syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/uploads/files/chuyennganh_cnsh_dp_30.doc · web viewtt nội...

54
TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Tuyển dụng vị trí: Cử nhân Sinh học - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh I. TÀI LIỆU 1. Tài liệu Đào tạo kỹ thuật xét nghiệm cơ bản Hóa sinh lâm sàng, Khoa Hóa Sinh- Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Bạch Mai, 2011. 2. Tài liệu Đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm cơ bản (Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh), Bệnh viện Bạch Mai- Bộ Y tế, 2006. 3. Một số xét nghiệm Hoá sinh lâm sàng, Bộ môn Hóa sinh, Học viện Quân Y, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2007. 4. Giáo trình thực hành Hóa sinh, Trường Cao đẳng kỹ thuật Y tế TW I- Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2004. 5. Kỹ thuật xét nghiệm Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, Chương trình đào tạo nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012. 6. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên bộ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn- vệ sinh an toàn lao động trong cơ sở lao động. 7. Quy định nội dung chăm sóc sức khỏe người lao động, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 8. Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. 1

Upload: others

Post on 20-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHKIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Tuyển dụng vị trí: Cử nhân Sinh học - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

I. TÀI LIỆU1. Tài liệu Đào tạo kỹ thuật xét nghiệm cơ bản Hóa sinh lâm sàng, Khoa

Hóa Sinh- Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Bạch Mai, 2011.2. Tài liệu Đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm cơ bản (Huyết học, Hóa sinh,

Vi sinh), Bệnh viện Bạch Mai- Bộ Y tế, 2006.3. Một số xét nghiệm Hoá sinh lâm sàng, Bộ môn Hóa sinh, Học viện

Quân Y, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2007.4. Giáo trình thực hành Hóa sinh, Trường Cao đẳng kỹ thuật Y tế TW I-

Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2004.5. Kỹ thuật xét nghiệm Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, Chương

trình đào tạo nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.6. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày

10/01/2011 của Liên bộ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn- vệ sinh an toàn lao động trong cơ sở lao động.

7. Quy định nội dung chăm sóc sức khỏe người lao động, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

9. Quy định nội dung quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

10. Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁPCâu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày: Vai trò của xét nghiệm hóa sinh

trong lâm sàng?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Xét nghiệm sàng lọc

1.1 * Là những xét nghiệm nhằm phát hiện những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhưng không biểu hiện các triệu chứng. 5

1

Page 2: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm

1.2

* Ý nghĩa: - Phát hiện và điều trị sớm bệnh tật tiềm ẩn giúp cho giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong.- Phát hiện các yếu tố nguy cơ cho phép can thiệp sớm, ngăn ngừa bệnh không cho xẩy ra hoặc ngăn chặn di chứng.- Đối với những bệnh có tính gia đình, xét nghiệm sàng lọc cho phép xác định những thành viên không có biểu hiện bệnh, nguy cơ để cung cấp cho họ lời tư vấn về di truyền.

10

1.3

* Các nguyên tắc sử dụng xét nghiệm sàng lọc:- Đặc điểm của bệnh:+ Bệnh phổ biến+ Tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao nếu không được điều trị+ Có sẵn phương pháp điều trị hiệu quả và chấp nhận được để làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh.+ Có giai đoạn tiền triệu chứng có thể phát hiện và điều trị .+ Phát hiện và điều trị trong giai đoạn tiền triệu chứng sẽ cho kết quả tốt hơn so với điều trị trong các giai đoạn sau.

15

1.4

- Đặc điểm xét nghiệm+ Có thể chấp nhận được đối với bệnh nhân. + Đủ nhạy để phát hiện bệnh ở những người có tiền triệu chứng.+ Đủ đặc hiệu để loại trừ bệnh ở những người khỏe mạnh.

5

1.5

- Đặc điểm của cộng đồng dự định làm xét nghiệm:+ Tỷ lệ lưu hành bệnh cao.+ Tiếp cận được.+ Có thể làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị được khuyến cáo về sau.

5

2 Xét nghiệm chẩn đoán:

2.1 * Là những xét nghiệm được dùng để xác định hay loại trừ sự có mặt của một số bệnh ở những người không có triệu chứng. 5

2.2

* Ý nghĩa: - Chẩn đoán xác định.- Chẩn đoán sớm, ngay sau khi bắt đầu có triệu chứng.- Chẩn đoán phân biệt.- Xác định các giai đoạn tiến triển của bệnh.

5

3

Xét nghiệm theo dõi bệnh nhân:- Theo dõi quá trình diễn biến của bệnh: Tiến triển, ổn định, thuyên giảm…- Đánh giá khách quan và lượng hóa mức độ nặng nhẹ của bệnh và tiên lượng bệnh.- Lựa chọn hay điều chỉnh cách điều trị để tránh ngộ độc và đảm bảo đủ tác dụng điều trị.- Theo dõi đáp ứng điều trị.- Phát hiện sự tái phát bệnh.

15

2

Page 3: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung ĐiểmTổng cộng 65

Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy trình bày: Một số vấn đề thường gặp trong khi sử dụng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Độ nhạy của xét nghiệm

1.1 Độ nhạy của một xét nghiệm thể hiện khả năng dương tính của nó nếu như bệnh có thật. 5

1.2 Một kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính ở mọi bệnh nhân thì có độ nhạy 100% (không có kết quả âm tính giả). 5

1.3 Một xét nghiệm có độ nhạy 100% cho phép loại trừ chẩn đoán bệnh nếu kết quả âm tính. 5

2 Độ đặc hiệu của xét nghiệm

2.1Độ đặc hiệu của một xét nghiệm thể hiện khả năng âm tính của một xét nghiệm nếu như bệnh đang nghiên cứu bằng xét nghiệm này là không có.

5

2.2Một kết quả xét nghiệm cho kết quả âm tính ở mọi bệnh nhân không mang bệnh sẽ có độ đặc hiệu 100% (không có kết quả dương tính giả).

5

2.3

Một xét nghiệm có độ đặc hiệu hoàn toàn cho phép chẩn đoán xác định nếu kết quả xét nghiệm dương tính. Trên thực tế, không có một xét nghiệm labo nào dùng trong lâm sàng có độ nhạy hoàn toàn hay độ đặc hiệu hoàn toàn.

5

3 Dương tính giả và âm tính giả

3.1 Kết quả dương tính giả xảy ra khi một kết quả xét nghiệm dương tính trên người không có bệnh. 5

3.2 Kết quả âm tính giả xảy ra khi một xét nghiệm cho kết quả âm tính trên người có bệnh. 5

4 Giá trị tiên lượng của một xét nghiệm

4.1Giá trị tiên lượng dương tính: là khả năng bị bệnh của một người được xét nghiệm khi kết quả dương tính. Giá trị tiên lượng dương tính liên quan đến độ nhạy của xét nghiệm.

5

4.2Giá trị tiên lượng âm tính: là khả năng không bị bệnh của một người được xét nghiệm khi cho kết quả âm tính. Giá trị tiên lượng âm tính liên quan đến độ đặc hiệu của xét nghiệm.

5

5 Giá trị cut-off

5.1Phân biệt ranh giới các kết quả bình thường và bất thường. Việc xác định “cut-off ” giữa các kết quả bình thường và bệnh lý thể hiện mối quan hệ giữa độ nhạy và độ đặc hiệu.

5

5.2Đối với hầu hết các xét nghiệm, các giá trị bình thường được xác định là vùng giá trị trung bình ±2 độ lệch chuẩn (X±2ϭ) của người khỏe mạnh.

5

3

Page 4: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm

5.3

Giá trị tham chiếu thay đổi theo phương pháp kỹ thuật, trang thiết bị máy móc của phòng xét nghiệm. Muốn có kết quả xét nghiệm đủ tin cậy, mỗi phòng xét nghiệm cần thực hiện tốt việc đảm bảo chất lượng xét nghiệm theo những quy chuẩn nhất định, đồng thời nên tự xây dựng giá trị tham chiếu của phòng xét nghiệm mình.

5

Tổng cộng 65

Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy trình bày: Cách lựa chọn và giải thích các kết quả xét nghiệm hóa sinh?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1Giá trị tiên lượng (âm tính và dương tính) của một xét nghiệm liên quan không những với đặc điểm của xét nghiệm mà còn liên quan tới quần thể người được xét nghiệm (tỷ lệ hiện nhiễm bệnh).

