quy chẾ ĐÀo tẠo - vdbconsulting.com.vnt.pdf · quy chế này quy định các hoạt động...

20
VDBCONSULTING QUY CHẾ ĐÀO TẠO VDBCONSULTING

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

VDBCONSULTING

QUY CHẾ ĐÀO TẠO

VDBCONSULTING

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

2/16

I. NGƢỜI SOẠN THẢO:

TT Họ tên Chức vụ Phòng - Đơn vị Chữ ký

1. CV

Tuyển dụng đào tạo

Phòng

Hành chính Nhân sự

Ngày ký:

……../………/2015

II. NGƢỜI THẨM ĐỊNH:

TT Họ tên Chức vụ Phòng - Đơn vị Chữ ký

1. TP

Hành chính Nhân sự

Phòng

Hành chính Nhân sự

Ngày ký:

……../………/2015

III. NGƢỜI PHÊ DUYỆT:

TT Họ tên Chức vụ Đơn vị Chữ ký

1. Tổng Giám đốc VDBConsulting

Ngày ký: ……../………/2015

IV. QUÁ TRÌNH BAN HÀNH VÀ SỬA ĐỔI:

Lần Ngày Tóm tắt nội dung

1.

2.

3.

4.

5.

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

3/16

6.

MỤC LỤC

Trang

CHƢƠNG I. CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO .................................................................................. 4

Điều 1. Ý nghĩa ................................................................................................................... 4

Điều 2. Tính chất của chính sách đào tạo ............................................................................ 4

CHƢƠNG II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ......................................................................... 4

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng ............................................................. 4

Điều 4. Giải thích từ ngữ ..................................................................................................... 5

Điều 5. Mục tiêu đào tạo ..................................................................................................... 5

Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong đào tạo ................................................................. 5

Điều 7. Thẩm quyền ký duyệt trong đào tạo: ...................................................................... 6

Điều 8. Hình thức đào tạo ................................................................................................... 6

Điều 9. Nội dung các chương trình đào tạo: ....................................................................... 6

Điều 10. Thời gian đào tạo ................................................................................................ 8

Điều 11. Điều kiện tham gia huấn luyện đào tạo ............................................................... 9

CHƢƠNG III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG

ĐÀO TẠO .................................................................................................................................... 9

Điều 12. Hình thức Công ty tổ chức đào tạo ..................................................................... 9

Điều 13. Hình thức tự đào tạo ......................................................................................... 11

Điều 14. Quyền lợi, nghĩa vụ của CBCNV tham gia giảng dạy ...................................... 12

Điều 15. Hỗ trợ chi phí đào tạo ....................................................................................... 13

CHƢƠNG IV. TỔ CHỨC CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ......................................... 13

Điều 16. Nội dung trọng tâm của chương trình huấn luyện đào tạo ............................... 13

Điều 17. Cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo ..................................................................... 13

Điều 18. Đánh giá khóa học ............................................................................................ 14

Điều 19. Báo cáo kết quả đào tạo .................................................................................... 14

Điều 20. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo .......................................................................... 15

CHƢƠNG V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN, XỬ LÝ VI PHẠM, ĐIỀU KHOẢN THI

HÀNH ........................................................................................................................................ 16

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

4/16

Điều 21. Xử lý vi phạm trong đào tạo ............................................................................. 16

Điều 22. Trách nhiệm thực hiện đào tạo ......................................................................... 16

Điều 23. Điều khoản thi hành .......................................................................................... 16

CHƢƠNG I. CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO

Điều 1. Ý nghĩa

1. Đào tạo là chính sách đầu tư vào con người nhằm phát triển nguồn nhân lực, một trong

những chính sách nhân sự quan trọng, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo

đáp ứng cho sự phát triển của Công ty.

2. Đào tạo là một trong những chính sách ưu đãi của Công ty đối với CBCNV, đáp ứng nhu

cầu phát triển của chính bản thân CBCNV, cụ thể là:

a) Đảm bảo việc làm ổn định cho CBCNV.

b) Mở rộng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong Công ty.

c) Định hướng phát triển nghề nghiệp cho CBCNV.

d) Tạo cho CBCNV sự an tâm, tin tưởng, gắn bó lâu dài với công việc, Công ty.

e) Tạo động lực để CBCNV nâng cao hiệu suất công việc và chất lượng lao động.

Điều 2. Tính chất của chính sách đào tạo

1. Đào tạo gắn liền với chiến lược phát triển Công ty:

a) Chiến lược đào tạo được xác lập dựa trên chiến lược phát triển của Công ty; Mục tiêu

đào tạo trong từng giai đoạn phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược của Công ty trong giai

đoạn đó và giai đoạn tiếp theo.

b) Cùng với sự phát triển của Công ty, chính sách đào tạo không ngừng được mở rộng về

quy mô: ngân sách, lĩnh vực đào tạo, đối tượng đào tạo,… nhằm chuẩn bị đủ nguồn

nhân lực theo định hướng phát triển của Công ty.

c) Công ty khuyến khích và tạo điều kiện để CBCNV được tham gia và đề xuất về những

nội dung đào tạo phục vụ cho công việc của mình trong kế hoạch đào tạo của Công ty.

2. Đào tạo với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo định hướng của Công ty nên không

mang tính đặc quyền mà được mở rộng đến tất cả CBCNV theo hệ thống chức danh.

CHƢƠNG II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và Đối tƣợng áp dụng

Quy chế này quy định các hoạt động liên quan đến việc thực hiện công tác đào tạo cho

CBCNV đang trong giai đoạn học nghề, thử việc, hay chính thức, trừ trường hợp CBCNV ký

hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng, công nhân

học nghề vận hành máy sản xuất, cụ thể:

1. CBCNV thử việc: được đào tạo các nội dung liên quan đến hội nhập, đào tạo kèm cặp.

2. CBCNV học nghề: được đào tạo nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhân sự tại một số vị trí

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

5/16

mà thị trường lao động đang khan hiếm, những vị trí cần có thời gian đào tạo mới có thể

đáp ứng được yêu cầu công việc.

