phuong an pccn-tkcn pxvh 2016 sửa Đổi 05.16

39
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN ĐÔNG TRIỀU-TKV PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ CỦA CƠ SỞ NĂM 2016 TÊN CƠ SỞ: PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH CƠ QUAN CẤP TRÊN: CÔNG TY NHIÊT ĐIỆN ĐÔNG TRIỀU – TKV ĐỊA CHỈ: BÌNH KHÊ - ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH

Upload: cong

Post on 08-Jul-2016

19 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN ĐÔNG TRIỀU-TKV

PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH

PHƯƠNG ÁNPHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ CỦA CƠ SỞ

NĂM 2016

TÊN CƠ SỞ: PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH

CƠ QUAN CẤP TRÊN:CÔNG TY NHIÊT ĐIỆN ĐÔNG TRIỀU – TKVĐỊA CHỈ: BÌNH KHÊ - ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH

Quảng Ninh, năm 2016

Page 2: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

ĐƠN VỊ ĐƯỢC PHÂN PHỐI1 Phòng An toàn - Môi trường 01 bản

2 Quản đốc 01 bản3 Các Phó Quản đốc 01 bản4 Các Trưởng kíp 01 bản5 Tổ trưởng tổ Hóa nghiệm 01 bản6 Máy phó 01 bản7 Trực Trạm bơm tuần hoàn 01 bản8 Trực trạm sản xuất Hydro 01 bản9 Trực Máy nghiền than và băng tải 01 bản10 Trực trạm dầu FO 01 bản

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNHNGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA

Họ và tên: Phạm Văn Công

Chức vụ: CB Phụ trách An toàn

Họ và tên: Nguyễn Văn Duy

Chức vụ: Quản đốc

ĐƠN VỊ THAM GIA GÓP Ý

1 Phòng An toàn - Môi trường

NGƯỜI DUYỆT

Họ và tên: Nguyễn Đức SơnChức vụ: Phó Giám đốc

CTY NHIỆT ĐIỆN ĐÔNG TRIỀU-TKV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Page 3: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quảng Ninh, ngày …… tháng 01 năm 2016

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ CỦA CƠ SỞ

Căn cứ Luật phòng cháy chữa cháy  được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa

cháy  được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XlII, kỳ

họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm

2013 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về

việc Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống

thiên tai;

Căn cứ Phương án phòng cháy chữa cháy; Phương án phòng chống thiên

tai và tìm kiếm cứu nạn của Công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV;

Nhằm chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy trong khu vực sản

xuất; phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả,

giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ, thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Đông Triều – TKV, Phân

xưởng Vận hành xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu

nạn như sau:

Page 4: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

A. Mục đích yêu cầu:1. Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên

tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn và tác động của nó đến an toàn tính mạng và tài sản của địa phương.

2. Xác định rõ trách nhiệm của các Tổ, Kíp vận hành và cá nhân thuộc Phân xưởng trong hoạt động phòng, chống cháy nổ, thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật và Công ty.

3. Chủ động phòng ngừa - ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy nổ, thiên tai gây ra; đồng thời khắc phục khẩn trương, hiệu quả sau sự cố, thiên tai.

4. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

5. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó với thiên tai, sự cố cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn hiệu quả.

6. Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống cháy nổ, thiên tai trong toàn Phân xưởng.

B. Nội dung “Phương án phòng, chống cháy nổ, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn”:

I . Giới thiệu đặc điểm, tình hình chung của Phân xưởng Vận hành

1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Phân xưởng vận hành thuộc Công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV, nằm trên địa bàn thôn Đông Sơn, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cách Quốc lộ 18 khoảng 2,0km, cách thị trấn Mạo Khê khoảng 3km về phía Bắc, cách mỏ than Mạo Khê khoảng 2km về phía Tây. Về phía Nam: Quốc lộ 18 A và đường sắt quốc gia, về phía Đông Bắc, cách khoảng 3km là mỏ than Mạo Khê, mỏ than chính cung cấp than cho nhà máy.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 23,5oC

Mưa: Lượng mưa trung bình năm ở Bình Khê là 1477,2mm

Độ ẩm : Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%

Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 962,3mm

Nắng: Số giờ nắng hàng năm ở khu vực nhà máy là 1516 giờ.

Page 5: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình năm là 1,9m/s, tháng thấp nhất là 1,6m/s (tháng 9 và 11), tháng cao nhất là tháng 2,3m/s (tháng 57). Hướng gió chủ yếu nhất trung bình trong cả năm là hướng Đông Nam (tần xuất 20,09%), hướng Đông (tần xuất 19,14%). Các hướng Đông Bắc và hướng Bắc (tần xuất là 9,23% và 5,01%). Tần xuất lặng gió khá nhỏ, tần xuất lặng gió trung bình năm là 34,3%.

Riêng khu vực bãi thải xỉ 24 ha cách nhà máy khoảng 1,5km về phía Đông-Nam nằm giữa hai sườn đồi thấp.

2. Đặc điểm kiến trúc và giao thông

Phân xưởng Vận hành công ty nhiệt điện Đông Triều - TKV bao gồm các hạng mục công trình sau:

+ Gian máy chính (gian Tuabin);

+ Nhà lọc bụi tĩnh điện (ESP);

+ Nhà dầu FO;

+ Gian máy nén khí đo lường, Lò hơi khởi động;

+ Trạm bơm tuần hoàn;

+ Sân phân phối 220 kV;

+ Trạm sản xuất Hydro;

+ Khu vực cái máy biến áp: T1-TD91, T2-TD92, T3 nằm giữa khuôn viên Gian máy chính và Sân phân phối;

+Nhà điều hành nhiên liệu;

+ Kho than và các tháp chuyển tiếp than từ T5-T1, các tuyến băng tải than;

+ Silo tro bay, tro đáy và các tháp chuyển tiếp tro xỉ;

+ Nhà xử lý nước khử khoáng

+ Khu vực Tháp làm mát;

+ Khu vực xử lý nước thải;

+ Trạm sản xuất đá vôi;

Page 6: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Giao thông bên trong: Hệ thống đường giao thông nội bộ rộng 7m, hệ thống thoát nước và tường rào bảo vệ xung quanh nhà máy, khu vực đê bao bãi thải xỉ

Giao thông bên ngoài: Phía Bắc Nhà máy có đường bê tông liên xã nối với quốc lộ 18 tại cầu Cầm dài khoảng 5km hiện đang được đầu tư mở rộng. Chạy cắt qua giữa khu vực bãi xỉ và nhà máy chính là con đường bê tông từ thị trấn Mạo Khê vào khu vực than vùng Yên Tử, Khe Chuối, là con đường vận chuyển than của một số xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty Đông Bắc.

