sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

21
Trường Đại học Đồng Nai ------ L

Upload: binh-hoang

Post on 08-Apr-2017

3.070 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

Trường Đại học Đồng Nai------

LÝ LUẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Page 2: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

Câu 1: Việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan khi dạy thể loại văn miêu tả của

môn Tập làm văn lớp 4. Anh (chị) nêu phương án cùng ví dụ cụ thể cho biết lí do chọn

phương án ấy?

- Phương pháp dạy học trực quan bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp

trình bày trực quan. Hai phương pháp này có mối liên hệ với nhau, cụ thể là khi

trình bày trực quan, học sinh tiến hành quan sát chúng một cách có khoa học dưới

vai trò chủ đạo của giáo viên.

- Phương pháp này giúp nâng cao hiệu quả dạy học nhờ có những biểu tượng rõ

ràng. Rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học. Phát triển tư duy

trực quan, hình tượng trí nhớ.

- Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng

đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp:

Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá,

tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan

sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể

tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau,

từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả.

Ở tuổi Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của

một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp

xếp theo một trình tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu

thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.

- Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm

xúc, tạo nên cái "hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn

nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc

động và luôn hướng tới cái thiện.

Page 3: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

- Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu

tiên của thể loại bài này.

Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng

nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao

chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả

của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả

thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người. Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái

riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật". Văn miêu tả

không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của ngườu viết

nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một cách tùy ý.

Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh

tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi.

- Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử

dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây

là một trong những miêu tả trong sinh học, địa lý… và các thể loại văn khác.

- Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi

và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ

gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của

các em sẽ tốt hơn.

- Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp

và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.

- Muốn một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong

phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp. Chính vì vậy giáo

viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả

trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói chuyện trong các tiết sinh

hoạt. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một

Page 4: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn

có thể sử dụng một cách dễ dàng.

- Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học

sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so

sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những

từ biểu lộ tình cảm.

Việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan khi dạy thể loại văn miêu tả của

môn Tập làm văn lớp 4 có rất nhiều hiệu quả.

Ví dụ : Đề bài: Hãy tả chiếc cặp sách của em.

Thể loại : Văn mô tả lớp 4.

Phương án dạy học : Cho học sinh quan sát một cách từ gần đến xa, quan

sát các dấu hiệu đặc trưng bản chất, các dấu hiệu chính xen kẽ các dấu

hiệu phụ dưới sự định hướng của giáo viên. Sau đó căn cứ vào dàn bài

chung của thể loại văn miêu tả, các em tái hiện lại những điều đã quan

sát để tiến hành làm bài.

Dàn ý chung:

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Nó có vào thời gian nào? ...)

2. Thân bài:

a. Tả bao quát: Hình dáng, kích thước, màu sắc...

b. Tả chi tiết: Tả các bộ phận của đồ vật...

c. Tả công dụng của đồ vật.

d. Hoạt động hoặc kỷ niệm của em với đồ vật đó.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật.

Page 5: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

Lí do chọn:

Đây là phương pháp dạy học trực quan phù hợp nhất với học sinh Tiểu học. Vì nó

mang tính khoa học, giúp học sinh thể hiện khả năng sáng tạo của các em, giúp các

em biết quan sát và làm bài một cách có logic, trình tự.

Người giáo viên không nên hướng dẫn cho học sinh một đề cương chi tiết thuộc

nội dung bài làm, sau đó trực tiếp đưa cho học sinh cái cặp để cho học sinh tiến

hành quan sát theo đề cương chi tiết đã được học; cuối cùng sau khi quan sát

xong các em tiến hành bài tập làm văn. Vì theo phương án này, người giáo viên

vô tình đã áp đặt một đề cương để theo đó học sinh tiến hành quan sát. Như vậy,

việc quan sát của học sinh không còn mang tính khoa học nữa và mất đi khả năng

sáng tạo nơi các em. Dự đoán bài làm của các em hầu như sẽ giống nhau, không

còn thể hiện những dấu hiệu đặc trưng của mỗi em.

