quy hoạch các làng nghề nuôi chim yến tỉnh ninh … · web viewchi cỤc kiỂm lÂm...

114
Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ được thay thế A.f Aerodramus fuciphagus A. Aerodramus C. Collocalia R Bán kính tổ yến 1

Upload: others

Post on 01-Mar-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Cụm từ được thay thế

A.f Aerodramus fuciphagus

A. Aerodramus

C. Collocalia

R Bán kính tổ yến

1

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

UBND TỈNH NINH THUẬNSỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VÙNG

NUÔI CHIM YẾN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Chủ đầu tư : SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN

Cơ quan lập Đề án:CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH NINH THUẬN

Đơn vị TVXD Đề án: CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết đầu tư:Yến sào (tổ của loài chim yến) là nguồn tài nguyên quý, là loại thực phẩm

thiên nhiên cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng diệu kỳ. Từ xa xưa yến sào được dùng như một loại sản phẩm đặc biệt phục vụ yến tiệc thời phong kiến cũng như xuất khẩu đổi lấy những thứ thiết yếu cho quốc gia.

Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở Ninh Thuận là rất lớn nhờ lợi thế về tự nhiên, số lượng quần đàn chim yến nhà thuộc trong những tỉnh lớn nhất nước (theo kết quả khảo sát trong đề tài cấp nhà nước của Công ty Yến Sào Khánh Hòa, năm 2014), do đó cần phải khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh. Ngoài ra, thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như rầy nâu, rầy xanh, mối, ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác trong thiên nhiên, là địch hại trong nông nghiệp nên chim yến có thể được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông.

Nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng phát triển rất mạnh từ năm 2005 trở lại đây và là tỉnh đi đầu trong việc quy

2

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

hoạch, xác định vùng nuôi chim yến. Tại thời điểm Đề án “Quy hoạch vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” đã được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 (sau đây gọi tắt là QĐ/358), tỉnh Ninh Thuận có khoảng 85 cơ sở nuôi chim yến (tính đến tháng 5/2013) nhưng đến thời điểm hiện nay số lượng cơ sở nuôi chim yến tăng lên rất mạnh vào khoảng hơn 298 cơ sở nuôi chim yến (theo kết quả khảo sát tháng 10/2018) chủ yếu phân bố tập trung ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Sơn và rải rác ở các huyện, thị khác trong tỉnh.

Tuy nhiên, qua hơn 03 năm triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt tại QĐ/358 đã bộc lộ nhiều điểm còn bất cập tồn tại, hạn chế như: có nhiều hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng cơ sở nuôi chim yến không đúng vùng xác định nuôi chim yến, một số vùng không còn phù hợp với môi trường sinh thái tự nhiên, không đảm bảo nguồn thức ăn, không có nguồn nước, một số vùng nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân và đã có tình trạng các hộ dân xung quanh cơ sở nuôi chim yến gửi đơn phản ánh khiếu nại đến chính quyền địa phương, một số vùng chồng lấn lên các quy hoạch khác của địa phương, bên cạnh đó công tác quản lý, cấp phép xây dựng cơ sở nuôi chim yến, kiểm soát mật độ nhà nuôi, kiểm soát công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thú y, tiếng ồn… ở các địa phương trong tỉnh còn nhiều hạn chế.

Từ những hạn chế và tồn tại nêu trên, đòi hỏi phải xem xét rà soát, xác định điều chỉnh bổ sung lại vùng nuôi chim yến cho phù hợp, bổ sung giải pháp quản lý nuôi, đồng thời xác định lại vùng nuôi chim yến mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành việc xây dựng Đề án “Xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” là yêu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Các cơ sở pháp lý- Luật quy hoạch năm 2017;- Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường và kiểm dịch thực

3

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

vật, giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5 năm 2016-2020;

- Nghị quyết số 74/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Ninh Thuận;

- Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời về quản lý nuôi chim Yến;

- Thông báo số 3314/TB-BNN-VP ngày 03/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị quản lý và phát triển nuôi chim Yến;

- Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt dự án Quy hoạch vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

- Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục dự án quy hoạch năm 2017;

- Quyết định số 194/QĐ-SNNPTNT ngày 18/4/2017 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụ lập, điều chỉnh các quy hoạch năm 2017;

- Quyết định số 143/2017/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

4

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Công văn số 4414/UBND-KT ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc đồng ý chủ trương Điều chỉnh Quy hoạch vùng nuôi chim Yến của tỉnh đến năm 2020 theo hình thức điều chỉnh toàn diện;

- Công văn số 812/SKHĐT-TH ngày 29/3/2017 và Công văn số 3826/SKHĐT-TH ngày 16/11/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý, thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận;

- Công văn số 558/STC-TCHCSN ngày 13/3/2018 của Sở Tài chính về việc định mức chi phí điều chỉnh Quy hoạch vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

- Công văn số 2164/BKHĐT-QLQH ngày 05/4/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn chuyển tiếp các dự án quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Thông báo số 161/TB-VPUB ngày 10/5/2018 của Văn phòng UBND tỉnh về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam tại cuộc họp giải quyết các vấn đề liên quan quản lý quy hoạch vùng nuôi chim Yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Báo cáo số 146/BC-SNNPTNT ngày 09/4/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tham mưu đề xuất việc quản lý quy hoạch và xử lý các cơ sở nuôi chim yến ngoài quy hoạch vùng nuôi chim Yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Công văn số 2011/UBND-KT ngày 18/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc báo cáo Tỉnh ủy tình hình thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận;

- Công văn số 1463/SNNPTNT-KH ngày 30/5/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xin chủ trương thực hiện Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

- Công văn số 2612/UBND-KT ngày 26/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đồng ý chủ trương xây dựng Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận;

- Công văn số 1742/SNNPTNT-KH ngày 28/6/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận;

5

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG ITỔNG QUAN ĐỀ ÁN

1.1. Tên đề ánĐề án Xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

1.2. Cơ quan chủ quảnỦy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận

1.3. Cơ quan chủ trì và lập đề ánCơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh ThuậnCơ quan lập đề án: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận

1.4. Đơn vị tư vấn đề án- Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa- Địa chỉ: 248 Thống Nhất - P. Phương Sơn - Tp. Nha Trang - Khánh Hòa.- Điện thoại: 0582. 3822472 Fax: 0582. 3829267

1.5. Các cơ quan quản lý ứng dụng kết quả của đề án- Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, xã, thị trấn thuộc tỉnh.- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận.- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận.- Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận.- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận.- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận.- Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận.

1.6. Phạm vi và thời gian thực hiện đề án1.6.1. Phạm vi thực hiện:

Các vùng nuôi chim yến cũ theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định 358/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là QĐ/358) có điều chỉnh, bổ sung và xác định, bổ sung các vùng nuôi chim Yến mới trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, huyện Thuận Bắc, huyện Bác Ái, huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Sơn.1.6.2. Thời gian thực hiện:

Đến hết năm 2020. Từ năm 2021 các vùng nuôi chim yến theo Đề án này sẽ được xem xét tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030.1.7. Mục tiêu, yêu cầu đề án

6

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

1.7.1. Mục tiêu - Đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện nuôi chim Yến trong nhà và

quản lý vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua theo các vùng nuôi chim Yến được duyệt tại QĐ/358.

- Điều chỉnh vùng nuôi chim yến cũ (theo QĐ/358) và xác định vùng nuôi chim yến mới sao cho phù hợp môi trường sống, nguồn thức ăn chim yến, kiểm soát được môi trường, tiếng ồn, dịch bệnh, mật độ xây dựng các cơ sở nuôi chim yến, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và đảm bảo cho sự phát triển nghề nuôi chim yến trong tương lai.

- Bổ sung các biện pháp kỹ thuật phát triển nuôi chim yến (Thiết kế mẫu cơ sở nuôi chim yến, kỹ thuật dẫn dụ chim yến về làm tổ, kỹ thuật ấp nở, kỹ thuật thu hoạch tổ yến…).

- Bổ sung các giải pháp quản lý nuôi chim yến phù hợp với đặc thù của tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành.1.7.2. Yêu cầu

- Việc điều chỉnh vùng nuôi chim yến theo QĐ/358 và xác định vùng nuôi chim yến mới phải phù hợp và không chồng lấn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh và các huyện, thành phố.

- Vùng nuôi chim yến phải nằm xa khu dân cư ít nhất 500m, bảo đảm đáp ứng về môi trường, nguồn thức ăn để chim yến phát triển.

- Các biện pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nuôi chim yến bổ sung phải phù hợp với thực tế của tỉnh và các quy định của pháp luật.1.8. Nội dung, nhiệm vụ thực hiện đề án1.8.1. Nội dung thực hiện

- Nội dung 1: Điều tra khảo sát, thu thập thông tin bổ sung, tổng hợp phân tích đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Nội dung 2: Điều tra khảo sát, tổng hợp số liệu về số lượng cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, phân tích đánh giá thực trạng, tình hình nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua theo các vùng nuôi chim yến đã được duyệt, từ đó đánh giá kết quả thực hiện triển khai các vùng nuôi chim yến được duyệt theo QĐ/358.

- Nội dung 3: Điều tra, khảo sát thực địa để điều chỉnh xác định lại vùng nuôi chim yến cũ (theo QĐ/358), bổ sung vùng nuôi chim yến mới đến năm 2020 phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên, phát huy tiềm năng thế mạnh nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, phát triển bền vững quần thể chim yến nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Bổ sung các biện pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nuôi chim yến.

7

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Nội dung 4: Đánh giá tác động của việc điều chỉnh các vùng nuôi chim yến cũ và xác định, bổ sung vùng nuôi chim yến mới đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tình hình nuôi chim yến của tỉnh. 1.8.2. Nhiệm vụ thực hiện

- Xây dựng bản đồ phân bố hiện trạng các cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh (tỷ lệ 1/100.000).

- Xây dựng hệ thống bản đồ xác định vùng nuôi chim yến cấp tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn (tỷ lệ cấp tỉnh 1/100.000; cấp huyện 1/50.000; cấp xã 1/10.000).

- Xây dựng Báo cáo thuyết minh tổng hợp Đề án xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Xây dựng Báo cáo tóm tắt Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Xây dựng các Báo cáo chuyên đề: Báo cáo kết quả khảo sát thực địa tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; Báo cáo kết quả hội nghị xem xét, cho ý kiến thống nhất về khảo sát thực địa vùng nuôi chim yến tại 07 huyện, thành phố; Báo cáo kết quả Hội nghị thẩm định cấp tỉnh.

- Xây dựng dự thảo các văn bản trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.1.9. Phương pháp thực hiện

- Sử dụng các chuyên gia, kỹ thuật viên để điều tra hiện trạng nuôi chim yến tại Ninh Thuận và kết hợp với phương pháp làm việc trực tiếp với chính quyền xã, phường, thị trấn (lãnh đạo, cán bộ địa chính) để nắm bắt xác định hiện trạng, vị trí, tọa độ, diện tích, … vùng nuôi chim yến tại địa phương. Từ đó tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá, kết hợp kế thừa các thông tin dữ liệu từ các sở ban ngành của tỉnh để xác định vùng nuôi chim yến, dự báo về tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến tại địa phương cho giai đoạn đến 2020. Sử dụng bản đồ số hóa GIS để diễn đạt trên bình diện quy mô toàn tỉnh.

- Sử dụng các chuyên gia, kỹ thuật viên về ngành nuôi chim yến để đề xuất các biện pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nuôi chim yến.

- Các phương pháp sử dụng: + Phương pháp chuyên gia.+ Phương pháp điều tra.+ Phương pháp đánh giá có sự tham gia của chính quyền, người dân.+ Phương pháp phân tích, xử lý xây dựng cơ sở dữ liệu.+ Phương pháp liên ngành, phối hợp các bên liên quan.+ Phương pháp kế thừa.

8

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

1.10. Tổ chức thực hiện- Chuẩn bị thực hiện xây dựng xác định, điều chỉnh và bổ sung vùng nuôi

chim yến.- Điều tra khảo sát thực địa.- Thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấp.- Xây dựng các báo cáo chuyên đề.- Xây dựng báo cáo tổng hợp và tóm tắt.- Xây dựng bản đồ xác định hiện trạng, điều chỉnh và bổ sung vùng nuôi

chim yến.- Tổ chức các hội thảo, thẩm định, xét duyệt đề án và quyết toán.

1.11. Sản phẩm của đề án- Báo cáo thuyết minh Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh

Thuận đến năm 2020: 20 tập (kèm theo các bản đồ thu nhỏ in màu và các bảng biểu, phụ lục).

- Báo cáo tóm tắt thuyết minh Đề án xác định vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận năm 2020 (kèm theo các bản đồ thu nhỏ in màu và các bảng biểu, phụ lục): 20 tập.

- Đĩa CD lưu Báo cáo thuyết minh, số liệu và bản đồ các loại: 20 đĩa.- Bản đồ phân bố hiện trạng các cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh

(bản đồ cấp tỉnh, tỷ lệ 1/100.000): 01 bộ.- Hệ thống bản đồ xác định vùng nuôi chim Yến (cấp tỉnh, huyện, xã):+ Cấp tỉnh, tỷ lệ 1/100.000: 07 bộ;+ Cấp huyện, tỷ lệ 1/50.000: 14 bộ (07 bộ x 02 bộ/huyện, thành phố);+ Cấp xã, tỷ lệ 1/10.000: 80 bộ (40 xã x 02 bộ/xã, phường, thị trấn).- Các văn bản pháp lý có liên quan.

1.12. Thời gian thực hiện và hoàn thành đề ánHoàn thành trong Quý IV năm 2018.

9

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG IIKHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH NINH THUẬN

2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có toạ độ địa lý 11°18'14" đến 12°09'15" vĩ độ Bắc, 108°09'08" đến 109°14'25" kinh độ Ðông,

10

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông, Ninh Thuận có đường bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, chạy từ Vĩnh Hy đến Cà Ná.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Ninh Thuận nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A và quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Ninh Thuận, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Nha Trang 105 km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây, cách sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 60 km, cách cảng biển Cam Ranh (có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 tấn) 40 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, Ninh Thuận có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng... là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh Duyên hải miền Trung.

2.1.2.Địa hìnhNinh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm

ra biển Đông, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi với 3 dạng địa hình gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 mét. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên.2.1.3. Khí hậu thủy văn

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình (từ khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc) với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800 mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100 mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa tây nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa đông bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho

11

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh.

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung đầu tư các hồ, đập tích nước trên địa bàn tỉnh để giữ nước và cấp nước mùa khô, điều tiết nước mùa mưa, trồng rừng và trồng cây xanh trong các đô thị nên những khó khăn như: khô hạn, thiếu nước, nắng nóng từng bước đã được cải thiện, đã góp phần điều hòa nhiệt độ môi trường, cải thiện môi trường sinh thái, thời tiết khí hậu có nhiều thay đổi, mưa nhiều, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lượng mưa trung bình qua các năm tăng dần, năm 2004: 540,1 mm, năm 2005: 797,5 mm, năm 2007: 961,7 mm, riêng năm 2008: 1.550 mm, tăng gấp 2,78 so với năm 2004 (là năm bị hạn hán).

Do yếu tố đặc thù khí hậu khô hạn, tạo cho Ninh Thuận có những sản phẩm đặc thù như: hành, tỏi, mía, táo, cây thuốc lá, cây bông, cây neem, nho,…, và những sản phẩm chăn nuôi như: bò, dê, cừu,…, sản xuất giống thủy sản; du lịch đặc thù trên vùng cát. Tuy nhiên quy mô sản phẩm còn nhỏ chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, quy mô công nghiệp.2.1.4. Tài nguyên nước

Ninh Thuận có 2 hệ thống sông chính chảy qua tỉnh với chiều dài 430 km và diện tích lưu vực 3.600 km2, gồm:

Hệ thống sông Cái và các sông nhánh bao gồm: sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho Mo, suối Ngang, sông Ông, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu với tổng chiều dài là 246 km, diện tích lưu vực 1.929,5 km2. Trữ năng thủy điện trên hệ thống sông Cái khoảng 20 MW, có điều kiện để xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và vừa, phát triển thủy điện tích năng.

Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái Phan Rang gồm: sông Trâu, suối Bà Râu - Kiền Kiền, suối Đông Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, sông Quán Thẻ (Thuận Nam), suối Núi Một.

Hệ thống sông suối phần lớn có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn; vùng đầu nguồn chủ yếu là rừng thưa rụng lá mùa khô, rừng nghèo nàn nên nguồn nước không được phong phú, nhiều sông và suối mùa khô không có nước. Nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và vùng trung tâm của tỉnh, còn vùng phía Nam và vùng ven biển thì thiếu nước. Trên các sông này đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi như: đập Nha Trinh, Lâm Cấm, đập Cà Tiêu, Chà Vin, đập Kía để khai thác nguồn nước tưới cho cây trồng, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm: theo kết quả điều tra Quy hoạch tài nguyên nước vùng cực Nam Trung Bộ (năm 2008) cho thấy: nguồn nước mặt cung cấp chính từ sông Cái Phan Rang có chiều dài 120 km, diện tích lưu vực sông là 3.000 km2 gần bằng diện tích toàn tỉnh Ninh Thuận, trong đó 81,8% diện tích lưu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận, còn lại hơn 18% thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 2,51 tỷ m3/năm,

12

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

trong đó lượng nước phát sinh trong tỉnh khoảng 1,44 tỷ m3/năm (chiếm 70%), lượng nước bổ sung từ hồ thủy điện Đa Nhim khoảng 0,54 tỷ m3/năm (chiếm 15%), và lượng nước từ thượng nguồn các sông nhánh của sông Cái Phan Rang thuộc các tỉnh lân cận đổ vào khoảng 0,53 tỷ m3/năm (chiếm 15%); Về trữ lượng nguồn nước dưới đất chủ yếu tập trung ở 2 tầng chứa nước có khả năng cấp nước cho nhu cầu cấp nước vừa và nhỏ, đó là tầng nước lỗ hỏng trong trầm tích Holocen và Pleitocen đạt khoảng 563,3 nghìn m3/ngày-đêm, trong đó trữ lượng đọng của Ninh Thuận khoảng 333,3 m3/ngày-đêm, trữ lượng khai thác nước ngầm trong toàn vùng chủ yếu là nước nhạt, ở các vùng ven biển nước thường bị mặn do sự xâm nhập của nước biển như: tại thôn Tân An, xã Tri Hải độ khoáng hóa của nước lên tới 3,6 g/lít.

Nhìn chung, hệ thống sông suối tỉnh Ninh Thuận có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn. Nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và vùng trung tâm của tỉnh, khu vực phía Nam và vùng ven biển thiếu nước nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước, lại bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn.2.1.5. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.

* Về thổ nhưỡng:Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận

năm 2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất đối với 75 loại đất:

Nhóm đất cát: diện tích 10.401,3 ha, chiếm 3,1% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở các xã, phường ven biển thuộc huyện Ninh Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Nhóm đất này có 3 loại: đất cồn cát trắng, đất cát điển hình, đất cồn cát đỏ. Hướng sử dụng lâu dài là những vùng thấp có nước tưới có thể phát triển trồng rau, màu, hành, tỏi, nuôi tôm kết hợp với trồng rừng chắn gió và cát bay. Vùng đất cao vừa trồng điều vừa trồng cây ăn quả.

Nhóm đất mặn: có diện tích 5.532,8 ha, chiếm 1,65% diện tích toàn tỉnh, trong đó đất mặn sú vẹt ở đầm Nại huyện Ninh Hải; đất mặn nhiều ở Cà Ná – Ninh Phước; đất mặn ít và trung bình ở xã Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải huyện Ninh Hải. Đối với nhóm đất này, ở vung chủ động nước, không bị ảnh hưởng của thủy triều có thể trồng lúa và hoa màu, vùng không chủ động nước có thể sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản.

Nhóm đất phù sa: 8.304,6 ha, chiếm 2,54% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở hầu hết đồng bằng của các huyện, thị; đất phù sa ngoài suối phân bố

13

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

rải rác ven các sông, suối ở vùng đồi núi. Nhóm đất này sử dụng trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác.

Nhóm đất glây có diện tích 7.755,6 ha, chiếm 2,3% diện tích đất toàn tỉnh, phân bố ở một số xã ở Ninh Phước, Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Đất glây phân bố ở địa hình trũng nên thích hợp với thâm canh tăng vụ. Những nơi địa hình cao bố trí luân canh lúa với cây màu.

Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 9.049,8 ha, chiếm 2,7% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải. Nhóm đất này có tầng đất dày, tính chất lý hóa tương đối tốt, thích hợp với trồng hoa màu, cây ăn quả.

Nhóm đất xám vùng bán khô hạn có diện tích 23.201,5 ha, chiếm 6,9% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước. Nhóm đất này gồm 3 loại: đất xám bạc màu phù sa cổ, đất xám bạc màu trên đá macma và đá cát, đất xám nâu bán khô hạn.

