su diep cuu uoc

60
Sứ Điệp Cựu Ước Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam LỜI TỰA Người ta thường đổ trách nhiệm cho quá khứ về tình trạng hư hỏng hiện tại . Nhiều người ngày nay trách cứ cha ông họ đã để cho những nhà "phê bình cao cấp" Higher Criticism) tước đọat mất niềm tin ơn chân lý và giá trị của Kinh Thánh, nhất là Kinh Thánh Cựu Ước Cũng như mọi phong trào khác của con người , phê bình cao cấp có những điểm tốt cũng như điểm xấu, nhưng không thể chối cãi rằng họ phải chịu phần lớn trách nhiệm về tình trạng lơ là và kém hiểu biết đối với Cựu Ước ngày nay. Quyển sách nhỏ này không đề cập đến các nhà phê bình cao cấp và phương pháp của họ, dầu rằng không có họ thì có lẽ cũng không có quyển sách này. Mục tiêu duy nhất của chúng tôi là giúp cho thế hệ trẻ có thể hiểu Cựu Ước dễ dàng hơn. Vì muốn đưa độc giả đến với Kinh Thánh , nên chúng tôi không liệt kê những sách cần phải đọc thêm. Ai muốn tham khảo thêm về vấn đề này có thể đến các tiệm sách Tin lành hoặc thư viện. NAN ĐỀ CỦA CỰU ƯỚC Trong bức thư Sứ Đồ Phao Lô viết để vĩnh biệt Ti-mô-thê , người mà ông yêu thương hơn tất cả các tín hữu khác, ông đã nhắc nhở Ti-mô-thê về những điều đã học hỏi nơi bà ngoại là Lô-ít, nơi mẹ là Ơ-nít, và nơi chính ông nữa. Ông đặc biệt nhấn mạnh giá trị của Kinh Thánh (tức là Cựu ước) đối với Ti-mô-thê (IITi 2Tm 3:15). Quyển sách đó "có năng lực để khiến con không ngoan, và dẫn con đến sự cứu rỗi nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu Cơ Đốc" . Nhưng không phải chỉ có bao nhiều đấy. "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có tích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành" Phao Lô nói thêm câu sau này với mục đích gì ? Xét về mặt ngôn từ, phần đông chúng ta chỉ chú ý đến câu "cả Kinh Thánh đều là bởi chính Đức Chúa Trời soi dẫn" . Chú ý như vậy cũng tốt, vì rằng chính nhờ ở sự soi dẫn đó mà Kinh Thánh mới có thể nói với mọi thời đại, mọi thế hệ, dù cho hoàn cảnh và nhu cầu có thay đổi. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại mà tính cách thần cảm của Kinh Thánh bị nhiều người chối bỏ, chúng ta có quyền viện dẫn lời chứng của Phao-lô. Nhưng vào thời của Phao-lô, ít có ai chối

Upload: codocnhan

Post on 18-Feb-2017

285 views

Category:

Spiritual


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Su diep cuu uoc

Sứ Điệp Cựu Ước Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam

LỜI TỰA Người ta thường đổ trách nhiệm cho quá khứ về tình trạng hư hỏng hiện tại . Nhiều người ngày nay trách cứ cha ông họ đã để cho những nhà "phê bình cao cấp" Higher Criticism) tước đọat mất niềm tin ơn chân lý và giá trị của Kinh Thánh, nhất là Kinh Thánh Cựu Ước Cũng như mọi phong trào khác của con người , phê bình cao cấp có những điểm tốt cũng như điểm xấu, nhưng không thể chối cãi rằng họ phải chịu phần lớn trách nhiệm về tình trạng lơ là và kém hiểu biết đối với Cựu Ước ngày nay. Quyển sách nhỏ này không đề cập đến các nhà phê bình cao cấp và phương pháp của họ, dầu rằng không có họ thì có lẽ cũng không có quyển sách này. Mục tiêu duy nhất của chúng tôi là giúp cho thế hệ trẻ có thể hiểu Cựu Ước dễ dàng hơn. Vì muốn đưa độc giả đến với Kinh Thánh , nên chúng tôi không liệt kê những sách cần phải đọc thêm. Ai muốn tham khảo thêm về vấn đề này có thể đến các tiệm sách Tin lành hoặc thư viện.

NAN ĐỀ CỦA CỰU ƯỚC

Trong bức thư Sứ Đồ Phao Lô viết để vĩnh biệt Ti-mô-thê , người mà ông yêu thương hơn tất cả các tín hữu khác, ông đã nhắc nhở Ti-mô-thê về những điều đã học hỏi nơi bà ngoại là Lô-ít, nơi mẹ là Ơ-nít, và nơi chính ông nữa. Ông đặc biệt nhấn mạnh giá trị của Kinh Thánh (tức là Cựu ước) đối với Ti-mô-thê (IITi 2Tm 3:15). Quyển sách đó "có năng lực để khiến con không ngoan, và dẫn con đến sự cứu rỗi nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu Cơ Đốc" . Nhưng không phải chỉ có bao nhiều đấy. "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có tích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành" Phao Lô nói thêm câu sau này với mục đích gì ? Xét về mặt ngôn từ, phần đông chúng ta chỉ chú ý đến câu "cả Kinh Thánh đều là bởi chính Đức Chúa Trời soi dẫn" . Chú ý như vậy cũng tốt, vì rằng chính nhờ ở sự soi dẫn đó mà Kinh Thánh mới có thể nói với mọi thời đại, mọi thế hệ, dù cho hoàn cảnh và nhu cầu có thay đổi. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại mà tính cách thần cảm của Kinh Thánh bị nhiều người chối bỏ, chúng ta có quyền viện dẫn lời chứng của Phao-lô. Nhưng vào thời của Phao-lô, ít có ai chối

Page 2: Su diep cuu uoc

chối bỏ sự thần cảm của Cựu Ước, nên ắt hẳn đó không phải à ý then chốt của ông.B.B Warfied một học giả bảo thủ đã viết về câu Kinh Thánh này như sau: Có thể có những ý kiến khác nhau về cấu trúc của câu này. Câu ấy có thể có nghĩa là "Cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi, bởi đó rất bổ ích" hay là "Cả Kinh Thánh vừa được Đức Chúa Trời hà hơi vừa bổ ích..." Cả hai cách nói đều cho thấy giá trị của Kinh Thánh phát xuất từ Đức Chúa Trời. Cả hai trường hợp đều quả quyết Đức Chúa Trời là nguyên nhân của toàn thể nội dung của Kinh Thánh. Nói chung, có thể diễn ý câu ấy như sau: Vì cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi nên rất bổ ích, nghĩa là vị sứ đồ quả quyết rằng mỗi câu sách Thánh đều là sản phẩm của hơi thở sáng tạo của Đức Chúa Trời và do nguồn gốc Thiên thượng đó cho nên Kinh Thánh có giá trị vô song cho mọi mục đích thánh khiết". Mọi người đều thấy rõ rằng nhận xét đó nhấn mạnh sự thần cảm của Kinh Thánh bảo đảm cho giá trị thực tế ở mọi mặt. Nhưng rất ít người tìm thấy được ích lợi ở mọi phần của Cựu Ước. Chữ Kinh Thánh theo Phao-lô dùng không phải để chỉ Tân Ước lúc ấy đang được tập thành, mà là để chỉ Cựu Ước. Dĩ nhiên lời đó áp dụng cho Tân Ước cũng đúng, nhưng thực sự về Tân Ước không hề làm giảm giá Cựu Ước.Nhiều người cho rằng lời phê phán trên nghiêm khắc quá, rằng ít nhất cũng có nhiều khúc Kinh Thánh Cựu Ước được dùng rất rộng rãi và thường xuyên. Độc giả có thể kiểm chứng câu nói đó bằng cách để ý xem thử trong sáu tháng tới mình được nghe về Cựu Ước mấy lần. Sự kiểm chứng càng có giá trị hơn nếu để ý cả những đoạn Kinh Thánh được dùng. Chỉ ngọai trừ những Hội Thánh "kiểu xưa" thường có một bài giảng theo Cựu Ước vào giờ thờ phượng sáng Chúa Nhật. Cách xử dụng thường theo nghĩa biểu tượng và ẩn dụ. Cách dùng biểu tượng tuy rất hợp lý khi đoạn Kinh Thánh thật sự có chứa đựng một biểu tượng, nhưng cần phải có Tân Ước trước khi biết biểu tượng đó, còn cách dùng thứ hai thì lệ thuộc hoàn toàn vào sự mặc khải của Tân Ước. Như vậy, cả hai cách tuy có dùng Cựu Ước nhưng mặc nhiên chối bỏ giá trị lâu dài của Cựu Ước. Như một thanh niên kia đã nói sau khi nghe một "bài giảng Tin Lành" dựa vào câu chuyện Giô-sép với hai quan thượng Thiện và tửu chánh, " Đúng vậy, nhưng nếu không dùng những câu chuyện đó còn có thể diễn tả giản dị hơn biết bao". Lời của Phao Lô viết cho Ti-mô-thê cho biết rằng một người Cơ Đốc chỉ dựa vào Cựu ước cũng có thể nhận được những giáo huấn cho nếp sống của mình và dạy cho người khác về cách sống- nhưng muốn làm người Cơ Đốc thì trước hết phải biết Tin Lành.Cựu Ước không phải là một sách chuẩn bị cho Tân Ước, nhưng là một đại bộ phận trong toàn bộ mặc khải của Đức Chúa Trời. Cựu Ước mà không có Tân Ước thì chưa đầy đủ, vì mọi thành phần của nó đều chờ đợi được ứng

Page 3: Su diep cuu uoc

nghiệm, nhưng Tân Ước cũng chưa đầy đủ nếu Thiếu Cựu Ước.Chỉ dùng riêng Tân Ước thôi cũng như là để riếng mái và tháp chuông của ngôi đại giáo đường ra rồi bảo rằng các bức tường ở đó có nhiệm vụ mang cái mái.Những nan đề của Cựu Ước Tại sao chúng ta lại không nhận biết giá trị của Cựu Ước như Phao Lô đã ghi nhận ? Có thể có nhiều lý do. Thế giới Cựu Ước và nếp suy tư của nó cách biệt chúng ta hơn là Tân Ước. Nhiều đoạn rất hay của Cựu Ước bị dịch rất kém thành thử phải cố gắng lắm mới hiểu được, nhưng càng ngày càng có nhiều bản dịch diễn đạt rõ ràng hơn nên những chỗ khó hiểu không còn bao nhiêu. Quan trọng hơn cả là Cựu Ước quá dài, dài hơn gấp ba Tân Ước. Nhưng có những chương trình đọc trọn Kinh Thánh trong một năm mà những người có chút thì giờ rảnh rỗi không thể viện cớ gì thoái thác được.Nguyên nhân sâu xa nhất là Cựu Ước không có nguyên tắc quán nhất rõ ràng. Một giáo sư giỏi khi dạy nhiều sự kiện thì tìm cách nối kết các sự kiến với nhau một cách mạch lạc, hợp lý. Nhưng đó chính là điều mà một độc giả bình thường khó có thể làm được.Như vậy trãi qua nhiều thế kỷ đã có rất nhiều sách viết về Cựu Ước, nhưng rất ít có thể thực sự thỏa đáp được nhu cầu và làm cho Cựu Ước thành một quyển sách sống động. Hầu hết đều tiến đến từ Tân Ước và người ta thấy trong đó đầy những dấu chỉ về Chúa Giê xu. Họ đi theo dấu chân của Thầy trên đường Emmaut "bắt đầu từ Môi-se kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho họ những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh. "Tinh thần họ hăng hái lên, nhưng khi họ làm xong, chắc họ đã thấy phần lớn Cựu Ước không đem cho họ ý nghĩa họ mong muốn.Nhiều người khác theo dấu chân của tác giả thơ Hê-bơ-rơ. Họ không để ý tới lời cảnh cáo trong chương HeDt 9:5 "bây giờ chúng ta không thể nói chi tiết về những điều đó". Trên hết, họ thường không theo tiến trình tư tưởng của tác giả. Tác giả bắt đầu với Cựu Ước và từ đó hướng tầm nhìn của độc giả về phía vinh quang của Chúa Cơ Đốc. Còn chúng ta học Tân Ước để qui định chân lý, rồi từ đó buộc Cựu Ước phải vang vọng lại tư tưởng của chúng ta. Nhưng ngay cả khi chúng ta làm như vậy là đúng đi nữa, chúng ta vẫn cảm thấy Thiếu thốn một cái gì vì Cựu Ước không tiết lộ cho tất cả bí mật trong đó.Nhiều người khác bỏ ra nhiều năm tháng để nghiên cứu những khúc Cựu Ước hướng về tương lai xa xôi rồi đan kết lại với những khúc tương tự trong Tân Ước. Khi làm vậy họ tạo cho người ta cảm giác rằng nội dung thuộc linh thật sự đã bị lạc mất giữa đường. Điều làm cho những người có tâm linh sáng suốt thất vọng là họ thấy mình khó đồng ý với nhiều người thành tâm cùng đi chung đường với mình.Lại có những kẻ tin quyết rằng mọi phần Cựu Ước đều có một sứ điệp cho

Page 4: Su diep cuu uoc

họ, họ cố vắt cho ra ý nghĩa bằng cách dùng phương pháp hình bóng cho rằng ý nghĩa không phải như mình thấy mà khắc hẳn kia. Làm vậy có thể vuốt ve tự mãn của mình, nhưng ít khi cho ta ăn thứ sữa tinh khiết của Đạo.Những sợi canh chỉ trong Cựu Ước .Điều giản dị là Cựu ước gồm nhiều sợi canh chỉ không hề đan dệt với lại nhau. Chúng có sự hòa hợp nhưng không phải là thống nhất. Chúng cùng hướng về một tiêu điểm là Chúa Giê-Xu Cơ Đốc, nhưng tiêu điểm đó nằm bên ngoài ranh giới của nó, ta không nên đem vào sớm quá. Chúng ta phải tìm hiểu xem những sợi canh chỉ của Cựu Ước đi tới đâu trước khi vượt khỏi giới hạn của nó.Nhiều người hỏi tôi liệu Ê-sai có biết vua Em-ma-nu-ên ở EsIs 7:14; 9:2-7; 11:1-9 cũng là một với Đầy tớ Đức Giê-hô-va trong 42:1-4; 49:1-6; 50:44-49; 52:13-53:12 không. Tôi luôn luôn đáp rằng, “Tôi không biết; nhưng không có lý do gì buộc ông phải biết như vậy. Chắc chắn không có bằng chứng nào cho thấy ông dạy các môn đệ như vậy”. Phương pháp sắp xếp mọi thứ chung với nhau là một việc làm cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời thành vụn vặt, như Thơ Hê-bơ-rơ đã đề cập.Nếu chúng ta cố đếm tất cả những sợi canh chỉ đó, chúng ta sẽ có nguy cơ làm một điều mà Đức Thánh Linh không hề muốn là tách vụn nhiều vấn đề, trong khi tất cả những vấn đề chính yếu đã bày tỏ rõ ràng, ta có thể trông thấy được.Trước hết có lịch sử ban sơ của cuộc tạo hóa và nhân loại nói chung, trong sách SaSt 1:11. Chúng ta cảm thấy những chương này là nền tảng cho sự mặc khải, điều đó đúng, dù rằng chúng ta rất ít được nhắc đến trong những sách tiếp theo. Điều này cũng đúng đối với câu chuyện các thánh tổ trong những chương kế tiếp của sách Sáng Thế. Có một số điểm thỉnh thoảng được nhắc lại, nhưng những bài học thuộc linh mà chúng ta xem như đương nhiên thường ít được nhắc đến trong những sách tiếp theo.Còn lịch sử từ sách Xuất Ê-díp-tô cho đến công tác của Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi thì sao ? Nếu nghiên cứu kỹ càng hơn có lẻ chúng ta cũng cần phải chia lịch sử này thành nhiều lớp. Nào là lịch sử công cuộc giải phóng dân Đức Chúa Trời ra khỏi xứ Ai Cập đem họ đến bờ cõi Đất Hứa. Rồi lại có “lịch sử Phục Truyền” từ lúc Chúa hoàn thành lời hứa Ngài cho đến khi quốc gia Do Thái bị tiêu diệt lúc Nê-bu-cát-nết-sa san bằng thành phố và Đền Thờ. Câu chuyện cuối cùng được kể lại từng phần hoặc được kể tiếp trong các sách Sử-ký, Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi, E-xơ-tê, nhưng mỗi nơi hơi khác đi một chút. Cách chia này không có tính cách bắt buộc, vì Bộ Kinh Thánh Hê-bơ-rơ sắp các sách theo thứ tự khác, trước hết là Luật Pháp, thứ nhì là các sách Tiên Tri, rồi cuối cùng mới đến các sách Thi Văn.Chúng ta cũng có thể nghĩ đến nhiều cách phân chia Luật Pháp ra nữa.

Page 5: Su diep cuu uoc

Không phải chỉ phân chia luân lý với nghi lễ, mà chỉ riêng phần luân lý thôi, cũng có những chỗ nhấn mạnh phân biệt quyển sách Giao Ước (XuXh 20:1-23:33), Luật về Thánh Khiết (LeLv 17:1-26:46) và Bộ Luật Phục Truyền (PhuDnl 5:12-30). Nói vậy không có nghĩa rằng vạch phân chia giữa luâ lý và nghi lễ luôn luôn rõ ràng.Chúng ta chỉ cần so sánh các sứ điệp của A-mốt và Ô-sê, chúng ta sẽ nhận thấy Thánh Linh củaĐức Chúa Trời phán với các tiên tri đầy tớ của Ngài theo nhiều đường lối khác nhau, dù rằng tất cả đều hòa hợp trong Chúa Cơ-đốc. Lại có những lời tiên tri nói cho thế hệ của họ và được ứng nghiệm khi Đấng phải đến sẽ đến.Những sách như Châm Ngôn, Gióp và Truyền Đạo không phải chỉ khác khi so sánh với các sách khác, mà còn thở hút một bầu không khí khác hăb3 phần còn lại của Cựu Ước. Cuối cùng chúng ta nên sắp các sách Ca Thương Nhã Ca vào đâu? Sách Thi Thiên bao gồm nhiều vấn đề còn hơn một quyển Thánh ca hiện đại.Vì tính cách đa tạp và kác lạ của Cựu Ước nên ta không lấy làm lạ nếu chỉ dùng riêng một khảo pháp không đủ mở cho ta tất cả kho tàng chôn giấu trong Cựu Ước. Tất cả mọi thành phần của nó trước sau gì cũng sẽ dẫn ta đến với Chúa Cơ-đốc hoặc đến chổ cần có Ngài, nhưng ta không thể nào đạt đến mục đích bằng cách đi đường tắt. Nếu chúng ta để Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta qua khắp các nẽo đường của sự mặc khải, cuối cùng chúng ta sẽ gặp Chúa Giê-xu và thấy Ngài lạ lùng hơn là chúng ta từng biết.Mục đích cuốn sách nầy là lấy ra những sợi canh chỉ theo thứ tự để khám phá những gì mà sự mặc khải Thiên thượng có thể đem lại cho chúng ta.

MẶC KHẢI BAN SƠ

Giăng cho chúng ta biết rằng “sự sáng thật đến thế gian soi sáng mọi người” (GiGa 1:9) , nhưng Kinh Thánh không nói sự soi sáng ấy đem cho con người những hiểu biết nào ngoài câu RoRm 1:19, 20. Tuy nhiên, ta có quyền nghĩa rằng SaSt 1:11 là đại cương những hiểu biết về Đức Chúa Trời mà con người cần phải có bên ngoài sự mặc khải của Kinh Thánh. Tôi không ngụ ý rằng văn thể của những chương này xưa hơn thời Ap-ra-ham. Dầu chúng ta có tưởng tượng thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể nào biết được 1:1-2:3 đã được mặc khải như thế nào. Không có bằng chứng nào cho thấy mặc khải đó có trong ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Hê-bơ-rơ, và ít có học giả bảo thủ nào chịu gán cho nó một nhân vật nào kém hơn Môi-se. Nhưng vì thế sẽ đổi khác khi ta giở đến những câu chuyện ở các chương khác như chuyện vườn E-den, sự sa ngã, nước lụt và tháp Ba-bên. Có nhiều bằng chứng về ngôn ngữ học cũng như ở phương diện khác cho ta nghĩ rằng Ap-

Page 6: Su diep cuu uoc

ram đã mang chúng theo, không nhất Thiết là bằng văn tự, khi ông đi từ Ha-ran vào Ca-na-an, và những chuyện từ đó có từ lâu trước thời ông, để khỏi hiểu lầm, tôi xin minh định rằng tôi tin đó là những chuyện tích xưa nhất thế giới , tuy nhiên trong hình thức ta thấy trong Kinh Thánh, đó là kết quả của sự cảm thúc của Đức Thánh Linh cũng y như các phần khác trong Kinh Thánh. Tôi không quả quyết rằng chỉ có tổ phụ của Ap-ram mới lưu giữ được những câu chuyện đó cách thuần vẹn, mà chỉ tin rằng Đức Thánh Linh đã kiểm soát sự ghi chép để tránh được sai lầm. Những câu chuyện đó có sẵn để chờ đợi được viết ra. Khi chúng ta nhìn vào những chuyện này mà không đi vào chi tiết, chúng ta sẽ thấy chúng dạy về sự hiện hữu của một Đấng Tạo hóa và một thời đại hoàng kim. Thời đại đó đã chấm dứt do lỗi lầm của con người, vì học đã dựng lên một bức rào ngăn cách giữa họ và Đức Chúa Trời. Điều này đã nhanh chóng dẫn đến sự thoái hóa về đạo đức và chung cuộc là một sự phán xét kinh khiếp của Đức Chúa Trời. Cuối cùng Đức Chúa Trời phạt con người để họ không thể thực hiện được ý đồ kiên căng của họ, bằng cách chia rẽ người với người, dân tộc với dân tộc .Nhiều quyển sách đã được viết ra để chứng tỏ rằng những chân lý này, nhưng không hẳn là những chuyện này, thuộc về gia tài của nhân loại. Có khi chúng bị teo nhỏ lại. Có khi bị méo mó hoặc lạ hẳn đi, đến nỗi không thể nhận ra chân lý nguyên thủy nữa, nhưng chúng ta cũng đem lại một tiếp điểm nào đó khi chân lý của Chúa được truyền ra.Vị Trí Của Nó Trong Cựu Ước Chúng ta không cần quan tâm tới lịch sử của những chân lý này trong vòng dân ngoại. Phao-lô cho chúng ta thấy họ tỏ thái độ thế nào đối với sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Thiên nhiên (RoRm 1:19-23), bởi đó những ký ức của họ về thời quá khứ sơ khai cũng đã mất hết năng lực đáng phải có. SaSt 1:1-11:32 hiệp thành một bộ phận thống nhất và Thiết yếu trong câu chuyện cứu chuộc, và đó mới là điều chúng ta quan tâm ở đây. Những con số biên niên sử trong các đoạn này không thấy nơi nào khác trong Kinh Thánh nói đến, chỉ trừ ISu1Sb 1:1-34, nhưng chi tiết về gia phả rất hiếm khi được nhắc đến, nếu có thì cũng chỉ là tình cờ, như trong Giu Gd 1:14. Gia phả của Chúa trong Mat Mt 1:1-25; LuLc 3:1-12 rõ ràng là có một mục đích khác. Chúng ta có thể kết luận rằng, dù cho có nhiều người đã thử dùng những gia phả trong SaSt 1:1-11:32 để tính niên đại của những thời kỳ xa xưa, đó không phải là mục đích hàng đầu của khúc sách này. Kinh Thánh chỉ đề cập tới một phần nhỏ trên mặt đất, và chỉ một số ít các dân tộc, các nhà cầm quyền được nhắc tới. Nhưng gia phả này và những con số trong đó là một đảm bảo cho chúng ta rằng không có một thời đại nào của con người cũng như không có một nơi nào trên mặt trái đất mà không ở dưới

Page 7: Su diep cuu uoc

sự tể trị của Đức Chúa Trời. Chính lời của Đức Chúa Trời tuyên bố khi Ngài lựa chọn dân Y-sơ-ra-ên, “Vậy, bây giờ, nếu các người nghe lời ta và giữ sự giao ước ta, thì mong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta”, cũng xác nhận quyền tể trị của Ngài trên hoàn vũ “vì cả thế gian đều thuộc về ta” (XuXh 19:5). Như vậy, các gia phả có công dụng nhắc nhở cho dân Y-sơ-ra-ên cũng như Hội Thánh sau này, rằng thế giới không tự nó tồn tại, và Đức Chúa Trời vẫn để tâm chăm sóc tất cả. Nếu chúng ta tách các gia phả ra khỏi SaSt 1:1-11:32, các câu chuyện còn lại, theo thứ tự, chứa đựng những chân lý làm nền tảng và là một phần Thiết yếu để giải thích những việc xảy ra sau đó. Những chân lý đó mỗi lúc càng sâu sắc hơn khi sự mặc khải của Đức Chúa Trời mở rộng cho đến mức đầy trọn trong Chúa Cơ Đốc, tuy nhiên chúng vẫn không mất vị trí nguyên thủy của chúng trong Kinh Thánh. Điều khá ngạc nhiên là những chuyện đó ít được nhắc đến trong những mặc khải kế tiếp trong các thế kỷ sau.

