sinh lÝ hỌc y khoasinhlyhoc.com.vn/upfiles/file/sinhlyhocykhoatap1_pnt.pdf · giảng viên,...

90
1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH BỘ MÔN SINH LÝ HỌC SINH LÝ HỌC Y KHOA TẬP I CHỦ BIÊN: PHẠM ĐÌNH LỰU NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 2009

Upload: truongtu

Post on 17-Sep-2018

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

BỘ MÔN SINH LÝ HỌC

SINH LÝ HỌC Y KHOA TẬP I

CHỦ BIÊN: PHẠM ĐÌNH LỰU

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

2009

2

BIÊN SOẠN:

PHẠM ĐÌNH LỰU

GS. TS. BS. Chủ nhiệm Bộ môn Sinh Lý Học – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Học,

Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

THÁI HỒNG HÀ

TS. BS. Giảng viên chính, Phó chủ nhiệm Bộ môn Sinh Lý Học – Sinh Lý Bệnh –

Miễn Dịch Học, Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

LÊ THỊ HỒNG TUYẾT

ThS. BS. Giảng viên chính, Phó chủ nhiệm Bộ môn Sinh Lý Học – Sinh Lý Bệnh –

Miễn Dịch Học, Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

PHAN NGỌC TIẾN

ThS. BS. Giảng viên chính, Bộ môn Sinh Lý Học – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Học,

Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

TRẦN KHIÊM HÙNG

ThS. BS. Giảng viên chính, Bộ môn Sinh Lý Học – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Học,

Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

BIÊN TẬP:

NGUYỄN DUY THẠCH

BS. Giảng viên, Bộ môn Sinh Lý Học – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Học, Trƣờng Đại

học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

3

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng với nhu cầu học tập của sinh viên các lớp năm thứ hai y khoa, các lớp

chuyên tu và nhu cầu về sách tham khảo của các đối tƣợng sau và trên Đại học, chúng tôi biên

soạn cuốn sách Sinh lý học Y khoa, theo mục tiêu của ngành Y tế và phù hợp với số giờ đã

qui định.

Cuốn Sinh lý học Y khoa chứa đựng những kiến thức cơ bản và cập nhật về môn Sinh

lý học đối với sinh viên y khoa. Ngoài ra, các bác sĩ sau và trên đại học cũng có thể tìm thấy

những kiến thức bổ ích.

Vì nội dung nhiều, nên chúng tôi xuất bản sách làm hai tập, tập I và tập II. Trong tập I

có 7 chƣơng, mỗi chƣơng lại có một số bài, chúng tôi có trình bày mục tiêu môn học, mục

tiêu chƣơng, và mục tiêu của từng bài. Cuối mỗi bài có các câu hỏi trắc nghiệm, để ngƣời đọc

tự đánh giá kiến thức của mình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng cuốn sách chắc cũng không tránh khỏi những

thiếu sót, chúng tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến, nhận xét của các độc giả.

Tháng 2 năm 2009

Chủ nhiệm

Bộ môn Sinh Lý Học - Sinh Lý Bệnh - Miễn Dịch Học

GS.TS. BS. Phạm Đình Lựu

4

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Trong cuốn sách này có 7 chƣơng, mỗi chƣơng có một số bài, chúng tôi có trình bày

mục tiêu của cả chƣơng và mục tiêu của từng bài. Cuối mỗi bài có 10 câu hỏi trắc nghiệm để

sinh viên tự đánh giá kiến thức của mình. Cuối sách có hƣớng dẫn gợi ý việc trả lời các câu

hỏi trắc nghiệm: xem trang nào.

Do đó cách học của sinh viên là đọc kỹ các mục tiêu chƣơng và mục tiêu của từng bài,

để nắm vững các phần trọng tâm của chƣơng trình, đọc kỹ các phần đó trong sách giáo khoa.

Sau khi học xong hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức, xem phần gợi ý

trả lời ở cuối sách.

5

MỤC LỤC

MỤC TIÊU MÔN SINH LÝ HỌC 7

CHƢƠNG I: ĐẠI CƢƠNG VỀ SINH LÝ HỌC 8

Phạm Đình Lựu

Bài mở đầu 9

CHƢƠNG II: SINH LÝ HỌC TẾ BÀO 16

Phạm Đình Lựu

Đại cƣơng về tế bào 17

1. Cấu trúc của tế bào 18

2. Hệ thống chức năng của tế bào 28

3. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào 42

4. Điều hòa họat động của tế bào 56

CHƢƠNG III: SINH LÝ HỌC MÁU 65

Thái Hồng Ha

Đại cƣơng 66

5. Sinh lý huyết tƣơng 67

6. Sinh lý hồng cầu 74

7. Sinh lý bạch cầu 84

8. Sinh lý tiểu cầu và quá trình cầm máu 101

9. Nhóm máu 109

CHƢƠNG IV: SINH LÝ TUẦN HÕAN 115

Phan Ngọc Tiến

Đại cƣơng 116

10. Đặc điểm về giải phẫu – mô học và hoạt động điện của tim 117

11. Chức năng bơm máu của tim 131

12. Điều hòa hoạt dộng tim 138

13. Sinh lý hệ mạch 144

14. Điều hòa hoạt động mạch 156

CHƢƠNG V: SINH LÝ HÔ HẤP 162

Lê Thị Hồng Tuyết

Đại cƣơng 163

15. Thông khí phổi 164

6

16. Sự khuếch tán oxy và carbonic qua màng phế nang – mao mạch 185

17. Chuyên chở khí oxy và carbonic trong máu 195

18. Điều hòa hô hấp 206

CHƢƠNG VI: SINH LÝ TIÊU HÓA 213

Trần Khiêm Hùng

19. Đại cƣơng về hệ tiêu hóa 214

20. Sự tống, trộn thức ăn trong lòng ống tiêu hóa 221

21. Chức năng tiết của đƣờng tiêu hóa 230

22. Chức năng hấp thu 244

23. Sinh lý chức năng gan 251

CHƢƠNG VII: SINH LÝ THẬN 259

Phạm Đình Lựu

24. Sự lọc tiểu cầu thận 260

25. Sự tái hấp thu và bài tiết của ống thận 272

26. Sự tái hấp thu và bài tiết ở ống xa và ống góp – Bài xuất nƣớc tiểu 284

27. Chức năng điều hòa nội môi của thận 296

28. Chức năng nội tiết của thận – Thăm dò chức năng thận 306

INDEX 320

7

MỤC TIÊU MÔN SINH LÝ HỌC

Sau khi học xong chƣơng trình Sinh lý học, sinh viên Y phải có khả năng:

1. Trình bày đầy đủ chức năng của các tế bào, các cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể

con ngƣời bình thƣờng.

2. Giải thích cơ chế và sự điều hòa hoạt động của tế bào, các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ

thể.

3. Phân tích đƣợc mối liên hệ chặt chẽ về chức năng giữa các tế bào, các cơ quan và hệ

thống các cơ quan, coi cơ thể là một khối thống nhất.

4. Nêu ra đƣợc mối liên hệ giữa cơ thể và môi trƣờng sống.

5. Làm đƣợc một số xét nghiệm thông thƣờng trong chẩn đoán lâm sàng, và làm đƣợc một

số bài thực tập để chứng minh cho lý thuyết.

6. Xác định đƣợc tầm quan trọng của Sinh lý học đối với nền y học, các ngành khoa học

khác và đối với cuộc sống:

- Nhận định đƣợc Sinh lý học là môn học cơ sở cho một số môn y học cơ sở khác và

các môn y học lâm sàng.

- Vận dụng Sinh lý học trong các lĩnh vực khác nhƣ: kế hoạch hóa gia đình, sinh lý

lao động và thể dục thể thao, sinh lý học đƣờng, sinh lý hàng hải, hàng không, giáo

dục học, tâm lý học, triết học v…v…

- Áp dụng đƣợc kiến thức Sinh lý học để phục vụ nghiên cứu khoa học và tự đào

tạo.

- Biết cách giữ gìn sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng.

8

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Định nghĩa đƣợc mục đích của môn Sinh lý học, và nêu đƣợc các qui luật hoạt động của

cơ thể nói chung và các cơ quan, bộ máy nói riêng trong trạng thái bình thƣờng.

2. Giải thích đƣợc toàn bộ hoạt động của cơ thể nhƣ là một khối thống nhất và thống nhất

với môi trƣờng sống.

3. Xác định đƣợc vai trò và vị trí của môn Sinh lý học, là môn y học cơ sở rất quan trọng của

y học và có sự liên quan chặt chẽ giữa môn Sinh lý học với các môn khoa học cơ bản, y

học cơ sở và lâm sàng.

4. Mô tả đƣợc lịch sử phát triển của môn Sinh lý học qua ba thời kỳ: thời kỳ cổ xƣa, giai

đoạn khoa học tự nhiên, và thời đại sinh học phân tử.

5. Liệt kê đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu Sinh lý học, từ quan sát đến thực nghiệm và kết

hợp với lâm sàng.

6. Trình bày đƣợc khái niệm về cơ thể sống và những đặc điểm của sự sống.

7. Phân tích đƣợc sự điều hòa chức năng của cơ thể nói chung và các cơ quan, bộ máy nói

riêng, và có sự điều hòa hai chiều, hay điều hòa ngƣợc.

CHƢƠNG 1

ĐẠI CƢƠNG VỀ SINH LÝ HỌC

9

BÀI MỞ ĐẦU

1. ĐỊNH NGHĨA – VAI TRÕ VÀ VỊ TRÍ CỦA MÔN SINH LÝ HỌC:

1.1. Định nghĩa:

Sinh lý học là môn học chuyên nghiên cứu về hoạt động chức năng của các cơ quan,

bộ máy, và hệ thống cơ quan bộ máy trong cơ thể trong trạng thái bình thƣờng, tìm ra qui luật

hoạt động chung của cơ thể, và của riêng từng cơ quan, bộ máy, đồng thời nghiên cứu sự điều

hòa hoạt động chức năng của các cơ quan, bộ máy.

Các cơ quan bộ máy trong cơ thể đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, và chịu sự điều

hoa chung của hai cơ chế: thần kinh và thể dịch, trong điều kiện ấy, hoạt động chức năng của

mỗi cơ quan bộ máy đều có tác động đến cơ quan bộ máy khác, tạo nên mối liên hệ hai chiều,

ngày nay đƣợc gọi theo một thuật ngữ là “cơ chế điều hòa ngƣợc” (feed back mechanisms).

Sinh lý học coi toàn bộ hoạt động của cơ thể nhƣ là một khối thống nhất và thống nhất

với môi trƣờng sống, trên cơ sở đó làm cho cơ thể tồn tại và phát triển, nếu sự thống nhất ấy

bị phá vỡ, cơ thể sẽ lâm vào trạng thái bệnh lý.

1.2. Vai trò và vị trí của môn sinh lý học:

- Sinh lý học là một môn cơ sở rất quan trọng của y học, trong quá trình phòng bệnh,

chẩn đoán và điều trị, ngƣời thầy thuốc phải nắm vững những qui luật hoạt động và cơ chế

hoạt động của cơ thể nói chung, và các cơ quan bộ máy nói riêng trong trạng thái bình

thƣờng, từ đó mới xác định đƣợc những rối loạn hoạt động chức năng của cơ thể trong trạng

thái bệnh lý. Do đó mặc dù sinh lý học đã đƣợc hình thành từ nhiều thế kỷ, nhƣng nó là một

ngành khoa học vẫn đang phát triển, và luôn góp phần giải đáp những vấn đề mà y học đặt ra.

Ngƣợc lại, y học lại cung cấp những tài liệu thực tế gặp trong lâm sàng, tạo điều kiện cho sinh

lý học phát triển.

- Sinh lý học góp phần nghiên cứu về sự phát triển dân số, hƣớng dẫn sinh đẻ có kế

hoạch. Kế hoạch hóa gia đình là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt, và là quốc sách

của nƣớc ta hiện nay.

- Sinh lý học là cơ sở khoa học cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân theo đƣờng lối

chăm sóc sức khỏe ban đầu của ngành y tế.

- Sinh lý học là một ngành của sinh vật học, nó dựa trên kiến thức của các ngành khoa

học cơ bản khác nhƣ: toán, lý, hóa. Hầu hết những vấn đề mà sinh lý học nghiên cứu là những

vấn đề có liên quan đến lý sinh, hóa sinh, hóa mô học, sinh vật học phân tử v…v… Trong bất

kỳ một quá trình sống nào đều có liên quan đến sự chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, nghĩa

là có liên quan đến những quá trình lý hóa.

- Sinh lý học có liên quan mật thiết với một số các môn cơ sở khác nhƣ mô - phôi học và

giải phẫu học, vì đó là các môn học hình thái, và hoạt động chức năng của các cơ quan bộ

máy quyết định hình thái cấu trúc của chúng.

- Sinh lý học là khoa học cơ sở cho một số môn học khác trong y học nhƣ: Sinh lý bệnh

học, Dƣợc lý học, Bệnh học lâm sàng và điều trị học.

- Sinh lý học là cơ sở cho các ngành khoa học khác nhƣ: y học lao động và thể dục thể

thao, Sinh lý học đƣờng, Sinh lý hàng hải hàng không, giáo dục học, tâm lý học, triết học

vv…

2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN SINH LÝ HỌC:

2.1. Thời cổ xƣa:

- Khi khoa học tự nhiên chƣa phát triển, từ thời kỳ Cổ Trung Hoa ngƣời ta vận dụng

thuyết âm – dƣơng và 5 yếu tố ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) để giải thích các hoạt

động sinh lý của cơ thể ngƣời và động vật, cũng nhƣ sự sống nói chung.

Theo thuyết này thì sức khỏe của ngƣời và động vật phụ thuộc vào tình trạng cân bằng

giữa hai lực âm và dƣơng và ngũ hành ấy. Trong các tạng phủ, thì phổi thuộc kim, gan thuộc

10

mộc, thận thuộc thủy, tim thuộc hỏa và lách thuộc thổ.

- Thời kỳ Cổ Ai Cập và Ấn Độ: đề ra thuyết “vật linh luân” giải thích mọi hoạt động

chức năng của cơ thể bằng linh hồn. Cơ thể hoạt động đƣợc là nhờ có linh hồn, linh hồn còn

hoạt động thì cơ thể còn sống. “Trút linh hồn” la 2 chết, tức là hồn lìa khỏi xác.

- Trƣớc công nguyên 5 thế kỷ, một thầy thuốc ngƣời Hy Lạp là Hippocrate, đƣợc xem là

ông tổ nghề y, có đề xƣớng “Thuyết hoạt khí”, thuyết này cho rằng hoạt khí trong phổi

chuyển sang máu rồi lƣu thông khắp cơ thể, làm cơ thể hoạt động. Tắt thở là chết.

- Galien ở thế kỷ thứ II chia hoạt khí thành 3 phần:

Linh khí trong não điều khiển tâm linh, ký ức

Vật khí trong gan, mật chi phối dinh dƣỡng, máu

Hoạt khí trong tim, mạch chi phối sự gan dạ, phẫn nộ

2.2. Giai đoạn khoa học tự nhiên:

Từ thế kỷ XVI đến XIX, kinh tế các nƣớc Tây Âu phát triển, chế độ tƣ bản ra đời,

khoa học tự nhiên có những tiến bộ quan trọng, tạo điều kiện cho sinh lý học phát triển.

- Michel Servet, một ngƣời thầy thuốc Tây Ban Nha (1511-1553) tìm thấy tuần hoàn

phổi trên ngƣời trong khi mổ tử thi, và bị phạt thiêu trên dàn hỏa.

- André Vésale, một thầy thuốc ngƣời Bỉ (1514-1564), tiến hành giải phẫu cơ thể ngƣời,

đã thấy rõ cấu trúc của cơ thể.

- William Harvey, một thầy thuốc ngƣời Anh (1578-1657) mổ tử thi quan sát thấy toàn

bộ tuần hoàn máu trong cơ thể. Ông viết một cuốn sách về tuần hoàn, bị phạt phải đốt đi.

- René Descartes, một nhà toán học và triết gia Pháp (1596-1650), nghiên cứu phản xạ,

cho rằng phản xạ là một hoạt động của linh khí, và đƣa ra quan niệm cơ học của sự sống.

- Marcello Malpighi, một thầy thuốc ngƣời Ý (1628-1694), dùng kính hiển vi soi thấy

tuần hoàn mao mạch phổi.

- Boe de Sylvius (1614-1672) cho rằng hô hấp và tiêu hóa là những hoạt động men.

- Antoine Laurent de Lavoisier, một nhà hóa học ngƣời Pháp (1743-1794) chứng minh

rằng hô hấp là một quá trình thiêu đốt có tiêu thụ oxy (để con chim và ngọn nến trong chuông,

khi nến tắt thì chim chết).

- Luigi Galvani, thầy thuốc ngƣời Ý (1737-1798) phát hiện điện sinh vật.

- François Magendie, thầy thuốc ngƣời Pháp (1783-1855) phát hiện xung thần kinh.

- Flourens (1794-1864) cắt đại não chim bồ câu, con chim mất khả năng thích ứng.

- Thế kỷ XIX: Trong giai đoạn này khoa học tự nhiên phát triển mạnh, có 3 học thuyết

tác động lớn tới sự phát triển của sinh lý học:

Định luật bảo tồn năng lƣợng: Lomonosov (1742-1786)

Học thuyết tiến hóa: Darwin (1809-1882) viết quyển “nguồn gốc các loài chọn

lọc tự nhiên” (1859).

Học thuyết tế bào: Scheiden (1804-1881) tìm ra tế bào thực vật; Schwann

(1810-1882) tìm ra tế bào động vật, tế bào thần kinh.

- Dubois Reymond, ngƣời Đức (1818-1896); Karl Ludwig, ngƣời Đức (1816-1904);

Etienne Marey, ngƣời Pháp (1830-1904) đã sáng chế nhiều dụng cụ đo đạc trong sinh lý học.

- Bassov (1842), Heidenhein (1868) mo lỗ rò dạ dày thực nghiệm trƣờng diễn trên động

vật để quan sát chức năng tiêu hóa.

- Claude Bernard (1813-1878), nhà sinh lý học lớn ngƣời Pháp, dùng phẫu thuật ngoại

khoa để nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, và đƣa ra quan niệm hằng định nội môi, mà

Cannon (1871-1945) gọi là “Homeostasis”.

- Sherrington (1859-1947); Setchenov (1829-1905) có nhiều cống hiến về sinh lý học

thần kinh.

- Broca (1861) tìm thấy trung tâm vận động lời nói ở vỏ não.

- Đầu thế kỷ XX, nhà sinh lý học lớn ngƣời Nga Pavlov (1849-1936) đã nghiên cứu sinh

lý hệ thần kinh, làm nhiều thí nghiệm trƣờng diễn trên chó, để chứng minh hoạt động thần

kinh cao cấp dựa trên phản xạ có điều kiện, và đƣa hoạt động tâm lý vào lĩnh vực thực

nghiệm. Pavlov đã chứng minh rằng cơ thể hoạt động nhƣ là một thể thống nhất và thống nhất

11

với môi trƣờng sống.

2.3. Thời đại sinh học phân tử:

Trong giai đoạn này có những bƣớc nhảy vọt về nghiên cứu sinh học phân tử, đem lại

một cuộc cách mạng về kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu trong sinh lý học và y học.

- Watson, Cricks, Wilkins tìm ra cấu trúc phân tử của nucleic acid, nhận đƣợc giải

Nobel 1962 về y học và sinh lý học.

- Jacob, Monod, Lwoff tìm thấy mRNA (RNA thông tin) đoạt giải Nobel năm 1965.

- Nirenberg, Holley, Khorana tìm thấy mã di truyền, và đoạt giải Nobel năm 1968.

- Sutherland tìm ra cơ chế tác dụng của hormone, và đoạt giải Nobel năm 1971.

- Albert Claude, George Palade, Christian de Duve phát hiện siêu cấu trúc và chức năng

của tế bào, đoạt giải Nobel năm 1974.

- Temin, Baltimore, Dulbecco, tìm ra enzyme sao chép ngƣợc (reverse – transcriptase)

đoạt giải Nobel năm 1975.

- Khorana đã đi sâu vào bí ẩn của mã di truyền và tổng hợp đƣợc gene nhân tạo (1977).

- Arber, Nathans, Smith tìm thấy enzyme cắt phân tử DNA, đoạt giải Nobel năm 1978.

- Dausset, Suell, Benaceraff tìm ra kháng nguyên HLA, đoạt giải Nobel năm 1980.

- Jerue, Kohler, Milstein, tìm ra nguyên tắc và kỹ thuật tạo kháng thể đơn dòng, đoạt

giải Nobel năm 1984.

- Bishop, Varmus, tìm ra chất sinh ung thƣ oncogen, đoạt giải Nobel năm 1989.

- Neher, Sakmann, phát hiện kênh ion, đoạt giải Nobel năm 1991.

- Rodbell, Gilman tìm ra “protein G” và vai trò của các protein này trong sự chuyển tín

hiệu trong tế bào; đoạt giải Nobel năm 1994.

- Doherty và Zinkernagen phát hiện tính đặc hiệu của sự bảo vệ miễn dịch trung gian tế

bào, đoạt giải Nobel năm 1996.

- Furchgott, Ignarro, Ferid Murad: nitric oxide nhƣ là một phân tử tín hiệu trong hệ tim

mạch, đoạt giải Nobel năm 1998.

- Carlsson, Greengard, Kandel: sự chuyển tín hiệu trong hệ thần kinh, đoạt giải Nobel

năm 2000.

- Brenner, Robert Horvitz, Sulston: sự điều hòa gene của sự phát triển cơ quan và sự

chết theo chƣơng trình của tế bào, đoạt giải Nobel năm 2002.

- Lauterbur, Peter Mansfield: cộng hƣởng từ, đoạt giải Nobel năm 2003.

- Marshall, Robin Warren: Bacterium Helicobacter pylori, vai trò của nó trong bệnh

viêm loét dạ dày – tá tràng, đoạt giải Nobel năm 2005.

- Fire, Mello: sự can thiệp của RNA – bất hoạt gene do RNA gây cản trở kép, đoạt giải

Nobel năm 2006.

