quÂn giẢi phÓng miỀn nam viỆt nam (1961-1965) luận văn

24
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- CHU QUANG KHÁNH QUÂN GII PHÓNG MIN NAM VIT NAM (1961-1965) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lch sVit Nam Hà Ni - 2015

Upload: duongcong

Post on 28-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------

CHU QUANG KHÁNH

QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM

(1961-1965)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội - 2015

Page 2: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------

CHU QUANG KHÁNH

QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM

(1961-1965)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60 22 03 13

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Lê

Hà Nội - 2015

Page 3: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực

hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi

trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Chu Quang Khánh

Page 4: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất

tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng

ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong

suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Việt

Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ

bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại

đây.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Chu Quang Khánh

Page 5: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quân giải phóng miền Nam là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam ở

chiến trường miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Được xây dựng và

phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa

phương miền Nam và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật quân sự ở

miền Bắc bổ sung, tăng cường từ năm 1959, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

đặt dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ

huy thống nhất của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

mà trực tiếp Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự trực thuộc Trung ương

Cục.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng bổ

sung, tăng cường hậu phương lớn miền Bắc vào, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của

nhân dân miền Nam và sự phối hợp chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang

hai nước bạn Lào và Cambodia, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã lớn

mạnh, trưởng thành nhanh chóng, nhất là từ năm 1961-1965. Từ đánh tập trung

quy mô đại đội (1961), bộ đội đã tiến lên đánh tập trung quy mô tiểu đoàn (1963)

và trung đoàn (1964).

Đi sâu vào nghiên cứu quá trình xây dựng và chiến đấu của Quân giải phóng

miền Nam Việt Nam trong thời gian này, có thể thấy được sự trưởng thành của

Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đồng thời tiếp tục khẳng định, hoàn thiện và

làm phong phú thêm đường lối chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ

trang nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, tôi chọn đề tài “Quân giải

phóng miền Nam Việt Nam (1961-1965)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch

Page 6: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

4

sử Việt Nam, với mong muốn góp phần tìm hiểu một giai đoạn lịch sử của Quân

đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua sưu tầm, tìm hiểu, tác giả nhận thấy, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước kết thúc, vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến đã được đặt ra. Ban Tổng

kết chiến tranh B2 (Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ) được thành lập, đã thu thập tư

liệu và dựng đề cương tỉ mỉ cho cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước trên chiến trường B2 với 5 tập, trong đó Quân giải phóng miền Nam đã được

đề cập ở một số nội dung. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị được

thành lập năm 1990, tiếp thu những kết quả sau nhiều năm nghiên cứu đã cho xuất

bản cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học,

dành nhiều trang với những nhận định, đánh giá sát với thực tế lịch sử đã diễn ra về

Quân giải phóng miền Nam trong giai đoạn 1961-1965. Cuốn sách Lịch sử cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập 3 do Viện Lịch sử quân sự biên

soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 cũng dành một số trang viết về Quân

giải phóng miền Nam những năm 1961-1965. Cuốn sách Lịch sử biên niên Xứ ủy

Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 của

Viện Lịch sử Đảng tuy không đi sâu về Quân giải phóng miền Nam, nhưng đã giúp

tác giả luận văn có cái nhìn khái quát về sự lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuốn sách Biên niên sự kiện lịch sử Bộ Tổng

tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2008 cũng giúp tác giả trong nhiều vấn đề về quân sự, chiến lược của

Quân giải phóng miền Nam. Sách Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 của Quân khu VII đã cung cấp một số tư liệu

và nhận định khoa học về cơ quan đầu não của Quân giải phóng miền Nam trên mặt

trận B2 để tác giả luận văn kế thừa trong quá trình nghiên cứu.

Page 7: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

5

Các cuốn sách Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975), thắng lợi và bài

học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 2

(1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995… đã miêu tả về Quân giải

phóng miền Nam trong giai đoạn 1961-1965 ở nhiều mức độ khác nhau.

Các tác phẩm của Lê Duẩn như Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự

do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970;

Thư vào Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985; Về chiến tranh nhân dân

Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993… đã chỉ rõ tính cấp thiết của việc xây dựng

và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1960-1965.

Tác giả Trần Văn Giàu, nhà sử học Việt Nam, cán bộ lão thành cách mạng, đã

nhiều năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam, viết cuốn sách Miền Nam giữ

vững thành đồng, tập 2 và tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1965 và 1968.

