sỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa trƯỜng thpt hÀ huy

37
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ---------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ****************** Đề tài TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ LỚP 8, 9 THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Người thực hiện: LÊ THỊ PHƯƠNG TÂM Giáo viên trường THPT Hà Huy Tập Nha Trang, tháng 04 năm 2014

Upload: dinhtu

Post on 03-Jan-2017

220 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ******************

Đề tài

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ LỚP 8, 9 THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI

TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

Người thực hiện: LÊ THỊ PHƯƠNG TÂM Giáo viên trường THPT Hà Huy Tập

Nha Trang, tháng 04 năm 2014

Page 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

2

Page 3: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

3

MỤC LỤC

A . ĐẶT VẤN ĐỀ Tr.1

I. Lí do chọn đề tài Tr.1

II. Nhiệm vụ nghiên cứu Tr.2 III. Phương pháp nghiên cứu và Mục đích nghiên cứu Tr.2

1. Phương pháp Tr.2

2. Mục đích Tr.2

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tr.2

1. Đối tượng. Tr.2

2. Phạm vi nghiên cứu. Tr.2

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tr.3

I. Cơ sở lí luận và các khái niệm Tr.3

1. Cơ sở lí luận Tr.3

2. Khái niệm Tr.3

II. Thực trạng Tr. 5

III. Nội dung và biện pháp tiến hành Tr.9

1. Nội dung. Tr.9

2. Biến pháp tiến hành Tr.10

IV. Kết quả Tr.11

C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Tr.14

I. Kết luận Tr.14

II. Bài học kinh nghiệm Tr.14

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tr.16

Page 4: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Giáo viên: GV

Học sinh: HS

Kỹ năng : KN

Phương pháp dạy học: PPDH

Sách giáo khoa : SGK

Trung học cơ sở: THCS

Trung học phổ thông: THPT

Page 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ( HS) dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên (GV): học sinh tự học, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được.

Những định hướng này được thể hiện đồng bộ trong việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) các bộ môn, các bậc học từ tiểu học đến trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), các phương pháp dạy học mới được các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Trong các giờ học đã được trang bị những đồ dùng dạy học hiện đại: máy chiếu, tranh ảnh... cho các bài học. Các thầy, cô đã áp dụng thêm nhiều phương pháp dạy học mới trong giờ học: thảo luận nhóm, dạy học theo dự án,... Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin, Powe point phong phú sinh động,... Thế nhưng làm thế nào để cho học sinh có hứng thú trong học tập Lịch sử vẫn là câu hỏi trăn trở với thầy cô khi lên lớp. Trong tất cả các biện pháp đã thực hiện, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong dạy học đạt được kết quả nhất định.Việc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn lớn, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng (KN) quan trọng như KN giao tiếp, KN vận động nhanh nhẹn, khéo léo, KN hợp tác, KN làm việc nhóm, KN ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích HS học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi trong dạy học, từ quá trình công tác tôi rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn và xin trình bày, chia sẻ với đồng nghiệp đề tài Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Lịch sử khối 8 -9 thông qua tổ chức trò chơi tại trường THPT Hà Huy Tập.

Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp cho các thầy, cô, các đồng nghiệp tiến hành một giờ học Lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài này.

II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Điều tra, khảo sát thực trạng việc dạy, học bộ môn lịch sử ở trường THPT Hà Huy Tập.

- Đưa ra những trò chơi và nguyên tắc khi thiết kế trò chơi trong dạy học môn lịch sử lớp 8,9.

Page 6: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

6

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Điều tra, quan sát.

- Thực nghiệm sư phạm.

- Dự giờ các đồng nghiệp. Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí.

2. Mục đích

- Mục đích làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả

- Tạo cho HS hứng thú trong giờ học. Yêu thích bộ môn Lịch sử

- Rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản của bộ môn...

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đôí tượng: học sinh lớp 8,9 trường THPT Hà Huy Tập

2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung giảng dạy bộ môn Lịch sử khối 8,9 trên lớp thông qua một số trò chơi: trò chơi “Ai nhanh hơn”, trò chơi “ô chữ bí mật”,trò chơi “Theo dòng Lịch sử”, trò chơi “Tiếp sức”, trò chơi “Hái hoa - trả lời câu hỏi Lịch sử”

Page 7: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

7

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM

1. Cơ sở lý luận

Mục tiêu về nội dung, phương pháp Giáo dục phổ thông được thể hiện tại Điều 5 của Luật Giáo dục năm 2005 như sau: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

Trên tinh thần mục tiêu, tôi nhận thấy trong quá trình dạy-học nói chung và đối với môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông cơ sở, việc tổ chức trò chơi cho HS đóng vai trò quan trọng được sử dụng để củng cố bài học, áp dụng để dạy các dạng bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, bài tập Lịch sử hay tổ chức ngoại khoá và có tác dụng thiết thực đối với sự nhận thức của học sinh. Tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho học sinh không nhằm mục đích cung cấp kiến thức mới cho học sinh mà nhằm củng cố kiến thức cũ, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp…

Việc tổ chức trò chơi cho HS đóng vai trò quan trọng, kích thích HS học tập, lĩnh hội tri thức Lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học Lịch sử.

2. Khái niệm

2.1. Khái niệm về hứng thú học tập

Các nhà tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó. Hứng thú học tập là không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của HS. Hay nói cách khác đó là khả năng ham học hỏi, tìm tòi, yêu thích bộ môn nào đó.

Theo các nhà giáo dục trên thế giới, hứng thú học tập là mức độ tích cực, chủ động của người học. Nếu mức độ hứng thú càng cao thì sự thành công của GV trong việc sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) đạt kết quả càng lớn. Các PPDH đề cao tính tích cực chủ động của người học ngày nay là PPDH lấy HS làm trung tâm, có như vậy mới gây hứng thú học tập cho HS. Vấn đề này đã được Desterweg chủ trương tiến hành vào thế kỉ XIX. Desterweg sử dụng các phương pháp làm cho HS tự hoạt động và tạo điều kiện cho HS hứng thú học tập.

2.2. Vai trò của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử

a) Đối với giáo viên

+ Truyền đạt kiến thức dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Kích thích được sự say mê của HS, giúp HS tập trung hơn.

Page 8: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

8

+ Tạo được không khí tích cực học tập sẽ tạo được thành công 50% trong mục tiêu dạy học đặt ra.

b) Đối với HS

- Có cảm giác thoải mái học tập, làm nảy sinh khát vọng học tập và bộc lộ sự sáng tạo, giúp việc lĩnh hội tri thức sẽ dễ dàng hơn.

- Tăng khả năng tìm tòi nghiên cứu lịch sử nước nhà, từ đó nâng cao, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào ý thức dân tộc.

2.3. Vì sao phải sử dụng trò chơi khi dạy môn Lịch sử?

- Đặc điểm của học sinh THCS là rất năng động nên sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho học sinh ham thích học môn Lịch sử.

- Tiết học nhẹ nhàng sinh động.

- HS thích học hơn và nhớ bài lâu hơn.

- Tạo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn.

- Giúp GV thay đổi hình thức dạy học.

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY- HỌC LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

1. Đối với giáo viên

a) Thực trạng

- Bên cạnh có nhiều GV rất tâm huyết với nghề, luôn trăn trở tìm tòi những phương pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn thì vẫn còn GV chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chính vì vậy giờ học thường cứng nhắc, luôn có tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới HS làm trung tâm của việc dạy học.

- Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, các tiết làm bài tập Lịch sử.

- Tâm lí GV thường thờ ơ, coi nhẹ, các tiết bài tập Lịch sử.

b) Nguyên nhân của thực trạng trên

Một là, trình độ giáo viên chưa đều và ý thức của GV chưa cao, không phải GV nào cũng tâm huyết với nghề nghiệp .