Ở kỷ nguyên sinh học phân tử, ngƣời ta đã đi sâu nghiên cứu tế bào ở mức phân tử, để

làm sáng tỏ mọi chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đi sâu vào mã di truyền, cấu trúc của

gene, tổng hợp gene, tìm ra nguyên nhân phân tử của một số bệnh bẩm sinh do sai mã di

truyền. Những phát hiện của Pauling và Itano (1949) về sự sai lạc của một vài amino acid

trong cấu trúc của huyết cầu tố, trong bệnh hồng cầu hình liềm đã mở đầu cho ngành bệnh lý

phân tử. Ngày nay ngƣời ta đã biết nhiều bệnh thuộc về bệnh lý phân tử, do rối loạn mã di

truyền.

Lịch sử phát triển khoa học sinh lý học cho ta thấy khoa học này phải trải qua nhiều

giai đoạn từ siêu hình, huyền bí, chủ quan đến khoa học tự nhiên và sinh học phân tử ngày

nay.

Nền văn minh nói chung, nền công nghiệp nói riêng càng phát triển, hệ sinh thái càng

biến đổi, loài ngƣời càng đông đúc trên hành tinh, nhiều bệnh tật mới phát sinh và ngày càng

hoành hành, y học và sinh lý học phải ứng phó với nhiều vấn đề mới, ví dụ: AIDS, Ebola,

Skaig. Hiện nay toàn thế giới đang tập trung nghiên cứu phân tử của virus HIV, và hệ thống

miễn dịch của cơ thể, để tìm ra cách giải quyết “bệnh của thế kỷ” là bệnh AIDS.

Sinh lý học, một khoa học phát triển hàng nghìn năm nay, vẫn còn đang phát triển.

Hiện nay có thể nói, hàng ngày, trên thế giới đều có những thông tin mới về sinh lý học, cho

12

nên ngƣời thầy thuốc cần cập nhật những kiến thức về sinh lý học và y học.

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH LÝ HỌC:

Có nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu sinh lý học

3.1. Phƣơng pháp quan sát:

- Quan sát bằng các giác quan: nhìn toàn trạng; sờ nắn các cơ quan nội tạng đặc nhƣ

gan, lách; gõ các tạng phủ đặc và rỗng; nghe tim phổi bằng ống nghe; hỏi để biết tình trạng.

- Quan sát bằng những máy móc, dụng cụ, phƣơng tiện, hóa chất đặc biệt nhƣ: xét

nghiệm máu, nƣớc tiểu, dịch não tủy, dịch tiết, phân v…v…

3.2. Phƣơng pháp thăm dò chức năng các cơ quan, bộ máy:

- Chức năng gan: thử các loại men gan

- Chức năng tuần hoàn: đo huyết áp, điện tim, siêu âm tim, chụp mạch

- Chức năng thận: phƣơng pháp Clearance, đồng vị phóng xạ

- Chức năng thần kinh: điện não, chụp cắt lớp

- Chức năng hô hấp: đo các thể tích và dung tích khí phổi

- Chức năng tiêu hóa: nội soi

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm:

Áp dụng trên động vật, tạo các mô hình bằng những thí nghiệm cấp diễn và trƣờng

diễn, tăng giảm hoạt động của một cơ quan, bộ máy và theo dõi sự đáp ứng.

3.4. Phƣơng pháp hóa – miễn dịch và hóa – mô học:

Dùng các kỹ thuật nhƣ: các thử nghiệm miễn dịch phóng xạ (RIA), miễn dịch men

(ELISA) miễn dịch huỳnh quang, v…v… Quan sát đại thể bằng phẩn tích, quan sát vi thể

bằng kính hiển vi quang học, hay kính hiển vi điện tử.

3.5. Kết hợp với lâm sàng:

Việc kết hợp với lâm sàng là quan trọng, vì đó là nơi diễn ra những hoạt động chức năng

của các cơ quan và bộ máy của cơ thể ở tình trạng không bình thƣờng.

Nghiên cứu sinh lý học, chúng ta luôn phải trả lời 3 câu hỏi:

- Hiện tƣợng gì đã xảy ra

- Nó diễn biến nhƣ thế nào

- Tại sao nó xảy ra và diễn biến nhƣ vậy, tức là tìm ra cơ chế hoạt động chức năng của

các cơ quan, bộ máy.

Quan sát và phân tích hiện tƣợng phải dựa trên các kiến thức về khoa học cơ bản và y

học cơ sở, không đƣợc đƣa ra các giả thuyết chủ quan.

4. KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ SỐNG VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SỐNG:

4.1. Sự sống là gì?

Năm 1878 nhà triết học Eugels trong quyển sách “chống During” có định nghĩa nhƣ

sau: “Sự sống là một phƣơng thức tồn tại của chất Albumin, mà chất này luôn thay đổi tỷ lệ

các thành phần hóa học cấu tạo ra nó”.

Ngày nay ta gọi Albumin là protein, hay chất đạm, bao gồm các nguyên tố C, H, O, N,

ngoài ra còn các yếu tố vi lƣợng nhƣ: Fe, Zn, Mg, Ca, Na, K v…v… Eugels còn nói: “Ở đâu

có sự sống là ở đó có protein, ngƣợc lại ở đâu có protein chƣa phân giải là ở đó có sự sống”.

Cho đến nay, ta mới chỉ biết có trái đất là có sự sống và ngƣời ta đang tìm xem trong

vũ trụ có nơi nào khác có chất C, H, O, N để khẳng định ở đó có sự sống nhƣ chúng ta không.

4.2. Nguồn gốc sự sống:

Chúng ta quan niệm sự sống xuất hiện do các nguyên tố C, H, O, N phản ứng với

nhau, dƣới tác dụng của những yếu tố vật lý trong bầu khí quyển bao quanh địa cầu nhƣ:

phóng điện, các tia bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển, nhiệt độ v…v…, đã tạo ra chất đạm.

Năm 1953, hai nhà khoa học Mỹ là S.Miller và H.Urey cho phóng một dòng điện cực

mạnh giữa hai điện cực đặt ở hai đầu một ống thủy tinh, trong đó có những chất khí mà thành

phần giống nhƣ khí quyển trái đất. Sau khi phóng điện, trong ống xuất hiện một số chất đạm.

Theo nhà bác học Oparine, thì trong hàng triệu năm, các nguyên tố C, H, O, N trong

khí quyển, dƣới tác dụng của nhiều yếu tố vật lý, đã kết hợp lại với nhau thành một chất thô

sơ, mà Oparine gọi là Coacervat. Chất này tổ chức lại, thích nghi với những điều kiện của môi

13

trƣờng chung quanh, dần dần trở thành cơ thể đơn bào, sau đó tiến lên đa bào. Trong quá trình

tiến hóa này, chất sống đã tạo đƣợc cho mình tính chất chuyển hóa, và tự sinh sản theo một

phƣơng thức, mà mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, ngƣời ta mới biết đƣợc và gọi là

“mã di truyền”.

4.3. Những đặc điểm của sự sống:

Vật sống khác với vật không sống ở 4 đặc điểm sau đây:

4.3.1. Thay cũ, đổi mới:

Còn gọi là chuyển hóa, tức là liên tục thu nhập vật chất từ bên ngoài vào qua bộ máy

tiêu hóa, và biến đổi vật chất theo hai hƣớng:

- Biến vật chất thu nhập vào thành ra các thành phần cấu tạo của cơ thể, đó là quá trình

đồng hóa.

- Biến vật chất thu nhập vào thành năng lƣợng để cơ thể hoạt động, đó là quá trình dị

hóa.

Hai quá trình này là hai mặt đối lặp, nhƣng thống nhất của một quá trình chuyển hóa,

chuyển hóa ngừng là cơ thể chết. Quá trình chuyển hóa diễn ra ở trong tế bào.

4.3.2. Khả năng chịu kích thích:

Là khả năng đáp ứng với các kích thích đa dạng của môi trƣờng bên ngoài và bên

trong cơ thể, nhƣ các kích thích vật lý, hóa học, tâm lý xã hội, ánh sáng làm co đồng tử, nƣớc

chanh làm chảy nƣớc bọt, sợ hãi làm tim đập nhanh, mạnh; hay các kích thích thuộc các cơ

chế thần kinh và thể dịch trong cơ thể …

4.3.3. Khả năng sinh sản giống mình:

Là khả năng tạo ra cơ thể mới giống mình, hoạt động sinh sản nằm trong “chƣơng

trình của sự sống”, do mã di truyền quyết định nhằm mục đích duy trì nòi giống.

4.3.4. Khả năng thích nghi:

Là khả năng thay đổi một phần cấu trúc, hay hoạt động của các cơ quan, bộ máy, để

thích nghi với điều kiện môi trƣờng sống thay đổi, đó là cơ sở để cơ thể tồn tại và phát triển.

4.4. Khái niệm về điều hòa chức năng:

Cơ thể sống là một chỉnh thể, mà các cơ quan, bộ máy đều có liên quan mật thiết với

nhau, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau, mỗi cơ quan trong cơ thể hoạt động theo một qui luật riêng

của nó, nhƣng đồng thời phải tuân theo một qui luật hoạt động chung của toàn cơ thể.

Trong một môi trƣờng sống luôn luôn thay đổi (ngoại môi), cơ thể phải luôn điều

chỉnh hoạt động của các cơ quan, bộ máy và toàn bộ cơ thể, để thích nghi với môi trƣờng

sống, nhƣng đồng thời phải bảo đảm tình hằng định của môi trƣờng bên trong cơ thể (nội

môi), một hiện tƣợng mà Claude Bernard gọi là “Hằng tính nội môi” nhƣ: các thành phần của

nội môi, thân nhiệt, độ pH, áp suất thẩm thấu v…v…

Cơ thể hoạt động thành một khối thống nhất, và thống nhất với môi trƣờng sống là

nhờ vào sự điều hòa chức năng của cơ thể. Cơ thể điều hòa chức năng bằng hai phƣơng thức

là thể dịch và thần kinh. Hoạt động của hai hệ thống này luôn hổ trợ lẫn nhau và bổ sung cho

nhau.

­ Điều hòa bằng thể dịch là do nội môi phụ trách, bao gồm máu, bạch huyết, dịch khe,

dịch não tủy, dịch các cơ quan (dịch màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, nhãn dịch,

nhĩ dịch v…v…). Trong nội môi, có những thành phần quan trọng góp phần điều hòa các cơ

quan, bộ máy nhƣ: các hormones, các khí O2 và CO2, các chất điện giải Na+, K

+, Ca

++, Mg

++,

v…v…

­ Điều hòa bằng thần kinh là do hệ thần kinh trung ƣơng và hệ thần kinh thực vật phụ

trách, bao gồm các neurons và các sợi trục thần kinh đi đến từng tận các tế bào. Các neurons

thần kinh điều hòa các tế bào thông qua một số hóa chất trung gian, gọi là các chất dẫn truyền

thần kinh (Neurotransmitters), chất dẫn truyền phổ biến và điển hình là acetylcholine. Còn các

tế bào tiếp nhận các chất dẫn truyền thần kinh bằng các thụ thể (receptors).

Hoạt động điều hòa đƣợc tiến hành theo nguyên tắc hai chiều, gọi là “cơ chế điều hòa

ngƣợc”, nghĩa là khi các cơ quan, bộ máy nhận các tín hiệu điều hòa, nó cũng có những phản

ứng ngƣợc trở về các cơ quan mà đã phát tín hiệu đến nó. Đó là khả năng tự điều chỉnh của cơ

14

thể.

5. KẾT LUẬN: Sinh lý học là một môn cơ sở quan trọng của y học. Nghiên cứu hoạt động chức năng

bình thƣờng của cơ thể, tìm ra qui luật hoạt động của cơ thể nói chung, và qui luật hoạt động

của từng cơ quan, bộ máy nói riêng là một công việc phức tạp, đòi hỏi những kiến thức tổng

hợp của các ngành khoa học cơ bản, y học cơ sở và lâm sàng.

Từ nhiều thế kỷ nay, sinh lý học phát triển qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn duy tâm,

thần bí, đến giai đoạn thực nghiệm khoa học, và cho đến nay giai đoạn sinh vật học phân tử,

chứng tỏ sinh lý học đã có những bƣớc tiến dài, và còn tiếp tục phát triển.

Muốn nghiên cứu sinh lý học phải có phƣơng pháp luận chính xác, và có quan điểm

duy vật biện chứng. Lịch sử phát triển sinh lý học cũng cho thấy những quan niệm duy tâm

thần bí chủ quan, bảo thủ, máy móc, tin vào định mệnh sẽ kìm hãm bƣớc phát triển của khoa

học nói chung và sinh lý học nói riêng.

Ngƣời thầy thuốc muốn giỏi về chuyên môn phải cập nhật những thông tin mới về

sinh lý học và y học, phải có phƣơng pháp suy luận đúng: tiếp nhận thông tin, chọn lọc xử lý,

và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất.

Để trở thành một ngƣời thầy thuốc tốt, phải trung thực với ngƣời và với mình, phải

luôn luôn học tập, học nữa và học mãi (Lenin), trau dồi kiến thức để phục vụ tốt sức khỏe

nhân dân, làm việc theo lƣơng tâm nghề nghiệp, đó là y đạo và y đức. Bác Hồ đã dạy chúng ta

“thầy thuốc nhƣ mẹ hiền”. Thầy thuốc dốt nát, không thể nhƣ mẹ hiền đƣợc, và không ai có

thể trao tính mạng của mình cho một thầy thuốc dốt.

15

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Mô tả đƣợc cấu trúc của tế bào: cấu trúc của màng tế bào, cấu trúc của bào tƣơng và các

bào quan, cấu trúc của nhân.

2. Trình bày đƣợc các chức năng cơ bản của tế bào nhƣ:

­ Hoạt động thông tin của tế bào.

­ Tiêu hóa chất trong tế bào.

­ Sự tạo năng lƣợng từ các chất dinh dƣỡng.

­ Sự tổng hợp và tạo thành các cấu trúc của tế bào.

3. Giải thích đƣợc các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào: khuếch tán thụ động

và vận chuyển tích cực.

4. Phân tích đƣợc các hệ thống điều hòa trong tế bào.

CHƢƠNG 2

SINH LÝ HỌC TẾ BÀO

16

ĐẠI CƢƠNG VỀ TẾ BÀO

Cơ thể con ngƣời đƣợc cấu tạo từ hàng tỷ tỷ tế bào, tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là

đơn vị chức năng của cơ thể. Những tế bào chuyên chức kết lại với nhau thành các mô, các cơ

quan, hệ thống nhƣ: hệ thống tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, thần kinh, v.v…

Vì vậy, muốn hiểu chức năng của các cơ quan trong cơ thể, cần nắm đƣợc chức năng của tế

bào. Mọi hoạt động chức năng của cơ thể đều có cơ sở tại tế bào, và các rối loạn chức năng

cũng có cơ sở tế bào.

1. NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO CƠ THỂ NGƢỜI:

Tế bào cơ thể ngƣời có khả năng biệt hóa và phân chia. Đại đa số tế bào đều phân

chia, sinh ra nhiều tế bào con, kết lại với nhau thành tổ chức hay mô. Nhƣng có một số tế bào

phát triển theo một thể thức riêng. Thí dụ:

- Từ lúc phôi còn trong bụng mẹ cho đến tuần lễ thứ tám, các cơ quan sinh dục của nam

và nữ của phôi đều giống nhau. Từ tuần lễ thứ tám trở đi có quá trình biệt hóa thành nam hoặc

nữ. Có trƣờng hợp quá trình biệt hóa này không xảy ra, và trẻ sinh ra mang trong ngƣời hai

giới tính.

- Tế bào cơ vân không phân chia, và chỉ tăng trƣởng theo chiều ngang và chiều dọc.

- Tế bào thần kinh cũng không phân chia, nhƣng mỗi khi bị tổn thƣơng thì phát triển

nhánh.

- Tế bào tuyến giáp thay đổi hình thể khi nghỉ và khi hoạt động bài tiết.

- Tế bào buồng trứng lần lƣợt biệt hóa để trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có một trứng

thành thục đƣợc phóng ra khỏi buồng trứng, rồi vận chuyển theo ống dẫn trứng để vào tử

cung.

Đại bộ phận các tế bào đƣợc phân chia sẽ phát triển tại chỗ thành các tổ chức cố định,

nhƣng cũng có một số tế bào sau khi thành thục thì đƣợc giải phóng khỏi nơi sản xuất, nhƣ

các tế bào máu lƣu thông khắp cơ thể, rồi chết, không phân chia, và tủy xƣơng sẽ tiếp tục sản

xuất tế bào mới.

2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CẤU TRÖC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO:

Trong quá trình thích nghi với môi trƣờng sống, cơ thể có nhiều cơ quan, bộ máy khác

nhau, làm những chức năng khác nhau. Do đó các tế bào trong cơ thể rất đa dạng, có thể có

hình thể rất khác nhau, nhƣng nhìn chung mọi tế bào đều có cấu trúc giống nhau: mỗi tế bào

có một màng bao quanh, gọi là màng tế bào, bao bọc bào tƣơng. Trong bào tƣơng có nhiều

bào quan chuyên chức nhƣ: chức năng sản xuất các sản phẩm của tế bào, chức năng tiêu hóa

chất, chức năng sản xuất năng lƣợng v.v…

Trong bào tƣơng có một bào quan lớn là nhân tế bào, bao quanh nhân là màng nhân,

bên trong là nhân tƣơng, chứa đựng nhiều phân tử ADN, là thành phần cơ bản của nhiễm sắc

thể, bảo đảm chức năng di truyền, và nhiều phân tử ARN, tập trung trong hạt nhân.

Ngoài nhân tế bào ra, trong bào tƣơng còn có những bào quan khác nhỏ hơn nhƣ: ty

thể tạo năng lƣợng, lysosom chuyên chức tiêu hóa chất, và một mạng lƣới đƣờng ống, gọi là

bộ Golgi, chuyên chức sản xuất các sản phẩm của tế bào.

Tất cả tế bào cũng nhƣ các bào quan đều có màng bao bọc, cấu trúc của các màng đều

giống nhau.

17

CẤU TRÖC CỦA TẾ BÀO

MỤC TIÊU:

1. Mô tả đƣợc cấu trúc của màng tế bào.

2. Trình bày đƣợc các thành phần của bào tƣơng và chức năng của các bào quan: lƣới nội

bào và bộ Golgi, lysosom và ty thể.

3. Phân tích đƣợc các thành phần của nhân: màng nhân, nhiễm sắc thể, hạt nhân.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây sai về đặc tính cơ bản của tế bào:

A. Đại đa số tế bào đều phân chia sinh ra nhiều tế bào con.

B. Tế bào cơ vân không phân chia, chỉ tăng trƣởng theo chiều ngang và chiều dọc.

C. Tế bào thần kinh mỗi khi bị tổn thƣơng thì phân chia và phát triển nhánh.

D. Tế bào tuyến giáp có thay đổi hình thể khi nghi và khi bài tiết.

E. Hồng cầu lƣu hành trong máu thì không sinh sản.

2. Câu nào sau đây sai về thành phần cấu trúc của màng tế bào:

A. Nƣớc là thành phần dịch tế bào, chiếm 70 – 85%

B. Có các chất điện giải nhƣ K+, Na

+, Ca

++ …

C. Protein chiếm từ 10 - 20% khối tế bào.

D. Cacbohydrat đóng vai trò chính về dinh dƣỡng tế bào là chức năng cấu trúc.

E. Lipit chiếm 2% của khối tế bào, quan trọng nhất là phospholipit và cholesterol.

3. Câu nào sau đây đúng với màng tế bào:

A. Gồm hầu hết là protein.

B. Để một số ion qua lại đƣợc là nhờ các kênh ion.

C. Không thấm đối với các chất tan trong dầu mỡ.

D. Cho các ion thấm qua tự do và không cho protein đi qua.

E. Phần kỵ nƣớc của phân tử phospholipit hƣớng ra mặt ngoài của màng tế bào.

4. Câu nào sau đây sai về protein của màng tế bào:

A. Protein toàn bộ xuyên suốt bề dày của màng và lồi ra ngoài một đoạn.

B. Protein toàn bộ cung cấp các kênh cấu trúc, qua đó các chất hòa tan trong nƣớc và các

ion có thể khuếch tán qua màng.

C. Protein ngoại biên thƣờng nằm hầu nhƣ hoàn toàn ở phía trong của màng.

D. Các protein ngoại biên thƣờng hoạt động nhƣ các men hay những chất kiểm tra chức

năng trong tế bào.

E. Protein toàn bộ có khi hoạt động nhƣ những protein mang, chúng vận chuyển các chất

theo chiều khuếch tán tự nhiên.

5. Câu nào sau đây sai về cacbohydrat màng:

A. Cacbohydrat thƣờng kết hợp với protein, gọi là glycoprotein.

B. Khoảng một phần mƣời lipit màng là glycolipit.

C. Phân tử cacbohydrat gắn với lõi protein nhỏ đƣợc gọi là proteoglycan.

D. Glycocalyx gắn các tế bào với nhau để tạo thành mô.

E. Glycocalyx tham gia vào các phản ứng men.

6. Các tế bào sau đây đều là tế bào prokariot, ngoại trừ:

A. Hồng cầu.

1

18

B. Vi sinh vật đơn bào.

C. Vi khuẩn.

D. Tế bào nấm.

E. Siêu vi.

7. Câu nào sau đây không đúng đối với nhiễm sắc thể:

A. Cũng có trong ty lạp thể.

B. Bao gồm các phân tử ADN và ARN.

C. Phân tử ADN kết hợp với histon và một số protein khác làm thành nhiễm sắc thể giới

tính.

D. Còn đƣợc gọi là chất nhiễm sắc.

E. Có số lƣợng nhƣ nhau ở tất cả các tế bào trong cơ thể, trừ trứng và tinh trùng

8. Nơi nào sau đây là vị trí sinh tổng hợp protein:

A. Nhân.

B. Hạt nhân.

C. Lƣới nội bào trơn.

D. Lƣới nội bào có hạt.

E. Bộ Golgi.

9. Câu nào sau đây đúng về màng tế bào:

A. Bao gồm tòan bộ là các phân tử protein.

B. Không thấm đối với các chất hòa tan trong lipid.

C. Cho phép thấm qua O2 và CO2.

D. Cho thấm các chất điện giải một cách tự do, nhƣng không thấm protein.

E. Có thành phần ổn định trong suốt đời sống của tế bào.

10. Câu nào đúng về protein của tế bào:

A. Đƣợc tổng hợp ở mạng nội bào tƣơng trơn.

B. Đƣợc tổng hợp ở bộ Golgi.

C. Nó đƣợc hòa tan trong bào tƣơng.

D. Đƣợc tìm thấy trong những túi vận chuyển nhỏ, sản phẩm của lƣới nội bào.

E. Nguyên liệu để tổng hợp protein là các phân tử peptide và các amino acid.

19

1.

