quan hỆ ĐỐi tÁc giỮa ĐÀ nẴng vÀ ngÂn hÀng thẾ...

4
GIỮA ĐÀ NẴNG VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI QUAN HỆ ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐÀ NẴNG – NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư của Việt Nam. Thành phố đang phát triển nhanh chóng với dân số tăng gần gấp đôi trong 15 năm qua và đã lên đến hơn 1 triệu người vào năm 2015. Đà Nẵng cũng là một trung tâm kinh tế, đô thị chính ở miền Trung. Lãnh đạo thành phố quyết tâm đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố xanh và đáng sống vào năm 2025. Đà Nẵng và Ngân hàng Thế giới đã xây dựng một mối quan hệ đối tác lâu bền và chính mối quan hệ đối tác này đã đóng góp đáng kể vào thực hiện tầm nhìn của thành phố. Ngân hàng Thế giới hỗ trợ ngoài vốn tín dụng cho các dự án đầu tư cấp nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường, xử lý chất thải rắn, các tuyến đường chiến lược, và giao thông đô thị còn cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật về quy hoạch bền vững sử dụng năng lượng và phát thải đô thị, quản lý tài chính công, và xây dựng các tiêu chí phát triển xanh giúp giám sát sự phát triển bền vững của thành phố. Đà Nẵng bắt đầu làm việc với Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên vào năm 1998 sau khi được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Trong hai thập kỷ qua Đà Nẵng đã thực hiện thành công hàng loạt dự án đầu tư lớn và phức tạp do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Các dự án này đã mở rộng từ hạ tầng thiết yếu sang phương thức tiếp cận đa ngành đòi hỏi sự tích hợp và phối hợp tốt giữa các ban ngành nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và tính phát triển bền vững. TRONG

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

GIỮA ĐÀ NẴNG VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚIQUAN HỆ ĐỐI TÁC

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

GIỚI THIỆU

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁCĐÀ NẴNG – NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư của Việt Nam. Thành phố đang phát triển nhanh chóng với dân số tăng gần gấp đôi trong 15 năm qua và đã lên đến hơn 1 triệu người vào năm 2015. Đà Nẵng cũng là một trung tâm kinh tế, đô thị chính ở miền Trung. Lãnh đạo thành phố quyết tâm đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố xanh và đáng sống vào năm 2025.

Đà Nẵng và Ngân hàng Thế giới đã xây dựng một mối quan hệ đối tác lâu bền và chính mối quan hệ đối tác này đã đóng góp đáng kể vào thực hiện tầm nhìn của thành phố. Ngân hàng Thế giới hỗ trợ ngoài vốn tín dụng cho các dự án đầu tư cấp nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường, xử lý chất thải rắn, các tuyến đường chiến lược, và giao thông đô thị còn cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật về quy hoạch bền vững sử dụng năng lượng và phát thải đô thị, quản lý tài chính công, và xây dựng các tiêu chí phát triển xanh giúp giám sát sự phát triển bền vững của thành phố.

Đà Nẵng bắt đầu làm việc với Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên vào năm 1998 sau khi được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Trong hai thập kỷ qua Đà Nẵng đã thực hiện thành công hàng loạt dự án đầu tư lớn và phức tạp do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Các dự án này đã mở rộng từ hạ tầng thiết yếu sang phương thức tiếp cận đa ngành đòi hỏi sự tích hợp và phối hợp tốt giữa các ban ngành nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và tính phát triển bền vững.

TRONG

2008-2013

Đà Nẵng là một trong ba địa phương tham gia Dự án Vệ sinh Môi trường ba thành phố do Ngân hàng Thế giới tài trợ, trong đó Đà Nẵng tiếp nhận tín dụng giá trị 30,8 triệu đô la Mỹ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). Dự án đã tập trung nâng cấp hệ thống thoát nước mưa và nước thải, quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, và tăng cường thể chế. 738.000 người dân thành phố đã được hưởng lợi từ dự án thông qua việc tiếp cận dịch vụ thoát nước mưa và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường và qua đó giảm bớt sự tác động của lũ lụt và các rủi ro môi trường khác, như dịch bệnh. Nhờ năng lực quản lý được nâng cao và hoạt động hiệu quả hơn, nên công tác thu gom rác thải đã đạt mức 180.000 tấn một năm, vượt 6% so với mục tiêu đề ra là 170.000 tấn. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng là địa phương đầu tiên ở Việt Nam thực hiện tư nhân hóa dịch vụ thông hút và xử lý bể phốt.

