qgtd.12.22 tran thi thanh tu.pdf

27
MẪU 14/KHCN (Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng10 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực quản trị điều hành của các NHTM Việt nam Mã số đề tài: QGTĐ.12.22 Chủ nhiệm đề tài:TS Trần Thị Thanh Tú Hà Nội, ........

Upload: dangdung

Post on 28-Jan-2017

249 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

MẪU 14/KHCN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng10 năm 2014

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực quản trị điều hành của

các NHTM Việt nam

Mã số đề tài: QGTĐ.12.22

Chủ nhiệm đề tài:TS Trần Thị Thanh Tú

Hà Nội, ........…

Page 2: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

1

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên đề tài: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực quản trị điều hành của các

NHTM Việt nam

1.2. Mã số: QGTĐ.12.22

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 TS. Trần Thị Thanh Tú Khoa TCNH, ĐHKT Chủ nhiệm

2 Th.S Nguyễn Thị Hải Hà Khoa KTKT, ĐHKT Thư ký

3 PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn ĐHKT Ủy viên

4 TS. Đinh Thị Thanh Vân Khoa TCNH, ĐHKT Ủy viên

5 TS Nguyễn Phú Hà Khoa TCNH, ĐHKT Ủy viên

6 Th.s Phạm Bảo Khánh Bảo hiểm Tiền gửi VN Ủy viên

7 Th.s Phan Thanh Bình Bảo hiểm Tiền gửi VN Ủy viên

8 Th.S Lê Hải NHTMCP Quân Đội Ủy viên

9 Th.S Lê Quốc Minh NHTMCP Quân Đội Ủy viên

1.4. Đơn vị chủ trì:

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 12năm 2012 đến tháng 10 năm 2014

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý

kiến của Cơ quan quản lý)

Điều chỉnh lịch khảo sát các NHTM: theo thuyết minh, lịch khảo sát ở TP HCM ở năm thứ 2

(2014), nhưng trên thực tế nhóm nghiên cứu đã đẩy nhanh tiến độ sang tháng 7 năm 2013, để đáp

ứng nhu cầu phân tích và xử lý số liệu.

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 400 triệu đồng.

PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên

tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:

1. Đặt vấn đề

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi kể từ năm 2008. Một trong

những sự thay đổi đó là sự thay đổi trong cơ cấu sở hữu và quản trị điều hành (corporate

governance). Việc thành lập các ngân hàng cổ phần, tư nhân hóa 3 ngân hàng thương mại

nhà nước lớn và ban hành luật các tổ chức tín dụng trong năm 2010 là những dấu mốc quan

trọng của quá trình thay đổi. Trong bối cảnh đó, quản trị điều hành trong hệ thống ngân

hàng Việt Nam – một yếu tố góp phần vào sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đã được cải

Page 3: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

2

thiện. Tuy nhiên, quản trị ngân hàng cần phải có sự thay đổi cơ bản để trở thành động lực

cho sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng.

Quản trị điều hành của các doanh nghiệp thường được đánh giá dựa trên hệ khuôn

khổ nguyên tắc của OECD hoặc được đo bằng một chỉ số (OECD, 2006). Chỉ số quản trị

điều hành (CGI) đã được sử dụng ở nhiều nước. Ở Việt Nam, CGI vẫn chưa được sử dụng.

Rất nhiều nghiên cứu trước đây ở một số nước khác cho rằng mối tương quan giữa quản trị

điều hành và tình hình hoạt động ngân hàng là mối tương quan cùng chiều. Do vậy, giới

thiệu một chỉ số là cần thiết nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sức mạnh của hệ thống ngân

hàng Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa.

Trong khi quản trị điều hành trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là một trong những

mối quan tâm chính của tất cả các thành viên thị trường, các nghiên cứu trong lĩnh vực này

còn nhiều hạn chế. Một số dự án và cuộc điều tra về quản trị điều hành của các doanh

nghiệp Việt Nam đã nhấn mạnh rằng có một khoảng cách lớn giữa những nguyên tắc quốc

tế và các quy định của Việt Nam, và cũng có khoảng cách giữa thực tế áp dụng và các quy

định (Cung & R. Robertson, 2005; N.Freeman & Lan, 2006). Trong bối cảnh đó, mục tiêu

bài viết này nhằm đánh giá quản trị điều hành của các ngân hàng Việt Nam bằng cách đề

xuất cách tính chỉ số quản trị điều hành (CGI) và thử nghiệm mối quan hệ giữa CGI và kết

quả hoạt động của ngân hàng. Các kết quả sẽ cung cấp những thông tin thăm dò cho những

nghiên cứu thực nghiệm sắp tới và hàm ý chính sách đối với các ngân hàng ở Việt Nam.

2. Mục tiêu

Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các mục tiêu nghiên cứu sau: (i) tổng quan về những

nghiên cứu trước đó liên quan đến quản trị điều hành, chỉ số quản trị điều hành và mối quan

hệ giữa quản trị điều hành và hiệu quả hoạt động ngân hàng, (ii) đề xuất phương pháp xây

dựng bộ chỉ số đánh giá quản trị điều hành của các NHTM VN, (iii) từ kết quả tính toán

CGI của các NHTMVN, nhóm tác giả sẽ kiểm định mối quan hệ giữa CGI, các thành phần

của chỉ số CGI và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (iv) đề xuất những

kiến nghị nhằm nâng cao quản trị điều hành và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng ở Việt

Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Các giả thuyết

Dựa trên các kết luận đánh giá trước đây của các nghiên cứu liên quan và kinh nghiệm trong

hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, các giả thuyết sau được phát triển:

Giả thuyết 1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quản trị điều hành và kết quả hoạt

động ngân hàng.

Giả thuyết 2: Có sự khác biệt trong quản trị điều hành tại các ngân hàng niêm yết và

không niêm yết ở Việt Nam.

Page 4: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

3

Giả thuyết 3: Có sự khác biệt trong quản trị điều hành giữa ngân hàng có vốn điều lệ

lớn hơn 3000 tỷ VND với các ngân hàng khác.

Giả thuyết 4: Có sự khác biệt trong quản trị điều hành giữa các ngân hàng có tài sản

lớn hơn 7000 tỷ VND với các ngân hàng khác.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xây dựng chỉ số quản trị điều hành được đề xuất

Để kiểm tra tất cả các gả thuyết, quản trị điều hành của các ngân hàng được đo bằng

chỉ số quản trị điều hành (CGI). Dựa vào Thẻ điểm quản trị điều hành của Việt Nam 2011

được phát triển bởi Tổng công ty tài chính quốc tế (IFC, 2011) và chỉ số quản trị đã được đề

xuất cho các công ty niêm yết Việt Nam (T.N.Thang, 2010) và các nguyên tắc Basel về tăng

cường quản trị điều hành, phương pháp xây dựng chỉ số quản trị điều hành lần đầu tiên được

phát triển bởi các tác giả trong năm 2012. Từ đó, chỉ số này đã được sửa đổi để sử dụng cho

nghiên cứu này.

Bộ chỉ số CGI được tính dựa trên 60 câu hỏi về 5 vấn đề chính:

- Các cổ đông và cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (18 câu hỏi)

- Hội đồng quản trị (20 câu hỏi)

- Ban kiểm soát (8 câu hỏi)

- Công khai, minh bạch và kiểm toán (12 câu hỏi)

- Các vi pham (2 câu hỏi)

Các câu hỏi được thiết kế một các thẳng thắn, dựa trên những thông tin đã được công

bố. Từng câu hỏi được chấm điểm dựa trên thang điểm được đề cập trong phần Phụ Lục 1.

Điểm tối đa là 100. Nếu các ngân hàng được cho là vi phạm các quy định, số điểm của họ sẽ

bị trừ.

