phÂn cẤp trong lĨnh vỰc quy hoẠch vÀ kẾ hoẠch Ở...

16
333 PHÂN CP TRONG LĨNH VỰC QUY HOCH VÀ KHOCH VIT NAM – THC TRNG VÀ GII PHÁP TS. Lê Viết Thái Trưởng ban Thchế Kinh tế, Vin Nghiên cu qun lý kinh tế Trung ương 1. Mt svấn đề lý lun liên quan Khái nim phân cp Phân cp qun lý nhà nước, theo nghĩa rộng nht, là hình thc chuy n giao quy n hn và trách nhim trong vic thc thi các nhim vcông tcấp Trung ương xuống các cơ quan địa phương hoặc giao nhim vnày cho khu vực tư nhân, cho các tổ chc xã hi thc hin. Ngày nay khái nim phân cấp được sdng cho nhiu hoàn cnh nhiu hiện tượng khác nhau trong xã hi. Mc dù còn có nhiu cuc tranh lun vkhái nim phân cấp, nhưng rt nhiu quc gia, nhiu chuyên gia thng nht vi nhau vmt shình thc phân cp sau: Phân cp Phân cp hành chính Phân cp tài khóa Phân cp kinh tế (p/c thtrường ) Tn quyn Deconcentralisation y quyn delegation Phân quyn Devolution o Phân cp hành chính 103 Phân cấp hành chính được chia thành 3 nhóm: Tn quyn (deconcentralisation) Tn quy n là hình thc phân chia quy n quyết định và trách nhiệm cho các đơn vị đại din chính quy ền Trung ương ở các vùng. Hình thc này là hình thc thp nht trong các hình thc phân cp hành chính (thm chí có chuyên gia cho đây không phải là hình thc phân cp bi vic chuy n giao này chdin ra trong ni bcấp Trung ương). 103 Khái niệm này được gii thích cthhơn ở tham lun ca PGS.TS Lê Xuân Bá

Upload: others

Post on 26-Jan-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

333

PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TS. Lê Viết Thái

Trưởng ban Thể chế Kinh tế,

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

1. Một số vấn đề lý luận liên quan

Khái niệm phân cấp

Phân cấp quản lý nhà nước, theo nghĩa rộng nhất, là hình thức chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực thi các nhiệm vụ công từ cấp Trung ương xuống các cơ quan địa phương hoặc giao nhiệm vụ này cho khu vực tư nhân, cho các tổ chức xã hội thực hiện. Ngày nay khái niệm phân cấp được sử dụng cho nhiều hoàn cảnh nhiều hiện tượng khác nhau trong xã hội. Mặc dù còn có nhiều cuộc tranh luận về khái niệm phân cấp, nhưng rất nhiều quốc gia, nhiều chuyên gia thống nhất với nhau về một số hình thức phân cấp sau:

Phân cấp

Phân cấp hành chính

Phân cấp tài khóa Phân cấp kinh tế

(p/c thị trường )

Tản quyềnDeconcentralisation

Ủy quyềndelegation

Phân quyềnDevolution

o Phân cấp hành chính103

Phân cấp hành chính được chia thành 3 nhóm:

Tản quyền (deconcentralisation)

Tản quyền là hình thức phân chia quyền quyết định và trách nhiệm cho các đơn vị đại diện chính quyền Trung ương ở các vùng. Hình thức này là hình thức thấp nhất trong các hình thức phân cấp hành chính (thậm chí có chuyên gia cho đây không phải là hình thức phân cấp bởi việc chuyển giao này chỉ diễn ra trong nội bộ cấp Trung ương).

103 Khái niệm này được giải thích cụ thể hơn ở tham luận của PGS.TS Lê Xuân Bá

Page 2: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

334

Uỷ quyền (delegation)

Uỷ quyền là hình thức phân cấp hành chính mà chính quyền Trung ương chuyển giao quyền quyết định và trách nhiệm điều hành cho cơ quan địa phương song chính quyền Trung ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết định này.

Phân quyền (devolution)

Phân quyền là hình thức cao nhất trong phân cấp hành chính. Với hình thức này, toàn bộ quyền hạn trong việc ra quyết định, tài trợ và quản lý được chính quyền Trung ương giao cho các cơ quan độc lập của chính quyền địa phương (local government).

o Phân cấp tài khoá104

Phân cấp tài khoá là cấu phần trọng tâm của mọi biện pháp phân cấp. Mỗi đơn vị phân cấp chỉ có thể độc lập thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp khi họ có được các nguồn tài chính cần thiết và khi họ có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

o Phân cấp thị trường

Bên cạnh những hình thức trên còn có hình thức phân cấp kinh tế (còn được gọi là phân cấp thị trường, khái niệm này khác hẳn với khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế). Khái niệm này được sử dụng khi Nhà nước chuyển giao một số chức năng từ khu vực công sang khu vực tư nhân, như vậy một số nhiệm vụ sẽ không được các cơ quan nhà nước thực hiện mà sẽ chuyển giao cho khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã, các hiệp hội, và các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Hình thức này được phân thành 2 nhóm, trong đó: (1) “tư nhân hoá”: chuyển giao việc cung ứng một số sản phẩm và dịch vụ từ nhà nước sang các chủ thể tư nhân và (2) “giải quy chế”: giảm các rào cản hành chính, tạo điều kiện cho các chủ thể tư nhân tham gia vào thị trường.

