quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh bÁo chÍ, phÁt …dptqnam.gov.vn/portals/5/qh/qh_bcxb ver3.0...

158
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................. 4 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH..........................4 II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH............................6 1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng...............................6 2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản........6 3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh...............................8 III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH..........................8 1. Mục tiêu...................................................8 2. Nhiệm vụ...................................................9 PHẦN I ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG..............10 ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM.........10 I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM. . .10 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình................10 2. Đặc điểm kinh tế..........................................10 3. Đặc điểm văn hóa - xã hội.................................10 II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CỦA TỈNH. .11 1. Bối cảnh chung trên thế giới, khu vực.....................11 2. Bối cảnh trong nước.......................................12 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.............................................14 1. Thuận lợi và cơ hội.......................................14 2. Khó khăn và thách thức....................................14 PHẦN II..................................................... 15 HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM...........15 I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ..........................15 1. Báo Quảng Nam.............................................15 2. Tạp chí Đất Quảng.........................................18 3. Tạp chí Văn hóa Quảng Nam.................................19 4. Tạp chí Khoa học và Sáng tạo..............................19 5. Tạp chí Khoa học..........................................20 6. Bản tin...................................................20 II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH...................................20 1. Phát thanh tỉnh...........................................20 2. Truyền thanh cấp huyện, xã................................21 3. Truyền dẫn và phát sóng...................................22 1

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................4I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH.................................................................4II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH.....................................................................6

1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng.................................................................................................62. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản............................................................63. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh...................................................................................................8

III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH..................................................................81. Mục tiêu...................................................................................................................................82. Nhiệm vụ.................................................................................................................................9

PHẦN I ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG........................................10

ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM........................10I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM................10

1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình...............................................................................102. Đặc điểm kinh tế....................................................................................................................103. Đặc điểm văn hóa - xã hội.....................................................................................................10

II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CỦA TỈNH....11

1. Bối cảnh chung trên thế giới, khu vực...................................................................................112. Bối cảnh trong nước...............................................................................................................12

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................................141. Thuận lợi và cơ hội................................................................................................................142. Khó khăn và thách thức.........................................................................................................14

PHẦN II...................................................................................................................................15

HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM..........................15I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ......................................................................15

1. Báo Quảng Nam....................................................................................................................152. Tạp chí Đất Quảng.................................................................................................................183. Tạp chí Văn hóa Quảng Nam................................................................................................194. Tạp chí Khoa học và Sáng tạo...............................................................................................195. Tạp chí Khoa học...................................................................................................................206. Bản tin....................................................................................................................................20

II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH.......................................................................................201. Phát thanh tỉnh.......................................................................................................................202. Truyền thanh cấp huyện, xã...................................................................................................213. Truyền dẫn và phát sóng........................................................................................................224. Tiếp nhận thông tin Phát thanh - Truyền thanh.....................................................................22

III. PHÁT HÌNH - TRUYỀN HÌNH..............................................................................................241. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.......................................................................................242. Truyền hình trả tiền...............................................................................................................273. Tiếp nhận thông tin Phát hình - Truyền hình.........................................................................27

IV. THÔNG TIN ĐIỆN TỬ............................................................................................................281. Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam.....................................................................................28

1

Page 2: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2. Trang Thông tin điện tử của Báo Quảng Nam, Đài PT&TH tỉnh.........................................303. Trang thông tin điện tử tổng hợp...........................................................................................304. Trang thông tin điện tử..........................................................................................................31

V. XUẤT BẢN – IN – PHÁT HÀNH.............................................................................................311. Lĩnh vực xuất bản..................................................................................................................312. Lĩnh vực in xuất bản phẩm....................................................................................................313. Lĩnh vực phát hành................................................................................................................33

VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.....................................................................................34VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG...............................................................................................................35

1. Kết quả đạt được....................................................................................................................352. Những tồn tại, hạn chế...........................................................................................................373. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...............................................................................39

PHẦN III..................................................................................................................................41

QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020.............41I. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN................................................................411. Căn cứ dự báo..............................................................................................................................41

1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Quảng Nam đến năm 2020......................................411.2. Định hướng phát triển ngành báo chí, xuất bản của cả nước..............................................41

2. Phương pháp dự báo...................................................................................................................423. Xu hướng phát triển báo chí, xuất bản Quảng Nam đến năm 2020.......................................42

3.1. Xu hướng phát triển báo chí đến năm 2020........................................................................423.2. Xu hướng phát triển xuất bản – in – phát hành đến năm 2020...........................................43

II. QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM..............................................441. Quan điểm phát triển.............................................................................................................442. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................................453. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................................45

III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020................................................................................481. Báo chí in và Bản tin.............................................................................................................482. Đài PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã..............................533. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website......................................................................614. Xuất bản – In – Phát hành......................................................................................................65

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.............................................................................................701. Báo chí...................................................................................................................................702. Xuất bản.................................................................................................................................70

PHẦN IV GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.........................................................72I. GIẢI PHÁP...................................................................................................................................72

1. Nâng cao nhận thức...............................................................................................................722. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.............................723. Phát triển nguồn nhân lực......................................................................................................734. Ứng dụng công nghệ..............................................................................................................745. Hợp tác trong báo chí, xuất bản.............................................................................................746. Về cơ chế, chính sách............................................................................................................757. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch............................................................................75

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................................................761. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch...................................................................................76

2

Page 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2. Phân công trách nhiệm của các cấp, các sở, ban ngành.........................................................76PHỤ LỤC 1. HIỆN TRẠNG...........................................................................................................79PHỤ LỤC 2. QUY HOẠCH.........................................................................................................105PHỤ LỤC 3. DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................................................................................109PHỤ LỤC 4. GIẢI TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................................111

3

Page 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

4

Page 5: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Báo chí, xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, có nhiệm

vụ tuyên truyền chính trị, định hướng tư tưởng, phản ánh hiện thực, góp phần nâng cao

dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Báo chí, xuất bản tác động mạnh mẽ đến nhân cách,

đạo đức, lối sống, tâm lý, nhận thức chính trị - tư tưởng. Do đó cần tăng cường đầu tư,

chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, xuất bản phục vụ sự

nghiệp đổi mới đất nước, địa phương trong thời kỳ hội nhập.

Ngành xuất bản vừa là ngành thuộc lĩnh vực văn hoá - tư tưởng vừa là ngành

kinh tế - kỹ thuật, chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Xuất bản và Luật Doanh

nghiệp, có mục tiêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng hoá đặc biệt gắn liền

với phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu

rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng

trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng

chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện

các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về

chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

mới trong lĩnh vực báo chí, đồng thời đã chủ trương chỉ đạo các Sở Thông tin và

Truyền thông địa phương triển khai quy hoạch báo chí nhằm hoàn thiện các qui định

pháp lý; ổn định cơ cấu, tổ chức; sắp xếp, bố trí hợp lý các cơ quan báo chí phù hợp

với điều kiện phát triển mới theo Nghị quyết TW5 (Khóa X) về công tác tư tưởng, lý

luận và báo chí trước yêu cầu mới.

Trong xu thế hội tụ của công nghệ thông tin - truyền thông, báo chí, xuất bản đã

và đang thay đổi nhanh chóng như: sự thu hẹp ranh giới giữa các loại hình báo chí,

xuất hiện nhiều loại hình thông tin đa chiều có tính chất báo chí, quy trình tác nghiệp

báo chí thay đổi... do vậy cần thiết phải có chính sách phát triển mới đối với báo chí,

xuất bản nhằm tranh thủ những thành tựu khoa học - công nghệ để hiện đại hóa sự

nghiệp báo chí, xuất bản làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển báo chí, xuất

bản của tỉnh trong tình hình mới, đồng thời giúp quản lý tốt thông tin và nội dung

5

Page 6: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

thông tin, phát huy vai trò quan trọng của Báo chí, xuất bản trong sự nghiệp xây dựng,

phát triển tỉnh Quảng Nam.Từ khi tỉnh Quảng Nam được tái lập (1997) đến nay, hệ thống các cơ quan báo

chí của tỉnh đã có bước phát triển về hình thức, chất lượng và số lượng, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác đối ngoại, về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đặc biệt là lĩnh vực hoạt động của ngành; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát hiện biểu dương các nhân tố mới trong các phong trào hành động cách mạng, đi đôi với việc đấu tranh kiên quyết, chống mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phi, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác; các tạp chí cũng đã góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời tích cực giúp bạn bè trong và ngoài nước hiểu rõ về văn hóa, truyền thống và cách mạng, về công cuộc đổi mới và phát triển của Quảng Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Bên cạnh những ưu điểm, tích cực, hoạt động của các tạp chí của tỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập đó là: chất lượng thông tin còn hạn chế, trên một số báo có vụ việc được đăng tải nhiều lần, trùng lắp làm “nóng lên” không cần thiết; việc thông tin, phát hành có lúc, có nơi chưa đầy đủ, kịp thời, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do đội ngũ cán bộ, cộng tác viên còn mỏng; các tạp chí chưa có cán bộ chuyên trách mà hầu như kiêm nhiệm; cơ sở vật chất, kỹ thuật và các phương tiện khác chưa đảm bảo cho tạp chí hoạt động tốt; không đủ điều kiện để tự chủ về kinh phí mà phần lớn do ngân sách Nhà nước cấp từ 70 -80%…với thực trạng của tình hình trên nên hoạt động của các tạp chí chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Vì vậy, việc quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí- xuất bản trong tình hình hiện nay là cần thiết và đúng đắn, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về báo chí- xuất bản, đảm bảo cho báo chí- xuất bản hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật; hạn chế tình hình mất cân đối giữa phát triển với công tác quản lý, giữa yêu cầu với điều kiện hoạt động. Giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý lĩnh vực báo chí- xuất bản tỉnh Quảng Nam có được cái nhìn tổng thể về sự phát triển của báo chí- xuất bản, đồng thời, là cơ sở để Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo đúng định hướng, quản lý thống nhất; các cơ quan báo chí theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ; là cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản tại địa phương.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới và

tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, công tác báo chí xuất bản;

6

Page 7: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/01/2003 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử;

- Thông báo kết luận số 162/TB-TW ngày 01/12/2004 của của Bộ chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay;

- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;

- Hướng dẫn số 42/HD-TTVH ngày 22/12/2004 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay;

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;

- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản

- Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;

- Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 105/2007/NÐ-CP ngày 21/06/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;

- Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;

7

Page 8: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;

- Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;

- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 38/2008/QĐ-BTTTT ngày 17/06/2008 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc ban hành Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.

- Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp trên các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh;

- Thông tư số 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san;

- Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT - BTTTT - BTC ngày 10/01/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước;

- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền hình thuộc UBND tỉnh; Đài truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 tỉnh Quảng Nam;- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Quảng Nam có liên quan;

8

Page 9: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 26/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển Báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH

1. Mục tiêu1.1. Phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Nam phù hợp với quy hoạch Quốc

gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của nhà nước; xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, xuất bản trên địa bàn Quảng Nam;

1.2. Cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phục vụ việc phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản của tỉnh;

1.3. Đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 phù hợp, khả thi;

1.4. Rà soát lại hoạt động các cơ quan báo in, định hướng phát triển các ấn phẩm, nội dung thông tin phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thông tin của người dân trong giai đoạn mới;

1.5. Phát triển phát thanh truyền hình theo hướng hiện đại, đồng bộ, nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thực hiện lộ trình số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống Đài huyện, xã;

1.6. Thông tin điện tử phát triển tương xứng với lợi thế của loại hình thông tin, phù hợp với nhu cầu thụ hưởng thông tin đang thay đổi của người dân, phù hợp với xu thế hội tụ các loại hình thông tin;

1.7. Phát triển xuất bản phẩm đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến những xuất bản phẩm tiêu biểu của tỉnh với cả nước và các nước trên thế giới;

1.8. Phát triển lĩnh vực in theo hướng hiện đại hóa công nghệ, thiết bị; khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực phát hành, đặc biệt quan tâm tới việc phát hành sách khu vực nông thôn, miền núi khó khăn, mức sống của người dân thấp.

2. Nhiệm vụ2.1. Đánh giá thực trạng báo chí, xuất bản Quảng Nam, dự báo xu hướng phát

triển của ngành: thay đổi cơ cấu, ứng dụng công nghệ, hội nhập thông tin, xã hội hóa thông tin trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá tổng quan những điểm mạnh,

9

Page 10: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

điểm yếu của báo chí, xuất bản Quảng Nam làm sở cứ đề xuất giải pháp phát triển phù hợp;

2.2. Xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụ thể của từng lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, xuất bản, in và phát hành. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực, các nhóm giải pháp tổng thể, đồng bộ, tổ chức thực hiện và phân kỳ đầu tư phù hợp với điều kiện và khả năng của Quảng Nam;

2.3. Vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo, có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi.

2.4. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư trọng điểm; tranh thủ nguồn đầu tư từ các nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính phủ về phát triển hoạt động báo chí, xuất bản để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch.

10

Page 11: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHẦN IĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hìnhQuảng Nam thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế,

phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông, phía

Tây giáp tỉnh Sê Kông của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Quảng Nam 18

đơn vị hành chính, thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và 16 huyện. Trung tâm

hành chính đặt tại thành phố Tam Kỳ. Diện tích tự nhiên 10.438,37 km2.

Quảng Nam có địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng

sinh thái: vùng núi cao phía Tây, vùng trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển phía

Đông. Trong đó, diện tích vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế Quảng Nam giai đoạn 2000 – 2012 có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh

tế, xã hội. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn đạt 11,3%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ,

giảm tỷ trọng khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Năm 2000 cơ cấu kinh tế của

tỉnh: Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 41,53%, Công nghiệp và Xây dựng chiếm

25,31%, Dịch vụ chiếm 33,16%. Năm 2012 cơ cấu Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

chiếm chiếm 20,17%, Công nghiệp và Xây dựng chiếm 40,91%, Dịch vụ chiếm

38,92%.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Quảng Nam luôn đạt mức cao so với

các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm

Trung bộ. Vì vậy, Quảng Nam đang có thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Theo tài liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 2.4.2009 tỉnh Quảng Nam. Kết quả điều tra toàn bộ, tổng dân số toàn tỉnh là 1.422.319 người trong đó dân số đô thị là 263.898 người (19%), nông thôn là 1.158.421 (81%).

TT Đơn vị hành chínhDân số (người)

TT Đơn vị hành chínhDân số (người)

01 Thành phố Tam Kỳ 107.924 10 Huyện Phước Sơn 22.586

02 Thành phố Hội An 89.716 11 Huyện Hiệp Đức 38.001

11

Page 12: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

03 Huyện Tây Giang 16.534 12 Huyện Thăng Bình 176.183

04 Huyện Đông Giang 23.428 13 Huyện Tiên Phước 68.877

05 Huyện Đại Lộc 145.935 14 Huyện Bắc Trà My 38.218

06 Huyện Điện Bàn 197.830 15 Huyện Nam Trà My 25.464

07 Huyện Duy Xuyên 120.948 16 Huyện Núi Thành 137.481

08 Huyện Quế Sơn 82.216 17 Huyện Phú Ninh 77.091

09 Huyện Nam Giang 22.417 18 Huyện Nông Sơn 31.470

Tổng cộng: 1.422.319 người

Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh 93,2%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ Tu 2,71%; dân tộc Xơ Ðăng 2,2%; dân tộc M’nông 0,99%; dân tộc Giẻ Triêng 0,33%; dân tộc Cor 0,33%; dân tộc Hoa 0,08%; dân tộc Tày 0,03%; dân tộc Mường 0,02%; dân tộc Nùng 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,1%. Nền văn hoá Quảng Nam rất đa dạng và mang nhiều sắc thái.

Quảng Nam là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá, kiên cường trong đấu tranh cách mạng; sáng tạo, đổi mới trong phát triển KT-XH. Người dân Quảng Nam hiếu học, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KT-XH nhanh chóng trên địa bàn. Các thành tựu về KT-XH, An ninh - Quốc phòng, An sinh xã hội đã tạo thuận lợi cho phát triển Báo chí, xuất bản.II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CỦA TỈNH

1. Bối cảnh chung trên thế giới, khu vựcTrong những năm qua, lĩnh vực báo chí, xuất bản trên thế giới có nhiều thay đổi

về loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện, công nghệ và cách thức thụ hưởng thông tin. Ngoài các loại hình thông tin báo chí truyền thống, một số loại hình thông tin có tính chất báo chí phát triển nhanh như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội; mô hình tổ chức của các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hướng hội tụ thông tin, một cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí; hình thức thể hiện các ấn phẩm, loại hình thông tin ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; người dân thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị thông minh. Về cơ bản, nhu cầu thông tin của người dân được đáp ứng ngày càng cao.

Các cơ quan báo in giảm sút số lượng phát hành, một số cơ quan báo có số lượng phát hành hàng đầu thế giới cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Trong bối cảnh đó, một số báo nghiên cứu và áp dụng hình thức báo in trên vật liệu điện tử

12

Page 13: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

(Epaper), một số khác dừng hẳn việc phát hành ấn phẩm báo in, chuyển sang loại hình thông tin khác.

Phát thanh - Truyền hình phát triển nhanh. Nhiều quốc gia đề xuất và thực hiện lộ trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng tương tự sang công nghệ số, phương thức phát sóng vệ tinh, phát sóng qua mạng viễn thông phát triển mạnh; chất lượng chương trình tăng nhanh, nhiều chương trình phát chuẩn chất lượng cao (HD), một số phát thử nghiệm và có kế hoạch phát thử nghiệm công nghệ 3D.

TTĐT phát triển mạnh theo xu thế hội tụ. Số lượng trang TTĐT phát triển nhanh chóng, thông tin điện tử là một loại hình không thể thiếu của các tập đoàn truyền thông trên thế giới. TTĐT phát triển gắn liền với hình thức báo chí công dân (người dân tham gia viết báo), làm tăng tính đa chiều và tính thời sự của báo chí.

Xuất bản phẩm điện tử xuất hiện và phát triển mạnh, thay thế một phần xuất bản phẩm in. Các công nghệ in ngày càng được hoàn thiện, công nghệ in 3D ngày càng được nhiều đơn vị nghiên cứu quan tâm và triển khai thương mại hóa. Công tác phát hành điện tử phát triển cùng với sự phát triển của thương mại điện tử và hạ tầng thông tin.2. Bối cảnh trong nước

Tính đến nay, Việt Nam có 812 cơ quan báo chí, 1.084 ấn phẩm. Trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp.

Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, 01 Đài của ngành (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC); 64 đài phát thanh và truyền hình địa phương; có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình được truyền tải trên mạng Internet đã phục vụ tốt công tác thông tin đối nội, đối ngoại.

Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống tiền hình trả tiền ở nước ta tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cả nước có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Riêng 05 đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Mình, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương có 62 kênh truyền hình trả tiền. Cả nước còn có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc. Các đài, nhất là đài địa phương, chủ yếu sử dụng công nghệ analog và đang từng bước thử nghiệm công

13

Page 14: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

nghệ số truyền dẫn nhiều chương trình với nhiều loại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV).

Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có gần 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, số sắp được cấp thẻ do hội đủ các điều kiện cần thiết lên tới hàng trăm người; có hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo sinh hoạt trong các hội, liên chi hội và chi hội nhà báo.

Thời gian qua, báo chí cả nước đã thực hiện đúng sự chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, toàn diện mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế và là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. Đáng chú ý là báo chí đã tuyên truyền sâu rộng về những sự kiện nổi bật, những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước như Hội nghị lần thứ 4,5,6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp thứ 3,4 Quốc hội khóa XIII, công tác xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhất là việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…

Báo chí cũng phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc tuyên truyền các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ; Tuyên truyền có hiệu quả Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của nước ta với bạn bè quốc tế.

Báo chí cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện, đấu tranh với những hành vi tham nhũng lãng phí, những việc làm tiêu cực của một số cá nhân, tập thể trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng…, đấu tranh với những quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, thông tin trên báo chí trong năm qua cũng có những tồn tại cần khắc phục như một số cơ quan báo chí thực hiện không nghiêm túc các quy định về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép. Vi phạm này làm cho một số báo, tạp chí có nội dung giống nhau, sao chép, trùng lặp về thông tin, cách thức phản ánh thông tin; khi phản ánh thông tin về mặt trái, mặt yếu kém thường sa đà, giật gân câu khách, tự nhiên chủ nghĩa; Một số chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là chương trình liên kết không được kiểm tra thẩm định gây dư luận không tốt cho xã hội. Không ít bài viết trên báo chí chính thống lại khai thác và sử dụng nguồn tin từ truyền thông xã hội nhưng không được kiểm chứng dẫn đến tình trạng thông tin sai sót, lệch lạc.

14

Page 15: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thuận lợi và cơ hộiVị thế quan trọng của tỉnh sẽ tạo ra nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên tất

cả các lĩnh vực. Khai thác tốt nguồn tài nguyên thông tin này là tiền đề để báo chí, xuất bản Quảng Nam phát triển nhanh, mạnh.

KT-XH phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, dân số đông và tập trung; có hệ thống giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng, sẽ giúp cho báo chí, xuất bản Quảng Nam phát triển bền vững và mang những sắc thái riêng.

Mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh; hệ thống điện, hạ tầng truyền thông phát triển rộng khắp đến từng người dân. Như vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh rất thuận lợi để báo chí phát triển, xuất bản.

Tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ổn định, hệ thống cơ chế, chính sách mới của tỉnh, cùng với trình độ dân trí khá cao đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển báo chí, xuất bản của địa phương.2. Khó khăn và thách thức

Nằm gần ngay trung tâm báo chí, xuất bản lớn thứ 3 của cả nước là thành phố Đà Nẵng, sự phát triển của báo chí, xuất bản Quảng Nam phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hệ thống các cơ quan báo chí của TW, văn phòng đại diện các cơ quan báo TW đặt tại Đà Nẵng, các cơ sở xuất bản, in, phát hành có tiềm lực về tài chính, công nghệ in hiện đại. Hơn nữa, bối cảnh báo chí, xuất bản Việt Nam và thế giới đang phát triển theo xu thế hội tụ, mọi cơ quan báo đều có cơ hội như nhau, ứng dụng khoa học công nghệ đã giải quyết bài toán về không gian và thời gian. Đây là cơ hội để báo chí Quảng Nam hội nhập nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn.

Quảng Nam có tới 72% diện tích vùng núi thuộc 8 huyện miền núi. Khu vực này có địa hình phức tạp, khó khăn ảnh hưởng đến công tác phát hành và công tác phát triển hạ tầng mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, công tác phát hành xuất bản phẩm đến người dân.

Kinh tế Quảng Nam phát triển mạnh, mức sống người dân ngày càng tăng, khoa học công nghệ phát triển mạnh tạo ra sự thay đổi về nhu cầu thụ hưởng các loại hình thông tin, điều này gây khó khăn cho các cơ quan báo chí, xuất bản trong việc phát triển thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu người dân.

15

Page 16: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

16

Page 17: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHẦN IIHIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

Quảng Nam hiện có 281 đơn vị hoạt động về Báo chí, Xuất bản gồm: - 6 cơ quan báo chí: Báo Quảng Nam (cơ quan chủ quản là Tỉnh uỷ Quảng

Nam), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Nam), Tạp chí Đất Quảng (cơ quan chủ quản là Hội Văn học nghệ thuật tỉnh), Tạp chí Văn hóa Quảng Nam (cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Tạp chí Khoa học và Sáng tạo (cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ), Tạp chí Khoa học (cơ quan chủ quản là Trường Đại học Quảng Nam).

- Tỉnh có 18 Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố (gọi chung là Đài cấp huyện) trực thuộc UBND cấp huyện quản lý về nội dung chương trình hoạt động, tổ chức bộ máy và cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật.

- Tỉnh có 3 cơ quan và văn phòng đại diện báo chí Trung ương đóng trên địa bàn, bao gồm: Báo Đại Đoàn Kết, Báo Thanh niên, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Nam. Một số cơ quan báo chí chưa có cơ quan đại diện nhưng đã có phóng viên chuyên trách theo dõi và đưa tin thường xuyên về Quảng Nam như các báo: báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Vietnamnet, Đất Việt, Kinh tế nông thôn, Lao động, Nông thôn ngày nay, Đất Việt, Dân Trí, VTC NEWS, Đại đoàn kết, Thanh niên, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh…

Về loại hình: Các cơ quan báo chí hoạt động tại Quảng Nam hiện nay đã có đủ 4 loại hình báo chí là báo in, báo hình, báo nói và trang thông tin điện tử.

Về lĩnh vực: Có đủ cơ quan báo chí thông tin tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tỉnh.I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ

1. Báo Quảng Nam1.1. Quy mô, số lượng

Báo Quảng Nam là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đơn vị chủ quản là Tỉnh ủy Quảng Nam.

Báo Quảng Nam: từ phát hành mỗi tuần 4 kỳ năm 2000, nay phát triển lên 6 kỳ/tuần và phát hành với số lượng bình quân 5.000 tờ/kỳ tới các chi bộ đảng và nhân dân trong tỉnh.

17

Page 18: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Báo Quảng Nam thường kỳ: 5 kỳ/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6); khuôn khổ: 29 x 42 cm; số trang: 12 trang/kỳ (số phát hành thứ 2, 4, 6), 8 trang/kỳ (số phát hành thứ 3, 5); số lượng xuất bản mỗi kỳ: 5.000 bản/kỳ.

- Báo Quảng Nam cuối tuần: 1 kỳ/tuần (thứ 7): khuôn khổ: 29 x 42 cm; số trang: 12 trang; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 5.000 bản/kỳ.

Ngoài các ấn phẩm thường kỳ, hàng năm Báo Quảng Nam phát hành các đặc san nhân các ngày lễ, kỷ niệm: Ngày giải phóng quê hương (24/3), ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước (30/4), ngày báo chí Việt Nam (21/6), ngày quốc khánh (2/9), tết dương lịch, tết âm lịch.

Tổng số lượng phát hành các ấn phẩm năm 2012 đạt 1,6 triệu tờ/năm. (Xem biểu số 1)

1.2. Nhiệm vụ, nội dung thông tinTrong bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước và thế giới

có nhiều biến động, tác động lớn đến các mặt đời sống của nhân dân trong tỉnh, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi diễn biến của đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân. Báo Quảng Nam đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật trong tỉnh, trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện chủ trương dân chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; năng động, tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác. Báo Quảng Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân mà còn góp phần phát hiện, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong công tác thông tin đối ngoại, báo chí Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu hình ảnh Quảng Nam tới các địa phương trong nước và quốc tế. Báo Quảng Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, tuy nhiên, để báo Quảng Nam đến được với đông đảo người dân trong tỉnh, thông tin cần đa dạng hơn nữa, có chiều sâu hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu thông tin, giải trí của người dân.

Báo Quảng Nam liên tục đổi mới nội dung và hình thức, giữ đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo Đảng. Báo thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, quốc tế và của tỉnh, hàng năm Báo đăng tải hơn 20.000 tin, bài, phóng sự, sắp xếp trong 20-25 chuyên mục, theo chủ đề, thể loại. Nội dung thời sự, chính trị - kinh tế chiếm 80% đối

18

Page 19: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

với Báo Quảng Nam thường kỳ; phản ánh về đời sống xã hội là nội dung chiếm phần lớn tại Báo Quảng Nam cuối tuần. Nội dung các ấn phẩm đã hấp dẫn bạn đọc.

Hình thức: Cải tiến cách trình bày, chế bản và in ấn, yếu tố thẩm mỹ trong các ấn phẩm ngày càng cao. Kể từ năm 1997, Báo Quảng Nam in 2 màu với ấn phẩm: Báo Quảng Nam thường kỳ và In 4 màu Báo Quảng Nam cuối tuần và các số đặc biệt.

Giá thành và giá bán: hiện Báo Quảng Nam đang được trợ giá để bù lỗ, giá in 1 tờ báo thường ngày là 2.500đ, bán với giá 2.000đ, giá in báo cuối tuần 2.950đ, bán với giá 2.500đ.

(Xem biểu số 2)1.3. Nguồn nhân lực

Báo Quảng Nam tổ chức thành 5 phòng: Tổ chức – Hành chính, Kỹ thuật – Xuất bản, Công tác xã hội và Phát hành quảng cáo, Ban thư ký tòa soạn, Văn phòng đại diện tại Đà nẵng và 1 phóng viên thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số có 57 cán bộ, nhân viên, trong đó 41 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học chiếm 72%; 23 phóng viên, biên tập viên chiếm 43%; nhiều cán bộ có trình độ trung cấp, cử nhân, cao cấp chính trị và là Đảng viên.

