tÀi liỆu ĐÀo tẠo thỰc hÀnh lÂm sÀng cho ... · hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh...

284
CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN BỘ Y TẾ Tháng 9 năm 2017 TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Upload: trinhminh

Post on 17-Sep-2018

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

1

CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢNBỘ Y TẾ

Tháng 9 năm 2017

TÀI LIỆU ĐÀO TẠOTHỰC HÀNH LÂM SÀNG

CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚIThực hành

NHÀ XUẤT BẢNLAO ĐỘNG

Page 2: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người
Page 3: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

MỤC LỤC

Bài 1. Qui trình đón tiếp người bệnh ���������������������������������������������������������������������������������������� 1

Bài 2. Quy trình điều dưỡng ��������������������������������������������������������������������������������������������������� 11

Bài 3. Dự phòng và chăm sóc loét ép ������������������������������������������������������������������������������������� 13

Bài 4. Hỗ trợ bài tiết ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 23

Bài 5. Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ������������������������������������������������������������������������������������� 40

Bài 6. Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua ống thông ����������������������������������������������������������������� 52

Bài 7. Kĩ thuật dùng thuốc ������������������������������������������������������������������������������������������������������ 60

Bài 8. Kỹ thuật hỗ trợ hô hấp và quản lý đường thở �������������������������������������������������������������� 97

Bài 9. Chăm sóc vết thương và ống dẫn lưu ������������������������������������������������������������������������� 109

Bài 10. Kỹ thuật truyền máu ��������������������������������������������������������������������������������������������������� 128

Bài 11. Theo dõi lượng dịch vào - ra �������������������������������������������������������������������������������������� 135

Bài 12. Thông tiểu dẫn lưu nước tiểu ������������������������������������������������������������������������������������ 142

Bài 13. Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm ��������������������������������������������������������������������������������� 151

Bài 14. Kỹ thuật thụt tháo ������������������������������������������������������������������������������������������������������� 166

Bài 15. Theo dõi các chỉ số thân nhiệt, mạch, nhịp thở, huyết áp và đánh giá ����������������������� 178

Bài 16. Vận chuyển người bệnh ��������������������������������������������������������������������������������������������� 195

Bài 17. Cấp cứu ngừng tuần hoàn ������������������������������������������������������������������������������������������ 203

Bài 18. Ghi chép chăm sóc, hồ sơ bệnh án ����������������������������������������������������������������������������� 212

Bài 19. Sử dụng và quản lý các máy y tế ������������������������������������������������������������������������������� 214

Page 4: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

Bài 20. Thực hành một số biện pháp phòng ngừa chuẩn �������������������������������������������������������� 232

Bài 21. Thực hành phân loại chất thải và xử lý dụng cụ �������������������������������������������������������� 244

Bài 22. Đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm glasgow �������������������������������������� 254

Bài 23. Phòng và xử trí sốc phản vệ ��������������������������������������������������������������������������������������� 258

Bài 24. Thực hành về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ���������������������������������������������������������������������������������������������� 264

Bài 25. Tư vấn sức khỏe (tư vấn cho người bệnh ra viện) ����������������������������������������������������� 274

Bài 26. Thực hành kỹ năng làm việc nhóm ���������������������������������������������������������������������������� 277

Page 5: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

1

Bài 1

QUi TRÌNH ĐÓN TiẾP NGƯỜi BỆNH

MỤC TiÊU

1. Thựchiệnđượckỹthuậtvậnchuyểnngườibệnhbằngcángantoàn(CNL1.1,1.2,2.3,3.7,4.9,4.10,11.41,11.42)

2. Thựchiệnđượckỹthuậtdìungườibệnhantoàn(CNL1.1,1.2,2.3)

3. Thựchiệnđượckỹthuậtvậnchuyểnngườibệnhbằngxelănantoàn(CNL1.1,1.2,2.3,3.7,4.9,4.10,11.41,11.42)

4. Nhậnthứcrõvaitròquantrọngcủachămsócvệsinhchongườibệnh(CNL15.55,23.101,103,25.108,11.43,11.44)

5. Rènluyệntínhtỉmỉ,cẩnthậnvàchínhxáctrongchămsócngườibệnh(CNL15.55,23.101,103,25.108)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Các thành viên trong bệnh viện (thầythuốc,điềudưỡng,hộlý,họcsinh,sinhviên,cánbộcôngchứckháctrongbệnhviện)phải có tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình đón tiếp người bệnh từ khoa khám bệnh, khoa điều trị đến các khoa cận lâm sàng để tạo niềm tin, sự yên tâm trong điều trị.

Bệnh viện phải đảm bảo các thủ tục hành chính theo qui định.

Không được gây phiền hà cho người bệnh khi đến khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, điều trị.

2. Quy trình thực hành:

Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành sau đó giảng viên và học viên cùng thảo luận về các bước mà học viên chưa rõ (giảngviêncóthểthựchiệnmẫuvềcácbướcnày). Sau đó học viên sẽ thực hiện phần kỹ thuật trên người bệnh đã được phân công chăm sóc.

Page 6: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

2

TT Các bước thực hành Lý do

1 Tiếp nhận người bệnh tại khoa khám bệnh

2 Chuẩn bị tiếp nhận người bệnh

Phòng đợi là nơi người bệnh ngồi chờ để được khám bệnh. Phòng đợi cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn: Gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh, có đầy đủ ghế cho người bệnh ngồi trong khi chờ khám bệnh. Phòng đợi cần phải có ti vi, tranh, ảnh, tờ rơi, áp phích...tuyên truyền về sức khỏe cho người bệnh đọc trong khi chờ khám bệnh. Có nước uống, nơi vệ sinh cho người bệnh.

3 Phòng khám bệnh: Là nơi thầy thuốc, điều dưỡng thực hiện công việc khám, điều trị, chăm sóc người bệnh. Phòng khám bệnh phải sạch sẽ, thoáng mát, ấm về mùa đông. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết phục vụ cho thầy thuốc khám bệnh. Có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết (bệnh án, phiếu điều trị, phiếu xét nghiệm...) để phục vụ cho công tác khám điều trị cho người bệnh.

Tiếp nhận người bệnh

4 Điều dưỡng làm nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh tại khoa khám bệnh cần phải có thái độ đúng mực khi tiếp xúc với người bệnh.

5 Tiếp xúc với người bệnh: Người điều dưỡng cần phải ứng xử linh hoạt, giao tiếp đúng mực, tôn trọng người bệnh.

6 Chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân mình với người bệnh.

7 Hướng dẫn người bệnh các thủ tục cần thiết trước khi khám bệnh.

8 Sắp xếp chỗ ngồi cho người bệnh ở phòng đợi, mời người bệnh vào khám bệnh theo trật tự (ưu tiên những người bệnh thuộc diện cấp cứu, bệnh nặng, người già, trẻ em).

9 Nhận định người bệnh.

10 Quan sát đánh giá tình trạng người bệnh: trạng thái tinh thần, thể trạng, dáng đi...

11 Đo dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

12 Phỏng vấn người bệnh, gia đình (nếu người bệnh là trẻ em, người già, yếu, bệnh nặng) để thu thập các thông tin về bệnh sử, tiền sử, quá trình điều trị bệnh của người bệnh trước khi đến khám bệnh.

Page 7: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

3

TT Các bước thực hành Lý do

13 Chú ý phát hiện những trường hợp bệnh nặng, sốc trụy mạch, suy hô hấp,... để báo cáo thầy thuốc, chuẩn bị phương tiện xử trí và chủ động xử trí người bệnh khi cần thiết.

14 Mời thầy thuốc khám bệnh cho người bệnh: Hỗ trợ thầy thuốc khám bệnh. Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các chỉ định của thầy thuốc nếu có

15 Chuyển người bệnh vào khoa điều trị: Điều dưỡng khoa khám bệnh chuyển người bệnh vào khoa điều trị khi có chỉ định của thầy thuốc.

16 Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà có thể sử dụng các phương tiện: xe đẩy, cáng, xe lăn... hoặc dẫn người bệnh vào khoa điều trị, không được để người bệnh tự đi.

17 Đến khoa điều trị, người bệnh được bàn giao cho điều dưỡng trưởng khoa hoặc điều dưỡng có trách nhiệm tiếp nhận người bệnh đã được phân công (có sổ ký nhận bàn giao cụ thể).

18 Đối với người bệnh có quyết định điều trị ngoại trú.

19 Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và được theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh hoặc các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

20 Lập sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú cho người bệnh ghi rõ chẩn đoán, kê đơn điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc và hẹn khám lại.

21 Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi, tập luyện phục hồi chức năng.

22 Hướng dẫn người bệnh thực hiện đầy đủ các qui định của khoa khám bệnh.

23 Người bệnh phải có giấy đề nghị thỏa thuận khám chữa bệnh theo mẫu qui định của bệnh viện.

Tiếp nhận người bệnh tại khoa điều trị.

24 - Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị, phiếu chăm sóc người bệnh, bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn, giấy xét nghiệm...

25 - Các dụng cụ: nhiệt kế, ống nghe, huyết áp, đè lưỡi, bô, ống nhổ...

26 - Giường nằm, quần áo, chăn màn...

Page 8: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

4

TT Các bước thực hành Lý do

27 - Các đồ dùng: phích đựng nước, ca, cốc...

28 Tiếp nhận người bệnh. - Nhận bàn giao người bệnh từ điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng

của khoa khám bệnh dẫn người bệnh vào khoa điều trị.

29 - Nhận hồ sơ bệnh án, thuốc, các dụng cụ tư trang khác (nếu có).

30 - Dẫn người bệnh về buồng bệnh đã chuẩn bị sẵn: Xếp giường nằm cho người bệnh, chọn gường nằm, phòng bệnh cho thích hợp với tình trạng bệnh tật và nhu cầu của người bệnh (nếu có thể).

31 Nhận định người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh:- Lấy dấu hiệu sinh tồn.- Quan sát, phỏng vấn, thăm khám thực thể người bệnh để biết được

các nhu cầu, đưa ra được các chẩn đoán điều dưỡng từ đó lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cho phù hợp. Trong mọi trường hợp cần phát hiện sớm, chính xác các dấu hiệu nặng của bệnh, các tình trạng cấp cứu: sốc, truỵ tim mạch, suy hô hấp, mất máu nặng... để báo cáo thầy thuốc, phối hợp cùng thầy thuốc xử trí kịp thời cho người bệnh.

32 Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình các nội qui, qui định của bệnh viện.- Hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện trang thiết bị có trong

buồng bệnh: Sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, ti vi tủ lạnh...- Hướng dẫn các qui định, quy chế của bệnh viện, khoa phòng để

cho người bệnh (người nhà người bệnh) biết và thực hiện nghiêm chỉnh: Giờ khám bệnh hàng ngày, giờ vào thăm người bệnh. Quy định về vệ sinh, an toàn, giao tiếp, qui chế về khám bệnh, hội chẩn theo yêu cầu... trong bệnh viện và khoa.

33 Ghi chép vào hồ sơ người bệnh.- Sau khi thực hiện xong mỗi công việc của mình người điều dưỡng

cần phải ghi chép lại những điều cần thiết vào hồ sơ người bệnh, cũng như phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh theo qui định.

- Báo cáo công việc của mình đã làm với người phụ trách (điều dưỡng trưởng, thầy thuốc)

Page 9: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

5

TT Các bước thực hành Lý do

Người bệnh chuyển viện

34 Chuẩn bị thủ tục cho người bệnh chuyển khoa, chuyển viện.- Phải liên hệ trước với khoa mới, bệnh viện mới để chuyển người

bệnh đến (trừ trường hợp cấp cứu).- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án tóm tắt: Chẩn đoán, quá trình điều

trị, tình trạng bệnh, kết quả các xét nghiệm đã và tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh.

- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển người bệnh: Tuỳ theo tình trạng cụ thể mà chuẩn bị các phương tiện vận chuyển cho thích hợp: Cáng, xe lăn, ô tô...

- Giải thích cho người bệnh, người nhà hiểu rõ lý do cần chuyển viện chuyển khoa, ngày giờ chuyển.

- Làm đầy đủ thủ tục cho người bệnh ra viện nếu là chuyển viện.

35 Kỹ thuật tiến hành.- Giúp người bệnh thu dọn đồ dùng tư trang cá nhân.- Di chuyển người bệnh đến khoa mới cùng với tư trang cá nhân

bằng các phương pháp và phương tiện vận chuyển an toàn tiện lợi.- Trong trường hợp người bệnh chuyển viện, nếu người bệnh nặng

phải có nhân viên y tế đi kèm (thầy thuốc hoặc điều dưỡng) mang theo các phương tiện cấp cứu để kịp thời xử trí trên đường di chuyển.

- Bàn giao người bệnh cho khoa, bệnh viện mới: người hộ tống người bệnh chuyển viện, chuyển khoa cần phải bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án, tư trang (nếu có) cho người tiếp đón người bệnh ở khoa mới, bệnh viện mới.

- Báo cáo công việc cho người phụ trách (điều dưỡng trưởng, thầy thuốc trực, thầy thuốc trưởng khoa) sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Thời gian chuyển người bệnh.- Những diễn biến bất thường trong quá trình vận chuyển.

Người bệnh ra viện

36 Chuẩn bị người bệnh- Thông báo cho người bệnh biết quyết định cho ra viện của thầy

thuốc, giải thích cho người bệnh, người nhà những điều chưa rõ nếu có thể.

- Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho người bệnh được xuất viện đúng kế hoạch.

Page 10: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

6

TT Các bước thực hành Lý do

37 Chuẩn bị các phương tiện, vận chuyển người bệnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của người bệnh

38 Tiến hành.- Giúp người bệnh thu dọn tư trang, đồ dùng cá nhân.- Trả lại quần áo, đồ dùng cho bệnh viện theo qui định.- Thanh toán viện phí.- Kiểm tra, trả lại người bệnh những giấy tờ cần thiết: Giấy ra viện...- Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị ngoại trú, khám

định kỳ, khám lại (nếu có). Cần kết hợp tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh khi trở về cộng đồng sinh sống: về chế độ ăn, uống sinh hoạt, tập luyện, phòng bệnh ...

- Giúp người bệnh ra khỏi phòng bệnh, lên xe, nói lời tạm biệt, lời chúc sức khoẻ với người bệnh và gia đình.

- Thông báo cho nhân viên vệ sinh/hộ lý biết để vệ sinh, khử khuẩn buồng bệnh.

- Chuẩn bị giường bệnh, phòng bệnh để sẵn sàng đón người bệnh mới.

- Báo cáo với người phụ trách biết công việc mình đã làm.- Nộp hồ sơ bệnh án của người bệnh lên phòng kế hoạch tổng hợp.

3. Bảng kiểm:

Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm cho học viên trước mỗi buổi giảng.

Page 11: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

7

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN NGƯỜi BỆNH

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập,

không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có

sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

NGƯỜi BỆNH VàO ViỆN

* Tại khoa khám bệnh.

- Phòng chờ

1 Chuẩn bị phòng sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ghế ngồi, tranh ảnh áp phích.

2 Hướng dẫn người bệnh những thủ tục hành chính.

- Phòng khám

3 Nhận định tình trạng người bệnh.

4 Phân loại người bệnh theo thứ tự ưu tiên.

5 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn

6 Đưa người bệnh vào khám và phụ giúp bác sỹ khám bệnh.

7 Chuyển người bệnh về khoa phòng điều trị (nội trú) hoặc hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc, tái khám (ngoại trú)

* Tại khoa, phòng bệnh.

8 Nhận bàn giao người bệnh.

9 Chuyển người bệnh về buồng bệnh.

10 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, dán hoàn chỉnh hồ sơ.

11 Phụ giúp bác sỹ khám bệnh.

12 Hướng dẫn nội quy khoa phòng.

NGƯỜi BỆNH CHUYỂN ViỆN

* Chuẩn bị người bệnh.

13 Thông báo, giải thích và dặn dò người bệnh hoặc thân nhân những điều cần thiết.

Page 12: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

8

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập,

không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có

sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

14 Kiểm tra lại tình trạng người bệnh.

* Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện.

15 Thuốc, dụng cụ cấp cứu khi cần thiết.

16 Nước chín, ca, cốc, nilon để che mưa.

17 Gối, chăn đắp, phương tiện vận chuyển.

* Kỹ thuật tiến hành.

18 Hoàn thành đầy đủ các thủ tục hành chính

19 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn.

20 Đưa người bệnh lên phương tiện vận chuyển.

21 Điều dưỡng đi kèm người bệnh tới bệnh viện mới.

NGƯỜi BỆNH RA ViỆN

22 Hoàn thành đầy đủ các thủ tục hành chính

23 Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ.

24 Hướng dẫn người bệnh cách phòng bệnh tránh tái phát, thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn.

25 2 tay điều dưỡng luồn qua nách người bệnh đỡ người bệnh đứng lên.

26 Điều dưỡng đỡ người bệnh xoay 90° từ từ cho người bệnh ngồi vào xe lăn.

27 Cài dây an toàn ngang bụng để đỡ người bệnh rồi đẩy xe đi.

Page 13: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

9

4. Tổ chức dạy - học thực hành

- GV thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: GV làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; GV hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ GV và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ GV cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi TỰ LƯỢNG GiÁ

Người bệnh nữ Nguyễn Thị A, 56 tuổi ở nhà bị ngã sau đó ỉa đùn, đái dầm, gọi hỏi không biết, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp 150/90mmHg, mạch 90 lần/ phút, nhịp thở 22 lần/phút và được bác sỹ tai biến mạch máu não. Hãy nhận định để xác định các vấn đề cần chăm sóc có ở người bệnh A và đưa ra các can thiệp điều dưỡng phù hợp cho các vấn đề đó.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2009).Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.HàNội:NhàxuấtbảnYhọc

2. TrườngĐạihọcYdượcTPHCM(2006).ĐiềudưỡngcơbảnI,HàNội:NXBYH

Page 14: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

10 11

BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

10

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT LàM ViỆC NHÓM

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc

làm sai

1

Lắng nghe: tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân

2

Chất vấn: Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự

3Thuyết phục: Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, kèm theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.

4Tôn trọng: tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

5 Trợ giúp: giúp đỡ nhau các thành viên khác trong nhóm.

6Sẻ chia: đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó.

7Chung sức: đóng góp trí lực cùng với các thành viên khác thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Page 15: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

10 11

Bài 2

QUY TRÌNH ĐiềU DƯỡNG (Nghiên cứu ca bệnh)

MỤC TiÊU

Nghiêncứucabệnhsửdụngquytrìnhđiềudưỡngvàhọctậpnănglựcthựchànhchămsóc,trongđólàmrõnhucầuvàvấnđềcủangườibệnhvàgiađình,đưaramụcđích,mụctiêuvàphươngpháphỗtrợcụthể

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Học viên học và nghe người hướng dẫn hướng dẫn những nội dung sau:

• Nhận định người bệnh thu thập những thông tin chăm sóc cần thiết, hiểu những thông tin liên quan tới sức khỏe người bệnh dựa trên những kiến thức đã học.

• Lập kế hoạch hỗ trợ chăm sóc, thực hiện và đánh giá.

• Trình bày học tập nghiên cứu ca bệnh.

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng

Học viên ôn tập trước những nội dung sau trong giáo trình:

BÀI 13.TƯ VẤN SỨC KHỎE

BÀI 14. TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

3. Quy trình thực hành:

(1) Học viên lựa chọn người bệnh để thực hiện nghiên cứu ca bệnh cùng với người hướng dẫn

(2) Học viên dựa vào “MẪUGHIBÀITẬPTÌNHHUỐNG(CABỆNHTRONGLÂMSÀNG)”, thực hiện quy trình chăm sóc (thu thập thông tin - nhậnđịnh - thựchiện - kếhoạch - đánhgiá)

(3) Các bước thực hành tuân theo “Quytrìnhchămsóc”

(4) Đánh giá:(dựatheokếtquảmongđợi)

Trình bày nghiên cứu ca bệnh, hiểu được nội dung đã làm được, các vấn đề trong thời gian tới

Page 16: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

12 13

BÀI 2. Quy trình điều dưỡng

12 13

4. Bảng kiểm

(Đượcsửdụngđểđánhgiáhọcviênbằnghìnhthứchọcviêntựđánhgiávàngườihướngdẫnđánhgiá).Ngườihướngdẫngiảithíchvềnộidungvàcáchsửdụng.

TT NỘi DUNGMỨC ĐỘ ĐẠT

C D S

1 Nhận định người bệnh thu thập những thông tin chăm sóc cần thiết, hiểu tổng thể về người bệnh• Thu thập mang tính hệ thống những thông tin chăm sóc cần

thiết như thông tin y học, thể trạng của người bệnh, tinh thần và thông tin xã hội, đồng thời sắp xếp những thông tin đã có, phân tích và hiểu tổng thể về người bệnh.

2 Lập kế hoạch hỗ trợ, thực hiện và đánh giá• Từ kết quả nhận định, lập kế hoạch hỗ trợ chăm sóc, thực hiện

chăm sóc dựa trên kế hoạch đã lập, đánh giá kết quả chăm sóc dựa trên thông số khách quan (kếtquảxétnghiệm,triệuchứngbệnhcóhaykhông,v.v.) và thông số chủ quan (ýkiếncủangườibệnh,biểuhiện,v.v.)

3 Trình bày học tập nghiên cứu ca bệnh• Trình bày nghiên cứu ca bệnh, hiểu được nội dung đã làm

được, các vấn đề trong thời gian tới

Chúý:

C: Làm độc lập không cần sự hỗ trợ,

D: Làm được cần sự hỗ trợ,

S: Không làm hoặc làm không đúng

Các mức độ đó được giải thích rõ ràng trong phần hướng dẫn sử dụng ở phần đầu của tài liệu.

5. Tổ chức dạy - học thực hành

• Người hướng dẫn và học viên trao đổi để lựa chọn 1 người bệnh phù hợp để có thể hoàn thành mục tiêu của bài học và tiến hành nghiên cứu ca bệnh sử dụng quy trình điều dưỡng.

• Một học viên có thể thực hiện nghiên cứu ca bệnh cho một người bệnh hoặc một nhóm 3-5 học viên tiến hành nghiên cứu 1 ca bệnh. Thực hiện bằng phương pháp mà người hướng dẫn có thể hỗ trợ được.

(Chúý)

(1) Ngườibệnhphùhợplàtrườnghợpbệnhkhôngquáphứctạp,cóthểthựchiệnquytrìnhchămsócbằngkiếnthứccủahọcviên.

(2) Ngườihướngdẫnđưara tưvấncầnthiết,hỗ trợhọcviênđể thựchiệnđượcquy trình chămsóc.

Page 17: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

12 1312 13

Bài 3

DỰ PHÒNG Và CHĂM SÓC LOÉT ÉP

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượcmụcđích,nguyêntắcdựphòngvàchămsócloétép.(TCNL1.1,1.2,5.1,6.1,13.1,20.1)

2. Trìnhbàyđượcnguyênnhângâyloétépvàdấuhiệu/triệuchứngcủaloétép.(TCNL1.1,1.2)

3. ThựchiệnđượcđánhgiánguycơloétéptheothangđiểmBradenvàcáckỹnăngdựphòngvàchămsócloétépantoàn,hiệuquả(TCNL2.2,2.3,2.4,3.2,4.4,4.5,5.1,6.1,6.2,6.3)

4. Thểhiệnđượcsựâncần,vớingườibệnhvàgiađìnhngườibệnh,rènluyệntácphongcẩnthậntrongkhithựchiệnkỹthuật.(TCNL1.1,1.2,4.3,4.5,5.2,10.1,10.2,10.3,11.3)

NỘi DUNG

1. Kiến thức liên quan đến kỹ năng (học viên tự nghiên cứu kiến thức liên quan đến dự phòng và loét tỳ đè ở trong tài liệu tham khảo).

1.1. Khái niệm, nguyên nhân, mục đích, các vị trí dễ bị loét

1.2. Các giai đoạn phát triển của loét

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét

2. Đánh giá nguy cơ loét tỳ đè theo thang điểm BRADEN

Thang điểm Braden được xây dựng trên 6 tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: Thụ cảm qua giác quan, độ ẩm, mức độ hoạt động thể chất, khả năng vận động, dinh dưỡng, khả năng vận động. Dựa vào kết quả cho điểm khi quan sát người bệnh để xác định nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh từ nhẹ đến cao.

Page 18: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

14 15

Bảng đánh giá mức độ nguy cơ loét của BRADEN

TiÊU CHUẨN QUAN SÁT ĐiỂM

Thụ cảm qua giác quan (khảnăngphảnứngvớisựkhôngchịudochènép)

Hoàn toàn giới hạn 1

Rất giới hạn 2

Hơi giới hạn 3

Thụ cảm nguyên vẹn 4

Độ ẩm

(Khảnăngphảnứngvớisựkhôngchịudochènép)

Luôn luôn ẩm 1

Thường ẩm 2

Thỉnh thoảng ẩm 3

Hiếm khi ẩm 4

Mức độ hoạt động thể chất

Thường nằm giường 1

Thường ngồi xe lăn 2

Thỉnh thoảng đi bộ 3

Đi bộ đều đặn 4

Khả năng vận động

Hoàn toàn bất động 1

Khả năng vận động hạn chế 2

Khả năng vận động hơi giảm 3

Không có giới hạn vận động 4

Dinh dưỡng

Kém 1

Cơ thể chưa phối hợp 2

Đầy đủ 3

Tốt 4

Sự cọ sát và trầy xước

Tình trạng thường gặp 1

Tình trạng thoáng gặp 2

Không vấn đề gì về tư thế 3

Kết quả điểm Braden đạt được trong khoảng:

- 23đến18: Không có nguy cơ loét đến nguy cơ nhẹ.

- 14đến17: Nguy cơ loét nhẹ đến trung bình.

Page 19: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

14 15

- 9đến13: Nguy cơ trung bình đến nguy cơ loét cao.

- 6đến8: Tương ứng với nguy cơ loét cao.

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Quy trình kỹ thuật dự phòng loét ép

Kết quả mong đợi: Người bệnh/người nhà NB hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét ép. Người bệnh được chăm sóc dự phòng loét ép hiệu quả. Người bệnh/người nhà NB hiểu được mục đích của việc chăm sóc dự phòng loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếucó)�

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh Đánh giá tổng quát tình trạng người bệnh để đưa ra xử trí kịp thời.

3. Nhận định các nguy cơ hình thành loét ép: - Tình trạng liệt hoặc bất động do hạn chế

bởi thiết bị (nẹpbột,tạkéonắn…)- Mất cảm giác (liệtnửangười,chấnthươngcộtsống…).

- Rối loạn tuần hoàn máu (đáitháođường). - Béo phì - Lứa tuổi - Nằm lâu và đại tiểu tiện không tự chủ

- Người bệnh không thể xoay trở cơ thể. - Khi mất cảm giác hiện tại, người bệnh không

nhận ra cảm giác không thoải mái ở nơi bị tì đè và không thể tự mình thay đổi tư thế.

- Nguy cơ tắc mạch đặc biệt ở nơi bị tì đè - Tăng sức nặng cơ thể - Người già có nguy cơ loét ép cao - Da tiếp xúc với môi trường ẩm ướt có chứa vi

khuẩn là yếu tố thuận lợi tạo nên loét da

4. Nhận định tình trạng vùng da: sự toàn vẹn của da, màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm, sự đàn hồi...

Đánh giá tuần hoàn tại nơi tì đè để kích thích tuần hoàn cho người bệnh

5. Nhận định tình trạng tuần hoàn tại chỗ Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ

6. Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và người nhà người bệnh về các vấn đề liên quan đến loét và dự phòng loét.

Xác định kiến thức của người bệnh và người nhà về dự phòng loét ép để bổ sung kiến thức.

Lập kế hoạch

1� Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét ép. 2� Người bệnh được chăm sóc dự phòng loét ép hiệu quả. 3� Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc chăm sóc dự phòng loét ép

và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếucó).

Page 20: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

16 17

TT Các bước thực hành Lý do/giải thích

1

Điều dưỡng vệ sinh tay Giảm thiểu sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ và hợp lý

Thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật

3

Xác định người bệnh, thủ thuật can thiệp, giải thích thủ thuật với người bệnh

Để NB và gia đình NB yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng.

4 Điều dưỡng mang găng tay sạch Ngăn ngừa nghiễm khuẩn, hạn chế vi sinh vật

5Bộc lộ và lau rửa những vùng tỳ đè bằng xà phòng và nước ấm. Thấm khô

Làm sạch vùng da có nguy cơ loét

6Xoa nhẹ vùng tỳ đè bằng bột talc, thay đổi tư thế người bệnh 2 giờ/lần.

- Giúp máu lưu thông tốt. Phòng loét ép

7Đặt người bệnh nằm trên các phương tiện chống loét thích hợp

- Phòng loét xảy ra

8Thu dọn dụng cụ, rửa tay - Bảo quản dụng cụ

- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

9 Ghi phiếu chăm sóc: - Tình trạng da người bệnh - Các can thiệp phòng chống loét

- Theo dõi người bệnh

Đánh giá Có Không

1� Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét ép.

2� Người bệnh được chăm sóc dự phòng loét ép hiệu quả.

3� Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc chăm sóc dự phòng loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếucó)�

Page 21: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

16 17

2.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và điều trị loét ép

Kế hoạch và kết quả: Người bệnh/người nhà NB hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét ép. Người bệnh được chăm sóc và điều trị loét ép hiệu quả. Người bệnh/người nhà NB hiểu được mục đích của việc chăm sóc điều trị loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếucó)�

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh Đánh giá tổng quát tình trạng người bệnh để đưa ra xử trí kịp thời.

3. Nhận định các nguy cơ hình thành loét ép: - Tình trạng liệt hoặc bất động do hạn chế bởi thiết

bị (nẹpbột,tạkéonắn…)- Mất cảm giác (liệtnửangười,chấnthươngcộtsống…)�

- Rối loạn tuần hoàn máu (đáitháođường)� - Béo phì - Lứa tuổi - Nằm lâu và đại tiểu tiện không tự chủ

- Người bệnh không thể xoay trở cơ thể.

- Khi mất cảm giác hiện tại, người bệnh không nhận ra cảm giác không thoải mái ở nơi bị tì đè và không thể tự mình thay đổi tư thế.

- Nguy cơ tắc mạch đặc biệt ở nơi bị tì đè - Tăng sức nặng cơ thể - Người già có nguy cơ loét ép ca- Da tiếp xúc với môi trường ẩm ướt có

chứa vi khuẩn là yếu tố thuận lợi tạo nên loét da

4. Đánh giá khả năng vận động của người bệnh Có kế hoạch hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế.

5. Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và người nhà người bệnh về các vấn đề liên quan đến loét và dự phòng loét.

Xác định kiến thức của người bệnh và người nhà về dự phòng loét ép để bổ sung kiến thức.

6. Đánh giá tình trạng vết loét: vị trí, độ sâu, kích thước vết loét…

Để chăm sóc và điều trị phù hợp tình trạng vết loét.

7. Sự mềm mại hay khô ráp của da, da có vảy, da khô hay ẩm ướt không.

Xác định yếu tố nguy cơ

8. Đánh giá tình trạng tuần hoàn tại chỗ Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ

Page 22: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

18 19

LẬP KẾ HOẠCH

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc điều trị loét ép.

2. Người bệnh được điều trị loét ép hiệu quả.

3. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc điều trị loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếucó)�

TT Các bước thực hành Lý do/giải thích

1 Điều dưỡng vệ sinh tay

Giảm thiểu sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ và hợp lý Thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật3 Xác định người bệnh, thủ thuật can thiệp, giải

thích thủ thuật với người bệnh

Để NB và gia đình NB yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng.

4 Điều dưỡng mang găng tay sạch Ngăn ngừa nghiễm khuẩn, hạn chế vi sinh vật

5 Trải nilon, khăn bông dưới vùng tỳ đè Đảm bảo vệ sinh giường bệnh 6 Rửa sạch vết loét như một vết thương, nếu loét

ép có tổ chức hoại tử cần cắt lọc hết phần hoại tử. Giúp vết loét tiến triển tốt

7 Đắp thuốc hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc vết thương phù hợp theo chỉ định điều trị.

8 Băng lại hoặc để thoáng tuỳ theo tình trạng loét ép.

Giúp vết loét hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài

9 Xoa bóp vùng xung quanh loét ép để kích thích tuần hoàn.

Giúp máu lưu thông tốt.

10 Thay ga trải giường nếu ướt Giúp cho người bệnh thoải mái và sạch sẽ.11 Cho người bệnh nằm lại thoải mái trên các phương

tiện chống loét thích hợp.12 Thu dọn dụng cụ. - Bảo quản dụng cụ

- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật 13 Ghi phiếu chăm sóc:

- Tình trạng của da. Những phát hiện mới nếu có. - Tình trạng của loét ép. - Loại thuốc dùng. - Các điều dặn dò nếu cần.

- Theo dõi người bệnh

Page 23: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

18 19

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc điều trị loét ép.

2. Người bệnh được điều trị loét ép hiệu quả.

3. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc điều trị loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếucó)�

* Dụng cụ: Thau nước ấm; Xà bông; Khăn bông lớn; Khăn nhỏ; Bột talc; Vòng bông; Vải trải giường (nếucần); Tấm nilon; Vòng hơi cao su và khăn phủ; Đệm hơi, đệm nước; Dụng cụ quản lý chất tiết: tã vải hay giấy cho cả nam lẫn nữ, túi dẫn nước tiểu.

3. Bảng kiểm: Dùng cho học viên tự lượng giá và GV đánh giá

Giảng viên giới thiệu (cógiảithích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm.

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

i. Nhận định

1 Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án. Nhận định toàn trạng người bệnh.

2 Nhận định các nguy cơ hình thành loét ép: hạn chế vận động, rối loạn tuần hoàn, béo phì, nằm lâu…

3 Nhận định tình trạng vùng da: sự toàn vẹn của da, màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm, sự đàn hồi... Nhận định tình trạng tuần hoàn tại chỗ

4 Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và người nhà người bệnh về các vấn đề liên quan đến loét và dự phòng loét.

ii. Lập kế hoạch

5 Người bệnh/người nhà NB yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét ép/ điều trị loét ép.

6 Người bệnh được dự phòng/ điều trị loét ép hiệu quả.

Page 24: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

20 21

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

7 Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc dự phòng/điều trị loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).

iii. Thực hiện

8 Điều dưỡng vệ sinh tay thường qui 9 Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý 10 Xác định người bệnh, thủ thuật can thiệp, giải

thích thủ thuật với người bệnh11 Mang găng tay sạch 12 Trải nylon, khăn bông dưới vùng tỳ đè 13 Dự phòng loét ép Chăm sóc, điều trị loét ép 14 Bộc lộ và lau rửa

những vùng tỳ đè bằng xà phòng và nước ấm. Thấm khô

- Rửa sạch vết loét như một vết thương, nếu loét ép có tổ chức hoại tử cần cắt lọc hết phần hoại tử, đắp thuốc theo chỉ định điều trị.

- Băng lại hoặc để thoáng tuỳ theo tình trạng loét ép.

15 Xoa nhẹ vùng tỳ đè bằng bột talc, thay đổi tư thế người bệnh 2 giờ/lần.

Xoa bóp vùng xung quanh loét ép để kích thích tuần hoàn.

16 - Thay ga trải giường nếu ướt - Đặt người bệnh nằm trên các phương tiện

chống loét thích hợp17 Thu dọn dụng cụ, rửa tay

18 Ghi phiếu chăm sóc - Tình trạng da người bệnh - Các can thiệp phòng chống loét/điều trị loét.

Page 25: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

20 21

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

Đánh giá Có Không

19 Người bệnh/người nhà NB yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc, điều trị loét ép.

20 Người bệnh được chăm sóc, điều trị loét ép an toàn, hiệu quả.

21 Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc chăm sóc, điều trị loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có)

4. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

5. Câu hỏi lượng giá cuối bài

Bài tập tình huống 1:

Người bệnh Hoàng Văn T, 26 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Người bệnh hôn mê và được thở máy tại khoa cấp cứu hồi sức đã hơn 1 tháng.

A. Vị trí nào của người bệnh dễ bị loét ép nhất nếu chăm sóc không tốt?

B. Phương pháp chống loét tốt nhất cho người bệnh là gì?

Bài tập tình huống 2:

Cháu Trần Thị H, 10 tuổi bị bỏng nước sôi ở lưng và chân. Cháu đã điều trị tại Khoa Bỏng được 20 ngày. Hiện nay cháu phải nằm sấp và không thể ngồi dậy được.

A. Cháu có nguy cơ bị loét ép không?

B. Các vị trí nào dễ bị loét ép nhất?

Page 26: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

22 23

BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

22 23

Tài LiỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. BộYTế(2010),Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbản,tập1.NhàxuấtbảngiáodụcViệtNam.

2. BộYTế(2012),ChuẩnnănglựccơbảncủaĐiềudưỡngViệtNam,1352/QĐ-BYTngày21tháng4năm2012.

3. BộYTế(2012),Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng,Nhàxuấtbảnyhọc.

4. BộYtế(2013),Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.NhàxuấtbảnYhọc,HàNội.

5. BộYTế(2016),ĐiềudưỡngcơbảnI,NhàxuấtbảngiáodụcViệtNam.

Tiếng Anh

6. Potter&Perry(2009),FundamentalsofNursing.MosbyElsevier.

7. Standrads forwoundmanagement,ndedition,March2010.Publishedby theAustralianwound Management Association Inc ISBN 978-0-9807842-1-3. Copyriht© AustralianWoundManagementAssociationInc,2010Allrightsrese.

8. http://www.idf.org/position-statement-diabetic-foot”>http://www.idf.org/position-state-ment-diabetic-foot.

9. RandollWolcott, Jacqui Fletcher. The role of would cleansing in the mannagement ofwounds. Woulds International 2014, vol 5 Issue 3, ©Woulds International 2014,www.woundsinternational.com

10. BlackJ,BaharestaniMvàCuddiganJ(2007),NationalPressureUlcerAdvisoryPanel’sUpdatedPressureUlcerStagingSystem,JournalforPreventionandHealing.

11. NationalClinicalGuidelineCentre(2014),PressureulcerpreventionThepreventionandmanagementofpressureulcersinprimaryandsecondarycare,TheNationalInstituteforHealthandCareExcellence.

Page 27: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

22 2322 23

Bài 4

HỖ TRỢ Bài TiẾT

MỤC TiÊU

1) Thựchiệnđượckỹnănghướngdẫnngườibệnhsửdụngbôđạitiện,bôtiểuphùhợpvớinhucầubàitiếtcủangườibệnh(5.1,5.3,6.1,6.2,6.3,7.2).

2) Giảithíchđượccácyếutốlàmảnhhưởngđếnviệcngườibệnhsửdụngbôđạitiện,bôtiểu,Uridomkhônghiệuquả(3.1).

3) Hướngdẫnđượcngườibệnh,giađìnhngườibệnhcáchsửdụngnhiềuloạibôđạitiện,bôtiểu(4.6,8.2).

4) HướngdẫnngườibệnhsửdụngUridomđểdẫnlưunướctiểungườibệnhnam(4.6,8.2).

5) Thểhiệnđượctháiđộâncần,chuđáo,tôntrọngngườibệnhvàgiađìnhtrongquátrìnhchămsóc(11.2,11.3,22.5).

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Theo bậc thang phân loại nhu cầu cơ bản con người của Maslow, nhu cầu bài tiết thuộc nhóm nhu cầu về thể chất. Nhu cầu này cần phải được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Khi người bệnh bị ốm hoặc thay đổi chức năng bài tiết, có thể họ không duy trì được thói quen bài tiết thông thường, đòi hỏi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế và gia đình. Để đáp ứng nhu cầu này cho người bệnh, điều dưỡng viên phải có đầy đủ kiến thức về quá trình bài tiết tiết niệu từ đó nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và xử trí được các tai biến trong quá trình chăm sóc bài tiết về tiết niệu. Việc thực hiện hỗ trợ bài tiết là một công việc đòi hỏi sự riêng tư và tế nhị, do vậy, điều dưỡng viên cần phải tạo một môi trường kín đáo, thoải mái và tôn trọng văn hoá của người bệnh.

2. Cấu trúc và chức năng của hệ tiết niệu (tham khảo tài liệu giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu)

Hệ tiết niệu là cơ quan có nhiệm vụ bài tiết, bài xuất nước tiểu và một số chất do quá trình chuyển hóa tạo ra. Qua đó duy trì sự hằng định nội môi. Ngoài ra hệ tiết niệu còn có vai trò nội tiết nhờ thận tiết ra renin có nhiệm vụ điều hòa huyết áp và erythropoietin giúp cho việc sản xuất hồng cầu.

Page 28: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

24 25

Hình1:Cấutrúchệtiếtniệunamvànữ.

*) Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu: sinh lý (chế độ ăn, thời tiết, lao động…), bệnh lý, phẫu thuật, thuốc…

*) Những rối loạn bài tiết nước tiểu: bí đái, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu tiện không tự chủ,

*) Kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn

*) Kiến thức về quá trình phát triển con người

3. Hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

3.1. Những kiến thức liên quan đến kỹ năng

- Cáchsửdụngbôđạitiện,bôtiểu:

Đối với loại bô đại tiện, bô tiểu có quai cầm điều dưỡng cầm ở quai khi sử dụng bô đại tiện bô tiểu đặt vào cho người bệnh vệ sinh. Khi lấy bô ra nên dùng 2 tay, một tay cầm ở quai, một tay giữ ở đầu bô đại tiện, bô tiểu. Nếu sử dụng một tay, nguy cơ đổ nước tiểu và phân ra ngoài.

Đối với loại bô đại tiện, bô tiểu không có quai khi sử dụng phải cẩn thận dùng cả hai tay để đặt và lấy bô.

Có rất nhiều loại bô đại tiện, bô tiểu, nhưng điều dưỡng nên chọn loại bô dẹt có quai cầm và có nắp đậy, diện tiếp xúc của thành bô đủ lớn để sử dụng cho người bệnh và hướng dẫn cho họ. Đảm bảo an toàn khi đi đại tiện, đi tiểu không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Kỹnănggiaotiếp,kỹnăngkhaitháccácnhucầungườibệnh(Thamkhảokỹnănggiaotiếp)

Văn hóa bài tiết của người bệnh theo từng vùng miền khác nhau, tùy từng cá nhân người bệnh. Người bệnh là người vùng quê, nông thôn thường không có thói quen đi đại tiện, đi tiểu bằng bô. Vì vậy họ sẽ rất e ngại và khó đi khi ngồi trên bô đại tiện, bô tiểu.

3.2. Dụng cụ

- Bô đại tiện, bô tiểu các loại.

Page 29: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

24 25

- Găng tay sạch.

- Giấy vệ sinh.

- Quần áo sạch và khăn lau.

- Khăn đậy bô đại tiện (nếucần).

- Dung dịch khử trùng dụng cụ.

- Chất khử mùi (nếucần).

Hình16.Bôđạitiện

Hình18:Bôtiểunam

Hình17.Bôdẹt

Bôdẹtkhôngcóthành (fracturepan)

Page 30: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

26 27

3.3. Quy trình kỹ thuật

Nhận định Lý do

1. Đánh giá các yếu tố gây cản trở, bất lợi trong quá trình thực hiện kỹ năng như: tính khí người bệnh, sự bất động hay các điều trị trong chấn thương chỉnh hình.

Chọn phương pháp hỗ trợ người bệnh.

2. Kiểm tra lại các thiết bị đang điều trị và chăm sóc người bệnh, các tổn thương của người bệnh như vết thương, vết loét.

Ngăn ngừa tai biến, tổn thương xảy ra từ các thiết bị điều trị, chăm sóc.

3. Kiểm tra sự kín đáo của người bệnh: kéo rèm, đóng cửa ra vào

Đảm bảo kín đáo và thoải mái.

4. Tình trạng rối loạn đại tiện, đi tiểu ở người bệnh

Có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

5. Đánh giá mức độ thoải mái khi đi đại tiện, đi tiểu của người bệnh.

Chú ý các dấu hiệu như đau khi đi tiểu, đau bụng, đau trực tràng, trĩ, da vùng hậu môn sưng đỏ

Đau sẽ làm người bệnh khó khăn khi đi đại tiện, tiểu tiện

Nhận định các yếu tố nguy cơ

1. Tổn thương da vùng quanh hậu môn do đưa vào và lấy bô đại tiện ra khi người bệnh vệ sinh.2. Chấn thương do không đảm bảo an toàn khi dịch chuyển người bệnh.3. Nhiễm bẩn môi trường xung quanh.

Chẩn đoán điều dưỡng

1. Táo bón do khả năng đại tiện kém, do dùng thuốc, do chế độ ăn…2. Tiêu chảy.3. Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.4. Thiếu tự tin khi đi đại tiện, đi tiểu do điều kiện không thuận lợi.5. Giảm khả năng tự đi đại tiện, đi tiểu.

Page 31: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

26 27

KẾ HOẠCH

Kết quả mong đợi

1. Người bệnh biểu lộ được những lo lắng của mình.

2. Da vùng quanh hậu môn không tổn thương và sạch.

3. Người bệnh cảm thấy thoải mái, không đau sau khi đại tiểu tiện.

4. Người bệnh, người nhà biết cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

5. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

THỰC HiỆN Lý DO

Cách đặt bô đại tiện và bô tiểu nữ

1. Rửa tay, mang găng tay sạch. Giảm nguy cơ lây nhiễm.

2. Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý. Hạn chế sự gián đoạn trong quá trình thực hiện. Thuận tiện cho việc thao tác.

3. Tiếp xúc, giải thích người bệnh trước khi thực hiện.

Tạo mối thân thiện giữa điều dưỡng với người bệnh, người bệnh yên tâm và hợp tác tốt.

4. Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa Thuận tiện cho việc đặt bô đại tiện, bô tiểu và phù hợp với tình trạng người bệnh.

5. Làm ấm bô đại tiện bằng nước ấm (nếu cần). Xoa bột tal lên bô đại tiện để ngăn ngừa bô đại tiện dính với da.

Giúp người bệnh dễ chịu, tránh bô đại tiện dính vào da gây tổn thương da.

6. Đặt bô đại tiện dưới mông người bệnh. Phần thấp của bô đại tiện gần hõm lưng người bệnh, phần cao bô đại tiện gần đùi.

Đảm bảo bô đại tiện ở vị trí thích hợp trước khi người bệnh đặt mông lên bô đại tiện.

7. Một tay giữ bô đại tiện trong khi giúp người bệnh trở lại tư thế nằm ngửa, cùng lúc đó đẩy bô đại tiện vào giữa giường để giữ đúng vị trí.

Tránh làm bô đại tiện bị lệch

8. Với người bệnh liệt: Luồn tay dưới thắt lưng người bệnh, đặt khuỷu tay xuống giường, nâng mông người bệnh lên. Tay kia đưa bô dẹt vào, phần thấp vào đến gần hõm lưng, phần cao bô đại tiện giữa 2 đùi người bệnh.

Đảm bảo bô đại tiện đặt đúng vị trí.

Page 32: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

28 29

THỰC HiỆN Lý DO

9. Giúp người bệnh nâng hông bằng xà treo trên giường hoặc dùng tay hỗ trợ người bệnh. Đẩy nhẹ bô đại tiện vào đúng vị trí. Nếu người bệnh không thể xoay hay nâng hông được thì sử dụng fractue pan thay vì bô đại tiện thông thường. Đặt phần phẳng của fracture pan hướng về phía đầu người bệnh

Đưa ra cách thay thế khi đặt bô đại tiện. Với fracture pan làm giảm đáng kể sự di chuyển và nâng đỡ khi đặt bô đại tiện.

10. Kiểm tra vị trí bô đại tiện bằng cách nhìn vào chân và mông người bệnh.

Ngăn ngừa nước tiểu hoặc phân đổ ra ngoài.

11. Nâng đầu giường lên cao 450 nếu có chỉ định. Để người bệnh đi đại tiện.

Tạo sự thoải mái khi đại tiện, tiểu tiện.

Chú ý chỉ định của bác sĩ điều trị, nhất là trường hợp người bệnh chấn thương cột sống, phẫu thuật cột sống. cần giữ giường và tư thế người bệnh thẳng, tránh tổn thương thêm.

12. Hướng dẫn người bệnh gọi điều dưỡng sau khi đại tiểu tiện xong

Tạo sự kín đáo, không gian thoải mái cho người bệnh đại tiểu tiện. đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình đại tiện

13. Tháo bỏ găng, rửa tay. Giảm nguy cơ lây nhiễm.

Cách đặt bô tiểu nam

1. Lặp lại thao tác 1 và 2,3.

2. Đặt bô tiểu phù hợp với tư thế người bệnh: tư thế nghiêng, sấp, ngồi hoặc đứng;

Đặt bô tiểu phù hợp với tình trạng người bệnh.

3. Bộc lộ vị trí đặt bô tiểu, hướng dẫn người bệnh cách cầm bô tiểu đặt vào dương vật. Nếu người bệnh không tự cầm được thì điều dưỡng đặt bô tiểu vào đúng vị trí dương vật.

Đảm bảo đặt bô tiểu đúng vị trí và tránh nước tiểu chảy ra ngoài.

Hình _____: Cách đặt bô tiểu nam.

4. Tháo bỏ găng, rửa tay Giảm nguy cơ lây nhiễm.

Page 33: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

28 29

THỰC HiỆN Lý DO

Lấy bô đại tiện, bô tiểu ra

1. Mang găng tay sạch Giảm nguy cơ lây nhiễm.

2. Hướng dẫn người bệnh vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục.

Nếu người bệnh không tự vệ sinh được thì điều dưỡng viên vệ sinh giúp người bệnh.

Đảm bảo vệ sinh sau khi đại tiểu tiện. Hạn chế sự viêm nhiễm.

3. Giúp người bệnh nâng mông hoặc nghiêng người và lấy bô đại tiện ra. Cẩn thận tránh làm tổn thương da vùng mông người bệnh, tránh nước tiểu, phân đổ ra giường.

Trả lại môi trường sạch gọn cho người bệnh.

Hạn chế tổn thương da.

4. Điều dưỡng đổ chất thải.

Xử lý dụng cụ và để lại vị trí cũ.

Nếu có chỉ định lấy mẫu nước tiểu, phân làm xét nghiệm thì điều dưỡng lấy mẫu trước khi đổ.

Đo lượng nước tiểu hay phân bài tiết ra.

Quan sát tính chất nước tiểu, tính chất phân

Đảm bảo vệ sinh môi trường. Tiện cho việc đại tiểu tiện lần sau.

Đảm bảo đúng chỉ định.

Theo dõi dịch bài tiết.

5. Tháo bỏ găng tay, rửa tay Giảm nguy cơ lây nhiễm

6. Đặt người bệnh về tư thế nghỉ ngơi hoặc tư thế điều trị theo chỉ định.

Đảm bảo sự thoải mái hoặc đảm bảo đúng tư thế điều trị, hạn chế tai biến.

7. Ghi hồ sơ:

- Lượng nước tiểu, phân bài tiết ra

- Tính chất nước tiểu, phân

Theo dõi người bệnh

TiÊU CHí ĐÁNH GiÁ CÓ KHôNG

1. Người bệnh chấp nhận sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

2. Người bệnh bộc lộ hết các khó khăn, lo lắng trong việc đại tiểu tiện.

3. Người bệnh đi đại tiện, đi tiểu được, có cảm giác thoải mái, dễ chịu.

4. Da xung quanh vùng hậu môn không tổn thương và sạch sau khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

5. Người bệnh, người nhà biết cách sử dụng được bô đại tiện, bô tiểu

Page 34: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

30 31

3.4. Bảng kiểm: Dùng cho học viên tự lượng giá và GV đánh giá

Giảng viên giới thiệu (có giải thích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Nhận định

1 Đánh giá các yếu tố gây cản trở, bất lợi trong quá trình thực hiện kỹ năng như: tính khí người bệnh, sự bất động hay các điều trị trong chấn thương chỉnh hình.

2 Kiểm tra lại các thiết bị đang điều trị và chăm sóc người bệnh, các tổn thương của người bệnh như vết thương, vết loét.

3 Kiểm tra sự kín đáo của người bệnh: kéo rèm, đóng cửa ra vào

4 Tình trạng rối loạn đại tiện, đi tiểu ở người bệnh

5 Tổn thương da vùng quanh hậu môn do đưa vào và lấy bô đại tiện ra khi người bệnh vệ sinh

6 Chấn thương do không đảm bảo an toàn khi dịch chuyển người bệnh.

7 Nhiễm bẩn môi trường xung quanh.

Lập kế hoạch

8 Người bệnh biểu lộ được những lo lắng của mình.

9 Da vùng quanh hậu môn không tổn thương và sạch.

10 Người bệnh cảm thấy thoải mái, không đau sau khi đại tiểu tiện.

11 Người bệnh, người nhà biết cách sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

Thực hiện

Cách đặt bô đại tiện và bô tiểu nữ

12 Rửa tay, mang găng tay sạch.

Page 35: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

30 31

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

13 Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý.

14 Tiếp xúc, giải thích người bệnh trước khi thực hiện.

15 Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa

16 Làm ấm bô đại tiện bằng nước ấm (nếu cần). Xoa bột ta lên bô đại tiện để ngăn ngừa bô đại tiện dính với da.

17 Đặt bô đại tiện dưới mông người bệnh. Phần thấp của bô đại tiện gần hõm lưng người bệnh, phần cao bô đại tiện gần đùi.

18 Một tay giữ bô đại tiện trong khi giúp người bệnh trở lại tư thế nằm ngửa, cùng lúc đó đẩy bô đại tiện vào giữa giường để giữ đúng vị trí.

19 Với người bệnh liệt: Luồn tay dưới thắt lưng người bệnh, đặt khuỷu tay xuống giường, nâng mông người bệnh lên. Tay kia đưa bô dẹt vào, phần thấp vào đến gần hõm lưng, phần cao bô đại tiện giữa 2 đùi người bệnh.

20 Giúp người bệnh nâng hông bằng xà treo trên giường hoặc dùng tay hỗ trợ người bệnh. Đẩy nhẹ bô đại tiện vào đúng vị trí. Nếu người bệnh không thể xoay hay nâng hông được thì sử dụng fractue pan thay vì bô đại tiện thông thường. Đặt phần phẳng của fracture pan hướng về phía đầu người bệnh

21 Kiểm tra vị trí bô đại tiện bằng cách nhìn vào chân và mông người bệnh.

22 Nâng đầu giường lên cao 450 nếu có chỉ định. Để người bệnh đi đại tiện.

23 Hướng dẫn người bệnh gọi điều dưỡng sau khi đại tiểu tiện xong

24 Tháo bỏ găng, rửa tay.

Page 36: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

32 33

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Cách đặt bô tiểu nam

Lặp lại thao tác 1 và 2,3.

25 Đặt bô tiểu phù hợp với tư thế người bệnh: tư thế nghiêng, sấp, ngồi hoặc đứng;

26 Bộc lộ vị trí đặt bô tiểu, hướng dẫn người bệnh cách cầm bô tiểu đặt vào dương vật. Nếu người bệnh không tự cầm được thì điều dưỡng đặt bô tiểu vào đúng vị trí dương vật.

27 Tháo bỏ găng, rửa tay

Lấy bô đại tiện, bô tiểu ra

28 Mang găng tay sạch

29 Hướng dẫn người bệnh vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục.

Nếu người bệnh không tự vệ sinh được thì điều dưỡng viên vệ sinh giúp người bệnh.

30 Giúp người bệnh nâng mông hoặc nghiêng người và lấy bô đại tiện ra. Cẩn thận tránh làm tổn thương da vùng mông người bệnh, tránh nước tiểu, phân đổ ra giường.

31 Điều dưỡng đổ chất thải.

Xử lý dụng cụ và để lại vị trí cũ.

Nếu có chỉ định lấy mẫu nước tiểu, phân làm xét nghiệm thì điều dưỡng lấy mẫu trước khi đổ.

Đo lượng nước tiểu hay phân bài tiết ra.

Quan sát tính chất nước tiểu, tính chất phân

32 Tháo bỏ găng tay, rửa tay

33 Đặt người bệnh về tư thế nghỉ ngơi hoặc tư thế điều trị theo chỉ định.

Page 37: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

32 33

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

34 Ghi hồ sơ:

- Lượng nước tiểu, phân bài tiết ra

- Tính chất nước tiểu, phân

Đánh giá Có Không

35 Người bệnh chấp nhận sử dụng bô đại tiện, bô tiểu

36 Người bệnh bộc lộ hết các khó khăn, lo lắng trong việc đại tiểu tiện.

37 Người bệnh đi đại tiện, đi tiểu được, có cảm giác thoải mái, dễ chịu.

38 Da xung quanh vùng hậu môn không tổn thương và sạch sau khi sử dụng bô đại tiện, bô tiểu.

39 Người bệnh, người nhà biết cách sử dụng được bô đại tiện, bô tiểu

4. Hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu người bệnh nam

4.1. Mục tiêu mong đợi

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng được Uridom để dẫn lưu nước tiểu (ngườibệnhnam).

- Phân tích được mục đích sử dụng Uridom để quản lý nước tiểu; các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom để quản lý nước tiểu.

- Thể hiện được sự chu đáo, tôn trọng người bệnh khi chăm sóc

4.2. Những kiến thức liên quan đến kỹ năng

- Giới thiệu về Uridom và mục đích dùng: Uridom là phương tiện giúp người bệnh nam dẫn lưu nước tiểu trong một số trường hợp rối loạn tiểu tiện (đitiểukhôngtựchủ)

- Những lưu ý khi sử dụng uridom: Thời điểm sử dụng uridom không giống với bao cao su. Uridom đặt vào dương vật người bệnh khi dương vật ở trạng thái bình thường (khôngcươngcứng). Do đó, cần chọn kích cỡ Uridom phù hợp với kích thước dương vật.

- Các thao tác đặt Uridom vào dương vật dễ gây kích thích dương vật làm dương vật cương cứng (nhấtlàđốivớingườibệnhtrẻtuổi). Do vậy, khi thực hiện động tác đặt uridom, điều dưỡng cần nói chuyện với người bệnh nhằm hạn chế sự kích thích làm cương cứng dương vật, tránh sự đáp ứng sinh lý của người bệnh với các thao tác đặt Uridom.

Page 38: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

34 35

- Thái độ điều dưỡng khi hướng dẫn người bệnh sử dụng uridom mà dương vật người bệnh cương cứng, điều dưỡng cần bình tĩnh vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của dương vật khi bị kích thích. Điều dưỡng có thể đợi thời gian cho dương vật trở về trạng thái bình thường hoặc dùng liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh hạn chế cảm giác kích thích.

4.3. Dụng cụ

- Uridom.

- Găng tay sạch.

- Nước ấm và xà phòng.

- Khăn lau.

4.4. Quy trình kỹ thuật

Nhận định Lý do

1. Đánh giá tình trạng da xung quanh dương vật và vùng phụ cận

Phòng tránh tổn thương da và vùng phụ cận khi sử dụng uridom.

2. Đánh giá hiểu biết của người bệnh về sử dụng uridom để dẫn lưu nước tiểu

Chủ động trong quá trình chăm sóc và có kế hoạch hướng dẫn người bệnh sử dụng Uridom.

3. Xác định lượng nước tiểu và kiểu rối loạn tiểu tiện.

Có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Nhận định các yếu tố nguy cơ

1. Tổn thương da vùng dương vật.2. Dương vật cương cứng khi sử dụng Uridom.

Chẩn đoán điều dưỡng

1. Rối loạn tiểu tiện2. Người bệnh tiểu tiện không tự chủ3. Thiếu kiến thức liên quan đến kỹ năng đặt Uridom

Kế hoạch

Kết quả mong đợi

1. Người bệnh chấp nhận và biết cách sử dụng Uridom để dẫn lưu nước tiểu.

2. Da dương vật và vùng phụ cận không bị tổn thương khi sử dụng Uridom.

Hình27.Uridom

Page 39: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

34 35

Thực hiện Lý do

1. Rửa tay, mang găng Giảm nguy cơ lây nhiễm

2. Kiểm tra dụng cụ đầy đủ. Hạn chế sự gián đoạn trong quá trình thực hiện.

3. Tiếp xúc, giải thích người bệnh trước khi thực hiện.

Tạo mối thân thiện giữa điều dưỡng với người bệnh, người bệnh yên tâm và hợp tác tốt.

4. Che bình phong hoặc đóng cửa. Đảm bảo kín đáo cho người bệnh.

5. Đặt người bệnh nằm thuận tiện, tốt nhất là nằm ngửa. Nâng giường cho phù hợp với chiều cao điều dưỡng.

Người bệnh sẽ thoải mái và dễ chịu hơn khi tiến hành; nằm ngửa dễ làm sạch và đặt uridom

Thuận tiện khi điều dưỡng thao tác

6. Trải khăn tắm trên bụng, phủ xuống đến chân người bệnh.

Tạo sự kín đáo, giảm e ngại, xấu hổ cho người bệnh.

