sỐ 4 nĂm 2015 - vnuf.edu.vnvnuf.edu.vn/documents/454250/1804635/tapchi 4.2015.pdf · công...

150
MỤC LỤC Trang Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thủy. Tuyển chọn vi khuẩn Azotobacter có khả năng cố định nitơ và sinh tổng hợp IAA 3-9 Hoàng Vũ Thơ. Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá, quả, hạt và sự nảy mầm của hạt Đinh đũa (Sterrospermum colais) 10-20 Mai Hải Châu. Ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất lá Chùm ngây (Moringa oleifera L.) làm rau 21-31 Đặng Văn Hà. Đặc điểm phân bố và hình thái loài Đỗ quyên hoa trắng hồng (Rhododendron cavaleriei H. Lév.) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo 32-41 Bùi Việt Hải, Trương Thanh Hào. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Trai Nam Bộ (Fagraea cochinchinensis) trong giai đoạn vườn ươm tại Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 42-49 Lê Xuân Trường, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Thị Điệp. Xác định hàm lượng cácbon trong các bộ phận cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li) 50-56 Đồng Thanh Hải, Phan Đức Linh. Tính đa dạng thành phần loài và giải pháp bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái 57-64 Trần Quốc Hoàn. Phân định và phân tích lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước 65-72 Nguyễn Đắc Mạnh, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Bá Tâm, Nguyễn Tài Thắng. Lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii David, 1869) vào mùa hè ở dãy núi đá Đông Bắc, Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông 73-80 Hoàng Thị Hồng Nghiệp, Nguyễn Thế Nhã. Kết quả nghiên cứu bước đầu giá trị dinh dưỡng của sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) (Lepidoptera: Crambidae) 81-85 Cao Quốc An, Triệu Văn Hải, Vũ Mạnh Tường, Lê Văn Tung. Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ ép đùn đến chất lượng composite nhựa – vỏ cây 86-91 Nguyễn Văn Diễn, Lê Xuân Phương. Ảnh hưởng của xử lí thủy – nhiệt đến một số tính chất công nghệ của gỗ Bạch Đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) 92-100 Triệu Văn Hải, Cao Quốc An, Phạm Thị Ánh Hồng. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ trong sản xuất vật liệu composite từ vỏ cây và polyethylene 101-107 Tạ Thị Phương Hoa. Độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch) 108-112 Hoàng Xuân Niên, Nguyễn Minh Hùng. Nghiên cứu hệ thống thiết bị thí nghiệm sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời kết hợp nồi dầu 113-122 Dương Thị Thanh Mai. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 123-130 Mai Quyên. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean 131-141 Nguyễn Thị Xuyến, Lê Thị Tuyết Anh. Vai trò của phụ nữ tỉnh Nam Định với phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới 142-150 Tạp chí: KHOA HäC & C¤NG NGHÖ L¢M NGHIÖP ISSN: 1859 - 3828 NĂM THỨ TƯ SỐ THỨ 14 XUẤT BẢN 3 THÁNG 1 KỲ SỐ 4 NĂM 2015 TỔNG BIÊN TẬP GS.TS. PHẠM VĂN CHƯƠNG TÒA SOẠN – TRỊ SỰ Thư viện – Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội ĐT: 0433.840.822 Email: [email protected] Giấy phép số: 1948/GP – BTTTT Bộ Thông tin – Truyền thông cấp ngày 23 tháng 10 năm 2012 In tại cơ sở in Bùi Văn Chiểu Khu Miếu Môn - Xã Trần Phú Chương Mỹ - Hà Nội Giấy phép số: 01W8000678

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

MỤC LỤC Trang

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thủy. Tuyển chọn vi khuẩn Azotobacter có khả năng cố định nitơ và sinh tổng hợp IAA

3-9

Hoàng Vũ Thơ. Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá, quả, hạt và sự nảy mầm của hạt Đinh đũa (Sterrospermum colais)

10-20

Mai Hải Châu. Ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất lá Chùm ngây (Moringa oleifera L.) làm rau

21-31

Đặng Văn Hà. Đặc điểm phân bố và hình thái loài Đỗ quyên hoa trắng hồng (Rhododendron cavaleriei H. Lév.) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

32-41

Bùi Việt Hải, Trương Thanh Hào. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Trai Nam Bộ (Fagraea cochinchinensis) trong giai đoạn vườn ươm tại Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

42-49

Lê Xuân Trường, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Thị Điệp. Xác định hàm lượng cácbon trong các bộ phận cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

50-56

Đồng Thanh Hải, Phan Đức Linh. Tính đa dạng thành phần loài và giải pháp bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái

57-64

Trần Quốc Hoàn. Phân định và phân tích lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước

65-72

Nguyễn Đắc Mạnh, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Bá Tâm, Nguyễn Tài Thắng. Lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii David, 1869) vào mùa hè ở dãy núi đá Đông Bắc, Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông

73-80

Hoàng Thị Hồng Nghiệp, Nguyễn Thế Nhã. Kết quả nghiên cứu bước đầu giá trị dinh dưỡng của sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) (Lepidoptera: Crambidae)

81-85

Cao Quốc An, Triệu Văn Hải, Vũ Mạnh Tường, Lê Văn Tung. Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ ép đùn đến chất lượng composite nhựa – vỏ cây

86-91

Nguyễn Văn Diễn, Lê Xuân Phương. Ảnh hưởng của xử lí thủy – nhiệt đến một số tính chất công nghệ của gỗ Bạch Đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake)

92-100

Triệu Văn Hải, Cao Quốc An, Phạm Thị Ánh Hồng. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ trong sản xuất vật liệu composite từ vỏ cây và polyethylene

101-107

Tạ Thị Phương Hoa. Độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch)

108-112

Hoàng Xuân Niên, Nguyễn Minh Hùng. Nghiên cứu hệ thống thiết bị thí nghiệm sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời kết hợp nồi dầu

113-122

Dương Thị Thanh Mai. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014

123-130

Mai Quyên. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean

131-141

Nguyễn Thị Xuyến, Lê Thị Tuyết Anh. Vai trò của phụ nữ tỉnh Nam Định với phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

142-150

Tạp chí:

KHOA HäC

& C¤NG NGHÖ L¢M NGHIÖP

ISSN: 1859 - 3828

NĂM THỨ TƯ

SỐ THỨ 14

XUẤT BẢN 3 THÁNG 1 KỲ

SỐ 4 NĂM 2015

TỔNG BIÊN TẬP

GS.TS. PHẠM VĂN CHƯƠNG

TÒA SOẠN – TRỊ SỰ

Thư viện – Đại học Lâm nghiệp

Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội

ĐT: 0433.840.822

Email: [email protected]

Giấy phép số:

1948/GP – BTTTT Bộ Thông tin – Truyền thông

cấp ngày 23 tháng 10 năm 2012

In tại cơ sở in Bùi Văn Chiểu

Khu Miếu Môn - Xã Trần Phú

Chương Mỹ - Hà Nội

Giấy phép số: 01W8000678

CONTENTS Page

Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thi Thuy. Screening of azotobacter strains with the ability of nitrogen fixing and synthesis of indole acetic acid (IAA)

3-9

Hoang Vu Tho. Rsearch on morphological characteristics of leaves, fruits and seeds as well as seed germination of yellow snake tree (Sterrospermum colais)

10-20

Mai Hai Chau. Effect of varieties and spacing on the growth and leaf yield of drumstick tree (Moringa oleifera Lam), a leafy vegetable crop

21-31

Dang Van Ha. Characteristics of distribution and morphology of pink white flowers Rhododendron (Rhododendron cavaleriei H. Lév.) at Tam Đao National Park

32-41

Bui Viet Hai, Truong Thanh Hao. Fertilizer effect to grow seedlings of Fagraea cochinchinensis in nurery stage at Phu Quoc National Park, Kien Giang province

42-49

Le Xuan Truong, Nguyen Duc Hai, Nguyen Thi Diep. Determination of carbon content in the white bamboo parts (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.EZLi)

50-56

Dong Thanh Hai, Phan Duc Linh. The diversity and conservation solutions of repriles and amphibians in Na Hau nature reserve, Yen Bai province

57-64

Tran Quoc Hoan. Delimitation and analysis of basin for payment for forest environmental services in Binh Phuoc province

65-72

Nguyen Dac Manh, Dong Thanh Hai, Nguyen Ba Tam, Nguyen Tai Thang. Research on the habitats selection by southwest china serow (Capricornis milneedwardsii David, 1869) in summer in Pu Luong Nature Reserve

73-80

Hoang Thi Hong Nghiep, Nguyen The Nha. Initial results on nutritional value of Bamboo cartepillar (Omphisa fuscidentalis Hampson) (Lepidoptera: Crambidae)

81-85

Cao Quoc An, Trieu Van Hai, Vu Manh Tuong, Le Van Tung. Study on effect of extruding technology to quanlity of WPC from bark

86-91

Nguyen Van Dien, Le Xuan Phuong. Effect of the hydro - thermal treatment on technological properties of Eucalyptus urophylla S.T. Blake wood

92-100

Trieu Van Hai, Cao Quoc An, Pham Thi Anh Hong. Study on the influence of some technology factors in production composite materials from bark and polyethylene

101-107

Ta Thi Phuong Hoa. The moisture content at fibre saturation point of Canarium album wood

108-112

Hoang Xuan Nien, Nguyen Minh Hung. Research on wood drying experiment equipment system using solar energy combined with oil tank

113-122

Duong Thi Thanh Mai. Export performance assessment of Vietnam period 2010 - 2014

123-130

Mai Quyen. The opportunities and challenges of Vietnam when joining the Asean economic community

131-141

Nguyen Thi Xuyen, Le Thi Tuyet Anh. The women’s roles in Nam Dinh province with development of local political system in the reform rural construction

142-150

FORESTRY SCIENCE AND TECHNOLOGY JOURNAL

ISSN: 1859 - 3828

THE FOURTH YEAR No. 4 – 2015

Editor–in–Chief:

Prof.Dr. Pham Van Chuong Tel: 0433.725.779

Head – office Library – Vietnam Forestry University

Chuong My – Ha Noi – Viet Nam

Tel: 0433.840.822

Email: [email protected]

Printed in Bui Van Chieu

Printing House

Chuong My – Ha Noi

License No: 01W8000678

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

3TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

TUYỂN CHỌN VI KHUẨN AZOTOBACTER CÓ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH

NITƠ VÀ SINH TỔNG HỢP IAA

Nguyễn Thị Thu Hằng1, Nguyễn Thị Thủy2 1,2ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Azotobacter sp. là vi khuẩn đất, gram âm, di động, hô hấp hiếu khí, có khả năng cố định nitơ tự do. Vi khuẩn

Azotobacter được quan tâm không chỉ bởi khả năng cung cấp dinh dưỡng nitơ mà còn có khả năng kích thích

nảy mầm, sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật. Trong đất, Azotobacter tập trung ở vùng đất xung quanh rễ

cây. Các chủng vi khuẩn Azotobacter phân bố trong 20 mẫu đất trồng lúa ngoài tự nhiên đã được phân lập, trên

cơ sở đó đã tuyển chọn được 2 chủng Azotobacter, kí hiệu AZT1 và AZT7, vừa có khả năng cố định nitơ phân

tử trong không khí thành nitơ dạng ammonium (NH4+), vừa có khả năng sinh Indole acetic acid (IAA) với hàm

lượng cao. Trong môi trường Ashby lỏng bổ sung 2% glucose, pH 7, nuôi cấy ở 30oC trong 72 giờ, chủng

AZT1 và AZT7 có khả năng cố định nitơ tương ứng là 3,36 mg/l và 3,32 mg/l, sinh tổng hợp IAA với hàm

lượng tương ứng 10,11 µg/ml và 12,87 µg/ml. Ngoài khả năng cố định nitơ và sinh IAA, hai chủng AZT1 và

AZT7 còn có hoạt tính phosphatase, cellulase.

Từ khoá: Azotobacter sp., cố định nitơ, IAA, phân lập, vi khuẩn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi sinh vật cố định nitơ là các nhóm vi sinh

vật có khả năng chuyển hóa khí N2 dồi dào

trong không khí (79%) thành nitơ dạng

ammonium (NH4+) cung cấp cho thực vật.

Trong tự nhiên, các nhóm vi sinh vật cố định

nitơ có thể cung cấp cho hành tinh tới 240 x

106 tấn N/năm (gấp 6 lần lượng nitơ cả thế giới

sản xuất bằng con đường hóa học) (Harunor

Rashid Khan, 2008). Trong số các vi sinh vật

có khả năng cố định nitơ theo kiểu không cộng

sinh, vi khuẩn Azotobacter được quan tâm và

ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón

sinh học cố định nitơ. Ngoài khả năng cố định

nitơ, Azotobacter còn có nhiều đặc tính hữu ích

khác như: Sinh chất kích thích sinh trưởng

thực vật, tăng cường sự hấp thu lân và các hợp

chất hữu cơ từ đất của thực vật bởi chúng có

thể sinh enzyme phosphatase, cellulase

(Ridvan Kizilkaya, 2009).

Phân bón vi sinh cố định nitơ luôn được

quan tâm nghiên cứu và đẩy mạnh sản xuất,

ứng dụng cho cây trồng nông - lâm nghiệp.

Với mục đích tiếp tục tìm kiếm trong tự nhiên

các chủng Azotobacter có nhiều hoạt tính sinh

học quý, đặc biệt là có khả năng cố định nitơ

và sinh tổng hợp IAA với hàm lượng cao, có

khả năng thích ứng rộng, nghiên cứu được thực

hiện nhằm tạo nguồn vật liệu vi sinh vật quý

cho sản xuất phân bón sinh học cố định nitơ.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thu thập mẫu

20 mẫu đất (10 g/mẫu) được thu thập ở các

khu ruộng trồng lúa khác nhau ở Sơn Tây và

Xuân Mai, Hà Nội. Mẫu đất được lấy ở độ sâu

6 – 15 cm, sau khi đã loại bỏ khoảng 5 cm

phần đất và tàn dư thực vật ở trên.

2.2. Phân lập và nuôi cấy vi khuẩn

Azotobacter có khả năng cố định nitơ tự do

Hòa tan 10 g đất trong 90 ml nước cất tiệt

trùng, để ổn định ở 30oC trong 15 phút, pha

loãng mẫu (đến nồng độ 10-6), cấy trải dịch pha

loãng lên môi trường Ashby mannitol agar

(mannitol 20 g; K2HPO4 0,2 g; MgSO4.7H2O

0,2 g; NaCl 0,2g; K2SO4 0,1 g; CaCO3 5 g;

agar 15 g; nước cất 1000 ml; pH 7 - 7,2), ủ ở

30oC trong 72 giờ. Nhận dạng khuẩn lạc vi

khuẩn Azotobacter theo khóa phân loại của

Bergey (1989) dựa trên một số đặc điểm: Hình

thái khuẩn lạc, hình dạng tế bào vi khuẩn

(nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi), khả

năng di động, đặc tính sinh hóa (hoạt tính

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

4 TẠP CHÍ KHOA HỌC V

catalase, khả năng đồng hóa đư

glucose, fructose, lactose, sucrose

2.3. Tuyển chọn chủng có khả năng cố định nit

Dịch nuôi lỏng các chủng Azotobacter

phân lập (mật độ tế bào khoảng 10

được cấy cùng tỉ lệ vào 15 ml môi trư

lỏng đựng trong các ống 50 ml, nuôi l

vòng/phút ở 30oC trong 72 giờ. Ly tâm t

trong và xác định nồng độ NH4+

bởi từng chủng Azotobacter trong d

bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler

sử dụng đường chuẩn ammonium

Hình 1. Đồ thị chuẩn ammonium (NH

2.4. Tuyển chọn chủng có kh

tổng hợp IAA

Vi khuẩn được nuôi cấy trong môi tr

lỏng bổ sung 0,1% tryptophan, nuôi lắc (

vòng/phút) trong tủ tối ở 30oC trong

Hàm lượng IAA thô được sinh ra trong d

nuôi cấy được xác định bằng ph

thực hiện phản ứng màu với thuốc thử

Salkowski tạo sản phẩm có màu,

màu trên máy quang phổ so màu

530 nm, dựa vào đồ thị chuẩn IAA

xác định xác định được hàm lư

(Glickmann & Dessaux, 1995).

Hình 2. Đồ thị chuẩn IAA

y = 0.011x + 0.003R² = 0.996

0

0.5

1

0 50

NH4+ (mg/ml)

y = 0.011x + 0.003R² = 0.996

0

0.5

1

0 20 40 60 80

OD530nm

ệ sinh học & Giống cây trồng

ẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4

ường mannitol,

glucose, fructose, lactose, sucrose).

ả năng cố định nitơ

Azotobacter đã

ảng 105 CFU/ml)

ml môi trường Ashby

ml, nuôi lắc 125

Ly tâm thu dịch + được cố định

trong dịch nuôi cấy

ới thuốc thử Nessler,

(hình 1).

ồ thị chuẩn ammonium (NH4

+)

khả năng sinh

ợc nuôi cấy trong môi trường

ỏng bổ sung 0,1% tryptophan, nuôi lắc (125

C trong 72 giờ.

sinh ra trong dịch

ịnh bằng phương pháp

ới thuốc thử

àu, đo cường độ

àu ở bước sóng

IAA (hình 2) sẽ

àm lượng IAA

ồ thị chuẩn IAA

2.5. Xác định khả năng phân giải phosph

khó tan của các chủng đư

Khả năng phân giải phosph

chủng Azotobacter được xác định

pháp cấy chấm điểm vào các đ

trường Pykovskaya agar

MgSO4.7H2O 0,1 g; Ca3(PO

FeSO4.7H2O 0,002 g; NaCl 0,2

0,5 g; MnSO4 0,002 g; yeast extract 0,5

15 g; nước cất 1000 ml; pH 7

trong 72 giờ. Đo đường kính v

Ca3(PO4)2 để xác định khả năng phân giải

phosphate khó tan theo công th

đường kính vòng phân giải phosph

d: đường kính khuẩn lạc).

2.6. Xác định ảnh hưởng của một số điều

kiện nuôi cấy đến sinh tr

cố định nitơ, sinh IAA c

tuyển chọn

Ảnh hưởng của pH môi trư

Tiến hành cấy cùng thể tích dịch lỏng

chủng Azotobacter (105 CFU/ml)

cố định nitơ, sinh tổng hợp IAA cao, đ

chọn trong môi trường Ashby lỏng

trường được điều chỉnh đến pH khác nhau

4, 5, 6, 7, 8, 9. Xác định đặc

khả năng cố định nitơ và sinh t

của chủng vi khuẩn tương

môi trường, trên cơ sở đó xác định đ

khoảng pH thích hợp đối với

Ảnh hưởng của nguồn car

chủng Azotobacter trong

lỏng bổ sung nguồn

mannitol, glucose,

carboxymethyl cellulose (CMC)

môi trường đến pH thích h

30ºC, lắc 125 vòng/phút. Sau

khả năng sinh trưởng, cố định nit

hợp IAA của các chủng

tuyển chọn.

Khả năng sinh trưởng, phát triển của vi

khuẩn được đánh giá thông qua l

y = 0.011x + 0.003

100

80 100

Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ả năng phân giải phosphate

ược tuyển chọn

ả năng phân giải phosphate khó tan của các

ợc xác định bằng phương

ào các đĩa Petri chứa môi

ờng Pykovskaya agar (glucose 10 g;

(PO4)2 2 g; KCl 0,2 g;

g; NaCl 0,2 g; (NH4)2SO4

g; yeast extract 0,5 g; agar

ml; pH 7). Nuôi ở 30oC

ờng kính vòng thủy phân

ịnh khả năng phân giải

khó tan theo công thức: D/d (D:

ải phosphate khó tan;

ởng của một số điều

ện nuôi cấy đến sinh trưởng và khả năng

, sinh IAA của các chủng được

môi trường nuôi cấy:

ể tích dịch lỏng các

CFU/ml) có khả năng

ổng hợp IAA cao, đã tuyển

ờng Ashby lỏng có pH môi

ợc điều chỉnh đến pH khác nhau: pH

ịnh đặc điểm sinh trưởng,

ơ và sinh tổng hợp IAA

ương ứng với từng loại

ở đó xác định được

ảng pH thích hợp đối với Azotobacter sp.

ồn carbon: Nuôi cấy các

ong môi trường Ashby

carbon khác nhau:

glucose, sucrose, maltose,

carboxymethyl cellulose (CMC). Điều chỉnh

pH thích hợp, nuôi ở nhiệt độ

vòng/phút. Sau 72 giờ, xác định

ởng, cố định nitơ và sinh tổng

ủa các chủng Azotobacter được

ởng, phát triển của vi

ợc đánh giá thông qua lượng sinh

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

5TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

khối vi khuẩn xác định theo phương pháp đo

độ đục của dịch nuôi cấy trên máy quang phổ

so màu UV/VIS ở bước sóng 600 nm. Khả

năng cố định nitơ xác định bằng phương pháp

Nessler. Xác định hàm lượng IAA trong môi

trường theo phản ứng màu với thuốc thử

Salkowski.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân lập vi khuẩn Azotobacter

Từ 20 mẫu đất thu thập ở các ruộng trồng

lúa, đã phân lập được 14 chủng vi khuẩn có

khả năng là Azotobacter mọc tạo khuẩn lạc

trên môi trường phân lập đặc hiệu không chứa

nguồn nitơ. Trong số 14 chủng đã phân lập, có

7 chủng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn trên

môi trường Ashby nên được lựa chọn làm đối

tượng cho những nghiên cứu tiếp theo. Kết quả

nhận dạng 7 chủng vi khuẩn về đặc điểm hình

thái khuẩn lạc, hình dạng tế bào vi khuẩn, xác

định một số đặc điểm sinh hóa (theo khóa phân

loại của Bergey, 1989), cho phép khẳng định

các chủng vi khuẩn này đều là Azotobacter có

khả năng cố định nitơ, gram âm, tạo bào nang

với thành dầy, có khả năng di động, có hoạt

tính catalase và oxidase, có khả năng đồng hóa

mannitol, glucose, lactose, fructose, sucrose

(bảng 1).

Bảng 1. Phân lập và nhận dạng các chủng Azotobacter sau 72 giờ nuôi cấy

trên môi trường Ashby mannitol agar ở 30oC

Kí hiệu

chủng

Hình thái khuẩn lạc

Hình dạng tế

bào Gram

Khả năng

di động

Hoạt tính enzyme Khả năng đồng hóa

các loại đường

Catalase

Oxidase Man Glu Fru Lac Suc

AZT1 Tròn, trắng, bề mặt bóng, nhầy

Hình cầu - + + + + + + + +

AZT2 Tròn, vàng sáng, bề mặt nhăn, nhầy

Hình cầu - + + + + + + + +

AZT3 Tròn, vàng đậm, bề mặt nhăn, nhầy

Hình cầu - + + + + + + + +

AZT4 Tròn, trắng đục, bề mặt trơn, nhầy

Hình ovan - + + + + + + + +

AZT5 Tròn, vàng nhạt, bề mặt bóng, nhầy

Hình cầu - + + + + + + + +

AZT6 Tròn, vàng nâu, bề mặt bóng, nhầy

Hình cầu - + + + + + + + +

AZT7 Tròn, trắng trong, bề mặt nhẵn, nhầy

Hình ovan - + + + + + + + +

Man: Mannitol; Glu: Glucose; Fruc: Fructose; Lac: Lactose; Suc: Sucrose

3.2. Tuyển chọn chủng có khả năng cố định nitơ

Bảng 2. Khả năng cố định nitơ của các chủng

Azotobacter sau 72 giờ nuôi lắc 125 vòng/phút, 30oC

Ký hiệu chủng

Hàm lượng NH4+

(mg/ml) AZT1 3,24 AZT2 2,50 AZT3 2,65 AZT4 3,05 AZT5 1,81 AZT6 3,09 AZT7 3,18

Kết quả nhận được (bảng 2) cho thấy cả 7

chủng Azotobacter đều có khả năng cố định

nitơ (phù hợp với lý thuyết vì để các chủng này

sinh trưởng được trên môi trường Ashby agar

không chứa nitơ thì chúng phải có khả năng cố

định N2 thành NH4+). Tuy nhiên, khả năng cố

định nitơ của 7 chủng Azotobacter là khác

nhau: 4 chủng có khả năng cố định nitơ mạnh,

sinh NH4+ với hàm lượng trên 3 mg/ml, gồm

các chủng AZT1, AZT4, AZT6, AZT7; trong

đó, chủng AZT1 có khả năng cố định nitơ

mạnh nhất (3,24 mg/ml), sau đó đến chủng

AZT7 (3,18 mg/ml), AZT6 (3,09 mg/ml),

AZT4 (3,05 mg/ml).

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

6 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.3. Tuyển chọn chủng có khả năng sinh

tổng hợp IAA

Kết quả xác định khả năng sinh tổng hợp

IAA của các chủng Azotobacter (bảng 3) cho

thấy cả 7 chủng vi khuẩn đều sinh tổng hợp

IAA, điều này cũng phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Gomare và cộng sự (2013) đã

công bố khả năng sinh Indole là một trong các

đặc điểm đặc trưng của vi khuẩn Azotobacter.

Trong đó, có 3 chủng có khả năng sinh tổng

hợp IAA với hàm lượng trên 10 µg/ml, lần lượt

là các chủng AZT7 (11,52 µg/ml), AZT1

(10,72 µg/ml), AZT4 (10,41 µg/ml); 2 chủng

có khả năng sinh IAA cũng khá cao là AZT6

(9,5 µg/ml) và AZT2 (9,36 µg/ml).

Bảng 3. Khả năng sinh tổng hợp IAA của

các chủng Azotobacter sau 72 giờ nuôi lắc

125 vòng/phút, 30oC

Ký hiệu chủng vi

khuẩn

Hàm lượng IAA

(µg/ml)

AZT1 10,72

AZT2 9,36

AZT3 5,64

AZT4 10,41

AZT5 6,81

AZT6 9,50

AZT7 11,52

Trong số 7 chủng vi khuẩn đã phân lập, có 2

chủng là AZT1 và AZT7 vừa có khả năng cố

định nitơ, vừa sinh IAA với hàm lượng cao:

Chủng AZT1 có khả năng cố định nitơ 3,24

mg/l, khả năng sinh IAA 10,72 µg/ml; chủng

AZT7 cố định nitơ 3,18 mg/l, sinh IAA 11,52

µg/ml. Hai chủng AZT1 và AZT7 được tuyển

chọn để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

3.4. Xác định khả năng phân giải phosphate

khó tan

Có nhiều bằng chứng khoa học trên thế giới

chứng minh vi khuẩn Azotobacter ngoài khả

năng cố định nitơ, sinh IAA, còn có thể phân

giải phosphate khó tan thành phosphate dễ tan.

Do vậy, nhiều loại phân bón sinh học cố định

nitơ còn có tác dụng tăng cường hiệu quả của

việc bón lân vô cơ cho cây trồng. Khả năng

phân giải phosphate khó tan thành phosphate

dễ tan của 2 chủng Azotobacter đã được tuyển

chọn về khả năng cố định nitơ và sinh IAA đã

được xác định. Kết quả (bảng 4) chỉ ra cả 2

chủng AZT1 và AZT7 đều có khả năng phân

giải phosphate khó tan. Hoạt tính phân giải

phosphate sau 72 giờ nuôi trên môi trường

Pykovskaya agar ở 30oC của chủng AZT1 là

D/d = 3,00, chủng AZT7 có D/d = 1,83.

Bảng 4. Khả năng phân giải phosohate của Azotobacter sp. sau 72 giờ trên môi trường Pykovskaya agar

Ký hiệu

chủng vi

khuẩn

Khả năng phân giải phosphate khó tan

D - đường kính vòng

phân giải (mm)

d - đường kính

khuẩn lạc (mm)

Hoạt tính phân giải

(D/d)

AZT1 18 6 3,00

AZT7 11 6 1,83

3.5. Xác định ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy

Kết quả xác định ảnh hưởng của pH, nguồn

carbon bổ sung vào môi trường nuôi cấy đến

sinh trưởng, khả năng cố định nitơ, sinh tổng

hợp IAA của hai chủng AZT1 và AZT7 (bảng

5) cho thấy:

Hai chủng AZT1 và AZT7 có khả năng cố

định nitơ và sinh tổng hợp IAA trong môi

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

7TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

trường có pH từ 6 – 9, không cố định nitơ và

sinh tổng hợp IAA trong môi trường có pH 4

và pH 5. Khả năng cố định nitơ và sinh tổng

hợp IAA của hai chủng AZT1 và AZT7 là

mạnh nhất trong môi trường có pH 7 (hàm

lượng nitơ dạng ammonium được tạo ra bởi hai

chủng tương ứng là 3,24 mg/ml và 3,18

mg/ml), giảm nhẹ trong môi trường có pH 6 và

pH 8, giảm mạnh trong môi trường có pH 9.

Do vậy, pH môi trường nuôi cấy thích hợp cho

nuôi cấy AZT1 và AZT7 là pH 6 - 8, pH thích

hợp nhất là pH 7. Kết quả đạt được là phù hợp

với nhiều công bố khoa học trên thế giới về pH

thích hợp cho nuôi cấy Azotobacter là từ 7,2 -

8,2 (Aquilanti và cộng sự, 2004; Damir và

cộng sự, 2011).

Bảng 5. Ảnh hưởng của pH môi trường và nguồn carbon đến khả năng sinh trưởng, cố định nitơ và

sinh tổng hợp IAA của chủng AZT1 và AZT7

Điều kiện nuôi cấy

Khả năng sinh trưởng, phát triển

Hàm lượng NH4+

(mg/ml) Hàm lượng IAA

(µg/ml)

AZT1 AZT7 AZT1 AZT7 AZT1 AZT7

pH môi trường

4 - - 0 0 0 0

5 - - 0 0 0 0

6 ++ ++ 2,97 3,051 8,30 9,77

7 +++ +++ 3,24 3,18 10,72 11,52

8 ++ ++ 3,05 3,06 9,18 10,58

9 + + 0,78 1,17 2,21 5,06

Nguồn carbon (2%)

Glucose +++ +++ 3,36 3,32 10,11 12,87

Sucrose +++ +++ 3,30 3,27 9,11 12,17

Maltose ++ ++ 2,83 2,74 8,34 11,03

Carboxymethyl cellulose (CMC)

+ + 1,05 1,13 2,37 3,051

Mannitol +++ +++ 3,24 3,18 10,72 11,52

Môi trường bổ sung một trong ba nguồn

carbon glucose, sucrose, mannitol là thích hợp

cho nuôi cấy chủng AZT1 và AZT7. Trong

môi trường bổ sung glucose, khả năng cố định

nitơ và sinh IAA của AZT1 và AZT7 tương

ứng là 3,36 mg/l và 3,32 mg/l NH4+; 10,11

µg/ml và 12,87 µg/ml IAA.

Khả năng sinh trưởng, cố định nitơ, sinh

IAA của cả hai chủng giảm nhẹ trong môi

trường bổ sung maltose, giảm mạnh trong môi

trường bổ sung CMC. Đặc biệt, trong môi

trường chứa CMC - hợp chất hữu cơ cao phân

tử, không thể thẩm thấu qua màng tế bào của vi

khuẩn, mà vi khuẩn vẫn sinh trưởng, cố định

nitơ, sinh IAA, tuy với cường độ yếu, nhưng

điều đó cũng chứng tỏ các chủng vi khuẩn này

có khả năng sinh cellulase phân giải CMC

thành các phần tử nhỏ hơn để có thể hấp thu.

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

8 TẠP CHÍ KHOA HỌC V

Hình 3. M

a,b: khuẩn lạc và sinh kh

c: hình dạng tế bào và dạng b

d: thí nghiệm xác định khả năng cố định nit

IV. KẾT LUẬN

- Đã phân lập được 7 chủng vi khuẩn

năng cố định nitơ, sinh trưởng, phát triển mạnh

trên môi trường Ashby mannitol

chủng vi khuẩn đã được tinh sạch

dạng là vi khuẩn Azotobacter theo khóa phân

loại của của Bergey (1989), với

đặc trưng: gram âm, tạo bào nang v

dầy, có khả năng di động, có hoạt tính c

và oxidase; có khả năng đồng hóa

glucose, lactose, fructose, sucrose.

- Đã tuyển chọn được 2 chủng A

sp. kí hiệu AZT1 và AZT7 có khả năng cố định

nitơ và sinh tổng hợp IAA với h

Trong môi trường Ashby lỏng (

a

b

d

ĐC AZT1 AZT2 AZT3 AZT4

ệ sinh học & Giống cây trồng

ẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4

Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu

à sinh khối vi khuẩn Azotobacter trên môi trường Ashby agar;

ạng bào nang với thành dầy của vi khuẩn Azotobacter chủng AZT1;

ệm xác định khả năng cố định nitơ; e: thí nghiệm xác định khả năng sinh tổng hợp IAA.

ợc 7 chủng vi khuẩn có khả

ởng, phát triển mạnh

mannitol agar. Các

ợc tinh sạch và nhận

theo khóa phân

ại của của Bergey (1989), với các đặc điểm

ào nang với thành

ạt tính catalase

ả năng đồng hóa mannitol,

se, sucrose.

ủng Azotobacter

ả năng cố định

ổng hợp IAA với hàm lượng cao.

ờng Ashby lỏng (glucose 20 g;

K2HPO4 0,2 g; MgSO4.7H

K2SO4 0,1 g; CaCO3 5 g;

1000 ml; pH = 7), nuôi c

giờ, chủng AZT1 và AZT7 có kh

định nitơ tương ứng là 3,36 mg/l và 3,32 mg/l,

sinh tổng hợp IAA với hàm lư

10,11 µg/ml và 12,87 µg/ml

- Ngoài khả năng cố định

hợp IAA, chủng AZT1 v

tính phosphatase (có kh

phosphate khó tan) và cellulase (có kh

phân giải cellulose. Do vậy, hai chủng n

triển vọng trong sản xuất phân bón vi sinh đa

chức năng (cố định nitơ,

sinh trưởng, tăng cường tác dụng của việc bón

c

e ZT4 AZT5 AZT6 AZT7

Bào nang

Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ờng Ashby agar;

ầy của vi khuẩn Azotobacter chủng AZT1;

ệm xác định khả năng sinh tổng hợp IAA.

.7H2O 0,2 g; NaCl 0,2 g;

g; Agar 15 g; nước cất

ml; pH = 7), nuôi cấy ở 30oC trong 72

à AZT7 có khả năng cố

3,36 mg/l và 3,32 mg/l,

àm lượng tương ứng

µg/ml và 12,87 µg/ml

ả năng cố định nitơ và sinh tổng

ợp IAA, chủng AZT1 và AZT7 còn có hoạt

ase (có khả năng phân giải

e khó tan) và cellulase (có khả năng

ải cellulose. Do vậy, hai chủng này có

ản xuất phân bón vi sinh đa

, sinh chất kích thích

ờng tác dụng của việc bón

Bào nang

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

9TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

lân vô cơ, phân giải cellulose).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Harunor Rashid Khan, Mohiuddin, Rahman (2008).

Enumeration, isolation and identification of nitrogen-

fixing bacterial strains at seeding stage in rhizosphere of

rice grown in non-calcareous grey flood plain soil of

Bangladesh. Journal of the Faculty of Environmental

Science and Technology, Vol. 13: 97-101.

2. Ridvan Kizilkaya (2009). Nitrogen fixation

capacity of azotobacter spp. strains isolated from soils

in different ecosystems and relationship between them

and the microbiological properties of soils. J. environ.

Biol, 30 (1): 73-82.

3. Glickman E, Dessaux Y (1995). A critical

examination of the specificity of the Salkowski reagent

for indolic compounds produced by phytopathogenic

bacteria. Appl Environ Microbiol 61: 793-795.

4. Pikovskaya, R.I. (1948). Mobilization of

phosphorus in soil in connection with vital activities by

some microbial species. Microbiologia, 17, 362-367

5. Bergey's Manual of Systematic Bacteriology

(1989).

SCREENING OF AZOTOBACTER STRAINS WITH THE ABILITY OF

NITROGEN FIXING AND SYNTHESIS OF INDOLE ACETIC ACID (IAA)

Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thi Thuy

SUMMARY

Azotobacter sp. are soil bacterium, Gram-negative, motile, aerobic respiration. They have capability of nitrogen

fixing and synthesis of Indole acetic acid (IAA). Azotobacter sp. are found in the soil and rhizosphere of many

plants. 20 soil samples collected from rice rhizosphere region, we isolated Azotobacter strains. Among strains

of Azotobacter tested, two strains AZT1 and AZT7 that had the highest ability of N-fixing and synthesis of

IAA. After 72 hours of incubation at 30oC, on Ashby medium with 2% glucose, pH 7, AZT1 and AZT7 strains

have capable of N-fixing at the level of 3.36 mg/l and 3.32 mg/l, and synthesis of IAA at 10.11 µg/ml and

12.87 µg/ml, respectively. Moreover, AZT1 and AZT7 strains have enzyme activity phosphatase, cellulase.

Keywords: Azotobacter sp., bacteria, IAA, isolation, nitrogen fixing.

Người phản biện : PGS.TS. Vũ Quang Nam

Ngày nhận bài : 28/8/2015

Ngày phản biện : 15/9/2015

Ngày quyết định đăng : 20/9/2015

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

10 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI LÁ, QUẢ, HẠT

VÀ SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT ĐINH ĐŨA (STERROSPERMUM COLAIS)

Hoàng Vũ Thơ

TS.Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá, quả, hạt và sự nảy mầm của hạt Đinh đũa cho thấy, dạng kép lông chim một

lần lẻ, dài 50 - 60 cm, 13 - 15 lá chét, phiến lá chét hình bầu dục thuôn, dài 15,1 cm, rộng 6,5 cm, không có

lông và không có lá kèm, mép lá nguyên hoặc hơi gợn sóng. Cây thường rụng lá vào cuối Xuân, đầu Hè. Vỏ

thân cây màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm, hình loa kèm, màu trắng, đường kính

7,9 cm, 4 nhị đính trên ống tràng, thụ phấn nhờ côn trùng. Cây ra hoa theo đợt rải rác từ tháng 5 đến tháng 11.

Quả nang dài 86,9 cm, chín tự nứt vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 của năm sau, chu kỳ sai quả thường là 3 năm.

Hạt nhỏ có cánh dài 3,0 cm, rộng 0,9 cm, không còn cánh dài 0,7 cm, rộng 0,5 cm, khối lượng 1000 hạt đạt

62,5 gram, thu hái xong nên gieo ươm ngay, để lâu có thể giảm sức nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm của hạt tươi mới

đạt 56,8%; 56,2% và 55,7% tương ứng với công thức NT; NN và HM. Hạt qua cất trữ một năm trong điều kiện

phòng chỉ nảy mầm khi xử lý GA3, 20 ppm, tỷ lệ chỉ đạt 3,4%. Thế nảy mầm của hạt tươi mới đạt 38,6%;

37,1% và 35,9% tương ứng với các nghiệm thức NT; NN và HM, của hạt cất trữ 1 năm là 2,5% (HM). Chỉ số

nảy mầm của hạt đạt 2192; 2085 và 2000 tương ứng với NT; NN và HM. Thành công của nghiên cứu này góp

phần cung cấp thông tin, cơ sở cho nhân giống Đinh đũa bằng hạt, tạo cây con cho trồng rừng tập trung hay

trồng cây phân tán trong các khuôn viên cơ quan, công sở.

Từ khóa: Đặc điểm hình thái lá, nảy mầm của hạt, nhân giống Đinh đũa, quả và hạt.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đinh đũa (Stereospermum colais) hay Quao

xanh, một loài cây bản địa có phổ sinh thái

rộng, giá trị nhiều mặt, ngoài cung cấp gỗ lớn

có giá trị kinh tế, các bộ phận khác của cây có

thể dùng làm nguyên liệu dược liệu chữa bệnh

hữu hiệu trong các bài thuốc y học cổ truyền

và hiện đại.

Tuy nhiên, cho tới nay hiểu biết về loài cây

này chưa nhiều, nhất là những nghiên cứu về

đặc điểm hình thái lá, hoa, quả, hạt và kỹ thuật

nhân giống, gây khó khăn cho gây trồng tập

trung hay trồng phân tán trong các khuôn viên

cơ quan, công sở.

Do đó, nghiên cứu đặc điểm hình thái lá,

hoa, quả, hạt và nảy mầm của hạt Đinh đũa

nhằm xác định sức sống và tỷ lệ nảy mầm của

hạt, góp phần cung cấp cây con cho khảo

nghiệm giống, gây trồng và phát triển là hết

sức cần thiết.

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Các mẫu lá, hoa, quả, hạt và vỏ thân được

lấy từ cây mẹ trưởng thành, các mẫu lá đã định

hình ở độ cao 1/3 tầng tán phía ngọn, mỗi loại

mẫu được lấy mẫu từ 15 cây, mỗi cây lấy 2

mẫu, tổng số 30 mẫu/loại. Nguồn hạt Đinh đũa

dùng thí nghiệm nảy mầm gồm hạt tươi, mới

và hạt đã cất trữ một năm trong phòng thí

nghiệm, nguồn hạt thu từ những cây trội đã

được đánh giá, chọn lọc.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đo, đếm xác định kích thước về chiều dài

lá, chiều rộng lá, số lượng lá chét và kích

thước lá chét được thực hiện theo phương pháp

thông thường, thực hiện riêng và tính theo từng

công thức. Đo, đến số lượng và kích thước nụ

hoa, kích thước các bộ phận của hoa bằng

thước kẹp panme.

Quan sát mô tả hình thái, đo kích thước quả,

hạt bằng thước kẹp panme; xác định khối

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

11TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

lượng 1000 hạt bằng cân điện tử có độ chính

xác 10-4 gram cho từng mẫu riêng biệt, thí

nghiệm lặp lại 3 lần.

Xử lý hạt trước khi gieo theo 3 phương

pháp khác nhau: Ngâm hạt trong nước lã thông

thường ở nhiệt độ phòng (20 - 30oC), (kí hiệu

là NT); Ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ 40 -

45oC, (kí hiệu là NN) và Ngân hạt trong

hormone (GA3, nồng độ 10 ppm, kí hiệu là

HM), sau đó hạt được rửa sạch dưới vòi nước

chảy. Thời gian xử lý cho cả 3 phương pháp là

6 giờ. Số liệu thu thập được xử lý theo phương

pháp thống kê sinh học thường dùng trong lâm

nghiệp trên phần mềm ứng dụng Excel 5.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái lá, hoa, quả và hạt

của loài Đinh đũa

Lá của loài Đinh đũa dạng kép lông chim

một lần lẻ, kích thước khá lớn, số lượng lá chét

từ 13 đến 17 hoặc hơn. Kết quả đo đếm các chỉ

tiêu về kích thước lá, số lượng lá chét được

tổng hợp trong bảng 1.

Bảng 1. Hình thái và kích thước lá của loài Đinh đũa

Hình thái lá

Kích thước lá Đinh đũa (cm)

Chiều dài cuống Chiều dài lá Chiều rộng Số lượng

X V,% X V,% X V,% X V,%

Lá kép 8,0 15,3 55,0 14,3 29,0 6,9 - -

Lá chét - - 15,1 13,2 6,5 10,7 13,4 16,7

Số liệu bảng 1 cho thấy, lá của Đinh đũa dạng

kép lông chim một lần lẻ, cuống lá dài 8 cm,

chiều dài và rộng là 55,0 và 29,0 cm tương

ứng. Trên mỗi lá kép mang từ 13 đến 17 lá

chét, không cuống, chiều dài và chiều rộng là

15,1 và 6,5 cm tương ứng, lớn hơn lá chét của

cây Lát hoa (12 và 5 cm tương ứng). Các lá

chét mọc đối nhau từng cặp, lá cuối to, dài, đầu

lá nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi gợn sóng.

Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy có sự

khác nhau về màu sắc lá của loài cây này trong

khu vực nghiên cứu. Theo đó, ngoài sự xuất

hiện những cá thể có lá màu vàng xanh, số

lượng lớn, còn phát hiện thấy nhiều cá thể khác

có lá màu xanh thẫm. Song nhìn chung số cá

thể có lá màu vàng xanh chiếm ưu thế hơn.

Tìm hiểu sâu hơn sự khác nhau về màu sắc

lá có thể là cần thiết, chẳng hạn nghiên cứu về

biến dị màu sắc lá, hay xác định nguồn giống

ban đầu đem trồng (tại rừng thực nghiệm núi

Luốt) được lấy ở một hay nhiều địa điểm,

hoặc có thể từ các xuất xứ khác nhau của cùng

một loài.

Kiểu hình lá, hoa, quả thường có hệ số di

truyền cao, hay nói cách khác, đặc tính này của

con cái được thừa hưởng nhiều hơn những đặc

tính khác từ bố mẹ của chúng. Ngoài ra, kết

quả nghiên cứu cũng cho thấy, Đinh đũa là loài

rụng lá theo mùa, song lại khác với một số cây

thường rụng lá vào mùa Đông, chẳng hạn như

Bàng hay Gạo v.v.. Đinh đũa thường rụng lá

vào cuối mùa Xuân đến đầu mùa Hè, cuối

tháng 4 đầu tháng 5 hàng năm.

Tập tính rụng lá cuối Xuân đầu Hè là một

đặc điểm khác lạ, gây chú ý cho nhiều nhà

nghiên cứu. Chẳng hạn, lựa chọn làm đối

tượng cây trồng tại nơi thường xuyên có gió

bão vào mùa hè, có thể giảm thiểu thiệt hại do

đổ ngã bởi gió to, bão lớn.

Mặt khác, kết quả theo dõi nhiều năm cho

thấy, ngay sau thời điểm rụng lá cũng là thời

điểm phát tán hạt của chúng. Thông thường

phải chờ ít nhất 2 tháng sau rụng lá, tán cây với

nhiều chồi non mới bật ra và bung lá.

Song bù lại những chồi lá non mới xuất hiện

có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, không tới 3

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

12 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

tuần lễ, toàn thân cây đã thay bằng một bộ tán

lá mới xanh mướt, cảm giác mát rượi.

Trong chọn giống cây rừng, tìm hiểu đặc

điểm vật hậu của một loài cây nào đó là việc

làm bắt buộc. Trong nghiên cứu này, đặc điểm

hình thái hoa và kích thước các bộ phận của

chúng được điều tra, đo đếm từ các mẫu thu

thập tại hiện trường.

Kết quả đo đến kích thước và mô tả đặc

hiểm hoa của Đinh đũa được tổng hợp trong

bảng 2.

Bảng 2. Đặc điểm hình thái và kích thước các bộ phận của hoa loài Đinh đũa

Các bộ phận của hoa X V,% Đặc điểm hình thái

Nụ hoa Số lượng 3,0 0,0 Hoa dạng chùm, mỗi

nhánh mang 3 nụ hoa,

nụ giữa lớn hơn 2 nụ

bên, tràng hoa dạng ống

hình loa, màu trắng

Dài cuống (cm) 1,7 5,9

Hoa

Đường kính ống tràng (cm) 1,2 8,0

Dài ống tràng (cm) 8,0 1,2

Đường kính hoa (cm) 7,0 3,6

Nhị hoa Số lượng 4,0 0,0 Phần gốc chỉ nhị đính

xung quanh ống tràng Dài cụm chỉ nhị (cm) 4,0 2,8

Nhụy hoa Dài vòi nhụy (cm) 4,9 1,3 Nhụy nhô cao hơn nhị

Số liệu bảng 2 và hình 1 cho thấy, Đinh

đũa là loài có hoa lưỡng tính với đầy đủ các

bộ phận của một bông hoa. Thời điểm hoa nở

rộ, mỗi bông hoa như chiếc loa đại, màu

trắng sáng, với những chỉ nhị có bao phấn

màu vàng đính xung quanh gốc ống tràng

hình loa kèn. Đinh đũa là loài cây cho hoa

đẹp, có giá trị cho trồng cây cảnh đường phố,

khuôn viên cơ quan, công sở, tạo dáng đẹp,

rợp mát và ưa nhìn.

Hình 1. Nụ hoa và quả non (trái), hoa nở rộ (phải) của loài Đinh đũa

Hoa Đinh đũa dạng chùm, tập trung đầu

cành, mỗi nhánh có 3 nụ hoa, song thường chỉ

có nụ to nhất nhô cao ở giữa có độ hữu thụ cao

hơn. Đường kính hoa với ống tràng xòe rộng,

kích thước đạt tới 7 cm hoặc hơn làm cho bông

hoa nổi bật giữa tán lá xanh của cây.

Tuy nhiên, chỉ nhị 4, gốc hợp, dài 4,0 cm,

ngắn hơn chiều dài của vòi nhụy (4,9 cm). Mặt

khác, kết quả theo dõi nhiều năm liên tục cho

thấy, chu kỳ sai quả của Đinh đũa thường là 3

năm, điều này rất có ý nghĩa cho việc thu hái

hạt để phục vụ nhân giống.

Như vậy, cấu trúc hoa với vòi nhụy nhô lên

cao hơn mặt phẳng hoa, có thể giúp cho hoa dễ

dàng nhận được hạt phấn từ những cây xung

quanh hơn là nhận hạt phấn của chính bông

hoa đó. Nói cách khác, đặc điểm hình thái, cấu

trúc hoa của loài Đinh đũa tạo thuận lợi cho

gia tăng thụ phấn chéo hơn là tự thụ phấn. Một

đặc tính đặc biệt quan trọng giúp tăng sức

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

13TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

sống, tính chống chịu và sinh trưởng tốt hơn ở

các thế hệ tiếp theo.

Quả nang, hình dáng như quả Đậu đũa

thường dùng trong các bữa ăn gia đình, chính

đặc điểm này nên cây có tên gọi là Đinh đũa.

Mặc khác, do có phân bố rộng, cùng với tán lá

có màu xanh nên còn gọi là Quao xanh hay

Quao núi.

Trong nghiên cứu này, kết quả điều tra, thu

thập mẫu và đo đếm kích thước quả, hạt của

Đinh đũa được tổng hợp trong bảng 3.

Số liệu bảng 3 và hình 2 cho thấy, quả Đinh

đũa thường thẳng đến hay hơi xoắn vặn, kích

thước chiều dài quả đạt 86,9 cm hoặc hơn,

chiều rộng (bề dày) là 1,4 cm. Khi chín quả

buông thõng với kích thước dài, tạo cảm giác

ưa nhìn, khá thú vị. Cắt ngang quả chín cho

thấy, một trục hóa gỗ cứng chắc nằm chính

giữa quả, đặc điểm này giúp cho quả có khả

năng chịu đựng được sức nặng khi mang quả

và hạt của chúng trong suốt thời gian dài. Khi

chín quả tự nứt dọc theo chiều dài giúp gia tăng

khả năng phát hạt cùng một lúc hiệu quả hơn.

Bảng 3. Kích thước quả, hạt và khối lượng 1000 hạt của loài Đinh đũa

TT Chi tiêu

Kích thước (cm) Khối lượng 1000 hạt (gram)

Chiều dài Chiều rộng

X V,% X V,% X V,%

1 Quả 86,9 21,9 1,4 13,4 - -

2 Cuống quả 4,3 23,7 - - - -

3 Hạt còn cánh 3,0 16,7 0,9 21,7 62,5 4,4

4 Hạt không còn cánh 0,7 14,9 0,5 15,1 - -

Ảnh quả Đinh đũa khô (hình 2) cũng cho

thấy, dọc hai bên trục gỗ chính giữa quả là 2

dãy hạt xếp lớp chồng lên nhau theo kiểu mái

lợp. Đặc điểm này giúp cho số lượng hạt chứa

đựng bên trong mỗi quả đạt trị số cao hơn, có

thể lên tới vài chục hạt hoặc hơn trên mỗi quả.

Hạt của Đinh đũa gần giống hạt Lát hoa, chiều

dài và chiều rộng hạt khi còn cánh đạt 3,0 và

0,9 cm tương ứng, trong khi dạng không còn

cánh chỉ tiêu trên chỉ đạt 0,7 và 0,5 cm. Tuy

nhiên, hạt khá mỏng, phần giữa hơi gồ cao hơn

xung quanh, tất cả hạt được xếp chồng lớp một

cách khéo léo dọc hai bên trục giữa hóa gỗ

cứng chắc của quả nang dài trên nửa mét có

thể là hơi xoắn vặn.

Hình 2. Hình thái quả (trên) và hạt (dưới) của loài Đinh đũa

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

14 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Như vậy, rõ ràng với dạng hạt mỏng, có

cánh, xếp chồng lớp có thể là đặc điểm quan

trọng giúp gia tăng số lượng hạt trên mỗi quả,

và hạt có cánh giúp chúng dễ dàng phát tán đi

xa hơn, nhất là nhờ những cơn gió cường độ

mạnh vào mùa hè. Song với bộ tán lá dày,

trong khi hạt nhỏ, mỏng có thể sẽ rất khó khăn

trong việc phát tán hạt đi xa.

Bảng 4. Sinh trưởng và hình thái vỏ của loài Đinh đũa

TT Chỉ tiêu X V,% Ghi chú

1 Đường kính: D1.3 (cm) 16,3 21,2

Cây có vỏ màu vàng

nhạt, vết nứt vở ít

hoặc không rõ; cây có

vỏ màu nâu nhạt, vết

nứt dọc nhiều và rõ

2 Chiều cao: Hvn (m) 15,1 7,9

3 Đướng kính tán: Dt (m) 5,0 15,8

4 Chiều cao dưới cành: Hdc (m) 8,7 6,5

5 Thể tích thân cây: V (dm3) 164,4 42,2

6 Số lượng vết nứt: số vết/dm2 vỏ 18,2 25,7

7 Chiều dài trung bình vết nứt vỏ 6,8 37,2

Nhưng mọi sự lo lắng của con người về vấn

đề nêu trên có thể không cần thiết. Vì như đã

mô tả ở phần trên, thời điểm quả chín và phát

tán hạt giống lại trùng vào thời điểm rụng lá

của cây, khi đó cây thưa thoáng chỉ có thân,

cành, rõ ràng thực vật cũng “khôn ngoan”, tự

biết rụng lá để hạt phát tán đi xa hơn thay vì

phải vận chuyển tương tự.

Kết quả xác định một số chỉ tiêu về hạt cho

thấy, khối lượng 1000 hạt đạt 62,5 gram, tương

đương 16.000 hạt/kg hạt, song tương đối ổn

định với hệ số biến động nhỏ (4,4%), trong khi

các chỉ tiêu về kích thước có hệ số biến động

cao hơn (15,1 - 21,7%).

Như vậy, từ những kết quả và phân tích

trên, có thể cho phép nghĩ rằng, đặc điểm hình

thái, cấu trúc hoa, kích thước, khối lượng hạt

và sự sắp xếp hạt trong mỗi quả của loài Đinh

đũa không ngoài mục đích giúp cho chúng có

khả năng thích nghi cao với môi trường sống,

đặc biệt là thụ phấn chéo và phát tán hạt đi xa.

Thông thường mỗi loài cây có đặc điểm

hình thái, màu sắc vỏ khác nhau. Những đặc

điểm này thường được các nhà phân loại thực

vật sử dụng làm căn cứ cho phép nhận diện ra

chúng, nhất là trong các khu rừng tự nhiên.

Trong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái vỏ

được điều tra, mô tả và tổng hợp trong bảng 4

và hình 3.

Số liệu bảng 4 và hình 3 cho thấy, Đinh đũa

là loài có thân vỏ màu vàng nhạt đến nâu nhạt,

với nhiều vết nứt vỏ khá đặc trưng. Đặc điểm

này giúp cho việc phân biệt và nhận diện

chúng trong các khu rừng một cách khá dễ

dàng, thuận tiện. Chính do vỏ thân cây có màu

vàng nhạt nên loài cây này còn có tên tiếng

Anh “Yellow snake tree” hay tạm dịch là “cây

con rắn vàng”.

Hình 3. Hình thái vỏ (trái) và dạng vết nứt (phải) của Đinh đũa tại khu vực núi Luốt

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

15TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Mặt khác, số liệu bảng 4 cũng cho thấy, tốc

độ sinh trưởng đường kính, chiều cao của Đinh

đũa là khá đến trung bình. Kết quả điều tra

cũng cho thấy, những cá thể có vỏ thân màu

nâu nhạt (có số vết nứt vỏ trung bình là 18,2

trên mỗi dm2, chiều dài vết nứt trung bình

khoảng 6,8 cm/vết nứt), thường có trị số đường

kính và chiều cao lớn hơn so với cá thể cùng

loài có vỏ màu vàng nhạt và nứt vỏ nông hơn.

Tóm lại, từ những kết quả bước đầu đạt

được ở các phần trên có thể cho phép nhận xét

sơ bộ rằng, Đinh đũa là loài cây bản địa, lá kép

lông chim một lần lẻ, với 13 - 15 lá chét, các lá

chét mép lá nguyên hoặc hơi gợn sóng, cây

rụng theo mùa, thời gian rụng lá thường là cuối

Xuân, đầu Hè. Đinh đũa có hoa lưỡng tính,

cánh tràng màu trắng, hình loa kèm, 4 chỉ nhị,

gốc hợp, đính xung quanh ống tràng, vòi nhụy

nhô cao trên mặt phẳng bông hoa.

Quả nang, hơi dài, tự nứt, bên trong chứa

nhiều hạt mỏng, có cánh, xếp lợp hai bên trục

hóa gỗ dọc theo chiều dài quả. Khối lượng

1000 hạt đạt 62,5 gram, kích thước chiều dài

và chiều rộng hạt khi còn cánh đạt 3,0 và 0,9

cm, không còn cánh chỉ tiêu trên chỉ là 0,7 và

0,5 cm tương ứng. Đặc điểm khá nổi bật là cây

có vỏ thân màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, với

trung bình khoảng 18,2 vết nức dọc trên mỗi

dm2 vỏ, chiều dài vết nứt trung bình là 6,8 cm.

3.2. Khả năng nảy mầm của hạt ở loài Đinh đũa

Tỷ lệ nảy mầm là chỉ tiêu phản ánh sức

sống của hạt, thông thường hạt có sức sống cao

thì có tỷ lệ nảy mầm cao và ngược lại. Kết quả

xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt Đinh đũa với

các phương pháp xử lý khác nhau được tổng

hợp trong bảng 5.

Bảng 5. Tỷ lệ nảy mầm của hạt theo các phương pháp xử lý khác nhau

Nguồn hạt

Tỷ lệ nảy mầm theo các phương pháp xử lý khác nhau (%)

NT NN HM

X V,% X V,% X V,%

Hạt tươi, mới 56,8 54,0 56,2 60,2 55,7 39,1

Hạt cất trữ 1 năm 0,0 0,0 0,0 0,0 3,4 50,7

Số liệu bảng 5 và trị số trên cột biểu đồ hình 4

cho thấy, hạt của loài Đinh đũa có tỷ lệ nảy mầm

trung bình và tương đối đồng đều giữa các

phương pháp xử lý, đạt trị số từ 55,7 - 56,8%.

Trong đó, xử lý hạt bằng nước thường (NT)

có tỷ lệ nảy mầm đạt 56,8%, trội hơi đôi chút

so với các công thức còn lại trong cùng thí

nghiệm. Như vậy, với hạt Đinh đũa có thể xử

lý hạt bằng ngâm nước lã thông thường, sau

đem gieo vừa đơn giản, thuận tiện.

56,8 56,2 55,7

0 03,4

0

10

20

30

40

50

60

NT NN HM Nghiệm thức

Tỷ lệ (%)

Hạt tươi mới Hạt cất trữ 1 năm

Hình 4. Tỷ lệ nảy mầm của hạt theo nguồn hạt và cách xử lý khác nhau

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

16 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự

khác biệt giữa hạt tươi mới (vừa thu hái xong

đem gieo ươm ngay) và hạt đã qua cất trữ 1

năm trong điều kiện phòng. Chẳng hạn, hạt

tươi mới ở nghiệm thức NT có tỷ lệ nảy mầm

đạt 56,8% trong khi hạt cất trữ 1 năm lại không

thấy có sự nảy mầm xuất hiện.

Bảng 6. Diễn biến nảy mầm của hạt theo thời gian và cách xử lý hạt

TT

Ngày

Số hạt nảy mầm TB từng ngày theo các phương pháp xử lý khác nhau

NT NN HM

1 62,3 75,3 41,0

2 38,3 28,7 45,7

3 46,3 29,0 65,0

4 69,3 74,7 49,3

5 48,7 34,3 36,7

6 29,3 18,7 28,3

7 14,0 40,0 29,7

8 9,7 14,0 16,3

Cộng 318,0 314,7 312,0

Tuy nhiên, cũng hạt cất trữ 1 năm nêu trên,

xử lý bằng GA3 nồng độ 10 ppm như trong

nghiệm thức HM, lại thu được một tỷ lệ nảy

mầm thấp 3,4%. Như vậy, đối với hạt Đinh đũa

khi thu hái xong cần đem gieo ngay, để lâu sẽ

giảm sức nảy mầm của hạt. Điều này rất có ý

nghĩa thực tiễn đối với nhân giống bằng hạt

cho loài Đinh đũa.

Kết quả kiểm tra thống kê cho thấy, phương

pháp xử lý khác nhau không ảnh hưởng rõ rệt

đến tỷ lệ nảy mầm. Tuy nhiên, hạt giống đã

qua cất trữ 1 năm, xử lý bằng GA3 nồng độ 10

ppm (HM) có tỷ lệ nảy mầm 3,4%, trong khi

xử lý hạt trên bằng các phương pháp (NT) và

(NN) lại không thu được kết quả.

Chứng tỏ, đối với hạt Đinh đũa mới thu hái,

trước khi gieo có thể xử lý bằng nước lã thông

thường ở nhiệt độ phòng 20 - 30oC, nhưng hạt

đã qua cất trữ lâu ngày, có thể xử lý bằng GA3

nồng độ 10 ppm.

0,0

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

1 2 3 4 5 6 7 8Ngày

NT NN HM

Hình 5. Diễn biến nảy mầm của hạt theo thời gian với các cách xử lý

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

17TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Số liệu bảng 6 và biểu đồ hình 5 về diễn

biến nảy mầm của hạt Đinh đũa cũng cho thấy,

phương pháp xử lý hạt bằng GA3 có số lượng

hạt nảy mầm đạt trị số cao sau 3 ngày đo đếm,

sớm hơn các nghiệm thức NT và NN 1 ngày

trong cùng điều kiện thí nghiệm.

Chứng tỏ, sử dụng GA3 có thể đã xúc tiến

hạt nảy mầm nhanh hơn so với chỉ ngâm hạt

trong nước lã thông thường hay cả khi ngâm

hạt trong nước nóng. Tuy nhiên, số lượng hạt

nảy mầm lại đạt trị số cao nhất 74,7 với

nghiệm thức NN, giảm dần xuống 69,3 ở

nghiệm thức NT và thấp nhất 65,0 là nghiệm

thức HM.

Thế nảy mầm là một chỉ tiêu quan trọng,

phản ánh tốc độ nảy mầm nhanh hay chậm của

lô hạt giống. Trong nghiên cứu này, thế nảy

mầm của hạt theo các phương pháp xử lý khác

nhau được tổng hợp trong bảng 7.

Bảng 7. Thế nảy mầm của hạt theo nguồn hạt và cách xử lý khác nhau

Nguồn hạt

Thế nảy mầm của hạt Đinh đũa (%)

NT NN HM

X V,% X V,% X V,%

Hạt tươi, mới 38,6 26,9 37,1 51,8 35,9 21,3

Hạt cất trữ 1 năm 0,0 0,0 0,0 0,0 2,5 42,4

Số liệu bảng 7 và hình 6 cho thấy, thế nảy

mầm của hạt Đinh đũa không có sự khác biệt

lớn giữa các phương pháp xử lý hạt, và đạt trị

số trung bình từ 35,9 - 38,6%.

Mặc dù không có con số cụ thể về tỷ lệ nảy

mầm, song theo các kết quả nghiên cứu từ các

tài liệu đã công bố (Phạm Hoàng Hộ, 2000;

R.Vijaya Bharathi, B. Kumudha Veni,

Jayashree, L. Suseela and M. Thirumal, 2010;

R. Vijaya Bharathi, B. Kumudha Veni,

Jayashree, L. Suseela and M. Thirumal, 2010),

tỷ lệ nảy mầm của S. colais là rất thấp.

Nếu đúng như vậy thì ở Việt Nam, tỷ lệ nảy

mầm trung bình của hạt Đinh đũa có nhiều khả

quan hơn, tạo thuận lợi cung cấp cây con cho

các nghiên cứu về chọn giống.

38,6

56,8

37,1

56,2

35,9

55,7

0

10

20

30

40

50

60

Thế NM TL NM Thế NM TL NM Thế NM TL NM

NT NN HM

Nghiệm thức

Tỷ lệ (%)

Hình 6. Thế nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt theo cách xử lý khác nhau

Mặt khác, hình ảnh và trị số trên cột biểu đồ

hình 6 cũng cho thấy, hạt có thế nảy mầm cao,

thì cũng cho tỷ lệ nảy mầm cao tương ứng.