Nhóm đất xám có diện tích 28.432,4 ha, chiếm 8,5% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Nhóm đất đỏ có diện tích 1.840 ha, phân bố ở Ninh Sơn, Ninh Phước, nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn thấp.

Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 17.247,4 ha, chiếm 5,1% diện tích toàn tỉnh. Đất bị rửa trôi bào mòn rất nhanh nên tầng đất mặt bị trôi hết, mất khả năng sản xuất nông nghiệp.2.1.6. Tài nguyên rừng

Rừng của Ninh Thuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái, là một thế mạnh cần khai thác trong thời kỳ tới. Trữ lượng gỗ của tỉnh gần 11 triệu m 3 và có 2,5 triệu cây tre nứa. Rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha, trữ lượng 4,5 triệu m3 gỗ, rừng phòng hộ đầu nguồn có 98,9 nghìn ha, trữ lượng gỗ khoảng 5,5 triệu m3.

Theo Quyết định số 241/2007/QĐ-UBND ngày 14/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 – 2015 thì đến 31/12/2006, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là: 239,3 nghìn ha; trong đó:

Phân theo 3 loại rừng: rừng phòng hộ 176,7 nghìn ha; rừng đặc dụng 42,3 nghìn ha và rừng sản xuất 20,3 nghìn ha.

Phân cấp mức độ xung yếu: cấp phòng hộ rất xung yếu 46,8 nghìn ha, chiếm 19,6%, cấp phòng hộ xung yếu 134,4 nghìn ha, chiếm 56,3%, cấp phòng hộ ít xung yếu 57,3 nghìn ha, chiếm 24,1%.

Dự kiến trong thời kỳ 2011 – 2015, diện tích đất lâm nghiệp điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để chuyển sang quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác là 40.184,3 ha.2.1.7. Tài nguyên biển

14

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Theo báo cáo của Viện Hải Dương học Nha Trang (tháng 4/1994) đã khẳng định: bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, lãnh hải nội thủy rộng khoảng 1.800 km2, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi, có các cửa ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Ninh Chữ, Vĩnh Hy nên rất phong phú các chủng loại sinh vật phù du ở 2 tầng nổi và đáy. Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên 146 loài, nhóm cá đáy có trên 492 loài, vùng biển có độ sâu từ 200 m trở vào có khoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và cá; tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn, trong đó cá đáy là 70 – 80 ngàn tấn, trữ lượng cho phép khai thác hàng năm từ 50 – 60 ngàn tấn hải sản các loại. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội2.2.1 Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, có quốc lộ 1A (64,5 km) chạy qua, quốc lộ 27A (66 km) lên Đà Lạt và Nam Tây Nguyên, quốc lộ 27B (44 km) chạy qua địa phận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đến thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đường sắt Bắc Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, sân bay quốc tế Cam Ranh và cảng hàng hóa Ba Ngòi (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước) thuộc tỉnh Khánh Hòa khá gần tỉnh Ninh Thuận (phạm vi khoảng 45km đến 60km), là một trong những điều kiện thuận lợi về giao thông để đến với Ninh Thuận. Tổng chiều dài các Quốc lộ là 174,5 km, được thảm bê tông nhựa và láng nhựa hoàn chỉnh.

Tỉnh lộ có 10 tuyến tỉnh lộ gồm: 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền - Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài khoảng 238,3 km. Nhiều tuyến đường đang triển khai làm mới và nâng cấp mở rộng như mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Phan Rang - Tháp Chàm theo hình thức BOT dài 9,6 km, làm mới tuyến tránh Quốc lộ 27 dài 6,75 km qui mô đường cấp III đồng bằng, nâng cấp mở rộng đường đôi phía Bắc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm từ ngã ba Tân Hội đến ngã tư Trần Phú dài 1,825 km.

Hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.

Đường sắt Thống Nhất qua tỉnh dài 67 km. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt đi Đà Lạt nhưng hầu như bị phá hủy.

Tại khu vưc Tháp Chàm có sân bay Thành Sơn, đủ điều kiện cho việc hạ cất cánh máy bay hiện đại (hiện nay chưa dành cho dân sự).2.2.2. Mạng lưới thủy lợi và cấp nước sinh hoạt.

15

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

2.2.2.1. Mạng lưới thủy lợiHệ thống thủy lợi của tỉnh Ninh Thuận bao gồm có các công trình hồ

chứa, công trình tưới bằng đập dâng và công trình tưới bằng trạm bơm:- Các công trình hồ chứa: trên địa bàn tỉnh có hơn 21 hồ chứa đã hoàn

thành đưa vào sử dụng với tổng dung tích hồ là 215,81 triệu m3, góp phần nâng tổng số diện tích được chủ động tưới toàn tỉnh đạt 34.791 ha, đạt tỷ lệ 49,7%.

- Các công trình tưới có sử dụng lượng nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim: đây là một tập hợp hệ thống các công trình thủy lợi bao gồm có hồ Đơn Dương và nhà máy thủy điện Đa Nhim, Đập 19-5, hệ thống Đập Krông Pha và hệ thống đập Nha Trinh - Lâm Cấm. Tổng lượng nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim xuống sông Ông với tần suất xả 75% là 471 triệu m3. Đây là một lượng nước rất quý sử dụng để tưới và dùng cho các nhu cầu khác của tỉnh Ninh Thuận, nhất là vùng đồng bằng ven biển. Hệ thống thủy lợi đập dâng 19-5 có năng lực tưới thiết kế là 350 ha, phục vụ tưới cho 300 ha thuộc xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Hệ thống thủy lợi Krông Pha có năng lực tưới thiết kế cho 3.200 ha, diện tích tưới thực tế của hệ thống này năm 2013 là 2.528 ha, trong đó tưới lúa là 1.576 ha, tưới màu các loại là 952 ha. Hệ thống đập Nha Trinh Lâm Cấm có năng lực tưới thiết kế là 12.800 ha. Năm 2013 tổng diện tích tưới của hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm là 11.570 ha đạt 90% diện tích thiết kế, trong đó tưới lúa là 8.070 ha, tưới màu là 3.187 ha và cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản là 313 ha.

- Các công trình tưới bằng đập dâng: ngoài các hệ thống thủy lợi đập 19/5, đập Krông Pha và đập Nha Trinh - Lâm Cấm sử dụng nguồn nước xả qua nhà máy thủy điện Đa Nhim, trên địa bàn tỉnh Ninh thuận còn có 57 đập dâng xây dựng trên các nhánh sông suối nhỏ cấp nước tưới cho 1.334 ha.

Ngoài ra, trên hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm còn có các công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân như nhà máy nước Phan Rang - Tháp Chàm cấp cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và thị trấn Khánh Hải thuộc huyện Ninh Hải công suất 52.000 m3/ngày, nhà máy nước Phước Nam công suất 30.000 m3/ngày cấp cho các xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Minh, Phước Diêm, Cà Ná thuộc huyện Thuận Nam và các vùng phụ cận thuộc huyện Ninh Phước. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đập dâng này (không bao gồm các hệ thống đập 19/5, Krông Pha, Nha Trinh - Lâm Cấm) là 7,705 ha, trong đó diện tích tưới thực tế là 6.338 ha.2.2.2.2. Công trình cấp nước sinh hoạt

Công trình cấp nước đô thị: Hiện tại có 4 hệ thống công trình sau:(1) Nhà máy nước Phan Rang - Tháp Chàm: Lấy nước từ sông Cái tại vị

trí thượng lưu đập Lâm Cấm, có quy mô 52.000m3/ ngày đêm. Nhiệm vụ của nhà máy là cấp nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, các vùng phụ cận và nước cho phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

16

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

(2) Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước mặt từ sông Ông để cấp nước cho thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn với quy mô 1.000m3/ ngày đêm.

(3) Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm tập trung với quy mô 1.000m3/ ngày đêm, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

(4) Nhà máy nước Cà Ná – Phước Nam: có quy mô 30.000m3/ ngày đêm, cung cấp nước cho huyện Thuận Nam và các vùng phụ cận thuộc huyện Ninh Phước.2.2.3. Dân cư

Dân số trung bình năm 2010 có 571 ngàn người, mật độ dân số trung bình 170 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. 2.2.4. Nguồn lao động

Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 51,99%, công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch vụ chiếm 33,01%.

Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

17

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG IIIĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG NUÔI CHIM YẾN TỈNH NINH THUẬN

TRONG THỜI GIAN QUA (2014-2018)3.1. Đánh giá kết quả thực hiện nuôi chim yến trong thời gian qua3.1.1 Hiện trạng nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận3.1.1.1 Phân bố cơ sở nuôi chim yến

Ninh Thuận là địa phương có nghề nuôi chim yến phát triển mạnh (hơn 298 cơ sở nuôi chim yến, quần đàn ước tính hơn 507.960 con, theo khảo sát vào tháng 10/2018), tốc độ xây cơ sở nuôi chim yến đang trên đà tăng nhanh. Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên, khí hậu mặc dù không thuận lợi bằng các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ nhưng so với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điểm thuận lợi như hệ thống sông ngòi, hồ đập tương đối nhiều. Đặc biệt, Ninh Thuận có diện tích đồng lúa, hoa màu tương đối lớn, diện tích đất nông nghiệp ổn định, diện tích rừng và cây bụi còn nhiều.

Tại thời điểm tháng 10/2018, theo khảo sát thực tế có được 298 cơ sở nuôi chim yến tại tỉnh Ninh Thuận với quần thể chim yến ước tính khoảng 507.960 cá thể được phân bố tại 7 huyện, thành phố, cho sản lượng tổ hàng năm ước tính đạt 289.535 tổ (khoảng 2.412 kg) cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Phân bố cơ sở nuôi chim yến của tỉnh Ninh Thuận năm 2018

Stt Tên thành phố, thị xã, huyện

Tổng số các cơ sở nuôi chim yến khảo sát Số lượng

chim ước tính

Số lượng tổ ước tínhTổng

cộngTrong

QH 358Ngoài

QH 358

1 Tp Phan Rang Tháp Chàm 161 0 161 378.250 215.602

2 Huyện Ninh Hải 22 1 21 5.350 3.049

3 Huyện Ninh Sơn 15 0 15 11.750 6.697

4 Huyện Ninh Phước 84 36 48 109.300 62.301

5 Huyện Thuận Bắc 3 0 3 2.100 1.197

6 Huyện Thuận Nam 12 0 12 1.210 689

7 Huyện Bác Ái 1 0 0 0 0

Tổng cộng 298 37 261 507.960 289.535

18

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG NHÀ YẾN TỈNH NINH THUẬN 2018

Huyện Ninh Sơn5%

Huyện Ninh Hải7%

Huyện Ninh Phước

28%

Huyện Thuận Nam4%

Huyện Thuận Bắc1%

Huyện Bác Ái0%

Tp Phan Rang Tháp Chàm

55%

Biểu đồ 3.1. Phân bố cơ sở nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận

PHÂN BỐ QUẦN ĐÀN CHIM YẾN TỈNH NINH THUẬN 2018

Huyện Thuận Nam~0.23%

Huyện Thuận Bắc~0.39%

Huyện Ninh Phước

22%

Huyện Ninh Hải1%

Huyện Ninh Sơn2%

Huyện Bác Ái0%

Tp Phan Rang Tháp Chàm

75%

Biểu đồ 3.2. Phân bố quần đàn chim yến tỉnh Ninh Thuận

19

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

PHÂN BỐ NHÀ YẾN TRONG/NGOÀI VÙNG QUY HOẠCH 358

Ngoài quy hoạch 35888%

Trong quy hoạch 35812%

Biểu đồ 3.3. Phân bố cơ sở nuôi chim yến trong/ngoài vùng quy hoạch 358Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, chúng tôi nhận thấy cơ sở nuôi

chim yến của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là cơ sở nuôi chim yến chuyên dụng và cơ sở nuôi chim yến kết hợp (nuôi yến ở trên và sinh hoạt phía dưới) xây dựng trong vùng quy hoạch được duyệt chiếm tỉ lệ 12%, ngoài vùng quy hoạch chiếm tỉ lệ 88%, và tập trung chủ yếu ở các địa phương như thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Sơn, huyện Thuận Nam, huyện Thuận Bắc. Hiện tại, cơ sở nuôi chim yến tập trung tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với số lượng quần đàn lớn nhất tỉnh, 161 nhà (chiếm 55% cơ sở nuôi chim yến toàn tỉnh) và huyện Ninh Phước là 84 nhà (chiếm 28% cơ sở nuôi chim yến toàn tỉnh) với quần đàn tập trung lớn thứ hai của tỉnh, đa số cơ sở nuôi chim yến tại Ninh Thuận nằm trong khu dân cư đông đúc. Chính vì điều này đã phần nào gây sự bất cập, ảnh hưởng đến người dân sống gần cơ sở nuôi chim yến như tiếng ồn khi phát âm thanh dẫn dụ chim yến,…. Một số nơi xảy ra tình trạng người dân thưa kiện các hộ nuôi chim yến bên cạnh nơi ở, đặt ra yêu cầu cho chính quyền sở tại giải quyết vấn đề này.3.1.1.2. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

Kết quả khảo sát tháng 10/2018 về hiện trạng cơ sở nuôi chim yến của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được thể hiện qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.4.

20

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Bảng 3.2. Phân bố cơ sở nuôi chim yếncủa Tp. Phan Rang - Tháp Chàm năm 2018

Stt Tên phường, xã Số lượng cơ sở nuôi chim yến

1 Thành Hải 122 Đài Sơn 63 Văn Hải 44 Mỹ Hải 115 Mỹ Bình 76 Phủ Hà 67 Thanh Sơn 128 Tấn Tài 189 Mỹ Đông 710 Kinh Dinh 711 Đạo Long 2612 Mỹ Hương 113 Phước Mỹ 4014 Đô Vinh 315 Bảo An 1

Tổng cộng 161

21

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

PHÂN BỐ NHÀ YẾN THEO XÃ, PHƯỜNG CỦA TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM

Đài Sơn4%

Thành Hải7%

Văn Hải2%

Mỹ Hải7%

Mỹ Bình4%

Phủ Hà4%

Thanh Sơn7%

Phước Mỹ26%

Mỹ Hương1%

Đạo Long16%

Kinh Dinh4%

Mỹ Đông4%

Tấn Tài11%

Bảo An1%

Đô Vinh2%

Biểu đồ 3.4. Phân bố cơ sở nuôi chim yến Tp. Phan Rang – Tháp ChàmQua bảng 3.2 và biểu đồ 3.4, chúng tôi nhận thấy thành phố Phan Rang -

Tháp Chàm có tất cả 161 cơ sở nuôi chim yến với quần thể chim yến ước tính khoảng 378.250 cá thể và phân bố tập trung chủ yếu các phường Phước Mỹ, Đạo Long, Kinh Dinh, Tấn Tài, Đài Sơn, Mỹ Hải, Mỹ Đông, xã Thành Hải và rải rác một số xã phường khác. Như vậy, quần đàn chim yến tập trung tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đông nhất tỉnh. Các cơ sở nuôi chim yến tại đây tập trung nhiều nhất ở khu vực đô thị và đông dân cư nên đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ dân xung quanh các cơ sở nuôi chim yến, là điểm nóng khiếu kiện đến chính quyền địa phương về vấn đề tiếng ồn, vệ sinh,… Do đó, đây cũng chính là điều mà người dân và các cơ quan quản lý rất quan tâm đến vấn đề xác định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. Với số liệu trên, chúng tôi đã xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)

3.1.1.3. Huyện Ninh Phước.Kết quả khảo sát tháng 10/2018 về hiện trạng cơ sở nuôi chim yến của huyện

Ninh Phước được thể hiện qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.5.Bảng 3.3.Phân bố cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Phước năm 2018

Stt Tên phường, xã Số lượng cơ sở nuôi chim yến

1 TT. Phước Dân 28

22

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

2 An Hải 283 Phước Hải 54 Phước Thuận 85 Phước Sơn 126 Phước Hậu 3

Tổng cộng 84

PHÂN BỐ NHÀ YẾN THEO XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN NINH PHƯỚC

Phước Hậu4%

Phước Sơn14%

Phước Thuận10%

Phước Hải6%

An Hải33%

TT. Phước Dân33%

Biểu đồ 3.5. Phân bố cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Phước.

Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.5 chúng tôi nhận thấy huyện Ninh Phước có tất cả 84 cơ sở nuôi chim yến với quần thể chim yến ước tính khoảng 109.300 cá thể và phân bố tập trung chủ yếu tại xã An Hải, thị trấn TT. Phước Dân và các xã Phước Hải, Phước Thuận, Phước Sơn. Như vậy, quần đàn chim yến tập trung tại huyện Ninh Phước tương đối phát triển, số lượng quần đàn chỉ sau Tp. Phan Rang – Tháp Chàm. Các cơ sở nuôi chim yến tại đây tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn xen lẫn khu dân cư ở thưa nên ít tác động đến đời sống của các hộ dân với hiện trạng quần đàn chim yến khá thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến. Từ các số liệu trên, chúng tôi đã xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Phước. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)3.1.1.4. Huyện Ninh Hải

Kết quả điều tra và khảo sát cơ sở nuôi chim yến tại huyện Ninh Hải được thể hiện qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.6, cụ thể như sau:

Bảng 3.4.Phân bố cơ sở nuôi chim yến của huyện Ninh Hải năm 2018

23

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Stt Tên phường, xã Số lượng cơ sở nuôi chim yến

1 Hộ Hải 142 Tri Hải 23 TT Khánh Hải 54 Vĩnh Hải 1

Tổng cộng 22

PHÂN BỐ NHÀ YẾN THEO XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN NINH HẢI

Tri Hải9%

TT Khánh Hải23%

Vĩnh Hải5%

Hộ Hải63%

Biểu đồ 3.6. Phân bố cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Hải

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.6 chúng tôi nhận thấy huyện Ninh Hải có 22 cơ sở nuôi chim yến với quần thể chim yến ước tính khoảng 5.350 cá thể. Các cơ sở nuôi chim yến phân bố tập trung tại xã Hộ Hải và rải rác ở xã, thị trấn khác. Như vậy, các cơ sở nuôi chim yến của huyện Ninh Hải phân bố chủ yếu ở xã Hộ Hải và ít ở khu vực thị trấn, đông dân cư nên ít tác động đến đời sống của các hộ dân. Quần đàn tại đây bước đầu đã có nhưng số lượng chưa nhiều. Từ các số liệu trên, chúng tôi đã xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Hải. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)

3.1.1.5. Huyện Ninh SơnKết quả điều tra và khảo sát cơ sở nuôi chim yến tại huyện Ninh Sơn được

thể hiện qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.7, cụ thể như sau:Bảng 3.5.Phân bố cơ sở nuôi chim yến của huyện Ninh Sơn năm 2018

24

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Stt Tên phường, xã Số lượng cơ sở nuôi chim yến

1 Nhơn Sơn 52 Mỹ Sơn 83 TT Tân Sơn 14 Quảng Sơn 1

Tổng cộng 15

PHÂN BỐ NHÀ YẾN THEO XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN NINH SƠN

Nhơn Sơn33%

Mỹ Sơn53%

TT Tân Sơn7%

Quảng Sơn7%

Biểu đồ 3.7. Phân bố cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Sơn

Qua kết quả điều tra và khảo sát cơ sở nuôi chim yến tại huyện Ninh Sơn có 15 cơ sở nuôi chim yến với quần thể chim yến ước tính khoảng hơn 11.750 cá thể, các cơ sở nuôi chim yến phân bố tập trung ở xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn và rải rác ở xã, thị trấn khác. Như vậy, các cơ sở nuôi chim yến phân bố ở nông thôn với số lượng nhỏ, ít ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân. Tới thời điểm khảo sát, số lượng cơ sở nuôi chim yến tại đây chưa nhiều, bước đầu đã có quần đàn tương đối phát triển, bên cạnh đó địa phương này gần quần đàn chim yến số lượng lớn của Tp Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Phước và với địa hình, môi trường sinh thái rất thuận lợi (theo khảo sát thực tế thấy có nhiều quần đàn tập trung kiếm ăn rải rác tại đây) nên rất có tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến tại đây. Với số liệu trên, chúng tôi đã xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến huyện Ninh Sơn. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)

25

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3.1.1.6. Huyện Thuận NamKết quả điều tra và khảo sát cơ sở nuôi chim yến tại huyện Thuận Nam

được thể hiện qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.8, cụ thể là:Bảng 3.6.Phân bố cơ sở nuôi chim yến của huyện Thuận Nam năm 2018

Stt Tên phường, xã Số lượng cơ sở nuôi chim yến

1 Cà Ná 32 Phước Nam 33 Phước Minh 14 Phước Dinh 35 Phước Ninh 2

Tổng cộng 12

PHÂN BỐ NHÀ YẾN THEO XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN THUẬN NAM

