sức khỏe và phúc lợi của người cao niên

20
SứC KHỏE Và PHúC LợI CủA Người Cao Niên Vietnamese TRONG CộNG đồNG CHúNG TA HEALTH & WELLBEING OF OLDER PEOPLE IN OUR COMMUNITY

Upload: others

Post on 04-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Sức khỏe và phúc lợi của

Người cao Niên

Vietnamese

troNg cộNg đồNg chúNg ta

HealtH & Wellbeing of older PeoPle in our Community

© trung tâm Y tế tâm thần liên văn hóa giữ bản quyền, 2007

Bảo vệ mọi quyền. Cấm in lại, lưu trữ trong hệ thống truy cập hoặc truyền đi bằng bất cứ dạng thức hoặc phương tiện nào, điện tử, cơ khí, phôtôcôpi, fax, ghi âm hoặc cách khác mà không có thư cho phép trước của Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Tâm Thần Liên Văn Hóa.

Ấn hành lần đầu tiền năm 2007: Trung Tâm Y Tế Tâm Thần Liên Văn Hóa

ISBN 1 74080 0893

Xin liên lạc với cơ sở dưới đây để xin thêm ấn phẩm: Resources Officer Transcultural Mental Health Centre Locked Bag 7118 Parramatta NSW 2124 Australia

Điện thoại (02) 9912 3850 Fax (02) 9840 3319 Điện thư [email protected] Trang mạng www.dhi.health.nsw.gov.au/tmhc

khi trích Dẫn Xin đề Nghị ghi:Sức khỏe và phúc lợi của Người Cao niên trong cộng đồng chúng ta Sydney: Trung Tâm Y Tế Tâm Thần Liên Văn Hóa, 2007

Trình Bày & Sắp Chữ: www.loveitdesign.com.au

In ấn:

3

Người cao niên trong cộng đồng chúng ta có thể vui hưởng một cuộc sống có chất lượng, đầy ý nghĩa và phong phú hơn. Sức khỏe và phúc lợi của người cao niên là điều quan trọng chính yếu của xã hội chúng ta, bởi lẽ chính những kinh nghiệm chung của họ là một kho tàng lịch sử. Cha mẹ và ông bà chúng ta có thể ảnh hưởng đến giá trị của từng thế hệ bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên, sự sáng suốt của người già đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi cảnh cô đơn và nỗi trầm uất vì những điều chẳng hạn như bị mất khả năng sinh hoạt độc lập và ngày càng phải phụ thuộc vào người khác nhiều hơn.

Mục đích của tập sách này là cung cấp thông tin về một số cách thức để am hiểu những khó khăn về sức khỏe và phúc lợi của người cao niên trong cộng đồng chúng ta. tập sách này có những hướng dẫn thiết thực dành cho giới cao niên và người thân của họ về cách tốt nhất để khắc phục

Sức khỏe và phúc lợi của Người cao NiêN troNg cộNg đồNg chúNg ta

những trở ngại chẳng hạn như cảnh cô đơn, cô lập và trầm cảm, để có được sức khỏe về thể chất và tâm thần tốt trong những năm cuối đời.

trong tập sách này chúng tôi kể lại câu truyện của bà Ánh và ông Sang – hai người cao niên đã khắc phục được cảnh cô đơn, cô lập và trầm cảm, bằng cách chủ động thực hiện những bước nhằm làm cho cuộc sống của hai người được tương đối hơn.

4

Bà Ánh 75 tuổi, từ Việt nam đến Úc cách đây 55 năm. Bà Ánh là người nội trợ đảm đang và bà luôn giữ căn nhà của mình thật gọn gàng. Cách đây hai năm, chồng bà Ánh, ông Giang qua đời. Kể từ đó, bà Ánh cảm thấy hơi cô quạnh. Ông Giang và bà Ánh lấy nhau được 55 năm và nay ông ấy đã là người quá cố cho nên bà Ánh cảm thấy thật cô đơn. Ba cô con gái của bà Ánh rất bận rộn với công việc và bà Ánh không được thường

xuyên gặp các cô theo ý mình. Bà Ánh có những người hàng xóm mới nhưng họ không nói tiếng Việt. Bà Ánh ngại nói tiếng Anh vì cảm thấy không tự tin và đôi khi không muốn nói chuyện với bất cứ ai trong nhiều ngày. Dù cố gắng giữ gìn ngôi nhà thật gọn gàng, gần đây chứng viêm khớp lại bắt đầu phát tác đôi chút và càng ngày bà Ánh càng thấy khó có thể làm hết những công việc bà thường làm trong nhà.

