[sách] nghệ thuật sống 4

71

Upload: dang-phuong-nam

Post on 26-Jan-2017

151 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: [Sách] Nghệ thuật sống 4
Page 2: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Nghệ thuật sốngNguồn: http://www.xitrum.net

Bí quyết

Tôi lấy chồng đã gần 40 năm. Tuổi tác làm cho Scott đẫy đà hơn. Từng làvận động viên marathon, giờ anh ấy chỉ có thể chậm rãi đi trong hành langbệnh viện. Mái tóc anh thưa dần, lưng đã hơi còng xuống vì những nămtháng lao động vất vả. Thế nhưng ánh mắt vừa dịu dàng vừa sôi nổi củaScott vẫn khiến tôi muốn kéo anh chạy ùa ra đồng cỏ, hệt như thủa chúngtôi còn trẻ.

Khi người xung quanh hỏi tôi: "Điều gì khiến cho tình yêu của bạn kéo dàimãi mãi?", tôi thầm điểm qua trong óc những lý do như sự ràng buộc,cùng chia sẻ những mối quan tâm, không ích kỷ... Còn gì nữa nhỉ? Vuinhộn, ngạc nhiên. Thỉnh thoảng chúng tôi quay lại cái thời trẻ trung nghịchngợm. Mới hôm qua, trong siêu thị, khách mua hàng tròn mắt khi thấy haiông bà già (chúng tôi tự cho mình là như vậy) hùng hổ mua hàng như ăncướp. Chẳng là chúng tôi chia đôi danh sách những món cần mua và cáđộ xem ai mua xong trước. Scott giành được giải thưởng là một cây kem.Nhưng mới ăn được mấy miếng thì bị bể mánh: "Ông già" láu cá đã đẩy xetới chỗ khuất và nhờ mấy cô bán hàng trong siêu thị lựa hàng giùm.

Tôi yêu Scott vì lúc nào anh cũng tặng tôi những điều ngạc nhiên. Ngàysinh nhật tôi năm nọ, vừa bước chân về nhà tôi nhìn thấy mẩu giấy dán trêncửa ra vào. "Có tin nhắn quan trọng trong ngăn kéo bàn trang điểm củaem. Hôn em". Mảnh giấy trong ngăn kéo viết: "Anh vội đi. Em nhớ mở tủquần áo ngay kẻo hư hết đồ. Chìa khóa giấu dưới thảm chùi chân trongbếp". Lo lắng không hiểu đã xảy ra chuyện gì, tôi hớt hãi tra khóa mở tủ.Scott! Diện một bộ đồ mới cứng, mồ hôi đầm đìa như tắm, chồng tôi đứngtrong tủ, một tay cầm bó hoa tay kia cầm một cái ấm đun nước điện làmquà!

Page 3: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Giữa chúng tôi có sự hiểu biết. Tôi chẳng phàn nàn nếu thỉnh thoảng saunhững trận bóng rổ, đám đàn ông rủ nhau làm vài vại bia. Anh cũng hiểutại sao mỗi năm một lần, tôi giao con cái nhà cửa cho anh cai quản vàingày để vượt vài trăm cây số tới chỗ mấy bà chị gái... tán gẫu cho sướngmiệng.

Ngoài việc cùng gánh vác những công việc gia đình, Scott cố chia sẻ với tôicuộc sống tinh thần. Biết tôi thích tiểu thuyết tình cảm, Scott chịu khó tranhthủ những lúc ngồi trên máy bay giữa các chuyến công tác để đọc chúng.Tôi biết anh chỉ thích truyện trinh thám và rùng rợn thôi, nhưng anh đã épmình đọc tiểu thuyết tình cảm để tôi có người giãi bày, để tôi không cảmthấy đơn độc.

Chúng tôi sẵn sàng tha thứ cho nhau. Anh không bao giờ cằn nhằn nếu tôivì bực bội ở sở làm mà lỡ to tiếng ở nhà. Và khi anh thú thật là đã để thualỗ trong khi dùng tiền tiết kiệm của chúng tôi để đầu tư chứng khoán, tôiôm hôn anh và nói: "Kệ nó. Dù sao cũng chỉ là tiền thôi mà, anh yêu".

Làm nghề bác sĩ, cảnh chết chóc hàng ngày có thể làm cho con tim ngườita chai đi, nhưng điều này không xảy ra với Scott. Tuần trước, anh đi làm vềvới ánh mắt buồn rầu. Sau bữa cơm tối, để anh chơi với các con một lát rồitôi mới kéo anh xuống bếp. Sau một thoáng im lặng, Scott giải thích lý do.Hôm nay, anh đã chứng kiến một người chồng đứng cạnh vợ đang hấp hốitrên giường bệnh. Nhìn người chồng đau khổ vì bất lực, không thể cứuđược vợ sau 40 năm chung sống, Scott cảm thấy bị dằn vặt. Nghe anh kể,tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì thương người đàn ông bất hạnhkia, tôi cũng khóc vì mừng rằng trái tim của người mà tôi yêu chưa hềnguội lạnh.

Truyện Hải Âu và Dương MaiLouise Dickínon Rich

Bà tôi có một kẻ thù tên là Wilcox. Cả bà tôi và bà Wilcox đều về làm dâucủa hai nhà cách nhau một hàng giậu trên con đường tỉnh nhỏ, nơi mànhà cửa lợp mái bằng cây du. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó.

Page 4: [Sách] Nghệ thuật sống 4

nhà cửa lợp mái bằng cây du. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó.Tôi không biết điều gì đã khiến hai bà trở thành kẻ thù địch của nhau từthủa tôi chưa ra đời - và tôi nghĩ rằng khi tôi có mặt và lớn lên - 30 năm sau- chính hai bà cũng không còn nhớ được điều gì đã gây nên cuộc chiến,nhưng hai bà vẫn khiêu chiến gay gắt!

Tôi không nói sai sự thực. Ðây không phải là cuộc đấu khẩu tầm thường,mà đây là cuộc chiến toàn diện giữa các bà. Không có nơi nào trong tỉnhnhỏ này mà không bị ảnh hưởng của cuộc chiến đấu: ngôi nhà thờ ba trămnăm, vững chãi qua cuộc cách mạng nội chiến, và rồi cuộc chiến tranhgiữa nước Mỹ với Tây Ban Nha, hầu như phải lung lay khi hai bà tiến hànhcuộc chiến trong tổ chức tương trợ phụ nữ trong giáo hội. Bà tôi thắng cuộcchiến ấy, nhưng chiến thắng đó là một chiến thắng chỉ mang tiếng bênngoài mà thôi. Bà Wilcox phải từ chức khỏi tổ chức này vì không làm chủtịch được.

Bà Wilcox lại chiến thắng trong cuộc chiến ở thư viện tỉnh, khi vận động đểcháu gái bà tên Gertrude được bổ nhiệm thủ thư thay vì cô tôi là Phyllis.Ngày mà cô Gertrude nhậm chức là ngày mà bà tôi ngưng đọc sách thưviện. Qua một đêm, sách của thư viện đã trở thành những thứ "ố bẩn" đốivới bà. Bà tôi bắt đầu bỏ tiền mua lấy sách để đọc.

Trận chiến ở trường học là trận hòa không phân thắng bại. Hiệu trưởngtrường xin được một công việc tốt hơn trước khi bà Wilcox vận động đểtống khứ ông đi, hay trước khi bà tôi vận động giữ ông lại làm việc suốt đờiở đó.

Ngoài những trận chiến chính này, hai bà còn có những cuộc đột kích và trảđũa ngang qua biên giới. Khi còn nhỏ, chúng tôi thăm bà, và một phầnsinh hoạt vui chơi hồi đó là khiêu khích lũ cháu hỗn láo của bà Wilcox -(hỗn láo giống như chúng tôi!) - hái trộm nho của bà, những chùm nhomọc giữa hàng rào của hai người. Chúng tôi cũng đuổi gà của bà Wilcox,và đặt thuốc súng ở đường ray xe điện, ngay trước nhà bà Wilcox, hy vọngkhi xe chạy ngang thuốc sẽ nổ làm bà Wilcox hoảng hồn cho vui.

Vào một ngày cao trào, chúng tôi thả rắn vào thùng đựng nước mưa của bàWilcox. Bà tôi phản đối tượng trưng, nhưng chúng tôi cảm nhận được sự

Page 5: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Wilcox. Bà tôi phản đối tượng trưng, nhưng chúng tôi cảm nhận được sựthông cảm ngầm của bà. Sự phản đối này rất khác biệt với tiếng trả lời"không" của mẹ tôi, nên chúng tôi vui vẻ tiếp tục với trò nghịch ngợm củachúng tôi. Nếu con tôi mà... Nhưng đó là chuyện khác.

Ðừng vội nghĩ đây là một cuộc chiến tranh khiêu chiến bởi một phía. BàWilcox cũng có một đàn cháu nữa chứ. Bọn chúng khỏe mạnh và tinh khônhơn chúng tôi nữa là khác. Bà nội chúng tôi làm sao mà tránh khỏi sự trảđũa của chúng vào ngày lễ Halloween: Bàn ghế đồ đạc bỏ quên ngoàivườn, sáng hôm sau được thấy nằm hết trên mái của kho thóc, và bà tôiphải mất nhiều tiền mướn những người đàn ông khỏe mạnh để đưachúng xuống.

Vào những ngày không có gió, ấy thế mà dây phơi quần áo lại bị đứt mộtcách bí ẩn, khiến những tấm trải giường bị lấm đất phải mang đi giặt lại.Một số chuyện bí ẩn đó xảy ra là mọi người nghĩ đến lũ cháu của bà Wilcox.

Tôi không hiểu sao bà tôi lại có thể chịu đựng nổi những nghịch ngợmquấy quả đó! May là bà có một trang báo "gia đình" trong tờ nhật báoBoston để đọc cho khuây khỏa.

Trang gia đình là một trang rất hấp dẫn. Ngoài việc đăng tải những bí quyếtvề nội trợ, nấu ăn, lau chùi, còn có một cột hộp thư đăng những lá thư củađộc giả viết cho nhau. Mục đích của cột này là khi người ta gặp vấn đề haychuyện bức xúc, người ta có thể viết thư đăng báo, ký tên bằng những búthiệu riêng, tỷ như bút hiệu của bà tôi là cây Dương Mai. Rồi người khác đãtừng gặp vấn đề giống vậy sẽ viết thư trả lời giải thích kinh nghiệm củamình ký tên bằng bút hiệu riêng. Thường thường khi vấn đề giải quyếtxong, mọi việc chìm vào dĩ vãng, thì người ta tiếp tục viết thư cho nhau traođổi những vấn đề khác như con cái, nhà cửa, nội trợ.

Bà tôi bị lôi cuốn vào sinh hoạt này. Bà và một bà khác bút hiệu là Hải Âuđã thư từ trao đổi với nhau hơn hai chục năm, và bà tôi đã trao đổi với HảiÂu những chuyện mà bà không bao giờ hé răng với một người khác. Tỷnhư có lần bà muốn sanh thêm một người con nữa, nhưng đã khôngsanh; một lần khác chú tôi, chú Steve đã bị lây chí ở trường, và bà tôi rấtmắc cỡ, dù là bà đã cố gắng chữa trị cho chú tôi để mọi người không biết

Page 6: [Sách] Nghệ thuật sống 4

mắc cỡ, dù là bà đã cố gắng chữa trị cho chú tôi để mọi người không biếtđến. Hải Âu đích thực là người bạn tri kỷ của bà tôi.

Khi tôi được 16 tuổi, bà Wilcox qua đời. Ở một tỉnh nhỏ như tỉnh này, bất kểngười ta có ghét người hàng xóm đến mức nào đi chăng nữa, cách xử thếđúng đắn thông thường là phải chạy qua để xem người ta có thể giúp gìđược cho gia đình có người chết.

Bà tôi, gọn ghẽ trong cái tạp dề dường như có ý chứng tỏ là bà chuẩn bịnấu ăn, bước băng qua hai bồn bông để qua nhà bà Wilcox. Lúc ấy con gáicủa bà Wilcox đành nhờ bà tôi sắp xếp hộ gian ngoài tiếp khách. Và ở đó,trên bàn của phòng tiếp khách là một tập sách lớn dùng để dán sưu tậpbáo, trong sách sưu tập này, được dán gọn gàng theo cột, là thư từ của bàtôi gửi cho Hải Âu và thư của Hải Âu gửi lại cho bà. Kẻ thù ghê gớm nhấtcủa bà tôi lại chính là người bạn tốt nhất của bà tôi bấy lâu nay.

Ðó cũng là dịp duy nhất mà tôi thấy bà tôi khóc, lúc ấy tôi không nhớ chínhxác là bà khóc lóc điều gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Bà đã khóc chonhững năm dài phung phí trôi qua không bao giờ có thể vớt vát được. Lúcđó tôi đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi nước mắt của bà, mà đã làm cho tôikhông thể quên được ngày ấy. Ðó là ngày mà tôi bắt đầu ý thức được rằng:Có những người chúng ta có thể không chấp nhận họ được. Họ có thể làbần tiện và nhỏ mọn, nhưng nếu bạn bước sang bên trái mười bước vànhìn lại, với ánh sáng chiếu ở một góc độ khác, có thể bạn sẽ thấy ngườiđó rộng rãi, hào phóng và tử tế. Còn tùy thuộc vào góc cạnh chúng ta đứngnhìn họ.

Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: [email protected]) gởi đến

Xitrum.net

Ga cuốiRober J.Hastings

Chìm sâu trong tiềm thức của chúng ta là một hình ảnh hoàn hảo về cuộcsống! Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang đi trên một cuộc hành trình

Page 7: [Sách] Nghệ thuật sống 4

sống! Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang đi trên một cuộc hành trìnhbằng xe lửa xuyên qua lục địa. Chúng ta băng qua cảnh xe hơi chạy trên xalộ, cảnh trẻ em vẫy chào trên đường băng qua phố, cảnh sườn đồi xanhmướt xa xa có đàn bò gặm cỏ, cảnh khói trắng tuôn ra từ nhà máy, cảnhbình nguyên, thung lũng hẹp, núi đồi chen nhau, cảnh đường chân trời vàlàng mạc.