Cuốn sách đã dành nhiều trang viết về viết về quá trình ra đời và phát triển của

Quân giải phóng miền Nam từ năm 1961-1965, nêu lên một số tư liệu và nhận định

có giá trị khoa học định hướng cho luận văn.

Hầu hết các quân khu và bộ chỉ huy quân sự các tỉnh đều đã xuất bản các

cuốn sách về lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân hay cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nước tại địa phương. Tiêu biểu là Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu VII

(1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010 của Quân khu VII; Quân khu

IX - 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của

Quân khu IX; Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến

Tre, 1993 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre; Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh

Page 8: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

6

Đồng Nai (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của Bộ chỉ huy

quân sự tỉnh Đồng Nai; Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ

trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

2014 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương; Lịch sử lực lượng vũ trang Bà Rịa

- Vũng Tàu (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của Bộ chỉ huy

quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lịch sử cuộc kháng chiến quân dân Tiền Giang

(1940-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Tiền Giang; Kiến Tường - lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 2008 của Bộ

chỉ huy quân sự tỉnh Long An; Lực lượng vũ trang An Giang, 30 năm kháng chiến

(1945-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001 của Bộ chỉ huy quân sự

tỉnh An Giang; Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Tháp trong kháng chiến

chống Mỹ (1954-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001 của Bộ chỉ

huy quân sự tỉnh Đồng Tháp… đã trình bày khá đầy đủ về Quân giải phóng miền

Nam ở từng vùng miền. Tuy nhiên, các tài liệu trên chỉ phản ánh từng mặt, trên

phạm vi khu vực, chưa nói lên tính hệ thống, tính khái quát về Quân giải phóng

miền Nam trên toàn chiến trường miền Nam từ năm 1961-1965.

Các bài báo khoa học đi sau nghiên cứu vào từng mặt, từng vấn đề của Quân

giải phóng miền Nam chủ yếu được đăng trên các tạp chí Lịch sử quân sự, Nghiên

cứu lịch sử, Lịch sử Đảng. Tiêu biểu trong số này có Nguyễn Đình Lê, Vài nét về

lực lượng vũ trang cách mạng Nam Bộ thời kỳ 1954-1960, Tạp chí Lịch sử quân

sự, số 4 năm 1996; Nguyễn Tư Đương, Lực lượng vũ trang giáo phái miền Tây

Nam Bộ thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 năm

2001; Trần Long, Làng rừng Cà Mau, một hiện tượng “Độc nhất vô nhị”, Tạp chí

Lịch sử quân sự, số 2 năm 1997; Nguyễn Đình Lê, Nghị quyết 15 với lực lượng vũ

trang cách mạng miền Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 1999; Nguyễn

Xuân Năng, Bắc Ruộng - Trận đánh mở đầu phong trào Đồng khởi ở Bình Thuận

Page 9: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

7

năm 1960, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3 năm 2003, Võ Cao Lợi, Phong trào giải

phóng nông thôn ở Quảng Ngãi, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 2010; Nguyễn

Hữu Đạo, Sự ra đời của đoàn vận tải quân sự 559, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4 năm

2008; Việt Hồng, Vài nét về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang ở Nam Bộ

trước cuộc “Đồng Khởi” 1959-1960, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 155 năm

1974…

Một số luận vặn, luận án cũng đề cập tới lực lượng vũ trang cách mạng miền

Nam giai đoạn 1961-1965 như Huỳnh Thị Liêm, Phong trào đấu tranh chống, phá

ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961-1965), luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử,

chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành

phố Hồ Chí Minh, năm 2006. Luận án nghiên cứu về phong trào đấu tranh chống,

phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ trong giai đoạn 1961-1965, qua đó cung

cấp những luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng lực lượng cách mạng, phục vụ

nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trần Thị Thu Hương, Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá "quốc sách"

ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), luận án Tiến sĩ

khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội, 2000. Đề tài đã phân tích tính chất gay go, quyết liệt, giằng co lâu

dài của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Hệ thống, khái quát, phân tích những chủ trương, biện pháp, kế hoạch và kế hoạch

chỉ đạo tổ chức thực hiện chống phá chính sách đó của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Đình Hùng, Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ

trang ở miền nam từ năm 1961 đến năm 1965, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,

chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009.

Page 10: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

8

Luận văn nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng và

chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1961-1965.

Bùi Thị Trang, Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân

sự ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,

chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2014. Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự chống đế

quốc Mỹ ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968.

Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước của nhân dân Việt Nam. William Westmoreland - người trực tiếp chỉ huy

quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam viết cuốn Tường trình của một quân nhân,

Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1988. Gabrien Kolko viết cuốn

Giải phẫu một cuộc chiến tranh do Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 1989 và

1991. Trong 2 tập sách, tác giả đã lý giải về nguồn gốc của chiến tranh; sự can

thiệp của Mỹ vào Việt Nam và khẳng định một kết cục tất yếu là Mỹ sẽ thất bại ở

Việt Nam. Daniel Ellsberg viết cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia xuất bản năm 1985. J.Pimlott viết Việt Nam - những trận đánh

quyết định, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ môi trường, Bộ Quốc phòng

phát hành năm 1997…

Nhìn chung, những công trình ở trên đã đề cập ở những góc độ và mức độ

khác nhau liên quan đến Quân giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ

cứu nước. Kết quả nghiên cứu và những tư liệu quý báu của các công trình này là

cơ sở để tác giả kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn.

Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề Quân giải phóng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 11: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

9

1. Phùng Đình Ấm (2002), Khu X, căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống

Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 2), Tr. 22-25.

2. Kiều Xuân Bá, Nguyễn Thị Thủy (2000), Vị trí, ý nghĩa lịch sử của trận

Tua Hai và Đồng khởi ở Tây Ninh, Tạp chí Lich sử Đảng, (số 1), Tr. 38-43.

3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa,

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_

Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a), ngày 15-7-2011.

4. Báo Ấp Bắc, Một số hình ảnh về Chiến thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963,

(http://baoapbac.vn/chinh-tri/201501/ky-niem-52-nam-chien-thang-ap-bac-2-1-

1963-2-1-2015-mot-so-hinh-anh-ve-chien-thang-ap-bac-575223/), ngày 1-1-2015.

5. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Khu V từ năm

1954-1975, Tư liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Quảng Trị, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (1979), Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ

(B2), Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự.

8. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (1984), Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược

của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ - ngụy trên chiến trường B2, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách

mạng Việt Nam (1945-1975), thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 12: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

10

10. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

11. Phạm Thanh Biền (1975), Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng

Ngãi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Binh chủng thông tin liên lạc (2005), Lịch sử bộ đội thông tin liên lạc

1945-2005, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Bình (2012), Trung ương Cục và Quân ủy Miền lãnh đạo công tác

xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam những năm 1961-

1968, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 7), Tr. 8-14.

14. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang (2001), Lực lượng vũ trang An Giang,

30 năm kháng chiến (1945-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

15. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Lịch sử lực lượng vũ

trang Bà Rịa - Vũng Tàu (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

16. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre (1993), Lược sử cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

17. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương (2014), Lịch sử công tác Đảng, công

tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2010), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

18. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định (1992), Bình Định, lịch sử chiến tranh

nhân dân 30 năm (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

19. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ (2002), Lực lượng vũ trang Cần Thơ 30

năm kháng chiến (1945-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 13: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

11

20. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai (1999), Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh

Đồng Nai (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp (2001), Lịch sử lực lượng vũ trang

tỉnh Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), tập 2, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

22. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai (1993), Gia Lai - 30 năm chiến tranh giải

phóng (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

23. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (2014), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh

Lâm Đồng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

24. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An (2008), Kiến Tường - lịch sử kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

25. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An (1994), Long An - Lịch sử kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

26. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên (1993), Phú Yên, 30 năm chiến tranh

giải phóng (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

27. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1988), Quảng Nam - Đà

Nẵng, 30 năm chiến đấu và chiến thắng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

28. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị (1998), Quảng Trị, lịch sử kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

29. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng (1993), Lược sử 30 năm kháng chiến

của lực lượng vũ trang tỉnh Sóc Trăng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

30. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang (2008), Lịch sử cuộc kháng chiến

quân dân Tiền Giang (1940-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 14: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

12

31. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh (1998), Lực lượng vũ trang nhân dân

Trà Vinh 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

32. Bộ Ngoại giao Việt Nam (1979), Sự thật mối quan hệ Việt Nam - Trung

Quốc 30 năm nay, Hà Nội.

33. Bộ Quốc phòng, Điện số 68/6 ngày 6-9-1962 của Bộ Quốc phòng gửi

Quân khu V, Nam Bộ, lưu trữ tại kho lưu trữ Bộ Quốc phòng.

34. Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2008), Biên niên sự kiện

lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập

1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2008), Biên niên sự kiện

lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập

2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2008), Biên niên sự kiện

lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập

3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Tóm tắt tình hình Quân khu V

trong tháng 12-1959, tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự.