Hai là, GV chưa giám mạnh dạn đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy.

Ba là, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường thiếu trầm trọng, không đủ lược đồ, bản đồ, đồ phục chế, chưa có nhiều các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, băng hình, sa bàn…

Page 9: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

9

2. Đối với học sinh

a) Thực trạng

- HS ý thức học tập môn Lịch sử chưa cao, đa phần các em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà, đang còn khép kín, đối phó, chưa dám mạnh dạn khi GV yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ bản đồ, lược đồ…

- Do quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học sinh, bộ môn Lịch sử chỉ là một môn học phụ, nên HS học môn Lịch sử với thái độ thờ ơ, xem thường. Nội dung chương trình môn Lịch sử còn nặng, mang tính hàng lâm, thiếu phân tích sự kiện lịch sử, nặng về chi tiết thời gian lịch sử, nhất là lịch sủ Việt Nam, do đó, dẫn đến một thực trạng là HS biết lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử Việt Nam.

b) Nguyên nhân của thực trạng trên

- Môn Sử có đặc thù riêng: nhiều sự kiện, nên khó học, khó nhớ.

- HS thì luôn có tâm niệm đây là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa chọn ôn thi, chọn trường, chọn nghề… Phụ huynh thờ ơ với bộ môn Lịch sử, thường hướng con em học vào các môn khoa học tự nhiên.

- Xuất phát từ GV, đó là chưa có phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả nhất, cho nên không thu hút được các em trong giờ học.

Để có những nhận xét đánh giá chính xác về thực trạng trên chúng tôi đã thực hiện khảo sát, điều tra đối với 172 hoc sinh của 4 lớp (lớp 8/1, 8/2, 9/1, 9/2) tại trường THPT Hà Huy Tập (nội dung phiếu khảo sát ở phần phụ lục) với kết quả như sau:

Kết quả điều tra về mức độ nhận thức, thái độ hứng thú học tập môn Lịch sử của 172 HS khối 8, 9 năm học 2013-2014 trường THPT Hà Huy Tập – Nha Trang

( Xem bảng kết quả dưới đây)

Page 10: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

10

Câu hỏi điều tra Phương án lựa chọn Số lượng Tỉ lệ (%)

A. Rất quan trọng 26 15.2

B.Quan trọng 129 75.4

1. Theo em, môn Lịch sử có tầm quan trọng như thế nào?

C.Không quan trọng 17 9.4

A. Do bắt buộc 22 13

B.Cần thiết cho cuộc sống 84 48.6

C. Nội dung bổ ích 49 28.3

2. Động cơ học tập môn Lịch sử của em là gì?

D. Động cơ khác 17 10.1

A. Rất thích 7 4.3

B. Thích 65 37.7

C. Bình thường 95 55

3. Thái độ học tập môn Lịch sử của em như thế nào?

D. Chán học 5 3

A. Là môn phụ 0 0

B.Có nhiều sự kiện, hiện tượng khó nhớ

103 60

C.Là một môn học khô khan, là một môn học thuộc lòng.

26 15

4. Vì sao em không thích học môn Lịch sử?

D. Giáo viên dạy không lôi cuốn.

43 25

A. Bổ ích 104 60.3

B. GV dạy hấp dẫn 47 27.6

5. Vì sao em thích học môn Lịch sử?

C. Lí do khác 21 12.1

A. Thường xuyên 19 10.9

B. Thỉnh thoảng 124 72.5

6. Em có thường xuyên tham gia phát biểu và sửa bài tập trong giờ học Lịch sử không? C. Không 29 16.6

A. Rất thích 22 13

B. Thích 115 66.8

7. Em có thích tìm hiểu các nhân vật Lịch sử, đọc các tác phẩm Lịch sử không? C. Không thích 35 20.3

Page 11: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

11

Qua bảng kết quả về mức độ hứng thú học tập Lịch sử của HS lớp 8,9 cho thấy: đa số HS nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử (90.6%) và có động cơ học tập đúng đắn; 48.6% cho rằng môn Lịch sử cần thiết cho cuộc sống; 28.3% cho rằng Lịch sử có nội dung bổ ích; có 13% học tập do bắt buộc và 10,1% là do các động cơ khác.

Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 42% HS có thái độ hứng thú và thích học môn Lịch sử. Nguyên nhân chủ yếu cho rằng Lịch sử là môn học bổ ích (60.3%), còn lại 27.6% cho rằng do GV dạy hấp dẫn và 12.1% là các lí do khác.

Có đến 55% HS không thích mà cũng không chán môn học này và 3% HS chán học Lịch sử. Như vậy có đến 58% HS khá hờ hững với môn học này. Trong số 3% HS chán học môn này cho rằng 25% là do GV dạy không lôi cuốn và 75% có ý kiến khác. Qua trò chuyện, các em gần như không có nhiều thời gian (phần lớn thời gian chủ yếu học các môn chính).

Chính vì vậy thời gian HS dành để học Lịch sử và phát biểu xây dựng bài trong giờ Lịch sử cũng ít: 10.9% thường xuyên phát biểu và sửa bài tập; 72.5% HS thỉnh thoảng và 16.6% HS không tham gia phát biểu… Như vậy HS vẫn chưa thực sự hứng thú học tập Lịch sử.

Tuy vậy hầu hết HS thích tìm hiểu các nhân vật lịch sử, thích tìm hiểu quá trình xây dựng, phát triển của lịch sử nước nhà (79.8%). Mà Lịch sử lại là môn học cung cấp, giáo dục cho các em biết được quá trình hình thành, phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục tư tưởng tình cảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc áp dụng nhiều biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử là rất cần thiết và giúp các em HS yêu thích bộ môn này hơn, làm cho giờ học đạt kết quả tốt hơn.

Từ kết quả trên tôi thiết nghĩ GV phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trong đó thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, thì HS sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi và yêu thích môn học lịch sử.

III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

Sau đây tôi xin trình bày khái quát về tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử.

1. Nội dung

1.1 Một số nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi

- Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;

- Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi;

- Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho HS;

- Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn;

Page 12: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

12

- Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian;

- Luôn thay đổi trò chơi để thu hút HS, tuy nhiên phải dựa vào dạng bài, kiểu bài để thực hiện .

- Khi tổ chức trò chơi GV là trọng tài công bằng, chính xác và là cổ động viên tích cực của HS tham gia trò chơi, cho điểm hoặc ngợi khen các em trước lớp.

1.2. Những trò chơi được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch sử trên lớp

a) Trò chơi tiếp sức

Thường áp dụng cho những bài học nói về cuộc kháng chiến. Trò chơi này rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ cho học sinh.

b) Trò chơi “ô chữ bí mật”

Ở trò chơi này GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi ở các ô trống theo chủ đề (nhân vật, cụm từ tiêu biểu…). HS tìm các chữ cái thích hợp để điền vào ô trống đã cho theo yêu cầu.

Đây là dạng trò chơi thường hay sử dụng nhất trong quá trình dạy học, vì hiệu quả của trò chơi này mang lại là rất cao.

Ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu:

- Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang.

- Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khoá bí mật (mô phỏng trò chơi Đường lên đỉnh Olympia)

c) Trò chơi “Theo dòng Lịch sử”

Trò chơi này dùng vào các tiết ngoại khóa, các tiết làm bài tập Lịch sử để HS có điều kiện chuẩn bị và có thời gian thích hợp cho khâu tổ chức.

