tỷ lệ % adr theo đường dùng -...

24
Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 1 TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ ADR NĂM 2017 Ds Ngô Văn Lợi I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO ADR 1. Số lượng báo cáo - Tổng số báo cáo ADR từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017 là 07 báo cáo. - Số lượng báo cáo trong từng quý được thể hiện trong hình 1. Số lượng báo cáo ADR có xu hướng giảm vào quí II/2017 và được báo cáo nhiều bằng nhau các quí còn lại. 2. Thông tin về bệnh nhân trong các báo cáo ADR: a) Phân bố tuổi Thông tin phân bố về tuổi của bệnh nhân trong các báo cáo ADR được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Phân bố tuổi Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) <18 00 00 18-60 06 85.71 >60 01 14.29 Bệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18-60, đây là độ tuổi lao động chính của gia đình và xã hội. b) Phân bố về giới Phân bố về giới của bệnh nhân trong báo cáo ADR được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Phân bố về giới Giới Tần số Tỷ lệ (%) Nữ 06 85.71 Nam 01 14.29 Nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất trong các báo cáo ADR. II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO ADR Tổng số thuốc nghi ngờ trong tổng số 7 ca ADR là 8 thuốc (01 thuốc uống, 07 thuốc tiêm). 1) Tổng hợp phân loại báo cáo ADR theo đường dùng thuốc: được trình bày trong hình 2. 1 7 0 0 1 2 3 4 5 6 7 Uống Tiêm/truyền Khác Tỷ lệ % ADR theo đường dùng ADR Hình 2: Phân loại báo cáo ADR theo đường dùng 2 2 1 2 0 0.5 1 1.5 2 Quí IV/2016 Quí I/2017 Quí II/2017 Quí III/2017 Số lượng báo cáo ADR/2017 ADR Hình 1: Số lượng báo cáo ADR trong từng quý năm 2017

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 1

TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ ADR NĂM 2017

Ds Ngô Văn Lợi

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO ADR

1. Số lượng báo cáo

- Tổng số báo cáo ADR từ tháng 10/2016

đến tháng 10/2017 là 07 báo cáo.

- Số lượng báo cáo trong từng quý được

thể hiện trong hình 1.

Số lượng báo cáo ADR có xu hướng

giảm vào quí II/2017 và được báo cáo nhiều

bằng nhau các quí còn lại.

2. Thông tin về bệnh nhân trong các báo

cáo ADR:

a) Phân bố tuổi

Thông tin phân bố về tuổi của bệnh nhân trong các báo cáo ADR được thể hiện trong bảng

1.

Bảng 1: Phân bố tuổi

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%)

<18 00 00

18-60 06 85.71

>60 01 14.29

Bệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18-60, đây là độ tuổi lao động

chính của gia đình và xã hội.

b) Phân bố về giới

Phân bố về giới của bệnh nhân trong báo cáo ADR được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2: Phân bố về giới

Giới Tần số Tỷ lệ (%)

Nữ 06 85.71

Nam 01 14.29

Nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất trong các báo cáo ADR.

II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO ADR Tổng số thuốc nghi ngờ trong tổng số 7 ca ADR là 8 thuốc (01 thuốc uống, 07 thuốc tiêm).

1) Tổng hợp phân loại báo cáo ADR theo đường dùng thuốc: được trình bày trong hình 2.

1

7

0

0

1

2

3

4

5

6

7

Uống Tiêm/truyền Khác

Tỷ lệ % ADR theo đường dùng

ADR

Hình 2: Phân loại báo cáo ADR theo đường dùng

2 2

1

2

0

0.5

1

1.5

2

Quí IV/2016 Quí I/2017 Quí II/2017 Quí III/2017

Số lượng báo cáo ADR/2017

ADR

Hình 1: Số lượng báo cáo ADR trong từng

quý năm 2017

Page 2: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 2

Phản ứng có hại của thuốc xảy ra trong bệnh viện chủ yếu theo đường tiêm/truyền (87.50%).

Chỉ có 1 trường hợp xảy ra ở dạng thuốc uống.

2) Tổng hợp các thuốc nghi ngờ gây ADR theo nhóm dược lý

Bảng 3: Phân loại các thuốc nghi ngờ gây ADR theo nhóm dược lý

Nhóm thuốc Số lượng

Kháng khuẩn beta - lactam 05

Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm 02

Thuốc kháng Virus 01

Nhóm thuốc kháng khuẩn beta-lactam là nhóm thuốc được báo cáo nhiều (chiếm 62.50%).

Tiếp theo là nhóm hạ nhiệt giảm đau, kháng viêm và kháng virus chiếm số lượng không đáng kể.

3) Các thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo

Bảng 4: Các thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo

Tên thuốc Số ca ADR

Cefotaxim 4

Ceftriaxon 1

Diclofenac 2

EFV 1

III. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO

1. Thông tin về khoa

Thông tin về khoa báo cáo ADR trong năm 2017 được thể hiện trong bảng 5 dưới đây.

Bảng 5: Thông tin về khoa báo cáo ADR

Tên khoa Số ca ADR

Khoa Dược 02

Khoa sản 02

Khoa HSCC-TCCĐ 02

Khoa ngoại 01

2 2 2

1

0

0.5

1

1.5

2

HSCC -

TCCĐ

Dược Sản Ngoại

Tỷ lệ ADR theo tỷ lệ

ADR

Hình 3: Phân loại báo cáo ADR theo khoa phòng

- Trong năm 2017 chỉ có 04 khoa gửi báo cáo ADR, trong đó các khoa phòng báo cáo ngang

nhau. Một số khoa khác, số lượng báo cáo trong cả năm thì không có.

- Tổng kết cả năm 2017 cho thấy còn rất nhiều khoa/phòng chưa thực hiện công tác báo cáo

ADR.

2. Thông tin về người báo cáo:

Đối tượng tham gia vào công tác báo cáo ADR nhiều nhất là Bác sĩ và dược sĩ. Đối tượng

khác thì rất ít.

3. Báo cáo đúng mẫu

Page 3: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 3

100% báo cáo là đúng mẫu.

4. Chất lượng báo cáo ADR

Yêu cầu bắt buộc báo cáo phải ghi đầy đủ 4 trường thông tin chính là: A. Thông tin về bệnh

nhân, B. Thông tin về phản ứng có hại, C. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR, E. Thông tin về

người báo cáo. Đa số báo cáo còn để trống hoặc ghi chưa đầy đủ vào các mục nhỏ trong các trường

thông tin chính trên. Một số báo cáo ghi thông tin chưa rõ ràng, chữ viết khó đọc, viết tắt, một số

thông tin có nhưng sơ sài ….. gây khó khăn cho quá trình thẩm định kết quả.

5. Nhận xét:

Còn rất nhiều khoa/trại chưa thực sự tham gia vào công tác báo cáo ADR, chỉ có 4/10 khoa

điều trị có tiến hành báo cáo ADR. Số lượng báo cáo của mỗi khoa trong 01 năm là rất ít, khoa hồi

sức tích cực chống độc có số lượng báo cáo nhiều nhất . Cần có sự tham gia tích cực của tất cả các

khoa trong công tác báo cáo, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

Chất lượng báo cáo còn chưa cao, còn ghi thiếu nhiều thông tin hoặc chưa đầy đủ, chưa rõ

ràng, cẩn thận. Đề nghị các khoa/trại ghi đầy đủ thông tin vào các mục yêu cầu bắt buộc và cần thiết

trong báo cáo ADR trước khi gửi về khoa Dược.

Page 4: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 4

Thông tin thuốc về sử dụng kháng sinh

HOẠT ĐỘNG THÔNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

DS Ngô Văn Lợi

1. Khái niệm thông tin thuốc:

Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP:

Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các

thông tin có liên quan đến thuốc bao gồm chỉ

định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,

phản ứng có hại của thuốc và các thông tin

khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu

quả của thuốc do các cơ sở có trách nhiệm

thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu

cầu thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về

dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành

nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc.