3. Đặc điểm kỹ thuật

Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều gồm 2 tổ máy và các hệ thống phụ trợ, công suất mỗi tổ máy là 220MW. Trong đó lò hơi sử dụng công nghệ tầng sôi tuần hoàn (CFB) do hãng Foster Wheeler Energy Management (Shanghai) Company Limited (FWEMC) thiết kế chế tạo được đốt bằng than cám nhiệt trị thấp và được đốt kèm dầu khi khởi động/dừng máy hoặc chạy ở mức non tải. Tổng công suất thực tế ở đầu cực máy phát là 220MW sau khi khối tuabin máy phát đã cắt phụ tải của máy kích từ và bộ truyền động trục, hệ số phụ tải nhà máy theo thiết kế là 74,2%. Đây là nhà máy điện vận hành với mức tải cơ bản và có thể tham gia chế độ vận hành phụ tải cực đại. Tổ máy sử dụng phương thức vận hành ở chế độ áp lực không đổi-áp lực thay đổi-áp lực không đổi hoặc ở chế độ áp lực không đổi.

Thông số kỹ thuật của một số thiết bị chính như sau:

Lò hơi:

Chủng loại: Lò hơi tầng sôi tuần hoàn có bao hơi thông số hơi cận tới hạn tuần hoàn tự nhiên, với một buồng đốt, một lần tái nhiệt trung gian, bộ cyclone làm mát bằng nước, được bố trí lộ thiên và bộ làm mát xỉ kiểu quay. Than sẽ được cấp từ phía trước và phía sau lò hơi, thải xỉ ở đáy lò.

- Thông số chính của lò hơi dưới đặc tính B-MCR:

- Lượng bốc hơi liên tục lớn nhất của hơi quá nhiệt: 716,357 t/h

- Áp lực hơi quá nhiệt: 17,50 MPa.g

- Nhiệt độ hơi quá nhiệt: 541.0 oC

- Lưu lượng hơi tái nhiệt: 611,13 t/h

Page 7: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

- Áp lực hơi đầu vào bộ tái nhiệt: 3,54 MPa.g

- Áp lực hơi đầu ra của bộ tái nhiệt: 3,34 MPa.g

- Nhiệt độ hơi đầu vào bộ tái nhiệt: 323,5 oC

- Nhiệt độ hơi đầu ra bộ tái nhiệt: 541.0 oC

- Nhiệt độ nước cấp: 269,3 oC

- Áp lực đầu vào bộ hâm: 18,78 MPa.g

- Nhiệt độ gió nóng sơ cấp: 278,0 oC

- Nhiệt độ gió nóng thứ cấp: 252,0 oC

- Hệ số không khí quá mức đầu ra buồng đốt: 1,20 -

- Nhiệt độ khói thải: 120,2 oC

- Tổn thất than chưa cháy kiệt: 4,55 %

Tua bin:

Mã hiệu: N230-16.7/538/538

Chủng loại: Tuabin loại ngưng hơi, ba xilanh thoát hơi hai đầu, trục đơn, một lần tái nhiệt trung gian, cận tới hạn.

- Công suất lớn nhất (VWO): 236,520 MW

- Công suất định mức (TMCR): 230,440 MW

- Đặc tính phụ tải (TCC): 226,473 MW

- Tốc độ quay định mức: 3000 r /min

- Áp lực hơi chính: 16,67 Mpa (a)

- Nhiệt độ hơi chính: 538 oC

- Áp lực hơi tái nhiệt: 3,34 Mpa (a)

- Nhiệt độ hơi tái nhiệt: 538 oC

- Áp lực xả hơi: 8,0 Kpa (a)

- Lưu lượng hơi vào định mức(đặc tính TMCR): 695,492 t /h

- Lưu lượng hơi vào tối đa (đặc tính VWO): 716,357 t /h

- Nhiệt độ nước cấp đầu vào của bộ hâm: 269,3 oC

Page 8: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

- Hệ thống hơi trích hồi nhiệt: 3 bình gia nhiệt cao áp + 4 bình gia nhiệt hạ áp + 1 bình khử khí

Máy phát:

- Nhà chế tạo: Shanghai Electric Group Co., Ltd (SEC)

- Mã hiệu: QFSN-220-2

- Điện áp định mức: 15,75 kV

- Công suất lớn nhất: 236,520MW

- Công suất liên tục lớn nhất: 230,581MW

- Công suất định mức: 220MW

- Dòng điện định mức: 9488 A

- Tốc độ quay định mức: 3000 r/min

- Hệ số công suất định mức: 0,85(sau trễ)

- Tần số: 50Hz

- Số pha: 3

- Phương thức làm mát: Nước-hydro-hydro

- Phương thức kích từ: Tự kích thích qua bộ chỉnh lưu

II. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc hại:

1. Tình hình cháy nổ, thiên tai

a. Tình hình thiên tai

Năm 2015 tỉnh Quảng Ninh chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ, đặc biệt thời điểm cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015 mưa lớn đã diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, một số tỉnh có mưa to đến rất to như Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh, cụ thể như sau:

- Lượng mưa lớn nhất trong 6h là 249 mm tại Cửa Ông từ 13h÷19h/26/7

- Lượng mưa lớn nhất trong 12h là 296 mm tại Bãi Cháy từ 9h/27/7÷7h/28/7.

Page 9: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

- Lượng mưa ngày lớn nhất (24h) là 437 mm tại Cửa Ông từ 19h/25/7÷19h/26/7.

- Lượng mưa 3 ngày lớn nhất (72h) là 865 mm tại Cửa Ông từ 19h/25/7÷19h/28/7.

Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt diện rộng, hàng loạt khu vực bị cô lập vì ngập sâu, có nhưng nhiều khu vực ngập sâu trên trên 1m, 1,5m, thậm chí lên tới hơn 10m Bản Sen ở Vân Đồn.

Thiệt hại về người và tài sản năm 2015 của Tỉnh Quảng Ninh do mưa bão gây ra như sau:

Thiệt hại về người:

- Tổng số trên địa bàn tỉnh chết 15 người, mất tích 08 người, trong đó:

+ Hạ Long: 12 người chết, 02 người mất tích

+ Cẩm Phả: 03 người chết.

+ Cô Tô: 06 người mất tích.

