phƯƠng phÁp nghiÊn cỨu - apim.edu.vnapim.edu.vn/upload_files_thongke_admin/files/ncs... ·...

22
11/18/2017 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình Dương www.apim.edu.vn Giới thiệu bản thân Tốt nghiệp ĐHKTQD Tốt nghiệp thạc sỹ Boise State University Tốt nghiệp tiến sỹ University of Oregon Là GS danh dự của trường Kinh doanh IPAG (Pháp). Là giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Tổng hợp bang Washington (2004), ĐH Tổng hợp Macau (2005- 2007) Nghiên cứu về khuynh hướng doanh nhân/ quản lý quốc tế/ chữ tín Tham gia nhiều hoạt động tư vấn

Upload: trannhu

Post on 12-Apr-2018

217 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

11/18/2017

1

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng

Viện Quản lý Châu Á - Thái

Bình Dương

www.apim.edu.vn

Giới thiệu bản thân

Tốt nghiệp ĐHKTQD

Tốt nghiệp thạc sỹ Boise State University

Tốt nghiệp tiến sỹ University of Oregon

Là GS danh dự của trường Kinh doanh IPAG (Pháp). Là giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Tổng hợp bang Washington (2004), ĐH Tổng hợp Macau (2005-2007)

Nghiên cứu về khuynh hướng doanh nhân/ quản lý quốc tế/ chữ tín

Tham gia nhiều hoạt động tư vấn

11/18/2017

2

Khởi động

Động lực nào thúc đẩy anh/chị đi làm NCS?

1-3 điều lo lắng nhất hiện nay của anh/chị?

Anh chị mong chờ gì từ môn học này?

Mục tiêu khóa học

Hiểu rõ bản chất của hoạt động nghiên cứu

Hiểu và thực hành quy trình nghiên cứu

Thực hành một số kỹ năng nghiên cứu chính

Thực hành xây dựng đề xuất nghiên cứu cho

luận án

Có khả năng xác định những kiến thức và kỹ

năng cần tiếp tục tăng cường về phương

pháp nghiên cứu để làm luận án

11/18/2017

3

CÁCH TIẾP CẬN KHÓA HỌC

Không giảng lý thuyết về nghiên cứu mà kết hợp giới

thiệu quy trình chuẩn và kinh nghiệm nghiên cứu

Chưa đi sâu vào các kỹ năng và công cụ nghiên cứu

THỰC HÀNH – THỰC HÀNH – THỰC HÀNH

– Tìm hiểu và phản biện nghiên cứu của người khác

– Thực hành thiết kế (từng bước) nghiên cứu của chính mình

– Tích cực trao đổi và tranh luận

Tài liệu

Tài liệu đọc và bài tập PPNC

Giáo trình: “Thực hành nghiên cứu trong

kinh tế và quản trị kinh doanh” – Nguyễn Văn

Thắng, NXB ĐH KTQD - 2015.

11/18/2017

4

Đánh giá học viên

Tham gia trên lớp:

– Học viên vắng hơn 2 buổi (trong số 9 buổi) sẽ không được

đánh giá cuối khóa

Thi cuối kỳ:

– Thi cuối kỳ (rọc phách - do hội đồng của Viện SĐH chấm)

chiếm 50% tổng số điểm

Bài tập cuối kỳ:

– Học viên làm việc nhóm: Trình bày ý tưởng nghiên cứu

theo yêu cầu

Tổng hợp điểm

Học viên phải đạt 50% trở lên ở từng thành phần mới được

coi là đạt

Trao đổi với NCS (1)

Em định làm đề tài về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng

Công ty XYZ

Vậy luận án sẽ đề xuất những nhóm giải pháp nào?

Dạ, tài chính, công nghệ, nghiên cứu phát triển, nguồn nhân lực, lãnh đạo,

văn hóa công ty, marketing, quản trị sản xuất, liên doanh liên kết, quốc tế

hóa, M&A. Em rất lo vì sợ không bao quát hết vấn đề.

Em nghĩ giải pháp của em có thể được XYZ ứng dụng không?

Chắc là không ạ. Nói chung là em không hiểu nội tình bằng họ!

NHÀ NGHIÊN CỨU CÓ NÊN LÀM THAY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ

THỰC TIỄN KHÔNG?

11/18/2017

5

Trao đổi với NCS (2)

Em định làm đề tài về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển

công nghiệp ở tỉnh Nam Định

Nhưng đã có nhiều đề tài tương tự ở tỉnh khác như Thái Bình hay

Ninh Bình rồi?

Nam Định rất ĐẶC THÙ, khác các tỉnh đó lắm mà thầy!