Nước Lụt Và Tháp Ba-Bên Nhìn bề ngoài thì ta thấy câu chuyện Tháp Ba -bên không có nơi nào khác trong Kinh Thánh nhắc đến, còn chuyện Nước Lụt thì chỉ có vài lần. Nhưng nếu tra xét cẩn thận thì sẽ thấy cảm tưởng đó không đúng. Chúng ta không cần tìm hiểu tên Ba-By-Lôn nhắc đến trong Khải Thị là một thành phố lịch sử sẽ được xây lại trong tương lai như một vài người quả quyết, hay hoàn toàn chỉ có nghĩa hình bóng. Những lời tiên tri Ê-sai nói về các dân tộc trên thế giới đã bắt đầu bằng lời tiên tri về sự sụp đổ của Ba-by-lôn (c.13). Lời tiên tri này dường như không ăn nhập gì với thời đại ông và cũng khó liên kết nó với những dụ ngôn trong EsIs 40:1-45:25. Rõ ràng là nó liên hệ đến ngày của Chúa nhiều hơn. Tiếp theo lời tiên tri đó là bài ca chế giễu “vua Ba-by-lôn” (14:3-20) mà cho đến nay cũng không biết là chỉ về ai. Nếu chúng ta cố định cho nó một cái tên là chúng ta đã lạc mất hướng. Chúng ta sẽ thật sự nắm được ý nghĩa của lời tiên tri, khi chúng ta hiểu rằng đối với Ê-sai, Ba-by-lôn không phải chỉ là một thành phố trên bờ sông Ơ-phơ-rát, mà còn là hình ảnh của xã hội loài người được nhân cách hóa, khi nó kiêu căng nổi lên chống lại Đức Chúa Trời và ý chỉ Ngài. Nhưng sở dĩ ông cũng như các tiên tri khác, kể cả Giăng trong Khải Thị nữa, có thể nhân cách hóa được là nhờ có câu chuyện trong SaSt 11:1-32 đã vẽ nên đặc tính tiêu biểu cho thành đó. Câu chuyện Nước Lụt cũng lưu lại đàng sau Cựu Ước một ký ức kinh khiếp như vậy. Ngoài Sáng Thế Ký ra, Thi Tv 29:10 có nhắc đến nó bằng chính tên của nó, câu này có thể dịch “Đức Giê-hô-va ngồi như một vị vua trên Nước Lụt” EsIs 54:9 cũng nói đến “nước lụt thời Nô-ê”, và có thể giao ước về cái mống được nhắc đến trong câu “chứng thành tín tại trên Trời” (Thi Tv

Page 8: Su diep cuu uoc

89:37). Nhưng chỉ dưới ánh sáng của câu chuyện Nước Lụt và phần nào của câu chuyện hủy diệt Sô Đôm và Gô-mô-rơ ta mới có thể giải thích được tại sao người ta tin tưởng sẽ có một cuộc phán xét chung cả nhân loại vào ngày của Đức Giê-hô-va. Sự thành tín của Đức Chúa Trời về lời hứa của Ngài đối với Nô-ê sau Nước Lụt cho ta thấy tại sao Môi-se ca ngợi Ca-na-an là đất “được Giê-hô-va Đức Chúa Trời người chăm sóc”, tương phản với Ai Cập, bị bỏ cho những qui luật bất biến của Thiên nhiên (PhuDnl 11:10-12). Sự Sa Ngã Của Loài Người Sự im lặng của Cựu Ước đối với nước lụt cho chúng ta dễ hiểu tại sao câu chuyện về sự sa ngã rốt cuộc không giữ một vai trò gì trong tư tưởng Cựu Ước.Có thật như vậy không ? Trong nhiều cuộc hội họp ta thường nghe các diễn giả nhấn mạnh rằng những người Y-sơ-ra-ên sùng kính được vui hưởng những của cải trần gian như rượu và dầu, lúa mì, bầy chiên bầy bò sinh sôi nẩy nở, con cái đông đúc. Người ta cho rằng đó là phần của Y-sơ-ra-ên, còn người Cơ Đốc thì nghe theo tiếng gọi trên trời và có những của cải trên trời. Nghĩ như thế thì đơn giản quá. Hãy để cho A-Sáp nói thay cho các vị thánh của Cựu Uớc.Ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa ?Còn ở dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa (Thi Tv 73:25)Ở vào thời khoa học nông nghiệp chúng ta, chúng ta có thể ăn những thực phẩm từ những vùng xa trên đất mang tới mà không hề nghĩ rằng có hàng triệu người đang chết đói hoặc sắp chết đói, thì chúng ta cũng dễ quên rằng đất không sinh sản được là hậu quả của sự phán xét trên loài người (SaSt 3:17-19). Ít ra, đối với những tâm hồn hướng thượng của Y-sơ-ra-ên, thì niềm vui được mùa không phải vui vì thu hoạch nhiều mà vui vì được Chúa ban phước. Mùa màng phong phú là dấu hiệu cho thấy Đức Giê-hô-va thương xót họ và chấp nhận họ. Liên hệ giữa mùa màng phong phú và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được nêu ra trong Thi Tv 65:1-13.Tuy nhiên, sự thật là Y-sơ-ra-ên đã không chịu đi sâu vào bài học SaSt 3:1-24. Một vài người con vĩ đại của họ đã hiểu được điều đó trong những giờ phút thống hối và được soi sáng tâm linh. Khi vua Đa-vít mở mắt thấy mình làm những việc mà mình không hề tưởng tượng nổi, ông đã xưng tội với Đức Chúa Trời: ''Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác,Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi''. (Thi Tv 51:5)Ê-sai sau khi nhìn thấy đầy tớ của Đức Giê-hô-va mang tội lỗi con người, đã thú nhận rằng: ''Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô-uế,và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi'' (EsIs 64:6)

Page 9: Su diep cuu uoc

nhưng có ít người hiểu được ông. Cho đến ngày nay, dầu Do Thái Giáo có một ý thức rất sâu sắc về những tội lỗi vi phạm, họ cũng không hề biết đến tội lỗi nguyên thủy hay tình trạng tội lỗi trong đó mọi cố gắng cải cách đều vô ích. Tại sao có điều đó ?Lời xưng tội, ''Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi là kẻ có tội !'' (LuLc 18:13), nếu là một câu nói thành thật, thì có lẽ là câu mà con người khó nói và ít khi nói hơn hết. Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ nghĩ rằng ở những hoàn cảnh khác điều kiện khác chúng ta sẽ hành động khác, và ngay bây giờ nếu cho chúng ta cơ hội, chúng ta vẫn có thể làm người tốt. Như chúng ta sẽ thấy sau này, mục đích chính của của các Sử Ký trong Cựu Uớc là làm sáng tỏ sự kiện trên. Dầu vậy, sự thất bại hoàn toàn của Y-sơ-ra-ên vẫn không đủ để dạy cho con người bài học này. Chỉ đến khi họ đóng đinh Chúa vinh hiển trên thập tự giá rồi, một người bình thường mới có thể nhận thấy rằng trong con người của mình chẳng có gì tốt cả. Như vậy phải đợi đến thập tự giá mới hiểu được hết trọng tâm của SaSt 3:1-24.Nói cho cùng thì dầu các vị thánh trong Cựu Ước không thể đạt được ý thức về tội lỗi như trong Tân Ước, nhưng họ rất sẵn sàng nhìn nhận tội lỗi mình, chắc có thể họ đã nhận thức được rằng họ thuộc về một dòng giống sa ngã.Người ta thường hỏi tại sao Cựu Ước ít đề cập tới cuộc sống bên kia mộ phần. Có nhiều lý do được đưa ra, hầu hết đều đúng phần nào, nhưng ít ai để ý rằng những người sùng kính chấp nhận cái chết là lẽ tất yếu và là hậu quả đích đáng của tội lỗi. Chết không phải là cái gì tự nhiên hay là cánh cửa đi tới cái gì tốt hơn, nhưng là hậu quả không thể tránh được của những điều con người đã làm. Nếu Đức Chúa Trời không biến hóa con người thì sự chế không bao giờ tự động tiêu biến đi (EsIs 25:6-8). Bởi vậy chỉ khi nào cần Thiết đặc biệt và tình thế đòi hỏi, Thánh Linh mới đem con người ra nhìn vào cuộc sống sau khi chết và được tiếp tục tương giao với Đức Chúa Trời.Không có nơi nào trong Cựu Ước trích lại hay trưng dẫn câu ''Tin Lành xưa'' (SaSt 3:15), nhưng nếu không có câu này thì cũng không thể có lời tiên tri về đấng Thiên Sai (Mê-si-a), vì không ai có thể hiểu được. Chỉ khi Ngài đến, lời tiên tri mới thực hiện đầy đủ, nhưng niềm mong ước một vị vua và Đấng Cứu Thế vẫn luôn luôn mãnh liệt trong lòng mọi người.Không phải mọi sự đều có thể nói trước được, vì sẽ không có ai hiểu. Chúng ta có thể đặt câu hỏi Ê-sai hiểu được bao nhiêu trong tất cả những hàm ý của lời tiên tri về Em-ma-nu-en (EsIs 7:14-16; 8:5-8; 9:2-7; 11:1-9). Người ta thường hiểu sai lời phán xét đối với Ê-va (SaSt 3:16), sự hiểu sai đó vẫn còn trong Hội Thánh ngày nay. Tình yêu của bà đối với chồng trở thành ''dục vọng''. Đây là một chữ ít gặp, chỉ thấy có ba lần, trong văn bản Hê-bơ-rơ không thấy có gì gợi ý về quyền hành hay chỉ rằng người đàn bà phải bị chồng cai trị. Lấy cai trị thay cho tình đôi lứa là dấu hiệu của sự sa ngã. Bởi

Page 10: Su diep cuu uoc

đó người ta không hiểu EsIs 7:14, lại càng không thể hiểu SaSt 3:16 có ý nói rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng một người đàn bà hèn hạ để hoàn thành mục đích của Ngài.Cuộc Sáng Tạo Và Vườn Địa Đàng Dầu ngôn ngữ của 1:1-31 phản chiếu trong nhiều khúc Thi Thiên cũng như trong các sách tiên tri, phải trải qua một thời gian khá lâu một người bình thường mới có thể tiếp thu được nó bằng cả đức tin lẫn trí tuệ. Mãi cho đến thời kỳ lưu đày qua Ba-by-lôn, chỉ có một số người chọn lọc mới hình dung được Đức Chúa Trời ngự trên ngai bao trùm vũ trụ, trong vinh quang cách biệt, được các Thiên binh hầu hạ. Họ không thể nào đi xa hơn, vì dầu một số tín đồ Cơ Đốc có cho rằng họ đã khám phá ra bóng dáng lẽ đạo Ba Ngôi trong Cựu Ước dưới ánh sáng của Tân Ước, nhất định đó là lẽ thật mà ta đã suy từ sự dạy dỗ và bản chất của Chúa chúng ta, chớ còn các vị thánh của Cựu Ước không ai có thể bị trách cứ vì đã không suy ra được lẽ đạo đó từ những mặc khải đã ban cho họ.Đối với họ thật khó có thể hiểu được một Đức Chúa Trời không hề có chút liên hệ gì hay không chịu chút ảnh hưởng nào của tạo vật. Các thần của ngoại giáo đều là thành phẩn của vũ trụ mà họ kiểm soát. Nhưng Đức Giê-hô-va tự mặc khải chính Ngài kiểm soát mọi sự và không bị bất cứ một cái gì chi phối. Sự thờ hình tượng mà chúng ta gặp nhiều lần trong những trang Cựu Ước không phải là bỏ Đức Giê-hô-va để thờ các thần khác, mà là đem Đức Giê-hô-va vào trong tạo vật của Ngài và đặt Ngài dưới sự kiểm soát của nó. Một Đức Chúa Trời như vậy, dĩ nhiên cần phải có sự giúp đỡ của các vị thần khác, bởi đó họ cũng đáng được tôn vinh bên cạnh Ngài. Phải chờ đến sau cuộc lưu đày qua Ba-by-lôn và trở về xứ Palestine dân Y-sơ-ra-ên mới dứt khoát được tư tưởng đó .Tuy nhiên từ đó lại nẩy sinh ra ý cho rằng có những lực lượng Thiên binh không ở dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời, hoặc chỉ bị kiểm soát phần nào thôi. Cần phải có sự nhập thể của Con Đức Chúa Trời để chứng minh cho thấy rằng những lực lượng gian ác, dù chúng không biết và cũng không muốn, đều đang góp phần hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Đó là một trong những chủ đề của sách Khải Thị của Giăng.Chẳng may là có nhiều người trong chúng ta bị ám ảnh vì mối liên hệ giữa 1:1-31 với những khám phá của khoa học hiện đại. Điều đó ngăn cản chúng ta nhận chân được bản chất của đoạn Kinh Thánh và nhận ra mức độ ngôn ngữ và quan niệm của đoạn này lưu dấu trên phần Kinh Thánh kế tiếp.Đôi khi chúng ta thấy nó trong ngôn ngữ Thi ca Hê-bơ-rơ. 1:2, đối với nhiều người là đầu đề bàn cãi về việc có hay không có một cuộc tái tạo dựng thế giới, đã được diến tả nhiều lần trong Thi Thiên và một số lời tiên tri, nhất là Ê-sai, dưới hình thức Thi ca. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời toàn thắng

Page 11: Su diep cuu uoc

những quái vật của sự hỗn mang là Lê-vi-a-than, Ra-háp và con rồng nước. Nhiều chỗ mô tả Ngài cai trị, và kiểm soát biển, đối với Người Y-sơ-ra-ên biển là hình ảnh của sự hỗn mang, vì con người không biết cách làm thế nào để bắt nó phục những luật lệ của mình.Thêm một ví dụ nữa cho được đầy đủ. Trong DaDn 7:1-28 có nói thêm về một thị tượng trong đó có ''một kẻ giống như con người'' được ban quyền cai quản thống trị trong chỗ của bốn con thú. Hiển nhiên bốn con thú là bốn nước, nhưng bốn nước đó được tượng trưng và diễn tả bằng bốn vua (5:17). Lại cũng có nói ''kẻ giống như con người'' cũng là một nước. Như vậy, người đó là ''các thánh của Đấng Chí Cao'', và họ được diễn tả và gồm tóm trong Vua của họ.Dân thật của Đức Chúa Trời được trình bày bằng hình ảnh vị vua của họ là một người, còn các nước thế gian được trình bày bằng hình ảnh những con thú. Đây không phải chỉ là một cách lên án bản chất của họ. Thú vật được tạo dựng trước con người và để cho con người cai trị. Khải tượng này trước hết bày tỏ bản chất thú vật của các nước, dầu là không bị tiêu diệt, chúng cũng sẽ bị cai trị bởi ''kẻ giống như con người'' xuất hiện sau chúng, dầu Ngài đến từ cõi đời đời, và dân Ngài được chọn từ trước khi sáng lập thế giới. Tất cả những điều đó đều không cần phải giải thích, như vậy, chứng tỏ ngôn ngữ của câu chuyện sáng tạo đã thâm nhập tư tưởng Y-sơ-ra-ên đến chừng nào, dầu ít khi nó được trưng dẫn trực tiếp.

CÁC THÁNH TỔ

Các chương đầu của sách Sáng Thế Ký, như đã nói, đề cập đến những sự kiện làm nền tảng cho toàn bộ Khải Thị của Kinh Thánh.Cá tính của người xuất hiện trong đó ít có quan hệ đến những việc xảy ra, nên không được mô tả. Thình lình từ chương 12 mọi sự đều thay đổi. Chúng ta bắt đầu được giới Thiệu một số nhân vật và trở thành quen biết với họ đến độ cảm thấy có thể nhận ra họ nếu gặp họ ngoài đường.Tuy nhiên, khi nghiên cứu các câu chuyện kỹ càng hơn, ta mới thấy sự việc không đơn giản như mình nghĩ. Rất nhiều người đã thử viết lại tiểu sử của các vị thánh tổ, điều đó chứng tỏ chúng ta biết rất ít về họ, và phần lớn những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết hạng nhì đầy những mảnh chắp vá. Rồi chúng ta lại quay sang nhà khảo cổ học, ông ta chiếu rọi ánh sáng vào thời kỳ của các thánh tổ nhiều hơn bất cứ thời nào trong Cựu Ước, nhưng những điều ông cho biết ít khi giúp chúng ta hiểu được câu chuyện tường tận hơn. Trái lại, theo kinh nghiệm của tôi, nhiều sinh viên thấy khó đem những sự kiện khảo cổ học vào cuộc sống, những sự kiện ấy rất thường bị những người không chuyên nghiệm hiểu lầm và sử dụng sai.

Page 12: Su diep cuu uoc

Có một điểm tương đồng giữa những chuyện này và câu chuyện sáng tạo trong SaSt 1:1-2, 3. Cả hai đều đơn giản đến độ thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi nền văn hóa và mọi trình độ trí thức. Tất cả những gì có thể khiến ta xao lãng khỏi ý nghĩa khải thị của các câu chuyện này đều bị loại bỏ. Đây là những câu chụyện nói về liên hệ giữa con người và Đức Chúa Trời. Cách viết lịch sử như thế ngày nay thường gọi là ''lịch sử cứu rỗi'', vì nó nhằm giới Thiệu cho ta biết cách thức Đức Chúa Trời hành động để cứu nhân loại.Trong phòng cao, Chúa cầu nguyện với Đức Chúa Cha về các môn đệ của Ngài rằng:''Con không cầu Cha cất họ khỏi thế gian ... Họ không thuộc về thế gian'' (GiGa 17:15, 16). Việc ''Ở trong'' nhưng không ''thuộc về'' này không phải là một mặc khải mới mà chỉ làm sáng tỏ những điều hàm ẩn trong Cựu Ước. Người nào đọc cẩn thận có thể thấy rõ điều đó trong câu chuyện về các thánh tổ .Bối Cảnh Của Sáng Thế Ký 12-50 Khi đọc những câu chuyện về các thánh tổ, có thể ta vẽ ra trong trí hình ảnh họ di chuyển trong một vùng đất gần như trống trải, bởi vậy ta cần nên nhớ rằng ''lúc ấy có người Ca-na-an và người Phê-rê-sít ở trong xứ '' (SaSt 13:7; 12:6). Họ chỉ là những kiều dân được dung nạp, bởi vậy họ phải theo những đòi hỏi của những người ở nơi họ đến. Các nhà khảo cổ học cho chúng ta biết rằng đó là thời kỳ thịnh vượng của các phong trào dân tộc, nhiều dân tộc đã xuất hiện trên Vành Đai Phì Nhiêu, một vùng đất màu mỡ nằm giữa núi và sa mạc, giữa biển và sa mạc, chạy từ Vịnh Ba Tư qua Irak, Syri đến biên giới Ai Cập. Cuối cùng đã đưa đến kết quả là người Hyksos đã chinh phục Ai Cập. Những phong trào đó chỉ để lại một dấu vết rất nhỏ trong 14:1-16, làm bối cảnh cho câu chuyện Ap-ra-ham và Mên-chi-xê-đec. Hản nhiên là các phong trào đó đã đóng góp vào việc hoàn tất mục đích của Đức Chúa Trời, nhưng tự chúng không phải là thành phần của lịch sử cứu rỗi, nên chúng ra không thấy nhắc đến.Ngày nay chúng ta biết rằng người Hê-bơ-rơ cũng cùng là giống người Ha-bi-ru được nhắc đến trong các bảng đá Ba-by-lon và A-sy-ri cũng như những văn bản Ai-Cập. W.F.Albright lý luận rằng chữ Hê-bơ-rơ hay Ha-bi-ru vốn có nghĩa là những người Hê-bơ-rơ trong 14:13. Điều đó có thể cắt nghĩa tại sao thình lình ông có thể huy động một lúc được 318 người đã được huấn luyện (14:14). Chắc họ là những người lái lừa cho ông. Trong thời kỳ chinh chiến của bốn vua, nghề lữ hành phải đình chỉ, chắc Ap-ra-ham đã triệu tập họ về bản doanh của ông ở Hếp-rôn. Không có bằng chứng nào về khảo cổ học cho ta kết luận tương tự về các thánh tổ khác, nhưng dầu có đi nữa, chúng ta cũng không thể hiểu họ nhiều hơn, cũng như nếu cho Ap-ra-ham làm nghề lữ hành thì khó có thể thích hợp với những bài học ta cần học nơi các câu chuyện về ông trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, ta cần lưu ý rằng,

Page 13: Su diep cuu uoc

những người lái lừa không giống những người lữ hành lạc đà về sau này, họ chỉ là những người bán du mục, sống bên lề xã hội mà không trực thuộc vào xã hội.Con người phải sống trong xã hội và là thành phần của xã hội ấy, nhưng trước hết họ phải sống trong tương giao với Đức Chúa Trời. Bởi vậy, trước khi gặp xã hội Y-sơ-ra-ên do Đức Chúa Trời Thiết lập, chúng ta thấy hình ảnh các vị thánh tổ trong tương giao với Đức Chúa Trời, một mối tương giao mà Y-sơ-ra-ên và cả chúng ta đều cần phải có. Kinh Thánh tránh không đề cập nhiều đến những giao Thiệp của các thánh tổ với những người khác, hầu khỏi ngăn trở ta hiểu biết ở khía cạnh tâm linh.Một dẫn chứng là ta thấy các thánh tổ là những mẫu người đức tin, những gì không liên hệ đến mẫu người này đều bị dẹp bỏ hay đặt xuống hàng thứ yếu, như 25:1-6 cho thấy. Các con cái của Kê-tu-ra không phải là con của lời hứa, như Sa-ra đã từng hy vọng có một người con như vậy qua A-ga. Bởi vậy họ không thể có chỗ đứng trong Kinh Thánh để khỏi làm gián đoạn câu chuyện đức tin.Chúng ta không cần phải có lời nào khác ngoài HeDt 11:1-40, để xác nhận các thánh tổ là những anh hùng đức tin, nhưng chúng ta thường quên điều đó, bởi vì chúng ta cố đặt một biểu tượng của Đức Chúa Cha, I-Sác và Giô-sép là biểu tượng của Đức Chúa Con. Quản gia E-li-e-se là biểu tượng của Đức Thánh Linh. Lối giải kinh như thế dầu có hấp dẫn đến đâu vẫn bế tắc, vì không thể áp dụng câu chuyện một cách nhất quán hay chi tiết được. Những người áp dụng lối giải kinh như thế đã quên đi nguyên tắc tương đồng. Cũng như mỗi tín đồ Cơ Đốc từ thời Chúa đến nay đều có bày tỏ Ngài ra ít nhiều trong cuộc sống, thì mọi người của Đức Chúa Trời trước thời của Ngài cũng phác họa trước hình ảnh của Ngài ở một mức độ nào đó, và điều này rất đúng đối với các vị thánh tổ trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, dẫu chúng ta có thể vạch ra những điểm tương đồng đáng yêu, chúng ta cũng không có quyền nâng họ lên hàng tiêu biểu được Đức Chúa Trời qui định.Cần phải có một quyển sách mới diễn giải được mọi bài học về đức tin trong các chương này. Vì vậy chúng ta phải bằng lòng với những bài học nổi bật của bốn nhân vật chủ yếu.Ap-ra-ham Dường như Kinh Thánh muốn cho chúng ta thấy tinh túy của đức tin trong cuộc đời của Ap-ra-ham. Nhờ có Giô-suê (Gios Gs 24:2) chúng ta mới biết được ông lớn lên trong một gia đình đa thần. Chúng ta biết rất ít về con đường dẫn ông tới đức tin, vì rằng, dù có rất ít người nhận thức được điều này, điều quan trọng không phải là chúng ta đến với đức tin cách nào mà là chúng ta bước đi trong đức tin như thế nào.Đức tin của Ap-ra-ham biểu lộ trong ba chiều hướng đặc biệt. Thứ nhất là

Page 14: Su diep cuu uoc

vâng phục. ''Người đi mà không biết mình đi đâu'' (HeDt 11:8). Chúng ta hãy coi chừng đừng phóng đại. Nếu phần lớn cuộc đời của ông sống với nghề lữ hành, thì nhìn vào bản đồ Cận Đông Cổ, chúng ta sẽ thấy ông đã biết khá rõ phương hướng di chuyển của ông. Chúng ta chỉ không biết hành trình ông chấm dứt ở đâu. Không có gì gợi ý rằng ông được gọi đến một nơi hoàn toàn xa lạ đối với ông. Mãi đến Giô-sép ta mới thấy điều đó .Thứ hai là niềm tin cậy nơi quyền năng giữ gìn của Đức Chúa Trời. Toàn thể nền văn minh từ Vịnh Ba-Tư đến biên cương Ai Cập dựa vào những nhóm định cư trong thành quách, mà Kinh Thánh gọi là ''thành phố ''. Cuộc đào bới của cô Kenyon chỉ thấy tường thành Giê-ri-cô có từ năm 7000 TC, còn cư dân ở đó có thể đã có từ cả ngàn năm trước ! Nói cách khác, truyền thống ở vùng vành đai phì nhiêu xem phương pháp bảo vệ con người bằng thành phố là chuyện đương nhiên. Nhưng Ap-ra-ham sẵn sàng sống trong các lều trại ngoài đồng trống, hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Chúa Trời để được bảo vệ khỏi người ác và thú dữ (11:9).Yếu tố thứ ba trong đức tin của ông là sẵn lòng tin vào mục đích tương lai của Đức Chúa Trời. Đến thời kỳ, cuộc di hành bền bỉ đã đạt đến đích, người ở lều trại đã kinh nghiệm được bức tường Đức Chúa Trời bao bọc quanh mình. Nhưng Ap-ra-ham phải đi vào mộ phần ở hang Mặc-bê-la với niềm tin cậy rằng một ngày kia tấy cả các lừa hứa sẽ được thành tựu. Sự ra đời của Y-sac chứng tỏ điều đó, và sự nhận lại Y-sac từ cõi chết, theo nghĩa bóng (11:19), xác nhận rằng ông là dòng dõi lời hứa. Nhưng khi ông nằm xuống, mắt ông vẫn trông chờ bình minh đến để mọi sự được ứng nghiệm.Chúng ta cũng cần để ý những nhược điểm trong đức tin Ap-ra-ham. Chúng ta không thấy nói lý do tại sao ông dừng chân tại Chan-ran (SaSt 11:31; Cong Cv 7:4), vì không thể biết được, chúng ta cũng chẳng nên đoán mò, lại càng không nên phê bình. Ông đã nghi ngờ sự bảo vệ của Đức Chúa Trời tại Ai Cập (SaSt 12:10-20) và giữa vòng người Phi-li-tin (20:1-18). Ông đã nghi ngờ phần nào lời hứa của Đức Chúa Trời khi lấy A-ga để sinh con thay cho Sa-ra (16:1-4). Toàn thể khu vực văn minh từ Sumeria đến Ca-na-an được cai trị bằng những luật lệ tuy có khác nhau về tiểu tiết, nhưng vẫn có cùng một quan điểm về cuộc sống. Họ cũng có chung một nền văn minh, cũng giống như những nước ở Tây Âu bên này bức màn sắt. Về tôn giáo cũng có nhiều điểm tương đồng. Nhưng với Ai Cập và dân Phi-li-tin thì lại khác, họ có một nền văn minh khác, văn hóa, tôn giáo khác nên rất xa lạ đối với xứ Cannan. Nói cách khác, Ap-ra-ham không phải là người đầu tiên phải lưỡng lự suy tính khi phải đối phó với một người lạ mặt. Cũng vậy, hành động của Sa-ra đưa A-ga cho chồng để sinh con thay cho mình cũng là một phần của truyền thống nơi Ap-ra-ham lớn lên, xem thêm 30:1-39. Đức tin mà lưỡng lự trước hoàn cảnh xa lạ sẽ có nguy cơ buông xuôi mặc cho dòng

