phƯƠng phÁp giẢi cÁc bÀi toÁn hÓa hỌc vÔ cƠ lỚp 12 trung hỌc phỔ thÔng

139
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƢƠNG THBÌNH PHƢƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bmôn Hoá học) Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ NGỌC BAN HÀ NỘI - 2011

Upload: day-kem-quy-nhon

Post on 07-Apr-2016

268 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?y798eia2n66b1p7 LINK BOX: https://app.box.com/s/lt8yrgoq55ruyofcxbtazb1oqyvfcr46

TRANSCRIPT

Page 1: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LƢƠNG THỊ BÌNH

PHƢƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HOÁ HỌC

VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học

(Bộ môn Hoá học)

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ NGỌC BAN

HÀ NỘI - 2011

Page 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BT : Bài tập

BTHH : Bài toán hóa học

dd : Dung dịch

đktc : Điều kiện tiêu chuẩn

ĐC : Đối chứng

ĐLBT : Định luật bảo toàn

HS : Học sinh

GV : Giáo viên

THPT : Trung học phổ thông

TN : Thực nghiệm

TNSP : Thực nghiệm sư phạm

PTPƯ : Phương trình phản ứng.

Page 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 2

4. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 3

5. Mẫu khảo sát. ............................................................................................... 3

6. Vấn đề nghiên cứu. ...................................................................................... 3

7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 3

8. Phương pháp chứng minh luận điểm. .......................................................... 3

9.Đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 4

10. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 4

Chƣơng 1: BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ BÀI TOÁN HÓA HỌC

VÔ CƠ. ............................................................................................................

5

1.1. Bài tập hóa học ......................................................................................... 5

1.1.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ................................................... 5

1.1.2. Phân loại bài tập hóa học ....................................................................... 6

1.1.3. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay .............. 7

1.1.4. Bài toán hóa học và tình hình giải bài toán hóa học của học sinh

THPT hiện nay .............................................................................................................

8

1.2. Phương pháp chung giải các bài toán hoá học THPT .............................. 9

1.2.1. Những công thức cần thiết khi giải bài toán hóa học ............................ 10

1.2.2. Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng ......................................... 11

1.2.3. Phương pháp chung giải bài toán hóa học ............................................. 13

1.3. Áp dụng các định luật bảo toàn trong hóa học và sử dụng

phương trình ion rút gọn để giải nhanh các bài toán hóa học .........................

20

1.3.1. Định luật bảo toàn khối lượng ............................................................... 20

1.3.2. Định luật bảo toàn nguyên tố ................................................................. 21

1.3.3. Định luật bảo toàn điện tích ................................................................... 22

1.3.4. Định luật bảo toàn số mol electron ........................................................ 23

Page 4: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

5

1.3.5. Sử dụng phương trình ion thu gọn ......................................................... 24

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 26

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC

VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...........................................

27

2.1. Các chú ý khi giải bài toán hóa học vô cơ ................................................ 27

2.2. Giới thiệu chương trình hóa học vô cơ lớp 12 (chương trình nâng cao) ................. 29

2.3. Phân loại các bài toán hóa học vô cơ lớp 12 ............................................ 31

2.4. Bài toán về phản ứng của kim loại ........................................................... 33

2.4.1. Bài toán về kim loại tác dụng với phi kim............................................. 33

2.4.2. Bài toán về kim loại tác dụng với axit ................................................... 39

2.4.3. Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối .................................... 52

2.4.5. Bài toán kim loại tác dụng với nước và dung dịch kiềm. ...................... 60

2.5. Bài toán về phản ứng của hợp chất kim loại ........................................... 66

2.5.1. Bài toán về phản ứng của hiđroxit kim loại kiềm và kim loại

kiềm thổ với CO2 (hoặc SO2) ...........................................................................

66

2.5.2. Bài toán về phản ứng của muối cacbonat(CO 2

3

; HCO 3

)với

dung dịch axit và của HCO 3

với dung dịch kiềm ...........................................

73

2.5.3. Bài toán về phản ứng thể hiện tính lưỡng tính của Al2O3,

Al(OH)3, Zn(OH)2…........................................................................................

81

2.5.4. Bài toán về phản ứng nhiệt luyện ......................................................... 89

2.5.5. Bài toán về sự điện phân các hợp chất kim loại .................................... 97

2.6. Các bài toán hóa học tổng hợp.................................................................. 106

2.7. Lựa chọn và sử dụng bài toán hóa học trong dạy học hóa học. .............. 108

2.7.1. Sử dụng BTHH trong việc hình thành kiến thức mới. ......................... 109

2.7.2. Sử dụng BTHH để vận dụng, củng cố kiến thức kĩ năng, mở

rộng đào sâu kiến thức ( trong giờ luyện tập, ôn tập) ......................................

110

2.7.3. Sử dụng BTHH nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng

kiến thức của học sinh (trong giờ kiểm tra ) ....................................................

111

Tiểu kết chương 2 118

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 119

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................... 119

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ..................................................... 119

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................................... 119

3.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm................................................ 119

Page 5: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

6

3.2.1. Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm...................................................... 119

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm .......................................................................... 120

3.2.3. Kết quả các bài kiểm tra ....................................................................... 120

3.2.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................... 121

3.2.5. Tính các tham số đặc trưng thống kê .................................................... 125

3.2.6. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 125

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 126

KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 128

PHỤ LỤC

Page 6: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong dạy học hóa học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát

triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và phương pháp

khác nhau.Trong đó, giải bài tập hóa học với tư cách là một phương pháp dạy

học, có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển tư duy

của học sinh.

Trong thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài toán hóa học

giữ vai trò rất quan trọng, nó vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học

hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà còn mang lại

niềm vui cho học sinh trong quá trình giải các bài toán hóa.

Hiện nay hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan đang được

triển khai thực hiện thì số sách viết về giải toán hóa học được tăng lên đáng

kể. Các sách đều có một kết cấu giống nhau là chia thành nhiều cách giải như

cách giải dựa vào các định luật bảo toàn trong hóa học (định luật bảo toàn

khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn nguyên tố, định

luật bảo toàn electron...), phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp

trung bình,phương pháp đường chéo, phương pháp qui đổi..v.v.Nhiều phương

pháp được đưa ra gây khó khăn cho người đọc nhất là các em học sinh.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng việc giải bài toán có

thể thực hiện theo một phương pháp chung là dựa vào quan hệ giữa số mol

của các chất phản ứng và dựa vào các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol

chất với các đại lượng như thể tích, khối lượng, nồng độ, ...của chất. Quan hệ

giữa số mol các chất phản ứng có thể dễ dàng được thiết lập khi đã viết được

phương trình phản ứng, còn số công thức cần sử dụng không nhiều (4- 5 công

thức) do đó việc giải BTHH theo phương pháp trên rất đơn giản, dễ sử dụng

đối với học sinh.

Trong hóa học phổ thông các bài toán hóa vô cơ rất phong phú và đa

dạng, đặc biệt là các BTHH phần hóa vô cơ lớp 12.

Page 7: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2

Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Phương pháp

giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12 trung học phổ thông „.

Ý nghĩa lí luận của đề tài.

Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận

trong tâm lý học dạy học và đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường

trung học phổ thông.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tài liệu học tập quí cho các em

học sinh THPT và là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên trong giảng dạy

môn hóa học ở trường trung học phổ thông.

2. Lịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các phương pháp giải các BTHH

nhưng chưa đưa ra một phương pháp chung, có tính hệ thống và dễ sử dụng

đối với học sinh. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu phương pháp chung giải các

bài toán hóa học, kết hợp với các định luật bảo toàn, phương trình ion để giải

các BTHH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học..

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất phương pháp chung giải các bài toán hóa học, giúp

học sinh thống nhất một cách giải áp dụng cho hầu hết các bài toán hóa vô cơ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:

- Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu: Đọc , tìm hiểu, phân tích, tổng hợp.

- Quan sát :

+ Tình hình giải toán hóa học của học sinh phổ thông.

+ Hứng thú của học sinh khi học phương pháp giải các bài toán hóa học

vô cơ lớp 12.

- Xây dựng phương pháp chung giải toán hóa học vô cơ.

- Xây dựng hệ thống các bài toán hóa học vô cơ lớp 12 .

Page 8: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3

- Điều tra: Phát phiếu điều tra về hứng thú của học sinh với phương

pháp giải toán hóa vô cơ.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của đề tài

4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất phương pháp chung giải bài tập hóa học THPT-

phần hóa vô cơ lớp 12.

5. Mẫu khảo sát

- Học sinh lớp 12 trường THPT

6. Vấn đề nghiên cứu

Lựa chọn và sử dụng phương pháp chung giải bài tập hóa học THPT

như thế nào để học sinh có thể áp dụng giải được dễ dàng hầu hết các bài toán

hóa vô cơ ?

7. Giả thuyết nghiên cứu

Khả năng ứng dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học vô cơ

ở trường THPT là rất khả quan. Áp dụng phương pháp này học sinh có thể

giải được dễ dàng hầu hết các bài toán hóa vô cơ. Mặt khác khi học sinh và

giáo viên thống nhất phương pháp giải thì công việc giảng dạy sẽ thuận lợi

hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học phổ thông.

8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Phương pháp thu thập và xây dựng các nguồn tài liệu.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết các nguồn tài liệu thu được.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Quan sát, điều tra thực trạng việc giải bài tập hóa học nói chung và

hóa học vô cơ nói riêng

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp thống kê toán

học trong khoa học giáo dục để đánh giá chất lượng, tính khả thi của đề tài.

Page 9: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

4

9. Đóng góp mới của đề tài.

Đưa ra một phương pháp chung giải bài toán hóa học đơn giản, dễ sử

dụng đối với học sinh THPT. Phân loại bài toán hóa vô cơ lớp 12, phân tích

cách sử lí, đưa ra các nhận xét giúp giải nhanh các dạng bài đã nêu.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu

tham khảo, phụ lục, luận văn trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Bài tập hóa học và bài toán hóa học vô cơ.

Chương 2: Phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12 trung

học phổ thông.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Page 10: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

5

Chƣơng 1: BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ

1.1. Bài tập hóa học

1.1.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học

Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu

hỏi, hoặc đồng thời cả bài toán và cả câu hỏi, mà trong khi hoàn thành chúng,

học sinh nắm được một tri thức hay kỹ năng nhất định và hoàn thiện chúng.

Trong quá trình dạy học ở trường THCS hay THPT không thể thiếu bài

tập hóa học. Bài tập hóa học là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao

chất lượng dạy học, nó giữ vững một vai trò lớn lao trong việc thực hiện mục

tiêu đào tạo: Nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại là phương pháp dạy học

hiệu nghiệm. Bài tập hóa học không những cung cấp cho học sinh kiến thức

mà còn là con đường giành lấy kiến thức và cả hứng thú say mê học tập. Bài

tập hóa học có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc thực hiện các

nhiệm vụ trí dục, đức dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

a. Tác dụng trí dục

- Bài tập hóa học có tác dụng giúp cho học sinh hiểu sâu hơn các kiến

thức ,khái niệm, tính chất đã học, củng cố kiến thức đã học một cách thường

xuyên và hệ thống kiến thức một cách có hiệu quả

- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất, đào sâu, mở

rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm cho học sinh

buồn chán khi học môn hóa học.

- Bài tập hóa học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kỹ năng, kỹ

xảo cần thiết về hóa học cho học sinh.

- Bài tập hóa học tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực tư duy.

như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa, suy luận....

b. Tác dụng đức dục.

- Qua việc giải bài tập hóa học học sinh được rèn luyện các phẩm

chất nhân cách như: tính kiên nhẫn, trung thực, tính khoa học và tính độc lập,

sáng tạo khi sử lí các tình huống bài tập.

Page 11: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

6

- Việc tự giải các bài tập, còn rèn luyện cho học sinh tinh thần kỷ luật,

tính kiên trì khắc phục khó khăn, kích thích hứng thú học tập bộ môn hóa học

nói riêng và các môn học nói chung.

c. Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

- Các bài tập hóa học có nội dung về những vấn đề , công nghệ hóa

học, sản xuất hóa học, thưc tiễn hóa học,....sẽ lôi cuốn học sinh ngày càng say

mê và yêu thích hóa học.

1.1.2. Phân loại bài tập hóa học

Bài tập hóa học được phân chia theo nhiều cách khác nhau chủ yếu

dựa vào các cơ sở sau:

- Dựa vào chủ đề (chương, mục, bài,....).

- Dựa vào khối lượng kiến thức (bài tập đơn giản, bài tập phức tạp,...).

- Dựa vào nội dung bài tập (bài tập dạng chuỗi phản ứng, tinh chế,

tách,...).

- Dựa vào mục đích dạy học (bài tập nghiên cứa tài liệu mới, bài tập

củng cố hoàn thiện kiến thức,...)

- Dựa vào hình thức hoạt động của học sinh khi làm bài tập (bài tập lí

thuyết, bài tập thực nghiệm ,...)

Các cơ sở trên chưa có ranh giới rõ rệt, có những bài tập chứa nhiều nội

dung, phức hợp nhiều yêu cầu, nên rất khó tách riêng ra.

Hiện nay ở phổ thông bài tập hóa học phân ra các dạng như: tự luận,

trắc nghiệm và thực nghiệm.

- Bài tập tự luận : là bài tập khi làm HS phải viết câu trả lời, phải lí giải,

lập luận chứng minh bằng ngôn ngữ của chính mình.

- Bài tập trắc nghiệm: là bài tập khi làm HS chỉ phải đọc, suy nghĩ để

lựa chọn đáp án đúng trong số các phương án đã cho sẵn. Thời gian làm một

bài trắc nghiệm rất ngắn, chỉ khoảng 1-2 phút. Bài tập trắc nghiệm có các

dạng sau: bài tập điền khuyết, bài tập đúng sai, bài tập ghép đôi và bài tập

nhiều lựa chọn.

Page 12: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

7

- Bài tập thực nghiệm: là những bài tập cần vận dụng kiến thức lí thuyết

để giải quyết các vấn đề về thực nghiệm. Bài tập thực nghiệm là những bài

tập vừa mang tính chất lí thuyết vừa mang tính chất thưc nghiệm.

Tùy theo tính chất của các dạng bài tập mà người ta còn chia thành bài

tập định tính (không có tính chất tính toán), bài tập định lượng (có tính toán)

và bài tập hỗn hợp (có sự kết hợp giữa định tính và định lượng).

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến các bài tập tính toán định

lượng hay các bài toán hóa học.

1.1.3. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay

Thực tế cho thấy có nhiều bài tập hóa học còn quá nặng nề về thuật

toán, nghèo nàn về kiến thức hóa học và không có liên hệ với thực tế hoặc mô

tả không đúng với các quá trình hóa học. Khi giải bài tập này thường mất thời

gian tính toán toán học, kiến thức hóa học lĩnh hội được không nhiều và hạn

chế khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học hóa học của học sinh. Các dạng

bài tập này dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp, rối

rắm với học sinh làm cho các em thiếu tự tin vào khả năng của bản thân dẫn

đến chán học, học kém.

Định hướng xây dựng chương trình SGK THPT của Bộ Giáo dục và

Đào tạo (2002 ) có chú trọng đến tính thực tiễn và đặc thù của môn học trong

lựa chọn kiến thức nội dung SGK. Xu hướng phát triển chung của bài tập hóa

học trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu:

- Loại bỏ những bài tập có nội dung trong hóa học nghèo nàn nhưng lại

cần đến những thuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình,

bất phương trình, phương trình bậc hai, cấp số cộng, cấp số nhân…).

- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp,

xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.

- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.

- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.

Page 13: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

8

- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện

vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ

đồ thị, sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm…

- Xây dựng bài tập có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn

giản nhẹ nhàng.

- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng.

Như vậy xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay hướng đến

rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học

cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những bài tập có

tính chất học thuộc trong các câu hỏi lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng

các câu hỏi đòi hỏi sự tư duy, tìm tòi, sáng tạo.

1.1.4. Bài toán hóa học và tình hình giải bài toán hóa học của học sinh THPT

hiện nay.

Bài toán hóa học (BTHH) là dạng bài tập rất phổ biến và quan trọng

trong quá trình dạy cũng như học hóa học. Việc giải các BTHH làm cho học

sinh nắm vững không chỉ mặt định tính mà cả mặt định lượng của bài tập hóa

học. Ngay từ khi làm quen với hóa học ở THCS học sinh đã được làm quen

với các đại lượng như nguyên tử khối, phân tử khối, mol,...rồi các phương

trình phản ứng, mối quan hệ giữa các chất phản ứng đặc biệt là mối quan hệ

về số mol các chất phản ứng hay trong quá trình học tập học sinh được học

các định luật bảo toàn như định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn

nguyên tố…. Vậy tác dụng của những kiến thức này là gì, phạm vi ứng dụng

của nó ra sao học sinh không thể biết được nêú không có các BTHH. BTHH

giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm cũng như các định luật trên.

Tình hình giả ibài toán hóa học của học sinh THPT hiện nay.

Với số lượng các tiết dạy lí thuyết trên lớp rất nhiều thường cả chương

mới có từ 1-2 tiết luyện tập mà trong tiết luyện tập giáo viên còn phải hệ

thống lại nội dung kiến thức của cả chương chính vì thế thời gian để luyện các

Page 14: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

9

BTHH là không nhiều. Giáo viên không có thời gian dạy các em về lí thuyết

phương pháp chung giải BTHH mà chỉ có thể chữa được một số ít các BTHH.

Nên đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu là chính. Học sinh buộc phải đi học

thêm hoặc mua sách tự nghiên cứu. Nhưng đi học thêm thì mỗi giáo viên lại

có một cách giảng khác nhau, cách giải bài tập khác nhau làm cho học sinh

không biết theo ai. Rồi tự mua sách về nghiên cứu thì có quá nhiều sách tham

khảo học sinh không thể biết được nên chọn lựa và học như thế nào. Cụ thể

phần phương pháp giải BTHH có rất nhiều sách viết về vấn đề này. Nhưng

hầu hết các sách đều đưa ra quá nhiều phương pháp như phương pháp đường

chéo, phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp bảo toàn khối lượng,

bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích, bảo toàn số mol electron, phương pháp

đại số, phương pháp ghép ẩn số… làm cho học sinh cảm thấy rất rối vì phải

hiểu được nội dung, bản chất từng phương pháp và khi nào sử dụng các

phương pháp đó. Đây quả là một khó khăn cho các em. Với bài toán hóa học

vô cơ học sinh còn gặp khó khăn là nhiều trường hợp: không viết được

phương trình phản ứng. không tìm được phương pháp giải phù hợp, không

biết cách trình bày hợp lí và logic việc giải các bài tập.v.v… Trong đó lúng

túng nhất là không tìm được phương pháp giải bài tập.

Như vậy nghiên cứu đưa ra một phương pháp chung giải BTHH đơn

giản và dễ sử dụng đối với học sinh THPT là một nhiệm vụ rất cần thiết. Mục

đích của luận văn này là nhằm đóng góp một phần vào giải quyết nhiệm vụ

nêu trên.

1.2. Phƣơng pháp chung giải các bài toán hoá học THPT

Để giải các BTHH, trước hết cần phân tích nội dung của bài toán và

biểu thị nội dung đó bằng các phương trình hóa học. Khi đã viết và cân bằng

được các phương trình hóa học, dễ dàng thiết lập được quan hệ giữa số mol

của các chất tham gia hay hình thành sau phản ứng, nhờ đó tính được số mol

của “các chất cần tính toán” khi biết số mol của “các chất đã cho trước số

liệu”. Tuy nhiên, trong BTHH các số liệu cho trước cũng như các đại lượng

Page 15: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

10

cần tính toán thường không phải là số mol mà là các đại lượng khác như khối

lượng, thể tích, nồng độ… của chất và mục đích của bài toán hóa học cũng

không phải là xác định số mol của “các chất cần tính toán” mà là xác định

khối lượng, thể tích, nồng độ, …của các chất đó.Như vậy để giải các bài toán

hóa học, ngoài quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng, còn cần phải dựa

vào một số công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích, nồng độ, v.v… của

chất ra số mol chất và ngược lại.

1.2.1. Những công thức cần thiết khi giải bài toán hóa họ.c

Muốn chuyển đổi các đại lượng như nồng độ, thể tích, khối lượng của

chất ra số mol chất ta sử dụng 4 công thức chính:

Ở đây công thức (1) biểu thị quan hệ giữa khối lượng (m), khối lượng

mol (M) và số mol (n) của chất.

Công thức (2) biểu thị quan hệ giữa thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn

(V0) với số mol khí (n).

Công thức (3) biểu thị quan hệ giữa nồng độ mol (CM), số mol chất tan

(nct) và thể tích dung dịch (V).

STT Công thức Số mol chất

1

m = M.n

mn

M

2

V0 = n.22,4

0

22,4

Vn

3

( )

ctM

nC

V l

nct = V.CM

4

.

% .100% .100%ct ct

dd dd

m mC

m V d %. %. .

100%. 100%.

ddC m C V dn

M M

Page 16: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

11

Công thức (4) biểu thị quan hệ giữa nồng độ phần trăm (C%), khối

lượng chất tan (mct) và khối lượng hay thể tích dung dịch (mdd, Vdd).

Chú ý: Trong công thức (3), V tính bằng lít còn trong công thức (4), V

tính bằng ml, d tính bằng g/ml.

Áp dụng công thức trên cho trường hợp hỗn hợp các chất, ví dụ hỗn

hợp gồm 2 chất có khối lượng là m1, m2 có khối lượng mol là M1, M2 và số

mol là n1, n2 ta có:

1 1 2 2. . hhm n M n M

1 1 2 2

1 2

. .hhhh

hh

m n M n MM

n n n

1.2.2. Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng

Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD

Gọi số mol các chất A, B, C, D tham gia và hình thành sau phản ứng là

An , Bn , Cn , Dn . Ta có

A B C Dn n n n

a b c d

Từ hệ thức này, ta có thể tính số mol của một chất bất kì theo số mol

của chất còn lại trong phản ứng:

A B C D

a a an n n n

b c d D A B C

d d dn n n n

a b c

Ví dụ 1: Xét phương trình:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nAl = 1

3nHCl =

3AlCln = 2

3 2Hn . v. v…

Ví dụ 2: Xét dãy phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl (2)

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (3)

Page 17: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

12

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (4)

Giả sử cần thiết lập quan hệ giữa nFe và 2 3Fe On

Ta thấy: nFe = 2FeCln ,

2FeCln = 2( )Fe OHn ,

2( )Fe OHn = 3( )Fe OHn ,

3( )Fe OHn =

1

2 2 3Fe On .

Suy ra : nFe = 1

2 2 3Fe On

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp 3 kim loại Na, Fe, Al hoà tan hoàn toàn trong

dung dịch H2SO4 loãng thu được 1 chất khí và dung dịch D. Thêm dung dịch

NaOH vào dung dịch D cho tới dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí

đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn.

Thiết lập quan hệ giữa khối lượng hỗn hợp, số mol chất khí và số mol

chất rắn với số mol các kim loại trong hỗn hợp ban đầu

Lời giải:

2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2. (1)

2Al +3 H2SO4 Al2(SO4)3 +3 H2. (2)

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (3)

Al2(SO4)3+ 6NaOH` 3Na2SO4 + 2Al(OH)3 (4)

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O (5)

FeSO4 + 2 NaOH Na2SO4 + Fe(OH)2 (6)

4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 (7)

2Fe(OH)3

0tFe2O3 + 3 H2O (8)

Khí sinh ra là H2, chất rắn thu được là Fe2O3. Đặt số mol của Na. Al, Fe

trong hỗn hợp đầu lần lượt là x, y, z mol. Ta có:

mhỗn hợp = 23x + 27y + 56z (a)

Theo (1), (2), (3): 2H

1 3n x y z

2 2 (b)

Theo (8), (7), (6) và (3) : 2 3Fe O

1n z

2 (c)

Page 18: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

13

Các phương trình (a), (b), (c) biểu thị các quan hệ cần tìm.

Qua các ví dụ trên, nhận thấy khi đã viết và cân bằng được các phương

trình phản ứng thì dễ dàng thiết lập được quan hệ giữa số mol của các chất

phản ứng. Dựa vào các quan hệ này và các công thức đã nêu ở trên có thể giải

quyết được các BTHH .

1.2.3. Phương pháp chung giải toán hóa học

Các BTHH có thể chia thành 2 loại là bài toán hỗn hợp và “không hỗn

hợp” .

- Bài toán “không hỗn hợp” là loại bài toán liên quan đến phản ứng của

1 chất qua một giai đoạn hay 1 dãy biến hóa. (như ví dụ 1, ví dụ 3 ở trên).

- Bài toán hỗn hợp là loại bài toán liên quan đến phản ứng của hỗn hợp

chất.( như ví dụ 3 ở trên ).

1.2.3.1. Loại bài toán “không hỗn hợp”

Phương pháp giải các bài toán loại này là: Lập biểu thức tính đại

lượng mà bài toán yêu cầu rồi dựa vào quan hệ giữa số mol của “chất cần tính

toán” với số mol của “chất có số liệu cho trước” và dựa vào các công thức để

giải.

Ví dụ 1:

Hòa tan vừa đủ 2,4 gam Mg vào 100 ml dung dịch HCl nồng độ aM.

1. Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc.

2. Tính nồng độ dung dịch HCl

Lời giải:

Ptpư: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

nMg = 2,4

24=0,1 (mol)

suy ra: nHCl = 0,2 (mol) ; 2Hn = 0,1 (mol).

1. 2H

V = 22,4. 2H

n = 22,4 . 0,1 = 22,4 ( lit).

2.a= 0,1

HClHn=

0,2

0,1= 2M

Page 19: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

14

Ví dụ 2:

Oxi hóa hoàn toàn 11,2l khí NH3 (ở đktc) có xúc tác thu được khí A,

oxi hóa khí A thu được khí B màu nâu. Hòa tan toàn bộ khí B vào 146ml H2O

với sự có mặt của oxi tạo thành dung dịch HNO3.

1. Tính nồng độ % của dung dịch axit

2. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 biết tỉ khối của dung dịch là 1,2

g/ml

Lời giải:

Ptpư: 4NH3 + 5 O2 → 4NO + 6H2O (1)

2NO + O2 → 2NO2 (2)

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 (3)

1. C% ddHNO3 = 3.63

.100%HNO

dd

n

m

Theo ptpư (1), (2), (3): 3 3

11,20,5

22,4HNO NHn n mol

3 2 2 2(3) ddHNO NO O H Om m m m

0,546.0,5 32. 146 173

4 g

Suy ra :C% ddHNO3 = 0,5.63

.100% 18,2%173

2. 3M,ddHNOC = 3HNOn

V

Ở đây V=173

1,2.100 = 0,144 lít.

Suy ra 3M,ddHNO

0,5C 3,47M

0,144 .

1.2.3.2. Loại bài toán hỗn hợp

Phương pháp giải loại bài toán này là: Đặt ẩn số, lập hệ phương trình và

giải hệ phương trình để tìm ra các yêu cầu bài toán.

Page 20: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

15

- Ẩn số thường là đặt số mol các chất trong hỗn hợp.

- Các phương trình được thiết lập bằng cách biểu thị mối quan hệ giữa

các số liệu cho trong bài ( sau khi đã đổi ra số mol chất, nếu có thể được ) với

các ẩn số.

- Giải hệ phương trình để tìm ẩn rồi dựa vào đó suy ra các đòi hỏi khác

nhau của bài toán.

Ví dụ 3:

Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng vừa đủ với 1 lít dung

dịch HCl 1M thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.

1. Tính m?

2. Tính CM chất có trong dung dịch Y? Coi thể tích dung dịch không

đổi.

Lời giải:

Ptpư:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ (1)

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (2)

1. Đặt số mol Mg và MgO là x , y ta có:

nHCl = 2x + 2y = 1. (a)

2Hn = x = 0,15 (b)

Giải (a) và (b) ta được y = 0,35

Suy ra : m= 24 .0,15 + 40. 0,35 = 17,6 g.