Phước Ninh17%

Phước Dinh25%

Phước Minh8%

Phước Nam25%

Cà Ná25%

Biểu đồ 3.8. Phân bố cơ sở nuôi chim yến huyện Thuận NamQua bảng 3.6 và biểu đồ 3.8 huyện Thuận Nam có 8 cơ sở nuôi chim yến

với quần thể chim yến ước tính khoảng hơn 1.210 cá thể. Các cơ sở nuôi chim yến phân bố ở xã Cà Ná, Phước Nam, Phước Minh. Như vậy, các cơ sở nuôi chim yến phân bố ở nông thôn với số lượng nhỏ, ít ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân. Quần đàn tại đây bước đầu đã có nhưng số lượng chưa nhiều. Từ các số liệu trên, chúng tôi đã xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến huyện Thuận Nam. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)

26

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3.1.1.7. Huyện Thuận BắcKết quả điều tra và khảo sát cơ sở nuôi chim yến tại huyện Thuận Bắc được

thể hiện qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.9, cụ thể là:Bảng 3.7.Phân bố cơ sở nuôi chim yến của huyện Thuận Bắc năm 2018

Stt Tên phường, xã Số lượng cơ sở nuôi chim yến

1 Lợi Hải 12 Công Hải 13 Bắc Phong 1

Tổng cộng 3

PHÂN BỐ NHÀ YẾN THEO XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN THUẬN BẮC

Bắc Phong33%

Công Hải33%

Lợi Hải34%

Biểu đồ 3.9. Phân bố cơ sở nuôi chim yến huyện Thuận BắcQua bảng 3.7 và biểu đồ 3.9 huyện Thuận Bắc có 3 cơ sở nuôi chim yến

với quần thể chim yến ước tính khoảng hơn 2.100 cá thể. Các cơ sở nuôi chim yến phân bố ở xã Lợi Hải, Công Hải, Bắc Phong. Như vậy, các cơ sở nuôi chim yến phân bố ở nông thôn với số lượng nhỏ, ít ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân. Quần đàn tại đây bước đầu đã có nhưng số lượng chưa nhiều. Từ các số liệu trên, chúng tôi xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến huyện Thuận Bắc. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)

27

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3.1.1.8. Huyện Bác ÁiKết quả điều tra và khảo sát cơ sở nuôi chim yến tại huyện Bác Ái cho

thấy có 01 cơ sở nuôi chim yến, hiện thấy có quần đàn chim yến tập trung bay kiếm ăn rải rác nên có thể phát triển nghề nuôi chim yến trong tương lai tại đây. Với số liệu trên, chúng tôi xây dựng và thiết lập bản đồ hiện trạng cơ sở nuôi chim yến huyện Bác Ái. (Xem phụ lục bản đồ đính kèm)

3.1.2. Vùng kiếm ăn của chim yến ở Ninh ThuậnTheo kết quả khảo sát thực tế tháng 10 năm 2018, những khu vực trong địa

bàn tỉnh thường xuyên có chim yến bay lượn kiếm ăn gồm: các xã ven Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Sơn và huyện Thuận Bắc; các địa phương này có vùng thức ăn dồi dào, thảm thực vật đa dạng và phong phú. Tại các địa phương như các xã ven Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Sơn và huyện Thuận Bắc vùng thức ăn của chim yến phần lớn là diện tích trồng lúa nước, xen lẫn diện tích trồng hoa màu, cây hàng năm như: táo, nho, mì, mía, đậu, ngô… Các địa phương như: huyện Ninh Sơn, huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải, huyện Bác Ái ngoài diện tích ruộng lúa đáng kể, vùng kiến ăn của chim yến có thêm vùng trồng cây hàng năm, lâu năm, diện tích rừng và rừng cây bụi tầm thấp, nuôi trồng thủy sản. Các loại cây hàng năm được trồng tại đây như: táo, nho, đậu, ngô, sắn mì, cỏ, mía. Diện tích rừng sản xuất được phát triển tại đây với loại keo lá tràm chiếm đa số, ... Ngoài ra các địa phương như: huyện Thuận Nam, huyện Bác Ái phát hiện có chim kiếm ăn nhưng số lượng ít hơn.

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, đất nông nghiệp tại Ninh Thuận là 281.727 ha trong đó đất trồng lúa 2 vụ là 15.981 ha, đất rừng phòng hộ là 115.700ha, đất rừng đặc dụng là 42.300 ha, đất rừng sản xuất là 39.910 ha, đất trồng cây lâu năm là 20.593 ha và có nhiều hồ thủy lợi, mặt nước tự nhiên, kênh mương thủy lợi. Vùng thức ăn chính cho chim yến tại tỉnh Ninh Thuận tập trung chủ yếu là các cánh đồng lúa của tỉnh và diện tích rừng, cây bụi, cây lâu năm. Đặc biệt đồng lúa nước 2 vụ, vụ Đông Xuân từ tháng 12, tháng 1 kéo dài đến tháng 3, tháng 4; vụ hè thu từ tháng 5, tháng 6 đến giữa cuối tháng 9 hàng năm, vụ lúa mùa một từ tháng 10 đến tháng 12. Những thời điểm cánh đồng hết vụ lúa thì vùng thức ăn chim yến có sự thay đổi, dịch chuyển sang vùng rừng, rừng cây bụi, cây hàng năm (đậu, bắp, cỏ,..) và cây lâu năm. Những vùng hay bị hạn hán, lũ lụt hoặc gió, bão làm ảnh hưởng lớn đến vùng thức ăn chim yến vì cây cối không phát triển được, từ đó lượng côn trùng giảm mạnh làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho chim yến. Vì vậy khi chọn lựa vùng nuôi chim yến cần quan tâm đến yếu tố khí hậu và điều kiện tự nhiên tại vùng cần chọn.

3.1.3. Đánh giá hiện trạng hiệu quả các mô hình nuôi yến hiện nay*Đánh giá công nghệ nuôi chim yến hiện nay tại tỉnh Ninh Thuận:

Hiện nay, các mô hình xây dựng cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đa phần mang tính tự phát rất cao (theo khảo sát có khoảng 30% cơ sở nuôi chim

28

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

yến có thuê đơn vị tư vấn, còn lại 70% các hộ nuôi tự làm theo sự hiểu biết về chuyên môn có hạn chế, chưa nói đến một số đơn vị tư vấn nuôi yến còn yếu, thiếu về năng lực và kinh nghiệm). Theo khảo sát thực tế, đa số cơ sở nuôi chim yến được xây dựng bằng bê tông, một số ít nhà theo mô hình lắp ghép tôn và vật liệu nhẹ. Các cơ sở nuôi chim yến phần lớn mới xây từ năm 2010 trở lại đây. Diện tích cơ sở nuôi chim yến dao động từ 50m2 - 200m2 nền, thường dùng nuôi yến từ 1 đến 4 tầng. Các nhà theo mô hình kết hợp thường dùng tầng trên cùng để nuôi yến. Hầu hết cơ sở nuôi chim yến đều có tum thang, hướng cửa tum thang đa số theo hướng Đông, Nam, Đông Nam, Tây, Tây Nam, đối với hướng Bắc, Đông Bắc thì số lượng ít hơn. Lỗ thông gió cơ sở nuôi chim yến thường dùng bằng ống nhựa hoặc lam bê tông, các nhà vừa dùng ống nhựa vừa dùng lam chiếm rất ít. Giá tổ được làm bằng gỗ là chủ yếu, một số ít được làm bằng xi măng, đá tự nhiên quy cách. Hầu hết các cơ sở nuôi chim yến đều có hệ thống được điều khiển tự động và hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến bên trong và ngoài. Hệ thống tạo ẩm bên trong và ngoài cơ sở nuôi chim yến đa phần đều được trang bị. Các cơ sở nuôi chim yến chưa chú ý trong việc tạo mùi dẫn dụ, chỉ khoảng hơn 1/3 số nhà có áp dụng. Kiến thức chăm sóc vận hành cơ sở nuôi chim yến đa số là do các hộ tự tìm hiểu.

Tuy nhiên, có những tồn tại thiếu sót trong áp dụng công nghệ nuôi yến trên địa bàn hiện nay như:

+ Thiết kế cơ sở nuôi chim yến chưa đạt tiêu chuẩn để đảm bảo các thông số môi trường sinh sống của chim yến như: nhiệt độ còn biến động cao theo ngày, theo mùa, ánh sáng nơi ở, làm tổ của chim yến còn cao, không đạt độ ẩm hoặc độ ẩm không ổn định, kích thước nhà chưa đạt chuẩn nên làm nhiệt độ trong nhà cao, sự lưu thông không khí không đạt yêu cầu.

+ Sử dụng âm thanh, chất dẫn dụ trong cơ sở nuôi chim yến chưa đạt yêu cầu, không duy trì thường xuyên liên tục cho cơ sở nuôi chim yến có mùi và môi trường sống thích hợp cho chim yến.* Phân tích tính hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế từ nuôi yến nhìn trên bình diện tổng thể có nhiều bất cập, chưa đến 50% số cơ sở nuôi chim yến đã xây dựng và đi vào hoạt động đạt được số chim tối thiểu 500 chim/nhà (mức đánh giá thành công tối thiểu sau khi vận hành cơ sở nuôi chim yến được 3 năm). Nguyên nhân của vấn đề này là do các hộ dân nuôi yến mang tính tự phát, làm theo phong trào và chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về kỹ thuật công nghệ nuôi yến nên áp dụng công nghệ lạc hậu, đầu tư xây cơ sở nuôi chim yến không đầy đủ, khảo sát chọn vị trí cơ sở nuôi chim yến không đúng cách…3.1.4. Đánh giá kết quả thực hiện nuôi chim yến trong thời gian qua

Theo báo cáo tổng kết dự án “Quy hoạch vùng nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã được duyệt theo QĐ/358” thì năm 2014 Ninh Thuận có khoảng 85 cơ sở nuôi chim yến, nhưng theo kết quả khảo sát vào tháng 10/2018 thống kê được số lượng cơ sở nuôi chim yến ở tỉnh Ninh Thuận có tổng khoảng

29

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

298 cơ sở nuôi chim yến, trong đó có 261 cơ sở nuôi chim yến xây dựng ngoài vùng quy hoạch, 37 nhà xây dựng trong vùng quy hoạch (bao gồm xác định được 25 nhà có trước theo QĐ/358 được duyệt). Số lượng cơ sở nuôi chim yến tăng với tốc độ gấp hơn 3,5 lần trong vòng hơn 3 năm triển khai, đây là tốc độ tăng rất nhanh và có chiều hướng xây dựng tự phát, chưa tuân thủ vào những vùng nuôi chim yến đã được duyệt rất cao.

Vì vậy, nghề nuôi chim yến hiện nay của tỉnh Ninh Thuận đang mang tính tự phát rất cao, một số hộ dân, nhà đầu tư có sử dụng kỹ thuật công nghệ đầy đủ, đúng cách thì có được hiệu quả cao, sau khi đưa cơ sở nuôi chim yến vào vận hành thì thu hút được đàn yến đến ở nhiều (có cơ sở nuôi chim yến đã có trên 3.000 - 10.000 chim yến, như các cơ sở nuôi chim yến tại phường Đạo Long, Đài Sơn, Tấn Tài ở Tp Phan Rang – Tháp Chàm; thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước…), cho sản lượng tổ tương đối nhiều. Từ đây tạo thu nhập từ bán tổ yến rất cao, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng, đây là nguồn thu ổn định và lâu dài góp phần nâng cao đời sống cho người dân nuôi yến. Đồng thời có thêm một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cung cấp cho cộng đồng dân cư trong xã hội.

Ngược lại, một số hộ dân do chưa có sự nắm bắt kỹ, đầy đủ về kỹ thuật nuôi yến hoặc lần đầu tham gia nuôi yến, nên có những rủi ro nhất định. Như đầu tư vốn lớn, chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật tốn kém, thời gian đầu tư kéo dài nhưng hiệu quả đem lại không cao, có hộ nuôi trên 3 năm nhưng số chim yến chỉ đạt 100 đến 200 con. Từ đây phát sinh những bức xúc, gây mất an ninh, cạnh tranh không lành mạnh trong vấn đề nuôi yến (hộ không hoặc chưa nuôi được phá những hộ nuôi được,…). Hiện tại tốc độ phát triển cơ sở nuôi chim yến tại Ninh Thuận đang tăng nhanh theo phong trào do các hộ nuôi đa phần chưa tìm hiểu kỹ về khoa học và kỹ thuật nuôi chim yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi chim yến nằm trong đô thị phát âm thanh dẫn dụ liên tục từ sáng đến tối làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân xung quanh và họ đã gửi đơn khiếu kiện đến chính quyền địa phương. 3.2. Tồn tại , hạn chế

Qua hơn 03 năm triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt tại QĐ/358 đã bộc lộ nhiều điểm còn bất cập tồn tại, hạn chế như:

- Nhiều hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng cơ sở nuôi chim yến không đúng vùng được quy hoạch.

- Một số vùng nuôi chim Yến không còn phù hợp với môi trường sinh thái tự nhiên, không đảm bảo nguồn thức ăn, không có nguồn nước…

- Một số vùng nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân và đã có tình trạng các hộ dân xung quanh cơ sở nuôi chim yến gửi đơn phản ánh khiếu nại đến chính quyền địa phương rất nhiều.

- Một số vùng chồng lấn lên các quy hoạch khác của địa phương.

30

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Chưa có căn cứ pháp lý, quy trình, quy định rõ ràng để các cơ quan quản lý làm cơ sở áp dụng cho công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng cơ sở nuôi chim yến, kiểm soát mật độ nhà nuôi, kiểm soát công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thú y, tiếng ồn…

- Những cơ sở nuôi chim yến xây dựng đều là những cơ sở nuôi chim yến kết hợp nhà ở, cơ sở nuôi chim yến chuyên dụng, trong đó số lượng lớn cơ sở nuôi chim yến nằm ở trong khu đô thị chưa phù hợp với quy định hiện nay về vị trí cơ sở nuôi chim yến theo thông tư 35/2013 của Bộ NN & PTNT.

- Có tình trạng mất cân bằng giữa tốc độ tăng nhà nuôi yến và tốc độ tăng trưởng bầy đàn chim yến trên toàn tỉnh.

- Một số nơi người dân chưa nắm bắt các quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi yến mà tự đầu tư xây dựng không theo quy hoạch như làm cơ sở nuôi chim yến trong khu đông dân cư, làm cơ sở nuôi chim yến tại vùng có điều kiện môi trường khắc nghiệt nên hiệu quả kinh tế đem lại thấp, kéo theo các tác động về môi trường, quản lý thú y, quản lý xây dựng, an ninh khu vực…3.3. Nguyên nhân

- Nghề nuôi chim yến trong nhà đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên nhiều hộ dân, doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế vẫn đầu tư xây cơ sở nuôi chim yến theo tính phong trào, tự phát trong khu đô thị, khu dân cư để nuôi chim yến.

- Một số vị trí vùng nuôi chim Yến được quy hoạch không còn phù hợp với môi trường sinh thái tự nhiên cho chim yến phát triển nên nhà đầu tư không vào đầu tư xây dựng.

- Chi phí xây dựng nhà nuôi yến tại vùng được quy hoạch cao hơn do phải thêm chi phí đầu tư ban đầu mua hoặc thuê đất để xây dựng nhà nuôi yến nên nhà đầu tư hạn chế vào đầu tư xây dựng.

- Nhiều doanh nghiệp và hộ dân tận dụng nhà ở hoặc đất hiện có để cơi nới mở rộng, xây dựng nhà nuôi yến nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí quản lý hoạt động sau này.

- Chưa có căn cứ pháp lý, quy trình, quy định rõ ràng để các cơ quan quản lý làm cơ sở áp dụng cho công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng cơ sở nuôi chim yến trong và ngoài vùng được quy hoạch. Từ đó xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp và hộ dân xin phép xây dựng nhà ở nhưng tự chuyển đổi công năng sử dụng làm nhà nuôi yến.3.4. Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong thời gian tới3.4.1. Đề xuất biện pháp quản lý, xử lý các cơ sở nuôi chim yến hiện trạng:

* Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xử lý vi phạm:- Phổ biến rộng rãi, niêm yết công khai vùng nuôi chim yến đã được phê

duyệt để người dân biết xây dựng cơ sở nuôi chim yến đúng trong vùng nuôi chim yến được duyệt.

31

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về điều kiện vệ sinh môi trường, âm thanh dẫn dụ, thú y, trật tự xây dựng... để người dân biết, thực hiện. Tổ chức các buổi họp khu phố để tuyên truyền, giáo dục nhân dân gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng cơ sở nuôi chim yến (không xây cơ sở nuôi chim yến ngoài vùng nuôi chim yến được duyệt, vi phạm trật tự xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường, dịch bệnh và sử dụng thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến vượt quá quy định ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân xung quanh), tổ chức, cá nhân, vi phạm phải kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tận cơ sở, kiên quyết ngăn chặn, đình chỉ việc xây dựng cơ sở nuôi chim yến không nằm trong vùng nuôi chim yến được duyệt, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân xây cơ sở nuôi chim yến vi phạm về môi trường, thú y, âm thanh dẫn dụ, vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc có giây phép xây dựng nhưng tự ý thay đổi công năng...theo đúng quy định của pháp luật.

* Xử lý cụ thể đối với các cơ sở nuôi chim yến hiện trạng:- Đối với các cơ sở nuôi chim yến hiện trạng xây dựng trong vùng nuôi

chim yến được duyệt (theo QĐ/358): chính quyền địa phương có cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên kiểm tra hoạt động nuôi chim yến đảm bảo các điều kiện theo quy định về môi trường, thú y, âm thanh dẫn dụ,... tại các cơ sở nuôi chim yến.

- Đối với các cơ sở nuôi chim yến phát sinh xây mới, xây dựng ngoài vùng nuôi chim yến được duyệt (theo QĐ/358):

+ Với nhóm cơ sở nuôi chim yến nằm ngoài vùng nuôi chim yến được duyệt, xây dựng trong các khu dân cư, có giấy phép xây dựng nhà ở nhưng cải tạo chuyển đổi công năng sử dụng bên trong thành cơ sở nuôi chim yến và đã đi vào hoạt động thì cho phép tồn tại và yêu cầu không cơi nới, phát triển thêm. Chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, đảm bảo các điều kiện về hoạt động nuôi chim yến và yêu cầu các chủ cơ sở nuôi chim yến có văn bản cam kết không cơi nới, mở rộng, phát triển thêm cơ sở nuôi chim yến hiện trạng.

+ Với các trường hợp xây dựng ngoài vùng nuôi chim yến được duyệt, không có giấy phép xây dựng, tạm thời cho phép tiếp tục nuôi chim yến nhưng chính quyền địa phương yêu cầu các chủ cơ sở nuôi chim yến có văn bản cam kết giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới, mở rộng cơ sở nuôi chim yến, không yêu cầu bồi thường công trình cơ sở nuôi chim yến và các công trình liên quan đến cơ sở nuôi chim yến có trên đất trong trường hợp nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khi triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Đồng thời, nhà nước sẽ không xem xét giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình cơ sở nuôi chim yến và các công trình trên đất liên quan đến cơ sở nuôi chim yến tại các khu vực này.3.4.2. Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi32

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, có sẵn quần đàn chim yến tương đối lớn, điều kiện tự nhiên, môi trường sống cho chim yến thuận lợi.

- Tỉnh đã có sự quan tâm, chỉ đạo cho thực hiện dự án “Quy hoạch vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” và Đề án “Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.

- Dự kiến tốc độ phát triển bầy đàn chim yến đến năm 2020 tăng thêm gần 30% cá thể so với thời điểm năm 2013.

- Có nguồn nhân lực dồi dào, người dân địa phương có tính cần cù, chịu khó, chăm chỉ và trình độ dân trí cao.

* Khó khăn- Những cơ sở nuôi chim yến xây dựng đều là những cơ sở nuôi chim yến

kết hợp nhà ở, cơ sở nuôi chim yến chuyên dụng, nhiều cơ sở nuôi chim yến là ở đô thị, chưa phù hợp với quy định hiện nay về vị trí cơ sở nuôi chim yến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Mất cân bằng giữa tốc độ tăng cơ sở nuôi chim yến và tốc độ tăng trưởng bầy đàn chim yến trên toàn tỉnh.