Tuy nhiên, từ nghiên cứu thực tế cho thấy,

trong cùng thí nghiêm, hạt được xử lý bằng

GA3 cho chiều dài rễ lớn hơn so với các công

thức thí nghiệm khác trong cùng điều kiện môi

trường (hình 7).

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

18 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Hình 7. Nảy mầm của hạt Đinh đũa theo các phương pháp xử lý khác nhau

Chất lượng gieo ươm của hạt giống là hết

sức quan trọng, có tính chất quyết định đến

chất lượng cây con, cùng với chất lượng di

truyền giúp nâng cao chất lượng rừng trồng.

Trong nghiên cứu này, chất lượng gieo ươm

của hạt được phản ánh qua tiêu chí tổng hợp,

đó là: chỉ số nảy mầm của hạt (tích số giữa thế

nảy mầm trung bình và tỷ lệ nảy mầm trung

bình), nghĩa là hạt có chỉ số nảy mầm cao cũng

phản ánh chất lượng hạt giống cao và ngược

lại, kết quả của nghiên cứu này được tổng hợp

trong bảng 8.

Bảng 8. Chỉ số nảy mầm của nguồn hạt theo nghiệm thức khác nhau

Nguồn hạt Thế nảy mầm (%) Tỷ lệ nảy mầm (%) Chỉ số nảy mầm

NT NN HM NT NN HM NT NN HM TB

Hạt tươi, mới 38,6 37,1 35,9 56,8 56,2 55,7 2192 2085 2000 2092,3

Hạt cất trữ 0 0 2,5 0 0 3,4 0 0 8,5 2,8

Số liệu bảng 8 cho thấy, hạt tươi mới chỉ số

nảy mầm trung binh 2092,3, vượt chỉ số nảy

mầm của hạt đã qua cất trữ một năm tới 738,5

lần. Ngoài ra, xử lý hạt bằng nước thường cũng

cho chỉ số nảy mầm cao nhất 2192. Để tìm

hiểu ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt

tới sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn

ươm, tác giả đã đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng

đường kính gốc và chiều cao, kết quả tổng hợp

trong bảng 9.

Bảng 9. Sinh trưởng cây con 4 tháng tuổi theo các phương pháp xử lý hạt khác nhau

Nghiệm thức

Sinh trưởng của cây con Đinh đũa, 4 tháng tuổi ở giai đoạn vườn ươm

Doo (mm) Hvn (cm)

X V,% TB/Tháng X V,% TB/Tháng

NT 4,1 44,2 1,0 39,5 15,1 9,9

NN 3,1 41,4 0,8 36,2 15,8 9,0

HM 3,0 42,6 0,8 36,1 18,1 9,0

TB 3,4 0,9 37,3 9,3

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

19TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Số liệu bảng 9 và biểu đồ hình 8 cho thấy, ở

giai đoạn 4 tháng tuổi, cây con ở nghiệm thức

NT có chỉ số nảy mầm cao thì cũng thu được

trị số cao về đường kính gốc 4,1 mm và chiều

cao 39,5 lớn hơn so với các nghiệm thức khác

trong cùng chỉ tiêu so sánh.

Như vậy, một lần nữa chứng tỏ, hạt Đinh

đũa nên gieo ươm ngay khi thu hái, và xử lý

hạt trước khi gieo ươm bằng nước thường, vừa

đơn giản, rẻ tiền và đạt hiệu quả.

Ngoài ra, trong nghiên cứu này thử nghiệm

gieo ươm trên nền cát và trực tiếp vào bầu đất

cũng đã được tiến hành, kết quả sơ bộ cho

thấy, hạt gieo trên nền cát sau đó cấy vào bầu

đất cho tỷ lệ cây sống cao và chất lượng tốt

hơn. Điều này rất có ý nghĩa trong gieo ươm

nhằm nâng cao tỷ lệ cây xuất vườn và đảm bảo

chất lượng cây con cho trồng rừng.

4,13,1 3,0

39,5

36,2 36,1

0,0

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

40,0

45,0

NT NN HM Nghiệm thức

Doo (mm) Hvn (cm)

Hinh 8. Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao theo cách xử lý hạt khác nhau

IV. KẾT LUẬN

Từ tất cả các kết quả nghiên cứu đạt được ở

trên, nghiên cứu đi đến kết luận sau:

1) Đinh đũa là loài cây có lá kép lông chim

một lần lẻ, dài 50 - 60 cm, với 13 - 15 lá chét,

phiến lá chét hình bầu dục thuôn, dài 15,1 cm,

rộng 6,5 cm, nhọn thành đuôi ở đầu, không có

lông và không có lá kèm, mép lá nguyên hoặc

hơi gợn sóng. Cây thường rụng lá theo mùa

vào cuối Xuân, đầu Hè. Vỏ thân cây màu vàng

nhạt hoặc nâu nhạt, khoảng 18,2 vết nức dọc

trên mỗi dm2 vỏ thân, chiều dài vết nứt của vỏ

trung bình 6,8 cm.

2) Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm dạng

chùy, đường kính hoa 7,9 cm, nhị 4 đính trên

cành tràng hình loa kèm màu trắng, dài 4,0 cm,

vòi nhụy dài 4,9 cm, thụ phấn nhờ côn trùng.

Cây ra hoa theo đợt, rải rác từ tháng 5 đến

tháng 11. Quả nang, dài trung bình 86,9 cm,

đường kính 0,9 - 2,0 cm, hóa gỗ nhiều hay ít,

quả chín tự nứt vào cuối tháng 4, đầu tháng 5

của năm sau, chu kỳ sai quả thường là 3 năm.

3) Hạt nhỏ có cánh, vỏ và cánh đều mỏng

(gần giống hạt Lát hoa), hạt còn cánh dài trung

bình 3,0 cm, rộng trung bình 0,9 cm, hạt không

còn cánh dài trung bình 0,7 cm, rộng trung bình

0,5 cm, khối lượng 1000 hạt đạt 62,5 gram, thu

hái xong nên gieo ươm ngay, để lâu có thể

giảm sức nảy mầm;

4) Tỷ lệ nảy mầm của hạt Đinh đũa mới thu

hái đạt 56,8; 56,2 và 55,7% với công thức NT;

NN và HM tương ứng. Hạt qua cất trữ một

năm trong điều kiện phòng chỉ nảy mầm khi xử

lý bằng GA3 nồng độ 20 ppm, tỷ lệ nảy mầm

chỉ đạt 3,4%. Thế nảy mầm của hạt tươi mới

đạt trị số lần lượt là 38,6; 37,1 và 35,9% với

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

20 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

NT; NN và HM tương ứng, trong khi hạt cất

trữ một năm chỉ thu được trị số thấp (2,5%) với

HM. Chỉ số nảy mầm của hạt đạt trị số 2192;

2085 và 2000 với NT; NN và HM tương ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Lâm nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu thực

nghiệm và Phát triển rừng), (1996). Rừng nghiên cứu

thực nghiệm và sưu tập nguồn gen cây rừng nhiệt đới.

Thuyết minh Thiết kế dự toán trồng rừng tại núi Luốt,

Chương Mỹ, Xuân Mai, Hà Tây.

2. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, Tập II

& Tập III. Nxb TP. Hồ Chí Minh.

3. Hoàng Vũ Thơ (2014). Ảnh hưởng của một số

nhân tố đến khả năng tái sinh của Đinh đũa dưới tán

rừng trồng. Tạp chí Khoa học công nghệ lâm nghiệp

(Trường ĐH Lâm nghiệp, 3/2014), tr. 36- 42.

4. R. Vijaya Bharathi, B. Kumudha Veni, Jayashree,

L. Suseela and M. Thirumal (2010). Antioxidant and

wound healing studies on different extracts of

Stereospermum colais leaf, Int.J.Res. Pharm. Sci.Vol-1,

Issue- 4, pp. 435- 439. Tamil Nadu, India.

www.ijrps.pharmascope.org

5. R. Vijaya Bharathi, B. Kumudha Veni, Jayashree,

L. Suseela and M. Thirumal (2010). Antioxidant and

wound healing studies on different extracts of

Stereospermum colais leaf, Int.J.Res. Pharm.Sci.Vol-1,

Issue-4, pp. 435-439. Tamil Nadu, India.

www.ijrps.pharmascope.org

RESEARCH ON MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF LEAVES,

FRUITS AND SEEDS AS WELL AS SEED GERMINATION OF YELLOW

SNAKE TREE (STERROSPERMUM COLAIS)

Hoang Vu Tho

SAMMARY

Studying on morphological characteristics of leaves, fruits and seeds as well as germination of Yellow snake

tree show that, it has compound lesf of single feather pattern, 50-60cm in length, consisting 13-15 leaflets long

oval-bladed, 6-15.1cm long, 3-6.5 wide, no fur, no stipule. It is bisexual tree. The flower has 4 staments,

attached on the white trumpet-like corolla. The flower are in cluster and insect-pollination; flowering time

scratters from May to Norvember. Capsule fruit is 86.9cm long or more, 0.9cm wide, more or less woody,

cracked in late April early May of the next year. The seed is small, thin skin, thin-membraned wing, 3.0cm long

and 0.9cm wide including the wing; 0.7cm long and 0.5 wide including no wing; 1,000-grain weight seeds

62.5grm, harvested seeds should be sown soon, so long times reduced capacity germination. The rate of

germination of fresh seed reached 56.8; 56.2 and 55.7% with NT; NN and HM formulas respectively.

Meanwhile grain storage through one year in room conditions to germinate only when treated with GA3,

20ppm, the rate was only 3.4%. The fresh germination 38.6; 37.1 and 35.9% respectively for the treatments

NT; NN and HM, and grain storage 1 year is 2.5% (HM). The germination index reached in 2192; 2085 and

2000 with NT; NN and HM respectively. The success of this research contribute to providing information, the

basis for propagation and seedlings for reforestation or Scattered tree planting in the offices.

Key words: Characteristics of leaves, fruits and seeds, propagation of Yellow snake tree, seed of germination.

Người phản biện : GS.TS. Ngô Quang Đê

Ngày nhận bài : 30/10/2015

Ngày phản biện : 17/11/2015

Ngày quyết định đăng : 28/11/2015

Lâm sinh

21TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ

NĂNG SUẤT LÁ CHÙM NGÂY (Moringa oleifera L.) LÀM RAU

Mai Hải Châu

ThS. Cơ sở 2, Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định giống và khoảng cách trồng phù hợp sản xuất Chùm ngây làm rau

theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ, 3 lần lặp lại, trên nền

phân bò hoai mục với lượng 30 tấn/ha. Yếu tố lô chính (A) là 3 mật độ trồng (A1: 100 cây/m2; A2: 133 cây/m2 và

A3: 200 cây/m2) và yếu tố lô phụ (B) là 5 giống (B1: giống Chiatai nhập từ Thái Lan; B2: giống thu thập từ

Bình Thuận; B3: giống thu thập từ Ninh Thuận; B4: giống thu thập từ Đồng Nai; B5: giống thu thập từ Bà Rịa

– Vũng Tàu). Kết quả nghiên cứu cho thấy giống Chùm ngây Ninh Thuận có hàm lượng dinh dưỡng và

flavonoid đạt cao nhất; sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái ở Đồng Nai; năng suất sinh khối đạt 171,7 và

198,7 tấn/ha; năng suất lá thực thu 36,6 và 36,9 tấn/ha tương ứng với hai điểm nghiên cứu Cẩm Mỹ và Trảng

Bom. Mật độ gieo trồng thích hợp nhất trồng Chùm ngây làm rau là 100 cây/m2. Tổ hợp giống Chùm ngây

Ninh Thuận và mật độ 100 cây/m2 cho năng suất lá thực thu đạt 30,53 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 418

triệu đồng/ha.

Từ khóa: Dinh dưỡng, giống Chùm ngây, mật độ, năng suất, flavonoid.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chùm ngây (Moringa oleifera L.) là loài

cây bản địa thuộc chi Moringa và họ

Moringaceae, hiện được hơn 80 quốc gia trên

thế giới sử dụng rộng rãi trong công nghệ dược

phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát, dinh dưỡng và

thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát

triển sử dụng Chùm ngây như dược liệu kỳ

diệu chữa bệnh hiểm nghèo (Fahey, 2005). Lá

Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng, hiện được

WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt

cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh

dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới

thứ ba (Fuglie, 1999).

Ở Việt Nam, Chùm ngây là cây bản địa mọc

tự nhiên tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,

Đồng Nai, Kiên Giang… Do cây Chùm ngây

có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và dược liệu

nên trong những năm vừa qua, phong trào

trồng Chùm ngây với mục đích lấy hạt, sản

xuất bột dinh dưỡng, nguyên liệu sản xuất mì

gói, làm rau xanh đã phát triển ở nhiều tỉnh

thành trong cả nước. Tuy nhiên, quy trình

trồng trọt áp dụng để sản xuất Chùm ngây chủ

yếu là dựa vào kinh nghiệm dân gian, mang

tính mày mò tự phát, chưa có giống và kỹ thuật

canh tác chuẩn để áp dụng. Do đó, việc khai

thác giá trị về kinh tế, dinh dưỡng và dược liệu

của cây Chùm ngây từ các mô hình canh tác

này chưa thật hiệu quả và rộng rãi.

Các nghiên cứu về mật độ trồng đã được

Foild (1999, 2001), Price (2000), L.H Manh

(2005), L.H.Manh (2005), Amaglo (2006),

Sanchez (2006) và Goss (2012) thực hiện và

chỉ ra rằng mật độ trồng không chỉ ảnh hưởng

đến sinh trưởng, phát triển của cây Chùm ngây

mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và

chất lượng nguyên liệu lá Chùm ngây. Mật độ

trồng thay đổi tuỳ thuộc vào giống, mục tiêu

sản xuất, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu

thời tiết, đất đai.

Nghiên cứu về giống và chọn tạo giống

Chùm ngây rất hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các

nghiên cứu về đa dạng di truyền, bảo tồn

nguồn gen. Duy nhất tại Trường Đại học Nông

nghiệp Tamil Nadu, Periyakulam, miền Nam

Ấn Độ đã thành công trong việc phát triển và

chọn ra được hai giống Chùm ngây

Periyakulam 1(PKM-1) và Periyakulam2

(PKM-2).

Lâm sinh

22 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Theo quan sát của tác giả, hiện nay ở Việt

Nam xuất hiện hai giống Chùm ngây đọt xanh

và tím, nguồn gốc cũng không rõ ràng. Để

đánh giá chắc chắn giống nào có năng suất,

hàm lượng dinh dưỡng, dược liệu cao đòi hỏi

phải có một công trình nghiên cứu một cách

bài bản về vấn đề này.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm

hiểu ảnh hưởng của giống và khoảng cách trồng

đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lá

Chùm ngây trồng với mật độ dày, làm cơ sở cho

việc đề xuất quy trình canh tác cây Chùm ngây

làm rau theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai.

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

5 giống Chùm ngây gồm 1 giống Chiatai có

nguồn gốc từ Thái Lan và 4 giống có nguồn

gốc từ các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng

Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảng 1. Ký hiệu giống và nguồn gốc của 5 giống Chùm ngây

STT Ký hiệu giống Nguồn gốc

1 TL Thái Lan

2 BT Bình Thuận

3 NT Ninh Thuận

4 DN Đồng Nai

5 BR Bà Rịa – Vũng Tàu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 5 –

12/2013 trên 2 địa điểm: (1) Đất xám phù sa cổ

thuộc Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển

công nghệ, Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ

sở 2, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và (2)

Đất đỏ bazan thuộc Trung tâm Sinh học công

nghệ cao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Nền thí nghiệm:

Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và

thu hoạch tại hai điểm thí nghiệm được thực

hiện theo quy trình như sau:

- Làm đất: Đất thí nghiệm được cày và bừa

bằng máy cày, sử dụng các công cụ làm đất để

làm sạch cỏ dại và thực bì sau đó lên luống,

phủ bạt nilon, đục lỗ trồng.

- Trồng: Hạt giống xử lý nảy mầm và được

gieo ở độ sâu 2 cm, gieo 2 hạt/hố. Ở 15 ngày

sau mọc mầm (NSMM) chỉ giữ lại 1 cây khoẻ

mạnh/hố.

- Lượng phân bón lót/ha gồm: 30 tấn phân

bò hoai và 300 kg vôi bột.

- Chăm sóc: Sử dụng phân hữu cơ bón lá

VIF-Super với lượng 35 ml cho bình 10 lít,

phun ở thời điểm cây 30 NSMM, 7 – 10 ngày

phun/lần, ngừng phun trước các lần thu hoạch

1 tuần. Sử dụng chế phẩm BT, bột lá Xoan

chịu hạn để kiểm soát sâu hại.

- Thu hoạch: Bắt đầu thu hoạch ở thời điểm

cây 60 NSMM, cắt 5 lần/vụ.

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm hai yếu tố

được bố trí theo kiểu lô phụ, 3 lần lặp lại, diện

tích ô thí nghiệm 12 m2. Yếu tố lô chính (A) là

ba mật độ trồng (A1: 100 cây/m2; A2: 133

cây/m2 và A3: 200 cây/m2; tương ứng với các

khoảng cách trồng lần lượt là 5 x 20 cm; 5 x 15

cm và 5 x 10 cm) và yếu tố lô phụ (B) là 5

giống (B1: giống Chiatai nhập từ Thái Lan;

B2: giống thu thập từ Bình Thuận; B3: giống

thu thập từ Ninh Thuận; B4: giống thu thập từ

Đồng Nai; B5: giống thu thập từ Bà Rịa –

Vũng Tàu).

* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

- Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng theo phương

pháp của Toledo và Schultze-Kraft năm 1982.

Lâm sinh

23TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

- Chỉ tiêu năng suất: Các cây trong ô thí

nghiệm được cắt ở độ cao cách mặt đất 30 cm,

các lần sau cắt cao hơn lần cắt trước 20 cm, cắt

5 đợt/vụ.

Năng suất được phân thành: (1) Năng suất

sinh khối cá thể; (2) năng suất cuống lá (lá

kép); (3) năng suất lá lý thuyết và (4) năng suất

lá thực thu/12 m2.

+ Năng suất sinh khối cá thể (g/cây): Năng

suất sinh khối tươi (thu cách mặt đất 30 cm ở

lần thu thứ 1 và các lần thu tiếp cách vị trí cắt

trước 20 cm) của trung bình trên 5 cây ngẫu

nhiên trên mỗi ô thí nghiệm (g/cây)/3 lần lặp

lại. Năng suất sinh khối lý thuyết (tấn/ha) =

năng suất sinh khối cá thể x mật độ lý thuyết

(cây/ha) x hệ số quy đổi đơn vị.

+ Năng suất cuống lá lý thuyết (tấn/ha):

Năng suất tươi sau khi loại bỏ phần thân cây,

chỉ để lá kép (gồm cuống lá và lá) của trung bình

5 cây ngẫu nhiên trên mỗi ô thí nghiệm (g/cây) x

mật độ lý thuyết x hệ số qui đổi đơn vị.

+ Năng suất lá lý thuyết (tấn/ha/lần thu

hoạch): Năng suất ngọn non và lá tươi của

trung bình 5 cây ngẫu nhiên trên mỗi ô thí

nghiệm (g/cây) x mật độ lý thuyết x hệ số qui

đổi đơn vị.

+ Năng suất lá thực thu (kg/12 m2/lần thu

hoạch): Năng suất ngọn và lá tươi thực thu

trung bình 3 ô thí nghiệm của 3 lần lặp lại.

- Hiệu quả kinh tế: tổng chi (triệu đồng/ha);

tổng thu (triệu đồng/ha); lợi nhuận (triệu

đồng/ha).

- Phân tích dinh dưỡng và dược liệu theo

phương pháp của Kass và ctv (1993), gồm:

protein, sắt, kali, canxi, vitamin A, vitamin C

và flavonoid tổng số.

- Phân tích thành phần cơ giới và các chỉ

tiêu hoá học của đất trước khi bố trí thí nghiệm

tại Trảng Bom và Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

2.4. Phân tích số liệu: Các số liệu được xử lý

bằng phần mềm EXCEL, SPSS và SAS 9.3.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng

và năng suất cây Chùm ngây

a. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng

cây Chùm ngây

- Chiều cao cây: Hạt giống nảy mầm trong

khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày sau khi gieo.

Chiều cao cây trung bình ở tất cả các giống

tham gia thí nghiệm tại Trảng Bom và Cẩm

Mỹ tăng cùng với thời gian, có sự khác biệt có

ý nghĩa (p<0,05) ở tuần thứ 1 – 8. Ở cả hai địa

điểm quan sát cho thấy, chiều cao cây của các

giống tăng nhẹ trong giai đoạn cây từ 1 – 6

tuần tuổi, nhưng tăng mạnh ở tuần thứ 7, 8. Điều

này có thể giải thích là ở tuần thứ 7, bộ rễ Chùm

ngây đã phát triển khá hoàn thiện, có khả năng

hấp thụ dinh dưỡng từ đất tốt nên tốc độ sinh

trưởng chiều cao diễn ra mạnh. Chiều cao cây đạt

cao nhất là giống Ninh Thuận, thấp nhất là giống

Chiatai Thái Lan ở hai địa điểm nghiên cứu.

- Số lá trên cây: Chỉ tiêu số lá/cây đóng vai

trò quan trọng trong việc hình thành năng suất

lá. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác

nhau về chỉ tiêu số lá/cây từ lúc gieo đến cây

đạt 60 ngày tuổi (tuần thứ 8). Ở Trảng Bom, số

lá/cây giữa các giống tham gia thí nghiệm

không có sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05) ở

tuần tuổi thứ 1, 3, 5, 6, 7. Ngược lại ở Cẩm

Mỹ, số lá/cây giữa các giống tham gia thí

nghiệm có sự khác nhau một cách có ý nghĩa

(p<0,05) ở các giai đoạn của cây từ lúc gieo

đến lúc cây đạt 60 ngày tuổi. Ở hai điểm

nghiên cứu, số lá trung bình có xu hướng giảm

dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 5, sau đó tăng

dần. Ở tuần thứ 8, các giống khác nhau có số

lá/cây khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05),

trong đó giống có số lá/cây cao nhất là giống

Ninh Thuận đạt 9,02 và 9,22 lá; kế đến là

giống Bình Thuận đạt 8,68 và 8,57 lá; giống có

số lá/cây thấp nhất là giống Thái Lan đạt 7,95

và 8,06 lá, tương ứng với hai điểm nghiên cứu

Trảng Bom và Cẩm Mỹ (bảng 2). Nghiên cứu

Lâm sinh

24 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

này chỉ ra rằng, các giống Chùm ngây đã phản

ứng không giống nhau với điều kiện thời tiết,

khí hậu và đất đai giữa hai điểm nghiên cứu.

- Đường kính thân: Số liệu bảng 2 cho thấy,

đường kính cây của các giống tham gia thí

nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

và giữa các điểm nghiên cứu. Có sự tăng lên về

đường kính cùng với thời gian, trước hết là ở

mật độ thưa, sau đó là mật độ trung bình và cuối

cùng là mật độ dày. Giống có đường kính thân

lớn nhất ở 60 ngày sau khi gieo là giống Ninh

Thuận đạt 6,85 cm và 7,04 cm; kế đến là giống

Bình Thuận 6,42 cm và 6,57 cm; giống có

đường kính thấp nhất là giống Thái Lan 5,74

cm và 5,91 cm, tương ứng với hai điểm nghiên

cứu Trảng Bom và Cẩm Mỹ.

Bảng 2. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng cây Chùm ngây ở 60 NSMM

Giống

Trảng Bom Cẩm Mỹ

Chiều cao

(cm)

Số lá

(lá/cây)

Đường

kính thân

(mm)

Chiều cao

(cm)

Số lá

(lá/cây)

Đường

kính thân

(mm)

TL

BT

NT

ĐN

BR

55,08 d

61,11 b

63,60 a

57,86 c

56,91 c

7,95 d

8,68 b

9,02 a

8,24 c

8,40 c

7,74 c

6,42 b

6,85 a

6,18 b

6,21 b

56,53 e

61,24 c

70,62 a

63,34 b

58,66 d

8,06 c

8,57 b

9,22 a

8,57 b

8,44 b

5,91 c

6,57 b

7,04 a

6,38 b

6,39 b

CV%

P

7,70

<0,05

6,89

<0,05

7,07

<0,05

7,58

<0,05

6,40

<0,05

6,96

<0,05

NSMM: ngày sau mọc mầm; các trung bình cùng ký tự không khác biệt có nghĩa thống kê ở mức

xác suất p < 0,05.

b. Ảnh hưởng của giống đến năng suất và

dinh dưỡng cây Chùm ngây

- Năng suất sinh khối cá thể: Số liệu bảng 3

cho thấy, năng suất sinh khối giữa các giống

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở tất cả

các lần cắt và ở cả hai địa điểm nghiên cứu.

Năng suất sinh khối cá thể về cơ bản giảm sút

sau mỗi lần thu hoạch, sự giảm năng suất sinh

khối thể hiện rõ ở lần thu hoạch thứ 2 và thứ 5.

Tổng năng suất sinh khối cá thể qua 5 lần cắt

giữa các giống ở hai điểm nghiên cứu có sự

khác biệt về mặt thống kê (p<0,05). Trong đó

năng suất sinh khối cá thể cao nhất là giống

Ninh Thuận (120,48 và 138,98 g/cây), kế tiếp

là giống Bình Thuận (111,92 và 125,63 g/cây),

Đồng Nai (105,89 và 130,29 g/cây) và cuối

cùng là giống Thái Lan (92,16 và 110 g/cây),

tương ứng với hai điểm nghiên cứu Trảng Bom

và Cẩm Mỹ. Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy,

năng suất sinh khối cá thể ở Cẩm Mỹ cao hơn

Trảng Bom. Sở dĩ điều này là vì Chùm ngây

được trồng trên nền đất đỏ bazan giàu dinh

dưỡng, thêm vào đó lượng mưa ở khu vực này

cũng cao hơn khu vực Trảng Bom, do vậy đã

làm tăng năng suất sinh khối cá thể.

Bảng 3. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh khối Chùm ngây

Giống

Trảng Bom Cẩm Mỹ

Cá thể

(g/cây)

Lý thuyết

(tấn/ha)

NSCL

(tấn/ha)

Cá thể

(g/cây)

Lý thuyết

(tấn/ha)

NSCL

(tấn/ha)

TL

BT

92,16 e

111,92 b

130,79 e

159,60 b

48,39 d

58,77 b

110,27 d

125,63 b

156,24 d

178,25 bc

53,38 d

60,46 bc

Lâm sinh

25TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

NT

ĐN

BR

120,48 a

105,89 c

98,23 d

171,79 a

150,77 c

139,61 d

65,49 a

55,19 bc

51,67 cd

138,98 a

130,29 b

117,46 c

198,73 a

184,86 b

166,76 cd

67,88 a

63,26 b

57,00 cd

CV%

P

7,57

<0,05

7,68

<0,05

7,27

<0,05

7,71

<0,05

6,73

<0,05

6,16

<0,05

NSCL: năng suất cuống lá lý thuyết qui đổi tấn/ha; Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có

nghĩa thống kê ở mức xác suất p < 0,05.

- Năng suất sinh khối lý thuyết: Số liệu

bảng 3 cho thấy năng suất lý thuyết của các

giống tham gia thí nghiệm ở các điểm nghiên

cứu khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Có sự giảm sút năng suất sinh khối lý thuyết

của tất cả các giống theo thời gian cùng với số

lần thu hoạch ở cả hai điểm thí nghiệm. Giống

có năng suất sinh khối lý thuyết tổng cộng cao

nhất là giống Ninh Thuận (171,79 và 198,73

tấn/ha), kế đến là giống Bình Thuận, Đồng Nai

và cuối cùng là giống Thái Lan (130,79 và

156,24 tấn/ha), tương ứng với hai điểm nghiên

cứu Trảng Bom và Cẩm Mỹ. Không giống kết

quả nghiên cứu ở Trảng Bom, tại Cẩm Mỹ,

giống Đồng Nai lại cho năng suất lý thuyết

cao hơn giống Bình Thuận, điều này chỉ có

thể giải thích là do giống Đồng Nai đã thích

nghi cao với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất

đai tại khu vực Cẩm Mỹ nên sinh trưởng, phát

triển tốt hơn.

- Năng suất cuống lá (gồm cuống và lá) và

năng suất lá (ngọn và lá non) là hai chỉ tiêu

quan trọng nhất đối với sản xuất Chùm ngây

làm rau ăn lá. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho

thấy, năng suất cuống lá và năng suất lá của

các giống tham gia thí nghiệm khác biệt có ý

nghĩa thống kê (p<0,05) ở các lần thu hoạch. Ở

lần thu hoạch đầu tiên, tại thời điểm cây đạt 60

NSMM, năng suất lá đạt cao nhất, sau đó giảm

dần và giảm mạnh mẽ ở lần thu hoạch thứ 5.

Tổng năng suất lá của các giống sau 5 lần thu

hoạch khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05),

trong đó giống có năng suất lá thực thu cao

nhất là giống Ninh Thuận (35,17 và 36,93

tấn/ha), kế đến là giống Bình Thuận (33,43 và

34,32 tấn/ha), Đồng Nai (31,66 và 34,12

tấn/ha), thấp nhất là giống Thái Lan (28,29 và

29,92 tấn/ha), tương ứng với hai điểm nghiên

cứu Trảng Bom và Cẩm Mỹ.

Bảng 4. Ảnh hưởng của giống đến năng suất lá Chùm ngây

Giống

Trảng Bom Cẩm Mỹ

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(kg/12m2)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(kg/12m2)

TL

BT

NT

ĐN

BR

29,82 e

36,57 b

39,04 a

34,13 c

31,88 d

28,29 e

33,43 b

35,17 a

31,66 c

29,85 d

32,75 d

37,10 bc

41,64 a

38,81 b

34,95 c

29,92 e

34,31 b

36,93 a

34,12 b

31,60 c

CV%

P

6,96

<0,05

6,00

<0,05

6,07

<0,05

7,78

<0,05

NSLT: năng suất lá lý thuyết, NSTT: năng suất lá thực thu; Các trung bình cùng ký tự không khác

biệt có nghĩa thống kê ở mức xác suất p < 0,05.

- Hàm lượng dinh dưỡng và dược liệu:

Hàm lượng dinh dưỡng và dược liệu là chỉ

tiêu rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với

giá trị của lá Chùm ngây tươi làm rau. Kết quả

Lâm sinh

26 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

nghiên cứu về chỉ tiêu hàm lượng một số chất

dinh dưỡng và flavonoid tổng số được thể hiện

ở bảng 5.

Số liệu trình bày ở bảng 5 cho thấy, giống

Chùm ngây Bà Rịa có hàm lượng canxi chiếm

cao nhất 4946,0 mg/kg, kế đến là giống Bình

Thuận 4848,0 mg/kg và thấp nhất là giống

Ninh Thuận 2839,0 mg/kg. Hàm lượng sắt cao

nhất cũng ở giống Bà Rịa đạt 29,0 mg/kg, kế

đến là giống Thái Lan (25,5 mg/kg), giống

Ninh Thuận (24,1 mg/kg) và thấp nhất là giống

Đồng Nai (21,6 mg/kg). Hàm lượng kali giữa

các giống khác nhau không đáng kể đạt từ

4136,0 – 4848,0 mg/kg.

Bảng 5. Hàm lượng dinh dưỡng và flavonoid tổng số của 5 giống Chùm ngây

Chỉ tiêu Đơn vị

Giống

Thái Lan Bình

Thuận

Ninh

Thuận Đồng Nai Bà Rịa

Ca mg/kg 3966,0 4848,0 2839,0 3418,0 4946,0

Fe mg/kg 25,5 22,2 24,1 21,6 29,0

K mg/kg 4136,0 4848,0 4314,0 4523,0 4219,0

Protein % 7,5 7,3 7,6 6,7 6,9

VitaminA IU/kg 5985,5 5398,4 7197,1 6839,8 6646,6

VitaminC mg/kg 252,4 1262,8 1479,2 1413,7 525,7

Flavonoid % 7,2 4,1 10,5 9,7 10,4

Hàm lượng protein của các giống thu nhận

trong nghiên cứu này dao động từ 6,7 – 7,5%,

trong đó giống Ninh Thuận có hàm lượng

protein cao nhất 7,6%, thấp nhất là giống Đồng

Nai 6,7%. Kết quả thu được cũng tương tự như

một số công trình đã công bố trước đây. Phân

tích hàm lượng protein trong lá Chùm ngây

trồng với mật độ dày tại Ghana đạt 8,4%

(Amaglo, 2006), 193 – 264 g/kg khối lượng

khô theo các tác giả khác (Aregheore, 2002; Al

– Masri, 2003; Foidl và ctv, 1999; L.H. Manh

và ctv, 2003; Makkar và Becker, 1996,1997).

Hàm lượng protein trong lá Chùm ngây làm

cho chúng trở thành nguồn protein thô cao nhất

khi so sánh với các cây trồng khác như rau dền

(3,6%), cà pháo (4,6%) (Amaglo, 2006).

Hàm lượng vitamin A và C khác nhau

giữa các giống, trong đó giống Ninh Thuận

có hàm lượng vitamin A, C đạt cao nhất

tương ứng 7197,1 IU/kg và 1479,2 mg/kg.

Kết quả này cao hơn nhiều so với báo cáo

của Fuglie (1999).

Hàm lượng flavonoid giữa các giống đạt từ

4,1 – 10,5%, trong đó giống có hàm lượng

flavonoid cao nhất là giống Ninh Thuận

(10,5%), kế đến là Bà Rịa (10,4%) và thấp nhất

là Bình Thuận (4,1%). Hàm lượng flavonoid

càng cao thì càng có giá trị về mặt dược liệu

bởi vì flavonoid có tác dụng kháng sinh, ngăn

ngừa các loại bệnh tật (Havsteen, 2002;

Middleton và ctv, 2000; Morris và ctv, 2006).

3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến

sinh trưởng và năng suất các giống Chùm

ngây

a. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng

Chùm ngây ở 60 NSMM

Mật độ trồng 200 cây/m2 cho chiều cao cây

cao nhất (68,57; 71,12 cm), kế đến là mật độ

133 cây/m2 (58,28; 62,46 cm) và thấp nhất là

mật độ 100 cây/m2 (49,89; 52,69 cm).

Số lượng lá/cây khác nhau ở các giai đoạn

sinh trưởng, giống và địa điểm nghiên cứu.

Nhìn chung, số lá/cây ở tuần thứ 5 đạt thấp

nhất, sau đó tăng dần từ tuần thứ 6 – 8. Chùm

ngây là cây có bộ rễ kém phát triển, giai đoạn

đầu, cây con sinh trưởng nhờ vào dinh dưỡng

dự trữ trong hạt, giai đoạn sau (tuần thứ 6) khi

bộ rễ phát triển khá hoàn chỉnh, cây có thể tự

Lâm sinh

27TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

hút nước và chất khoáng trong đất để sinh

trưởng và phát triển, nhờ đó số lá/cây cũng

tăng. Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy,

mật độ 100 cây/m2 có số lá/cây cao nhất đạt

9,41 và 9,46 lá; kế đến là mật độ 133 cây/m2

đạt 8,81 và 8,89 lá và cuối cùng là mật độ 200

cây/m2 đạt 7,16 và 7,37 lá, tương ứng với hai

điểm nghiên cứu. Sở dĩ điều này là vì khi mật

độ trồng dày, đến một mức độ nào đó sẽ xảy ra

sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, ánh

sáng và để thiết lập lại sự cân bằng và giảm sự

cạnh tranh, một giải pháp luôn được thực vật

lựa chọn là hiện tượng tỉa thưa tự nhiên, làm

giảm số lá/cây và mật độ cây trên đơn vị diện

tích.

Đối với đường kính thân, cùng với thời

gian, có sự tăng đường kính thân một cách có ý

nghĩa thống kê (p<0,01) ở các mật độ trồng khi

Chùm ngây đạt 7, 8 tuần tuổi. Mật độ trồng

100 cây/m2 có đường kính thân cao nhất (7,05;

7,12 mm), kế đến là mật độ 133 cây/m2 (6,32;

6,32 mm) và cuối cùng là mật độ 200 cây/m2

(5,46; 5,45 mm), tương ứng với hai điểm

nghiên cứu.

Bảng 6. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng trung bình

các giống Chùm ngây ở 60 NSMM

Mật độ (cây/m2)

Trảng Bom Cẩm Mỹ

Chiều cao (cm)

Số lá (lá/cây)

Đường kính thân

(mm)

Chiều cao (cm)

Số lá (lá/cây)

Đường kính thân

(mm) 100 133 200

49,89 c 58,28 b 68,57 a

9,41 a 8,81 b 7,16 c

7,05 a 6,32 b 5,46 c

52,69 c 62,46 b 71,12 a

9,46 a 8,89 b 7,37 c

7,16 a 6,32 b 5,46 c

CV% P

7,70 <0,05

6,89 <0,05

7,07 <0,05

7,58 <0,05

6,40 <0,05

6,96 <0,05

Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có nghĩa thống kê ở mức xác suất p < 0,05.

Đối với chiều cao cây, số liệu chỉ ra rằng

chiều cao cây tăng nhanh nhất ở nghiệm thức

mật độ dày và tăng chậm ở nghiệm thức mật

độ thưa. Tuy nhiên, số lá/cây thì ngược lại, số

lá/cây đạt cao nhất ở mật độ thưa và thấp nhất

ở mật độ dày. Sự gia tăng mật độ cây trồng

không ảnh hưởng đến sự thể hiện của mỗi cá

thể thực vật khi mật độ cây trồng dưới ngưỡng

gây lên sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa các

cá thể. Ở mật độ dày (200 cây/m2) sự cạnh

tranh về các yếu tố thiết yếu như dinh dưỡng,

ánh sáng diễn ra rất mạnh, làm các lá phía dưới

rụng nhiều. Ngược lại, các lá ở nghiệm thức

133 cây/m2 và 100 cây/m2 nhận đủ yếu tố sinh

trưởng cần thiết thì phát triển bình thường bởi

mức độ cạnh tranh của các yếu tố vẫn đảm bảo

trên ngưỡng cạnh tranh giữa các cá thể.

b. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến

năng suất các giống Chùm ngây

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất sinh

khối cá thể tổng cộng sau 5 lần thu hoạch khác

biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), trong đó mật

độ thưa cho năng suất sinh khối cá thể cao nhất

(108,86; 132,95 g/cây), theo sau là mật độ

trung bình (110,51; 126,14 g/cây) và cuối cùng

là mật độ dày (97,84; 60,80 g/cây), tương ứng

hai điểm nghiên cứu (bảng 7). Có sự khác biệt

thống kê ở mức xác suất (p<0,05) về năng suất

sinh khối lý thuyết và năng suất cuống lá trồng

ở mật độ khác nhau và ở các lần thu hoạch.

Mật độ dày (200 cây/m2) cho năng suất sinh

khối lý thuyết cao nhất (195,69; 230,19

tấn/ha), kế đến là mật độ trung bình (133

cây/m2) (146,98; 167,77 tấn/ha) và cuối cùng

là mật độ thưa (100 cây/m2) (108,86; 132,95

tấn/ha), tương ứng hai điểm nghiên cứu.

Lâm sinh

28 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh khối Chùm ngây

Mật độ

(cây/m2)

Trảng Bom Cẩm Mỹ

Cá thể

(g/cây)

Lý thuyết

(tấn/ha)

NSCL

(tấn/ha

Cá thể

(g/cây)

Lý thuyết

(tấn/ha)

NSCL

(tấn/ha)

100

133

200

108,86 a

110,51 a

97,84 b

108,86 c

146,98 b

195,69 a

49,04 c

63,76 a

54,91 b

132,95 a

126,14 ab

115,09 b

132,95 c

167,77 b

230,19 a

53,18 c

67,22 a

60,80 b

CV%

P

7,57

<0,05

7,68

<0,05

7,27

<0,05

7,71

<0,05

6,73

<0,05

6,16

<0,05

Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có nghĩa thống kê ở mức xác suất p < 0,05.

Thí nghiệm ở Trảng Bom cho thấy, tổng

năng suất lá ở mật độ trồng trung bình (133

cây/m2) đạt cao nhất 38,62 tấn/ha, kế đến là ở

mật độ dày đạt 33,92 tấn/ha và cuối cùng là

mật độ thưa đạt 30,33 tấn/ha. Tương tự, ở Cẩm

Mỹ, năng suất lá đạt cao nhất ở mật độ trung

bình (40,33 tấn/ha), kế đến là mật độ dày đạt

36,48 tấn/ha và cuối cùng là mật độ thưa đạt

34,34 tấn/ha. Từ kết quả nghiên cứu này cho

thấy, năng suất lá của thí nghiệm bố trí ở Cẩm

Mỹ cao hơn Trảng Bom từ 2 – 4 tấn/ha.

Năng suất sinh khối cá thể ở 60 NSMM của

các nghiệm thức khác nhau khác biệt có ý

nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả quan sát ở cả

hai điểm nghiên cứu chỉ ra, năng suất sinh khối

cá thể cao nhất là ở mật độ trồng dày, theo sau

là mật độ trồng trung bình và cuối cùng là mật

độ trồng thưa. Năng suất lá tổng cộng của các

lần thu hoạch/ha cũng có sự khác biệt có ý

nghĩa (p<0,05) (bảng 8). Năng suất sinh khối

lý thuyết đạt 195,69 tấn/ha (Trảng Bom) và

130,19 tấn/ha (Cẩm Mỹ) ở mật độ 200 cây/m2,

cao hơn so với báo cáo của Foidl (2001) được

thực hiện ở Nicaragua (97,10 tấn/ha), Amaglo

(2006) thực hiện ở Ghana (101,52 tấn/ha).

Bảng 8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá Chùm ngây

Mật độ

(cây/m2)

Trảng Bom Cẩm Mỹ

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

100

133

200

30,33 c

38,62 a

33,92 b

30,22 b

30,99 b

33,82 a

34,34 b

40,33 a

36,48 b

32,52 b

32,12 b

35,48 a

CV%

P

6,96

<0,05

6,00

<0,05

6,07

<0,05

7,78

<0,05

NSLT: năng suất lá lý thuyết; NSTT: năng suất lá thực thu; Các trung bình cùng ký tự không khác

biệt có nghĩa thống kê ở mức xác suất p < 0,05.

Sự giảm năng suất cá thể lại được bù vào

nhiều hơn nhờ số lượng cây trên đơn vị diện

tích và điều này làm tăng năng suất khi tăng

mật độ cây trồng (Ball và ctv, 2000). Tuy

nhiên, trên bình diện sản xuất, việc lựa chọn

mật độ phù hợp để trồng không nhất thiết phải

là mật độ cho năng suất cao nhất. Trong quá

trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản

xuất rau nói riêng, để tạo ra được sản phẩm có

năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu

của người tiêu dùng thì người sản xuất luôn

tính tới hiệu quả kinh tế, tức là đầu tư như thế

nào để tăng năng suất cây trồng trên đơn vị

diện tích và phải luôn tỷ lệ thuận với giá trị

kinh tế mà mức đầu tư đó đem lại. Trong

nghiên cứu này, mặc dù năng suất lá ở mật độ

Lâm sinh

29TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

thưa (100 cây/m2) thấp hơn so với mật độ trung

bình và dày, nhưng tỷ lệ cây chết sau mỗi lần

thu hoạch và mức chí phí sản xuất lại thấp hơn

so với mật độ trung bình và dày.

3.3. Ảnh hưởng tổng hợp giữa giống và

khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng

suất Chùm ngây

Ảnh hưởng giữa giống và mật độ trồng đến

số lá/cây Chùm ngây ở thời điểm 60 NSMM

(tuần thứ 8) có ý nghĩa về mặt thống kê ở cả

hai điểm nghiên cứu (p<0,05). Ở Trảng Bom,

giữa các kiểu kết hợp có sự xếp hạng khá rõ

ràng theo mật độ và giống, trong đó kiểu kết

hợp giữa giống Ninh Thuận với mật độ thưa

(100 cây/m2) cho số lá/cây đạt cao nhất, kế đến

là giống Bình Thuận với mật độ thưa và cuối

cùng là kiểu kết hợp giữa giống Thái Lan với

mật độ trồng dày (200 cây/m2). Tương tự ở

Cẩm Mỹ, sự kết hợp giữa giống Ninh Thuận

với mật độ trồng thưa cho số lá/cây đạt cao

nhất, kế đến là kiểu kết hợp giữa giống Bình

Thuận và Đồng Nai với mật độ trồng thưa và

cuối cùng là giữa giống Thái Lan với mật độ

trồng dày (bảng 9).

Sự tương tác giữa giống và mật độ đến

đường kính thân Chùm ngây có ý nghĩa thống

kê (p<0,05) xảy ra ở tuần thứ 4 ở cả hai điểm

nghiên cứu. Sự khác biệt giữa các kiểu kết hợp

ở cả hai địa điểm nghiên cứu là khá rõ ràng

(bảng 9). Ở Trảng Bom, kiểu kết hợp giữa

giống Ninh Thuận với mật độ trung bình (133

cây/m2) cho đường kính thân lớn nhất, kế đến

là mật độ thưa. Kiểu kết hợp giữa giống Bà

Rịa, Thái Lan với mật độ trung bình và giữa

giống Thái Lan với mật độ dày cho đường kính

thân nhỏ, không có xếp hạng. Ở Cẩm Mỹ, kiểu

kết hợp giữa giống Ninh Thuận với mật độ

trung bình cho đường kính thân to nhất, kế đến

là với mật độ thưa, cuối cùng là kiểu kết hợp

giữa giống Thái Lan với mật độ dày.

Số liệu trình bày ở bảng 10 cho thấy, không

có sự ảnh hưởng rõ nét giữa giống và mật độ

trồng đến năng suất sinh khối, năng suất lá.

Kiểu kết hợp giữa giống Ninh Thuận với mật

độ dày cho năng suất sinh khối, năng suất lá

đạt cao nhất, kế đến là kiểu kết hợp giữa giống

Đồng Nai với mật độ trồng dày và thấp nhất là

kiểu kết hợp giữa giống Thái Lan với mật độ

trồng thưa.

Bảng 9. Ảnh hưởng của giống và khoảng cách trồng đến sinh trưởng Chùm ngây ở thời điểm 60 NSMM

Chỉ

tiêu Giống

Trảng Bom Cẩm Mỹ

Mật độ trồng (cây/m2) TB

Mật độ trồng (cây/m2) TB

100 133 200 100 133 200

Chiều

cao

(cm)

TL 46,73 53,33 65,20 55,08 d 47,20 56,13 66,27 56,53 e

BT 52,27 60,47 70,60 61,11 b 52,27 62,53 68,93 61,24 c

NT 54,53 62,80 73,47 63,60 a 60,87 69,93 81,07 70,62 a

ĐN 48,40 58,20 67,00 57,86 c 54,13 64,93 71,13 63,40 b

BR 47,53 56,60 66,60 56,91 c 49,00 58,80 68,20 58,66 d

TB 49,89 c 58,28 b 68,57 a 52,69 c 62,46 b 71,12 a

CV% = 7,70; P>0,05 CV% = 7,50; P>0,05

Số

lá/thân

(lá)

TL 8,66 def 8,40 f 6,80 i 7,95 d 8,73 d 8,53 d 6,93 g 8,06 c

BT 9,73 b 9,00 cd 7,33 g 8,68 b 9,40 b 8,86 cd 7,46 ef 8,57 b

NT 10,33 a 9,20 c 7,53 g 9,02 a 10,46 a 9,40 b 7,80 e 9,22 a

ĐN 9,20 c 8,60 ef 6,93 hi 8,24 c 9,40 b 8,93 bcd 7,40 efg 8,57 b

BR 9,13 c 8,86 cde 7,20 gh 8,40 c 9,33 bc 8,73 d 7,26 fg 8,44 b

TB 9,41 a 8,81 b 7,16 c 9,46 a 8,89 b 7,37 c

CV% = 6,80; P<0,05 CV% = 6,40; P<0,05

Lâm sinh

30 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Đường

kính

(mm)

TL 6,59 5,77 4,85 5,74 c 6,70 5,96 5,09 5,91 c

BT 7,20 6,43 5,64 6,42 b 7,24 6,60 5,87 6,57 b

NT 7,73 6,87 5,95 6,85 a 7,89 7,05 6,20 7,04 a

ĐN 6,91 6,32 5,31 6,18 b 7,03 6,54 5,59 6,38 b

BR 6,85 6,20 5,59 6,21 b 6,96 6,31 5,89 6,39 b

TB 7,05 a 6,32 b 5,46 c 7,16 a 6,49 b 5,73 c

CV% = 7,00; P>0,05 CV% = 6,90; P>0,05

Bảng 10. Ảnh hưởng của giống và khoảng cách trồng đến năng suất lá Chùm ngây

Năng

suất Giống

Trảng Bom Cẩm Mỹ

Mật độ trồng (cây/m2) TB

Mật độ trồng (cây/m2) TB

100 133 200 100 133 200

Lá lý

thuyết

(tấn/ha)

TL 26,47 34,07 28,93 29,82 e 30,53 35,77 31,97 32,75 d

BT 32,20 41,13 36,40 36,57 b 34,63 39,90 36,77 37,10 bc

NT 34,67 43,47 39,00 39,04 a 38,57 45,17 41,20 41,64 a

ĐN 30,07 38,13 34,20 34,13 c 36,03 42,17 38,23 38,81 b

BR 28,27 36,33 31,07 31,88 d 31,97 38,67 34,23 34,95 c

TB 30,33 c 38,62 a 33,92 b 34,34 b 40,33 a 36,48 b

CV% = 6,90; P>0,05 CV% = 6,00; P>0,05

Lá thực

thu

(tấn/ha)

TL 26,56 27,79 30,53 28,29 e 28,83 28,74 32,21 29,92 e

BT 32,04 32,68 35,58 33,43 b 33,56 32,78 36,60 34,31 b

NT 34,38 34,44 36,69 35,17 a 36,63 35,71 38,46 36,93 a

ĐN 29,94 30,84 34,23 31,66 c 33,20 32,79 36,39 34,12 b

BR 28,22 29,25 32,09 29,85 d 30,39 30,63 33,78 31,60 c

TB 30,22 b 30,99 b 33,82 a 32,52 b 32,13 b 35,48 a

CV%= 6,00; P>0,05 CV%= 7,80; P>0,05

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giống và

mật độ trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và

năng suất Chùm ngây, ảnh hưởng rõ rệt đến

năng suất sinh khối, đường kính thân và năng

suất lá. Vì vậy, việc sản xuất Chùm ngây như

nguồn rau ăn lá sẽ yêu cầu các yếu tố khác

nhau trong đó mật độ là yếu tố được quan tâm.

Sau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

quả sản xuất Chùm ngây làm rau theo hướng

hữu cơ bao gồm: Giống thích hợp với điều

kiện sinh thái ở Đồng Nai, có hàm lượng dinh

dưỡng và dược tính cao; số cây mất đi sau mỗi

lần cắt; điều kiện canh tác trên đồng ruộng;

mật độ tối ưu thì giống phù hợp để trồng là

giống Ninh Thuận và mật độ trồng là 1 triệu

cây/ha.

3.4. Hiệu quả kinh tế các tổ hợp giống và

mật độ trồng Chùm ngây

Một tiêu chí rất quan trọng đối với người

trồng Chùm ngây là hiệu quả kinh tế mang lại

từ việc đầu tư sản xuất. Kết quả nghiên cứu

cho thấy hiệu quả kinh tế khi trồng Chùm ngây

là khá cao so với nhiều loại rau ăn lá khác.

Trong nghiên cứu này, mật độ trồng thưa (100

cây/m2) cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với

nghiệm thức mật độ trung bình (133 cây/m2)

và mật độ dày (200 cây/m2). Sở dĩ như vậy là

vì Chùm ngây trồng trong điều kiện mật độ

quá dày dẫn đến sự cạnh tranh về không gian

dinh dưỡng làm một số cây chết, giảm năng

suất. Ngoài ra, các khoản chi phí như lượng

giống, công lao động ở mật độ dày luôn cao

hơn trồng ở mật độ thưa.

Giống Chùm ngây Ninh Thuận cho hiệu quả

kinh tế cao nhất, kế đến giống Bình Thuận và

thấp nhất là giống Thái Lan. Giống Chùm ngây

Lâm sinh

31TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Ninh Thuận có sinh trưởng, phát triển khá tốt

với điều kiện sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai, cho hiệu quả kinh tế vượt trội với các

giống khác khi trồng ở mật độ thưa (1 triệu

cây/ha) đạt 418 triệu đồng/ha.

IV. KẾT LUẬN

- Giống Chùm ngây Ninh Thuận có hàm

lượng dinh dưỡng và flavonoid đạt cao nhất

(2.839 mg/kg Ca; 24,1 mg/kg Fe; 4314 mg/kg

K; 7,6% protein; 7197,1 IU/kg vitamin A;

1479,2 mg/kg vitamin C; flavonoid: 10,5%),

sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái ở

Đồng Nai, cho năng suất lá thực thu cao từ

29,30 – 30,77 tấn/ha.

- Mật độ gieo trồng thích hợp nhất trồng

Chùm ngây làm rau theo hướng hữu cơ trên địa

bàn tỉnh Đồng Nai là 100 cây/m2. Giống Chùm

ngây Ninh Thuận và mật độ trồng 1 triệu

cây/ha cho năng suất lá thực thu đạt 30,53

tấn/ha và hiệu quả kinh tế là 418 triệu đồng/ha.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Al-Masri M.R. (2003). An in vitro evaluation of

some unconventional ruminant feeds in terms of the

organic matter digestibility, energy and microbial

biomass. Trop. Anim. Health Prod. 35: 155–167.

2. Amaglo N.K., Timpo G.M., Ellis W.O. and Bennett

R.N. (2006). Effect of spacing and harvest frequency on

the growth and leaf yield of moringa (Moringa oleifera

Lam), a leafy vegetable crop. In Moringa and other

highly nutritious plant resources: Strategies, standards

and markets for a better impact on nutrition in Africa.

Accra, Ghana, November 16-18, 2006.

3. Aregheore E.M. (2002). Intake and digestibility of

Moringa oleifera-batiki grass mixtures for growing

goats. Small Rum. Res. 46: 23–28.

4. Ball R.A., Purcell L.C., and Vories E.D. (2000).

Short-season soybean yield compensation in response to

population and water regime. Crop Sci. 40: 1070–1078.

5. Fahey J.W. (2005). Moringa oleifera: a review of

the medical evidence for it’s nutritional, therapeuotic

and prophylactic properties. Part 1.Tree For Life

Journal: 1-5

EFFECT OF VARIETIES AND SPACING ON THE GROWTH

AND LEAF YIELD OF DRUMSTICK TREE (Moringa oleifera Lam),

A LEAFY VEGETABLE CROP

Mai Hai Chau

SUMMARY

A serries of experiments were performed to investigate varieties and spacing effects on the growth, leaf yield

and quality of Moringa Oleifera L. at Trang Bom and Cam My district of Dong Nai province. The spacing (5 x

20 cm, 5 x 15 cm, 5 x 10 cm) and the 5 varieties (TL, BT, NT, DN, BR) were studied in a completely

randomised split plot design with three blocks. The variety of Ninh Thuan was found to be richest in nutrients

and flavonoid (Ca:2839 mgkg-1; Fe: 24.1 mgkg-1; K: 4314 mgkg-1; Protein: 7.6%; vitamin A: 7197.1 IU kg-1;

vitamin C: 1479.2 mgkg-1; flavonoid: 10.5%), produced the highest fresh matter yield, 171.7 and 198.7 Mg ha-1,

and fresh leaf yield, 36.6 and 36.9 Mg ha-1, at Trang Bom and Cam My district, respectively. The close spacing

(5 x 10 cm) gave the highest leaf yields, 33.8 and 35.4 Mg ha-1 respectively. But, the combination of variety

Ninh Thuan and wide spacing have the highest profit, 418 millon VN dong per ha after 5 cutting times. The

studies showed that optimum variety of Moringa and spacing in Dong Nai province were Ninh Thuan and 5 x

20 cm (1 millon plants per hectare).

Key words: Flavonoid, Moringa oleifera L., Nutrient, space, yield.

Người phản biện : PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn

Ngày nhận bài : 15/10/2015

Ngày phản biện : 10/11/2015

Ngày quyết định đăng : 20/11/2015

Lâm sinh

32 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HÌNH THÁI

LOÀI ĐỖ QUYÊN HOA TRẮNG HỒNG (Rhododendron cavaleriei H. Lév.)

TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO Đặng Văn Hà

TS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố, cấu trúc rừng và đặc điểm hình thái Đỗ

quyên hoa trắng hồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Nghiên cứu đã xác định được Đỗ quyên hoa trắng hồng

phân bố ở độ cao từ 700 m – 1388 m, tập trung nhiều ở sườn núi phía Đông – Bắc với độ cao từ 900 m – 1388 m.

Các loài ưu thế trong tổ thành tầng cây cao tại khu vực có Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố bao gồm: Giổi

nhung, Cứt ngựa, Sồi phảng, Nanh chuột, Re hương, Thị núi, Kháo lá bắc to, Dẻ đỏ, Dẻ tùng sọc trắng hẹp. Tổ

thành các loài cây tái sinh tại khu vực có Đỗ quyên phân bố khá phong phú, trong đó số lượng cây tái sinh của

các loài Đỗ quyên chiếm tỷ lệ cao so với số lượng cây tái sinh của các loài khác. Cây bụi, thảm tươi trong khu

vực nghiên cứu có độ cao trung bình 0,25 - 1,45 m với độ che phủ khoảng 50 - 58%. Đặc biệt nghiên cứu đã

khẳng định rằng, tại khu vực Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố đất có đặc tính: đất hơi chua, độ phì và các chỉ

tiêu khác từ mức trung bình trở lên, thành phần cơ giới thịt nhẹ.

Từ khoá: Đỗ quyên, Đỗ quyên hoa trắng hồng, rừng Tam Đảo, thực vật Tam Đảo.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đỗ quyên là tên gọi chung cho các loài cây

trong chi Đỗ quyên (Rhododendron sp.) thuộc

họ Đỗ quyên (Ericaceae). Hiện nay trên thế

giới đã phát hiện có khoảng 850 - 1000 loài Đỗ

quyên. Hoa Đỗ quyên đẹp, nhiều màu sắc, cây

cho hoa màu đỏ, màu tím, màu vàng, màu

hồng, màu trắng… Chính vì Đỗ quyên có hoa

đẹp độc đáo, hoa nở rộ vào mùa xuân, mùa hoa

kéo dài nên hiện nay Đỗ quyên rất được ưa

chuộng trên thị trường cây cảnh và được xem

là loại cây cảnh quý, sang trọng chơi trong dịp

Tết. Theo nghiên cứu của Nông Văn Duy,

2014, Đỗ quyên ngoài tác dụng làm cảnh còn

có một số tác dụng khác như: chiết suất lấy

tinh dầu, gỗ dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, và

đặc biệt một số loài còn có thể làm thực phẩm,

dược liệu…

Đỗ quyên hoa trắng hồng (Rhododendron

cavaleriei H. Lév.) có tên đồng nghĩa là

Rhododendron dentampullum Chun ex P. C.

Tam; R. henryi Hance var. pubescens K. M.

Feng & A. L. Chang. Ở Việt Nam, Đỗ quyên hoa

trắng hồng phân bố ở một số tỉnh như Lào Cai,

Ba Vì, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc…, đặc biệt phân

bố nhiều ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và Vườn

Quốc gia Hoàng Liên (Trần Thị Thanh, 2010).

Tam Đảo là dãy núi cao ở phía đông Bắc

Bộ, nằm tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ. Đây

là nơi hội tụ của hệ thực vật Nam Trung Hoa

và Bắc Việt Nam nên tổ thành loài cây ở đây

khá phong phú. Hệ thực vật rừng Tam Đảo có

những nét rất đặc trưng của hệ thực vật rừng

nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới núi cao, bên cạnh

những loài cây cho gỗ, dược liệu quý thì đây

cũng là nơi hội tụ của nhiều loài cây cảnh quý

hiếm như các loài trong họ Orchidaceae,

Theaceae và Ericaceae… Trong những năm

gần đây, việc khai thác cây cảnh quý ở Vườn

Quốc gia Tam Đảo đem bán ra thị trường đang

diễn ra khá mạnh. Những loài cây bị khai thác

với số lượng lớn như Phong lan, Địa lan, Trà,

Đỗ quyên…, có những loài bị khai thác gần

như không còn hoặc còn với số lượng rất ít như

Đỗ quyên hoa vàng, Phong lan, Địa lan. Theo

đánh giá, các loài Đỗ quyên được khai thác từ

rừng đưa bán ra các vùng khác rất khó tồn tại

vì thiếu những hiểu biết về đặc điểm sinh vật

học của loài. Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu

ngày càng tăng của người chơi hoa Đỗ quyên,

Lâm sinh

33TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

đồng thời góp phần duy trì, bảo tồn và phát

triển loài cây này thì việc tìm hiểu đặc điểm

phân bố và hình thái của các loài Đỗ quyên nói

chung, Đỗ quyên hoa trắng hồng nói riêng là

việc làm rất cần thiết và cấp bách.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Do phạm vi khu vực nghiên cứu rộng lớn,

địa hình phức tạp, hiểm trở, nên tác giả tập

trung nghiên cứu tại 3 địa điểm đặc trưng: đỉnh

Phù Nghĩa, đỉnh Thạch Bàn và đỉnh Quạ Há

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm phân bố của Đỗ quyên hoa trắng

hồng theo đai độ cao và hướng sườn núi;

- Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Đỗ quyên

hoa trắng hồng phân bố;

- Đặc điểm tái sinh tự nhiên ở khu vực phân

bố của Đỗ quyên hoa trắng hồng;

- Đặc điểm thổ nhưỡng nơi Đỗ quyên hoa

trắng hồng phân bố;

- Đặc điểm hình thái Đỗ quyên hoa trắng

hồng tại khu vực nghiên cứu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp kế thừa: Thu thập các tài liệu

có liên quan như: Bản đồ hiện trạng tài nguyên

rừng; tài liệu về khí tượng thuỷ văn, điều kiện

tự nhiên, dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu;

các tài liệu nghiên cứu về Đỗ quyên…

* Phương pháp ngoại nghiệp:

- Đặc điểm phân bố Đỗ quyên hoa trắng hồng.

+ Phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương

về tình hình xuất hiện loài Đỗ quyên hoa trắng

hồng trong khu vực nghiên cứu;

+ Căn cứ vào bản đồ địa hình và bản đồ

hiện trạng tài nguyên rừng, xác định danh giới

khu vực điều tra và vạch tuyến điều tra trên

bản đồ;

+ Điều tra sơ thám ngoài thực địa để nắm

bắt được đặc điểm địa hình và sơ bộ về tình

hình xuất hiện cũng như phân bố của loài Đỗ

quyên hoa trắng hồng, cụ thể: dạng địa hình,

đai độ cao, các kiểu rừng, trạng thái rừng…

Trên cơ sở đó xác đinh các tuyến điều tra và dự

kiến các vị trí lập ô tiêu chuẩn;

+ Thu thập số liệu về đặc điểm phân bố:

mỗi đỉnh núi thiết kế 6 tuyến điều tra theo hình

nan quạt hướng từ trên đỉnh xuống chân theo

các hướng khác nhau. Các tuyến này kéo dài

cho đến khi không còn gặp sự xuất hiện của

Đỗ quyên hoa trắng hồng;

+ Trên các tuyến điều tra chọn ra tuyến có

loài Đỗ quyên trắng hồng phân bố nhiều nhất

để tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC) 2000

m2 (40 x 50) ở các độ cao khác nhau, cạnh dài

của OTC song song với đường đồng mức. Xác

định mật độ Đỗ quyên hoa trắng hồng trong

các OTC.

- Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có Đỗ

quyên hoa trắng hồng phân bố:

+ Điều tra tầng cây cao: Trên các OTC 2000

m2 đã chọn tiến hành đo đường kính, chiều cao

của tất cả các cây có D1.3>6 cm;

+ Điều tra cây bụi, thảm tươi: Trên OTC

2000 m2, tiến hành lập 4 OTC dạng bản ở 4

góc và 1 ô ở giữa, kích thước mỗi ô 5 x 5 m.

Trong mỗi ô dạng bản điều tra số lượng, chiều

cao và độ che phủ của từng loài.

