4 Thuế nhà đất và thuế môn bài 2.900.000

- Cộng phát sinh tháng

- Lũy kế từ đầu năm

- Số dư cuối tháng

- Sổ này có .....trang, đánh số từ trang 01 đến trang....

- Ngày mở sổ: ...............................................................

Ngày .....tháng ....năm 20XX

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên, đóng dấu)

449

4) Tình huống thực hành kế toán quỹ công chuyên dùng

- Thôn A nộp tiền làm đường liên thôn số tiền 15 000 000đồng

Căn cứ biên lai thu tiền và Bảng tổng hợp biên lai thu tiền kế toán

viết phiếu thu nhập quĩ tiền mặt số tiền 15 000 000 đồng.

Kế toán ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái, sổ nhật ký thu, chi quĩ tiền mặt, sổ

theo dõi các quĩ công chuyên dùng.

450

Huyện: X Mẫu số S07 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THEO DÕI CÁC QUỸ CÔNG CHUYÊN DÙNG CỦA XÃ

Năm: 20XX

Tên quỹ: Quỹ làm đường liên thôn

Ngày

tháng

ghi

sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tổng

Số thu

Số chi đã sử dụng

Số còn

lại Số

hiệu

Ngày

tháng

Tổng

số chi

Chi tiết các khoản đã sử dụng

... ... ... ...

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

7/9

21

7/9

Số dư đầu tháng

Thôn A nộp tiền làm

đường

Cộng phát sinh

tháng

Luỹ kế từ đầu năm

Số dư cuối tháng

15.000.000

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày... tháng... năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

451

5) Tình huống thực hành kế toán các khoản phải thu

- Ngày 21/5/200X Bà Lợi viết giấy tạm ứng tiền để chi hoạt động

phong trào (1/6), số tiền 3 000 000 đồng.

Căn cứ vào giấy tạm ứng đã được chủ tài khoản duyệt, kế toán lập

phiếu chi và định khoản: Nợ TK 311/Có TK 111

Căn cứ vào phiếu chi và giấy đề nghị tạm ứng, kế toán ghi Nhật ký

- Sổ cái, nhật ký thu - chi quĩ tiền mặt và sổ phải thu.

- Ngày 10/6/200X Bà Lợi viết giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng

chi tiết 1/6 cho thiếu nhi số tiền 2 850 000 đ (trước đây đã tạm ứng 3 000

000đ)

Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kế toán kiểm tra

chứng từ và định khoản: Nợ TK 819/Có TK 311

Đồng thời kế toán lập phiếu thu để thu hồi số còn thừa và định

khoản: Nợ TK 111/ Có TK 311

Kế toán ghi sổ Nhật ký - Sổ cái, đồng thời ghi: Sổ chi ngân sách,

Sổ phải thu, nhật ký thu – chi quỹ tiền mặt.

452

Đơn vị: UBND xã X

Địa chỉ: .............

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày 21 tháng 5 năm 20XX

Số: 23

Kính gửi: Chủ tịch UBND xã X

Tên tôi là: Nguyễn Thị Lợi

Địa chỉ: Cán bộ xã

Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 3.000.000 đ (Viết bằng chữ): Ba triệu đồng

Lý do tạm ứng: chi hoạt động ngày 1/6 của xã

Thời hạn thanh toán: tháng 6/20XX

Chủ tài khoản

Duyệt chi: Đồng ý cho bà

Nguyễn Thị Lợi tạm ứng số tiền

là: 3.000.000 đ (Viết bằng chữ):

Ba triệu đồng

Thời hạn thanh toán: tháng

6/20XX

(Ký, họ tên)

Kế toán

trưởng

(Ký, họ tên)

Phụ trách

bộ phận

(Ký, họ tên)

Người đề nghị

tạm ứng

(Ký, họ tên)

453

Đơn vị: ................

Địa chỉ: .............

GIẤY THANH TOÁN TẠM ỨNG

Ngày 22 tháng 6 năm 20XX

- Họ tên người thanh toán: Lê Thị Lợi

- Địa chỉ: Cán bộ UBND xã Y

- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

Diễn giải Số tiền Ghi chú

A 1

I. Số tiền tạm ứng 3.000.000

1. Số tạm ứng các đợt trước chưa chi hết

2. Số tiền kỳ này:

- Phiếu chi số .............ngày .........

- Phiếu chi số .............ngày .........

-

II. Số tiền đã chi:

1. Chứng từ số 04 ngày 01/6/20XX 2.850.000

2.

3.

4.

III. Chênh lệch

1. Số tạm ứng chi không hết ( I – II ) 150.000

2. Chi quá số tạm ứng ( II – I )

Chủ tài khoản

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người thanh toán

(Ký, họ tên)

Duyệt chi: Tổng số tiền được thanh toán tại mục II là: 2.850.000 đ

(Viết bằng chữ): Hai triệu tám trăm năm mươi ngàn đồng

Số:.................