3. CBCNV chính thức: đào tạo nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, quy

hoạch phát triển…

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Công ty: là Công ty quản lý hoặc góp vốn vào các công ty khác.

2. Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc.

3. Đơn vị: các Khối, Phòng, Ban, Bộ phận và Văn phòng đại diện.

4. Phòng Hành chính Nhân sự (Phòng NS): phòng nghiệp vụ được giao chức năng, nhiệm vụ

phát triển nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực của Công ty.

5. Cán bộ công nhân viên (CBCNV): CBCNV đang làm việc tại Công ty.

6. CBCNV học nghề: CBCNV được Công ty tuyển dụng để đào tạo. Nếu sau thời gian học

nghề đáp ứng được các yêu cầu do Công ty đề ra sẽ được Công ty ký hợp đồng hợp đồng

lao động xác định thời hạn.

7. CBCNV thử việc: CBCNV đang trong thời gian làm việc tại Công ty theo hợp đồng thử

việc.

8. CBCNV chính thức: CBCNV đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định

thời hạn.

9. Chi phí đào tạo: tổng các khoản chi phí để thực hiện một chương trình đào tạo cụ thể áp

dụng cho 1 CBCNV cụ thể, gồm: chi phí trả cho người dạy hoặc tổ chức đào tạo, tài liệu,

trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành (nếu có), chi phí khác hỗ trợ cho người học

(chi phí lưu trú, chi phí đi lại), chi phí lương và bảo hiểm trong thời gian tham gia đào tạo.

Điều 5. Mục tiêu đào tạo

1. Tạo sự thích ứng giữa CBCNV với công việc mới: với phương châm “ai đảm nhận công

việc gì thì phải đủ những tiêu chuẩn năng lực đòi hỏi của công việc đó”, huấn luyện đào tạo

bao gồm những hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho CBCNV nhận một công việc mới,

một lĩnh vực nghiệp vụ mới thích hợp hơn trong quy hoạch, nâng cao năng lực đáp ứng yêu

cầu phát triển đội ngũ lao động của Công ty.

2. Nâng cao tính ổn định và chất lượng đội ngũ: bồi dưỡng kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng

nghiệp vụ cần thiết giúp CBCNV hoàn thiện năng lực để thực hiện có hiệu quả hơn những

chức trách, nhiệm vụ theo chuẩn mực của chức danh đang đảm nhiệm.

3. Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp: nội dung đào tạo vượt lên khỏi phạm vi công việc hiện tại

nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn để chuẩn bị cho định hướng

nghề nghiệp, mở rộng cơ hội thăng tiến trong tương lai của CBCNV tại Công ty.

Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong đào tạo

1. Huấn luyện đào tạo thiết thực, bám sát mục tiêu dài hạn (chiến lược) và mục tiêu ngắn hạn

(kế hoạch kinh doanh hàng năm) của Công ty:

a) Mục tiêu ngắn hạn: nội dung và nghiệp vụ đào tạo được soạn thảo dựa trên Bản mô tả

công việc của từng vị trí nhằm cung cấp kiến thức về lý thuyết, bồi dưỡng kinh nghiệm

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

6/16

về thực tiễn nhằm bảo đảm cho CBCNV đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Mục tiêu dài hạn: xây dựng những chương trình cập nhật, mở rộng kiến thức nhằm

chuẩn bị cho việc đáp ứng mục tiêu phát triển của Công ty, thích nghi với những yêu

cầu đa dạng của thương trường.

2. Huấn luyện đào tạo phải đáp ứng quy hoạch nhân sự của Công ty cũng như quan tâm đầu

tư vào lực lượng kế thừa và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Điều 7. Thẩm quyền ký duyệt trong đào tạo:

1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo hàng năm và kế hoạch điều chỉnh (nếu có phát sinh chi phí

ngoài kế hoạch đầu năm): Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

2. Phê duyệt các chương trình đào tạo phát sinh chi phí ngoài tổng chi phí kế hoạch hàng năm

đã được duyệt: Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

3. Phê duyệt Phiếu yêu cầu đào tạo cho CBCNV: Tổng giám đốc có thẩm quyền phê duyệt tất

cả Phiếu yêu cầu đào tạo cho CBCNV Công ty khi tổng chi phí đào tạo không phát sinh

ngoài kế hoạch được phê duyệt. Chủ tịch HĐQT phê duyệt phiếu yêu cầu đào tạo cử Tổng

giám đốc tham dự các khóa đào tạo.

4. Cam kết đào tạo: Tổng giám đốc có thẩm quyền phê duyệt tất cả Cam kết đào tạo cho

CBCNV Công ty trong giá trị được ủy quyền. Chủ tịch HĐQT phê duyệt Cam kết đào tạo

với Tổng giám đốc.

5. Tài liệu đào tạo: Tổng giám đốc phê duyệt các tài liệu đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ,

tài liệu đào tạo cho quản lý cấp trung trở xuống; Các tài liệu đào tạo cho các cấp cao sẽ do

Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

Điều 8. Hình thức đào tạo

Các hình thức đào tạo áp dụng tại Công ty gồm:

1. Đào tạo nội bộ: là hình thức đào tạo bắt buộc chủ yếu thông qua việc thực hành, kèm cặp,

đào tạo những kiến thức thực tiễn liên quan đến công việc của CBCNV ngay tại Công ty do

chính CBCNV Công ty hướng dẫn. Đối với hình thức này, CBCNV không phải chi trả chi

phí đào tạo.

2. Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo bắt buộc trong đó CBCNV được cử tham gia các

khóa đào tạo trong nước hoặc ngoài nước, do Đơn vị đào tạo bên ngoài tổ chức hoặc phối

hợp với Công ty tổ chức. Đối với hình thức này, CBCNV phải ký Cam kết đào tạo.

3. Tự đào tạo: Công ty khuyến khích mọi CBCNV tự đào tạo vào những ngành và lĩnh vực

hoạt động của Công ty nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu công việc hiện tại hoặc yêu cầu cao

hơn. Đối với hình thức này, CBCNV tự chi trả chi phí đào tạo; trong trường hợp được

Công ty hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định khoản 1, Điều 16 của Quy chế này, CBCNV

phải ký Cam kết đào tạo.