2. Dung dịch Y là dung dịch MgCl2 có 2MgCln = (x + y) = 0,5 mol.

Vậy CMddMgCl2 = 0,5

1= 0,5M

Ví dụ 4:

Nhiệt phân hoàn toàn 18,43 gam hỗn hợp gồm Na2CO3, K2CO3, BaCO3

và MgCO3 thu được 2,464 lít khí ( đktc) và hỗn hợp rắn A. Hòa tan A bằng

một thể tích vừa đủ dung dịch H2SO4 0,1M thu được 1,568 lít khí (đktc) và

2,33 gam một chất kết tủa.

Page 21: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

16

1. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.

Tính thể tích dung dịch H2SO40,1M cần để hòa tan hỗn hợp rắn A.

Lời giải:

1. Khi nhiệt phân hỗn hợp:

BaCO3BaO + CO2 (1)

MgCO3MgO + CO2 (2)

Hỗn hợp bao gồm BaO, MgO và các muối không bị nhiệt phân là

Na2CO3, K2CO3.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2 (3)

K2CO3 + H2SO4 →K2SO4 + H2O + CO2 (4)

BaO + H2SO4 BaSO4 + H2O (5)

MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O (6)

Chất kết tủa BaSO4

Đặt số mol Na2CO3, K2CO3, BaCO3 , MgCO3 trong hỗn hợp đầu là x,

y, z, t ta có;

mhh = 106x + 138y + 197z + 84t = 18,43 (a)

Theo (1) và (2): 2CO

2,464n 0,11 z t

22,4 (b)

Theo (3) và (4) :2CO

1,568n 0,07 x y

22,4 (c)

Theo (5) và (1): 4BaSO

2,33n 0,01 z

233 (d)

Giải 4 phương trình (a), (b), (c), (d) thu được:

x = 0,05; y = 0,02; z = 0,01; t = 0,1

Suy ra: 2 3Na COm = 106. 0,05 = 5,3(g);

2 3K COm = 138. 0,02 = 2,76 (g).

3BaCOm = 197. 0,01 = 1,97 (g);

3MgCOm = 84. 0,1 = 8,4 (g).

Theo công thức (7): 2 4

2 4

H SO

H SO

nV

0,1

Theo (3), (4), (5) và (6) : 2 4 2 4H SO ddH SOn x y z t 0,18 V 1,8 (lít).

Page 22: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

17

Chú ý:

1. Nhiều bài toán hỗn hợp có số phƣơng trình lập đƣợc ít hơn số

ẩn. Trong trường hợp này để giải hệ các phương trình vô định có 2 phương

pháp chính, đó là:

a. Giải hệ kết hợp với biện luận dựa vào các điều kiện của ẩn số.

Ví dụ ẩn số là số mol chất thì phải luôn dương, ẩn số là hoá trị của kim

loại thì hóa trị chỉ nhận giá trị từ 1,2 hoặc 3, dựa vào các điều kiện như vậy

có thể biện luận để giải được hệ phương trình vô định.

b. Giải hệ dựa vào việc tính khối lƣợng mol trung bình của hỗn

hợp.

Thí dụ, với hỗn hợp gồm hai chất 1 và 2:

hh 1 1 2 2hh

hh 1 2

m M n M nM

n n n

Tính hhM và bất đẳng thức M1 < hhM < M2 sẽ giải được hệ phương

trình vô định.

Phương pháp này thường được sử dụng khi đã biết khối lượng và số

mol của hỗn hợp, đặc biệt với bài toán hỗn hợp các kim loại hoặc muối của

các kim loại liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hòan các nguyên tố hóa

học.

2. Với các bài toán hỗn hợp của các chất cùng loại. có các phản ứng

xảy ra tương tự nhau, hiệu suất như nhau… thì có thể thay thế hỗn hợp bằng

một chất có là công thức phân tử trung bình để giải.

Với việc đặt công thức phân tử trung bình thì số ẩn của phương trình

giảm xuống và việc giải bài toán sẽ thuận lợi và nhanh gọn hơn. Đây là một

phương pháp có hiệu quả cao để giải các bài toán hỗn hợp (cùng loại) có số

phương trình lập ít hơn số ẩn.

Ví dụ 5:

Hòa tan 28,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc

nhóm IIA bằng dd HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc).

Page 23: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

18

1.Xác định hai kim loại, biết chúng thuộc hai chu kì liên tiếp nhau

trong bảng tuần hoàn.

2. Tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải:

Gọi hai muối là ACO3 và BCO3, số mol tương ứng là x, y. Giả thiết

khối lượng mol của A nhỏ hơn B ( A< B).

ACO3 + 2HCl → ACl2 + H2O + CO2 (1)

BCO3 + 2HCl → BCl2 + H2O + CO2 (2)

Ta có hệ 2 phương trình, 4 ẩn số:

mhh = (A + 60) x + (B + 60) y = 28,4 (a)

2COn x + y = 0,3 (b)

Cách 1: Từ (a), (b) suy ra: Ax + By = 10,4.

Thay x= 0,3 – y thu được: y = 10,4 0,3A

B A

Với điều kiện 0 < y < 0,3 ; 0,3A < 10,4 hay A < 34,67

Các kim loại nhóm IIA thỏa mãn điều kiện trên chỉ có Be (A= 9) hoặc

Mg(A=24).

- Nếu A là Be thì B là Mg : y=10,4 0,3.9

0,5124 9

loại.

- Nếu A là Mg thì B là Ca : y =10,4 0,3.24

0,240 24

thỏa mãn

Vậy : A là Mg ; B là Ca ; x= 0,1 ; y =0,2.

2.Khối lượng MgCO3 : 0,1 .84 = 8,4 (g) ; % MgCO3 = 29,58%.

Khối lượng CaCO3 : 0,2.100 = 20 (g) ; % CaCO3 = 70,42%.

Cách 2 : Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp hai muối

hhM = 28,4

94,670,3

ta có bất đẳng thức

A + 60 < 94,67 < B+ 60 hay A< 34,67 < B.

Page 24: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

19

Hai kim loại A, B thỏa mãn điều kiện trên và điều kiện của đề bài chỉ có thể

là Mg ( A=24) và Ca ( B=40).

Thay A= 24, B= 40 vào (a) và giải hai phương trình (a), (b) thu được x=0,1;

y= 0,2; từ đó tính được phần trăm khối lượng của hai muối như cách 1

Cách 3 : Có thể giải bài toán trên nhanh gọn hơn bằng cách đặt CTPTTB hai

muối là RCO3, với số mol là a :

RCO3 + 2HCl RCl2 + CO2 + H2O

Ta có mhh = (R + 60) a = 28,4 (a)

nhh= a = 0,3 (b)

Giải (a), (b) thu được: R = 34,67

Hai kim loại thỏa mãn điều kiện trên và điều kiện của đề bài có thể là

Mg (M= 24) và Ca (M= 40).

Đặt số mol của MgCO3 và CaCO3 là b và c ta có:

b + c = a = 0,3. (c)

84b + 100c = 28,4 (d)

Giải (c), (d) thu được b= 0,1 ; c= 0,2 ; từ đó tính được phần trăm khối

lượng của mỗi muối như ở cách 1.

Như vậy qua 5 ví dụ trên ta thấy bài toán hỗn hợp và bài toán không

hỗn hợp tuy cách giải có những điểm khác nhau nhưng chúng đều thống nhất

ở chỗ là chúng đều được giải dựa vào mối quan hệ giữa số mol của các chất

phản ứng và dựa vào các công thức biểu thị môi quan hệ giữa số mol chất với

khối lượng, thể tích, nồng độ, … của chất. Đó chính là nội dung của phương

pháp chung giải BTHH.

* *

*

Hiện nay, hình thức thi trắc nghiệm ngày càng phổ biến mà đặc điểm

của loại hình kiểm tra này là số lượng câu hỏi nhiều vì thế thời gian làm bài

rất ngắn. Ngoài việc áp dụng phương pháp chung giải các BTHH nêu trên,

Page 25: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

20

học sinh cần kết hợp, vận dụng hợp lí các định luật sẵn có trong hóa học như :

định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn số mol electron, định luật

bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn điện tích, và sử dụng phương trình ion

thu gọn để giải nhanh các BTHH.

1.3. Áp dụng các định luật bảo toàn trong hóa học để giải nhanh các bài

toán hóa học

1.3.1. Định luật bảo toàn khối lượng

“Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng

các chất tạo thành sau phản ứng”.

Ví dụ 1:

Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp A gồm hai muối cacbonat của hai

kim loại hóa trị I và II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lit

khí (ở đktc). Đem cô cạn dung dịch thu m gam muối khan. Tính m.

Lời giải:

Gọi công thức của 2 muối là M2CO3 và RCO3, ta có:

M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O

RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O

Theo đề bài: nCO2 = 4,48

22,4= 0,2 mol nHCl = 2nCO2 = 0,4 mol

nH2O = nCO2 = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mhh + mHCl = m+ mCO2 + mH2O

m = 23,8 + 0,4.36,5 – (0,2.44 + 0,2.18) = 26 gam

Ví dụ 2:

Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản

ứng kết thúc khối lượng chất rắn giảm 4,8g. Xác định công thức oxit sắt và

thể tích khí CO cần dùng (đktc).

Lời giải:

FexOy + y CO xFe + y CO2

Page 26: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

21

mO = 4,8 gmFe = 16 – 4,8 = 11,2g

2 3

56x 11,2 x 2Fe O

16y 4,8 y 3

Đặt số mol CO cần dùng là a, ta có:

16 + 28 a = 11,2 + 44a a= 0,36,72 lít CO.

1.3.2. Định luật bảo toàn nguyên tố

“Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố luôn được bảo toàn

nghĩa là tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố bất kì trước và sau phản

ứng luôn bằng nhau”.

Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán xảy ra nhiều phản

ứng và để giải nhanh ta chỉ cần thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất

Ví dụ 1:

Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao

thu được 17,6g hỗn hợp kim loại. Tính khối lượng H2O tạo thành.

Lời giải:

CuO + H2 Cu + H2O.

FexOy + yH2xFe +yH2O

Gọi số mol H2O là a mol ta có:

O(trongoxit)n =2O(trongH O)n = a.

2H O

24 17,6a 0,4 m 7,2

16

Ví dụ 2:

Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol FeO, 0,2 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4.

Hòa tan hỗn hợp X trong HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch

NaOH dư vào dung dịch Y thu được dung dịch T và kết tủa Z. Lọc kết tủa Z

rửa sạch nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E.

Tính khối lượng chất rắn E.

Lời giải:

Sơ đồ phản ứng:

Page 27: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

22

Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

nFe(X) = nFe(E) = 0,1 + 0,2.2 + 0,1.3 = 0,8 mol

2 3Fe On = 0,8

2 = 0,4 mol

m(E) = 0,4.160 = 64 g

1.3.3. Định luật bảo toàn điện tích

Trong dung dịch luôn trung hòa về điện nghĩa là “Tổng số mol điện

tích dương của các cation luôn bằng tổng số mol điện tích âm của các anion”

Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán về chất điện li. Dựa

vào mối quan hệ giữa các ion trong dung dịch ta xác định được các đại lượng

theo yêu cầu của bài.

Ví dụ 1:

Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+

, 0,03 mol K+, x mol Cl

-, y mol SO4

2-

Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Tính x và y?.

Lời giải:

Dung dịch trung hòa về điện:

0,02( +2) + 0,03 ( +1) + x (-1) + y ( -2) = 0.

Hay 0,07 = x + 2y (1).

Tổng khối lượng muối bằng tổng khối lượng các ion:

64. 0,02 + 39. 0,03 + 35,5 x + 96y = 5,435. (2).

Từ (1), (2) x= 0,03; y= 0,02.

Ví dụ 2:

Dung dịch E có 5 loại ion: Mg2+

, Ba2+

, Ca2+

, 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3

- .

Thêm dần vào dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch E đến khi thu được lượng

kết tủa lớn nhất. Tính V?

FeO

Fe2O3

Fe3O4

HCl FeCl2

FeCl3 NaOH

Fe(OH)2

Fe(OH)3 Fe2O3

Page 28: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

23

Lời giải:

M2+

+ CO32-

MCO3 .

nMg2+

( +2) + nBa2+

( +2) + nCa2+

( +2) = 0,1 (1) + 0,2 ( 1).

nMg2+

+ nBa2+

+ nCa2+

= 0,3 : 2 = 0,15.

n2K CO 3

= 0,15 V=0,15

1 = 0,15 lít.

1.3.4. Định luật bảo toàn số mol electron

Trong quá trình phản ứng, có nhiều chất ôxi hóa và chất khử thì “Tổng

số mol electron mà chất khử nhường bằng tổng số mol electron mà chất ôxi

hóa nhận”

Khi áp dụng phương pháp này cần phải nhận định đúng trạng thái đầu

và cuối của các chất ôxi hóa và chất khử, nhiều khi không cần quan tâm đến

cân bằng ptpư.

Ví dụ 1 :

Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu số mol bằng nhau bằng

axit HNO3 thu V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 và dung dịch Y chỉ

chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối của X với H2 là 19. Tính V?

Lời giải :

Gọi nNO(X) = x mol, 2NO (X)n ymol

nFe = nCu = a mol

ta có: 56a + 64a = 12 → a = 0,1 mol

và 30 46

38x y

x y

(*)

Quá trình nhường e: Quá trình nhận e:

Fe → Fe3+

+ 3e N+5

+ 3e → N+2

Cu → Cu2+

+ 2e N+5

+ e → N+4

ne cho = 3nFe + 2nCu =0,5

ne nhận = 3nN+2 + nN+4 = 3x + y

Page 29: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

24

Theo định luật bảo toàn số mol e ta có:

3x + y = 0,5 (**)

Từ (*), (**) ta có x = y = 0,125 mol

V = 0,125.2.22,4 = 5,6l

Ví dụ 2:

Cho 16,2g kim loại M hóa trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu

được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít

H2 ở đktc. Xác định kim loại M.

Lời giải:

Quá trình nhường e: Quá trình nhận e:

M → Mn+

+ ne O2 + 4e → 2O-2

2H+ + 2e → H2

Ta có: 16,2

M.n = 0,15.4 + 0,6.2

Suy ra: M = 9n

Với n=3, M= 27( Al) là hợp lí. Vậy M là Al.

1.3.5. Sử dụng phương trình ion thu gọn

Trong bài toán có nhiều phản ứng xảy ra cùng bản chất như phản ứng

trung hòa, phản ứng trao đổi… ta nên dùng phương trình ion thu gọn để mô tả

bản chất phản ứng đồng thời giúp giải toán gọn và nhanh hơn.

Ví dụ 1:

Hòa tan 0,1 mol Cu trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và

H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu V lít khí NO duy nhất. Tính V(l) ?

Lời giải:

nH+ = 3HNOn + 2

2 4H SOn = 0,24 mol

nNO3- = 0,12 mol

Page 30: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

25

Phương trình ion thu gọn

3Cu + 8H+ + 2NO3

- → 3Cu

2+ + 2NO + 4H2O

Số mol ban đầu 0,1 0,24 0,12

So sánh các tỉ lệ 0,1

3

0,24

8

0,12

2

Thấy tỉ lệ 0,24

8 là nhỏ nhất, chứng tỏ H

+ phản ứng hết.

Theo ptpư: nCu = 3

8 nH+ =

3

2 nNO3-

Suy ra: nNO = 1

4 nH+ =

1

4.0,24 = 0,06 mol VNO = 1,344 lit

Ví dụ 2:

Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp

HCl 1M và H2SO4 0,5M thu 5,32 lít H2 ở đktc và dung dịch Y. Tính pH dung

dịch Y ?

Lời giải:

nH+ = nHCl + 22 4H SOn = 0,25.1 + 2.0,25.0,5 = 0,5 mol

2Hn = 0,2375 mol

Phản ứng:

Mg + 2H+ → Mg

2+ + H2

Al + 3H+ → Al

3+ +

3

2H2

Theo ptpư ta thấy nH+ = 22Hn = 2.0,2375= 0,475 mol

nH+ dư = 0,5 – 0,475 = 0,025 mol

[H+] =

0,025

0,25= 0,1 mol pH = 1

Ví dụ 3:

Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 có nồng độ tương ứng là

0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 và HCl có nồng độ lần lượt

Page 31: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

26

là 0,25M và 0,75M. Tính thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ 40ml

dung dịch X ?

Lời giải:

Gọi thể tích dung dịch X cần dùng là V

nOH- = nKOH + 22Ba(OH)n = 0,2V + 2.0,1.V = 0,4V mol

nH+ = 22 4H SOn + nHCl = 2.0,24.0,04 + 0,75.0,04 = 0,05 mol

H+ + OH

- → H2O

nH+ = nOH-

0,05 = 0,4V → V= 0,125 lít

Trên đây chúng tôi đã trình bày về phương pháp chung giải các

BTHH, THPT. Việc áp dụng phương pháp chung kết hợp với vận dụng các

định luật bảo toàn nêu trên để giải các BTHH vô cơ lớp 12 sẽ được trình bày

trong chương 2 tiếp theo.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở l y luận và thực tiễn của

đề tài, về bài tập hóa học và bài toán hóa học vô cơ.

1- Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học, phân loại bài tập hóa học, xu

hướng phát triển bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay . Tình hình giải bài

toán hóa học của học sinh THPT.

2- Phương pháp chung giải các bài toán hóa học.

3- Kết hợp phương pháp chung với các định luật bảo toàn trong hóa

học hoặc sử dụng phương trình ion rút gọn để giải nhanh các bài toán hóa

học.

Page 32: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

27

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ

LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Các chú ý khi giải bài toán hóa học vô cơ

Phương pháp chung giải bài toán hóa học, THPT trình bày ở trên áp

dụng chung cho các bài toán hóa học vô cơ cũng như hữu cơ. Tuy nhiên với

các bài toán hóa học vô cơ học sinh thường gặp khó khăn và cần chú ý hơn

những vấn đề sau:

Chú ý 1: Phải viết đúng các phương trình phản ứng xảy ra

Thí dụ:

* Phản ứng giữa FexOy với dung dịch HCl tạo thành muối FeCl2y/x

(hoặc FexCl2y) chứ không phải là FeClx hoặc FeCly ...

* Phản ứng giữa NaOH với H2SO4, H2S, H3PO4....phản ứng giữa NaOH

với CO2 , SO2 ... tạo thành sản phẩm gì, tùy thuộc vào tỷ lệ giữa số mol NaOH

và số mol của các chất tương ứng.

* Phản ứng giữa muối cacbonat (CO32-, HCO3

- ) với dung dịch axít xảy ra

khác nhau khi thêm muối từ từ vào axít hay khi thêm axít từ từ vào muối .v.v...

Những điều cần chú ý về phản ứng của kim loại và một số phản ứng

quan trọng của hợp chất kim loại sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phẩn tiếp

theo của bản luận văn.

Chú ý 2: Sau khi viết đúng các phương trình phản ứng, học sinh cần

chú ý biện luận xem chất phản ứng nào dư, chất nào phản ứng hết để xác

định được các sản phẩm sau phản ứng là gì, cũng như để tính toán các chất

tạo thành theo chất phản ứng hết

Thí dụ với phản ứng nhiệt nhôm:

8Al + 3Fe3O4 0t 9Fe + 4Al2O3 (*)

- Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn thì sản phẩm sau phản ứng có thể là

Fe + Al2O3 hoặc Fe + Al2O3 + Al dư hoặc Fe + Al2O3 + Fe3O4 dư. Để biết cụ

thể trường hợp nào đúng thì phải dựa vào các dữ kiện cho trong bài để suy

luận và nếu không suy luận được ngay thì phải giả thiết từng trường hợp để

Page 33: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

28

giải bài toán. Trường hợp nào cho kết quả hợp lý là đúng, trường hợp nào cho

kết quả vô lý thì loại ...

- Nếu phản ứng xảy ra không hoàn toàn thì sản phẩm sau phản ứng

ngoài Fe và Al2O3 còn cả Al và Fe3O4 chưa phản ứng hết. Trong trường hợp

này việc tính toán không thể dựa vào số mol có ban đầu của Al hoặc Fe3O4.

Cần phải đặt số mol của Al hoặc Fe3O4 đã phản ứng là n và việc tính toán phải

dựa vào giá trị n đó. Để minh họa ta xét bài toán sau:

Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng

nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp

rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít H2.

(đktc). Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm?

Giải: Bài toán hỏi hiệu suất của phản ứng, chứng tỏ phản ứng nhiệt

nhôm (*) chưa hoàn toàn và hỗn hợp rắn sau phản ứng ngoài Fe, Al2O3 còn

Al và Fe3O4 chưa phản ứng hết. Đặt số mol Al đã phản ứng là n thì

số mol nFe= 9

8n và nAl dư = 0,4 – n. Theo các phản ứng:

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2.

ta có:

2Hn =

3

2(0,4-n) +

9

8n = 0,48 n = 0,32

Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm (*):

h = 0,32

0,40. 100% = 80%

Chú ý 3: Đối với một số bài toán có các phản ứng xảy ra phức tạp hoặc

theo nhiều khả năng khác nhau ( thí dụ bài toán cho hỗn hợp các kim loại tác

dụng với một dung dịch muối chưa biết nồng độ .v.v...) hoặc các bài toán mà

số dữ kiện cho trước tương đối ít thì phải giải kết hợp biện luận hoặc chú ý

Page 34: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

29

vận dụng thêm các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn số mol electron ...

Với bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4 đặc hoặc với HNO3 tạo ra

nhiều sản phẩm khí thì việc viết và cân bằng các phản ứng mất khá nhiều thời

gian. Trường hợp này nên sử dụng định luật bảo toàn số mol electron để giải.

2.2. Giới thiệu chƣơng trình hóa học vô cơ lớp 12 (chƣơng trình nâng cao)

Chương trình hóa học vô cơ lớp 12 bắt đầu từ chương 5.

Chương 5 : Đại cương về kim loại.

Chương này được học trong 13 tiết, bao gồm 9 tiết lí thuyết, 2 tiết

luyện tập, 2 tiết thực hành.

Nội dung kiến thức trong chương cung cấp cho học sinh những kiến thức,

khái niệm cơ bản về:

- Vị trí, tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của kim loại;

- Dãy điện hóa, thế điện cực chuẩn của kim loại, sự điện phân;

- Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại;

- Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại.

Đây là các khái niệm và kiến thức đai cương về kim loại làm cơ sở cho

việc nghiên cứu các nhóm kim loại cụ thể.

Chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm.

Chương 6 gốm 7 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập và 1 tiết thực hành.

Sự nghiên cứu các nhóm kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm được

thực hiện từ vị trí cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng

dụng và điều chế, một số hợp chất quan trọng của chúng. Từ các kiến thức lí

thuyết về cấu tạo nguyên tử, đại cương về kim loại tạo điều kiện cho học sinh

dự đoán lí thuyết về tính chất các chất và dùng thí nghiệm kiểm chứng các dự

đoán của mình cũng như suy luận về các phương pháp điếu chế chúng.

Chương 7 : Crom – Sắt – Đồng.

Chương này gồm 7 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành.

Đây là các kim loại nhóm B và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Sự

nghiên cứu các kim loại cũng yêu cầu học sinh biết vị trí, cấu hình electron

Page 35: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

30

nguyên tử và sự tạo thành các trạng thái số oxi hóa của crom, sắt, đồng và

hiểu được các tính chất, phương pháp điều chế các kim loại cũng như các hợp

chất quan trọng của chúng. Trong chương này còn giới thiệu cho học sinh biết

vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất ứng dụng và điều chế của các kim loại bạc,

vàng, niken, kẽm, thiếc, chì.

Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch.

Chương này gồm 5 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành.

Nội dung kiến thức trong chương giúp học sinh hiểu được phương pháp

phân tích định tính như cách nhận biết một số ion vô cơ (cation kim loại và

anion) trong dung dịch và cách nhận biết một số chất khí. Đồng thời trang bị

cho học sinh những kiến thức đại cương về phương pháp phân tích định lượng

hóa học như bản chất và đặc điểm của các phương pháp định lượng hóa học

(phân tích khối lượng và phân tích thể tích), nguyên tắc của các phương pháp

chuẩn độ trung hòa, chuẩn độ oxi hóa – khử và các ứng dụng phổ biến của các

phương pháp đó.

Chương 9: Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.

Chương này có 3 tiết lí thuyết.

Nội dung kiến thức trong chương giúp cho học sinh có những hiểu biết

về vai trò của hóa học đối với các vấn đề kinh tế (góp phần giải quyết các vấn

đề về năng lượng, nhiên liệu, vật liệu cho hiện tại và tương lai), xã hội (góp

phần nâng cao chất lượng cuộc sống như giải quyết vấn đề lương thực, thực

phẩm, may mặc và sức khỏe con người). Đồng thời học sinh cũng hiểu được

những tác dụng tiêu cực của các sản phẩm hóa học tới cuộc sống của con

người và biết vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường sống trong

cuộc sống hàng ngày.

Page 36: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

31

2.3. Phân loại các bài toán hóa học vô cơ lớp 12

Chương trình hóa học vô cơ lớp 12 nghiên cứu về kim loại, chủ yếu là

kim loại kiềm (đại diện là Na), kim loại kiềm thổ (đại diện là Ca), nhôm, sắt

và các phương pháp điều chế kim loại. Trong luận văn này, chúng tôi tập

trung nghiên cứu phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12, các

dạng toán đưa ra chủ yếu dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của kim loại và

hợp chất của kim loại. Vì vậy, chúng tôi không đề cập đến tính chất vật lí

cũng như ứng dụng của kim loại.

Tính chất hóa học của kim loại.

Các kim loại (Na, Ca, Al, Fe ...) đều có tính khử nghĩa là đều nhường

electron trong quá trình phản ứng để thành các ion dương. Tính khử đó thể

hiện ở các phản ứng của kim loại với phi kim, với axit, với nước, với dung

dịch muối hoặc oxit của kim loại yếu hơn với mức độ giảm dần từ Na, Ca

Al Fe ....

Kim loại tác dụng với phi kim ( Cl2, O2, S,... ).

Phi kim tác dụng với Na, Ca dễ dàng; tác dụng với Al ở dạng bột, to; tác

dụng với Fe ở dạng bột, to cao

Ví dụ: 3Fe + 2O2 ot Fe3O4

2Fe +3 Cl2 ot2 FeCl3

Kim loại tác dụng với axit.

+ Kim loại tác dụng H2SO4 loãng Muối + H2.

+ Kim loại tác dụng với H2SO4 đặc, HNO3 ( loãng, đặc).

Muối(số oxi hóa cao nhất của kim loại) + sản phẩm của N hoặc S + H2O.

Chú ý

- Kim loại khử càng mạnh, HNO3 càng loãng thì số oxi hóa của N+5

giảm càng thấp.

- Al, Fe không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc nguội.

Page 37: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

32

Kim loại tác dụng với nước

Các kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng mạnh với nước.

2Na + 2H2O 2NaOH + H2.

Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2.

Al phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nhưng phản ứng nhanh chóng

bị dừng lại do tạo lớp hiđroxit nhôm trên bề mặt. Fe phản ứng với nước ở

nhiệt độ cao.

Kim loại tác dụng với dung dịch muối hoặc oxit của kim loại yếu hơn.

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.

2Al + Fe2O3 ot Al2O3 + 2Fe.

Chú ý: Na, Ca và các kim loại phản ứng mạnh với nước, khi phản ứng với

dung dịch muối của kim loại yếu hơn sẽ phản ứng trước với nước.

Ví dụ : Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4:

Na + 2H2O 2NaOH + H2.

2 NaOH + CuSO4 Cu( OH)2 + Na2SO4.

Riêng Al ( và một số kim loại như Zn, Cr,...) còn phản ứng với dung dịch

kiềm.

2 Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3 H2.

( Zn + 2NaOH Na2ZnO2 + H2 ).

Các bài toán liên quan đến các phản ứng trên sẽ được trình bày chi tiết

trong phần sau của luận văn.