Page 15: Su diep cuu uoc

đời đưa đẩy.Y-Sác Có hai đặc điểm trong đời sống của Y-sác. Một là ông sẵn sàng làm một nạn nhân hy sinh. Người trai trẻ đủ sức mang củi lên đồi để làm lễ Thiêu hiển nhiên là đã có thể tránh thoát khỏi tay một ông già 120 tuổi muốn bắt chàng làm của lễ hy sinh. Nếu đọc kỹ 22:1-24, bắt buộc ta phải tin rằng Y-sác đã sẵn sàng chịu hy sinh cũng như Ap-ra-ham sẵn sàng dâng hi sinh.Một đặc điểm nữa là ông sẵn sàng tiếp nối lối sống của cha mình. Ta không nên xem điều đó như là đương nhiên. 24:10, 22-27 cho thấy rằng Re-bê-ca sống ở Cha-ran hay một thành phố nào gần đó. Rất có thể bà đã giục chồng đi tìm một mái nhà yên ấm, nhưng nếu có đi nữa, ông đã chẳng nghe, dầu rằng dường như ông đã dừng lại tại Ghê-ra một thời gian. Có thể là ông đóng trại bên trong tường thành (26:6-8), nhưng không ở trong nhà.Thất bại lớn nhất của ông là một thất bại mà những con người đức tin thường vấp phải, là tin rằng mình đã biết trọn vẹn ý chí của Đức Chúa Trời. Dầu lời tiên tri cho Re-be-ca (25:23) Y-sác đã biết rất rõ, vậy mà Y-sác vẫn để cho vóc dáng và sức mạnh của Ê-sau thuyết phục ông rằng Ê-sau mới là kẻ được hưởng phước lành. Đức Chúa Trời đã hành động cách công bằng. Nếu Gia-cốp được hưởng phước lành thì Ê-sau được hưởng quyền trưởng nam. Nhưng vì Y-sác không chấp nhận lời tiên báo của Đức Chúa Trời nên ông đã làm cho Ê-sau mất cả phước lành lẫn quyền trưởng nam.Gia-Cốp Chúng ta dễ phán xét Gia-cốp bằng những định kiến của anh ông (27:36). Dầu Ê-sau nghĩ thể nào đi nữa, ông cũng đã mất quyền được chúc phước rồi vì ông đã bán quyền trưởng nam trong một lúc không cân nhắc. Có lẽ bản dịch hơi phóng đại lời nói của Ê-sau, câu ông nói về Gia-cốp có thể diễn ý như sau: ''Đặt cho nó cái tên Đa mưu thật đúng quá, nó đã chẳng từng ăn đứt tôi hai lần rồi sao ?''.Dẫu chúng ta không ưa Gia-cốp đến đâu, ông vẫn xem là con người đức tin. Ông biết và xem trọng những điều Đức Chúa Trời hứa với mình, nhưng thay vì để cho Đức Trời thực hiện lời hứa theo cách của Ngài thì ông lại dùng phương thuật bất kể tốt xấu để được những điều ông tin là của ông. Chính vì vậy mà không thấy có lời nào lên án màn kịch mà Re-be-ca và Gia-cốp đóng. Họ phải đối phó với một ông già ương ngạnh, cứ cho là mình làm đúng theo ý Đức Chúa Trời. Khi ông thấy rằng Đức Chúa Trời đi ngược lại những cố gắng của mình, lúc ấy ông mới xìu như một bong bóng bị xì (27:33), và cứng rắn đối với lời khẩn cầu của Ê-sau.Không có bằng chứng nào cho thấy là Gia-cốp xao lãng lòng tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng phải đợi đến khi ông vật lộn với Đức Chúa Trời ông mới học biết rằng Đức Chúa Trời có những phương cách của Ngài để

Page 16: Su diep cuu uoc

hoàn thành lời hứa. Bản cũ dịch nghĩa của tên Y-sơ-ra-ên không được đúng lắm. Nghĩa tên ấy là ''người vươn lên cùng Đức Chúa Trời'' hay ''Đức Chúa Trời nỗ lực''. Ý sau này thích hợp hơn vì nó nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời ử dũng chọn Gia-cốp và không chịu buông bỏ ông cho đến chừng Ngài hoàn thành mục đích Ngài. Gia-cốp không phải là một nhân vật hấp dẫn, nhưng con người cố thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời bằng sức lực và sự khôn ngoan riêng của mình thì không bao giờ hấp dẫn người khác được. Ông tự nhận xét về cuộc đời ông rằng: ''Những năm của đời tôi lấy làm ngắn ngủi mà lại nhọc nhằn (47:9)Giô-Sép Giô-sép là một lời chứng cho RoRm 8:28 ''Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yên mến Đức Chúa Trời''. Nhiều người tín đồ thấy khó có thể tin được điều đó. Ngoài Chúa Giê-xu ra, ta không thấy nơi nào có thể chứng minh lẽ thật trên đầy đủ cho bằng cuộc đời Giô-sép. Chính Giô-sép cũng hiểu điều đó. Ông nói với các anh rằng: ''Đừng sầu não và đừng tiếc chi về điều các anh đã bán tôi đặng dẫn tôi đến xứ này, vì để giữ gìn mạng sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh ... Chẳng phải các anh sai tôi đến đây đâu, ấy là Đức Chúa Trời (SaSt 45:5, 8).Có những đặc điểm khác nơi Giô-sép cần được chú ý. Chúng ta thường xem chuyện Giô-sép được cất nhắc lên làm quản gia cho nhà Phô-ti-pha là chuyện đương nhiên. Nhưng chúng ta quên một điều là muốn được như vậy chẳng những phải biết tiếng Ai Cập mà lại còn phải biết đọc biết viết chữ Ai Cập nữa. Điều này rất khó vì ít ai có thể có cơ hội học hỏi, nhưng khi Đức Chúa Trời đã can Thiệp thì một kẻ nô lệ cũng có thể có cơ hội đó. Một trong những khía cạnh quan trọng của đức tin là sẵn sàng nhìn thấy ý chí của Đức Chúa Trời trong những cơ hội Ngài đưa lại cho chúng ta.Có người tưởng tượng Giô-sép, vị thủ tướng của Ai-Cập và là cận thần của Pha-ra-ôn, đi xuống vựa lúa chính bán lúa mì cho những ai đến mua. Ý ấy thật buồn cười. Dĩ nhiên là ông có tuần hành các kho vựa để xem chừng công việc của thuộc hạ để không ai làm giàu trên những nhu cầu của người khác, nhưng không phải là tình cờ mà ông đến ngay chỗ anh em ông định mua lúa. Người ngoại quốc muốn qua biên giới phải được phép từ thủ đô, chúng ta có thể biết chắc mỗi ngày ông đều liếc qua danh sách người xin và cuộc tuần tra đã đưa ông đến đúng chỗ đúng lúc. Nhưng tại sao Giô-sép không tìm ra chỗ ở của cha ông từ trước kia ? Bề gì thì nguồn tin tức tình báo của Ai Cập cũng ở trong tay ông mà. Chúng ta buộc phải cho là Giô-sép biết rằng ông không thể không biết mà không hành động, mà hành động chưa phải lúc là làm tan rã gia đình ông, vì Gia-cốp hẳn sẽ giận ghê gớm. Ông cứ đợi cho đến thời điểm Chúa chọn cho sự sum họp của gia đình ông, vì Đức Chúa Trời đã hứa như vậy; từ khi ông còn nhỏ Ngài đã ban ông hai

Page 17: Su diep cuu uoc

giấc mộng báo trước những việc xảy ra.Cuối cùng chúng ta nhận thấy Giô-sép có đủ phú quí, vinh hoa và quyền thế mà ít người của Đức Chúa Trời đạt được, và ông được hưởng như vậy suốt đời. Nhưng ông không hề thay lòng đổi dạ như thường thấy nơi Các Vua chúa. Đối với ông, những thứ đó không phải là cứu cánh, ông cũng chẳng xem Ai Cập là quê hương của mình. Ông biết rằng mình là công cụ để Đức Chúa Trời Thi hành kế hoạch của Ngài, kế hoạch đó sẽ hoàn tất ở một thời đại khác, một xứ sở khác và ông muốn rằng ít nhất nắm xương tàn của ông cũng sẽ được dự phần khi kế hoạch hoàn thành (50:24, 25).Tân Ước không nhắc gì đến Giô-sép ngoại trừ trường hợp liên hệ đến lời trối trăn của ông (HeDt 11:22), cũng không có nơi nào gợi ý rằng ông là tiêu biểu cho Chúa Giê-xu. Là một trong những vị thánh khả kính nhất của Cựu Ước, nơi ông có nhiều điểm dự tả về Chúa Giê-xu, nhưng đó lại là một chuyện khác.

CHUYỆN TÍCH CỨU CHUỘC

Do thói quen, cả tín đồ Do Thái và Cơ Đốc đều gọi năm sách của Môi-se, hay đơn giản hơn là Luật Pháp. Tên đó không được chính xác lắm, vì như ta đã thấy, SaSt 1-11:32 mở đầu cho sự khải thị nói chung và 12:1-50:26 mở đầu cho lịch sử dân Y-sơ-ra-ên nói riêng. Danh từ Luật Pháp chỉ có thể áp dụng cho Xuất Ê-díp-tô đến Phục Truyền. Ngay cả ở đây cũng cần phân định rõ, trong quyển Kinh Thánh tôi đang học, luật pháp chiếm 165 cột, lời khuyên răn chiếm 44 cột và lịch sử chiếm 109 cột. Tuy chỉ là tính đại khái nhưng cũng khá đủ chính xác để chứng minh điểm trên. Theo như ta hiểu từ ngữ ''luật pháp'' thì từ Xuất Ê-díp-tô đến Phục Truyền không phải chỉ là một bộ luật.Chữ mà ta dịch luật pháp, tiếng Hê-bơ-rơ là ''torah'' chữ này có nghĩa là dạy dỗ. Thật vậy, sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời có sức mạnh của luật pháp, nhưng nếu chúng ta dịch như vậy là chúng ta đã nhấn mạnh quá đáng. Bản Septuagint, bản dịch tiếng Hi Lạp ''nomos'' mà chúng ta thường dịch là ''luật pháp'' trong Tân Ước. Dẫu chữ ''nomos'' có thể có nghĩa là luật pháp, nghĩa chính của nó là sự xử dụng thông thường, hay nói tục, và tiêu chuẩn hay nguyên tắc. Như vậy, cách dịch của ta có thể làm cho độc giả hiểu sai ý luận của Phao-lô.Một khi chúng ta đã nhớ rằng ''torah'' nghĩa là giáo huấn, chúng ta sẽ thấy tên ấy rất thích hợp không phải chỉ cho bốn sách nói về công việc của Môi-se mà cho cả năm sách của bộ Ngũ Kinh nữa vì ta cũng phải học hỏi lịch sử ghi trong các sách đó y như học biết về luật pháp và các lời khuyên răn vậy.Đức Chúa Trời Hành Động

Page 18: Su diep cuu uoc

Trong hai chương đầu tôi đã nhấn mạnh rằng điều được đề cập trong Mặc Khải Ban Sơ và trong chuyện tích các Thánh Tổ đều được chọn lọc, và tôi đã dùng từ ''lịch sử cứu rỗi'' để chỉ nguyên tắc của sự chọn lọc đó. Đức Thánh Linh đã chọn lọc những chi tiết nào bày tỏ rõ hơn hết việc Đức Chúa Trời làm để đem sự cứu rỗi đến cho con người và cách con người phản ứng đối với sự cứu rỗi đó. Nguyên tắc này vẫn cứ tiếp tục trong lịch sử Xuất Ai Cập và cả thời kỳ lang thang trong sa mạc. Điều đó cắt nghĩa tại sao hầu hết biểu tượng trong Tân Ước đều rút ra từ bộ Ngũ Kinh. Dĩ nhiên là phần lớn lịch sử sau này của Y-sơ-ra-ên cũng có thể gọi là lịch sử cứu rỗi, nhưng nó ít khi mang đặc tính phổ thông như lúc ban đầu.Những đoạn sách như OsHs 2:15; 9:10; Gie Gr 2:2, 3; Exe Ed 16:8-14, cũng như lời chúc phước của Ba-la-am nhất là Dan Ds 23:31, nghe có vẻ lạ lùng đối với những độc giả chỉ đọc Ngũ Kinh cách hời hợt. Chúng chỉ có ý nghĩa đối với những người nhớ rằng câu chuyện được Kinh Thánh kể lại là câu chuyện đã được chọn lọc kỹ càng. Nếu một nhà tiểu thuyết thời nay kể lại những chuyện đó, ắt họ đã nhắc cho chúng ta những nổi khó khăn vượt quá sức người trên đoạn đường dân Y-sơ-ra-ên qua. Họ đã tả vẽ cho thật sống động những nỗi mệt nhọc trên đường và những nỗi khó khăn để tìm đường đi trong sa mạc. Khía cạnh này ắt hẳn phải có, và Kinh Thánh biết có điều đó. Nhưng mục đích của câu chuyện là tôn vinh sức mạnh và sự toàn thắng của Đức Chúa Trời. Người thời nay ưa nhấn mạnh sự thất bại trong vinh quang khi con người dù thất bại vẫn đáng được ca ngợi. Lịch sử cứu rỗi biết con người chỉ thất bại không có chút gì vinh quang và Đức Chúa Trời là Đấng chiến thắng.Mở đầu câu chuyện Xuất Ai Cập, chúng ta thấy một nguyên tắc mà sau này sẽ lặp lại nhiều lần trong Mặc Khải, đó là ''khi kỳ hạn đã trọn''. Đức Chúa Trời chỉ can Thiệp giải thoát dân Y-sơ-ra-ên khi nào họ cảm thấy tuyệt vọng. Nói theo cách loài người, chúng ta thường thắc mắc hỏi tại sao Đức Chúa Trời chậm hành động thế. Câu trả lời không phải như người ta thường nói, là Đức Chúa Trời có chương trình của Ngài khác với chúng ta, mặc dù trả lời như thế cũng khá đúng. Ây là trước hết Đức Chúa Trời phải để cho con người đến bước đường cùng và không còn chút hi vọng nào nữa.Nguyên tắc kế tiếp là Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính mình Ngài trong lời nói và hành động qua những người được Ngài lựa chọn và sửa soạn. Ở đây chúng ta lại thấy sự khác biệt với lối viết tiểu sử hiện đại về Môi-se. Theo lối nầythì tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến Môi-se ở Ai Cập và Ma-đi-an đều được mô tả cách trìu mến. Nhưng Kinh Thánh thì không thế . Kinh Thánh biết rõ rằng những yếu tố đó chẳng đem lại được gì cả nếu không được Đức Chúa Trời xử dụng, bởi vậy Kinh Thánh đã lướt qua, bỏ tất cả lại trong im lặng. Điều quan trọng là sản phẩm cuối cùng, đã được Đức Chúa

Page 19: Su diep cuu uoc

Trời huấn luyện. Tương tự như vậy, Tân Ước đã không đá động gì đến những năm yên lặng của Chúa Giê-xu tại Na-xa-rét.Nguyên tắc thứ ba thật khó diễn tả cho giản dị. Đức Chúa Trời không phải chỉ là Đấng sáng tạo mà còn là Đấng duy trì thế giới. Tình trạng trật tự của vạn vật như chúng ta thấy là do hành động của Đức Chúa Trời, nhờ hành động ấy nhà khoa học có thể sắp loại được ''những qui luật Thiên nhiên''. Trong những điều kiện như thế, Đức Chúa Trời phán với con người và hướng dẫn họ, nếu họ muốn được hướng dẫn. Các phép lạ Ngài làm không để thay đổi hoàn cảnh họ, mà để dẫn họ vào những cảnh ngộ có thể đem lại lợi ích cho họ. Nhưng khi tới giờ phút quyết định cho việc cứu chuộc con người, Đức Chúa Trời can Thiệp vào Thiên nhiên. Xem các câu chuyện về các Thánh Tổ, ta thấy ít có gì có thể gọi là phép lạ. Từ chỗ Pha-ra-ôn cứng lòng (XuXh 4:21), sự vận hành của các sức mạnh Thiên nhiên được đưa vào để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, và thế hệ Xuất Ai Cập trở thành một công cụ để Đức Chúa Trời dùng bày tỏ những nguyên tắc cứu chuộc giải thoát của Ngài.Hệ Thống Biểu Tượng Của Lịch Sử Cứu Chuộc Con người đã ăn trái cây hiểu biết và từ đó trở đi họ bị nung nấu bởi sự thèm khát hiểu biết. Nhờ có những tác phẩm của Manetho một tư thế Ai Cập (khoảng 250 T.C), được nhiều người khác trích lại cho đến nay, ta được biết nhiều về Ai Cập ngay cả trước khi đọc được những cổ tự Ai Cập vào giữa thế kỷ trước. Ít nhất là kể từ thời Josephus (thế kỷ I SC) đã có nhiều nỗ lực để định thời kỳ và tìm xem pha-ra-ôn của Xuất Ai Cập là ai.Lịch sử cứu rỗi thì không viết theo cách đó. Khi Đức Chúa Trời hành động, Ngài không phj thuộc vào hoàn cảnh hay con người, vì Ngài có thể dấy lên một Môi-se vào một thời khác. Vì vậy mà không có ghi năm tháng, và ông vua Ai Cập trở thành một diễn viên vô danh. Không ai biết chắc được con đường chính xác của cuộc hành trình và địa điểm thật sự của Si-nai Hô-rếp. Chính vì vậy mà toàn thể câu chuyện có thể dùng làm biểu tượng, vì bản chất của câu chuyện không liên hệ đến những biến cố trong thời gian và không gian.Điều này không áp dụng cho sự thành nghiệm của biểu tượng. Dầu Xuất Ai Cập là một trong những cái bóng của những điều tốt lành sẽ đến, cái bóng của Đức Chúa Trời còn hiện thực hơn cả những sự kiện cụ thể của con người. Hiện thực vĩnh cữu và sống động của Xuất Ai Cập đến từ đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu. Cái bóng bắt đầu từ thời điểm nào trong lịch sử, điều đó không quan trọng. Khảo cổ học đã chứng tỏ những tính toán cẩn thận để định ngày tháng quan trọng nào đó trong lịch sử loài người là vô giá trị. Nhưng khi đến sự kiện căn bản của sự cứu chuộc, chúng ta được phép đặt nó một cách chính xác vào khoảng nào trong lịch sử nhân

Page 20: Su diep cuu uoc

loại (LuLc 3:1, 2).Có một thời điểm trong thời kỳ Xuất Ai Cập cần được nhắc đến. Như Môi-se ám chỉ trong PhuDnl 11:10-12, Ai Cập là một xứ trong Cựu Ước mà Thiên nhiên giữ một qui luật đều đặn, chỉ trừ sự lên xuống bất thường của sông Nil trong thời gian nước lụt, còn thì người ta có thể tiên đoán được thời tiết ngày sau, tuần sau, tháng sau một cách khá chắc chắn. Giữa những tai ương, con người rất dễ tin có Đức Chúa Trời và kêu cầu Ngài, vì chẳng còn có cách nào hơn. Nhưng giữa cuộc sống bình lặng thì đức tin héo mòn đi và tôn giáo trở thành hình thức. Tất cả những tai vạ, trừ tai vạ cuối cùng, đều chứng tỏ Đức Chúa Trời tể trị và toàn thắng giữa những qui luật bình ổn. Chỉ sau khi đó, Đức Chúa Trời mới rẽ Biển Đỏ hay biển Sậy. Suốt trong Kinh Thánh, biển là hình ảnh của rối động, của những gì không theo quy luật trật tự. Như vậy Đức Chúa Trời là Đấng tể trị trên quy luật cũng như sự vô quy luật. Sự Thất Bại Của Y-sơ-ra-ên Xét theo một quan điểm nào đó thì Y-sơ-ra-ên thể nào cũng phải thất bại. Một phần mục đích của Đức Chúa Trời trong dân Y-sơ-ra-ên là chứng minh sự sa ngã hoàn toàn của con người, cho thấy rằng họ sẽ cứ tiếp tục sa ngã dù cho được ở trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất. Bởi vì tại Si-nai Đức Chúa Trời đã ban bố Torah cho họ nhưng không ban quyền năng để họ tuân giữ, cho nên lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên không Thiếu gì chỗ cho thấy con người Thiếu những vinh quang của Đức Chúa Trời. Những sự thất bại đó cũng có những lý do riêng của nó.Xuất Ai Cập mở màn cho một giai đoạn mới được xác nhận bằng giao ước ở Si nai. Nhưng đại khối quần chúng vẫn tiếp tục sống trong quá khứ. Họ vẫn tiếp tục thèm khát Ai Cập. Có lúc chúng ta rung cảm trong cái siêu nhiên, nhưng rồi chúng ta vẫn quay lại thèm khát cái Thiên nhiên. Hãy xem XuXh 16:3; Dan Ds 11:4, 5; 14:2-4; 20:5; 21:5. Hai câu cuối rất có ý nghĩa, vì vào lúc này không còn bao nhiêu người Y-sơ-ra-ên có những kỷ niệm sống đọng về Ai Cập. Hầu hết những người lớn lên ở đó đều đã chết.Biến cố quan trọng hơn nữa là vụ con bò vàng. Trong lời Giô-suê từ biệt nhân dân, ông gián tiếp cho thấy rằng các thần ở vùng Mê-sô-bô-ta-mi vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống dân Y-sơ-ra-ên trong nhiều thế kỷ sau (Gios Gs 24:2, 14). Con bò vàng của A rôn là một thí dụ rõ ràng nhất.Người ta thờng cho rằng việc đó do ảnh hưởng của tục thờ bò Apis của người Ai Cập. Những câu nói của dân chúng: “Hỡi Y-sơ-ra-ên, này là thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi Ai Cập” (XuXh 32:4) đủ cho thấy ý đó là vô lý. Làm sao thần của Ai Cập lại quay lại làm hại Ai Cập được ? Chúng ta biết rằng con bò là một trong những biểu tượng lâu đời nhất của chủng tộc Semite để chỉ thần thánh. Ngày nay chúng ta cũng thường thấy những tín đồ

Page 21: Su diep cuu uoc

Cơ đốc thuần thành giữ những quan niệm lưu lại từ thời tiền cải cách và đôi khi tận từ thời ngoại giáo trước kia nữa. Hẳn dân Y-sơ-ra-ên đã không biết đến chân lý trong câu nói của Phaolô “Ai ở trong Chúa Cơ đốc là người dựng nên mới” (IICo 2Cr 5:17)Cùng với việc sống trong quá khứ, người ta cũng không sẵn sàng sống cho hiện tại mới mẻ. Khi chúng ta đọc đến những nỗi sợ hãi, lằm bằm, Thiếu đức tin của họ, chúng ta có thể cảm thấy tội nghiệp cho họ. Sở dĩ như vậy là chúng ta cũng thường hay hành động như họ.Chúng ta thờng cho là lẽ tự nhiên mình phải sợ hãi nghi ngờ khi rơi vào hoàn cảnh xa lạ và nguy ngập. Tội lỗi của Adam và Eva tại vườn Ê-đen là họ nghĩ rằng họ có thể nói đối phó với tương lai vô định miễn là họ có đủ trí thức. Con người sợ hãi cái chưa biết chứng tỏ rằng tổ phụ của họ đã nghĩ sai. Nhưng đối với những người đã trở thành dân của Đức Chúa Trời mà sợ cái mới mẻ khó khăn là phạm vào tội lỗi ngược lại với tội lỗi Ê-đen, vì họ không sống theo lời họ tuyên bố.Ơn Giao Ước Trong ấn bản đầu tiên của bộ kinh thánh Schofield, lời chú thích SaSt 12:1 có một câu lạ lùng: “Thời đại lời hứa chấm dứt khi dân Y-sơ-ra-ên hấp tấp nhận luật pháp” và cũng ý ấy diễn lại bằng lời thận trọng hơn trong lời chú thích XuXh 19:3.Trong quá khứ có khuynh hướng xem giao ước như một thỏa hiệp hay mặc cả giữa hai bên. Ngày nay nhờ có sự tìm tòi của các nhà khảo cổ, ta biết rằng điều đó chỉ đúng khi cả hai phía giao ước đều bình đẳng. Nếu một bên giao ước cao hơn, một bên thấp hơn, trên hết là giữa Đức Chúa Trời và loài người, thì sau khi bên cao hơn tuyên bố hành động của mình, ông sẽ đưa ra một lời hứa ân huệ với điều kiện là ý muốn của ông phải được chấp nhận. Đây là điều chúng ta thấy trong 19:3-6Trước hết, chúng ta thấy Đức Chúa Trời tuyên bố hành động ân huệ của Ngài, rồi đề nghị dành cho một địa vị đặc quyền, một đề nghị vượt xa mọi lời hứa với các tổ phụ. Trong giao ước không có điều khoản nào vì họ phải lấy đức tin đơn thuần mà chấp nhận đặc tính ân huệ của Đấng lập giao ước. Dân chúng chấp nhận đề nghị của Đức Chúa Trời với đức tin tuyệt đối (19:8). Nhưng câu chuyện cho thấy môi se và dân Y-sơ-ra-ên hành động ngược lại với lợi ích tốt nhất của họ và trái với ý định cao cả nhất cảu Đức Chúa Trời nghe thật khó tin. Sự ban bố Luật pháp là một giai đoạn cần Thiết trong sự mặc khải của Đức Chúa Trời để bày tỏ chính mình Ngài cho loài người và là bước Thiết yếu để dọn đường cho Đấng Cứu Chuộc hiện đến. Dân Y-sơ-ra-ên không thể nào có một đặc ân cao hơn t hế nữa. Chúng ta nên nhớ lại lời Môi se ca ngợi Luật Pháp (PhuDnl 4:8) và lời Đức Chúa Trời khen ngợi hành động của dân chúng (5:28, 29)

Page 22: Su diep cuu uoc

Còn một điểm nữa chúng ta không nên bỏ qua. Luận lý thông thường liên kết ý niệm tuyển chọn và loại bỏ. Người ta thường nghĩ rằng vì Ngài đã tuyển chọn một số người cho nên những kẻ khác bị bỏ mặc cho số phận của họ, nghĩa là cho án phạt cuối cùng, hay là Đức Chúa Trời đã định cho họ phải hư mất. Trong XuXh 19:5, ngay bên cạnh lời xác nhận Ngài đã chọn Y-sơ-ra-ên làm cơ nghiệp, Đức Chúa Trời cũng tuyên bố rằng cả trái đất thuộc về Ngài. Lẽ đạo về sự tuyển chọn th ật hay đẹp nhưng không nên giải thích để có nghĩa là một số người phải vị trầm luân vì họ không thể nào được cứu.Về tính chất của điều kiện giao ước, tôi sẽ đề cập ở chương sau. Ơ đây chúng ta để ý một điều là giao ước chưa lập xong thì dân chúng đã vi phạm nó rồi, do v iệc đúc con bò vàng.Có thể cho rằng những kẻ ra khỏi Ai Cập đã bị ảnh hưởng thâm căn của tinh thần vô đạo chung quanh nên họ không thể làm gì khác hơn là phạm giao ước. Giao ưóc được tái lập trước khi Môi se qua đời (PhuDnl 29:1)để rồi lại bị tội lỗi A can phá hỏng. Trước khi Giô suê qua đời, giao ước lại được tái lập một lần nữa (Gios Gs 24:25). Ta có lý do để tin các học giả nói đung khi họ cho rằng nghi lễ tái lập giao ước là một phần thưởng có trong sự thờ phượng của y. nhưng mỗi lần tái lập (ai cho họ có quyền tái lập cái do chính Đức Chúa Trời lập ra) là mỗi lần phạm thêm một tội mới và sa ngã trở lại. Câu chuyện còn lại trong Cựu Ước là câu chuyện về ân điển giữa tội lỗi.Khi công bố về giao ước mới, Giê rê mi đã phải nói: “Đức Giê hô va phán: Này, những ngày đến, bây giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu đa. Giao ước này sẽ không theo giao ưóc mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ai Cập. Tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chủ chúng nó, Đức Giê hô va phán vậy” (Gie Gr 31:31,32). Lịch sử Y-sơ-ra-ên trong Cựu ước cho thấy khi dân Đức Chúa Trời không lam theo ý muốn Ngài thì có nghĩa gì. Ngài không ném bỏ họ, nhưng từ tốn dẫn dắt họ như một vị chủ và chúa, không phải với tinh thần phụ tử của cha Thiên Thượng. Ngày nay nhiều cá nhân tín đồ và Hội Thánh địa phương cũng đang kinh nghiệm một điều tương tự như vậy.