Vậy liệu đề tài này có ý nghĩa gì cho người ngoài tỉnh Nam Định

không?

Có chứ thầy. Các tỉnh đều GIỐNG nhau mà!

LUẬN ÁN HƯỚNG TỚI TÍNH ĐẶC THÙ HAY TÍNH PHỔ BIẾN CỦA

VẤN ĐỀ?

Trao đổi với NCS (3)

Em định làm về các giải pháp khôi phục

ngành Bất động sản 2012 – 2016

Em định bao giờ bảo vệ?

Dạ khoảng 2016

Vậy khi đó có ai nghe các giải pháp của em

nữa không?

LUẬN ÁN HƯỚNG TỚI VẤN ĐỀ MANG TÍNH

THỜI SỰ HAY VẤN ĐỀ TRƯỜNG TỒN?

11/18/2017

6

Bài tập: So sánh

B

Chuồn chuồn bay thấp

thì mưa

Bay cao thì nắng

Bay vừa thì râm

A

Hôm nay trời mưa

Do có áp thấp nhiệt đới

Bạn nên mang theo ô

Nghiên cứu là làm gì?

Nghiên cứu là tìm

ra quy luật mới

của cuộc sống

Nghiên cứu

KHÔNG phải là

tìm hiểu và xử lý

từng tình huống

cụ thểQuy luật mới

phát hiện

Quy luật đã

biết

Nhiễu

11/18/2017

7

Bài tập: Thám tử Sherlocks Holmes

Đọc và suy nghĩ cá nhân: 10 phút

Thảo luận nhóm: 15 phút

Trình bày: 5 phút/nhóm

Bài tập: Thám tử Sherlocks Holmes

Cần đặt ra câu hỏi gì? Cần

làm gì để phá án?

– Đọc và suy nghĩ cá nhân

– Thảo luận nhóm

11/18/2017

8

Phương pháp điều tra của thầy Thắng

Câu hỏi:

– Lý thuyết về vụ án này là gì?

– Thực trạng của vụ án này là gì?

– Cần có giải pháp gì để giải quyết?

Sử dụng phương pháp duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử,

tổng hợp, phân tích thống kê, tư

duy logic, chúng ta sẽ tìm ra thủ

phạm

Một vài ví dụ

Các bạn hãy so sánh 4 "công trình" trong ví

dụ:

– Mục đích của công trình

– Nội dung và giá trị chính của bài viết

– Các công việc nhà nghiên cứu phải làm

– Hạn chế của công trình

11/18/2017

9

NGHIÊN CỨU LÀ GÌ?

...là quá trình “quan sát” hiện tượng nhằm

phát triển tri thức mới

Như vậy để nghiên cứu có hiệu quả:

– Hiểu tri thức “cũ”

– Có quá trình “quan sát” hiện tượng

– So sánh và đề xuất tri thức “mới”

– Bình luận về việc áp dụng tri thức mới vào các

lĩnh vực khác nhau

Ba chuẩn mực của NCKH

Đối tượng: Vấn đề mang tính quy luật

Mục tiêu: Tri thức mới (dựa trên vai người

khổng lồ)

Quy trình: Chặt chẽ

11/18/2017

10

Có phải là công trình nghiên cứu?

1. Xây dựng thông tư về quy trình thanh tra

2. Xem xét quy trình thanh tra như thế nào thì đem lại kết quả tốt

3. Xem xét loại hình doanh nghiệp nào có xu hướng thích đầu tư

vào tỉnh, và họ có yêu cầu gì

4. Đề xuất giải pháp khuyến khích đầu tư vào địa bàn tỉnh

5. Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho Tổng công ty X

6. Tìm hiểu hệ thống kế toán quản trị như thế nào thì hỗ trợ tốt

nhất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh

7. Xây dựng đề án xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển du

lịch cho tỉnh Y

8. Điều tra, khảo sát để tìm hiểu xem các vùng nghèo có khả

năng và nguyện vọng tham gia các hoạt động du lịch nào

Công trình nghiên cứu và đề án thực tiễn

Đề án thực tiễn Nghiên cứu

Mục tiêu Giải pháp, kế hoạch thực hiện

nhằm giải quyết một vấn đề

thực tiễn

Tri thức mới, hiểu biết và

thông tin mới về một vấn đề

Nội dung Thực trạng - Nguyên nhân

Giải pháp, kế hoạch, nguồn

lực

Cơ sở lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả

Ý nghĩa thực tiễn và lý luận

Người sử

dụng

Nhà quản lý thực tiễn Nhà quản lý (tham khảo ý

nghĩa)

Nhà nghiên cứu

Người

thực hiện

Nhà quản lý thực tiễn Nhà nghiên cứu

11/18/2017

11

TRI THỨC LÀ GÌ?