Ví dụ: Tìm hiểu về một triều đại phong kiến, một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, một cuộc cải cách…..

d) Trò chơi “Hái hoa - trả lời câu hỏi Lịch sử”

Áp dụng đối với các tiết làm bài tập lịch sử, hoặc để củng cố bài. GV chuẩn bị một cây hoa (trong thiên nhiên hoặc hoa giả), trên nhánh hoa có ghi các chủ đề câu hỏi để học sinh lựa chọn (chủ đề nhân vật; chủ đề sự kiện; chủ đề chiến tranh; chủ đề văn hoá…đối với tiết bài tập ) hoặc các câu hỏi của nội dung kiến thức bài vừa học, GV dùng để củng cố bài.

g)Trò chơi “Ai nhanh hơn”

Đây là trò chơi mà GV đã chuẩn bị trước sơ đồ, lược đồ trống trống hoặc nhà trường có sơ đồ không màu để HS điền nội dung, điền kí hiệu của một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa, đối với các bài có liên quan tới tổ chức bộ máy nhà nước,

1. 3. Các bước tổ chức trò chơi

Page 13: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

13

Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.

Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.

Bước 4: Tổ chức trò chơi.

Bước 5: Tổng kết (Đánh giá) trò chơi

2. Biện pháp tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm 2 lớp: 8/2 và 9/2 có tiến hành thiết kế tổ chức trò chơi trong giờ học và 2 lớp 8/1 và 9/1 không thiết kế tổ chức trò chơi, dạy bình thường (Sở dĩ tôi chọn hai lớp 8/2 và 9/2 để dạy thực nghiệm còn lớp 8/1 và 9/1 không áp dụng tổ chức trò chơi trong giờ học vì chất lượng của hai lớp 8/1 và 9/1 có khá hơn lớp 8/2 và 9/2 nên chọn như vậy để biết chính xác, khách quan hơn việc áp dụng trò chơi vào giờ học đạt hiệu quả như thế nào).

(Các tiết dạy được áp dụng tổ chức trò chơi vào các bài cụ thể ở phần phụ lục)

IV. KẾT QUẢ

1. Đối với giáo viên

Khi chưa áp dụng trò chơi bản thân tôi, cũng như qua trao đổi cùng đồng nghiệp, thường thì GV thường mắc phải những lỗi cơ bản trong giảng dạy: Giờ dạy trầm, GV nói nhiều, HS làm việc ít, giờ học không có sự sáng tạo, phân lượng thời gian không hợp lí, phần củng cố bài thì sơ sài, không hiệu quả, đặc biệt là các tiết làm bài tập lịch sử thì thường là GV cho 1 đến 2 bài tập cho HS làm hoặc là giao về nhà cho HS là hôm sau nộp lại cho GV... Chính vì vậy mà giờ học Lịch sử hiệu quả không thực sự cao, không thu hút được sự hứng thú của các em.

Sau khi áp dụng trò chơi, phương pháp dạy học đã có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về cách thiết kế, tổ chức trò chơi của GV nên giờ học không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền thu kiến thức một chiều, mà giờ học trở nên sinh động, HS rất tích cực tham gia xây dựng bài.

Qua quá trình áp dụng, tôi đã chủ động mời đồng nghiệp đánh giá, đặc biệt là trong các tiết thao giảng đều được xếp giờ dạy giỏi.

2. Đối với học sinh

Qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử như đã nêu trên, tôi nhận thấy trong HS có sự chuyển biến rõ nét, các em rất tích cực xây dựng bài, không còn e dè, ngại ngùng như trước vì thế mà giờ học trở nên sôi nổi, bớt cứng nhắc, khô khan.

Các em tham gia trò chơi một cách nhiệt tình, hăng hái, sôi nổi trả lời các câu hỏi tích cực trong trò chơi.

Để biết được kết quả của việc thiết kể tổ chức trò chơi trong giờ học có hiệu quả như thế nào tôi đã tiến hành như sau:

Page 14: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

14

+ Tiến hành khảo sát HS 2 lớp: Lớp 8/2 và lớp 9/2 bằng phiếu khảo sát (nội dung phiếu khảo sát theo mẫu ở phần phụ lục) để đo mức độ hứng thú của HS sau khi tác động.

+ Tiến hành tổng hợp, so sánh điểm kiểm tra 1 tiết của hai lớp 8/2, lớp 9/2 (lớp áp dụng trò chơi vào bài dạy) với hai lớp 8/1 và 9/1 (lớp không áp dụng trò chơi vào bài dạy).

Có kết quả như sau:

Bảng 1: Kết quả điều tra về mức độ nhận thức, thái độ hứng thú học tập môn Lịch sử của 82 HS lớp 8/2 và lớp 9/2 trường THPT Hà Huy Tập – Nha Trang

Câu hỏi Phương án lựa chọn Số lượng Tỉ lệ (%)

A. Rất thích 25 30.5

B. Thích 54 65.9

Em có thích học Lịch sử qua hình thức tổ chức trò chơi hay không ? C. Không thích 3 3.6

A. Dễ hiểu và nhớ lâu nội dung bài học.

50 61

B. Lớp học sinh động. 13 15.9

Tại sao em thích học Lịch sử dưới hình thức trò chơi ?

C. Được thưởng điểm. 11 13.4

D. Được rèn luyện kĩ năng nhiều hơn.

8 9.7

Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử của hai lớp 8/2, lớp 9/2 (lớp áp dụng trò chơi vào bài dạy) với hai lớp 8/1 và lớp 9/1 (lớp không áp dụng trò chơi vào bài dạy) trong năm học 2013 – 2014.

Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số

SL TL SL TL SL TL SL TL

8/1 46 2 4,3 5 10,9 31 67.4 8 17.4

Page 15: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

15

9/1 44 4 9,1 6 13,6 28 63,7 6 13,6

So sánh

Giỏi Khá Trung binh Yếu Lớp Sĩ số

SL TL SL TL SL TL SL TL

8/2 47 15 31,9 28 59,6 4 8,5 0

9/2 35 12 34,3 20 57,1 3 8,6 0

Qua kết quả của hai bảng trên cho ta thấy:

Bảng 1: Phần lớn các em thích học môn Lịch sử có tổ chức trò chơi ( 96.4%) trong đó 61% các em cho rằng học Lịch sử có tổ chức trò chơi các em dễ nhớ dễ hiểu và nhớ lâu nội dung bài học.

Bảng 2:

Đối chiếu với hai bảng kết quả trên ta thấy rõ ràng có sự chênh lệch khá nhiều giữa lớp có áp dụng trò chơi vào giờ học Lịch sử và lớp không có áp dụng trò chơi vào tiết học. Tỉ lệ học sinh giỏi, khá của lớp có tổ chức trò chơi (lớp 8/2: 31,9%, 9/2: 34,3%) vượt trội so với lớp không áp dụng trò chơi (8/1: 4,3% 9/1: 9,1%). Trong khi đó Tỉ lệ yếu của lớp không áp dụng trò chơi cao (8/1: 17,4%, 9/1: 13,6%) lớp áp dụng trò chơi thì không có.( 8/2: 0%, 9/2: 0%).

Với số liệu kết quả khảo sát trên cho thấy việc tổ chức trò chơi trong giảng dạy bộ môn Lịch sử có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Học sinh sẽ thích thú học môn lịch sử hơn, các em tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhớ lâu hơn các sự kiện Lịch sử, tránh được sự nhằm lẫn giữa các sự kiện, hiện tượng giữa các giai đoạn, thời kì Lịch sử.

Tuy là sự thử nghiệm của bản thân, nhưng tôi thấy nếu môn Lịch sử không có trò chơi thì sự hấp dẫn của nó sẽ giảm đi rất nhiều, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc

C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. KẾT LUẬN

Dạy học như thế nào để học sinh hứng thú học tập, và đạt kết quả cao là điều mà tất cả giáo viên đứng lớp đều trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang chuẩn bị thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa sau 2015, đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt với những giáo viên dạy môn học mà quan niệm của người học và của xã hội là môn phụ như môn Lịch sử lại càng khó hơn.