7. Kéo ngược da quy đầu, làm sạch bao qui đầu và vùng xung quanh dương vật bằng xà phòng và nước ấm

Loại bỏ vi sinh vật hoặc phân có thể vào lỗ niệu đạo gây nhiễm trùng đường tiết niệu

8. Đặt dương vật trở lại vị trí bình thường Đề phòng sự cương cứng dương vật.

9. Nếu sử dụng bộ dụng cụ đóng gói thì chuẩn bị thêm chất bảo vệ da vùng dương vật. Nếu dương vật cương cứng thì đợi cho đến khi dương vật xìu xuống.

Tránh tổn thương da vùng dương vật.

10. Đặt uridom vào đầu dương vật và cuộn lên trên phần gốc dương vật. Để lại 2,5-5 cm khoảng không gian giữa đầu dương vật và phần cuối của uridom.

Ngăn ngừa sự chèn ép và tổn thương đầu dương vật.

Đặt uridom vào dương vật

Page 40: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

36 37

Thực hiện Lý do

11. Gắn hệ thống dẫn lưu với uridom. Đảm bảo ống dẫn lưu nằm trên đùi người bệnh. Buộc túi chứa nước tiểu an toàn thấp hơn mức bàng quang có thể bên cạnh giường hoặc gắn túi chứa vào chân

Đảm bảo túi dẫn lưu thấp hơn bàng quang để nước tiểu không chảy ngược vào trong. ống dẫn lưu không bị gập, thuận tiện để nước tiểu lưu thông.

12. Xác định uridom và ống thông không bị xoắn Nếu uridom hoặc ống thông bị xoắn, nước tiểu không thể chảy ra và uridom sẽ bị rò rỉ hoặc rơi ra

13. Che phủ người bệnh Người bệnh được kín đáo

14. Thu dọn dụng cụ, tháo bỏ găng, rửa tay Giảm nguy cơ lây nhiễm

15. Đặt người bệnh nằm lại thuận tiện Đảm bảo an toàn, tránh té ngã.

16. Đổ (thường 4 giờ/lần), đo lượng nước tiểu và ghi hồ sơ.

Ngăn ngừa túi chứa quá đầy và quá nặng

17. Thay uridom mỗi ngày để làm sạch dương vật và nhận định tình trạng da quanh dương vật.

Vệ sinh và làm giảm khả năng tổn thương da

18. Ghi hồ sơ: - Tính chất, số lượng nước tiểu- Tình trạng dương vật và vùng da xung quanh- Tâm lý người bệnh

Tiêu chí đánh giá Có Không

1. Người bệnh chấp nhận sử dụng uridom để quản lý nước tiểu.

2. Người bệnh cảm thấy thoải mái khi đặt Uridom.

3. Dương vật không sưng nề hoặc thay đổi màu da (đỏ,tím) trong vòng 30 phút sau khi đặt.

4. Da dương vật và vùng phụ cận không bị tổn thương trong thời gian sử dụng uridom.

Page 41: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

36 37

1.5. Bảng kiểm: Dùng cho học viên tự lượng giá và GV đánh giá

Giảng viên giới thiệu (cógiảithích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

Nhận định

1 Đánh giá tình trạng da xung quanh dương vật và vùng phụ cận

2 Đánh giá hiểu biết của người bệnh về sử dụng uridom để dẫn lưu nước tiểu

3 Xác định lượng nước tiểu và kiểu rối loạn tiểu tiện.

4 Tổn thương da vùng dương vật.

5 Dương vật cương cứng khi sử dụng uridom

Kế hoạchKếtquảmongđợi

6 Người bệnh chấp nhận và biết cách sử dụng uridom để dẫn lưu nước tiểu.

7 Da dương vật và vùng phụ cận không bị tổn thương khi sử dụng uridom.

Thực hiện

8 Rửa tay, mang găng

9 Kiểm tra dụng cụ đầy đủ.

10 Tiếp xúc, giải thích người bệnh trước khi thực hiện.

11 Che bình phong hoặc đóng cửa.

12 Đặt người bệnh nằm thuận tiện, tốt nhất là nằm ngửa. Nâng giường cho phù hợp với chiều cao điều dưỡng.

16 Trải khăn tắm trên bụng, phủ xuống đến chân người bệnh.

Page 42: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

38 39

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

17 Kéo ngược da quy đầu, làm sạch bao qui đầu và vùng xung quanh dương vật bằng xà phòng và nước ấm

18 Đặt dương vật trở lại vị trí bình thường

19 Nếu sử dụng bộ dụng cụ đóng gói thì chuẩn bị thêm chất bảo vệ da vùng dương vật. Nếu dương vật cương cứng thì đợi cho đến khi dương vật xìu xuống.

20 Đặt uridom vào đầu dương vật và cuộn lên trên phần gốc dương vật. Để lại 2,5- 5 cm khoảng không gian giữa đầu dương vật và phần cuối của uridom.

21 Gắn hệ thống dẫn lưu với uridom. Đảm bảo ống dẫn lưu nằm trên đùi người bệnh. Buộc túi chứa nước tiểu an toàn thấp hơn mức bàng quang có thể bên cạnh giường hoặc gắn túi chứa vào chân

22 Xác định uridom và ống thông không bị xoắn

23 Che phủ người bệnh

24 Thu dọn dụng cụ, tháo bỏ găng, rửa tay

25 Đặt người bệnh nằm lại thuận tiện

26 Đổ (thường4giờ/lần), đo lượng nước tiểu và ghi hồ sơ.

27 Thay uridom mỗi ngày để làm sạch dương vật và nhận định tình trạng da quanh dương vật.

Đánh giá Có Không

28 Người bệnh chấp nhận sử dụng uridom để quản lý nước tiểu

29 Người bệnh cảm thấy thoải mái khi đặt uridom.

30 Dương vật không sưng nề hoặc thay đổi màu da (đỏ,tím) trong vòng 30 phút sau khi đặt

31 Da dương vật và vùng phụ cận không bị tổn thương trong thời gian sử dụng uridom.

Page 43: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 4. HỖ TRỢ BÀI TIẾT

38 39

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận.

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài

Bài tập tình huống 1:

Bài tập tình huống 2:

Tài LiỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. BộYtế(2013),Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.NhàxuấtbảnYhọc,HàNội.

Page 44: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

40 41

Bài 5

HỖ TRỢ VỆ SiNH CHO NGƯỜi BỆNH

MỤC TiÊU

1. Thựchiệnđượccáckỹthuậtvệsinhrăngmiệngchongườibệnhcụthể(CNL1.1,1.2,2.3,3.7,4.9,4.10,11.41,11.42)

2. Thựchiệnđượccáckỹthuậtgộiđầuchongườibệnhcụthể(CNL1.1,1.2,2.3)

3. Thựchiệnđượccáckỹthuậttắmchongườibệnhcụthể(CNL1.1,1.2,2.3)

4. Nhậnthứcrõvaitròquantrọngcủachămsócvệsinhchongườibệnh(CNL15.55,23.101,103,25.108,11.43,11.44)

5. Rènluyệntínhtỉmỉ,cẩnthậnvàchínhxáctrongchămsócngườibệnh(CNL15.55,23.101,103,25.108)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh là công việc thường ngày của người điều dưỡng. Điều dưỡng thực hiện tốt công tác này sẽ giúp người bệnh thoải mái và vui vẻ vào các công tác chăm sóc và điều trị nhằm nhanh chóng bình phục.

2. Quy trình thực hành:

Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành sau đó giảng viên và học viên cùng thảo luận về các bước mà học viên chưa rõ (giảngviêncóthểthựchiệnmẫuvềcácbướcnày). Sau đó học viên sẽ thực hiện phần kỹ thuật trên người bệnh đã được phân công chăm sóc.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Báo và giải thích cho người bệnh rõ về tác dụng của việc vệ sinh răng miệng.

2 Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang. Rửa tay thường quy.

Vệ sinh răng miệng thông thường

3 Bàn chải đánh răng miệng (bàn chải mềm), kem đánh răng, khăn mặt, khăn bông to, cốc nước xúc miệng, khay quả đậu.

Page 45: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

40 41

TT Các bước thực hành Lý do

4 - Giúp người bệnh ngồi hoặc nằm tư thế đầu cao, mặt nghiêng về phía điều dưỡng. Quàng khăn bông vào cổ để tránh làm ướt áo, hứng khay quả đậu dưới miệng người bệnh. Làm ướt bàn chải và bôi kem đánh răng lên mặt bàn chải. Đưa nước và bàn chải cho người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh tự đánh răng: Đánh mặt ngoài hai hàm răng: hàm trên từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên. Đánh mặt trong hàm trên, đánh mặt trong hàm dưới, đánh mặt nhai.

- Đưa nước cho người bệnh súc miệng, lau miệng cho người bệnh. Bỏ khay quả đậu, tháo khăn quàng ở cổ người bệnh. Đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.

5 Sắp xếp dụng cụ gọn gàng. Ghi hồ sơ: Ngày giờ làm thủ thuật, tình trạng người bệnh, Điều dưỡng ký tên. Nếu người bệnh có răng giả phải tháo răng giả cho vào cốc để đánh rửa, những răng lành đánh răng như bình thường.

Vệ sinh răng miệng đặc biệt

6 Dung dịch Natriclorua 90/00 để lau rửa vòm miệng, cốc đựng dung dịch Natri clorua 90/00 . Kìm Kocher, thanh đè lưỡi, găng tay cao su, gạc miếng, gạc củ ấu để thấm dung dịch rửa. Bông cầu, vaselin bôi môi để tránh nứt nẻ. Khăn bông to quấn trước ngực người bệnh, 2 khay quả đậu.

7 - Điều dưỡng đi găng, đặt người bệnh nằm đầu bằng, nghiêng về phía điều dưỡng. Đổ dung dịch Natriclorua 90/00 ra cốc. Quàng khăn vào cổ người bệnh, đặt khay quả đậu dưới má, quấn gạc vào đầu thanh đè lưỡi để mở miệng người bệnh.

- Dùng kẹp Kocher gắp gạc củ ấu thấm vào dung dịch Natriclourua 90/00 lau sạch răng cho người bệnh, lau hàm trên, hàm dưới, mặt trong, mặt ngoài lợi, lau vòm miệng mặt trên mặt dưới lưỡi(thaygạcvàthấmdungdịchlaunhiềulầnđếnkhisạch).

- Bỏ khay quả đậu, tháo bỏ khăn bông, bôi Vaselin vào môi cho người bệnh, đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái. Nếu người bệnh có răng giả phải tháo răng giả cho vào cốc để đánh rửa, những răng lành đánh răng như bình thường.

8 Rửa xà phòng nước sạch lau khô dụng cụ rồi trả về chỗ cũ, gửi hấp sấy những dụng cụ cần vô khuẩn. Ghi hồ sơ: Ngày giờ săn sóc răng miệng cho người bệnh, tình trạng răng miệng của người bệnh, tên điều dưỡng thực hiện.

Page 46: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

42 43

TT Các bước thực hành Lý do

Rửa mặt cho người bệnh

9 Chậu sạch, nước ấm, khăn mặt, dao hoặc máy cạo râu nếu người bệnh nam có nhu cầu cạo râu. Tăm bông để vệ sinh mũi.

10 - Mang dụng cụ đến giường bệnh, cho khăn mặt vào chậu nước sau đó lấy ra vắt hết nước quấn khăn vào bốn ngón tay; (hình1)�

A B C

Hình. Cách cuốn khăn rửa mặt cho người bệnh

- Lau từng mắt từ trong ra ngoài, nhúng khăn vào nước vò sạch khăn vắt hết nước cuốn vào tay, lau mặt từ trán, 2 má, quanh miệng, cằm, cổ, gáy.

- Vò lại khăn lau mặt cho người bệnh đến khi sạch. Nếu người bệnh cần cạo râu, giúp người bệnh cạo râu: Lắp dao cạo hoặc lắp máy để cạo râu cho người bệnh, cạo râu xong vò khăn ấm lau sạch cằm, mặt cho người bệnh.

11 Dùng xà phòng rửa sạch, lau khô dụng cụ rồi trả về chỗ cũ, gửi hấp sấy những dụng cụ cần vô khuẩn. Ghi hồ sơ: Ngày giờ rửa mặt cho người bệnh, tên điều dưỡng thực hiện.

Gội đầu cho người bệnh

12 Khay chữ nhật to, 2 khăn bông to, 1 khăn bông nhỏ, 2 chậu, xô đựng nước, nước ấm, ca múc nước. Dầu gội đầu hoặc nước bồ kết, xà phòng, kim băng, cặp tóc, lược thưa, lược dầy, máy sấy tóc (nếu có), 2 tấm nilon. Máng chữ U có bọc nilon hoặc bàn gội đầu, gối, bông cầu (bông không thấm nước để nút lỗ tai), khay quả đậu, túi đựng đồ bẩn.

13 - Đem dụng cụ tới giường người bệnh, đóng cửa, tắt quạt tránh gió lùa, giúp người bệnh nằm sang một bên giường, đặt gối, trải 1 khăn bông to, trải nilon lên trên gối, đặt máng chữ U lên 1/3 gối, trải nilon nếu máng không bọc nilon.

- Nâng nhẹ nhàng đầu người bệnh đặt lên trên lòng máng chữ U, đầu thấp hơn vai, nếu dùng bàn gội đầu điều dưỡng chuyển người bệnh sang bàn. Quàng khăn bông ở gáy và cổ, cài kim băng lại,

Page 47: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

42 43

TT Các bước thực hành Lý do

14 Rửa sạch dụng cụ, lau khô để vào chỗ cũ, vải nilon chải sạch phơi vào chỗ mát, ghi hồ sơ: Ngày giờ thực hiện, tình trạng người bệnh, tên người thực hiện.

Tắm cho người bệnh

15 - Khay chữ nhật to, trụ cắm kìm Kocher, 2 tấm nilon, khăn tắm để trải dưới lưng người bệnh, khăn bông to 2 chiếc để thấm khô, khăn bông nhỏ 3 chiếc: 1 để rửa mặt, 1 lau rửa nửa người trên, 1 lau rửa nửa người dưới, vải đắp gấp thành hình đèn xếp.

- Thùng đựng nước, ca múc nước, bấm móng tay, gạc củ ấu để rửa bộ phận sinh dục, que tăm bông để vệ sinh mũi. Xô đựng nước, 1 chậu to, 2 chậu nhỏ, xà phòng, túi đựng đồ vải bẩn, túi đựng chất thải, bô dẹt, găng tay, bình phong.

16

gấp khăn mặt đặt trên trán che mắt người bệnh, nút bông vào 2 lỗ tai đề phòng nước vào tai. Đặt chậu ở phía dưới để hứng nước thải, đặt xô nước ấm nơi thuận tiện để gội đầu cho người bệnh.

- Chải tóc (nếu tóc dài gội từng bên một, tóc ngắn gội cả đầu). Lấy dầu gội đầu vào ca nước rồi hoà tan, xoa dầu gội đầu hoặc xà phòng chà xát tóc và da đầu cho người bệnh, nếu bẩn phải làm nhiều lần cho tới khi sạch, lưu ý tránh làm xây xát da đầu người bệnh. Chải bằng lược dầy nếu có chấy, chải nhiều lần cho sạch, dội nước nhiều lần cho sạch.

- Gội xong lấy khăn lau mặt cho người bệnh, bỏ bông ở tai, bỏ máng chữ U, nilon, dùng khăn bông quấn quanh cổ để lau tóc và da đầu, bỏ nilon trên gối ra, dùng khăn bông trên gối lau tóc. Dùng máy sấy khô và trải tóc cho người bệnh, giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, sắp xếp lại giường tủ gọn gàng.

- Đem dụng cụ tới giường người bệnh, đóng cửa tắt quạt, che bình phong kín giường người bệnh. Điều dưỡng đi găng, giúp người bệnh nằm nghiêng sang bên đối diện.

- Trải nilon, khăn tắm kín mặt giường, giúp người bệnh nằm ngửa, thay chăn bằng khăn khoác. Dùng tăm bông vệ sinh mũi, dùng khăn rửa mặt cho người bệnh: Nhúng khăn mặt vào chậu nước sau đó lấy ra vắt khô vừa phải, quấn khăn vào bốn ngón tay, Lau mắt từng bên, lau từ trong ra ngoài, nhúng khăn vào chậu nước vò sạch và vắt khô vừa phải, lau trán, 2 má, mũi, miệng, cằm, cổ và gáy, lau nhiều lần cho sạch.

- Thay nước và khăn bông nhỏ, kéo khăn khoác để lộ nửa người trên, cởi áo người bệnh. Lau ngực, bụng từ trên xuống dưới đến

Page 48: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

44 45

TT Các bước thực hành Lý do

* Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục (thay nước và khăn bông).

17 - Cho người bệnh nằm tư thế sản khoa. Đặt bô dẹt dưới mông người bệnh rửa sạch bộ phận sinh dục, hậu môn, rồi lau khô. Với người bệnh nam: Lấy 1 miếng gạc lót tay và nâng nhẹ dương vật lên, rửa quanh lỗ tiểu dọc theo dương vật từ trên xuống, chú ý rửa các nếp bao quanh quy đầu…Người bệnh là nữ: Rửa kỹ các nếp, rửa từ trên xuống dưới không làm ngược lại, mỗi lần rửa phải thay gạc mới, cuối cùng rửa hậu môn, vùng mông, rửa xong lau khô.

- Bỏ bô giúp người bệnh nằm ngửa, bỏ nilon, khăn tắm vào túi đựng đồ bẩn. Mặc quần áo cho người bệnh, giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái. Đắp chăn cho người bệnh, bỏ khăn khoác vào túi đựng đồ bẩn. Sắp xếp lại ghế, tủ đầu giường cho ngay ngắn.

18 - Đồ vải gửi đi giặt, rửa dụng cụ bằng xà phòng và nước sạch, lau khô cất về vị trí cũ. Ghi hồ sơ: Ngày giờ tắm, tình trạng người bệnh, tên điều dưỡng viên.

- Chú ý: nên tắm cho người bệnh trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 1 giờ để khỏi ảnh hưởng tới tiêu hóa. sau khi vận động cần được nghỉ ngơi cho bớt mồ hôi rồi mới tắm.

khi sạch, thấm khô, lau hố nách, cánh tay, cẳng tay đến khi sạch, thấm khô.

- Trải nilon lên giường, đặt chậu nước rửa sạch bàn tay, chú ý các kẽ ngón tay rửa xong lau khô. Nếu móng tay dài, cắt móng tay cho người bệnh. Kéo khăn khoác, đỡ người bệnh nằm nghiêng.

- Nhúng khăn vào chậu nước vò sạch và vắt khô vừa phải. Lau sạch vùng lưng, lau từ trên lau xuống, lau nhiều lần cho sạch, rồi thấm khô. Giúp người bệnh nằm ngửa, kéo khăn đắp nửa người trên cho người bệnh, kéo khăn đắp để lộ nửa người dưới. Cởi quần người bệnh. Lau vùng chậu hông, mặt trước đùi, đầu gối, cẳng chân, lau nhiều lần cho sạch rồi thấm khô, lau xong một chân rồi lau sang bên chân đối diện.

- Giúp người bệnh nằm nghiêng, lau vùng mông, mặt sau đùi, khoeo chân, cẳng chân, thấm khô. Trải nilon lên giường đặt chậu nước lên rửa sạch bàn chân cho người bệnh rồi lau khô. Nếu móng chân dài, cắt móng chân cho người bệnh.

Page 49: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

44 45

3. Bảng kiểm: Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm cho học viên trước mỗi buổi giảng.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT VỆ SiNH RĂNG MiỆNG THôNG THƯỜNG

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị người bệnh.

1 Nhận định tình trạng người bệnh.

2 Giải thích, động viên để người bệnh yên tâm.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

3 Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

* Chuẩn bị dụng cụ.

4 Khay chữ nhật, bàn chải, thuốc đánh răng, ca, bình đựng nước.

5 Khay quả đậu, khăn bông to, khăn bông nhỏ.

* Kỹ thuật tiến hành.

6 Giúp người bệnh ở tư thế thuận lợi.

7 Quàng khăn bông to vào quanh cổ người bệnh.

8 Làm ướt và lấy thuốc đánh răng lên mặt bàn chải.

9 Cho người bệnh súc miệng, hứng khay quả đậu dưới cằm.

10 Hướng dẫn NB: Đánh mặt ngoài 2 hàm răng: hàm trên đánh từ trên xuống dưới, hàm dưới đánh từ dưới lên trên.

11 Đánh mặt trong hàm trên.

12 Đánh mặt trong hàm dưới.

13 Đánh mặt nhai, đưa nước cho người bệnh súc miệng.

14 Lau miệng, bỏ khăn quàng cổ, giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.

* Thu dọn dụng cụ.

15 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.

Page 50: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

46 47

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT VỆ SiNH RĂNG, MiỆNG ĐẶC BiỆT

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị người bệnh.

1 Nhận định tình trạng người bệnh.

2 Giải thích, động viên để người bệnh và người nhà yên tâm.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

3 Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

* Chuẩn bị dụng cụ.

4 Khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher, ca, cốc, găng tay, hộp đựng: gạc miếng, gạc củ ấu, bông cầu.

5 Dung dịch NaCl 9‰, nước súc miệng, Vaselin hoặc Glycerin.

6 Đè lưỡi, kìm mở miệng, khăn bông to, 2 khay quả đậu.

* Kỹ thuật tiến hành.

7 Điều dưỡng mang găng, giúp người bệnh nằm đầu bằng mặt nghiêng về phía Điều dưỡng.

8 Quàng khăn vào cổ, đặt khay quả đậu dưới má.

9 Dùng kìm mở miệng, gắp gạc thấm dung dịch NaCl 9‰ hoặc nước súc miệng lau sạch răng, lợi cho người bệnh.

10 Lau vòm miệng, mặt trên và mặt dưới lưỡi, cho đến khi sạch.

11 Bôi Glycerin hoặc Vaselin để chống khô môi.

12 Bỏ khay quả đậu, tháo bỏ khăn bông.

* Thu dọn dụng cụ.

13 Thu dọn dụng cụ, tháo găng và ghi phiếu chăm sóc.

Page 51: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

46 47

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT GỘi ĐẦU CHO NGƯỜi BỆNH TẠi GiƯỜNG

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị người bệnh.

1 Nhận định tình trạng người bệnh.

2 Giải thích, động viên để người bệnh yên tâm.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng

3 Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường qui.

* Chuẩn bị dụng cụ.

4 Khay chữ nhật to, dầu gội, lược chải tóc (lược thưa, lược dầy).

5 Cặp tóc, kim băng, găng tay, ca múc nước.

6 2 khăn bông to, 1 khăn bông nhỏ, 2 nilon, 2 viên bông không thấm nước.

7 Lòng máng, xô đựng nước gội đầu, chậu đựng nước thải, 2 khay quả đậu, máy sấy tóc.

* Kỹ thuật tiến hành.

8 Đóng cửa, tắt quạt (tránh gió lùa). Điều dưỡng mang găng.

9 Đặt gối, trải 1 khăn bông to, 1 nilon lên gối.

10 Đặt lòng máng, trải nilon phủ lên lòng máng.

11 Gấp khăn bông to theo chiều dọc quàng vào cổ người bệnh, cài kim băng.

12 Giúp người bệnh nằm chéo trên giường (gối ở dưới vai), gáy đặt lên thành lòng máng.

13 Để thùng nước sạch ở nơi thuận tiện, đặt chậu ở phía dưới lòng máng để hứng nước.

Page 52: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

48 49

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

14 Nút bông không thấm nước vào tai, gấp khăn bông nhỏ che mắt người bệnh.

15 Chải tóc, đổ nước cho ướt đều tóc và da đầu.

16 Hoà tan dầu gội trong ca nước, xoa đều dầu gội lên tóc và da đầu.

17 Gãi tóc và da đầu, dội nước cho sạch dầu gội, dùng lược chải tóc

18 Gội đến khi sạch, bỏ khăn bông nhỏ lau mắt, mặt, lấy bông ở tai ra.

19 Tháo kim băng, lấy khăn quàng cổ, lau tóc người bệnh.

20 Bỏ lòng máng, nilon ra khỏi gối và đặt đầu người bệnh lên gối đã trải khăn.

21 Lau tóc, sấy khô, chải và tết tóc cho người bệnh.

* Thu dọn dụng cụ.

22 Thu dọn dụng cụ, tháo găng, ghi phiếu chăm sóc.

Page 53: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

48 49

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT TẮM CHO NGƯỜi BỆNH TẠi GiƯỜNG

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị người bệnh.

1 Nhận định tình trạng người bệnh, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn

2 Giải thích, động viên để người bệnh yên tâm.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

3 Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

* Chuẩn bị dụng cụ.

4 Khay chữ nhật to, trụ cắm 1 kìm Kocher, gạc củ ấu hoặc bông cầu to.

5 Quần áo, khăn tắm, 2 khăn bông to, 3 khăn bông nhỏ, tăm bông

6 Ca múc nước, nilon, áo gối, vải khoác, găng tay.

7 Thùng đựng nước tắm, 1 chậu to, 2 chậu nhỏ.

8 Túi đựng đồ bẩn, bô dẹt, bình phong.

* Kỹ thuật tiến hành.

9 Đóng cửa, tắt quạt hoặc che bình phong. Điều dưỡng mang găng, thay chăn bằng khăn khoác.

10 Giúp người bệnh nằm nghiêng sang một bên, trải nilon, khăn tắm phủ kín mặt giường.

Thay chăn bằng khăn khoác. Cởi áo người bệnh, dùng tăm bông vệ sinh mũi.

11 Quấn khăn đã thấm nước vào tay, lau mặt: lau mắt, trán, 2 má, mũi, miệng, cằm, cổ và gáy, vò lại khăn sau mỗi lần lau.

12 Thay nước, thay khăn, kéo vải khoác để lộ nửa người trên.

Page 54: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

50 51

TT NỘi DUNG

MỨC ĐỘ ĐẠT

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

13 Lau ngực, bụng từ trên xuống dưới đến khi sạch, thấm khô.

14 Lau hố nách, cánh tay, cẳng tay và thấm khô.

15 Trải nilon lên giường, đặt chậu nước rửa sạch 2 bàn tay, thấm khô. Bỏ chậu nước và nilon.

16 Đỡ người bệnh nằm nghiêng, lau vùng lưng, thấm khô.

17 Đặt người bệnh nằm ngửa, đắp khăn khoác lên nửa người trên và cởi quần cho người bệnh.

18 Lau vùng chậu hông, đùi, cẳng chân đến khi sạch thấm khô.

19 Đỡ người bệnh nằm nghiêng, lau vùng mông, mặt sau đùi, khoeo chân, mặt sau cẳng chân và thấm khô.

20 Trải nilon lên giường, đặt chậu nước rửa 2 bàn chân và thấm khô. Bỏ chậu nước và nilon.

21 Trải nilon dưới mông người bệnh, để người bệnh nằm tư thế sản khoa, đặt bô dẹt, vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục và thấm khô. Bỏ bô, nilon.

22 Bỏ khăn tắm, nilon vào túi đựng đồ bẩn, mặc áo, quần và giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái.

23 Thay khăn khoác bằng chăn, sắp xếp giường, tủ gọn gàng.

* Thu dọn dụng cụ.

24 Thu dọn dụng cụ, tháo găng, ghi phiếu chăm sóc.

Page 55: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 5. HỖ TRỢ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH

50 51

4. Tổ chức dạy - học thực hành

- GV thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: GV làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; GV hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ GV và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ GV cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi TỰ LƯỢNG GiÁ

Người bệnh nữ Nguyễn Thị A, 56 tuổi bị tai biến mạch máu não đang nằm điều trị tại viện ngày thứ 4, tình trạng người bệnh đã ổn định, tuy nhiên người bệnh xuất hiện các điểm á sừng trên da, móng tay, móng chân dài và da đầu nhờn, tóc bết bẩn. Hãy nhận định để xác định các vấn đề cần chăm sóc có ở người bệnh A và đưa ra các can thiệp điều dưỡng phù hợp cho các vấn đề đó.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2009).Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.HàNội:NhàxuấtbảnYhọc

2. TrườngĐạihọcYdượcTPHCM(2006).ĐiềudưỡngcơbảnI,HàNội:NXBYH

Page 56: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

52 53

Bài 6

KỸ THUẬT CHO NGƯỜi BỆNH ĂN QUA ốNG THôNG

MỤC TiÊU

1. Kểđượcmụcđích,ápdụng,khôngápdụngkhichongườibệnhănquaốngthông.

2. Môtảvàthựchiệnđượccácbướckỹthuậtchoănquaốngthôngmũi,dạdày.

3. Kểđượccáctaibiếnkhiđặtốngthôngvàchoănquaốngthông

NỘi DUNG

1. Khái niệm

Kỹ thuật cho ăn qua ống thông mũi, dạ dày là kỹ thuật dùng ống thông (sonde) đưa từ mũi hoặc miệng vào đến dạ dày nhằm bơm thức ăn vào dạ dày để duy trì nhu cầu dinh dưỡng cho người bênh.

2. Áp dụng

• Người bệnh hôn mê

• Người bệnh có rối loạn về nuốt

• Chấn thương vùng hàm, mặt, gãy xương hàm phải cố định.

• Người bệnh từ chối không chịu ăn

• Trẻ sơ sinh non yếu không bú mút được, trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.

• Người bệnh co giật như ngộ độc, uốn ván

• Mắc các bệnh đường tiêu hóa không thể nuốt như ung thư thực quản

• Người bệnh thở máy

3. Không áp dụng

• Bỏng acid hoặc bazơ có tổn thương thực quản

• Áp xe thành họng

• U thực quản, phình tĩnh mạch TQ

• Teo thực quản, dị dạng TQ

• Sau phẫu thuật tạo hình thực quản chưa hồi phục.

Page 57: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

52 53

4. Các bước tiến hành

4.1. Chuẩn bị:

4.1.1.Dụngcụvàthứcăn

• Dụngcụvôkhuẩn

- Ống thông Levin (dùngchotrẻlớnvàngườilớn)+ Bơm ăn 50 ml

- Ống thông Nelaton (dùngchotrẻsơsinhvatrẻbé) + Bơm ăn 20 ml

- Gạc, dầu nhờn parafin, đè lưỡi, bát kền đựng dầu nhờn.

• Dụngcụsạch:

- Ống cắm 2 pince

- Khăn ăn

- Tấm nilon

- Găng tay sạch

- Cốc đựng tăm bông

- Cốc đựng thức ăn

- Cốc đựng nước chín

- Băng dính, kéo

- Khay chữ nhật sạch

- Khay hạt đậu

- Ống nghe

- Sổ y lệnh và phiếu chăm sóc

• Cácdụngcụkhác:

- Xô đựng rác thải tái chế

- Xô đựng rác thải y tế

- Khay hạt đậu đựng dụng cụ đã sử dụng

- Hệ thống cho ăn nhỏ giọt (chaiđựngthứcănvàdâydẫnthứcăn): nếu cho ăn nhỏ giọt

• Thứcăn:

- Số lượng: ≤ 250ml

- Sữa bột được pha theo tỷ lệ quy định

- Súp loãng đầy đủ thành phần dinh dưỡng

- Cháo loãng xay nhỏ

4.1.2.Địađiểm:

Giường bệnh hoặc phòng thủ thuật đảm bảo thoáng, sáng, sạch sẽ yên tĩnh và tránh gió lùa.

Page 58: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

54 55

4.1.3Ngườibệnh:

• Xác định đúng người bệnh theo chỉ định

• Nhận định tình trạng người bệnh: tri giác, thể trạng, khả năng nuốt, tình trạng niêm mạc mũi, miệng, chướng hơi ...

• Giải thích động viên để người bệnh hoặc người nhà yên tâm tin tưởng khi tiến hành thủ thuật.

• Cho người bệnh ngồi hoặc nằm tư thế đầu cao 300�

4.2. Tiến hành

STT NỘi DUNG ý NGHĨATiÊU CHUẨN

PHẢi ĐẠT

1� Choàng nilon, khăn trước ngựcĐặt khay hạt đậu cạnh cằm hoặc má NB

- Không rớt thức ăn ra áo người bệnh

- Phòng tránh người bệnh nôn ra giường.

- Trải nilon và khăn ăn đúng, kín ngực, cổ người bệnh

- Đặt khay hạt đậu đúng vị trí

2� Vệ sinh mũi

Cắt băng dính

Rót dầu nhờn

Điều dưỡng đi găng sạch

- Giảm bớt sự nhiễm bẩn từ mũi của ống thông trước khi đặt vào dạ dày

- Để đánh dấu và cố định ống thông

- Bôi trơn đầu ống, đưa ống thông vào dễ dàng.

- Đảm bảo an toàn cho người làm thủ thuật

- Mũi người bệnh sạch

- Cắt đủ 2 miếng băng dính (miếng 1: 2 - 3cm; miếng 2: 10 - 12cm)

- Đủ số lượng (2 - 3 ml)

- Đi đúng cỡ găng, đúng kỹ thuật, găng không rách

3� Đo ống thông: từ cánh mũi hoặc cung răng cửa → dái tai cùng bên → mũi ức, đánh dấuBôi faraphin đầu ống thông

- Xác định chính xác chiều dài ống thông cần phải đặt

- Đặt ống thông dễ dàng.

- Đo được ống thông đúng kỹ thuật

- Đánh dấu đúng vào vị trí đã xác định

- Bôi từ 5-7cm đầu ống thông

Page 59: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

54 55

STT NỘi DUNG ý NGHĨATiÊU CHUẨN

PHẢi ĐẠT

4� Kỹ thuật đặt: đưa ống thông nhẹ nhàng qua mũi (miệng) vào dạ dày đến chỗ đánh dấu: bảongườibệnhnuốt(nếuNBtỉnh), hoặc nhấc nâng đầu(nếuNBhônmê)NBkhiđầuống thông đến ngã ba hầuhọng.

- Đưa ống thông vào dạ dày dễ dàng

- NB không xây xát, chảy máu mũi, miệng, họng

- NB không kích thích, khó chịu

- Ống thông đặt đến vị trí đánh dấu

5� Kiểm tra ống thông: Trong miệng: bảo NB há miệng hoặc dùng đè lưỡi mở miệng NBTrong dạ dày: bằng 1 trong 3 cách:- Nhúngđầuốngthôngvàotrongcốcnước

- Dùng bơm tiêm hút dịchdạdày

- Nghe hơi vùng thượng vị

Cố định ống thông bằng băng dính ở trên mũi người bệnh.

Nghiên đầu người bệnh

- Xem ống thông có cuộn trong miệng không?

- Để xác định đầu ống thông đã nằm trong dạ dày

- Để ống thông không bị tuột.

- Đề phòng nôn, trào ngược vào khí quản

- Ống thông không cuộn trong miệng.

- Thực hiện đúng 1 trong 3 cách:

+ Cốc nước không sủi bọt

+ Hút được dịch dạ dày+ Nghe có tiếng “ục” ở

vùng thượng vị- Đầu ống thông vào

đến dạ dày- Ống thông được cố

định chắc chắn trên mũi NB

- NB nghiêng đầu sang 1 bên

6� Kiểm tra thức ăn

Lấy thức ăn vào bơm ăn

Đuổi khí

- Tránh thức ăn không đạt tiêu chuẩn

- Để bơm thức ăn vào dạ dày NB

- Tránh bơm khí vào người bệnh gây căng bụng

- Thức ăn không vón cục, quá đặc. Đảm bảo nhiệt độ, vệ sinh

- Thức ăn không rớt ra ngoài.

- Thức ăn hút vào bơm ăn dễ dàng

- Khí trong bơm ăn đuổi hết, thức ăn không trào ra ngoài

Page 60: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

56 57

STT NỘi DUNG ý NGHĨATiÊU CHUẨN

PHẢi ĐẠT

7� Cho NB ăn: Cách 1: cho ăn nhỏ giọt

Cách 2: Bơm từ từ

Theo dõi tình trạng NB trong suốt quá trình cho ăn

- Tránh kích thích trào ngược

- Để NB thích ứng với thức ăn đưa vào dạ dày

- Đề phòng tai biến và người bệnh khó chịu

- Tốc độ nhỏ giọt: khoảng 120 giọt/phút

- Bơm từ từ, NB không thấy khó chịu

- NB không có tai biến trong khi bơm thức ăn

8� Kết thúc cho ăn:Tráng ống thông bằng nước chín (30ml)Giơ cao ống thông

- Nếulưusonde:nútkínđầuốngthông,dùnggạcbọckínđầuốngthông,dánbăngdính.

- Nếurútsonde:nútkínđầuốngthông,cầmgạcvừarútvừalauống,rútốngtừtừcònkhoảng20cmkẹphoặcgậpốngrồirúthết

- Làm sạch ống thông để tránh lên men.

- Tránh đầu ống hở, thức ăn chảy ra ngoài, đảm bảo đầu ống thông sạch sẽ

- Tránh dịch chảy vào mũi NB

- Lòng ống thông phải sạch thức ăn

- Thức ăn và nước chín vào hết dạ dày

- Đầu ống nút chắc chắn, bọc kín

- Nhẹ nhành, dịch không chảy vào mũi, không bắn ra xung quanh

9� Lau miệng mũi cho NB

Giúp NB về tư thế thoải mái

Dặn dò NB, cảm ơn.

- Làm sạch mũi, miệng người bệnh

- NB cảm thấy dễ chịu

- Tránh các tai biến sau ăn

- Lau nhẹ nhàng tránh gây đau mũi, miệng NB, sạch sẽ

- Người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái

- Người bệnh hiểu, hài lòng

10� Thu dọn dụng cụ

Rửa tay

Ghi phiếu CS điều dưỡng.

- Gọn gàng, sạch sẽ

- Phòng tránh lây nhiễm- Để theo dõi NB, hoàn

thiện bệnh án

- Dụng cụ ngăn nắp, đúng vị trí

- Rửa tay đúng quy trình- Ghi đúng và đủ nội

dung của phiếu CS

Page 61: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

56 57

5. Tai biến, cách đề phòng và xử lý tai biến

STT TAi BiẾN CÁCH Đề PHÒNG XỬ TRí TAi BiẾN

1� Xây xát, chảy máu mũi họng

- Thao tác nhẹ nhàng- Giải thích để người bệnh

hợp tác- Bôi dầu nhờn trước khi đặt

- Cầm máu tạm thời- Báo bác sĩ

2� Đưa nhầm vào đường hô hấp

- Kiểm tra chắc chắn ông thông đã vào đến dạ dày

- Rút ngay ống thông- Cho người bệnh thở ôxy

nếu cần

3� Thức ăn trào ngược gây sặc

- Nghiêng đầu người bệnh sang 1 bên trước khi cho ăn

- Bơm thức ăn từ từ- Đúng số lượng theo y lệnh

- Ngừng cho ăn- Cho NB nằm sấp, vỗ rung- Hút dịch hầu họng, khí quản- Báo bác sĩ, thực hiện y lệnh

6. Những điểm cần lưu ý

- Tiến hành kỹ thuật phải nhẹ nhàng để tránh xây xát chảy máu, gây co thắt khó đưa ống thông vào.

- Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới bơm thức ăn.

- Khi đưa ống thông vào dạ dày nếu NB ho sặc sụa, tím tái hoặc có dấu hiệu co thắt khó đưa phải dừng lại hoặc rút ống thông ra

- Kiểm tra ống thông có còn trong dạ dày trước khi cho ăn lần sau

- Mỗi lần cho ăn không được quá 25ml, cách nhau 3-4 giờ/lần

- Hút dịch tồn dư mỗi lần trước khi cho ăn: nếu dịch tồn dư trong dạ dày dưới 100ml, màu sắc bình thường thì bơm trả lại. Nếu dịch tồn dư trên 100 ml thì báo bác sĩ cho hướng giải quyết.

- Chăm sóc mũi, miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống.

- Không được lưu thông quá 72 giờ (3ngày)�

Page 62: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

58 59

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT ĐẶT ốNG THôNG DẠ DàY Và CHO NGƯỜi BỆNH ĂN

STT CÁC BƯỚC TiẾN HàNHTHàNH THẠO

CÓ LàM

KHôNG LàM

I CHUẨN BỊ

1�

Chuẩn bị người bệnh:Xác định đúng người bệnh - Nhận định tình trạng người bệnhThông báo, giải thích, động viên người bệnh về kỹ thuật sẽ làm.

2�Chuẩn bị người ĐD:Điều dưỡng mang trang phục y tế đầy đủRửa tay thường quy

3�

Chuẩn bị dụng cụ: - Dụng cụ vô khuẩn: khay chữ nhật, ống thông cỡ thích

hợp, bơm cho ăn 50ml, gạc miếng, đè lưỡi, bát kền.- Dụng cụ khác: găng tay sạch, tấm nilon, khăn bông, băng

dính, kéo, dầu nhờn paraphin, khay hạt đậu, tăm bông, ống nghe.

- Cốc thức ăn, nhiệt kế đo T0 thức ăn, cốc nước. Hồ sơ bệnh án

II TiẾN HàNH KỸ THUẬT

1�Choàng nilon, khăn trước ngực, đặt khay hạt đậu cạnh cằm hoặc má NB

2�Vệ sinh mũi hoặc miệng, cắt băng dính, mở vải khay, rót dầu nhờn, bóc vỏ ống thông ăn và bơm ăn đặt vào khay VK, đi găng

3�Đo ống thông: từ cánh mũi → dái tai cùng bên với mũi bên đo → mũi ức (hoặc từ cung răng cửa đến rốn). Đánh dấu, bôi trơn đầu ống thông (7 – 10 cm)

4�Đưa ống thông nhẹ nhàng qua mũi (miệng) vào dạ dày đến chỗ đánh dấu (bảo người bệnh nuốt hoặc nâng đầu NB khi đầu ống thông đến ngã ba hầu họng)

5�

Kiểm tra ống thông: Kiểm tra ống thông có cuộn trong miệng không (bảo NB há miệng hoặc mở miệng NB)Kiểm tra ống thông đã chắc chắn vào dạ dày chưa (bằng 1 trong 3 phương pháp)Cố định ống thông, nghiêng đầu người bệnh.

Page 63: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 6. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ỐNG THÔNG

58 59

STT CÁC BƯỚC TiẾN HàNHTHàNH THẠO

CÓ LàM

KHôNG LàM

6� Kiểm tra thức ăn, lấy thức ăn vào bơm ăn, đuổi hết khí

7�Lắp bơm vào ống thông bơm từ từ đến khi hết - TD sắc mặt người bệnh trong suốt quá trình cho ăn

8�

Tráng ống thông bằng nước chín (30ml). Giơ cao ống thông để nước trong ống thông chảy hết vào dạ dày�- Nếu lưu sonde: nút kín đầu ống thông, dùng gạc bọc kín

đầu ống thông, dán băng dính, ghi ngày đặt ống thông. - Nếu rút sonde: nút kín đầu ống thông, cầm gạc vừa rút vừa

lau ống, rút ống từ từ còn khoảng 20 cm kẹp hoặc gập ống rồi rút hết

- Tháo găng

9�Lau miệng cho NB. Giúp NB về tư thế thoải mái. Đánh giá NB sau khi thực hiện KT. Dặn NB những điều cần thiết.

10�Thu dọn dụng cụ - Rửa tay - Ghi phiếu chăm sóc điều dưỡng.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2001).Điềudưỡngcơbản,NhàxuấtbảnYhọc,Tr.410-418

2. TrầnThúyHạnh,LêThịBình(2006).Kỹthuậtđiềudưỡng.NhàxuấtbảnYhọc,Tr.199-217

3. TrịnhThịThuận(2007).Điềudưỡngcơbản2.NhàxuấtbảnYhọc,Tr39-47.

4. TrườngCaođẳngYtếBạchMai.Quytrìnhkỹthuậtđiềudưỡng(2016),Tr.44

5. RuthF.Craven,Comtances.Hirnle(2005).FundamentalsofNursing.LippincortWilliam(5th),Tr.916-950

Page 64: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

60 61

Bài 7

KỸ THUẬT DÙNG THUốC

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượcnguyêntắccơbảnkhitiêmthuốcchongườibệnh(5.1;6.1;13.1;20.1)

2. Trìnhbàyđượccáctrườnghợpápdụng,khôngápdụngvàcáctaibiếncóthểxảyratrongvàsaukhitiêmtrongda,dướida,tiêmbắp,tiêmtĩnhmạch,tiêmtĩnhmạchcótruyền(1.1,1.2,2.1,2.2,2.4,5.1,6.3).

3. Thựchiệnđượckỹthuậttiêmtrongda,dướida,tiêmbắp,tiêmtĩnhmạch,tiêmtĩnhmạchcótruyềnvàdùngthuốcquađườngkhídungchongườibệnhđúngquytrình,antoànvàđạthiệuquả(2.2,2.4,2.5,5.2,6.1,6.3,7.1,7.2,7.3,7.4,7.5,7.6,7.7)

4. Thểhiệnsựâncần,cảmthông,tỉmỉvàchínhxáckhithựchiệnkỹthuậttiêmthuốcchongườibệnh(5.2;5.3,10.1;10.3;11.3;12.2)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Kỹ thuật tiêm thuốc là đưa thuốc vào cơ thể người bệnh có sự can thiệp của điều dưỡng vào các tổ chức của cơ thể người bệnh bao gồm tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp nhằm mục đích điều trị, phòng ngừa nâng cao sức khỏe và chẩn đoán.

Dùng thuốc qua đường Khí dung là một kỹ năng dùng thuốc không xâm lấn. Dùng thuốc qua đường khí dung là cách dùng thuốc tại chỗ qua niêm mạc đường hô hấp, thuốc sẽ được phun vào đường hô hấp và phổi dưới dạng sương mù, thuốc sẽ gây tác dụng tại chỗ ở niêm mạc hô hấp. Để đảm bảo cho người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả, người điều dưỡng phải có đầy đủ kiến thức cơ bản về thuốc, cách sử dụng thuốc, nhận định đúng người bệnh, quy trình dùng thuốc cho người bệnh… Sau khi cho người bệnh dùng thuốc, điều dưỡng phải theo dõi tác dụng của thuốc và hướng dẫn người bệnh phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời. Đồng thời, điều dưỡng cần phối hợp với đồng nghiệp để tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh có thể tự sử dụng một số thuốc tại nhà.

2. Nguyên tắc cơ bản khi tiêm thuốc cho người bệnh (Học viên tìm đọc các tài liệu tham khảo)

2.1. Thực hiện 5 đúng để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi tiêm thuốc

2.2. Đảm bảo vô khuẩn trong tất cả các bước khi chuẩn bị thuốc và thực hành kỹ thuật tiêm thuốc

Page 65: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

60 61

2.3. Đưa kim đúng góc độ để tiêm thuốc vào đúng vị trí tiêm và mục đích của mũi tiêm

2.4. Giảm thiểu sự không thoải mái của người bệnh khi tiến hành tiêm

2.5. Thuốc đã hút vào bơm kim tiêm, sau 15 phút không sử dụng phải loại bỏ

2.6. Giải phẫu đường hô hấp, Mũi, hầu họng, thanh khí phế quản, phổi, màng phổi, niêm mạc hô hấp. Dược động học của thuốc:… các thuốc hấp thu qua niêm mạc

2.7. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của một số loại máy khí dung thông dụng trên thị trường

2.8. Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra

1. Chuẩn bị sẵn hộp đựng vật sắc nhọn.

2. Cô lập ngay kim tiêm đã sử dụng, không được dùng tay để đậy nắp kim.

3. Báo cáo và xử lý về rủi ro do vật sắc nhọn bao gồm:

- Trang thiết bị gây ra tai nạn: vật sắc nhọn có dính máu, dịch tiết của người bệnh không? Người bệnh có nguy cơ bị bệnh đường máu (HIV,HBV,HCV...) không?

- Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn.

- Mô tả tai nạn: vị trí, độ sâu của vết thương.

- Xử trí shock phản vệ: theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai năm 2016�

3. Cách pha thuốc, lấy thuốc vào bơm tiêm

3.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Dụngcụvôkhuẩn:

+ Kim và bơm tiêm đủ, phù hợp

+ Gạc bẻ ống thuốc

+ Bông và hộp đựng bông

+ Cồn 700 , cồn iốt loãng, braunoderm, gạc tẩm cồn…

+ Kẹp Kocher không mấu

+ Thuốc, dung môi hòa tan theo chỉ định của bác sỹ

- Dụngcụsạchvàkhác:

+ Khay tiêm

+ Kẹp Kocher có mấu

+ Hộp chống sốc

+ Găng tay sạch

+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

+ Phiếu tiêm thuốc hoặc sổ sao thuốc tiêm

+ Hồ sơ bệnh án/phiếu chăm sóc, phiếu thử phản ứng

+ Thùng đựng chất thải mã màu theo quy định

+ Hộp kháng thủng

Page 66: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

62 63

Quy trình kỹ thuật pha thuốc, lấy thuốc vào bơm tiêm

Nhận định Lý do

1. Kiểm tra chính xác và toàn diện việc sao chép đơn thuốc. Kiểm tra tên người bệnh, tên thuốc và liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc. Sao chép lại hoặc in lại bất cứ phần nào của bản sao chép đơn thuốc nếu khó đọc.

Đảm bảo an toàn cho người bệnh khi nhận thuốc.

2. Nhận định tiền sử dùng thuốc và tiền sử bệnh của người bệnh.

Tránh sử dụng những loại thuốc mà người bệnh bị dị ứng.

3. Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

Xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh.

Lập kế hoạch

1. Dụng cụ được chuẩn bị đủ, đúng và phù hợp với lượng thuốc.

2. Thuốc được chuẩn bị theo đúng y lệnh.

3. Thuốc được lấy vào bơm tiêm theo đúng y lệnh và quy trình của bác sỹ.

TT Thực hiện Lí do

1 Điều dưỡng vệ sinh tay thường quy. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị dụng cụ, thuốc và sắp xếp hợp lý. (*)

Thuận tiện cho việc thực hiện.

3 Chuẩn bị thuốc cho từng người bệnh tuân theo 5 đúng.

Xác định chính xác thuốc sử dụng và giảm sai sót. Đây là lần kiểm tra đầu tiên về độ chính xác.

* Chuẩn bị thuốc từ ống thuốc

4 Búng nhẹ đầu ống thuốc bằng ngón tay cho đến khi dịch không còn ở cổ ống. Sát khuẩn cổ ống thuốc bằng bông cồn.

Để dịch từ cổ ống xuống hết thân ống. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật.

Page 67: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

62 63

TT Thực hiện Lí do

5 Bẻ ống thuốc bằng miếng gạc khô. Không dùng gạc/bông cồn để bẻ thuốc.

Bảo vệ ngón tay của người điều dưỡng khỏi bị tổn thương do mảnh thủy tinh bị vỡ ra. Không để cồn rò rỉ vào trong ống thuốc.

6 Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc. Lấy thuốc được nhanh chóng.

7 Lấy thuốc vào bơm tiêm: giữ ống thuốc dựng đứng hoặc đặt trên một mặt phẳng. Đưa kim qua cổ ống thuốc. Không để đầu kim hoặc thân kim chạm vào miệng của ống thuốc.

Không để thuốc chảy ra ngoài và đảm bảo vô khuẩn kim lấy thuốc.

8 - Giữ đầu kim luôn ngập trong thuốc. Không được đuổi khí khi đang hút thuốc

- Hút đủ số lượng thuốc vào trong bơm tiêm bằng cách kéo nhẹ nhàng pittong.

- Áp lực của khí sẽ đẩy dịch ra ngoài ống và thuốc sẽ bị mất.

- Tạo ra một áp lực âm trong bơm tiêm sẽ giúp kéo dịch vào bơm tiêm dễ dàng.

* Chuẩn bị thuốc từ lọ thuốc bột

9 Mở nắp lọ thuốc để lộ phần cao su, sát khuẩn nắp cao su bằng bông cồn và để khô tự nhiên.

Đảm bảo vô khuẩn nắp lọ thuốc và tránh cồn qua kim vào trộn với thuốc.

10 Rút hết lượng dịch hòa tan vào bơm tiêm (thao tác như chuẩn bị thuốc từ ống thuốc).

Chuẩn bị đủ lượng dịch để hòa tan thuốc bột.

11 Đâm kim lấy thuốc qua trung tâm của nút cao su. Đẩy dung môi vào lọ thuốc.

Chính giữa nắp cao su là nơi mỏng nhất nên dễ đâm kim, dung môi bắt đầu làm tan và trộn đều thuốc trong lọ.

12 Rút 1 lượng khí ra từ lọ thuốc, lấy kim ra, lắc đều thuốc theo chiều ngang.

Đảm bảo sự phân tán hợp lý của thuốc trong dịch và phòng sự hình thành bọt khí.

13 Bơm 1 lượng khí vào lọ thuốc bằng với lượng thuốc sẽ rút ra, đồng thời kéo lui pittong để lấy thuốc đã được hòa tan vào bơm tiêm.

Xác định chính xác liều thuốc và đảm bảo vô khuẩn thuốc tiêm.

14 Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm có cỡ thích hợp.

Kim lấy thuốc không được sử dụng để tiêm.

15 Đuổi khí trong bơm tiêm. Tránh đưa không khí vào vùng tiêm.

16 Phân loại rác thải và bỏ vào thùng đựng. Bỏ ống thuốc, kim hoặc kim tiêm vào hộp kháng thủng.

Giúp cho việc xử lý rác dễ dàng, đúng quy định. Loại bỏ thủy tinh và kim hợp lý để phòng tai nạn thương tích cho nhân viên.

17 Thu dọn dụng cụ và rửa tay. Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Page 68: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

64 65

Cách pha thuốc thử phản ứng tiêm trong da đối với kháng sinh là Penicilin và Steptomycin

Thứ tự pha nước cất và rút lấy ra Loại 200mg (200.000 đv)

Loại 500mg (500.000 đv)

Loại 1g (1.000.000 đv)

Pha nước cất 2ml 5ml 10ml

Rút lấy ra 0,1ml 0,1ml 0,1ml

Pha thêm với Rút lấy ra

0,9ml 0,1ml

0,9ml 0,1ml

0,9ml 0,1ml

Pha thêm với Rút lấy ra

0,9ml 0,1ml

0,9ml 0,1ml

0,9ml 0,1ml

Pha thêm với

0,9ml Được dd 4

0,9ml Được dd 4

0,9ml Được dd 4

Cuối cùng 1ml dung dịch 4 có 100 đv thuốc kháng sinh tiêm thử phản ứng cho người bệnh 1/10 ml = 10đv thuốc kháng sinh. Cách pha thuốc để làm Test lẩy da đối với kháng sinh Thuốc kháng sinh loại 1g pha với 10ml nước cất, loại 500mg pha với 5ml nước cất = 100.000đv/1 ml.

Thuốc và dụng cụ để khí dung: Thuốc theo chỉ định; dịch pha loãng hoặc hòa tan thuốc (nếu cần); Bình khí dung, ống dẫn, mask thở (đã khử khuẩn); Máy khí dung; Ống nghe, phiếu chăm sóc; máy hút (nếu cần)

Đánh giá Có Không

1. Dụng cụ được chuẩn bị đủ, đúng và phù hợp với lượng thuốc. 2. Thuốc được chuẩn bị theo đúng y lệnh. 3. Thuốc được lấy vào bơm tiêm theo đúng y lệnh và quy trình của

bác sỹ.

4. Quy trình kỹ thuật

4.1. Kĩ thuật tiêm trong da

4.1.1.Ápdụng:

- Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

- Tiêm một số vắc xin phòng bệnh

4.1.2.Khôngápdụnglàmtestlẩyda:

- Đang có cơn dị ứng cấp tính.

- Phụ nữ có thai.

Page 69: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

64 65

4.1.3.Quytrìnhkỹthuật

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh. Đề phòng các tai biến trong và sau khi tiêm thuốc.

3. Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

Tránh tiêm các loại thuốc mà người bệnh đã bị dị ứng.

4. Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

Xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh.

5. Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề… Tránh tiêm vào vùng da bị tổn thương.

6. Nhận định môi trường tiêm. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và hợp tác tốt trong và sau khi tiêm trong da.

2. Người bệnh được tiêm trong da an toàn và đạt hiệu quả. 3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm trong da. 4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm trong da, được xử

trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 70: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

66 67

TT Thực hiện Lý do

1 Điều dưỡng vệ sinh tay

Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý. (Dụng cụ giống trong phần lấy thuốc vào bơm tiêm).

Thuận tiện cho quá trình thao tác.

3 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng.

- Xác định NB, thông báo, giải thích động viên NB/người nhà NB về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra.

- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

- Đảm bảo an toàn cho NB.

- Để NB/gia đình NB yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng.

4 Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

Đảm bảo vô khuẩn, tránh chảy máu tay.

5 Chọn vị trí tiêm thích hợp: - 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay (đường nối từ

nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay). - 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm

vai đến mỏm khuỷu). - 2 bên bả vai. - 2 bên cơ ngực lớn.

Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí.

6 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra (đặt bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra ngoài) theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

Loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vị trí tiêm.

7 Đuổi khí bằng cách để bơm tiêm thẳng đứng, loại bỏ hết khí trong bơm tiêm.

Kiểm tra lại liều thuốc chính xác và tránh làm mất thuốc.

8 Căng da, đâm kim chếch 10 - 15○ so với mặt da, mũi vát kim ngửa lên trên và ngập vào trong da.

Đảm bảo là kim đâm vào vùng dưới thượng bì. Nếu đâm kim không đúng độ sâu và góc độ thì sẽ sai lệch kết quả.

9 Bơm thuốc từ từ hết 1/10 ml và có cảm giác nặng tay. Nếu không, kim đã đâm quá sâu, cần rút ra và tiêm lại.

Bơm thuốc chậm sẽ giảm khó chịu tại vùng tiêm.

Page 71: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

66 67

TT Thực hiện Lý do

10 Bơm thuốc chậm khi có cảm giác nặng tay sẽ xuất hiện một nốt phồng khoảng 6mm nổi trên mặt da.

Nốt phồng là biểu hiện của thuốc vào trong da.

11 Rút kim nhanh, căng da, cô lập ngay bơm kim tiêm vào hộp kháng thủng.

Kéo da hình chữ Z để tạo bịt kín lỗ dò do kim đâm, tránh làm thuốc tràn ra ngoài và chảy máu nơi tiêm. Cô lập kim ngay, an toàn cho người đi tiêm và người được tiêm. Hạn chế sự tổn thương mô.

12 Đặt nhẹ lên vị trí tiêm bằng bông khô (nếu vị trí tiêm chảy máu hoặc rỉ thuốc). Không day vị trí tiêm

Day chỗ tiêm có thể làm tổn thương mô dưới chỗ tiêm, làm thuốc di chuyển xuống mô phía dưới và thay đổi kết quả của phản ứng.

13 Sử dụng bút khoanh tròn sát chân nốt phồng (nếu thử phản ứng thuốc).

Làm dấu để bác sỹ đọc kết quả thử phản ứng sau 15 phút.

14 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết: - Không chạm vào vùng tiêm. - Tại vị trí tiêm: khó chịu, ngứa báo lại với nhân

viên y tế. - Toàn thân: khó thở, tức ngực...nhờ người nhà/

người bệnh khác báo lại cho nhân viên y tế/bấm chuông ở đầu giường gọi nhân viên y tế.

- Nơi vùng tiêm dễ bị kích ứng. - Phát hiện tai biến để xử trí kịp

thời.

15 Giúp người bệnh trở lại tư thế thích hợp, thuận tiện. Giúp cho người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu.

16 Thu dọn dụng cụ.

17 Điều dưỡng rửa tay. Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

18 Điều dưỡng ở cạnh người bệnh trong vài phút, và quan sát xem có dấu hiệu của dị ứng thuốc không?

Phát hiện kịp thời các dấu hiệu của phản ứng dị ứng: Khó thở, rét run, suy tuần hoàn.

19 Ghi hồ sơ: - Ghi lại những tác dụng không mong muốn như

dấu hiệu đau rát hay ngứa. - Ghi phiếu thử phản ứng thuốc (lượng thuốc, cách

thử phản ứng, vị trí tiêm, và ngày giờ tiêm thuốc, kết quả) nếu thử phản ứng.

- Ghi phiếu chăm sóc

Đánh giá kết quả thử phản ứng thuốc.

Page 72: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

68 69

TT Thực hiện Lý do

* Test lẩy da

Thực hiện từ bước 1 đến bước 7 giống kỹ năng tiêm trong da.

20 Nhỏ 1 giọt dung dịch kháng sinh có nồng độ 100.000đv/1ml lên mặt da.

Để tiến hành thử mũi thuốc kháng sinh.

21 Làm mũi chứng: nhỏ 1 giọt dung dịch NaCl 0,9% cách mũi thuốc khoảng 3 - 4cm.

Để tiến hành thử mũi.