Bà Ánh

5

về hưu có thể là điều rất khó khăn, đặc biệt là đối với đàn ông lớn tuổi. họ đã làm việc vất vả cả đời và nay, nghỉ hưu họ không biết phải làm gì cho hết thời gian. họ nhớ bạn đồng nghiệp và nhớ số tiền lương thường được lãnh. Ngoài ra, cảm giác là người quan trọng trong vai trò kiếm tiền cho gia đình hoặc nuôi gia đình có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ.

Nhiều người cao niên có thể cảm thấy lo âu về cảnh sống trơ trọi. khi còn trẻ họ có thể mạnh dạn đi ra ngoài một mình hơn. cho dù một số người đã sống ở úc trong một thời gian dài, nếu không thường xuyên nói tiếng anh, họ không nhớ được đúng những từ ngữ để sử dụng khi nói chuyện với người khác.

tuy nhiên, trở ngại về ngôn ngữ không phải là lý do duy nhất khiến người ta có thể cảm thấy hơi cô độc và cô lập. Những lý do khác có thể bao gồm nỗi sợ hãi về những thay đổi trong xã hội ngày nay hoặc những khó khăn của cuộc sống hưu trí. Nỗi sợ hãi về những phạm pháp liên quan đến con người thường hay bị giới truyền thông “thổi phồng” mà trong thực thế không xảy ra nhiều như vậy.

6

Ông Sang, 69 tuổi gốc người Việt. Ông Sang cùng gia đình đến Úc cách đây 40 năm. Ông Sang đi làm tại xí nghiệp địa phương được 36 năm và khi công ty này cho biết ông phải nghỉ hưu khi ông được 65 tuổi, ông Sang cảm thấy thất vọng. Ông chưa tiết kiệm được nhiều tiền để nghỉ hưu.

Ngoài ra, bạn đồng nghiệp của ông Sang cũng là người Việt, do đó, ông không gặp trở ngại khi nói chuyện với họ. Khi nghỉ hưu, ông Sang không biết nên làm gì. Ông Sang rất rảnh rỗi và đồng thời thỉnh thoảng phải ngửa tay xin tiền các con bởi lẽ tiền hưu trí không được bao nhiêu. Ông Sang nhớ bạn bè và thấy khó kiếm được bạn mới cùng nói tiếng Việt.

Ông Sang

7

Bà Ánh bắt đầu cảm thấy rất cô đơn và cô lập ngay trong căn nhà của mình. Bà không có ai để trò chuyện và đôi khi cảm thấy rất sợ hãi không dám đi ra ngoài. Bà Ánh bắt đầu cảm thấy tức giận và bực bội với người chồng quá cố vì đã bỏ bà sống lẻ loi một mình và bà thường hay độc thoại với tấm ảnh của chồng rồi tưởng tượng là ông ấy hiểu và nghe được niềm đau của bà. Bà Ánh cảm thấy nỗi đau này không bao giờ nguôi ngoai được!

tình trạng cô lập và cảm giác cô độc của người cao niên có thể dẫn tới những vấn đề trầm trọng hơn nếu không được giải quyết và đối phó thỏa đáng. tình trạng cô lập có thể xảy ra dưới nhiều hình thức kể cả bị cô lập về văn hóa. vấn đề này có thể ảnh hưởng đến người cao niên có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác bởi vì họ bị mất khả năng sử dụng tiếng anh hoặc khả năng tiếng anh kém.

Bà Ánh

8

Vợ của ông Sang bắt đầu than phiền với ông là ông ta làm bừa bộn ở nhà và không giúp bà gìn giữ căn nhà gọn gàng. Vợ ông thích đi mua sắm với các con gái còn ông Sang chẳng biết đi đâu. Sau một thời gian, ông Sang bắt đầu bị trầm cảm và bắt đầu uống rượu rất nhiều. Điều này làm cho vợ của ông rất giận. Họ bắt đầu cãi lộn liên miên và ông Sang bắt đầu cảm thấy khá vô vọng – thậm chí nghĩ rằng thà ông chết đi còn hơn!

Ông Sangcó nhiều yếu tố dẫn đến những cảm giác bị trầm uất và cô đơn mà thỉnh thoảng ta thấy ở một số người cao niên. Những yếu tố này bao gồm:

• Đối phó với sự mất mát – mất người phối ngẫu hoặc mất bạn hữu.

• Nghỉ hưu –thích nghi với nếp sống nhàn rỗi có thể là điều khó khăn.