Qua kết quả đạt được, tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử THCS nói chung trong đó môn Lịch sử khối 8,9 nói riêng, giáo viên cần tổ chức trò chơi học tâp Lịch sử cho học sinh. Với phương pháp trên kết hợp với giọng giảng bài của giáo viên sinh động sẽ gây được hứng thú trong học tập của học sinh, đồng thời rèn luyện được các kĩ năng Lịch sử cho các em. Có như thế tôi tin rằng

Page 16: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

16

trong một thời gian không xa nữa chúng ta sẽ khắc phục được hiện tượng HS chán học, lười học, và xem nhẹ, coi thường môn Lịch sử.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong quá trình áp dụng trò chơi vào những giờ dạy trên lớp, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Xây dựng và sử dụng các trò chơi trong dạy học lịch sử là hình thức để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bởi vì, khi hoàn thành các trò chơi học sinh sẽ nhận thấy những thiếu sót của mình, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh. Song để có được các trò chơi trong dạy học lịch sử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Đặc biệt nó đòi hỏi mỗi GV chúng ta thật sự phải có tâm huyết với nghề nghiệp.

GV xác định nội dung, khối lượng của trò chơi cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ,thiết kế được những trò chơi phù hợp với tính chất của bài học ,phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

Các trò chơi phải phục vụ đúng yêu cầu của bài học, bám sát mục tiêu của bài, mục tiêu của các tiểu mục, hay của 1 chương… kể cả mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng,về tư tưởng tình cảm.

Hệ thống câu hỏi được áp dụng trong các trò chơi phải phong phú, đủ các dạng trong tiết học (có câu hỏi tái hiện, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi nêu vấn đề…), đảm bảo tính vừa sức học sinh (cả 4 đối tượng giỏi, khá, trung bình và yếu – kém) để các em đều có thể tham gia một cách tích cực trong giờ học lịch sử.

GV Phổ biến cách chơi, luật chơi thật ngắn gọn khi bắt đầu thực hiện trò chơi để học sinh hiểu và thực hiện được ngay.

Học sinh phải có sự chuẩn bị trước (theo hướng dẫn phân công của GV), đây là điều rất quan trọng bởi vì phần lớn kiến thức chủ yếu các em đã quên hoặc nhớ không chính xác. Mặt khác, cho các em chuẩn bị trước ở nhà là cách học sinh chủ động nắm vững kiến thức và được đối chiếu kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên.

Giữ lớp học sôi động ở mức cho phép để không ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, nhưng không nên yên lặng quá sẽ không tạo không khí vui tươi.

Giáo viên nên cho học sinh vỗ tay để động viên tinh thần các bạn và tập học sinh tính lịch sự khi xem biểu diễn.

Giáo viên nên thưởng điểm cho học sinh.

Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua việc Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học lịch sử khối 8-9 thông qua tổ chức trò chơi tại trường THPT Hà Huy Tập.

Tuy đã có cố gắng trong vấn đề nghiên cứu, nhưng chắc chắn đề tài có nhiều thiếu sót. Mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn./.

Page 17: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

17

Nha Trang, ngày 16 thang 3 năm 2014

Người viết

Lê Thị Phương Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử THCS. (Chủ biên:

Phan Ngọc Liên)

2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì lịch sử 8-9. (Chủ biên:

Nguyễn Xuân Trường)

3. Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục 2009.

4. Lịch sử Việt Nam (tập 3) (Chủ biên: Phan Ngọc Liên)

5. Nhập môn phương pháp luận của KH & NC. Bộ GD & ĐT – ĐHSP Huế,

6. Phương pháp dạy học lịch sử. (Chủ biên: Phan Ngọc Liên)

7. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, 2004

8. Sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS - Tập 1;2. Chủ biên: Nguyễn Thị Côi.

9. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 8. (Chủ biên: Phan Ngọc Liên)

10. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 9. (Chủ biên: Phan Ngọc Liên)

11. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III - Quyển 1-2. (Chủ biên: Đỗ Thanh Bình)

12. Tri thức quanh ta, 2002.Nhà xuất bản văn hóa giáo dục.

13 Các trang web:

http://www.webdayhoc.net

http://www.giaoduc.edu.vn

http://www.globaledu.com.vn

http://www.tuyenquangonline.net

http://www.taybacuniversity.edu.vn

http://www.dayvahocdialy.violet.vn

http://www.wikipedia.org

Page 18: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

18

http://www.giaoan.violet.vn.

Page 19: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

19

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 8,9 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

Phiếu nhằm mục đích khảo sát sự hứng thú của HS về môn lịch sử. Phiếu không cần các thông tin các nhân, mong các em cung cấp những nhận định khách quan nhất để công tác này triển khai được thành công. Xin chân thành cám ơn.

Em hãy lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với bản thân mình cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Theo em, môn lịch sử có tầm quan trọng như thế nào?

A. Rất quan trọng B. Quan trọng. C. Không quan trọng

Câu 2 : . Động cơ học tập môn lịch sử của em là gì? A. Do bắt buộc B. Cần thiết cho cuộc sống. C. Nội dung bổ ích. D. Động cơ khác.

Câu 3: Thái độ học tập môn lịch sử của em như thế nào? A. Rất thích. B. Thích. C. Bình thường. D. Chán học

Câu 4 : . Vì sao em không thích học môn lịch sử? A. Là môn phụ. B. Có nhiều sự kiện, hiện tượng khó nhớ. C. Là một môn học khô khan, là một môn học thuộc lòng. D. Giáo viên dạy không lôi cuốn.

Câu 5 : Vì sao em thích học môn lịch sử? A. Bổ ích. B. Giáo viên dạy hấp dẫn. C. Lý do khác.

Câu 6: Em có thường xuyên tham gia phát biểu và sửa bài tập trong giờ Lịch sử không?

A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Không.

.Câu 7: Em có thích tìm hiểu các nhân vật lịch sử, đọc các tác phẩm lịch sử không?

A. Rất thích. B. Thích.

Page 20: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

20

C. Không thích

( Hết nội dung phiếu)

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT

DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 8,9 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

Phiếu nhằm mục đích khảo sát sự hứng thú của HS về tổ chức trò chơi trong giờ học lích sử.

Phiếu không cần các thông tin các nhân, mong các em cung cấp những nhận định khách quan nhất để công tác này triển khai được thành công. Xin chân thành cám ơn.

Em hãy lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với bản thân mình cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Em có thích học lịch sử có tổ chức trò chơi hay không ? A. Rất thích. B. Thích. C. Không thích

Câu 2: : Tại sao em thích học lịch sử có tổ chức trò chơi?

A. Dễ hiểu và nhớ lâu nội dung bài học. B. Lớp học sinh động. C. Được thưởng điểm. D. Được rèn luyện kĩ năng nhiều hơn.

( Hết nội dung phiếu)

Page 21: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

21

PHỤ LỤC 3

CÁC TRÒ CHƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

KHỐI 8-9

TRÒ CHƠI “ TIẾP SỨC”

Lớp 8: Bài áp dụng: Bài 24: ( tiết 37)Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm

1858 đến năm 1873 (mục II)(SGK Lịch sử 8)

Phạm vi áp dụng: Củng cố bài tiết 2 ( bài 2 tiết)

1. Mục đích áp dụng : Giúp các em rèn kĩ năng quan sát, sử dụng lược, các em

xác định được những địa điểm các cuộc khởi nghĩa nổ ra từ đó các em thấy qui

mô của các cuộc khởi nghĩa là rộng khắp các tỉnh Nam Kì.