Tính chất hóa học của các hợp chất kim loại.

Hợp chất của kim loại bao gồm các oxit, các bazơ và các muối của kim

loại. Trong chương trình hóa vô cơ lớp 12, một số phản ứng quan trọng của

các hợp chất kim loại được đề cập nhiều trong sách giáo khoa cũng như trong

sách tham khảo đó là:

Các phản ứng của hiđroxit kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ với CO2,

SO2.

Page 38: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

33

Phản ứng của muối cacbonat (CO32-

, HCO3- ) với dung dịch axit và của

HCO3- với dung dịch kiềm.

Phản ứng thể hiện lưỡng tính của Al2O3, Al (OH)3, Zn(OH)2...

Phản ứng của oxit kim loại với các chất khử như Al, CO, H2... ( phản ứng

nhiệt luyện.)

Phản ứng điện phân, các hợp chất của kim loại.

Các phản ứng trên cũng như các bài toán liên quan đến các phản ứng đó sẽ

được trình bày chi tiết trong phần sau của luận văn.

2.4. Bài toán về phản ứng của kim loại

2.4.1. Bài toán kim loại tác dụng với phi kim

1. Kim loại trừ (Au, Pt ) tác dụng với oxi tạo oxit.

a, Một số oxit thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh như HNO3,

H2SO4 đặc ( FeO, Fe3O4...).

b, Các oxit tác dụng với axit thông thường như HCl, H2SO4 loãng:

MxOy + 2yHCl MxCl2y + yH2O.

MxOy + yH2SO4 Mx(SO4)y + yH2O.

Ta thấy nO ( trong oxit) = 1

2 nH

+.

Dựa vào hệ thức trên giúp giải nhanh bài toán hóa học.

2. Kim loại trừ (Au, Pt ) tác dụng với halogen tạo muối halogenua.

- Với các kim loại đa hóa trị như Fe, Cr, Cu thì halogen X2 sẽ oxi hóa lên số

oxi hóa cao nhất. (Fe Fe3+

; Cr Cr3+

; CuCu2+

...).

3. Kim loại trừ (Au, Pt ) tác dụng với lưu huỳnh tạo muối sunfua.

- Với các kim loại đa hóa trị thì lưu huỳnh chỉ oxi hóa kim loại lên số

oxi hóa thấp (Fe + S FeS ).

- Muối sunfua dễ tan trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng... nhưng

một số muối như CuS, PbS, Ag2S... không tan.

- Các muối sunfua đều có tính khử mạnh, dễ tác dụng với HNO3, tuy

nhiên PbS... thì không tan trong HNO3.

Page 39: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

34

Các phương pháp thường dùng để giải nhanh các bài toán loại này là

phương pháp bảo toàn số mol e, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

v.v...

Bài toán minh họa.

Bài 1: Đốt cháy m gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Cu, Zn thu được 34,5 gam

hỗn hợp gồm các oxit kim loại. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 0,8 mol HCl.

Tính m?

Lời giải:

4M + nO2 to 2M2On.

M2On + 2nHCl 2MCln + nH2O.

nO = 34,5

16

m= nO ( trong oxit) =

1

2nH

+ = 0,4 mol.

mO = 0,4.16 = 6,4gam m=34,5 – 6,4 = 28,1 gam.

Bài 2: Hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. X phản ứng hết với một hỗn hợp gồm

4,8gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối và oxit của 2

kim loại. Tính tỷ lệ thể tích giữa khí Cl2 và O2 trong hỗn hợp X.

Lời giải:

nMg = 0,2 mol; nAl = 0,3 mol.

Quá trình nhường e: Quá trình nhận e:

Mg Mg2+

+ 2e Cl2 + 2e 2 Cl-

0,2 0,4 x 2x

Al Al3+

+ 3e O2 + 4e 2 O2-

0,3 0,9 y 4y

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có 2x + 4y = 0,4 + 0,9 = 1,3. (1)

Mặt khác : m( Clo + Oxi) = 71x + 32 y = 37,05 – ( 4,8 + 8,1 ) = 24,15 (2)

Từ (1) và (2) x= 0,25 mol và y = 0,2 mol.

2

2

Cl

O

V

V = 2

2

Cl

O

n

n =

0, 25

0, 2 =

5

4.

Page 40: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

35

Bài 3: Cho 1,92 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và S nung nóng trong bình kín

không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong

dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z và V lít khí thoát ra ( đktc).

Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 5,825 gam kết tủa. Tính V?.

Lời giải:

nS = nBaSO4 = 0,025 mol ( theo bảo toàn nguyên tố S ).

nFe = 1,92 0,025.32

56

= 0,02 mol.

Quá trình nhường e: Quá trình nhận e:

Fe Fe3+

+ 3e N+5

+ 1e N+4

0,02 0,06 x x

S S6+

+ 6e

0,025 0,15

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có: 0,06 + 0,15 = x x = 0,21 mol.

V = 0,21 . 22,4 = 4,704 lít.

Bài 4: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp

A có khối lượng 37,6 gam gồm 4 chất. Cho A tác dụng hết với ddH2SO4 đặc,

nóng, dư thu được 3,36 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m?

Lời giải:

nSO 2= 0,15 mol

Fe 2Ohỗn hợp A 2 4H SOFe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

( FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe)

2O

m = 37,6 – m 2O

n = 37,6

32

m

Quá trình nhường e Quá trình nhận e

Fe Fe3+

+ 3e O2 + 4e 2O 2-

56

m

3

56

m

37,6 37,64.

32 32

m m

S+6

+ 2eS+4

0,3 0,15.

Page 41: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

36

Áp dụng ĐLBT số mol electron ta có:

3

56

m =

4.(37,6 )

32

m + 0,3 m= 28 gam.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị 2 không đổi trong

hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất

rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Xác định M?

Lời giải:

2M + O2 ot 2MO M + Cl2

0t MCl2

2xx y y

m( oxi + clo) = 32x + 71y = 23 – 7,2 = 15,8 (1)

m( oxi + clo) = x + y = 0,25 (2)

Từ (1) và (2) x= 0,05 mol và y = 0,2 mol.

nM= 2.0,05 + 0,2 = 0,3 mol M= 7, 2

0,03 = 24 ( Mg)

Bài toán vận dụng

Bài toán tự luận

Bài1: Cho 23,8gam X gồm Cu, Fe, Al tác dụng vừa hết với 14,56 lít Cl2 (đktc)

thu được hỗn hợp muối Y. Mặt khác 0,25 mol X tác dụng với HCl (dư) thu được

0,2 mol H2. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

Đáp án : % Cu = 53,78%; %Fe = 23,53% ; %Al = 22,69%

Bài 2: Đốt cháy a gam bột Fe thu được b gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4,

Fe2O3(trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). để hoà tan hết b gam X cần

vừa đủ 80ml dung dịch HCl 1M. Tính a và b?

Đáp án: a = 1,68 gam; b = 2,32 gam

Bài 3: Cho m gam hỗn hợp x gồm Mg, Fe, Zn ở dạng bột tác dụng hoàn toàn

với oxi thu được 2,81 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hoà tan hoàn toàn Y

bằng H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được 6,81 gam

muối sunfat khan. Tính m?

Đáp án: m = 2,01 gam

Page 42: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

37

Bài 4: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Zn, Fe với một lượng

dư khí oxi đến phản ứng hoàn toàn được 23,2 gam chất rắn X.

Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với chất rắn X?

Đáp án: VHCl = 400 ml

Bài 5: Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có giá trị không đổi thanh hai phần

bằng nhau:

Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn được 0,82 gam oxit.

Phần 2: Hoà tanhoàn toàn bằng dd H2SO4 loãng được V lít khí (đktc). Tính V?

Đáp án: 2H

V = 0,28 lít

Bài 6: Trộn m gam hỗn hợp Fe, Zn với 9,6 gam bột lưu huỳnh được hỗn hợp

X. Nung X trong bình kín (không có không khí) sau một thời gian được hỗn

hợp Y.

Hoà tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy có 26,88 lít khí

SO4 (đktc) thoát ra. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư

thấy xuất hiện 10,7 gam kết tủa. Tính m ?

Đáp án: m = 15,35 gam

Bài 7: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với 1,3441(đktc) hỗn

hợp khí Y gồm O2 và Cl2. Tỉ khối của Y so với H2 là 27,375. Sau phản ứng

được 5,055 gam chất rắn.

Tính khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp X?

Đáp án: mMg = 0,96 ; mAl = 0,81 gam

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36

gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe còn dư. Hoà tan hoàn toàn

lượng hỗn hợp X ở trên vào dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí Y

gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2= bằng 19. Tính V?

Đáp án: V= 0,896 lít

Bài 9: Đốt 40,6 gam một hỗn hợp gồm Al và Zn trong bình đựng khí clo thu

được 65,45 gam hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết trong dung dịch

HCl thì thu được V lít khí H2 (đktc). Dẫn V lít khí này đi qua ống đựng 80

Page 43: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

38

gam CuO nung nóng, sau một thời gian thấy ống còn lại 72,32 gam chất rắn

và chỉ 80% khí H2 tham gia phản ứng. Tính phần trăm khối lượng của Al

trong hỗn hợp?

Đáp án: % Al = 66,5

Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuS và FeS trong lượng dư axit

H2SO4 đặc nóng thu được dd có khối lượng giảm 64 gam so với khối lượng

dd axit ban đầu. Mặt khác nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên trong dd axit

loãng dư thì được V lít khí (đktc). Tính V?.

Đáp án: V= 3,36 lít

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Cho các kim loại: Fe, Ag, Cu, Zn, Au, Pt , số phản ứng xảy ra khi cho

các kim loại này tác dụng với O2 là:

A.3 B.5 C.6 D.4

Câu 2: Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với clo tạo ra 27 gam CuCl2?

A.12,4 gam B.12,8 gam C.6,4 gam D.25,6 gam

Câu 3: Cho 5,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7

gam muối. X là:

A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cr.

Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Zn, Ag, Cu tác dụng với O2 (dư), đun nóng sau

phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A, cho chất rắn A tác dụng với H2SO4,

sau phản ứng thu được chất rắn B. Xác định B.

A. ZnO, CuO, Ag B. Ag C. Cu, Ag D. Zn, Ag

Câu 5: Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng

cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 ( các thể tích

khí đo ở đktc ). Khối lượng Al đã dùng là:

A. 8,1 gam B.16,2 gam C.18,4 gam D.24,3 gam

Câu 6: Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Cu tác dụng với ôxi dư, nung

nóng được 46,4 gam chất rắn Y.Thể tích V dung dịch H2SO4 20% (d =

1,14g/ml) cần phản ứng với chất rắn Y là:

Page 44: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

39

A.171,43ml B.175ml C.157,48ml D. 168,5ml

Câu 7: Đốt 40,6g một hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư thu

được 65,45g hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp này tan hết vào dung dịch HCl thì thu

được V lít H2 đktc. Dẫn V lít khí này đi qua ống đựng 80g CuO nung nóng.

Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 73,32g chất rắn và chỉ có 80% khí H2

tham gia phản ứng. Xác định %m của các kim loại trong hợp kim Al, Zn.

A. %Al = 19,95% ; %Zn = 80,05% B. %Al = 20,35% ; %Zn = 79,65%

C. %Al = 18,95% ; %Zn = 81,05% D. %Al = 23,50% ; %Zn = 76,50%

Câu 8: Oxi hóa chậm m (g) Fe ngoài không khí được 12g hỗn hợp X gồm

FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe (dư). Hòa tan X vừa đủ bởi 200 ml dd HNO3 được

2,24 lít khí NO ( đktc). Giá trị của m và nồng độ mol của HNO3 là:

A. 10,08g ; 2M C. 5,04g ; 2M

B. 10,08g ; 0.2M D. 5,04g ; 0,2M

Câu 9: Nung m gam bột Fe trong oxi thu được 3g chất rắn X. Hòa tan X trong

dd HNO3 dư thoát ra 0,56 lít NO (là sp khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là:

A. 2,22g. B. 2,33g. C.2,52g. D.2,62g.

Câu 10: Cho 16,2 gam kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0,15 mol O2.

Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát

ra 13,44 lít H2 (ở đktc). Kim loại M là:

A.Fe. B. Al. C.Ca. D.Mg.

2.4.2. Bài toán kim loại tác dụng với axit

1. Kim loại + HCl , H2SO4 loãng...

(Những axit oxi hoá do cation H+)

2M + 2nHCl 2MCln + nH2

2M + nH2SO4 M2(SO4) n + nH2

Tổng quát: 2M + 2nH+ 2M

n+ + nH2

(M phải đứng trước H2 trong dãy điện hoá. Nếu M đa hoá trị thì muối

thu được ứng với số ôxi hoá thấp của kim loại) .

Page 45: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

40

Nhận xét:

a, Ta thấy2

2 HHn n

Dựa vào hệ thức trên giúp giải nhanh BTHH

b, Nếu bài toán hỏi khối lượng muối tạo thành thì tính theo ĐLBT khối

lượng.

mmuối = mKl + maxit -2H

m

Hoặc: mmuối = mKl + mgốc axit

Với HCl: 2

2 HCl H Cln n n m

Với H2SO4: 2 224 4

1

2HSO H SO

n n n m

c, Nếu bài toán cho một hỗn hợp kim loại tác dụng với một axit thì kim

loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ ưu tiên phản ứng trước. Nếu bài toán cho

một kim loại tác dụng với hỗn hợp axit(HCl,H2SO4 loãng) thì tính:

2 42HCl H SOH

n n n rồi viết phương trình phản ứng dưới dạng ion để giải.

2. Kim loại + HNO3, H2SO4 đặc

(axit oxi hoá do anion gốc axit)

Kim loại + 5

3HNO

muối + các hợpchất của N + H2O

(4 2 1 0 3

2 2 2 4 3, , , ,NO NO N O N NH NO

)

Kim loại + 6

2 4H SO

(đặc) muối + các hợp chất của S + H2O

(24 0

2 2, ,SO S H S

).

Nhận xét:

a, Nói chung kim loại có tính khử càng mạnh thì sẽ tạo ra sản phẩm

khử của anion gốc axit có số ôxi hoá càng thấp.

b, Nếu phản ứng tạo thành hỗn hợp 2 khí hoặc nhiều sản phẩm khử

khác nhau thì nên viết các PTHH độc lập(mỗi phương trình tạo một sản

phẩm) hay để đơn giản khi tính toán ta nên sử dụng phươngpháp bảo toàn

electron để giải.

Page 46: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

41

c, Nếu kim loại tan trong nước (kim loại kiềm, Ba, Ca...) thì cần lưu ý

đến trường hợp nếu axit thiếu thì ngoài phản ứng giữa kim loại và axit(xảy ra

trước) còn có phản ứng của kim loại dư với nước trong dung dịch .

d, Nếu bài toán cho kim loại Fe tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc,

nóng mà axit thiếu thì ngoài phản ứng Fe tác dụng với axit còn phản ứng

giữa Fe với muối sắt (III) tạo ra muối sắt (II).

d, Nếu bài toán đòi hỏi xác định khối lượng muối tạothành thì sử dụng

hệ thức (1) hoặc (2) dưới đây:

mmuối = mKl + 3NO taomuoi

m (1)

Ở đây 3NOm tạo muối tính dựa vào

3NOn tạo muối

3NOn tạo muối =

3NOn ban đầu -

3NOn bị khử

Trong hệ thức trên 3NO

n bị khử thường cho trước còn 3NO

n ban đầu thường

được tính nhờ sử dụng bán phản ứng ion – electron:

Ví dụ: 3NO + 4H+ + 3e

NO + 2H2O

3NO

n tạomuối = 4 NOHn n

3NO + 2H+ + 3e

NO2 + H2O

3NO

n tạomuối = 2

2 NOHn n

mmuối = mKl + 24SO

m tạo muối (2)

Ở đây 24SO

n tạo muối tính dựa vào 24SO

n tạo muối

24SO

n tạo muối = 24SO

n ban đầu - 24SO

n bị khử

Trong hệ thức trên 24SO

n bị khử thường cho trước còn 24SO

n ban đầu thường

được tính nhờ sử dụng bán phản ứng ion - electron:

Ví dụ: 2

4 2 2SO 4H 2e SO 2H O

24SO

n ban đầu = 2 4 2

12

2H SO SOHn n n

(Chú ý: Các bán phản ứng trên dễ dàng viết:

Page 47: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

42

+ Ví dụ nếu biết sản phẩm khử là NO ta viết:

NO3- + H

+ + 3e NO + H2O.

Để cân bằng oxi phải thêm hệ số 2 vào H2O, sau đó để cân bằng hidro

phải thêm hệ số 4 vào H+ thu được:

NO3- + 4 H

+ + 3e NO + 2 H2O.

+ Ví dụ nếu biết sản phẩm khử là SO2 ta viết:

SO42-

+ H+ + 2e SO2 + H2O.

Để cân bằng oxi phải thêm hệ số 2 vào H2O, sau đó để cân bằng hidro

phải thêm hệ số 4 vào H+ thu được:

SO42-

+ 4 H+ + 2e SO2 + 2 H2O…).

Trường hợp phản ứng tạo ra nhiều loại muối khác nhau thì phải cộng khối

lượng các muối.

3. Kim loại + HNO3 hoặc muối nitrat( 3NO )trong môi trƣờng axit

mạnh

* Dạng bài thường gặp là cho kim loại(ví dụ Cu, Fe...) tác dụng với

dung dịch hỗn hợp như HNO3 + H2SO4 loãng: HNO3 + HCl; KNO3 + H2SO4

loãng; KNO3 +HCl v.v..

Khi đó cần viết phương trình phản ứng dạng ion rút gọn để giải:

Ví dụ: 3Cu + 8H+ + NO3

- 3Cu

2+ + 2NO + 4H2O

Fe + 4H+ + NO3

- Fe

3+ + NO + 2H2O

(Để biết chất nào hết trong phản ứng ta lấy số mol ban đầu của các chất

Cu, H+ , 3NO chia cho hệ số của chất tương ứng (3,8,2) , chất nào có tỉ lệ nhỏ

nhất là chất phản ứng hết).

Page 48: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

43

Bài toán minh họa:

Các bài toán về kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 loãng:

Bài 1: Cho 13,5 gam hỗn hợp (Al, Cr, Fe, Mg) tác dụng với lượng dư dung

dịch H2SO4 loãng, nóng, dư thu được dung dịch X và 7,84 khí H2 (đktc). Cô

cạn dung dịch X thì được m gam muối khan. Tính m?

Lời giải:

2Hn = 0,35 mol

2M + nH2SO4 M2(SO4)n + nH2

Cách 1: 22 4

H SOn 0,35mol n 0,35mol m 13,5 0,35.96 47,1gam

Cách 2: Áp dụng ĐLBT khối lượng, ta có:

13,5 + 0,35.98 = m + 0,35.2 m = 47,1 gam

Bài 2: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại M (hoá trị 2) và Al vào dung dịch chứa

2 axit HCl và H2SO4(số mol HCl gấp 3 lần số mol H2SO4) thu được 11,21

H2(đktc) và còn dư 3,4 gam kim loại. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn

được m gam muối.Tính m?

Lời giải:

mmuối = mkim loại + mgốc axit

Theo bài, kim loại dư axit hết.

Gọi a,b lần lượt là số mol của HCl và H2SO4 a = 3b (1)

Có 2

1 10,5

2 2H Hn n a b (2)

Từ (1) và (2) a = 0,6 mol và b = 0,2 mol

mmuối = (20 -3,4) + 0,6.35,5 + 0,2.96 = 57,1 gam

Các bài toán về kim loại tác dụng với axit có tính oxi hoá mạnh

(HNO3, H2SO4 đặc)

Bài 3: Cho 10,8 gam bột Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thấy

thoát ra V lít ba khí N2, NO và N2O có tỉ lệ số mol tương ứng 1:2:1. Trong

dung dịch thu được không có NH4NO3.Tính V ở điều kiện tiêu chuẩn?

Page 49: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

44

Lời giải:

Đặt 2 2

2 ;N NO N On xmol n xmol n xmol

Quá trình nhường e:

Al Al3+

+ 3e

0,4 0,12

Quá trình nhận e:

2N+5

+ 10e N2

10x x

2N+5

+ 8e 2N+1

8x 2x

N+5

+ 3e N+2

6x 2x

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có:

10x + 8x + 6x =1,2 x = 0,05 mol

V = 4.0,05.22,4 = 4,48 lít.

Bài 4: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng

hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO(đktc) và dung dịch X. Cô cạn X được m

gam muối khan. Tính m?

Lời giải:

nMg = 0,09 mol; nNO = 0,04 mol

Quá trình nhường e:

Mg Mg2+

+ 2e

0,09 0,18

Quá trình nhận e:

N+5

+ 3e N+2

0,12 0,04

Ta thấy: ne nhường > ne nhận

Còn 0,06 mol e do N+5

nhận để chuyển về N-3

(NH4NO3).

N+5

+ 8e N-3

0,06 0,0075

mmuối = 3 2 4 3( )Mg NO NH NOm m

= 0,09.148 + 0,0075.80 = 13,92 gam.

Page 50: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

45

Bài 5: Hoà tan 22,4 gam bột Fe vào 90 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng.

Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và V lít SO2(sản phẩm khử duy nhất

ở đktc). Tính khối lượng muối sinh ra và giá trị của V?

Lời giải:

2 4

98%.900,4 ; 0,9

100%.98Fe H SOn mol n mol

2Fe + 6H2SO4 đặc 0tFe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

0,3 0,9 0,15 0,45

Fe + Fe(SO4)3 3FeSO4

(0,4 – 0,3) 0,1 0,3

2SOV = 0,45.22,4 = 10,08 lít

mmuối = 400.(0,15 – 0,1)+ 152.0,3 = 65,6 gam

Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch

H2SO4 đặc nóng (dư) được 0,504 lít SO2(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và

dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính % khối lượng Cu trong

X?

Lời giải:

Quá trình nhường e:

8

33 (3 2 )xFe xFe x y e

a (3x – 2y) a

Cu Cu2+

+ 2e

b 2b

Quá trình nhận e:

N+5

+ 3e N+2

0,045 0.0225

Áp dụng ĐLBT số mol electron , ta c ó :

(3x – 2y)a + 2b = 0,045 mol (1)

Mặt khác: mx = (56x + 16y)a + 64b = 2,44 (2)

mmuối = mFe + mCu + 24SO

3xa 2bm 6,6 56xa 64b 96

2

(3)

Từ (1), (2) và (3) xa= yb = 0,025 mol; b = 0,01 mol

Page 51: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

46

% Cu = 0,01.64

26,23%2,44

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X(Cu, Ag) trong dung dịch chứa 2

axit HNO3 và H2SO4 đặc thu được dung dịch Y chứa 7,06 gam muối và hỗn

hợp khí Z chứa 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2.

Tính giá trị của m?

Lời giải:

2

4 2 2SO 2e 4H SO 2H O

0,01 0,04 0,01

NO3- + 1e + 2H

+ NO2 + H2O

0,05 0,1 0,05

Có: 24SO

n (tạomuối) = 24SO

n (ban đầu) - 24SO

n (bị khử) = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol

Có: 3NO

n (tạomuối) = 3NO

n (ban đầu) - 3SO

n (bị khử) = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol

mkim loại = mmuối – mgốc axit = 7,06 – (96.0,01 + 62.0,05) = 3 gam

Bài 8: Hoà tan 20 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Cu) vào dung dịch hỗn hợp 2 axit

đặc, nóng (H2SO4 và HNO3). Sau phản ứng được 11,2 lít hỗn hợp Y(gồm NO2

và SO2 với tỉ lệ mol tương ứng là 4:1) và phần rắn không tan chứa 0,2 gam

Fe. Tính khối lượng (gam)Cu trong hỗn hợp ban đầu?

Lời giải:

Đặt 2 2SO NOn amol n 4amol Trong hỗn hợp Y(0,5

mol)2 2SO NOn 0,1mol;n 0,4mol

Vì Fe dư muối tạo thành chỉ chứa Fe (II)

Quá trình nhường e:

Fe Fe2+

+ 2e

x 2x

Quá trình nhận e:

N+5

+ 1e N+4

0,4 0,4

S+6

+2e S+4

0,2 0,1

Page 52: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

47

Áp dụng ĐLBT số mol electron , ta có: 3. 0,35 5,6 .56

mm gam

Các bài toán về kim loại tác dụng với muối nitrat trong môi trƣờng H+

Bài 9 : Hoà tan hỗn hợp bột 0,1 mol Fe và 0,3 mol Cu trong 300ml dung dịch

chứa đồng thời HNO3 1M và HCl 2M, kết thúc phản ứng thu được V lít khí

NO(sản phẩm khử duy nhất, đktc)và m gam chất rắn không tan.

Tính V và m?

Lời giải:

3H NOn 0,3.1 0,3.2 0,9mol;n 0,3mol

3

3 2Fe 4H NO Fe NO 2H O

Ban đầu: 0,1 0,9 0,3

Phản ứng: 0,1 0,4 0,1 0,1 0,1

Sau phản ứng 0 0,5 0,2 0,1 0,1

3Cu + 8H+ + 2

3 22NO 3Cu 2NO 4H O

Ban đầu: 0,3 0,5 0,2

Phản ứng: 0,1875 0,5 0,125 0,1875 0,125

Sau phản ứng:0,1125 0 0,075 0,1875 0,125

Cu + Fe3+

Cu2+

+ Fe2+

0,05 0,1

nCu dư = 0,1125 – 0,05= 0,0625 mol

mCu dư = 4 gam

nNO = 0,1 + 0,125= 0,225

VNO = 0,225.22,4 = 5,04 lít

Bài 10: Cho 9,6 gam Cu vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời 2 muối NaNO3

1M và Ba(NO3)2 1M không thấy có hiện tượng gì, cho thêm vào dung dịch 500

ml dung dịch HCl 2M thấy thoát ra V lít (ở đktc) khí NO duy nhất. Tính V?

Page 53: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

48

Lời giải:

nCu = 0,15 mol; 3

1 ; 0,1.1 0,1.1.2 0,3H NOn mol n mol

2

3 23Cu 8H 2NO 3Cu 2NO 4H O

Ban đầu: 0,15 1 0,3

Phản ứng: 0,15 0,4 0,1 0,1

Sau phản ứng: 0 0,6 0,2 0,1

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Bài toán vận dụng:

Bài toán tự luận.

Các bài toán về kim loại tác dụng với HCl , H2SO4 loãng:

Bài 1: Hoà tan m gam hỗn hợp X(Al, Fe, Zn, Mg) bằng dung dịch HCl dư.

Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm(m-2) gam.

Tính khối lượngmuối tạothành trong dung dịch sau phản ứng?

Đáp án: m + 71 gam

Bài 2: Chia 43 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg, Al thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1: Hoà tan hết trong HCl dư được dung dịch Y và 11,76 lít

H2(đktc).

- Phần 2: Cho tác dụng với khí Cl2(dư), đốt nóng thu được 62,325 gam

muối.Tính % khối lượng của Fe trong hỗn hợp X?

Đáp án: %Fe = 26,04%

Bài 3: Dung dịch A chứa đồng thời 0,3 mol FeCl3= và 0,2 mol HCl cho 11,2

dung dịch X và 2,688 lít khí H2(đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ lệ

mol là 4:1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y. Tính tổng khối lượng

muối được tạo ra sau phản ứng?

Đáp án: 18,46 gam .

Bài 5: Cho 7,74 gam X gồm Mg và Al vào 500 ml dung dịch Y chứa HCl 1M

và H2SO4 0,5M được 8,736 lít H2 (đktc). Tính % Mg trong X?

Đáp án: %Mg = 37,21%

Page 54: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

49

Các bài toán về kim loại tác dụng với axit có tính ôxi hoá mạnh (HNO3,

H2SO4 đặc).

Bài 6: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng, dư thu

được khí SO2(là sản phẩm khử duy nhất).

Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng

Đáp án: 21,12 gam

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu(tỉ lệ 1: 1)bằng HNO3 thu

được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và

axit dư. Tỉ khối của X so với H2 bằng 19.