Nhưng ngự trị cao nhất trong tâm trí chúng ta là cảnh ga cuối cùng. Vàomột ngày nào đó, một giờ nào đó chúng ta sẽ vào sân ga cuối. Cờ đượcvẫy chào và nhạc sẽ được cử lên. Khi chúng ta tới đó, ước mơ thành hiệnthực và cuộc sống sẽ hoàn chỉnh giống như hoàn thiện một truyện tranhlắp ghép hình. Chúng ta vẫn chờ đợi giờ phút tới ga cuối, đi không biết mệtmỏi và không chút nghỉ ngơi.

"Tới nơi rồi đây" - chúng ta reo lên. "Khi tôi mười tám tuổi", "Khi tôi mua mộtchiếc Mercedes Benz 450SL", "Khi con út tôi vào đại học", "Khi tôi trả hếttiền thế chấp", "Khi tôi được đề bạt thăng chức", "Khi tôi đến tuổi hưu"... tôisẽ sống thoải mái.

Chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ ý thức được là không có một chỗ đíchnào để chúng ta đến. Vui thú của cuộc sống là trên chuyến đi. "Ga Cuối" chỉlà một giấc mơ, và thường vượt quá tầm với của chúng ta.

"Vui hưởng với thực tại đi" là một phương châm. "Thực tại không phải làgánh nặng của hôm nay mà làm cho ta điên dại. Chúng cũng không phảilà sự nuối tiếc quá khứ và sự sợ hãi của tương lai. Nuối tiếc và sợ hãi làhai nguyên nhân song sinh cướp đi mất vui thú thực tại của chúng ta".

Nên đừng vội rong ruổi đếm mau những dặm đường, mà hãy để thời gianleo núi, tắm sông, ngắm nhìn hoàng hôn, vui nhiều, buồn nhiều. Cuộcsống phải được tận hưởng mỗi ngày. Rồi ta sẽ tới đích.

Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: [email protected]) gởi đến

Xitrum.net

Nhớ đến tôi

Page 8: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Robert N.Test

Ngày ấy sẽ đến, khi thân xác tôi nằm trên một chiếc giường phủ drap trắngtrong một bệnh viện đầy ắp những người sống và những người đang hấphối. Chẳng bao lâu bác sĩ sẽ quyết định rằng bộ não tôi ngưng hoạt động

và rằng thực tế là cuộc sống của tôi đã chấm dứt. Khi điều đó xảy ra, đừng cố gắng giúp tôi một cuộc sống nhân tạo bằngviệc sử dụng máy móc. Ðừng gọi chiếc giường này là giường chết mà hãygọi nó là chiếc giường của cuộc sống, và hãy mang thân xác tôi ra khỏigiường để giúp đỡ những kẻ khác có cuộc sống vẹn toàn hơn.

Hãy lấy thị giác của tôi cho người đàn ông chưa bao giờ được nhìn thấyánh mặt trời lúc bình minh, một gương mặt trẻ thơ hay tình yêu trong ánhmắt của người phụ nữ. Hãy đưa trái tim của tôi cho người có trái tim tim bịđau đớn trong những ngày tháng vô tận. Hãy lấy máu của tôi cho một thiếuniên vừa được kéo ra khỏi đống vụn xe sau tai nạn để cháu có thể sốngmà nhìn thấy hậu sinh của mình. Hãy đưa trái thận của tôi cho một ngườiphải lệ thuộc vào máy để sinh tồn từ tuần này sang tuần khác. Hãy lấyxương của tôi, lấy từng bắp thịt, thớ thịt và từng sợi dây thần kinh trong thânxác tôi và tìm cách giúp một đứa trẻ tàn tật có thể đi được.

Tìm kiếm trong từng góc cạnh của bộ não tôi. Hãy lấy những tế bào nếucần thiết hãy để nó phát triển để đến một ngày nào đó, một cậu bé khôngbiết nói sẽ la lớn và một cô bé bị điếc có thể nghe được tiếng mưa rơi trêncửa sổ.

Hãy đốt những gì còn lại của tôi và rải tro vào gió để giúp cho những bụihoa nở rộ.

Nếu phải chôn một thứ gì đó, hãy chôn đi những lỗi lầm của tôi, sự yếuđuối của tôi và tất cả những thành kiến nhân loại.

Hãy đưa những tội lỗi của tôi cho quỷ dữ. Hãy gửi linh hồn của tôi chothượng đế.

Page 9: [Sách] Nghệ thuật sống 4

thượng đế.

Nếu tình cờ bạn mong muốn nhớ đến tôi, bạn hãy có những lời nói hoặcviệc làm thật tử tế đối với những người cần bạn. Nếu bạn làm được nhưvậy tôi sẽ còn sống mãi mãi.

Cảm ơn bạn Khắc Trọng (Email: [email protected]) đã gởi truyện này

đến Xitrum.net

Đánh nhau bằng gậy

Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớpxem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếngngười Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi ngườicầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảovệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến.Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.

Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viênnói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranhbảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: "Bức tranh diễn tả mục đích của conngười là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh". Sinh viên khác nữalại phân tích: "Bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lýtrí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhaubằng gậy".

Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sátthật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãinói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như nhữngbức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bứctranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đangmắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấphai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết".

Page 10: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấyrằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cúdùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưngthay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loàithú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lênphần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhauđể ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiếntranh… thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.

Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống củacác bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tươngquan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loạitrừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.

Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻthù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọatứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinhnày".

BobsyJack Canfield & Mark V. Hansen

Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giaiđoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quảquyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên vàđạt được mọi ước mơ của mình. Bây giờ thì chuyện đó không thể có đượcnữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình.Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳ diệu. Cô nắm lấy tay con vàhỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lênkhông? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?"

"Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên."

Người mẹ mỉm cười "Hãy chờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trởthành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu

Page 11: [Sách] Nghệ thuật sống 4

thành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khuvực cua Phoenix, Arizona. Ở đó cô gặp Lính cứu hoả Bob, người có trái timlớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xincho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.

Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa.Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ chocậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạmcứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoảtrong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làmcho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cáimũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenixtrên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su. Tất cảđều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi." Ba ngày saungười lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục củalính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ.Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấynhư đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa vàBobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoảkhác, một chiếc xe y tế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huy lính cứu hỏa. Cậucòn được đài truyền hình địa phương quay phim.

Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sócmà mọi người dành cho, Bobsy vô cùng xúc động và hạnh phúc đến mứcmà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cảcác bác sĩ tiên đoán.

Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cáchđột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một línhcứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người línhcứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉhuy trả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúpchúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từxe cứu hỏa chạy đến thì xin cô hãy thông báo qua radio cho toàn bệnh việnnghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đếnđể chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình.Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn."

Page 12: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn."

Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnhviện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3, 14 lính cứuhỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Đượcmẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.

Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsy nhìn lên người chỉ huy vànói "Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?"

"Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự." người chỉ huy nói.

Với những lời nói đó, Bobsy mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.

Sắc màu của tình bạn

Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem aicó gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thíchnhất.

Xanh lá cây nói: "Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hyvọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tất cả mọi loàitrên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ hãy nhìn về cánh đồng kia, bạnsẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của tôi".

Xanh dương chen vào: "Bạn có nghĩ về trái đất. Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trờivà đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạora bởi những đám mây hình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơnnữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sự êm ả".

Màu vàng cười lớn: "Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôiđem lạ tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này nhé, mặttrời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khibạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấy cả thế giới này đangmỉm cười. Không có tôi cả thế giới này sẽ không có niềm vui".

Page 13: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Màu cam lên tiếng: "Tôi là gam màu của sự mạnh khoẻ và sức mạnh. Mặcdù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giánhất vì tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tốiquan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ ...Tôi không ở bên ngoàinhiều nhưng khi bình minh hay hoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ởđây có bạn nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấy không ?".

Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào cuộc: "Tôi là máu, cuộc sốngnày là máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng củalòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấuvì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất này sẽ trống rỗng như mặt trăng.Tôi là sắc màu của tình yêu và đam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anhtúc".

Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiếng: "Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòngtrung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng vàsự xuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành!".

Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào nhưng đầy quyết đoán: "Hãynghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi.Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chỉ là vẻ đẹp bên ngoài. Tôitượng trưng cho suy nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu cả biểncả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôichính là vẻ đẹp bên trong".

Và cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác về sựtrội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữdội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng népsát vào nhau để tìm sự ấm áp.

Mưa nghiêm nghị nói: "Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chỉ cố gắng vật lộn vớichính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đínhthật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các bạn là những màusắc thật tuyệt vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trongcác bạn. Nào, bây giờ hãy nắm lấy tay nhau và bước nhanh đến tôi".

Page 14: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành những màu sắc đa dạng.

Mưa tiếp tục: "Và từ bây giờ, mỗi khi trời mưa tất cả các bạn sẽ vươn ra bầutrời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng để nhắc nhởrằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó là cầu vồng. Cầuvồng tượng trưng cho niềm hy vọng của ngày mai".

Và cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gội rửa thế giới này, trên nền trời sẽánh lên những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhởchúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.

Cậu bé chờ thưLouise Baker

Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai. Một học sinh tên làBob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả.Vậy mà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạy lại chỗ đặt các hộcriêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quayra.

Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêuvặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởngnhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư ký của thânphụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết dó.

Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kểlể với tôi rằng ba má em đã ly thân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Vàtội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thườngđem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ôngJoe Hargrove. ông ấy bảo:

- Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngạicho em lắm, có thể tai hại.

Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảy ra một sáng kiến.

Page 15: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảy ra một sáng kiến.Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhậnđược nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầurĩ ngó xấp thư Laurent cấm trong tay. Laurent thấy vậy, bảo ngay:

- Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thư của má cho Bob nghe.

Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó.Chiều hôm sau tôi nhận thấy khi phát thư, Bob chẳng những ngó hộc củaem mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:

- Lại có thư của má anh nữa hả?

- Không, hôm nay là thư của chị tôi.

Rồi Bob hỏi một bạn khác:

- Anh có thư của má anh không?

- Có !

- Anh cho tôi đọc chung với nhé?

- Ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé!

Từ hôm đó, Bob tha hồ đọc thư của bạn. Khắp tứ phía nhao nhao lên:

- Ê, Bob, hôm nay muốn đọc thư của má không?

Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ý gì cả, nhưng tuyệt nhiên tôikhông thấy một em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió hay chế giễu gì emBob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tự do hỏi ngay Laurent:

- Hôm nay chúng mình có thư không?

Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo,nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:

Page 16: [Sách] Nghệ thuật sống 4

nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:

- Có, hôm nay chúng mình có một bức.

Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi chomá em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiềulần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bứcthư đánh máy và sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông tabảo:

- Coi này, tôi gởi cho bà Lennoux đây. Bà ta chỉ cần ký tên: "Má của con" rồimỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.

Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngongngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc củaLaurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên:

- Ê, Bob, mày có thư này ! Có thư này!

Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầunguyện, để đỡ lấy bức thư. Em nói ,như thể vẫn chưa tin:

- Ờ có tên tôi ngoài bao thư nè!

Rồi em la lên:

- A ! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư! Anh em ơi, có ai muốn đọc thư củatôi không?

Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:

- Có ! Có ! Bob, đọc thư của bồ lên, đọc lên?

Cuộc phát thư tức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên mộtcái bàn rồi cả bọn vây chung quanh. Bob ngập ngừng đọc:

- Con cưng của má !

Page 17: [Sách] Nghệ thuật sống 4

- Con cưng của má !

Rồi ngẩng lên nói:

- Tôi không đọc nhanh được !

Laurent bảo:

- Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rõtừng chữ chớ.

Và Bob chậm chạp đọc bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bàmẹ nào gởi cho con.

Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi khôngngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấy bức thư ông Joe viết sẵn chorồi, bà ta đích thân viết cho con , quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coibức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéotôi ra một chỗ, hỏi tôi:

- Bà thấy thư tôi viết cho cháu được không?

- Được lắm!

Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:

- Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe...

- Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhaunghỉ hè này cho cháu về nhà, và... chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn.

- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.

Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằngcông việc đó không?

Shmily

Page 18: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Ông bà tôi đã cưới nhau được hơn nửa thế kỷ và họ cứ luôn hay chơi mộttrò đặc biệt của họ hằng ngày. Mục tiêu của trò chơi là một người phải viếttừ "shmily" ở một bất ngờ quanh nhà ,còn người kia sẽ đi tìm.

Ông bà bôi từ đó lên gờ cửa sổ. Nó được viết lên hơi nước còn đọng lạitrên gương sau vòi nước nóng. Thậm chí, có lần bà còn lật từng tờ của tậpgiấy nháp trên bàn để tìm thấy "shmily" trên tờ cuối cùng. Những mảnh giấynhỏ với chữ "shmily" được viết nguệch ngoạc được tìm thấy khắp nơi, cókhi được nhét vào trong giày hoặc dưới gối. Từ "shmily" bí ẩn này gần nhưtrở thành một phần trong ngôi nhà của ông bà tôi, cũng giống như đồ đạcvậy.

Thái độ hoài nghi và sự thực dụng ngăn cản tôi tin vào tình yêu nồng nànvà lâu dài. Cho đến khi tôi khám phá được "trò chơi" của ông bà tôi.

"Trò chơi" đi tìm từ "shmily" cứ tiếp diễn, cho đến khi bà bị bệnh ung thư.Bà yếu dần và không dậy được khỏi giường nữa. Và một ngày kia, tất cảchúng tôi đều phải đối diện với một thực tế đau lòng: Bà mất. "Shmily"được viết nguệch ngoạc bằng màu vàng trên một dải lụa hồng đặt cạnhgiường bà vào hôm bà mất. Khi tất cả họ hàng và những người quen biếtđã đi về, ông tôi lại gần giường bà nằm và bắt đầu hát cho bà nghe. Giọngông khàn và nghẹn.

Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy. Vì tôi biết tôi đã được chứngkiến một tình yêu không bao giờ chết.