HẸ THỐNG CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO

MỤC TIÊU:

1. Trình bày đƣợc các hoạt động thông tin của tế bào, bao gồm nhận tin từ kênh thần kinh và

nhận tin từ hệ thống thể dịch – Kháng nguyên tƣơng hợp tổ chức HLA nhận dạng các tế

bào.

2. Mô tả đƣợc sự tiêu hóa của tế bào với chức năng của các lysosom.

3. Giải thích đƣợc sự tổng hợp các chất và tạo thành các cấu trúc của tế bào do lƣới nội bào

và bộ Golgi đảm nhận.

4. Phân tích đƣợc sự tạo năng 1ƣợng từ các chất dinh dƣỡng với vai trò của ty thể.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với chất truyền tin thứ hai?

A. Là những chất tƣơng tác với chất truyền tin thứ nhất bên trong tế bào.

B. Là những chất gắn với chất truyền tin thứ nhất trên màng tế bào.

C. Gây đáp ứng trung gian bên trong tế bào, khi có tác động của các hormon hay chất

dẫn truyền thần kinh khác.

D. Là những hormon do tế bào bài tiết, vì có sự kích thích của hormon khác.

E. Là phân tử ATP trong bào tƣơng.

2. Câu nào sau đây đúng với kháng nguyên tƣơng hợp tổ chức?

A. Còn đƣợc gọi là HLA.

B. Bản chất là lipoprotein.

C. Chỉ có trên màng tế bào bạch cầu.

D. Đƣợc biểu lộ bởi gen nằm trong nhánh ngắn của nhiễm sắc thể X.

E. Một số lớn ngƣời có kháng nguyên tƣơng hợp tổ chức giống nhau.

3. Câu nào sau đây đúng với bệnh tự miễn?

A. Diễn ra khi lympho T và B bị biến đổi tính chất và tiêu diệt các mô của cơ thể mình.

B. Có thể xảy ra khi đại thực bào thay đổi tính chất, tự tấn công tế bào của cơ thể mình.

C. Là bệnh đái tháo đƣờng không tùy thuộc insulin.

D. Do một số tế bào của một cơ quan bị biến đổi về HLA của mình, bị coi là một mô lạ

và bị hệ lympho miễn dịch tấn công.

E. Là trƣờng hợp cơ thể tự có khả năng miễn dịch đối với kháng nguyên lạ.

4. Câu nào sau đây không đúng với lysosom?

A. Là một hệ thống tiêu hóa trong tế bào.

B. Nó chứa các men thủy phân có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ

C. Màng lysosom ngăn men thủy phân không cho nó tiếp xúc với các chất khác trong

thành phần của tế bào.

D. Tế bào tiêu các chất qua hai quá trình ẩm bào và thực bào.

E. Lysosom còn chứa các men lysozym, nó phân giải màng vi khuẩn, lysoferrin nó gắn

sắt và các kim loại khác.

5. Các câu sau đây đều đúng với lysosom, NGOẠI TRỪ:

A. Tất cả các sản phẩm tiêu hóa của lysosom đều đƣợc tế bào sử dụng.

2

20

B. Lysosom đƣợc tạo thành bởi bộ Golgi.

C. Lysosom tiêu hóa đƣợc các cấu trúc của tế bào đã bị phá hủy, các vi khuẩn, và các

tiểu phân thức ăn đã đƣợc đƣa vào tế bào.

D. Trong lysosom có khoảng 40 men axit hydrolaz.

E. Khi nào bị viêm nhiễm, các men đƣợc giải phóng, chúng sẽ tiêu các chất của tế bào.

6. Các câu sau đây đều đúng với lƣới nội bào, NGOẠI TRỪ:

A. Có loại sinh tổng hợp protein.

B. Có loại sinh tổng hợp lipit.

C. Có rất ít ở tế bào bài tiết.

D. Có loại có nhiều hạt ribosom.

E. Khoảng bên trong của lƣới nội bào có liên hệ với khoảng giữa hai màng nhân.

7. Câu nào sau đây không đúng đối với hạt ribosom?

A. Là một thành phần của lƣới nội bào có hạt.

B. Có vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp protein.

C. Thành phần gồm một hỗn hợp axít ribonucleic và protein.

D. Các phân tử protein đƣợc tổng hợp trong cấu trúc của ribosom.

E. Ribosom đƣa phân tử protein đƣợc tổng hợp vào trong bào tƣơng của tế bào.

8. Các câu sau đây đều đúng với bộ Golgi, NGOẠI TRỪ:

A. Bộ Golgi cũng có thể sản xuất một số sản phẩm nhƣ lƣới nội bào.

B. Cấu tạo tƣơng tự nhƣ lƣới nội bào.

C. Nằm về một phía của tế bào, gần nhân.

D. Phát triển mạnh ở các tế bào tuyến.

E. Có vai trò đóng gói các hạt bài tiết.

9. Câu nào sau đây không đúng với ty lạp thể:

A. Là nơi diễn ra chu kỳ Krebs.

B. Là nơi tập trung các enzym của chuỗi hô hấp.

C. Trong chất khuôn của ty lạp thể có nhiều acetyl – coenzym A.

D. Là nơi diễn ra quá trình đƣờng phân yếm khí.

E. Là nơi sản xuất năng lƣợng dƣới dạng ATP.

10. Câu nào sau đây sai về thụ thể (receptor) của tế bào:

A. Các hormone có bản chất hóa học là protein đƣợc tiếp nhận bởi thụ thể trên màng tế

bào.

B. Các hormone có bản chất cấu tạo bằng lipid đƣợc tiếp nhận bởi thụ thể trong bào

tƣơng.

C. Cơ chế tác dụng của các hormone bản chất lipid là làm tăng tổng hợp protein của tế

bào đích.

D. Bản chất của hormone tuyến giáp là amino acid, nhân tyrosine, nên tác dụng thông

qua chất truyền tin thứ hai.

E. Hormone đƣớc gắn với thụ thể bằng dây nối hóa trị.

21

SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

MỤC TIÊU:

1. Trình bày đƣợc các hình thức khuếch tán qua màng tế bào và các yếu tố ảnh hƣởng đến

quá trình khuếch tán.

2. Mô tả và phân tích đƣợc các hình thức vận chuyển tích cực nguyên phát và vận chuyển

tích cực thứ phát .

3. Giải thích đƣợc sự vận chuyển liên tiếp qua hai màng của tế bào

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GÍA

1. Màng tế bào có tính thấm rất cao đối với nƣớc vì lí do nào sau đây?

A. Nƣớc hòa tan trong lớp lipit của màng

B. Nƣớc đƣợc vận chuyển qua màng bằng cơ chế khuếch tán đƣợc hỗ trợ

C. Nƣớc là một phân tử nhỏ, nó đƣợc khuếch tán đơn thuần qua các kênh protein của

màng

D. Nƣớc đƣợc vận chuyển tích cực qua màng

E. Nƣớc có thể biến hình dễ dàng

2. Sự khuếch tán đơn thuần và khuếch tán đƣợc hỗ trợ giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Cần chất mang

B. Đi ngƣợc bậc thang nồng độ

C. Mức khuếch tán tăng lên một cách cân xứng với nồng độ chất khuếch tán

D. Cần thụ thể (receptor) đặc hiệu

E. Hoạt động không cần năng lƣợng ATP

3. Khuếch tán đƣợc hỗ trợ và vận chuyển tích cực giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Cần năng lƣợng do ATP cung cấp

B. Cần enzym xúc tác

C. Cần protein mang với receptor

D. Đi ngƣợc bậc thang nồng độ

E. Có thể vận chuyển đƣợc các chất điện giải

4. Câu nào sau đây đúng với tình trạng phân cực của màng tế bào?

A. Tùy thuộc tính thấm của màng đối với ion K+

B. Tùy thuộc tính thấm của màng đối với ion Na+

C. Tăng lên khi men ATPase trong màng bị ức chế

D. Là do bơm Na+ - K

+

E. Thay đổi rất nhiều nếu nồng độ Cl- ở dịch ngoại bào tăng

5. Vận chuyển tích cực thứ phát khác vận chuyển tích cực nguyên phát ở điểm nào sau đây?

A. Có cơ chế bão hòa

B. Cần protein mang

C. Cần receptor đặc hiệu

D. Không phụ thuộc vào bậc thang nồng độ

E. Phụ thuộc vào thế năng của Na+

6. Áp suất thẩm thấu có tác dụng nào sau đây?

A. Chuyển dung môi qua màng bán thấm tới vùng có áp suất thủy tĩnh thấp

3

22

B. Chuyển dung môi qua màng bán thấm từ vùng có chất hòa tan với nồng độ cao sang

vùng có chất hòa tan với nồng độ thấp hơn.

C. Chuyển dung môi qua màng bán thấm từ vùng có chất hòa tan với nồng độ thấp sang

vùng có chất hòa tan với nồng độ cao hơn.

D. Chuyển chất hòa tan qua màng bán thấm từ vùng có chất hòa tan với nồng độ cao sang

vùng có nồng độ thấp hơn.

E. Chuyển chất hòa tan qua màng bán thấm từ vùng có chất hòa tan với nồng độ thấp

sang vùng có nồng độ cao hơn

7. Các yếu tố sau đây ảnh hƣởng tới mức độ khuếch tán, NGOẠI TRỪ:

A. Tác dụng về bậc thang điện tích

B. Tác dụng về bậc thang năng lƣợng

C. Tác dụng về bậc thang áp suất

D. Tác dụng về bậc thang nồng độ

E. Tác dụng về tính thấm của màng

Câu hỏi từ 8 – 10:

- Nếu vế thứ nhất lớn hơn vế thứ hai, trả lời chữ L;

- Nếu hai vế bằng nhau, trả lời chữ B;

- Nếu vế thứ nhất nhỏ hơn vế thứ hai, trả lời chữ N.

8. Nồng độ của ion H+ trong lysosom (L/B/N) nồng độ của ion H

+ trong bào tƣơng của tế

bào.

9. Sự góp phần của nồng độ glucoz huyết tƣơng cho độ thẩm thấu tòan phần của huyết tƣơng

(L/B/N) sự góp phần của nồng độ Na+ huyết tƣơng cho độ thẩm thấu tòan phần của huyết

tƣơng.

10. Thể tích huyết tƣơng tính đƣợc khi chất màu dùng để đo đƣợc chích vào dƣới da (L/B/N)

thể tích huyết tƣơng tính đƣợc khi chất màudùng để đo đƣợc chích vào tĩnh mạch.

23

ĐIỀU HÕA HOẠT ĐỘNG CỦA TẾ BÀO

MỤC TIÊU:

1. Trình bày đƣợc sự điều hòa hoạt động hóa sinh trung tế bào, với 2 cơ chế cơ bản là điều

hòa gen và điều hòa enzym.

2. Phân tích đƣợc sự điều hòa sinh sản của tế bào với sự sao mã ADN, để phát triển tế bào về

mặt số lƣợng và kích thƣớc.

3. Nêu đƣợc sự biệt hóa tế bào.

4. Mô tả đƣợc sự đột biến của tế bào dẫn đến ung thƣ, với sự rối loạn về gen điều hòa sự

phát triển và gián phân tế bào.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng về 3 operon:

A. Operom gồm 3 gen cấu trúc và 3 enzym tƣơng ƣng

B. Operon gồm các gen cấu trúc và bộ điều khiển ức chế

C. Operon gồm các gen cấu trúc và bộ điều khiển hoạt hoá

D. Operom gồm 3 gen cấu trúc và các bô điều khiển

E. Protein ức chế gắn vào bộ điều khiển thúc đẩy sự gắn của men ARN polymeraz

2. Các câu sau đây đúng với operon, NGOẠI TRỪ:

A. Các sản phẩm đƣợc tế bào tạo ra gây điều hoà ngƣợc âm tính đối với operon

B. Các sản phẩm của tế bào có thể tạo ra một protein ức chế để gắn bó với bộ điều khiền

ức chế, hoặc tạo ra một protein để gắn protein hoạt hoá với bộ điều khiển ức chế, do

đó ức chế sự tạo ra sản phẩm

C. Chất hoạt hoá làm đứt cầu nối cảu protein ức chế với bộ điều khiển, gây ra quá trình

sao chép tạo ARN

D. Sự sao mã gen trong operon sẽ tạo ra ARN để tổng hợp protein của tế bào

E. Khi protein điều hoà gắn vào bộ điều khiển gây thu hút men ARN polymeraz, làm

hoạt hoá operon

3. Các cơ chế kiểm tra sự sao chép bằng operon sau đây đều đúng, NGOẠI TRỪ:

A. Khi ADN cuộn lại quanh một protein là histon, là nó có thể hoạt động tạo ra ARN

B. Operon đƣợc kiểm tra bằng một gen điều hoà, gen vậy tạo nên protein điều hoà

C. Nhiều operon khác nhau có thể đƣợc kiểm tra đồng thời bằng cùng một protein đìêu

hoà

D. Sự kiểm tra có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của sự tổng hợp protein tế bào

E. ADN đƣợc đóng gói trong những đơn vị cấu trúc đặc biệt gọi là nhiễm sắc thể

4. câu nào sau đây sai đối với sự hoạt hoá enzym:

A. Một số chất hoá học đƣợc tạo thành trong tế bào có tác dụng ức chế hệ enzym đặc hiệu

tạo ra nó

B. Các enzym bị bất hoạt có thể hoạt động trở lại, khi nó đƣợc hoạt hoá bởi một số chất

hoá học

C. AMP vòng là chất hoạt hoá enzym phophorylaz để phục hồi phân tử ATP

D. Purin và pyrimidin cần cho sự tổng hợp ADN và ARN, khi purin đƣợc tạo thành

chúng sẽ ức chế enzym đã xúc tác sự tạo ra chính nó

E. Khi pymidirin đƣợc tạo thành do purin hoạt hoá enzym, sẽ ức chế enzym cần cho sự

tạo thành purin

5. Tất cả các câu sau đây đều đúng với sự sinh sản tế bào, NGOẠI TRỪ:

4

24

A. Sự sinh sản tế bào bắt đầu bằng sự sao chép tất cả ADN trong nhiễm sắc thể, sự sao

chép này giống hệt sự sao chép ARN

B. Cả 2 dãy ADN trong mỗi một nhiễm sắc thể đều đƣợc sao chép

C. Toàn bộ dãy ADN đều đƣợc sao chép từ đầu này đến đầu kia

D. Các enzym chính cho sự sao chép là ADN polymeraz

E. Men ADN lipaz xúz tác sự gắn các nucleotit liên tiếp từ phân tử này tới phân tử kia

6. Câu nào sau đây sai về vấn đề ung thƣ:

A. Ung thƣ là do sự đột biến hay sự hoạt hoá bất thƣờng của gen

B. Các tế bào bị đột biến gen có khả năng sống kém hơn so với tế bào bình thƣờng

C. Các tế bào bị đột biến gen không còn chịu sự điều hoà ngƣợc để ngăn cản sự phát triển

quá mức nữa

D. Các tế bào ung thƣ luôn bị phá huỷ bởi hệ miễn dịch của cơ thể

E. Trong mô ung thƣ, thƣờng nhiều oncogen khác nhau phải đƣợc hoạt hoá đồng thời

7. Các câu sau đây dều đúng với sự điều hoà phát triển và sinh sản của tế bào, NGOẠI TRỪ:

A. Có một số tế bào phát triển và sinh sản suốt đời nhƣ các tế bào tạo máu của tuỷ xƣơng

B. Một số tế bào nhƣ nơrôn và cơ vân không sinh sản suốt đời, kể cả thời kì bào thai

C. Một số tế bào tái sinh rất mạnh nhƣ tế bào gan

D. Tế bào tuyến, tổ chức dƣới da, biểu mô ruột cũng có khả năng tái sinh cao

E. Sự phát triển của tế bào đƣợc điều hoà bằngcác yếu tố phát triển

8. Những yếu tố sau đây có khả năng gây đột biến gen, NGOẠI TRỪ:

A. Một số hoá chất có trong thuốc lá

B. Sự bức xạ nhƣ tia X, tia gamma, tia cực tím

C. Những tác nhân kích thích vật lý

D. Các yếu tố di truyền

E. Vai trò của vi khuẩn

9. Câu nào sai về đặc điểm của tế bào ung thƣ:

A. Tế bào ung thƣ thƣờng phát triển quá mức

B. Các tế bào ung thƣ thƣờng dính với nhau và trôi theo dòng máu, nên tạo ra hiện tƣợng

di căn

C. Tế bào ung thƣ tạo ra yếu tố sinh mạch

D. Tổ chức ung thƣ cạnh tranh chất dinh dƣỡng với các tế bào bình thƣờng

E. Tế bào ung thƣ có khả năng sống kém hơn tế bào bình thƣờng.

10. Câu nào sai về sự biệt hóa tế bào:

A. Biệt hóa tế bào là sự chuyển một số tế bào đặc biệt thành các cấu trúc khác nhau của

cơ thể.

B. Khi tế bào tăng sinh trong bào thai, có sự thay đổi về đặc tính chức năng và vật lý, tạo

nên sự biệt hóa.

C. Một số tế bào bình thƣờng cũng mang đủ các thông tin di truyền cần thiết để tạo nên

một cơ thể hòan chỉnh

D. Biệt hóa là kết quả của sự ức chế chọn lọc một số gen này và họat hóa một số gen

khác

E. Bộ gen điều hòa tạo ra một protein điều hòa ức chế vĩnh viễn một nhóm gen chọn lọc.

25

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Nêu những chức năng chính của máu.

2. Trình bày thành phần vô cơ, hữu cơ và vai trò của chúng trong huyết tƣơng.

3. Mô tả cấu trúc và chức năng của các tế bào máu: hồng cầu, các loại bạch cầu, tiểu cầu.

4. Giải thích cơ chế cầm máu tức thời và cầm máu duy trì.

5. Phân tích cơ chế của quá trình đông máu nội sinh và ngoại sinh.

6. Nói về các nhóm máu hệ ABO và Rhesus. Nguyên tắc của truyền máu theo hệ ABO.

7. Làm một số xét nghiệm thông thƣờng về máu: đếm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; Định

công thức bạch cầu; Định lƣợng Hemoglobin; Định sức bền hồng cầu; Định nhóm máu;

Định thời gian máu chảy, máu đông... ứng dụng những xét nghiệm cơ bản trên vào thực tế

lâm sàng.

CHƢƠNG 3

SINH LÝ HỌC MÁU

26

ĐẠI CƢƠNG

Hồng cầu Tiểu cầu Bạch cầu

Trong cơ thể chúng ta luôn diễn ra những phãn ứng chuyển hóa, cho nên việc cung

cấp các chất dinh dƣỡng và thải các sản phẩm chuyển hóa là cần thiết. Để đảm bảo chức năng

trên, máu đóng một vai trò rất quan trọng.

Máu là một chất lỏng, lƣu thông trong hệ tuần hoàn, bảo đảm mối liên hệ giữa các cơ

quan, bộ phận trong cơ thể.

1. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA MÁU:

1.1. Chức năng hô hấp:

Vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và ngƣợc lại, vận chuyển CO2 từ mô đến phổi.

1.2. Chức năng dinh dƣỡng:

Các chất nhƣ acid amin, glucose, acid béo, các chất điện giải, các vitamin và nƣớc

đƣợc cung cấp từ ống tiêu hóa vào máu, và đƣợc vận chuyển đến mô, nhằm tổng hợp các chất

và cung cấp năng lƣợng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

1.3. Chức năng đào thải:

Máu lấy các sản phẩm chuyển hóa của tế bào, CO2 ion H+ và NH3 từ các mô chuyển

đến thận, phổi bài tiết ra ngoài.

1.4. Chức năng bảo vệ:

Thể hiện qua các quá trình thực bào, quá trình miễn dịch.

1.5. Chức năng điều nhiệt:

Máu làm nhiêm vụ vận chuyển nhiệt giữ cho nhiệt độ của cơ thể chỉ thay đổi trong

phạm vi hẹp. Máu vận chuyển nhiệt nhờ các đặc tính nhƣ: tỷ nhiệt của nƣớc, khả năng dẫn

nhiệt cao.

2. TÍNH CHẤT CỦA MÁU:

Máu là một dịch quánh, với khối lƣợng khoảng 1/13 trọng lƣợng cơ thể, màu đỏ tƣơi

trong hệ thống động mạch, màu đỏ xẫm trong hệ thống tĩnh mạch.

Tỷ trọng máu toàn phần: 1045-1055, tỷ trọng máu của nam cao hơn nữ.

Máu gồm hai thành phần: huyết tƣơng chiếm khoảng 54% khối lƣợng máu, tỷ trọng

huyết tƣơng khoảng 1030, còn 45% là huyết cầu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đây chính

là chỉ số Hct (hematocrit), tỷ trọng huyết cầu 1100. Độ quánh của máu so với nƣớc: 4,5/1, độ

quánh huyết tƣơng 1,7/1 so với nƣớc. Độ quánh của máu thay đổi phụ thuộc vào nồng độ

protein huyết tƣơng và Hct.

Chỉ số Hct thay đổi theo giới tính. Nam: 42 - 46% Nữ: 38 - 42 %.

Độ pH máu luôn ổn định ở: 7,35-7,45 trung bình là 7,39. pH máu luôn hằng định, là

nhờ vào hệ thống đệm của máu, thận và phổi.

27

SINH LÝ HUYẾT TƢƠNG

MỤC TIÊU:

1. Viết đúng, đủ và phân tích đƣợc ion đồ huyết tƣơng.

2. Trình bày chức năng của các chất điện giải huyết tƣơng.

3. Kể các thành phần protein, lipid và carbohydrate huyết tƣơng.

4. Nói về chức năng của protien, lipid và carbohydrate huyết tƣơng.

5. Phân biệt sự bất thƣờng do thay đổi nồng độ huyết tƣơng của các chất trong lâm sàng.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với bản chất của máu?