Tính giá trị của V?

Đáp án: V = 5,6 lít

Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu bằng dung dịch

HNO3 dư thu được 6,72(đktc) hỗn hợp khí (NO, NO2) có khối lượng 12,2

gam.Tính số mol HNO3 đã dùng và khối lượng muối sinh ra?

Đáp án: 92,7 gam

Bài 10: Cho 61,2 hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3

loãng, đun nóng và khuâý đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu

được 3,36 khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại

2,4 ga, kim loại. Cô cạn dung dịch Y thì được m gam muối khan.Tính m?

Đáp án: 151,5 gam

Bài 11: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn có khối lượng 8,6 gam. Chia làm 2 phần

bằng nhau:

- Phần I: Đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư được 7,5 gam hỗn hợp ôxit.

- Phần II: Hoà tan hoàn toàn trong HNO3 đặc, nóng, dư được V lít

NO2(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).Tính V?

Đáp án: 8,96 lít

Bài 12: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HNO3 đặc,

nóng, dư được 22,4 lít khí màu nâu(đktc).Nếu thay HNO3 bằng H2SO4 đặc,

Page 55: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

50

nóng, dư thì thể tích khí SO2(đktc) thu được sau phản ứng là bao nhiêu lít(giả

sử trong mỗi trường hợp chỉ tạo thành sản phẩm khử duy nhất).

Đáp án: V = 11,2 lít

Bài 13: Cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thấy có 0,5 mol

H2SO4 tham gia phản ứng, thu được dung dịch X và sản phẩm khử Y.Xác

định Y?

Đáp án: H2S

Bài 14: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam một kimloại M trong dung dịch H2SO4 đặc

nóng dư thu được 5,04 lít khí SO2(đktc).Xác định kim loại M?

Đáp án: M là Fe

Bài 15: Để phản ứng hết với a mol kim loại M cần 1,25a mol H2SO4 đặc và sinh

ra khí X (sản phẩmkhử duy nhất).Hoà tan hết 19,2 gam kim loại M vào dung dịch

H2SO4 đặc tạo ra 4,48 lít khí X(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).Xác định M?

Đáp án: M là Mg

Bài 16: Tính thể tích tối thiểu của dung dịch HNO3 1M dùng để hoà tan một

hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu, tạo chất khử duy nhất là NO?

Đáp án: 0,8 lít

Các bài toán về kim loại tác dụng với NO3- , môi trường H

+

Bài 17: Hoà tan 9,6 gambột Cu vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm KNO3

0,16M và H2SO40,5M thu được dung dịch X và khí NO(sản phẩm khử duy

nhất).Để kết tủa toàn bộ Cu+2

trong X cần tối thiểu V lít dung dịch NaOH

0,5M.Tính V?

Đáp án: 0168 lít

Bài 18: Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,2M và

H2SO4 0,25M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,6m gam

hỗn hợp bột kim loại V khí NO(sản phẩm khử duy nhất).

Tính giá trị của m và V?

Đáp án: 17,8 g; 2,24 lít

Page 56: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

51

Bài 19: Cho a gam Fe vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và

Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam

hỗn hợp kim loại và khí NO(sản phẩm khử duy nhất).Tính giá trị của a?

Đáp án: a = 11 gam

Bài 20:Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và Cu. Hòa tan hoàn toàn 24 gam X vào

100ml dd B chứa đồng thời H2SO4 12M và HNO3 2M, đun nóng, sau phản

ứng thu được dd Y và 8,96 lít hỗn hợp khí T (đktc) gồm NO và khí D. Tỉ khối

của D so với H2 là 23,5. D là khí gì? Tính khối lượng mỗi muối trong Y.

Đáp án: D là SO2, 2 4 3( )Fe SOm =40gam ;

4uSC Om =32gam

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Ngâm một lá kim loại nặng 50g trong dung dịch HCl sau khi thu được

336 ml H2 đktc thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là:

A. Zn B.Mg C.Fe D.Al

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2g hỗn hợp hai kim loại X,Y trong dd HCl, cô

cạn dung dịch sau phản ứng thu được 39,6 g muối khan, thể tích khí H2 ( lít)

thoát ra ở đktc là:

A.2,24 B.4,48 C.6,72 D.8,96.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp hai kim loại X,Y vào dd HCl dư,

được 4,575 g muối và có 0,045 mol khí H2 bay ra. Giá trị của m là:

A.3,0225g B.1,47g C.1,38g D.1,245g

Câu 4: Cho hỗn hợp A gồm kim loại R(hóa trị I) và kim loại M( hóa trị II).

Hòa tan 3g A bằng dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2,94g hỗn hợp

B( gồm khí NO2 và SO2) có thể tích 1,344 lít (đktc). Khối lượng muối khan

thu được là.

A.7,06 B.6,36 C.7,34 D.9,18.

Câu 5: Hòa tan 1,5g hỗn hợp Al, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít

H2 đktc. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại. Al,Mg lần lượt là:

A.50%; 50% B.60%; 40% C.40%; 60% D.30%; 70%

Page 57: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

52

Câu 6: Cho 40,5g Al vào 2 lít dd HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được hỗn

hợp khí NO vào N2O, có tỉ khối so với H2 là 19,2. Dung dịch tạo thành không

có muối NH4+. Nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng:

A.2,85M B.28,5M C.0,285M D.3M

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml đ X chứa các axit HCl 1M và

axit H2SO4 0,5M , thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dd Y ( coi Vdd không đổi ).

Dung dịch Y có pH là bao nhiêu?

A. pH = 1 B. pH = 2 C. pH = 2,5 D.pH = 1,5

Câu 8: Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn,Al có tỉ lệ mol 1:2 trong 400ml dd

HNO3 1M vừa đủ , thu được dd X chứa m gam muối khan và thấy không có

khí thoát ra. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 2,78g B.27,8g C.25,3g D.52.3g.

Câu 9: Cho 12,9 g hỗn hợp Al và Mg phản ứng với dung dịch hỗn hợp hai

axit HNO3 và H2SO4 đặc,nóng thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2. Cô

cạn đung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu.

A. 52,3g B.4,73g C.47,3g D.50,3g

Câu 10: Hòa tan 10,71 g hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3

aM vửa đủ thu được d2 A và 1,792 lít hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1.

Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m,a là bao nhiêu.

A. 53,55g ; 0,22M. B.55,35g; 0,22M.

C.55,35g; 2,2M. D.53,55g; 2,2M.

2.4.3. Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối

* Kim loại hoạt động (A) có thể khử được ion kim loại kém hoạt động

hơn(Bn+

) trong dung dịch muối thành kim loại tự do(B).

nA + mBn+

nAm+

+ mB

* Điều kiện : A phải đứng trước B trong dãy điệnhoá và không phản

ứng với nước ở điều kiện thường . Muối A,B phải tan trong nước.

Nhận xét:

Page 58: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

53

a, Do kim loại A tan và kim loại B sinh ra bám lên thanh kim loại A,

nên sau phản ứng thanh kim loại A sẽ thay đổi khối lượng:

- Nếu mA(tan) < mB(bám) có: mtăng = mdung dịch giảm = mB(bám)- mA(tan)

- Nếu mA(tan) > mB(bám) có: mgiảm = mdung dịch tăng = mB(tan)- mA(bám)

b, Khi cho các kim loại mạnh(Na, K, Ca...)vào dung dịch muối, thì

trước hết kim loại đó sẽ phản ứng với H2O tạo H2 và kiềm, sau đó có thể xảy

ra phản ứng trao đổi giữa kiềm và muối(nếu tạo được kết tủa, hoặc khí , hoặc

chất điện li yếu).

c, Trường hợp nhiều kim loại tác dụng với dung dịch muối thì phản

ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên: kim loại có tính khử mạnh nhất ưu tiên phản

ứng với muối của kim loại có tính ôxi hoá mạnh nhất (theo dãy điện hoá).

Ví dụ: Khi cho nhiều kim loại + dung dịch nhiều muối sau khi kết thúc

phản ứng sẽ có hai phần:

+ Phần dung dịch chứa muối của kim loại theo thứ tự ưu tiên: muối của

kim loại mạnh nhất rồi đến muối của kim loại khử yếu hơn

+ Phần rắn chứa kim loại theo thứ tự ưu tiên: Kim loại yếu nhất rồi đến

kim loại mạnh hơn

Với các bài toán phức tạp loại này,nên áp dụng ĐLBT số mol electron để giải.

Bài toán minh họa:

Bài 1: Cho 5,4 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối MSO4 thu

được dung dịch X. Khối lượng chất tan trong dung dịch X giảm 10,2 gam so

với dung dịch MSO4. Xác định công thức của muối MSO4?

Lời giải:

nAl =5,4

0,227

mol

2Al + 3M2+2Al

3+ + 3M

0,2 0,3 0,2 0,3

Ta thấy độ giảm khối lượng chất tan trong dung dịch chính bằng độ

tăng khối lượng kim loại .

Page 59: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

54

10,2 = 0,3M – 5,4 M = 52(Cr)

Vậy muối MSO4 là CrSO4

Bài 2: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550ml dung dịch

AgNO3 1M. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất

rắn.Tính m?

Lời giải:

30,1 ; 0,1 ; 0,55Al Fe AgNOn mol n mol n mol

Quá trình nhường e:

Al Al3+

+ 3e

0,1 0,3

Fe Fe2+

+ 2e

0,1 0,2

Quá trình nhận e:

Ag++ 1e Ag

0,50,550,55

Thấy ne nhường (0,5 mol) < ne nhận (0,55 mol)

Phải có chất cho thêm 0,05 mol e chất đó là Fe2+

Fe2+

Fe3+

+ 1e

0,050,050,05

mrắn = mAg = 0,55.108 = 59,4 gam

Bài 3: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3

0,3M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m2 gam chất rắn X. Cho m2

gam chất rắn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít

(đktc). Tính m1 và m2?

Lời giải:

2 3 2 3( )0,015 ; 0,03 ; 0,03H Cu NO AgNOn mol n mol n mol

Vì X + HCl cho khí trong X có Al dư. Đặt x là số mol Al đã phản ứng.

Quá trình nhường e:

Al Al3+

+ 3e

x 3x

Quá trình nhận e:

Ag++ 1e Ag

0,030,030,03

Cu2+

+ 2e Cu

0,03 0,06 0,03

Page 60: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

55

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có:

3x = 0,03 + 0,06 = 0,09 mol x = 0,03 mol

Có: 2Al(dư) + 6HCl AlCl3 + 3H2

0,01 0,015

m1 = 27.(0,03 + 0,01) = 1,08 gam

m2 = 108.0,03 + 64.0,03 + 27.0,01 = 5,43 gam.

Bài 4: Cho hỗn hợp X (dạng bột) gồm 0,01 mol Al và 0,025 mol Fe tác dụng

với 400ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,05M và AgNO3 0,125M. Kết thúc

phản ứng, lọc tách kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thu

được m gam kết tủa. Tính m?

Lời giải:

2 0,02 ; 0,05Cu Agn mol n mol

Thứ tự phản ứng:

Al + 3Ag+ Al

3+ + 3Ag (1)

0,010,030,01 Sau (1), Ag+ còn 0,02 mol.

Fe + 2Ag+ Fe

2+ + 2Ag (2)

0,01 0,02 0,01 Sau (2), Fe còn 0,015 mol.

Fe + Cu2+

Fe2+

+ Cu (3)

0,0150,015 0,015 Sau (3), Cu2+

còn dư 0,005 mol và

Fe2+

có số mol là : 0,01 + 0,015= 0,025 mol.

2

22 ( )Cu OH Cu OH

0,005 0,005

Fe2+

+ 22 ( )OH Fe OH

0,025 0,025

3

2 24 2Al OH AlO H O

mkết tủa = 98.0,005 + 90.0,025 = 2,74 gam

Bài 5: Cho hỗn hợp X chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100ml

dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịchZ

Page 61: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

56

và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho chất rắn T tác dụng với dung

dịch HCl dư thu được 0,03 mol H2.

Xác định nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y?

Lời giải:

8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại , đó phải là: Ag, Cu và Fe dư

Al và hai muối trong dung dịch hết

Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư:

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

0,03 0,03

nFe phản ứng = 0,05 – 0,03 = 0,02 mol

Quá trình nhường e:

Al Al3+

+ 3e

0,03 0,09

Fe Fe2+

+ 2e

0,02 0,04

Quá trình nhận e:

Ag++ 1e Ag

x x

Cu2+

+ 2e Cu

Y 2y

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có: x + 2y = 0,13 (1)

Mặt khác: 108x + 64y = 8,12 – 0,03 = 6,44 (2)

Từ (1) và (2) x = 0,03 mol; y = 0,05 mol

3 3 2, , ( )0,3 ; 0,5M AgNO M Cu NOC M C M

Bài toán vận dụng

Bài tập tự luận.

Bài 1: Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau

một thời gian lấy thanh M ra cân, thấy khối lượng thanh tăng 0,1 gam. Mặt

khác, cũng nhúng thanh kim loại M như trên vào dung dịch AgNO3, sau phản

ứng, thấy khối lượng của thanh kim loại tăng 2 gam. Biết số mol kim loại M

đã bị tan trong 2 trường hợp là như nhau. Xác định kim loại M?

Đáp án: Fe

Page 62: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

57

Bài 2: Cho lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng

chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn

ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng được 13,6 gam

muối khan. Tính tổng khối lượng các muối trong X?

Đáp án: 13,1 gam

Bài 3: Cho m gam bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết

thúc phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn.

Tính % khối lượng của Zn trong hỗn hợp?

Đáp án: 90,27%

Bài 4: Hoà tan 5,6 gam bột Fe vào 250ml dung dịch AgNO3 1M, kết thúc

phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m?

Đáp án: m = 27 gam

Bài 5: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Cu vào 600ml dung dịch AgNO3

1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y gồm 3 muối (không

chứa muối AgNO3) có khối lượng giảm 50 gam so với ban đầu.

Tính m?

Đáp án: m = 14,8 gam

Bài 6: Cho 0,87 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe, Al, Cu có tỉ lệ mol tương

ứng là: 1:2:1 vào 400ml dung dịch gồm AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M.

Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng hoàn toàn ?

Đáp án: m = 4,032 gam

Bài 7: Cho 1, 93 gam hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch chứa

Cu2+

và 0,03 mol Ag+. Sau phản ứng thu được 6,44 gam hỗn hợp có 2 kim

loại. Tính phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp án: 58,03%

Bài 8: Cho 3,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào 200ml dung dịch CuSO4

1,05M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 15,68 gam chất rắn Y gồm 2

kim loại. Tính khối lượng của Fe có trong hỗn hợp X?

Đáp án: m = 5,6 gam

Page 63: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

58

Bài 9: Trộn dung dịch AgNO3 0,42M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng

nhau thu được dung dịch X. Cho 0,81 gam bột Al vào 100ml dung dịch X tới

phản ứng hoàn toàn được m gam chất rắn Y. Tính m?

Đáp án: m= 6,291 gam.

Bài 10 : Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp AgNO3 và

Cu(NO3)2 . Khi phản ứng xong thu được 3,44 gam chất rắn Y và dung dịch Z.

Tách Y rồi cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thì được 3,68

gam kết tủa hai hiđrôxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối

lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn.

Tính m và nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X?

Đáp án : m= 1,68gam ; CM = 1,5M

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Cho biết phản ứng hóa học của pin điện hóa Zn-Ag khi phóng điện là :

Zn + 2Ag+ → Zn

2+ + 2Ag. Sau một thời gian phản ứng, kết luận nào sau đây

là đúng.

A.Khối lượng điện cực Zn tăng. B.Khối lượng điện cực Ag giảm

C.Nồng độ Zn2+

tăng D. Nồng độ Ag+ tăng.

Câu 2:Dựa vào tính oxi hóa của các cặp oxi hóa – khử, hãy cho biết phản ứng

nào dưới đây không xảy ra.

A. Fe + Fe3+

→ 3Fe2+

B.Mg + Fe3+

→ Mg2+

+ Fe2+

C.Fe2+

+ Ag+→ Fe

3+ + Ag D.Ag + Cu

2+→ Ag

+ + Cu

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu phản ứng với dd HNO3 loãng. Sau pư xảy

ra hoàn toàn thu được dd chỉ chứa 1 chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A.Cu(NO3)2 B.HNO3 C. Fe(NO3)2 D.Fe(NO3)3

Câu 4: Cho 0,1 mol Ba vào dd X chứa hỗn hợp gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,12

mol HCl. Kết thúc pư thu được kết tủa, nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối

lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn.

A.13,28g. B.23,3g C.26,5g D. 29g

Page 64: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

59

Câu 5: Cho 9,16g hỗn hợp X( Zn, Fe, Cu) vào cốc đựng 170ml dd CuSO4 1M

sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd X và chất rắn Z. Chất rắn Z

chứa

A. Cu(NO3)2 B.Cu, Fe, Zn. C.Cu D. Fe,Cu

Câu 6. Cho 12g Mg vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,25M ; FeSO4 0,3M. Sau

phản ứng. khối lượng chất rắn thu được là

A.30g C.32,5g B.22g D.16g

Câu 7: Cho miếng Na kim loại tan hoàn toàn trong 100ml dd AlCl3 thu được

5,6l khí (đktc) và kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được

5,1g chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l dd AlCl3 là

A.0,5M C. 1,5M B.0,1M D.2M

Câu 8: Cho hỗn hợp X ở dạng bột gồm 0,05 mol Fe, 0,1 mol Al vào 200ml dd

AgNO3 2,1M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y và chất rắn Z.

Dung dịch Y chứa các ion sau

A.Al3+

,Fe3+

,Fe2+

,NO3-

B.Al3+

,Fe2+

,NO3-

C.Al3+

,Ag+,Fe

2+,NO3

- D.Al

3+,Fe

3+,Ag

+,NO3

-

Câu 9: Hai kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau.Một được ngâm trong

dd CuCl2, một được ngâm trong dd CdCl2. Sau 1 thời gian phản ứng người ta

nhận thấy khối lượng lá kim loại tăng 8,4%. Biết số mol CuCl2 và số mol

CdCl2 trong 2 dd giảm như nhau. Tên kim loại đã dùng là:

A.Zn B.Fe C.Al D.Ni

Câu10. Cho 2,8g Fe và 0,81g Al vào 100ml dd A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3.

Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,12g chất rắn C gồm 3 kim loại; cho

C tác dụng với dd HCl dư thu được 9,72 lít khí H2(đktc). Tìm nồng độ (mol/l)

các chất trong dd A.

A.CM Cu(NO3)2= 0,5M ; CM AgNO3= 0,3M

B.CM Cu(NO3)2= 0,3M ; CM AgNO3= 0,5M

C.CM Cu(NO3)2= 0,1M ; CM AgNO3= 0,3M

D. CM Cu(NO3)2= 0,2M ; CM AgNO3= 0,3M

Page 65: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

60

2.4.5. Bài toán kim loại tác dụng với nước và dung dịch kiềm

Nhận xét:

a, Chỉ có kim loại kiềm, kiềm thổ : Ca, Ba, Sr tác dụng với nước ở

nhiệt độ thường.

Ví dụ: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2

Ba + H2O Ba(OH)2 + H2

Tổng quát: 2M + 2nHOH 2Mn+

+ 2nOH- + nH2

b, Chỉ có Be, Zn, Pb, Al, Cr mới tan trong dung dịch kiềm.

Ví dụ: Al + OH + H2O AlO 2

+3

2 H2

Zn + 2OH ZnO 2

2

+ H2

c, Khi bài toán cho hỗn hợp kim loại kiềm M (kim loại kiềm hoặc kiềm

thổ: Ca, Ba...) và Al(hoặc Zn...) vào nước thì:

- Trước hết: 2M + 2nH2O 2M(OH)n + H2. Sau đó Al (hoặc Zn) sẽ tác

dụng với M(OH)2. Khi đó Al(hoặc Zn...) có thể tan hết hay tan một phần (tuỳ

theo nOH nAl hoặc nOH

nAl ). Nếu chưa biết nOH

và nAl thì phải xét 2

trường hợp.

+ Trường hợp OH dư Al tan hết

+ Trường hợp OH thiếu Al chỉ tan một phần

d, Khi cho M (kim loại kiềm hoặc kiềm thổ: Ca, Ba...) vào dung dịch

axit(HCl,H2SO4 loãng) thì do H ax H H 2O nên đầu tiên chúng phản

ứng với axit.Nếu axit hết mà M còn dư thì chúng tiếp tục phản ứng với H2O

tạo kiềm.

Bài toán minh họa:

Bài 1: Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước.Tính CM và C%

của dung dịch thu được (biết d = 1,056g/ml)?

Lời giải:

nK = 0,1 mol; nH 2 O = 5,66 mol

2K + 2H2O 2KOH + H2

Page 66: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

61

0,1 0,1 0,1 0,05

Có mdd sau phản ứng = 3,9 + 101,8 – 0,05.2 = 105,6 gam

C% = 0,1.56

.100% 5,3%105,6

Có mdd sau phản ứng = V.d = V.1,056

V = 105,6

1,056 = 100 ml = 0,1 lít

CM,KOH = 0,1

0,1 = 1M

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Na, K, Ba vào nước được 100ml dung dịch

X và 0,56 lít khí H2(đktc). Cho 100ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 2M và HCl

0,3M vào 100ml dung dịch X được dung dịch Y.

Tính giá trị pH của dung dịch Y?

Lời giải:

nH 2 = 0,025 mol; nH

(đầu) = 0,07 mol

2M + 2H2O 2M+ + H2 + 2OH

0,025 0,05

H+ + OH H2O

0,05 0,05

nH

(dư) = 0,02 mol H = 0,02

0, 2 = 10

-1M

pH = 1

Bài 3: Cho 10,5 gam hỗn hợp bột Al và một số kim loại kiềm M vào nước.

Sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 chất tan và 5,6 lít khí (đktc). Cho

từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X để lượng kết tủa thu được là lớn nhất.

Lọc kết tủa sấy khô, cân được 7,8 gam.Xác định kim loại M?

Lời giải:

nAl = nAl(OH) 3 = 0,1 mol; nH 2

= 0,25 mol

Hai chất tan trong X phải là MAlO2 và MOH Al và M đều tan hết.

Page 67: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

62

Quá trình nhường e:

Al Al3+

+ 3e

0,1 0,3

M M+

+ 1e

x x

Quá trình nhận e:

2H2O + 2e H2 + 2OH

0,5 0,25

2H+

+ 2e H2

0,50,25

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có: 0,3 + x = 0,5 x = 0,2 mol

M 10,5 0,1.27

390,2

(K)

Vậy M là Kali.

Bài 4: Cho m gam Na tan hết trong 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M. sau

phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Tính m?

Lời giải:

nAl 3 = 2.0,2.0,1 = 0,04 mol; nkết tủa = 0,78

78 = 0,01 mol

Ta thấy nkết tủa < nAl 3 . Vậy có thể xảy ra 2 trường hợp:

TH1: Al2(SO4)3 dư, có phản ứng:

2Na + 2H2O 2NaOH + H2

0,03 0,03

Al3+

+ 3OH Al(OH)3

0,03 0,01

nNa = 0,03 mol mNa = 0,03.23 = 0,69 gam

TH2: Nếu NaOH dư Al(OH)3 bị hoà tan một phần:

2Na + 2H2O 2NaOH + H2

0,15 0,15

Al3+

+ 3OH Al(OH)3

0,04 0,12 0,04

Al(OH)3 + OH AlO 2

+ H2O

0,03 0,03

Page 68: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

63

nOH = 0,12+ 0,03 = 0,15 mol = nNa

mNa = 0,15.23 = 3,45 gam

Vậy m = 0,69 gam hoặc m = 3,45 gam

Bài 5: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al vào lượng nước dư thấy thoát

ra 8,96 lít khí H2(đktc). Cũng hoà tan m gam hỗn hợp này vào dung dịch

NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2(đktc). Tính m?

Lời giải:

Ta thấy, cùng khối lượng hỗn hợp X ở hai thí nghiệm cho thể tích khí

H2 khác nhau: nH 2 (TN2) > nH 2 (TN1) ở thí nghiệm 1, Al dư. Ở thí nghiệm 2,

Al hết.

Thí nghiệm 1:

Ba + 2H2O Ba2+

+ 2OH + H2

x 2x x

Al bị hoà tan một phần:

2Al + 2H2O + 2OH 2AlO 2

+ 3H2

2x 2x 3x

nH 2 (TN1) = 4x = 0,4 x = nBa = 0,1 mol

Thí nghiệm 2: X + NaOH dư:

Ba + 2H2O Ba2+

+ 2OH + H2

0,1 0,2 0,1

2Al + 2H2O + 2OH 2AlO 2

+ 3 H2

y 3

2y

nH 2 (TN2) = 0,1 + 3

2y = 0,55 y = nAl =0,3mol

m = 0,1.137 + 0,3.27 = 21,80 gam

Bài toán vận dụng:

Bài toán tự luận.

Page 69: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

64

Bài 1: Cho 10 gam một kimloại kiềm thổ tác dụng với nước, thu được 6,11 lít

khí H2 (250C và 1 atm).Hãy xác định tên của kim loại kiềm thổ đã dùng ?

Đáp án: Ca

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 15,15 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì

liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước thu được dung dịch X. Để trung hoà

12

dung dịch X cần 2,25 lít dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 có pH = 1

Xác định 2 kim loại kiềm ?

Đáp án: Na và K

Bài 3: Cho hỗn hợp gồm Al và Al4C3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng

với H2O(dư) thu được 31,2 gam Al(OH)3. Nếu cho 2 gam hỗn hợp X tác dụng

với dung dịch NaOH dư thì thu được 40,32 lít khí (đktc)Tính m?

Đáp án: m = 25,2 gam

Bài 4: Chia 39,9 gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe thành 3 phần bằng nhau:

Phần 1: Cho tác dụng với nước lấy dư, giải phóng 4,48 lít H2

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng 7,84 lít H2

Phần 3: Hoà tan hoàn toàn trong dung d ịchHCl, giải phóng V lít H2.

Tính V(biết các thể tích khí ở đktc)

Đáp án: V = 10,08 lít

Bài 5: Cho hỗn hợp (Na, Al)lấy dư vào 91,6 gam dung dịch H2SO4 21,4%

được V lít H2(đktc).Tính V?

Đáp án: V = 49,28 lít

Bài 6: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột

Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng

với dung dịch X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng

không đổi thu được chất rắn Z(biết hiệu suất các phản ứng đều đạt

100%).Tính khối lượng của Z ?

Đáp án: 2,55 gam

Bài 7: Hỗn hợp X gồm Ba và Na. Cho 20,12 gam hỗn hợp X vào nước dư thu

được Y và 4,48 lít H2 (đktc). Sục 5,6 lít CO2(đktc) vào dung dịch Y thu được

m gam kết tủa.Tính m?

Đáp án: 23,64 gam

Page 70: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

65

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Một mẫu Na – Ba tác dụng với H2O có dư thu được dd X và 3,36 lít

H2 (đktc). Thể tích dd H2SO4 2M cần trung hòa dung dịch X là:

A. 150ml B.75ml C.60ml D.30ml

Câu 2: Cho 6,9g kim loại Na vào 100g dung dịch HCl 3,65%, thể tích khí H2

thu được (đktc) là

A.6,72 lít B.3,36 lít C.2,24 lít D.4,48 lít

Câu 3: Cho m (g) kim loại K vào 100g dung dịch HCl 3,65%, được dung dịch

X. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch X thấy tạo thành kết tủa có khối lượng

10,7g. Giá trị của m là:

A.3,9g B.7,8g C.15,6g D.11,7g

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X vào một lượng dư

H2O thoát ra V lít khí (ở đktc). Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH

có dư thì được 1,75V ( lít) khí (ở đktc). %m Na trong X là:

A.39,8% B.77,3% C.59,87% D.29,87%

Câu 5: Hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và kim loại kiềm thổ Y đều tan trực

tiếp trong H2O tạo ra dung dịch Z và thoát ra 0,448 lít H2 (ở đktc). Thể tích

dd HCl 1M cần để trung hòa ½ dung dịch Z là:

A.0,1 lít B.0,2 lít. C.0,4 lít D.0,8 lít

Câu 6: Cho 23g hỗn hợp gồm Ba và kim loại kiềm M trực tiếp tan hết trong

nước tạo ra dung dịch X và có 5,6 lít H2 (ở đktc). Trung hòa dung dịch X vừa

đủ bởi H2SO4 rồi cô cạn dung dịch thu được muối có khối lượng là:

A.23g B.25,4g C.27,8g D.36,2g

Câu 7: Cho hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 100ml

dung dịch HCl 1M, được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dd

MgCl2 có dư được 4,35g kết tủa. Hai kim loại kiềm là:

A.Li, Na B.Na, K C. K, Rb. D. Rb,Cs.