Điều 9. Nội dung các chƣơng trình đào tạo:

1. Đào tạo hội nhập:

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

7/16

a) Mục đích: Đào tạo các nội dung nhằm giúp các CBCNV thử việc/ học nghề có điều kiện

làm quen với môi trường làm việc mới và hội nhập thuận lợi vào hoạt động chung trước

khi được tuyển dụng chính thức.

b) Chương trình đào tạo hội nhập chi tiết như sau:

Stt Nội dung

Thời

lượng

(phút)

Hình

thức

Đào tạo

Giảng viên/

Người HD,

kèm cặp

Kế

hoạch

Triển

khai

Quy trình

Triển khai

I. Nội dung tổng quan

1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

Tập

trung

Trên lớp

Giảng viên:

Phòng

HCNS

Khi

phat

sinh

nhu

cầu

1. Phòng HCNS Cty/nhà máy

lập DS NS mới cần đào tạo.

2. PHCNS Thông báo lịch đào

tạo cho trưởng các đơn vị và

NS mới.

3. Triển khai khóa học.

4. Báo cáo kết thúc khóa học.

5. Lưu trữ dữ liệu.

2 Tầm nhìn, sứ mạng, định hướng

chiến lược, giá trị cốt lõi, văn hóa 15

3 Cơ cấu tổ chức, quản lý 10

4 Giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm 30

5 Nội quy Lao động 30

6 Giới thiệu về cơ chế lương thưởng,

chế độ phúc lợi 10

7 Bài thi 15

II. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hội nhập

1 Kiến thức chuyên ngành, Quy trình,

Quy định

1- 2

tháng

Kèm cặp/

Hướng

dẫn

Trưởng

Đơn vị

Khi

có NS

mới

vào

đơn

vị

1. Tiếp nhận NS.

2. Hướng dẫn, kèm cặp.

3. Đánh giá kiến thức, hiểu

biết của NS mới.

4. Đánh giá kết thúc thử

việc

2. Chương trình đào tạo nâng cao, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ, sản phẩm, dịch vụ:

a) Mục đích: CBCNV được cập nhật, nâng cao kiến thức về dịch vụ, sản phẩm, kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất cho công việc và khách hàng.

b) Chương trình đào tạo dự kiến:

Stt Nội dung

Thời

lượng

Dự kiến

(giờ)

Đối tượng

Học viên

Hình

thức

Đào

tạo

Kế

hoạch

Triển

khai

Giảng

viên/

Đơn vị

ĐT

Quy trình

Triển khai

1

Khóa học phổ biến Quy

định, Quy trình, văn bản

mới

2 – 4

CBCNV

Toàn Cty/

bộ phận

Nội

bộ

1-2

tháng/

khóa

Đơn vị

ban hành

1. P. HCNS nhận đề xuất

TC khóa học từ các đơn vị;

2. Lên DS học viên & thông

báo tổ chức khóa học;

3. Triển khai khóa học;

4. Báo cáo sau khóa học;

5. Lưu trữ dữ liệu.

2 Khóa học giới thiệu sản

phẩm, dịch vụ mới 2 – 4

CBCNV

Toàn Cty/

bộ phận

Nội

bộ

1-2

tháng/

khóa

Đơn vị

quản lý

SP, DV

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

8/16

3

Khóa học nâng cao, cập

nhật kiến thức, nghiệp vụ

chuyên ngành

4 - 8

CBCNV

Được

trưởng

đơn vị cử

tham gia

Bên

ngoài

Theo

Nhu

cầu

thực tế

P. HCNS

lựa chọn

Đơn vị

ĐT chất

lượng, uy

tín

1. Lập TT khóa học trình

TGĐ phê duyệt;

2. Lựa chọn đơn vị ĐT;

3. Thông báo lịch học cho

trưởng đơn vị và học viên;

4. Thực hiện các thủ tục

triển khai khóa học;

5. Lưu trữ dữ liệu.

3. Chương trình đào tạo Kỹ năng mềm

a) Mục đích: CBCNV được huấn luyện, kèm cặp về các kỹ năng mềm để phục vụ tốt nhất

cho công việc và khách hàng.

b) Chương trình đào tạo dự kiến:

Stt Nội dung

Thời

lượng

(giờ)

Hình thức

Đào tạo

Giảng

viên/

Đơn vị

ĐT

Quy trình

Triển khai

I. Chƣơng trình đào tạo dành cho cấp quản lý

1 Kỹ năng Lãnh đạo 4 Bên ngoài/ Nội bộ P.

HCN

S lựa

chọn

Đơn

vị ĐT

chất

lượng

, uy

tín

1. Lập TT khóa học trình

TGĐ phê duyệt;

2. Lựa chọn đơn vị ĐT;

3. Thông báo lịch học

cho trưởng đơn vị và học

viên;

4. Thực hiện các thủ tục

triển khai khóa học;

5. Lưu trữ dữ liệu.

2 Kỹ năng ủy thác và phân công công việc 4 Bên ngoài/Nội bộ

3 Kỹ năng động viên, khích lệ nhân viên 4 Bên ngoài/Nội bộ

4 Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên 4 Bên ngoài/Nội bộ

5 Kỹ năng giám sát, phản hồi và phê bình nhân viên 4 Bên ngoài/Nội bộ

6 Kỹ năng xử lý xung đột 4 Bên ngoài/Nội bộ

II. Chƣơng trình đào tạo dành cho CBCNV

1 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả 4 Nội bộ/Bên ngoài

P.