22 Dùng kim tiêm vô khuẩn châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dung kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 450 rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy máu.

Để thuốc ngấm vào lớp thượng bì.

23 Cô lập ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

24 Thực hiện tiếp từ bước 13 đến bước 19 giống kỹ năng tiêm trong da.

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm trong da.

2. Người bệnh được tiêm trong da an toàn và đạt hiệu quả. 3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm trong da. 4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau

khi tiêm trong da, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

4.2. Kỹ thuật tiêm dưới da

4.2.1.Ápdụng:

- Khá rộng rãi.

- Chủ yếu là cho một số thuốc mà ta muốn thấm dần vào cơ thể để phát huy tác dụng.

4.2.2.Khôngápdụnglàmtestlẩyda:

Những thuốc gây hoại tử mô và tổ chức.

Page 73: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

68 69

4.2.3.Quytrìnhkỹthuật

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác… Đề phòng các tai biến trong và sau khi tiêm thuốc.

3. Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

Tránh tiêm các loại thuốc mà người bệnh đã bị dị ứng.

4. Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

Xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh.

5. Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề… Tránh tiêm vào vùng da bị tổn thương.

6. Nhận định môi trường tiêm. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm dưới da.

2. Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả. 3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm dưới da. 4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm dưới da, được xử

trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 74: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

70 71

TT Thực hiện Lý do

1 Điều dưỡng vệ sinh tay Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý. (Dụng cụ giống trong phần lấy thuốc vào bơm tiêm)

Thuận tiện cho quá trình dùng thuốc.

3 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng.

- Xác định NB, thông báo, giải thích động viên người bệnh/người nhà người bệnh về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra.

- Hỗ trợ người bệnh để có tư thế thoải mái. - Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi.

- Đảm bảo an toàn cho người bệnh. - Để gia đình người bệnh/người bệnh

yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng. - Để dễ thực hiện khi đưa kim qua da.

4 Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

Đảm bảo vô khuẩn, tránh chảy máu tay.

5 Chọn vị trí tiêm thích hợp: - 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường

nối từ mỏm cùng vai đến lồi cầu ngoài/mỏm khuỷu).

- 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè).

- Dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5cm)

Kiểm tra bề mặt da tại vị trí tiêm xem có bị thâm tím, nhiễm trùng, hay phù nề không?

- Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí. - Vị trí tiêm có những bất thường sẽ

gây trở ngại cho việc hấp thu thuốc. Lặp lại vị trí tiêm sẽ làm sơ cứng các tế bào mỡ (làm tăng sinh các tế bào mỡ). Không sử dụng vùng tiêm bị thâm tím hay có dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng.

6 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra (đặt bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra ngoài) theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

Loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vị trí tiêm.

Page 75: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

70 71

TT Thực hiện Lý do

7 Đuổi khí bằng cách để bơm tiêm thẳng đứng, loại bỏ hết khí trong bơm tiêm.

- Kiểm tra lại liều thuốc chính xác và tránh làm mất thuốc.

- Phòng ngừa tai biến do khí gây ra.

8 Căng da, đâm kim chếch 30 - 45○ so với mặt da, mũi vát kim ngửa lên trên và ngập 2/3 thân kim hoặc đâm kim vuông góc với mặt da véo/đáy da véo, buông tay vùng da véo. - Khi sử dụng bút tiêm hoặc tiêm heparin, tiếp

tục véo da trong khi tiêm thuốc.

- Đảm bảo là kim đâm vào vùng mô liên kết. Nếu đâm kim không đúng độ sâu và góc độ thì sẽ sai lệch kết quả.

- Đâm kim nhanh và dứt khoát sẽ giảm cảm giác không thoải mái cho người bệnh.

9 Rút nhẹ pittong thấy không có máu thì bơm thuốc.

Rút thử để chắc chắn kim tiêm không đâm vào mạch máu.

10 Bơm thuốc từ từ đồng thời quan sát sắc mặt của người bệnh.

Tiêm thuốc chậm giảm cảm giác đau cho người bệnh, để thuốc ngấm dần vào tổ chức dưới da, kịp thời xử lý những bất thường.

11 Rút kim nhanh, căng da, cô lập bơm kim tiêm vào hộp kháng thủng.

Kéo chệch da hình chữ Z để tạo bịt kín lỗ dò do kim đâm, tránh làm thuốc tràn ra ngoài và chảy máu nơi tiêm. Cô lập kim ngay, an toàn cho người đi tiêm và người được tiêm.

12 Đặt nhẹ lên vị trí tiêm bằng bông khô, không xoa bóp lên vùng tiêm.

Tránh sự lây nhiễm qua lỗ chân kim và tránh làm tổn thương các mô phía dưới, gây chảy máu.

13 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết: - Tại vị trí tiêm: tấy đỏ, sưng nóng báo lại với

nhân viên y tế. - Toàn thân: Khó thở, tức ngực...nhờ người nhà/

người bệnh khác báo lại cho nhân viên y tế/bấm chuông ở đầu giường gọi nhân viên y tế.

Phát hiện tai biến để xử trí kịp thời.

14 Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, thuận tiện.

Giúp cho người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu.

15 Thu dọn dụng cụ.

16 Điều dưỡng rửa tay. Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

17 Ghi phiếu chăm sóc. Đánh giá kết quả tiêm thuốc.

Page 76: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

72 73

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm dưới da.

2. Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả. 3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm dưới da. 4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau

khi tiêm dưới da, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

4.3. Kỹ thuật tiêm bắp

4.3.1.Ápdụng

- Thuốc dầu, thuốc sữa…

- Thuốc chậm tan: Kháng sinh, keo, hormon…

Cóthểtiêmvàobắpthịtnhiềuloạidungdịchđẳngtrươngkhácnhaunhư:

- Ete, quinin.

- Dầu: lâu tan, dễ gây đau.

- Dung dịch keo, muối bạc, muối thủy ngân, kháng sinh, hormon… chậm tan, gây đau nên phải tiêm bắp thịt.

- Về nguyên tắc, tất cả các loại thuốc tiêm được vào mô liên kết dưới da đều có thể tiêm bắp thịt được trừ cafein.

- Một số thuốc không nên hay không được tiêm vào tĩnh mạch mà muốn có hiệu quả nhanh hơn tiêm dưới da.

- Thuốc dễ kích thích khi tiêm dưới da, hấp thu chậm.

- Da nứt nẻ tiêm dưới da không có chỉ định.

4.3.2.Khôngápdụng

- Thuốc gây hoại tử tổ chức: Canxiclorid…

Page 77: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

72 73

4.3.3.Quytrìnhkĩthuậttiêmbắp

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác, dấu hiệu sinh tồn…

Đề phòng các tai biến trong và sau khi tiêm thuốc.

3. Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

Tránh tiêm các loại thuốc mà người bệnh đã bị dị ứng.

4. Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

Xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh.

5. Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề…

Tránh tiêm vào vùng da bị tổn thương.

6. Nhận định môi trường tiêm. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà NB yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm bắp.

2. Người bệnh được tiêm bắp an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm bắp.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm bắp, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 78: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

74 75

TT Thực hiện Lý do

1 Điều dưỡng vệ sinh tay

Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý. (Dụng cụ giống trong phần lấy thuốc vào bơm tiêm)

Thuận tiện cho quá trình dùng thuốc.

3 Chuẩn bị người bệnh:- Thực hiện 5 đúng.

- Xác định NB, thông báo, giải thích động viên người bệnh/người nhà người bệnh về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra.

- Hỗ trợ người bệnh để người bệnh ở tư thế thích hợp. - Tiêm mông để người bệnh nằm sấp, chân dưới duỗi,

chân bên tiêm co, mặt quay về phía điều dưỡng.

- Đảm bảo an toàn cho

người bệnh. - Để gia đình người bệnh/

người bệnh yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng.

- Để dễ thực hiện khi đưa kim qua da vào bắp thịt.

4 Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

Đảm bảo vô khuẩn, tránh chảy máu tay.

5 Xác định vị trí tiêm chính xác. Kiểm tra bề mặt da tại vị trí tiêm xem có bị thâm tím, nhiễm trùng hay phù nề không? - Vị trí tiêm mông: Có 2 cách xác định vị trí tiêm mông:

+ Kẻ đường thẳng nối từ gai chậu trước trên đến mỏm xương cụt, chia làm ba phần bằng nhau, tiêm vào 1/3 ngoài (điểm 1/3 là điểm tiêm tốt nhất)

+ Hoặc chia 1 bên mông thành 4 phần bằng nhau, tiêm 1/4 trên ngoài.

- Vị trí tiêm đùi: là 1/3 giữa, mặt trước ngoài của đùi đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè.

- Vị trí tiêm tay là ở giữa cơ Den ta cách mỏm vai 3 - 5cm (1/3 trên đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu hoặc lồi cầu ngoài).

Tránh tiêm vào vùng da bị tổn thương vì liên quan đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc

Tiêm vào đúng vị trí giải phẫu để phòng ngừa nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu.

Vị trí tiêm

Dây thần kinh hông to

Page 79: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

74 75

TT Thực hiện Lý do

6 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra (đặt bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra ngoài) theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

Loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vị trí tiêm

7 Đuổi khí bằng cách để bơm tiêm thẳng đứng, kéo nhẹ pittong loại bỏ hết khí trong bơm tiêm.

- Kiểm tra lại liều thuốc chính xác và tránh làm mất thuốc.

- Phòng ngừa tai biến do khí gây ra.

8 Một tay căng da sang bên khoảng 2.5 đến 3.5 cm. Một tay cầm bơm tiêm, đâm kim nhanh 1 góc 600-900 so với mặt da, ngập 2/3 thân kim (tiêm mông đâm kim vuông góc với mặt da).

Đâm kim vào bắp thịt dễ dàng và tránh làm đau cho người bệnh, tay căng da không chạm vào vị trí đâm kim.

9 Kéo nhẹ pittong trong 5 đến 10 giây. Nếu không thấy máu trào vào bơm tiêm, tiêm thuốc từ từ với tốc độ khoảng 1ml/10 giây. Quan sát sắc mặt người bệnh.

Sự xuất hiện của máu trong bơm tiêm cho thấy có thể kim tiêm nằm trong tĩnh mạch. Tiêm chậm giúp giảm đau và tổn thương mô. Quan sát sắc mặt để phát hiện những bất thường sớm, kịp thời xử lý bất thường.

10 Hết thuốc: rút kim nhanh, căng da, cô lập bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

Kéo da hình chữ Z để tạo bịt kín lỗ dò do kim đâm, tránh làm thuốc tràn ra ngoài và chảy máu nơi tiêm. Cô lập kim ngay, an toàn cho người đi tiêm và người được tiêm.

11 Đặt nhẹ lên vị trí tiêm bằng bông khô, Không xoa bóp lên vùng tiêm.

Tránh sự lây nhiễm qua lỗ chân kim và tránh làm tổn thương các mô phía dưới, gây chảy máu.

12 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết: - Tại vị trí tiêm: tấy đỏ, sưng nóng báo lại với nhân viên y tế. - Toàn thân: Khó thở, tức ngực...nhờ người nhà người bệnh khác báo lại cho nhân viên y tế/bấm chuông ở đầu giường gọi nhân viên y tế.

Phát hiện tai biến để xử trí kịp thời.

Page 80: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

76 77

TT Thực hiện Lý do

13 Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, thuận tiện. Giúp cho người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu.

14 Thu dọn dụng cụ. .

15 Điều dưỡng rửa tay. Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

16 Ghi phiếu chăm sóc. Đánh giá kết quả tiêm thuốc.

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm bắp.

2. Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả. 3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm bắp. 4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau

khi tiêm bắp, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

4.4. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, tĩnh mạch có truyền

4.4.1.Ápdụng

- Thuốc có tác dụng nhanh, thuốc có tác dụng toàn thân: thuốc gây tê, gây mê, chống xuất huyết.

- Thuốc ăn mòn các mô gây đau, gây mảng mục nếu tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt: Calciclorid...

- Dung dịch đẳng trương, ưu trương.

4.4.2.Khôngápdụng

- Thuốc gây kích thích mạnh trên hệ tim mạch: Andrenalin (chỉtiêmtrongtrườnghợpcấpcứudịứngkhángsinhkhikhôngbắtđượcmạch,huyếtáptụt…).

- Thuốc dầu: Testosteron...

- Thuốc gây hoại tử tổ chức: Canxiclorid…

Page 81: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

76 77

4.4.3.Quytrìnhkỹthuật

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác, dấu hiệu sinh tồn…

Đề phòng các tai biến trong và sau khi tiêm thuốc.

3. Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

Tránh tiêm các loại thuốc mà người bệnh đã bị dị ứng.

4. Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

Xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh.

5. Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề, tình trạng tĩnh mạch…

Tránh tiêm vào vùng da bị tổn thương. Chọn vị trí tiêm thích hợp.

6. Nhận định môi trường tiêm. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

2. Người bệnh được tiêm tĩnh mạch an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm tĩnh mạch, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 82: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

78 79

TT Thực hiện Lý do

Tiêm tĩnh mạch

1 Điều dưỡng vệ sinh tay Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý: Dụng cụ giống trong phần lấy thuốc vào bơm tiêm. - Thêm: gối kê tay và dây garo, găng tay sạch.

Thuận tiện cho quá trình dùng thuốc.

3 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng.

- Xác định NB, thông báo, giải thích động viên người bệnh/người nhà người bệnh về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra.

- Để người bệnh ở tư thế thích hợp (nằm hoặc ngồi).

- Đảm bảo an toàn cho NB. - Để gia đình người bệnh/người

bệnh yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng. - Để dễ thực hiện khi đưa kim qua

da vào tĩnh mạch. - Giúp người bệnh cảm thấy thoải

mái.

4 Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm: chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di dộng.

Tiến hành đưa thuốc vào tĩnh mạch được dễ dàng.

5 Đặt gối kê tay (nếu cần), đặt dây ga rô dưới vùng tiêm.

Tĩnh mạch nổi rõ hơn và thuận lợi khi đưa kim vào tĩnh mạch.

6 Điều dưỡng đi găng tay sạch.

Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh hoặc điều dưỡng.

7 Buộc dây garo phía trên tĩnh mạch cách nơi tiêm 10 cm với người lớn, trẻ nhỏ buộc dây garo phía trên tĩnh mạch khoảng 5cm, bắt lại mạch quay xem còn đập không nếu tiêm tĩnh mạch ở cẳng tay?

- Giúp tĩnh mạch nổi rõ và cố định. - Kiểm tra xem dây garo thắt có

chặt quá không.

8 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra (đặt bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra ngoài) theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần). Lần 1 sát khuẩn cồn iot loãng, lần 2 sát khuẩn cồn 700�

Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da xung quanh. Giữ an toàn nơi vị trí đưa kim.

Page 83: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

78 79

TT Thực hiện Lý do

9 Đuổi khí: mũi vát kim cùng chiều với mặt số trên bơm tiêm. Để bơm tiêm thẳng đứng (đầu ambu chính giữa) hoặc chếch theo đầu ambu (nếu đầu ambu lệch).

- Đuổi hết khí trong bơm tiêm. - Phòng ngừa tai biến do khí gây ra.

10 Đưa kim vào tĩnh mạch: Để mặt vát kim lên trên, căng da, đâm kim chếch 15 - 300 (tuỳ trường hợp) so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch.

Đưa kim vào tĩnh mạch được dễ dàng, tay căng da không chạm vào vị trí đâm kim tránh không vô khuẩn vùng tiêm.

11 Tiêm thuốc: - Kéo lui pittong trong 5 đến 10 giây. Nếu thấy máu trào vào bơm tiêm, tháo garo.

- Tiêm thuốc từ từ với tốc độ khoảng 1ml/30

giây, quan sát sắc mặt người bệnh.

Kiểm tra xem kim đã vào đúng tĩnh mạch chưa? Sự xuất hiện của máu trong bơm tiêm cho thấy kim tiêm nằm trong tĩnh mạch. Tháo garo làm giảm áp lực tĩnh mạch. Tiêm chậm giúp giảm đau và hạn chế tai biến. Để phát hiện những bất thường sớm, kịp thời xử lý bất thường.

12 - Hết thuốc, căng da nhanh, rút kim nhanh theo chiều đâm vào đồng thời kéo chệch da.

- Cho bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

- Hạn chế sự tổn thương mô và mạch máu.

- Cô lập kim ngay, an toàn cho người đi tiêm và người được tiêm.

13 Dùng bông khô đặt lên vị trí rút kim tiêm và giữ trong 3 đến 5 giây hoặc tùy theo từng người bệnh.

Phòng chảy máu.

14 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết: - Tại vị trí tiêm: phồng, buốt báo lại với nhân

viên y tế. - Toàn thân: khó thở, tức ngực, rét run...nhờ

người nhà/người bệnh khác báo lại cho nhân viên y tế/bấm chuông ở đầu giuờng gọi nhân viên y tế.

Phát hiện tai biến để xử trí kịp thời.

15 Giúp người bệnh trở lại tư thế thích hợp, thuận tiện.

Giúp cho người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu.

16 Thu dọn dụng cụ, tháo găng.

17 Điều dưỡng rửa tay. Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

18 Ghi phiếu chăm sóc. Đánh giá kết quả tiêm thuốc.

Page 84: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

80 81

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

2. Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm tĩnh mạch, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

TT Thực hiện Lý do

Tiêm tĩnh mạch có truyền

1 Điều dưỡng vệ sinh tay Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý: Dụng cụ giống trong phần lấy thuốc vào bơm tiêm. - Thêm: găng tay sạch.

Thuận tiện cho quá trình dùng thuốc.

3 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng.

Xác định NB, thông báo, giải thích động viên người bệnh/người nhà người bệnh về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra. - Để người bệnh ở tư thế thích hợp (nằm

hoặc ngồi).

- Đảm bảo an toàn cho NB. - Để gia đình người bệnh/người bệnh

yên tâm hợp tác, đỡ lo lắng.

- Để dễ thực hiện khi đưa thuốc qua ống cao su hoặc chạc 3 tiêm vào tĩnh mạch.

- Giúp người bệnh cảm thấy thoải mái.

4 Mang găng tay (nếu cần) Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh

5 Khóa van điều chỉnh tốc độ hoặc chạc 3 tiêm Ngừng dịch truyền chảy giúp bơm thuốc được hiệu quả

Page 85: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

80 81

TT Thực hiện Lý do

11 Tiêm thuốc: - Kiểm tra lại liều thuốc chính xác và phòng

tai biến do khí gây ra.- Tiêm thuốc từ từ với tốc độ khoảng 1ml/30

giây, quan sát sắc mặt người bệnh.

Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong tĩnh mạch.Giảm bớt kích thích cho người bệnh.Hạn chế sự tổn thương mô và mạch máu.Tránh sự lây nhiễm qua lỗ chân kim - Giúp giảm đau và hạn chế tai biến.

12 - Hết thuốc, rút kim nhanh theo chiều đâm - Cho bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

- Hạn chế sự tổn thương mô và mạch máu.

- Cô lập kim ngay, an toàn cho người đi tiêm và người được tiêm.

14 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết: - Tại vị trí tiêm: phồng, buốt báo lại với nhân

viên y tế. - Toàn thân: khó thở, tức ngực, rét run...nhờ

người nhà/người bệnh khác báo lại cho nhân viên y tế/bấm chuông ở đầu giuờng gọi nhân viên y tế.

Phát hiện tai biến để xử trí kịp thời.

15 Giúp người bệnh trở lại tư thế thích hợp, thuận tiện.

Giúp cho người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu.

16 Thu dọn dụng cụ, tháo găng.

17 Điều dưỡng rửa tay. Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

18 Ghi phiếu chăm sóc. Đánh giá kết quả tiêm thuốc.

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

2. Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm tĩnh mạch, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 86: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

82 83

4.5. Kỹ thuật khí dung

Nhận định Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác, dấu hiệu sinh tồn… Nhịp thở, tình trạng khó thở?; Màu sắc da, niêm mạc, SpO2; mạch, HA, nghe phổi; sự thông thoáng của đường hô hấp (có dịch, đờm dãi không?)

Đề phòng các tai biến trong và sau khi khí dung.

3. Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

Tránh tiêm các loại thuốc mà người bệnh đã bị dị ứng.

4. Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

Xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh.

5. Nhận định môi trường tiêm. Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

2. Người bệnh được khí dung an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi khí dung.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi khí dung, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 87: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

82 83

TT Các bước thực hành Lý do

1 Kiểm tra thuốc: đúng thuốc, liều thuốc - Đảm bảo an toàn

2Chuẩn bị người bệnh- Đúng người bệnh, và y lệnh thuốc.- Thông báo và giải thích với NB/GĐ- Hướng dẫn/giúp người bệnh ở tư thế thích hợp:

ngồi hoặc nằm ngửa đầu cao 60

- Đảm bảo đúng người bệnh, đúng thuốc, phòng tai biến

- Người bệnh yên tâm dùng thuốc- Tư thế thuận lợi cho hít thở khi

khí dung

3Điều dưỡng rửa tay thường quy, kiểm tra lại và sắp xếp các dụng cụ và thuốc trên khay hợp lý.

- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

- Đảm bảo dụng cụ đầy đủ trước khi thực hiện kỹ thuật.

4Kiểm tra máy khí dung và cắm điệnCho thuốc vào bình đựng thuốc, pha loãng (nếu cần): đúng liều theo chỉ định

- Đảm bảo sự an toàn khi dùng- Đảm bảo dùng thuốc đúng liều

dùng, đúng nồng độ

5 Đặt mask (kín miệng và mũi NB) hoặc đưa đầu ống khí dung vào mũi người bệnh

- Đảm bảo hiệu quả khi người bệnh hít thở thuốc vào đường hô hấp

6 Bật công tắc của máy và quan sát thuốc bắt đầu phun ra dưới dạng sương mù

- Xác nhận việc máy làm việc tốt trong suốt quá trình dùng thuốc

7 Hướng dẫn người bệnh hít sâu, thở ra chậm và đều.- Nếu NB thấy khó thở: hướng dẫn NB cứ mỗi

nhịp thở thứ 4 hoặc thứ 5 lại hít sâu rồi nín thở trong vòng 5-10 giây rồi mới thở ra

- Luôn nhắc nhở người bệnh hít sâu, thở ra chậm thụ động trong suốt quá trình khí dung

- Làm cho thuốc vào sâu trong đường hô hấp, phổi để đạt tác dụng tối đa.

8 Nhận định NB trong và sau dùng thuốc:- Theo dõi hô hấp, DHST,… chú ý TD sát mạch

người bệnh khi dùng các thuốc chẹn beta- Hỏi cảm giác của NB sau khi dùng thuốc

- Nhận biết cảm giác và diễn biến của NB khi dùng thuốc.

9 Khi hết thuốc: - Tắt máy, tháo bình đựng thuốc, ống dẫn, mask

ngâm vào dung dịch khử khuẩn.- Hướng dẫn NB về tư thế thoải mái; cho NB xúc

miệng và lau sạch bằng nước ấm nếu thuốc là Steroid

- Hướng dẫn NB theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc

- Phòng tránh lây nhiễm VSV

- Tạo sự thoải mái cho NB

- An toàn khi dùng thuốc

10 - Thu dọn dụng cụ, rửa tay - Ghi phiếu theo dõi dùng thuốc

- Xử lý dụng cụ, KSNK- Ghi lại thông tin khi dùng thuốc.

Page 88: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

84 85

5. Bảng kiểm

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT LẤY THUốC TỪ ốNG/LỌ THUốC

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

I Nhận định

1 Kiểm tra chính xác và toàn diện việc sao chép đơn thuốc. Thực hiện 5 đúng.

2 Nhận định tiền sử dùng thuốc và tiền sử bệnh của người bệnh.

3 Thái độ, kiến thức của người bệnh hoặc gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

II Lập kế hoạch

4 Dụng cụ được chuẩn bị đủ, đúng và phù hợp với lượng thuốc.

5 Thuốc được chuẩn bị theo đúng y lệnh.

6 Thuốc được lấy vào bơm tiêm theo đúng y lệnh và quy trình của bác sỹ.

III Thực hiện

7 Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.

8 Chuẩn bị dụng cụ thuốc và sắp xếp hợp lý.

9 Chuẩn bị thuốc cho từng người bệnh tuân theo 5 đúng.

Lấy thuốc từ ống thuốc nước

10 Búng nhẹ đầu ống thuốc bằng ngón tay cho đến khi dịch không còn ở cổ ống. Sát khuẩn cổ ống thuốc bằng bông cồn.

11 Dùng gạc bẻ ống thuốc.

12 Thay kim tiêm bằng kim lấy thuốc.

13 Lấy thuốc vào bơm tiêm. Hút đủ số lượng thuốc vào trong bơm tiêm bằng cách kéo nhẹ nhàng pittong.

Lấy thuốc từ lọ thuốc bột

14 Mở nắp lọ thuốc để lộ phần cao su, sát khuẩn nắp cao su bằng bông cồn và để khô tự nhiên.

15 Rút lượng dịch hòa tan vào bơm tiêm.

16 Đâm kim lấy thuốc qua trung tâm của nút cao su. Đẩy dung môi vào lọ thuốc.

17 Rút 1 lượng khí ra từ lọ thuốc, lấy kim ra, lắc đều thuốc.

Page 89: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

84 85

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

18 Lấy thuốc đã được hòa tan vào bơm tiêm.

19 Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm có cỡ thích hợp và kiểm tra kim.

20 Đuổi khí trong bơm tiêm.

21 Phân loại rác thải đúng.

22 Thu dọn dụng cụ và rửa tay.

Đánh giá Có Không

1. Dụng cụ được chuẩn bị đủ, đúng và phù hợp với lượng thuốc.

2. Thuốc được chuẩn bị đúng y lệnh.

3. Thuốc được lấy vào bơm tiêm đúng y lệnh và quy trình của bác sỹ.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT TiÊM TRONG DA

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

I Nhận định

1 Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

2 Nhận định toàn trạng người bệnh.

3 Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

4 Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

5 Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề…

6 Nhận định môi trường tiêm.

II Lập kế hoạch

7 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và hợp tác tốt trong và sau khi tiêm trong da.

8 Người bệnh được tiêm trong da an toàn và đạt hiệu quả.

9 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm trong da.

10 Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm trong da, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 90: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

86 87

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

III Thực hiện

11 Điều dưỡng rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh.

12 Kiểm tra lại dụng cụ và thuốc.

13 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng. - Giải thích, động viên cho người bệnh/người nhà người bệnh. - Để người bệnh ở tư thế thích hợp.

14 Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

15 Chọn vị trí tiêm thích hợp: 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay hoặc 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.

16 Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy chôn ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

17 Cầm bơm tiêm thẳng đứng, đuổi khí.

18 Căng da, để mũi vát kim lên trên, đâm kim góc độ 10-15 độ so với mặt da vừa đủ ngập mũi vát.

19 Bơm thuốc từ từ hết 1/10 ml (có cảm giác nặng tay).

20 Bơm thuốc chậm khi có cảm giác nặng tay sẽ xuất hiện một nốt phồng khoảng 6mm nổi trên mặt da.

21 Rút kim nhanh, căng da, cô lập ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

22 Đặt nhẹ lên vị trí tiêm bằng bông khô. (Không sát khuẩn lại trong trường hợp tiêm vaccin).

23 Nếu thử phản ứng khoanh tròn nơi tiêm ghi tên thuốc.

24 Dặn người bệnh không sờ vào vùng tiêm, nếu người bệnh có biểu hiện bất thường (ngứa tại vị trí tiêm, mẩn ngứa, khó thở, rét, vã mồ hôi…) nhờ người báo cho nhân viên y tế.

25 Giúp người bệnh ở tư thế thoải mái.

26 Thu dọn dụng cụ.

27 Điều dưỡng rửa tay.

28 Ghi hồ sơ: - Ghi lại những tác dụng không mong muốn (nếu có). - Ghi phiếu thử phản ứng thuốc. - Ghi phiếu chăm sóc.

Page 91: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

86 87

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/ người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và hợp tác tốt trong và sau khi tiêm trong da.

2. Người bệnh được tiêm trong da an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm trong da.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm trong da, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT TiÊM DƯỚi DA

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

A Nhận định

1 Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

2 Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác…

3 Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

4 Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

5 Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề…

6 Nhận định môi trường tiêm.

B Lập Kế hoạch

7 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm dưới da.

8 Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả.

9 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm dưới da.

10 Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm dưới da, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

C Thực hiện

11 Điều dưỡng vệ sinh tay

12 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý.

Page 92: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

88 89

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

13 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng. - Giải thích, động viên cho người bệnh/ người nhà người bệnh. - Để người bệnh ở tư thế thích hợp.

14 Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

15 Chọn vị trí tiêm thích hợp: - Tay: 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay. - Đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (cơ tứ đầu đùi). - Dưới da bụng cách rốn 5cm.

16 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông/gạc vô khuẩn. Đặt bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra với đường kính trên 10cm đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

17 Cầm bơm tiêm thẳng đứng, để mũi vát ngửa lên trên cùng chiều với mặt số của bơm tiêm, đuổi khí.

18 Căng da, tay cầm bơm tiêm đâm kim nhanh chếch 30 - 450 so với mặt da (hoặc phương pháp véo da, đâm kim nhanh vuông góc với mặt da véo lên/ đáy da véo, buông tay vùng da véo) ngập 2/3 thân kim.

19 Rút nhẹ pittong xem có máu không?

20 Bơm thuốc từ từ với tốc độ 1ml/10 giây, theo dõi sắc mặt người bệnh.

21 Khi bơm hết thuốc, rút kim nhanh, căng da, cô lập bơm kim tiêm vào hộp kháng thủng.

22 Dùng bông khô đặt lên vị trí vừa tiêm trong 30 giây để phòng chảy máu.

23 Dặn người bệnh những điều cần thiết.

24 Giúp người bệnh về tư thế thoải mái.

25 Thu dọn dụng cụ.

26 Điều dưỡng rửa tay.

27 Ghi phiếu chăm sóc.

Page 93: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

88 89

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/ người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm dưới da.

2. Người bệnh được tiêm dưới da an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm dưới da.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm dưới da, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT TiÊM BẮP

STT Các bước tiến hành Mức độ đạt

2 1 0

I Nhận định

1 Nhận định đúng NB: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

2 Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác, dấu hiệu sinh tồn…

3 Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

4 Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

5 Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề…

6 Nhận định môi trường tiêm.

II Lập kế hoạch

7 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm bắp.

8 Người bệnh được tiêm bắp an toàn và đạt hiệu quả.

9 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm bắp.

10 Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm bắp, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

III Thực hiện

8 Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.

9 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý.

Page 94: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

90 91

STT Các bước tiến hành Mức độ đạt

2 1 0

10 Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng. - Giải thích, động viên cho người bệnh/ người nhà người bệnh. - Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

11 Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

12 Xác định vị trí tiêm: - Tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay (cơ đenta ). - Đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (cơ tứ đầu đùi). - Mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên đường nối từ gai chậu trước

trên với mỏm xương cụt( bằng bông cồn hoặc bằng tay ).

13 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông/gạc vô khuẩn. Đặt bông/gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra với đường kính trên 10cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

14 Đuổi khí bằng cách để bơm tiêm thẳng đứng, kéo nhẹ pittong loại bỏ hết khí trong bơm tiêm.

15 Căng da,tay cầm bơm tiêm đâm kim nhanh: - Tay và đùi: đâm kim chếch 60º - 90º so với mặt da ngập 2/3 thân kim. - Mông: đâm kim vuông góc với mặt da (90º so với mặt da).

16 Rút thử pittong xem có máu không?

17 Bơm thuốc từ từ, theo dõi sắc mặt người bệnh.

18 Hết thuốc: Rút kim nhanh, căng da, cô lập bơm kim tiêm vào hộp kháng thủng.

19 Dùng bông khô đặt lên vị trí vừa tiêm để phòng chảy máu, đồng thời thả tay căng da.

20 Dặn người bệnh những điều cần thiết.

21 Giúp người bệnh về tư thế thoải mái.

22 Thu dọn dụng cụ.

23 Điều dưỡng rửa tay/sát khuẩn tay nhanh.

24 Ghi phiếu chăm sóc.

Page 95: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

90 91

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/ người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm bắp.

2. Người bệnh được tiêm bắp an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm bắp.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm bắp

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT TiÊM TĨNH MẠCH

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

I Nhận định

1Nhận định đúng NB: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

2 Nhận định toàn trạng người bệnh: tri giác, dấu hiệu sinh tồn…

3 Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh.

4Thái độ, kiến thức của người bệnh, gia đình người bệnh đối với việc dùng thuốc.

5 Nhận định vị trí tiêm: thâm tím, sẹo, sưng nề…

6 Nhận định môi trường tiêm.

II Lập kế hoạch

7Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

8 Người bệnh được tiêm tĩnh mạch an toàn và đạt hiệu quả.

9 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

10Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm tĩnh mạch, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

III Thực hiện

11 Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.

12 Chuẩn bị, sắp xếp dụng cụ và thuốc hợp lý.

Page 96: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

92 93

STT Các bước tiến hànhMức độ đạt

2 1 0

13

Chuẩn bị người bệnh: - Thực hiện 5 đúng. - Giải thích, động viên cho người bệnh/người nhà người bệnh. - Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

14Sát khuẩn cổ ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim, kiểm tra kim.

15 Bộc lộ vùng tiêm, chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động.

16 Đặt gối kê tay và dây garo dưới vùng tiêm.

17 Điều dưỡng đi găng tay.

18Buộc dây garo trên vị trí tiêm khoảng 10-15 cm, bắt lại mạch xem còn đập không?

19Sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông/gạc vô khuẩn. Đặt bông/gạc giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra với đường kính trên 10cm cho đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

20Cầm bơm tiêm thẳng đứng, để mũi vát ngửa lên trên cùng chiều với mặt số của bơm tiêm, đuổi khí.

21Đâm kim: 1 tay căng da, cố định tĩnh mạch. 1 tay cầm bơm tiêm, đâm kim 1 góc 30° qua da vào tĩnh mạch, ngập 2/3 thân kim.

22 Rút thử nòng bơm tiêm, nếu thấy máu trào vào bơm tiêm, tháo dây garo.

23 Bơm thuốc từ từ (1ml/10 giây), quan sát vị trí tiêm và sắc mặt người bệnh.

24- Hết thuốc, căng da nhanh, rút kim nhanh theo chiều đâm vào đồng thời

kéo chệch da. - Cho bơm kim tiêm vào hộp an toàn.

25 Dặn người bệnh những điều cần thiết.

26Dùng bông khô đặt lên vị trí rút kim tiêm và giữ trong 3 đến 5s hoặc tùy theo từng người bệnh.

27 Giúp người bệnh về tư thế thoải mái.

28 Thu dọn dụng cụ, tháo găng.

29 Điều dưỡng rửa tay/sát khuẩn tay nhanh

30 Ghi phiếu chăm sóc.

Page 97: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

92 93

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

2. Người bệnh được tiêm tĩnh mạch an toàn và đạt hiệu quả.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi tiêm tĩnh mạch.

4. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi tiêm tĩnh mạch, được xử trí đúng, kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

BẢNG KiỂM KHí DUNG

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ

trợ (2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc làm sai

(0)1 Nhận định2 Chuẩn bị dụng cụ và thuốc3 Xác định kết quả mong đợi4 Các bước tiến hành

4�1 Chuẩn bị người bệnh

4�2Điều dưỡng rửa tay thường quy, kiểm tra lại và sắp xếp các dụng cụ và thuốc

4�3Kiểm tra máy khí dung, cắm điệnCho thuốc vào bình đựng thuốc,

4�4Đặt mask (kín miệng và mũi NB) hoặc đưa đầu ống khí dung vào mũi người bệnh

4�5 Bật công tắc của máy và quan sát 4�6 Hướng dẫn người bệnh hít sâu, thở ra chậm và đều.4�7 Nhận định NB trong và sau dùng thuốc:

4�8

Khi hết thuốc: - Tắt máy, tháo bình đựng thuốc, …- Hướng dẫn NB về tư thế thoải mái; tự theo dõi

sau dùng thuốc

4�9- Thu dọn dụng cụ, rửa tay - Ghi phiếu theo dõi dùng thuốc

4�10 Đánh giá

Page 98: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

94 95

6. Tổ chức Dạy - Học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video hoặc quan sát trên lâm sàng

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình: Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/ một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận.

Bài TẬP TÌNH HUốNG

Tiêm trong da

Người bệnh Lê Thu Hồng, 45 tuổi vào viện điều trị viêm phổi ngày thứ nhất. Bác sỹ ra y lệnh tiêm thuốc Cefuroxim 750mg x 2 lọ (9hvà15h), thử test trước khi tiêm.

1. Vị trí tiêm tốt nhất để thử test cho người bệnh?

2. Lựa chọn góc độ tiêm đúng nhất để thử test?

Tiêm dưới da

Người bệnh Nguyễn Văn Thắng 52 tuổi, vào viện điều trị Đái tháo đường tuýp 1. Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh thuốc tiêm dưới da Wosulin N 40UI x 8 đv lúc 17h.

1. Lựa chọn cách tốt nhất để xác định đúng người bệnh và giải thích lý do bạn chọn.

2. Điều dưỡng viên giải thích cho người bệnh mục đích của việc quay vòng vị trí tiêm insulin là:

Tiêm bắp

Người bệnh Nguyễn Văn L. 55 tuổi, điều trị xơ gan do viêm gan C ngày thứ nhất, có cân nặng trung bình(60kg). Bác sỹ cho y lệnh thuốc tiêm bắp tay Vitamin K 5mg x 4 ống(9h-15h).

1. Bơm tiêm nào là thích hợp nhất để tiêm bắp tay, giải thích lý do bạn chọn?

2. Lựa chọn hành động đúng nhất của điều dưỡng viên khi rút thử pitton thấy có máu trào ra bơm tiêm và giải thích lý do tại sao?

3. Lựa chọn hành động an toàn nhất của người điều dưỡng viên để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh sau khi rút kim và giải thích lý do tại sao?

4. Kể những triệu chứng nào chứng tỏ rằng người bệnh đã có tổn thương thần kinh sau khi tiêm bắp?

Page 99: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

94 95

Tình huống “kỹ năng tiêm tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch có sẵn đường truyền”

Người bệnh Nguyễn Văn A, 60 tuổi, là giáo viên nghỉ hưu. Ông An được chẩn đoán là U lympo không Hodgkin và đã được điều trị hóa chất. Hậu quả của việc điều trị hóa chất là bạch cầu của ông bị giảm và dẫn đễn nguy cơ nhiễm khuẩn. Hiện tại ông đang bị ho và viêm họng. Bác sỹ ra y lệnh tiêm thuốc Cefotaxim 1g ngày 2 lọ, tiêm 2 lần. Bạn vừa nhận được y lệnh và đang chuẩn bị thuốc.

1. Thuốc tiêm Cefotaxim đã được đưa đến khoa của bạn dưới dạng lọ thuốc. Bạn cần phải làm gì để mở lọ thuốc?

2. Sau khi tiêm thuốc, ông An phàn nàn rằng ông thấy đau ở trong xương. Bác sỹ ra y lệnh tiêm thuốc Morphine sulfate 1mg qua đường tĩnh mạch cho ông. Bạn cần biết những thông tin gì trước khi tiến hành tiêm morphine cho ông An? Chọn những thông tin mà bạn thấy cần phải biết?

Tình huống kỹ năng khí dung

Bệnh nhân Lê Anh Minh, 65 tuổi vào viện điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn. Ông Minh được chỉ định khí dung thuốc qua đường hô hấp.

1. Khi cho người bệnh khí dung thuốc, điều dưỡng phải chú ý đặt mask phủ kín miệng và mũi người bệnh nhằm mục đích gì?

A. Để người bệnh dễ thở

B. Làm tăng hiệu quả đưa thuốc vào đường hô hấp

C. Để vận hành máy

D. Tránh nhiễm khuẩn

Đápán:B

2. Trong quá trình dùng thuốc qua khí dung, điều dưỡng cần theo dõi tình trạng gì của người bệnh?

A. Đau mũi B. Ho, sặc C. Nôn

D. Tình trạng hô hấp và cảm giác khi thở của người bệnh

Đápán:D

3. Thuốc khí dung sẽ được phun ra dưới dạng nào?

A. Dạng giọt B. Dạng sương mù C. Dạng tia D. Dạng hơi

Đápán:B

4. Khi người bệnh ra viện, bác sỹ chỉ định cho khí dung thuốc tại nhà. Điều dưỡng cần làm gì để giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và thuận tiện.

A. Hàng ngày đến nhà người bệnh giúp NB khí dung thuốc

B. Khuyên người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất

C. Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng máy khí dung và kỹ thuật khí dung thuốc để NB tự thực hiện ở nhà.

D. Hướng dẫn người bệnh nhỏ thuốc vào mũi để hít

Đápán:C

Page 100: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

96 97

BÀI 7. KĨ THUẬT DÙNG THUỐC

96 97

5. Thực hiện khí dung thuốc cho ông Minh (TrênmôhìnhnếucóĐK)

Hoặc chọn 01 người bệnh trên lâm sàng có chỉ định thở khí dung; yêu cầu học viên nhận định và thực hiện khí dung.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYTế(2010),Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbản,tập2.NhàxuấtbảngiáodụcViệtNam.

2. BộYTế(2013),Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng,Nhàxuấtbảnyhọc.

3. NguyễnTiếnQuyếtvàTrầnBìnhGiang(2014),Tàiliệuđàotạo“điềudưỡngngoạikhoa”,nhàxuấtbảnYhọc.

4. BộYTế(2012),ChuẩnnănglựccơbảncủaĐiềudưỡngViệtNam,1352/QĐ-BYTngày21tháng4năm2012.

5. Anne Griffin Perry - Patricia A. Potter (2006), Clnical Nursing skills & Techniques, 16th Edition,MosbyInc.

6. JoanneTollefson(2007),ClinicalPsychomotorSkill.CengageLearning.

7. PerryG.AandPorterA.P(2006),ClinicalNursingSkillandTechniques,MosbyElsevier.

8. Potter&Perry(2009),FundamentalsofNursing.MosbyElsevier.

9. ClaytonB.D,StockY.N&CooperS.E(2010),BasicPharmacologyforNurses,15thEdition.MosbyElsevier.

10. JoanneTollefson(2007),ClinicalPsychomotorSkills:Assessmenttoolsfornursingstudents,3rdEdition.CengageLearning.

11. WilsonS.F&GiddensJ.F(2009),HealthAssessmentforNursingPractice,MosbyElsevie.

12. Taylor’s(2015),HandbookofClinicalSkills.WoltersKluwer.

Page 101: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

96 9796 97

Bài 8

KỸ THUẬT HỖ TRỢ Hô HẤP Và QUẢN Lý ĐƯỜNG THỞ

MỤC TiÊU

1. Nhậnbiếtđượccáctrườnghợpngườibệnhcầnhỗtrợhôhấphoặc/vàápdụngcácbiệnpháphútthôngđườnghôhấp,thởoxy,bópbóng(TCNL1.1;2.1;4.1;4.2;4.3;6.1).

2. Chuẩnbịđúng,đủ,dụngcụphùhợpchohỗtrợhôhấpvàcáckỹthuậthútthôngđườnghôhấp,thởoxy,bópbóng(TCNL4.4;6.1,6.2).

3. Thựchiệnhiệuquảcáckỹthuậthỗtrợhôhấp,kỹthuậthútthôngđườnghôhấp,thởoxy,bópbónggiúpthởtrênmôhình/ngườibệnh(TCNL1,2,3,4,5.1,5.2,6,7,8.1,8.2,9,10.2,10.3,11.3;24.4).

4. Thểhiệntháiđộkhẩntrương,cẩntrọng,đảmbảoantoànkhithựchiệncáckỹthuậthỗtrợhôhấp,kỹthuậthútthôngđườnghôhấp,thởoxy,bópbónggiúpthở.(TCNL5.1,5.2,5.3,24.1).

NỘi DUNG

1. Giới thiệu:

Oxy là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người, Mọi tế bào trong cơ thể đều cần oxy để chuyển hóa, dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động. Thiếu oxy gây nhiều rối loạn chức năng và cấu trúc ở nhiều cơ quan tổ chức, đặc biệt là ở hệ thần kinh trung ương và vỏ não. Thiếu oxy não khoảng trên 5 phút đã có thể phát sinh những ổ hoại tử tổ chức không phục hồi. Các trung khu thần kinh mẫn cảm với thiếu oxy nhất là trung khu hô hấp và trung khu tuần hoàn.

Sự thiếu oxy sẽ làm rối loạn chuyển hóa từ hiếu khí sang yếm khí dẫn đến tình trạng nhiễm toan gây tăng tính thấm thành mao mạch và các thay đổi nội môi khác càng làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy tổn thương ở các mô, lúc đầu tổn thương có thể phục hồi được, nhưng nếu thiếu oxy nặng và kéo dài, có thể dẫn tới những rối loạn không hồi phục ở các cơ quan quan trọng (não,tim,gan,thận) và tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu oxy cho cơ thể, bao gồm: do môi trường, do dị vật tắc nghẽn đường hô hấp, do các bệnh lý ảnh hưởng hoạt động hô hấp, tổn thương trung tâm hô hấp, cơ hô hấp hay do các bệnh lý cản trở sự thông khí của người bệnh... Những can thiệp hỗ trợ hô hấp sẽ góp phần giải quyết những nguyên nhân trên giúp cải thiện tình trạng hô hấp, cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể người bệnh nhằm đem lại hiệu quả trong điều trị, chăm sóc người bệnh có vấn đề về hô hấp.

Page 102: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

98 99

Quản lý đường hô hấp tốt giúp đảm bảo đường hô hấp lưu thông, qua đó duy trì sự cung cấp oxy và đào thải khí CO2 thuận lợi, quản lý đường hô hấp bao gồm: Nhận định đúng tình trạng hô hấp của người bệnh; áp dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp phù hợp với người bệnh thiếu oxy; theo dõi hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ hô hấp và sự tiến triển của người bệnh... Vai trò của điều dưỡng ngoài việc lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ hô hấp cho người bệnh an toàn, hiệu quả, còn phải phối hợp với nhóm chăm sóc thực hiện y lệnh về điều trị ôxy liệu pháp, bóp bóng giúp thở…; báo cáo bác sĩ những bất thường và sự đáp ứng về hỗ trợ hô hấp của người bệnh; phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu trong can thiệp phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh; giáo dục truyền thông cho người bệnh và gia đình của họ về các can thiệp hô hấp.

Nhóm kỹ năng hỗ trợ hô hấp bao gồm:

- Đặt tư thế thuận lợi cho hô hấp

- Hút đờm dãi miệng hầu, mũi hầu

- Cho người bệnh thở Oxy

- Bóp bóng giúp thở

- Hút đờm qua ống nội khí quản, mở khí quản

- Chăm sóc ống nội khí quản, mở khí quản

- Chăm sóc người bệnh thở máy

- …

Trong khuôn khổ bài viết này sẽ giới thiệu một số kỹ năng hỗ trợ hô hấp sau: Hút đờm dãi miệng hầu, mũi hầu, hút qua ống NKQ hoặc qua canun KQ; Cho người bệnh thở Oxy; Bóp bóng giúp thở

2. Hướng dẫn học viên tự học lý thuyết liên quan tới kỹ năng:

Trước khi học thực hành, học viên tự học lại các nội dung sau:

- Giải phẫu đường hô hấp: Mũi, hầu họng, thanh khí phế quản, phổi, màng phổi,

- Sinh lý hô hấp: Sự thông khí, trao đổi khí, …

- Dấu hiệu của hô hấp bình thường: triệu chứng suy hô hấp, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn;

- Các phương pháp hỗ trợ hô hấp: Mục đích, áp dụng, nguyên tắc…

- Chăm sóc người bệnh suy hô hấp.

3. Phương pháp hỗ trợ hô hấp

3.1. Hút thông đường hô hấp

Hút thông đường hô hấp cho người bệnh là kỹ thuật dùng một ống thông nối với một máy hút, đưa vào mũi miệng, họng hoặc đưa qua ống nội khí quản, canun khí quản nhằm mục đích hút dịch, đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp của người bệnh ra ngoài. Hay nói cách khác hút thông đường hô hấp là nhằm mục đích khai thông đường hô hấp cho người bệnh.

Hút thông đường hô hấp áp dụng trong các trường hợp

- Người bệnh có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được.

- Người bệnh hôn mê tăng tiết đờm dãi.

Page 103: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

98 99

- Người bệnh hít phải chất nôn.

- Người bệnh mở khí quản, đặt nội khí quản, thở máy.

- Trẻ ngay sau đẻ.

Nguyên tắc chung

- Phải đảm bảo vô trùng trong khi hút để tránh gây bội nhiễm cho người bệnh.

- Phải thường xuyên hút đờm dãi cho người bệnh để đường hô hấp luôn được thông thoát, không bị tắc nghẽn; không được hút quá 3 - 5 lần, mỗi lần hút không quá 10 - 15 giây vì hút nhiều lần liên tục và hút lâu gây thiếu oxy, loạn nhịp tim.

- Không được hút quá sâu và phải đảm bảo áp lực hút: Người lớn hút với áp lực từ 100 - 120 mmHg. Trẻ em hút với áp lực từ 50 - 75mmHg. Với trẻ em nếu hút với áp lực mạnh sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

- Nếu không có máy hút thì có thể dùng bơm tiêm 50 - 100ml và ống sonde để hút.

Quy trình thực hành kỹ thuật hút thông đường hô hấp

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.1.1.Nhậnđịnh:Tình trạng NB: tỉnh/ hôn mê; nhịp thở? Màu sắc da, niêm mạc, SpO2, mạch, HA ...

3.1.2.Dụngcụ:Máy hút, hộp vô khuẩn đựng: Gạc, ống hút (cỡtonhỏtuỳtheongườibệnh). Kìm Kocher, cốc, găng tay. Dung dịch Natriclorua 0,9%. Chậu đựng dung dịch sát khuẩn để ngâm ống thông, túi đựng đồ bẩn,…

3.1.3.Kếtquảmongđợi:

- Người bệnh/gia đình NB yên tâm hợp tác

- Đường hô hấp NB thông thoáng

- Thực hiện KT hút đường hô hấp an toàn, tình trạng hô hấp của NB tốt hơn (da/niêmmạchồnghoặcbớttím;SpO2tốthơn);

3.1.4.Cácbướcthựchành:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Chuẩn bị người bệnh- Giải thích cho GĐ người bệnh - Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, có thể kê gối dưới

vai hoặc foler tùy theo tình trạng NB

- GĐ người bệnh hiểu và đồng ý.

- Làm thẳng đường hô hấp từ ngoài vào khí phế quản

2 Người thực hiện kỹ thuật- Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang.- Rửa tay thường quy

- Thực hiện KT bóp bóng

Page 104: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

100 101

TT Các bước thực hành Lý do

3Chuẩn bị máy, lắp ống hút, hút thử- Cắm điện vào máy hút, mở máy để kiểm tra và điều

chỉnh áp lực. - Xé túi đựng ống thông, điều dưỡng mang găng, lắp ống

thông vào đầu dây máy hút và hút thử dd Natriclorua 0,9% qua ống

- Đảm bảo máy vận hành tốt, áp lực hút phù hợp NB.

4* Hút dịch qua miệng, mũi hầu- Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi- Đưa ống thông vào các vị trí (khoang miệng, hầu, dưới

lưỡi, lỗ mũi,)- Bật công tắc cho máy hút, Tiến hành hút: Mỗi lần hút

không quá 15 giây, không hút quá 5 lần/ 1 đợt. - Hút tráng ống* Hút dịch qua ống NKQ hoặc canun KQ - Đưa ống thông vào ống nội khí quản hoặc canun khí

quản; Mở máy, kéo từ từ ống thông ra, vừa kéo vừa xoay ống thông hạn chế đẩy đi, đẩy lại. Hút dịch ở 3 tư thế (đầu ngửa thẳng, nghiêng phải, nghiêng trái).

- Mỗi đợt hút không quá 2 phút, mỗi lần hút không quá 30 giây,

- Hút tráng ống

- Tư thế thuận lợi- Hút sạch dịch trong

miệng, mũi, họng và đường hô hấp

- An toàn cho NB

5Hút xong: tắt máy, tháo ống thông cho vào dung dịch sát khuẩn. - Giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, cho NB thở

oxy

- KSNK- Tư thế tạo thuận lợi cho

hô hấp NB

6Nhận định NB sau khi hút- Quan sát nhịp thở, da, niêm mạc NB, SpO2 (nếu có)- Bắt mạch, đo HA- Cảm giác dễ chịu của NB sau khi hút

- Theo dõi NB sau khi hút dịch; nhận định hiệu quả và diễn biến của NB

7 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõiThời gian làm hút, tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi hút, Điều dưỡng ký tên

- Xử lý dụng cụ - Lưu lại thông tin

Page 105: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

100 101

3.1.5.Đánhgiá:(dựavàokếtquảmongđợi)

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT HúT THôNG ĐƯỜNG Hô HẤP

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên.

Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ (2)

Làm được, cần có sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

1 Nhận định NB

2 Dụng cụ

3 Xác định kết quả mong đợi

4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh

4.2 Người thực hiện kỹ thuật

4.3 Chuẩn bị máy, lắp ống hút, hút thử

4.4 Hút dịch qua mũi, miệng họngHút dịch qua ống NKQ, canun KQ

4.5 Hút xong: cho ống thông cho vào dd sát khuẩn; Giúp NB nằm lại tư thế thoải mái, cho NB thở oxy

4.6 Nhận định NB sau khi hút

4.7 Ghi phiếu theo dõi, thu dọn dụng cụ

4.8 Đánh giá

3.2. Cho người bệnh thở oxy

- Liệu pháp oxy là cung cấp khí thở có nồng độ oxy lớn hơn 21% (thểtíchkhíhítvào).

- Các dấu hiệu, triệu chứng chính của thiếu oxy máu.

+ Khó thở, người bệnh cảm thấy khó chịu phải ngồi dậy để thở, có cảm giác nghẹt thở; trẻ em nhịp thở nhanh. Người bệnh lo âu, hốt hoảng, bồn chồn.

+ Vật vã kích thích.

+ Giảm trí nhớ: Trí nhớ nghèo nàn, xa xăm, lộn xộn.

+ Giảm thị lực: nhìn mờ, nhìn đôi…

+ Giảm trương lực cơ và sự phối hợp của các cơ.

Page 106: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

102 103

Tronggiaiđoạnđầu: Mạch, huyết áp, nhịp thở tăng để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể. Giai đoạn sau: Người bệnh xuất hiện tím tái rõ (trẻemcódấuhiệurútlõmlồngngực)có rối loạn nhịp thở, huyết áp giảm, mạch nhanh.

- Các nguyên tắc khi tiến hành liệu pháp oxy.

- Liệu pháp ô xy được tiến hành theo chỉ định của Bác sỹ về: phương pháp thở oxy; thời gian thở oxy; lưu lượng oxy; đậm độ/nồng độ ô xy trong khí thở; độ ẩm, phương pháp làm ẩm.

- Đảm bảo vệ sinh phòng chống nhiễm khuẩn.

Sử dụng các dụng cụ sạch, dụng cụ vô khuẩn đúng quy định.

Luôn giữ cho ống thông khô, nếu thời gian thở oxy kéo dài cần thay đổi sonde, đảm bảo vệ sinh răng miệng cho người bệnh 3 - 4h/lần.

- Phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp.

Thực hiện tốt việc làm ẩm oxy, đảm bảo đủ lượng nước uống hàng ngày cho người bệnh.

- Phòng cháy nổ.

- Các phương pháp cho người bệnh thở ô xy được áp dụng trong thực tế là: Thở oxy bằng ống thông mũi hầu, gọng kính, Sử dụng mặt nạ, Lều oxy, Lồng ấp.

Trong phạm vi bài này sẽ trình bày kỹ thuật cho người bệnh thở ô xy bằng ống thông mũi hầu và gọng kính.

Quy trình thực hành kỹ thuật cho người bệnh thở oxy

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.2.1.Nhậnđịnh:TìnhtrạngNB:tỉnh/hônmê;nhịpthở?Màusắcda,niêmmạc,SpO2,mạch,HA…

3.2.2.Dụngcụ:

* Dụng cụ sạch:

- Bình oxy: áp lực kế, lưu lượng kế (cóthểdùngbaolôngoxy), dây dẫn oxy. Bình (lọ) làm ẩm oxy: Dùng nước cất hoặc nước chín(lượngnướctrongbìnhchiếm1/2thểtíchbình), khay chữ nhật, băng dính, kéo cắt băng dính.

- Túi đựng đồ bẩn.

* Dụng cụ vô khuẩn:

- Hộp đựng ống thông Nelaton vô khuẩn cỡ số thích hợp: Trẻ em cỡ số 8 hoặc 10, người lớn cỡ số 10 - 12-14, ống/dây ngửi ôxy hoặc mask.

- Hộp đựng bông, gạc, tăm bông, găng tay.

3.2.3.Kếtquảmongđợi:

- Người bệnh/gia đình NB yên tâm hợp tác

- Đường hô hấp NB thông thoáng

- Thực hiện KT thở oxy an toàn, tình trạng hô hấp của NB tốt hơn (da/niêmmạchồnghoặcbớttím;SpO2tốthơn);

Page 107: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

102 103

3.2.4.Cácbướcthựchành:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Chuẩn bị người bệnh- Giải thích cho NB/GĐ người bệnh - Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, có thể kê gối dưới

vai hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi tùy theo tình trạng NB

- GĐ người bệnh hiểu và hợp tác.

- Làm thẳng đường hô hấp từ ngoài vào khí phế quản, NB thoải mái

2 Người thực hiện kỹ thuật- Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang.- Rửa tay thường quy

- Thực hiện KT

3 Chuẩn bị hệ thống thở oxy- Lắp hệ thống thở oxy và kiểm tra sự hoạt động của toàn

bộ hệ thống, bình nước làm ẩm; mở van điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định, sau khi thử xong đóng van lại.

- Đảm bảo hệ thống vận hành tốt, lưu lượng thở theo chỉ định.

4 Hút dịch, làm thông thoáng đường HHĐiều dưỡng mang găng; dùng tăm bông vệ sinh mũi cho người bệnh; hút đờm dãi cho người bệnh nếu có dịch tiết

Làm thông thoáng đường HH

5 * Cho NB thở oxy qua ống thông mũi hầu- Đo và đánh dấu đầu ống thông: Đo từ cánh mũi đến dái

tai cùng bên của người bệnh. - Cầm ống thông như kiểu cầm bút nhẹ nhàng đưa ống

thông vào mũi người bệnh cho tới vạch đánh dấu.- Cố định ống thông bằng băng dính- Mở oxy cho NB thở* Cho NB thở oxy qua ống ngửi hoặc qua mask- Chụp mask kín mũi miệng người bệnh và cố định. - Hoặc đặt ống ngửi vào mũi và cố định. - Nối hệ thống oxy với ống thông (mask hoặc ống ngửi)

và mở van oxy cho người bệnh thở.

- Thực hiện các KT cho thở oxy đúng, an toàn

6 Nhận định NB sau khi cho thở oxy- Quan sát nhịp thở, da, niêm mạc NB, các dấu hiệu khó

thở, SpO2 (nếu có)- Bắt mạch, đo HA- Cảm giác của NB khi cho thở oxy

- Theo dõi NB sau khi thở oxy; nhận định hiệu quả và diễn biến của NB

7 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõiLưu lượng thở, tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi thở oxy, Điều dưỡng ký tên

- Xử lý dụng cụ - Lưu lại thông tin

Page 108: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

104 105

3.2.5.Đánhgiá:(dựavàokếtquảmongđợi)

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT CHO NB THỞ OXY

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên.

Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

1 Nhận định NB

2 Dụng cụ

3 Xác định kết quả mong đợi

4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh

4.2 Người thực hiện kỹ thuật

4.3 Chuẩn bị hệ thống thở oxy

4.4 Hút dịch, làm thông thoáng đường HH

4.5 - Cho NB thở oxy qua ống thông mũi hầu- Cho NB thở oxy qua ống ngửi hoặc qua mask

4.6 Nhận định NB sau khi thở oxy

4.7 Ghi phiếu theo dõi, thu dọn dụng cụ

4.8 Đánh giá

3.3. Kỹ thuật bóp bóng giúp thở

Bóp bóng qua mặt nạ là kỹ thuật cấp cứu, được thực hiện ở những người bệnh ngừng thở hoặc ngừng tuần hoàn với mục đích tạo nhịp thở cho người bệnh để cung cấp oxy cho não và các cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật được thực hiện bằng cách dùng bóng Ambu, áp mặt nạ vào mũi miệng người bệnh rồi bóp bóng với oxy, thường phối hợp với các kỹ thuật hồi sinh tim phổi khác. Kỹ thuật này có chỉ định trong các trường hợp: Ngừng hô hấp, tuần hoàn; suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở máy không xâm nhập; các trường hợp suy hô hấp cấp khi cấp cứu ở ngoài cơ sở y tế, không đủ các phương tiện kiểm soát hô hấp.