Page 71: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

66

Câu 8: Cho một hỗn hợp Na và Al vào nước có dư. Sau khi phản ứng ngừng,

thu được 4,48 lít H2 và còn dư lại một chất rắn không tan. Cho chất này tác

dụng với dd H2SO4 loãng vừa đủ thì thu được 3,36 lít khí và một dung dịch.

Các khí đo ở đktc. Tìm khối lượng của hỗn hợp ban đầu.

A.mNa= 4,6g ; mAl= 5,4g B.mNa= 2,3g ; mAl= 0,54g

C.mNa= 2,3g ; mAl= 5,4g D. mNa= 23g ; mAl= 54g

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào nước

(dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc)

và m gam chất rắn không tan.Tính m?

A. 5,4gam B. 5,6 gam. C.6,4 gam. D. 6,2 gam.

Câu 10: Cho 27,4 gam Ba tan hết vào 100ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và

CuSO4 3M được m gam kết tủa. Tính m?

A. 56,2 gam B. 58 gam. C.56,4 gam. D. 52 gam.

2.5. Bài toán về phản ứng của hợp chất kim loại

2.5.1. Bài toán về phản ứng của hiđroxit kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

với CO2 (hoặc SO2)

Nhận xét :

a, Hiđroxit của các kim loại kiềm (LiOH, NaOH, KOH...)là những bazơ

mạnh tan tốt trong nước tạo thành dung dịch kiềm.

Hiđroxit của các kim loại kiềm thổ : Be(OH)2 lưỡng tính, Mg(OH)2 là

bazơ mạnh. Hai chất đều không tan trong nước, Ca(OH)2 ít tan, còn Ba(OH)2

tan tốt trong nước.

b, Khi cho các oxit axit như CO2, SO2... tác dụng với dung dịch kiềm

thì tuỳ theo tỉ mol số mol của chúng mà muối tạo thành là muối gì?

Với phản ứng: CO2 + NaOH:

Chất tạo thành phụ thuộc vào tỉ lệ T = 2

NaOH

CO

n

n

- Nếu T = 1: CO2 + NaOH NaHCO3 (1)

- Nếu T = 2: CO2 + 2 NaOH Na2CO3 + H2O (2)

Page 72: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

67

Nếu 1< T< 2: xảy ra cả (1) và (2) tạo 2 muối NaHCO3 và Na2 CO3

(Nếu T < 1 thì xảy ra (1) và CO2 dư

Nếu T >2 thì xảy ra (2) và NaOH dư)

Trường hợp chưa biết số mol NaOH và CO2 thì căn cứ vào dữ kiện của

đề bài để xét đoán:

Ví dụ: Nếu dung dịch tạo thành:

- Phản ứng được với OH có HCO3

- Phản ứng được với CaCl2 hoặc BaCl2 có 2

3CO

Với phản ứng: CO2 + Ca(OH)2

Đầu tiên xảy ra phản ứng : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

Nếu CO2 dư thì kết tủa bị tan: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3) 2

(kết tủa tan hết hay tan một phần tuỳ thuộc CO2 dư nhiều hay ít).

Phản ứng sau có đặc điểm là khi đun nóng sẽ xảy ra theo chiều ngược

lại, khi đó lại thu thêm kết tủa chính bằng lượng kết tủa đã bị tan trong CO2

dư. Như vậy, nếu dung dịch thu được sau phản ứng khi đã loại bỏ kết tủa mà

“tác dụng được với kiềm tạo thêm kết tủa” hoặc “tác dụng với axit tạo khí”

hoặc “đun nóng thu được kết tủa” thì phản ứng đã tạo ra 2 loại muối.

Chú ý: Bản chất của phản ứng giứa XO2 (CO2, SO2) với dung dịch

kiềm ( NaOH, Ba(OH)2... ) là phản ứng giữa XO2 và OH , do đó nếu dung

dịch ban đầu có nhiều bazơ thì tính tổng số mol OH và lập tỉ lệ T để biết

sinh ra muối gì và viết phương trình phản ứng dưới dạng ion rút rọn:

XO2 + 2OH XO 2

3

+ H2O

XO2 + OH HXO 3

Khi bài toán cho cả 2 oxit CO2 và SO2 thì gọi chung là XO2 để thiết

lập phương trình và tính toán cho gọn.

XO2 khi bị hấp thụ vào dung dịch kiềm nhóm IIA gây ra độ tăng hoặc

giảm khối lượng của dung dịch so với ban đầu:

- Nếu m > mXO 2 mgiảm = m - mXO 2

Page 73: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

68

- Nếu m < mXO 2 mtăng = mXO 2

- m

Bài toán minh họa:

Bài 1: Nung hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A

và B hoá trị II thu được 6,8 gam hỗn hợp oxit.

Tính khối lượng muối thu được khi cho khí sinh ra hấp thụ vào:

a, V ml dung dịch NaOH 1M, với V = 75 ml, 450 ml và 250 ml

b, 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M.

Lời giải:

nCa(OH) 2 = 0,015.2 = 0,03 mol

ACO3 0t

AO + CO2

BCO3 0t

BO + CO2

mCO 2 = 13,4 – 6,8 = 6,6 gam nCO 2

= 6,6

0,1544

mol

a, CO2 + NaOH

- Với V = 75 ml nNaOH = 0,075 mol T = 2

NaOH

CO

n

n=

0,0750,5 1

0,15

CO2 + NaOH NaHCO3

0,075 0,075 0,075

mNaHCO 3 = 0,075.84 = 6,3 gam

- Với V = 450 ml nNaOH = 0,45 molT = 2

NaOH

CO

n

n=

0,453 2

0,15

CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O

0,15 0,3 0,15

2 3Na COm 0,15.106 15,9gam

Với V = 250 ml nNaOH = 0,25 mol

T = 2

NaOH

CO

n

n=

0,251,67 1 2

0,15T

CO2 + NaOH NaHCO3

x x x

Page 74: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

69

CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O

y 2y y

Theo bài: 20,15

2 0,25

CO

NaOH

n x y

n x y

3

2 3

0,050,05

0,1 0,1

NaHCO

Na CO

n molx

y n mol

mmuối = 0,05.84 + 0,1.106 = 14,8 gam

b. CO2 + Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

0,03 0,03 0,03

nCO 2 dư 0,12 mol xảy tiếp phản ứng:

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2

0,03 0,03

mCa(HCO 3 ) 2 = 0,03.162 = 4,86 gam

Bài 2: Sục V lít khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thấy xuất hiện 1 gam kết tủa

trắng. Lọc kết tủa rồi đem đun nóng dung dịch thu được 0,1 gam kết tủa nữa.

Tính tích khí CO2 đã dùng?

Lời giải :

Sau khi lọc kết tủa, đem đun nóng dung dịch thu được 0,1 gam kết tủa nữa.

Vậy sản phẩm gồm 2 muối là: HCO 3

; CO 2

3

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

0,01 0,01

2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2

0,002 0,001

Ca(HCO3)2 0t CaCO3 + CO2 + H2O

0,001 0,001

2 2CO COn 0,012mol V 0,012.22,4 0,2688lit

Page 75: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

70

Bài 3: Cho 0,05 mol hoặc 0,35 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch

Ca(OH)2 đều thu được 0,05 mol kết tủa. Tính số mol Ca(OH)2 trong dung

dịch ?

Lời giải :

Theo đề bài suy ra khi dùng 0,35 mol CO2 thì CO2 phải dư

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1)

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (2)

Đặt số mol CO2 tham gia phản ứng (1) và (2) là x, y ta có:

n còn lại = x – y = 0,05 (a)

nCO 2 0,35x y (b)

Từ (a) và (b) x = 0,2 mol ; y = 0,15 mol

nCa(OH) 2 = x = 0,2 mol.

Bài 4: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 200ml dung dịch NaOH xM,

sau phản ứng không có khí thoát ra khỏi bình. Dung dịch thu được có khả

năng tác dụng tối đa với 100ml dung dịch KOH 1M.Tính giá trị của x?

Lời giải:

nCO 2 = 0,25 mol , nKOH = 0,1 mol

Vì sau phản ứng không có khí thoát ra khỏi bình CO2 hết dung dịch

sau phản ứng có khả năng tác dụng với KOH có NaHCO3

CO2 + NaOH NaHCO3 (1)

2NaHCO3 + 2KOHNa2CO3 +K2CO3+2H2O (2)

Từ (1) và (2) suy ra 2

2

CO (1) KOH

CO du

n n 0,1

n 0,25 0,1 0,15

CO2 + 2NaOHNa2CO3 + H2O (3)

0,150,3

nNaOH = 0,4 mol NaOH = x = 0, 4

0, 2 = 2M

Page 76: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

71

Bài 5: Dung dịch X chứa x mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol

CO2 được 2y mol kết tủa,nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được y mol

kết tủa. Tính x,y?

Lời giải:

- Khi dùng 0,08 mol CO2 thu được kết tủa ít hơn khi dùng 0,06 mol

CO2 chứng tỏ kết tuả sinh ra đã bị hoà tan 1 phần:

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

x x x n = x mol ; nCO 2; dư = 0,08 – x mol

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2

(0,08 – x ) (0,08 – x )

nCaCO 3 còn lại = x – (0,08 - x) = y hay 2x – 0,08 =y (1)

- Khi dùng 0,06 mol CO2: Nếu CO2 không dư thì chỉ xảy ra phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

0,06 2y

2y = 0,06 y = 0,03 mol x = 0,55 mol vô lí

(Vì nCO 2 = 0,06 mol > x nghĩa là CO2 dư, trái với giả thiết)

Như vậy, giả thiết CO2 không dư là không đúng

CO2 phải dư và xảy ra 2 phản ứng . Tương tự như phần trên ta có:

nCaCO 3 còn lại = x – (0,06 - x) = 2y hay 2x – 0,06 = 2y (2)

Từ (1) và (2) x = 0,05 mol, y = 0,02 mol.

Bài toán vận dụng:

Bài toán tự luận.

Bài 1: Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước được dung dịch A.

a, Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch A được bao nhiêu gam kết tủa?

b, Cho V lít CO2 (đktc) vào dung dịch A được 1 gam kết tủa.Tính V?

Đáp án: 0,224 lít ,hoặc: 2,016 lít

Page 77: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

72

Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 dung dịch Ca(OH)2 0,05M

được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng dung dịch Y so với khối

lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

Đáp án: 3,04 gam

Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch

Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa.Tính giá trị của a?

Đáp án: 0,04M

Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2(đktc) vào 500ml dung dịch NaOH x M.

Dung dịch thu được có khả năng hấp thụ tối đa 2,24 lít CO2 (đktc).Tính x?

Đáp án: 0,5M

Bài 5: Sục Vlít CO2 vào 750ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Sau khi kết thúc

phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối và khối lượng giảm 5,45 gam so

với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Tính V?

Đáp án: V = 4,47 lít

Bài 6: Trong một bình kín chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Sục vào bình CO2 có giá

trịbiến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol.

Xác định khoảng biến thiên của khối lượng kết tủa(gam)?

Đáp án: 0,985 đến 3,94

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Cho luồng khí CO2 có V= 2,24 lít (đktc) vào 0,2 lít dd NaOH 1M, sau

phản ứng khối lượng muối thu được là bao nhiêu gam ?

A. 10,6 B.20,6 C.23,5 D.10,35

Câu 2: Nhiệt phân hỗn hợp muối Cacbonat của hai kim loại A,B( hóa trị II)

,sau phản ứng thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc), dẫn khí này qua 150 ml dd

NaOH 1M. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là bao nhiêu gam?

A.19 B.9,5 C. 10,3 D.21,6

Câu 3: Cho 7,2g hỗn hợp A chứa 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau

trong nhóm IIA. Hòa tan hết A vào dd H2SO4 loãng được khí B. Cho toàn bộ

Page 78: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

73

khí B hấp thụ vào 450ml dd Ba(OH)2 0,2M tạo được 15,76g kết tủa. Công

thức của 2 muối Cacbonat ban đầu là

A.BeCO3, MgCO3 B.MgCO3, CaCO3 C.CaCO3,SrCO3 D.cả A và B

Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 đktc vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 a(mol/l)

thu được 15,76 g kết tủa. Giá trị của a là

A,0,032 B.0,048 C.0,06 D.0,04

Câu 5: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 8,46g hỗn hợp Fe, FeO,

Fe2O3, Fe3O4 đun nóng. Khí đi ra sau phản ứng hấp thụ hết vào dung dịch

nước vôi trong dư, tạo ra 12g kết tủa. Khối lượng chất rắn thu được là:

A.6,54g B.4,36g C.8,72g D.2,18g

Câu 6: Cho V lít (đktc) khí CO2 hấp thụ hết vào bình đựng 500ml dd

Ba(OH)2 1M, khi kết thúc phản ứng thu được 59,1g. Giá trị của V là

A.6,72 B.11,2 C.15,68 D.6,72 và 15,68

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch được

m(g) kết tủa. Giá trị của m là

A.3,75 B.11,25 C.7,5 D.15

Câu 8: Dẫn 5,6 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 200 ml dd NaOH a(M), dd thu

được có khả năng tác dụng tối đa với 100ml dd KOH 1M. Giá trị của a là

A.2 B.0,75 C.2,5 D.1,25

Câu 9: Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp

NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa.Tính giá trị của m?

A. 9,85 gam B. 9,65 gam. C.7,88 gam. D.8,865 gam.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với H2 là 27.

Tính thể tích dd NaOH 0,5M tối thiếu để hấp thụ hết 4,48 lít khí X ở đktc.

A. 0,36 lít. B. 0,42 lít. C.0,4 lít. D.0,48 lít.

2.5.2. Bài toán về phản ứng của muối cacbonnat (CO 2

3

; HCO 3

)với dung

dịch axit và của HCO 3

với dung dịch kiềm

Nhận xét:

Page 79: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

74

a, Khi cho muối CO 2

3

tác dụng với H+

- Cho từ từ CO 2

3

vào H+ : CO 2

3

+ 2H+ CO2 + H2O

- Cho từ từ H+ vào CO 2

3

: 2

3 3

3 2 2

H CO HCO (1)

H HCO CO H O(2)

* Nhận định mức độ xảy ra của (1) và (2) khi cho từ từ H+ vào CO 2

3

:

- Nếu sau thí nghiệm không có khí thoát ra chỉ có (1) xảy ra.

- Nếu đã có khí CO2 thoát ra thì (1) đã xảy ra xong (toàn bộ CO 2

3

đã

chuyển hết về HCO 3

), và (2) đã xảy ra.

- Nếu kết thúc thí nghiệm, cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với

dung dịch kiềm nhóm IIA (Ba(OH)2 , Ca(OH)2 ...)thấy xuất hiện kết tủa thì

sau (2) còn dư HCO 3

(tức H+ đã hết).

b, Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch hỗn hợp CO3

2- và HCO3

-:

Vì CO 2

3

có tính bazơ mạnh hơn HCO3

phản ứng sẽ xảy ra theo thứ tự

H+ + CO 2

3

HCO 3

(1)

H+ + HCO 3

CO2 + H2O (2)

- Trong đó lượng HCO 3

tham gia phản ứng (2) gồm lượng ban đầu

và lượng mới tạo ra ở (1) .

* Nếu bài toán cho lượng axit dư thì có hai phản ứng tạo khí:

2H+ + CO 2

3

CO2 + H2O

H+ + HCO 3

CO2 + H2O

c, Khi cho từ từ dd hỗn hợp CO 2

3

và HCO 3

vào dd axit H+:

Cả hai phản ứng tạo khí được coi như xảy ra cùng lúc.

2

3 2 2

3 2 2

2H CO CO H O

H HCO CO H O

d, Muối hiđrocacbonat của kim loại kiềm và kiềm thổ có tính lưỡng

tính là do ion HCO 3

.

HCO 3

+ H+ CO2 + H2O

HCO 3

+ OH- H2O + CO 2

3

Page 80: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

75

Bài toán minh họa:

Bài 1: Cho từ từ dung dịch chứa 0,015 mol HCl vào dung dịch chứa a mol

K2CO3 thu được dung dịch X (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2.

Nếu thí nghiệm trên được tiến hành ngược lại cho (từ từ K2CO3 vào

dung dịch HCl) thì thu được bao nhiêu lít CO2?

Lời giải:

nH = 0,015 mol

Cho từ từ HCl vào K2CO3:

H+ + CO 2

3

HCO 3

a a

H+ + HCO 3

CO2 + H2O

0,005 0,005

nH = 0,15 mol = a + 0,005 a = 0,01 mol

Cho từ từ K2CO3 vào HCl

CO 2

3

+ 2H+ CO2 + H2O

Ban đầu: 0,01 0,015

Phản ứng: 0,0075 0,015 0,0075

Kết thúc: 0,0025 0 0,0075

nCO 2 = 0,0075 mol VCO 2

= 0,0075.22,4 = 0,168 lit.

Bài 2: Cho từ từ dd x mol HCl vào dd chứa y mol Na2CO3. Thiết lập mối

quan hệ giữa x và y để sau phản ứng không có khí thoát ra?

Lời giải:

Cho từ từ dung dịch chứa HCl vào dung dịch Na2CO3

H+ + CO 2

3

HCO 3

(1)

H+ + HCO 3

CO2 + H2O (2)

Để sau phản ứng không có khí thoát ra thì chưa xảy ra phản ứng (2)

Trong phản ứng (1) HCl vừa đủ hoặc thiếu so với Na2CO3 x y.

Page 81: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

76

Bài 3: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm từ từ

dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X thu được dung dịch Y và V lít

CO2 (đktc). Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam

kết tủa. Tính giá trị của V và m?

Lời giải:

nHCO3

= 0,6 mol ; nCO2

3

= 0,3 mol; nH = 0,8 mol

Cho từ từ H+ vào dung dịch X: CO 2

3

và HCO3

, có thứ tự phản

ứng:

H+ + CO 2

3

HCO 3

(1)

0,3 0,3 0,3

H+ + HCO 3

CO2 + H2O (2)

0,5 0,5 0,5

Có: nHCO 3

dư = (0,6 +0,3)- 0,5 = 0,4 mol

Cho Ca(OH)2 dư vào Y:

Ca2+

+ OH + HCO 3

CaCO3 + H2O

0,4 0,4

VCO 2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

m = mCaCO 3 = 0,4.100 = 40 gam.

Bài 4: Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn

hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 0,015 mol khí

thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

dư sinh ra 3 gam kết tủa.Xác định công thức 2 muối và tính thể tích dung dịch

HCl đã dùng?

Lời giải :

n = nCaCO 3 = 0,03 mol; pH = 0 H = 1M

Gọi công thức chung của 2 muối: 2 3M CO (x mol);nHCl đã dùng = y mol

Cho từ từ H+ vào hỗn hợp CO 2

3

và HCO 3

:

Page 82: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

77

H+ + CO3

2- HCO3

-

x x x

H+ + HCO

3

CO2 + H2O

0,0150,015 0,015

nHCl = y = x + 0,015 (1)

Vì có khí CO2 thoát ra nên CO 2

3

đã chuyển hết thành HCO3

Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào được kết tủa HCO3

d ư:

HCO3

+ Ca2+

+ 2OH CaCO3 + H2O

(x – 0,015) (x – 0,015)

n = x -0,015 = 0,03 x = 0,045 mol

Thay x = 0,045 vào (1) y = 0,06 mol

Có: 2M + 60 = 116,67 M = 28,33

2 kim loại Na (23) và K(39);VHCl = 0,06

1= 0,06 lít

Bài 5: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol HCl và 0,3 mol NaHSO4

vào dung dịch chứa hỗn hợp 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol K2CO3 được dung

dịch X và V lít CO2(đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X tạo

thành m gam kết tủa. Tính V và m?

Lời giải:

nH = 0,5 + 0,3 = 0,8 mol; nHCO 3

= 0,6 mol; nCO2

3

= 0,3 mol

Cho từ từ H+ vào hỗn hợp CO 2

3

và HCO 3

, ta có thứ tự phản ứng:

H+ + CO 2

3

HCO 3

(1)

0,3 0,3 0,3

H+ + HCO 3

CO2 + H2O (2)

0,5 0,5 0,5

Có: nHCO 3

d ư = (0,6 + 0,3)- 0,5 = 0,4 mol

Cho Ba(OH)2 dư vào X :

Page 83: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

78

Ba2+

+ OH + HCO3

BaCO3 + H2O

0,4 0,4

Ba2+

+ SO 2

4

BaSO4

0,3 0,3

VCO 2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

m = mBaCO 3 + mBaSO

4= 0,4.197 + 0,3.233 = 148,7 gam.

Bài toán vận dụng :

Bài toán tự luận.

Bài 1: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch

chứa 0,03 mol HCl thoát ra V lít CO2(đktc).Tính V?

Đáp án: 0,036 lít

Bài 2: Có 2 cốc riêng biệt: cốc 1 dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol

NaHCO3; cốc 2 đựng dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Khi nhỏ từ từ cốc 1 vào

cốc 2 thấy thoát ra V lít khí CO2(đktc). Tính V?

Đáp án: V = 8,0 lít

Bài 3: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm từ từ

dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch Xđược dung dịch Y và V lít CO2

(đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết

tủa .Tính V và m?

Đáp án: 11,2 lít; 90 gam

Bài 4: Một dung dịch có chứa HCO 3

, 0,2 mol Ca2+

, 0,8 mol Na+, 0,1 mol

Ma2+

, 0,8 mol Cl , cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi được m gam

muối.Tính m?

Đáp án: m = 75,2 gam

Bài 5: Cho 35 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 Thêm từ từ, khuấy đều

0,8 lít HCl 0,5M vào dung dịch X trên thấy có 2,24 lít khí CO2 thoát ra ( đktc) và

dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 vào dung dịch Y được m gam kết tủa A.Tính m?

Đáp án: m = 20 gam

Page 84: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

79

Bài 6: Cho 300ml dung dịch chứa NaHCO3 x mol/l và Na2CO3 y mol/l. Thêm

từ từ dung dịch HCl z mol/l vào dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí thoát ra

thì dừng lại thấy hết t ml dung dịch axit clohiđric.

Thiết lập mối quan hệ giữa x, y, z, t?

Bài 7: Có 28,1 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3, trong đó MgCO3 chiếm a%

khối lượng. Cho hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl, toàn bộ lượng

CO2 thu được đem sục vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa

Y. Hỏi khi a có giá trị bao nhiêu thì lượng kết tủa Y là nhiều nhất và ít nhất?

Đáp án: 29,89%; 100%

Bài 8: Dd X gồm Na2CO3 , K2CO3, NaHCO3. Chia X thành hai phần bằng

nhau: - Phần 1: Tác dụng với nước vôi trong dư được 20 gam kết tủa

- Phần 2: Tác dụng với dd HCL dư được V lít CO2(đktc)Tính V?

Đáp án: 4,48 lít

Bài 9: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a M thu được

2 lít dung dịch X.

- Lấy 1 lít dd X tác dụng với dd BaCl2(dư) thu được 11,82 gam kết tủa.

- Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun

nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7 gam kết tủa. Tính a và m?

Đáp án : a= 0,08M, m= 4,8 gam.

Bài 10: Trộn 100 ml dd chứa KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100 ml dd chứa

NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được 200 ml dd X. Nhỏ từ từ 100 ml dd Y

chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dd X được V lít CO2 (đktc) và dd Z. Cho

Ba(OH)2 dư vào Z thì thu được m gam kết tủa.Tính giá trị của m và V?

Đáp án: m= 82,4 gam; V= 2,24 lít

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Cho 24,4g hỗn hợp muối cacbonat của các kim loại kiềm tác dụng hết

với dd HCl thu được 4,48 lít (đktc) khí CO2 và dung dịch X. Cô cạn dung

dịch X khối lượng muối khan thu được là:

A.5,32g B.26,6g C.53,2g D.2,66g

Page 85: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

80

Câu 2: Thêm từ từ từng giọt đến hết 150ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch

chứa 10,6g Na2CO3 .Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra bằng.

A.0,12 lít B.0,56 lít C.2,24 lít D.1,12 lít

Câu 3: Khi cho từ từ tới dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp (NaHCO3

,Na2CO3) hiện tượng nào sau đây là đúng?

A. Không có hiện tượng gì B.Có sủi bọt khí thoát ra ngay.

C.Một lát sau mới sủi bọt khí thoát ra. D.Có chất kết tinh màu trắng.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây “ Không” có sủi bọt khí thoát ra khi?

A.Nhỏ từ từ 100ml dung dịch HCl 0,1M vào 100ml d d Na2CO3 0,1M

B.Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 0,1M vào 100ml HCl 0,1M.

C.Ngâm là Zn vào 100ml dung dịch hỗn hợp ( NaNO3 + NaOH)

D.Nhỏ từ từ 100ml dd CH3COOH 0,1M vào 100ml dd NaHCO3 0,1M

Câu 5: Nhỏ từ từ đến hết 400ml dd HCl 1M vào 200ml dd chứa (Na2CO3 1M

và NaHCO3 1M), kết thúc phản ứng thu được V lít CO2 (đktc).Giá trị của V là

A,6,72 lít B.4,48 lít C.2,24 lít D.8,96 lít

Câu 6. Nhỏ từ từ 200ml dd HCl 2M vào 100ml dd X gồm NaHCO3 1M,

Na2CO3 1M và K2CO3 1M thu được dd Y. Thể tích dd NaOH 1M cần để

trung hòa hết ½ dung dịch Y là:

A.50ml B.100ml C.150ml D.200ml

Câu 7: Trộn 100ml dd hỗn hợp Na2CO3 1M và NaHCO3 0,5M với 100ml dd

hỗn hợp K2CO3 0,5M và KHCO3 1M thu được dd X. Nhỏ từ từ 350ml dung

dịch HCl 1M vào dung dịch thấy có V lít khí thoát ra đktc. Giá trị V là

A.4,48 B. 2,24 C.3,36 D.5,6

Câu 8: Khí CO2 có lẫn tạp chất HCl và H2O hơi. Để thu được CO2 tinh khiết

nên dùng dãy chất nào sau đây ( theo thứ tự ).

A.dd NaHNO3 bão hòa, dd H2SO4 đặc. B. dd Na2CO3, dd H2SO4 đặc

C. dd H2SO4 đặc, dd NaHCO3 bão hòa D.dd H2SO4 đặc, dd Na2CO3.

Câu 9: Trộn 100ml dd A(KHCO3 1M và K2CO3 1M) vào 100ml dung dịch B

gồm (NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dd C. Nhỏ từ từ 100ml dd D(

Page 86: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

81

H2SO4 1M và HCl 1M) vào dung dịch C thu được V lít CO2 (đktc) và dd E.

Cho dd Ba(OH)2 tới dư vào dd E thu được m(g) kết tủa. m(g) và V lít lần

lượt là:

A. 8,24g ; 2,24 lít B. 82,4g ; 2,24 lít

C. 8,24g ; 4,48 lít D. 82,4g ; 5,6 lít

Câu 10: Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa 6 mol Na2CO3 đồng thời

khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dd X. Khi cho dư nước vôi trong vào

dd X. thấy có kết tủa xuất hiện. Biểu thức liên hệ giữa V và a,b là:

A.V=11,2(a – b) C.V=22,4(a + b)

B.V=11,2(a + b) D.V=22,4(a – b)

2.5.3. Bài toán về phản ứng thể hiện tính lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3,

Zn(OH)2…

Nhận xét:

a, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2... là những chất lưỡng tính vừa tác dụng

với axit , vừa tác dụng với kiềm.