(Xem biểu số 3)1.4. Cơ sở hạ tầng và hoạt động dịch vụ

Trụ sở có diện tích 2.700m2, được đầu tư xây dựng khang trang. Trang thiết bị: Gồm 66 máy tính, 1 máy ảnh, 5 máy quét. Năm 2013, Báo được trang bị thêm máy quay phim để thực hiện các chuyên mục trên trang thông tin điện tử, tuy nhiên thực tế việc biên tập chương trình đang gặp khó khăn do không có phòng dựng và thiết bị dựng chuyên dụng, thường xuyên phải phối hợp với Đài PTTH để dựng chương trình.

Báo Quảng Nam hoạt động bằng ngân sách tỉnh cấp, một phần từ nguồn thu quảng cáo, xuất bản. Tổng nguồn kinh phí hoạt động năm 2012 đạt 14,369 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp hàng năm 9,607 tỷ đồng; thu quảng cáo, tài trợ và xuất bản 4,762 tỷ đồng (chiếm 33%). Tốc độ tăng trưởng từ quảng cáo và xuất bản đạt bình quân 19%/năm.

(Xem biểu số 4)1.5. Phạm vi phát hành

Báo Quảng Nam phát hành chủ yếu qua doanh nghiệp Bưu chính và tỷ lệ nhỏ phát hành qua kênh bán lẻ.

Phát hành qua doanh nghiệp Bưu chính

19

Page 20: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị, và chỉ thị của UBND tỉnh năm 2011, các tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn tỉnh đã đặt báo, tăng cường đọc và khai thác hiệu quả Báo Quảng Nam.

Báo Quảng Nam phát hành tới 18/18 huyện, thành phố, 80% các chi bộ đảng, 350 già làng, trưởng bản. Kể từ năm 2012, Báo mở rộng đối tượng phát hành đến các đảng viên 50 năm tuổi đảng, các đồng chí là tỉnh ủy viên (số lượng 1447 tờ). Riêng thành phố Tam Kỳ, thành phố đặt mỗi kỳ thêm 130 tờ phát hành đến trưởng mặt trận, trưởng khối phố, trưởng thôn (thực hiện từ năm 2011). Ngoài ra, mỗi kỳ Báo Quảng Nam phát hành 100 tờ tại Đà Nẵng (biếu 30 tờ, bán 70 tờ).

Phát hành qua kênh bán lẻTừ khi xuất bản ấn phẩm Báo Quảng Nam cuối tuần được nhân dân đồng tình

hưởng ứng, tỷ lệ mua báo qua kênh bán lẻ có tăng, nhưng vẫn không đáng kể, tại thành phố Tam Kỳ báo mới đặt được 1 sạp bán báo để phục vụ người dân.2. Tạp chí Đất Quảng

Tạp chí Đất Quảng có tôn chỉ, mục đích là sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu truyền thống văn hóa Quảng Nam; góp phần xây dựng sự nghiệp văn hóa văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tạp chí Các tạp chí đã giới thiệu những sáng tác văn học nghệ thuật của địa phương và chọn lọc giới thiệu cho người đọc những tác phẩm văn học nghệ thuật trong nước và thế giới theo định hướng giáo dục tư tưởng của Đảng.

Tạp chí Đất Quảng đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Tạp chí, các hội viên văn học nghệ thuật tỉnh cộng tác cho Tạp chí đã được quán triệt, học tập kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và của địa phương, đồng thời bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh đặt ra, từ đó tạo được niềm tin và sinh khí mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Tạp chí đã đăng tải nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tư tưởng cao, phản ánh bức tranh chân thực trong quá trình đổi mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Từ năm 2008 - 2012, tạp chí xuất bản 1 tháng/1kỳ, khổ (16 x 24) cm, 100 – 120 trang, 600 - 800 bản/kỳ. Tạp chí Đất Quảng đăng tải tác phẩm của hội viên, tin tức hoạt động Hội Văn học Nghệ thuật cùng các nội dung liên quan. Bình quân mỗi kỳ, đăng tải 30 - 50 tác phẩm trên 9 - 10 chuyên trang, chuyên mục. Ngoài ra, một số tác phẩm còn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.

Tạp chí hiện có 5 cán bộ, 100% trình độ đại học và trên đại học, 1 phóng viên, 4 biên tập viên; 1 có thẻ nhà báo, 1 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 4 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 4 đảng viên. Ngoài ra, Tạp chí sử dụng nguồn nhân lực là cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.

20

Page 21: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Tạp chí chung trụ sở với Hội văn học nghệ thuật tỉnh, hiện được trang bị 5 máy tính, máy ảnh và máy quét phục vụ việc sản xuất và biên tập tin, bài. Hàng năm tạp chí được cấp 300 triệu đồng. Doanh thu từ quảng cáo, tài trợ rất thấp, gần như không đáng kể.

(Xem biểu số 9)3. Tạp chí Văn hóa Quảng Nam

Tạp chí Văn hóa Quảng Nam thông tin công tác nghiên cứu, lý luận, học thuật trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch và gia đình theo đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước; diễn đàn trao đổi ý kiến của nhân dân về xây dựng, phát triển nền văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch và gia đình của dân tộc trong giao lưu hội nhập.

Tạp chí xuất bản ấn phẩm báo in 2 tháng/kỳ, số lượng 1.000 bản/kỳ, 76 trang, khổ 29x17 cm. Ngoài ấn phẩm báo in, Tạp chí còn phối hợp với Đài PTTH tỉnh sản xuất, phát sóng chuyên mục ”Tạp chí Văn hóa” 2 số/tháng trên sóng của Đài PTTH tỉnh.

Tạp chí hiện có 4 lao động, 100% lao động có trình độ đại học, 1 phóng viên, 3 biên tập viên và lực lượng cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.

Tạp chí có chung trụ sở tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện được trang bị 4 máy tính, 1 máy ảnh phục vụ việc sản xuất và biên tập tin bài. Ngân sách nhà nước cấp cho tạp chí tăng hàng năm, năm 2012 tạp chí được cấp 700 triệu đồng. Doanh thu từ quảng cáo, tài trợ đạt 100 triệu đồng.

(Xem biểu số 9)

4. Tạp chí Khoa học và Sáng tạoTạp chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ; trao đổi, phổ biến kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; tuyên truyền các kết quả, thành tựu khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; giới thiệu những kinh nghiệm quản lý, thành tựu khoa học và công nghệ nổi bật của tỉnh, cả nước và thế giới; là diễn đàn của các nhà quản lý, nhà khoa học và công nghệ về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

Tạp chí xuất bản ấn phẩm báo in 1 tháng/kỳ, số lượng 600 bản/kỳ, 36 trang, khổ 19x27 cm.

Tạp chí hiện có 8 cán bộ, 100% trình độ đại học và trên đại học, 2 phóng viên, 4 biên tập viên và 120 cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.

Tạp chí chung trụ sở với Sở Khoa học Công nghệ, hiện được trang bị máy tính phục vụ việc sản xuất và biên tập tin, bài. Hàng năm tạp chí ngân sách tỉnh cấp kinh phí hoạt động. Doanh thu từ quảng cáo, tài trợ rất thấp, gần như không đáng kể. Năm 2012, ngân sách tỉnh cấp 150 triệu đồng, thu từ quảng cáo và tài trợ 15 triệu đồng.

21

Page 22: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

(Xem biểu số 9)

5. Tạp chí Khoa họcTạp chí Khoa học tuyên truyền, phổ biến quan điểm của Đảng, chính sách của

Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục. Giới thiệu kết quả nghiên cứu và các biện pháp, giải pháp về ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội của các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài trường. Cơ quan chủ quản là Trường Đại học Quảng Nam.

Tạp chí xuất bản: 1 số/3 tháng, số lượng phát hành mỗi kỳ: 150 bản, 132 trang, khuôn khổ 18,5x26,5cm. Tạp chí phục vụ các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong tỉnh.

Tổng số lao động 8 người (biên chế 04 người). 50% phóng viên, biên tập viên có trình độ trên đại học, 50% phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học.

Tạp chí có phạm vi phục vụ là các cộng tác viên, độc giả trong và ngoài tỉnh. Tạp chí chỉ phát hành thông qua bưu điện, không có hệ thống phân phối, đại lý bán tạp chí.

6. Bản tinHiện có 29 Bản tin sở, ngành, huyện. Trong đó Bản tin ngành: 19, huyện: 9,

doanh nghiệp 1. Trung bình mỗi số từ 16-32 trang, xuất bản 1-3 tháng/1số, khuôn khổ thường dùng 19x27cm, số lượng in thấp nhất 55 bản/số, cao nhất 5000 bản/số.

Nội dung: Phản ánh hoạt động nội bộ các sở, ngành, huyện; tư tưởng chính trị đúng đắn, rõ ràng, không vi phạm các quy định cấm của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, đáp ứng nhu cầu về thông tin, tuyên truyền, tài liệu tham khảo...

(Xem biểu số 10)II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH

1. Phát thanh tỉnhTừ năm 2008, Đài Phát thanh phát sóng 2 buổi/ngày (sáng, chiều) vào tất cả các

ngày trong tuần. Thời lượng chương trình tự sản xuất 2 giờ/ngày, chương trình tiếp sóng trên 3 giờ/ngày. Hiện Đài, có 2 máy phát sóng phát thanh FM công suất 5.000W, AM công suất 50KW.

Nội dung phát thanh liên tục được đổi mới, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa thông tin thời sự chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội với giải trí. Khung chương trình trong tuần gồm chương trình thời sự, ca nhạc tổng hợp và chương trình văn nghệ đáp ứng nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Năm 2012, Đài phát sóng trên kênh phát thanh 1.450 chương trình hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, 522 chương trình hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo, 976

22

Page 23: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

chương trình hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí, 52 chương trình hệ phát thanh tiếng dân tộc.2. Truyền thanh cấp huyện, xã2.1. Truyền thanh huyện, thành phố (gọi chung là Truyền thanh cấp huyện)

Có 18/18 huyện, thành phố có Đài Truyền thanh. Hầu hết các đài phát sóng FM, công suất từ 100W đến 500W.

Đài Truyền thanh cấp huyện tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài PT&TH tỉnh và phát sóng chương trình của huyện, thời lượng phát sóng bình quân đạt 1,3 giờ/ngày, thời lượng tiếp sóng bình quân 3,4 giờ/ngày. Năng lực sản xuất chương trình của Đài từ 15 phút - 1 giờ/ngày. Nội dung chủ yếu tập trung phản ánh hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Một số Đài xây dựng chương trình giải trí chủ yếu âm nhạc.

Các Đài Truyền thanh cấp huyện được trang bị máy ảnh, ghi âm, camera, thiết bị ánh sáng, đầu đọc... Tuy vậy, hoạt động đầu tư tiến hành nhỏ lẻ, thời gian kéo dài nên thiết bị của các đài huyện không đồng bộ, gây khó khăn hoạt động nghiệp vụ.

Cơ cấu tổ chức Đài cấp huyện chia thành 3 bộ phận chính: quản lý, nội dung và kỹ thuật. Tổng số lao động 188 người trong đó: 52% trình độ đại học; 8% cao đẳng; 34% trung cấp; 6% trình độ khác.

(Xem biểu số 11)2.2. Truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung là Truyền thanh cấp xã)

Truyền thanh cấp xã thực hiện 2 chức năng: Tiếp âm và là công cụ phục vụ sự chỉ đạo của chính quyền xã. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 212/244 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh hoạt động, trong đó bao gồm 70% đài truyền thanh vô tuyến, và 30% đài truyền thanh hữu tuyến. Trong các đài truyền thanh vô tuyến, hữu tuyến có 47% đài hoạt động tốt, 19% đài hoạt động khá, 30% đài hoạt động kém cần nâng cấp, 4% đài đã hỏng. Trong 70% đài sử dụng công nghệ truyền thanh vô tuyến thì chỉ có huyện Quế Sơn và 2 xã của huyện Thăng Bình sử dụng đúng tần số quy định, còn lại vẫn hoạt động ở dải tần số 87 – 108 MHz (đã được Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch không sử dụng cho các trạm Truyền thanh cấp xã).

Đài truyền thanh cấp xã thực hiện chế độ phát sóng bình quân 2 buổi/ngày, thời lượng tiếp và phát sóng của các đài xã/ngày bình quân đạt 120 phút. Các đài cấp xã tiếp sóng đài TW trung bình 30 phút/ngày, tiếp sóng đài tỉnh trung bình 45 phút/ngày; tiếp sóng đài huyện trung bình 15 phút/ngày, tự phát sóng trung bình 30 phút/ngày, số lượng tin bài tự biên tập cấp xã trung bình 15 tin/tháng.

23

Page 24: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Ngoài việc tiếp sóng Đài cấp trên, truyền thanh cấp xã phát các văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, đọc thông báo hỗ trợ hoạt động y tế, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.

Tỉnh có chính sách hỗ trợ cán bộ phụ trách Đài truyền thanh cấp xã, nhưng công việc nhiều, hơn nữa đa số cán bộ là kiêm nhiệm hoặc hợp đồng nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Đài truyền thanh cấp xã. Cụ thể, toàn tỉnh có 221 cán bộ truyền thanh cấp xã, trong đó 80 cán bộ kiêm nhiệm, (chủ yếu là cán bộ văn hóa, văn phòng, y tế,..); 141 cán bộ là lao động hợp đồng; chủ yếu trình độ trung cấp và trình độ khác.

(Xem biểu số 12)3. Truyền dẫn và phát sóng

Hiện tại, Quảng Nam truyền dẫn các chương trình phát thanh từ Đài tỉnh đến Đài huyện theo phương thức bằng sóng vô tuyến FM. Công nghệ phát sóng vẫn sử dụng công nghệ tương tự trên kênh tần số 97,6MHz (FM) và 702KHz (AM), phủ sóng phát thanh trên toàn tỉnh.

Hệ thống truyền thanh cơ sở đã ứng dụng 2 loại công nghệ, truyền thanh vô tuyến và hữu tuyến. 4. Tiếp nhận thông tin Phát thanh - Truyền thanh

Kênh phát thanh: Khi công nghệ thông tin phát triển, người dân tiếp cận với loại hình báo chí mới qua mạng Internet hoặc xem truyền hình trả tiền, đối tượng nghe đài bị thu hẹp. Mặc dù, phương tiện thu nghe phát thanh hiện được Nhà nước trợ giá nhưng tỷ lệ hộ gia đình có radio chiếm khoảng 5,5% tổng số hộ, do vậy việc tiếp nhận qua kênh phát thanh là rất ít.

Kênh Truyền thanh cấp huyện: Được người dân tiếp cận qua tiếp âm của Truyền thanh xã.

Kênh Truyền thanh cấp xã: Là kênh thông tin tiếp sóng Đài Trung ương, Đài tỉnh, Đài huyện và phát trực tiếp thông qua hệ thống cụm loa, nên đây là loại thông tin trực tiếp, bắt buộc người dân thụ động nghe. Do đó thông tin đến nhiều với người dân hơn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, thị hiếu của người dân chuyển dần sang các loại hình thông tin hấp dẫn hơn, thông tin cung cấp nhanh hơn, trực quan hơn như truyền hình, Internet. Do vậy, số lượng hộ dân có thiết bị nghe phát thanh rất thấp.

Thống kê cụ như sau:Về sử dụng máy thu thanh (radio) tại các hộ gia đình+ Số hộ có máy thu thanh là 19.681/359.535 hộ (đạt 5,5%). + Khu vực thành thị: 2.926/65.595 hộ có máy thu thanh (4,5 %).

24

Page 25: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH CÓ MÁY THU THANH THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN

4%

1%3%

1% 1% 2%1%

2%0%

3%2%

0%2%

7%

3%5%

1%

4%5%

2% 1%

6%5%

3%4%4% 4%

4%

0%

3%

7%

37%

6%

2%

11%9%

8%

10%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

Toàntỉnh

Thànhphố

Tam Kỳ

Thànhphố

Hội An

HuyệnTây

Giang

HuyệnĐôngGiang

HuyệnĐại Lộc

HuyệnĐiệnBàn

HuyệnDuy

Xuyên

HuyệnQuếSơn

HuyệnNam

Giang

HuyệnPhước

Sơn

HuyệnHiệpĐức

HuyệnThăngBình

HuyệnTiên

Phước

HuyệnBắc

Trà My

HuyệnNam

Trà My

HuyệnNúi

Thành

HuyệnPhúNinh

HuyệnNôngSơn

Thành thị Nông thôn

+ Khu vực nông thôn: 16.755/293.940 hộ có máy thu thanh (5,7 %).+ Số hộ chính sách, hộ nghèo có máy thu thanh là 4.516/93.753 hộ (đạt

4,8 % so với số hộ chính sách, hộ nghèo).+ Khu vực thành thị: 441/9.183 (đạt 4,8 %).+ Khu vực nông thôn: 4.075/84.570 hộ (đạt 4,8 %).(Chỉ tiêu sử dụng máy thu thanh tại các hộ gia đình không tính đến số

hộ/số người được nghe qua loa truyền thanh, qua radio ô tô, qua mạng Internet, các máy điện thoại di động có chức năng thu sóng phát thanh).

Ngoài ra, các thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nước và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn được người dân tiếp nhận qua hệ thống loa tại các cụm phát thanh xã, phường. Tỷ lệ phủ sóng theo số hộ dân tại địa phương là 95%.

Hình 1: Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh (thành thị và nông thôn)

25

Page 26: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

5%

3%

6%

9%

3%

8%

11%

6%

2%

4%

1%

4%

5%

1% 1%

6%

5%

3%

4%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

Toàntỉnh

Thànhphố

Tam Kỳ

Thànhphố

Hội An

HuyệnTây

Giang

HuyệnĐôngGiang

HuyệnĐại Lộc

HuyệnĐiệnBàn

HuyệnDuy

Xuyên

HuyệnQuếSơn

HuyệnNam

Giang

HuyệnPhước

Sơn

HuyệnHiệpĐức

HuyệnThăngBình

HuyệnTiên

Phước

HuyệnBắc

Trà My

HuyệnNam

Trà My

HuyệnNúi

Thành

HuyệnPhúNinh

HuyệnNôngSơn

TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH CÓ MÁY THU THANH

Hình 2: Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh giữa thành thị và nông thôn

III. PHÁT HÌNH - TRUYỀN HÌNH

1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh 1.1. Thời lượng phát sóng, số lượng và nội dung các chương trình

Đài PT&TH tỉnh phát sóng kênh truyền hình thời sự, chính trị, tổng hợp với thời lượng 18 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình đạt 10,8 giờ/ngày – đạt 60% tổng thời lượng. Thời lượng phát sóng, năng lực tự sản xuất chương trình của Đài liên tục tăng:

- Thời lượng phát sóng: Năm 2008 Đài phát 12 giờ/ngày, năm 2011: 15 giờ/ngày, năm 2012: 18 giờ/ngày.

- Năng lực sản xuất chương trình: Năm 2008 Đài sản xuất 5,6 giờ/ngày, năm 2011 là 7,2 giờ/ngày, năm 2012 là 10,8 giờ/ngày.

26

Page 27: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Hình 3: Thời lượng chương trình truyền hình, thời lượng chương trình truyền hình tự sản xuất

Đài PT&TH tỉnh bám sát định hướng tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không sai sót về lập trường quan điểm, tư tưởng chính trị. Đài tập trung tuyên truyền công tác lãnh, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thông tin về hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị; giới thiệu gương người tốt - việc tốt, phản ánh những vấn đề cuộc sống đặt ra và dư luận xã hội quan tâm. Ngoài ra, Đài còn là kênh phổ biến, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội; cung cấp các chương trình giải trí, giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần của người dân; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình dành cho người dân tộc (tiếng Cơ Tu).

Năm 2012, Đài phát sóng 12.327 chương trình trong đó 3.825 chương trình Tin tức – Thời sự, 2.617 chương trình Khoa học – Giáo dục, 3.495 chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế, 1.147 chương trình Thanh thiếu niên và các chương trình khác.

(Xem biểu số 5 và 6)Mỗi năm, Đài còn tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp nhân các sự

kiện lớn của tỉnh, cả nước. Đài thường xuyên cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; thực hiện việc trao đổi chương trình theo kế hoạch của Cụm thi đua vùng.

27

Page 28: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

1.2. Trang thiết bị sản xuất chương trình

Hiện truyền hình Quảng Nam đã số hóa thiết bị sản xuất chương trình (quá trình số hóa thực hiện xong từ năm 2007). Cụ thể:

Camera: Gồm 23 camera, trong đó bao gồm camera lấy tin, camera tại phòng thu, trên xe truyền hình lưu động. Việc sử dụng các camera tại đài hiện được kết hợp sử dụng rất cơ động, đảm bảo tính hiệu quả, khắc phục sự khó khăn trong việc thiếu thốn về trang thiết bị sản xuất chương trình.

Phát hình: Có 3 máy phát hình, 1 máy phát công suất đạt 10 KW phát sóng chương trình Đài tỉnh, phát trên kênh 31UHF, 2 xe truyền hình lưu động (do Đài tự thiết kế và lắp đặt) gồm camera và một số trang thiết bị thiết yếu, đảm bảo phục vụ sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh.

Truyền hình Quảng Nam được trang bị 3 studio truyền hình, 1 phim trường, 22 bàn dựng phi tuyến.1.3. Truyền dẫn và phát sóng

Truyền dẫn:Các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình truyền hình trong nội bộ đài được

nối mạng LAN. Truyền dẫn chương trình từ phòng thu, thiết bị lưu trữ chương trình lên đài phát được thực hiện tự động qua đường truyền cáp quang nội mạng.

Đài đã đảm bảo việc truyền dẫn và tiếp, phát sóng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đúng kế hoạch, thời gian được giao.

Phát sóng:Truyền hình tỉnh sử dụng phương thức truyền dẫn phát sóng tương tự mặt đất,

phát sóng bằng cột phát sóng đặt tại thành phố Tam Kỳ, ngoài ra, để tăng cường phạm vi phủ sóng truyền hình tương tự, Đài còn thực hiện phát lại tại 13 trạm phát lại công suất từ 100 – 1000W, tổng công suất lên đến 6KW: phủ sóng trên toàn tỉnh và sang cả thành phố Đà Nẵng.

Ngoài phương thức phát sóng tương tự, Đài PT&TH tỉnh phát sóng kênh truyền hình Quảng Nam trên hạ tầng của AVG, HCTV, MyTV, NexTV, OneTV, HTV (vệ tinh) và phát sóng trực tuyến trên trang web của Đài. 1.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực

Đài PT&TH tỉnh được tổ chức 10 phòng: Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch – Tài vụ, Thông tin – Quảng cáo, Chương trình, Chuyên đề, Biên tập Thời sự, Biên tập Văn nghệ, Biên tập Tiếng dân tộc, Kỹ thuật, Trung tâm Truyền hình cáp. Tổng số có 122 cán bộ, nhân viên, trong đó 96 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, chiếm trên 79%; 41 phóng viên, biên tập viên, 40 có Thẻ Nhà báo, chiếm 98% số lượng phóng viên, biên

28

Page 29: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

tập viên; 94 cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp và trung cấp lý luận chính trị, chiếm trên 77%.

(Xem biểu số 7)1.5. Hoạt động dịch vụ

Đài PT&TH tỉnh hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu quảng cáo, tài trợ. Riêng năm 2012, tổng nguồn kinh phí hoạt động và đầu tư đạt gần 22 tỷ đồng. Đài đã xây dựng quy chế hoạt động dịch vụ quảng cáo và ban hành biểu giá quảng cáo hàng năm; đã có những nỗ lực trong tiếp thị, giảm giá ưu đãi, doanh thu dịch vụ quảng cáo tăng khá (bình quân 20%/năm), năm 2012 đạt gần 11 tỷ đồng.

(Xem biểu số 8)2. Truyền hình trả tiền

- Hiện có 7 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền: + Viễn thông Quảng Nam: truyền hình Internet MyTV;+ Viettel Quảng Nam: truyền hình Internet NetTV;+ Trung tâm truyền hình Cáp Quảng Nam (Đài PTTH tỉnh): truyền hình Cáp;+ Bưu điện tỉnh Quảng Nam: truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, kỹ thuật số mặt

đất AVG;+ Công ty cổ phần Viễn thông FPT Quảng Nam: truyền hình Internet OneTV;+ Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (chi nhánh Quảng Nam):

truyền hình vệ tinh K+;+ Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (chi nhánh Quảng

Nam): truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số mặt đất.- Các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền theo gói dịch vụ. Tổng số kênh đang

cung cấp 192, trong đó NetTV: 110 kênh; truyền hình cáp: 64 kênh; MyTV: 140 kênh; AVG: 100 kênh; K+: 81 kênh; truyền hình kỹ thuật số: 73 kênh. Có 124 kênh trong nước (chiếm 65%), 68 kênh nước ngoài (chiếm 35%) với 11 ngôn ngữ được phát. Các kênh được phát bằng định dạng SD và HD, một số kênh phát thử nghiệm 3D.

- Tổng số thuê bao đạt 34.500 thuê bao, chiếm 9,6% số hộ gia đình. Doanh thu năm 2012 của các đơn vị truyền hình trả tiền tại Quảng Nam đạt trên 30 tỷ đồng.

(Xem biểu số 13)3. Tiếp nhận thông tin Phát hình - Truyền hình

Người dân Quảng Nam có thể thu kênh Truyền hình Quảng Nam qua nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: Truyền hình tương tự mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, IPTV, NetTV, OneTV. Nhu cầu tiếp nhận thông tin qua dịch vụ truyền hình của người dân Quảng Nam rất lớn.

Vừa qua, Nhà nước đã thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân tại Quảng Nam thông qua Chương trình mục tiêu về mở rộng vùng phủ sóng truyền hình được

29

Page 30: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

84%

92% 94%

50%

78%

85%

94%

89%

83%

63%67%

79%82% 81%

64%

24%

84%87%

73%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Toàntỉnh

Thànhphố

Tam Kỳ

Thànhphố

Hội An

HuyệnTây

Giang

HuyệnĐôngGiang

HuyệnĐại Lộc

HuyệnĐiệnBàn

HuyệnDuy

Xuyên

HuyệnQuếSơn

HuyệnNam

Giang

HuyệnPhước

Sơn

HuyệnHiệpĐức

HuyệnThăngBình

HuyệnTiên

Phước

HuyệnBắc

Trà My

HuyệnNam

Trà My

HuyệnNúi

Thành

HuyệnPhúNinh

HuyệnNôngSơn

TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH CÓ MÁY THU HÌNH

thực hiện tốt, quan tâm đầu tư các trạm thu phát sóng và trang cấp các thiết bị thu hình (đầu thu tín hiệu vệ tinh DTH, chảo, ti vi... ) cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thực tế thống kê tại Quảng Nam như sau: - Số hộ gia đình có máy thu hình là 302.661/359.535 hộ (đạt 84,2 %). - Khu vực thành thị: 61.415/65.595 hộ (đạt 93,6 %).- Khu vực nông thôn: 241.246/293.940 hộ (đạt 82,1%).

Hình 4: số hộ gia đình có máy thu hình

IV. THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Quảng Nam hiện chưa có loại hình Báo điện tử; có 3 trang TTĐTTH được cấp phép (trong đó có Báo Quảng Nam, Đài PTTH tỉnh, Cổng Thông tin Điện tử) và hàng nghìn Website của các tổ chức, cá nhân. 1. Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam

1.1. Hoạt độngCổng TTĐT vừa cung cấp thông tin tổng hợp về Quảng Nam, vừa là kho dữ

liệu và cầu nối hữu ích gắn kết người dân, tổ chức với các cơ quan Nhà nước. Chính

thức hoạt động từ năm 2010. Cổng được xây dựng với công nghệ hiện đại, dễ truy cập,

30

Page 31: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

1 Cổng chính và các Cổng thành phần: các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trên

toàn tỉnh.

Cổng TTĐT đã thực hiện tốt nhiệm vụ là trang TTĐTTH của tỉnh với giao diện

thân thiện, khoa học giúp người xem dễ dàng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu; các tin

tức thời sự được cập nhật; các văn bản quy phạm pháp luật được đăng tải kịp thời...

