s bẢn tin ĐỐi thoẠi chÍnh sÁch & doanh nghi p

24
1 & DOANH NGHIP S16 (18/01/2010 - 24/01/2010 ) Chu trách nhim ni dung PHM HOÀNG NGÂN Chu trách nhim sn xut AN THU HNG Đơn vsn xut Trung tâm Thông tin Vin Chính sách và Chiến lược PTNNNT TIN TC & SKIN Gii thiu kênh thông tin htrdoanh nghip nông nghip nông thôn Chcó hơn 200.000/460.000 doanh nghip đang hot động Doanh nghip Nga đánh giá cao thtrường VN Doanh nghip phi hgiá đường ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH Còn nhiu văn bn làm khó doanh nghip Xlý trit để kinh doanh hàng quá hn sdng Hn chót ngày 1-7: Hơn 1.500 DNNN không kp cphn hóa TRIN VNG THTRƯỜNG Doanh nghip nói gì vtrin vng kinh doanh 2010? TÌM HIU CHÍNH SÁCH Thông tư ca BNN& PTNT s05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 Hướng dn vic kim tra, giám sát vsinh an toàn thc nông sn trước khi đưa ra thtrường ĐIM TIN HOT ĐỘNG ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH AGROINFO BN TIN ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH

Upload: others

Post on 19-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

& DOANH NGHIỆP

SỐ 16 (18/01/2010 - 24/01/2010)

Chịu trách nhiệm nội dung

PHẠM HOÀNG NGÂN

Chịu trách nhiệm sản xuất

AN THU HẰNG

Đơn vị sản xuất Trung tâm Thông tin

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

• TIN TỨC & SỰ KIỆN

Giới thiệu kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp

nông thôn

Chỉ có hơn 200.000/460.000 doanh nghiệp đang hoạt động

Doanh nghiệp Nga đánh giá cao thị trường VN

Doanh nghiệp phải hạ giá đường

• ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Còn nhiều văn bản làm khó doanh nghiệp

Xử lý triệt để kinh doanh hàng quá hạn sử dụng

Hạn chót ngày 1-7: Hơn 1.500 DNNN không kịp cổ phần hóa

• TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Doanh nghiệp nói gì về triển vọng kinh doanh 2010?

• TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH

Thông tư của Bộ NN& PTNT số 05/2010/TT-BNNPTNT

ngày 22/01/2010 Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh

an toàn thực nông sản trước khi đưa ra thị trường

• ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

AGROINFO

BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

2

Giới thiệu kênh thông tin hỗ trợ doanh

nghiệp nông nghiệp nông thôn

Thời gian vừa qua, suy thoái kinh tế toàn cầu tác

động nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam. DN nông

nghiệp nông thôn là nhóm chịu nhiều ảnh hưởng

tiêu cực, cả về thị trường tiêu thụ và việc làm.

Với mục tiêu hỗ trợ DN vượt qua và đi lên sau

khủng hoảng, IPSARD và các đơn vị chức năng

khác đã và đang tích cực triển khai các hoạt

động thông tin, nghiên cứu và đối thoại chính

sách; phân tích và dự báo thị trường nông sản để

hỗ trợ DN nông nghiệp nông thôn.

Tại buổi họp báo đã diễn ra nhiều hoạt động ký

kết quan trọng giữa IPSARD và các đơn vị

truyền thông. Trong đó, IPSARD và Công ty

viễn thông Viettel đã ký thỏa thuận hợp tác phát

triển kênh thông tin cho DN nông nghiệp nông

thôn qua tổng đài thoại, tin nhắn và tổng đài

19008062 để tư vấn thong tin hỗ trợ cho DN

trong truyền thông kết nối kinh doanh, làm chủ

trên thị trường tiêu thụ nội địa.

Trong thời gian thử nghiệm năm 2010, hai bên

sẽ thực hiện: Dịch vụ giới thiệu và tra cứu thông

tin DN tự động qua tổng đài thoại; cung cấp các

thông tin thị trường, kinh tế, tài chính, chính

sách dưới hình thức bản tin có thể tải và đọc

trực tiếp trên điện thoại di động; tư vấn kết nối

mua - bán nông sản, máy móc thiết bị và vật tư

nông nghiệp...

Chỉ có hơn 200.000/460.000 doanh nghiệp

đang hoạt động

Nhóm nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Chương

trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và tổ

công tác thi hành Luật doanh nghiệp và đầu tư

vừa công bố nghiên cứu đánh giá 10 năm phát

triển kinh tế tư nhân tại VN (1999-2009).

Theo nhóm nghiên cứu, tính đến năm 2009 tổng

số doanh nghiệp tại VN đã lên đến khoảng

460.000. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50% doanh

nghiệp thật sự tồn tại.

Lý do của tình trạng trên, theo nhóm nghiên

cứu, phần lớn vì ý tưởng kinh doanh chưa chín

muồi, những thay đổi ảnh hưởng tới kế hoạch

kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kinh

doanh quá phức tạp và khó khăn so với dự tính

ban đầu, thủ tục sau đăng ký kinh doanh quá

phức tạp...

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, từ năm

2005-2008, khu vực tư nhân đã tạo khoảng 3,5

triệu việc làm mới, trong khi các doanh nghiệp

FDI chỉ tạo ra được 1,4 triệu việc làm và các

doanh nghiệp nhà nước giảm biên chế 500.000

lao động.

Doanh nghiệp Nga đánh giá cao thị trường

VN

Tối 21/1, nhiều đại diện doanh nghiệp Nga đã

đánh giá Việt Nam là thị trường kinh doanh đầy

TIN TỨC & SỰ KIỆN

3

triển vọng tại buổi gặp mặt doanh nghiệp Việt-

Nga ở Mátxcơva nhân dịp đầu năm 2010.

Nhiều đại diện doanh nghiệp của Nga đánh giá

Việt Nam là đối tác rất đáng tin cậy và là thị

trường hoàn toàn có thể yên tâm để đầu tư.

Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam Bùi

Đình Dĩnh nêu rõ bất chấp ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu trong

năm 2009, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa

Việt Nam và Liên bang Nga vẫn tăng và đạt hơn

1,7 tỷ USD so với mức 1,64 tỷ USD trong năm

2008.

Tuy nhiên, đại sứ cho rằng kết quả này chưa phù

hợp với tiềm năng và quan hệ đối tác chiến lược

giữa hai nước. Hai bên cần mở rộng tiếp xúc

song phương, tổ chức các diễn đàn, hội chợ triển

lãm, các cuộc thăm viếng-tiếp xúc thị trường

của nhau và tăng cường trao đổi thông tin cho

nhau.