A. Chất dịch protein hòa tan

B. Hỗn hợp các dịch thể

C. Mô liên kết đặc biệt

D. Hỗn hợp các loại tế bào máu

E. Hợp chất vô cơ và hữu cơ

2. Tỷ trọng của máu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Số lƣợng hồng cầu

B. Số lƣợng bạch cầu

C. Số lƣợng tiểu cầu

D. Nồng độ protein và số lƣợng huyết cầu

E. Nồng độ natri và clo

3. Độ nhớt của máu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nồng độ protein và số lƣợng huyết cầu

B. Nồng độ protein và nồng độ các chất điện giải

C. Nồng độ các yếu tố gây đông máu và số lƣợng tiểu cầu

D. Nồng độ phospholipid và lipoprotein

E. Nồng độ NaCl và globulin

4. Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nồng độ NaCl và protein hòa tan

B. Nồng độ NaCl và calci

C. Nồng độ clo và calci

D. Nồng độ albumin và lipoprotein.

E. Nồng độ glucose.

5. Protid huyết tƣơng có những chức năng sau đây, NGOẠI TRỪ :

A. Tạo áp suất keo của máu

B. Vận chuyển lipid trong máu

C. Bảo vệ cơ thể

D. Vận chuyển oxy

E. Đông máu

Độ pH của máu phụ thuộc chủ yếu vào ion nào sau đây?

A. Na+

B. Cl-

C. K+

5

28

D. HPO4 --

E. HCO3- và H

+

Hematocrit là tỷ lệ phần trăm giữa hai đại lƣợng nào sau đây?

A. Tổng thể tích huyết cầu và thể tích máu toàn phần

B. Tổng thể tích hồng cầu và thể tích huyết tƣơng

C. Tổng thể tích huyết cầu và thể tích huyết tƣơng

D. Tổng thể tích huyết cầu và thể tích huyết thanh

E. Tổng thể tích hồng cầu và thể tích bạch cầu cộng với tiểu cầu

Áp suất keo của máu đƣợc tạo nên bởi chất nào sau đây?

A. Globulin

B. Albumin

C. NaCl

D. Lipoprotein

E. Phospholipid

Các lipoprotein huyết tƣơng bao gồm những chất sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Alpha - lipoprotein (High Density Lipoprotein HDL)

B. Tiền beta – lipoprotein (Very Low Sensity Lipoprotein VDL)

C. Lipoprotein (Intermediate Density Lipoprotein IDL)

D. Beta – lipoprotein (Low Density Lipoprotein LDL)

E. Caroten.

Hemoglobin ở ngƣời trƣởng thành bình thƣờng thuộc loại nào sau đây?

A. Hb A

B. Hb C

C. Hb E

D. Hb F

E. Hb S

29

SINH LÝ HỒNG CẦU

MỤC TIÊU:

1. Mô tả hình thể và cấu trúc của hồng cầu.

2. Trình bày chức năng của hồng cầu.

3. Nói về các cơ quan và các yếu tố tham gia tạo hồng cầu.

4. Phân tích sự thoái hóa của hemoglobin và những sản phẩm phân hủy của chúng.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Hồng cầu có vai trò miễn dịch vì có các khả năng sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Giữ lấy các phức hợp kháng nguyên kháng thể bổ thể tạo thuận lợi cho thực bào

B. Bám vào các lymplo T, giúp sự "giao nộp" các kháng nguyên cho tế bào này

C. Có các hoạt động enzyme bề mặt

D. Các IgE thƣờng bám trên màng hồng cầu, gây phản ứng với kháng nguyên

E. Các kháng nguyên trên màng hồng cầu đặc trƣng cho các nhóm máu.

2. Hemoglobin có chức năng đệm vì lý do nào sau đây?

A. Tăng tính acid của huyết tƣơng

B. pH ít thay đổi

C. pH tăng cao

D. pH giảm

E. Tăng tính kiềm của huyết tƣơng

3. Vitamin B12 kết hợp với yếu tố nội tại sẽ đƣợc bảo vệ khỏi sự phá huỷ của các men ở nơi

nào sau đây?

A. Tụy

B. Gan

C. Ruột

D. Lách

E. Dạ dày

4. Sau khi B12 đƣợc hấp thu từ bộ máy tiêu hóa nó sẽ đƣợc dự trữ ở nơi nào sau đây?

A. Các mô trong cơ thể

B. Tuỵ

C. Tủy xƣơng

D. Gan

E. Lách

5. Sắt là một chất quan trọng trong sự thành lập hemoglobin, nó đƣợc hấp thu chủ yếu ở nơi

nào sau đây?

A. Tá tràng

B. Hổng tràng

C. Hồi tràng

D. Manh tràng

E. Đại tràng

6. Các chất cần thiết cho sự tạo hồng cầu bao gồm các chất sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Vitamin B12

B. Acid folic

C. Chất sắt

6

30

D. Cholin và Thymidin.

E. Chất đồng.

7. Khi dự trữ máu lâu trên một tháng yếu tố nào sau đây trong máu sẽ thay đổi?

A. Thành phần protein

B. pH

C. Áp suất thẩm thấu

D. Áp suất keo

E. Độ nhớt

8. Các kháng thể anti -A và anti- B tự nhiên có bản chất hóa học nào sau đây?

A. Ig G.

B. Ig A.

C. Ig M.

D. Ig D

E. Ig E

9. Hồng cầu ngƣời bình thƣờng lấy ở máu ngoại vi có hình dĩa lõm hai mặt thích hợp với khả

năng vận chuyển chất khí vì những lý do sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Biến dạng dễ dàng để xuyên qua mao mạch vào tổ chức

B. Làm tăng tốc độ khuếch tán khí

C. Làm tăng diện tích tiếp xúc

D. Làm tăng phân ly HbO2

E. Tổng diện tích tiếp xúc của hồng cầu trong cơ thể là 3000m2

10. Tốc độ lắng máu thay đổi phụ thuộc vào các chất cấu tạo màng tế bào hồng cầu mà chủ

yếu là chất nào sau đây?

A. Phospholipid

B. Glycoprotein

C. Glycolipid

D. Acid sialic

E. Cholesterol

31

1. SINH LÝ BẠCH CẦU

MỤC TIÊU:

1. Nêu đƣợc số lƣợng và tỷ lệ phần trăm trung bình của các loại bạch cầu trong máu (công

thức bạch cầu), và ý nghĩa của sự thay đổi số lƣợng bạch cầu trong lâm sàng.

2. Xác định nguồn gốc và chức năng của đại thực bào (macrophages).

3. Phân tích vai trò của bạch cầu lympho trong quá trình miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch

mắc phải.

4. Trình bày chức năng của tế bào lympho B và lympho T.

5. Mô tả nguồn gốc và sự biệt hóa của các dòng bạch cầu.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Bạch cầu có những đặc tính sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Xuyên mạch

B. Chuyển động bằng chân giả

C. Tạo áp suất keo

D. Hóa ứng động

E. Thực bào

2. Neutrophil tăng trong trƣờng hợp nào sau đây?

A. Tiêm các protein lạ vào cơ thể.

B. Tiêm norepinephrine

C. Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng

D. Bị chấn thƣơng tâm lý

E. Dùng thuốc ACTH

3.Trong trƣờng hợp viêm, các loại tế bào sau đây đều tăng NGOẠI TRỪ:

A. Neutrophil

B. Monocyte

C. Đại thực bào

D. Mô bào

E. Basophil

4. Basophil chứa các loại hóa chất sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Heparin

B. Histamine

C. Plasminogen

D. Serotonin

E. Bradykinin

5. Trong trƣờng hợp viêm mãn tính tế bào nào sau đây sẽ tăng?

A. Neutrophil

B. Eosinophil

C. Basophil.

D. Monocyte

E. Tiểu cầu

6. Cặp tế bào nào sau đây có liên quan đến tình trạng dị ứng?

A. Neutrophil và eosinophil

7

32

B. Neutrophil và basophil

C. Eosinophil và basophil

D. Basophil và monocyte

E. Eosinophil và lympho T

7. Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng tế bào nào sau đây sẽ tăng?

A. Neutrophil

B. Eosinophil

C. Basophil

D. Monocyte

E. Lymphocyte

8. Plasminogen đƣợc giải phóng từ bạch cầu nào sau đây?

A. Neutrophil

B. Eosinophil

C. Basophil

D. Monocyte

E. Lymphocyte

9. Các kháng thể của lympho B tấn công trực tiếp vật xâm lấn bằng các cách sau đây,

NGOẠI TRỪ:

A. Ngƣng kết

B. Kết tủa

C. Trung hòa

D. Tiêu đi

E. Gây viêm

10. Các yếu tố sau đây đƣợc giải phóng khi kháng nguyên phản ứng với kháng thể gắn trên tế

bào gây vỡ tế bào, NGOẠI TRỪ:

A. Histamine

B. Yếu tố ức chế di tản bạch cầu

C. Chất phản vệ của phản ứng chậm

D. Yếu tố hoá ứng động

E. Yếu tố gây phản ứng phản vệ.

33

SINH LÝ TIỂU CẦU VÀ QUÁ TRÌNH CẦM MÁU

MỤC TIÊU:

1. Mô tả hình dạng và nguồn gốc của tiểu cầu.

2. Trình bày quá trình cầm máu và các yếu tố tham gia.

3. Phân tích các chất chống đông trong cơ thể và trong ống nghiệm.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1 Tiểu cầu sẽ không kết dính với lớp collagen đƣợc nếu thiếu chất nào sau đây?

A. Yếu tố Willebrand

B. Phospholipid

C. ADP

D. Serotonin

E. Thromboplastin

2 Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn cầm máu tức thời do tiểu cầu tiết ra chất

nào sau đây?

A. Histamine

B. Bradykinin

C. Adrenalin

D. Phospholipid

E. Thromboplastin

3 Sự co thắt mạch máu khi thành mạch bị tổn thƣơng có tác dụng gì trong các tác dụng sau

đây?

A. Tăng giải phóng các yếu tố gây đông máu

B. Giảm bớt lƣợng máu bị mất

C. Ức chế tác dụng các chất chống đông máu

D. Tăng sự kết dính tiểu cầu

E. Hoạt hóa các yếu tố gây đông máu

4 Khi thành mạch bị tổn thƣơng có sự co thắt mạch máu là do quá trình nào sau đây?

A. Phản xạ thần kinh

B. Sự co thắt cơ tại chỗ

C. Kích thích hệ phó giao cảm

D. A và B đúng

E. B và C đúng

5 Phản xạ thần kinh gây co mạch khi bị tổn thƣơng bắt nguồn từ nơi nào sau đây?

A. Phần da phía trên mạch máu bị tổn thƣơng

B. Các mạch máu tổn thƣơng

C. Các mô lân cận vùng mạch máu tổn thƣơng

D. A và B đúng

E. B và C đúng

6 Điều kiện để gây co mạch tốt là thành mạch phải:

A. Dày dặn

B. Vùng chắc

C. Đàn hồi tốt

D. A và B đúng

8

34

E. B và C đúng

7 Các chất giúp cho mạch máu co thắt mạnh hơn là chất nào sau đây?

A. ADP

B. Serotonin

C. Adrenalin

D. A và B đúng

E. B và C đúng

8 Sự gia tăng tính bám dính của tiểu cầu vào thành mạch tổn thƣơng phụ thuộc vào yếu tố

nào sau đây?

A. ADP

B. ATP

C. Vitamin K

D. Tỷ trọng của máu

E. Độ nhớt của máu

9 Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với quá trình thành lập nút chận tiểu cầu?

A. Thành mạch bị tổn thƣơng để lộ ra lớp mô liên kết có collagen

B. Tiểu cầu bám dính vào lớp collagen

C. Tiểu cầu phát động quá trình đông máu

D. Tiểu cầu giải phóng ADP

E. ADP làm tăng tính bám dính của các tiểu cầu, tạo nên nút chận tiểu cầu

10 Các nốt xuất huyết xuất hiện nhiều trên cơ thể là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Số lƣợng tiểu cầu giảm

B. Chất lƣợng tiểu cầu giảm

C. Phospholipid tiểu cầu giảm

D. A và B đúng

E. B và C đúng

35

NHÓM MÁU

MỤC TIÊU:

1. Trình bày nhóm máu hệ ABO và ứng dụng trong truyền máu.

2. Giải thích về nhóm máu Rh, và những tai biến ở ngƣời khi có nhóm máu Rh-.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GÍA

1. Tiểu cầu sẽ không kết dính với lớp collagen đƣợc nếu thiếu chất nào sau đây?

A. Yếu tố Willebrand

B. Phospholipid

C. ADP

D. Serotonin

E. Thromboplastin

2. Sự co thắt mạch máu khi thành mạch bị tổn thƣơng có tác dụng gì trong các tác dụng sau

đây?

A. Tăng giải phóng các yếu tố gây đông máu

B. Giảm bớt lƣợng máu bị mất

C. Ức chế tác dụng các chất chống đông máu

D. Tăng sự kết dính tiểu cầu

E. Hoạt hóa các yếu tố gây đông máu

3. Khi thành mạch bị tổn thƣơng có sự co thắt mạch máu là do quá trình nào sau đây?

A. Phản xạ thần kinh

B. Sự co thắt cơ tại chỗ

C. Kích thích hệ phó giao cảm

D. A và B đúng

E. B và C đúng

4. Phản xạ thần kinh gây co mạch khi bị tổn thƣơng bắt nguồn từ nơi nào sau đây?

A. Phần da phía trên mạch máu bị tổn thƣơng

B. Các mạch máu tổn thƣơng

C. Các mô lân cận vùng mạch máu tổn thƣơng

D. A và B đúng

E. B và C đúng

5. Thời gian chảy máu (TS) kéo dài trong các trƣờng hợp sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Số lƣợng tiểu cầu giảm

B. Chất lƣợng tiểu cầu giảm

C. Thành mạch kém vững chắc

D. Thành mạch giảm khả năng đàn hồi

E. Thiếu các yếu tố đông máu

6. Điều kiện để gây co mạch tốt là thành mạch phải:

A. Dày dặn

B. Vùng chắc

C. Đàn hồi tốt

D. A và B đúng

E. B và C đúng

9

36

7. Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn cầm máu tức thời do tiểu cầu tiết ra chất

nào sau đây?

A. Histamine

B. Bradykinin

C. Adrenalin

D. Phospholipid

E. Thromboplastin

8. Các chất giúp cho mạch máu co thắt mạnh hơn là chất nào sau đây?

A. ADP

B. Serotonin

C. Adrenalin

D. A và B đúng

E. B và C đúng

9. Các nốt xuất huyết xuất hiện nhiều trên cơ thể là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Số lƣợng tiểu cầu giảm

B. Chất lƣợng tiểu cầu giảm

C. Phospholipid tiểu cầu giảm

D. A và B đúng

E. B và C đúng

10. Vitamin K cần thiết cho quá trình tổng hợp yếu tố đông máu nào sau đây?

A. Tất cả các yếu tố gây đông máu

B. Prothrombin

C. Fibrinogen

D. Thromboplastin

E. Yếu tố Hageman

37

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Mô tả đặc điểm giải phẫu, mô học và tính chất sinh lý của tim.

2. Giải thích hoạt động điện của tim, cách ghi điện tâm đồ và các sóng của một điện tâm đồ

bình thƣờng.

3. Trình bày chức năng bơm máu của tim và các giai đoạn của chu chuyển tim.

4. Phân tích các cơ chế điều hòa hoạt động tim.

5. Định nghĩa đƣợc huyết áp và các yếu tố ảnh hƣởng đến huyết áp.

6. Nói về chức năng của mao mạch, mạch bạch huyết, và các yếu tố giúp máu về tim.

7. Hãy nêu những cơ chế điều hòa mạch và trung tâm vận mạch.

CHƢƠNG 4

SINH LÝ TUẦN HÕAN

38

ĐạI CƢƠNG

Hệ tuần hoàn là hệ thống vận chuyển máu trong cơ thể, hệ tuần hoàn mang các chất

dinh dƣỡng hấp thu từ hệ tiêu hoá đến các cơ quan trong cơ thể, và mang oxy từ phổi đến các

mô. Đồng thời máu cũng mang các chất thải đến cơ quan bài tiết nhƣ thận phổi…

Tim phải gồm nhĩ phải, nhận máu từ hai tĩnh mạch: chủ trên và chủ dƣới, và thất phải,

bơm máu vào động mạch phổi, mao mạch phổi. Tại mao mạch phổi có sự trao đổi oxy và CO2

giữa máu và khí phế nang, sau đó máu theo tĩnh mạch phổi ra khỏi phổi về nhĩ trái, rồi xuống

thất trái. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ hay tuần hoàn phổi.

Tim trái gồm nhĩ trái và thất trái, bơm máu đến tất cả các mô. Máu từ thất trái đi ra

động mạch chủ, các động mạch lớn, nhỏ và mao mạch. Tại mao mạch, có sự trao đổi chất

giữa mao mạch và mô. Sau đó máu từ mao mạch về hệ tĩnh mạch rồi về tim phải. Đó là vòng

tuần hoàn lớn hay tuần hoàn hệ thống.

Máu chảy qua tim một chiều nhất định do sự sắp xếp các van tim.

Áp suất máu cao ở động mạch chủ, giảm dần ở động mạch lớn, giảm nhiều khi qua

các động mạch nhỏ. Sự điều hòa độ co cơ vòng của các động mạch nhỏ cho phép điều chỉnh

lƣu lƣợng máu qua mô, và giúp điều hòa huyết áp động mạch. Áp suất máu giảm dần đến khi

về tim.

Ngoài ra còn hệ thống mạch bạch huyết, chuyên chở dịch bạch huyết đến ống ngực rồi

đổ vào hệ tĩnh mạch.

39

ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU – MÔ HỌC VÀ HOẠT

ĐỘNG ĐIỆN CỦA TIM

MỤC TIÊU:

1. Mô tả đặc điểm giải phẩu và mô học của tim

2. Trình bày tính chất sinh lý của cơ tim

3. Giải thích đƣợc hoạt động điện của tim

4. Nói về cách mắc điện cực để ghi điện tim

5. Phân tích một điện tâm đồ bình thƣờng

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Nút xoang bình thƣờng là nút tạo nhịp cho toàn tim vì lý do nào sau đây?

A. Ở nhĩ

B. Tạo các xung thần kinh

C. Nhịp xung cao hơn các nơi khác

D. Chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh thực vật

E. Gần nút nhĩ – thất

2. Vị trí dẫn nhịp bình thƣờng trong tim ngƣời là ở nơi nào sau đây?

A. Nút nhĩ thất

B. Nút xoang

C. Bó Bachman

D. Sợi Purkinje

E. Bó His

3. Sự lan truyền điện thế động trong tim nhanh nhất ở nơi nào sau đây?

A. Nút xoang

B. Nút nhĩ thất

C. Bó His

D. Sợi Purkinje

E. Cơ thất

4. Điện tâm đồ ÍT hiệu quả nhất trong việc khám phá các bất thƣờng nào sau đây?

A. Vị trí của tim trong lồng ngực

B. Dẫn truyền nhĩ - thất

C. Nhịp tim

D. Co thắt tim

E. Lƣu lƣợng máu mạch vành

5. Thời gian bình thƣờng của sóng P trên tâm điện đồ là bao nhiêu?

A. 0,08 - 0,11 giây

B. 0,05 - 0,08 giây

C. 0,08 - 0,12 giây

D. 0,06 - 0,11 giây

E. 0,05 - 0,10 giây

10

40

6. Khoảng cách P-R bình thƣờng có thời gian là bao nhiêu?

A. 0,12 - 0,20 giây

B. 0,08 - 0,10 giây

C. 0,06 - 0,10 giây

D. 0,08 - 0,12 giây

E. 0,10 - 0,20 giây

7. Sóng tái cực của tâm thất đƣợc biểu diễn bằng sóng nào sau đây trên điện tâm đồ?

A. Sóng P

B. Sóng Q

C. Sóng T

D. Sóng S

E. Sóng R

8. Câu nào sau đây đúng vơi khoảng cách P-R trên tâm điện đồ?

A. Thay đổi với vị trí của điện cực

B. Không có ý nghĩa sinh lý

C. Thƣờng dài khoảng 0,25 giây

D. Liên quan đến thời gian dẫn truyền từ nhĩ sang thất

E. Không câu nào nêu trên là đúng

9. Phức bộ QRS có ý nghĩa

A. Thời gian khử cực thất

B. Thời gian tái cực thất

C. A và B đúng

D. Tất cả đều sai

10. Sóng P trên điện tâm đồ có ý nghĩa

A. Thời gian khử cực nhĩ

B. Thời gian tái cực nhĩ

C. A và B đúng

D. Tất cả đều sai

41

CHỨC NĂNG BƠM MÁU CỦA TIM

MỤC TIÊU:

1. Mô tả cấu trúc tế bào cơ tim và phức hợp kích tích co cơ

2. Trình bày về chu chuyển tim

3. Phân tích cung lƣợng tim, chỉ số tim và công của tim

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Yếu tố nào sau đây là chỉ số chính của tiền tải?

A. Thể tích máu

B. Áp suất tĩnh mạch trung tâm

C. Áp suất nền mao mạch phổi

D. Thể tích thất trái cuối tâm trƣơng

E. Áp suất thất trái cuối tâm trƣơng

2. Yếu tố nào sau đây là chỉ số chính của hậu tải?

A. Áp suất thất trái cuối tâm trƣơng

B. Áp suất động mạch chủ trong lúc van động mạch chủ mở

C. Áp suất nền mao mạch phổi

D. Tổng kháng lực ngoại biên

E. Áp suất máu động mạch trung bình

3. Van động mạch chủ đóng lúc bắt đầu pha nào của chu kỳ tim?

A. Co đồng thể tích

B. Bơm máu nhanh

C. Giữa tâm trƣơng

D. Giãn đồng thể tích

E. Máu về thất nhanh

4. Tiếng tim thứ hai xảy ra trong thời kỳ nào sau đây?

A. Co đẳng trƣơng

B. Co đẳng trƣờng (co đồng thể tích)

C. Giãn đẳng trƣờng

D. Giãn đẳng trƣơng

E. Không câu nào nêu trên là đúng

5. Đóng van nhĩ - thất đƣợc khởi đầu bởi quá trình nào sau đây?