5

2 Để loại trừ một bệnh với mức độ chắc chắn, nên chỉ định một xét nghiệm có độ nhạy cao (cho ít kết quả âm tính giả). 5

3 Để xác định chẩn đoán với yêu cầu tin cậy cần một xét nghiệm rất đặc hiệu (cho ít kết quả dương tính giả). 5

4

Một số hướng dẫn sử dụng xét nghiệm: - Trước khi chỉ định một xét nghiệm, hãy ước đoán tỷ lệ hiện hữu của bệnh. Sau đó phải giải thích kết quả xét nghiệm với tỷ lệ này. 5

- Khi một bệnh có rất nhiều khả năng là không tồn tại, thì một kết quả dương tính sẽ luôn là dương tính giả. 5

- Khi một bệnh rất có thể tồn tại thì một kết quả âm tính rất có thể là kết quả âm tính giả. 5

- Việc loại trừ một bệnh cần có kết quả âm tính của một xét nghiệm có độ nhạy cao (ít âm tính giả) 5

- Việc xác định một bệnh đòi hỏi kết quả dương tính của một xét nghiệm có độ đặc hiệu cao (ít dương tính giả). 5

- Hãy tự hỏi xem liệu kết quả xét nghiệm có thể làm thay đổi chẩn đoán hay làm thay đổi sự theo dõi bệnh không? 5

- Để làm nguy cơ của kết quả dương tính giả, hãy hạn chế dùng các xét nghiệm sàng lọc cho những trường hợp có các yếu tố nguy cơ hay biểu hiện khác có thể làm tăng tỷ lệ đối với bệnh.

5

5

Đối với các bệnh không phổ biến, hãy giới hạn việc sàng lọc hay xét nghiệm vào các trường hợp sau đây:- Bệnh quan trọng cần phát hiện- Bệnh có thể điều trị được- Xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao- Có cách phân biệt dương tính thật và dương tính giả

7

6 Khi đánh giá về các xét nghiệm chẩn đoán mới cần xem xét hai vấn đề:

8

4

Page 5: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm- Test nhạy như thế nào với các trường hợp tiền triệu chứng hay khi có triệu chứng tối thiểu.- Xét nghiệm có hay cho kết quả dương tính giả ở những người có những bệnh khác mà biểu hiện các triệu chứng hay dấu hiệu tương tự, đặc biệt là những bệnh có liên quan chặt chẽ.

Tổng cộng 65

Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy trình bày: Một số nguyên tắc chung khi sử dụng xét nghiệm hóa sinh?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Không có một xét nghiệm nào có độ nhạy và độ đặc hiệu 100% 5

2 Việc lựa chọn xét nghiệm phải dựa trên cơ sở để khẳng định chẩn đoán, ảnh hưởng giá trị dự báo của xét nghiệm. 5

3 Tất cả các kết quả xét nghiệm nghi ngờ cần phải kiểm tra lại, nếu cần, phải lấy lại mẫu bệnh phẩm để khẳng định. 5

4 Cố gắng tránh những lỗi ngẫu nhiên trong khi làm xét nghiệm: Thay đổi nhiệt độ, thể tích thuốc thử, bệnh phẩm. 5

5

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:- Trước phân tích: lấy mẫu, thời gian vận chuyển, nhận bệnh phẩm…; một số điều kiện sinh lý: chế độ ăn, thai sản, thời gian lấy bệnh phẩm, mãn kinh, nhiệt độ…- Trong phân tích: Kiểm soát bằng kiểm tra chất lượng.- Sau phân tích: Biện luận kết quả, nhầm lẫn khi đọc kết quả, ghi chép…

12

6Khi theo dõi xét nghiệm cho từng cá nhân nên làm tại một phòng xét nghiệm có chất lượng để dễ so sánh cùng phương pháp, cùng giá trị quy chiếu, tốt nhất cùng thời điểm…

5

7 Nhiều xét nghiệm bất thường có giá trị hơn một xét nghiệm bất thường. 5

8Mức độ bất thường của xét nghiệm: Ví dụ: cao hơn bình thường 10 lần chắc chắn hơn là cao hơn 1 lần.

5

9

Làm nhắc lại xét nghiệm nhiều lần gây lãng phí tiền bạc, và làm tăng khả năng mắc lỗi ở phòng xét nghiệm. Xét nghiệm chỉ nên chỉ định khi thực sự cần thiết giúp cho chẩn đoán, xác định bệnh, theo dõi điều trị…

7

10 Giá trị quy chiếu: Khoảng giá trị tin cậy 95% phụ thuộc vào phương pháp, thuốc thử, trang thiết bị, nhân viên…Mỗi phòng xét nghiệm phải tự xây dựng giá trị quy chiếu cho của mình.Giá trị quy chiếu phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm, máy

8

5

Page 6: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmmóc, thuốc thử, tuổi, giới, từng giai đoạn phát triển…

11 Ảnh hưởng của thuốc điều trị 3Tổng cộng 65

Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy trình bày: Giá trị bình thường, bất thường, ý nghĩa lâm sàng trong xét nghiệm 10 thông số hóa sinh nước tiểu?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1

Tỷ trọng (SG: specific gravity):- Giá trị bình thường: 1.015-1,025.- Tăng trong: Nhiễm khuẩn, giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận. Xơ gan, bệnh lý gan, tiểu đường, tiêu chảy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết.- Giảm trong: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận

5

2

Bạch cầu (LEU):- Bình thường: Âm tính- Bạch cầu trong nước tiểu xuất hiện trong: Nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

5

3.

Nitrit (NIT):- Bình thường: Âm tính- Nitrit trong nước tiểu xuất hiện trong: Nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng không có triệu chứng.

5

4

pH:- Bình thường: 4,8-7,4- pH nước tiểu tăng trong nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa.- pH nước tiểu giảm trong nhiễm ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước.

5

5

Hồng cầu (ERY):- Bình thường: Âm tính- Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi: Viêm thận cấp (ung thư  thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến), viêm cầu thận, xung huyết thận, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu…

5

6 Protein (PRO):- Bình thường: Âm tính.- Protein xuất hiện trong nước tiểu khi: Viêm thận cấp, bệnh thận do đái tháo  đường, viêm cầu thận, cao huyết áp ác tính hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống

5

6

Page 7: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmthận, cao huyết áp lành tính…

7

Glucose (GLU):- Bình thường: Âm tính- Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi: Giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận, đái tháo đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống.

5

8

Thể ceton (KET: ketonic bodies):- Bình thường: Âm tính- Thể ceton xuất hiện trong nước tiểu khi: Nhiễm ceton do đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, nôn mửa.

5

9

Bilirubin (BIL):- Bình thường: Âm tính- Bilirubin xuất hiện trong nước tiểu: Xơ gan, bệnh lý gan, vàng da tắc mật (nghẽn tắc một phần hoặc toàn phần, viêm gan do virus hoặc do ngộ độc thuốc, K đầu tụy, sỏi mật).

5

10

Urobilinogen (UBG):- Bình thường: Âm tính- Urobilinogen xuất hiện trong nước tiểu: Xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus,  huỷ tế bào gan, tắc ống mật chủ, K đầu tụy, suy tim xung huyết có vàng da.

5

Tổng cộng 65

Câu hỏi 6: Anh (chị) hãy trình bày: Xét nghiệm GOT (AST), GPT (ALT) huyết thanh để đánh giá chức năng gan?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1

GOT (glutamat oxaloacetat transaminase) hoặc AST (aspartat transaminase), GPT (glutamat pyruvat transaminase) hoặc ALT (alanin transaminase) là hai loại enzym trao đổi amin, có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. Trong các enzym trao đổi amin, GOT và GPT có hoạt độ cao hơn cả và có ứng dụng nhiều trong lâm sàng. GOT có nhiều ở tế bào cơ tim, GTP có nhiều ở tế bào nhu mô gan.

5

2 Xác định hoạt độ của GOT và GPT cho phép đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan. 5

3 Giá trị tham chiếu: Bình thường: Ở 370C, SGOT: < 37U/L, SGPT: < 37U/L 5

4 * Viêm gan virut cấp: - GOT và GPT đều tăng rất cao so với bình thường (có thể >1000U/l) nhưng mức độ GPT cao hơn so với GOT, tăng sớm trước khi có vàng da, ở tuần đầu vàng da (tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển).

10

7

Page 8: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

- Hoạt độ của GOT, GPT tăng hơn 10 lần, cho biết tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh. GOT tăng hơn 10 lần bình thường cho biết tế bào nhu mô gan bị tổn thương cấp tính. Nếu tăng ít hơn thì có có thể xảy ra với dạng chấn thương gan khác.GOT, GPT tăng cao nhất ở 2 tuần đầu rồi giảm dần sau 7- 8 tuần.