LUẬT PHÁP

Trong chương trước, chúng ta đã thấy dịch chữ 'Torah' và ngay cả chữ 'Nomos' trong Tân Ước bằng chữ luật pháp thì không được chỉnh lắm. Nghĩa chính của “Torah” là giáo huấn. Lời cảnh giác này sẽ thấy rõ hơn, khi ta tìm đến Ngũ kinh để học “luật pháp Môi se”. Nếu chúng ta dùng từ đó cho thật sát, chúng ta sẽ không thấy có nó trong Kinh Thánh.Luật pháp Môi se mà ta thường thấy trong Tân Ước là kết quả của nhiều thế kỷ làm việc khởi đầu từ Ê-xơ-ra hoặc sớm hơn, và cứ tiếp tục mãi cho đến

Page 23: Su diep cuu uoc

khi hoàn thành bộ Talmud vào khoảng năm 550 T.C. Thật ra theo một phương diện nào đó thì công v iệc vẫn cứ tiếp tục cho đến ngày nay. Người Do Thái thường dựa vào những câu có tính cách thần học trong Kinh Thánh được để lập ra những hệ thống thần học, họ quên rằng nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể làm công việc đó tốt hơn họ nhiều.Luật Pháp Căn Bản Luật pháp nguyên thủy ban cho dân Y-sơ-ra-ên khác xa luật pháp mà các đời sau quan niệm. Trong chương trước, chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên chấp nhận những điều kiện giao ước của Đức Chúa Trời trước cả khi họ biết điều kiện đó là gì (XuXh 19:3-8). Ba ngày sau, Đức Chúa Trời phán truyền Mười Điều Răn cho cả dân sự (20:1-17) chỉ có những điều này là được Đức Chúa Trời phán trực tiếp, còn lại những điều khác là qua trung gian của Môi se. Điều này cho chúng ta kết luận rằng Mười Điều Răn chiếm một vị trí đặc bi ệt trong việc bày tỏ ý chỉ Đức Chúa Trời. Quyển sách Giao Ước (xem từ này trong 24:7) tiếp theo Mười Điều Răn (20:22-23, 33) ban cho Môi se để truyền cho dân Y-sơ-ra-ên (20:19, 22) và họ đã nhận (24:7) lúc ấy giao ước đã được lập cách long trọng.Chúng ta cần nên biết rõ rằng Đức Chúa Trời không đẩy dân Ngài vào thế bất lợi và ép buộc họ nhận mạnh lịnh này đến mạng lệnh khác một khi họ tỏ Thiện chí sẵn sàng làm theo ý Ngài. Nếu chúng ta hiểu đúng Mười Điều Răn và sách Giao Ước, trong đó có chứa đựng tất cả những gì Ngài đòi hỏi nơi dânNgài, nếu đó là tương quan giao ước của Ngài. Nếu chúng ta suy gẫm về sách Giao Ước cả những điều nói minh bạch hoặc hiểu ngầm, chác chắn chúng ta phải đi đến kết luận rằng đó là lời bình luận diễn giải rộng cách Thi hành Mười Điều Răn. Ta có thể nói rằng Mười Điều Răn chứa đựng những nguyên tắc căn bản mà tâm tính cần phải có nếu muốn tương giao với Đức Chúa Trời, phần còn lại bình luận và chỉ dẫn cách để tạo nên tâm tính đó.Việc đặt hai bảng đá chớ không đặt sách Giao Ước trong hòm Thánh biểu minh cho điều đó. Hòm Thánh được bao phủ bởi Ngôi Thi An hay Kapporet. Các cánh Chê-ru-bin giương ra trên ngôi Thi ân, tượng trưng ngôi của Đức Chúa Trời giữa dân ngài. Nếu quan niệm Đức Chúa Trời như đang ngự trên ngôi, thì chân Ngài phải đặt trên ngôi Thi ân và như vậy hai bảng luật pháp được bảo vệ. Nguyên tắc thì không thể thay đổi theo từng thế hệ. Nếu nghiên cứu chi tiết sách Giao Ước chúng ta sẽ thấy rằng sách ấy dành cho dân tộc sống trong một xã hội nông nghiệp khá thô sơ. Chính vì vậy mà các vị tiên tri ít khi theo những kẻ chủ trương nghi lễ mà công kích những việc vi phạm nghi thức luật pháp là cái mà Mười Điều Răn không quan tâm.Các Bộ Luật Khác Vậy chúng ta phải hiểu thế nào về bản chất và mục đích của ba bộ luật về đời sống thường ngày.

Page 24: Su diep cuu uoc

Bộ luật trong 34:10-28 quá vắn tắt nên ở đây chúng ta có thể bỏ qua. Việc chọn các điều răn dường như không có chủ đích đặc biệt nào. Chỉ trừ câu 13, còn tất cả đều lặp lại trực tiếp hay ngụ ý về luật pháp đã được ban bố. Chúng ta thấy câu 13 trong PhuDnl 7:5; 12:3 nhưng tội thờ bò vàng cũng đủ để giải thích những điều ghi lại ở đây.Bộ lụật kế tiếp theo niên biểu là luật về sự thánh khiết (LeLv 17:26) các học giả hiện đại gọi như vậy vì thường lặp đi lặp lại câu: “Các ngươi hãy nên thánh vì ta là thánh, Đức Giê hô va vạn quân phán vậy”. Rồi đến cuối thời kỳ đồng vắng chúng ta có bộ luật Phục Truyền (PhuDnl 5:12-20) cũng đặt Mười Điều Răn ở địa vị tôn quý.Nếu chúng ta làm công việc tuy nhàm chán nhưng rất bổ ích là so sánh bộ sách Giao Ước, Luật Thánh Khiết và Luật Phục Truyền với nhau, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong đó. Sách Giao ước phần lớn là luật thuần túy. Thật vậy, tuy nó không được diễn đạt bằng những thuật ngữ pháp luật hiện đại, nhưng đó là luật mà luật gia hiện đại có thể nhận biết và có thể viết lại bằng những từ ngữ hiện đại. Hiển nhiên ta phải ngoại trừ những phước lành và rủa sử làm thành một bộ phận trong những luật này, như trong XuXh 23:20-33. Trong luật về sự thánh khiết chúng ta có cảm tưởng rằng Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn Ngài cho chúng ta dựa trên nền tảng của sự mặc khải về sự thánh khiết của Ngài trong Lều Tạm. Đó không còn là luật pháp thuần túy nữa mà là một phản ảnh của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong dân Ngài. Trong Phục Truyền lời tiêu biểu nhất có lẽ là: “Các ngươi là con cái Giê hô va Đức Chúa Trời các người . Chớ ...” (PhuDnl 14:1). Phần luật trong quyển sách gần giống như một bài giảng thực tế cho những kẻ đã có kinh nghiệm sâu xa với Đức Chúa Trời chớ không phải chỉ lặp lại luật pháp như chúng ta thường nghĩ, khi nghe đến cái tên rất phiến diện xuất phát từ tiếng Hy Lạp. Nói cách khác mục đích giáo dục của Ngũ Kinh (Torah) hiển hiện trên các trang giấy.Vậy thì, đứng về mặt giáo dục thì sự hiện diện của ba bộ luật không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi nhìn vào những luật lệ làm thành những bộ đó, chúng ta gặp điều bất ngờ. Có một số lớn nằm riêng trong mỗi bộ luật, trong khi chỉ có một số rất ít có mặt trong cả ba. Hơn nữa, không thể nào dựa vào số lần các điều răn được nhắc đến mà sắp thứ tự quan trọng của điều răn. Lạ hơn nữa là sách Giao Ước không tuyên bố đã hoàn tất. Có nhiều điều nó không nhắc đến, chẳng hạn luật lệ về hôn nhân mà luật pháp nào cũng phải có.Luật Dân Vụ Và Luật Thiên Vụ Người ta chia luật pháp thành hai loại, luật dân vụ và luật Thiên vụ. Điều này giúp ta dễ hiểu vấn đề hơn. Như đã nói, hầu hết luật lệ đều thuộc về loại mà các luật gia hiện đại đều nhìn nhận, mặc dù không hẳn họ đã đồng ý đem

Page 25: Su diep cuu uoc

nó vào một bộ luật. Đặc biệt là trong Phục Truyền, có những “hãy” và “chớ”, hầu hết đều có tính chất khá sơ đẳng, phát xuất từ chỗ Y-sơ-ra-ên là dân Đức Chúa Trời, như trong 22:5-8. Nhưng nói chung thì nó cũng có chung một mô thức với những bộ luật xưa của Cận Đông Cổ. Nó cho người ta biết rằng hễ một người làm gì dó thì sẽ bị phạt như thế này. Thường thường nó đưa ra một hành động do một động lực nào hay trong một hoàn cảnh nào đó rồi đưa ra một trừng phạt tương ứng. Những luật lệ này được học giả gọi là Luật dân vụ vì nó đề cập đến từng vụ vi phạm.Tuy nhiên, có những luật lệ khác rất xa lạ với dân luật bình thường. Sở dĩ chúng ta không ngạc nhiên sửng sốt là vì chúng ta đã quá quen với chúng. Đó là những đòi hỏi không có chừa một miễn trừ nào, và chỉ có một trừng phạt chung cho mọi trường hợp. Chúng ta sẽ hiểu rõ tính chất của luật này hơn nếu đơn cử một số luật quan trọng thuộc loại này.Trên hết là Mười Điều Răn. Sự bàn cãi liên tục về cách hiểu các điều răn nhất là những điều cấm trong bảng thứ hai, cũng đủ để chứng tỏ rằng chúng khác lạ với cách suy nghĩ thông thường của chúng ta. Rồi lại có những vi phạm mà hình phạt là “sẽ bị xử tử” (bản RSV), 'Chắc chắn sẽ bị xử tử' (ban AV) tiếng Hêbơrơ là mut yamut, như trong XuXh 21:12; 21:15, 16, 17; 22:18; LeLv 20:10, 12; 24:16. Cuối cùng có một loạt những lời rủa sả nghiêm trọng đối với một số hành động như trong PhuDnl 27:15-26.Loại luật này các học giả thời nay gọi là luật Thiên sự. Nó chỉ dành riêng cho dân Y-sơ-ra-ên và bắt nguồn từ mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời. Những đòi hỏi có tính cách tuyệt đối như thế rất ít khi cộng đồng đem áp dụng đối với cá nhân. Trong khi đọc Ngũ Kinh, ta có thể suy diễn rằng áp ra ham đã mang theo một b ộ luật và qui tắc cư xử của vùng Mê-sô-bô-ta-mi, dù đơn giản hơn những bộ luật như luật Hammurabi rất nhiều, nhưng cũng cùng một loại với chúng. Y-sơ-ra-ên ở tại Ai Cập cũng đã tiếp tục sử dụng bộ luật này của tổ tiên.Tại si nai Đức Chúa Trời cho dân Ngài một loạt những đòi hỏi tuyệt đối. Đức Chúa Trời xem đó là ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, con người không phải chỉ sống với một mình Đức Chúa Trời mà còn có những tương quan với cuộc đời và xã hội. Bởi vậy, dường như là Đức Chúa Trời đã lấynhững luật lệ truyền thống của dân Y-sơ-ra-ên quy định lại dưới ánh sáng của Mười Điều Răn để tỏ cho họ th ấy họ phải định hình lại toàn thể nếp sống của họ như thế nào. Nếu đúng như vậy thì Đức Chúa Trời không cần phải bao quát mọi khía cạnh của cuộc sống, như về sau các Ra-bi cảm thấy bắt buộc phải làm. Ngài đang dạy dỗ họ, và khi tiến từ sách Giao Ước qua Luật Thánh Khiết rồi đến Phục Truyền, chúng ta có thể theo dấu những bước giáo huấn của Ngài. Đa vít chỉ theo khuôn mẫu này khi ông lập luật trong ISa1Sm 30:24. Nó được nhắc đến trong Kinh Thánh cho thấy nó được Đức Thánh

Page 26: Su diep cuu uoc

lInh chứng nhận rằng ông đã nghĩ đúng. Sự dạy dỗ này được đưa xa hơn trong bài giảng trên núi. Chúa chúng ta cũng lấy những nguyên tắc trên áp dụng cho đời sống của những người có tâm tánh phù hợp với bức tranh vẽ ra trong các phước lành.Luật Nghi Lễ Ngoài những bộ luật đã học còn có nhiều luật về nghi lễ. Nó không Thiếu hẳn trong các bộ luật, nhưng giữ một vai trò rất nhỏ trong đó. Phần chính của luật nghi lễ là XuXh 25:1-31:18; LeLv 1:1-16:34 và nhiều đoạn trong Dân Số Ký.Điều trước tiên ta cần để ý là luật nghi lễ được ban bố sau khi đã Thiết lập giao ước. Hiển nhiên là dân Y-sơ-ra-ên cần phải có những nghi thức hiến tế song song với dân luật của họ. Vì rằng Kinh Thánh không cho chúng ta biết nó đến từ đâu và thành hình như th ế nào, cho nên chúng ta có quyền suy đoán những điều mà chúng ta cho là có lý do vững vàng chắc, nhưng có lý do vững chắc chưa hẳn đã chứng minh là suy đoán đúng. Đức Chúa Trời dùng cái cũ để giao ước rồi ban cái mới. Rất có thể là cái mới, như trường hợp của dân luật, là sự nám đúc lại cái cũ để nó có thể mang bài học của Đức Chúa Trời.Nếu nghi thức hiến tế và đền tạm chỉ được ban bố sau khi đã lập giao ưóc xong , ắt nó có nghĩa rằng không phải nhờ có nghi thức đúng mới lập được giao ước, mà nghi thức chỉ có ý nghĩa và sức mạnh nhờ giao ước.Nói cách khác, luật nghi lễ về sự thờ phượng và hiến tế được lập ra không phải để tạo thành giao ước, nhưng để duy trì giao ước sau khi giao ước đã được Thiết lập. Một việc nữa xác nhận điều này, là ngày Đại lễ chuộc Tội không được quy định ngay từ đầu, mà chỉ sau khi hai con trai của A rôn phạm tội mới thấy cần Thiết lập ra(Lê 16: 1-3). Từ lâu người giảng đạo tinh ý đã nhận thấy rằng họ có thể căn cứ vào sinh tế Lễ Vượt Qua để giảng về thập tự giá một cách có hiệu lực, nhưng sứ điệp về các tế lễ trong Lê vi khó hấp dẫn được người ta trừ ra những người đã tin, hay những người đã thông thạo các tín lý Cơ đốc.Đền tạm , sau này là Đền thờ, với các sinh tế trong đó, là một hiện thực thuộc linh, nhưng hiện thực đó chỉ là cái bóng của những việc tốt lành hầu đến. Máu bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi ; nó chỉ nó về sinh tế đời đời là Chúa Cơ đốc, nhờ đó nó mới có giá trị. Tân Ước không nhấn mạnh việc Chúa hòa mình với luật nghi lễ, dầu có nhiều chỗ cho thấy Ngài đã làm vậy. Điều nổi bật là cách Ngài làm trọn luật đạo đức, vượt lên trên mọi chỉ trích và lên án.Những ai trong cuộc sống dã từng kinh nghiệm cái hiện thực nằm đằng sau các nghi thức thể chế, sẽ thấy mình đang sống như Chúa đã sống. Họ sẽ giữ nguyên tắc căn bản của luật pháp, không phải vì họ cảm thấy bắt buộc phải

Page 27: Su diep cuu uoc

làm vậy, mà là vị sự sống của Chúa Cơ đốc từ trong họ phát huy ra. Mười Điều Răn diễn tả bản tính đạo đức của Đức Chúa Trời trong ngôn ngữ và hoàn cảnh của con người. Cho nên hễ chúng ta không thực hiện được những điều ấy nơi tâm linh chúng ta, là chúng ta đã chối bỏ danh phận con cái của Đức Chúa Trời.

CÁC SÁCH TIÊN TRI TRƯỚC

Đến cuối thời Phục Truyền, chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên , dân của Đức Chúa Trời đạt địa vị cao nhất trong Cựu Ước, dầu rằng có những lời tiên tri dự ngôn về một địa vị cao hơn vô cùng trong những thời đại sắp tới, Y-sơ-ra-ên đang chứng kiến lời Đức Chúa Trời hứa ban đất cho họ được thành tựu, và họ đã chiếm được vùng Giô-đanh như là của đặt cọc cho sự ứng nghiệm đó. Những sự bại hoại dính dáng với Ai Cập đã tiêu tan sau bốn mươi năm đi lang thang. Luật pháp được diễn giải cặn kẽ theo ý nghĩa luân lý sâu sắc hơn. Giao ước được tái lập (PhuDnl 29:1. Đồng thời tội Ba anh Phê ô (Dan Ds 25:1-18) dự báo những rối loạn sẽ đến, điều này nêu rõ trong Bài ca Môi se (PhuDnl 31:16-47) Trong Kinh thánh Hêbơrơ có bốn sách tiếp theo gọi là các sách tiên tri trước , đó là Giô-suê. Các-quan-xét, Sa-mu-ên các vua, (Chớ không phải Ru-tơ). Hai sách sau trong bản Kinh Thánh Hê-bơ-rơ mỗi thứ chỉ gồm một cuốn chứ không phải hai cuốn như trong Kinh Thánh chữ in. chúng được gọi là các sách tiên tri trong khi chúng ta gọi chúng là sách lịch sử. Sở dĩ các sách đó gọi là sách tiên tri không phải vì có các tiên tri xuất hiện trong đó hay vì chúng do các vị tiên tri viết ra, dẫu rằng chắc chắn chúng đã được viết dưới sự hướng dẫn của các vị tiên tri. Đức Chúa Trời tự mặc khải chính mình bằng hai cách, bằng những điều Ngài làm và bằng những điều Ngài phán. Không bao giờ có thể tách rời hai điều đó riêng ra, những nơi nào việc làm của Ngài nhiều hơn lời phán thì ta gọi là lịch sử. Còn nơi nào lời phán của Ngài trội hơn hành động thì ta có lời t iên tri. Nhưng đối với kinh Thánh, cả hai đều là lời tiên tri, vì cả hai đều tuyên bố bản tánh và ý chỉ của Đức Chúa Trời.Sự Suy Vi Của Y-Sơ-Ra-Ên Trước khi chúng ta khảo sát từng quyển của các Sách Tiên Tri trước, chúng ta nên xét toàn bộ câu chuyện trong đó. Gần như ở đầu sách Giô -suê chúng ta đã gặp ngay câu chuyện A-can, trong lịch sử Ysơ-ra-ên nó có ý nghĩa tương ứng với sự sa ngã ở Ê-đen trong lịch sử nhân loại. Chắn hẳn vì tội lỗi ông ta mà người ta bắt đầu tách rời chi tộc của ông là Giu-đa khỏi các chi tộc khác mà người ta gọi là Y-sơ-ra-ên, một sự chia rẽ mà về sau đã tiêu diệt cả Y-sơ-ra-ên lẫn Giu-đa. Chúng ta cần thấy cái bóng của việc đó trong lời

Page 28: Su diep cuu uoc

tiên tri ngắn ngủi của Giô-suê mà ít ai để ý: "Các ngươi không đủ sức phục sự Giê-hô-va, vì là Đức Chúa Trời thánh, Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi" (Gios Gs 24:19)Sau khi Giô-suê và những kẻ đồng thời với ông qua đời thì lịch sử dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu xuống dốc đều đều cho đến khi không còn phương cứu chữa và họ phải lưu đày. Chúng ta chú mục phần lớn vào những anh hùng đức tin mà Đức Chúa Trời đã dấy lên để chận đứng sự ruỗng nát, mà rồi không nhận thấy rằng họ rất ít khi nâng được mức sống và trình độ tôn giáo của toàn dân lên. Họ có thể ngăn chận dân tộc đang lao đầu vào chỗ hủy diệt và gỡ bỏ những dấu hiệu bề ngoài của sự bại hoại trong hành vi và tôn giáo của mọi người, nhưng ta có tất cả bằng chứng để tin rằng về căn bản thì dân chúng chẳng chịu ảnh hưởng bao nhiêu.Có lẽ vị lớn nhất trong số những ngươi của Đức Cháu Trời là Sa-mu-en. Vậy mà trong lúc ông còn đang nắm đầy đủ quyền hành, dân chúng đã đến xin một vua. Bởi vì chúng ta hay đọc Cựu Ước theo lối biểu tượng hóa nên ít ai nhận biết rằng vua cũng như đền thờ không phải là những cát Đức Chúa Trời định ban cho dân Ngài, vì rằng Ngài ban cho họ chững thứ đó chỉ là cái tốt hạng nhì mà thôi. Không phải ngẫu nhiên ,à ta chỉ thấy có biểu tượng của Đền Tạm chớ không có của Đền Thờ. Dẫu Y-sơ-ra-ên cũng như Hội Thánh đã hưởng được bao nhiêu phúc lợi thuộc linh từ hai đền thờ Sa-lô-môn và Xê-ru-ba-bên, trong cả hai đền thờ đó đều có những đặc điểm làm nẩy nở những quan niệm sai lạc về tôn giáo.Cũng vậy, vua chúa thể nào cũng đem lại lụn bại cho xã hội. Đa-vít có thể nói là người tâm phục của Đức Chúa Trời, vậy mà ngay trong đời trị vì của ông đã có những mầm móng rối loại xã hội dẫn đến sự tan rã vương quốc sau cái chết của Sa-lô-môn, và các vị tiên tri lớn của thế kỷ thứ tám và thứ sáu đã cực lực lên án sự sa đọa của vua chúa sau này. Nhờ được đứng ở một vị trí lợi thế sau khi các biến cố xảy ra, chúng ta dễ thấy được những khuyết điểm trong sự cai trị của Đa-vít, chúng không dính dáng gì với tội lỗi của ông.Không có bằng cớ gì chứng tỏ chính quyền Miền Bắc có cố gắng cải cách tôn giáo trước khi đã quá trễ (IIVua 2V 17:2). Ở vùng Giu-đa có một số cuộc cải cách tôn giáo cho thấy nhân dân đã sa ngã đến chừng nào, nhưng cũng chẳng hề thấy một cố gắng nào để giải quyết sự bại hoại và bất công xã hội. Chỉ trừ một chỗ trong Gie Gr 26:19, mà không thấy các chuyện tích Các Vua nhắc đến. Cũng y như cơ chế thờ bò vàng của Giê-rô-bô-am con Nê-bát ở Bê-tên và Đan khiến cho sự cải chế quân chủ đã khiến cho những tệ đoan xã hội không thể nào chữa lành được vì nó đi ngược lại căn bản của xã hội Do Thái đã được luật pháp vạch raĐến thời kỳ, Đức Chúa Trời cũng phải loại bỏ những gì đã tỏ ra không thể

Page 29: Su diep cuu uoc

sửa chữa được nữa, điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Sự đoán phạt miền Bắc đã được Ê-li tuyên bố tại núi Ho-rếp, tức là Si-nai (IVua 1V 19:15-17). Lời Ê-li thưa với Đức Chúa Trời ngụ ý rằng giao ước đã thất bại (19:14). Đức Chúa Trời công bố sự phán xét chứng tỏ Ngài chấp nhận bản án của vị tiên tri Ngài, nhưng Ngài hứa rằng còn có 7,000người, chắc hẳn đây là con số trọn vẹn của sự lựa chọn sẽ được cứu. Bởi ân huệ của Đức Chúa Trời, sự đoán phạt chậm lại đến hơn một thế kỷ; nhưng rồi cũng tới ngày A-sy-ri tiêu diệt Sa-ma-ri và bắt Các Vua quan bị lưu đày. Sau Ê-li hơn một thế kỷ, Giu-đa cũng bị rao báo một án phạt như thế (EsIs 6:8-13). An phạt này cũng triển lại một thế kỷ rưỡi cho đến ngày Nê-bu-cát-sa hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Khi Giu-đa cũng đi lưu đày, thì lịch sử bắt đầu trờ lại vào năm 538 TC, khi dân Do Thái được phép trở về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên, trên thực tế thì không có như vậy. Như chúng ta sẽ thấy trong chương11, thời đại Liên Giáo Ước không phải chỉ là tiếp nối quá khứ mà phải là khởi đầu của một cái mới. Số dân còn sót được trở về không phải chỉ là phần trám lại quá khứ,họ chẳng còn chút gì là một hiện hữu chính trị nữa. Chẳng phải là ngẫu nhiên mà ta có thể đoán chắc rằng suốt thời kỳ năm 536 TC trở đi, dân Do thái ở ngòai xứ Palestine đông hơn ở trong xứ. Như vậy, các sách Tiên tri trước cho ta biết lịch sử thất bại của cơ chế chính trị Y-sơ-ra-ên.Giô-Suê Người ta thường hiểu lầm sách Giô-suê cho đó là lịch sử cuộc chinh phục xứ Ca-na-an . Thật ra mười hai chương đầu cốt ghi lại những công việc quyền năng của Đức Chúa Trời trong thời kỳ chinh phục. Có rất nhiều điều không nói tới đến nỗi ta không thể nào ráp nối các câu chuyện với nhau cách chắc chắn được. Lồng trong đó có kể lại câu chuyện về hai tội lỗi. Một tội như ta đã thấy, đã khiến toàn dân bị rủa sả, vì cả trại đều dính líu với vật bị cấm đã đem xui xẽo đến cho họ. Thật bởi ơn Đức Chúa Trời, A-can và cả gia đình đã đền tội, nhưng hậu quả của tội lỗi đó vẫn còn ít nhiều di hại trong lịch sử dân tộc. Tội thứ hai là thỏa hiệp với dân Ga-ba-ôn. Toàn dân cũng như các ngươi lãnh đạo của họ đều phải chịu trách nhiệm, và đây là tội lỗi bậc nhất của dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ các Quan xét, dù rằng từ đó trở về sau họ không còn chính thức để cho dân Ca-na-an sống sốt.Hầu hết phần nào còn lại của quyển sách ghi lại sự chinh phục của các dân tộc. Dù các chi tộc có chinh phục hết phần đất của họ hay không, dù quyền hành của Y-sơ-ra-ên có trải ra đến biên giới Đức Chúa Trời đã qui định hay không, mỗi một phân vuông của xứ đều đã được Đức Chúa Trời phân cấp cả rồi. Chẳng ai có quyền lấy nó đi mà không được Đức Chúa Trời cho phép, và những phần đất họ chưa chiếm hữu được là một lời chứng thường trực lên án tội lỗi và sự Thiếu kém đức tin của họ.