Thí dụ, phản ứng với NaOH:

Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O

Al2(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O

(Cần chú ý là với Bazơ yếu như NH3 thì Al(OH)3 không có phản ứng

nhưng Zn(OH)2 bị tan do tạo phức tan:

Zn(OH)2 + 4NH3 3 4 2( ) ( )Zn NH OH )

b, Al(OH)3 bị tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư:

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O

Để thu lại kết tủa cần thêm axit, như HCl vào dung dịch:

NaAlO2+ HCl + H2O Al(OH)3 + NaCl

Để lượng kết tủa là cực đại, HCl thêm vào phải vừa đủ, hoặc thay HCl

bằng một axit yếu, lấy dư:

Page 87: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

82

NaAlO2+ CO2(dư) + H2O Al(OH)3 + NaHCO3

c, Thêm dung dịch Bazơ (OH ) vào dung dịch muối Al3+

- Đầu tiên có kết tủa keo trắng Al(OH)3 xuất hiện:

3

3Al 3OH Al(OH) (1)

- Nếu Al3+

hết OH dư thì kết tủa bị tan theo phản ứng:

Al(OH)3 + OH AlO2

2H2O (2)

Với một giá trị của nAl(OH) 3 có thể tương ứng với hai giá trị nOH

khác

nhau:

Thí dụ trộn muối Al3+

với dung dịch NaOH thu được a gam kết tủa thì

có thể hiểu a là lượng Al(OH)3 sinh ra do phản ứng (1) khi NaOH không dư,

hoặc là lượng kết tủa Al(OH)3 còn lại sau hai phản ứng (1) và (2) khi NaOH

dư. Rõ ràng là với cùng một lượng kết tủa, số mol NaOH phản ứng trong hai

trường hợp là khác nhau:

Thêm dung dịch axit (H+) vào dung dịch aluminat AlO 2

- Đầu tiên có kết tủa keo trắng Al(OH)3 xuất hiện:

AlO 2

+ H+ + H2O Al(OH)3

- Nếu AlO 2

hết, lượng H+ dư hoà tan hoàn toàn kết tủa:

Al(OH)3 + 3H+ Al

3+ + 3H2O

Khi cho axit H+ tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm OH và AlO 2

thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự:

OH + H+ H2O (1)

AlO 2

+ H+ + H2O Al(OH)3 (2)

Al(OH)3 + 3H+ Al

3+ + 3H2O

- Nếu H+ hoặc OH dư thì không thu được kết tủa

- Nếu H+ hoặc OH hết sau phản ứng (2), thì kết tủa không bị hoà tan

và lượng kết tủa là cực đại.

Page 88: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

83

Bài toán minh hoạ

Bài 1: Thêm 16,8 gam NaOH vào dung dịch chứa 8 gam Fe2(SO4)3 và 13,68

gam Al2(SO4) rồi thêm nước đến thể tích 250 ml. Tính CM của các muối tan

trong dung dịch?

Lời giải:

n2 4 3( )Fe SOn = 0,02 mol;

2 4 3( ) 0,04 ; 0,42Al SO NaOHn mol n mol

2 4 3 3 2 4Fe (SO ) 6NaOH 2Fe(OH) 3Na SO (1)

0,02 0,12 0,06

2 4 3 3 2 4Al (SO ) 6NaOH 2Al(OH) 3Na SO (2)

0,04 0,24 0,08 0,12

nNaOH phản ứng(1) + (2) = 0,36 mol nNaOH dư = 0,42 – 0,36 = 0,06 mol

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O

0,06 0,06 0,06

Dung dịch sau phản ứng có 0,06 mol NaAlO2 và 0,18 mol Na2SO4

2 2 4, ,

0,06 0,180,24 ; 0,72

0,25 0,25M NaAlO M Na SOC M C M

Bài 2: Trộn dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 với 250 ml dung dịch NaOH

C mol/l thu được 7,8 gam kết tủa.Tính C?

Lời giải:

Do nồng độ dung dịch NaOH chưa xác định nên có 2 khả năng:

1. NaOH không dư:

2 4 3 3 2 4Al (SO ) 6NaOH 2Al(OH) 3Na SO

0,25C 1

.0,253

C

1 1

0,1 .0,25 1,23 3

NaOHn n hay C C M

2. NaOH dư:

2 4 3 3 2 4Al (SO ) 6NaOH 2Al(OH) 3Na SO (1)

3 2 2Al(OH) NaOH NaAlO 2H O (2)

Page 89: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

84

7,8 gam là Al(OH)3 còn lại sau (1) và (2)

Đặt số mol NaOH tham gia (1) và (2) là p và t, ta có:

3( )Al OHn còn lại = 1

0,13p t và

2 4 3( )

10,1

6Al SOn p

p = 0,6 và t = 0,1

0,7 0,25. 2,8NaOHn p t C C M

Vậy C = 1,2M và 2,8M

Bài 3: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 trộn với 500 ml dung dịch NaOH

được kết tủa A. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch B. Thêm dần dung dịch HCl

0,5M vào dung dịch B lại thấy xuất hiện kết tủa A. Để thu được lượng kết tủa

lớn nhất phải dùng 40 ml dung dịch axit trên. Lọc bỏ kết tủa vừa thu được

(sau khi thêm HCl) thì được dung dịch C. Cho toàn bộ dung dịch C tác dụng

với dung dịch BaCl2 lấy dư, thu được 13,98 gam kết tủa D.

Tính nồng độ mol của dd Al2(SO4)3 và dd NaOH ban đầu?

Lời giải:

Theo đề bài suy ra NaOH dư so với muối Al2(SO4)3

2 4 3 3 2 4Al (SO ) 6NaOH 2Al(OH) 3Na SO (1)

3 2 2Al(OH) NaOH NaAlO 2H O (2)

Dd B chứa Na2SO4, NaAlO2. Khi thêm HCl vào, xảy ra phản ứng:

2 2 3NaAlO HCl H O Al(OH) NaCl (3)

Để lượng kết tủa là lớn nhất thì HCl phải vừa đủ để phản ứng hết với

NaAlO2 dung dịch C có Na2SO4 và NaCl

2 4 2 4Na SO BaCl BaSO 2NaCl (4)

Theo phản ứng:

Page 90: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

85

4 2 4 2 4 3

2 4 3 2 4 3

2 4 3

BaSO Na SO Al (SO )

Al (SO ) M.Al (SO )

NaOH Al (SO ) HCl

M.NaOH

n n 3n 0,06mol

0,02n 0,02mol C 0,1M

0,2

n 6.n n 6.0,02 0,02 0,14.

0,14C 0,28M.

0,5

Bài 4: Cho a mol AlCl3 vào 1 lít dung dịch NaOH nồng độ b mol/l được 0,05

mol kết tủa. Thêm tiếp 1 lít dung dịch NaOH trên thì được 0,06 nol kết

tủa.Tính a và b?

Lời giải:

- Thêm tiếp dung dịch NaOH lượng kết tủa tăng lên, chứng tỏ trong

trường hợp đầu Al3+

dư, NaOH hết.

AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl

b 1

.3b

n = 0,05 = 1

.3b b= 0,15 mol

- Khi thêm tiếp 1 lít dung dịch NaOH mà lượng kết tủa chỉ tăng 0,01

mol < 0,05 mol chứng tỏ kết tủa đã bị tan 1 phần.

AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O

Đặt số mol của NaOH tham gia phản ứng (1) và (2) là p và t mol

3( )Al OHn còn lại =

10,06

3p t và

2 4 3( ) 2.0,15 0,3Al SOn p t

p = 0,27 và t = 0,03

3

10,09

3AlCLn a p mol

Bài 5: Trộn 100 mol dung dịch AlCl3 1M với 200 ml dung dịch NaOH 2,25M

được dung dịch X. Để kết tủa hoàn toàn ion Al3+

trong dung dịch X dưới dạng

hiđroxit cần dùng V lít khí CO2 (đktc). Tính V?

Page 91: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

86

Lời giải:

30,1.1 0,1 ; 0,2.2,25 0,45AlCl NaOHn mol n mol

AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl

0,1 0,3 0,1 dư 0,15 mol NaOH

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O

0,1 0,1 0,1 dư 0,05 mol NaOH

Dung dịch X gồm có 0,05 NaOH và 0,1 mol NaAlO2

sục CO2 vào dung dịch X:

CO2 + NaOH NaHCO3

0,05 0,05

CO2 + NaAlO2 + H2O Al(OH)3 + NaHCO3

0,1 0,1

2 2

0,05 0,1 0,15 0,15.22,4 3,36CO COn V lít

Bài toán vận dụng

Bài toán tự luận.

Bài 1: Trộn dung dịch chứa amol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để

thu được kết tủa thì tỉ lệ a/b bằng bao nhiêu?

Đáp án: 1

4

a

b

Bài 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH

0,5M thu được 15,6 gam kết tủa.

a, Tính thể tích V

b, Tính CM của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng

Đáp án: a, 1,2 lít; 2 lít; B, CM, NaCl = 0,41M; CM, 2NaAlO = 0,045M

Bài 3: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung

dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn

thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y

khuấy đều đến khi kết thúc phản ứng trong cốc có 10,92 gam kết tủa.

Tính nồng độ mol của dung dịch X?

Đáp án: 1,6M

Page 92: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

87

Bài 4: Hoà tan 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2. 12H2O vào nước được dung

dịch X. Thêm dần đến hết 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thì được a

gam kết tủa và dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa rồi sục khí CO2 dư vào dung dịch

nước lọc thấy tạo ra b gam kết tủa. Tính giá trị a, b?

Đáp án: a = 46, g , b = 78 g

Bài 5: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Ba thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với H2O(dư) được 0,04 mol H2

- Phần 2: Tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH 1M dư được 0,07 mol

H2 và dung dịch Y. Cho V ml dung dịch HCl 1M vào Y được 1,56 gam kết

tủa. Tính giá trị V lớn nhất để thu được lượng kết tủa trên?

Đáp án: V = 0,13 lít

Bài 6: Dung dịch A là dung dịch NaOH C%. Lấy 36 gam dung dịch A hoặc

148 gam dung dịch A trộn với 400 ml dung dịch AlCl3 0,1M đều thu được

cùng một lượng kết tủa .Tính C% của dung dịch NaOH?

Đáp án: C % = 4%

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho

110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu

cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa.

Tính m?

Đáp án: m = 16,1 gam

Bài 8: Cho 100 ml dung dịch NaOH x mol/l vào dung dịch chứa 0,02 mol

MgCl2 và 0,02 mol AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng

không đổi được m gam chất rắn. Tính giá trị của x để m nhỏ nhất?

Đáp án: x = 1,2M

Bài 9: Hoà tan 0,1 mol phèn nhôm – amoni(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào

nước được dung dịch X. Cho đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X thì

thu được kết tủa Y. Tính khối lượng Y?

Đáp án: Y = 93,2 gam.

Page 93: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

88

Bài 10: Cho 150ml dd KOH 1,2M tác dụng với 100ml dd AlCl3 xM thu được

dd Y và 4,68 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thêm tiếp 175ml dd KOH 1,2M vào

dd Y thu được 2,34 gam kết tủa. Tính x?

Đáp án: x = 1,2M

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dd Al(NO3)3 mô tả hiện tượng nào

sau đây là đúng.

A.Không có hiện tượng gì

B.Có kết tủa trắng keo xuất hiện, không tan trong NaOH dư

C.Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện, tan trong NaOH dư

D.Có kết tủa trắng keo xuất hiện, tan trong NaOH dư.

Câu 2: Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 0,5M vào 150ml dung dịch AlCl3 1M lọc lấy

kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu

được 5,1g chất rắn. Thể tích dd Ba(OH)2 0,5M tối thiểu cần dùng là.

A.300ml B. 400ml C.500ml D.300ml hoặc 500ml

Câu 3: Cho V lít dd Ba(OH)2 0,4M vào dd chứa 0,3 mol AlCl3, kết thúc phản

ứng thấy có 7,8g kết tủa. Tìm V?

A.0,375 lít B.1,375 lít C.3,875 lít D.0,375 lít và 1,375 lít

Câu 4: Cho dd chứa 0,8 mol NaOH vào dd hỗn hợp chứa 0,1 mol HCl và

a(mol) AlCl3 tạo ra 0,1 mol kết tủa. Giá trị của a là:

A.0,175 B.0,2 C.0,225 D.0,223

Câu 5: Dãy gồm tất cả các chất tác dụng với Al2O3 là:

A.Ba, dd HCl, dd NaOH, dd Cu(NO3)2

B.dd HNO3, dd Ca(OH)2, dd NH3.

C.CO, dd H2SO4, dd Na2CO3

D.Dung dịch NaHSO4,dd KOH, dd HBr

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m (g) ZnSO4 vào nước được dd X. Nếu cho 110ml

dd KOH 2M vào X thì thu được 3a (g) kết tủa. Mặt khác nếu cho 140 ml dd

KOH 2M vào X thì thu được 2a (g) kết tủa. Giá trị của m là:

A.32,2 B.24,15 C. 17,71 D.16,1

Page 94: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

89

Câu 7: Cho 0,12 mol Ba kim loại vào dung dịch chứa 0,03 mol Al2(SO4)3 thu

được khí X, dd Y và a gam chất rắn Z. Giá trị của a là:

A. 24,09 gam B.20,97 gam C. 3,12 gam D.23 gam

Câu 8: Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột Al và Fe2O3 trong môi trường

không có không khí thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dd NaOH dư

được 0,3 mol H2. Cho Y tác dụng với dd HCl dư được 0,4 mol H2. Số mol Al

trong hỗn hợp X là

A.0,25 B.0,3 C.0,4 D.0,6

Câu 9: Một dung dịch X chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào

X thu được 15,6 gam kết tủa.Tính số mol NaOH trong dung dịch X?

A. 0,4 B. 0,3 C. 0.5 D. 0,6

Câu 10: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch

AlCl3 nồng độ a mol/l thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết

tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào dung dịch Y được 2,34 gam

kết tủa. Tính a?

A. 1,6M B. 1,2M C.1,8M D.1,4M

2.5.4. Bài toán về phản ứng nhiệt luyện

1. Phản ứng nhiệt luyện:

MxOy + (CO, H2, Al)0tM + (CO2, H2O, Al2O3)(với M sau Al )

Nếu M có nhiều mức oxi hoá (ví dụ như Fe2O3, Fe3O4...) thì sản phẩm

có thể gồm các ôxit có mức ôxi hoá thấp hơn.

Để giải nhanh bài toán này cần chú ý:

- Khối lượng ôxi giảm là khối lượng ôxi trong ôxit bị mất khỏi ôxit.

- nO(trong ôxit bị mất) = nCO phản ứng (hoặc nH 2 phản ứng) = 2COn hoặc

2H On

- ĐLBT khối lượng : mCO phản ứng + moxit = mrắn + 2COm

- Có nhiều bài toán xảy ra theo sơ đồ:

MxOy2( , ,

chatkhu

CO Al H

Sản phẩm rắn â ox

3, 2 4

ch t ihoamanh

HNO H SO

Sản phẩm.

Page 95: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

90

Khi đó, cần nhận định trạng thái ôxi hoá của các chất sau hai quá trình

rồi vận dụng ĐLBT số mol electron để giải.

2.Một phản ứng nhiệt luyện quan trọng là phản ứng nhiệt nhôm:

2yAl + 3MxOy 0t3xM + y Al2O3

Hỗn hợp rắn thu được sau phản ứng có nhiều khả năng:

a, Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn:

- Nếu hỗn hợp rắn tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng H2

Al dư, MxOy hết

- Nếu hỗn hợp rắn tác dụng với axit giải phóng H2

Hỗn hợp rắn có thể gồm: Al2O3 và M, hoặc có thêm Al dư. hoặc có

thêm MxOy dư. Cần phải giả thiết mỗi trường hợp để giải và tìm ra trường

hợp hợp lí.

b, Khi phản ứng xảy ra không hoàn toàn:

- Hỗn hợp rắn gồm Al2O3, M và các chất ban đầu đều còn dư. Cần

phải đặt số mol Al(hoặc MxOy) đã phản ứng là n để giải bài toán.

- Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm tính theo chất ít hơn

Hphản ứng = phanung

bandau

n

n.100%

Bài toán minh hoạ

Bài 1: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO,

Fe2O3, FeO nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục

vào nước vôi trong dư có 15 gam kết tủa trắng. Tính m?

Lời giải:

MxOy + yCO 0txM + yCO2

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

0,15 0,15

2

0,15CO COn n mol

Áp dụng ĐLBT khối lượng , ta có : m + 28.0,15 = 2,5 + 44.0,15

m = 4, 9 gam

Page 96: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

91

Bài 2: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau khi

phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam.

Xác định công thức oxit sắt và thể tích khí CO cần dùng (đktc).

Lời giải:

FexOy + yCO 0t xFe + yCO2

Khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng của oxi trong oxit

mO = 4,8 gam mFe = 16 – 4,8 = 11,2 gam

Xét tỉ số: 0

11,2 2

4,8 3

Fex y

m xFe O

m y là Fe2O3

Áp dụng ĐLTT khối lượng ta có: 16 + 28a = 11,2 + 44a

a = 0,3 VCO = 6,72 lít.

Bài 3: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3; 69,6 gam Fe3O4 và m gam Al

ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 114,5 gam hỗn

hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl(dư) thoát ra V lít

khí H2(ở đktc). Tính V?

Lời giải:

Áp dụng ĐLBT khối lượng m(Al ban đầu) = 114,5 – (15,2 + 69,6) = 29,7 gam.

nAl = 1,1 mol; 3 3 3 4

0,1 ; 0,3Cr O Fe On mol n mol

Cr2O3 + 2Al 0t Al2O3 + 2Cr (1)

0,1 0,2 0,2 Sau (1) còn dư 0,9 mol Al

3Fe3O4 + 8Al 0t 4Al2O3 + 9Fe (2)

0,3 0,8 0,9 Sau (2) còn dư 0,1 mol Al

Trong X có 3 kim loại phản ứng với HCl giải phóng H2

Quá trình nhường e:

Al Al3+

+ 3e

0,1 0,3

Fe Fe2+

+ 2e

0,9 1,8

Cr Cr2+

+2e

0,2 0,4

Quá trình nhận e:

2H++ 2e H2

2x x

Page 97: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

92

Áp dụng ĐLBT số mol electron, ta có: 2x = 2,5 mol

x = 1,25 mol

V = 1,25.22,4 = 28 lít

Bài 4 : Nung nóng m gam hỗn hợp Al và FexOy (trong môi trường không có

không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho

X tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,03 mol H2, dung dịch Y và 4,48

gam chất rắn không tan. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y đến khi thu được

lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được

5,1 gam chất rắn. Tính m?

Lời giải:

ot

x y 2 32yAl 3Fe O 3xFe yAl O (1)

Rắn X + NaOH dư cho khí thoát ra Al dư. Chất rắn không tan là

Fe(0,08mol).

2Al (dư) + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2

0,02 0,03

Như vậy X gồm Fe(0,08 mol); Al2O3 ; Al dư(0,02 mol)

Al(dư)

NaOH NaAlO2 HClAl(OH)3

0tAl2O3

Al2O3 0,05 nol

2 3Al On tạo ra từ Al(dư) = 1

2.0,02 = 0,01mol

2 3 (1) 0,05 0,01 0,04Al On mol

Theo (1) 2Al + Fe2O3 0t2Fe + Al2O3

0,08 0,04 0,08

nAl ban đầu = 0,08 + 0,02 = 0,1 mol m = 0,1.27 + 160.0,04 = 9,1 gam

Bài 5 : Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3. Nung A ở nhiệt độ cao để phản ứng

xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp B. Chia B thành 2 phần:

Page 98: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

93

- Phần ít (phần 1): Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, được 1,176 lít

khí (đktc) và chất không tan. Tách riêng chất không tan đem hoà tan trong

dung dịch HCl dư được 1,008 lít khí (đktc).

- Phần nhiều (phần 2): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 6,552

lít khí (đktc).

Tính khối lượng hỗn hợp A?

Lời giải:

2Hn phần 1 = 0,045 mol;

2Hn phần 2 = 0,2925 mol

8Al + 3Fe2O3 0t9Fe + 4Al2O3 (1)

Hỗn hợp B gồm Fe, Al2O3 và Al dư

Phần I: Al2O3 và Al dư tan trong dung dịch NaOH dư

2Hn = 0,0525 nAl (dư) = 0,035 mol

Chất rắn không tan là Fe:

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

0,045 0,045

Từ (1) 2 3Al On = 0,02 mol

Phần II: Giả sử phần II gấp k lần phần I

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Al2O3 + 6HCl AlCl3 + 3H2O

Al(dư) + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

2H Fe Aldu

3 3n 0,2925mol n n 0,045k .0,035k

2 2

k = 3 (phần II gấp 3 lần phần I)

Số mol các chất trong A gấp 4 lần phần I

(nFe = 0,045.4 = 0,18; nAl dư = 0,035.4 = 0,14...)

Từ (1) 2 3Fe On = 0,06 mol

nAl phản ứng = 0,16 mol nAl ban đầu = 0,16 + 0,14 = 0,3 mol

mA = 0,3.27 + 0,06.232 = 22,02 gam

Page 99: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

94

Bài toán vận dụng :

Bài toán tự luận.

Bài 1: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,

Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí CO(ở đktc).

Tính khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng?

Đáp án: 39 gam

Bài 2: Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO, H2 phản ứng với lượng dư hỗn

hợp rắn gồm CuO, MgO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra

hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam .

Tính giá trị của V?

Đáp án: 0,448 lít

Bài 3: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam hỗn hợp X gồm FeO,

Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Đun nóng bình cho

tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì lượng khí trong bình có tỉ khối so với

khí CO ban đầu là 1,457.Tính giá trị của m?

Đáp án: m = 23,2 gam

Bài 4: Cho dòng khí CO vừa đủ qua ống sử dụng 0,12 mol hỗn hợp X gồm

FeO và Fe2O3 đun nóng, thu được 14,352 gam hỗn hợp rắn X và 0,138 mol

CO2. Hoà tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư được V lít khí NO(sản phẩm khử

duy nhất, ở đktc).Tính giá trị của V?

Đáp án: V = 2,285 lít

Bài 5: Cho luồng khí CO vừa đủ đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ

cao, được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp

này vào dung dịch HNO3 dư được 0,02 mol NO(sản phẩm khử duy nhất ở

đktc).Tính giá trị của m?

Đáp án: m = 7,2 gam

Bài 6: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng

nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp

Page 100: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

95

rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít

H2(đktc).Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm?

Đáp án: H = 80%

Bài 7: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và FexOy (trong môi trường không có

không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho

X tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,03 mol H2. Dung dịch Y và 4,48

gam chất rắn không tan. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y đến khi thu được

lượng kết tủa lớn nhất. lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được

5,1 gam chất rắn.Tính m?

Đáp án: m = 9,1 gam

Bài 8:Cho 41,1 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3và Al2O3 tác dụng với dung

dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng được chất rắn có khối lượng 16 gam.để

khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8gam Al.

Tính phần trăm khối lượng của Cr2O3 trong X(biết H = 100%)?

Đáp án: 36,71%

Bài 9: Nung 5,54 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al đến phản ứng hoàn

toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HCl dư thì lượng

H2 sinh ra tối đa là 0,06 mol. Nếu cho Y vào dung dịch NaOH dư thì thấy còn

2,96 gam chất rắn không tan .

Tính % khối lượng của Al trong X?

Đáp án: 29,24%

Bài 10: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 được hỗn hợp

Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M không có khí

thoát ra.Tính khối lượng Al trong hỗn hợp X?

Đáp án: m= 4,05 gam

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn

toàn hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Chia B là 2 phần bằng nhau.

Phần I : Cho tác dụng với HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc)

Page 101: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

96

Phần II: Cho tác dụng với dd NaOH còn dư, thấy có 4,4g chất rắn không tan.

Tìm khối lượng mỗi chất tan trong B.

A. mAl2O3 = 5,1g ; mFe2O3 = 3,2g ; mFe=5,6g

B. mAl2O3 = 5,1g ; mAl = 2,7g ; mFe=5,6g

C. mAl2O3 = 10,2g ; mFe2O3 = 16g ; mFe=7,2g

D. mAl2O3 = 20,4g ; mAl = 16g ; mFe=5,6g

Câu 2: Trộn 16,2g bột Al với 72g Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm

trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm khối lượng chất rắn

thu được là:

A.92,25 gam B.84,15 gam C.97,65 gam D.77,4 gam

Câu 3: Trộn 16,2 g bột Al với 69,6 g bột Fe3O4 thu được hỗn hợp X thực hiện

phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí khi thu

được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dd HCl dư thu được 17,64 lít H2 đktc.

Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A.20% B.30% C.40% D.50%

Câu 4: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 92,35 g hỗn hợp X gồm Al và FexOy

thu được chất rắn Y. Hòa tan Y trong dd NaOH dư thấy có 8,4 lít khí thoát ra

và còn lại phần chất rắn không tan Z. Hòa tan 1

4 lượng Z hết 60 gam dd

H2SO4 (đặc nóng) 98%. giả sử chỉ tạo ra muối Fe3+

.Khối lượng Al2O3 trong

hỗn hợp Y là:

A.2,04g B.40,8g C.20,4g D.4,08g

Câu 5: Trộn 10,8 g bột Al với 34,8 g bột FeO rồi tiến hành phản ứng nhiệt

nhôm trong điều kiện không có không khí. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử

oxit kim loại thành kim loại. Hòa tan chất rắn thu được sau phản ứng nhiệt

nhôm bằng dd HCl được 10,752 lít H2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt

nhôm?

A.80% B.70% C.60% D. 50%

Page 102: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

97

Câu 6: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm giữa Al với Fe3O4 trong điều kiện

không có không khí (cho biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và Fe3O4 chỉ bị khử

thành Fe). Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành 2 phần bằng nhau. Cho

phần 1 tác dụng hết với dd NaOH dư thu được 2,52 lít H2 (đktc). Hòa tan hết

phần 2 bằng dd HNO3 đặc nóng dư thấy có 11,76 lít khí bay ra (đktc). Khối

lượng Fe sinh ra sau phản ứng nhiệt nhôm là:

A.8,4g B. 5,6g C.11,2g D.16,8g

Câu 7: Trộn 0,54g bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt

nhôm thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HNO3 thu được

hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 . Thể tích khí NO (đktc) là

A.2,24 lít B.0,224 lít C.6,72 lít D.0,672 lít

Câu 8: Trộn bột Al dư vào hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 , MgO rồi nung ở nhiệt

độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được gồm

A. Mg, Fe, Cu, Al2O3, Al B. MgO, Fe3O4, Cu, Al2O3, Al

C. MgO, Fe, Cu, Al2O3, Al D. MgO, Fe, Cu, Al2O3

Câu 9: Trộn 8,1g bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản

ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HNO3

dun nóng thu được V lít khí NO (sp khử duy nhất). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B.6,72 lít C.0,224 lít D.0,672 lít

Câu 10: Hỗn hợp X gồm MgO, ZnO, CuO và Fe2O3. Cho CO đi qua X nung

nóng thu được chất rắn Y và khí Z. Sục từ từ Z vào dd Ca(OH)2 dư thấy 90

gam kết tủa xuất hiện . Mặt khác, hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3

loãng(dư), thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất. Tính V?

A. 13,44 lít. B. 15,6 lít C. 15,68 lít D. 12,32 lít

2.5.5. Bài toán về sự điện phân các hợp chất kim loại

Điện phân là quá trình oxi hoá khử xảy ra trên bề bặt các điện cực khi có

dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hoặc điện li nóng chảy.