5

* Viêm gan do nhiễm độc: GOT, GPT đều tăng nhưng chủ yếu GPT có thể tăng gấp 100 lần so với bình thường. Đặc biệt tăng rất cao trong nhiễm độc rượu có mê sảng, morphin hoặc nhiễm độc chất hóa học…Tỷ lệ GOT/GPT>1, với GOT tăng 7- 8 lần so với bình thường, thường gặp ở người bị bệnh gan và viêm gan do rượu.

5

6* Viêm gan mạn, xơ gan do rượu và các nguyên nhân khác: GOT tăng từ 2- 5 lần, GPT tăng ít hơn, mức độ tăng GOT nhiều hơn so với GPT.

5

7

* Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan, GOT, GPT có thể tăng tới 10 lần, nếu sỏi không gây tổn thương gan thì GOT, GPT không tăng. Vàng da tắc mật thì GOT, GPT tăng nhẹ, mức độ không đáng kể; kết hợp alkaline photphat tăng hơn 3 lần so với bình thường.GOT, GPT tăng chậm đều đến rất cao (có thể hơn 2000U/L) sau đó giảm đột ngột trong vòng 12- 72h thì coi như là một tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính.

10

8 GOT còn tăng trong nhồi máu cơ tim cấp và trong các bệnh về cơ, nhưng GPT bình thường. 5

9 GPT đặc hiệu hơn trong các bệnh gan. 5

10

GOT tăng cao có thể lên tới 1000U/L sau giảm dần 50% trong vòng 3 ngày, giảm xuống 100U/L trong vòng 1 tuần gợi ý sốc gan với hoại tử tế bào nhu mô gan (ví dụ như xơ gan, loạn tim, nhiễm khuẩn huyết).

5

11 Ngoài ra GOT, GPT còn tăng nhẹ gặp trong các trường hợp có điều trị như uống thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu. 5

Tổng cộng 65

Câu hỏi 7: Anh (chị) hãy trình bày: Cách xử lý và bảo quản dụng cụ trong phòng thí nghiệm hóa sinh?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Xử lý dụng cụ thủy tinh mới dùng lần đầu

- Dụng cụ thủy tinh mới thường có tính kiềm, vì vậy ta cần xử lý qua dung dịch axit để trung hòa độ kiềm bằng cách: 5

- Ngâm dụng cụ mới vào axit sulfuric (H2SO4) 10% từ 3-5 ngày. 5- Rửa bằng nước thường và ngâm nước cất 1-2 ngày, để khô. 5

2 Xử lý dụng cụ thủy tinh đã dùng bẩn

8

Page 9: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

2.1 Dụng cụ thủy tinh- Dụng cụ bẩn phải ngâm trong dung dịch hỗn hợp: Natri hoặc Kalibicromat và axit sunfuric trong 24h. Sau khi ngâm với dung dịch sunfocromic dụng cụ phải rửa sạch bằng nước thường, tráng bằng nước cất và để khô trên bàn, trên giá hoặc tủ sấy.

5

- Chú ý: Với dụng cụ đo lường bằng thủy tinh phải làm khô bằng không khí tránh làm biến dạng thủy tinh làm thay đổi độ chính xác. 5

- Dụng cụ chia độ chính xác cần rửa cẩn thận đảm bảo thật sạch và khô trước khi dùng. Nếu phải dùng dụng cụ thủy tinh còn ướt phải tráng 2-3 lần bằng dung dịch sẽ dùng.

5

- Riêng dụng cụ thủy tinh đựng bạc nitrat (AgNO3) rửa hoàn toàn bằng nước thường rồi tráng bằng nước cất. 5

- Dung dịch rửa: 47g Natri phosphate (Na3PO4), 28g Natrioleat, hoàn thành 500ml với nước cất. 5

- Cách pha dung dịch sunfocromic: Dung dịch đặc gồm:+ Kalibicromat ( K2Cr2O4): 60g+ Acid sunfuric (H2SO4 ): 66g+ Nước cất: 1000ml- Lưu ý: cho K2Cr2O4 vào nước trước, sau đó cho H2SO4 vào từ từ (không được cho axit vào nước hoặc vào K2Cr2O4).

5

2.2 Dụng cụ Plastic- Không sử dụng dụng cụ bằng plastic đối với những chất oxy hóa mạnh. 5

- Không để dụng cụ này tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc kim loại nóng 5

- Dụng cụ plastic có ưu điểm so với dụng cụ thủy tinh: ít vỡ, rẻ và an toàn hơn vì có thể dùng 1 lần. 5

- Dụng cụ plastic có nhược điểm: dễ thấm khí, dễ bị oxy hóa, bị thay đổi bởi pH và không khử trùng được. 5

Tổng cộng 65

Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày: Cách lấy và bảo quản nước tiểu làm xét nghiệm hóa sinh?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1

Nước tiểu là một dịch bài tiết quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ đào thải những chất độc, chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa các chất ra bên ngoài. Cần phải lấy nước tiểu chính xác và đúng quy cách để làm xét nghiệm.

5

2 Cách lấy nước tiểu:- Lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm (mẫu nước tiểu đã được tích tụ lâu ngày trong bàng quang nên không phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sự hoạt động của cơ thể lúc ban ngày). Khi hứng nước tiểu nên bỏ đoạn đầu, lấy giữa dòng vào lọ sạch, mang ngay đến

5

9

Page 10: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmphòng xét nghiệm.- Trong trường hợp đặc biệt cần lấy nước tiểu 24h (ví dụ: định lượng protein niệu 24h ở bệnh nhân bị bệnh thận hoặc định lượng một số nội tiết tố).

5

- Cách lấy nước tiểu 24h: Bỏ bãi nước tiểu đầu vào buổi sáng sớm vào lúc 6h sáng. Bắt đầu hứng nước tiểu vào bình từ bãi thứ hai trở đi cho đến 6h sáng hôm sau. Sau đó trộn đều, đong số lượng nước tiểu và gửi mẫu nước tiểu 24h tới phòng thí nghiệm.

5

- Lấy mẫu nước tiểu bất kỳ trong ngày thường được sử dụng khi nghi ngờ có các chất bất thường trong nước tiểu như Protein, Glucose…

5

3 Những điều cần chú ý khi lấy nước tiểu:- Bình đựng nước tiểu phải tuyệt đối sạch, không có các chất tiệt trùng, tẩy rửa, không có các chất oxy hóa gây dương tính giả, khi lấy nước tiểu 24h bình (bô) phải có nắp đậy kín để tránh bay hơi.

5

- Có thể sử dụng các chất bảo quản để lấy nước tiểu 24h: Thymol, clorofooc, forcmon, acid chlohydric đậm đặc. 5

- Đối với bệnh nhân: Ngừng dùng các loại thuốc, tránh các hoạt động thể lực mạnh. 5

- Trước khi lấy nước tiểu phải vệ sinh bộ phân sinh dục sạch sẽ. 53 Bảo quản nước tiểu:

- Mẫu nước tiểu sau khi hứng được chậm nhất là 4h phải được gửi tới phòng xét nghiệm. Nếu để lâu nước tiểu sẽ bị lên men thối bởi các vi khuẩn. Nhiệt độ cũng dễ làm hỏng các mẫu nước tiểu.

5

- Bảo quản kéo dài mẫu nước tiểu sẽ dẫn đến các chất hữu cơ trong nước tiểu bị phân hủy. Urê bị phân hủy tạo thành NH4 và do đó làm tăng độ pH của nước tiểu. Các tế bào hồng cầu và bạch cũng sẽ bị biến dạng, các chất vô cơ và một số chất hữu cơ cũng bị phân hủy.

5

- Mẫu nước tiểu nếu chưa được phân tích ngay cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 0C. 5

- Nếu không dùng các chất bảo quản nước tiểu cần để nơi thoáng mát hoặc để trong tủ lạnh. 5

Tổng cộng 65

Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày: Cách lấy máu làm xét nghiệm hóa sinh?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Chuẩn bị bệnh nhân:

- Trước khi đến phòng xét nghiệm: Nhịn đói trước 12h, không dùng chất kích thích, không tập nặng, tránh tối đa dùng thuốc nếu có thể, đối với những xét nghiệm cụ thể nên lấy cùng thời điểm

6

10

Page 11: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmso với những lần trước để tiện theo dõi, so sánh.- Khi đến phòng xét nghiệm: Tiếp đón, ghi rõ họ tên, tuổi, giải thích cho bệnh nhân yên tâm, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và ngồi ở tư thế thoải mái.