2. Hoạt động thông tin thuốc ở Trung tâm Y

tế:

Hoạt động thông tin thuốc ở Trung tâm

y tế huyện Phước Long là hoạt động nhằm

mục đích cung cấp những thông tin liên quan

đến thuốc như: chỉ định, chống chỉ định, liều

dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và

các thông tin khác liên quan đến chất lượng,

an toàn, hiệu quả của thuốc giúp các cán bộ y

tế trong Trung tâm hiểu rỏ để thực hiện tốt

công tác kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc một

cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Kế hoạch thông tin thuốc được xây

dựng hàng năm do Đơn vị thông tin thuốc xây

dựng, là cơ sở cho hoạt động phát triển thông

tin thuốc của toàn Trung tâm. Các hình thức

thông tin thuốc trong Trung tâm y tế huyện

Phước Long như sau:

- Thông tin tại bản thông tin bệnh viện.

- Gửi thông tin đến các khoa/phòng

- Thông tin thuốc trong giao ban bệnh viện

- Thông tin trong buổi họp hội đồng thuốc và

điều trị

- Thông tin trong buổi bình bệnh án

- Thông tin trong các buổi sinh hoạt chuyên

đề, hội đồng khoa học bệnh viện.

- Hướng dẫn sử dụng trực tiếp cho bệnh nhân

nội trú và ngoại trú

3. Nội dung thông tin thuốc:

- Thuốc mới, thuốc đình chỉ lưu hành,

rút số đăng ký, kém chất lượng

- Phản ứng có hại của thuốc (ADR), sự

cố trong sử dụng thuốc

- Các khuyến cáo về thuốc của cơ quan

quản lý như: Bộ y tế, Sở y tế …

- Thông tin về chỉ định, liều dùng,

tương tác thuốc, bảo quản thuốc

- Thuốc ít sử dụng, thuốc hết hạn,

thuốc thay thế…

- Thuốc được thanh toán BHYT,…

- Thông tin về các thông tư liên quan

đến Dược.

Tóm lại, thông tin thuốc là hoạt động

không thể thiếu trong Trung tâm Y tế vì góp

phần rất lớn trong điều trị bệnh, đồng thời

cũng nâng cao kiến thức về dược cho các đội

ngũ Y, Bác sĩ trong Trung tâm Y tế nhằm thực

hiện tốt công tác kê đơn, hướng dẫn sử dụng

thuốc một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả./.

Hướng dẫn báo cáo ADR tại Trung tâm y tế

Page 5: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 5

Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả

Ds. Châu Hồng Lợi

Hợp lý: là trước hết phải chọn được thuốc hợp lý. Hợp lý là phải cân nhắc sao cho chỉ số

Hiệu quả/Rủi ro và Hiệu quả/Chi phí đạt cao nhất.

An toàn : là khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn thấp nghĩa là tỷ lệ Hiêu

quả/Nguy cơ rủi ro cao

Hiệu quả: là khả năng khỏi bệnh tốt, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bệnh cao.

Hướng dẫn dử dụng thuốc: là hoạt động cung cấp thông tin về một loại thuốc nào đó và

cách sử dụng loại thuốc đó nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Phước Long, hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh

nhân diễn ra hàng ngày gồm các hoạt động sau đây:

Hướng dẫn thuốc cho bệnh nhân nội trú:Để bệnh nhân nằm viện an tâm và an toàn khi sử

dụng thuốc thì khoa Dược phải tổ chức các khâu sau đây trước khi đến tay bệnh nhân:

Khâu phân thuốc cho bệnh nhân ở khoa

dược phải kiểm kiểm tra thật kỹ về 3 kiểm tra,

3 đối chiếu trước khi cắt thuốc. Đồng thời phải

chuẩn bị khâu phân giờ theo ngày như sau: 8

giờ sáng, 14 giờ chiều, 8 giờ tối và 12 giờ

khuya, tuyệt đối không để nhầm lẫn giờ sáng

thành giờ tối…

Khi hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng thuốc đòi

hỏi phải thực hiện 5 đúng và hiểu rỏ từng thuốc và

hướng dẫn chi tiết cách dùng như: thuốc nào dùng lúc

đói, thuốc nào dùng lúc no, thuốc nào uống xa các thuốc

khác…để đạt được hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Khâu phân thuốc

Phân liều theo

giờ

Công khai đúng

tên

Hướng dẫn sử dụng

thuốc tận tay bệnh nhân

3 kiểm

tra, 3 đối

chiếu

Kiểm tra kỷ giờ

uống thuốc

Thực hiện

5 đúng

Khâu phân thuốc, phân liều theo giờ tại khoa Dược-TTB-VTYT

Hướng dẫn trực tiếp cho bệnh nhân uống thuốc

Page 6: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 6

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân Ngoại trú

Để người bệnh ngoại trú uống thuốc ở nhà hợp lý và an toàn thì kho thuốc ngoại trú phải

thực hiện tốt các khâu sau đây:

Người bệnh ngoại trú thường là bệnh mãn tính uống thuốc lâu dài hoặc bệnh nhẹ, họ nhận

thuốc về nhà để uống, chất lượng bảo quản thuốc và cách uống thuốc của họ củng không đạt được

yêu cầu thực tế về một loại thuốc nào đó. Cho nên chúng ta là cán bộ y tế cần phải hiểu rỏ vấn đề

này và phải hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân để họ an tâm uống thuốc đúng và mau

hết bệnh.

Như vây, khâu lấy thuốc theo phải không

được nhầm lẫn hay lấy lộn thuốc gì sẽ ảnh hưởng

đến tính mạng của bệnh nhân nên cần thực hiện tốt 3

kiểm tra, 3 đối chiếu trước khi cắt thuốc.

Khâu phân liều mẫu cho một ngày cũng hết

sức quan trọng vì người bệnh dựa vào đây mà uống

nên tuyệt đối phải phân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi phát thuốc cho bệnh nhân phải thực hiện

tốt 5 đúng và nhất là phải đúng người sau đó tư vấn

cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân về thời gian uống

thuốc một cách an toàn, hợp lý.

Tóm lại, để hướng dẫn sử dụng thuốc hợp

lý, an toàn, hiệu quả thì nhân viên khoa dược phải

thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn

và tinh thần trách nhiệm góp phần nâng cao chất

lượng về tư vấn sử dụng thuốc./.

3 kiểm tra, 3

đối chiếu

Lấy thuốc theo

toa

Phân liều mẫu một

ngày

Phát thuốc đúng tên

Hướng dẫn sử dụng thuốc

tận tay bệnh nhân

5 đúng

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú

Page 7: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 7

TẬP HUẤN SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ AN TOÀN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHƯỚC LONG

Ds Lâm Thái Hưng

Ngày 15/11/2017, Trung tâm Y tế huện

Phước Long phối hợp với Trường Cao đẳng Y

tế Bạc Liêu tổ chức lớp tập huấn thường niên

dược lâm sàng về sử dụng thuốc an toàn cho

29 nhân viên khoa Dược – TTB – VTYT của

Trung tâm. Báo cáo viên tại buổi tập huấn

là ThSDs Lâm Vương Hiểu Yến là Giảng viên

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu.

Tại buổi tập huấn, các nhân viên y tế

được cập nhật những kiến thức quan trọng về

Sử dụng kháng sinh hợp lý, Tương tác thuốc,

Phương pháp lựa chọn thuốc trong điều trị, sử

dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt, thực

trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện và giải pháp

can thiệp.

Lớp tập huấn được báo cáo viên ThS

Ds. Lâm Vương Hiểu Yến tập trung vào phân

tích những những vấn đề liên quan đến sử

dụng thuốc an toàn như tương tác giữa thuốc

với thuốc, thuốc với cơ thể, thuốc với thức ăn.

Ngoài ra, còn phân tích sâu về các vấn đề sử

dụng thuốc cho người bệnh suy gan , suy thận,

người già, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú

và trẻ em.