Sau khi nêu lên những hướng hợp tác đầy triển

vọng giữa Việt Nam và Liên bang Nga gồm lĩnh

vực tài chính-ngân hàng, dầu khí và điện

năng..., Đại sứ Bùi Đình Dĩnh đã điểm lại những

sự kiện nổi bật của hai nước trong năm nay,

thông báo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thăm Nga,

đồng thời, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev

sẽ thăm Việt Nam.

Đại sứ khẳng định những sự kiện quan trọng đó

sẽ góp phần củng cố và mở rộng hơn nữa quan

hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và

Liên bang Nga.

Đại sứ kêu gọi các doanh nghiệp hai nước hãy

phát triển mạnh hơn nữa các quan hệ hợp tác

kinh doanh, kêu gọi các doanh nghiệp Nga đầu

tư mạnh hơn và thúc đẩy kinh doanh tại thị

trường đầy tiềm năng của Việt Nam.

Cũng tại cuộc gặp, đại diện Nikolai Poznyakov

của Tập đoàn xuất khẩu-xây dựng nguyên tử

Atomtroiexport khẳng định sau một thời gian

hợp tác kết quả ở Việt Nam, tập đoàn này vừa

đề nghị công ty Lilama của Việt Nam tham gia

3 dự án mà Atomtroiexport đã trúng thầu tại Ấn

Độ

Doanh nghiệp phải hạ giá đường

Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần trong

một cuộc họp nhằm điều chỉnh lại khung giá và

vấn đề cung - cầu mía đường trong năm 2010.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, mía đang

vào chính vụ thu hoạch, song thay vì giảm giá,

thị trường đường mấy ngày qua lại đẩy giá

đường lên cao, vượt ngưỡng giá chung trên thế

giới. Tuy giá đường trong nước có phụ thuộc

vào thị trường đường thế giới, song không thể

cao hơn quá nhiều như mức giá hiện tại. Do đó,

các nhà máy đường phải điều chỉnh hạ giá

đường để đảm bảo giá hợp lý, cố gắng giữ mức

giá đường tương đương với giá thế giới.

Theo đó, ông Tần quyết liệt yêu cầu hiệp hội và

các nhà máy tính toán hạ giá thành đường RS

với mức không vượt quá 15.000đ/kg, đường RE

dưới 16.500đ/kg. Bên cạnh đó, ông Tần cũng đề

nghị các đại lý công khai giá bán buôn trên thị

4

trường, tính toán lại chi phí vận chuyển để giảm

giá đường bán lẻ không vượt quá mức cho phép.

Được biết, trong vòng chưa đầy một tuần, giá

đường thế giới bất ngờ tăng từ 734USD/tấn lên

780USD/tấn. Lấy lý do này, giá đường bán lẻ

trong nước cũng dao động ở mức 21.000 –

22.000 đồng/kg, cao gấp 2,5 lần so với thời

điểm đầu năm 2009 và chưa có dấu hiệu dừng

lại.

Được chậm nộp ba tháng thuế thu nhập

doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo quyết định

về việc gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho đơn

vị và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm

2010.

Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

năm 2010 của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được

nộp chậm ba tháng. Tuy nhiên, thuế thu nhập từ

hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính,

tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất

động sản, kinh doanh ăn uống, khách sạn, nhà

hàng, karaoke và thuế thu nhập từ sản xuất, kinh

doanh các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu

thụ đặc biệt sẽ không được áp dụng chính sách

này.

Cụ thể, thuế tạm nộp của quý I-2010 được gia

hạn đến 30-7, của quý II được gia hạn đến 29-

10, quý III đến 31-1-2011 và quý IV đến 29-4-

2011. Thuế phải nộp theo quyết toán thuế năm

2010 được gia hạn đến 30-6-2011.

Còn nhiều văn bản làm khó doanh nghiệp

Hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách phải

lấy cộng đồng doanh nghiệp làm trung tâm. Nên

trao thêm quyền cho doanh nghiệp.

“Để phát triển bền vững, về lâu dài Việt Nam

cần thay đổi mạnh mẽ các thể chế, cơ sở hạ tầng

và nguồn nhân lực. Đây là các nút thắt gây cản

trở rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.

Nếu chúng ta gỡ được nút thắt thể chế thì hai

nút thắt còn lại cũng sẽ được gỡ”. Bà Phạm Chi

Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, đã nhấn mạnh

như vậy tại lễ công bố báo cáo phát triển Việt

Nam 2010 do Ngân hàng Thế giới (WB) công

bố hôm qua, 21-1.

Tác động xấu đến thị trường

Chủ đề báo cáo năm nay WB đưa ra là các thể

chế hiện đại. Thể chế được WB định nghĩa là các

chính sách thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các

cơ quan công quyền với người dân và cộng đồng

doanh nghiệp (DN). Dù có những đổi mới rất lớn

nhưng có không ít văn bản chính sách đã gây khó

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

5

cho hoạt động của DN, tác động xấu đến thị

trường và người tiêu dùng.

Bà Phạm Chi Lan dẫn chứng: Tác động rõ rệt

nhất mà có thể thấy là Luật DN được ban hành

với tinh thần là trả lại quyền tự do kinh doanh

cho người dân. Hay Luật Đầu tư… đã tạo nên làn

sóng đầu tư mới, thu hút vốn đầu tư từ các nhà

đầu tư nước ngoài cũng như trong nước...

Cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm để thu

hút môi trường đầu tư. Trong ảnh: Sản xuất linh

kiện chính xác của công ty Nhật Bản tại Khu chế

xuất Tân Thuận, TP.HCM.

Còn về tác động xấu, “Có thể thấy việc lo ngại

lạm phát cao sẽ có thể trở lại vào năm nay nên

việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến

DN đang chịu sức ép rất lớn khi vay tín dụng với

lãi suất cao. Hay là thời gian qua, chúng ta đã có

quá nhiều ưu đãi cho các tập đoàn, công ty lớn

của nhà nước. Điều này gây khó khăn nhất định

cho các DN tư nhân, DN nhỏ và vừa trong việc

tiếp cận về vốn, đất đai… Việc cho phép các DN

nhà nước kinh doanh đa ngành, doanh nghiệp

điện nhưng không lo sản xuất điện mà lại đổ vốn

sang lĩnh vực bất động sản, viễn thông… thì chắc

chắn Việt Nam sẽ thiếu điện triền miên” - bà Chi

Lan nêu.

Nên trao thêm quyền cho DN

Ông James

Anderson,

chuyên gia quản

trị nhà nước cao

cấp của WB tại

Việt Nam, nhận

định cải cách hệ

thống hành chính

đang được đánh

giá là đạt được

những bước tiến

ban đầu thể hiện

trong Đề án 30.