Page 30: Su diep cuu uoc

Các Quan Xét Giô-suê và lớp người trẻ đồng vì thời với ông là bức rào ngăn chận dân chúng chạy theo ảo tưởng của họ (Cac Tl 2:7), nhưng những bức rào đó lắm khi giống như cái đập, chỉ cần phá nó đi hay xuyên thủng, thì nó chẳng còn cách gì ngăn chận cơn thác lũ tội ác nữa. Để chúng ta khỏi ngạc nhiên về sự bội đạo nhanh chóng và trọn vẹn của nhân dân, sách Quan xét mở đầu bằng một bảng liệt kê những thất bại trong thời kỳ chinh phục, cho thấy thái độ thật sự của dân Đức Chúa Trời. "Sau khi Giô-suê qua đời" là đề tài quyển sách, chớ không phải Quan 1, vì mãi đến 2:8, 9 mới tả cái chết của ông.Nếu chỉ đọc sơ lược, chúng ta sẽ nghỉ rằng Y-sơ-ra-ên quay bỏ Đức Giê-hô-va và thờ lạy các thần của dân Ca-na-an bị chinh phục. Những người có tâm trí sáng suốt không ai hành động như thế. Điều họ làm rất là thông thường, và chính chúng ta cũng có khuynh hướng là như vậy. Lời giải đáp nằm ở trong 2:10. Dĩ nhiên họ biết trong trí những điều Đức Giê-hô-va làm cho họ, nhưng điều đó không chế ngự cả cuộc sống họ. Đối với họ,. Ngài là một vị thần trong nhiều vị thần, là một năng lực trong nhiều năng lực, có thể Ngài là Thượng đế vĩ đại nữa kia, nhưng ....họ đã làm điều mà chúng ta vẫn thường làm. Chúng ta vẫn cho Ngài là Đấng toàn năng tòan ái, nhưng chúng cảm thấy bị lôi kéo thỏa hiệp và cúi đầu trước các thần tượng của thế gian, của cải, quyền lực, dự luận và danh vọng. Những nhà tiên tri viết sách Quan xét gọi nó cách đơn giản là thờ lạy Ba-anh. Cần nên nhớ rằng dù chúng ta chú trọng thờ phượng và tổ chức Hội Thánh cho thật đúng đên đâu đi nữa, tự nó cũng không thể nào tạo nên niềm tin cậy nơi thâm tâm ta đối với Đức Chúa Trời.Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng niềm tin cậy đó không thẻ nhờ sự trừng phạt và đau đơn mà có được. Những thế lực ngoại bang cai trị nhân dân đã khiến họ tuyệt vọng kêu khóc với Đức Chúa Trời nhiều lần, nhưng rồi sự giải phóng của Đức Chúa Trời cũng chẳng khiến họ có niềm tin cậy sâu đậm, trọn vẹn nơi Ngài được.Cũng như sách Giô-suê, sách này không phải là lịch sử của thời đại lúc đó, nhưng thuật lại những tội lỗi của con người và những công việc quyền năng của Đức Chúa Trời. Bởi vậy, có ai cố gắng dựa vào sách Quan Xét để thử viết lại lịch sử theo kiểu hiện đại là đã làm một điều lầm lẫn. Hai phần phụ lúc trong 17:1-18:31 và 19:1-21:25, phần sau có thể chứng minh là xưa hơn trước (xem 20:8) là để tỏ cho ta thấy phần nào sự sa đọa về tôn giáo và xã hội của nhân dân lúc bấy giờ. Nhưng đối với những độc giả suy nghỉ cẩn thận, nó cũng thấy rằng còn có nhiều điều chưa được nói đến trong những câu chuyện về các nhà giải phóng, vì nói đến là làm che khuất mục đích chính của câu chuyện. Rất có thể là vài vị quan xét chỉ có ảnh hưởng trong một vùng, và có vài người là đồng thời với nhau.

Page 31: Su diep cuu uoc

Đối với một số người, nhiều việc trong đời sống của các vị anh hùng đức rin được nhắc lại chỉ khiến họ nghi ngờ câu chuyện thôi. Chẳng hạn, họ thấy khó tin được rằng Giép-thê đã thật sự dâng con gái mình làm của lễ Thiêu. Nhưng một trong những bài học lớn mà chúng ta cần phải học về Đức Chúa Trời là Ngài xử dụng những vật liệu có sẵn. Trong thời đại cộc cằn thô lỗ rất dễ cư xử cộc cằn thô lỗ như Sam-sôn. Không có gì phạm thượng và đáng tức bằng đem Sam-sôn làm biểu tượng về Chúa. Một số nhà bình luận trước đây đã coi chuyện của ông như là một thần thoại về mặt trời, việc đó cũng ngu đại tệ hại không kém. Trong thời của ông, người Y-sơ-ra-ên trung bình không để ý đến mối đe dọa của dân Phi-li-tin, ta thấy dân Giu-đa mặc nhiên công nhận quyền làm chủ của dân Phi-li-tin (15:11). Đức Chúa Trời không thể đánh thức dân Y-sơ-ra-ên trước nguy cơ đó, nhưng Ngài có thể dùng một người sẵn sàng dùng sức mạnh siêu phàm của mình trong vụ tranh cãi cá nhân (15:3) để làm suy yếu quân thù. Có người hỏi làm sao có thể gọi Sam-sôn là anh hùng đức tin cho đúng với ý nghĩa của từ đó. Câu trả lời là dù ông có cộc cằn thô lỗ đến đâu, ông vẫn nhìn nhận rõ ràng rằng nguồn sức mạnh của ông chính là Đức Chúa Trời. Chẳng có gì chứng tỏ ông tìm cách nhận phần công lao về mình. Tưởng cũng nên nhắc rằng Đa-li-la phải là người Y-sơ-ra-ên, nếu không các lãnh chúa Phi-li-tin đã không đề nghị vơi nàng giá cao thế (16:5), cũng không có gì chứng tỏ nàng không phải là vợ Sam-sôn.Sa-mu-ên

Nhà trước thuật sách Sa-mu-en chia quyển sách thành nhiều phần bằng những khúc tóm tắt ngắn, xem ISa1Sm 7:15-17; 13:1; 14:49-52; IISa 2Sm 8:15-18; 20:23-26. Những phần đó cho ta thấy sách về Sa-mu-en (ISa1Sm 1:1-7:17) chế độ quân chủ (8:1-12:25), sách về Sau-lơ (13:1-14:52) sách về Đa-vít làm Vua (15:1-35; IISa 2Sm 8:1-18) sách về con người Đa-vít (9:1-20:26) và một phụ lục (21:1-24:25)Trong sách về Sa-mu-en chúng ta thấy tôn giáo bại hoại đã ăn vào tận trung tâm Y-sơ-ra-ên dưới hình thức thường thấy, là những hành vi đồi bại về nhục dục. Khi người ta không còn kính trọng giới tư tế thì người ta cũng chẳng kinh sở Đức Chúa Trời nữa. Việc đem hòm thánh vào trại quân Y-sơ-ra-ên không phải là tiếng kêu cứu tuyệt vọng cuối cùng xin ơn Đức Chúa Trời, mà là cố gắng ép buộc Đức Chúa Trời phải cứu lấy ngaiâNgì ngoài hòm thánh. Dân tộc đã chịu một cuộc bại trận nhục nhã nhất lịch sử, hòm thánh bị cướp mất, thánh đường tại Si-lô được lửa tẩy sạch (Gie Gr 7:12), nhưng danh dự của Đức Chúa Trời không mảy may suy giảm vì Ngài đãỵ thắng các thần Phi-li-tin khi sai dịch hạch đến trên họ và đã đáp ứng nhu cầu của Y-sơ-ra-ên khi dấy Sa-mu-en lên, là người được sắp ngang hàng với Ap-ra-ham và Môi-se, là một trong ba nhân vật lỗi lạc nhất Cựu Ước.

Page 32: Su diep cuu uoc

Dân chúng không tin Đức Chúa Trời có thể dấy lên một người thích hợp để kế vị Sa-mu-en, vì vậy họ đòi cho được một vua để có thể bảo đảm sự kế tục bằng cách truyền ngôi cho con. Sau-lơ có tất cả bề ngoài cần Thiết để làm một ông vua lý tưởng, nhưng Kinh Thánh coi thường ông, chỉ dành có hai chương để nói về cuộc trị vì của ông, mà cũng chẳng hề đá động đến tuổi tác và thời gian trị vì đều làm bối cảnh cho câu chuyện Đa-vít. Sách Sử ký có thái độ tương tự, chỉ kể lại cái chết của ông thôi.Người viết đã khéo léo quân bình câu chuyện Đa-vít, hình ảnh vị vua thành công với hình ảnh biđát của con người nơi ông, điều đó dạy cho ta bài học rằng không có người nào đủ sức để đại diện Đức Chúa Trời như cách dân Y-sơ-ra-ên kỳ vọng. Lòng tin cậy, khiêm nhường và ăn năn thành thật của ông khiên ông được khen là có tấm lòng vẹn lành so với những kẻ kế vị ông, nhưng Thi 51 là lời của Đa-vít phán xét về chính mình.Các Vua Sách Các Vua chạy suốt từ triều đình hào nhoáng lộng lẫy của Sa-lô-môn cho đến lúc phóng thích vua tù Giê-hô-gia-kin khỏi ngục ở Ba-ly-lôn. Chúng ta có thể khen ngợi Sa-lô-môn vì ông đã chọn sự khôn ngoan của ông chẳng khác chi của dân tộc ở những xứ xung quanh (IVua 1V 4:29-31). Ông có của cải vô số, nhưng ông nhờ cậy vào liên minh hôn nhân với công công chúa Pha-ra-ôn để bảo vệ nó, bởi vậy một Pha-ra-ôn khác đã đến hoạt động hết vào đời trị vì của vua kế vị ông (14:25, 26). Triều đình sống xa hoa, nhưng dân chúng cảm thấy gánh nặng thuế khóa nặng hơn bao giờ hết, bởi ông đến đời con ông đã mất hai phần ba di sản cha ông để lại cho ông. Sa -lô-môn khôn ngoan, nhưng ông đã quên kính sợ Đức Chúa Trời và đã chạy theo các thần khác.Chúng ta khen ngợi Ê-xê-chia và Giô-si-a về những cải cách của họ, nhưng tìm trong sách Ê-sai chúng ta chẳng thấy một lời nào khen Ê-sai-chia (để ý sách Các Vua chỉ nói sơ lược về ông), còn Giê-rê-mi chỉ nói vắn tắt vài lời kể lại công nghiệp của Giô-si-a. Nhân vật chính trong sách Các Vua không phải là những vị vua trung thành, nhưng là những phát ngôn viên của Đức Chúa Trời, các vị tiên tri. Chúng ta lại còn thấy sau Giô-sa-phát có A-cha-xia, sau Ê-xê-chia có Ma-na-se, sau Giô-si-a có Giê-hô-gia-kim. Chẳng có một cuộc cải cách thật sự nào mà chỉ là những cố gắng ngắn ngủi đắp đê ngăn chặn điều ác, nhưng khi đê đã vỡ, nó còn làm cho sự hủy diệt cuối cùng đến chắc chắn hơn.

CÁC SÁCH TIÊN TRI SAU

Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, phần kể lại cách Đức Chúa Trời đối xử với dân bội đạo của Ngài tiếp liên theo sau những lời Ngài phán cùng họ qua các đầy

Page 33: Su diep cuu uoc

tớ Ngài là các vị tiên tri. Những lời này bao gồm trong bốn tiên tri sau, đó là Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-en và sách mười hai gồm lời tiên tri của mười hai vị trong một cuốn duy nhất. Lý do tại sao sách Đa-ni-en không được kể vào đây sẽ được chương 11 đề cập tới. Cũng giống như các sách tiên tri trước không kể lại lịch sử đầy đủ của dân Y-sơ-ra-ên mà chỉ chú trọng đặc biệt vào lịch sử cứu rỗi. Oí đây chúng ta không thấy ghi lại đầy đủ mọi lời của các vị tiên tri mà chỉ nghe những sư điệp nào làm cho các thế hệ sau biết đến sự cứu rỗi. Hơn thế nữa, những lời tiên tri trong một sách không nhất Thiết phù hợp với thứ tự thời gian đã nói ra những lời đó. Lúc mới nói lần đầu, những lời đó thường ngắn và ở thể văn vần, mục đích là để cho dễ nhớ. Bản dịch RSV thường cho thấy cấu trúc văn vần trong nguyên bản, và cách chia đoạn qua hàng nhiều lần cũng cho thấy nguyên bản ngắn gọn của lời tiên tri. Cách sắp xếp hiện nay giúp cho chúng ta thấy những lẽ thật trong các sứ điệp đó sâu sắc hơn những người được nghe lần đầu. Có bốn điều cần phải thấu Thiệt nếu chúng ta muốn hiểu và thông giải các sách tiên tri cho đúng. Trước hết họ không phải là triết gia nói ra hững chân lý đời đời bằng những lời lẽ trừu tượng. Họ là những phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời trong một hoàn cảnh lịch sử nào đó. Sứ điệp họ vẫn còn giá trị đến ngày hôm sau vì bản tính của Đức Chúa Trời và tội lỗi của con người vẫn không hề thay đổi. Họ không phải là những người canh tân. Sứ điệp họ bị khước từ không phải vì nó mới mà vì làm cho người ta khó chịu. Họ rút ra từ luật pháp những hàm ý sâu sắc giống như cách Chúa làm trong bài giảng trên núi. Thứ ba, khi nào sứ đệp hướng về tương lai và có kèm theo điều kiện tiếp nhận hoặc bỏ về phía người nghe, thì sự ứng nghiệm có tính cách tùy cơ. Đó là lý do khiến cho nhiều lời dự báo tương lai đã xảy ra đúng lúc này đúng như cách đã nói. (Một vài thí dụ điển hình là lời tiên tri của Giô-na về Ni-ni-ve, EsIs 16:13, 14; Exe Ed 26:7-14; 29:10-12, 17-20) sau hết chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời phán qua các vị tiên tri bằng nhiều cách khác nhau (HeDt 1:1) Điều đó cùng với nhiều điều khác cho thấy rằng sự ứng nghiệm của Đức Chúa Trời luôn luôn kỳ diệu hơn là chính sứ điệp.Mục đích và phạm vi của quyển sách này không cho phép đi sâu vào chi tiết sứ điệp của mọi vị tiên tri. Tuy nhiên, nếu rút ra được những giáo lý nổi bậc nhất của họ thì thật là quí báu.Ngày Của Chúa Giô-ên là vị tiên tri duy nhất mà chúng ta không thể định niên đại một cách chắn chắn. Dẫu rằng, cũng giống như các vị tiên tri khác ở chổ ông nói tiên tri dựa vào bối cảnh lịch sử thời ông và phản ứng lại tình hình nghiêm trọng lúc đó, sứ điệp của ông có tính cách phi thời gian, ông nói về Ngày của Chúa, từ này trong Cựu Ước tương đương vời từ Ngày Chúa tái lâm trong

Page 34: Su diep cuu uoc

tân Ước. Hầu như tất cả các vị tiên tri đều có nói về ngày cách trực tiếp hay ngụ ý, nhưng chỉ có Giô-ên cho ta cái khung để ráp tất cả các lời đó lại thành một bức tranh hòa hợp và có ý nghĩa.Các vị tiên tri Cựu Ước chú trọng phần lớn đến khia cạnh Ngai phán xét của Đấng Christ trong "Ngày của Chúa" Khi Phi-e-rơ nói rằng sự phán xét sẽ khởi sự từ nhà Đức Chúa Trời (IPhi 1Pr 4:17) là ôngdiễn tả một ý niệm then chốt trong Cựu ước.nếu chúng ta chỉ dựa vào một số ít câu trong Tân Ước đề cập đến khía cạnh này, mà không thấy tầm quan trọng của Ngài phán xét là chúng ta đã không nghiên cứu sứ điệp của tiên tri một cách đầy đủ.Tình Yêu Của Đức Chúa Trời Lời tiên tri của Giô-na về thành Ni-ni-ve có thể đặt vào khoảng chưa đầy bốn mươi năm sau khi Ê-li-sê qua đời và A-mốt nói tiên tri. Trong số những người đã nghe lời tiên tri của A-mốt, có người đã chứng kiến sự tiêu diệt thành Sa-ma-ri, như vậy Giô-na đứng vào đầu thời kỳ lao vào cuộc phán xét.Đối với một người Y-sơ-ra-ên có suy xét, việc Đức Chúa Trời trừng phạt dân Ngài bằng con roi ngoại bang không có gì đáng thắc mắc. Nhưng việc Ngài bỏ dân Ngài cho chết trong chốn lưu đày là hầu như không thể tin được. Chúng ta thấy Ô-se vật lộn với vấn đề đó:"Hỡi Ep-ra-im thể nào ta bỏ được ngươi?Hỡi Y-sơ-ra-ên thể nào ta lìa được ngươi?Y-sơ-ra-ên rồi đến Giu-đa đều cần phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời, Đấng phán xét và hình phạt cũng là Đức Chúa Trời thương yêu.Trong quyển sách đáng nhớ này, chúng ta thấy Ngài chẳng những tìm kiếm sự ăn năn của thành phố tội ác Ni-ni-ve mà còn tỏ ra thương xót "mười hai vạn người không phân biệt tay hữu và tay tả" (có lẽ là trẻ em) "với một số thú vật rất nhiều"Chúng ta vẫn còn cần sứ điệp này. Dẫu chúng ta không nghi ngờ gì về sự tể trị đầy ơn ích của Đức Chúa Trời trên thế giới và chấp nhận lẽ thật của RoRm 6:28 không chút lưỡng lự, chúng ta vẫn còn cho rằng Đức Chúa Trời rất vui để cho nhân loại đi vào cõi chết đời đời. Ngoài Chúa Cơ Đốc ra không thể nào có sự cứu rỗi, nếu không thì Chúa đã không phải chết. Con người phải có tự do lựa chọn sự chết đời đời, nếu không họ không thể là con người thật. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị để tin rằng tình yêu và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời "lớn hơn mọi tầm vóc trí hiểu của con người" Giô-na đã chuẩn bị cho chúng ta đi vào những lời tiên ti về sự phán xét tiếp theo.Các Vị Tiên Tri Của Thế Kỷ Thứ Tám Người ta thường gồm các lời tiên tri của A-mốt, Ô-sê, EsIs 1:1-39:8 và Mi-chê dưới đại đề chung là các vị tiên tri của thế kỷ thứ tám. Nếu 40:1-66:24 không được để vào đây, không phải vì tội nghi ngờ thẩm quyền tác giả của

Page 35: Su diep cuu uoc

Ê-sai, nhưng vì sứ điệp nổi bậc của những chương này cần được xét dưới một khung cảnh khác.Sứ điệp nổi bậc của các vị tiên tri nay, bất luận là họ nói với miền bắc hay với Giu-đa đều có tính cách biện minh cho sự phán xét hầu đến. Lý do chính được nêu lên là sự bất công vô nhân đạo của tầng lớp quyền thế sang giàu đối với những kẻ hèn yếu nghèo nàn và cô thế. Điều răn đầu tiên và lớn nhất là "Người phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” Nhưng “nếu có ai nói rằng “Ta yêu Đức Chúa Trời” mà lại ghét anh em mình, thì kẻ nói dối; vì kẻ nào chằng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chằng thấy được” (IGi1Ga 4:20). Chúng ta không có quyền đoán trước ngày phán xét và những cáo trạng Đức Chúa Trời sẽ dùng để buộc tội con người, nhưng những lời cáo buộc của các vị tiên tri đối với dân Y-sơ-ra-ên không thể nào chối cãi được, từ đây ta có thể kết luận thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời.Đối với A-mốt, đức tính căn bản của Đức Chúa Trời là công bình. Sự công bình này tỏ trong sự trừng phạt những kẻ phạm tội đi ngược lại lương tâm mình, dù họ không là thành phần của dân tộc giao ước. Đối với dân Y-sơ-ra-ên thì lại càng phải chờ đợi sự công bình của Đức Chúa Trời tỏ ra nhiều hơn nữa khi họ phạm tội chống ngịch lại ánh sáng. Ong ít quan tâm đến những nghi thức hành đạo của dân Y-sa-ra-en, vì dù những cái đó đúng hay sai, chúng cũng không thể thay thế được điều đòi hỏi nền tảng là sự công bình trong cuộc sống.Ô-sê quan tâm nhiều hơn đến những hành vi của dân ông dưới ánh sáng của tình yêu Đức Chúa Trời. Qua cuộc đổ vỡ của chính gia đình ông, ông cảm nghiệm được nỗi đau khổ của tình yêu bị phảm bội. Ong xem tội lỗi của kẻ quyền thế như là nghiền kẻ nghèo trong bụi đất , trên hết là vi phạm tình yêu, vì tất cả đều là thành phần của gia đình được Đức Chúa Trời tuyển chọn do tình yêu. Ong không xem những sai phạm trong tôn giao của Y-sơ-ra-ên là vì phạm những luật lệ đặt ra cho bằng làm lu mờ hình ảnh và quan niệm về Đức Chúa Trời Đấng đã giải cứu họ khỏi Ai Cập và khiến họ thành dân của Ngài. Ong thấy một điều mà A-mốt không hề thấy, đó là cái giá Đức Chúa Trời phải chịu khi lên án dân Ngài, nhưng đồng thời ông cũng thấy rằng một dân tộc không yêu mến Đức Chúa Trời mà lại làm dân Đức Chúa Trời với tất cả mọi đặc quyền trong đó, là một mâu thuẫn.Đối với phần lớn chúng ta, đem ráp sự yêu thương và công bình vào với nhau là một điều rất khó. Chúng ta thường tạo ra cảm tưởng rằng chúng ta chối bỏ hay hạ giá một trong hai điều đó. Ê-sai đã kết hợp tất cả hai điều đó trong thị tượng về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Một mặt tình yêu của Ngài hướng về tất cả những gì Ngài dựng nên, đến nỗi “khắp đất dẫy vinh quang Ngài” Mặt khác sự công bình Ngài phân cách Ngài với người tội lỗi.

Page 36: Su diep cuu uoc

Ong thấy câu trả lời cho mâu thuẫn đó ở trong số dân còn sót lại. Ong nhận biết rằng dòng giống về thể xác không thể làm nên dân của Đức Chúa Trời. Muốn mang tước vị ấy cách xứng đáng thì phải có hột giống thánh bên trong, như chính Ê-sai đã từng trải sự tha tội và sự thanh tẩy (6:7). Rất lâu về sau ông mới được cho biết việc đó xảy ra như thế nào, chúng ta sẽ xét đến điều gì đó sau.Ê-sai thấy trước rằng cả hai dân tộc (6:13) và vua quan (11:1) đều sẽ bị đốn ngã. Từ trong số dân sót sẽ xuất hiện một vị vua mang mọi đặc tính mà Đa-vít và những người kế vị ông đều không thể nào sánh nổi (9:2-7; 11:1-9). Nhưng đấy chính là điểm khác biệt giữa Ê-sai và Ê-li. Đối với Ê-li, nhân dân thất bại làm cho chương trình của Đức Chúa Trời thất bại (IVua 1V 19:14). Còn đối với Ê-sai, sự thất bại hiển nhiên của người Y-sơ-ra-ên đồng thời với ông đã khiến cho các mục đích của Đức Chúa Trời đượhc thành tựu trọn vẹn.Mi-chê là một trong bốn vị tiên tri ít ảnh hưởng đến độc giả trung bình lúc ban đầu. Tuy nhiên, có điều ông là người duy nhất trong số đó được ghi lại bằng sứ điệp của ông đã đem lại một cuộc cải cách, tuy ngắn ngủi (Gie Gr 26:17-19). Sở dĩ như vậy có lẽ vì ông là một công dân ít tiếng tăm (tên cha ông không được nhắc tới) nơi một thị trấn hẻo lánh. Chính bản thân ông đã từng bị kẻ giàu áp bức, bởi vậy ông nói bằng một giọng mạnh bạo đến nỗi lời văn gọt dũa của bản AV cũng không làm chế yếu đi, và đã thúc đẩy vua Ê-xê-chia hành động. Chúng ta hẳn không lấy làm lạ rằng những lời tiên tri của ông về vị vua Thiên sai nhấn mạnh gốc gác khiêm nhường của Ngài. Ong đã rao giảng những đòi hỏi đạo đức của Đức Chúa Trời bằng những lời lẽ ít ai sánh kịp:“Hỡi ngươi, Ngài sẽ tỏ cho ngươi điều gì là Thiện; cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươihá chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhơn từ, và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?” “Làm sự công bình”là tóm tắt sứ điệp của A-mốt, còn “ưa sự nhơn từ”là tiếng gọi của Ô-sê. “Bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời” là kết quả của sự hiểu biết thật sự về Đức Chúa Trời như Ê-sai đã kinh nghiệm và rao giảng.Thời kỳ Giô-si-a Có một khoảng cách hơn nửa thế kỷ giữa Ê-sai, Mi-chê và ba vị tiên tri Na-hum, Sô-phô-ni và ha-ba-cúc, là những người có liên hệ đến Giê-rê-mi, tuy nhiên nghiên cứu ông cùng với Ê-xê-chi-ên và những lời tiên tri sau của Ê-sai thì có ích lợi hơn.Không thấy có nói đến một vị tiên tri nào trong khoảng thời gian năm mươi lăm năm Ma-na-se trị vì. Lời truyền khẩu nói rằng Ê-sai đã bị Ma-na-se giết

Page 37: Su diep cuu uoc

có thể là đúng. Nhưng các vị tiên tri của thế kỷ thứ tám đã làm phận sự rất tốt đẹp. Chắc chắn ý muốn của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục tồn tại. Nếu Ma-na-se không chịu nghe lời họ, chắc ông cũng không chịu nghe một vị tiên tri mới, bởi vậy không một ai được sai đến với ông.Sô-phô-ni có lẽ thuộc dòng dõi nhà vua, dẫu không có gì chứng minh điều này. Gia phả dài dòng của ông (SoXp 1:1) chứng tỏ rằng ông thuộc một gia tộc quan trọng, ông là người tiền phong cho thời đại mới. Tội ác chống chất trong thời trị vì của Ma-na-se đòi hỏi phải tái xác nhận về ngày phán xét của Chúa và về phước lành tiếp theo. Những lời mô tả trong Sô-phô-ni 1 nói rõ thời gian trước cuộc cải cách của Giô-si-a, nên ta có thể tin rằng vị tiên tri là người đã thúc đẩy nhà vua trẻ ra tay cải cách.Ma-hum giữ một vị trí bổ túc cho Giô-na. Giô-na bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời trong công cuộc nhẫn nhục tìm kiếm sự ăn năn và giải cứu cho thành phố tội ác Ni-ni-ve. Na-hum cho thấy hậu quả của sự khinh lờn tình yêu ấy. Ni-ni-ve trước kia bởi ơn thương xót của Đức Chúa Trời đã được chừa lại, nhưng nay phải đi vào một cuộc hủy diệt còn ghê gướm hơn.Ha-ba-cúc giữ một vị trí độc đáo trong danh sách các vị tiên tri của Đức Chúa Trời. Chẳng ai biết ông đã giảng được bao nhiêu trong nội dung quyển sách ông cho người đồng thời. Chúng ta có cảm tưởng như là vị tiên tri đã ghi lại những lời đối thoại giữa ông và Đức Chúa Trời trải qua nhiều năm. Ong nhìn nhận rằng tình trạng của thời kỳ đó bắt buộc phải có một cuộc phán xét nghiêm khắc (HaKb 1:2-4). Nên nhớ rằng ông đang mô tả tình trạng dưới thời ông vua “tốt” Giô-si-a tuy nhiên, như ta thường thấy ngày nay, ông không thể nào hòa đồng sự phán xét của Đức Chúa Trời với những công cụ Ngài dùng để phán xét. Câu hỏi của Ha-ba-cúc trong 1:13 không thấy có nơi nào trong Kinh Thánh trả lời. Trong cách tể trị của Đức Chúa Trời, có những huyền nhiệm mà ngay cả các vị tiên tri cũng không được phép xâm nhập.Đóng góp lớn nhất của Ha-ba-cúc vào chân lý được mặc khải mỗi ngày một rộng lớn hơn, là câu “Ngươi công chính sẽ sống nhờ lòng trung thành của mình “(Ha 2:4;). Cần phải dịch như thế cho phù hợp với nguyên văn Hê-bơ-rơ. Trong nhân sinh quan cụ thể của người Y-so-ra-en, họ không nói đến đức tin, đức tin chỉ có thể tỏ ra trong sự ttrung thành với Đức Chúa Trời. Nếu không, đức tin chỉ là một từ ngữ yếu ớt, ý nghĩa bất định. Bản dịch truyền thống ghép ý đó cho người La Mã đối với đế quốc Hi Lạp. Ta nên chú ý rằng Ha-ba-cúc nói về cá nhân. Ong đã thấy cái rìu vung lên để chém xuống cả hai cây dân tộc và hoàng gia, nhưng ông lại được mặc khải cho biết rằng giữa số phận bấp bênh của đám dân sót, cá nhân vẫn được an tòan nhờ một cuộc sống hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời.Gie-rê-mi