Thiệt hại về tài sản:

- Trên 2.260 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2,0m (Tp. Hạ Long và Cẩm Phả, Vân Đồn); rất nhiều tài sản của hộ dân bị thiệt hại;

- Ngập cục bộ một số đoạn trên các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 18 ngập tại 09 vị trí (Km51, Km55, Km62+850, Km109+200, Km128+300, Km137, Km144, Km153, Km157), sạt lở mái taluy dương từ Km157+400 - Km172+800, sạt lở mái taluy âm tại các vị trí: Km157+600, Km167+600, Km170+600, thượng hạ lưu cống bị tắc tại các vị trí Km141+250, Km143+050, Km148+600, Km153;  Đường tỉnh 334: Sạt lở đất đá cục bộ tại Km1+100, Km2+150; Đường tỉnh 326 bị ngập tại các vị trí: Km10+450, Km11+250, Km16+850, Km21+350, Km28+350, Km33+450, Km42; Đường tỉnh 328: Sạt trượt mái taluy dương tại các vị trí: Km26, Km28+200, Km30.

- Trôi, mất một số phao báo hiệu đường thủy: Luồng Dân Tiến 01, luồng Quang Lạn 01.

- Hạ Long: Sập đổ hoàn toàn 06 nhà (tại các phường Cao Thắng, Cao Xanh, Hồng Hà, Hồng Hải).

Page 10: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

- Cẩm Phả: Ngập lụt đã làm thiệt hại nhiều tài sản có giá trị của nhân dân, nhất là khu vực phường Cao Thắng; bãi thải Đông Cao Sơn bị vỡ, bùn thải tràn vào 40 hộ dân.

- Vân Đồn: Hồ Lòng Dinh đang thi công đã bị vỡ vai đập 30m, sâu 10m; Đảo Ngọc Vừng đã sạt lở bờ kè của hồ chứa nước dài khoảng 35m. Sập đổ 02 nhà dân cấp 4 tại Xã Ngọc Vừng (Vân Đồn) (người dân đã di chuyển nên không có thiệt hại về người); Ngập úng khoảng 100 ha lúa non mới cấy, khả năng phục hồi kém;  Lồng bè nuôi trồng thủy sản sản bị chết 880 lồng, ước thiệt hại 88 tỷ đồng; Khu vực cầu Vân Đồn 3 sạt lở mái ta luy dài khoảng 400 m, khối lượng khoảng 2.000 m3; sạt lở 02 đường (200m) chia cắt thôn Nà Na và thôn Bản Sen (xã Bản Sen); cuốn trôi 500 m kè đường thôn Nà Na.

- Cô Tô: Sạt lở tại 6 tuyến đường với chiều dài 200m và 02 tuyến kè bờ biển dài 25m (đã tạm khắc phục) gây ngập lụt 14ha lúa và hoa màu, 25 hộ dân bị ngập lụt, sập đổ 01 nhà cấp 4 (không có thiệt hại về người); Hiện vẫn còn 1.500 du khách du lịch ở lại đảo an toàn; 01 tàu đánh cá đi từ Bạch Long Vĩ về Vân Đồn, đến gần đảo Hạ Mai thì chìm, dạt vào bờ, đã cứu được 01 người và 06 người đang mất tích.

- Hoành Bồ: 46  ha lúa bị ngập lụt và bồi lấp, diện tích nuôi trồng thủy sản bị hư hại là 22,3ha

- Uông Bí: Trạm lưu giữ cá qua mùa đông thuộc Trung tâm KHKT Sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh bị ngập 05 ao cá giống (1,0ha).

- Móng Cái: Mưa lớn làm 600ha lúa mùa mới gieo, cấy bị ngập úng, Mốc 1346+300 phần hạ lưu tường kè và kênh bị đổ dài khoảng 35m; một số đầm nuôi thủy sản bị ngập bờ (khoản 100ha)

- Hải Hà: Mưa lớn đã gây ảnh hưởng đến 200ha lúa; 7 ha rau màu; 12 ao cá nước ngọt; 01 nhà bị sập. Một só đoạn đường biên giới bị sạt lở (không ảnh hưởng đến giao thông). Tuyến đường giao thông đi xã Quảng Sơn và một số bản ở xã Quảng Đức bị ngập, chia cắt. Không có thiệt hại về người.

- Đường ống cấp nước sạch 800 cho TP Cẩm Phả và TP Hạ Long của Nhà máy nước Diễn Vọng bị dứt gẫy.

Ước tổng thiệt hại khoảng trên 1.000 tỷ đồng

Page 11: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Tại khu vực sản xuất Công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV (khu vực Thị xã Đông Triều), mưa lũ không gây ảnh hưởng đến công trình kiến trúc, thiết bị đang vận hành và hệ thống đường dây truyền tải điện, mưa kéo dài trên diện rộng nhưng không gây úng lụt, không gây thiệt hại về người và tài sản.

b. Tình hình cháy nổ

Số liệu thống kê năm 2014, khu vực tỉnh Quảng Ninh xảy ra 46 vụ cháy, 01 vụ nổ khí ga (tăng 17 vụ cháy so với năm 2013); trong đó có: 02 vụ cháy gây thiệt hại nhỏ, 32 vụ cháy gây thiệt hại trung bình, 12 vụ cháy rừng; không xảy ra cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và cháy lớn. Các vụ cháy, nổ trong năm 2014 đã làm 01 người chết, 01 người bị thương, thiệt hại 54,1 ha rừng và tài sản là 7.315 triệu đồng; so với năm 2013 giảm 11 người chết, 04 người bị thương, tài sản thiệt hại giảm 185 triệu đồng.

Số liệu thống kê tình hình cháy nổ năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa được cập nhật.

Đối với công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV nói chung và Phân xưởng Vận hành nói riêng, trong năm 2014, 2015 không để xảy ra cháy nổ. Các vật tư trang thiết bị phòng cháy chữa cháy luôn được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, hệ thống bơm cứu hỏa được vận hành thử định kỳ đạt yêu cầu.

2. Các nguy cơ có thể gây cháy nổ, ngập lụt, thiên tai:

Đối với các nguy cơ cháy nổ: Trong khu vực sản xuất có rất nhiều yếu tố thuận lợi có thể phát sinh cháy nổ cao: Về chất cháy: Dầu đốt (dầu FO) của hệ thống cấp dầu từ Trạm dầu FO với 02 bể dầu chính thể tích 8000m3 và các thiết bị phụ, dầu bôi trơn tua bin, dầu Diesel của máy phát Diesel, dầu mỡ bôi trơn các van và gối trục động cơ, khí Hydro của hệ thống sản xuất hydro và hệ thống làm mát máy phát bằng khí hydro, các hóa chất dễ cháy của hệ thống xử lý hóa chất, bụi than của hệ thống băng tải – silo than, giẻ lau công nghiệp tập trung khi vệ sinh thiết bị. Về nguồn nhiệt: Lò hơi, tua bin và các thiết bị phụ (các bộ nhiệt, đường ống hơi, nước, khói có nhiệt độ cao, các bộ thải xỉ, các động cơ công suất lớn như quạt gió sơ cấp – thứ cấp, quạt khói phát sinh nhiệt độ cao trong quá trình hoạt động..