Chia sẻ quan

điểm này, bà

Phạm Chi Lan

cũng bày tỏ: “Đề

án 30 được xem

là cải thiện rất

lớn môi trường

đầu tư của Việt Nam. Thực tế, 5.700 thủ tục hành

chính thì quả là quá lớn, gây tiêu tốn nguồn lực

cho bộ máy nhà nước và chi phí của toàn xã hội”.

Một điểm rất đáng lưu ý

trong báo cáo là cơ chế

lương trong công chức nhà

nước có thu nhập cao hơn

khu vực kinh tế tư nhân. Tuy

nhiên, lương cơ bản chỉ

chiếm 30% tổng thu nhập.

Theo bà Phạm Chi Lan, điều

này phần nào cho thấy bất

cập hệ thống lương hiện nay

của chúng ta. Nếu lương thấp

hơn bổng, lương chỉ chiếm

30%, còn bổng là 70% tổng

thu nhập thì chắc chắn sẽ có

nhiều méo mó trong hệ thống

tiền lương. Lương phải là

chính, công chức phải sống

bằng lương chứ không phải

bằng bổng, lộc.

6

Để cải thiện được môi trường đầu tư, bà Phạm

Chi Lan đề xuất: Ưu tiên cải cách thể chế là

nhiệm vụ trọng tâm mà Việt Nam nên làm theo

hướng hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách

lấy cộng đồng kinh doanh, người dân làm trung

tâm. Nếu không sẽ có nhiều chính sách được ban

hành chỉ mang lại thuận lợi cho cơ quan quản lý

mà gây khó cho cộng đồng DN và người dân.

Bà Lan cũng cho rằng thời gian tới, Việt Nam

cần thu hẹp các cơ quan đầu mối bằng cách

chuyển đổi, sắp xếp lại các bộ ngành ở trung

ương. Thực tế, vừa qua đã có việc sát nhập một

số bộ nhưng việc sắp xếp của các cơ quan đầu

mối thì lại chưa đạt được hiệu quả. Số lượng biên

chế trong các bộ vẫn cồng kềnh. Bên cạnh đó,

các cơ quan vẫn ôm khá nhiều việc như xây dựng

các chính sách luật pháp, quản lý vĩ mô; giám sát

và điều hành trực tiếp các DN nhà nước, đồng

thời giám sát DN kinh doanh thuộc lĩnh vực mà

bộ quản lý… Như một thứ trưởng Bộ Công

thương thì mới được giao làm chủ tịch hội đồng

quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng

sản Việt Nam… Đúng ra, quyền hạn của các bộ

sẽ phải trao bớt cho DN và người dân, cho các

địa phương và các tổ chức khác.

Xử lý triệt để kinh doanh hàng quá hạn sử dụng

Chỉ trong thời gian ngắn gần Tết Nguyên đán (từ ngày 13 đến 22-1), lực lượng quản lý thị trường

TP.HCM đã phát hiện nhiều vụ kinh doanh, chứa trữ hàng hóa quá hạn sử dụng, không ghi hạn sử dụng

với số lượng rất lớn.

Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra một số đơn

vị là công ty dược phẩm, nhà máy, cửa hàng buôn

bán dược phẩm, buôn bán và sản xuất thực phẩm;

tạm giữ nhiều mặt hàng quá hạn sử dụng, với

58.920 chai thuốc Sioplex Lysine 100ml - thuốc

kích thích tăng trưởng cho trẻ em; gần 11 tấn

hương liệu thực phẩm; gần 2 tấn nấm tuyết; hơn

40 tấn thực phẩm khô không hóa đơn chứng từ,

không ghi hạn sử dụng; gần 1.000 thùng bánh các

loại chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng sản

phẩm.

Kiểm tra Công ty liên doanh Orana Việt Nam -

liên doanh với Đan Mạch - có trụ sở tại lô 3-5,

khu F1, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận

12,

7

quản lý thị trường phát hiện kho hàng của công

ty chứa hương liệu trái cây đã hết hạn dùng do

Đan Mạch sản xuất, nhãn gốc đã bị xé, dán lại

nhãn phụ màu vàng, ghi hạn sử dụng mới.

Trong số hàng hóa trên có hơn 9kg hương liệu

các loại đã hết hạn sử dụng từ tháng tháng 8 đến

tháng 9-2009 và 80kg Colour Betacarotene có

hạn sử dụng trên nhãn gốc là tháng 5-2009, đã

được dán lại nhãn phụ màu vàng ghi hạn sử dụng

đến 1-8-2010.

Ngoài ra, quản lý thị trường còn phát hiện tại

công ty có hơn 10,8 tấn hương liệu, nguyên liệu

gốc hết hạn sử dụng và hơn 15,5 tấn hương liệu,

nguyên liệu không còn nhãn gốc, được dán lên

bằng nhãn phụ màu vàng, ghi hạn sử dụng 2010

và 2011.

Làm việc với quản lý thị trường, ông Nguyễn

Hữu Chung, Giám đốc công ty, trình bày rằng

việc dán nhãn phụ gia hạn sử dụng được nhà

cung cấp nước ngoài có văn bản cho phép.

Còn tại Công ty Thương mại Dược phẩm Đông

Phương có trụ sở tại 150/47A-B đường Nguyễn

Trãi, phường Bến Thành, quận 1, ngày 15-1,

quản lý thị trường tạm giữ 58.920 chai thuốc

Sioplex Lysine 100ml do Ấn Độ sản xuất đã quá

hạn dùng từ năm 2008.

Trong đó có 33.280 chai đã gỡ bỏ nhãn gốc và

thay nhãn mới ghi hạn sử dụng đến ngày 25-2-

2011, còn 22.880 chai đã gỡ bỏ nhãn gốc chưa

dán nhãn mới, 2 thùng carton đựng bao bì các

loại thuốc ghi hạn sử dụng mới.

Giám đốc Công ty là ông Nguyễn Văn Vinh đã

thừa nhận hành vi cạo, sửa hạn sử dụng.

Theo ông Lê Xuân Đài, Phó Chi cục trưởng Chi

cục Quản lý thị trường TP.HCM, thủ đoạn hiện

nay của một số đầu nậu chuyên kinh doanh hàng

quá hạn sử dụng là nhập lậu số lượng lớn và gần

hết hạn sử dụng được đóng vào bao bì lớn từ biên

giới các tỉnh phía Bắc đưa vào thành phố.

Sau đó số hàng nhập này sẽ được xé nhỏ, cho

vào các bao bì nhỏ, đóng hộp, mang nhãn hiệu

mới của một quốc gia khác “xịn” hơn, rồi sửa

hạn sử dụng mới và tung ra thị trường, đánh lừa

người tiêu dùng.