Người giáo viên cũng không được: không hướng dẫn đề cương chi tiết trước cho

học sinh mà đưa thẳng cái cặp cho học sinh quan sát. Giáo viên để hoc sinh tự

tiến hành quan sát rồi sau đó tự làm bài Tập làm văn với đề bài trên.Vì theo

phương án này, các em sẽ không biết cách thức tiến hành quan sát như thế nào, vì

không có sự chỉ đạo của giáo viên. Điều này cũng vi phạm cách thức tiến hành

dạy học trực quan. Dự đoán các em sẽ không theo một trình tự logic nào và bài

làm thậm chí còn lạc đề hoặc không nêu đủ nội dung yêu cầu.

Để làm 1 bài văn hay, đạt chất lượng, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết cách nhìn nhận sự vật, sự việc xung quanh. Để nhìn được sự vật thông qua đôi mắt của học sinh cần có sự hướng dẫn từ người thầy.

Ví dụ: Muốn miêu tả 1 cái cây, giáo viên hướng dẫn quan sát cây từ xa, toàn bộ cái cây tiếp đến quan sát từng bộ phận của cậy và rút ra nhận xét ban đầu về cái cây.

Nội dung dạy học phải mới, phải thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh không cảm thấy nhàm chán.

Cần sử dụng các hình ảnh minh họa, màu sắc phù hợp sẽ có tác dụng trong việc kích thích hứng thú của học sinh.

Page 6: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

Sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, tập thể tham quan vườn trường phòng thực hành…

Ví dụ: Khi có 1 bài miêu tả về 1 loài cây hay 1 loài hoa, giáo viên cho các em quan sát 1 loài hoa hay loài cây nào đó trong vườn trường để các em có cái nhìn thực tế hơn.

Phương án dạy học trên là hợp lí vì nó khắc phục được những nhược điểm

của phương án trên.

Câu 2: Phân tích kế hoạch dạy học, chương trình và sách giáo khoa của môn học ở Tiểu học. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá và nêu lên những kiến nghị.

Kế hoạch dạy học và chương trình dạy học, sách giáo khoa (SGK) ở Tiểu học do Nhà nước ban hành và quy định. Nó được thống nhất và thực hiện chung trong cả nước.

a . Phân phối thời gian.

Cấp Tiểu học có 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5), mỗi năm có 35 tuần lễ, mỗi tuần lễ có 5 ngày học. Dạy học các môn học bắt buộc trong mỗi ngày học kéo dài không quá 4 giờ (tức 240 phút) và chia thành các tiết học, học sinh nghỉ 10 phút. Mỗi buổi học có 25 phút nghỉ, vui chơi và tập thể dục. Những địa phương có trường học 10 buổi/tuần (2 buổi /ngày), các em được học khoảng 4 tiết/sáng, và 3 tiết/chiều (35 phút/tiết học).

b . Kế hoạch giáo dục.

Các tường Tiểu học dạy học 5 buổi mỗi tuần lễ (tức 1 buổi/ ngày) hoặc dạy học nhiều hơn 5 buổi mỗi tuần lễ (tức có những ngày học cả ngày hay 2 buổi/ngày) đều thực hiện kế hoạch day học tối thiểu như sau:

Môn học và hoạt động giáo dục Lớp 1 Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tiếng Việt 10 9 8 8 8Toán 4 5 5 5 5

Đạo đức 1 1 1 1 1

Page 7: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

Tự nhiên và Xã hội 1 1 2Khoa học 2 2

Lịch sử và Địa lí 2 2Âm nhạc 1 1 1 1 1Mĩ thuật 1 1 1 1 1Thủ công 1 1 1 1 1Kĩ thuật 1 1Thể dục 1 2 2 2 2

Giáo dục tập thể 2 2 2 2 2Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/thángTự chọn ( không bắt buộc) * * * * *

Tổng số tiết/tuần 22 23 23 25 25

c. Hướng dẫn thực hiện

- Ở mỗi lớp, mỗi tuần có ít nhất hai tiết hoạt động tập thể dành cho Sinh hoạt lớp, Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên và sinh hoạt trường.

- Dấu (*) chỉ thời lượng của các nội dung tự chọn và môn học tự chọn (chủ yếu là môn Anh văn và Tin học) bắt đầu từ lớp 3.

- Sẽ có hướng dẫn cụ thể quy định riêng cho các trường Tiểu học dạy bằng tiếng dân tộc và tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt, và cho các trường, các lớp tiểu học có khó khăn đặc biệt khác, cho các trường Tiểu học dạy học cả ngày (hoặc 2 buổi/ngày).