HCN

S

&

GV

nội

bộ

1. P. HCNS nhận đề xuất

TC khóa học từ

TGĐ/trưởng các đơn

vị/TP HCNS;

2. Lên DS học viên &

thông báo tổ chức khóa

học;

3. Triển khai khóa học;

4. Báo cáo sau khóa học;

5. Lưu trữ dữ liệu.

2 Kỹ năng làm việc nhóm 4 Nội bộ/Bên ngoài

3 Kỹ năng quản lý thời gian và lập mục tiêu công

việc 4 Nội bộ/Bên ngoài

4 Kỹ năng lập kế hoạch 4 Nội bộ/Bên ngoài

5 Kỹ năng giải quyết vấn đề

4 Nội bộ/Bên ngoàis

Điều 10. Thời gian đào tạo

1. Đào tạo dài hạn: là loại hình đào tạo dành cho CBCNV theo học lớp đại học, sau đại học

(thạc sĩ, tiến sĩ), các chương trình đào tạo học viên quản trị cao cấp, hoặc các chương trình

đào tạo khác có thời gian đào tạo từ 02 năm trở lên.

2. Đào tạo trung hạn: là loại hình đào tạo cho CBCNVtheo học tại các lớp chuyên nghiệp,

trung cấp hoặc các chương trình đào tạo học viên quản trị cao cấp… có thời gian đào tạo từ

01 đến dưới 02 năm.

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

9/16

3. Đào tạo ngắn hạn: là loại hình đào tạo thường xuyên dưới 01 năm nhằm bổ túc, cập nhật

kiến thức, kỹ năng cho CBCNV, đáp ứng yêu cầu của công việc đang đảm trách và thích

nghi với sự biến động thị trường.

Điều 11. Điều kiện tham gia huấn luyện đào tạo

1. Chương trình đào tạo hội nhập: áp dụng bắt buộc với CBCNV thử việc/ học nghề.

2. Đào tạo ngắn hạn: căn cứ vào nội dung cụ thể và đề xuất của Phòng Hành chính Nhân sự,

Ban Tổng giám đốc sẽ chỉ đạo các Đơn vị đề cử CBCNV tham dự nếu thỏa các điều kiện

sau:

a) Có tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao trong công việc.

b) Có khả năng phát triển nghiệp vụ, tay nghề chuyên môn.

c) Có tinh thần cầu tiến và khả năng phát triển lên cán bộ chủ chốt trong Công ty (đối với

CBCNV được chọn tham dự các khoá huấn luyện đào tạo quản lý).

d) Mong muốn gắn bó lâu dài với Công ty.

3. Đối với các khóa đào tạo dài hạn: hàng năm Công ty sẽ dành ngân sách tài trợ một số xuất

học bổng (đào tạo hệ đại học, cao học, tiến sĩ và các chương trình khác). CBCNV hội đủ

các điều kiện đều có thể nộp đơn đề nghị được cấp học bổng, Công ty sẽ tổ chức phỏng vấn

trực tiếp và lựa chọn người phù hợp nhất để trao học bổng.

4. Công ty sẽ phản hồi thông tin giải thích lý do đối với các trường hợp không đủ điều kiện

tham gia huấn luyện đào tạo hoặc không được lựa chọn.

CHƢƠNG III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG ĐÀO TẠO

Điều 12. Hình thức Công ty tổ chức đào tạo

1. Quyền lợi của CBCNV:

a) Đề nghị cấp lãnh đạo chấp thuận việc tham gia các khóa đào tạo nhằm phục vụ cho

công việc đảm nhiệm.

b) Đề nghị cấp lãnh đạo phân công công việc theo đúng chuyên môn sau khi tham gia đào

tạo.

c) Được Công ty xem xét các vấn đề về tiền lương, thưởng, tính liên tục của thời gian làm

việc… nếu thời gian đào tạo trùng với thời gian làm việc của Công ty.

d) Được Công ty xem xét hỗ trợ về phương tiện đi lại, chỗ ở, dụng cụ học tập, địa điểm

thực hành…

e) Ghi nhận quá trình tham gia đào tạo trong kết quả đánh giá thi đua khen thưởng.

f) Các quyền lợi khác theo quyết định của Ban Tổng giám đốc.

2. Nghĩa vụ của CBCNV:

a) Sắp xếp thời gian tham dự đầy đủ theo lịch của khóa học, chấp hành nội quy, quy định

của lớp học. Các trường hợp vắng mặt phải xin phép và được sự chấp thuận của Trưởng

đơn vị và/ hoặc Ban Tổng giám đốc.

b) Nỗ lực học tập và đạt các yêu cầu của khóa học.

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

10/16

c) Thực hiện việc đánh giá khóa học và báo cáo kết quả đào tạo khi kết thúc khóa học.

d) Chấp hành lệnh phân công công tác sau khóa học phù hợp với mục đích đào tạo.

e) CBCNV gửi sao giấy chứng nhận/ văn bằng (trình bản chính để đối chiếu) về việc tham

dự khóa đào tạo về Phòng Hành chính Nhân sự trong vòng 01 tháng kể từ ngày tốt

nghiệp/ hoàn thành khóa học, trừ trường hợp đã thông báo cho Phòng Hành chính Nhân

sự về việc chậm được cấp giấy chứng nhận/ văn bằng.

f) CBCNV gửi bản sao tài liệu được cấp trong quá trình đào tạo (đối với các khóa đào tạo

bên ngoài) về Phòng Hành chính Nhân sự trong vòng 1 tuần sau khi hoàn thành khóa

học.

g) Thực hiện đầy đủ các thủ tục thanh toán theo quy định của Công ty và gửi bản sao các

hóa đơn chứng từ các khoản thanh toán liên quan về Phòng Hành chính Nhân sự để

theo dõi chi phí đào tạo.

h) Trong trường hợp vi phạm các quy định tại điểm a, b, c, d, e Khoản 2 Điều này,

CBCNV phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo. Ngoài ra, CBNV mặc nhiên được coi là

không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao và xếp lương loại D theo Qui chế

đánh giá hiệu quả công việc của Công ty;

i) Nghĩa vụ làm việc sau đào tạo: CBCNV sau khi tham gia khóa đào tạo có nghĩa vụ làm

việc sau thời gian đào tạo như sau:

Tổng chi phí đào tạo/ Khóa/ ngƣời Thời gian làm việc tối thiểu sau đào tạo

Từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng 06 tháng

Từ trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng 12 tháng

Từ trên 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng 18 tháng

Từ trên 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng 24 tháng

Từ trên 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng 30 tháng

Từ trên 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng 36 tháng

Từ trên 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng 42 tháng

Từ trên 35 triệu đồng đến 40 triệu đồng 48 tháng

Từ trên 40 triệu đồng đến 45 triệu đồng 54 tháng

Từ trên 45 triệu đồng đến 50 triệu đồng 60 tháng

Trên 50 triệu đồng Tổng giám đốc hoặc người ủy quyền quyết

định và không thấp hơn 60 tháng

Trường hợp CBCNV được tham gia khóa đào tạo tập thể thì kinh phí đào tạo cho mỗi

học viên được tính là kinh phí bình quân cho một học viên trong khóa học đó.