Đối với nguy cơ ngập lụt: Do nhà máy ở một vị trí thuận lợi cho việc thoát nước do đó trừ khi mưa to kéo dài liên tiếp nhiều ngày ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của cả khu vực huyện Đông Triều mới dẫn đến ngập lụt trong nhà

Page 12: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

máy. Nếu không nguy cơ ngập lụt toàn bộ mặt bằng khu vực sản xuất là rất khó xảy ra.

Đối với nguy cơ ngập lụt cục bộ: Trường hợp mưa to kéo dài nhiều ngày dẫn đến hệ thống thoát nước chung quá tải điều này có thể dẫn đến ngập lụt cục bộ ở một số vị trí:

+ Sân phân phối 220kV;

+ Kho than;

+ Khu vực Trạm dầu FO;

+ Trạm bơm nước tuần hoàn.

Các nguy cơ khác do thiên tai như gió bão, lốc xoáy: Do nhà máy nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ở vị trí gần biển, hàng năm đều bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới vì vậy các công trình kiến trúc cao tầng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lốc xoáy. Các vị trí có nguy cơ bị ảnh hưởng là Hệ thống băng tải, kho than bị tốc mái che, chạm chập gây cháy nổ tại khu sân phân phối 220kV, khu nhà dầu, khu trạm sản xuất Hydro

3. Đánh giá năng lực phòng, chống và ứng phó của phân xưởng

Con người: 198 cán bộ công nhân viên, trong đó:

+ Hành chính: 28 người (Quản đốc, phó quản đốc, kỹ thuật viên, nhân viên kinh tế, vệ sinh công nghiệp, tổ hóa nghiệm, nhân viên khác)

+ Kíp 1: 42 người

+ Kíp 2: 43 người

+ Kíp 3: 43 người

+ Kíp 4: 42 người

Trang thiết bị hệ thống báo cháy - chữa cháy tự động, bơm chữa cháy, các trụ nước cứu hỏa và bình chữa cháy tại chỗ, hệ thống chữa cháy bằng bọt, trong đó:

+ Hệ thống báo cháy tự động hãng Notifier NFS-3030/E: 3 trung tâm

+ Hệ thống phun sương chữa cháy gian máy chính và MBA

+ Hệ thống chữa cháy tự động các tuyến băng tải than

Page 13: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

+ Hệ thống chữa cháy bằng khí FM200 660kg

+ Hệ thống chữa cháy bằng bọt 300 gallons

+ Bơm cứu hỏa: 01 bơm điện (250kW/6,6kV - 600m3/h), 01 bơm Diesel (280kW - 600m3/h), 02 bơm bù áp (11kW - 200m3/h).

+ Hộp cứu hỏa tại chỗ (gồm dây, lăng phun, tay thao tác) : 199

+ Trụ nước ngoài trời: 60

+ Bình chữa cháy loại MFZ ABC 6: 748

+ Bình chữa cháy loại MFZ ABC 25: 31

+ Bình chữa cháy loại CO2 MT5: 32

+ Bình chữa cháy loại CO2 MT24: 08

+ Phi cát chữa cháy: 7

+ Phương tiện khác: chăn chiên 8 cái.

Trang thiết bị phòng chống lụt bão:

+ Bơm nước di động: 04 cái

+ Vải bạt 40m2 : 05 tấm

+ Xẻng: 12 cái

+ Thang nhôm gấp: 10 cái

+ Dây thừng, dây thép buộc, xô chậu, xà beng, dây đai an toàn.

III. Phương án triển khai ứng phó.

1. Phương án chữa cháy khi có đám cháy phát sinh

Tình huống cháy giả định:

- Thời gian xảy ra cháy: G giờ P phút ngày D tháng M năm Y

- Điểm xuất cháy: khu vực bình gia nhiệt dầu Trạm dầu FO

- Chất cháy chủ yếu: Dầu FO rò rỉ

- Nguyên nhân xảy ra cháy: do chập điện từ hệ thống bơm dầu

- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy:

Page 14: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Đám cháy xảy ra tại khu vực trạm dầu FO phát triển nhanh, mạnh, nhiệt độ đám cháy tăng cao tuy nhiên khu vực này có tường bao, tách biệt nên ngọn lửa đám cháy chỉ phát triển theo sự phân bố của chất cháy có trong khu vực trạm. nếu không tổ chức chữa cháy kịp thời, lượng nhiệt bức xạ của đám cháy hoặc ngọn lửa sẽ ảnh hưởng đến khu vực bể dầu chính gây sự cố cháy nổ cực kỳ nghiêm trọng.

1.1 Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy:

- Dự kiến diện tích đám cháy: 30m2

- Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy là: ict=0,15 (l/sm2).

- Lưu lượng phun nước cần thiết để chữa cháy: Qct= Fc x ict= 30 x 0,15= 4,5(l/s)

- Số lăng phun nước để chữa cháy: Nl = Qct /ql = 4,5/3,5 = 1,2 lăng B

- Số xe phun nước là: Nxe = Nl/4 = 1,2/4 = 01 xe.

- Số lăng phun nước làm mát cho các khu vực xung quanh: 03 lăng B.

- Số tiểu đội thực tế tham gia chữa cháy là: 03 tiểu đội.

1.2 Kế hoạch huy động lực lượng chữa cháy

Khi xảy ra cháy, nhân viên trực vận hành Trạm dầu FO nhanh chóng báo động cháy cho Trưởng kíp lò máy, Trưởng ca (số điện thoại nội bộ: 5000); Trưởng kíp Lò máy báo Phân xưởng Vận hành (số điện thoại nội bộ: 5159 trong giờ hành chính hoặc số điện thoại di động Đ/c Quản đốc Nguyễn Văn Duy: 0904837427). Phân xưởng Vận hành báo Ban chỉ đạo PCCC công ty để phối hợp huy động lực lượng chữa cháy trong giờ trực ca và ngoài giờ hành chính (nếu xảy ra cháy ngoài giờ hành chính).

- Bộ phận Điện cắt điện toàn bộ khu vực Trạm dầu FO trừ hệ thống chiếu sáng nếu không bị ảnh hưởng.

- Nhân viên trực Trạm dầu FO dùng các bình chữa cháy MFZ ABC24 được trang bị tại chỗ dập tắt và khống chế cháy lan.