Sau khi hoc xong lớp tập huấn các học

viên đều nắm vững những kiến thức đã truyền

đạt về sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Đồng

thời, góp phần nâng cao chất lượng kê đơn hợp

lý, an toàn và chất lượng điều trị tại trung tâm

Y tế.

Trường cao đẳng y tế tập đào tạo liên tục về sử dụng thuốc

Page 8: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 8

Cung cấp thông tin liên quan đến t nh an toàn c a thuốc tiêm

methylprednisolon ch a thành phần tá dược lactose

Ds lâm thái Hưng

Theo Trung tâm DI&ADR Quốc gia

Ngày 02/10/2017, Cục Quản lý Dược Việt Nam có công văn 15466/QLD – TT gửi Sở Y

tế các t nh, thành phố trực thuộc Trung ư ng các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc

Bộ Y tế về việc cung cấp thông tin liên quan đến t nh an toàn c a thuốc tiêm

methylprednisolon ch a thành phần tá dược lactose.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế:

1. Thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn

các thông tin liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của các thuốc tiêm methylpresnisolon chứa thành

phần tá dược lactose được ghi trong phụ lục đính k m công văn này.

2. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tăng cường theo dõi, phát hiện

và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại (ADR) của các thuốc nêu trên (nếu có). Gửi báo

cáo ADR của thuốc về: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của

thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc Trung tâm khu vực về thông tin

thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5,

TP. Hồ Chí Minh).

Cục Quản lý Dược sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan đến tính an toàn và hướng

dẫn xử trí đối với các ADR của các thuốc nêu trên để yêu cầu các cơ sở đăng ký thuốc cập nhật vào

nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong thời gian tới.

Page 9: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 9

PHÒNG LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG DO DÙNG NSAID

Ds Lâm Thái Hưng

1. Vì sao cần phòng loét dạ dày – tá tràng

khi dùng NSAID?

NSAID ảnh hưởng đến niêm mạc dạ

dày và đường tiêu hóa trên của người bệnh,

bao gồm: bệnh loét dạ dày tá tràng và các

biến chứng phức tạp của nó, nghiêm trọng nhất

có thể kể đến xuất huyết tiêu hóa và thậm chí

bị th ng đường tiêu hóa. Có đến 25% người

dùng NSAID lâu dài sẽ phát triển thành bệnh

loét đường tiêu hóa và 2-4% sẽ chảy máu hoặc

thủng đường tiêu hóa. Hằng năm tại các

bệnhviện ở Hoa Kỳ, từ 7.000 đến 10.000

người tử vong do các vấn đề liên quan đến tiêu

hóa, đặc biệt những người dùng NSAID có

nguy cơ cao hơn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi

cho bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID nên chú

ý đến 2 vấn đề sau:

- Phát hiện bệnh nhân có nguy cơ cao

- Lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp

để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng và các biến

chứng của nó.

Việc lựa chọn thuốc NSAID nào để

dùng cho bệnh nhân cần cân nhắc khả năng

giảm đau, chống viêm của thuốc, độc tính trên

tiêu hóa,đánh giá nguy cơ tim mạch trên từng

cá nhân.

Người ta nhận thấy rằng aspirin và

NSAID, bao gồm cả các coxib, có thể làm

giảm nguy cơ u tuyến đại tràng và ung thư đại

trực tràng.

2. Các yếu tố nguy c gây các biến ch ng

trên đường tiêu hóa liên quan đến NSAID là

gì?

Yếu tố nguy cơ gây các biến chứng

đường tiêu hóa bao gồm:

+ Có tiền sử gặp biến cố trên đường

tiêu hóa,

+ Tuổi > 65

+ Bệnh nhân có sử dụng thuốc chống

đông máu, các NSAID khác bao gồm sử

dụng aspirin liều thấp, hoặc NSAID liều cao.

+ Các rối loạn khiến cơ thể suy nhược

mạn, đặc biệt các bệnh tim mạch.

+ Liều thấp aspirin cũng là yếu tố nguy

cơ gây các biến chứng đường tiêu hóa.

+ Nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ

gặp biến chứng đường tiêu hóa khi sử dụng

NSAID. Tất cả các bệnh nhân có tiền sử loét

dạ dày – tá tràng đòi hỏi dùng NSAID thì nên

được ưu tiên xét nghiệm H. pylori, và nếu

dương tính với H. pylori, liệu pháp kháng sinh

nên được dùng để diệt H. pylori.

3. Các phư ng pháp bảo vệ niêm mạc tiêu

hóa khi dùng NSAID?

- PPI làm giảm đáng kể loét dạ dày và

tá tràng và các biến chứng của nó ở những

bệnh nhân dùng NSAID hoặc các thuốc ức chế

COX-2.

- Misoprostol, sử dụng liều tối đa

(800mcg/ngày) rất hiệu quả trong việc ngăn

ngừa viêm loét, và các biến chứng loét ở bệnh

nhân dùng NSAIDs. Tuy nhiên, tính hữu dụng

của nó bị hạn chế bởi các tác dụng phụ gây ra

trên đường tiêu hóa. Khi dùng với liều thấp

hơn, các tác dụng phụ của nó tương tự như các

thuốc PPI, và cũng tương tự về hiệu quả.

- Sử dụng các thuốc c chế COX-2 có

tỷ lệ thấp hơn đáng kể loét dạ dày – tá tràng so

với sử dụng các NSAIDs truyền thống.

Tuy nhiên, các tác dụng có lợi này bị

giảm đáng kể khi bệnh nhân dùng đồng thời

với aspirin liều thấp. Lợi ích này của các thuốc

này cũng bị giảm vì một số nghiên cứu đã chỉ

ra có mối liên quan giữa nhồi máu cơ tim và

biến cố khác về tim mạch khi sử dụng các

thuốc ức chế COX-2. Vì vậy, liều thấp nhất

của celecoxib nên được sử dụng để giảm thiểu

nguy cơ biến cố về tim mạch. - Mặc dù, sử

dụng nhóm kháng H2 liều cao có thể làm

Page 10: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 10

giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng chẩn

đoán qua nội do NSAID gây ra so với placebo.

Tuy nhiên, nhóm kháng H2 kém hiệu quả

h n đáng kể so với PPI, và không có dữ liệu

lâm sàng nào chứng minh dùng kháng H2

ngăn ngừa các biến chứng của loét dạ dày – tá

tràng.

4. Nguy c tim mạch khi sử dụng các coxib

và NSAID

Nhiều báo cáo đã chỉ ra tác dụng phụ

về tim mạch khi sử dụng các chất ức chế

COX-2, điều này làm hạn chế sử dụng thuốc

này. Trên cơ sở đó, rofecoxib và valdecoxib

đều đã bị thu hồi khỏi thị trường bởi FDA.

Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy cả các

coxib và NSAID đều làm tăng nguy c tim

mạch, có thể ngoại trừ naproxen liều đầy đ

(full-dose). Không có sự khác biệt đáng kể về

nguy cơ tim mạch giữa nhóm ức chế COX-2

và nhóm NSAID không chọn lọc. Naproxen là

thuốc duy nhất mà không liên quan đến làm

tăng biến cố trên tim mạch.

5. Kết luận

Các yếu tố nguy cơ loét tiêu hóa và tim

mạch nên được cân nhắc trước khi kê

NSAID, bao gồm cả liều thấp Aspirin. Thực

hiện test HP và điều trị HP nếu có trước khi

bắt đầu liệu pháp NSAID dài hạn. Chiến lược

dự phòng cho bệnh nhân có nguy cơ bị loét

tiêu hóa cao bao gồm sử dụng NSAID liều

thấp nhất có hiệu quả, kết hợp với PPI và/hoặc

liều đơn COX-2. Với những bệnh nhân có

nguy cơ tim mạch cao cần phải sử dụng

NSAID thì Naproxen là thuốc được ưu tiên.