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

11/16

Thời gian tính bồi hoàn chi phí: tính bằng đơn vị "tháng" và phương thức làm tròn

theo cách tính của công thức > 15 ngày thì làm tròn 1 tháng (30 ngày).

CBCNV vi phạm nghĩa vụ làm việc sau đào tạo phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo

cho Công ty theo quy định sau:

Mức bồi hoàn = Tổng chi phí đào tạo

x Số tháng còn lại của thời gian

Thỏa thuận làm việc Tổng số tháng Thỏa thuận làm việc

sau đào tạo

Trong đó: Số tháng còn lại của thời gian Thỏa thuận làm việc = Tổng số tháng Thỏa thuận

làm việc sau đào tạo – Số tháng đã làm việc sau đào tạo

j) Các trƣờng hợp miễn, giảm mức bồi thƣờng chi phí đào tạo:

i. Khi thời gian cam kết làm việc hết hạn.

ii. Khi Công ty chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với CBCNV.

iii. Công ty không tiếp tục ký hợp đồng lao động với CBCNV.

iv. Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng như: thiên tai, địch họa, phá sản, giải thể,

thay đổi cơ cấu tổ chức, hay thay đổi quy định pháp luật, chính sách của nhà nước

dẫn đến công ty không thể tiếp tục thực hiên Cam kết đào tạo này thì Công ty sẽ

giải quyết quyền lợi của CBCNV theo quy định của pháp luật lao động.

v. Công ty sẽ xem xét việc miễn hoặc giảm mức bồi thường chi phí đào tạo trong các

trường hợp sau:

- CBCNV được nhà nước điều động thực hiện nghĩa vụ quân sự: thời gian này xem

như tạm ngưng Hợp đồng, khi CBCNV thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước xong thì

Hợp đồng tiếp tục có hiệu lực;

- CBCNV bị mắc bệnh, bị tai nạn dẫn đến không thể tiếp tục làm việc bình thường

(có chứng nhận cơ quan Y tế có thẩm quyền).

k) Các trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ làm việc sau đào tạo:

i. CBCNV tham dự các nội dung đào tạo nội bộ.

ii. CBCNV tham dự các chương trình đào tạo hội nhập.

iii. CBCNV tham dự các chương trình đào tạo được đối tác, Công ty đài thọ chi phí.

3. Nghĩa vụ của CBCNV tham gia hình thức đào tạo bên ngoài hoặc được Công ty hỗ trợ chi

phí đào tạo:

a) Thực hiện ký kết Cam kết đào tạo và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ được quy

định trong Cam kết đào tạo.

b) Chấp hành lệnh phân công công tác sau khóa học phù hợp với mục đích đào tạo.

Điều 13. Hình thức tự đào tạo

1. Quyền lợi của CBCNV:

a) CBCNV tự theo học các lớp đào tạo chuyên môn trung và dài hạn phù hợp với ngành

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

12/16

nghề công tác và được Công ty chấp thuận bằng văn bản sẽ được xem xét để hỗ trợ như

sau:

i. Hỗ trợ trên tổng số tiền học phí theo mức đóng thực tế cho một khóa học (một

chương trình đào tạo), khi tốt nghiệp mức hỗ trợ như sau:

Mức 1: nếu tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi được hỗ trợ tối đa 100%.

Mức 2: nếu tốt nghiệp loại khá được hỗ trợ tối đa 70%.

Mức 3: nếu tốt nghiệp loại trung bình, trung bình khá được hỗ trợ tối đa 50%.

Mức 4: không hỗ trợ đối với CBCNV không tốt nghiệp.

ii. Hỗ trợ về: thời gian, dụng cụ học tập, phương tiện thực hành,… Công ty xem xét và

quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

iii. Điều kiện ràng buộc về việc hỗ trợ học phí: Mức hỗ trợ học phí chỉ áp dụng đối với

CBCNV có thâm niên công tác trên 02 năm và năm trước đó (tính từ ngày khai

giảng) xếp loại đánh giá cá nhân từ Lao động giỏi trở lên.

b) CBCNV tự nâng cao trình độ bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp

hoặc gián tiếp cho công việc đang đảm nhiệm (các khóa học ngắn hạn, trung hạn và dài

hạn) sẽ được ghi nhận trong việc đánh giá thi đua cuối năm.

c) Đề xuất công ty phân công công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Được

Công ty ưu tiên bố trí vị trí công tác cao hơn nếu có vị trí bị khuyết nhân sự và bản thân

CBCNV có đủ điều kiện đáp ứng.

d) Các quyền lợi khác theo quyết định của Ban Tổng giám đốc.

2. Nghĩa vụ của CBCNV:

a) Cung cấp thông tin về việc tham gia các khóa học cho Phòng NS để được ghi nhận.

b) Cung cấp các văn bản chứng minh việc hoàn thành khóa học.

Điều 14. Quyền lợi, nghĩa vụ của CBCNV tham gia giảng dạy

1. Quyền lợi của CBCNV tham gia giảng dạy:

a) Được ghi nhận và xem xét làm cơ sở đánh giá thi đua khen thưởng căn cứ trên kết quả

huấn luyện đào tạo.

b) Được Công ty tạo điều kiện hỗ trợ trong việc biên soạn tài liệu và trực tiếp giảng dạy,

bao gồm nhưng không giới hạn theo đề xuất hợp lý: tài liệu, phương tiện, địa điểm, chi

phí…

c) Chi phí biên soạn tài liệu hỗ trợ CBCNV trực tiếp giảng dạy nội bộ: theo Phụ lục 01

(NS/QC-02/PL01) đính kèm.

