sƯu tẬp tƯỢng gỐm sÀi gÒn trong trang trÍ kiẾn trÚc vÀ …¯u tẬ… · ngư với...

12
SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ THỜ TỰ ThS. Nguyễn Viết Vinh - Phó Trưởng Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm Nguyễn Quang Huy - Phòng Kiểm kê - Bảo quản Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một bảo tàng khảo cứu địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Bảo tàng đang lưu giữ nhiều bộ sưu tập hiện vật quý hiếm, đa dạng về chủng loại cũng như loại hình. Trong đó, có các bộ sưu tập về gốm và tượng gốm, đặc biệt là bộ sưu tập tượng trang trí và thờ tự của dòng gốm Sài Gòn xưa một thời nức tiếng. Bộ sưu tập tượng gốm là một trong những yếu tố văn hóa truyền thống cơ bản của người Việt và người Hoa ở vùng Chợ Lớn nói riêng và ở cả vùng Nam Bộ nói chung. Bộ sưu tập Tượng gốm là sự kết hợp trong một thể thống nhất giữa thủ pháp truyền thống khắc tròn, phù điêu, đường nét, nghệ thuật trang trí thông qua tượng trên các nóc, mái đình, miếu của người Hoa và Việt. Bộ sưu tập thể hiện sự tinh xảo, cầu kỳ bên cạnh sự đa dạng, linh hoạt từ trong tạo dáng đến nội dung trang trí. Tuy nhiên, do những biến đổi của đời sống xã hội và nạn trộm cắp, các tượng gốm Sài Gòn này đã được Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, bảo quản, trưng bày nhằm lưu giữ lại cho thế hệ mai sau những tác phẩm nghệ thuật của nghề gốm truyền thống xưa nay đã bị mai một. Bài viết này đề cập, giới thiệu thêm đôi nét về một dòng gốm xưa của vùng đất Nam Bộ nói chung và bộ sưu tập gốm Sài Gòn tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng qua đó đánh giá tình hình bảo quản tiểu tượng gốm tại đây và đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhằm quảng bá tới công chúng. 1. Đôi nét về gm Sài Gòn Quá trình phát triển nghề gốm Sài Gòn Có thể nhận thấy ở vùng Sài Gòn, từ đầu thế kỷ XX trở đi, tên các lò gốm như “Đồng Hòa Diêu”, “Bửu Nguyên Diêu”… mới bắt đầu được xuất hiện trên các sản phẩm gốm dùng để xây dựng, trùng tu, trang trí hay thờ cúng ở đình, chùa, miếu, Hội quán v.v… Trước đó, trên các sản phẩm này chỉ có tên của tiệm bán đồ gốm hay tiệm “bách hóa” đặt gốm dâng cúng, như “Nam Hưng Xương Điếm Tố” (tiệm

Upload: others

Post on 25-Jul-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN

TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ THỜ TỰ

ThS. Nguyễn Viết Vinh - Phó Trưởng Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm

Nguyễn Quang Huy - Phòng Kiểm kê - Bảo quản

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một bảo tàng khảo cứu địa phương tại

Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Bảo tàng đang lưu giữ nhiều bộ sưu tập hiện vật

quý hiếm, đa dạng về chủng loại cũng như loại hình. Trong đó, có các bộ sưu tập

về gốm và tượng gốm, đặc biệt là bộ sưu tập tượng trang trí và thờ tự của dòng

gốm Sài Gòn xưa một thời nức tiếng.

Bộ sưu tập tượng gốm là một trong những yếu tố văn hóa truyền thống cơ bản

của người Việt và người Hoa ở vùng Chợ Lớn nói riêng và ở cả vùng Nam Bộ nói

chung. Bộ sưu tập Tượng gốm là sự kết hợp trong một thể thống nhất giữa thủ

pháp truyền thống khắc tròn, phù điêu, đường nét, nghệ thuật trang trí thông qua

tượng trên các nóc, mái đình, miếu của người Hoa và Việt. Bộ sưu tập thể hiện sự

tinh xảo, cầu kỳ bên cạnh sự đa dạng, linh hoạt từ trong tạo dáng đến nội dung

trang trí. Tuy nhiên, do những biến đổi của đời sống xã hội và nạn trộm cắp, các

tượng gốm Sài Gòn này đã được Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, bảo

quản, trưng bày nhằm lưu giữ lại cho thế hệ mai sau những tác phẩm nghệ thuật

của nghề gốm truyền thống xưa nay đã bị mai một.

Bài viết này đề cập, giới thiệu thêm đôi nét về một dòng gốm xưa của vùng

đất Nam Bộ nói chung và bộ sưu tập gốm Sài Gòn tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí

Minh nói riêng qua đó đánh giá tình hình bảo quản tiểu tượng gốm tại đây và đưa

ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhằm quảng bá tới công

chúng.