A. Co nhĩ

B. Co thất

C. Co cơ cột

D. Giãn thất

E. Áp suất máu trong tâm thất cao hơn trong tâm nhĩ

6. Hiện tƣợng nào sau đây xảy ra sau tiếng tim thứ nhất và trƣớc tiếng tim thứ hai?

A. Giai đoạn tim bơm máu

B. Sóng P của ECG

C. Giãn đẳng trƣờng

D. Thu nhĩ

11

42

E. Tim hút máu về

7. Khi nghỉ ngơi, ở ngƣời đàn ông khoẻ mạnh, tim bơm bao nhiêu lít trong một phút?

A. 0,9

B. 2 đến 3

C. 5 đến 6

D. 8 đến 10

E. 15 đến 20

8. Lƣợng máu do tim bơm ra trong một nhịp có thể giảm bởi nguyên nhân nào sau đây?

A. Tăng co thắt thất

B. Tăng nhịp tim

C. Tăng áp suất tĩnh mạch trung ƣơng

D. Giảm tổng kháng lực ngoại biên

E. Giảm áp suất máu

9. Giai đoạn bơm máu ra động mạch của kỳ tâm thu, áp suất trong thất trái

A. Lớn hơn áp suất trong động mạch chủ

B. Bằng áp suất trong động mạch chủ

C. Gấp đôi áp suất trong động mạch chủ

D. 120mmHg

E. 100mmHg

10. Chỉ số tim của ngƣời trƣởng thành bình thƣờng khoảng

A. 1 đến 2 lít

B. 2 đến 3 lít

C. 3 đến 4 lít

D. 5 đến 6 lít

E. 7 đến 8 lít

43

ĐIỀU HÕA HOẠT ĐỘNG TIM

MỤC TIÊU:

1. Trình bày cơ chế thần kinh điều hòa hoạt động tim

2. Nói về vai trò của các phản xạ và cơ chế thể dịch điều hào hoạt động tim

3. Phân tích qui luật Starling: sự điều hòa ngay tại tim

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Kích thích dây X sẽ làm tăng hoạt động nào sau đây?

A. Nhịp tim

B. Sức co thắt cơ tim

C. Dẫn truyền trong tim

D. Bài tiết acetylcholine

E. Bài tiết norepinephrine

2. Câu nào sau đây diễn tả đúng ảnh hƣởng của hô hấp lên nhịp tim?

A. Nhịp tim giảm khi hít vào và tăng khi thở ra

B. Nhịp tim tăng khi hít vào và giảm khi thở ra

C. Nhịp tim tăng khi hít vào và tăng khi thở ra

D. Nhịp tim giảm khi hít vào và giảm khi thở ra

E. Không câu nào nêu trên là đúng

3. Khi vận động, chỉ số nào sau đây sẽ tăng?

A. Lƣu lƣợng tim

B. Huyết áp tâm trƣơng

C. Đàn hồi của tĩnh mạch

D. Kháng lực động mạch phổi

E. Tổng kháng lực ngoại biên

4. Ở ngƣời bình thƣờng, lƣợng máu do tim bơm ra trong một nhịp sẽ tăng trong điều kiện nào

sau đây?

A. Tăng kích thích giao cảm đến tim

B. Tăng kích thích phó giao cảm đến tim

C. Giảm co thắt

D. Giảm thể tích cuối tâm trƣơng

E. Phản xạ áp thụ quan

5. Nồng độ epinephrine trong máu tăng gây hậu quả nào sau đây?

A. Giảm lƣợng máu trong một nhát bóp

B. Giảm nhịp tim

C. Tăng cung lƣợng tim

D. Giảm co thắt cơ tim

E. Giảm dẫn truyền trong tim

6. Lƣợng máu tim bơm ra trong một nhịp có thể tăng do:

A. Giảm đàn hồi thất

B. Tăng đàn hồi tĩnh mạch

C. Giảm kháng lực ngoại biên

D. Tăng nhịp tim

E. Giảm co bóp nhĩ

12

44

7. Độ nhớt máu tùy thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Dung tích lắng đọng hồng cầu

B. Số lƣợng tế bào máu

C. Hình dạng tế bào máu

D. Lƣợng protein trong huyết tƣơng

E. Tất cả các câu trên đều đúng

8. Câu nào sau đây KHÔNG phải là yếu tố xác định lƣu lƣợng máu?

A. Độ sai biệt áp suất

B. Đƣờng kính mạch máu

C. Độ pH của máu

D. Tổng kháng lực ngoại biên

E. Sức đàn hồi thành động mạch

9. Thyroxin tăng trong máu làm tăng nhịp tim là do:

A. Do tăng hoạt động hệ giao cảm

B. Do ức chế hoạt động hệ phó giao cảm

C. Do làm tăng chuyển hoá tế bào

D. Tất cả đều sai

10. Huyết áp tăng và nhịp tim giảm khi đáp ứng với:

A. Tập luyện

B. Nhiệt độ cơ thể tăng

C. Ở trên cao

D. Áp lực nội sọ tăng

E. Xuất huyết

45

SINH LÝ HỆ MẠCH

MỤC TIÊU:

1. Trình bày về huyết áp động mạch: các loại, các yếu tố ảnh hƣởng đến huyết áp động

mạch.

2. Phân tích về mạch đập.

3. Nói về hệ mao mạch:cấu trúc, chức năng của mao mạch.

4. Mô tả về mạch bạch huyết và vai trò của mạch bạch huyết.

5. Giải thích về huyết áp tĩnh mạch và các yếu tố giúp máu về tim.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Yếu tố nào sau đây sẽ làm giảm áp suất đẩy (hiệu áp) ở động mạch?

A. Giảm sức đàn động mạch

B. Giảm sức đàn tĩnh mạch

C. Giảm thể tích máu

D. Tăng áp suất tĩnh mạch trung ƣơng

E. Tăng co thắt cơ tim

2. Tất cả các yếu tố sau đây đều làm tăng huyết áp động mạch, NGOẠI TRỪ:

A. Cung lƣợng tim tăng

B. Kháng lực ngoại biên tăng

C. Tổng thể tích máu tăng

D. Sức đàn hồi thành mạch tăng

E. Độ nhớt máu tăng

3. Sự trao đổi các chất dinh dƣỡng và khí giữa máu và mô xảy ra tại nơi nào sau đây?

A. Động mạch chủ

B. Động mạch

C. Tiểu động mạch

D. Mao mạch

E. Tĩnh mạch

4. Tổng thiết diện mạch lớn nhất ở nơi nào sau đây?

A. Động mạch lớn

B. Tiểu động mạch

C. Mao mạch

D. Tĩnh mạch nhỏ

E. Tĩnh mạch lớn

5. Bình thƣờng lƣợng máu đƣợc phân bố nhiều nhất ở nơi nào sau đây

A. Động mạch

B. Tim

C. Mao mạch

D. Hệ thống tĩnh mạch

E. Gan

6. Hệ thống mao mạch chứa khoảng bao nhiêu lƣợng máu của hệ tuần hoàn

A. 10%

B. 15%

C. 5%

13

46

D. 20%

E. 25%

7. Đặc tính nào sau đây của động mạch giúp ổn định huyết áp khi có thay đổi thể tích trong

động mạch:

A. Co thắt đƣợc

B. Nhiều cơ trơn

C. Có tính đàn hồi

D. Nhiều sợi đàn hồi

E. Nhiều đầu tận cùng thần kinh

8. Câu nào sau đây đúng với hiện tƣợng tự điều hòa do cơ ở mạch?

A. Khi áp suất truyền vào mạch tăng mạch co lại và ngƣợc lại

B. Khi áp suất truyền vào mạch tăng, mạch giãn ra và ngƣợc lại

C. Khi áp suất truyền thay đổi, không có phản ứng ở thành mạch

D. Đáp ứng mạch lệ thuộc vào tế bào nội bì thành mạch

E. Không câu nào nêu trên là đúng

9. Tốc độ truyền của mạch cao nhất ở:

A. Động mạch chủ

B. Động mạch lớn

C. Tiểu động mạch

D. Tất cả đều bằng nhau

10. Đơn vị áp suất tĩnh mạch trung tâm:

A. mmHg

B. mm nƣớc

C. cm nƣớc

D. cm Hg

E. Các câu trên đều sai.

47

ĐIỀU HÕA HOẠT ĐỘNG MẠCH

MỤC TIÊU:

1. Giải thích cơ chế điều hòa tại chỗ của mạch

2. Trình bày trung tâm vận mạch và những xung động thần kinh và trung tâm vận mạch.

3. Phân tích cơ chế thần kinh thực vật và thể dịch điều hòa hệ mạch.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Vùng thần kinh nào sau đây có tham gia vào phản xạ vận mạch?

A. Vỏ não

B. Vùng dƣới đồi

C. Hành não

D. Tủy sống

E. Tất cả các câu trên đều đúng

2. Phản xạ áp thụ quan có tác dụng nào sau đây?

A. Nhịp tim tăng, huyết áp tăng

B. Nhịp tim chậm, gây giãn mạch

C. Nhịp tim chậm, gây co mạch

D. Nhịp tim không thay đổi, làm huyết áp tăng

E. Nhịp tim tăng, gây co mạch

3. Ap lực mạch tăng khi:

A. Tăng nhịp tim

B. Thể tích một nhát bóp giảm

C. Đàn hồi động mạch chủ tăng

D. Hẹp động mạch chủ

E. Huyết áp động mạch trung bình tăng

4. Giảm áp suất trong xoang cảnh sẽ làm giảm yếu tố nào sau đây?

A. Nhịp tim

B. Co thắt cơ tim

C. Huyết áp

D. Kích thích trung tâm ức chế tim

E. Xung động giao cảm ra ngoại biên

5. Khi các áp thụ quan bị giảm kích thích, tất cả các yếu tố sau đây sẽ tăng, NGOẠI TRỪ:

A. Cung lƣợng tim

B. Nhịp tim

C. Tổng kháng lực ngoại biên

D. Hoạt động thần kinh giao cảm

E. Hoạt động thần kinh phó giao cảm

6. Mao mạch bạch huyết khác mao mạch hệ thống:

A. Ít thấm hơn

B. Không có lớp tế bào nội mạc

C. Không có valve

D. Không có ở hệ thần kinh trung ƣơng

E. Xẹp khi áp lực mô kẽ tăng

14

48

7. Tăng yếu nào sau đây sẽ làm co tiểu động mạch hệ thống:

A. Nitric oxide

B. Angiotensin II

C. Atrial natriuretic peptide

D. Beta () antagonist

E. Ion Hydrogen

8. Tính thấm mao mạch thấp nhất ở:

A. Thận

B. Lách

C. Gan

D. Não

E. Da

9. Sự phân bố máu vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể đƣợc điều hoà do sự điều chỉnh

kháng lực của:

A. Động mạch

B. Tiểu động mạch

C. Cơ thắt tiền mao mạch

D. Tĩnh mạch sau mao mạch

E. Tĩnh mạch

10. Khi xoa căng thụ thể áp suất ở xoang cảnh, sẽ gây tăng:

A. Tổng kháng lực ngoại biên

B. Áp suất nhĩ phải

C. Trƣơng lực tĩnh mạch

D. Co cơ thất

E. Hoạt động thần kinh X

49

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Mô tả đặc điểm giải phẫu và cấu trúc mô học của cơ quan hô hấp.

2. Trình bày hoạt động cơ học của thông khí phổi.

3. Phân tích sự khuếch tán khí qua màng phế nang - mao mạch.

4. Giải thích sự vận chuyển khí trong hơ hấp.

5. Hãy diễn giải cc yếu tố điều hịa hơ hấp.

CHƢƠNG 5

SINH LÝ HÔ HẤP

50

ĐẠI CƢƠNG

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÔ HẤP:

Mọi tế bào của cơ thể động vật đều cần ôxy từ môi trƣờng ngoài, nhằm chuyển hóa

các chất carbohydrate, lipid, protein thành năng lƣợng và cấu trc cơ thể để duy trì sự sống.

Sản phẩm sau dị hóa không chỉ có năng lƣợng, mà còn có C02 và H20.

Khí carbonic trong tế bào gặp nƣớc sẽ tạo ra acid carbonic (H2C03). H2C03 là một acid

yếu dễ phân ly thành H+ và HC03

-, H

+ sẽ thải qua thận, còn C02, một phần thải qua bộ máy hô

hấp, còn một phần sẽ thải qua thận.

Nƣớc dƣ của cơ thể sẽ đào thải qua thận vào nƣớc tiểu.

Hoạt động cung cấp ôxy và thải khí carbonic của cơ thể là hoạt động trao đổi khí do

bộ máy hô hấp đảm nhiệm.

2. ĐỊNH NGHĨA CHỨC NĂNG CỦA HÔ HẤP: Hô hấp là hoạt động trao đổi khí, gồm cung cấp 02 cần thiết cho tế bào, đào thải khí

C02 ra ngoài cơ thể duy trì sự ổn định pH nội môi.

3. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHÍ:

Quá trình trao đổi khí giữa tế bào của cơ thể với môi trƣờng ngoài thay đổi theo sự

tiến hóa của cơ thể động vật. Đối với động vật đơn bào, sự trao đổi khí đơn giản chỉ qua màng

tế bào. Động vật đa bo, sự trao đổi khí thực hiện phức tạp, qua nhiều khu vực trung gian trƣớc

khi đến tế bào, chủ yếu là qua bộ máy hô hấp và bộ máy tuần hoàn.

Quá trình hô hấp gồm các hoạt động chức năng sau:

– Thông khí của phổi

– Khuyếch tán khí qua màng phế nang - mao mạch phổi

– Vận chuyển khí của máu từ mao mạch phổi đến mao mạch quanh mô.

– Trao đổi khí qua màng tế bào

– Sử dụng ôxy trong tế bào.

51

THÔNG KHÍ PHỔI

MỤC TIÊU:

1. Mô tả giải phẫu sinh lý và cấu trúc mô học của cơ quan hô hấp.

2. Giải thích vai trò của lồng ngực và các cơ hô hấp trong sự co giãn phổi.

3. Phân tích tác dụng của các áp suất khí giúp khí di chuyển ra, vào phổi.

4. Trình bày sự đàn hồi của phổi và mối quan hệ đàn hồi của phổi với lồng ngực.

5. Nêu các nghiệm pháp đánh giá khả năng thông khí phổi và phế nang.

6. Xác định chức năng của đƣờng dẫn khí.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Cấu trúc mô học đƣờng dẫn khí có tác dụng:

A. Thông khí

B. Điều hòa lƣu lƣợng khí

C. Bảo vệ

D. Trao đổi khí

E. Khuếch tn khí

2. Cấu trúc cây phế quản từ hệ nhánh thứ 1 đến 17 có tác dụng

A. Dẫn khí

B. Trao đổi khí

C. Gây sự kháng trở khí lƣu thông

D. Bảo vệ

E. Khuếch tán khí

3. Thông khí phế nang khi hít vào bình thƣờng là:

A. Kiểu âm

B. Kiểu dƣơng

C. Ap suất khí ngoài phế nang thấp hơn trong phế nang

D. Ap suất khí ngoài phế nang lớn hơn trong phế nang

E. Lồng ngực co đẩy khí vào phế nang

4. Thể tích lồng ngực thay đổi:

A. Theo chiều trên dƣới

B. Theo chiều ngang

C. Theo chiều trƣớc sau

D. Giúp thể tích phổi thay đổi

E. Do cơ hô hấp co giãn

5. Sự thở là:

A. Hoạt động hít vào

B. Hoạt động thở ra

C. Giúp thông khí phổi

D. Mức thở phụ thuộc khả năng đàn hồi của lồng ngực

E. Mức thở phụ thuộc khả năng đàn hồi của phế nang

6. Vai trò cơ hoành thể hiện trong hoạt động hô hấp bình thƣờng là:

A. khi hít vào cơ hoành co

15

52

B. Khi thở ra cơ hoành giãn

C. Sự co giãn cơ hoành làm thể tích phổi thay đổi 70%

D. Thở ra đỉnh cơ hoành nâng lên

E. Thở ra đỉnh cơ hoành hạ xuống

7. Chức năng màng phổi:

A. Liên kết phổi với thành ngực

B. Tham gia hoạt động thông khí của phổi

C. Hình thành khoang màng phổi

D. Màng phổi co làm giảm thể tích phổi

E. Màng phổi giãn làm tăng thể tích phổi

8. Sự thông khí phế nang phụ thuộc:

A. Sự đàn hồi của thành ngực

B. Vai trò các sợi đàn hồi trong mô kẽ quanh phế nang

C. Vai trò dịch lót thành bề mặt trong phế nang

D. Sự co giãn phế nang

E. Vai trò của áp suất đàn

9. Đánh giá khả năng thông khí phổi dựa vào:

A. Thể tích khí lƣu thông

B. Thể tích khí dự trữ hít vào

C. Thể tích khí dự trữ thở ra

D. Thể tích khí cặn

E. Dung tích sống

10. Khảo sát hội chứng bệnh lý của phổi là:

A. Đo thể tích thở ra nhanh mạnh tối đa trong 1 giây

B. Đo dung tích sống

C. Tính tỉ số Tiffneaux

D. Đo thể tích cặn

E. Đo thể tích toàn phổi

53

SỰ KHUẾCH TÁN ÔXY VÀ CARBONIC QUA MÀNG

TRAO ĐỔI PHẾ NANG – MAO MẠCH

MỤC TIÊU:

1. Trình bày sự khuếch tán của khí qua màng trao đổi và qua dịch gian bào, mô và các các

yếu tố ảnh hƣởng.

2. Phân tích sự trao đổi khí và kết quả trao đổi khí của phổi.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Các yếu tố ảnh hƣởng sự khuếch tán:

A. Diện khuếch tán

B. Hệ số hòa tan

C. Hiệu số phân áp khí tại màng trao đổi

D. Bề dày màng trao đổi

E. Kích thƣớc phân tử khí

2. Cấu trúc màng trao đổi có:

A. 3 lớp

B. 4 lớp

C. 5 lớp

D. 6 lớp

E. 7 lớp

3. Thực tế bề dày màng trao đổi giảm đƣợc:

A. 1 lớp

B. 2 lớp

C. 3 lớp

D. Lớp huyết tƣơng giữa hồng cầu và thành mao mạch

E. Lớp dịch mô kẽ

4. Đặc điểm khí thở trong đƣờng dẫn khí so với khí quyển:

A. Giống nhau

B. Khác nhau

C. Trong đƣờng dẫn khí khí thở có trộn với phân tử nƣớc

D. Ap suất khí thở của đƣờng dẫn khí là 713 mmHg

E. Phân áp ôxy thay đổi theo phân áp khí thở

5. Đặc điểm khí phế nang sau mỗi lần hô hấp KHÔNG ĐÚNG là:

A. Đƣợc thay đổi toàn bộ

B. Chỉ thay đổi một phần nhỏ

C. Số lƣợng khí đƣợc thay đổi trong toàn bộ khí phế nang là 1/7

D. Số lƣợng khí toàn phế nang đƣợc thay đổi là 350ml

E. Số lƣợng khí toàn phế nang đƣợc thay đổi là 500ml

6. Tác dụng sự thay đổi khí phế nang từ từ sau mỗi lần hô hấp là:

A. Hạn chế sự thay đổi sinh lý tế bào đột ngột

B. Đảm bảo hiệu quả số lƣợng khí đƣợc khuếch tán

C. Theo nhu cầu cung cấp ôxy cho mô

16

7

54

D. Tránh sự ứ C02 trong máu

E. Duy trì sự ổn định của nội mô

7. Hiệu quả sự trao đổi khí tốt phụ thuộc:

A. Có sự xứng hợp thông khí phế nang tốt và tuần hoàn mao mạch phổi lƣu thông

B. Chỉ cần phổi thông khí tốt

C. Chỉ cần tuần hoàn mao mạch lƣu thông tốt

D. Tỉ số V/Q = 0.8

E. Tần số hô hấp

8. Khi có sự bất xứng giữa thông khí phế nang và tuần hoàn mao mạch phế nang:

A. Nơi thông khí tốt, tuần hoàn kém, tiểu phế quản co lại

B. Nơi tuần hoàn mao mạch tốt,thông khí kém, mao mạch co lại

C. Trung tâm hô hấp tự điều chỉnh

D. Có hiện tƣợng tăng shun sinh lý

E. Có hiện tƣợng tăng khoảng chết sinh lý

9. Kết quả trao đổi khí ở phổi máu động mạch có đặc điểm là:

A. Còn 5% khí Carbonic

B. Chỉ toàn có khí ôxy

C. Phân áp ôxy tối đa là 95 mmHg – 97 mmHg

D. Hiệu quả sự trao đổi khí diễn ra khoảng 0.25 giây

E. Sự trao đổi khí xảy ra trên toàn bộ bề mặt diện tích màng trao đổi

10. Kết quả trao đổi khí ôxy của phổi sau 16 lần hô hấp là:

A. 250 ml

B. 350 ml

C. 400 ml

D. 150ml

E. 200ml

55

CHUYÊN CHỞ KHÍ ÔXY VÀ CARBONIC TRONG

MÁU

MỤC TIÊU:

1. Trình bày vai trò vận chuyển khí ôxy của hémoglobin và giao ôxy cho mô.

2. Mô tả đƣờng cong gắn nhả ôxy của hémoglobin. Nêu ý nghĩa.

3. Giải thích sự vận chuyển khí carbonic từ mô đến phổi. Cho biết sự ổn định pH của tế bào

và máu.