38. Bộ Tư lệnh công binh (2006), Lịch sử công binh Việt Nam (1945-2005),

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

39. Bộ Tư lệnh Hải quân (1985), Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

40. Bộ Tư lệnh hóa học (2008), Lịch sử Bộ đội hóa học (1958-2008), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 15: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

13

41. Bộ Tư lệnh Quân khu VII (2005), Lịch sử bộ đội tăng - thiết giáp Quân

giải phóng miền Nam và Quân khu VII, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

42. Nguyễn Thới Bưng (2004), Chiến khu D, chiếc nôi ra đời của Quân giải

phóng miền Nam Việt Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 12), Tr. 49-53.

43. Hồng Chuyên, Sự kiện Vũng Rô, bước ngoặt của đường Hồ Chí Minh trên

Biển Đông (Bài 2), (http://infonet.vn/su-kien-vung-ro-buoc-ngoat-cua-duong-ho-

chi-minh-tren-bien-dong-bai-2-post74704.info127), ngày 28-4-2013.

44. Cục Quân giới (1995), Lịch sử Quân giới Việt Nam (1954-1975), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

45. Cục Quân y (1998), Lịch sử Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

46. Bùi Anh Diên, Di tích chiến thắng lịch sử Tua Hai ở Tây Ninh - Nam Bộ,

(http://www.tanitour.com.vn/Cac-diem-Tham-quan-du-lich-tieu-bieu-trong-tinh-

tay-ninh/Di-tich-chien-thang-Tua-hai/n225cn213.aspx), ngày 4-4-2011.

47. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ

nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

48. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

49. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

50. Trần Dương (chủ biên) (2002), Khu VI kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51. Hồ Sơn Đài (chủ biên) (2002), Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-

1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 16: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

14

52. Đài Truyền hình Vĩnh Long, Tiêu diệt chi khu quân sự Đồng Xoài,

(http://radiovietnam.vn/ArticleMobile/theo-dong-su-kien/2015/06/tieu-diet-chi-

khu-quan-su-dong-xoai/), ngày 29-6-2015.

53. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng tháng 6-1956, tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

54. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng tháng 10-1956, tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

55. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng ngày 31-1-1961, lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự.

56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Đảng ủy Quân đoàn 3 (2009), Lịch sử Đảng bộ mặt trận Tây Nguyên

Quân đoàn 3 (1964-2009), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

62. Nguyễn Hữu Đạo (2008), Sự ra đời của đoàn vận tải quân sự 559, Tạp chí

Lịch sử Đảng, (số 4), Tr. 37-41.

Page 17: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

15

63. Nguyễn Thị Định, Phong trào đồng khởi của Bến Tre năm 1960 (Bài nói

chuyện tại Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, ngày 6-9-1974), tài liệu đánh

máy lưu tại Viện Lịch sử Đảng, ký hiệu H3/6/10-12.

64. Nguyễn Tư Đương (2001), Lực lượng vũ trang giáo phái miền Tây Nam

Bộ thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 5), Tr. 47-51.

65. Nguyễn Tư Đương (2001), Lực lượng vũ trang giáo phái miền Tây Nam

Bộ thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 6), Tr. 33-38.

66. Nguyễn Minh Đường (chủ biên) (2001), Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng

chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Daniel Ellsberg (1985), Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Nxb Sự

thật, Hà Nội.

68. Ilya V.Gaiduk (1998), Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

69. Trần Văn Giàu (1965), Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 2, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

70. Trần Văn Giàu (1968), Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 3, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

71. Nguyễn Thanh Hà (1991), Cuộc hành trình gian khổ đi tới chiến thắng Ấp

Bắc, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 1), Tr. 28-33.

72. Lê Đức Hòa (2004), Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, trận thắng mở đầu

phong trào Đồng khởi ở Trung Nam Bộ cuối năm 1959, Tạp chí Lịch sử quân sự,

(số 10), Tr. 17-20.

73. Hội đồng Biên soạn lịch sử miền Đông Nam Bộ (1993), Miền Đông Nam

Bộ kháng chiến (1945-1975), tập 3, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 18: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

16

74. Việt Hồng (1974), Vài nét về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang ở

Nam Bộ trước cuộc “Đồng Khởi” 1959-1960, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số

155), Tr. 39-55.