Page 109: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

104 105

Quy trình thực hành kỹ thuật bóp bóng giúp thở

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.3.1.Nhậnđịnh:(thựchiệnkhẩntrươngvìNBtrongtìnhtrạngcấpcứu)

Tình trạng NB: tỉnh/ hôn mê; nhịp thở? Màu sắc da, niêm mạc, SpO2, mạch, HA, …

3.3.2.Dụngcụ:BóngAmbu,mask/mặtnạ,oxy,canun,máyhút,sốcđiện(nếucó),monitor,gạcVK,…

3.3.3.Kếtquảmongđợi:

- Gia đình NB yên tâm hợp tác

- Đường hô hấp NB thông thoáng;

- Thực hiện bóp bóng đạt hiệu quả, tình trạng hô hấp của NB tốt hơn (da/niêmmạchồnghoặcbớttím;SpO2tốthơn);

- NB thở lại được (Trườnghợpcấpcứungừngthở);

- Tim đập trở lại(Trườnghợpcấpcứungừngtim)

- Gọi, hỏi NB nhận biết được (Trườnghợpmấtýthứcdongừngtim,suyHHcấp)

3.3.4.Cácbướcthựchành:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Chuẩn bị người bệnh- Giải thích cho GĐ người bệnh - Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, cổ ngửa tối

đa (có thể kê gối dưới vai)

- GĐ người bệnh hiểu và đồng ý.- Làm thẳng đường hô hấp từ

ngoài vào khí phế quản để khi bóp bóng khí vào phổi thuận lợi

2 Người thực hiện kỹ thuật- 1 người bóp bóng: ĐD hoặc BS- Hoặc 2 người: 1 người bóp bóng, 1 người phụTrang phục y tế, đeo găng sạch

- Thực hiện KT bóp bóng

3 Nhận định nhanh tình trạng NB- Nhận định ý thức - gọi hỏi NB - Nhận định hô hấp - quan sát da, niêm mạc, thở - Nhận định tuần hoàn - bắt mạch

- Nhận biết tình trạng người bệnh trước khi bóp bóng

4 Làm thông đường hô hấp- Bộc lộ vùng ngực hoặc nới rộng áo - Lau /hút sạch miệng và mũi người bệnh, lấy dị

vật (nếu có), đặt canun (nếu cần).

- Làm thông thoáng đường hô hấp để khi bóp bóng khí vào phổi dễ dàng; dịch tiết hoặc dị vật không bị đẩy vào phổi khi bóp bóng

Page 110: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

106 107

TT Các bước thực hành Lý do

5*Bóp bóng* Một người thực hiện- Một tay cầm bóng ambu- Một tay úp sát mặt nạ vào mũi miệng NB: ngón

tay trỏ và ngón cái giữ mặt nạ úp vào mũi, miệng NB, ba ngón tay còn lại nâng hàm dưới, sao cho mặt nạ áp sát kín mũi miệng NB.

- Bóp bóng đều, tần số bóp 12 -– 14 lần/ phút (người lớn) với trẻ em tùy theo lứa tuổi khoảng ≥ 25 lần/phút

* Hai người thực hiện: - Một người dùng 2 tay úp mặt nạ và nâng hàm

NB sao cho kín.- Một người bóp bóng; tần số bóp như trênTrong trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn, khibópbóngphảicósựphốihợpđồngbộvớiéptimngoàilồngngực

- Làm cho khí vào phổi người bệnh; cung cấp oxy cho não và các cơ quan

- Đảm bảo cấp cứu người bệnh (hô hấp, tuần hoàn) hiệu quả.

6 Nhận định NB trong khi bóp bóng- Quan sát sự giãn nở của lồng ngực NB- Quan sát màu sắc da, niêm mạc NB- Bắt mạch cảnh (trường hợp NB ngừng tim)

- Theo dõi hiệu quả trong khi bóp bóng; điều chỉnh kịp thời khi bóp chưa đúng kỹ thuật

7 Nhận định NB sau khi bóp bóng- Quan sát nhịp thở của NB?- Quan sát sắc mặt, da, niêm mạc NB, SpO2 (nếu có)- Bắt mạch, đo HA- Nhận định ý thức NB: Gọi, hỏi NB

- Theo dõi NB sau khi bóp bóng; nhận định hiệu quả và diễn biến của việc cấp cứu NB

8� Đặt người bệnh về tư thế thuận lợi cho hô hấp, cho NB thở oxy, tiếp tục theo dõi sát diễn biến của NB: nhịp thở, da, niêm mạc, SpO2 (nếu có), mạch, HA,…Lắp monitor theo dõi (nếu có),(Nếu NB đã tự thở được)Ghi chú: Trường hợpNB chưa tự thở, phải tiếptụcbópbóng,hoặcthựchiệnbiệnpháphỗtrợHHkhác…theochỉđịnhcủaBS.TrườnghợpcấpcứungừngtimcầnphổihợpthựchiệncácchỉđịnhcủaBSvềsốcđiệnvàthuốchồisứctuầnhoàn

- Tư thế tạo thuận lợi cho NB tự thở

- Đảm bảo cho HH của NB

9 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõi - Xử lý dụng cụ - Lưu lại thông tin

Page 111: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

106 107

Ghichú:Cầnphảirấtkhẩntrương,tranhthủthờigian(khithựchiệntừbước1đến5);nếuthựchiệnbước5*khôngđúngsẽkhôngđạtyêucầucủakỹthuật.

3.3.5.Đánhgiá:(dựavàokếtquảmongđợi)

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT BÓP BÓNG HỖ TRỢ Hô HẤP

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên.

Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

1 Nhận định NB

2 Dụng cụ

3 Xác định kết quả mong đợi

4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh

4.2 Người thực hiện kỹ thuật

4.3 Nhận định nhanh tình trạng NB

4.4 Làm thông đường hô hấp

4.5 Bóp bóng

4.6 Nhận định NB trong khi bóp bóng

4.7 Nhận định NB sau khi bóp bóng

4.8 Đặt NB tư thế thuận lợi cho hô hấp, cho NB thở oxy, theo dõi

4.9 Ghi phiếu theo dõi, thu dọn dụng cụ

4.10 Đánh giá

4. Tổ chức dạy - học thực hành:

- Các kỹ thuật hút thông đường hô hấp và cho NB thở oxy có thể tổ chức cho học viên học trên NB. Đối với kỹ thuật bóp bóng hỗ trợ hô hấp cần có phòng thực hành tại BV cho học viên học, vì trong lâm sàng chỉ có khoa HSCC hoặc khoa GMHS mới gặp kỹ năng này trên người bệnh; đây là kỹ năng cấp cứu, nên không có nhiều thời gian và cơ hội cho học viên rèn luyện.

Page 112: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

108 109

BÀI 8. KỸ THUẬT HỖ TRỢ HÔ HẤP VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ

108 109

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu/học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài

Người bệnh nam 52 tuổi, vào viện được chẩn đoán TBMMN; glassgow 7 điểm, da bình thường, môi hơi tím, dấu hiệu sinh tồn: mạch 90l/ph, HA 120/80mmHg, nhiệt độ 380C, Nhịp thở 26 l/ph, thở khò khè, có dịch tiết ở miệng, mũi NB.

1. Những dấu hiệu/ triệu chứng nào cho biết tình trạng hô hấp không hiệu quả của người bệnh?

2. Điều dưỡng cần làm gì giúp cải thiện hô hấp cho NB trên?

3. Thực hiện các kỹ năng giúp cải thiện hô hấp cho NB trên mô hình hoặc trên NB (nếu có điềukiện)

4. Sau khi đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ hô hấp nhưng tình trạng hô hấp của NB tiến triến xấu hơn - Glassgow 5 điểm, môi tím hơn, rối loạn nhịp thở... BS chỉ định bóp bóng hỗ trợ cho NB trong khi chuẩn bị các phương tiện đặt ống NKQ cho NB thở máy. Bạn hãy thực hiện kỹ năng bóp bóng hỗ trợ HH cho NB trên mô hình hoặc trên NB (nếucóĐK)

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYTế,Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbảntập2,NhàXBgiáodụcViệtNam2010

2. BộYTế,Bàigiảngkỹnăngđiềudưỡng,XuấtbảnYhọc2012

Page 113: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

108 109108 109

Bài 9

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG Và ốNG DẪN LƯU

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượcmụcđích,nguyêntắcthaybăngvếtthươngđặcđiểmvàchỉđịnhcủacácloạibăngvếtthương(1.1,1.2,1.3.4.1;4.3).

2. Kểtênmộtsốloạidungdịchthườngdùngđểrửavếtthương(2.2;2.3;6.1;6.4;6.6).

3. Trìnhbàyđượcmụcđích,chỉđịnh,mộtsốyêucầukhicắtchỉvếtthương(2.1,2.2,2.3).

4. Trìnhbàyđượcmụcđích,nguyêntắcvàvịtríđặtốngdẫnlưu(1.1,1.2,1.3.4.1;4.3)

5. Thựchiệnđượckỹthuậtthaybăng,cắtchỉvếtthươngvàchămsócốngdẫnlưuchongườibệnhtheođúngquytrình,antoànvàđạthiệuquả(7.1;7.2;7.3,4.5).

NỘi DUNG

Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, việc chăm sóc vết thương tốt giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng, kiểm soát vấn đề vô trùng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, tăng cường niềm tin của người bệnh vào nhân viên y tế.

1. Thay băng vết thương

1.1. Mục đích: Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khảo

1.2. Nguyên tắc thay băng: Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khảo

1.3. Đặc điểm và chỉ định của các loại băng vết thương: Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khảo

1.4. Mục đích, nguyên tắc và vị trí đặt ống dẫn lưu Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khảo

Page 114: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

110 111

1.5. Một số loại dung dịch thường dùng để rửa vết thương

TT Tên dung dịch Tác dụngHình ảnh minh họa

1 Betadin 1/1000 Có tính khử khuẩn cao, không gây kích ứng mô và sự lành vết thương. Dùng sát khuẩn da, niêm mạc, rửa vết thương và các xoang của cơ thể

2 Oxy già (H2O2) - Làm co mạch máu tại chỗ, chỉ định rửa các vết thương sâu, có mủ, nhiễm trùng, nhiều đất cát

- Không dùng để rửa vết thương đang lên mô hạt

3 NaCl 0.9%Normal saline

- Dùng rửa những vết thương thông thường, lành tính

4 Nước dakin Chỉ định rửa vết thương có mô hoại tử

5 Thuốc tím 1/1000 - 1/10000 KMnO4

Chỉ định rửa vết thương có nhiều chất nhờn

6 Octenidine dihydrochloride

Là một kháng sinh tại chỗ, hiện đang ngày càng được sử dụng trong lục địa châu Âu như là một thay thế cho quats hoặc chlorhexidine. Như tác nhân kháng khuẩn tại chỗ, Octenidine thường được sử dụng cho vết thương hở khử nhiễm. Octenidine đáp ứng các nhu cầu cho một kháng sinh phổ rộng

7 Prontosan Chỉ định làm sạch, làm ẩm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đối với các vết thương cấp và mãntính

Page 115: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

110 111

1.6.Kỹnăngthaybăngvếtthương:

Nhận định Lý do

1. Tình trạng người bệnh: toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh.

Theo dõi và phát hiện sớm tình trạng bất thường của người bệnh

2. Cách xử trí vết thương ban đầu Đánh giá nguy cơ vết thương

3. Nhận định về tiền sử bệnh và các yếu tố ảnh hưởng: tuổi, bệnh mạn tính, thuốc đang điều trị, chế độ ăn uống, nghiện rượu, nghiện thuốc lá…

Lượng giá nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương

4. Những hiểu biết của người bệnh và gia đình về cách sơ cứu và chăm sóc vết thương

Đánh giá kiến thức người bệnh để có kế hoạch giáo dục về cách sơ cứu, chăm sóc khi có vết thương

5. Tình trạng vết thương, vị trí vết thương Chọn lựa kỹ năng chăm sóc thích hợp

Lập kế hoạch

1. Thực hiện kỹ thuật CSVT mà không gây nhiễm khuẩn, tổn thương và không gây đau hoặc khó chịu cho người bệnh.

2. Vết thương tiến triển và lành tốt.

3. Người bệnh hiểu về nhu cầu CSVT.

1.6. Qui trình kỹ thuật thay băng

a.Thaybăngvếtthươngsạchvànhiễmkhuẩn

TT Thực hiện Lý do

1 Chuẩn bị người điều dưỡng- Thực hiện rửa tay thường quy- Mang khẩu trang (khi có chỉ định)

Đảm bảo nguyên tắc vô trùng trước khi chăm sóc vết thương

2 Kiểm tra và sắp xếp dụng cụ lên xe thay băng Thuận lợi và nhanh chóng khi thực hiện thao tác

3 Chuẩn bị người bệnh- Giới thiệu bản thân, thông báo, giải thích

cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh- Đặt người bệnh tư thế thích hợp: phù hợp

với vị trí của vết thương.

- Tạo tâm lý thoải mái, người bệnh hợp tác tốt

Page 116: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

112 113

TT Thực hiện Lý do

4 Trải tấm lót dưới vị trí vết thươngĐặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi

- Tránh dung dịch rửa, dịch từ vết thương người bệnh chảy ra giường

- Để bỏ bông gạc bẩn

5 Mang găng tay sạch - Giảm nguy cơ lây nhiễm

6 Bộc lộ vùng vết thương - Giúp cho việc chăm sóc được dễ dàng

7 Tháo bỏ băng gạc bẩn, quan sát nhận định tình trạng vết thương, tháo găng, vệ sinh tay

- Đánh giá tiến triển của vết thương- Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương

8 Đổ dung dịch rửa ra cốc - Để công việc được thực hiện liên tục và nhanh chóng

9 Điều dưỡng mang găng tay sạch, khẩu trang (nếu có chỉ định)

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Rửa vết thương

Vết thương sạch

10 Rửa vết thương bằng dung dịch NaCl 0,9% theo thứ tự: Bên đối diện ĐD, bên phía ĐD, từ trên xuống dưới, trực tiếp lên vết thương, lau khô. Sát khuẩn Betadine (phù hợp): thứ tự giống như rửa nước muối, thấm khô Betadine

Giảm bớt nguy cơ bội nhiễm từ vùng da xung quanh vào vết thương

Vết thương nhiễm khuẩn

10 Làm sạch VT phòng ngừa nhiễm khuẩnBáo phẫu thuật viên, thực hiện thủ thuật theo chỉ định- Vết thương có mô hoại tử+ Dùng kéo cắt lọc các tổ chức hoại tử+ Tách rộng mép vết thương+ Lặn nhẹ vết thương cho dịch, mủ trong sâu

thoát ra ngoài;+ Rửa vết thương bằng dung dịch oxy già,

thấm khô, nước muối sinh lý, thấm khô.- Vết thương mở, nhiều dịch tiết+ Nắp kim tiêm to vào bơm tiêm thích hợp

và hút dung dịch rửa+ Giữ kim cách vết thương 2,5 cm trên vùng

cần rửa.

Page 117: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

112 113

TT Thực hiện Lý do

11 Dùng gạc che kín vết thương, băng vết thương bằng loại băng thích hợp

Để bảo vệ vết thương và thấm hút dịch

12 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi

- Giúp người bệnh an tâm, tin tưởng vào điều trị và chăm sóc

13 Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải:+ Bỏ kẹp vào chậu có dung dịch khử khuẩn+ Tháo găng tay bỏ vào túi đựng đồ bẩn và bỏ

túi đựng đồ bẩn vào thùng chất thải y tế+ Lau bề mặt xe, để đúng nơi quy định+ Mang hộp dụng cụ đã dùng để đúng nơi quy

định

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

14 Rửa tay thường quy Ngăn ngừa lây nhiễm

15 Ghi hồ sơ: + Ngày giờ rửa vết thương + Tình trạng của vết thương + Phản ứng của Người bệnh+ Tên người CSVT

- Để theo dõi tiến trình chăm sóc và sự lành của vết thương

+ Bơm rửa vết thương cho đến khi dịch chảy ra trong.

Vết thương sâu, có đường dò+ Dùng ống nối mềm gắn vào bơm tiêm thích

hợp+ Đưa đầu ống vào vết thương khoảng

1,5cm.+ Tháo ống, giữ lại trên vết thương.+ Hút dịch vào ống tiêm, gắn với ống nối

mềm và bơm rửa cho đến khi nước chảy ra trong (Bơm chậm, liên tục)

Dùng dung dịch rửa thích hợp để làm sạch VT. Kỹ thuật rửa giống VT sạch

Page 118: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

114 115

b.Thaybăngvếtthươngcóốngdẫnlưu

TT Thực hiện Lý do

1 Thực hiện các bước từ 1- 9 giống như chăm sóc vết thương sạch

2 Rửa chân ống dẫn lưu, thân ống dẫn lưu:+ Rửa xoáy ốc từ chân ống dẫn lưu rộng ra

ngoài.+ Rửa từ chân lên thân ống dẫn lưu 7-10cm

- Làm sạch chân ống, thân ống dẫn lưu phòng ngừa nhiễm khuẩn

3 Theo dõi tình trạng người bệnh - Đề phòng tai biến trong khi làm thủ thuật (Người bệnh choáng do đau hoặc sợ)

4 Thấm khô vết thương - Làm khô bề mặt vết thương

5 Sát khuẩn vùng da xung quanh chân ống và thân ống dẫn lưu 7-10 cm

- Giảm lượng vi khuẩn

6 Dùng kéo vô khuẩn cắt gạc vô khuẩn 1 đoạn (hình chữ L hoặc hình chữ Y)

- Giảm bớt nguy cơ bội nhiễm từ vùng da xung quanh vào chân ống dẫn lưu

7 Đặt gạc vào chân ống dẫn lưu theo đường cắt. Điều chỉnh gạc che kín chân ống dẫn lưu.

- Tạo ra đường đưa gạc bao quang chân ống dẫn lưu

- Để bảo vệ vết thương và thấm hút dịch

8 Cố định bằng băng dính

9 Tháo găng bẩn

10 Xả dịch hay thay túi chứa- Dùng kẹp kẹp ống dẫn lưu.- Quan sát, ghi nhận số lượng, màu sắc, tính

chất dịch.- Mang găng sạch.* Trường hợp xả dịch:+ Đặt dụng cụ chứa, mở khóa cho dịch chảy

hết trong túi chứa.

Page 119: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

114 115

TT Thực hiện Lý do

11 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi

- Giúp người bệnh an tâm, tin tưởng vào điều trị và chăm sóc

12 Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải:+ Bỏ kẹp vào chậu có dung dịch khử khuẩn+ Tháo găng tay bỏ vào túi đựng đồ bẩn và bỏ

túi đựng đồ bẩn vào thùng chất thải y tế+ Lau bề mặt xe, để đúng nơi quy định+ Mang hộp dụng cụ đã dùng để đúng nơi

quy định

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

13 Rửa tay thường quy Ngăn ngừa lây nhiễm

14 Ghi hồ sơ: + Ngày giờ làm thủ thuật+ Tình trạng của vết thương+ Số lượng dịch, màu sắc, tính chất dịch+ Sự lưu thông của ống dẫn lưu+ Dung dịch rửa vết thương đã dùng+ Tên người thay băng

- Để theo dõi tiến triển qúa trình chăm sóc và sự lành của vết thương

Đánh giá Có Không

1. Vết thương được làm sạch, đảm bảo vô khuẩn và không tổn thương thêm

2. Người bệnh dễ chịu, giảm đau đớn, không bị rối loạn chức năng sinh lý

3. Người bệnh an toàn, không bị bội nhiễm

4. Người bệnh làm tốt kỹ thuật tự chăm sóc vết thương.

5. Người bệnh kể được các loại thức ăn cần sử dụng để giúp lành vết thương

6. Người bệnh kể được cách giữ vết thương tránh bội nhiễm thêm

+ Đóng khóa lại, mở kẹp.+ Đặt túi chứa dịch ở vị trí phù hợp.* Trường hợp thay túi :+ Tháo dây cầu nối ra khỏi dẫn lưu.+ Sát khuẩn đầu dẫn lưu.+ Gắn dây cầu nối có túi chứa vào dẫn lưu.+ Mở kẹp+ Treo túi chứa vào vị trí thích hợp

Page 120: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

116 117

Dụng cụ:

- Gói/hộp dụng cụ vô khuẩn: 1 kẹp phẫu tích có mấu, 1 kẹp phẫu tích không mấu, 2 pince, 1 kéo cắt chỉ, 2 cốc nhỏ

- Gạc, củ ấu, băng vô khuẩn…che phủ vết thương phù hợp

- Băng cuộn hoặc băng dính, kéo cắt băng, găng tay sạch

- Dung dịch rửa VT phù hợp

- Nylon, khay quả đậu, chai dung dịch sát khuẩn tay nhanh

- Thau/hộp đựng dung dịch khử khuẩn

- Túi/thùng đựng chất thải phù hợp

2. Thay băng cắt chỉ vết thương

2.1. Mục đích: Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khảo

2.2. Chỉ định: Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khả

2.3. Một số yêu cầu khi cắt chỉ vết thương: Học viên tìm đọc tại tài liệu tham khảo

2.4. Quy trình kỹ thuật

Nhận định Lý do

- Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

- Nhận định toàn trạng người bệnh: dấu hiệu sinh tồn, thể trạng.

- Tình trạng vết thương: vị trí, kích thước, độ sâu, bề mặt vết thương, số mũi chỉ cần cắt…

- Tình trạng tiết dịch, màu sắc vết thương, tiến triển lành vết thương, mùi.

- Vùng da xung quanh vết thương, loại vết thương: vết thương phẫu thuật, vết thương chấn thương, vết thương mạch máu…

Nhận định môi trường thay băng, cắt chỉ vết thương.

- Xác định đúng người bệnh.

- Đánh giá toàn diện tình trạng người bệnh để đưa ra xử trí kịp thời.

- Đánh giá mức độ tổn thương của da và các tổ chức liên quan.

- Phân loại đúng vết thương để ra quyết định chăm sóc.

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.

Page 121: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

116 117

Lập kế hoạch

1. Người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi được thay băng, cắt chỉ vết thương.

* Trường hợp vết khâu nhiễm khuẩn:

Người bệnh được cắt chỉ cách quãng giúp thoát dịch mủ bẩn, vết khâu được rửa sạch, đảm bảo vô khuẩn và không tổn thương thêm.

* Trường hợp vết khâu lành:

Người bệnh được cắt hết chỉ, có vết khâu liền sẹo.

2. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương.

3. Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương, được xử trí đúng và kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

* Cắt chỉ vết thương sạch

Thực hiện Lý do

1. Thực hiện giống các bước từ 1-10 của kỹ năng chăm sóc vết thương sạch.

2. Cắt chỉ: Vết khâu rời- Đặt miếng gạc vô khuẩn cạnh vết khâu.

Dùng kẹp phẫu tích nhấc mối chỉ lên khỏi mặt da. - Luồn 1 bên mũi kéo vào chân chỉ sát mặt da. - Cắt đứt chỉ, tay cầm kẹp rút chỉ ra khỏi vết khâu

đặt lên gạc. - Tiếp tục cắt hết chỉ theo chỉ định của thầy thuốc.

- Để bỏ chỉ sau khi cắt. Để chỉ rút từ trong vết khâu ra ngoài, phần chỉ bên ngoài không vào trong vết khâu. - Tránh đưa vi khuẩn từ ngoài vào trong.

Vết mổ khâu bằng móc bấm kim loại� - Tháo móc bấm như sau: luồn 1 bên mũi kềm sát

vào da, dưới móc bấm. Bóp mạnh phía tay cầm kìm, 2 đầu của móc bấm sẽ bật ra khỏi da.

- Nhanh chóng kẹp móc kim loại ra khỏi người bệnh.

Hình Móc bấm kim loại Tránh đầu nhọn của móc làm tổn thương da và đau người bệnh.

Page 122: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

118 119

Thực hiện Lý do

Cắt chỉ khâu liên tục hay khâu vắt - Đặt miếng gạc vô khuẩn cạnh vết khâu. - Kẹp và cắt mối chỉ sát da ở đầu vết khâu. - Cắt mối chỉ thứ 2 cùng phía với mối chỉ thứ nhất. - Nhẹ nhàng gắp đoạn chỉ đã cắt khỏi da. Đặt

lên gạc. - Tiếp tục cho đến khi hết chỉ.

3. Sát khuẩn vết thương một lần nữa. Tiêu diệt vi khuẩn.

4. Tiếp tục thực hiện giống các bước còn lại của kỹ năng chăm sóc vết thương sạch.

* Cắt chỉ vết thương nhiễm khuẩn

Thường phải cắt chỉ sớm hơn dự kiến để làm sạch vết mổ.

TT Thực hiện Lý do

1 Sau khi tháo băng bẩn, quan sát đánh giá tình trạng vết thương có dấu hiệu: Sưng nề, tấy đỏ, nốt chỉ căng và có thể thấy dịch, mủ chảy ra từ vết thương.

Để có hướng xử trí phù hợp.

2 Điều dưỡng đi găng tay sạch. Tránh lây nhiễm.

3 Rửa sạch vết băng dính trên da người bệnh bằng dung dịch ête.

Không để lại vết băng dính trên người người bệnh.

4 Dùng dung dịch NaCl 0,9% rửa xung quanh vết thương sau đó rửa trực tiếp vào vết thương.

Làm sạch vết thương và vùng xung quanh.

5 Thấm khô vết thương và vùng da xung quanh. Làm khô vết thương trước khi sát khuẩn để tránh làm loãng nồng độ của Betadine.

6 Sát khuẩn xung quanh vết thương bằng Betadine. - Sát khuẩn vết thương và chân chỉ từ trên xuống dưới

(phía bên đối diện người điều dưỡng trước).

Tiêu diệt vi khuẩn.

7 Cắt chỉ: cắt một nốt để lại một nốt. - Dùng mũi kẹp Kocher tách nhẹ mép vết thương để

cho dịch mủ từ trong vết thương chảy ra. - Gắp gạc củ ấu ấn nhẹ dọc theo vết thương cho dịch ở

trong vết thương chảy ra hết.

Để thoát dịch mủ ra ngoài.

Page 123: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

118 119

TT Thực hiện Lý do

8 Dùng dung dịch NaCl 0,9% rửa lại vết thương cho sạch, từ mép vết thương ra ngoài (phía bên đối diện trước, phía bên điều dưỡng sau). Sau đó rửa sạch vết thương từ trên xuống dưới. - Nếu muốn rửa lại dùng miếng gạc củ ấu khác đến khi

sạch. - Rửa rộng xung quanh vết thương và các vùng lân cận. - Dùng gạc thấm khô vết thương. - Dùng oxy già (có

thể dùng nhiều lần ) để làm sạch vết thương. - Dùng gạc thấm khô oxy già.

- Tiếp tục rửa lại bằng dung dịch NaCl 0,9%.

Làm sạch vết thương sau nặn mủ.

9 Dùng gạc thấm khô vết thương. Làm khô vết thương trước khi sát khuẩn để tránh làm loãng nồng độ của Betadine.

10 Tiếp tục thực hiện giống các bước còn lại của kỹ năng chăm sóc vết thương sạch.

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi được thay băng, cắt chỉ vết thương.

* Trường hợp vết khâu nhiễm khuẩn:

Người bệnh được cắt chỉ cách quãng giúp thoát dịch mủ bẩn, vết khâu được rửa sạch, đảm bảo vô khuẩn và không tổn thương thêm.

* Trường hợp vết khâu lành:

2. Người bệnh được cắt hết chỉ, có vết khâu liền sẹo.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương.

Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương, được xử trí đúng và kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

Page 124: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

120 121

3. Bảng kiểm:

Bảng kiểm kỹ thuật thay băng

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có sự hỗ

trợ(1)

Không làm hoặc làm sai (0)

i. Nhận định

1 Tình trạng người bệnh: toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn.

2 Cách xử trí vết thương ban đầu

3 Nhận định về tiền sử bệnh và các yếu tố ảnh hưởng: tuổi, bệnh mạn tính, thuốc đang điều trị, chế độ ăn uống, nghiện rượu, nghiện thuốc lá…Những hiểu biết của người bệnh và gia đình về cách sơ cứu và chăm sóc vết thương

4 Tình trạng vết thương, vị trí vết thương

ii. Lập kế hoạch

5 Thực hiện kỹ thuật CSVT mà không gây nhiễm khuẩn, tổn thương và không gây đau hoặc khó chịu cho người bệnh

6 Vết thương tiến triển và lành tốt

7 Người bệnh hiểu về nhu cầu cần CSVT

iii.Thực hiện

10 Chuẩn bị người điều dưỡng- Thực hiện rửa tay thường quy- Mang khẩu trang (khi có chỉ định)

11 Kiểm tra và sắp xếp dụng cụ lên xe thay băng

12 Chuẩn bị người bệnh- Giới thiệu bản than, thông báo, giải thích cho người bệnh

hoặc gia đình người bệnh- Đặt người bệnh tư thế thích hợp: phù hợp với vị trí của vết

thương.

13 Trải tấm lót dưới vị trí vết thươngĐặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi

14 Mang găng tay sạch

Page 125: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

120 121

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có sự hỗ

trợ(1)

Không làm hoặc làm sai (0)

15 Bộc lộ vùng vết thương

16 Tháo bỏ băng gạc bẩn, quan sát nhận định tình trạng vết thương, tháo găng, vệ sinh tay

17 Đổ dung dịch rửa ra cốc

18 Điều dưỡng mang găng tay sạch, khẩu trang (nếu có chỉ định)Vết thương

sạchVết thương nhiễm khuẩn

19 Rửa vết thương bằng dung dịch NaCl 0,9% theo thứ tự: Bên đối diện ĐD, bên phía ĐD, từ trên xuống dưới, trực tiếp lên vết thương, lau khô. Sát khuẩn Betadine (phù hợp): thứ tự giống như rửa nước muối, thấm khô Betadine

Vết thương có mô hoại tử+ Dùng kéo cắt lọc các tổ chức hoại tử+ Tách rộng mép vết thương+ Nặn nhẹ vết thương cho dịch, mủ trong

sâu thoát ra ngoài; + Rửa vết thương bằng dung dịch oxy già,

thấm khô, nước muối sinh lý, thấm khô.Vết thương mở, nhiều dịch tiết+ Lắp kim tiêm to vào bơm tiêm thích hợp

và hút dung dịch rửa+ Giữ kim cách vết thương 2,5 cm trên

vùng cần rửa.+ Bơm rửa vết thương cho đến khi dịch

chảy ra trong.Vết thương sâu, có đường dò+ Dùng ống nối mềm gắn vào bơm tiêm

thích hợp+ Đưa đầu ống vào vết thương khoảng

1,5cm.+ Tháo ống, giữ lại trên vết thương.+ Hút dịch vào ống tiêm, gắn với ống nối

mềm và bơm rửa cho đến khi nước chảy ra trong (Bơm chậm, liên tục)

Dùng dung dịch rửa thích hợp để làm sạch VT. Kỹ thuật rửa giống VT sạch

Page 126: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

122 123

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có sự hỗ

trợ(1)

Không làm hoặc làm sai (0)

20 Dùng gạc che kín vết thương, băng vết thương bằng loại băng thích hợp

21 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh về tư thế thoải mái

22 Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải:+ Bỏ kẹp vào chậu có dung dịch khử khuẩn+ Tháo găng tay bỏ vào túi đựng đồ bẩn và bỏ túi đựng đồ

bẩn vào thùng chất thải y tế+ Lau bề mặt xe, để đúng nơi quy định+ Mang hộp dụng cụ đã dùng để đúng nơi quy định

23 Vệ sinh tay thường quy

24 Ghi hồ sơ: Ngày giờ thay băng, tình trạng của vết thương, phản ứng của NB, tên người CSVT

Thay băng vết thương có ống dẫn lưu Thựchiệncácbướctừ1-19giốngnhưvếtthươngsạch

20 Rửa chân ống dẫn lưu, thân ống dẫn lưu:+ Rửa xoáy ốc từ chân ống dẫn lưu rộng ra ngoài.+ Rửa từ chân lên thân ống dẫn lưu 7-10cm

21 Theo dõi tình trạng người bệnh

22 Thấm khô vết thương

23 Sát khuẩn vùng da xung quanh chân ống và thân ống dẫn lưu 7-10 cm

24 Dùng kéo vô khuẩn cắt gạc vô khuẩn 1 đoạn (hình chữ L hoặc hình chữ Y)

25 Đặt gạc vào chân ống dẫn lưu theo đường cắt. Điều chỉnh gạc che kín chân ống dẫn lưu.

26 Cố định bằng băng dính

27 Tháo găng bẩn

Page 127: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

122 123

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có sự hỗ

trợ(1)

Không làm hoặc làm sai (0)

28 Xả dịch hay thay túi chứa- Dùng kẹp kẹp ống dẫn lưu.- Quan sát, ghi nhận số lượng, màu sắc, tính chất dịch.- Mang găng sạch.* Trường hợp xả dịch:+ Đặt dụng cụ chứa, mở khóa cho dịch chảy hết trong túi

chứa.+ Đóng khóa lại, mở kẹp.+ Đặt túi chứa dịch ở vị trí phù hợp.* Trường hợp thay túi :+ Tháo dây cầu nối ra khỏi dẫn lưu.+ Sát khuẩn đầu dẫn lưu.+ Gắn dây cầu nối có túi chứa vào dẫn lưu.+ Mở kẹp+ Treo túi chứa vào vị trí thích hợp

29 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh về tư thế thoải mái

30 Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải:+ Bỏ kẹp vào chậu có dung dịch khử khuẩn+ Tháo găng tay bỏ vào túi đựng đồ bẩn và bỏ túi đựng đồ

bẩn vào thùng chất thải y tế+ Lau bề mặt xe, để đúng nơi quy định+ Mang hộp dụng cụ đã dùng để đúng nơi quy định

31 Rửa tay thường quy

32 Ghi hồ sơ: + Ngày giờ làm thủ thuật+ Tình trạng của vết thương+ Số lượng dịch, màu sắc, tính chất dịch+ Sự lưu thông của ống dẫn lưu+ Dung dịch rửa vết thương đã dùng+ Tên người thay băng

Page 128: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

124 125

Đánh giá Có Không

1. Vết thương được làm sạch, đảm bảo vô khuẩn và không tổn thương thêm.

2. Người bệnh dễ chịu, giảm đau đớn, không bị rối loạn chức năng sinh lý.

3. Người bệnh an toàn, không bị bội nhiễm.

4. Người bệnh làm tốt kỹ thuật tự chăm sóc vết thương.

5. Người bệnh kể được các loại thức ăn cần sử dụng để giúp lành vết thương.

6. Người bệnh kể được cách giữ vết thương tránh bội nhiễm thêm.

Bảng kiểm kỹ thuật thay băng - cắt chỉ

STT Các bước tiến hành 2 1 0

i. Nhận định

1 Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

2 Toàn trạng: tri giác, dấu hiệu sinh tồn, thể trạng…

3 Tình trạng vết thương: vị trí, kích thước, số mũi chỉ cần cắt, độ sâu, bề mặt vết thương, tình trạng tiết dịch, màu sắc vết thương, tiến triển lành vết thương, mùi, vùng da xung quanh vết thương

4 Nhận định môi trường thay băng, cắt chỉ vết thương sạch.

ii. Lập kế hoạch

5 Người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi được thay băng, cắt chỉ vết thương sạch.

6 Người bệnh được cắt hết chỉ, có vết khâu liền sẹo.

7 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương sạch.

8 Người bệnh được phát hiện các dấu hiệu bất thường trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương sạch, được xử trí đúng và kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

iii.Thực hiện

9 Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.

10 Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ.

11 Chuẩn bị người bệnh: + Giải thích, động viên cho người bệnh/người nhà người bệnh. + Để người bệnh ở tư thế thích hợp.

Page 129: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

124 125

STT Các bước tiến hành 2 1 0

12 Trải nilon dưới vết thương, đặt khay hạt đậu hoặc túi nilon cạnh vết thương.

13 Tháo bỏ băng bẩn bằng tay hoặc bằng panh.

14 Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương. Xác định là vết thương sạch.

15 Điều dưỡng mang găng tay sạch.

16 Rửa chân băng dính bằng dung dịch ê te

17 Dùng kẹp rửa vết thương: từ mép vết thương ra ngoài, từ trên xuống dưới (phía bên đối diện với điều dưỡng trước, phía gần điều dưỡng sau), rửa trực tiếp trên vết thương bằng NaCl 0,9 %.

18 Thấm khô vết thương.

19 Dùng kẹp sát khuẩn vết thương: từ mép vết thương ra ngoài, từ trên xuống dưới (phía bên đối diện với điều dưỡng, phía điều dưỡng), sát khuẩn trực tiếp trên vết thương bằng dung dịch sát khuẩn.

20 Đặt 1 miếng gạc vô khuẩn cạnh vết thương.

Vết khâu rời Vết mổ bằng móc bấm kim loại.

Cắt chỉ khâu liên tục/ chỉ khâu vắt

21 Dùng kẹp nâng một bên chân chỉ có nút buộc, dùng kéo cắt sát chân chỉ bên nâng, rút chỉ đặt lên miếng gạc.

Tháo móc bấm: luồn 1 bên mũi kềm sát vào da, dưới móc bấm. Bóp mạnh phía tay cầm kìm, 2 đầu của móc bấm sẽ bật ra khỏi da.

Dùng kẹp nâng chân chỉ sát da ở đầu đường khâu, dùng kéo cắt mối chỉ. Cắt mối chỉ thứ 2 cùng phía mối chỉ thứ nhất.

22 Lần lượt cắt cho tới khi hết chỉ.

Nhanh chóng kẹp móc kim loại ra khỏi người bệnh. Lần lượt bỏ móc kim loại cho tới khi hết.

Nhẹ nhàng gắp đoạn chỉ đã cắt khỏi da. Tiếp tục cho đến khi hết chỉ.

23 Sát khuẩn lại vết thương.

24 Đặt gạc che kín vết thương và băng lại.

25 Giúp người bệnh về tư thế thoải mái - dặn người bệnh những điều cần thiết.

26 Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải, ghi phiếu chăm sóc.

Page 130: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

126 127

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh yên tâm, tin tưởng, hợp tác tốt trong và sau khi được thay băng, cắt chỉ vết thương sạch.

2. Người bệnh được cắt hết chỉ, có vết khâu liền sẹo.

3. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương sạch.

4. Người bệnh được phát hiện các dấu hiệu bất thường trong và sau khi thay băng, cắt chỉ vết thương sạch, được xử trí đúng và kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

4. Tổ chức dạy - học thực hành:

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình: Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/ một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận.

5. Câu hỏi lượng giá cuối bài:

Bài tập tình huống 1:

Bệnh nhân Nguyễn Thị L, 80 tuổi, thể trạng gày suy kiệt, được chẩn đoán là shock nhiễm trùng đường mật. Sau 2 tuần điều trị bệnh nhân đang dần ổn định. Bệnh nhân có ven tĩnh mạch trung ương dưới đòn trái, được mở khí quản để thông khí nhân tạo, có vết thương ở bụng cần được thay băng.

1.Theobạncầnthaybăngchobệnhnhântheotrìnhtựnhưthếnào?C

A. Thay băng từ trên xuống dưới: Mở khí quản - Ven trung ương - Vết thương bụng.

B. Thay băng mở khí quản - Vết thương bụng - Đeo găng thường thay optiskin bảo vệ catherter.

C. Thay băng catherter tĩnh mạch trung ương - Mở khí quản - Vết thương bụng.

D. Mỗi vết thương cần một hộp dụng cụ để thay băng.

2.Kểtêncácdungdịchdùngđểthaybăngtrongtrườnghợpnày?

Page 131: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 9. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG VÀ ỐNG DẪN LƯU

126 127

Tài LiỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. BộYtế(2013),Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.NhàxuấtbảnYhọc,HàNội.

2. BộYtế(2010),Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbản,tập2.NhàxuấtbảngiáodụcViệtNam

3. NguyễnTấnCường,TrầnThịThuận(2008),Điềudưỡngngoại2.NhàxuấtbảnGiáodục.

4. TrầnThịThuận(2007),ĐiềudưỡngcơbảnII.HàNội.NhàxuấtbảnYhọcHàNội

5. NguyễnTiếnQuyếtvàTrầnBìnhGiang(2014),Tàiliệuđàotạo“điềudưỡngngoạikhoa”,nhàxuấtbảnYhọc.

B. Tiếng Anh

6. CarolDealey(2012),”TheCareofWounds:AGuideforNurses”.

7. Standradsforwoundmanagement,ndedition,March2010.Publishedbythe

AustralianwoundManagementAssociationIncISBN978-0-9807842-1-3.Copyriht©Austra-lianWoundManagementAssociationInc,2010Allrightsrese.

8. RandollWolcott,JacquiFletcher.Theroleofwouldcleaninthemannagementofwounds.WouldsInternational2014,vol5Issue3,©WouldsInternational2014,www.woundsinter-national.com

9. PamelaLynn(2015)Taylor’sHandbookofClinicalNursingSkills.LisaMcAllister

Page 132: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

128128 129

Bài 10

KỸ THUẬT TRUYềN MÁU

MỤC TiÊU

1. Chuẩnbịdụngcụđúng,đủ,phùhợpchokỹthuậttruyềnmáu(CNL4.4;6.1,6.2)

2. Thựchiệnđượckỹthuậttruyềnmáuantoàn,hiệuquả(CNL1,2,3,4,5,6,7,8.1,8.2,9,10.2,10.3,11.3,16.3).

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh một lượng máu nhằm: Tăng khối lượng tuần hoàn, bù lại số lượng máu đã mất, tăng khả năng cung cấp oxy, tăng đông máu và cầm máu, tăng khả năng đề kháng và chống nhiễm khuẩn.

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng: chỉ định, nguyên tắc truyền máu, định nhóm máu, làm phản ứng chéo tại giường.

3. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

TT Các bước thực hành Lý do

i. Nhận định:

Họ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán của người bệnh, nhóm máu, kết quả xét nghiệm máu.

Tiền sử dị ứng với máu, tiền sử bệnh về máu.

Tình trạng người bệnh: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, màu sắc da, niêm mạc.

Sự hợp tác của người bệnh hoặc gia đình (nếu người bệnh mê, là trẻ em).

ii. Chuẩn bị dụng cụ:

Túi máu

Dây truyền máu

Page 133: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

129

BÀI 10. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

128 129

TT Các bước thực hành Lý do

Kềm KocherCồn 70o, cồn iốt Bông cầuKéoBăng keo Găng tayCard định nhóm, làm phản ứng chéoHộp thuốc chống sốcDụng cụ đo dấu hiệu sinh tồnDụng cụ phân loại rác.

iii. Xác định kết quả mong đợi

Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm hợp tác khi truyền máu.

Thực hiện truyền máu an toàn

iV. Các bước tiến hành

Chuẩn bị người bệnh

Kiểm tra hồ sơ người bệnh: Họ tên người bệnh, phiếu lĩnh máu, phiếu truyền máu.

Bảo đảm an toàn cho người bệnh

Thông báo cho người bệnh việc sắp làm. Giải thích để bệnh nhân yên tâm và nói để họ rõ thời gian truyền bao lâu sẽ xong.

Người bệnh giảm lo lắng và hợp tác

Lấy các dấu hiệu sinh tồn và ghi hồ sơ bệnh án Đánh giá tình trạng người bệnh trước khi truyền

Chuẩn bị điều dưỡngĐeo khẩu trang Ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo

Rửa tay thường quy Loại bỏ tối đa vi khuản trên tay, tránh lây nhiễm cho người bệnh

Kỹ thuật tiến hành

Kiểm tra nhãn hiệu túi máu: số túi máu, nhóm máu, số lượng máu, tên người cho, người lấy, ngày giờ tháng lấy.

Bảo đảm an toàn cho người bệnh

Kiểm tra chất lượng: túi máu có nguyên vẹn không. Túi máu vừa lấy ở tủ lạnh ra còn phân biệt rõ 3 lớp, màu sắc có tươi hay có hiện tượng tiêu huyết, nhiễm khuẩn. Túi máu có vón cục không, có để ra ngoài tủ lạnh quá 30 phút không.

Bảo đảm an toàn cho người bệnh

Page 134: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

130

BÀI 10. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

130 131

TT Các bước thực hành Lý do

Ðối chiếu phiếu lĩnh với túi máu Bảo đảm an toàn cho người bệnh

Định nhóm máu và làm phản ứng chéo tại giường Bảo đảm an toàn cho người bệnh

Cắt băng dính. Kiểm tra túi máu lần 2, lắc nhẹ nhàng và treo túi máu lên cọc truyền

Tạo áp lực để màu chảy vào lòng mạch dễ dàng

Khóa dây truyền, cắm dây truyền vào túi máu Tránh bọt khí vào dây truyền

Đuổi khí, cho máu chảy đầy 2/3 bầu đếm giọt và khóa lại

Tránh bọt khí vào dây truyền. Phòng ngừa tai biến do khí gây ra.

Bộc lộ vùng truyền chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay (nếu cần), dây cao su/ ga rô dưới vùng truyền.

Dễ dàng nhìn thấy tĩnh mạch

Mang găng tay sạch*(Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương).

Tránh nguy cơ phơi nhiễm

Buộc dây cao su/garo trên vùng truyền 10 cm-15 cm.

Giúp tĩnh mạch nổi rõ và cố định

Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài đường kính trên 10 cm sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn

Căng da đâm kim chếch 300 so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch thấy máu ở đốc kim tháo dây cao su/garo.

Đưa kim vào tĩnh mạch được dễ dàng.

Mở khoá truyền cho máu chảy. Để thông kim

Cố định đốc kim, che và cố định thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc băng dính trong, cố định dây truyền bằng băng dính.

Đảm bảo vô khuẩn

Tháo găng và bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm, vệ sinh tay.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn từ găng tay

Rút gối kê tay và dây cao su/garo, cố định tay người bệnh (nếu cần).

Đảm bảo tư thế an toàn

Điều chỉnh tốc độ máu chảy theo y lệnh. Thực hiện đúng theo y lệnh

Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh những điều cần thiết, cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, thuận tiện.

Phát hiện tai biến để xử trí kịp thời.

Thu dọn dụng cụ, rửa tay. Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

Ghi phiếu truyền máu và phiếu chăm sóc. Đánh giá kết quả.

V. Đánh giá: dựa theo kết quả mong đợi

Page 135: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

131

BÀI 10. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

130 131

BẢNG KiỂM

(Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên)

Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

i. Nhận định:

Họ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán của người bệnh, nhóm máu, kết quả xét nghiệm máu.

Tiền sử dị ứng với máu, tiền sử bệnh về máu.

Tình trạng người bệnh: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, màu sắc da, niêm mạc.

Sự hợp tác của người bệnh hoặc gia đình (nếu người bệnh mê, là trẻ em).

ii. Chuẩn bị dụng cụ:

Túi máu

Dây truyền máu

Kềm Kocher

Cồn 70o, cồn iốt

Bông cầu

Kéo

Băng keo

Găng tay

Card định nhóm, làm phản ứng chéo

Hộp thuốc chống sốc

Dụng cụ đo dấu hiệu sinh tồn

Dụng cụ phân loại rác.

iii. Xác định kết quả mong đợi:

Người bệnh/gia đình người bệnh yên tâm hợp tác khi truyền máu.

Thực hiện truyền máu an toàn

Page 136: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

132

BÀI 10. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

132 133

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

iV. Các bước tiến hành:

Chuẩn bị người bệnh

Kiểm tra hồ sơ người bệnh: Họ tên người bệnh, phiếu lĩnh máu, phiếu truyền máu.

Thông báo cho người bệnh việc sắp làm. Giải thích để bệnh nhân yên tâm và nói để họ rõ thời gian truyền bao lâu sẽ xong.

Lấy các dấu hiệu sinh tồn và ghi hồ sơ bệnh án

Chuẩn bị điều dưỡng

Điều dưỡng đeo khẩu trang

Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh

Kỹ thuật tiến hành

Kiểm tra nhãn hiệu túi máu: số túi máu, nhóm máu, số lượng máu, tên người cho, người lấy, ngày giờ tháng lấy.

Kiểm tra chất lượng: túi máu có nguyên vẹn không. Túi máu vừa lấy ở tủ lạnh ra còn phân biệt rõ 3 lớp, màu sắc có tươi hay có hiện tượng tiêu huyết, nhiễm khuẩn. Túi máu có vón cục không, có để ra ngoài tủ lạnh quá 30 phút không.

Ðối chiếu phiếu lĩnh với túi máu.

Định nhóm máu và làm phản ứng chéo tại giường

Cắt băng dính. Kiểm tra túi máu lần 2, lắc nhẹ nhàng và treo túi máu lên cọc truyền.

Khóa dây truyền, cắm dây truyền vào túi máu.

Đuổi khí, cho máu chảy đầy 2/3 bầu đếm giọt và khóa lại.

Bộc lộ vùng truyền chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay (nếu cần), dây cao su/ ga rô dưới vùng truyền.

Mang găng tay sạch*

(Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương).

Page 137: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

133

BÀI 10. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

132 133

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

Buộc dây cao su/garo trên vùng truyền 10 cm-15 cm.

Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài đường kính trên 10 cm sát khuẩn đến khi da sạch (tối thiểu 2 lần).

Căng da đâm kim chếch 300 so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch thấy máu ở đốc kim tháo dây cao su/garo.

Mở khoá truyền cho máu chảy để thông kim.

Cố định đốc kim, che và cố định thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc băng dính trong, cố định dây truyền dịch bằng băng dính.

Tháo găng và bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm vệ sinh tay.

Rút gối kê tay và dây cao su/garo cố định tay người bệnh (nếu cần).

Điều chỉnh tốc độ dịch chảy theo y lệnh.

Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh những điều cần thiết cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, thuận tiện.

Thu dọn dụng cụ rửa tay.

Ghi phiếu truyền máu và phiếu chăm sóc.

V. Đánh giá: dựa theo kết quả mong đợi

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ Học viên phản hồi;

+ Người hướng dẫn phản hồi và kết luận

Page 138: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

134 135134

BÀI 10. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU

134 135

Bài TẬP TÌNH HUốNG

Bệnh nhân Nguyễn Văn A, 16 tuổi, vào viện trong tình trạng tỉnh, da xanh , môi tái nhợt, mạch nhanh 95 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg, sốt nhẹ 38oC, xét nghiệm máu: Hồng cầu 2,1 x 1012/lít. Bác sĩ đã thăm khám và có chỉ định truyền máu. Hãy tiến hành kỹ thuật truyền máu cho bệnh nhân này.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2010).Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbản.Tập2.NhàxuấtbảnGiáodụcViệtNam.

2. BộYtế(2012).Hướngdẫntiêmantoàntrongcáccơsởkhámbệnh,chữabệnh.

Page 139: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

134 135134 135

Bài 11

THEO DÕi LƯỢNG DỊCH VàO - RA

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượctầmquantrọngcủaviệctheodõilượngdịchvào,dịchra(1)

2. Trìnhbàyđượccáchxácđịnhlượngdịchvào,dịchra(1,21)

3. Thựchiệnđượckỹthuậtđolượngdịchvào,dịchratheođúngquytrìnhvàchínhxácvớisựâncần,cẩnthận,tỉmỉkhitheodõivàđodịchvào-ra(2;4;5.1;5.2;6.2).

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Đo lượng dịch vào và ra là một công việc làm hằng ngày của người điều dưỡng để đánh giá tình trạng người bệnh và có kế hoạch chăm sóc. Lượng dịch đưa vào nên xấp xỉ lượng dịch thải ra. Nếu lượng dịch đưa vào thấp hơn lượng dịch thải ra thì bệnh nhân có nguy cơ thiếu thể tích dịch. Nếu lượng dịch đưa vào nhiều hơn lượng dịch thải ra thì bệnh nhân có nguy cơ thừa thể tích dịch.

1.1. Tầm quan trọng của việc theo dõi lượng dịch vào và dịch ra

- Xác định tình trạng nước vào ra cơ thể người bệnh.

- Phát hiện sớm dấu hiệu mất nước và điện giải.

- Có bằng chứng cho điều chỉnh rối loạn nước và điện giải cơ thể người bệnh.

1.2. Xác định nguồn dịch vào, dịch ra ở người lớn

Nguyên tắc cân bằng nước và điện giải là tổng lượng nước đưa vào cơ thể trong một ngày phải bằng tổng lượng nước do cơ thể thải ra. Lượng nước vào, ra ngoài cơ thể ở người lớn có trọng lượng 60-70kg được tính như sau:

Nguồn nước thải ra (ml) Nguồn nước vào cơ thể (ml)

Thận (nước tiểu) 1400-1800 Da (mồ hôi) 300-500 Nước do quá trình oxy hóa:

300 - 400 Phổi (thở) 600 - 800 Tiêu hóa: - Nước uống - Thức ăn

100

1400 - 1800 700 - 1000

Tổng số 2400 - 3200 2400 - 3200

Page 140: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 11. THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO - RA

136 137

2. Quy trình kỹ thuật

TT Nhận định Lý do

1 Xác định chính xác người bệnh Tránh nhầm lẫn bệnh nhân

2 Nhận định toàn trạng người bệnh, tình trạng người bệnh bị mất nước - mất dịch do: - Sốt kéo dài. - Tiêu chảy hoặc nôn mửa - Các ống dẫn lưu, vết thương - Lượng dịch dạ dày hút ra là bao nhiêu. - Bỏng nặng - Mất dịch tỷ lệ thuận với số lượng và chiều sâu của

vết thương

Để biết được lượng dịch bị mất qua các đường: da, phổi, dịch dẫn lưu, dịch tiêu hoá.

3 Xác định người bệnh bị giảm khả năng nuốt, hôn mê và giảm vận động.

Những người bệnh này có nguy cơ thiếu dịch vào.

4 Xác định người bệnh đang dùng thuốc ảnh hưởng đến cân bằng dịch, bao gồm cả thuốc lợi tiểu và steroid.

Chế phẩm tổng hợp steroid, như prednisone gây giữ nước; trong khi thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước và điện giải.

5 Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thừa hoặc thiếu dịch (nhịp tim chậm/nhanh; huyết áp cao/thấp; cân nặng, độ đàn hồi của da).

Đánh giá mức độ rối loạn nước - điện giải thông qua các triệu chứng lâm sàng.

6 Tham khảo một số kết quả xét nghiệm. Nhận định mức độ rối loạn điện giải thông qua những biến đổi của kết quả xét nghiệm điện giải đồ.

7 Thái độ, kiến thức của người bệnh/gia đình người bệnh đối với việc đo lượng dịch vào, dịch ra

Để xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của kỹ thuật theo dõi dịch vảo, dịch ra.

2. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

3. Lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được theo dõi trung thực và chính xác.

4. Lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được ghi chép đầy đủ và khoa học vào phiếu theo dõi

5. Người bệnh được can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu rối loạn nước và điện giải

Page 141: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 11. THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO - RA

136 137

TT Thực hiện Lý do

1 Điều dưỡng rửa tay/sát khuẩn tay nhanh Giảm nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật.

2 Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý - Bảng theo dõi dịch vào, ra - Bút ghi - Găng tay sạch - Bô để chứa nước tiểu - Dụng cụ để đo lường: ống đo có chia độ, ca, cốc, bát,...

- Thuận tiện cho quá trình thực hiện.

3 Chuẩn bị người bệnh - Thông báo, động viên và giải thích cho người bệnh/

người nhà người bệnh về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra, …

- Để người bệnh/người nhà người bệnh tham gia việc ghi chép đo lường nếu có yêu cầu, hướng dẫn người bệnh/người nhà người bệnh cách sử dụng các dụng cụ đo lường.

- Thiết lập với người bệnh kế hoạch về thời gian và cách thức đo lường.

- Người bệnh/người nhà

người bệnh yên tâm và hợp tác tốt

- Tiến hành được thuận lợi và chính xác

4 Đo lượng dịch vào

4.1. Ghi vào phiếu theo dõi: tên người bệnh, ngày tháng năm …

Đảm bảo thông tin về người bệnh chính xác và rõ ràng, tránh nhầm lẫn.

4.2. Ghi đúng số lượng dịch được đưa vào cơ thể người bệnh vào mốc thời gian cụ thể trong ngày (chỉ ghi lượng dịch đã thực hiện trên người bệnh; không ghi trước). Lượng dịch vào có thể từ các đường: - Đường miệng: ăn, uống. - Đường truyền tĩnh mạch. - Đường tiêm. - Cho ăn bằng ống thông, nhỏ giọt vào dạ dày.

- Đảm bảo số lượng dịch ghi vào phiếu đúng với thực tế.

- Bác sỹ và điều dưỡng biết đươc chính xác số lượng dịch vào cơ thể người bệnh qua từng nguồn

4.3. Tổng kết tổng lượng dịch đã đưa vào trong cơ thể người bệnh và ghi vào phiếu theo dõi.

Biết chính xác tổng số lượng dịch đã được đưa vào cơ thể

5 Đo lượng dịch ra�

5.1. Điều dưỡng rửa tay, đi găng. Giảm nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật, hạn chế sự lây nhiễm.

Page 142: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 11. THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO - RA

138 139

TT Thực hiện Lý do

5.2. Đo và ghi chính xác tất cả số lượng dịch từ trong cơ thể người bệnh thải ra ngoài tại mốc thời gian cụ thể qua các đường: - Nước tiểu (lưu ý lấy đo cả lượng nước tiểu khi đi đại

tiện). Nếu người bệnh đóng bỉm cần cân bỉm. - Chất nôn. - Dịch tiết qua các ống. - Phân - Hơi thở

Biết chính xác lượng dịch từ trong cơ thể ra ngoài

5.3. Thu dọn dụng cụ: đổ chất thải vào nhà vệ sinh hoặc nơi chứa chất thải y tế đúng quy định, rửa sạch ống đo hoặc bô để vào nơi quy định.

Dự phòng nhiễm khuẩn chéo

5.4. Tháo găng, rửa tay Giảm nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật

5.5. Tổng kết lượng dịch ra và ghi chính xác vào phiếu theo dõi (ghi thời gian cụ thể trong ngày)

Biết chính xác tổng số lượng dịch từ trong cơ thể ra ngoài.

6 6. Ghi vào phiếu theo dõi: tính bilan dịch vào ra cho người bệnh.

- Ghi lại công việc đã làm - Theo dõi được tiến

triển của người bệnh.

7 7. Báo cáo với bác sĩ tình trạng mất cân bằng dịch của người bệnh (nếu có).

Để bác sỹ cho y lệnh, điều dưỡng xử lý kịp thời.

Đánh giá

1. Người bệnh/người nhà người bệnh được giải thích về sự cần thiết của kỹ thuật đo lượng dịch vào ra.

2. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

3. Lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được đo lường chính xác.

4. Các thông tin về lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được ghi chép đầy đủ và chính xác trong phiếu theo dõi.

5. Diễn biến của người bệnh được can thiệp kịp thời

Page 143: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 11. THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO - RA

138 139

BẢNG THEO DÕi DỊCH VàO RA TRONG CƠ THỂ

Ngày.....tháng.....Năm.....

Họ tên người bệnh: Chẩn đoán: Cân nặng:

Dịch vào: Dịch ra:

T/gian Uống Ăn Truyền Nôn Dịch

dẫn lưu Nước tiểu

Phân ĐD

thực hiện

8 giờ 9 giờ …… ……

12 giờ …… ……

24 giờ Tổng

3. Bảng kiểm kỹ thuật theo dõi dịch vào, dịch ra

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Nhận định

1 Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi so với vòng đeo tay, hồ sơ người bệnh, …

2 Nhận định toàn trạng người bệnh: tình trạng người bệnh bị mất nước - mất dịch, thuốc người bệnh đang dùng có ảnh hưởng đến cân bằng dịch

3 Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi so với vòng đeo tay, hồ sơ người bệnh, …

4 Nhận định toàn trạng người bệnh: tình trạng người bệnh bị mất nước - mất dịch, thuốc người bệnh đang dùng có ảnh hưởng đến cân bằng dịch

Page 144: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 11. THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO - RA

140 141

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Lập kế hoạch

5 Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của kỹ thuật theo dõi dịch vảo, dịch ra.

6 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

7 Lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được theo dõi trung thực và chính xác.

8 Lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được ghi chép đầy đủ và khoa học vào phiếu theo dõi

9 Người bệnh được can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu rối loạn nước và điện giải.

Thực hiện

10 Điều dưỡng rửa tay/sát khuẩn tay nhanh

11 Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý

12 Giải thích, động viên cho người bệnh/người nhà người bệnh

13 Ghi vào phiếu theo dõi: tên người bệnh, ngày tháng năm,...

14 Ghi đúng số lượng dịch ĐD đưa vào cơ thể người bệnh vào mốc thời gian cụ thể trong ngày.

15 Tổng kết lượng dịch vào và ghi chính xác vào phiếu theo dõi

16 Điều dưỡng rửa tay, đi găng.