- Một số nơi người dân chưa nắm bắt các quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi yến mà tự đầu tư xây dựng không theo quy hoạch như làm cơ sở nuôi chim yến trong khu đông dân cư, làm cơ sở nuôi chim yến tại vùng có điều kiện môi trường khắc nghiệt nên hiệu quả kinh tế đem lại thấp, kéo theo các tác động về môi trường, quản lý thú y, quản lý xây dựng, an ninh khu vực…

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải có vùng quy hoạch tổng thể dàn trãi hơn về từng khu vực địa phương, từng vùng nuôi yến tập trung, có hệ thống, chuyên nghiệp và có cơ chế chính sách pháp lý, quy trình, quy định cụ thể rõ ràng, đảm bảo được yêu cầu xây dựng và đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi các hộ dân và doanh nghiệp muốn đầu tư vào nghề nuôi chim yến cũng như tạo thuận lợi trong công tác quản lý của các cơ quan chính quyền địa phương, góp phần phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại tỉnh Ninh Thuận được phát triển một cách hiệu quả và bền vững.3.5. Dự báo các yếu tố tác động đến quy hoạch vùng nuôi chim yến3.5.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái loài chim yến3.5.1.1. Hệ thống phân loại chim yến

Họ yến (Apodidae) có khoảng 95 loài sống khắp nơi trên thế giới (trừ vùng cực), chúng gồm các loài ăn côn trùng bay trong không trung. Một số loài (species) chim cho loại tổ ăn được có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) (hay còn gọi là Collocalia fuciphaga); Aerodramus maximus và Aerodramus unicolor, trong đó loài Aerodramus fuciphagus là loài duy nhất cho tổ trắng ăn được nên có tên gọi chung là yến tổ trắng. Yến tổ trắng phân bố nhiều ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan. Ngoài ra chúng còn phân bố

33

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

ở Philippines, Singapore, Campuchia, Trung Quốc (đảo Đại Châu - Hải Nam). Do sự phân bố địa lý khác nhau loài A. fuciphagus lại phân ra nhiều phân loài (subspecies) (Nguyễn Lân Hùng Sơn, 2013).

Hệ thống phân loại của chim yến tổ trắng (chim yến hàng) Aerodramus fuciphagus (http://www.itis.gov, Taxonomic Serial No.: 554970):

Ngành: Chordata Phân ngành: Vertebrata

Lớp: AvesBộ: Apodiformes (Peters, 1940)Họ: Apodidae Phân họ: ApodinaeGiống: Aerodramus (Oberholser, 1906)Loài: Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812)Phân loài:

- A. f. inexpectatus (Hume, 1873)- A. f. amechanus(Oberholser, 1912)- A. f. germani (Oustalet, 1878)- A. f. vestitus (Lesson, 1843)- A. f. perplexus (Riley, 1927) - A. f. fuciphagus (Thunberg, 1812)- A. f. dammermani (Rensch, 1931) - A. f. micans (Stresemann, 1914)

Do sự phân bố địa lý khác nhau trong quá trình tiến hóa tự nhiên, loài chim yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus) đã xuất hiện một số biến dị nhỏ, do đó chúng lại được chia thành một số phân loài: Aerodramus fuciphagus fuciphagus (A. f. fuciphagus) phân bố ở Indonesia; Aerodramus fuciphagus amechanus (A. f. amechanus) phân bố ở Malaysia; Aerodramus fuciphagus germani (A. f. germani) phân bố ở Việt Nam, tên gọi là yến hông xám hay yến hàng. Ngoài ra chim yến sống trong chùa Wat Chong Lom tại tỉnh Samut Sakhon - Thái Lan cũng là phân loài A. f. germani (Nguyen Quang Phach và cs, 2002).

Price và cs, 2004 giải trình tự của 38 loài thuộc các phân loài yến trong đó có giống Aerodramus cho thấy sự sai khác di truyền (genetic divergence) của 2 phân loài A. f. vestitus và A. f. germani xấp xỉ 1,8%, còn trong cùng một phân loài thì sai khác ít hơn khoảng 0,5%. Do đó nhóm tác giả kết luận đây là một trong những nhóm chim khó phân loại (Price và cs, 2004).3.5.1.2. Đời sống tự nhiên của chim yến

34

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Loài chim yến sống thành quần đàn, làm tổ từng cặp riêng rẽ, sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), kiếm ăn ở các đồng ruộng và rừng cây thấp. Chim yến là loài chim có thể bay lượn cao và bay xa đến hàng 100 km, bình thường chim kiếm ăn cách nhà khoảng 25 km.3.5.1.3. Vùng kiếm ăn của chim - môi trường sống vĩ mô

Vùng kiếm ăn là khu vực thích hợp để chim kiếm mồi, là vùng có đủ thức ăn cho chim yến trong suốt cả năm và chim có thể bắt các loài côn trùng bay suốt từ sáng đến chiều tối. Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1 m như đồng lúa, bụi cây; khoảng 30% diện tích cây cao trên 5 m và khoảng 20% mặt nước thoáng. Chim rời tổ vào khoảng 5h sáng, sau đó kiếm ăn trên vùng cây thấp, vùng cây cao và vùng có mặt nước. Buổi chiều, vào khoảng 16h chim yến thường bay về các khúc sông hoặc đầm phá nước ngọt để tắm và uống nước. Từ 17h đến 18h chim bắt đầu về tổ và cũng có thể muộn hơn cho đến sau 19h. 3.5.1.4. Nơi làm tổ - môi trường sống vi mô

Môi trường sống vi mô của chim yến phải đảm bảo các điều kiện thích hợp như:

- Điều kiện nhiệt độ trong cơ sở nuôi chim yến và nơi làm tổ từ 27oC – 29oC, độ ẩm không khí nằm trong phạm vi 75% - 85%, ánh sáng từ 0,01 - 0,2 lux.

- Là nơi yên tĩnh, an toàn và ít sự đe dọa của thú săn mồi.- Các lối bay vào và bay ra dễ dàng. (Xem hình 2.1 phụ lục hình ảnh)

3.5.1.5. Hình thái ngoài chim yến- Chim yến nhà trưởng thành có khối lượng trung bình là 12,3 - 13,0g. - Lông chim phần trên thân có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám

đen hoặc nâu đen, hông có vệt nâu xám, lông đuôi màu đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng chân màu hồng hoặc màu nâu đen.

- Mắt màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm. - Mỏ màu đen có chiều dài 4,5 mm, miệng rộng 6 mm và há miệng đến

mắt, đầu có chiều dài 24 mm.- Cánh của chim yến có chiều dài trung bình 93,30 mm, lông đuôi có chiều

dài trung bình 45,2 mm.- Chân của chim yến cũng như các loài khác trong họ nhà chim là chân có 4

ngón, chiều dài cẳng chân 11 mm, ống chân 17 mm, móng chân 7 mm. Chim yến sử dụng đôi chân để bám giá thể như: vách đá, bờ tường, giá gỗ. Chim yến không đậu trên các cành cây, dây điện. Do vậy, trong quá trình phát triển tiến hóa của mình, chim yến phát triển bộ móng chân để thích nghi với đời sống đeo bám. (Xem hình 2.2 phụ lục hình ảnh)

35

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3.5.1.6. Đặc điểm phân bố chim yếnChim yến cho tổ trắng ăn được phân bố ở vùng Đông Nam Á là chính,

nhiều nhất ở Indonesia, tiếp đến là Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, … Ở Việt Nam chim yến hàng Aerodramus fuciphagus germani phân bố ở các đảo từ Quảng Bình đến Côn Đảo, trong đó Khánh Hòa là địa phương có số lượng quần thể và sản lượng cao nhất cả nước. Theo báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước của Ths. Lê Hữu Hoàng (2013) về “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” thì nghề nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam được hình thành, phát triển từ năm 2004 đến nay và tính đến năm 2013 nước ta có khoảng hơn 2.600 ngôi cơ sở nuôi chim yến được phân bố từ Thanh Hóa đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên như Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận có hơn 298 cơ sở nuôi chim yến (năm 2018) với quần thể chim yến nhà có tên khoa học là Aerodramus fuciphagusamechanus. 3.5.1.7. Đặc điểm về dinh dưỡng

Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng có cánh Pterygota bay trong không trung thuộc các bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh đều (Isoptera),…Thức ăn ưa thích nhất của chim yến là các loài mối cánh, kiến cánh. Vào mùa mưa tỷ lệ mối được phân tích trong hệ tiêu hóa của chim yến là 100%.

Bảng 3.8. Thành phần thức ăn chim yến

Thành phần thức ăn

Chim trưởng thành Chim non

Số lượng(%)

Tần số(%)

Số lượng(%)

Tần số(%)

Kiến, ong ký sinh 61,6 91,2 9,4 100

Mối 14,7 29,4 0,5 20

Ruồi muỗi 7,8 26,5 20,5 100

Bọ rầy 5,4 32,3 56,5 100

Cánh cứng 4,9 61,8 2,0 81,5

Bọ xít 2,8 38,2 4,8 92,5

Chuồn chuồn kim 2,8 25,3 0,2 40,7

Bướm 0,3 0,2 32,8

Cánh tơ 0,3 1,5 11,1

36

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Nhện 0,3 1,1 11,1

Mẫu nát 3,3 100

Thành phần thức ăn của chim yến là các loại côn trùng có cánh bay trong không gian do vậy thành phần thức ăn sẽ thay đổi theo mùa và theo năm.3.5.1.8. Đặc điểm về sinh sản

Bước vào kỳ sinh sản, đối với chim mới trưởng thành chim yến đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái làm tổ chung, những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là công việc của cả hai. Chim yến làm tổ bằng nước dãi của chúng tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi và hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh và phình to ra hai bên má. Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp và cùng nhau xây dựng tổ treo sát vào khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường vuông góc với trần nhà. Mục đích làm tổ là để đẻ trứng, sau khi đi kiếm ăn về chúng nghỉ 30 - 60 phút rồi bắt đầu làm tổ. Chim yến dùng miệng tiết nước bọt ra để làm tổ, dùng mỏ quẹt kéo thành sợi rồi đan thành tổ. Chim yến làm tổ nhiều nhất vào lúc 21h đến 4h sáng hôm sau, thỉnh thoảng chim yến về lúc giữa trưa và cũng làm tổ vào lúc 11h - 13h rồi đi kiếm ăn tiếp. Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho tổ vững chắc. Thời gian chim làm hoàn thành tổ trung bình 45 ngày. Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 45 mm đến 50mm.

Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối, chim thường giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày, sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa. Quá trình giao phối diễn ra chim trống bay đậu trên lưng chim mái, đồng thời vỗ hai cánh liên tục và mỏ chim trống cắn vào phần cổ chim mái (giữ thăng bằng). Phần đuôi chim trống vập xuống, đuôi chim mái đưa qua một bên thực hiện quá trình giao phối.

Chim yến thường chỉ đẻ 2 trứng màu trắng, kích thước trung bình 21,26 x 13,84 mm, trọng lượng 2,25g vào lúc sáng sớm (khoảng lúc 2h - 4h sáng), khoảng cách chim đẻ giữa trứng 1 và trứng 2 khoảng 2 - 6 ngày. Từ khi đẻ trứng đầu tiên, ban ngày chim trống và chim mái luân phiên nhau ấp trứng và đi kiếm ăn, còn vào ban đêm thì một con ấp, con còn lại bám trên thành tổ, chúng cũng hay đổi ca ấp cho nhau, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 - 5 lần. Khi ấp, chim thường dùng mỏ để đảo trứng cho đều.

Sau khoảng 21 - 25 ngày thì trứng đầu tiên nở. Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 2 - 4 ngày. Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên, chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp ủ ấm cho chim con 1 - 2 ngày, sau đó đi kiếm ăn về cho chim con ăn. Khi đi kiếm ăn thì cả chim bố và mẹ đều bay đi, tuy nhiên, vào giữa trưa thì có 1 con bay về cho con ăn và nằm ủ ấm cho chim con. Sau khi nở 5 ngày chim bố mẹ khi bay về cho ăn vẫn ủ ấm cho chim con. Ở tuần đầu tiên, số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 3 lần, chim

37

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

bố mẹ chủ yếu cho chim con ăn vào buổi sáng khoảng 6h và buổi chiều khoảng 18h. Ở tuần thứ 2, số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 4 lần, lúc này chim con mọc lông tơ nhưng chưa nhiều. Ở tuần thứ 3, số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 5 lần, chim con mọc lông tơ nhiều hơn và lông đậm hơn. Ở tuần thứ 4 và 5, số lần chim bố mẹ cho chim con ăn trong ngày khoảng 6 lần, giai đoạn này chim con mọc lông đầy đủ ở các bộ phận (đuôi, cánh, …) và đã đu tổ được, có khả năng đu tổ tự vỗ cánh tập bay cho tới khi tự bay được.

Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tùy từng giai đoạn phát triển của chim con, chim con càng lớn số lần cho ăn tăng lên. Chim mẹ mỗi lần cho ăn thường cho 1 con ăn nếu thức ăn kiếm được nhiều thì cho cả 2 chim con. Mỗi tổ có 2 chim con, trong khi chim mẹ cho chim con ăn giữa chúng có sự cạnh tranh dành mồi mớm từ mẹ. Giữa 2 chim con sự phát triển không đồng đều. Thời gian nuôi con kéo dài khoảng 40 - 48 ngày (trung bình là 45 ngày). Có một số chim non rời tổ sớm 35 ngày thường xảy ra đối với tổ 1 con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim non sinh trưởng nhanh hơn tổ 2 con với lượng thức ăn ít và chim non thường xuyên tranh giành mồi.

Tổng chu kỳ sinh sản của chim yến nhà từ khi bắt đầu làm tổ đến khi sinh sản, nuôi chim con trưởng thành là 124 ngày. Quá trình sinh sản của chim yến nhà không đồng đều giữa các tháng, chim yến nhà hầu như không sinh sản vào tháng 11, 12 và tháng 1, chim yến chỉ tập trung sinh sản trong các tháng còn lại. (Xem hình 2.4, 2.5 và 2.6 phụ lục hình ảnh).3.5.1.9. Quá trình thay lông của chim yến

Bộ lông vũ của chim có 3 tác dụng chính:thứ nhấtlà bảovệ cơ thể chim tránh tácđộng cơ học bên ngoài, thứ hai là bộ phận cách nhiệt và điều nhiệt giúp cho chim chống chịu với sự thay đổi thời tiết môi trường và thứ ba (quan trọng nhất) là giúp cho chim bay được. Vì luôn bị tác động của môi trường nên lông chim bị hư hỏng, mòn đi theo thời gian nên tác dụng của chúng cũng bị giảm mạnh, để luôn giữ được tác dụng của bộ lông của mình, chim phải có sự thay lông (sự thay thế theo chu kỳ bộ lông cũ bằng bộ lông mới). Thường thì chu kỳ thay lông thường xảy ra sau chu kỳ sinh sản, nếu chim có nhu cầu thay lông thì ngừng chu kỳ sinh sản tiếp theo. Khi thay lông thì chim có nhu cầu năng lượng rất cao và tăng cường tỷ lệ trao đổi chất. Quá trình thay lông của chim thường rơi vào tháng 6 đến tháng 10 sau chu kỳ sinh sản đầu trong năm.3.5.1.10. Âm sinh học chim yến

Âm sinh học chim yến: cũng như bất kỳ một loài sinh vật nào, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình. Có tiếng chim mẹ, chim con, chim đực, chim mái tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh… Tần số âm thanh mà loài yến phát ra rơi vào khoảng 1 - 16 KHz, tập trung nhất ở khoảng 2 - 5 KHz và hoàn toàn nằm trong khoảng tai người có thể nghe được. Chim yến trưởng thành phát ra khoảng 12 tiếng kêu khác nhau vào các thời điểm khác

38

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

nhau và việc phân biệt được âm thanh của chim yến nhờ vào phân tích âm phổ của âm thanh thu được.

Âm thanh chim con đòi thức ăn từ chim mẹ: khi chim bố mẹ đi kiếm ăn về, vừa đặt chân lên tổ thì chim con sẽ phát ra tiếng kêu liên tục đồng thời há miệng to để chim bố mẹ mớm mồi. Tiếng kêu kết thúc khi chúng đã ăn no. Những chim con còn nhỏ nên chúng chỉ phát ra một loại âm thanh duy nhất là âm thanh đòi thức ăn từ chim bố mẹ. Các chim yến con khác nhau nhưng cùng phát ra một phổ âm thanh giống nhau. (Xem hình 2.7 phụ lục hình ảnh)

Chim yến đi kiếm ăn theo tiếng gọi của bầy đàn. Chính vì vậy mà vào mỗi sáng sớm khi một chim rời khỏi tổ, bay lượn xung quanh gian nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu thì tất cả những con chim khác rời tổ, bay lượn xung quanh gian nhà và phát ra những âm thanh ríu rít. Chúng lượn khoảng 4 - 5 vòng thì cùng nhau rời khỏi nhà bay đi kiếm ăn. Âm thanh gọi nhau đi kiếm ăn vào buổi sáng của chim yến nhà có đặc điểm: âm thanh thường có nhiều nhịp, mỗi nhịp kéo dài từ 1,78 - 2,3 giây, tần số âm thanh từ 2-10 kHz, có âm sắc rất phong phú và đa dạng.

Chim yến đi kiếm ăn về, chúng chưa bay vội vào nhà mà lại lượn vòng quanh cửa ra vào của nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu âm ĩ và kêu gọi nhau cùng vào tổ của mình. Âm thanh gọi nhau vào nhà vào chiều tối và âm thanh gọi nhau đi kiếm ăn vào buổi sáng của chim yến nhà có tần số âm thanh đều nằm trong khoảng từ 2-10 kHz, âm thanh thường có nhiều nhịp, mỗi nhịp kéo dài trung bình 1,8 giây, âm sắc cũng rất phong phú và đa dạng.Âm thanh dò đường của chim yến: chim yến trong phòng tối đã định vị bằng âm thanh dội để tránh vật cản và xác định vị trí ở của nó. Âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch, cạch”, phát ra liên tục. Âm thanh này có tần số, biên độ và cao độ khác nhau cho mỗi cá thể chim yến, có dải tần phổ biến nằm trong khoảng từ 2 Khz – 8 Khz. Mỗi cá thể chim yến phát ra âm thanh có tần số riêng biệt, khi phát ra gặp vật cản nó sẽ dội lại để chim nghe và thấy được vật cản trước mắt để tránh đi. Khi về nhà chim yến sẽ phát ra âm thanh tìm tổ, mỗi tổ có một cấu trúc riêng tất nhiên sẽ cho ra âm phản hồi đặc trưng cho nó mà chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết được. Vì vậy, mỗi cá thể chim yến sẽ dễ dàng nhận ra tổ của mình ở chỗ nào.3.5.2. Các yếu tố môi trường

Đối với môi trường tự nhiên của tỉnh, sự phát triển cơ sở nuôi chim yến, quần thể chim yến gắn liền với phát triển cây xanh, thảm thực vật tạo nguồn thức ăn cho chim yến, góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ mùa màng khi thức ăn của chim yến là các loại côn trùng bay thuộc các bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh đều (Isoptera),… thức ăn ưa thích nhất của chim yến là các loài: rầy nâu, rầy xanh, mối cánh, kiến cánh... Bên cạnh đó, sự phát triển cơ sở nuôi chim yến, quần thể chim yến còn giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng, tạo nên hệ sinh thái bền vững trong nông nghiệp.

39

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Chim yến bay lượn liên tục trên không trung, không ngừng nghỉ, do đó điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh hoặc tiếp xúc với các loại chim trời khác hầu như rất hiếm gặp nên rất khó bị nhiễm bệnh và lây truyền bệnh cho người. Thực tế, trên thế giới từ trước đến nay chưa phát hiện chim yến bị bệnh dịch và cũng chưa có kết luận khoa học về cơ chế lây lan bệnh dịch trên đàn chim yến, kể cả chim yến đảo và chim yến nhà.

Phát triển cơ sở nuôi chim yến theo quy hoạch tập trung từng vùng, từng khu vực, tách xa khu dân cư đông đúc, có sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng sẽ giảm thiểu sự tác động đến môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trong các vùng quy hoạch phát triển cơ sở nuôi chim yến với mật độ nuôi yến cao cần chú ý công tác kiểm soát vệ sinh nhà nuôi, môi trường nuôi nhằm khống chế điều kiện bất lợi để vi sinh vật gây bệnh không phát triển được.3.5.3. Các chính sách phát triển

Sự phát triển nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là xét trên các phương diện đầu tư cơ sở vật chất, bố trí, giải quyết lao động, sử dụng công nghệ, phân bổ nguồn lực sản xuất.

Sự phát triển nghề nuôi chim yến gắn liền với sự phát triển quần thể chim yến trong nhà, đòi hỏi nhu cầu lao động, công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, góp phần thực hiện chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, đưa chăn nuôi thành một ngành chiếm tỷ trọng lớn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Quy hoạch phát triển các vùng nuôi chim yến tập trung gắn liền với du lịch sinh thái, du lịch hội thảo chuyên đề, góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm yến sào và du lịch. Từ đó nâng cao thu nhập người lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Theo thống kê khảo sát chuyên ngành, các cơ sở nuôi chim yến khi đưa vào hoạt động sẽ có thu hoạch từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi, trung bình cơ sở nuôi chim yến sẽ cho thu nhập khoảng 60 - 100 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu ổn định, bền vững mà nghề nuôi chim yến đem lại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sản lượng tổ yến sẽ tăng dần qua các năm, trong khi đó chi phí vận hành thấp nên hiệu quả mà nghề nuôi yến đem lại tương đối cao so với các nghề khác trong nông nghiệp.

Về mức độ thành công của cơ sở nuôi chim yến, được đánh giá về khả năng sinh lợi từ việc thu hoạch tổ yến mà đàn chim yến đem lại. Trung bình một cơ sở nuôi chim yến, sau 3 năm từ khi đưa vào sử dụng số chim yến đạt từ 500 cá thể là đạt yêu cầu.