Một số điều cần lưu ý:

Phân cấp quản lý luôn được hiểu là phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho các cấp chính quyền. Chính vì vậy, tiền đề cho việc phân cấp là phải xác định một cách hợp lý nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế cũng như trong quản lý xã hội. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế luôn gắn chặt với quá trình chuyển đổi vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý và điều hành nền kinh tế. Vấn đề này liên hệ gắn bó với khái niệm phân cấp kinh tế.

Phân cấp không có nghĩa là chính quyền Trung ương từ bỏ nhiệm vụ ở một lĩnh vực nào đó. Phân cấp là một biện pháp để tổng thể bộ máy nhà nước có điều kiện hoàn thành

104 Theo Chương trình Diễn đàn, đã có tham luận về phân cấp ngân sách

Page 3: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

335

tốt hơn nhiệm vụ của mình. Phân cấp không làm cho vai trò của các cơ quan Trung ương giảm đi. Phân cấp giải phóng trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ nào đó, vì thế họ có thể tập trung thêm nguồn lực vào việc xây dựng các điều kiện khung khổ và giám sát các hoạt động của các cơ quan địa phương.

Phân cấp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

Một trong những vấn đề cơ bản nhất của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường là việc thay đổi vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội. Vấn đề này gắn chặt với khái niệm phân cấp thị trường (phân cấp kinh tế). Chính vì lý do này, cách tiếp cận khi xây dựng và thực hiện chương trình phân cấp ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với ở các quốc gia khác. Nếu như ở các quốc gia khác, quá trình phân cấp chỉ cần tập trung chủ yếu vào việc phân chia nhiệm vụ cho các cấp một cách phù hợp thì ở Việt Nam trước hết phải loại bỏ những công việc của Nhà nước không phù hợp với nền kinh tế thị trường và sau đó mới phân bổ số nhiệm vụ còn lại cho các cấp. Việc loại bỏ những nhiệm vụ không phù hợp không chỉ chịu sự tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào cả một số nhân tố khác, ví dụ: quá trình hội nhập quốc tế, quá trình cải cách hành chính và nguồn lực ngân sách nhà nước. Ta có thể hình dung việc xác định lại nhiệm vụ của Nhà nước sẽ được thực hiện qua sơ đồ dưới đây:

Cải cách hành chính Ngân sách hạn chế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tếQuá trình chuyển đổi

Đổi mới nhiệm vụ Nhà nước

Nhiệm vụ công(NN tài trợ hoàn toàn)

-4-Tư nhân đảm nhận

toàn phần

Nhiệm vụ công(NN tài trợ một phần)

-1-Tự thực hiện

-2-Thuê bên ngoài

-3-Các hình thức

khác nhau

Danh mục tiêu chí cho việc phân chia nhiệm vụ?

Biện pháp chính sách nào là cần

thiết?

Theo sơ đồ này, cần cân nhắc xác định các yếu tố tác động để loại bỏ một số công việc của Nhà nước trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau:

- Nhà nước có nhất thiết phải thực hiện nhiệm vụ này không?

- Nhà nước có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này không?

Page 4: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

336

- Nhà nước có phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này không?

Theo lược đồ trên, phạm vi trách nhiệm của Nhà nước sẽ được thu hẹp tương đối nhiều và quan trọng hơn, với cách tiếp cận này, chung ta sẽ có một tiền đề rất thuận lợi cho việc thiết kế một bộ máy nhà nước gọn nhẹ, giảm biên chế đội ngũ công chức và từ đó thực hiện cải cách chế độ lương một cách quyết liệt hơn. (đội ngũ công chức nhà nước chỉ còn lại ở nhóm 1).

Nhiệm vụ của

Nhà nước (hiện tại)

N/nước có nhất thiết phải th/hiện không?

N/nước có đủ nguồn lực để t/hiện không?

N/nước có phải trực tiếp t/hiện

kg?

4. Để thị trường và các tổ chức xã hội

thực hiện

3. Thực hiện nhiều phương pháp: PPP,

BOT, BT,…

2. Nhà nước tài trợ 100% thuê tổ chức bên ngoài thực

hiện với những hình thức khác nhau

1. Cơ quan,tổ chức nhà nước tự thực hiện

Không

Không

Có nhưng không đủ

Không

Page 5: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

337

2. Thực trạng phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội105

Phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội

Về không gian, khác với chiến lược và kế hoạch, Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội không được thực hiện một cách tổng thể trong phạm vi toàn quốc gia (không có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia) mà chỉ có quy hoạch tổng thể “của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các lãnh thổ đặc biệt (vùng kinh tế trọng điểm; khu kinh tế, khu kinh tế quốc phòng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ của cả nước; hành lang kinh tế, vành đai kinh tế); quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện); quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu (trừ quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất).106"

Về thời gian, khác với chiến lược (10 năm) và kế hoạch (5 năm hoặc hàng năm), Quy hoạch tổng thể có những thời gian không đồng nhất giữa các cấp cũng như giữa các ngành.

Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về công tác quy hoạch và sau đó đến năm 2008, Nghị định này được sửa đổi, thay thế bằng Nghị định 04/2008/NĐ-CP. Như vậy, công tác quy hoạch nói chung và việc phân cấp trong quy hoạch nói riêng đã có một khung pháp lý chế định.

(i) Xác định chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quy hoạch

Nghị định về công tác quy hoạch là một sự đổi mới rất quan trọng trong lĩnh vực này. Trước kia, hầu như ngành (sản phẩm) nào cũng đều xây dựng riêng cho mình một quy hoạch phát triển ngành (sản phẩm). Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự vận hành của cơ chế thị trường vì “bàn tay hữu hình” của Nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh, cản trở nhiều hoạt động đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân (nhiều quy định của Nhà nước được xây dựng theo hướng chỉ chấp thuận cho phép đầu tư khi dự án nằm trong quy hoạch ngành) v.v…

Nghị định 92/2006/NĐ-CP (năm 2006) đã thu hẹp được phần nào những sản phẩm và ngành cần xây dựng quy hoạch và Nhà nước thông qua, cụ thể:

Trích Nghị định 92 năm 2006 của Chính phủ

105 Lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có phạm vi rất rộng vì thế báo cáo này chỉ nêu lên một số hạn chế nổi cộm nhất. Những vấn đề khác có thể đã được thể hiện ở các tham luận khác trong Diễn đàn (phân cấp trong đầu tư xây dựng CSHT, quản lý FDI, ngân sách, quản lý tài nguyên, đất đai, quản lý DNNN, v.v...) 106 Điều 1, Nghị định 04/2008/NĐ-CP

Page 6: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

338

Điều 25. Các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu sau đây phải lập quy hoạch phát triển

1. Các ngành kinh tế - kỹ thuật phải lập quy hoạch gồm: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp dệt, da, may; công nghiệp hoá chất; công nghiệp cơ khí và gia công kim loại; thương mại; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; du lịch; giao thông vận tải; bưu chính, viễn thông; thủy lợi và sử dụng tổng hợp nước; năng lượng; hệ thống giáo dục - đào tạo; hệ thống cơ sở y tế và chăm sóc sức khoẻ; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường.

2. Các sản phẩm chủ yếu phải lập quy hoạch bao gồm: mạng lưới giao thông đường bộ; đường sắt; đường hàng không và hệ thống sân bay; hệ thống cảng biển; hệ thống các khu công nghiệp và đô thị gắn với các khu công nghiệp; hệ thống các trường đại học, các trung tâm dạy nghề; sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng cao cấp; luyện kim; điện, điện tử và tin học; ô tô, xe máy; đóng và sửa chữa tàu thuyền; phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy, hải sản; quy hoạch phát triển một số cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; quy hoạch rừng nguyên liệu.

2 năm sau đó, Nghị định 04/2008/NĐ-CP đã điều chỉnh một cách cơ bản, loại bỏ hàng loạt lĩnh vực, sản phẩm mang tính thương mại để những lĩnh vực và sản phẩm này chịu sự điều tiết của thị trường. Ví dụ: hủy bỏ hàng loạt ngành kỹ thuật chung chung (ở khoản 1) để tập trung vào những ngành mang tính mạng lưới toàn quốc hoặc có ý nghĩa rất quan trọng với an ninh quốc gia, an sinh xã hội v.v…

Trích Nghị định 04 năm 2008 của Chính phủ:

"Điều 25. Các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu sau đây các Bộ quản lý ngành phải lập quy hoạch phát triển, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, gồm: hệ thống đường cao tốc, đường liên vùng, liên tỉnh; đường sắt; hệ thống sân bay; hệ thống các khu công nghiệp, hệ thống các khu kinh tế; hệ thống cảng biển; hệ thống cấp nước cấp vùng; hệ thống cấp, thoát nước đô thị loại đặc biệt; hạ tầng kỹ thuật thông tin; hệ thống các công trình xử lý chất thải nguy hại; hệ thống thuỷ lợi; đê biển; hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền.

2. Kết cấu hạ tầng xã hội, gồm: mạng lưới các trường đại học; mạng lưới bệnh viện cấp vùng và cấp tỉnh.

3. Các ngành, sản phẩm chủ yếu, gồm: sản xuất điện; sản xuất xi măng; vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất phân bón; thăm dò, khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: đá vôi để sản xuất xi măng, than, dầu khí, sắt,

Page 7: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

339

bô xít, khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia (coridon), emorot); rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

4. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm đặc thù liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và truyền thống văn hoá, thiết chế văn hoá, phát thanh, truyền hình do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Trong từng thời kỳ, danh mục các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của cả nước chưa quy định tại mục 3 khoản 14 Điều 1 Nghị định này, nhưng cần thiết phải lập quy hoạch phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định."