4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tỉ lệ hémoglobin bão hòa ôxy và nồng độ khí carbonic

trong máu.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Các yếu tố ảnh hƣởng lƣợng ôxy hòa tan:

A. Hệ số hòa tan của ôxy trong dịch

B. Phân áp ôxy trong máu

C. Lƣợng hémoglobin trong máu

D. Trọng lƣợng phân tử

E. Nhiệt độ cơ thể

2. Đặc điểm ôxy dạng hòa tan trong máu:

A. Có số lƣợng trong máu là 3%

B. Khuếch tán qua màng tế bào dễ dàng

C. Nồng độ cao trong máu dễ gây ngộ độc ôxy mô

D. Hệ số hòa tan trong dịch mô của 02 thấp hơn C02

E. Chọn A,B, C

3. Oxy dạng kết hợp:

A. Có số lƣợng là 97% nồng độ ôxy máu động mạch

B. Chất kết hợp là hémoglobin

C. Sự kết hợp 02 với Hb là lực gắn kết giữa các phân tử

D. Chất không khuếch tán đƣợc qua màng tế bào

E. Trong 100ml máu có 15 gam Hb cung cấp đƣợc 20ml ôxy

4. Sự gắn nhả ôxy của hémoglobin đƣợc mô tả bằng:

A. Đƣờng thẳng

B. Đƣờng cong parabon

C. Đƣờng cong sigmoid

D. Không theo qui luật

E. A, B,C,D sai

5. Đặc điểm đƣờng cong Backroft la:

A. Vùng phân áp ôxy thấp < 40mmHg đƣờng cong dốc đứng

B. Vùng phân áp ôxy cao > 40mmHg, đƣờng cong đi lên tà tà

C. Phân áp ôxy trên 100mmHg, đƣờng cong nằm ngang

D. Mô tả khả năng gắn nhả 02 của Hb

E. Mô tả mối quan hệ giữa tỉ lệ Hb02 với sự thay đổi Pa02 máu

6. Ý nghĩa đƣờng cong Backroft là:

17

56

A. Đƣờng cong dốc đứng là nơi Hb gắn nhả ôxy dễ dàng khi Pa02 thay đổi nhỏ

B. Đƣờng cong dốc tà tà là nơi Hb gắn nhả ôxy khó khăn dù Pa02 thay đổi lớn

C. Hb nhả ôxy dễ dàng nơi phân áp 02 thấp, đảm bảo cung cấp ôxy mô

D. Hb dễ gắn 02 nơi phân áp 02 cao là đảm bảo sự ổn định lƣợng ôxy dự trữ trong máu

E. Nhờ có Hb, việc cung cấp 02 cho mô nhanh gấp 100 lần

7. Các yếu tố ảnh hƣởng tỉ lệ Hb-02, làm đƣờng cong lệch phải:

A. Thân nhiệt tăng

B. Nồng độ C02 máu giảm

C. Sự vận động cơ bắp tăng

D. pH máu tăng

E. Dung tích hồng cầu tăng

8. Khí C02 vận chuyển đến phổi ở các dạng:

A. Kết hợp với Hb

B. Kết hợp với H20 tạo ra acid carbonic

C. C02 tự do

D. C02 - protein

E. Chọn A,B,C,D

9. Ý nghĩa hiệu quả Haldan là C02 tự do đƣợc tạo ra từ:

A. HbC02 trong hồng cầu

B. H2C03 máu

C. HbC02 chỉ chiếm 4% lƣợng C02 có trong máu

D. Chủ yếu H2C03

E. Nguồn khác

10. Nồng độ C02 máu ảnh hƣởng:

A. Nồng độ Hb chuyên chở khí ôxy

B. giao ôxy mô

C. thải C02 qua phổi

D. pH máu

E. nồng độ H2C03 máu

57

ĐIỀU HÕA HÔ HẤP

MỤC TIÊU:

1. Trình bày hoạt động của các trung tâm hô hấp.

2. Mô tả vai trò của các vùng cảm ứng hóa học đối với điều hòa hô hấp.

3. Phân tích tác dụng các yếu tố hóa học đối với điều hòa hô hấp.

4. Hãy nói về các yếu tố không hóa học điều hòa hô hấp.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Trung tâm điều khiển hít vào nằm ở phần trên cầu não:

A. đúng

B. sai

2. Trung tâm hô hấp phần trên cầu não tác dụng ức chế sự hít vào:

A. đúng

B. sai

3. Tác dụng trung tâm ngƣng thở là gây hít vào dài:

A. đúng

B. sai

4. C02 kích thích trực tiếp tế bào cảm ứng hóa học trung ƣơng:

A. đúng

B. sai

5. Yếu tố gây kích thích tế bào cảm ứng hóa học ở ngoại vi:

A. PC02

B. Nồng độ ion H+

C. P02

D. Đau

E. Nhiệt độ

6. Phân áp khí carbonic tăng cao trên. . . . . . mmHg gây ức chế trung tâm hô hấp

7. Tác dụng của trung tâm nhận cảm hóa học là. . . . . . . . .trung tâm hít vào

8. Phản xạ Hering – Breuer:

A. Xuất hiện khi hô hấp bình thƣờng

B. Liên quan đến thần kinh thực vật

C. Tác dụng bảo vệ đƣờng hô hấp

D. Tham gia điều hòa thông khí phổi

E. Thụ thể cảm ứng ở vùng ngoại biên

9. Kích thích thần kinh X gây giảm hô hấp:

A. đúng

B. sai

10. Thân nhiệt tăng gây giảm hô hấp:

18

58

A. đúng

B. sai

59

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Phân tích đƣợc hoạt động cơ học của ống tiêu hóa.

2. Trình bày hoạt động bài tiết dịch của tuyến nƣớc bọt, dạ dầy, ruột non, tuyến tụy và

gan.

3. Giải thích hoạt động hấp thu các chất dinh dƣỡng, nƣớc và muối khoáng ở ruột non.

4. Mô tả hoạt động tiêu hóa và đào thải chất cạn bã ở ruột già.

5. Nêu đƣợc chức năng của Gan bao gồm chức năng tuần hoàn, tiết mật, chuyển hóa, chống

độc, chức năng dự trữ .

CHƢƠNG 6

SINH LÝ TIÊU HÓA

60

ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ TIÊU HÓA

MỤC TIÊU:

1. Mô tả đƣợc giải phẫu sinh lý của thành ống tiêu hóa.

2. Giải thích các dạng sóng của cơ trơn.

3. Trình bày hệ thần kinh nội tại và thần kinh thực vật của hệ tiêu hóa.

4. Nêu đƣợc các hormone kiểm soát quá trình vận động của cơ trơn.

5. Phân tích tuần hoàn máu của hệ tiêu hóa.

1. VẬN ĐỘNG:

1.1. Giải phẫu sinh lý của thành ống tiêu hóa:

Hình 19.1. Hình cắt ngang ruột

Hình trên cho thấy các lớp của thành ống tiêu hóa từ ngoài vào trong. Chức năng vận

động do các lớp cơ trơn đảm nhiệm. Chức năng của cơ trơn đƣờng tiêu hóa tƣơng tự nhƣ hợp

bào. Tức là các sợi cơ trơn có đƣờng kính 2-10 m, chiều dài 200-500 m và chúng sắp xếp

thành bó có khoảng 1000 sợi nằm song song với nhau. Trong các bó cơ các sợi liên hệ với

nhau thông qua các khớp nối (gap junction) cho phép các ion di chuyển với trở kháng thấp từ

sợi cơ này sang sợi cơ lân cận. Vì thế tín hiệu đƣợc truyền rất nhanh, về phƣơng diện chức

năng coi nhƣ là hợp bào.

1.2. Cơ chế điện sinh lý:

Gồm 2 loại : sóng chậm và sóng nhọn.

- Sóng chậm có nguồn gốc từ các tế bào tạo nhịp (pacemarker) gọi là tế bào kẻ Cajal

nằm trong lớp cơ trơn, tạo thàng mạng lƣới có quá trình khử cực, tái cực tự động theo chu kỳ

tạo thành sóng chậm. Sóng chậm này lan dọc theo các sợi cơ dọc và đi xuống lớp cơ vòng bên

dƣới. Tuy nhiên sóng chậm này không tạo nên điện thế hoạt động và cũng không có sự co cơ

trơn vì điện thế của nó dƣới mức điện thế ngƣỡng.

19

61

Hình 19.2. Điện thế màng của cơ trơn đƣờng tiêu hóa

- Sóng nhọn: xảy ra khi có các kích thích từ các chất dẫn truyền thần kinh

(acetylcholine), hormone trên nền khử cực của sóng chậm sẽ làm tăng điện thế của nó vƣợt

qua mức ngƣỡng, cho phép ion calcium qua các kênh đi vào trong tế bào. Kết quả hình thành

sự co cơ. Sự co cơ mạnh hay yếu tùy thuộc vào số lƣợng các gai hình thành trên đỉnh sóng

chậm, trong khi đó tần số của sóng chậm thì không đổi.

- Tần số sóng chậm thay đổi tùy theo phần nào của ống tiêu hóa:

Dạ dầy, ruột già : 3 - 8 l/phút.

Ruột non : 10 - 20 l/phút.

2. HỆ THỐNG THẦN KINH NỘI TẠI:

Nằm hoàn toàn trong thành ruột, bắt đầu từ thực quản và kết thúc ở hậu môn. Số lƣợng

tế bào thần kinh khoảng 100 triệu. Hệ thống thần kinh này có 2 đám rối: đám rối ngoài cùng

nằm giữa lớp cơ dọc và lớp cơ vòng gọi là đám rối mạc treo hay Auerbach, chức năng chính

là điều hòa chức năng co bóp của ruột dọc theo chiều dài của đƣờng tiêu hóa. Khi đám rối này

đƣợc kích thích sẽ dẫn đến hậu quả: (1) Tăng trƣơng lực cơ, (2) tăng cƣờng độ co cơ, (3) gia

tăng tốc độ truyền dẫn kích thích dọc theo thành ruột làm tăng nhu động ruột. Đám rối còn lại

nằm dƣới niêm mạc, nên gọi là đám rối dƣới niêm hay Meissner có chức năng điều hòa tiết,

lƣu lƣợng máu cung cấp cho đƣờng tiêu hóa và quá trình hấp thu các chất. Sự điều hòa này

chỉ ảnh hƣởng lên một đoạn ngắn của ruột.

2.1. Hệ thống thần kinh nội tại thực hiện chức năng thông qua các chất dẫn truyền thần

kinh nhƣ: acetylcholine, norepinephrine, adenosine triphosphate, serotonin, dopamin,

cholecystokinin, subtance P, vasoactive intestinal polypeptide, somatostatin, leu-enkephalin,

met-enkephalin, bombesin. Có nhiều chất vẫn chƣa rõ chức năng, tuy nhiên điển hình là

acetylcholine thƣờng kích thích các hoạt động của đƣờng tiêu hóa, còn norepinephrine hầu

nhƣ có tác dụng ức chế.

2.2. Mặc dù hệ thống thần kinh nội tại có thể thực hiện chức năng của mình, chúng vẫn có

sự liên kết với hệ thống thần kinh thực vật bên ngoài: thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Thông qua đấy chức năng của đƣờng tiêu hóa có thể bị ức chế hay tăng cƣờng một cách đáng

kể.

62

Hình 19.3. Hệ thống thần kinh nội tại ở ruột

Chức năng đƣờng tiêu hóa đƣợc thay đổi cho phù hợp nhờ các phản xạ ở đƣờng tiêu

hóa. Khởi đầu là các sợi thần kinh cảm giác có đầu tận cùng ở tế bào biểu mô ruột, thành ống

tiêu hóa bị kích thích. Các sợi ly tâm mang tín hiệu đến 2 đám rối thần kinh nội tại, cũng nhƣ

tủy sống, thân não…

2.3. Hormone kiểm soát quá trình vận động:

Một số hormone có vai trò trong việc điều hòa hoạt động cử động ở đƣờng tiêu hóa,

nhƣng chức năng này yếu hơn các chức năng tiết các chất.

­ Gastrin đƣợc tiết bởi các tế bào G vùng hang vị, tiết khi có các kích thích nhƣ: sự căng

giãn của thành dạ dầy sau bữa ăn, các sản phẩm protein và gastrin releasing hormone đƣợc

tiết bởi niêm mạc dạ dầy khi có sự kích thích của thần kinh phó giao cảm.

­ Cholecystokinin đƣợc tiết bởi các tế bào I nằm ở niêm mạc tá tràng và hổng tràng khi

có sự kích thích của mỡ, acid béo và monoglyceride có trong thức ăn. Hormone này làm co

thắt mạnh túi mật, tống mật nhanh vào tá tràng. Cholecystokinin có tác dụng ức chế sự co thắt

của dạ dầy một cách vừa phải, nhằm đảm bảo khả năng trung hoà, tiêu hóa chất mỡ ở đƣờng

tiêu hóa trên.

­ Secretin đƣợc tiết bởi tế bào S nằm trong niêm mạc tá tràng đáp ứng với dịch acid vào

tá tràng từ môn vị. Secretin có tác dụng vừa phải trên cử động của ống tiêu hóa, chủ yếu thúc

đẩy quá trình tiết bicarbonate ở gan và tụy.

­ Gastric inhibitory peptide đƣợc tiết bởi niêm mạc phần đầu ruột non, khi có kích thích

của acid béo, mỡ và amino acid có tác dụng làm giảm nhẹ cử động của dạ dầy do đó làm giảm

đi tốc độ tống thức ăn ra khỏi dạ dầy.

3. TUẦN HOÀN:

Máu cung cấp cho hệ thống tiêu hóa là một phần mở rộng hơn của hệ thống gọi là tuần

hoàn tạng đƣợc trình bày trong hình sau:

63

Hình 19.4. Tuần hòan ở nội tạng

Trong điều kiện bình thƣờng lƣu lƣợng máu chảy qua các vùng của hệ thống tiêu hóa

có mối liên quan trực tiếp với các hoạt động tại vùng đó. Chẳng hạn trong quá trình hấp thu

các chất dinh dƣỡng, lƣu lƣợng máu qua nhung mao tăng lên khoảng 8 lần. Tƣơng tự, hiện

tƣợng này cũng thấy trong các lớp cơ trơn khi hoạt động cơ học gia tăng. Vì thế sau bữa ăn

các hoạt động: cơ học, chế tiết, hấp thu đều gia tăng nên lƣợng máu tới cũng gia tăng sau đó

sẽ giảm dần cho đến mức nghỉ khoảng 2-4 giờ sau đó.

Cơ chế của hiện tƣợng này đến nay vẫn chƣa rõ, tuy nhiên có một vài giải thích:

­ Trƣớc tiên các chất giãn mạch đƣợc phóng thích từ niêm mạc ruột non trong quá trình

tiêu hóa. Phần lớn là peptide hormone nhƣ cholecystokinin, vasoactive intestinal peptide,

gastrin và secretin.

­ Một vài tuyến ở ống tiêu hóa phóng thích vào thành ruột 2 kinin: kallidin và

bradykinin cùng một thời điểm mà nó tiết các chất vào lòng ruột . Các kinin này là chất gây

giãn mạch rất mạnh và xảy ra cùng lúc với quá trình tiết dịch tiêu hóa.

­ Sự giảm nồng độ oxygen trong thành ruột có thể gia tăng lƣợng máu đến khoảng từ 50

đến 100%, vì thế hậu quả của việc gia tăng chuyển hóa ở ruột làm giảm nồng độ oxygen tại

chỗ lại là nguyên nhân làm giãn mạch.

64

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với sóng chậm?

A. Khởi sự trong phần trn thực quản khi nuốt

B. Là những dao động của điện thế màng tế bào cơ trơn

C. Là những co thắt có tác dụng đẩy thức ăn dọc theo thành ruột.

D. Cĩ tần số khoảng 20 lần/pht trong dạ dy

E. Là do acetylcholine kích thích trực tiếp tế bào cơ trơn

2. Sóng chậm là nguồn gốc của điện thế hoạt động:

A.Đúng

B. Sai

3.Tần số sóng chậm thay đổi tùy vào sự kích thích của các yếu tố: thần kinh, nội tiết.

A.Đúng.

B.Sai.

4.Phát biểu nào sau đây đúng với hệ thống thần kinh nội tại:

A.Nằm ở mặc treo ruột.

B.Gồm có hai đám rối Auerbach và Meissner.

C.Đám rối Auerbach có chức năng điều hòa chức năng bài tiết dịch men tiêu hóa.

D.Tất cả đều đúng.

E.Tất cả đều sai.

5.Với hệ thống thần kinh nội tại ruột có thể thực hiện trọn vẹn các chức năng của mình.

A.Đúng.

B.Sai.

6.Hệ thống thần kinh thực vật có vai trò gì đối với chức năng của đƣờng tiêu hóa.

A.Ức chế.

B.Kích thích.

C.Điều hòa.

E.Tất cả đều sai.

7.Một số hormone nhƣ: Gastrin, cholecystokinin, …hoàn toàn không có tác dụng trên đƣờng

tiêu hóa.

A.Đúng.

B.Sai

8.Cholecystokinin đƣợc tiết bởi các tế bào C ở tá tràng

A.Đúng

B.Sai

9.Phát biểu nào đúng: Sau ăn

A. Lƣợng máu đến cơ quan tiêu hóa gia tăng.

B.Lựơng máu tăng chỉ khi ta tăng vận động.

C.Tất cả đều đúng.

D.Tất cả đều sai.

10.Cơ chế của sự gia tăng lƣợng máu đến cơ quan tiêu hóa:

A.Các chất giãn mạch đƣợc phóng thích từ ruột non trong quá trình tiêu hóa.

B.Vai trò kallidin, bradikinin.

65

C.Giảm nồng độ oxygen tại ruột.

D.Tất cả đều đúng.

E.Tất cả đều sai.

66

1.

SỰ TỐNG, TRỘN THỨC ĂN TRONG LÕNG ỐNG

TIÊU HÓA

MỤC TIÊU:

1. Mô tả các động tác nhai, các giai đoạn của động tác nuốt và hoạt động của cơ thắt thực

quản dạ dầy.

2. Giải thích chức năng vận động của dạ dầy với các sóng nhu động và vai trò của các

hormone.

3. Phân tích các sóng nhu động của ruột và các yếu tố điều hòa.

4. Trình bày chức năng vận động của ruột già.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với phức hợp cơ động?

A.Chỉ xảy ra giữa các bữa ăn

B.Do dây X điều khiển

C.Chỉ thấy ở ruột non

D.Xảy ra mỗi 2 giờ một lần

E.Không bị ảnh hƣởng bởi hormone tiêu hóa

2.Phức hợp cơ động có tất cả những đặc tính sau đây, NGOẠI TRỪ :

A.Liên quan đến sự tăng motilin trong huyết tƣơng

B.Đó là những giai đoạn tăng hoạt động co thắt rất mạnh

C.Chỉ xảy ra trong thời kỳ giữa các bữa ăn

D.Chỉ xảy ra ở ruột non

E.Cần có hệ thần kinh ruột để điều khiển sự di chuyển

3.Cu no sau đây đúng với tốc độ thoát thức ăn ra khỏi dạ dày?

A.Nhanh hơn khi nhũ trấp làm căng thành tá tràng nhiều hơn

B.Tăng khi pH của nhũ trấp ra khỏi dạ dày giảm

C.Giảm khi nhũ trấp ra khỏi dạ dy chứa nhiều lipid

D.Tăng khi có sự bài tiết của cholecystokinin

E.Giảm khi cĩ sự bi tiết của gastrin

4.Chất nào sau đây ức chế sự co bóp của dạ dày ?

A.Acetylcholine

B.Gastrin

C.Secretin

D.Histamine

E.Somatostatin

5.Sự tống thoát thức ăn khỏi dạ dày chịu ảnh hƣởng của tất cả các yếu tố sau đây, NGOẠI

TRỪ :

A.Carbohydrate trong dạ dy

B.Bi tiết gastrin

C.Căng thành tá tràng

D.Nồng độ thẩm thấu của chất chứa trong dạ dày

E.Độ axít của nhũ trấp khi vào tá tràng

20

67

6.Nhu động ruột non có đặc tính nào sau đây?

A.Tăng khi kích thích hệ giao cảm

B.Không bị ảnh hƣởng bởi hệ thần kinh ruột

C.Xảy ra khi thành ruột bị căng

D.Niêm mạc ruột non tăng bài tiết dịch trƣớc khi nhu động xảy ra

E.Đẩy thức ăn với vận tốc 10 cm/phút

7.Hoạt động cơ học của ruột non bị kích thích bởi tất cả các chất sau đây, NGOẠI TRỪ :

A.Cholecystokinin

B.Secretin

C.Gastrin

D.Insulin

E.Motilin

8.Van hồi manh tràng:chọn câu sai

A.Nhằm ngăn chặn quá trình trào ngƣợc dịch phân từ hồi tràng.

B.Van này có thể chịu áp lực 50-60 cm nƣớc.

C.Van này hơi nhô sâu vào lòng manh tràng

D.Cơ thắt hồi manh tràng ngay phía trƣớc của van hồi manh tràng.

9. Yếu tố nào sau đây có tác dụng bảo vệ chống lại sự trào ngƣợc thực quản:

A.Cơ vòng thực quản.

B.Cấu trúc giống nhƣ van ở đoạn cuối thực quản.

C.Sự tăng áp lực trong ổ bụng ở một mức giới hạn nào đó.

D.Tất cả đều đúng.

10.Chuyển động phân đoạn của ruột non có tần số tối thiểu là 12 lần/phút

A.Đúng.

B.Sai.

68

CHỨC NĂNG TIẾT CỦA ĐƢỜNG TIÊU HÓA

MỤC TIÊU:

1. Nói về sự bài tiết nƣớc bọt: các loại tuyến, thành phần, tác dụng và điều hòa bài tiết nƣớc bọt.

2. Mô tả bài tiết dịch vị: các loại tuyến, thành phần, tác dụng và điều hòa bài tiết.

3. Giải thích cơ chế tạo thành HCl, vai trò tiêu hóa và điều hòa bài tiết HCl.

4. Phân tích yếu tố hoạt hóa, điều kiện hoạt động và tác dụng của men pepsin.

5. Trình bày dịch tụy, dịch mật và dịch ruột: thành phần, tác dụng và điều hòa hoạt động.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Nƣớc bọt gồm các thành phần sau đây, NGOẠI TRỪ :

A. Bicarbonate

B. Kali

C. Clo (Cl-)

D. Glucose

E. Amylase

2.Câu nào sau đây đúng với amylase nƣớc bọt?

A.Đƣợc bài tiết trong một dung dịch có thành phần ion giống dịch ngoại bào

B.Hoạt động mạnh nhất trong khoảng pH từ 1.3 - 4.0

C.Cắt nối peptide trong cc chuỗi polypeptide

D.Khởi đầu sự tiêu hóa của acid béo trong miệng

E.Đƣợc bài tiết khi nồng độ gastrin trong máu tăng cao

3.Sự bài tiết của chất nào sau đây KHÔNG phụ thuộc vào secretin ?

A.Nƣớc bọt

B.Dịch ruột

C.Pepsin

D.Dịch tụy

E.Mật

4.Sự bài tiết HCl của dạ dày đƣợc mô tả đúng bằng những câu dƣới đây, NGOẠI TRỪ :

A.Cĩ sử dụng CO2

B.Bị ức chế bởi cc thuốc khng histamine

C.Cần có sự chuyên chở chủ động của H+

D.Bị kích thích bởi acetylcholine

E.Xảy ra tại cc tế bo chính

5.Một chức năng quan trọng của niêm mạc dạ dày là bài tiết chất nào sau đây?