Tôi hỏi ông tôi, sau bao nhiêu năm, rằng "shmily" có nghĩa là gì. Và lần đầutiên sau bao nhiêu năm, tôi được biết "shmily" đơn giản là "See how muchI love you"

Di chúc

Một lần tình cờ, tôi phát hiện một chiếc hộp sắt tây khóa kín để trên nóc tủ.Ba nói, nó đựng di chúc của ông nội. Trong đó viết rõ ông để lại cho tôi cái

Page 19: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Ba nói, nó đựng di chúc của ông nội. Trong đó viết rõ ông để lại cho tôi cáigì khi ông "về với đất". Tôi chợt nghĩ, nếu mình cũng phải đi xa, xa thật xa,mình sẽ để lại gì cho những người mình thương yêu. Vậy là tôi quyết địnhmình cũng sẽ làm "di chúc". Tôi cũng tìm một chiếc hộp có khóa. Trong đó,tôi cất tờ "di chúc" và tất cả... gia tài sản nghiệp của tôi.

Bản di chúc đầu tiên năm tôi 8 tuổi, rất ngắn vì gia tài của tôi chẳng có gìnhiều, và những người chung quanh tôi chỉ có thế. Tôi để lại cho ba tấmảnh ba đang bế tôi trên tay cười toe toét, để lại cho mẹ tấm ảnh mẹ đangdỗ tôi ngay trước nhà thờ Đức Bà. Để lại cho hai đứa em trai của tôi nhữngchiếc xe điện mới toanh mà tôi đã phải dọa dẫm để giành với chúng... Đểlại cho ông nội cây gậy mà tôi nhặt được ở nhà kho, để lại cho đứa bạnthân nhất của tôi chiếc nón vải....

Rồi tôi lớn lên, dù có ra sao tôi vẫn về nhà vào mỗi đêm giao thừa, ngồi vàochiếc bàn bên cạnh cửa sổ, nhìn ra bầu trời tối đen, mịn màng của đêm bamươi và viết. Mỗi năm, tôi đến nhiều nơi hơn trong những chuyến du lịchvới bạn bè, những chuyến công tác.. và những thứ tôi nhặt nhạnh về cũngnhiều hơn: một chiếc lược đồi mồi từ Hà Tiên, những nụ hoa ngọc lan khôcong vẫn thơm nồng nàn như khi chúng đánh thức tôi dậy trong một đêmrất trong bên cạnh sông Tiền, một chiếc vỏ ốc tầm thường dạt vào bãi cát ởNha Trang. Một mảnh đất xấu xí văng ra khi tôi những người thợ đục đáNon Nước. Và mỗi lần nhặt lên, tôi đều nghĩ rằng tôi sẽ dành lại chúng chomột người nào đó mà tôi đã gặp trong đời. Chúng đánh dấu sự hiện hữucủa tôi trên thế gian, đánh dấu những bước chân của tôi đã đặt lên mảnhđất này, miền đất nọ, và đánh dấu tình yêu thương mà tôi dành cho nhữngcon người đã đến rồi đi trong đời tôi. Mỗi năm, những đồ vật chẳng đánggiá gì cứ chất đầy chiếc hộp, cả một quả bàng khô, một con ve sầu chưakịp lột xác còn giữ nguyên màu xanh óng... đến nỗi tôi phải thay một chiếchộp lớn hơn.

Khi ông nội mất, ba tôi mở hộp ra và đọc cho mọi người nghe tờ di chúc,thứ duy nhất ông để lại là những khoảnh đất, chia đều cho tất cả mọingười, đất trồng cây ăn trái, đất trồng khoai sắn và đất trồng lúa.. Ông để lạicho tôi tủ sách và một rẻo đất rất nhỏ hình tam giác, nằm cạnh nhữngmảnh ruộng mà ông đã làm lụng suốt đời trên đó. Một mảnh đất đủ để tôitrồng những cây cà chua và những luống rau muống, ông viết vậy, với tất cả

Page 20: [Sách] Nghệ thuật sống 4

trồng những cây cà chua và những luống rau muống, ông viết vậy, với tất cảtình thương. Trước đây, có lần ông bảo rằng, chỉ với một miếng đất nhỏ xíunhư thế thôi, người ta cũng chẳng thể nào đói được...

Tôi đã đứng trước rẻo đất ấy và khóc rất nhiều. Những ngày tháng qua đi,đến một lúc nào đó rồi chợt nhận ra là cuộc sống thật ngắn ngủi và đầy bấttrắc. Tôi cũng nhận ra là làm cho những người khác biết mình yêu thươnghọ ngay lúc này tốt hơn là ấp ủ tình yêu đó trong những đồ vật, để rồi, cóthể, một ngày nào đó, những kỷ vật ấy sẽ làm cho họ hụt hẫng.. Tôi buồnbã khi nghĩ rằng đáng lý, tôi phải cho em tôi những chiếc xe điện khi điềuđó còn làm cho chúng vui sướng, hơn là cất giữ hàng năm trời. Từ đó, tôikhông viết di chúc nữa, tôi vẫn nhặt nhạnh những đồ vật xinh xinh mà tôinhìn thấy, nhưng không cất đi mà tặng ngay ai đó mỗi khi có dịp.

Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ chiếc hộp đã trống không của tôi, cũng như tờdi chúc dài hai trang của ông nội, vì tôi biết, có một thứ ông để lại cho tôivẫn luôn đầy ắp trong những chiếc hộp ấy, đó là tình yêu thương tôi dànhcho mỗi người tôi gặp, và cho cuộc sống này.

Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánhđồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn.Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn.Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờđợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức mộtbuổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tấtcả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thểhiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trênngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Cóngười mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếcmũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gìnhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những ngườitham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm

Page 21: [Sách] Nghệ thuật sống 4

tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềmtin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọtmưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vuisướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lạimay mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêngnhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theochiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Nhữngngười còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tinlớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

Cách nhìn cuộc sống

John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghếbành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chàohọ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, vàcả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ.

Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đóđể dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:

- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?

Ông John chậm rãi hỏi lại:

- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?

Người lạ nhăn mặt:

- Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôimách và nói chung là một nơi rất đáng chán!

John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:

Page 22: [Sách] Nghệ thuật sống 4

John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:

- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!

Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtôdừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe.Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, cònngười đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:

- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?

Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:

- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?

Người đàn ông tươi cười :

- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúngtôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phảichuyển tới đây.

Ông John nở một nụ cười ấm áp:

- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốtlắm!

Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu Johnrồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:

- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành cònvới người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời?

Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ vàbảo:

- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mìnhđối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng

Page 23: [Sách] Nghệ thuật sống 4

đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứngcủa những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồitệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.

Nụ hôn

Chiếc tàu tôi đang đi ghé vào một ga nhỏ. Lúc ấy đã gần sáng và trời vẫnđầy sao. Không khí lạnh cóng ùa vào toa khi tàu dừng và mở cửa đónkhách. Toa tôi có thêm hai người nữa, một người đàn ông và một cậu bé.

Cậu bé phải mất một lúc mới ngồi được vào chỗ của mình sau khi len quanhiều hàng chân người lớn. Trong khi cha cậu bé ngồi cạnh cửa ra vào,cậu bé lại ngồi cạnh cửa sổ, giữa những người trông ngái ngủ, khó tính vàmệt mỏi sau một đêm không được ngủ đẫy giấc. Khi tàu bắt đầu vàođường hầm, cậu bé trượt khỏi chỗ và tôi cảm thấy tay cậu chống vào đầugối lên một chút. Cậu bé rướn người lên, có lẽ muốn nói gì đó với tôi. Tôicúi xuống để nghe nhưng bất ngờ thay, cậu bé hôn vào má tôi một cái!

Lúc đó tàu ra khỏi đường hầm. Rồi cậu bé ngồi lại vào chỗ của mình vàngắm cảnh bên ngoài cửa sổ. Trông cậu rất hạnh phúc. Tôi thật sự ngạcnhiên. Sao cậu bé lại hôn một người lớn không hề quen biết trên tàu nhỉ?Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi cứ thỉnh thoảng, cậu bé lại đứng lên, hônvào má những người lớn ngồi cạnh cậu, từng người một.

Bối rối, chúng tôi nhìn về phía người đàn ông. Cha cậu giải thích:

- Cháu nó rất hạnh phúc vì khỏe mạnh trở lại và được sống. Cháu đã ốmnặng rất lâu rồi!

Chuyến tàu dừng ở ga cuối. Người đàn ông và cậu bé hòa mình vào đámhành khách. Tôi vẫn còn cảm thấy cái hôn của cậu bé trên má, cái hôn làmtôi hạnh phúc và cả băn khoăn nữa. Liệu có bao nhiêu người trưởng thànhtrao cho nhau những cái hôn để chia sẻ niềm vui được sống? Cậu bé đãkhông chỉ chia sẻ với tôi một cái hôn ngọt ngào mà còn cả những bănkhoăn muốn nhắn gửi: đừng để bản thân mình "chết" trước khi tim ngừngđập.

Page 24: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Gai hoa hồng

Ông đúng là ông già khó chịu! – Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏiphòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơnmột năm nay. Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông talàm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục. Ông ta chửa rủa,quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cốtình đổ thức ăn ra giường để y tá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyềnrủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đếnthăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta.

Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoahồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tínhnhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn taygạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻkỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổchức phụ nữ đến thăm.

Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoalên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhângià kia. Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Becky quay lại phòng ôngbệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vàothùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đếncánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi côđịnh quay đi thì ông bệnh nhân già làu bàu:

- Sao cô lại làm thế?

- Tôi chỉ muốn ông thấy những gì ông đã làm? – Becky đáp – Ông đã phávỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánhhoa một, kể từ khi ông đến đây.

Rồi Becky đi ra.

Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Becky đến dọn phòng

Page 25: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Becky đến dọn phòngông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăntrải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trongcái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băngdính một cách vụng về. Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có mộtquyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy,có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cảmọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờcó một người thân."

Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đókhông phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới nàyquan tâm đến ông ấy. Vì ông thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả khiông ấy vẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớtới ông...

Cạm bẫy

"Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá và lạnhcóng của Bắc Cực?” là một câu hỏi đã làm nhiều người dày công suy nghĩđể tìm câu trả lời.

Những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu độngvật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiềulần để càng lúc lớp băng càng dày thêm, đến một thời điểm mà lớp băngbằng máu bên ngoài hoàn toàn che dấu lưỡi dao bên trong. Tối đến họgăm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu củathú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớpbăng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn với tất cả những sự thèmthuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảyhết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những conchó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thúrừng nên càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, vàcàng khát thì nó lại càng liếm … Sáng hôm sau, những ngưởi Eskimo chỉviệc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡidao đó.

Page 26: [Sách] Nghệ thuật sống 4

dao đó.

Cái bên ngoài cạm bẫy bao giờ cũng rất hấp dẫn và thật quyến rũ.

Truyện này do bạn Huynh Thao (Email: kindgrass@) gởi đến Xitrum.net

7 kỳ quan thế giới

Một nhóm học sinh đang học cách viết luận về chủ đề 7 kỳ quan thế giới.Cuối giờ, mỗi em phải liệt kê được 7 kỳ quan thế giới theo suy nghĩ củariêng mình.

Học sinh ngồi ríu rít bàn luận rằng những công trình nào là kỳ quan của thếgiới. Tháp nghiêng Pisa, tháp Effeil, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp Aicập… đều được chọn lựa.

Cuối giờ thu bài, một cô bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giảithích:

- Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kỳ quan quá ạ!

- Em hãy thử kể những kỳ quan theo ý em để các bạn và cô nghe xem cóthể giúp em được không? – Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn.

Cô bé do dự:

- Em nghĩ 7 kỳ quan trên thế giới nên là: Xúc giác, vị giác, thị giác, thínhgiác, khả năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương.

Bạn thân mến, bạn không phản đối cô bạn nhỏ của chúng ta chứ ? Thậtvậy, chúng ta vẫn có thể sống vui nếu không có tháp Pisa, không có thápEiffel và kim tự tháp Ai cập… nhưng chúng ta khó khăn biết bao nếu thiếumột trong bảy “kỳ quan” của cuộc sống mà cô bạn này đã kể. Hơn nữa,nhiều tỉ người trên Trái Đất mới có một kỳ quan như Kim tự tháp, trong khimỗi chúng ta lại có cho riêng mình 7 kỳ quan. Chúng ta thật giàu có biết

Page 27: [Sách] Nghệ thuật sống 4

mỗi chúng ta lại có cho riêng mình 7 kỳ quan. Chúng ta thật giàu có biếtbao. Đó mới là những kỳ quan mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng nhất.

Truyện này do thành viên SkyMaster gởi đến Xitrum.net

Giúp đỡ

Năm 18 tuổi, tôi sang Anh học Đại học. Và vẫn học đối mặt với nỗi đauquen thuộc, nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi.

Một hôm, khi đang đi chợ, tôi thấy một cụ già đang loay hoay với một câygậy và một túi táo với những quả táo đang thi nhau rơi khỏi túi. Tôi chạyđến đỡ lấy túi táo và nhặt từng quả vào túi cho ông.

- Cảm ơn cô bé. Ông ổn rồi! – Ông mỉm cười với tôi, đôi mắt sáng hiền từ.

- Cháu đi cùng ông nhé? – Tôi nói – Cháu sợ táo sẽ rơi nữa đấy!

Tình bạn của tôi với ông Burns, người có nụ cười ấm áp như cha của tôibắt đầu như vậy.

Tôi xách túi táo, ông Burns tì cây gậy, lê từng bước khó nhọc. Đến nơi, tôiđặt túi táo lên bàn và đi pha trà, tôi hỏi ông liệu thỉnh thoảng tôi có thể đếnthăm ông không.

Ngay hôm sau, tôi lại đến, lại giúp ông pha trà. Tôi kể cho ông nghe tôi làmột đứa trẻ mồ côi, sống với họ hàng và giờ đây đi du học để tự lập. Ôngchỉ cho tôi hai bức ảnh đặt trên bàn. Đó là bác gái Mary và cô con gái Alicecủa ông, hai người cùng mất trong một tai nạn cách đây sáu năm...