75. Lê Đình Hùng (2009), Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang và đấu

tranh vũ trang ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965, luận văn Thạc sĩ khoa học

lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

76. Nguyễn Văn Hùng (2005), Chiến thắng Phước Thành, bước phát triển về

trình độ chỉ huy, tham mưu tổ chức và chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu

VII, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 12), Tr. 47-51.

77. Hồ Hải Hưng (2013), Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở Khánh Hòa (1961-1965), Tạp chí Lịch sử quân

sự, (số 6), Tr. 25-29.

78. Trần Thị Thu Hương (2000), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá

"quốc sách" ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), luận

án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

79. Hồ Khang (2003), Trận đánh báo hiệu, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 1),

Tr. 9-13.

80. Gabrien Kolko (1989), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

81. Bùi Yên Lãng, Thắng lợi lẫy lừng trong nhiệm vụ bất khả thi,

(http://www.thuviendongnai.gov.vn/sanbaybh/default.aspx?Source=&Category=&

ItemID=9&Mode=1), ngày 26-1-2014.

Page 19: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

17

82. Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

83. Nguyễn Đình Lê (1999), Nghị quyết 15 với lực lượng vũ trang cách mạng

miền Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 1), Tr. 5-9.

84. Nguyễn Đình Lê (1996), Vài nét về lực lượng vũ trang cách mạng Nam

Bộ thời kỳ 1954-1960, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 4), Tr. 74-79.

85. Huỳnh Thị Liêm (2006), Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược

ở miền Đông Nam Bộ (1961-1965), luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành

Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí

Minh.

86. Lê Hồng Lĩnh (2006), Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam

1959-1960, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

87. Trần Ngọc Long (1997), Làng rừng Cà Mau, một hiện tượng “Độc nhất

vô nhị”, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 2), Tr. 24-29.

88. Trần Ngọc Long (2000), Quá trình xây dựng và phát triển của căn cứ địa

kháng chiến ở U Minh Hạ (1954-1960), luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên

ngành Lịch sử Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

89. Trần Quốc Long (1995), Đảng lãnh đạo khởi nghĩa ở miền Tây các tỉnh

đồng bằng Khu V (1959-1960), luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành

Lịch sử Đảng, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

Page 20: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

18

90. Chu Lộc, Phương Thảo, Kỷ niệm 54 năm Đồng Khởi Bến Tre,

(http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-su/2014/01/3A923D24/),

ngày 14-1-2014.

91. Đoàn Thị Lợi (2004), Đường Hồ Chí Minh, con đường Hồ Chí Minh

huyền thoại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

92. Võ Cao Lợi (2010), Phong trào giải phóng nông thôn ở Quảng Ngãi, Tạp

chí Lịch sử quân sự, (số 1), Tr. 30-34.

93. Đào Hồng Minh, Chào mừng 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt

Nam,(http://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/trong-nuoc/Chao-mung-

ky-niem-85-nam-ngay-thanh-lap-Dang-cong-san-Viet-Nam-3-2-1930-3-2-2015-

379/), ngày 3-2-2015.

94. Phạm Quang Minh (2009), Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ (1954-1975), Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 1), Tr. 17-21.

95. Ngô Văn Minh (2012), Chiến dịch vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm -

Hà (Tiên Phước, Quảng Nam) năm 1962, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 10), Tr. 28-

32.

96. Bộ Quốc phòng Mỹ (1971), Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ, tập 1, Việt

Nam thông tấn xã xuất bản.

97. Trần Hồ Nam (2003), Vài nét về nhận và tiếp nhận vũ khí bằng đường

biển (1961-1965), Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 4), Tr. 30-34.

98. R.S.Mc Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài

học về Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Nguyễn Xuân Năng (2003), Bắc Ruộng - Trận đánh mở đầu phong trào

Đồng khởi ở Bình Thuận năm 1960, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 3), Tr. 18-22.

Page 21: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

19

100. Hương Ngân, Linh hoạt tổ chức các trận địa phục kích trong đánh địch,

(http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/khoa-hoc-nghe-thuat-quan-su/linh-hoat-

to-chuc-tran-dia-phuc-kich-danh-dich/339746.html), ngày 4-1-2015.

101. Đồng Sĩ Nguyên (2001), Đường xuyên Trường Sơn, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

102. Douglas Pike (1970), Viet Cong: Organization and Technique of the

National Liberation Front of South Vietnam, dẫn theo Bách khoa toàn thư mở

Wikipedia,(https://en.wikipedia.org/wiki/Viet_Cong_and_PAVN_strategy,_organi

zation_and_structure#cite_note-Harrison-85), ngày 11-5-2009.

