tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

11
6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người a. Chì Chì là nguyên tố độc tính cao đối với sức khỏe con người và động vật. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương lẫn hệ thần kinh ngoại biên. Chì tác động lên enzim, nhất là enzim có chứa hidro. Người bị nhiễm độc chì thường rối loạn một số chức năng cơ thể, thường là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương).

Upload: hien-tran

Post on 25-Jun-2015

976 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

a. Chì Chì là nguyên tố  có độc  tính cao  đối với  sức khỏe con người và động vật. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương lẫn  hệ thần kinh ngoại biên. Chì tác động lên enzim, nhất là enzim có chứa hidro. Người  bị nhiễm  độc  chì  thường rối loạn một số chức năng  cơ thể, thường  là rối  loạn  bộ phận  tạo huyết (tủy xương).

Page 2: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

Tùy theo mức độ nhiễm độc  có thể  gây nên  những  triệu  chứng  như  đau  bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết  áp vĩnh viễn, tai biến mạch máu não, nếu nhiễm độc nặng có thể bị tử vong. Đặc tính nổi bật của chì là sau khi xâm nhập vào cơ thể nó không bị đào thải mà ngược lại nó tích tụ theo thời gian.

Page 3: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

Chì đi vào  cơ thể  người qua  nước  uống,  không khí, thức ăn bị nhiễm chì. Khi vào cơ thể nó bị tích tụ đến một lúc  nào đó mới bắt đầu gây độc hại. Chì tích đọng ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hóa vitamin D. Tiêu chuẩn tối đa cho phép của WHO nồng độ chì trong nước uống không quá 0,05 mg/ml.

Page 4: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người b. Thủy ngân

Độc tính của  thủy ngân  phụ thuộc  dạng  hóa học  của nó. Thủy ngân nguyên tố tương đối trơ không độc. Nếu  nuốt  phải thủy ngân kim loại thì sau đó có thể được thải ra mà  không gây  hậu quả  nghiêm trọng. Nhưng thủy ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, nếu hít phải  hơi thủy  ngân sẽ  rất độc. Trong  nước metyl thủy ngân là dạng độc nhất. Chất này  hòa tan mỡ  và phần  chất béo của màng não tủy, phá hủy hệ thần  kinh trung  ương,  phân  liệt  nhiễm  sắc  thể  và quá trình phân chia tế bào. Thủy ngân có khả năng phản ứng với các axit amin chứa lưu huỳnh, hemoglobin, abumin Thủy ngân  có khả năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho hệ thần kinh.

Page 5: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

Trẻ em bị  nhiễm độc  thủy ngân  sẽ bị phân liệt, làm trì độn, gây co giật không chủ động. Nguồn gây ô nhiễm  thủy ngân  gồm nguồn  tự nhiên  và nguồn nhân tạo. Hàng năm, trên trái đất có khoảng 6000 tấn Hg thoát ra từ núi lửa, gấp 3 lần lượng Hg có nguồn gốc nhân tạo. Nguồn Hg nhân tạo đưa vào môi trường chủ yếu là từ các chất thải, bụi  khói  của  các  nhà  máy  luyện  kim,  hóa chất sản xuất đèn huỳnh quang, nhiệt kế,  nhà máy  sản xuất  thuốc bảo  vệ thực vật… Nồng độ tối đa cho phép của WHO với hàm lượng Hg trong nước uống là 1 microg/l, nước nuôi thủy sản là 5  microg/l

Page 6: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

c. Asen As là một kim loại có khả năng tồn tại ở  nhiều  dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Trong tự nhiên,  As  có  trong  nhiều  loại  khoáng  chất. Với  nồng  độ  thấp  As là nguyên tố kích thích sinh trưởng, nhưng ở nồng độ cao lại nguy hiểm cho đời sống động, thực vật. As đi  vào  nguồn  nước theo con đường tự nhiên như núi lửa, hoặc con đường nhân tạo – các quá  trình nấu  chảy Cu, Pb, Zn, luyện thép, đốt rừng, đốt chất thải, thuốc trừ sâu…

Page 7: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

Về mặt sinh học, As có thể gây ra 19 loại bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính của As  tới sức  khỏe  con  người  là: làm keo tụ protein, hóa hủy quá trình photpho hóa. As gây  ung thư  biểu  mô  da,  phổi,  phế quản, xoang…Tiêu chuẩn tối đa cho phép  của  WHO  nồng  độ  As trong  nước  uống  là 50 . Trong nước sạch hàm lượng As khoảng 0,4 – 1,0 micro g/l , nước biển từ 1,5 – 1,7 micro g/l .

Page 8: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

d. Cadimi Cd là kim loại được  sử  dụng   nhiều trong công nghiệp luyện kim và chế tạo đồ nhựa. Hợp chất của Cd  được  sử  dụng phổ biến để sản xuất pin. Cd xâm nhập vào nước theo bụi núi lửa, cháy  rừng… hoặc  từ  công nghiệp luyện kim, mạ, sơn, chất dẻo, lọc dầu. Cd xâm nhập vòa cơ thể con người chủ yếu qua đường thực phẩm, hô hấp. Theo nhiểu nghiên cứu, người  hút  thuốc  lá  cũng có thể bị nhiễm Cd. Cd sau khi xâm nhập cơ thể tích tụ ở  thận và  xương

Page 9: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

Cd gây  nhiễu hoạt động của một số enzim nhất định, gây hội chứng tăng huyết áp, ung  thư phổi, thủng vách ngăn mũi, rối  loạn  chức  năng  thận,  phá  hủy  tủy  xương.  Ngoài  ra nhiễm độc Cd còn ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch. Tiêu chuẩn cho phép của WHO về nồng độ Cd trong nước uống là < 0,003 mg/l.

Page 10: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

e. Crom Crom là  kim  loại màu  trắng, trong  nước thường tồn tại dưới 2 dạng ion Cr(III) và Cr(VI). Cr(III)  không  độc  nhưng  Cr(VI) rất độc với người và động – thực vật. Với  người,  Cr(VI) dễ  gây  loét  dạ  dày,  ruột non, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ung  thư phổi. Cr xâm nhập nguồn nước từ các nguồn nước thải của các nhà máy mạ điện, nhộm, thuốc nổ, đồ gốm, sản xuất mực, men sứ, in tráng ảnh… Hàm lượng cho phép trong nước uống là < 0,05 mg/l.

Page 11: Tác hại của một sooskloai với cơ thể con người

6. Tác hại của một số kim loại với cơ thể con người

f. Mangan Xét về mặt dinh dưỡng Mn là nguyên tố vi lượng, nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày từ 30 – 50 micro g/kg trọng lượng  cơ thể. Nhưng nếu hàm lượng lớn lại gây độc hại cho cơ thể con người. Mn gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung  ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong. Mn  đi vào môi trường do quá trình rửa trôi, xói mòn và do các chất thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân bón hóa học… Tiêu chuẩn cho phép của WHO về hàm lượng Mn trong nước uống không quá 0,1 mg/l.