Tôi tới thăm ông Burns hai lần mỗi tuần, đúng giờ và đúng ngày. Khi đến,tôi thường thấy ông ngồi trên chiếc ghế to với cây gậy bên cạnh. Thấy tôi,ông cụ luôn vui mừng. Dù tôi tự nhủ rằng tôi đã đem lại niềm vui cho mộtông già cô đơn, nhưng kì thực, tôi mới chính là người hạnh phúc nhất khibước chân lên bậc cửa căn nhà này. Đơn giản là tôi được chia sẻ và có

Page 28: [Sách] Nghệ thuật sống 4

bước chân lên bậc cửa căn nhà này. Đơn giản là tôi được chia sẻ và cóngười lắng nghe những lời tâm sự của tôi.

Sau hai tháng, tôi đến thăm ông Burns vào một ngày khác với lệ thường.Tôi cũng không gọi điện thông báo trước vì nghĩ rằng mình sẽ gây một bấtngờ đặc biệt.Và tôi thấy ông đang làm vườn, đang đi lại, đang cúi xuống, ngẩng lên, mộtcách dễ dàng không cần gậy! Liệu đó có phải là ông Burns mọi khi, lúc nàocũng tựa hẳn mình vào cây gậy? Ông Burns bỗng ngẩng lên và nhìn thấytôi. Thấy rõ sự băn khoăn lẫn ngạc nhiên của tôi, ông vẫy tôi lại gần.

- Nào, cháu yêu quý, hôm nay để ông pha trà cho cháu... – Ông Burns dẫntôi vào nhà.

- Cháu đã nghĩ... – Tôi bắt đầu

- Ông biết cháu nghĩ gì, cháu yêu quý. Lần đầu tiên cháu gặp ông ở chợ, ừhôm đó đầu gối ông bị đau. Va phải cánh cửa ấy mà...

- Nhưng... ông lại đi lại bình thường... từ lúc nào?

- Ngay hôm sau –Ông cụ hấp háy mắt.

- Nhưng tại sao...? – Tôi lúng túng.

- Lần thứ hai cháu đến đây, cháu yêu quý ạ, đó là khi ông nhận thấy cháumới buồn và cô đơn có thể tựa vào vai ông. Nhưng ông e rằng cháu sẽkhông đến nữa nếu biết ông khỏe mạnh.

- Còn cái gậy thì sao ạ?

- À, cái gậy tốt! Ông hay dùng nó để chặn cửa hàng rào.

Ông Burns đã biến mình trở thành một người cần được giúp đỡ để giúp đỡtôi như thế đấy. Đó là một cách tuyệt vời để một cô bé non nớt và nhạy cảmnhư tôi thấy mình thật mạnh mẽ.

Page 29: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Người làm công kỳ lạ

Tôi rúc đầu vào gối , đầu nặng trĩu tuyệt vọng. Chẳng lẽ với tôi đây là cảcuộc đời còn lại. Tôi, hai năm sau khi ra trường, đang bỏ cả ngày thángcho một công việc hoàn toàn không thích hợp, lương thấp mà cũng chẳngcó tương lai. Đã nhiều lần tôi cố không nghĩ đến câu hỏi này , nhưng cảmgiác chán nản đó đã không tài nào thoát ra được.

Sáng hôm sau, tôi cố lết ra khỏi giường để đến chỗ làm. Hôm nay có mộtvài người mới - họ là những người làm công tạm thời, lương còn thấp hơnnhiều so với nhân viên chính thức như chúng tôi. Sau một lúc làm việc, ánhmắt tôi chú ý đến một người. Anh ta có vẻ lớn tuổi nhất trong số họ, mặc bộđồng phục. Đó là điều đặc biệt vì công ty chúng tôi không hề có đồng phục.Thật ra, họ cũng không biết chúng tôi ăn mặc như thế nào. Anh ta mặc mộtchiếc quần thẫm màu thẳng nếp với chiếc áo xanh lao động, trên ngực túicòn may ngay ngắn cả bảng tên. Có lẽ anh ta tự mua cho mình bộ đồngphục đó.

Tôi quan sát anh trong suốt ngày hôm đó, và cả những ngày kế tiếp khi anhcòn làm việc với chúng tôi. Anh không bao giờ đi trễ hay sớm, chính xácnhư một chiếc đồng hồ vậy. Với một công việc hết sức bình thường, anhlàm việc rất cần mẫn, chuẩn xác với một sự cẩn trọng đặc biệt. Anh hòanhã thân thiện với tất cả mọi người nhưng không bao giờ nói chuyện tronglúc làm việc.

Đến giờ cơm trưa, trong khi chúng tôi đến nhận phần ăn của mình tại quầyphân phát, anh lại lặng lẽ lôi trong túi đồ một hộp cơm cũ kỹ bằng inox, vàsau mỗi bữa ăn chỗ của anh lúc nào cũng sạch sẽ. Và dĩ nhiên, lúc nàoanh ta cũng trở lại công việc đúng giờ. Có thể nói anh là một người làmcông mà bất cứ ông chủ nào cũng đều hài lòng. Chúng tôi đều có nhữngsuy nghĩ như vậy, anh không chỉ tốt mà thật sự đáng khâm phục.

Rồi công việc tạm thời đó cũng chấm dứt, anh rời công ty rồi đi đâu khôngrõ. Nhưng đối với cuộc đời tôi anh đã hoàn toàn thay đổi cách suy nghĩ củatôi .

Page 30: [Sách] Nghệ thuật sống 4

tôi .

Tôi không mua cho mình bộ đồng phục, cũng không có hộp cơm trưanhưng tôi bắt đầu đặt ra cho mình những nguyên tắc . Tôi bắt đầu tập làmviệc như một doanh nhân chuẩn bị kỹ càng cho hợp đồng của mình, và rồitôi được người quản lý đề bạt lên chức vụ cao hơn. Vài năm sau, tôichuyển đến một công việc tốt hơn ở một công ty khác.

Cuối cùng, tôi cũng tự đứng ra lập công ty riêng. Cho đến mãi sau này,những thành công của tôi đều đến từ sự cần mẫn và may mắn của mình,nhưng tôi vẫn luôn nghĩ điều may mắn lớn nhất của tôi là bài học tôi đã họcđược từ người công nhân kỳ lạ năm xưa : SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG ĐẾNTỪ CÔNG VIỆC MÀ BẠN ĐANG LÀM , NÓ ĐẾN TỪ CÁI CÁCH MÀ BẠNĐANG LÀM CÔNG VIỆC ĐÓ .

Bức ảnh gia đình

Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừatốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụpbất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim,chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa.

Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra nhữnghình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy.

Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻcon chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ:không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh.

Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôinghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở haiđầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác,Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làmthêm vào cuối tuần...

Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới

Page 31: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tớicho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành chocon cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứ không phải vợ anh.

Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưacho Dan một bức vẽ:

- Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình.

Dan xem bức tranh rồi hỏi:

- Thế tôi đâu?

- Đó là lí do tôi mời anh đến đây - Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bốcháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anhtrong bức tranh.

Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thayđổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là mộtdoanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt.

Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bậnrộn hoặc thờ ơ?

Có thể người đó là bạn

Tối hôm đó trời mưa và rất lạnh, còn tôi thì đang lái cái-gọi-là-xe-ôtô. Chỉ cóhai loại người có thể công nhận đó là chiếc xe ôtô: một là những kẻ nói dốikhông ngượng mặt và hai là những người thông cảm cho tôi nhất.

Hồi mới mua, nó vẫn còn nguyên hình là một chiếc xe, nhưng tôi đã khôngbảo dưỡng nó. Bởi mỗi lần bảo dưỡng còn nhiều tiền hơn cả số tiền tôi bỏra mua nó, mà tôi thì chẳng dư giả gì.

Xăng bị chảy ngay cả khi tắt máy và dừng hẳn lại, xe chạy như một con ốcsên khổng lồ và tôi luôn tự an ủi rằng dù gì thì tôi cũng còn điều khiển được

Page 32: [Sách] Nghệ thuật sống 4

sên khổng lồ và tôi luôn tự an ủi rằng dù gì thì tôi cũng còn điều khiển đượcnó, chứ ốc sên thật thì có điều khiển được đâu. Mọi người trên đường vẫnhướng đôi mắt tò mò mỗi khi tôi lái xe chạy qua bởi họ không phân biệt nổiđây là tiếng động cơ ôtô hay máy cắt cỏ bị vỡ.

Mỗi lần lái xe, tôi thường phải đặt một tay lên ngực trái để cầu nguyện choxe chạy. Nhưng hôm nay tôi không làm thế vì tay còn bận cầm cái điệnthoại. Và hậu quả tức thì: ngay giữa đường, chiếc xe khốn khổ thình lình tắtmáy. Tôi cố dùng đà xe trôi để tìm chỗ đậu xe vào nhưng xe đậu dày đặcbên lề, mỏi mắt cũng không tìm ra một chỗ. Cuối cùng, nó dừng lại, ngaytrước một ngã tư. Hàng loạt còi xe vang lên phía sau. Bỗng tôi thấy ngườilái xe ngay sau xe tôi chui ra khỏi xe rồi tiến đến gần. Tôi lo quá. Có lẽ anhta sẽ chửi bới.

Nhưng người đàn ông gõ vào cửa xe và hỏi:

- Có cần tôi đẩy giúp một đoạn không?

Tôi ngạc nhiên đến mức không nói được gì, chỉ gật đầu. Anh ta ngoái lạiphía xe mình, vẫy tay và hai cậu bé khác chạy ra. Họ đẩy xe tôi về phíatrước, sát lề đường. Sau đó, họ nhảy lên xe và nhanh chóng hòa vào dòngxe đông đúc.

Tôi đã không kịp nói lời cảm ơn.

Nhiều năm trôi qua, tôi nhận ra đôi điều về "người lạ" đã dừng xe giúp tôi.Mỗi lần tôi gặp khó khăn, người đó lại xuất hiện, nhưng trông không giốngnhư lần đầu tiên. Có lần người đó là phụ nữ. Tuổi tác cũng khác, nhưngngười đó luôn xuất hiện. Và tôi hiểu được phần tốt đẹp nhất trong mỗi conngười: Lòng nhân hậu không cần yêu cầu, từ một người không quen biết.Đó là sợi dây nhỏ vô hình nối kết chúng ta.

Hãy là chính mìnhDenis Waitley

Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết: đó là ba giá trị để đối diện với

Page 33: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết: đó là ba giá trị để đối diện vớitương lai.

Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không.Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộcđời như một cánh đồng phủ đầy tuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ racon đường ta đi”.

Bằng vào bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống liêm khiết, đó là cómột ý thức đạo đức và ý thức này không biến đổi theo lợi ích hay hoàn cảnhnào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá cáchứng xử của mình. Tiếc thay, phẩm chất này mỗi ngày mỗi hiếm đi.

Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng tacần phải tự đòi hỏi cho bản thân mình.

Một phương cách tốt để đánh giá sự trung thực của mình là tuân giữ điềumà tôi gọi là “Tam giác liêm khiết”, dựa trên ba nguyên tắc sau đây:

Bảo vệ các xác tín của mình bằng mọi giá. Lấy ví dụ về một nữ y tá bắt đầungày làm việc đầu tiên giữa một nhóm bác sĩ phẫu thuật của một bệnh việnnổi tiếng. Cô chịu trách nhiệm về các dụng cụ và thiết bị trong ca phẫuthuật vùng bụng. Cô nói với bác sĩ:

- Bác sĩ chỉ lấy ra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta đã dùng đến 12miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại.

Bác sĩ đáp:

- Tôi đã lấy ra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu may lại vết mổ.

- Bác sĩ không được làm như thế - cô y tá nghiêm giọng - Hãy nghĩ đếnbệnh nhân.

Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô y tá miếng bôngthứ 12. Rồi ông nói với cô:

Page 34: [Sách] Nghệ thuật sống 4

- Tôi tin rằng cô sẽ trở nên xuất sắc trong nghề này.

Khi bạn biết chắc mình có lý, hãy giữ vững lập trường của mình.

Luôn nhìn nhận giá trị đúng đắn của người khác. Bạn đừng sợ những người có ý tưởng hay hơn bạn hoặc những ngườixem ra thông minh hơn bạn. Đây là nguyên tắc mà David Ogilvy, ngườisáng lập công ty quảng cáo nổi tiếng Ogilvy and Mather, đã nhắc nhở cáccán bộ lãnh đạo mới. Ông tặng mỗi người một con búp bê Nga, bên trongcó năm hình nhân nhỏ dần. Trong hình nhân bé nhất ông đặt một tờ giấycó ghi mấy hàng chữ: “Nếu mỗi người trong chúng ta chọn những ngườicộng sự nhỏ hơn mình, chúng ta sẽ trở nên một công ty của những ngườilùn. Nhưng nếu chúng ta chọn những người cộng sự lớn hơn mình, thì lúcấy Ogilvy and Mather sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ”.

Và quả thật, Ogilvy and Mather đã trở thành một trong những công ty lớnnhất và được kính trọng nhất thế giới.

Hãy trung thực với chính mình và chấp nhận nhân cách của mình. Khingười ta thiếu các giá trị chính yếu, người ta có xu hướng dựa vào các yếutố bên ngoài - dáng dấp - để tự trấn an. Người ta sẽ hành động vì dáng dấpbề ngoài ấy chứ không phải vì sự phát triển của phẩm chất cá nhân. Do đóhãy là chính mình. Đừng bao giờ che đậy các mặt yếu kém trong nhâncách của mình. Hãy nhìn thẳng vào thực tế và trước các thử thách hãy hànhđộng như một người trưởng thành.

Sự tự trọng và một lương tâm trong sáng: đó là các thành tố chủ yếu củasự liêm khiết. Đó cũng chính là những phẩm chất thiết yếu nếu như tamuốn cải thiện mối quan hệ với người khác.

Một cuộc sống có nguyên tắc không hạ mình trước sức cám dỗ của thứđạo đức dễ dãi, sẽ luôn giành phần thắng. Cuộc sống đó sẽ dẫn đườngcho chúng ta mà không cần phải xem xét lại xem ta có đang đi đúng đườnghay không.

Hai biển hồ

Page 35: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biểnChết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xungquanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sốngnổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biểnhồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nướcở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống đượcmà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây.Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từsông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhậnvà giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trởnên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordanrồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trongbiển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và conngười.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ làmột ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng traoban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống"trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!