1. Đôi nét về gốm Sài Gòn

Quá trình phát triển nghề gốm Sài Gòn

Có thể nhận thấy ở vùng Sài Gòn, từ đầu thế kỷ XX trở đi, tên các lò gốm như

“Đồng Hòa Diêu”, “Bửu Nguyên Diêu”… mới bắt đầu được xuất hiện trên các sản

phẩm gốm dùng để xây dựng, trùng tu, trang trí hay thờ cúng ở đình, chùa, miếu,

Hội quán v.v… Trước đó, trên các sản phẩm này chỉ có tên của tiệm bán đồ gốm

hay tiệm “bách hóa” đặt gốm dâng cúng, như “Nam Hưng Xương Điếm Tố” (tiệm

Page 2: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

Nam Hưng Xương tạo), hay “Lương Mỹ Ngọc Điếm Tạo” (tiệm Lương Mỹ Ngọc

tạo), hoặc tên cá nhân như “Thạch Loan Mỹ Ngọc Tạo”1….

Việc tên lò gốm xuất hiện muộn và hiếm gặp trên sản phẩm gốm Sài Gòn

dùng để trang trí, thờ cúng có thể do các nguyên nhân sau:

- Những lò gốm còn để lại tên trên một số sản phẩm, gốm trang trí, thờ cúng

… có thể xuất hiện muộn hoặc bắt đầu sản xuất gốm trang trí, thờ cúng, khoảng từ

cuối thế kỷ XIX, khi nhu cầu về việc xây dựng mới và trùng tu các chùa miếu trở

nên phổ biến hơn, khi mức sống của một bộ phận dân cư ở vùng thị tứ đã trở nên

khá giả hơn.

- Từ đầu thế kỷ XX, gốm trang trí và thờ cúng mới thật sự phổ biến. Mặt khác,

các lò gốm mỹ nghệ ở Biên Hòa với 17 lò gốm và lò gạch đã rất phát triển trong

vài năm và dường như có sự giảm dần “theo một sự thỏa thuận với người Hoa ở

Chợ Lớn, những lò gốm ở Biên Hòa bỏ không sản xuất những mặt hàng gốm gọi là

Cây Mai”. Vì vậy, việc ghi tên lò gốm lên sản phẩm như một sự đánh dấu “bản

quyền” của vùng gốm Sài Gòn mới bắt đầu và trở thành thông lệ.

Một trong những làng nghề gốm của Sài Gòn xưa là gốm Sài Gòn, ngày nay

thuộc địa phận các Quận 11, Quận 6, Quận 8. Trên địa bàn này còn có kênh, rạch

mang tên Lò Gốm và những tên liên quan đến nghề làm gốm như (đường) Lò Siêu,

(đường) Xóm Đất... Dấu tích còn lại là di tích lò gốm cổ Hưng Lợi (Phường 16,

Quận 8) và khu lò gốm Cây Mai (Quận 11).

Sản phẩm gốm Sài Gòn

Sản phẩm gốm Sài Gòn được lưu giữ đến nay khá nhiều: tượng Giám Trai,

đôn, chậu ở chùa Giác Viên (Quận 11); tượng Bồ Đề Đạt Ma, tượng Tiêu Diện Đại

Sĩ ở chùa Phụng Sơn (Quận 11); tượng Chuẩn Đề cỡi công ở chùa Giác Sanh

(Quận 11); tượng Tiêu Diện Đại Sĩ ở chùa Vạn Đức và bình ở chùa Giác Lâm

(quận Tân Bình); quần thể tiểu tượng, lư hương ở đình Minh Hương Gia Thạnh

(Quận 5), tượng Ông Ác, lư hương ở đình Phú Định (Quận 6); lư hương ở đình

Phú Nhuận (quận Phú Nhuận); quần thể tiểu tượng, Nhật thần - Nguyệt thần ở

miếu Thiên Hậu - Tuệ Thành Hội Quán (Quận 5) và quần thể tượng tại chùa Phước

Hải ở điện thờ Kim Hoa Thánh mẫu và 12 bà mụ…. Có thể nói sản phẩm gốm Sài

Gòn, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, không những được sử

1Đặng Văn Thắng, Gốm Sài Gòn, nguồn:http://baotang.hcmussh.edu.vn

Page 3: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

dụng ở vùng Sài Gòn - Gia Định, mà còn được ưa chuộng ở khắp mọi miền đất

nước.