4

2 Chuẩn bị dụng cụ:- Bơm kim tiêm, dây garo, dụng cụ phải sạch, đảm bảo vô khuẩn, riêng cho từng bệnh nhân, có nắp đậy và phải có nhãn ghi rõ tránh nhầm lẫn.

3

- Trước khi lấy máu phải đối chiếu tên tuổi, số giường. Chẩn đoán bệnh nhân với phiếu xét nghiệm. 2

3Các dung dịch sát khuẩn:- Cồn iot 1-2%, dung dịch chlohexidin…- Sát khuẩn nhiều lần và theo một chiều.

5

4 Vị trí lấy máu

4.1

- Lấy máu tĩnh mạch: + Thường lấy ở tĩnh mạch khuỷu, mu bàn tay hay mu bàn chân. + Không buộc garo quá chặt hay quá lỏng. + Chọc kim xong phải mở garo ngay, không nên để quá 2 phút. Tránh co cơ hoặc xoa bóp khi đang lấy máu. + Có thể dùng bơm kim tiêm nhưng tốt nhất là dùng ống chân không.

8

4.2

- Lấy máu mao mạch:+ Thường áp dụng đối với trẻ em hoặc các xét nghiệm nhanh. Vị trí đầu ngón tay, dái tai.+ Làm giãn mạch bằng nước nóng hoặc xoa bóp.+ Có thể xoa thuốc mỡ silicon vào chỗ lấy máu để giọt máu đọng lại và không bị loãng ra.

6

4.3

- Lấy máu động mạch:+ Phải lấy máu động mạch khi làm xét nghiệm đo pH và khí máu.+ Thường lấy máu ở động mạch quay, động mạch cánh tay, động mạch đùi. Máu sẽ tự chảy vào bơm tiêm do áp lực của máu động mạch lớn.

6

5

Chất chống đông:- Nếu xét nghiệm cần dùng huyết thanh thì dùng ống máu đông (tức là ống không chống đông).- Nếu xét nghiệm cần dùng huyết tương thì dùng ống có chất chống đông.- Các chất chống đông thường dùng là: Oxalat (Natri Oxalat, Kali Oxalat), Ethylen, Citrate. Tùy từng loại xét nghiệm mà ta dùng chất chống đông khác nhau.

10

11

Page 12: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm

6

Thời gian lấy máu:- Lấy máu vào buổi sáng khi bệnh nhân vừa ngủ dậy để tránh những thay đổi do ăn uống vận động. Nên nhịn đói ít nhất 12h. Nồng độ triglycerid có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn gần thời điểm lấy máu.- Một số xét nghiệm thay đổi theo nhịp sinh học. Ví dụ: Nồng độ cortisol có đỉnh cao nhất vào 8h sáng, sau đó giảm dần. Thấp nhất vào 20h rồi lại tăng dần.

10

7

Tư thế của bệnh nhân khi lấy máu:- Nồng độ của một số chất có thể bị thay đổi khi thay đổi tư thế nằm sang đứng(ví dụ: Ure, AST, ALT…) nên để bệnh nhân ngồi nghỉ ngơi ổn định tư thế ít nhất 10 phút trước khi lấy máu.

5

Tổng cộng 65

Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày: Cách bảo quản máu và bảo quản nước tiểu để làm xét nghiệm sinh hoá?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Bảo quản máu

- Mẫu máu sau khi lấy cần phải gửi ngay đến phòng xét nghiệm. 5- Để yên mẫu máu trong vòng 30 phút. 5- Sau đó dùng que tách máu nhẹ nhàng tách cục đông ra khỏi huyết thanh. 5

- Ly tâm 3000 vòng/5 phút và chắt huyết thanh để tiến hành xét nghiệm. 5

- Hầu hết tất cả các xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh tươi. 5

- Mẫu máu để làm glucose cần vào ống có chất chống đông, nếu không có chất chống đông glucose sẽ giảm 70% trong vòng 1h đầu sau khi lấy máu.

5

- Bilirubin phải được tiến hành xét nghiệm trên huyết thanh tươi. 5- Mẫu máu đo pH nếu chưa đo ngay cần phải bảo quản trong nước đá có nhiệt độ từ 00- 40C. 5

- Một số xét nghiệm nếu chưa làm ngay được thì phải bảo quản máu ở nhiệt độ 20- 80C. 5

2 Bảo quản nước tiểu- Mẫu nước tiểu sau khi hứng được chậm nhất là 4h phải được gửi tới phòng xét nghiệm. Nếu để lâu nước tiểu sẽ bị lên men thối bởi các vi khuẩn. Nhiệt độ cũng dễ làm hỏng các mẫu nước tiểu.

7

- Bảo quản kéo dài mẫu nước tiểu sẽ dẫn đến các chất hữu cơ trong nước tiểu bị phân hủy. Urê bị phân hủy tạo thành NH4 và 7

12

Page 13: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

do đó làm tăng độ PH của nước tiểu. Các tế bào hồng cầu và bạch cầu sẽ bị biến dạng, các chất vô cơ và một số chất hữu cơ cũng bị phân hủy.- Mẫu nước tiểu nếu chưa được phân tích ngay cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C. Nếu không dùng các chất bảo quản nước tiểu cần để nơi thoáng mát hoặc để trong tủ lạnh.

6

Tổng cộng 65

Câu 11: Anh (chị) hãy nêu: Các nguyên nhân dẫn đến sai số khi lấy máu?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Chế độ ăn:

- Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu để đảm bảo sự chính xác của các kết quả xét nghiệm. 5

- Sau khi ăn một số xét nghiệm sẽ tăng (glucose, cholesterol, triglycerid, hồng cầu, bạch cầu…). 5

- Bệnh nhân nhịn đói lâu ngày thì glucose máu giảm, protein toàn phần giảm. 5

- Bệnh nhân có chế độ ăn ít đạm thì ure sẽ giảm. 5- Bệnh nhân nghiện rượu sẽ giảm glucose và tăng Ɣ GT. 5- Nồng độ cồn trong máu cao sẽ làm tăng độ thẩm thấu của máu. 5

2 Stress: Bệnh nhân phải ở trạng thái sinh lý bình thường, các stress sẽ ảnh hưởng đến xét nghiệm glucose máu, cortisol. 5

3Nhiệt độ: Nếu lấy máu lúc bệnh nhân đang sốt thì xét nghiệm pH giảm, PO2 tăng, PCO2 tăng. Ngược lại nếu lấy máu lúc bệnh nhân đang hạ nhiệt độ thì pH máu tăng, PO2 giảm, PCO2 giảm.

5

4 Điều trị thuốc:- Bệnh nhân cần phải dừng thuốc vài ngày trước khi lấy máu làm xét nghiệm vì các loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý của bệnh nhân và làm nhiễu các phương pháp phân tích.

5

- Nhóm thuốc ảnh hưởng tới sinh lý của bệnh nhân: Thuốc lợi niệu thiazid làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm lipit. 5

- Thuốc tránh thai: Làm giảm nồng độ của hormone và thay đổi nồng độ của protein gắn với hormone. 5

- Nhóm làm nhiễu phương pháp xét nghiệm: Paracetamol, salicylat. 5

5

Tan huyết (vỡ hồng cầu):Hiện tượng vỡ hồng cầu ảnh hưởng đến một số xét nghiệm: Kali, GOT, GPT vì nồng độ của các chất này trong hồng cầu cao hơn rất nhiều lần nồng độ trong huyết thanh, các mẫu huyết thanh đục, vàng đều có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

5

13

Page 14: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

Tổng cộng 65

Câu 12: Anh (chị) hãy nêu: Cách lấy máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương? Phân biệt huyết thanh với huyết tương? Cách bảo quản máu để làm xét nghiệm?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Cách lấy máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương:

1.1

Máu toàn phần:Sau khi lấy máu bỏ kim tiêm ra, bơm nhẹ máu vào ống nghiệm có sẵn chất chống đông sấy khô với liều lượng thích hợp. Lắc xoay tròn đều, nhẹ nhàng cho máu hòa loãng với chất chống đông. Khi làm xét nghiệm nhớ lắc đều lần nữa (mẫu máu tốt nhất không có hiện tượng đông dây).

5

1.2

Huyết tương:Cách lấy giống lấy máu toàn phần chỉ khác là phải đem qua ly tâm để lấy huyết tương, tách huyết tương sang một ống nghiệm khác để làm xét nghiệm.