- Đội PCCC và xe chữa cháy trong giờ trực ca đến hiện trường thực hiện dập tắt đám cháy.

- Gọi điện báo cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số 114.

Page 15: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

- Tổ chức sơ cứu người bị nạn (nếu có) và hướng dẫn mọi người bình tĩnh thoát nạn ra nơi an toàn.

- Tổ chức di chuyển tài sản và các tài sản chưa bị cháy ra nơi an toàn.

- Cử người đón lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và báo cáo tình hình biễn biến của đám cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Lực lượng chữa cháy cơ sở có trách nhiệm cùng tham gia, phối hợp chữa cháy với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo sự điều hành, chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy.

1.3 Kế hoạch triển khai chữa cháy:

1.3.1 Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:

- Khi có cháy xảy ra, lực lượng tại chỗ phải nhanh chóng báo động toàn ca trực, gọi điện báo cháy cho các lực lượng sau:

+ Đồng chí Quản đốc Nguyễn Văn Duy (ĐT 5159/0904837427)

+ Y tế công ty (nếu có người bị thương): 01662382939/0903558289

- Nhanh chóng thành lập Ban chỉ huy chữa cháy ban đầu do đồng chí Quản đốc phân xưởng (hoặc người được uỷ quyền) làm trưởng ban, phối hợp với Trưởng ca thực hiện các biện pháp chữa cháy kịp thời và báo cáo Ban chỉ đạo PCCC Công ty.

- Ban chỉ huy chữa cháy ban đầu phân công cụ thể cho lực lượng chữa cháy cơ sở làm các nhiệm vụ sau:

+ 01 người làm nhiệm vụ gọi điện báo cháy.

+ 01 người làm nhiệm vụ cắt điện khu vực xảy ra cháy (nếu cần thiết thì cắt điện toàn bộ cơ sở).

+ Tổ chữa cháy tại chỗ gồm 35 người: Khối hành chính Phân xưởng (10 người), các vị trí trực ca: Lò phó, Máy phó, Bơm tuần hoàn, Trực băng tải và máy nghiền than, Tổ hóa nghiệm, Trực nước thải, Trực Xử lý nước lò, Trực xử lý nước khử khoáng, Trực Trạm Hydro, Trực trạm dầu FO (25 người) sử dụng các bình chữa cháy xe đẩy MFZ ABC 24 và các bình xách tay MFZ ABC6 trang bị tại Trạm dầu FO phun bột chữa cháy vào đám cháy nhằm ngăn chặn sự phát triển của đám cháy và dập tắt đám cháy. Nếu đám cháy vẫn tiếp tục phát triển

Page 16: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

lớn thì triển khai lăng phun nước từ các trụ nước cứu hỏa ngoài trời, trụ nước cứu hỏa vách tường để dập tắt đám cháy.

+ 02 người làm nhiệm vụ hướng dẫn thoát nạn và cứu người bị nạn (nếu có).

+ 02 người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự: hướng dẫn giao thông, nguồn nước cho các lực lượng đến chi viện; phối hợp với lực lượng bảo vệ để bảo vệ tài sản, trang thiết bị.

+ Số nhân viên còn lại làm nhiệm vụ di chuyển, sơ tán tài sản ra nơi an toàn để chống cháy lan.

- Khi lực lượng PCCC của công ty đến đám cháy, Ban chỉ huy chữa cháy ban đầu báo cáo đồng chí chỉ huy của lực lượng PCCC cua công ty về tình hình, diễn biến của đám cháy, các biện pháp chữa cháy ban đầu mà lực lượng tại chỗ để triển khai.

- Khắc phục hậu quả vụ cháy.

1.3.2 Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng PCCC Công ty

- Ngay sau khi nhận được tin báo cháy tại khu vực sản xuất Công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV, Ban chỉ đạo PCCC Công ty phát lệnh báo động, lệnh 01 xe chữa cháy cùng 07 thành viên đội chữa cháy theo xe đến đám cháy.

- Ngay khi đến đám cháy, Đ/c Trưởng ban PCCC công ty nghe Phân xưởng báo cáo lại tình hình, diễn biến đám cháy, các công việc mà lực lượng tại chỗ đã thực hiện. Sau đó, tiến hành thành lập Ban chỉ huy chữa cháy hỗn hợp do Trưởng ban chỉ đạo PCCC công ty làm trưởng ban, đồng chí Quản đốc Phân xưởng làm phó ban.

- Ban chỉ huy chữa cháy cho thành lập tổ trinh sát gồm 03 đồng chí. Tổ trinh sát có nhiệm vụ kiểm tra có người bị nạn bị mắc kẹt trong đám cháy hay không? Vị trí, kích thước, đặc điểm của đám cháy, chất cháy chủ yếu, mức độ nguy hiểm của đám cháy kịp thời báo cáo Ban chỉ huy chữa cháy.

- Sau đó, Ban chỉ huy chữa cháy quyết định phương pháp, biện pháp cứu chữa đám cháy, xác định hướng chữa cháy chính: sử dụng biện pháp dùng các lăng phun nước trên toàn bộ diện tích đám cháy để dập tắt đám cháy và làm mát các khu vực lân cận với đám cháy để chống cháy lan, phun nước làm mát lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

Page 17: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Sau khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn, lực lượng tiến hành thu hồi, kiểm tra lại lực lượng phương tiện; bàn giao lại hiện trường vụ cháy cho Phân xưởng Vận hành; phân công cán bộ tham gia khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy; số còn lại trở về vị trí làm nhiệm vụ sản xuất bình thường.

2. Phương án phòng chống lụt bão và TKCN

2.1 Trước mùa mưa bão:

+ Phân xưởng Vận hành tổ chức khảo sát hiện trường, lập kế hoạch công việc trình Giám đốc Công ty duyệt.

+ Đề nghị và lĩnh vật tư phòng chống, thực hiện các công việc đã khảo sát.

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch được Giám đốc duyệt.

2.2 Trong mùa mưa bão

2.2.1 Trước khi có mưa bão đến (tin bão xa)

Tất cả các bộ phận trong Phân xưởng, các Tổ, Kíp sản xuất thường xuyên theo dõi thông tin đại chúng, qua đài báo và truyền thanh truyền hình để nắm bắt diễn biến của bão, sẵn sàng chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện dụng cụ chống bão.