103. Trần Hải Phụng, Lưu Phương Thanh (chủ biên) (1994), Lịch sử Sài Gòn

- Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

104. J.Pimlott (1997), Việt Nam - những trận đánh quyết định, Trung tâm

thông tin khoa học công nghệ môi trường, Bộ Quốc phòng phát hành.

105. Peter A. Pole (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon,

Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

106. Quân đội nhân dân Việt Nam (1986), Pháo binh Quân đội nhân dân Việt

Nam, những chặng đường chiến đấu, tập 2, Bộ Tư lệnh pháo binh xuất bản, Hà

Nội.

107. Quân khu V (2000), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng

vũ trang Quân khu V (1945-2000), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

108. Quân khu V (1989), Liên khu V: 30 năm chiến tranh giải phóng, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 22: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

20

109. Quân khu VII (2004) Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

110. Quân khu VII (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân khu VII (1945-2005), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

111. Quân khu VII (2010), Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu VII (1945-

2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

112. Quân khu IX (2009), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong lực

lượng vũ trang Quân khu IX (1945-2005), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

113. Quân khu IX (1999), Quân khu IX - 30 năm kháng chiến (1945-1975),

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

114. Quân ủy Trung ương, Chỉ thị về việc thành lập Quân giải phóng miền

Nam Việt Nam, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự.

115. Nguyễn Xuân Sinh (2015), Căn cứ địa Nam Tây Nguyên trong kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Việt Nam, Đại học sư phạm Huế, Thừa Thiên Huế Huế.

116. Hồ Sĩ Thành (2007), Nhơn Trạch - Cần Giờ, cái nôi đặc công rừng Sác

trong kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 1), Tr. 20-24.

117. Bùi Tiến Thành (2011), Từ Đoàn 759 đến Đoàn 125, bước phát triển cả

về lượng và chất của lực lượng vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển, Tạp chí Lịch

sử quân sự, (số 10), Tr. 7-11.

118. Hoàng Minh Thảo (chủ biên) (1980), Lực lượng vũ trang Tây Nguyên

trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 23: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

21

119. Võ Thị Thanh Thảo (1999), Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách

mạng tại miền Nam từ năm 1954-1960, luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên

ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

120. Trần Thuận (2005), Đấu tranh vũ trang ở Bạc Liêu, Tạp chí Lịch sử quân

sự, (số 7), Tr. 14-18.

121. Đặng Việt Thủy (chủ biên) (2009), Hỏi đáp về các binh chủng trong

Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

122. Thư viện lịch sử, Chiến thắng Ba Gia (29/5/1965 - 31/5/1965),

(http://thuvienlichsu.com/su-kien/chien-thang-ba-gia-384), ngày 30-5-2014.

123. Tổng cục Chính trị (2002), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị

trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

124. Tổng cục Hậu cần (1999), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam,

tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

125. Bùi Thị Trang (2014), Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với

đấu tranh quân sự ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968, luận văn Thạc sĩ khoa

học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

126. Nguyễn Xuân Tú (2003), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965-1975, Nxb Lao động, Hà Nội.

127. Trần Quốc Tuấn, Trương Tú (2014), Chiến thắng An Lão, 50 năm nhìn

lại, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 9), Tr. 24-28.

128. Nguyễn Duy Tường (2000), Vận tải thô sơ trên đường Trường Sơn thời

kỳ 1959-1964, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 4), Tr. 14-18.

Page 24: QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) Luận văn

22

129. Viện Lịch sử Đảng (2008), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung

ương Cục miền Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Viện Lịch sử Đảng (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

131. Viện Lịch sử quân sự (1995), 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

(1944-1994), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

132. Viện Lịch sử quân sự (2010), Lịch sử đường Hồ Chí Minh từ Nam Tây

Nguyên đến miền Đông Nam Bộ (1959-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

133. Viện Lịch sử quân sự (1995), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước,

tập 2 (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

134. Viện Lịch sử quân sự (1997), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(1954-1975,) tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

135. Viện Lịch sử quân sự (1994), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

136. Viện Lịch sử quân sự (2005), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

137. Viện Sử học (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975), Nxb Sự

thật, Hà Nội.

138. Vietnamplus, Những bức ảnh quý giá về Đại thắng mùa Xuân 1975,

(http://quocoai.hanoi.gov.vn/di-tich-lich-su-van-hoa/news/), ngày 15-4-2015.

139. William Westmoreland (1988), Tường trình của một quân nhân, Nxb

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.