A.Cholecystokinin

B.Enterokinase

C.Yếu tố nội tại

D.Secretin

E.Trypsinogen

21

69

6.Tế bào thành bài tiết chất nào sau đây?

A.Gastrin

B.Cholecystokinin

C.Yếu tố nội tại

D.Secretin

E.Histamine

7.Các câu sau đầy đều đúng với sự bài tiết của tuyến tụy ngoại tiết, NGOẠI TRỪ:

A.Dịch giàu bicarbonate đƣợc bài tiết bởi tế bào biểu mô ống dẫn dƣới tác dụng của

secretin

B.Men đƣợc bài tiết bởi tế bào nang tuyến dƣới tác dụng của cholecystokinin

C.Dịch tụy đ đƣợc bài tiết trƣớc khi thức ăn vào đến ruột

D.Gastrin kích thích sự bi tiết men

E.Epinephrine kích thích sự bi tiết bicarbonate

8.Tế bo ống dẫn của tụy tạng bi tiết chất nào sau đây?

A.Trypsin

B.NaHCO3

C.Lipase

D.Bilirubin

E.Amylase

9.Amylase nƣớc bọt là men tiêu hóa của cơ chất nào sau đây?

A.Sucrose

B.Glucose

C.Maltose

D.Tinh bột

E.Lactose

10.Câu nào sau đây đúng với sự co thắt túi mật ?

A.Bị ức chế bởi bữa ăn giàu lipid

B.Bị ức chế bởi sự hiện diện của amino acid trong t trng

C.Bị kích thích bởi atropine

D.Bị kích thích bởi cholecystokinin

E.Xảy ra đồng thời với sự co thắt cơ vịng Oddi

70

CHỨC NĂNG HẤP THU

MỤC TIÊU:

1. Mô tả cấu trúc đặc trƣng của niêm mạc ruột tạo thuận lợi cho sự hấp thu.

2. Phân tích cơ chế hấp thu các chất: nƣớc, các chất điện giải, protein, glucid và lipid ở ruột non.

3. Trình bày sự hấp thu các chất ở ruột già.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

1. Tất cả những điều sau đây đều đúng đối với dịch tụy bình thƣờng của ngƣời, NGOẠI TRỪ :

A.pH kiềm

B.Chứa pepsin

C.Trên 1000 ml đƣợc bài tiết mỗi ngày

D.Các men tiêu hóa protein đƣợc bài tiết ở dƣới dạng tiền men

E.Sự bi tiết bị kích thích bởi dy X

2.Sau khi đƣợc bài tiết vào tá tràng trypsinogen đƣợc đổi thành dạng hoạt động trypsin bởi chất

nào sau đây?

A.Enterokinase

B.Procarboxypolypeptidase

C.Lipase tụy

D.Amylase tụy

E.pH kiềm

3.Cơ quan nào sau đây có vai trị quan trọng nhất trong việc cung cấp men tiu hĩa mỡ?

A.Tuyến nƣớc bọt

B.Dạ dy

C.Tụy tạng

D.Gan

E.Ruột non

4.Chất nào sau đây có vai trị trong sự điều hịa bi tiết enzyme của tuyến tụy ?

A.Secretin

B.Histamine

C.Cholecystokinin

D.GRP (Gastrin – releasing peptide)

E.Motilin.

5.Sự co túi mật đƣợc điều khiển bởi hormone nào sau đây?

A.Enterogastrone

B.Cholecystokinin (CCK)

C.Gastrin

D.Secretin

E.Histamine

22

71

6.Câu nào sau đây đúng với secretin?

A.L một enzyme của t trng

B.Làm tăng sự bài tiết của tế bào thành

C.Kích thích tụy bi tiết ion bicarbonate

D.L một hormone của tuyến tụy

E.Làm tăng sự thoát thức ăn ra khỏi dạ dày

7.Mật KHÔNG chứa chất nào sau đây?

A.Cholesterol

B.Muối vô cơ

C.Lecithin

D.Lipase

E.Bilirubin

8.Câu nào sau đây đúng với sự co thắt túi mật ?

A.Bị ức chế bởi bữa ăn giàu lipid

B.Bị ức chế bởi sự hiện diện của amino acid trong t trng

C.Bị kích thích bởi atropine

D.Bị kích thích bởi cholecystokinin

E.Xảy ra đồng thời với sự co thắt cơ vịng Oddi

9.Amylase nƣớc bọt là men tiêu hóa của cơ chất nào sau đây?

A.Sucrose

B.Glucose

C.Maltose

D.Tinh bột

E.Lactose

10.Câu nào sau đây đúng với carbohydrate trong thức ăn?

A.Tiu hĩa chủ yếu tại dạ dy.

B.Tiu hĩa ở miệng ở pH 2.0.

C.Cắt thnh disaccharides do amylas

D.Hấp thu dƣới dạng duy nhất là glucos

E.Hấp thu chủ yếu vo mạch bạch huyết.

72

SINH LÝ CHỨC NĂNG GAN

MỤC TIÊU: 1. Mô tả cấu trúc cơ bản của gan.

2. Trình bày sáu chức năng quan trọng của gan bao gồm:

­ Chức năng tuần hoàn.

­ Chức năng bảo vệ với hệ đại thực bào của gan.

­ Chức năng chuyển hóa: protein, glucid, lipid.

­ Chức năng khử độc.

­ Chức năng bài tiết mật.

­ Chức năng dự trữ.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1.Acid mật bao gồm tất cả các chất sau đây, NGOẠI TRỪ :

A.Acid cholic

B.Acid chenodeoxycholic

C.Acid deoxycholic

D.Acid lithocholic

E.Acid uric

2.Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với mật?

A.Chứa muối mật v sắc tố mật

B.Có tác dụng nhũ tƣơng hóa lipid

C.Đƣợc dự trữ tại ti mật

D.Sự tái hấp thu muối mật ở ruột làm tăng sự bài tiết mật

E.Muối mật đƣợc tạo ra từ hemoglobin

3.Câu nào sau đây đúng với muối mật:?

A.Đƣợc tổng hợp trong gan từ cholesterol

B.Không đƣợc tái hấp thu sau bữa ăn

C.L những chất kết hợp của acid mật với acid glucuronic

D.Nhiệm vụ chủ yếu l trung hịa acid hydrochloric của dạ dy

E.L chất chuyn chở aminoacid trong ruột

4.Muối mật có nguồn gốc từ chất nào sau đây?

A.Hemoglobin

B.Glycerol

C.Cholesterol

D.Sắc tố mật

E.Lecithin

5.Muối mật cần cho sự hấp thu chất nào sau đây?

A.Vitamin A

B.Protein

C.Carbohydrate

D.Yếu tố nội tại

E.Calcium

23

73

6.Muối mật làm tăng hấp thu mỡ là do khả năng thực hiện những điều sau đây, NGOẠI TRỪ

:

A.Thnh lập micelle

B.Giảm sức căng bề mặt của các hạt lipid

C.Vận chuyển lipid đến bờ bàn chải niêm mạc ruột.

D.Nhũ tƣơng hóa mỡ

E.Kích thích sự tiu hố tiếp theo của lipid trong tế bo biểu mơ ruột

7.Tất cả các câu sau đâu đều đúng với cholecystokinin (CCK) NGOẠI TRỪ :

A.Đƣợc phóng thích khi mỡ kích thích niêm mạc ruột non

B.Tăng sự bài tiết men của tụy

C.Gây co cơ trơn túi mật

D.Làm co cơ vịng Oddi

E.Ức chế sự thoát thức ăn khỏi dạ dày

8.Các câu sau đây đều đúng đối với sự bài tiết mật của gan, NGOẠI TRỪ:

A.Mật đƣợc đƣa xuống tá tràng khi ăn do adrenalin gây co thắt ti mật.

B.Sự bi tiết mật gip thải cholesterol.

C.Sỏi mật đƣợc hình thnh l do sự mất cn bằng trong qu trình cơ đặc mật

D.Mật tham gia vo sự tiu hĩa v hấp thu lipid

E.Nếu bị tắc mật phn sẽ nhạt mu

9.Những hoạt động khác nhau của hệ tiêu hóa liên quan trực tiếp đến một số loại tế bào.

Trong những kết hợp sau đây cái nào KHÔNG đúng ?

A.Cử động - Tế bào cơ trơn thực quản

B.Bi tiết - Tế bo biểu mơ ti mật

C.Tiu hĩa - Tế bo nang tuyến tụy

D.Hấp thu - Tế bo biểu mơ ruột non

E.Bi tiết - Tế bào ống dẫn tuyến nƣớc bọt

10.Khi tắc ống dẫn mật sẽ gây vàng da. Triệu chứng vàng da này là do tăng chất nào sau đây

trong huyết tƣơng ?

A.Biliverdin

B.Urobilin

C.Bilirubin

D.Hemoglobin

E.Stercobilin

74

MỤC TIÊU CHƢƠNG:

1. Nêu đƣợc nhiệm vụ tạo nƣớc tiểu của thận và hai chức năng chính của thận là bài xuất các

sản phẩm chuyển hóa của cơ thể và giữ hằng định nội môi.

2. Trình bày đƣợc quá trình lọc ở tiểu cầu thận, và quá trình tái hấp thu và bài tiết ở ống

thận.

3. Xác định đƣợc chức năng giữ hằng định nội môi của thận là kiểm tra nồng độ các chất

trong huyết tƣơng, điều hòa áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào, điều hòa thể tích máu và

dịch ngoại bào, điều hóa độ pH của dịch cơ thể.

4. Phân tích đƣợc chức năng nội tiết của thận là điều hòa huyết áp, kích thích sinh hồng cầu,

và góp phần chuyển hóa canxi và phosphat trong cơ thể.

5. Mô tả đƣợc các vấn đề sau đây

- Thăm dò chức năng thận bằng độ thanh thải

- Các chất lợi niệu và cơ chế tác dụng

- Thận nhân tạo

- Sự bài xuất nƣớc tiểu

CHƢƠNG 7

SINH LÝ THẬN

75

SỰ LỌC TIỂU CẦU THẬN

MỤC TIÊU:

1. Mô rả đƣợc cấu tạo của nephron, mạch máu – thần kinh thận, phức hợp cận tiểu cầu

2. Trình bày đƣợc dòng máu thận, các áp suất trong tuần hoàn thận

3. Phân tích đƣợc sự lọc ở tiểu cầu thận: màng lọc, dịch lọc, động lực học, các yếu tố ảnh

hƣởng, và sự điều hòa mức lọc

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Cấu trúc tế bào nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với nephron?

A. Tế bào biểu mô của cầu thận là những tế bào có chân bám vào màng đáy

B. Tế bào biểu mô ống gần có bờ bàn chải tạo bởi các vi nhung mao

C. Tế bào biểu mô đoạn dày của quai Henle có bờ bàn chảu thô sơ, có chỗ nối chặt giữa

các tế bào

D. Tế bào biểu mô ở ống xa có vờ bàn chải và nhiều ty lạp thể nhƣ ở ống gần

E. Có khoảng 250 ống góp lớn đổ nƣớc tiểu vào bể thận

2. Để phân biệt tế bào biểu mô của ống gần và tế bào biểu mô của ống xa, ngƣời ta dựa vào đặc

điểm cấu trúc nào sau đây?

A. Ống xa có màng đáy dày hơn

B. Ống gần có màng đáy dày hơn

C. Óng gần có bờ bàn chải rộng hơn

D. Ống gần tạo thành phức hợp cạnh cầu thận

E. Ống xa có ít chổ nối chặt giữa các tế bào hơn

3. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với vị trí của các nephron

A. Cầu thận, ống gần và ống xa nằm ở trong vùng vỏ thận

B. Đa số nephron nằm hoàn toàn trong vùng vỏ

C. 1 số nephron nằm ở vùng cận tủy

D. 1 số quai Henle thọc sâu vào vùng tủy

E. 1 số ít nephron nằm ở vùng tủy

4. Hệ mạch máu của nephron bao gồm các phần sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Tiểu động mạch vào cầu thận

B. Lƣới mao mạch dinh dƣỡng trong cầu thận

C. Tiểu động mạch ra

D. Lƣới mao mạch quanh ống

E. Quai mao mạch thẳng vasa recta

5. Áp suất máu trong mao mạch cầu thận cao, thuận lợi cho sự lọc là do các yếu tố sau đây,

NGOẠI TRỪ

A. Tiểu động mạch vào cầu thận là ngành thẳng và ngắn của tiểu động mạch gian thùy

B. Lƣới mao mạch cầu thận gần động mạch chủ bụng

C. Tiểu động mạch ra có đƣờng kính nhỏ hơn tiểu động mạch vào

24

76

D. Tiểu động mạch vào có sức cản tƣơng đối lớn

E. Dòng máu thận lớn, chiếm trên ¼ lƣợng tim

6. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với màng lọc cầu thận và sự thấm qua màng

A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận có những khe hở với đƣờng kính khoảng 160A

B. Màng đáy có lỗ lọc đƣờng kính chừng 110A

C. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman có lỗ lọc đƣờng kính là 70A

D. Sự thấm qua màng phụ thuộc vào kích thƣớc phân tử vật chất

E. Toàn bộ albumin có trọng lƣợng phân tử lớn kh6ong lọc qua màng lọc cầu thận đƣợc

7. Màng lọc cầu thận gồm các cấu trúc sau đây, NGOẠI TRỪ

A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận

B. Màng đáy

C. Các khoảng khe

D. Macula densa

E. Tế bào biểu mô của cầu thận

8. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với thành phần của dịch lọc cầu thận

A. Lƣợng protein chiến 0,03% của lƣợn protein huyết tƣơng

B. Hemoglobin trong hồng cầu đƣợc lọc qua cầu thận khoảng 5%

C. Các ion âm trong dịch lọc lớn hơn các ion âm của huyết tƣơng là 5%

D. Các ion dƣơng ít hơn ion dƣơng của huyết tƣơng là 5%

E. Các chất không ion hóa nhƣ ure, creatinin và glucose tăng lên gần 4%

9. Động học của sự lọc cầu thận phụ thuộc vào các yếu tố sau đây, NGOẠI TRỪ

A. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận

B. Áp suất keo của máu trong mao mạch cầu thận

C. Áp suất thủy tĩnh trong bọc Bowman

D. Áp suất thũy tĩnh của mao mạch cầu thận và bọc Bowman chống lại áp suất keo của

máu mao mạch cầu thận

E. Hệ số lọc là mức lọc cầu thận đối với 1mmHg áp suất lọc

10. Mức lọc cầu thận tăng lên là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Co tiểu động mạch vào

B. Kích thích thần kinh giao cảm thận

C. Chèn ép ở bao thận

D. Giảm nồng độ protein huyết tƣơng

E. Giảm dòng máu thận

77

SỰ TÁI HẤP THU VÀ BÀI TIẾT CỦA ỐNG THẬN

MỤC TIÊU:

1. Trình bày đƣợc sự tái hấp thu và bài tiết ở ống lƣợn gần, bao gồm sự tái hấp thu Na+

và K+,

glucoz, protein và các axit amin, các chất điện giải, urê, nƣớc và sự bài tiết các ion H+ và

NH3.

2. Nêu đƣợc sức tải ống và khái niệm về sự vận chuyển tối đa.

3. Phân tích đƣợc sự thăng bằng cầu ống.

4. Mô tả đƣợc hoạt đông của quai Henle, cơ chế tăng nồng độ ngƣợc dòng ở quai Henle tủy, cơ

chế trao đổi ngƣợc dòng ở quai mao mạch vasa recta.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với các chất đƣợc tái hấp thu và bài tiết bởi ống thận?

A. Có những chất đƣợc tái hấp thu hoàn toàn nhƣ glucoz, protein, lipit

B. Có những chất đƣợc tái hấp thu theo yêu cầu nhƣ vitamin và urê

C. Có những chất đƣợc bài tiết hoàn toàn nhƣ H+, CO2, NH3

D. Có những chất đƣợc bài tiết theo yêu cầu nhƣ các chất điện giải thừa

E. Nƣớc đƣợc tái hập thu theo áp suất thẩm thấu

2. Na+ đƣợc tái hấp thu ở ống gần theo các cơ chế sau đây, NGOẠI TRỪ

A. Na+ đƣợc tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát ở bờ

màng đáy

B. Nồng độ Na+ rất cao ở long ống và rất thấp ở trong tế bào, nên Na

+ khuếch tán từ lòng

ống vào tế bào

C. Trong tế bào có điện thế âm, trong lòng ống có điện thế dƣơng do Na+, nên Na

+ đƣợc

khuếch tán vào tế bào

D. Ở bờ bàn chải có protein mang Na+, nó có thể mang thêm các chất khzác, và đồng vận

chuyển từ lòng ống vào tế bào

3. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự tái hấp thu glucoz ở ống gần

A. Mức lọc glucoz qua cầu thận là 100mg/phút, nếu đƣờng huyết là 80mg/dL

B. Ngƣỡng thận của glucoz là 180mb/dL

C. Nếu mức đƣờng huyết trên ngƣỡng, phần glucoz trên ngƣỡng sẽ bị đào thải hết

D. Glucoz đƣợc vận chuyển tích cực thứ phát đồng vận chuyển với Na+ từ lòng ống vào

tế bào biểu mô

E. Glucoz đƣợc vận chuyển theo cơ chế khuếch tán đƣợc hỗ trợ từ tế bào dịch khe

4. Các câu sau đây đều đúng với sự tái hấp thu axit amin và protein ở ống gần, NGOẠI TRỪ

A. Có 30g protein đƣợc lọc qua cầu thận mỗi ngày

B. Protein đƣợc tái hấp thu bằng ẩm bào từ lòng ống vào tế bào biểu mô

C. Protein đƣợc vận chuyển từ tế bào vào dịch khe nhờ cơ chế khuếch tán đƣợc hỗ trợ

D. Axit amin đƣợc vận chuyển từ lòng ống vào tế bào bằng cơ chế vận chuyển tích cực

thứ phát đồng vận chuyển

E. Axit amin đƣợc vận chuyển từ tế bào vào dịch khe bằng cơ chế khuếch tán đƣợc hỗ

trợ

5. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự tái hấp thu 1 số chất ở ống gần

25

78

A. Các cation đƣợc tái hấp thu theo cơ chế tích cực

B. Phần lớn các anion đƣợc tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động theo các cation

C. Ion bicarbonate đƣợc tái hấp thu từ lòng ống vào tế bào theo chơ chế khuếch tán

D. 1 số anion cũng đƣợc tái hấp thu bằng cơ chế tích cực nhƣ: Cl-, urat, phosphate, sulfat,

nitrat

E. Urê đƣợc tái hấp hu theo cơ chế khuếch tán thụ động

6. Khi có ADH, phần nƣớc lọc đƣợc tái hấp thu nhiều nhất tại nơi nào sau đây của ống thận

A. Ống gần

B. Quai Henle

C. Ống xa

D. Ống góp vỏ

E. Ống góp tủy

7. Khi thiếu ADH, phần nƣớc lọc đƣợc tái hấp thu nhiều nhất tại nới nào sau đây của ống thận

A. Ống gần

B. Quai Henle

C. Ống xa

D. Ống góp vỏ

E. Ống góp tủy

8. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sức tải ống và sự vận chuyển tối đa đối với glucoz

A. TmG là 320mg/phút

B. Sức tải ống của glucoz bình thƣờng là 125mg/phút

C. Ngƣợng glucoz của thận là 180mg/dL huyết tƣơng thì sức tải ống là 225mg/phút

D. Sức tải ống là 400mg/phút thì lƣợng glucoz qua nƣớc tiểu sẽ là 80mg/phút

E. Nếu sức tải ống là 320mg/phút, thì không có glucoz trong nƣớc tiểu

9. Nếu mức lọc cầu thận tăng, sự tái hấp thu muối và nƣớc của ống gần sẽ tăng bởi sự thăng

bằng cầu - ống: các yếu tố sau đây đều tham gia trong quá trình này, NGOẠI TRỪ

A. Tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch quanh ống

B. Giảm nồng độ Na+ quanh ống

C. Tăng áp suất keo quanh ống

D. Tăng dòng dịch ở ống gần

E. Tăng dòng máu ở mao mạch quanh ống

10. Độ thẩm thấu của dịch ở phần nào của nephron là SAI?

A. Dịch từ ống gần đổ vào quai Henle có độ thẩm thấu là 300 mosm/L

B. Dịch khe tủy thận, từ vùng tủy ngoài tới vùng tủy trong có độ thẩm thấu từ 300

mosm/L đến 1200 mosm/L

C. Dịch trong ống đến chóp quai Henle có độ thẩm thấu là 300 mosm/L

D. Dịch từ quai Henle đi vào ống xa có độ thẩm thấu là 100 mosm/L

E. Dịch xuống ống góp có độ thẩm thấu là 300 mosm/L

79

SỰ TÁI HẤP THU VÀ BÀI TIẾT Ở ỐNG XA VÀ ỐNG

GÓP - SỰ BÀI XUẤT NƢỚC TIỂU

MỤC TIÊU:

1. Trình bày đƣợc hoạt động của ống xa: tái hấp thu Na+, bài tiết K

+, bài tiết ion H

+, và tái

hấp thu nƣớc.

2. Mô tả đƣợc hoạt động của ống góp: sự bài tiết nƣớc tiểu cô đặc hay pha loãng, vai trò của

hormon chống bài niệu ADH.