2. Quá trình tổ chức :

a. Chuẩn bị của giáo viên

+ GV chuẩn bị 2 lược đồ trống không màu ( chỉ có tên địa danh): Lược đồ:

Những điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kì ( 1860-1875)

+ GV chuẩn bị những kí hiệu ngọn lửa màu có dán keo 2 mặt .

b. Tiến hành trên lớp . Bước 1 : :GV giới thiệu trò chơi: Trò chơi tiếp sức. Bước 2 : : Lựa chọn đội chơi.

Chia lớp thành 2 đội, mỗi dãy một đội và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1 – Trương

Định. Đội 2 - Nguyễn Trung Trực.

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.

-Thời gian thực hiện : 3 – 4 phút.

+ Kí hiệu HS phải dán (Dán hình những ngọn lửa nơi có phong trào nổ ra).

+ Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng. Điểm tối đa cho mỗi đội là 10

điểm.

+ Các cổ động viên mỗi đội được quyền bổ sung 3 lần nhưng bị trừ 3 điểm.

+ Mỗi đội cử 2 em.

Em thứ nhất chọn kí hiệu chuyền cho bạn .

Em thứ hai dán kí hiệu lên lược đồ, sao cho hoàn thành như lược đồ dưới đây.

+ Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.

Bước 4 : Tổ chức trò chơi.

GV treo lược đồ không màu lên bảng cùng với câu hỏi.

? Em hãy điền kí hiệu (ngọn lửa) lên lược đồ để miêu tả những điểm nổ ra khởi

nghĩa ở Nam Kì ( 1860-1875)

Hai đội thực hiện trò chơi.

Page 22: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

22

Bước 5 : Sau khi hai đội hoàn thành , giáo viên nhận xét và công bố kết quả chung cuộc như lược đồ sau :

Lớp 9: Bài áp dụng: Bài 26 (tiết 33) Bước phát triển mới của cuộc kháng

chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1953 – 1954 (SGK Lịch sử 9).

1. Mục đích áp dụng : Củng cố bài ở tiết 1 (bài gồm 2 tiết).

Giúp các em rèn kĩ năng sử dụng lược đồ Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950)

một cách tốt hơn.

2. Quá trình tổ chức :

a. Chuẩn bị :

+ GV chuẩn bị 2 lược đồ không màu: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu -

đông 1950 (mỗi Lược đồ lớp 9 môn lịch sử trường được sử dụng 2 cái: Một cái có

màu và một không màu).Trường hợp nêu không có sẵn thì GV phải tự vẽ )

+ GV chuẩn bị những kí hiệu mũi tên màu có dán keo 2 mặt (lưu ý tới kích

thước trùng khớp với mũi tên có sẵn trong SGK).

- Học sinh: Tìm hiễu kĩ lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông (1950) ở nhà.

b. Tiến hành trên lớp . Bước 1 : :GV giới thiệu trò chơi: Trò chơi tiếp sức Bước 2 : : Lựa chọn đội chơi

Chia lớp thành 2 đội, mỗi dãy một đội và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1 – La Văn Cầu.

Đội 2 - Võ Nguyên Giáp

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi-Thời gian thực hiện : 3 – 4 phút

+ Kí hiệu HS phải dán (Địch: màu đen, Ta: màu đỏ; Đường tiến quân là mũi

tên nguyên, Đường rút quân là mũi tên đứt).

Page 23: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

23

+ Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng. Điểm tối đa cho mỗi đội

là 10 điểm.

+ Các cổ động viên mỗi đội được quyền bổ sung 3 lần nhưng bị trừ 3 điểm.

+ Mỗi đội cử 2 em.

Em thứ nhất chọn kí hiệu thích hợp chuyền cho bạn .

Em thứ hai dán kí hiệu lên lược đồ, sao cho hoàn thành như lược đồ.

+ Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.

Bước 4 : Tổ chức trò chơi.

GV treo lược đồ không màu lên bảng cùng với câu hỏi.

? Em hãy điền kí hiệu thích hợp lên lược đồ để miêu tả diễn biến chiến dịch Biên

giới thu - đông 1950?

Hai đội thực hiện trò chơi-

Bước 5 : Sau khi hai đội hoàn thành , giáo viên nhận xét và công bố kết quả chung cuộc như lược đồ sau :

Trò chơi này GV nên sử dụng đối với các lược đồ, bản đồ đơn giản, ít các kí hiệu,

(VD: Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế, Công sự Ba Đình - Bài

26 - Lịch sử lớp 8…), vì nếu phức tạp sẽ mất thời gian và rất khó cho HS.

Page 24: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

24

TRÒ CHƠI” Ô CHỮ BÍ MẬT”

Lớp 8: Bài 27 ( tiết 42) Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của

đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX (SGK lịch sử lớp 8)

1. Mục đích áp dụng: Áp dụng cho phần củng cố bài học. Giúp HS nắm lại một số

sự kiện, thời gian trong bài, đồng thời tạo không khí vui chơi, giảm căng thẳng sau

giờ học.

2.Quá trình tổ chức : a. Chuẩn bị :

- GV chuẩn bị bảng ô chữ có điền sẵn (vẽ trên 1 tờ giấy Crôki) như sơ đồ minh hoạ

ở phần đáp án. sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại.

- Học sinh: Tìm hiểu và nắm được nội dung bài học.

b. Tiến hành trên lớp : Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi: Ô chữ bí mật Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

Chia lớp làm hai đội (mỗi dãy một đội, mỗi đội từ 7 – 10 em HS) và đặt tên cho

mỗi đội: Đội thứ nhất-Phương Đông; Đội thứ hai-Phương Tây

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi

+Thời gian : 3 – 6 phút

+ Sau khi GV gợi ý cho từng hàng chữ, hai đội sẽ giơ tay dành quyền trả lời. Đội

nào giơ tay trước khi GV nói 10 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Đội còn lại

được quyền trả lời.

+ Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng sẽ được 10 điểm và

GV mở hàng chữ đó ra.

+ Sau khi GV đọc câu hỏi mật mã hai đội đưa tay dành quyền trả lời. Nếu trả lời

sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa một lần, thời gian suy

nghĩ là 10 giây.

+HS trả lời đúng mật mã được 40 điểm, nếu không giải được mật mã thì GV giải.

Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.

Bước 4: Tổ chức trò chơi.

- GV treo bảng sơ đồ ô chữ có dán keo rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra

các gợi ý sau:

+Mật mã lịch sử: Gồm 07 chữ cái: Đây chính lực lượng tham gia đông nhất

trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế -> (Nông dân)

- Nếu hai đội không trả lời được thì GV cho hai đội trả lời các câu hỏi hàng

ngang. GV đặt các câu hỏi gợi ý sau :

Page 25: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

25

* Ô hàng ngang số 1; gồm 12 chữ cái: Tên vị thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên

Thế.

* Ô hàng ngang số 2; gồm 4 chữ cái: Đây là tên đồng bào ở Hà Giang đã

tham gia chống Pháp dưới ngọn cờ của Hà Quốc Thượng.

* Ô hàng ngang số 3; gồm 8 chữ cái: Tên tỉnh mà cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.

* Ô hàng ngang số 4; gồm 14 chữ cái: Tên thật của Hoàng Hoa Thám.

* Ô hàng ngang số 5; gồm 7 chữ cái: Đây là tinh thần chiến đấu của nghĩa

quân Yên Thế.

* Ô hàng ngang số 6; gồm 11 chữ cái: Tên một nhà yêu nước tiêu biểu đã

đến bắt lên lạc với nghĩa quân Yên Thế.

* Ô hàng ngang số 7; gồm 5 chữ cái: Đây là tên vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa

Yên Thế ở giai đoạn 1.

- Mỗi đội trả lời câu hỏi gợi ý theo trình tự lần lượt, HS được chọn ô hàng

ngang để trả lời, không theo ô thứ tự. Ví dụ: Em chọn hàng ngang thứ 3.