17 Đo và ghi chính xác tất cả số dịch từ trong cơ thể người bệnh thải ra ngoài tại mốc thời gian cụ thể.

18 Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay

19 Tổng kết lượng dịch ra và ghi chính xác vào phiếu theo dõi

20 Tổng kết lượng dịch vào, dịch ra cho người bệnh.

Page 145: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 11. THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO - RA

140 141

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Đánh giá

21 Người bệnh/người nhà người bệnh được giải thích về sự cần thiết của kỹ thuật đo lượng dịch vào ra.

22 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

23 Lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được đo lường chính xác.

24 Các thông tin về lượng dịch vào, dịch ra của người bệnh được ghi chép đầy đủ và chính xác trong phiếu theo dõi.

25 Diễn biến của người bệnh được can thiệp kịp thời.

Bài TẬP TÌNH HUốNG:

Bệnh nhân Văn Quốc H, 36 tuổi vào viện vì ngộ độc thức ăn. Bệnh nhân nôn nhiều, đi cầu phân lỏng tóe nước. Bệnh nhân được xử trí bằng nhịn ăn, truyền dịch qua đường tĩnh mạch sau đó chuyển sang đường uống. Nêu cách ghi nhận lượng dịch vào và ra ở bệnh nhân.

Dịch vào: + Dịch truyền: số lượng

+ Nước uống: số lượng

Dịch ra: + Chất nôn: số lượng

+ Phân: số lượng

Tài LiỆU THAM KHẢO:

1. BộYtế(2010),“Hướngdẫnthựchành55kĩthuậtđiềudưỡngcơbảntậpI”NhàxuấtbảngiáodụcViệtNam,trang332-337

2. TrườngĐạihọcYKhoaPhạmNgọcThạch(2014),Điềudưỡngcơbản2,NhàxuấtbảnYHọc.

3. Potter&Perry(2009),FundamentalsofNursing.MosbyElsevier.

4. Taylor’s(2015),HandbookofClinicalSkills.WoltersKluwer.

Page 146: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

142 143

Bài 12

THôNG TiỂU DẪN LƯU NƯỚC TiỂU

MỤC TiÊU

1. Thựchiệnđượccáckỹthuậtthôngtiểuchongườibệnhcụthể(CNL1.1,1.2,2.3,3.7,4.9,4.10,11.41,11.42)

2. Thựchiệnđượccáckỹthuậtdẫnlưunướctiểuchongườibệnhcụthể(CNL1.1,1.2,2.3)

3. Nhậnthứcrõvaitròquantrọngcủachămsócvệsinhchongườibệnh(CNL15.55,23.101,103,25.108,11.43,11.44)

4. Rènluyệntínhtỷmỉ,cẩnthậnvàchínhxáctrongchămsócngườibệnh(CNL15.55,23.101,103,25.108)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Thông tiểu là thủ thuật đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài, lấy nước tiểu xét nghiệm trong một số trường hợp hoặc kết hợp bơm thuốc điều trị tại chỗ các tổn thương ở bàng quang.

Trong trường hợp cần phải thông tiểu nhiều lần, có thể lưu ống thông tiểu trong nhiều giờ, nhiều ngày gọi là dẫn lưu nước tiểu.

2. Quy trình thực hành:

Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành sau đó giảng viên và học viên cùng thảo luận về các bước mà học viên chưa rõ (giảngviêncóthểthựchiệnmẫuvềcácbướcnày). Sau đó học viên sẽ thực hiện phần kỹ thuật trên người bệnh đã được phân công chăm sóc

TT Các bước thực hành Lý do

1 - Thông thường kỹ thuật thông tiểu được tiến hành ở phòng thủ thuật sạch sẽ, thoáng mát. Trong trường hợp đặc biệt (người bệnh nặng) có thể tiến hành thủ thuật ở phòng bệnh, phải có bình phong che ngăn cách giường người bệnh với các giường bệnh khác.

- Thông báo, giải thích để người bệnh, người nhà biết trước về thủ thuật sắp làm để họ yên tâm và kết hợp với điều dưỡng.

- Hướng dẫn cho người bệnh tự làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài trước khi thông tiểu. Trong trường hợp người bệnh không tự vệ sinh được

Page 147: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

142 143

TT Các bước thực hành Lý do

2 Điều dư ỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang. Rửa tay thư ờng quy.

Kỹ thuật thông tiểu

3 - Khay men chữ nhật, trụ cắm 2 kìm Kocher. Khăn khoác, nilon.- Hộp vô khuẩn đựng: Bông, gạc, kìm Kocher, săng có lỗ, cốc đựng bông

có tẩm dầu Parafin, cốc đựng bông hoặc gạc củ ấu có tẩm Betadin, khay quả đậu.

- Ống thông dùng một lần vô khuẩn, tuỳ trường hợp chỉ định mà chọn loại và cỡ thích hợp: Ống thông Foley, ống thông Nelaton, ống thông cao su đầu cong dùng trong u tiền liệt tuyến, ống thông kim loại dùng khi sử dụng ống thông cao su không kết quả.

- Găng tay vô khuẩn. Ống nghiệm (nếu có chỉ định xét nghiệm nước tiểu).- Kéo, băng dính, túi dẫn lưu nước tiểu (nếu có chỉ định dẫn lưu nước

tiểu).

Hình. ống thông Foley

- Dung dịch Nacl đẳng trương 0,9% và hệ thống dẫn lưu (nếu có chỉ định rửa bàng quang). Bơm tiêm 10 ml để bơm bóng chèn (nếu dẫn lưu nước tiểu). Bơm tiêm 50 ml (nếu rửa bàng quang). Túi đựng đồ bẩn, bô đựng nước tiểu.

- Trong thực tế có cơ sở y tế chuẩn bị sẵn gói đựng dụng cụ thông tiểu vô khuẩn (dùng một lần), có khả năng sử dụng thuận tiện ở mọi chỗ, mọi nơi khi cần thiết.

4

người điều dưỡng tiến hành vệ sinh cho người bệnh: Trải tấm nilon trên giường để người bệnh nằm ngửa, 2 chân chống và hơi dạng, đặt bô dẹt dưới mông người bệnh. Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch, xà phòng, rửa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đến khi sạch.

* Kỹ thuật tiến hành thông tiểu nam.- Để người bệnh nằm ngửa, lót nilon dưới mông. Phủ khăn khoác, bỏ

quần người bệnh, xoay chéo khăn khoác che kín chân và bộ phận sinh dục, 2 chân chống, đùi hơi dạng (tư thế sản khoa). Đặt khay dụng cụ giữa 2 đùi người bệnh, để túi đựng bông gạc bẩn bên cạnh. Mở khay hoặc gói dụng cụ vô khuẩn.

Page 148: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

144 145

TT Các bước thực hành Lý do

- Điều dưỡng mang găng. Trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục. Lót gạc, dựng đứng dương vật lên bộc lộ quy đầu. Sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài, miệng sáo, bao quy đầu bằng Betadin.

- Bôi trơn đầu ống thông dùng kẹp Kose kẹp đuôi ống thông lại đặt vào khay quả đậu vô khuẩn (giữa hai đùi) để hứng nước tiểu. Đối với ống thông cao su: Cầm ống thông và đưa vào niệu đạo khoảng 10 cm thì hạ dương vật xuống, tiếp tục đẩy ống thông vào niệu đạo (khoảng 15-20 cm) hoặc cho đến khi thấy nước tiểu chảy ra (nếu có chỉ định lấy nước tiểu xét nghiệm thì bỏ nước tiểu đầu lấy phần nước tiểu giữa vào ống nghiệm với số lượng vừa đủ). Khi nước tiểu chảy hết hoặc đã lấy đủ lượng nước tiểu theo yêu cầu thì gập ống thông lại và rút ống thông ra.

- Thông bằng ống thông kim loại: Tiến hành thủ thuật qua 4 thì.Thì 1: Tay phải cầm ống thông, tay trái cầm dương vật sang ngang, đưa ống thông tới túi bịt hành xốp. Thì 2: Tay trái đưa dương vật và ống thông trở về đường giữa trước còn song song với thành bụng, sau nâng dương vật thẳng lên. Không cần đẩy ống thông cũng có cảm giác ống thông tự trôi vào niệu đạo, nếu chưa có cảm giác ấy thì làm lại. Thì 3: Chỉ cần gập dương vật xuống là ống thông tự động trôi vào bàng quang. Thì 4: Rút ống thông, rút ra bằng động tác ngược lại với các thì cho vào.- Tháo bỏ săng có lỗ và nilon. Lau khô

vùng sinh dục ngoài, mặc quần cho người bệnh, bỏ vải phủ, đắp chăn cho người bệnh (nếu trời lạnh). Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái.

* Kỹ thuật tiến hành thông tiểu nữ.- Đặt người bệnh nằm ngửa thoải mái

trên giường, trải nilon dưới mông người bệnh.

- Phủ khăn khoác, bỏ quần người bệnh, xoay chéo khăn khoác che kín chân và bộ phận sinh dục, 2 chân chống, đùi hơi dạng (tư thế sản khoa).

- Đặt khay hoặc gói dụng cụ vô khuẩn, túi đựng đồ bẩn giữa 2 chân người bệnh. Mở khay vô khuẩn, điều dưỡng mang găng, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài người bệnh.

Hình. Sát khuẩn bộ phận sinh dục nam

Hình. Đưa ống thông vào niệu đạo

Hình. Xác định niệu đạo nữ

ÂmvậtNiệuđạoÂmđạo

Page 149: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

144 145

TT Các bước thực hành Lý do

Kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu

5

6 - Sắp xếp dụng cụ gọn gàng để đúng nơi quy định, tháo găng.- Ghi hồ sơ: Ngày, giờ lấy nước tiểu, số lượng, điều dưỡng ký tên.

- Đặt gạc bờ trên xương mu, dùng kẹp Kocher gắp bông tẩm dung dịch Betadin hoặc thuốc đỏ sát khuẩn bộ phận sinh dục. Sát khuẩn môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo rồi bỏ kẹp đã dùng ra ngoài vùng vô khuẩn.

- Bôi trơn đầu ống thông, dùng kìm Kocher kẹp đuôi ống thông lại đặt khay quả đậu vô khuẩn vào giữa đùi. Nhẹ nhàng đưa đầu ống thông vào niệu đạo người bệnh khoảng 4-5cm. Mở kìm Kose thấy có nước tiểu chảy ra là được (nếu có chỉ định lấy nước tiểu xét nghiệm thì bỏ nước tiểu đầu lấy phần nước tiểu giữa vào ống nghiệm với số lượng vừa đủ).

- Lau khô bộ phận sinh dục, bỏ săng có lỗ, bỏ nilon, mặc quần cho người bệnh, bỏ khăn khoác, giúp người bệnh nằm thoải mái và đắp chăn cho người bệnh nếu trời lạnh.

- Trường hợp người bệnh có chỉ định dẫn lưu nước tiểu khi tiến hành thông tiểu sử dụng ống thông Foley.

- Để người bệnh nằm ngửa, lót nilon dưới mông. Phủ khăn khoác, bỏ quần người bệnh, xoay chéo khăn khoác che kín chân và bộ phận sinh dục, 2 chân chống, đùi hơi dạng (tư thế sản khoa). Đặt khay dụng cụ giữa 2 đùi người bệnh, để túi đựng bông gạc bẩn bên cạnh. Mở khay hoặc gói dụng cụ vô khuẩn. Điều dưỡng mang găng. Trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục. Sát khuẩn bộ phận sinh dục của người bệnh bằng dung dịch Betadin. Lắp túi đựng nước tiểu vào đuôi ống thông Fo-ley. Bôi trơn đầu ống thông bằng dầu nhờn parafin. Nhẹ nhàng đưa đầu ống thông vào niệu đạo người bệnh cho đến khi thấy nước tiểu chảy ra là được.

- Dùng bơm tiêm lấy nước cất hoặc dung dịch NaCl 0.9% bơm vào nhánh thông với bóng (số lượng nước đưa vào theo số lượng ghi ở đuôi ống, thông thường là 5ml) để cố định ống thông không bị tuột ra ngoài. Bỏ săng có lỗ, cố định ống thông và túi đựng nước tiểu cho chắc chắn.

- Lau khô bộ phận sinh dục, bỏ săng có lỗ, bỏ nilon, mặc quần cho người bệnh, bỏ khăn khoác, giúp người bệnh nằm thoải mái và đắp chăn cho người bệnh nếu trời lạnh.

Hình. Bơm cuff

Page 150: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

146 147

3. Bảng kiểm: Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm cho học viên trước mỗi buổi giảng.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT THôNG TiỂU NỮ

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị ng ười bệnh.

1 Xemylệnhvàđốichiếuvớingườibệnh.

2 Giải thích, động viên để ng ười bệnh yên tâm khi làm thủ thuật.

3 Chuyển người bệnh sang buồng thủ thuật, kéo bình phong.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

4 Điều d ưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

* Chuẩn bị dụng cụ.

5 Khay chữ nhật hoặc gói vô khuẩn: Săng có lỗ, gạc, 2 kẹp kocher, ống thông Nelaton hoặc Foley, cốc đựng bông tẩm Betadin, dầu nhờn, khay quả đậu.

6 Khay chữ nhật sạch, găng tay.

7 Khăn khoác, nilon, bô, túi đựng đồ bẩn (hoặc khay quả đậu)

* Kỹ thuật tiến hành

8 Giúp ngư ời bệnh nằm ngửa, trải nilon d ưới mông.

9 Thay chăn bằng khăn khoác, bỏ quần xoay chéo khăn khoác. Giúp người bệnh nằm ở tư thế 2 chân chống, đùi hơi dạng, dùng khăn khoác che kín chân và bộc lộ vùng sinh dục.

10 Đặt khay dụng cụ và túi đựng đồ bẩn giữa 2 chân người bệnh.

11 Mở khay hoặc gói vô khuẩn, mang găng tay, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài.

12 Bôi trơn ống thông, kẹp đầu ngoài ống thông đặt vào khay quả đậu.

Page 151: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

146 147

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

13 Đặt gạc bộc lộ môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo. Sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài bằng Betadin, bỏ kẹp đã dùng.

14 Đặt khay quả đậu để hứng nước tiểu.

15 Đ ưa đầu ống thông qua lỗ niệu đạo vào bàng quang (4 đến 5cm), mở kẹp ống thông thấy n ước tiểu chảy ra.

16 Để nước tiểu chảy ra gần hết, gập đầu ống thông rút ra, bỏ săng có lỗ, lau khô vùng sinh dục.

17 Bỏ nilon, tháo găng tay, mặc quần và giúp ng ười bệnh nằm lại tư thế thoải mái, thay khăn khoác bằng chăn.

* Thu dọn dụng cụ.

18 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT THôNG TiỂU NAM

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị ng ười bệnh.

1 Xem y lệnh và đối chiếu với ngư ời bệnh.

2 Giải thích, động viên để ng ười bệnh yên tâm khi làm thủ thuật.

3 Chuyển người bệnh sang buồng thủ thuật, kéo bình phong.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

4 Điều d ưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

Page 152: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

148 149

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị dụng cụ.

5 Khay chữ nhật hoặc gói vô khuẩn: Săng có lỗ, gạc, 2 kẹp kocher, ống thông Nelaton hoặc Foley, cốc đựng bông tẩm Betadin, cốc đựng bông tẩm dầu Parafin, khay quả đậu.

6 Khay chữ nhật sạch, găng tay.

7 Khăn khoác, nilon, bô, túi đựng đồ bẩn (hoặc khay quả đậu)

* Kỹ thuật tiến hành.

8 Giúp ngư ời bệnh nằm ngửa, trải nilon d ưới mông.

9 Thay chăn bằng khăn khoác, bỏ quần xoay chéo khăn khoác. Giúp người bệnh nằm ở tư thế 2 chân chống, đùi hơi dạng, dùng khăn khoác che kín chân và bộc lộ vùng sinh dục.

10 Đặt khay dụng cụ và túi đựng bông gạc bẩn giữa 2 chân người bệnh

11 Mở khay hoặc gói vô khuẩn, mang găng tay, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài.

12 Bôi trơn ống thông, kẹp đầu ngoài ống thông đặt vào khay quả đậu

13 Lót gạc và bộc lộ bao quy đầu, sát khuẩn lỗ niệu đạo và quy đầu bằng Betadin, bỏ kẹp đã dùng.

14 Đặt khay quả đậu để hứng nước tiểu.

15 Đ ưa đầu ống thông qua lỗ niệu đạo vào bàng quang (15 đến 20cm), mở kẹp ống thông thấy n ước tiểu chảy ra.

16 Để nước tiểu chảy ra gần hết, gập đầu ống thông rút ra, bỏ săng có lỗ, lau khô vùng sinh dục.

17 Bỏ nilon, tháo găng tay, mặc quần và giúp ng ười bệnh nằm lại tư thế thoải mái, thay khăn khoác bằng chăn.

* Thu dọn dụng cụ.

18 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.

Page 153: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

148 149

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT DẪN LƯU NƯỚC TiỂU LiÊN TỤC

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị ng ười bệnh.

1 Xem y lệnh và đối chiếu với ngư ời bệnh.

2 Giải thích, động viên để ng ười bệnh yên tâm khi làm thủ thuật.

3 Chuyển người bệnh sang phòng thủ thuật hoặc che bình phong.

* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

4 Điều d ưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

* Chuẩn bị dụng cụ.

5 Khay chữ nhật hoặc gói vô khuẩn: Săng có lỗ, gạc, kẹp kocher, cốc đựng bông tẩm Betadin, cốc đựng bông tẩm dầu Parafin, khay quả đậu.

6 Khay chữ nhật sạch, kéo, băng dính, túi đựng nước tiểu, ống thông Foley, găng tay, bơm tiêm 10ml, dung dịch bơm bóng chèn

7 Khăn khoác, nilon, bô, túi đựng đồ bẩn hoặc khay quả đậu.

* Kỹ thuật tiến hành.

8 Giúp ngư ời bệnh nằm ngửa, trải nilon d ưới mông.

9 Thay chăn bằng khăn khoác, bỏ quần xoay chéo khăn khoác. Giúp người bệnh nằm ở tư thế 2 chân chống, đùi hơi dạng, dùng khăn khoác che kín chân và bộc lộ vùng sinh dục.

10 Đặt khay dụng cụ và túi đựng đồ bẩn giữa 2 chân người bệnh.

11 Mở khay hoặc gói vô khuẩn, mang găng tay, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài.

12 Bôi trơn, kẹp đầu ngoài ống thông đặt vào khay quả đậu

13 Đặt gạc bộc lộ môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo (đối với nữ), lót gạc đưa dương vật dựng đứng để lộ qui đầu (đối với nam), sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài bằng Betadin, bỏ kẹp đã dùng.

14 Đ ưa đầu ống thông qua lỗ niệu đạo vào bàng quang, mở kẹp ống thông thấy nước tiểu chảy ra kẹp đầu ống thông lại, bơm dịch vào bóng chèn để cố định.

Page 154: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

150 151

BÀI 12. THÔNG TIỂU - DẪN LƯU NƯớC TIỂU

150 151

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

15 Bỏ săng có lỗ, nối ống thông tiểu với hệ thống dẫn lưu nước tiểu, mở kẹp ống thông và cố định.

16 Bỏ nilon, tháo găng tay, mặc quần, giúp ng ười bệnh nằm lại tư thế thoải mái, thay khăn khoác bằng chăn.

* Thu dọn dụng cụ.

17 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.

18 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.

4. Tổ chức dạy - học thực hành

- GV thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: GV làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; GV hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ GV và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ GV cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi TỰ LƯỢNG GiÁ

Người bệnh nữ Nguyễn Thị A, 56 tuổi ở nhà bị ngã sau đó ỉa đùn, đái dầm, gọi hỏi không biết, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp 150/90mmHg, mạch 90 lần/ phút, nhịp thở 22 lần/phút và được bác sỹ tai biến mạch máu não. Hãy nhận định để xác định các vấn đề cần chăm sóc có ở người bệnh A và đưa ra các can thiệp điều dưỡng phù hợp cho các vấn đề đó.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2009).Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.HàNội:NhàxuấtbảnYhọc

2. TrườngĐạihọcYdượcTPHCM(2006).ĐiềudưỡngcơbảnI,HàNội:NXBYH

Page 155: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

150 151150 151

Bài 13

LẤY BỆNH PHẨM LàM XÉT NGHiỆM

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượckỹthuậtlấybệnhphẩmmáu,nướctiểu,phân,đờm(TCNL1.1;1.2;23.2)

2. Lấyđượcbệnhphẩmxétnghiệmđúngphươngpháp(TCNL6.1;6.2;6.3)

3. Kểcácyêucầuquantrọngtrongviệctiếnhànhkỹthuậtlấybệnhphẩmxétnghiệm(TCNL4.1;5.1)

NỘi DUNG

Trong công tác khám và chữa bệnh, bên cạnh việc khai thác các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng, thì vấn đề xét nghiệm được xem là rất quan trọng, nhất là trong những trường hợp khám lâm sàng không thể xác định chính xác được bệnh lý. Càng ngày người ta lại càng thấy rõ vị trí cần thiết của xét nghiệm: thiếu xét nghiệm, chẩn đoán của chúng ta trở nên mò mẫm, thiếu một chỗ dựa chính xác, chắc chắn, các công trình nghiên cứu khoa học thiếu một cơ sở khoa học có giá trị, thiếu những yếu tố để chứng minh cụ thể hoặc bị hạn chế không thể phát triển được. Công tác chăm sóc và điều trị bị cản trở và có thể có những trường hợp đáng tiếc xảy ra vì chúng ta không biết trước được.

Bệnh phẩm do điều dưỡng hoặc được thu thập dưới sự giúp đỡ của điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Để làm tốt được điều này điều dưỡng phải biết rõ lý do thực hiện những xét nghiệm này, biết được cách chuẩn bị cũng như cách hướng dẫn người bệnh hợp tác trong quá trình thực hiện, biết thu thập cũng như cách bảo quản bệnh phẩm đúng phương pháp.

1. Quy trình kỹ thuật lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

1.1. Lấy máu làm xét nghiệm:

Lấy máu làm xét nghiệm là phương pháp được thực hiện nhiều nhất, được dùng để định lượng nồng độ các chất sinh hóa trong máu, làm công thức máu, cấy máu, điện giải đồ ..v..v. Điều dưỡng chỉ được lấy máu tĩnh mạch chứ không được lấy máu động mạch

Page 156: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

152 153

TT Các bước thực hành Lý do

1 Xem hồ sơ bệnh án - Xác định được thủ thuật sắp thực hiện- Tránh được nguy cơ chảy máu

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Bông vô khuẩn, cồn hay dung dịch sát

khuẩn- Gối nhỏ hoặc khăn được gấp lại- Ống nghiệm đựng máu: Có chất kháng

đông hay không tùy loại xét nghiệm- Garô

- Để sát khuẩn- Để nâng cánh tay lên- Ép lên cánh tay tiêm- Đựng máu- Làm nổi tĩnh mạch

3 Chuẩn bị người bệnh:- Giải thích lý do tại sao phải lấy máu- Giải thích quy trình thủ thuật

- Người bệnh sẽ hợp tác- Để người bệnh đỡ lo lắng

4 Tư thế người bệnh:- Giúp NB nằm ở tư thế nằm ngửa hoặc

tư thế bán Fowler với cánh tay duỗi tạo thành một đường thẳng từ vai xuống cổ tay

- Để giữ tay không nhúc nhích, cánh tay là chỗ có nhiều tĩnh mạch nhất

- Một số NB có thể ngất khi đâm kim vào nên tư thế nằm là rất quan trọng để tránh tổn thương cho NB

5 Rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

6 Mang găng tay Để ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn

7 Thu thập mẫu nghiệm:- Buộc dây ga rô trên vị trí đâm kim 5 -

10cm- Sát khuẩn vị trí đâm kim bằng bông

sát khuẩn theo đường tròn từ trong ra ngoài khoảng 5 cm

- Đâm kim Đâm kim qua da góc 30 - 400, hạ góc độ kim xuống luồn kim vào tĩnh mạch

- Rút máu từ từ vào ống nghiệm cho đủ số lượng yêu cầu

- Garô làm ngăn máu từ tĩnh mạch cánh tay về tim và do đó sẽ làm cho tĩnh mạch căng lên và dễ dàng nhìn thấy

- Làm sạch vùng da vị trí đâm kim để không đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong máu. Để khô để chất sát khuẩn có đủ thời gian tác động lên vi sinh vật và cũng làm người bệnh đỡ đau.

- Đưa kim vào tĩnh mạch, giữ chặt và kéo pittông để đưa máu vào bơm tiêm

- Kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn nếu lấy đủ lượng máu yêu cầu.

- Tháo kim ra khỏi bơm tiêm và nhẹ nhàng bơm lượng máu vào ống nghiệm để tránh vỡ hồng cầu

8 Đậy kín mẫu máu Đảm bảo mẫu máu không bị nhiễm vi khu-ẩn từ bên ngoài vào và tránh bị đổ ra ngoài

Page 157: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

152 153

TT Các bước thực hành Lý do

9 Thu dọn dụng cụ Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng, giảm sự lây truyền vi khuẩn

10 Rửa tay (theo quy trình rửa tay thường quy)

Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

11 Dán nhãn và gửi mẫu đến phòng xét ng-hiệm- Ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu

cầu xét nghiệm

- Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị

- Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất

12 Ghi chép hồ sơ bệnh án- Ngày giờ lấy máu- Những tai biến xảy ra trong quá trình

lấy máu

- Chắc chắn đã thực hiện y lệnh- Để có xử trí kịp thời

* Những điều lưu ý:

- Xa giờ ăn, bệnh nhân không vận động để tránh trường hợp tăng bạch cầu sinh lý sau bữa ăn và do vận động nhiều.

- Vào một giờ nhất định để so sánh với các lần thử trước cho chính xác.

- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi lấy máu

- Trường hợp cấy máu nên lấy trước khi dung kháng sinh

- Không nên lấy máu ở những tĩnh mạch đang truyền

- Lấy đủ số lượng và tính chất máu cần thiết cho từng loại xét nghiện

- Khi cùng một lúc lấy máu cho nhiều loại xét nghiệm, không được lấy máu vào một ống nghiệm rồi san sẻ cho các ống khác, làm như vậy có thể làm sai lệch kết quả vì mỗi ống có thể có chất chống đông khác nhau.

1.2. Lấy nước tiểu làm xét nghiệm:

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán một cách tương đối chính xác các bệnh về thận, gan, tuyến nội tiết, chuyển hóa các chất trong cơ thể, thai nghén, sự bài tiết các chất thuốc đưa vào cơ thể, nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.

Nước tiểu có thể lấy để làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau.Mỗi loại xét nghiệm cần xác định phương pháp lấy. Những cách lấy nước tiểu khác nhau bao gồm:

- Lấymẫungẫunhiên: Mẫu có thể được lấy ở bất kỳ thời điểm nào, sử dụng một cái cốc sạch. Bình chứa không cần phải vô khuẩn. Mẫu nên được đưa ngay lập tức đến phòng xét nghiệm để tránh sự phát triển của vi khuẩn và thay đổi những thành phần của nước tiểu.

- Lấymẫunướctiểutheogiờ:Thường thì bác sỹ hay chỉ định thu thập nước tiểu trong 24 giờ, việc thu thập nên bắt đầu vào buổi sáng. Trước khi bắt đầu tính giờ, điều dưỡng yêu cầu người bệnh đi tiểu và bỏ mẫu nước tiểu đầu tiên này vì lượng nước tiểu này có sẵn trong bàng quang trong khoảng thời gian trước đó, sau đó thu thập tất cả các mẫu nước tiểu mà người bệnh bài

Page 158: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

154 155

tiết cho đến khi kết thúc thời gian chỉ định. Phương pháp này thường được chỉ định trong các xét nghiệm tìm các chất mà nồng độ của nó thay đổi theo thời gian như: acid amin, creatinin, hormone, đường …v..v..

- Lấynướctiểugiữadòng: Thường được sử dụng để lấy nước tiểu phục vụ cho xét nghiệm cấy tìm vi khuẩn cũng như làm kháng sinh đồ. Những xét nghiệm này thường cần phải mất 72 giờ mới có kết quả.

1.2.1.Lấynướctiểungẫunhiên:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Xem hồ sơ bệnh án Các xét nghiệm khác nhau cần các phương pháp thu thập nước tiểu khác nhau

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Nước, xà phòng, khăn, găng tay- Dụng cụ đựng nước tiểu có miệng lớn và có nắp đậy

- Làm sạch vùng tầng sinh môn trước khi thu thập nước tiểu

- Để người đi tiểu trực tiếp vào

3 Chuẩn bị người bệnh:- Giải thích lý do tại sao phải lấy nước

tiểu- Hướng dẫn các bước của quy trình lấy

nước tiểu ngẫu nhiên- Giải thích với người bệnh rằng nước

tiểu không được lẫn với phân

- Người bệnh sẽ hợp tác nếu họ hiểu được mục đích của xét nghiệm

- Người bệnh có khả năng thực hiện được quy trình

- Phân có thể làm thay đổi đặc điểm của nước tiểu và có thể tạo ra những giá trị bất thường

4 Rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

5 Tư thế người bệnh: Người bệnh nam thường đứng còn người bệnh nữ ở tư thế ngồi

Dễ tiểu

6 Hướng dẫn người bệnh và cung cấp dụng cụ thích hợp: cách rửa tầng sinh môn và cách lấy nước tiểu

Người bệnh có thể tự lấy nước tiểu

7 Mang găng tay Để ngăn ngừa sự lây nhiễm

8 Thu thập mẫu nghiệm:- Người bệnh tự rửa sạch tầng sinh môn

hoặc điều dưỡng giúp người bệnh rửa- Yêu cầu người bệnh đi tiểu trực tiếp

vào dụng cụ đựng mẫu nghiệm

- Tầng sinh môn sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm tác nhân gây bệnh vào mẫu nước tiểu khi nước tiểu đi qua niệu đạo

Page 159: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

154 155

TT Các bước thực hành Lý do

9 Đậy kín nước tiểu - Để ngăn chặn sự khuếch tán CO2 từ không khí vào trong nước tiểu gây kiểm hóa nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật

- Để tránh mẫu nước tiểu đổ ra ngoài

10 Thu dọn dụng cụ Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng, giảm sự lây truyền vi khuẩn

11 Rửa tay (theo quy trình rửa tay thường quy) Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

12 Dán nhãn và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm- Ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu

cầu xét nghiệm

- Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị

- Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất

13 Ghi chép hồ sơ bệnh án- Ngày giờ lấy nước tiểu- Tính chất , đặc điểm của nước tiểu

- Chắc chắn đã thực hiện y lệnh- Những dữ kiện này có thể giúp khẳng

định một số vấn đề đặc biệt

1.2.2.Lấynướctiểucóđịnhgiờ:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Xem hồ sơ bệnh án Các xét nghiệm khác nhau cần các phương pháp thu thập nước tiểu khác nhau

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Một chai lớn có nắp đậy bên trong có

hóa chất bảo quản- Nước, xà phòng, khăn, găng tay

- Một số xét nghiệm cần Toluene hoặc acid acetic, trong khi các xét nghiệm khác lại cần các hóa chất khác

- Làm sạch vùng tầng sinh môn trước khi thu thập nước tiểu

3 Chuẩn bị người bệnh:- Giải thích lý do tại sao phải thu thập

nước tiểu trong một thời gian dài

- Người bệnh sẽ hợp tác nếu họ hiểu được mục đích của xét nghiệm

4 Rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

5 Tư thế người bệnh: Người bệnh nam thường đứng còn người bệnh nữ ở tư thế ngồi

Dễ tiểu

Page 160: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

156 157

TT Các bước thực hành Lý do

6 Hướng dẫn người bệnh và cung cấp dụng cụ thích hợp: - Hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà

các bước của quy trình lấy nước tiểu- Yêu cầu NB giữ tất cả các mẫu nước

tiểu trong quá trình thu thập- Thông báo cho điều dưỡng mỗi lần NB

đi tiểu- Giữ cho nước tiểu không bị lẫn với

phân hay giấy vệ sinh- Đi tiểu trước khi bắt đầu tính giờ và

trước khi kết thúc thời gian yêu cầu- Cách rửa tầng sinh môn và cách lấy

nước tiểu

- Người bệnh có khả năng thực hiện quy trình

- Để mất bất cứ mẫu nước tiểu nào cũng làm sai kết quả

- Điều dưỡng gom tất cả nước tiểu cho vào chai

- Những chất này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

- Đảm bảo đúng thời gian thu thập nước tiểu theo y lệnh

- Để người bệnh đi tiểu ra hết lượng nước tiểu cũ (còn giữ lại trong bàng quang) trước khi bắt đầu thu thập

7 Mang găng tay Để ngăn ngừa sự lây nhiễm

8 Thu thập mẫu nghiệm:- Cho NB đi tiểu lần cuối cùng trước khi

tính giờ thu thập- Người bệnh tự rửa sạch tầng sinh môn

trước khi thu thập nước tiểu- Yêu cầu người bệnh tiểu trực tiếp vào

dụng cụ đựng nước tiểu và gom tất cả các mẫu thu thập được vào một chai và đặt chai nước tiểu trong tủ lạnh

- Yêu cầu NB đi tiểu lần cuối cùng trước khi kết thúc thời gian thu thập nước tiểu

- Báo với NB khi kết thúc thời gian thu thập nước tiểu

- Nước tiểu còn sót lại trong bàng quang- Tầng sinh môn sạch sẽ giúp ngăn ngừa

sự lây nhiễm tác nhân gây bệnh- Để bảo vệ mẫu nước tiểu không bị hư

hỏng- Để đảm bảo thu được lượng nước tiểu

chính xác trong khoảng thời gian quy định

- Để NB lấy lại được thói quen đi tiểu hàng ngày

9 Đậy kín nước tiểu - Để ngăn chặn sự khuếch tán CO2 từ không khí vào trong nước tiểu gây kiểm hóa nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật

- Để tránh mẫu nước tiểu đổ ra ngoài

10 Thu dọn dụng cụĐổ và lau sạch bô, các dụng cụ khác, đưa trở về vị trí cũ theo nguyên tắc vô khuẩn

Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng

11 Rửa tay (theo quy trình rửa tay thường quy)

Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

Page 161: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

156 157

TT Các bước thực hành Lý do

12 Dán nhãn và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm- Ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu

cầu xét nghiệm

- Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị

- Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất

13 Ghi chép hồ sơ bệnh án- Thời gian bắt đầu thu thập nước tiểu- Khi kết thúc thu thập, ghi thời gian kết

thúc, tính chất , đặc điểm của nước tiểu

- Chắc chắn đã thực hiện y lệnh- Để biết được thời gian kết thúc và tính

chất của nước tiểu có thể giúp xác định một số vấn đề đặc biệt

1.2.3.Lấynướctiểugiữadòng:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Xem hồ sơ bệnh án Các xét nghiệm khác nhau cần các phương pháp thu thập nước tiểu khác nhau

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Bộ dụng cụ vô khuẩn để lấy nước tiểu- Dung dịch sát khuẩn (povidine iod)- Dung dịch vô trùng hay nước muối- Lọ đựng nước tiểu vô trùng- Găng vô khuẩn- Nước, xà phòng, khăn, găng tay- Bô (nếu NB không đi lại được)

Làm sạch vùng tầng sinh môn trước khi thu thập nước tiểu

3 Chuẩn bị người bệnh:- Giải thích lý do tại sao phải lấy nước

tiểu giữa dòng- Hướng dẫn thủ thuật:+ Cách sát khuẩn tầng sinh môn+ Cách lấy nước tiểu

- Người bệnh sẽ hợp tác nếu họ hiểu được mục đích của xét nghiệm

- Để NB có thể tự làm

4 Rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

5 Tư thế người bệnh: Người bệnh nam thường đứng còn người bệnh nữ ở tư thế ngồi

Dễ tiểu

Page 162: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

158 159

TT Các bước thực hành Lý do

6 Hướng dẫn người bệnh và cung cấp dụng cụ thích hợp: - Hướng dẫn NB cách rửa tầng sinh môn

và cách lấy nước tiểu- Hướng dẫn các bước của quy trình lấy

nước tiểu giữa dòng- Giải thích với NB rằng nước tiểu không

được lẫn với phân

- Người bệnh có khả năng thực hiện quy trình

- Phân có thể làm thay đổi đặc điểm của nước tiểu và có thể tạo ra những giá trị bất thường

7 Mang găng tay Để ngăn ngừa sự lây nhiễm

8 Thu thập mẫu nghiệm:- NB tự rửa sạch tầng sinh môn hoặc

điều dưỡng giúp NB rửa- Dùng gạc vô trùng sát khuẩn (sát khu-

ẩn miệng sáo từ trong ra ngoài đối với nam và lỗ niệu đạo từ trước ra sau đối với nữ)

- Sau khi NB bắt đầu đi tiểu đưa dụng cụ lấy nước tiểu vào giữa dòng và lấy khoảng 30 - 60 ml

- Lấy lọ nước tiểu ra khi vẫn đang còn tiểu

- Nước tiểu còn sót lại trong bang quang- Tầng sinh môn sạch sẽ giúp ngăn ngừa

sự lây nhiễm tác nhân gây bệnh vào mẫu nước tiểu khi nước tiểu đi qua niệu đạo

- Bỏ lượng nước tiểu đầu tiên vì vi khuẩn thường nằm ở miệng sáo tránh thu thập vào mẫu nghiệm

- Ngăn chặn vi sinh vật từ hậu môn vào niệu đạo

- Tránh nhiễm khuẩn từ vi sinh vật của da

9 Đậy kín mẫu nước tiểu - Bảo đảm mẫu nước tiểu không bị nhiễm vi sinh vật từ bên ngoài vào và để tránh mẫu nước tiểu đổ ra ngoài. Lau sạch để tránh lây truyền vi sinh vật

10 Thu dọn dụng cụĐổ và lau sạch bô, các dụng cụ khác, đưa trở về vị trí cũ theo nguyên tắc vô khuẩn, vứt bỏ găng tay

Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng, giảm sự lây truyền vi sinh vật

11 Rửa tay (theo quy trình rửa tay thường quy) Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

12 Dán nhãn và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm- Ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu

cầu xét nghiệm- Gửi mẫu nước tiểu đến phòng xét

nghiệm ngay lập tức, chậm nhất trong vòng 10 - 20 phút

- Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị

- Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất

13 Ghi chép hồ sơ bệnh án- Ngày giờ lấy nước tiểu- Tính chất , đặc điểm của nước tiểu

- Chắc chắn đã thực hiện y lệnh- Những dữ kiện này có thể giúp khẳng

định một số vấn đề đặc biệt

Page 163: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

158 159

1.3. Lấy phân làm xét nghiệm:

Lấy phân để làm xét nghiệm là một phương pháp thu thập phân để đánh giá tình trạng bệnh lý như: khối u, chảy máu, nhiễm trùng và các vấn đề bất thường về hấp thu khác. Thường thì chỉ lấy mẫu nghiệm phân đơn giản để làm xét nghiệm, nhưng đôi khi điều dưỡng được chỉ định để lấy những mẫu phân ở những lần đi cầu khác nhau. Mẫu nghiệm phân nên được gửi ngay đến phòng xét nghiệm vì khi để lâu khó có thể phát hiện vi sinh vật. Mẫu nghiệm phân thường để sử dụng xét nghiệm tìm máu, mủ, trứng giun và ký sinh trùng trong phân.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Xem hồ sơ bệnh án - Đảm bảo thực hiện đúng y lệnh- Chuẩn bị đúng dụng cụ

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Giấy lau - Bô sạch hoặc vô khuẩn- Găng tay sạch- Chai đựng phân đã dán nhãn và yêu cầu

xét nghiệm- Hai que đè lưỡi

- Để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp của tay vào phân, giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn

- Để khỏi nhầm lẫn với các mẫu nghiệm khác

- Dùng để chuyển phân sang chai đựng phân

3 Chuẩn bị người bệnh:- Giải thích lý do tại sao phải lấy mẫu

nghiệm phân- Hướng dẫn cách lấy phân- Giải thích với người bệnh rằng phân

không có nước tiểu, nước hay giấy vệ sinh

- Yêu cầu NB báo ngay với điều dưỡng sau khi có phân

- Người bệnh sẽ hợp tác nếu họ hiểu được mục đích của xét nghiệm

- Người bệnh có khả năng tự thu thập phân

- Nước tiểu làm thay đổi đặc điểm phân, nước sẽ hòa loãng các thành phần trong phân

- Để điều dưỡng gửi ngay đến phòng xét nghiệm

4 Rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

5 Giúp đỡ người bệnh: Giúp NB đi vào nhà vệ sinh hoặc ngồi lên bô

Một số NB quá mệt hoặc giảm khả năng vận động có thể phải cần đến sự giúp đỡ của điều dưỡng

6 Hướng dẫn người bệnh và cung cấp dụng cụ thích hợp: - Đi tiểu vào toilet trước khi đi cầu- Đưa bô sạch, khô để NB đi cầu vào

- Để phân không trộn lẫn với nước tiểu

7 Mang găng tay Để ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn từ phân sang tay NB

Page 164: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

160 161

TT Các bước thực hành Lý do

8 Thu thập mẫu nghiệm:- Lấy mẫu nghiệm để nuôi cấy: kéo nòng

(swab) ra khỏi lọ xét nghiệm vô khuẩn, dùng swab lấy mẫu phân bằng hạt đậu, sau đó đưa swab trở lại ống nghiệm

- Đối với những xét nghiệm khác: dùng hai cái đè lưỡi để lấy một miếng phân khoảng 2 cm vào ống nghiệm nếu là phân thành khuôn và 15 ml nếu là phân nước

- Đối với mẫu nghiệm phân theo thời gian: tất cả các mẫu phân đều được thu thập vào vật chứa và bỏ mẫu nghiệm vào trong tủ lạnh

- Phân chỉ chạm vào swab vô khuẩn để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào

- Sử dụng que đè lưỡi để ngăn chặn sự lây truyền vi sinh vật vào tay hay các vật dụng khác

- Các xét nghiệm về các enzyme tiêu hóa, các sản phẩm tiêu hóa, như nồng độ mỡ hay mật thì cần phân tích tất cả các mẫu phân trong một thời gian nào đó

9 Đậy kín mẫu phân - Để tránh sự lan truyền vi sinh vật qua không khí

10 Thu dọn dụng cụ- Bọc kỹ que đè lưỡi vào trong miếng

khăn giấy, tháo găng tay và để vào nơi quy định

- Đổ và lau sạch bô, các dụng cụ khác, đưa trở về vị trí cũ theo nguyên tắc vô khuẩn

- Làm giảm sự lây truyền vi sinh vật- Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng

11 Rửa tay (theo quy trình rửa tay thường quy)

Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

12 Dán nhãn và gửi mẫu đến phòng xét ng-hiệm- Ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu

cầu xét nghiệm- Gửi mẫu phân đến phòng xét nghiệm

ngay lập tức hoặc đưa ngay vào tủ lạnh đựng mẫu nghiệm

- Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị

- Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất

13 Ghi chép hồ sơ bệnh án- Ngày giờ lấy bệnh phẩm- Tính chất , đặc điểm của phân- Bất cứ sự không thoải mái nào của NB

trong quá trình lấy phân

- Chắc chắn đã thực hiện y lệnh- Những dữ kiện này có thể giúp khẳng

định một số vấn đề đặc biệt

Page 165: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

160 161

* Những trường hợp đặc biệt:

- Kiểm tra amíp hay trực khuẩn lỵ: lấy phân chỗ máu, mũi, mủ nhiều nhất. Có thể lấy chất nhầy ở trong màng ruột khi soi hậu môn dễ thấy hơn.

- Kiểm tra giun kim và trứng giun: lấy que có bông, gạt các chất ở kẽ hậu môn hoặc cho vào lỗ hậu môn ngoáy mấy lần rồi rút ra, phết vào phiến kính.

- Lọ phân phải đậy kín và gửi sớm đến phòng xét nghiệm. Đối với các xét nghiệm cần tìm amíp và trùng roi cần gửi đi xét nghiệm ngay và bảo quản ở nhiệt độ 37oC, bằng cách quấn bên ngoài ốngnghiệm một miếng gạc ấm hay có thể kẹp vào nách nhân viên y tế.

- Đối với trứng hoặc bào nang nếu phòng xét nghiệm ở xa, cần phải bảo quản cho khỏi hư hỏng: cho vào lọ phân một lượng tương đương formol 5% để cố định lại.

- Lọ đựng phân phải dán tên bệnh nhân. Phiếu gửi ghi rõ tên, tuổi, căn bệnh, những yêu cầu về xét nghiệm. Nếu có uống thuốc gì cũng phải ghi rõ.

1.4. Lấy đờm làm xét nghiệm:

Là phương pháp lấy đờm từ đường hô hấp để đánh giá tình trạng bệnh lý như: khối u, chảy máu, nhiễm trùng. Điều dưỡng thu thập đờm bằng cách hướng dẫn cho NB cách ho thật sâu để lấy đờm. Thu thập đờm làm xét nghiệm thường được chỉ định rộng rãi, từ viêm phế quản cho đến ung thư phổi. Mẫu nghiệm đờm có thể được sử dụng để xét nghiệm cấy, làm tế bào và làm kháng sinh đồ.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Xem hồ sơ bệnh án - Một số xét nghiệm đặc hiệu có thể yêu cầu phải lấy

- Đảm bảo thực hiện đúng y lệnh- Chuẩn bị đúng dụng cụ

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Lọ đựng đờm vô khuẩn có nắp đậy- Lọ được dán nhãn đầy đủ yêu cầu xét

nghiệm, ngày giờ, tên bệnh phẩm- Găng tay

- Mẫu nghiệm đờm phải được bỏ vào đúng lọ theo quy định của từng loại xét nghiệm

- Tránh nhầm lẫn ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị, sau khi lấy đờm xong có thể đưa ngay đến phòng xét nghiệm

- Tránh sự phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh trong dịch tiết của NB

3 Chuẩn bị người bệnh:- Giải thích lý do tại sao phải lấy mẫu

nghiệm đờm- Hướng dẫn các bước của quy trình lấy

đờm+ Khi NB khạc đờm bảo NB ho thật sâu+ Trước khi NB khạc đờm bảo NB súc

miệng hay đánh rang bằng nước

- Người bệnh sẽ hợp tác nếu họ hiểu được mục đích của xét nghiệm

- Người bệnh có khả năng thực hiện quy trình

- Để làm giảm các chất trong miệng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Page 166: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

162 163

TT Các bước thực hành Lý do

4 Rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

5 Tư thế người bệnh: Yêu cầu NB nằm ở tư thế bán Fowler, ngồi hoặc đứng để ho và khạc đờm

Làm cho phổi dãn nở hoàn toàn và NB dễ ho

6 Hướng dẫn người bệnh và cung cấp dụng cụ thích hợp: - Nếu NB có vết mổ hay bị đau ở vùng nào

đó bảo NB giữ chặt bàn tay ở vùng tổn thương hoặc dùng gối đè vào vùng đó

- Đưa cho NB lọ đựng đờm

- Làm giảm sự co cơ và đau trong quá trình ho để NB có thể ho hữu hiệu

- Để NB khạc đờm vào

7 Mang găng tay Để ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn từ phân sang tay NB

8 Thu thập mẫu nghiệm:- Yêu cầu NB không được chạm vào

phía bên trong của lọ- Hướng dẫn NB khạc đờm trực tiếp vào

lọ, khoảng 2 - 10 ml đờm là đủ

- Ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm- Giữ vi sinh vật trong lọ vô khuẩn- Để đảm bảo kết quả chính xác

9 Đậy kín mẫu đờm - Để tránh sự lan truyền vi sinh vật cho những người tiếp xúc

10 Rửa tay (theo quy trình rửa tay thường quy) Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn

11 Dán nhãn và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm- Ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu

cầu xét nghiệm- Gửi mẫu đờm đến phòng xét nghiệm

ngay lập tức hoặc đưa ngay vào tủ lạnh đựng mẫu nghiệm

- Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị

- Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất

12 Ghi chép hồ sơ bệnh án- Ngày giờ lấy đờm- Tính chất , đặc điểm của đờm- Khả năng thực hiện thủ thuật của NB

- Chắc chắn đã thực hiện y lệnh- Những dữ kiện này có thể giúp khẳng

định một số vấn đề đặc biệt- Cung cấp các dữ kiện để đánh giá tình

trạng hô hấp

* Một số lưu ý:

- Lấy vào buổi sáng sớm sau khi bệnh nhân đã đánh răng và súc miệng.

- Giải thích cho bệnh nhân biết mẫu phải là đờm được ho lên từ phổi. Nước bọt không giúp cho chẩn đoán được.

- Cầm cốc lấy mẫu vô khuẩn ở tay.

Page 167: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

162 163

- Yêu cầu bệnh nhân thở sâu vài lần rồi ho mạnh.

- Đờm được khạc vào cốc vô khuẩn và không chạm vào bên trong của cốc.

- Có thể lấy đờm sâu tận thanh quản bằng cách dùng đèn soi.

- Sau khi lấy đờm xong cho vào lọ và đậy nắp lại.

- Đối với trẻ em hoặc người già yếu không có khả năng khạc đờm được thì lấy đờm bằng cách dùng que tăm bông vô khuẩn lấy dịch nhầy sau họng hay ở ngã ba hầu họng, hoặc có thể lấy dịch dạ dày và phân để làm xét nghiệm.

3. Bảng kiểm lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm:

Dùng cho học viên tự lượng giá và người hướng dẫn lượng giá học viên.Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)nội dung và cách sử dụng bảng kiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có

sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

1 Kiểm tra y lệnh

2 Nhắc lại thủ thuật

3 Đánh giá người bệnh

4 Kiểm tra những nhu cầu đặc biệt của NB

5 Rửa tay

6 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

7 Xác định người bệnh

8 Giải thích cho người bệnh những việc sắp làm

9 Rửa tay và mang găng tay

10 Thực hiện kỹ thuậtĐúng số lượng mẫuĐúng dụng cụ chứa mẫu nghiệmĐúng giờĐúng người bệnh

11 Bảo quản dụng cụ và bệnh phẩmĐể các dụng cụ đúng nơiGiữ bệnh phẩm đúng theo yêu cầuDán nhãn đầy đủ và chính xácGhi đầy đủ các yêu cầu làm xét nghiệm

Page 168: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

164 165

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có

sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

12 Rửa tay

13 Lượng giá kết quả- Lấy đúng mẫu nghiệm với số lượng để xét nghiệm- Đáp ứng về mặt tinh thần và thể chất của NB

14 Ghi chép hồ sơ bệnh án

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài

1. Lấymáucóchấtchốngđôngphảilắcnhẹđểhòatantrongmáu:

A. 10 giây

B. 20 giây

C. 30 giây *

D. 40 giây

E. 50 giây

2. Tìmấutrùnggiunchỉlúc:

A. 12 giờ *

B. 14 giờ

C. 16 giờ

D. 18 giờ

Page 169: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 13. LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

164 165

3. Cầnlấymáutĩnhmạchxétnghiệmthựchiệnlúc:

A. Khi đang tiêm thuốc tĩnh mạch

B. Khi đang tiêm truyền dung dịch

C. Khi đang tiêm truyền máu

D. A, B đúng

E. A, B, C sai *

4. Khithuthậpnướctiểucóđịnhgiờ,nênchongườibệnhđitiểulầncuốicùngvàokhoảng15phúttrướckhikếtthúcthờigianthuthập(S)

5. Trìnhbàycáchlấymẫunghiệmđờm

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế.Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtcơbảnđiềudưỡngtập2.NhàxuấtbảnGiáodụcViệtNam.2010

2. BộYtế.Điềudưỡngcơbản2.NhàxuấtbảnGiáodục.2007

3. BộYtế.Điềudưỡngcơbản2.NhàxuấtbảnYhọc.2012

Page 170: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

166 167

Bài 14

KỸ THUẬT THỤT THÁO

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượcmụcđích,ápdụng,khôngápdụngvànhữngđiểmcầnlưuýkhithụttháo(1.1,2.1).

2. Thựchiệnđượckỹthuậtthụttháochongườibệnhtheođúngquytrình,antoànvàhiệuquả(5.1;5.2;5.3.6.1;6.2;7.2).

3. Thểhiệnđượcsựâncần,nhẹnhàng,cẩnthậnvàchuđáokhithựchiệnkỹthuậtchongườibệnh(5.2;11.3).

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Theo bậc thang phân loại nhu cầu cơ bản con người của Maslow thì nhu cầu bài tiết tiêu hóa thuộc nhóm nhu cầu về thể chất. Nhu cầu này cần phải được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Khi người bệnh bị ốm hoặc thay đổi chức năng có thể họ không duy trì được thói quen bài tiết thông thường, đòi hỏi sự giúp đỡ của nhân viên y tế và gia đình. Để đáp ứng nhu cầu này cho người bệnh, điều dưỡng viên phải có đầy đủ kiến thức về quá trình bài tiết tiêu hoá từ đó nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch nhằm mục đích thụt tháo an toàn cho nguời bệnh. Khi thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi điều dưỡng viên phải tạo một môi trường kín đáo kín đáo, thoải mái và tôn trọng người bệnh.

2. Mục đích

Thụt tháo là phương pháp đưa nước vào đại tràng qua đường hậu môn nhằm mục đích làm mềm phân, kích thích ruột co bóp tống phân và hơi ra ngoài.

3. Áp dụng

- Người bệnh táo bón lâu ngày

- Trước khi phẫu thuật đường tiêu hóa.

- Trước khi chụp X-quang đại tràng có bơm thuốc cản quang.

- Trước khi nội soi: trực tràng, đại tràng.

- Trước khi đẻ.

- Trước khi thụt giữ.

Page 171: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

166 167

4. Không áp dụng

- Bệnh thương hàn.

- Viêm ruột thừa cấp.

- Tắc ruột, xoắn ruột.

- Tổn thương hậu môn, trực tràng.

5. Những điểm cần lưu ý

- Kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi thụt để tránh bỏng cho người bệnh.

- Đưa canuyn nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật tránh gây tổn thương niêm mạc trực tràng – hậu môn của người bệnh. Hướng dẫn người bệnh hít sâu thở đều và biết cách phối hợp với điều dưỡng trong khi đưa canuyn.

- Trong khi thụt nếu người bệnh kêu đau bụng, khó chịu, mót rặn muốn đi đại tiện thì khóa canuyn lại để người bệnh nghỉ vài phút.

- Theo dõi tình trạng chung (mạch,huyếtáp,nhịpthở,nhiệtđộ) để phát hiện dấu hiệu bất thường.

- Không thụt vào giờ người bệnh ăn hoặc giờ thăm người bệnh.

- Đảm bảo sự riêng tư và kín đáo trong khi thụt cho người bệnh.

6. Quy trình kỹ thuật

TT Nhận định Lý do

1 Nhận định đúng người bệnh bằng cách hỏi họ tên, tuổi so với vòng đeo tay, hồ sơ người bệnh. Trường hợp người bệnh hôn mê có thể hỏi người nhà, đối chiếu hồ sơ người bệnh với vòng đeo tay.

Xác định chính xác người bệnh

2 Toàn trạng người bệnh, tình trạng bệnh hiện tại Đánh giá khả năng phối hợp của người bệnh

3 Đánh giá tình trạng hậu môn. Xác định kích cỡ ống, lựa chọn phương pháp đặt, hạn chế tổn thương hậu môn.

4 Đánh giá sự than phiền của người bệnh, sự đau đớn, khó chịu khi đại tiện.

Có kế hoạch can thiệp điều dưỡng thích hợp

5 Xác định các yếu tố gây cản trở, bất lợi trong quá trình thực hiện.

Không để xảy ra tai biến hay gián đoạn trong quá trình thực hiện kỹ năng. Chủ động xử lý tình huống khi xảy ra.

6 Đánh giá tình trạng tâm lý, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thời gian đại tiện lần cuối, thói quen đại tiện, chế độ dùng thuốc.

Xác định nguyên nhân và mức độ táo bón.

7 Đánh giá tình trạng bụng Xác định sự căng chướng bụng.

Page 172: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

168 169

Lập kế hoạch

1. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc thụt tháo.

2. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

3. Người bệnh được thụt tháo an toàn và đạt hiệu quả, người bệnh thoải mái.

4. Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi thụt tháo.

5. Người bệnh/người nhà người bệnh được tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp để đề phòng táo bón (trường hợp thụt tháo phân do táo bón).

Thực hiện

TT Các bước tiến hành Lý do

1 Điều dưỡng đeo khẩu trang, vệ sinh tay Giảm nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật.

2 Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý (*).

- Thuận tiện cho quá trình thực hiện.

- Đề phòng tai biến bỏng do nhiệt độ của nước thụt quá cao.

3 Chuẩn bị địa điểm: che bình phong (nếu cần)

Đảm bảo thuận tiện và kín đáo cho người bệnh.

4 Chuẩn bị người bệnh: - Thông báo, động viên và giải thích cho người bệnh/

người nhà người bệnh về mục đích, cách thức tiến hành kỹ thuật, những nguy cơ có thể xảy ra, …

- 5 tư thế người bệnh: người bệnh nằm nghiêng trái, sát mép giường, chân trên co, chân dưới duỗi. Trường hợp người bệnh liệt cho nằm ngửa trên bô dẹt, nâng cao đầu cho người bệnh. Kéo quần người bệnh xuống.

- Kê gối dưới hông, đặt tấm lót, đắp vải phủ.

- Người bệnh/người nhà

người bệnh yên tâm và hợp tác tốt

- Tư thế chân co giúp bộc lộ hậu môn dễ dàng, tư thế giúp nước đi vào trực tràng dễ dàng

- Giúp đưa nước vào trực tràng dễ hơn.

Thụt tháo bằng nước

5 Khóa canuyn lại, đổ nước vào túi hoặc bốc thụt, treo bốc lên cách mặt giường 60-80cm.

Đảm bảo nước thụt đủ áp lực chảy vào hậu môn

Page 173: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

168 169

Thực hiện

TT Các bước tiến hành Lý do

6 Điều dưỡng đi găng tay sạch. Hạn chế nhiễm khuẩn

7 Đuổi khí rồi khoá van lại. - Không để khí vào ống tiêu hoá của người bệnh

- Không để nước thụt chảy ra ngoài.

8 Bôi trơn đầu ống thông 6-8cm - Chuẩn bị đưa ống thông. Giảm đau, khó chịu cho người bệnh và thực hiện thao tác dễ dàng.

9 Điều dưỡng đứng ngang hông người bệnh, mở vải đắp Tư thế thuận lợi thực hiện kỹ thuật

10 Một tay bộc lộ hậu môn, một tay đưa canuyn vào hậu môn chếch theo hướng rốn 2-3 cm, rồi đưa song song với cột sống, ngập 2/3 canuyn, đồng thời yêu cầu người bệnh hít thở sâu

- Giảm đau cho người bệnh khi đưa canuyn theo đúng tư thế.

- Dễ dàng đưa canuyn khi người bệnh phối hợp tốt.

11 Mở khóa cho nước chảy từ từ vào trực tràng, giữ canuyn.

- Người bệnh dễ chịu. - Canuyn không bị tụt ra

ngoài.

- Theo dõi nước ở bốc, hỏi người bệnh có cảm giác nước chảy vào trực tràng không.

- Nếu dịch không chảy kiểm tra canuyn rút ra hoặc đẩy vào đồng thời nâng cao bốc để tạo sự thay đổi áp lực.

- Trong lúc dịch chảy vào nếu người bệnh kêu đau, tức khó chịu, mót rặn muốn đi đại tiện, thì khoá canuyn lại, để người bệnh nghỉ một lúc, khi các dấu hiệu trên giảm đi tiếp tục cho dịch chảy với áp lực thấp hơn.

- Duy trì sự liên tục của nước thụt vào hậu môn người bệnh

- Đảm bảo nước thụt vào

sâu trong đại trang người bệnh, giúp thụt hết phân

12 Làm sạch chất trơn hoặc nước phân dính ở hậu môn bằng giấy vệ sinh.

Giúp người bệnh thoải mái.

13 Hướng dẫn người bệnh giữ nước trong ruột khoảng 10 - 15 phút hoặc lâu hơn nếu được. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ giữ chặt 2 mông trẻ trong vài phút.

Đảm bảo tháo thụt sạch phân

14 Thu dọn dụng cụ bỏ gối, đắp ga phủ, để người bệnh tiếp tục nằm nghiêng bên trái.

Đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh

Page 174: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

170 171

Thực hiện

TT Các bước tiến hành Lý do

15 Khi người bệnh không thể giữ dịch được nữa, điều dưỡng đi găng, giúp người bệnh đi vào nhà vệ sinh hoặc lót bô đại tiện cho người bệnh đi tại giường, sau khi người bệnh đi đại tiện, giúp người bệnh vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục.

- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Đảm bảo sạch sẽ cho người bệnh.

16 Cho người bệnh nằm lại tư thế thuận tiện, đặt thêm một tấm lót dưới mông để phòng ngừa một ít phân còn lại tiếp tục tháo ra. - Hướng dẫn người bệnh/người nhà người bệnh chế độ

ăn hợp lý, cảm ơn

- Đảm bảo sạch cho người bệnh.

- Giảm nguy cơ táo bón

cho người bệnh

17 Tháo găng tay, rửa tay. Đảm bảo vệ sinh

18 Đánh giá tính chất phân và ghi phiếu chăm sóc - Lượng dịch thụt vào cho người bệnh, loại ống thông,

kích cỡ ống. - Lượng phân tháo ra, màu sắc, mùi, số lượng. - Thời gian thụt, thời gian giữ dung dịch thụt trong đại

tràng. - Tình trạng đại tiện của người bệnh.

Theo dõi và chăm sóc người bệnh thuận tiện.

Thụt tháo bằng thuốc

5 Điều dưỡng đeo găng tay sạch Đảm bảo vệ sinh cho điều dưỡng

6 Mở vải đắp để lộ mông người bệnh. Bộc lộ rõ hậu môn

7 Điều dưỡng đứng ngang hông người bệnh, mở vải đắp, vành mông để lộ rõ hậu môn.

Bộc lộ rõ hậu môn của người bệnh

8 Đưa đầu tuýp thuốc vào hậu môn, chếch theo hướng rốn đến khi ngập đầu tuýp thuốc, bóp hết thuốc vào hậu môn, giữ nguyên tay ở tư thế tuýp thuốc hết và rút ra.

- Đúng tư thế giải phẫu để dễ dàng đưa tuýp thuốc và giảm đau cho người bệnh

- Thụt hết thuốc vào hậu môn cho người bệnh

9 Hướng dẫn người bệnh giữ thuốc trong ruột khoảng 10 - 15 phút hoặc lâu hơn nếu được. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ giữ chặt 2 mông trẻ trong vài phút.

Đảm bảo thuốc vào sâu đại tràng, tháo thụt sạch phân

10 Thu dọn dụng cụ bỏ gối, đắp ga phủ, để người bệnh tiếp tục nằm nghiêng bên trái.

Đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh.

Page 175: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

170 171

Thực hiện

TT Các bước tiến hành Lý do

11 Khi người bệnh không thể giữ dịch được nữa, điều dưỡng đi găng, giúp người bệnh đi vào nhà vệ sinh hoặc lót bô đại tiện cho người bệnh đi tại giường. Sau khi người bệnh đi đại tiện, giúp người bệnh vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục, ...

- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Đảm bảo sạch sẽ cho người bệnh.

12 Cho người bệnh nằm lại tư thế thuận tiện, đặt thêm một tấm lót dưới mông để phòng ngừa một ít phân còn lại tiếp tục tháo ra. Dặn dò những điều cần thiết, cảm ơn.

- Đảm bảo sạch cho người bệnh.

- Tạo sự yên tâm cho người bệnh.

13 Tháo găng tay, rửa tay. Đảm bảo vệ sinh

14 Đánh giá tính chất phân và ghi phiếu chăm sóc - Lượng thuốc thụt vào cho người bệnh, loại ống thông,

kích cỡ ống. - Lượng phân tháo ra, màu sắc, mùi, số lượng. - Thời gian thụt, thời gian giữ dung dịch thụt trong đại

tràng. - Tình trạng đại tiện của người bệnh.

Theo dõi và chăm sóc thuận tiện.

15 Ghi chép hồ sơ

Đánh giá

1. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc thụt tháo.

2. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, phối hợp tốt với điều dưỡng khi thực hiện kĩ thuật.

3. Người bệnh được thụt tháo an toàn và đạt được mục đích của thụt tháo.

4. Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ đúng cách, không khó chịu và than phiền; sau thụt tháo người bệnh dễ chịu, thoải mái.

5. Người bệnh không xảy ra tai biến trong và sau khi thụt tháo.

6. Tai biến của người bệnh khi thụt tháo được phát hiện và xử trí kịp thời.

Người bệnh/người nhà người bệnh được tư vấn và hướng dẫn về chế độ ăn, chế độ vận động và các biện pháp để dự phòng táo bón (trường hợp thụt tháo do táo bón).

Page 176: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

172 173

(*) Dụng cụ

Kiểm tra nhiệt độ của nước thụt- Canuyn thụt tháo- Hệ thống dây dẫn (cao su)- Nhiệt kế đo nhiệt độ của nước- Dầu bôi trơn- Ống trụ và 2 kìm Korcher- Gạc miếng- Găng tay sạch - Khay hạt đậu - Tấm nilon - Gối kê mông có bọc nylon - Vải đắp - Giấy vệ sinh

- Bô dẹt- Cọc treo bốc, bình phong- Bệnh án/sổ thủ thuật - Chuẩn bị nước thụt/thuốc thụt - Nước thụt: nước chín (hoặc nước được

chuẩn bị theo chỉ định của bác sĩ), số lượng nước tùy theo chỉ định của bác sĩ:+ Trẻ sơ sinh: 150ml - 250ml + Trẻ chập chững: 250ml - 350ml + Trẻ tuổi đi học: 300ml - 500ml + Trẻ thành niên: 500ml - 750ml + Người lớn: 750 - 1000 ml + Nhiệt độ của nước thụt: 380C - 400C� + Thuốc thụt: theo chỉ định của bác sĩ.

BẢNG KiỂM

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

i. Nhận định

1 Đúng NB: hỏi họ tên, tuổi so với vòng đeo tay, hồ sơ người bệnh, …

2 Toàn trạng người bệnh: da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn Tình trạng bệnh tật hiện tại

3 Tình trạng hậu môn, bụng, sự đau đớn, khó chịu khi đại tiện

Xác định các yếu tố gây cản trở, bất lợi trong quá trình thực hiện.

4 Đánh giá tình trạng tâm lý, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thời gian đại tiện lần cuối, thói quen đại tiện, chế độ dùng thuốc.

Page 177: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

172 173

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

ii. Lập kế hoạch

5 Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc thụt tháo.

6 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng và phối hợp tốt với điều dưỡng trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

7 Người bệnh được thụt tháo an toàn và đạt hiệu quả, người bệnh thoải mái.

8 Người bệnh được theo dõi sát trong và sau khi thụt tháo.

9 Người bệnh/người nhà người bệnh được tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp để đề phòng táo bón (trường hợp thụt tháo phân do táo bón).

iii. Thực hiện

10 Điều dưỡng đeo khẩu trang, rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh

11 Chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp hợp lý. Thử nhiệt độ nước (380C- 400C)

12 Chuẩn bị địa điểm: che bình phong (nếu cần)

13 Chuẩn bị người bệnh: - Giải thích, động viên cho người bệnh/người nhà

người bệnh - Tư thế người bệnh: người bệnh nằm nghiêng trái,

sát mép giường: chân trên co, chân dưới duỗi. kéo quần người bệnh xuống

- Kê gối dưới hông, đặt tấm lót, đắp vải phủ.

14 Khóa canuyn lại, đổ nước vào túi hoặc bốc thụt, treo bốc lên cách mặt giường 60-80cm

15 Điều dưỡng đi găng tay sạch

16 Đuổi khí rồi khóa van lại

Page 178: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

174 175

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

17 Bôi trơn đầu ống thông 6-8cm

18 Điều dưỡng đứng ngang hông người bệnh, mở vải đắp

19 Một tay bộc lộ hậu môn, một tay đưa canuyn vào hậu môn chếch theo hướng rốn 2-3 cm, rồi đưa song song với cột sống, ngập 2/3 canuyn. Đồng thời yêu cầu người bệnh hít thở sâu

20 Mở khóa cho nước chảy từ từ vào trực tràng, giữ canuyn.

21 Theo dõi nước ở bốc, hỏi người bệnh có cảm giác nước vào đại tràng hoặc tức bụng không.

22 Khi nước trong bốc gần hết khóa lại, rút canuyn nhẹ nhàng. Tháo canuyn bọc giấy bỏ vào khay hạt đậu.

23 Làm sạch chất trơn hoặc nước phân dính ở hậu môn bằng giấy vệ sinh.Tháo găng

24 Hướng dẫn người bệnh giữ nước trong ruột khoảng 10 - 15 phút hoặc lâu hơn nếu được. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ giữ chặt 2 mông trẻ trong vài phút

25 Thu dọn dụng cụ bỏ gối, đắp ga phủ Để người bệnh tiếp tục nằm nghiêng bên trái

26 Khi người bệnh không thể giữ dịch được nữa, điều dưỡng đi găng, giúp người bệnh đi vào nhà vệ sinh hoặc lót bô đại tiện cho người bệnh đi tại giường. Sau khi người bệnh đi đại tiện, giúp người bệnh vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục.

27 Cho người bệnh nằm lại tư thế thuận tiện, đặt thêm một tấm lót dưới mông để phòng ngừa một ít phân còn lại tiếp tục tháo ra. Dặn dò những điều cần thiết, cảm ơn

28 Tháo găng tay và rửa tay

Page 179: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

174 175

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

29 Đánh giá tính chất phân và ghi phiếu chăm sóc - Lượng dịch thụt vào cho người bệnh, loại ống

thông, kích cỡ ống. - Lượng phân tháo ra, màu sắc, mùi, số lượng. - Thời gian thụt, thời gian giữ dung dịch thụt trong

đại tràng. - Tình trạng đại tiện của người bệnh.

Đánh giá

30 Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc thụt tháo.

31 Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, tin tưởng, phối hợp tốt với điều dưỡng khi thực hiện kỹ thuật.

32 Người bệnh được thụt tháo an toàn và đạt được mục đích của thụt tháo.

33 Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ đúng cách, không khó chịu và than phiền; sau thụt tháo người bệnh dễ chịu, thoải mái.

34 Người bệnh không xảy ra tai biến trong và sau khi thụt tháo.

35 Tai biến của người bệnh khi thụt tháo được phát hiện và xử trí kịp thời.

36 Người bệnh/người nhà người bệnh được tư vấn và hướng dẫn về chế độ ăn, chế độ vận động và các biện pháp để dự phòng táo bón (trường hợp thụt tháo do táo bón).

Page 180: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

176 177

Tổ chức dạy - học thực hành- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu

hoặc học viên quan sát video hoặc trên người bệnh.- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình; + Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm; + HV cho phản hồi; + Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài

- Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 2 bằng cách điền thêm từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗtrống:

1. Thụt tháo là phương pháp đưa nước vào ………(A)……. qua đường hậu môn nhằm ……(B)………làm mềm phân, kích thích ruột co bóp tống phân và hơi ra ngoài.

2. Không áp dụng thụt tháo trong các trường hợp: A. Bệnh thương hàn.

B. ………………….

C. Viêm ruột thừa cấp.

D. …………………..

- Phânbiệtđúngsaicáccâutừ3đến4bằngcáchđánhchữ(Đ)vàocộtĐchocâuđúng,chữ(S)vàocộtSchocâusai:

STT Nội dung Đ S

3 Sau khi thụt tháo, cho người bệnh nằm, cố giữ nước ở trong ruột từ 10 - 15 phút.

4 Trong khi thụt tháo nếu nước trong bốc không chảy phải rút canuyn ra hoặc đẩy lui vào đồng thời nâng cao bốc để tạo sự thay đổi áp lực.

- Chọnmột câu trả lời đúng nhất cho câu 5 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đượcchọn:

5. Người điều dưỡng khi đưa canuyn vào hậu môn người bệnh để thụt tháo phải: A. Hướng canuyn về phía trước.

B. Đưa thẳng vào hậu môn khoảng 2 - 3 cm.

C. Đưa canuyn hướng về phía cột sống.

D. Đưa canuyn vào hậu môn chếch theo hướng rốn 2-3 cm, rồi đưa song song với cột sống, ngập 2/3 canuyn

Page 181: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 14. KỸ THUẬT THỤT THÁO

176 177

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYTế(2012),Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng,Nhàxuấtbảnyhọc.

2. BộYTế(2010),Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbản,tập1.NhàxuấtbảngiáodụcViệtNam.

3. Potter&Perry(2009),FundamentalsofNursing.MosbyElsevier.

4. Taylor’s(2015),HandbookofClinicalSkills.WoltersKluwer.

Page 182: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

178 179

Bài 15

THEO DÕi CÁC CHỈ Số THÂN NHiỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP Và ĐÁNH GiÁ

MỤC TiÊU

1. Nhậnđịnhngườibệnhvàchuẩnbịdụngcụđúng,đủ,phùhợpchocáckỹnăngtheodõimạch,nhịpthở,HA,thânnhiệt(TCNL4.4;6.1,6.2)

2. Thựchiệnhiệuquảcáckỹnăngtheodõimạch,nhịpthở,HA,thânnhiệt;nhậnđịnhkếtquảđúngvàghichépđúngquyđịnh.(TCNL1,2,3,4,5.1,5.2,6,7,8.1,8.2,9,10.2,10.3,11.3;24.4)

3. Thểhiệnkhảnănggiaotiếpvàtácphongâncần,tỉmỉ,chínhxác,antoànkhithựchiệncáckỹnăngtheodõitrênngườibệnh.(TCNL5.1,5.2,5.3,24.1;)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu

Các chỉ số: thân nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở,… là các dấu hiệu sinh tồn thể hiện chức năng sống trên cơ thể người. Các chỉ số này cần được đánh giá thường xuyên khi người bệnh đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế và khi chăm sóc theo dõi sức khỏe tại nhà.

Các thầy thuốc sẽ dựa vào kết quả của dấu hiệu sinh tồn để đưa ra các can thiệp chăm sóc và điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh, theo dõi sự đáp ứng của người bệnh với liệu pháp chăm sóc và điều trị; Khi chăm sóc sức khỏe tại gia đình, điều dưỡng viên cần hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh cách tự theo dõi và đánh giá một số dấu hiệu sinh tồn, giúp họ có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà với một số bệnh: tăng HA, suy tim, sốt...

Dấu hiệu sinh tồn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tuổi, giới tính, thời tiết, môi trường, hoạt động, cảm xúc của NB…Vì vậy, khi theo dõi và đánh giá dấu hiệu sinh tồn điều dưỡng cần nhận định tất cả những yếu tố liên quan và thực hiện đúng nguyên tắc để đưa ra nhận định phù hợp và chính xác.

2. Hướng dẫn học viên tự học lý thuyết liên quan tới kỹ năng

Trước khi học thực hành, học viên tự học lại các nội dung sau:

- Sinh lý tuần hoàn, hô hấp, thân nhiệt.

- Khái niệm; giới hạn bình thường, bất thường; các yếu tố ảnh hưởng tới dấu hiệu sinh tồn (thânnhiệt,nhịpthở,mạch,huyếtáp,…)

- Nguyên tắc khi theo dõi và đánh giá dấu hiệu sinh tồn.

Page 183: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

178 179

- Chăm sóc người bệnh rối loạn thân nhiệt, rối loạn hô hấp, bất thường về huyết áp và mạch.

3. Quy trình thực hành các kỹ năng theo dõi và đánh giá thân nhiệt, nhịp thở, mạch, huyết áp

3.1. Quy trình thực hành kỹ năng theo dõi và đánh giá thân nhiệt

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.1.1.Nhậnđịnh;

- Sự hợp tác của người bệnh hoặc GĐ(nếuNBlàTE).

- Yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của NB: trẻ em, người khó khăn về nghe, nói, tình trạng tinh thần (lúlẫn,mấttrí…).

- Vị trí đo thân nhiệt.

- Yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt khi đo: thời tiết, môi trường (sưởiấm,điềuhòalạnh,…).

- Thân nhiệt đã đo những lần trước.

- Triệu chứng bệnh lý trên NB (nếucó).

3.1.2.Dụngcụ:

- Bông khô

- Khay hạt đậu có chứa dung dịch khử khuẩn

- Gạc miếng (đểlauhốnách,launhiệtkế)

- Phiếu theo dõi hoặc phiếu ghi kết quả

- Bút bi màu xanh

- Thước kẻ

- Chất trơn (nếuđặtnhiệtkếnởhậumôn)

- Nhiệt kế: có nhiều loại nhiệt kế sử dụng để đo thân nhiệt, điều dưỡng cần nhận biết ưu điểm và hạn chế của từng loại để lựa chọn nhiệt kế phù hợp và an toàn để đo thân nhiệt cho người bệnh.

3.1.3.Kếtquảmongđợi:

- Người bệnh/ gia đình hiểu và yên tâm hợp tác

- Chọn vị trí đo thân nhiệt phù hợp và thực hiện đo thân nhiệt cho người bệnh chính xác.

- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng quy định.

- Nhận định kết quả thân nhiệt đúng.

- Hướng dẫn người bệnh /GĐ kiến thức, kỹ năng liên quan đến theo dõi và chăm sóc thân nhiệt khi có rối loạn.

Page 184: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

180 181

3.1.4.Cácbướcthựchànhkỹnăngtheodõivàđánhgiáthânnhiệt

TT Các bước thực hành Lý do

1 Điều dưỡng rửa tay. Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý.

- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

- Thuận tiện khi tiến hành

2 Chuẩn bị người bệnh

- Đúng người bệnh, thông báo và giải thích để người bệnh yên tâm.

- Đảm bảo đúng người bệnh- Người bệnh hiểu về lợi ích đo

thân nhiệt

- Dặn người bệnh/GĐ những điều cần thiết:+ Nằm nghỉ ngơi trước khi đo thân nhiệt 15 ph.+ Nếu đo thân nhiệt ở hậu môn: cho người bệnh

đi đại, tiểu tiện trước khi đo.

- Tránh ảnh hưởng đến kết quả- Tránh NB đi đại tiện trong khi

đo thân nhiệt

Kéo rèm che (nếu có) Đảm bảo sự kín đáo, yên tĩnh

3 Tiến hành đo

3.1 Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân

3.1.1 Lấy nhiệt kế ra khỏi hộp đựng, vẩy nhiệt kế cho vạch thủy ngân xuống dưới 350C�

Tránh sai lệch kết quả

3.1.2 Tư thế NB, cách đặt nhiệt kế và thời gian đo thân nhiệt đối với các ví trí đo

* Đo thân nhiệt ở miệng- Người bệnh ngồi hoặc nằm.- Điều dưỡng mang găng tay sạch (nếu cần)- Yêu cầu NB há miệng, cong lưỡi lên, đặt bầu

thủy ngân của nhiệt kế vào dưới lưỡi hoặc cạnh má

- Yêu cầu NB hạ lưỡi xuống, dùng môi giữ nhiệt kế trong 5 phút.

- NB thoải mái- Phòng ngừa lây nhiễm qua

dịch tiết - Dưới lưỡi hoặc bên má nơi có nhiều mạch máu, vị trí và thời gian đảm bảo cho đo thân nhiệt chính xác.

* Đo thân nhiệt ở nách- Người bệnh ngồi hoặc nằm- Điều dưỡng dùng gạc lau khô nách cho NB- Đặt nhiệt kế vào hố nách: đặt bầu thủy ngân sát

vào hố nách, thân nhiệt kế chếch theo hướng vú, khép cánh tay vào thân, đặt cẳng tay lên bụng.

- Giữ nhiệt kế trong vòng 10 phút

- NB thoải mái- Không gây sai lệch kết quả - Vị trí và thời gian đảm bảo cho

đo thân nhiệt chính xác.

Page 185: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

180 181

TT Các bước thực hành Lý do

* Đo thân nhiệt ở hậu môn- NB nằm nghiêng về bân trái- Bôi chất trơn vào đầu nhiệt kế- Điều dưỡng đứng ngang hông, bộc lộ vị trí đo

thân nhiệt- Đặt nhiệt kế vào hậu môn NB theo chiều hướng

về rốn, đẩy nhẹ nhàng vào với độ sâu:+ Trẻ nhũ nhi: 1,5 cm+ Trẻ nhỏ: 2,5 cm+ Người lớn: 3,7 cm

Thời gian để nhiệt kế trong 5 phút

- NB thoải mái- Không gây tổn thương NB - Thuận tiện và kín đáo

- Vị trí và thời gian đảm bảo cho đo thân nhiệt chính xác.

3.1.3 Lấy nhiệt kế ra để nhiệt kế ngang tầm mắt và đọc chính xác kết quả (không cầm vào bầu thuỷ ngân, xoay nhẹ nhiệt kế để có thể nhìn rõ cột thuỷ ngân).

- Tư thế giúp đọc kết quả dễ dàng, chính xác

- Cầm vào bầu thủy ngân sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả

3.1.4 Dùng bông/gạc lau sạch bầu thủy ngân - Lau chất tiết bám trên nhiệt kế

3.1.5 Cho nhiệt kế vào khay hạt đậu có chứa dung dịch khử khuẩn

- Giảm sự lây nhiễm

4 Nhận định thân nhiệt - Đánh giá thân nhiệt bình thường hay bất thường

5 Thông báo kết quả và giúp người bệnh về tư thế thoải mái

- Người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân

- Tạo sự hài lòng của người bệnh

6 Hỗ trợ các biện pháp can thiệp điều dưỡng (nếu NB có thân nhiệt bất thường)

- Giúp thân nhiệt trở về bình thường

7 Ghi kết quả vào hồ sơ: - Ghi ngày giờ đo, kết quả thân nhiệt vào hồ sơ/

phiếu theo dõi- Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có

kết quả bất thường

- Lưu trữ và theo dõi thân nhiệt của người bệnh từ khi vào viện đến thời điểm đọc kết quả.

- Phối hợp xử trí, chăm sóc

3.2 Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử

3.2.1 Cho người bệnh ở tư thế thích hợp tùy theo vị trí đo (giống tư thế khi đo bằng nhiệt kế thủy ngân)

NB thoải mái

Page 186: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

182 183

TT Các bước thực hành Lý do

3.2.2 Lấy nhiệt kế ra khỏi hộp đựng,Ấn phím bật trong vòng 7 giây cho đến khi có tiếng “ bíp”

Bật nhiệt kế

3.2.3 Đặt nhiệt kế vào vị trí cần đo: ở miệng, nách (giống vị trí khi đo bằng nhiệt kế thủy ngân) hoặc trán

Đúng vị trí theo loại nhiệt kế

3.2.4 Giữ vị trí nhiệt kế đủ thời gian (khoảng 20 - 25 giây), khi nghe tiếng “bíp-bíp-bíp” và chỉ số nhiệt độ xuất hiện trên màn hình.

Đủ thời gian đo

3.2.5 Đọc kết quả Ghi nhận kết quả

3.2.6 Lau, khử khuẩn nhiệt kế Phòng lây nhiễm

… Các bước tiếp theo giống các bước 4, 5, 6, 7, của nhiệt kế thủy ngân

3.1.5.Đánhgiá:(Dựavàokếtquảmongđợi)

…….

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT ĐO THÂN NHiỆT

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

1 Nhận định

2 Chuẩn bị dụng cụ

3 Kết quả mong đợi

4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh; tư thế NB

4.2 Chuẩn bị điều dưỡng

4.3 Thực hiện đo thân nhiệt (đánh giá các bước cho 1 loại nhiệt kế với 1 vị trí phù hợp với NB)

Page 187: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

182 183

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai(0)

4.4 Đọc và nhận định kết quả thân nhiệt

4.5 Thu dọn, khử khuẩn dụng cụ

4.6 Thông báo kết quả cho NBGiúp NB về tư thế thoải mái

4.7 Hỗ trợ các biện pháp can thiệp điều dưỡng (nếu NB có thân nhiệt bất thường)

4.8 Ghi kết quả vào phiếu TD/hồ sơ: Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có kết quả bất thường

5 Đánh giá (cả quy trình, dựa vào kết quả mong đợi)

3.2. Quy trình thực hành kỹ năng theo dõi và đánh giá mạch/nhịp tim.

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.2.1.Nhậnđịnh;

- Sự hợp tác của người bệnh hoặc GĐ (nếuNBlàTE).

- Yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của NB: trẻ em, người khó khăn về nghe, nói, tình trạng tinh thần (lúlẫn,mấttrí…)

- Vị trí đếm mạch

- Yếu tố ảnh hưởng đến mạch khi theo dõi: thời tiết, trạng thái NB, ăn uống trước đó, …

- Chỉ số mạch đã theo dõi những lần trước

- Triệu chứng bệnh lý trên NB (nếucó): sốt; suy giảm hô hấp; bệnh tim mạch,…

3.2.2.Dụngcụ:

- Đồng hồ bấm giây

- Phiếu theo dõi hoặc phiếu ghi kết quả

- Bút bi màu đỏ.

- Thước kẻ.

- Ống nghe.

Page 188: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

184 185

3.2.3.Kếtquảmongđợi:

- Người bệnh/ gia đình hiểu và yên tâm hợp tác

- Chọn vị trí bắt mạch phù hợp và thực hiện theo dõi mạch cho người bệnh chính xác.

- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng quy định.

- Nhận định kết quả đúng.

- Hướng dẫn người bệnh /GĐ kiến thức, kỹ năng liên quan đến theo dõi và chăm sóc khi có biều hiện bất thường.

3.2.4.Cácbướcthựchànhkỹnăngtheodõivàđánhgiámạch/nhịptim.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Điều dưỡng rửa tay. Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý.

- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật- Thuận tiện khi tiến hành

2 Chuẩn bị người bệnh

- Đúng người bệnh, thông báo và giải thích để người bệnh yên tâm hợp tác.

- Đảm bảo đúng người bệnh- Người bệnh hiểu về lợi ích theo

dõi mạch và hợp tác

- Dặn người bệnh/GĐ những điều cần thiết:+ Nằm nghỉ ngơi trước khi đo 15 ph.

- Tránh ảnh hưởng đến kết quả

Kéo rèm che hoặc khép cửa (nếu có) Đảm bảo sự kín đáo, yên tĩnh tránh gió lùa

3 Tiến hành đếm mạch/ nhịp tim

3.1 Đếm mạch quay

3.1.1Giúp người bệnh ở tư thế thích hợp: - Nếu ngồi: tay người bệnh để thẳng, đặt tay lên

bàn hoặc ghế cao ngang trước ngực- Nếu nằm: Đặt cánh tay ngửa dọc theo thân

người

Đảm bảo thoải mái cho người bệnh, điều dưỡng thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác

3.1.2 Đặt gối kê tay dưới cẳng-cổ tay người bệnh Bắt mạch được dễ dàng hơn

3.1.3 Xác định vị trí bắt mạch và đặt 3 đầu ngón tay trên đường đi của động mạch quay của người bệnh (ngón trỏ, giữa và áp út; không dùng ngón cái để bắt mạch), ấn nhẹ

Nhận định mạch sẽ chính xác

3.1.4 Khi thấy mạch đập, nhìn kim giây và bắt mạch trong 1 phút: tần số, cường độ, nhịp điệu, sức căng.

- Đảm bảo kết qủa chính xác- Phản ánh tình trạng thể tích máu

trong lòng mạch và sức co bóp của tim.

Page 189: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

184 185

TT Các bước thực hành Lý do

3.2 Đếm nhịp tim

3.2.1 Người bệnh ở tư thế thích hợp (nằm ngửa hoặc ngồi), bộc lộ vùng xương ức và ngực trái

Bộc lộ vị trí cần đếm mạch và nghe nhịp tim

3.2.2 Xác định đỉnh tim: đặt các ngón tay dọc theo khoang liên sườn 4, 5 ngực trái, nhận biết cảm giác đập nhẹ trong vùng đường kính 1 đến 2 cm tại vị trí đỉnh tim.

Vị trí này giúp nghe được tiếng tim rõ nhất

3.2.3 Dùng 2 bàn tay làm ấm mặt màng của ống nghe trong vòng 5-10 giây; đeo ống nghe lên tai

Giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu

3.2.4 - Đặt mặt màng ống nghe ở vị trí đỉnh tim- Tập trung chú ý nghe tiếng tim T1, T2 (bình

thường “bùm - tặc”)- Sau khi nghe rõ 2 tiếng tim T1 và T2, dùng

đồng hồ bấm giây đếm trong 1 phút

Nghe và nhận biết tiếng tim

4 Nhận định mạch/nhịp tim Đánh giá mạch/nhịp tim bình thường hay bất thường

5 Thông báo kết quả và giúp người bệnh về tư thế thoải mái

- Người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân

- Tạo sự hài lòng của người bệnh

6 Hỗ trợ các biện pháp can thiệp điều dưỡng (nếu NB có mạch/nhịp tim bất thường)

- Giúp ổn định mạch/nhịp tim

7 Ghi kết quả vào hồ sơ: - Ghi ngày giờ theo dõi, kết quả mạch/nhịp tim

vào hồ sơ/phiếu theo dõi- Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có

kết quả bất thường

- Lưu trữ và theo dõi mạch/nhịp tim của người bệnh từ khi vào viện đến thời điểm đọc kết quả.

- Phối hợp xử trí, chăm sóc

Page 190: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

186 187

3.2.5.Đánhgiá:(Dựavàokếtquảmongđợi)

…….

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT ĐẾM MẠCH/NHỊP TiM

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có

sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Nhận định

2 Chuẩn bị dụng cụ

3 Kết quả mong đợi

4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh; tư thế NB

4.2 Chuẩn bị điều dưỡng

4.3 Xác định vị trí đếm mạch/nhịp tim

4.4 Thực hiện đếm mạch/nhịp tim

5 Nhận định kết quả

6 Thông báo kết quả cho NBGiúp NB về tư thế thoải mái

7 Hỗ trợ các biện pháp can thiệp điều dưỡng (nếu NB có bất thường)

8Ghi kết quả vào phiếu TD/hồ sơ: Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có kết quả bất thường

9 Đánh giá (cả quy trình, dựa vào kết quả mong đợi)

3.3. Quy trình thực hành kỹ năng theo dõi và đánh giá nhịp thở.

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.3.1.Nhậnđịnh;

- Sự hợp tác của người bệnh hoặc GĐ (nếuNBlàTE).

Page 191: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

186 187

- Yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của NB: trẻ em, người khó khăn về nghe, nói, tình trạng tinh thần (lúlẫn,mấttrí…)

- Yếu tố ảnh hưởng đến nhịp thở khi theo dõi: thời tiết, trạng thái NB, …

- Chỉ số nhịp thở đã theo dõi những lần trước

- Triệu chứng bệnh lý trên NB (nếucó): sốt; suy giảm hô hấp; bệnh tim mạch,…

3.3.2.Dụngcụ:

- Đồng hồ bấm giây

- Phiếu theo dõi hoặc phiếu ghi kết quả

- Bút ghi

- Thước kẻ.

- Ống nghe.

3.3.3.Kếtquảmongđợi:

- Người bệnh/ gia đình hiểu và yên tâm hợp tác

- Thực hiện theo nhịp thở cho người bệnh chính xác.

- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng quy định.

- Nhận định kết quả đúng.

- Hướng dẫn người bệnh /GĐ kiến thức, kỹ năng liên quan đến theo dõi và chăm sóc khi có biểu hiện bất thường.

3.3.4.Cácbướcthựchànhkỹnăngtheodõivàđánhgiánhịpthở.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Điều dưỡng rửa tay. Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ hợp lý.

- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

- Thuận tiện khi tiến hành

2Chuẩn bị người bệnh

- Đúng người bệnh, thông báo và giải thích để người bệnh yên tâm hợp tác.

- Đảm bảo đúng người bệnh- Người bệnh hiểu về lợi ích

theo dõi mạch và hợp tác

- Dặn người bệnh/GĐ những điều cần thiết: Nằm nghỉ ngơi trước khi đo 15 ph.

- Tránh ảnh hưởng đến kết quả

Kéo rèm che hoặc khép cửa (nếu có) Đảm bảo sự kín đáo, yên tĩnh tránh gió lùa

3 Tiến hành đếm nhịp thở

Page 192: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

188 189

TT Các bước thực hành Lý do

3.1 Người bệnh ở tư thế thuận tiện: ngồi hoặc nằm với đầu giường nâng cao 45-600

Đảm bảo thoải mái cho người bệnh,

3.2 Bộc lộ phần ngực, bụng (nếu cần) thường khi đếm nhịp thở trẻ em

Đảm bảo quan sát rõ vùng ngực và bụng người bệnh

3.3 Để tay người bệnh chéo lên bụng hoặc phần ngực dưới của người bệnh, tay điều dưỡng đặt trực tiếp lên tay của người bệnh

Giống tư thế đếm mạch để người bệnh không chú ý đến việc điều dưỡng đang đếm nhịp thở

3.4 Quan sát cả chu kỳ hít vào-thở ra tính một nhịp; đếm tần số trong 1 phút

Nhịp thở chỉ được đếm chính xác khi điều dưỡng quan sát cả chu kỳ thở

3.5 Đánh giá đặc điểm thở: nhịp điệu, độ nông sâu, kiểu thở, huy động cơ hô hấp phụ

Đặc điểm của thở cho biết tình trạng hô hấp bình thường hay bệnh lý, khi có bệnh lý hô hấp sẽ làm ảnh hưởng đến thể tích khí vào và ra khỏi phổi

4 Nhận định nhịp thở Đánh giá nhịp thở bình thường hay bất thường

5 Thông báo kết quả và giúp người bệnh về tư thế thoải mái

- Người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân

- Tạo sự hài lòng của người bệnh

6 Hỗ trợ các biện pháp can thiệp điều dưỡng (nếu NB có nhịp thở bất thường)

- Giúp ổn định hô hấp

7 Ghi kết quả vào hồ sơ: - Ghi ngày giờ theo dõi, kết quả nhịp thở vào hồ sơ/

phiếu theo dõi- Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có kết

quả bất thường

- Lưu trữ và theo dõi nhịp thở của người bệnh từ khi vào viện đến thời điểm đọc kết quả.

- Phối hợp xử trí, chăm sóc

Page 193: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

188 189

3.3.5.Đánhgiá:(Dựavàokếtquảmongđợi)

…….

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT ĐẾM NHỊP THỞ

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có

sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Nhận định

2 Chuẩn bị dụng cụ

3 Kết quả mong đợi

4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh; tư thế NB

4.2 Chuẩn bị điều dưỡng

4.3 Bộc lộ phần ngực, bụng ( nếu cần ) thường khi đếm nhịp thở trẻ em

4.4 Để tay người bệnh chéo lên bụng hoặc phần ngực dưới của người bệnh, tay điều dưỡng đặt trực tiếp lên tay của người bệnh

4.5 Quan sát cả chu kỳ hít vào-thở ra tính một nhịp; đếm tần số trong 1 phút

4.6 Đánh giá đặc điểm thở: nhịp điệu, độ nông sâu, kiểu thở, huy động cơ hô hấp phụ

5 Nhận định nhịp thở

6 Thông báo kết quả và giúp người bệnh về tư thế thoải mái

7 Hỗ trợ các biện pháp can thiệp điều dưỡng (nếu nhịp thở bất thường)

8 Ghi kết quả vào hồ sơ; Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có kết quả bất thường

9 Đánh giá (cả quy trình, dựa vào kết quả mong đợi)

Page 194: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

190 191

3.4. Quy trình thực hành kỹ năng đo huyết áp động mạch.

Người hướng dẫn giới thiệu(cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó người hướng dẫn giải thích những bước mà học viên chưa rõ.

3.4.1.Nhậnđịnh;

- Sự hợp tác của người bệnh hoặc GĐ (nếuNBlàTE).

- Yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của NB: trẻ em, người khó khăn về nghe, nói, tình trạng tinh thần (lúlẫn,mấttrí…)

- Vị trí đo huyết áp

- Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp khi theo dõi: thời tiết, trạng thái NB, ăn uống trước đó, …

- Chỉ số huyết áp đã đo những lần trước; thuốc NB dùng trước khi đo HA.

- Triệu chứng bệnh lý trên NB (nếucó): tăng, giảm HA; sốt; suy giảm hô hấp; bệnh tim mạch,…

3.4.2.Dụngcụ:

- Phiếu theo dõi hoặc phiếu ghi kết quả

- Bút.

- Ống nghe.

- Huyết áp kế: Có nhiều loại HA kế: Thủy ngân, đồng hồ, điện tử; có thể lựa chọn một trong số đó để dùng tùy theo cơ sở y tế.

3.4.3.Kếtquảmongđợi:

- Người bệnh/ gia đình hiểu và yên tâm hợp tác

- Chọn vị trí đo HA, loại HA kế phù hợp và thực hiện đo HA cho người bệnh chính xác.

- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng quy định.

- Nhận định kết quả đúng.

- Hướng dẫn người bệnh /GĐ kiến thức, kỹ năng liên quan đến theo dõi và chăm sóc HA khi có biều hiện bất thường.

Page 195: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

190 191

3.4.4.Cácbướcthựchành kỹnăngđoHAĐM.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Điều dưỡng rửa tay. Chọn HA kế phù hợp, kiểm tra HA kế

- Làm giảm sự lây nhiễm - Đảm bào kết quả

2 Chuẩn bị người bệnh

- Đúng người bệnh, thông báo và giải thích để người bệnh yên tâm hợp tác.

- Đảm bảo đúng người bệnh- Người bệnh hiểu về lợi ích theo

dõi HA và hợp tác

- Dặn người bệnh/GĐ những điều cần thiết:Nằm nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, không ăn uống chất kích thích (cà phê, bia, rượu, hút thuốc…), không tập thể dục trước đo HA 30 ph

- Tránh ảnh hưởng đến kết quả

Kéo rèm che hoặc khép cửa (nếu có) Đảm bảo sự kín đáo, yên tĩnh tránh gió lùa

3 Tiến hành đo HA động mạch cánh tay bằng HA kế thủy ngân hoặc đồng hồ

3.1Giúp người bệnh ở tư thế thích hợp: - Nằm ngửa thẳng, vén tay áo đến nách- Tư thế ngồi tay đặt trên bàn ngang mức tim

Đảm bảo thoải mái cho người bệnh, đo được kết quả chính xác

3.2 Quấn băng huyết áp cách vị trí đặt ống nghe 3 - 5 cm; đặt máy đo huyết áp ngang tim nếu là huyết áp thủy ngân; nếu là huyết áp đồng hồ thì cài đồng hồ lên phía trên của băng huyết áp

- Quấn vừa sát da, không quá chặt hoặc lỏng để kết quả đo được chính xác

3.3 - Xác định điểm mất mạch: một tay bắt mạch khủy, một tay bơm hơi tới khi không thấy mạch nảy - xác định số mmHg tại điểm mất mạch.

- Đặt ống nghe trên ĐM ở nếp gấp khuỷu tay- Đeo ống nghe vào 2 tai;

- Xác định mức bơm hơi khi đo

- Nghe rõ huyết áp tâm thu, tâm trương.

3.4 Bơm hơi: vặn chặt van của bóng cao su, bơm hơi đến điểm mất mạch, bơm thêm 30 mmHg

Hơi không bị xì ra, tạo áp lực gián tiếp lên ĐM cánh tay

3.5 - Mở van xả hơi từ từ, chú ý nghe đồng thời theo dõi mức thuỷ ngân hoặc nhìn đồng hồ khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu).

Xác định huyết áp tối đa/tâm thu

3.6 Tiếp tục xả hơi từ từ đến khi nghe thấy sự thay đổi âm sắc hoặc tiếng đập cuối cùng là huyết áp tối thiểu.Xả hết hơi (kim đồng hồ về số 0) sau khi đã nhận định HA tối thiểu

Xác định chính xác huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương)

Page 196: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

192 193

TT Các bước thực hành Lý do

3.7 Đo HA lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 phút; cách đo giống lần 1

Xác định lại chỉ số HA

3.8 Tháo bao/ túi hơi khỏi tay NB, quấn gọn bao hơi và gấp hộp thủy ngân Thu dọn dụng cụ

Để gọn gàng, ngăn nắp, bảo quản máy đoBảo quản dụng cụ

3.9 TrườnghợpđobằngHAkếđiệntửsẽđơngiảnhơn:- Kiểm tra nguồn điện của máy;- Quấn băng HA vào cánh tay hoặc cổ tay tùy loại; - Bật núm Start - máy sẽ tự động đo và hiện trên

máy kết quả HA.

4 Nhận định HA Đánh giá HA bình thường hay bất thường

5 Thông báo kết quả và giúp người bệnh về tư thế thoải mái

- Người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân

- Tạo sự hài lòng của người bệnh

6 Chăm sóc, tư vấn các biện pháp chăm sóc (nếu NB có HA bất thường)

- Giúp ổn định HA

7 Ghi kết quả vào hồ sơ: - Ghi ngày giờ theo dõi, kết quả HA vào hồ sơ/

phiếu theo dõi- Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có

kết quả bất thường

- Lưu trữ và theo dõi HA của người bệnh từ khi vào viện đến thời điểm đọc kết quả.

- Phối hợp xử trí, chăm sóc

8 Vệ sinh tay Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

Page 197: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

192 193

3.4.5.Đánhgiá:(Dựavàokếtquảmongđợi)

…….

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT ĐO HAĐM BẰNG HA KẾ

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Nhận định

2 Chuẩn bị, kiểm tra dụng cụ

3 Kết quả mong đợi4 Các bước thực hành

4.1 Chuẩn bị người bệnh; tư thế NB

4.2 Chuẩn bị điều dưỡng

4.3 Quấn băng huyết áp; đặt máy đo huyết áp

4.4- Xác định điểm mất mạch- Đặt ống nghe trên ĐM khuỷu tay- Đeo ống nghe vào 2 tai

4.5 Bơm hơi qua điểm mất mạch 30 mmHg

4.6 - Mở van xả hơi từ từ, xác định HA tối đa/tâm thu và tối thiểu/tâm trương

4.7 Đo HA lần 2

4.8 Tháo bao/ túi hơi; thu dọn dụng cụ

5 Nhận định kết quả

6Thông báo kết quả cho NBGiúp NB về tư thế thoải mái

7 Chăm sóc và tư vấn CS (nếu NB có HA bất thường)

8Ghi kết quả vào phiếu TD/hồ sơ: Báo cáo bác sĩ, nhân viên y tế liên quan khi có kết quả bất thường

9 VS tay

10 Đánh giá (cả quy trình, dựa vào kết quả mong đợi)

Page 198: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

194 195

BÀI 15. THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ THÂN NHIỆT, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ

194 195

4. Tổ chức dạy - học thực hành (tại khoa LS)

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của các quy trình thực hành theo dõi người bệnh: Người hướng dẫn làm mẫu/học viên quan sát video (nếu cần).

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn quan sát, hỗ trợ các nhóm/cá nhân

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một HV/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên khác quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài

Bệnh nhân Lê Anh M, 65 tuổi ; tiền sử viêm phế quản mạn, thường xuyên phải vào viện điều trị do các đợt cấp của viêm PQ mạn; bà M vào viện trong tình trạng: tỉnh táo, khó thở, người mệt mỏi, có sốt.

1. LàđiềudưỡngđóntiếpNBtạiphòngkhámbạnsẽlàmgìkhiđóntiếpNBvàokhámbệnh?

2. Thựchiệncáckỹnăngđếmmạch,nhịpthở,đoHA,thânnhiệtchobàM.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYTế,Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbảntập1,NhàXBgiáodụcViệtNam2010

2. BộYTế,Bàigiảngkỹnăngđiềudưỡng,XuấtbảnYhọc2012

Page 199: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

194 195194 195

Bài 16

VẬN CHUYỂN NGƯỜi BỆNH

MỤC TiÊU

1. Thựchiệnđượckỹthuậtvậnchuyểnngườibệnhbằngcángantoàn(CNL1.1,1.2,2.3,3.7,4.9,4.10,11.41,11.42)

2. Thựchiệnđượckỹthuậtdìungườibệnhantoàn(CNL1.1,1.2,2.3)

3. Thựchiệnđượckỹthuậtvậnchuyểnngườibệnhbằngxelănantoàn(CNL1.1,1.2,2.3,3.7,4.9,4.10,11.41,11.42)

4. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của vận chuyểnngười bệnh (CNL15.55, 23.101, 103,25.108,11.43,11.44)

5. Rèn luyện tính tỷmỉ, cẩn thận và chính xác trong vận chuyểnngười bệnh (CNL15.55,23.101,103,25.108)

NỘi DUNG

1. Quy trình thực hành:

Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành sau đó giảng viên và học viên cùng thảo luận về các bước mà học viên chưa rõ (giảngviêncóthểthựchiệnmẫuvềcácbướcnày). Sau đó học viên sẽ thực hiện phần kỹ thuật trên người bệnh đã được phân công chăm sóc.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Chuẩn bị người bệnh.- Trước khi di chuyển người bệnh và người nhà người bệnh phải được thông

báo trước, giải thích cho người bệnh hiểu rõ lý do chuyển khoa, viện để họ yên tâm.

- Dặn dò người bệnh, người nhà những điều cần thiết.- Trước khi di chuyển người bệnh phải được nhận định, khám lại cẩn thận.- Người bệnh được thay, mặc quần áo chu đáo, không để người bệnh bị lạnh

trong khi di chuyển.- Đối với người bệnh gãy xương, bỏng, chấn thương nặng cần phải được

băng bó cố định bằng nẹp trước để hạn chế đau, đề phòng sốc, ngất trong khi di chuyển.

- Nếu người bệnh mới mổ xong hoặc trong thời gian hậu phẫu đang truyền dịch thì phải mang theo trong lúc di chuyển.

Page 200: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

196 197

TT Các bước thực hành Lý do

2 Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ. - Chuẩn bị thuốc và dụng cụ cấp cứu tùy theo tình trạng của bệnh.- Trang thiết bị đồ dùng cá nhân: Nước uống, ca, cốc uống nước, bô, chậu,

ống nhổ...- Nilon che mưa, chăn đắp, gối kê đầu.- Cáng, xe lăn, hoặc ô tô.

Chuyển người bệnh từ giường sang cáng

3 - Phương pháp một người: áp dụng cho những trường hợp người bệnh tỉnh táo và có khả năng phối hợp được với người điều dưỡng.+ Đặt cáng hoặc xe cáng cách giường người bệnh khoảng 1m, phía đầu

cáng ngược với đầu người bệnh.+ Người điều dưỡng đứng cạnh giường, chân hơi dạng, cúi sát người

bệnh, một tay luồn dưới cổ, một tay luồn dưới khoeo chân người bệnh. Bảo người bệnh quàng tay ôm lấy cổ người điều dưỡng.

+ Người điều dưỡng dồn sức nhấc bổng người bệnh lên rồi quay 1800 đặt nhẹ nhàng lên cáng.

- Phương pháp 2 người:+ Đặt cáng hoặc xe cách giường 1m, phía đầu cáng ngược với đầu người

bệnh.+ Hai điều dưỡng đứng cạnh một bên giường.+ Điều dưỡng thứ 1 luồn một tay dưới gáy người bệnh, một tay dưới thắt

lưng.+ Điều dưỡng thứ 2 một tay luồn dưới mông, một tay luồn dưới khoeo

chân người bệnh.+ Theo nhịp 1,2,3 cả hai điều dưỡng cùng nâng người bệnh lên rồi quay

1800 đặt nhẹ nhàng lên cáng.

Hình. Phương pháp 2 người

- Phương pháp 3 người:+ Đặt cáng hoặc xe cáng cách giường người bệnh khoảng 1m đầu cáng

ngược với đầu của người bệnh.

Page 201: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

196 197

TT Các bước thực hành Lý do

Chuyển cáng người bệnh lên, xuống xe ô tô.

4

+ Cả 3 điều dưỡng cùng đứng bên giường người bệnh phía đặt cáng.+ Điều dưỡng 1: 1 tay dưới gáy, 1 tay dưới lưng người bệnh. + Điều dưỡng 2: 1 tay đỡ dưới thắt lưng, 1 tay dưới mông người bệnh.+ Điều dưỡng 3: 1 tay đỡ dưới đùi, 1 tay đỡ dưới cẳng chân người bệnh.+ Theo nhịp 1,2,3 cả 3 điều dưỡng cùng dồn sức nâng người bệnh lên rồi

quay 1800 đặt nhẹ nhàng người bệnh lên cáng.

Hình. Phương pháp 3 người

- Phương pháp người bệnh tự trườn (cần 2 điều dưỡng).+ Hai điều dưỡng khiêng 2 đầu cáng đứng sát thành giường người bệnh.+ Hướng dẫn người bệnh tự trườn sang cáng.

* Đưa cáng người bệnh lên xe ô tô.- Phương pháp 2 người: Sau khi chuyển người bệnh từ giường sang cáng, 2

điều dưỡng di chuyển cáng lên xe ô tô rồi cố định cáng chắc chắn lại.- Phương pháp 3 người:

+ Một điều dưỡng lên xe đón cáng.+ Hai điều dưỡng khiêng cáng lại gần xe đưa cáng phía đầu người bệnh

lên trước.+ Điều dưỡng trên xe đón cáng.+ Điều dưỡng khiêng phía chân đi dần lên chuyển cáng vào trong xe.+ Cả 2 điều dưỡng cùng nâng cáng cho thăng bằng để đưa cáng vào sàn

xe.+ Buộc dây (nếu có), cố định cáng an toàn khi di chuyển.

* Đưa cáng người bệnh xuống xe ô tô.- Phương pháp 2 người: Hai điều dưỡng nâng 2 đầu cáng rồi đưa cáng người

bệnh ra khỏi xe.- Phương pháp 3 người:

+ Hai điều dưỡng ở trên xe, một điều dưỡng ở dưới xe.

Page 202: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

198 199

TT Các bước thực hành Lý do

Chuyển người bệnh từ cáng hoặc xe cáng sang giường bệnh

5 Sau khi vận chuyển người bệnh đến bên giường bệnh người điều dưỡng thực hiện các động tác chuyển người bệnh từ cáng, xe cáng sang giường bệnh tương tự như chuyển người bệnh từ giường sang cáng đã mô tả ở phần từ cáng lên giường

Chuyển người bệnh bằng xe lăn.

6 - Đặt xe lăn (xe đẩy) cách giường người bệnh khoảng 1m.- Người điều dưỡng đứng cạnh giường, chân hơi dạng, cúi sát người bệnh,

một tay luồn dưới cổ, một tay luồn dưới khoeo chân người bệnh. Bảo người bệnh quàng tay ôm lấy cổ người điều dưỡng.

- Người điều dưỡng dồn sức nhấc bổng người bệnh lên rồi quay 180o đặt nhẹ nhàng lên xe.

Chuyển người bệnh bằng cáng hoặc xe cáng.

7

+ Điều dưỡng ở trên xe tháo dây cố định cáng, chuyển cáng người bệnh ra phía ngoài.

+ Điều dưỡng đứng dưới đỡ cáng phía chân cáng, cùng điều dưỡng trên xe chuyển cáng người bệnh ra ngoài hết sàn xe.

+ Điều dưỡng trên xe chuyển phía đầu cáng cho người còn lại (vừa xuống đất).

+ Khiêng cáng hoặc đẩy xe cáng người bệnh vào phòng bệnh.

- Chuyển người bệnh từ giường sang cáng hoặc xe cáng: - Kỹ thuật khiêng cáng người bệnh.

+ Khiêng cáng với 2 người: 2 người ngồi, chân quỳ, chân co. Người đi trước nâng cáng phía đầu người bệnh. Người đi sau khiêng cáng phía chân người bệnh. Người chỉ huy (người đi sau) ra khẩu lệnh và cả 2 cùng đứng lên khiêng cáng đi.

+ Khiêng cáng với 3 người: Giống như cách khiêng cáng có 2 người. Người thứ 3 đứng phía ngoài bên trái người bệnh, là người chỉ huy và để thay đổi với 2 người khiêng khi cần thiết.

+ Khiêng cáng với 4 người:Mỗi điều dưỡng đứng ngoài ở mỗi tay cáng và cùng hiệu lệnh nâng cáng và

chuyển người bệnh đi. - Những điểm cần chú ý khi khiêng cáng:

+ Khi khiêng cáng 2 nhóm người (phía đầu và cuối) phải bước trái chân nhau để dễ đi và cáng không bị đu đưa.

+ Khi khiêng cáng lên dốc, lên gác, lên xe ô tô đầu người bệnh đi trước và nâng cao chân.

Page 203: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

198 199

TT Các bước thực hành Lý do

Dìu người bệnh

* Phương pháp 1 người: Có 3 cách- Điều dưỡng đưa tay cho người bệnh vịn cùng đi.- Người bệnh vắt tay lên vai điều dưỡng và người điều dưỡng nắm lấy cổ tay

người bệnh, tay kia vòng qua thắt lưng người bệnh, dìu người bệnh đi.- Người bệnh đưa 2 tay lên vai điều dưỡng vịn đi.* Phương pháp 2 người:- Người bệnh đứng giữa 2 người điều dưỡng 2 tay của người bệnh quàng lên

2 vai của 2 điều dưỡng.- Người điều dưỡng:

+ Tay phía ngoài nắm lấy cổ tay của người bệnh.+ Tay phía trong vòng qua lưng, đỡ lấy thắt lưng người bệnh dìu người

bệnh cùng đi.

3. Bảng kiểm: Giảng viên sẽ giới thiệu (cógiảithích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm cho học viên trước mỗi buổi giảng.

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN NGƯỜi BỆNH

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

Không làm hoặc làm sai

* Chuẩn bị người bệnh.

1 Nhận định tình trạng người bệnh, thông báo, giải thích và dặn người bệnh hoặc người nhà những điều cần thiết.

* Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện.

2 Thuốc, dụng cụ cấp cứu cần thiết, nước uống, ca đựng nước, nilon che mưa.

3 Gối, chăn đắp, bô, cáng, xe cáng hoặc xe lăn.

+ Khi xuống thang gác, xuống dốc hoặc xuống xe ô tô thì đầu phải xuống sau và nâng cao chân.

+ Khi nâng cáng lên hoặc khi đặt cáng xuống thì 2 người phải cùng một nhịp (theo khẩu lệnh).

Page 204: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

200 201

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

Không làm hoặc làm sai

* Kỹ thuật tiến hành.

DÌU NGƯỜi BỆNH

Phương pháp 1 người:

4 Điều dưỡng đưa tay cho người bệnh khoác vào và cùng đi hoặc vắt tay người bệnh lên vai điều dưỡng và nắm lấy cổ tay người bệnh, tay kia ôm ngang thắt lưng người bệnh dìu đi hoặc người bệnh đưa 2 tay vịn lên vai điều dưỡng cùng đi

Phương pháp 2 người:

5 2 tay người bệnh quàng lên vai của 2 điều dưỡng.

6 Điều dưỡng: 1 tay nắm cổ tay người bệnh, 1 tay đỡ lấy thắt lưng người bệnh cùng đi.

CHUYỂN NGƯỜi BỆNH BẰNG CÁNG HOẶC XE CÁNG

Người bệnh tự trườn được.

7 Đặt cáng hoặc xe cáng sát thành giường người bệnh.

8 Hướng dẫn người bệnh tự trườn từ giường sang cáng hoặc xe cáng rồi khiêng cáng hoặc đẩy xe cáng đi.

Người bệnh không tự trườn được.Phươngpháp1người.

9 Đặt cáng hoặc xe cáng cách giường 1m đầu cáng ngược với đầu người bệnh.

10 Điều dưỡng đứng cạnh giường chân hơi dạng, cúi sát người bệnh, 1 tay luồn dưới cổ, 1 tay luồn dưới khoeo chân. Hai tay người bệnh ôm lấy cổ Điều dưỡng.

11 Điều dưỡng bế người bệnh lên, quay 1 góc 180° đặt nhẹ nhàng lên cáng hoặc xe cáng rồi khiêng cáng hoặc đẩy xe cáng đi.

Phươngpháp2người.

12 Đặt cáng hoặc xe cáng cách giường 1 mét ngược đầu với người bệnh.

Page 205: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

200 201

TT NỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

Không làm hoặc làm sai

13 Điều dưỡng 1: Một tay luồn dưới gáy người bệnh, 1 tay dưới thắt lưng.

14 Điều dưỡng 2: Một tay luồn dưới mông người bệnh, 1 tay dưới khoeo.

15 Theo nhịp 1,2,3 cùng nâng người bệnh lên, quay 1 góc 180° đặt nhẹ nhàng lên cáng hoặc xe cáng rồi khiêng cáng hoặc đẩy xe cáng đi.

Phươngpháp3người.

16 Đặt cáng hoặc xe cáng cách giường 1 mét ngược đầu với người bệnh

17 Điều dưỡng 1: luồn 1 tay dưới gáy, 1 tay dưới lưng người bệnh.

18 Điều dưỡng 2: luồn 1 tay dưới thắt lưng, 1 tay dưới mông người bệnh

19 Điều dưỡng 3: luồn 1 tay dưới đùi, 1 tay dưới cẳng chân người bệnh

20 Theo nhịp 1,2,3 cùng nâng người bệnh lên, quay 1 góc 180° đặt nhẹ nhàng lên cáng hoặc xe cáng rồi khiêng cáng hoặc đẩy xe cáng đi.

CHUYỂN NGƯỜi BỆNH BẰNG XE LĂN

21 Đặt xe lăn để sát mép giường, khoá xe lăn an toàn.

22 Điều dưỡng đỡ người bệnh ngồi dậy, để chân người bệnh xuống đất

23 2 tay điều dưỡng luồn qua nách người bệnh đỡ người bệnh đứng lên.

24 Điều dưỡng đỡ người bệnh xoay 90° từ từ cho người bệnh ngồi vào xe lăn.

25 Cài dây an toàn ngang bụng để đỡ người bệnh rồi đẩy xe đi.

Page 206: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

202 203

BÀI 16. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH

202 203

4. Tổ chức dạy - học thực hành

- GV thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: GV làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; GV hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ GV và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ GV cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi TỰ LƯỢNG GiÁ

Người bệnh nữ Nguyễn Thị A, 56 tuổi ở nhà bị ngã sau đó ỉa đùn, đái dầm, gọi hỏi không biết, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp 150/90mmHg, mạch 90 lần/ phút, nhịp thở 22 lần/phút và được bác sỹ chẩn đoán tai biến mạch máu não. Hãy nhận định để xác định các vấn đề cần chăm sóc có ở người bệnh A và đưa ra các can thiệp điều dưỡng phù hợp cho các vấn đề đó.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2009).Kỹnăngthựchànhđiềudưỡng.HàNội:NhàxuấtbảnYhọc

2. TrườngĐạihọcYdượcTPHCM(2006).ĐiềudưỡngcơbảnI,HàNội:NXBYH

Page 207: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

202 203202 203

Bài 17

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOàN

MỤC TiÊU

1. Chuẩnbịđúng,đủ,dụngcụphùhợpchokỹthuật(TCNL:18.1;18.3)

2. Thựchiệnđúngquy trình kỹ thuật cấp cứungừng tuầnhoàn trênmôhình/ngườibệnh(TCNL:5.1;5.3;6.1;6.2)

3. Thểhiệntháiđộkhẩntrương,đảmbảoantoànkhithựckỹthuậtcấpcứungừngtuầnhoàn(TCNL:5.1;9.1;9.2;9.3;9.4)

NỘi DUNG

1. Định nghĩa:

Ngừng tim có thể được định nghĩa như một sự gián đoạn tạm thời của chức năng tim mà có khả năng phục hồi.

2. Giới thiệu:

Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực: là một thủ thuật dùng áp lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới của xương ức. Tim được ép giữa xương sườn và xương sống nằm ở phía sau, tăng áp lực trong lồng ngực giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, não và các tổ chức khác trong cơ thể, đồng thời kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập

Cơn ngừng tim thường xảy ra đột ngột và đòi hỏi phải có những biện pháp chăm sóc ngay lập tức. Để bệnh nhân đúng tư thế để giúp cho thực hiện kỹ thuật nhanh. Điều này chứng tỏ cần phải được huấn luyện hồi sức tim phổi cho tổ cấp cứu hồi sức ngay trong cộng đồng, và nhất là các nhân viên y tế cần phải nhìn lại kỹ năng của mình.

3. Hướng dẫn học viên tự học lý thuyết liên quan tới kỹ năng:

Trước khi học thực hành, học viên tự học lại các nội dung sau:

- Giải phẫu hệ tuần hoàn: vị trí tim

- Dấu hiệu của ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp; cấp cứu ngừng tim, ngừng thở.