(ii) Phân cấp quản lý nhà nước trong quy hoạch

Việc phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch cũng đã được điều chỉnh tương đối cụ thể và rõ ràng ở Nghị định 92 (2006) và Nghị định 04 (2008). Việc lập và phê duyệt Quy hoạch được quy định tại Điều 10 của Nghị định. Quy hoạch của cấp nào, ngành nào đều do cấp đó lập trình Thủ trưởng cấp trên (Thủ tướng, Chủ tịch UBND) phê duyệt. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm qua 2 năm thực hiện, Nghị định 04/2008 đã sửa đổi bổ sung thêm một số điểm có liên quan đến phân cấp. Sự khác biệt về nội dung phân cấp ở 2 Nghị định này cũng thể hiện nhu cầu phối hợp giữa các cấp trong việc lập quy hoạch theo hướng tăng cường sự giám sát của cơ quan cấp trên, cụ thể:

Trích Nghị định 92 năm 2006 của Chính phủ Điều 10. Trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch 1. Phân cấp lập và trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực

chịu trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.

Và:

Trích Nghị định 04 năm 2008 của Chính phủ

Điều 10. Trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch

"1. Phân cấp lập và trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

………………….

b) Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu

Page 8: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

340

thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách (ngoài ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định này).

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.

(iii) Một số yếu kém trong phân cấp quản lý quy hoạch

Thực tế phân cấp vừa qua cho thấy Việt Nam phân cấp nhiều nhưng thiếu giám sát, thiếu sự phối hợp cả theo chiều dọc lẫn theo chiều ngang.

Quá trình phân cấp cũng được thể hiện trong việc quản lý quy hoạch và phát triển theo hướng phân quyền (trao toàn bộ việc thực hiện và giám sát thực hiện cho cấp được phân).

Trích Nghị định 92 năm 2006 của Chính phủ

Điều 11. Quản lý quy hoạch

……………

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả lập, thẩm định, phê duyệt sau khi quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả lập, thẩm định, phê duyệt sau khi quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Và:

Trích Nghị định 04 năm 2008 của Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung các khoản 6 và 7 Điều 11 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP như sau:

"6. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả lập, thẩm định, phê duyệt sau khi quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành.

Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Page 9: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

341

Có lẽ đây là một sai lầm trong việc sửa đổi nội dung của Nghị định 04/2008. Sau khi Nghị định này có hiệu lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã mất hoàn toàn các thông tin về việc thực hiện quy hoạch ở các địa phương cũng như ở các ngành, lĩnh vực và do vậy Chính phủ cũng không thể theo dõi thường xuyên quá trình này để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Chính sai lầm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quy hoạch tràn lan, trùng lắp, không đồng bộ, thậm chí quy hoạch địa phương này chống lại quy hoạch địa phương khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt dự án các sân Golf đã được đưa vào quy hoạch ở một số địa phương, nhiều dự án cùng khai thác nguồn tài nguyên ở ranh giới giữa 2 địa phương để đưa vào quy hoạch ở 2 địa phương này.

Quy hoạch vùng là một vấn đề cần lưu tâm khi phân cấp song lại chưa được quan tâm một cách thích đáng. Cho đến nay, không gian kinh tế Việt Nam bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Vấn đề nổi cộm nhất trong thời gian vừa qua của vùng là thiếu một cơ chế quản lý để điều phối sự phát triển của vùng không bị ràng buộc và bị chia cắt theo địa giới hành chính. Nhiều quy hoạch chi tiết chưa tuân thủ quy trình để đảm bảo sự ăn khớp với quy hoạch chung của vùng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng. Các kế hoạch phát triển kinh tế không bám sát và phản ánh được các nội dung quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Nguyên nhân sâu xa của tình hình có thể có nhiều nhưng trước hết là do còn có những vướng mắc trong quan điểm và tư duy về vai trò và bước đi của vùng kinh tế trọng điểm. Vẫn còn đâu đó ảnh hưởng của chủ nghĩa bình quân, thiếu sự tập trung các nỗ lực từ trên xuống dưới và sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng.

Hiện tượng ganh đua giữa các tỉnh trong một vùng, “giành giật” các dự án đầu tư công trong thời gian qua đã dẫn đến sự xuất hiện quá nhiều các công trình hiệu quả thấp, hệ số sử dụng quá nhỏ gây lãng phí cho nguồn lực đang còn quá ít ỏi của Nhà nước.

Phân cấp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Cho đến nay, mặc dù kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội luôn được coi là một trong những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước, song chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh cụ thể các hoạt động liên quan đến việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Nếu coi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là sự thể hiện nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thì trên thực tế có rất nhiều luật, pháp lệnh liên quan đến nội dung kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, (Ví dụ: Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật giáo dục, Luật Xây dựng,v.v…).

Một trong những vấn đề quan trọng nhất và là tiền đề cho việc phân cấp trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là phải loại bỏ những công việc mà Nhà nước không

Page 10: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

342

nhất thiết phải làm trên mọi lĩnh vực. Sau đó mới phân bổ các nhiệm vụ cho từng cấp, nhiệm vụ của từng cấp được phân chính là một phần quan trọng trong nội dung của kế hoạch cấp đó. Hiện nay, nội dung kế hoạch ở cấp địa phương còn bao gồm một số chỉ tiêu mang tính hình thức, khó có khả năng xác định, ví dụ: chỉ tiêu tăng trưởng GDP hoặc chỉ tiêu xuất nhập khẩu ở cấp tỉnh.