Nợ:................

Có:.................

454

Huyện: X Mẫu số S08 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ PHẢI THU

Năm: 20XX

Loại phải thu: ....................

Tên đối tượng: Bà Nguyễn Thị Lợi

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ Diễn giải

Số tiền Ghi chú

Số hiệu Ngày, tháng Phải thu Đã thu Còn phải thu

1 2 3 4 5 6 7 8

Số dư đầu tháng 5 0

21/5 23 21/5/20XX Tạm ứng cho Bà Lợi

chi hoạt động ngày 1/6

3.000.000

10/6 17 10/6/20XX Thanh toán số tạm ứng

cho ngày 1/6

2.850.000

10/6 28 10/6/20XX Thu hồi số dư tạm ứng 150.000

Cộng phát sinh tháng 3.000.000

Luỹ kế từ đầu năm

Số dư cuối tháng 0

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........

Ngày tháng năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

455

6) Tình huống thực hành kế toán các khoản phải trả

- Ngày 15/7/20XX xã nhận được chứng từ đề nghị thanh toán tiền

cước phí bưu điện số tiền 500 000 đồng nhưng xã chưa có tiền mặt trả

ngay.

Kế toán căn cứ vào chứng từ định khoản: Nợ TK 8192/Có TK 331

Đồng thời ghi sổ Nhật ký - Sổ cái, Sổ chi ngân sách xã, sổ phải trả.

- Ngày 30/7/20XX xã thanh toán tiền cước phí bưu điện, số tiền

500000 đồng.

Căn cứ vào Hoá đơn tiền cước phí bưu điện, kế toán viết Lệnh chi

tiền chuyển khoản trả bưu định và định khoản Nợ TK 331/Có TK 112 và

đồng thời định khoản: Nợ 8142/ Có 8192

Kế toán ghi Nhật ký - Sổ cái, sổ phải trả, sổ tiền gửi KB

456

Huyện: X Mẫu số: S09 - X

UBND Xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ PHẢI TRẢ

Năm: 20XX

Loại phải trả: .........................

Đối tượng thanh toán: Bưu điện huyện

Ngày,

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Số tiền

Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Phải trả Đã trả Còn phải trả

1 2 3 4 5 6 7 8

Số dư đầu tháng

26/BD 15/7 Nợ tiền cước phí tháng 7 500.000

30/PC 30/7 Trả tiền cước phí tháng 7 500.000 0

Cộng phát sinh tháng

Luỹ kế từ đầu năm

Số dư cuối tháng

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : ............

Ngày tháng năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

457

8) Tình huống thực hành kế toán các khoản thu hộ, chi hộ

- Ngày 10/5/20XX Thôn B nộp tiền quĩ phòng chống lụt bão, căn

cứ vào Biên lai thu tiền và Bảng tổng hợp biên lai thu tiền, số tiền là 10

630 000 đồng

Kế toán viết phiếu thu nhập quĩ tiền mặt, căn cứ vào phiếu thu định

khoản: Nợ TK 111/ Có TK 336

Căn cứ vào Phiếu thu, kế toán ghi sổ Nhật ký - Sổ cái, sổ theo dõi

các khoản thu hộ, chi hộ, sổ nhật ký thu, chi quĩ tiền mặt.

- Ngày 25/5/20XX xã nộp trả huyện số tiền thu hộ của quĩ phòng

chống lụt bão, số tiền 10 630 000 đồng

Kế toán viết phiếu chi xuất quĩ tiền mặt, định khoản Nợ TK 336/

CóTK 111.

Căn cứ vào Phiếu thu, kế toán ghi sổ Nhật ký - Sổ cái, sổ theo dõi

các khoản thu hộ, chi hộ, sổ nhật ký thu, chi quĩ tiền mặt.

458

UBND tỉnh, thành phố:.........

Sở Tài chính:...........................

Đơn vị thu:...............................

Mã ĐVSDNS:...........................

Mẫu số: C 27-X

(Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN LAI THU TIỀN

(Ngoài các khoản thu sử dụng biên lai ngành Thuế)

Ngày 02 tháng 5 năm 20XX

Quyển số: 01

Số: 24

Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn B

Địa chỉ: Thôn B

STT Tên khoản thu Số tiền Ghi chú

A B 1 2

1 Quỹ phòng chống bão lụt

20.000

Tổng số tiền thu (viết bằng chữ): Hai mươi nghìn đồng

Người nộp tiền

(Ký, họ tên)

Người thu

(Ký, họ tên)

459

Huyện: X Mẫu số: C19- X

UBND xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

Mã ĐV có QH với NS: ……….. ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG TỔNG HỢP BIÊN LAI THU TIỀN

Ngày 10 tháng 5 năm 20XX

Số:.........