- Đặc điểm thổ nhưỡng nơi Đỗ quyên hoa

trắng hồng phân bố:

Để tìm hiểu đặc điểm thổ nhưỡng nơi có Đỗ

quyên hoa trắng hồng phân bố, do điều kiện

địa hình phức tạp, đi lại khó khăn nên chúng

tôi tiến hành nghiên cứu 2 phẫu diện đất: 1 tại

đỉnh Phù Nghĩa, 1 tại đỉnh Thạch Bàn. Phẫu

diện đất được đào ở chính giữa OTC và được

mô tả theo mẫu biểu điều tra trong giáo trình

đất của trường Đại học Lâm nghiệp.

- Đặc điểm hình thái Đỗ quyên hoa trắng hồng:

Để nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu

của Đỗ quyên hoa trắng hồng, nhóm nghiên

cứu sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với

Lâm sinh

34 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

đo đếm, mô tả ở thực địa, thu thập số liệu cho

một số nội dung sau: Hvn, D00, D1.3, kích thước

hoa, lá, quả. Dung lượng cần thu thập ít nhất là

30 cây.

+ Đặc điểm về lá: Từ kết quả điều tra về

D00, D1.3, Hvn trên mỗi ô tiêu chuẩn, chọn ra

một cây tiêu chuẩn trung bình, trên cây tiêu

chuẩn chọn ra 9 cành: 1 cành ở ngọn, 4 cành ở

giữa tán, 4 cành ở dưới tán, theo hướng Đông -

Tây - Nam - Bắc. Trên mỗi cành chọn ngẫu

nhiên 4 lá đã thành thục, không sâu bệnh,

không dị dạng và không bị tổn thương cơ giới

để đo đếm các chỉ tiêu về lá: Hình dạng lá,

chiều dài, chiều rộng, chiều dài cuống lá, số

lượng gân lá, màu sắc lá…

+ Đặc điểm về hoa: Hoa được thu hái ngẫu

nhiên với số lượng lớn hơn 30, đang phát triển

bình thường, không bị sâu bệnh, không bị tổn

thương cơ giới. Quan sát, mô tả và đo đếm các

chỉ tiêu sau: Màu sắc, chiều dài cuống, đường

kính hoa, chiều cao hoa, chiều cao ống.

* Phương pháp xử lý số liệu:

- Tính toán các trị số trung bình và các trị số

đặc trưng mẫu của loài: Dung lượng mẫu quan

sát để tính toán cho các nội dung đều >30; các

trị số trung bình của loài được tính theo

phương pháp bình quân cộng;

- Xác định mật độ loài: (N/ha): N=N0 x

10000/S0. Trong đó, N là số cây/ha, N0 là số

cây của loài có trong ô điều tra, S0 là diện tích

ô tiêu chuẩn điều tra;

- Xác định tổ thành loài cây: Ntb= N/m.

Trong đó, Ntb là số cây trung bình của một

loài, N là tổng số cây điều tra, m là số loài điều

tra. Những loài được xác định là những loài

chính khi có N>Ntb thì được tham gia vào

trong công thức tổ thành rừng nơi có Đỗ quyên

hoa trắng hồng phân bố;

- Số liệu thu thập được chỉnh lý và tổng hợp

bằng phần mềm Excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm phân bố loài Đỗ quyên hoa

trắng hồng theo đai độ cao và hướng sườn núi

Độ cao và hướng sườn núi là nguyên nhân

cơ bản làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, chế độ

gió, chế độ ánh sáng… Những nhân tố này ảnh

hưởng đến sự phân bố của các loài thực vật nói

chung và Đỗ quyên hoa trắng hồng nói riêng.

Kết quả điều tra về phân bố của Đỗ quyên hoa

trắng hồng tại 3 đỉnh Phù Nghĩa, Thạch Bàn,

Quạ Há được tổng hợp trong bảng 1.

Bảng 1. Đặc điểm phân bố Đỗ quyên hoa trắng hồng theo đai độ cao và hướng sườn núi

STT Khu vực điều tra Đai độ cao (m) Sườn Đông – Bắc Sườn Tây – Nam

Cây/OTC N/ha Cây/OTC N/ha

1 Đỉnh Phù Nghĩa

1300 - 1100 51 255 20 100

1100 - 900 40 200 6 30

900 - 700 12 60 3 15

<700 0 0 0 0

2 Đỉnh Thạch Bàn

1388 - 1200 45 225 18 90

1200 - 1100 35 175 7 35

1100 - 900 10 50 5 25

<900 0 0 0 0

3 Đỉnh Quạ Há

1300 - 1100 54 270 25 125

1100 - 900 40 200 14 70

900 - 700 22 110 9 45

<700 0 0 0 0

Lâm sinh

35TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Qua bảng 1 ta thấy, Đỗ quyên hoa trắng

hồng phân bố từ độ cao 700 m trở lên, ở độ cao

dưới 700 m không thấy loài này phân bố. Càng

lên cao thì mật độ phân bố của Đỗ quyên hoa

trắng hồng càng dầy, và đặc biệt ở độ cao 1100

- 1388 m Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố

nhiều nhất với 270 cây/ha (đỉnh Quạ Há),

225 cây/ha (đỉnh Thạch Bàn) và 255 cây/ha

(đỉnh Phù Nghĩa). Như vậy, độ cao có ảnh

hưởng rõ rệt đến sự phân bố của Đỗ quyên

hoa trắng hồng.

Cũng từ kết quả điều tra trong bảng 1 ta

thấy, hướng sườn núi cũng là một nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của Đỗ quyên

hoa trắng hồng. Cùng một loài cây, cùng một

đai độ cao nhưng hướng sườn núi khác nhau

thì sự phân bố của loài cũng khác nhau, ở sườn

Đông - Bắc mật độ phân bố Đỗ quyên nhiều

hơn so với sườn Tây - Nam, cụ thể: Tại đai độ

cao 1100 - 1300 m, đỉnh Phù nghĩa có mật độ

phân bố là 255 cây/ha (sườn Đông - Bắc) và

100 cây/ha (sườn Tây - Nam), đỉnh Thạch bàn

có mật độ phân bố là 225 cây/ha (sườn Đông -

Bắc) và 90 cây/ha (sườn Tây - Nam), đỉnh Quạ

há có mật độ phân bố là 270 cây/ha (sườn

Đông - Bắc) và 125 cây/ha (sườn Tây - Nam).

Như vậy, độ cao và hướng sườn núi có ảnh

hưởng rõ rệt đến sự phân bố của Đỗ quyên hoa

trắng hồng. Tại khu vực nghiên cứu, loài Đỗ

quyên này phân bố ở độ cao 700 m trở lên và

càng lên cao thì mật độ phân bố của loài càng

dày. Ở cả 3 địa điểm nghiên cứu: đỉnh Phù

Nghĩa, Thạch Bàn và Qụa Há, Đỗ quyên hoa

trắng hồng tập trung phân bố ở sườn Đông -

Bắc tại đai độ cao 1100 - 1388 m.

3.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi Đỗ quyên

hoa trắng hồng phân bố

3.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tại khu

vực có Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố

Kế thừa kết quả nghiên cứu về đặc điểm

phân bố của loài, chọn 6 OTC nơi có Đỗ quyên

hoa trắng hồng phân bố nhiều nhất để tiến

hành điều tra trạng thái của rừng và thu được

kết quả như sau: Các trạng thái rừng nơi có Đỗ

quyên phân bố đều thuộc trạng thái rừng IVb

với độ tàn che từ 0,6 - 0,7, ở độ cao 900 m trở

lên và nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của

Vườn quốc gia Tam Đảo. Từ kết quả điều tra,

nhóm nghiên cứu xác định được công thức tổ

thành tầng cây cao trong các ô tiêu chuẩn như

trong bảng 2.

Bảng 2. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây cao nơi có Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố

Địa điểm OTC Độ cao (m) Hướng dốc Công thức tổ thành

Đỉnh Phù

Nghĩa

1 1300 - 1100 Đông – Bắc

0,61 Giổi nhung + 0,53 Cứt ngựa + 0,5 Kháo lá

bắc to + 0,42 Re hương + 0,34 Sồi phảng + 0,34

Thị núi + 0,3 Kháo vàng + 0,3 Nanh chuột + 0,3

Dẻ đỏ + các loài khác

2 1100 - 900 Đông – Bắc

0,46 Giổi nhung + 0,43 Thông tre lá dài + 0,43

Cứt ngựa + 0,37 Sồi phảng + 0,34 Thị núi + 0,31

Nanh chuột + 0,28 Kháo lá bắc to + 0,25 Kháo

vàng + 0,22 Dẻ tùng sọc trắng hẹp + 0,18 Re

hương + các loài khác

Đỉnh Thạch

Bàn 3 1388 - 1100 Đông – Bắc

0,53 Re hương + 0,5 Mỡ hải nam + 0,46 Giổi

nhung + 0,39 Nanh chuột + 0,39 Dẻ tùng sọc trắng

hẹp + 0,35 Cứt ngựa + 0,32 Sồi phảng + 0,32

Kháo vàng + 0,21 Hoàng mộc + 0,21 Thông tre lá

ngắn + 0,21 Dẻ đỏ + các loài khác

Lâm sinh

36 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

4 1100 - 900 Đông – Bắc

0,28 Cứt ngựa + 0,26 Nanh chuột + 0,23 Dẻ đỏ +

0,23 Sồi phảng + 0,23 Kháo vàng + 0,23 côm rừng

+ 0,21 Dẻ lá tre + 0,21 Dẻ tùng sọc trắng hẹp +

0,21 Dẻ cau + 0,18 Trọng đũa tuyến + 0,15 Chắp

xanh + 0,15 Hoàng mộc + 0,15 Re hương + các

loài khác

Đỉnh Quạ

Há 5 1300 - 1100 Đông – Bắc

0,55 Re hương + 0,51 Mỡ hải nam + 0,46 Giổi

nhung + 0,33 Nanh chuột + 0,32 Dẻ tùng sọc trắng

hẹp + 0,35 Cứt ngựa + 0,32 Sồi phảng + 0,32

Kháo vàng + 0,21 Thông tre lá ngắn + 0,21 Dẻ đỏ

+ các loài khác

6 1100 - 900 Đông – Bắc

0,31 Cứt ngựa + 0,27 Nanh chuột + 0,25 Dẻ đỏ +

0,22 Sồi phảng + 0,21 Kháo vàng + 0,23 Côm

rừng + 0,21 Dẻ lá tre + 0,24 Dẻ tùng sọc trắng ẹp

+ 0,21 Dẻ cau + 0,15 Trọng đũa tuyến + 0,17 Chắp

xanh + 0,15 Hoàng mộc + 0,14 Re hương + các

loài khác

Từ 6 công thức tổ thành trên cho thấy, tại các

ô tiêu chuẩn, nơi có Đỗ quyên hoa trắng hồng

phân bố, các loài Giổi nhung (Michelia

foveolata Merr. Ex Dandy), Cứt ngựa

(Achidendron balansae (Oliv.) I. Nielsen), Sồi

phảng (Lithocarpus fissus Champ ex Benth),

Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata Lecomte),

Re hương (Cinnamomum iners Reinw), Thị núi

(Diospyros montana Roxb.), Kháo lá bắc to

(Machilus grandibracteata S. K. Lee et F. N.

Wei), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii (Hikel &A.

Camus) A. Camus), Dẻ tùng sọc trắng hẹp

(Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg) là

những cây ưu thế, chiếm với số lượng lớn. Như

vậy, có thể nhận định rằng Đỗ quyên hoa trắng

hồng là loài cây chịu bóng, thích nghi với độ tàn

che 0,6 - 0,7 của rừng với các loài cây chủ yếu

là: Giổi nhung, Cứt ngựa, Re hương, Thị núi,

Kháo lá bắc to (Machilus grandibracteata S. K.

Lee et F. N. Wei), Dẻ tùng sọc trắng hẹp, Mỡ hải

nam (Manglietia hainanensis Dandy) và Dẻ đỏ.

3.2.2. Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có

Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố

Kết quả điều tra cây tái sinh trên các ô tiêu

chuẩn được tổng hợp trong bảng 3.

Bảng 3. Tổ thành cây tái sinh nơi có Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố

STT Tên

loài

OTC 01 OTC 02 OTC 03 OTC 04 OTC 05 OTC 06

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

1

Đỗ

quyên

hoa

trắng

thơm

29 12,78 26 11,45 29 12,78 24 10,57 26 11,45 31 13,66

2

Đỗ

quyên

hoa

trắng

hồng

23 10,13 29 12,78 30 13,22 23 10,13 24 10,57 29 12,78

Lâm sinh

37TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3

Đỗ

quyên

hoa

tím đỏ

29 12,78 28 12,33 26 11,45 31 13,66 30 13,22 29 12,78

4 Cứt

ngựa 14 6,17 11 4,85 12 5,29 11 4,85 12 5,29 13 5,73

5 Kháo

vàng 16 7,05 13 5,73 3 1,32 5 2,20 4 1,76 6 2,64

6 Nanh

chuột 8 3,52 6 2,64 5 2,20 7 3,08 6 2,64 4 1,76

7 Nhựa

ruồi 9 3,96 10 4,41 9 3,96 12 5,29 9 3,96 11 4,85

8 Giổi

nhung 12 5,29 11 4,85 15 6,61 7 3,08 8 3,52 10 4,41

9 Re

hương 5 2,20 8 3,52 7 3,08 9 3,96 7 3,08 8 3,52

10 Sồi

phảng 8 3,52 9 3,96 4 1,76 6 2,64 7 3,08 8 3,52

11 Dẻ đỏ 10 4,41 6 2,64 7 3,08 5 2,20 6 2,64 9 3,96

12

Thông

tre lá

dài

4 1,76 5 2,20 11 4,85 6 2,64 7 3,08 6 2,64

13

Thông

tre lá

ngắn

3 1,32 4 1,76 3 1,32 2 0,88 1 0,40 3 1,32

14

Dẻ

tùng

sọc

trắng

hẹp

5 2,20 3 1,32 6 2,64 5 2,20 4 1,76 2 0,88

15 Hoàng

mộc 2 0,88 4 1,76 1 0,44 4 1,76 3 1,32 1 0,40

16 Thị núi 8 3,52 7 3,08 9 3,96 6 2,64 7 3,08 5 2,20

17 Chắp

xanh 4 1,76 5 2,20 0 0,00 1 0,40 3 1,32 1 0,40

18

Đỗ

quyên

hoa

chuông

5 2,20 4 1,76 3 1,32 1 0,44 0 0,00 2 0,88

19 Trọng

đũa 4 1,76 6 2,64 2 0,88 5 2,20 3 1,32 1 0,40

20 Dẻ cau 4 1,76 1 0,44 2 0,88 2 0,88 0,00 0,00 3 1,32

21

Kháo

lá bắc

to

7 3,08 5 2,20 2 0,88 9 3,96 6 2,64 5 2,20

22 Trâm

trắng 3 1,32 1 0,44 2 0,88 3 1,32 1 0,44 3 1,32

23 Côm

rừng 2 0,88 1 0,44 0 0,00 1 0,44 2 0,88 0 0,00

24 Giổi

đỏ 8 3,52 5 2,20 4 1,76 6 2,64 7 3,08 5 2,20

Từ kết quả điều tra tổ thành cây tái sinh ở

bảng 3 cho thấy, thành phần các loài cây tái

sinh ở khu vực nghiên cứu khá phong phú và

đa dạng (24 loài), trong đó số lượng cây tái

sinh của các loài Đỗ quyên trên các ô tiêu

chuẩn đều chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ cây tái

Lâm sinh

38 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

sinh của các loài khác. Ngoài các loài Đỗ

quyên, một số loài cũng có tỷ lệ cây tái sinh

cao như: Cứt ngựa, Kháo vàng (Machilus

odoratissima Nees), Nhựa ruồi (Ilex cymosa

Blume), Giổi nhung, Thị núi, Nanh chuột, Re

hương, Sồi phảng (Lithocarpus fissus Champ

ex Benth), Dẻ đỏ. Các loài khác, tỷ lệ cây tái

sinh rất thấp, chỉ chiếm 1 - 2%. Qua trên có thể

nhận định rằng, mức độ các loài cây tham gia

trong tổ thành cây tái sinh so với tổ thành cây

mẹ có trong khu vực là khá phù hợp.

3.2.3. Cây bụi, thảm tươi

Cây bụi, thảm tươi là thành phần quan trọng

trong quần xã hệ sinh thái rừng, tham gia vào

quá trình hình thành đất rừng thông qua vật rơi

rụng và hoạt động của bộ rễ. Ngoài ra, cây bụi

thảm tươi còn tham gia vào quá trình tạo lập

hoàn cảnh sinh thái rừng, quá trình tiểu tuần

hoàn nước, làm hạn chế dòng chảy bề mặt và

tăng cường lượng nước thấm trong đất, từ đó

tham gia vào quá trình hình thành tiểu khí hậu

rừng. Để điều tra, đánh giá cây bụi, thảm tươi

tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành

điều tra ở 30 ô dạng bản trong 6 OTC 2000 m2

tại 3 khu vực nghiên cứu: đỉnh Phù Nghĩa,

đỉnh Thạch Bàn, đỉnh Quạ Há. Kết quả điều tra

về cây bụi, thảm tươi tại khu vực được thống

kê trong bảng 4.

Bảng 4. Bảng điều tra cây bụi thảm tươi

Địa điểm OTC Độ che phủ Hvn (m) Loài cây bụi, thảm tươi

Đỉnh Phù

Nghĩa

1 58 1,44 Địa lan, Dương xỉ, Sặt, Lá dong,

Cẩm cang lá dài, Trầu tiên, Kè,

Sừng hươu, Cỏ lá tre, Cỏ mác,

Vạn niên thanh, Trọng đũa gỗ,

Râu hùm, Trúc gai, Ô rô, Cơm

cháy, Lá khôi, Sa nhân, Cao cẳng,

Mía dò, Cơm nếp…

2 53 1,32

Đỉnh

Thạch

Bàn

3 50 1,42

4 52 1,45

Đỉnh Quạ

5 58 1,47

6 56 1,36

Qua bảng 4 ta thấy, cây bụi thảm tươi trong

khu vực nghiên cứu có chiều cao bình quân từ

1,32 – 1,45 m với độ che phủ khoảng 50 –

58%. Thành phần cây bụi thảm tươi chủ yếu

tại khu vực nghiên cứu: Địa lan, Dương xỉ,

Sặt, Lá dong… Đặc biệt, tại 3 đỉnh nghiên

cứu, ngoài các loài cây kể trên thì các loài Đỗ

quyên (những cây thấp) cũng là thành phần

chính tham gia vào tầng cây bụi, thảm tươi

trong khu vực.

3.3. Đặc điểm thổ nhưỡng nơi Đỗ quyên hoa

trắng hồng phân bố

Kết quả mô tả phẫu diện và các chỉ tiêu

phân tích được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 5. Một số đặc điểm cơ bản của phẫu diện đất

STT Chỉ tiêu điều tra

Phẫu diện đất tại đai độ cao

900-1100m, đỉnh Phù Nghĩa

(Phẫu diện 1)

Phẫu diện đất tại đai độ

cao 1200-1388m, đỉnh

Thạch Bàn (Phẫu diện 2)

1 Độ dốc 30o 35o

2 Hướng dốc Đông – Bắc Đông - Bắc

3 Đá mẹ Ryolit Ryolit

4 Loại đất Feralit – nâu vàng Feralit – nâu vàng

5 Thực bì Rừng tự nhiên Rừng tự nhiên

6 Độ dày tầng đất >60 cm 50 cm

7 Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt nhẹ

Lâm sinh

39TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

8 Kết cấu Hạt – viên Hạt – viên

9 Độ chặt Xốp Xốp

10 Tỷ lệ đá lẫn 40% 55%

11 Độ ẩm ẩm ẩm

12 Độ cao tuyệt đối 950 1300m

Bảng 6. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý – hoá các phẫn diện đất

STT Chỉ tiêu điều tra Phẫu diện 1 Phẫu diện 2

1 pH KCL 4,87 3,67

2 Mùn (%) 3,34 3,34

3 Đạm (mg/100g) 0,19 0,78

4 P2O5 dễ tiêu (mg/100g) 2,15 1,03

5 K2O dễ tiêu (mg/100g) 11,16 6,65

6 Độ chua trao đổi (Al3+) 1,95 2,52

7 Độ chua thuỷ phân (1dl/100) 6,35 4,84

8 Ca2+ trao đổi 1,26 3,54

9 Mg2+ trao đổi 1,04 4,27

10 P2O5 tổng số 0,21 0,06

11 K2O tổng số 0,64 1,74

12 Thành phần cơ giới:

12.1 Cấp hạt từ 2 - 0,02 (%) 47,50 49,40

12.2 Cấp hạt từ 0,02 – 0,002 (%) 39,10 21,30

12.3 Cấp hạt < 0,002 (%) 86,60 29,30

Theo bảng 5 và bảng 6 ta có thể nhận xét

rằng, tại khu vực có Đỗ quyên hoa trắng hồng

phân bố, đất có những đặc tính sau:

- Đất hơi chua, độ mùn ở mức trung bình;

- Đạm ở mức trung bình;

- P2O5 nghèo;

- K2O dễ tiêu ở mức trung bình;

- Các chỉ tiêu còn lại cũng ở mức trung bình;

- Thành phần cơ giới thịt nhẹ.

Từ các đặc tính trên ta thấy, cây Đỗ quyên

nói chung và Đỗ quyên hoa trắng hồng nói

riêng thích hợp với điều kiện đất hơi chua,

thành phần cơ giới thịt nhẹ, và có độ phì của

đất từ trung bình trở lên.

3.4. Đặc điểm hình thái Đỗ quyên hoa trắng

hồng tại khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan

đến hình thái của loài Đỗ quyên hoa trắng

hồng, được tổng hợp trong bảng 7.

Bảng 7. Đặc điểm hình thái Đỗ quyên hoa trắng hồng tại khu vực nghiên cứu

OTC Hvn (m) D1.3 (cm)

Kích thước

lá (dài x

rộng) (cm)

Số lượng

gân lá

Đường

kính hoa

TB (cm)

Chiều cao

hoa TB

(cm)

Độ dài

cuống hoa

TB (cm)

01 3,70 14,60 12,70 x 4,45 13,89 6,29 4,30 3,00

02 4,10 12,30 12,82 x 4,42 13,67 6,20 4,23 2,99

Lâm sinh

40 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

03 3,60 15,30 13,50 x 4,55 13,97 6,22 4,26 3,04

04 4,07 13,80 14,10 x 4,4 13,75 6,18 4,05 3,06

05 3,72 15,10 13,65 x 4,5 13,87 6,21 4,12 3,05

06 4,12 13,00 13,81 x 4,46 13,90 6,19 4,23 3,03

Từ bảng số liệu 7 ta thấy rằng, Đỗ quyên

hoa trắng hồng tại các OTC có các chỉ tiêu về

hình thái tương tự nhau. Trong tất cả các chỉ

tiêu quan sát và đo đếm được chỉ có duy nhất

chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn là có sự khác

biệt đáng kể, còn các chỉ tiêu khác về hình thái

như đường kính thân, kích thước hoa, lá gần

như không có sự khác biệt nào. Từ bảng số liệu

trên ta thấy rằng, chiều cao vút ngọn Đỗ quyên

hoa trắng hồng dao động từ 3,6 m – 4,12 m và

cây tại những vị trí thấp luôn có xu hướng cao

hơn cây ở những vị trí gần đỉnh. Sự khác nhau

về chiều cao Đỗ quyên hoa trắng hồng có thể

là bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của địa hình, đất

đai, và chiều cao của tổ thành rừng tại các vị trí

cây phân bố.

Các đặc điểm khác của Đỗ quyên hoa trắng

hồng (màu sắc thân, màu sắc và cấu trúc hoa,

đặc điểm và màu sắc lá…) không có sự khác

biệt đáng kể so với phần mô tả chung như đã

trình bày ở trên.

IV. KẾT LUẬN

- Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố ở đai độ

cao từ 700 m đến 1388 m, tập trung nhiều ở

sườn núi phía Đông – Bắc với độ cao từ 900 m

đến 1388 m.

- Các trạng thái rừng có Đỗ quyên hoa trắng

hồng phân bố đều thuộc trạng thái rừng IVb

với độ tàn che từ 0,6 - 0,7, tập trung nhiều ở độ

cao từ 900 m trở lên. Tổ thành tầng cây cao

chủ yếu là các loài: Nanh vàng, Cứt ngựa, Sồi

phảng, Nanh chuột, Re hương, Thị núi, Kháo

lá bắc to, Dẻ đỏ, Dẻ tùng sọc trắng hẹp.

- Tổ thành các loài cây tái sinh ở khu vực

nghiên cứu khá đa dạng và phong phú, trong

đó số lượng cây tái sinh của các loài Đỗ quyên

trên các ô tiêu chuẩn đều chiếm tỷ lệ cao so với

tỷ lệ cây tái sinh của các loài khác.

- Cây bụi, thảm tươi trong khu vực nghiên

cứu có chiều cao trung bình 1,32 - 1,45 m với

độ che phủ 50 - 58% với thành phần chủ yếu là

Địa lan, Dương xỉ, Sặt, Lá dong….

- Đỗ quyên hoa trắng hồng thích hợp với

điều kiện đất hơi chua, thành phần cơ giới thịt

nhẹ, và độ phì của đất từ trung bình trở lên.

Hình 1. Cành mang hoa (Nguồn: Đặng Văn Hà)

Hình 2. Đặc tả hoa và lá (Nguồn: Đặng Văn Hà)

Lâm sinh

41TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

- Các chỉ tiêu về hình thái của Đỗ quyên hoa

trắng hồng tại các đai độ cao và hướng sườn

núi khác nhau không có sự khác nhau đáng kể,

riêng đối với chiều cao vút ngọn thì cây ở

những vị trí thấp luôn có xu hướng cao hơn

cây ở những vị trí gần đỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Chi (2003). Từ điển thực vật thông dụng.

NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Trần Thị Thanh, et al., (2010). Đỗ quyên Vườn

quốc gia Hoàng liên, quyển 1, Cẩm nang đa dạng sinh

học Vườn quốc gia Hoàng liên. NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

3. Hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên

nhiên Việt nam (2001). Vườn quốc gia Tam Đảo. NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nông Văn duy, et al.. (2014). Thành phần loài và

hiện trạng bảo tồn chi Đỗ quyên (Rhododendron L.) ở

Lâm Đồng. Tạp chí KHLN 2/2014 (3334 - 3342).

CHARACTERISTICS OF DISTRIBUTION AND MORPHOLOGY OF PINK

WHITE FLOWERS RHODODENDRON (Rhododendron cavaleriei H. Lév.)

AT TAM DAO NATIONAL PARK

Dang Van Ha

SUMMARY

The article presents some results of studies on the distribution characteristics, forest structure and morphological

characteristics of pink white flowers rhododendron at Tam Dao National Park. The results of research has

identified pink white flowers Rhododendron distributed in altitude from 700 m - 1388 m, concentrated in the

eastern - North slopes with altitude from 900 m - 1388 m. The dominant species in tree composition in areas with

pink white flowers rhododendron distribution include: Michelia foveolata Merr. Ex Dandy, Achidendron balansae

(Oliv.) I. Nielsen, Lithocarpus fissus Champ ex Benth, Cryptocarya lenticellata Lecomte, Cinnamomum

iners Reinw, Diospyros montana montana Roxb, Machilus grandibracteata S. K. Lee et F. N. Wei, Lithocarpus

ducampii (Hikel &A. Camus) A. Camus, Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg. Composition of regenerative tree

species in areas where pink white flowers Rhododendron distributed, is quite rich, in which the number of

regenerativepink white flowers Rhododendronhigher than others. Shrubs, vegetation in the study area have an

average elevation of 0.25 - 1.45 m with about 50 - 58% coverage. The study have confirmed that soil in the area

of pink white flowers Rhododendron distribution: lightly acidic soil, fertility and other indicators from the average

older, the soil texture is light loam.

Keywords: Rhododendron, Pink white flowers rhododendron, Tamdao vegetation, Tamdao forest.

Người phản biện : PGS.TS. Vũ Quang Nam

Ngày nhận bài : 25/10/2015

Ngày phản biện : 28/10/2015

Ngày quyết định đăng : 30/10/2015

Lâm sinh

42 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG

CỦA CÂY CON TRAI NAM BỘ (Fagraea cochinchinensis)

TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC,

TỈNH KIÊN GIANG

Bùi Việt Hải1, Trương Thanh Hào2

1TS. Đại học Nông – Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 2ThS. Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang

TÓM TẮT

Bài viết phản ánh kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng của cây con loài Trai Nam Bộ

(Fagraea cochinchinensis) ở giai đoạn vườn ươm tại VQG Phú Quốc. Bằng phương pháp bố trí theo kiểu khối

đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD và phân tích phương sai ANOVA) một nhân tố, kết quả đã cho thấy: Đối với

ảnh hưởng của phân bón, phân NPK có tác dụng làm tăng các chỉ số về chiều cao, đường kính, của Trai Nam Bộ.

Trong các tỷ lệ NPK đã thí nghiệm, tỷ lệ 16 -16 - 8 là thích hợp nhất đối với sinh trưởng về đường kính và chiều

cao. Riêng chỉ tiêu số lá trên cây không chịu ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón. Ba loại kích thước bầu 10 x 18

cm, 15 x 25 cm và 20 x 30 cm đưa lại hiệu quả khác nhau trong sinh trưởng của Trai Nam Bộ. Để tạo thuận lợi

cho sinh trưởng Trai nam bộ ở vườn ươm, việc sử dụng kích thước bầu 15 x 25 cm là thích hợp hơn.

Từ khóa: NPK, phân bón, Trai nam bộ (Fagraea cochinchinensis), Vườn Quốc gia Phú Quốc.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trai Nam Bộ (Fagraea cochinchinensis A.

Chev) là loài cây gỗ quý, được chọn là loài cây

ưu tiên cho các chương trình trồng rừng từ năm

2004 của tỉnh Kiên Giang. Loài cây này được

xếp vào các loại cây đang bị đe dọa và mức độ

đe dọa theo phân hạng của tổ chức bảo tồn

thiên nhiên thế giới (IUCN, 2001) là rất nguy

cấp. Do đó, vấn đề khôi phục cả về chất lượng

và số lượng loài này đang là việc làm cần thiết,

nhất là việc đáp ứng nguồn giống cây con phục

vụ cho trồng rừng.

Để gieo ươm thành công cây Trai Nam Bộ,

điều quan trọng là phải có hiểu biết đầy đủ về

những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến sinh

trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm,

trong đó có chế độ bón phân. Chất lượng cây

con đem trồng rừng đóng một vai trò quan

trọng quyết định thành bại của rừng trồng. Nó

phụ thuộc vào các kỹ thuật chăm sóc cây con,

trong đó hàm lượng bón phân và loại phân bón

là một trong những nhân tố quyết định. Bón đủ

lượng phân và tỷ lệ loại phân hợp lý sẽ phát

huy hết tiềm năng của cây, cây con sẽ đủ tiêu

chuẩn trồng rừng. Đồng thời, để hạ được giá

thành trồng rừng, nhà lâm học còn phải quan

tâm đến kích thước bầu, tiêu chuẩn cây con

đem trồng và nhiều vấn đề khác.

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong giai đoạn vườn ươm, các nhân tố sinh

thái chủ đạo như: thành phần ruột bầu, kích

thước bầu, ánh sáng, nước… có ảnh hưởng rất

lớn đến đời sống cây con, quyết định đến khả

năng sinh trưởng và phát triển của cây tốt hay

xấu. Dựa theo nguyên lý sinh thái giới hạn, tác

giả tiến hành bố trí thí nghiệm để xác định

những phản ứng sinh trưởng của cây con Trai

Nam Bộ đối với một số cấp biến đổi của nhân

tố thí nghiệm như tỷ lệ phân bón NPK, kích

thước bầu. Từ đó, xác định được ngưỡng tác

động thích hợp nhất của phân bón và kích

thước bầu đối với sinh trưởng của cây trong

giai đoạn vườn ươm.

2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

- Cây con Trai đã được gieo 2 - 3 tháng và

được cấy vào bầu lúc 9 - 10 tháng tuổi. Đối với

Lâm sinh

43TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

cây được 10 tháng tuổi, chia thành 3 cấp độ

theo chiều cao: cây tốt, trung bình và xấu. Cây

tốt là những cây có chiều cao vút ngọn trên 20

cm. Cây trung bình có chiều cao 10 - 20 cm.

Cây xấu có chiều cao nhỏ hơn 10 cm. Mục

đích của việc chia thành các cấp cây khác nhau

là để đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến

sinh trưởng của cây trong cùng một cấp được

chính xác hơn.

- Đất làm ruột bầu là đất xám trên phù sa

cổ, được lấy ở tầng mặt. Phân làm ruột bầu bao

gồm: phân chuồng hoai; phân super lân (16,5%

P2O5) của nhà máy phân lân Long Thành,

Đồng Nai. Chất phụ gia là xơ dừa khô, trấu để

che ủ luống gieo.

2.2. Bố trí gieo ươm

Kỹ thuật làm đất ruột bầu:

- Lấy đất: Phát dọn sạch thực bì nơi được

chọn, cày lớp đất mặt sâu không quá 20 – 30

cm, sàng đất qua lưới để loại bỏ các tạp vật lớn

hơn 4 – 5 mm.

- Phơi ải và ủ đất: Rải đất trên nền phẳng ở

ngoài trời, phơi nắng khoảng 3 – 4 ngày để cho

đất ải, sau vun đất lại thành đống cao 40 – 50

cm và ủ vài ba tuần để diệt trừ mầm mống sâu

bệnh và cỏ dại trước khi đem dùng.

- Trộn hỗn hợp ruột bầu: Cân đong chính

xác từng loại nguyên liệu (đất, xơ dừa, phân

bón) theo đúng tỷ lệ cần dùng. Dùng xẻng đảo

đều hỗn hợp.

Kỹ thuật cấy cây vào bầu:

- Sau khi chuẩn bị đất, tiến hành đóng bầu,

khi đóng chú ý bầu đất không quá chặt cũng

không quá lỏng lẻo.

- Khi chồi rễ cây con đạt được 2 - 3 cm tiến

hành cấy cây vào bầu. Dùng que xoi một lỗ ở

giữa bầu đất, sau đó đặt cây vào bầu, dùng tay

ấn nhẹ hai bên mặt bầu để giảm các khoảng hở

lớn trong bầu đất…

Chăm sóc cây:

Sử dụng nước tưới của vườn ươm, tưới

phun thủ công, ngày phun 2 lần, vào sáng sớm

và buổi chiều. Không tưới nước vào lúc buổi

trưa. Làm cỏ một tuần một lần.

2.3. Bố trí thí nghiệm

Nguyên tắc đồng nhất: Ngoài yếu tố cần so

sánh, các yếu tố khác như điều kiện địa hình,

điều kiện ánh sáng, biện pháp kỹ thuật phải

bảo đảm đồng nhất.

Nguyên tắc lặp lại: Để đảm bảo hạn chế các

sai số của thí nghiệm, số lần lặp lại của các thí

nghiệm được xác định cụ thể là 3 lần.

Nguyên tắc tối thiểu số dung lượng mẫu: Để

đánh giá tổng thể một cách xác thực và khách

quan thì phải chọn mẫu ngẫu nhiên, dung

lượng mẫu tối thiểu là 30 cây.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng

của tỷ lệ phân NPK tới sinh trưởng đường

kính, chiều cao của cây con Trai Nam Bộ tại

vườn ươm.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 tỷ lệ phân

bón NPK như sau:

1) Nghiệm thức 1: N - P2O5 - K2O: 16 - 16 - 8

2) Nghiệm thức 2: N - P2O5 - K2O: 30 - 10 - 10

3) Nghiệm thức 3: N - P2O5 - K2O: 20 - 20 - 20

Đối với cây 9 tháng tuổi thành phần ruột

bầu bao gồm 4% xơ dừa + 10% phân vi sinh +

80% đất. Đất làm ruột bầu là đất xám trên phù

sa cổ, lấy ở tầng mặt, độ sâu từ 0 - 30 cm, kích

thước túi bầu 15×25 cm. Thí nghiệm được bố

trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên

(RCBD) một nhân tố.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của

kích thước bầu tới sinh trưởng đường kính,

chiều cao của cây Trai Nam Bộ 5 tháng tuổi tại

vườn ươm.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức:

1) Nghiệm thức A: Kích thước bầu 10×18 cm

2) Nghiệm thức B: Kích thước bầu 15×25 cm

3) Nghiệm thức C: Kích thước bầu 20×30 cm

Thành phần ruột bầu gồm 80% đất xám trên

Lâm sinh

44 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

phù sa cổ, 10% phân chuồng hoai, 1% super

lân, 4% xơ dừa. Đất làm ruột bầu là đất xám

trên phù sa cổ, tầng mặt, 0 - 30 cm. Thí nghiệm

được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu

nhiên (RCBD) một nhân tố với ba lần lặp lại.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Mỗi ô thí nghiệm của một nghiệm thức

được tiến hành đo đếm 30 cây và đều nhau cho

tất cả các ô. Cây to hay nhỏ đều được đo.

Thời gian đo đếm được thực hiện định kỳ

30 ngày/lần. Số liệu tính toán chỉ lấy ở lần cuối

(của giai đoạn thí nghiệm). Chỉ tiêu và cách

thức đo đếm như sau:

- Đường kính cổ rễ (cách mặt bầu 2 cm)

được đo bằng thước kẹp kính Palme có độ

chính xác đến 0,5 mm.

- Chiều cao vút ngọn (từ mặt bầu đến ngọn

cây) được đo bằng thước kỹ thuật, có độ chính

xác đến 0,5 cm.

- Số lá trên cây: đếm toàn bộ số lá trên cây.

Đánh giá chất lượng cây con theo các mức:

tốt, trung bình, xấu dựa trên quan sát đặc điểm

hình thái kích thước, mức độ sinh trưởng.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu đo đếm về sinh trưởng đường

kính cổ rễ, chiều cao vút ngọn, số lá của cây

Trai Nam Bộ trên các nghiệm thức được xử lý

bằng phương pháp thống kê, sử dụng phần

mềm Statgraphics 3.0 và bảng tính Excel.

Việc phân tích và đánh giá kết quả thí

nghiệm được thực hiện theo các bước sau:

- Tính các đặc trưng thống kê mô tả (giá trị

bình quân, phương sai, biến động…) về đường

kính, chiều cao và số lá.

- Sử dụng phân tích phương sai (ANOVA)

một nhân tố để xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ

phân bón NPK và kích thước bầu đến sinh

trưởng cây con.

- Những kết quả tính toán được tổng hợp

thành bảng và đồ thị, giải thích và thảo luận

kết quả thí nghiệm.

- Chọn 1 đến 2 nghiệm thức tốt nhất của

mỗi thí nghiệm (đường kính, chiều cao, số lá)

để đưa vào đề xuất xử lý kỹ thuật gieo ươm đối

với cây Trai Nam Bộ.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón NPK

đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây con

Trai Nam Bộ trong vườn ươm

3.1.1. Sinh trưởng đường kính cổ rễ (D00,mm)

của cây con

Tiến hành đo đếm đường kính cổ rễ D00

(mm) của cây con Trai nam bộ sau khi bón

phân 60 ngày, kết quả thu được ở bảng 1.

Bảng 1. Sinh trưởng đường kính cổ rễ D00 (mm) ở các cấp cây thí nghiệm

Nghiệm thức Cây tốt, D(mm) Cây T.bình,

D(mm) Cây xấu, D(mm)

1 (16- 16- 8) 6,6 4,4 2,5

2 (30-10- 10) 7,1 4,7 2,8

3 (20- 20 -20) 6,0 4,1 2,2

Đối với cây ở cấp độ sinh trưởng tốt,

đường kính cổ rễ trung bình lớn nhất ở

nghiệm thức 2 (tỷ lệ phân bón là 30 - 10 - 10)

với D00 là 7,1 mm, cao hơn 0,5 mm so với

nghiệm thức 1 (16 - 16 - 8), hơn 1,1 mm so

với nghiệm thức 3 (20 - 20 - 20).

Ở cấp độ sinh trưởng trung bình, nghiệm

thức 2 (30 - 10 - 10) có đường kính cổ rễ trung

bình lớn nhất đạt 4,7 mm cao hơn nghiệm thức

1 (16 - 16 - 8) 0,3 mm và cao hơn nghiệm thức

3 (20 - 20 - 20) 0,3 mm.

Ở cấp độ sinh trưởng xấu, nghiệm thức 2

Lâm sinh

45TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

(30 - 10 - 10) vẫn có đường kính cổ rễ trung

bình lớn nhất đạt 2,8 mm, cao hơn 0,3 mm đối

với nghiệm thức 1 (16 - 16 - 8) và hơn nghiệm

thức 3 (20 – 20 - 20) 0,3 mm.

Bảng 2. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD đường kính cổ rễ các cấp cây

Loại cây Nghiệm thức

Số cây

đo

đếm

Dtb

(mm)

Nhóm

thuần nhất F-ratio P – Value

Tốt

3 (20 - 20 - 20) 90 6,0 X

61,23

0,0000 1 (16 - 16 - 8) 90 6,6 X

2 (30 - 10 - 10) 90 7,1 X

Trung

bình

3 (20 - 20 - 20) 90 4,1 X

23,50

0,0000 1 (16 - 16 - 8) 90 4,4 X

2 (30 - 10 - 10) 90 4,7 X

Xấu

3 (20 - 20 - 20) 90 2,2 X

17,11

0,0000 1 (16 - 16 - 8) 90 2,5 X

2 (30 - 10 - 10) 90 2,8 X

Từ bảng kết quả phân tích thống kê (bảng 2)

với chỉ tiêu đường kính cổ rễ sau 60 ngày bón

phân ở các nghiệm thức cho thấy:

Đối với cây ở cấp độ sinh trưởng tốt, sinh

trưởng trung bình và sinh trưởng xấu đều có

mức xác suất ý nghĩa 0,000 < 0,01 nên sự khác

biệt D00 (mm) giữa các nghiệm thức là rất có ý

nghĩa về mặt thống kê, nói cách khác sự khác

biệt giữa các D00 (mm) là do ảnh hưởng của tỷ

lệ phân bón.

Sau thời gian thí nghiệm 2 tháng, tỷ lệ phân

bón 30 - 10 - 10 đã làm cho tăng trưởng đường

kính lớn nhất, kết quả này lặp lại giống nhau ở

cả 3 cấp cây tốt, trung bình và xấu. Điều đó

càng khẳng định tác dụng vượt trội của công

thức bón phân này lên sinh trưởng D00 của cây

Trai Nam Bộ trong thời gian 2 tháng tuổi.

3.1.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn,cm)

Tiến hành đo đếm chiều cao vút ngọn Hvn (cm)

của cây con Trai Nam Bộ sau khi bón phân 60

ngày được kết quả ở bảng 3, kết quả so sánh

Hvn như trình bày ở bảng 4.

Bảng 3. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) ở các cấp cây trồng

Nghiệm thức Cây tốt, H(cm) Cây trung bình,

H(cm) Cây xấu, H(cm)

1 (16 - 16 - 8) 84,8 50,6 25,3

2 (30 - 10 - 10) 88,3 57,5 28,3

3 (20 - 20 - 20) 83,8 61,3 24,5

Bảng 4. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD tới chiều cao ở các cấp cây

Loại cây Nghiệm thức Số cây

đo đếm

Htb

(cm)

Nhóm

thuần nhất F – ratio P - Value

Tốt

3 (20 - 20 - 20) 90 83,8 X

22,89

0,0000 1 (16 - 16 - 8) 90 84,8 X

2 (30 - 10 - 10) 90 88,3 X

Lâm sinh

46 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Trung

bình

3 (20 - 20 - 20) 90 50,6 X

35,17

0,0000 1 (16 - 16 - 8) 90 57,5 X

2 (30 - 10 - 10) 90 61,3 X

Xấu

3 (20 - 20 - 20) 90 24,5 X

81,31

0,0000 1 (16 - 16 - 8) 90 25,3 X

2 (30 - 10 - 10) 90 28,3 X

Dựa vào bảng 3 để phân tích chỉ tiêu chiều

cao cây sau 2 tháng. Ở cấp độ cây sinh trưởng

tốt, tỷ lệ phân bón 30 - 10 - 10 vẫn có chiều

cao cây trung bình lớn nhất bằng 88,3 cm, cao

hơn các nghiệm thức 16 - 16 - 8 và 20 - 20 - 20

từ 3,5 cm đến 4,5 cm. Sự xếp hạng này giống

với sự xếp hạng ở cấp độ cây sinh trưởng trung

bình và xấu.

Từ bảng phân tích ANOVA (bảng 4) đối

với cây ở cấp độ sinh trưởng tốt, trung bình và

xấu đều có mức xác suất ý nghĩa 0,000 < 0,01,

cho nên sự khác biệt Hvn (cm) giữa các nghiệm

thức là rất có ý nghĩa về mặt thống kê, do vậy

sự khác biệt giữa các Hvn (cm) là do ảnh hưởng

của loại tỷ lệ phân bón.

Tóm lại, sau 2 tháng bón phân, phân bón đã

có tác dụng làm tăng trưởng chiều cao ở cả 3

cấp độ cây, trong đó tỷ lệ 30 - 10 - 10 đã làm

tăng chiều cao tốt nhất so với các nghiệm thức

khác ở cả 3 cấp cây tốt, trung bình, xấu. Điều

đó khẳng định tác dụng vượt trội của tỷ lệ bón

phân này lên sinh trưởng chiều cao của cây

Trai trong thời gian 2 tháng.

3.1.3. Thay đổi số lá của cây con

Tiến hành đo đếm số lá/cây (lá) của cây con

Trai Nam Bộ sau khi bón phân 60 ngày thu

được kết quả ở bảng 5, kết quả phân tích ở

bảng 6.

Bảng 5. Thay đổi số lá trên cây (lá) ở thời điểm 60 ngày sau bón phân

Nghiệm thức Cây tốt (số lá) Cây trung bình

(số lá) Cây xấu (số lá)

1 (16 - 16 - 8) 19 21 19

2 (30 - 10 - 10) 19 21 19

3 (20 - 20 - 20) 19 20 17

Bảng 6. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD tới chỉ tiêu số lá trên cây

Loại cây Nghiệm thức Số cây

đo đếm

Số lá/cây

(lá)

Nhóm

thuần nhất F – ratio P - Value

Tốt

3 (20 - 20 - 20) 90 18,8 X

1,03

0,3750

2 (30 - 10 - 10) 90 19,0 X

1 (16 - 16 - 8) 90 19,0 X

Trung

bình

3 (20 - 20 - 20) 90 20,2 X

0,02

0,9813 2 (30 - 10 - 10) 90 20,5 X

1 (16 - 16 - 8) 90 20,5 X

Xấu

3 (20 - 20 - 20) 90 17,1 X

0,60

0,5500 2 (30 - 10 - 10) 90 19,0 X

1 (16 - 16 - 8) 90 19,0 X

Lâm sinh

47TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Cũng như hai chỉ tiêu D00 và Hvn, sau khi

bón phân cho thấy đối với các cấp độ sinh

trưởng, sự khác biệt về số lá không chênh lệch

nhiều và đều có mức ý nghĩa P > 0,05. Với cây

ở cấp độ sinh trưởng tốt số lá dao động ở 18 –

19 lá, với cây ở cấp độ sinh trưởng trung bình

số lá dao động ở 20 - 21 lá, còn ở cây cấp độ

sinh trưởng xấu số lá ở 17 - 19 lá. Tóm lại, tỷ

lệ các loại phân bón ảnh hưởng không có ý

nghĩa đến sinh trưởng số lá/cây ở giai đoạn sau

khi bón phân 60 ngày.

3.1.4. Thảo luận chung

Đối với cây ở cấp độ mức sinh trưởng tốt,

qua 2 tháng bón phân, tỷ lệ phân bón ảnh

hưởng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ D0

(mm) và chiều cao vút ngọn Hvn (cm). Khi bón

với tỷ lệ 20 - 20 - 20, cây tăng trưởng nhưng

chậm hơn so với 2 tỷ lệ phân còn lại, nhưng

thân cây lại cứng cáp hơn vì hàm lượng kali

tương đối nhiều. Với tỷ lệ 30 - 10 - 10 giúp cây

tăng trưởng mạnh nhất về đường kính lẫn

chiều cao nhưng cây rất yếu, ngọn cây có biểu

hiện hơi cong. Còn tỷ lệ 16 - 16 - 8 cây phát

triển cân đối về chiều cao và đường kính.

Đối với cây ở cấp độ sinh trưởng trung

bình, sau 2 tháng bón phân, tỷ lệ phân bón ảnh

hưởng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ D0

(mm) và chiều cao vút ngọn Hvn (cm). Khi bón

với tỷ lệ 20 - 20 - 20 thì cây tăng trưởng nhưng

chậm hơn. Bón với tỷ lệ 30 - 10 - 10 giúp cây

tăng trưởng mạnh nhất về đường kính lẫn

chiều cao nhưng cây lại yếu. Còn tỷ lệ 16 - 16 -

8 cây phát triển bình thường cả về chiều cao và

đường kính.

Đối với cây ở cấp độ sinh trưởng xấu, sau 2

tháng bón phân, tỷ lệ phân bón ảnh hưởng rõ đến

sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) và chiều

cao vút ngọn Hvn (cm). Khi bón với tỷ lệ 20 - 20

- 20, cây tăng trưởng chậm lại. Với tỷ lệ 30 - 10

- 10 cây tăng trưởng mạnh nhất về đường kính

lẫn chiều cao, thân cây mập mạp. Còn ở tỷ lệ 16

- 16 - 8, cây phát triển tương đối đều về chiều

cao và đường kính, số lá cũng nhiều hơn.

Sau 2 tháng bón phân với 3 tỷ lệ phân bón

NPK khác nhau cho 3 cấp độ cây sinh trưởng

khác nhau thì tốc độ tăng trưởng đường kính và

chiều cao của cây ở mỗi tỷ lệ cũng khác nhau.

Với tỷ lệ 30 - 10 - 10 cây tăng trưởng mạnh

nhất, nhưng chất lượng kém. Với tỷ lệ 20 - 20 -

20 cây tăng trưởng chậm nhất nhưng lại cứng

cáp nhất. Còn tỷ lệ 16 - 16 - 8 cây tăng trưởng

về đường kính và chiều cao bình thường. Như

vậy, tỷ lệ phân NPK thích hợp nhất cho Trai

Nam Bộ giai đoạn vườn ươm là 16 - 16 - 8.

3.2. Ảnh hưởng của kích thước bầu tới sinh

trưởng cây Trai Nam Bộ sau 5 tháng tuổi

3.2.1. Ảnh hưởng của kích thước bầu đến

đường kính cổ rễ

Bảng 7. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD của đường kính cổ rễ cây

Nghiệm

thức

Số cây đo

đếm

Dtb

(mm)

Nhóm

thuần nhất F-Ratio P-Value

1 (10*18) 90 3,0 X

48,42

0,0000 2 (15*25) 90 3,3 X

3 (20*30) 90 3,4 X

Phân tích thống kê cho thấy kích thước bầu

có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường

kính của cây con Trai Nam Bộ sau 5 tháng tuổi

(F = 48,42; P < 0,01) (bảng 7). Theo mức độ

phân hóa về đường kính thân cây ở các kích

thước bầu khác nhau, có thể phân chia cây con

Trai Nam Bộ 5 tháng tuổi thành 3 nhóm; trong đó

nhóm 1 có trị số thấp nhất (3,0 mm) ứng với kích

thước bầu 10 x 18 cm, nhóm 3 có trị số cao nhất

(3,4 mm) ứng với kích thước bầu 20 x 30 cm.

Lâm sinh

48 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.2.2. Ảnh hưởng của kích thước bầu đến chiều cao

Bảng 8. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD của chiều cao cây

Nghiệm thức Số cây đo

đếm

Htb

(cm)

Nhóm

thuần nhất F-Ratio P-Value

1 (10 x 18) 90 20,3 X

47,46

0,0000 3 (20 x 30) 90 21,6 X

2 (15 x 25) 90 23,2 X

Kết quả phân tích thống kê trên cho thấy

kích thước bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh

trưởng chiều cao của cây con Trai Nam Bộ 5

tháng tuổi (F = 47,46; P < 0,01) (bảng 8). Theo

mức độ phân hóa về chiều cao thân cây ở các

kích thước bầu khác nhau, có thể phân chia cây

con Trai Nam Bộ 5 tháng tuổi thành 3 nhóm;

trong đó nhóm 1 có trị số thấp nhất (20,3 cm)

ứng với kích thước bầu 10 x 18 cm, nhóm 2 có

trị số cao nhất (23,2 cm) ứng với kích thước

bầu 15 x 25 cm.

Qua phân tích biến động, đường kính và

chiều cao cây Trai Nam Bộ đo tại giai đoạn 5

tháng tuổi ở vườn ươm, kết quả cho thấy nhân

tố kích thước bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến quá

trình sinh trưởng của cây con trong giai đoạn

vườn ươm. Theo phân hạng đường kính (D0)

và chiều cao (Hvn) về mức độ phân hóa về tốc

độ sinh trưởng, cây con Trai Nam Bộ 5 tháng

tuổi sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức bầu có

kích thước 15x25 cm và ổn định hơn so với hai

nghiệm thức còn lại.

3.2.3. Nhận xét chung

Kích thước bầu khác nhau đã có tác động

đến sinh trưởng đường kính và chiều cao cây

Trai Nam Bộ cũng khác nhau trong các nghiệm

thức. Cụ thể tại kích thước bầu 15 x 25 cm,

cây sinh trưởng tốt và ổn định về đường kính

và chiều cao. Kích thước bầu 15 x 25 cm và 20

x 30 cm đảm bảo cho Trai Nam Bộ sinh trưởng

và phát triển tốt hơn hẳn so với kích thước bầu

10 x 18 cm.

Phân tích nhược điểm về mặt lâm sinh –

kinh tế của kích thước bầu cho thấy, bầu 20x30

cm chứa nhiều đất và phân có thể giúp cho cây

Trai phát triển hệ rễ tốt hơn, nhưng tốn nhiều

vật liệu làm bầu, giá thành cao và khó khăn

trong khi vận chuyển cây đem trồng. Ngược

lại, bầu 15 x 25 cm có ưu điểm là tốn ít vật liệu

làm bầu, giá thành thấp và dễ vận chuyển cây

đem trồng. Do đó, khi gieo ươm cây Trai Nam

Bộ ở vườn ươm, việc sử dụng kích thước bầu

15 x 25 cm là thích hợp.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phân bón NPK có tác dụng làm tăng các chỉ

số về chiều cao, đường kính, của Trai Nam Bộ

trong giai đoạn vườn ươm. Trong các tỷ lệ

NPK đã thí nghiệm, tỷ lệ 16 - 16 - 8 là thích

hợp nhất đối với sinh trưởng về đường kính và

chiều cao của Trai Nam Bộ. Riêng chỉ tiêu số

lá trên cây không chịu ảnh hưởng của các tỷ lệ

phân bón.

Ba loại kích thước bầu 10 x 18 cm, 15 x 25

cm và 20 x 30 cm đưa lại hiệu quả khác nhau

trong sinh trưởng của cây con. Để tạo thuận lợi

cho sinh trưởng Trai Nam Bộ ở vườn ươm, việc

sử dụng kích thước bầu 15 x 25 cm là thích hợp.

Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở 3 tỷ lệ phân

bón NPK mà chưa thực hiện ở nhiều loại phân

khác với nhiều công thức hơn để tìm ra được

một loại phân và công thức sử dụng loại phân

đó tốt nhất cho sinh trưởng Trai Nam Bộ trong

giai đoạn 2 tháng tuổi. Vì vậy, cần thí nghiệm

với nhiều loại phân bón khác và với nhiều

công thức với tỷ lệ NPK khác nhau, từ đó xác

định được loại phân thích hợp để đảm bảo bón

phân đúng nguyên tắc (đúng loại phân, đúng

Lâm sinh

49TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

liều lượng, đúng cách) cho Trai Nam Bộ ở giai

đoạn vườn ươm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Thắm (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng

của phân bón NPK (3 – 6 - 1) đến sinh trưởng của Lát

hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) giai đoạn 1 - 3 tháng

tuổi. Báo cáo thực tập cuối khóa, Trường Đại học Hồng

Đức, Thanh Hóa.

2. Nguyễn Tuấn Bình (2002). Nghiên cứu ảnh

hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây

con Dầu song nàng (D. dyeri) một năm tuổi. Luận văn

Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông

Lâm TP.HCM.

3. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình

(2002). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

4. Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón (2002). Nhà

xuất bản Nông nghiệp.

FERTILIZER EFFECT TO GROW SEEDLINGS

OF Fagraea cochinchinensis IN NURERY STAGE AT PHU QUOC NATIONAL PARK,

KIEN GIANG PROVINCE

Bui Viet Hai, Truong Thanh Hao

SUMMARY

The actical shows the results of Effect of fertilizer to grow seedlings of Fagraea cochinchinensis in nursery

stage implemented in the Phu Quoc National Park, Kien Giang province, its found purpose proportion fertilizer

and fertilizers stars to grow seedlings reach of the highest. By used RCBD experimental methods to collect data

and ANOVA methods to analysis results. Results indicate true: (i) take advantage of NPK fertilizers had

increased the index of height, diameter of seedlings. Its key rate experiment was NPK ratio is most appropriate

16-16-8 for growth in height and diameter of the seedlings. Particularly indicators of leaves on the trees are not

affected of the proportion of fertilizer. (ii) Three sizes elect 10x18 cm, 15x20 cm and 20x30 cm supplied

various effective in the growth of seedlings, to facilitate plant growth out nursery seedlings, using size 15x25

cm election is the most appropriate.

Keywords: Fertilizer, NPK, Phu Quoc National Park, species of Fagraea cochinchinensis.

Người phản biện : PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn

Ngày nhận bài : 30/11/2015

Ngày phản biện : 02/12/2015

Ngày quyết định đăng : 05/12/2015

Lâm sinh

50 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG

(Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

Lê Xuân Trường1, Nguyễn Đức Hải2, Nguyễn Thị Điệp3

1TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 3KS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Một trong những khó khăn khi xác định lượng tích lũy cácbon của rừng Luồng, một loài cây thân thảo là chưa

có hệ số quy đổi từ sinh khối khô sang tín chỉ cácbon. Việc sử dụng hệ số của cây thân gỗ sẽ dẫn đến sai số làm

ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả. Các mẫu sinh khối được thu thập trên 03 OTC điển hình tạm thời lập tại

Lâm trường Lương Sơn thuộc Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình. Tại các OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh

trưởng để xác định sinh khối tươi, lựa chọn cây mẫu để lấy mẫu sinh khối về sấy khô trong lò sấy làm cơ sở

tính tỷ lệ sinh khối khô và tươi của các bộ phận cây Luồng. Sử dụng phương pháp phân tích đốt cháy tiến hành

tại Phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để xác định hàm lượng cácbon trong các mẫu

sinh khối của cây Luồng. Sử dụng tỷ lệ này để xác định lượng cácbon tích lũy trong các bộ phận của cây

Luồng, của cây cá lẻ và tổng lượng cácbon tích lũy trong rừng Luồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh khối tươi

trong các bộ phận thân khí sinh, cành, lá và thân ngầm lần lượt là 56,5%; 20,7%; 9,9% và 12,9%. Tỷ lệ sinh

khối khô tương ứng là 56,34%; 21,66%; 8,87% và 13,13%. Hàm lượng cácbon tích lũy trong các bộ phận cây

Luồng là 52,99%; 51,47%; 42,26%; 52,22% và 45,90% tương ứng với các bộ phận thân khí sinh, cành, lá, thân

ngầm và rễ. Nếu so với cách tính dùng tỷ lệ cácbon trong sinh khối khô là 0,5 thì kết quả của nghiên cứu có

lượng cácbon tích lũy tăng 0,37 tấn/ha, tương ứng với 4,35%.

Từ khóa: Các bộ phận cây Luồng, hàm lượng cácbon, sinh khối, rừng Luồng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới cũng như trong nước mặc dù

có nhiều công trình nghiên cứu về cây Luồng

và cũng có khá nhiều các công trình nghiên

cứu về tích lũy sinh khối, tích lũy cácbon của

cây rừng tự nhiên cũng như rừng trồng nhưng

nghiên cứu về khả năng tích lũy cácbon của

cây Luồng còn rất khiêm tốn và đặc biệt là

chưa có nghiên cứu nào về hàm lượng cácbon

tích lũy trong các bộ phận cây Luồng và toàn

bộ cây Luồng.

Luồng là cây thuộc họ Hòa thảo, lớp một lá

mầm, là loài cây có cấu trúc giải phẫu khác với

các cây thân gỗ. Việc xác định lượng cácbon

tích lũy trong cây Luồng sử dụng hệ số cácbon

trong sinh khối của các loài cây thân gỗ có thể

sẽ gây ra những sai số làm ảnh hưởng tới kết

quả nghiên cứu và độ tin cậy. Việc xác định

hàm lượng (tỷ lệ) cácbon tích lũy trong sinh

khối các bộ phận cây Luồng làm cơ sở cho

việc xác định lượng tín chỉ cácbon tích lũy

trong rừng Luồng được chính xác hơn, tăng

mức độ tin cậy và tính thuyết phục các nhà đầu

tư trong tương lai của dự án REDD+ là việc

làm mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Công trình nghiên cứu nhằm xác định được

hàm lượng (tỷ lệ) cácbon trong sinh khối khô

của các bộ phận cây Luồng như thân khí sinh,

cành, lá, thân ngầm và của rễ, từ đó ước tính

được lượng cácbon tích lũy của cây Luồng và

cho toàn rừng Luồng.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Kế thừa các tài liệu: Về hiện trạng rừng

trồng Luồng tại Lâm trường Lương Sơn, Công

ty Lâm nghiệp Hòa Bình; các tài liệu có liên

quan khác như lịch sử rừng trồng, tình hình kinh

doanh loài cây này tại địa bàn nghiên cứu...

- Sơ thám khảo sát rừng trồng Luồng, chọn

địa điểm lập ô tiêu chuẩn (OTC): Trên cơ sở

Lâm sinh

51TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

tham khảo bản đồ hiện trạng rừng Luồng, tiến

hành sơ thám để lựa chọn vị trí đặt OTC điển

hình tạm thời. Tổng số 03 OTC trên 03 vị trí

địa hình khác nhau với diện tích mỗi OTC là

1000 m2 (25 x 40 m).

- Lấy mẫu sinh khối các bộ phận cây

Luồng: Trong OTC đo đường kính ngang

ngực, chiều cao của toàn bộ các cây trong bụi

trong OTC ở mỗi tuổi (1, 2, 3 và từ 4 tuổi trở

lên). Chọn cây trung bình là cây có đường kính

ngang ngực và chiều cao gần nhất với đường

kính, chiều cao bình quân của mỗi tuổi ở từng

OTC, tổng số 12 cây tiêu chuẩn cho 4 tuổi.

Tiến hành chặt hạ, cân sinh khối tươi của các

bộ phận thân khí sinh, thân ngầm, cành, lá, để

xác định tỷ lệ của các bộ phận này theo tuổi.

Kế thừa kết quả đề tài tốt nghiệp của Nguyễn

Thị Kim Anh (2011) ta có tỷ lệ sinh khối

khô/sinh khối tươi của các bộ phận thân khí

sinh, cành, lá, và thân ngầm lần lượt là 0,445;

0,468; 0,400 và 0,454. Nhân tỉ lệ này với khối

lượng sinh khối tươi ta được lượng sinh khối

khô tương ứng của lâm phần. Sinh khối rễ

Luồng được xác định qua 04 ô dạng bản (0,5 x

0,5 m) bố trí trên đường thẳng xuyên tâm theo

hướng vuông góc và song song với đường

đồng mức của bụi trung bình, cách tâm bụi 2

m, đào sâu 30 cm, thu thập toàn bộ rễ Luồng

trong ODB, làm sạch và cân xác định sinh khối

rễ tươi, lấy mẫu xác định sinh khối khô. Quy

đổi ra lượng sinh khối khô rễ trên OTC và ha.

- Xác định hàm lượng cácbon tích lũy trong

các bộ phận: Lấy mẫu sinh khối tươi đem đi

sấy ta được các mẫu sinh khối khô. Các mẫu

sinh khối khô được phân tích tại phòng thí

nghiệm Đất và Môi trường - Viện nghiên cứu

Sinh thái và Môi trường thuộc Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam. Mẫu sinh khối khô

được nghiền nhỏ thành bột, đốt cháy hoàn toàn

trong buồng kín. Lượng khí cácbonníc sinh ra

trong quá trình đốt thu được xác định thông

qua phản ứng hóa học chính là số phân tử gam

các bon có trong mẫu vật.