Page 11: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 11

KHÁNG SINH CÓ THỂ GÂY TÁC HẠI CHO HỆ TIÊU HÓA

Ds Lâm Thái Hưng

Khi sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị thì chúng có

thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn... Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy

tiện, bừa bãi của người dân đã dẫn đến tình

trạng mầm bệnh kháng lại với thuốc kháng

sinh. Đồng thời, chúng có thể gây nên những

phản ứng có hại về tiêu hóa mà người dùng

không lường trước được.

Mặc dù kháng sinh là loại thuốc được

quy định bán theo đơn của bác sĩ điều trị,

nhưng thực tế hiện nay chúng có thể mua được

khá dễ dàng tại các nhà thuốc, hiệu thuốc do

công tác quản lý còn lỏng lẻo.

Phản ng có hại về tiêu hóa c a kháng sinh Khi sử dụng kháng sinh không có sự

kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị thì

chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như:

buồn nôn, nôn, chán ăn... nhưng thường đáng

lo ngại nhất là phản ứng đi tiêu chảy; có khi có

trường hợp xảy ra khá nặng vì kháng sinh có

thể làm viêm ruột non, ruột già nhầy có màng

giả. Nguyên nhân gây nên tình trạng đi tiêu

chảy do sử dụng kháng sinh:

Kháng sinh có thể kích thích trực tiếp

lên niêm mạc ruột non, ruột già làm gia tăng

tiết chất nhầy và phát sinh ra các màng giả.

Tác dụng kháng khuẩn phổ rộng của kháng

sinh làm đảo lộn vi khuẩn chỉ ở ruột, tiêu diệt

cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi

trường ở ruột già và gây ra tình trạng loạn

khuẩn ruột. Các loại kháng sinh mạnh có tác

dụng tiêu diệt phần lớn những vi khuẩn gây

bệnh, còn những vi khuẩn tồn tại là những

chủng loại đã có độ kháng mạnh với các kháng

sinh đó nên việc tiêu diệt chúng sẽ rất khó

khăn; đặc biệt trong các trường hợp tiêu chảy

nặng vì viêm ruột già nhầy có màng giả do

kháng sinh thường phát sinh chủng loại vi

khuẩn Clostridium difficile không những khó

nuôi cấy vi khuẩn mà còn khó tiêu diệt chúng.

Ngoài ra còn có sự phát sinh thêm nấm,

thường là loại Candida albicans cũng do môi

trường sinh thái của ruột bị đảo lộn.

Phản ng có hại c a một số loại kháng sinh Tùy theo từng loại kháng sinh, phản

ứng có hại gây nên ở hệ tiêu hóa có sự khác

biệt nhau giữa các loại.

Nhóm beta-lactam như: ampicillin

thường gây tiêu chảy nên các nhà khoa học đã

khuyến cáo không nên dùng loại thuốc này

bằng đường uống. Một nghiên cứu về những

trường hợp bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh

ghi nhận có đến 50% các trường hợp do sử

dụng kháng sinh nhóm beta-lactam và 18%

các trường hợp cấy phân phát hiện loại vi

khuẩn Clostridium difficile tiết độc tố. Thuốc

cephalosporin có đặc điểm bài tiết mạnh qua

đường mật; đặc biệt là loại moxalactam,

ceftriaxon, cefoperazon... cũng gây khoảng

25% các trường hợp bị tiêu chảy. Thực tế cho

thấy tổn thương bệnh lý xảy ra nặng nhất là

viêm trực tràng nhầy có màng giả mà tiên

lượng xấu hay tốt tùy thuộc vào sự ngừng

thuốc sớm hay muộn, tuổi tác và cơ địa của

người bệnh; đồng thời có sự phát triển thêm

của loại vi khuẩn Clostridiun difficile hay

không. Xử trí các trường hợp tiêu chảy này

nên dùng thuốc đặc hiệu vancomycin uống ít

nhất 2 tuần.

Phát sinh nấm Candida albicans thường do môi trường sinh thái của ruột bị đảo lộn

Page 12: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 12

Thuốc tetracyclin có thể gây tiêu chảy

đơn thuần hoặc cộng thêm các triệu chứng

toàn thân. Phản ứng có hại này thường gặp

trong mấy ngày đầu sau khi dùng thuốc, có khi

xảy ra rất nặng với các biểu hiện sốt cao, tụt

huyết áp, choáng; đôi khi có biểu hiện bệnh lý

do nấm Candida gây ra ở vùng hậu môn, trực

tràng.

Nhóm macrolid có thể gây nên những

phản ứng có hại được biểu hiện tại hệ tiêu hóa

thường gặp nhất trong các phản ứng của cơ thể

đối với nhóm kháng sinh này và chiếm tỉ lệ từ

5 - 30%. Phản ứng có hại ghi nhận tùy thuộc

vào liều lượng thuốc được dùng trong ngày,

thời gian dùng thuốc dài hay ngắn và loại

thuốc thuộc nhóm macrolid sử dụng. Các loại

thuốc thuộc nhóm macolid mới như:

josamycin, midecamycin, roxithromycin... ít

gây phản ứng có hại cho hệ tiêu hóa hơn là

loại thuốc cũ erythromycin, spiramycin.

Nhóm lincosamid như: thuốc

lincomycin, clindamycin cũng gây nên những

phản ứng có hại đối với hệ tiêu hóa tương tự

nhóm macrolid; triệu chứng đi tiêu chảy cũng

là phản ứng chính của nhóm thuốc này. Bệnh

lý gây nên thường gặp là viêm trực tràng, đại

tràng nhầy có màng giả mà nguyên nhân chủ

yếu là do sự xuất hiện của vi khuẩn

Clostridium difficile với mức độ khác nhau,

các nhà khoa học ghi nhận có thể chiếm tỉ lệ từ

0,01 - 10%.

Nhóm fluoroquinolon như: các loại

thuốc norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin,

ciprofloxacin, enoxacin... là nhóm ít có phản

ứng có hại nhất đối với hệ tiêu hóa, chỉ xảy ra

với tỉ lệ từ 0,8 - 6,8% ở những người dùng

thuốc. Triệu chứng chủ yếu là buồn nôn, chán

ăn ở mức độ nhẹ và chỉ thoáng qua. Triệu

chứng nôn và đi tiêu chảy ít xảy ra và rất hiếm

khi gặp các trường hợp viêm đại tràng, trực

tràng nhầy có màng giả.

Thuốc co-trimoxazol ít gây phản ứng có hại ở

hệ tiêu hóa, nếu gặp chủ yếu là các trường hợp

nhẹ với triệu chứng nôn, buồn nôn chiếm tỉ lệ

khoảng 3%; đi tiêu chảy thường ít gặp hơn với

tỉ lệ khoảng 0,6%. Phản ứng có hại gây viêm

đại tràng, trực tràng nhầy có màng giả cũng rất

hiếm gặp.

Nhóm nitro-imidazol như: các loại

thuốc metronidazol, timidazol, secnidazol...

thường gây ra các tác dụng ngoại ý về tiêu hóa

nhưng rất nhẹ và không bắt buộc phải ngừng

thuốc.

Phản ng có hại viêm ruột non, ruột già

nhầy có màng giả cần được quan tâm Viêm ruột non, ruột già nhầy có màng

giả là một phản ứng có hại, một tai biến

thường xảy ra nặng khi sử dụng một số loại

thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam,

lincosamid và macrolid. Phản ứng có hại này

thường xảy ra từ 4 - 10 ngày sau khi bắt đầu

dùng thuốc kháng sinh thể hiện với triệu

chứng đi tiêu chảy toàn nước, có một ít phân

và máu, k m theo nhiều chất nhầy và màng

giả; đồng thời người bệnh bị sốt và đau quặn

bụng.

Chẩn đoán bệnh lý được xác định bằng

phương pháp nội soi đại tràng với hình ảnh ghi

nhận được là có những mảnh rải rác màu vàng

nhạt với bờ rớm máu. Sinh thiết các mảnh

bệnh lý này thấy các tuyến bị hoại tử với

những dịch tiết đầy fibrin và bạch cầu. Nếu

nuôi cấy mảnh sinh thiết hoặc chất dịch có thể

phát hiện thấy chủng vi khuẩn Clostridium

difficile, một loại trực khuẩn gram dương kỵ

khí có khả năng tiết ra hai loại độc tố: độc tố A

gây ra phản ứng viêm và chảy máu ở ruột non,

ruột già; độc tố B tác động lên tế bào ruột.