Thành phần Điểm

Các cổ đông và cuộc họp đại hội

đồng cổ đông

37

Hội đồng quản trị 34

Ban kiểm soát 8

Công khai, minh bạch và kiểm toán 21

Các vi phạm -2

Bảng 1: Thang điểm

Để kiểm tra 4 giả thuyết, các phương pháp sau được sử dụng

Page 5: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

4

Giả thuyết 1: Hồi quy tuyến tính (OLS) được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa

quản trị điều hành và tình hình hoạt động của ngân hàng

Hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị điều hành và

tình hình hoạt động ngân hàng trong năm 2010 và 2011. Các mô hình sau đây đuwocj sử

dụng trong nghiên cứu này hầu hết được dựa vào mô hình của Vintila. G và Gherghina

(2012). Các biến được lựa chọn dựa trên các nghiên cứu trước đó (Daines, Gow & Larcker

(2008), Vintila. G and Gherghina (2012), Gompers, Ishii & Metrick (2003), Brown &

Caylor (2004), Daines, Gow & Larcker (2008), Epps & Cereola (2008) và được điều chỉnh

phù hợp với dữ liệu sẵn có của Việt Nam

ROE = ß0 + ß1x CGI (hoặc các thành phần CGI) + ß2xLEV +ß3x ln các tài sản

+ E (còn lại)

ROA = ß0 + ß1x CGI (hoặc các thành phần CGI) + ß2xLEV +ß3x ln các tài sản +

E (còn lại)

Tỷ suất chi phí trên thu nhập = ß0 + ß1x CGI (hoặc các thành phần CGI) +

ß2xLEV +ß3x ln các tài sản + E (còn lại)

Trong đó,

Biến phụ thuộc:

Tình hình hoạt động của ngân hàng: được đo bằng ROE, ROA, Tỷ suất chi phí trên

thu nhập (COI)

Các biến không phụ thuộc:

Quản trị điều hành: Chỉ số quản trị điều hành (CGI) được tính toán đối với từng ngân

hàng dựa trên phương pháp đã đề xuất ở phía trên. Ngoài CGI, chúng tôi chia 5 thành phần

chính của CGI bao gồm: các cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, công khai, vi phạm

để kiểm tra ảnh hưởng của từng thành phần này đối với tình hình hoạt động của ngân hàng

để có được những giải thích sâu hơn về quản trị điều hành trong các ngân hàng Việt Nam.

Các biến phụ thuộc Công thức

tính

ROE – Lợi nhuận trên vốn

ROA – Lợi nhuận trên tổng tài sản

Chi phí trên thu nhập – COI

Lợi nhuận ròng/

Tổng giá trị vốn chủ

sở hữu

Lợi nhuận ròng/

Tổng giá trị tài sản

Tổng chi phí trên

tổng thu nhập

Page 6: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

5

Các biến không phụ thuộc Công thức tính Giả định mối

tương quan

TA – Tổng giá trị tài sản Tỷ lệ thuận/ Tỷ

lệ nghịch

LEV- Chỉ số đòn bẩy

Tổng giá trị vốn chủ

sở hữu/ tổng giá trị

tài sản

Tỷ lệ thuận

CGI Tỷ lệ thuận

CGI các cổ đông Tỷ lệ thuận

CGI Hội đồng quản trị Tỷ lệ thuận

CGI Ban kiểm soát Tỷ lệ thuận

CGI Công khai Tỷ lệ thuận

Bảng 3: Mô tả các biến

Giả thuyết 2, 3, 4: Mô hình ANOVA một chiều được sử dụng để kiểm tra có sự khác

biệt trong quản trị điều hành của các ngân hàng niêm yết và ngân hàng không niêm yết; sự

khác biệt về tài sản và vốn chủ sở hữu.

3.3. Dữ liệu

Nguồn thông tin thứ cấp và dữ liệu của ngân hàng bao gồm báo cáo thường niên, báo

cáo tài chính được kiểm toán, các báo cáo và nguồn dữ liệu khác trong Đại hội đồng cổ

đông (GSM), các thông tin khác từ trang web của ngân hàng và các web khác liên quan.

Nguồn dữ liệu sơ cấp bao gồm thảo luận với các chuyên gia và các nhà đầu tư.

Với các thông tin này, CGI của 39 trên tổng số 44 ngân hàng Việt Nam được tính

toán cho năm 2010, 2011 và 2012. Tuy nhiên, do 3 ngân hàng không có số liệu chính xác để

kiểm tra sự khác nhau giữa quản trị điều hành của ngân hàng với sự khác biệt về tài sản, và

vốn chủ sở hữu. Bởi vậy, để kiểm tra giả thuyết 2, 3, 4, 125 quan sát của ngân hàng được sử

dụng làm mẫu nghiên cứu.

4. Tổng kết kết quả nghiên cứu trước đây

3.1. Định nghĩa về quản trị điều hành

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị điều hành. OECD (2004) cho rằng “Quản trị điều

hành là một hệ thống mà nhờ đó các công ty được quản lý và kiểm soát” La Porta et al.

(2000) xem xét quản trị điều hành như một tập hợp các cơ chế trong đó các nhà đầu tư bên

Page 7: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

6

ngoài bảo vệ họ chống lại các vấn đề phát sinh từ xung đột lợi ích từ các nhà quản lý và các

cổ đông kiểm soát. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về quản trị điều hành, theo Pei Sai Fan

(2004), “quản trị điều hành về cơ bản là việc thiết lập cấu trúc, quy trình và cơ chế mà

doanh nghiệp được kiểm soát và quản lý nhằm nâng cao giá trị cổ đông dài hạn thông qua

trách nhiệm của các nhà quản lý”.

Ở mức độ cơ bản, các vấn đề quản trị điều hành xảy ra khi các cổ đông muốn kiểm

soát công ty của mình theo cách khác so với các nhà quản lý. Những vấn đề này trở nên

phức tạp bởi những xung đột giữa các cổ đông khác nhau do sự đa dạng về sở hữu. Để giải

quyết các xung đột đó, cơ chế quản trị điều hành phù hợp cần được thực thi. Năm cơ chế

trong quản trị điều hành được sử dụng để quản lý xung đột: (i) sự tiếp quản mang tính thù

địch; (ii) quyền sở hữu và kiểm soát tập trung của các cổ đông lớn hoặc một nhóm cổ đông;

(iii) sự trao quyền kiểm soát một phần cho những chủ nợ lớn (ví dụ trung gian tài chính),

(iv) kiểm soát Tổng giám đốc bởi Hội đồng quản trị; (v) thay đổi lợi ích của nhà quản lý với

lợi ích của cổ đông thông qua chính sách đãi ngộ. Trong các cơ chế đó, vai trò của hội đồng

quản trị trong việc kiểm soát Tổng giám độc được sử dụng rộng rãi. Các quy định của hầu

hết các doanh nghiệp đều yêu cầu các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị để đại diện giám sát

Giám đốc điều hành.

3.2 Xây dựng chỉ số quản trị điều hành (CGI)

Có 2 loại chỉ số quản trị điều hành chính đã được nghiên cứu và xây dựng trong các

nghiên cứu và dự án: (i) CGI được xây dựng bởi từng nước như Anh, Nhật, Singapore, Thổ

Nhĩ Kỳ; (ii) CGI của nhóm các nước như CGI của cộng đồng các nước châu Âu, CGI của

các nước phát triển (ISS, FTSE, 2005). Từ quan điểm nội dung của chỉ số, một chỉ số về

lĩnh vực nhất định trong quản trị điều hành như chỉ số về bảo vệ quyền của các nhà đầu tư,

chỉ số về việc công bố và minh bạch thông tin (Marina, M. và Luc, R., 2005) và chỉ số tổng

hợp như GTI của Singapore (Thời báo doanh nghiệp và CGIO, 2011).

Về nguyên tắc, hầu hết CGI được xác định dựa trên các nguyên tắc về quản trị điều

hành như nguyên tắc của OECD. Tuy nhiên, phương pháp để xây dựng chỉ số CGI khác

nhau giữa các dự án và các nghiên cứu về các yếu tố đo lường và phương pháp tính. Ví dụ,

Chỉ số CGI của Singapore (GTI) có 21 yếu tố trong khi đó CGI của nhóm các nước sử dụng

49 yếu tố. Điều này chứng tỏ CGI phụ thuộc vào các điều kiện của quốc gia. Từng quốc gia

nên có riêng những nghiên cứu về CGI cho riêng mình.