- So sánh lượng cácbon tích lũy cho các

OTC có được từ hai phương pháp tính với hai

tỷ lệ cácbon trong sinh khối khô khác nhau,

một dùng tỷ lệ mặc định cho cây thân gỗ (0,5),

một dùng tỷ lệ là kết quả nghiên cứu để so

sánh, đánh giá sự khác biệt về lượng tín chỉ

cácbon có được từ hai phương pháp. Từ cấu

trúc sinh khối khô của các bộ phận cây Luồng

ta tính được lượng sinh khối khô của từng bộ

phận trên một đơn vị diện thích (ha). Nhân

lượng sinh khối khô này với hàm lượng cácbon

tích lũy trong các bộ phận khác nhau của cây

Luồng, ta được lượng cácbon tích lũy trong

từng bộ phận cây Luồng. Cộng tổng lượng

cácbon tích lũy trong các bộ phận ta được tổng

lượng C tích lũy của rừng Luồng. So sánh với

kết quả nhân sinh khối khô với hệ số 0,5 để

thấy sự chênh lệch về lượng C tích lũy giữa hai

phương pháp.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cấu trúc sinh khối tươi cây Luồng (trừ rễ)

Cấu trúc sinh khối tươi (trừ rễ) của cây

Luồng tại hai khu vực nghiên cứu như bảng 01.

Bảng 01. Kết quả cân đo sinh khối tươi cây Luồng (trừ rễ)

OTC Tuổi D1.3 (cm)

Hvn (m)

SK tươi các bộ phận (kg) Tổng Thân

KS Cành Lá

Thân ngầm

1

1 6,4 10,0 11,8 4,5 1,2 2,5 20,0 2 6,0 12,0 11,7 3,5 1,5 2,3 19,0 3 8,0 13,0 13,0 6,0 2,9 2,8 24,7 4 7,3 11,8 13,3 5,0 2,0 2,6 22,9

Lâm sinh

52 TẠP CHÍ KHOA H

2

1 6,22 5,13 6,04 4,8

3

1 6,72 6,43 5,74 6,2

TB 6,23%

Khối lượng sinh khối tươi cao nh

chung cho các tuổi nằm ở thân khí sinh với

trung bình là 11,28 kg/cây, chiếm 5

lượng sinh khối tươi (trừ rễ) của cây. Tiếp theo

là sinh khối cành với lượng sinh khối trung

bình là 4,13 kg/cây, chiếm 20,68%.

có sinh khối tươi trung bình 2,58

12,91%. Thấp nhất là sinh kh

Hình 01. Cấu trúc sinh khối t

3.2. Cấu trúc sinh khối khô của cây Luồng

Kết quả xác định lượng sinh khối khô các

Bảng 02. Kết quả xác định

OTC Tuổi

1

1

2

3

4

21%

10%

P CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP S

6,2 10,0 11,6 3,9 0,5 2,15,1 7,0 8,5 4,3 0,7 2,66,0 8,5 10,3 3,8 2,3 2,94,8 7,0 10,8 3,3 2,7 2,86,7 10,0 11,4 2,8 0,5 2,26,4 10,5 11,3 3,7 2,0 2,75,7 9,5 10,5 4,5 3,5 2,36,2 11,0 11,1 4,2 3,9 3,16,23 10,03 11,28 4,13 1,98 2,58

56,52 20,68 9,90 12,91

ươi cao nhất tính

ổi nằm ở thân khí sinh với

ếm 56,22% tổng

ủa cây. Tiếp theo

ợng sinh khối trung

8%. Thân ngầm

58 kg/cây, chiếm

sinh khối tươi lá với

lượng sinh khối trung b

chiếm 9,90% tổng lượng sinh khối t

sinh khối tươi của các bộ phận cây Luồng

được dùng để xác định lư

phận từ tổng sinh khối cây Luồng trừ rễ của

lâm phần.

Cấu trúc sinh khối tươi các b

lẻ Luồng trừ rễ được minh họa bởi h

ấu trúc sinh khối tươi các bộ phận cây Luồng (trừ rễ)

ấu trúc sinh khối khô của cây Luồng

ợng sinh khối khô các

bộ phận cây Luồng tại L

được ghi vào bảng 02.

ết quả xác định lượng sinh khối khô các bộ phận cây Lu

D1.3

(cm)

Hvn

(m)

Khối lượng SK khô các bộ

Thân

KS Cành Lá

6,4 10,0 5,25 2,11 0,48

6,0 12,0 5,21 1,64 0,60

8,0 13,0 5,79 2,18 1,16

7,3 11,8 5,92 2,34 0,80

56%

13%

Thân KS

Cành

Thân ngầm

P SỐ 4-2015

2,1 18,1 2,6 16,1 2,9 19,3 2,8 19,6 2,2 16,9 2,7 19,7 2,3 20,8 3,1 22,3

2,58 19,95 12,91

ợng sinh khối trung bình là 1,98 kg/cây,

ợng sinh khối tươi. Tỷ lệ

ủa các bộ phận cây Luồng sẽ

ượng sinh khối các bộ

ận từ tổng sinh khối cây Luồng trừ rễ của

ươi các bộ phận cây cá

ợc minh họa bởi hình 01.

ộ phận cây Luồng (trừ rễ)

ộ phận cây Luồng tại Lương Sơn, Hòa Bình

cây Luồng

ộ phận

Thân

ngầm

1,14

1,04

1,27

1,18

Thân KS

Cành

Thân ngầm

Lâm sinh

53TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

2

1 6,2 10,0 5,16 1,83 0,20 0,95

2 5,1 7,0 3,78 2,01 0,28 1,18

3 6,0 8,5 4,58 1,78 0,92 1,32

4 4,8 7,0 4,81 1,54 1,08 1,27

3

1 6,7 10,0 5,07 1,31 0,20 1,00

2 6,4 10,5 5,03 1,73 0,80 1,23

3 5,7 9,5 4,67 2,11 1,40 1,04

4 6,2 11,0 4,94 1,97 1,56 1,41

TB 5,02 1,93 0,79 1,17

Tỷ lệ (%) 56,34 21,66 8,87 13,13

Tỷ lệ SKK/SKT bình quân

gia quyền cho cả cây 0,447

Lượng sinh khối khô của các bộ phận cây

Luồng cao nhất là ở thân khí sinh với khối

lượng khô dao động từ 3,78 đến 5,92 kg/cây,

trung bình 5,02 kg/cây. Sau đó đến lượng sinh

khối khô cành với khối lượng trung bình là

1,93 kg/cây, dao động từ 1,31 đến 2,34 kg/cây.

Lượng sinh khối khô thân ngầm nằm trong

khoảng từ 0,95 đến 1,41 kg/cây, trung bình là

1,17 kg/cây. Thấp nhất là sinh khối khô lá với

khối lượng sinh khối khô từ 0,20 đến 1,56

kg/cây, trung bình là 0,79 kg/cây. Tỷ lệ sinh

khối khô/sinh khối tươi tính chung theo bình

quân gia quyền cho cả cây là 0,447.

Lượng sinh khối khô của các bộ phận cây

Luồng trừ rễ được minh họa bởi hình 02

dưới đây.

Hình 02. Lượng sinh khối khô các bộ phận cây Luồng trừ rễ (kg/ha)

3.3. Xác định hàm lượng các bon trong các

bộ phận cây Luồng

Kết quả phân tích hàm lượng cácbon được

tổng hợp tại bảng 03.

Bảng 03. Hàm lượng cácbon trong các bộ phận cây Luồng

STT

Tỷ lệ C (%) trong

Thân khí

sinh Cành Lá

Thân

ngầm

Rễ (không tính

theo tuổi)

Tuổi 1

54,27 51,66 41,55 41,45 49,02

48,36 50,87 41,76 50,48 40,53

50,82 47,35 41,98 49,31 48,15

5,02

1,93

0,791,17

0

1

2

3

4

5

6

Thân KS Cành Lá Thân ngầm

Lâm sinh

54 TẠP CHÍ KHOA H

TB 51,15

Tuổi 2

53,61

54,98

54,01

TB 54,2

Tuổi 3

51,43

55,09

52,98

TB 53,17

Tuổi 4

53,94

56,18 50,23

TB 53,45

TB các

tuổi 52,99

Trong 12 mẫu thân khí sinh lấy ở 3 OTC

với 4 độ tuổi cho thấy hàm lượng các

nhất ở mẫu thân khí sinh tuổi 2 với tỷ lệ C

trong sinh khối khô đạt tới 56,18

là ở mẫu lá tuổi 3 chỉ đạt 40,43

khối khô.

Trung bình tỷ lệ cácbon trong các m

khối là 52,99% trong thân khí sinh, 51,47%

trong cành, 42,46% trong lá, 52,22% trong

thân ngầm và 45,90% trong rễ.

Như vậy, chúng ta thấy rừng có sự ch

lệch đáng kể về hàm lượng cácbon trong sinh

Hình 03. Hàm lượng

3.4. Ước tính trữ lượng cácbon

Kết quả tính toán được ghi ở b

0

10

20

30

40

50

60

Thân KS

52,99

P CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP S

49,96 41,76 47,08

52,08 42,84 54,51

54,89 44,66 54,43

52,35 41,84 54,50

53,11 43,11 54,48

52,74 40,43 54,37

53,97 41,52 54,50

50,91 41,03 52,45

52,54 40,99 53,77

50,67 46,70 56,34

49,89 40,62 53,42

50,22 42,23 50,93

50,26 43,18 53,56

51,47 42,26 52,22

ẫu thân khí sinh lấy ở 3 OTC

ợng cácbon cao

ổi 2 với tỷ lệ C

6,18%, thấp nhất

40,43% lượng sinh

bon trong các mẫu sinh

à 52,99% trong thân khí sinh, 51,47%

trong cành, 42,46% trong lá, 52,22% trong

ấy rừng có sự chênh

ợng cácbon trong sinh

khối các bộ phận khác nhau c

Khi tính toán lượng cácbon lưu tr

Luồng, nếu sử dụng tỷ lệ n

trúc sinh khối các bộ phận của cây Luồng của

rừng Luồng thì ta có th

lượng C tích lũy trong rừng Luồng chính xác

hơn, đảm bảo độ tin cậy, tránh đ

khi áp dụng công thức tính toán chung của cây

thân gỗ như hiện nay.

Hàm lượng cácbon trong sinh kh

các bộ phận cây Luồng đ

hình 03.

ợng cácbon trong sinh khối khô các bộ phận cây Luồng (%)

cácbon lâm phần Luồng

ợc ghi ở bảng 04:

Thân KS Cành Lá Thân ngầm Rễ

52,99 51,47

42,26

52,22

45,9

P SỐ 4-2015

45,90

45,90

khác nhau của cây Luồng.

bon lưu trữ trong rừng

ử dụng tỷ lệ này kết hợp với cấu

ối các bộ phận của cây Luồng của

ì ta có thể xác định được trữ

ợng C tích lũy trong rừng Luồng chính xác

ảo độ tin cậy, tránh được các sai số

ụng công thức tính toán chung của cây

bon trong sinh khối khô của

ộ phận cây Luồng được minh họa bởi

ối khô các bộ phận cây Luồng (%)

Lâm sinh

55TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 04. Kết quả tính toán tổng lượng C tích lũy rừng Luồng

OTC

Tổng SKK

trừ rễ

(tấn/ha)

SKK rễ

(tấn/ha)

Tổng C tích lũy

(50% SKK)

(tấn/ha)

Tổng C (Theo

kết quả đề tài)

(tấn/ha)

Chênh

lệch

(tấn/ha)

% chênh

lệch (%)

1 33,58 0,15 16,86 17,33 0,47 2,71

2 30,99 0,15 15,57 15,99 0,42 2,63

3 19,62 0,15 9,89 10,12 0,23 2,27

TB 28,06 0,15 14,11 14,48 0,37 2,55

Kết quả trong bảng 04 cho thấy có sự sai

khác giữa kết quả tính toán lượng C tích lũy

trong rừng Luồng. Nếu áp dụng cách tính sử

dụng hệ số được đề xuất cho cây thân gỗ (0,5

lượng sinh khối khô) thì lượng cácbon tích lũy

trong rừng Luồng biến động từ 9,89 tấn/ha

(OTC 03) đến 16,86 tấn/ha (OTC 01), trung

bình 14,11 tấn/ha còn theo cách tính mới thì

các giá trị này tương ứng sẽ là 10,12 tấn/ha,

17,33 tấn/ha và 15,99 tấn/ha.

Chênh lệch từ 0,23 tấn/ha đến 0,47 tấn/ha,

trung bình 0,37 tấn/ha; tương ứng với 2,55%.

Mặc dù sự chênh lệch này không quá lớn

nhưng sẽ ý nghĩa hơn nếu như áp dụng cho

một khu vực rộng lớn và tính thuyết phục các

nhà đầu tư sẽ cao hơn do đây là không phải là

cây thân gỗ.

IV. KẾT LUẬN

Cấu trúc sinh khối tươi và khô (trừ rễ) của

cây cá lẻ Luồng có sự sai khác rõ rệt trong các

bộ phận của cây Luồng trong đó thân khí sinh

chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến cành, thân

ngầm và lá là bộ phận chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.

Có sự chênh lệch về tỷ lệ cácbon trong sinh

khối khô các bộ phận cây Luồng. Tỷ lệ cácbon

cao nhất tính trung bình cho các tuổi là ở thân

khí sinh với tỷ lệ trung bình là 52,99%; sau đó

đến cành với tỷ lệ C trung bình là 51,47%; thấp

nhất là ở lá, trung bình đạt 42,26%. Hàm lượng

C ở thân ngầm và rễ lần lượt là 47,07% và

45,90% lượng sinh khối khô.

Có sự chênh lệch về lượng cácbon tích lũy

trong rừng Luồng khi tính theo hai phương

pháp là phương pháp tính theo hệ số 0,5

(thường dùng cho cây thân gỗ) và tính theo tỷ

lệ cácbon/sinh khối khô của đề tài. Chênh lệch

giữa hai phương pháp này là từ 0,23 tấn/ha đến

0,47 tấn/ha, trung bình 0,37 tấn/ha, tương ứng

với 2,55%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2011). Nghiên cứu sinh

trưởng và khả năng tích lũy carbon của rừng Luồng

(Dendrocalamus menbranaceus Munro) trồng tại huyện

Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa. Đề tài sinh viên tốt

nghiệp Đại học Lâm nghiệp.

2. Ngô Quang Đê, Lê Xuân Trường (2003). Tre trúc

gây trồng và sử dụng. NXB Nghệ An.

3. Vũ Tấn Phương (2006). Nghiên cứu trữ lượng

các bon thảm tươi và cây bụi: cơ sở để xác định đường

các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng

theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Tạp chí NN &

PTNT, 8/2006 (81 - 84).

4. Ngô Đình Quế (2006). Khả năng hấp thụ CO2

của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí

NN & PTNT, 7/2006 (45 - 49).

5. Cao Danh Thịnh (2009). Nghiên cứu cơ sở khoa

học cho công tác điều tra và kinh doanh rừng Luồng

trồng thuần loài tại tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sỹ

Khoa học Nông nghiệp.

Lâm sinh

56 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

DETERMINATION OF CARBON CONTENT IN THE WHITE BAMBOO PARTS

(Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.EZLi)

Le Xuan Truong, Nguyen Duc Hai, Nguyen Thi Diep

SUMMARY

One of the difficulties in estimating the amount of forest carbon stocks of white bamboo - a herbaceous species is

the lack of the conversion rate from dry biomass into carbon credits for this species. The use of conversion rate of

tree will lead to errors that affects the reliability of the results. The biomass samples were collected in 03 typical,

temporary plots that were established in Luong Son Forest Enterprise, Hoa Binh Forestry Company. In the plots,

measured the growth indicators to estimate fresh biomass, selected sample bamboos to collect biomass samples for

drying in a kiln for calculating the ratio of dry and fresh biomass of white bamboo parts. Use analytical burning

method that was conducted at the Laboratory of Forest Science Institute of Vietnam to determine the carbon

content in white bamboo biomass samples. Using this ratio to determine the amount of carbon accumulated of the

white bamboo parts, of individual bamboo, and total accumulation of carbon in white bamboo forest. Results

showed that the percentage of fresh biomass in culm, branch, leaf and rhizome are 56.5%; 20.7%; 9.9%, and

12.9% respectively. The proportion of dry biomass was 56.34%; 21.66%; 8.87% and 13.13% respectively.

Accumulated carbon in white bamboo parts were 52.99%; 51.47%; 42.26%; 52.22%, and 45.90% respectively

with culm, branch, leaf, rhizome, and root. If compare to the calculation that use the ratio of carbon in dry biomass

of 0.5, the surplus of carbon accumulation of this research was 0.37 tonnes /ha, which corresponded to 2.55%.

Keywords: Biomass, Carbon content, white bamboo forest, white bamboo parts.

Người phản biện : GS.TS. Vũ Tiến Hinh

Ngày nhận bài : 22/9/2015

Ngày phản biện : 16/11/2015

Ngày quyết định đăng : 20/11/2015

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

57TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

CÁC LOÀI BÒ SÁT, ẾCH NHÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

NÀ HẨU, TỈNH YÊN BÁI

Đồng Thanh Hải1, Phan Đức Linh2 1TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc tỉnh Yên Bái là khu vực có các hệ sinh thái rừng tự nhiên mang tính

điển hình của vùng núi phía Bắc nước ta. Bò sát, ếch nhái là một nhóm động vật có ý nghĩa kinh tế và bảo tồn

quan trọng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Tuy nhiên, khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu bảo tồn (KBT)

có thể bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động của con người. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định

thành phần loài bò sát, ếch nhái, các loài bò sát, ếch nhái quan trọng, các mối đe dọa nhằm xây dựng cơ sở dữ

liệu đa dạng sinh học và đưa ra các giải pháp quản lý và bảo tồn lâu dài cho khu hệ bò sát, ếch nhái tại đây.

Phương pháp điều tra theo tuyến được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên

cứu. Kết quả cho thấy có tổng số 24 loài bò sát và 10 loài ếch nhái được ghi nhận tại KBT. Giá trị bảo tồn của

khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBT là khá cao. Với 15 loài (chiếm 62,5%) bò sát được xếp hạng trong Sách đỏ

Việt Nam, Danh lục đỏ thế giới, Nghị định 32 của Chính phủ và Công ước CITES. Săn bắt và phá hủy sinh

cảnh là 2 mối đe dọa chính đến khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBT Nà Hẩu. Bảo vệ sinh cảnh sống của các loài bò

sát, ếch nhái, kiểm soát săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng

và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng là các giải pháp ưu tiên trong bảo tồn khu hệ bò sát, ếch nhái tại đây.

Từ khóa: Bảo tồn, bò sát, ếch nhái, Nà Hẩu, thành phần loài, Yên Bái.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Nà Hẩu

có toạ độ địa lý từ 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc

và từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông nằm

trên địa bàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ

Vàng và Phong Dụ Thượng thuộc huyện Văn

Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950 ha (Chi

cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, 2003; 2010). Đây

là khu vực có các hệ sinh thái rừng tự nhiên

mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc

nước ta. Trong khu vực có những hệ sinh thái

rừng đặc trưng cho vùng trung tâm ẩm Bắc bộ

còn tương đối nguyên vẹn. Những kiểu địa

hình thuộc hệ thống núi cao tiếp nối của dãy

Hoàng Liên Sơn cùng với rừng nguyên sinh đã

tạo nên một cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, sinh

động và hấp dẫn.

Bò sát, ếch nhái là một nhóm động vật có ý

nghĩa kinh tế và bảo tồn quan trọng trong các

khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. Đặc biệt các

loài bò sát, ếch nhái lại thuộc nhóm có tính

nhạy cảm rất cao đối với sự thay đổi môi

trường sống, sự tồn tại trong môi trường tự

nhiên của chúng hơn bao giờ hết đang bị đe

dọa bởi các tác động của con người. Vì vậy,

việc nắm được tình trạng quần thể của chúng

và đưa ra được các giải pháp thích hợp nhằm

quản lý và bảo tồn là rất cần thiết và quan

trọng.

Hiện nay, khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu

BTTN Nà Hẩu có thể bị suy giảm nghiêm

trọng do các hoạt động của con người. Tuy

nhiên, cho tới nay công tác quản lý bảo tồn

Khu hệ bò sát, ếch nhái tại đây vẫn chưa được

hiệu quả do thiếu những thông tin về tình

trạng, phân bố và giá trị cũng như các mối đe

dọa đến loài và sinh cảnh.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung

cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài,

giá trị khoa học, các mối đe doạ tới Khu hệ bò

sát, ếch nhái và đề xuất một số giải pháp nhằm

bảo vệ có hiệu quả khu hệ thú tại khu bảo tồn

thiên nhiên Nà Hẩu.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Điều tra tính đa dạng bò sát, ếch nhái được

thực hiện từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2013 tại

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

58 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.

Các phương pháp sau được sử dụng để thu thập

các thông tin về tính đa dạng loài bò sát, ếch

nhái và các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh.

2.1. Phương pháp phỏng vấn

Người có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn, và

cán bộ của KBT, có hiểu biết tốt về các loài bò

sát, ếch nhái được lựa chọn phỏng vấn để xác

định sơ bộ về sự có mặt của các loài cũng như

những vùng phân bố quan trọng, tập tính, sinh

cảnh ưa thích của bò sát, ếch nhái trong KBT.

Để xác định loài cụ thể, hình ảnh chuẩn về

hình thái bên ngoài của các loài đã được đưa

cho các đối tượng phỏng vấn xem và nhận

diện. Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn

được sử dụng làm cơ sở cho quá trình thiết kế

điều tra thực địa.

2.2. Điều tra theo tuyến

Tổng số có 6 tuyến được lập trong KBT với

chiều dài từ 3 – 5 km. Tuyến được thiết kế đi

qua các dạng sinh cảnh khác nhau, bám theo

hệ thống các khe suối, đường mòn và các vũng

nước trong rừng. Việc phân chia các dạng sinh

cảnh dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu có liên quan

đến KBT, bản đồ địa hình và hiện trạng của khu

vực nghiên cứu. Các thông tin điều tra được ghi

vào mẫu biểu chuẩn bị sẵn.

2.3. Thu mẫu và xử lý mẫu

Tuỳ theo từng loài và dạng địa hình, hai

phương pháp thu mẫu chính được sử dụng: Bắt

bằng tay và bằng vợt. Do các vị trí thu mẫu

thường không bằng phẳng nên việc bắt mẫu

chủ yếu bằng tay (đối với các loài không độc).

Mẫu ếch nhái và bò sát thu được, đựng trong

túi nilon, miệng túi có đường kính 20 cm và độ

sâu 40 cm. Những mẫu có đặc điểm giống

nhau được đựng chung vào một túi. Khi trở về

nơi cắm trại, các mẫu vật được phân loại sơ

bộ, chỉ giữ lại 2 - 3 mẫu cùng loại, số mẫu còn

lại được thả lại tự nhiên. Mẫu được xử lý đúng

quy trình các bước theo phương pháp của

Phạm Nhật và cộng sự (2003).

2.4. Định tên

Tên và hệ thống phân loại các loài Bò sát,

ếch nhái theo Frost (2009), Uetz và cộng sự

(2005), Đào Văn Tiến (1977, 1979) và Nguyễn

Văn Sáng và cộng sự (2005a, 2005b, 2009).

Tên Việt Nam của các loài theo Nguyễn Văn

Sáng và cs, 2005a).

2.5. Xác định loài bảo tồn

Dựa vào 4 nguồn thông tin đó là: Danh lục

Đỏ của IUCN (2012), Sách đỏ Việt Nam

(2007), Nghị Định 32 của Chính Phủ (2006)

và các Phụ lục của Công ước CITES (2008) để

đánh giá các loài quý hiếm.

2.6. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa

Các mối đe dọa đến các loài ếch nhái và bò

sát được xác định bằng phương pháp điều tra

theo tuyến và phỏng vấn. Người điều tra tiến

hành ghi chép các mối đe dọa trên mỗi tuyến

bao gồm: săn bắt động vật hoang dã, khai thác

gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc, khai

thác quặng… Sau khi xác định và liệt kê các

mối đe doạ trong khu bảo tồn tiến hành đánh

giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm,

tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ

ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối

đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu

chí: diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa,

cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính

cấp thiết của mối đe dọa (Margoluis and

Salafsky, 2001).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài bò sát, ếch nhái tại

KBTTN Nà Hẩu

Qua tất cả các nguồn thông tin (quan sát

trực tiếp, mẫu vật và phỏng vấn), nhóm điều

tra đã ghi nhận được tổng số 34 loài thuộc 12

họ và 3 bộ bò sát, ếch nhái có trong KBTTN

Nà Hẩu. Kết quả thành phần loài bò sát và ếch

nhái được trình bày trong bảng 1 và bảng 2.

Trong số các loài ghi nhận được có 32 loài được

quan sát trực tiếp và 10 loài qua phỏng vấn.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

59TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 1. Thành phần loài bò sát ghi nhận tại KBTTN Nà Hẩu

TT Tên Việt Nam Bộ, Họ, Giống, Loài Nguồn thông tin

I. Bộ có vẩy Squamata

1. Họ tắc kè Gekkonidae

1. Tắc kè Gekko gecko Linnaeus, 1758 QS

2. Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 PV

2. Họ nhông Agamidae

3. Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster Cuvier, 1829

QS

4. Nhông xám Calotes mystaceus Duméril & Bibron, 1837

QS

5. Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 PV

6. Thằn lằn bay đốm Draco maculates QS

3. Họ thằn lằn bóng Scincidae

7. Thằn lằn bóng đuôi dài Mabuya longicaudata Hallowell, 1857 QS

5. Họ trăn Pythonidae

8. Trăn mốc Python molorus Linnaeus, 1758 PV

6. Họ rắn hổ Elapidae

9. Rắn hổ mang Naja atra Cantor 1842 QS, PV

10. Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah Cantor, 1836 QS, PV

11. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus Schneider, 1801 QS

12. Rắn cạp nia Bungarus multicinctus Blyth, 1861 QS

7. Họ rắn nước Colubridae

13. Rắn ráo thường Ptyas korros Schlegel, 1837 QS, PV

14. Rắn roi thường Sinonatrix percarinata Boulenger, 1899

PV

15. Rắn nước Xenochrophis piscator Schneider, 1799

QS

16. Rắn nhiều đai Cyclophiops multicinctus Roux, 1907 PV

17. Rắn leo cây Dendrelaphis pictus Gmelin, 1789 QS

18. Rắn sọc đuôi khoanh Elaphe moellendorffi Boettger, 1886 QS,MV

19. Rắn sọc dưa Elaphe radiata Schlegel, 1837 QS,PV

II. Bộ rùa Testudinata

8. Họ rùa đầu to Platysternidae

20. Rùa đầu to Platysternon megacepahlum Gray, 1831

PV

9. Họ rùa đầm Emydiade

21. Rùa sa nhân Pyxidae mouhoti Gray, 1862 PV

22. Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata Bell, 1825 PV

23. Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons Bourret, 1939

24. Rùa đất Spenglơ Geermyda spengleri Gmelin, 1789 PV

Số loài bò sát ghi nhận được tại khu vực

điều tra là 24 loài thuộc 2 bộ và 9 họ (bảng 1).

Trong đó, bộ có vảy (Squamata) có số lượng

loài (19 loài, chiếm 80% tổng số loài) và họ (7

họ, chiếm 79,2% tổng số họ) nhiều nhất trong

số các bộ. Trong số các họ ghi nhận được, họ

Rắn nước (Colubridae) có số lượng loài nhiều

nhất (7 loài, chiếm 29,2% tổng số loài bò sát

ghi nhận được); tiếp đến các họ Nhông

(Agamidae), họ Rắn hổ (Elapidae) và họ

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

60 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Rùa đầm (Emydiade) đều có số loài là 4

(chiếm 16,7% tổng số loài bò sát ghi nhận

được). Họ Rùa đầu to (Platysternidae) chỉ

có duy nhất 1 loài.

Bảng 2. Thành phần loài ếch nhái ghi nhận tại KBTTN Nà Hẩu

TT Tên Việt Nam Bộ, Họ, Giống, Loài Nguồn thông tin

I. Bộ không đuôi Anura

1. Họ cóc Bufornidae

1. Cóc nhà Bufo melanostictus Schneider, 1799

QS, MV

2. Họ ếch nhái Ranidae

2. Ếch đồng Rana rugulosa Wiegmann, 1834 QS

3. Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii Tschudi, 1838 PV

4. Ngóe Limnonectes limnocharis Gravenhorst, 1829

QS

5. Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa Bourret 1937

QS

6. Ếch xanh Rana livida Blyth, 1856 QS

7. Ếch suối Rana nigrovittata Blyth, 1856 QS

3. Họ ếch cây Rhacophoridae

8. Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax Gravenhorst, 1829

QS

4. Họ nhái bầu Microhylidae

9. Nhái bầu heymôn Microhyla heymonsi Vogt, 1911 QS

10. Nhái bầu vân Microhyla pulchra Hallowell, 1861

QS

Chú thích: QS: quan sát; MV: mẫu vật; PV: phỏng vấn.

Qua bảng 2 cho thấy, tổng số có 10 loài ếch

nhái thuộc 4 họ và 1 bộ được ghi nhận tại KBT.

Xét về tính đa dạng, họ Ếch nhái có số loài nhiều

nhất (6 loài, chiếm 60% tổng số loài ghi nhận

được), tiếp đến là họ Nhái bầu (2 loài, chiếm

20%). Họ Nhái bầu và họ Cóc mỗi họ có 1 loài,

chiếm 10% trong tổng số loài ghi nhận được.

3.2. Các loài bò sát, ếch nhái có giá trị bảo

tồn KBTTN Nà Hẩu

Có thể nói hầu hết các loài bò sát và ếch

nhái tại khu vực điều tra đều đang bị đe doạ

bởi rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, loài được công

nhận bị đe doạ ở các cấp khác nhau theo các

văn bản Pháp luật và Công ước quốc tế lại tập

trung toàn bộ vào nhóm bò sát. Với 15 loài

(chiếm 62,5%) trong tổng số 24 loài bò sát ghi

nhận được trong đợt điều tra này được liệt kê

trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ

thế giới (IUCN, 2013), Nghị định 32 (2006)và

Công ước CITES (2008) đều là các loài bò sát

(bảng 3). Như vậy đồng nghĩa với việc không

có loài ếch nhái nào được ghi nhận tại KBTTN

Nà Hẩu có tên trong các văn bản và công ước

quốc tế trên. Cụ thể như sau: có 12 loài (chiếm

48% tổng số loài bò sát ghi nhận được trong

đợt điều tra này) có trong Sách đỏ Việt Nam

(2007) với 4 loài ở cấp rất nguy cấp (CR) là

Trăn mốc (Python molorus), Rắn hổ chúa

(Ophiophagus hannah), Rùa hộp ba vạch

(Cuora trifasciata) và Rùa hộp trán vàng

(Cuora galbinifrons); 4 loài ở cấp nguy cấp

(EN) là Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn

cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn hổ mang

(Naja atra), Rùa đầu to (Platysternon

megacephalum) và 4 loài ở cấp sẽ nguy cấp

(VU). Trong Sách đỏ thế giới (IUCN, 2013)

có1 loài Rùa đất Spenglơ (Geermyda

spengleri), 2 loài nguy cấp Rùa đầu to và Rùa

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

61TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

hộp ba vạch, 1 loài hiện có mặt trong KBT

đang bị đe doạ là Rắn hổ chúa (Ophiophagus

hannah) ở cấp VU và loài Rùa sa nhân ở cấp

sắp bị đe doạ (NT). Công ước CITES cũng có

tên 8 loài trong phụ lục II (chiếm 32% tổng số

loài bò sát ghi nhận trong đợt điều tra này).

Ngoài ra, Nghị định 32 cũng xác định 8 loài

trong danh mục (chiếm 32% tổng số loài bò sát

ghi nhận trong đợt điều tra này) với 2 loài ở

nhóm (IB): Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah)

và Rùa hộp ba vạch và 6 loài ở nhóm IIB.

Đối với lớp ếch nhái, trong tổng số 15 loài

ghi nhận được trong đợt điều tra này không có

loài nào nằm trong Sách đỏ Việt Nam, Nghị

định 32, Công ước CITES và Danh lục đỏ thế

giới (IUCN), điều đó không có nghĩa là ếch

nhái tại KBTTN Nà Hẩu không bị de doạ, mà

cần thiết phải có nhiều nghiên cứu tiếp theo để

có thêm thông tin nhằm đánh giá thật sự chính

xác và đầy đủ hơn về nhóm này.

Những loài bò sát đuợc xếp vào mức rất

nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN) trong Sách

đỏ Việt Nam những loài thuộc nhóm IB của

Nghị định 32 được đề cập ở trên là những loài

quan trọng và có thứ tự ưu tiên cao trong bảo

tồn đa dạng sinh học tại khu vực. Đây cũng là

những loài có giá trị kinh tế, dược liệu nên bị

săn bắt mạnh trong những năm qua.

Bảng 3. Danh sách các loài bò sát quý hiếm tại KBTTN Nà Hẩu

TT Tên Việt Nam Bộ, Họ, Giống, Loài IUCN (2013)

SĐVN NĐ

32/2006 Phụ lục CITES

I. Bộ có vẩy Squamata

1. Họ tắc kè Gekkonidae

1. Tắc kè Gekko gecko VU

2. Rồng đất Physignathus cocincinus VU

3. Trăn mốc Python molorus CR IIB II

2. Họ rắn hổ Elapidae

4. Rắn hổ mang Naja atra EN IIB II

5. Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah VU CR IIB II

6. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN IIB

7. Rắn cạp nia Bungarus multicinctus IIB

3. Họ rắn nước Colubridae

8. Rắn ráo thường Ptyas korros EN

9. Rắn sọc đuôi khoanh Elaphe moellendorffi VU

10. Rắn sọc dưa Elaphe radiate VU IIB

II. Bộ rùa Testudinata

4. Họ rùa đầu to Platysternidae

11. Rùa đầu to Platysternon megacepahlum EN EN IIB II

5. Họ rùa đầm Emydiade

12. Rùa sa nhân Pyxidae mouhoti EN II

13. Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata EN CR IB II

14. Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons CR II

15. Rùa đất Spenglơ Geermyda spengleri CR II

Chú thích:

NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006; SĐVN: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; IUCN: Sách đỏ thế giới

năm 2013; CR: loài ở cấp rất nguy cấp; EN: loài ở cấp nguy cấp; IB: động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì

mục đích thương mại; IIB: động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

62 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.3. Các mối đe dọa đến các loài bò sát, ếch

nhái tại KBTTN Nà Hẩu

Săn bắt bò sát, ếch nhái.

Săn bắt là nguyên nhân chính dẫn đến sự

suy giảm về số lượng các loài bò sát, ếch nhái

tại khu vực điều tra. Đối tượng săn bắt chủ yếu

là người dân địa phương sống xung quanh

KBT. Việc dùng chó săn để săn bắt là rất nguy

hiểm đến các loài bò sát, nhất là nhóm rùa,

rắn. Các loài bò sát, ếch nhái săn bắt được có

thể dùng để làm thực phẩm cho gia đình hoặc

bán ra ngoài thị trường đối với những loài có

giá trị kinh tế cao.

Những loài bò sát, ếch nhái thường được sử

dụng làm thực phẩm cho gia đình như: Ếch

đồng (Hoplobatrachus rugulosus), Ếch xanh

(Odorrana chloronota), Rắn ráo thường (Ptyas

korros), Rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus).

Đối với các loài bò sát, ếch nhái có giá trị

kinh tế như: Rắn hổ mang (Naja atra), Hổ

chúa (Ophiophagus hannah), Rắn cạp nong

(Bungarus fasciatus) thường được đem bán ra

thị trường.

Phá hủy sinh cảnh.

Phá hủy sinh cảnh cũng là một trong những

nguyên nhân gây suy giảm về số lượng các

loài bò sát, ếch nhái tại khu vực điều tra. Phá

hủy sinh cảnh được ghi nhận ở một số hoạt

động như: Khai thác gỗ củi và các loại lâm sản

ngoài gỗ không bền vững của người dân địa

phương, khai thác gỗ, chăn thả gia súc bừa bãi,

mất rừng tự nhiên do canh tác. Hoạt động khai

thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, canh tác

nương rẫy phần lớn diễn ra tại các vùng giáp

ranh của KBT. Hậu quả, sinh cảnh của các loài

bò sát, ếch nhái bị mất đi. Quan trọng hơn,

trong quá trình thực hiện các hoạt động này,

con người đã tạo ra các đường giao thông đi

lại với nhiều đường mòn trong rừng. Đây có

thể là nhân tố gây nên sự chia cắt sinh cảnh

sống, ảnh hưởng xấu tới các quần thể bò sát,

ếch nhái. Đặc biệt nguy hiểm đối với các loài

bò sát, những loài trong hoạt động sống trải

qua hai môi trường nước và trên cạn và rất

nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống.

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn

khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBTTN Nà Hẩu

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm

về số lượng quần thể các loài bò sát, ếch nhái

trong KBT là săn bắn và phá hủy sinh cảnh.

Vì vậy, giải pháp quan trọng đầu tiên là phải

bảo vệ được các quần thể này và sinh cảnh

của chúng. Các hoạt động dưới đây cần được

ưu tiên:

3.4.1. Bảo vệ sinh cảnh sống của các loài bò

sát, ếch nhái

- Chấm dứt các hoạt động khai thác gỗ, gỗ

củi và thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ khác;

- Chấm dứt việc phát nương làm rẫy và

canh tác nông nghiệp trong phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt;

- Chấm dứt việc chăn thả gia súc trong

vùng lõi KBT;

- Đảm bảo không có hiện tượng định cư

trong khu bảo vệ nghiêm ngặt;

- Kiểm soát cháy rừng và đảm bảo không

có cháy rừng do con người gây ra;

- Chấm dứt việc phát nương làm rẫy và canh

tác nông nghiệp trong phân khu phục hồi sinh thái.

3.4.2. Kiểm soát săn bắt và buôn bán trái

phép động vật hoang dã

Giám sát chặt chẽ các hoạt động săn bắt và

buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã

trong đó có các loài bò sát và ếch nhái. Phối

hợp với lực lượng vũ trang, chính quyền địa

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

63TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

phương kiểm tra, giám sát những điểm nóng

về buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã

trên địa bàn. Tuần tra thường xuyên tại khu

vực rừng do KBT quản lý nhất là vào mùa

nông nhàn, đây là khoảng thời gian mà người

dân thường xuyên vào rừng săn bắt và khai

thác lâm sản.

3.4.3. Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng

Tăng cường hỗ trợ kiểm lâm bằng các đợt

tập huấn, trang thiết bị cho các trạm kiểm lâm.

Cần thường xuyên mở các khóa tập huấn ngắn

hạn và dài hạn để tuyên truyền giáo dục bảo tồn

cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm trong thực thi

nhiệm vụ bảo vệ rừng của KBT. Bên cạnh đó

thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo

phối hợp và thảo luận giữa các bên liên quan

như chính quyền địa phương, quần chúng nhân

dân, lực lượng vũ trang và KBT để tìm ra giải

pháp đồng bộ và chặt chẽ trong công tác bảo vệ

rừng và bảo vệ các loài động vật hoang dã,

trong đó có các loài bò sát và ếch nhái.

3.4.4. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Tăng cường giáo dục nhận thức cho người

dân nhất là đối tượng nam giới trong việc sử

dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc

biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài

bò sát, ếch nhái trong tự nhiên. Ngoài ra cần

đẩy mạnh tuyên truyền công tác bảo tồn động

vật hoang dã, nâng cao ý thức của cộng đồng

đối với bảo tồn động vật hoang dã trên các kênh

truyền thanh, truyền hình địa phương và các

phương tiện truyền thông, báo chí, internet...

IV. KẾT LUẬN

- Tổng số 24 loài bò sát và 10 loài ếch nhái

được ghi nhận trong đợt nghiên cứu này tại

KBT Nà Hẩu.

- Giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát, ếch nhái

tại KBT Nà Hẩu là khá cao. Với 15 loài

(chiếm 62,5%) trong tổng số 24 loài bò sát ghi

nhận được trong đợt điều tra này được liệt kê

trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ

thế giới (IUCN, 2013), Nghị định 32 (2006)và

Công ước CITES (2008) đều là các loài bò sát.

Đây là những loài cần ưu tiên đặc biệt trong

bảo tồn và các chương trình giám sát đa dạng

sinh học tại KBT.

- Săn bắt và phá hủy sinh cảnh là 2 mối đe

dọa chính đến khu hệ bò sát, ếch nhái tại

KBTTN Nà Hẩu.

- Hoạt động quản lý bảo tồn được xây dựng

bao quát cho toàn bộ KBT gồm: phân khu bảo

vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái,

vùng đệm và khu dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007).

Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật. Nxb Khoa học và

Công nghệ, Hà Nội.

2. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái (2003). Dự án đầu

tư xây dựng khu BTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh

Yên Bái.

3. Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái (2010). Dự án đầu

tư, điều chỉnh, bổ sung bảo vệ và phát triển rừng

KBTTN Nà Hẩu tới năm 2015.

4. Chi cục Kiểm lâm Yên Bái và Quỹ bảo tồn Việt

Nam (2012). Báo cáo kết quả đánh giá nhanh đa dạng sinh

học tại KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006).

Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Thủ

tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật

rừng nguy cấp, quý hiếm.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

64 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

THE DIVERSITY AND CONSERVATION SOLUTIONS

OF REPRILES AND AMPHIBIANS IN NA HAU NATURE RESERVE,

YEN BAI PROVINCE

Dong Thanh Hai, Phan Duc Linh

SUMMARY

Na Hau Nature Reserve located in Yen Bai Province possesses a typical ecosystem of moutains in North

Vietnam. Reptiles and amphibians have an economic and conservation values in the reserve. However, reptiles

and amphibians have been declined because of hunting and habitat loss. The goals of this study are to identify

species composition and keyspecies of reptiles and amphibians as well as threats to the species to develop

biodiversity database and give recommendations for management and conservation. Transect lines were used

to collect field data. Results show that a total of 24 retiple and 10 amphibian species are recorded in the

reserve. Conservation values of reptile fauna in the reserve are relatively high. A total of 15 reptile species

(62.5% total reptile species in the area) is listed in Vietnam Red Book, IUCN Red List, 32 Degree and CITES.

Hunting and habitat loss are 2 main threats to the reptile and amphibian fauna in the reserve. Habitat protection

of reptile and amphibian fauna, control of illegal trade, strengtheness of capacity building, conservation

education and rasing awareness of local communities are prioritised solutions for management and

conservation of reptile and amphibian fauna in the reserve.

Keywords: Amphibian, conservation, Na Hau, reptile, species composition, Yen Bai.

Người phản biện : TS. Vũ Văn Liên

Ngày nhận bài : 16/7/2015

Ngày phản biện : 11/8/2015

Ngày quyết định đăng : 20/8/2015

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

65TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

PHÂN ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH LƯU VỰC CHI TRẢ DỊCH VỤ

MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Trần Quốc Hoàn

TS. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Phước

TÓM TẮT

Từ mô hình số độ cao ASTER Global DEM có độ phân giải 30 m, bản đồ quy hoạch bảo vệ phát triển rừng

năm 2013, bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 2014, bản đồ hành chính, bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao

tỉnh Bình Phước đã tiến hành phân định và phân tích lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tỉnh

Bình Phước bằng phần mềm ArcGIS 10.3, Mapinfo 10.5, Microsoft Visual C# professional 2010. Kết quả phân

định và phân tích cho thấy: (1) Toàn bộ diện tích tỉnh Bình Phước năm trong lưu vực Sông Bé, lưu vực sông

Sài Gòn và lưu vực của dòng sông Đồng Nai. (2) 76,86 % diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh thuộc lưu vực

Sông Bé. (3) Hệ thống lưu vực được cấu trúc theo dạng bậc thang; trong lưu vực Sông Bé có lưu vực Srok Phú

Miêng rộng 285.392,7 ha; trong lưu vực Srok Phú Miêng có lưu vực Cần Đơn rộng 221.005,5 ha; trong lưu vực

cần đơn có lưu vực Bù Cà Mau rộng 159.898,1 ha và lưu vực Đắk U rộng 38.560,9 ha; trong lưu vực Bù Cà

Mau có lưu vực Thác Mơ rộng 55.651,3 ha và lưu vực Đắk Glun rộng 27.510,4 ha. (4) Có 174.680,0 ha đất lâm

nghiệp nằm trong 8 lưu vực chi trả DVMTR, trong đó: 96.691,4 ha đất rừng sản xuất, 46.806,1 ha đất rừng

phòng hộ, 31.182,5 ha đất rừng đặc dụng.

Từ khóa: Bình Phước, dịch vụ môi trường rừng, lưu vực, phân định, phân tích.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Là tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ,

Bình Phước có địa hình tương đối phong phú,

nghiêng dần theo hướng từ Tây Bắc sang Đông

Nam. Bên cạnh đó là có các phụ lưu chính của

sông Đồng Nai chảy qua hoặc tiếp giáp với

ranh giới của tỉnh nên đã tạo cho Bình Phước

một hệ thống lưu vực khá phong phú về hình

dạng, kích thước, cấu trúc, quy hoạch sử dụng

đất, thảm thực vật che phủ. Sự phong phú về

lưu vực là một trong những yếu tố cơ bản tạo

nên tiềm năng chi trả DVMTR của tỉnh. Mặt

khác, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ

không gian địa lý và công nghệ tin học đã

trang bị cho các nhà khoa học Lâm nghiệp

những phương pháp nghiên cứu hiện đại, cho

phép giải quyết những vấn đề phức tạp trên

phạm vi rộng một cách hiệu quả, chính xác,

kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu mà thực

tiễn đề ra. Vì vậy, để phát huy được yếu tố

tiềm năng này góp phần thực hiện tốt chính

sách chi trả DVMTR hiện nay thì phải cần

phân định, phân tích hệ thống lưu vực trên địa

bàn tỉnh bằng phương pháp ứng dụng công

nghệ không gian địa lý và công nghệ tin học.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này là những lưu

vực có liên quan đến chi trả DVMTR tỉnh Bình

Phước (lưu vực chi trả DVMTR). Về không

gian được giới hạn trong phạm vi tỉnh Bình

Phước và một phần diện tích của một số tỉnh lân

cận. Về nội dung được giới hạn trong việc phân

tích cấu trúc và một số đặc điểm của lưu vực có

liên quan đến chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh

Bình Phước.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung của nghiên cứu này bao gồm: (1)

Xác định những lưu vực chi trả DVMTR. (2)

Phân định ranh giới của lưu vực chi trả

DVMTR. (3) Phân tích lưu vực chi trả

DVMTR.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Lưu vực là đơn vị cơ bản để thực hiện việc

chi trả DVMTR. Toàn bộ việc thu, chi tiền chi

trả DVMTR đều được xác định trong phạm vi

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

66 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

lưu vực. Tiền chi trả DVMTR không chỉ phụ

thuộc vào quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng

rừng, nguồn gốc rừng, mức độ khó khăn đối

với công tác bảo vệ rừng trong mỗi lưu vực mà

còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các lưu

vực. Do đó, để thực hiện được việc chi trả

DVMTR thì trước hết phải: (1) Phân định được

ranh giới lưu vực cung ứng, sử dụng DVMTR.

(2) Phân tích cấu trúc không gian để xác định

mối quan hệ giữa các lưu vực. (3) Phân tích

những đặc điểm có liên quan đến chi trả

DVMTR trong mỗi lưu vực. Mặt khác, không

những phải phân tích trên một địa bàn rộng là

một khu vực, một tỉnh mà còn phải phân tích

chi tiết đến từng lô rừng cả về dữ liệu không

gian và dữ liệu thuộc tính một cách chính xác,

kịp thời. Nên sẽ rất thuận lợi, nếu giải quyết

vấn đề này bằng công nghệ không gian địa lý

và công nghệ tin học.

2.3.2. Phương pháp cụ thể

- Thu thập dữ liệu:

Những tài liệu đã thu thập để phục vụ cho

nghiên cứu này, gồm: Ảnh vệ tinh Landsat 8 từ

Google Earth. Mô hình số độ cao ASTER

Global DEM khu vực Bình Phước và các tỉnh

lân cận từ http://gdex.cr.usgs.gov/gdex/ có độ

phân giải 30 m. Các lớp bản đồ: Quy hoạch bảo

vệ phát triển rừng, hiện trạng sử dụng đất lâm

nghiệp, thủy văn, hành chính tỉnh Bình Phước

từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Danh sách các đơn vị cung ứng, sử dụng

DVMTR tỉnh Bình Phước từ Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng. Bản đồ hệ thống sông Đồng Nai

từ Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.

- Xác định những lưu vực chi trả DVMTR:

Đối chiếu Bản đồ hệ thống sông Đồng Nai,

Bản đồ thủy văn tỉnh Bình Phước, danh sách

các đơn vị sử dụng DVMTR của tỉnh với ảnh

vệ tinh trên Google Earth thì sẽ xác định được

danh sách những lưu vực chi trả DVMTR và

tọa độ điểm đầu ra của mỗi lưu vực. Từ kết quả

xác định tọa độ này, sử dụng ArcGIS 10.3 và

Mapinfo 10.5 sẽ xây dựng được lớp điểm đầu

ra của các lưu vực trên địa bàn tỉnh.

- Phân định ranh giới lưu vực chi trả

DVMTR

+ Từ kết quả xây dựng lớp điểm đầu ra của

các lưu vực và mô hình số độ cao, sử dụng

ArcGIS 10.3 để hiệu chỉnh mô hình số độ cao,

xác định hướng dòng chảy, tích lũy dòng chảy,

khoanh ranh giới lưu vực dạng raster, chuyển

sang định dạng vector (dạng polygon) sẽ phân

định được ranh giới của mỗi lưu vực.

+ Chồng xếp các lớp lưu vực có một phần

diện tích nằm ngoài phạm vi tỉnh Bình Phước với

lớp hành chính tỉnh Bình phước trong ArcGIS

10.3 hoặc Mapinfo 10.5 để loại bỏ phần diện tích

nằm ngoài phạm vi tỉnh. Nghiên cứu chỉ phân

tích diện tích của lưu vực nằm trong phạm vi tỉnh

Bình Phước.

- Phân tích lưu vực chi trả DVMTR

+ Xây dựng mô hình không gian lưu vực chi

trả DVMTR: Từ mô hình số độ cao, ảnh vệ tinh

Landsat 8, lớp ranh giới các lưu vực, lớp ranh

giới hành chính, lớp thủy văn tỉnh Bình Phước

sẽ xây dựng được mô hình không gian lưu vực

chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước bằng các chức

năng chuyên dụng trong ArcGIS 10.3.

+ Phân tích cấu trúc hệ thống lưu vực:

Chồng xếp các lưu vực, lớp hành chính, lớp độ

cao, lớp độ dốc trong ArcGIS 10.3 hoặc

Mapinfo 10.5 để xác định chu vi, diện tích, độ

cao, độ dốc bình quân cho mỗi lưu vực. Tiếp

đến là xác định mối quan hệ không gian giữa

các lưu vực.

+ Phân tích đặc điểm của mỗi lưu vực chi

trả DVMTR:

Chồng xếp lớp quy hoạch bảo vệ và phát

triển rừng, lớp hiện trạng sử dụng đất lâm

nghiệp, lớp hành chính và các lớp bản đồ của

mỗi lưu vực trong ArcGIS 10.3 hoặc Mapinfo

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

67TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

10.5 sẽ xây dựng được Bản đồ lưu vực chi trả

DVMTR tỉnh Bình Phước. Mỗi lô rừng đã có

các giá trị thuộc tính về: Lưu vực, tiểu khu,

khoảnh, lô, hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất,

nguồn gốc rừng, đơn vị hành chính, đơn vị

chủ rừng.

Từ bảng thuộc tính của Bản đồ lưu vực chi trả

DVMTR tỉnh Bình Phước, sử dụng Microsoft

Visual C# professional 2010 để thiết kế module

phân tích lưu vực chi trả DVMTR và xuất kết

quả phân tích, tổng hợp sang Excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định những lưu vực chi trả DVMTR

Sông Đồng Nai là dòng sông chính của hệ

thống sông Đồng Nai. Dòng sông này được bắt

nguồn từ cao nguyên Lang Biang thuộc tỉnh

Lâm Đồng, được hợp lưu với một số phụ lưu

lớn như: Sông La Ngà, Sông Bé, sông Sài Gòn,

sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa Xoài Rạp đã tạo

nên một lưu vực sông Đồng Nai rộng lớn ở

khu vực phía Nam. Kết quả xác định cho thấy

Bình Phước có 9 lưu vực chi trả DVMTR,

được trình bày ở bảng 01.

Bảng 01. Danh sách các lưu vực chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước

STT

Điểm đầu ra Lưu vực

X (m) Y(m)

1 714221,74 1228388,94 Sông Bé

2 714247,12 1227852,82 Dòng sông Đồng Nai

3 670370,87 1207370,72 Sông Sài Gòn

4 691295,95 1302606,51 Srok Phú Miêng

5 700767,78 1323697,43 Cần Đơn

6 714476,97 1312608,84 Bù Cà Mau

7 713899,61 1327444,42 Đắk U

8 734056,38 1302220,44 Đắk Glun

9 720542,81 1310382,79 Thác Mơ

Trong những lưu vực ở bảng 01 thì: (1) Lưu

vực Sông Bé, lưu vực dòng sông Đồng Nai và

lưu vực sông Sài gòn là những lưu vực lớn phủ

kín diện tích tỉnh Bình Phước, chủ yếu cung

ứng DVMTR cho những cơ sở sản xuất nước

sạch ở vùng hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai,

như: Tổng Công ty Cấp thoát nước Sài Gòn

TNHH MTV, Công ty TNHH MTV cấp nước

Đồng Nai, Công ty Cổ phần DV&XD cấp

nước Đồng Nai, Nhà máy nước Dĩ An, Nhà

máy nước Thủ Dầu Một, Nhà máy nước Uyên

Hưng, Nhà máy nước Khu liên hiệp - Tân

Uyên. (2) Lưu vực: Srok Phú Miêng, Cần Đơn,

Bù Cà Mau, Đắk U, Đắk Glun, Thác Mơ và

Dòng sông Đồng Nai là những lưu vực cung

ứng DVMTR cho Thủy điện Srok Phú Miêng,

Cần Đơn, Bù Cà Mau, Đắk U, Đắk Glun, Thác

Mơ và Trị An.

3.2. Phân định ranh giới lưu vực chi trả

DVMTR

Kết quả phân định ranh giới của 9 lưu vực

chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước

được trình bày ở hình 01, cho thấy lưu vực chi

trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước: (1)

Khá phong phú về số lượng, hình dạng, kích

thước; (2) Ranh giới các lưu vực tiếp giáp nhau

và phủ kín toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh

Bình Phước; (3) Trên dòng Sông Bé có 6 lưu

vực nhỏ thuộc phần thượng lưu của lưu vực

Sông Bé.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

68 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Hình 01. Phân định ranh giới lưu vực DVMTR

tỉnh Bình Phước

3.3. Phân tích lưu vực chi trả DVMTR

3.3.1. Mô hình không gian lưu vực chi trả DVMTR

Hình 02. Mô hình không gian lưu vực

chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước

Kết quả xây dựng mô hình không gian lưu

vực chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước được

minh họa ở hình 02. Từ mô hình này có thể thấy

trực quan, tổng quát hơn về lưu vực chi trả

DVMTR tỉnh Bình Phước trong mối quan hệ

với nhiều yếu tố, trong đó: (1) Trải dọc theo

phía Tây của tỉnh là lưu vực sông Sài Gòn, nằm

trên địa bàn các huyện, thị xã: Lộc Ninh, Bình

Long, Hớn Quản và Đồng Phú. Trên đó có các

đơn vị cung ứng DVMTR như: BQLRPH Lộc

Ninh, BQLRPH Tà Thiết, BQLRPH Minh Đức,

Công ty Cổ phần Hải Vương, Công ty TNHH

MTV Bình Long. (2) Trải dọc theo hướng từ

Tây Bắc sang Đông Nam, xuyên quan địa bàn

tỉnh là lưu vực Sông Bé, chiếm phần lớn diện

tích của tỉnh, nằm trên địa bàn các huyện, thị

xã: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Phước Long, Lộc

Ninh, Bình Long, Đồng Phú và Bù Đăng. Trên

đó có các đơn vị cung ứng DVMTR như: Vườn

Quốc gia Bù Gia Mập, Nông lâm trường Bù

Đốp, Ban QLRPH Bù Gia Phúc, Nông - Lâm

trường Đắk Mai, Nông - Lâm trường Đắk Ơ,

Ban QLRPH Bù Đăng, Nông - Lâm trường Tân

Lập, Trại Phú Văn, Trung đoàn 717, Nông -

Lâm trường Nghĩa Trung, Phân viện Khoa học

Lâm nghiệp, Nông - Lâm trường Đồng Tâm,

Nông - Lâm trường Đồng Xoài, Bình đoàn 16,

Hạt Kiểm lâm thị xã Phước Long. Trong lưu

vực Sông Bé có nhiều lưu vực nhỏ. (3) Lưu vực

của chính dòng sông Đồng Nai nằm về phía

Đông Nam của tỉnh, chiếm một một phần nhỏ

diện tích của tỉnh. Trên đó có các đơn vị cung

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

69TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ứng DVMTR như: Vườn Quốc gia Cát Tiên,

NLT Nghĩa Trung, Ban QLRPH Bù Đăng.

3.3.2. Phân tích cấu trúc hệ thống lưu vực

Kết quả phân tích cấu trúc hệ thống lưu vực

chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước được trình

bày ở bảng 02, biểu đồ 01 và biểu đồ 02, cho

thấy: (1) Về diện tích lưu vực trong phạm vi

tỉnh Bình Phước thì lưu vực Sông Bé có diện

tích lớn nhất 527.394,5 ha, chiếm 76,86 % diện

tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh; (2) Lưu vực

Đắk Glun có diện tích nhỏ nhất 27.510,4 ha,

chiếm 4,01 % DTTN của tỉnh; (3) Trong các

lưu vực cấp 1 (C1) thì lưu vực sông Sài Gòn và

lưu vực dòng sông Đồng Nai chưa xác định

được lưu vực chi trả DVMTR cấp dưới của

chúng. Còn lưu vực Sông Bé đã xác định được

lưu vực Srok Phú Miêng là lưu vực phụ cấp 2

(C2), lưu vực Cần Đơn là lưu vực phụ cấp 3

(C3), có hai lưu vực phụ cấp 4 (C4) là lưu vực

Đắk U và lưu vực Bù Cà Mau thuộc lưu vực

Cần Đơn, có hai lưu vực phụ cấp 5 (C5) là lưu

vực Thác Mơ và lưu vực Đắk Glun thuộc lưu

vực Bù Cà Mau. (4) Cấp lưu vực tỷ lệ thuận

với diện tích và chu vi của lưu vực. Cấp lưu

vực càng nhỏ thì diện tích và chu vi của nó

càng nhỏ.

Bảng 02. Cấu trúc lưu vực chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước

STT Lưu vực Diện tích

(ha) Chu vi

(m)

Độ cao trung bình

(10 m)

Độ dốc trung

bình (độ)

Tỷ lệ % DTTN

1 Sông Sài Gòn (C1) 117.724,00 308.850 8,67 4,52 17,16 2 Dòng sông Đồng Nai (C1) 41.082,70 167.560 30,03 15,00 5,99 3 Sông Bé (C1) 527.394,50 560.430 20,44 9,34 76,86 4 Srok Phú Miêng (C2) 285.392,70 404.845 26,62 10,73 41,59 5 Cần Đơn (C3) 221.005,50 333.705 29,78 11,49 32,21 6 Đắk U (C4) 38.560,90 141.016 32,37 14,18 5,62 7 Bù Cà Mau (C4) 159.898,10 263.300 31,05 11,00 23,30 8 Thác Mơ (C5) 55.651,30 159.767 34,92 11,32 8,11 9 Đắk Glun (C5 27.510,40 129.771 32,59 10,92 4,01

Tổng 686201,20 100,00

(Ghi chú: Nghiên cứu này xem những lưu vực của các phụ lưu chính và của dòng sông Đồng Nai là lưu

vực cấp 1 (C1), những lưu vực phụ nằm trực tiếp trong lưu vực C1 là lưu vực phụ cấp 2 (C2), tương tự như

vậy cho tới lưu vực phụ cấp 5 (C5)).

Biểu đồ 01. Quan hệ diện tích, chu vi theo cấp lưu vực

Trong lưu vực Sông Bé, khi diện tích các

lưu vực giảm dần từ 527.394,50 ha đến

27.510,4 ha và chu vi của lưu vực giảm dần từ

560.430 m đến 129.771 m thì cấp lưu vực cũng

giảm dần từ C1 đến C5. (5) Độ cao trung bình

tỷ lệ nghịch với cấp lưu vực, trong lưu vực

Sông Bé khi độ cao trung bình tăng từ 204,39

- 349,17 m thì cấp lưu vực giảm từ C1 - C5. (6)

Diện tích (ha)

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

70 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Độ dốc bình quân trong lưu vực biến động từ

4,52 - 15o, độ dốc lớn nhất thuộc về lưu vực

của dòng sông Đồng Nai, độ dốc nhỏ nhất

thuộc về lưu vực sông Sài Gòn.

Biểu đồ 02. Quan hệ độ cao, độ dốc với cấp lưu vực

3.3.3. Phân tích đặc điểm của mỗi lưu vực chi

trả DVMTR

Từ kết quả xây dựng Bản đồ lưu vực chi trả

DVMTR và Microsoft Visual C# professional

2010 đã xây dựng module phân tích Bản đồ

lưu vực chi trả DVMTR như hình 03. Sử dụng

module này phân tích lưu chi trả DVMTR cho

kết quả như ở bảng 03, bảng 04, bảng 05, bảng

06 và bảng 07.

Hình 04. Giao diện module phân tích lưu vực chi trả DVMTR

Sử dụng chức năng tổng hợp lưu vực của

module này, sẽ tổng hợp, xuất kết quả tổng lưu

vực chi trả DVMTR trên đất lâm nghiệp sang

Excel như ở bảng 03 và bảng 04 cho thấy: Tổng

diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 174.680,00

ha, được phân bố trên ba lưu vực cấp 1 là lưu

vực dòng sông Đồng Nai (23.175,00 ha), lưu

vực sông Sài Gòn (31.656,20 ha) và lưu vực

sông Bé (119.848,80 ha).

Bảng 03. Tổng hợp diện tích lưu vực chi trả DVMTR cấp1 trên đất lâm nghiệp

STT Lưu vực cấp 1 Diện tích (ha)

1 Đồng Nai 23.175,0

2 Sài Gòn 31.656,2

3 Sông Bé 119.848,8

Tổng Diện tích đất lâm nghiệp 174.680,0

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

71TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 04. Diện tích lưu vực các cấp thuộc lưu vực Sông Bé trên đất lâm nghiệp

STT Lưu vực Diện tích (ha)

4 Srok Phú Miêng (Cấp 2 thuộc lưu vực Sông Bé) 96.236,3

7 Cần Đơn (Cấp 3 thuộc lưu vực Sông Bé) 89.719,9

6 Đắk U (Cấp 4 thuộc lưu vực Sông Bé) 29.437,6

1 Bù Cà Mau (Cấp 4 thuộc lưu vực Sông Bé) 51.607,3

4 Thác Mơ (Cấp 5 thuộc lưu vực Sông Bé) 30.783,0

Trên đất lâm nghiệp, lưu vực Sông Bé có

một lưu vực cấp 2 (lưu vực Srok Phú Miêng,

rộng 96.236,3 ha), một lưu vực cấp 3 (lưu vực

Cần Đơn, rộng 89.719,9 ha), 2 lưu vực cấp 4

(lưu vực Đắk U, rộng 29.437,6 ha; lưu vực Bù

Cà Mau, rộng 51.607,3 ha), 1 lưu vực cấp 5

(lưu vực Thác Mơ, rộng 30.783,0 ha).

Trên module phân tích lưu vực, chọn lưu

vực, chọn chức năng quy hoạch, tổng hợp quy

hoạch ba loại rừng theo lưu vực sẽ xuất kết quả

tổng hợp quy hoạch ba loại rừng theo mỗi lưu

vực như ở bảng 05, cho thấy lưu vực đang

phân tích quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp là

lưu vực Thác Mơ, có tổng diện tích 30.782,97

ha, trong đó có: 14.514,64 ha đất rừng phòng

hộ, 6.755,15 ha đất rừng đặc dụng, 9.513,18 ha

đất rừng sản xuất.

Bảng 05. Tổng hợp quy hoạch ba loại rừng theo lưu vực

STT Quy hoạch sử dụng đất lưu vực Thác Mơ Diện tích (ha)

1 Phòng hộ 14.514,6

2 Đặc dụng 6.755,2 3 Sản xuất 9.513,2 Tổng 30.783,0

Chọn lưu vực, chọn chức năng chủ rừng,

tổng hợp chủ rừng theo lưu vực sẽ xuất kết quả

tổng hợp chủ rừng theo lưu vực được chọn như

ở bảng 06, cho thấy lưu vực được chọn để

phân tích là lưu vực Thác Mơ, trong đó có 7

chủ rừng và tổ chức được giao đất lâm nghiệp.