Phải, bạn có thể!

16 cuộc phẫu thuật sau tai nạn xe hơi đã làm Mitchell có một cơ thể bịphỏng hơn 60%, không thể nhấc dù chỉ là muỗng thức ăn, không thể quaysố điện thoại hay đi vào nhà tắm mà không có người giúp.

Nhưng Mitchell, nguyên là lính thuỷ, không bao giờ tin là mình đã bị đánhbại. “Tôi phải chịu trách nhiệm về con tàu của mình”, - ông nói - “Nó là sựthành bại của tôi. Tôi có thế như là khởi đầu lại từ điểm xuất phát”.

Page 36: [Sách] Nghệ thuật sống 4

thành bại của tôi. Tôi có thế như là khởi đầu lại từ điểm xuất phát”.

Sáu tháng sau, ông đã lái máy bay được. Mitchell mua một căn nhà lớn tạiColorado, vài mảnh đất, một chiếc máy bay và một quán bar. Sau đó kếthợp với hai người bạn, ông mở một công ty sản xuất đồ gốm với số nhâncông lớn thứ nhì Vermont.

Và bốn năm sau ngày bị tai xe hơi, cái máy bay mà Mitchell lái đã bị rớtxuống đường băng khi vừa cất cánh làm ông gãy 12 đốt xương sống vùngngực và liệt hẳn nửa người bên dưới. “Tôi không hiểu chuyện quái quỉ gìđã xảy ra. Tôi đã làm gì mà phải lãnh kết quả như vậy?”.

Nhưng rồi không nản lòng, Mitchell tập luyện ngày đêm để có thể lấy lạiđược sự độc lập cho mình càng nhiều càng tốt. Ông được bầu làm thịtrưởng của Crested Butte, Colorado, để đấu tranh giữ cho thành phố thoátkhỏi nguy cơ bị ô nhiễm bởi một mỏ quặng sắp được khai thác. Mitchellcòn ứng cử vào quốc hội, chuyển cái vẻ bề ngoài khó coi của ông thànhmột sức mạnh qua khẩu hiệu: “Not just another pretty face” (Không chỉ làmột khuôn mặt đẹp nữa vào quốc hội).

Mặc cho vẻ bề ngoài khó coi và khả năng hoạt động giới hạn, Mitchell vẫntham gia đi hè, yêu và lập gia đình, lấy được bằng cao học về công tác xãhội và tiếp tục bay, tích cực bảo vệ môi trường và diễn thuyết.

Tinh thần mạnh mẽ tích cực của Mitchell đã làm ông được mời lên truyềnhình trong “Chương trình hôm nay” và “Chào nước Mỹ”. Nhiều bài viết vềông đã được đăng trong các báo, tạp chí như Parade, Times, The NewYork Times…

“Trước khi bị tai nạn tôi có thể làm được 10.000 việc, bây giờ chỉ còn 9.000thôi. Tôi có thể cứ nghĩ đến 1.000 điều bị mất hay tập trung vào 9.000 điềutôi còn? Tôi biết mình phải làm gì. Tôi vẫn nói với mọi người rằng tôi đãlãnh hai cú đập của số phận. Nhưng tôi đã không dùng điều đó để bàochữa cho sự đào ngũ. Những kinh nghiệm đau đớn đã có thể được nhìnvới một góc độ mới. Nhìn một cách toàn diện hơn, tôi có thể nói cũngkhông tệ lắm”.

Page 37: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Xin nhớ rằng: “Điều quan trọng không phải là điều xảy ra với bạn mà làđiều bạn làm sau đó”.

Một câu chuyện cảm động

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạytại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng nămhọc mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói côsẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ khônglàm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lùlù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơikhông đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thìlại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”

Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõđậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài(chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đềuphải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. CôThompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở raxem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ.Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Côgiáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quýnhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thậtsự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đãtác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấyquan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu emkhông được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ralãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn vàthỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Côcòn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đemtặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quàcủa Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói

Page 38: [Sách] Nghệ thuật sống 4

của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy góihàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá.Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp.Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cươngcũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít.Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòngđẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hômnay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đãngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưutâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫnthêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viênem càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinhgiỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã khôngyêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Côlà cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được mộtbức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn nămsau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khókhăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đạihọc với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà emyêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trongđó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên.“Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dàihơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhàcô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậugiải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompsonsẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạnthử đoán xem việc gì đã xảy ra?

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cônăm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng

Page 39: [Sách] Nghệ thuật sống 4

năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giángsinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sưStoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cámơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho emniềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ vớicậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô cóthể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”

(English Version:

Teacher’s Story

There is a story many years ago of an elementary teacher. Her namewas Mrs. Thompson. And as she stood in front of her 5th grade class onthe very first day of school, she told the children a lie. Like most teachers,she looked at her students and said that she loved them all the same. Butthat was impossible, because there in the front row, slumped in his seat,was a little boy named Teddy.

Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed thathe didn’t play well with the other children, that his clothes were messy andthat he constantly needed a bath. And Teddy could be unpleasant.

At the school where Mrs. Thompson taught, she was required toreview each child’s past records and she put Teddy’s off until last.However, when she reviewed his file, she was in for a surprise.

Teddy’s first grade teacher wrote, “Teddy is a bright child with a readylaugh. He does his work neatly and has good manners...he is a joy to bearound.”

Page 40: [Sách] Nghệ thuật sống 4

His second grade teacher wrote, “Teddy is an excellent student, well-liked by his classmates, but he is troubled because his mother has aterminal illness and life at home must be a struggle.”

His third grade teacher wrote, “His mother’s death has been hard onhim. He tries to do his best but his father doesn’t show much interest andhis home life will soon affect him if some steps aren’t taken.”

Teddy’s fourth grade teacher wrote, “Teddy is withdrawn and doesn’tshow much interest in school. He doesn’t have many friends andsometimes sleeps in class.”

By now, Mrs. Thompson realized the problem and she was ashamedof herself. She felt even worse when her students brought her Christmaspresents, wrapped in beautiful ribbons and bright paper, except forTeddy’s. His present was clumsily wrapped in the heavy, brown paper thathe got from a grocery bag. Mrs. Thompson took pains to open it in themiddle of the other presents. Some of the children started to laugh whenshe found a rhinestone bracelet with some of the stones missing and abottle that was one quarter full of perfume. She stifled the children’slaughter when she exclaimed how pretty the bracelet was, putting it on, anddabbing some of the perfume on her wrist.

Teddy stayed after school that day just long enough to say, “Mrs.Thompson, today you smelled just like my Mom used to.” After the childrenleft she cried for at least an hour.

On that very day, she quit teaching reading, and writing, and arithmetic.Instead, she began to teach children.

Mrs. Thompson paid particular attention to Teddy. As she worked withhim, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, thefaster he responded. By the end of the year, Teddy had become one of thesmartest children in the class and, despite her lie that she would love allthe children same, Teddy became one of her “teacher’s pets.”

A year later, she found a note under her door, from Teddy, telling herthat she was still the best teacher he ever had in his whole life.

Six years went by before she got another note from Teddy. He then

Page 41: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Six years went by before she got another note from Teddy. He thenwrote that he had finished high school, second in his class, and she wasstill the best teacher he ever had in his whole life.Four years after that, she got another letter, saying that while things hadbeen tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and wouldsoon graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs.Thompson that she was still the best and favorite teacher he ever had inhis whole life.

Then four more years passed and yet another letter came. This timehe explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go alittle further. The letter explained that she was still the best and favoriteteacher he ever had. But now his name was a little longer. The letter wassigned, Theodore F. Stoller, M.D.

The story doesn’t end there. You see, there was yet another letter thatspring. Teddy said he’d met this girl and was going to be married. Heexplained that his father had died a couple of years ago and he waswondering if Mrs. Thompson might agree to sit in the place at the weddingthat was usually reserved for the mother of the groom.

Of course, Mrs. Thompson, did. And guess what? She wore thatbracelet, the one with several rhinestones missing. And she made sureshe was wearing the perfume that Teddy remembered his mother wearingon their last Christmas together.

They hugged each other, and Teddy whispered in Mrs. Thompson’sear, “Thank you, Mrs. Thompson, for believing in me. Thank you so muchfor making me feel important and showing me that I could make adifference.”

Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said,“Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I couldmake a difference. I didn’t know how to teach until I met you.”

From: www.4ewriting.com)

Một câu chuyện đẹp

Page 42: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưngmột người đang cảm thấy chán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốnbước ra hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điềukhó khăn hơn để vượt qua những ngịch cảnh của cuộc đời.

Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấy cuộc đời đầythú vị và ấm áp biết bao.

Một buổi tối nọ, tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họđang trong tình trạng nguy kịch. Tôi báo với người cùng đi là hãy chăm sócba người kia, còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắtngười đó đã nhắm nghiền, tuy vậy nụ cười vẫn trên môi, nắm lấy bàn tay tôivà cô ta thốt lên “cảm ơn”, sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn. Tôi khôngthể làm gì hơn nhưng tự hỏi lòng mình: “Tôi sẽ nói gì nếu như tôi trong tìnhtrạng giống như cô ta?”. Và tôi cũng tự trả lời rất đơn giản: “Tôi sẽ phải cốgắng làm mọi cách để mọi người chú ý đến mình và cho tôi ăn, tôi sẽ nóitôi lạnh, đau đớn…”.

Nhưng cô ta đã cho tôi thấy nhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sự cảm kích củamình. Cô ta chết với một nụ cười sung sướng.

Sau đó, có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửangười của anh ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà,anh ta chỉ nói: “Tôi đã sống như một con thú và tôi sắp chết như một thiênthần, đã được yêu mến và chăm sóc”, sau đó anh chết vẫn với nụ cười trênmôi.

Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bấtcứ ai hay so sánh với điều gì. Như một thiên thần - giàu có về lòng thương,tình nhân ái ngay cả khi nghèo khổ về của cải.

• Cuộc sống như một cơ may, hãy nắm lấy nó.• Cuộc sống rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó.• Cuộc sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó.• Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó.• Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.

Page 43: [Sách] Nghệ thuật sống 4

• Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.• Cuộc sống như một gia tài, hãy giữ gìn nó.• Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó.• Cuộc sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó.• Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện.• Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó.• Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó.• Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên.• Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó.• Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó.

Chúng ta thật giàu có

Chúng ta sinh ra có Hai Mắt đằng trước thì chúng ta không nên luôn nhìnlại phía sau mà là nhìn xem có gì đang đợi chúng ta ở phía trước.

Chúng ta sinh ra có Hai Tai: một bên phải một bên trái, để chúng ta ngheđược hai phía, nghe được cả lời khen và lời chê.

Chúng ta sinh ra có Bộ Não được giấu trong một hộp xương, dù chúng tacó nghèo về vật chất đến đâu, chúng ta vẫn giàu vì không ai lấy đi đượcnhững gì trong bộ não của chúng ta - những thứ ấy quý hơn cả vàng bạc vàtrang sức mà bạn có.

Chúng ta sinh ra có hai mắt, hai tai, nhưng chỉ có một cái miệng. Hẳn bạnbiết tại sao chứ? Vì miệng lưỡi là một vũ khí sắc bén, có thể làm cho ngườikhác cảm thấy yêu thương hay thù ghét. Hãy nhớ: nói ít, nghe và quan sátnhiều hơn.

Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim, nằm sâu trong lồng ngực để nhắcchúng ta hãy biết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòngmình.

Đừng thay đổi thế giới

Ngày xưa, có một nhà vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm,

Page 44: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Ngày xưa, có một nhà vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm,ông quyết định vi hành đến những miền đất xa xôi của đất nước. Khi trở vềcung điện, ông than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi mộtchuyến dài ngày như thế trên những con đường rất gồ ghề và lởm chởmđá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người phải phủ da thuộc lên khắp cáccon đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần hàng triệu bộ da bò vàsẽ tiêu phí rất nhiều tiền của.

Một hầu cận thông minh, dũng cảm tâu với nhà vua:

- Sao bệ hạ lại dùng tiền một cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạkhông đo cắt một miếng da vừa với chân mình?

Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông chấp thuận gợi ý của người hầu cậnđể cho làm một “đôi giày” cho riêng mình.

Bài học vô giá từ câu chuyện này là: Để thế giới này trở thành một nơi hạnhphúc với mọi người, tốt hơn hết hãy thay đổi chính mình chứ đừng thay đổithế giới.

(Don't Change the World

Once upon a time, there was a king who ruled a prosperous country.One day, he went for a trip to some distant areas of his country. When he was backto his palace, he complained that his feet were very painful, because it was the first time that he went for such a long trip, and the road that he went through was very rough and stony. He then ordered his people to coverevery road of the entire country with leather. Definitely, this would need thousands of cows' skin, and would cost a huge amount of money.

Then one of his wise servant dared himself to tell the king, "Why do you have to spend that unnecessary amount of money ? Why don't you just cuta

Page 45: [Sách] Nghệ thuật sống 4

a little piece of leather to cover your feet ?"

The king was surprised, but he later agreed to his suggestion, to make a "shoe" for himself.

There is actually a valuable lesson of life in this story : to make this world a happy place to live, you better change yourself - your heart; and not the world.

From: http://thirumurugan.spaces.live.com/Blog/cns!1p14Qb66n3O4heKkxp5Sz-sw!10174.entry)

Hãy thắp lên một que diêm

Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng -ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đangdiễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói:

- Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vậnđộng này.

Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Kellernói tiếp:

- Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của quediêm đang cháy thì hãy hô to "Đã thấy!".

Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!".

Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích:

- Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũngsẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy.

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vanglên:

Page 46: [Sách] Nghệ thuật sống 4

lên:

- Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên !Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.

Ông John Keller kết luận:

- Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiếntranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tìnhthương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môitrường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sốngchung không tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khicon người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làmkhổ nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.

Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hànhđộng yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thươngxuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một quediêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, nhữnghành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của nhữngđau khổ và cái ác.

Cho ngày hôm nay

Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng.

Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi,những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm quađã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm quaquay trở lại. Chúng ta không thể hủy bỏ một hành động mà chúng ta đãlàm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra.Ngày hôm qua cũng đã đi xa rồi.

Còn một ngày nữa mà chúng ta cũng không nên lo lắng, đó là ngày mai vớinhững kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hivọng mà việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là

Page 47: [Sách] Nghệ thuật sống 4

vọng mà việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc làchói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọclên. Và ngay trước khi nó mọc lên vào ngày mai chúng ta vẫn chẳng có mốiđe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra cơ mà.

Vì vậy, chỉ còn một ngày duy nhất - ngày hôm nay - Bất cứ ai đều phải đấutranh để sống dù chỉ một ngày. Thật ra chẳng phải những gì trải qua ngàyhôm nay khiến chúng ta lo lắng, mà đó chính là sự hối tiếc về những gì đãxảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về những gì ngày mai có thể đem đến.

Khi cuộc sống quá tồi tệ!

Tôi muốn nói cảm ơn...

Cho người bạn đời nằm bên cạnh... giựt tấm chăn của tôi... mỗi đêm. Vì tôihiểu rằng chàng / nàng lúc ấy không đang ở chung với bất kì ai khác.

Cho người bạn trẻ không rửa bát đĩa phụ giúp gia nhân mà chỉ xem Tivi .Bởi vì cô / cậu đó đang ở nhà, chứ không phải đang la cà ngoài đườngphố.

Cho con số khổng lồ tôi phải trả tiền thuế. Vì tôi biết rằng tôi đang có việclàm.

Cho một bãi chiến trường tôi phải lâu dọn sau mỗi bữa tiệc. Bởi vì nó chotôi biết tôi đang có rất nhiều bạn bè xung quanh tôi.

Cho những bộ quần áo mà tôi cảm thấy hơi bị chật. Vì tôi hiểu rằng tôi cóđủ cái để ăn.

Cho cái bóng của tôi trên mặt đường, giữa trưa hè nóng bức, cái bóng nhìntôi lao động mỗi ngày. Vì nó cho tôi biết nơi tôi đang ở còn có ánh mặt trời.

Cho cánh cửa sổ cần phải lau chùi. Cho cái hàng rào cần sơn lại. Cho nócnhà dột tôi phải sửa. Vì tôi vui sướng tôi có một mái nhà.

Page 48: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Cho tất cả những lời ca thán mà tôi nghe về chính phủ, về xã hội. Vì nó chotôi biết tôi có quyền tự do ngôn luận.

Cho một chỗ đậu xe xa tít ở phía cuối bãi đậu xe. Vì tôi mừng rằng tôi cókhả năng đi đứng, tôi còn được ban cho một phương tiện đi lại nữa.

Cho tờ hóa đơn khủng khiếp tiền điện, tiền nước, tiền khí đốt. Vì tôi HạnhPhúc tôi được ấm, được đầy đủ.

Cho người phụ nữ hát trật nhịp trong nhà thờ, ngồi bên cạnh tôi. Vì nó chotôi biết tôi có thể nghe được.

Cho những chậu đồ to tướng mà tôi phải giặt ủi. Vì tôi có quần áo để mặc.

Cho những khớp xương nhức mỏi sau mỗi ngày làm việc. Vì tôi vui rằng tôicó khả năng làm việc nặng.

Cho cái đồng hồ reo inh ỏi mỗi sáng. Vì tôi Sung Sướng biết rằng mìnhvẫn... Còn sống.

Và cuối cùng... Tôi tạ ơn cho cho việc tôi có quá nhiều email, quá nhiềuFWD và REPLY... Bởi vì tôi hiểu rằng tôi có rất nhiều bạn bè, những ngườiluôn nghĩ đến tôi.

Khi bạn cảm thấy Cuộc Sống này quá tồi tệ với bạn, hãy đọc lại lần nữanhé!

Bạn có nghèo không?

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng béthấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại củamột gia đình nghèo. "Ðây là một cách để dạy con biết quí trọng nhữngngười có cuộc sống cơ cực hơn mình" - người cha nghĩ đó là bài học thựctế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.

Page 49: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ trở về nhà. Trên đường về,người cha nhìn con trai mỉm cười:

- Chuyến đi như thế nào hả con?

- Thật tuyệt vời bố ạ!

- Con đã thấy những người nghèo sống như thế nào rồi đấy!

- Ồ vâng.

- Thế con đã rút ra được điều gì từ chuyến đi này?

Ðứa bé không ngần ngại trả lời:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi,họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đènlồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhàmình chỉ đến trước sân, họ thì có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đấtđể sinh sống, và họ có những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải mua thựcphẩm còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảovệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở cho nhau.

Ðến đây người cha không nói gì cả.

- Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.

Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòihỏi những thứ quá tầm tay. Cũng có những thứ không giá trị với người nàynhưng lại là mong mỏi của người khác. Ðiều đó phụ thuộc vào cách nhìn,đánh giá và hoàn cảnh mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vàonhững gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏnhoi.

(Appreciate what you haveOne day . . . a wealthy family man took his son on a trip to the country,

Page 50: [Sách] Nghệ thuật sống 4

One day . . . a wealthy family man took his son on a trip to the country,so he could

have his son see how poor country people live.

They stayed one day and one night in the home of a very humblefarmer. At the end

of the trip, and when they were back home, the father asked his son,"What did you

think of the trip?"

The son replied, "Very nice dad."

Then the father asked his son, "Did you notice how poor they were?"

The son replied, "Yes."

The father continued asking, "What did you learn?"

The son responded, "I learned that we have one dog in our house, andthey have

four.

Also, we have a fountain in our garden, but they have a stream that hasno end.

And we have imported lamps in our garden . . . where they have thestars!

And our garden goes to the edge of our property. But they have theentire horizon as

their back yard!"

At the end of the son's reply the father was speechless.

His son then said, "Thank you dad for showing me how poor we reallyare.")

Điều đó rồi cũng qua đi

Page 51: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cần thầnthân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mangvề cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng đểtìm chiếc vòng đó".

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôisẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gìđặc biệt?".

Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìnvào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui". VuaSalomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trênthế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chútbẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởngnào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong nhữngnơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàngrong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừngchân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm chongười hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nóquên đi nỗi buồn không?". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếcvòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếcvòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ôngbạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tấtcả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói:"Nó đây, thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mấttrên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồicũng qua đi".

Page 52: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khônngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nàođó ông cũng chỉ là cát bụi...

Giá trị của thời gian

Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thểlàm được một trong các việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.

Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyênliệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gianlà một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng takhông thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cảsức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽkhông bao giờ quay bước trở lại.

Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ "Giết - thời - gian". Nhiềungười tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian.Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải đểgiết chúng.

Tiếng nói của cuộc sống

Xin chào! Tôi là cuộc sống đây. Hôm nay tôi sẽ cố giải quyết mọi vấn đềbạn đang gặp phải để bạn đừng than trách tôi nữa…

Nếu bạn bị tắc đường và kẹt xe, đừng thất vọng. Còn rất nhiều người trênthế giới này, mà đối với họ, lái xe là một niềm mơ ước không thể thực hiện.

Page 53: [Sách] Nghệ thuật sống 4

.

Nếu bạn cảm thấy học hành thật chán ngán. Hãy nghĩ đến người đã hàngnăm trời rồi không được đi học.

Nếu bạn thất vọng vì một chuyện tình cảm đang đến hồi tan vỡ. Hãy nghĩđến người chưa bao giờ biết yêu thương và được yêu thương là như thếnào.

Nếu bạn buồn vì một cuối tuần nữa lại sắp trôi qua. Hãy nghĩ đến nhữngngười phụ nữ ở môi trường làm việc khắc nghiệt, phải làm việc 12 tiếngmột ngày, 7 ngày một tuần để nuôi con.

Nếu bạn cảm thấy mất mát và tự hỏi mình cuộc sống là gì và có mục đíchgì. Hãy nghĩ đến những người bệnh tật, biết trước mình không còn sốngđược bao lâu nữa, và không còn cơ hội để tự hỏi mình nữa.

Nếu bạn cảm thấy khủng khiếp khi là nạn nhân của những trò đùa, nhữngsự nhỏ mọn… của người khác. Hãy nhớ: Thế vẫn chưa là gì đâu, vì tồi tệhơn nữa là khi bạn có thể là chính những người đó!

Ưu điểm và khuyết điểm

Một đoàn hợp xướng nổi tiếng tổ chức cuộc biểu diễn báo cáo định kỳthường niên. Khách mời có đủ các giáo sư âm nhạc, các nhà sáng tác,phê bình, các nghệ sĩ nổi tiếng và nhiều chính khách. Hết chương này nốitiếp chương khác, giọng ca của các ca sĩ cứ hoà quyện lấy nhau, dườngnhư mỗi âm thanh, mỗi lời ca đều phát ra từ chiếc đũa chỉ huy của vị nhạctrưởng - nhịp nhàng - đúng chỗ - đúng lúc - đúng thanh điệu...; thể hiện kếtquả của một quá trình luyện tập gian khổ và trình độ diễn xuất cao.

Dòng thác âm thanh cùng lời ca kỳ diệu như đưa cả người hát và ngườinghe vào trạng thái thăng hoa, ngây ngất như trong mơ trong mộng. Bỗngnhiên, một giọng nữ trong veo cất lên cao vút. Một giọng độc xướng kỳ lạ,nhưng lại xuất hiện ở vị trí không dành cho những người độc xướng! Vịnhạc trưởng ngỡ ngàng, ngẩng đầu; dàn hợp xướng dường như bắt đầu

Page 54: [Sách] Nghệ thuật sống 4

nhạc trưởng ngỡ ngàng, ngẩng đầu; dàn hợp xướng dường như bắt đầurối loạn... May thay, sự cố chỉ xảy ra trong một vài giây; ngay lập tức mọi thứlại trở về quỹ đạo bình thường và buổi biểu diễn đã kết thúc hết sức mỹmãn.

Những tràng vỗ tay như sấm và nghi lễ tặng hoa vừa chấm dứt thì vị nhạctrưởng đã hầm hầm lao vào phía sau sân khấu:

- Ai đã hát lạc giọng?

- Là tôi ạ... - một cô gái mới nhập đoàn không lâu đang thút thít ngồi khóctrong sân khấu.

Vừa đúng lúc đó có một vị thượng khách bước vào, ông nhạc trưởng đànhphải tươi cười bước ra nghênh tiếp.

- Tôi rất muốn gặp cô gái đã hát lạc giọng - vị giáo sư âm nhạc nổi tiếngnói - Đã lâu lắm rồi, tôi chưa được nghe một giọng nữ cao nào đẹp vàmượt đến mức như vậy. Nếu biết cách huấn luyện, sẽ có được một ca sĩlớn.

Thế là cô gái hát lạc giọng bị cả đoàn chỉ trích đó đã trở thành học trò của vịgiáo sư nổi tiếng. Quả nhiên, sau vài năm, cô bé lọ lem đó đã trở thànhmột ngôi sao lớn trong giới thanh nhạc.

Một số người chỉ nhìn thấy cái sai của những người khác. Có người lạinhìn thấy được cả ưu điểm trong những sai lầm. Để có thể trở thành loạingười thứ hai, cần phải vừa có lòng bao dung vừa có trí tuệ.

Một đồng xu

Có hai bạn trẻ, một người Anh và một người Do Thái cùng đi xin việc làm.Một đồng xu của ai đó đánh rơi trên mặt đất. Anh bạn trẻ người xứ sươngmù đi ngang qua trông thấy nhưng phớt lờ, còn anh bạn trẻ người Do Tháithì cúi xuống nhặt, nét mặt tỏ vẻ hân hoan.

Page 55: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Nhìn thấy hành động của anh bạn Do Thái, anh bạn trẻ người Anh tỏ rakhinh thường, lẩm bẩm: "Một đồng xu cũng nhặt, thật chẳng ra làm sao cả".Chờ cho anh bạn trẻ người Anh đi qua, anh bạn trẻ người Do Thái nói:"Nhìn thấy tiền mà ngoảnh mặt làm ngơ, thật là lãng phí của Giời!".

Hai người cùng đến xin việc ở một công ty. Doanh nghiệp rất nhỏ, côngviệc thì nặng nhọc mà tiền lương thì chẳng được là bao, anh bạn trẻ ngườiAnh chẳng nói chẳng rằng vội vã bỏ đi, còn anh bạn trẻ người Do Thái thìtình nguyện xin vào làm việc.

Hai năm sau, hai người tình cờ gặp nhau trên đường phố. Anh bạn trẻngười Do Thái đã trở thành Giám đốc công ty, còn anh bạn trẻ người Anhvẫn chưa xin được việc làm. Không hiểu được sự việc, anh ta bèn hỏi: "Anhlà người chẳng xuất sắc gì lắm, sao lại phất nhanh như thế?". Anh bạn DoThái đáp: "Tôi không bỏ qua từng đồng xu như anh. Một đồng xu cũngkhông quan tâm, làm sao anh có thể trở nên giàu có được?".

Anh bạn trẻ xứ sương mù đâu phải là không cần tiền, nhưng trong con mắtcủa anh, anh chỉ muốn những khoản tiền lớn, song lại quên câu thànhngữ: "Tích tiểu thành đại", vì vậy ước mơ làm giàu của anh ta phải đợi đếnngày mai. Đó là lời giải đáp cho câu hỏi của anh bạn trẻ người Anh.

Một câu nói dịu dàngAdlai Albert Esteb

Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe.

"Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jimsống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi ngườisống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọivụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lờinói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẫn tránh những người xungquanh. Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.

Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh

Page 56: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránhmọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũngluôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậuđã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.

Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặtthì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trảcô gái.

- Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt - Cô gái cười và xoa đầu Jim.

Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trongsuốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.

... Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đivào rừng... Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: "Cảmơn cậu bé, cậu thật tốt!"... Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: "Đến đây Tige!".Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: "Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!".

Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jimchăm chú, đuôi vẩy lia lịa. "Đến con chó cũng thích nghe nói dịu dàng!".Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuônmặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương.Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt nhưmọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: cảm giác tựtrọng.

Từ khoảng khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứngđáng với những lời nói dịu dàng".

Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: "Thưa các bạn, tôi chính là cậu béđó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước.Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đãgieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao aicũng có thể làm được như thế".

A KIND WORDAdlai Albert Esteb

Page 57: [Sách] Nghệ thuật sống 4

A successful businessman, addressing the commercial club of his city,tolda story in his after-dinner speech. It was the story of a boy named Jim, who was an orphan and the laughing stock of the whole town. He wastwelveyears old, slim and undersized. He never remembered having a kind word spoken to him in his whole life. He was accustomed to harsh words, suspicion, and rebuffs, and as a result became a shrinking, pitiful littlefigure, dodging people. And the more he dodged people, the moresuspiciousthey became.

The only earthly possession of which Jim could boast was a dog thatcringedand shrank almost as much as his master and was as much hated. Jimwas notcruel to his dog except in words - and that is really the worst form of cruelty, even to a dog. A harsh, unkind word can cause more misery, heartache, and anguish than actual physical cruelty. A cruel, unkind tonguecuts like a sword.

One day as Jim walked down the street, he saw a bundle slip from the overloaded arms of a little lady just in front of him. As she stooped to pick it up, the others rolled down. Jim sprang to her assistance, gatheringup the bundles and replacing them in her arms. "Thank you, dear; you area nice little boy," she said kindly, and went on her way after giving him a bright smile.

Jim was amazed; a queer choky feeling passed over him. These were thefirstkind words he had ever heard in his whole twelve years of existence. He stood and stared after her. He knew that she was the busy littledressmakerwho lived in a small cottage on the outskirts of town. He watched her until

Page 58: [Sách] Nghệ thuật sống 4

who lived in a small cottage on the outskirts of town. He watched her untilshe was out of sight, then he whistled to Tige and made straight for the woods and a stream that wound around the town.

He sat down on the bank of the stream and did some thinking. "Thank you, dear; you are a nice little boy," he pondered.

"Come here, Tige," he commanded, and Tige slunk to his feet. Then Jim lowered his voice in imitation of the little faded lady and said, "You area nice little dog." The effect on Tige was electrical. He pricked up his ears, and if a dog could stand at attention, Tige did. "Uhum! Even a dog likes it," said Jim. "Well, Tige, I don't blame you; it is nice. I won't holler at you anymore." Tige wagged his tail joyously.

The boy continued to think, and the dog sat and watched him. Finally the boy pulled from the odds and ends in his pockets a piece of broken mirrorand looked at himself. He saw nothing but grime and dirt, theaccumulationof many days. He went down to the water's edge and scrubbed it off carefully, almost painfully. Then he looked again. He scarcely recognizedhimself. He was surprised. He stood erect and looked up instead of downforthe first time since he could remember. He distinctly liked the sensation.A feeling of self-respect awoke within his being. Ambition sprang full-grown into life. At that moment the course of his life was changed; a determination to be worthy of the kind words spoken to him by the littledress maker, and to pass them on, took possession of his soul.

After telling this story of Jim, the orphan boy, the speaker paused; and then he electrified the audience by saying, "Gentlemen, I was that boy. This city--your city, my city--was that little town of forty years ago. Ourplant stands upon the spot where that gentle woman stood when sheimplantedin my life the first seed of kindness. She sleeps out yonder in what was then the cemetery of a country church. As a tribute to her memory I have told you this story."

Page 59: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Oh, that all of us would learn the lesson: "Be ye kind." What transformingpower it has!

Bạn nên cóKiều Mai

Bạn thấy những người gần gũi nhất với mình như thế nào? Họ tốt bụng?Hài hước? Dễ đồng cảm? Thân thiện? Họ có thể có một trong nhữngphẩm chất trên nhưng lý do thực sự khiến bạn làm thân với họ là vì họ cóđược những phẩm chất mà bạn mong mình có. Sau đây là 10 người bạnmà ta cần có trong cuộc sống.

- Một người thầy, người cố vấn. Đây là người cho bạn những lời khuyên.

- Một người nuôi dưỡng - để bạn có thể tin tưởng trông cậy vào người đó.

- Một người bạn đồng minh - người luôn luôn ủng hộ bạn.

- Một người bạn tâm hồn - người luôn có chung quan điểm với bạn.

- Một người bạn đồng nghiệp - bạn có thể trò chuyện thân mật, chia sẻ mọiđiều với người đó ở cơ quan.

- Một người bạn thuở ấu thơ - giúp bạn nhớ lại một tuổi thơ êm đềm.

- Một người bạn trong cùng một hội - đó là người mà ta thân nhất trongcùng một hội nhóm cùng tham gia, ví dụ như hội yêu thơ, hội cầu lông, hộicác nữ doanh nhân.... để vui chơi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm.

- Bạn đồng cảnh - đó là những người có cùng cảnh ngộ với bạn, ví dụ đangmang thai như bạn, đang có chồng đi vắng dài ngày.... Người ấy sẽ cónhững cảm giác giống như bạn.

- Một người bạn cùng trong cơn khủng hoảng - người ấy sẽ chia sẻ nỗi đauđớn chung với bạn.

Page 60: [Sách] Nghệ thuật sống 4

đớn chung với bạn.

- Người đối lập với bạn - đó là người mà những điểm mạnh của người ấylại là điểm yếu của bạn. Người đó sẽ giúp bạn khám phá những niềm vuimới trong cuộc sống.

Một người bạn có thể cùng lúc đảm nhiệm vài vai trò nhưng nên nhớ rằngkhông có một người nào có thể đáp ứng được tất cả mọi mong muốn trêncủa bạn. Nếu bạn cứ đòi hỏi điều đó thì mối quan hệ của bạn với người đósẽ rất căng thẳng. Vì vậy, bạn chớ vội đi kiếm tìm những người bạn mới màbằng cách nào đó chứng tỏ cho những người bạn cũ của bạn thấy bạnđánh giá họ cao như thế nào.

Đừng sợ vấp ngã

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ ?

Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã ?

Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không?

Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng banh không?

Không sao đâu, vì…

Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phásản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland.

Lúc còn học phổ thông, Louis Paster chỉ là một học sinh trung bình.Vềmôn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Lev Tolstoy, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hoà bình” bịđình chỉ học đại học vì “vừa không có khả năng, vừa thiếu ý chí học tập”.

Henry Ford thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Page 61: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Ca sĩ opera nổi tiếng Enrico Caruso bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng vàkhông thể nào hát được.

Vậy, xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiềucơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

Báu vật

Ðể nhận thức được giá trị của một thángHãy hỏi bà mẹ vừa sinh con chưa đầy tháng tuổi.

Ðể nhận thức được giá trị của một tuầnHãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Ðể nhận thức được giá trị của một giờHãy hỏi những người yêu nhau đang chờ cuộc hẹn.

Ðể nhận thức được giá trị của một phútHãy hỏi người vừa trễ một chuyến xe.

Ðể nhận thức được giá trị của một giây.Hãy hỏi người vừa trải qua một tai nạn trong gang tấc.

Ðể nhận thức được giá trị của một saoHãy hỏi những vận động viên vừa đoạt huy chương vàng Olimpic.

Hãy trân trọng mỗi phút giây mà bạn cóHôm qua là lịch sửNgày mai là một bí ẩn còn đóCòn hôm nay là một món quà mà chúng ta có được.Ðó là lí do mà chúng ta gọi đó là "hiện tại".

Bí quyết cho cuộc sốngPhong Hào

Page 62: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Thất bại không giết được ta... mà chỉ có thể làm ta mạnh mẽ hơn! Nhàtriết học Nietzsche đã viết dòng châu ngọc này trong thời kỳ đen tối nhấtcủa cuộc đời ông, nhờ đó ông có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đườnghầm. Những yêu cầu của thời cuộc đôi lúc thúc ép bạn phải đạt đượcthành công. Thành công rất quan trọng nhưng đừng sợ thất bại bởi thất bạikhông giết được bạn. Khi bạn cảm thấy cuộc sống như không thể tồi tệhơn được nữa - hàng chồng giấy tờ trên bàn thật khó giải quyết, các đồngnghiệp không thiện chí, thích "chơi" bạn từ phía sau... - đừng cho rằngcông việc cũng chỉ có ý nghĩa thế mà thôi, rằng khó khăn thì không ngừngtrong khi sự bù đắp lại quá ít. Thay vào đó, hãy nhận ra đây là một cách họctập, bạn đang được bồi bổ những kỹ năng và sẽ được thưởng xứng đáng.Đừng luôn kêu khổ đến mức bạn trở thành nạn nhân của nó. Có sự khácbiệt giữa việc việc qua một tình huống khó khăn với tự cho phép mình trởthành nhu nhược, vô dụng. Sự chán nản, dưới bất kỳ hình thức nào, cũnglà nguy hiểm.

Công việc và sở thích: trong cuộc sống, nhiều người đã lập nên một ranhgiới giữa công việc và các thú vui riêng rẽ. Chúng ta dành ngày cuối tuần,thời gian sau công việc để thỏa mãn những niềm đam mê và sở thích củamình. Nhưng khi phải dành quá nhiều thời gian trong đời để làm việc,chúng ta nên nghĩ đến việc kết hợp kỹ năng với những lợi ích của mình.Nhiều người trong chúng ta tách biệt giữa đời sống việc làm với đời sốnglợi ích. Nếu biết cách kết hợp công việc và lợi ích, bạn càng cảm thấy yêunghề và thành công. Điều đó cũng có nghĩa bạn hầu như lúc nào cũngđược làm những điều bạn yêu thích.

Nên đi nghỉ thường xuyên: Lời khuyên nghe có vẻ như đối ngược với đạođức công việc mà bạn đã được dạy dỗ. Nhưng sự nghỉ ngơi thường xuyênrất quan trọng. Nó không có nghĩa luôn phải đi đến những nơi đắt tiền - đôikhi chỉ là những chuyến dã ngoại để hít thở không khí trong lành. Nhữngđợt nghỉ ngắn ngày trong năm sẽ tốt hơn một năm chỉ có một chuyến nghỉdài ngày. Nghỉ ngơi ngắn ngày sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng, giúp duytrì sự vận động và năng suất lao động ở mức ổn định trong cả năm.

Đừng oán trách mình. Thật không tốt khi hoàn toàn bị chi phối bởi những

Page 63: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Đừng oán trách mình. Thật không tốt khi hoàn toàn bị chi phối bởi nhữngnỗi sợ không được biện hộ hoặc cảm giác tội lỗi, làm sai. Nên nhớ, mặccảm tội lỗi khác với ý thức về bổn phận hoặc trách nhiệm. Có chỗ cho tráchnhiệm trong đời sống của chúng ta, nó giúp hướng tới những hành độngtốt hơn nhưng không phải cứ cố gắng làm tốt lời khuyên của mọi người,chiều theo ý thích của họ. Để rồi bạn tự hỏi liệu đó có phải là một ngườibạn, một người đồng nghiệp, bố mẹ hoặc thậm chí bản thân bạn nữa haykhông. Điều đó làm nảy sinh cảm giác tiêu cực với người khác, thậm chí làghê sợ chính mình. Khi cảm thấy một nỗi ân hận đang trỗi dậy, hãy gửi trảlại nơi nó đã đến và tiếp tục hành trình của mình.

Học, học nữa, học mãi! Khi đi học, mọi người bảo rằng chỉ cần trình độ nọ,bằng cấp kia là sẽ ổn cả. Thời gian luôn thay đổi, bước đi nhanh của thiênniên kỷ bắt buộc chúng ta phải lệ thuộc vào những quy tắc hoàn toàn khácnhau được đặt ra. Vì vậy, đừng có gấp sách cho vào tủ, khóa lại và vứt chìakhóa đi. Tất cả chúng ta đều cần tiếp tục học. Không thể nghĩ rằng sau 4-5năm học để có một tấm bằng đại học chúng ta sẽ theo đuổi được thờicuộc. Không phải học để trở thành tiến sĩ, viện sĩ, những khóa học ngắn vàthường xuyên sẽ giúp chúng ta cập nhật những kiến thức bổ ích cho côngviệc.

Ước mơ thành sự thật. Nhiều năm qua, thầy cô và cha mẹ đã áp đặt chủnghĩa thực tế của họ lên chúng ta. "Ở lĩnh vực đó, tính cạnh tranh rất lớn,con nên thử việc khác đi...", "Con là một họa sĩ tài năng nhưng tất cả họa sĩphải đấu tranh rất khắc nghiệt và chẳng bao giờ có nhiều tiền cả. Tốt hơnhết chỉ coi nó là một sở thích mà thôi...", "Con muốn trở thành một nhà vănnổi tiếng ư? Con đang mơ đấy con yêu!". Bạn có thể đang mơ nhưng đừngđể những lời nói ấy thiêu cháy khát vọng của bạn. Dù họ có ý tốt nhưngđừng chịu ảnh hưởng quá nhiều về điều đó. Nếu bạn không mơ ước, bạnsẽ không có gì để làm ở tương lai. Ước mơ có thể trở thành sự thật - chỉcần bạn kết hợp khát vọng với những hành động cụ thể. Ước vọng màkhông hành động thì chỉ là giấc mơ. Hành động mà không ước vọng thì chỉlà hoạt động đơn thuần. Ước mơ được kết hợp với hành động có thể thayđổi cả thế giới.

Cậu bé dưới bóng câyDavid Coleman and Kevin Randall

Page 64: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Trong mùa hè giữa năm thứ nhất và năm thứ hai đại học, tôi được mời vàolàm phụ trách một trại hè cho học sinh trung học thuộc một trường đại họcở Michigan. Tôi đã từng tham gia rất nhiều hoạt động của trại nên tôi nhậnlời ngay lập tức.

Một giờ sau khi tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở trại hè, giữa một đám ồn ào hỗnloạn các anh phụ trách và học sinh, tôi nhận ra một cậu bé ở dưới bóngcây. Cậu rất nhỏ bé và gầy guộc. Rõ ràng việc cậu đang mất tự nhiên vàxấu hổ rụt rè càng làm cho cậu trở nên yếu đuối, mỏng manh. Chỉ 50 bướcgần đó, 200 trại viên đang hăm hở rượt đuổi, chơi đùa, và gặp gỡ lẫn nhaunhư đã thân nhau từ lâu lắm chứ không phải chỉ mới quen. Nhưng cậu bédưới bóng cây dường như đang ở một thế giới khác. Vẻ cô đơn đến tột độcủa cậu đã làm tôi khựng lại, nhưng nhớ lại lời những anh chị phụ tráchlớn tuổi hơn rằng phải chú ý đến các trại viên có vẻ tách biệt ra, thế là tôibước đến.