Ở Việt Nam, do tính đa dạng của nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên việc phân cấp trong kế hoạch chính là sự tổng hợp của phân cấp ở hầu hết các lĩnh vực liên quan, từ phát triển kinh tế, đến giáo dục, khoa học, y tế, đất đai, môi trường, v.v… Như vậy, việc xác định phân cấp trong lĩnh vực kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội lệ thuộc rất nhiều vào chức năng, nhiệm vụ của chính quyền từng cấp. Chức năng này được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư). Tuy vậy, các văn bản này vẫn còn ở mức độ chung chung, chưa thể hiện được nhiệm vụ cụ thể của từng cấp, vì thế việc phân cấp trong công tác Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội vẫn còn dừng ở mức độ quá khiêm tốn. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng “tương đồng” rất cao giữa nội dung bản Kế hoạch PT KTXH ở các cấp.

Phân cấp nhiệm vụ thiếu rõ ràng ở lĩnh vực kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã không tạo điều kiện đảm bảo tính đồng bộ giữa hệ thống chỉ tiêu kế hoạch ở các cấp (nhiệm vụ được phân cấp), không tương ứng với thẩm quyền và nguồn lực được giao để từ đó đề ra những giải pháp, chính sách thực hiện những mục tiêu trong kế hoạch.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát ở nhiều địa phương, có thể rút ra một số nhận định về những hạn chế cơ bản nhất trong phân cấp Kế hoạch PT KTXH như sau:

(i) Hạn chế trong tư duy về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Vẫn còn tồn tại tư duy về một Nhà nước “ôm đồm”

Tư duy, quan niệm về vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa rõ ràng. Tư duy Nhà nước “ôm đồm” (hệ lụy từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung) vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến ở các cấp, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa nhiệm vụ của Nhà nước, của thị trường và của các tổ chức xã hội. Điều này dẫn đến việc sử dụng tiềm lực của Nhà nước bị phân tán, thậm chí vào cả những mục tiêu không phù hợp với cơ chế thị trường. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển một số sản phẩm mang tính thương mại vẫn được Nhà nước xây dựng và thông qua (đáng lý những chiến lược này là của doanh nghiệp) có thể dẫn đến nguy cơ cản trở sự vận hành của cơ chế thị trường đồng thời có thể tạo điều kiện cho các ngành dựa vào đó để gây sức ép để nhận phân bổ nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Tư duy mệnh lệnh, chỉ huy trong kế hoạch

Page 11: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

343

Tư duy Nhà nước chỉ đạo theo hướng ra lệnh trực tiếp vẫn còn tồn tại (khái niệm giao kế hoạch vẫn còn được sử dụng một cách thường xuyên). Mặc dù hầu hết các chỉ tiêu trong kế hoạch đều không còn mang tính pháp lệnh như trước kia, song trên thực tiễn, với việc giao kế hoạch đã làm cho các tổ chức cấp dưới luôn hiểu rằng đó là mệnh lệnh của cấp trên và phải phấn đấu thực hiện bằng được, dù tình hình thị trường đã có những biến động không phù hợp. Ngay cả việc Quốc hội biểu quyết, thông qua chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cũng là một vấn đề cần suy nghĩ xem không có phù hợp với kinh tế thị trường107, nhất là nền kinh tế khi ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu càng nhiều tác động từ những biến động của nền kinh tế thế giới.

(ii) Hạn chế trong nội dung Kế hoạch PT KTXH ở các cấp

5. Nội dung kế hoạch chưa bao quát và phản ánh được các nhiệm vụ của Nhà nước đã được phân cấp trong phát triển kinh tế và xã hội

6. Kế hoạch ở tất cả các cấp đều có tên là Kế hoạch Phát triển Kinh tế- xã hội song thực tế, hiện tượng quá tập trung vào các nội dung kinh tế và coi nhẹ các nội dung xã hội, môi trường, các dịch vụ công xuất hiện tương đối phổ biến ở các cấp. Từ những năm đầu của thập kỷ qua, Chính phủ đã xác định rõ 3 trụ cột của phát triển là: kinh tế, xã hội và môi trường. Quá trình lập kế hoạch PTKTXH 5 năm 2006-2010 đã được Thủ tướng chỉ đạo tập trung nhiều hơn vào 2 lĩnh vực xã hội và môi trường, vì thế nội dung kế hoạch 5 năm đã thể hiện được rõ sự đổi mới này. Tuy vậy, chủ trương đó vẫn còn thể hiện rất yếu ở kế hoạch các cấp địa phương, đặc biệt là kế hoạch cấp huyện và cấp xã chỉ hầu như tập trung vào các chỉ tiêu sản xuất, phần nội dung liên quan đến xã hội còn nghèo nàn và gần như thiếu vắng những nội dung liên quan đến môi trường.