Diện tích của chủ rừng, tổ chức được giao đất

lâm nghiệp biến động từ 98,5 - 13.535,3 ha.

Bảng 06. Tổng hợp chủ rừng theo lưu vực

STT Chủ rừng trong lưu vực Thác Mơ Diện tích (ha) 1 Ban QLRPH Bù Đăng 13.535,3 2 VQG Bù Gia Mập 6.888,7 3 NLT Đắk Mai 6.882,6 4 Ban QLRPH Bù Gia Phúc 2.674,5 5 Trung đoàn 735 559,2 6 UBND xã Bom Bo 98,5 7 Trại Phú Văn 144,3 Tổng 30.783,0

Chọn lưu vực, chọn chức năng nguồn gốc,

tổng hợp nguồn gốc theo lưu vực sẽ xuất kết

quả tổng hợp nguồn gốc rừng trong lưu vực

được chọn như ở bảng 07, cho thấy lưu vực

được chọn là lưu vực Thác mơ, trong đó: rừng tự

nhiên có 10.050,2 ha; rừng trồng có 2.545,7 ha;

đất chưa có rừng 18.187,1 ha.

Bảng 07. Tổng hợp nguồn gốc rừng theo lưu vực

STT Nguồn gốc rừng trong lưu vực Thác Mơ Diện tích (ha) 1 Rừng tự nhiên 10.050,2 2 Rừng trồng 2.545,7 3 Đất chưa có rừng 18.187,1

Tổng 30.783,0

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

72 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

IV. KẾT LUẬN

- Trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phân định

được 9 lưu vực chi trả DVMTR. 9 lưu vực này

phủ kín diện tích tự nhiên tỉnh Bình Phước,

trong đó có 1 lưu vực không thuộc quy hoạch

đất lâm nghiệp. Lưu vực Sông Bé có diện tích

lớn nhất 527.394,5 ha, chiếm 76,86 % DTTN

của tỉnh.

- Lưu vực chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước

có cấu trúc phong phú về hình dạng, kích

thước và cấp bậc. 9 lưu vực chi trả DVMTR

được phân thành 5 cấp, có cấu trúc dạng bậc

thang, trong đó: cấp 1 (C1) có 3 lưu vực; cấp 2

(C2) có 1 lưu vực; lưu vực cấp 3 có 1 lưu vực;

lưu vực cấp 4 có hai lưu vực; lưu vực cấp 5 có

2 lưu vực. Cấp lưu vực tỷ lệ thuận lới diện tích

và chu vi, nhưng tỷ lệ nghịch với độ cao bình

quân của nó.

- Module phân tích lưu vực chi trả DVMTR

cho phép khai thác Bản đồ lưu vực chi trả

DVMTR tỉnh Bình Phước để phần tích một số

đặc điểm liên quan đến chi trả DVMTR theo

lưu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012).

Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012

quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện

tích rừng trong lưu vực phụ vụ chi trả dịch vụ môi

trường rừng.

2. Phùng Văn Khoa (2013). Ứng dụng công nghệ

không gian địa lý trong quản lý tài nguyên và môi trường

lưu vực. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 120 trang.

3. Vương Văn Quỳnh, Võ Đại Hải và Phùng Văn

Khoa (2013). Quản lý lưu vực. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội, 148 trang.

4. http://gdex.cr.usgs.gov/gdex/

5. John Sharp (2010). Microsoft® Visual C#® 2010

Step by Step. Microsoft Press, 727 trang.

DELIMITATION AND ANALYSIS OF BASIN FOR PAYMENT FOR

FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES IN BINH PHUOC PROVINCE

Tran Quoc Hoan

SUMMARY

Using ASTER Global DEM with 30 m resolution, forest protection and development planning map in 2013,

forest land use map in 2014, administrative map, slope map, elevation map of Binh Phuoc province to

determinate and analyse basins for payment for forest environmental services (PES) in Binh Phuoc province

with ArcGIS 10.3, 10.5 MapInfo and Microsoft Visual C # 2010. The results of determination and analysis

showed that: (1) The whole area of Binh Phuoc province is in the Be rever basin, Saigon rever basin and the

basin of the Dong Nai rever. (2) 76.9 % of the natural area of Binh Phuoc province is in the Be rever basin. (3)

Basin system is structured in the form of stairs; in Be rever basin there is Srok Phu Mieng sub-basin, which

extends 285392.73 ha; in the Srok Phu Mieng basin has Can Don basin, which extends 221005.48 ha; in the

Can Don basin has Bu Ca Mau sub-basin, which extends 159898.06 ha and Dak U sub-basin, which extends

38560.87 ha; in the Bu Ca Mau basin there is Thac Mo sub-basin, which extends 55651.33 ha and Dak Glun

sub-basin, which extends 27510.38 ha. (4) There are 174679.96 ha of forest land in the 8 basins of PES,

including: 96691.43 ha of production forest land; 46806.05 ha of protection forests and 31182.48 ha of special-

use forest land.

Keywords: Analysis, basin, Binh Phuoc, delimitation, forest environmental services.

Người phản biện : PGS.TS. Phùng Văn Khoa

Ngày nhận bài : 30/10/2015

Ngày phản biện : 15/11/2015

Ngày quyết định đăng : 28/11/2015

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

73TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

LỰA CHỌN SINH CẢNH SỐNG CỦA

SƠN DƯƠNG (Capricornis milneedwardsii David, 1869) VÀO MÙA HÈ

Ở DÃY NÚI ĐÁ ĐÔNG BẮC, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG

Nguyễn Đắc Mạnh1, Đồng Thanh Hải2, Nguyễn Bá Tâm3, Nguyễn Tài Thắng4

1,2TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 3KS. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 4KS. Trung tâm bảo tồn Rùa Châu Á

TÓM TẮT

Với sự tài trợ kinh phí của dự án sự nghiệp môi trường tỉnh Thanh Hóa, nơi cư trú của loài Sơn dương tại dãy

núi đá phía Đông Bắc - khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã được điều tra từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2014.

Thông qua phân tích tần suất phân bố và vận dụng phương pháp phân tích thành phần chính đã tiến hành

nghiên cứu quy luật lựa chọn sinh cảnh sống của quần thể Sơn dương tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho

thấy: Hành vi lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn dương vào mùa hè chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố

hoàn cảnh, nhưng vai trò của các yếu tố là không như nhau; độ phong phú của thức ăn, mật độ cây bụi, độ tàn

che, mật độ cây gỗ, cự ly đến vách đá trắng, độ dốc, kích thước cây bụi và cự ly đến cây gỗ là các yếu tố có ảnh

hưởng quan trọng hơn; vào mùa hè Sơn dương ưa thích hoạt động ở sườn và đỉnh dốc, hướng dốc âm hoặc dốc

nửa âm nửa dương; loài lựa chọn các khu vực rừng giàu ổn định, xa khu dân cư và khá xa nguồn nước để sinh

sống. Ngoài ra, nghiên cứu cũng định hướng một số giải pháp quản lý bảo tồn quần thể Sơn dương và sinh cảnh

sống của chúng tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: KBTTN Pù Luông, lựa chọn sinh cảnh, phân tích thành phần chính, Sơn dương, yếu tố

hoàn cảnh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sơn dương (Capricornis milneedwardsii) là

loài thú quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Sách

Đỏ Việt Nam, xếp loài ở mức Nguy cấp; danh

lục đỏ của IUCN, xếp loài mức Gần nguy cấp.

Loài này đã được ghi trong phụ lục I CITES,

và thuộc nhóm Ib Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Tại Việt Nam, Sơn dương phân bố rộng ở

nhiều tỉnh từ Lâm Đồng trở ra Bắc, sống ở

rừng trên núi đá và núi đất nhưng tập trung chủ

yếu ở núi đá; loài này thường hoạt động kiếm

ăn ở lưng chừng núi và đỉnh núi, nơi có độ dốc

lớn, rừng thưa, có nhiều đá tảng nổi (Nguyễn

Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Để làm

rõ ảnh hưởng của các yếu tố hoàn cảnh đối với

hành vi lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn dương,

vào mùa hè năm 2014 tại dãy núi đá phía Đông

Bắc thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,

chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu nơi cư

trú của loài Sơn dương. Đồng thời, kết quả của

nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho công

tác quản lý, bảo tồn quần thể loài và sinh cảnh

sống của chúng.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc

tỉnh Thanh Hoá; cách thành phố Thanh Hoá

125 km về phía Tây Bắc, cách đường Hồ Chí

Minh theo quốc lộ 217 đi vào từ huyện Cẩm

Thuỷ khoảng 40 km. Khu bảo tồn trải dài từ

20o21' đến 20o34’ vĩ độ Bắc và từ 105o02’ đến

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

74 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

105o20’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Đông Bắc

của khu bảo tồn giáp với các huyện Mai Châu,

Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía

Tây ngăn cách với KBTTN Pù Hu bởi sông

Mã và đường 15A. Khu bảo tồn này bao gồm

hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây

Bắc - Đông Nam, có kiểu địa mạo tương phản

một cách rõ ràng do khác nhau về nền địa chất.

Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành

chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất, dãy này bao

gồm các đồi đất dạng bát úp và các thung lũng

nông. Dãy lớn hơn ở phía Đông Bắc lại hình

thành bởi vùng đá vôi bị chia cắt mạnh, đây là

một phần của dãy núi đá liên tục chạy từ Vườn

Quốc gia Cúc Phương đến tỉnh Sơn La. Đỉnh

cao nhất là núi Pù Luông (1667 m). Tổng diện

tích của khu bảo tồn là 17.171,03 ha, trong đó

diện tích dãy núi đá Đông Bắc là 12.434,67 ha

(Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù

Luông, 2013).

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc đai

khí hậu nhiệt đới gió mùa, có gió mùa Đông

Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió mùa

Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 10. Nhiệt độ

trung bình hàng năm biến động trong khoảng

từ 20 - 25oC. Lượng mưa trung bình hàng năm

tương đối thấp, từ 1.500 - 1.600 mm (Ban quản

lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2013).

Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống

trong vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn

thuộc 9 xã và 2 huyện; mật độ dân số trung

bình là: 69,33 người/km2. Cộng đồng dân cư

chủ yếu thuộc hai dân tộc Thái và Mường

(chiếm 98,5%), còn lại 1,5% là dân tộc Kinh.

Hầu hết người dân sống ở vùng đệm, nhưng có

khoảng 387 hộ và 1.822 nhân khẩu sống trong

vùng lõi phía Đông Bắc của khu bảo tồn (Ban

quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,

2013).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Điều tra thực địa

Sơn dương ở trong sinh cảnh cư trú sẽ lưu

lại dấu vết hoạt động của nó, như: dấu chân,

phân, vết cọ, vết gặm ăn. Đối với sinh cảnh mà

thời gian nó cư trú càng dài, thì chuỗi dấu chân

và đống phân mới sẽ càng nhiều. Đế guốc của

Sơn dương ngắn, được tạo thành từ hai guốc có

thể khép kín chặt với nhau, phía trước hẹp

nhọn, phía sau rộng mở, dấu chân dễ phân biệt

với các loài có guốc khác cùng phân bố trong

khu vực. Đống phân của Sơn dương vào mùa

hè bao gồm nhiều viên nhỏ giống như hạt lạc,

xếp chồng lên nhau như vảy cá (Yang Bohui et

al., 2006). Sơn dương cũng thường cọ mình, cọ

tuyến trước hốc mắt vào thân cây hoặc vách

đá; khi đó lông mao của nó thường bị rụng, lưu

lại; vết gặm ăn lá non, cành non của Sơn

dương thường lưu lại trên tán của cây bụi, cây

cỏ gần dấu chân và đống phân của nó. Bởi vậy,

có thể sử dụng mật độ dấu chân, số đống phân,

số lượng vết cọ, vết gặm ăn làm chỉ tiêu để suy

đoán tình trạng sử dụng sinh cảnh sống của

Sơn dương.

Vùng núi đá vôi phía Đông Bắc được phân

thành 6 khu vực có đặc điểm về địa hình, thảm

thực vật và phương thức tác động lên tài

nguyên rừng là tương đối khác biệt, bao gồm

Phú Lệ, giáp ranh Phú Lệ - Lũng Cao - Hòa

Bình, Tây Nam Lũng Cao, Đông Bắc Lũng

Cao, Son – Bá - Mười, và Cổ Lũng. Thiết kế

21 tuyến điều tra, chiều dài mỗi tuyến đều lớn

hơn 2000 m, cự ly giữa hai tuyến liền kề đều

lớn hơn 500 m, độ rộng dải quan sát trên tuyến

là 10 m. Tổng chiều dài tuyến điều tra là 45191

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

75TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

m. Trên dải tuyến điều tra, khi quan sát thấy

dấu vết mới của Sơn dương (dấu chân, phân,

vết gặm ăn, vết cọ) thì tiến hành lập ô điều tra

và ghi nhận các yếu tố hoàn cảnh trong ô. Tầng

cây gỗ tiến hành điều tra độ tàn che, mật độ

cây gỗ, cự ly đến cây gỗ và kích thước cây gỗ.

Tầng cây bụi thảm tươi thì điều tra độ phong

phú của thức ăn, mật độ cây bụi, cự ly đến cây

bụi và kích thước cây bụi. Tầng mặt đất tiến

hành điều tra độ cao tuyệt đối, độ dốc, hướng

dốc, vị trí dốc, mức độ sẵn có của nguồn nước,

cự ly đến vách đá trắng. Ngoài ra, tiến hành

điều tra xác định: Loại hình thảm thực vật và

cường độ gây nhiễu loạn. Tổng cộng có 16 yếu

tố hoàn cảnh được lựa chọn điều tra.

2.2.2. Đo lường các yếu tố hoàn cảnh

Sử dụng GPS định điểm trung tâm của ô

điều tra (điểm ghi nhận dấu vết), thiết lập 3

loại ô điều tra độc lập nhau gồm: 1 ô hình

vuông (kích thước: 1 m x 1 m), 2 ô hình chữ

nhật cắt vuông góc nhau tại trung tâm (2 m x 5

m), 1 ô hình vuông (10 m x 10 m). Trong ô

hình vuông (10 m x 10 m) phân làm 4 ô vuông

nhỏ (kích thước 5 m x 5 m). Tham khảo

phương pháp điều tra của Trương Minh Hải

(Zhang Minghai and Li Yankuo, 2005); đồng

thời căn cứ vào tình trạng sử dụng sinh cảnh

sống của loài tại khu vực nghiên cứu, đã sử

dụng các phương pháp trắc định như sau:

(1) Độ tàn che: Sử dụng phương pháp mục

trắc trong chỉnh thể ô điều tra (10 m x 10 m).

(2) Mật độ cây gỗ: Số lượng cây gỗ bình

quân trong 2 ô điều tra (2 m x 5 m).

(3) Cự ly đến cây gỗ: Cự ly bình quân từ

điểm dấu vết đến 4 cây gỗ gần nhất phân biệt

trong 4 ô hình vuông (5 m x 5 m).

(4) Kích thước cây gỗ: Giá trị bình quân

đường kính ngang ngực của 4 cây gỗ gần nhất

phân biệt trong 4 ô hình vuông (5 m x 5 m).

(5) Độ phong phú của thức ăn: Số lượng cây

bụi và cây cỏ mà Sơn dương chọn gặm ăn

trong ô điều tra (1 m x 1 m).

(6) Mật độ cây bụi: Số lượng cây bụi bình

quân trong 2 ô điều tra (2 m x 5 m).

(7) Cự ly đến cây bụi: Khoảng cách bình

quân từ điểm dấu vết đến 4 cây bụi gần nhất

phân biệt trong 4 ô hình vuông (5 m x 5 m).

(8) Kích thước cây bụi: Giá trị bình quân

chiều cao của 4 cây bụi gần nhất phân biệt

trong 4 ô hình vuông (5 m x 5 m).

(9) Độ cao tuyệt đối: Sử dụng GPS để xác

định trực tiếp trong ô điều tra (10 m x 10 m).

(10) Độ dốc: Sử dụng địa bàn để xác định trực

tiếp trong chỉnh thể ô điều tra (10 m x 10 m).

(11) Hướng dốc: Hướng phơi của chỉnh thể

ô điều tra (10 m x 10 m), phân thành 3 loại:

dốc âm (góc lệch Bắc: 45 - 135o); dốc dương

(225 - 315o) và dốc nửa âm nửa dương (135-

225o và 315 - 45o).

(12) Vị trí dốc: Vị trí của ô điều tra (10 m x

10 m) trong chỉnh thể ngọn núi, theo độ cao

phân thành: Chân, Sườn và Đỉnh.

(13) Nguồn nước: Sử dụng chỉ số cự ly từ

điểm dấu vết đến nguồn nước (mó nước và

suối). Phân làm 2 cấp là: gần (< 500 m); và xa

( ≥ 500 m).

(14) Cự ly đến vách đá trắng: Khoảng cách

gần nhất từ điểm dấu vết đến vách đá dựng -

không thảm thực vật che phủ.

(15) Loại hình thảm thực vật: Căn cứ vào

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

76 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ngoại mạo thảm thực vật, mức độ tác động và

trữ lượng sinh khối của cây gỗ; thảm thực vật ở

khu vực nghiên cứu được phân thành 3 loại là:

Rừng giàu ổn định, Rừng phục hồi và Trảng cỏ

cây bụi.

(16) Cường độ gây nhiễu loạn: Sử dụng chỉ

số cự ly từ điểm ghi nhận dấu vết đến nguồn

gây nhiễu loạn: d= 3d1 + d2; trong đó, d1 là cự

ly đến đường mòn khai thác, d2 là cự ly đến

khu dân cư. Căn cứ giá trị của d hoạch phân

cường độ gây nhiễu loạn làm 3 cấp là: Yếu

(d>1000 m); Trung bình (1000 m≥ d >500 m);

Mạnh (d ≤ 500 m).

2.2.3. Xử lý số liệu

Đối với 5 yếu tố hoàn cảnh định tính gồm:

Loại hình thảm thực vật, vị trí dốc, hướng dốc,

nguồn nước và cường độ gây nhiễu loạn; thông

qua tính toán tần suất phân bố, tìm ra đặc trưng

chủ yếu của sinh cảnh mà loài lựa chọn. Đối

với 11 yếu tố hoàn cảnh định lượng, chọn dùng

phương pháp phân tích thành phần chính

(PCA - Principal Component Analysis) trong

phân tích thống kê đa nguyên, để tìm ra yếu tố

chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn

sinh cảnh sống của Sơn dương tại khu vực

nghiên cứu.

Các phân tích thống kê trên đều thực hiện

trên phần mềm SPSS 18.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tần suất phân bố của một số yếu tố

hoàn cảnh định tính trong lựa chọn sinh

cảnh sống vào mùa hè của Sơn dương

Cả 40 ô điều tra được thiết lập đều thuộc

rừng giàu ổn định, chiếm 100%; điều này cho

thấy đây là loại hình thảm thực vật duy nhất

mà Sơn dương lựa chọn cư trú (bảng 01). Các

yếu tố sinh thái khác như: Vị trí dốc (sườn và

đỉnh phân biệt là 23 lần và 9 lần, chiếm 80%);

hướng phơi (dốc âm và dốc nửa âm nửa dương

phân biệt là 17 lần và 18 lần, chiếm 87,5%);

nguồn nước (Xa, 32 lần, chiếm 80%); cường

độ gây nhiễu loạn (Yếu, 34 lần, chiếm 85%)

đều là các yếu tố hoàn cảnh xuất hiện với tần

suất cao trong lựa chọn sinh cảnh sống vào

mùa hè của Sơn dương.

Bảng 01. Tần suất phân bố của các yếu tố hoàn cảnh định tính trong lựa chọn sinh cảnh sống

vào mùa hè của Sơn dương

Yếu tố Phân cấp sinh thái Tần suất phân bố

Số lần Tỉ lệ (%)

1. Loại hình thảm thực vật

Rừng giàu ổn định

Rừng phục hồi

Trảng cỏ cây bụi

40

0

0

100

0

0

2. Vị trí dốc

Chân

Sườn

Đỉnh

8

23

9

20

57,5

22,5

3. Hướng dốc

Dốc âm

Dốc dương

Dốc nửa âm nửa dương

17

5

18

42,5

12,5

45

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

77TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

4. Nguồn nước Gần

Xa

8

32

20

80

5. Cường độ gây nhiễu loạn

Yếu

Trung bình

Mạnh

34

6

0

85

15

0

3.2. Phân tích thành phần chính trong lựa chọn

sinh cảnh sống vào mùa hè của Sơn dương

Kết quả phân tích thành phần chính đối

với 11 yếu tố hoàn cảnh định lượng cho thấy,

tổng tỉ lệ đóng góp của 3 thành phần chính đầu

tiên đã đạt tới 71,621 % (bảng 02); do đó, có

thể phản ánh khá tốt đặc trưng sinh cảnh sống

của Sơn dương. Bởi vậy, chỉ chọn dùng 3

thành phần chính đầu tiên để tiến hành phân

tích, không tiếp tục xem xét đến các thành

phần còn lại.

Bảng 02. Giá trị đặc trưng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính phân tích

Thành phần chính Giá trị đặc trưng Tỉ lệ đóng góp

(%)

Tỉ lệ đóng góp tích lũy

(%)

1 4,628 42,068 42,068

2 2,102 19,112 61,180

3 1,149 10,441 71,621

Đặc trưng lựa chọn sinh cảnh sống của

Sơn dương được phân tích trên cơ sở đánh giá

ảnh hưởng của 11 yếu tố hoàn cảnh đối với 3

thành phần chính (bảng 03).

Bảng 03. Ma trận hệ số ảnh hưởng của các yếu tố hoàn cảnh đối với 3 thành phần chính

Yếu tố Thành phần chính

1 2 3

1. Độ cao tuyệt đối -0,664 0,487 0,332

2. Độ dốc 0,084 0,789 - 0,161

3. Cự ly đến vách đá 0,330 - 0,794 0,143

4. Độ tàn che 0,859 0,165 - 0,175

5. Mật độ cây gỗ 0,851 0,119 - 0,103

6. Cự ly đến cây gỗ - 0,527 - 0,302 0,597

7. Kích thước cây gỗ 0,448 - 0,345 0,062

8. Độ phong phú của thức ăn - 0,922 - 0,139 - 0,195

9. Mật độ cây bụi - 0,920 - 0,159 - 0,195

10. Cự ly đến cây bụi 0,622 - 0,190 0,352

11. Kích thước cây bụi 0,216 0,529 0,625

Từ bảng 02 và bảng 03 cho thấy, tỉ lệ đóng

góp của thành phần chính thứ nhất đạt tới

42,068%, trong đó độ phong phú của thức ăn

và mật độ cây bụi có hệ số ảnh hưởng âm rất

cao, độ tàn che và mật độ cây gỗ có hệ số ảnh

hưởng dương cao; bốn biến lượng này phản

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

78 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ánh độ phong phú của thực vật trong sinh cảnh

mà loài lựa chọn; bởi vậy, thành phần chính

thứ nhất chính là yếu tố tổng hợp về độ phong

phú giữa cây gỗ và cây bụi. Tỉ lệ đóng góp của

thành phần chính thứ hai là 19,112%, các yếu

tố có hệ số ảnh hưởng khá cao gồm cự ly đến

vách đá và độ dốc đã cấu thành nên yếu tố địa

hình trong sinh cảnh. Tỉ lệ đóng góp của thành

phần chính thứ ba là 10,441%, các yếu tố có hệ

số ảnh hưởng tương đối cao là kích thước cây

bụi và cự ly đến cây gỗ; bởi vậy, thành phần

chính thứ ba có thể xem là yếu tố khoảng trống

của tán rừng trong sinh cảnh.

IV. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN

Động vật hoang dã lựa chọn hay không lựa

chọn một sinh cảnh nào đó để sinh sống phụ

thuộc vào sinh cảnh đó có đầy đủ hay thiếu hụt

nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu của chúng.

Dưới quan điểm của động vật hoang dã, các

nguồn tài nguyên đó bao gồm: Thức ăn, nơi ẩn

nấp, nơi sinh sản và nguồn nước; nếu các yếu

tố này trong sinh cảnh không đầy đủ sẽ mang

đến nhiều bất tiện cho loài, chúng sẽ phải tiêu

tốn quá nhiều năng lượng để tìm kiếm các

nguồn tài nguyên này, từ đó mà ảnh hưởng đến

năng lực sinh sản và sinh tồn của chúng. Ngoài

ra, áp lực cạnh tranh sinh cảnh sống với các

loài khác có nhu cầu tương tự về tài nguyên, và

cường độ hoạt động của nhóm thiên địch cũng

có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa

chọn nơi cư trú của động vật hoang dã. Động

vật hoang dã ưa thích cư trú ở một sinh cảnh

cụ thể nào đó là do yếu tố di truyền và yếu tố

môi trường cùng quyết định, và theo chất

lượng sinh cảnh, thời gian và địa điểm mà phát

sinh biến đổi (Mysterud, 1999).

4.1. Hành vi lựa chọn sinh cảnh sống của

Sơn dương chịu ảnh hưởng tổng hợp của

nhiều yếu tố hoàn cảnh, nhưng vai trò của

các yếu tố là không như nhau

Kết quả phân tích thành phần chính cho

thấy: Thành phần chính thứ nhất là yếu tố tổng

hợp về độ phong phú giữa cây gỗ và cây bụi,

cũng là các yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến lựa

chọn sinh cảnh sống của Sơn dương. Độ tàn

che và mật độ cây gỗ, mật độ cây bụi cao sẽ

đảm bảo điều kiện ẩn nấp kín đáo; đồng thời

một bộ phận cây bụi, cây cỏ còn là đối tượng

thức ăn của loài. Địa hình của sinh cảnh nơi

Sơn dương cư trú phần nhiều là các dốc núi

hiểm trở, độ dốc thường là trên 30o, mùa hè

chúng thường đến gần các vách đá trắng để

nghỉ qua đêm (Yang Bohui et al., 2006); bởi

vậy cự ly đến vách đá và độ dốc là các yếu tố

địa hình chủ đạo ảnh hưởng đến lựa chọn sinh

cảnh sống của loài. Ban đêm và sáng sớm, khi

không gian yên tĩnh, Sơn dương cũng ra kiếm ăn

ở các khu trống trong rừng, ven rừng (Yang Bohui

et al., 2006); bởi vậy ở các khu rừng mà ban ngày

có mức độ gây nhiễu loạn nhất định, thường ghi

nhận được dấu vết loài ở nơi trống trải.

Kết quả phân tích tần suất phân bố cho

thấy: Loại hình thảm thực vật, cường độ gây

nhiễu loạn và nguồn nước là các yếu tố có ảnh

hưởng quyết định đến sự lựa chọn sinh cảnh

sống của Sơn dương. Nguyên nhân là bởi vào

mùa hè, Sơn dương thường di chuyển lên các

sườn dốc âm, đỉnh núi đá cao hiểm trở, để

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

79TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

tránh muỗi, ve bét và tránh sự săn lùng của thợ

săn; mùa hè cũng chính là mùa mưa, nên các

hốc đá vẫn lưu lại lượng nước chưa kịp bốc

hơi, có thể đáp ứng phần nào nhu cầu nước của

Sơn dương. Ngoài ra, tại khu vực nghiên cứu,

các khu rừng ở sườn đỉnh núi đá, xa khu dân

cư và đường mòn khai thác thường là rừng

giàu ổn định; thảm thực vật trên hướng dốc nửa

âm nửa dương vào mùa hè là khá phong phú,

điều kiện tiểu khí hậu rừng cũng mát mẻ; điều

này đã cung cấp cho Sơn dương nguồn thức ăn

phong phú và nơi ẩn nấp tốt.

4.2. Định hướng giải pháp quản lý bảo tồn

Sơn dương và sinh cảnh sống của chúng

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khi

số lượng quần thể các loài Voọc đã suy giảm

đáng kể, thì Sơn dương là loài thú kích thước

lớn rất quan trọng, chỉ thị tốt cho hệ sinh thái

rừng trên núi đá vôi. Thực hiện bảo tồn Sơn

dương và sinh cảnh sống của chúng sẽ đồng

nghĩa với bảo vệ được nhiều loài động vật khác

có kích cỡ nhỏ hơn, yêu cầu sinh cảnh sống

hẹp hơn, đồng thời quản lý hiệu quả tài nguyên

rừng trong khu vực. Kết quả nghiên cứu về

tình trạng sử dụng sinh cảnh sống của Sơn

dương đã gợi ý cho ban quản lý khu bảo tồn

nên thực hiện một số biện pháp sau: (1) Bảo vệ

nghiêm ngặt các khu vực ưa thích cư trú của

Sơn dương như: gần các vách đá trắng, các dốc

núi có độ nghiêng lớn, khu vực có thảm thực

vật phong phú với mật độ cây bụi khá cao; (2)

Quy hoạch xây dựng các điểm tích trữ nước tự

nhiên, điểm muối khoáng, tiến tới hình thành

các điểm quan sát, đặt bẫy ảnh khi đã thu hút

được Sơn dương và các loài động vật khác

đến; (3) Trên cở sở đặc điểm lựa chọn sinh

cảnh sống của Sơn dương, triển khai xây dựng

và thực hiện phương án giám sát quần thể loài;

cần kết hợp công tác tuần tra của lực lượng

kiểm lâm địa bàn với điều tra giám sát loài,

việc kết hợp này sẽ giúp hoạt động giám sát

được tiến hành thường xuyên, liên tục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

(2013). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng

đặc dụng khu BTTN Pù Luông đến năm 2020. Tài liệu

lưu hành nội bộ.

2. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).

Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ

thú hoang dã Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công

nghệ, Hà Nội.

3. Mysterud A (1999). Seasonal migration pattern and

home range of Roe Deer (Capreolus capreolus) in an

altitudinal gradient in Southern Norway. Journal of

Zoology, 247: 479-486.

4. Yang Bohui et al., (2006). Genetic resources of Wild

Artiodactyla and Perissodactyla in China. Lanzhou Institute

of Animal Science and Veterinary Pharmaceutics, China

Academic of Agricultural Science, Lanzhou, China.

5. Zhang Minghai, Li Yankuo (2005). The Temporal

and Spatial Scales in Animal Habitat Selection Research.

Acta Theriologica Sinica, 25 (4): 395- 401.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

80 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

RESEARCH ON THE HABITATS SELECTION

BY SOUTHWEST CHINA SEROW (Capricornis milneedwardsii David, 1869)

IN SUMMER IN PU LUONG NATURE RESERVE

Nguyen Dac Manh, Dong Thanh Hai, Nguyen Ba Tam, Nguyen Tai Thang

SUMMARY

With the funding of environment al business projects in Thanh Hoa province; we conducted study on habitats

selection by Southwest China Serow (Capricornis milneedwardsii) between July and August in 2014.

Distribution frequency analyze and Principal Component Analysis (PCA) were used to analyze thedata. Our

results showed that; habitats selection of Capricornis milneedwardsii was synthesizing influenced by many

ecological factors , but the role of these factors is not equally; food abundance, shrub density, canopy, tree

density, rock distant, slope, shrub size and tree distantas the factors that influence the more important. The

species often selected medium- high slope of gradient with in-sunny exposure or half-sunny exposure. The

species preferred to live in the area far away from water source and humandisturbances. Further, we also give

recommendation for conservation and protection ofSerowand it’s habitats.

Keywords: Capricornis milneedwardsii, ecological factors, habitat selection, Principal Component Analysis,

Pu Luong nature reserve.

Người phản biện : PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh

Ngày nhận bài : 05/8/2015

Ngày phản biện : 25/10/2015

Ngày quyết định đăng : 18/11/2015

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

81TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson)

(Lepidoptera: Crambidae)

Hoàng Thị Hồng Nghiệp1, Nguyễn Thế Nhã2

1ThS. Trường Cao đẳng Sơn La 2GS.TS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) – một loài ngài, có sâu non sống ký sinh trong thân cây tre, bằng

cách ăn bột giấy ở mặt trong cây măng. Sâu tre là món ăn ưa thích của đông đảo người dân miền núi với vị

thơm ngon và tốt cho sức khoẻ. Sâu tre rất giàu chất dinh dưỡng, như Protein đạt 11,26 g/100g, Lipit đạt 23,82

g/100 g và có nhiều nguyên tố vi lượng như Kali có 331,50 mg/100g; Magie có 212,64 mg/100g; Canxi có

107,26 mg/100g và Kẽm có 4,14 mg/100g. Hàm lượng axit amin toàn phần của Sâu tre khá cao (473,44

mg/100g). Xác định được 17/20 loại axit amin ở Sâu tre, trong đó có 7/8 axit amin cần thiết cho cơ thể người:

Isoleucin (7,16 mg/100g), Leucin (15,46 mg/100g), Lysin (14,57 mg/100g), Methionin (0,86 mg/100g),

Phenylalanin (12,98 mg/100g), Treonin (17,43 mg/100g) và Valin (2,96 mg/100g). Sâu tre còn có Histidin

(118,0 mg/100g) và Arginin (11,36 mg/100g) là những axit amin cần thiết cho trẻ em. Ngoài ra còn có các axit

amin khác như Aspatic, Serin và Glutamic… Trong 100 g Sâu tre tươi có hàm lượng Lipit toàn phần là 23,82

g/100g. Xác định được 22 loại axit béo ở Sâu tre. Trong đó axit béo bão hoà có 10 loại với 9,87 g/100g, chủ

yếu là parmitic (C16:0) chiếm 95,8%; axit béo không bão hòa là 9,44 g/100 g, gồm 12 loại chủ yếu là Oleic

(C18:1) chiếm 80,7%. Trong Sâu tre còn có axit linoleic (omega 6) và axit linolenic (omega 3) là 2 dạng quan

trọng nhất, cơ thể không thể tạo ra nên phải bổ sung từ bên ngoài.

Từ khóa: Axit amin, axit béo, Sâu tre, thành phần hóa học.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) là

côn trùng thuộc họ Bướm Cỏ (Crambidae), bộ

Cánh vảy (Lepidoptera). Sâu non sống ký sinh

trong thân cây tre mọc tự nhiên. Thức ăn của

sâu non (ấu trùng) là bột giấy ở mặt trong cây

măng. Theo Thapa (2009) loài này phân bố

chủ yếu trong rừng tre của châu Á như ở

Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc,

Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan và

Việt Nam. Ở nước ta loài này phổ biến ở vùng

trung du và miền núi Tây Bắc như Điện Biên,

Lai Châu và Sơn La v.v. Ở những địa phương

có Sâu tre, từ lâu người dân đã khai thác chúng

không chỉ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, mà

còn đem bán trên thị trường với giá khá cao.

Sâu tre vừa thu về không qua sơ chế được bán

với giá 200.000 đ/kg và giá rất ổn định qua các

thời vụ. Có thể dễ dàng nhận thấy Sâu tre được

coi là món ăn ưa thích của đông đảo người dân,

vì vừa có vị thơm ngon lại tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên phân tích giá trị dinh dưỡng của

Sâu tre cho đến nay chưa thấy có công bố khoa

học cụ thể nào. Kết quả nghiên cứu bước đầu

giá trị dinh dưỡng của Sâu tre, chủ yếu ở giai

đoạn sâu non tuổi 5, là tuổi sâu non người dân

khai thác, sẽ cung cấp một số dẫn liệu để

khẳng định Sâu tre là một trong những đối

tượng côn trùng thực phẩm có giá trị đích thực,

cần được quan tâm bảo tồn và khai thác hợp lý.

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu là Sâu tre (Omphisa

fuscidentalis Hampson) ở giai đoạn ấu trùng

tuổi cuối (tuổi 5) được lấy từ rừng tre tự nhiên

trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xác định hàm lượng protein

toàn phần theo TCVN 8128:2009; hàm lượng

Lipit theo TCVN 8136:2009; hàm lượng canxi

theo TCVN 1526-1:2007; hàm lượng Kali và

magie cùng theo TCVN 1537:2007 và xác định

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

82 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

hàm lượng kẽm theo JAS-SOP-45.

Thành phần và hàm lượng các axit amin có

ở Sâu tre được xác định theo phương pháp thử

HPLC-H.HD.QT.046

Thành phần axit béo có ở Sâu tre được xác

định theo phương pháp thử PN.1H041.

Phân tích hàm lượng dinh dưỡng của Sâu

tre được thực hiện tại Trung tâm phân tích và

giám định thực phẩm Quốc gia, Viện công

nghiệp thực phẩm, Hà Nội.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần sinh hóa của Sâu tre

Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của

sâu non tuổi 5 được trình bày ở bảng 01.

Bảng 01. Thành phần sinh hóa của Sâu tre (sâu non tuổi 5)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Phương pháp thử

1 Hàm lượng Protein (Nx6,25) g/100g 11,26 TCVN 8128:2009

2 Hàm lượng Lipit g/100g 23,82 TCVN 8136:2009

3 Hàm lượng Canxi (Ca) mg/100g 107,26 TCVN 1526-1:2007

4 Hàm lượng Kali (K) mg/100g 331,50 TCVN 1537:2007

5 Hàm lượng Magie (Mg) mg/100g 212,64 TCVN 1537:2007

6 Hàm lượng Kẽm (Zn) mg/100g 4,14 JAS-SOP-45

Kết quả ở bảng 01 cho thấy Sâu tre rất giàu

các chất dinh dưỡng. Cụ thể Protein đạt 11,26

g/100g và Lipit đạt 23,82 g/100g. Ngoài ra

còn có nhiều nguyên tố vi lượng với hàm

lượng cao, đặc biệt như Kali có 331,50

mg/100g; Magie có 212,64 mg/100g; Canxi có

tới 107,26 mg/100g và Kẽm có 4,14 mg/100g.

3.2. Thành phần và hàm lượng các axit

amin có ở Sâu tre

Kết quả phân tích thành phần và hàm lượng

các axit amin có trong sâu non Sâu tre được

trình bày ở bảng 02.

Qua bảng 02 có thể thấy hàm lượng axit

amin toàn phần là 473,44 mg/100g. Kết quả

phân tích đã xác định được 17/20 loại axit

amin ở Sâu tre. Trong đó có 7/8 axit amin cần

thiết cho cơ thể người. Đây là các axit amin

không tự tổng hợp được trong cơ thể, phải

được lấy từ thực phẩm bên ngoài. Nếu thiếu 1

trong 8 loại axit amin quan trọng này có thể

dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Axit amin cần

thiết cho người có ở Sâu tre gồm Isoleucin

(7,16 mg/100g), Leucin (15,46 mg/100g), Lysin

(14,57 mg/100g), Methionin (0,86 mg/100g),

Phenylalanin (12,98 mg/100g), Treonin (17,43

mg/100g) và Valin (2,96 mg/100g).

Theo kết quả phân tích, tác giả không thấy

Tryptophan trong thành phần sinh hóa của Sâu

tre được thu thập tại Sơn La. Kết quả phân tích

của nghiên cứu cũng tương đồng với những

công bố có trước. Chẳng hạn, theo Robertson

và Lupien (2008). Kết quả nghiên cứu của

Ramos-Elorduy, Pino, Prado, Perez, Otero và

De Guevara (1997) khi thực hiện với loài Sâu

tre được thu thập từ bang Oaxaca, Mexico

cũng thường thiếu 1 trong 2 loại axit amin là

Tryptophan hoặc Lysin.

DeFoliart (1992) có nhận xét rằng, Protein

côn trùng có xu hướng thiếu Methionin và

Cystein, một số loài khác lại thiếu Lysin và

Threonin (Dẫn theo G. Hans Schabel, 2008).

Tuy nhiên, trong cơ thể Sâu tre đều có cả 4

loại axit amin này.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

83TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 02. Thành phần và hàm lượng các axit amin có ở Sâu tre (sâu non tuổi 5)

TT Axit amin Hàm lượng

(mg axit amin/100g mẫu) Ghi chú

1 Isoleucin 7,16

Axit amin cần thiết

2 Leucin 15,46

3 Lysin 14,57

4 Methionin 0,86

5 Phenylalanin 12,98

6 Threonin 17,43

7 Valin 2,96

8 Tryptophan -

9 Histidin 118,0 Axit amin cần cho trẻ em 10 Arginin 11,36

11 Aspatic axit 86,27

Axit amin khác

12 Serin 14,97

13 Glutamic axit 55,67

14 Glycin 20,85

15 Alanin 10,33

16 Prolin 54,0

17 Cystin 5,41

18 Tyrosin 25,16

Tổng cộng 473,44

Ngoài ra, trong Sâu tre còn có Histidin

(118,0 mg/100g) và Arginin (11,36 mg/100g)

là những axit amin cần thiết cho trẻ em (trẻ sơ

sinh và trẻ đang phát triển). Không những thế

Sâu tre còn có các axit amin khác như Aspatic

axit (86,27 mg/100g), Serin (14,97 mg/100g),

Glutamic axit (55,67 mg/100g), Glycin (20,85

mg/100g), Alanin (10,33 mg/100g), Prolin

(54,0 mg/100g), Cystin (5,41 mg/100g) và

Tyrosin (25,16 mg/100g).

So sánh với kết quả phân tích sinh hóa Sâu

Chít của Phan Anh Tuấn và cộng sự (2007)

chúng tôi nhận thấy thành phần axit amin ở

Sâu tre cũng tương tự. Nhóm tác giả đã xác

định được 17/20 loại axit amin, trong đó có 7/8

loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 2/2 loại axit

amin bán cần thiết (Cần cho trẻ em) và có 8

axit amin khác.

3.3. Thành phần và hàm lượng các axit béo

có ở Sâu tre

Hàm lượng Lipit toàn phần trong 100 g Sâu

tre tươi là 23,82 g/100g. Phân tích thành phấn

sinh hóa Sâu tre cho kết quả có 22 loại axit

béo. Hàm lượng các axit béo có ở Sâu tre được

thể hiện rõ trong bảng 03.

Kết quả ở bảng 03 xác nhận, trong tổng số 22

loại axit béo, có 10 loại axit béo bão hòa và 12

loại axit béo không bão hòa. Mặc dù thành phần

axit béo không bão hòa nhiều hơn so với axit béo

bão hòa, nhưng tổng hàm lượng axit béo bão hòa

là 9,87 g/100g, gần tương đương với hàm lượng

axit béo không bão hòa là 9,44 g/100g. Các axit

béo bão hòa chủ yếu là parmitic (C16:0) chiếm

95,8%. Các axit béo không bão hòa chủ yếu là

Oleic (C18:1) chiếm 80,7%.

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

84 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 03. Thành phần và hàm lượng các axit béo có ở Sâu tre

TT Axit béo Hàm lượng

(g/100g mẫu) Số cácbon Tên hóa học Tên thông dụng 1 C12:0 Dodecanoic Lauric 0,029

2 C14:0 Tetradecanonic Myristic 0,123 3 C14:1 9-Tetradecenoic - 0,022 4 C15:0 Pentadecanoic - 0,012 5 C15:1 10-pentadecenoic - 0,001 6 C16:0 Hexadecanoic Palmitic 9,460 7 C16:1 9- Hexadecenoic axit Palmitoleic 1,268

8 C17:0 Heptadecanoic axit Margnic 0,013 9 C18:0 Octadecenoic Stearic 0,030

10 C18:1 Cis-9-octadecenoic Oleic 7,618 11 C18:2 9,12-octadecadienoic Linoleic 0,312 12 C18:3n3 9,12,15-octa decatrienoic Linolenic 0,065 13 C20:0 Eicosanoic Arachidic 0,032 14 C20:1 11-eicosenoic Eicosenoic 0,019 15 C20:4n6 5,8,11,14-eicosatetraenoic Arachidonic 0,038

16 C21:0 Heneicosanoic - 0,004 17 20:5(n-3) Eicosapentaenoic EPA 0,005 18 C22:0 Docosanoic Behonic 0,086 19 C22:1 13-docosenoic Erucic 0,051 20 C22:2 13,16-docosadienoic Docosadienoic 0,017 21 C23:0 Tricosanoic - 0,082 22 C24:1 15-tetracosenoic Nervonic 0,028

Tổng các axit béo bão hoà 9,87

Tổng các axit béo không bão hoà 9,44

Hình 01. Sâu non Sâu tre

Trong cơ thể Sâu tre (sâu non tuổi 5) còn có

axit Linoleic 0,312 g/100g (axit béo có omega 6)

và axit Linolenic 0,065 g/100g (axit béo omega

3) là 2 dạng quan trọng nhất của axit béo cần

thiết (EFAs), có giá trị dinh dưỡng cao nhất và

được coi như các vitamin (vitamin F) mà cơ

thể không thể tự tạo ra, nên phải bổ sung từ

bên ngoài. Trong khi đó ở Sâu Chít không có

axit Linolenic (axit béo omega 3) mà chỉ có

axit Linoleic (axit béo có omega 6) (Phan Anh

Tuấn và cộng sự , 2007).

IV. KẾT LUẬN

Thành phần sinh hóa trong cơ thể Sâu tre rất

giàu các chất Protein (11,26 g/100g), Lipit

(23,82 g/100g) và các nguyên tố vi lượng như

Kali, Magie, Canxi và Kẽm.

Có 17/20 loại axit amin ở Sâu tre, trong đó

có 7/8 axit amin cần thiết cho cơ thể người,

gồm Isoleucin, Leucin, Lysin, Methionin,

Phenylalanin, Treonin và Valin. Không tìm

thấy Tryptophan trong thành phần sinh hóa của

Sâu tre. Ngoài ra, trong cơ thể Sâu tre còn có

Histidin và Arginin là những axit amin cần

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường

85TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

thiết cho trẻ em. Không những thế Sâu tre còn

có các axit amin khác như Aspatic axit, Serine,

Glutamic axit, Glycin, Alanin, Prolin, Cystin

và Tyrosin.

Trong cơ thể Sâu tre có 22 loại axit béo,

trong đó axit béo bão hòa có 10 loại và không

hòa có 12 loại. Hàm lượng axit béo bão hòa và

không bão hòa là tương đương. Axit béo bão

hòa chủ yếu là parmitic (C16:0) chiếm 95,8%;

axit béo không bão hòa chủ yếu là Oleic

(C18:1) chiếm 80,7%. Trong cơ thể sâu non

Sâu tre còn có axit linoleic (axit béo có

omega 6) và axit linolenic (axit béo omega 3)

là 2 dạng quan trọng nhất cho người, vì cơ

thể không thể tự tạo ra, nên phải bổ sung từ

bên ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Anh Tuấn, Bàn Văn Khìu và Lê Mai Hương

(2007). Nghiên cứu thành phần hoá học, độc tính và thử

một số hoạt tính sinh học của sâu Chít . Kỷ yếu hội thảo

khoa học chuyên đề côn trùng trong y học cổ truyền Việt

Nam (lần thứ nhất), tr. 66-73.

2. Hans G. Schabel (2008). Forest insects as food: a

global review, Proceedings of a workshop on Asia-

Pacific resources and their potential for development,

Chiang Mai, Thailand, pp. 37-64.

3. Robertson, G.L. & Lupien, J.R. (2008). Food

Science and Technology to Improve Nutrition and

Promote National Development, International Union of

Food Science & Technology

4. Thapa, R (2009), Mass rearing of Bamboo borers,

Omphisa fuscidentalis (Hampson) (Class: lnsec ta,

Order: Lepidoptera, Family: Pyralidae, Mae Fah Luang

Univ, 32 pages.

INITIAL RESULTS ON NUTRITIONAL VALUE OF BAMBOO CARTEPILLAR (Omphisa fuscidentalis Hampson)

(Lepidoptera: Crambidae)

Hoang Thi Hong Nghiep, Nguyen The Nha

SUMMARY

Bamboo cartepillar (Omphisa fuscidentalis Hampson) is one kind of moth, which the larvae parasitise in

bamboo tree-trunk by feeding on the pulp of bamboo shoot. Bamboo caterpillar is one of the most favourite

food for the highlander because of delicious and healthy. Bamboo caterpillar is rich in nutrients, containing

11.26 grams Protein and 23.82 g Lipid per 100 g of Bamboo caterpillar. Besides, it is good in minerals,

especially kalium (331.50 mg/100g), magnesium (212.64 mg/100g), calcium (107.26 mg/100g) and zinc (4.14

mg/100g). The total amino acid content of Bamboo cartepillar is really high (473.44 mg/100g) with seventeen

amino acids appear among twenty amino acids in nature. The Bamboo cartepillar protein produces seven per

eight essential amino acids for human including: Isoleucine (7.16 mg/100g), Leucine (15.46 mg/100g), Lysine

(14.57 mg/100g), Methionine (0.86 mg/100g), Phenylalanine (12.98 mg/100g), Treonine (17.43 mg/100g) and

Valine (2.96 mg/100g). Bamboo cartepillar also has Histidine (118.0 mg/100g) and Arginine (11.36 mg/100g),

two amino acids needed for children and some others amino acids like Aspartic acid, Serine, Glutamic

acid….The total Lipid content in 100 grams of fresh Bamboo cartepillar is 23.82 g. There are twenty two fatty

acids in Bamboo cartepillar in which 10 saturated fatty acids (9.87 g/100g) and twelve un-saturated fatty acids

(9.44 g/100g). The main saturated fatty acid is Parmitic acid (C16:0) and the main un-saturated fatty acid is

Oleic acid (C18:1). Bamboo cartepillar also has Linoleic acid (omega 6) and Linoleic acid (omega 3), the most

important type of amino acid for human.

Key words: Bamboo cartepillar, Nutritional value, Omphisa fuscidentalis.

Người phản biện : GS.TS. Bùi Công Hiển

Ngày nhận bài : 06/11/2015

Ngày phản biện : 15/11/2015

Ngày quyết định đăng : 25/11/2015

Công nghiệp rừng

86 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ ÉP ĐÙN

ĐẾN CHẤT LƯỢNG COMPOSITE NHỰA – VỎ CÂY

Cao Quốc An1, Triệu Văn Hải2, Vũ Mạnh Tường3, Lê Văn Tung4

1PGS.TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2NCS. Trường Đại học Lâm nghiệp 3TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 4ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Trong công nghệ sản xuất vật liệu WPC bằng phương pháp ép đùn một giai đoạn thì nhiệt độ đầu đùn và tốc độ

quay của trục vít được coi là những yếu tố công nghệ quan trọng nhất quyết định đến chất lượng sản phẩm

WPC tạo thành. Nghiên cứu này xác định được mức độ và xu thế ảnh hưởng của nhiệt độ đầu đùn và tốc độ

quay trục vít đến từng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm như: độ hút nước, độ bền kéo, độ bền uốn tĩnh… Kết quả

cho thấy, nhiệt độ đầu đùn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm WPC, khi nhiệt độ tăng từ 120oC lên

160oC thì độ hút nước của sản phẩm giảm từ 1,35% xuống 1,02%, trong khi các chỉ tiêu về cường độ của WPC

đều tăng khi nhiệt độ thay đổi từ 120oC đến 140oC, khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì các chỉ tiêu cường độ lại có xu

hướng giảm xuống. Khi tốc độ quay trục vít tăng từ 10 vòng/phút lên 30 vòng/phút thì độ hút nước của sản

phẩm giảm từ 1,80% xuống 1,30%, còn các chỉ tiêu về cường độ của sản phẩm thì đều tăng dần khi tốc độ quay

trục vít tăng.

Từ khóa: Bột vỏ cây, composite gỗ nhựa, ép đùn, nhiệt độ đầu đùn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công nghệ sản xuất vật liệu WPC

thường sử dụng 2 phương pháp, đó là phương

pháp ép đùn và phương pháp phun. Mỗi

phương pháp đều có những ưu nhược điểm

riêng của nó, phương pháp phun thì rất dễ dàng

trong việc tạo ra các sản phẩm có hình dạng

cong đặc thù như mong muốn, tuy nhiên

phương pháp này lại gặp khó khăn trong việc

tạo ra các sản phẩm có kích thước lớn. Trong

khi đó phương pháp ép đùn lại rất thuận tiện

trong việc tạo ra các sản phẩm có kích thước

lớn, các sản phẩm định hình dùng trong xây

dựng,… trong nghiên cứu này sẽ sử dụng

phương pháp ép đùn để tạo ra các sản phẩm

WPC từ vỏ cây.

Phương pháp ép đùn lại được phân ra thành

2 hình thức, đó là: Ép đùn một giai đoạn và ép

đùn 2 giai đoạn. Ép đùn một giai đoạn (còn gọi

là ép đùn trực tiếp) là đồng thời bột gỗ nguyên

liệu, nhựa và chất trợ tương hợp được đưa vào

thiết bị cùng nhau, sau đó thông qua trục trộn

và đùn ra sản phẩm. Ép đùn 2 giai đoạn là đầu

tiên thông qua giai đoạn tạo hạt gỗ nhựa, sau

đó từ hạt gỗ nhựa mới qua giai đoạn đùn ra sản

phẩm. Trong nghiên cứu này sử dụng phương

pháp ép đùn một giai đoạn.

Có rất nhiều yếu tố công nghệ có thể ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm WPC khi ép

đùn, như: Nhiệt độ, tốc độ đùn (tốc độ quay

trục vít), tỷ lệ hỗn hợp giữa bột gỗ và nhựa, tỷ

lệ chất trợ tương hợp sử dụng,… Chính vì vậy,

việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của những yếu

tố này đến chất lượng sản phẩm WPC là rất

quan trọng, nó làm căn cứ cho việc xác định

chính xác các trị số công nghệ hợp lý để nâng

cao chất lượng sản phẩm WPC.

Công nghiệp rừng

87TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

II. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu

+ Bột gỗ và bột vỏ cây gỗ Keo tai tượng.

+ Vật liệu nền: Polyetylen khối lượng thể

tích cao (HDPE).

+ Chất trợ tương hợp: MAPE.

+ Thiết bị sử dụng: Máy ép đùn 2 trục vít.

+ Công nghệ ép: Sử dụng công nghệ ép đùn

một giai đoạn.

+ Địa điểm thí nghiệm: Phòng thí nghiệm

Trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh – TQ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ ép

(nhiệt độ đầu đùn) đến chất lượng WPC

Nhằm xác định được ảnh hưởng của nhiệt

độ đầu đùn đến chất lượng của WPC, đồng

thời làm cơ sở cho việc lựa chọn vùng biến

thiên để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của

đa yếu tố thông số công nghệ ép đến chất

lượng sản phẩm, nghiên cứu đã tiến hành xác

định sự ảnh hưởng của nhiệt độ đầu đùn đến

các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm gồm: độ

hút nước, độ bền kéo, độ bền uốn, mô đun đàn

hồi khi uốn.

Các thông số thí nghiệm được bố trí

như sau:

- Thay đổi nhiệt độ đầu đùn (oC): 120, 130,

140, 150, 160.

- Cố định tỉ lệ hỗn hợp trong sản phẩm: (Bột

gỗ + bột vỏ cây): HDPE : MAPE = 50 : 47 : 3.

Trong đó tỉ lệ giữa bột gỗ và bột vỏ cây là 70 : 30.

- Cố định tốc độ quay trục vít là 20

vòng/phút.

2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ quay

trục vít đến chất lượng WPC

Trong thí nghiệm sử dụng thiết bị ép đùn

hai trục vít để sản xuất WPC, do đó áp suất ép

tạo sản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố chính:

kích thước miệng đùn, tốc độ quay của trục vít

hoặc tốc độ đùn tính theo chiều dài sản phẩm

trên đơn vị thời gian. Trong thí nghiệm này lựa

chọn sản phẩm có kích thước (tiết diện ngang)

cố định để nghiên cứu, do đó nhân tố còn lại là

tốc độ đùn hoặc tốc độ quay trục vít. Vì tốc độ

quay của trục vít có thể khống chế một cách ổn

định, chính xác nên trong nghiên cứu đã lựa

chọn tốc độ quay trục vít làm nhân tố thay đổi

để nghiên cứu.

Nghiên cứu đã tiến hành xác định sự ảnh

hưởng của yếu tố tốc độ quay trục vít khi ép

đến các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm

gồm: độ hút nước, độ bền kéo, độ bền uốn,

mô đun đàn hồi khi uốn theo tiêu chuẩn

GB/T1463 – 2005.

Các thông số thí nghiệm được bố trí như sau:

- Thay đổi tốc độ quay trục vít (vòng/phút):

10, 15, 20, 25, 30.

- Cố định tỉ lệ hỗn hợp trong sản phẩm:

(Bột gỗ + bột vỏ cây): HDPE: MAPE = 50 :

47 : 3. Trong đó tỉ lệ giữa bột gỗ và bột vỏ cây

là 70 : 30.

- Nhiệt độ đầu đùn: 140oC.

Vỏ cây keo tai tượng

dùng trong nghiên cứu

Công nghiệp rừng

88 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xác định ảnh hưởng của nhiệt

độ đầu đùn đến chất lượng WPC

3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu đùn đến

độ hút nước

Kết quả xác định độ hút nước của WPC

được thể hiện trong hình 01. Từ hình vẽ ta thấy,

khi nhiệt độ đầu đùn tăng thì độ hút nước của

sản phẩm giảm xuống đáng kể (từ khoảng

1,5% xuống đến 0,9%), độ hút nước đạt đến

giá trị nhỏ nhất khi nhiệt độ đầu đùn đạt

khoảng 150 - 160oC.

Kết quả cho thấy, nếu xét đến chi phí năng

lượng trong quá trình sản xuất, để được sản

phẩm có độ hút nước thấp mà chi phí không

cao thì có thể chọn nhiệt độ đầu đùn khoảng

140 - 150oC.

3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu đùn đến

độ bền kéo

Độ bền kéo của WPC với nhiệt độ đầu

đùn khác nhau được thể hiện trong biểu đồ

hình 02.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, với nhiệt độ

đầu đùn lựa chọn từ 120oC đến 160oC, sản

phẩm WPC có độ bền kéo thay đổi khá rõ ràng

và đạt giá trị lớn nhất khi ép với nhiệt độ đầu

đùn khoảng 140 - 150oC.

3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu đùn đến

độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh

Tương tự độ bền kéo, độ bền uốn tĩnh và

mô đun đàn hồi uốn tĩnh của WPC tạo ra với

nhiệt độ đầu đùn khác nhau cũng có quy luật

thay đổi khá rõ rệt. Khi nhiệt độ tăng lên thì

độ bền uốn và mô đun đàn hồi uốn tĩnh tăng

lên và sau đó có xu hướng giảm xuống. Điều

này có thể quan sát được khá rõ ở các hình 03

và hình 04.

Từ số liệu thí nghiệm cho thấy, trị số độ

bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh của

WPC là tăng dần khi nhiệt độ tăng từ 120oC

đến 140oC. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ép tiếp tục

tăng lên thì các trị số về độ bền uốn tĩnh và mô

đun đàn hồi uốn tĩnh lại có xu hướng giảm

xuống, điều này có thể là do khi nhiệt độ tăng

quá cao làm cho các liên kết bên trong vật liệu

WPC bị giòn, vì vậy làm cho cường độ của nó

giảm xuống.

Hình 01. Độ hút nước WPC khi nhiệt độ

đầu đùn thay đổi

Hình 02. Độ bền kéo WPC khi nhiệt độ

đầu đùn thay đổi

Công nghiệp rừng

89TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.2. Kết quả xác định ảnh hưởng của tốc độ

quay trục vít đến chất lượng WPC

3.2.1. Ảnh hưởng đến độ hút nước

Từ thí nghiệm đã thiết kế, với tốc độ quay

trục vít khi ép đùn khác nhau và đã tiến hành

đánh giá độ hút nước sau 4 ngày ngâm nước ở

nhiệt độ thường. Kết quả như hình 05.

Biểu đồ trong hình cho thấy, khi tốc độ quay

trục vít tăng lên, độ hút nước của sản phẩm

giảm từ 1,8% xuống đến khoảng 1,3%. Hơn

nữa, khi giá trị độ hút nước đạt khoảng 1,3%

thì nó có xu hướng không giảm tiếp khi tốc độ

quay trục vít tiếp tục thay đổi.

Từ đó cho thấy, khi lựa chọn tốc độ quay

trục vít, nếu xem xét đến độ hút nước có thể

chỉ cần lựa chọn tốc độ quay trục vít vào

khoảng 20 vòng/phút.

3.2.2. Ảnh hưởng đến độ bền kéo

Trong công nghệ ép đùn, trục vít chính là

chi tiết tạo ra áp lực ép cho sản phẩm, do đó,

tốc độ quay trục vít thay đổi chính là áp suất ép

thay đổi. Vì vậy, theo lý thuyết tốc độ quay

trục vít sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tính

chất cơ học của WPC nói chung, độ bền kéo

nói riêng.

Độ bền kéo của WPC chịu sự ảnh hưởng

khi tốc độ quay trục vít khác nhau được xác

định và trình bày trên hình 06.

Hình 05. Độ hút nước WPC

khi tốc độ quay trục vít thay đổi

Hình 06. Độ bền kéo WPC

khi tốc độ quay trục vít thay đổi

Hình 03. Độ bền uốn tĩnh WPC khi nhiệt độ

đầu đùn thay đổi

Hình 04. Mô đun đàn hồi uốn tĩnh WPC khi

nhiệt độ đầu đùn thay đổi

Công nghiệp rừng

90 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tốc độ

quay trục vít tăng lên, độ bền kéo của WPC

tăng theo, khi tốc độ quay trục vít tăng từ 10

đến 20 vòng/phút thì độ bền kéo của WPC tăng

lên khá nhanh, nhưng khi tộc độ quay trục vít

tiếp tục tăng thì giá trị độ bền kéo của WPC có

xu hướng ổn định.

3.2.3. Ảnh hưởng đến độ bền uốn tĩnh và mô

đun đàn hồi uốn tĩnh

Tương tự độ bền kéo, độ bền uốn tĩnh và

mô đun đàn hồi uốn tĩnh của sản phẩm cũng là

các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của WPC. Khi

tốc độ quay trục vít thay đổi, độ bền uốn tĩnh

và mô đun đàn hồi uốn tĩnh của sản phẩm

WPC tạo ra từ bột vỏ cây, bột gỗ Keo tai tượng

và nhựa HDPE cũng thay đổi theo. Quy luật

thay đổi như trên hình vẽ 07 và 08.

Từ số liệu thí nghiệm cho thấy, khi tốc độ

quay trục vít tăng lên thì độ bền uốn tĩnh và

mô đun đàn hồi uốn tĩnh của WPC cũng tăng

lên tương ứng. Tuy nhiên, mức độ tăng ở các

giai đoạn là không giống nhau. Khi tốc độ

quay trục vít tăng từ 10 vòng/phút lên 20

vòng/phút thì các trị số về độ bền uốn tĩnh và

mô đun đàn hồi uốn tĩnh tăng lên khá nhanh,

tuy nhiên khi tốc độ quay trục vít tiếp tục tăng

lên thì các trị số này tăng lên không đáng kể.

IV. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một

số kết luận sau:

- Nhiệt độ đầu đùn có ảnh hưởng đáng kể

đến chất lượng WPC, cụ thể khi tăng nhiệt độ

đầu đùn từ 120oC đến 160oC, độ hút nước sau

4 ngày ngâm giảm từ 1,53% xuống 1,02%, độ

bền kéo tăng từ 13,4 MPa lên 19,3 MPa sau đó

giảm xuống, độ bền uốn tĩnh tăng từ 24,29

MPa lên 26,86 MPa sau đó giảm xuống, mô

đun đàn hồi uốn tĩnh tăng từ 0,96 GPa lên

1,495 GPa sau đó giảm xuống.

- Tốc độ quay trục vít tăng lên cũng ảnh

hưởng đến chất lượng WPC, cụ thể khi tăng

tốc độ quay từ 10 vòng/phút lên 30 vòng/phút,

độ hút nước sau 4 ngày ngâm giảm từ 1, 8%

xuống 1,3%, độ bền kéo tăng từ 13,45 MPa lên

19,26 MPa, độ bền uốn tĩnh tăng từ 23,8 MPa

lên 25,61 MPa, mô đun đàn hồi uốn tĩnh tăng

từ 1,16 GPa lên 1,2 GPa.

Hình 07. Độ bền uốn tĩnh WPC

khi tốc độ quay trục vít thay đổi

Hình 08. Mô đun đàn hồi uốn tĩnh WPC

khi tốc độ quay trục vít thay đổi

Công nghiệp rừng

91TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Vĩnh Diệu, Bùi Chương (2010). Nghiên cứu

và ứng dụng sợi thực vật - nguồn nguyên liệu có khả

năng tái tạo để bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản khoa

học tự nhiên và công nghệ.

2. Anatole Klyosov (2005). Wood plastic composites.

Wiley - interscience A John Wiley& Sons, INC, Publication.