Khi xây dựng cơ sở nuôi chim yến, các chủ đầu tư cần chú ý đến tổng mức đầu tư trên mức kỳ vọng lợi nhuận từ tổ yến đem lại. Trung bình một cơ sở nuôi chim yến đầu tư đúng kỹ thuật, quy mô vừa phải, cụ thể nếu cơ sở nuôi chim

40

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

yến đầu tư khoảng 1 tỷ đồng thì sau khi đưa vào khai thác 8 đến 10 năm có thể thu hồi vốn được.

Phát triển nghề nuôi chim yến trên vùng lãnh thổ hoặc trên một địa phương cụ thể, đi kèm đó là định hướng phát triển các vùng nuôi chim yến, các nhà máy chế biến quy mô nhỏ và vừa phù hợp với sản lượng yến sào khai thác ở địa phương và các vùng lân cận góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tạo ra giá trị gia tăng cao, tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh từng vùng. Chế biến gắn liền với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ nghề nuôi chim yến.3.5.4. Nhận thức của cộng đồng và nguồn lực đầu tư

Mô hình nuôi chim yến trong nhà đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên nhiều hộ dân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư vốn xây cơ sở nuôi chim yến lên đến hàng tỷ đồng, có gia đình thì cải tạo chính căn nhà mình đang ở trong khu dân cư để nuôi chim yến. Từ số lượng nhỏ lẻ vài hộ nuôi, nay đã lên đến hàng trăm cơ sở nuôi chim yến được xây dựng, có những cơ sở nuôi chim yến chuyên dụng xây rất quy mô, hệ thống và tập trung thành từng khu chuyên nuôi yến. Những năm gần đây, cơ sở nuôi chim yến được xây dựng ngày càng nhiều, chủ yếu tập trung tại các khu vực đông dân cư tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Sơn… Việc nuôi chim yến đang mang lại hiệu quả lợi nhuận kinh tế cao và sự phát triển mạnh về số lượng cơ sở nuôi chim yến trong thời gian qua cho thấy nguồn lực và tiềm năng phát triển đầu tư vào nghề nuôi chim yến tại Ninh Thuận hiện nay và tương lai là rất dồi dào, nhưng chính vì việc nhân nuôi không tập trung, tự phát và chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nên đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong khâu quản lý, kiểm soát cũng như cho các hộ dân, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nghề nuôi yến. Vì vậy, nghề nuôi chim yến đang ngày càng phát triển ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Trong thời gian sắp tới, ngành nông nghiệp đã lên các phương án để đưa nghề này đi vào hoạt động theo quy định, quy trình của quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, điều cấp thiết của các hộ dân và doanh nghiệp đầu tư vào ngành nuôi chim yến hiện nay là cần có cơ chế chính sách phù hợp và có vùng quy hoạch cụ thể dàn trãi hơn để đảm bảo được yêu cầu xây dựng và đầu tư phát triển của nghề này trong tương lai. Trước mắt vì lợi ích kinh tế của người nuôi, giải quyết việc làm nông nhàn và sau đó tạo ra một ngành nghề có hiệu quả kinh tế, hình thành nguồn thu mới cho người dân, đóng góp vào ngân sách tỉnh Ninh Thuận.

41

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG IVĐIỀU CHỈNH VÙNG NUÔI CHIM YẾN CŨ VÀ XÁC ĐỊNH, BỔ SUNG VÙNG NUÔI CHIM YẾN MỚI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm- Phải phù hợp với các quy hoạch chung của địa phương.- Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp tại một số vùng có năng suất sản

xuất thấp.- Phát huy điều kiện tự nhiên (môi trường sinh sống, vùng thức ăn đa dạng

và phong phú cho chim yến...) nơi quần đàn chim yến đang phát triển.- Vùng nuôi chim Yến phải nằm xa khu dân cư ít nhất 500m, tránh ảnh

hưởng xấu đến đời sống hằng ngày của cư dân trong khu dân cư, đô thị.4.2. Mục tiêu

- Định hướng phát triển chim yến tập trung theo hướng bền vững.- Đảm bảo phát triển tổng thể về kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường,

cân bằng hệ sinh thái bền vững trong nông nghiệp và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

- Giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người dân nôngthôn.

- Các biện pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nuôi chim Yến bổ sung phải phù hợp với thực tế của tỉnh và các quy định của pháp luật.

- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ nuôi chim yến phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại Ninh Thuận.

- Việc xây dựng vùng nuôi chim yến sẽ dựa vào sự đồng thuận và cùng tham gia của người dân, cùng đầu tư vốn xây nhà nuôi yến.

- Cơ sở nuôi chim yến phải có thiết kế đúng quy chuẩn, xây dựng một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh môi trường, thuận tiện cho người nuôi lẫn nhà quản lý.4.3. Điều chỉnh vùng nuôi chim Yến cũ theo QĐ/3584.3.1. Căn cứ để điều chỉnh4.3.1.1. Cơ sở khoa học cho phương án điều chỉnh

a. Dựa vào đặc điểm sinh sản và phát triển quần thể chim yến nuôi trong nhà: như các yếu tố môi trường sống lý tưởng, đặc điểm về nguồn thức ăn chủ yếu của chim yến…(xem chi tiết cụ thể mục 3.5.1)

b. Dựa vào điều kiện tự nhiên môi trường trên địa bàn toàn tỉnh: là xét các yếu tố về diện tích thảm thực vật, mặt nước, nhiệt độ, độ ẩm không khí

42

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

trung bình hàng năm của vùng khí hậu dự kiến là vùng quy hoạch nuôi chim yến, làm cơ sở so sánh với đặc điểm sinh sống của chim yến để quyết định chọn vùng nuôi cho chúng.

c. Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất tại các địa phương: điều tra, rà soát các vùng dự kiến quy hoạch nuôi chim yến với các quy hoạch về xây dựng đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, đất an ninh quốc phòng, đất khai thác khoáng sản, đất đã có quy hoạch các sản phẩm, ngành nghề chủ lực khác, quy hoạch nông thôn mới…

d. Dựa vào hiện trạng mật độ phân bố chim sinh sống và kiếm ăn trên toàn tỉnh: đây là cơ sở cho chọn lựa mức độ ưu tiên trong quy hoạch và chia theo thời kỳ phát triển của từng vùng theo địa phương.4.3.1.2. Tiêu chí chọn vùng điều chỉnh vùng nuôi chim yến cũ

- Kết quả khảo sát hiện trạng cơ sở nuôi chim yến có tập trung quần đàn hiện có tương đối lớn, hoặc là vùng kiếm ăn thường xuyên của chim yến.

- Phát máy đánh giá thực tế quần đàn chim yến vùng dự kiến quy hoạch.- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng có còn phù hợp cho

chim yến sinh trưởng phát triển.- Vùng có mật độ tập trung dân cư đông đúc thì điều chỉnh hoặc loại bỏ.- Vùng đề xuất theo ý kiến của chính quyền địa phương.

4.3.2. Kết quả điều chỉnh vùng nuôi chim Yến cũ theo QĐ/358Khi khảo sát thực địa và theo ý kiến đề xuất của chính quyền địa phương

và các sở ban ngành tại tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi điều chỉnh loại bỏ và bổ sung vùng nuôi chim yến của QĐ/358 các vùng như sau:

- Khu vực xã An Hải, huyện Ninh Phước dọc tỉnh lộ 710 (Giữ nguyên tất cả các vùng A, B, C, D, E; Tổng diện tích = 247,2 ha).

- Khu vực phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm gần HTX Nhơn Hội (Loại bỏ hoàn toàn vùng C ; Điều chỉnh vùng A, B; Tổng diện tích = 43,46 ha).

- Khu vực phường Đạo Long, TP Phan Rang - Tháp Chàm và phía Tây và phía Đông cầu Đạo Long 1 (Loại bỏ hoàn toàn).

- Khu vực Xã Phước Thuận – Thị Trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Giữ nguyên các vùng 1, 2; Điều chỉnh bổ sung vùng 3 – S = 15,3 ha; Tổng diện tích = 251,92 ha).

- Khu vực Xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước dọc tỉnh lộ 718 (Loại bỏ hoàn toàn vùng 1, 2; Điều chỉnh vùng 3; Tổng diện tích = 27,76 ha).

- Khu vực Xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước (Loại bỏ hoàn toàn vùng 1; Giữ nguyên vùng 2; Tổng diện tích = 250,2 ha).

- Khu vực Xã Mỹ Sơn, Huyện Ninh Sơn (Giữ nguyên tất cả các vùng 1, 2, 3; Tổng diện tích = 627,2 ha).

43

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

(Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

STT Tên khu vựcDiện tích

theo QĐ358

(Ha)

Diện tích Quy

hoạch ĐC, bổ sung (Ha)

Ghi chúTên Khu vực

1 Vùng nuôi hiện trạng khu vực Tấn Tài 604.2      

2 Vùng nuôi hiện trạng khu vực nội đô thành phố 1263      

3 Khu vực phía Bắc sông Dinh 16790      

4 Khu vực phía Nam sông Dinh 34499.9      

5 Tổng diện tích 9 khu vực 1731.89 1447.74   Tong

5.1 Khu vực xã Mỹ Sơn - huyện Ninh Sơn 627.2 627.2   KV1

  Vùng 1 109.5 109.5 Giữ nguyên KV1  Vùng 2 320.1 320.1 Giữ nguyên KV1  Vùng 3 197.6 197.6 Giữ nguyên KV1

5.2 Khu vực xã Phước Sơn - huyện Ninh Phước 310.68 250.2

Điều chỉnh loại bỏ khu dân cư, vùng nuôi không còn phù hợp cho chim yến

KV2

  Vùng 1 60.48 0 Loại bỏ hoàn toàn KV2  Vùng 2 250.2 250.2 Giữ nguyên KV2

5.3 Khu vực phường Đô Vinh (gần HTX Nhơn Hội) 75.74 43.46

Điều chỉnh loại bỏ khu dân cư, vùng nuôi không còn phù hợp cho chim yến

KV3

  Vùng A 46.89 28.7Điều chỉnh loại bỏ khu dân cư, Diện tích 18.19 ha

KV3

  Vùng B 19.51 14.76Điều chỉnh loại bỏ khu dân cư, Diện tích 4.75 ha

KV3

  Vùng C 9.34 0 Loại bỏ hoàn toàn KV3

5.4 Khu vực phường Đô Vinh (gần cầu Móng) 31.82 0

Quy hoạch khu đô thị hai bên Sông Dinh

KV4

  Vùng A 14.12 0 Loại bỏ hoàn toàn KV4  Vùng B 6.7 0 Loại bỏ hoàn toàn KV4  Vùng C 11 0 Loại bỏ hoàn toàn KV4

44

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

5.5 Khu vực xã Phước Thuận (dọc tỉnh lộ 718) 140.75 27.76

Điều chỉnh loại bỏ khu dân cư, vùng nuôi không còn phù hợp cho chim yến

KV5

  Vùng 1 60.35 0 Loại bỏ hoàn toàn KV5  Vùng 2 6.49 0 Loại bỏ hoàn toàn KV5

  Vùng 3 73.91 27.76Điều chỉnh loại bỏ khu dân cư, Diện tích 46.15 ha

KV5

5.6Khu vực xã Phước Thuận, thị trấn Phước Dân

236.62 251.92Điều chỉnh bổ sung vùng phù hợp nuôi chim yến

KV6

  Vùng 1 41.32 41.32 Giữ nguyên KV6  Vùng 2 109.6 109.6 Giữ nguyên KV6

  Vùng 3 85.7 101Bổ sung thêm 1 khu, Diện tích 15.3 ha

KV6

5.7Khu vực phường Đạo Long (phía Tây cầu Đạo Long 1)

37.48 0Quy hoạch khu đô thị hai bên Sông Dinh

KV7

  Vùng A 8.3   Loại bỏ hoàn toàn KV7  Vùng B 2.66   Loại bỏ hoàn toàn KV7  Vùng C 3.25   Loại bỏ hoàn toàn KV7  Vùng D 11.24   Loại bỏ hoàn toàn KV7  Vùng E 12.03   Loại bỏ hoàn toàn KV7

5.8Khu vực phường Đạo Long (phía Đông cầu Đạo Long 1)

24.4 0Quy hoạch khu đô thị hai bên Sông Dinh

KV8

  Vùng A 20.78   Loại bỏ hoàn toàn KV8  Vùng B 3.62   Loại bỏ hoàn toàn KV8

5.9 Khu vực xã An Hải (dọc tỉnh lộ 710) 247.2 247.2   KV9

  Vùng A 70.26 70.26 Giữ nguyên KV9  Vùng B 103.1 103.1 Giữ nguyên KV9  Vùng C 3.49 3.49 Giữ nguyên KV9  Vùng D 19.24 19.24 Giữ nguyên KV9  Vùng E 51.11 51.11 Giữ nguyên KV9

Công tác tiếp theo là phải thiết kế đảm bảo tỷ lệ về mật độ xây dựng cơ sở nuôi chim yến trên tổng diện tích toàn khu không quá 3%; bên cạnh cụm nuôi yến là khu vườn sinh thái được bao bọc bởi nhiều mảng cây xanh, cây bụi, thảm cỏ…để thu hút côn trùng tạo nguồn thức ăn cho chim yến. Bố trí hệ thống kênh mương, hồ nước tăng hiệu quả điều tiết được độ ẩm, nhiệt độ toàn khu, giúp cho việc điều tiết không khí được ổn định hài hòa tạo môi trường theo hướng tự nhiên. Bố trí “hồ sinh thái” trong khuôn viên quy hoạch còn giúp tạo “bãi tắm tự nhiên” phù hợp với điều kiện sống của chim yến. Chim yến sinh sống trong khuôn viên quy hoạch làng nghề có thể dễ dàng tìm thức ăn ở ngay trong khu

45

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

vườn sinh thái mà không cần phải đi xa đến các vùng, các tỉnh khác. Đây là điều kiện tiên quyết giúp tăng trưởng ổn định số lượng bầy đàn chim yến nuôi trong nhà tại khu vực quy hoạch.

Song song với thực hiện dự án, chúng ta cần phối hợp với chính quyền, các hộ dân lân cận tích cực duy trì các vùng đất trồng cây hoa màu. Tiếp tục có kế hoạch trồng vườn, trồng cây ăn quả và các loại cây có tác dụng thu hút côn trùng cao như: cây keo dậu, cây keo tràm, xoài, chuối, nho, … Nhằm phát triển rộng hơn nữa khu vực kiếm ăn cho chim, cung cấp đầy đủ thức ăn tự nhiên khi số lượng chim tăng nhanh tại vùng quy hoạch. Kết hợp với nuôi trồng thủy sản để tạo môi trường, khu vực sinh thái ổn định cho chim yến sinh sống. Đây có thể là dự án vĩ mô, chúng ta cần kết hợp với quy hoạch chung của tỉnh Ninh Thuận để có sự phát triển đồng nhất và lâu dài hơn cho dự án làng nghề.

Nên đầu tư, quy hoạch và xây dựng theo từng giai đoạn. Duy trì và khuyến khích phát triển vùng nông nghiệp trong toàn tỉnh. Khi đó lợi ích sẽ đi đôi với việc phát triển bền vững. Vì chính đặc tính ăn côn trùng của chim yến sẽ góp phần bảo vệ cây trồng cho người nông dân, giảm thiểu thiệt hại do côn trùng gây hại, phá hoại mùa màng.4.4. Xác định, bổ sung vùng nuôi chim yến mới4.4.1. Căn cứ để xác định, bổ sung vùng nuôi chim yến mới4.4.1.1. Cơ sở khoa học cho phương án xác định, bổ sung

a. Dựa vào đặc điểm sinh sản và phát triển quần thể chim yến nuôi trong nhà: như các yếu tố môi trường sống lý tưởng, đặc điểm về nguồn thức ăn chủ yếu của chim yến…(xem chi tiết cụ thể mục 3.5.1)

b. Dựa vào điều kiện tự nhiên môi trường trên địa bàn toàn tỉnh: là xét các yếu tố về diện tích thảm thực vật, mặt nước, nhiệt độ, độ ẩm không khí trung bình hàng năm của vùng khí hậu dự kiến là vùng quy hoạch nuôi chim yến, làm cơ sở so sánh với đặc điểm sinh sống của chim yến để quyết định chọn vùng nuôi cho chúng.

c. Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất tại các địa phương: điều tra, rà soát các vùng dự kiến quy hoạch nuôi chim yến với các quy hoạch về xây dựng đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, đất an ninh quốc phòng, đất khai thác khoáng sản, đất đã có quy hoạch các sản phẩm, ngành nghề chủ lực khác, quy hoạch nông thôn mới…

d. Dựa vào hiện trạng mật độ phân bố chim sinh sống và kiếm ăn trên toàn tỉnh: đây là cơ sở cho chọn lựa mức độ ưu tiên trong quy hoạch và chia theo thời kỳ phát triển của từng vùng theo địa phương.4.4.1.2. Tiêu chí chọn vùng điều chỉnh vùng nuôi chim yến cũ

- Kết quả khảo sát hiện trạng cơ sở nuôi chim yến có tập trung quần đàn hiện có tương đối lớn, hoặc là vùng kiếm ăn thường xuyên của chim yến.

- Phát máy đánh giá thực tế quần đàn chim yến vùng dự kiến quy hoạch.

46

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng có còn phù hợp cho chim yến sinh trưởng phát triển.

- Vùng đề xuất theo ý kiến của chính quyền địa phương.- Vùng nông thôn mật độ dân cư thưa.- Khoảng cách vùng nuôi yến phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện,

trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người (tối thiểu xa 500m) và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m. (Theo thông tư Số: 04/2010/TT-BNNPTNT, ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ NN và PTNN, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học).

- Phù hợp quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đối chiếu Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận (nguồn bản đồ: Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận). Ưu tiên các vùng có diện tích đất bằng, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, đất sản xuất nông nghiệp có năng suất thấp, không sử dụng đất trồng lúa nước 2 vụ.4.4.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phục vụ nuôi chim yến

Để nghề nuôi chim yến phát triển ổn định và bền vững cũng như bảo đảm tính pháp lý cho công trình cơ sở nuôi chim yến, chúng tôi kiến nghị các cơ quan ban ngành cần nghiên cứu và xem xét việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp có năng suất thấp (đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối…) sang đất xây dựng trang trại nuôi chim yến lấy tổ.4.4.3. Phát triển nuôi chim yến tập trung theo vùng, làng nghề

- Vùng nuôi chim yến: được hiểu là vùng sinh thái bao gồm tất cả các hệ động thực vật sinh sống tại đó tạo nên môi trường sống tốt nhất cho chim yến sinh trưởng và phát triển. Vùng nuôi yến có thể bao gồm khu xây dựng cơ sở nuôi, hệ sinh thái tạo nguồn thức ăn cho chim yến như mặt nước, rừng cây, thảm thực vật cây thấp, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp… thông thường vùng nuôi yến có thể là vài ha đến hàng trăm ha.

- Làng nghề nuôi chim yến: với quy mô nhỏ hơn, diện tích từ vài ha đến vài chục ha, có thể nằm trong vùng quy hoạch nuôi chim yến cũng có thể nằm tách riêng ngoài vùng quy hoạch. Trong vùng nuôi yến nêu trên, khi quy hoạch tập trung các cơ sở nuôi yến vào một nơi cố định thì gọi là làng nghề nuôi chim yến, quy mô làng nghề nuôi chim yến nhỏ hơn vùng nuôi yến.

Thời gian vừa qua, phong trào nuôi chim yến hàng phát triển rất nhanh nhưng mang tính tự phát và đã để lại không ít khó khăn cho các ngành chuyên môn trong công tác quản lý. Chính vì vậy, việc định hướng phát triển nuôi chim yến tập trung theo từng vùng nhỏ, khu vực dàn trãi theo quy mô làng nghề của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận là rất thiết thực, nhằm đáp ứng kịp thời trong công tác quản lý của cơ quan chức năng và phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực

47

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

tế hiện nay của người dân, các doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng cơ sở nuôi chim yến.

Việc quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến tập trung theo từng vùng nhỏ, khu vực dàn trãi theo quy mô làng nghề là mục tiêu chính của dự án này. Vì nó mang lại những hiệu quả sau:

- Giảm thiểu ảnh hưởng việc nuôi chim yến tự phát của người dân trong khu dân cư, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh cơ sở nuôi chim yến.

- Thuận lợi cho các ngành chức năng tổ chức, quản lý quy hoach, đất đai, xây dựng, thuế, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, …

- Giảm thiểu rủi ro cho cả người nuôi chim yến và nhân dân trong vùng. Vì các vùng nuôi chim yến tập trung đã được khảo sát, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, vùng thức ăn, tổng lượng bầy đàn và các quy trình, công nghệ dẫn dụ, nhân đàn, di đàn, …

- Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển quần thể chim yến, bảo vệ mùa màng và tăng năng suất cho cây trồng, kiểm soát được môi trường, dịch bệnh, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng xã hội.