Page 38: Su diep cuu uoc

Trong số các vị tiên tri có ghi lại sứ điệp cho chúng ta, Giê-rê-mi độc đáo ở chỗ cuộc sống của ông đóng góp phần lớn vào sứ điệp này. Thật vậy, ông là vị tiên tri duy nhất mà ta có thể viết ra một phần tiểu sử. Nơi ông, sứ điệp và cuộc sống hòa trộn vào nhau, chỉ có Ô-sê mới đạt được phần nào điều đó.Trước khi những gia đình quyền quý của các chi tộc miền bắc nhìn lại lần cuối mảnh đất quê hương khi họ bị đoàn quân A-sy-ri dẫn đi, thì đã có nhiều cá nhân và gia đình Y-sơ-ra-ên đem thân làm nô lệ nơi xứ người. Chỉ có thường dân được để lại. Nhưng qua suốt những biến cố đó, công cuộc tế lễ nơi đền thánh Giê-ru-sa-lem vẫn cứ tiếp tục không gián đoạn. Ngay cả khi Ráp-sa-kê thốt ra những lới đe đọa bên ngòai tường thành Giê-ru-sa-lem trong đời trị vì của Ê-xê-chia, ngay cả trong thời kỳ Ma-na-se bày la liệt các thần tượng và bàn thờ trong khắp đền thờ, thì công cuộc tế lễ ở Giê-su-sa-lem vẫn tiếp tục họat động. Dường như đó là điểm trung tâm, ổn cố, chắc chắn duy nhất giữa mọi rối động của đời sống. Không lạ gì dân chúng dưới sự thúc giục của các thầy tế và tiên tri, đã tìm cách thủ tiêu Giê-rê-mi khi ông tiên báo về sự hủy diệt đền thờ (Gie Gr 26:1-19; 7:1-15)Đọc Ca Thương chúng ta thấy nỗi sững sờ kinh ngạc vì thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị hủy phá. Giọng điệu bi ai não nề vọng ra từ những trang sách là cái thước đo nỗi niềm đó. Bởi vậy, Đức Chúa Trời cần phải đưa ra một mình chứng rằng bởi ân điển, con người có thể sống một cuộc đời tin cậy khi mọi sự giúp đỡ và duy trì bên ngoài đều không còn nữa. Ngài đã làm điều đó qua Giê-rê-mi.Cuộc phán xét đang gần kề khiến cho những lời tiên tri của Giê-rê-mi càng rõ rệt hơn những vị tiền bối của ông, nhưng nói chung trong lời tiên tri ít có điều gì mới. Đồng thời cuộc cải cách hời hợt thời Giô-si-a đã đưa đến một quan niệm có lẽ là sâu sắc nhất về sự ăn năn trong Cựu Ước. “Hãy cày mở ruộng mới” (4:3) nghĩa là nếu chỉ quay về với quá khứ thì vẫn chưa đủ, mà phải bắt đầu mới hoàn toàn.Trong năm năm đầu đời trị vì của Giê-hô-gia-kim chúng ta thấy Giê-rê-mi hết hoạn nạn này đến họan nạn khác. Trước hết ông bị dân chúng chống đối những lời tiên tri và săn lùng mạng sống ông (26:1-19). Tiếp theo những người đồng hương với ông ở A-na-tốt có sự tiếp tay của chính gia đình ông, tìm cách giết ông (11:18-12:6). Ong bị nhục mạ bêu riết (15:10-18) cô đơn, không vợ con (16:1-4), đã thế ông lại còn bị Đức Chúa Trời cấm không được chia vui xẻ buồn với hàng xóm láng giềng (16:5-9). Có lẽ điều khiến ông tê tái nhất là các nhà lãnh đạo tôn giáo nghe ông giảng chỉ để bới tìm lý do để công kích ông (18:18-23). Rồi ông lại bị đánh đòn và bỏ tù (20:2) và bị từ chối không cho vào đền thờ (36:5). Ong lại còn phải ttrốn chui nhủi để tránh cơn thịnh nộ của vua Giê-hô-gia-kim (36:26). Có lúc ông hầu như suy

Page 39: Su diep cuu uoc

sụp hoàn toàn (20:7-18). Khi những đám mây họan nạn bủa vây Giê-hô-gia-kim, Giê-rê-mi lại trở về vị trí cũ của ông (35:) mà ông không hề từ bỏ dù phải đối diện với đói khát, tù tội, chết chóc (38:1-13). Đến cái tuổi mà người khác đã về nghỉ hưu trí, ông vẫn cứ bám theo dân ông đi xuống Ai Cập, và theo lời truyèn khẩu, ông đã chết tại đó.Chúng ta phải giải thích lời hứa về giao ước mới dựa trên bối cảnh đó (31:31-34). Giê-rê-mi là một trong những người trước Chúa Giê-xu đã làm điều đó, ông đã kinh nghiệm được phước lành và năng lực trong khi chứng minh rằng con người vẫn có thể bước đi theo đường lối của Đức Chúa Trời dù bị tước đoạt hết mọi sự hỗ trợ của loài người. Nhân dân có thể tin vào lời hứa vì ông đã làm cho nó ra hiện thực, và chắc chắn ông đã giúp cho nhiều người chịu dựng nổi cuộc lưu đày.Ê-xê-chi-ên Giê-rê-mi nói tiên tri cho những kẻ sẽ đi đầy, Ê-xê-chi-ên nói cho những kẻ đã ở đó.Công tác của ông là thuyết phục họ rằng họ ở trong nơi lưu đày là do hành động ân sủng của Đức Chúa Trời .Đó không phải là hình phạt thảm khốc mà là phương cách duy nhất Ngài có thể cứu họ khỏi cơn tai ương sắp đổ xuống Giê-ru-sa-lem. Ong củng kể về quá khứ của Y-sơ-ra-ên bằng những màu sắc đen tối hơn bất cứ nơi nào trong cựu ước . Cho đến ngày nay cũng chưa có ai sẵng sàng nhìn nhận giá trị của những chương 16, 20, 23, đầu chúng rất quan trọng để giúp ta hiểu được toàn bộ Cựu Ước. Quan điểm cho rằng Kinh Thánh chứng tỏ con người khám phá và nhận thức về Đức Chúa Trời cách tiệm tiến là căn cứ vào tư tưởng con người về sự tiến hóa của vạn vật chớ không phải là căn cứ trên Kinh Thánh. Nhưng ngay trong số những người nhận biết điều đó cũng có những kẻ nghĩ rằng Cựu Ước vẽ ra một bức tranh tiến hóa. Thật ra bản án của Đức ChúaTrời về sự tàn phá Giê-ru-sa-lem đã được Nê-bu-cát-nết-sa thực hiện phần đầu vàTitus thực hiện phần sau.Chính vì vậy mà ông đánh giá giao ước mới sâu sắc hơn Giê-rê-mi nhiều (Exe Ed 36:24-27). Cũng vì lí do đó mà ông sắp đặt lại và xây dựng lại toàn bộ chương trình phục hồi qua suốt các vị tiên tri trước . Luôn có những bước bội đạo, phán xét, ăn năng, phục hồi. Giê-rê-mi làm sáng tỏ điểm con người không thể đi đến chỗ ăn năn, còn Ê-xê-chi-en vạch ra thứ tự bội đạo, phán xét, phục hồi và ăn năn, nhưng bước cuối cùng chỉ hoàn toàn dựa vào hành động ân huệ của Đức Chúa Trời mà thôi.Đối với những người quen nghĩ theo cách loài người thì họ thấy trình bày như thế là vô lí, như một số người bình luận về quốc gia Y-sơ-ra-ên cho rằng nó không phải là của Đức Chúa Trời vì không có sự ăn năn của người Do Thái dọn đường. Điều đơn giản là nhiều khi Đức Chúa Trời hành động trái với sự khôn ngoan của con người, và những ẩn ý của Ngài không thể bày tỏ

Page 40: Su diep cuu uoc

cho đến khi sự bất toàn của con người bị bóc trần.Vì lí do đó mà khác với hầu hết các vị tiên tri, Ê-xê-chi-ên dành những chương chót cho những ngày cuối cùng, những ngày của Đấng Thiên Sai. Không có bằng chứng nào cho thấy những người trở về vào đời trị vì của vua Sy-ru cho rằng họ đã làm ứng nghiệm các lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên.Vấn đề giải thích 40:1-48:35 có lẽ tự nó không có gì quan trọng lắm . Một số người xem đó là bản đồ án vẽ đền thờ và sự thờ phượng trong đó, lúc Chúa Cơ Đốc cai trị loài người cách hữu hình sau khi ngài tái lâm. Nhiều người khác lại cho rằng giải thích như thế sẽ gây nhiều nan đề cho việc giải kinh và cho lãnh vực thuộc linh, khó mà chấp nhận được, bởi vậy họ giải thích theo lối biểu tượng cho rằng nó mặc khải chân lý mà tuyệt đỉnh là Giê-ru-sa-lem mới trong KhKh 21:1-22:20. Cả hai trường hợp đều nhìn nhận rằng sự biến cải con người dưới giao ước mới sẽ đưa đến kế hoạch và trật tự toàn bảo của Đức Chúa Trời. Những người lưu dầy trở về không hề để ý đến những chương đó chứng tỏ rằng họ không cho là những chương đó áp dụng cho họ.Đầy Tớ Đức Giê-Hô-Va Lý luận cho Ê-sai không phải là tác giả những chương EsIs 40:1-45:25 dầu tỏ ra là yếu ớt hơn là người dùng nó vẫn tưởng ta vẫn có lợi nếu xét riêng sứ điệp của những chương đó ở đây. (Chương 55-66 liên kết với chương 1-45 hay 40-45 tùy theo nội dung, vì vậy không cần phải xét riêng). Dù có nêu lý do gì để bảo chương 40-45 không phải do một vị tiên tri thời lưu đày viết ra, thì trong đó vẫn giả định đã có sự lưu đày hoặc do tổ phụ họ, mà cho những người đang thật sự bị lưu đày.Trong chương 40-48 chúng ta có hình ảnh của Giê-hô-va, Đấng tể trị vạn vật sắp sửa thực hiện một cuộc xuất hành mới. Chúng ta thấy Ngài một đấng kiểm soát Thiên nhiên và các vua đang hoàn thành các mục đích Ngài. Cuối phần này cho thấy Y-sơ-ra-ên được giải thoát khỏi ách đô hộ của Ba-by-lôn, nhưng không thoát được ách tôi lỗi. Chương 49-55 nói về Y-sơ-ra-ên, đầy tớ đuôi điếc của Chúa, có thể đươc giải thoát khỏi tội lỗi như thế nào. Như thế chúng ta được đưa đến với vị đầy tớ thật, có tất cả những gì mà Y-sơ-ra-ên đáng phải có mà không bao giờ có, làm tất cả những gì mà Y-sơ-ra-ên muốn làm nhưng không làm được. Ngài là người Dân Sót mà số Dân Sót trước kia chỉ về.Lịch sử chứng tỏ rằng vào thời của chúa, chỉ có một số rất ít người Y-sơ-ra-ên coi trọng lời mặc khải này, mà ngay những người đó cũng chưa lãnh hội được ý nghĩa thật sự của nó. Trong đó có những yếu tố khiến con người hoang mang trước khi Giê-xu người Na-xa-rét làm sáng tỏ và hoàn thành nó. Đến ngày nay những người không chịu nhận Ngài là Đấng làm ứng nghiệm nó cũng thấy khó hiểu nó. Trong những đoạn nói về những người đày tớ này, chúng ta thấy kết hiệp cả những sắc thái của vị vua, vị tiên tri và vị

Page 41: Su diep cuu uoc

thượng tế nên nó chỉ về một người duy nhất mà thật sự gồm cả ba.Các Vị Tiên Tri Sau Thời Lưu Đày Sau khi lưu đày trở về chức vụ tiên tri chóng bị phai mờ vì nhiều lý do. Về phía quần chúng , những tiên tri đã bị những tiên tri thật sự như Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên tố cáo, không còn được tin tưởng nữa khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy. Những lời tuyên đoán lạc quan của họ đã đưa đến cuộc bi thảm tai hại, chứng tỏ họ không hề đứng trong phòng hội của Đức Chúa Trời (Gie Gr 23:18, 21, 22). Cao hơn một chút, nhân không còn thấy người tiên tri cần Thiết nữa khi họ đã được biết luật pháp qua cuộc cải cách của Ê-xơ-ra (NeNe 8:1-18). Tuy nhiên, trên hết, người tiên tri phải biến mất vì Đức Chúa Trời không còn gì để mặc khải cho đến khi Đấng Hoàn Thành lời tiên tri phải đến. Lời tiên tri của ba vị A-ghê, Xa-cha-ri, Ma-la-chi bắc một nhịp cầu giữa những lời tiên tri và bài giảng.Chỉ đến phần cuối của sách A-ghê (AgKg 2:20-23) chúng ta mới thấy công thức thường dùng cho lời tiên tri, “có lời Đức Giê-hô-va phán cho A-ghê”; còn các chỗ khác (1:1, 3; 2:1, 10) thì dùng công thức bất thường “có lời Đức Giê-hô-va phán bởi A-ghê”(cũng xem 1:12, 13). Trong một lĩnh vực mà những diễn tả đều được chuẩn hóa thì sự thay đổi đó bao hàm một thay đổi về thể loại sứ điệp. A-ghê đã dựa vào mặc khải của quá khứ để đem luận lý Đức Thánh Linh đã dạy mà áp dụng cho hoàng cảnh lúc bấy giờ. Còn sứ điệp truyền cho Xô-rô-ba-bên không rút ra từ quá khứ nên nó nằm trong địa hạt của lời tiên tri bình thường.Trong sáu chương đầu của Xa-cha-ri, chúng ta gặp một loại tiên tri mà người ta gọi là khải huyền, đặc biệt liên kết với sách Đa-ni-ên và Khải-thị (11.)Thể loai này ít được các vị tiên tri tiền bối của ông xử dụng. Nó ít chú ý tới tình trạng thuộc linh của những người nghe đầu tiên cho bằng cách Đức Chúa Trời thực hiện mục đích của Ngài trong tương lai. Nói cách khác, những người sống sau thời kỳ lưu đày được kêu gọi hãy sống một cuộc đời tin cậy vào những mục đích tương lai của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ ra. Lời tiên tri đó khải minh bản tánh của Đức Chúa Trời ở mức độ cần Thiết hay có thể thấu triệt được cho đến khi Đấng Khải Minh toàn hảo hiện đến. Ta cũng có thể nói như vậy về nội dung chính của những chương khác trong sách, có lẽ tác phẩm của một vị tiên tri vô danh thời bấy giờ.Sách Ma-la-chi được dùng rộng rãi trên toà giảng trong một số cộng đồng bởi vì sứ điệp của ông gần như là một loại bài giảng ngắn trong Cựu Uớc. Nhà bình giải thời nay thấy mình chẳng cần làm gì hơn là giải thích một đôi thành ngữ rải rác đây đó, nhấn mạnh quan điểm của vị tiên tri và áp dụng cho hoàn cảnh thay đổi của thời nay.Từ xưa đến nay chưa ai đặt vấn đề là tên Ma-la-chi vốn có nghĩa là”sứ giả của ta” nên để nguyên như trong MaMl 1:1 hay nên xem như là một chức vị

Page 42: Su diep cuu uoc

mà vị tiên tri sử dụng. Dầu thế nào thì đó cũng không phải là một tên riêng. Điều này tự nó là một dấu hiệu của thời kì chuyển tiếp từ vị trí tiên tri có phẩm tính nổi bật đến những nhà truyền giảng vô danh hơn nhiều.

NHÀ THI VỊNH

Kinh thánh Hê-bơ-rơ đặt Thi vịnh ở đầu bộ Thi-Văn(xem LuLc 24:44) và tiếp liền sau các sách tiên tri, đó là một điều hợp lý . Sau khi Đức Chúa Trời phán với con người qua các vị tiên tri, đến phiên con người thưa với Ngài khi họ được cảm thúc bởi Thánh Linh .Nhiều người vì không nhận thức được rằng Thi Vịnh ghi lại lời của người Y-sơ-ra-ên thưa với Đức Chúa Trời nên đã cố gắng giải thích nó theo ý nghĩa tiên tri . Dù rằng trong quan điểm này có một phần sự thật quan trọng như ta sẽ thấy sau , trong tất cả các Thi Vịnh chỉ có hai Thi Thiên Thi Tv 50:1-23 và 110:1-7 về hình thức là có thể xem như là lời tiên tri thật đúng nghĩa.Chỉ trừ một vài ngoại lệ (như 119:1-176), các Thi vịnh được soạn ra là để ca ngâm trong cuộc thờ phụng tại Đền Thờ. Muốn biết thể loại này liên hệ bao nhiêu đến Đền Thờ, chúng ta hãy xem Giáo Đường Do Thái (Synagogue), mặc dầu sự thờ phượng trong đó rất rộng rãi và phong phú, cũng chỉ dùng đến hai phần ba số Thi Vịnh thôi. Mặt khác hầu hết các Thi Vịnh đó đều thích hợp ít nhiều cho nghi lễ dâng của lễ Thiêu, của lễ thù ân, của lễ chuộc tội và lầm lỗi, những ngày đại lễ kiêng ăn và những đại lễ của vua. Một nhóm nhỏ hơn là những Thi Vịnh (120-134)lấy từ nguyên gốc được đem dùng cho những khách hành hương về Giê-ru-sa-lem trong những ngày đại lễ.Sự tể trị trên cá nhân Nhiều Thi Thiên, nhất là những Thi Vịnh của Đa-vít rõ ràng phát xuất từ những hoàn cảnh hoàn cảnh hoạn nạn Thiếu thốn của cá nhân , nhưng cách thức diễn tả những đau khổ nhu cầu đó đã được Đức Thánh Linh tể trị. Một thánh ca không phát xuất từ kinh nghiệm cá nhân không thể là một thánh ca hay, nhưng nếu có chỉ diễn tả kinh nghiệm cá nhân thôi thì lại càng tệ hơn, dù đó là một bài thơ tôn giáo xuất sắc. Một bản thánh ca chỉ thật sự vĩ đại khi nào kinh nghiệm cá nhân đằng sau nó phải được tổng quát hóa để cho đa số những người thờ phượng đều có thể hát lên với cảm xúc chân thành.Nhiều người cho rằng Đa-vit không thể nào viết tất cả những bản Thi Vịnh mang tên ông, vì dường như không thể ráp chúng cho khít khao với những biến cố biết được về cuộc đời ông. Những đề mục nói về bối cảnh sáng tác cũng vậy. Giữa nội dung và hoàn cảnh ít có liên hệ với nhau.Đúng thế . Cái hay của chúng là ở chổ đó. Nếu chúng cứ nhắc nhở hoài

Page 43: Su diep cuu uoc

những hoạn nạn và niềm vui của Đa-vit, chúng ta sẽ càng thấy khó dùng chúng để diễn đạt tình cảm của chúng ta.Một đôi bài cá biệt nhất đã được thích ứng cho phù hợp với cuộc thờ phượng công cộng, như Thi Tv 51:1-19 đã được thêm câu 18.19. điều đó chứng tỏ điểm khó khăn nêu trên. Hai Loại Thi Vịnh Chính 2:1-12 Thiếu đề mục, mặc dù đa số vẫn cho Đa-vít là tác giả. Nhưng nội dung của nó, vị trí của nó cũng đứng với 1:1-6 có lẽ đã viết với cùng mục đích, khiến ta có thể giải nghĩa đó là lời mở đầu cho toàn bộ Thi Vịnh. Cả hai Thiên này bao gồm tất cả chỉ trừ một số rất ít.Một mặt, chúng ta có những Thi Vịnh của người Đức Chúa Trời do Thi 1 đại diện. Chúng ta thấy ông qua những nỗi buồn niềm vui, những thất bại và chiến thắng, những sợ hãi và khải hoàn. Đôi khi chúng ta thấy những Thi Vịnh này dùng số ít, tùy theo hoàn cảnh, có thể để đại diện cho tiếng nói của một cá nhân hay một cộng đồng nhân cách hóa. Vì lí do đó, có khi ta thấy người ta dùng luân phiên giữa số nhiều và số ít. Tuy nhiên, khi tập thể nói họ có thể dùng số nhiều.Mặc khác, 2:1-12 đại diện cho những Thi Thiên của vị vua của Đức Chúa Trời. Không phải lúc nào ta cũng dễ vạch ra được một đường phân cách giữa hai loại này. Một phần là do vị vua được xem là đại diện của cộng đồng . phần nữa là do trong nhiều Thi Thiên của Đa-vit khó mà đoán được ông nói với tư cách một cá nhân trước mặt Đức Chúa Trời, hay là ông đang đến gần Ngôi Đức Chúa Trời như một vua đang ngồi trên ngai Ngài trên đất .Vì người của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước luôn luôn dự tả ở mức độ nào đó về người toàn hảo của Đức Chúa Trời qua những thử thách và hội thông với Đức Chúa Trời , cũng như chúng ta ngày nay phản ảnh dự sống toàn vẹn của Ngài , phần lớn các Thi Thiên trong nhóm đầu dự tả phần nào về Đấng sẽ đến, nhưng có sự khác biệt lớn giữa dự tả và tiên tri.Chỉ cần nêu ra đây một vài ví dụ là đủ. Chúng ta thấy không có gì mâu thuẩn nếu áp dụng 40:1-3 cho kinh nghiệm chúng ta, những câu 6-8 thì áp dụng cho Chúa. Tuy nhiên, những câu sau này chắc nhắn cũng áp dụng ở một mức độ nào đó cho cả Đa-vít và chúng ta, những người được ghi trong sách sự sống của Chiên Con (KhKh 13:8). Tương tự như vậy, ta có thể cung kính áp dụng câu Thi Tv 1:3 cho Chúa, dầu với ý nghĩa sâu sắc hơn lời chứng của bản thân chúng ta nhiều. Tuy vậy dầu dùng hình thức như thế nào cũng không thể áp dụng câu:Các gian ác tôi đã theo kịp tôi Đến nỗi tôi không thể ngước mặt lên được;Nó nhiều hơn tóc trên đầu toi, Lòng tôi đã thất kinh (c.12)Cho Chúa Giê-xu được, dầu rằng dã có người từng thử làm điều đó và làm

Page 44: Su diep cuu uoc

cho người nghe khó chịu. Ngay cả Thi Tv 22:1-31, dầu Đa-vít đã được qua những khổ đau và giải thoát, được dạy dỗ để diễn tả bằng những ngôn từ đau khổ và giải thoát lớn lao hơn, vẫn còn có những câu chỉ dành riêng cho Đa-vit mà một tâm hồn nhạy cảm sẽ không dám đem áp dụng cho Chúa Cơ Đốc.Đến những Thi Thiên về vua thì sự việc khác đi. Một phần vì những quan niệm Cận Đông lúc bấy giờ, nhưng xa hơn nữa là vì lời hứa cho Đa-vít ghi trong IISa 2Sm 7:8-16 Y-sơ-ra-ên biết rất rõ vai trò vị vua phải đóng, nhưng cùng lắm ông cũng chỉ hoàn thành một phần nào thôi. Nhưng ông vẫn luôn luôn là lời hứavề vị vua sẽ đến trong tương lai, vị vua sẽ làm tất cả những gì mà các vua cần phải làm. Bởi đó, ngôn ngữ dùng nhiều lần trong các Thi Thiên này cho biết rằng nó không thể thành tựu trong vị vua được tôn vương. Dầu là trong lễ đăng quang hay trong lễ kỷ niệm, vua đều dược nhắc nhở những lý tưởng mà vua phải vương tới, những lý tưởng mà một phần tử trong nhà Đa-vít một ngày kia phải hoàn thành. Không có gì phải nghi ngờ về Thi Tv 110:1-7 được dùng cho ngày lễ đăng quang, nhưng bằng chứng thực tế là vị vua không phải là “thầy tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc” đủ chứng tỏ rằngđây là lời tiên tri về vị vua chưa đến. Tất cả những điều đó khiến ta dễ áp dung các Thi Thiên về vua cho Chúa, dầu thế, trong đó vẫn có những yếu tố ương ngạnh không chịu ép mình vào trong bức tranh Chúa Cơ Đốc, dù đã được những bàn tay nghệ thuật đem hình bóng hóa. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài 110:1-7, tất không phải là những lời tiên tri trực tiếp.