Việc xử trí điều trị phản ứng có hại hay

tai biến này chủ yếu bằng cách ngừng ngay

việc dùng loại kháng sinh gây ra biến cố; bồi

phụ nước và điện giải bằng đường uống hoặc

đường tiêm truyền; sử dụng loại thuốc kháng

sinh vancomycin uống với liều lượng 500mg

mỗi lần, dùng 4 lần trong ngày cách nhau 6 giờ

và uống liên tiếp trong 10 ngày có thể là biện

pháp hiệu quả, nhanh nhất để chữa trị phản

ứng có hại này. Ngoài ra có thể uống thuốc

metrodazole hay bacitracin theo chỉ định của

bác sĩ điều trị.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Page 13: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 13

WHO KHUYẾN CÁO 5 ĐIỂM

CẦN LƯU Ý KHI DÙNG KHÁNG SINH

Ds Lâm thái Hưng

1. Kháng sinh không dùng để điều trị các

bệnh do virus gây ra như cảm, cúm: Kháng

sinh không có hiệu quả đối với tất cả lây

nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi

khuẩn chứ không phải đối với các loại lây

nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm, cúm.

2. Hãy giữ kháng sinh cho riêng

mình: Không dùng chung kháng sinh với

người khác. Người khác có thể có những

nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng

cùng loại kháng sinh như mình, điều này có

thể dẫn đến kháng thuốc.

3. Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử

dụng sau. 4. Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu

bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng

là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là

dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào,

dùng trong bao lâu.

5. Hãy thực hiện các bước đ n giản để

phòng, chống nhiễm khuẩn: che miệng khi

ho, hắt hơi. Rửa tay với xà phòng, đặc biệt là

trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau

khi lau mũi.

Một số tờ rơi đã được phát hành trong chiến dịch tuyên truyền về đề kháng kháng sinh

Page 14: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 14

Page 15: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 15

MỘT SỐ THUỐC VIÊN

KHÔNG ĐƯỢC NHAI, NGHIỀN, BẺ NHỎ

Ds Lâm Thái Hưng

Có rất nhiều dạng thuốc viên không

nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc

này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm

thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu,

phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có

thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị

hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.

Có 6 dạng thuốc sau không nên được

nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược

chất kéo dài Là dạng thuốc có bao một lớp màng

mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa

thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong

suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để

cho tác dụng kéo dài. Thuốc phóng thích dược

chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Dấu hiệu nhận biết:

ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết

tắt trong Bảng 1.

Một số thuốc có ở BV có các kí hiệu

trên: Vashasan MR (Trimetazidin), MyPara

ER (Paracetamol), Nitostad retard

(Nitroglycerin), Nifedipin Hassan Retard

(Nifedipin),Gluzitop MR 60 (Gliclazide 60),

Glumeron 30MR (Gliclazide 30)…Tuy nhiên,

cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để

nhận biết như: Imidu 60mg (isosorbide)..

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm

lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên

phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo

chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây

quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được

nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Bảng 1: K hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài

K hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

LA Long acting Tác dụng kéo dài

CR Controlled release Phóng thích có kiểm soát

CD controlled delivery Phóng thích có kiểm soát

SR Sustained release Phóng thích chậm

XL/XR Extended release Phóng thích kéo dài

SA Sustained action Tác dụng kéo dài

DA Delayed action Tác dụng kéo dài

MR Modified release Tác dụng kéo dài

ER Extended release Tác dụng kéo dài

PA Prolonged action Tác dụng kéo dài

Retard Retard Chậm

2. Thuốc bao tan trong ruột Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày

còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non

(tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa

dược chất bị phân hủy trong môi trường acid

của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế

bơm proton esomeprazole, omeprazole,

Lansoprazol, Pantoprazol..; hay ngăn ngừa

dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho

niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột

aspirin pH=8)Với loại thuốc viên bao tan trong

ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và

ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối

không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm

như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của

thuốc, làm hỏng dạng thuốc. Ví dụ như thuốc

SORBITRATE (isosorbide dinitrate).

4. Thuốc ch a dược chất có nguy c gây hại

cho người tiếp xúc

Page 16: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 16

Hiện tai Bệnh viện chưa có dạng thuốc

này

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu

Không nên nhai, nghiền những thuốc

mà dược chất có mùi vị khó chịu như

cefuroxim, Klamentin hoặc dược chất gây kích

ứng niêm mạc đường tiêu hóa như Penicillin

V, ciprofloxacin, berberin, alverin là thuốc

phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền

nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị

đắng khó chịu của dược chất.

6. Thuốc viên s i, thuốc viên đặt:

Một số thuốc có ở bệnh viện: Parafizz

650 (paracetamol)

--------------------

Ethambutol cảnh báo tác dụng phụ nghiêm trọng

Ds Đào Th y Tiên

Bệnh lao là bệnh do một loại vi khuẩn

tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuẩn lao

có tên Mycobacterium Tuberculosis (MTB)

lây truyền qua không khí. Ở nhiều người, bệnh

lao thường tiềm tàng trong cơ thể khi tình

trạng sức khỏe của bệnh nhân xuống cấp tạo

cơ hội cho vi khuẩn lao xuất hiện gây ra các

triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao bắt đầu xuất

hiện. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng

cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch

huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Khi bệnh nhân bị bệnh lao thì phải

uống thuốc theo phát đồ điều trị và kéo dài 6

tháng đến 20 tháng tùy theo mức độ nặng nhẹ

của bệnh. Đồng thời uống thuốc phải phối hợp

rất nhiều loại thuốc với nhau, mỗi loại thuốc

có những độc tính khác nhau. Chính vì vậy

việc sử dụng thuốc kháng lao thường xảy ra

nhiều tác dụng phụ không mong muốn (ADR).

Theo Trung tâm DI&ADR quốc gia thì

6 tháng đầu năm 2017 có 298 ca báo cáo ADR

do thuốc kháng lao gây ra chiếm tỷ lệ 6.9%

trong đó Ethambutol có 165 ca báo cáo ADR

chiếm tỷ lệ 3.8% và Rifampicin/isoniazid/

pyrazinamid có 133 ca báo cáo ADR chiếm tỷ

lệ 3.1% và thuốc kháng lao nằm trong 10

thuốc được nghi ngờ gây ADR nhiều nhất.

Bảng 4: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều

nhất

STT Hoạt chất Số lượng Tỷ lệ %

(n=4355)

1 Cefotaxim 524 12,0

2 Ceftriaxon 282 6,5

3 Ceftazidim 218 5,0

4 Ciprofloxacin 211 4,8

5 Diclofenac 206 4,7

6 Amoxicilin/chất ức chế beta

lactamase 167 3,8

7 Ethambutol 165 3,8

8 Haloperidol 150 3,4

9 Rifampicin/isoniazid/pyrazinamid 133 3,1

10 Cefuroxim 115 2,6

Page 17: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 17

Những tác dụng phụ của các thuốc

kháng lao thường gặp như: phản ứng về da,

đường tiêu hóa, gây viêm gan, suy thận, đau

khớp, viêm thần kinh thị giác, thần kinh ngoại

biên….Đáng chú ý là Ethambutol được Trung

tâm DI&ADR cảnh báo về tác dụng phụ của

thuốc.

Bản tin cảnh giác dược số 3/2016 nêu

rỏ, liều của ethambutol phụ thuộc vào phác đồ,

dao động trong khoảng từ 15-25 mg/kg/ngày tới

50 mg/kg x 2 lần/tuần, với thời gian điều trị lao

thường là 8 tuần. Thuốc gây một số tác dụng

bất lợi trên mắt, nghiêm trọng nhất là viêm dây

thần kinh thị giác. Các tác dụng bất lợi trênmắt

khác có thể gặp bao gồm thay đổi khả năng

nhìn màu và giảm thị trường.