Ông Đài cho biết riêng mặt hàng dược phẩm vốn

ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, với

hành vi kinh doanh, chứa trữ thuốc quá hạn sử

dụng và vi phạm quy chế ghi nhãn của các công

ty vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành hành vi vi

phạm luật hình sự, chi cục quản lý thị trường sẽ

chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm,

toàn bộ hàng quá hạn sử dụng đều phải bị tịch

thu, tiêu hủy.

Hạn chót ngày 1-7: Hơn 1.500 DNNN không kịp cổ phần hóa

8

Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước vẫn chưa hề có kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động

dù ngày 1-7 đã cận kề.

Chỉ còn hơn sáu tháng nữa, tức là ngày 1-7-

2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)sẽ

hết hiệu lực. Có nghĩa là đến lúc đó hơn 1.500

DN có 100% vốn nhà nước phải hoàn thành

chuyển đổi mô hình hoạt động. Tuy nhiên, bên

lề hội thảo Chính sách cổ phần hóa (CPH) DN

tổ chức hôm 19-1, ông Nguyễn Đức Tặng,

chuyên gia về CPH DNNN tỏ ra lo ngại về

việc chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó

CPH số DNNN là chuyện không thể. Bởi sau

gần 20 năm thực hiện chính sách CPH, mới có

5.000 DNNN thực hiện.

Phải cho phá sản DN làm ăn kém

Ông Tặng phân tích: Việc CPH thì có thể sẽ

chậm hơn nhưng khi chuyển sang mô hình

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì

có thể đơn giản hơn nhiều, không phải định giá

trị DN. Tuy nhiên, cách làm này cũng sẽ không

thể kịp vì hiện còn khá nhiều tổng công ty lớn,

tập đoàn 100% vốn nhà nước chưa có kế hoạch

về việc chuyển đổi mô hình hoạt động.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó Cục Tài chính

DN - Bộ Tài chính, thừa nhận việc CPH các

DNNN đang diễn ra quá chậm. Cũng có lý do

khách quan như kinh tế suy giảm, bán cổ phần

cũng không ai mua. Có đơn vị muốn CPH để đổi

mới chu trình quản trị DN nhưng chưa tìm được

đối tác chiến lược. Mặc dù vậy, chỉ đạo của

Chính phủ là vẫn quyết tâm đẩy nhanh quá trình

chuyển đổi mô hình hoạt động của số DNNN nói

trên. Thậm chí chúng ta cũng cần phải cho phá

sản những DN làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ

kéo dài.

Bộ Tài chính cho biết chỉ đạo của Chính phủ là

giữ một số tổng công ty lớn trong một vài lĩnh

vực đặc biệt nhạy cảm. Còn nhà nước là chủ sở

hữu với việc nắm tỉ lệ vốn nhất định đủ để chi

phối. Như xăng dầu sẽ vẫn hình thành những tập

đoàn đa sở hữu. Thời gian gần đây, Thủ tướng

Chính phủ có nhiều chỉ đạo và có nhiều phê

duyệt về điều chỉnh phương án sắp xếp của các

tập đoàn, tổng công ty và các bộ ngành địa

phương trong đó vẫn khẳng định là phải đẩy

mạnh tiến độ CPH. Nhưng vẫn phải đảm bảo đến

ngày 1-7-2010 phải chuyển các DNNN hoạt

động theo Luật DN.

Hiện nay, hầu hết các DN được cổ phần hóa với

một phần vốn nhà nước và một phần tư nhân.

Nên khuyến khích CPH thành 100% vốn tư nhân

9

Vị đại diện đến từ Chương trình Phát triển Liên

Hiệp Quốc (xin được giấu tên) cho rằng nên CPH

DN thành 100% vốn tư nhân hoặc là 100% vốn

nhà nước. Thời gian tới, những ngành thủy sản,

dệt may, rượu bia, một số DN bán lẻ… không

nhất thiết phải có những DN có một phần vốn

nhà nước ở đây.

Cũng theo vị này, hiện nay hầu hết là các DN

được CPH với một phần vốn nhà nước và một

phần tư nhân. Thực tế có những hạn chế là khi có

vốn, nhà nước sẽ phải quản lý. Hơn nữa, điều

này sẽ không tạo động lực để tư nhân phát triển

vì có tâm lý dựa vào vốn, vào đất đai của nhà

nước.

Ông Tặng đề xuất, để bảo toàn vốn nhà nước,

Chính phủ nên đề xuất lên Quốc hội lui thời gian

thực hiện Luật DNNN thêm một thời gian nữa.

Tuy nhiên, để giãn thời gian thực hiện luật trong

bao lâu là do ý chí của Chính phủ.

Bộ Tài chính cũng cho biết việc xử lý tài chính,

xác định giá trị sở hữu đất đai, giá trị thương

hiệu, mua bán cổ phần cho cổ đông chiến lược,

giải quyết chế độ cho người lao động… sẽ được

rà soát và phải giải quyết ngay trong đầu năm

2010. Chắc là khi những vướng mắc được tháo

gỡ, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của DN

sẽ nhanh hơn.

Doanh nghiệp nói gì về triển vọng kinh doanh 2010?

Đa số doanh nghiệp cho rằng triển vọng kinh doanh đã và sẽ tốt lên, tỷ giá VND/USD sẽ ổn định, nhưng

lo ngại lạm phát tăng cao.

Đó là nhận định được rút ra từ cuộc khảo sát của

Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính Dầu

khí Việt Nam (PVFC Invest) và Công ty Dịch vụ

thông tin tài chính (WVB Việt Nam), được tiến

hành từ ngày 15/12/2009 đến đầu tháng 1/2010,

tại 146 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành

nghề chủ chốt của Việt Nam (hơn một nửa trong

số đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Theo nghiên cứu điều tra của hai công ty này, chỉ

số niềm tin kinh doanh trong quý 4/2009 đã giảm

1 điểm so với quý trước, chỉ đạt 135 điểm, nhưng

tăng tới 42 điểm so với quý 4/2008

Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm gần đây,

chỉ số này giảm điểm. Trước đó, chỉ số niềm tin

kinh doanh quý 4/2008 giảm 7 điểm so với quý

3/2008 (93 điểm so với 100 điểm).

“Kết quả này đã phản ánh phần nào sự ảnh hưởng

từ các thay đổi về tình hình kinh tế trong nước và

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

10

quốc tế lên tâm lý và quan điểm của các giám

đốc, các chủ doanh nghiệp trong những tháng gần

đây”, báo cáo trên khẳng định.

Cụ thể, kết quả điều tra cho biết có 72% doanh

nghiệp tham gia khảo sát cho rằng tình hình kinh

tế Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với 12 tháng

trước.