• Mất đi nếp sinh hoạt độc lập –khó chấp nhận việc phải phụ thuộc vào người khác.

9

• Tiền bạc, sự căng thẳng tinh thần trong gia đình hoặc những vấn đề về sức khỏe.

• Trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa: cháu chắt có thể không biết hoặc không nói ngôn ngữ của ông bà, điều này có thể gây ra trở ngại về văn hóa và ngôn ngữ.

• Cảm giác không thuộc về đâu

theo nhận định một số người, nền văn hóa úc có thể rất khác biệt với nền văn hóa của “quê nhà”. Một số người đến đây khi còn trẻ hơn có thể cảm thấy

mình bị mất đi cảm giác thuộc về đâu – họ có thể cảm thấy họ không thuộc về nước úc mà cũng chẳng thuộc về xứ sở cội nguồn của mình.

con cái lớn lên và trở thành người rất độc lập nên người cao niên, nhất là người di dân đã trải qua nhiều gian nan để đến úc, có thể thường cảm thấy họ không còn được đánh giá cao hoặc được tôn trọng. con cái của họ có thể coi trọng những giá trị khác nên cha mẹ cảm thấy họ không còn được kính nể như trước.

10

Nếu cảm giác cô đơn, trầm cảm và cô độc của thân nhân cao niên không nguôi ngoai, người thân trong gia đình nên tính đến chuyện tìm cách chữa trị cho người thân của mình.

đôi khi, người thân trong gia đình có thể cảm thấy họ đang vật lộn với những khó khăn riêng – ví dụ như công ăn việc làm hoặc vấn đề tài chính. thông thường, họ chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng họ không thể nào dành nhiều thời giờ cho thân nhân cao niên của mình. đôi khi, con cháu không biết mình cần phải sâu sắc, kiên nhẫn và tinh ý hơn về nhu cầu của cha mẹ hoặc ông bà. con cháu cần phải gần gũi với họ và chăm chú lắng nghe, cho dù không phải lúc nào cũng đồng ý với quan điểm của họ.

Ông Sang cảm thấy đi khám bác sĩ chẳng có ích lợi gì. Ông nghĩ rằng đời mình đằng nào cũng hết rồi!

Ông Sang

Người cao niên nào cảm thấy buồn phiền, lo âu hoặc cô đơn nên cố gắng nói chuyện với bạn bè và gia đình về cảm xúc

11

của mình. Người thân trong gia đình nên nhớ rằng người cao niên có thể không thích nhờ giúp đỡ, bởi lẽ họ có thể cảm thấy như thể họ là một gánh nặng. gia đình có thể cần phải thực hiện bước đầu tiên và tìm thông tin về những nhóm trợ giúp giùm cho người thân. điều quan trọng mà người thân trong gia đình cần phải nhận ra là cha mẹ của mình có thể bị trầm cảm và không nên cho rằng điều đó là tiến trình lão hóa bình thường.

cha xứ hoặc nhân viên dịch vụ cộng đồng có thể giúp đỡ – nay có nhiều nhân viên

cộng đồng nói các ngôn ngữ khác tiếng anh, do đó, hầu hết mọi người trong cộng đồng chúng ta đều có thể nhờ giúp đỡ và nói chuyện với người khác bằng ngôn ngữ của mình. Ngoài ngôn ngữ, các nhân viên dịch vụ cộng đồng song ngữ và song văn hóa cũng am hiểu nhu cầu của các nền văn hóa khác. Mặc dù, lúc đầu người nhờ giúp đỡ có thể cảm thấy ngượng ngịu khi thổ lộ với người lạ về những cảm xúc của mình, nhưng cũng nên biết rằng những người này là chuyên viên và tất cả thông tin đều được giữ kín. chúng ta không nên cảm thấy ngượng nếu, thỉnh thoảng, chúng ta cần phải nhờ giúp đỡ đôi chút.

12

có nhiều dịch vụ y tế ‘chăm sóc người cao niên’ đặc biệt và nhân viên y tế chuyên khoa dành cho những người thân cao niên nào trong gia đình có thể không có sức khỏe tốt. Những dịch vụ địa phương này giúp tổ chức các nhóm xã hội, phương tiện chuyên chở hoặc trang bị trợ giúp việc đi lại chẳng hạn như xe lăn. các trung tâm y tế cộng đồng địa phương có nhân viên biết nói nhiều ngôn ngữ và dịch vụ thông dịch. đây là những dịch vụ miễn phí.