2. Tượng gốm Sài Gòn tại Bảo

tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ sưu tập tượng Gốm Sài Gòn

của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

khá phong phú, bao gồm các tượng

đơn, bộ tượng, là các tượng được bài

trí trong các kiến trúc thờ tự hay trang

trí trên nóc mái của các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt và

người Hoa như đình, chùa, miếu ở Nam Bộ.

2.1. Tượng Trang trí

2.1.1. Tượng Rồng: tượng được dùng để trang trí trên nóc chùa Hội Sơn

(Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh), tượng có niên đại đầu thế

kỷ XX.

Tượng Rồng thường đi một cặp hoặc hai cặp (hai con hoặc bốn con) với chủ

đề “Lưỡng long tranh châu” hay “Lưỡng long triều dương”, rồng biểu trưng cho

nguyên lý dương do đó đồ án này biểu thị cho tam dương, biểu ý câu chúc “tam

dương khai thái” tức là mọi việc đều thông hành, cùng lời chúc “Phú quý bình an”

bằng 4 chữ Hán.

Tượng Rồng dài 120cm, cao 57cm. Đầu rồng ngẩng cao phủ men xanh lưu ly,

miệng há rộng để lộ bốn răng nanh, cặp mắt màu trắng tròn lồi ra ngoài, con ngươi

màu nâu, phía trên là hàng lông mày hình răng cưa với ba cụm lông cong tròn màu

men lam, trán cao màu men trắng, giữa trán nổi một cục u tròn màu lam; cặp sừng

dài, đầu cong tròn, có ba cụm lông hình răng cưa; hai lỗ tai nhỏ màu nâu, có ba

cụm lông xoắn ốc. Dưới lỗ tai là hàng lông bờm với ba cụm lông hình răng cưa,

râu dài màu men nâu ở dưới cằm.

Thân Rồng uốn lượn hình chữ S, phủ men xanh lưu ly, vây lưng lớn, một vây

nhọn cao, xen kẽ một vây tròn, chạy bên trên sống lưng từ đầu đến đuôi, hai bên có

hàng lông xoắn trôn ốc màu men nâu, vảy lớn giống vảy cá, bụng có khoang giống

khoang rắn. Rồng có hai chân sau bốn móng. Trên mỗi khúc uốn của thân có bốn

đám mây màu men lam trắng bao lấy thân. Đuôi cong lên, lông đuôi màu lam, xòe

bảy tia hình ngọn lửa.

Page 4: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

2.1.2. Tượng Cá hóa long: tượng dùng để trang trí trên nóc chùa Hội Sơn

(Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh), tượng có niên đại đầu thế

kỷ XX.

Đề tài “Lý ngư hóa long” người Hoa rất hay sử dụng họa tiết trang trí về cá,

bởi “ngư” (cá) đọc là Yu đồng âm với “dư” (dư thừa, dư dả), do đó hình ảnh của

ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính kiên trì,

bền bỉ. Và cá hóa rồng còn tượng trưng cho người học trò cố công đèn sách, thi đỗ

được bổ làm quan.

Tượng cá hóa long gồm hai tượng cao 62cm, rộng 20cm, có tạo hình giống

nhau.

Phần đầu: phủ men xanh lưu ly, miệng nhe hai răng nanh màu trắng, mép

trên có bốn râu và hai lỗ mũi, cặp mắt lồi màu trắng, hai con ngươi màu nâu nổi rõ

hình u tròn, trên mỗi mắt có ba vây màu lam, trên trán có một cục tròn màu lam.

Phía sau là cặp sừng màu trắng (một tượng đã bị gãy mất sừng bên trái) và bốn

cụm lông hình răng cưa, lỗ tai nhỏ màu nâu, mỗi bên có ba lông xoắn ốc. Dưới

sừng có một cụm vây xòe ra năm tia như cánh quạt màu lam, sau hết là hai vây bơi

màu lam

Phần thân: phủ men xanh lưu ly, trên lưng có ba vây nhọn màu lam, vây lớn

như vây cá, gần đuôi có hai vây bơi màu lam, dưới bụng có một vây lái màu nâu,

trên sống lưng có sáu lông hình xoắn ốc.

Phần đuôi: màu vàng nâu, xòe bốn nhánh, mỗi bên có năm đường gân

2.1.3. Tượng chim Phụng

Đề tài “Loan - phụng hàm thơ”, chim Phụng,

một trong tứ linh của văn hóa cổ điển Trung Hoa,

được tôn làm “bách điểu chi vương” vì mang đầy

đủ đặc tính vốn có của loài chim lẫn các đặc tính

siêu phàm của trí tưởng tượng con người. Giống

như rồng, chim Phụng là hình tượng tổng hợp

nhiều yếu tố đẹp đẽ ưu việt của nhiều loại động vật

có thật thuộc họ chim, là sứ giả mang tin may mắn,

là biểu tượng của sắc đẹp, của hạnh phúc và mang

ý nghĩa nêu cao tinh thần hiếu học.