Nhận định về tương lai trong 12 tháng tới, số

quan điểm lạc quan còn lớn hơn khi có tới 78%

doanh nghiệp tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tốt

lên; trong khi chỉ có 1% lo lắng về tương lai nền

kinh tế Việt Nam trong năm 2010.

Về tình hình kinh doanh trong thời gian tới, quan

điểm lạc quan tiếp tục chiếm đa số với 76%

doanh nghiệp đánh giá nhu cầu thị trường đối với

sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình và các

doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực sẽ tăng lên.

Tương tự, 75% doanh nghiệp tham gia khảo sát

tự tin rằng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng.

Có 24% doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ giữ

nguyên và chỉ 1% lo ngại về con số doanh thu

trong 12 tháng tới.

Khảo sát niềm tin doanh nghiệp vào sự tăng

trưởng lợi nhuận, có 67% tin rằng lợi nhuận sẽ

tăng lên trong năm tới; 31% cho rằng lợi nhuận sẽ

giữ nguyên; và 2% doanh nghiệp lo ngại suy

giảm lợi nhuận trong 12 tháng tới.

Về kế hoạch phát triển doanh nghiệp, có 59%

doanh nghiệp dự tính sẽ tăng thêm nguồn nhân

lực; 38% doanh nghiệp dự tính sẽ giữ nguyên; và

3% doanh nghiệp giảm số nhân lực trong thời

gian tới.

Tuy nhiên, khá nhiều doanh nghiệp phân vân đối

với việc mở rộng đầu tư. Tỷ lệ doanh nghiệp dự

định giữ nguyên chi phí đầu tư cho tài sản cố định

trong 12 tháng tới tương đương số doanh nghiệp

có kế hoạch đầu tư thêm (49%).

Khảo sát quan điểm các doanh nghiệp về một số

chỉ tiêu kinh tế trong năm 2010, báo cáo cho biết

có 62% số doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra

dự báo tăng trưởng GDP năm nay từ 6-7%. Trong

khi đó, 66% doanh nghiệp dự báo lạm phát sẽ từ

7-10%; 23% đánh giá sẽ tăng từ 10-15%.

Về biến động tỷ giá USD/VND, 67% số doanh

nghiệp phỏng đoán tỷ giá VND/USD sẽ trong

khoảng 18.500-19.000 VND/USD; 18% dự đoán

ở mức thấp hơn 18.500 VND/USD, và chỉ có

14% dự báo mức 19.500-20.000 VND/USD.

Chuyên gia kinh tế "mách nước" cho doanh nghiệp

Sau một năm vượt “bão”, nhiều doanh nghiệp tuy vẫn còn trụ lại được, nhưng không thể nói là "sức

khỏe" không bị ảnh hưởng ít nhiều.

11

Lựa chọn phân khúc thị trường nào để tiếp tục

phát triển sản xuất kinh doanh? Nhiều chuyên gia

kinh tế đưa ra những dự cảm và gợi ý thú vị.

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh

nghiệp nhỏ và vừa, thành viên Hội đồng Chính

sách tiền tệ quốc gia: “Nông nghiệp, nông thôn

còn rất nhiều dư địa phát triển”

Nói cho công bằng thì bên cạnh một số doanh

nghiệp tiếp tục phát triển, một số khác đang hồi

phục, vẫn còn có những doanh nghiệp đang khó

khăn thêm.

Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tồn tại, phát triển

hay phá sản là những diễn biến bình thường trong

một nền kinh tế. Một doanh nghiệp tự thân quá

“ốm yếu” thì bất cứ ai có muốn cứu cũng không

cứu được!

Năm 2010 có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đầy

thách thức. Tình hình kinh tế thế giới sáng sủa

hơn, nhưng những nền kinh tế lớn nhất đều vẫn

tiềm ẩn những yếu tố bất ổn.

Và như vậy, kinh tế Việt Nam với đặc điểm là

phụ thuộc, có độ mở cao, chắc chắn vẫn bị ảnh

hưởng.

Tôi cho rằng một trong những việc cần làm ngay

là củng cố vai trò của các hiệp hội ngành hàng.

Kinh nghiệm cho thấy vai trò của những hiệp hội

này hết sức quan trọng, nhất là trong việc tư vấn

cho Chính phủ xây dựng khung chính sách khôn

khéo để không vi phạm những cam kết quốc tế

mà vẫn bảo vệ được sản xuất trong nước.

Nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay, cá nhân tôi

nhìn thấy nông nghiệp, nông thôn còn rất nhiều

dư địa phát triển, nhất là ngành công nghiệp chế

biến, từ thủy hải sản cho đến lúa gạo, nông

phẩm… Các dịch vụ lưu trữ, bảo quản cũng có cơ

hội lớn. Giờ Việt Nam còn đang xuất sản phẩm

thô, nên giá trị gia tăng không bao nhiêu, rất phí.

Nhiều loại hình dịch vụ cũng có tiềm năng sáng

sủa, từ tin học cho tới tài chính ngân hàng, bảo

hiểm…

Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Bưu

điện Thành phố Hồ Chí Minh: “Thương mại điện

tử, công nghiệp nội dung trên nền Internet là rất

hứa hẹn”.

Trong năm 2009, bất chấp khủng hoảng kinh tế,

các doanh nghiệp viễn thông vẫn có cơ hội phát

triển, bởi vì những mặt hàng khác, dịch vụ khác -

hàng xa xỉ phẩm chẳng hạn - có thể bớt tiêu dùng,

nhưng nhu cầu thông tin liên lạc thì không thể

hạn chế, thậm chí vẫn ngày càng lớn.

Đó là một lợi thế khách quan, vẫn sẽ tiếp tục

được duy trì trong năm 2010 và những năm tiếp

theo.

Lĩnh vực viễn thông có một số đặc thù như đòi

hỏi nguồn tài chính, nhân lực đủ mạnh, chưa kể

một số rào cản pháp lý đối với các thành phần

kinh tế ngoài nhà nước, do đó khu vực tư nhân

chưa tham gia được nhiều vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Luật Viễn thông đã được Quốc hội

thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, một số

12

phân khúc thị trường viễn thông được mở cửa

rộng hơn cho tất cả các thành phần doanh nghiệp.

Hạ tầng viễn thông hiện nay đã tương đối ổn định

và phát triển không kém cạnh gì các nước trong

khu vực, vì thế mảng dễ làm nhất, có thể cho lợi

nhuận cao (mà không phải đầu tư quá lớn, doanh

nghiệp nhỏ và vừa cũng làm được) là khai thác

các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền cơ sở hạ tầng

viễn thông đã có như thương mại điện tử, công

nghiệp nội dung… đa dạng.