Đến gần cậu bé, tôi nói "Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong cácphụ trách ở đây. Anh rất vui được gặp em. Em khỏe không vậy?" Với mộtgiọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời, "Dạ em bình thường." Tôinhẹ nhàng hỏi cậu rằng cậu muốn tham gia những sinh hoạt và gặp cácbạn bè mới không. Cậu trả lời nhỏ "Dạ không, em không thích lắm."

Tôi có thể cảm nhận được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toànriêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu. Nhưng bằng cách nào đó,tôi cũng biết rằng cũng không nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ vũ,cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôichấm dứt.

Sau bữa trưa ngày thứ hai, tôi hét bể cuống họng của mình để điều khiểncả trại hát. Tất cả trại đều tham gia hăm hở. Ánh mắt tình cờ xuyên quađám đông ồn ào lộn xộn và thấy hình ảnh cậu bé đó đang ngồi một mình,nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi suýt nữa đã quên mất lời bài hát đang phảihướng dẫn. Khi lại có cơ hội gặp cậu bé, tôi cố thử một lần nữa, với nhữngcâu nói hệt như trước "Em có khỏe không? Em có sao không?" Và cậu bélại trả lời "Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi." Khi tôi rời nơi cậu bé

Page 65: [Sách] Nghệ thuật sống 4

lại trả lời "Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi." Khi tôi rời nơi cậu béngồi, tôi hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn nhiều thời gian và côngsức hơn tôi tưởng – dù tôi không biết rằng tôi và cậu bé có thể cởi mởđược với nhau hay không nữa.

Vào buổi tối hôm đó khi họp với những người phụ trách của trại, tôi kể ranhững điều lo lắng của mình về cậu bé. Tôi giải thích cho các bạn phụtrách ấn tượng của tôi về cậu bé, yêu cầu họ chú ý và dành thêm thời giancho cậu nếu có dịp.Những ngày ở trại trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Thật là tiếc, nhưng rồiđêm cuối cùng ở trại cũng đến và tôi đang theo dõi "bữa tiệc chia tay". Cáchọc sinh đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mình với các "bạntốt nhất" của họ - những người bạn mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại.

Ngắm nhìn các trại viên cùng nhau chia sẻ những giây phút cuối bên nhau,tôi bất ngờ thấy được một hình ảnh mà sẽ lưu mãi trong cuộc đời tôi. Cậubé mà từng ngồi một mình dưới gốc cây đó đang làm một điều kỳ diệu.Cậu đang chia xẻ cùng hai cô bé khác những món quà lưu niệm. Tôi nhìncậu đang có nhưng giây phút thân mật đầy ý nghĩa với những người màcậu chưa bao giờ gặp chỉ mấy ngày trước đó. Tôi không thể tin nổi đóchính là cậu bé dưới bóng cây.

Vào một đêm tháng 10 năm đó, tiếng chuông điện thoại kéo tôi ra khỏicuốn sách hóa học. Giọng một người lạ, rất nhẹ nhàng và lịch sự hỏi tôi"Dạ có phải là anh Kevin không ạ?"

"Dạ chính là tôi, xin lỗi ai đầu dây đó ạ?" "Tôi là mẹ của Tom Johnson. Cậucó nhớ Tommy từ trại hè không ạ?" Cậu bé dưới bóng cây! Làm sao tôi cóthể quên được? "Dạ cháu nhớ rồi," tôi nói. "Cậu bé rất dễ thương. Bây giờcậu bé ra sao ạ?"

Chợt lặng đi một hồi lâu, sau đó bà Johnson nói,”Tuần này trên đường từtrường về, Tommy của tôi đã bị một chiếc xe đâm phải… Tommy đã khôngcòn nữa rồi”

Bàng hoàng, tôi chia buồn cùng bà mẹ.

Page 66: [Sách] Nghệ thuật sống 4

"Tôi muốn gọi cho cậu," bà ta nói, "bởi vì Tommy nhắc đến cậu nhiều lần.Tôi muốn cậu biết rằng nó đã trở lại trường mùa thu rồi như một con ngườimới. Nó đã có nhiều bạn mới. Kết quả học tập lên cao. Và nó còn hò hẹnvới bạn gái vài lần nữa. Tôi chỉ muốn cám ơn cậu đã làm cho Tom thay đổinhư vậy. Những tháng cuối cùng là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đờinó."

Vào lúc đó tôi đã nghiệm ra: hãy dành sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia vớimọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần,chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nàođâu. Tôi kể lại chuyện này mỗi lần có dịp, và khi tôi kể xong, tôi thôi thúcngười khác nhìn ra bên ngoài và tìm cho mình một "cậu bé dưới bóng cây".

Boy Under the Tree by: David Coleman and Kevin Randall, Source Unknown

In the summer recess between freshman and sophomore years incollege, I was invited to be an instructor at a high school leadership camphosted by a college in Michigan. I was already highly involved in mostcampus activities, and I jumped at the opportunity.

About an hour into the first day of camp, amid the frenzy oficebreakers and forced interactions, I first noticed the boy under the tree.He was small and skinny, and his obvious discomfort and shyness madehim appear frail and fragile. Only 50 feet away, 200 eager campers werebumping bodies, playing, joking and meeting each other, but the boyunder the tree seemed to want to be anywhere other than where he was.The desperate loneliness he radiated almost stopped me fromapproaching him, but I remembered the instructions from the senior staffto stay alert for campers who might feel left out.

As I walked toward him I said, "Hi, my name is Kevin and I'm one ofthe counselors. It's nice to meet you. How are you?" In a shaky, sheepishvoice he reluctantly answered, "Okay, I guess" I calmly asked him if hewanted to join the activities and meet some new people. He quietlyreplied, "No, this is not really my thing."

Page 67: [Sách] Nghệ thuật sống 4

I could sense that he was in a new world, that this whole experiencewas foreign to him. But I somehow knew it wouldn't be right to push him,either. He didn't need a pep talk, he needed a friend. After several silentmoments, my first interaction with the boy under the tree was over. Atlunch the next day, I found myself leading camp songs at the top of mylungs for 200 of my new friends. The campers were eagerly participated.My gaze wandered over the mass of noise and movement and wascaught by the image of the boy from under the tree, sitting alone, staringout the window. I nearly forgot the words to the song I was supposed tobe leading. At my first opportunity, I tried again, with the same questionsas before: "How are you doing? Are you okay?" To which he again replied,"Yeah, I'm alright. I just don't really get into this stuff." As I left the cafeteria,I too realized this was going to take more time and effort than I hadthought -- if it was even possible to get through to him at all.

That evening at our nightly staff meeting, I made my concerns abouthim known. I explained to my fellow staff members my impression of himand asked them to pay special attention and spend time with him whenthey could. The days I spend at camp each year fly by faster than anyothers I have known. Thus, before I knew it, mid-week had dissolved intothe final night of camp and I was chaperoning the "last dance." Thestudents were doing all they could to savor every last moment with theirnew "best friends" -- friends they would probably never see again.

As I watched the campers share their parting moments, I suddenlysaw what would be one of the most vivid memories of my life. The boyfrom under the tree, who stared blankly out the kitchen window, was nowa shirtless dancing wonder. He owned the dance floor as he and two girlsproceeded to cut up a rug. I watched as he shared meaningful, intimatetime with people at whom he couldn't even look just days earlier. I couldn'tbelieve it was him. In October of my sophomore year, a late-night phonecall pulled me away from my chemistry book. A soft-spoken, unfamiliarvoice asked politely, "Is Kevin there?"

"You're talking to him. Who's this?"

"This is Tom Johnson's mom. Do you remember Tommy fromleadership camp?

Page 68: [Sách] Nghệ thuật sống 4

The boy under the tree. How could I not remember? "Yes, I do," I said."He's a very nice young man. How is he?"

An abnormally long pause followed, then Mrs. Johnson said, "MyTommy was walking home from school this week when he was hit by acar and killed." Shocked, I offered my condolences.

"I just wanted to call you," she said, "because Tommy mentioned youso many times. I wanted you to know that he went back to school this fallwith confidence. He made new friends. His grades went up. And he evenwent out on a few dates. I just wanted to thank you for making a differencefor Tom. The last few months were the best few months of his life."

In that instant, I realized how easy it is to give a bit of yourself everyday. You may never know how much each gesture may mean to someoneelse. I tell this story as often as I can, and when I do, I urge others to lookout for their own "boy under the tree."

Cho cuộc sống

Hãy mơ những gì bạn mong ước, đến những nơi bạn thích, trở thànhngười bạn muốn làm... bởi vì bạn chỉ có một cuộc đời cũng như một cơ hộiđể làm điều đó mà thôi.

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, nếu bạn cảm thấy bị tổn thương thìngười kia cũng đau lòng không kém.

Điều hạnh phúc nhất không phải là thứ tốt nhất mà là tất cả những gì bạnđang có.

Kể cả tình yêu, hạnh phúc hay đau khổ đều bắt đầu từ nụ cười, nảy nởbằng nụ hôn và kết thúc bằng nước mắt, nhưng dẫu sao nữa đó là bài họcvà sức mạnh để vươn lên.

Hãy yêu bằng cả trái tim mặc dù không chắc chắn người đó sẽ đáp lại tìnhyêu của bạn hay không.

Page 69: [Sách] Nghệ thuật sống 4

yêu của bạn hay không.

Có những lúc khi bạn nhớ một người, bạn muốn mang người ấy ra khỏigiấc mơ và ôm chầm lấy họ.

Khi bạn sinh ra, bạn đã khóc trong khi mọi người xung quanh bạn cười.Hãy sống sao cho đến khi chết, bạn có thể mỉm cười và mọi người đềukhóc.

Năm phút

Trong công viên, trên ghế dài gần sân chơi thể thao, người phụ nữ ngồicạnh người đàn ông.

- Con trai tôi kìa - Người phụ nữ nói và bà chỉ một cậu bé mặc áo đỏ đangchơi cầu trượt.

- Nó xinh thật - Người đàn ông cười, rồi nói - Còn kia là con gái tôi. Cháumặc chiếc váy màu trắng và đang đi xe đạp. - Rối ông nhìn đồng hồ, cấttiếng gọi cô con gái - Melissa, đến giờ về rồi !

Cô bé vòi vĩnh :

- Năm phút nữa thôi bố nhé ! Chỉ năm phút thôi mà !

Ông bố gật đầu và Melissa tiếp tục chạy xe một cách thích thú. Năm phúttrôi qua và ông lại gọi con. Lại một lần nữa Melissa nài nỉ :

- Bố ơi, năm phút nữa nhé !

Ông bố cười rộng lượng. Người phụ nữ ngồi cạnh cũng mỉm cười và khenông :

- Anh đúng là một ông bố dễ tính và kiên nhẫn.

Người đàn ông cười thật buồn và kể :

Page 70: [Sách] Nghệ thuật sống 4

Người đàn ông cười thật buồn và kể :

- Con trai lớn của tôi, Tommy, đã mất trong một tai nạn giao thông vào nămngoái khi đang tập xe ở gần đây. Tôi chưa bao giờ có nhiều thời gian dànhcho cháu dù chỉ là năm phút. Tôi không bao giờ muốn lập lại lỗi lầm đó vớiMelissa. Melissa nghĩ là cháu có thêm năm phút để chạy xe, nhưng thựcsự thì tôi mới là người có thêm năm phút để nhìn cháu chơi đùa.

Cuộc sống là tạo ra những khoảnh khắc hạnh phúc cho chính mình. Vậyniềm hạnh phúc nhất của bạn là gì ? Hãy dành năm phút mỗi ngày chongười mà bạn thương yêu. Hãy tin rằng điều đó cũng sẽ đem lại hạnhphúc cho chính bạn...

Giá trị

Vị diễn giả nổi tiếng bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách giơ tờ giấybạc 20 đôla lên trong căn phòng có tới 200 người, ông hỏi: "Ai muốn tờ 20đôla này?". Mọi cánh tay đều giơ lên.

Ông nói: "Tôi sẽ cho một trong các bạn tờ 20 đôla này, nhưng trước khi chođể tôi làm điều này đã.". Ông ta vò nhàu tờ giấy bạc rồi hỏi: "Ai vẫn cònmuốn lấy tờ giấy bạc 20 đôla này?". Tất cả mọi cánh tay vẫn giơ lên.

"Thôi được rồi", ông nói, "Ðể xem thế nào đây nếu tôi làm điều này". Và ôngthả tờ giấy bạc rơi xuống đất rồi dùng mũi giày dí nó trên nền nhà. Ông nhặtlên, trông nó dơ bẩn và nhàu nát: "Sao, còn ai muốn tờ bạc này?". Nhữngcánh tay vẫn giơ lên.

"Các bạn thân mến, tất cả các bạn đã học một bài học rất quý giá. Khôngcần biết tôi đã làm gì với tờ bạc này, các bạn vẫn muốn nó bởi vì giá trị củanó đã không hề giảm đi, giá trị của nó vẫn là 20 đôla".

Rất nhiều lần trong cuộc sống của mình chúng ta ngã gục, bị tơi tả, bị giẫmđạp tơi bời do những quyết định sai lầm mà chúng ta đã gây ra và nhữngtrường hợp như vậy vẫn xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta cứ ngỡnhư mình thật vô dụng, chẳng ra gì. Nhưng không cần biết bất cứ chuyện gì

Page 71: [Sách] Nghệ thuật sống 4

như mình thật vô dụng, chẳng ra gì. Nhưng không cần biết bất cứ chuyện gìđã xảy ra và sẽ xảy ra, chúng ta quyết định sẽ không bao giờ đánh mất giátrị của mình.

Ðừng bao giờ để những thất vọng của ngày hôm qua che mờ những giấcmơ rực sáng của ngày mai".

Tổng hợp: ngvietduc (TVE)