Tại Katot(K) - cực âm: Xảy ra quá trình khử(chất ôxi hoá nhận e)

Tại Anot(A) - cực dương: Xảy ra quá trình ôxi hoá (chất khử nhường e)

Page 103: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

98

1.Điện phân nóng chảy:

a, Điện phân muối nóng chảy (chủ yếu muối halogenua):

nc n

nMX M nX

(-)Katot (+)Anot

nM ne M 22 2X e X

(quá trình khử) (quá trình oxi hoá)

Phương trình điện phân: dpnc2 2nMX M + nX2

Ví dụ: 2NaCl 22dpnc Na Cl

b, Điện phân hiđroxit kim loại nóng chảy:

( ) nc n

nM OH M nOH

(-)Katot

Mn+

+ ne M

(quá trình khử)

(+) A not

2 24 4 2OH e O H O

(quá trình oxi hoá)

Phương trình điện phân : 4M(OH)n dpnc4M +nO2 + 2nH2O

Ví dụ: 4NaOH dpnc 4Na +O2 + 2H2O

c, Điện phân oxit kim loại nóng chảy:

2

2

y

nc xx yM O xM yO

(-)Katot

2

2 y

xxM ye xM

(quá trình khử)

(+) A not

2

22 4O e O

(quá trình oxi hoá)

Phương trình điện phân : dpcn

22 2x yM O xM yO

Ví dụ: dpnc

2 3 22Al O 4Al 3O

2.Điện phân dung dịch :

Ở Katot, cation nào có tính oxi hoá càng mạnh thì càng dễ bị khử và ở

Anot, anion nào có tính khử mạnh hơn thì càng dễ bị oxi hoá.

Page 104: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

99

a, Quy tắc ở Katot:

Ở Katot có Mn+

và H+(do axit hoặc nước điện li ra), thứ tự nhận e như

sau:

3 2 2 2 2 2(axit) nuoc

2

2 2

2HAg Fe Cu Sn Ni Fe Zn 2H

Ag Fe Cu H Sn Ni Fe Zn H

Ion kim loại mạnh từ Al3+

trở về trước thực tế không bị điện phân.

- Nếu H+ là do axit điện li ra: 2H

+ + 2e H2

- Nếu H+ là do nước điện li ra: 2H2O + 2e H2 + 2OH

b, Quy tắc ở Anot:

Ở anot có các anion gốc axit và OH (do bazơ hoặc do nước điện li ra);

đối với anot trơ(như C, Pt...) thứ tự nhường e như sau:

2I Br Cl S OH (bazơ) > OH (nước)

Các ion 2 3

4 3 4, , ...SO NO PO thực tế không bị điện phân

- Nếu OH do bazo điện li ra : 22 4 2OH e O H

- Nếu OH do nước điện li ra: 2 22 4 4H O e O H

Áp dụng các quy tắc trên có thể viết được phương trình điện phân các

dung dịch muối của axit không chứa oxi(như MCln) và của axit chứa oxi(như

dung dịch M2(SO4)n, M(NO3)n ...).

* Điện phân dung dịch MCln

dd

2 2: dpM Al CuCl Cu Cl

dd

2 2 22 2 2dpM Al NaCl H O NaOH H Cl

* Điện phân dung dịch M2(SO4)n , M(NO3)n

dd

4 2 2 2 4: 2 2 2 2dpM sau Al CuSO H O Cu O H SO

dd

3 2 2 34 2 4 4dpAgNO H O Ag O HNO

M Al : Điện phân dung dịch Na2SO4, KNO3 ... chỉ có H2O điện phân

2 dd

2 2 22dpH O H O

Công thức Faraday về sự điện phân

Khối lượng chất X thoát ra ở điện cực:

Page 105: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

100

1. (*)x

e

Am It

F n

Ở đây: A - Khối lượng mol của chất

ne - Số mol e tham gia phản ứng ở điện cực

I- Cường độ dòng điện (A)

F = 96500 (nếu t = s), hoặc = 26,8 (nếu t = giờ)

(*) còn được viết dưới dạng :

x

e

Itn

n F

Ở đây: nx là số mol chất điện phân

Chú ý: m catot tăng = m kim loại tạo thành

mdung dịch sau điện phân = m dung dịch trước điện phân - (m m )

Khí thoát ra sau điện phân gồm cả khí thoát ra ở(A) và (K)(trừ khí gây ra

phản ứng phụ, tạo sản phẩm tan trong dung dịch).

Bài toán minh họa:

Bài 1: Điện phân hoàn toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng

chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot.

Xác định tên gọi kim loại trong muối?

Lời giải:

2RCln dpnc2R + nCl2

2

n.0,02 0,02

Mmuối = 2,22

55,5. 35,5 200,04

n R n R n

n

Nghiệm hợp lí là n = 2, R = 40(Ca)

Vậy kim loại R là Canxi

Bài 2: Hoà tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M

được 200 ml dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, I = 1,34A

trong 4 giờ được m gam kim loại thoát ra ở (K) và V lít khí (đktc) thoát ra ở

(A).Tính m và V?

Page 106: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

101

Lời giải:

4 2 4.5

1,34.40,2 ; 0,12 ; 0,2

26,8 CuSO H O CuSO HCl en mol n n mol n mol

Thứ tự điện phân ở (A) và (K).

+ Tại (K): 2 2

0,1 0,2 0,1

Cu e Cu

Cu2+

chưa điện phân hết, và mCu = 6,4 gam

+ Tại (A): 22 2

0,12 0,12 0,06

Cl e Cl

Cl đã điện phân hết

Còn lại 0,2 – 0,12 = 0,08 mol electron nhường của H2O

2H2O – 4e O2 + 4H+

0,080,02

V = (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 lít

Bài 3: Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M

với điện cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy Katot sấy

khô thấy tăng m gam. Tính giá trị của m?

Lời giải:

2 eAg Cu

I.t 5.(19.60 18)n 0,02mol;n 0,04mol;n 0,06mol

F 96500

Thứ tự các ion bị khử tại (K):

Ag+ + e Ag (1)

0,020,020,02

Sau (1) còn (0,06 – 0,02) = 0,04 mol electron do Cu+2

nhận

Cu2+

+ 2e Cu (2)

0,02 0,04 0,02 Cu2+

còn dư 0,02 mol

Vậy m = 0,02.(108 + 64) = 3,44 gam

Bài 4: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400ml dung dịch X

đem điện phân với điện cực trơ, cường độ dòng I = 7,724A đến khi ở Katot

Page 107: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

102

thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó ở Anot có 0,1 mol một chất khí

thoát ra.Tính thời gian điện phân và nồng độ của Fe2+

trong dung dịch ?

Lời giải:

Tại Anot: 2Cl22e Cl

0,2 0,1

.0,2 2500

46500e

I tn t s

Tại Katot: Fe3+

+ 1e Fe2+

a a

Cu2+

+ 2e Cu

0,16 0,08

Ta có: a + 0,16 = 0,2 a = 0,04 mol

2,

0,040,1

0,4M FeC M

Bài 5 : Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ, I = 9,65A.

Khi thể tích các khí thoát ra ở các điện cực đều bằng 1,12 lít (ở đktc) thì

ngừng điện phân.Tính khối lượng kim loại sinh ra ở Katot và thời gian điện

phân?

Lời giải:

nkhí thoát ra = 0,05 mol

- Tại (A) chỉ có sự oxi hoá H2O:

2H2O – 4e O2 + 4H+

0,2 0,05

Có: ne = 0,2 = .

200096500

I tt s

- Tại (K) xảy ra sự khử theo thứ tự sau:

Cu2+

+ 2e Cu

0,1 0,05

H2O + 2e H2 + 2OH

0,1 0,05

Page 108: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

103

mCu = 0,05.64 = 3,2 gam

Vậy khối lượng kim loại thu được là 3,2 gam và thời gian điện phân là 2000s.

Bài toán vận dụng:

Bài toán tự luận.

Bài 1: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì(hiệu suất điện phân

100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối

so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch

nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Tính m?

Đáp án: 0,0756 kg

Bài 2: Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ I = 1,93A trong thời gian

400s thu được 0,1472 gam Na.Tính hiệu suất của quá trình điện phân?

Đáp án: 80%

Bài 3: Lấy 35,1 gam NaCl hoà tan vào 244,9 gam nước sau đó điện phân

dung dịch với điện cực trơ có màng ngăn cho tới khi tại Katot thoát ra 1,5

gam khí thì thu được dung dịch X. Tính nồng độ chất tan trong dung dịch X?

Đáp án: 9,6%

Bài 4: Điện phân 10ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,1M và NaCl

0,2M tới khi ở cả hai điện cực cùng có khí thoát ra thì dừng lại.

Tính pH của dung dịch sau điện phân?

Đáp án: pH = 7

Bài 5: Tiến hành điện phân 100ml dung dịch CuSO4 1M cho tới khi pH của

dung dịch bằng 1 thì ngừng điện phân (coi thể tích của dung dịch không đổi).

Tính % của ddCuSO4 sau khi điện phân?

Đáp án: 8%

Bài 6: Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng I = 10A trong thời gian

268 giờ. Sau điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH 24%.

Tính nồng độ % của dung dịch NaOH trước điện phân?

Đáp án: 2,4%

Page 109: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

104

Bài 7: Hoà tan gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện

phân dung dịch X với điện cực trơ, I = 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t

giây thì thu được kim loại tại (K) và 0,007 mol khí tại (A). Nếu thời gian

điệnphân là 2 t giây thì thu được 0,024 mol khí.

Xác định kim loại M và thời gian điện phân?

Đáp án: Ni, 1400s

Bài 8: Lấy 1,6 gam CuSO4 và 4 gam Fe2(SO4)2 hoà tan vào nước để thu được

V lít dung dịch D. Đem điện phân lượng dung dịch D trên trong thời gian 3

giờ 13 phút, cường độ dòng điện 0,5A, điện cực trơ.

Tính khối lượng kim loại bám vào catot và thể tích khí thu được ở anot(đktc)?

Đáp án: 0,336 lít O2, 0,64 gam Cu, 0,56 gam Fe

Bài 9: Hoà tan 10,65 gam hỗn hợp A gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit

kimloại kiềm thô bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch B . Cô cạn dung

dịch B và điện phân nóng chảy hoàn toàn hỗn hợp muối thì thu được 3,696 lít

khí (ở 27,30C và 1 atm) và hỗn hợp kim loại A ở catot. Lấy lượng hỗn hợp

kimloại D rồi luyện thêm 1,37 gam Ba thì thu được một hợp kim trong đó Ba

chiếm 23,077%.

a. Tính khối lượng của D?

b. Xác định oxit kim loại kiềm, kiềm thổ

Đáp án: a .8,25 gam, b. Li2O và BaO

Bài 10: Điện phân có màng ngăn 500ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2

0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ

dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng

hoà tan m gam Al. Tính giá trị lớn nhất của m?

Đáp án: 2,7 gam

Bài toán trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ,

thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?

A. 1,6 gam B. 6,4 gam C. 8,0 gam D. 18,8 gam.

Page 110: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

105

Câu 2: Khi điện phân hết 0,1 mol NaCl trong dung dịch với điện cực trơ,

màng ngăn xốp. Thể tích khí ( đktc ) thu được là?

A. 0 024 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 4,489 lít.

Câu 3: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thì thu được 0,896 lít

khí ( đktc ) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đó là?

A.KCl. B.NaCl C.LiCl D.RbCl.

Câu 4: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 10,80 tấn Al2O3, điện cực anot (than

chì) bị tiêu hao là? ( biết C bị cháy tạo ra 80% thể tích CO2 và 20% CO).

A. 2,5 tấn B. 3 tấn C. 2,1 tấn D.1,5 tấn.

Câu 5: Mắc nối tiếp hai bình điện phân AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau một thời

gian thu được 1,08 g Ag tại catot của bình điện phân Ag. Khối lượng Cu bám

trên cactot của bình điện phân là?

A. 0,16g B.0,32g C.0,64g D.3,2g.

Câu 6: Điện phân dd CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I

=0,5 A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng Cu và thể tích khí O2 sinh ra

(đktc) là?

A.0,64 gam ; 0,112 lít B. 0,32 gam; 0,056 lít.

C. 0,96 gam; 0,168 lít. D.1,28 gam; 0,224 lít.

Câu 7: Điện phân 500ml dd CuSO4 1M trong 0,2 giờ với các điện cực trơ,

cường độ dòng điện 1,34A. Khối lượng Cu tạo thành là?

A.0,23g B.0,40g C.0,32g D.1,6g.

Câu 8: Điện dung dịch NaOH với dòng điện I = 10A trong thời gian 268 giờ,

sau điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH 24% . C% của dung dịch

NaOH trước khi điện phân là?

A. 2,4% B. 2,6% C.3,2% D.2,8%

Câu 9: Điện phân dung dịch muối MSO4 với điện cực trơ, I = 1,5A. Sau 965

giây chưa thấy có bọt khí ở (K), dừng điện phân và đem Katot sấy khô thấy

khối lượng (K) tăng 0,48 gam. kim loại M là?

A. Fe B.Cu. C. Zn. D.Pb.

Page 111: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

106

Câu 10: Điện phân (có màng ngăn và điện cực trơ) dung dịch chứa 13,5 gam

CuCl2 và 14,9 gam KCl trong 2 giờ với I = 5,1A. Dung dịch sau điện phân

được trung hoà vừa đủ bởi V lít dung dịch HCl 1M. Tính V?

A. 0,16 lít. B. 0,18 lít. C.0,20 lít. D.0,24 lít.

2.6. Các bài toán hóa học tổng hợp

Bài 1: Một bình kín dung tích 10 lít không có không khí, chứa 500ml dd

H2SO4 1M. Cho vào bình 55 gam hỗn hợp Na2SO3 và Na2CO3 thì phản ứng

vừa đủ. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A, nhiệt độ trong bình là 470C, áp

suất trong bình là P. Giả thiết thể tích của dd không thay đổi, độ tan của các

khí trong nước không đáng kể.

1. Tính khối lượng của các muối trong hỗn hợp ban đầu.

2. Tính áp suất P gây ra bởi hỗn hợp khí A trong bình sau phản ứng.

3. Nếu trộn A với O2 thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với hidro là

21,71. Cho B qua ống sứ nung nóng có xúc tác V2O5 thì được hỗn hợp

khí C, có tỷ khối so với hidro là 22,35. Tính hiệu suất của quá trình

chuyển hóa SO2 thành SO3 và % thể tích của các khí trong hỗn hợp C.

Đáp án: 1. m 2 3Na CO =42,4g, mNa2SO3=12,6g;

2.P=1,382atm;

3.%SO2=8,82, %SO3=5,88, %O2=26,47, %CO2=58,82.

Bài 2: Hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4, FeCO3. Cho m gam hỗn hợp A vào 896ml

dd HNO3 0,5M thu được dd B và hỗn hợp khí C gồm NO, CO2. Cho toàn bộ

hỗn hợp C vào một bình kín chứa không khí, dung tích là 4,48 lít ở O0C, áp

suất 0,375 atm. Sau khi cho hỗn hợp C vào bình thì ở O0C áp suất gây ra

trong bình là 0,6 atm và trong bình không còn O2. Cho dd B tác dụng với

CaCO3 thì thấy hòa tan được 1,4 gam CaCO3.

Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với hidro có dư và nung

nóng rồi cho sản phẩm khí qua 100 gam dd H2SO4 97,565% thì sau thí

nghiệm nồng độ dd H2SO4 giảm đi 2,565%.

Tính % khối lượng của các chất trong hỗn hợp A.

Đáp án: % Fe3O4= 63,27, % FeCO3=31,64.

Page 112: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

107

Bài 3: Cho a gam hỗn hợp hai kim loại Ba và Na tác dụng với nước thu được

V lít khí (đktc) và dd A.

Cho dd A tác dụng vừa đủ với dd FeCl3, lọc lấy kết tủa rửa sạch, đem

nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam.

Nếu quá trình thí nghiệm cũng tiến hành như trên đối với dd FeCl2 thu

được chất rắn nặng m, gam

1. Thiết lập biểu thức liên hệ giữa m với V, giữa m, với V?

2. Xác định tỉ lệ m/m,. Khi V= 0,672 lít, tính m và m

,.

3. Đun nóng m, gam chất rắn (thu được ở câu 2) trong một ống sứ rồi cho

0,672 lít khí H2 (đktc) đi qua để khử Fe2O3 thành Fe kim loại. Tính khối

lượng của chất rắn thu được.

Đáp án: 1.m=2,38V hoặc m=3,57V; 2. m=1,6g, m,= 2,4g

3.m chất rắn= 1,92g

Bài 4: 7,7 gam hỗn hợp A gồm oxit nhôm và oxit sắt tác dụng vừa đủ với 170

ml dd H2SO4 1M thu được dd B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết

tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi, được 4,8 gam chất rắn.

Xác định công thức oxit sắt và khối lượng các chất trong hỗn hợp A?

Đáp án: F3O4, m Al2O3=3,06g, m Fe2O3=4,64g

Bài 5: Để xác định công thức một muối kép ngậm nước gồm amoni sunfat và

sắt sunfat, người ta lấy 19,28 gam muối đó hòa tan vào nước rồi chia làm hai

phần bằng nhau:

Phần 1: Cho tác dụng với dd BaCl2 dư được 9,32 gam kết tủa.

Phần 2: Cho tác dụng với dd Ba(OH)2 dư và đun nóng, có khí và kết

tủa tạo thành. Lượng khí thoát ra được hấp thụ bởi 80ml dd HCl 0,25M.

Lượng kết tủa sau khi lọc, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không

đổi, được 10,92 gam chất rắn. Hãy xác định công thức của muối kép.

Đáp án: (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O.

Page 113: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

108

Bài 6: Dung dich X chứa FeSO4 và Al2(SO4)3. Dung dịch A là dd NaOH.

1. Lấy 100ml dd X cho tác dụng với dd NH3 lấy dư được kết tủa. Lọc lấy

kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, được 4,22 gam chất rắn.

2. Lấy 100ml dd X cho tác dụng với 300 gam dd A (là lượng dư) được kết

tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, được 3,71

gam chất rắn. Cho lượng chất rắn này vào một ống sứ, nung nóng ống

rồi cho một dòng khí CO đi qua đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn

hợp khí B. Dẫn B vào một dd Ca(OH)2 được 2 gam kết tủa. Lọc lấy

phần nước lọc đem đun lên lại thu thêm 2 gam kết tủa nữa.

Hãy xác định nồng độ của các chất trong dd X và nồng độ phần trăm

của NaOH trong dd A.

Đáp án: CM( FeSO4)= 0,4M, CM(Al2(SO4)3)= 0,1M. C%(NaOH)= 2%

Bài 7: Một hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C. Khi hòa tan 42,6 gam hỗn hợp

trong dd HCl dư thu được 13,35 gam muối và 3,36 lít khí (đktc). B và C là hai

kim loại hóa trị 2, không tan trong HCl, được đem hòa tan trong axit HNO3

loãng, dư thu được 8,96 lít khí NO (đktc).

1. Xác định kim loại A?

2. Xác định kim loại B và C, biết khối lượng mol của B lớn hơn C là 143

gam.

3. Cho 200ml dd chứa 13,5 gam clorua của kim loại C và 22,35 gam KCl.

Điện phân dd trên với các điện cực trơ và có màng ngăn xốp cho đến

khi ở cực dương thoát ra 3,36 lít (đktc). Xác định nồng độ mol của các

muối còn lại trong dd sau khi ngừng điện phân.

Đáp án: 1.A là Al, 2. B là Pb, C là Cu 3. CM, KCl còn lại = 1M.

2.7. Lựa chọn và sử dụng bài toán hóa học trong dạy học hóa học

Ở bất kì giai đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài

toán hóa học. Khi dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình

huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài,

để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.

Page 114: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

109

Trên cơ sở hệ thống BTHH đã được biên soạn ở trên, chúng tôi có thể

lựa chọn và sử dụng trong các dạng bài:

+ Để hình thành kiến thức mới

+ Để vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh (giờ luyện tập).

+ Để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh (giờ kiểm tra).

2.7.1. Sử dụng BTHH trong việc hình thành kiến thức mới

Thông thường trong một bài học giáo viên thường sử dụng bài tập theo

các giai đoạn dạy học:

Giai đoạn một: Câu hỏi vấn đáp gồm các bài tập lí thuyết hoặc thực

hành ở mức độ biết, hiểu và vận dụng các kiến thức cũ.

Giai đoạn hai: Giải quyết các vấn đề thuộc bài mới bằng các bài tập

biết và hiểu.

Giai đoạn ba: Tổng kết tìm ra các logic, các mối liên hệ. Thông thường

sử dụng các bài tập vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Ví dụ : Khi dạy bài Dãy điện hóa của kim loại để hình thành kiến thức

khái niệm về cặp oxi hóa – khử giáo viên có thể sử dụng bài tập:

Ví dụ 1:Hòa tan 5,6 gam bột Fe vào 250ml dung dịch AgNO3 1M kết

thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m?

Qua việc giải bài tập này học sinh xác định được chất khử, chất oxi hóa

từ đó giáo viên hình thành khái niệm về cặp oxi hóa – khử cho học sinh, so

sánh tính oxi hoá, khử , dãy điện hoá của kim loại.

Khi dạy bài Một số hợp chất của sắt để hiểu được những tính chất hóa

học chung của hợp chất sắt( II), hợp chất sắt(III) và dẫn ra được những phản

ứng hóa học minh họa giáo viên có thể sử dụng bài tập:

Ví dụ 2: Có 2,88 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3. Hòa tan hoàn

toàn hỗn hợp A bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,224 lít H2 ( ở đktc).

Mặt khác, lấy 5,76 gam hỗn hợp A khử bằng H2 đến khi phản ứng hoàn

toàn thu được 1,44 gam H2O. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

Page 115: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

110

Khi giải bài tập này học sinh biết được tính khử của Fe , tính oxi hóa

của hợp chất Fe(II), hợp chất Fe(III), phương pháp điều chế hợp chất sắt(II)

và hợp chất Fe(III). Thông qua bài tập này giáo viên đã hình thành được nội

dung, kiến thức của bài dạy, học sinh dễ tiếp thu bài mới nắm bài mới một

cách đơn giản và dễ nhớ hơn.

2.7.2. Sử dụng bài tập để vận dụng, củng cố kiến thức kĩ năng, mở rộng

đào sâu kiến thức

Trong thực tiễn dạy học tại trường phổ thông cho thấy việc sử dụng

BTHH để củng cố kiến thức mang lại hiệu quả rất cao. Bởi vì, nó giúp cho

học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm và rèn luyện kĩ năng hóa học. BTHH

được trình bày sau khi học xong kiến thức lí thuyết trong một bài hoặc trong

các giờ luyện tập, ôn tập. Kiến thức và kĩ năng chỉ trở thành của mỗi học sinh

khi học sinh biết vận dụng các kiến thức lí thuyết để giải quyết trong các tình

huống cụ thể, tình huống mới.

Trong các bài luyện tập, ôn tập thì bài tập được đưa ra theo những cách

khác nhau. Có thể hệ thống hết các kiến thức cần nắm vững sau đó mới đưa ra

các bài tập cho học sinh vận dụng hoặc có thể trình bày xen kẽ giữa việc ôn

kiến thức lí thuyết với các bài tập để vận dụng cho từng phần kiến thức. Tùy

thuộc vào từng chủ đề luyện tập, ôn tập mà giáo viên có thể sử dụng phương

pháp nào cho hợp lí.

Luyện tập về tính chất của kim loại.

Mục đích- yêu cầu: HS hiểu: Củng cố kiến thức về tính chất vật lí và

tính chất hóa học của kim loại, học sinh vận dụng:Giải các bài tập về kim

loại.

Trên cơ sở nội dung kiến thức giáo viên đã tổng kết, giáo viên có thể sử

dụng các bài toán đã biên soạn ở trên ở dạng: kim loại tác dụng với phi kim,

kim loại tác dụng với axit, kim loại tác dụng với nước và kim loại tác dụng

với muối ,ở các mức độ nhận thức tư duy khác nhau.

Page 116: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

111

Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.

Mục đích – yêu cầu: HS hiểu : tính chất hóa học của các hợp chất hiđroxit,

cacbonat, sunfat của Na và Ca, biết một số ứng dụng quan trọng của hợp chất

Na và Ca, tác hại của nước cứng...

Giáo viên có thể sử dụng các bài toán đã biên soạn ở dạng: Phản ứng

của kim loại với nước, phản ứng của hiđroxit kim loại kiềm, kim loại kiềm

thổ với CO2, SO2, phản ứng của muối cacbonat ( CO32-

, HCO3- ) với dd axit.

Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.

Mục đích- yêu cầu: HS hiểu được tính chất của nhôm và hợp chất của

nhôm, so sánh tính chất hóa học của nhôm với kim loại kiềm, kim loại kiềm

thổ và hợp chất của chúng. HS vận dụng giải các bài tập tổng hợp có nội dung

liên quan đến tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp

chất của chúng. Giáo viên sử dụng các bài toán đã biên soạn ở: Kim loại tác

với nước, dd kiềm, phản ứng thể hiện tính lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3,

Zn(OH)2, phản ứng nhiệt nhôm.v.v...

2.7.3. Sử dụng bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức

của học sinh ( sử dụng trong giờ kiểm tra )

Kiểm tra đánh giá là công đoạn cuối cùng và rất quan trọng trong quá

trình dạy học, căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá, giáo viên và học sinh biết

được hiệu quả phương pháp dạy học và tự điều chỉnh phương pháp cũng như

cách dạy, cách học. Việc kiểm tra, đánh giá có thể áp dụng trong mọi khâu

của quá trình dạy học, với nhiều hình thức khác nhau như: Kiểm tra miệng,

kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, trắc nghiệm... hoặc phối hợp các hình thức

kiểm tra với nhau. Tùy vào mục đích kiểm tra và đối tượng học sinh ta có thể

sử dụng các dạng bài tập ở cả bốn mức độ nhận thức tư duy. Chúng tôi xin

dựng một số bài kiểm tra viết 15 phút và 1 tiết sử dụng các bài tập đã biên

soạn ở trên, cụ thể như sau:

1 đề kiểm tra 15 phút :

Page 117: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

112

1 đề kiểm tra 45 phút: sau chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,

nhôm.

Đề kiểm tra 15 phút gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan (1điểm/ câu).

Các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ: Mức độ biết (2 câu ); Mức độ

hiểu (3 câu); Mức độ vận dụng (3 câu); Mức độ vận dụng sáng tạo ( 2 câu).

Thời gian dự kiến 1,5 phút/ câu.

Đề kiểm tra 45 phút gồm 25 câu trắc nghiệm khách quan

( 0,4 điểm/câu) cũng được xây dựng theo các mức độ trên

GV có thể sử dụng các bài kiểm tra này để đánh giá kiến thức, kĩ năng

của học sinh. Qua kết quả kiểm tra, GV chỉ ra cho học sinh các thiếu sót, lỗ

hổng trong kiến thức đồng thời có kế hoạch bổ sung trong quá trình dạy học.

Page 118: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

113

Bài: Nhôm và hợp chất của Nhôm.

Đề kiểm tra 15 phút

Câu 1: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl.

C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4.

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.

Câu 3: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong

nhóm nào sau đây?

A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na.

C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.

Câu 4: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.

Câu 5: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc

loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

Câu 6: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện

tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.

D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 7: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng. D. dung dịch vẫn trong suốt.

Page 119: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

114

Câu 8: Một dung dịch X chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào

X thu được 15,6 gam kết tủa.Tính số mol NaOH trong dung dịch X?

A. 0,4 B. 0,3 C. 0.5 D. 0,6

Câu 9: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít

khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)

A. 2,7 gam. B. 10,4 gam. C. 5,4 gam. D. 16,2 gam.

Câu 10: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch

H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn nếu hòa tan hỗn hợp trên trong lượng

dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là

A. 11,00 gam. B. 12,28 gam. C. 13,70 gam. D.19,50 gam.

Chƣơng VI: Kim loại kiềm- kim loại kiềm thổ- nhôm.