Bệnh viện địa phương, trung tâm y tế cộng đồng, trung tâm trợ giúp di dân hoặc bác sĩ gia đình có thể giúp quý vị liên lạc với các dịch vụ này. họ có thể sắp xếp để các chuyên viên hoặc y tá đến thăm quý vị tại nhà và giúp quý vị đạt được sự chăm sóc chu đáo nhất và sự trợ giúp thích hợp nhất theo nhu cầu của quý vị.

13

Một số người cao niên có thể cảm thấy miễn cưỡng khi nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc y tế bởi lẽ họ sợ rằng những người này sẽ bảo họ phải vào nhà dưỡng lão. thông thường, họ muốn tiếp tục sống trong nhà mình.

tuy nhiên, nhiều dịch vụ này có cách trợ giúp như thỉnh thoảng giao khẩu phần hoặc sửa đổi nhà cửa, chẳng hạn như gắn lắp dốc thoải để đi lại dễ dàng hơn. Ngoài ra, họ có thể phụ giúp việc nhà để người thân trong gia đình có thể có điều kiện nghỉ ngơi.

14

có nhiều điều thiết thực có thể giúp đỡ cho người cao niên đang bị trầm cảm khắc phục những khó khăn của mình. Nhờ bạn bè hoặc gia đình giúp đỡ về những thứ như phương tiện chuyên chở, mua sắm hoặc giúp họ liên lạc với nhóm địa phương, có thể giúp người đang cô đơn hoặc trầm uất vượt qua những khó khăn của mình. Bằng cách đi ra ngoài và kết bạn mới, họ có thể bắt đầu cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa và lạc quan hơn.

Năng giao thiệp có thể giúp người ta cảm thấy phấn khởi hơn rất nhiều, mặc dù lúc đầu có thể có vẻ khó thực hiện. các nhóm xã hội có thể là nơi có nhiều niềm vui tập thể, thử những sự thích thú mới và cười thật nhiều. Bằng cách gia nhập vào nhóm với người cùng lứa tuổi và tham gia những sinh hoạt nhóm vui vẻ, người cao niên có thể bắt đầu có cảm giác tìm thấy lại nơi mình thuộc về – cảm thấy yêu đời và hạnh phúc.

15

trong nhóm cũng giống y như mình và đã kết được nhiều bạn mới. Nhóm này có nhiều thứ để ông thử và ông Sang bắt đầu học những sở thích mới chẳng hạn như làm đồ chơi bằng gỗ để bán gây quỹ cho nhóm nam giới này. Ngoài ra, một số ông trong nhóm đang làm việc tình nguyện tại nhà dưỡng lão địa phương – ông Sang cũng thử qua việc này và cảm thấy rất thích thú khi giúp đỡ người sống cô đơn, yếu sức và bệnh hoạn. Ông Sang có thể cảm thông với những cảm xúc của họ bởi vì chỉ mới gần đây thôi, ông cũng đã có những cảm xúc giống như vậy. Ông cảm thấy mình là người hữu dụng và quan trọng.

Một vài tháng sau, ông Sang trở thành trưởng nhóm và phụ trách việc tổ chức hoạt động của nhóm. Vợ ông nay than phiền là ông ta quá bận rộn và không còn được gặp mặt ông nhiều nữa!

Ông Sang bị trầm cảm đến độ không còn nói chuyện với bất kỳ ai nữa và chỉ ở nhà suốt ngày. Vợ của ông bắt đầu thấy lo lắng cho ông vô cùng và quyết định đi gặp nhân viên xã hội tại Trung tâm Trợ giúp Di dân địa phương. Nhân viên xã hội cho bà biết chi tiết của nhóm nam giới đặc biệt họp hàng tuần tại trung tâm cộng đồng của hội đồng thành phố địa phương. Thật ra, ông Sang không muốn đi vì theo ông thì việc này không thể nào giúp cho ông cảm thấy vui hơn được.

Cuối cùng, ông Sang quyết định thử đi đến nhóm này. Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy nhiều ông

Ông Sang

16

chuyện bằng tiếng Việt (qua thông dịch viên) với bà về những cảm xúc của bà và thảo luận về những cách để cải thiện tình trạng của bà Ánh. Bà Ánh lo lắng bởi vì sợ bị họ gởi vào nhà dưỡng lão. Bà muốn tiếp tục sống tại nhà của mình.

Nhóm Thẩm định Chăm sóc Người Cao niên sắp xếp để gắn lắp một số dốc thoải cho nhà của bà Ánh. Bà Ánh cho rằng đây là một ý kiến tốt vì thông thường khi phải leo cầu thang, chứng viêm khớp ở đầu gối đôi khi bị trở nặng hơn. Thỉnh thoảng bà Ánh nhận được một số khẩu phần giao tận nhà và bà đã kết bạn mới với người giao khẩu phần.