3. B. Mohebby, A. R. Ghotbifar, and S. Kazemi-Najafi

(2011). Influence of Maleic-Anhydride-Polypropylene (MAPP)

on Wettability of Polypropylene/Wood Flour/Glass Fiber

Hybrid Composites. J. Agr. Sci. Tech, Vol. 13, 877-884.

STUDY ON EFFECT OF EXTRUDING TECHNOLOGY TO QUANLITY OF

WPC FROM BARK

Cao Quoc An, Trieu Van Hai, Vu Manh Tuong, Le Van Tung

SUMMARY

In manufacturing WPC by a stage extruding technology, die temperature and rotation speed of the screw are the

most important technology factors deciding the quality of WPC. This study determinant affect of temperature

and screw rotation speed to properties of product such as water absorption, MOR, MOE,... The results show

that, temperature has a strong influence on the quality of WPC, when the temperature increase from 120°C to

160oC, the water absorption decrease from 1.35% to 1.02%, but if temperatures continue to rise, then strength

will decrease. When the screw rotation speed increases from 10 r/min to 30 r/min, the water absorption

decrease from 1.80% to 1.30%, but the strength of WPC will increase.

Keywords: Amin acids, bamboo caterpillar, chemical composition fatty acids, omphisia fuscidentalis.

Người phản biện : GS.TS. Phạm Văn Chương

Ngày nhận bài : 15/10/2015

Ngày phản biện : 20/11/2015

Ngày quyết định đăng : 25/11/2015

Công nghiệp rừng

92 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỦY – NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT

CÔNG NGHỆ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla S.T. Blake)

Nguyễn Văn Diễn1, Lê Xuân Phương2

1ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2PGS.TS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Trong công nghệ xử lý nhiệt cho gỗ nói chung và xử lý thủy - nhiệt nói riêng, hiện nay các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khi nghiên cứu xử lý nhiệt cho gỗ thường đề cập đến tính ổn định kích thước của gỗ sau khi xử lý. Trong bài viết này tác giả trình bày kết quả xử lý gỗ bằng phương pháp thủy - nhiệt ảnh hưởng đến một số tính chất công nghệ của gỗ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake), gỗ được xử lý thủy - nhiệt ở nhiệt độ (120oC; 140oC; 160oC; 180oC và 200oC) và thời gian (1 giờ; 2 giờ; 3 giờ; 4 giờ và 5 giờ). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ và thời gian xử lý thủy - nhiệt tăng làm giảm độ nhám bề mặt gỗ (Rmax) từ 116,16 µm xuống

còn 71,12 µm (giảm 38,24 % so với mẫu chưa xử lý), độ bền kéo trượt màng keo (τk) giảm từ 6,69 MPa còn 1,68 MPa (giảm 74,12% so với mẫu chưa xử lý), độ bong tách màng keo tăng từ 16,81% đến 39,39% (tăng 57,31% so với mẫu chưa xử lý). Sự thay đổi của các chế độ xử lý đã làm cho tính chất công nghệ thay đổi rõ rệt, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn thông số công nghệ phù hợp khi xử lý thủy - nhiệt.

Từ khóa: Bạch đàn, độ nhám bề mặt, độ bền kéo trượt màng keo, độ bong tách màng keo, xử lý thủy - nhiệt.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Gỗ rừng trồng, không những có nhiều yếu

điểm về độ bền so với gỗ rừng tự nhiên, mà còn

thường có tính thẩm mỹ không cao, màu sắc,

vân thớ xấu không được ưa chuộng, khả năng

dán dính kém, sự co rút dãn nở của gỗ ảnh

hưởng đến việc sử dụng gỗ kém hiệu quả. Bên

cạnh đó, gỗ rừng trồng có độ nhẵn khi gia công

thấp ảnh hưởng đến quá trình trang sức của gỗ.

Gỗ Bạch đàn là một loại cây ưu tiên rừng trồng,

ưu điểm cây Bạch đàn có khả năng tăng trưởng

nhanh, gỗ có màu sắc đẹp, cường độ cơ lý

cao,... nhược điểm của gỗ Bạch đàn có nhiều

nội ứng suất ngầm nên khi sử dụng gỗ dễ bị

cong vênh, nứt, tách,… Bởi thế, việc nghiên

cứu các giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất gỗ

là điều cần thiết đòi hỏi các nhà khoa học cần

quan tâm.

Xử lý nhiệt cho gỗ nói chung và xử lý

thủy nhiệt nói riêng là một hướng mới để khắc

phục một hay nhiều nhược điểm của gỗ bằng

cách thay đổi tính chất của gỗ. Mục đích của xử

lý nhiệt cho gỗ là giảm khả năng hút ẩm của gỗ,

cải thiện tính ổn định kích thước, tăng khả năng

chống sự phá hoại của sinh vật và vi sinh vật hại

gỗ, tăng khả năng chống chịu môi trường... mà

không gây độc hại. Ở các nước Châu Âu như

Hà Lan, Pháp, Đức, Phần Lan đã thiết lập được

5 công nghệ xử lý nhiệt điển hình như: Công

nghệ sử dụng nước, hơi nước hoặc không khí

(PlatoWood) của Hà Lan, công nghệ sử dụng

hơi nước, khí N2 (Le Bois Perdure và

Rectification) của Pháp, xử lý bằng hơi nước

(ThermoWood) của Phần Lan, công nghệ sử

dụng dầu thực vật (OHT - Oil Heat Treatment)

của Đức. Xử lý nhiệt sử dụng nước hoặc hơi

(xử lý thủy - nhiệt) ưu điểm rất lớn của phương

pháp này là đảm bảo tính ổn định kích thước,

thành phần hóa học, thay đổi được màu sắc gỗ

không sử dụng hóa chất hay bất kỳ chất xúc tác

nào nên làm cho phương pháp được đánh giá là

thân thiện với môi trường, công nghệ và thiết bị

đơn giản và chi phí giá thành cho công nghệ

thấp cũng là lý do tác giả chọn phương pháp

này để xử lý cho gỗ Bạch đàn. Tuy nhiên, cho

đến nay các công trình nghiên cứu về xử lý

thủy nhiệt ở Việt Nam còn hạn chế, chưa ứng

dụng nhiều trong sản xuất và nghiên cứu.

Trong bài viết này, tác giả trình bày kết quả về

bước đầu nghiên cứu “Ảnh hưởng của xử lý

thủy - nhiệt đến một số tính chất công nghệ của

gỗ Bạch đàn” góp phần xây dựng vào công

nghệ xử lý thủy nhiệt cho vật liệu gỗ nói chung

và gỗ Bạch đàn nói riêng.

Công nghiệp rừng

93TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Gỗ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.

Blake) có độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi khai thác

tại Ba Vì - Hà Nội, tiến hành xẻ theo kích

thước 25 x 40 x 600 mm (xuyên tâm x tiếp

tuyến x dọc thớ) để làm mẫu thử các tính chất

vật lý của gỗ sau khi xử lý thủy - nhiệt, các

mẫu xử lý thủy - nhiệt và chưa xử lý thủy –

nhiệt (đối chứng) được cắt trên cùng một thanh

gỗ xẻ có dác và lõi để so sánh tương đối và lấy

trị số trung bình các mẫu xử lý và chưa xử lý,

sau đó kiểm tra tính chất của gỗ, độ ẩm của gỗ

trước khi xử lý độ ẩm gỗ biến động từ: 25 -

30%. Xử lý thủy - nhiệt bằng máy SUMPOT ở

các chế độ nhiệt độ: 120oC, 140oC, 160oC,

180oC, 200oC và thời gian: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ,

4 giờ, 5 giờ. Sau đó cắt mẫu theo tiêu chuẩn

thử tính chất công nghệ: độ nhám bề mặt 50 x

50 x 50 mm; độ bền kéo trượt màng keo 150 x 20

x 5 mm; bong tách màng keo: 75 x 75 x 5 mm; số

mẫu 15/chế độ xử lý trong từng tính chất để

kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Sơ đồ quy trình thực nghiệm

Giai đoạn 1: Xử lý thủy -

nhiệt (nhiệt độ, thời gian)

Mẫu gỗ thí nghiệm

(Bạch đàn Uro)

Làm nguội tự nhiên

(nhiệt độ môi trường)

Kiểm tra tính chất gỗ

xử lý và đối chứng

- Độ nhám bề mặt gỗ xử lý thủy - nhiệt;

- Độ bền kéo trượt màng keo;

- Độ bong tách màng keo.

Mẫu gỗ Bạch đàn Uro xử lý thủy – nhiệt

(nhiệt độ (T): 200oC và thời gian ( ): 3 giờ).

Mẫu gỗ Bạch đàn Uro xử lý thủy – nhiệt

(nhiệt độ (T): 120oC và thời gian ( ): 3 giờ).

Mẫu gỗ Bạch đàn Uro xử lý thủy – nhiệt

(nhiệt độ (T): 140oC và thời gian ( ): 2 và 4 giờ).

Mẫu gỗ Bạch đàn Uro xử lý thủy – nhiệt

(nhiệt độ (T): 160oC và thời gian ( ): 1 giờ; 3 và 5 giờ).

Mẫu gỗ Bạch đàn Uro xử lý thủy – nhiệt

(nhiệt độ (T): 180oC và thời gian ( ): 2 và 4 giờ).

Mẫu gỗ Bạch đàn Uro chưa xử lý

thủy nhiệt (đối chứng).

Thiết bị xử lý thủy -

nhiệt (Sumpot)

Giai đoạn 2: Sấy đa tụ

(nhiệt độ duy trì: 140oC,

thời gian duy trì: 3 giờ );

độ ẩm gỗ: 12%.

Công nghiệp rừng

94 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Trên cơ sở lý thuyết quy hoạch thực

nghiệm, tác giả áp dụng kế hoạch thực nghiệm

trung tâm hợp thành trực giao với các yếu tố

đầy đủ để xác định sự ảnh hưởng của 2 yếu tố

nhiệt độ và thời gian xử lý đến chất lượng gỗ

Bạch đàn Uro. Kế hoạch thực nghiệm bậc hai

được thực hiện ở các mức: Mức trên (+1); mức

dưới (-1); mức trung gian (0); và các mức sao

mở rộng (+), (-). Do đó, ta có bảng thực

nghiệm theo phần mềm xử lý OPT như ở bảng

01. Trong đó, có 9 thí nghiệm phải thực hiện và

mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Bảng 01. Ma trận quy hoạch thực nghiệm

STT Dạng mã Dạng thực

X1 X2 Nhiệt độ (oC) Thời gian (giờ)

1 -1 -1 140 2

2 +1 -1 180 2

3 -1 +1 140 4

4 +1 +1 180 4

5 - 0 120 3

6 + 0 200 3

7 0 - 160 1

8 0 + 160 5

9 0 0 160 3

b) Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra

tính chất vật lý của gỗ

* Đo độ nhám bề mặt

Tiêu chuẩn kiểm tra: theo tiêu chuẩn ISO

4287-1997.

Kích thước mẫu: 50 х 50 х 50 mm.

Dung lượng mẫu: 15 mẫu/chế độ.

Dụng cụ kiểm tra: Dùng máy đo TR200:

Hãng sản xuất: Time Group; sản xuất tại:

Trung Quốc; đơn vị đo: Micromet (µm).

Quy trình kiểm tra: Mẫu sau khi gia công

xong xử lý mẫu đến độ ẩm (12%), các điểm đo

độ nhám đã được đánh dấu một cách ngẫu

nhiên trên bề mặt của mẫu. Các phép đo được

thực hiện theo hướng vuông góc với sợi của

các mẫu, đặt đầu đo lên bề mặt gỗ, bấm máy

chạy. Rồi đọc trị số trên màn hình (µm), cho

kết quả của độ nhẵn bề mặt của gỗ Bạch đàn.

* Thử độ bền kéo trượt màng keo

- Sử dụng tiêu chuẩn Châu Âu EN 205:

2003.

- Mẫu thử có kích thước: L= 150 5 (mm);

W= 20 0,2 (mm); t = 5 0,1 (mm)

- Dung lượng mẫu: 15 mẫu/chế độ.

- Chất kết dính sử dụng keo PVAc; Tỷ lệ

keo tráng là 200 g/m2.

- Dụng cụ kiểm tra: Thước kẹp có độ chính

xác 0,01 mm, máy thử tính chất cơ lý QTEST 25.

- Quy trình kiểm tra: Dùng thước kẹp đo tiết

diện của khu vực kéo trượt màng keo. Sau đó

lắp mẫu vào máy thử cơ học QTEST 25 theo

phương thẳng đứng với trục máy, đồng thời

mẫu nằm trong mép bộ gá từ 15 - 20 mm. Tăng

Hình 01. Máy đo độ nhám bề mặt mẫu gỗ

Công nghiệp rừng

95TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

tải chậm, đều và duy trì tăng tải cho đến khi

mẫu bị phá hủy. Đọc trị số tải trọng phá hủy

trên đồng hồ đo lực.

- Công thức xác định:

)(.

10.MPa

lw

Pk (2.1)

Trong đó:

k - độ bền kéo trượt màng keo, MPa;

P - lực phá hủy mẫu, kgf;

w - chiều rộng tiết diện kéo, mm;

l - chiều dài tiết diện kéo, mm.

* Thử bong tách màng keo

- Sử dụng tiêu chuẩn Nhật Bản JAS Type II

- Mẫu thử bong tách màng keo: L=75 0,2

(mm); W=75 0,2 (mm); t =5 0,1 (mm)

- Dung lượng mẫu: 15 mẫu/chế độ.

- Chất kết dính sử dụng keo PVAc; Tỷ lệ

keo tráng là 200 g/m2.

- Dụng cụ kiểm tra: nồi luộc tự động, thước

kẹp điện tử có độ chính xác 0,01 mm, kính lúp

có thước đo.

- Quy trình kiểm tra: Cho mẫu vào nồi luộc

tự động, luộc 2 giờ trong nước nóng 70 3oC.

Vớt ra, để ráo 15 phút trong điều kiện bình

thường, sau đó đem sấy với thời gian 3 giờ ở

nhiệt độ 60 3oC. Khi sấy xong, ta lấy mẫu ra

để nguội 15 phút rồi đo chiều dài bong tách

trên từng cạnh. Chiều dài vết nứt nhỏ được xác

định bằng kính lúp, các bong tách lớn được xác

định bằng thước kẹp điện tử.

- Công thức xác định:

ĐBT = C

l × 100% (2.2)

Trong đó:

l - tổng chiều dài vết nứt, mm;

C - chu vi của mẫu, mm.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hưởng của chế độ xử lý thủy -

nhiệt đến Độ nhám bề mặt gỗ Bạch đàn

Kết quả kiểm tra độ nhám bề mặt các mẫu

thí nghiệm và xử lý bằng phần mềm OPT của

Viện Cơ điện Nông nghiệp ta được kết quả

tổng hợp ghi trong bảng 02.

Bảng 02. Độ nhám bề mặt (Rmax) của gỗ Bạch đàn (µm)

STT

Dạng mã Dạng thực Số lần lặp

X1 X2 Nhiệt độ

(T; oC)

Thời gian

(τ; giờ) Y1 Y2 Y3

1 -1 -1 140 2 99,74 96,29 99,12

2 1 -1 180 2 74,52 76,19 75,22

3 -1 1 140 4 93,30 93,97 95,89

4 1 1 180 4 70,16 72,61 70,58

5 -2 0 120 3 112,72 112,92 113,45

6 +2 0 200 3 75,83 76,04 74,38

7 0 -2 160 1 90,04 86,39 90,21

8 0 +2 160 5 77,62 77,36 74,23

9 0 0 160 3 74,40 74,23 75,35

Công nghiệp rừng

96 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Từ kết quả ở bảng 02, thông qua xử lý hồi

quy bằng phần mềm OPT xây dựng được

phương trình tương quan giữa chế độ xử lý với

độ nhám bề mặt của gỗ Bạch đàn như ở công

thức 3.1a và 3.1b, ta có phương trình sau:

- Phương trình dạng mã:

Y= 77,181 - 9,992T + 4,418T2 - 2,901τ

+ 0,367Tτ + 1,523τ2 (3.1a).

- Phương trình dạng thực:

Y= 471,101 - 4,0892T + 0,01105T2

- 14,977τ + 0,01838Tτ + 1,5227τ2 (3.1b).

- Đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian

đối với độ nhám bề mặt:

1

3

5

50

70

90

110

130

120

140

160

180

200Thời gian (giờ)

ĐNBM(µm)

Nhiệt độ (oC)

Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý thủy - nhiệt đến độ nhám bề mặt gỗ Bạch đàn

110-130 90-110 70-90 50-70

Hình 02. Biểu đồ quan hệ giữa chế độ xử lý với độ nhám bề mặt (Rmax)

Kết quả phân tích phương sai (Anova) độ

nhám bề mặt của các chế độ xử lý thủy - nhiệt:

F = 365,229, Fcrit = 1,947348 ( F> Fcrit) điều

này chứng minh rằng, độ nhám bề mặt giữa

các chế độ xử lý thủy - nhiệt (nhiệt độ và thời

gian) đã có sự sai khác và hệ số của phương

trình đều có ý nghĩa.

Nhận xét:

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 02)

sự ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý thủy nhiệt cho

gỗ Bạch đàn đến độ nhám bề mặt rất rõ rệt còn

thời gian ảnh hưởng rất ít ở cùng chế độ nhiệt

độ. Độ nhám bề mặt (Rmax) giảm từ 115,16 µm

còn 71,12 µm (giảm 38,24% so với mẫu chưa

xử lý), bởi nguyên nhân sau:

Ở nhiệt độ 120oC đến 140oC và thời gian 2

giờ, 3 giờ và 4 giờ thì mức độ ảnh hưởng của

độ nhám bề mặt nhỏ, bời lúc này các chất chiết

xuất của gỗ đã bắt đầu được hoà tàn và chuyển

hoá ra bên ngoài của gỗ làm điền đầy các phần

trống trong gỗ vì thế sẽ làm độ nhám bề mặt

giảm xuống so với mẫu đối chứng.

Ở nhiệt độ 160oC đến 200oC và thời gian 1

giờ đến 5 giờ thì mức độ ảnh hưởng của độ

nhám bề mặt lớn hơn nguyên nhân ở nhiệt độ

này thì lignin đang ở giai đoạn tiền nóng chảy

và nóng chảy ra bề mặt gỗ gỗ sẽ điền đầy, dàn

trải trong gỗ, nên khi gia công gỗ thì gỗ ở các

chế độ này độ nhám giảm tức là độ nhẵn bề

mặt tăng lên nhiều so với mẫu gỗ chưa xử lý

thuỷ - nhiệt.

3.2. Ảnh hưởng của chế độ xử lý thủy - nhiệt

đến độ bền kéo trượt màng keo và độ bong

tách màng keo gỗ Bạch đàn

a) Độ bền kéo trượt màng keo

Kết quả kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo

các mẫu thí nghiệm và xử lý bằng phần mềm

OPT của Viện Cơ điện Nông nghiệp ta được

kết quả tổng hợp ghi trong bảng 03.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý thủy – nhiệt đến độ nhám bề mặt gỗ Bạch đàn

Nhiệt độ (oC)

Thời gian (giờ)

Công nghiệp rừng

97TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 03. Độ bền kéo trượt màng keo ( k ) của gỗ Bạch đàn (MPa)

STT

Dạng mã Dạng thực Số lần lặp

X1 X2 Nhiệt độ (T; oC)

Thời gian (τ; giờ)

Y1 Y2 Y3

1 -1 -1 140 2 6,03 6,15 5,99

2 1 -1 180 2 3,51 3,61 3,60

3 -1 1 140 4 5,66 4,90 5,95

4 1 1 180 4 3,69 3,08 2,95

5 -2 0 120 3 5,55 5,63 5,56

6 +2 0 200 3 1,75 1,70 1,60

7 0 -2 160 1 6,19 5,94 6,11

8 0 +2 160 5 4,07 4,27 4,15

9 0 0 160 3 5,83 5,43 5,52

- Từ kết quả ở bảng 03, thông qua xử lý hồi

quy bằng phần mềm OPT xây dựng được

phương trình tương quan giữa chế độ xử lý với

độ bền kéo trượt màng keo của gỗ Bạch đàn

như ở công thức 3.2a và 3.2b, ta có phương

trình sau:

+ Phương trình dạng mã:

Y= 5,245 - 1,045T - 0,425T2 - 0,393τ +

0,055Tτ - 0,053τ2 (3.2a).

+ Phương trình dạng thực:

Y= - 11,5747 + 0,27958T - 0,00106T2

- 0,5177τ + 0,00275Tτ - 0,0526τ2 (3.2b).

- Đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian

đối với độ bền kéo trượt màng keo:

1

3

5

0

1

2

3

4

5

6

7

120130

140150

160170

180190

200

Thời gian (giờ)

Kéo trượt(MPa)

Nhiệt độ (oC)

Ảnh hưởng của chế độ xử lý thủy - nhiệt đến độ bền kéo trượt màng keo gỗ Bạch đàn (MPa)

6-7 5-6 4-5 3-4 2-3 1-2 0-1

Hình 03. Biểu đồ quan hệ giữa chế độ xử lý với độ bền kéo trượt màng keo

Kết quả phân tích phương sai (Anova) độ

bền kéo trượt màng keo của các chế độ xử lý

thủy - nhiệt: F = 135,995, Fcrit = 1,947348 (F>

Fcrit) điều này chứng minh rằng, độ bền kéo

trượt màng keo giữa các chế độ xử lý thủy -

nhiệt (nhiệt độ và thời gian) đã có sự sai khác

và hệ số của phương trình đều có ý nghĩa.

Nhận xét:

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 03),

khi nhiệt độ và thời gian tăng thì độ bền kéo

trượt màng keo có xu hướng giảm dẫn theo

chiều tăng của nhiệt độ và thời gian. Độ bền

Nhiệt độ (oC) Thời gian (giờ)

Kéo trượt MPa

Công nghiệp rừng

98 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

kéo trượt giảm từ 6,69 MPa còn 1,68 MPa

(giảm 74,81% so với mẫu chưa xử lý).

b) Độ bong tách màng keo gỗ Bạch đàn

Kết quả kiểm tra độ bong tách màng keo

các mẫu thí nghiệm và xử lý bằng phần mềm

OPT của Viện Cơ điện Nông nghiệp ta được

kết quả tổng hợp ghi trong bảng 04.

Bảng 04. Độ bong tách màng keo của gỗ Bạch đàn (%)

STT

Dạng mã Dạng thực Số lần lặp

X1 X2 Nhiệt độ (T; oC)

Thời gian (τ; giờ)

Y1 Y2 Y3

1 -1 -1 140 2 18,59 20,58 19,68

2 1 -1 180 2 30,32 29,59 31,02

3 -1 1 140 4 21,68 22,82 22,36

4 1 1 180 4 32,60 33,04 32,35

5 -2 0 120 3 19,62 19,31 18,82

6 +2 0 200 3 39,69 40,29 38,18

7 0 -2 160 1 24,65 21,57 21,86

8 0 +2 160 5 25,28 28,72 24,32

9 0 0 160 3 22,68 25,66 21,62

- Từ kết quả ở bảng 04, thông qua xử lý hồi

quy bằng phần mềm OPT xây dựng được

phương trình tương quan giữa chế độ xử lý với

độ bong tách màng keo của gỗ Bạch đàn như ở

công thức 3.3a và 3.3b, ta có phương trình sau:

+ Phương trình dạng mã:

Y= 24,324 + 5,112T + 1,311T2 + 0,987τ

- 0,079Tτ + 0,082τ2 (3.3a).

+ Phương trình dạng thực:

Y= 63,2241 - 0,7816T + 0,00328T2 + 1,131τ

- 0,004Tτ + 0,0817τ2 (3.3b).

- Đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian

đối với độ bền bong tách màng keo.

12

34

5

15

25

35

45

120

130

140

150160

170180

190200

Thời gian (giờ)

BT-MK (%)

Nhiệt độ (oC)

Ảnh hưởng của chế độ xử lý thủy - nhiệt đến độ bền bong tách màng keo gỗ Bạch đàn (%)

35-45 25-35 15-25

Hình 04. Biểu đồ quan hệ giữa chế độ xử lý với độ bong tách màng keo

Kết quả phân tích phương sai (Anova) độ bền bong tách màng keo của các chế độ xử lý

Công nghiệp rừng

99TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

thủy - nhiệt: F = 67,221, Fcrit = 1,947348 ( F>

Fcrit) điều này chứng minh rằng, độ bền bong

tách màng keo giữa các chế độ xử lý thủy -

nhiệt (nhiệt độ và thời gian) đã có sự sai khác

và hệ số của phương trình đều có ý nghĩa.

Nhận xét:

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử

lý thủy nhiệt cho gỗ Bạch đàn đến độ bong

tách màng keo theo xu hướng tăng khi tăng

nhiệt độ và thời gian. Độ bong tách màng keo

tăng từ 16,81% đến 39,39% (tăng 57,31% so

với mẫu chưa xử lý).

Nguyên nhân giảm độ bền kéo trượt

màng keo và bong tác màng keo:

- Khi gỗ xử lý thủy - nhiệt làm cho khả

năng dán dính giữa keo với gỗ giảm bởi trong

quá trình xử lý thủy - nhiệt, một số nhóm –OH

của các polyme trên vách tế bào bị phân hủy,

sự hình thành các chất mới có khả năng làm

cho bề mặt trơ hơn. Do vậy, khả năng thẩm

thấu keo vào gỗ và phản ứng giữa keo với gỗ

có thể giảm, dẫn đến cường độ dán dính kém.

- Nhiệt độ cao và thời gian xử lý dài làm các

chất chiết xuất trong gỗ dễ dàng bị phân huỷ

trong quá trình gia nhiệt, phân huỷ các polyme

vách tế bào, phá huỷ hệ thống mao dẫn, hình

thành một số chất mới trên bề mặt làm cho bề

mặt gỗ trở nên trơ hơn so với gỗ không xử lý,

làm tăng góc tiếp xúc keo – gỗ, từ đó làm

giảm khả năng dán dính của gỗ đã qua xử lý

thủy nhiệt.

- Khi nhiệt độ và thời gian xử lý thủy nhiệt

tăng lên thì nhóm OH trong gỗ giảm, từ đó làm

giảm liên kết hóa học giữa keo và gỗ, độ bền

dán dính của gỗ sau khi xử lý thủy nhiệt giảm

so với gỗ chưa qua xử lý.

- Dưới tác dụng của nhiệt độ cao vào thời

gian xử lý tăng lên thì thành phần cấu trúc

vách tế bào bị thay đổi. Trong giai đoạn 1 xử

lý nhiệt ẩm, các polyme vách tế bào bị thuỷ

phân, các chất chiết xuất trong gỗ bị hoà tan và

dễ dàng bay hơi trong quá trình gia nhiệt.

Trong giai đoạn 2 sấy đa tụ, thay đổi chủ yếu

xảy ra đối với lignin, làm gia tăng liên kết

ngang trong phức hợp lignin.

IV. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thông số

công nghệ xử lý thủy - nhiệt cho gỗ Bạch đàn

thông qua các chế độ xử lý ở nhiệt độ (120oC;

140oC; 160oC; 180oC và 200oC) và thời gian

(1 giờ; 2 giờ; 3 giờ; 2 giờ và 5 giờ), chúng tôi

rút ra một số kết luận sau: Khi nhiệt độ và thời

gian xử lý thủy - nhiệt tăng làm cho độ nhám

bề mặt (Rmax) giảm từ 116,16 µm còn 71,12

µm (giảm 38,24 % so với mẫu chưa xử lý); Độ

bền kéo trượt giảm từ 6,69 MPa còn 1,68 MPa

(giảm 74,81% so với mẫu chưa xử lý); Độ

bong tách màng keo tăng từ 16,81% đến

39,39% (tăng 57,31% so với mẫu chưa xử lý).

Điều đó khẳng định nhiệt độ và thời gian xử lý

thủy - nhiệt có ảnh hưởng rõ rệt đến một số

tính chất công nghệ của gỗ Bạch đàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andreja Kutnar, Milan Šernek (2008). Reasons for

colour changes during thermal and hydrothermal

treatment of wood.

2. Hill, C.A.S. (2006). Wood modification. Chemical,

thermal and other processes. John Wiley & Son.

3. P. Rezayati Charani, J. Mohammadi Rovshandeh,

B. Mohebby, O. Ramezani 4. “Influence of hydrothermal

treatment on the dimensional stability of beech wood”.

Caspian J. Env. Sci. 2007, Vol. 5 No.2 pp. 125~131, The

University of Guilan, Printed in I.R. Iran.

4. Süleyman Korkut1, M. Hakkı Alma and Y. Kenan

Elyildirim (2009). “The effects of heat treatment on

physical and technological properties and surface

roughness of European Hophornbeam (Ostrya

carpinifolia Scop) wood”. African Journal of

Biotechnology Vol. 8 (20), pp. 5316-5327.

5. 谢延军, 刘一星, et al. (2002).

"热处理木材及其在欧洲的发展(英文)". Journal of

Forestry Research, 13(03), pp. 224-230.

Công nghiệp rừng

100 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

EFFECT OF THE HYDRO - THERMAL TREATMENT

ON TECHNOLOGICAL PROPERTIES OF EUCALYPTUS UROPHYLLA

S.T. BLAKE WOOD

Nguyen Van Dien , Le Xuan Phuong

SUMMARY

In the heat treatment technology for wood in general and hydro-thermal treatment in particular, one of the

advantage of this treatment is improving the dimentional stability of the wood after treatment. In this study, we

study the effects of hydro-thermal treatment on some technological properties of Eucalyptus wood (Eucalyptus

urophylla S.T. Blake), hydro-thermal treatments conditions are temperature (120oC, 140oC, 160oC, 180oC and

200oC) and time (1 hour, 2 hours, 3 hours, 4 hours and 5 hours). The study results showed that with higher

treatment temperature and longer treatment time, the wood surface roughness (Rmax) decrease from 116.16

micrometers to 71.12 micrometers (decrease 38.24% compared to untreated samples), shear strength of

bonding line (τk) decreased from 6.69 MPa to 1.68 MPa (decrease 74.81% compared to untreated samples), the

delamination ratio increased from 16.81% to 39.39% (increase 57.31% compared to untreated samples). The

change of the treatment conditions have dramatically changed the technological characteristics of wood. This is

significant in selecting of appropriate hydro-thermal treatment conditions for specific wood.

Keywords: Delamination ratio, Eucalyptus urophylla S.T. Blake, hydro-thermal treatment, shear strength

of bonding line (τk), surface roughness (Rmax).

Người phản biện : TS. Tạ Thị Phương Hoa

Ngày nhận bài : 21/11/2015

Ngày phản biện : 25/11/2015

Ngày quyết định đăng : 30/11/2015

Công nghiệp rừng

101TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ

TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU COMPOSITE TỪ VỎ CÂY

VÀ POLYETHYLENE

Triệu Văn Hải1, Cao Quốc An2, Phạm Thị Ánh Hồng3

1NCS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2PGS.TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 3ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Vỏ cây keo tai tượng được nghiền nhỏ kết hợp với bột gỗ và một lượng nhựa polyethylene thích hợp có thể tạo

ra được các sản phẩm WPC có hình dạng, kích thước khác nhau; chất lượng của sản phẩm WPC tạo thành được

quyết định chủ yếu bởi rất nhiều yếu tố công nghệ, trong đó tỷ lệ bột vỏ cây sử dụng được coi là một trong

những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm WPC tạo thành. Kết quả thí nghiệm cho

thấy: Khi tỷ lệ bột vỏ cây keo tai tượng sử dụng tăng từ 0% đến 100% thì độ hút nước sau 4 ngày ngâm tăng từ

1,04% lên 1,86%, độ bền kéo giảm từ 18,7 MPa xuống 13,2 MPa, độ bền uốn tĩnh giảm từ 23,9 MPa xuống

17,4 MPa còn mô đun đàn hồi uốn tĩnh giảm từ 1,35 GPa xuống 0,955 GPa; tỷ lệ chất trợ tương hợp MAPE sử

dụng cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của sản phẩm WPC tạo thành, cụ thể khi tăng tỉ lệ dùng

MAPE tăng từ 0,2% lên 5,8%, thì độ hút nước sau 4 ngày ngâm giảm không đáng kể (từ 1,08% xuống 0,98%),

độ bền kéo tăng từ 18,3 MPa lên 21,5 MPa, độ bền uốn tĩnh tăng từ 19,9 MPa lên 22,3 MPa và mô đun đàn hồi

uốn tĩnh tăng từ 1,06 GPa lên 1,56 GPa.

Từ khóa: Bột gỗ, bột vỏ cây, composite gỗ nhựa, polyethylene.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam hiện nay, vỏ cây vẫn được coi

là một dạng phế liệu trong ngành chế biến gỗ.

Mỗi nhà máy chế biến gỗ hoặc dăm gỗ đều thải

ra môi trường hàng chục tấn vỏ cây mỗi ngày.

Việc xử lý đối với lượng vỏ cây này chủ yếu

mang tính tự phát, trong đó phần nhiều là

chúng được đốt trực tiếp hoặc đem đổ bỏ ở các

bãi rác công cộng, chỉ một số rất ít những loại

vỏ cây có hàm lượng tannin cao thì được thu

gom để bán cho các cơ sở sản xuất tannin.

Điều đó cho thấy, để xử lý được một lượng rất

lớn vỏ cây thải ra hàng ngày, các nhà máy chế

biến gỗ cũng phải mất những khoản kinh phí

không nhỏ cho việc vận chuyển hoặc đốt bỏ.

Dựa trên những phân tích cơ bản về các

thành phần hóa học của vỏ cây về hàm lượng

cellulose, lignin, hemicellulose,… cho thấy,

với công nghệ hiện đại như ngày nay, bột vỏ

cây kết hợp với bột gỗ hoàn toàn có thể tạo ra

được những sản phẩm composite gỗ - nhựa có

chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu cho

sản phẩm dùng trong sản xuất vật liệu xây

dựng hoặc đồ nội ngoại thất.

Vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của

một số yếu tố công nghệ trong sản xuất vật liệu

composite từ vỏ cây là hết sức quan trọng

trong việc tìm ra quy trình công nghệ hợp lý

cho sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao

từ nguyên liệu vỏ cây. Điều này không những

góp phần giảm chi phí cho việc xử lý vỏ cây

của các nhà máy chế biến gỗ, mà nó còn góp

phần tạo ra những sản phẩm có giá trị từ loại

vật liệu mà vẫn được coi là phế thải.

Công nghiệp rừng

102 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên vật liệu

+ Vật liệu cốt: Bột gỗ và bột vỏ cây gỗ Keo

tai tượng (Acacia mangium); kích thước bột (2

- 4) mm; độ ẩm của bột 4%.

+ Vật liệu nền: Nhựa nguyên sinh Polyetylen

khối lượng thể tích cao (HDPE).

+ Chất trợ tương hợp: MAPE (hàm lượng

maleic anhydride - MA có trong hỗn hợp 1,4%

tính theo khối lượng).

+ Thiết bị sử dụng: Máy ép đùn 2 trục vít

ESYMASTER.

+ Công nghệ ép: Sử dụng công nghệ ép đùn

một giai đoạn. Đây là công nghệ được sử dụng

khá phổ biến hiện nay, công nghệ này không

thông qua giai đoạn tạo hạt gỗ - nhựa, mà

nguyên liệu bột gỗ và nhựa được cho trực tiếp

vào cùng một lúc. Nhiệt độ đầu ra khi ép đùn:

140oC, tốc độ quay trục vít: 20 v/p.

+ Địa điểm thí nghiệm: Phòng thí nghiệm

Trường ĐH Lâm nghiệp Nam Kinh – TQ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ trộn

bột gỗ và chất trợ tương hợp

Yếu tố tác động gồm: Tỷ lệ nhựa HDPE/trợ

tương hợp MAPE/bột gỗ tính theo phần trăm

khối lượng (tổng tỉ lệ các thành phần trên là

100%).

Miền quy hoạch thực nghiệm: Trên cơ sở

của các nghiên cứu việc xác định miền nghiên

cứu theo phương án bậc 2 được căn cứ vào lý

thuyết và kết quả của các công trình nghiên

cứu, miền thực nghiệm như sau:

Bảng 2.1. Miền thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ nhựa HDPE/MAPE/bột gỗ tới tính chất WPC

Yếu tố tác động Mức biến đổi Khoảng

biến thiên - -1 0 +1 +

Tỉ lệ bột gỗ (%) X1 26 30 40 50 54 10

Tỉ lệ MAPE (%) X2 0,2 1,0 3,0 5,0 5,8 2

2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ bột vỏ

cây đến chất lượng WPC

Nhằm xác định được ảnh hưởng của việc

trộn bột vỏ cây đến chất lượng của WPC, đồng

thời xác định được tỉ lệ trộn vỏ cây hợp lý cho

sản xuất, tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của

đơn yếu tố tỉ lệ trộn bột vỏ cây đến các chỉ tiêu

chất lượng của sản phẩm gồm: Độ hút nước,

độ bền kéo, độ bền uốn, mô đun đàn hồi khi

uốn, độ mài mòn.

Các thông số thí nghiệm được bố trí như sau:

- Thay đổi tỉ lệ trộn vỏ cây: 0%, 10%, 20%,

30%, 40%, 100%;

- Tỉ lệ trộn bột gỗ thay đổi theo: 100%, 90%,

80%, 70%, 60%, 0%;

- Cố định tỉ lệ hỗn hợp trong sản phẩm: (Bột

gỗ + bột vỏ cây) : HDPE : MAPE = 50 : 47 : 3.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của

tỷ lệ bột gỗ nói chung đến chất lượng WPC

Công nghiệp rừng

103TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.1.1. Ảnh hưởng đến độ hút nước

Độ hút nước của WPC có ảnh hưởng đến độ

bền và độ ổn định của sản phẩm từ trong quá

trình sử dụng. Do đó, đây là một chỉ tiêu quan

trọng cần được nghiên cứu, trong sản xuất luôn

mong muốn vật liệu có độ hút nước càng nhỏ

càng tốt. Trong nghiên cứu này đã xác định độ

hút nước sau 4 ngày ngâm trong nước tinh

khiết ở nhiệt độ môi trường của WPC khi tỉ lệ

thành phần hỗn hợp nguyên liệu thay đổi, kết

quả được trình bày trên hình 01 và 02.

Từ đồ thị hình 01 và 02 cho thấy, khi tỉ lệ

bột gỗ tăng lên thì độ hút nước tăng lên, còn

khi tỉ lệ MAPE tăng lên thì độ hút nước có xu

hướng tăng lên và sau đó giảm xuống. Nguyên

nhân dẫn đến hiện tượng này có thể giải thích

như sau: Bản thân nhựa HDPE không hút nước,

tuy nhiên khi phối trộn một lượng nhất định

bột gỗ, do bột gỗ tuy đã được nén ép ở nhiệt độ

cao đã có sự thay đổi về khả năng hút nước

nhưng vẫn không thể trở thành vật liệu kỵ

nước hoàn toàn, do đó WPC luôn có khả năng

hút nước. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn

đến độ hút nước của WPC tăng lên khi lượng

bột gỗ tăng lên.

Đối với vấn đề khi tăng lượng MAPE làm

cho độ hút nước gỗ lúc đầu vẫn tăng nhẹ và

sau giảm mạnh cũng có thể do khả năng hút

nước của bột gỗ dẫn đến. Vì khi lượng MAPE

chưa đủ lớn (chưa đạt giá trị phù hợp) thì chưa

tạo ra tác dụng giảm thiểu các nhóm chức ưa

nước trong gỗ (cũng chính là các nhóm có thể

tạo ra liên kết với MAPE), khi lượng MAPE

đủ lớn sẽ làm giảm lượng nhóm chức ưa nước

và kết quả là độ hút nước WPC giảm xuống.

3.1.2. Ảnh hưởng đến độ bền kéo

Độ bền khi chịu kéo của vật liệu WPC là tiêu

chí đánh giá chất lượng sản phẩm khi dùng trong

các trường hợp chi tiêu chịu lực kéo thường

xuyên, do đó đây là chỉ tiêu cơ học cần thiết.

Kết quả xác định độ bền kéo của WPC khi tỉ

lệ thành phần khác nhau được trình bày trên

hình 03 và 04.

Hình 01. Sự thay đổi độ hút nước khi tỉ lệ dùng

bột gỗ thay đổi

Hình 02. Sự thay đổi độ hút nước khi tỉ lệ dùng

MAPE thay đổi

Công nghiệp rừng

104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Từ hình 3.3 và 3.4 cho thấy, khi tỉ lệ bột gỗ

tăng lên thì độ bền kéo của WPC giảm xuống,

ngược lại khi tỉ lệ MAPE tăng lên thì độ bền

kéo của WPC tăng lên. Điều này nói lên rằng để

tạo ra được vật liệu có độ bền kéo cao thì lượng

bột gỗ không thể quá cao và lượng MAPE phải

lựa chọn vừa đủ để đạt giá trị lớn nhất.

3.1.3. Ảnh hưởng đến độ bền uốn tĩnh

Độ bền uốn tĩnh của vật liệu nói chung, vật

liệu WPC nói riêng là chỉ tiêu không thể thiếu

để đánh giá chất lượng cũng như làm cơ sở để

tính toán thiết kế chi tiết sản phẩm.

Trong nghiên cứu này, độ bền uốn tĩnh đã

được xác định với các loại sản phẩm WPC tạo

ra với các tỉ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Kết

quả như trên hình 05 và 06.

Từ kết quả hình 05 và 06 cho thấy, cũng

tương tự như đối với độ bền kéo, khi tỉ lệ bột

gỗ tăng lên thì độ bền uốn của WPC cũng có

quy luật biến đổi tương tự, tức là khi lượng bột

gỗ trong vật liệu tăng lên thì độ bền uốn giảm

xuống và khi tỉ lệ chất trợ tương hợp MAPE

tăng lên thì độ bền uốn cũng tăng theo. Tuy

nhiên, lượng MAPE tăng đến khoảng 4 - 5%

thì độ bền uốn có xu hướng không đổi, thậm

chí có xu hướng hơi giảm xuống. Từ đó cũng

có thể thấy, khi sản xuất WPC cần xem xét lựa

chọn phù hợp tỉ lệ trộn bột gỗ và tỉ lệ MAPE để

thu được sản phẩm có độ bền uốn tĩnh cao nhất.

Hình 03. Sự thay đổi độ bền kéo khi tỉ lệ dùng

bột gỗ thay đổi

Hình 04. Sự thay đổi độ hút nước khi tỉ

lệ dùng MAPE thay đổi

Hình 3.5. Sự thay đổi độ bền uốn tĩnh khi tỉ lệ

dùng bột gỗ thay đổi

Hình 3.6. Sự thay đổi độ bền uốn tĩnh khi tỉ lệ

dùng MAPE thay đổi

Công nghiệp rừng

105TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.1.4. Ảnh hưởng đến mô đun đàn hồi uốn tĩnh

Trong các chỉ tiêu đánh giá độ bền cơ học,

mô đun đàn hồi của vật liệu là chỉ tiêu dùng để

đánh giá độ dẻo dai của vật liệu trong quá trình

sử dụng với tải trọng từ bên ngoài. Trong

nghiên cứu này, đã tiến hành xác định mô đun

đàn hồi của WPC khi sản xuất với tỉ lệ nguyên

liệu nguồn khác nhau. Kết quả cho thấy, độ lớn

mô đun đàn hồi biến động khá rõ rệt khi tỉ lệ

trộn nguyên liệu thay đổi, mô đun đàn hồi thay

đổi trong phạm vi 1,06 GPa đến 1,70 GPa (như

trên hình vẽ 07 và 08).

Từ hình 07 và 08 có thể thấy, ảnh hưởng

của tỉ lệ trộn bột gỗ và tỉ lệ trộn MAPE có quy

luật biến đổi không giống với độ bền kéo và độ

bền uốn tĩnh của sản phẩm. Khi tỉ lệ trộn bột

gỗ tăng lên mô đun đàn hồi của sản phẩm có

xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên khi đạt một

lượng nhất định thì mô đun đàn hồi gần như

không thay đổi. Khi tỉ lệ MAPE tăng lên thì

mô đun đàn hồi tăng theo. Nguyên nhân có thể

do khi tăng lượng dùng MAPE đã tăng các liên

kết giữa nhựa HDPE và bột gỗ làm cho liên kết

các thành phần trong vật liệu chặt chẽ hơn, dẫn

đến mô đun đàn hồi tăng lên.

3.2. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của

tỷ lệ bột gỗ - vỏ cây đến chất lượng WPC

Trong phần này chủ yêu phân tích, đánh giá

ảnh hưởng của tỉ lệ bột vỏ cây thay thế bột gỗ

trong sản xuất WPC nhằm tận dụng nguồn tài

nguyên từ phế thải trong sản xuất và chế biến gỗ.

Tác giả đã căn cứ kết quả nghiên cứu ảnh

hưởng tỉ lệ trộn bột gỗ và MAPE để lựa chọn tỉ

lệ trộn vật liệu nền (nhựa HDPE) và vật liệu

cốt (bột gỗ và bột vỏ cây). Từ kết quả xác định

các chỉ tiêu chất lượng gồm khối lượng thể tích,

độ hút nước, độ bền kéo, độ bền uốn tĩnh, mô

đun đàn hồi uốn tĩnh, các nghiên cứu ở phần

trên đã lựa chọn được tỉ lệ trộn vật liệu nền và

vật liệu cốt là 50:50 (phần khối lượng). Từ đó

đã xây dựng thí nghiệm thay thế một phần bột

gỗ bằng bột vỏ cây keo tai tượng để đánh giá

và tìm ra tỉ lệ thay thế phù hợp, sao cho không

ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm và

lợi dụng được nhiều bột vỏ cây nhất.

3.2.1. Ảnh hưởng tỷ lệ bột vỏ cây đến đến độ

hút nước của WPC

Độ hút nước của sản phẩm gỗ nói chung

thường phụ thuộc rất lớn vào loại gỗ, cấu trúc

hóa học của vật liệu gỗ. Đối với WPC sản xuất

hoàn toàn từ bột gỗ thì độ hút nước của nó chủ

yếu do bột gỗ quyết định, tuy nhiên, trong trường

Hình 07. Sự thay đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh

khi tỉ lệ dùng bột gỗ thay đổi

Hình 08. Sự thay đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh

khi tỉ lệ dùng MAPE thay đổi

Công nghiệp rừng

106 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

hợp khi trộn thêm một lượng bột vỏ cây thì lúc

này đã tạo ra nhiều sự khác biệt về cấu trúc của

WPC, cũng có thể từ đó đã làm ảnh hưởng đến

độ hút nước của WPC. Độ hút nước của WPC

tăng (hình 09) có thể là do độ xốp sau khi ép của

bột vỏ cây gây ra hoặc cũng có thể do một số

thành phần hóa học trong bột vỏ cây làm giảm

khả năng liên kết của bột gỗ với nhựa gây ra.

3.2.2. Ảnh hưởng tỷ lệ bột vỏ cây đến độ bền

kéo của WPC

Kết quả xác định độ bền kéo của WPC sản

xuất từ bột gỗ, bột vỏ cây Keo tai tượng và

HDPE được thể hiện trong hình 10.

Hình 10. Sự thay đổi độ bền kéo

khi tỉ lệ bột vỏ cây thay đổi

Từ hình vẽ 10 có thể nhận thấy, khi tỉ lệ bột

vỏ cây tăng lên, độ bền kéo có xu hướng giảm

xuống, giảm tới 30% (từ 18,7 MPa đến 13,2

MPa khi lượng dùng bột gỗ là 100% giảm

xuống 0%). Quy luật thay đổi này chỉ ra, cần

xác định rõ tỉ lệ trộn bột vỏ cây thay thế phù

hợp (không nên quá nhiều) thì sẽ đạt được cả mục

đích lợi dụng triệt để tài nguyên và mục đích đạt

được sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu.

3.2.3. Ảnh hưởng tỷ lệ bột vỏ cây đến độ bền

uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh của WPC

Kết quả xác định độ bền uốn tĩnh và mô đun

đàn hồi uốn tĩnh của vật liệu WPC trộn bột vỏ

cây thể hiện trong biểu đồ hình 11 và 12.

Từ hình 11, 12 ta thấy, quy luật thay đổi của

độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh cũng

tương tự như độ bền kéo của WPC khi trộn bột

vỏ cây. Khi tỉ lệ bột vỏ cây tăng lên thì mô đun

đàn hồi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh giảm theo.

IV. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một

số kết luận sau:

Hình 09. Sự thay đổi độ hút nước

khi tỉ lệ bột vỏ cây thay đổi

Hình 11. Độ bền uốn tĩnh của WPC khi tỉ lệ

bột vỏ cây thay thế tăng lên thay đổi

Hình 12. Mô đun đàn hồi uốn tĩnh của

WPC khi tỉ lệ bột vỏ cây thay thế tăng lên

Công nghiệp rừng

107TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

- Tỉ lệ trộn bột gỗ có ảnh hưởng đáng kể

đến chất lượng WPC, cụ thể khi tăng tỉ lệ trộn

bột gỗ từ 26% đến 54%, khối lượng thể tích

của gỗ tăng từ 0,998 g/cm3 đến 1,08 g/cm3, độ

hút nước sau 4 ngày ngâm tăng từ 0,81% lên

1,41%, độ bền kéo giảm từ 23,5 MPa xuống

18,2 MPa, độ bền uốn tĩnh giảm từ 24,5 MPa

xuống 20,4 MPa, mô đun đàn hồi uốn tĩnh tăng

từ 1,15 GPa lên 1,45 GPa sau đó lại giảm xuống.

- Tỉ lệ MAPE tăng lên cũng ảnh hưởng đến

chất lượng WPC, cụ thể khi tăng tỉ lệ dùng

MAPE từ 0,2% lên 5,8%, khối lượng thể tích

của gỗ gần như không đổi, giảm nhẹ từ 1,07

g/cm3 đến 1,006 g/cm3, độ hút nước sau 4 ngày

ngâm giảm không đáng kể từ 1,08% xuống

0,98%, độ bền kéo tăng từ 18,3 MPa lên 21,5

MPa, độ bền uốn tĩnh tăng từ 19,9 MPa lên

22,3 MPa, mô đun đàn hồi uốn tĩnh tăng từ

1,06 GPa lên 1,56 GPa.

- Tỉ lệ thay thế bột gỗ bằng bột vỏ cây Keo

tai tượng có ảnh hưởng nhất định đến chất

lượng WPC. Cụ thể khi tỉ lệ thay thế từ 0% đến

100% thì khối lượng thể tích của WPC giảm

nhẹ từ 1,085 g/cm3 đến 1,035 g/cm3, độ hút

nước sau 4 ngày ngâm tăng từ 1,04% lên

1,86%, độ bền kéo giảm từ 18,7 MPa xuống

13,2 MPa, độ bền uốn tĩnh giảm từ 23,9 MPa

xuống 17,4 MPa, mô đun đàn hồi uốn tĩnh

giảm từ 1,35 GPa xuống 0,955 GPa sau đó lại

giảm xuống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Anh (2010). Nghiên cứu chế tạo vật

liệu chất dẻo gỗ trên cơ sở nhựa polyetylen tái sinh và

bột gỗ bằng phương pháp đùn. Khóa luân tốt nghiệp,

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2. Phan Thế Anh (2009). Bài giảng môn kỹ thuật sản

xuất chất dẻo. Trường Ðại học Bách Khoa Hà Nội.

3. Bùi Chương, Phan Thị Minh Ngọc (2010). Cơ sở

hóa học polyme. Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.

4. Trần Vĩnh Diệu, Bùi Chương (2010). Nghiên cứu

và ứng dụng sợi thực vật- nguồn nguyên liệu có khả

năng tái tạo để bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ.

5. Trần Vĩnh Diệu (2005). Gia công Polyme. Nxb.

trường Ðại học Bách Khoa, Hà Nội.

STUDY ON THE INFLUENCE OF SOME TECHNOLOGY FACTORS

IN PRODUCTION COMPOSITE MATERIALS FROM BARK

AND POLYETHYLENE Trieu Van Hai, Cao Quoc An, Pham Thi Anh Hong

SUMMARY Milled acacia hybrid bark was combined with wood powder and a suitable amount of polyethylene to create

WPC products at different shapes and sizes; quality of the WPC is determined by many technological factors,

in which bark powder ratio is as one of the most important factors affecting the quality of WPC. The study

results showed that, when acacia hybrid bark powder increased from 0% to 100%, the water uptake after 4 days

of soaking increased from 1.04% to 1.86%; tensile strength decreased from 18.7 MPa to 13.2 MPa, MOR

decreased from 23.9 MPa to 17.4 MPa, and MOE decreased from 1.35 GPa to 0.955 GPa; MAPE ratio had

certain influence on quality of WPC, when MAPLE ratio increased from 0.2% to 5.8%, the water uptake after 4

days of soaking reduced slightly (from 1.08% to 0.98%), tensile strength increased from 18.3 MPa to 21.5 MPa,

MOR increased from 19.9 MPa to 22.3 Mpa, and MOE increased from 1.06 GPa to 1.56 GPa.

Key word: Bark powder, polyethylene, wood plastic composite, wood powder.

Người phản biện : PGS.TS. Vũ Huy Đại

Ngày nhận bài : 22/11/2015

Ngày phản biện : 25/11/2015

Ngày quyết định đăng : 30/11/2015

Công nghiệp rừng

108 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ĐỘ ẨM BÃO HÒA THỚ GỖ CỦA GỖ TRÁM TRẮNG

(Canarium album (Lour.) Raeusch)

Tạ Thị Phương Hoa

TS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Độ ẩm bão hòa thớ gỗ là chỉ tiêu vật lý quan trọng, đánh dấu sự thay đổi mọi tính chất gỗ, là đại lượng ảnh

hưởng lớn đến độ bền sinh học gỗ, là cơ sở để xác định hệ số co rút của gỗ. Xác định độ ẩm bão hòa thớ gỗ của

gỗ Trám trắng (Canarium album Raeusch) dựa trên mối quan hệ giữa tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến của gỗ

Trám trắng và độ ẩm của gỗ ở các trạng thái khác nhau từ 71,10% đến độ ẩm 0%. Độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ

Trám trắng khoảng 33,5%. Độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ Trám trắng thuộc mức trung bình (trong phạm vi 25 -

35 %). Đây có thể là một căn cứ để suy đoán về độ bền tự nhiên của gỗ Trám trắng: Gỗ có độ bền tự nhiên rất

thấp, ở cấp độ V, cấp độ thấp nhất. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu về độ bền sinh học

gỗ: Gỗ Trám trắng dễ bị sinh vật xâm nhập và phá hoại.

Từ khóa: Độ bền sinh học, độ ẩm bão hòa thớ gỗ, Trám trắng, tỷ lệ co rút.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trám trắng (Canarium album (Lour.)

Raeusch) thuộc chi Trám (Canarium), thuộc

họ Trám (Bruseraceae). Trám trắng là cây đa

mục đích, cung cấp gỗ, quả, nhựa và các sản

phẩm khác. Gỗ Trám trắng có màu sắc thuộc

loại trắng hồng; độ bền tự nhiên của gỗ thấp,

có khả năng gia công tốt, khả năng dán dính

tốt. Ván dán từ gỗ Trám trắng cũng rất dễ bị

mốc, mặc dù đã qua xử lý nhiệt ẩm trước khi

bóc ván. Kết quả nghiên cứu của các công

trình và thực tế sử dụng cho thấy gỗ Trám

trắng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu làm ván dán

do thân cây có độ tròn đều cao, thẳng, ít mắt,

mềm, dễ bóc. Gỗ cũng có thể được sử dụng

làm ván mỏng tạo ra bằng cách bóc để phủ bề

mặt gỗ và làm ván lạng. Độ ẩm bão hòa thớ gỗ

là chỉ tiêu vật lý quan trọng, đánh dấu sự thay

đổi mọi tính chất gỗ, là đại lượng ảnh hưởng

lớn đến độ bền sinh học gỗ, là cơ sở để xác

định hệ số co rút của gỗ. Trong bài báo này

trình bày kết quả nghiên cứu về độ ẩm bão hòa

thớ gỗ của gỗ Trám trắng.

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu: Gỗ Trám trắng (Canarium album

(Lour.) Raeusch) 19 - 20 tuổi, được khai thác

tại Chương Mỹ, Hà Nội.

Thiết bị:

- Cân phân tích có độ chính xác 0,0001 g;

- Thiết bị đo độ dày Mitutoyo ID-H0560

(Digimatic Indicator ID-H0560), Nhật Bản, độ

chính xác 0,0001 mm;

- Tủ sấy có thể điều khiển nhiệt độ trong

phạm vi từ 0 đến 300oC.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Độ ẩm bão hòa thớ gỗ là độ ẩm được xác

định tại điểm bão hòa thớ gỗ, thời điểm trong

gỗ chỉ có lượng nước thấm tối đa trong vách tế

bào, còn trong các mao dẫn lớn không có nước

tự do. Về trị số độ ẩm bão hòa thớ gỗ và độ hút

ẩm lớn nhất của gỗ (khi gỗ được lưu giữ trong

môi trường bão hòa hơi nước) bằng nhau. Vì

thế, xác định trực tiếp độ ẩm bão hòa thớ gỗ

chính là xác định độ hút ẩm lớn nhất của gỗ

bởi thiết bị có môi trường bão hòa hơi nước.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam

chưa có thiết bị xác định trực tiếp độ hút ẩm

lớn nhất của gỗ và độ ẩm bão hòa thớ gỗ nên ở

đây độ ẩm bão hòa thớ gỗ được xác định bằng

phương pháp gián tiếp, trong đó xác định mối

quan hệ giữa độ ẩm gỗ và tỷ lệ co rút gỗ, tìm ra

Công nghiệp rừng

109TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

độ ẩm mà tại đó gỗ bắt đầu co rút. Xử lý số

liệu nhờ phần mềm Excel/ Data analysis/

Descriptive Statistics. Xây dựng phương trình

thể hiện mối quan hệ giữa độ ẩm gỗ và tỷ lệ co

rút nhờ phần mềm phân tích dữ liệu Excel/

Data analysis/ Regrisson.

Không có tiêu chuẩn xác định độ ẩm bão

hòa thớ gỗ bằng phương pháp này, nên trong

nghiên cứu đã xác định tỷ lệ co rút ở các độ ẩm

khác nhau dựa theo tiêu chuẩn TCVN 8048 -

13:2009 (tương đương ISO 4469:1981) “Gỗ-

phương pháp thử cơ lý – phần 13: Xác định độ

co rút theo phương xuyên tâm và phương tiếp

tuyến” có thay đổi cho phù hợp với mục tiêu

nghiên cứu. Trong bài báo đã xác định độ co

rút theo phương tiếp tuyến của gỗ.

2.2.1. Chuẩn bị mẫu

Mẫu gỗ được làm từ 3 cây lấy mẫu, được

lấy từ khúc thứ 2 kể từ gốc và cách gốc 1 m.

Từ mỗi khúc này xẻ các thanh xuyên tâm dày

35 mm và gia công thành các thanh xuyên tâm

nhỏ, bề mặt nhẵn, có kích thước mặt cắt ngang

20 x 20 mm, sai lệch kích thước không quá

(±0,5 mm). Từ các thanh tạo các mẫu có chiều

dọc thớ 20 mm, các vòng năm trên hai mặt cắt

ngang của các mẫu phải song song với một cặp

mặt bên và vuông góc với cặp mặt bên đối diện

còn lại. Góc giữa các mặt kề nhau phải là góc

vuông. Yêu cầu kỹ thuật của các mẫu gỗ được

thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 8048 -

13:2009. Mẫu được gia công lúc gỗ còn tươi,

phải đảm bảo các mẫu gỗ khi xác định độ co

rút phải có độ ẩm lớn hơn độ ẩm bão hòa thớ

gỗ. Trong bài báo số lượng mẫu gỗ là 75. Các

mẫu gỗ được đánh số hiệu, dùng bút kẻ hai

đường chéo của một mặt cắt xuyên tâm, giao

điểm của chúng là vị trí đo kích thước chiều

tiếp tuyến của mẫu.

2.2.2. Các bước tiến hành

Sau khi được chuẩn bị và đánh số hiệu, mẫu

gỗ được cân khối lượng và ngay sau khi cân

tiến hành đo kích thước chiều tiếp tuyến tại

giao điểm hai đường chéo đã xác định. Khi đo

kích thước mẫu gỗ phải đảm bảo vị trí của các

mẫu gỗ được xác định và cố định trong cả quá

trình thực nghiệm bằng cách đánh dấu trên

thiết bị đo vị trí đặt mặt mẫu gỗ khi đo. Sau khi

cân khối lượng và đo kích thước lần thứ nhất,

các mẫu gỗ được đặt trong khay, không chạm

vào nhau và lưu giữ trong phòng có nhiệt độ

20±2oC và độ ẩm 65±3%. Cứ sau mỗi 12 giờ

cân khối lượng và đo kích thước chiều tiếp

tuyến của mẫu gỗ, phải đo kích thước mẫu

ngay sau khi cân. Khi mẫu gỗ đạt khối lượng

không đổi nghĩa là khối lượng giữa hai lần cân

liền kề như vậy bằng nhau thì cho các mẫu gỗ

vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 40oC trong 2 ngày.

Sau đó tăng nhiệt độ và sấy ở nhiệt độ

103±2oC cho đến khi mẫu gỗ đạt trạng thái khô

kiệt (khi khối lượng mẫu gỗ giữa hai lần cân

cách nhau 6 giờ chênh lệch không quá 0,5%

khối lượng mẫu). Trong thời gian sấy mẫu,

định kỳ cân và đo kích thước mỗi 12 giờ. Từ

các kết quả cân và đo được xác định độ ẩm gỗ

và độ co rút theo phương tiếp tuyến của mẫu

gỗ. Tổng hợp kết quả tính toán ở các thời điểm

khi có thay đổi rõ rệt về độ ẩm gỗ và tỷ lệ co

rút. Từ đó, xây dựng phương trình tương quan

giữa độ ẩm gỗ với tỷ lệ co rút của gỗ và xác

định độ ẩm mà gỗ bắt đầu co rút.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu

Từ kết quả về khối lượng và kích thước mẫu

theo chiều tiếp tuyến, xác định độ ẩm và độ co

rút của gỗ ở các độ ẩm tương ứng, kết quả

được đưa vào bảng 1.

Công nghiệp rừng

110 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 1. Kết quả xác định tỷ lệ co rút chiều tiếp tuyến của gỗ Trám trắng

STT Độ ẩm gỗ, % Tỷ lệ co rút

chiều tiếp tuyến, %

1 71,10 (±2,77) - 2 46,31 (±2,20) 0 3 35,54 (±1,62) 0,20 (±0,08) 4 30,39 (±1,32) 0,60 (±0,15) 5 22,72 (±1,13) 1,44 (±0,25) 6 16,01 (±0,82) 2,77 (±0,41) 7 12,52 (±0,60) 3,72 (±0,49) 8 9,79 (±0,41) 4,40 (±0,46) 9 5,00 (±0,24) 5,53 (±0,48) 10 1,90 (±0,1) 6,19 (±0,52) 11 0 6,56 (±0,4)

Từ kết quả bảng 1 sử dụng phần mềm phân

tích dữ liệu Excel/ Data analysis/ Regrisson

lập được phương trình tương quan giữa độ ẩm

gỗ và tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến của gỗ

Trám trắng:

Ycr= 6,298 – 0,189W (1)

Theo kết quả phân tích dữ liệu nhờ phần

mềm Excel/ Data analysis/ Regrisson, hệ số

tương quan R= 0,987 (lớn hơn 0,9), chứng tỏ

tương quan tuyến tính giữa độ ẩm gỗ và tỷ lệ

co rút của gỗ rất chặt chẽ; hệ số xác định R2 =

0,975 (lớn hơn 0,8) - mối liên hệ rất chặt chẽ,

tỷ lệ co rút của gỗ phụ thuộc chủ yếu vào độ

ẩm gỗ. Hệ số F ý nghĩa (Significance F) bằng

0,000075% nhỏ hơn rất nhiều 5% nên phương

trình lập được rất có ý nghĩa, rất phù hợp với

thực nghiệm. Kết quả kiểm định các hệ số của

phương trình cho thấy các hệ số đều có ý nghĩa vì

giá trị P ứng với các hệ số này đều nhỏ hơn 0,05.

Từ phương trình (1) có thể thấy rằng khi độ

ẩm gỗ giảm từ trạng thái tươi đến trạng thái

khô kiệt, tỷ lệ co rút lớn nhất của gỗ theo lý

thuyết bằng 6,298%. Cũng từ phương trình (1)

xác định được giá trị độ ẩm gỗ W= 33,36%

khi tỷ lệ co rút bằng không, giá trị độ ẩm này

chính là độ ẩm bão hòa thớ gỗ. Vì thế độ ẩm

bão hòa thớ gỗ của gỗ Trám trắng bằng

33,36%, làm tròn bằng 33,5%. Trên hình 1 đưa

ra đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa độ ẩm gỗ

và tỷ lệ co rút chiều tiếp tuyến theo kết quả

thực nghiệm và theo phương trình tương quan

đã lập.