4. Quy trình thực hành kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

Page 208: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

204 205

4.1. Quy trình thực hành kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn với một người cấp cứu:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Nhận định người bệnh:- Nạn nhân được giữ nguyên ở tư thế khi người

cấp cứu phát hiện- Kiểm tra ý thức của nạn nhân bằng gọi to, kích

thích đau (véo vùng da) đánh giá có hay không có đáp ứng của nạn nhân

- Kiểm tra hoạt động hô hấp của nạn nhân: nghiêng đầu, áp má sát miệng và mũi của nạn nhân, mắt nhìn xuôi xuống ngực nạn nhân để cảm nhận hơi thở hoặc di động của lồng ngực khi nạn nhân có hô hấp

- Kiểm tra mạch của nạn nhân: mạch cảnh và mạch bẹn

Tránh tổn thương thứ cấp khi chưa đánh giá được tình trạng của nạn nhânXác định nạn nhân tỉnh hay bất tỉnh

Xác định nạn nhân có ngừng thở hay không

Xác định nạn nhân có bị ngừng tuần hoàn hay không

2 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng (mặt đất, ván, cáng cứng)

Để lồng ngực được ép giữa tay người cấp cứu với nền cứng thì ép tim ngoài lồng ngực mới có hiệu quả

Trong khi tiến hành

3 Khai thông đường hô hấpDùng ngón tay móc dị vật trong mồm, họng nạn nhân (nếu có), để đầu nạn nhân ngửa ra phía sau

Khai thông đường hô hấp nếu có dị vật. Tạo cho đường hô hấp của nạn nhân được thẳng, thuận lợi tiến hành hô hấp nhân tạo miệng - miệng

4 Kích thích vùng trước timNgười cấp cứu quỳ bên cạnh ngang mỏm vai của nạn nhânBàn tay người cấp cứu tạo thành nắm đấm giơ cao cách ngực nạn nhân 50 cm, đấm vào vùng trước tim. Kiểm tra lại mạch cảnh hoặc mạch bẹn

Kích thích tim tự đập lại

5 Hô hấp nhân tạo miệng - miệng: - Dùng ngón trỏ và ngón cái một bàn tay bóp

chặt mũi và mô út của bàn tay đè lên trán của nạn nhân. Kết hợp với bàn tay kia nâng cằm, đẩy ngửa đầu nạn nhân ra phía sau.

- Kéo mở rộng miệng của nạn nhân- Người cứu hộ ngửa cổ, ngậm miệng, hít sâu

không khí vào lồng ngực, sau đó cúi xuống áp miệng của mình vào miệng của nạn nhân thổi không khí qua miệng của nạn nhân vào phổi. Tiếp theo thả ngón tay bóp mũi để không khí từ phổi nạn nhân thở ra

Làm cho đường hô hấp trên của nạn nhân được thẳng nhất

Để tiến hành thổi ngạt được thuận tiệnTạo sự lưu thông không khí ở phổi nạn nhân

Page 209: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

204 205

TT Các bước thực hành Lý do

6 Ép tim ngoài lồng ngựcXác định vị trí ép tim: Vị trí ép tim là 1/3 dưới của xương ức. Việc xác định vị trí này được thực hiện bằng việc xác định giới hạn xương ức từ hõm ức đến mũi ức (dùng ngón tay vuốt từ rốn thẳng đường giữa bụng lên phía ngực, tới khi chạm mũi ức)Hai tay của người cứu hộ đè lồng lên nhau, đặt gốc bàn tay vào vị trí ép tim, khuỷu tay để thẳng. Ngả thân người một góc 45o dung trọng lực của nửa thân người ấn vuông góc với ngực nạn nhân làm lồng ngực nạn nhân lún xuống 4 cm. Tiếp theo nâng tay để cho ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu

Để ép tim có hiệu quả mà không có biến chứng của kỹ thuật ép tim (gãy xương sườn)

Để tạo lực ép có hiệu quả và ít tốn sức

7 Phối hợp hô hấp nhân tạo miệng - miệng với ép tim ngoài lồng ngựcTiến hành thổi hai lần liên tiếp sau đó ép tim liên tục 30 nhịp. Phối hợp nhịp nhàng giữa thổi ngạt với ép tim như vậy.Tần số thổi ngạt đạt 12 - 14 lần/phút tương ứng ép tim đạt 100 nhịp/phút

Để đảm bảo hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân đạt mức phù hợp

8 Đánh giá lại tình trạng của nạn nhânSau 60 giây đầu người cứu hộ cần tiến hành kiểm tra lại tình trạng hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân (như bước 1)Nếu không có mạch đập và ngừng hô hấp tiếp tục cấp cứu.Nếu có mạch đập rõ nhưng nạn nhân vẫn ngừng hô hấp → ngừng ép tim, tiếp tục hô hấp nhân tạoNếu mạch đập rõ và nạn nhân tự thở có hiệu quả thì ngừng cấp cứu và tiếp tục theo dõi

Để quyết định thực hiện ép tim và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

9 Ghi hồ sơ:- Tình trạng của nạn nhân trước, trong và sau

khi ép tim- Thời gian tiến hành thủ thuật- Tên người tiến hành thủ thuật

Là cơ sở pháp lý khi chăm sóc người bệnh

Page 210: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

206 207

4.2. Quy trình thực hành kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn với hai người cấp cứu:

TT Các bước thực hành Lý do

1 Nhận định người bệnh:- Nạn nhân được giữ nguyên ở tư thế khi người

cấp cứu phát hiện- Kiểm tra ý thức của nạn nhân bằng gọi to,

kích thích đau (véo vùng da) đánh giá có hay không có đáp ứng của nạn nhân

- Kiểm tra hoạt động hô hấp của nạn nhân: nghiêng đầu, áp má sát miệng và mũi của nạn nhân, mắt nhìn xuôi xuống ngực nạn nhân để cảm nhận hơi thở hoặc di động của lồng ngực khi nạn nhân có hô hấp

- Kiểm tra mạch của nạn nhân: mạch cảnh và mạch bẹn

Tránh tổn thương thứ cấp khi chưa đánh giá được tình trạng của nạn nhânXác định nạn nhân tỉnh hay bất tỉnh

Xác định nạn nhân có ngừng thở hay không

Xác định nạn nhân có bị ngừng tuần hoàn hay không

2 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng (mặt đất, ván, cáng cứng)

Để lồng ngực được ép giữa tay người cấp cứu với nền cứng thì ép tim ngoài lồng ngực mới có hiệu quả

Trong khi tiến hành

3 Khai thông đường hô hấpDùng ngón tay móc dị vật trong mồm, họng nạn nhân (nếu có), để đầu nạn nhân ngửa ra phía sau

Khai thông đường hô hấp nếu có dị vật. Tạo cho đường hô hấp của nạn nhân được thẳng, thuận lợi tiến hành hô hấp nhân tạo miệng - miệng

4 Hô hấp nhân tạo miệng - miệng: - Dùng ngón trỏ và ngón cái một bàn tay bóp

chặt mũi và mô út của bàn tay đè lên trán của nạn nhân. Kết hợp với bàn tay kia nâng cằm, đẩy ngửa đầu nạn nhân ra phía sau.

- Kéo mở rộng miệng của nạn nhân- Người cứu hộ ngửa cổ, ngậm miệng, hít sâu

không khí vào lồng ngực, sau đó cúi xuống áp miệng của mình vào miệng của nạn nhân thổi không khí qua miệng của nạn nhân vào phổi. Tiếp theo thả ngón tay bóp mũi để không khí từ phổi nạn nhân thở ra

Làm cho đường hô hấp trên của nạn nhân được thẳng nhất

Để tiến hành thổi ngạt được thuận tiệnTạo sự lưu thông không khí ở phổi nạn nhân

Page 211: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

206 207

TT Các bước thực hành Lý do

5 Ép tim ngoài lồng ngựcXác định vị trí ép tim: Vị trí ép tim là 1/3 dưới của xương ức. Việc xác định vị trí này được thực hiện bằng việc xác định giới hạn xương ức từ hõm ức đến mũi ức (dùng ngón tay vuốt từ rốn thẳng đường giữa bụng lên phía ngực, tới khi chạm mũi ức)Hai tay của người cứu hộ đè lồng lên nhau, đặt gốc bàn tay vào vị trí ép tim, khuỷu tay để thẳng. Ngả thân người một góc 45o dùng trọng lực của nửa thân người ấn vuông góc với ngực nạn nhân làm lồng ngực nạn nhân lún xuống 4 cm. Tiếp theo nâng tay để cho ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu

Để ép tim có hiệu quả mà không có biến chứng của kỹ thuật ép tim (gãy xương sườn)

Để tạo lực ép có hiệu quả và ít tốn sức

6 Phối hợp hô hấp nhân tạo miệng - miệng với ép tim ngoài lồng ngựcNgười cứu hộ thứ nhất quỳ bên cạnh nạn nhân, ngang vùng đầu sẽ thực hiện hô hấp nhân tạo miệng - miệngNgười cứu hộ thứ hai quỳ bên đối diện ngang với vùng ngực sẽ thực hiện kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực.Người cứu hộ thứ nhất tiến hành thổi ngạt hai lần. Người cứu hộ thứ hai đánh giá hiệu quả của lần thổi ngạt thông qua quan sát di động của lồng ngực và di động tay của mình đang đặt ở vị trí ép tim.Tiếp theo người cứu hộ hai tiến hành ép tim liên tục 30 nhịp và đếm to. Người cứu hộ thứ nhất kiểm tra hiệu quả của các lần ép tim bằng cách bắt mạch cảnh. Đồng thời cũng theo dõi nhịp đếm để phối hợp thổi ngạt ngay khi hết mỗi đợt ép tim.Tần số thổi ngạt đạt 12 - 14 lần/phút tương ứng ép tim đạt 100 nhịp/phút

Để đảm bảo hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân đạt mức phù hợp và kích thích cho hệ hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân tự phục hồi.

Để đảm bảo hai người cứu hộ tiến hành cấp cứu được nhịp nhàng.

Page 212: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

208 209

TT Các bước thực hành Lý do

7 Đánh giá lại tình trạng của nạn nhânSau 60 giây đầu người cứu hộ cần tiến hành kiểm tra lại tình trạng hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân (như bước 1)Nếu không có mạch đập và ngừng hô hấp tiếp tục cấp cứu.Nếu có mạch đập rõ nhưng nạn nhân vẫn ngừng hô hấp → ngừng ép tim, tiếp tục hô hấp nhân tạoNếu mạch đập rõ và nạn nhân tự thở có hiệu quả thì ngừng cấp cứu và tiếp tục theo dõi

Để quyết định thực hiện ép tim và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

8 Ghi hồ sơ:- Tình trạng của nạn nhân trước, trong và sau

khi ép tim- Thời gian tiến hành thủ thuật- Tên người tiến hành thủ thuật

Là cơ sở pháp lý khi chăm sóc người bệnh

5. Bảng kiểm:

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

5.1 Cấp cứu ngừng tuần hoàn với một người cấp cứu:

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Nhận định người bệnh: Xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn

Kiểm tra ý thức của nạn nhân

Kiểm tra hoạt động hô hấp của nạn nhân

Kiểm tra mạch

2 Đặt tư thế nạn nhân phù hợp

3 Khai thông đường hô hấp

Page 213: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

208 209

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

4 Hô hấp nhân tạo miệng - miệng

Tư thế đầu của nạn nhân

Kiểm tra hiệu quả của mỗi lần thổi ngạt

Tần số thổi ngạt

5 Ép tim ngoài lồng ngựcXác định vị trí ép tim

Tư thế người cứu hộ

Hiệu quả mỗi lần ép

Tần số ép

6 Phối hợp hai lần thổi ngạt với 30 lần ép tim.

7 Đánh giá lại tình trạng của nạn nhânsau 60 giây

8 Ghi phiếu theo dõi- Tình trạng người bệnh: mạch, ý thức

5.2. Cấp cứu ngừng tuần hoàn với hai người cấp cứu:

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Cứu hộ 1: Nhận định người bệnh:Xác định nạn nhân bị ngừng tuần hoàn

Kiểm tra ý thức của nạn nhân

Kiểm tra hoạt động hô hấp của nạn nhân

Kiểm tra mạch

2 Phối hợp hai cứu hộ: Đặt tư thế nạn nhân phù hợp

Page 214: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

210 211

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

3 Cứu hộ 1: Khai thông đường hô hấp

4 Cứu hộ 1: Hô hấp nhân tạo miệng - miệng

Tư thế đầu của nạn nhân

Kiểm tra hiệu quả của mỗi lần thổi ngạt

Tần số thổi ngạt

5 Cứu hộ 2: Ép tim ngoài lồng ngực

Vị trí và tư thế của người cứu hộ 2

Xác định vị trí ép tim

Tư thế người cứu hộ

Hiệu quả mỗi lần ép

Tần số ép

6 Phối hợp hai người cứu hộ

Phối hợp hai lần thổi ngạt với 30 lần ép tim.

Cứu hộ 1: Kiểm tra mạch đập khi cứu hộ 2 ép tim ngoài lồng ngực

Cứu hộ 2: Kiểm tra hiệu quả hô hấp khi cứu hộ 1 thổi ngạt

7 Đánh giá lại tình trạng của nạn nhânsau 60 giây

8 Ghi phiếu theo dõi- Tình trạng người bệnh: mạch, ý thức

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

Page 215: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 17. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

210 211

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài:

1. Câunàođúngchotìnhtrạngngừngtimvàtuầnhoàn:

A. Do nhiều nguyên nhân gây ra.

B. Có thể hồi phục nếu cứu chữa kịp thời.

C. Bất hồi phục và tổn thương vĩnh viễn nếu không cứu chữa kịp thời.

D. Câu A và câu B đúng. *

E. Tất cả các câu đều đúng

2. Hậuquảkhixảyrangừngtimvàtuầnhoànlà:

A. Ngừng hô hấp. B. Thiếu oxy mô.

C. Toan chuyển hoá gây tổn thương cơ quan vĩnh viễn nếu không cứu chữa kịp thời.

D. Câu A và B đúng. E. Câu A, B, C đều đúng *

3. Chẩnđoánngừngtimvàtuầnhoànchủyếudựavào:mấtmạchlớn,mấtýthứcđộtngột,xanhtái,rốiloạnhôhấpvà:

A. Mất phản xạ. * B. Vô niệu.

C. Liệt nửa thân. D. Tăng phản xạ. E. Rối loạn tiêu ho

4. Mụctiêuquantrọngnhấtvàtrướctiênnhấtcủahồisứctimphổilàngănđượctổnthươngkhônghồiphụcdothiếuôxytại:

A. Tim B. Não * C. Phổi D. Gan E. Thận

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế.Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbảntập2.NhàxuấtbảnGiáodục ViệtNam.2010

2. BộYtế.Điềudưỡngcơbản2.NhàxuấtbảngiáodụcHàNội.2007

Page 216: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

212 213

Bài 18

GHi CHÉP CHĂM SÓC, Hồ SƠ BỆNH ÁN

MỤC TiÊU

Cóthểmôtảđượcmộtcáchlogicbằnglờinhữngnộidungchămsócđãthựchiệnvànhữngthôngtinđãthuthậpđượctheoquyđịnh.

NỘi DUNG

1. Giới thiệu khái quát

Học viên học và nghe người hướng dẫn hướng dẫn những nội dung sau:

• Có thể trình bày được một cách logic những thông tin về người bệnh đã thu thập được.

• Có thể ghi chép chính xác những phản ứng của người bệnh và người thân về những nội dung chăm sóc đã thực hiện.

• Có thể ghi chép theo đúng quy định của Luật, thông tư và quy tắc bệnh viện

• Có thể hiểu được hồ sơ ghi chép các loại cần được chia sẻ và sử dụng bởi các nhân viên y tế khác nhằm hỗ trợ điều trị cho người bệnh.

• Có thể hiểu được những thông tin đã ghi chép trong các hồ sơ bệnh án là những thông tin cá nhân của người bệnh cần được bảo vệ, phải giữ bí mật nội dung ghi chép và bảo quản hồ sơ.

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng

Học viên ôn tập trước những nội dung sau trong giáo trình:

BÀI 2. GHI CHÉP BỆNH ÁN VÀ BIỂU MẪU CHĂM SÓC

3. Quy trình thực hành:

Trường hợp học viên ghi chép chăm sóc và bệnh án, thì ghi chép theo phần Giới thiệu khái quát ở Mục 1.

4. Bảng kiểm

(Đượcsửdụngđểđánhgiáhọcviênbằnghìnhthứchọcviêntựđánhgiávàngườihướngdẫnđánhgiá). Người hướng dẫn giải thích về nội dung và cách sử dụng.

Page 217: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 18. Ghi chép chăm sóc, hồ sơ bệnh án

212 213

TT Nội dungMức độ đạt

C D S

1 Có thể mô tả logic những thông tin liên quan tới người bệnh đã thu thập được.• Có thể mô tả những thông tin cần thiết của người bệnh trong điều

trị và chăm sóc một cách chính xác và khách quan

2 Có thể mô tả chính xác phản ứng của người bệnh và người thân về nội dung chăm sóc đã thực hiện• Có thể ghi chép chính xác phản ứng (kết quả xét nghiệm, thông

số theo dõi, phát biểu và biểu hiện) của người bệnh và người thân về những nội dung chăm sóc và thủ thuật đã thực hiện.

3 Có thể ghi chép theo quy định của Luật, thông tư và quy tắc bệnh viện• Kiểm tra những quy định của Luật, thông tư và quy tắc của bệnh

viện và thực hiện ghi chép theo đúng những quy định đó.

4 Có thể hiểu được rằng hồ sơ ghi chép các loại cần được chia sẻ và sử dụng bởi các nhân viên y tế khác nhằm hỗ trợ điều trị cho người bệnh.

5 Có thể hiểu được rằng những thông tin đã ghi chép trong các hồ sơ bệnh án là những thông tin cá nhân của người bệnh cần được bảo vệ, phải giữ bí mật nội dung ghi chép và bảo quản hồ sơ.

Chúý

C: Làm độc lập không cần sự hỗ trợ,

D: Làm được cần sự hỗ trợ,

S: Không làm hoặc làm không đúng

Các mức độ đó được giải thích rõ ràng trong phần hướng dẫn sử dụng ở phần đầu của tài liệu.

5. Tổ chức dạy - học thực hành

Người hướng dẫn cung cấp những thông tin về các quy định được quy định trong Luật, thông tư và quy tắc của bệnh viện, tạo môi trường thuận lợi để học viên có thể tìm hiểu những thông tin này.

Page 218: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

214 215

Bài 19

SỬ DỤNG Và QUẢN Lý CÁC MÁY Y TẾ

MỤC TiÊU

1. TrìnhbàyđượccácbướctrongquytrìnhkỹthuậtsửdụngmáyMonitoring,máytruyềndịch,máybơmtiêmđiện,máyđiệntim(TCNL18.1)

2. SửdụngđượcmáyMonitoring,máytruyềndịch,máybơmtiêmđiện,máyđiệntim(TCNL5.1;5.3;6.1;6.2;6.3;18.2)

3. Rènluyệnđượctínhcẩnthậntrongsửdụngvàbảoquảncácphươngtiệnchămsócngườibệnh(TCNL18.2)

NỘi DUNG

1. Quy trình kỹ thuật sử dụng các phương tiện chăm sóc người bệnh:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

1.1. Máy Monitơ

TT Các bước thực hành Lý do

Chuẩn bị người bệnh

1 Chuẩn bị người bệnh Tránh nhầm lẫn khi theo dõi người bệnh

2 Thông báo cho NB về thủ thuật sắp làm Để người bệnh yên tâm, tin tưởng, tránh lo lắng

3 Hướng dẫn cho người bệnh loại bỏ những vật dụng bằng kim loại và phát sóng điện từ

Để người bệnh hợp tác với điều dưỡng, tránh nhiễu sóng khi máy hoạt động

Chuẩn bị điều dưỡng:

4 Thực hiện rửa tay thường quy Hạn chế nhiễm khuẩn chéo

5 Mang khẩu trang Ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người làm thủ thuật và người bệnh

Chuẩn bị máy monitơ

6 Cấp điện cho máy- Nối dây nguồn vào máy- Ấn và giữ phím nguồn khoảng 2 giây

Cấp điện nguồn cho máyĐể khởi động máy

Page 219: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

214 215

TT Các bước thực hành Lý do

7 Cài đặt ngày và giờ- Ấn vào phím MENU- Ấn vào phím DETA & TIME lựa chọn

và ấn vào các phím năm, tháng, ngày, giờ, phút

- Ấn vào phím SET sau đó phím HOME

Để vào chương trình hoạt động của máyĐể hiển thị cửa sổ DETA & TIME (ngầy và giờ), cài đặt ngày, giờ theo dõi người bệnhĐể nhớ lưu lại các động tác đã làm, sau đó quay về màn hình theo dõi

8 Cài đặt tên người bệnh- Ấn vào phím MENU, chọn và ấn vào

cửa sổ PATIENT INFO- Ấn vào phím KEYBROARD vào các kỹ

tự chữ trên bàn phím rồi chạm vào phím SET

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ PATIENT INFONhập tên người bệnh và lưu lại

9 Cài đặt chế độ theo dõi nhịp tim- Ấn vào phím MENU, rồi phím ECG

- Tại cửa sổ HR/PR ấn vào giới hạn trên dưới, ấn nhẹ vào phím tăng giảm để điều chỉnh, sau đó ấn vào phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ ECG VITAL ALARM (cảnh báo nhịp tim)Đặt giới hạn trên và giới hạn dưới nhịp tim cho phép của người bệnh, rồi quay trở lại màn hình theo dõi

10 Cài đặt chế độ theo dõi huyết áp- Ấn nhẹ vào phím MENU, sau đó vào

phím NIBP- Tại cửa sổ SYS ấn nhẹ vào phím giới

hạn trên, dưới, ấn phím tang hay giảm- Tại cửa sổ MEAN ấn vào phím giới hạn

trên, dưới rồi ấn phím tăng hay giảm, sau đó ấn vào phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ NIPB VITAL ALARMĐặt giới hạn trên và giới hạn dưới của huyết áp tối đa cho phép của người bệnhĐặt giới hạn trên và giới hạn dưới của huyết áp trung bình cho phép của người bệnh rồi trở về màn hình theo dõi ban đầu

11 Cài đặt chế độ theo dõi nhịp thở- Ấn vào phim MENU, phím RESP để

hiển thị cửa sổ REST VITAL ALARM- Ấn vào phím tăng hay giảm, phím

HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ REST VITAL ALARMĐặt giới hạn trên và giới hạn dưới nhịp thở cho phép của người bệnh, rồi quay trở lại màn hình theo dõi

12 Cài đặt chế độ theo dõi nhiệt độ- Ấn vào phím MENU, vào phím TEMP- Ấn vào phím giới hạn trên, dưới, phím

tăng, giảm sau đó phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ TEMP VITAL ALARMCài đặt giới hạn trên và giới hạn dưới nhiệt độ cho phép của người bệnh, rồi quay trở lại màn hình theo dõi

Page 220: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

216 217

TT Các bước thực hành Lý do

13 Cài đặt chế độ theo dõi độ bão hòa oxy (SpO2)- Ấn vào phím MENU, phím SpO2

- Ấn vào phím giới hạn trên, dưới, phím tăng, giảm sau đó phím HOME

Để cửa sổ hiển thị MENU, cửa sổ SpO2VITAL ALARMCài đặt giới hạn trên và giới hạn dưới SpO2 cho phép của người bệnh, rồi quay trở lại màn hình theo dõi

Kỹ thuật tiến hành

14 Vệ sinh vùng ngực và bụng của người bệnh Làm sạch da người bệnh, chú ý các vị trí gắn điện cực để điện cực tiếp xúc tốt với da người bệnh

15 Theo dõi điện tim, nhịp thở, nhịp tim- Bóc và dán điện cực vào người bệnh- Gắn đầu kẹp điện cực vào cực dán, nối

cáp điện cực vào dây nối ECG, nối dây nối ECG vào ổ cắm monitor

- Quan sát màn hình theo dõi trên monitor (Home)

Để điện cực tiếp xúc với người bệnhĐể nối monitor với người bệnh

Đánh giá sự hoạt động của tuần hoàn và hô hấp

16 Theo dõi SpO2

- Lựa chọn ống đo, nối ống với dây SpO2 và nối dây SpO2 vào máy monitor

- Gắn ống đo vào người bệnh- Quan sát màn hình trên monitor màn

hình theo dõi (Home)

Theo dõi độ bão hòa oxy mao mạch

Để thiết bị đo tiếp xúc với người bệnhĐánh giá độ bão hòa oxy mao mạch người bệnh

17 Theo dõi huyết áp- Lựa chọn bao đo huyết áp rồi nối bao đo

vào dây dẫn khí đo huyết áp- Xác định động mạch vùng khuỷu tay,

quấn băng đo huyết áp vào tay người bệnh- Ấn vào phím START/STOP trên thân máy

- Ấn vào phím HOME

Theo dõi được chính xác chỉ số huyết áp của người bệnhĐể máy tiếp xúc với động mạch của người bệnhĐể đo và theo dõi chỉ số huyết áp (chế độ đo bằng tay)Để quay lại màn hình theo dõi

18 Theo dõi nhiệt độ- Lấy đầu dò đo nhiệt độ, nối với dây dẫn

nhiệt, khe cắm trên monitor- Gắn đầu dò nhiệt độ vào người bệnh- Dữ liệu về nhiệt độ sẽ được hiển thị trên

màn hình

Để nối náy với người bệnh

Để máy tiếp xúc với da người bệnh

Page 221: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

216 217

TT Các bước thực hành Lý do

19 Thu dọn dụng cụ:- Tắt máy: ấn và giữ phím nguồn trong 2

giây- Tháo băng huyết áp, các đầu điện cực,

đầu dò hiệt độ ra khỏi người bệnh- Vệ sinh vùng da gắn điện cực- Đặt người bệnh tư thế thoải mái

- Rút đầu dò ra khỏi các khe cắm của máy. Rút dây điện nguồn

- Vệ sinh máy bằng khăn mềm

Để cắt nguồn điện

Làm sạch vùng da gắn điện cựcTạo cho người bệnh tư thế thoải mái, thể hiện sự tôn trọng người bệnhĐể cất dọn dụng cụ sau khi sử dụng

Bảo quản máy sau sử dụng

20 Ghi hồ sơ chăm sóc: Ghi đầy đủ những kết quả đã theo dõi, diễn biến của người bệnh xảy ra trong quá trình theo dõi (nếu có)

Để đảm bảo việc chăm sóc được liên tục và tiện lợi

1.2. Máy truyền dịch

TT Các bước thực hành Lý do

Chuẩn bị người bệnh

1 Chuẩn bị người bệnh: xem hồ sơ bệnh án Tránh nhầm lẫn khi thực hiện y lệnh truyền dịch cho người bệnh

2 Thông báo cho NB về thủ thuật sắp làm Để người bệnh yên tâm, tin tưởng, tránh lo lắng

3 Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh những điều cần thiết có liên quan

Để người bệnh hợp tác tốt với điều dưỡng

Chuẩn bị điều dưỡng:

4 Trang phục đầy đủ, rửa tay, đi găng Hạn chế nhiễm khuẩn chéo

Chuẩn bị máy truyền

5 Nối dây nguồn vào máy Cấp điện nguồn cho máy

6 Cắm dây nối đầu dò nhỏ giọt vào máy

7 Ấn phím ON/OFF Để khởi động máy

Kỹ thuật tiến hành

8 Xé túi đựng dây truyền, điều chỉnh khóa về phía cuối (gần kim), cắm dây truyền vào chai dịch, đuổi khí

Chuẩn bị dịch truyền theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đảm bảo không có khí trong hệ thống truyền dịch

Page 222: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

218 219

TT Các bước thực hành Lý do

9 Mở cửa của thân máy ra, nhấn cần kẹp ống phía dưới cửa và mở kẹp ra cho đến khi nghe tiếng click

Gắn bộ dây truyền dịch vào thân máy

10 Lắp đầu dò nhỏ giọt vào vị trí 2/3 trên của bầu nhỏ giọt

Để xác định số giọt dịch truyền/ml

11 Ấn phím mũi tên “Lên/ Xuống” Để máy xác nhận và lựa chọn đúng bộ truyền dịch được sử dụng

12 Ấn phím “Select” phím mũi tên “Lên/ Xuống”

Cài đặt tốc độ truyền dịch

13 Ấn phím “Select” phím mũi tên lên Cài đặt giới hạn thể tích truyền dịch

14 Nhấn PURGE để hiển thị PURGE nhả ra rồi nhấn lại

Để thực hiện bơm nhanh tống hết bọt khí ra khỏi đường ống truyền dịch

15 Đưa kim của bộ truyền dịch vào tĩnh mạch người bệnh

Để nối máy truyền với người bệnh

16 Ấn phím START Để bắt đầu thực hiện truyền dịch

Kết thúc việc tiêm truyền

17 Ấn phím STOP Để ngừng lại việc truyền dịch

18 Ấn phím ON/OFF Để tắt máy

19 Thu dọn dụng cụ, phân loại các chất thải: các dụng cụ có dính máu dịch cơ thể bỏ vào túi màu vàng, dùng dung dịch khử khuẩn để khử nhiễm những nơi có máu, dịch cơ thể. Lau chùi máy bằng khăn mềm

Hạn chế nhiễm khuẩn và bảo quản máy sau khi dùng

20 Ghi hồ sơ chăm sóc: Ghi ngày, giờ thực hiện, tên dịch, tốc độ, thời gian (thuốc, liều lượng, hàm lượng nếu có) và những diễn biến của người bệnh xảy ra trong và sau khi truyền

Để đảm bảo việc chăm sóc được liên tục và tiện lợi

21 Đặt người bệnh tư thế thoải mái Tùy theo tình trạng của người bệnh mà lựa chọn tư thế cho phù hợp

Page 223: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

218 219

1.3. Bơm tiêm điện

TT Các bước thực hành Lý do

Chuẩn bị người bệnh

1 Xem hồ sơ bệnh án, biết người bệnh, chỉ định của bác sĩ

Tránh nhầm lẫn khi thực hiện thuốc cho người bệnh

2 Thông báo cho NB về thủ thuật sắp làm Để người bệnh yên tâm, tin tưởng, tránh lo lắng

3 Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh những điều cần thiết có liên quan

Để người bệnh hợp tác tốt với điều dưỡng

Chuẩn bị điều dưỡng:

4 Trang phục đầy đủ, rửa tay, đi găng Hạn chế nhiễm khuẩn chéo

Chuẩn bị máy tiêm

5 Nối dây nguồn vào máy Cấp điện nguồn cho máy

6 Ấn phím ON/OFF Để khởi động máy

Kỹ thuật tiến hành

7 Lấy bơm tiêm ra khỏi bao Để lấy thuốc vào bơm tiêm

8 Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên Gắn bơm tiêm vào máy

9 Bóp và di chuyển kẹp giữ đuôi pit tông Gắn kẹp với đuôi pit tông

10 Hạ kẹp giữ thân bơm tiêm xuống Để giữ chắc chắn thân bơm tiêm

11 Ấn phím SET Để vào chương trình cài đặt chế độ hoạt động của máy

12 Ấn các phím mũi tên Để cài đặt tần số (vận tốc) tiêm cho phù hợp với chỉ định của bác sĩ

13 Ấn phím “Bolus” trong khi ấn giữ phím “Total vol”

Để đuổi khí từ bơm tiêm đến đầu mũi kim tiêm

14 Đặt bộ dây tiêm vào ven của người bệnh Nối hệ thống tiêm với người bệnh

15 Ấn phím STAR/STOP Bắt đầu đưa thuốc vào người bệnh

Kết thúc việc tiêm

16 Ấn phím STAR/STOP Để tạm dừng máy

17 Nâng kẹp giữ than bơm tiêm lên Để nhấc bơm tiêm ra

18 Ấn phím ON/OFF Để tắt nguồn điện cho máy

Page 224: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

220 221

TT Các bước thực hành Lý do

19 Thu dọn dụng cụ, tháo găng tay: các dụng cụ có dính máu dịch cơ thể bỏ vào túi màu vàng, dùng dung dịch khử khuẩn để khử nhiễm những nơi có máu, dịch cơ thể trên thân máy

Hạn chế nhiễm khuẩn và bảo quản máy sau khi dùng

20 Ghi hồ sơ chăm sóc: Ghi ngày, giờ thực hiện, tên thuốc, liều lượng và những diễn biến của người bệnh xảy ra trong và sau khi tiêm

Để đảm bảo việc chăm sóc được liên tục và tiện lợi

21 Đặt người bệnh tư thế thoải mái Tùy theo tình trạng của người bệnh mà lựa chọn tư thế cho phù hợp

1.4. Máy điện tim

TT Các bước thực hành Lý do

Chuẩn bị người bệnh

1 Xác định người bệnh: Xem hồ sơ bệnh án, biết người bệnh, chỉ định của bác sĩ

Tránh nhầm lẫn khi thực hiện y lệnh về thực hiện kỹ thuật ghi điện tâm đồ cho người bệnh

2 Thông báo cho NB về thủ thuật Để người bệnh biết yên tâm, tin tưởng

3 Chuẩn bị về tư thế và tinh thần cho người bệnh: Để người bệnh nằm ngửa, tháo bỏ các đồ được làm bằng kim loại

Để người bệnh được thoải mái, hợp tác tốt với điều dưỡng và thu được ECG chuẩn

Chuẩn bị điều dưỡng:

4 Trang phục đầy đủ, rửa tay Hạn chế nhiễm khuẩn chéo

Chuẩn bị dụng cụ

5 Máy ghi điện tim phù hợp với chỉ định của bác sĩ

Để ghi sự hoạt động của tim

6 Các điện cực: Lấy đầy đủ các điện cực theo quy định để tiến hành ghi điện tim cho người bệnh

Nối người bệnh với máy

7 Gạc vô khuẩn, bông cầu và cồn 700 Sát khuẩn vùng da người bệnh

8 Gel Để điện cực tiếp xúc với người bệnh được tốt

Kỹ thuật tiến hành

9 Vệ sinh vị trí đặt điện cực: Sát khuẩn vị trí sẽ đặt điện cực bằng gạc tẩm cồn

Để da và điện cực được tiếp xúc tốt

Page 225: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

220 221

TT Các bước thực hành Lý do

10 Gắn điện cực: Bôi một lớp gel mỏng rồi gắn các điện cực tại các vị trí:- V1 đỏ: Khoang liên sườn IV, sát bờ phải

xương ức- V2 vàng: Khoang liên sườn IV, sát bờ trái

xương ức- V3 xanh: Giữa V2 và V4- V4 nâu: Giao điểm khoang liên sườn V

với đường giữa xương đòn trái- V5 đen: Giao điểm khoang liên sườn V

với đường nách trước bên trái- V6 tím: Giao điểm khoang liên sườn V

với đường nách bên trái- RA đỏ: Cổ tay phải- LA vàng: Cổ tay trái- LL xanh: Cổ chân trái- RL đen: Cổ chân phải

Để các điện cực tiếp xúc với cơ thể người bệnh và ghi được sự hoạt động của điện tim đúng quy trình

11 Gắn 10 dây dẫn từ máy vào các điện cực tương ứng

Để máy tiếp xúc với cơ thể người bệnh

12 Kiểm tra lại dây dẫn và các điện cực: Kiểm tra xem dây dẫn được nối đúng và phù hợp với các điện cực, dây dẫn có bị căng quá hoặc quá lỏng

Đảm bảo đúng tính chất phân cực và sự dẫn truyền không bị dán đoạn

13 Cố định người bệnh: Nhắc nhở người bệnh nằm yên không vận động trong khi ghi điện tim

Để thu được điện tâm đồ tốt nhất mà không bị nhiễu sóng

14 Ghi sóng chuẩn: Ấn vào nút TEST Để đồ thị chuẩn được hiển thị làm cơ sở đọc kết quả

15 Ấn nhẹ vào nút ghi điện tim Để ghi được hình ảnh điện tim tại các điện cực

16 Nếu thấy có sóng bất thường: Kiểm tra lại điện cực, điểm nối điện cực - dây dẫn

Để phát hiện nguyên nhân gây đồ thị bị nhiễu hoặc mờ

17 Động viên người bệnh Để người bệnh cảm thấy thoải mái và yên tâm

18 Nếu phát hiện thấy có hình ảnh rối loạn nhịp tim: Ghi lại nhịp tim ở DII và V1

Để xác định được rõ hơn sự rối loạn nhịp tim

Page 226: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

222 223

TT Các bước thực hành Lý do

19 Lấy phiếu ghi điện tim từ máy in và ghi hoàn chỉnh các thông tin cần thiết:Đảm bảo ECG được dán đúng tên người bệnh (họ tên người bệnh, số phòng và ngày giờ tiến hành làm thủ thuật)

Để tránh nhầm lẫn kết quả của người bệnh

20 Thông báo cho người bệnh biết đã tiến hành xong kỹ thuật và tháo bỏ các điện cực, vệ sinh da cho người bệnh. Sắp xếp lại các dụng cụ theo quy định

Để người bệnh được nghỉ ngơi và các điện cực được tháo bỏ

21 Ghi hồ sơ chăm sóc: Dán kết quả điện tâm đồ vào hồ sơ bệnh án, ghi rõ thời gian ghi điện tim, kết quả (nếu có), những diễn biến bất thường của người bệnh

Để không bị thất lạc kết quả

22 Thu dọn dụng cụ: Vệ sinh máy bằng khăn mềm sạch, phân loại chất thải, sắp xếp các dụng cụ, vệ sinh máy theo quy định

Để bảo quản máy và giúp làm thủ thuật được tiến hành thuận lợi cho người bệnh sau

2. Bảng kiểm:

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

2.1. Máy Monitor

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Chuẩn bị người bệnh

1 Xem hồ sơ bệnh án

2 Thông báo cho NB, động viên, giải thích

3 Hướng dẫn cho người bệnh những điều cần thiết liên quan: tháo bỏ đồ trang sức, vật dụng kim loại, điện thoại di động

Chuẩn bị điều dưỡng:

4 Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy, đi găng

Page 227: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

222 223

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Chuẩn bị máy monitơ và dụng cụ

5 Nối dây nguồn vào máy để cấp điện cho máy

6 Ấn và giữ phím nguồn khoảng 2 giây để cho máy hoạt động

7 Ấn vào phím MENU

Cài đặt thời gian

8 Ấn vào phím DETA & TIME lựa chọn cài đặt thời gian

9 Ấn vào phím SET sau đó vào phím HOME để lưu giữ thông tin đã cài đặt và trở về màn hình theo dõi ban đầu

Cài đặt tên người bệnh

10 Ấn vào phím MENU, chọn và ấn vào cửa sổ PA-TIENT INFO

11 Ấn vào phím KEYBROARD vào các ký tự chữ trên bàn phím rồi chạm vào phím SET

Cài đặt chương trình theo dõi nhịp tim

12 Ấn vào phím MENU, rồi phím ECG theo dõi điện tim

13 Tại cửa sổ HR/PR ấn vào phím HOME để cài đặt giới hạn cảnh báo nhịp tim

Cài đặt chương trình theo dõi huyết áp động mạch

14 Ấn nhẹ vào phím MENU, sau đó vào phím NIBP để cài đặt giới hạn cảnh báo huyết áp động mạch

15 Tại cửa sổ SYS ấn cài đặt giới hạn cảnh báo chỉ số huyết áp tối đa

16 Tại cửa sổ DIA ấn cài đặt chỉ số huyết áp tối thiểu

17 Tại cửa sổ MEAN cài đặt giá trị chỉ số huyết áp trung bình sau đó ấn vào phím HOME để trở về màn hình theo dõi

Page 228: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

224 225

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

Cài đặt chương trình theo dõi nhịp thở

18 Ấn vào phim MENU, phím RESP để hiển thị cửa sổ REST VITAL ALARM (cảnh báo nhịp thở)

19 Ấn vào phím tăng hay giảm để điều chỉnh chỉ số cho phù hợp rồi ấn phím HOME để trở về màn hình theo dõi

Cài đặt theo dõi nhiệt độ cơ thể

20 Ấn vào phím MENU, phím TEMP cài đặt giới hạn trên, dưới của nhiệt độ cơ thể người bệnh

21 Ấn vào phím giới hạn trên, dưới. Ấn vào phím HOME về màn hình ban đầu

Cài đặt chương trình theo dõi độ bão hòa oxy trong máu động mạch

22 Ấn vào phím MENU, phím SpO2 để vào chương trình cài đặt chế độ cảnh báo SpO2 (nồng độ bão hòa oxy trong máu động mạch)

23 Ấn vào phím giới hạn trên, dưới, phím tăng, giảm để điều chỉnh sau đó vào phím HOME để về màn hình theo dõi

Theo dõi điện tim

24 Dán điện cực vào người bệnh

25 Vệ sinh vùng ngực và bụng tại nơi dán điện cực

26 Gắn đầu kẹp điện cực vào điện cực đã dán, rồi nối cáp điện cực vào dây nối ECG, sau đó nối dây nối vào ổ cắm trên monitor

27 Quan sát sự hiển thị hình ảnh điện tim trên màn hình theo dõi của máy monitor, ghi chép lại

Theo dõi nồng độ O2 trong máu

28 Lựa chọn ống đo SpO2, nối ống với dây SpO2 rồi nối dây SpO2 vào máy monitor

29 Gắn ống đo SpO2 vào đầu ngón tay người bệnh

Page 229: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

224 225

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

30 Quan sát chỉ số SpO2 hiển thị trên màn hình monitor

Theo dõi huyết áp động mạch

31 Lựa chọn bao đo huyết áp rồi nối bao đo vào dây dẫn khí đo huyết áp

32 Xác định động mạch vùng khuỷu tay, quấn băng đo huyết áp vào tay người bệnh

33 Ấn vào phím START/STOP trên thân máy, máy sẽ tự động đo và hiển thị giá trị huyết áp trên màn hình

34 Quan sát chỉ số huyết áp hiển thị trên máy monitor và ghi lại sau đó ấn vào phím HOME để trở về màn hình theo dõi ban đầu

Theo dõi thân nhiệt

35 Nối đầu đo nhiệt độ, với dây dẫn nhiệt, rồi cắm vào máy monitor

36 Gắn đầu dò nhiệt độ vào da người bệnh, số liệu về nhiệt độ người bệnh sẽ được hiển thị trên màn hình

37 Quan sát chỉ số thân nhiệt hiển thị trên máy monitor và ghi lại, sau đó ấn vào phím HOME để trở về màn hình theo dõi ban đầu

Thu dọn dụng cụ

38 Ấn và giữ phím nguồn trong 2 giây để cắt nguồn điện của máy

39 Tháo băng huyết áp, các đầu điện cực, đầu dò nhiệt độ ra khỏi người bệnh

40 Vệ sinh vùng da gắn điện cực

41 Đặt người bệnh tư thế thoải mái

42 Rút đầu dò ra khỏi các khe cắm của máy

43 Rút dây điện nguồn

44 Cuộn dây lại và lau chùi, bảo quản máy theo quy định

45 Ghi hồ sơ chăm sóc

Page 230: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

226 227

2.2. Máy truyền dịch

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có

sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Xem hồ sơ bệnh án: biết người bệnh, chỉ định của bác sĩ

2 Thông báo cho NB về thủ thuật sắp làm

3 Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh những điều cần thiết có liên quan

4 Nối dây nguồn vào máy để cấp điện nguồn cho máy

5 Cắm dây nối đầu dò nhỏ giọt vào máy

6 Ấn phím ON/OFF để khởi động máy

7 Trang phục đầy đủ, rửa tay, đi găng

8 Chuẩn bị bộ truyền dịch: Xé túi đựng dây truyền, điều chỉnh khóa về phía cuối của kim, cắm dây truyền vào chai dịch, đuổi khí

9 Gắn bộ dây truyền dịch vào máy: Mở cửa của thân máy ra, nhấn cần kẹp ống phía dưới cửa và mở kẹp ra cho đến khi nghe tiếng click

10 Lắp đầu dò nhỏ giọt vào vị trí 2/3 trên của bầu nhỏ giọt để xác định số giọt dịch truyền/ml

11 Ấn phím mũi tên “Lên/ Xuống” để máy lựa chọn đúng bộ truyền dịch sử dụng

12 Ấn phím “Select” phím mũi tên “Lên/ Xuống” cài đặt tốc độ truyền dịch

13 Ấn phím “Select” phím mũi tên lên cài đặt giới hạn thể tích truyền dịch

14 Cho dịch chảy vào bộ dây truyền: thực hiện bơm nhanh để tống hết bọt khí ra khỏi đường ống truyền dịch

15 Đưa kim của bộ truyền dịch vào tĩnh mạch người bệnh

16 Ấn phím START để bắt đầu thực hiện truyền dịch

17 Ấn phím STOP để ngừng lại việc truyền dịch

18 Ấn phím ON/OFF để tắt máy

Page 231: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

226 227

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có

sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

19 Thu dọn dụng cụ, phân loại các chất thải, lau chùi máy hạn chế nhiếm khuẩn và bảo quản máy sau khi dùng

20 Ghi hồ sơ chăm sóc để đảm bảo việc chăm sóc được lien tục và tiện lợi

21 Đặt người bệnh tư thế thoải mái

2.3. Bơm tiêm điện

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Xem hồ sơ bệnh án, biết người bệnh, chỉ định của bác sĩ

2 Thông báo cho NB về thủ thuật sắp làm

3 Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh những điều cần thiết có liên quan

4 Điều dưỡng trang phục đầy đủ, rửa tay, đi găng

5 Nối dây nguồn vào máy để sẵn sàng cấp điện cho máy

6 Ấn phím ON/OFF để cấp điện cho máy

7 Lấy bơm tiêm ra khỏi bao và lấy thuốc vào bơm tiêm theo chỉ định

8 Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên để gắn bơm tiêm vào máy

9 Bóp và di chuyển kẹp giữ đuôi pit tông và gắn bơm tiêm vào dung vị trí

10 Hạ kẹp giữ thân bơm tiêm xuống để cố định thân bơm tiêm

Page 232: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

228 229

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

11 Ấn phím “SELECT” để lựa chọn bơm tiêm cho máy (nếu máy không tự nhận diện được)

12 Ấn phím “SET” để máy chấp nhận bơm tiêm và vào chương trình hoạt động cho máy

13 Ấn các phím mũi tên để lựa chọn tần số tiêm cho phù hợp với chỉ định của bác sĩ

14 Ấn phím “Bolus” trong khi ấn giữ phím “Total vol” để đuổi khí từ bơm tiêm đến đầu mũi kim

15 Đặt bộ dây tiêm vào ven của người bệnh và nối với bơm tiêm

16 Ấn phím “STAR/STOP” để bắt đầu quá trình tiêm

17 Khi hết thuốc trong bơm tiêm ấn phím “STAR/STOP” để dừng tiêm

18 Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên và bóp kẹp giữ đuôi pittông để tháo bơm tiêm ra khỏi máy

19 Ấn phím ON/OFF để tắt nguồn điện cho máy

20 Thu dọn dụng cụ, loại bỏ các chất thải, lau chùi máy

21 Ghi hồ sơ chăm sóc: tên thuốc, hàm lượng, liều lượng, thời gian, tình trạng người bệnh

22 Đặt người bệnh tư thế thoải mái

2.4. Máy điện tim

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Xem hồ sơ bệnh án, biết người bệnh, chỉ định của bác sĩ về thực hiện kỹ thuật ghi điện tim để tránh nhầm lẫn khi thực hiện y lệnh

Page 233: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

228 229

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

2 Thông báo cho NB về thủ thuật sắp làm để người bệnh biết yên tâm, tin tưởng

3 Để người bệnh nằm ngửa thẳng hướng dẫn, giúp người bệnh đại tiểu tiện, tháo bỏ đồ trang sức, vật dụng bằng kim loại

4 Điều dưỡng mang trang phục đầy đủ, rửa tay

5 Chuẩn bị máy ghi điện tim

6 Chuẩn bị điện cực để nối người bệnh với máy

7 Chuẩn bị gạc, cồn 700 để sát khuẩn vùng da người bệnh

8 Chuẩn bị Gel để bôi lên vùng da người bệnh

9 Vệ sinh vị trí đặt điện cực trên ngực và các chi

10 Bôi gel, dán điện cực vào các vị trí đã xác định trên cơ thể người bệnh, để da và điện cực được tiếp xúc tốt

11 Gắn các dây dẫn từ máy vào các điện cực tương ứng để máy tiếp xúc với cơ thể người bệnh

12 Kiểm tra dây dẫn xem đã được nối đúng và phù hợp với các điện cực. Đảm bảo dây dẫn không bị căng quá, bị lỏng hoặc bị nhấc điện cực lên

13 Dặn người bệnh nằm yên hạn chế vận động

14 Ghi điện tim chuẩn (điện thế 10 mm/mV) để đồ thị chuẩn được hiển thị làm cơ sở đọc kết quả

15 Ghi sự hoạt động của tim (12 đạo trình)

16 Kiểm tra lại điện cực, điểm nối điện cực, dây dẫn nếu thấy đồ thị nhiễu hoặc mờ

17 Động viên người bệnh trong khi tiến hành để người bệnh cảm thấy thoải mái và yên tâm

18 Ghi lại nhịp tim ở đạo trình DII và V1, nếu phát hiện thấy có hình ảnh rối loạn nhịp tim

19 Lấy kết quả điện tim từ máy in và ghi họ tên người bệnh, số phòng và ngày giờ tiến hành thủ thuật

Page 234: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

230 231

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

20 Thông báo cho người bệnh đã tiến hành xong và tháo các điện cực ra

21 Dán kết quả điện tâm đồ vào hồ sơ bệnh án để không bị thất lạc

22 Tháo bỏ các điện cực, vệ sinh da cho người bệnh để người bệnh trở về tư thế thoải mái

23 Thu dọn dụng cụ và vệ sinh máy

24 Ghi hồ sơ chăm sóc: Ngày, giờ ghi điện tim, kết quả và diễn biến của người bệnh (nếu có)

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

Page 235: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 19. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC MÁY Y TẾ

230 231

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài:

Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách tích (x) vào cột Đ cho câu đúng, cột S cho câu sai

TT Nội dung Đ S

1 Để vào chương trình cài đặt tên người bệnh ấn vào phím MENU rồi phím PATIENT INFO

2 Khi tiêm thuốc cho người bệnh phải thực hiện tốt các nguyên tắc vô khuẩn

3 Sau khi gắn bơm tiêm vào máy ấn phím “SET” trên thân máy để máy bắt đầu quá trình bơm thuốc vào người bệnh

4 Phím Total vol cho biết tổng số thể tích dịch đã truyền cho người bệnh

5 Phím Select dùng để lựa chọn tốc độ truyền dịch

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế.Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbảntập1.Nhàxuấtbảngiáodục.2010

2. BộYtế.Hướngdẫnthựchành55kỹthuậtđiềudưỡngcơbảntập2.Nhàxuấtbảngiáodục.2010

Page 236: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

232 233

Bài 20

THỰC HàNH MỘT Số BiỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

MỤC TiÊU

1. Thựchànhđượckỹthuậtvệsinhtaythườngquyđúngquytrìnhkỹthuật(CNL6,20.2)

2. Thựchànhsửdụngđượccácphươngtiệnphònghộ(CNL6,20.2)

3. Vậndụngđượcvàhướngdẫnngườikhácthựchiệnđúngsửdụngphươngtiệnphònghộ(CNL6,20.2).

NỘi DUNG

i. VỆ SiNH TAY THƯỜNG QUY

1. Giới thiệu

Vệ sinh tay thường quy được dùng để chỉ ra các phương pháp làm sạch tay, bao gồm rửa tay bằng nước với xà phòng, chà tay với dung dịch chứa cồn.

- Vệ sinh tay với nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấy bẩn bằng mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.

- Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường.

2. Hướng dẫn học viên tự học các nội dung lý thuyết liên quan tới kỹ năng: 5 thời điểm, mục đích và tầm quan trọng của vệ sinh tay.

3. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu(cógiảithích) các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

Page 237: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

232 233

TT Các bước thực hành Lý do

i. Vệ sinh tay với nước và xà phòng

1� Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện:

Bồn rửa tay (lavabo) và vòi nước có cần gạt đạt tiêu chuẩn

Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy.

Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn

Giá đựng xà phòng

Thùng hoặc hộp đựng khăn lau tay có nắp đậy, tốt nhất rút khăn từ bên dưới

Khăn lau tay một lần

Thùng (chậu) đựng khăn bẩn

2� Chuẩn bị điều dưỡng:

Đội mũ, đeo khẩu trang (nếu cần) Tránh lây nhiễm

Đứng ngay ngắn trước lavabo, không được tựa áo quần vào chậu rửa, móng tay cắt ngắn, tháo nữ trang

Tránh lây nhiễm

3� Kỹ thuật tiến hành:

Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bề mặt hai tay đảm bảo có tiếp xúc với xà phòng

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Làm sạch mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

Làm sạch lòng bàn tay và kẽ trong các ngón tay

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Làm sạch mặt ngoài các ngón tay

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Làm sạch các ngón cái

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Làm sạch các đầu ngón tay

*Chúý:Mỗibước“chà”5lần.Thờigianrửataytốithiểu30giây.

Page 238: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

234 235

TT Các bước thực hành Lý do

ii. Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn

1� Chuẩn bị dụng cụ:

Lọ đựng dung dịch chứa cồn

2� Chuẩn bị điều dưỡng:

Đội mũ, đeo khẩu trang (nếu cần), móng tay cắt ngắn, tháo nữ trang

3� Kỹ thuật tiến hành:

Bước 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch dàn đều

Bề mặt hai tay đảm bảo có tiếp xúc với dung dịch chứa cồn

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Làm sạch mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

Làm sạch lòng bàn tay và kẽ trong các ngón tay

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Làm sạch mặt ngoài các ngón tay

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Làm sạch các ngón cái

Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô.

Làm sạch các đầu ngón tay

*Chúý:Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.

Page 239: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

234 235

4. Bảng kiểm:

(Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên)

Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

i. Vệ sinh tay với nước và xà phòng

1� Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện:

Bồn rửa tay (lavabo) và vòi nước có cần gạt đạt tiêu chuẩn

Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy.

Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn

Giá đựng xà phòng

Thùng hoặc hộp đựng khăn lau tay có nắp đậy, tốt nhất rút khăn từ bên dưới

Khăn lau tay một lần

Thùng (chậu) đựng khăn bẩn

2� Chuẩn bị điều dưỡng:

Đội mũ, đeo khẩu trang (nếu cần)

Đứng ngay ngắn trước lavabo, không được tựa áo quần vào chậu rửa, móng tay cắt ngắn, tháo nữ trang

3� Kỹ thuật tiến hành:

Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Page 240: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

236 237

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

*Chúý:Mỗibước“chà”5lần.Thờigianrửataytốithiểu30giây.

ii. Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn

1� Chuẩn bị dụng cụ:

Lọ đựng dung dịch chứa cồn

2� Chuẩn bị điều dưỡng:

Đội mũ, đeo khẩu trang (nếu cần), móng tay cắt ngắn, tháo nữ trang

3� Kỹ thuật tiến hành:

Bước 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch dàn đều

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô.

*Chúý:Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.

Page 241: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

236 237

ii. MANG GĂNG TAY

1. Giới thiệu

Găng tay là phương tiện rất phổ biến ngăn ngừa lây truyền bệnh qua tiếp xúc giữa người bệnh, nhân viên y tế với máu và chất tiết của người bệnh. Trong thực hành y tế có 3 loại găng bao gồm: găng vô khuẩn, găng sạch và găng vệ sinh.

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng: chỉ định sử dụng găng, các lưu ý khi sử dụng găng

3. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

TT Các bước thực hành Lý do

i. Mang găng

1 Rửa tay thường quy Phòng lây nhiễm từ tay sang găng

2 Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay Giúp thao tác kỹ thuật chính xác

3 Mở hộp (bao) đựng găng Đảm bảo vô khuẩn

4 Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ tay để mang cho tay kia

Đảm bảo vô khuẩn

5 Dùng 4 ngón tay của tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng còn lại để mang găng cho tay kia

Đảm bảo vô khuẩn

6 Sửa lại những ngón tay mang găng cho khít và ngay ngắn Thao tác kỹ thuật chính xác

7 *Chúý:găngtaytrùmrangoàicổtayáochoàngkhichămsócngườibệnh

ii. Tháo găng

1 Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở phần cổ tay của tay kia, kéo găng lật mặt trong ra ngoài

Tránh lây nhiễm

2 Tay còn mang găng cầm găng đã tháo ra Tránh lây nhiễm

3 Tay đã tháo găng nắm vào mặt trong của găng ở phần cổ tay găng của tay còn lại, kéo găng lật mặt trong ra ngoài sao cho găng này trùm ngoài găng kia

Tránh lây nhiễm

4 Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm Tránh lây nhiễm

5 Rửa tay thường quy ngay sau khi tháo găng. Tránh lây nhiễm từ găng sang tay

Page 242: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

238 239

4. Bảng kiểm:

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

i. Mang găng

1 Rửa tay thường quy

2 Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay

3 Mở hộp (bao) đựng găng

4 Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ tay để mang cho tay kia

5 Dùng 4 ngón tay của tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng còn lại để mang găng cho tay kia

6 Sửa lại những ngón tay mang găng cho khít và ngay ngắn

ii. Tháo găng

1 Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở phần cổ tay của tay kia, kéo găng lật mặt trong ra ngoài

2 Tay còn mang găng cầm găng đã tháo ra

3 Tay đã tháo găng nắm vào mặt trong của găng ở phần cổ tay găng của tay còn lại, kéo găng lật mặt trong ra ngoài sao cho găng này trùm ngoài găng kia

4 Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm

5 Rửa tay thường quy ngay sau khi tháo găng.

iii. MANG KHẨU TRANG

1. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng: mục đích, chỉ định, lưu ý khi sử dụng khẩu trang...

2. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

Page 243: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

238 239

TT Các bước thực hành Lý do

1 Đeo khẩu trang

Đặt khẩu trang theo chiều như sau: Thanh kim loại nằm trên và uốn ôm khít sống mũi, nếp gấp khẩu trang theo chiều xuống, mặt thấm tiếp xúc với người đeo, mặt không thấm nằm bên ngoài.

Tránh lây nhiễm

Đeo dây chun vào sau tai, nếu là dây cột thì cột một dây trên tai và một dây ở cổ.

Cố định chắc chắn

Khẩu trang phải che phủ mặt và dưới cằm. Tránh lây nhiễm

2 Tháo khẩu trang

Bề mặt trước khẩu trang có thể lây nhiễm, không nên sờ.

Tránh lây nhiễm

Nắm dây trên và dây dượi khẩu trang và nhấc lên, bỏ vào thùng rác.

Tránh lây nhiễm

3. Bảng kiểm:

(DùngchohọcviêntựlượnggiávàNgườihướngdẫnlượnggiáHV) Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

Không làm hoặc làm sai

i. Đeo khẩu trang

Đặt khẩu trang theo chiều như sau: Thanh kim loại nằm trên và uốn ôm khít sống mũi, nếp gấp khẩu trang theo chiều xuống, mặt thấm tiếp xúc với người đeo, mặt không thấm nằm bên ngoài.

Đeo dây chun vào sau tai, nếu là dây cột thì cột một dây trên tai và một dây ở cổ.

Khẩu trang phải che phủ mặt và dưới cằm.

ii. Tháo khẩu trang

Bề mặt trước khẩu trang có thể lây nhiễm, không nên sờ.

Nắm dây trên và dây dượi khẩu trang và nhấc lên, bỏ vào thùng rác

Page 244: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

240 241

iV. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TiỆN CHE MẶT Và MẮT

1. Giới thiệu

Kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch vào mắt như: đỡ đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng ..

2. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

TT Các bước thực hành Lý do

i. Cách mang

Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt và điều chỉnh sao cho vừa khít

Tránh lây nhiễm

ii. Cách tháo:

- Mặt ngoài của kính hoặc mạng bị lây nhiễm, không nên sờ. Dùng tay nắm vào quai kính hoặc mạng.

Tránh lây nhiễm

- Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định để xử lý lại.

Tránh lây nhiễm

3. Bảng kiểm:

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm

độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

i. Cách mang

Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt và điều chỉnh sao cho vừa khít

ii. Cách tháo:

- Mặt ngoài của kính hoặc mạng bị lây nhiễm, không nên sờ. Dùng tay nắm vào quai kính hoặc mạng.

- Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định để xử lý lại

Page 245: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

240 241

V. MANG ÁO CHOàNG

1. Giới thiệu

Mang áo choàng:

- Khi làm các thủ thuật dự đoán có máu và dịch cơ thể của người bệnh có thể bắn lên đồng phục nhân viên y tế.

- Khi cọ rửa dụng cụ y tế nhiễm khuẩn

- Khi thu gom đồ vải dính máu.

2. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích)các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

TT Các bước thực hành Lý do

i. Cách mặc áo choàng:

Mặc áo choàng phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và phủ ra sau lưng.

Tránh lây nhiễm

Cột dây ở cổ và eo. Cố định chắc chắn

ii. Cách tháo áo choàng:

Mặt trước và tay áo bị nhiễm. Không sờ vào phần này. Tránh lây nhiễm

Mở dây cổ, dây eo, kéo áo choàng từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên,

Tránh lây nhiễm

Cho mặt ngoài vào trong, đưa áo choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng rác hoặc thùng để xử lý lại

Tránh lây nhiễm

3. Bảng kiểm:

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

i. Cách mặc áo choàng:

Mặc áo choàng phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và phủ ra sau lưng.

Cột dây ở cổ và eo.