5

1.3

Huyết thanh: Không cần có chất chống đông. Để máu đông tự nhiên (để 370

trong tủ ấm 10- 15 phút). Dùng que thủy tinh nhỏ, tách nhẹ cục máu đông ra khỏi thành ống nghiệm đem quay ly tâm lấy huyết thanh. Phải tách huyết thanh trước 2 giờ, đậy nút tránh hiện tượng bốc hơi và nhiễm khuẩn.

7

2 Phân biệt huyết thanh và huyết tương:Huyết thanh (S)

- Không có fibrinogen.- Trong như nhựa thông.- Không có chất chống đông.- Phải lấy máu nhiều.- Dễ bị tan máu vì phải chờ thời gian đông.

Huyết tương (P)- Có fibrinogen.- Đục, có màu vàng.- Có chất chống đông.- Lấy ít máu.- Ít bị tan máu vì được tách khỏi tế bào sớm

10

3 Cách bảo quản máu để làm xét nghiệm- Dụng cụ đựng máu phải được khô sạch và tiệt trùng. 3- Khi bơm máu, bỏ kim tiêm ra bơm từ từ vào ống nghiệm. 2- Không lắc mạnh khi pha trộn với chất chống đông (chất chống đông phải được sấy khô) không ly tâm quá lâu. Thường ly tâm 2000 vòng/15 phút.

5

- Hầu hết làm trên huyết thanh tươi. 3- Đối với xét nghiệm glucose máu phải xét nghiệm ngay (giảm 7% trong giờ đầu sau khi lấy máu). Xét nghiệm bilirubin phải bọc ngay ống máu vào giấy đen để tránh ánh sáng, nếu để lâu sẽ chuyển thành biliverdin. Mẫu máu đo pH phải xét nghiệm ngay

5

14

Page 15: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

hoặc bảo quản lạnh 00C- 40C. Một số xét nghiệm khác phải bảo quản 2- 80C.- Các xét nghiệm về enzym, hormon phải xét nghiệm ngay. 5- Các xét nghiệm Gros, Maclagan phải xét nghiệm trên huyết thanh tươi, huyết thanh trong không bảo quản tủ lạnh. 5

- Các mẫu máu chỉ cho phép để nhiệt độ phòng dưới 4 giờ. 5- Khi vận chuyển máu phải nhẹ nhàng để tránh vỡ hồng cầu. Tốt nhất là ly tâm lấy huyết thanh rồi mới vận chuyển đi. Phải đậy nút để tránh hiện tượng bốc hơi làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

5

Tổng cộng 65

Câu 13: Anh (chị) hãy trình bày: Các dụng cụ để đo lường và cách sử dụng trong phòng thí nghiệm hóa sinh?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Pipet: Có 02 loại: Pipet thủy tinh và Pipet tự động. 2

- Pipet Thủy tinh: Có 2 loại: Pipet định mức và Pipet chia độ. 2+ Pipet định mức (pipet có bầu): trên thân có bầu và có ngấn dùng để lấy những thể tích cần độ chính xác cao, dung tích ghi trên bầu có nhiều loại 2 ml, 5 ml, 10ml,…

5

+ Pipet chia độ: Có nhiều vạch trên thân để chia dung tích trong ống. Loại pipet này dùng để lấy thể tích nhỏ 1/5ml, 1/10ml. Độ chính xác không cao.

5

- Pipet tự động: Có 2 loại pipet cố định và pipet bán cố định. 2+ Pipet cố định: Dung tích của pipet ghi trên thân, có nhiều loại 20µl, 50µl, 100µl, 500µl, 1000µl. 5

+ Pipet bán cố định: là loại pipet có thể điều chỉnh tích cần lấy theo ý muốn. Trên pipet có ghi dung tích tối thiểu và tối đa. Có nhiều loại pipet bán cố định.

5

2

Buret:Thường dùng có dung tích là 10ml, trên thân buret có vạch chia độ tới 1/10 và có khóa.- Dùng để chuẩn độ.- Khi dùng để tránh sai số về thể tích nên cho chảy chậm.- Sau khi dùng phải rửa sạch bằng nước cất, lau khô, bôi vaselin vào khóa để tránh kẹt.- Để tránh bụi phải đậy lên trên một cái mũ giấy chụp sâu khoảng 5cm.

5

3

Ống đong:- Dùng để đong chất lỏng.- Thân ống có vạch chia độ.- Loại dụng cụ này có độ chính xác không cao.- Thân ống đong càng lớn có độ chính xác càng kém.

5

15

Page 16: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm

4

Cốc chia độ:- Dùng để hòa tan các chất và đong các dung dịch với dung tích lớn không cần độ chính xác cao.- Cốc thường có chân, thân cốc có vạch chia độ, phần miệng cốc rộng hơn phần đáy cốc.- Cốc chia độ có nhiều loại: 100ml, 250ml, 500ml.

5

5

Bình định mức:- Bình có cổ dài, nhỏ. Trên cổ có ngấn đánh dấu dung tích của bình, phần đáy hình cầu có ghi dung tích của bình.- Bình để pha dung dịch cần độ chính xác cao và các dung dịch bay hơi.- Bình có nhiều loại: 50ml, 200ml, 500ml, 1000ml, 2000ml.

5

6

Cân:- Một cân tốt phải có đủ 3 yếu tố: Đúng, tin, nhạy.- Trong phòng xét nghiệm thường có 3 loại :+ Cân đĩa : Cân hơn kém 0,50g những khối lượng từ 20-10kg.+ Cân quang: Cân hơn kém 0,01g những khối lượng từ 0,05g đến 20g.+ Cân chính xác: Nhậy tới 1/10mg hay 1/100mg, dùng để cân khối lượng từ 1ml đến vài gam.

8

7 Tỷ trọng kế: Là phù kế có chia độ.- Phù kế đo nước tiểu: Chia vạch theo tỷ trọng từ 1000 - 1060. 5

8

Lưu ý: Để hạn chế sai số đo dụng cụ này gây ra khi dùng cần lưu ý:+ Dụng cụ phải thật sạch sẽ.+ Sử dụng ở điều kiện nhiệt độ nhất định (200C).+ Không đun nóng những dụng cụ này.

3

Tổng cộng 65

Câu 14: Anh (chị) hãy trình bày: Các dụng cụ bằng thủy tinh không để đo lường và cách sử dụng trong phòng thí nghiệm hóa sinh?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1

Là những bình thủy tinh có kích cỡ khác nhau được sản xuất để trong phòng thí nghiệm, những bình này có thể được định cỡ, có thể không, sự định cỡ chỉ là ước lượng nên không hay dùng để xác định thể tích chính xác.

6

2 Những bình này chủ yếu dùng để đựng hoặc để chuyển dung dịch từ bình chứa này sang bình chứa khác gồm các loại dụng cụ sau: 4

2.1 - Cốc có mỏ: có hình trụ, miệng rộng, trên đỉnh có mỏ thường dùng để chuyển chất lỏng sang bình khác. 5

2.2 - Bình cầu: Đáy bình rộng, cổ hẹp, dùng để chứa dung dịch. Loại 5

16

Page 17: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmbình này có dung tích lớn 1l, 5l.

2.3 - Bình nón: Có hình thon, cổ hẹp dùng để chuẩn độ. 5

2.4 - Bộ cất: Bộ chưng cất dùng để cất nước, cất khi thu hồi dung môi đã dùng hoặc để tinh chế dung môi cần độ tinh khiết. 5

- Cấu tạo bộ cất: + Bộ cất gồm có bình cất có ống ngang, một ống sinh hàn, một bình hứng. Các bộ phận này được nối với nhau bằng nút lie tốt

5

+ Bình cất có dung tích 1 lít hoặc 5 lít. Bình có cổ dài để cất dung môi có độ sôi cao. Bình có 2 cổ để cất dung môi dễ bắn 5

+ Ống sinh hàn: độ dài ống phụ thuộc vào dung môi cất. Dung môi có độ sôi thấp ete, ete dầu hỏa, cồn methylic dùng ống sinh hàn 500-600mm, dung môi có độ sôi cao dùng ống sinh hàn ngắn hơn khoảng 200mm.

5

- Phương pháp cất: + Cất dưới áp suất bình thường: Cất nước và tinh chế dung môi 5

+ Cất phân đoạn dưới áp xuất bình thường: Để tách hỗn hợp có nhiều dung môi 5

+ Cất dưới áp xuất giảm: Dùng chiết xuất một số chất 5+ Cất phân đoạn dưới áp suất giảm. 5

Tổng cộng 65

Câu 15: Anh (chị) hãy nêu: Nguy cơ lây nhiễm trong phòng xét nghiệm?Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1

Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch của bệnh nhân, vì vậy khả năng lây nhiễm các mầm bệnh đối với người làm công tác trong phòng xét nghiệm rất cao.