Ở Việt Nam, có một số lượng các nghiên cứu về quản trị điều hành. Các báo cáo

đánh giá về quản trị điều hành ở Việt Nam (World Bank, 2006; N.D.Cung, Scott, R. 2005)

đã kết luận rằng Việt Nam hầu như chưa áp dụng hầu hết các chuẩn mực về quản trị của

OECD; các quy định về quản trị điều hành chưa được tuân thủ tốt ở Việt Nam. Q.M.Hao

(2008) và L.C.Hoa (2009) đã đưa ra kết luận rằng quản trị điều hành có ảnh hưởng đến tình

hình hoạt động của doanh nghiệp. Một dự án nghiên cứu quốc gia trong việc xây dựng chỉ

Page 8: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

7

số quản trị điều hành (201) của T.N.Thang đã đề xuất một nhóm các yếu tố và phương pháp

để tính CGI đối với Việt Nam.

Trong ngân hàng, các nghiên cứu về quản trị điều hành hầu hết tập trung vào đánh

giá định tính về thực tế áp dụng. Khoảng cách lớn giữa các nguyên tắc của OECD và quy

định về quản trị ngân hàng của Việt Nam đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Sự độc lập

của hội đồng quản trị kém, quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ chưa được bảo vệ, việc công

bố và minh bạch thông tin không đầy đủ và không chính xác. Việc niêm yết trên sàn chứng

khoán và tư nhân hóa ngân hàng đã cải thiện quản trị điều hành tạ các ngân hàng trong

những năm gần đây. Cùng với các nguyên tắc của OECD, các nguyên tắc của Basel về tăng

cường quản trị điều hành tại các ngân hàng đã hình thành một khuôn khổ cho quản trị ngân

hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá dựa trên những nguyên tắc đó là định tính và không dễ so

sánh về quản trị điều hành giữa các ngân hàng. Hơn nữa, phương pháp xây dựng chỉ số CGI

đã được đề xuất bởi T.N.Thang (2010) chỉ đề cập đến quản trị điều hành ở các doanh nghiệp

nói chung mà không cụ thể về quản trị điều hành ở các ngân hàng. Giống như các nước

khác, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam được quy định chặt chẽ hơn so với các lĩnh vực khác

và điều này khiến ngân hàng khác biệt so với doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc có một

chỉ số CGI riêng đối với các ngân hàng là cần thiết. Trong nghiên cứu đã được công bố vào

năm 2012 trong Báo cáo kinh tế thường niên Việt Nam, các tác giả đã đề xuất một tập hợp

các yếu tố và phương pháp tính toán để xây dựng một chỉ số CGI và sử dụng nó để xây

dựng chỉ số CGI cho toàn bộ các ngân hàng ở Việt Nam (Nguyen Duc Thanh, 2012).

Nghiên cứu này có thể được cân nhắc như một thử nghiệm trên một quy mô lớn để kiểm tra

tính khả thi khi xây dựng chỉ số CGI cho các ngân hàng đối với lần đầu tiên. Kết quả được

cho là tốt bởi thông tin để xây dựng chỉ số đầy đủ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có

một sự khác biệt rõ ràng giữa quản trị điều hành trong các ngân hàng ở Việt Nam và chuẩn

mực quốc tế do các điểm thấp hơn mức điểm tối đa. Tuy nhiên, trong việc chấm điểm chỉ

số, một số yếu tố cần được sửa đổi và cần thiết có một đánh giá mang tính định tính sâu hơn

đối với CGI của từng ngân hàng nhằm có được những nhận định về tính phù hợp của chỉ số

CGI và cách các từng yếu tố được đánh giá trước khi quyết định tổng điểm của nó.

3.3. Mối quan hệ giữa CGI và minh bạch thông tin cũng như là hội đồng quản

trị và tình hình hoạt động của các ngân hàng

Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị điều hành và hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp. Có hai cách tiếp cận chính trong các nghiên cứu này. Thứ nhất là nghiên

cứu mối quan hệ trong một hoặc hai lĩnh vực của quản trị điều hành như sự độc lập của hội

đồng quản trị, minh bạch và công khai thông tin. Thứ hai là có một đánh giá toàn diện về

quản trị điều hành bằng một chỉ số.

Đối với cách tiếp cận đầu tiên, nghiên cứu trong lĩnh vực hội đồng quản trị tập trung

vào tính độc lập và thành phần của hội đồng quản trị. Ảnh hưởng của các giám đốc độc lập

đối với hiệu quả của hội đồng quản trị đã được nghiên cứu dựa vào các dữ liệu thực nghiệm.

Kết quả cho thấy rất khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu thực tế đã ủng hộ giả thiết rằng

Page 9: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

8

các giám đốc độc lập sẽ đưa đến một sự cải thiện về hiệu quả hoạt động của hội đồng quản

trị. Ví dụ, hội đồng quản trị độc lập hơn sẽ có thể thay thế Giám đốc điều hành làm việc

không hiệu quả một cách dễ dàng hơn. Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho thấy chưa có

một bằng chứng kết luận về hiệu quả của sự độc lập của hội đồng quản trị (M.Becht, 2007;

Hermanlin và Weisbach, 1991).

Trong ngân hàng, vai trò của hội đồng quản trị rất quan trọng. Nguyên nhân do sự

cạnh tranh hạn chế, các quy định ngặt nghèo và thiếu hụt nguồn thông tin gây ra những

phức tạp về các vấn đề quản trị tại các ngân hàng (Levine, 2004). Các nghiên cứu về vai trò

của hội đồng quản trị trong các ngân hàng cũng tập trung vào cơ cấu hội đồng quản trị và

tính độc lập của hội đồng quản trị. Cơ cấu và quy mô của hội đồng quản trị được kết luận là

tương quan tới các khả năng của hội động quản trị trong việc giám sát các Giám đốc điều

hành. Tuy nhiên, các giám đốc độc lập quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu

quả của hội đồng quản trị. Số lượng tối ưu của các thành viên hội đồng quản trị trong một

ngân hàng quốc tế là 19 người (Pablo de Andres, Eleuterio Vallelado, 2008).

Trong các ngân hàng châu Á, các nghiên cứu về quản trị điều hành cho thấy các hội

đồng quản trị ở các ngân hàng Nhật đã không làm tròn trách nhiệm trong việc giám sát của

mình đặc biệt trước khủng hoảng. Kết quả cũng cho thấy các giám đốc điều hành được cho

là không bị sa thải do hiệu quả làm việc kém. Sau khủng hoảng, tình huống đã hay đổi bởi

một số lượng lớn hơn các giám đốc bị thay thế, và kết quả là tình hình hoạt động của ngân

hàng tốt hơn (Christopher W Anderson, Terry L. Campbell (2004). Trong khu vực Đông

Nam Á, việc tư nhân hóa các ngân hàng được cho là mang lại tình hình hoạt động tốt hơn

(J.William & Ng.Nghia, 2005). Kết luận này cho rằng việc tăng cường kiểm soát của hội

đồng quản trị như là kết quả của việc tư nhân hóa đã tăng cường tình hình hoạt động của các

ngân hàng.

Ngược lại với các tài liệu về vai trò của hội đồng quản trị, có rất ít phân tích về vai

trò của hội đồng quản trị và cách các hội đồng quản trị được quy định trong thực tế. Ở Việt

Nam, không có bất kỳ một phân tích hay đánh giá về các quy định của quản trị điều hành

trong các ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá về quản trị điều hành ở thị trường Việt Nam

so với các nguyên tắc của OECD bởi World Bank trong năm 2006 đã đánh dấu một khoảng

cách lớn giữa việc thực hiện quản trị ở Việt Nam với các nguyên tắc của OECD về quản trị

điều hành (World Bank, 2006).