Muốn khai thác tốt cơ hội đó, hành lang pháp lý

cho lĩnh vực này cần tiếp tục hoàn thiện. Tôi thấy

nhiều doanh nghiệp “kêu” chi phí thuê hạ tầng

còn khá cao, giá thuê hạ tầng chiếm tới 60-70%

tổng chi phí, như thế là bất hợp lý.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tích Ủy ban

Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, nguyên ủy viên thường

trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội: “Các doanh

nghiệp sử dụng nhiều lao động và phục vụ nhu

cầu an sinh xã hội sẽ có nhiều cơ hội”.

Óc sáng tạo vô tận của người Việt dường như

chưa được phát huy hết hiệu quả trong kinh

doanh. Loại trừ những chuyện kinh doanh chụp

giật, phải nói rằng nước láng giềng Trung Quốc

đã rất biết cách khai thác các sản phẩm, dịch vụ

kết hợp được văn hóa phương Đông, y học

phương Đông, “đánh” rất trúng vào tâm lý coi

trọng sức khỏe của người tiêu dùng.

Tại sao chúng ta chưa làm được như họ?! Thị

trường trái cây nhiệt đới đang rất phát triển, ta

hoàn toàn có thể khai thác, câu chuyện trái thanh

long hay trái bưởi Năm Roi đi “Tây” là bài học

rất tốt.

Một vấn đề khác là trong và sau khủng hoảng,

các chính sách an sinh xã hội rất được chú trọng,

bởi vậy các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

và phục vụ các nhu cầu an sinh xã hội sẽ có nhiều

cơ hội.

Không có gì mâu thuẫn giữa chính sách hướng

đến công nghệ cao và việc sử dụng nhiều lao

động.

Ngành may, nếu chỉ làm hàng gia công thì không

thể đem lại giá trị gia tăng lớn. Nhưng nếu chúng

ta thuê đứt những nhà thiết kế “xịn” để đàng

hoàng đưa sản phẩm 100% “Made in Vietnam” ra

thị trường thế giới thì vẫn sử dụng được hàng vạn

công nhân.

Đành rằng dệt may của Việt Nam hiện vẫn khó

khăn về công nghiệp phụ trợ, vật tư, nguyên liệu.

Chúng ta không trồng được bông, hoặc có trồng

cũng không đủ dùng, nhưng tại sao không đặt

hàng Kazakhstan, Turmenistan…, nâng quan hệ

với họ lên tầm đối tác chiến lược? Thế và lực của

doanh nghiệp Việt Nam hiện đủ để làm việc đó.

Những nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam thực

sự đã đóng góp đáng kể vào thành công năm

2009. Nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận với

nhau, nếu không có liều thuốc mạnh (là gói hỗ trợ

của Chính phủ) thì bao nhiêu doanh nghiệp lỗ,

bao nhiêu lãi, để biết sức lực thực tế đến đâu.

Tôi thì không cho rằng cứ phải sản xuất xe tăng

hay tàu vũ trụ mới là phát triển kinh tế. Quan

13

trọng nhất là chúng ta đi bằng đôi chân của chính

mình, tận dụng được những lợi thế của đất nước

mình.

Không phải “ông” chế tạo được vệ tinh thì ông

oai hơn tôi lái xe, nấu nướng phục vụ khách du

lịch.

Các cụ cũng khuyên “đừng thấy người ăn khoai

cũng vác mai đi đào”.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng

Quản trị, Tổng giám đốc Saigon Co.op: “Lĩnh

vực kinh doanh bán lẻ tiếp tục khởi sắc do tinh

hình kinh tế đã phục hồi và tăng trưởng”

Từ những doanh nghiệp đã lớn mạnh lên trong

bối cảnh khủng hoảng năm rồi (dù số này không

nhiều), người ta thấy được rằng, trong kinh

doanh, quy mô của tổ chức không quan trọng.

Doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, khi muốn tồn tại

và phát triển, đều phải thấu hiểu khách hàng và

thị trường của mình, kiên định với mục tiêu kinh

doanh đã vạch ra ngay trong giai đoạn hình thành.

Để tạo nét đặc trưng cho Co.opMart, Saigon

Co.op đã chọn đối tượng khách hàng mục tiêu

của Co.opMart là tầng lớp dân cư có thu nhập

trung bình và án bộ công nhân viên là đối tượng

chiếm số đông của xã hội.

Từ quan điểm đó, Saigon Co.op đã xây dựng hình

ảnh Co.opMart là một siêu thị hiện đại văn minh

của phương thức bán hàng tự chọn, vừa có nét giản

dị gần gũi trong kinh doanh và các dịch vụ đi kèm.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Saigon Co.op

cũng tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ đạo,

không đầu tư dàn trải; tăng cường nguồn nhân lực

và quản lý chặt chẽ nguồn vốn, chi phí…

Nhờ đó, trong năm 2009, Saigon Co.op đã vượt mọi

khó khăn, thách thức để khai trương 10 siêu thị

Co.op Mart nâng tổng số siêu thị lên 42, trong đó có

21 siêu thị tại các quận, huyện trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh.

Về năm 2010, tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ

khởi sắc. Còn rất nhiều lĩnh vực mà các doanh

nghiệp có thể tận dụng. Thủy sản là một ngành xuất

khẩu mũi nhọn của Việt Nam và luôn được Chính

phủ ưu tiên hỗ trợ.

Trong năm 2010, ngành thủy sản dự báo sẽ có tiềm

năng tăng trưởng tích cực. Bất động sản tiếp tục là

ngành tiềm năng, cụ thể là phân khúc nhà ở trung

bình ổn định.

Nông nghiệp tiếp tục là một trong những ngành

được ưu tiên phát triển của Chính phủ, trong đó,

ngành giống cây trồng và chăn nuôi ước tính tăng

trưởng trong năm 2010 khoảng 20%.

Ngành ngân hàng, đầu năm 2010 sẽ bớt khó khăn

hơn thời điểm cuối 2009 do lãi suất cơ bản sẽ tăng

dần, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng được cải

thiện...

Riêng lĩnh vực kinh doanh bán lẻ sẽ tiếp tục khởi

sắc do tình hình kinh tế đã phục hồi và tăng trưởng.

Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh đối với các doanh

nghiệp trong nước sẽ gay gắt hơn khi nhiều thương

hiệu bán lẻ nước ngoài tăng tốc gia nhập thị trường

nội địa.

14

THÔNG TƯ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 05/2010/TT-

BNNPTNT NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị

định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07

tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an

toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ

thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn

thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối

với thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra,

giám sát và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường (sau đây gọi

tắt là cơ sở).