- HS trả lời từ chìa khoá sau khi GV đọc câu hỏi sau 5 giây.

Bước 5: Tổng kết, trò chơi

- GV nhận xét, công bố kết quả và hoàn thiện bảng kiến thức.

GV nhấn mạnh. Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào lớn nhất của nông dân

trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của

phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân

Việt Nam

Lớp 9: Bài 12 ( tiết 14) Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của

cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

TRÒ CHƠI “Ô CHỮ BÍ MẬT”

H O À N G H O A T H Á M

M Ô N G

B Ắ C G I A N G

T R Ư Ơ N G V Ă N N G H Ĩ A

A N H D Ũ N G

P H A N B Ộ I C H Â U

Đ Ề N Ắ M

* Mật mã

N Ô N G D Â N

1

2

3

4

5

6

7

Page 26: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

26

1. Mục đích áp dụng: Áp dụng cho phần củng cố bài học. Giúp HS nắm lại những

thành tự chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật,

2.Quá trình tổ chức :

a. Chuẩn bị :

- GV chuẩn bị bảng ô chữ có điền sẵn (vẽ trên 1 tờ giấy Crôki) như sơ đồ minh hoạ

ở phần đáp án. sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại.

- Học sinh: Tìm hiểu và nắm được nội dung bài học.

b. Tiến hành trên lớp : Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi: Ô chữ bí mật Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

Chia lớp làm hai đội (mỗi dãy một đội, mỗi đội từ 8 – 10 em HS) và đặt tên cho

mỗi đội: Đội thứ nhất-Các-rai; Đội thứ hai-Giêm -Oát đồng thời giới thiệu, phổ

biến luật chơi:

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi +Thời gian : 3 – 6 phút

+ Sau khi GV gợi ý cho từng hàng chữ, hai đội sẽ giơ tay dành quyền trả lời. Đội

nào giơ tay trước khi GV nói 10 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Đội còn lại

được quyền trả lời.

+ Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng sẽ được 10 điểm và

GV mở hàng chữ đó ra.

+ Sau khi GV đọc câu hỏi mật mã hai đội đưa tay dành quyền trả lời. Nếu trả lời

sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa một lần, thời gian suy

nghĩ là 10 giây.

+HS trả lời đúng mật mã được 40 điểm, nếu không giải được mật mã thì GV giải.

Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.

Bước 4: Tổ chức trò chơi.

- GV treo bảng sơ đồ ô chữ có dán keo rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa

ra các gợi ý sau:

+Mật mã lịch sử: Gồm 07 chữ cái: ĐĐểể ccóó tthhàànnhh ccôônngg ttrroonngg nngghhiiêênn ccứứuu pphhảảii ccóó yyếếuu ttốố nnààyy

- Nếu hai đội không trả lời được thì GV cho hai đội trả lời các câu hỏi hàng

ngang và đặt các câu hỏi sau :

* Ô hàng ngang số 1; gồm 9 chữ cái: Đây là nguồn năng lượng mới không

gây ô nhiễm môi trường.

* Ô hàng ngang số 2; gồm 5 chữ cái: Đây là công cụ làm giúp con người

công việc nguy hiểm.

* Ô hàng ngang số 3; gồm 6 chữ cái: Vật liệu có độ dẻo và độ bền cao.

Page 27: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

27

* Ô hàng ngang số 4; gồm 6 chữ cái: Công cụ thu và phát tín hiệu được

phóng lên trên quĩ đạo.

* Ô hàng ngang số 5; gồm 9 chữ cái: Một thành tựu trong cách mạng xanh

nhằm tạo ra phân bón.

* Ô hàng ngang số 6; gồm 9 chữ cái: Phương tiện chạy, chạy trên từ trường.

* Ô hàng ngang số 7; gồm 5 chữ cái: Người công bố bản đồ gen người?

( 6/2000)

- Mỗi đội trả lời câu hỏi gợi ý theo trình tự lần lượt, HS được chọn ô hàng

ngang để trả lời, không theo ô thứ tự. Ví dụ: Em chọn hàng ngang thứ 3.

- HS trả lời từ chìa khoá sau khi GV đọc câu hỏi sau 5 giây.

Bước 5: Tổng kết , trò chơi

- GV nhận xét, công bố kết quả và hoàn thiện bảng kiến thức.

T H Ủ Y T R I Ề U

R Ô B Ố T

P Ô L I M E

V Ệ T I N H

H Ó A H Ọ C H Ó A

T À U C A O T Ố C

C Ô L I N

Mật mã

* Lưu ý:

- Quy trình ở trên là thiết kế đối với dạy dùng bảng phụ (nếu trường không

có máy chiếu còn nếu dạy PowPoint thì cách thiết kế càng đơn giản và hiệu quả

còn cao hơn,)

TRÒ CHƠI “Ô CHỮ BÍ MẬT”

T R I T H Ứ C

1

2

3

4

5

6

7

Page 28: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

28

TRÒ CHƠI “THEO DÒNG LỊCH SỬ”

-Trò chơi này được áp dụng đối với tiết Làm bài tập lịch sử Tiết 49. Lịch sử lớp

8

Chủ đề: Phong trào Cần Vương

1.Mục đích áp dụng: Nhằm giúp HS có nắm một cách khái quát nhất về phong

trào Cần vương, đồng thời tạo cho HS vừa học vừa chơi, phát triển khả năng, phối

hợp, phân tích, kĩ năng làm việc theo nhóm.

2.Quá trình tổ chức : a. Chuẩn bị :

-Giáo viên chọn quãng thời gian thích hợp để tổ chức, nên tổ chức sau khi học

xong tiết lịch sử địa phương (vì tiết lịch sử địa phương có liên quan tới phong trào

Cần vương), trên cơ sở đó để biên soạn các câu hỏi.

- HS ôn tập kiến thức trọng tâm (Bài 26 và tiết lịch sử địa phương)

- Chuẩn bị đèn tín hiệu để tính thời gian, giấy, bảng HS , bút dạ…

b. Tiến hành trên lớp : Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi: Theo dòng lịch sử Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

.GV chia lớp thành 4 đội và đặt tên cho mỗi đội. Đội thứ nhất-Tôn Thất Thuyết;

Đội thứ hai-Phan Đình Phùng, Đội thứ ba-Nguyễn Thiện Thuật ; Đội thứ tư-Trịnh

Phong .

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.

Thời gian thực hiện trong 1 tiết (45 phút).

Phần Khởi động: 50 điểm (4 đội trả lời 5 câu hỏi, thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 5

giây, mỗi câu hỏi tương ứng 10 điểm, mỗi đội được trả lời 1 lần).

Tăng tốc: 100 điểm (4 đội tham gia trả lời (đoán sự kiện lịch sử, từ sự gợi ý của

giáo viên) 4 sự kiện lịch sử, thời gian trả lời mỗi sự kiện lịch sử là 5 , 10 và 15

giây (tương ứng 3 sự gợi ý của GV từ khó đến dễ), mỗi sử kiện tương ứng 15, 10

và 5 điểm, mỗi đội được trả lời 1 lần).

Về đích: 50 điểm, HS trả lời quan điểm của mình về một chủ đề mà GV đưa ra,

thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 3 phút (HS trả lời 1 lần và có quyền nhận xét lẫn

nhau).

Bước 4: Tổ chức trò chơi.

* Khởi động: 5 câu hỏi.

Câu 1: Cuộc phản công Kinh thành Huế. bùng nổ thời gian nào ?

Page 29: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

29

Đáp án: 5.7.1885.

Câu 2: Tôn Thất Thuyết đã thay vua Hàm Nghi mấy lần ra chiếu Cần vương?