Cổng hiện có 26 chuyên trang, chuyên mục, gần 200 kênh tin với hàng ngàn mục tin.

Hàng năm, Cổng đăng tải hàng ngàn tin bài, sắp xếp khoa học, đầy đủ các

thông tin cơ bản về tự nhiên, KTXH, văn hóa của tỉnh và các địa phương; các trang

của các đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh cũng đã hình thành nền cơ bản, nhiều

trang có dung lượng lớn, hàm chứa thông tin có giá trị; an toàn dữ liệu, an ninh thông

tin được bảo đảm.

Đến nay, 100% các thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công cấp 2 được cung

cấp trên Cổng; 34 dịch vụ trực tuyến công cấp 3 cho phép giao dịch 2 chiều giữa tổ

chức công dân với cơ quan Nhà nước đã được triển khai thực hiện. Từ Cổng TTĐT

tỉnh có thể kết nối trực tiếp đến các website của sở, ngành, huyện, thành phố xem lại

các bản tin thời sự của Đài PT&TH tỉnh, xem thông tin bằng clip ngắn, chuyên mục

hỏi đáp, giao lưu trực tuyến, diễn đàn…

Với khoảng 1,5 triệu lượt người truy cập/tháng, hiện Cổng TTĐT đang nằm

trong tốp khá so với những Cổng thông tin của các tỉnh, thành phố về số lượng người

truy cập. 1.2. Công nghệ và Quy trình sản xuất tin bài Cổng TTĐT đã thực hiện nâng cấp Cổng toàn diện và đồng bộ với công nghệ

hiện đại nhất hiện nay là công nghệ Microsoft SharePoint 2010. Cổng TTĐT đã thực hiện quy trình gửi, nhận, duyệt, đăng tải tin bài theo quy

trình khép kín, trên phần mềm duyệt bài trực tuyến (Content admin).1.3. Nguồn nhân lựcVới 09 viên chức và lao động hợp đồng, Cổng TTĐT được tổ chức gồm: Giám

đốc, các phó giám đốc và 03 phòng: Tổng hợp - Hành chính; Kỹ thuật - Công nghệ; Biên tập - Nghiệp vụ. Trong đó 05 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học chiếm 55,55%; 01 cán bộ có trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị, 01 đảng viên.

1.4. Cơ sở vật chất và hoạt động dịch vụTrang thiết bị: Gồm 02 máy chủ, 6 máy tính, 2 máy ảnh, 1 camera. Cổng TTĐT hoạt động bằng ngân sách của tỉnh là chủ yếu. Tổng kinh phí hoạt

động năm 2012 đạt trên 979.700.000 đồng, trong đó ngân sách Nhà nước cấp trên 842.000.000 đồng, thu quảng cáo 137.000.000 đồng.

31

Page 32: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2. Trang Thông tin điện tử của Báo Quảng Nam, Đài PT&TH tỉnh2.1. Trang TTĐT của Báo Quảng Nam: http://www.baoquangnam.com.vn hàng

năm đăng tải khoảng 8.000 tin, bài trên 25 chuyên trang, chuyên mục, trong đó sử dụng một phần tin, bài của Báo Quảng Nam in. Các chuyên mục chính: Cải cách Hành chính, Xây dựng Đảng, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Giáo dục, Y tế, Lao động Việc làm, Thể thao Giải trí, Văn hóa, Văn nghệ, Biên giới – Hải đảo… trên các mảng nội dung Chính trị, Xã hội, Kinh tế, Du lịch, Thể thao – Giải trí, Văn hóa – Văn nghệ, Quốc phòng – An Ninh...

Trang TTĐT của Báo Quảng Nam hiện có 4 ấn phẩm: ngoài ấn phẩm Báo Quảng Nam, Báo còn phát hành ấn phẩm “Nông thôn mới”, ấn phẩm “Người Quảng xa quê” và ấn phẩm “Investment - Travel” bằng tiếng Anh.

- Ấn phẩm “Nông thôn mới” với 7 chuyên trang, chuyên mục: Thời sự, Chuyện nhà nông, Nhà nông làm giàu, Đào tạo nghề, Thông tin thị trường, Khuyến nông và Chính sách pháp luật. Ấn phẩm góp phần hỗ trợ thông tin cho người dân, chung tay xây dựng nông thôn mới tại Quảng Nam.

- Ấn phẩm “Người Quảng xa quê” phát hành 5 chuyên trang, chuyên mục: Tin tức thời sự, Đất và người xứ Quảng, Doanh nghiệp – Doanh nhân, Văn học nghệ thuật, Quán xa quê. Ấn phẩm tập trung thông tin đến đối tượng Người Quảng xa quê, tăng cường thông tin đối ngoại, thu hút doanh nhân đầu tư về quê hương.

- Ấn phẩm “Investment – Travel” phát hành 5 chuyên trang, chuyên mục: News (Tin tức), Invesment (Đầu tư), Tourism (Du lịch), Enterprises – Businessmen (Doanh nghiệp – Doanh nhân) và Entertaiment (Giải trí). Ấn phẩm nhằm tăng cường thông tin đối ngoại, thu hút khách du lịch, đầu tư phát triển Quảng Nam.

Ngoài ra, trang thông tin điện tử Quảng Nam còn phát hành ấn phẩm báo in Quảng Nam trên môi trường mạng (epaper) vào lúc 9 giờ sáng hàng ngày. Ấn phẩm này góp phần phổ biến ấn phẩm báo in ngoài phạm vi của Quảng Nam ra cả nước và thế giới. Bạn đọc quan tâm hoàn toàn có thể đọc miễn phí trên trang TTĐT của Báo.

Số lượng độc giả truy cập: 20 vạn lượt truy cập/năm.2.2. Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh http://www.qrt.vn bắt đầu hoạt động từ

năm 2007. Hiện Đài đang duy trì 11 chuyên mục, hệ thống tin, bài được cập nhật thường xuyên trong ngày, trong đó, sử dụng, biên tập từ tin, bài từ Đài PT&TH tỉnh, còn lại sử dụng tin, bài của các Báo Trung ương. Đặc biệt, trên trang website của Đài có thể xem lại các bản tin thời sự, các chuyên mục trên sóng truyền hình của Đài, xem trực tuyến kênh truyền hình Trung ương và Truyền hình kỹ thuật số VTC.

Số lượng độc giả truy cập: 3 triệu người/năm. 3. Trang thông tin điện tử tổng hợp

Tỉnh chỉ có 1 trang TTĐTTH của các sở Thông tin và Truyền thông với nội dung giới thiệu thông tin quản lý, điều hành của ngành, địa phương. Bình quân mỗi

32

Page 33: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

trang duy trì 8-10 chuyên mục, bình quân mỗi năm đăng tải 300 - 400 tin, bài. Trang TTĐTTH có Ban biên tập hoạt động kiêm nhiệm, cập nhật nội dung kịp thời, thu hút được độc giả. 4. Trang thông tin điện tử

Ngoài các trang TTĐTTH nói trên, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn các trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân đang hoạt động.V. XUẤT BẢN – IN – PHÁT HÀNH

1. Lĩnh vực xuất bản

Hiện tại, tỉnh Quảng Nam chưa có Nhà Xuất bản, tổ chức cá nhân khi có nhu cầu xuất bản xuất bản phẩm kinh doanh, hoặc những tác phẩm của cá nhân phải hợp đồng với các Nhà Xuất bản Trung ương hoặc các địa phương khác.

Sở TTTT là đơn vị cấp phép xuất bản phẩm không kinh doanh. Đối tượng xin cấp phép chủ yếu là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp: Tham gia xuất bản tài liệu không kinh doanh và Bản tin. Nội dung chủ yếu bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị; tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường; kỷ yếu hội thảo, tờ rời, tờ gấp...

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Tham gia xuất bản tài liệu tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh của cơ quan, đơn vị...

Thống kê năm 2012, Sở TTTT cấp 167 giấy phép xuất bản phẩm không kinh doanh.

(Xem biểu 14)

2. Lĩnh vực in xuất bản phẩm2.1. Số lượng các cơ sở inTrên địa bàn Quảng Nam có 3 doanh nghiệp in được Sở Thông tin và Truyền

thông cấp giấy phép hoạt động in (cả nước có 1200 cơ sở in, Quảng Nam chiếm 0,25%), bao gồm: Công ty cổ phần in – Phát hành sách và thiết bị trường học, Chi Nhánh Công ty cổ phần In & Dịch Vụ Đà Nẵng Tại Quảng Nam, Công ty in Hồng Đào Chu Lai.

Ngoài ra tại tỉnh còn có trên 50 cơ sở in gia công, in lưới và in lụa thủ công, loại hình này phát triển khá nhanh sau khi Nhà nước có chủ trương bãi bỏ giấy phép thành lập.

33

Page 34: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2.2. Loại hình sản phẩm:Một số cơ sở in hoạt động theo hướng chuyên môn hoá sản phẩm, một số cơ sở

hoạt động theo hướng đa dạng hoá sản phẩm in:

- Công ty cổ phần In – Phát hành sách và Thiết bị trường học: in báo, in xuất bản phẩm, in hóa đơn, chứng từ.

- Chi Nhánh Công ty cổ phần In & Dịch Vụ Đà Nẵng Tại Quảng Nam: in xuất bản phẩm, in hóa đơn chứng từ, in bao bì các loại.

- Công ty in Hồng Đào Chu Lai in bao bì các loại.

Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm in của các đơn vị in Quảng Nam cơ bản đáp ứng được với nhiều loại nhu cầu thị trường theo các cấp độ chất lượng và giá phổ thông đến chất lượng và giá cao cấp.

2.3. Thiết bị công nghệCác đơn vị in Quảng Nam đã và đang đầu tư cả ba khâu: trước in, trong in và

sau in.

- Trước in: trang bị công nghệ ghi phim tự động, máy phơi bản điện tử.

- Trong in: trang bị máy in offset 2 màu, 4 màu và máy in hóa đơn chứng từ nhảy số tự động.

- Sau in: trang bị các thiết bị máy cắt, máy xén giấy, đóng gáy, khâu chỉ… để hoàn thiện sản phẩm sau in.

Các cơ sở in gia công, in lụa thủ công đã cố gắng đầu tư công nghệ in offset và một số thiết bị sau in.

Hạn chế: Công nghệ in ở Quảng Nam so với các trung tâm khác như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vẫn còn đi sau, lạc hậu, không đồng bộ, các cơ sở in chưa hoạt động theo hướng chuyên môn hoá sản phẩm nên việc đầu tư dàn trải, thiếu chiều sâu. Nguyên nhân chính là thị trường in ở Quảng Nam chưa mạnh, nhu cầu in bị chia sẻ, các doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại vì giá công nghệ thiết bị hiện đại rất cao trong lúc khả năng thu hồi vốn rất khó khăn.

2.4. Công suất, sản lượng và doanh sốSản lượng toàn ngành tăng bình quân hàng năm từ 8-10%/năm và mới đạt trên

69% tổng công suất (khoảng 1,1 tỷ trang in), chiếm khoảng 0,14% tổng sản lượng in toàn quốc (800 tỷ trang in). Các máy in mới sử dụng được 60% công suất của máy.

Doanh số: Tổng doanh số của các đơn vị hoạt động in năm 2012 đạt gần 40 tỷ đồng/năm (bằng 0,07% tổng doanh thu in cả nước).

2.5. Nguồn nhân lựcTổng số lao động năm 2012 có 153 người. Trong đó: Công ty cổ phần In - Phát

hành sách và Thiết bị trường học 128 lao động, công ty Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần In & Dịch Vụ Đà Nẵng Tại Quảng Nam 15 lao động, công ty in Hồng Đào Chu Lai 10

34

Page 35: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

lao động. Chất lượng lao động: 9% lao động quản lý, 73% công nhân kỹ thuật (trong đó 36% công nhân bậc 5, 6).

2.6. Thị trườngThị trường in nội tỉnh Quảng Nam là thị trường chủ yếu của các đơn vị in trong

tỉnh chiếm khoảng 1 tỷ trang in/năm trong đó sản phẩm chủ yếu là tài liệu, biểu mẫu, sách và một số ấn phẩm báo chí.

(Xem biểu 15)

3. Lĩnh vực phát hành3.1. Mạng lưới Hiện tại trên địa bàn tỉnh hiện có 2 đơn vị phát hành lớn đó là Công ty cổ phần

In - Phát hành sách và Thiết bị trường học, công ty cổ phần phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh (siêu thị sách Fahasa). Ngoài ra còn có một số nhà sách tư nhân tại thành phố Tam Kỳ trên 200 hiệu sách, đại lý, ki ốt phát hành sách được phân bố trên tất cả các huyện.

Hiện tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh đã có mạng lưới phát hành. Tổng số toàn tỉnh là 31 hiệu sách, phòng Giáo dục và Đào tạo 18 huyện, thành phố, 51 trường THPT, dân tộc nội trú và các trường mầm non, tiểu học, THCS các huyện, thành phố.

3.2. Sản phẩm và thị trườngCông ty cổ phần In - Phát hành sách và Thiết bị trường học chủ yếu phát hành

các loại sách tổng hợp trên thị trường, sách giáo khoa, sách tham khảo… và thực hiện chương trình của Chính phủ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm lên các huyện miền núi và các xã vùng sâu, vùng xa và chương trình của Chính phủ cấp sách cho thư viện các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở các huyện miền núi và các xã thuộc diện miền núi.

Các siêu thị sách, nhà sách tư nhân, các đại lý và ki ốt phát hành lẻ: Sản phẩm chủ yếu là sách tổng hợp (văn học, kỹ thuật, nghệ thuật, thiếu nhi, tham khảo...) và sách giáo khoa, sách dùng trong nhà trường.

Tiềm năng thị trường sách tổng hợp và sách giáo khoa của Quảng Nam có thể tiêu thụ khoảng gần 11.000.000 bản/năm (giáo khoa 4.500.000- 5.000.000 bản, tổng hợp 5.000.000-6.000.000 bản). Năng lực phát hành hiện nay đáp ứng khoảng 65% nhu cầu.

3.3. Phương thức phát hànhPhát hành chủ yếu theo phương thức trao tay truyền thống, một số nhà sách, cửa

hàng đã áp dụng phương thức phát hành tự chọn. Các phương thức phát hành tiên tiến khác như qua mạng máy tính, thanh toán tự động chưa được áp dụng.

3.4. Nguồn nhân lực phát hànhTrình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động ngành phát hành sách

không đồng đều, số lao động được đào tạo so với tổng số lao động hoạt động trong

35

Page 36: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

lĩnh vực phát hành sách chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ lao động có thể đáp ứng cho lĩnh vực phát hành chủ yếu là lao động trung cấp, tuy nhiên chuyên ngành các lao động phần lớn không phù hợp, chủ yếu là các chuyên ngành khác tham gia hoạt động. Tổng số lao động tại các cơ sở phát hành 120 lao động.

Ngoài đối tượng là các lao động tại các công ty phát hành, còn số lượng rất lớn các lao động tại các nhà sách, các đại lý sách tại các địa phương. Ước tính số lượng lao động này đạt trên 200 lao động.

3.5. Tổng bản sách phát hành và doanh sốGiai đoạn 2005 - 2012, các doanh nghiệp phát hành Quảng Nam có tốc độ tăng

trưởng khá đều, sản lượng sách, văn hoá phẩm, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ tăng bình quân 12%/năm, sản phẩm lịch, băng đĩa có tốc độ tăng trưởng cao hơn đạt 11%/năm. Năm 2012, sản lượng sách đạt trên 5 triệu bản (chiếm 1,30% sản lượng phát hành sách cả nước), sản lượng văn hoá phẩm đạt trên 2 triệu bản (chiếm 1,96% sản lượng cả nước), báo, tạp chí đạt gần 1 triệu bản.

Doanh số: Tổng doanh số bình quân về phát hành sách của hệ thống phát hành khoảng trên 40 tỷ/năm (chiếm 1% cả nước) trong đó chủ yếu là phát hành sách giáo khoa và phát hành sách tổng hợp.

(Xem biểu 16)

VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

- Trước năm 2008, quản lý Nhà nước về Báo chí, xuất bản thuộc ngành Văn hóa - Thông tin. Từ năm 2008 nhiệm vụ này được chuyển sang ngành Thông tin và Truyền thông. Từ đó đến nay, công tác quản lý Nhà nước về Báo chí, xuất bản từng bước được tăng cường, củng cố (đặc biệt là cấp tỉnh). Sở thẩm định, trình Bộ TT&TT cấp phép xuất bản phụ trương, đặc san cho Báo Quảng Nam, Hội nhà báo, cấp Thẻ nhà báo, giấy phép Trang TTĐTTH... Bình quân mỗi năm Sở cấp trên 150 giấy phép; tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn thực hiện các nội dung như: quy chế phối hợp chỉ đạo, quản lý giữa Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo; quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao cho các cơ quan Báo chí của tỉnh; quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.... Đồng thời thường xuyên quản lý hoạt động văn phòng đại diện, phóng viên thường trú; theo dõi, tổ chức kiểm tra lưu chiểu; kịp thời phối hợp chấn chỉnh và xử lý các vi phạm, đảm bảo kỷ cương, pháp lý trong hoạt động Báo chí...

- Ngành đã thiết lập cơ sở dữ liệu, áp dụng quản lý chất lượng hành chính công theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để làm cơ sở trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan, đơn vị có nhu cầu xuất bản; tổ chức thực hiện tốt Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao năng lực chuyên môn đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong cấp phép.; đẩy mạnh

36

Page 37: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

công tác tuyên truyền pháp luật chuyên ngành; tổ chức Thanh tra, kiểm tra những vấn đề nổi cộm, dễ vi phạm; xác lập và đưa vào nền nếp chế độ báo cáo của mạng lưới Báo chí; tổ chức lưu chiểu và thường xuyên theo dõi phát hiện và chấn chỉnh các hoạt động vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra vi phạm trong hoạt động in và phát hành. Tạo điều kiện cho hoạt động Báo chí, xuất bản phát triển lành mạnh, đúng hướng.

- Hàng quý, Sở TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức giao ban báo chí định kỳ. Thông qua đó đánh giá kết quả hoạt động Báo chí của Quảng Nam; chỉ đạo kịp thời công tác tuyên truyền đối với các sự kiện đột xuất, những sự kiện điển hình của tỉnh nhằm định hướng dư luận xã hội...VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được1.1. Báo chí, xuất bản giữ vững định hướng chính trị tư tưởng, thực hiện

đúng tôn chỉ, mục đích - Các cơ quan Báo chí, xuất bản Quảng Nam luôn bám sát quan điểm, đường lối

chính trị tư tưởng của Đảng, định hướng tuyên truyền của Tỉnh uỷ, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, vừa là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đại bộ phận phóng viên, văn nghệ sỹ, cán bộ Báo chí Quảng Nam có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, động cơ tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tâm huyết với nghề.

- Hoạt động Báo chí, xuất bản của Quảng Nam không có sai sót về chính trị - tư

tưởng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội, không bị chi phối bởi khuynh

hướng “thương mại hóa”, tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững vị thế chủ

đạo của hệ thống thông tin - tuyên truyền tin cậy của Đảng trong đời sống chính trị -

xã hội địa phương.1.2. Báo chí, xuất bản Quảng Nam phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng,

phát triển tỉnh Quảng Nam- Trong những năm qua, Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc về KT-XH.

Các lực lượng Báo chí, xuất bản làm tốt vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, góp phần tích cực vào tiến trình dân chủ hoá xã hội, phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

- Các hoạt động báo chí, xuất bản truyền tải đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh; phản ánh, phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến, đồng thời đề

37

Page 38: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

cao tính phản biện xã hội, giúp Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách phát triển KT-XH địa phương. Tuy chưa thật quyết liệt và thường xuyên song báo chí, xuất bản của tỉnh đã tích cực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, xử lý tốt mối quan hệ “xây” và “chống” trong thông tin, tuyên truyền vì sự phát triển chung của tỉnh.

- Với khối lượng lớn ấn phẩm báo chí in, chương trình PT&TH, TTĐT, xuất bản phẩm được đăng tải, phát sóng, phát hành rộng rãi đến nhân dân, Báo chí, xuất bản Quảng Nam đảm nhiệm tốt vai trò cầu nối chuyển tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh Đất và Người Quảng Nam đến với bạn bè trong nước, quốc tế.

1.3. Báo chí, xuất bản Quảng Nam từng bước hướng tới chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung

- Các cơ quan Báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Internet vào tất cả các khâu: sản xuất chương trình, biên tập, quản lý, lưu trữ tin, bài, chế bản điện tử, đăng tải và phát sóng... Đặc biệt, với việc đưa sóng truyền hình lên vệ tinh của Đài PT&TH tỉnh được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới, Đài trở thành kênh thông tin nhanh nhạy, hiệu quả phủ sóng cả nước và một số nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- So với các Đài trong khu vực, khả năng tài chính của Đài Quảng Nam còn khó khăn, nhưng Đài là một trong rất ít đơn vị có định hướng đúng về công nghệ, chủ động việc ứng dụng khoa học trong hoạt động kỹ thuật của Đài, lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế, làm chủ công nghệ.

- Báo Quảng Nam cũng tập trung nguồn lực ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư phát triển trang TT ĐTTH của Báo với 4 ấn phẩm, phát hành 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh), phát hành ấn phẩm báo in trên môi trường mạng (Epaper), cung cấp thông tin dưới dạng clip... những nỗ lực như vậy đã thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện đại và hòa nhập với xu thế của Báo.

- Các phương tiện nghiệp vụ hiện đại (máy ảnh, máy tính, camera…) được trang bị cho phóng viên. Các khâu trong quá trình tác nghiệp báo chí đã có sự ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Một bộ phận không nhỏ phóng viên Báo Quảng Nam, Đài PT&TH tỉnh, Cổng TTĐT đã có phong cách làm báo chuyên nghiệp.

- Hoạt động xuất bản - in - phát hành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin, Internet vào tất cả các khâu, từ tổ chức bản thảo đến chế bản - in - phát hành.

Nhiều công ty in đã ứng dụng công nghệ in Offset mới, hiện đại. Sản phẩm in đa dạng

về chủng loại, đẹp về hình thức, mẫu mã. Với thiết bị, công nghệ mới, trình độ tay

nghề của công nhân ngày càng được nâng cao, tương lai sẽ dần đáp ứng được hầu hết

38

Page 39: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

nhu cầu in chất lượng cao của khách hàng trong tỉnh và dần vươn ra thị trường ngoài

tỉnh.

- Các đơn vị tham gia hoạt động xuất bản, in, phát hành đã có những đổi mới về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ; đã đầu tư kinh phí mua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ hiện đại để phục vụ hoạt động xuất bản sách, tài liệu và bản tin tại cơ quan, đơn vị.

1.4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản có những tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

- Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động Báo chí, xuất bản, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng hoạt động, đầu tư nguồn lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉnh đã vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh như: Vấn đề nhuận bút cho các tác phẩm, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường tổ chức biên chế và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản cấp tỉnh, cấp huyện, về tăng cường quản lý lịch và tiếp thị xuất bản phẩm trái phép.

- Công tác chỉ đạo, quản lý về Báo chí, xuất bản có chuyển biến tích cực. Phát hiện, uốn nắn và khắc phục những lệch lạc, sai phạm trên các tờ báo và các chương trình truyền hình và trang thông tin điện tử, các cơ sở in và phát hành.

1.5. Công nghệ thông tin - truyền thông được ứng dụng và phát triển mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình tiếp nhận thông tin của người dân

- Hầu hết các sở, ban, ngành, huyện, thành phố đã có mạng LAN và kết nối Internet, tổng số 87 máy chủ, 3.359 máy tính, 84% cán bộ công chức cấp tỉnh, 70% cán bộ công chức cấp huyện, 100% văn phòng Đảng ủy, UBND xã, 77% trường Tiểu học và THCS, 89% trường THPT được trang bị máy tính và kết nối internet.

- Mạng lưới bưu chính, viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại. Hệ thống cáp quang phát triển đến tất cả các xã, phường, thị trấn; mạng thông tin di động phủ sóng toàn tỉnh, công nghệ 3G tốc độ cao; Internet tốc độ cao phát triển đến trung tâm các huyện và các khu vực tập trung dân cư; mật độ thuê bao điện thoại đạt 86,4 thuê bao/100 dân.

- Hạ tầng CNTT-TT phát triển tạo điều kiện để người dân tiếp cận các phương tiện báo chí thuận tiện, dễ dàng. Trên cùng một phương tiện cầm tay có thể vừa thoại, vừa nghe đài, xem truyền hình Quảng Nam, đọc báo giấy, báo điện tử...2. Những tồn tại, hạn chế

2.1. Báo chí, xuất bản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng KT-XH của tỉnh

2.1.1. Báo chí

39

Page 40: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác chuyên môn còn bất cập với yêu cầu, ảnh hưởng không ít đến chất lượng, hình thức thông tin báo chí. Hạ tầng công nghệ - kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, tương thích với yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu của độc giả, khán thính giả. Nhiều thiết bị cũ, lạc hậu. So với mặt bằng chung khu vực trọng điểm kinh tế Trung bộ và nhu cầu của người dân, chất lượng phát sóng các chương trình PT-TH còn hạn chế. Đài chưa có khả năng sản xuất chương trình Game show, các chương trình thu hút nhiều khán giả, phim truyện...

- Báo chí thuộc lĩnh vực chính trị - tư tưởng, nên việc trang bị kiến thức về lý luận chính trị cho cán bộ phóng viên, biên tập viên rất quan trọng. Tuy nhiên, chưa được cơ quan Báo, Đài quan tâm, số lượng phòng viên, biên tập viên có trình độ lý luận từ trung cấp đến cử nhân còn thấp hơn so với yêu cầu.

- Tính chiến đấu, phản biện báo chí đã được coi trọng song chưa thật mạnh mẽ và thường xuyên. Những bài viết có tầm tổng kết, phát hiện vấn đề, tham mưu cho công tác chỉ đạo, hoạch định chính sách của tỉnh chưa nhiều. Thông tin trên báo, đài chưa thật phong phú, có lúc còn chậm so với yêu cầu thời sự. Nội dung một số tin, bài chưa sâu, chưa cung cấp đầy đủ những thông tin mà bạn đọc quan tâm; mới chủ yếu là phản ánh, chưa có nhiều tin, bài, mang tính phát hiện, chủ động định hướng dư luận, tổng kết kinh nghiệm. Hình thức thông tin còn đơn điệu, chưa hấp dẫn người xem, người nghe. Chưa có nhiều phóng viên, biên tập viên giỏi, nhạy bén, sắc sảo, có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đối tượng bạn đọc của Báo Quảng Nam chưa đa dạng, chủ yếu là cán bộ công chức, đảng viên, cán bộ hưu trí; chưa thu hút được nhiều bạn đọc thuộc các thành phần xã hội khác.

- Chế độ nhuận bút còn thấp, chưa khuyến khích, động viên tác giả hăng say sáng tạo, đầu tư chiều sâu cho tác phẩm báo chí. Chế độ chính sách về biên chế, lao động, tài chính cho các cơ quan báo chí chưa thoả đáng với đặc thù, yêu cầu của nghề nghiệp.

- Đa số Đài Truyền thanh nghiệp vụ còn thấp. Máy móc, trang thiết bị làm chương trình, thiết bị phát sóng, lạc hậu, xuống cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh phí bất cập so với cường độ hoạt động và yêu cầu nhiệm vụ. Đa số cán bộ là kiêm nhiệm nên nội dung, kỹ thuật, chuyên môn còn hạn chế, ít được đào tạo.

- Phần lớn bản tin xuất bản còn nghèo, hạn chế về chất lượng nội dung, hiệu quả tuyên truyền. Thông tin đơn điệu, trùng lặp, diện phát hành hẹp.

- Một số trang TTĐTTH chưa đăng đủ các thông tin chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc trích dẫn thông tin mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

2.1.2. Xuất bản

40

Page 41: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Đến nay, Tỉnh Quảng Nam chưa có Nhà xuất bản, do vậy chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu xuất bản tại địa phương. Quy mô, năng lực hoạt động xuất bản chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội, hiệu quả chưa cao. Tuy đã có những tác phẩm giới thiệu, quảng bá về Đất và Người Quảng Nam được nghiên cứu, biên soạn công phu, có giá trị khoa học song chưa nhiều. Xuất bản phẩm phục vụ quảng bá Du lịch, thu hút đầu tư còn ít.