Đề kiểm tra 45 phút.

Chọn kết quả đúng ở mỗi câu và đánh dấu vào đáp án đúng.

Câu 1: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách

nào sau đây :

A. Ngâm trong rượu B.Bảo quản trong bình khí NH3

C. Ngâm trong nước D. Ngâm trong dầu hỏa

Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ

thườnglà:

A. Mg, Na B.Na, Ba C. Mg, Ba D.Cu, Al

Câu 3: Hidroxit nào sau đây có tính lưỡng tính:

A. NaOH B.Cu(OH)2 C. Al(OH)

3 D.Mg(OH)2

Câu 4: Kim loại kiềm có thể điều chế được trong công nghiệp theo phương

pháp nào sau đây:

A. Nhiệt luyện B.Thủy luyện

C .Điện phân dung dịch D.Điện phân nóng chảy

Page 120: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

115

Câu 5: Các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hòan có đặc điểm nào chung

sau đây:

A .Số e lớp ngòai cùng B.Số lớp e

C. Số nơtron D.Số điện tích hạt nhân

Câu 6: Chất nào sau đây được sử dụng để khử tính cứng của nước cứng vĩnh

cửu :

A. NaNO3

B.Ca(OH)2

C. Chất trao đổi ion(Zeolit) D.CaCl2

Câu 7 : Loại quặng nào sau đây có chứa nhôm ôxit trong thành phần hóa

học

A. Pirit B.Boxit C. Đôlômit D.Đá vôi

Câu 8 :Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử

A. Al, Fe, Zn, Mg B.Ag, Cu , Al , Mg

C Na, Mg,Al, Fe D.Ag, Cu, Mg, Al

Câu 9 : Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng sau , phương pháp

nào chỉ làm mềm nước cứng tạm thời ?

A. Phương pháp hóa học B.Phương pháp trao đổi ion

C. Phương pháp cất nước D.Phương pháp đun sôi nước

Câu 10 : Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa ?

A. Kẽm bị phá hủy trong khí clo B.Kẽm trong dung dịch H2SO

4 lõang

C .Natri cháy trong không khí D.Thép để trong không khí ẩm

Câu 11 : Hiện tượng hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên

chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là :

A. Liên kết ion B.Liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị

C. Liên kết kim loại D.Liên kết cộng hóa trị làm giảm mật độ e tự do

Câu 12 : Dãy gồm các kim loai đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là :

A. Al , Fe, Mg , Cu B.Na, Al, Fe, Ba

C. Na, Al, Cu D.Ba, Mg, Ag ,Cu

Page 121: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

116

Câu 13: Dung dịch A chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,1 mol Cl- , 0,2 mol

NO3

- . Thêm dần V lít dung dịch K2CO

3 1M vào dung dịch A đến khi được

lượng kết tủa lớn nhất . V có giá trị là :

A. 0,15 B. 0,25 C. 0,3 D. 0,2

Câu 14: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào

dung dịch natrialuminat

A. Không có hiện tượng nào xảy ra

B. Có kết tủa dạng keo , kết tủa không tan

C. Ban đầu có kểt tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó

kết tủa tan dần

D. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó tan đần

Câu 15: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính dẫn điện tăng

dần :

A. Fe, Al, Cu, Ag B.Ca, Mg, Al, Fe

C. Fe, Mg, Au , Hg D.Cu, Ag, Au, Ti

Câu 16: Hòa tan 0,5 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị 2 trong

dung dịch HCl thu được 1,12 lit khí (đktc). Kim loại hóa trị 2 đó là

A. Zn B.Mg C.Ca D.Be

Câu 17: Cho 16,2 gam một kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0,15 mol

oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy

thóat ra 13,44 lít khí H2 (đktc), phản ứng xảy ra hòan tòan. Kim loại M là

A. Mg B.Ca C.Al D.Fe

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl

thu được 1 gam khí H2 . Cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối

khan?

A. 55,5gam B.50gam C.56,5 gam D.27,55 gam

Page 122: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

117

Câu 19: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3lõang thu được hỗn hợp

khí gồm NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H

2 là 16,75. Tỉ lệ thể tích của khí

N2O/NO là :

A. 2/3 B.1/3 C.3/1 D.3/2

Câu 20: Hòa tan hòan tòan 0,1 mol hỗn hợp Na2CO

3 và KHCO

3 vào dung

dịch HCl dư. Dẫn khí thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì

lượng kết tủa tạo ra là m gam. Giá trị của m là :

A. 7,5 B.10 C.15 D.0,1

Câu 21: Có 6 dung dịch đựng trong 6 lọ : NH4Cl, (NH

4)

2SO

4, MgCl

2, AlCl

3,

FeCl2, FeCl

3 . Chỉ dùng một chất nào sau đây giúp nhận biết 6 chất trên

A. Dung dịch NaOH B.Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch ZnSO4

D.Dung dịch NH3

Câu 22: Cho 3,87 gam bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3

tạo thành dung dịch Y. Khối lương chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam

so với dung dịch XCl3 . Công thức phân tử của muối XCl

3 là chất nào sau đây

A. CrCl3 B.FeCl

3 C.BCl

3 D.AlCl

3

Câu 23: Hòa tan hòan tòan 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim

loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim lọai hóa trị II vào dung dịch HCl

thấy thoát ra 0,2 mol khí. Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao

nhiêu gam muối khan:

A. 26gam B.26,8 gam C.28 gam D.28,6 gam

Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 kim lọai A và B nằm kế tiếp nhau trong bảng tuần

hòan. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít H2(đktc).

A và B là 2 kim lọai:

A. Na, K B.K, Rb C.Li, Na D.Rb, Cs

Page 123: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

118

Câu 25: Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400 ml dd CuSO40,5 M.

Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38gam.Khối lượng Cu thóat

ra là

A. 0,64 gam B.1,92 gam C.1,28 gam D.2,56 gam.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này chúng tôi đã phân loại các bài toán hóa học vô cơ

theo các phản ứng của kim loại và một số hợp chất quan trọng. Với mỗi loại

phản ứng đều nêu rõ đặc điểm của phản ứng và các dạng bài toán thường gặp

liên quan đến phản ứng đó. Đã xây tuyển chọn được 90 bài tập trắc nghiệm,

80 bài tập tự luận theo các mức độ nhận thức và tư duy khác nhau. Đã trình

bày cách sử dụng các bài tập tuyển chọn trong việc hình thành kiến thức mới,

trong các giờ luyện tập ôn tập và trong kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng

của học sinh.

Page 124: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

119

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá tính thiết thực, khả thi

của đề tài thông qua việc so sánh kết quả học tập và kiểm tra lớp TN và lớp

ĐC.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sư phạm

- Soạn thảo các giáo án giờ dạy, các đề kiểm tra theo nội dung của đề tài

- Chấm điểm kiểm tra, thu thập số liệu và phân tích kết quả của thực

nghiệm sư phạm.

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống các bài tập đã tuyển chọn

để kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức và kĩ năng của HS

3.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm

3.2.1.1. Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm

Chọn lớp thực nghiệm, đối chứng, giáo viên dạy:

- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại các trường trên, mỗi trường

hai lớp của khối 12, học theo chương trình nâng cao. Đây là những trường có

cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động dạy học.

- Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có kết quả điểm trung bình

môn của năm học trước tương đương và cùng giáo viên dạy. Học sinh đang

Trường Giáo viên dạy Lớp TN

(số HS)

Lớp ĐC

(số HS)

Trường THPT Tây Tiền Hải

Trường THPT Nam Tiền Hải.

Lương Thị Bình.

Đỗ Thị Mừng

12A2(45)

12A5(45)

12A3(46)

12A6(45)

Page 125: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

120

học phần vô cơ, phù hợp với đối tượng của đề tài nghiên cứu

3.2.1.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm

Chúng tôi trao đổi, thảo luận với GV về nội dung và phương pháp TN

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

3.2.2.1. Tiến hành soạn giáo án các giờ dạy

3.2.2.2. Tiến hành các giờ dạy

- Giáo án giờ dạy sử dụng phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ

được dạy ở lớp TN. Giáo viên photo phần 1.2; 1.3; 2.1 (trình bày trong luận

văn) phát cho các em lớp thực nghiệm đọc trước sau đó dùng một tiết học để

trao đổi với các em

- Giáo án soạn theo truyền thống được dạy ở lớp ĐC.

- Phương tiện trực quan được sử dụng như nhau ở cả lớp TN và lớp ĐC.

3.2.2.3. Tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra đầu vào tại các lớp TN và ĐC (bài số 1 ).

- Cuối chương tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng tiếp thu kiến

thức của học sinh (bài số 2 ).

- Các đề bài kiểm tra được sử dụng như nhau ở cả lớp TN và lớp ĐC,

cùng biểu điểm và GV chấm.

(Đề bài kiểm tra ghi ở phần phụ lục).

3.2.3. Kết quả các bài kiểm tra

Sau khi kiểm tra, chấm bài, kết quả của các bài kiểm tra được thống kê

theo bảng sau:

Page 126: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

121

Bảng 3.1. Kết quả các bài kiểm tra

Trường

THPT Lớp

Đối

tượng

Bài

KT

Số HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tây

Tiền Hải

12A2

(45)

TN

1 0 0 0 1 2 10 6 11 9 5 1

2 0 0 0 2 1 4 9 11 8 7 3

12A3

(46)

ĐC

1 0 0 0 2 1 10 5 13 8 6 1

2 0 0 0 1 5 7 8 9 8 6 2

Nam

Tiền Hải

12A5

(45)

TN

1 0 0 0 2 4 8 8 7 8 6 2

2 0 0 0 1 3 4 10 5 10 7 5

12A6

(45) ĐC

1 0 0 2 3 5 4 6 7 7 8 3

2 0 0 0 2 5 6 10 6 8 6 2

3.2.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Kết quả kiểm tra được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo

thứ tự sau:

1. Lập bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất luỹ tích.

2. Vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất luỹ tích.

3. Tính các tham số đặc trưng thống kê.

* Điểm trung bình cộng:

1 1

1 1 2 2 1

1 2

...

....

k

k k i

k

n xn x n x n x

Xn n n n

. Trong đó :

ni là tần số các giá trị xi

n là số học sinh tham gia thực nghiệm

* Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S : Là các tham số đo mức độ phân tán của

các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:

k2 2 2

i i

i=1

1= n (x ) ; S= S

n-1S X .

Trong đó:n là số học sinh của mỗi nhóm thực nghiệm.

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít bị phân tán.

Page 127: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

122

* Hệ số biến thiên V: S

V .100%X

Nếu V nằm trong khoảng 10-30% độ dao động tin cậy.

* Sai số tiêu chuẩn ε :ε = S/ n

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị X bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S,

nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé hơn thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

- Khi 2 bảng có số liệu X khác nhau thì so sánh mức độ phân tán của

các số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có

chất lượng đồng đều hơn.

Để so sánh chúng tôi lập bảng tần số, tần suất, tần suất luỹ tích và vẽ

đường luỹ tích cho từng bài kiểm tra giữa khối thực nghiệm và khối đối

chứng với nguyên tắc: nếu đường luỹ tích tương ứng càng ở bên phải và càng

ở phía dưới thì càng có chất lượng tốt hơn và ngược lại nếu đường luỹ tích

càng ở bên trái và càng ở phía trên thì chất lượng thấp hơn.

Để phân loại chất lượng học tập của HS, chúng tôi lập bảng phân loại:

- Loại giỏi: HS đạt điểm từ 9 đến10

- Loại khá : HS đạt điểm từ 7 đến 8

- Loại trung bình: HS đạt điểm từ 5 đến 6

- Loại yếu kém: HS đạt điểm từ 4 trở xuống.

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả bài kiểm tra đầu vào tại các lớp TN và ĐC

( bài số 1 ).

Lớp Đối

tƣợng

Số

HS

Số học sinh đạt điểm Xi Điểm

TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12A2 TN 45 0 0 0 1 2 10 6 11 9 5 1 6.69

12A3 ĐC 46 0 0 0 2 1 10 5 13 8 6 1 6.72

12A5 TN 45 0 0 0 2 4 8 8 7 8 6 2 6.60

12A6 ĐC 45 0 0 2 3 5 4 6 7 7 8 3 6.58

Qua bài kiểm tra đầu vào ( bài kiểm tra số 1) chúng tôi nhận thấy trình

độ học sinh tương đương nhau giữa lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng

Page 128: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

123

(ĐC) . Đây là điều kiện tốt để đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của học

sinh khi sử dụng phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ được dạy ở lớp

TN thông qua bài kiểm tra cuối chương ( bài số 2 ).

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả bài kiểm tra cuối chương tại các lớp TN và ĐC

( bài số 2 ).

Lớp Đối

tƣợng

Số

HS

Số học sinh đạt điểm Xi Điểm

TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12A2 TN 45 0 0 0 2 1 4 9 11 8 7 3 7.07

12A3 ĐC 46 0 0 0 1 5 7 8 9 8 6 2 6.67

12A5 TN 45 0 0 0 1 3 4 10 5 10 7 5 7.18

12A6 ĐC 45 0 0 0 2 5 6 10 6 8 6 2 6.58

Từ bảng 3. 3 ta tính được phần trăm số HS đạt điểm Xi trở xuống ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi

Lớp Đối

tƣợng

Số

HS

% Số học sinh đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12A2 TN 45 0 0 0 4.44 6.67 15.56 35.56 60.00 77.78 93.33 100

12A3 ĐC 46 0 0 0 2.17 13.04 28.26 45.65 65.21 82.60 95.65 100

12A5 TN 45 0 0 0 2.22 8.89 17.78 40.00 51.11 73.33 88.89 100

12A6 ĐC 45 0 0 0 4.44 15.56 28.89 51.11 64.44 82.22 95.56 100

Page 129: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

124

Bảng 3.5: Tổng hợp phân loại kết quả học tập

Lớp Đối tƣợng Phân loại kết quả học tập (%)

Yếu, kém TB Khá Giỏi

12A2 TN 6.67 28.89 42.22 22.22

12A3 ĐC 13.04 32.61 36.96 17.39

12A5 TN 8.89 31.11 33.33 26.67

12A6 ĐC 15.56 35.36 31.11 17.78

Từ bảng 3.4 vẽ được đồ thị đường lũy tích tương ứng với bài kiểm tra

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 của học sinh trường

THPT Tây Tiền Hải

0

20

40

60

80

100

120

% h

äc s

inh

®¹t ®

iÓm

Xi tr

ë x

ng

§iÓm Xi

§C

TN

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 2 của học sinh trường

THPT Nam Tiền Hải

0

20

40

60

80

100

120

% h

äc

sin

h ®

¹t ®

iÓm

Xi

trë

xu

èn

g

§iÓm Xi

§C

TN

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Page 130: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

125

Từ bảng 3.5 ta có biểu đồ hình cột biểu diễn tổng hợp phân loại kết quả

học tập của học sinh:

3.2.5. Tính các tham số đặc trưng thống kê

Bảng số 3.6: Giá trị của các tham số đặc trưng

Trƣờng Bài Đối

tƣợng X S

2 S V

Tây

Tiền Hải

2

TN 7.07 2.92 1.71 24.19

ĐC 6.67 3.23 1.80 26.98

Nam

Tiền Hải

2

TN 7.18 3.42 1.85 25.77

ĐC 6.58 3.47 1.86 28.27

Tổng

TN 7.12 3.14 1.77 24.86

ĐC 6.63 3.28 1.81 27.30

3.2.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Trên cơ sở kết quả thực nghiệm ở bài kiểm tra số 2 cho thấy, chất lượng

học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, thể hiện:

- Điểm trung bình cộng bài kiểm tra số2 của lớp TN luôn cao hơn các

lớp ĐC (Bảng 3.3)

% THPT Tây Tiền Hải

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Yếu TB Khá Giỏi

TN

ĐC

% THPT Nam Tiền Hải

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Yếu TB Khá Giỏi

TN

ĐC

Page 131: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

126

- Tỉ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình của các lớp ĐC cao

hơn lớp TN, còn tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn

của các lớp ĐC (Bảng 3.5)

- Đồ thị các đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm về bên phải và ở

phía dưới đồ thị các đường luỹ tích của các lớp ĐC (từ hình 3.1 đến hình 3.2),

điều đó chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh các lớp TN tốt

hơn, đồng đều hơn so với các lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn của lớp ĐC (bảng 3.6), chứng

tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng về điểm của học sinh lớp

ĐC rộng hơn của lớp TN, nghĩa là chất lượng của các lớp TN đồng đều hơn

so với các lớp đối chứng.

- Trong thực nghiệm, chúng tôi đã dùng phép thử t để kiểm nghiệm.

Với mức ý nghĩa α = 0,01 ta có các đại lượng kiểm định t > tα,f qua từng bài

kiểm tra cho thấy có thể khẳng định sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý

nghĩa, phương pháp mới có hiệu quả hơn phương pháp cũ .

Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau khi trao đổi với GV cùng

tham gia TNSP đều thấy sự cần thiết và hiệu quả của việc xây dựng và sử

dụng phương pháp giải các bài toán hóa vô cơ lớp 12- THPT.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí

kết quả thực nghiệm theo phương pháp thống kê toán học. Theo kết quả của

phương án thực nghiệm giúp chúng tôi bước đầu có thể kết luận rằng HS ở lớp

thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng phương pháp

mà chúng tôi đã đề xuất.

Page 132: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

127

KẾT LUẬN CHUNG

Sau một thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thu được

một số kết quả sau:

+ Đã tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học và tình hình chung

hiện nay về việc giải BTHH của học sinh THPT.

+ Đã đưa ra phương pháp chung giải các bài toán hóa học dựa vào quan

hệ giữa số mol của các chất phản ứng và dựa vào một số công thức biểu thị

quan hệ giữa số mol chất với khối lượng, thể tích nồng độ của chất và sử dụng

phương pháp chung đó để giải các BTHH vô cơ

+ Đã phân loại các bài toán hóa vô cơ lớp 12 theo các phản ứng của

kim loại và một số hợp chất quan trọng của kim loại. Với mỗi loại phản ứng

đều nêu rõ nguyên tắc, đặc điểm của phản ứng và các dạng bài toán thường

gặp liên quan đến phản ứng đó. Phân tích cách sử lí hoặc đưa ra các hệ thức,

các nhận xét giúp giải nhanh các dạng bài nêu ra.

Cụ thể đã lựa chọn 90 BTHH trắc nghiệm khách quan, 130 BTHH tự

luận ứng với các phản ứng của kim loại với phi kim, với axit, với dung dịch

muối, với nước, với dung dịch kiềm, với các phản ứng quan trọng của các hợp

chất kim loại và giải các bài toán đó theo phương pháp chung giải các bài

toán hóa học, THPT.

+ Đã trình bày cách sử dụng các bài toán hóa học trong dạy học hóa

học, trong các hoạt động dạy học : Để hình thành kiến thức mới; để vận dụng

, củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh (giờ luyện tập); để kiểm tra, đánh

giá kiến thức kĩ năng của học sinh (giờ kiểm tra).

+ Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính hiệu quả của đề tài’

Chúng tôi hi vọng rằng kết quả thu được của luận văn sẽ giúp các em

học sinh lớp 12 có phương pháp chung giải các BTHH vô cơ dễ dàng, đơn

giản hơn cũng như giúp các bạn đồng nghiệp có thêm một tài liệu tham khảo

phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn.

Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện thời gian, năng lực và trình độ

của bản thân, nên chắc chắn việc nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất

mong nhận được sự góp ý của các Thầy, cô giáo, các anh chị và bạn bè đồng

nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Page 133: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An, 350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 12 ( tập

hai).Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.

2. Vũ Ngọc Ban. Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học

phổ thông.Nhà xuất bản Giáo dục,2006.

3. Nguyễn Cao Biên. Nhẩm nhanh kết quả bài toán trắc nghiệm khách quan

hóa học một cách rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.Tạp chí hóa học và

ứng dụng, 10/2007.

4. Nguyễn Cƣơng- Nguyễn Ngọc Quang- Dƣơng Xuân Trinh. Lý luận dạy

học hóa học tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1995.

5. Nguyễn Cƣơng. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại

học, một số vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

6. Nguyễn Cƣơng. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học. Nhà xuất

bản Giáo dục, 1999.

7. Lê Văn Dũng. Phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua bài tập

hóa học. Tóm tắt luận án tiến sĩ Đại học sư phạm Hà Nội, 2001.

8. Cao Cự Giác. Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 1- hóa học vô cơ. Nhà

xuất bản giáo dục, 2001.

9. Cao Cự Giác. Bài tập trắc nghiệm chọn lọc hóa học 12. Nhà xuất bản Đại

học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. 2008.

10. Cao Cự Giác. Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 1,2,3. Nhà xuất

bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.

11.Nguyễn Thị Hồng. Khóa luận tốt nghiệp “ Phương pháp giải các bài toán

hóa học trung học phổ thông- phần hóa vô cơ lớp 12”. Đại học Giáo Dục- Đại

học Quốc Gia Hà Nội, 2011.

12.Lê Đình Nguyên- Hoàng Tấn Bửu- Hà Đình Cẩn.540 bài tập hóa

học12. Nhà xuất bản Đà Nẵng,2003

13. Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ - tập 2: Các nguyên tố hóa học điển hình.

Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

Page 134: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

129

14. Quan Hán Thành. Phân loại và phương pháp giải toán hóa vô cơ. Nhà

xuất bản trẻ, 2003.

15.Nguyễn Trọng Thọ - Phạm Thị Minh Nguyệt. Hóa vô cơ - Phi kim. Nhà

xuất bản Giáo dục,2008

16. Nguyễn Trọng Thọ. Hóa vô cơ- phần 2- Kim loại. Nhà xuất bản Giáo

dục, 2000.

17.Phùng Ngọc Trác ( chủ biên). Phân loại và phương pháp giải toán hóa

12- phần vô cơ. Nhà xuất bản Hà Nội,2010.

18.Lê Xuân Trọng ( chủ biên ).Hóa học 12- nâng cao.Nhà xuất bản Giáo

dục,2006

19. Lê Xuân Trọng ( chủ biên ). Bài tập hóa học 12- nâng cao. Nhà xuất bản

Giáo dục,2009

20. Nguyễn Xuân Trƣờng. Bài tập hóa học ở trường phổ thông. Nhà xuất

bản Đại học Sư phạm, 2003.

21. Nguyễn Đức Vận. Hóa học vô cơ - tập 2: Các kim lọai điển hình. Nhà

xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nội,1998

22. Đào Hữu Vinh. Phương pháp trả lời đề thi trắc nghiệm môn hóa học.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,2010

23. Lê Thanh Xuân. Các dạng toán và phương pháp giải hóa học 12 ( phần

vô cơ).Nhà xuất bản Giáo dục,2009

Page 135: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

130

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

Đề kiểm tra ( lớp thực nghiệm và lớp đối chứng)

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu I:

1, Em hãy trình bày phương pháp chung giải bài toán liên quan đến

phản ứng của một hỗn hợp chất.

2, Với bài toán hỗn hợp có số phương trình lập được ít hơn số ẩn số thì

em giải như thế nào?

3, Khi gặp bài toán có phản ứng xảy ra không hoàn toàn thì cách giải

của em là gì?

4, Với các bài toán trắc nghiệm đòi hỏi phải giải nhanh bài toán, em

thường vận dụng những cách giải nào?

Câu II: Áp dụng những điều trình bày ở câu I em hãy giải những bài toán sau

Bài 1: Cho a gam hỗn hợp hai kim loại là Ba và Na tác dụng với lượng

nước dư thu được V lít khí (đktc) và dung dịch A

Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với dụng dịch FeCl3, lọc lấy kết tủa rửa

sạch, đem nung đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn nặng m gam

Nếu quá trình thí nghiệm cũng tiến hành như trên đối với dụng dịch FeCl2 thu

đựợc chất rắn nặng m' gam.

Hãy thiết lập biểu thức liên hệ giữa m với V, giữa m' với V và xác định

tỉ lệ m/m' ?

Bài 2: Một hỗn hợp gồm ba kim loại A,B,C. Khi hòa tan 42,6 gam hỗn

hợp trong dung dịch HCl dư thu được 13,35 gam muối và 3,36 lít khí (đktc) B

và C là hai kim loại hóa trị 2 không tan trong dung dịch HCl được đem hòa

tan trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 8,96 lít khí NO (đktc)

a, Xác định kim loại A

b, Xác định kim loại B và C, biết khối lượng mol của B lớn hơn C là

143 gam

Page 136: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

131

Bài 3: Nung 9,4 gam Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu

được 6,16 gam chất rắn và V lít khí (ở đktc). Tính V?

Bài 4: Cho 1,72 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn, Fe tác dụng hết với

dung dịch H2SO4 loãng được V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng

được 4,915 gam muối khan. Tính V ?

Bài 5: Cho một dòng khí CO vừa đủ đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hỗn

hợp X gồm FeO và Fe2O3 nung nóng thu được 14,352 gam hỗn hợp rắn Y và

0,138 mol CO2. Hòa tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư được V lít khí NO duy

nhất ( ở đktc). Tính V ?

Bài 6: Để 11,2 gam bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian được

chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được

dung dịch Y và khí SO2 thoát ra ( Sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng

muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y ?

Bài 7: Cho 1,92 gam hỗn hợp X gồm Fe và S nung trong bình kín

không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y

trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) thu được dung dịch Z và V lít khí thoát

ra (đktc). Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Bacl2 dư được 5,825 gam

kết tủa . Tính V ?

Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một ôxít sắt (FexOy) bằng dung

dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dụng dịch D và 3,248 lít khí SO2 ( Sản phẩm

khử duy nhấ,t ở đktc ). Cô cạn dung dịch D được m gam muối khan. Tìm

công thức của oxít sắt và tính m ?

Page 137: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

132

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH.

Câu 1: Em thích môn học nào nhất? Em có thích môn hóa không?

Câu 2: Khi học hóa vô cơ lớp 12, em thấy khó khăn nhất ở phần nào?

Câu 3: Em có thích các bài toán hóa vô cơ không? Khi làm các bài

tập hóa vô cơ 12, em thấy khó khăn nhất ở phần nào?

Câu 4: : Em có hay đọc sách tham khảo môn hóa học không?

Em có nhận xét gì về nội dung các sách tham khảo hiện nay?

Câu 5: Em có được học các phương pháp giải bài toán hóa vô cơ 12

trên lớp không?

Câu 6: Em có biết các phương pháp giải nhanh các bài toán hóa học

trắc nghiệm không? Phương pháp nào em thường sử dụng nhiều nhất?

PHỤ LỤC 3:

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Page 138: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

133

Họ và tên:

Lớp: Trường:

Câu 1: Trong các tiết học trên lớp, em có thường xuyên được các thầy cô

hướng dẫn cách giải bài toán hoá học không?

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Theo em bài toán hoá học có tác dụng gì?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

……………………………………………….

Câu 2: Khi giải bài tập hóa học, em thường gặp khó khăn với:

Bài tập lí thuyết

Bài tập tính toán

Câu 3: Khi giải các bài toán hóa học em thường gặp khó khăn nhất ở bước

nào?

Hoàn thành các phương trình phản ứng

Lập các hệ phương trình.

Giải các hệ phương trình thiết lập được.

Câu 4: Trong quá trình giải bài tập phần kim loại lớp 12, em thường gặp khó

khăn với nội dung nào?

Lí thuyết không vững, không viết đúng các phương trình phản ứng

Nhận định dạng toán và chọn phương pháp giải.

Quá trình tính toán

Page 139: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

134

Câu 5: Em thấy phương pháp giải toán hóa vô cơ mới được giới thiệu.

Khó hiểu.

Bình thường.

Dễ hiểu, dễ vận dụng.

Câu 6: Những kiến nghị của em với các thầy, cô dạy bộ môn Hoá học để em

có thể học tốt hơn môn này :

………….…….