2. Nghĩa vụ của CBCNV tham gia giảng dạy:

a) Hoàn thành các tài liệu đào tạo phù hợp với loại hình đào tạo.

b) Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo.

c) Thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nếu phát sinh chi phí trong quá trình đào tạo.

d) Có thái độ đúng mực và phù hợp với văn hóa Công ty trong giao tiếp với học viên.

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

13/16

Điều 15. Hỗ trợ chi phí đào tạo

1. CBCNV khi có nhu cầu hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo thì lập tờ trình trình

Ban Tổng giám đốc xem xét phê duyệt, trong đó nêu rõ:

a) Tên khóa đào tạo theo học.

b) Các thông tin chi tiết về khóa đào tạo: trường đào tạo, tổng chi phí đào tạo, thời gian

đào tạo….

c) Lý do tham dự khóa học.

d) Các đề xuất cụ thể về mức hỗ trợ hoặc hình thức hỗ trợ khác.

e) Thời gian làm việc sau đào tạo nếu được Công ty hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí

đào tạo (căn cứ Điểm i Khoản 2 Điều 13 để xác định).

2. Căn cứ trên quyết định của Ban Tổng giám đốc, Phòng Hành chính Nhân sự hướng dẫn

CBCNV thực hiện việc ký kết Cam kết đào tạo.

CHƢƠNG IV. TỔ CHỨC CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 16. Nội dung trọng tâm của chƣơng trình huấn luyện đào tạo

Chủ đề, nội dung huấn luyện đào tạo phải phù hợp với vai trò, chức năng từng cấp quản lý

hoặc nhóm vị trí công việc, cụ thể:

1. Chương trình đào tạo nâng cao về tầm nhìn, về kỹ năng đánh giá - nhận định tình hình, kỹ

năng tư duy, khai thác ý tưởng, nghệ thuật lãnh đạo... là trọng tâm dành cho quản lý cấp

cao, quản lý cấp trung.

2. Chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành và quản trị nhân

sự… là trọng tâm đối với quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, quản lý sơ cấp.

3. CBCNV nghiệp vụ được quan tâm cập nhật, nâng cao về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn

để trở nên chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả công việc.

4. Công nhân sản xuất, phục vụ còn yếu kém về kỹ thuật tay nghề, được tái đào tạo hoặc đào

tạo nâng cao tay nghề/ đào tạo đa nghề để trở thành nhân viên lành nghề, có tay nghề giỏi,

tăng năng suất và hiệu quả công việc.

5. Đối với CBCNV trẻ có học vấn, triển vọng và tiềm năng được tham dự các khóa đào tạo

phát triển năng lực và bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhằm quy hoạch đội ngũ cán bộ tương

lai.

6. CBCNV có quá trình quản lý hoặc làm việc lâu năm nhưng chưa được đào tạo cơ bản qua

trường lớp: sẽ được bồi dưỡng lý thuyết, kỹ năng chuyên môn để bổ sung lý thuyết vào

kinh nghiệm thực tiễn và hạn chế cảm tính trong cách xử lý.

7. Chương trình hội nhập: dành cho CBCNV thử việc/ học nghề nhằm cung cấp thông tin về

Công ty và kiến thức về công việc giúp CBCNV nhanh chóng hòa nhập vào môi trường

làm việc mới.

8. Chương trình đào tạo cập nhật các chính sách, quy định pháp luật, quy tắc chuẩn mực quy

ước quốc tế mà nhà nước công bố: dành cho CBCNV làm các công việc có liên quan đến

sự thay đổi của pháp luật và quy ước quốc tế.

Điều 17. Cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

14/16

1. Cơ sở xác lập kế hoạch đào tạo năm tiếp theo của Công ty dựa trên các yếu tố sau:

a) Định hướng của Ban Tổng giám đốc về phát triển nguồn nhân lực.

b) Mục tiêu đào tạo trong giai đoạn trung và dài hạn của Công ty.

c) Đề xuất đào tạo của các Đơn vị dựa trên kết quả đánh giá nhân viên, kết quả đào tạo,

các khiếu nại của khách hàng, các hành động khắc phục phòng ngừa… trong năm hiện

hành.

d) Kế hoạch hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty trong năm tiếp theo.

e) Kế hoạch chi phí đào tạo của từng Đơn vị.

2. Cơ sở xác lập nhu cầu đào tạo đột xuất:

a) Yêu cầu đào tạo phát sinh trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty.

b) Các chỉ đạo đột xuất của Ban Tổng giám đốc liên quan đến công tác đào tạo phát triển

nguồn nhân lực.

3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổng giám đốc:

a) Quyết định thực hiện các khóa học, chương trình đào tạo cụ thể.

b) Phê duyệt nội dung giáo trình các khóa học, chương trình đào tạo theo chủ trương Công

ty.

c) Quyết định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện công tác đào tạo.

d) Quyết định danh sách giảng viên nội bộ hoặc bên ngoài.

e) Quyết định CBCNV tham dự các khóa học, chương trình đào tạo trong và ngoài nước.

f) Quyết định phân quyền, ủy quyền lại các vấn đề thuộc thẩm quyền tại điều này cho các

CBCNV của Công ty.

Điều 18. Đánh giá khóa học

1. Tất cả CBCNV được cử tham gia đào tạo (trừ đào tạo hội nhập hoặc các chương trình hội

thảo, hội nghị) phải thực hiện việc đánh giá khóa học nhằm cung cấp thêm nguồn thông tin

cho Công ty trong việc xem xét năng lực đối tác đào tạo để đưa vào danh mục các dịch vụ

đào tạo có uy tín để chọn lựa trong tương lai.

2. Thời hạn hoàn tất đánh giá khóa học: trong vòng 07 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.

Điều 19. Báo cáo kết quả đào tạo

1. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, CBCNV tham gia đào tạo phải thực hiện báo cáo kết quả

đào tạo.