Bà Ánh đi khám bác sĩ để lấy thuốc trị chứng viêm khớp và khó ngủ, nhưng cảm thấy quá ngượng ngùng khi phải thổ lộ với bác sĩ về cảm xúc cô đơn và buồn phiền của mình. Về sau, bác sĩ bắt đầu thấy lo ngại cho bà và đến thăm bà Ánh tại nhà. Bác sĩ nhận thấy là bà Ánh sống trong cảnh rất cô quạnh và bị trầm uất vì bà hầu như không muốn nhìn hoặc nói chuyện với bác sĩ. Bà Ánh ăn uống thất thường và bị sụt cân rất nhiều.

Vị bác sĩ điện thoại cho con gái của bà Ánh và giới thiệu bà với nhóm Thẩm định Chăm sóc Người Cao niên địa phương. Họ đến nhà bà Ánh và nói

Bà Ánh

17

Con gái của bà Ánh được thông báo cho biết về nhóm xã hội địa phương của những người xấp xỉ lứa tuổi của bà Ánh. Nhóm này họp hàng tuần tại Trung tâm Công dân Cao niên địa phương và họ nói tiếng Việt. Chiếc xe buýt của cộng đồng đến đón bà Ánh đi và chở bà về nhà mỗi tuần để bà có thể đi họp nhóm. Bà Ánh đã có thêm nhiều bạn mới và họ nói chuyện với nhau về cuộc sống ở Việt nam, gia đình họ và những kỷ niệm đẹp về những người thân.

Ngoài ra, các nhân viên cộng đồng nói với các con gái của bà Ánh rằng các cô có thể giúp đỡ bà bằng cách thường xuyên liên lạc với mẹ. Thông thường, họ chia phiên để đưa bà Ánh đi chơi vào những dịp đi chơi chung đặc biệt của gia đình và các cháu.

Nay bà Ánh cảm thấy vui vẻ hơn nhiều. Thỉnh thoảng bà vẫn còn những phút giây u sầu nhưng nhờ nghĩ đến tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc đời của mình – gia đình, bạn bè mới và những người tử tế đã giúp bà hàng tuần, bà Ánh không còn cảm thấy cô đơn hoặc trầm uất nữa.

18

hiện nay có nhiều nguồn trợ giúp và nâng đỡ dành cho người cao niên. điều quan trọng là tìm đúng nguồn trợ giúp và thông tin và không ngại nhờ giúp đỡ nếu quý vị cảm thấy đó là điều cần thiết cho mình hoặc cho những người thân.

Bác sĩ gia đình có thể cho quý vị biết về những dịch vụ chăm sóc tại nhà và cộng đồng, dịch vụ y tế chuyên khoa và phúc lợi cộng đồng và các dịch vụ trợ giúp khác dành cho người cao niên trong khu vực địa phương của quý vị. Quý vị không cần có giấy giới thiệu của bác sĩ mới được sử dụng các dịch vụ này. Bất cứ ai cũng có thể giới thiệu quý vị, kể cả chính quý vị.

Nhân viên cộng đồng địa phương có thể cho quý vị biết thêm thông tin và lúc nào quý vị cũng có thể yêu cầu được nói chuyện với người biết nói tiếng của quý vị. Nếu muốn biết thêm thông tin về các Dịch vụ chăm sóc Người cao niên (aged care Services) hoặc muốn hỏi ý kiến của người nào đó về sức khỏe và phúc lợi người cao niên bằng ngôn ngữ của mình, quý vị có thể liên lạc với trung tâm Y tế tâm thần liên văn hóa (transcultural Mental health centre) tại Sydney qua số 02 9912 3850.

Bộ tài liệu Sức khỏe và phúc lợi của Người Cao niên trong cộng đồng chúng ta gồm có các tập sách và băng cát-xét

và được phát hành bằng những ngôn ngữ sau đây: Ả rập, croatia, anh, hy lạp, Nam Dương, Ý, tây Ban Nha, trung

Quốc, Ba lan, tagalog và việt Nam.

cơ sở dưới đây có ấn phẩm này:Resources Officer

Transcultural Mental Health CentreLocked Bag 7118

Parramatta NSW 2124 AustraliaĐt: (02) 9912 3850 (trong giờ làm việc) www.dhi.health.nsw.gov.au/tmhc