- Công nghệ chế bản, in mặc dù đã có sự đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều thiết bị, công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng được tất cả nhu cầu tại chỗ về in công nghệ cao, chất lượng tốt. Sản phẩm bao bì, nhãn mác hàng hóa chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu.

- Mạng lưới phát hành còn thưa mỏng, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở Thành phố Tam Kỳ, còn trống khuyết ở một số vùng nông thôn, miền núi Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang, Đại Lộc… Nhiều chủ cơ sở phát hành nhỏ lẻ chưa nắm được qui định của pháp luật về phát hành xuất bản phẩm, chỉ quan tâm thỏa mãn thị hiếu của một bộ phận người đọc nhằm thu lợi, không cần biết những tác hại do các ấn phẩm có nội dung không lành mạnh mang lại. Sách lậu, sách in nối bản, phát hành xuất bản phẩm in, sao lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn diễn ra. Các dịch vụ phát hành báo chí còn nghèo, đơn lẻ (chỉ có ở các bưu điện huyện, không có ở các điểm tư nhân). Hệ thống thư viện các cấp chưa được số hóa.

2.2. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động Báo chí, xuất bản còn hạn chế, bất cập

- Chính sách, pháp luật về lĩnh vực này chậm được sửa đổi, bổ sung cụ thể hoá. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản còn thiếu và yếu về năng lực tham mưu, tổng hợp, tổ chức thực hiện.

- Công tác quản lý Báo chí, xuất bản trên địa bàn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, toàn diện, ở cả cấp tỉnh, cấp huyện.

- Quản lý về TTĐT còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển; gặp nhiều khó khăn do hành lang pháp lý còn thiếu, phần lớn chưa xử lý được tận gốc; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đồng bộ, kịp thời.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế3.1. Nguyên nhân khách quan- Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, mặt trái của cơ chế

thị trường, sự phát triển của thông tin điện tử đã tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, Đảng viên, nhân dân, trong đó có lực lượng làm công tác Báo chí.

- Thuộc lĩnh vực chính trị - tư tưởng, Báo chí, xuất bản thích ứng và chuyển đổi chậm hơn so với lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

41

Page 42: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Lĩnh vực Báo chí, xuất bản chưa được xem xét một cách hệ thống để hoạch định chính sách phát triển. Đến nay tỉnh chưa có quy hoạch Báo chí, xuất bản làm cơ sở cho quản lý, đầu tư, phát triển.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản cơ quan quản lý và định hướng báo chí, xuất bản còn hạn chế, bất cập.

- Biên chế của các cơ quan báo chí, các cơ quan có hoạt động báo chí và biên chế cơ quan quản lý Báo chí còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ.

- Chính sách cho hoạt động Báo chí, xuất bản chậm được thể chế hóa; kinh phí đầu tư chưa đảm bảo, tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, tốc độ tăng trưởng KT-XH của địa phương và thua kém các tỉnh trong khu vực trọng điểm kinh tế Trung bộ.

42

Page 43: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHẦN IIIQUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

ĐẾN NĂM 2020

I. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN 1. Căn cứ dự báo

1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Quảng Nam đến năm 2020Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX, KT-XH tỉnh sẽ phát triển

hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:Mục tiêu tổng quát: Quảng Nam tiếp tục nỗ lực vươn lên và phát triển đồng

đều về kinh tế xã hội, tiến tới xây dựng Quảng Nam cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 13,5%; đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 44%, dịch vụ chiếm hơn 44% trong cơ cấu GDP. 1.2. Định hướng phát triển ngành báo chí, xuất bản của cả nước

Chiến lược phát triển thông tin Việt Nam đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo về phát triển thông tin ở nước ta nói chung và báo chí, xuất bản nói riêng như sau:

- Hoạt động thông tin và các loại hình thông tin ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật; vừa góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đề cao kỷ cương, kỷ luật và pháp luật.

- Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc hệ thống thông tin, đảm bảo phát triển đi đôi với quản lý tốt.

- Bảo đảm tính chân thật, tính giáo dục, tính chiến đấu của thông tin, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.

- Thông tin phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định hướng phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thông tin phục vụ sự nghiệp đổi mới, đổi mới tư duy phát triển lý luận; mở rộng và phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

- Phát triển thông tin phải bảo đảm an ninh thông tin trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp. Việc bảo đảm an ninh thông tin phải bảo đảm phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của thông tin, đồng thời không cản trở sự phát triển thông tin.

43

Page 44: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2. Phương pháp dự báo

Khoa học dự báo được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp dự báo sau: Phương pháp toán học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia, phương pháp ngoại suy, phương pháp hồi quy tương quan...

Tuy nhiên, đối với việc dự báo sự phát triển của báo chí, xuất bản chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia vì những lý do sau đây:

- Thị trường báo chí, xuất bản Việt Nam và Quảng Nam mang tính đặc thù (không phải là thị trường tự do cạnh tranh, các chỉ tiêu và nhiệm vụ của báo chí phụ thuộc vào các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước).

- Việc thành lập và phát hành các ấn phẩm báo chí không phải do các cơ quan báo tại địa phương quyết định, mà phải có sự cho phép của cấp Trung ương.

- Tỷ lệ báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị chiếm đa số.3. Xu hướng phát triển báo chí, xuất bản Quảng Nam đến năm 2020

3.1. Xu hướng phát triển báo chí đến năm 20203.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa và hội tụ thông tin

Sự hội nhập và giao lưu về kinh tế - văn hoá của các nước trong khu vực và trên thế giới tạo cơ hội cho sự trao đổi toàn diện về hoạt động báo chí, đồng thời việc thực thi các cam kết của WTO trong đó có các cam kết liên quan đến báo chí vừa tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động báo chí mở rộng thị trường, trao đổi công nghệ và chuyên gia, hợp tác đầu tư vừa là thách thức lớn trong cạnh tranh bạn đọc của hoạt động báo chí.

Mạng thông tin toàn cầu tiếp tục phát triển mạnh, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại với những lợi thế về tính tương tác, đa phương tiện, tốc độ cập nhật không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, dung lượng.

Xu thế hội tụ công nghệ PT-TH, TTĐT, viễn thông - Internet sẽ hình thành các tổ chức truyền thông đa phương tiện, thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo từ 5 tới 7 năm tới, các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo.

3.1.2. Xu hướng phát triển báo inBáo in Quảng Nam giai đoạn tới sẽ không tăng nhanh về số lượng ấn phẩm, các

cơ quan báo sẽ tập chung nguồn lực nâng cao chất lượng nội dung thông tin, hình thức thể hiện của các ấn phẩm hiện tại nhằm thu hút bạn đọc.

Nội dung báo in được xuất bản dưới hình thức điện tử, phát hành qua môi trường mạng sẽ hỗ trợ cho các đơn vị phát hành báo in và dần dần các cơ quan báo in sẽ xuất bản song song 2 hình thức đó là hình thức ấn phẩm in truyền thống và ấn phẩm điện tử.

44

Page 45: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

3.1.3. Xu hướng phát triển báo điện tửThông tin điện tử Quảng Nam sẽ phát triển theo hướng tăng về số lượng, chất

lượng. Thời gian đầu, các ấn phẩm điện tử sẽ là các ấn phẩm hỗ trợ các loại hình thông tin khác, sau dần chuyển đổi vị thế thành các ấn phẩm chính, doanh thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Mạng xã hội sẽ tiếp tục phát triển mạnh, mạng xã hội dần trở thành 1 kênh thông tin quan trọng đối với người dân, vấn đề quản lý nhà nước đối với thông tin trên mạng xã hội sẽ ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.

3.1.4. Xu hướng phát triển PTTHTruyền dẫn phát sóng: PTTH Quảng Nam sẽ sử dụng nhiều phương thức truyền

dẫn phát sóng khác nhau: Phát thanh truyền hình tương tự, số mặt đất, số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động.

Chuẩn phát, thiết bị đầu cuối: Truyền hình Quảng Nam vẫn phát sóng theo chuẩn SDTV trong 1 thời gian, sau đó sẽ nâng cao chất lượng bằng việc phát sóng chuẩn có độ phân giải cao (HDTV), tiếp cận dần với các công nghệ tiếp theo như UltraHD, 3DTV.

Sản xuất chương trình: được đẩy mạnh theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong sản xuất chương trình; thực hiện số hoá, đám mây hóa hệ thống lưu trữ tư liệu, hỗ trợ tích cực công tác truy cập tài nguyên thông tin.

Nội dung chương trình: tính tương tác giữa người xem và nhà cung cấp ngày càng tăng, người dân có xu hướng chuyển từ xem những gì nhà cung cấp phát sang xem những nội dung mình quan tâm.

3.2. Xu hướng phát triển xuất bản – in – phát hành đến năm 20203.2.1. Xu hướng chung

Xu hướng 3 lĩnh vực xuất bản - in - phát hành ngày càng liên kết gắn bó với nhau nhằm khai thác các lợi thế về vốn, thiết bị, thị trường để tạo sức mạnh đồng bộ giúp các đơn vị hoạt động xuất bản - in - phát hành phát triển theo hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành hàng, đa thị trường.

3.2.2. Xuất bảnHoạt động thông tin - viễn thông - Internet ngày càng phát triển và có tác động

lớn vào lĩnh vực xuất bản, kéo theo sự thay đổi về hình thức thể hiện xuất bản phẩm đa dạng hơn (xuất bản bằng đĩa CD, VCD, Website, Blog, Internet) và chất lượng xuất bản phẩm phong phú hơn, nhiều lợi thế để đáp ứng nhu cầu phong phú của của độc giả.

Các nhà xuất bản sẽ có quy mô lớn, xuất bản gồm nhiều khâu từ biên tập, tổ chức bản thảo đến in ấn, phát hành và chuyển phát. Hoạt động các nhà xuất bản có xu hướng chuyển đổi theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước. Các nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị theo cơ chế nhà nước đặt hàng, các xuất bản phẩm thuộc các đề tài

45

Page 46: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

khác do Nhà xuất bản chủ động khai thác theo cơ chế kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và quy định của pháp luật. Hợp tác quốc tế được mở rộng, từ việc nhập khẩu, xuất khẩu xuất bản phẩm đến hợp tác xuất bản sách.

3.2.3. InCông nghệ in offset vẫn là công nghệ in chủ yếu nhưng thiết bị in offset cao

cấp, hiện đại (chế bản bằng phim và tách màu điện tử, in kỹ thuật số, in offset cuốn có sấy) sẽ thay thế cơ bản công nghệ in offset thông thường hiện nay (bán tự động, tốc độ chậm và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường).

3.2.4. Phát hành

Hệ thống phát hành sẽ chia làm hai mảng, mảng kinh doanh phát hành và mảng phát hành công ích. Đối với kinh doanh phát hành các địa phương cần tuyên truyền chủ trương xã hội hóa trong khâu phát hành xuất bản phẩm. Đối với hoạt động phát hành công ích, nhà nước sẽ hỗ trợ dưới hình thức trợ giá hoặc đặt hàng các doanh nghiệp.

Phương thức phát hành linh hoạt và tiên tiến hơn, thương mại điện tử, thanh toán điện tử sẽ sớm được ứng dụng trong lĩnh vực phát hành.

Các nhà xuất bản đều thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử, phát hành đến đông đảo bạn đọc, phát hành trên phạm vi toàn cầu. Các cửa hàng được nối mạng với nhà xuất bản hoặc một trung tâm đầu mối cung ứng xuất bản phẩm, kết hợp với tuyên truyền giới thiệu và hướng dẫn thị hiếu đọc hoặc đặt mua tại cửa hàng sách theo yêu cầu. Khi tập hợp được nhu cầu có số lượng lớn, cơ sở phát hành kết hợp với các nhà xuất bản để tái bản. Trong tương lai, việc bán sách trên Internet sẽ được phối hợp chặt chẽ với hệ thống phát hành của ngành bưu điện.

Chủ trương xã hội hoá sẽ làm xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, các cửa hàng bán lẻ tư nhân với phạm vi hoạt động và qui mô tăng dần. Cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động phát hành sách. Trong các mô hình tổ chức nói trên, các cơ sở phát hành nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp xuất bản phẩm cho xã hội.

II. QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

1. Quan điểm phát triển1.1. Báo chí, xuất bản Quảng Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính

quyền tỉnh, là diễn đàn của nhân dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt, đặc biệt là chất lượng nội dung thông tin.

1.2. Phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước.

46

Page 47: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

1.3. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển báo chí, xuất bản theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng. Ưu tiên nguồn lực đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật và quy trình sản xuất Báo Quảng Nam, Đài PTTH, Cổng TTĐT. Sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh đầu tư cho các nội dung thông tin phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền, thiết yếu, huy động nguồn lực xã hội cho các nội dung thông tin giải trí trên nguyên tắc thực hiện đúng quy định của Luật báo chí, xuất bản.

1.4. Phát triển báo chí, xuất bản theo nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tăng cường thông tin đối ngoại, đảm bảo an ninh thông tin nhưng không cản trở sự phát triển thông tin.

2. Mục tiêu tổng quát2.1. Báo chí, xuất bản phát triển đảm bảo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp

ủy, sự quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh. Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, xuất bản đổi mới chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, xuất bản góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế và thị trường báo chí, xuất bản để các cơ quan báo chí, xuất bản khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bước tự chủ về kinh tế.

2.2. Phát triển báo chí, xuất bản để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội, giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phấn đấu đưa tỷ lệ 75%/25% hiện nay lên mức 60%/40%.

2.3. Bảo đảm đến năm 2020, Quảng Nam có nền báo chí, xuất bản chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển của một tỉnh công nghiệp, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước, có khả năng liên kết trong nước và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế.

3. Mục tiêu cụ thể3.1.1. Báo, tạp chíGiai đoạn 201 4 – 2015: Giữ nguyên số ấn phẩm báo, tạp chí như hiện nay. Tăng cường chất lượng

thông tin, tăng trang, số lượng phát hành để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.Giai đoạn 2016 – 2020:- Phát triển thêm các ấn phẩm mới bao gồm: Nông thôn mới, Du lịch và Công

nghệ thông tin trên cơ sở các bản tin, đặc san, tập san đã có và hoạt động hiệu quả.

47

Page 48: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Ngân sách nhà nước sẽ đầu tư các ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, công ích còn lại phải tự chủ về tài chính.

- Tăng sản lượng báo in xuất bản hàng năm lên 1,6 triệu bản/năm và mức hưởng thụ bình quân từ 0,8 lên 1 bản/người/năm vào năm 2015 và lên mức 2,5 triệu bản/năm, đạt bình quân 1,7 bản/người/năm vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo in giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 75%/25% hiện nay xuống còn 60%/40%.

3.1.2. Bản tinGiai đoạn 2014 – 2015: - Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế.- Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản, in,

phát hành tạp chí, bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tạp chí, bản tin.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống bản tin theo hướng ưu tiên phát triển bản tin một

số sở, ban ngành, địa phương có yêu cầu lớn về nội dung thông tin, đề tài phản ánh, số lượng phát hành rộng, hiệu quả tuyên truyền cao; phát triển thành tạp chí khi có điều kiện. 3.2. Phát thanh - Truyền hình

3.2.1. Đài PT&TH tỉnhGiai đoạn 2014 – 2015:- Tăng thời lượng phát sóng chương trình và năng lực sản xuất chương trình. Đến

năm 2015, phát sóng phát thanh đạt 3 giờ/ngày; phát sóng truyền hình đạt 20 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 60% thời lượng phát sóng.

- Nâng cao chất lượng nội dung, hình ảnh, âm thanh các chương trình PTTH tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Xây dựng Đài PT&TH tỉnh thành một đài mạnh trong khu vực Bắc Trung bộ

và Duyên hải miền Trung, khu vực các tỉnh trọng điểm miền Trung, trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn - phát sóng; PTTH trực tiếp các sự kiện lớn của tỉnh.

- Khi có đủ điều kiện phát triển mới 1 kênh truyền hình Quảng Nam (QRT2), phát sóng theo công nghệ số.

- Phát sóng phát thanh đạt 5 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 48 giờ/ngày, năng lực

48

Page 49: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

sản xuất chương trình truyền hình đạt 70% thời lượng phát sóng kênh QRT1 và 30% QRT2.

- Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng, phối hợp với các đơn vị được cấp phép xây dựng hoàn thiện hạ tầng truyền dẫn phát sóng số trên toàn tỉnh. Thử nghiệm chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang phát sóng số mặt đất từ đầu năm 2018 (phát song song), chuyển đổi hoàn toàn vào cuối năm 2018.

3.2.2. Đài Truyền thanh các huyện, thành phốGiai đoạn 201 4 – 2015: - Đến năm 2015, 100% các Đài truyền thanh cấp huyện có trụ sở, cơ sở vật chất

kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động theo yêu cầu nghiệp vụ. - Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài tỉnh xây dựng

trang truyền hình địa phương. Đảm bảo các Đài huyện phát sóng phát thanh 2 buổi/ngày.

- Khuyến khích các Đài truyền thanh cấp huyện phát triển thêm trang TTĐTTH hoặc tích hợp nội dung vào Cổng TTĐT cấp huyện.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Đầu tư các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình cho 18 đài huyện, nhằm

đa dạng hóa và phong phú nội dung chương trình Đài tỉnh.- Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài tỉnh xây dựng

trang truyền hình địa phương. Đảm bảo các Đài huyện phát sóng 3 buổi/ngày.3.2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấnGiai đoạn 201 4 – 2015: - Chú trọng phát triển Đài truyền thanh cấp xã, đáp ứng yêu cầu là công cụ điều

hành đắc lực, trực tiếp của chính quyền địa phương với người dân. - Nâng cao chất lượng truyền thanh xã, ưu tiên phát triển Đài truyền thanh các

xã khu vực nông thôn và miền núi. Khuyến khích Đài các xã có đồng bào dân tộc phát triển thêm chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc. Chú trọng dành thời lượng lớn cho các chương trình khuyến nông, giúp người dân có kiến thức thực tế áp dụng sản xuất tại địa phương.

Giai đoạn 2016 – 2020:

100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây và được trang bị cơ sở

vật chất, trang thiết bị đồng bộ.

3.2.4. Truyền hình trả tiềnGiai đoạn 2014 – 2015:

49

Page 50: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm truyền hình

cáp, truyền hình qua mạng Internet, truyền hình số mặt đất cung cấp đến trung tâm

huyện, thành phố trên toàn tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm xã,

phường, thị trấn trên toàn tỉnh.

3.2.5. Thông tin điện tửGiai đoạn 201 4 – 2015:

- Phát triển Trang TTĐT Báo Quảng Nam thành Báo điện tử Quảng Nam thuộc Báo Quảng Nam.

- Phát triển, tích hợp các Cổng TTĐT thành phần của các sở, ban, ngành,

huyện, thành phố trong tỉnh vào Cổng TTĐT tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển Cổng TTĐT thành phần cơ quan nhà nước còn lại.

- Phát triển trang TTĐT của các cơ quan báo chí được thành lập trong giai đoạn

này.

- Phát triển chức năng thông tin trên Cổng TTĐT thành Báo điện tử Quảng

Nam toàn cảnh trực thuộc Cổng TTĐT.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển trang TTĐT để giới thiệu, quảng bá

doanh nghiệp, đơn vị mình.

- Khuyến khích phát triển trang TTĐTTH ở những nơi có tiềm năng phát triển

về làng nghề, du lịch, dịch vụ.

- Tất cả các Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước thực hiện được nhiệm vụ

giao tiếp với tổ chức, công dân.III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Báo chí in và Bản tin1.1. Báo Quảng Nam

1.1.1. Số lượng báo inGiai đoạn 2014 - 2015:Tăng cường chất lượng Báo Quảng Nam, phong cách tác nghiệp báo chí chuyên

nghiệp trên nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ làm báo hiện đại. Cụ thể:- Tăng số lượng phát hành, đổi mới hình thức và đa dạng thông tin đáp ứng nhu

cầu bạn đọc trong và ngoài tỉnh.+ Ấn phẩm báo “Quảng Nam thường kỳ” tăng chỉ số phát hành hiện tại lên

4.400 tờ/kỳ;

50

Page 51: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

+ Ấn phẩm báo “Quảng Nam cuối tuần” tăng chỉ số phát hành hiện tại lên 4.400 tờ/kỳ;

- Các ấn phẩm báo Quảng Nam được phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 20% - 30% số lượng xuất bản.

Giai đoạn 2016 - 2020:- Ấn phẩm Báo Quảng Nam thường kỳ tăng trang các số ngày thứ 3, thứ 5 lên 12

trang/kỳ. Nâng cao chất lượng hình ảnh bằng việc in màu theo công nghệ hiện đại.- Các ấn phẩm báo in Quảng Nam phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng

đạt 70% số lượng xuất bản.1.1.2. Nội dung báo in- Báo Quảng Nam tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền

các nhiệm vụ chính trị: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các cơ quan trong tỉnh trong công tác phản biện xã hội; tích cực tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về chính trị, KT-XH và quảng bá hình ảnh của địa phương, con người, truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước, thế giới.

- Bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, xuất bản tin, bài và các nội dung thông tin hỗ trợ phát triển Quảng Nam trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước.

- Đa dạng hóa nội dung thông tin, hình thức thể hiện thông tin, hướng đến phục vụ tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt. Tăng thêm các tin bài có tính chất phân tích chuyên sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Tỷ lệ chủ đề của các ấn phẩm thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ, thời điểm. Tăng tỷ lệ tin, bài có chủ đề thời sự, chính trị trên báo Quảng Nam thường kỳ, giảm dần tỷ lệ này ở các ấn phẩm khác.

1.1.3. Phạm vi phục vụMở rộng phạm vi phục vụ các ấn phẩm Báo in đến với đông đảo bạn đọc ở các

thôn, làng, vùng sâu, vùng xa; các nhóm đối tượng riêng biệt như trường học, trạm biên phòng, điểm bưu điện văn hóa xã, trưởng thôn, trưởng khối phố... Đến năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% xã có Báo Quảng Nam đến vào giờ làm việc buổi sáng.

Nâng khả năng phục vụ thông tin báo chí địa phương đến các tỉnh trong cả nước và bạn đọc quốc tế bằng việc xuất bản ấn phẩm điện tử.

1.1.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lựcĐào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp, có đủ bản lĩnh

chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Giai đoạn 2014 – 2015:

51

Page 52: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Báo Quảng Nam:- Mô hình tổ chức: Đến năm 2015 giữ nguyên mô hình tổ chức như hiện nay.- Số lượng nhân lực: Tốc độ tăng trưởng số lượng cán bộ bình quân đạt

5%/năm, đối với Báo điện tử tăng 5 – 10%/năm. Quy mô lao động Báo Quảng Nam đến năm 2015 đạt 65 – 70 lao động.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 80%; trình độ lý luận chính trị: 50% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 20% cao cấp, cử nhân, 30% trung cấp lý luận chính trị; 90% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 50% cán bộ là đảng viên.

Giai đoạn 2016 – 2020:Báo Quảng Nam:- Mô hình tổ chức: kiện toàn tổ chức theo quy định số 338-QĐ/TW ngày

26/11/2010 của Ban Bí thư gồm: Phòng Hành chính - Trị sự, Thư ký toà soạn, Xây dựng Đảng - Nội chính, Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, Bạn đọc - Tư liệu, Báo điện tử.

- Số lượng nhân lực: số lượng cán bộ tăng bình quân đạt 5%/năm. Đến năm 2020, quy mô Báo Quảng Nam khoảng 90 lao động.

- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%. Tỷ lệ cán bộ trình độ lý luận chính trị: 70% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 30% cao cấp, cử nhân, 40% trung cấp lý luận chính trị; 95% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.

1.1.5. Định hướng phát triển doanh thu Giai đoạn 2014 - 2015:- Tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Quảng Nam đạt 3%/năm, tăng từ 15,8 tỷ

hiện nay lên trên 17 tỷ đồng, tỷ trọng doanh thu quảng cáo tăng từ 11% hiện nay lên 15%.

Giai đoạn 2016 - 2020: - Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Quảng

Nam đạt 5%/năm, tỷ trọng doanh thu quảng cáo đạt trên 40%.1.2. Tạp chí:

1.2.1. Số lượng tạp chí, kỳ phát hànhG iai đoạn 2014 – 2015:

- Giữ nguyên số lượng, kỳ phát hành, số lượng phát hành 4 tạp chí: Đất Quảng,

Văn hóa Quảng Nam, Khoa học và Sáng tạo, Khoa học. G iai đoạn 2016 – 2020: - Phát triển mới các số tạp chí: Nông thôn mới, Du lịch, Công nghệ thông tin.

Các tạp chí mới phát hành phải được phát triển từ các bản tin, đặc san hoạt động hiệu quả.

52

Page 53: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Tạp chí Đất Quảng:

+ Khuôn khổ: 16x24cm (giữ nguyên).

+ Tăng số lượng phát hành từ 700 bản/kỳ lên 1.000 bản/kỳ.

+ Kỳ xuất bản: 1 tháng/kỳ (giữ nguyên).

+ Phát hành ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử, tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử đạt trên 30% số lượng phát hành.

- Tạp chí Văn hóa Quảng Nam:

+ Khuôn khổ: 29x17cm (giữ nguyên)

+ Tăng số lượng phát hành từ 1.000 bản/kỳ lên 2.000 bản/kỳ.

+ Kỳ xuất bản: 2 tháng/kỳ (giữ nguyên).

+ Phát hành ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử và ấn phẩm truyền hình (Chuyên mục truyền hình phát trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam). Trong đó tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử chiếm trên 30% số lượng phát hành.

- Tạp chí Khoa học và Sáng tạo:

+ Khuôn khổ: 19x27cm (giữ nguyên).

+ Tăng số lượng phát hành từ 600 bản/kỳ lên 1.000 bản/kỳ.

+ Kỳ xuất bản: 1 tháng/kỳ.

+ Phát hành cùng lúc cả ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử. Trong đó tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử chiếm trên 30% số lượng phát hành.

- Tạp chí Khoa học:

+ Khuôn khổ: 19x27cm

+ Kỳ phát hành: 3 tháng/kỳ (giữ nguyên).

+ Tăng số lượng phát hành từ 150 bản/kỳ lên 300 bản/kỳ. Trong đó tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử chiếm trên 30%.

1.2.2. Nội dung tạp chí- Tạp chí Đất Quảng:

+ Tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về VHNT; thông tin các sự kiện, tin tức hoạt động VHNT.

+ Đăng tải, giới thiệu, quảng bá tác phẩm thơ, văn xuôi, tranh, ảnh nghệ thuật, tiểu luận - phê bình, nghiên cứu - sưu tầm giá trị lịch sử - văn hóa địa phương... của các văn nghệ sĩ Quảng Nam; sáng tác, nghiên cứu đề tài Quảng Nam.

+ Giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại trong nước, quốc tế; năng khiếu văn học, nghệ thuật địa phương; tuyên truyền quảng bá văn hóa các dân tộc Quảng Nam.

- Tạp chí Văn hóa Quảng Nam:

53

Page 54: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

+ Giới thiệu quảng bá giá trị lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Quảng Nam; các tour, tuyến, sản phẩm du lịch Quảng Nam;

+ Nghiên cứu, trao đổi những vấn đề về lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Quảng Nam.

- Tạp chí Khoa học và Sáng tạo: Lấy nội dung chủ lực gắn với định hướng phát triển Quảng Nam là trở thành một tỉnh công nghiệp. Một số nội dung như: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo đặc biệt là ô tô và xe máy, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung…

- Tạp chí Khoa học: tăng cường hoạt động hợp tác với các trường đại học, các tạp chí cùng chuyên ngành trong nước và quốc tế, giới thiệu các thành tựu của khoa học, công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và thế giới.

1.2.3. Phạm vi phục vụPhát hành tạp chí đến các sở, ban, ngành, hiệp hội, đoàn thể và các tổ chức

chính trị, xã hội trong và ngoài tỉnh.Tạp chí Đất Quảng phát hành đến các hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành

phố, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Bưu điện văn hóa xã, các trường THPT, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Phát hành tạp chí Văn hóa Quảng Nam đến các điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, doanh nghiệp hoạt động du lịch, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh.

Phát hành tạp chí Khoa học và Sáng tạo đến các khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Phát hành tạp chí Khoa học đến giảng viên, học sinh và các đối tượng nghiên cứu khoa học trong nội bộ trường Đại học Quảng Nam và các đối tượng quan tâm khác.

