tÒa Án nhÂn dÁn tinh son ia quy chẾ 2821 làm việc cơ …

20
1 TỈNH ƯỶ SƠN LA BAN TỔ CHỨC ĐẢNG CÔNG SẢN VIÊT NAM Sơn La, ngày 13 thảng 01 năm 2021 * Số 01-QC/BTCTU TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA CÔNG VĂN ĐẾN 1 8 - 01- 2821 QUY CHẾ làm việc cơ quan Ban Tô chức tỉnh uỷ Chuyẻn: Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Luật cán bộ, công chức; Quy định số 04-QĐi/TW ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Quy định số 08-QĐi/TƯ ngày 27/11/2018 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; Quy định số 1061-QĐ/TU ngày 10/12/2019 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Ban Tổ chức tỉnh ủy ban hành Quy chế làm việc như sau: Điều 1. Quy định chung 1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ban Tổ chức tỉnh ủy (gọi tắt là Ban). 2. Ban làm việc theo chế độ thủ trưởng, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực tỉnh ủy về mọi hoạt động của Ban. 3. Mọi hoạt động của Ban phải tuân thủ theo quy định của Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban. Mỗi việc chỉ giao cho một phòng chuyên môn, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính; bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, công chức; đề cao sự phối họp công tác trong giải quyết công việc; bảo đảm kỷ cương, dân chủ, khoa học, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. 4. Các phòng chuyên môn làm việc theo quy chế làm việc của Ban. Điều 2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh CHƯƠNG I NGUYÊN TẲC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Upload: others

Post on 22-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

1

TỈNH ƯỶ SƠN LA BAN TỔ CHỨC

ĐẢNG CÔNG SẢN VIÊT NAM

Sơn La, ngày 13 thảng 01 năm 2021*

Số 01-QC/BTCTU

TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IAC Ô N G VĂN ĐẾN

1 8 - 01- 2821QUY CHẾ

làm việc cơ quan Ban Tô chức tỉnh uỷ

Chuyẻn:

Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Luật cán bộ, công chức; Quy định số 04-QĐi/TW ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Quy định số 08-QĐi/TƯ ngày 27/11/2018 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; Quy định số 1061-QĐ/TU ngày 10/12/2019 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử;

Ban Tổ chức tỉnh ủy ban hành Quy chế làm việc như sau:

Điều 1. Quy định chung1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc,

trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ban Tổ chức tỉnh ủy (gọi tắt là Ban).

2. Ban làm việc theo chế độ thủ trưởng, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực tỉnh ủy về mọi hoạt động của Ban.

3. Mọi hoạt động của Ban phải tuân thủ theo quy định của Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban. Mỗi việc chỉ giao cho một phòng chuyên môn, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính; bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, công chức; đề cao sự phối họp công tác trong giải quyết công việc; bảo đảm kỷ cương, dân chủ, khoa học, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

4. Các phòng chuyên môn làm việc theo quy chế làm việc của Ban.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

CHƯƠNG INGUYÊN TẲC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Page 2: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

2

Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban, Phó trưởng ban, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ, công chức; mối quan hệ công tác và chế độ làm việc của cán bộ, công chức Ban Tổ chức tỉnh ủy.

Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế

Thực hiện theo Quy định 04-QĐi/TU ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 08-QĐi/TU ngày 27/11/2018 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy.

CHƯƠNG IITRÁCH NHIỆM VÀ QUYÈN HẠN

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo Ban

1. Tập thể lãnh đạo Ban gồm Trưởng ban, các phó trưởng ban chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ trong việc xây dựng và điều hành cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Tập thể lãnh đạo Ban thảo luận tham gia ý kiến vào văn bản trước khi Trưởng ban quyết định:

a) Các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ và nhiệm vụ do Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ giao; thực hiện các ché độ, chính sách của Đảng, Nhà nước trong cơ quan và Nghị quyết của Đại hội Chi bộ Ban Tổ chức tỉnh ủy.

b) Các đề án, báo cáo trình Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; báo cáo thẩm định hoặc ý kiến của Ban đối với các đề án trình Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khi được giao.

c) Chương trình, kế hoạch công tác năm; chương trình kiểm tra, giám sát của Ban; báo cáo tháng, quý, năm và báo cáo chuyên đề; các chủ trương, kế hoạch hoạt động đối ngoại của cơ quan.

d) Kế hoạch chi tiêu, mua sắm lớn, trang thiết bị cần bổ sung hoặc thay thế hằng năm của cơ quan; dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan.

đ) Trình kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Ban và các đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy; quy chế làm việc của Ban; các quy định, chế độ áp dụng chung trong toàn cơ quan.

II

Page 3: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

3

e) Quy hoạch cán bộ, biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, xét chuyển ngạch và thưc hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức.

g) Một số công việc quan trọng mới phát sinh.

h) Làm việc tập thể với cấp uỷ, với lãnh đạo các phòng chuyên môn trong cơ quan theo định kỳ hoặc khi cần thiết.