Sau khi thực hiện dự án Vệ sinh môi trường ba thành phố, Đà Nẵng đã thực hiện dự án phát triển đô thị đa ngành đầu tiên tại Việt Nam, là Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng (PIIP). Dự án có mục đích tăng cường tính hiệu quả và bền vững của các dịch vụ đô thị thông qua một gói đầu tư với tổng giá trị 218,5 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn IDA chiếm 152,4 triệu đô la Mỹ. Các hạng mục đầu tư trong dự án bao gồm (i) nâng cấp đô thị cho các khu thu nhập thấp, xây dựng các khu tái định cư, và cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho cải tạo nhà; (ii) cải tạo hạ tầng môi trường; (iii) xây dựng cầu và đường giao thông mới kết nối khu ngoại ô với trung tâm thành phố; và (iv) nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật.

Trên 500.000 người dân tại các khu thu nhập thấp đã được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu tốt hơn. 95,5% các hộ gia đình ở các khu thu nhập thấp được cấp nước sạch và 97,5% số hộ gia đình được hưởng dịch vụ thu gom nước mưa và nước thải. Đà Nẵng là thành phố đầu tiên tại Việt Nam xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý nước thải hoạt động hiệu quả. Đây là kết quả của việc phát triển chiến lược quản lý nước thải và chính sách thu hồi chi phí. Các nguyên tắc nâng cấp đô thị đã được lồng ghép hoàn toàn vào các chương trình của thành phố. Nhiều thành phố khác ở Việt Nam đang cố gắng làm theo mô hình này của Đà Nẵng.

Gần 220.000 người đã được tiếp cận với các con đường hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Dự án cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp Đà Nẵng thành lập một cơ quan quản lý giao thông công cộng mới, Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng thành phố Đà Nẵng “DATRAMAC” trực thuộc Sở Giao thông Vận tải. Qua đó đã giúp chuyển hướng tập trung từ xây dựng và bảo trì đường bộ sang quản lý và giám sát giao thông, và thực hiện và quản lý giao thông công cộng.

Dự án còn tập trung xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật giúp thành phố phát triển quy hoạch tổng thể và quy hoạch giao thông đô thị với nguồn tài trợ của chính phủ Ô-xtơ-rây-lia, Xinh-ga-po và Nhật Bản.

PHÁT

TRIỂN HẠ TẦNG THIẾT YẾU

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO PHƯƠNG THỨC ĐA NGÀNH

1999 – 2008

2013 ĐẾN NAY HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAITừ năm 2013 các hạng mục đầu tư trong dự án PIIP đã được nâng cao lên trong Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng (SCDP), với số vốn tín dụng IDA là 272 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu của dự án là tăng cường cung cấp dịch vụ thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, cải thiện mạng lưới đường giao thông chính, và giao thông công cộng. Dự án bao gồm các hợp phần sau đây: (i) Nâng cấp hệ thống thoát nước mưa và thu gom xử lý nước thải; (ii) Phát triển hệ thống Xe buýt nhanh BRT; (iii) Xây dựng các tuyến đường chiến lược; và; (iv) Hỗ trợ kỹ thuật và phát triển năng lực.

Đến năm 2019, Đà Nẵng sẽ là thành phố đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị và hệ thống thí điểm thu gom nước thải riêng. Các khoản đầu tư vào hệ thống thu gom nước thải riêng này sẽ góp phần phát triển du lịch tốt hơn cho khu vực Mỹ An – Mỹ Khê, là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.