1.2.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lựcGiữ nguyên số lượng nhân lực tại các tạp chí hiện có, tập trung đào tạo nâng

cao trình độ nhân lực hiện có theo hướng chuyên môn chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Các tạp chí mới thành lập xây dựng mô hình tổ chức đơn giản: Ban Biên tập, Phòng phóng viên, Phòng hành chính. Quy mô khoảng 3- 5 lao động chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm.1.3. Bản tin

1.3.1. Số lượng ấn phẩmGiai đoạn 2014 - 2015:

54

Page 55: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Duy trì, củng cố, phát triển 29 Bản tin sở, ngành, địa phương. Tăng số lượng phát hành, kỳ xuất bản một số bản tin có hiệu quả tuyên truyền cao.

Giai đoạn 2016 - 2020:Rà soát, sắp xếp lại hệ thống bản tin theo hướng ưu tiên phát triển bản tin một

số sở ban ngành có yêu cầu lớn về nội dung, đề tài phản ánh, hiệu quả tuyên truyền, phát triển thành Đặc san, tạp chí khi có điều kiện.

Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế, có số kỳ xuất bản ít hơn 4 kỳ/năm.

Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản, in, phát hành bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức bản tin, đảm bảo 100% được thực hiện qua công nghệ in offset.

1.3.2. Nội dung bản tinPhát triển theo hướng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hoạt động của mình, gắn nội dung thông tin tuyên truyền với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực cho các đơn vị, doanh nghiệp. Hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân sử dụng dịch vụ, chung tay góp sức cùng doanh nghiệp giải thích các vướng mắc, khó khăn cho nhân dân.

1.3.3. Nguồn nhân lựcBản tin được tổ chức xuất bản, in, phát hành theo chế độ kiêm nhiệm. Không

thành lập các bộ phận và nguồn nhân lực riêng cho bản tin. 2. Đài PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã2.1. Đài PT&TH tỉnh

2.1.1. Phát thanh2.1.1.1. Thời lượngGiai đoạn 2014 – 2015:

- Thời lượng phát sóng chương trình phát thanh tăng từ 2 giờ/ngày lên 3

giờ/ngày.

- Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, chương trình giữa đài tỉnh với đài

TW, đài huyện và đài xã, thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa

điểm có sự kiện thông qua xe thu lưu động đạt 20% vào năm 2015.

- Tăng thời lượng phát thanh các nội dung liên quan đến văn nghệ, thể thao, giải

trí…

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Đến năm 2018, thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt 4 giờ/ngày.

- Đến năm 2020, thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt 5 giờ/ngày.

55

Page 56: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện

thông qua xe thu lưu động và cơ sở hạ tầng viễn thông đạt 40% vào năm 2020.

2.1.1.2. Nội dung chương trình- Tăng cường các chương trình phát thanh mở, phát thanh thực tế, phát thanh

tương tác có sự tham gia trực tiếp của thính giả vào chương trình, tạo ra sân chơi thú vị

cho thính giả nghe đài.

- Đẩy mạnh việc sản xuất, phát sóng những tin bài đối thoại, tọa đàm, bình luận

mang tính chất phản biện xã hội. Thay đổi kết cấu, nội dung của chương trình phát

thanh sao cho nội dung phong phú, cách thức thể hiện đa dạng, phù hợp với thị hiếu

bạn nghe đài.

- Tập trung sản xuất các chương trình phản ánh các vấn đề mà dư luận xã hội

quan tâm, phản ánh thông tin đa chiều các vấn đề như công nghiệp, xây dựng, giáo

dục, y tế, thương mại, công nghệ thông tin, nông thôn mới, du lịch...

- Chú trọng xây dựng chương trình phát thanh cho người dân tộc thiểu số (Cơ

Tu, Xơ Đăng…), phục vụ nhu cầu thông tin của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa

bàn tỉnh.

- Định hướng sản xuất chương trình theo nhóm bạn nghe đài, đáp ứng nhu cầu

thông tin và là sân chơi cho mọi lứa tuổi.

2.1.1.3. Sản xuất chương trìnhGiai đoạn 2014 – 2015:

- Đầu tư thêm các phòng thu chức năng.

- Nâng cấp hạ tầng sản xuất chương trình theo công nghệ số.

- Năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 65% thời lượng phát sóng.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Nâng cấp hệ thống lưu trữ âm thanh số.

- Năng lực sản xuất phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng.

2.1.1.4. Truyền dẫn và phát sóng- Kết hợp sử dụng cả công nghệ phát sóng kỹ thuật số và công nghệ tương tự

trong phương thức truyền dẫn, phát sóng. Từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống phát sóng hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số.

- Băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh mặt đất: Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz).

2.1.2. Truyền hình2.1.2.1. Kênh, thời lượng Giai đoạn 2014 – 2015:

56

Page 57: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Giữ nguyên thời lượng và năng lực sản xuất chương trình, tập trung nguồn lực tăng chất lượng nội dung chương trình, chú trọng nội dung hướng đến người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Thời lượng phát sóng chương trình truyền hình tăng từ 18 giờ/ngày lên 20 - 24

giờ/ngày, năng lực sản xuất đạt 60% thời lượng phát sóng.- Ngoài kênh QRT1 hiện tại, khi có điều kiện phát triển mới 1 kênh truyền hình

phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng số (QRT2).+ Kênh QRT2 - Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp và thông tin đối ngoại, quảng

bá tỉnh; hoặc về nội dung công nghiệp, khoa học, công nghệ và Du lịch.2.1.2.2. Nội dung chương trìnhGiai đoạn 2014 – 2015:- Đối với kênh truyền hình hiện tại, nội dung chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính

trị, bảo đảm đúng định hướng, thông tin kịp thời, đa dạng, sinh động, phong phú. - Tăng thời lượng chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. - Chú trọng xây dựng chương trình truyền hình cho người dân tộc thiểu số, phục

vụ nhu cầu thông tin của bộ phận này trên địa bàn tỉnh.- Đẩy mạnh hợp tác sản xuất nội dung giải trí trên truyền hình, xây dựng

gameshow, phim tài liệu, các chuyên đề... Giai đoạn 2016 – 2020: Kênh QRT1: Tiếp tục định hướng kênh QRT1 phục vụ nhiệm vụ chính trị.Kênh QRT2: Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp, thông tin đối ngoại, công nghiệp,

khoa học và công nghệ, du lịch. - Đối với mảng nội dung thể thao, giải trí phát triển nội dung theo hướng hợp

tác với các đơn vị truyền thông. - Nội dung thông tin đối ngoại, quảng bá tỉnh gắn chặt với định hướng thu hút

đầu tư và hợp tác quốc tế của tỉnh. - Nội dung công nghiệp, khoa học và công nghệ, du lịch… Ngoài việc thông tin

về hoạt động công nghiệp, khoa học và công nghệ, du lịch… tại Quảng Nam, kênh này còn tổng hợp, cung cấp thông tin các nội dung nói trên ở Việt Nam và trên thế giới.

- Đẩy mạnh hợp tác sản xuất nội dung giải trí trên truyền hình, xây dựng gameshow, phim tài liệu, các chuyên đề...

2.1.2.3. Sản xuất chương trìnhGiai đoạn 2014 – 2015:- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chương

trình; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với thời lượng chương trình, đồng bộ về công nghệ thiết bị; nâng cấp hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình số.

57

Page 58: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Tăng cường hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình với các Đài địa phương, các Đài tỉnh bạn, các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức khác trong xã hội.

- Đến năm 2015, có cơ sở vật chất đồng bộ, tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đài trong tình hình mới. Lắp đặt thiết bị hiện đại tại trường quay, nâng cấp các phòng thu và dựng hình nhằm đáp ứng việc sản xuất sản lượng chương trình lớn, đa dạng và phong phú về thể loại, có sự tham gia của khán giả như: chương trình ca nhạc, trò chơi truyền hình...

- Đầu tư nâng cấp thiết bị phục vụ tác nghiệp như: Camera, bàn dựng, đầu tư nâng cấp 2 xe truyền hình lưu động và các thiết bị đi kèm, đảm bảo có thể thực hiện truyền hình trực tiếp tất cả các chương trình, sự kiện quan trọng trong tỉnh, trong nước và khu vực tổ chức trên địa bàn tỉnh đạt chất lượng cao.

- Năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 60% thời lượng phát sóng.Giai đoạn 2016 – 2020:- Xây dựng và kết nối đồng bộ hạ tầng mạng thông tin trong các cơ sở của Đài,

đảm bảo kết nối từ khâu lấy tin, sản xuất chương trình đến phát sóng tự động đều có thể truyền đưa trên môi trường mạng.

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuẩn bị cho việc sản xuất, phát sóng các chương trình của Đài theo định dạng độ phân giải cao HDTV.

- Đầu tư xây dựng mới thêm các phòng thu chức năng và các trang thiết bị cho các phòng thu chức năng mới.

- Đầu tư hệ thống sản xuất có khả năng nhận tin từ xa, nâng cao tính thời sự của các chương trình.

- Năng lực sản xuất chương trình truyền hình từng kênh QRT1 đạt 70% thời lượng, QRT2 đạt 30% thời lượng phát sóng.

2.1.2.4. Truyền dẫn và phát sóng- Thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng.

Toàn bộ phần truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp thực hiện, các kênh truyền hình Quảng Nam được phát ở nhiều phương thức khác nhau: Phát vệ tinh, số mặt đất, trên hệ thống truyền hình cáp và các hệ thống truyền hình IPTV.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về việc đảm bảo tất cả thuê bao truyền hình được cung cấp bởi dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh phải xem được các kênh truyền hình Quảng Nam.

Lộ trình số hóa: Quảng Nam đặt mục tiêu thực hiện lộ trình số đúng theo quyết định số

22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 2451/QĐ-

58

Page 59: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

TTg về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

Giai đoạn 2014 – 2015: Đài PT&TH tỉnh phối hợp với doanh nghiệp được cấp phép để phát kênh thử nghiệm truyền hình Quảng Nam trên sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực và cả nước (VTV, VTC, HTV...). Trong quá trình phát sóng thử nghiệm, kênh truyền hình Quảng Nam vẫn phát song song trên sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Giai đoạn 2016 – 2020: Chuyển hoàn toàn sang phát trên hạ tầng phát sóng số mặt đất trước ngày 31 tháng 12 năm 2018. Các kênh QRT1, QRT2 được phát sóng trong tất cả các gói thuê bao do dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.5. Phương tiện thu ngheThực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ

cận nghèo, hộ gia đình chính sách từ nguồn vốn của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Tổng số hộ gia đình được hỗ trợ khoảng trên 64.465 hộ (tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 17,93%, tổng số hộ gia đình 359.535 hộ).

2.1.2.6. Nguồn nhân lựcGiai đoạn 2014 – 2015:- Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mô hình mới: + Phòng Kỹ thuật phát thanh - truyền hình sẽ giữ nguyên tỷ lệ cán bộ kỹ thuật

phục vụ truyền dẫn phát sóng (do công việc này đến năm 2018 sẽ thuê lại của doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng); bộ phận kỹ thuật phụ trách phần phát sóng sẽ chuyển đổi dần sang bộ phận kỹ thuật khác như kỹ thuật phục vụ cho truyền hình trực tiếp, bộ phận dựng hình kỹ thuật cao…

+ Thoái vốn của Đài tại Trung tâm truyền hình cáp Quảng Nam, chuyển cho Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab).

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát thanh - truyền hình hiện đại.

+ Tổng số cán bộ công nhân viên của Đài đến năm 2015 tăng từ 124 lên 150.+ Đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực: 80% cán bộ có trình độ đại học và

trên đại học; 85% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 80% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng:+ Đổi tên Phòng Kỹ thuật thành Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình.+ Thành lập thêm 2 phòng chức năng: Phòng Thông tin Đối ngoại và Phòng Dữ

liệu, nâng tổng số phòng của Đài lên 11 phòng.

59

Page 60: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Số lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn này sẽ tăng trưởng khoảng 5%/năm, quy mô nguồn nhân lực của Đài năm 2020 đạt trên 200 người.

- Tiếp tục đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực: 90% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; 90% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 80% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 80% cán bộ là Đảng viên.

- Đài cần chú trọng phát triển nhóm nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị nhằm phục vụ việc sản xuất các chương trình truyền hình bám sát với định hướng phát triển của tỉnh, phù hợp với định hướng mở rộng phạm vi phủ sóng ra cả nước và các nước trong khu vực, phù hợp với nội dung kênh truyền hình mới.

2.1.2.7. Định hướng phát triển doanh thu và cơ chế tài chínhDoanh thu:Giai đoạn 2014 – 2015: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu phát thanh truyền hình bằng cách

nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các nguồn thu của Đài PT&TH tỉnh. Ngoài nguồn thu chính từ hoạt động quảng cáo, thúc đẩy các nguồn thu từ trao đổi và bán bản quyền, thúc đẩy các loại nguồn thu từ dịch vụ truyền thông, dịch vụ kinh doanh các thiết bị phát thanh truyền hình.

- Đến năm 2015, Đài PT&TH tỉnh hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu quảng cáo, tài trợ. Cơ cấu doanh thu theo hướng tăng doanh thu từ quảng cáo phát triển nhanh, bền vững bên cạnh đó tăng tỷ trọng từ các nguồn thu khác. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu quảng cáo, tài trợ đạt 7 - 10%/năm.

Giai đoạn 2016 – 2020: Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu của Đài tỉnh bằng cách mở rộng phạm

vi phủ sóng, bước đầu có nguồn thu từ kênh truyền hình có phạm vi phủ sóng khu vực, quốc tế và kênh truyền hình mới mở (QRT2). Đa dạng hóa các loại nguồn thu, đảm bảo cơ cấu nguồn thu bền vững. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu quảng cáo, tài trợ đạt 20-30%/năm.

Cơ chế tài chính:Giai đoạn 2014 – 2015: Kênh QRT1 là kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngân sách tỉnh đầu tư

100%.Giai đoạn 2016 – 2020: Kênh QRT1 là kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngân sách tỉnh đầu tư 100%.

Kênh QRT2 Đài tự chủ 50% kinh phí.2.2. Đài truyền thanh huyện, thành phố

2.2.1. Thời lượng phát sóng

60

Page 61: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Giai đoạn 2014 – 2015:- Đài truyền thanh cấp huyện phát sóng 2 buổi/ngày, thời lượng chương trình

phát sóng đạt trên 30 phút/ngày.- Đài truyền thanh cấp huyện phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất ít nhất 1

bản tin phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.- Khuyến khích phát sóng bản tin thời sự bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc đối

với các huyện có người dân tộc sinh sống, với thời lượng tối thiểu 1 chương trình là 15 phút/ngày.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Đài truyền thanh cấp huyện phát sóng 3 buổi/ngày, thời lượng chương trình

phát sóng đạt trên 45 phút/ngày.- Đài truyền thanh cấp huyện phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất 2 chương

trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.2.2.2. Nội dung chương trình- Chương trình phát thanh tại các Đài truyền thanh cấp huyện theo hướng thông

tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ngoài các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, chương trình còn dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chuyên đề, chuyên mục, các tác phẩm hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan mật thiết đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân…

2.2.3. Sản xuất chương trình- Đầu tư trang bị mới, nâng cấp các thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản xuất

chương trình: bộ dựng hình phi tuyến, máy quay, máy vi tính. Nâng cấp phòng thu thanh đạt chất lượng.

- Từng bước chuyển dần nội dung chương trình từ tự sản xuất sang vừa sản xuất, vừa khai thác: Năm 2014 - 2015, Đài tự sản xuất 70%, khai thác, tiếp sóng 30% tổng thời lượng chương trình phát thanh; Năm 2016 - 2020, Đài tự sản xuất 60%, khai thác, tiếp sóng 40% tổng thời lượng chương trình phát thanh.

2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống Đài huyện.

Tốc độ tăng trưởng số lượng đạt 5%/năm. Tổng số lao động của các Đài huyện năm 2015 đạt trên 210 lao động, năm 2020 đạt 265 lao động. Trong đó trên 60% lao động có trình độ đại học. Cơ cấu lao động bao gồm 50% phóng viên, 15% biên tập viên, 20% cán bộ kỹ thuật và 15% lao động khác.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Đài truyền thanh cấp huyện thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ,

61

Page 62: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

kỹ thuật vận hành, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị của Đài. Chú trọng đào tạo các kiến thức về biên tập, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ.

2.2.5. Truyền dẫn và phát sóngGiai đoạn 2014 – 2015: - Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống máy phát thanh công suất từ 300W –

500W cho các Đài truyền thanh huyện đảm bảo tỷ lệ phủ sóng phát thanh 100% địa bàn huyện.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Tiếp tục phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng tương tự, từng bước dần

chuyển đổi sang kết hợp phát thanh số: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An chuyển đổi trước, các huyện còn lại chuyển đổi sau.2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn

2.3.1. Thời lượng Giai đoạn 2014 – 2015:- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương

trình của Đài xã 2 buổi/ngày, thời lượng tự phát sóng đạt 30 phút/buổi.Giai đoạn 2016 – 2020:- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương

trình của Đài xã 3 buổi/ngày, thời lượng tự phát sóng đạt 30 phút/buổi.2.3.2. Nội dung chương trình- Nâng cao chất lượng chương trình truyền thanh xã, chú trọng dành thời lượng

lớn cho các thông tin điều hành của chính quyền địa phương, tích cực tuyên truyền các nội dung thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp, nông thôn, giúp người dân có kiến thức thực tế áp dụng sản xuất tại địa phương.

- Khuyến khích Đài truyền thanh cấp xã thuộc các huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang thực hiện các chương trình tiếng Cơ Tu.

2.3.3. Nguồn nhân lựcGiai đoạn 2014 – 2015:Bố trí mỗi Đài truyền thanh cấp xã ít nhất có 1 cán bộ phụ trách. Đảm bảo 70%

lao động được tập huấn nghiệp vụ.Giai đoạn 2016 – 2020: Bố trí mỗi Đài truyền thanh cấp xã có ít nhất 1 cán bộ phụ trách. Đảm bảo

100% lao động được tập huấn nghiệp vụ.2.3.4. Truyền dẫn và phát sóng, trang thiết bịGiai đoạn 2014 – 2015:

62

Page 63: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Tất cả các đài truyền thanh không dây các xã, khi đầu tư mới đều phải chuyển về sử dụng phát sóng ở dải tần 54 - 68 MHz theo quy hoạch tần số vô tuyến điện.

- Chuyển đổi tần số tại 134 Đài truyền thanh sử dụng công nghệ vô tuyến trong dải tần 87 - 108 MHz sang dải tần 54 - 68 MHz.

- Đầu tư mới 8 Đài truyền thanh cho các đài không hoạt động.Giai đoạn 2016 – 2020:- Đảm bảo 100% các xã có đài truyền thanh và hoạt động hiệu quả.- Đến hết 2016, 100% các đài truyền thanh không dây hoạt động trong dải tần

54-68MHz. Các đài truyền thanh được trang bị các hệ thống có mã hoá chức năng bật/tắt tự động nguồn điện các cụm loa để tăng hiệu quả sử dụng phổ tần số và tránh can nhiễu. 2.4. Truyền hình trả tiền

2.4.1. Số lượng đơn vị, phạm vi- Tỉnh chỉ cấp phép cho những đơn vị đủ năng lực và cam kết lộ trình triển khai

hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên phạm vi toàn tỉnh. Giai đoạn 2014 - 2015: - Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm tất cả

các huyện.- Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, các khu đô

thị mới, khu dân cư mới tại thành phố Tam Kỳ, Hội An.Giai đoạn 2016 - 2020: - Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến trung tâm xã trên toàn tỉnh. 100% số

hộ dân trên địa bàn có nhu cầu đều có thể sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.- Ngầm hóa mạng ngoại vi tại một số khu vực có yêu cầu mỹ quan cao tại thành

phố Tam Kỳ, Hội An.- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dựa trên nền tảng

truyền dẫn của mạng viễn thông.2.4.2. Phương tiện thu nghe- Đến năm 2015: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 15%.- Đến năm 2020: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 40%.2.4.3. Hoạt động dịch vụ- Đến năm 2015: Doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 60 tỷ đồng.- Đến năm 2020: Doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 170 tỷ đồng.

3. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website 3.1. Báo Quảng Nam điện tử

3.1.1. Nội dung

63

Page 64: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Giai đoạn 2014 - 2015:- Từng bước xã hội hóa khâu lấy tin, hệ thống bài viết trên báo điện tử không

chỉ của các phóng viên trong tòa soạn, mà được xã hội hóa, phát triển thông tin theo hướng tương tác đa chiều (có thể lấy thông tin của người dân).

- Phát triển các chuyên mục, chuyên đề bám sát với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: chuyên mục về lao động và việc làm, công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, thu hút đầu tư…

- Tăng mức độ cập nhật các tác phẩm một cách liên tục, tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện ở mức 75% - 80%; khai thác ở mức 20 đến 25%.

Giai đoạn 2016 - 2020: - Tận dụng tối đa lợi thế của loại hình Báo điện tử, tích hợp tất cả các loại hình

thông tin như chữ viết, hình ảnh, truyền hình, phát thanh, diễn đàn, mạng xã hội… để việc tiếp cận thông tin trên mạng được thuận tiện và đầy đủ. Nội dung được cập nhật liên tục và theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.

- Khuyến khích xây dựng thêm các ngôn ngữ nước ngoài (ngoài tiếng Anh) đối với trang “Investment – Travel” trên Báo điện tử Quảng Nam.

- Tiếp tục tăng cường nội dung thông tin tương xứng với vị thế của một tỉnh công nghiệp.

3.1.2. Nguồn nhân lựcPhát triển tờ báo điện tử Quảng Nam là một ấn phẩm Báo Quảng Nam. Tổng

Biên tập Báo in đồng thời là Tổng Biên tập của báo điện tử.Bổ sung nguồn nhân lực cho Báo điện tử Quảng Nam khoảng 10 người (bao

gồm cả phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật).3.1.3. Phát triển công nghệ, kỹ thuật- Sử dụng mô hình tòa soạn điện tử ứng dụng hệ thống phần mềm soạn thảo

nhúng trên môi trường mạng, phóng viên, biên tập viên có thể tác nghiệp từ bất cứ

máy tính nào có kết nối Internet hoặc kết nối mạng với Toà soạn.

- Mô hình tòa soạn điện tử với các tính năng nổi bật như:

+ Quản lý phóng viên: Cho phép người quản trị có thể theo dõi, điều hành và

giám sát toàn bộ hệ thống của vai trò và nhiệm vụ của từng phóng viên tác nghiệp trên

hệ thống;

+ Quản lý bài viết: Cho phép các biên tập viên có thể biên tập, xem bài viết gửi

đến, gửi tiếp cho cấp trên hoặc gửi lại cho tác giả hoặc phóng viên, hỗ trợ cơ chế đồng

biên tập;

+ Cơ chế chấm nhuận bút cho phóng viên;

64

Page 65: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

+ Nhúng trực tiếp video vào từng bài viết cụ thể, hoặc triển khai trên từng

chuyên mục chỉ định, cho phép độc giả comment trên mỗi bài viết. Các tính năng tiện

ích như thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá vàng, bảng thông số và biểu đổ chứng khoán

được cập nhật tự động từ các nguồn uy tín, chính thống…

(Mô hình tham khảo phụ lục)3.1.4. Định hướng phát triển dịch vụBáo điện tử Quảng Nam cần đa dạng các hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao

tiềm lực tài chính của mình. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần vận dụng linh hoạt một số dịch vụ như: Dịch vụ quảng cáo; thu phí gói dịch vụ; cung cấp thông tin điều tra, phân tích, nhận định.

3.2. Cổng TTĐT Quảng Nam3.2.1. Nội dung Giai đoạn 2014 – 2015:- Tiếp tục nâng cấp Cổng TTĐT, tích hợp các cổng thành phần, cung cấp hầu

hết các dịch vụ công cơ bản ở mức độ 3, đăng tải phần lớn các thông tin về quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ hành chính công; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận qua mạng; các cơ quan Nhà nước tiếp dân, trả lời ý kiến người dân trực tuyến qua Cổng TTĐT.

- Tăng cường chức năng thông tin của Cổng TTĐT theo hướng: Cung cấp thông tin chính thống của tỉnh; chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh; thông tin chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương đến với người dân và doanh nghiệp; thông tin diễn biến mọi mặt tình hình KTXH của địa phương, giới thiệu về vùng đất, con người Quảng Nam đang trên con đường hội nhập, phát triển.

- Phát triển từ 14 chuyên mục lên 20 chuyên mục, trong đó: có chuyên mục video clip.

Giai đoạn 2016 - 2020: - Nâng cấp phần chức năng thông tin của Cổng Thông tin điện tử thành Báo

điện tử toàn cảnh Quảng Nam.- Từng bước đưa một số dịch vụ hành chính công trên Cổng TTĐT lên mức độ

4 để người dân có thể giao dịch với các cơ quan Nhà nước và với nhau qua môi trường mạng của Cổng TTĐT. Cơ quan Nhà nước hầu hết thực hiện các buổi tiếp dân, trả lời các tổ chức và công dân qua Cổng TTĐT. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo một số sở ngành, địa phương giao lưu trực tuyến với người dân.

- Phát triển thêm tiếng dân tộc Cơ tu. Hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo hướng ổn định khung thông tin, tích hợp dữ liệu của các ngành, đơn vị, địa

65

Page 66: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

phương và nâng chất lượng biên tập thông tin. Chú trọng đến nội dung thông tin về nông thôn mới, làng nghề, du lịch, dịch vụ và công nghiệp Quảng Nam.

3.2.2. Phát triển công nghệĐầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho Báo điện tử Quảng Nam Toàn

cảnh theo mô hình của tòa soạn báo điện tử (đã nêu tại mục 3.1.2 Báo Quảng Nam điện tử).

3.2.3. Định hướng phát triển dịch vụBáo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh chủ yếu cung cấp các thông tin chính thống

của cơ quan nhà nước trong tỉnh trên môi trường mạng nên chỉ tập trung thu hút quảng cáo.

3.2.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực- Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân,

có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách tỉnh bảo đảm, tổng hợp chung trong ngân sách của Cổng TTĐT; tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông.

- Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh có Tổng Biên tập là Giám đốc Cổng TTĐT. Cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng: Thư ký tòa soạn, Thời sự, Tiếng nước ngoài, Trị sự, Phòng các trang tin thành phần, Phòng thông tin phản ánh của tổ chức và công dân. Số lượng nguồn nhân lực cho Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh đạt trên 20 người.3.3. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH )

Giai đoạn 2014 – 2015:- Nâng cấp Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh. Xây dựng mới trang TTĐT của

Tạp chí Đất Quảng, Tạp chí Văn hóa, Tạp chí Khoa học và Sáng tạo, Tạp chí Khoa học.

- Phát triển mới các Cổng TTĐT thành phần cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo 100% các sở, ban, ngành, các huyện được tích hợp vào Cổng TTĐT.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Phát triển Cổng TTĐT thành phần các cơ quan nhà nước còn lại trên địa bàn

tỉnh.- Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác xây dựng

Trang TTĐTTH nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức.- Khuyến khích phát triển trang TTĐTTH ở những nơi có tiềm năng phát triển

về làng nghề, du lịch, dịch vụ.

66

Page 67: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

3.3. Các website trên địa bàn tỉnh

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh phát triển các website nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật.4. Xuất bản – In – Phát hành4.1. Xuất bản

4.1.1. Xuất bản có mục đích kinh doanh:Đến năm 2015, các cá nhân, đơn vị có nhu cầu xuất bản các loại xuất bản phẩm

để kinh doanh sẽ phối hợp với các nhà xuất bản quốc gia, nhà xuất bản ở các địa phương khác trên cả nước.

Giai đoạn 2016 - 2020 thành lập Nhà xuất bản theo mô hình nhà xuất bản tổng hợp hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Sau khi nhà xuất bản hoạt động ổn định và có chỗ đứng trên thị trường xuất bản cả nước, chuyển đổi sang mô hình Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước) nhằm đảm bảo tính linh hoạt của Nhà xuất bản trong cơ chế thị trường.

Định hướng phát triển nội dung đề tài:- Các đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị: Viết Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các sự kiện,

nhân vật văn hoá, lịch sử quan trọng; viết về văn hoá dân gian; tổng kết, dự báo các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội; đề tài về tôn giáo. Những nội dung này sẽ được UBND tỉnh đặt hàng.