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc công bố thông tin và

quản trị điều hành. Lowenstein (1996) cho rằng một cơ chế công bố thông tin tốt là một cơ

chế hiệu quả và hiệu suât snhất để các nhà quản lý quản trị điều hành tốt hơn. Điều này cho

thấy các doanh nghiệp công bố thông tin tốt hơn có thể có quản trị điều hành tốt hơn. Bởi

vậy, công bố và minh bạch thông tin góp phần lớn vào công tác quản trị điều hành nói riêng

và hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Page 10: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

9

Công bố những thông tin phù hợp tăng cường minh bạch và cung cấp lượng thông tin

chính xác, sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp và các bên liên quan có những hành động

phù hợp (Abdul Rahman, 2006). Ngoài ra, công bố thông tin về quản trị điều hành rất quan

trọng với các nhà đầu tư để giúp họ có một bức tranh tốt về mức độ của các hoạt động giám

sát doanh nghiệp. Nó cũng giúp các nhà đầu tư nhận biết và so sánh về việc thực thi quản trị

điều hành giữa các công ty với nhau. Và nhờ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư dựa

vào mức độ công bố thông tin về quản trị doanh nghiệp (Abdul Rahman và Rizal Salim,

2010). Quản trị điều hành có vai trò như một cơ chế để giảm thiểu các vấn đề về đại diện

giữa các cổ đông và nhà quản lý. Việc tăng cường công bố thông tin của doanh nghiệp và

việc thiết lập những hướng dẫn về quản trị điều hành đã hỗ trợ cho các cổ đông nhằm đảm

bảo các nhà quản lý sẽ điều hành công ty dựa trên lợi ích của các cổ đông. Chỉ thông qua

việc công khai và minh bạch thông tin một cách hoàn chỉnh và đầy đủ, các cổ đông mới có

thể thấy tự tin về khoản đầu tư được vận hành một cách tốt nhất cho lợi ích của họ.

Về cách tiếp cận thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị điều

hành (đại diện bởi chỉ số quản trị điều hành) và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Rất

nhiều nghiên cứu sử dụng mối tương quan và hồi quy để kiểm tra mối quan hệ này. Kết quả

rất đa dạng do phụ thuộc vào yếu tố thời gian thu thập dữ liệu và các điều kiện cụ thể của

quốc gia đó. Gompers, Ishii & Metrick (2003) đã kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị điều

hành và tình hình hoạt độgn của 1,500 doanh nghiệp niêm yết lớn của Mỹ. Chỉ số quản trị

điều hành bao gồm quyền bỏ phiếu, tiếp quản mang tính thù địch v..v.. được sử dụng như là

đại diện cho các yếu tố quản trị điều hành. Tình hình hoạt động được đo bằng Tobin Q, lợi

nhuận, tăng trưởng doanh thu. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp với quyền lợi của các cổ

đông cao hơn sẽ có giá trị lớn hơn, nghĩa là Tobin’s Q, lợi nhuận lớn hơn, tăng trưởng

doanh thu cao hơn, và chi phí vốn thấp hơn.

Brown và Caylor (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số quản trị điều hành của

họ (Gov – Score) và tình hình hoạt động của doanh nghiệp Mỹ được đại diện bởi tình hình

hoạt động (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu), định

giá (Tobin’s Q) và trả cổ tức cổ đông (lợi tức và việc mua lại cổ phiếu). Các kết quả chỉ ra

rằng trong năm 2022, các doanh nghiệp có chỉ số Gov – Score thấp là những doanh nghiệp

có tình hình hoạt động kém (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn),

định giá thấp hơn (Tobin’s Q thấp hơn) và trả ít cổ tức hơn cho các cổ đông.

Epps và Cereola (2008) phân tích mối quan hệ giữa quản trị điều hành và tình hình

hoạt động của doanh nghiệp sử dụng Corporate Governance Quotient, được cung cấp bởi

ISS (Institutional Shareholder Services) cho hơn 800 doanh nghiệp của Mỹ từ năm 2002

đến 2004. Kết quả chỉ ra rằng không có mối tương quan nào giữa tình hình hoạt động của

doanh nghiệp với đánh giá về quản trị điều hành của các doanh nghiệp này.

Không giống như các nghiên cứu trước đó, Daines, Gow & Larcker (2008), đã sử

dụng kết quả đánh giá quản trị điều hành thương mại được cung cấp bởi các công ty chuyên

biệt để phân tích khả năng dự đán trong suốt giai đoạn từ năm 2005 – 2007 cho gần 7,000

Page 11: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

10

doanh nghiệp. Các tác giả đã sử dụng các kết quả đánh giá như sau: Audit Integrity(AGR),

RiskMetrics/ISS (CGQ), GovernanceMetrics International (GMI), and The Corporate

Library (TCL). Để đo lường tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các biến bao gồm hiệu

suất hoạt động (lợi nhuận trên tổng tài sản ROA), định giá (Tobin’s Q và lợi nhuận của cổ

phiếu). Nghiên cứu này cho thấy CGQ cao hơn thì Tobin’s Q thấp. Có 2 nguyên nhân của

kết quả này do (i) quản trị điều hành là lựa chọn bên trong của chính doanh nghiệp hoặc (ii)

có những sai số trong việc đánh giá quản trị điều hành.

Tương tự Daines, Gow & Larcker (2009), Vintila. G và Gherghina (2012) đã nghiên

cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa các đánh giá quản trị điều hành và tình hình hoạt động

của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khóan Mỹ. Nghiên cứu đưa ra kết quả mối

tương quan tỷ lệ nghịch giữa các chỉ số phụ về quản trị điều hành (kiểm toán, cấu trúc các

hội đồng quản trị, quyền cổ đông và sự bồi thường được cung cấp bởi Institutional

Shareholder Services và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. CGI có mối tương quan tỷ lệ

nghịch với tỷ lệ đòn bẩy tài chính, Tobin’s Q nhưng có mối tương quan tỷ lệ thuận với quy

mô công ty. Với hồi quy, các nghiên cứu chỉ ra rằng cứ tăng 1% CGI thì sẽ giảm 4%

Tobin’s Q, cứ tăng 1% CGI sẽ giảm 9% giá trị sổ sách. Mối quan hệ giữa CGI và ROA chưa

được xác định. Ngược lại, B, Jang Hasung, Kim (2003) xem xét ảnh hưởng của quản trịc

ông ty lên giá trị doanh nghiệp ở Hàn Quốc. Kết quả chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chỉ

số quản trị điều hành và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và Tobin’s Q. Một nghiên

cứu khác được thực hiện bởi Anderson. A và Gupta. P (2009) so sánh giữa các quốc gia về

quản trị điều hành (được đo lường bởi Corporate Governance Quotient) và tình hình hoạt

động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy mối tương quan tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch phụ

thuộc vào cấu trúc tài chính của quốc gia và hệ thống pháp lý.

Tóm lại, việc kiểm tra mối tương quan giữa quản trị điều hành ( được đo lường bởi

CGI) và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam là cần thiết trong khi hệ thống ngân

hàng đang trong quá trình tái cấu trúc.