2.2.2 Khi nhận lệnh báo bão khẩn cấp

Tất cả các bộ phận trong Phân xưởng, các Tổ, Kíp sản xuất lập tức triển khai các công việc PCLB-TKCN;

Kiểm tra một lần nữa các cửa sổ và cửa chính của các phòng trực, nhà trực vận hành, kho vật tư, các tủ điện tại chỗ đã được đóng kín, chốt chắc chắn chưa, nếu không phải thực hiện tiếp cho hoàn thiện. Yêu cầu các đội công tác dừng ngay các công việc sửa chữa ngoài trời. Khi thực hiện xong các coogn việc trên, báo cáo lại Quản đốc Phân xưởng;

2.2.3 Trong thời gian xảy ra mưa bão

Lực lượng trực ca thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những điểm mất an toàn để xử lý kịp thời.

Trường hợp có sự cố xảy ra, liên lạc báo cáo trực tiếp với Ban chỉ đạo PCTT-TKCN của Công ty để có biện pháp kịp thời xử lý.

Page 18: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Kịp thời báo cáo với Công ty những vấn đề phát sinh phân xưởng không tự giải quyết được để Ban chỉ đạo PCTT - TKCN Công ty có biện pháp chỉ đạo thực hiện.

2.2.4 Khi báo bão đã đi qua, ít có khả năng bị ảnh hưởng

Các bộ phận trong Phân xưởng, các Tổ, Kíp sản xuất nhanh chóng khắc phục ngay hậu quả mưa bão gây ra và báo cáo cho Quản đốc Phân xưởng để tập hợp các số liệu báo cáo lãnh đạo Công ty và cấp trên khi có yêu cầu. Các thiết bị không vận hành vẫn tiếp tục ở trạng thái chống bão cho tới khi có thông báo bão đã tan hẳn, không còn ảnh hưởng đến sản xuất.

2.2.5 Khi báo bão đã tan hẳn

Các bộ phận trong Phân xưởng, các Tổ, Kíp sản xuất nhanh chóng ổn định đưa toàn bộ thiết bị vào sản xuất;

Khắc phục hậu quả mưa bão, dọn dẹp vệ sinh văn phòng, nhà xưởng.

2.3 Công tác khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra

Thực hiện trong và sau từng trận mưa to, lụt, bão. Tổ chức xử lý nhanh mọi hậu quả do mưa bão gây ra, nhanh chóng ổn định sản xuất và trở lại trạng thái bình thường;

Tổ chức rút kinh nghiệm những ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình thực hiện công tác phòng chống mưa bão để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm cho các trận mưa bão tiếp theo;

Hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng và thiệt hại do thiên tai - mưa bão gây ra đối với sản xuất của Công ty. Đảm bảo an toàn về người và tài sản khi có thiên tai - mưa bão xảy ra.

Triển khai khắc phục hậu quả kịp thời, nhanh chóng khôi phục sản xuất và mọi hoạt động của Công ty sau mưa bão. Kịp thời phối hợp có hiệu quả với các đơn vị khác trong Công ty khi cần thiết.

2.4 Biện pháp phòng, ngăn ngừa sự cố, các thiệt hại xảy ra trong mùa mưa bão năm 2016 và biện pháp an toàn khi mưa bão

2.4.1 Mục tiêu

Hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng và thiệt hại đối với sản xuất do thiên tai- mưa bão gây ra;

Page 19: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản khi có thiên tai - mưa bão xảy ra;

Khắc phục nhanh nhất mọi hậu quả do mưa bão, nhanh chóng khôi phục sản xuất;

Phối kết hợp có hiệu quả với các đơn vị bạn, chính quyền địa phương khi cần thiết.

2.4.1 Các biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa trước mùa mưa bão:

+ Nghiêm chỉnh thực hiện đúng, đầy đủ theo trình tự nội dung thực hiện công tác PCTT - TKCN dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT - TKCN của Công ty;

+ Toàn bộ thiết bị, vật tư phải được đưa vào vị trí an toàn;

+ Thực hiện kiểm tra toàn bộ tấm lợp của các tuyến băng tải, các cửa sổ và cửa chính của các phòng trực, nhà trực vận hành, kho vật tư, các tủ điện tại chỗ đã được đóng kín, chốt chắc chắn chưa, có khả năng bị bung, lật khi gió lớn xảy ra không? Nếu chưa phải đưa vào nội dung công việc để thực hiện trước mùa mưa bão đến.

+ Các hệ thống cống, rãnh thường xuyên được kiểm tra nạo vét khơi thông dòng chảy đề phòng tắc nghẽn gây úng ngập khi mưa to kéo dài;

+ Các vật tư, thiết bị có nguy cơ ngập tiến hành kê cao trong suốt mùa mưa bão, không để gần cửa kính đề phòng kính vỡ gây ẩm ướt, ảnh hưởng đến vật tư, thiết bị.

2.4.2 Biện pháp an toàn khi mưa bão xảy ra

Không được ra ngoài khi có gió lớn, đề phòng gió lốc to cuốn hoặc các vật thể quăng quật vào người gây tai nạn;

Không chạm vào dây điện khi bị đứt;

Tránh đi lại vào các chỗ ngập nước và hệ thống cống rãnh không có hoặc mất tấm đậy và các hố ga.

Page 20: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

2.5 Các tình huống và phương án xử lý

2.5.1 Tình huống ngập cục bộ hố van đầu ra bơm tuần hoàn A, B, C

Hố van đầu ra của 03 bơm tuần hoàn A, B, C thuộc Trạm bơm nước tuần hoàn nằm dưới cos -4m, khi có nước trong hố sẽ có 02 bơm xả đọng 7.5kW-400V với lưu lượng 25t/h bơm nước ra hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy.

Nguyên nhân: Do lượng mưa lớn kéo dài, lượng nước nhiều, hệ thống thoát nước

mưa không thoát nước kịp, làm nước tràn nhanh vào hố 03 van đầu ra của bơm tuần hoàn

Hậu quả:Nước tràn vào làm ngập nhanh hố van đầu ra bơm tuần hoàn làm ngập

và không thể khởi động được 02 bơm xả cặn Biện pháp khắc phục:- Tiến hành dùng các bao cát đắp bờ, be xung quanh hố 03 van đầu ra

của 03 bơm tuần hoàn nhằm hạn chế nước trên mặt bằng chảy vào hố.- Dùng 02 bơm chìm lưu động 4HP-220V lưu lượng 40m3/h hút nước

hố 03 van đầu ra của 03 bơm tuần hoàn ra ngoài hệ thống thoát nước mưa của nhà máy.

2.5.2 Tình huống ngập cục bộ hố bình ngưng thuộc tổ máy #1 (hoặc #2)

Mỗi tổ máy có thiết kế hai bơm xả đọng (Bơm 1A-1B với tổ 1, bơm 2A-2B với tổ 2) hút chuyển nước sang bể thu nước thải công nghiệp, trong trường hợp mưa to, lũ lụt và hai bơm xả đọng không thể vận hành tự động hay bằng tay được dẫn đến nước chảy tràn vào gian máy làm ngập hố bình ngưng.