- Việc quy hoạch các vùng nuôi chim yến tập trung sẽ giúp kiểm soát được mật độ xây dựng cơ sở nuôi chim yến, đảm bảo phát triển phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020.

- Thống nhất thiết bị, công nghệ, kiểu dáng, quy mô, chủng loại vật liệu xây dựng công trình nuôi chim yến phù hợp theo vùng, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng, chuyển giao những tiến bộ khoa học, công nghệ một cách kịp thời và đồng bộ.

- Tiết kiệm đất, chi phí đầu tư và vận hành (giảm diện tích sử dụng đất, giảm chi phí thiết kế, thủ tục đầu tư, chi phí khảo sát, chi phí tư vấn, thiết bị công nghệ, chi phí quản lý và vận hành, …).

- Hình thành tính chuyên nghiệp và tạo thương hiệu cho nghề nuôi, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của chim yến của tỉnh Ninh Thuận.4.4.4. Kết quả xác định, bổ sung vùng nuôi chim yến mới4.4.4.1. Huyện Bác Ái

Huyện Bác Ái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cơ bản là nền nhiệt độ cao, là một trong những huyện có diện tích ruộng lúa, trồng cây hàng năm tương đối, diện tích đất rừng lớn, diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 ổn định, có diện tích sông suối, hồ nước nhiều, vùng thức ăn cho chim yến rất dồi dào và khi khảo sát thực địa cho thấy có quần đàn chim bay kiếm ăn rải rác nên thuận lợi cho môi trường phát triển của chim yến. Mặc dù hiện tại quần đàn chim yến tại đây còn thấp so với các địa phương khác, nhưng đây là địa phương

48

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

thuận lợi về vùng thức ăn phong phú và môi trường sinh thái. Về mặt lâu dài tại đây sẽ phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, huyện Bác Ái có diện tích đất lúa cả năm 2.143 ha (bao gồm lúa đông xuân, hè thu và vụ mùa), 1.157 ha cây ăn quả, 8.795 ha cây hàng năm,1.293 ha điều, 761 ha sắn, ngô 3.598 ha, 344 ha cây điều,… Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Bác Ái có 95.506,61 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước 1.632,87 ha, đất trồng cây lâu năm 6.422,03 ha, hơn 81.800 ha đất rừng các loại, đất nông nghiệp khác 5.572,97 ha. Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện đến năm 2020 là lớn nhất tỉnh, hơn 95.500 ha, vùng kiếm ăn vi mô của chim yến tại địa phương dồi dào, đa dạng các loại cây trồng. Bên cạnh đó còn có các vùng đồng lúa rộng lớn và diện tích rừng lân cận của huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến. Một phần gần quần đàn chim yến lớn của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến tại đây.

Huyện Bác Ái xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các xã Phước Chính, Phước Đại, Phước Hòa,

Phước Tân, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Tiến, Phước Trung với tổng diện tích 168,47 ha. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đất bằng trồng cây hàng năm, trồng màu, đất nương rẫy, đất triền đồi thấp, cạnh sông, suối , kênh rạch và các hồ Thành Sơn, hồ Tân Mỹ, hồ Phước Trung, hồ Sông Sắt, hồ Trà Co,…, khí hậu tương đối mát mẻ. Vùng đất không bị ngập lụt, cây cối xanh tốt, thích hợp cho nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: vùng này thuộc đất bằng trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm.

- Hiện trạng vùng thức ăn: tại vùng khảo sát là đất bằng trồng cây hàng năm như xoài, điều, sắn, bắp, đậu, cỏ..., xung quanh là vùng đất rừng, đất đồi diện tích rộng lớn, thảm thực vật dồi dào phong phú, đảm bảo cho chim yến sinh sống và phát triển.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư nông thôn ở rất thưa thớt.- Hiện trạng giao thông: giao thông tương đối thuận tiện, đường bê tông

3m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: nhiều quần đàn rải rác bay kiếm ăn,

mỗi đàn khoảng trên dưới 30 cá thể.*Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần sông suối, các hồ chứa nước, khí hậu tương đối mát mẻ, vùng thảm thực vật rộng lớn, giao thông tương đối thuận lợi, nguồn thức ăn vùng xung quanh rất dồi dào. Khi phát máy dẫn dụ phát hiện có rải rác quần đàn chim yến kiếm ăn tại các vùng trên với số lượng trên dưới 30 cá thể, bên cạnh các vùng này tương đối gần với quần đàn chim yến đông nhất tỉnh của Tp Phan Rang – Tháp Chàm. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch

49

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Bác Ái, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim cho địa phương. 4.4.4.2. Huyện Thuận Bắc

Huyện Thuận Bắc nằm trong khu vực khô hạn của cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa bán khô hạn điển hình với đặc trưng là khô nóng, ít mưa bão, nắng và gió dồi dào quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C, lượng mưa hàng năm từ 700-800mm, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Huyện Thuận Bắc với đàn chim yến số lượng ước khoảng hơn 2100 cá thể, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, huyện Thuận Bắc có diện tích đất lúa cả năm 8.217 ha (bao gồm lúa đông xuân, hè thu và vụ mùa), 803 ha cây ăn quả, 12.049 ha cây hàng năm, 131 ha sắn, ngô 1.566 ha, 986 ha cây điều,… Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Thuận Bắc có 27.185,44 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước 2.384,94 ha, đất trồng cây lâu năm 1.498,84 ha, hơn 20.500 ha đất rừng các loại. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 tương đối lớn, hơn 27.185 ha, vùng kiếm ăn vi mô của chim yến tại địa phương dồi dào, đa dạng các loại cây trồng. Bên cạnh đó còn có các vùng đồng lúa, cây hàng năm rộng lớn và diện tích rừng lân cận của huyện Ninh Hải, Bác Ái thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến. Một phần rất gần quần đàn chim yến lớn của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến tại đây.

Huyện Thuận Bắc xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các xã Bắc Phong, Công Hải, Lợi Hải, với tổng

diện tích 93,56 ha. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đất bằng, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng màu, trồng cỏ, cạnh sông, hồ, kênh rạch khí hậu tương đối mát mẻ. Vùng đất không bị ngập lụt, cây cối xanh tốt, thích hợp cho nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: vùng này thuộc đất bằng trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm.

- Hiện trạng vùng thức ăn: tại vùng khảo sát là đất bằng, ruộng lúa, trồng cây hàng năm như xoài, điều, sắn, ngô, cỏ..., hai bên là vùng đất rừng, đất đồi núi diện tích rộng lớn, thảm thực vật dồi dào phong phú, đảm bảo cho chim yến sinh sống và phát triển.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư nông thôn ở rất thưa thớt.- Hiện trạng giao thông: giao thông tương đối thuận tiện, đường bê tông

4m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: nhiều quần đàn rải rác bay kiếm ăn,

khoảng trên dưới 30 cá thể (quan sát được bằng mắt thường, tần suất chim bay qua ổn định qua các mùa trong năm).

50

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

*Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần suối, kênh rạch, các hồ chứa nước, khí hậu tương đối mát mẻ, vùng thảm thực vật rộng lớn, giao thông tương đối thuận lợi, nguồn thức ăn vùng xung quanh dồi dào. Khi phát máy dẫn dụ phát hiện có rải rác quần đàn chim yến kiếm ăn tại các vùng trên với số lượng hơn 30 cá thể, bên cạnh các vùng này tương đối gần quần đàn chim yến của Tp Phan Rang – Tháp Chàm. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thuận Bắc, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim cho địa phương.4.4.4.3. Huyện Ninh Hải

Huyện Ninh Hải có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn. Nhiệt độ không khí trung bình năm 27,20C. Độ ẩm không khí trung bình năm 75,5%, độ ẩm cao nhất: 79,8% (mùa mưa, tháng 10), độ ẩm thấp nhất: 70,8% (mùa khô, tháng 1). Ninh Hải có lượng bốc hơi nước rất lớn, trung bình nhiều năm 1.827 mm, trong nhiều năm có đến 9 - 12 tháng lượng bốc hơi trên 100 mm/tháng. Lượng mưa bình quân nhiều năm là 1.153,3 mm, số ngày mưa khoảng 69,5 ngày. Mùa mưa kéo dài 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11. Tốc độ gió trung bình 2,3 m/s, hướng gió chính thường xuất hiện trong nhiều tháng là Tây - Bắc và Đông – Nam. Bão ít xuất hiện, với cường độ không lớn. Nhìn chung trên địa bàn huyện Ninh Hải có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, hầu như không có mùa đông lạnh (trừ vùng núi cao trên 1.000 m). Huyện Ninh Hải với đàn chim yến số lượng ước khoảng gần 5.350 con, số lượng chim này là cở sở để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, huyện Ninh Hải có diện tích đất lúa cả năm 6.189 ha (bao gồm lúa đông xuân, hè thu và vụ mùa), 492 ha cây ăn quả, 401 ha cây nho, ngô 79 ha, cây hàng năm 7.713 ha... Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Ninh Hải có 19.202,76 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa 2.235,35 ha, đất trồng cây lâu năm 522,98 ha, hơn 22.500 ha đất rừng các loại, đất làm muối 1.762,86 ha, đất nuôi trồng thủy sản 958,62 ha. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 tương đối lớn 19.202,76 ha. Vùng kiếm ăn vi mô của chim yến tại địa phương khá dồi dào, đa dạng các loại cây trồng. Bên cạnh đó còn có các vùng đồng lúa rộng lớn lân cận của huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến,…Tiếp giáp quần đàn chim yến lớn của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến tại đây.

Huyện Ninh Hải xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các xã Hộ Hải, Nhơn Hải, Phương Hải, Xuân

Hải với tổng diện tích 74,64 ha. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đất bằng và triền đồi, trồng lúa 1 vụ, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng màu, ..., gần sông suối, đầm Nại, hồ Ông Kinh, kênh

51

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

rạch, khí hậu tương đối mát mẻ. Vùng đất không bị ngập lụt, cây cối xanh tốt, thích hợp cho nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: chủ yếu là đất trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm, một ít đất lúa một vụ.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư ở thưa thớt.- Hiện trạng giao thông: giao thông thuận tiện, đường bê tông 3m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: khoảng hơn 50 cá thể kiếm ăn tại đây.

* Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần sông suối, đầm Nại, hồ Ông Kinh, kênh rạch, nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến, khi phát âm thanh dẫn dụ phát hiện có chim yến kiếm ăn tại đây với số lượng hơn 50 cá thể, bên cạnh các vùng này tương đối gần quần đàn chim yến của Tp Phan Rang – Tháp Chàm. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Ninh Hải, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim cho địa phương.4.4.4.4. Huyện Ninh Sơn

Huyện Ninh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình nhất nước ta, với đặc điểm nổi bật là ít mưa, nắng nóng và bốc hơi nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 270C, nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 32,60C. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình/năm 1.000 - 1200mm. Độ ẩm trung bình của không khí/ năm tương đối cao 75%, mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 20%. Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc (mùa khô), Đông Nam (mùa mưa). Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.650 – 1.850 ml. Những tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao nhất chiếm 77,12% tổng lượng bốc hơi cả năm. Huyện Ninh Sơn với đàn chim yến số lượng ước khoảng gần 11.750 con, số lượng chim này là cở sở để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, huyện Ninh Sơn có diện tích đất lúa cả năm 9.538 ha (bao gồm lúa đông xuân, hè thu và vụ mùa), 1.043 ha cây ăn quả, 2.433 ha cây sắn, ngô 4.350 ha, 1.062 ha điều, cây hàng năm 24.069 ha... Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Ninh Sơn có 66.893,48 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa 4.090,57 ha, đất trồng cây lâu năm 5.233,69 ha, hơn 44.390 ha đất rừng các loại, các loại đất nông nghiệp khác 12.851,43 ha, đất nuôi trồng thủy sản 326,36 ha. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 của huyện Ninh Sơn là rất lớn 66.893,48 ha chỉ sau huyện Bác Ái, diện tích đất lúa cả năm của huyện cũng rất lớn, xếp nhì tỉnh chỉ sau huyện Ninh Phước. Vùng kiếm ăn vi mô của chim yến tại địa phương dồi dào, đa dạng các loại cây trồng. Bên cạnh đó còn có các vùng đồng lúa rộng lớn lân cận của huyện Ninh Phước, Ninh Hải, diện tích rừng của huyện Bác Ái, Ninh Phước thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến. Một phần tiếp giáp quần đàn chim yến lớn nhất và nhì tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và Ninh Phước, là nơi

52

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, cần tập trung phát triển nghề nuôi chim yến tại đây để bảo tồn và phát triển quần đàn chim yến.

Huyện Ninh Sơn xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các xã Hòa Sơn, Lâm Sơn, Lương Sơn, Mỹ

Sơn, Nhơn Sơn, Quảng Sơn, thị trấn Tân Sơn với tổng diện tích 675,06 ha. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đất bằng, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng màu,..., cây cối xanh tốt, có nhiều sông suối (sông Cái, sông Ông, sông Thang, suối Chà Banh, ...), kênh rạch (kênh Đông, kênh Tây,...), khí hậu mát mẻ. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái rất tốt, rất phù hợp để phát triển nghề nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: chủ yếu là đất trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư.- Hiện trạng giao thông: giao thông thuận tiện, đường bê tông 3- 4 m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: đây là vùng khảo sát phát máy có nhiều

chim kiếm ăn, khoảng hơn 150 cá thể, quan sát được bằng mắt thường phía xa là lượng chim yến kiếm ăn với mật độ cao. * Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần sông suối, kênh rạch, gần các thảm thực vật đa dạng phong phú các loại cây trồng của các huyện lân cận như Ninh Phước, Ninh Hải, Bác Ái, …, nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến, khi phát âm thanh dẫn dụ phát hiện có chim yến kiếm ăn tại đây với số lượng hơn 150 cá thể, bên cạnh các vùng này tương đối gần quần đàn chim yến của Tp Phan Rang – Tháp Chàm và Ninh Phước. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Ninh Sơn, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim cho địa phương.4.4.4.5. Huyện Ninh Phước

Huyện Ninh Phước nằm trong vùng khí hậu khô hạn, với đặc điểm nổi bật là ít mưa, nắng gió và bốc hơi nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 270C, cao nhất 390C. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, lượng mưa trung bình/năm 750mm. Độ ẩm trung bình của không khí/năm tương đối cao 75%, mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc (mùa khô), Tây Nam (mùa mưa). Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.700 – 1.800 ml. Bão ít xuất hiện, với cường độ không lớn nhưng gây ngập úng một số khu vực hạ lưu hai bờ sông Dinh . Nhìn chung trên địa bàn huyện Ninh Phước có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, có tác động xấu đến sản xuất và sinh hoạt, nhưng lại có khí hậu thuận lợi cho một số lĩnh vực phát triển nông nghiệp và hoạt động sản xuất như phát triển cây nho, táo, chăn nuôi dê cừu và phát triển năng lượng tái tạo. Huyện Ninh Phước

53

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

với đàn chim yến số lượng ước khoảng gần 109.300 con, số lượng chim này là cở sở để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, huyện Ninh Phước có diện tích đất lúa cả năm 15.456 ha (bao gồm lúa đông xuân, hè thu và vụ mùa), 1.458 ha cây ăn quả, 425 ha cây nho, 700 ha táo, 2.470 ha ngô, 449 ha điều, cây hàng năm 24.409 ha... Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Ninh Phước có 28.310,46 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa 6.066,44 ha, đất trồng cây lâu năm 4.177,41 ha, hơn 11.220 ha đất rừng các loại, các loại đất nông nghiệp khác còn lại 6.758,96 ha, đất nuôi trồng thủy sản 84,06 ha. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 của huyện Ninh Sơn là tương đối lớn 28.310,46 ha, diện tích đất lúa cả năm của huyện cũng rất lớn, đứng nhất tỉnh. Vùng kiếm ăn vi mô của chim yến tại địa phương dồi dào, đa dạng phong phú các loại cây trồng. Bên cạnh đó còn có các vùng đồng lúa rộng lớn lân cận của huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Nam, diện tích rừng của huyện Bác Ái, Ninh Sơn,Thuận Nam thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến. Một phần tiếp giáp quần đàn chim yến lớn nhất tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, là nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, cần tập trung phát triển nghề nuôi chim yến tại đây để bảo tồn và phát triển quần đàn chim yến.

Huyện Ninh Phước xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các xã An Hải, Phước Hải, Phước Hậu, Phước

Hữu, Phước Sơn, Phước Thái, Phước Thuận, Phước Vinh, thị trấn Phước Dân với tổng diện tích 856,92 ha. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đất bằng, ruộng lúa, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng màu,..., cây cối xanh tốt, có nhiều sông suối (sông Lu, sông Quao, ...), kênh rạch, khí hậu mát mẻ. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái rất tốt, rất phù hợp để phát triển nghề nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: chủ yếu là đất trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm, đất lúa 1 vụ.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư nông thôn ở thưa thớt.- Hiện trạng giao thông: giao thông thuận tiện, đường bê tông 3- 4 m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: đây là vùng khảo sát phát máy có nhiều

chim kiếm ăn, khoảng hơn 200 cá thể, quan sát được bằng mắt thường phía xa là lượng chim yến kiếm ăn với mật độ cao. * Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần sông suối, kênh rạch, nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến, gần các thảm thực vật của các huyện lân cận như Thuận Nam, Ninh Sơn, …, là vùng đồng bằng thoáng, rộng, thức ăn dồi dào, giao thông thuận lợi, khí hậu mát mẻ, phát âm thanh dẫn dụ phát hiện có hơn 200 cá thể kiếm ăn tại đây, bên cạnh các vùng này tương đối gần quần đàn chim yến của Tp Phan Rang – Tháp Chàm. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch sử

54

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

dụng đất đến năm 2020 của huyện Ninh Phước, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim cho địa phương.4.4.4.6. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

Khí hậu thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,90C, có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Là nơi có mật độ cơ sở nuôi chim yến và chim yến đông nhất tỉnh. Với đàn chim yến số lượng ước khoảng hơn 378.250 con, nên rất thuận lợi trong việc nuôi chim yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có diện tích lúa cả năm là 3.007 ha (bao gồm lúa Đông Xuân, Hè thu, lúa mùa), 447 ha cây ăn quả, 131 ha cây táo, nho 267 ha, cây hàng năm năm 4.305 ha… Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 2.277,91 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước 981.66 ha, đất trồng cây lâu năm 626,27 ha, đất nuôi trồng thủy sản 33,66 ha, đất nông nghiệp còn lại 636,32 ha. Trên cơ sở địa phương này đa dạng thảm thực vật, tạo vùng thức ăn cho chim yến. Mặc dù vùng thức ăn so với địa phương khác là nhỏ nhưng quần đàn chim yến lại đông nhất tỉnh, bên cạnh đó đặc tính kiếm ăn chim yến bay rất xa nên đánh giá vùng thức ăn theo từng địa phương mang tính vi mô. Xét trên vĩ mô phải tính đến diện tích tổng thể cả tỉnh và các tỉnh kế cận. Vì lợi thế quần đàn chim yến đông nhất tỉnh, vùng thức ăn ổn định đến năm 2020 hơn 3.000 ha của địa phương, kết hợp vùng thức ăn của các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc,… có diện tích lúa, rừng lớn, cần tập trung phát triển nghề nuôi chim yến tại đây để bảo tồn và phát triển quần đàn chim yến, nhưng tình trạng nuôi chim yến tự phát trong khu dân cư, khu đô thị tại địa phương làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Vì vậy, rất cần thiết xác định các vùng nuôi cụ thể, dàn trãi ra các vùng ven của thành phố, nơi ít tập trung dân cư ở, thỏa mãn các tiêu chí xác định vùng nuôi chim yến đã nêu trên để nghề nuôi chim yến của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được phát triển bền vững.

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các phường Đô Vinh, ĐạoLong, Văn Hải và xã

Thành Hải. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đồng bằng, gần sông, cây cối xanh tốt, môi trường khí hậu thích hợp cho vùng nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: đất bằng trồng cây hàng năm khác, caaylaau năm, đất lúa một vụ.

- Hiện trạng vùng thức ăn: vùng đất bằng trồng cây hàng năm (trồng ngô, đậu, rau, cỏ…), thảm thực vật tầm thấp phong phú. Đây là vùng thức ăn dồi dào cho chim yến.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư nông thôn.

55

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Hiện trạng giao thông: giao thông thuận tiện, đường bê tông 4m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: khoảng hơn 350 cá thể.

*Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần các thảm thực vật của các huyện lân cận như Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải,…, là vùng đồng bằng thoáng, rộng, thức ăn dồi dào, giao thông thuận lợi, khí hậu mát mẻ, phát âm thanh dẫn dụ phát hiện có hơn 350 cá thể kiếm ăn tại đây, vùng lân cận mật độ chim kiếm ăn rất đông. Bên cạnh đó các vùng này rất gần quần đàn chim yến trung tâm của Tp Phan Rang – Tháp Chàm. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Tp Phan Rang – Tháp Chàm, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim yến.4.4.4.7. Huyện Thuận Nam

Huyện Thuận Nam nằm trong vùng khí hậu khô hạn, với đặc điểm nổi bật là ít mưa, nắng gió và bốc hơi nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 27,70C, cao nhất 39,90C. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, lượng mưa trung bình/năm 750mm. Độ ẩm trung bình của không khí/năm tương đối cao 75%, mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc (mùa khô), Tây Nam (mùa mưa). Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.662 ml. Bão ít xuất hiện, với cường độ không lớn nhưng gây ngập úng một số khu vực hạ lưu hai bờ sông. Nhìn chung trên địa bàn huyện Thuận Nam với đặc trưng khí hậu như trên đối với những vùng đất không có giải pháp thuỷ lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như vùng đồi núi phía Tây, thì điều kiện khí hậu của Thuận Nam là rất khắc nghiệt, mặt khác lượng bốc hơi lớn nên yêu cầu về nước của cây trồng cũng cao hơn những khu vực khác. Ngược lại đối với vùng đất được cung cấp nước nhờ các công trình thuỷ lợi như Tân Giang, Sông Biêu (đang xây dựng) ..., thì với nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, không có mùa lạnh, là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi nguồn gốc nhiệt đới, cho phép thâm canh, tăng vụ để đạt năng suất và hiệu quả cao. Huyện Thuận Nam với đàn chim yến số lượng ước khoảng gần 1.210 con, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi yến trong nhà.

Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2017, huyện Thuận Nam có diện tích đất lúa cả năm 3.885 ha (bao gồm lúa đông xuân, hè thu và vụ mùa), 467 ha cây ăn quả, 5.649 ha cây hàng năm, 96 ha táo, ngô 729 ha, 400 ha cây điều,… Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Thuận Nam có 43.167,88 ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước 1.727,89 ha, đất trồng cây lâu năm 2.163,49 ha, hơn 28.680 ha đất rừng các loại, đất làm muối 2.179,02 ha, đất nuôi trồng thủy sản 344,15 ha, đất nông nghiệp còn lại 8.065,74 ha. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 tương đối lớn, hơn 43.167,88 ha, vùng kiếm ăn vi mô của chim yến tại địa phương dồi dào, đa dạng các loại cây trồng. Bên cạnh đó còn có các vùng đồng lúa, cây hàng năm rộng lớn và diện tích rừng lân cận của huyện Ninh Sơn, Ninh Phước thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến. Mặc dù hiện tại quần đàn chim yến tại đây còn thấp so với các địa phương khác, nhưng đây là địa phương thuận lợi về vùng thức ăn. Một phần gần quần đàn chim yến của

56

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

huyện Ninh Phước, mặt lâu dài tại đây sẽ phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

Huyện Thuận Nam xác định các vùng tại:Vùng nuôi chim yến tại các xã Nhị Hà, Phước Nam, Phước Ninh, với

tổng diện tích 94,79 ha. (Bản đồ, vị trí tọa độ, diện tích xác định vùng nuôi chim yến xem phụ lục)

- Điều kiện tự nhiên: vùng đất bằng, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng màu, trồng cỏ, cạnh sông, hồ, kênh rạch khí hậu tương đối mát mẻ. Vùng đất không bị ngập lụt, cây cối xanh tốt, thích hợp cho nuôi chim yến.

- Hiện trạng sử dụng đất: vùng này thuộc đất bằng trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm, đất lúa một vụ.

- Hiện trạng vùng thức ăn: tại vùng khảo sát là đất bằng, ruộng lúa, trồng cây hàng năm như táo, điều, ngô, cỏ..., thảm thực vật tầm thấp phong phú, gần vùng đồng lúa, cây hàng năm rộng lớn và diện tích rừng lân cận của huyện Ninh Sơn, Ninh Phước thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến, đảm bảo cho chim yến sinh sống và phát triển.

- Hiện trạng dân cư: cách xa khu dân cư nông thôn ở rất thưa thớt.- Hiện trạng giao thông: giao thông tương đối thuận tiện, đường bê tông

4m.- Khảo sát chim khi phát âm thanh: nhiều quần đàn rải rác bay kiếm ăn,

khoảng hơn 40 cá thể.*Đánh giá: vùng này thuận lợi về điều kiện tự nhiên, gần sông suối, kênh rạch, các hồ chứa nước, khí hậu tương đối mát mẻ, vùng thảm thực vật rộng lớn, giao thông tương đối thuận lợi, nguồn thức ăn vùng xung quanh dồi dào. Khi phát máy dẫn dụ phát hiện có rải rác quần đàn chim yến kiếm ăn tại các vùng trên với số lượng hơn 40 cá thể, bên cạnh các vùng này tương đối gần quần đàn chim yến của Ninh Phước. Căn cứ trên bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thuận Nam, các vùng này phù hợp với mục đích xác định là vùng nuôi chim cho địa phương.4.5. Các biện pháp kỹ thuật4.5.1. Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh4.5.1.1. Vấn đề môi trường

Một số cơ sở nuôi chim yến nằm trong khu đô thị, khu đông dân cư phát âm thanh với cường độ cao (từ 60 đến dưới 70dBA, có những nơi trên 70 dBA) và liên tục nhất là âm thanh dẫn dụ chim yến được phát trong thời gian nghỉ ngơi của người dân từ 11h30 đến 13h30, buổi chiều tối, ban đêm. Khoảng thời gian này âm thanh dẫn dụ gây khó chịu, tạo tiếng ồn cho người dân sống gần cơ sở nuôi chim yến.

Tiếng ồn phát ra từ máy phát âm thanh dẫn dụ chim yến và tiếng kêu gọi bầy của chim lúc về tổ. Âm thanh từ máy phát được tạo ra để dẫn dụ chim yến

57

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

vào sinh sống trong cơ sở nuôi chim yến có thể điều chỉnh cường độ nên hộ nuôi chim yến điều chỉnh âm thanh vừa đủ, đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. Tiếng ồn gây khó chịu cho con người khi tiếp xúc, tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác của con người, tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn chức năng hệ thần kinh, gây đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Giờ nghỉ ngơi của người dân từ 11h30 đến 13 h30, buổi chiều tối, ban đêm khoảng thời gian này âm thanh dẫn dụ gây khó chịu, ồn ào cho người dân sống gần cơ sở nuôi chim yến. Từ các tác động trên gây nảy sinh vấn đề mâu thuẩn trong cộng đồng dân cư, giữa hộ nuôi yến và hộ không nuôi. Vị trí cơ sở nuôi chim yến quá gần trong khu dân cư đông sẽ làm ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh. Tuy nhiên, âm thanh từ máy phát được tạo ra để dẫn dụ chim yến vào sinh sống trong cơ sở nuôi chim yến có thể điều chỉnh cường độ nên các hộ nuôi chim yến có thể điều chỉnh âm thanh vừa đủ, đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép để không gây ảnh hưởng đến người dân sinh sống xung quanh.

Do đó, để hạn chế tác động của tiếng ồn trong hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh, chúng tôi đưa ra các quy tắc vận hành cơ sở nuôi chim yến như sau:

+ Không bật thiết bị thu phát âm thanh tiếng chim yến vào những giờ cao điểm như giờ nghỉ trưa, ban đêm, điều chỉnh âm lượng vừa phải từ 35-50dBA để giảm thiểu tác động tiêu cực do tiếng ồn đối với môi trường xung quanh.

+ Xây dựng và ban hành nội quy về kỹ thuật vận hành chăm sóc cơ sở nuôi chim yến.

+ Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị nhằm giảm ồn+ Cơ sở nuôi chim yến được thiết kế xây dựng phù hợp, đảm bảo độ các

tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, nằm trong vùng quy hoạch.4.5.1.2. Phòng chống dịch bệnh trên đàn chim yến

Chim yến bay lượn liên tục trên không trung, không ngừng nghỉ, do đó điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh hoặc tiếp xúc với các loại chim trời khác hầu như rất hiếm gặp nên rất khó bị nhiễm bệnh và lây truyền bệnh cho người. Đến thời điểm hiện nay, trên thế giới chưa phát hiện chim yến bị bệnh dịch và cũng chưa có kết luận khoa học về cơ chế lây lan bệnh dịch từ gia cầm trên đàn chim yến, kể cả chim yến đảo và chim yến nhà.

Để giảm thiểu và ngăn ngừa dịch bệnh, công tác quản lý dịch bệnh, công tác thú y đối với đàn chim yến nuôi phải tiến hành theo những phương pháp như sau:

- Quy hoạch riêng từng khu vực, vùng nuôi chim yến cách xa khu dân cư.- Đối với cơ sở nuôi chim yến trong khu dân cư:

58

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

+ Thường xuyên kiểm tra và tăng cường công tác vệ sinh trong, ngoài cơ sở nuôi chim yến. + Định kỳ thu dọn phân chim đưa đi xử lý vì hàm lượng NH3 và H2S trong phân quá cao sẽ gây ô nhiễm và nhiễm độc trên đàn chim yến, nhất là chim yến non. + Khu vực cơ sở nuôi chim yến ở nông thôn có sân vườn phải phát quang, rắc vôi bột định kỳ để sát trùng xung quanh cơ sở nuôi chim yến. + Để đảm bảo tối đa cho việc bảo vệ đàn chim yến, định kỳ cần phun các loại thuốc sát trùng xung quanh cơ sở nuôi chim yến (BKA, Vikon S…) và tiêu diệt các loại côn trùng mang mầm bệnh như: chuột, kiến, gián…4.5.2. Xử lý chất thải của chim Yến

Đối với cơ sở nuôi chim yến khi phát triển quần đàn tương đối lớn, lượng phân phát sinh nhiều sẽ gây ra mùi hôi từ quá trình phân hủy phân chim yến, tại khu vực cơ sở nuôi chim yến và xung quanh sẽ có mùi đặc trưng gây khó chịu. Mùi này phát sinh chủ yếu do quá trình lên men, phân hủy phân chim yến, lông, xác chim yến chết,… Quá trình phân hủy này tạo thành hỗn hợp các khí NH3, H2S, CO2, CH4, NO2… các khí này ở nồng độ cao có thể gây ngạt thở, kích thích niêm mạc mắt và mũi, gây choáng váng, nhức đầu,… Nồng độ phát sinh nguồn ô nhiễm này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng chim yến sinh sống, sinh sản trong cơ sở nuôi chim yến, công tác quản lý và vệ sinh nhà nuôi. Mùi hôi từ cơ sở nuôi chim yến phát tán ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và con người, đặc biệt đối với cơ sở nuôi chim yến nuôi kết hợp với nhà ở.Biện pháp tốt nhất chủ yếu là thu gom chất thải của chim yến định kỳ 1- 2 tháng/lần kết hợp xử lý trước khi tái sử dụng. Dọn dẹp sạch trong phòng chim, thu gom phân chim vào các bao tải sau đó chuyển đi xử lý. Chất thải sau khi thu gom có thể chuyển đến khu vực xử lý, rắc vôi bột và phun các loại thuốc sát trùng như: Bencocid, Iodine, Vikon S… giúp giảm và mất mùi khí NH3 và H2S. Thuốc được pha theo liều lượng của nhà sản xuất, sau đó phun xịt lên bề mặt để xử lý phân chim yến. Phân chim yến sau khi xử lý sát trùng tiêu độc sẽ đảm bảo vệ sinh khi sử dụng. Phân chim yến trong trường hợp sử dụng làm chất dẫn dụ cũng phải được xử lý qua các bước như trên.4.5.3. Kỹ thuật ấp nở

“Quy trình công nghệ kỹ thuật ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến qua từng giai đoạn phát triển” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện thành công. Nhờ đó hàng năm đã có lượng lớn chim con được ấp nở nhân tạo góp phần làm gia tăng quần thể đàn chim yến, tạo điều kiện cho việc cung cấp nguồn chim giống cho các hộ nuôi.

Phương pháp này dùng kỹ thuật ấp trứng chim yến, nuôi chim con qua các giai đoạn phát triển đến khi chim tập bay ghép đàn, gây nuôi vào cơ sở nuôi chim yến cần bổ sung giống chim yến.4.5.4. Kỹ thuật dẫn dụ

59

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Đây là kỹ thuật đang áp dụng phổ biến hiện nay tại tỉnh Ninh Thuận cũng như cả nước, theo phương pháp này nguồn giống chim yến dựa chủ yếu vào lượng đàn chim ở tại các cơ sở nuôi chim yến đã có trước đó, dùng kỹ thuật về âm thanh, tạo mùi dẫn dụ, tạo môi trường sống lý tưởng cho chim yến trong nhà để thu hút và dẫn dụ chim yến về sinh sống và làm tổ.4.5.5. Thiết kế cơ sở nuôi chim yến4.5.5.1. Mô hình cơ sở nuôi chim yến tiêu chuẩn

Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi đưa ra mô hình cơ sở nuôi chim yến tiêu chuẩn như sau:

- Diện tích cơ sở nuôi chim yến tối thiểu 100m2.- Chiều cao tối thiểu cơ sở nuôi chim yến là 10m, bao gồm một trệt, một

lầu và tum thang.- Chiều ngang cơ sở nuôi chim yến tối thiểu là 5m.- Thiết kế, bố trí và sử dụng vật liệu xây dựng đảm bảo nhiệt độ trong nhà

27-29oC, độ ẩm 75-85%, ánh sáng 0,01-0,2 lux và thông thoáng.- Dùng đối lưu không khí, có độ thông thoáng đảm bảo đủ dưỡng khí cho

chim yến sinh trưởng và phát triển tốt.- Kiểu cơ sở nuôi chim yến này vật liệu là bê tông cốt thép có tường dày ít

nhất 20cm, mái lợp ngói hoặc sàn bê tông. Hoặc các loại vật liệu nhẹ lắp ghép được có tính bền và cách nhiệt, cách âm tốt…

- Mở các lỗ thông gió, có hồ nước và lắp đặt hệ thống phun sương bên trong và bên ngoài cơ sở nuôi chim yến để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm.

- Trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, cao nhất là 4,5m.Trong khu vực có biện độ nhiệt dao động lớn trong ngày vào các mùa

nhiệt độ trên 29oC vào buổi trưa và dưới 27oC vào buổi tối thì cơ sở nuôi chim yến phải có hệ thống thông gió cửa đóng mở lúc cần thiết.

Ngoài ra, để hạn chế tiếng ồn cho khu vực xung quanh cơ sở nuôi chim yến, chúng ta phải áp dụng công nghệ điều khiển âm thanh tự động theo chương trình cài đặt như Công ty Yến Sào Khánh Hòa đang chuyển giao công nghệ cho các nhà đầu tư, kết hợp với việc trồng cây xanh chống sự dẫn truyền âm thanh từ cơ sở nuôi chim yến đến khu vực lân cận; Để đảm bảo môi trường xung quanh thì mỗi cơ sở nuôi chim yến phải có khoảng đất trống với bán kính từ 30m – 50m (gọi là vành đai an toàn) để việc xử lý chất thải trong quá trình nuôi chim yến được thuận lợi và an toàn sinh học cho môi trường.4.5.5.2. Tiêu chuẩn vật liệu được sử dụng trong xây dựng cơ sở nuôi chim yến

Vật liệu xây dựng trong cơ sở nuôi chim yến phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Bền trong điều kiện không khí có độ ẩm cao trên 85%.60

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

- Không gây mùi khi có nước hoặc sinh ra mùi sau thời gian sử dụng.- Có tính cách nhiệt, cách ẩm cao.- Không gây tiếng ồn khi có tác động ngoại lực.- Giá thành rẻ, dễ thi công, khó cháy nổ.- Khối lượng riêng nhẹ, dễ vận chuyển.

4.5.5.3. Mô hình nuôi yến theo từng vùng sinh thái-Thiết kế cơ sở nuôi chim yến ở vùng có nhiệt độ trung bình hàng

năm cao > 270CThiết kế, xây dựng cơ sở nuôi chim yến nằm trong vùng này nên sử dụng

vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp, thiết kế hệ thống đối lưu không khí có tiết diện hút gió lớn để dễ dàng thoát nhiệt trong cơ sở nuôi chim yến, hệ thống xây bằng gạch kích thước 80cmx20cm (được thiết kế chi tiết phần thiết kế hệ thống đối lưu không khí), đồng thời có sử dụng hệ thống phun sương để tạo độ ẩm trong nhà cũng như hạ nhiệt độ khi cần thiết cũng như thiết kế các hồ nước trong nhà để tạo ẩm và tạo không khí mát mẽ trong nhà. Việc trồng cây xung quanh nhà rất hiệu quả cho việc tạo không khí mát mẽ cho ngôi nhà. Cơ sở nuôi chim yến nằm trong vùng này cần thiết kế có chiều cao tầng giao động từ 3,6m đến 4.0m, các kích thước dài rộng tối thiểu một căn phòng là ≥ 5m x5m, (xem hình bên dưới).

61

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

62

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Các vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp thường được áp dụng cho việc xây dựng cơ sở nuôi chim yến như:

- Vật liệu làm tường: Gạch đất nung kết hợp với xốp, gạch xi măng, gạch nhẹ cách nhiệt, đá chẻ, vách tôn kết hợp xốp và tấm prima (hoặc tấm cemboar), tấm 3D ...

- Vật liệu làm mái: Sàn mái bằng bê tông cốt thép kết hợp xây hồ chứa nước phía trên, sàn mái bằng bê tông cốt thép kết hợp gạch chống nóng phía trên, sàn mái bằng bê tông cốt thép kết hợp lợp tôn hoặc ngói phía trên, mái bằng tôn kết hợp xốp dày 10cm và tấm prima (hoặc tấm cemboar).

- Thiết kế cơ sở nuôi chim yến ở vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm là < 270C

Thiết kế, xây dựng cơ sở nuôi chim yến nằm trong vùng này cần thiết kế hệ thống đối không khí có tiết diện hút gió nhỏ để ít bị tác động nhiệt độ từ ngoài vào bên trong cơ sở nuôi chim yến. Được thiết kế từ các ống nhựa đường kính 114mm dài 60cm phía trong và co nhựa đường kính 114mm lấy gió phía ngoài, mỗi hệ thống cách nhau 1m, chia thành 2 hàng “trên – dưới” (được thiết kế chi tiết phần thiết kế hệ thống đối lưu không khí), đồng thời hạn chế sử dụng hệ thống phun sương khi vào mùa lạnh cũng như hạn chế thiết kế các hồ nước trong nhà. Cơ sở nuôi chim yến nằm trong vùng này cần thiết kế có chiều cao tầng giao động từ 3,0m đến 3.6m, chiều rộng một phòng là ≥4m, cần thiết phải ngăn nhiều phòng để tạo sự ấm áp cho ngôi nhà diện tích một phòng khoảng 16m2 (4mx4m), (xem hình bên dưới).

63

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

64

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Nếu nhiệt độ vào mùa đông thấp hơn 20 0Cthì cần xây tường dày 30cm, chia nhiều phòng, mái lợp kín hai lớp cách nhiệt và lắp thêm thiết bị sưởi ấm trong nhà.

-Thiết kế cơ sở nuôi chim yến ở vùng có nhiệt độ giao động trong ngày đêm >120C

Thiết kế, xây dựng cơ sở nuôi chim yến nằm trong vùng này phải thiết kế hệ thống đối không khí có thể điều chỉnh (được thiết kế chi tiết tại phần hệ thống đối lưu không khí) tiết diện hút gió khi nhiệt độ ngoài trời <220C, đồng thời cũng có thể sử dụng hệ thống phun sương để tạo độ ẩm, làm mát trong nhà khi nhiệt độ không khí ngoài trời tăng cao. Cơ sở nuôi chim yến nằm trong vùng này cần thiết kế có chiều cao tầng giao động từ 3,6m đến 4.0m, chiều rộng một phòng là ≥5m x 5m, (xem hình ở dưới).

65

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

66

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Thiết kế hệ thống đôi lưu không khí đóng mở theo sự biến động nhiệt

67

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG VCÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Các giải pháp5.1.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Các thành phần kinh tế được Nhà nước khuyến khích việc đầu tư phát triển nuôi chim yến. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân có đất làm cơ sở nuôi yến tại vùng quy hoạch được vay vốn theo chương trình phát triển nông thôn.

- Chú trọng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh xây dựng các cơ sở nuôi chim yến trong các vùng nuôi đã quy hoạch, lấy phát triển cơ sở nuôi yến tập trung theo kiểu làng nghề, khu nuôi trang trại quy mô lớn là chủ đạo, có kết hợp nuôi yến theo quy mô hộ gia đình để khai thác lợi thể, nguồn lực trong các địa bàn nhỏ có điều kiện thuận lợi tại chổ.

- Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho:+ Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các khu, vùng

làng nghề chim yến tập trung. + Nghiên cứu khoa học, tiếp nhận công nghệ dẫn dụ chim yến, công

nghệ mới về ấp nuôi nhân tạo chim con.+ Đào tạo nguồn nhân lực phát triển nghề nuôi yến.+ Hoạt động khuyến nông.+ Quản lý, điều hành hoạt động chương trình.