5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận

5.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu về chỉ số quản trị điều hành (CGI) của các NHTMVN

Thống kê mô tả dữ liệu của chỉ số đo lường quản trị điều hànhcủa các NHTM VNđược trình

bày trong bảng 4.3. Kết quả hoạt động của ngân hàng ( ROA, ROE, COI), đòn bảy (LEV), tổng giá trị

tài sản (TA) và tổng giá trị vốn chủ sỡ hữu được trình bày trong bảng 4.4

Bảng 4.4. Thống kê mô tả chỉ số quản trị điều hành CGI

2010 2011 2012

THÀNH PHẦN CỦA CGI

Giá

trị tối

thiểu

Giá

trị tối

đa

Giá trị

trung

bình

% of

max

score

Giá

trị tối

thiểu

Giá

trị

tối

Giá

trị

trung

% of

Max

score

Giá

trị tối

thiểu

Giá

trị

tối

Giá trị

trung

bình

% of

Max

score

Page 12: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

11

đa bình đa

I. Cổ đông và đại hội đồng cổ

đông– CGI cổ đông (Điểm

tối đa: 37)

0 30 17.77

5

48.04 0 28 18.15 49.05 0 27 18.72 50.59

II. Hội đồng quản trị – CGI

Hội đồng quản trị (Điểm tối

đa:34)

0 20 12.55 36.91 0 20 13 38.24 0 20 13.28 39.06

III. Ban kiểm soát – CGI Ban

kiểm soát (Điểm tối đa: 8)

0 6 3.425 42.81 0 7 3.6 45 0 7 3.87 48.40

IV.Công bố, minh bạch và

kiểm toán thông tin – CGI

Diclosure (Điểm tối đa: 21)

0 16 9.9 47.14 0 16 10.13 48.21 0 14 9.28 44.20

V. Các vi phạm (Điểm tối đa:

0)

-2 0 -0.4 -2 0 -0.48 -2 0 -0.67

CGI (Điểm tối đa: 100) 0 68 43.25 43.25 0 69 44.88 44.88 0 67 44.49 44.49

(Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả)

Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 1 năm 2010 với rất nhiều thay đổi về quản trị

điều hành. Bảng 4 mô tả chỉ số quản trị điều hành của các ngân hàng ở Việt Nam trong năm 2010 và

2011 thấp hơn mức trung mình, cụ thể ở mức tương ứng 43/100 và 45/100. Mức độ này của chỉ số

quản trị điều hành CGI chỉ ra rằng có rất nhiều điểm yếu về quản trị điều hànhtại các ngân hàng ở

Việt Nam và có một khoảng cách lớn giữa thực tế ở Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, quản trị điều

hành năm 2011 đã có sự tiến bộ hơn từ năm 2010.

Trong 4 thành phần quản trị điều hành, vai trò của Hội đồng quản trị có điểm số thấp nhất,

điểm chỉ số quản trị điều hành CGI đánh giá vai trò của Hội đồng quản trị trong 2 năm 2010 và

2011 tương ứng là 37/100 và 38/100. Thiếu tính độc lập là vấn đề cốt lõi. Các cuộc phỏng vấn sâu

với các ngân hàng trong chuyến đi thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây của nhóm tác giả

cũng hỗ trợ cho kết quả tính toán trên. Hầu hết các quyết định của ngân hàng được thực hiện bởi các

thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch ngân hàng. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong

Hội đồng quản trị chỉ để nhằm tuân thủ các quy định trong khi nhiều thành viên trong số này lại

không độc lâp. Các quyết định của hội đồng chịu ảnh hưởng lớn bởi một nhóm kiểm soát các thành

viên hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng.

Thành phần CGI có điểm số thấp thứ 2 là Ban kiểm soát. Ban kiểm soát được yêu cầu là độc

lập với Hội đồng quản trị nhằm kiểm soát các hoạt động của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, nhiều

thành viên trong Ban kiểm soát không độc lập trong việc đánh giá Hội đồng quản trị và các hoạt

động của ngân hàng do mối quan hệ gần thân (thân cận) với Chủ tịch hoặc Giám đốc điều hành.

Page 13: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

12

Điểm chỉ số CGI của tất cả các thành phần công bố thông tin, minh bạch và đại hội đồng cổ đông

chỉ dưới mức trung bình nhưng tốt hơn so với điểm chỉ số CGI của vai trò của Hội đồng quản trị và

Ban kiểm soát. Các cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi với các ngân hàng cũng hỗ trợ cho việc xác

minh này. Minh chứng từ các cuộc phỏng vấn cho thấy việc công bố thông tin là không phù hợp và

không cùng chất lượng. Đặc biệt, những thông tin nàykhông minh bạch bởi không phải tất cả các

nhà đầu tư đều có thể có được thông tin đúng lúc như nhau. Những nhà đầu tư có mối quan hệ thân

cận với các ngân hàng có thể nhận biết thông tin sớm hơn những người khác - các nhà đầu tư nhỏ.

Trong thực tế, những nhà đầu tư nhỏ gặp phải những rào cản để tiếp cận thông tin và họ thậm chí

không nhận thức được quyền của mình đối với các thông tin của ngân hàng.

Page 14: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

13

Bảng 4.5: Mô tả dữ liệu

ROE ROA COI CGI CGI – cổ

đông

CGI -

Hội đồng

quản trị

CGI –

Ban

kiểm

soát

CGI –

công bố

thông tin

LEV TA

Trung bình 12.20359 1.164872 92.75833 44.94872 18.42308 13.10256 3.602564 10.26923 11.21244 17.65946

Trung vị 10.98000 1.110000 93.74500 46.50000 19.50000 14.00000 4.000000 10.00000 10.02500 17.54213

Maximum 37.88000 4.950000 111.9800 69.00000 30.00000 20.00000 7.000000 16.00000 37.91000 19.94805

Minimum -23.6000 -2.440000 71.11000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 4.390000 15.92274

Std. Dev. 8.729855 0.830374 5.865586 13.51084 6.339977 4.833836 1.557051 2.831516 5.818790 1.014228

Skewness

-

0.041474 0.658326 -1.198037 -0.877283

-

0.736511

-

1.060950

-

0.316911

-

0.683532 1.959332 0.530857

Kurtosis 6.313087 12.41102 7.695242 4.024886 3.203545 3.732079 3.157295 5.098654 8.242020 2.417043

Jarque-

Bera 35.69614 293.4776 90.30601 13.41891 7.186479 16.37480 1.386035 20.38795 139.2128 4.767999

Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.001219 0.027509 0.000278 0.500065 0.000037 0.000000 0.092181

Sum 951.8800 90.86000 7235.150 3506.000 1437.000 1022.000 281.0000 801.0000 874.5700 1377.438

Sum Sq.

Dev. 5868.198 53.09315 2649.193 14055.79 3095.038 1799.179 186.6795 617.3462 2607.091 79.20676

Số quan sát 78 78 78 78 78 78 78 78 78 78

Theo kiểm định Jarque-Bera, với mức ý nghĩa 5%, CGI - Ban kiểm soát và TA không phải

là phân phối thường. Tuy nhiên, với mức tin cậy là 10%, chỉ có CGI - Ban kiểm soát không phải là

phân phối thường. Với mô tả trên, hồi quy giữa ROE, ROA và COI với các biến độc lập như CGI,

CGI của cổ đông, CGI của Hội đồng quản trị, CGI của Ban Kiểm soát, CGI của công bố thông tin,

LEV và TA là có thể chấp nhận được.

Bảng 4.6: Hệ số tương quangiữa các biếnđộc lập

ROE ROA COI CGI CGI – cổ

đông

CGI -

Hội đồng

quản trị

CGI –

Ban kiểm

soát

CGI –

công bố

thông tin

LEV TA

ROE 1.00 0.66 -0.41 0.44 0.39 0.37 0.36 0.38 -0.31 0.504257

ROA 0.66 1.00 -0.85 0.24 0.16 0.24 0.26 0.23 0.29

-

0.094251

COI -0.41 -0.85 1.00 -0.15 -0.07 -0.17 -0.23 -0.17 -0.35 0.221908

CGI –

tổng hợp 0.44 0.24 -0.15 1.00 0.89 0.88 0.72 0.76 -0.05 0.428956

CGI –c ổ 0.39 0.16 -0.07 0.89 1.00 0.66 0.54 0.55 -0.09 0.415097

Page 15: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

14

đông

CGI –

HĐQT 0.37 0.24 -0.17 0.88 0.66 1.00 0.63 0.59 0.012 0.256900

CGI –

BKS 0.36 0.26 -0.23 0.72 0.54 0.63 1.00 0.60 -0.04 0.447630

CGI –

Công bố

thông tin 0.38 0.23 -0.17 0.76 0.55 0.59 0.60 1.00 0.004 0.386277

LEV -0.31 0.29 -0.35 -0.05 -0.09 0.012 -0.04 0.004 1.00

-

0.690290

TA 0.50 -0.09 0.22 0.42 0.41 0.25 0.44 0.38 -0.69 1.000000

Bảng 4.5 cho thấy mối tương quan giữa chỉ số CGI tổng hợp, các chỉ số CGI thành phần và

ROE, ROA, COI là rất thấp. Tuy nhiên, mối tương quan giữa TA và các biến CGI, mối tương quan

giữa TA và LEV là cao. TA và ROE tương quan ngược. Bảng 4.5cho thấy không có hiện tượng đa

cộng tuyến trong mô hình kiểm định mối quan hệ giữa CGI và kết quả hoạt động của các NHTM

VN

5.2. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa CGI và kết quả hoạt động của các NHTM

VN

5.2.1. Giả thuyết 1: Có một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quản trị điều hành và kết quả hoạt

động ngân hàng.