Ngoài ra, còn có một số nhiệm vụ tuy đã được phân cấp cho các địa phương song lại vẫn chưa được thể hiện rõ nét trong Kế hoạch PT KTXH ở các cấp.

- Chưa xác định được thứ tự ưu tiên trong hệ thống mục tiêu kế hoạch

Hệ thống mục tiêu và sắp xếp ưu tiên thứ tự: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một bài toán tối ưu đa mục tiêu. Không có sự sắp xếp ưu tiên các mục tiêu thì chắc chắn không giải được bài toán này. Do nhiều lý do khác nhau, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu không được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch, tồn tại trong cùng một thời gian quá nhiều “mũi nhọn”, quá nhiều trọng tâm, trọng điểm. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng đầu tư tràn lan, làm phân tán nguồn lực đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án và giảm hiệu quả đầu tư.

- Hệ thống chỉ số, chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều bất hợp lý 107 Nếu coi tốc độ tăng trưởng như một chỉ tiêu dự báo thì Quốc hội không cần phải “thông qua” một số liệu dự báo. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước người ta đều đưa ra dự báo tăng trưởng, song Quốc hội không cần phải thông qua dự báo này.

Page 12: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

344

Việc xác định chỉ số và chỉ tiêu kế hoạch là những khâu của chuỗi logic: xác định Nhiệm vụ xác định Mục tiêu xác định Chỉ số xác định Chỉ tiêu xác định Giải pháp. Thực trạng nhiều bản kế hoạch không thể hiện được mối quan hệ này, ví dụ: không tương thích giữa các thành tố của chuỗi này hoặc thậm chí có nhiệm vụ, có mục tiêu nhưng lại không có chỉ tiêu thể hiện.

Nhiều chỉ tiêu mặc dù liên tục được đưa vào kế hoạch và có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của địa phương song khó có độ tin cậy cao, ví dụ GDP hoặc giá trị gia tăng của các địa phương, giá trị xuất nhập khẩu của các địa phương, thu nhập bình quân đầu người v.v…

Một số chỉ tiêu chắc chắn sẽ khó xác định được, song vẫn thường xuyên xuất hiện trong các bản kế hoạch ở các địa phương, ví dụ: số người thường xuyên tham gia tập thể dục, số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai.

Một số chỉ tiêu do các bộ, ngành đưa ra chưa có định nghĩa cụ thể, thống nhất hoặc địa phương khó có thể giám sát được sẽ làm cho những chỉ tiêu này chỉ còn ý nghĩa hình thức, ví dụ: chỉ tiêu về nước sạch, nước hợp vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh, v.v… Trong những trường hợp này, một vài địa phương đã chủ động tự xác định khái niệm cho những chỉ tiêu đó và điều này lại dẫn đến hiện tượng không thống nhất giữa các địa phương về cách hiểu và cách tính các chỉ tiêu.

Một số chỉ tiêu mà cấp huyện hoặc xã có trách nhiệm giám sát song cơ quan chức năng ở những cấp này lại hoàn toàn không có đủ năng lực để thu thập và giám sát các chỉ tiêu đó (điển hình là những chỉ tiêu liên quan đến môi trường, xã và huyện hoàn toàn không thể có điều kiện để giám sát các chỉ tiêu này trên địa bàn).

- Quan hệ giữa Kế hoạch PTKTXH và Kế hoạch ngân sách còn yếu

Sự tương ứng giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách còn yếu. Nhiều nhiệm vụ được giao cho chính quyền cơ sở song họ lại không có đủ nguồn lực để thực hiện. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở cấp địa phương, đặc biệt là các địa phương phải trông chờ vào ngân sách trợ cấp từ cấp trên.

Ngoài ra, có thể đưa ra một số nhận định về các vấn đề liên quan đến kế hoạch ngân sách như sau:

Nhiệm vụ chi thường xuyên giữa các cấp khác nhau không rõ ràng dẫn tới trách nhiệm giải trình thấp và có thể xảy ra khả năng một số nhiệm vụ công hoàn toàn bị bỏ qua hoặc trùng lặp. Một số địa phương còn có hiện tượng cấp trên vẫn giữ quyền chi thường xuyên trong khi công việc đã được giao cho cấp dưới thực hiện.

Phân cấp ngân sách đầu tư dựa trên cơ sở quy mô đầu tư là chủ yếu chứ không phải trên cơ sở là trách nhiệm chi đã gây ra tác động không tốt tới hiệu quả phân bổ và thực thi.

Page 13: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

345

Các định mức phân bổ chi thường xuyên của các tỉnh thường được đặt ở mức thấp hơn rất nhiều so với tổng chi phí cần thiết để cung cấp các dịch vụ công, không phản ánh sự biến động chi phí/nhu cầu.