Page 246: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

242 243

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

ii. Cách tháo áo choàng:

Mặt trước và tay áo bị nhiễm. Không sờ vào phần này.

Mở dây cổ, dây eo, kéo áo choàng từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên,

Cho mặt ngoài vào trong, đưa áo choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng rác hoặc thùng để xử lý lại

Vi. MANG ỦNG, BốT

- Khi làm việc trong khu vực phẫu thuật (mang bốt sạch)

- Khi làm việc tiếp xúc với máu, dịch

- Khi làm vệ sinh và thu gom chất thải người bệnh

* TRÌNH TỰ MANG PHƯƠNG TiỆN PHÒNG HỘ

1. Rửa tay hoặc chà tay bằng cồn

2. Đội mũ

3. Mặc quần, áo choàng

4. Đi ủng/ bốt giấy

5. Rửa tay hoặc chà tay bằng cồn

6. Đeo khẩu trang

7. Mang kính, tấm che mặt

8. Rửa tay hoặc chà tay bằng cồn

9. Đeo găng tay

* TRÌNH TỰ THÁO PHƯƠNG TiỆN PHÒNG HỘ

1. Tháo găng (lộtkhỏitayvàchovàothùngthugomchấtthải)

2. Rửa tay/ khử khuẩn tay bằng cồn

3. Cởi áo choàng(chovàothùngthugomchấtthải)

4. Tháo ủng

5. Rửa tay hoặc chà tay bằng cồn

6. Tháo bỏ kính

Page 247: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 20. THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

242 243

7. Tháo bỏ khẩu trang, mũ, không chạm tay vào mặt trớc khẩu trang

8. Rửa tay hoặc chà tay bằng cồn

Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ Học viên phản hồi;

+ Người hướng dẫn phản hồi và kết luận

Bài TẬP TÌNH HUốNG

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng khó thở, tăng tiết đờm giải nhiều, nôn nhiều dịch hồng, tiến hành chọn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn phù hợp.

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2007)-Điềudưỡngcơbản2.

2. BộYtế(2012)-Tàiliệuđàotạophòngvàkiểmsoátnhiễmkhuẩn.

Page 248: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

244 245

Bài 21

THỰC HàNH PHÂN LOẠi CHẤT THẢi Và XỬ Lý DỤNG CỤ

MỤC TiÊU

1. Thựchànhđúngphânloạichấtthảiytê(CNL6.3,20.2,20.4,20.6)

2. Thựchànhđượcviệclàmsạch,khửkhuẩn,tiệtkhuẩndụngcụ(CNL6.3,20.1,20.2,20.3,20.4,20.5,20.6)

3. Đảmbảodụngcụkhôngbịhưhỏng(CNL6)

NỘi DUNG

i. THỰC HàNH PHÂN LOẠi CHẤT THẢi

1. Giới thiệu:

Phân loại chất thải là một bước của Quy trình quản lý chất thải. Chất thải y tế bao gồm:

- Chất thải y tế lây nhiễm

- Chất thải hoá học nguy hại

- Chất thải phóng xạ

- Bình áp suất

- Chất thải thông thường

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng: nguyên tắc phân loại chất thải y tế, Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải.

3. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

Page 249: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

244 245

TT Các bước thực hành Lý do

Chuẩn bị dụng cụ: - Túi, thùng màu trắng- Túi, thùng màu xanh- Túi, thùng màu vàng- Túi, thùng màu đen- Hộp màu vàng.

Tiến hành phân loại:

1� Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm: Kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;

2� Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

3� Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

4� Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

5� Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn bao gồm: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại, Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng, Chất hàn răng amalgam thải bỏ: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;

6� Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;

7� Chất thải y tế thông thường bao gồm:Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế, Sản phẩm thải lỏng không nguy hại không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

8� Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.

Page 250: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

246 247

4. Bảng kiểm:

(DùngchohọcviêntựlượnggiávàNgườihướngdẫnlượnggiáhọcviên) Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

Chuẩn bị dụng cụ: - Túi, thùng màu trắng- Túi, thùng màu xanh- Túi, thùng màu vàng- Túi, thùng màu đen- Hộp màu vàng.

Tiến hành phân loại:

1� Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;

2� Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

3� Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

4� Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

5� Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;

6� Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;

7� Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

8� Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng

Page 251: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

246 247

ii. XỬ Lý DỤNG CỤ

1. Giới thiệu:

Tái sử dụng các dụng cụ trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh của bệnh viện..

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng, các khái niệm: Tiệt khuẩn (Sterilization), Khử khuẩn (Disinfection), Khử khuẩn mức độ cao (Highleveldisinfec-tion), Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-leveldisinfection), Khử khuẩn mức độ thấp (Low-leveldisinfection), Làm sạch (Cleaning), Thời gian tối thiểu cho một chu trình hấp tiệt khuẩn ở những điều kiện khác nhau.

3. Quy trình thực hành:

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành, hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học; sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

TT Các bước thực hành Lý do

i. Làm sạch

Chuẩn bị dụng cụ:

Bàn chải phù hợp

Hóa chất tẩy rửa

Nguồn nước sạch

Phương tiện phòng hộ

Dụng cụ ngâm: xô, chậu,…

Gạc/Khăn sạch

Các bước tiến hành:

Dụng cụ được làm sạch với nước và chất tẩy rửa, tốt nhất là chất tẩy rửa có chứa enzyme.

Làm tan an toàn các chất bẩn bám trên dụng cụ

Việc làm sạch có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy rửa cơ học.

Bảo đảm an toàn cho người tẩy rửa

Dụng cụ phải được ngâm ngập khi làm sạch. Toàn bộ bề mặt dụng cụ đều tiếp xúc với chất tẩy rửa

Cần chọn lựa chất tẩy rửa hoặc enzyme tương thích với dụng cụ và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bảo đảm hiệu quả làm sạch và không ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ.

Page 252: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

248 249

TT Các bước thực hành Lý do

Các dụng cụ sau khi làm sạch cần được kiểm tra các bề mặt, khe khớp và loại bỏ hoặc sửa chữa các dụng cụ bị gẫy, bị hỏng, han rỉ trước khi đem khử khuẩn, tiệt khuẩn.

Đảm bảo không có dụng cụ hư hỏng trước khi đem đi khử khuẩn, tiệt khuẩn.

ii. Khử khuẩn mức độ cao: Áp dụng: Dụng cụ bán thiết yếu khi không thể áp dụng tiệt khuẩn..

Chuẩn bị dụng cụ:

Hóa chất khử khuẩn

Nước vô khuẩn/cồn 700

Gạc vô khuẩn

Phương tiện phòng hộ

Dụng cụ ngâm: xô, chậu,…

Các bước tiến hành:

Làm sạch với enzyme và lau khô trước khi ngâm hóa chất khử khuẩn..

Làm tan an toàn các chất bẩn bám trên dụng cụ

Chọn hóa chất khử khuẩn tương hợp với dụng cụ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bảo đảm hiệu quả khử khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ.

Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khu-yến cáo của nhà sản xuất.

Bảo đảm hiệu quả khử khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ.

Ngâm ngập dụng cụ hoàn toàn vào hóa chất. Toàn bộ bề mặt dụng cụ đều tiếp xúc với hóa chất

Tráng dụng cụ bằng nước vô khuẩn sau khi ngâm khử khuẩn. Nếu không có nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 700�

Làm sạch hóa chất trên bề mặt dụng cụ Đảm bảo dụng cụ vô khuẩn

Làm khô dụng cụ bằng gạc vô khuẩn hoặc hơi nóng và bảo quản trong điều kiện vô khuẩn.

Đảm bảo dụng cụ vô khuẩn

Được sử dụng không quá 24 giờ, nếu chưa được sử dụng, ngày hôm sau phải khử khuẩn lại trước khi sử dụng.

Dụng cụ khử khuẩn mức độ cao sau khi khử khuẩn không được bảo quản tốt.

iii. Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp: Áp dụng: Dụng cụ tiếp xúc với da lành

Chuẩn bị dụng cụ:

Hóa chất khử khuẩn mức độ trung bình và thấp tương hợp với dụng cụ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Page 253: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

248 249

TT Các bước thực hành Lý do

Nước sạch

Gạc/khăn sạch

Phương tiện phòng hộ

Dụng cụ ngâm: xô, chậu,…

Các bước tiến hành:

Pha hóa chất, bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bảo đảm hiệu quả khử khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ.

Ngâm ngập dụng cụ hoàn toàn vào hóa chất. Toàn bộ bề mặt dụng cụ đều tiếp xúc với hóa chất

Tráng dụng cụ bằng nước sạch sau khi ngâm khử khuẩn

Yêu cầu dụng cụ mức độ sạch

Làm khô dụng cụ và bảo quản trong điều kiện sạch. Yêu cầu dụng cụ mức độ sạch

iV. Tiệt khuẩn

Chuẩn bị dụng cụ:

Lò hấp

Các bước tiến hành:

Hấp ướt (steam sterilization): Áp dụng: Dụng cụ chịu được nhiệt và độ ẩm

Sắp xếp dụng cụ vào lò hấp bảo đảm sự lưu thông tuần hoàn của các tác nhân tiệt khuẩn xung quanh các gói dụng cụ. Không được để dụng cụ chạm vào thành buồng hấp. Xếp các loại dụng cụ theo chiều dọc. Các dụng cụ đóng bằng bao plastic phải được áp hai mặt giấy vào nhau.

Bề mặt của dụng cụ đều được tiếp xúc trực tiếp với tác nhân tiệt khuẩn

2� Cài đặt các thông số để theo dõi quá trình tiệt khuẩn: hơi nước, thời gian, áp suất, nồng độ, độ ẩm và nhiệt độ tùy theo loại dụng cụ, vật liệu dụng cụ.

Bảo đảm hiệu quả khử khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ.

Hấp khô (dry heat): Áp dụng: Dụng cụ không có nguy cơ bị hỏng, các ống chích thuỷ tinh dùng lại, các loại thuốc mỡ hoặc dầu, dụng cụ sắc nhọn.

Sắp xếp dụng cụ vào lò hấp Bề mặt của dụng cụ đều được tiếp xúc trực tiếp với tác nhân tiệt khuẩn

Page 254: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

250 251

TT Các bước thực hành Lý do

Cài đặt thời gian và nhiệt độ lò hấp:- 1700C (3400F) trong 1 giờ - Hoặc1600C (3200F) trong 2 giờ - Hoặc 1500C (3000F) trong 2 giờ 30 phút.

Bảo đảm hiệu quả khử khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ.

Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp với hydrogen peroxide công nghệ plasma: Áp dụng: các dụng cụ nội soi và vi phẫu trong các chuyên khoa khác nhau: phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật tim, thần kinh, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, chấn thương chỉnh hình, sản nhi….

Tiệt khuẩn bằng Ethylene oxide: Áp dụng: nhiều loại dụng cụ, thích hợp cả với những dụng cụ có lòng ống dài, kích thước nhỏ.

4. Bảng kiểm:

(DùngchohọcviêntựlượnggiávàNgườihướngdẫnlượnggiáhọcviên) Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

i. Làm sạchChuẩn bị dụng cụ:

Bàn chải phù hợpHóa chất tẩy rửaNguồn nước sạchPhương tiện phòng hộDụng cụ ngâm: xô, chậu,…Gạc/Khăn sạchCác bước tiến hành:Dụng cụ được làm sạch với nước và chất tẩy rửa, tốt nhất là chất tẩy rửa có chứa enzyme.Việc làm sạch có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy rửa cơ học. Dụng cụ phải được ngâm ngập khi làm sạch.

Page 255: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

250 251

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

Cần chọn lựa chất tẩy rửa hoặc enzyme tương thích với dụng cụ và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Các dụng cụ sau khi làm sạch cần được kiểm tra các bề mặt, khe khớp và loại bỏ hoặc sửa chữa các dụng cụ bị gẫy, bị hỏng, han rỉ trước khi đem khử khuẩn, tiệt khuẩn.

ii. Khử khuẩn mức độ cao: Áp dụng: Dụng cụ bán thiết yếu khi không thể áp dụng tiệt khuẩn..

2.2. Chuẩn bị dụng cụ:Hóa chất khử khuẩnNước vô khuẩn/cồn 700

Gạc vô khuẩnPhương tiện phòng hộDụng cụ ngâm: xô, chậu,…

Các bước tiến hành:Làm sạch với enzyme và lau khô trước khi ngâm hóa chất khử khuẩn..Chọn hóa chất khử khuẩn tương hợp với dụng cụ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngâm ngập dụng cụ hoàn toàn vào hóa chất.Tráng dụng cụ bằng nước vô khuẩn sau khi ngâm khử khuẩn. Nếu không có nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 700�Làm khô dụng cụ bằng gạc vô khuẩn hoặc hơi nóng và bảo quản trong điều kiện vô khuẩn. Được sử dụng không quá 24 giờ, nếu chưa được sử dụng, ngày hôm sau phải khử khuẩn lại trước khi sử dụng.

iii. Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp: Áp dụng: Dụng cụ tiếp xúc với da lành

Chuẩn bị dụng cụ:

Hóa chất khử khuẩn mức độ trung bình và thấp tương hợp với dụng cụ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nước sạch

Page 256: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

252 253

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

Gạc/khăn sạch

Phương tiện phòng hộ

Dụng cụ ngâm: xô, chậu,…

Các bước tiến hành:

Pha hóa chất, bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Ngâm ngập dụng cụ hoàn toàn vào hóa chất.

Tráng dụng cụ bằng nước sạch sau khi ngâm khử khuẩn

Làm khô dụng cụ và bảo quản trong điều kiện sạch.

iV. Tiệt khuẩn

Chuẩn bị dụng cụ:

Lò hấp

Các bước tiến hành:

Hấp ướt (steam sterilization): Áp dụng: Dụng cụ chịu được nhiệt và độ ẩm

Sắp xếp dụng cụ vào lò hấp bảo đảm sự lưu thông tuần hoàn của các tác nhân tiệt khuẩn xung quanh các gói dụng cụ. Không được để dụng cụ chạm vào thành buồng hấp. Xếp các loại dụng cụ theo chiều dọc. Các dụng cụ đóng bằng bao plastic phải được áp hai mặt giấy vào nhau.

2� Cài đặt các thông số để theo dõi quá trình tiệt khuẩn: hơi nước, thời gian, áp suất, nồng độ, độ ẩm và nhiệt độ tùy theo loại dụng cụ, vật liệu dụng cụ.

Hấp khô (dry heat): Áp dụng: Dụng cụ không có nguy cơ bị hỏng, các ống chích thuỷ tinh dùng lại, các loại thuốc mỡ hoặc dầu, dụng cụ sắc nhọn.

Sắp xếp dụng cụ vào lò hấp

Cài đặt thời gian và nhiệt độ lò hấp:- 1700C (3400F) trong 1 giờ - Hoặc1600C (3200F) trong 2 giờ - Hoặc 1500C (3000F) trong 2 giờ 30 phút.

Page 257: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ

252 253

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ

trợ

Không làm hoặc làm sai

Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp với hydrogen peroxide công nghệ plasma: Áp dụng: các dụng cụ nội soi và vi phẫu trong các chuyên khoa khác nhau: phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật tim, thần kinh, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, chấn thương chỉnh hình, sản nhi….

Tiệt khuẩn bằng Ethylene oxide: Áp dụng: nhiều loại dụng cụ, thích hợp cả với những dụng cụ có lòng ống dài, kích thước nhỏ.

iii. Tổ CHỨC DẠY - HỌC THỰC HàNH

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ Học viên phản hồi;

+ Người hướng dẫn phản hồi và kết luận

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế(2015)-BộTàiNguyênvàMôiTrường.Thôngtưliêntịchsố:58/2015/TTLT-BYTBT-NMTQuyđỊnhvềquảnlýchấtthảiytế.

2. BộYtế(2012)-Tàiliệuđàotạophòngvàkiểmsoátnhiễmkhuẩn.

Page 258: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

254 255

Bài 22

ĐÁNH GiÁ NGƯỜi BỆNH HôN MÊ DỰA VàO THANG ĐiỂM GLASGOW

MỤC TiÊU

1. Chuẩnbịđúng,đủ,dụngcụphùhợpchokỹthuật(TCNL:18.1;18.3)

2. SửdụnghiệuquảthangđiểmGlasgowtrênngườibệnh.(TCNL:1.1;1.2;6.1;9.1)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu:

Thang điểm hôn mê Glasgow (GlasgowComaScale,viếttắtlàGCS) là một phương pháp đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa. Ban đầu, thang điểm này được thiết lập để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, hiện nay người ta còn dùng thang điểm Glasgow trong những trường hợp bệnh lý khác. Thang điểm này khá khách quan, đáng tin cậy, có giá trị tiên lượng và rất thuận tiện trong việc theo dõi diễn tiến của người bệnh.

- Thang điểm có 3 yếu tố, gồm các đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động. Điểm chi tiết cũng như tổng số điểm của ba loại đáp ứng đều được theo dõi và đánh giá như sau:

15 điểm: bình thường.

9-14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ.

6 đến 8 điểm: rối loạn ý thức nặng.

4 đến 5 điểm: hôn mê sâu

3 điểm: hôn mê rất sâu, đe doạ không hồi phục

- Các trường hợp cần khám: Trên bệnh nhân có tình trạng rối loạn ý thức.

2. Hướng dẫn học viên tự học lý thuyết lien quan tới kỹ năng:

Trước khi học thực hành, học viên tự học lại các nội dung sau:

- Bảng điểm Glasgow

3. Quy trình thực hành đánh giá bệnh nhân hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

Page 259: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 22. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ DỰA VÀO THANG ĐIỂM GLASGOW

254 255

TT Các bước thực hành Lý do

1 Chuẩn bị dụng cụ: - Bảng điểm glasgow- Đèn soi (đèn pin)- Dụng cụ khám vận động (nếu có)

- Đảm bảo đủ phương tiện để thực hiện khám

2 Chuẩn bị người bệnh- Giải thích cho người bệnh và GĐ

người bệnh- Người bệnh và gia đình người bệnh đồng ý

và hợp tác.

Nhận định người bệnh

3 Quan sát người bệnh, chú ý đến mắt, tư thế, cử động của chi, lời nói

Phát hiện dấu hiệu bất thường của người bệnh

4 Nếu thấy NB nằm im, thực hiện lay, gọi NB

5 NB tỉnh, đặt câu hỏi cho NB trả lời Kiểm tra đáp ứng của người bệnh bằng lời nói

6 NB tỉnh, yêu cầu làm một số động tác đơn giản như co tay, co chân

Kiểm tra đáp ứng vận động của người bệnh

7 NB gọi hỏi không biết, tiến hành kích thích gây đau. Dùng ngón cái và bờ ngoài ngón 2 tay thuận véo vào vùng da mỏng như mặt trong đùi, cẳng tay, cánh tay

Kiểm tra đáp ứng vận động của người bệnh

8 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõi

4. Bảng kiểm:

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Chuẩn bị dụng cụ

2 Chuẩn bị người bệnh

3 Nhận định người bệnh

4 Quan sát người bệnh, chú ý đến mắt, tư thế, cử động của chi, lời nói

Page 260: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 22. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ DỰA VÀO THANG ĐIỂM GLASGOW

256 257

TT Nội dung

Mức độ đạtLàm độc

lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được,

cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

5 Nếu thấy NB nằm im, thực hiện lay, gọi NB

6 NB tỉnh, đặt câu hỏi cho NB trả lời

7 NB tỉnh, yêu cầu làm một số động tác đơn giản như co tay, co chân

8 NB gọi hỏi không biết, tiến hành kích thích gây đau. Dùng ngón cái và bờ ngoài ngón 2 tay thuận véo vào vùng da mỏng như mặt trong đùi, cẳng tay, cánh tay

9 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõi

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài:

1. BảngđiểmGLASGOWđánhgiávềđápứngcủamắttheosốđiểmlà:

A. Mở tự nhiên (1). Mở khi ra lệnh (2). Mở khi gây đau (3). Không mở khi kích thích (4).

B. Mở tự nhiên (1). Mở khi ra lệnh (1). Mở khi gây đau (1). Không mở khi kích thích (1).

C. Mở tự nhiên (4). Mở khi ra lệnh (3). Mở khi gây đau (2). Không mở khi kích thích (1)*

D. Mở tự nhiên (3). Mở khi ra lệnh (2). Mở khi gây đau (1). Không mở khi kích thích (0)

Page 261: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 22. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ DỰA VÀO THANG ĐIỂM GLASGOW

256 257

2. BảngđiểmGLASGOWđánhgiávềđápứngcủalờinóitheosốđiểmlà:

A. Trả lời đúng (1). Trả lời hạn chế (2). Trả lời lộn xộn (3). Không rõ (4). Không nói (5)

B. Trả lời đúng (5). Trả lời hạn chế (4). Trả lời lộn xộn (3). Không rõ (2). Không nói (1)*

C. Trả lời đúng (1). Trả lời hạn chế (1). Trả lời lộn xộn (1). Không rõ (1). Không nói (1)

D. Trả lời đúng (4). Trả lời hạn chế (3). Trả lời lộn xộn (2). Không rõ (1). Không nói (0)

3. BảngđiểmGLASGOWđánhgiávềđápứngcủavậnđộngtheosốđiểmlà

A. Làm đúng theo lệnh (1). Đáp ứng khi đau (2). Cử động không tự chủ (3). Co cứng mất vỏ não (4). Duỗi cứng mất não (5). Không đáp ứng gì cả (6)

B. Làm đúng theo lệnh (5). Đáp ứng khi đau (4). Cử động không tự chủ (3). Co cứng mất vỏ não (2). Duỗi cứng mất não (1). Không đáp ứng gì cả (0)

C. Làm đúng theo lệnh (6). Đáp ứng khi đau (5). Cử động không tự chủ (4). Co cứng mất vỏ não (3). Duỗi cứng mất não (2). Không đáp ứng gì cả (1) *

D. Làm đúng theo lệnh (1). Đáp ứng khi đau (1). Cử động không tự chủ (1). Co cứng mất vỏ não (1). Duỗi cứng mất não (1). Không đáp ứng gì cả (1)

4. Mộtbệnhnhânnam,40tuổivàoviệntrongtìnhtrạnggọihỏitrảlờikhôngphùhợp,chỉmởmắtkhicókíchthíchđauvàcochilạikhikíchthíchđau.MứcđiểmtheothangđiểmGlasgowđốivớibệnhnhânnàylà:

A. 7 điểm

B. 8 điểm

C. 9 điểm*

D. 10 điểm

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế.ĐiềudưỡngNgoại2.NhàxuấtbảnGiáodục.2008

Page 262: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

258 259

Bài 23

PHÒNG Và XỬ TRí SốC PHẢN VỆ

MỤC TiÊU

1. Trìnhbàyđượctriệuchứngchungcủasốcvàcáchphòngchốngsốc(TCNL:1.1;2.1;2.2;3.1)

2. Thựchànhđượcphácđồcấpcứusốcphảnvệ(TCNL9.1;9.2;9.4;18.1;18.3)

3. Thểhiệntháiđộkhẩntrươngkhingườibệnhcótriệuchứngsốc(TCNL9.1;9.2;9.3;9.4)

NỘi DUNG

1. Giới thiệu:

Sốc là bệnh cảnh hay gặp chính của khoa Cấp cứu và Hồi sức. Đặc điểm sinh lý bệnh chính của sốc là giảm tưới máu hệ thống của toàn cơ thể dẫn tới giảm cung cấp oxy cho các mô cơ thể. Từ đó dẫn tới sự mất cân bằng giữa cung cấp và trao đổi oxy, thiếu oxy tế bào gây tăng chuyển hóa yếm khí, tăng giải phóng ra các chất trung gian, độc tố phù tế bào, hoạt hóa các phản ứng viêm. Ban đầu tình trạng thiếu oxy này có thể hồi phục, nhưng rất nhanh chóng sẽ không hồi phục hậu quả là chết tế bào, tổn thương cơ quan đích, suy đa tạng và tử vong. Do vậy quan trọng nhất là phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1.1. Triệu chứng

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:

- Cảm giác bất thường(bồnchồn,hốthoảng,sợhãi….), tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan:

- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke

- Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được

- Khó thở (kiểuhen,thanhquản), nghẹt thở

- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ

- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê

- Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật

1.2. Phòng chống sốc:

Sốc phản vệ: dùng sớm adrenaline nếu có rối loạn huyết động, corticoid, loại trừ dị nguyên khỏi cơ thể

Page 263: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 23. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

258 259

- Khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc và tiền sử dị ứng của người bệnh.

- Khai thác tiền sử bệnh của người bệnh.

- Theo dõi sát người bệnh.

- Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng và sốc phản vệ cho người bệnh.

- Chú ý theo dõi người bệnh khi sử dụng các thuốc dễ gây dị ứng.

- Tại các phòng khám bệnh, buồng điều trị, xe tiêm và mọi nơi có dùng thuốc phải có sẵn hộp thuốc cấp cứu phản vệ.

Sốc nhiễm trùng: dùng kháng sinh sớm, loại trừ ổ nhiễm khuẩn, liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu

Sốc tắc nghẽn: chọc tháo dịch màng ngoài tim..vv

2. Hướng dẫn học viên tự học lý thuyết liên quan tới kỹ năng:

Trước khi học thực hành, học viên tự học lại các nội dung sau:

- Phác đồ sốc phản vệ

3. Quy trình thực hành xử trí sốc phản vệ

Người hướng dẫn giới thiệu (cógiảithích) các bước của quy trình thực hành; hoặc học viên tự đọc quy trình trước buổi học, sau đó Người hướng dẫn giải thích rõ những bước mà học viên chưa rõ.

TT Các bước thực hành Lý do

1 Chuẩn bị dụng cụ: Hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ: tổng cộng 7 khoản- Adrenaline 1mg - 1ml: 2 ống- Nước cất 10 ml: 2 ống- Bơm kim tiêm vô khuẩn:

+ 10 ml: 2 cái+ 1 ml: 2 cái

- Hydrocortisone hemisuccinate 100 mg hoặc Methyprednisolone (Solumedrol 40 mg hoặc Depersolone 30 mg): 2 ống

- Phương tiện khử trùng (bong, băng, gạc, cồn)- Dây ga - rô- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

Đảm bảo đủ phương tiện để

cấp cứu

2 Nhận định người bệnh:+ Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở+ Ý thức của người bệnh

Phát hiện dấu hiệu bất thường

của người bệnh

Page 264: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 23. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

260 261

TT Các bước thực hành Lý do

3 Xử trí:1. Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên nếu có thể2. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng

trái nếu có nôn. 3. Khẩn trương đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các

biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh. Tiến hành ép tim, bóp bóng nếu có ngừng hô hấp, tuần hoàn. Trong trường hợp phù nề nặng đường hô hấp trên (khó thở thanh quản), nếu đặt nội khí quản khó khăn cần mở khí quản cấp cứu ngay (nếu có thể).

4. Adrenalin là thuốc thiết yếu nhất trong điều trị cấp cứu phản vệ.- Liều adrenalin khởi đầu: 0,01mg/kg tương đương 0,01ml/kg dung

dịch adrenalin 1/1.000 (ống 1mg/ml), tiêm bắp (ưu tiên ở mặt trước bên đùi) ngay khi phản vệ được chẩn đoán.+ Trẻ sơ sinh hoặc tương đương : 0.2ml (tương đương 0.2mg)+ Trẻ khoảng 10 kg: 0.25ml (tương đương 0.25mg)+ Trẻ khoảng 20 kg: 0.3ml (tương đương 0.3mg)+ Trẻ > 30 kg: 0.5ml (tương đương 0.5mg)+ Người lớn: 0.5ml(tương đương 0.5mg), cân nặng lớn hơn 70kg:

0.5-1ml (tương đương 0.5-1mg).- Tiêm nhắc lại adrenalin liều như trên 3-5 phút/lần cho đến khi

huyết động ổn định, theo dõi huyết áp 5 phút/lần.- Có thể dùng bơm tiêm adrenalin định liều tự động (epipen,anap-

en…) với liều 0,3mg hoặc 0,5mg cho người lớn và 0,1mg hoặc 0,3mg cho trẻ em, tiêm ở mặt trước bên đùi.

- Nếu không đáp ứng với 2 lần tiêm bắp như trên, có thể tiêm dung dịch adrenalin1/10.000 (pha loãng 1/10) qua đường tĩnh mạch, trong trường hợp không lấy được đường truyền tĩnh mạch có thể bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. Liều dùng là 0,1ml/kg/lần, tối đa 5ml ở người lớn và 3mlở trẻ em. Tiêm nhắc lại khi cần nếu huyết áp tâm thu chưa đạt mục tiêu.

- Mục tiêu: duy trì huyết áp tâm thu người lớn ≥90 mmHg, trẻ em ≥ 70 mmHg.

5. Cho bệnh nhân thở oxy 6-8l/phút (nếu có thể).6. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: tốt nhất nên dùng catheter ngoại

vi hoặc kim tiêm cỡ 14 hoặc 16.

Tránh trào ngược khi người bệnh

nôn

4 Thu dọn dụng cụ: phân loại và thu gom chất thải Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

bệnh viện

5 Ghi phiếu theo dõi- Tình trạng người bệnh: mạch, nhiệt độ, huyết áp, ý thức

Là cơ sở pháp lý khi chăm sóc

người bệnh

Page 265: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 23. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

260 261

4. Bảng kiểm:

Dùngchohọcviêntựlượnggiávàngườihướngdẫnlượnggiáhọcviên Ngườihướngdẫngiớithiệu(cógiảithích)nộidungvàcáchsửdụngbảngkiểm.

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

1 Chuẩn bị dụng cụ: Hộp thuốc chống sốc

2 Nhận định người bệnh:+ Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở+ Ý thức của người bệnh

3 Xử trí:

1. Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên nếu có thể

2. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng trái nếu có nôn.

3. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh. Tiến hành ép tim, bóp bóng nếu có ngừng hô hấp, tuần hoàn (Kỹ thuật cấp cứu ngừng hô hấp, tuần hoàn). Trong trường hợp phù nề nặng đường hô hấp trên (khó thở thanh quản), nếu đặt nội khí quản khó khăn cần mở khí quản cấp cứu ngay (Kỹ thuật phụ giúp bác sỹ đặt nội khí quản).

4. Tiêm bắp Adrenalin với liều:- Liều adrenalin khởi đầu: 0,01mg/kg tương đương

0,01ml/kg dung dịch adrenalin 1/1.000 (ống 1mg/ml).

+ Trẻ sơ sinh hoặc tương đương : 0.2ml (tương đương 0.2mg)

+ Trẻ khoảng 10 kg: 0.25ml (tương đương 0.25mg)+ Trẻ khoảng 20 kg: 0.3ml (tương đương 0.3mg)+ Trẻ > 30 kg: 0.5ml (tương đương 0.5mg)+ Người lớn: 0.5ml(tương đương 0.5mg), cân nặng

lớn hơn 70kg: 0.5-1ml (tương đương 0.5-1mg).

Page 266: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 23. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

262 263

TT Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không

cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần

có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc

làm sai (0)

3

5. Cho bệnh nhân thở oxy 6-8l/phút (nếu có thể).

6. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: tốt nhất nên dùng catheter ngoại vi hoặc kim tiêm cỡ 14 hoặc 16.

4 Thu dọn dụng cụ: phân loại và thu gom chất thải

5 Ghi phiếu theo dõi,- Tình trạng người bệnh: mạch, nhiệt độ, huyết áp,

ý thức

5. Tổ chức dạy - học thực hành

- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu hoặc học viên quan sát video.

- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ

- Lượng giá cuối bài học thực hành:

+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;

+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;

- Tiêm nhắc lại adrenalin liều như trên 3-5 phút/lần cho đến khi huyết động ổn định, theo dõi huyết áp 5 phút/lần.

- Có thể dùng bơm tiêm adrenalin định liều tự động (epipen,anapen…) với liều 0,3mg hoặc 0,5mg cho người lớn và 0,1mg hoặc 0,3mg cho trẻ em, tiêm ở mặt trước bên đùi.

- Nếu không đáp ứng với 2 lần tiêm bắp như trên, có thể tiêm dung dịch adrenalin1/10.000 (pha loãng 1/10) qua đường tĩnh mạch, trong trường hợp không lấy được đường truyền tĩnh mạch có thể bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. Liều dùng là 0,1ml/kg/lần, tối đa 5ml ở người lớn và 3ml ở trẻ em. Tiêm nhắc lại khi cần nếu huyết áp tâm thu chưa đạt người lớn ≥90 mmHg, trẻ em ≥ 70 mmHg.

Page 267: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 23. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

262 263

+ HV cho phản hồi;

+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎi LƯỢNG GiÁ CUối Bài:

1. Xửtríngaytạichỗvớisốcphảnvệlà:

A. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.

B. Ủ ấm, nằm đầu thấp đo huyết áp 10-15 phút/ lần. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

C. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên.

D. Các câu trên đều đúng *

2. Nguyênnhânchủyếugâytửvongtrongsốcphảnvệlà:

A. Suy hô hấp, tụt huyết áp kéo dài *

B. Suy hô hấp, tăng huyết áp kéo dài

C. Giảm thể tích tích trong lòng mạch nhanh

D. Suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của tim

3. Thuốccơbảnnhấtđểđiềutrịsốcphảnvệlà:

A. Adrenalin*

B. Solumedrol

C. Depersolon

D. Hydrocortison

4. Xửtríđầutiênkhithấybệnhnhâncócácbiểuhiệncủasốcphảnvệngaykhitiêmthuốclà:

A. Tiêm adrenalin 7

B. Ngừng tiêm ngay lập tức *

C. Đặt đường truyền tĩnh mạch

D. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. BộYtế.Tàiliệuđàotạocấpcứucơbản.NhàxuấtbảnYhọc.2014.

2. Thông tư 08/1999/TT-BYT ngày 04 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phảnvệ.

Page 268: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

264 265

Bài 24

THỰC HàNH Về KỸ NĂNG GiAO TiẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH,

CHỮA BỆNH

i. CôNG THỨC CHUNG

TTCác bước thực hiện

ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

1 Chào và hỏi tên NB (hoặcgọitên)�

Tạo quan hệ tốt, thể hiện sự tôn trọng và cảm giác an toàn thân thiện

- Câu nói có chủ ngữ, vị ngữ, đúng ngữ pháp.

- Phong cách nói chuyện phải lịch sự thân thiện

- Xưng hô phù hợp2 Giới thiệu

tên CBYT và chuyên ngành công tác của CBYT

Tạo quan hệ tốt, thể hiện sự tôn trọng và cảm giác an toàn thân thiện

- Phong cách nói chuyện phải lịch sự thân thiện

- Xưng hô phù hợp

3 Giải thích và nêu nội dung cần trao đổi, mục đích khám, chăm sóc với NB...

- Thể hiện tính chuyên nghiệp và trình độ của CBYT.

- Tạo niềm tin cho NB, xây dựng thương hiệu BV

Góp phần nâng cao hiệu quả KCB

- Thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng NB, NNNB

- Nội dung ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, luôn quan sát phản ứng của NB (nhất là khi cung cấp thông tin xấu bệnh lý)

- Lắng nghe NB và có giải thích hoặc hướng dẫn để NB hiểu thêm về ý nghĩa của CSSK.

- NB tích cực phối hợp với CBYT để đạt kết quả KB tốt nhất.

4 Dành thời gian cho NB bệnh nói trước khi kết thúc cuộc giao tiếp

- Tạo tâm lý thoải mái cho NB

- Tăng sự hài lòng của NB

- Đủ thời gian cho NB nói. NB cảm thấy hài lòng

- Hướng NB trình bày đúng chủ đề và cung cấp thông tin cần thiết.

Page 269: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

264 265

TTCác bước thực hiện

ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

5 Cảm ơn, chào tạm biệt người bệnh

- Tạo tâm lý thoải mái cho NB

- Xây dựng hình ảnh CBYT và bệnh viện khi kết thúc cuộc giao tiếp.

- Lịch sự, ân cần, chu đáo

- NB cảm thấy hài lòng

1. BẢNG KiỂM LƯỢNG GiÁ Về KỸ NĂNG NÓi Và LẮNG NGHE

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

1 Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên điều dưỡng. Phong cách nói chuyện lịch sự thân thiện.

Tạo quan hệ tốt với người bệnh, thể hiện tôn trọng người bệnh.

Câu nói có chủ ngữ, đúng ngữ pháp

2 Cách xưng hô thích hợp với người bệnh.

Tạo cảm giác an toàn, thân thiện.

Xưng hô phù hợp với độ tuổi, quan hệ xã hội của người bệnh

3 Nói chính xác, rõ ràng, đầy đủ và lo - gic.

Người bệnh dễ hiểu được thông tin.

Thông tin phải đúng, đủ, rõ ràng, đủ nghe

4 Tốc độ nói, âm lượng vừa đủ

Người bệnh hiểu rõ thông tin.

Tốc độ, âm lượng rõ ràng, đủ nghe

5 Nói tập trung vào chủ đề chính, nhấn mạnh điểm quan trọng..

Người bệnh hiểu đúng những thông tin chính. Người bệnh nhớ và thực hiện đúng những việc cần làm.

Các nội dung chính, cốt lõi được cung cấp. Các thông tin quan trọng được nhấn mạnh.

6 Sử dụng từ ngữ phù hợp.

Giúp người bệnh dễ hiểu.

Dùng từ ngữ phù hợp, đúng ngữ pháp.

7 Thể hiện sự lắng nghe. Khuyến khích người nói tiếp tục nói.

Sử dụng ngôn ngữ không lời.

8 Không làm việc khác khi đang lắng nghe.

Thể hiện sự tôn trọng người bệnh.

Yên lặng để nghe người bệnh nói.

9 Không đột ngột ngắt lời người bệnh.

Thể hiện sự tông trọng người bệnh.

Người bệnh nói được hết ý họ cần nói.

Page 270: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

266 267

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

10 Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời phù hợp. Chào và cảm ơn người bệnh khi kết thúc.

Thông tin được thể hiện nhất quán bằng ngôn ngữ có lời và không lời.

Ngôn ngữ không lời phù hợp với ngôn ngữ có lời.

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30

Quy định:

Không làm = 0 điểm

Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm

Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm

Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Quy đổi sang thang điểm 10

0-3 điểm = 1 4-6 điểm = 2 7-9 điểm = 3 10-12điểm = 4 13-15 điểm = 516-18 điểm = 6 19-21 điểm = 7 22-24 điểm = 8 25-27 điểm = 9 28-30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của học viên: /10

2. BẢNG KiỂM LƯỢNG GiÁ Về KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎi Và PHẢN Hồi

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

1Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên điều dưỡng.

Diễn đạt được mục đích cần hỏi

Ân cần, thân thiện. Đặt được câu hỏi đúng kỹ thuật

2Hỏi từng câu mộtĐặt câu hỏi ngắn gọn, rõ nghĩa

Để người bệnh có thể nhớ câu hỏi và trả lời thông tin chính xác

Có thời gian dừng và đợi câu trả lời sau mỗi câu hỏi

3

Câu hỏi phải dễ hiểu và phù hợp với trình độ hiểu biết của người bệnh

Đối tượng hiểu rõ câu hỏi và trả lời đúng

Người bệnh hiểu câu hỏi và trả lời đúng mục đích câu hỏi

4

Đặt các câu hỏi đóng, mở, gợi ý phù hợp với mục đích cần hỏi

Để thu thập được đúng và đủ các thông tin từ người bệnh

Câu hỏi đơn giản và đúng kỹ thuật

Page 271: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

266 267

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

5

Sau khi hỏi phải dành thời gian cho người bệnh trả lời

Thể hiện sự tôn trọng và giúp có được câu trả lời đầy đủ

Dành thời gian cho người bệnh trả lời và lắng nghe hết câu trả lời của người bệnh

6

CBYT tóm tắt lại những thông tin mà người bệnh vừa cung cấp

Kiểm tra lại thông tin từ người bệnh

Tóm tắt đúng và đủ thông tin

7

Điều dưỡng đưa ra ý kiến của mình

Để người bệnh hiểu về vấn đề sức khỏe của họ

Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe của người bệnh

8

Điều dưỡng kiểm tra lại nhận thức của người bệnh

Để xem người bệnh có hiểu hết những thông tin vừa trao đổi cùng điều dưỡng không

Kiểm tra được nhận thức của người bệnh

9

Điều dưỡng trả lời những câu hỏi của người bệnh

Giải đáp mọi thắc mắc người bệnh về vấn đề sức khỏe đang quan tâm

Trả lời tất cả những câu hỏi của người bệnh rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu

10

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời phù hợp. Chào và cảm ơn người bệnh khi kết thúc

Tăng hiệu quả khi giao tiếp

Thể hiện tốt ngôn ngữ không lời

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30

Quy định:

Không làm = 0 điểm

Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm

Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm

Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Quy đổi sang thang điểm 10

0-3 điểm = 1 4-6 điểm = 2 7-9 điểm = 3 10-12điểm = 4 13-15 điểm = 516-18 điểm = 6 19-21 điểm = 7 22-24 điểm = 8 25-27 điểm = 9 28-30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của học viên: /10

Page 272: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

268 269

3. BẢNG KiỂM LƯỢNG GiÁ Về KỸ NĂNG GiAO TiẾP KHôNG LỜi

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

1

Môi trường giao tiếp phù hợp

Tạo sự thoải mái cho người bệnh

Địa điểm giao tiếp và môi trường giao tiếp xung quanh đúng tiêu chuẩn

2Quần áo, trang phục phù hợp

Thể hiện sự nghiêm túc, lịch sự và tôn trọng người bệnh

Quần áo trang phục phải gọn gàng, lịch sự theo đúng quy định

3Các phụ kiện đi kèm phù hợp

Thể hiện sự nghiêm túc, lịch sự

Các phụ kiện đi kèm trang phục phải đơn giản, lịch sự

4Cử chỉ, nét mặt, ánh mắt khi tiếp xúc với người bệnh phù hợp

Thể hiện sự quan tâm tới người bệnh

Sử dụng ngôn ngữ không lời phù hợp với ngôn ngữ có lời

5Sư dụng từ tượng thanh (nếu cần) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Giúp tăng cường hiệu quả giao tiếp

Sử dụng tốt từ tượng thanh nếu cần

6Tiếp xúc về mặt thể chất giữa điều dưỡng và người bệnh phù hợp

Giúp thăm khám lâm sàng được tốt

Người bệnh yên tâm và hợp tác

7Giữ khoảng cách phù hợp với điều dưỡng và người bệnh

Thể hiện sự tôn trọng người bệnh

Người bệnh yên tâm hợp tác

8

Tư thế thăm khám phù hợp

Thể hiện sự tôn trọng người bệnh, tạo hình ảnh đẹp của người thầy thuốc

Người bệnh yên tâm hợp tác

9Kết hợp hài hòa ngôn ngữ không lời

Tăng hiệu quả giao tiếp

Sử dụng tốt ngôn ngữ không lời

10Kết hợp hài hòa ngôn ngữ không lời và có lời

Tăng hiệu quả giao tiếp

Sử dụng tốt ngôn ngữ có lời và không lời

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30

Quy định:

Không làm = 0 điểm

Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm

Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm

Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Page 273: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

268 269

Quy đổi sang thang điểm 10

0-3 điểm = 1 4-6 điểm = 2 7-9 điểm = 3 10-12điểm = 4 13-15 điểm = 516-18 điểm = 6 19-21 điểm = 7 22-24 điểm = 8 25-27 điểm = 9 28-30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của học viên: /10

4. BẢNG KiỂM LƯỢNG GiÁ Về KỸ NĂNG HỎi BỆNH

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

1 Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên điều dưỡng.

Tạo mối quan hệ chuyên môn với người bệnh

Ân cần, thân thiện

2 Giải thích mục đích của cuộc nói chuyện. Đề nghị người bệnh đồng ý cung cấp thông tin

Để người bệnh đồng ý và hợp tác

Giải thích ngắn gọn, chính xác

3 Thông báo về việc ghi thông tin vào bệnh án và đề nghị người bệnh đồng ý

Người bệnh hiểu và đồng ý

Thông tin đúng yêu cầu. Có sự đồng ý của người bệnh

4 Sử dụng câu hỏi mở Để thu nhận được nhiều thông tin

Câu hỏi lịch sự, đúng chuyên môn, có chủ ngữ

5 Lắng nghe và khuyến khích người bệnh nói bằng cả ngôn ngữ có lời và không lời

Khuyến khích người bệnh nói

Sử dụng tốt cả hai loại ngôn ngữ có lời và không lời

6 Sử dụng câu hỏi đóng để khẳng định lại thông tin

Ngắt mạch nói của người bệnh, kiểm tra lại thông tin

Câu hỏi lịch sự, đúng yêu cầu chuyên môn

7 Sử dụng cặp câu hỏi đối chứng

Để kiểm chứng thông tin khi có mâu thuẫn trong lời kể của người bệnh

Sử dụng tốt, đúng kỹ thuật

8 Dành thời gian cho người bệnh nói câu cuối trước khi kết thúc giao tiếp. Trả lời tất cả các câu hỏi của người bệnh

Tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh

Đủ thời gian cho người bệnh nói. Người bệnh cảm thấy hài lòng

Page 274: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

270 271

TT Các bước thực hiện ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạtThang điểm0 1 2 3

9 Tóm tắt thông tin quá trình bệnh lý cho người bệnh

Để người bệnh hiểu rõ quá trình diễn biến bệnh của mình

Thông tin chính xác, ngắn gọn, đúng chuyên môn và dễ hiểu với người bệnh

10 Cảm ơn người bệnh, chào tạm biệt

Kết thúc cuộc giao tiếp

Lịch sự, ân cần chu đáo

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30

Quy định:

Không làm = 0 điểm

Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm

Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm

Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Quy đổi sang thang điểm 10

0-3 điểm = 1 4-6 điểm = 2 7-9 điểm = 3 10-12điểm = 4 13-15 điểm = 516-18 điểm = 6 19-21 điểm = 7 22-24 điểm = 8 25-27 điểm = 9 28-30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của học viên: /10

5. BẢNG KiỂM LƯỢNG GiÁ Về KỸ NĂNG CUNG CẤP THôNG TiN

TT Các bước thực hiện ý nghĩaTiêu chuẩn

phải đạtThang điểm0 1 2 3

1 Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên điều dưỡng.

Tạo sự thoải mái, tin tưởng cho người bệnh người bệnh

Ân cần, thân thiện

2 Giải thích lý do của cuộc tiếp xúc và hỏi xem người bệnh có đồng ý nhận thông tin không?

Để người bệnh yên tâm, hợp tác

Giải thích ngắn gọn, dễ hiểu

3 Quan sát thái độ, phản ứng của người bệnh

Để nhận biết ngôn ngữ không lời của người bệnh

Quan sát người bệnh lịch sự, đúng yêu cầu

4 Cung cấp thông tin chính xác ngắn gọn, dễ hiểu

Để người bệnh hiểu đúng thông tin

Thông tin theo cách mà người bệnh có thể hiểu được

Page 275: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

270 271

TT Các bước thực hiện ý nghĩaTiêu chuẩn

phải đạtThang điểm0 1 2 3

5 Tóm tắt lại các thông tin vừa cung cấp cho người bệnh

Để người bệnh dễ hiểu, dễ nhớ

Tóm tắt ngắn gọn dễ hiểu

6 Khuyến khích người bệnh đặt câu hỏi

Tìm hiểu những băn khoăn, lo lắng của người bệnh.

Người bệnh thoải mái đặt câu hỏi cho điều dưỡng

7 Trả lời tất cả các câu hỏi của người bệnh

Giúp người bệnh hài lòng

Câu trả lời ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu

8 Dành thời gian cho người bệnh nói câu cuối trước khi kết thúc giao tiếp. Trả lời tất cả các câu hỏi của người bệnh

Tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh

Dủ thời gian cho người bệnh nói. Người bệnh cảm thấy hài lòng

9 Kiểm tra lại thông tin vừa cung cấp cho người bệnh

Đảm bảo người bệnh hiểu đúng, đủ thông tin đã cung cấp

Kiểm tra lại toàn bộ thông tin

10 Cảm ơn người bệnh, chào tạm biệt

Kết thúc cuộc giao tiếp

Người bệnh hài lòng

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30

Quy định:

Không làm = 0 điểm

Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm

Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm

Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Quy đổi sang thang điểm 10

0-3 điểm = 1 4-6 điểm = 2 7-9 điểm = 3 10-12điểm = 4 13-15 điểm = 516-18 điểm = 6 19-21 điểm = 7 22-24 điểm = 8 25-27 điểm = 9 28-30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của học viên: /10

Page 276: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

272 273

6. BẢNG KiỂM LƯỢNG GiÁ Về KỸ NĂNG THôNG BÁO TiN XẤU

TT Các bước thực hiện ý nghĩaTiêu chuẩn phải

đạtThang điểm0 1 2 3

1Chào người bệnh. Thể hiện sự đồng cảm, giới thiệu tên điều dưỡng.

Tạo sự thoải mái, tin tưởng cho người bệnh

Ân cần, thân thiện

2

Giải thích lý do cuộc tiếp xúc. Hỏi xem người bệnh có đồng ý nhận thông tin không? Quan sát thái độ, phản ứng của người bệnh

Để người bệnh yên tâm, hợp tác

Giải thích ngắn gọn dễ hiểu

3

Bắt đầu cuộc giao tiếp từ sự hiểu biết của người bệnh về tình trạng bệnh lý hiện tại

Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh

Người bệnh không cảm thấy đột ngột khi nhận tin

4Thông báo tin xấu chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu

Để người bệnh hiểu đúng thông tin

Thông tin theo cách người bệnh có thể hiểu được

5

Hỗ trợ tâm lý và cảm xúc cho người bệnh

Tìm hiểu kịp thời các phản ứng của người bệnh

Sử dụng tốt và hiểu tốt ngôn ngữ không lời

6

Kiểm tra lại thông tin vừa cung cấp cho người bệnh

Đảm bảo người bệnh hiểu đúng, đủ thông tin đã cung cấp

Kiểm tra lại toàn bộ thông tin

7

Khuyến khích người bệnh đặt câu hỏi

Tìm hiểu những băn khoăn lo lắng của người bệnh

Người bệnh thoải mái đặt câu hỏi cho điều dưỡng

8Trả lời tất cả các câu hỏi của người bệnh

Giúp người bệnh hài lòng

Câu trả lời ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu

9Chia sẻ với người bệnh về thông tin xấu vừa nhận được

Thể hiện sự tôn trọng người bệnh

Người bệnh nói được hết ý họ cần nói

10Chào và cảm ơn người bệnh Kết thúc cuộc

giao tiếpNgười bệnh hài lòng

Page 277: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 24. THỰC HÀNH VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

272 273

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30

Quy định:

Không làm = 0 điểm

Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm

Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm

Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Quy đổi sang thang điểm 10

0-3 điểm = 1 4-6 điểm = 2 7-9 điểm = 3 10-12điểm = 4 13-15 điểm = 516-18 điểm = 6 19-21 điểm = 7 22-24 điểm = 8 25-27 điểm = 9 28-30 điểm = 10

Điểm kỹ năng của học viên: /10

Tài LiỆU THAM KHẢO

1. VũThịPhụng(2008):Xâydựngvànângcaovănhóacôngsởtrongcáccơquanhànhchínhnhànước,KhóaluậntốtnghiệpKhóacaocấplýluậnchínhtrị,TưliệuHọcviênChínhtrịquốcgiaHồChíMinh.

2. Quyếtđịnhsố129/2007/QĐ-TTgngày02/8/2007củaThủtướngChínhphủbanhànhQuychếVănhóacôngsởtạicáccơquanhànhchínhnhànước.

3. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc banhànhQuytắcứngxửcủacánbộ,côngchứcvàviênchứclàmviệctrongbộmáychínhquyền địaphương.

4. NguyễnVănNhuận(2006):TâmlýhọcYhọc,NxbYhọc,HàNội.

5. Viênnghiêncứuvàđàotạovềquảnlý(biênsoạn)(2008):Chuẩnmựcgiaotiếpthờihộinhập,NxbLaođộng&xãhội.

6. TrườngĐạihọcYHàNội(2014):BàigiảngKỹnăngYkhoa,NXBYhọc,HàNội.

7. TrườngĐạihọcYHàNội(2014):Tâmlýhọcyhọc,NXBYhọc,HàNội.

Page 278: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

274 275

Bài 25

TƯ VẤN SỨC KHỎE (Tư vấn cho người bệnh ra viện)

MỤC TiÊU

Cóthểtiếnhànhtưvấnsứcsứckhỏedựatrênđặcđiểmriêngbiệtcủangườibệnh,đểngườibệnhcóthểtiếptụcđiềutrịtạinhàsaukhiraviện.

NỘi DUNG

1. Giới thiệu:

Học viên học và nghe người hướng dẫn hướng dẫn những nội dung sau:

• Hiểu được bệnh và triệu chứng của người bệnh, liệt kê các nội dung tư vấn sức khỏe cần thiết khi ra viện.

• Dựa trên nhu cầu của người bệnh và mức độ ưu tiên cao, điều dưỡng viên mới lựa chọn nội dung tư vấn sức khỏe có thể thực hiện được.

• Với nội dung tư vấn sức khỏe đã lựa chọn, thu thập thông tin cần thiết của người bệnh.

• Có thể lựa chọn phương pháp tư vấn phù hợp và tiến hành tư vấn cho người bệnh.

• Đánh giá tư vấn sức khỏe đã thực hiện dựa trên phản ứng của người bệnh.

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng

Học viên ôn tập trước những nội dung sau trong giáo trình:

BÀI 13. TƯ VẤN SỨC KHỎE

BÀI 14. TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

3. Quy trình thực hành:

(1) Học viên lựa chọn người bệnh để tiến hành tư vấn sức khỏe cùng với người hướng dẫn.

(2) Học viên dựa vào “MẪUTUVANGIÁODUCSUCKHOENGUOIBỆNHRAVIỆN”,thu thập thông tin để tư vấn, lập kế hoạch và chuẩn bị.

(3) Học viên tiến hành tư vấn sức khỏe cho người bệnh dựa trên mục (2)

(4) Các bước thực hành tham khảo “MẫuTưvấngiáodụcsứckhỏe”và “VídụTưvấngiáodụcsứckhỏe”

(5) Đánh giá:(dựatheokếtquảmongđợi)

Page 279: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

BÀI 25. Tư vấn sức khỏe (Tư vấn cho người bệnh ra viện)

274 275

(6) Xem xét cả quá trình từ lúc thu thập thông tin, lập kế hoạch đến khi thực hiện, dựa trên phản ứng của người bệnh và gia đình để thấy những điểm được và những vấn đề cần làm trong thời gian tới

4. Bảng kiểm

(Đượcsửdụngđểđánhgiáhọcviênbằnghìnhthứchọcviêntựđánhgiá vàngườihướngdẫnđánhgiá)

Ngườihướngdẫngiảithíchvềnộidungvàcáchsửdụng.

TT Nội dungMức độ đạt

C D S

1 Hiểu về bệnh và triệu chứng của người bệnh- Tìm hiểu từ thông tin khách quan như triệu chứng của người bệnh và

kết quả xét nghiệm.2 Liệt kê nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe cần thiết khi ra viện

- Liệt kê những nội dung tư vấn cần thiết để triệu chứng và tình trạng bệnh không xấu đi sau khi người bệnh ra viện.

3 Dựa trên nhu cầu của người bệnh, mức độ ưu tiên cao, lựa chọn những nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe mà điều dưỡng viên mới có thể thực hiện được.- Căn cứ trên nhu cầu của người bệnh (những thứ mà người bệnh muốn

biết, khó khăn, hoặc những nội dung cần thiết cao đối với người bệnh), lựa chọn nội dung tư vấn sức khỏe có mức độ ưu tiên cao, phòng tránh được chuyển biến xấu của bệnh mà học viên có thể thực hiện được.

4 Thu thập thông tin cần thiết của người bệnh liên quan tới nội dung tư vấn sức khỏe đã lựa chọn.- Thu thập các thông tin cần thiết cho tư vấn sức khỏe như: tiền sử

bệnh, thói quen sinh hoạt trước khi nhập viện (hoạt động, chế độ ăn (thói quen ăn uống, món ăn yêu thích), v.v.), gia đình, công việc, tình hình kinh tế, tinh thần, mức độ hiểu biết về bệnh tật, triệu chứng.

5 Lựa chọn phương pháp tư vấn sức khỏe phù hợp và tiến hành tư vấn cho người bệnh. - Lựa chọn phương pháp tư vấn sức khỏe phù hợp và tiến hành tư vấn

cho người bệnh, cân nhắc tới khả năng hiểu biết, năng lực giao tiếp của người bệnh cũng như sự cần thiết khi giải thích cho gia đình người bệnh.

6 Đánh giá tư vấn sức khỏe đã thực hiện từ phản ứng của người bệnh.- Xem xét cả quá trình từ lúc thu thập thông tin, lập kế hoạch đến khi

thực hiện, dựa trên phản ứng của người bệnh và gia đình (phát biểu, biểu hiện, trả lời câu hỏi) để thấy những điểm được và những vấn đề cần làm trong thời gian tới

Page 280: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

276 277

BÀI 25. Tư vấn sức khỏe (Tư vấn cho người bệnh ra viện)

276 277

Chúý

C: Làm độc lập không cần sự hỗ trợ,

D: Làm được cần sự hỗ trợ,

S: Không làm hoặc làm không đúng

Các mức độ đó được giải thích rõ ràng trong phần hướng dẫn sử dụng ở phần đầu của tài liệu.

5. Tổ chức dạy - học thực hành

Người hướng dẫn và học viên trao đổi ý kiến, lựa chọn người bệnh phù hợp để có thể hoàn thành mục tiêu của bài học, người hướng dẫn cùng tham gia khi học viên thực hiện tư vấn sức khỏe cho người bệnh trên thực tế.

(Chúý)

(1) Ngườibệnhphùhợplàngườibệnhcóbệnhkhôngquáphứctạp,nhữngnộidungtưvấnsứckhỏecầnthiếtlànhữngnộidungcóthểthựchiệnđầyđủbằngnănglựccủađiềudưỡngviênmới,giaotiếpkhôngquákhókhăn,v.v.

(2) Ngườihướngdẫnđưaratưvấncầnthiếttrongsuốtquátrìnhtừthuthậpthôngtin,lậpkếhoạchtớithựchiệnđồngthờihỗtrợđểhọcviêncóthểthựchiệntưvấnnhữngnộidungphùhợpchongườibệnh.

Page 281: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

276 277276 277

Bài 26

THỰC HàNH KỸ NĂNG LàM ViỆC NHÓM

BẢNG KiỂM KỸ THUẬT LàM ViỆC NHÓM

TTNỘi DUNG

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

Làm được, cần có sự hỗ trợ

Không làm hoặc

làm sai

1 Lắng nghe: tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân

2 Chất vấn: Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự

3 Thuyết phục: Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, kèm theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.

4 Tôn trọng: tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

5 Trợ giúp: giúp đỡ nhau các thành viên khác trong nhóm.

6 Sẻ chia: đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó.

7 Chung sức: đóng góp trí lực cùng với các thành viên khác thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Page 282: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

Nhà xuất bảN Lao độNg

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Võ thị Kim thanhBiên tập và sửa bản in: Mai thị thanh hằngTrình bày: JICa

In 420 cuốn khổ 21x29,7cm tại Công ty CP in Sách Việt NamĐC: 22B Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà NộiSố xác nhận ĐKXB: 3310-2017/CXBIPH/16-220/LĐSố QĐXB: 1062/QĐ-NXBLĐ cấp ngày 02/10/2017Mã số ISBN: 978-604-59-8831-2. In xong và nộp lưu chiểu năm 2017.

XINHE GIAM SAT THEO DOI KIEM TRA-GHIM GAY CÔNG TY CỔ PHẦN IN SAVINA - ĐC: 22B HAI BÀ TRƯNG, P. TRÀNG TIỀN, Q. HOÀN KIẾM, TP. HÀ NỘI - ĐT: 04 38 24 15 14 - EMAIL: [email protected] - SKYPE: INSACHVIETNAM

NH� ���T ��N LA� �N�

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Võ Thị Kim ThanhBiên tập và sửa bản in: Mai Thị Thanh Hằng�rình bày: JICA

�� ��� c�ố� ��� �������cm ��i ���� �� �� i� �ác� �i�� ��m��� ��� ��i �� ������ ���� �i�m� �� ��i�ố �ác ���� ����� ���������������������������ố ����� ������������� c�� ���� ������������ �ố ����� ������������������ �� ���� �� ��� ��� c�i�� ��m �����

Nhà xuất bản Lao Động

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Võ Thị Kim Thanh Biên tập và sửa bản in: Mai Thị Thanh HằngTrình bày: Dự án JICA - Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng

cho điều dưỡng mới tốt nghiệp tại Việt Nam

Page 283: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người
Page 284: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ... · Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh ... tập luyện phục hồi ... TT Các bước thực hành Lý do Người

280 PB

SÁCH KHÔNG BÁN