- Căn cứ vào kế hoạch dạy học nêu trên và chương trình cụ thể của các môn học, mỗi trường Tiểu học tự lập kế hoạch dạy học hàng tuần theo đặc điểm của nhà trường và của địa phương sao cho: Đảm bảo dạy đủ số môn học và hoạt động bắt buộc và đủ thời gian tối

thiểu nêu trong kế hoạch dạy học. Các hoạt động dạy học ở các lớp 1, 2, 3 chủ yếu thực hiện ở nhà trường,

hạn chế học và làm bài tập ở nhà. Chủ động lựa chọn, cập nhật nội dung dạy học, đưa các nội dung giáo dục

địa phương theo quy định của chương trình từng môn học. Phân phối thời lượng dạy học các môn học bắt buộc, các nội dung dạy học

(hoặc hoạt động giáo dục) tự chọn theo đặc điểm nhận thức và sức khoẻ

Page 8: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

của học sinh ở những lớp, những trường có điều kiện dạy học cả ngày, phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các định hướng như sau: Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xết của giáo viên đối với các môn

học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Đánh giá chỉ bằng nhận xét của giáo viên đối với các môn học và hoạt

động giáo dục khác. Cải tiến cách ra đề kiểm tra để đánh giá toàn diện, công bằng, giúp học

sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời và có khả năng phân loại cao.- Thời lượng và thời điểm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ giữa kỳ và cuối kỳ … theo

quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d. Chương trình các môn học ở Tiểu học:

- Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 gồm các môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục.

- Giai đoạn các lớp 4, 5 gồm 9 môn học: Tiếng Việt, toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.

Đối với các trường, lớp đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giáo viên, về cơ cở vật chất và thiết bị và được sự thoả thuận của gia đình học sinh có thể tổ chức dạy học Tiếng nước ngoài và Tin học, tổ chức bồi dưỡng năng lực học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình dạy học tự chọn (không bắt buộc ) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

SGK và các tài liệu có liên quan được cung cấp đủ cho học sinh. Các cuốn sách này được chia theo các chương, các bài mục, các tiểu mục và được xây dựng theo lí thuyết hệ thống. Ngoài môn Toán, do đặc thù riêng của môn học và tính logic của nó chặt chẽ, được xây dựng theo quan điểm đồng tâm. Các môn học còn lại được xây dựng theo các chủ điểm và các chủ đề là chủ yếu… (Tiếng Việt, Đạo đức,..). Bên cạnh đó, giáo viên được cung cấp thêm các tài liệu tham khảo cũng như sách chuyên môn, hướng dẫn giảng dạy.- Theo dự kiến của Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và

Đào tạo từ nay đến năm 2020, Tiếng Anh là môn học bắt buộc cho học sinh từ lớp 3.

Page 9: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

Phân tích kế hoạch dạy học, chương trình và sách giáo khoa của môn học Tự nhiên xã hội:

Mục tiêu chương trình: Về kiến thức: Giúp học sinh lĩnh hội một số tri thức ban đầu và thiết thực về:

Một số sự vật, hiện tượng tự nhiên tiêu biểu trong môi trường sống và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên (giới vô sinh: đất, nước,…; giới hữu sinh: thực vật, động vật và con người) trong đời sống và sản xuất.

Về kĩ năng: Hình thành ở học sinh những kỹ năng:- Quan sát, mô tả, thực hành, thí nghiệm, thảo luận …- Phân tích, so sánh, đánh giá một số mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng

trong cuộc sống tự nhiên và xã hội.- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Về thái độ: - Khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.- Hình thành thái độ quan tâm tới bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường

sống1. Nội dung chương trình: - Giai đoạn 1(lớp 1, 2, 3) có các chủ để: Con người và sức khoẻ; Xã hội và Tự

nhiên- Giai đoạn 2 (lớp 4, 5) có các chủ đề: Con người và sức khoẻ; Vật chất và

năng lượng; Thực vật và động vật; Môi trường và tài nguyên thiên nhiên2. Đặc điểm chung a) Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp- Các chương trình xem xét Tự nhiên – Con người – Xã hội trong một thể

thống nhất, có quan hệ và tác động qua lại.- Kiến thức trong chương trình là tổng hợp của nhiều ngành như: Sinh học,

Vật lí, Hoá học, Y học ..- Chương trình có cấu trúc phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu

họcb) Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển dần qua các lớp- Cấu trúc đồng tâm của chương trình thể hiện: chủ đề chính được lặp lại

trong mỗi lớp của cấp học và được phát triển hơn. Các kiến thức trong mỗi chủ đề được nâng cao dần, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần đến xa, từ dễ đến

Page 10: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

khó, tăng dần độ khái quát phức tạp, tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức

c) Chương trình chú ý đến vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong việc tham gia xây dựng bài học.