Page 5: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

Tượng Chim Phụng gồm một cặp có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX; tượng cao 81cm, có tạo hình tương đối giống nhau.

Chim phụng được thể hiện tư thế đang đứng trên mõm đá, một chân thẳng,

một chân co, toàn thân phủ men xanh đồng, chim quay mặt về phía sau (một tượng

đầu quay về phía đuôi theo hướng trái, một tượng quay theo hướng phải), đầu và

cổ có màu men trắng rạn, mắt mở to, cổ cao, lông đầu được thể hiện nổi rõ từng sợi

ôm sát thân cổ. Phượng có mỏ dài, miệng ngậm dây cuốn thư, đôi cánh ngắn dang

rộng, có màu men ngũ sắc, cánh phải cao hơn trái, có một chiếc đuôi lông dạng

giống đuôi công, màu xanh dương. Mõm đá có màu men trắng, trên có đắp nổi hai

cành hoa mẫu đơn (một bông hoa có cánh màu vàng, nhụy xanh và một bông hoa

có cánh màu xanh, nhụy vàng), có năm chiếc lá phủ men xanh đồng, cành hoa màu

nâu. Mõm đá có hai lỗ tròn nhỏ được khoét dùng để thoát hơi trong kỹ thuật nung

gốm làm cho đế không bị méo.

2.1.4. Tượng Lân

Lân là linh vật báo hiệu điềm lành, là

biểu tượng của sự thông thái, trường thọ, sự

cao quý và của niềm hạnh phúc lớn lao. Lân

cũng là biểu tượng của lòng nhân từ và sự

trung thành. Người Trung Quốc cho rằng Lân

xuất hiện báo hiệu những điềm tốt lành như sự

ra đời của một minh quân, chân chúa hay hiền

triết. Trong không gian kiến trúc của người Việt, có khi Lân được bài trí thành

từng cặp, Lân được bài trí ở nóc điện thờ, đền miếu, mặt hướng ra bên ngoài, biểu

tượng cho sự tôn nghiêm, kính cẩn.

Tượng Lân gồm hai tượng cao 54cm,

dài 52cm. Tượng ở tư thế quỳ hai chân

sau, một tượng đầu quay sang trái, một

tượng đầu quay sang phải, trán có sừng,

mắt lồi, hai tai vểnh, miệng ngậm dây nơ

có kết hoa thị ở hai đầu. Trên mình Lân

phủ hai lớp lông dài, đầu lông xoắn ống.

Hai chân trước có tư thế khác nhau, một chân đứng thẳng, chân còn lại đạp lên quả

cầu (tượng bên trái) và Lân con (tượng bên phải). Tượng có niên đại cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX

Page 6: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

2.1.5. Bộ tượng Ông Nhật - Bà Nguyệt “Ông Tơ - Bà Nguyệt”

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ông Tơ - Bà Nguyệt là hai vị thần cai

quản chuyện tình yêu đôi lứa theo văn hóa Việt Nam. Theo người Trung Hoa, thì

chỉ có một vị thần cai quản tình yêu là Nguyệt Lão.

Người ta cho rằng vị thần này xuất hiện từ tích sau: Đời nhà Đường, có một

người Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng.

Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng

những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao

gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở

trong tay một người đàn bà chột mắt, đem rau ra bán ở chợ, mà bảo đó là vợ Vi Cố.

Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau,

quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Hai chữ “Ông Tơ” và “Bà Nguyệt” cũng bởi

tích ấy mà ra2.

Đề tài “Nhật Nguyệt”, lý giải hình tượng này, có ý kiến cho rằng hai pho

tượng này là biểu tượng của yếu tố âm (Nguyệt) và yếu tố dương (Nhật), nơi nào

có âm dương tương hội là nơi có phong thủy tốt, vượng khí sẽ sinh sôi, phát triển

và được thịnh vượng. Cũng còn một lý giải khác, là hình ảnh mang tính ẩn dụ, chữ

nhật (日) và chữ nguyệt (月) viết theo chữ Hán hợp lại thành chữ Minh (明), để

chỉ đây là nơi thờ tự của con cháu triều đại nhà Minh, là người Minh Hương

(明鄕)

Bộ tượng Nhật Nguyệt được phủ men nhiều màu, có niên đại khoảng thế kỷ

XIX, là đề tài khá quen thuộc của dòng gốm Sài Gòn. Hầu hết trên bờ nóc của

miếu của người Hoa đều có tượng “Ông

Nhật”, “Bà Nguyệt” ở hai hướng Đông - Tây,

vừa để trang trí, vừa để tượng tưng cho hai

yếu tố “âm” và “dương”. Âm - dương hòa hợp

sẽ sinh ra muôn loài, biểu hiện sự thịnh vượng

của vạn vật. Theo thống kê của nhà nghiên

cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc

thì ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, riêng

tượng Nhật - Nguyệt cổ còn hơn hai mươi

kiểu dáng khác nhau và có rất ít bộ tượng có đặc điểm giống nhau về cơ bản.