5

2 Nguy cơ lây nhiễm trong phòng xét nghiệm:

2.1

Các cách lây nhiễm thông thường: Xác suất nhiễm bệnh theo mỗi con đường đối với từng cá thể không giống nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của mầm bệnh và độ nhạy cảm của cơ thể chủ. Nhưng nhìn chung lây nhiễm theo đường máu có nguy cơ cao hơn cả.

2.2- Đường máu: + Bị tai nạn do vật sắc nhọn.+ Tai nạn do thao tác lấy máu, truyền dịch…

5

2.3

- Đường da và niêm mạc:+ Dính bệnh phẩm lên vùng da bị xước.+ Không đi găng tay khi làm việc với bệnh phẩm, dụng cụ phân tích…

5

2.4 - Đường hô hấp: 5

17

Page 18: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm+ Không đeo khẩu trang khi làm việc.+ Hút bệnh phẩm bằng miệng…

3

Sơ đồ dây truyền nhiễm khuẩn:Mầm bệnh Đường truyền Lây nhiễm Đường vào cơ thể Vật chủ cảm nhiễm Thời kỳ ủ bệnh.- Mầm bệnh rất đa dạng, tùy theo bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân bị bệnh gì. Nguồn chứa bệnh phẩm cũng rất đa dạng: Máu, phân, nước tiểu, dịch màng phổi, màng tim…Mầm bệnh thoát ra theo đường nào (đường truyền) có ý nghĩa rất quan trọng đến biện pháp phòng ngừa.- Hiểu biết đường vào cơ thể giúp người làm công tác xét nghiệm chủ động phòng tránh.

10

4 Các yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp: - Các yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp chính là các nguy cơ lây nhiễm trong phòng xét nghiệm. 5

- Vết thương đâm trực tiếp vào da: xước, kim tiêm đâm vào tay, ống bệnh phẩm vỡ đâm vào tay. 5

- Tiếp xúc trực tiếp hoặc khuyếch tán qua màng nhày như mắt, mũi, miệng… 5

- Bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp qua da bị xây xước, viêm da… 5- Ăn phải tác nhân nhiễm trùng, đặc biệt lây qua đường tiêu hóa…(HAV, E.coli…). 5

- Hít phải tác nhân nhiễm trùng, đặc biệt lây qua đường hô hấp (cúm, lao…). 5

Tổng cộng 65

Câu 16: Anh (chị) hãy trình bày: Các biện pháp đề phòng lây nhiễm trong phòng xét nghiệm?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1

Nguyên tắc chung:- Tất cả các mẫu bệnh phẩm trong phòng xét nghiệm cần được sử lý như những nguồn nhiễm khuẩn.- Tôn trọng triệt để các kỹ thuật, quy định theo đúng tiêu chuẩn.- Những người làm việc trong labo phải có kiến thức về những nguy hiểm tiềm tàng, phải được tập huấn và thành thạo trong việc thực hiện các quy định, kỹ thuật an toàn.

10

2 Quy định về an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm:- Nghiêm cấm hoặc hạn chế ra vào khi đang làm việc.- Cấm ăn uống trong phòng xét nghiệm.- Nghiêm cấm ngậm ống vào miệng khi làm xét nghiệm.- Giữ cho nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh hàng ngày.

10

18

Page 19: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm- Trong để đồ ăn trong tủ lạnh đựng hóa chất, sinh phẩm.- Hạn chế tối đa phun, xịt dung dịch ra môi trường làm việc.- Duy trì chương trình chống côn trùng và loài gậm nhấm.

3 Trang thiết bị bảo vệ cá nhân: - Luôn có sẵn đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng trang thiết bị bảo vệ cá nhân cho nhân viên trong phòng xét nghiệm khi làm việc, gồm:

5

- Găng tay: Luôn luôn đeo găng tay khi tiếp xúc và làm việc với bệnh phẩm. Rửa tay sau khi tháo găng. Nên sử dụng găng tay 1 lần. Thay ngay nếu găng tay bị rách hoặc bị bẩn. Nếu hóa chất, bệnh phẩm dính vào da, ngay lập tức tháo găng và rửa tay hoặc vùng da hở với nước xà phòng, bôi thuốc sát trùng.

5

- Áo blu, mũ: Luôn mặc khi ở phòng xét nghiệm. Giữ gìn sạch sẽ. Sau khi làm việc phải tắm rửa sạch sẽ trước khi ra về. 5

- Kính, khẩu trang: Luôn đeo kính, khẩu trang (mức độ an toàn khác nhau) khi làm việc với bệnh phẩm trong phòng xét nghiệm. 5

4 Xử lý sự cố:- Khi bị hóa chất, bệnh phẩm bắn vào mắt cần phải rửa ngay lập tức bằng nước máy sạch ít nhất 15 phút, giữ cho hai mí mắt mở to, sau đó tìm ngay hướng dẫ y tế.

5

- Nếu bị thương do dụng cụ sắc nhọn, mẫu bệnh phẩm coi như bệnh HIV… cần phải rửa ngay bằng nước máy sạch, ghi lại ngày tháng cùng những chi tiết liên quan để báo cáo người có trách nhiệm theo dõi. Xét nghiệm HIV ngay, sau đó định kỳ xét nghiệm lại.

5

5

Những quy định về tiêm phòng vắc xin:- Nếu có sự cố nào gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên nên được tiêm vắc xin ngay.- Việc tiêm phòng vac xin được tiến hành theo luật hoặc quy định.- Vắc xin tiêm phòng cho nhân viên miễn phí và phải được thực hiện bởi cơ sở y tế được cấp phép.

5

6 Xử lý đồ thải:- Thực hiện đúng các quy định về phân loại rác thải y tế: Kim và dụng cụ sắc nhọn; đồ thải rắn (vải, bông băng, đồ nhựa); rác thải xử lý đặc biệt (bệnh phẩm, phủ tạng…).- Xử lý đồ thải ướt (máu, dịch sinh vật, nước tiểu…): Ngâm trong dung dịch Javen 0,5%; thời gian >2 giờ, trước khi đưa vào hệ thống xử lý rác thải y tế chung. Bệnh phẩm máu nên hấp ướt 1200C trong 2 giờ.- Bệnh HIV có quy trình xử lý riêng.- Xử lý ống nghiệm chứa bệnh phẩm:+ Ngâm trong dung dịch Javen 0,5% ít nhất 2 giờ rồi đưa đi hủy

10

19

Page 20: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmtheo quy định xử lý rác thải y tế.+ Hấp ướt tiệt khuẩn rồi đưa đi hủy theo quy định xử lý rác thải y tế.+ Những ống nghiệm cần dùng lại phải được hấp ướt tiệt khuẩn theo quy định trước khi đem rửa theo quy trình thông thường.+ Khuyến khích dùng ống nghiệm 1 lần.

Tổng cộng 65

Câu 17: Anh (chị) hãy trình bày: Xét nghiệm Creatinin máu và nước tiểu để đánh giá chức năng thận?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1Creatinin được tạo ra ở cơ, chủ yếu từ Creatininphosphat và Creatinin ở cơ. Creatinin theo máu qua thận, được thận lọc và bài tiết ra nước tiểu.

5

2* Bình thường:- Nồng độ Creatinin huyết tương (huyết thanh): 55- 110 µmol/l.- Nước tiểu: 8-12 mmol/24h (8000- 1200 µmol/l).

10

3* Xét nghiệm Creatinin chủ yếu dùng để đánh giá chức năng lọc của cầu thận. Nó tin cậy hơn xét nghiệm urê vì nó ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn, nó chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ của cơ thể.

5

4

* Tăng Creatinin (và urê) nói lên sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết của ống thận.- Trong lâm sàng người ta thường tính toán độ thanh lọc Creatinin và độ thanh lọc urê của thận để đánh giá chức năng lọc của thận.- Độ thanh lọc (thanh thải) của creatinin (Ccre) tính theo công thức:

Ccre= U.V/PTrong đó: U là nồng độ creatinin trong nước tiểu P là nồng độ creatinin trong máu V là thể tích nước tiểu 24h

15

5- Bình thường: Độ thanh lọc của Creatinin cao hơn ở nữNam: 105ml/phút (72- 141ml/phút)= 70-120 ml/phútNữ: 95ml/phút (64- 130 ml/phút).