I. Chương trình và SGK lớp 1, 2, 31. Quan điểm xây dưng chương trình: a) Dựa vào quan điểm hệ thống:- Có những hiểu biết ban đầu về con người ở các khía cạnh: sinh học, sức

khoẻ,…- Có những hiểu biết ban đầu về xã hội.- Có những hiểu biết ban đầu về Tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên quen

thuộc (mưa, nắng, gió…)b) Gần với địa phương:

Nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về bản thân, gia đình, trường học, về quan cảnh tự nhiên và hoạt động của con người ở địa phương.

2. Mục tiêu chương trình - Giúp học sinh lĩnh hội một số tri thức ban đầu và thiết thực về: con người và

sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể, phòng tránh bệnh tật và tai nạn); một số hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

- Bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng: tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân; giải quyết và phòng tránh bệnh tật và tai nạn. Quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi, diển đạt những hiểu biết về một số hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

- Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và hành vi: có ý thức thực hiện những quy tắc về giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

3. Cấu trúc và nội dung :- Gồm 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ; Xã hội và Tự nhiên được phát

triển đồng tâm và mở rộng dần theo nguyên tắc từ gần đến xa, đơn giản đến phức tạp.

II. Chương trình và SGK lớp 4, 51. Quan điểm xây dưng chương trình a) Chương trình lấy các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong tự nhiên

làm yếu tố cốt lõi. Bởi vậy, việc tổ chức cho học sinh cần đảm bảo:

Page 11: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

- Tạo điều kiện cho HS tiếp cận với thiên nhiên- Hướng dẫn HS thực nghiệm và quan sát có mục đích, có ý thức- Bước đầu bồi dưỡng cho HS quan điểm và phương pháp tư duy khoa học.b) Tích hợp nội dung khoa học sức khoẻ với nội dung khoa họcc) Gắn liền kiến thức khoa học với đời sống thực tiễn ở địa phương- Khai thác kinh nghiệm sống của HS, gia đình và cộng đồng- Dành thời gian hợp lí cho các bài học có nội dung liên quan trực tiếp đến các

vấn đề của địa phương.2. Mục tiêu chương trình: a) Giúp học sinh lĩnh hội một số tri thức ban đầu và thiết thực về:- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người, cách

phòng chống một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật và động vật.- Đặc điểm, ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng

thường gặp trong đời sống và sản xuất.b) Bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng- Ứng xử phù hợp với các vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng

đồng- Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực nghiệm khoa học đơn giản, gần gũi

với đời sống và sản xuất.- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong học tập, biết tìm thông tin để giải đáp- Diễn đạt những hiểu biết bằng lời, hình vẽ,sơ đồ ….- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của các sự vật, hiện

tượng đơn giản trong tự nhiên.c) Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và hành vi- Tự giác thực hiện những quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình

và cộng đồng- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống- Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp; có ý thức và hành vi bảo

vệ môi trường xung quanh.3. Cấu trúc và nội dung:- Con người và sức khoẻ: Sự trao đổi chất, nhu cầu các chất dinh dưỡng của

cơ thể; sự sinh sản và lớn lên và phát triển của cơ thể con người; cách phòng

Page 12: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

chống các bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; cách sử dụng thuốc an toàn.

- Vật chất và năng lượng: Tính chất và ứng dụng của một số chất, vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

- Thực vật và động vật: Sự trao đổi chất và sinh sản của cây xanh và một số loài đông vật.

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng qua lại của con người và môi trường; một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ :

I. Ưu điểm:

- Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

- Chương trình mới của cấp tiểu học đều hợp lý về mặt nội dung khoa học và cũng phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng như kinh nghiệm sống của học sinh.