2. Các hình thức báo cáo kết quả đào tạo được áp dụng tại Công ty:

a) Thực hiện bài thi hoặc kiểm tra cuối khóa: áp dụng đối với các khóa bồi dưỡng kiến

thức, đào tạo tay nghề hoặc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ.

b) Báo cáo thu hoạch hoặc đề tài ứng dụng vào hoạt động của Đơn vị: áp dụng đối với các

khóa cập nhật kiến thức mới. Trưởng đơn vị/ Thành viên Ban Tổng giám đốc phụ trách

chịu trách nhiệm đánh giá và theo dõi nội dung thu hoạch hoặc đề tài ứng dụng để làm

cơ sở đánh giá hiệu quả đào tạo về sau. CBCNV phải thực hiện Báo cáo thu hoạch gửi

Phòng Hành chính Nhân sự sau khi kết thúc khóa đào tạo 07 ngày (Không áp dụng đối

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

15/16

với đối tượng đào tạo là công nhân sản xuất).

c) Chia sẻ kinh nghiệm giữa người đã được đào tạo với những người có nhu cầu học hỏi:

áp dụng đối với các khóa cập nhật kiến thức mới và nâng cao kỹ năng chuyên môn

dành cho CBCNV có nhu cầu nhưng chưa được đào tạo. Thủ tục tổ chức chia sẻ kinh

nghiệm tương tự như tổ chức đào tạo nội bộ.

d) Các hình thức khác: Trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo mục đích, đối tượng,

chủ đề và nội dung đào tạo, Ban Tổng giám đốc sẽ quyết định hình thức báo cáo đào

tạo khác phù hợp và đạt hiệu quả hơn.

3. Thời hạn hoàn tất báo cáo đào tạo: trong vòng 07 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.

Những trường hợp đặc biệt cũng không được quá 15 ngày và phải được sự xác nhận của

Trưởng Đơn vị và/ hoặc Ban Tổng giám đốc.

4. Khi thông báo cho CBCNV tham dự khóa đào tạo, Phòng Hành chính Nhân sự phải xác

định rõ hình thức báo cáo kết quả đào tạo và thời hạn cuối hoàn tất báo cáo đào tạo cho

CBCNV biết.

Điều 20. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo

1. Toàn bộ các khóa đào tạo sau khi kết thúc 03 tháng đều phải được xem xét và đánh giá

hiệu quả.

2. Các trường hợp không cần thiết đánh giá hiệu quả sau đào tạo:

a) Các khóa đào tạo dành cho thành viên Ban Tổng giám đốc hoặc các khóa đào tạo dưới

hình thức hội thảo, tọa đàm.

b) Các khóa đào tạo được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5 Điều 9 Quy chế này.

3. Việc xem xét và đánh giá hiệu quả các khóa đào tạo đến hạn đánh giá hiệu quả trong quý

nào thì sẽ được thực hiện đánh giá vào tháng cuối của quý đó, cụ thể như sau:

c) Trước ngày 20 của tháng cuối cùng trong quý, Phòng Hành chính Nhân sự lập danh

sách các khóa đào tạo đến hạn xem xét và đánh giá hiệu quả gửi cho các Đơn vị có liên

quan.

d) Trước ngày 05 của tháng đầu quý sau: Trưởng các đơn vị phải hoàn tất báo cáo đánh

giá về các khóa đào tạo có liên quan đến CBCNV trong Đơn vị mình.

e) Trước ngày 15 của tháng đầu quý sau: Phòng Hành chính Nhân sự phải hoàn tất báo

cáo đánh giá tổng hợp về công tác đào tạo trong kỳ để trình Ban Tổng giám đốc.

4. Nội dung đánh giá hiệu quả sau đào tạo:

a) Đối với Đơn vị có nhân sự được đào tạo:

i. Đánh giá mức độ cải thiện của CBCNV thể hiện trong cách suy nghĩ, cách làm và

hiệu quả công việc do chương trình đào tạo đem lại.

ii. Đánh giá mức độ thiết thực của chương trình đào tạo đối với đơn vị và kiến nghị

những điểm cần rút kinh nghiệm cho các khóa đào tạo khác trong tương lai.

b) Đối với đơn vị quản lý đào tạo (Phòng Hành chính Nhân sự):

i. Đánh giá tổng thể việc thực hiện chương trình đào tạo trong kỳ: đối tượng tham dự,

kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

16/16

ii. Đánh giá chất lượng của Tổ chức đào tạo, làm cơ sở xem xét để chọn làm đối tác

cung cấp chương trình đào tạo cho Công ty trong tương lai.

CHƢƠNG V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN,

XỬ LÝ VI PHẠM, ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Xử lý vi phạm trong đào tạo

1. CBCNV được cử tham gia đào tạo hoặc tham gia giảng dạy nếu không hoàn tất khóa học

hoặc không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy không có lý do chính đáng thì được xem như

không hoàn thành nhiệm vụ và chịu sự điều chỉnh của Quy chế khen thưởng kỉ luật, Qui

chế đánh giá hiệu quả công việc của công ty;

2. CBCNV được cử tham gia đào tạo không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Chương III

của Quy chế này xem như không chấp hành Nội quy lao động Công ty. Phòng Hành chính

Nhân sự và Đơn vị liên quan có trách nhiệm ghi nhận và lưu trữ các văn bản chứng minh

việc tham gia đào tạo của CBCNV.

3. CBCNV vi phạm khoản 1 và 2 của Điều này, ngoài việc bị xử lý theo các quy định của

Công ty, còn bị áp dụng hình thức không cử tham gia đào tạo trong thời gian từ 6 tháng đến

18 tháng tiếp theo, mức độ cụ thể như sau:

a) 6 tháng: nếu vi phạm lần đầu với lý do chính đáng nhưng không báo cáo, xin phép

Công ty kịp thời.

b) 12 tháng nếu tái phạm lần 2 hoặc có lý do không chính đáng.

c) 18 tháng: Tái phạm lần 3 trở lên hoặc rơi vào những khóa đào tạo kéo dài trên 3 tháng

hay có chi phí trên 05 (năm) triệu đồng.