5

6 - Bệnh lý: Độ thanh lọc creatinin giảm trong một số trường hợp:+ Thiểu năng thận: mức độ giảm của độ thanh lọc Creatinin tỷ lệ thuận với mức độ thiểu năng thận, nó phản ánh tổn thương cầu thận.+ Viêm cầu thận cấp và mạn tính.+ Viêm bể thận- thận mạn; viêm bể thận- thận tái phát.+ Nhiễm urê huyết (Ccre giảm mạnh).+ Ngoài ra độ thanh lọc creatinin còn giảm trong:+ Thiểu năng tim+ Cao huyết áp ác tính+ Dòng máu qua thận giảm, giảm áp lực lọc cầu thận

25

20

Page 21: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm+ Độ thanh lọc creatinin phản ánh đúng chức năng lọc cầu thận. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là ở điều kiện bệnh lý, trong quá trình tiến triển của suy thận, khi nồng độ creatinin máu cao thì có sự bài tiết một phần ở ống niệu, hoặc khi thiểu niệu, lượng nước tiểu giảm thì bị tái hấp thu.

Tổng cộng 65

Câu 18: Anh (chị) hãy trình bày: Phương pháp xét nghiệm dịch chọc dò, phản ứng Rivalta?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1

Nguyên tắcTrong một số khoang của cơ thể, bình thường có chứa một chất lỏng mà thành phần giống dịch bạch huyết. Khi bị viêm, bạch cầu xâm chiếm chất lỏng đó. Nồng độ chất tạo huyết tăng lên (dịch tiết), xuất hiện một loạt protein kết tủa bởi axit acetic ở nhiệt độ thường.

5

2 Chuẩn bị- Dụng cụ: Cốc có chân (250ml), ống nghiệm nhỏ, nền đen, giá ống nghiệm, pipet nhỏ giọt. 5

- Thuốc thử: Nước cất, axit acetic (hóa nghiệm). 5- Bệnh phẩm: Dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch màng tim, dịch khớp (không lẫn máu mủ). 5

3 Thao tác kỹ thuật- Chuẩn bị đủ dụng cụ, thuốc thử, bệnh phẩm. 4- Đong chính xác 100ml nước cất. 4- Nhỏ chính xác 1 giọt axit acetic. 4- Để cốc trước nền đen. 4- Nhỏ nhẹ nhàng lên mặt nước một vài giọt dịch chọc dò, vừa nhỏ vừa quan sát. 5

- Đọc kết quả:(+) Dịch tiết: khi giọt dịch rơi xuống đáy cốc, giọt dịch tạo ra những vạch màu lam, trở thành đục trắng như vẩn khói thuốc lá.(-) Dịch thấm: không có hiện tượng trên (nước trong cố vẫn trong).

10

- Tác phong: Sạch, gọn, đúng kỹ thuật, đúng thời gian 15-20 phút 4 4 Nhận định kết quả

- Phản ứng dương tính (dịch tiết): Gặp trong các bệnh viêm màng phổi, màng tim (do lao, nhiễm khuẩn). 5

- Phản ứng âm tính (dịch thấm): Thường gặp trong các trường hợp viêm thận, xơ gan có tràn dịch phúc mạc, suy tim. 5

21

Page 22: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung ĐiểmTổng cộng 65

Câu 19: Anh (chị) hãy trình bày: Quy trình tiến hành phản ứng Pandy trong xét nghiệm hóa sinh?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1 Nguyên tắc: Khi lượng globilin trong dịch não tủy tăng sẽ bị kết tủa bởi Phenol bão hòa. 5

2 Chuẩn bị- Dụng cụ: Lam kính, pipet nhỏ giọt, giá ống nghiệm, nền đen, ống nghiệm nhỏ, pipet 1ml, quả bóp to, nhỏ.- Thuốc thử Pandy (Phenol bão hòa): Phenol 10g, nước cất 100mlLắc kỹ, để 1 ngày ở tủ ấm 370C, để 1 ngày ở nhiệt độ phòng. Chuyển phần dịch trong sang 1 lọ khác để sử dụng.- Bệnh phẩm: Dịch não tủy.

10

3 Thao tác kỹ thuật3.1 Chuẩn bị đủ dụng cụ, thuốc thử, bệnh phẩm. 5

3.2

- Xét nghiệm trên ống nghiệm (dùng ống nghiệm nhỏ, sạch).+ Hút chính xác 1ml thuốc thử Pandy.+ Để ống nghiệm trước nền đen.+ Nhỏ 3 giọt dịch não tủy, quan sát.

10

- Đọc kết quả:+ Phản ứng (-): không có tủa trắng.+ Phản ứng (+): màu trắng rõ khi giọt dịch rơi xuống thuốc thử.+ Phản ứng (++): kết tủa trắng ở phần trên ống.+ Phản ứng (+++): tủa trắng như sữa đặc cả ống nghiệm.

10

3.3

- Xét nghiệm trên lam kính: dùng lam kính sạch, trong để trên nền đen.+ Nhỏ 1 giọt thuốc thử pandy.+ Nhỏ 1 giọt dịch não tủy.

5

- Đọc kết quả:+ Phản ứng (-): không có tủa trắng.+ Phản ứng (+), (++), (+++) tùy theo kết tủa ít hay nhiều.

5

4 Tác phong: Sạch, gọn, đúng kỹ thuật, đúng thời gian 15-20 phút. 55 Nhận định kết quả

- Phản ứng Pandy (+) khi lượng protein >0,35g/l : Viêm màng não do lao, viêm màng não mủ, viêm màng não thành dịch, viêm dây thần kinh…

5

- Phản ứng Pandy (-): Hôn mê, đái tháo đường, viêm não mãn tính. 5

Tổng cộng 65

22

Page 23: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

Câu hỏi 20: Anh (chị) hãy trình bày: Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận An toàn- vệ sinh lao động được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận An toàn- vệ sinh lao động được quy định tại Điều 5, Chương II, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 10/01/2011của Liên bộ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế.

5

2

Chức năng: Bộ phận An toàn- vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn- vệ sinh lao động.

8

3 Nhiệm vụ:

3.1 Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau: 4

- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn- vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; 4

- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; 4

- Xây dựng kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

6

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn- vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động;

6

- Tổ chức huấn luyện về an toàn- vệ sinh lao động cho người lao động; 3

- Kiểm tra về an toàn- vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

6

- Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động.

8

3.2Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn- vệ sinh lao động trong phạm vi cơ sở lao động (công tác tự kiểm tra về an toàn- VSLĐ) theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;

6

3.3 Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn- vệ sinh lao động. 5

Tổng cộng 65

23

Page 24: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

Câu hỏi 21: Anh (chị) hãy trình bày: Quyền hạn của bộ phận an toàn- vệ sinh lao động được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1

Quyền hạn của bộ phận an toàn- vệ sinh lao động được quy định tại Điều 06, Chương II, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên bộ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế.

5

2 Nội dung:

2.1

Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.

10

2.2 Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng. 5

2.3 Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành. 5

2.4Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động.

10

2.5

Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn- vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.

10

2.6Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động.

10

2.7Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn- vệ sinh lao động.

10

Tổng cộng 65

Câu hỏi 22: Anh (chị) hãy trình bày: Nội dung về lập kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động của cơ sở được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

Đáp án: TT Nội dung Điểm1 Nội dung về lập kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động của cơ sở

được quy định tại Điều 06, Chương II, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên bộ

5

24

Page 25: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế.2 Nội dung:

2.1

Cơ sở lao động khi lập kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ hằng năm của cơ sở thì đồng thời phải lập kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch xây dựng kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động bổ sung phù hợp với nội dung công việc.

8

2.2Kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động phải được lập từ tổ sản xuất, phòng, ban trở lên, đồng thời phải được thông báo để mọi người lao động tham gia ý kiến.

5

2.3 Việc lập kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động phải căn cứ vào các nội dung sau: 3

- Chi phí công tác an toàn- vệ sinh lao động năm trước; nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;

5

- Những thiếu sót tồn tại trong công tác an toàn- vệ sinh lao động được rút ra từ các sự cố, vụ tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác an toàn- vệ sinh lao động năm trước;

6

- Các kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của các đoàn thanh tra, kiểm tra; 3

- Các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn- vệ sinh lao động, bảo hộ lao động. 3

2.4

Kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Nội dung của kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động ít nhất phải có các thông tin sau:

5

- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; 2- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống chống rung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường lao động …;

8

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; 2- Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; 3

- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động. 3

2.5

Tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể, cơ sở lao động xây dựng nội dung chi tiết kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động hằng năm cho phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

4

Tổng cộng 65

25

Page 26: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

Câu hỏi 23: Anh (chị) hãy trình bày: Nội dung chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012?

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1Nội dung chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại Khoản 3, Điều 147, Chương IX, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012.