Độc tính trên mắt của thuốc phụ thuộc

liều, nguy cơ tăng lên ở bệnh nhân dùng liều

cao. Bệnh lý thần kinh thị giác có thể ghi nhận

được trên hơn 50% số bệnh nhân dùng liều 60-

100 mg/kg/ngày. Việc sử dụng liều thông thường

làmgiảm tần suất gặp biến cố xuống còn 5%-6% ở

mức liều 25 mg/kg/ngày và 1% ở mức liều 15

mg/kg/ngày. Bệnh nhân sử dụng ethambutol trong

thời gian dài có nguy cơ cao hơn. Các rối loạn thị

giác thường xuất hiện trong vòng 4-12 tháng sau

khi bắt đầu điều trị, đa số sau khoảng thời gian

điều trị bằng thuốc theo phác đồ của bệnh nhân.

Về khả năng phục hồi, theo Dược thư

quốc gia 2009 nói chung ADR thường mất đi

khi ngừng thuốc, nhưng ngoại lệ cũng có một

số rất ít trường hợp kéo dài đến 1 năm hoặc

hơn nữa, thậm chí những trường hợp này có

thể không hồi phục. Biến đổi thị giác có thể

xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt. Vì vậy

trong thời gian dùng thuốc phải kiểm tra chức

năng nhìn của từng bên mắt và cả hai mắt.

Tại Trung tâm Y tế huyện Phước Long thì năm 2017 có 112 ca mắc bệnh lao và có 02 ca

gây ra phản ứng phụ về mắt như viêm thần kinh

thị giác dẫn đến mờ mắt. Tần suất xuất hiện

ADR về mắt của ethambutol là ít gặp từ

1/1000 < ADR < 1/100, tuy nhiên khi xảy ra

thường là viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị

lực và không phân biệt được màu đỏ với màu

xanh lá cây.

Tóm lại: Thuốc kháng lao là thuốc có

độc tính cao và uống kéo dài, phối hợp nhiều

loại thuốc nên các cán bộ y tế cần tư vấn kỹ

lưỡng cho bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn,

đồng thời bệnh nhân phải theo dõi và thông

báo cho cán bộ y tế biết khi có các dấu hiệu

xảy ra phản ứng phụ của thuốc để có cách xử

lý kịp thời./.

Page 18: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 18

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG LAO

Ds Lâm Thái Hưng

Thuốc lao có nhiều tác dụng không

mong muốn, có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan,

biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ

nghiêm trọng của tác dụng phụ thuộc vào việc

phát hiện ra sớm hay muộn, thuốc sử dụng

điều trị biến chứng, cũng như khả năng phục

hồi tự nhiên của người bệnh.

- Tác dụng không mong muốn trên da

khá thường gặp, thời gian biểu hiển thay đổi,

có thẻ ngay sau lần đầu dùng thuốc, có thể sau

nhiều tuần. Mức độ biểu hiện đa dạng, từ ngứa

nhẹ, ngứa nhiều. Tổn thượng dạng các dát sẩn,

mề day, mảng, hoặc tổn thương niêm mạc

miệng, mắt, hoặc mức độ nặng hơn như hội

chứng Steven Jonson, Lyel. Trong đa phần các

trường hợp, ngứa ở mức độ nhẹ, kéo dài trong

1 hoặc 2 giờ, giảm dần về cường độ và thời

gian trong những ngày tiếp sau. Trong trường

hợp ngứa tăng lên, tổn thương da lan rộng

nhiều vị trí trên cơ thể, cần phải ngừng sử

dụng thuốc và liên hệ với bác sỹ chuyên khoa.

Việc điều trị chủ yếu bằng việc sử dụng liều

thách thức ( challenge dose ) trong trường hợp

dị ứng nhé, hoặc liều giải mẫn cảm

(desensitive dose ) trong trường hợp dị ứng

nặng.

- Tác dụng không mong muốn trên

đường tiêu hóa: hay gặp là cảm giác cồn cào,

nôn nao, buồn nôn hoặc nôn. Cảm giác này

khác nhau ở từng người. Đa phần các triệu

chứng này giảm và hết sau một thời gian ngắn.

Trong trường hợp các triệu chứng không giảm,

có thể uống thuốc cùng với ăn nhẹ hoặc chia

đôi liều thuốc trong thời gian đầu.

- Tác dụng gây viêm gan; Ba thuốc

điều trị lao có hiệu quả nhất là Pyrazinamid,

Rifampicin và Izoniad đều chuyển hóa qua gan

và gây tình trạng viêm gan. 20% trường hợp

bệnh nhân điều trị thuốc lao có tình trạng tăng

men gan. Theo hướng dẫn của CDC Hoa kỳ

(trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ ) trong điều

trị bệnh lao, khi men gan dưới 3 lần giới hạn

men gan bình thường (< 100UI/l) và bệnh

nhân không có triệu chứng lâm sàng của viêm

gan (chán ăn, mệt mỏi..) thì có thể tiếp tục

dùng thuốc, khi men gan trên 3 lần giới hạn

bình thường (100UI/L) và có triệu chứng viêm

gan thì ngừng sử dụng thuốc lao, khi men gan

trên 4 lần giới hạn bình thường (> 120ui/l) thì

ngừng sử dụng thuốc dù có hay không có triệu

chứng viêm gan.

- Tác dụng trên hệ cơ xương khớp:

Pyrazinamid có tác dụng gây giảm thải

aciduric, do đó làm tăng nồng độ acid trong

máu. Việc tăng acid trong trường hợp aciduric

máu tăng có thể gây các triệu chứng như đau

mỏi khớp, tuy nhiên thường ở mức độ không

trầm trọng. Trong trường hợp đau mỏi khớp

nhiều có thể sử dụng thuốc chống viêm không

steroid vd: paracetamon, diclofenac.. Ở những

người có tiền sử bệnh Gout, sử dụng thuốc lao

có Pyrazinamid có thể là nguyên nhân gây đợt

cấp của bệnh, khi đó có thể sử dụng thêm các

thuốc điều trị gout.

- Tác dụng trên thị giác: Ethambuton

có thể gây viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu

gây giảm thị giác hoặc gây tình trạng mù mầu

không phân biệt được mầu xanh và mầu đỏ.

Bệnh nhân trong quá trình điều trị thuốc lao

xuất hiện các vấn đề về thị giác cần được

khám chuyên khoa mắt trước khi kết luận

nguyên nhân liên quan đến thuốc lao. Trong

trường hợp nguyên nhân do thuốc lao, ngừng

sử dụng thuốc lao, sử dụng các thuốc cải thiện

tuần hoàn vi mạch và các vitamin nhóm A, B

được chỉ định, tuy nhiên khả năng phục hồi

phụ thuộc nhiều vào cơ thể người bệnh.

- Tác dụng trên thận: Streptomicin là

thuốc bắt buộc phải được thử test lẩy da trước

khi tiêm nhằm giảm thiểu tai biến shock phản

vệ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vẫn có

thể xuất hiện các tác dụng như mẩn ngứa

ngoài da ở nhiêu mức độ khác nhau.

Streptomicin gây độc thận do đó cần phải kiểm

tra chức năng thận và giảm liều trong trường

hợp điều trị bệnh nhân có tình trạng suy thận.

Streptomicin còn gây độc trên tiền đình ốc tai,

bệnh nhân có các triệu chứng như ù tai, chóng

mặt, nôn nao, không thể đi lại được. Khi phát

hiện các triệu chứng này, cần ngừng sử dụng

Page 19: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 19

streptomicin, dùng các thuốc tăng tuần hoàn vi

mạch, vitamin nhóm B, tuy nhiên thời gian

phụ hồivẫn phụ thuộc nhiều vào đáp ứng của

từng người bệnh .