Nguyên nhân: Do lượng mưa lớn kéo dài, lượng nước nhiều, hệ thống rãnh thoát

nước mưa không thoát nước kịp, làm nước tràn vào gian máy dẫn đến ngập hố bình ngưng

Hậu quả:Nước tràn nhanh làm ngập hố bình ngưng, làm không thể khởi động

được bơm xả đọng có thể dẫn đến dừng tổ máyBiện pháp khắc phục:- Tiến hành dùng các bao cát đắp bờ, be xung quanh nhằm hạn chế

nước trên mặt bằng chảy vào hố bình ngưng;

Page 21: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

- 02 bơm chìm lưu động 4HP-220V lưu lượng 40m3/h có sẵn hút nước trong hố bình ngưng ra ngoài rãnh thoát nước mưa của tổ máy.

2.5.3 Tình huống ngập cục bộ hố thu nước đập số 1 bãi thải xỉ

Đặc thù của hệ thống nước tại hố thu số 1 của Bãi thải xỉ là nguồn nước ngầm và nguồn nước thu bề mặt từ trong lòng núi chảy ngầm qua bãi xỉ chảy ra suối Gạo.

Nguyên nhân:Do lượng mưa lớn kéo dài, đất đá, bùn sạt lở trôi vào hố thu, gây tắc

cống thoát ở chỗ hố thu.Hậu quả:Nước không thoát được, sẽ dâng cao làm vỡ đê bao, dẫn đến nước tràn

vào bãi xỉ dẫn đến nguy cơ phá đập số 2.Biện pháp khắc phục:- Dùng bơm, bơm liên tục nước trong hố vào lòng bãi xỉ và lấy các bao

cát gia cố đê bao đồng thời mở đường chảy tràn qua bờ đập, ta có thể dùng vải bạt địa kỹ thuật lót đường chảy tràn để tránh làm xé bờ đập và mở rộng cống thu trong lòng bãi cho nước thoát qua trạm xử lý nước;

- Tiếp tục huy động bơm công suất lớn hút cạn nước trong hố thu. Khi hố thu cạn nước thì ta tiến hành nạo vét, khơi thông dứt điểm miệng cống

- Tiến hành nạo vét hố thu định kỳ hàng năm, tránh không để đất đá, bùn đọng tại hố thu nhiều làm tắc cống thoát.

2.5.4 Tình huống ngập lụt cục bộ: Ngập nước sân phân phối 220kV

Đặc thù của hệ thống thoát nước mặt của sân phân phối 220kV là tự thấm,

còn hệ thống máng cáp thoát nước được là nhờ 2 động cơ bơm có P = 2.2kW

được đặt tại các hố thu nước của hệ thống máng cáp, sau đó nước được bơm vào

một bể chứa có V = 20m3 từ đó nước từ bể này mới được chảy chung vào hệ

thống kênh thoát nước chung của Công ty.

Nguyên nhân

Do khả năng tự thấm của nền sân phân phối 220kV không tiêu thụ không hết

trong một thời gian ngắn khi mưa lớn kéo dài, dẫn đến lượng nước mưa này đã

chảy tràn xuống hệ thống máng cáp, 2 động cơ bơm làm việc 24/24h cũng

không đáp ứng đủ vì theo thiết kế 2 động cơ này chỉ phục vụ cho việc hút nước

đọng không lớn trong hệ thống máng cáp.

Page 22: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Hậu quả:

Gây ngập cáp trong rãnh và chập hệ thống cáp điều khiển, gây nhiễu hệ

thống thông tin liên lạc.

Biện pháp khắc phục:

+ Khi hệ thống bơm thoát nước hiện có hoạt động không hiệu quả thì cần

phải huy động thêm lực lượng và bơm nước di động, bổ sung để ứng cứu bơm

hết nước đọng tại mương cáp sân phân phối 220kV;

+ Trong khu vực sân phân phối 220kV gồm có 03 bể chứa, lực lượng phòng

chống huy động cần 15 người chia đều cho 03 bể;

+ Dụng cụ gồm: Xô 10 lit = 15 cái, Xẻng cán gỗ = 09 cái, Xà beng = 03 cái,

Cây thép Φ12 dài 05m = 03 cây, bơm hút nước di động công suất tùy thuộc vào

mức độ ngập úng 03 chiếc;

+ Tiến hành bơm và múc nước làm giảm mực nước trong bể cho đến khi lực

lượng phòng chống có thể xuống đáy bể tiến hành lạo vét đất đá dưới đáy bể, kết

hợp song song là tiến hành thông đất đá trong cống bằng cây thép Φ12 dài 5,0m.

+ Tiến hành nạo vét toàn bộ đất đá tuyến rãnh thoát nước từ sân phân phối ra

đến trạm xử lý nước để khơi thông dòng chảy.

2.5.5 Ngập nước tại Nhà điều chế Hydro

Đặc thù của hệ thống thoát nước của Khu điều chế Hydro là nước trên mái

nhà và khu vực sân dồn vào một bể thoát, tại bể có đặt 01 bơm vận chuyển nước

công suất P = 3kW được bơm ra rãnh thoát nước chung của Công ty.

Nguyên nhân:

Do lượng mưa lớn kéo dài, lượng nước nhiều không bơm hết nên nước đã

ngập vào trong gian điều chế và ngập vào phòng điều khiển.

Hậu quả:

Gây hỏng thiết bị của hệ thống điều chế, chập hệ thống cáp và các tủ điện.

Page 23: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

Biện pháp khắc phục:

Khi lượng nước nhiều bơm không hết, ngập vào phòng điều chế và phòng điều khiển của khu Nhà điều chế Hydro cần thuy động thêm lực lượng dùng bơm di động để hút hết nước trong khu Nhà điều chế.

2.5.6 Tình huống tốc mái tuyến băng C1 do gió to giật trên cấp 12

Nguyên nhân:

Do tuyến băng nằm ở độ cao trên 20m và đúng hướng gió giật của cơn bão.

Hậu quả:

Tuyến băng bị tốc mái. Phần mái che bị hư hỏng dẫn đến nước mưa làm ướt than cấp vào silo, gây bết, tắc than. Đồng thời nước mưa theo gió tạt có khả năng gây cháy, chập hệ thống điện tại các tủ điều khiển tại chỗ, hệ thống chiếu sáng, báo cháy….

Nguy cơ:

Do bị tốc mái che băng tải dẫn đến lượng than cấp vào Silo bị ẩm ướt gây bám dính và tắc than ảnh hưởng đến khả năng phát công suất của Nhà máy.