Đáp án: 2 lần

Câu 3: Phong trào Cần vương trải qua mấy giai đoạn?

Đáp án: 2 giai đoạn.

Câu 4: Thanh Hoá có mấy cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương?

Đáp án: 2 cuộc (Khởi nghĩa Ba Đình và Khởi nghĩa Hùng Lĩnh).

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào lớn nhất trong phong trào Cần vương?

Đáp án: Khởi nghĩa Hương Khê.

* Tăng tốc: Gồm 5 sự kiện lịch sử.

- Sự kiện 1:

+ Gợi ý thứ nhất: Tôn Thất Thuyết (5 giây đầu tiên).

+ Gợi ý thứ hai: 5/7/1885 (giây thứ 10).

+ Gợi ý thứ ba: Tân Sở (giây thứ 15).

Sự kiện lịch sử: Cuộc phản công của Phái chủ chiến ở kinh thành Huế.

- Sự kiện 2:

+ Gợi ý thứ nhất: Ba làng (5 giây đầu tiên).

+ Gợi ý thứ hai: Công sự (giây thứ 10).

+ Gợi ý thứ ba: 1886 - 1887 (giây thứ 15).

Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Ba Đình.

- Sự kiện 3:

+ Gợi ý thứ nhất: Vĩnh Lộc (5 giây đầu tiên).

+ Gợi ý thứ hai: 1887 - 1892 (giây thứ 10).

+ Gợi ý thứ ba: Tống Duy Tân (giây thứ 15).

Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

- Sự kiện 4:

+ Gợi ý thứ nhất: 15 quân thứ (5 giây đầu tiên).

+ Gợi ý thứ hai: Ngàn Trươi (giây thứ 10).

+ Gợi ý thứ ba: Phan Đình Phùng (giây thứ 15).

Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Hương Khê.

* Về đích. (50 điểm).

Chủ đề: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ

XIX?

Bước 5: GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm.

Lưu ý: GV có thể dùng nhiều hơn 1 trò chơi trong một tiết làm bài tập

lịch sử.

( Có giáo án đính kèm được chép ra đĩa)

Page 30: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

30

TRÒ CHƠI “ HÁI HOA TRẢ LỜI CÂU HỎI LỊCH SỬ”

Lớp 8: Tiết 4 Bài 2 : Cuộc cách mạng tư sản Pháp (tt) 1. Mục đích áp dụng : Củng cố bài sau khi học xong 2 tiết bài Cách mạng tư sản Pháp a. Chuẩn bị của giáo viên : - Trước giờ chơi giáo viên chuẩn bị chậu cây và gắn hoa lên cây. - Giáo viên chuẩn bị câu hỏi cụ thể ghi trên các hoa. Lưu ý hoa ở đây là hoa giấy nên tạo sự đa dạng về chủng loại, màu sắc hoa cho hấp dẫn. b.Tiến hành trên lớp : Bước 1 : Giới thiệu tên trò chơi: Hái hoa trả lời câu hỏi lịch sử Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

- Giáo viên chia lớp làm bốn đội (mỗi dãy hai đội) và đặt tên cho từng đội : + Đội 1 : Lu-I XVI + Đội 2 : Rô-be-spie + Đội 3 : Na-pô-lê-ông. + Đội 4 : Lập Hiến

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi- - Thời gian: 4-5 phút - Bốn đội bốc thăm giành quyền ưu tiên. - Mỗi đội cử đại diện lên hái hoa trên cây :

+ Tự chọn một bông hoa rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi. + Suy nghĩ và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, nếu đáp đúng được 10

điểm. + Đồng đôi có thể bổ sung một lần cho đội mình nhưng bị trừ 5 điểm.

Bước 4: Tổ chức trò chơi.

- Giáo viên đặt chậu cây có gắn hoa ở giữa lớp và bắt đầu trò chơi.

- Mỗi đội cử đại diện lên hái hoa trên cây

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TRÊN CÁC BÔNG HOA LÀ:

1. Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng?

2. So với sự phát triển của CNTB ở Anh thì sự phát triển của CNTB ở Pháp có

điểm gì khác?

3.Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Pháp?

4. Ý nghĩa việc đánh chiếm pháo đài Baxti ?

5. Thế nào là chế độ quân chủ lập hiến?

Page 31: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

31

6.Nhận xét mặt tiến bộ của Tuyên ngôn?

7. Nhận xét mặt hạn chế của Tuyên ngôn?

8. Khởi nghĩa ngày 10-8-1792 đưa đến kết quả gì?

9. Nhân dân làm gì khi Tổ quốc lâm nguy” Trước tình hình Tổ quốc lâm nguy,

phái Ghirôngđanh có thái độ gì?

10. Ai là người đứng đầu phái Gia-cô-banh?

11. Rô-be-xpie có vai trò như thế nào với cách mạng?

12. Tại sao chính quyền Gia-cô-banh bị thất bại?

13. Vì sao tư sản phản cách mạng đảo chính?Sự kiện đó tác động như thế nào

đến nước Pháp?

14. Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

15. Cách mạng tư sản Pháp có những hạn chế gì?

(Lưu ý: Nếu hết thời gian mà chưa hết các câu hỏi trên cây hoa thì vẫn dừng

cuộc chơi để tổng kết)

Bước 5 : Giáo viên nhận xét, công bố kết quả chung cuộc.

Lớp 9: Tiết 39 Bài 27 : Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954-1975) (tt)

1. Mục đích áp dụng : Củng cố bài sau khi học xong 2 tiết 2. Quá trình tổ chức : a. Chuẩn bị của giáo viên : - Trước giờ chơi giáo viên chuẩn bị chậu cây và gắn hoa lên cây. - Giáo viên chuẩn bị câu hỏi cụ thể ghi trên các hoa b.Tiến hành trên lớp : Bước 1 : Giới thiệu tên trò chơi: Hái hoa trả lời câu hỏi lịch sử Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

- Giáo viên chia lớp làm bốn đội (mỗi dãy hai đội) và đặt tên cho từng đội : + Đội 1 : Vĩnh Thạnh + Đội 2 : Bác Ái + Đội 3 : Trà Bồng + Đội 4 : Bến Tre

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi- - Thời gian: 4-5 phút - Bốn đội bốc thăm giành quyền ưu tiên. - Mỗi đội cử đại diện lên hái hoa trên cây :

+ Tự chọn một bông hoa rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi. + Suy nghĩ và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, nếu đáp đúng được 10

điểm. + Đồng đôi có thể bổ sung một lần cho đội mình nhưng bị trừ 5 điểm.

Page 32: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

32

Bước 4: Tổ chức trò chơi.

- Giáo viên đặt chậu cây có gắn hoa ở giữa lớp và bắt đầu trò chơi.

- Mỗi đội cử đại diện lên hái hoa trên cây

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TRÊN CÁC BÔNG HOA LÀ:

Câu 1: Theo hiệp định Giơ-ne-vơ hai bên ( ta và Pháp) lấy vĩ tuyến nào làm ranh giới tạm thời A. Vĩ tuyến 15. B Vĩ tuyến 16. C. Vĩ tuyến 17. D. Vĩ tuyến 18. Câu 2: Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào và đưa ai lên làm tổng thống:

A. Dương Văn Minh. B. Ngô Đình Diệm. C. Nguyễn Khánh. D. Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 3: Từ những năm 1958-1959 hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam là:

A. Đấu tranh chính trị. B. Đấu tranh vũ trang.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang D. Đấu tranh chính trị kết hợp với binh vận

Câu 4: Phong trào “ Đồng Khởi” nổ ra thời gian nào?