Dự án giúp Đà Nẵng xây dựng một hệ thống giao thông công cộng toàn diện bao gồm xe buýt thường (Dana Bus), xe buýt nhanh công suất lớn (BRT), với một kế hoạch dịch vụ tích hợp và hệ thống vé chung sử dụng thẻ thông minh. Đà Nẵng đã triển khai sáu tuyến Dana Bus trong năm 2017 và sẽ triển khai tiếp sáu tuyến nữa trong năm 2018. Về lâu dài, hệ thống Dana Bus và BRT sẽ dẫn đến thay đổi trong công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo phát triển đô thị mật độ cao. Qua đó khuyến khích người dân chuyển dần từ sử dụng xe hơi và xe máy sang các phương tiện giao thông công cộng và phi cơ giới hiệu quả hơn.

Sự hỗ trợ trong nhiều năm của Ngân hàng Thế giới đã giúp Đà Nẵng tích lũy kinh nghiệm và năng lực quản lý các dự án hạ tầng. Ngày nay mối quan hệ hợp tác đã bước vào một giai đoạn mới chú trọng vào tăng cường năng lực thể chế cấp vùng, quản lý tài chính công đồng bộ và các công cụ sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Đà Nẵng có một tầm nhìn dài hạn với vai trò ngày càng quan trọng là một cửa ngõ quốc tế và một trung tâm giao thông vùng, thông qua việc phát triển một cảng biển mới và cải thiện kết nối giao thông đa phương tiện bằng đường sắt và đường bộ. Hướng đến mục tiêu này, thành phố đang xem xét di dời ga đường sắt hiện nằm ở trung tâm thành phố ra khu vực ngoại ô, và có kế hoạch tái phát triển các khu vực đô thị lõi có giá trị cao xung quanh khu vực nhà ga hiện tại. Kế hoạch đầy tham vọng này sẽ mang lại các cơ hội cải thiện kết nối và điều kiện sinh sống của khu vực nội đô, các cơ chế phát triển đô thị sáng tạo bao gồm phát triển dựa trên giao thông công cộng, thu lợi từ giá trị gia tăng của đất đô thị và quan hệ đối tác công tư. Ngân hàng Thế giới đồng thuận với hướng tiếp cận này và tiếp tục hợp tác với thành phố để nghiên cứu kỹ hơn tính khả thi của đề xuất này.

THÀNH PHỐ XANH VÀ ĐÁNG SỐNGPHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐỒNG BỘ

BÀI HỌC CỦA MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC

Là một đô thị bậc hai (theo tiêu chuẩn quốc tế) đang tăng trưởng mạnh, Đà Nẵng có tiềm năng phát triển “bứt phá” theo hướng bền vững hơn, thông qua việc xây dựng được các thể chế tốt cho quy hoạch và quản lý tích hợp và đồng bộ, học hỏi từ sai lầm của các thành phố lớn hơn, tận dụng các quan hệ đối tác, vốn đầu tư và kinh nghiệm từ nhiều nguồn, kể cả từ khu vực tư nhân và các cơ quan phát triển quốc tế. Bài học cơ bản là phải sớm áp dụng khung thể chế và pháp quy phù hợp cho việc thực hiện các dự án hạ tầng. Trong đó sẽ bao gồm xác định rõ và phối hợp với nhiều bên liên quan bao gồm các ban ngành ở cấp trung ương và địa phương, khu vực tư nhân, các định chế tài chính quốc tế, và cộng đồng địa phương. Muốn vậy cần tiến hành quá trình tham vấn rộng rãi nhằm chia sẻ thông tin, và tiếp thu ý kiến phản hồi.

Việc xây dựng niềm tin và hiểu biết lẫn nhau giữa Đà Nẵng và Ngân hàng Thế giới giúp xác định các vấn đề phức tạp và tìm ra các giải pháp sáng tạo. Nhờ có đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ, tầm nhìn dài hạn và năng lực tốt, Đà Nẵng đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế, bao gồm giải Thành phố môi trường bền vững ASEAN năm 2011”, giải đặc biệt về “Xuất sắc trong phát triển thành phố” của FT/IFC năm 2015, và được quỹ Rockefeller Foundation đưa vào danh sách 100 thành phố có năng lực ứng phó tốt.

Kinh nghiệm quản lý đô thị và đầu tư của Đà Nẵng là một minh chứng tốt cho các đô thị bậc hai mới nổi ở Việt Nam.