- Các đề tài không thuộc diện UBND tỉnh đặt hàng, nội dung phù hợp với quy định của Luật Xuất bản do Nhà xuất bản Quảng Nam tự cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh và quyết định cơ cấu đề tài theo chức năng của Nhà xuất bản tổng hợp địa phương, bảo đảm có hiệu quả kinh tế theo cơ chế thị trường.

Định hướng phát triển sản phẩm chiến lược: - Xuất bản sách bộ (sách nhiều tập), sách chuyên đề về các đề tài truyền thống

của Quảng Nam (Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu, các công trình về văn hoá dân gian).

- Hợp tác xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn.

- Đầu tư xuất bản sách theo hình thức xuất bản các ấn phẩm điện tử.

- Ổn định sản phẩm xuất bản, nâng cao hiệu quả sản phẩm phát hành và tổ chức thêm sản phẩm in.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị:- Ứng dụng công nghệ thông tin để tích hợp các dữ liệu phục vụ công tác biên

tập, quản lý bản thảo và quản lý xuất bản phẩm theo tiêu chuẩn ISBN.

67

Page 68: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xuất bản sách theo hình thức ấn phẩm điện tử.

- Hoàn thiện nhà kho, nhà dịch vụ giới thiệu và bán sản phẩm.

Nguồn nhân lực:- Giai đoạn đến năm 2016 - 2020, chuẩn bị nguồn nhân lực thành lập nhà xuất

bản tỉnh Quảng Nam. Đảm bảo khi thành lập, thu hút được 20 lao động, trong đó 15 lao động trình độ đại học, còn lại là lao động trình độ cao đẳng. Khi Nhà xuất bản đi vào hoạt động, chuyển đổi mô hình, đảm bảo Nhà xuất bản có quy mô 30 lao động, trong đó chủ yếu lao động trình độ đại học.

4.1.2. Xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh:Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xuất bản các tài

liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, nhất là khuyến khích xuất bản các tài liệu hướng dẫn quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Định hướng để các hoạt động xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện đúng Luật xuất bản, khắc phục các vi phạm trong quảng cáo, nạp lưu chiểu, ghi các thông tin trên xuất bản phẩm...

4.2. In4.2.1. Mô hình tổ chức và quy môMô hình tổ chức:Xác định các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực in là các doanh nghiệp hoạt động

kinh doanh các sản phẩm in (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...) hoặc là các cơ sở in nội bộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp không kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng phân nhóm đơn vị tương ứng với thiết bị công nghệ và sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động:

- Nhóm in các ấn phẩm là sách, tài liệu.

- Nhóm in các ấn phẩm là báo chí.

- Nhóm in các ấn phẩm là biểu mẫu, vé, hoá đơn, chứng từ, biên lai.

- Nhóm in các ấn phẩm là bao bì, nhãn hiệu hàng hoá.

Đối với các cơ sở in nội bộ (nếu có) chỉ in các ấn phẩm phục vụ nội bộ của đơn vị, không in kinh doanh, không in các ấn phẩm ngoài chức năng của đơn vị.

Quy mô:Giai đoạn đến năm 2015: ưu tiên thu hút phát triển thêm 2 cơ sở in, trong đó ưu

tiên các cơ sở in đầu tư thiết bị in bao bì, nhãn mác công nghiệp.

68

Page 69: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Giai đoạn 2016 - 2020: phát triển thêm ít nhất 5 cơ sở in, bao gồm các cơ sở in sách, tài liệu; cơ sở in biểu mẫu, vé, hóa đơn, chứng từ, biên lai; cơ sở in bao bì, nhãn hiệu, hàng hóa.

4.2.2. Định hướng đầu tư công nghệ thiết bị và chất lượng sản phẩm:Đầu tư công nghệ thiết bị: Ưu tiên đầu tư theo hướng chọn lọc công nghệ và thiết bị gắn với chuyên môn

hoá sản phẩm chủ lực và gắn với lợi thế đầu tư của đơn vị. Định hướng Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học Quảng Nam đầu tư công nghệ hoàn thiện (sau in) để gắn với sản phẩm chủ lực là sách, báo, tạp chí; ưu tiên đầu tư công nghệ chế bản không phim (trước in).

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần In & Dịch Vụ Đà Nẵng Tại Quảng Nam và các cơ sở in mới thành lập khuyến khích đầu tư hoàn thiện trên các khâu: thiết kế mẫu, chế tạo bản in, in, gia công sau in nhằm in sản phẩm bao bì công nghiệp. Quá trình in sử dụng công nghệ in offset tờ rời nhiều màu, in ống đồng trên màng mỏng nhựa và màng mỏng kim loại, in nhiều màu, nhiều khổ khác nhau.

Các đơn vị in nội bộ không có mục đích in kinh doanh chỉ đầu tư các thiết bị có công suất và công nghệ bảo đảm phục vụ cho in các ấn phẩm nội bộ.

4.2.3. Sắp xếp lại địa điểm kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị hoạt động in:

Đối với các cơ sở in nội bộ: Bố trí địa điểm đặt nhà xưởng hoạt động in đạt yêu cầu tránh ô nhiễm môi trường, bảo đảm phương án phòng chống cháy nổ, phòng chống tác động của thời tiết khí hậu làm giảm tuổi thọ của các thiết bị, có phương án thu gom chất thải độc hại từ mực in, hoá chất kẽm, chì...

Đối với các cơ sở in kinh doanh: bố trí nhà xưởng sản xuất của các công ty theo hướng điều chỉnh các cơ sở hiện có thành nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm và bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuyển các xưởng sản xuất ra ngoài khu vực nội thành phố Tam Kỳ, quy hoạch các cơ sở in vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác sản xuất - kinh doanh, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình in.

Không đầu tư các công nghệ thiết bị và không sử dụng các loại vật tư, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc có lượng rác thải lớn.

4.2.4. Cơ khí sửa chữa thiết bị in:Xây dựng cơ sở dịch vụ sửa chữa thiết bị in tại một số doanh nghiệp in theo

hướng Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học chuyên môn hoá và nâng chất lượng đội ngũ thợ kỹ thuật sửa chữa thiết bị in để vừa làm nhiệm vụ tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực lĩnh vực in vừa làm dịch vụ sửa chữa thiết bị in cho toàn tỉnh.

4.2.5. Nguồn nhân lực:

69

Page 70: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Tập trung nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực in. Trong đó chú ý đến đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật in bậc cao.

Giai đoạn đến năm 2015, số lượng lao động tăng bình quân 8%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 10%/năm.

Giai đoạn đến năm 2020, số lao động tăng bình quân 10%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng bình quân 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 15%/năm. Giảm dần số lượng lao động phổ thông.

4.3. Phát hành4.3.1. Mô hình tổ chức, quy môMô hình tổ chức:Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học là công ty Nhà

nước giữ cổ phần chi phối (51%), hệ thống kinh doanh trực thuộc là các trung tâm, hiệu sách ở các huyện, thành phố.

Phát triển các nhà sách của các doanh nghiệp tư nhân theo hướng liên kết xuất bản và liên kết phát hành sách.

Phát triển các đại lý ở các xã, phường, thị trấn theo hướng các hộ gia đình, các tổ chức liên kết với các đơn vị phát hành sách để thực hiện.

Quy mô:Giai đoạn đến năm 2015 phát triển mới ít nhất 3 doanh nghiệp phát hành tư

nhân, quy mô toàn tỉnh có trên 5 đơn vị phát hành.

Giai đoạn 2016 - 2020 phát triển mới trên 5 doanh nghiệp phát hành tư nhân, quy mô toàn tỉnh có trên 10 đơn vị phát hành.

4.3.2. Định hướng phát triển thị trường và mạng lưới:Về thị trường:

- Xác định thị trường trong tỉnh là thị trường chủ yếu và chiến lược. Coi trọng công tác nghiên cứu thị trường trong tỉnh và dự báo thị hiếu độc giả để điều chỉnh sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu và tạo sức cạnh tranh. Xây dựng thị trường gắn với phát triển mạng lưới phát hành ở các huyện và cơ sở.

Về phát triển mạng lưới

- Phát triển các nhà sách và mạng lưới phát hành sách ở các huyện:

Ở Thành phố Tam Kỳ, Hội An: mỗi thành phố xây dựng thêm 01-02 trung tâm sách có quy mô lớn, hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn, tự động, qua mạng Internet và thanh toán điện tử.

Phát triển nhà sách ở huyện Đại Lộc (vùng phía Bắc), huyện Hiệp Đức (vùng phía Tây) quy mô phù hợp để điều tiết thị trường sách cho các huyện trong vùng.

Ở các huyện còn lại: Mỗi huyện xây dựng từ 01- 02 nhà sách có quy mô hợp lý bảo đảm phục vụ đủ nhu cầu của nhân dân.

70

Page 71: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Ở các xã, thị trấn: mỗi thị trấn, xã hoặc cụm xã có các hiệu sách, đại lý phát hành sách. Nơi có điều kiện có thể tổ chức lồng ghép vào hoạt động của Bưu điện văn hoá xã.

- Tổ chức hệ thống hiệu sách hoặc đại lý sách ở các trường học:

Mỗi trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tổ chức 1-2 hiệu sách hoặc đại lý sách trong khuôn viên nhà trường.

Mỗi trường Trung học phổ thông tổ chức 1 đại lý sách trong khuôn viên nhà trường.

Các nhà sách, hiệu sách, đại lý sách ở các huyện, trường học tổ chức theo hướng kết hợp địa điểm, cơ sở vật chất giữa Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học để phát hành sách tổng hợp, sách giáo khoa và các học cụ học liệu dùng trong nhà trường.

Về phương thức phát hành:Đa dạng hoá phương thức phát hành phù hợp với nhu cầu của độc giả theo

hướng:

- Tổ chức phát hành theo phương pháp tiên tiến trong các siêu thị sách, trung tâm sách, nhà sách bằng hình thức khách hàng tự chọn, khách hàng được tư vấn mua sách miễn phí.

- Tổ chức phát hành sách qua Website, qua mạng Internet, phát hành sách theo địa chỉ khách hàng, thanh toán điện tử ở địa bàn thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An.

- Tổ chức phát hành lưu động, đưa sách về tận độc giả ở các địa bàn miền núi, vùng cao các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My.

Huy động nhiều thành phần xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh ở cơ sở tham gia hoạt động giới thiệu sách, phát hành sách.

4.3.3. Nguồn nhân lực phát hànhĐịnh hướng đến năm 2015, 2020 số lượng cơ sở phát hành phát triển mạnh đến

khu vực tập trung dân cư, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Do vậy cần đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động phát hành, thu hút lao động phổ thông tham gia vào mạng lưới phát hành dưới hình thức đại lý, ki ốt tại các xã, đặc biệt là tại các xã kinh tế khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực phát hành đến năm 2015 đạt 8%/năm. Trong đó tập trung nâng cao số lượng lao động trình độ cao, phù hợp với định hướng phát triển hạ tầng mạng lưới phát hành tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động phát hành. Đối với khu vực các huyện, tập trung thu hút lao động tại địa phương. Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học đạt 10%/năm, cao đẳng đạt 8%/năm.

71

Page 72: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Giai đoạn đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực đạt bình quân 10%/năm. Trong đó nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tăng 12%/năm, cao đẳng tăng bình quân 8%/năm.

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Báo chíĐến năm 2030, Quảng Nam có quy mô trên 6 - 10 cơ quan báo chí với 2 cơ

quan nòng cốt: Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Nam.

Đài PTTH tỉnh phát triển theo hướng Cơ quan truyền thông đa phương tiện. Đài phát sóng 2 - 3 kênh truyền hình theo chuẩn HD, Quard – HD (3.840x2.160 có độ nét gấp 4 lần chuẩn HD), Ultra – HD (7.689x4.320 có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quard – HD), chuẩn 3D và các công nghệ tiếp theo. Ngoài PTTH, Đài còn tham gia các hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật cho phép.

Báo Quảng Nam: ấn phẩm Báo điện tử trở thành ấn phẩm chủ lực của Báo, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Anh, Trung Quốc…

Cổng TTĐT đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng, kết hợp với các dịch vụ hành chính công trực tuyến sẽ hỗ trợ tối đa trong thu hút đầu tư cho tỉnh Quảng Nam.

Các cơ quan báo in: mỗi cơ quan báo sẽ phát triển theo hướng thông tin chuyên ngành, sử dụng thông tin điện tử là ấn phẩm chủ lực.

Truyền hình trả tiền: số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ ổn định từ 3 – 5 đơn vị, các đơn vị đều mở rộng phạm vi cung cấp trên toàn tỉnh, hạ tầng truyền hình trả tiền sẽ hội tụ với hạ tầng mạng viễn thông, người dân có thể xem toàn bộ nội dung các chương trình trên 1 sợi cáp và trả tiền cho nhà cung cấp tương ứng với nội dung mình thụ hưởng. 100% người dân được tiếp cận với loại hình này.

Thông tin điện tử: sẽ phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng thông tin điện tử hỗ trợ cho hoạt động của đơn vị. Người dân được tiếp cận với thông tin điện tử mọi lúc, mọi nơi.

2. Xuất bảnĐến năm 2030, hoạt động xuất bản tại Quảng Nam phát triển nhanh, mạnh theo

hướng liên kết chặt chẽ giữa nhà xuất bản với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; giữa nhà xuất bản với các cơ sở in, phát hành; giữa nhà xuất bản với các tổ chức có tư cách pháp nhân trong hoạt động liên kết xuất bản được pháp luật quy định hình thành nên quy trình từ khai thác bản thảo, biên tập sơ bộ bản thảo, cấp giấy phép phát hành, in xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nhà xuất bản Quảng Nam sẽ xuất bản cả 2 hình thức xuất bản phẩm truyền thống và xuất bản phẩm điện tử, tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử chiếm đa số. Đối với xuất bản phẩm điện tử, Nhà xuất bản đăng tải xuất bản phẩm điện tử cùng với thông tin liên quan lên hệ thống thông qua công cụ quản trị nội dung của nhà xuất bản.

72

Page 73: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Các cơ sở in có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tại địa phương, đa dạng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Một số cơ sở in lớn mở rộng thị trường và có một thị phần đối với một vài sản phẩm in nhất định tại các thị trường các tỉnh trong khu vực.

Công nghệ in bắt kịp với các công nghệ in tại các trung tâm in của cả nước.

Nguồn nhân lực in phát triển theo hướng giảm số lượng nhân lực, tăng hiệu quả lao động. Số lượng các công nhân in phổ thông giảm, số lượng công nhân lao động kỹ thuật cao tăng. Các cơ sở in là một bộ phận trong sự liên kết giữa nhà xuất bản, nhà in và đơn vị phát hành.

Các cơ sở in tại Quảng Nam làm chủ được các công nghệ in, dịch vụ sửa chữa, thay thế thiết bị được cung cấp ngay tại Quảng Nam, các cơ sở sản xuất hỗ trợ hoạt động in như sản xuất mực in, phụ tùng thiết bị thay thế được đầu tư và phát triển tại tỉnhc.

Hoạt động phát hành phát triển hoàn thiện, mọi nhu cầu về xuất bản phẩm của người dân được đáp ứng bằng nhiều phương thức trong đó chủ yếu là phát hành qua mạng. Các cơ sở phát hành, điểm phát hành đều được ứng dụng thương mại điện tử, mua bán, thanh toán qua mạng.

Xuất bản phẩm phát hành không chỉ giới hạn xuất bản phẩm trong nước, phạm vi phát hành tại Quảng Nam mà còn mở rộng ra sản phẩm là các xuất bản phẩm nước ngoài được nhập khẩu và biên dịch, mở rộng phạm vi phát hành trên phạm vi thế giới thông qua môi trường mạng.

73

Page 74: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHẦN IVGIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức1.1. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp,

các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, xuất bản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đạo đức lối sống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản đến các cơ quan báo chí, xuất bản, các cơ quan có liên quan, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị và nhân dân; thực hiện hiệu quả Quy chế phát ngôn, cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí, Nghị định quản lý thông tin trên mạng Internet, Quản lý xuất bản phẩm và hoạt động phát hành.

1.3. Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Báo chí, xuất bản bám sát thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân để có nhiều tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm hay, có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, tạo nên sức hấp dẫn và có sức thuyết phục; phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

2.1. Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động báo chí, xuất bản; chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, ý thức trách nhiệm của đảng viên trong các cơ quan báo chí, xuất bản.

2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí, xuất bản nói riêng ở các cơ quan tham mưu, quản lý về chuyên ngành từ tỉnh đến huyện, thành phố.

2.3. Tăng cường củng cố, hoàn thiện về cơ chế phối hợp của cơ quan chỉ đạo và quản lí nhà nước về báo chí, xuất bản. Quản lý chặt chẽ nội dung thông tin, tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Báo chí, xuất bản và định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tổ chức định kỳ giao ban giữa các cơ quan báo chí, cơ quan có hoạt động mang tính báo chí với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan định hướng công tác tư tưởng.

74

Page 75: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2.4. Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức đối với hệ thống Đài Truyền thanh –Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã; Có cơ chế, chính sách về tài chính phù hợp đối với cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh cấp xã.

2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động báo chí, xuất bản, đặc biệt là dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ in xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, nhất thiết không để xảy ra tình trạng tự phát trong hoạt động báo chí và buông lỏng, né tránh trong quản lý nhà nước, không để xảy ra hiện tượng in nối bản, in xuất bản phẩm lậu và phát hành các xuất bản phẩm không tuân thủ quy định trên thị trường.

2.6. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với bản tin, Website, truyền thanh cơ sở. Tăng cường trách nhiệm Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh. 3. Phát triển nguồn nhân lực

3.1. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và đủ về số lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

3.2. Xây dựng đội ngũ những người làm báo có trình độ nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tác nghiệp năng động, sáng tạo. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo.

3.3. Tăng cường biên chế cho các cơ quan báo chí, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu nghiệp vụ từng giai đoạn phát triển. Chú trọng tuyển dụng phóng viên theo yêu cầu chuẩn hóa nghề nghiệp từ các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí, mở rộng đối với các ngành đào tạo khác trên cơ sở năng lực thực tế, tinh thần đam mê nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ, tin học, phong cách tác nghiệp báo chí hiện đại.

3.4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ những người làm báo, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ được giao.

3.5. Tận dụng cơ chế ưu đãi của tỉnh, chính sách thu hút, hỗ trợ lao động làm báo, đảm bảo mức sống, đảm bảo thu nhập để đội ngũ làm báo có thể cống hiến cho sự nghiệp phát triển thông tin, không để tình trạng các phóng viên, biên tập viên vì hoàn cảnh khó khăn dẫn đến hành động vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến dư luận và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.6. Xem xét quy định lại các tiêu chí, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nhu cầu tại tỉnh nhằm lựa

75

Page 76: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vị trí quan trọng tại các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện.4. Ứng dụng công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong báo chí, xuất bản giúp các cơ quan báo chí, xuất bản Quảng Nam có bước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Yếu tố chính của các cơ quan là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ in ấn, xuất bản theo hướng chất lượng cao, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả trong tác nghiệp.

4.1. Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mới trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu và việc tác nghiệp làm tin của phóng viên và cộng tác viên, rút ngắn thời gian gửi, nhận, kiểm duyệt, biên tập, quản lý chương trình, nội dung đảm bảo nhanh, tiện lợi, minh bạch, hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin để xuất bản các ấn phẩm điện tử hỗ trợ các ấn phẩm in truyền thống.

4.2 Ưu tiên phát triển công nghệ truyền hình số mặt đất đối với việc phổ cập truyền hình công cộng tại các khu vực đồng bằng; Phát triển truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động tại những vùng thành thị, những vùng có mật độ dân cư cao; Từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV); Tăng cường sử dụng truyền hình số DTH, các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình tại những vùng sâu, vùng xa.

4.3. Lựa chọn tiêu chuẩn PTTH số mặt đất, truyền hình Internet, truyền hình di động... phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và điều kiện của tỉnh, khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị PTTH.

4.4. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mạng phát thanh, truyền hình cáp tương tự sang cáp số phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình.

4.5. Đối với báo điện tử cần đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.

4.6. Đối với công nghệ in cần quy hoạch, định hướng công nghệ phù hợp, nắm bắt xu thế, tận dụng công nghệ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, mở rộng ngoài tỉnh.5. Hợp tác trong báo chí, xuất bản

5.1. Tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí, xuất bản trong nước và quốc tế, chú trọng các tổ chức đã có mối quan hệ truyền thống với Việt Nam; chủ động tham gia các hoạt động và phát huy vai trò với các tổ chức trong nước và quốc tế.

5.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại nhằm trao đổi các tác phẩm báo chí, bản quyền xuất bản phẩm đối với các cơ quan, tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất và người Quảng Nam đến với bạn bè trong nước và nước ngoài.

76

Page 77: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

5.3. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế để phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh.

5.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, phối hợp với các tổ chức trong việc trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý phát thanh, truyền hình.

5.5. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA nhằm phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh.

5.6. Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi, học tập các mô hình tiên tiến về báo chí, xuất bản của các địa phương và một số nước có nền báo chí phát triển.6. Về cơ chế, chính sách

6.1. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và triển khai các hoạt động đầu tư phát triển báo chí, xuất bản. Một số văn bản cần ban hành như sau:

- Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng cho phóng viên các cơ quan báo chí địa phương (Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy);

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí (Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT);

- Cơ chế đặt hàng thông tin báo chí (Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Tài chính);

- Cơ chế liên kết trong hoạt động xuất bản – in – phát hành;- Quy định bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp (Hội Nhà báo, Công an

tỉnh, Sở TT&TT);- Cơ chế hỗ trợ cho cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở (Sở TT&TT);- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí để tạo nguồn thu

hợp pháp.- Ban hành quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao đối với cơ quan báo chí,

phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử của tỉnh Quảng Nam.- Đầu tư đủ nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành công nghệ hiện đại

cho cơ quan quản lý nhà nước, cho Báo điện tử; Cổng TTĐT; Trang thông tin điện tử để kịp thời ngăn chặn tấn công, phá hoại trên mạng, lọc thông tin xấu và nhận dạng thông tin không tốt.

- Thực hiện cơ chế hợp đồng đọc lưu chiểu tác phẩm báo chí.7. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch

7.1. Căn cứ các nội dung Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở khả năng huy động vốn đầu tư, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và tiến hành đầu tư phù hợp với quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư.

77

Page 78: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, nhất là lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư xây dựng.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu khác: Sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tư xây dựng.

- Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tranh thủ nguồn vốn từ quỹ viễn thông công ích, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trong tỉnh.

- Đối với các dự án về in, phát hành: ưu tiên sử dụng vốn xã hội hóa.7.2. Căn cứ khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn trong từng thời kỳ,

các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí bố trí, lập kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong Quy hoạch.

7.3. Sở TT&TT phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện nội dung Quy hoạch. Cụ thể như sau:

- Ngân sách từ trung ương qua chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở đầu tư cho hạng mục hạ tầng truyền thanh cơ sở.

- Ngân sách từ trung ương qua quỹ viễn thông công ích thực hiện đề án số hoá của quốc gia trước năm 2020 theo quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH Việt Nam đến năm 2020 và các văn bản liên quan.

- Huy động từ nguồn các doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số, doanh nghiệp in, doanh nghiệp phát hành. Để thu hút được doanh nghiệp chúng ta phải tạo môi trường đầu tư minh bạch, mạnh mẽ, có cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí xuất bản nói chung và truyền hình trả tiền, in ấn, phát hành nói riêng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch- Giao Sở TT&TT tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch phát triển báo chí, xuất

bản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đến các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh theo quy định.

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên trong các dịp kêu gọi, xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào lĩnh vực báo chí, xuất bản.2. Phân công trách nhiệm của các cấp, các sở, ban ngành

2.1. Sở TT&TT

78

Page 79: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện quy hoạch; làm đầu mối, Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản triển khai thực hiện quy hoạch.

Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh cơ chế, chính sách để hoạt động báo chí, xuất bản phát triển đúng pháp luật, đúng định hướng, góp phần tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo người dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương.

Chủ trì thực hiện quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án theo chức năng; phối hợp với các ngành liên quan phân bổ các chỉ tiêu của Quy hoạch vào kế hoạch hằng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả tiến độ thực hiện Quy hoạch.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tưTham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu

tư phát triển báo chí, xuất bản. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Sở TT&TT, các cơ quan báo chí, xuất bản của tỉnh cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí nguồn vốn và thẩm định các hồ sơ, dự án đầu tư trong nội dung của Quy hoạch; Hướng dẫn các thủ tục khai thác nguồn đầu tư theo chương trình quốc gia của Chính phủ.

2.3. Sở Tài chínhĐảm bảo kinh phí cho các chương trình, dự án phát triển trên địa bàn tỉnh theo

quy hoạch, kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu, đề xuất về xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho phát triển báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở TT&TT, các cơ quan báo chí trình UBND tỉnh ghi kế hoạch và bố trí kinh phí theo dự toán ngân sách hàng năm.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trườngBố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng các hạng mục trong quy hoạch phù hợp với

yêu cầu quản lý, phát triển báo chí, xuất bản trong tình hình mới.2.5. Sở Nội vụPhối hợp với Sở TT&TT, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các

cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu

nguồn nhân lực theo quy hoạch.

Phối hợp với Sở TT&TT, Hội nhà báo tỉnh rà soát lại hệ thống các tiêu chí, quy

trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí

phù hợp với pháp luật và thực tế tại địa phương.2.6. Các sở, ban, ngành liên quan

79

Page 80: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của

mình, cung cấp thông tin trên bản tin, trang thông tin điện tử đúng theo quy định của

pháp luật. Phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản triển khai các hoạt động nhằm

đưa thông tin đến với đông đảo người dân trong tỉnh. 2.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốỦy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung quy hoạch để tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức Đài TT cấp huyện.

- Kiện toàn Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện.

- Phối hợp với Sở TT&TT, Đài PT&TH tỉnh trong việc thực hiện các chương

trình, dự án mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng nội dung thông tin tại

các Đài Truyền thanh cấp xã.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung khác có liên

quan trong quy hoạch.2.8. Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bảnCác cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí trên địa bàn, căn cứ vào

quy hoạch này để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng

phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết

thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển báo chí, xuất

bản nói riêng; phối hợp Sở TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm đầu tư

phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản tại địa phương.