- Việc tiếp nhận và đưa vào ứng dụng chương trình và sách giáo khoa tiểu học phù hợp với tính hiện đại cập nhật, sát thực tiễn, bước đầu đã tạo được hứng thú, tích cực và chủ động hơn trong học tập, học sinh có ý thức hợp tác với thầy cô và bạn bè để cùng học, cùng tìm hiểu, phát hiện kiến thức, biết thao tác sử đụng đồ dùng học tập, thực hành kĩ năng, mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhân hơn.

- Chương trình sách giáo khoa các môn Toán, Tiếng Việt ở lớp 1 và lớp 3 nhìn chung phù hợp với khả năng học tập của học sinh: Cụ thể bài “Làm quen với chữ số La Mã” (Toán lớp 3). Sau khi học xong bài này, tiếp đến bài “Thực hành xem đồng hồ”, rồi đến xem lịch năm, tháng, ngày, tuần, thứ…

- Về sách giáo khoa, thì sách giáo khoa là phương tiện chính thức để định hướng cho giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh tự phát hiện, tự chiếm lĩnh các kiến thức mới và biết vận dụng chúng vào cuộc sống, theo năng lực của từng cá nhân.

- Sách giáo khoa có hình ảnh đẹp, hấp dẫn hơn, sách giáo khoa phù hợp với chương trình, cung cấp những kiến thức cơ bản, cập nhật có hệ thống. Kênh hình, kênh chữ, khổ sách, màu sắc hình ảnh minh họa khá rõ ràng. Nó không

Page 13: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

chỉ mang lại ý nghĩa hình ảnh minh họa mà còn được coi là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Ngôn ngữ trong sáng phù hợp với học sinh tiểu học.

II. Nhược điểm:

- Thực tế cho thấy, chương trình – sách giáo khoa mới chỉ phù hợp với dạy học 2 buổi/ ngày, mà chủ yếu lại học tập trung ở trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, còn một số trường khó khăn về cơ sở vật chất thì không triển khai đồng bộ việc học 2 buổi/ ngày đều đặn được, nhất là các trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kiến thức và vốn tiếng Việt hạn chế lại chỉ học được có 1 buổi/ ngày nên đã khó lại càng khó khăn hơn. Điều đó không thể tránh khỏi dẫn tới việc học sinh ngồi nhầm lớp.

- Chương trình sách giáo khoa tiểu học có những phần quá khó, quá cao, quá nặng trong khi yêu cầu kiến thức đặt ra với học sinh tiểu học là “Những hiểu biết cơ bản ban đầu”.

- Chương trình chưa làm rõ các hoạt động giáo dục với các môn học chưa dành thời gian thích đáng cho nội dung giáo dục dân tộc, giáo dục địa phương vẫn còn quá tải với học sinh và còn nhiều chi tiết chưa thống nhất giữa sách giáo khoa và sách giáo viên.

- Chuẩn kiến thức và kĩ năng được khẳng định là khâu quan trọng nhưng trong chương trình các môn học, yếu tố này được thể hiện dưới những tên gọi khác nhau. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng sách giáo khoa, chưa tạo được cơ sở pháp lý thống nhất cho việc biên soạn, thẩm định và đánh giá các bộ sách giáo khoa khác nhau. Đội ngũ giáo viên chúng ta hiện nay đang coi sách giáo khoa như pháp lệnh, hầu như không dám dạy cái gì khác sách giáo khoa và ngoài sách giáo khoa. Đó là nhược điểm lớn nhất của chúng ta hiện nay.

- Về nội dung chương trình cần phải thể hiện đầy đủ các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và đảm bảo hiệu quả trong việc hình thành và phát triển ở học sinh các kiến thức kỹ năng đó. Trong đó cần coi trọng kiến thức thực tiễn, giảm thiểu tính lý thuyết suông, đảm bảo tính logic trong cấu trúc và tính kế thừa, liên tục giữa các lớp

- Bên cạnh đó, trong một số môn học sự phân bố thời lượng cho các nội dung chưa thực sự hợp lý.

Page 14: Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1. Hoàng Thanh Bình2. Đỗ Thị Thanh Huyền3. Trần Thị Hương4. Nguyễn Cẩm Tú5. Bùi Thị Tuyết Lan6. Nguyễn Thị Thùy Dung7. Lê Thị Kim Ngân8. Trần Thị Thủy Tiên9. Nguyễn Thị Hoài10. Nguyễn Tố Vân11. Trần Nguyễn Thị Minh Châu12. Phan Thị Huyền Trang13. Ngô Thị Thùy Linh