Dữ liệu Thông tin Tri thức

Kết hợp dữ liệu

Sử dụng thông tin

Thông tin là tổ hợp các dữ liệu nhằm mô tả một sự kiện hay hiện tượng

Tri thức là hiểu biết của một người hoặc cộng đồng về thông tin. Tri thức “nằm trong đầu” mỗi con người

Dữ liệu là những con số, tên, nhóm, v.v

Ví dụ: Từ dữ liệu tới tri thức

11/18/2017

12

Yêu cầu đối với công trình nghiên cứu

Mới

– Làm thế nào biết công trình của mình có mới

không?

Khách quan/ Chặt chẽ/ Bảo vệ được

– Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Phù hợp

– Ý nghĩa đối với nhà hoạt động thực tiễn – không

chỉ là “câu chuyện làng tôi”

Nghiên cứu khác gì với…

… ý kiến cá nhân

… quan điểm/nhận định của GS đầu ngành

… bài báo trên mạng

… quan điểm của Đảng

… chính sách của nhà nước

… quyết định của nhà quản lý

11/18/2017

13

Loại hình nghiên cứu

Nghiên cứu hàn lâm

Mục tiêu: Phát triển lý thuyết

Kết quả: lý thuyết, mô hình, luận điểm mới

Đặc điểm: tổng quát hóa và trường tồn

Phản biện: Chuyên gia lý thuyết quốc tế

Nơi công bố: Tạp chí lý thuyết quốc tế

Nghiên cứu ứng dụng

Mục tiêu: Ứng dụng lý thuyết vào thực tế

Kết quả: dựa trên lý thuyết, đưa ra các giải pháp hiệu quả

Đặc điểm: phù hợp với không gian, thời gian cụ thể

Phản biện: Chuyên gia lý thuyết và thực tiễn

Nơi công bố: Tạp chí dành cho các nhà thực tiễn/ có nơi ứng dụng

DÙ LÀ LOẠI HÌNH NÀO CŨNG ĐỀU CẦN TUÂN THỦ MỘT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CHẶT CHẼ

Quan điểm chung về luận án

Luận án là một dự án nghiên cứu với

tiêu chuẩn cao, có đóng góp vào tri thức

quản lý, và thể hiện khả năng nghiên

cứu độc lập

– Là một dự án/ công trình nghiên cứu

– Có đóng góp vào tri thức chuyên ngành: trả

lời câu hỏi còn bỏ ngỏ (Điểm mới)

– Khả năng nghiên cứu độc lập

11/18/2017

14

Ừ thì viết …

Năm thứ nhất

Luận án

…………….

Năm cuối

Đơn xin gia hạn

Công bố, XB

Câu hỏi NC

Khung lý thuyết

Thiết kế NC

Thu thập &

Phân tích dữ liệu

Viết báo cáo

Lý thuyết Khung cảnh

Cảm xúc

Quá trình nghiên cứu

11/18/2017

15

Chọn đề tài - Bạn muốn gì?

Cảm xúc: Bạn say mê quan tâm với lĩnh vực

nào? lý thuyết nào? hiện tượng nào?

Lý thuyết: Lý thuyết nào làm bạn có hứng?

làm bạn phải suy nghĩ? không có vẻ đúng

lắm?

Bối cảnh: Bạn đang quan tâm tới ngành

nào? sản phẩm nào? loại hình doanh nghiệp

nào? vùng nào? v.v.

BUỔI 2: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

11/18/2017

16

Lời khuyên về chọn đề tài

Chủ đề hay:

– Vấn đề được quan tâm

– Có tính "mở" theo thời gian và không gian

– Có cơ hội để tìm điểm mới

Cẩn thận với những chủ đề nóng bỏng

– Ví dụ: lạm phát sau khủng hoảng, cấp phép cho

tổ chức tư nhân

Câu hỏi “VẠN NĂNG” cho mọi đề tài

Hiện trạng của … (vấn đề đang nghiên cứu)

là gì?

Nguyên nhân của những tồn tại là gì?

Giải pháp gì để cải thiện/ giải quyết các tồn

tại đó?

Có điều gì không ổn?

11/18/2017

17

Nhà quản lý cần gì khi giải quyết vấn đề?

Vấn đề quản lý

Kinh nghiệm Linh cảm

Hiểu biếtsẵn có

Tri thức mới

Ví dụ

Có nên hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp

khi có khủng hoảng kinh tế hay không?

Có nên can thiệp vào việc học thêm hay

không? Can thiệp bằng cách nào?

Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh

tranh của ngành?