2https://vi.wikipedia.org/wiki

Page 7: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

Tượng Ông Nhật cao 62cm, tượng được tạc với tư thế đang đứng, đầu đội

mũ, có dây tua dài xuống vai (màu xanh dương, vàng, xanh lá cây), giữa mũ có gắn

nổi giả hạt ngọc, bộ râu dài nổi rõ bốn sợi màu trắng, khuôn mặt quắc thước, để

trần màu gốm mộc. Mắt nhỏ, mắt và chân mày vẽ màu nâu, mũi cao, miệng nhỏ,

hai dái tai dài. Mình mặc áo trắng dài tay, quần dài màu trắng, phủ bên ngoài là áo

choàng màu xanh dương, không nút cài, để hở ngực, có một khăn choàng màu nâu

dài từ trước ra phía sau lưng. Tay trái tượng cầm một hình tròn màu nâu (tượng

trưng cho mặt trời), tay phải vịn áo dài phía sau, chân trái chống thẳng, chân phải

co lên như tư thế đang múa, chân mang giày màu nâu.

Tượng Bà Nguyệt: Tượng được tạc với tư thế đang đứng, tóc được búi gọn

gàng, phía sau buông dài xuống gáy, tóc màu nâu, phía trước cài hoa, có đính giả

hạt ngọc, cài trâm có đính hoa màu xanh trắng, có bím tóc giả. Khuôn mặt trái

xoan, miệng mỉm cười, không phủ men đề màu gốm mộc. Đôi mắt nhỏ, mũi cao,

miệng nhỏ, chân mày cong, dái tai đeo hoa tai màu xanh dương, trắng (mất một

bên hoa tai). Mình mặc áo dài tay màu xanh đồng, giữa có hàng nút cài (năm nút

tròn màu nâu), quần trắng dài. Bên ngoài khoác áo màu vàng, không có ống tay, xẻ

tà, hai bên có đường viền màu xanh dương, chiều dài của áo qua đầu gối. Ngang

ngực thắt nơ màu nâu, không cài khuy. Phía trước áo khoác đắp nổi bốn ô tròn màu

trắng viền xanh, bên trong có đường vạch ngắn (âm) vạch dài (dương), màu xanh

dương. Tay phải cầm hình tròn màu trắng (tượng trưng cho mặt trăng) có kết sợi

dây nơ màu vàng phủ dài xuống tới áo, đầu dây nơ có hai chấm tròn màu xanh

dương, tay trái chống ngang hông.

2.2. Tượng Thờ

2.2.1. Bộ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Nam Tào - Bắc Đẩu

Ngọc Hoàng Thượng Đế là chúa tể thượng giới,

là đấng sáng tạo ba cõi: thượng, trung và hạ giới, là vị

thần linh cao nhất trong đạo thờ Tiên của Đạo giáo

Trung Hoa.

Nam Tào, Bắc Đẩu là hai vị thần lúc nào cũng

chầu hầu bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, họ ghi lại

thiên mệnh của mỗi người từ lúc sinh ra đến lúc chết,

quy định số nghèo sang, lành dữ, sau khi chết phải đầu

thai kiếp gì. Nam Tào ghi sổ sinh đứng bên trái, Bắc

Đẩu ghi sổ tử đứng bên phải Ngọc Hoàng. Bộ tượng có niên đại cuối thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX.

Page 8: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

Tượng Ngọc Hoàng cao 52cm được phủ men ngà chủ đạo kết hợp với chút ít

men xanh lam đặc trưng của gốm Sài Gòn. Tượng Ngọc Hoàng đầu đội mão xung

thiên (hay triều thiên - có hai cánh nhỏ hướng lên trên), mặc áo bào cổ tròn, cân

đai, vạt áo xéo sang bên phải, tay áo để nải xuống, cổ và vai áo phủ men xanh lam,

mặt trước áo đắp nổi nhánh hoa trong khung chữ nhật, phía dưới đắp nổi tua áo

men xanh lưu ly, khuôn mặt hiền từ. Tượng ngồi theo thế ngồi ngai “thiết triều”,

hai tay đưa ra trước cầm lệnh tiễn (lệnh tiễn đã gãy chỉ còn lại phần cán). Tượng

ngồi trên ngai vàng kiểu ghế triều phong, đầu đai ghế vo tròn và cong lên, phần đế

của ngai là khối hộp vuông, mặt sau không tráng men, những chỗ còn lại tráng men

nâu.