Tuỳ theo nội dung, tính chất của những nội dung nêu trên mà lãnh đạo Ban thảo luận tập thể hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản mà có ý kiến khác nhau thì họp thảo luận, thống nhất. Trường họp thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau thì giao bộ phận chức năng tiếp tục chuẩn bị chu đáo để bàn lại trước khi đồng chí Trưởng ban xem xét, quyết định.

Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn cá nhân

1. Trưởng ban

a) Chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ về toàn bộ các mặt công tác và hoạt động của Ban; là thủ trưởng cơ quan.

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; tổ chức đảng và đảng viên; bảo vệ chính trị nội bộ; chế độ chính sách đối với cán bộ trong hệ thống chính trị theo phân cấp.

c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, đánh giá kết quả hoạt động của Ban theo định kỳ.

d) Phân công, chỉ đạo, kiểm tra các phó trưởng Ban thực hiện các nhiệm vụ được giao; quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các phó trưởng Ban đối với vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Ban; triệu tập, chủ trì, kết luận các cuộc họp lãnh đạo Ban.

đ) Chủ trì giao ban công tác tuần, công tác chuyên môn, các cuộc họp lãnh đạo Ban. Xử lý các thông tin, phân công cho các phó ban, các phòng xử lý theo quy định.

e) Kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ công chức, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan. Kịp thời động viên khen thưởng tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, khuyết điểm của cán bộ, công chức. Là Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng và kỷ luật; Chủ tịch Hội đồng Khoa học của cơ quan.

g) Ký các văn bản về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo uỷ quyền của Thường trực tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy; các tờ trình của Ban trình Thường trực tỉnh uỷ, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; báo cáo tổng

Page 4: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

4

kết năm của Ngành; các quyết định bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức của Ban và các văn bản quan trọng khác. Trực tiếp giải quyết cho Phó trưởng ban nghỉ phép.

h) Thực hiện nhiệm vụ do Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ giao.

2. Phó trưởng ban

a) Cùng với Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ về các hoạt động của Ban, các nhiệm vụ được giao và lĩnh vực được phân công phụ trách.

b) Tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo Ban. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, phòng chuyên môn được phân công phụ trách.

c) Báo cáo kịp thời với Trưởng ban tình hình thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, phòng được phân công phụ trách; những vấn đề mới phát sinh; những vấn đề được giao chủ trì phối họp với các Phó trưởng ban giải quyết nhưng còn có ý kiến khác nhau.

d) Được ký thay Trưởng ban các văn bản khi Phó trưởng ban Thường trực đi vắng; ký các văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

đ) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có những vấn đề phát sinh cần giải quyết ngay, khi Trưởng ban đi vắng thì cần trao đổi, bàn bạc với Phó trưởng ban thường trực giải quyết vấn đề đó trong phạm vi quyền hạn được giao, sau đó báo cáo Trưởng ban và chịu trách nhiệm toàn bộ công việc đã giải quyết.

e) Đối với các lĩnh vực, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách

- Chỉ đạo và thẩm định các dự thảo văn bản trước khi đưa ra tập thể lãnh đạo Ban thảo luận, quyết định.

- Nắm tình hình và kết quả công tác ở những lĩnh vực được phân công để phản ánh và kiến nghị với Trưởng ban những vấn đề xét thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

- Xử lý văn bản của các cấp uỷ, tổ chức đảng gửi Ban Tổ chức tỉnh uỷ hoặc do phòng, chuyên viên theo dõi trình; đề xuất, kiến nghị xử lý gửi Trưởng ban; chỉ đạo soạn thảo văn bản trả lời những vấn đề các cấp uỷ, tổ chức đảng xin ý kiến.

- Khi thực hiện nhiệm vụ theo dõi các lĩnh vực, địa bàn, phó trưởng ban làm việc thông qua lãnh đạo các phòng và chuyên viên trực tiếp; phối họp với phó trưởng ban phụ trách phòng trong việc góp ý, nhận xét kết quả công việc, hưởng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên thuộc lĩnh vực theo dõi.

I

Page 5: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

5

g) Đối với các phòng được phân công trực tiếp phụ trách.

- Nắm tình hình của phòng; định hướng công tác, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chưcmg trình công tác, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng; các đề án, văn bản do phòng dự thảo; việc quản lý, xây dựng nội bộ phòng.

- Nhận xét, đánh giá hằng năm đối với phòng, cán bộ, công chức trong phòng theo quy định.

- Trực tiếp giải quyết các kiến nghị của cá nhân, phòng phụ trách theo thâm quyền và báo cáo xin ý kiến Trưởng ban những vấn đề vượt quá thẩm quyền; cử cán bộ, công chức của phòng phụ trách đi công tác. Được giải quyết cho cán bộ, công chức thuộc phòng phụ trách nghỉ công tác 02 ngày có lý do trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng, trên 02 ngày báo cáo Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban Thường trực.

h) Xây dựng lịch công tác trong tuần của cá nhân. Báo cáo Trưởng ban khi đi công tác; nghỉ công tác từ 01 ngày trở lên. Đề xuất người giải quyết công việc thay mình trong thời gian đi vắng (nếu thấy cần thiết).