Một số địa phương thực hiện mô hình cấp tỉnh trực tiếp thực hiện đầu tư và sau khi công trình hoàn thành sẽ bàn giao lại cho cấp huyện hoặc xã quản lý. Nghĩa là phần lớn ngân sách đầu tư được giữ lại ở cấp tỉnh, ít khi được phân bổ xuống cấp thấp hơn. Điều này không khuyến khích cấp huyện và xã xác định thứ tự ưu tiên trong khuôn khổ ngân sách và dẫn tới các đề xuất đầu tư được đưa ra từ cấp tỉnh không phản ánh nhu cầu và những ưu tiên thực tế của địa phương, hoăc có thể xảy ra khuynh hướng thích đầu tư cho các dự án quy mô lớn trong khi những dự án này có thể không đáp ứng được những nhu cầu quy mô nhỏ của cộng đồng địa phương và người nghèo.

Phối hợp trong quá trình phân cấp ở lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Sự phối hợp giữa các cấp cũng như giữa các cơ quan đồng cấp còn yếu

Quá trình phân cấp chỉ có thể đạt được hiệu quả khi quá trình này được gắn với việc phối hợp giữa các cấp. Đây chính là một trong những điểm yếu kém nhất của quá trình phân cấp của Việt Nam. Việc phân cấp (đương nhiên theo địa giới hành chính) song không gắn với phối hợp giữa Trung ương và các tỉnh đã dẫn đến hiện tượng nền kinh tế Việt Nam đã bị chia cắt theo “nền kinh tế” của 63 tỉnh, thành phố. Tình trạng phối hợp quá yếu giữa quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch phát triển lãnh thổ vừa là một minh chứng, vừa là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Thực trạng khoảng ¾ số tỉnh luôn phải lệ thuộc vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, gần 100% các huyện, xã đều lệ thuộc vào ngân sách tỉnh cùng với việc phối hợp quá yếu giữa các cấp đã dẫn đến hiện tượng kế hoạch luôn theo xu hướng “từ trên xuống dưới” ngay cả khi có sự nỗ lực thúc đẩy đổi mới kế hoạch theo hướng dân chủ hóa “từ dưới lên”.

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập kế hoạch còn yếu. Thời gian eo hẹp đối với lập kế hoạch đã không cho phép hình thành sự phối hợp giữa các cấp trong quá trình lập kế hoạch. Ngay bản thân các cơ quan đồng cấp, việc phối hợp cũng còn mang tính hình thức108. Lập kế hoạch và ngân sách ở một số nơi hầu như “được coi” là công việc của cơ quan Kế hoạch và đầu tư và ngành Tài chính. Bên cạnh đó, tuy cơ quan Kế hoạch đầu tư ở các cấp đều có chức năng tham mưu cho chính quyền trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được trông đợi sẽ đảm bảo sự phối hợp giữa các Ban, ngành, song với vị thế, năng lực và quyền hạn của mình, cơ quan Kế hoạch và đầu tư 108 Kinh nghiệm của UNICEF trong việc đẩy mạnh công tác lập kế hoạch liên ngành ở một số tỉnh nhằm giải quyết vấn đề trẻ em một cách toàn diện cho thấy không dễ gì đạt được sự đồng thuận về các vấn đề chung vốn cần phải hành động tập thể. Thiếu kỹ năng và động cơ, kết hợp với việc thiếu cơ chế phối hợp chính thức là một thách thức lớn trong việc thiết lập và tăng cường các quan hệ hàng ngang giữa các ban ngành chức năng. Cách tổ chức một cuộc họp lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm như hiện nay ở cấp tỉnh là không đủ để xác định vấn đề và đạt được sự dồng thuận về cách giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận liên ngành (Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: các thể chế hiện đại, trang 41-42).

Page 14: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

346

chưa đảm nhận được vai trò Tổng tham mưu trưởng trong việc điều hành phát triển kinh tế- xã hội. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng các giải pháp không đồng bộ, tương ứng với nhau, thậm chí còn làm giảm hiệu lực của lẫn nhau.

- Lồng ghép kế hoạch giữa các ngành cũng như kế hoạch ngành với kế hoạch vùng, kế hoạch các địa phương yếu

Lồng ghép kế hoạch là vấn đề đã được đặt ra từ tương đối lâu với hình thức “lồng ghép kế hoạch”, “lồng ghép chương trình, dự án”. Tuy vậy, cho đến nay, việc lồng ghép này còn chưa phát huy được hiệu quả.

Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc nhưng sự phối kết hợp này còn chưa đủ chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Thiếu sự quyết đoán trong chỉ đạo phát triển, tư duy phát triển theo hướng “dàn hàng ngang cùng tiến” cho tất cả các ngành nên không giải quyết được tranh chấp lợi ích giữa các ngành.

Mặc dù các vùng kinh tế đều đã có quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, song tính hiệu lực của các quy hoạch này chưa cao. Khi xây dựng kế hoạch phát triển ngành, các bộ, ngành vẫn chưa thực sự coi trọng nội dung quy phát triển kinh tế- xã hội vùng, vì thế nhiều dự án trong quy hoạch vùng không được các ngành đưa vào kế hoạch phát triển ngành và trở thành những dự án “treo” trong thời gian dài.

Hiện tượng một số địa phương hoàn toàn không có thông tin hoặc có thông tin quá chậm về các chương trình dự án thực hiện trên địa bàn mình đã làm cho địa phương đó hoàn toàn bị động trong lập và thực hiện kế hoạch của địa phương mình. Sự phối hợp yếu kém này có thể dẫn đến hiện tượng “trùng lặp” dự án, trùng lặp hoạt động làm lãng phí nguồn lực vốn còn ít ỏi ở các địa phương.