Kết quả hồi quy của ROE

Hồi quy giữa ROE với Chỉ số CGI tổng hợp và các biến số khác

Independent variable: ROE

Included observations: 78

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -42.13150 24.16512 -1.743484 0.0854

CGI 0.201731 0.073782 2.734135 0.0078

LEV -0.135845 0.213889 -0.635119 0.5273

TA 2.649610 1.356736 1.952929 0.0546

R-squared 0.324197 Mean dependent var 12.20359

Adjusted R-squared 0.296800 S.D. dependent var 8.729855

S.E. of regression 7.320596 Akaike info criterion 6.869181

Page 16: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

15

Sum squared resid 3965.744 Schwarz criterion 6.990038

Log likelihood -263.8981 F-statistic 11.83314

Durbin-Watson stat 2.327215 Prob(F-statistic) 0.000002

Lưu ý: Đã kiểm định phương sai thay đổi và kết luận không tồn tại phương sai thay đổi. Hiện tượng

tự tương quan không xuất hiện.

Mô hình có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 1%. 29,6% thay đổi trong ROE có thể được

giải thích bởi mô hình này. Các ngân hàng với chỉ số CGI tổng hợp và tổng tài sản càng cao được

xác định với ROE càng cao, trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên. Trong khi đó, hệ số đòn

bẩy - LEV không được chấp nhận ở mức tin cậy 5%. Kết quả tổng thể cho thấy, khi quản trị điều

hành của các ngân hàng tốt hơn thì ROE tăng và khi tăng tài sản thì ROE cũng tăng.

Hồi quy giữa ROE với các chỉ số CGI thành phần và các biến khác

Việc hồi quy đã được thực hiện với biến phụ thuộc ROE và mỗi 4 chỉ số CGI thành phần

(CGI cổ đông, CGI Hội đồng quản trị, CGi Ban Kiểm soát, CGI công bố thông tin), TA và LEV

được coi như biến độc lập. Mô hình này đã được hồi quy 4 lần, mỗi lần hồi quy cho mỗi chỉ số CGI

thành phần. Kết quả hồi quy hệ số đòn bẩy LEV là không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Trong khi đó, hồi quy chỉ số CGI thành phần và biến tổng tài sản - TA được chấp nhận ở mức ý

nghĩa 5%. Hệ số dương, cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa (i) ROE và chỉ số CGI thành phần,

(ii) ROE và TA. Vì vậy, LEV đã bị loại bỏ sau khi chạy lại mô hình. Sau khi loại bỏ LEV, kết quả

hồi quy cho thấy mỗi CGI - thành phần (trừ CGI - Ban kiểm soát) và TA đều có ý nghĩa thống kê ở

mức ý nghĩa 5%.

Với hệ số R2 là 27,5%, thì 27,5% thay đổi trong ROE có thể được giải thích bằng sự thay

đổi của CGI - cổ đông và TA. Các ngân hàng có CGI - cổ đông và tổng số tài sản càng cao thì ROE

càng cao. Điều này có nghĩa là các ngân hàng với vai trò của các cổ đông tốt hơn sẽ có tình hình

hoạt động tốt hơn.

Cả cấu phần CGI – Hội đồng quản trị và tổng tài sản- TA có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

5% và có tác động thuận chiều đến kết quả hoạt đông ngân hàng (ROE). 29,9% thay đổi trong ROE

có thể được giải thích bằng mô hình (R2=29,9%). Kết quả này chỉ ra rằng Hội đồng quản trị có vai

trò độc lập và thích hợp hơn thì kết quả ROE tốt hơn.

Cấu phần CGI - Ban kiểm soát không được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% trong khi đó, các

ngân hàng với tổng tài sản càng cao thì cho thấy ROE càng cao. 25,9% những thay đổi trong ROE

Page 17: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

16

có thể được giải thích bằng mô hình (R2=29,9%). Kết quả này cho thấy vai trò của Ban kiểm soát

trong ngân hàng Việt Nam là không cần thiết.

Cấu phần CGI Công bố thông tin và TA được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Những ngân

hàng có CGI – Công bố thông tin và tổng tài sản TA càng cao cho thấy ROE càng cao. 27,8% thay

đổi trong ROE có thể được giải thích bằng mô hình. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước

đây như Brown & Caylor (2004), Daines, Gow & Larcker (2008), Epps & Cereola (2008) ngụ ý

rằng việc công bố thông tin của ngân hàng tốt hơn thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao.

Kết quả hồi quy của ROA

Hồi quy chỉ số ROA với chỉ số CGI tổng hợp và các biến số khác

Dependent variable: ROA

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.744879 2.255005 0.330323 0.7422

CGI 0.016239 0.006944 2.338439 0.0223

LEV 0.040446 0.019757 2.047159 0.0445

TA -0.039597 0.126924 -0.311971 0.7560

R-squared 0.205440 Mean dependent var 1.232500

Adjusted R-squared 0.170386 S.D. dependent var 0.737586

S.E. of regression 0.671817 Akaike info criterion 2.096290

Sum squared resid 30.69095 Schwarz criterion 2.222771

Log likelihood -71.46644 F-statistic 5.860653

Durbin-Watson stat 2.196021 Prob(F-statistic) 0.001276

ROA của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức trung bình 1,23% và ít có sự biến

động giữa các ngân hàng với các quy mô khác nhau. Cả CGI và LEV có mối quan hệ thuận chiều

với ROA với mức ý nghĩa 5%. Nếu CGI tăng 1 điểm có thể dẫn đến tăng 0,016% trong ROA. Tuy

nhiên, mô hình chỉ có thể giải thích 17% sự thay đổi của biến ROA. Vì vậy mô hình này cần bổ

sung thêm các biến khác để có đánh giá đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến ROA của các ngân

hàng.

Hồi quy giữa ROA với các chỉ số CGI thành phần

Page 18: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

17

Việc hồi quy đã được thực hiện với biến phụ thuộc ROA và mỗi 4 chỉ số CGI thành phần

(CGI cổ đông, CGI Hội đồng quản trị, CGI Ban Kiểm soát, CGI công bố thông tin), TA và LEV

như là biến độc lập. Mô hình này đã được hồi quy 5 lần, mỗi lần cho mỗi chỉ số CGI thành phần.

Kết quả hồi quy ROE với chỉ số CGI thành phần, TA và LEV cho thấy: TA không có ý nghĩa thống

kê ở mức ý nghĩa 5%, chỉ số CGI thành phần và LEV được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả

kiểm định cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa (i) ROA và Chỉ số CGI thành phần, (ii)

ROA và LEV. Vì vậy, TA đã bị loại bỏ khi chạy lại mô hình. Sau khi loại bỏ TA, kết quả R-square

cho thấy cao hơn (Phụ lục 3).

Kết quả hồi quy cho thấy CGI - Cổ đông có mối quan hệ thuận với ROA ở mức ý nghĩa 10%.

Cấu phần CGI - Cổ đông bằng 0,026 cho thấy vai trò của cổ đông có tác động thứ yếu đối với ROA

trong mô hình này. Các ngân hàng với CGI- Hội đồng quản trị càng cao được xác định bởi ROA càng

cao. Tác động của Hội đồng quản trị lên ROA cao hơn so với tác động của các Cổ đông lên ROA. Vai

trò của Ban kiểm soát cho thấy có tác động thuận lên ROA ở mức ý nghĩa 5%. Vai trò của Ban kiểm

soát có tác động lên ROA lớn hơn so với tác động của CGI – Cổ đông và CGI – Hội đồng quản trị.