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH

15

2. Những nội dung hướng dẫn trong Thông tư này không điều chỉnh các nội dung quy định

liên quan đến kiểm dịch động vật; kiểm dịch thực vật; kiểm tra, chứng nhận quy trình thực hành sản

xuất nông nghiệp tốt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm: cơ

sở trồng trọt; cơ sở sơ chế; cơ sở chế biến; cơ sở bảo quản thành phẩm.

b) Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:

cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ; cơ sở sơ chế; cơ sở chế biến; cơ sở bảo quản thành phẩm.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản không nhằm

mục đích đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Thực phẩm nông sản: là tất cả các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật

(trừ thủy sản) hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần chủ yếu là sản phẩm thực vật, hoặc sản phẩm

động vật, được con người sử dụng làm thực phẩm.

2. Thực phẩm nông sản sơ chế: là thực phẩm nông sản đã được cắt, tỉa, rửa, đóng gói đối với

sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật; cắt, pha lọc, đông lạnh, đóng gói đối với sản phẩm có nguồn

gốc từ động vật hoặc những thao tác khác làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn về hình thể nhưng

không làm thay đổi tính chất ban đầu của sản phẩm.

3. Thực phẩm nông sản chế biến: là thực phẩm nông sản đã trải qua bất kỳ hoạt động xử lý

nào làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu nông sản.

4. Bảo quản: là việc sử dụng vật chứa, trang thiết bị hoặc tác nhân hỗ trợ thích hợp để hạn chế

sự thay đổi tình trạng chất lượng ban đầu của sản phẩm thực phẩm nông sản trong một khoảng thời

gian nhất định.

5. Cơ sở sơ chế thực phẩm nông sản: là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động như cắt, tỉa,

rửa, đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật; cắt, pha lọc, đông lạnh, đóng gói đối với

16

sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc những thao tác khác làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn về

hình thể nhưng không làm thay đổi tính chất ban đầu của sản phẩm.

6. Cơ sở chế biến thực phẩm nông sản: là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động xử lý làm

thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu nông sản, sau đó sản phẩm được bao gói hoàn

chỉnh để đưa ra thị trường.

7. Cơ sở bảo quản thành phẩm: là nơi bố trí các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng cần thiết

để bảo quản sản phẩm thực phẩm nông sản.

8. Kiểm tra: là việc đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông

sản so với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật về VSATTP theo quy định hiện hành. Khi cần

thiết có thể lấy mẫu vệ sinh công nghiệp, lấy mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm để thẩm

tra.

9. Giám sát: là việc đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm theo quy định

trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về VSATTP thông qua việc lấy mẫu phân tích theo

kế hoạch được phê duyệt (không bao gồm việc lấy mẫu thẩm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ

sở).

Điều 4. Kinh phí triển khai

Kinh phí thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực

phẩm nông sản, thực hiện các chương trình giám sát VSATTP đối với thực phẩm nông sản trước khi

đưa ra thị trường tiêu thụ do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện hành. Các cơ quan theo

phân công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt.

Chương II

KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

THỰC PHẨM NÔNG SẢN

Điều 5. Căn cứ để kiểm tra

1. Căn cứ để kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các

quy định về VSATTP nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của

Nhà nước có liên quan tương ứng đối với từng loại hình cơ sở.

17

2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản xuất khẩu, ngoài việc tuân thủ

các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này còn căn cứ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký

kết hoặc gia nhập, các hiệp định, thỏa thuận song phương hoặc quy định của nước nhập khẩu.

Điều 6. Nguyên tắc kiểm tra

1. Việc xác định chế độ kiểm tra áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông

sản dựa trên:

a) Lịch sử tuân thủ các quy định đảm bảo VSATTP của cơ sở;

b) Mức độ rủi ro về VSATTP của sản phẩm do cơ sở sản xuất;

c) Hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng tại cơ sở.

2. Trình tự, thủ tục kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thực

phẩm nông sản do các Cục quản lý chuyên ngành được giao chủ trì (sau đây gọi tắt là Cục quản lý

chuyên ngành) xây dựng phải đảm bảo:

a) Dựa trên đánh giá rủi ro đối với từng loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông

sản.

b) Rõ ràng, minh bạch; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra.

3. Kiểm tra viên phải trung thực, khách quan, không có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về

lợi ích kinh tế với cơ sở được kiểm tra.

Điều 7. Cơ quan kiểm tra

Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản

xuất kinh doanh thực phẩm nông sản tại địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát về chuyên

môn, nghiệp vụ của Cục quản lý chuyên ngành theo phân công nêu tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 8. Cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn và giám sát việc kiểm tra điều

kiện đảm bảo VSATTP của cơ quan kiểm tra địa phương

1. Cục Bảo vệ thực vật: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực

vật từ trồng trọt, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói cho đến khi sản phẩm được đưa ra lưu thông

trên thị trường.

18

2. Cục Thú y: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trên

cạn) từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản cho đến khi sản phẩm đưa ra lưu thông trên

thị trường.

Điều 9. Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

1. Tổ chức kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hàng năm được duyệt hoặc kiểm tra đột xuất

theo phân công của Bộ trưởng về điều kiện đảm bảo VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực

phẩm nông sản trên phạm vi toàn quốc.

2. Chủ trì, phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức truy xuất nguyên nhân thực

phẩm nông sản không đảm bảo VSATTP.

Chương III

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN

Điều 10. Phạm vi giám sát

Chương trình giám sát VSATTP nông sản (sau đây gọi là chương trình giám sát) được triển

khai tại các công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, đóng gói, chế biến, chợ đầu mối thực

phẩm nông sản do các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ

chức thực hiện trên phạm vi cả nước.

Điều 11. Căn cứ giám sát

Căn cứ để thực hiện giám sát VSATTP nông sản là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy

định về VSATTP nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của Nhà

nước có liên quan

Điều 12. Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức giám sát

1. Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai chương trình giám sát thực phẩm

nông sản:

a. Cục Bảo vệ thực vật: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực

vật.

19

b. Cục Thú y: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trên

cạn).

2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản: đầu mối trong việc thẩm định, tổng

hợp chương trình giám sát của các Cục quản lý chuyên ngành trình Bộ phê duyệt và theo dõi thực

hiện các chương trình giám sát.

Điều 13. Xây dựng chương trình giám sát

1. Căn cứ kết quả giám sát hàng năm, trên cơ sở đánh giá rủi ro và thực tế sản xuất thực

phẩm nông sản (có thể tiến hành khảo sát nếu cần), các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng chương

trình giám sát theo phạm vi quản lý tại Điều 12 Thông tư này và gửi về Cục Quản lý Chất lượng

Nông Lâm sản và Thủy sản trước ngày 15/11 hàng năm.

2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức thẩm định nội dung và dự

toán kinh phí của chương trình giám sát do các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng, trình Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt.