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

3. Phó trưởng ban thường trực

Ngoài trách nhiệm, quyền hạn như các phó trưởng ban, Phó trưởng ban thường trực còn có trách nhiệm và quyền hạn:

a) Thường trực lãnh đạo Ban, giúp Trưởng ban điều hành công tác nội bộ của cơ quan và công việc chung của Ban theo chương trình công tác đã đề ra; chỉ đạo xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của Ban. Chủ trì phối hợp với các Phó ban phụ trách phòng, các Trưởng phòng đôn đốc, kiểm tra, điều hành hoạt động cơ quan đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.

b) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp của lãnh đạo Ban; ký các quyết định về lương theo phân cấp.

c) Thay mặt Trưởng ban điều hành chủ trì một số cuộc họp cơ quan do Trưởng ban ủy quyền; điều hành công việc cơ quan khi Trưởng ban đi công tác vắng hoặc được Trưởng ban uỷ quyền; xử lý công việc đột xuất thuộc phạm vi của phó trưởng ban khác khi đồng chí đó đi vắng. Trực tiếp tham mưu giúp Trưởng ban về công tác tổ chức và cán bộ của Ban.

d) Là người phát ngôn của cơ quan; báo cáo viên cấp tỉnh.

đ) Ký thay Trưởng ban các báo cáo tháng, quý, báo cáo chuyên đề và các văn bản khác khi được Trưởng ban ủy quyền. Là chủ tài khoản của cơ quan, chịu trách nhiệm và quản lý tài chính, tài sản, ngân sách của cơ quan.

Page 6: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

6

4. Phó trưởng ban kiêm nhiệm (là Giám đốc Sở Nội vụ)

a) Tham gia, phối hợp về công tác tổ chức, cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý; tham mưu giúp Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác tố chức bộ máy; xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khối chính quyền. Chịu trách nhiệm trước trưởng ban về công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; cùng tập thể lãnh đạo ban xây dựng chưcmg trình, kế hoạch công tác của Ban.

b) Tham gia cuộc họp của lãnh đạo ban; thông tin, báo cáo theo định kỳ tháng, quý, năm, báo cáo đột xuất những vấn đề liên quan với Trưởng ban về tình hình công tác tổ chức cán bộ thuộc lĩnh vực mình phụ trách khi Trưởng ban yêu cầu; được thông tin kịp thời về kết quả hoạt động của Ban.

5. Trưởng phòng

a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và tập thể lãnh đạo Ban, trực tiếp là đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách phòng trong việc quản lý cán bộ, công chức của phòng; tổ chức, điều hành phòng triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với đơn vị được phân công theo dõi.

b) Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của Ban và nhiệm vụ do lãnh đạo Ban giao, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác, tổng họp các báo cáo tháng, quý, năm về công tác của phòng và các báo cáo khác theo phân công của lãnh đạo Ban, báo cáo lãnh đạo Ban phụ trách phòng trước khi xin ý kiến tập thể lãnh đạo Ban.

c) Chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban những vấn đề thuộc nhiệm vụ của phòng; thẩm định các văn bản của phòng trước khi báo cáo lãnh đạo Ban phụ trách.

d) Triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cho các phó phòng và cán bộ, công chức trong phòng; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cán bộ, công chức trong phòng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

đ) Kiểm tra cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ theo Luật Cán bộ, công chức; quy chế, quy định, hướng dẫn của Ban; nhận xét, đánh giá cán bộ trong phòng (kế cả cảc đồng chỉ Phó trưởng phòng) hàng tháng, quý, năm báo cáo Phó trưởng ban phụ trách. Kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Ban về bổ nhiệm, điều chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức trong phòng.

e) Chủ trì hoặc đại diện cho phòng trong các mối quan hệ công tác. Khi vắng mặt từ 01 ngày trở lên thì báo cáo đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách và uỷ quyền điều hành phòng cho đồng chí Phó trưởng phòng.

Page 7: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

7

g) Được giải quyết cho cán bộ, công chức trong phòng nghỉ việc riêng có lý do 01 ngày, trên 01 ngày báo cáo đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách; phân công và xác nhận cho cán bộ, công chức trong phòng làm thêm giờ, thời gian đi công tác theo quy định.

h) Được dự các cuộc họp của Lãnh đạo Ban (khi được mời).

Ngoài trách nhiệm, quyền hạn nêu trên Trưởng phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ còn có trách nhiệm, quyền hạn sau:

- Dự và ghi biên bản các cuộc họp Lãnh đạo Ban.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Ban về công tác tổ chức, cán bộ cơ quan.

- Tổng hợp, theo dõi việc làm thêm giờ của các phòng, báo cáo Phó trưởng ban thường trực.