CGI- Công bố thông tin được xác định có mối quan hệ thuận chiều với ROA với mức ý nghĩa 5%.

Trong tất cả các hồi quy giữa ROA với 4 chỉ số CGI thành phần, R- squares là thấp, dao động từ 10%

đến 14%.

Hồi quy giữa COI với Chỉ số CGI thành phần

Dependent variable COI

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 80.94363 17.04404 4.749087 0.0000

CGI -0.104905 0.052486 -1.998709 0.0496

LEV -0.252248 0.149331 -1.689183 0.0958

TA 1.076868 0.959335 1.122515 0.2656

R-squared 0.205367 Mean dependent var 92.41708

Adjusted R-squared 0.170310 S.D. dependent var 5.574654

S.E. of regression 5.077804 Akaike info criterion 6.141587

Sum squared resid 1753.318 Schwarz criterion 6.268069

Log likelihood -217.0971 F-statistic 5.858038

Durbin-Watson stat 1.656526 Prob(F-statistic) 0.001280

Page 19: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

18

Kết quả hồi quy cho thấy các ngân hàng với hệ số chi phí trên thu nhập - COI càng thấp cho

thấy CGI và LEV cao hơn. Điều đó cho thấy nếu chỉ số CGI tăng 1 điểm, COI sẽ giảm 0,1% và nếu

LEV tăng 1%, COI sẽ giảm 0,25%. Điều này cho thấy quản trị điều hành của các ngân hàng càng

tốt thì COI càng thấp, tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này cũng cho thấy rằng việc tăng

LEV (đó là) tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có thể giảm chi phí cho ngân hàng.

Giống như ROE, ROA, COI được hồi quy với mỗi chỉ số CGI thành phần. Kết quả cho thấy chỉ

có CGI – Ban kiểm soát là có mối quan hệ nghịch với COI ở mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 4).

Tóm lại, tất cả các mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Đối với chỉ số

CGI tổng hợp, giữa các mô hình hồi quy của ROE, ROA và COI, mô hình hồi quy ROE là mô hình

có khả năng giải thích mối tương quan giữa CGI và kết quả hoạt động ngân hàng cao nhất.. R-

squared của mô hình hồi quy ROE là 29%, phản ánh khả năng giải thích những thay đổi trong ROE

của các mô hình. Chỉ số CGI cao hơn sẽ dẫn đến ROE cao hơn, ROA và COI thấp hơn. Đối với chỉ

số CGI thành phần, quyền của cổ đông càng tốt, tính độc lập và sự kiểm soát sát của Hội đồng quản

trị và việc công bố thông tin và tính minh bạch càng cao, thì ROE và ROA càng cao. Các ngân hàng

với chỉ số CGI- Ban kiểm soát cao hơn được xác định với COI thấp hơn. Trong số những thành

phần của quản trị điều hành, cấu phần về minh bạch và công bố thông tin cho thấy có tác động lớn

nhất lên ROE. Và cấu phần Ban kiểm soát được chứng minh có tác động lên mô hình COI nhưng lại

không được cần thiết trong mô hình ROE.

Do đã kiểm định mối quan hệ giữa quản trị điều hành và tình hình hoạt động ngân hàng

trong năm 2010 -2011, kết quả có thể thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi trong thị trường tài

chính và điều kiện kinh tế theo thời gian. Kết quả này cũng cần được điều chỉnh một cách thận

trọng vì số quan sát là không lớn và cũng cần tiếp tục thử nghiệm phương pháp xây dựng CGI trong

những năm tới. Nhiều biến nên được đưa vào mô hình trong nghiên cứu sau này để cải thiện kết quả

R-square.

Page 20: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

19

Kết quả Kiểm định giả thuyết 2, 3, 4

5.2.2. Giả thuyết 2: Có sự khác biệt trong quản trị điều hành giữa các ngân hàng niêm yết và

các ngân hàng chưa niêm yết

Descriptives

CGI

N Mean

Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval

for Mean

Minimu

m

Maximu

m

Lower

Bound

Upper

Bound

Non listed 55 41.55 13.154 1.774 37.99 45.10 0 60

Listed 20 55.10 9.776 2.186 50.52 59.68 38 69

Total 75 45.16 13.683 1.580 42.01 48.31 0 69

Note: Levene test confirms the Homogeneity of Variance

ANOVA

CGI Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 2694.644 1 2694.644 17.627 .000

Within Groups 11159.436 73 152.869

Total 13854.080 74

Các kết quả trên cho thấy có sự khác biệt thống kê giữa CGI của các ngân hàng niêm yết và

các ngân hàng chưa được niêm yết. CGI trung bình của các ngân hàng niêm yết cao hơn CGI của

các ngân hàng không được niêm yết trong cả hai năm 2010 và 2011. Phát hiện này cho thấy việc

được niêm yết có thể khuyến khích các ngân hàng thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước

và thông lệ quốc tế. Trong số khoảng 40 ngân hàng, chỉ có 10 ngân hàng được niêm yết. Vì vậy, cần

có thêm các quy định và chính sách nhằm mục đích khuyến khích các ngân hàng niêm yết.

5.2.3. Giả thuyết 3: Có sự khác biệttrongquản trị điều hànhgiữa các ngân hàngvớivốn điều lệ

lớn ( trên 3000 tỷ) và những ngân hàng khác.

Page 21: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

20

Descriptives

CGI

N Mean

Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval

for Mean

Minimu

m

Maximu

m

Lower

Bound

Upper

Bound

Below 142

million USD*

17 42.47 5.569 1.351 39.61 45.33 31 50

142 million

USD and above

58 45.95 15.217 1.998 41.95 49.95 0 69

Total 75 45.16 13.683 1.580 42.01 48.31 0 69

*Lưu ý:Theo luật Việt Nam, vốn điều lệ tối thiểu trong ngân hàng là 3.000 tỷ đồng (tương đương

142 triệu USD)

ANOVA

CGI Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between

Groups

159.000 1 159.000 .848 .360

Within Groups 13695.080 73 187.604 Total 13854.080 74

Theo kết quả trên, mô hình không thể được xác định rằng có một sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê trong quản trị điều hành của các ngân hàng có vốn điều lệ tối thiểu cao hơn 142 triệu USD

( tương đương 3000 tỷ VND) và ngân hàng có vốn điều lệ tối thiểu ít hơn 142 triệu USD. Kết quả

này cho thấy rằng các ngân hàng có vốn lớn không nhất thiết phải có quản trị điều hành tốt hơn.

5.2.4. Giả thuyết4: Cómột sự khác biệttrongquản trị điều hànhgiữa các ngân hàngcó tài

sảnlớn hơn ( trên 100,000 tỷ) và những ngân hàng khác

Descriptives

CGI

N Mean

Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minim

um

Maxim

um

Lower

Bound

Upper

Bound

Below 4,700

million USD*

57 41.21 12.515 1.658 37.89 44.53 0 60

4,700 million

USD and above

18 57.67 9.003 2.122 53.19 62.14 37 69

Total 75 45.16 13.683 1.580 42.01 48.31 0 69

Lưu ý:4.700triệu USDtương đương với100.000tỷ đồng

ANOVA

Page 22: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

21

CGI Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

Between

Groups

3704.606 1 3704.606 26.645 .000

Within Groups 10149.474 73 139.034 Total 13854.080 74

Các kết quả trên cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê trong quản trị điều hành giữa các

ngân hàng có tài sản dưới 4.700 triệu USD ( tương đương 100,000 tỷ VND) và ngân hàng có tài sản

từ 4.700 triệu USD trở lên. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tài sản lớn hơn có thể có quản

trị điều hành tốt hơn.