- Vốn tín dụng trung hạn, dài hạn đầu tư cho xây dựng mới cơ sở nuôi yến của các thành phần kinh tế.

- Vốn tín dụng ngắn hạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến và các vật tư chuyên dùng phục vụ cho nghề nuôi chim yến.

- Vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án được đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và khuyến nông.

- Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà được hưởng các ưu đãi về thuế theo các quy định hiện hành.

- Diện tích đất sử dụng xây dựng cơ sở nuôi yến thuộc đất nông nghiệp thực hiện chính sách thuế theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành.5.1.2. Giải pháp về vốn

Hiện nay phong trào nuôi yến trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh, nguồn vốn các doanh nghiệp, hộ nuôi yến đầu tư vào lĩnh vực này khá cao, để

68

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

công tác quy hoạch khi triển khai thực tế thành công, cần thực hiện một số việc sau để huy động nguồn vốn vào đầu tư xây dựng cơ sở nuôi yến:

- Hoàn thiện và cụ thể hóa các thủ tục xin cấp phép đầu tư xây dựng, đánh giá tác động môi trường cho nhà đầu tư khi xây cơ sở nuôi yến. Đơn vị tư vấn tham mưu với UBND tỉnh Ninh Thuận cho phép xây dựng trang trại nuôi yến (sau này ta gọi chung cơ sở nuôi yến là trang trại nuôi yến) chuyên dụng trên đất nông nghiệp khác, xem cơ sở nuôi yến là dạng nông trại chăn nuôi gia cầm, có thể vận dụng điều 10, khoản 1, điểm h của Luật đất đai năm 2013.Bộ thủ tục này đề xuất thường trực UBND tỉnh có chỉ đạo cơ quan chủ trì phối hợp các sở ngành: Tài Nguyên Môi trường, Xây Dựng, Kê Hoạch và Đầu Tư, Nông Nghiệp…thống nhất hoàn chỉnh bộ thủ tục cấp phép đầu tư xây dựng, quản lý sau đầu tư..

- Tổ chức kêu gọi, liên kết các doanh nghiệp có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nuôi yến, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bên ngoài vào đầu tư nuôi yến trên địa bàn tỉnh.

- Công bố minh bạch các thủ tục, quy định về đầu tư nuôi chim yến trên các vùng, địa bàn đã quy hoạch để các doanh nghiệp, hộ nuôi yến để dàng tiếp cận xin phép thủ tục đầu tư.

- Các hộ nuôi yến có thể liên kết nhiều cá nhân, tập thể để huy động nguồn vốn tự có từ mỗi cá nhân tổ chức để đầu tư xây dựng cơ sở nuôi yến.

- Gọi vốn đầu tư từ cộng đồng doanh nghiệp, hộ dân đã có cơ sở nuôi yến và kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh.

- Gọi vốn đầu tư từ các quỹ ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

- Lấy chính tài sản, cơ sở sản xuất thế chấp vay ngân hàng làm vốn lưu động sản xuất.5.1.3. Giải pháp về thị trường

Thị trường trong nước của sản phẩm tổ yến trong nhà cần được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư và bảo vệ. Tổ chức giới thiệu, quảng bá thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào qua các hội chợ thương mại trong nước hàng năm.

Thành lập hiệp hội yến sào Ninh Thuận, cùng nhau hỗ trợ phát triển nâng cao uy tín, chất lượng là tiêu chí hàng đầu để hướng đến khách hàng tiêu dùng.

Các cơ sở nuôi khai thác yến sào trên địa bàn tỉnh cần đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm, truy xuất nguồn gốc để tạo độ tin cậy và uy tín cao.

Phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến ngày càng tăng của nhân dân; bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm phân khúc thị trường mới. Tạo

69

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

dựng thương hiệu để hướng đến xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cao,…5.1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, kết hợp nghiên cứu khoa học với các cơ quan, công ty chuyên ngành có kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến. Trước hết tập trung vào hệ thống các thiết bị sử dụng trong nghề nuôi yến, sau đó kết hợp công nghệ ấp nuôi nhân tạo bổ sung nguồn chim con; các biện pháp về phòng trừ thiên địch, dịch bệnh; công nghệ tạo nguồn thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến.

Phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm từ tổ yến, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của thương hiệu Yến sào Ninh Thuận trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Lấy kỹ thuật ấp nở nuôi nhân tạo chim con bổ sung nguồn giống tại chỗ và bí quyết kỹ thuật di đàn chim yến là yếu tố chủ đạo trong phát triển mở rộng quy mô cơ sở nuôi yến, khu, làng nghề nuôi nuôi chim yến tập trung bền vững và hiệu quả.

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả của các đơn vị, cá nhân về thành quả nghiên cứu khoa học, các bí quyết ngành nghề.

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở nuôi yến, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tổ yến.5.1.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Hiện nay, các cơ sở nuôi yến nằm trong đô thị phát âm thanh dẫn dụ liên tục từ sáng đến tối làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân xung quanh cơ sở nuôi yến. Do đó chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần khuyến cáo các chủ cơ sở nuôi yến chỉ nên phát âm thanh dẫn dụ trong khoảng thời gian từ 6h – 11h và từ 14h – đến 19h, để hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân xung quanh, mà vẫn không ảnh hưởng đến khả năng dẫn dụ chim của cơ sở nuôi yến. Khi phát âm thanh dẫn dụ chim yến, cường độ âm thanh khuyến cáo không vượt quá 50dBA (Đề xi ben A). Đối với các cơ sở nuôi yến nằm ở khu vực nông thôn, ngoài giải pháp khuyến cáo về thời gian phát âm thanh dẫn dụ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần khuyến cáo các chủ cơ sở nuôi yến nên dọn vệ sinh và phun thuốc sát trùng xung quanh cơ sở nuôi yến định kỳ 2 tuần/lần nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân xung quanh.

Như vậy, để các cơ sở nuôi yến nằm trong khu, vùng quy hoạch nuôi chim yến tập trung hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn sinh học và môi trường, cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Thường xuyên kiểm tra và tăng cường công tác vệ sinh trong, ngoài cơ sở nuôi yến. Định kỳ thu dọn phân chim đưa đi xử lý vì hàm lượng NH3 và H2S

70

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

trong phân quá cao sẽ gây ô nhiễm và nhiễm độc trên đàn chim yến, nhất là chim yến non.

+ Vì chim yến có tập tính đảo lượn xung quanh trước khi vào cơ sở nuôi yến nên cơ sở nuôi yến xây dựng mới phải có vành đai an toàn sinh học với bán kính tối thiểu là 30m để định kỳ thu dọn phân chim đưa đi xử lý và phun thuốc sát trùng để không ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

+ Để bảo vệ đàn chim yến, phải phát quang, rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng Virkon - S định kỳ xung quanh cơ sở nuôi yến và tiêu diệt các loại động vật có khả năng mang trùng như: chuột, kiến, gián…

+ Cơ sở nuôi yến phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.5.1.6. Giải pháp về nguồn nhân lực

Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các đơn vị thực hiện công tác quản lý nghề nuôi chim yến. Phối hợp với các đơn vị, công ty chuyên môn để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi và dẫn dụ, phòng trừ thiên địch, dịch bệnh, phát triển vùng thức ăn, bảo quản - chế biến sản phẩm tổ yến; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng và chuyển giao kỹ thuật nuôi, dẫn dụ và phòng ngừa thiên địch, dịch bệnh cho các tổ chức, cá nhân nuôi chim yến.5.1.7. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Về công tác khuyến nông do đây là nghề mới nên đối với hệ thống khuyến nông, cần nâng cao năng lực hoạt động khuyến nông; xây dựng các mô hình trình diễn để chuyển giao công nghệ về các phương pháp, kỹ thuật ngành nghề tiên tiến cho người dân phát triển nuôi chim yến.

Cùng với chính quyền tuyên truyền, vận động người dân ý thức bảo vệ đàn chim yến, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp thực hiện công tác phát triển nguồn lợi của đàn chim yến nhà.

Tạo nguồn thức ăn: giữ ổn định diện tích đất nông nghiệp, vùng trồng lúa, cây nông nghiệp, hoa màu và tăng độ che phủ rừng. Tạo thức ăn nhân tạo tại nhà nuôi yến hoặc xung quanh nhà nuôi yến, bằng cách trồng các loại cây như táo nhơn, chuối, cây sung, xoài, thảm cỏ…

Tạo môi trường sinh thái: khuyến khích các hộ đầu tư theo kiểu mô hình trang trại với mật độ cây xanh ít nhất từ 40% trở lên, xa khu vực dân cư tập trung trong các vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh.5.1.8. Giải pháp về quản lý

Tổ chức thanh kiểm tra các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y đối với các cơ sở nuôi chim yến, khai thác và chế biến tổ yến thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

71

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch này.

Đối với làng nghề nuôi yến, chính quyền cần có chính sách ưu đãi đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực tham gia đầu tư xây dựng làng nghề và vận hành khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.

Công tác tuyên truyền vận động người nuôi chim yến phải tuân thủ các quy định về môi trường như: tiếng ồn âm thanh phát loa, chất thải chim yến, vị trí nuôi xa khu dân cư,..đảm bảo các quy định về môi trường thú y, kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ bất lợi cho cộng đồng dân cư sống lân cận, nhằm mục tiêu cao nhất phát triển ổn định và bền vững.

Có chính sách tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức bảo vệ đàn chim yến, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp thực hiện công tác phát triển nguồn lợi của đàn chim yến nhà.

Mặt khác, để nghề nuôi chim yến phát triển mạnh và bền vững cần có sự hợp tác liên kết với các tỉnh có thế mạnh về nuôi chim yến lâu đời như Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định, Quảng Nam…hình thành nên chuỗi giá trị và thương hiệu mạnh cho yến sào Việt Nam, tiếp thu học tập trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, khai thác, gây nuôi, tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm, ngày càng có nhiều loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao về yến sào Ninh Thuận.

Liên kết, hợp tác với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa xây dựng những làng nghề nuôi yến chuyên nghiệp và phát triển nghề nuôi yến tại tỉnh Ninh Thuận theo định hướng bền vững.5.2. Tổ chức thực hiện5.2.1. Trách nhiệm của các Sở, Ngành cấp tỉnh và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu và quản lý nuôi chim Yến- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch.

+ Thống kê, rà soát các hộ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đưa vào quy chế báo cáo, quản lý theo quy định thông tư 35/2013 của Bộ NN & PTNT về việc quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến và quyết định số 2655/QĐ-BNN-PC về việc bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh ngày 29/6/2016.

+ Phối hợp đơn vị chuyên môn bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chuyên viên nghiên cứu, quản lý, kỹ thuật về công nghệ gây nuôi, dẫn dụ, phòng trừ địch hại, dịch bệnh, phát triển vùng thức ăn, bảo quản, chế biến sản phẩm tổ yến.

+ Phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và môi trường sinh thái; đồng thời tổ chức thanh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

72

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

+ Đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển nghề nuôi chim yến bền vững.- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Hướng dẫn trình tự thủ tục tổ chức thực hiện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư liên quan đến quy hoạch này.

Mời gọi đầu tư để thực hiện các dự án theo quy hoạch. - Sở Tài chính:

Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí của các đơn vị liên quan đến công tác tổ chức thực hiện quy hoạch này. -Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nuôi chim yến.

+ Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế sử dụng đất để thực hiện dự án.

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định và phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.- Sở Xây dựng:

+ Hướng dẫn các quy định về cấp giấy phép xây dựng cho các cơ sở nuôi chim yến.

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tổ chức thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm về xây dựng.- Sở Khoa học và Công nghệ:

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá, thẩm định công nghệ, thiết bị liên quan đến việc dẫn dụ, nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến.

+ Xây dựng chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về dẫn dụ, gây nuôi, di dời, ấp nở và khai thác, chế biến yến sào đạt hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai và chuyển giao kết quả các chương trình, đề tài, dự án khoa học, công nghệ có liên quan đến việc nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến.- Sở Y tế:

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật qua con người.

73

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

+ Xây dựng hệ thống cảnh báo thực phẩm không an toàn và dự báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đối với sản phẩm chim yến. - Sở Công thương:

+ Tổ chức giới thiệu, quảng bá thị trường tiêu thụ sản phẩm chim yến qua các hội chợ thương mại.

+ Tăng cường công tác khuyến công, triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở theo hướng tăng cường liên kết giữa sản xuất và chế biến.

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường, thuế, hàng rào kỹ thuật, xu thế tiêu dùng, tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm yến.

+ Giúp cơ sở nuôi yến tiếp cận thông tin thị trường, kinh nghiệm quản lý sản xuất và kinh doanh.

+ Phối hợp với các đơn vị chuyên môn đào tạo các vấn đề bảo quản - chế biến sản phẩm tổ yến.- Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận:

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động dẫn dụ, gây nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến. Báo Ninh Thuận cùng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với các Sở, ngành chức năng liên quan tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách liên quan đến Đề án “Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 “.5.2.2. Trách nhiệm của UBND các cấp (huyện, Thành phố, xã, phường, thị trấn) trong việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát và quản lý nuôi chim yến tại địa phương

+ Trên cơ sở xác định được các vùng nuôi chim yến, phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện triển khai vùng nuôi chim yến trên địa bàn quản lý.

+ Hướng dẫn lập, đăng ký xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án dẫn dụ và gây nuôi chim yến theo phân cấp.

+ Chịu trách nhiệm thống kê, đánh giá và quản lý các cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn.

+ Chỉ đạo các ban, ngành địa phương thống nhất số lượng cơ sở và vị trí vùng, khu quy hoạch nuôi chim yến trên địa bàn.

+ Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các cơ sở nuôi chim yến không nằm trong vùng, khu quy hoạch di dời đến vùng được xác định cho nuôi chim yến.

+ Tổ chức thanh kiểm tra các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y đối với các cơ sở nuôi chim yến, khai thác và chế biến tổ yến thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

74

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch này.- Đối với chủ cơ sở nuôi chim yến:

+ Lập thủ tục đầu tư trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức và các chủ trương, chính sách về hoạt động nuôi chim yến để hợp tác với các cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định của pháp luật.

+ Tuân thủ các quy định của nhà nước về quy hoạch, các vùng được nuôi chim yến, quản lý các cơ sở nuôi yến đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường.5.3. Đề xuất của quy hoạch5.3.1. Sử dụng đất xây dựng cơ sở nuôi yến

Giao hoặc cho thuê đất đã được quy hoạch vùng nuôi cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi chim yến đúng theo luật đất đai năm 2013.

Được chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp sang nuôi chim yến lấy tổ.

Được phép sử dụng đất nông nghiệp khác tại vùng quy hoạch nuôi yến cho mục đích xây dựng cơ sở nuôi chim yến mà không cần chuyển đổi sang đất xây dựng nhà ở hoặc đất phi nông nghiệp (Theo điểm h, khoản 1, điều 10, luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp khác được phép xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm mà không cần chuyển mục đích sử dụng đất).5.3.2. Thành lập Trung tâm Yến sào Ninh Thuận

Trung tâm Yến sào Ninh Thuận là đơn vị sự nghiệp và dịch vụ khoa học trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận. Chức năng của Trung tâm là nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên yến sào trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, liên danh, liên kết, hợp tác phát triển tài nguyên yến sào trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 5.3.3. Hiệu quả của việc xác định vùng nuôi chim yến5.3.3.1. Đối với môi trường sinh thái

Nguồn thức ăn của chim yến chủ yếu là côn trùng bay trong thiên nhiên, do đó xác định phát triển các khu, vùng nuôi chim yến tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng trưởng số lượng bầy đàn chim yến, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Công tác xác định vùng nuôi chim yến hoàn thành sẽ triển khai đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu những tác động về tiếng ồn (âm thanh), chất thải được đồng bộ, đảm bảo không ảnh hưởng đến các hộ dân và môi trường xung quanh, đặc biệt là khu vực gần các khu, vùng nuôi chim yến tập trung có mật độ nuôi chim yến cao.

75

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Sau khi đề án xác định vùng nuôi chim yến hoàn thành và triển khai sẽ chấm dứt tình trạng nuôi chim yến theo phong trào, tự phát làm ảnh hưởng an ninh, đời sống dân cư cộng đồng.

Kết quả của quy hoạch sẽ là nguồn tài liệu chính thống giúp các nhà quản lý, nhà khoa học, các địa phương tham khảo và áp dụng để phát triển và khai thác nghề nuôi chim yến trong nhà.5.3.3.2. Đối với kinh tế xã hội

Xác định khu, vùng, làng nghề nuôi chim yến tập trung sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển bền vững nguồn tài nguyên, nâng cao sản lượng và chất lượng yến sào Ninh Thuận, khẳng định thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trong tiêu dùng các sản phẩm của tổ yến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương theo sự quản lý của Nhà nước, ngăn chặn phát triển tự phát, hạn chế rủi ro trong nghề nuôi chim yến.

Triển khai xác định vùng, làng nghề nuôi chim yến tập trung sẽ góp phần hình thành nghề chăn nuôi mới bền vững, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, cộng đồng địa phương. Góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng giá trị cho các vùng có năng suất sản xuất thấp nhưng có điều kiện môi trường thích hợp để phát triển nghề nuôi chim yến.

Triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến hiện đại, giảm thiểu những rủi ro, giảm lãng phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư địa phương. Hình thành nguồn lực mới trong chuyển đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi cao hơn.

76

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG VIKẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luậnVới lợi thế điều kiện tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp rộng, có sẵn quần

đàn chim yến tương đối lớn và tốc độ phát triển bầy đàn nhanh nên Ninh Thuận có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Do đó cần phải khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của nghề nuôi chim yến, bảo vệ mùa màng cho nông dân và môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà. Đồng thời, nhu cầu xây dựng cơ sở nuôi chim yến của người dân và doanh nghiệp ở Ninh Thuận hiện đang tăng trưởng rất nhanh, nhưng các vùng nuôi hiện có và cơ chế chính sách chưa đáp ứng kịp thời nên xảy ra các tồn tại, hạn chế như đã nêu trên nên việc tổ chức thực hiện Đề án “Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020“ là vấn đề cấp thiết.

Sự ̣phối hợp̣ đồng bộ ̣của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương, sự hợp tác tích cực của chủ cơ sở nuôi chim yến, tổ chức thực hiện quản lý theo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ cá nhân vào đầu tư cơ sở nuôi chim yến trong vùng, khu vực phù hợp̣ sẽ góp phần tổ chức thực hiện thành công quy hoạch này.6.2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt nội dung Đề án “Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020“, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin kiến nghị:

- UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy chuẩn, quy định đối với cơ sở nuôi chim yến, sản phẩm chim yến nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- UBND tỉnh Ninh Thuận sớm xem xét và ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020“.

- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các giải pháp quy hoạch và lồng ghép đối tượng nuôi chim yến vào kế hoạch phát triển kinh tế tại địa phương.

- UBND tỉnh sớm ban hành một số chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư nuôi chim yến, quản lý tại các vùng được xác định nuôi chim yến, phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu yến sào Ninh Thuận./.

77

Đề án Xác định vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Phách, 1993. Cơ sở của việc khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi của chim yến hàng (Collocalia fuciphagas Germani) ở Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ;

2. Phach Ng Quang, Voisin J.F.,Yen Vo Quang, 2002: The white nest swiftlet and the black nest swiftlet: A monograph (Chuyên khảo về chim Yến tổ trắng và chim Yến tổ đen). BoBée.Paris.France;

3. Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2007, Chim yến và kỹ thuật nuôi lấy tổ, nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ;

4. Lê Hữu Hoàng và Cộng sự, 2010. Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh.

5. Lê Hữu Hoàng, 2013. Thực trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa.

6. Mai Đình Yên, 2013. Xây dựng chương trình KHCN Quốc gia: “Điều tra/Nghiên cứu về nguồn lợi, nghề khai thác và nghề nuôi chim yến hàng ở Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa.

7. Nguyễn Lân Hùng Sơn, 2013. Tổng quan một số nghiên cứu về phân loại học chim yến (Apodiformes: Apodidae) trên thế giới và ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa.

8. Ngô Đăng Nghĩa, 2013. Ngành công nghiệp Yến sào: tiềm năng và triển vọng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa.

9. Nguyễn Khoa Diệu Thu, Nguyễn Phương Nam. Đặng Văn Nguyên, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Văn Tuyên. 2009. Nghiên cứu nuôi thử nghiệm chim yến trong nhà để lấy tổ tại bán đảo Phương Mai Bình Định.

10. Nguyễn Quang Phách và Cao Phương Dung. 2000. Yếu tố điều khiển mùa vụ sinh sản của chim yến Hàng Colllocalia fuciphaga Germani Oustalet. Tạp chí Sinh học. 22(15): 72-77.

78