Qui Định Tác Giả Trong việc dùng Thi vịnh để thờ phượng, vấn đề tác giả Thi Thiên là ai không lấy gì làm quan trọng lắm. Tuy vậy, đề tài của nó hay không có đề tài cũng có thể giúp ta tìm được ý nghĩa sâu sa hơn . ngay cách chia phần cũng có thể chỉ dẫn ta. Trong tiếng Hê-bơ-rơ , bộ Thi Vịnh chia làm năm sách , đó là Thi Thiên chương 1-1, 42-47, 73-89, 90-106, 107-150. Chắc chắn là nó có tương ứng với năm sách Môi-se, dầu trong nội dung không có gì tương đương. Tuy nhiên, ngày nay nói chung người ta tin rằng nguyên thủy có ba sách , là Thi Thiên chương 1-41, 42-89, 90-150. Nếu điều đó đúng thì ta có thể phỏng đoán không sai mấy là chúng có ba nhóm: Của Đa- vít, của người Lê-vi và khuyết danh. Dĩ nhiên trong cả ba nhóm đều có Thi Vịnh của Đa-vít và khuyết danh.Số bài Thi Tv 150:1-5 hoàn toàn là ngẫu nhiên. Bản dịch Hi Lạp có thêm một bài mà nguyên bản Hê-bơ-rơ của nó người ta tìm thấy trong các mảnh vụn của thư viện Qumran - giá trị của nó không cao lắm nên cũng không có ai nghĩ tới việc đem nó vào bản kinh Thánh của chúng ta. Hơn nữa, căn cứ vào cách dùng chữ gieo vần thì 9:1-10:18 là một bài, 42 và 43 là một. Ngoài ra, 53:1-6 là một bài lặp lại 14:1-7, chỉ đổi danh Đức Giê-hô-va thành Đức

Page 45: Su diep cuu uoc

Chúa Trời. 70:1-5 chỉ là những câu 13-17 của 40:1-17 với một vài thay đổi trong danh Chúa. Thi 108 là một bài ghép nối 57:7-11 và 60:5-12.Tên tác giả có được ghi hay không là tùy nội dung của từng Thi Thiên một. Khi nào tên tác giả giúp cho người đọc hiểu rõ nội dung hơn, thì đề bài có ghi, còn khi nào không cần Thiết thì không ghi. Theo đó các Thi Thiên vô danh phần lớn là những thánh ca thờ phượng, trong đó ca tụng Đức Chúa Trời vì lòng nhơn lành của Ngài, thường thường là trong thời kì quá khứ chứ không phải thời kì tác giả. So sánh 109:1-31 và 103:1-22 ta sẽ thấy rõ điều đó. Trong bài trước không có điều gì là không thể áp dụng cho một người tin chân thật ở bất cứ thời kì nào. Trong bài sau, các câu 3-5 phản chiếu lại kinh nghiệm cá nhân của Đa-vit, xem nguyên bản Hê-bơ-rơ lại càng thấy rõ hơn. Việc sắp xếp các Thi Thiên cũng hoàn toàn tình cờ. Rõ ràng các Thi Thiên chương 6, 38, 51, 32 theo thứ tự có liên hệ đến thời gian Đa-vit phạm tội với Bát-sê-ba, vậy mà chẳng được sắp theo niên đại và liên quan sự việc, 51:1-19 xuất hiện ở nhóm thứ hai, còn ba Thiên kia còn lai ở nhóm đầu. Điều này cảnh cáo ta đừng nên tìm kiếm ý nghĩa sâu sa trong thứ tự của chúng. Người nào ham mê việc đó nên nhớ rằng họ đang vẽ vời theo trí tượng chớ theo sự hướng dẫn của đức thánh linh đấng soạn tập bộ Thi vịnh. Thường thường một bài Thi Thiên tự nó là đầy đủ như một bài thánh ca thời nay vậy. Nếu kể cả 2:1-12, ta có 74 Thi Thiên của Đa-vít cả thảy, nhưng trong bản dịch Hi Lạp lại còn nhiều hơn. Không có lý do gì khiến ta gán những đề mục đó cho các dịch giả, chắc họ đã thấy chúng trong các bản văn họ dùng. Vì ta đã thấy việc ghi thêm không mấy quan trọng, nên có thể nghĩ rằng lúc đó người ta có khuynh hướng cho Đa-vít là tảc giả của các Thi Thiên khuyết danh. Như vậy , ta có thể đoán đúng rằng một số Thi Thiên ghi là của Đa-vit có thể không phải là của ông. 86:1-17 có thể là không phải, dù người viết dùng nhiều tài liệu của ông. Khó có thể gán 86:1-17 cho ông. Có nhiều điểm của nó cũng khác nữa. Cho Giê-rê-mi là tác giả còn dễ chấp nhận hơn. Trong 85:1-13 không có gì để ta bác bỏ quyền tác giả của Đa-vít, nhưng nó đặt nó vào thời Ê-xê-chia thì dễ hiểu hơn về phương tiện lịch sử. Trong các Thi Thiên của Đa-vít, ngoài hai Thi Thiên cảm tạ 103 và 65, đều có một sợi chỉ đen sâu suốt, đó là kẻ thù của ông , cũng là của Đức Chúa Trời. Các Thi Thiên thuộc nhóm khác kể cả Thi 69, củng có nói về kẻ khác, nhưng nhười viết có một thái độ khác. Họ nói về sự chịu đựng và giải khỏi tay kẻ ác. Với Đa-vít, chúng là một sự nhục mạ và thách đố đối với địa vị của ông là kẻ được xức đầu của Đức Chúa Trời. Ta có thể nói rằng nơi nào người Cơ Đốc nói đến Sa-tan thì Đa-vít nói đến những kẻ thừa hành của Sa-tan. Ong biết rằng chúng không phải chỉ là kẻ ác suông, vì chúng phục vụ cho một lực lượng gian ác.Các Thi Thiên của con cháu Cô-rê ắt phải là do nhiều tác giả. 44:1-26 có thể

Page 46: Su diep cuu uoc

định vào thời kỳ Đa-vít, còn 45:1-17 phản chiếu thời kỳ Sa-lô-môn. 42:1-43:5 (Một Thi Thiên) chắc phát chắc phát xuất từ thời Giê-rô-bô- am I, do một người Lê-vi trôi giạt đến gần Đan và bị đứt liên lạc với Đền Thờ, viết ra. Rất có thể chính người ấy viết 84:1-12 sau dời về Giu-đa. Tuy nhiên, phần lớn là vào thời Ê-xê-chia, kỉ niệm sự giải thoát đền thờ và thành phố khỏi tay San-chê-ríp. 49:1-20 có thể là dùng hát cho các cuộc hành hương vào các ngày đại lễ, rõ ràng là không phải soạn cho các cuộc hiến tế.Các Thi Thiên A-sáp phát xuất từ một dòng họ Lê-vi ca xướng. 75:1-76:12; 60:1-12 có thể định khá chắc chắn vào thời trị vì của Ê-xê-chia. 79:1-74:23, theo thứ tự đó, chắc phải được đặt sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy.Các Thi Thiên A-sáp còn lại không gì để định niên biểu. 77:1-20; 73:1-28 phải do cùng một người soạn. Nếu ta đặt 50:1-23 vào thời Ê-xê-chia có lẽ không sai lắm vì có nhiều điểm giống với tư tưởng Ê-sai. Nó được đặt trong phần Thi Vịnh chỉ vì không có sách tiên tri A-sáp. Cùng một cách ấy, những lời chỉ dẫn về âm nhạc trong HaKb 3:1-19 cho ta thấy trước kia nó từng nằm trong một tập Thi Vịnh, nhưng sau được chuyển qua vị trí hiện tại bởi vì tác giả có một cuốn sách tiên tri. Một điều đáng chú ý là người thời Qumran không xem đó là một phần của lời tiên tri của Ha-ba-cúc.Có những lý do xác đáng để tin rằng Thi Tv 93:1-100:5 là một nhóm nhỏ những Thi Thiên được dùng chính yếu cho lễ lều tạm, là lễ đặc biệt tôn vinh sự tể trị của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên và trong sự duy trì các triều đại của Đa-vít. Lẽ tự nhiên ý sau đã bị bỏ trong thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lôn. Đồng một thể ấy, 113:1-118:29 (bộ Hallel) là một sưu tập cho lễ Vượt Qua, mà về sau các Giáo Đường Do Thái (synagogue) cũng dùng cho các đại lễ khác nữa.Chúng ta có thể cho rằng một số thánh ca thời bấy giờ cũng đáng đặt ngang hàng với bộ Thi Vịnh, vì chắc chắn Đức Thánh Linh cũng hoạt động trong nhiều người viết thánh ca. Tuy nhiên, khi chúng ta xét Thi vịnh cách toàn bộ, thì không một thánh ca nào của thời nay có thể đối sánh được. Chính vì vậy mà xưa nay Hội Thánh vẫn đặt Thi Vịnh ở địa vị căn bản trong cuộc thờ phượng, nhưng thật ra việc thực hành đã thường bị xao lãng.

CÁC SÁCH KHÔN NGOAN

Một đặc điểm của Cựu Ước là tất cả những gì mà con người quan tâm trong đời sống đều được nó đề cập đến. Bởi đó, dầu phần lớn giành cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời ban cho con người, nó cũng có những sách soi rọi cho thấy cách thế con người phản ứng trong những hoàn cảnh họ gặp.Khi đem con người so sánh với con vật, thì đặc tính nổi bật của con người là

Page 47: Su diep cuu uoc

một hữu thể có lý trí, có khả năng hiểu được các biến cố, so sánh những việc xảy ra trong hiện tại và quá khứ để rút ra nhũng kết luận giá trị cho tương lai. Đó là căn bản của mọi kiến thức khoa học, nhưng Kinh Thánh không quan tâm đến khía cạnh này của lý trí. Kinh thánh chỉ chú trọng tới nổ lực của con người tiềm hiều sự tể trị của Đức Chúa Trời trên thế giới về phương diện đạo đức.Câu hỏi của Ap-ra-ham, “Đấng phán xét toàn thế gian há không làm sự công bình sao?” chứng tỏ rằng từ thuở xa xưa, người ta đã nhận biết có một mục đích cho thế giới, và người ta cho rằng họ có thể thấu hiểu được tới một mức độ nào đó. Rõ ràng là Ap-ra-ham ngụ ý rằng ông có thể nhận biết điều gì là đúng, là công bình.Tư tưởng của con người về những đề tài này nằm trong ba sách cựu ước là Châm ngôn, Gióp và Truyền Đạo. Các học giả thường gồm ba sách dưới tiêu đề Thi Văn Khôn Ngoan. Trong bộ Ngụy kinh (Apocrypha) có hai sách tương tự, là sách khôn ngoan của jesus Ben Sira nguyên bảng tiếng Hê-bơ-rơ vào khoảng năm 180 TC, và sách khôn ngoan của Sô-lô-môn (viết khoảng năm 100 TC) ở đây sẽ không nói thêm về hai sách này nữa.Châm Ngôn Sự khôn ngoan mà con người thâu lượm được bằng cách học hỏi quá khứ và hiện tại ở Y-sơ-ra-ên cũng như Cận Đông Cổ, thường thường được diễn tả bằng những câu diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, có khi gồm hai câu điệp ý hay đối ý để làm tăng sức mạnh. Xin đơn cử một ví dụ về câu điệp ý:“Ai trách dạy kẻ nhạo báng mắc phải điều sỉ nhục,Ai quở kẻ hung ác bị điếm ố (ChCn 9:7)câu đối ý: “Con trai khôn ngoan làm vui cha mình;Nhưng đứa ngu muội gây buồn cho mẹ nó” (10:1)Phần lớn sách châm ngôn gồm những câu song đối như thế. Ngoài ra, đây là một sưu tập của nhiều sưu tập, các câu cách ngôn.Nếu 1:1-7 là một lời mở đầu tổng quát cho quuyển sách như thường thấy, thì sưu tập đầu là 1:8-9 18;. Phần này là vô danh và có lẽ được viết sau cùng. Lý chứng trội nhất là nếu đem so đoạn này với hai sưu tập chắc chắn của Sa-lô-môn thì thấy cấu trúc của nó tinh vi hơn nhiều.Sưu tập Sa-lô-môn thứ nhất (10:1-22; 16:1-33) gồm 375 câu cách ngôn, tương ứng với trị số của những chữ làm thành tên vua. Điều này cho thấy vua có ý sưu tập cho được những câu phương ngôn hay nhất của mình. Sưu tập Sa-la-môn thứ hai (25:1-12, 27) hoàn thành không tham khảo tập trước, vì có một số cách ngôn trong tập trước lập lại trong này.Trong 22:17-24 chúng ta một sưu tập các phương ngôn của người khôn ngoan. Như bảng Septuagint cho thấy,chữ “lời ta” không có trong nguyên

Page 48: Su diep cuu uoc

bản 22:17:“Hãy lắng tai nghe lời kẻ khôn ngoan,Khá chuyên lòng con về sự trí thức ta.”Phần này nói nhiều về cách cư xử đứng dắn trước mặt vua quan. Thêm vào đó có một sưu tập nhỏ tựa đề: “Những ngôn ngữ này cũng do kẻ khôn ngoan mà đến” (24:23-34).Sách châm ngôn kết thúc bằng ba đoạn ngắn, lời của A-giu-rơ (30:1-33),Lời của Lê-mu-ên (31:1-9), và một bài thơ mô tả một người vợ lý tưởng (31:10-31).Chỉ trừ một phần ngắn được ghi của A-gu-rơ, còn thì quan điểm của sách Châm ngôn quá đồng nhất. Cả quyển sách đều cho rằng người nào khôn ngoan có thể hiểu được trật tự đạo đức của Đức Chúa Trời một cách dễ dàng. Không có nơi nào cho rằng sự khôn ngoan này là một phú bẩm tự nhiên. Đó là thứ trí thức phát xuất từ sự kính sợ Đức Chúa Trời kết hiệp với cuộc sống đạo đức (so sánh 1:7; 2:5 với 8:13 và 9:10). Sự ngu dại dốt nát dùng trong Châm Ngôn không phải là sự chậm trí hay thiếu học vấn; đó là kết quả của việc khước từ tiếp nhận dự khôn ngoan.Hình ảnh của trật tự đạo đức được đánh dấu bằng sự thịnh vượng và trường thọ của người tốt, đạo đức,tuân giữ pháp luật và khôn ngoan, và bằng sự đau khổ, nghèo thiếu,chết sớm của kẻ ác. Từ đó có thể suy diễn rằng chúng ta có thể xét cá tánh con người bằng loại tưởng thưởng hay hình phạt họ nhận được trong đời này.A-gu-rơ đứng ngoài đối lại quan điểm công cạn và lạc quan này. Trước hết ông coi thương khả năng, kiến thức riêng của ông theo truyền thống lịch sử của đông Phương (30:2, 3), rồi xác nhận rằng đường lối của Đức Chúa Trời và thiên nhiên là không thể hiểu được. Ong cũng có quan điểm của mình bằng cách đưa ra những điều không hiểu biết được của biết bao nhiêu thứ ta gặp trong đời sống hằng ngày.Trong Thi vịnh cũng có một số Thi văn Khôn Ngoan, ví dụ quan trọng nhất là Thi 49. Tuy nhiên. Tuy nhiên, vì thái độ chủ trương của giống như Châm Ngôn nên ta không cần bàn tới.Sách Gióp Mới thoạt nhìn thì không có sách nào cách xa cái luận lý mà những lời khuyên có tính cách khá thế gian của sách châm ngôn cho bằng những lời phản khán nẩy lửa và những câu thơ Gióp. Tuy nhiên, về mục đích bên trong thì cả hai rất gần nhau dù có khác nhau về hình thức. Tác giả vô danh của sách Gióp trước khi bị hoạn nạn và bạn của ông đều là những người giàu có quyền quí, nhưng họ chỉ được mô tả ở khía cạnh là thành viên của lớp người khôn ngoan, và những lời lẽ của họ, cả những khi nồng nhiệt nhất, củng phản phất những lý luận khôn ngoan của khắp Miền Cận Đông.

Page 49: Su diep cuu uoc

Ba người bạn rất khác nhau. Đối với Ê-li-pha người Thê-man, điều quan trọng nhất là phải hiểu đúng đắn kinh nghiệm Đức Chúa Trời ban cho. Binh-đát người Su-a là kẻ tôn trọng nguời khôn ngoan truyền thống của quá khứ. Sô-pha người Na-a-ma vận dụng lương tri thông thường tới mức tối đa. Dầu vậy những lý luận của họ cuối cùng đều giống giọng điệu của giới khôn ngoan. Những lời của Gióp cũng vậy, ta có thể nhận thấy ở nhiều chỗ ông suy luận theo cách ông đã học hỏi khi lớn lên. Nổi đau khổ của ông không phải do những mất mát hay bịnh tật, mà là kinh ngiệm của ông không đi đôi với những lý thuyết ông đã học được. Đối với ông, dường như những nền tảng đạo đức của thế giới đã sụp đổ, và con thuyền không lái của ông trôi giạt giữa biển khơi không định hướng. Nơi Ê-li-hu chúng ta nghe sự khôn ngoan mà người thanh niên quí tộc ấy thừa hưởng dù không được học chính thức về các vấn đề này.Đức Chúa Trời trả lời cho Gióp. Ngài chẳng quan tâm đến những lý thuyết của các bạn ông. Thoạt nhìn thì dường như Ngài chẳng trả lời một điều nào cả, nhưng thật ra thì lời Ngài soi rọi những nguyên tắc và mục đích đạo đức của Ngài. Ngài chỉ thách ông đọ sức với Ngài và hiểu sự khôn ngoan của Ngài trong cuộc sáng tạo. Thế mà điều này rõ ràng thỏa mãn được kẻ đau khổ, bởi vì nó đưa ông tới chỗ nhận thức được rằng trật tự đạo đức chẳng bị gãy đổ. Chính ông mới là kẻ quá thấp thôi, quá Thiển cận, không hiểu được bề rộng và sự khôn ngoan trong đó. Nếu trong chương cuối cùng , Gióp được phục hồi và còn quá phục hồi nữa, thì chẳng phải là để biện minhcho quan niệm dân gian đâu. Đức Chúa Trời biết phải làm như vậy mới phá vỡ nổi sự ngu dốt và thành kiến nặng nề của các bạn Gióp và cả người đồng hương của ông.Một điều rất quan trọng cần nên biết ở đây, đó là sách Gióp được đặt vào Kinh Thánh để những giáo huấn của nó bổ túc cho những giáo huấn của Châm Ngôn. Từ khi có cuộc nghiên cứu của Delitzch về quyển sách này, ít ai còn dặt nó vào trước thời Sa-lô-môn nữa. Tùy theo ý kiến cá nhân, người ta có thể đặt nó từ đó cho đến thế kỷ thứ 3 TC. Kinh nghiệm thông thường phù hợp với bức tranh trong sách Châm Ngôn, với bạn Gióp hơn là với chính Gióp. Thế nhưng lấm khi có những việc xảy ra chứng tỏ rằng thường phù hợp với bức tranh trong sách Châm Ngôn, với bạn Gióp hơn là với chính Gióp. Thế nhưng lấm khi có những việc xảy ra chứng tỏ rằng có nhiều điều trên đời không thể giải thích bằng sự không ngoan của Sách Châm Ngôn. Chính lúc đó sách Gióp đưa chúng ta đến một Đức Chúa Trời hành động theo nguyên tắc, nhưng một nguyên tắc quá vĩ đại, quá cao siêu khiến chúng ta không thể nào hiểu hết được những hành động và động cơ của Ngài.Sách Truyền Đạo ( Qohelet )

Page 50: Su diep cuu uoc

Đối với nhiều người Qohelet là một cuốn sách bí mật của Cựu Ước. Ngày nay trong số những học giả nghiên cứu sách này ít ai còn cho Sa-lô-môn là tác giả của nó. Theo Delítzch, “nếu Qohelet do Sa-lô-môn viết thì ngôn ngữ Hê-bơ-rơ không có lịch sử”. Đó là điều khó chối cãi. Ngôn ngữ của nó một thứ tiếng Hơ-bơ-rơ xưa thường thấy trong các sách vở Ra-bi khoảng 200 năm TC và hoàn toàn khác với lối văn của sách châm ngôn và các sách lịch sử từ thời quân chủ thống nhất. Thêm vào đó, có những câu khó hiểu như 1:1 ( tại sao không nhắc đến tên Sa-lô-môn ?), 1:12 (hàm ý rằng ý rằng tác giả từng làm vua trước khi truyền đạo là điều không đúng với Sa-lô-môn), 1:16; 2:9 (Sa-lô-môn chỉ có một người tiền nhiệm - người ở trước ta- là Đa-vít), 12:9, 10 (mô tả Sa-lô-môn không phù hợp lắm) cho thấy rằng tác giả không cố tâm làm cho người ta hiểu Sa-lô-môn là tác giả.Có thể giải thích đơn giản rằng tác giả có lẽ sống vào khoảng 250 đến 200 TC, đã tự đặt mình vào địa vị của vị vua bội đạo xưa, dù là một vị vua khôn ngoan, đã chạy theo các thần khác, “một người dại khôn nhất của Y-sơ-ra-en” như người ta thường gọi ông. Ong không phải là một kẻ vô thần, nhưng dù ông khôn ngoan, ông không thể hiểu được hành động của Đức Chúa Trời, ông Thiếu lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu hiểu theo chiều hướng này, Qohelet có một vai trò hết sức quan trọng, vì nó bát bỏ mọi thứ khôn ngoan của con người dù lớn đến đâu mà thiếu sự kính sợ Đức Chúa Trời. Nó cũng giải thích được những đoạn bất chợt như 12:13, 14, dường như là mâu thuẩn với chiều hướng chung của quyển sách. Thật ra, ở đây tác giả đưa ra bài học mà ông đã học được trong cuộc tìm kiếm của ông: “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài.”Như vậy ba quyển sách khôn ngoan của Cựu Ước tương thuộc nhau và phải dùng sách này để giải thích sách kia. Cả ba sách đều cần Thiết, nếu ta muốn có một phán quyết của Đức Chúa Trời về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời về sự khôn ngoan của con người. Chúng dạy cho ta biết rằng con người có thể khám phá được nhiều điều nhưng không thể khám phá được tất cả mọi sự về Đức Chúa Trời, và sự tiềm kiếm của họ chỉ có giá trị nếu được thực hiện trong tinh thần kính sợ Đức Chúa Trời.

BỘ NĂM CUỐN

Trong Kinh Thánh Hê bơ rơ, sách Ketubim ( Thi Văn) có một nhóm sách nhỏ gọi là Megillot, hay Những Cuốn Sách . Ngoài sách Thị Vịnh, đây là phần duy nhất của sách Ketubim được đọc trong Giáo đường (synagogue) và trong các lễ chính mỗi năm, như sách Nhã Ca hayBài ca của mọi bài ca, đọc trong lễ Vượt qua, Ru tơ trong Lễ Ngũ Tuần, Ca Thương trong Lễ kiêng ăn Tisha b'Ab, Truyền Đạo trong ngày đại lễ chuộc tội và Ê xơ tê trong lễ

Page 51: Su diep cuu uoc

PurimSách truyền đạo bàn về tính cách hư không của một sự khôn ngoan và nổ lực của con người, đã được xét đến ở chương 9 liên hệ đến các sách khôn ngoan, ở đây sẽ không đề cập đến các sách khôn ngoan, ở đây sẽ không đề cập đến nữa. Ta thấy rõ sách đó rất thích hợp cho đạt lễ chuộc tội. Sách Nhã Ca Câu mở đầu không nhất Thiết ngụ ý Sa-lô-môn là tác giả . Nó chỉ xác nhận có một liên hệ giữa bài thơ và vua Sa-lô-môn mà không chỉ rõ như thế nào . Do đó trong sự giải thích sách này,chúng ta không phải bắt đầu từ một lý thuyết nào về tác giả cả. Các Ra-bi xưa thường giải thích sách này theo nghĩa hình bóng. Trong cuộc hội nghị Ra-bi tại Jamnia ( năm 90 TC), Sở dĩ người ta nêu lên vấn đề tập kinh ( connonicity) của nó là vì lúc ấy người ta dùng nhiều phần theo nghĩa đen như là những bài ca trong đám tiệc hay có thể cả trong quán rượu nữa. Ít lâu sau, những ai dùng theo cách đó đều bị rủa rả . Các Ra bi cho rằng đây là hình bóng của tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên , dầu không thể dùng cách giải thích cố định trong tất cả các phần khác nhau.

Tân ước không có trích sách này, nhưng từ lúc đầu, các giáo phụ dùng nó theo nghĩa bóng. Chỉ thấy có một người có tên tuổi giải thích theo nghĩa đen, đó à Theodore ở Mopsuestia ( 350-428) . Có lẽ vì đó mà ông bị Giáo Hội kết án sau khi ông qua đời. Theo quan điểm Cơ đốc, cô dâu chỉ Hội Thánh hay Nữ Đồng Trinh Ma ri . Từ cuộc cải cách trở đi, càng ngày càng có nhiều người giải thích cô dâu là cá nhân tín đồ hơn tập thể Hội Thánh. Người ta không đồng ý với nhau về cách giải thích theo nghĩa bóng những khúc sách khó nhất. Một vài người đến chổ cực đoan khôi hài. Nhưng nếu ai chưa đọc quyển Union and Communlon ( Liên Hiệp và Hiệp Thông ) của Hudson Tay lor thì đừng nên nghĩ tới chuyện bỏ cách giải thích theo nghĩa bóng: Sách này minh giải những thực tại tâm linh phong phú theo chiều hướng trên. Tuy nhiên, có nhiều người cảm thấy lối giải hình bóng này không lột hết được sự sinh động và say đắm của lời thơ . Vì vậy họ cho đó là một biểu tượng. Nói cách khác, đó là một bài thơ trữ tình có thật trong dân gian, nhưng nó mô tả một thứ tình yêu mà trong quyển Introduction to the Old Testament, thẳng tay bác bỏ quan điểm đó. Trong Kinh Thánh không có nơi nào dùng hình bóng đến một mức độ như vậy. Nhưng chỉ vào vài chổ đúng nó trong Ê xê chi en cũng đủ cho ta tin rằng đó đúng là hình bóng. Gần đây hơn, lối giải thích phổ thông nhất là cho rằng đó là một vở kịch. Một số người thấy trong đó có hai nhân vật chính, Sa lô môn và cô dâu. Người khác thì thấy ba nhân vật, Sa lô môn, cô dâu và người tình chăn chiên

Page 52: Su diep cuu uoc

mà cô rất trung thành dù có bao nhiêu quyến rũ của hoàng cung. Dầu rằng cả hai lời giải thích đều thỏa đáng về phương diện tâm linh, nhưng chưa ai chứng minh được rằng ngày xưa dân Y-sơ-ra-ên có những tuồng kịch như vậy. Lý lẽ đó cũng đúng để bác bỏ ý kiến nói rằng nó phát xuất từ những vở kịch thờ cúng của ngoại giáo.Những giải thích hiện đại nhất thì cho rằng đó là một loại bài thơ về hôn nhân. Nói cách khác , theo quan điểm này thì nó không diễn ta một tình yêu lãng mạn, những diễn tả hạnh phúc của người vợ , người chồng trong niềm vui và tình yêu mà Chúa ban cho họ. Nếu chúng ta thấy ngôn ngữ của nó quá sống sượng, thì đó là tại sự sa đọa của thời đại chúng ta. Nếu chúng ta cũng dùng nó theo nghĩa biểu tượng nữa , thì lối giải thích này có vẻ hợp lý nhất. Đối với mọi tình trạng và mọi khía cạnh của đời sống con ngưòi. Kinh Thánh đều có lời để nói. Như vậy ở đây ta có lời ca ngợi tình yêu hôn nhân chân thật, thuần khiết, nhưng đừng quên rằng nó rút sức mạnh và ý nghĩa từ một tình yêu sâu sắc và tinh khiết hơn mà nó dự tả.Sách Ru Tơ Chúng ta chẳng biết ai viết sách này và viết với mục đích gì. Một câu bình luận như 4:7 chứng tỏ rằng một thời gian dài sau khi câu chuyện xảy ra nó mới mang hình thức ta có hiện nay. Những nhà hình bóng học và biểu tượng học cũng thấy nhiều điều có thể áp dụng lý thuyết họ ở đây, nhưng tôi không khỏi có cảm tưởng họ phí thì giờ. Vẻ đẹp của câu chuyện đủ để biện minh cho sự hiện diện của nó trong Kinh Thánh, và tình yêu trung thành tỏa ra trong mọi ngõ ngách của câu chuyện có thể dùng một đồng hình (analogy) của tình yêu trung thành ở khắp mọi nơi, dù cho đó là của Đức Chúa Trời hay của con người.Nó có một vị trí đặc biệt trong Kinh Thánh Hê bơ rơ, vì vào mọi thời, nó bảo đảm cho người dân ngoại bang tìm được một chỗ trong dân của Đức Chúa Trời. Đối với chúng ta cũng vậy, nó nói lên tính cách ngoại lệ cho những ai “đến ẩn náu dưới cánh của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên”Sách Ca Thương Lễ Tisha b'Ab, ngày kiêng ăn đen - còn Đại lễ chuộc Tội là ngày kiêng ăn trắng, là ngày tưởng niệm sự hủy phá cả hai trong ngày đó đã quá rõ ý nghĩa không cần phải bình luận thêm.Quyển sách gồm có năm phiên khúc hay ca thương viết trong những năm ngay sau khi đền thờ Giê-ru-sa-lem bị Nê-bu-cát-nết-sa hủy phá. Không có lý do nào vững chắc để gán tất cả cho cùng một tác giả. Chỉ có một bài có thể cho là của Giê-rê-mi, đó là bài thứ ba, và ngay cả ở đây giả thuyết cũng bấp bênh. Các đầu đề trong các bản dịch tiêu chuẩn hiện nay đều dựa vào truyền thống của bản Septuagint và bản Talmud, còn trong bản Hêbơrơ không nói gì đến tác giả.