80

Page 81: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHỤ LỤC 1. HIỆN TRẠNG

Biểu 1: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH BÁO QUẢNG NAM

               

Nội dung Đơn vị tínhNăm

2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng Báo Quảng Nam phát hành qua các doanh nghiệp bưu chính Bản/kỳ 3.700 3.700 3.800 3.800 3.900

Số lượng ấn phẩm Đặc san Bản/kỳ 6.500 6.500 6.800 7.000 7.500

Báo Quảng Namthường kỳ

Tổng số kỳ xuất bản Kỳ 208 208 260 260 260

Sản lượng in Bản 769.600 769.600 988.000 988.000 1.014.000

Số trang Trang 8 đến 12 8 đến 12 8 đến 12 8 đến 12

8 đến 12 (số thứ 2, 4, 6 in 12

trang; số thứ 3,5 in 8 trang)

Khuôn khổ Cm 29x42 29x42 29x42 29x42 29x42

Báo Quảng Nam Cuối tuần

Tổng số kỳ xuất bản Kỳ     52 52 52

Sản lượng in Bản     197.600 197.600 202.800

Số trang Trang     12 12 12

81

Page 82: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Khuôn khổ Cm     29x42 29x42 29x42Nguồn số liệu: Báo Quảng Nam

Biểu 2: HIỆN TRẠNG NỘI DUNG BÁO QUẢNG NAM

Nội dungNăm

2008 2009 2010 2011 2012

Báo Quảng Namthường kỳ

Tỷ lệ %theo chủ đề

Thời sự, chính trị 50 52 50 45 40Kinh tế, xã hội 27 26 27 25 25

An ninh, quốc phòng 8 7 8 10 10

Thể thao, giải trí 9 5 9 8 5

Khác 6 10 6 12 20

Tỷ lệ %theo thể loại

Tin 52 51 52 51 50

Bài 44 46 44 45 45

Phóng sự 2 2 2 2 4

Khác 2 1 2 2 1

Báo Quảng NamCuối tuần

Tỷ lệ %theo chủ đề

Thời sự, chính trị 50 52 50 45 40

Kinh tế, xã hội 27 26 27 25 25

Đời sống, pháp luật 8 7 8 10 10

Thể thao, giải trí 9 5 9 8 5

Khác 6 10 6 12 20

Tỷ lệ %theo thể loại

Tin 52 51 52 51 50

Bài 44 46 44 45 45

82

Page 83: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Phóng sự 2 2 2 2 4Khác 2 1 2 2 1

Nguồn số liệu: Báo Quảng Nam

Biểu 3: HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC BÁO QUẢNG NAM

Nội dungNăm

2008 2009 2010 2011 2012Tổng số 50 52 55 58 57

Theo lý luậnchính trị

Cử nhânSố lượng          Tỉ lệ %          

Cao cấpSố lượng          Tỉ lệ %          

Trung cấpSố lượng          Tỉ lệ %          

Đảng viênSố lượng          Tỉ lệ %          

Theo trình độ

Trên Đại họcSố lượng 0 0 0 0 1Tỉ lệ % 0% 0% 0% 0% 2%

Đại họcSố lượng 37 37 39 40 40Tỉ lệ % 74% 71% 71% 69% 70%

Cao đẳngSố lượng 0 2 2 2 2Tỉ lệ % 0% 4% 4% 3% 4%

83

Page 84: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Trung cấpSố lượng 4 4 5 5 5Tỉ lệ % 8% 8% 9% 9% 9%

Trình độ khácSố lượng 9 9 9 11 9Tỉ lệ % 18% 17% 16% 19% 16%

Theo vị trí

Được cấp thẻ nhà báo Số lượng          

Phóng viênSố lượng 18 18 19 19 19Tỉ lệ % 36% 35% 35% 33% 33%

Biên tập viênSố lượng 2 3 3 4 4Tỉ lệ % 4% 6% 5% 7% 7%

Cán bộ kỹ thuậtSố lượng          Tỉ lệ %          

Cộng tác viên Số lượng 350 350 370 390 400Nguồn số liệu: Báo Quảng Nam

Biểu 4: HIỆN TRẠNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT BÁO QUẢNG NAM

                 

Nội dung Đơn vị tính

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Kinh phí hoạtđộng và đầu tư

Kinh phí cấp hàng năm Triệu đồng 3.145 4.821 6.852 7.982 9.607

84

Page 85: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Doanh thu quảng cáo, tài trợ Triệu đồng 1.781 1.546 2.151 2.543 2.900

Doanh thu xuất bản Triệu đồng 818 765 1.670 1.622 1.862

Kinh phí đầu tư các dự án Triệu đồng        

Tổng Triệu đồng 5.744 7.132 10.673 12.147 14.369

Cơ sở vật chất

Máy tính Cái 43 46 58 64 66

Máy ảnh Cái 1 1 1 1 1

Máy quét Cái 2 3 3 3 3

Máy ghi âm Cái 0 0 0 0 0

Camera Cái 0 0 0 0 0

Nguồn số liệu: Báo Quảng Nam

Biểu 5: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG NAM

STT Tên chỉ tiêu Số lượng1 Số lượng chương trình phát thanh  

1.1 Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp  1.450 1.2 Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo 522 1.3 Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí 976

85

Page 86: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

1.4 Hệ phát thanh dân tộc 52 1.5 Hệ phát thanh đối ngoại - 1.6 Hệ phát thanh có hình - 2 Số lượng chương trình truyền hình  

  Chia theo ngôn ngữ  2.1 Tiếng Kinh 12.275 2.2 Tiếng nước ngoài   2.3 Tiếng dân tộc ít người Việt Nam  52   Chia theo nội dung chương trình  

2.4 Tin tức - Thời sự 3.825 2.5 Khoa học - Giáo dục  2.617 2.6 Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế  3.495 2.7 Thanh thiếu niên  1.147 2.8 Nội dung khác  1.756

Nguồn số liệu: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Biểu 6: HIỆN TRẠNG THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG NAM

Nọi dung Đơn vị tính

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Truyền hình Tổng thời lượng phát sóng h/ngày 12 12 12 15 18

86

Page 87: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Thời lượng chương trình tự sản xuất h/ngày 5,6 5,6 5,6 7,2 10,8

Thời lượng chương trình tiếp sóng VTV1, VTV2, VTV3 h/ngày 54 54 54 60 72

Thời lượng chương trình phối hợp h/ngày 4,4 4,4 4,4 5,7 7,2

Phát thanh

Tổng thời lượng phát sóng h/ngày 2,05 2,05 2,05 2,05 2,05

Thời lượng chương trình tự sản xuất h/ngày 2,05 2,05 2,05 2,05 2,05

Thời lượng chương trình tiếp sóng AM h/ngày 3,15 3,15 3,15 3,15 3,15

Thời lượng chương trình phối hợp h/ngày 0 0 0 0 0

Nguồn số liệu: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Biểu 7: HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG NAM

Nội dungNăm

2008 2009 2010 2011 2012Tổng     111 115 122

Theo lý luậnchính trị Cử nhân

Số lượng 2 2 2 2 2Tỉ lệ %     1,8 1,7 1,6

87

Page 88: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Cao cấpSố lượng     8 15 17Tỉ lệ %     7,2 13,0 13,9

Trung cấpSố lượng     77 72 77Tỉ lệ %     69,4 62,6 63,1

Đảng viênSố lượng          Tỉ lệ %          

Theo trình độ

Trên Đại họcSố lượng 0 0 1 1 4Tỉ lệ % 0 0,00 0,9 0,9 3,30

Đại họcSố lượng     87 89 92Tỉ lệ %     78,4 77,4 75,40

Cao đẳngSố lượng     1 2 2Tỉ lệ %     0,9 1,7 1,60

Trung cấpSố lượng     12 13 13Tỉ lệ %     10,8 11,3 10,70

Trình độ khácSố lượng     10 10 11Tỉ lệ %     9,0 8,7 9,00

Theo vị trí

Được cấp thẻ nhà báo Số lượng 41 41 41 40 40

Phóng viênSố lượng     19 20 22Tỉ lệ %     17,12 17,39 18,03

Biên tập viênSố lượng     13 13 19Tỉ lệ %     11,71 11,30 15,57

Cán bộ kỹ thuậtSố lượng     32 32 33Tỉ lệ %     28,83 27,83 27,05

Lao động khác Số lượng     47 50 48

88

Page 89: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Tỉ lệ %     42,34 43,48 39,34Nguồn số liệu: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Biểu 8: HIỆN TRẠNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG NAM

               

Nội dung Đơn vị tính

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Kinh phí hoạtđộng và đầu tư

Kinh phí cấp hàng năm Triệu đồng 3.905 4.097 4.099 5.500 5.800

Doanh thu quảng cáo, tài trợ Triệu đồng 5.094 5.950 7.142 9.223 10.669

Doanh thu khác Triệu đồng 2.588 2.968 3.519 4.085 3.800

Kinh phí đầu tư các dự án Triệu đồng 2.000 8.964 800 300 1.592

Tổng Triệu đồng 13.587 21.979 15.560 19.108 21.861

Hệ thống kỹ thuật Truyền hình

Tổng số camera Cái 32 39 40 31 23

Tổng số bàn dựng Cái 15 18 22 22 22

Công nghệ dựng hình   Phi tuyến Phi tuyến Phi tuyến Phi tuyến Phi tuyến

Xe truyền hình Cái 1 1 2 2 2

89

Page 90: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Công nghệ truyền dẫn, phát sóng   Analog Analog Analog Analog Analog/

Digital

Tỷ lệ phủ sóng % 95 95 95 95 100

Hệ thống kỹ thuật Phát thanh

Tổng số phòng thu Phòng 1 1 1 1 1

Công nghệ sản xuất   Phi tuyến Phi tuyến Phi tuyến Phi tuyến Phi tuyến

Công nghệ truyền dẫn, phát sóng   Analog Analog Analog Analog Analog/

Digital

Tống số máy phát Cái 1 1 1 1 2

Công suất phát sóng w 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000

Tỷ lệ phủ sóng % 98 98 98 98 100

Nguồn số liệu: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Biểu 9: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠP CHÍ TẠP CHÍ ĐẤT QUẢNG

Nội dung Đơn vị tính

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Kỳ hạn xuất bản/năm Kỳ 6 6 12 12 12Sản lượng in/kỳ Bản 500 500 700 700 700Tổng số trang bình quân/số Trang 120 120 92 92 92Khuôn khổ Cm 16x24 16x24 16x24 16x24 16x24

90

Page 91: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Kinh phí hoạtđộng và đầu tư

Kinh phí cấp hàng năm Triệu đồng 200 200 300 300 300

Doanh thu quảng cáo, tài trợ Triệu đồng 30 30 40 50 50

Cơ sở vật chấtMáy tính Cái 1 1 2 2 2Máy ảnh Cái 1 1 1 1 1Máy quét Cái 1 1 1 1 1

Nguồn số liệu: Tạp chí Đất QuảngTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ SÁNG TẠO

Nội dung Đơn vị tính

Năm2008 2009 2010 2011 2012

Kỳ hạn xuất bản/năm Kỳ 12 12 12 12 12Sản lượng in/kỳ Bản 600 600 600 600 600Tổng số trang bình quân/số Trang 36 36 36 36 36Khuôn khổ Cm 19x27 19x27 19x27 19x27 19x27

Kinh phí hoạtđộng và đầu tư

Kinh phí cấp hàng năm Triệu đồng 120 120 130 150 150

Doanh thu quảng cáo, tài trợ Triệu đồng 0 3 11,5 35,5 15

Cơ sở vật chất Máy tính Cái 2 2 2 1 1Máy ảnh Cái 0 0 0 0 0Máy quét Cái 0 0 0 0 0

Nguồn số liệu: Tạp chí Khoa học và Sáng tạoTẠP CHÍ VĂN HÓA QUẢNG NAM

Nội dung Đơn vị tính

Năm2008 2009 2010 2011 2012

Kỳ hạn xuất bản/năm Kỳ 6 6 6 6 6Sản lượng in/kỳ Bản 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

91

Page 92: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Tổng số trang bình quân/số Trang 76 76 76 76 76Khuôn khổ Cm 29x17 29x17 29x17 29x17 29x17

Kinh phí hoạtđộng và đầu tư

Kinh phí cấp hàng năm Triệu đồng 450 500 550 630 700

Doanh thu quảng cáo, tài trợ Triệu đồng 60 60 60 60 100

Cơ sở vật chấtMáy tính Cái 4 4 4 4 4Máy ảnh Cái 1 1 1 1 1Máy quét Cái 0 0 0 0 0

Nguồn số liệu: Tạp chí Văn hóa Quảng NamTẠP CHÍ KHOA HỌC

Nội dung Đơn vị tính

Năm2008 2009 2010 2011 2012

Kỳ hạn xuất bản/năm Kỳ         4Sản lượng in/kỳ Bản         150Tổng số trang bình quân/số Trang         132Khuôn khổ Cm         18,5x26,5

Kinh phí hoạtđộng và đầu tư

Kinh phí cấp hàng năm Triệu đồng          

Doanh thu quảng cáo, tài trợ Triệu đồng          

Cơ sở vật chấtMáy tính Cái          Máy ảnh Cái          Máy quét Cái          

Nguồn số liệu: Tạp chí Khoa học

92

Page 93: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Biểu 10: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢN TIN

NỘI DUNG Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng bản tin 7 13 18 23 27 29 (tính đến tháng 8.2013)

Nguồn số liệu: Sở Thông tin và Truyền thông

Biểu 11: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN

STT Tên huyện

Số lượng

máy phát

Thời lượng phát sóng, tiếp sóng

Nhân lực

Tổng

Theo trình độ Theo vị trí

Cộng tác

viên

Thời lượng chương

trìnhphát sóng (giờ/ngày)

Thời lượng

tiếp sóng (giờ/ngày)

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp Khác Phóng

viên

Biên tập viên

Cán bộ kỹ thuật

93

Page 94: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

1 Thành phố Tam Kỳ 2 2 3 16 10 0 2 4 7 2 5  

2 Thành phố Hội An 2 1 3 10 5 0 3 2 4 4 3 50

3 Điện Bàn 2 3 1,8 10 7 2 0 1 4 2 4  4 Thăng Bình 1 1 3,5 10 6 0 4 0 3 3 4 505 Bắc Trà My 1 0,25 3 10 7 0 1 2 4 0 6  6 Nam Trà My 1 1 3 10 5 1 4 0 3 1 6  7 Núi Thành 1 1 4,5 9 3 0 6 0 3 1 4 328 Phước Sơn 1 4 3,5 10 3 2 4 1 4 2 3  9 Tiên Phước 1 0,5 6 11 5 0 5 1 3 0 5 1510 Hiệp Đức 1 1 5 11 5 3 3 0 6 2 3 011 Nông Sơn 1 1 5 8 3 2 3 0 2 1 3 1012 Đông Giang 1 1 5 11 6 2 3 0 2 1 7  13 Nam Giang 1 0,5 3 10 5 1 4 0 3 1 6  14 Đại Lộc 2 1,5 0 12 5 0 5 2 3 1 5 2015 Phú Ninh 1 1 5 11 7 0 4 0 3 2 5 1516 Tây Giang 1 0,5 3 10 5 1 4 0 3 1 6  17 Duy Xuyên 2 1,5 1,5 9 7 0 2 0 5 1 3 2518 Quế Sơn 1 1 3 10 3 1 6 0 4 1 5  

Tổng cộng/bình quân 23 1,3 3,4 188 97 15 63 13 66 26 83 217

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo các Đài truyền thanh cấp huyện

Biểu 12: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ

94

Page 95: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

STT Tên huyện

Số lượng(đài)

Tần số FM (MHz)

Chất lượng

Tổng Có dây Không dây Tốt Khá Kém Không

hoạt động

1 Thành phố Tam Kỳ 13 4 9 87-108 0 9 4 0

2 Thành phố Hội An 13 2 11 87-108 13 0 0 0

3 Điện Bàn 20 18 2 87-108 0 2 18 0

4 Thăng Bình 22 0 22 87-108; 54-68 (2 xã) 20 0 2 0

5 Bắc Trà My 6 1 5 87-108 3 3 0 06 Nam Trà My 8 8 0 87-108 0 0 8 07 Núi Thành 17 0 17 87-108 17 0 0 08 Phước Sơn 11 0 11 87-108 0 0 5 69 Tiên Phước 15 4 11 87-108 13 0 2 010 Hiệp Đức 6 0 6 87-108 0 0 4 211 Nông Sơn 4 0 4 87-108 0 0 4 012 Đông Giang 7 0 7 87-108 2 0 5 013 Nam Giang 9 0 9 87-108 7 2 0 014 Đại Lộc 18 5 13 87-108 0 13 5 015 Phú Ninh 11 5 6 87-108 0 11 0 016 Tây Giang 5 5 0 87-108 0 0 5 017 Duy Xuyên 14 11 3 87-108 12 0 2 0

95

Page 96: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

18 Quế Sơn 13 1 12 54-68 12 1 0 0

Tổng cộng 212 64 148   99 41 64 8

Tỷ lệ   30% 70%   47% 19% 30% 4%

Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ các Đài cấp huyện

Biểu 13: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

STT

Tên đơn vị cung cấp TTTT

Tên dịch vụ cung

cấp

Tổng số

trạm

Số lượng thuê bao

Số lượng kênh phát sóng

Tổng số dung

lượng lắp đặt

(thuê bao)

Tổng số dung

lượng sử dụng

(thuê bao)

Phương thứctruyền tín hiệu

1 Chi nhánh Quảng Nam - Công ty cổ phần Viễn thông FPT OneTV 12 30 92 150 75 Cáp treo

2 Chi nhánh Viettel Quảng Nam - Tập đoàn Viễn thông Quân đội NetTV 256 480 110 5545 5545 Cáp treo

3 Trung tâm Truyền hình Cáp Quảng Nam

Truyền hình cáp 687 9504 64 24045 9504 Cáp quang, cáp

đồng trục

4 Viễn thông Quảng Nam MyTV     140   8.000 Cáp (treo, ngầm)

5 Bưu điện tỉnh (hay An Viên, Bưu điện tỉnh chỉ là đầu mối bán dịch vụ) AVG   2.362 100 2.362 2.362

Sóng vô tuyến điện (vệ tinh, số

mặt đất)

96

Page 97: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

6 Chi nhánh Quảng Nam - Công ty TNHH truyền hình số Việt Nam K+     81   1.000 Sóng vô tuyến

điện (vệ tinh)

7 Chi nhánh Quảng Nam - Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC VTC     73   8.000

Sóng vô tuyến điện (vệ tinh, số

mặt đất)

Tổng cộng           34.486 

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo của các đơn vị truyền hình trả tiền

97

Page 98: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Bảng 14: DANH MỤC XUẤT BẢN PHẨM KHÔNG KINH DOANH NĂM 2012

STT

Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp giấy phép xuất bản phẩm

Ngày cấp

1 Troóng Kadong Sở KH&CN 3/1/12

2

Năng lực quyết định và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, HDND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Sở KH&CN 3/1/12

3 Mô hình đô thị làng quê Quảng Nam Sở KH&CN 3/1/12

4 Môi trường nước và đa dạng sinh học hồ phú ninh Sở KH&CN 3/1/12

5 Ngữ vựng Việt – Ca dong và Ca dong – Việt Sở KH&CN 3/1/12

6 Ngữ pháp tiếng Cadong Sở KH&CN 3/1/12

7 15 năm Xây dựng và phát triển Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Nam 3/1/12

8 Bản đồ Thành phố Tam Kỳ Ủy ban nhân dân TP Tam kỳ 3/1/12

9 Xuân Duy Xuyên 2012 Phòng VHTT huyện Duy Xuyên 3/1/12

10Văn kiện đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Quảng Nam lần thứ XII (2011-2011)

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam 3/1/12

11 Lịch sử đấu tranh CM của Đảng bộ nhân dân Đảng ủy thị trấn Tân An 3/1/12

12 Kỷ yếu Ban tổ chức Nam Giang Ban Tổ chức Huyện ủy Nam Giang 3/1/12

13 Diễn đàn nhân dân Quảng Nam Xuân Nhâm Thìn

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam 3/1/12

14 Mái nhà Chung - Quảng Nam Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam 3/1/1215 Lao động và công đoàn Liên đoàn lao động tỉnh 3/1/1216 Bản tin Xuân 2012 UBND huyện Tây Giang 3/1/12

17Thể lệ cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Quảng Nam lần thứ V, năm 2011-2012

Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Quảng Nam 3/1/12

18 Kỷ yếu Ban dân vận huyện ủy Nam Giang

Ban dân vận huyện ủy Nam Giang 3/1/12

19 Xuân Điện Bàn Nhâm Thìn- 2012 UBND huyện Điện Bàn 6/1/12

20 Đất Quảng đường thi Chi hội UNESCO Thơ Đường 6/1/12

21 Đặc san Kinh tế hợp tác Quảng Nam xuân 2012 Liên Minh HTX Quảng Nam 6/1/12

22 Lịch sử Đảng bộ xã Tam Phước Đảng ủy xã Tam Phước 6/1/12

98

Page 99: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

(1930-2005)23 Đặc san văn nghệ Tam Kỳ UBND TP Tam Kỳ 6/1/12

24Kỷ yếu 15 năm tái lập tỉnh/ thành lập Sở Lao động- Thương binh & xã hội tỉnh Quảng Nam

Sở Lao động- Thương binh & xã hội Quảng Nam 9/1/12

25 Kinh tế xã hội Quảng Nam 15 năm (1997-2011) Cục thống kê 9/1/12

26Các Nghị quyết, Báo cáo thẩm tra tại kỳ họp thư 3, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VIII

HĐND tỉnh 9/1/12

27 Tập huấn bệnh phong – da liễu dành cho cán bộ y tế cơ sở Trung tâm da liễu 9/1/12

28 Ban tin tuyên giáo xuân Nhâm Thìn

Ban tuyên giáo tỉnh Quảng Nam 10/1/12

29 Tập san VH Hội an Xuân Nhâm Thìn 2012 Phòng VHTT Hội An 11/1/12

30 Tập san 60 năm 1 mái trường Trường THPT Trần Quý Cáp Hội An Quảng Nam

16/01/2012

31 Kỷ yếu “Quảng Nam- 15 xây dựng và phát triển”

Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch

30/01/2012

32 Bộ tranh tư vấn Phòng ngừa tai nạn thương tích

Tổ chức Tầm nhìn thế giới Chương trình phát triển vùng huyện Tiên Phước

30/01/2012

33Kỷ yếu “ Công ty điện lực Quảng Nam 15 năm xây dựng và phát triển

Công ty điện lực Quảng Nam 3/2/12

34 Vững bước đi lên Công đoàn công ty điện lực Quảng Nam 3/2/12

35 Tờ rơi “Tiên phước tiềm năng và lợi thế đầu tư, phát triển”

Phòng kinh tế hạ tầng huyện Tiên Phước 4/2/12

36 Kỷ yếu chào mừng kỷ niệm ngày 15 năm

Phòng Tham mưu Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng

14/02/2012

37 Tập san Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

20/02/2012

38Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ và nhân dân xã Hiệp Hòa (1930-2012)

Đảng ủy xã Hiệp Hòa 23/02/2012

39

Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch hội đồng nhà nước Võ Chí Công (7/8/1912-7/8/2012)

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy 23/02/2012

40 120 câu hỏi ôn tập môn luật giao thông đường bộ

Trường Cao đảng nghề Quảng Nam

26/03/2012

41 Kỷ yếu 25 năm ngành kiểm tra Đảng huyện ủy Hiệp Đức Ủy ban kiểm tra hiệp đức 29/02/20

1242 Thông tin khách hàng 2012 Công ty Điện Lực Quảng Nam 12/3/1243 Đặc san “Agribank 15 năm, dấu Ngân hàng NN&PTNT Quảng 12/3/12

99

Page 100: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

ấn 1 chặng đường” Nam

44

Kỷ yếu các thế hệ cán bộ viên chức Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 1997-2011

Ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam 12/3/12

45 Kỷ yếu 5 năm thành lập và phát triển Vietcombank Quảng Nam 12/3/12

46 Tập san “Văn nghệ Tam Kỳ” Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam

13/3/2012

47 Tập sách “ Một số nhân vật lịch sử điện bàn” giai đoạn trước 1945 UBND huyện Điện bàn 13/3/201

2

48 Quy chế làm việc của UBND tỉnh và VP UBND tỉnh Quảng Nam VP UBND tỉnh Quảng Nam 22/3/201

2

49 Bản tin thông báo nội bộ Ban tuyên giáo tỉnh ủy 22/3/2012

50Gương người tốt, việc tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 26/3/2012

51 Tài liệu bồi dưỡng HĐND cấp xã Sở Nội vụ Quảng Nam 30/3/2012

52 Tài liệu bồi dưỡng HĐND cấp huyện Sở Nội vụ Quảng Nam 30/3/201

2

53 Quy trình kinh doanh điện năng Công ty điện lực Quảng Nam 30/3/2012

54 Quế tiên-Hiệp Đức, ngày ấy bây giờ

Ban tuyên giáo huyện ủy Hiệp Đức 2/4/12

55 Bản tin phụ nữ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh 10/4/1256 Hiệp Đức – Sự kiện và nhân vật Huyện ủy Hiệp Đức 10/4/12

57 Niên Giám thống kê huyện Nông sơn 2011

Chi cục thống kê huyện Nông Sơn

16/4/2012

58 405 câu hỏi ôn tập môn Luật Giao Thông Đường bộ Trường cao Đẳng nghề 12/3/12

59 Nội san Hương sen Thành Hội Phật Giáo Hội An 19/4/2012

60 Niên Giám thống kê xã Trà Tân 2011

UBND xã Trà Tân – Bắc Trà My

23/4/2012

61 Niên Giám thống kê 2011 Chi cục thống kê huyện Bắc Trà My

24/4/2012

62 Lịch sử Đảng bộ Thành phố Tam kỳ giai đoạn 1954-1975

Ban tuyên giáo thành ủy Tam kỳ

24/4/2012

63 Đài PT-TH Quảng Nam – 15 năm hình thành và phát triển

Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Nam

24/4/2012

64 Niên Giám thống kê 2011 Chi cục thống kê huyện Hiệp Đức

26/4/2012

65 Niên Giám thống kê 2011 Chi cục thống kê TP Tam Kỳ 14/5/2012

66 Niên Giám thống kê 2011 Chi cục thống kê huyện Điện 4/5/12

100

Page 101: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Bàn

67Kỷ yếu 15 năm thành lập Viện qui hoạch đô thị và Nông thôn Quảng Nam

Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam 4/5/12

68 Lý luận thực tiễn Trường chính Trị Quảng Nam 4/5/12

69 Niên Giám thống kê 2011 Niên giám thống kê huyện Quế Son

14/5/2012

70 Niên Giám thống kê 2011 Niên giám thống kê huyện Thăng Bình

14/5/2012

71 Bản tin “ Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa” Sở VHTT&DL Quảng Nam 15/5/201

2

72Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ và nhân dân xã Duy Vinh (1930-1975)

Đảng ủy Xã Duy Vinh 15/5/2012

73 Niên Giám thống kê 2011 Niên giám thống kê huyện Tiên Phước

21/5/2012

74

Kỷ yếu hội thảo Khoa học chào mừng kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển trường Đại học Quảng Nam

Trường đại học Quảng Nam  

75 Đặt san Người gieo hạt CĐ Trường đại học Quảng Nam

21/5/2012

76 Cẩm nang hướng dẫn Chi cục bảo vệ thực vật 22/5/2012

77 Niên Giám thống kê 2011 Niên giám thống kê huyện Phước Sơn

28/5/2012

78 Tài liệu phòng ngừa khuyết tật ban đâu

Trung tâm truyền thông GDSK Quảng Nam

28/5/2012

79 Niên Giám thống kê 2011 Niên giám thống kê huyện Đông Giang

29/5/2012

80 Kỷ yếu Làng Đông tác-Ký ức và thực tại

Hội cựu chiến binh xã Bình Nam

30/5/2012

81 Kỷ yếu Hội cựu TNXP TP Tam Kỳ Hội cựu TNXP TP Tam Kỳ 31/5/201

2

82 Căn cứ liên khu ủy 5 tại các huyện Bên Hiên – Bến Giằng Ban tuyên giáo tỉnh ủy 1/6/12

83 Nhà giáo quảng Nam số 2 Hội cựu giáo chức tỉnh QN 6/6/12

84 Kỷ yếu 5 năm thành lập cảnh sát môi trường Phòng cảnh sát Môi trường 6/6/12

85 Bản tin “ Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa” Sở VHTT & DL 21/6/201

2

86 Các quy chế của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

21/6/2012

87Kỷ yếu 5 năm (2008-2012) tổ chức cuộc thi sáng tao thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh QN

Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh QN

27/6/2012

88 50 năm Cảnh sát nhân dân Quảng Công an tỉnh Quảng Nam 29/6/201

101

Page 102: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

Nam 2

89Kỷ yếu đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh lần thứ V (2009-2012)

BCH Quân sự tỉnh 4/7/12

90 Tập san – văn nghệ tam kỳ Hội văn học nghệ thuật Tam kỳ 4/7/12

91Những nội dung cơ bản của Luật khiếu nại năm 2011, luật tố cáo năm 2011

Thanh tra tỉnh 10/7/12

92 Mẹ của ngàn đời Hội tem tỉnh Quảng Nam 12/7/12

93Quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Phòng tư pháp huyện Điện bàn 16/7/2012

94 Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tý Phòng tư pháp huyện Điện bàn 19/7/201

2

95

Xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính đối với người điều khiển người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phòng tư pháp huyện Điện bàn 19/7/2012

96 120 câu hỏi ôn tập môn luật giao thông đường bộ Trường CĐ nghề Quảng Nam 19/7/201

2

97 Y dược Quảng Nam và Sức khỏe Quảng Nam

Ttam truyen thông giáo dục sức khỏe y dược

20/7/2012

98 Bản tin Y dược Quảng Nam Ttam truyen thông giáo dục sức khỏe

20/7/2012

99 Tư liệu đền Liệt sĩ Quế Sơn UBND huyện Quế Sơn 20/7/2012

100 Chiến thắng cẩm dơi Ban tuyên giáo tỉnh ủy 31/7/201

2101

Tập gấp du Lịch Quảng Nam. Ngôn ngữ Tiếng Việt TTTT Xúc tiến Du Lịch 31/7/201

2102

Sách hướng dẫn DL Quảng Nam. Song ngữ: Anh và Việt TTTT Xúc tiến Du Lịch 31/7/201