A.10-10-1954. B.17-01-1960 C.25-08-1959. D.20-12-1960. Câu 5: Phong trào “ Đồng Khởi” nổ ra tiêu biểu ở đâu? A. Bác Ái- Ninh Thuận. B.Trà Bồng - Quãng Ngãi. C. Sài Gòn. D. Mỏ Cày- Bến Tre. Câu 6: Chiến thắng Ấp Bắc vào thời gian nào? A. 2-1-1963 B. 2- 1- 1964 C. 2 -1- 1965 D. 1 -2 - 1963 Câu 7: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được ra đời từ phong trào nào A. A. Phong trào Đồng Khởi B. Phong trào đấu tranh chính trị C. Phong trào đấu tranh hòa bình D. Đòi Mỹ rút về nước Câu 8: Chiến thắng Ấp Bắc mở đầu cho phong trào gì? A. Đồng Khởi B. Thi đua yêu nước C. Phá Ấp chiến lược D. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công

Câu 9: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra ở đâu, vào thời gia nào? A. Tại Ma Cao 3.1935. B.Tại Tuyên Quang 2-1951 C.Tại Hương Cảng 2-1930. D. Tại Hà Nội 9-1960 Câu 10: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng bầu ai làm Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam A. Trường Chinh. B.Trần Phú. C. Hà Huy Tập. D. Lê Duẩn.

Câu 11: Bị thất bại trong phong trào “ Đồng Khởi” Mĩ chuyển sang chiến lược

gì ở miền Nam:

A. Chiến lược “ Chiến tranh Đặc biệt”. B. Chiến lược “ Chiến tranh Cục

Bộ”.

C. Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Chiến lược “ Chiến tranh một

phía”.

Page 33: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

33

Câu 12: Hòa thượng Thích Quãng Đức tự thiêu nhằm phản đối sự đàn áp Phật

giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ở đâu ?

A. Huế. B. Khánh Hòa. C. Sài Gòn. D. Hà Nội

(Lưu ý: Nếu hết thời gian mà chưa hết các câu hỏi trên cây hoa thì vẫn dừng

cuộc chơi để tổng kết)

Bước 5 : Giáo viên nhận xét, công bố kết quả chung cuộc.

*TRÒ CHƠI “ AI NHANH HƠN” Lớp 8: Bài áp dụng: Bài 29 Tiết 45: Chính sách khai thác thuộc địa của thực

dân Pháp và chuyển biến kinh tế xã hội Việt Nam (SGK lịch sử lớp 8)

- Phạm vi trò chơi: Dạy kiến thức mới. Phần 1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

1. Mục đích trò chơi: Giúp các em hiểu và rèn kĩ năng vẽ (dán) sơ đồ bộ máy

thống trị của pháp ở Đông Dương.

2. Quá trình tổ chức : a.Chuẩn bị của giáo viên : - GV chuẩn bị trước sơ đồ trống (vẽ trên 02 tờ giấy Crôki) Tổ chức bộ máy thống

trị của Pháp ở Đông Dương như sau:

Page 34: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

34

- Nội dung được viết thành từng ô chữ (viết rời ngoài giấy Crôki thành 09 ô) có

dán keo 2 mặt như sau: (mỗi 1 ô GV chuẩn bị 4 tờ)

Lưu ý: Ô giấy viết rời có diện tích khớp với ô trong bảng trống.

Bộ máy chính quyền cấp xã thôn (bản sứ)

Bộ máy chính quyền các cấp

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp – bản xứ)

b. Tiến hành trên lớp : Bước 1;Giới thiệu trò chơi: Trò chơi: Ai nhanh hơn Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

- GV chia lớp thành 4 đội mỗi đội cử lấy 5 học sinh và đặt tên cho mỗi đội : Đội

1:Lê Văn Tám; Đội 2- Kim Đồng . Đội 3: Võ Thị Sáu; Đội 4: Phan Đình Giót

- Mỗi đội cử 1 đội trưởng, đồng thời cử 2HS (không nằm trong 4 đội chơi) làm

trọng tài cùng với GV.

Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.

Thời gian: 3 – 4 phút

Mỗi đội cử 1 em lên chọn ô chữ thích hợp mà giáo viên đã chuẩn bị sẳn để dán lên sơ đồ hình minh hoạ trên. Sao cho đạt được kết quả như sơ đồ dưới đây.

Toàn quyền

Đông Dương

Trung kì (khâm sứ)

Nam kì (thống đốc)

C.P.C (Khâm sứ)

Lào (Khâm sứ)

Bắc kì (thống sứ)

Page 35: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

35

Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng. Thời gian tối đa là 3 phút. Điểm tối đa của mỗi đội là 10 điểm. Các cổ động viên của mỗi đội được quyền bổ sung một lần cho đội mình nhưng bị trừ 2 điểm. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm. Bước 4 : Giáo viên treo 4 sơ đồ trống như sơ đồ minh hoạ trên lên bảng và nêu yêu cầu “Em

hãy dán các nội dung cho đúng vào sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy thống trị của

Pháp ở Đông Dương” ?

Bốn đội lên thực hiện dán ô chữ vào sơ đồ minh hoạ Bước 5 : Sau khi bốn đội hoàn thành , giáo viên nhận xét và công bố kết quả chung cuộc như lược đồ sau :

Toàn quyền

Đông Dương

Bộ máy chính quyền các cấp

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp – bản xứ)

Bộ máy chính quyền cấp xã thôn (bản xứ)

Lớp 9: Bài áp dụng: Bài 14 (tiết 16) Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ

nhất (SGK Lịch sử 9)

1.Mục đích áp dụng : Kiểm tra bài cũ (giúp học sinh củng cố lại kĩ năng lập niên biểu).

2.Quá trình tổ chức : a. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập (viết

trên giấy Crôki và dùng keo hai mặt dán lại). b. Tiến hành trên lớp :

Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi: Ai nhanh hơn Bước 2: Lựa chọn đội chơi.

- Giáo viên gọi 4 em thực hiện trò chơi. Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi Thời gian: 3 phút

Bắc kì (thống sứ)

Trung kì (khâm sứ)

Nam kì (thống đốc)

Lào (Khâm sứ)

C.P C (Khâm sứ)

Page 36: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

36

- Các em dựa vào kiến thức đã học để thiết lập niên biểu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 - HS vẽ sơ đồ lên phiếu học tập mà giáo viên đã phát cho từng em . Sau khi hoàn thành đem dán kết quả lên bảng. - Vẽ sơ đồ phải chính xác, đẹp, khoa học, đúng chính tả. - Trong lúc thi phải trung thực và trật tự nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ. - Điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. Bước 4: Tổ chức trò chơi.

- Giáo viên phát phiếu học tập cho từng em, với câu hỏi sau : “Em hãy lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919- 1925?” - Bốn em cùng thực hiện. GV canh thời gian Bước 5 : Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm cả hai mặt nội dung và hình thức, công bố kết quả như sơ đồ sau : Niên biểu về những hoạt đông yêu nước của Nguyễn Ái Quốc

Thời gian Những sự kiện chủ yếu Ý nghĩa sự kiện 18-6-1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội

nghị Vec-xai bản yêu sách 8 điểm

Tháng 7-1920

Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin

Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam

25-12-1920

Tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp

Từ người Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

1921

Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước thuộc địa sáng lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” ở Pari, ra báo “Người cùng khổ”

Tháng 6-1923

Sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân

1924 Tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V

11-11-1924

Đến Quảng Châu (Trung Quốc) để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng.

Chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Page 37: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY

37

6-1925 Tại Quãng Châu ( Trung Quốc) thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nồng cốt

Lưu ý: Ngoài các trò chơi chúng tôi nêu ra trong phạm vi đề tài này,trong quá trình dạy

học GV có thể thiết kế, áp dụng các trò chơi khác nhằm tạo hứng thú cho các em học

tập môn lịch sử, giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh được vững chắc,