Điều 22. Trách nhiệm thực hiện đào tạo

1. Phòng Hành chính Nhân sự:

a) Xây dựng chương trình đào tạo, nội quy lớp học, tổ chức và kiểm soát lớp học đối với

các chương trình đào tạo nội bộ.

b) Xác định CBCNV tham gia đào tạo và thông báo các thông tin liên quan đến khóa học.

c) Hướng dẫn CBCNV thực hiện đầy đủ các thủ tục đào tạo trước, trong và sau khóa học.

d) Ghi nhận và kiểm soát quá trình tham gia đào tạo của CBCNV.

2. Trưởng Đơn vị:

a) Phân công, đề xuất CBCNV phù hợp tham gia khóa học.

b) Theo dõi quá trình đào tạo của CBCNV để có những đề xuất hỗ trợ kịp thời.

3. Đơn vị hỗ trợ cho các chương trình đào tạo nội bộ:

a) Phòng Hành chính Nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện các vấn đề hỗ trợ vật chất, thiết

bị cho khóa học.

b) Đơn vị phụ trách Công nghệ thông tin hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

Điều 23. Điều khoản thi hành

1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ Quy chế này do Tổng Giám đốc xem xét và quyết

VDBCONSULTING Mã số: NS.QC.02 Ngày ban hành:.................... Lần BH/SD: 01 Trang số: 16 QUY CHẾ ĐÀO TẠO

Tài liệu này chứa các thông tin là tài sản của VDBConsulting. Cấm in ấn, sao chép dưới mọi

hình thức nếu không được phép của VDBConsulting

17/16

định./.

3. Các qui định trước đây có nội dung trái với Qui chế này đều không còn giá trị.

VDBCONSULTING

TỔNG GIÁM ĐỐC

1/ 1

PHỤ LỤC 01

CHẾ ĐỘ BỒI DƢỠNG CBNV THAM GIA

GIẢNG DẠY NỘI BỘ

Stt Loại hình đào tạo Biên soạn

(soạn mới) Đứng lớp Ghi chú

1 Đào tạo dạy nghề

(học nghề) 300.000 đ/bộ 100.000 đ/giờ

Người học có tay

nghề đạt yêu cầu 2 Đào tạo mở rộng nghề nghiệp 300.000 đ/bộ 100.000 đ/giờ

3 Đào tạo kỹ năng chuyên môn

nghiệp vụ 300.000 đ/bộ 100.000 đ/giờ

Tài liệu, đề thi…

cần cấp thẩm

quyền phê duyệt 4

Đào tạo bồi dưỡng cho Cán bộ

quản lý 400.000 đ/bộ 200.000 đ/giờ

Các trường hợp khác do Tổng Giám đốc quyết định.

1/ 1

PHỤ LỤC 02

BỒI THƢỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO

Tình huống giả định:

Từ năm 2010 đến năm 2011, một nhân viên của công ty được cử tham gia các khóa đào tạo

như sau:

Khóa học Ngày kết thúc Chi phí đào tạo QĐ hạn phục vụ QĐ bồi thường

A 20/10/2010 900.000 đ Không cam kết Không

B 10/3/2011 1.500.000 đ 09/9/2011 Không

C 20/12/2011 10.000.000 đ 19/12/2012 Có

D 10/4/2012 2.400.000 đ 09/10/2012 Có

Đến ngày 09/ 6/ 2012, Nhân viên có đơn xin thôi việc; căn cứ theo Quy định của Quy chế đào

tạo nhân viên đó phải bồi thường các chi phí như sau:

- Khóa A, B: không bồi thường

- Khóa D: còn 4 tháng, phải bồi thường:

2.400.000 / 6 tháng x 4 = 1.600.000 đồng

- Khóa C: còn 6 tháng 10 ngày, phải bồi thường:

(10.000.000 / 12 tháng) x 6 = 5.000.000 đồng

- Tổng chi phí đào tạo phải bồi thƣờng: 1.600.000 + 5.000.000 = 6.600.000 đồng

2/ 1

VDBCONSULTING Mã số: HCNS/QCĐTA/01 Ngày ban hành: Lần BH/SD: Trang số:

QUY CHẾ ĐÀO TẠO

PHỤ LỤC 03

BẢN CAM KẾT ĐÀO TẠO

Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………Bộ phận: ………………………………………………………………

Tham dự khóa học: ……………………………………………………………………………………………………………..

Thời gian học: ……………………………………………………………………………………..................................................

Đơn vị tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………………………

Cam kết thực hiện các điều sau:

1. Chấp hành tốt các nội quy quy định của lớp học;

2. Tham gia đầy đủ các buổi học (Nếu vắng mặt phải viết Đơn xin nghỉ học có xác nhận

của quản lý trực tiếp và gửi về phòng HCNS trước khi buổi học diễn ra ít nhất 02

ngày);

3. Sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ làm báo cáo thu hoạch sau đào tạo, kế hoạch ứng

dụng nội dung đã được đào tạo và nộp về phòng HCNS để cùng với Trưởng đơn vị

theo dõi kết quả;

4. Kết thúc khóa học phải Photo giấy chứng nhận (hoặc bằng cấp, chứng chỉ) để nộp về

phòng HCNS để xác nhận kết quả và lưu hồ sơ cá nhân;

5. Bồi hoàn 100% chi phí đào tạo nếu không nhận được giấy chứng nhận (hoặc bằng cấp,

chứng chỉ) sau khóa học;

6. Chấp hành nghiêm túc các nội dung trong Quy chế đào tạo của Công ty;

7. Cam kết sau đào tạo làm việc tại Công ty tối thiểu….. năm (tính từ ngày nhận giấy

chứng nhận, bằng cấp, chứng chỉ).

8. Nếu vi phạm cam kết trên, sẽ bồi hoàn số tiền theo đúng quy định tại Điều 12 của Quy

chế đào tạo.

Hà Nội, ngày tháng năm …

NGƢỜI CAM KẾT

(ký, ghi rõ họ tên)