6. Phó trưởng phòng

a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công; cùng trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban phụ trách và tập thể lãnh đạo Ban về tiến độ, kết quả, chất lượng công việc; trực tiếp giải quyết một số việc do trưởng phòng uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.

b) Giúp trưởng phòng điều hành công tác chuyên môn trên các lĩnh vực được phân công phụ trách. Chủ trì hoặc đại diện cho phòng trong các mối quan hệ công tác khi được trưởng phòng uỷ quyền.

c) Khi cần thiết hoặc có yêu cầu báo cáo trực tiếp với lãnh đạo Ban, sau đó báo cáo nội dung công việc và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ban với Trưởng phòng; nhiệm vụ được giao phải xin ý kiến Trưởng phòng trước khi xin ý kiến đồng chí Phó trưởng ban phụ trách, sau đó trình xin ý kiến tập thể lãnh đạo Ban. Thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn do lãnh đạo Ban, Trưởng phòng giao, các cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi xin ý kiến.

d) Được dự các cuộc họp của Lãnh đạo Ban liên quan đến lĩnh vực được phân công tham mưu trực tiếp (khi được yêu cầu).

7. Cán bộ, công chức

a) Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao; mọi việc phân công xử lý đều phải báo cáo Trưởng phòng trước khi trình lãnh đạo Ban phụ trách và tập thể lãnh đạo ban.

b) Nghiên cứu, tổng họp, chủ động đề xuất các nội dung thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệm và tham gia với phòng về chủ trương, nội dung, biện pháp tổ

Page 8: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

8

chức thực hiện công tác tổ chức xây dựng đảng. Khi thật cần thiết có thể báo cáo trực tiếp lãnh đạo Ban phụ trách hoặc Trưởng ban.

c) Được lãnh đạo phòng trực tiếp phân công đảm nhận một số nhiệm vụ công tác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của phòng. Khi cần thiết lãnh đạo Ban giao nhiệm vụ trực tiếp, trong trường hợp đó phải báo cáo Trưởng phòng biết để điều hành công việc.

d) Thực hiện các chuyên đề công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực do cá nhân đảm nhiệm. Đe xuất với Trưởng phòng về phối họp công tác có liên quan tới các phòng, cán bộ, công chức trong Ban theo quy định. Các đề án, tờ trình, văn bản dự thảo gửi {trừ các văn bản về nhân sự báo cảo trực tiếp lãnh đạo Ban) và báo cáo lãnh đạo phòng; xin ý kiến lãnh đạo Ban phụ trách trước khi trình tập thể lãnh đạo Ban hoặc phát hành.

đ) Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, nắm và phản ánh kịp thời, trung thực tình hình công tác tổ chức xây dựng Đảng ở đơn vị được phân công theo dõi nhất là công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý {cả đương chức và quy hoạch) với lãnh đạo Ban phụ trách; trường họp đặc biệt báo cáo trực tiếp với Trưởng ban.

e) Quản lý lưu giữ số liệu, tổng hợp chi tiết trên máy tính và bằng hệ thống sổ sách thuộc phạm vi cá nhân phụ trách, số liệu cần được bổ sung cập nhật thường xuyên đảm bảo chính xác. Việc cung cấp số liệu ra ngoài cơ quan chuyên viên, nhân viên quản lý lưu giữ số liệu báo cáo xin ý kiến lãnh đạo cơ quan. Khi thay đổi công tác hoặc nghỉ hưu, cá nhân có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài liệu, số liệu, sổ sách theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Ban và Trưởng phòng.

g) Thường xuyên nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, khả năng công tác đáp ứng nhiệm vụ được giao.

h) Đi công tác riêng lẻ phải có kế hoạch, khi về phải báo kết quả công việc với Trưởng phòng. Đi công tác 02 ngày phải báo cáo Lãnh đạo Ban phụ trách về nội dung.

CHƯƠNG IIICHỨC NĂNG, NHIỆM v ụ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

Điều 6. Phòng Tổ chức - Cán bộTham mưu và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức bộ máy

và cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh theo phân cấp; lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Trung ương.

a) Tham mưu đề xuất chủ trương, biện pháp xây dựng, quản lý, kiện toàn về công tác tổ chức bộ máy và biên chế của hệ thống chính trị tỉnh theo phân cấp;

Page 9: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

9

quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo phân cấp; tham mưu xây dựng, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận về công tác tổ chức, cán bộ.

- Nghiên cứu đề xuất, thẩm định chức năng, nhiệm vụ, tố chức bộ máy, biên chế; tổng hợp, theo dõi, quản lý về biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống chính trị tỉnh theo phân cấp.

- Tham gia thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các sở, ban, ngành, và các cơ quan trong tỉnh theo phân cấp.

- Thẩm định quy chế làm việc của các Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng.

- Tham mưu đề xuất về công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định phân cấp quản lý cán bộ.

b) Tham mưu công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vào công tác tại các cơ quan đảng, đoàn thể hoặc chuyển công tác ra ngoài tỉnh theo phân cấp.

c) Theo dõi, nắm tình hình, hướng dẫn, chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng các cấp; hướng dẫn công tác tổ chức, cán bộ ở các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc.

d) Tham mưu, đề xuất thực hiện các nội dung phối hợp với Sở Nội vụ; các sở, ban, ngành; huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc trong công tác tổ chức và cán bộ theo quy định.