Số biên lai

Tên hộ Số tiền

Chia ra nội dung thu

Số Ngày

tháng ... ... ... ...

A B C 1 2 3 4 5

24/1 2/5/20XX Nguyễn Văn B 20.000

... ... ... ...

Cộng 10.630.000

Tổng số tiền thu (viết bằng chữ): Mười triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng

Người lập

(Ký, họ tên)

460

Huyện: X Mẫu số: S10 - X

UBND xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/ 2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THEO DÕI CÁC KHOẢN THU HỘ, CHI HỘ

Năm: 20XX

Tên khoản thu hộ: Quỹ phòng chống lụt bão

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi

chú Số

hiệu

Ngày

tháng

Thu

hộ

Đã nộp

cấp trên

1 2 3 4 5 6 7

11/5 71/PT 10/5 Thu tiền quỹ phòng

chống lụt bão

10.630.000

26/5 93/PC 25/5 Nộp cho cơ quan cấp

trên

10.630.000

Tên khoản chi hộ: ............................................

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi

chú Số

hiệu

Ngày

tháng

Nhận

chi hộ

Đã

chi hộ

1 2 3 4 5 6 7

- Sổ này có ...... trang, đánh số từ trang 01 đến trang .....

- Ngày mở sổ:..........

Ngày tháng năm 20XX

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

461

9) Tình huống thực hành kế toán vật tư, tài sản

- Xã mới mua một ti vi màu Sony 29 inh với giá tiền 7 500 000

đồng, thanh toán cho người bán qua chuyển khoản.

Kế toán lập lệnh chi tiền kiêm chuyển khoản gửi KBNN thanh toán

tiền cho người bán. Khi nhận được giấy báo Nợ của KBNN, kế toán định

khoản: Nợ TK 814/ Có TK 112

Sau khi xong thủ tục thanh toán, kế toán lập Biên bản bàn giao

TSCĐ đưa vào sử dụng và định khoản: Nợ TK 211/ Có TK 466

Kế toán ghi vào Nhật ký - Sổ Cái, sổ tiền gửi Kho bạc và sổ tài sản

cố định.

462

Đơn vị: ................

Địa chỉ: ...............

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

Ngày 07 tháng 10 năm 20XX

Căn cứ quyết định số: 136/UB ngày 02 tháng 10 năm 20XX của ........................

UBND xã Y ..........................................về việc bàn giao TSCĐ

Bản giao nhận TSCĐ gồm:

- Ông (bà) ............ABC............chức vụ ...Cửa hàng trưởng.... Đại diện bên giao

- Ông (bà) ............XVZ............chức vụ ...Chủ tịch xã Y...........Đại diện bên nhận

- Ông (bà) ..............N....................chức vụ ........Kế toán..........Đại diện

Địa điểm giao nhận TSCĐ: Hội trường UBND xã Y

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

Số

TT

Tên, ký hiệu, qui cách (cấp

hạng TSCĐ)

Số hiệu

TSCĐ

Nơi

sản

xuất (XD)

Năm sản

xuất

Năm đưa

vào SD

Công

suất (diện

tích thiết

kế)

Tính nguyên giá tài sản cố định

Giá mua

(giá thành sản

xuất)

Cước

phí vận chuyển

Chi phí

chạy

thử

Nguyên

giá TSCĐ

Tỷ lệ hao

mòn

%

Tài liệu kỹ thuật

kèm

theo

A B C D 1 2 3 4 5 6 7=4+5+6 8 E

1

Ti vi

15/TV VN 20XX 20XX 29 in 7.500.000

Cộng x x x x x x x

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

Số thứ tự Tên, qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị

A B C 1 2

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán

(Ký, họ tên)

Người nhận

(Ký, họ tên)

Người giao

(Ký, họ tên)

463

Huyện: ...................... Mẫu số: S11- X

UBND Xã:................... (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Từ năm 2007 đến năm 2011

Loại tài sản cố định : Ti vi

S

T T

Ghi tăng tài sản cố định Hao mòn tài sản cố định Ghi giảm tài sản cố định

Chứng từ Tên,

đặc

điểm, ký

hiệu

TSCĐ

Năm

sản

xuất

Năm đưa

vào sử

dụng ở xã

Số

hiệu

TSCĐ

Nguên giá

Hao mòn

1 năm

Số hao

mòn các

năm trước

chuyển

sang

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Luỹ kế hao mòn

đến khi chuyển sổ hoặc ghi

giảm TSCĐ

Chứng từ

Lý do

ghi giảm tài sản cố

định

Giá

trị còn lại của

TSCĐ Số

hiệu

Ngày

tháng Số

hiệu

Ngày

tháng

Tỷ lệ

%

Số

tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

8 3 7/10 Ti vi 200X 200X 15/TV 7.500.000

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày tháng năm 200X

Người ghi sổ Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

464

10) Tình huống thực hành kế toán đầu tư xây dựng cơ bản

- Ngày 12/4/200X Nhận tiền của Tỉnh trợ cấp để xây dựng trụ sở

của xã không tính vào cân đối ngân sách theo chương trình của tỉnh số tiền

100 000 000 đồng.