Tượng Nam Tào cao 28cm. Tượng được tạc trong tư thế đang đứng chầu, đầu

đội mão triều thiên tráng men vàng lưu ly, áo dài, cân đai, chân đi hài, tay trái cầm

cuốn thư (sổ sinh), tay phải để trên đai, khuôn mặt tạo tác hiền từ, tinh anh; râu dài,

tráng men nâu; cổ áo, phần xẻ tà vạt hông áo, vạt tay trái phủ men xanh tím, thân

áo men xanh lưu ly, tấm áo trước và sau tạo hình chữ nhật phủ men vàng lưu ly,

đai áo đắp nổi, mặt đính ngọc phủ men nâu.

Tượng Bắc Đẩu cao 28cm. Tượng được tạc trong tư thế đang đứng chầu, đầu

đội mão triều thiên tráng men vàng lưu ly, áo dài, cân đai, chân đi hài, tay phải để

trên đai, tay trái đưa ra phía trước (có lẽ cầm cuốn thư - sổ tử, nhưng nay đã mất).

Khuôn mặt tạo tác hiền từ, tinh anh, râu dài tráng men nâu. Cổ áo, phần xẻ tà vạt

hông áo, vạt tay áo bên phải phủ men xanh tím, thân áo men trắng, tấm áo trước

vào sau tạo hình chữ nhật phủ men vàng lưu ly. Đai áo đắp nổi, mặt đính ngọc phủ

men nâu.

Các tượng được đặt trên đế hình khối hộp vuông 10cm x 10cm, trong rỗng,

phủ men xanh lưu ly ở bốn cạnh và vàng lưu ly ở mặt trên, đáy để mộc.

2.2.2. Tượng Thổ Địa (Ông Địa)

Tục thờ Thổ Địa (cách gọi dân dã là Ông Địa) là

một trong những tín ngưỡng thờ thần Đất điển hình và

phổ biến hầu như rộng khắp ở các địa phương Nam

Bộ. Ngoài thần Thành Hoàng và Thổ Thần, Thổ Địa là

vị thần được được thờ cúng phổ biến hơn cả trong các

vị thần Đất. Thổ Địa được thờ cúng rộng rãi trong đại

đa số gia đình người Việt ở Nam Bộ. Trong tín

ngưỡng dân gian, Thổ Địa được xem như một vị phúc

Page 9: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

thần, không chỉ bảo vệ đất đai ruộng vườn mà còn mang phúc lộc, dẫn lối thần Tài

đến cho gia chủ, do vậy Thổ Địa và Thần Tài luôn được thờ chung trong một bàn

thờ.

Trong văn hóa của người Hoa, Thần Thổ Địa (có thể là Thần Tài) ở một số

nơi thường được gọi với cái tên là Phước Đức Chánh Thần, thuộc tín ngưỡng của

cư dân nông thôn, theo ngũ hành thì thổ sinh kim nên Thổ Địa được đồng nhất với

Thần Tài. Thần Thổ Địa - Thần Tài“Phước Đức Chánh Thần” còn được coi là vị

thần cai quản xã thôn, tương đương với Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh của người

Việt, do vậy Thần Thổ Địa của người Hoa được thờ theo cộng đồng hoặc thờ cúng

trong mỗi gia đình như người Việt.

Về hình tượng, Ông Địa của người Việt là một vị thần hả hê, bình dân - đó

một người đàn ông trung niên, tướng to béo, đầu hói hoặc trọc, bụng bự, vú to, đôi

lông mày cong,… mặc áo không cài nút, mặt phúc hậu, miệng cười, đầu chít khăn

xéo. Hình tượng này khác với hình tượng Thổ Địa của người Hoa - một ông lão

với bộ râu trắng, dài.

Tượng Ông Địa tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, cao 11cm, được tạc

với tư thế ngồi, đầu cuốn khăn phủ men nâu, khuôn mặt tròn, đang nhìn thẳng, mắt

to, mũi cao, miệng cười. Mình khoác áo thụng phủ men xanh lục, để hở ngực và

bụng. Hai tay đưa lên phía trước, bàn tay co lại nên ngón cái và ngón trỏ chạm

nhau. Quần phủ men trắng, có thắt dây lưng men nâu, chân phải co lên trước, chân

trái co ngang đặt trước bụng, chân mang hài phủ men đen. Tượng bị tróc men

nhiều. Tượng có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

2.2.3. Tượng Di Lặc

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Phật sẽ xuất

hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy

Phật pháp, giáo hóa chúng sinh và chứng ngộ thành Phật.

Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích

Ca Mâu Ni. Phật Di Lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong

kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000

năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm trái

đất, khi Phật pháp đã hoàn toàn bị người đời lãng quên.

Tượng cao 15,5cm. Tượng thể hiện tư thế đang ngồi theo kiểu vương giả, đầu

trọc, khuôn mặt tròn, mắt nhìn thẳng, miệng mỉm cười, tai lớn, trái tai dài. Mình

khoác áo rộng để hở cả phần vai, ngực, bụng (vú to, bụng tròn bự), áo xanh lá cây

Page 10: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

viền nâu, quần xanh dương, chân trái chống, tay trái cầm sâu chuỗi màu đỏ đặt trên

gối trái, chân phải vắt ngang trước bụng, lòng bàn chân ngửa, tay phải đặt trên đùi

phải, nắm miệng túi vải màu đỏ, đế không phủ men để lộ xương gốm màu vàng

nhạt. Tượng có niên đại đầu thế kỷ XX.

2.2.4. Tượng Kim Cương (Hộ pháp)

Theo Phật giáo thì Hộ pháp là những vị thần có uy lực và quyền năng to lớn,

có nhiệm vụ hộ trì Tam bảo (tức là Phật, Pháp và Tăng), được xem là một kiếp hóa

thân của Bồ tát Quán Thế Âm - là đấng bảo vệ người tu hành trước những hiểm

nguy và ảnh hưởng xấu liên quan đến chuyện tu học.

Tượng Kim Cương (Hộ pháp) cao 108cm, rộng 47cm,

tượng được tạo tác với tư thế đứng thẳng, mặt vuông nhìn

thẳng, mày rậm, mắt to, mũi và miệng nhỏ, trái tai to và dài,

đầu đội mão hình lưỡng long chầu nhật, phía sau có tấm vải

phủ qua gáy. Thân mặc áo giáp màu xám trắng, thắt dây chéo

trước ngực với men xanh đậm, cổ áo cao đeo yếm cách điệu

hình hoa cúc men xanh lá, đeo dây đai mặt hổ phù, trên vai có

hai dây thần thông màu men nâu đen dài xuống tận chân, hai

giáp vai cánh tay có biểu tượng hổ phù hàm hoa cúc, dây lá

như ý, viền mây, tay phải đang cầm cây giản (đã mất), tay trái

chống eo, chân mang hài với men nâu mũi bầu tròn, dạng

chiếc thuyền.Tượng đứng trên bục hình lục giác, hai bên bục có khoét lỗ rỗng hình

chữ nhật, có một cạnh đắp nổi ghi minh văn bằng năm chữ Hán, dịch nghĩa: “Đề

Ngạn Bửu Nguyên tạo” thuộc lò Bửu Nguyên, giữa bục chạm nổi hình rồng đang

há miệng (ngậm lưỡi cây giản đã mất). Tượng có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX.

2.2.5. Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ

Tiêu Diện Đại Sĩ (còn được gọi là Ông Ác) là hóa thân

của Bồ Tát Quán Thế Âm, để chuyên hàng phục quỷ yêu và cứu

độ chúng sinh.

Tượng cao 109 cm, rộng 47cm được tạc với tư thế đứng

trên bục hình chiếc lá. Hình dáng tượng quái dị: Đầu trọc, trên

đó có khối u và ba sừng mọc lên, trán vồ, mày xếch, mắt lòi

trợn, mũi lân, gò má cao, lưỡi cách điệu hình ngọn lửa dài xuống

tới ngực, tai to và dài, phía sau lỗ tai lớn hình chiếc lá. Thân mặc

Page 11: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

áo giáp phủ men vàng nâu, thắt dây chéo trước ngực hình hoa cúc màu men trắng,

trên vai có hai dây thần thông dài xuống chân, áo giáp có dây đai mặt hổ phù, tay

phải nắm lại, tay trái đưa ra phía trước, ngón trỏ chỉ thẳng lên; chân mang hài dạng

chiếc thuyền, mũi hài cách điệu hình đầu lân màu men xanh. Tượng có niên đại

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

2.3. Nét đặc trưng bộ sưu tập tượng gốm Sài Gòn

Về chất liệu: Nguyên liệu để tạo thành tượng là đất sét, được nung và phủ

men, gọi chung là gốm men. Gốm men có đặc điểm nổi trội là biểu thị tính tinh

khiết của tự nhiên, có thể trường tồn với thời gian, bền màu, có độ sáng dưới ánh

mặt trời... sự tồn tại qua hàng thập kỷ cho đến hôm nay đã chứng mình sự sáng

suốt trong chọn lựa chất liệu của tiền nhân.