đ) Nghiên cứu, đề xuất việc ban hành và hướng dẫn tổ chức triến khai thực hiện các đề án, nghị quyết, quy định, quyết định, kết luận về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp; kế hoạch đào tạo cán bộ gắn với quy hoạch; quản lý, sử dụng cán bộ sau đào tạo đối với cán bộ quy hoạch, đương chức diện tỉnh uỷ quản lý.

e) Tham mưu thẩm định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của tỉnh; cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành; tổng hợp, đánh giá kết quả đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo hằng năm.

g) Tham mưu thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Trung ương đối với cán bộ theo phân cấp.

h) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

Page 10: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

10

Điều 7. Phòng Tổ chửc đảng - đảng viên

Tham mưu và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ về công tác củng cố tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; nắm, theo dõi tình hình công tác tổ chức xây dựng Đảng; tham mưu xây dựng hướng dẫn, tổng hợp kết quả đại hội đảng các cấp; hướng dẫn đánh giá, phân loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên; đánh giá, xếp loại hằng năm đối với các cơ quan tham mưu giúp việc tỉnh ủy; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh ủy; tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý theo phân cấp. Đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn, thực hiện nghiệp vụ đảng viên và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên.

a) Nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của Đảng bộ tỉnh; tham mưu xây dựng các đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, kết luận, quy chế về công tác tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

b) Nghiên cứu, tham mưu xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về công tác tổ chức cơ sở đảng; tổng hợp, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp củng cố chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở, xây dựng chi bộ bền vững, xoá cơ sở trắng đảng viên và chi bộ.

c) Tham mưu hướng dẫn, tổng họp kết quả đại hội đảng các cấp; hướng dẫn đánh giá, phân loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên; đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với các cơ quan tham mưu giúp việc tỉnh ủy; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh ủy; chủ tri tham mưu đánh giá, xếp loại đối với Đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý theo phân cấp; theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình tổ chức đảng và đảng viên.

d) Tham mưu giải quyết các vấn đề về đảng tịch theo quy định; những trường họp kết nạp đảng viên phải xin ý kiến Ban Thường vụ tỉnh uỷ.

đ) Tham mưu thực hiện nghiệp vụ công tác đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng; phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm.

e) Thẩm định quy chế làm việc của các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy.

g) Tổng họp, thẩm định việc đề nghị phát thẻ đảng; tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng; tham mưu tổ chức việc trao tặng Huy hiệu Đảng đối với các trường hợp theo kết luận của Ban Thường vụ tỉnh uỷ; tổng họp, thẩm định khen thưởng tổ chức đảng

I

Page 11: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

11

và đảng viên. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên theo quy định và theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

h) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

Điều 8. Phòng Bảo vê chính tri nôi bô

Tham mưu và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ tỉnh; tham mưu, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức xây dựng Đảng; công tác nhận xét, đánh giá cán bộ và quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý.

a) Tham mưu xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất tổ chức, quán triệt và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

b) Chủ động nắm tình hình chính trị nội bộ, thẩm định, xác minh các vấn đề về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay của cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ quản lý. Tổng họp, báo cáo, đề xuất về tình hình chính trị nội bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác phối họp của các đơn vị trong quy chế phối họp theo định kỳ hằng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc khi có yêu cầu. Quản lý hồ sơ cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

c) Tham mưu, đề xuất, theo dõi, tổng họp cán bộ diện tỉnh uỷ quản lý đi học tập, nghiên cứu, làm việc ở nước ngoài, ra nước ngoài về việc riêng, làm việc với tổ chức, cá nhân người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; cán bộ, đảng viên diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý có con đi học, làm việc ở nước ngoài; bản thân hoặc có con kết hôn với người nước ngoài.

d) Thu thập, lưu trữ, quản lý, khai thác hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Thẩm định tiêu chuẩn chính trị {lịch sử chính trị và chính trị hiện nay) phục vụ công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước, bố trí cán bộ vào các cơ quan, đơn vị trọng yếu cơ mật.

đ) Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo vệ chính trị nội bộ ở các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện uỷ, thành uỷ và các đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ. Theo dõi, tiếp nhận, xử lý và trả lời đơn thư theo thẩm quyền.

Page 12: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

12

e) Tham mưu đề xuất về công tác nhận xét, đánh giá hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý; chủ trì phối họp tham mưu công tác đánh giá cán bộ phục vụ công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố nhiệm lại cán bộ diện tỉnh ủy quản lý; nhận xét, đánh giá đối với cán bộ là nhân sự dự kiến giới thiệu tham gia cấp ủy tỉnh; tổng họp, báo cáo kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trong toàn hệ thống chính trị.

g) Tham mưu, thực hiện công tác quản lý hồ sơ cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý; thống kê tổng họp số lượng, chất lượng cán bộ diện tỉnh ủy quản lý khi có yêu cầu của Trung ương và của Tỉnh uỷ; tham mưu, tổng họp báo cáo kết quả kê khai tài sản cán bộ thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ diện tỉnh ủy quản lý.

h) Tham mưu, đề xuất và xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo chương trình của tỉnh ủy, của Ban.

i) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

Điều 9. Phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ

Tham mưu công tác hành chính nội bộ, công tác tổng họp, thông tin báo cáo; thực hiện các chủ trương, chính sách đối với cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ diện tỉnh ủy quản lý và cán bộ chính sách; công tác tổ chức bộ máy, tuyển dụng, điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thi đua, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ nội bộ cơ quan; công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh theo phân cấp; Tham mưu thực hiện các chế độ: nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, hưởng phụ cấp, thi nâng ngạch, xét chuyển ngạch, tang lễ đối với cán bộ diện tỉnh ủy quản lý, cán bộ, công chức, viên chức khối đảng, đoàn thể chính trị - xã hội theo phân cấp quản lý cán bộ; công tác quản lý tài chính, tài sản; các điều kiện khác phục vụ hoạt động của cơ quan.

a) Nghiên cứu, đề xuất việc ban hành và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các đề án, nghị quyết, quy định, quyết định, kết luận về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ diện tỉnh ủy quản lý.

b) Tham mưu, xây dựng thông báo và quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ diện Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý.

c) Tham mưu thực hiện các chế độ: nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, vượt khung, hưởng phụ cấp, thi nâng ngạch, xét thăng hạng nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội theo uỷ quyền.

Page 13: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

13

d) Tham mưu công tác tổ chức lễ tang, viếng lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức, thân nhân cán bộ và một số đối tượng chính sách khi từ trần; công tác nghỉ dưỡng sức.

đ) Tham mưu về chế độ chính sách và trực tiếp thực hiện chính sách đối với người có công, cán bộ chính sách, cán bộ diện tỉnh ủy quản lý.

e) Tham mưu việc thẩm định cán bộ nghỉ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghi định 26/20155/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ; công tác thi đua khen thưởng (khen cao) của tỉnh theo quy định và các danh hiệu; công tác tổ chức bộ máy, tuyển dụng, điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhận xét, đánh giá cán bộ, thi đua, khen thưởng nội bộ cơ quan.

g) Tham mưu công tác thông tin, tổng hợp; chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp chung các nội dung công tác, phối hợp chuẩn bị các báo cáo chung của Ban; phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày của lãnh đạo Ban và của Ban.

h) Tham mưu chương trình công tác; chương trình, nội dung giao ban định kỳ. Theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban.

i) Tham mưu quy chế làm việc và các quy định nội bộ của cơ quan; quản lý cán bộ công chức cơ quan. Phối họp với các phòng giúp cơ quan tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức cơ quan.

k) Chủ động phối họp bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất; tổng họp chứng từ thanh quyết toán thu - chi tài chính đảm bảo chế độ và quy định; công tác quản trị hành chính của cơ quan; công tác phục vụ (phục vụ phòng làm việc của các đồng chí lãnh đạo Ban, Hội trường) và phục vụ các cuộc họp, hội nghị...

l) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

CHƯƠNG IVCHÉ Đ ộ LÀM VIỆC, QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 10. v ề xây dựng và thực hiện chương trình công tác

1. Phòng Tổng họp - Chính sách cán bộ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, năm của Ban.

2. Các phó trưởng ban chỉ đạo các phòng do mình phụ trách xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng để tổ chức thực hiện chương trình công tác của cơ quan.

Page 14: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

14

3. Trưởng phòng căn cứ chương trình công tác hằng năm, tháng của cơ quan, xây dựng chương trình công tác quý, tháng của phòng và tổ chức thực hiện. Trường họp đột xuất cần thay đổi nội dung hoặc thời gian thực hiện, trưởng phòng chủ trì phải báo cáo lãnh đạo Ban xem xét, quyết định.

4. Trưởng phòng Tổng họp - Chính sách cán bộ giúp Lãnh đạo Ban theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện chương trình công tác của cơ quan. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, báo cáo Lãnh đạo Ban tình hĩnh thực hiện chương trình công tác của cơ quan.

Điều 11. Chế độ họp, hội nghị.

1. Giao ban lãnh đạo Ban mỗi tuần 01 lần vào thứ 6 hàng tuần, khi cần thiết có thể trước hoặc sau. Đồng chí Phó trưởng ban thường trực chuẩn bị nội dung xin ý kiến đồng chí Trưởng ban sau đó gửi các đồng chí Phó trưởng ban ít nhất trước 1/2 ngày.

2. Lãnh đạo Ban mỗi tháng họp giao ban với lãnh đạo các phòng chuyên môn 01 lần, họp đột xuất khi cần.

3. Giao ban công tác chuyên môn, chuyên đề: các phòng liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu trình lãnh đạo Ban đồng thời báo và chuyển nội dung cần trình Lãnh đạo ban cho Phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ tổng họp, xây dựng chương trình họp, báo cáo Phó trưởng ban Thường trực, tài liệu gửi trước các đồng chí lãnh đạo Ban ít nhất 01 ngày.

4. Họp cơ quan mỗi tháng 01 lần vào cuối tháng (từ 25-30 hàng tháng).

5. Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm và chuyên đề thực hiện theo chỉ đạo của Ban Tổ chức Trung ương, của Tỉnh ủy.