5

2 Nội dung:

2.1 Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. 5

2.2

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

15

2.3Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

5

2.4

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

10

2.5Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

10

2.6 Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế. 5

2.7Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

10

Tổng cộng 65

Câu hỏi 24: Anh (chị) hãy trình bày: Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH.

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Điều 03, Thông tư số 25/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

5

26

Page 27: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểm2 Nội dung nguyên tắc:

2.1 Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh. 4

2.2 Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng. 4

2.3

Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

10

2.4 Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau: 2

- Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;

12

- Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

12

2.5

Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

10

2.6 Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ

6

27

Page 28: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmkhông được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.

Tổng cộng 65

Câu hỏi 25: Anh (chị) hãy trình bày: Trách nhiệm của người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH.

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1

Trách nhiệm của người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại Điều 04, Thông tư số 25/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

5

2 Nội dung:

2.1

Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Khi người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.

15

2.2

Tổ chức đo môi trường lao động định kỳ hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hoặc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm, đối chiếu với quy chuẩn, tiêu chuẩn về vệ sinh lao động để áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý tổng hợp và có ý kiến để Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết định mức bồi dưỡng.

20

2.3 Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức để cải thiện điều kiện lao động, thì phải căn cứ vào kết quả mới về môi trường lao động và các yếu tố vi sinh vật có hại để điều chỉnh các

10

28

Page 29: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmmức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

2.4Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.

5

2.5Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng.

5

2.6Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.

5

Tổng cộng 65

Câu hỏi 26: Anh (chị) hãy trình bày: Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012?

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2, Điều 145, Chương IX, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012.

5

2 Nội dung:

2.1Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

10

2.2

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

15

2.3

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

10

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

10

- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

10

2.3 Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng 5

29

Page 30: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Tổng cộng 65

Câu hỏi 27: Anh (chị) hãy trình bày: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn- vệ sinh lao động quy định tại Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

Đáp án: TT Nội dung Điểm

1

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn- vệ sinh lao động được quy định tại Điều 20, Chương VI, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên bộ Bộ lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế

2

2 Nội dung:

2.1Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định về an toàn- vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở cơ sở lao động.

5

2.2

Có quyết định phân định trách nhiệm và quyền hạn về công tác an toàn- vệ sinh lao động cho các cán bộ quản lý, đến từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc, phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của cơ sở lao động. Người sử dụng lao động có thể bổ sung thêm nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận trên để phù hợp với điều kiện của cơ sở lao động nhưng phải bảo đảm đúng thẩm quyền của mình, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Việc phân định trách nhiệm về an toàn- vệ sinh lao động tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

8

2.3 Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cá nhân dưới quyền thực hiện tốt chương trình, kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động. 5

2.4Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - vệ sinh lao động theo quy định hiện hành, cụ thể:

5

- Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động thì phải lập và phê duyệt kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động;

5

- Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong cơ sở lao động; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn- vệ sinh viên;

5

- Xây dựng, rà soát nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh 5

30

Page 31: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

TT Nội dung Điểmlao động, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư (kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư) và nơi làm việc;- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động; 5

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khám bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động; 5

- Tổ chức giám định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động sau khi đã được điều trị ổn định; 5

- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn- vệ sinh lao động, công tác huấn luyện, đăng ký, kiểm định.

5

2.5Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phát động phong trào quần chúng thực hiện an toàn- vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường ở cơ sở lao động.

5

Tổng cộng 65

Câu hỏi 28: Anh (chị) hãy trình bày: - Quản lý vệ sinh lao động là gì? Các yếu tố vệ sinh lao động?- Nội dung quản lý vệ sinh lao động theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT?Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1

Quản lý vệ sinh lao động và các yếu tố vệ sinh lao động được quy định tại Điều 2, Chương I, Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp

5

2

Quản lý vệ sinh lao động là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

5

3

Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi; hóa học; vi sinh vật gây bệnh; tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi; và các yếu tố khác trong môi trường lao động.

5

4

Nội dung quản lý vệ sinh lao động được quy định tại Điều 2, Chương I, Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp

5

31

Page 32: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

5 Nội dung quản lý vệ sinh lao động gồm:

5.1 Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo mẫu quy định, bao gồm các nội dung chính sau đây: 5

- Phần I. Tình hình chung của cơ sở lao động, bao gồm các thông tin cơ bản về: Tổ chức, biên chế; quy mô và nhiệm vụ; tóm tắt các quy trình công nghệ đang sử dụng; vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh môi trường lao động; tổ chức y tế của cơ sở lao động; thống kê danh mục máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;

10

- Phần II. Vệ sinh lao động các bộ phận của cơ sở lao động; 5- Phần III. Thống kê các thiết bị bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường lao động; 5

- Phần IV. Đăng ký kiểm tra môi trường lao động định kỳ. 4

5.2Lập kế hoạch về quản lý vệ sinh lao động theo định kỳ hằng năm bao gồm các thông tin về dự kiến thời gian thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động, giải pháp xử lý, phòng ngừa.

6

5.3 Thực hiện việc đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động theo quy định. 4

5.4Đối với các dự án đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở lao động phải thực hiện việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động sức khỏe theo quy định.

6

Tổng cộng 65

Câu 29: Anh (chị) hãy trình bày: Mối quan hệ giữa môi trường lao động và sức khỏe người lao động?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1

Con người và môi trường có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Môi trường càng có nhiều yếu tố bất lợi, con người càng dễ tiếp xúc với yếu tố độc hại. Các yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân hoặc tác động đến sức khỏe.

10

2 Ảnh hưởng của môi trường đối với từng cá thể khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý… 5

3

Sức khỏe người lao động và môi trường lao động cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường lao động bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

10

4

Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo tổng hợp trạng thái của môi trường lao động. Sức khỏe người lao động thường chịu tác động bởi các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động như:

5

- Các yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp xuất, bức xa. Nhiệt, tiến ồn, rung chuyển, điện từ trương…

5

32

Page 33: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

- Các yếu tố hóa học: Khí CO, CO2, SO2, NO2, benzen… 5- Bụi: Silic, bụi amiăng, bụi bông… 5- Các yếu tố sinh học: Vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… 5- Các yếu tố khác như: Lao động thể lực nặng, tư thế lao động, căng thẳng thần kinh giác quan, thời gian lao động nghỉ ngơi… 5

5

Khi người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau như bị ngạt, ngộ độc, bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp… Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất tiếp xúc, nồng độ tiếp xúc, cường độ tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và khả năng đáp ứng của từng cá thể…

10

Tổng cộng 65

Câu 30: Anh (chị) hãy trình bày: Các yếu tố vật lý có nguy cơ phổ biến trong môi trường lao động và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe người lao động?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1Các yếu tố vật lý: Nhiệt độ, tiếng ồn, rung chuyển, điện từ trường có nguy cơ phổ biến trong môi trường lao động và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người lao động.

5

2 Nhiệt độ cao:- Phát sinh từ nơi có nguồn nhiệt lớn như lò cao, lò nấu, lò luyện… 5

- Thường gặp trong các nghề như: Luyện gang thép, lò hơi, lò gạch… 5

- Người lao động khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể bị say nóng, chuột rút, mệt lả… 5

3 Tiếng ồn:- Phát sinh từ máy móc, thiết bị đang hoạt động như máy nghiền, máy xay, máy đóng, máy dập… 5

- Thường gặp trong các nghề sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa ô tô, máy bay, tàu thủy, diệt cơ khí… 5

- Người lao động khi tiếp xúc với tiếng ồn cao có thể bị ảnh hưởng tới thần kinh, tâm lý như đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ… về lâu dài có thể gây giảm sức nghe hoặc bị điếc nghề nghiệp.

5

3 Điện từ trường:- Phát sinh từ dòng điện cao thế, máy phát sóng… 5- Thường gặp trong các nghành điện lực, bưu điện, trạm phát rada quân đội… 5

- Người lao động tiếp xúc với điện từ trường có thể bị suy nhược thần kinh, lở lóe da, có thể gây ung thư não hoặc ung thu máu… 5

33

Page 34: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_CNSH_DP_30.doc · Web viewTT Nội dung Điểm 1 Phòng xét nghiệm lâm sàng là nơi tập trung các nguồn bệnh

4Rung chuyển:- Phát sinh khi sử dụng các thiết bị gây rung như khoan, các máy móc gây rung

5

- Thường gặp trong một số nghề như khoan đá, lái xe… 5- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Gây tổn thương xương và khớp, rối loạn vận mạch, tổn thương cân cơ, thần kinh 5

Tổng cộng 65

34