Khi nhận được giấy báo Có của Kho bạc về số tiền đã vào tài

khoản của xã tại Kho bạc, kế toán xã hạch toán Nợ TK 112/ Có TK 441

Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi Nhật ký - Sổ Cái, Sổ tiền gửi Kho

bạc(tiền gửi khác tại Kho bạc), Sổ theo dõi đầu tư XDCB.

- Ngày 26/7/200X, khi hạng mục công trình hoàn thành kế toán gửi

hồ sơ xây dựng ra Kho bạc để thanh toán cho nhà thầu số tiền 35 000 000

đồng.

Căn cứ vào phiếu giá thanh toán được Kho bạc chấp nhận thanh

toán, kế toán định khoản: Nợ TK241/Có TK 112

Căn cứ vào chứng từ đã được Kho bạc chấp nhận thanh toán kế

toán ghi nhật ký - Sổ Cái, Sổ theo dõi đầu tư XDCB, sổ tiền gửi Kho bạc.

465

Huyện: X Mẫu số S18 - X

UBND xã: Y (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THEO DÕI ĐẦU TƯ XDCB

Tên công trình: Xây dựng trụ sở xã

- Dự toán được duyệt: ................ A- Nguồn kinh phí

Trong đó: + Xây lắp: .................. Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nguån kinh phÝ

+ Thiết bị:................... Số

hiệu Ngày tháng Tổng số

Trong đó

+ Chi phí khác:.......... NS cấp Tài trợ ...

1 2 3 4 5 6 7 8

31 12/4/200X Tỉnh hỗ trợ 100.000.000 100.000.000

B- Giá trị thực hiện

Ngày

tháng

ghi

sổ

Chứng từ

Diễn giải

Giá trị công trình thực hiện Giá trị đã thanh toán

Số

hiệu

Ngày

tháng

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Khối lượng Nguồn kinh phí

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi

phí

khác

Thuộc năm

nay

Thuộc

năm

trước

Ngân

sách Tài trợ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

71/PC 26/7/20XX

Chi trả nhà

thầu hạng mục

1 (móng)

35.000.000 35.000.000 35.000.000 35.000.000 35.000.000

.........., ngày...... tháng...... năm 200X

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

466

11) Tình huống thực hành kế toán hoạt động thu, chi sự nghiệp

- Ngày 15/3/20XX xã chi tiền mặt số tiền 5.000.000 đồng để mua

cá giống thả trong hồ của xã (hoạt động sự nghiệp)

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, kế toán lập phiếu chi và định

khoản: Nợ TK 811/Có TK 111

Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi Nhật ký - Sổ Cái, sổ nhật ký thu -

chi quĩ tiền mặt, sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính khác.

- Ngày 14/6/200X xã thu tiền bán cá số tiền 6.000.000 đồng.

Kế toán lập phiếu thu nhập quỹ tiền mặt và định khoản: Nợ TK

111/Có TK 711

Căn cứ vào phiếu thu kế toán ghi Nhật ký - Sổ Cái, sổ nhật ký thu -

chi quĩ tiền mặt, sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính khác.

467

Huyện:...... Mẫu số S13- X

Xã:.............. (Ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC

ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC)

SỔ THEO DÕI THU, CHI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC

Năm: 20XX

Tên đơn vị, bộ phận:................UBND xã.......

Tên hoạt động tài chính:...........Hồ cá..............

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải Tổng số

thu

Chi phí phát sinh

Số

hiệu

Ngày

tháng

Tổng

số

Trong đó

... ... ... ...

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

15/3

14/6

59/PC

72/PT

15/3/20XX

14/6/20XX

Số dư đầu tháng

Mua cá giống thả trong hồ

Thu tiền bán cá

6.000.000

5.000.000

Cộng phát sinh tháng

Luỹ kế từ đầu năm

Số dư cuối tháng

- Sổ này có .......trang, đánh số từ trang 01 đến trang .......

- Ngày mở sổ : .........................................

Ngày tháng năm 20XX

Kế toán trưởng Chủ tịch UBND xã

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

468

7.8.3. Tài liệu tham khảo

1. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

2. Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp

dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước

3. Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

4. Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP;

5. Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính về việc ban hành “Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán

tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN”;

6. Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 15/6/2005 của

Bộ tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ

tục bổ nhiệm, bãi miễn thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ

trách kế toán trong các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước;

7. Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính về ban hành Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.