Về màu men: Màu men trên các tượng được thể hiện khá công phu và tỉ mỉ

với bảng màu phong phú như: xanh lưu ly, xanh lam, trắng, vàng, nâu, đen... trong

đó người nghệ nhân chỉ sử dụng duy nhất màu xanh lưu ly và xanh lam làm nền,

đây là màu men chủ đạo và đặc trưng của gốm Sài Gòn. Kỹ thuật tô màu này đã

tạo cho màu men của tượng và quần thể tiểu tượng không trở nên đơn điệu mà có

vẻ biến chuyển của đa dạng màu sắc, đó là kỹ thuật tô màu chồng lên màu nền, đó

chính là nét độc đáo của gốm Sài Gòn.

Về nghệ thuật tạo hình: Mỗi tượng trong bộ sưu tập là một tác phẩm nghệ

thuật thể hiện sự sáng tạo và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Tượng được tạo tác

chắc chắn, khá chuẩn về kích thước hình thể, kỹ năng khắc họa tâm lý nhân vật từ

nét mặt vui tươi, dí dỏm, yểu điệu đến hùng dũng, nghiêm trang, có khi là hung

dữ… được thể hiện rõ nét trên tượng. Nét mặt và trang phục tượng thể hiện được

phong cách và thân phận của từng nhân vật.

Kết luận

Bộ sưu tập tượng gốm tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ sưu tập

lớn đa dạng phong phú, bộ sưu tập có những yếu tố văn hóa truyền thống cơ bản

của người Việt và người Hoa ở vùng Chợ Lớn nói riêng và ở cả vùng Nam Bộ nói

chung. Bộ sưu tập Tượng gốm là sự kết hợp trong một thể thống nhất với nghệ

thuật trang trí thông qua tượng trên các nóc, mái đình, miếu của người Hoa và

Việt. Bộ sưu tập là một sự tinh xảo, cầu kỳ bên cạnh sự đa dạng, linh hoạt từ trong

tạo dáng đến nội dung trang trí.

Việc tìm hiểu về bộ sưu tập gốm Sài Gòn về tượng thờ cũng như các phối tự

quần thể, đồ trang trí ở đình, chùa giúp Bảo tàng phần nào tìm hiểu được về nguồn

Page 12: SƯU TẬP TƯỢNG GỐM SÀI GÒN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC VÀ …¯U TẬ… · ngư với mong ước mọi chuyện đều suôn sẻ, giàu có, may mắn, đề cao tính

gốc xuất xứ cũng như nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm, phạm vi phân bố,

chức năng và ý nghĩa của sản phẩm gốm Sài Gòn. Qua đó, giới thiệu thêm về một

dòng gốm xưa của vùng đất Nam Bộ nói chung và bộ sưu tập gốm Sài Gòn tại Bảo

tàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như đánh giá tình hình bảo quản

tượng gốm tại đây và đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

nhằm quảng bá tới công chúng.

Hiện vật gốm Sài Gòn rất phong phú, đa dạng và có truyền thống lâu đời, có

đặc trưng riêng biệt nhưng việc nghiên cứu về gốm Sài Gòn chỉ mới được đặt ra

trong thời gian gần đây và vì thế, thành tựu đạt được chưa đáng là bao. Việc tìm

hiểu về nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm, phạm vi phân bố, chức năng và ý

nghĩa của sản phẩm gốm Sài Gòn đối với người sản xuất cũng như người sử dụng

cũng mới chỉ là bước đầu. Và như vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm về gốm Sài

Gòn và từ gốm Sài Gòn để đưa các hiện vật, bộ sưu tập này tới công chúng tại bảo

tàng một cách trọn vẹn nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Khánh Chương, Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, NXB Mỹ thuật,

2001.

2. Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc, Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa, NXB

Trẻ, 2007.

3. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Anh Kiệt, Hồ Hoàng Tuấn, Gốm Sài Gòn,

NXB Trẻ, 2015.

4. Bùi Văn Vượng, Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam – Nghề gốm cổ truyền

Việt Nam, NXB Thanh niên.

5. Nguyễn Thị Hậu, Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa, Bài nghiên cứu khoa học trên

website của trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng, Đại học Khoa học, Xã hội

và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Đặng Văn Thắng, Gốm Sài Gòn, Bài nghiên cứu khoa học trên website của

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hồ sơ hiện vật của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.