sau khi giác ngộ, đức phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề. ngài ngần...

6
1 NAMO SHAKYAMUNI BUDDHA Cách đ ây h ơ n 2500 n ă m, vùng Hy mã l p s ơ n, phía B c n đ , có m t b t c nh tên Thích-ca, s ng yên bình d ư i s tr vì c a vua T nh-ph n minh quân và hoàng h u Ma-da nhân t . M t hôm, hoàng h u nằm mộng thấy một con voi sáu ngà từ

Upload: httpwwwfacebookcomdjthanhbinh-httpwwwfacebookcomdjthanhbinh

Post on 29-Nov-2014

233 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Sau khi giác ngộ, đức phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề. ngài ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ giáo pháp của ngài rất cao siêu,

1

NAMO SHAKYAMUNI

BUDDHACách đây hơn 2500 năm, ở vùng Hy mã lạp sơn, phía Bắc Ấn độ, có một bộ tộc nhỏ tên Thích-ca, sống yên bình dưới sự trị vì của vua Tịnh-phạn minh quân và

hoàng hậu Ma-da nhân từ. Một hôm, hoàng hậu nằm mộng thấy một con voi sáu ngà từ trên hư không lẩn

vào bên hông phải của bà, ít lâu sau bà thọ thai

Page 2: Sau khi giác ngộ, đức phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề. ngài ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ giáo pháp của ngài rất cao siêu,

2

1

卍 Trên đường về quê sanh nở, ngang qua vườn Lâm-tỳ-ni,

vào ngày rằm tháng 4 năm 623 trước Tây lịch, gần thành Ca-tì-la-vệ, hoàng hậu đã hạ sanh thái tử Tất-đạt-

đa. Thái tử bước 7 bước trên hoa sen, tay chỉ trời, tay chỉ đất nói:

Thiên thượng thiên hạDuy ngã độc tôn.

Ngày Thái Tử đản sanh là ngày hội lớn của toàn vương quốc. Mọi người kéo về kinh thành chúc tụng. Trong đó, có một vị đạo sư già tên là A-tư-đà cũng đến thăm và

xem tướng Thái tử. Ngay khi nhìn thấy Thái tử, ông liền kính cẩn sụp lạy, tiên đoán tương lai Thái tử sẽ xuất gia

tu hành, thành bậc Chánh đẳng giác, độ thoát chúng sanh.

Sau khi hạ sanh thái tử được 7 ngày, hoàng hậu qua đời nên bà dì Ma-ha-ba-xà-ba-đề trực tiếp nuôi dưỡng thái tử. Ngài được dạy dỗ giáo dục toàn vẹn cả về văn lẫn võ. Thái tử tư chất thông minh, tinh thông tất cả các

môn học, thậm chí thắng lướt cả thầy dạy.

Trong một lần cùng vua cha dự lễ hạ điền, tận mắt nhìn thấy cảnh người nông dân làm lụng vất vả và các loài côn trùng, chim chóc, thú dữ tranh giành giết chóc lẫn

nhau vì miếng ăn, thái tử cảm thấy xót thương cho kiếp phận muôn loài khổ đau. Trong khi mọi người vui chơi,

thái tử đã thiền tọa tịch tĩnh dưới một gốc cây.

Năm 16 tuổi, Thái tử thành thân với công chúa Da-du-đà-la. Hai vợ chồng sống đời sống giàu sang suốt 13 năm liền trong ba lâu đài xây riêng cho họ, và sanh

được hoàng nam La-hầu-la.

Một hôm, thái tử và người hầu Xa-nặc dạo chơi ở 4 cửa

Page 3: Sau khi giác ngộ, đức phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề. ngài ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ giáo pháp của ngài rất cao siêu,

3

2

thành. Tận mắt chứng kiến cảnh người già, bịnh và chết, Thái tử vô cùng xót thương. Hình ảnh thoát tục

của người xuất gia đã khiến thái tử quyết chí xuất gia, tìm đường học đạo, độ thoát chúng sanh.

Nửa đêm hôm ấy, sau khi đến nhìn vợ con lần cuối, thái tử lên ngựa Kiền-trắc cùng Xa-nặc vượt thành vào lúc. Sau khi vượt qua sông A-no-ma, thái tử xuống ngựa,

cạo bỏ râu tóc, giao lại trang phục và đồ trang sức cho Xa-nặc bảo Xa-nặc hãy trở về. Kể từ đó, thái tử bắt đầu cuộc sống của kẻ xuất gia không nhà. Năm ấy thái tử

tròn 29 tuổi.

Trên bước đường tìm đạo, Ngài theo học với 2 bậc đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ là A-la-lã và Uất-đầu-lam-phất. Ngài nhận ra rằng những cấp thiền mà Ngài đạt được

không đưa đến giác ngộ và giải thoát. Thế là, Ngài quyết định vào rừng sâu tu hành khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều-trần-như. Ngài tu hành ép xác như thế

ròng rã 6 năm, thân thể tiều tụy, chỉ còn da bọc xương mà vẫn không tìm ra được con đường giải thoát sanh

tử. Nhân khi nghe trời Đế-thích nói về cách lên dây đàn, Ngài chợt tỉnh ngộ, từ bỏ khổ hạnh và thực hành trung đạo. Thấy vậy, 5 anh em Kiều-trần-như thất vọng, rời

bỏ Ngài.

Còn lại một mình, sau khi thọ nhận bát sữa cúng dường của một mục nữ, Ngài xuống sông Ni-liên-thuyền tắm rửa và đến dưới gốc cây bồ-đề ngồi thiền. Ngài thề sẽ

không đứng dậy nếu không đạt được giác ngộ giải thoát. Và Ngài đã ngồi im bất động như vậy suốt 49

ngày đêm. Ma vương sợ thái tử đắc đạo nên đã dắt binh tướng đến bao vây và tấn công Ngài. Nhưng bọn chúng

đành thảm bại trước định lực kiên cố như kim cương của Ngài. Và cuối cùng, vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch năm 588 trước tây lịch, vào lúc bình minh khi sao Mai vừa mọc, Ngài phá tan được màn vô minh, giác ngộ Tứ đế, chứng đạt Tam minh, chứng quả Vô thượng chánh

Page 4: Sau khi giác ngộ, đức phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề. ngài ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ giáo pháp của ngài rất cao siêu,

4

3

đẳng chánh giác và thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Thế tôn.

Sau khi giác ngộ, đức Phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây Bồ đề. Ngài ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ

giáo pháp của Ngài rất cao siêu, chúng sanh si mê không thể lãnh hội được, cho đến khi Phạm thiên

Sahampati hiện thân khuyến thỉnh đôi lần, Phật mới nhận lời mở cánh cửa bất tử cho tất cả chúng sanh.

Ngài đến Lộc Uyển chuyển pháp luân đầu tiên, độ 5 anh em Kiều-trần-như. Cũng kể từ đó, công cuộc hoằng

pháp độ sanh của Ngài bắt đầu.

Sau khi thuyết pháp độ đời 45 năm, ngày rằm tháng 4, năm 543 trước Tây lịch, đức Phật thị hiện nhập Niết-bàn

ở rừng cây sa-la gần thành Câu-thi-na, hưởng thọ 80 tuổi. Chúng đệ tử làm lễ trà tỳ cho kim thân Ngài, thâu

được nhiều xá-lợi ngũ sắc rất đẹp

Page 5: Sau khi giác ngộ, đức phật ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề. ngài ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ giáo pháp của ngài rất cao siêu,

5

4

KHI NHÌN THẤY HOA NÀY MỌI ƯU PHIỀN SẼ BIẾN MẤT HÃY TINH TẤN