song

5

Click here to load reader

Upload: dolethu

Post on 08-Aug-2015

19 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Song

Trường THPT Lê Quý Đôn Ngữ văn

SÓNG - Xuân Quỳnh -

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức

- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “ sóng”.- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở. 2. Kĩ năng- Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong

bài thơ.- Tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương

mặt thơ Xuân Quỳnh.- Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.3. Thái độ: nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống để có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong tình yêu

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: 1. Phương pháp:

- Hướng dẫn HS tiếp cận và khám phá tác phẩm qua phát vấn, đàm thoại về các hình ảnh, từ ngữ, âm điệu của bài thơ. - Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại.

- Động não: suy nghĩ, tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ. - Trao đổi nhóm: phân tích vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứ,... trong mỗi khổ thư và cả bài thơ.

- Trìnhbày 1 phút: nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của bài thơ. 2. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: Qua bài thơ Đò Lèn của ND, em rút ra được bài học gì về lẽ sống?

3. Bài mớiHĐ1. Giới thiệu bài mới

HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt

HĐ2(5ph): Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.Nêu đặc điểm thơ XQ?

Bài thơ ra đời vào thời gian nào?

HD đọc diễn cảm

Dựa vào sgk trả lời câu hỏi. Nêu thời điểm ra đời bài thơ.

Đọc diễn cảm

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988).- Cuộc đời bất hạnh: luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.- Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều lo âu, day dứt, trăn trở trong tình yêu.2. Bài thơ: - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Võ Thị Kim Liên 1

Page 2: Song

Trường THPT Lê Quý Đôn Ngữ văn

HĐ3(30ph): Hướng dẫn đọc hiểuGV thuyết giảng

Sóng xuất hiện ở đầu bài thơ trong những trạng thái nào? Chỉ ra sự tương đồng giữa trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những con sóng?

Phân tích sự tương đồng giữa quy luật của sóng và quy luật của t/y.

Từ sóng, nhà thơ nói đến những biểu hiện nào của t/y. Hãy lần lượt phân tích từng biểu hiện đó

HS phát hiện chi tiết và phân tích

HS phân tích các khổ thơ tiếp

Thảo luận theo nhóm và trình bày.

II. Đọc- hiểu bài thơ:

* Kết cấu hình tượng thơ: - “Sóng” - tâm trạng người phụ nữ đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. - Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành). “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. 1. Sóng và em- những nét tương đồng:a. Trạng thái, quy luật của “Sóng” - tình yêu:- Trạng thái của sóng: Dữ dội >< dịu êm ồn ào >< lặng lẽ -> Em: Nồng nàn – sâu lắng Sôi nổi – thiết tha-> Mượn những trạng thái đối cực của sóng để bộc lộ những trạng thái đầy biến động, phức tạp, nghịch lí, bí ẩn trong tâm hồn người p/n đang yêu.- Quy luật của sóng: + Sông không hiểu – sóng ra tận bể: Trái tim người p/n đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình: “Sông không hiểu ... tận bể” quan niệm mới mẻ về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không nhẫn nhục, cam chịu, từ bỏ nơi chật hẹp để đến với cái cao rộng, bao dung. + Sóng - ngày xưa – ngày sau – vẫn thế -> Quy luật của tự nhiên -> Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim, là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhất là của tuổi trẻ: Quy luật của t/c b. Những biểu hiện có tính bán chất của “Sóng”- t/y:- Trăn trở tìm lời giải đáp cho t/y:+ Em – không biết – khi nào ta yêu nhau -> tình yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và thời điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa ty rất XQ - nữ tính và trực cảm.+ Điệp ngữ: Em nghĩ -> Trăn trở, suy nghĩ chứ không đơn thuần là cảm xúc - Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ: Sóng – nhớ bờ - không ngủ Em - nhớ anh-> nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian - không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, vào cả giấc mơ. Nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn

Võ Thị Kim Liên 2

Page 3: Song

Trường THPT Lê Quý Đôn Ngữ văn

Khổ thơ này nói lên tâm trạng gì của XQ?

Cảm nhận của em về khổ thơ cuối.

Những thành công về nghệ thuật?

Hãy rút ra ý nghĩa văn bản

HĐ4(5ph) HD tự học

Trả lời.

Trình bày cảm nhận

Trình bày 1ph

HS làm việc cá nhân

- T/y gắn với lòng thủy chung: Dẫu xuôi, dẫu ngược, em-phương anh -> Tình yêu của người p/n vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung, duy nhất: - T/y gắn với niềm tin: Sóng-tới bờ-dù cách trở-> Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc tương lai.* Tóm lại: Qua hình tượng sóng và em, XQ đã bộc lộ một cách chân thành về 1 t/y tha thiết, mãnh liệt và chung thủy.2. Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:a. Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời - Cuộc đời dài-năm tháng sẽ đi qua -> Ý thức về sự hữu hạn của đời - Nhiều t/y không vượt nổi t, phai tàn theo năm tháng -> Sự mong manh của t/y.-> Tâm trạng bất ổn, lo âub. Khát vọng tình yêu- Khát vọng được sống hết mình cho ty, muốn hoá thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu: “Làm sao ... còn vỗ”.3. Nghệ thuật- Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng- Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.4. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng “sóng”: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.III. Hướng dẫn tự học- Tìm những bài thơ sử dụng hình ảnh sóng và biển để diễn tả tình yêu.- Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là sóng và em. Hãy nhận xét về ý nghĩa và hiệu quả của cách kết cấu ấy.

4. Dặn dò:

Võ Thị Kim Liên 3