3. Giải thích đƣợc sự bài xuất nƣớc tiểu: sự dẫn nƣớc tiểu của niệu quản, cấu trúc bàng quang

và sự phân phối thần kinh, trƣơng lực và áp suất trong bàng quang, phản xạ tiểu tiện và

vai trò của các trung tâm thần kinh điều hòa phản xạ tiểu tiện.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Độ thẩm thấu của dịch khi đi qua các phần khác nhau của nephron là nhƣ sau, NGOẠI

TRỪ:

A. Dịch đẳng trƣơng khi vào quai Henle.

B. Dịch ƣu trƣơng khi qua ngành xuống của quai.

C. Dịch đẳng trƣơng khi rời quai Henle

D. Dịch đẳng trƣơng khi vào ống góp

E. Dịch ƣu trƣơng khi rời ống góp.

2. Trong ống xa, sự tái hấp thu Na+ tăng lên là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Kích thích thần kinh giao cảm thận

B. Bài tiết hormon lợi niệu natri của tâm nhĩ

C. Bài tiết ADH.

D. Bài tiết aldosteron

E. Bài tiết prostaglandin.

3. Số lƣợng K+ đƣợc bài xuất bởi thận sẽ giảm trong điều kiện nào sau đây?

A. Tăng dòng dịch trong ống xa

B. Tăng mức aldosteron máu tuần hoàn.

C. Tăng chế độ ăn có K+

D. Giảm tái hấp thu Na+ bởi ống xa

E. Tăng nồng độ angiotensin II trong máu

4. Trong những so sánh sau đây giữa ống xa và ống cần của nephron câu nào là SAI?

A. Ống xa chịu tác dụng của aldosteron nhiều hơn ống gần

B. Ống xa thấm H+ ít hơn ống gần

C. Ống xa bài hết K+ nhiều hơn ống gần

D. Ống xa chịu tác dụng của ADH nhiều hơn ống gần

E. Đoạn pha loãng nửa đầu của ống xa thấm nƣớc kém hơn ống gần.

5. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÖNG đối với sự tái hấp thu urê?

A. Lƣợng urê bài xuất qua nƣớc tiểu chiếm chừng 50% lƣợng urê lọc qua cầu thận.

B. Ống gần tái hấp thu urê bằng cơ chế khuếch tán thụ động theo bậc thang nồng độ.

C. Tại ngành xuống của quai Henle, urê khuếch tán từ dịch khe tủy vào lòng ống

D. Ống góp tủy thấm urê một cách vừa phải.

E. Ống xa sau và ống góp vỏ rất thấm với urê.

26

80

6. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÖNG đối với sự tái hấp thu nƣớc?

A. Ống gần tái hấp thu 65% nƣớc.

B. Quai Henle tái hấp thu 15% nƣớc.

C. Ống xa tái hấp thu nƣớc 27L / 24giờ

D. Ống góp tái hấp thu 9,3% nƣớc.

E. Nƣớc tiểu chiếm 0,7% nƣớc tức l,26L/24giờ

7. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÖNG đối với bàng quang?

A. Hai niệu quản đổ vào bàng quang ở hai góc cao nhất của tam giác trigone

B. Khi cơ bàng quang co, các cơ thành bàng quang áp chặt vào lỗ niệu đạo, làm nƣớc

tiểu không trào ngƣợc lên bể thận

C. Trƣơng lực tự nhiên của cơ thắt trong thuận lợi cho nƣớc tiểu từ bàng quang thoát

ra niệu đạo

D. Cơ thắt ngoài là cơ thắt vân chịu sự chi phối của vỏ não

E. Thần kinh chi phối bàng quang là thần kinh chậu liên hệ với tủy sống qua đám rối

cùng, đoạn S2 và S3

8. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÖNG đối với trƣơng lực vách bàng quang?

A. Khi có từ 30 – 50 ml nƣớc tiểu, áp suất trong bàng quang tăng lên từ 5 – 10 cm

nƣớc

B. Khi thể tích nƣớc tiểu từ 200 – 300 ml, áp suất trong bàng quang tăng nhanh

C. Khi có từ 300 – 400 ml, áp suất tăng rất nhanh, đó là áp suất cơ sở

D. Khi bàng quang đầy nƣớc tiểu, nó kích thích gây co cơ bàng quang, làm áp suất có

thể tăng từ vài ba centimét đến 100 cm nƣớc

E. Khi không có nƣớc tiểu, áp suất trong bàng quang bằng không

9. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÖNG đối với phản xạ tiểu tiện?

A. Khi phản xạ tiểu tiện đủ mạnh, nó gây phản xạ qua dây thần kinh thẹn, ức chế cơ

thắt ngoài.

B. Phản xạ tiểu tiện là một phản xạ tủy tự động, nhƣng có thể bị ức chế hay kích thích

bởi các trung tâm ở thân não, cầu não và vỏ não.

C. Các trung tâm thƣờng xuyên ức chế phản xạ tiểu tiện, trừ phi đó là do ý muốn.

D. Các trung tâm ngăn cản tiểu tiện, ngay cả khi có phản xạ tiểu tiện, bằng cách co

liên tục cơ thắt bàng quang trong.

E. Khi thời cơ tiểu tiện đến, các trung tâm có thể kích thích gây phản xạ tiểu tiện,

đồng thời ức chế cơ thắt ngoài.

10. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÖNG đối với các dây thần kinh chi phối bàng quang?

A. Những sợi cảm giác của thần kinh chậu nhận cảm mức độ căng của vách bàng

quang

B. Những sợi vận động của thần kinh chậu là những sợi phó giao cảm

C. Những sợi vận động dẫn truyền qua thần kinh thẹn tới cơ thắt bàng quang ngoài

điều khiển không theo ý muốn

D. Những sợi giao cảm qua thần kinh hạ vị, liên hệ với đoạn L2 của tủy sống chỉ có

tác dụng kích thích mạch máu

E. Một số sợi thần kinh cảm giác cũng qua đƣờng thần kinh giao cảm đƣa cảm giác

đầy và đau của bàng quang

81

CHỨC NĂNG ĐIỀU HÕA NỘI MÔI CỦA THẬN

MỤC TIÊU: Phân tích đƣợc sự điều hòa nội môi: điều hòa nồng độ các chất trong huyết tƣơng, điều hòa áp

suất thẩm thấu dịch ngoại bào, điều hòa thể tích máu, điều hòa độ pH của cơ thể và điều hòa

huyết áp

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Aldosteron có tác dụng mạnh nhất ở đoạn nào của ống thận?

A. Cầu thận

B. Ống gần

C. Đoạn mỏng của quai Henle.

D. Đoạn dày của quai Henle

E. Ống góp vỏ

2. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của ADH trên thận?

A. Tăng mức lọc cầu thận.

B. Tăng bài xuất Na+

C. Tăng tính thấm của ống xa và ống góp đối với nƣớc

D. Tăng sự bài xuất nƣớc

E. Tăng tính thấm của quai Henle đối với nƣớc

3. Nếu ADH đƣợc bài tiết nhiều, hiện tƣợng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Na+ huyết tƣơng thấp do tác dụng pha loãng của nƣớc.

B. Na+ huyết tƣơng thấp do tác dụng ức chế trực tiếp của ADH trên sự tái hấp thu Na

+

của ống xa.

C. Không có sự thay đổi Na+ huyết tƣơng, vì tác dụng pha loãng của nƣớc đƣợc cân

bằng do tác dụng kích thích trực tiếp của ADH trên sự tái hấp thu Na+ ở ống xa

D. Na+ huyết tƣơng cao do tác dụng kích thích trực tiếp của ADH trên sự tái hấp thu

Na+ ống xa.

E. Na+ huyết tƣơng cao do tác dụng của ADH làm tăng bài xuất nƣớc ở ống góp.

4. Khi ADH đƣợc bài tiết quá mức sẽ có các tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Lƣợng nƣớc toàn phần của cơ thể tăng

B. Lƣợng nƣớc tiểu giảm

C. Nồng độ Na+ huyết tƣơng tăng

D. Độ thẩm thấu của nƣớc tiểu tăng

E. Độ thẩm thấu của huyết tƣơng giảm

5. Các câu sau đây đều đúng với chức năng điều hòa nội môi của thận, NGOẠI TRỪ:

A. Thận điều hòa thành phần và nồng độ các chất trong huyết tƣơng

B. Điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào

C. Điều hòa số lƣợng tiểu cầu

D. Điều hòa nồng độ ion H+ và độ pH của cơ thể

E. Điều hòa huyết áp

6. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào?

27

82

A. Độ thẩm thấu của dịch ngoại bào chủ yếu là do nồng độ của Na+, nó chiếm hơn 90

phần trăm

B. Glucose và urê không tạo ra độ thẩm thấu

C. Do ADH giữ nƣớc, làm giảm áp suất thẩm thấu

D. Cảm giác khát xuất hiện khi tế bào mất nƣớc

E. Cơ thể thèm ăn muối khi giảm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào.

7. Các yếu tố sau đây tham gia điều hòa thể tích máu và dịch ngoại bào, NGOẠI TRỪ?

A. Phản xạ thể tích : khi thể tích máu tăng thể tích nƣớc tiểu tăng

B. Yếu tố lợi tiểu natri của tâm nhĩ

C. Tác dụng của aldosterone

D. Angiotensin II

E. Tác dụng của ADH, làm tăng natri ngoại bào

F.

8. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự bài tiết ion H+?

A. Ion H+ đƣợc bài tiết ra lòng ống theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ở ống

gần, đoạn dày ngành lên của quai Henle và ống xa

B. Ở ống xa sau và ống góp, ion H+ còn đƣợc bài tiết do cơ chế vận chuyển tích cực

nguyên phát

C. Cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát chiếm 5% toàn bộ ion H+ bài tiết

D. Nồng độ ion H+ cô đặc cao làm tăng độ pH của dịch ống.

E. Khi độ pH đạt tới 4,5 nó sẽ làm ngừng sự bài tiết ion H+

9. Câu nào KHÔNG ĐÚNG đối với sự điều hòa sự thăng bằng toan kiềm của máu?

A. Khi bị toan huyết, mức bài tiết ion H+ của thận tăng, và tăng lƣợng ion bicarbonate

ra dịch ngoại bào

B. Khi bị kiềm huyết, nồng độ ion bicarbonate trong dịch ngoài bào giảm, thận giảm

bài tiết ion H+ và ion bicarbonate đƣợc tái hấp thu

C. Các ion bicarbonate thừa sẽ bị loại qua nƣớc tiểu mang theo ion Na+

D. Hai hệ đệm vận chuyển ion H+ quá mức là hệ phosphate và hệ NH3

E. Một số hệ đệm ion H+ khác là hệ urate và citrate

10. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với hệ đệm NH3 của thận?

A. NH3 trong tế bào ống thận là đƣợc rút ra từ glutamine dƣới sự xúc tác của men

glutaminase

B. Một số NH3 cũng đƣợc tạo thành từ sự khử acid amin của acid glutamic và các

amino acid khác

C. NH3 khuếch tán thụ động từ tế bào vào lòng ống và kết hợp với H+ để tạo thành

ion NH4+

D. NH4+ có thể khuếch tán qua màng để trở lại tế bào

E. Lƣợng NH4+ ở một nƣớc tiểu kiềm gần nhƣ bằng không, và lƣợng đó ở một nƣớc

tiểu acid là rất cao

83

CHỨC NĂNG NỘI TIẾT CỦA THẬN - THĂM DÕ

CHỨC NĂNG THẬN

MỤC TIÊU:

1. Phân tích đƣợc chức năng nội tiết của thận: hệ renin - angiotensin với chức năng điều hòa

huyết áp; hệ erythropoietin với chức năng kích thích sản sinh hồng cầu; hệ 1,25 -

dihydroxycholecalciferol với sự chuyển hóa canxi và phosphat của cơ thể.

2. Mô tả đƣợc phƣơng pháp thăm dò chức năng thận bằng độ thanh thải: thăm dò chức năng

lọc của cầu thận, thăm dò chức năng tái hấp thu và bài tiết ống thận, CH2O tự do.

3. Phân loại đƣợc các chất lợi niệu và cơ chế tác dụng.

4. Giải thích đƣợc phƣơng pháp dùng thận nhân tạo.

CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với renin?

A. Renin đƣợc bài tiết bởi tế bào cầu thận.

B. Sự bài tiết của renin dẫn tới mất Na+ và nƣớc từ huyết tƣơng.

C. Tăng huyết áp động mạch thận gây kích thích sự bài tiết renin.

D. Renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin I.

E. Renin biến đổi angiotensin I thành angiotensin II.

2. Sự giải phóng renin từ phức hợp cạnh cầu thận bị ức chế bởi yếu tố nào sau đây?

A. Kích thích thần kinh giao cảm.

B. Prostaglandin.

C. Nồng độ Na+ máu giảm.

D. Kích thích macula densa.

E. Tăng áp suất trong tiểu động mạch vào.

3. Angiotensin II có các tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Gây co tiểu động mạch ngoại biên, gây tăng huyết áp tâm thu và tâm trƣơng

B. Kích thích lớp cầu vỏ thƣợng thận bài tiết aldosteron.

C. Gây bài tiết acetylcholin làm tăng dẫn truyền qua xináp.

D. Gây bài hết ADH.

E. Gây co tiểu động mạch ra của thận.

4. Angiotensin II có các tác dụng sau đây trên thận, NGOẠI TRỪ:

A. Gây co tiểu động mạch ra và co nhẹ tiểu động mạch vào.

B. Co tiểu động mạch ra, làm thay đổi mức lọc cầu thận.

C. Co tiểu động mạch ra, làm giảm sự bài xuất dịch.

D. Làm giảm sự bài xuất các sản phẩm chuyển hóa.

E. Tác dụng đặc hiệu của angiotensin II trên thận là giữ muối và nƣớc cho cơ thể

5. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự sinh hồng cầu?

A. Sự thiếu máu và thiếu oxy gây kích thích tế bào cạnh cầu thận.

B. Phức hợp cạnh cầu thận bị kích thích sẽ bài tiết erythrogenin.

C. Erythrogenin hoạt động nhƣ là một enzym, nó cắt một gobulin huyết tƣơng thành

erythropoietin.

28

84

D. Erythropoietin kích thích tế bào gốc của tủy xƣơng chuyển thành tiền nguyên hồng

cầu.

E. Thiếu máu và thiếu oxy cũng trực tiếp kích thích tủy xƣơng sinh hồng cầu.

6. Tiêu chuẩn nào sau đây của một chất dùng để đo mức lọc cầu thận là SAI?

A. Lọc hoàn toàn qua cầu thận.

B. Không đƣợc tái hấp thu bởi ống thận.

C. Đƣợc bài tiết bởi ống thận.

D. Không đƣợc dự trữ trong cơ thể.

E. Không gắn protein.

7. Một chất đƣợc lọc tự do, mà clearance lại nhỏ hơn clearance của inulin là do nguyên nhân

nào sau đây?

A. Có sự tái hấp thu chất đó trong ống thận.

B. Có sự bài tiết chất đó trong ống thận.

C. Chất đó không đƣợc bài tiết cũng không đƣợc tái hấp thu trong ống thận.

D. Chất đó gắn với protein trong ống thận.

E. Chất đó đƣợc bài tiết trong ống gần nhiều hơn trong ống xa.

8. Thông số nào sau đây KHÔNG đo đƣợc bằng clearance?

A. Mức lọc cầu thận.

B. Dòng huyết tƣơng có hiệu quả của thận.

C. Dòng máu thận.

D. Dòng huyết tƣơng tủy thận.

E. Dòng nƣớc tiểu bài xuất.

9. Tiêu chuẩn nào sau đây của một chất dùng để đo chức năng bài tiết của ống thận là SAI?

A. Lọc hoàn toàn qua cầu thận.

B. Đƣợc bài tiết hoàn toàn bởi ống.

C. Đƣợc tái hấp 'thu bởi ống.

D. Không chuyển hóa trong cơ thể.

E. Không độc đối với cơ thể.

10. Nếu một chất có trong động mạch thận, nhƣng không có trong tĩnh mạch thận, đó là do

nguyên nhân nào sau đây?

A. Clearance của nó bằng với mức lọc cầu thận.

B. Nó phải đƣợc bài tiết bởi ống thận.

C. Nồng độ nƣớc tiểu của nó phải cao hơn nồng độ huyết tƣơng.

D. Clearance của nó bằng dòng huyết tƣơng thận.

E. Không câu nào nêu trên là đúng.

85

INDEX

2,3 DPG (Diphospho Glycerate) 198

-lipoprotein 69

-lipoprotein 70

A

ADH 286

Angiotensin 306

Anhydraz carbonic 298

ATP 22

Ẩm bo 31

Ap suất khoang màng phổi 172

Ap suất phế nang 172

Ap suất xuyên phổi 173

Ap suất phổi tĩnh 176

Ap suất riêng phần từng chất khí 188

Ap suất keo 68

Áp suất thẩm thấu 67

Albumin 68

Acid lactic 69

Acid folic 78

Antithrombin 105

B

Bao Bowman 260

Bạch cầu 85

Bạch cầu ƣa acid 85

Bạch cầu ƣa kiềm 85

Bạch cầu trung tính 85

Bạch cầu lympho 88

Bạch cầu mono 86

Bạch cầu lympho diệt tự nhiên 89

Bilirubin 239

Bộ Golgi 20

Bơm Na+ - K

+ 48

C

Carbonhydrate 69

Carbaminohemoglobin 76

Cầm máu 102

Chất nhầy 235

Cholesterol 239

Clearance 309

Cơ hô hấp 170

Cơ vòng 214, 222

CO2 dạng hòa tan 200

CO2 dạng kết hợp 200

CO2 vận chuyển trong máu 200

Công hô hấp 177

Chylomicron 247

86

Chromoprotein 75

Clon lympho 90

D

Dạ dầy 215

Dung tích khí hít vào 178

Dung tích sống 178

Dung tích khí cặn chức năng 178

Dung tích phổi 178

Dụng cụ Spirometer 177

Dipalmitoyl Phosphatidyl 175

Dicoumarin 105

Đ

Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu 89

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu 89

Đông máu 102

Đƣờng cong BARCROFT 197

Đƣờng dẫn khí 166

Điều hịa enzym 58

Điều hịa gen 56

Định luật Boyle 173

Định luật Laplace 175

Định luật Dalton 187

Định luật Henry 188

Đông máu ngoại sinh 103

Đông máu nội sinh 104

E

Erythropoietin 308

F

Fibrinogen 69

G

Gastrin 216

Glycocalyx 19

Giao ôxy cho mô 200

Globulin 68

Globin 75

Glycogen 253

H

Hạt nhn 23

Hb A 75

Hb F 75

Hct (hematocrit) 66

HCO3-

235

HDL 69

Hem 75

Huyết tƣơng 67

87

Huyết cầu tố 75

Hemoglobin 75

Heparin 105

Hoạt động thông tin của tế bào 28

Hồng cầu 74

Hồng cầu lƣới 77

Hồng cầu trƣởng thành 77

Hệ số hòa tan khí trong dịch và mô 188

Hiệu quả Bohr 201

Hiệu quả Haldane 202

Hít vào gắng sức 171

I

Interleukin -1 91

K

Khng nguyn HLA 30

Khả năng đàn hồi của nhu mô phổi 176

Khí cặn 180

Kháng thể 92

Khoảng chết cơ thể 180

Khoảng chết sinh lý 180

Khoang màng phổi 168

Khí máu động mạch 191

Khuếch tán đơn thuần 43

Khuếch tán đƣợc hỗ trợ 45

L

LDL 70

Lipoprotein 69

Lợi niệu 313

Lƣới nội bào 20

Lympho bào 88

Lympho bào T 93

Lympho bào B 92

Lysosom 21

Lysozyme 89

Lymphokin 91, 93

M

Macrophage 87

Mng nhn 22

Màng phổi 168

Mng tế bo 18

Màng trao đổi 168

Mật 251

MCV 75

MCH 75

MCHC 75

Miễn dịch tế bào 88

Miễn dịch dịch thể 88

Miễn dịch bẩm sinh 88

Miễn dịch nguyên phát 88

88

Miễn dịch thứ phát 89

Miễn dịch mắc phải 89

Mơn vị 223

Mức lọc tiểu cầu 266

N

Nephron 260

Nho trộn 223

Nhn tế bo 22

Nhiễm sắc thể 23

Nhu mô phổi 176

Nguyên lý sức căng bề mặt 174

Nguyên hồng cầu ƣa kiềm 77

Nguyên hồng cầu ƣa acid 77

Nguyên bào lympho 92

Nguyên tƣơng bào 92

Nƣớc bọt 230

O

Oddi 254

O2 dạng hòa tan 195

O2 dạng kết hợp 195

Ống phế nang 167

Ống góp 260

Ống lƣợn gần 260

Ống lƣợn xa 260

Ống mật chủ 237

Ống thận 260

Oxyhemoglobin 76

P

P50 198

Pepsin 234

Peptidaz 236

Phản xạ căng phổi 210

Phản xạ Hering – Breuer 210

Phản xạ tiểu tiện 291

Phế nang 167

Phản xạ xẹp phổi 210

Phospholipid 69

Phức hợp cận tiểu cầu 263

Porphyrin 75

Protoporphyrine 75

Q

Quai henle 260

R

RDW 75

Renin 306

Ribosom 20

Ruột non 224

89

Ruột già 226

S

Secretin 216

Sinh sản tế bo 58

Somatostatin 215

Sự đàn hồi của phổi 173

Sự trao đổi khí 190

Sự khuếch tán khí 185

Surfactant 175

Sự hít vào 171

Sự thở ra 171

T

Tần số hô hấp 191

Tế bo chính 232

Tế bào G 216

Tế bào gốc 77

Tế bo khơng nhn 24

Tế bào lympho T hỗ trợ 91

Tế bào mastocyte 167

Tế bào T gây độc tế bào 93

Tế bào T trấn áp 93

Tế bào thành 232

Thận nhân tạo 315

Thể tích dự trữ hít vào 178

Thể tích dự trữ thở ra 178

Thể tích khí cặn 178

Thể tích khí lƣu thông 178

Thể tích thông khí phút tối đa 179

Thể tích phổi 178

Thông khí 169

Thông khí kiểu âm 169

Thông khí kiểu dƣơng 170

Thông khí phế nang 180

Thông khí phút 179

Thở ra gắng sức 171

Thụ thể 28

Thực quản 221

Thực bo 31

Tiền nguyên hồng cầu 77

Tiểu cầu 101

Tiểu cầu thận 260

Tiểu động mạch vào 260

Tiểu động mạch ra 260

Triglyceride 69

Trung tâm điều hòa hoạt động hô hấp 206

Trung tâm hô hấp 206

Trung tâm hít vào 206

Trung tâm ngƣng thở 208

Trung tâm ức chế hít vào ngắn 169

Trung tâm ức chế hít vào dài 169

90

Trypsin 236

Túi phế nang 167

Tự tiu của tế bo 33

Tƣơng bào 92

Ty thể 35

U

Ung thƣ 60

V

Vận chuyển tích cực 48

Vận chuyển tích cực nguyn pht 49

Vận chuyển tích cực thứ pht 50

VLDL 70

vitamin B12 78