Điều 12. Chế đô làm viêc • •1. Đối vói Lãnh đao Ban

a) Điều hành công việc thông qua Trưởng phòng. Đối với công tác nhân sự cụ thể hoặc khi cần có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho chuyên viên. Chuyên viên có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng trực tiếp quản lý biết.

b) Khi Trưởng ban đi vắng từ 03 ngày trở lên thì uỷ quyền cho Phó trưởng ban thường trực hoặc một Phó trưởng ban khác (nếu Phó trưởng ban thường trực vẳng) điều hành công việc của ban và thông báo cho tập thể Lãnh đạo Ban.

c) Lãnh đạo Ban chỉ đạo công việc thông qua chương trình công tác tuần, tháng, năm, kết luận giao ban, kết luận họp lãnh đạo Ban và kết luận về những công việc đột xuất.

2. Đối với các phòng

I

Page 15: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

15

a) Hàng tháng, quý tổ chức kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác theo kế hoạch hoặc công tác đột xuất do Lãnh đạo Ban giao.

b) Các phòng tổng kết công tác năm vào tháng 12 hàng năm; đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác của Ban; bình xét thi đua, khen thưởng và nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức; tham gia hội nghị cán bộ, công chức theo quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

Điều 13. Chế độ học tập, bồi dưỡng.

1. Lãnh đạo Ban khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập để nâng cao năng lực, trình độ nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan; việc học tập phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, có nội dung thiết thực và được lãnh đạo Ban nhất trí.

2. Việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm.

3. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kết thúc khóa học phải báo cáo kết quả học tập cho Trưởng phòng và lãnh đạo Ban.

4. Bố trí cán bộ, công chức đi trao đổi, học tập kinh nghiệm trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Điều 14. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Chế độ thông tin nội bộ

a) Lãnh đạo Ban thông báo cho cán bộ, công chức cơ quan những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề trọng tâm về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong tỉnh, trong nước và quốc tế tại các cuộc họp chi bộ hàng tháng của Ban.

b) Căn cứ ý kiến của lãnh đạo Ban, nội dung, tính chất của tài liệu, Trưởng phòng có trách nhiệm phổ biến kịp thời đến cán bộ, công chức trong phòng.

c) Các phòng thực hiện chế độ thông tin trong Ban phải bảo đảm chính xác, trung thực, kịp thời {qua mạng thông tin nội bộ) theo định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo Phó trưởng ban phụ trách.

2. Chế độ báo cáo

a) Các Phó trưởng ban có trách nhiệm báo cáo Trưởng ban tình hình, kết quả thực hiện công việc thuộc lĩnh vực, địa phương, đơn vị được phân công phụ trách; những vấn đề, nội dung các cuộc họp của cơ quan, đơn vị, địa phương mà các Phó trưởng ban dự.

T

Page 16: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

16

b) Các phòng báo cáo công tác định kỳ (tháng, quý, 6, 9 tháng, năm) và khi có yêu cầu với lãnh đạo Ban phụ trách, đồng thời gửi Phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ để tổng hợp xây dựng báo cáo và chuơng trình của Ban (Bảo cảo tháng gửi trước ngày 20 của tháng, bảo cáo quỷ gửi trước ngày 20 của tháng cuối quỷ, bảo cáo 6, 9 tháng gửi trước ngày 15/6, 15/9; báo cảo năm gửi trước ngày 15/12 hàng năm).

c) Phó trưởng phòng, chuyên viên báo cáo với Trưởng phòng những nội dung công việc được giao.

d) Trưởng phòng thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ban; báo cáo tháng, quý, 6, 9 tháng, năm phải thông qua Phó trưởng ban phụ trách trước khi chuyển Phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ tổng hợp; Lãnh đạo phòng đi công tác phải báo cáo Phó trưởng ban phụ trách.

đ) Ban thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đối với Ban Tổ chức Trung ưong, Tỉnh uỷ theo quy định.

Điều 15. Chế đô bảo mât • •Mọi cán bộ, công chức phải chấp hành nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước

và của Ban về bảo mật thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước; chế độ báo cáo, thu hồi, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

Điều 16. Chế độ tự phê bình và phê bình; đánh giá cán bộ, công chức

1. Hằng năm, tập thể Lãnh đạo Ban tiến hành kiểm điểm việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và chương trình công tác của Ban.

2. Hằng năm, mỗi cán bộ, công chức tiến hành tự phê bình và phê bình trước tập thể phòng; lãnh đạo phòng nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức của phòng, báo cáo với đồng chí Lãnh đạo Ban phụ trách. Ngoài ra, cán bộ, công chức phải thực hiện việc đánh giá, nhận xét khi có yêu cầu của Lãnh đạo Ban phục vụ công tác cán bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật.

3. Đồng chí Lãnh đạo Ban phụ trách phòng, trên cơ sở kết quả công việc nhận xét, đánh giá của phòng và trao đổi ý kiến với các đồng chí Lãnh đạo Ban khác có liên quan thực hiện nhận xét, đánh giá lãnh đạo cấp phòng được phân công phụ trách.

4. Nhận xét của lãnh đạo về cán bộ, công chức được thể hiện bằng văn bản và thông báo cho cán bộ, công chức biết. Người được nhận xét có quyền phát biểu và bảo lưu ý kiến của mình với thủ trưởng trực tiếp hoặc trước tập thể phòng.

5. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức; xếp loại danh hiệu thi đua, khen thưởng được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Page 17: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

17

6. Phòng Tổng họp - Chính sách cán bộ có trách nhiệm tổng họp nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm của cơ quan, báo cáo Lãnh đạo Ban và bố sung vào hồ sơ cán bộ, công chức.

Điều 17. Chế độ lao động, khen thưởng, kỷ luật.

1. Cán bộ, công chức thực hiện thời gian làm việc hành chính theo quy định. Khi vắng mặt phải báo cáo với lãnh đạo phụ trách trực tiếp. Việc nghỉ phép hàng năm, nghỉ dưỡng, nghỉ ốm đau, thai sản... thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước. Trường hợp do yêu cầu công việc, được lãnh đạo ban hoặc Trưởng phòng phân công làm ngoài giờ hành chính thì được hưởng chế độ thanh toán ngoài giờ theo quy định hiện hành.

2. Tập thể, cá nhân có thành tích sẽ được khen thưởng theo quy định; nếu vi phạm, tùy theo mức độ, áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

Điều 18. v ề giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ quan

1. Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban được phân công chỉ đạo việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức trong cơ quan theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

2. Lãnh đạo các phòng có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Điều 19. Chế độ công khai các thông tin về hoạt động của cơ quan

1. Nội dung công khai:

a) Chương trình, kế hoạch công tác; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền lợi, chế độ của cán bộ, công chức; chức năng, nhiệm vụ của Ban.

b) Tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, chuyển ngạch, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong cơ quan.

c) Kinh phí hoạt động và quyết toán kinh phí hoạt động 06 tháng, 01 năm của cơ quan.

d) Văn bản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.

đ) Quy chế, quy định, nội quy cơ quan.

2. Hình thức công khai: Trên mạng nội bộ cơ quan hoặc triển khai trong các cuộc họp Chi bộ, cơ quan, Công đoàn.

Page 18: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

18

Điều 20. Mối quan hệ giữa tập thể Lãnh đạo Ban vói Chi bộ và các đoàn thể trong cơ quan

1. Lãnh đạo Ban quan hệ, phối họp với Chi bộ cơ quan theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên; tạo điều kiện để các đoàn thể ừong cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

2. Lãnh đạo ban phối họp chặt chẽ với Chi ủy chi bộ và các đoàn thể cơ quan trong việc lãnh đạo, quản lý, xây dựng cơ quan về các mặt công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, sửa đổi lề lối làm việc, cải tiến phương pháp công tác, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác, tổ chức chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức cơ quan.

Điều 21. Quan hệ công tác giữa các phòng.

1. Quan hệ công tác giữa các phòng chuyên môn là quan hệ phối họp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng phòng và của Ban.

2. Các phòng chủ động nghiên cứu, giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng; khi giải quyết vấn đề có liên quan đến các phòng khác thì phải trao đổi trực tiếp (hoặc bằng văn bản) với lãnh đạo phòng đó; lãnh đạo các phòng được trao đổi có trách nhiệm cung cấp nội dung theo đề nghị và phải chịu trách nhiệm về nội dung cung cấp.

3. Các phòng phối họp trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và cơ sở vật chất của các phòng; xử lý, thẩm định nội dung, thể thức văn bản trước khi trình Lãnh đạo Ban ban hành.

4. Đối với một số công việc đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên của nhiều phòng, Trưởng ban phân công một đồng chí Lãnh đạo Ban chỉ đạo phối hợp các phòng liên quan trong thời gian thực hiện công việc đó.

5. Đối với các vãn bản trình xin ý kiến lãnh đạo Ban của các phòng chuyên môn gửi về Phòng Tổng họp - Chính sách cán bộ để tổng họp, báo cáo lãnh đạo ban.

CHƯƠNG V TỒ CHỨC THựC HIỆN

Điều 22. Điều khoản thi hành

1. Quy chế này thay thế Quyết định số 62-QĐ/BTCTU ngày 11/12/2015 của Ban Tổ chức tỉnh ủy và có hiệu lực kể từ ngày ký; được phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan để thực hiện.

2. Trên cơ sở Quy chế của Ban, các phòng cụ thể hoá thành các quy định của phòng mình để tổ chức thực hiện.

Page 19: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …

19

3. Giao đồng chí Phó trưởng ban Thường trực chỉ đạo Phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế, định kỳ báo cáo lãnh đạo Ban. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đê nghị cán bộ, công chức có ý kiến (bằng văn bản) gửi về Phòng Tổng hợp - Chính sách cán bộ để tổng hợp trình lãnh đạo Ban sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhân:

- Thường trực tỉnh uỷ,-Vụ Địa phương I - BTCTW,- Thường trực, BTC các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc,

- Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng- Các sở, ban, ngành tỉnh,- Lãnh đạo, cán bộ, công chức BTCTU,- Lưu.

TRƯỞNG BAN

Page 20: TÒA ÁN NHÂN DÁN TINH SON IA QUY CHẾ 2821 làm việc cơ …