5.3 Những gợi ý chính sách

Với kết quả trên, các tác động chính sách sau đây có thể được áp dụng cho hệ thống ngân

hàng Việt Nam hiện nay:

Việc thực hiện Quản trị điều hành của các ngân hàng Việt Nam thấp hơn nhiều so tiêu

chuẩn quốc tế. Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị được xác định là khu vực yếu nhất trong

quản trị điều hành.

Quản trị điều hành có tác động tích cực đối với tình hình hoạt động ngân hàng, đặc biệt là

ba thành phần gồm cả cổ đông, hội đồng quản trị và công bố thông tin. Do đó, các biện pháp

chính sách nên tập trung hơn vào việc cải thiện quản trị điều hành của ngân hàng Việt Nam,

lấp đầy những khoảng trống so với các tiêu chuẩn quốc tế.

Do những ngân hàng niêm yết có quản trị điều hành tốt hơn những ngân hàng chưa niêm

yết, chính sách nên nhằm mục đích khuyến khích các ngân hàng này được niêm yết. Quy

mô tài sản có tác động tích cực đến quản trị điều hành nhưng kết quả này phải được xử lý

thận trọng như là cần phải có nghiên cứu sâu hơn để xác nhận lại kết quả này cho dù việc

cải thiện trong chỉ số CGI là tương ứng với tăng quy mô tài sản.

Chỉ số CGI có thể được áp dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và nên được sử dụng

như một chỉ số để đánh giá hoạt động quản trị điều hành cho các nhà hoạch định chính sách

cũng như các nhà quản lý ngân hàng. Các nhà cầm quyền nên áp dụng chỉ số CGI này định

Page 23: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

22

kỳ trong đánh giá ngân hàng để có thể thúc đẩy tính minh bạch và nâng cao niềm tin của

nhà đầu tư.

Hiệu quả hoạt động ngân hàng được đo bằng ROE đã được cải thiện hơn bằng cách tăng

quy mô tài sản hơn là cải thiện quản trị điều hành. Sự phát triển này có thể không bền vững

trong thời kỳ suy thoái kinh tế quốc tế hiện nay và trong dài hạn. Hiệu ứng đòn bẩy trong

ROE là việc tăng quy mô tài sản có thể mang lại trong thời gian ngắn. Tăng quy mô tài sản

không phải là một nguồn bền vững của sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Các nhà quản lý tài chính nên khuyến khích các ngân hàng cải thiện quyền của cổ đông, hội

đồng quản trị độc lập và Ban kiểm soát và đặc biệt là tính minh bạch và công bố thông tin

để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

5.4. Kết luận

Chỉ số CGI của các ngân hàng cho thấy có thể phản ánh quản trị điều hành của ngân hàng

Việt Nam. Quản trị điều hành có tác động tích cực về tình hình hoạt động ngân hàng.

Chỉ số này cho thấy rằng ngay cả đối với ngân hàng trung bình đến ngân hàng lớn, được

thành lập sau khi tư nhân hóa và không bị ảnh hưởng bởi phong cách quản lý nhà nước theo

nền kinh tế kế hoạch tập trung, quản trị điều hành của những ngân hàng này chỉ quan sát

thấy áp dụng một nửa theo nguyên tắc OECD, nguyên tắc Basel và quy định của ngân hàng

trung ương. Kết quả này chỉ ra rằng rất nhiều nỗ lực cần được thực hiện nếu Việt Nam

muốn thực sự hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.

Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị là khu vực yếu nhất trong quản trị điều hành của ngân

hàng. Điểm yếu này không khó để nhận thấy nhưng nếu không có những biện pháp kịp thời,

nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến niềm tin của các nhà đầu tư đối với cách quản lý và các chính

sách của chính phủ.

5.5. Những hạn chế và nghiên cứu thêm

Bài viết này cố gắng kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ số CGI và các chỉ số CGI thành phần

đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, nhiều biến khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động của ngân hàng như: nguồn nhân lực, quyền sở hữu, chi nhánh mạng lưới

phân phối vv ... không được bao gồm trong mô hình. Bên cạnh đó, các tác giả đề xuất chỉ số

Page 24: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

23

CGI để ước lượng quản trị điều hành của 39 ngân hàng Việt Nam chỉ trong 3 năm, chỉ số

này cần được mở rộng nghiên cứu trong dài hạn để có thể mang lại nhiều ý nghĩa hơn đối

với các nhà hoạch định chính sách và những lãnh đạo ngân hàng. Do đó, cần phải có thêm

thời gian và kinh phí để thực hiện một nghiên cứu toàn diện hơn về vấn đề này trong bối

cảnh tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) – Phần này Hải Hà đã làm – em cut & paste vào nhé

PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Kết quả nghiên cứu

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt được

1 Bài báo quốc tế trên Scopus 0 1

2 Bài báo quốc tế 1 2

3 Bài tham gia HT quốc tế 1 2

4 Bài báo trên tạp chí trong

nước

1 1

5 Sách chuyên khảo 1 1

6 Tham gia hướng dẫn NCS 1 1

7 Tham gia hướng dẫn học viên

cao học

1 2

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả - Nương điền vào cho chị nhé – thứ 2 vào chị sẽ đưa

bản cứng minh chứng luôn

TT Sản phẩm

Tình trạng

(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp

đơn/ đã được chấp nhận đơn

hợp lệ/ đã được cấp giấy xác

nhận SHTT/ xác nhận sử

dụng sản phẩm)

Ghi địa chỉ

và cảm ơn

sự tài trợ

của

ĐHQGHN

đúng quy

định

Đánh giá

chung

(Đạt,

không

đạt)

1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus

1.1

1.2

2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản

2.1

2.2

3 Đăng ký sở hữu trí tuệ

3.1

3.1

4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus

Page 25: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

24

4.1

4.2

5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành

quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1

5.2

6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng

6.1

6.2

7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở

ứng dụng KH&CN

7.1

7.2

Ghi chú:

- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự

<tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng

công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu

có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.

- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.

Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất

bản.

3.3. Kết quả đào tạo

TT Họ và tên

Thời gian và kinh phí

tham gia đề tài

(số tháng/số tiền)

Công trình công bố liên quan

(Sản phẩm KHCN, luận án, luận

văn) Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh

1 Phạm Bảo

Khánh

5 tháng * 10 tr/tháng =

50 triệu

Đồng tác giả 02 bài báo

quốc tế và 01 bài báo quốc gia

Chưa bảo vệ

Học viên cao học

1 Nguyễn Thị

Nguyệt

Nương

2 tháng * 5 tr/tháng = 10

triệu

Chưa bảo vệ

2 Trịnh Thị

Hường

2 tháng * 5 tr/tháng = 10

triệu

Chưa bảo vệ

Ghi chú:

- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận

nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;

- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.

PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI

TT Sản phẩm Số lượng Số lượng đã

Page 26: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

25

đăng ký hoàn thành

1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống

ISI/Scopus

0 1

2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất

bản

1 1

3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 0 0

4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 1 2

5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,

tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa

học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

2 3

6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt

hàng của đơn vị sử dụng

1 1

7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định

chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

1 1

8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS 1 1

9 Đào tạo thạc sĩ 2 2

PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ

TT Nội dung chi

Kinh phí

được duyệt

(triệu đồng)

Kinh phí

thực hiện

(triệu đồng) Ghi chú

A Chi phí trực tiếp

1 Thuê khoán chuyên môn

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..

3 Thiết bị, dụng cụ

4 Công tác phí

5 Dịch vụ thuê ngoài

6 Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm

thu

7 In ấn, Văn phòng phẩm

8 Chi phí khác

B Chi phí gián tiếp

1 Quản lý phí

2 Chi phí điện, nước

Tổng số

PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực

hiện ở các cấp)

Nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được hỗ trợ của Đại học quố cgia để làm thủ tục đăng ký bản

quyền đối với bộ chỉ số CGI.

Page 27: QGTD.12.22 Tran Thi Thanh Tu.pdf

26

PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

Hà Nội, ngày ........ tháng........ năm .......

Đơn vị chủ trì đề tài

(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên, chữ ký)