- Tác dụng trên những cơ quan khác:

ngoài những cơ quan thường gặp trên thì thuốc

lao còn tác dụng trên nhiều cơ quan khác: như

hội chứng giảm cúm, xuất hiện các kháng thể

kháng nhân, giảm tiểu cầu, ức chế sinh tủy….

- Một số tác dụng khác: uống thuốc

lao làm nước tiểu có mầu đỏ ( mầu thuốc), có

thể gây xạm da, cảm giác tê bì, đau xương

khớp. Thuốc lao gây giảm tác dụng phụ của

thuốc tránh thai, do đó cần chủ động có biện

pháp tránh thai khác thay thế .

(Theo thông tin y học bệnh lao)

Page 20: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 20

ASPIRIN CÓ THỂ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ GAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B

Ds Lâm Thái Hưng

Theo SK&ĐS

SKĐS - Nghiên cứu mới chỉ ra rằng dùng aspirin hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư

gan cho người bị viêm gan B.

Vi-rút viêm gan B tấn công vào gan và có thể

gây ra xơ gan và ung thư gan. Nghiên cứu

trước đây cho thấy điều trị aspirin liều thấp

hàng ngày có thể ngăn ngừa ung thư, nhưng có

rất ít bằng chứng lâm sàng về việc sử dụng

aspirin thường xuyên có thể ngăn ngừa ung

thư gan ở những người bị viêm gan b.

Các nhà nghiên cứu từ Đài Loan đã

phân tích dữ liệu từ gần 205.000 bệnh nhân bị

viêm gan loại B mạn tính. Họ phát hiện ra rằng

qua 5 năm những người dùng aspirin hàng

ngày ít bị ung thư gan hơn so với những người

không dùng aspirin.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý

là nghiên cứu này chỉ tìm thấy mối liên quan

nhưng không hình thành mối quan hệ nhân

quả.

Theo Hội nghiên cứu về bệnh gan Mỹ,

có khoảng 240 triệu người trên toàn thế giới bị

bệnh viêm gan loại B mạn tính.

Bác sĩ Teng-Yu Lee, ở Bệnh viện Đa

khoa Cựu binh, Đài Trung cho biết mặc dù các

loại thuốc kháng virut có thể làm giảm đáng kể

nguy cơ ung thư gan ở những người bị viêm

gan B nhưng chúng không loại bỏ bệnh và

không thích hợp với tất cả mọi.

Kết quả nghiên cứu được trình bày tại

Hội thảo của Hội nghiên cứu bệnh về gan Mỹ

ở Washington. Nghiên cứu được trình bày tại

các hội thảo y tế thường được xem là sơ bộ

cho đến khi được công bố trong một tạp chí có

bình duyệt.

Page 21: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 21

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUẢN LÝ THUỐC KIỂM SOÁT ĐĂC BIỆT

Ds Lâm Thái Hưng

Nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc vào

mục đích phi y học, Quốc hội khóa XIII thông

qua Luật Dược 105/2016/QH13 trong đó quy

định việc kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc

biệt.

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc

thuộc những nhóm thuốc sau đây:

- Thuốc gây nghiện;

- Thuốc hướng thần;

- Thuốc tiền chất;

- Thuốc dạng phối hợp có chứa dược

chất gây nghiện;

- Thuốc dạng phối hợp có chứa dược

chất hướng thần;

- Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền

chất;

- Thuốc phóng xạ;

- Nguyên liệu làm thuốc là dược chất

hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng

làm thuốc hoặc chất phóng xạ để sản xuất

thuốc;

- Thuốc độc, nguyên liệu độc làm

thuốc;

- Thuốc, dược chất thuộc danh mục

chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh

vực.

Trên cơ sở các nhóm thuốc phải kiểm

soát đặc biệt của Luật Dược quy định, Chính

phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Nghị

định và Thông tư quy định chi tiết danh mục

những thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Theo đó,

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017

của Chính phủ quy định danh mục 79 hoạt

chất phóng xạ; Thông tư số 06/2017/TT-BYT

ngày 03/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định danh mục 111 thuốc độc và nguyên liệu

độc làm thuốc; Thông tư số 20/2017/TT-BYT

ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định danh mục 43 hoạt chất gây nghiện, 70

hoạt chất hướng thần, 08 hoạt chất tiền chất,

60 hoạt chất bị cấm sử dụng trong một số

ngành, lĩnh vực.

Căn cứ vào các quy định hiện hành, đã

có một số điểm mới trong quản lý thuốc phải

kiểm soát đặc biệt.

- Thứ nhất, đối với thuốc dạng phối

hợp có chứa tiền chất phải thực hiện dự trù và

phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

mới được mua bán. Điều này giúp cho việc

quản lý thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất

sẽ chặt chẽ hơn vì đây là nhóm thuốc được sử

dụng để tổng hợp ma túy nên có nguy cơ thất

thoát rất lớn.

- Thứ hai, đối với thuốc gây nghiện,

thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuốc

dạng phối hợp có chứa tiền chất nếu trúng thầu

trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì

không cần phải lập dự trù và duyệt dự trù như

quy định trước đây.

- Thứ ba, lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành

danh mục thuốc độc, nguyên liệu độc làm

thuốc và danh mục thuốc, dược chất thuộc

danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số

ngành, lĩnh vực. Đối với danh mục thuốc độc,

nguyên liệu độc làm thuốc, đây là những thuốc

có khoảng trị liệu hẹp, việc chỉ định những

thuốc này phải hết sức chặt chẽ vì nó có khả

năng gây ung thư (Carcinogenicity), gây dị tật

bào thai hoặc trẻ sơ sinh (Teratogenicity) hoặc

độc tính đối với sự phát triển (Developmental

toxicity), độc tính đối với sự sinh sản

(Reproductive toxicity), độc tính bộ phận cơ

thể người ở liều thấp (Organ toxicity at low

doses), gây đột biến gen (Genotoxicity). Đối

với danh mục thuốc, dược chất thuộc danh

mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành,

lĩnh vực cũng hết sức quan trọng vì đây là

những thuốc sử dụng rộng rãi trong ngành y tế

nhưng bị lạm dụng trong một số ngành khác

như thủy sản, thú y,…

- Thứ tư, trường hợp bán buôn hoặc

bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,

thuốc tiền chất, cơ sở phải nộp hồ sơ tại Sở Y

tế. Sở Y tế sẽ thành lập Hội đồng tư vấn để

cho ý kiến trước khi tiến hành kiểm tra, đánh

giá thực tế tại cơ sở. Trên cơ sở kết quả kiểm

tra, đánh giá thực tế và ý kiến của Hội đồng tư

vấn, Sở Y tế sẽ cấp phép hoặc từ chối điều

kiện bán buôn hoặc bán lẻ những loại thuốc

này.

Page 22: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 22

- Thứ năm, trường hợp bán buôn hoặc

bán lẻ thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất

gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược

chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa

tiền chất; cơ sở kinh doanh thuốc độc, nguyên

liệu độc làm thuốc; thuốc, dược chất trong

danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục

chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh

vực, cơ sở phải nộp hồ sơ tại Sở Y tế. Sở Y tế

sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở trước

khi cấp phép nếu cơ sở đăng ký lần đầu hoặc

chưa đáp ứng về nguyên tắc thực hành tốt hoặc

sẽ cấp phép bổ sung điều kiện kinh doanh

thuốc phải kiểm soát đặc biệt nếu cơ sở đã đáp

ứng về nguyên tắc thực hành tốt.

Page 23: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 23

ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC

Ds Lâm Thái Hưng

1. Thay đổi thông tin kê đ n với các kháng

sinh vancomycin: Khuyến cáo c a EMA Ngày 19/5/2017, Cơ quan Quản lý

Dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến cáo

thay đổi thông tin kê đơn đối với các kháng

sinhvancomycin để đảm bảo sử dụng phù hợp

trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn

Gram (+).

Ủy ban các sản phẩm thuốc sử dụng

cho người (CHMP) thuộc EMA đã đánh giá

các dữ liệu sẵn có của các thuốc vancomycin

đường tiêm truyền, đường tiêm và đường uống

trong chiến lược cập nhật thông tin sản phẩm

của các kháng sinh cũ nhằm chống lại tình

trạng vi khuẩn kháng thuốc.