2103 Kiên Trung Bất khuất Hội Tù yêu nước 31/7/201

2104

Di sản thế giới – triển vọng tương lai Phòng VHTT Hội An 31/7/201

2105 Tập san Hợp điểm Trường Nguyễn Bỉnh Khiểm 7/8/12

106 Lịch sử đảng bộ xã Tam phước Đảng ủy xã Tam phước 7/8/12

107

Tình hình In lậu và công tác quản lý nhà nước hiện nay Sở TT&TT 7/8/12

108 TT&TT Quảng Nam Sở TT&TT 10/8/12

109

KH hành động về dân số và sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam Chi cục dân số KHHHGĐ 10/8/12

102

Page 103: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

110

Các nghị quyết, báo cáo thẩm tra tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII

VP đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam 10/8/12

111

Kỷ yếu hội CCB VN tỉnh Quảng Nam 15 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành

Hội CCB tỉnh Quảng Nam 10/8/12

112 Địa chí xã Bình Minh UBND xã Bình Minh 15/8/201

2113

Tổng tap VH Quảng Nam 5 năm (2007-2012) Tạp chí Văn hóa Quảng Nam 20/8/201

2114

Hội An-Thành phố Sinh thái-Văn hóa – Du lịch Phòng VH và TT 20/8/201

2115

Tài liệu Thi tuyển công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể

Ban Tổ chức tỉnh ủy Quảng Nam

24/8/2012

116

Hệ thống văn bản về bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ Sở LĐTB và XH 24/8/201

2117

Sổ tay tuyên truyền Biến đổi khí hậu và sức khỏe

Ttam truyen thông giáo dục sức khỏe y dược

22/8/2012

118

Sổ tay hệ thống một số văn bản về chính sách dân tộc BQL Dự án EMPCD 24/8/201

2119

50 năm chiến dịch vượt sông tiên, giải phóng Sơn – Cẩm - Hà

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam

28/8/2012

120

Lịch sử mặt trận TQVN huyện phước sơn 1945-2010

UBMTTQ VN Huyện Phước Sơn

29/8/2012

121

Kỷ yếu an ninh Quảng Nam (1962-1975) Công an tỉnh 29/8/201

2122 Thông tin khuyến học Hội khuyến học tỉnh Quảng

Nam29/8/201

2123

Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng xã Tiên Hà Đảng ủy UBND xã Tiên Hà 31/8/201

2

124

Tuổi trẻ Quảng Nam Chào mừng Đại hội Đoàn TNCS HCM tỉnh Quảng Nam lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2012-2017

Tỉnh Đoàn Quảng Nam 31/8/2012

125

Báo cáo chính trị của BCH khóa 16 trình tại đại hội Đoàn TNCS HCM tỉnh Quảng Nam khóa XVII

Tỉnh Đoàn Quảng Nam 12/9/12

126 Đặc san dư âm số 14 Hội cực giáo chức TP Tam Kỳ 13/9/201

2127 Tập san sinh hoạt khoa học Trường cao đẳng y tế Quảng

Nam20/9/201

2128

BC Tổng kết pong trào CNVC và hoạt động công đoàn Công đoàn Điện lực QN 20/9/201

2

129

Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới tỉnh Quảng Nam đến 2015

Sở LĐTB&XH 24/9/2012

103

Page 104: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

130

Chiến lược quốc gia về bình đảng giới giai đoạn 2011-2020 Sở LĐTB&XH 27/9/201

2131

Chương trình quốc gia về binh đẳng giới 2015 Sở LĐTB&XH 28/9/201

2132

Đề cương Bài giảng công tác tổ chức xây dựng Đảng Ban Tuyên giao tỉnh ủy 5/10/12

133 Tập “Đồng Vọng” Hội cực giáo chức huyện Phú

Ninh 12/10/12

134

BC tổng kết phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2008-2012

CĐ ngành giao thông vận tải 16/10/2012

135

Giới thiệu Ttam phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp Đức

Ban Quản lý dự án phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới tại Quảng Nam

16/10/2012

136

Cẩm nang truyền thông giáo dục sức khỏe Sở y tế 16/10/20

12137

Quy trinh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe Sở y tế 1710/20

12138 Văn nghệ Tam Kỳ (số 04) Hội VHNT Tam Ky 22/10/20

12139

Thông tin - Nghiên cứu – Giảng dạy Trường chính trị 24/10/20

12140 Tập san góp mặt 2 Trường THPT Lê Quý Đôn 2/11/12

141 Lịch sử Đảng bộ huyện Điện Bàn Ban TG huyện ủy Điện Bàn 8/11/12

142 Đại lộc “ Một thời để nhớ” Tập 2 Phòng VHTT huyện Đại Lộc 8/11/12

143

Tài liệu tuyên truyền, giáo dục, phòng tránh rủi ro do bom mìn còn sót lại cho trẻ em và công đồng

Ban dân tộc 12/11/12

144

Những hình ảnh hoạt động ngành CN-TTCN Thành phố Hội An 2012

Phòng kinh tế Hội An 14/11/2012

145 Tam Kỳ Xưa và Nay Ban đại diện hội người cao tuổi

TP Tam Kỳ16/11/20

12146

Lịch sử xã Quế thuận, tập 2, giai đoạn 1975-2010 Đảng ủy xã Quế thuận 20/11/20

12147 Lịch tờ năm 2013 Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam  

148

Địa lý y tế Quân sự tỉnh Quảng Nam Sở y tế 30/11/20

12149 Toàn cảnh Quảng Nam Ban xúc tiến đầu tư và hổ trợ

doanh nghiệp 6/12/12

150 Sổ tay tuyên truyền BĐKH Sở TN&MT 6/12/12

104

Page 105: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

151 Hương sen Thành hội phật giáo TP Hội An 10/12/12

152 Luật khiếu nại năm 2011 Thanh Tra tỉnh 12/12/12

153 Luật tố cáo năm 2011 Thanh Tra tỉnh 14/12/20

12

154

Thể lệ cuộc thi thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Quảng Nam lần thứ VI năm 2012-2013

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỷ thuật tỉnh Quảng Nam

14/12/2012

155

Tờ gấp hội thi sáng tạo KT tỉnh Quảng Nam lần thứ 5 2012-2013

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỷ thuật tỉnh Quảng Nam

14/12/2012

156

Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh Chi cục DS-KHHGĐ 25/12/20

12157

Hãy để việc sinh con trai hay con gái theo cách tự nhiên . Chi cục DS-KHHGĐ 26/12/20

12158 Bản tin thăng bình Ban tuyên giáo Thăng Bình 21/12/20

12159 Hương thời gian Sở GD&ĐT 21/12/20

12160

Cẩm nang hướng dẫn sản xuất, chế biến và sử dụng sắn Sở NN & PTNT 21/12/20

12161 Tập san TN&MT Sở TN&MT 25/12/20

12162 Báo chí đất quảng thế kỷ XX Sở KH&CN 25/12/20

12

163

Thực trạng và giải pháp tăng cường vai trò của hệ thống chính trị và sự tham gia của cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi tỉnh Quảng Nam

Sở KH&CN 25/12/2012

164

Khảo sát kiến thức, thái độ hành vi về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại Quảng Nam

Sở KH&CN 25/12/2012

165

Thực trạng nhiểm bệnh sán lá gan lớn ở người và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại thí điểm nghiên cứu của tỉnh Quảng Nam

Sở KH&CN 25/12/2012

166

Tổng hợp kết quả công trình đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam

Sở KH&CN 25/12/2012

167 Ảnh nghệ thuật Đất Quảng Hội văn học nghệ thuật Quảng

Nam26/12/20

12

Bảng 15. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG IN TỈNH QUẢNG NAM

ST Chỉ tiêu Phân loại Công ty CP In - Chi Nhánh

105

Page 106: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

TPhát hành sách và

Thiết bị trường học

Công Ty Cổ Phần In & Dịch

Vụ Đà Nẵng Tại Quảng

Nam

1 Công nghệ

Trước in Ghi phim tự động Phơi bản kẽmTrong in In offset In offset

Sau in Dây truyền liên hoàn Thiết bị lẻ

2 Diện tích nhà xưởng m2 2503 420

3 Tài chính Vốn (tỷ đồng) 4 2,3Doanh thu (tỷ đồng) 34,9 2,2

4 Lao động

Tổng 128 15Quản lý 10 3Công nhân kỹ thuật 93 11Công nhân kỹ thuật bậc 5,6 42 9

Khác 35 1

Bảng 16. HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TỈNH QUẢNG NAM

STT Chỉ tiêu Phân loạiCông ty CP In - Phát hành sách và Thiết bị

trường học

1 Cơ sởChi nhánh 31Phòng giáo dục các huyện 18Trường học 535

2 Sản lượng Xuất bản phẩm 2,2 triệu

3 Tài chính Vốn (tỷ đồng) 4Doanh thu (tỷ đồng) 15,5

106

Page 107: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHỤ LỤC 2. QUY HOẠCH

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hiện trạng Quy hoạch

2015 2020

A Báo Quảng Nam

I Ấn phẩm Số lượng 3 3 4

II Kỳ phát hành, số trang, khổ, số lượng        

1 Báo Quảng Nam thường kỳ

kỳ/tuần, số trang, khổ, số lượng

5kỳ/tuần, 8 trang, khổ

(29x42cm), 5000 tờ/kỳ

Giữ nguyên Giữ nguyên

2 Báo Quảng Nam cuối tuần

kỳ/tuần, số trang, khổ, số lượng

1 kỳ/tuần, 12 trang, khổ

(29x42cm), 5.000 bản/kỳ

Giữ nguyên Giữ nguyên

III Phạm vi phục vụ

% xã có báo đến

trong ngày

71% 80% 100%

IVTỷ trọng số lượng phát hành trên môi trường Internet

% tổng số lượng phát hành

Đang phát hành miễn

phí trên mạng

20-30% 70%

V Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực        

1 Số phòng ban phòng 5 5

7 (theo quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Bí

thư)2 Tổng số lao động Số lượng 57 65 90

2.1 Trình độ đại học và trên đại học % 72% 80% 95%

2.2 Phóng viên, biên tập viên   24 90% (có thẻ

nhà báo)95% (có thẻ

nhà báo)

B Tạp chí Đất Quảng

I Kỳ phát hành, số trang, khổ, số lượng

Tháng/kỳ, trang,

cm, cuốn/kỳ

1 tháng/kỳ, 100-120, 16x24cm, 600-800 cuốn/kỳ

1 tháng/kỳ, 100-120, 16x24cm, 600-800 cuốn/kỳ

1 tháng/kỳ, 100-120, 16x24cm,

1000 cuốn/kỳ

II Nguồn nhân lực Số lượng 5 5 5

C Tạp chí Văn hóa Quảng Nam

I Kỳ phát hành, số trang, khuôn khổ

Tháng/kỳ, trang,

2 tháng/kỳ, 76,

2 tháng/kỳ, 76, 29x17cm,

2 tháng/kỳ, 76, 29x17cm,

107

Page 108: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

cm, cuốn/kỳ

29x17cm, 1000

cuốn/kỳ1000 cuốn/kỳ 2000 cuốn/kỳ

II Tổ chức và nhân lực Số người 4 4 4

D Tạp chí Khoa học và Sáng tạo

I Kỳ phát hành, số trang, khuôn khổ

Tháng/kỳ, trang,

cm, cuốn/kỳ

1 tháng/kỳ, 36,

19x27cm, 600 cuốn/kỳ

1 tháng/kỳ, 36, 19x27cm, 600 cuốn/kỳ

1 tháng/kỳ, 36, 19x27cm, 1000 cuốn/kỳ

II Tổ chức và nhân lực Số người 8 8 8

E Tạp chí Khoa học

I Số trang, khổ, số lượng, kỳ phát hành

Tháng/kỳ, trang,

cm, cuốn/kỳ

3 tháng/kỳ, 132,

18,5x26,5cm, 150

cuốn/kỳ

3 tháng/kỳ, 132,

18,5x26,5cm, 150 cuốn/kỳ

3 tháng/kỳ, 132,

18,5x26,5cm, 300 cuốn/kỳ

II Tổ chức và số lượng nhân sự Số người 8 8 8

F Tạp chí Nông thôn mới (phát triển mới giai đoạn 2016 - 2020)

G Tạp chí Du lịch Quảng Nam (phát triển mới giai đoạn 2016 - 2020)

H Tạp chí Thông tin và Truyền thông (phát triển mới giai đoạn 2016 - 2020)

I Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

I Số kênh          Phát thanh kênh 1 1 1

  Truyền hình kênh 1 1

2 (khi có điều kiện mới mở thêm kênh

QRT2)II Thời lượng, năng lực        

1Năng lực sản xuất chương trình phát

thanhGiờ/ngày 2 3 5

2 Thời lượng phát sóng TH Giờ/ngày 18 18 20-24

III Phủ sóng        

1 Tỷ lệ phủ sóng phát thanh địa phương % 100 100 100

2 Tỷ lệ phủ sóng truyền hình địa phương % 100 100 100

IV Nguồn nhân lực        1 Số phòng, ban phòng 10 10 112 Tổng số người 122 150 200

2.1 Trình độ đại học và % 78% 80% 90%

108

Page 109: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

trên đại học

2.2 Trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên % 79% 85% 90%

2.3 Tỷ lệ phóng viên, biên tập viên   34% 80% có thẻ

nhà báo80% có thẻ

nhà báoV Phương tiện thu nghe        

  Tỷ lệ số hộ dân có máy thu thanh % 6%    

  Tỷ lệ số hộ dân có máy thu hình % 84% 95% 98%

VI Truyền dẫn phát sóng          Phát thanh   Tương tự Tương tự Số

  Truyền hình  Tương tự,

cáp, Internet, vệ tinh

Tương tự, cáp, Internet,

vệ tinh

Tương tự, cáp, Internet, vệ tinh, số mặt

đất

VII Cơ chế tài chính   Ngân sách tỉnh cấp

Ngân sách tỉnh cấp

QRT1 đầu tư 100%; QRT2 tự chủ 50%

F Đài Truyền thanh huyện

1 Thời lượng sản xuất Chương trình   2 buổi/ngày,

30 phút/ngày3 buổi/ngày, 45 phút/ngày

2 Nguồn nhân lực        2.1 Tổng số người 188 210 2652.2 Đại học % 52% 55% 60%

2.3Phóng viên/biên tập

viên/kỹ thuật/lao động khác

%   50/15/20/15% 50/15/20/15%

G Truyền thanh xã

1 Tổng số xã có đài xã 212 212 2122 Vô tuyến đài 148 148 1483 Hữu tuyến đài 64 64 64

H Truyền hình trả tiền

1 Phạm vi phục vụ xã, huyện

Cấp xã (riêng đối

với dịch vụ truyền hình qua mạng Internet)

Cấp huyện (Truyền hình cáp, truyền hình qua

mạng internet, số

mặt đất)

Cấp xã (tất cả các phương

thức)

2 Thuê bao % số hộ 10% 30% 60%

3 TDPS phương thức

Cáp tương tự, Internet, Số mặt đất, Số vệ tinh

Cáp tương tự, Internet, Số mặt đất, Số vệ tinh

Cáp tương tự, Internet, Số

mặt đất, Số vệ tinh

4 Doanh thu tỷ đồng 30 70 150

109

Page 110: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

I Báo điện tử

1 Báo Quảng Nam điện tử        

1.1 Ngôn ngữ   Tiếng việt, Anh Việt, Anh Việt, Anh

1.2 Vị trí  1 ấn phẩm Báo Quảng

Nam

1 ấn phẩm Báo Quảng

Nam

1 ấn phẩm Báo Quảng

Nam

2 Báo điện tử Toàn cảnh Quảng Nam        

2.1 Ngôn ngữ   Việt Việt Việt, Anh

2.2 Vị trí    

Báo điện tử thuộc Cổng Thông tin Điện tử

Báo điện tử thuộc Cổng Thông tin Điện tử

110

Page 111: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHỤ LỤC 3. DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TT Nội dung

Nguồn đầu tư (tỷ đồng)

Phân kỳNgân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh Xã hội hoá Tổng

1Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về miền núi, vùng sâu, vùng xa

10     10 2014 - 2015

2 Thực hiện lộ trình số hóa 32   20 52 2016 - 2018

3 Trang thiết bị Báo Quảng Nam   2   2 2014 - 2015  5   5 2016 - 2020

4 Trang thiết bị Đài PTTH   5   5 2014 - 2015  25   25 2016 - 2020

5 Nâng cấp Cổng TT ĐT   2   2 2014 - 2015  3   3 2016 - 2020

6 Trang thiết bị các Tạp chí   2   2 2016 - 2020

7 Nâng cấp, sửa chữa hệ thống Đài TT xã

  1,34   1,34 2014 - 2015

  1,84   1,84 2016 - 2020

8 Mở rộng mạng lưới truyền hình cáp     15 15 2014 - 2015

    30 30 2016 - 2020

9 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

  1,16   1,16 2014 - 2015

  2,32   2,32 2016 - 202010 Thành lập nhà xuất bản   3   3 2016 - 202011 Xây dựng mạng lưới phát hành     10 10 2014 - 2015

111

Page 112: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

    20 20 2016 - 2020  Đầu tư giai đoạn 2014 - 2015 10 11,5 25 46,5  

  Đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 32 40,16 70 142,16    Tổng 42 51,66 95 188,66  

112

Page 113: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

PHỤ LỤC 4. GIẢI TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯDự án 1. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về vùng

sâu, vùng xa- Mục đích: thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin, tuyên truyền giữa các

vùng, miền, tăng cường tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở vùng sâu vùng xa.

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Nam, Tạp chí Đất Quảng, Tạp chí Văn hóa và các cơ quan liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015

- Nội dung thực hiện:

Tăng cường năng lực cán bộ thông tin truyền thông cơ sở Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở vùng sâu, vùng

xa.- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 10 tỷ đồng Ngân sách trung ương: 10 tỷ đồng

Dự án 2. Thực hiện lộ trình số hóa1. Xây dựng hạ tầng mạng lưới truyền dẫn phát sóng số mặt đất công nghệ

DVB-T- Mục đích: Tổ chức lại kênh tần số của Đài PT-TH tỉnh, phát sóng và cung cấp

dịch vụ truyền hình số DVB-T tại tỉnh Quảng Nam;

- Đơn vị chủ trì: Doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng

- Đơn vị phối hợp: Đài PT-TH tỉnh.

- Hạng mục đầu tư:

Các máy phát số DVB-T công suất phù hợp Trạm mặt đất DTH/DVB-S Thiết lập hệ thống đơn tần (SNF) Chuyển đổi và hợp nhất hạ tầng

- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 20 tỷ đồng Nguồn xã hội: 20 tỷ đồng

2. Hỗ trợ người dân mua thiết bị đầu cuối truyền hình số- Mục đích: Hỗ trợ kinh phí cho người dân, đảm bảo chỉ tiêu trên 95% người

dân có thiết bị xem truyền hình số trước khi chuyển đổi công nghệ phát sóng từ tương tự sang số. Hỗ trợ cho các hộ nghèo.

113

Page 114: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Đơn vị phối hợp: Đài PTTH tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2018

- Đối tượng: hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh bao gồm 64.465 hộ, kinh phí hỗ trợ 500.000 đồng/hộ.

- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 32 tỷ đồng Ngân sách Trung ương (quỹ dịch vụ viễn thông công ích): 32 tỷ đồng

Dự án 3. Đầu tư trang thiết bị nâng cấp Báo Quảng NamGiai đoạn 2014 – 2015:

- Mục đích: Nâng cấp cơ sở vật chất Báo Quảng Nam.

- Đơn vị chủ trì: Báo Quảng Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Nội dung đầu tư:

Hệ thống máy quay Bàn dựng Hệ thống máy chủ, máy trạm Mạng nội bộ.

- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 2 tỷ đồng Ngân sách tỉnh: 2 tỷ đồng

Nâng cao năng lực, cơ sở vật chất các cơ quan báo in Quảng Nam

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Mục đích: đầu tư Báo Quảng Nam để xây dựng theo mô hình tòa soạn báo điện tử.

- Đơn vị chủ trì: Báo Quảng Nam.

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư.

- Nội dung đầu tư

Phần cứng: nâng cấp hệ thống máy chủ, máy trạm Phần mềm: hệ điều hành mạng cho máy chủ, hệ quản trị dữ liệu, phần

mềm bảo vệ mạng; phần mềm quản trị nội dung; phần mềm biên tập, thư viện điện tử.

- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 5 tỷ đồng Ngân sách tỉnh: 5 tỷ đồng

Dự án 4. Đầu tư trang thiết bị nâng cấp Đài PT-TH tỉnhGiai đoạn 2014 – 2015

114

Page 115: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Mục đích: xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị hoạt động để các cơ quan báo chí đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng hiện đại theo xu thế hội tụ thông tin.

- Đơn vị chủ trì: Đài PT-TH tỉnh

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư.

- Nội dung thực hiện:

Thiết bị ghi âm, truyền tin, xe ô tô phát thanh lưu động; camera, xe truyền hình lưu động (nâng cấp 2 xe), thiết bị trường quay.

Hệ thống dựng hình phi tuyến (mua mới và nâng cấp). Hệ thống truyền dẫn phát sóng tự động (nâng cấp đồng bộ).

- Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí: 5 tỷ đồng Ngân sách tỉnh: 5 tỷ đồng

Giai đoạn 2016 – 2020

- Nội dung thực hiện:

Thiết bị camera, thiết bị trường quay, nâng cấp xe truyền hình lưu động, thiết bị trường quay.

Hệ thống dựng hình phi tuyến, hệ thống thiết kế đồ họa và thương hiệu kênh.

Nâng cấp hệ thống lưu trữ online, offline, nâng cấp hệ thống quản lý tư liệu truyền hình, nâng cấp thiết bị phát sóng tự động.

Xây dựng các studio chức năng.- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 25 tỷ đồng Ngân sách tỉnh: 25 tỷ đồng

Dự án 5. Đầu tư nâng cấp cho Cổng TTĐT- Mục đích: nâng cao chất lượng thông tin trên Cổng TTĐT, chuyển đổi thành

báo điện tử và xây dựng theo mô hình tòa soạn điện tử.

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Nội dung thực hiện:

Đầu tư xây dựng các cổng thành phần, tích hợp vào Cổng TTĐT Nâng cấp các dịch vụ hành chính công cung cấp trên Cổng Nâng cấp Nội dung Thông tin của Cổng thành Báo Quảng Nam toàn

cảnh, đầu tư các hạng mục xây dựng mô hình tòa soạn báo điện tử.- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

Giai đoạn 2014 – 2015: Xây dựng các cổng thành phần, tích hợp vào Cổng TTĐT.

Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư mô hình tòa soạn báo điện tử.- Kinh phí thực hiện:

Ngân sách tỉnh: 5 tỷ đồng 2014 – 2015: 2 tỷ đồng

115

Page 116: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2016 – 2020: 3 tỷ đồngDự án 6. Trang thiết bị cho các tạp chí- Mục đích: Xây dựng Trang TT ĐTTH các tạp chí, nâng cấp cơ sở vật chất

phục vụ hoạt động tạp chí.

- Đơn vị chủ trì: các tạp chí

- Nội dung thực hiện:

Đầu tư xây dựng Trang TT ĐTTH Mua mới, nâng cấp máy tính Mua mới máy ghi âm, máy quay.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

- Kinh phí thực hiện:

Ngân sách tỉnh: 2 tỷ đồng 2016 – 2020: 2 tỷ đồng

Dự án 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống Đài TT xã- Mục đích: nâng cấp, sửa chữa, lắp mới các xã chưa có hệ thống Đài TT xã,

nâng cao chất lượng thông tin tại cấp xã.

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020

Giai đoạn 2014 – 2015: chuyển đổi tần số của 134 Đài sang phát sóng ở tần số 54 – 68 MHz

Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư mới 8 xã chưa có Đài TT.- Hạng mục đầu tư:

Chuyển đổi: bộ đổi tần số phát. Lắp mới: máy phát sóng FM, bàn điều khiển mã hóa kỹ thuật số, Dàn

ăng ten phát sóng và hệ thống dây cáp fidol dẫn tín hiệu, máy thu phát FM, loa, đầu đĩa DVD, bộ lọc âm thanh, ổn áp, mic để bàn, Cột ăng ten phát sóng tam giác và các chi phí đi kèm.

Nâng cấp: Hệ thống cột loa, Loa, Bộ thu tín hiệu và tăng âm cho loa; tăng âm

- Kinh phí thực hiện: Chuyển đổi 10 triệu/Đài, đầu tư mới 230 triệu/Đài. - Tổng kinh phí: 3,18 tỷ đồng- 2014 – 2015: 1,34 tỷ đồng- 2016 – 2020: 3,18 tỷDự án 8. Mở rộng mạng truyền hình cáp- Mục đích: phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến cấp huyện vào năm

2015, đến cấp xã vào năm 2020.

- Đơn vị chủ trì: các doanh nghiệp truyền hình trả tiền

- Đơn vị phối hợp: Đài PTTH tỉnh

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2015

116

Page 117: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 15 tỷ đồng Nguồn xã hội: 15 tỷ đồng

- Thời gian thực hiện: 2016 – 2020

- Hạng mục đầu tư: phát triển mạng lưới đến trung tâm các xã trên toàn tỉnh.

- Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 30 tỷ đồng Nguồn xã hội: 30 tỷ đồng

Dự án 9. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực- Mục đích: đào tạo nâng cao trình độ lao động báo chí, cán bộ làm công tác

quản lý nhà nước về báo chí, đến năm 2020 trình độ đạt mức chuyên nghiệp.

- Đơn vị chủ trì: Hội nhà báo tỉnh

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.

- Nội dung: Hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ (150 lượt người). Hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về báo chí cấp tỉnh, huyện (40 lượt người). Hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho Đài TT cấp huyện, Đài TT xã (390 lượt). Kinh phí hỗ trợ 2 triệu đồng/lượt người.

- Tổng kinh phí: 1,16 tỷ đồng

2014 – 2015: 1,16 tỷ đồng 2016 – 2020: 2,32 tỷ đồng

Dự án 10. Thành lập nhà xuất bản- Mục đích: đáp ứng nhu cầu xuất bản phẩm kinh doanh trên địa bàn tỉnh và khu

vực.

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Nội dung: Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo xuất bản phẩm điện tử

- Tổng mức đầu tư: 3 tỷ đồng;

2016 – 2020: 3 tỷ đồng. Nguồn: ngân sách tỉnh

Dự án 11: Xây dựng mạng lưới phát hành- Mục đích: phát triển mạng lưới phát hành trên toàn tỉnh.

- Đơn vị chủ trì: các doanh nghiệp phát hành

- Nội dung: xây dựng 20 điểm phát hành: 4 trung tâm phát hành (5 tỷ đồng/điểm), 2 trung tâm phát hành điều phối khu vực (3 tỷ đồng/điểm), 14 điểm phát hành tại 14 huyện (1 tỷ đồng/điểm).

- Thời gian thực hiện:

117

Page 118: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT …dptqnam.gov.vn/Portals/5/QH/QH_BCXB Ver3.0 (18.11.2013).doc · Web viewPhát triển phải đi đôi với quản lý tốt,

2014 – 2015: 2 điểm trung tâm 2016 – 2020: 2 điểm trung tâm, 2 điểm điều phối, 14 điểm huyện.

- Mức đầu tư: 30 tỷ đồng

Nguồn: xã hội 2014 – 2015: 10 tỷ đồng 2016 – 2020: 20 tỷ đồngTổng hợp:

Giai đoạn 2014 – 2015: - Tổng kinh phí đầu tư 46,5 tỷ đồng

- Ngân sách tỉnh: 11,5 tỷ đồng

- Ngân sách Trung ương: 10 tỷ đồng

- Nguồn xã hội: 25 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Tổng kinh phí đầu tư 142,16 tỷ đồng

- Ngân sách tỉnh: 40,16 tỷ đồng

- Ngân sách Trung ương: 32 tỷ đồng

- Nguồn xã hội: 70 tỷ đồng.

Giai đoạn 2014 – 2020: - Tổng kinh phí đầu tư 188,66 tỷ đồng

- Ngân sách tỉnh: 51,66 tỷ đồng

- Ngân sách Trung ương: 42 tỷ đồng

- Nguồn xã hội: 95 tỷ đồng.

118