Biện pháp xử lý:

+ Ngừng cấp than và cho tuyến băng tải C1 ngừng hoạt động khi đã rót hết số lượng than trên băng vào Silo.

+ Ngay sau khi đã ngừng cấp than vào tuyến băng và tuyến băng đã dừng hẳn thì lực lượng phòng chống tiến hành chia làm 02 nhóm (phải có nhóm trưởng để theo dõi, chỉ huy và giám sát thực hiện đảm bảo an toàn):

+ Nhóm I làm nhiệm vụ rà soát và chằng, néo lại những tấm lợp đang có nguy cơ bị tốc bằng dây thép Φ3 mm, khi tháo rỡ phải sử dụng dây thừng thả những tấm đã bị lật và treo lơ lửng. Tuyệt đối không được thả tự do rơi xuống đất;

+ Nhóm II khẩn trương rải số lượng bạt đã chuẩn bị che kín khoảng trống sau đó dùng dây thép Φ1 mm chằng buộc bạt lên các khung xà của mái tuyến băng;

+ Sau khi thực hiện xong phải kiểm tra số lượng người tham gia đã đủ chưa, thu dọn các dụng cụ như kìm, thang, dây thép, dây thừng... và báo cáo với Ban chỉ huy PCTT - TKCN đã thực hiện xong công việc đảm bảo an toàn.

Page 24: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

IV. Tổ chức thực hiện

Khi có cháy nổ, bão lụt xảy ra, các Đ/c Quản đốc, Phó Quản đốc chủ động báo cáo với Ban chỉ đạo PCCC, Ban chỉ đạo PCLB –TKCN Công ty; phối hợp với ca vận hành để ứng phó nhanh, an toàn đảm bảo thiệt hại thấp nhất về người và tài sản, đảm bảo duy trì nhà máy hoạt động.

Các CBCNV Phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra khu vực sản xuất theo Quy trình nhiệm vụ, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như Trạm dầu FO, Trạm sản xuất Hydro, các bể dầu bôi trơn, khu hóa chất, tuyến băng tải….các khu vực ngoài trời dễ bị ảnh hưởng bởi bão lụt như Sân phân phối, khu vực Lò hơi, bãi thải xỉ và căn cứ phương án này để có những biện pháp phòng chống phù hợp và hiệu quả.

Các Đ/c Trưởng Kíp các bộ phận điều hành nhân viên dưới quyền thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt bão theo phương án và chịu trách nhiệm trực tiếp với quản đốc, Phó quản đốc Phân xưởng Vận hành về mọi hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng chống cháy nổ, lụt bão trong khu vực sản xuất.

Page 25: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

PHỤ LỤC: DANH SÁCH CÁC ĐỘI PCCC-PCTT

PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH

TT Họ và tên Chức vụ Điện thoại

Kíp 1

1 Nguyễn Văn Minh Trưởng kíp Lò máy Đội trưởng 0984635222

2 Nguyễn Văn Giang Máy phó Thành viên3 Đồng Văn Tiền Lò phó Thành viên4 Phạm Quang Sang Trưởng kíp điện Thành viên5 Bùi Quang Hùng Trực SPP Thành viên6 Đàm Văn Mong Trực tự dùng Thành viên

7 Dương Ngọc Hòa Trưởng kíp Nhiên liệu Thành viên

8 Nguyễn Văn ThắngVH Máy nghiền

thanbăng tải

Thành viên

9 Phạm Việt Dũng VH HT Đá vôi Thành viên10 Lê Văn Vượng Trưởng kíp Hóa Thành viên

11 Đỗ Văn Tuấn Xử lý nước khử khoáng Thành viên

12 Nguyễn Văn Trãi Xử lý nước thải Thành viênKíp 2

1 Phạm Duy Long Trưởng kíp Lò máy Đội trưởng 0906198804

2 Đoàn Văn Chiến Lò phó Thành viên3 Nguyễn Văn Thường Máy phó Thành viên4 Lê Hùng Dương Trưởng kíp điện Thành viên5 Phạm Thành Lâm Trực tự dùng Thành viên6 Dương Văn Huy Trực tự dùng Thành viên

7 Phạm Văn Hòa Trưởng kíp Nhiên liệu Thành viên

8 Đặng Văn VươngVH Máy nghiền

thanbăng tải

Thành viên

9 Đoàn Ngọc Phương VH HT tro xỉ Thành viên10 Phương Thị Thu Trưởng kíp Hóa Thành viên

11 Nguyễn Văn Mạnh Xử lý nước khử khoáng Thành viên

Page 26: Phuong an Pccn-tkcn Pxvh 2016 Sửa Đổi 05.16

12 Mạc Như Tĩnh Xử lý nước thải Thành viênKíp 3

1 Nguyễn Xuân Thực Trưởng kíp Lò máy Đội trưởng 0987607661

2 Phạm Văn Dũng Lò phó Thành viên3 Mai Quang Tạo Máy phó Thành viên4 Nguyễn Việt Thắng Trưởng kíp điện Thành viên5 Dương Việt Hưng Trực Tự dùng Thành viên6 Nguyễn Thị Ngoan Trực SPP Thành viên

7 Nguyễn Xuân Hạnh Trưởng kíp Nhiên liệu Thành viên

8 Nguyễn Danh DũngVH Máy nghiền

thanbăng tải

Thành viên

9 Nguyễn Đức Hưng VH HT Đá vôi Thành viên10 Nguyễn Văn Hùng Trưởng kíp Hóa Thành viên11 Phạm Thị Giang Xử lý nước lò Thành viên12 Nguyễn Thị Yến Xử lý nước thải Thành viên

Kíp 4

1 Vũ Đức Việt Trưởng kíp Lò máy Đội trưởng 0164633068

3

2 Nguyễn Ngọc Thưởng Lò phó Thành viên

15 Nguyễn Như Huy Máy phó Thành viên16 Nguyễn Văn Quảng Trưởng kíp điện Thành viên17 Đặng Văn Linh Trực Tự dùng Thành viên42 Vũ Văn Quang Trực Tự dùng Thành viên

43 Quách Đào Sơn Trưởng kíp Nhiên liệu Thành viên

44 Tiên Quang BìnhVH Máy nghiền

thanbăng tải

Thành viên

45 Nguyễn Thế Vinh VH HT Đá vôi Thành viên46 Lương Thanh Tùng Trưởng kíp Hóa Thành viên

47 Nguyễn Tiến Dũng Xử lý nước khử khoáng Thành viên

48 Trần Văn Đạo Xử lý nước thải Thành viên