CHMP kết luận vancomycin đường tiêm

truyền có thể tiếp tục sử dụng để điều trị

nhiễm khuẩn nghiêm trọng do một số vi khuẩn

bao gồm tụ cầu vàng kháng methicilin

(MRSA) ở bệnh nhân trong mọi lứa

tuổi. Vancomycin cũng được sử dụng để dự

phòng viêm màng trong tim do vi khuẩn ở

bệnh nhân phẫu thuật tim mạch và điều trị

nhiễm khuẩn ở bệnh nhân thẩm phân phúc

mạc. Dạng uống vancomycin nên giới hạn sử

dụng để điều trị nhiễm khuẩn

do Clostridium difficile.

Do dữ liệu hiện có chưa đầy đủ để

minh chứng việc sử dụng vancomycin trong

điều trị viêm ruột do S. aureus và làm sạch vi

khuẩn trong ruột ở bệnh nhân có hệ miễn dịch

yếu, nên CHMP khuyến cáo không sử

dụngvancomycin cho các chỉ định này.

Thêm vào đó, CHMP đã đánh giá về

liều khuyến cáo của vancomycin đối với các

chỉ định và nhóm bệnh nhân, và kết luận rằng

liều khởi đầu của vancomycin dạng tiêm

truyền nên được tính toán theo tuổi và cân

nặng của bệnh nhân. Các khuyến cáo cập nhật

dựa trên các dữ liệu cho thấy liều khuyến cáo

trước đây thường dẫn đến nồng độ trong máu

của vancomycin thấp hơn nồng độ tối ưu của

thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị của kháng

sinh.

Thông tin dành cho cán bộ y tế: * Dịch truyền vancomycin:

- Dịch truyền vancomycin có thể được

sử dụng ở bệnh nhân trong tất cả các lứa tuổi

để điều trị nhiễm khuẩn mô mềm biến chứng,

nhiễm khuẩn xương, khớp, viêm phổi mắc

phải ở cộng đồng và bệnh viện (bao gồm viêm

phổi liên quan đến thở máy), viêm màng trong

tim do vi khuẩn, viêm màng não do vi khuẩn

cấp tính, nhiễm khuẩn huyết liên quan đến các

nhiễm khuẩn trên. Thuốc này được sử dụng dự

phòng phẫu thuật với bệnh nhân có nguy cơ

viêm màng trong tim do vi khuẩn và để điều trị

viêm phúc mạc liên quan đến thẩm phân phúc

mạc.

- Liều khởi đầu khuyến cáo của dịch

truyền vancomycin cần được tính toán dựa

trên tuổi và cân nặng của bệnh nhân. Các dữ

liệu hiện có chỉ ra rằng liều dùng hàng ngày

khuyến cáo trước đây tạo ra nồng

độ vancomycin trong huyết thanh thấp hơn

nồng độ tối ưu.

- Bất cứ việc điều chỉnh liều nào sau đó

nên dựa vào nồng độ thuốc trong huyết thanh

để đạt nồng độ điều trị đích.

- Các dạng vancomycin dùng ngoài

đường tiêu hóa được chấp nhận dùng đường

uống có thể dùng để uống cho bệnh nhân ở

mọi lứa tuổi để điều trị nhiễm

khuẩn Clostridium difficile.

- Các dạng vancomycin dùng ngoài

đường tiêu hóa được phê duyệt dùng qua

đường phúc mạc có thể được sử dụng cho

bệnh nhân ở mọi lứa tuổi để điều trị viêm phúc

mạc liên quan đến thẩm phân phúc mạc.

* Các dạng viên nang vancomycin:

- Do dữ liệu hiện có chưa đầy đủ để

chứng minh hiệu quả của việc sử dụng

vancomycin đường uống trong điều trị viêm

ruột do tụ cầu và khử nhiễm đường tiêu hóa ở

bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Do vậy, không

nên sử dụng vancomycin cho các chỉ định này.

- Viên nang vancomycin có thể được

sử dụng cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên để

điều trị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Cần

sử dụng các dạng bào chế phù hợp với trẻ nhỏ

hơn.

- Liều tối đa của thuốc không nên vượt

quá 2 g/ngày.

- Ở bệnh nhân có viêm ruột, nồng

độ vancomycin trong huyết thanh khi sử dụng

chế phẩm đường uống cần được theo dõi chặt

chẽ.

Page 24: Tỷ lệ % ADR theo đường dùng - ttytphuoclong.vnttytphuoclong.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/275_ban-tong-hop.pdfBệnh nhân trong báo cáo ADR chủ yếu nằm trong độ

Bản tin Thông tin thuốc số 02-2017 Trang 24

2. Nhắc lại nguyên tắc sử dụng kaliclorid

đường tĩnh mạch: Khuyến cáo từ ANSM Ngày 30/5/2017, Cơ quan Quản lý

Dược phẩm Pháp (ANSM) thông báo đã ghi

nhận các báo cáo sai sót về thuốc liên quan

đến việc tiêm tĩnh mạch kali clorid (KCl) nồng

độ cao trực tiếp, không qua pha loãng. Sai sót

này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí

tử vong cho người bệnh. ANSM đã nhắc lại

rằng dung dịch KCl ưu trương chỉ được truyền

tĩnh mạch chậm cho bệnh nhân sau khi đã

được pha loãng.

* Khuyến cáo dành cho bác sĩ: Tuân thủ các

nguyên tắc kê đơn - Ưu tiên dùng dạng uống cho bệnh

nhân hạ kali máu mức độ nhẹ đến trung bình.

- Ưu tiên kê đơn dạng túi đã được pha

loãng trước.

- Luôn ghi rõ trên đơn thuốc:

+ Liều dùng: số g KCl cần truyền cho

người lớn và số mmol/kg mỗi ngày đối với trẻ

em: 1 g KCl = 13,4 mmol kali (K +).

+ Tổng thể tích dung môi (NaCl 0,9%

hoặc glucose 5%).

+ Truyền tĩnh mạch.

+ Tốc độ truyền: truyền tĩnh mạch

chậm không vượt quá 1 g KCl/giờ.

+ Đặc biệt chú ý áp dụng khuyến cáo

phù hợp cho các bệnh nhân cần hạn chế dịch,

bệnh nhi và bệnh nhân trong hồi sức tích cực.

+ Kiểm tra tổng lượng KCl và tương

tác với các thuốc làm tăng kali máu.

* Khuyến cáo dành cho điều dưỡng: Thuốc

cần được pha loãng, truyền chậm

- Đọc kỹ thông tin trên nhãn thuốc.

- Không nên bị gián đoạn khi pha chế

thuốc và nên kiểm tra lại chế phẩm nếu có thể.

- Luôn pha loãng dung dịch ưu trương

(nồng độ tối đa 4 g/L KCl hay 53,6 mmol/L

kali với người lớn) hoặc sử dụng một túi pha

loãng trước.

- Ghi trên nhãn liều lượng và tổng thể

tích.

- Truyền tĩnh mạch chậm có kiểm soát

tốc độ (không vượt quá 1 g KCl/giờ hay 13,4

mmol kali/giờ với người lớn).

- Giám sát các thông số lâm sàng và

cận lâm sàng khi truyền.

- Không dùng đường tĩnh mạch trực

tiếp và không bao giờ sử dụng thuốc theo

đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.

* Khuyến cáo dành cho dược sĩ: Lưu trữ thuốc

phù hợp

- Ưu tiên việc cung cấp dung dịch được

pha loãng trước.

- Hạn chế tối đa việc lưu trữ các dung

dịch KCl đặc trong chăm sóc và cung cấp cho

các cơ sở và thủ tục khi có nhu cầu khẩn cấp.

- Gắn nhãn cảnh báo ở nơi lưu trữ và

đặt ở khu vực riêng với các dung dịch điện giải

khác.