Page 53: Su diep cuu uoc

Lập luận chính để bác bỏ quyền tác giả của Giê-rê-mi là cảm tưởng sững sờ và vô vọng bộc lộ trong sách ta khó có thể gán cho Giê-rê-mi vì ngay từ đầu ông đã biết những điều đó phải xảy đến. Đặc điểm nổi bậc nhất của quyển sách là bốn bài thơ làm theo thứ tự chữ cái ở đầu dòng, còn bài thứ năm có hai mươi hai câu, theo số chữ cái của bộ mẫu tự Hê-bơ-rơ. Mục đích có lẽ là giữ cho nỗi đau buồn của người viết tuôn đổ trong chừng mực, mà cũng có t hể gợi ý là ở đây nỗi đau buồn được mô tả trọn vẹn từ A đến Z.Dầu tác giả hay các tác giả đã biết rõ những lời giảng dạy của Giê-rê-mi, họ mang tâm trạng của các môn đồ sau khi Chúa Giê xu bị đóng đinh. Trong nỗi đau đớn vì mất mát họ quên đi lời hứa về sự phục hồi. Đức Chúa Trời sẵn lòng chấp nhận cho con người dốc đổ nỗi sầu thảm trào dâng đương lúc họ vẫn tiếp tục tin cậy Ngài, vì vậy Ngài đã để cho nỗi buồn ấy có chỗ bộc lộ trong Kinh Thánh.Ai trong chúng ta chưa từng trải một kinh nghiệm như vậy có thể mạnh dạn tuyên bố rằng chúng ta cần phải vui mừng trong Chúa luôn luôn. Chúng ta cho rằng những đám mây đau buồn có thể đậu lại trên những bậc thánh tinh truyền nhất, khiến cho Chúa dường như xa hẳn ra. Lúc đó lời Ca Thương mới chứng tỏ giá trị. Nó không đánh tan đám mây, nhưng bảo đảm với người than khóc rằng Đức Chúa Trời thông cảm và chấp nhận nỗi đau buồn của họ.Ê-Xơ-Tê Đây là một quyển sách gây nhiều bàn cãi nhất trong Cựu Ước. Không lạ gì nó không được nhắc tới trong Tân Ước, cũng không chắc là lễ Phurim có thật hay không. Có lý do để tin rằng những nhà soạn bộ Qumran không chấp nhận nó không có một mảnh nào của quyển sách tìm thấy trong các hang động của Biển chết. Tuy nhiên, điều đó có thể hoàn toàn là do ngẫu nhiên.Martin Luther khi nói về hai bộ Maccabees đã phát biểu rằng: 'Tôi kỵ quyển sách này và quyển Ê-xơ-tê đến độ muốn đừng có chúng, vì mấy quyển đó quá nặng tinh thần Do Thái và có nhiều điều bất xứng của ngoại giáo: 'Từ đó có nhiều người phát biểu ý kiến tương tự. Điều đáng chú ý là trong cả quyển sách không có chỗ nào nhắc đến danh Đức Chúa Trời , dầu câu “Bởi cách khác” (EtEt 4:14) rõ ràng là chỉ về Ngài. Có nhắc đến sự kiêng ăn nhưng không phải cầu nguyện (4:16). Mạc-đô-chê là một người đồng hóa, mang tên ngoại giáo, Ê-xơ-tê cũng vậy. Ong rất sẵn sàng để cho cháu gái mình sống trong hậu cung ngoại đạo, và đến giờ phút lâm nguy ông cũng sẵn sàng để cho bà liều thân. Sự trả thù của người Do Thái là một hòn đá vấp phạm đối với những người Cơ đốc hay suy nghĩ.Trong Kinh Thánh chúng ta thường thấy ghi lại những sự việc xảy ra mà không bình luận gì về cái đúng hoặc cái sai của sự việc đó. Sách Ê-xơ-tê là một thí dụ điển hình về điều này. Chẳng có lời khen hay chê đối với một

Page 54: Su diep cuu uoc

nhân vật nào. Điều chúng ta mong mỏi học biết được là Đức Chúa Trời vẫn giữ sự thành tín giao ước với dân Ngài, dù cho đại diện của họ lắm khi tỏ ra bất xứng. Ngài hành động theo ân điển chứ không theo sự xứng đáng của con người. Thật vậy, thái độ khinh mạn của Mạc-đô-chê đối với Ha man làm nguy hại tánh mạng ông ta và cả dân tộc ông đã không phát xuất từ một động cơ tinh thần chính đáng nào.Đôi khi chúng ta thấy có người lý luận rằng một loạt sự việc ngẫu nhiên xảy ra làm lật ngược ván cờ cho thấy rằng câu chuyện không thể nào có thật. Sự thật lắm khi còn lạ hơn tiểu thuyết , và cái loạt sự kiện mà chúng ta gọi là ngẫu nhiên đó cốt để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đương hành động mà không cần sự giúp đỡ của con người.Như vậy sách Ê-xơ-tê cũng có một vai trò trong toàn bộ mặc khải của Đức Chúa Trời. Nó bảo đảm cho ta sự vững chắc của lời hứa, “Ta sẽ xây Hội Thánh trên đá này, và các thế lực của sự chết chẳng thắng được nó”. Chúng ta thường bỏ qua lịch sử Hội Thánh thời Trung cổ, là như đó là một thời kỳ bội đạo thuần túy. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất nhiều lần quyền năng của Đức Chúa Trời hành động trong đó y như trong thời kỳ Mạc-đô-chê vậy.

NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Ba sách cuối cùng trong bộ Thi văn của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ là Đa-ni-ên, Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi và Sử-ký, hai sách sau trở thành bốn quyển trong bộ Septuagint , và bản dịch tiếng Anh cũng bắt chước theo. Sức mạnh của câu LuLc 11:49-51 (Mat Mt 23:34, 35) dường như tương đương với câu "từ Sáng Thế Ký đến Khải thị" của ta ngày nay, vì A-bên là người tuận đạo đầu tiên và Xa cha ri là người cuối cùng được nhắc tên trong kinh bản Hê-bơ-rơ (IISa 2Sm 24:20, 21) như vậy thứ tự hiện có chắc là được lập từ thời của Chúa.Đa-ni-ên Khi bộ Septuagint đặt Đa-ni-ên trong số các sách tiên tri, có chỉ làm theo luận lý tự nhiên đã ảnh hưởng cách sắp đặt các sách Cựu Ước từ đầu đến cuối. Thật ra chẳng có bằng cớ nào cho biết Đa-ni-ên đã từng nằm trong kinh bản tiên tri của tiếng Hê-bơ-rơ, như nhiều người tuyên bố. Những lời giải thích về vị trí hiện tại của nó cũng ít có giá trị thuyết phục.Chưa nói tới Khải Thị dùng nó nhiều lần, chỉ câu Mat Mt 24:15 cũng đủ chứng tỏ tính chất tiên tri của nó, dù rằng trong sách không nói đến chức vụ tiên tri của Đa-ni-ên. Nhưng đó là loại tiên tri nào ? Hơn ba lần (DaDn 8:26; 12:4; 12:9) nó cho thấy rõ ràng các khải tượng ban cho Đa-ni-ên không phải để dành cho người đồng thời với họ, lời họ được bảo tồn cho hậu thế dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Đa-ni-ên được ban những khải tượng

Page 55: Su diep cuu uoc

không phải cho người đồng thời của ông mà cho những thế hệ chưa đến. Đây là một trong nhiều dấu chỉ cho thấy thời kỳ Liên Giao Ước không phải là thời kỳ mặc khải mà là thời kỳ chờ đợi những điều đã mặc khải được ứng nghiệm. Theo lịch sử của bản văn, quyển sách hình như không được mấy ai biết đến cho đến lúc biến cố đầu tiên trong số những khủng hoảng nó đã tiên báo bắt đầu xảy ra, đó là việc bắt bớ của Antiochus Epiphanes.Sự đụng độ giữa tiền định và ý chí tự do không phải là một vấn đề chỉ do tân Ước và các nhà thần học Cơ đốc tạo ra. Nơi các vị tiên tri, chúng ta lắm khi thấy có sự đối chọi rõ ràng giữa việc Đức Chúa Trời làm theo ý định trước của Ngài với sự kêu gọi của Ngài mà con người có thể khước từ hoặc hưởng ứng. Nơi các sách tiên tri đó, chúng ta thấy những lời kêu gọi chân tình, luôn luôn để cho con người được tự do chấp nhận hay bác bỏ ( xem Gie Gr 18:5-11). Còn khi đến với Đa-ni-ên ( cũng như Khải Thị ), ta không thấy có lời kêu gọi người nghe. Con người đã khước từ cơ hội cho họ và Đức Chúa Trời đang thẳng tay thực thi ý định và mục đích của Ngài.Thỉnh thoảng trong quá khứ, Y-sơ-ra-ên hay Hội Thánh bước vào một thời kỳ mà lời Tuyên bố về ý dịnh Đức Chúa Trời dường như là chuyện vu vơ và kẻ ác cứ đường mình thẳng tiến. Rất có thể là ngày nay chúng ta đang bước vào một thời kỳ như vậy. Các loại sách Khải Huyền(apocalypse) là để cho những thời kỳ như thế. Công dụng chính yếu của nó là để khuyến khích những người tin bị đàn áp cứ đứng vững, chứ không phải chỉ để bày tỏ ý định của Đức Chúa Trời . Những chương tường thuật trong Đa-ni-ên càng làm sáng tỏ điều này. Nhưng câu chuyện đó không ghi lại để tôn vinh Đa-ni-ên và các bạn ông, nhưng để tỏ rằng không có một hòan cảnh nào mà Đức Chúa Trời không thể bảo vệ kẻ thuộc về Ngài , nếu Ngài có chủ đích như vậy (DaDn 3:16-18). Chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn tin quyết nơi quyền tế trị tuyệt đối của Ngài, chúng ta mới có thể nhìn về tương lai cách ích lợi. Nhược điểm lớn của các sách bình giải Đa-ni-ên và Khải thị ngày nay là nhà bình giải tự tách rời mình khỏi những sự việc mà họ xác nhận là chắc chắn phải xảy ra. Hoặc là họ đợi sự ứng nghiệm ra khỏi thời đại của họ , hoặc là họ xác nhận rằng Hội Thánh không thể nào trải qua những tai ương khủng khiếp như lời tiên báoLời tiên tri về Bảy mươi Tuần lễ (9:24-7) là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy những khải tượng của Đa-ni-ên đã chẳng giúp cho các thánh thấy trước được những việc xảy ra cho các thế hệ tương lai bao nhiêu. Không thấy có người Do Thái nào ở thế kỷ thứ nhất TC hay SC đã từ lời tiên tri đó suy ra được rằng Đấng Thiên Sai đã hiện diện. Điều này cũng giấu kín đối với người thời Qumran là những kẻ đã nghiên cứu nhiều về sách Đa-ni-ên. Họ nhìn nhận rằng họ ở vào " thời kỳ cuối cùng" nhưng sự hiểu biết của họ dựa trên những “dấu hiệu của thời kỳ” chớ không phải trên lời tiên tri đó. Càng

Page 56: Su diep cuu uoc

đáng chú ý hơn là lời tiên tri về Bảy mươi tuần lễ không hề được nhắc tới trong Tân Ước. Đúng ra nó phải được các Sứ đồ dùng rất nhiều đễ giảng cho người Do Thái, nhưng chúng ta tìm không thấy. Điều quan trọng hơn là nên biết rằng tương lai nắm chắc trong tay của Đức Chúa Trời. Là con cái Đức Chúa Trời chúng ta có thể thấy từng bước một trong việc thực Thi các kế hoạch của Ngài trước khi nó xảy ra. Sử-ký Cho đến ngày nay thì gần như ai cũng công nhận rằng sách 1,2 Sử-ký, Ê-xơ-ra , NeNe 7:33-12:30 là do một người viết ra. Phần còn lại của sách Nê-hê-mi lấy ra từ nhật ký hay hồi ký của Nê-hê-mi. Người viết rất có thể là Ê-xơ-ra nhưng vì không có gì chứng minh, người ta cứ theo thói quen gọi ông là nhà Sử-ký . Vì IISu 2Sb 36:22, 23 giống với Exo Er 1:1-3a, cho nên người ta cũng thường cho rằng Ê-xơ-ra Nê-hê-mi trước kia là một phần của bộ Sử-ký, hơn nữa IISu 2Sb 36:23 thật sự chấm dứt giữa chừng câu.Nếu điều đó đúng, thì giải thích hợp lý duy nhất cho việc Ê-xơ-ra Nê-hê-mi đứng trước bộ Sử-ký trong tiếng Hê bơ rơ là các Ra-bi thấy tầm quan trọng của sách đó trước khi nhận thấy giá trị và mục đích thuộc linh của bộ Sử-ký. Các sách tiên tri trước từ Giô -suê đến Các Vua nhằm chứng tỏ rằng lịch sử là một mặc khải của Đức Chúa Trời. Mục đích của người viết Sử-ký khác . Viết ra có lẽ vào khoảng 400 TC hay ít lần sau đó, người viết muốn khích lệ dân Do Thái trong hoàn cảnh tuyệt vọng của họ. Họ đã từ chốn lưu đày Ba-by-lôn trở về một phần và đã có thể trùng tu đền thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng chẳng còn mảy may hy vọng nào được tự do về chính trị, và chẳng có dấu hiệu nào cho thấy triều đại Đa-vít sẽ lập lại. Nhà sử-ký thấy rõ rằng trong lịch sử Y-sơ-ra-ên có hai điều dẫn kết chặt chẽ với nhau, đó là triều đại Đa vít và đền thờ không phải đền tạm. Vì vậy ông viết lịch sử của cả hai, để cho người ta có thể biết nếu đền thờ được phục hồi. Điều ông không nhận ra là đền thờ không có vua không hơn gì cái vỏ khô khan không có vinh quang, cần phải đợi vị vua hiện đến đem lại cho nó ý nghĩa mới mẻ. Người viết không ngần ngại viết lại bằng những lời lẽ của mình từ nhiều nguồn tài liệu, tạo ra một văn thể khác biệt mà người biết đọc văn Hê bơ rơ dễ nhận ra. Nhưng khi ong dùng tài liệu trong Sa mu ên và Các Vua, ông thường trích nguyên văn, điều đó chứng tỏ rằng ông nhìn nhận các sách đó là Kinh Thánh và hàm ý rằng tác phẩm của ông cần được diễn giải dưới ánh sáng của các sách đó. Trong Hội Thánh luôn luôn có hai phần tử khác nhau. Có những người tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh từng ngày một. Họ luôn luôn sẵn sàng vứt bỏ truyền thống cũ và thử một cái gì mới. Đối với họ, cái gì đã thành truyền thống rồi thì đều đáng bác bỏ. Mặt khác lại có những người ưa thích cái cũ, cái truyền thống và không muốn bỏ vì bất kỳ lý do nào.

Page 57: Su diep cuu uoc

Dĩ nhiên, cả hai thái độ đó đều cực đoan, hầu hết mọi người tin đều nên chọn thái độ trung dung. Đối với cả hai hạng, tác phẩm của nhà Sử-ký có một thông điệp giá trị, vì ông giữ quân bình cả hai phía. Ong tả nền quân chủ và đền tờ bằng những sắc thái mới. Sự thất bại của Sau lơ vị vua đầu tiên được trình bày rõ ràng bằng cách nhắc lại cái chết của ông (ISu1Sb 10:1-14). Cũng vậy, lời Đức Chúa Trời dùng Na thanh quở trách toàn bộ quan niệm về đền thờ được ghi lại (17:4-6).Tuy nhiên , người viết không phải chỉ ghi lại gia phả của Y-sơ-ra-ên mà của cả loài người, nhưng diễn biến mới mẻ đã được ông cắm neo vững chắc trong lịch sử quá khứ. Chúng ta không biết, cũng chẳng có gì cụ thể để thấy là Đức Chúa Trời có dùng vua hay đền thờ nếu Y-sơ-ra-ên cứ trung thành với Ngài hay không, nhưng một khi Ngài đã lập họ, Ngài sẽ cứ tiếp tục xử dụng họ. Họ nằm trong ý định của Ngài, không ai có quyền đổi họ nếu Đức Chúa Trời không thay đổi hay hủy bỏ họ.

Mặt khác, sách này cũng nhấn mạnh quyền năng Thánh Linh và sự tin cậy đơn sơ của con người. Nhà vua đem lại phước hạnh và giải cứu cho dân. Không phải vì vua được xức dầu mà là vì vua tìm kiếm ý chỉ Đức Chúa Trời và làm theo. Chúng ta thấy các thầy tế lễ và người Lê vi là những người lãnh đạo tinh thần, nhưng đó là khi nào Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng trên họ. Nhà Sử-ký không phải là người chuộng nghi thức, nên trong sách này nhà tiên tri giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Giu-đa hơn là trong sách Các Vua.Vậy Cựu Ước chấm dứt không phải với Ma la chi như ta thường nghĩ, mà với câu chuyện một dân tộc phản loạn nhưng vẫn được Đức Chúa Trời thương xót nắn đúc qua những cơ thể do Ngài chỉ định. Chúng ta thấy trái đắng của tội lỗi trong cuộc lưu đày, nhưng cũng được thấy những tia sáng ló dạng của một hừng đông mới. Ngày chưa đến vì Vị Vua của các vua chưa hiện ra, nhưng đền thờ vẫn đứng đó như một biểu hiện cho ân huệ của Đức Chúa Trời và sự thành tín với các lời hứa của Ngài. Nếu Sy-ru đã làm công việc Đức Chúa Trời đã báo trước về ông, thì chắc chắn đầy tớ Đức Giê-hô-va cũng sẽ đến đúng kỳ để hoàn tất công việc Đức Chúa Trời tại Si-ôn.So sánh Exo Er 2:1-70 với NeNe 7:6-73 là hai đoạn giống nhau, ta sẽ thấy những chuyển hóa trong cả sách viết tên và con số. Điều này cho thấy những người chép lại sách Sử-ký không cẩn thận đặc biệt như đối với các sách xưa hơn. Bởi đó độc giả không nên tự gây khó khăn cho mình bằng cách cố dung hòa những cái tên và con số trong này với Sa mu ên và Các Vua khi thấy chúng không phù hợp nhau.

Page 58: Su diep cuu uoc

Phụ lục 1: HÌNH BÓNG HỌC, BIỂU TƯỢNG HỌC VÀ TƯƠNG ĐỒNG HỌC

Hinh bóng học(allegory) có trước Cơ đốc Giáo nhiều. Nó đã được các Ra-bi Do Thái và xử dụng, nhất là giữa vòng những người Do Thái ở Alexandria, nhưng trước họ, người Hi Lạp cũng đã xử dụng, nhất là trong việc bình giải tác phẩm Homer. Qua Hội Thánh Alexandria , hình bóng học đã bám rễ vững chắc trong Cơ-đốc Giáo. Origen ( 182-251 SC) xác định rằng Kinh Thánh có ba cấp bậc chân lý (người ta thường thêm một bậc thứ tư nữa): (a) nghĩa đen, hay nghĩa xác thịt; (b) nghĩa luân lý; (c) nghĩa tinh thần hay thuộc linh. Trong số đó chỉ có nghĩa cuối cùng là thật sự giá trị đối với người thuộc linh. Dầu ông không chối lẽ thật của hai nghĩa đầu, ông không cho chúng là thật sự có giá trị. Cái dỡ của hình bóng học là ở chổ nó quay lưng khỏi chuyện tích hay sự dạy dỗ của Kinh Thánh mà không để cho chúng nó trực tiếp với chúng ta. Thay vào đó, nó chỉ nói lên những tư tưởng của nhà hình bóng học, những tư tưởng ấy dù là cao quí đến đâu cũng không phải là của Đức Chúa Trời . Xin đơn cử một ví dụ . Trong LuLc 10:3-37, Chúa kể câu chuyện về người Sa-ma-ri nhơn lành, rõ ràng là dạy chúng ta về bổn phận đối với đồng loại. Trong bàn tay của Augustine, nó trở thành câu chuyện A-đam lìa thành phố Thiên đàng đi vào miền tử vong. Ma quỉ và Thiên sứ của ông lột hết sự bất tử và thuyết ông phạm tội đưa ông đến bờ sự chết. Chức tế lễ về mục vụ của Cựu ước không giúp gì ông được, những người Sa-ma-ri (nghĩa là người hộ vệ, tức là Chúa) chế ngự tội lỗi ông, an ủi ông và khuyến khích ông làm việc (dầu và rượu) . Con lừa là thể xác phàm nhân của Ngài . Cái quán là Hội Thánh, người chủ quán là Sứ đồ Phao lô, hai đồng tiền là lời hứa về đời này và đời sau. Về phương diện thần học thì tất cả những điều đó đúng, nhưng nó chẳng dính líu gì đến điều Chúa muốn dạy dỗ cả. GaGl 4:22-26 là một cách dùng hình bóng của Cựu Ước trong Tân ước. Nhưng nên nhớ rằng sức mạnh của nó là ở trong chân lý của chuyện tích Sáng Thế ký. Phao lô chỉ rút ra nguyên tắc tâm linh ở đằng sau những việc thật sự xảy ra. Biểu tượng học (typology) căn cứ vào niềm xác tín của Tân Ước cho rằng một số nghi lễ và sự việc lịch sử trong Cựu ước đã được định đọat hay được Đức Chúa Trời cai quản để chúng ta có thể chỉ về một thực tại lớn hơn sẽ đến sau . Cách diễn giải của sách Hê bơ rơ về đền tạm, các sinh tế và chức tế lễ là một thí dụ về loại dầu. Chuyện tích Giô na (Mat Mt 12:39, 40), người Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng (ICo1Cr 10:1-11), việc vượt biển đỏ (12:1-2) hay nước lụt thời Nô-ê (IPhi 1Pr 3:20-21) là những thí dụ về loại sau . Cách

Page 59: Su diep cuu uoc

dùng chuyện Mên-chi-xê-đéc trong HeDt 7:1-3 dựa vào cách Đức Thánh Linh hướng dẫn viết ra câu chuyện trong Sáng Thế Ký

Khác với hình bóng học, biểu tượng học nhấn mạnh tính cách thật của những sự việc nó dùng, đó là điều đáng khen, nếu được dùng cách vừa phải. Tuy nhiên, chúng ta phải coi chừng đừng tìm kiếm biểu tượng ở những nơi đó không có. Tốt nhất là nên giới hạn vào những phần nào mà Tân Ước tuyên bố là đã được dùng như biểu tượng, nếu không sẽ có nguy cơ là không còn biết đến ý nghĩa thật sự của nó nữa. Tuy nhiên, những câu chuyện Cựu Ước được Tân Ước và những nhà bình giải Cơ đốc dùng thông thường nhất dường như là theo nghĩa tương đồng (analogy) chớ không theo nghĩa biểu tượng. Ý niệm căn bản của tương đồng học là, vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng mọi sự, nên có những tương đồng trong sự tạo dựng ở một cấp bậc. Cũng vậy, điều ác tỏ ra bản chất bằng nhiều cách giống nhau ở mọi trình độ nó xuất hiện. Điều này, biện chính cho cách Chúa dùng dụ ngôn lấy từ những sự việc trong Thiên nhiên hay trong sự cư xử bình thường của con người, hay dùng cuộc sống dưới giao ước cũ để soi sáng cho những trình độ cao hơn của giao ước mới. Như vậy người tốt dưới thời Cựu ước dự tả phần nào người toàn vẹn của Tân ước, rồi cộng đồng Hội Thánh được xưng nghĩa là phản chiếu về Ngài. Chúng ta thường dùng chuyện tích của các Thánh tổ theo nghĩa này. Có một điều nguy hiểm nếu dùng tương đồng học cách cẩu thả . Mặc dầu tạo vật của Đức Chúa trời phản chiếu Đấng Tạo dựng, nhưng Ngài cao hơn tạo vật vô hạn. Chính vì vậy mà không có một nhân vật nào trong Kinh Thánh tiêu biểu cho Đức Chúa Cha, và vì vậy mà chúng ta phải hết sức dè dặt khi tìm kiếm biểu tượng cho Đức Chúa Con. Nếu chúng ta không hết sức cẩn thận, những hình ảnh tương đồng sẽ đem cho ta những ý niệm sai lầm về Đức Chúa Trời, và đó là cách người ta sẵn sàng để biện hộ cho những tội lỗi nặng nề của Giáo hội .

Phụ lục 2: THỨ TỰ CỦA CÁC SÁCH CỰU ƯỚC

TIẾNG HÊ-BƠ-RƠ 1. Bộ Torah: Năm sách Môi se2. Bộ Nebi'im (các sách Tiên tri)( Giô-suêTiên tri trước (Các Quan Xét(Sa-mu-ên(Các Vua

Page 60: Su diep cuu uoc

(Ê-saiTiên tri sau (Giê-rê-mi(Ê-xê-chi-ên(Bộ Mười Hai

3. Bộ Ketubim(Thi Văn)Thi ThiênChâm NgônGióp(Nhã Ca(Ru-tơMegillot (Echah (Ca-thương)(Qohelet(Truyền đạo)(Ê-xơ-têĐa-ni-ênÊ-xơ-ra / Nê-hê-miSử-ký