Hình 1. Quan hệ giữa độ ẩm và tỷ lệ co rút chiều tiếp tuyến của gỗ Trám trắng

Công nghiệp rừng

111TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.2. Thảo luận

Độ ẩm bão hòa thớ gỗ của các loại gỗ nhiệt

đới có trị số trong khoảng 20 - 40% và được

phân thành ba cấp: thấp (dưới 25%), trung bình

(25 - 35%) và cao (trên 35%) [4]. Kết quả thu

được cho thấy độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ

Trám trắng khoảng 33,5%. Có thể nói rằng độ

ẩm bão hòa của loại gỗ này thuộc loại trung

bình, gần ở mức cao. Đây cũng là một trong

những nguyên nhân làm cho gỗ Trám trắng có

độ bền tự nhiên thấp, đặc biệt là khả năng

chống chịu sinh vật (còn gọi là độ bền sinh

học). Trong công trình công bố kết quả nghiên

cứu về các tính chất vật lý và các tính chất có

liên quan đến tính chất vật lý của 145 loại gỗ

đã đưa ra độ bền tự nhiên của 80 loại gỗ, trong

đó độ bền tự nhiên của gỗ được phân thành

năm cấp căn cứ vào thời gian tồn tại của gỗ

trong điều kiện tự nhiên, tiếp xúc đất (bảng 2).

Bảng 2. Phân cấp độ bền tự nhiên của gỗ

Cấp Mức độ bền Thời gian tồn tại trong điều kiện tự nhiên,

tiếp xúc đất, năm

I Rất bền >25

II Bền 25 - 15

III Tương đối bền 15 - 10

IV Không bền 10 - 5

V Rất không bền <5

Theo Jom F.Rijdijk và Peter B. Laming

(1998) độ bền tự nhiên có liên quan đến độ ẩm

bão hòa thớ gỗ:

+) Độ bền cấp I: 20 loại gỗ có độ ẩm bão

hòa thớ gỗ trong khoảng 19 - 23%, chỉ có 1

loại có độ ẩm bão hòa thớ gỗ 24% và 1 loại

25%;

+) Độ bền tự nhiên cấp II: có 17 loại, trong

đó 12 loại có độ ẩm bão hòa thớ gỗ 24 - 26%,

5 loại 27 - 30%;

+) Độ bền tự nhiện cấp III: 4 loại gỗ có độ

ẩm bão hòa thớ gỗ 24 - 26%;

+) Các loại gỗ có độ bền tự nhiên cấp IV có

độ ẩm bão hòa thớ gỗ 27 - 30%;

+) Các loại gỗ có độ bền tự nhiên cấp V có

độ ẩm bão hòa thớ gỗ bằng hoặc lớn hơn 30%,

có 1 loại 29%.

Khi độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ cao khả

năng chứa nước thấm trong vách tế bào gỗ lớn,

sự thay đổi tính chất gỗ có thể xảy ra khi có sự

thay đổi độ ẩm môi trường sẽ lớn, đặc biệt là

gỗ có thể thường xuyên ở trạng thái chứa nhiều

nước trong vách tế bào tạo điều kiện thuận lợi

cho sự xâm nhập và phát triển của sinh vật hại

gỗ.Vì thế, thông thường gỗ có độ ẩm bão hòa

thớ gỗ cao sẽ có độ bền sinh học thấp. Các kết

quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng

khẳng định độ bền tự nhiên rất thấp, trong điều

kiện thử ở bãi thử tự nhiên chỉ trong 1 năm gỗ

Trám trắng đã bị phá hủy hoàn toàn [3].

Nhược điểm lớn của gỗ Trám trắng là có độ

bền sinh học thấp có thể được khắc phục nhờ

giải pháp biến tính gỗ làm thay đổi thành phần

hóa học gỗ, giảm độ ẩm bão hòa thớ gỗ.

IV. KẾT LUẬN

- Mối quan hệ giữa độ ẩm gỗ và tỷ lệ co rút

theo chiều tiếp tuyến của gỗ Trám trắng từ

trạng thái tươi đến trạng thái khô kiệt là Ycr=

6,298 – 0,189W.

- Độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ Trám trắng

khoảng 33,5%. Gỗ Trám trắng có độ ẩm bão

hòa thớ gỗ thuộc trung bình, gần cận mức cao.

Công nghiệp rừng

112 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thị Phương Hoa (2011). Ảnh hưởng của xử lý

thủy nhiệt đến thành phần hóa học, tính chất cơ lý chủ

yếu, khả năng thấm dung dịch hóa chất DMDHEU của

gỗ Trám trắng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn, số 13/2011, tr. 78-83.

2. Nguyễn Đình Hưng, Lê Thu Hiền và Đỗ Văn Bản

(2009). Át lát cấu tạo, tính chất gỗ và tre Việt Nam. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê văn Lâm, Nguyễn

Văn Đức (2006). Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo

quản lâm sản (1986-2006), “Nghiên cứu bảo quản một

số loại tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu,

xây dựng cơ bản, nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván

nhân tạo”, tr. 70-88. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Claus - Thomas Blues. Tropical wood science,

Properties and Utilization of Tropical Hardwwood and

Softwwoods from Plantations. Issue – WS 2004/05.

5. Jom F.Rijsdijk, Peter B. Laming (1998). Physical

and related properties of 145 Timbers, information for

pratice, 380 p.

THE MOISTURE CONTENT AT FIBRE SATURATION POINT

OF Canarium album WOOD

Ta Thi Phuong Hoa

SUMMARY

Moisture content at fiber saturation point is a important physical properties, it is a position of change all

properties of wood, the quantity greatly affect the biological durability of wood, it is the basis for determination

the coefficient of shrinkage of wood. Determination of moisture content at fibre saturation point based on the

relation of rate of shrinkage by tangential direction and wood moisture content in different states from 71.10%

to 0%. Establishing of superlative correlation equation between the change of wood moisture and the rate of

shrinkage by tangential direction. Determining of moisture content at FSP is 33.5%. Moisture content at fiber

saturation point is medium level (in the range 25-35%). It is a relation with nature durability of wood, so

Canarium album wood has very low durability, at level 5, the lowest level. The research results are also

consistent with the fact that white fillings susceptible about biological durability of Canarium album wood: is

easily penetrated and destroyed by biological organisms.

Keyworlds: Biological durability, Canarium album, moisture content at FSP, rate of shrinkage.

Người phản biện : GS.TS. Phạm Văn Chương

Ngày nhận bài : 24/11/2015

Ngày phản biện : 30/11/2015

Ngày quyết định đăng : 05/12/2015

Công nghiệp rừng

113TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SẤY GỖ

BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KẾT HỢP NỒI DẦU

Hoàng Xuân Niên1, Nguyễn Minh Hùng2

1PGS.TS. Trường Đại học Thủ Dầu Một 2TS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tính toán, lựa chọn một số bộ phận chính của hệ thống sấy kết hợp cấp

nhiệt cho 1 lò sấy với khối lượng gỗ 25 m3/mẻ sấy với các thông số cụ thể là: Một hệ thống thu NLMT dung

tích 320 lit; Hệ thống calorife là hệ thống ống tản nhiệt có cánh gồm 26 ống đường kính d = 0,027 m dài 2,5 m

bố trí thành hai nhánh; Nồi dầu gồm hệ thống ống dẫn đường kính d = 0,042 m dài 60 m quấn tròn với đường kính

D = 0,9 m, chiều cao nồi dầu h = 1,1 m. Kết quả tính toán thiết kế hệ thống thiết bị thí nghiệm sấy gỗ bằng năng

lượng mặt trời kết hợp nồi dầu với chất tải nhiệt là Apig Seriola 6100 đã được thiết kế, chế tạo và vận hành,

nghiệm thu tại tỉnh Lâm Đồng trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu giải pháp công nghệ rút

ngắn thời gian sấy và tiết kiệm năng lượng trong sấy gỗ”.

Từ khóa: Calorifer, năng lượng mặt trời, nồi dầu, sấy kết hợp, tải nhiệt.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Năng lượng mặt trời là loại năng lượng

đang được sử dụng tự do và là một trong

những loại năng lượng không bị ô nhiễm. Ứng

dụng hiệu quả nhất của năng lượng mặt trời là

sử dụng ánh sáng mặt trời để làm nóng nước.

Tính đến năm 2007, tổng công suất lắp đặt của

các hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời

của toàn thế giới là khoảng 154 GW, tại Hoa

Kỳ, Canada và Úc làm nóng bể bơi là ứng

dụng ưu thế của nước nóng năng lượng mặt

trời với công suất lắp đặt 18 GW vào năm

2005. Ở vị trí địa lý thấp (vĩ độ dưới 40o) có

thể sử dụng hệ thống NLMT để làm nóng 60 –

70% lượng nước để dùng cho sưởi ấm.

Miền Đông Nam Bộ là vùng có nhiệt độ

trung bình hằng năm là 26,5oC, tính theo tháng

thì nhiệt độ trung bình cao nhất 29oC (tháng 4),

tháng thấp nhất 24oC (tháng 1). Tổng nhiệt độ

hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000oC,

số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên

tới 2.700 giờ. Với điều kiện thời tiết như vậy là

điều kiện tốt để sử dụng năng lượng mặt trời

vào việc làm nóng chất tải nhiệt cho công nghệ

sấy gỗ.

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng 1 nguồn làm

nóng duy nhất là năng lượng mặt trời thì chúng

ta chỉ có thể áp dụng chế độ sấy có nhiệt độ

thấp và gặp nhiều khó khăn không thể tránh

khỏi phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và sự

khác biệt giữa 2 thời điểm ngày và đêm dẫn tới

tình trạng không thể chủ động điều khiển được

chế độ sấy. Do vậy, việc nghiên cứu thiết kế,

chế tạo hệ thống cấp nhiệt cho thiết bị thí

nghiệm sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp

sử dụng nồi dầu trong sấy gỗ là việc làm cần

thiết và có ý nghĩa thiết thực.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Tính toán hệ thống nồi dầu.

- Tính toán hệ thống thiết bị năng lượng mặt trời.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này

là tính toán lý thuyết để xác định thông số đặc

tính kỹ thuật chính của hệ thống calorifer để

truyền tải nhiệt dầu để sấy gỗ.

Trong quá trình tính toán có kết quả nghiên

cứu của đề tài: Nghiên cứu khoa học công

nghệ của tỉnh Lâm Đồng (năm 2015) là thông

tin đầu vào để có cơ sở tính toán thiết kế hệ

thống thiết bị sấy như sau:

Công nghiệp rừng

114 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

2.2.1. Cường độ bức xạ mặt trời chiếu vuông

góc với 1 m2 bề mặt trái đất

- Cường độ bức xạ của mặt trời trong khí

quyển là: Q1m2 = 1353 W/m2;

- Cường độ bức xạ trung bình của mặt trời

đến trái đất bằng khoảng 70 - 80% bức xạ

ngoài bầu khí quyển; khi đó Q1m2-TB = 1.082

W/m2.

2.2.2. Công suất nhiệt của hệ thống sấy

- Nhiệt lượng tiêu hao để sấy một mẻ (25

m3 gỗ) bằng tổng nhiệt lượng tiêu hao của cả 3

giai đoạn: giai đoạn (1) 35,6 giờ, giai đoạn (2)

63,8 giờ và giai đoạn (3) là 137,6 giờ (tổng

cộng 237,04 giờ). Do đó:

Qtiêu hao = 1039.502,777 kJ

- Công suất nhiệt trung bình mà bộ đốt nóng

không khí (calorifer) cần dùng:

Qtb = Qtiêu hao/t = 1039.502,777 kJ/237,04

x 3.600 = 1,218 kw

- Công suất nhiệt lớn nhất là công suất nhiệt

tiêu hao của giai đoạn 2:

Qcực đại = Qth2/t = 475.940,08 kJ/3600

Qcực đại = 132.206 W

2.2.3. Thông số nguyên liệu gỗ sấy

Gỗ sấy có khối lượng thể tích = 577

kg/m3; Quy cách gỗ sấy: 30 x 120 x 3000 mm;

Năng suất lò sấy: Elò = 25 m3/mẻ sấy; Chiều

cao đống gỗ H' = 2,8 m; Chiều rộng đống gỗ:

B' = 2,8 m; Chiều dài đống gỗ: L' = 3 m.

2.2.4. Chất lỏng tải nhiệt (heat transfer oil)

Apig Seriola 6100

Chất Apig Seriola 6100có thông số đặc tính

cơ bản là: khối lượng riêng ở 15oC: 0,8683

kg/l; độ nhớt động học ở 25oC: 65,76 mm2/s;

độ nhớt động học 100oC: 5,58 mm2/s; chỉ số độ

nhớt: 96; điểm đông đặc: - 9oC; điểm chớp

cháy: 260oC; điểm bắt lửa: 290oC.

2.2.5. Ống trao đổi nhiệt của Calorifier loại

có cánh với các thông số sau

Đường kính ngoài và trong ống: d2/d1 =

27/21 mm; đường kính cánh dc = 60 mm; hệ số

tăng diện tích do dập cánh gợn sóng hc = 1,15;

chiều dày cánh δc = 0,3 mm; bước cánh t = 7,5

mm; bước ống s = 110 mm; cánh bằng nhôm

92%Al, 8%Mg; chiều dài phần nằm ngang của

ống l = 2,5 m.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cấu tạo của hệ thống thu NLMT kết

hợp năng lượng cung cấp từ nồi dầu

3.1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động sấy kết hợp

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống thiết bị sấy kết

hợp năng lượng mặt trời và nồi dầu như trong

hình 1.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống được mô

tả như sau: Dầu tải nhiệt (hay còn gọi là chất

lỏng tải nhiệt - CLTN) từ bồn chứa 11 được

bơm lên bồn làm đầy 1 theo đường A1, đường

A2 xả CLTN về bồn khi cần thiết. Các khóa

KA1; KA’1; KA2 làm nhiệm vụ đóng - mở mạch

cung cấp làm đầy CLTN khi cần thiết. Từ bồn

làm đầy 1 CLTN được dẫn sang cụm thiết bị

thu năng lượng mặt trời. Bồn 2 chứa CLTN, từ

bồn 2 CLTN theo đường B1 xuống calorifer 5.

Bơm luân chuyển 6 đưa CLTN theo đường B2

về bồn 2. Ống thu năng lượng 13 nhận năng

lượng mặt trời làm nóng CLTN và tiếp tục

chuyển CLTN xuống calorifer 5 và truyền

nhiệt cho calorifer 5 để cấp nhiệt cho lò sấy.

Các khóa KB trên các đường ống B1,2 đóng mở

hệ thống luân chuyển CLTN khi cần thiết. Khi

thời tiết xấu hoặc ban đêm không thu được

NLMT hệ thống đường ống B1,2 được đóng lại,

hệ thống các đường ống C1,2 mở ra dẫn CLTN

qua nồi dầu. Lò đốt sử dụng chất đốt là mạt

cưa dăm bào, lá cây, vỏ cây… để duy trì và

nâng nhiệt độ, cấp nhiệt cho calorifer đưa vào

lò sấy. Khóa KC1,2 đóng mở hệ thống ống dẫn

khi cần thiết. Khi nhiệt độ lên cao quá mức cần

thiết cần hạn chế lượng dầu vào calorifer và

mở van trên hệ thống đường ống D1,2 dẫn ra bể

làm lạnh.

Công nghiệp rừng

115TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Hình 1. Sơ đồ luân chuyển chất lỏng tải nhiệt hoạt động của hệ thống thiết bị kết hợp

Chú thích : 1 - bồn làm đầy; 2 - hệ thống thu NLMT; 3 - đường ống dẫn CLTN từ bồn 1 sang bồn 2;

4 - bể làm lạnh; 5 - calorifer; 6 - bơm luân chuyển; 7 - nồi dầu; 8 - lò đốt ; 9 - cấp liệu cho lò đốt;

10 - quạt gió; 11- bồn chứa dầu về; 12 - phễu nạp nguyên liệu đốt; 13 - ống thu năng lượng mặt trời;

A1 - đường dầu làm đầy bồn dầu; B 1 - đường dầu qua calorifer từ hệ thống thu năng lượng mặt trời;

C1 - đường dầu đi - về từ nồi dầu; D1 - đường dầu đi - về qua bể làm lạnh để điều chỉnh nhiệt độ.

3.2. Tính thiết bị thu năng lượng mặt trời

3.2.1. Diện tích và khối lượng dầu trong ống

thu năng lượng mặt trời

Diện tích xung quanh ống thu năng lượng

mặt trời (với loại đường kính 47 mm):

Fxq ống thu NLMT = � x dt x L = 0,047 x 3,14 x 1,5 m

Fxq ống thu NLMT = 0,2213 m2

Diện tích thu năng lượng mặt trời của ống

bằng 1/2 diện tích xung quanh ống thu năng

lượng mặt trời:

Fthu NMLT= 1/2 Fxq ống thu NLMT = 0,1106 m2

Thể tích bên trong ống thu năng lượng mặt trời:

V = 0,25 � x dt2 x L = 0,25 x 3,14 x 0,47 x 0,47 x L

V = 0,0026 m3

Khối lượng dầu chứa trong một ống thu nhiệt:

m = V x � = 0,0026 x 829,94 = 2,16 kg

3.2.2. Tính nhiệt lượng hữu dụng của NLMT

Phương trình cân bằng năng lượng đối với

tấm thu năng lượng mặt trời như sau:

[(Nhiệt bức xạ mặt trời) + (Nhiệt bức xạ

bầu trời)] = [(Tổn thất nhiệt đối lưu) + (Tổn

thất nhiệt bức xạ bề mặt) + (Năng lượng bức

xạ mặt trời được sử dụng)].

Do đó:

Năng lượng bức xạ mặt trời được sử dụng =

[(Nhiệt bức xạ mặt trời) + (Nhiệt bức xạ bầu

trời) - (Tổn thất nhiệt đối lưu) + (Tổn thất

nhiệt bức xạ ngược từ bề mặt hấp thụ)].

Ta gọi: Năng lượng bức xạ mặt trời được sử

dụng là Qhd; nhiệt bức xạ mặt trời là QMT; nhiệt

bức xạ bầu trời là Qbt; tổn thất nhiệt đối lưu là

Qđl; tổn thất nhiệt bức xạ ngược từ bề mặt hấp

thụ là Qbm. Kết quả tính như sau:

Lượng nhiệt bức xạ mặt trời tính theo công thức:

QMT = F x I x f = 0,5 x (0,047 x 3,14 x 1,5m)

x 0,92 x 1000 = 77,1 W

Trong đó:

F: diện tích thu năng lượng mặt trời, m2;

I : cường độ bức xạ mặt trời, W/m2;

f : độ hấp thu năng lượng mặt trời.

Lượng nhiệt bức xạ bầu trời tính theo công

thức Stefan - Boltzman:

Công nghiệp rừng

116 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Qbt= F x � x T4 x hbx

Trong đó:

-hằng số Stefan - Boltzmann = 5,67.10-8

hbx - hệ số bức xạ (= 0,15)

T - nhiệt độ bầu khí quyển (trong khoảng

230 - 285oC)

Khi đó:

Qbt = 0,5 x (0,047 x 3,14 x 1,5m) x 5,67.10-8

x (0 + 273)4 x 0,15 = 0,26 W

Thông thường lượng nhiệt bức xạ bầu trời nhỏ

hơn rất nhiều, chỉ khoảng dưới 10% so với lượng

nhiệt bức xạ mặt trời (77,1 x 10% = 7,7 W)

Khi tính toán cũng có thể lấy:

Qbt = (5 - 10 )% QMT.

Tổn thất nhiệt đối lưu tính theo công thức:

Qđl = F .. (tbmF - tmt) = 0,5 x (0,047 x 3,14

x 1,5m) x (80- 25) = 9,4 W.

Tổn thất nhiệt bức xạ ngược từ bề mặt hấp

thụ (phản xạ) tính theo công thức:

Qbm = F x hbx x � x (tbmF + T)4

Qbm= 0,5 x (0,047 x 3,14 x 1,5m) x 0,8

x 5,67.10-8 x (110 + 273)4 = 1,93 W

Qhd = QMT + Qbt - Qđl - Qbm = (77,1 + 0,26)

- (9,4 + 1,93) = 66,03 W.

3.2.3. Tính số lượng ống thu

Căn cứ vào nhiệt lượng cần cung cấp lớn

nhất là giai đoạn 2 của quá trình sấy và nhiệt

lượng thu được của một ống thu năng lượng

mặt trời, tính được số lượng ống thu cần thiết

để đáp ứng đủ năng lượng của quá trình sấy:

n = Q/Qhd = 132205/66 = 2003,1 ống thu,

chọn n = 2003 ống.

Với số ống thu là 2003 ống, lượng dầu chứa

trong các ống, không kể luân chuyển là:

mô thu = n x m1ống = 2003 x 2,16 kg = 4327 kg

Khối lượng dầu chứa trong các ống lớn gấp

6,27 lần lượng dầu cần thiết của hệ thống. Như

vậy, không thể sử dụng một lượng ống thu

NLMT như vậy cho một lò sấy đã tính. Mặt

khác vào những ngày thời tiết xấu cũng không

sử dụng được năng lượng mặt trời, nên luôn

luôn cần thiết có một bộ phận cung cấp nhiệt

bổ sung và thay thế khi cần thiết. Từ đó cần

tính toán kết hợp thu NLMT kết hợp với năng

lượng khác. Thiết bị thu năng lượng mặt trời

tính theo dung tích lượng dầu cần thiết cho

toàn bộ hệ thống.

Từ kết quả tính toán lượng dầu m = 690 kg,

tính lượng dầu chứa trong các bộ phận của

hệ thống.

* Dầu chứa trong nồi dầu:

mnd = Vnd x � (thể tích x tỷ trọng)

Vnd = 0,25 x � x dnd x dnd x Lnd = 0,25

x 0,0422 x 3.14 x 60 = 0,061 m3

mnd = 0,061 x 880 = 53,72 kg.

* Dầu chứa trong calorifer:

mcalo = Vcalo x � (thể tích x tỷ trọng dầu)

Vnd = 0,25 x � x dnd x dnd x Lnd = 0,25

x 0,0212 x 3,14 x 121 = 0,042 m3

mcalo = 0,042 x 880 = 36,86 kg.

*Dầu chứa trong các đường ống (50m):

mđô = Vđô x � (thể tích x tỷ trọng dầu)

Vnd = 0,25 x � x dđô x dđô x Lđô = 0,25

x 0,0282 x 3,14 x 50 = 0,031 m3

mđô = 0,031 x 880 = 27,1 kg

mnd + mcalo + mđô = 117,66 kg.

*Lượng dầu chứa trong những bộ phận

khác: Ngoài 3 bộ phận chứa dầu nói trên, dầu

còn được chứa trong các bồn làm đầy, bồn

cung cấp và dầu về, dầu chứa trong thiết bị thu

năng lượng mặt trời. Lượng dầu trong bồn làm

đầy khi ở nhiệt độ thường luôn đảm bảo ở mức

75% dung tích bồn chứa khoảng mlđ = 165 kg.

Không tính lượng dầu trong bồn cung cấp và

dầu về vì đây là bồn chứa lượng dầu bổ xung,

không tham gia vào quá trình cung cấp nhiệt.

mthu NLMT = m - mnd + mcalo + mđô + mlđ

= 690 - 117,66 - 165 = 407,34 kg.

Dung tích chứa của một thiết bị thu NLMT

loại: Bồn bảo ôn chứa 180 lít tương đương mbô

= 158 lít, dung tích 16 ống thu chứa:

mô thu = 0,25 x 3,14 x 0,0472 x 1,5 x 16 x 880

mô thu = 36,62 kg

mô thu + mbồn = 158 + 36,62 = 194,6 kg.

Công nghiệp rừng

117TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Loại thiết bị thu NLMT dung tích chứa 320

lít tương đương mbô = 282 kg và:

Mbồn = 0,25 x 3,14 x 0,0472 x 1,8 x 20 x 880

Mbồn = 59,94 kg

mô thu + mbồn = 282 + 59,94 = 337 kg.

*Số thiết bị thu năng lượng mặt trời:

n180= 407,34 / 216, 62 = 2,64 = 1,88 = 2

n320 = 407,34 / 337 = 1,2 ≈ 1

Ta chọn 01 thiết bị thu năng lượng mặt trời

cho thệ thống thiết bị kết hợp

3.3. Tính hệ thống nồi dầu

3.3.1. Tính ống cấp nhiệt

3.3.1.1. Tính hệ số cấp nhiệt

Calorifer là dàn cấp nhiệt cho lò sấy gồm

các dãy ống có gắn các cánh tỏa nhiệt. Cánh

tỏa nhiệt có dập sóng để tăng diện tích, chi tiết

được mô tả như hình 2.

Hình 2. Cánh tản nhiệt và đường ống

Giả sử calorifer được bố trí các dãy ống

chạy song song và so le nhau nhiều hơn 3 dãy

ống. Sau khi tính, tùy theo cách bố trí cụ thể

phù hợp với phân bố nhiệt của lò sấy sẽ điều

chỉnh theo hệ số cấp nhiệt.

= (Nu . )/l = /l . 0,35. Re0,65

Re = (v . l .

Trong trường hợp tính toán đối với không

khí khô ta có:

- Khối lượng riêng: = 1,1372 kg/m3;

- Hệ số dẫn nhiệt: = 2,598.10-2 W/m độ;

- Vận tốc của không khí chọn để đảm bảo

chế độ chảy rối (sao cho Re > 1.104), chọn � =

5 m/s.

Khi đó:

Re = 1,1372 x 5 x (0.06 -0.027) / 18,6 x 10-6

Re = 0,01014 . 10-6 = 1,014 . 104

Re = 1,014 . 104 > 1.104; trị số Re đảm bảo

chế độ chảy rối.

Mà:

Nu = 0,35 . Re0,65 = 0,35 (1,014)0,65 . (104)0,65 = 140,6

Thay vào ta có:

= Nu . l/= 140,6 x 0,033 / 2,598 . 10-2

= 178,6 W/m2 độ

3.3.1.2. Tính diện tích tỏa nhiệt cần thiết

Để tính diện tích tỏa nhiệt của clorifer,

trước hết tính một đoạn bước ống nhỏ nhất của

calorifer, từ đó tính ra diện tích tổng cộng. Một

đoạn bước ống gồm một cánh và một đoạn ống

trơn bằng chiều dài bước cánh.

* Tính diện tích tỏa nhiệt của một cánh và 1

đoạn ống không có cánh

+ Tính nhiệt lượng tỏa ra từ 1 cánh của

calorifier:

Q = (tw2 - t2) Fc

F1c: diện tích của một mặt cánh tỏa nhiệt.

Để tính diện tích của mặt cánh có dập sóng

cần tính diện tích của một cánh phẳng không

dập sóng: F1cp = 0,25 � (dc2 - d2

2) = 0,25 . 3,14

. (0,062 - 0,0272) = 0,002254 m2

Diện tính cánh có sóng được nhân thêm hệ

số tăng diện tích, tùy theo loại sóng. Trong

trường hợp chọn loại calorifer có cánh dập cụ

thể này, hệ số bằng 1,36.

Trong một đoạn ống (một bước cánh), dòng

không khí đi qua 2 mặt cánh nên diện tích cánh

tỏa nhiệt thật sự bằng diện tích của 2 mặt cánh

cộng thêm hai nửa diện tích trên đầu cánh (vì

tính cho 1 mặt của 1cánh): F1mc = F 1cp x 1,36=

0,00225 m2 x 1,36 = 0,00306 m2

Diện tích 2 mặt cánh:

F2mc = 0,00612 m2

Công nghiệp rừng

118 TẠP CHÍ KHOA HỌC V

Diện tích cánh tỏa nhiệt thật sự cần tính

thêm diện tích trên đầu cánh:

Fđc = dc x δc = 3,14 x 0,06 x 0,0003

Fđc = 0,00005652

Diện tích một cánh bằng diện tích hai mặt

cánh cộng với diện tích đỉnh cánh

Fc = F2mc + Fđc= 0,00612+

Fc = 0,006177 m

Diện tích đoạn ống trơn (bước cánh

có cánh:

F1 đ. ống = �. d2 . t = 3,14 x 0.027 x 0,00

F1 đ. ống = 0,000763

Diện tích đoạn bước ống (F

tích hai mặt cánh cộng với diện tích đỉnh cá

và diện tích đoạn ống trơn (bước cánh

có cánh:

Fđoạn bước ống = Fc + F1 đ.ống

+ 0,000763 = 0,006253

Nhiệt lượng tỏa ra từ một đoạn b

cánh:

Q'đbô = (tw2 - t2) Fc

Nhiệt lượng thật sự tỏa ra cần tính đến hiệu

suất tỏa nhiệt của calorifer:

Q đbô = c (tw2 - t2) Fc

Trong đó: c - hiệu suất tỏa nhiệt của cánh

c = 0,8.

Nhiệt lượng tỏa ra từ một đo

mặt cánh và diện tích của đỉnh cánh

a) Calorifer dầu

Hình 3. Thông s

ẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ

ện tích cánh tỏa nhiệt thật sự cần tính

3,14 x 0,06 x 0,0003

00005652

ằng diện tích hai mặt

ộng với diện tích đỉnh cánh:

+ 0,00005652

m2

ớc cánh) không

. t = 3,14 x 0.027 x 0,009

763 m2

ớc ống (Fđbô) bằng diện

ặt cánh cộng với diện tích đỉnh cánh

ớc cánh) không

= 0,006177

06253 m2

ợng tỏa ra từ một đoạn bước ống có

ợng thật sự tỏa ra cần tính đến hiệu

ệu suất tỏa nhiệt của cánh,

đoạn bước ống (2

ện tích của đỉnh cánh):

Qđbô= �c Q1mc = 0,8 x

Nhiệt lượng tỏa ra của 1

m gồm 278 bước cánh:

Q1 ống = ���ề��à�ố��

�ướ��á�� x Qđbô =

* Tính số ống tỏa nhiệt của calorifer:

Số ống cần thiết để cung cấp nhiệt l

mức cao nhất của giai đoạn 2 trong quá tr

sấy đã chọn theo cách bố trí 3 d

n = ����

��ố�� (� �ã�) =

������

chọn n = 16 ống

Với số lượng ống tính đư

đặt và bố trí bên trong lò s

sẽ không đảm bảo nhiệt đều khắp thể tích l

sấy đã tính toán nên bố trí

một dãy ống.

Nhiệt lượng tỏa ra từ mộ

thống cấp nhiệt một dãy ố

Q1ống (1dãy) = dãy ống x

Q1ống (1dãy) =

Số ống cần thiết để cung cấp nhiệt l

mức cao nhất của giai đoạn 2

sấy đã chọn là:

n = ����

��ố�� (� �ã�) =

������

����

chọn n = 26 ống

- Bố trí các dãy ống calorifer

Thông số kỹ thuật và bố trí các ống tỏa nhiệt của calorifer

b) Calorifer hơi

Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

x 39,09 = 31,27 W

ỏa ra của 1 ống chiều dài 2,5

= 278 x 31,29 = 8693 W

ố ống tỏa nhiệt của calorifer:

ố ống cần thiết để cung cấp nhiệt lượng đạt

ủa giai đoạn 2 trong quá trình

ọn theo cách bố trí 3 dãy ống so le là: ������,����

���� = 15,2 ống;

tính được là 16 ống, lắp

ên trong lò sấy thành 3 dãy so le

ẽ không đảm bảo nhiệt đều khắp thể tích lò

ố trí 2 nhánh, mỗi nhánh

ợng tỏa ra từ một ống trong hệ

ống là:

x Q1ống = 8.693 x 0,6

= 5.215 W

ố ống cần thiết để cung cấp nhiệt lượng đạt

ức cao nhất của giai đoạn 2 trong quá trình

������,����

���� = 25,35 ống;

ống dài 2,5 m.

ống calorifer như hình 3.

ố trí các ống tỏa nhiệt của calorifer

Calorifer hơi

Công nghiệp rừng

119TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.3.1.3. Tính nhiệt độ vách trong của ống khi

tỏa nhiệt ở calorifer

Nhiệt độ vách tính từ công thức:

Q = (/) . F1. (tw1 - tw2)

Trong đó:

- hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống,

thép 1% Carbon = 46 W/m độ;

- chiều dày của ống (0,003 mm);

F1 - diện tích đoạn ống trơn có chiều dài

bằng bước ống (0,0009 mm2).

Do vậy:

Q = 39,09 x 0,003 = 46 x 0,021 x 3,14

x 0,0009 (tw1 - 60)

Suy ra:

(tw1 - 60) = 42,96 làm tròn thành 43

Từ đó ta có:

tw1 = 60 + 43 = 103 oC

3.3.1.4. Tính nhiệt độ trong lòng chất lỏng

chảy trong ống khi tỏa nhiệt ở calorifer

Ta gọi hệ số tỏa nhiệt chất lỏng chảy trong

ống tròn bằng thép thì nó được tính theo

công thức:

= (Nu . )/l = /l . 0,35. Re0,65

Trong trường hợp tính toán đối với chất

lỏng chảy rối ta có:

Re = (v . l . = 1,5 x 0,021 x 829,97 /20,34 .10-6

= 1,2854 . 106

Nu = 0,35 x Re0,65 = 0,35 x (1,2854 . 106)0,65 = 3273

Khi đó:

1 = 0,10356 x 3273 / 0,021 = 16140,6

Tính nhiệt độ trong lòng chất lỏng chảy rối

trong ống khi tỏa nhiệt theo công thức:

Q = 1 . F1 (t1 - tw1) =16140,6 x 0,021

x 3,14 x 0,009 x (t1 - tw1)

39,09= 9,6 x (t1 - tw1) = 9,6 x (t1 - 103)

Suy ra:

t1 = 4,1 + 103 = 107 oC; làm tròn lấy t1 = 110 oC

3.3.2. Nồi dầu

3.3.2.1. Tính khối lượng dầu tải nhiệt

Từ công thức:

Q = Cp. m . (t1 - t2) = 2,202 . m . (107 - 20)

Ta có:

m =Q/(m . (t1 - t2)) = 132.206/(2,02 x 87)

m = 690,73 kg

Do vậy chúng ta chọn khối lượng dầu tải

nhiệt là: 695 kg

3.3.2.2. Tính diện tích thu nhiệt

Khi bắt đầu cấp nhiệt cho nồi dầu, nhiệt độ

của dầu ở trong nồi dầu bằng khoảng 20oC, do

được làm lạnh trước khi dừng máy hoặc được

bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp. Lửa

trong lò sử dụng củi cành ngọn, mạt cưa dăm

bào luôn luôn đảm bảo độ nóng trên 250oC.

Chọn mức nhiệt độ trên mặt ngoài của ống dẫn

dầu bằng 200oC để tính toán truyền nhiệt cho

chất lỏng tải nhiệt chảy bên trong ống.

3.3.2.3. Tính nhiệt độ trong lòng chất lỏng

chảy trong ống khi thu nhiệt ở nồi dầu

Trong trường hợp tính toán đối với chất

lỏng chảy ống khi thu nhiệt ở nồi dầu ta có:

Re = (v . l . = 1,5 x 0,021 x 829,97 /198,2 .10-6

Re = 0,132 . 106

Nu = 0,35 x Re0,65 = 0,35 x (0,132 . 106)0,65

Nu = 745,15

Khi đó:

1 = 0,1106 x 745,15 / 0,021 = 3924,45

Q = 1 . F1 (t1 - tw1) =3924,45x 0,021 x 3,14

x 0,009 x (t1 - tw1)

39,09 = 2,33 x (t1 - tw1) = 2,33 x (157 - t1)

Suy ra:

t1 = 157 – 17 = 140 oC ; lấy t1 = 140 oC

3.3.2.4. Tính diện tích thu nhiệt

Diện tích thu nhiệt được tính dựa trên

nguyên tắc:

Tổng diện tích thu nhiệt = Tổng diện tích

tỏa nhiệt

- Tổng diện tích tỏa nhiệt là toàn bộ diện

tích calorifer. Ngoài ra nhiệt tỏa ra diện tích

tỏa nhiệt có thể được cộng thêm phần hao tổn

trên đường ống dẫn và một số bộ phận khác

tùy theo kết cấu và thực nghiệm để bù thêm

hoặc có thể bỏ qua.

Fcalorifer = F1ống x n = F1 đoạn bước ống x n1 x n

Công nghiệp rừng

120 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Trong đó:

n - tổng số ống tỏa nhiệt có cánh của

caloeifer, n = 26;

n1 - số đoạn ống trong 1 ống có chiều

dài 2,5 m; n1 = 278.

Fcalorifer = 0,006253 m2 x 278 x 26 = 45,2 m2

Diện tích thu nhiệt được tính từ công thức:

1 x F1(thu nhiệt) (tw1 (thu n) - t1 (thu n)) = �� x F1(tỏa n)

x (t1 (tỏa nhiệt) - tw1 (tỏa nhiệt))

Suy ra:

F1(thu nhiệt) = ��(�ỏ� �)��� (�ỏ� ���ệ�)� ���(�ỏ� ���ệ�)�

���� (��� �)–��(��� �)�

Thay vào ta có:

F1(thu nhiệt)= 45 x (3 / 17) = 7,98 m2

3.4. Bố trí kết cấu nồi dầu

3.4.1. Lựa chọn kết cấu

+ Nồi dầu: Có nhiều kiểu nồi dầu. Đơn giản

nhất là thùng chứa có các hình dạng khác nhau

(hình trụ tròn, hình hộp, hình cầu...) chứa toàn

bộ lượng dầu cần thiết theo tính toán. Tuy

nhiên, để chứa lượng dầu đã tính (690 kg) ta

chọn nồi dầu có kết cấu dạng đường ống

cuốn tròn có kết cấu gọn và thuận tiện xây

dựng lò đốt.

Hai thông số cơ bản của nồi dầu kiểu đường

ống là đường kính và chiều cao, chúng quyết

định nhiệt lượng của lò tập trung vào diện tích

thu nhiệt, gọn, không quá cao... dòng chảy của

dầu được lưu thông dễ dàng.

+ Calorifer: Kết cấu của calorifer gồm hai

nhánh, mỗi nhánh có 13 ống đặt theo chiều dài

lò sấy để đảm bảo nhiệt được phân bố đều

khắp lò sấy.

Diện tích tiết diệng ngang của ống dẫn dầu

vào của hai nhánh calorifer tại mặt cắt A-A

bằng hoặc lớn hơn ống diện tích tiết diện

ngang của đường đường ống nhánh có mặt cắt

B-B.

Nguyên lý hoạt động: Dầu được luân

chuyển liên tục trong ống và chảy theo một

dòng liên tục trong chế độ chảy rối. Dầu dẫn

vào hai nhánh chung một đường ống, nhưng

thoát ra theo hai nhánh riêng biệt. Kết cấu này

khác với kết cấu dẫn hơi của calorifer sử dụng

hơi nước.

Trong kết cấu của calorifer hơi nước, bố trí

nhiều ống dẫn hơi song song có cùng đầu vào

và cả hai nhánh có thể cùng một dầu thoát hơi.

Nếu kết cấu của calorifer dầu giống như của

calorifer hơi dòng dầu sẽ không luân chuyển

liên tục đều đặn qua tất cả các ống mà chi luân

chuyển theo một đường đi ngắn nhất. Đường

thoát dầu sẽ chỉ ưu tiên cho dòng chảy của

nhánh mạnh hơn, dẫn đến dầu trong nhánh còn

lại không luân chuyển và giảm dần nhiệt độ.

Toàn bộ calorifer sẽ được gia nhiệt bởi dòng

dầu luân chuyển có đường đi ngắn nhất nên

không đồng đều và không đảm bảo nhiệt lượng

cần cung cấp.

3.4.2. Tính đường ống chế tạo nồi dầu

Đường ống được tính trên cơ sở các số liệu

tính toán và trên nguyên tắc đường kính ống

dẫn của calorifer làm cơ sở, chiều dài đường

ống được tính từ công thức:

F1(thu nhiệt) = d1 x � x L

+ Chọn ống đường kính 0,042 m (có đường

kính trong 0,036 mm) thì tổng chiều dài của

ống tính theo diện tích thu nhiệt:

L = 7,98 m2/(3,14 x 0,042) = 60 m

Cuốn ống thành vòng tròn đường kính 0,9

m, số vòng tròn cuốn là:

n = 60/3,14 x 1,0 = 21,23 vòng , chọn n = 22 vòng

Chiều cao của nồi dầu (lấy 0,008 m là khe

hở của mỗi vòng):

h = (0,042 + 0,008) x n = 0,047 x 22 = 1,1 m.

Như vậy: Khi sử dụng ống có đường kính

ngoài 0,042 m, đường kính trong 0,036 m

(đường kính ống theo tiêu chuẩn chế tạo của

ngành cơ khí) để chế tạo nồi dầu có thông số

đường kính D = 0,9 m, cao h = 1,1 m.

TẠP CHÍ KHOA HỌC V

3.5. Kết cấu hệ thống sấy thử nghi

Sau khi tính toán các bộ phận

thống sấy kết hợp NLMT và n

nêu ở mục 3.2, 3.3 và 3.4, nhóm

hành tính toán, thiết kế chi tiết, đ

phận khác của hệ thống như: bộ

chuyển chất tải nhiệt, bộ phận

quy mô 25 m3… để hoàn thiện

thiết bị hoàn chỉnh.

Mô hình lắp đặt vận hành của

nhiệt cho lò sấy được lắp đặt nh

Hệ thống thiết bị sấy bằng n

trời kết hợp nồi dầu với chất

Seriola 6100 đã lắp đặt, vận

nghiệm tại Công ty TNHH MTV

Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) và được

bởi Hội đồng khoa học của Sở

Công nghệ tỉnh Lâm Đồng.

Hình 4. Hệ thống cấp nhiệt cho lbằng năng lượng mặt trời kết h

ẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ

nghiệm

ận chính của hệ

nồi dầu như đã

óm tác giả đã tiến

, đồng bộ các bộ

ộ phận bơm luân

làm mát, lò sấy

ện một hệ thống

ủa hệ thống cấp

như hình 4.

năng lượng mặt

tải nhiệt Apig

hành sấy khảo

ng ty TNHH MTV Lâm nghiệp

ợc đánh giá cao

ở Khoa học và

IV. KẾT LUẬN

Kết quả tính toán thiết kế hệ thống thiết bị

thí nghiệm sấy gỗ đã đáp

thuật được áp dụng để

hành và đánh giá nghiệm thu

khoa học công nghệ “Nghiên c

công nghệ rút ngắn thời gian sấy v

năng lượng trong sấy gỗ”

- Hệ thống thu năng l

với hệ thống cấp nhiệt bằng nồi dầu với chất

tải nhiệt Apig Seriola 6100

đem lại hiệu quả kinh tế cao do sử dụng năng

lượng tự nhiên sẵn có.

- Đối với 1 lò sấy với khối l

m3/mẻ sấy, các thông s

phận chính của hệ thống sấy

mặt trời kết hợp với nồi dầu

+ Một hệ thống thu NLMT có

lit;

+ Hệ thống calorife ống tản nhiệt có cánh

gồm 26 ống đường kính d = 0,027 m d

bố trí thành hai nhánh;

+ Nồi dầu gồm hệ thống ống dẫn đ

d = 0,042 m dài 60 m quấn tr

D = 0,9 m, chiều cao nồi dầu h = 1,1 m.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Xuân Các, Nguyễn Hữu Quang

nghệ sấy gỗ. NXB Nông nghiệp, H

2. Trần Văn Phú (2001).

thống sấy. NXB Giáo dục.

3. Hoàng Đình Tín (2001)

thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật,

Hà nội.

4. M.A. Sattar (1993). Solar drying of timber

review. Holz. Als Roh- und Werkstoff

5. И.В. Кречетов (1987

древесины. Издательство Лесная промышленность,

Моска.

ệ thống cấp nhiệt cho lò sấy

ợng mặt trời kết hợp nồi dầu

Công nghiệp rừng

121Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ết quả tính toán thiết kế hệ thống thiết bị

p ứng được yêu cầu kỹ

thiết kế chế tạo, vận

ệm thu quy mô đề tài

Nghiên cứu giải pháp

ệ rút ngắn thời gian sấy và tiết kiệm

ợng trong sấy gỗ”, cụ thể là:

ệ thống thu năng lượng mặt trời kết hợp

ới hệ thống cấp nhiệt bằng nồi dầu với chất

Apig Seriola 6100 là thiết bị sấy gỗ

ại hiệu quả kinh tế cao do sử dụng năng

ấy với khối lượng gỗ 25

các thông số chi tiết một số bộ

ận chính của hệ thống sấy bằng năng lượng

ới nồi dầu cụ thể là:

ột hệ thống thu NLMT có dung tích 320

ệ thống calorife ống tản nhiệt có cánh

ờng kính d = 0,027 m dài 2,5 m

ồi dầu gồm hệ thống ống dẫn đường kính

ấn tròn với đường kính

ều cao nồi dầu h = 1,1 m.

ỆU THAM KHẢO

ồ Xuân Các, Nguyễn Hữu Quang (2005). Công

ệp, Hà nội.

. Tính toán và thiết kế hệ

). Truyền nhiệt và tính toán

ất bản Khoa học & Kỹ thuật,

olar drying of timber – a

und Werkstoff 51 409-416.

1987).Сушка и Защита

Издательство Лесная промышленность,

Công nghiệp rừng

122 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

RESEARCH ON WOOD DRYING EXPERIMENT EQUIPMENT SYSTEM

USING SOLAR ENERGY COMBINED WITH OIL TANK Hoang Xuan Nien, Nguyen Minh Hung

SUMMARY

Solar energy is gradually being used widely, popular in numerous fields of life in Vietnam, including wood

drying technology. Wood drying experiment equipment system using solar energy combined with oil tank

consists of 5 major parts: liquid pumping using heat system, solar energy collecting system, oil tank, oven

system, chilling equipment system. This paper introduces the results of calculating, selecting some major parts

of drying system combined with providing heat for an oven with the 25m3/time of timber volume with the

specific parameters: 1 collecting solar energy system has a 320lit capacity collecting solar energy system.

Calorife system is chilling system with wings consists of 26 tubes which have diameter d = 0.027 m, 2.5 m

long arranged into 2 branches; Oil tank includes conduit system with diameter d = 0.042 m, 60 m long wrapped

round with diameter D = 0.9 m, the oil tank's height h = 1.1 m. The calculation result of designing wood drying

experiment equipment system using solar energy combinedoil tank and heat-transfer material is Apig Seriola

6100which was designed, manufactured, run and inspected in Lam Dong province within the framework of

scientific and technological topic "Research on technological solutions to shorten the drying time and save

energy in wood drying".

Keywords: Calorifer, combined drying, heat-transfer, oil tank, solar energy.

Người phản biện : GS.TS. Trần Văn Chứ

Ngày nhận bài : 10/10/2015

Ngày phản biện : 15/11/2015

Ngày quyết định đăng : 28/11/2015

Kinh tế & Chính sách

123TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Dương Thị Thanh Mai

ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm và là một kênh giúp tăng thu

ngoại tệ của Việt Nam. Nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai

đoạn 2010 - 2014 dựa trên các yếu tố về quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu và thị

trường xuất khẩu. Nghiên cứu đã chỉ ra được những thành công và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam cũng như các cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một

số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Từ khóa: Cán cân thương mại, cơ cấu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu, thị trường, Việt Nam.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc gia nhập vào các tổ chức thương mại,

ký kết các hiệp thương thương mại song

phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội

cho Việt Nam phát huy những thế mạnh, tháo

gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu và tạo lập

môi trường thương mại mới. Sự tăng trưởng

xuất khẩu và đóng góp của nó vào sự phát triển

kinh tế trong thời gian qua như là một minh

chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng các

cơ hội này một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam mới chỉ thiên về bề nổi, còn xét

về mặt chất thì xuất khẩu của nước ta còn

nhiều hạn chế. Chẳng hạn như cơ cấu hàng

xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào xuất khẩu

những sản phẩm thô, phụ thuộc nhiều vào

nguồn nguyên liệu nhập khẩu… dẫn đến giá trị

xuất khẩu không cao; hay về cơ cấu thị trường

xuất khẩu, vấn đề thâm hụt cán cân thương

mại… Đây là những vấn đề tuy không còn mới

song việc tìm ra lời giải cho nó vẫn còn là một

bài toán cho các nhà lập chính sách, các nhà

nghiên cứu cũng như những ai quan tâm tới

nền kinh tế Việt Nam.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả

nghiên cứu khái quát bức tranh tổng quan về

xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 –

2014, từ đó đưa ra những nhận định và hướng

giải quyết đối với những vấn đề tồn tại trong

hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam giai đoạn 2010 – 2014.

- Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam thông qua phân tích SWOT và trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

hàng hóa Việt Nam trong thời gian tới.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu chủ yếu dựa trên những nguồn

thông tin và số liệu thứ cấp và vận dung các

phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để

nghiên cứu.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014

Thương mại hàng hóa nói chung và xuất

khẩu hàng hóa nói riêng của Việt Nam trong

giai đoạn 2010 - 2014 đã đạt được những kết

quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

lần đầu tiên đã đạt ngưỡng trên 100 tỷ USD

vào năm 2012, đưa cán cân thương mại của

Việt Nam lần đầu tiên đạt thặng dư kể từ khi

gia nhập WTO (hình 1).

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa ngày

càng lớn và xuất khẩu hiện đang là xu hướng

Kinh tế & Chính sách

124 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

của nền kinh tế này. Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất

khẩu so với GDP ngày càng tăng (từ 62,7%

GDP năm 2007 đã tăng lên 71,5% GDP năm

2011 và lên đến 80,7% năm 2014).

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niêm giám thống kê 2014 – GSO

Hình 1. Cán cân thương mại giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niêm giám thống kê 2014 – GSO

Hình 2. Chỉ số phụ thuộc thương mại và Chỉ số xu hướng xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2014

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn

2010 - 2014 đều tăng cả về quy mô lẫn tốc độ

tăng trưởng (duy trì ở mức trên 10%). Xét về

giá trị, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã

tăng lên 2 lần từ 72,24 tỷ USD năm 2010 lên

150,18 tỷ USD năm 2014. Như vậy, với mức

dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam năm 2015 là 165 tỷ USD, thì tốc độ

tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn dự

đoán sẽ đạt 14%/năm trong giai đoạn 2011 -

2015. Với con số này thì Việt Nam hoàn toàn

có thể đạt và vượt mục tiêu về tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu bình quân của Chiến lược

xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020,

định hướng đến 2030.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK

Hình 3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2014

Kinh tế & Chính sách

125TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Xét về thị trường xuất khẩu, hiện nay Việt

Nam đang có quan hệ thương mại, trao đổi

hàng hóa với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh

thổ trên toàn thế giới. Trong đó, thị trường

Châu Á là thị trường truyền thống và luôn giữ

vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt

Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị

trường Châu Á đạt 287 tỷ USD, chiếm khoảng

50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

và đạt tốc độ phát triển bình quân 21 %/năm

giai đoạn 2010 - 2014. Tuy nhiên, số liệu

trong bảng 1 cho thấy, Việt Nam hiện đang bị

thâm hụt cán cân thương mại với các thị

trường khu vực Châu Á, đặc biệt là thị trường

Trung Quốc. Trong nhiều năm, Việt Nam luôn

bị nhập siêu từ Trung Quốc với các mặt hàng

nhập khẩu chính như: máy móc thiết bị, dụng

cụ; điện thoại, máy vi tính, các sản phẩm điện

tử; sắt, thép; nguyên phụ liệu dệt may, da giày;

phân bón, hóa chất. Trong khi đó, Việt Nam

chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc các

nhóm hàng nông - lâm nghiệp (ví dụ: gạo, sắn,

cao su, gỗ) và nhóm hàng tài nguyên, khoáng

sản (ví dụ: dầu thô, than đá). Đây là những mặt

hàng có giá trị gia tăng thấp và chứa ít hàm

lượng công nghệ.

Đối với các thị trường lớn khác như thị

trường Châu Mỹ (chủ yếu là thị trường Hoa

Kỳ) và thị trường Châu Âu (chủ yếu là EU27),

Việt Nam cũng đã có được chỗ đứng tương đối

vững chắc. Kim ngạch xuất khẩu sang thị

trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 19% tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm.

Việt Nam cũng xuất siêu sang thị trường EU

với hơn 18,9 tỷ USD vào năm 2014. Đây là thị

trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau

thị trường Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu

chính của Việt Nam sang các thị trường này

bao gồm: dệt may, giầy dép, gỗ và sản phẩm

gỗ, máy tính, sản phẩm điện tử, thủy sản, máy

móc thiết bị, túi xách…

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Công thương

Hình 4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Bảng 1. Cán cân thương mại của Việt Nam với 1 số thị trường xuất khẩu chủ yếu

Đơn vị tính: triệu USD

Thị trường Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Nhật Bản -1288,4 691 1457 2015,8 2009,8

Trung Quốc -12460,7 -13253,1 -16397,7 -23705,0 -28887,7

Hoa Kỳ 10471,2 12426,2 14840,6 18608,2 22209,0

EU 27 5023,8 8795,5 11511,5 14861,7 18989,4

Đông Nam Á -6042,8 -7254,1 -3446,1 -2872,0 -4056,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Công thương và Tổng cục thống kê

Kinh tế & Chính sách

126 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Xét theo cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, Việt

Nam đã có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu

xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhóm

hàng khai thác nhiên liệu và khoáng sản, gia

tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến,

chế tạo. Theo đó, tỷ trọng nhóm hàng khai thác

nhiên liệu và khoáng sản giảm dần từ 11% năm

2010 xuống còn 6% năm 2014. Đây là nhóm

hàng Việt Nam có lợi thế vì chúng ta có nhiều

tài nguyên thiên nhiên, song nguồn cung bị

giới hạn. Nhóm hàng công nghiệp chế biến,

chế tạo có tỷ trọng tăng lên từ 54% lên 73%,

tuy nhiên các sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm

này có hàm lượng cao nghệ thấp và phụ thuộc

khá nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập

khẩu nên giá trị gia tăng là không cao.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Công thương và Tổng cục thống kê

Hình 5. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng

Nếu theo cách phân loại tiêu chuẩn ngoại

thương (SITC), cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt

Nam đã có sự chuyển dịch từ nhóm hàng thô

sơ chế sang nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh

chế nhưng diễn ra tương đối chậm. Tỷ trọng

nhóm hàng thô sơ chế đã giảm từ 34,8%

(2010) xuống còn 24,1% (2014), trong khi đó,

tỷ trọng nhóm hàng đã tinh chế lại tăng từ

65,1% lên 74,3% trong cùng kỳ.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Công thương và Tổng cục thống kê

Hình 6. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo SITC

Kinh tế & Chính sách

127TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam giai đoạn 2010-2014

3.2.1. Những thành tựu trong xuất khẩu

hàng hóa của Việt Nam

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn

2010 - 2014 đã đạt được những thành công

quan trọng như:

- Không ngừng tăng quy mô xuất khẩu và

duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo

đúng định hướng đề ra.

- Có được chỗ đứng trên các thị trường xuất

khẩu quan trọng nhưng tương đối khắt khe như

thị trường Hoa Kỳ và thị trường Châu Âu bên

cạnh việc tiếp tục phát triển tại các thị trường

truyền thống.

Để có những thành tựu này, Việt Nam đã

kết hợp một cách hiệu quả điểm mạnh với cơ

hội từ môi trường kinh doanh đem đến cho

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

- Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế thế

giới sau các cuộc khủng hoảng 2008 - 2009

dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các

quốc gia tăng trở lại. Trong khi đó, Việt Nam

liên tục có sự đổi mới trong cơ chế, chính sách

nhằm thúc đẩy xuất khẩu đã biết tận dụng thời

cơ để gia tăng xuất khẩu.

- Thứ hai, Việt Nam tiếp tục thu hút được

lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sản

xuất. Vì vậy, Việt Nam có khả năng sản xuất

và xuất khẩu ra những nhóm hàng có chứa hàm

lượng công nghệ cao, chế biến sâu nhờ công

nghệ tiên tiến từ doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài đem đến. Tận dụng được cơ hội này đã

và đang đưa tiến trình chuyển dịch cơ cấu hàng

xuất khẩu của Việt Nam diễn ra nhanh hơn.

- Thứ ba, theo xu thế toàn cầu hóa thương

mại ngày nay, Việt Nam cũng như các quốc

gia khác đều mong muốn mở cửa thị trường,

đa dạng hóa các sản phẩm trong tiêu dùng.

Việt Nam đã và đang rất tích cực tham gia đàm

phán, ký kết các hiệp định thương mại song

phương và đa phương nhằm mở rộng nhiều thị

trường xuất khẩu hơn. Do đó, thị trường xuất

khẩu của Việt Nam rất đa dạng phong phú.

3.2.2. Những hạn chế trong xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt

động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai

đoạn 2010 – 2014 còn tồn tại một số hạn chế

cơ bản như:

- Kim ngạch xuất khẩu có tăng những vẫn

còn ở mức thấp và cán cân thương mại tuy đạt

thặng dư nhưng với giá trị thấp, không đáng kể

so 1 số nước trong khu vực và thế giới.

- Hoạt động xuất khẩu dễ bị ảnh hưởng và

tổn thất về giá trị bởi các yếu tố bên ngoài

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn chủ yếu

tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng

không cao, ít có hàm lượng công nghệ hoặc

các nhóm hàng có tỷ lệ nội địa hóa thấp.

- Tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa

Kỳ, Châu Âu xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó

khăn bởi các rào cản kỹ thuật.

Đây là những tồn tại và hạn chế trong hoạt

động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xuất

phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên

nhân khách quan.

- Thứ nhất, quy mô sản xuất và xuất khẩu

của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung

còn nhỏ lẻ, không tập trung do chưa có nhiều

vốn đầu tư.

- Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp cũng

như các cơ quan quản lý nhà nước còn bị động

trong việc lập chiến lược kinh doanh quốc tế

và việc dự báo, nhận biết các thay đổi trên thị

trường quốc tế nhất là các thay đổi về giá cả.

Kinh doanh quốc tế luôn chứa đựng nhiều rủi

ro, thách thức đòi hỏi chúng ta phải luôn có

những phương án dự phòng, ứng phó. Thực tế

Kinh tế & Chính sách

128 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

cho thấy, do không có các nhà xuất khẩu

không có chiến lược kinh doanh còn các cơ

quan nhà nước không có định hướng, dự báo

trên thị trường đã dẫn đến tình trạng gần như

vụ nào, năm nào các nhà xuất khẩu nông sản

Việt Nam cũng bị các đối tác phía Trung Quốc

ép giá các mặt hàng như dưa hấu, thanh long,

vải… Kết quả là chúng ta bị thua lỗ nặng nề,

thậm chí dẫn đến phá sản.

- Thứ ba, trình độ phát triển khoa học công

nghệ và trình độ lao động của Việt Nam nhìn

chung còn thấp và thua kém nhiều nước trên

thế giới khiến cho hàng hóa sản xuất và xuất

khẩu chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô hoặc

phải nhập khẩu nguyên phụ liệu.

- Thứ tư, Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản là

các thị trường phát triển nhất thế giới do vậy

yêu cầu đối với các nhóm hàng xuất khẩu từ

các quốc gia đang phát triển như Việt Nam là

rất khắt khe. Chẳng hạn với nhóm hàng nông

sản xuất khẩu sang EU phải đáp ứng được các

yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ

môi trường, phương pháp sản xuất và chế biến

sản phẩm... Một mặt hàng khác đó là hàng dệt

may cũng phải đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn

về chất lượng (chứng chỉ ISO-9000); tiêu

chuẩn chống cháy liên quan tới việc sử dụng

nguyên phụ liệu hàng may mặc; tiêu chuẩn bảo

vệ môi trường và đặc biệt là Hệ thống tiêu

chuẩn trách nhiệm xã hội (SA-8000) và Tiêu

chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt

may toàn cầu. Những rào cản kỹ thuật này gây

khó khăn và ảnh hưởng rất lớn thậm chí là tổn

thất không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của các

doanh nghiệp Việt Nam.

3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

hàng hóa của Việt Nam trong tương lai

3.3.1. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam trong thời gian tới

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng với

nền kinh tế Việt Nam và định hướng xuất khẩu

hàng hóa Việt Nam đã được nêu trong Chiến

lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 –

2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó,

định hướng chung cho phát triển xuất khẩu là

phải mở rộng quy mô xuất khẩu, chú trọng

nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu và chuyển

dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng

nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá

trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản

phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm

thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu.

Định hướng cụ thể cho xuất khẩu hàng hóa

đến năm 2020 bao gồm:

- Định hướng về cơ cấu thị trường: Thị

trường Châu Á tiếp tục chiếm ưu thế trong cơ

cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (chiếm

tỷ trọng 46%); Theo sau là các thị trường

châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%,

châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi

khoảng 5%.

- Định hướng về cơ cấu mặt hàng xuất

khẩu: Dự kiến, nhóm hàng nhiên liệu và

khoảng sản sẽ giảm tỷ trọng từ 11,2% năm

2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020. Tương

tự, với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sẽ giảm

tỷ trọng xuông còn 13,5% vào năm 2020. Với

mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất

khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển

sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học

công nghệ tiên tiến, tỷ trọng nhóm hàng công

nghiệp chế biến và chế tạo sẽ tăng từ 40,1%

năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020.

3.3.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng

hóa Việt Nam

- Một là, mở rộng quy mô sản xuất theo

hướng tạo lập một chuỗi liên kết giữa các

doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu riêng lẻ của

Việt Nam hiện nay có quy mô còn nhỏ chưa

thể đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và

chất lượng hàng xuất khẩu của các thị trường.

Kinh tế & Chính sách

129TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Vì vậy, việc đầu tư và mở rộng quy mô sản

xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng

xuất khẩu phải là một giải pháp cấp bách hàng

đầu thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Tuy

nhiên, do tiềm năng của các doanh nghiệp còn

hạn chế nên đòi hỏi các doanh nghiệp trong

cùng nhóm ngành hàng cần phải tự nguyện

cùng nhau tạo lập một chuỗi liên kết. Thực tế

các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện

nay còn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn

nguyên phụ liệu nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia

tăng trong hàng xuất khẩu không cao. Do đó,

hình thành một chuỗi liên kết, bắt đầu ngay với

các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào

cho sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại

tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp chủ động

hơn trong hoạt động xuất khẩu.

- Hai là, xây dựng chiến lược xuất khẩu

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, xuất

khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài chiếm tỷ trọng 54,2% (năm 2010) đến

62,5% (năm 2014) tổng trị giá xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam. Đây là khối doanh nghiệp

có chiến lược xuất khẩu rõ ràng vì xuất khẩu

hàng hóa là một mục tiêu hàng đầu của các nhà

đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư vào Việt

Nam. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ thấp

hơn so với hàng hóa cùng loại nếu sản xuất tại

các quốc gia của nhà đầu tư và một số quốc gia

khác Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động

giá rẻ, các chính sách ưu đãi…

Tuy nhiên, đối với khối doanh nghiệp trong

nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

chưa thực sự quan tâm tới việc xây dựng chiến

lược kinh doanh quốc tế, chiến lược xuất khẩu

hàng hóa. Do không có chiến lược nên các nhà

xuất khẩu của Việt Nam thường rơi vào tình

trạng bị động và dễ bị tổn thất từ các biến động

của thị trường nước ngoài. Để giảm thiểu các

rủi ro này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải

xây dựng cho mình một chiến lược xuất khẩu

dài hạn như chiến lược sản phẩm và phát triển

sản phẩm; chiến lược về thị trường; chiến lược

xây dựng thương hiệu.

- Ba là, đầu tư phát triển đổi mới công nghệ

Để biến những sản phẩm xuất khẩu thô

thành những sản phẩm xuất khẩu có chứa hàm

lượng công nghệ cao, cho giá trị gia tăng lớn

đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải trang

bị cho mình hệ thống máy móc, dây chuyền

công nghệ hiện đại. Doanh nghiệp có thể đầu

tư nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới (nếu

có đủ nguồn lực tài chính); liên doanh liên kết

với đối tác nước ngoài; kết hợp với các trường,

viện, trung tâm nhằm nghiên cứu và chuyển

giao những công nghệ mới. Có như vậy mới có

thể nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và

năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt

Nam trên thị trường quốc tế.

- Bốn là, nâng cao năng lực nguồn lực và

cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.

Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong

sự thành công của các doanh nghiệp, nhất là

các doanh nghiệp xuất khẩu trong tiến trình hội

nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Chúng ta cần

nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cũng

như khả năng ngoại ngữ cho nguồn nhân lực

của mình. Như vậy mới có khả năng phát huy

được hết tác dụng, tính năng và công suất của

các máy móc thiết bị hiện đại nhằm tạo ra

những sản phẩm có chất lượng cao.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt

động xuất khẩu như hệ thống cảng biển, phương

tiện vận tải, kho ngoại quan, máy móc thiết bị

dụng cụ… có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động

xuất khẩu. Chính vì vậy, đầu tư nâng cấp đổi

mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động

thương mại là việc làm mang tính cấp thiết.

- Năm là, triển khai áp dụng quy trình sản

xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kinh tế & Chính sách

130 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Để vượt qua các rào cản kỹ thuật, các doanh

nghiệp Việt Nam cần tích cực chủ động tìm

hiểu và áp dụng triển khai quy trình sản xuất

sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ

thống các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản như: Hệ

thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000:2000;

Hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ và quản lý môi

trường ISO 14000; Các tiêu chuẩn về vệ sinh

an toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn về trách nhiệm

xã hội SA 8000. Ngoài ra, các doanh nghiệp

cần phải tìm hiểu những tiêu chuẩn riêng áp

dụng đối với nhóm ngành hàng mà mình kinh

doanh. Việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn

kỹ thuật này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt

qua các rào cản phi thuế quan mà còn góp phần

xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho hàng

hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

IV. KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong

giai đoạn 2010 - 2014 đã đạt được những kết

quả rất đáng ghi nhận. Thông qua các số liệu

thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu

và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

luôn tăng trong những năm qua cùng với sự

phục hồi của nền kinh tế thế giới. Về cơ bản,

Việt Nam đã và đang thực hiện được mục tiêu

đề ra trong Chiến lược xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 và tầm

nhìn 2030. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế như tình

trạng thâm hụt cán cân thương mại với các thị

trường truyền thống như Trung Quốc; chuyển

dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng xuất

khẩu những mặt hàng chứa hàm lượng công

nghệ cao diễn ra còn chậm. Do vậy, trong thời

gian tới Việt Nam cần phải có những bước đi

tích cực nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu

nhưng đồng thời phải nâng cao được năng lực

cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2014). Báo cáo tình hình sản

xuất công nghiệp và hoạt động thương mại giai đoạn

2010-2013 và kế hoạch năm 2014 và 2015. Hà Nội.

2. Bộ Công Thương (2015). Báo cáo tình hình sản

xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2014 và

kế hoạch năm 2015. Hà Nội.

3. Bộ Công Thương (2011). Chiến lược xuất nhập

khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến

năm 2030. Hà Nội.

4. Economic and Social Commission For Asia and

The Pacific (2009). Trade Statistics in Policymaking – A

handbook of commonly used trade indices and

indicators.

5. Tổng cục Hải quan (2014). Niêm giám thống kê

hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2013. Hà Nội.

EXPORT PERFORMANCE ASSESSMENT OF VIETNAM

PERIOD 2010 - 2014

Duong Thi Thanh Mai

SUMMARY

Export plays important role in creating new more jobs and increasing the volume of foreign currency for

Vietnam. The paper focuses on analysising the current state of Vietnam’s export during period 2010 - 2014 in

some respects such as export by value, by commodity group and by destination. The paper points out the

achievements and limitation as well as the opportinuities and challeges for Vietnam’s exportation. Based on

the findings, several of solutions have been raised in order to promoting Vietnam’s export in the future.

Keywords: Exports, market, the export structure, trade balance, Vietnam.

Người phản biện : TS. Bùi Thị Minh Nguyệt

Ngày nhận bài : 01/9/2015

Ngày phản biện : 15/9/2015

Ngày quyết định đăng : 20/9/2015

Kinh tế & Chính sách

131TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM

KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Mai Quyên

ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) được dự kiến thành lập vào cuối năm 2015 và được đánh giá là một bước

ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Vì thế, mục đích của bài báo

giúp người đọc thấy được những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập AEC và đưa ra một số ý kiến giúp

Việt Nam khi gia nhập AEC có hiệu quả hơn. Những cơ hội có thể kể ra ở đây là: Việt Nam sẽ có được thị

trường rộng lớn hơn, lao động dịch chuyển tự do, cơ hội mở rộng xuất khẩu, thu hút các nguồn đầu tư. Bên

cạnh đó còn có những thách thức không nhỏ như: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất yếu kém, năng

suất và chất lượng lao động của Việt Nam thấp, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành

viên AEC sẽ dần xóa bỏ… Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện một số công việc: tăng cường tuyên truyền về AEC,

đổi mới kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng…

Từ khóa: Cộng đồng kinh tế Asean, cơ hội, kinh tế Việt Nam, lao động, thách thức, xuất khẩu.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại

giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế,

thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và

vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ

chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007

đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp

độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu

vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên

đến cấp độ toàn cầu.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được

thành lập vào ngày 8/8/1967 gồm 10 quốc gia,

trong đó có Việt Nam với mục tiêu nhằm thiết

lập một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và

xã hội của các nước trong khu vực. Sau 48

năm tồn tại và phát triển, trải qua nhiều bối

cảnh thăng trầm của thế giới và khu vực,

ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,

trở thành một tổ chức hợp tác khu vực trên tất

cả các lĩnh vực; trong đó lĩnh vực kinh tế luôn

được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Hiện nay,

ASEAN đang chuyển sang giai đoạn thực hiện

mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế

“ASEAN tầm nhìn 2020” và AEC là một trong

ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN

nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, ASEAN

đang chuyển sang giai đoạn phát triển với mục

tiêu bao trùm là hình thành cộng đồng ASEAN

vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở

pháp lý và hiến chương ASEAN. Trong bối

cảnh quốc tế mới và tác động của AEC đối với

Việt Nam thì việc nhận diện những cơ hội và

thách thức đối với Việt Nam là cần thiết, góp

phần định hướng những lợi ích và những khó

khăn mà AEC sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào một

thị trường chung và thống nhất.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Giới thiệu chung về cộng đồng kinh tế

Asean.

- Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam

gia nhập cộng đồng kinh tế Asean.

- Một số ý kiến góp phần giúp Việt Nam gia

nhập cộng đồng kinh tế Asean hiệu quả hơn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu chỉ dùng số liệu thứ cấp. Thu

thập những số liệu cần thiết từ các bài nghiên

cứu, bài báo, báo cáo… về cộng đồng kinh tế

Asean.

Kinh tế & Chính sách

132 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương

pháp này được sử dụng để xem xét tình hình

lao động, tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư

nước ngoài... của Việt Nam.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương

pháp này sử dụng để đánh giá sự biến động của

các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu chung về cộng đồng kinh tế

Asean (AEC)

Để đáp ứng yêu cầu phát triển và liên kết

các quốc gia trong khu vực thành một khối

thống nhất, vào tháng 10 năm 2003 Lãnh đạo

các nước ASEAN đã ký tuyên bố hòa hợp

ASEAN II (hay còn gọi là tuyên bố Bali II)

thống nhất đề ra mục tiêu hình thành Cộng

đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột

chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng

Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội

(ASCC) trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc cơ

bản của ASEAN. Theo dự định của các nhà

lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào

năm 2015.

Kế hoạch cho AEC là một tuyên bố ràng

buộc dựa trên 4 trụ cột:

Trụ cột 1: Một thị trường đơn nhất và một

không gian sản xuất chung. Việc thực hiện hóa

cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN

thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống

nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh

tranh của ASEAN. AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh

tế của các khu vực ưu tiên, đồng thời cho phép

tự do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ

cao tài năng trong kinh doanh. Một thị trường

và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN bao gồm

năm yếu tố cơ bản: chu chuyển tự do hàng hóa,

dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do

hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tư.

Trụ cột 2: Một khu vực kinh tế mang tính

cạnh tranh cao. Cộng đồng kinh tế ASEAN

hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh

tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và

ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6 yếu

tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ

người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát

triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và

thương mại điện tử.

Trụ cột 3: Một khu vực phát triển kinh tế

bình đẳng. Mục đích của AEC đối với sự phát

triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thúc

đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng

các lợi thế hóa phương pháp tiếp cận thông tin,

tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực

và công nghệ. Những động lực này là để lấp

đầy khoảng cách giữa các quốc gia thành viên

ASEAN, thúc đẩy hội nhập kinh tế của

Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho

phép các nước thành viên cùng hướng tới một

mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc gia

này đều có được lợi ích công bằng trong quá

trình hội nhập kinh tế.

Trụ cột 4: Hội nhập kinh tế toàn cầu. AEC

nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN

ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh

tranh cao trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ

được chu chuyển tự do và vốn được lưu

chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều,

đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được

giảm bớt vào năm 2020.

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

khi gia nhập AEC

3.1.2. Những cơ hội đối với Việt Nam khi ra

nhập AEC

3.1.2.1. Cơ hội có được một thị trường rộng

lớn hơn

Kinh tế & Chính sách

133TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ASEAN có tổng GDP trên 2,7 nghìn tỷ

USD, tăng trưởng trung bình 5% - 6% hàng

năm. Dân số 620 triệu người, với cơ cấu dân

số tương đối trẻ. Thu hút đầu tư nước ngoài

năm 2012 đạt 108,09 tỷ USD, con số này năm

2013 và 2014 là 126,04 tỷ USD, 132,83 tỷ

USD. AEC với việc tự do hóa dịch chuyển

hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ

khuyến khích các hoạt động kinh doanh và

đầu tư lớn hơn ở khu vực. Các doanh nghiệp

Việt Nam sẽ đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch

vụ nhiều hơn ở các nước trong khu vực

ASEAN... Đây là cơ hội tốt để các doanh

nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị

trường. Mặt khác, AEC tạo lập một khu vực

thị trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến

kinh tế của nhiều nước trở nên phồn vinh hơn,

tăng thu nhập và hình thành nên một lượng

mới người tiêu dùng trung lưu với thu nhập

cao, đó là đối tượng khách hàng rất tiềm năng

của các doanh nghiệp.

3.2.1.2. Cơ hội cho tự do dịch chuyển lao động

Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm 10

quốc gia với 300 triệu người tham gia lực

lượng lao động. Lực lượng lao động này được

tự do di chuyển trong thị trường chung sẽ là

nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội của các nước thành viên AEC. Trước

mắt, trong năm 2015 có 8 ngành nghề lao động

trong các nước ASEAN được tự do di chuyển

thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề

tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ,

bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên

ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng

cao trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên

môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông

thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di

chuyển tự do hơn.

Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

giúp thị trường lao động trong ASEAN sôi

động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng

quốc gia thành viên. Cũng theo dự báo của Tổ

chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia

AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên

14,5% vào năm 2025.

Khi tham gia AEC, lợi thế lớn nhất của Việt

Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ

cấu lao động trẻ. Theo số liệu của Tổng cục

Thống kê, năm 2005 lao động làm việc trong

lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 55,09% thì đến

năm 2013 tỷ lệ này đã giảm đáng kể chỉ còn

46,81%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp

chế biến, chế tạo tăng lên qua các năm, về cơ

cấu năm 2005 là 11,67% đến năm 2013 tăng

lên 13,95%.

Về chất lượng lao động cũng đã từng bước

được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng

từ 14,6 % năm 2010 lên 18,2% năm 2014. Lao

động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được

yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao

động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt

Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ,

đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc

phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước

đây phải thuê chuyên gia nước ngoài. Tuy

nhiên, do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế

chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao

động tham gia vào thị trường lao động chính

thức còn thấp, đạt khoảng 30%.

Trong bối cảnh một thị trường chung, người

lao động Việt Nam không những có nhiều cơ

hội nghề nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra

các thị trường khu vực. Người lao động có cơ

hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ

năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong

khu vực. Người lao động Việt Nam sẽ được

“cọ xát” khi làm việc ở nhiều nơi, làm tăng

tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi

Kinh tế & Chính sách

134 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

trường làm việc đa văn hóa - vốn dĩ là một

điểm chưa mạnh của Việt Nam sẽ được nâng

cao và cải thiện.

3.1.2.3. Cơ hội mở rộng xuất khẩu

ASEAN hiện là đối tác thương mại quan

trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực

giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng

trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua.

Kể từ khi gia nhập ASEAN, xuất khẩu của

Việt Nam với ASEAN luôn giữ một tỉ trọng

lớn tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Giá trị

xuất khẩu tính theo số tuyệt đối giữa Việt Nam

với ASEAN tăng liên tục, từ 1,8 tỉ USD năm

1996 lên 10,2 tỉ USD năm 2008 và 18,4 tỉ USD

năm 2013. Trong những năm gần đây, ASEAN

luôn thuộc nhóm các thị trường xuất khẩu hàng

đầu của Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 01. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN (giai đoạn 1996 – 2013)

Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt

Nam có thể bán hàng sang các nước ASEAN

gần như bán hàng trong nước. Đây là một

trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển

hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các

thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và

việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép

doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông

quan hàng hoá sang các thị trường ASEAN.

Các hiệp định AEC còn giúp ổn định nguồn

nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu. Do

nhập khẩu thường xuyên chiếm khoảng 80%

GDP của Việt Nam nên việc ổn định nguồn

nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu có ý

nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì tăng

trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng xuất

khẩu nói riêng. Thêm vào đó, khi thuế suất

trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh

nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí,

hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng

năng lực cạnh tranh.

3.1.2.4. Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư

Kể từ khi có Luật đầu tư trực tiếp nước

ngoài có hiệu lực năm 1988, dòng vốn FDI

luôn là động lực quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt

28 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài (FDI) luôn phát triển năng động.

Trong 25 năm từ 1988 - 2013, tổng vốn FDI

đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 218,8 tỷ

USD, tổng vốn thực hiện đạt 106,3 tỷ USD,

lĩnh vực công nghiệp chiếm tới gần 60%.

Thu hút đầu tư là cơ hội được trông đợi

Giá trị (tỷ $)

Năm

Kinh tế & Chính sách

135TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

nhất. Bởi vì việc kết nối và xây dựng một

ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến

các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân

chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có

khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn

nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ.

AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt

hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải quan,

thủ tục hành chính cho tới việc tạo ra ưu đãi

đầu tư cân bằng hơn. Thu hút đầu tư nhiều hơn

đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công

nghệ diễn ra nhanh và tích cực hơn, góp phần

nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp,

tạo đà cho nền công nghiệp Việt Nam hướng

tới phát triển cân bằng với các quốc gia khác.

3.2.2. Những thách thức với Việt Nam khi

tham gia AEC

3.2.2.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

còn rất yếu kém

Năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh

nghiệp Việt Nam thể hiện rõ ở các mặt:

- Quy mô nhỏ bé về vốn liếng, thiết bị đơn

sơ lạc hậu, công nghệ đi sau hàng nhiều chục

năm so với các nước trong khu vực.

- Lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu, đặc

biệt là đối với đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Quản trị doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt là

tư duy kinh doanh, tầm nhìn ngắn, kinh doanh

kiểu “chộp giật”. Đây thực sự là điều đáng lo

ngại khi Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế

quốc tế.

Tham gia AEC sẽ bắt buộc xóa bỏ hàng rào

thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia

thành viên ASEAN, từ đó tạo áp lực cạnh

tranh rất lớn lên hàng hóa bởi sự thâm nhập và

tràn ngập của hàng hóa từ các nước ASEAN,

Ngoài ra, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của

hàng hóa các nước khác trên thị trường

ASEAN. Với thiết bị, công nghệ và quy trình

sản xuất như hiện nay của các doanh nghiệp

Việt Nam, rất khó để cạnh tranh về mặt giá cả

và chất lượng với các doanh nghiệp ở các quốc

gia khác như Indonexia, Malaysia hay Thái

Lan. Rõ ràng là nếu các doanh nghiệp không

chủ động ứng phó thì nguy cơ thua ngay trên

sân nhà là rõ ràng. Năm 1996, kim ngạch nhập

khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các nước

ASEAN là 3 tỷ USD. Năm 2009, kim ngạch

nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các nước

ASEAN chỉ là 13,4 tỷ USD thì năm 2010 đã

tăng lên 16,4 tỷ USD (tăng 22,38%), năm

2013 đạt con số kỷ lục là 21,3 tỷ USD (tăng

42,07%). Điều này thể hiện ở biểu đồ 02.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 02. Nhập khẩu của ASEAN vào Việt Nam (giai đoạn 1996 – 2013)

Giá trị (tỷ $)

Năm

Kinh tế & Chính sách

136 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.2.2.2. Năng suất và chất lượng lao động của

Việt Nam thấp

Năng suất lao động của Việt Nam thuộc

nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương (thấp

hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản

11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng

suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia

và 2/5 Thái Lan. Trong giai đoạn 2002 - 2007,

năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi

năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh

tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất

trung bình hằng năm của Việt Nam tăng chậm

lại, chỉ còn 3,3%. Chất lượng và cơ cấu lao

động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát

triển và hội nhập.

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo

ngành được thể hiện qua bảng 01.

Bảng 01. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế

đã qua đào tạo phân theo ngành

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Sơ bộ

2014

1 Tổng số 14,6 15,4 16,6 17,9 18,2

2 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,4 2,7 3,0 3,5 3,6

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 13,4 14,8 16,8 18,3 17,9

4

Sản xuất và phân phối điện, nước nóng, hơi

nước và điều hòa không khí 67,2 69,5 77,8 76,2 3,1

5

Cung cấp nước, hoạt động quản lý nước

thải, rác thải 29,4 33,5 33,2 36,3 40,2

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng 01 ta thấy, đến năm 2014 chỉ có

18,2% số người lao động đã qua đào tạo, con số

này là lớn nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong

đó, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản

được đào tạo là thấp nhất trong các ngành chỉ

chiếm 3,6%. Điều này cũng dễ hiểu bởi nước

ta lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn

46,81% và chủ yếu người lao động làm nghề

nông bằng kinh nghiệm không qua đào tạo.

Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành là Cung

cấp nước, hoạt động quản lý nước thải, rác thải

con số này cũng chỉ là 40,2%.

Trên thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của

Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá lớn

so với các nước trong khu vực. Ngân hàng Thế

giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có

trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.

Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân

lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ

11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của

Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt

6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt

5,59 điểm...

3.2.2.3. Hàng rào thuế quan và phi thuế

quan giữa các quốc gia thành viên AEC sẽ

dần xóa bỏ

Kinh tế & Chính sách

137TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Bảng 02. Lộ trình cắt giảm thuế ASEAN

Danh mục Việt Nam

ASEAN – 6 ( Brunei, Malaysia,

Indonesia, Philippines, Singapore,

Thái Lan)

1. Cắt giảm thuế quan xuống

0 - 5% Vào năm 2009 Vào năm 2009 (80% dòng thuế 0%)

2. E-ASEAN 0% vào năm 2010 0% vào năm 2009

3. Danh mục ưu tiên hội nhập 0% vào năm 2012 0% vào năm 2010

4. Danh mục nhạy cảm 0 - 5% vào năm 2013 …..

5. Xoá bỏ hạn ngạch thuế quan 3 đợt 2013 - 2014 -

2015/2018 3 đợt 2008 - 2009 - 2010

6. Xoá bỏ thuế quan về cơ bản 0% vào năm 2015/2018 0% vào năm 2010

Nguồn: Bộ Công thương

Qua bảng 02 ta thấy Việt Nam sẽ cơ bản xóa

bỏ thuế quan và hạn nghạch vào năm 2018.

Đối với trao đổi thương mại ngoài khối,

trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng tham

gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do

ASEAN với nhiều nước như Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản..., trong đó đều đưa ra lộ trình

thực hiện tự do hóa thương mại. Đây cũng

chính là nguy cơ tiềm ẩn của việc gia tăng tình

trạng nhập siêu của Việt Nam. Hiệp định

ASEAN - Trung Quốc là một ví dụ. Theo tiến

trình cắt giảm thuế quan với Trung Quốc, phần

lớn hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam sẽ chỉ

còn thuế suất từ 0 - 5% vào năm 2015. Với

mức thuế suất như vậy, kim ngạch nhập khẩu

từ Trung Quốc sẽ gia tăng, làm cho cán cân

thương mại Việt Nam - Trung Quốc càng mất

cân đối nghiêm trọng hơn.

3.2.2.4. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng

hóa các nước khác trên thị trường ASEAN

Trong thời gian tới, AEC hình thành sẽ tạo

ra thị trường chung, không còn rào cản hàng

hóa, dịch vụ, vốn... Hàng hoá ở các nước thành

viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau,

khi đó sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất

lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Trong

khi đó, với thiết bị, công nghệ hiện nay, sản

phẩm của doanh nghiệp Việt Nam khó có thể

cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu của các

nước trong khối. Thị trường Singapore là một

ví dụ. Hiện nay, Singapore là đối tác lớn nhất

của Việt Nam trong ASEAN, luôn dẫn đầu về

cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Các mặt

hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ

tùng. Trong khi đó, Malaysia cũng đang xuất

khẩu sang Singapore các mặt hàng tương tự

như của Việt Nam. Khi mức thuế quan được

ưu đãi như nhau, với năng lực công nghệ kém

hơn, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ

khó khăn hơn khi giữ vững vị thế trên thị

trường Singapore.

Thị trường ASEAN vốn là thị trường có

mức tiêu dùng cao, không chuộng sản phẩm

kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khi ASEAN thực hiện tự do hóa thương mại

với các đối tác như Hàn Quốc, Trung Quốc,

Nhật Bản, Ấn Độ, EU..., các sản phẩm có chất

lượng cao của Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ

có nhiều thuận lợi khi thâm nhập thị trường

ASEAN. Như vậy, sản phẩm xuất khẩu của

Việt Nam sang ASEAN sẽ càng gặp khó

khăn hơn.

Kinh tế & Chính sách

138 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

3.2.2.4. AEC sẽ tạo ra sự cạnh tranh của hàng

hóa nhập khẩu đối với các sản phẩm, ngành

hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị

trường Việt Nam

Hiện nay, tại các thành phố lớn của Việt

Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí

Minh, các sản phẩm có nguồn gốc từ ASEAN

xuất hiện ngày càng nhiều. Mặc dù có thể coi

đây là cơ hội cho người tiêu dùng trong nước,

nhưng cũng là nguy cơ khiến Việt Nam trở

thành “vùng trũng” tiêu thụ hàng hóa của các

nước trong khu vực. Hàng hóa của ASEAN

được người tiêu dùng mua nhiều gồm những

sản phẩm gia dụng như điện máy, dụng cụ nhà

bếp, tiếp đến là hóa mỹ phẩm có nguồn gốc từ

Thái Lan, Malaysia. Ưu thế của các mặt hàng

này là giá bán rất rẻ, chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 so

với sản phẩm cùng loại bán trong cửa hàng và

siêu thị của Việt Nam.

Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực hiện cam

kết giảm thuế suất đối với các sản phẩm nhập

khẩu từ các nước đối tác mà Việt Nam đã cùng

ASEAN ký kết Hiệp định thương mại, hàng

hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh

tranh của hàng nhập khẩu từ các nước đối tác

này. Khi một nền kinh tế chưa được chuẩn bị

đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh trong

điều kiện các hàng rào thuế quan đã sớm bị dỡ

bỏ, sẽ dẫn đến những tổn thất về kinh tế trong

cuộc cạnh tranh không cân sức, đồng thời còn

gây sức ép đối với nền công nghiệp non trẻ của

Việt Nam.

3.3. Một số ý kiến đề xuất giúp Việt Nam ra

nhập AEC hiệu quả hơn

3.3.1. Thực hiện đổi mới kinh tế

Nhà nước phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử

đối với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước,

bằng cách quốc hội mạnh dạn thay đổi cách

làm luật, tích cực ban hành các luật, bộ luật

phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.

Để tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC, một

trong những yếu tố quan trọng nhất là Việt

Nam cần nỗ lực trong việc cải cách các quy

chế trong nước như đơn giản hóa các thủ tục

hành chính, hệ thống hóa và điều chỉnh các

điều luật không có hiệu quả hay có sự mâu

thuẫn. Đồng thời, bên cạnh việc thực hiện

đúng, đủ và tích cực các cam kết, Chính phủ

Việt Nam cần có sự hỗ trợ đối với các doanh

nghiệp, giảm thiểu chi phí giao dịch kinh

doanh thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào

sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian

ngắn nhất.

3.3.2. Tăng cường tuyên tuyền, nâng cao

nhận thức về AEC

Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền để

doanh nghiệp và người lao động tích cực hơn

trong việc chuẩn bị hội nhập AEC.

Người lao động Việt Nam cần phải chuẩn bị

tốt để đáp ứng mong đợi của nhà tuyển dụng.

Đó là ngoài việc học tốt chương trình đào tạo ở

Việt Nam, người lao động Việt Nam cần học

thêm các bằng cấp quốc tế được công nhận

rộng rãi ở khu vực ASEAN và trên toàn cầu.

Những bằng cấp quốc tế này là hộ chiếu để

người lao động Việt Nam làm việc ở các nước

ASEAN khác.

Nhận thức của các doanh nghiệp về cơ hội,

thách thức của hội nhập AEC vẫn còn rất nhiều

hạn chế. Theo Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

của Singapore (ISEAS), có 76% số doanh

nghiệp được điều tra không biết về AEC và

94% doanh nghiệp không biết về Biểu đánh giá

thực hiện AEC. Có đến 63% doanh nghiệp cho

rằng AEC không có ảnh hưởng hoặc ảnh

hưởng rất ít đến việc kinh doanh của mình.

Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số các quốc gia

Kinh tế & Chính sách

139TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

ASEAN. Những nhận thức còn hạn chế như

vậy sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn

trong việc tận dụng được các ưu đãi và cơ hội

đến từ AEC.

Do vậy, các cơ quan hữu quan cần xây dựng

một cơ chế hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức

của doanh nghiệp về AEC, về những lợi ích dài

hạn mà AEC mang lại, cụ thể là các cơ quan

làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức

xúc tiến thương mại, các hội ngành nghề cần

phải chủ động nâng cao vai trò của mình hơn

nữa, cần có nhiều hình thức khác nhau để cung

cấp và hỗ trợ thông tin hiệu quả hơn cho doanh

nghiệp cũng như người lao động.

3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để có nhân lực chất lượng cao nhất là trong

lĩnh vực đào tạo nghề cần thực hiện một số công

việc sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí

của dạy nghề trong chiến lược phát triển nhân

lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020. Ưu tiên

đầu tư đào tạo nghề trong từng chương trình, dự

án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương,

vùng, ngành.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách về

dạy nghề, học nghề.

Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể

độc lập, tự chủ. Có chính sách đãi ngộ, thu hút

giáo viên dạy nghề; chính sách đối với người

đứng đầu cơ sở dạy nghề, người lao động qua

đào tạo nghề; chính sách đào tạo liên thông, hỗ

trợ người học nghề.

Xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp và cơ

sở sử dụng lao động tham gia xây dựng, đánh

giá, điều chỉnh chương trình đào tạo, hướng dẫn

thực hành và đánh giá năng lực người học,

hướng tới doanh nghiệp phải là một trong

những chủ thể đào tạo nghề.

Thứ ba, đổi mới cơ cấu dạy nghề trong hệ

thống giáo dục quốc dân. Chuyển hệ thống dạy

nghề khép kín thành hệ thống đào tạo mở, linh

hoạt, liên thông giữa các thành tố của hệ thống

và liên thông với các bậc học khác.

Thứ tư, gắn kết giữa dạy nghề với thị trường

lao động và sự tham gia của doanh nghiệp,

phát triển hệ thống thông tin thị trường lao

động. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa

dạy nghề với thị trường lao động, hướng vào

việc đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của

từng địa phương, từng ngành, đáp ứng nhu cầu

của doanh nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy

nghề, nhất là với những nước thành công trong

phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN và trên

thế giới. Tích cực tham gia vào các hoạt động

của khu vực và thế giới để giao lưu và học hỏi

kinh nghiệm, như tham gia Hội thi tay nghề

ASEAN, Hội thi tay nghề thế giới.

3.3.4. Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng

Một mạng lưới cơ sở hạ tầng xuyên

ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để

phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin,

giao dịch an toàn giữa các thành viên và với

thế giới.

3.3.5. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam

Để gia nhập AEC hiệu quả, trước mắt các

doanh nghiệp cần làm một số việc sau:

Thứ nhất: thay đổi tư duy trong hội

nhập. Doanh nghiệp cần xem ASEAN là thị

trường quan trọng không thua Mỹ, Nhật hay

EU. Doanh nghiệp cần có những tìm hiểu,

nghiên cứu sâu hơn thị trường ASEAN cũng

như các chính sách hỗ trợ mà AEC mang lại để

vạch ra chiến lược kinh doanh thích hợp.

Thứ hai: nhạy bén hơn trong tìm kiếm và

nắm bắt cơ hội. Tìm kiếm phương thức kinh

Kinh tế & Chính sách

140 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

doanh mới để doanh nghiệp khai thác cơ hội,

đồng thời tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các

doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba: cải thiện và phát huy năng lực. Áp

lực bị “đào thải” trong sân chơi AEC sẽ rất cao

nếu doanh nghiệp không chịu cải thiện hoặc

cải thiện chưa tới để tăng năng lực cạnh tranh.

Doanh nghiệp nên đầu tư nâng cao chất lượng

sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ, nhân lực, công

nghệ... Đồng thời doanh nghiệp cũng cần cập

nhật xu hướng tiêu dùng ở mỗi nước ASEAN,

tìm kiếm cơ hội liên kết với các nhà phân phối

tại các nước đó.

Thứ tư: làm tốt ngay trên sân nhà. Các

doanh nghiệp trong nước có lợi thế là am hiểu

địa lý, lối sống, văn hóa tiêu dùng của Việt

Nam, vì vậy nên tận dụng lợi thế này để chuẩn

bị chu đáo từ sản phẩm, bao bì, mẫu mã, cách

thức và thời điểm tung sản phẩm ra thị trường

phù hợp để duy trì và củng cố chỗ đứng trên

“sân nhà”.

Thứ năm: liên kết để phát triển. Nên học hỏi

lẫn nhau về chiến lược cạnh tranh trong kinh

doanh, thay vì làm đối thủ nên bắt tay làm đối

tác của nhau, cùng tham gia vào chuỗi giá trị,

tạo sức mạnh lợi thế nhờ quy mô và phát huy

tốt hơn lợi thế so sánh. Khi AEC thành lập, dự

báo sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư vào Việt Nam, họ sẽ thâm nhập và “xén”

bớt thị phần nội địa của doanh nghiệp Việt.

Muốn cạnh tranh, ta phải mạnh; muốn mạnh, ta

(chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) phải liên

kết với nhau.

IV. KẾT LUẬN

Sự kiện Việt Nam gia nhập AEC sẽ đem lại

cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn, có được một

thị trường rộng lớn hơn; mở rộng xuất khẩu;

thu hút các nguồn đầu tư; tự do dịch chuyển

lao động... Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền cùng

những thách thức lớn như: năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp còn rất yếu kém; năng suất

và chất lượng lao động của Việt Nam thấp;

hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các

quốc gia thành viên AEC sẽ dần xóa bỏ; các

sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối

mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa các nước

khác trên thị trường ASEAN; sự cạnh tranh

của hàng hóa nhập khẩu đối với các sản phẩm,

ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay

tại thị trường Việt Nam.

Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ

động nắm bắt cơ hội, chủ động thay đổi công

nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến để

tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá

thành phù hợp mới có thể cạnh tranh trên thị

trường. Muốn vậy, Chính phủ cần có các chính

sách cụ thể như chính sách tín dụng ưu đãi để

các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn

vốn vay, từ đó họ đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng,

máy móc thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao. Việt Nam cần đẩy mạnh cải

cách hành chính trong các lĩnh vực thương

mại, dịch vụ, đầu tư nhằm cải thiện sức cạnh

tranh của nền kinh tế cũng như tạo tiền đề cho

việc triển khai các cơ chế tự do hoá khi hình

thành thị trường chung ASEAN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hồng Cường (2015). Hướng tới cộng đồng kinh

tế Asean(2015): Động thái của các quốc gia Asean, hàm ý

đối với Việt Nam.

http://dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8907/1/Bui%20Hon

g%20Cuong.pdf

2. Ngô Xuân Hoà (2015). Cơ hội và thách thức đối với

Việt Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.

http://tdcgialai.vn/vi/tin-tuc/55-co-hoi-va-thach-thuc-

doi-voi-viet-nam-khi-tham-gia-cong-dong-kinh-te-

asean-2015

3. Hà Văn Hội (2014). Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

và những tác động đến thương mại quốc tế Việt Nam..

http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/02/1118/5.pdf

Kinh tế & Chính sách

141TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

4. Đỗ Thanh Năm, Hội nhập AEC: phải làm gì đây?

http://www.thesaigontimes.vn/127469/Hoi-nhap-AEC-

phai-lam-gi-day.html

5. Mạc Văn Tiến. Cơ hội và thách thức đối với lao

động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

http://www.hvct.edu.vn/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-

lao-dong-viet-nam-khi-gia-nhap-cong-dong-kinh-te-

asean.aspx?tabid=466&a=2050

THE OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF VIETNAM WHEN

JOINING THE ASEAN ECONOMIC COMMUNITY

Mai Quyen

SUMMARY

The Asean Economic Community (AEC) is planned to be established by the end of 2015 and is considered as a

milestone marking the comprehensive integration of the economies of Southeast Asia. Therefore, the article

aims to investigate opportunities and challenges to Vietnam's economy when Vietnam joins AEC. These

opportunities can be: Vietnam will get broader market, free movement of labor, opportunities to expand export

and attract investment. Besides the opportunities there are big challenges, such as: weak competitiveness of

enterprises, low productivity and quality of labor in Vietnam, the elimination of tariff and non-tariffbarriers

amongAEC countries... Therefore, to take advantage of opportunities and limit the impact of the challenges

Vietnam need to do some work: taking economic reform, improving the quality of human resources, and

promoting the construction of infrastructure...

Key words: Asean economic community, challenges, export, labour, opportunity, Vietnam economy.

Người phản biện : PGS.TS. Trần Hữu Dào

Ngày nhận bài : 25/9/2015

Ngày phản biện : 27/11/2015

Ngày quyết định đăng : 30/11/2015

Kinh tế & Chính sách

142 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỈNH NAM ĐỊNH VỚI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Nguyễn Thị Xuyến1, Lê Thị Tuyết Anh2

1ThS. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định 2ThS. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bài viết này tóm tắt các kết quả đánh giá về vai trò của phụ nữ (PN) tới phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở

trong chương trình nông thôn mới (NTM) của tỉnh Nam Định, thông qua việc đánh giá vai trò của PN và Hội

phụ nữ (HPN) cấp cơ sở về vấn đề này. Đây là những kết quả quan trọng góp phần đề xuất các giải pháp nâng

cao vai trò của PN trong xây dựng NTM của Tỉnh. Để đạt mục tiêu đặt ra, nghiên cứu đã sử dụng các phương

pháp chính là: Kế thừa tài liệu thứ cấp; điều tra xã hội học; phân tích thống kê, tổng hợp và đánh giá; hội thảo

và tham vấn chuyên gia.

Từ khóa: Hệ thống chính trị ở cơ sở, nông thôn mới, phụ nữ Nam Định, vai trò của phụ nữ.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm 3 bộ

phận là: Đảng, chính quyền, mặt trận và các

đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Mỗi

thành phần tồn tại với vai trò, chức năng riêng

và có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành hệ

thống, quản lý và điều hành mọi hoạt động cấp

xã về các lĩnh vực của đời sống. Việc xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh

vừa là chỉ tiêu, mục tiêu quan trọng, vừa là

nhân tố quyết định đến cuộc vận động xây

dựng NTM. Trong đó, PN có vai trò quan

trọng then chốt thúc đẩy thành công sự đổi

mới. Trong phạm vi bài báo này, nghiên cứu

đánh giá vai trò của PN tỉnh Nam Định từ góc

nhìn phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở trong

chương trình xây dựng NTM.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện tại 10 xã của 3

huyện (Hải Hậu, Trực Ninh, Vụ Bản): 01 xã

NTM điểm của Trung ương và 9 xã điểm NTM

của tỉnh giai 2010 - 2015. Các phương pháp

nghiên cứu gồm:

- Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp:

Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan;

- Phương pháp điều tra xã hội học: Thảo

luận, phỏng vấn bằng bảng hỏi các cán bộ

lãnh đạo chủ chốt Đảng, chính quyền, Ban chỉ

đạo xây dựng NTM, các ban ngành, đoàn thể

tại xã (11 người/xã); nam giới (11 người/xã),

PN (28 người/xã) trong cộng đồng ở địa

phương về vai trò của PN cũng như của HPN

trong xây dựng NTM;

- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý

các số liệu điều tra bằng Excel;

- Phương pháp hội thảo và chuyên gia: Tổ

chức 2 hội thảo cấp Tỉnh và xin ý kiến đóng

góp của 3 nhóm chuyên gia chính (Xã hội học,

kinh tế, nông nghiệp).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Vai trò của PN trong xây dựng hệ thống

chính trị vững mạnh

3.1.1. PN tham gia xây dựng hệ thống chính

trị vững mạnh ở cơ sở

Hình 1 mô tả mức độ tham gia các hoạt

động xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở tại 10

xã nghiên cứu:

Kinh tế & Chính sách

143TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

96.4 94.5

74.5

32.7

0

20

40

60

80

100

120

Tích cực tham

gia bầu cử

Quốc hội khoá

XIII, HĐND

nhiệm kỳ 2011-

2016

Tích cực tham

gia hội họp bầu

các chức danh

trong thôn/xóm

Tích cực tham

gia các cuộc

họp tiếp xúc cử

tri

Tích cực tham

gia chất vấn

đại biểu dân cử

tại cuộc họp

Hình 1. Tỷ lệ PN tham gia các hoạt động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Hình 1 cho thấy PN nông thôn Nam Định

rất tích cực tham dự các buổi họp bầu các

chức danh ở địa bàn nơi cư trú (94,5%); tích

cực tham gia thực hiện quyền công dân trong

bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân (96,4%);

tích cực tham gia các cuộc họp tiếp xúc cử tri

(74,5%). Điều này cho thấy tầng lớp PN đã có

nhận thức, ý thức tốt, phát huy dân chủ, thực

hiện quyền và trách nhiệm công dân một cách

trực tiếp, nghiêm túc. Trong khi đó, hoạt động

tham gia chất vấn cử tri thì PN lại không được

đánh giá cao (32,7%), bởi lẽ, chủ yếu họ còn

chưa tự tin, ngại nói trước đám đông, ngại va

chạm và trình độ còn hạn chế.

63.6%

32%

4.4%

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường

Hình 2. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về vai

trò của PN trong công tác hòa giải và giám sát

thực hiện các quy chế ở cơ sở

Ngoài ra, công tác hòa giải và giám sát việc

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một hoạt

động quan trọng góp phần ổn định an ninh

nông thôn góp xây dựng hệ thống chính trị

vững mạnh. Hình 2 mô tả vai trò của PN trong

công tác này thông qua đánh giá của các lãnh

đạo địa phương cho thấy PN có vai trò rất cao

trong công tác hòa giải và giám sát thực hiện

các quy chế ở cơ sở (63,6%).

Với bản tính dịu dàng, quan tâm, thấu hiểu

và lắng nghe, PN tham gia các tổ hòa giải đã

làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận

động, phân tích, hướng dẫn người dân giải

quyết băn khoăn, búc xúc, mâu thuẫn, thực

hiện đúng đạo lý, quy định của pháp luật một

cách kịp thời, góp phần tạo sự bình yên thôn

xóm, giữ gìn an ninh trật tự địa phương đóng

góp thiết thực vào xây dựng hệ thống chính trị

vững mạnh ở cơ sở trong xây dựng NTM.

Hình 3 mô tả cụ thể hơn về đánh giá của

lãnh đạo địa phương trong việc PN góp ý xây

dựng và ý thức chấp hành pháp luật, quy định

của địa phương:

44.5

5.5

10.9

98.2

89.1

1.8

54.5

54.5

0 20 40 60 80 100 120

PN vi phạm chính sách, pháp luật, quy định của địa phương

PN tham gia khiếu kiện đông người, vượt cấp

Đơn thư khiếu kiện do PN đứng đơn

PN tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật pháp, quy định của địa

phương

Không Có

Hình 3. Đánh giá của lãnh đạo địa phương với việc PN góp ý xây dựng và ý thức chấp hành pháp luật,

quy định của địa phương

Kinh tế & Chính sách

144 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Hình 3 cho thấy, về cơ bản PN chấp hành

tốt pháp luật, các quy định của địa phương

không tham gia khiếu kiện vượt cấp đông

người (94,5%); tích cực tham gia đóng góp ý

kiến, xây dựng luật pháp, quy định của địa

phương (98,2%). Trong đó, theo nhận định của

lãnh đạo địa phương thì chất lượng các ý kiến

này được đánh giá tương đối tốt: 9% là các ý

kiến rất tốt; Mức tốt là 66%; Mức bình thường

22% và mức chưa tốt chỉ chiếm 3%. Những ý

kiến đóng góp có chất lượng của PN là những

phản ánh các khó khăn thực tế, gợi ý, đề xuất

giải pháp có tính dài hạn phù hợp thực tiễn, thiết

thực giúp cho chủ trương, chương trình xây dựng

NTM phù hợp, góp phần xây dựng chính quyền

cơ sở và Nhà nước XHCN vững mạnh.

Tuy nhiên, có tới 44,5% ý kiến cho rằng PN

địa phương vi phạm luật pháp, quy định địa

phương. Trong số đó, 90% là vi phạm chính

sách dân số kế hoạch hóa gia đình, sinh con

thứ 3 trở lên. Sự vi phạm này không chỉ liên

quan đến PN mà còn có cả trách nhiệm của

nam giới. Điều này cho thấy công tác tuyên

truyền về kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế.

Vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong

đời sống thực tiễn ảnh hưởng không nhỏ đến

nhiều mặt của xã hội và cả trong thực hiện các

mục tiêu xây dựng NTM.

3.1.2. Sự tham gia (STG) của PN trong các

đoàn thể chính trị ở cơ sở

Qua khảo sát tại các điểm nghiên cứu cho

thấy PN tham gia sinh hoạt trong Hội LHPN là

cao nhất. Đây là đoàn thể có tỷ lệ tập hợp hội

viên cao và khá đồng đều. Hội nông dân cũng

là đoàn thể có đông hội viên là PN (chiếm

67,1%) nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa

các cơ sở. Hội Cựu chiến binh là tổ chức có ít

hội viên là PN hơn tổ chức Đoàn thanh niên

nhưng được đánh giá là có uy tín tại cơ sở vì

hội viên nữ Hội Cựu chiến binh đã trải qua

quân ngũ và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp

bảo vệ và xây dựng đất nước.

Trong Ban công tác Mặt trận ở cơ sở, PN

tham gia với số lượng không nhiều. Tuy nhiên,

các hoạt động tích cực của PN có ý nghĩa góp

phần không nhỏ vào việc hoàn thành tiêu chí

thứ 18 của chương trình xây dựng NTM tại các

địa phương.

Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có STG

của PN là thấp so với Hội nông dân, Hội

LHPN tại cơ sở. Song STG của PN Đoàn TN

góp phần tạo sự chuyển biến về chất lượng tổ

chức và hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội

liên hiệp thanh niên Việt Nam trên địa bàn

nông thôn.

3.1.3. STG của PN trong lãnh đạo, quản lý hệ

thống chính trị tại cơ sở

* STG của PN trong lãnh đạo và ra quyết

định khối Đảng: Hình 4 mô tả tỷ lệ Đảng viên

theo giới năm 2011 - 2012:

Hình 4. So sánh tỷ lệ đảng viên nam và nữ năm 2011 - 2012

Kinh tế & Chính sách

145TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Hình 4 cho thấy trong thời gian triển khai

xây dựng NTM, lực lượng nữ Đảng viên vẫn

chiếm tỷ lệ khiêm tốn dưới 30% tổng số đảng

viên toàn xã, cơ sở có tỷ lệ Đảng viên nữ cao

nhất mới đạt 28,5% (Liên Minh huyện Vụ

Bản), thấp nhất là 16% (xã Hải Phú huyện Hải

Hậu). Mặc dù tỷ lệ Đảng viên nữ đã tăng qua

từng năm, nhưng PN tham gia lãnh đạo và ra

quyết định trong khối Đảng cơ sở còn thấp. Nữ

Uỷ viên ban chấp hành Đảng bộ xã tại 10 cơ sở

chỉ đạt tỷ lệ từ 10% đến dưới 15%. Nữ uỷ viên

Ban thường vụ, nữ lãnh đạo chủ chốt Đảng ủy

xã duy nhất chỉ có 1 cơ sở với số lượng là 1

người. Còn lại 9/10 cơ sở (90%) không có nữ ở

vị trí chủ chốt cấp ủy xã. Như vậy, các vị trí

chủ chốt ra quyết định trong Đảng ở cơ sở vẫn

thiếu vắng PN. Điều này không chỉ cho thấy

vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, năng lực của

PN mà còn chứng tỏ rằng quan điểm về giới,

nền tảng đạo lý phương Đông vẫn còn ảnh

hưởng không nhỏ, đã hạn chế sự đóng góp của

PN tham gia xây dựng hệ thống chính trị vững

mạnh ở cơ sở trong xây dựng NTM.

Ở khối nhà trường và y tế có STG đông đảo

của PN (khoảng 70 - 80%). Đa số chị em có

trình độ nên tỷ lệ nữ ở vị trí lãnh đạo ra quyết

định khả quan hơn. Phần lớn số cơ sở có tỷ lệ

nữ Bí thư, Phó bí thư chi bộ đều đạt từ 50%

trở lên.

Ở các thôn xóm, một số nơi đã có PN giữ

các chức danh lãnh đạo chi bộ. Tỷ lệ nữ Bí thư,

Phó bí thư Chi bộ thôn/xóm nơi cao nhất mới

chỉ đạt 20% so với nam giới. Mặc dù tỷ lệ này

còn rất thấp nhưng kết quả này phần nào ghi

nhận sự chuyển biến trong nhận thức về Bình

đẳng giới và sự nỗ lực của PN trong xây dựng

NTM.

Như vậy, cán bộ nữ tham gia công tác Đảng

ở cơ sở còn thấp. Trong khối Y tế, giáo dục tỷ

lệ nữ tham gia công tác Đảng có cao hơn,

nhưng ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt thì hầu

hết không có PN. Là một lực lượng đông đảo

có mặt tại địa phương (51,37% dân số) tham

gia mọi hoạt động, PN có những nguyện vọng

và lợi ích riêng mà nam giới rất khó có thể đại

diện và bảo vệ cho họ. Xây dựng NTM, với

hàng loạt vấn đề đặt ra trong kinh tế, chính trị,

xã hội như giáo dục, sức khỏe, việc làm, khoa

học và kỹ thuật… đều cần được nhìn nhận từ

góc độ của người PN bởi chính họ cũng là đối

tượng chịu tác động. PN tham gia trong khối

Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là điều

kiện, cơ hội để đảm bảo rằng các chủ trương

chính sách, quy định tại địa phương được xây

dựng, ban hành và chỉ đạo triển khai có tính

đến nhu cầu, nguyện vọng và những kinh

nghiệm của cả nam và nữ. Khi đó, những chính

sách của Nhà nước và địa phương sẽ đáp ứng

tốt hơn nhu cầu của PN và nam giới. Thiếu

vắng PN trong các vị trí chủ chốt trong Đảng ở

cơ sở không những ảnh hưởng trực tiếp đến

việc xây dựng chính sách có lồng ghép giới mà

còn ảnh hưởng quan trọng đến công tác cán bộ

nữ cũng như vấn đề bình đẳng giới ở cơ sở

thông qua chỉ đạo, thực hiện chính sách trong

từng địa phương trong xây dựng NTM.

* PN tham gia công tác khối chính quyền và

cơ quan dân cử

PN tham gia công tác khối chính quyền, đặc

biệt tỷ lệ PN tham gia lãnh đạo và ra quyết

định khối chính quyền còn rất thấp, thấp hơn

cả khối Đảng. Tại 10 xã nghiên cứu, 100% cơ

sở không có nữ lãnh đạo chủ chốt Uỷ ban nhân

dân xã. Điều này cũng liên quan đến nguồn

quy hoạch cán bộ và quan điểm về giới cũng

giống như cán bộ nữ tham gia công tác Đảng.

PN tham gia HĐND mới chỉ có 2/10 cơ sở

đạt tỷ lệ trên 30%, còn lại là rất thấp. Tỷ lệ

Kinh tế & Chính sách

146 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

này do PN phải gánh nhiều cơ cấu trong quá

trình chuẩn bị nhân sự nên chất lượng nữ được

giới thiệu chưa thực sự tiêu biểu. Việc sắp xếp

danh sách đại biểu ứng cử tại các bàn bầu cử

còn có sự chênh lệch khá lớn về uy tín, trình

độ và vị trí hiện tại giữa đại biểu nam và nữ.

Trong quá trình tiếp xúc cử tri một số PN

chưa đủ mạnh dạn tự tin để phát huy và khẳng

định năng lực của mình nên kết quả trúng cử

không cao.

Chức danh cán bộ công chức xã tại 10 cơ sở

nhìn chung còn thấp, nơi cao nhất chưa vượt

quá 25%. Cá biệt có cơ sở chỉ có duy nhất 1

công chức nữ và là chủ tịch Hội LHPN xã.

Thực tế cho thấy cán bộ công chức nữ ở cơ sở

đều đáp ứng chuẩn các yêu cầu về trình độ

chuyên môn, chính trị. Tuy nhiên, công chức

nữ cấp xã có xu hướng được tăng về số lượng.

Bởi trong thời gian tới với cơ chế thi tuyển và

khuyến khích con em địa phương tốt nghiệp

Đại học trở về công tác tham gia xây dựng quê

hương sẽ tăng thêm nguồn cán bộ nữ đáp ứng

tiêu chuẩn.

Về tỷ lệ nữ là trưởng các thôn, xóm: Hiện

có 3/10 cơ sở (chiếm 30%) có nữ trưởng

thôn/xóm. Các vị trí sát nhất với dân và ở vị

trí ra quyết định phụ nữ chiếm tỷ lệ khiêm

tốn. Ở đây cũng cho thấy những hạn chế trong

nhận thức về vai trò của phụ nữ, tồn tại về bất

bình đẳng giới và cả ý thức của PN ở nông

thôn còn ngại va chạm và tham gia các hoạt

động cộng đồng.

Nhìn chung, STG của PN trong cơ quan

quyền lực Nhà nước ở hệ thống chính trị cơ sở

còn rất hạn chế, đặc biệt ở những vị trí quan

trọng trong lãnh đạo và ra quyết định, đòi hỏi

trong việc thực thi chính sách, chế độ đãi ngộ,

ưu tiên cần được các cấp, các ngành quan tâm

hơn đối với PN.

* PN tham gia lãnh đạo và ra quyết định

MTTQ và các đoàn thể chính trị tại cơ sở

Cán bộ nữ tham gia công tác MTTQ và các

đoàn thể chính trị ở cơ sở, đặc biệt Nữ trưởng

ban công tác mặt trận ở thôn/xóm rất thấp: Có

3/10 cơ sở không có nữ Trưởng ban công tác

mặt trận, còn lại mỗi cơ sở chỉ có 1 nữ trưởng

ban công tác mặt trận. Nữ trưởng đoàn thể tại

thôn xóm chủ yếu là Chi hội trưởng phụ nữ.

Nữ lãnh đạo chủ chốt các đoàn thể tại xã mới

đạt tỷ lệ 20%, chủ yếu là Chủ tịch, Phó chủ

tịch Hội LHPN cơ sở. Điều này cho thấy tại cơ

sở cũng rất khó để PN có thể tham gia lãnh

đạo, mặc dù trong hoạt động phong trào, PN

thường được coi có ưu thế. Các đoàn thể khác

nam giới giữ các cương vị lãnh đạo vẫn chiếm

tỷ lệ cao hơn từ vị trí chủ chốt cấp xã đến

thôn/xóm. Điều này càng cho thấy, trong xây

dựng NTM, công tác tuyên truyền nâng cao

nhận thức về giới, bình đẳng giới càng cần

được quan tâm hơn nữa.

Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

ở cơ sở trong xây dựng NTM có 4 chỉ tiêu. Để

xây dựng đội ngũ cơ sở vững mạnh, công chức

cần bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất

lượng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới,

kiện toàn bộ máy chính quyền, bố trí cán bộ có

trình độ chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm,

phù hợp với công việc. Nhưng để đảm bảo

công bằng về giới trong công tác cán bộ tại cơ

sở vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong

khi đó, khi ở vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ nhìn

chung được đánh giá tốt về phẩm chất, năng

lực, trình độ (chiếm trên 90% ý kiến đồng

tình). Tuy nhiên, một số tính cách quan trọng

cần có của người làm lãnh đạo thì PN chưa

được đánh giá cao như tính quyết đoán (47%)

và PN vẫn còn mặc cảm, tự ti (20%)… Điều

này được mô tả cụ thể trong hình 5.

Kinh tế & Chính sách

147TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

Hình 5. Đánh giá của lãnh đạo địa phương đối với cán bộ nữ

3.2. Vai trò của tổ chức HPN tham gia xây

dựng hệ thống chính trị vững mạnh

HPN là trung tâm của các hoạt động PN.

Vai trò của HPN được đánh giá tổng hợp trong

hình 6 dưới đây:

40%

59.10%

0.90%

0

24.50%

66.40%

9.10%

0

29.10%

65.50%

4.50%

0.90%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Tập hợp thu

hút, phát triển

hội viên, xây

dựng tổ chức

Hội

Nâng cao chất

lượng sinh

hoạt chi hội

phụ nữ

Tuyên truyền,

vận động phụ

nữ thực hiện

chủ trương của

Đảng, CSPL

của Nhà nước

Chưa tốt

Bìnhthường

Tốt

Rất tốt

Hình 6. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về hoạt động của HPN

Hình 6 cho thấy có 59,1% lãnh đạo địa

phương cho rằng HPN 10 xã đã làm tốt công

tác tập hợp thu hút hội viên, xây dựng tổ chức

Hội vững mạnh. Thực tế tỷ lệ tập hợp hội viên

của HPN cơ sở đạt khá cao so với các đoàn thể

chính trị khác tại cơ sở. Cả 10 cơ sở đều làm

tương đối tốt công tác của mình. Năm 2013, cả

10/10 cơ sở đều hướng dẫn tổ chức hội nghị tại

xã, 100% Chi/Tổ PN đã tổ chức sinh hoạt ít

nhất 4 lần/năm để tuyên truyền nội dung

chương trình xây dựng NTM; Hướng dẫn, tổ

chức lấy 14.258 lượt ý kiến của cán bộ, hội

viên tham gia đóng góp sửa đổi bổ sung vào

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Do đó, đã có

tới 65,5% lãnh đạo địa phương đánh giá HPN

xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động

PN thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước. Thông qua các công

tác tuyên truyền chính là tiền đề để PN tích cực

tham gia hưởng ứng thực hiện tốt trách nhiệm

của người dân góp phần để các địa phương đạt

được các chỉ tiêu trong xây dựng NTM. Hình 7

thể hiện mức độ tham gia tiếp cận thông tin,

kiến thức pháp luật và quy định của địa

phương của cả 2 giới:

Kinh tế & Chính sách

148 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

69.5

52.4

79.6

0.3

48.9

57.9

68.6

0.90

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Đài phát thanh Truyền hình Tập huấn,

tuyên truyền

của Hội PN

Khác

Namgiới Nữgiới

Hình 7. Tỷ lệ nam giới - nữ giới tham gia các hình thức tiếp cận thông tin, kiến thức về pháp luật

và quy định của địa phương

Kết quả cho thấy: Các thông tin và kiến thức

của NTM được nam giới tiếp cận chủ yếu qua

tập huấn, tuyên truyền của HPN (79,6%) và kênh

đài phát thanh (69,5%). Trong khi đó, tỷ lệ này

lại thấp hơn ở PN (68,6% và 48,9%). Điều này

phần nào khẳng định HPN đã làm tốt công tác

tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên

địa bàn.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy lãnh đạo các

địa phương đều đánh giá HPN các xã đã tham

gia tốt việc giữ gìn an ninh trật tự nông thôn

góp phần tham gia xây dựng hệ thống chính trị

ở cơ sở vững mạnh: HPN đóng góp tích cực

vào thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (75,5%

được đánh giá Tốt); HPN tham gia giữ gìn an

ninh trật tự tại cơ sở (67,3% được đánh giá

Tốt); HPN tham gia giám sát, phát hiện các vụ

việc tiêu cực ở cơ sở (50,4% được đánh giá

Tốt). Với nhận định nêu trên có thể đánh giá

HPN các xã đã triển khai thực hiện tốt vai trò

của tổ chức đoàn thể chính trị trong xây dựng

NTM tại địa phương. Đặc biệt là sự chủ động,

tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ

chức các hoạt động vận động PN hưởng ứng

các phong trào thi đua như “PN tích cực học

tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh

phúc”; “PN Nam Định chung sức xây dựng

NTM” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5

không 3 sạch”, các nhiệm vụ trọng tâm của

Hội góp phần xây dựng gia đình văn hóa, xóm

văn hóa, làng văn hóa, xã văn hóa hoàn thành

các chỉ tiêu trong xây dựng NTM tại địa

phương.

Tuy nhiên, STG của PN trong lãnh đạo và

ra quyết định trong hệ thống chính trị ở cơ sở

còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lực

lượng lao động nữ hiện đang tham gia đóng

góp trên các lĩnh vực đời sống xã hội tại cơ sở.

HPN cơ sở với chức năng tham mưu về công

tác cán bộ nữ của địa phương đặc biệt là công

tác tham mưu, giới thiệu nguồn, bồi dưỡng,

giới thiệu nhân sự quy hoạch... đã có sự chủ

động tích cực, nhưng hiệu quả chưa cao. Đánh

giá của lãnh đạo địa phương về hoạt động giới

thiệu nguồn phát triển Đảng viên và tham mưu

đào tạo nguồn cán bộ nữ của HPN xã chưa đạt

yêu cầu.

Việc quá ít PN tham gia lãnh đạo và ra

quyết định ở cơ sở đang là vấn đề hạn chế tại

cơ sở. Đây là nhiệm vụ và cũng là thách thức

đặt ra với HPN cơ sở. Hội đã chủ động tham

mưu với các cấp ủy, chính quyền trong việc

phát hiện, lựa chọn, giới thiệu, đào tạo bồi

dưỡng, quy hoạch và đề bạt. Trong khi nguồn

nữ trẻ có trình độ không muốn về cơ sở gây

nên sự thiếu hụt đối với nữ Đảng viên nông

nghiệp nông thôn. Một điều quan trọng nữa là,

dù đã có luật bình đẳng giới nhưng thực chất

Kinh tế & Chính sách

149TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

vấn đề này vẫn cần nhiều nỗ lực để thay đổi

nhận thức và hành vi của bộ phận không nhỏ,

trong đó có cả người dân và các cấp lãnh đạo

về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ PN. PN nông

thôn còn quá nhiều rào cản từ gia đình, xã hội

và bản thân. Nhiều chị em chưa đủ tự tin, sự

nỗ lực vươn lên khẳng định vai trò, năng lực

của mình.

IV. KẾT LUẬN

4.1. Vai trò của PN trong xây dựng hệ thống

chính trị ở cơ sở

- PN tham gia xây dựng hệ thống chính trị

vững mạnh ở cơ sở cho những kết quả tương

đối tích cực: PN nông thôn Nam Định tham dự

khá đầy đủ các buổi họp bầu các chức danh

nơi cư trú (94,5%); tích cực tham gia thực hiện

các quyền công dân (96,4%); 98% PN đã tham

gia đóng góp ý kiến xây dựng luật pháp, các

quy định của địa phương; 63,6% ý kiến đánh

giá PN có vai trò rất cao trong công tác hòa

giải và giám sát thực hiện các quy chế ở cơ sở.

Tuy nhiên, có tới 44,5% ý kiến cho rằng PN

địa phương vi phạm luật pháp, quy định địa

phương với 90% trong số đó là vi phạm chính

sách dân số kế hoạch hóa gia đình, sinh con

thứ 3 trở lên. Đây là một vấn đề không nhỏ cần

đặc biệt quan tâm hơn nữa;

- PN tham gia trong các đoàn thể chính trị

cơ sở có sự khác biệt giữa các tổ chức: PN

sinh hoạt trong HPN là đông đảo và đồng đều

nhất. PN tham gia Hội nông dân là 67,1%

nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các cơ sở.

Trong khi Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh

niên lại có tương đối ít PN tham gia;

- PN tham gia lãnh đạo, quản lý hệ thống

chính trị tại cơ sở: (1) Trong khối Đảng: ở cấp

chính quyền xã: nữ Đảng viên chiếm tỷ lệ thấp,

từ 16 – 28,5%; 9/10 cơ sở không có nữ ở vị trí

chủ chốt cấp ủy xã; ở khối Y tế, giáo dục: nữ

tham gia công tác Đảng (trên 50%) là cao hơn;

Ở cấp thôn xóm: nữ Bí thư, Phó bí thư Chi bộ

thôn/xóm nơi cao nhất chỉ đạt 20%. Tuy nhiên,

ở hầu hết các vị trí lãnh đạo chủ chốt thì hầu

hết không có PN; (2) Trong khối chính quyền

và cơ quan dân cử STG của PN vẫn còn hạn

chế: 100% cơ sở không có nữ lãnh đạo chủ

chốt Uỷ ban nhân dân xã; PN tham gia HĐND

chỉ có 2/10 cơ sở đạt tỷ lệ trên 30%, còn lại rất

thấp; Chức danh cán bộ công chức xã nơi cao

nhất chưa vượt quá 25%; Mới có 3/10 cơ sở có

nữ trưởng thôn/xóm; (3) Trong lãnh đạo và ra

quyết định MTTQ và các đoàn thể chính trị tại

cơ sở, STG của PN cũng khiêm tốn: Có 3/10 cơ

sở không có nữ Trưởng ban công tác mặt trận,

còn lại mỗi cơ sở chỉ có 1 nữ trưởng ban công

tác mặt trận; Nữ lãnh đạo chủ chốt các đoàn

thể tại xã mới đạt 20%... Những kết quả này

cho thấy, trong xây dựng NTM, công tác tuyên

truyền nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng

giới càng cần được quan tâm hơn nữa.

4.2. Vai trò của tổ chức HPN tham gia xây

dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Về cơ bản, HPN các xã đa số làm tương đối

tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị vững

mạnh: 59,1% lãnh đạo địa phương cho rằng

HPN 10 xã đã làm tốt công tác tập hợp thu hút

hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh;

Các thông tin và kiến thức của NTM được nam

giới tiếp cận chủ yếu qua tập huấn, tuyên truyền

của HPN (79,6%) và kênh đài phát thanh

(69,5%) và tỷ lệ này thấp hơn một chút ở PN

(68,6% và 48,9%); HPN đóng góp tích cực vào

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (75,5%

được đánh giá Tốt); HPN tham gia giữ gìn an

ninh trật tự (67,3% được đánh giá Tốt)… Tuy

nhiên, trong công tác phát triển Đảng viên và

tham mưu đào tạo nguồn cán bộ nữ của HPN

xã nhiều nơi vẫn chưa đạt yêu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây

dựng Nông thôn mới (2013). Sổ tay xây dựng nông thôn

mới và phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định.

2. Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Nam Định (2014).

“Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ

Kinh tế & Chính sách

150 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2015

nữ trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định”.

Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Tỉnh.

3. Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định (2013).

“Hướng dẫn 238/HD-SNN ngày 02/12/2013 về việc

Hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí xã

nông thôn mới, hồ sơ xét, công nhận xã, thị trấn, thôn,

xóm, tổ dân phố nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nam

Định giai đoạn 2013 - 2015”.

THE WOMEN’S ROLES IN NAM DINH PROVINCE WITH

DEVELOPMENT OF LOCAL POLITICAL SYSTEM IN THE REFORM

RURAL CONSTRUCTION

Nguyen Thi Xuyen, Le Thi Tuyet Anh

SUMMARY

This article summaries the results of the assessment of the women’s roles to develop the local political system

in the reform rural program in Nam Dinh province, through evaluations of their roles and the local Women’s

Union for this problem.. These were important products to contribute to propose the solutions to enhance the

roles of women in the provincial reform rural construction. To obtain the set objectives, the study used some

main methods: inheriting the secondary document; sociology survey; statistical analyzing, synthesizing and

evaluating; holding workshops and experts’ consultation.

Keywords: Local political system, reform rural area, roles of women, women in Nam Dinh.

Người phản biện : PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

Ngày nhận bài : 15/6/2015

Ngày phản biện : 19/9/2015

Ngày quyết định đăng : 25/10/2015