3. Một số định hướng giải pháp

Một số định hướng giải pháp chung

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân thực trạng ở phần 2, có thể đề ra một số định hướng giải pháp chung sau:

- Nghiên cứu xác định lại vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở làm rõ các yếu tố tác động (như mô hình đã trình bày ở phần 1), tập trung hơn nữa nguồn lực của Nhà nước vào những nhiệm vụ chủ yếu, đặc biệt là cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường.

- Hình thành khung pháp lý về công tác Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm Luật Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và các Nghị định có liên quan.

Page 15: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

347

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức liên quan đến đổi mới quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đưa vào hệ thống các trường chính trị, hành chính ở các cấp nhằm tạo cơ sở cho việc đổi mới tư duy ở đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

- Nghiên cứu đề xuất mô hình phân cấp phù hợp quá trình chuyển đổi nền kinh tế với những hình thức phân cấp tương ứng với năng lực của các cấp (phân quyền, ủy quyền và tản quyền, đảm bảo sự đồng bộ trong phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn (về cả tài chính, nhân lực và tổ chức).

- Nghiên cứu và ban hành quy định pháp lý cho việc phối hợp (theo cả chiều ngang và chiều dọc) trong việc lập, thực hiện và theo dõi và đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành kế hoạch đồng thời đổi mới tổ chức bộ máy ngành kế hoạch ở mọi cấp.

Định hướng giải pháp cho việc phân cấp quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội

- Tiếp tục tăng cường quá trình phân cấp song phải đảm bảo sự giám sát của cấp trên.

- Nghiên cứu hình thành những quy định pháp lý mang tính khả thi, đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch ngành với quy hoạch vùng, lãnh thổ.

- Thu lại quyền phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch từ các địa phương ở những lĩnh vực liên quan đến nguồn tài nguyên của đất nước (khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên đất v.v…), nhất là đối với dự án, sản phẩm dịch vụ có nhu cầu tương đối lớn với tài nguyên này. Có như vậy mới có thể hạn chế hiện tượng khai thác tài nguyên quá mức hoặc ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương lân cận hoặc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Hình thành cơ chế bắt buộc các địa phương, các ngành phải phối hợp với nhau trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở sử dụng phương pháp khoa học và có tính khả thi cao hơn trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Định hướng giải pháp cho việc phân cấp kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

- Các bộ, ngành rà soát lại toàn bộ các chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của mình để loại bỏ những chức năng nhiệm vụ không cần thiết hoặc không phù hợp với cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế. Trên cơ sở đó cùng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan cho từng cấp.

Page 16: PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH Ở …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9338/1/22_Phan cap trong linh vuc quy hoach_Le Viet Thai.pdfhành chính Phân cấp

348

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ tài chính xây dựng quy trình lập Kế hoạch PT KTXH phù hợp với quy trình lập ngân sách theo hướng lấy kế hoạch trung hạn làm trọng tâm và tương ứng với những nhiệm vụ đã phân cho từng cấp.

- Nghiên cứu hình thành quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa các cấp và các cơ quan đồng cấp cũng như tăng cường sự tham gia của người dân và của các tổ chức xã hội trong quá trình lập Kế hoạch PT KTXH.

- Hình thành các quy định về liên kết phát triển giữa các địa phương theo hướng: hình thành tổ chức phù hợp cho việc liên kết phát triển vùng; phối hợp chặt chẽ hơn giữa quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch phát triển vùng; hình thành cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội cùng phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện liên kết phát triển vùng.

Tài liệu tham khảo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đề án “Phân cấp quản lý giữa trung ương và chính quyền các

tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”, Hà Nội, 2006 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đề án “Đổi mới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các

cấp”, Hà Nội, 2012 - Dezentralisierung und Entwicklung, DEZA, Bern (Thụy sỹ), 1999 - Fuhr H., Decentralization policies, Potsdam, 2006 - Lê Viết Thái, "Cơ sở khoa học và thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước ở Việt

Nam", Hà Nội, 2007 - Rapold D., Guide to Decentralization, DEZA, Bern (Thụy sỹ), 2001 - Thaveeporn, Lê Viết Thái và Lê Thị Phi Vân, Hành chính công và phát triển kinh

tế ở Việt Nam, UNDP, NXB Chính trị Quốc Gia, 2009. - Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái, Võ Tất Thắng, Xé rào ưu đãi đầu tư của các tỉnh

trong bối cảnh mở rộng phân cấp ở Việt Nam” “Sáng kiến” hay “lợi bất cập hại”?, UNDP Việt Nam, 2007.

- Các báo cáo chuyên đề của Dự án nghiên cứu “Tối đa hóa lợi ích của hội nhập thông qua phân cấp có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”, Hà Nội, 2012

- Các báo cáo đánh giá có liên quan đến đổi mới Kế hoạch PT KTXH của các dự án GIZ, JICA, BTC, LUX, Plan International, Oxfam, …