11/18/2017

18

Thực hành

Hãy đưa ra ví dụ về câu hỏi (vấn đề) quản lý

mà anh/chị cho rằng cần có nghiên cứu để

trợ giúp cho quá trình giải quyết và ra quyết

định

Chuyển chủ đề thành câu hỏi

Câu hỏi nghiên cứu phải thể hiện thông tin

và tri thức mình cần tìm trong đề tài

– Đó là vấn đề mà mình và mọi người chưa biết

Câu hỏi nghiên cứu thiên về:

– Nhân tố mới

– Mối quan hệ mới

Câu hỏi nghiên cứu phải tránh chung chung:

– Đọc nghiên cứu trước để biết tri thức cũ

– Đặt câu hỏi đúng vào chỗ chưa biết

11/18/2017

19

Vậy trước khi đặt câu hỏi nghiên cứu cụ thể -

cần đọc tài liệu

Chú ý:

– Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu hướng vào

giải pháp

– Các nghiên cứu ở Việt Nam (đặc biệt là nghiên

cứu tư vấn) chủ yếu mang tính mô tả

– Muốn tìm lý thuyết, mô hình, hay phương pháp

luận thường phải đọc các tài liệu nước ngoài

Chuyển hóa từ câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu

(Việc chuyển hoá từ câu hỏi QL thành câu hỏi

nghiên cứu phù hợp với dạng đề tài ứng dụng)

Khi nào cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề thực

tiễn?

– Khi thực sự cần tới tri thức mới

Kết quả nghiên cứu giúp gì cho quá trình ra quyết

định?

– Cung cấp cơ sở thông tin và tri thức

– Bản thân kết quả nghiên cứu không phải là câu trả lời trực

tiếp cho QĐ quản lý

11/18/2017

20

Định dạng câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu hướng tới thông tin và tri thức mới

– (câu hỏi quản lý hướng tới giải quyết vấn đề)

Câu hỏi nghiên cứu hướng vào các biến số và mối quan hệ

của chúng

– (câu hỏi quản lý hướng vào QĐ của nhà quản lý)

Câu hỏi nghiên cứu thường được dựa trên cơ sở lý thuyết

– (câu hỏi quản lý dựa vào khung cảnh thực tiễn)

Câu hỏi nghiên cứu có thể có kết quả với mức độ tin tưởng

cao dựa vào dữ liệu

– (câu hỏi quản lý chỉ có thể có kết quả dựa vào thực tiễn vận

hành)

Ví dụ

DN được hỗ trợ lãi suất, nếu so với DN khác, có:

1) hoạt động hiệu quả hơn hay không?

2) đầu tư nhiều hơn hay không?

3) tạo (hoặc giữ) việc làm nhiều hơn hay không?

Trong số các DN nhận hỗ trợ, loại hình doanh nghiệp nào sử dụng khoản vay hỗ trợ lãi suất có hiệu quả hơn?

Học thêm:

1. Học sinh học thêm có phát triển tốt hơn HS không học thêm về trí tuệ/ cảm xúc/ thể lực/ v.v. hay không?

Năng lực cạnh tranh của ngành:

– Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của ngành là gì?

– Các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ số đó là gì?

11/18/2017

21

Thực hành

Hãy giúp một Nghiên cứu sinh chuyển hóa câu hỏi(vấn đề) quản lý sau đây thành câu hỏi nghiên cứu

"Nâng cao chất lượng đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiếnsĩ) ngành quản trị kinh doanh

Nhóm có 20 phút

Tiêu chuẩn câu hỏi nghiên cứu:– Hướng vào tính quy luật

– Có cơ sở lý luận/ Thực tiễn (thú vị)

– Nhân tố/ yếu tố có phạm vi, nội dung rõ ràng

– Khả thi

Thực hành

Hãy giúp một Nghiên cứu sinh chuyển hóa câu hỏi (vấn đề) quản lý sau đây thành câu hỏi nghiên cứu

"Nâng cao tính khách quan trong các báo cáo kiểm toán"

11/18/2017

22

Câu hỏi nghiên cứu

Đánh đúng vào “khoảng trống” quan trọng

trong tri thức chuyên ngành

– Vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn – được

nhiều người quan tâm

– Vấn đề chưa ai nghiên cứu

– Vấn đề có thể nghiên cứu/kiểm định

Câu hỏi nghiên cứu là “viên gạch” đầu tiên

quan trọng nhất của đề tài

Xác định câu hỏi nghiên cứu

Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ cho

câu hỏi nghiên cứu của mình

Hãy trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên

sâu hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực đó về

câu hỏi nghiên cứu

Có thể bắt đầu bằng câu hỏi khá rộng, sau

đó cụ thể hóa: sâu hơn, sắc hơn, thú vị hơn