Điều 14. Triển khai chương trình giám sát

1. Các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức thực hiện chương trình giám sát theo phê duyệt

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trình tự, thủ tục, phương pháp lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu được thực hiện theo

hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành.

3. Mẫu được gửi phân tích tại các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn chỉ định.

4. Trong trường hợp cần điều chỉnh chương trình giám sát, Cục quản lý chuyên ngành làm

văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổ chức thẩm định, trình Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

5. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), các Cục quản lý chuyên ngành báo cáo kết quả

giám sát gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.

Điều 15. Biện pháp khắc phục khi phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất vượt

mức giới hạn tối đa cho phép

20

1. Trong trường hợp phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa

cho phép, Cục quản lý chuyên ngành gửi văn bản cảnh báo đến cơ sở sản xuất kinh doanh thực

phẩm nông sản có mẫu vi phạm, yêu cầu cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc

phục phù hợp, đồng gửi thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương để phối

hợp kiểm soát.

2. Khi nhận được văn bản cảnh báo, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có mẫu

vi phạm phải tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân, triển khai biện pháp khắc phục và báo cáo

Cục quản lý chuyên ngành, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn.

3. Trong trường hợp có tái phạm:

a. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phối hợp với các Cục quản lý chuyên

ngành tổ chức truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông sản bị phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa

chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

b. Cục quản lý chuyên ngành lấy mẫu giám sát tăng cường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh

thực phẩm nông sản có mẫu vi phạm và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Các Cục quản lý chuyên ngành

1. Theo phân công tại Chương II Thông tư này, xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn ban hành:

a. Các quy định về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đối với

các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản. Hoàn thành trước 01/7/2010.

b. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện VSATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh

doanh thực phẩm nông sản.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra VSATTP các cơ sở

theo phân công tại Chương II Thông tư này cho các kiểm tra viên của Cơ quan kiểm tra địa

phương.[s239]

21

3. Tổ chức triển khai chương trình giám sát VSATTP nông sản theo phân công nêu tại Điều

12 Thông tư này.

4. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Cục

Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.

5. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản truy xuất nguyên nhân

thực phẩm nông sản không đảm bảo VSATTP.

6. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện

đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, trình

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí; xây dựng kế hoạch và dự toán

kinh phí cho việc thực hiện chương trình giám sát VSATTP nông sản theo phân công, gửi về Cục

Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức thẩm định, đồng trình Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.

Điều 17. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản

1. Tổ chức thẩm định các chương trình giám sát VSATTP nông sản do các Cục quản lý

chuyên ngành xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và giám sát việc

thực hiện các hoạt động liên quan đến các chương trình giám sát VSATTP nông sản. Tổng hợp kết

quả giám sát báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phối hợp các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên

môn, nghiệp vụ kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

nông sản cho các Cơ quan kiểm tra địa phương.

3. Tổng hợp và thông báo danh sách các phòng kiểm nghiệm được chỉ định tham gia phân

tích các chỉ tiêu về VSATTP nông sản.

4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện

đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, trình

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.

Điều 18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y thực hiện việc kiểm tra các cơ sở sản xuất

kinh doanh thực phẩm nông sản tại địa phương và tham gia thực hiện các chương trình giám sát,

22

truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông sản không đảm bảo VSATTP theo hướng dẫn của các Cục

quản lý chuyên ngành.

2. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức đảm bảo VSATTP nông sản cho các

cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi phân công.

3. Hàng năm, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện

đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, trình

cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, cấp kinh phí.

4. Tổng hợp, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung các quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về VSATTP nông sản cho phù hợp với tình hình thực tế trong

công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP nông sản.

Điều 19. Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

nông sản theo phân công, phân cấp và theo hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành

2. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ có liên quan đến hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo

VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản trong thời gian tối thiểu 02 năm; cung cấp

hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc kiểm tra cho cơ quan quản lý

cấp trên khi được yêu cầu.

3. Hàng năm, tổng hợp danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc

phạm vi quản lý, kết quả kiểm tra và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục quản lý

chuyên ngành và Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện

đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản theo phân công, phân cấp,

trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê

duyệt.

Điều 20. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản

1. Duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định.

2. Chấp hành hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP nông sản của Cơ quan kiểm

tra.

23

3. Thực hiện sửa chữa các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và Thông báo của Cơ quan

kiểm tra.

4. Thực hiện truy xuất nguyên nhân lô hàng thực phẩm nông sản bị phát hiện ô nhiễm vi sinh

vật, hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép; thiết lập biện pháp khắc phục sai lỗi theo

hướng dẫn và báo cáo Cục quản lý chuyên ngành, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy

sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 21. Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định phân tích các chỉ tiêu VSATTP nông sản

1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các Phòng

kiểm nghiệm được chỉ định.

2. Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan và thông báo kết quả đúng hạn; chịu

trách nhiệm về kết quả phân tích do Phòng kiểm nghiệm thực hiện.

3. Chỉ được phép thông báo kết quả phân tích các chỉ tiêu VSATTP cho Cơ quan gửi mẫu.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Điều 23. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

24

Danh mục phát hành Bản tin Đối thoại chính sách và DN

I. Nhóm hỗ trợ phát triển quốc tế (ISG) của bộ nông nghiệp 1. TS. Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Chủ tịch Ban điều hành ISG

2. TS. Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN và PTNT; Phó Chủ tịch Ban

điều hành

3. Ông Lã Văn Lý, Cục trưởng Cục Hợp tác xã và PTNT, Bộ NN và PTNT

4. Ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN và PTNT

5. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT

6. Ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT

7. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT

8. Ông Phạm Xuân Sử, Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ NN và PTNT

9. Ông Vũ Trọng Hà , Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN và PTNT

10. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Cán bộ xây dựng chính sách, Văn phòng liên lạc IFAD

11. Ông Nguyễn Văn Thân, Q.Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ NN và PTNT

12. Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ NN và PTNT

13. Ông Đào Quang Thu, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

14. Bà Nguyễn Hồng Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính

II. Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) 1. TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD

2. TS. Nguyễn Đình Long, Viện phó IPSARD,

3. TS. Dương Ngọc Thí, Viện phó IPSARD

4. Các phòng ban/đơn vị trực thuộc IPSARD

III. Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha 1. Ban quản lý dự án Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs- Tây Ban Nha

IV. Các hiệp hội 1. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (varisme)

2. Hiệp hội DN NVV Việt Nam (vinasme)

3. Hiệp hội ngành hàng (cà phê, hồ tiêu, thủy sản, chăn nuôi, lương thực,…)

4. Hiệp hội làng nghề

V. Doanh nghiệp (đối tác thông tin của AGROINFO và các Doanh nghiệp có quan tâm) VI. Các đối tác khác có liên quan trong nội dung bản tin