phÁt triỂn nguỒn nhÂn lỰc chẤt lƢỢng cao ngÀnh …ºn án tiến sĩ.pdf · học...

201
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN KỲ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2018

Upload: hoangcong

Post on 29-Aug-2019

230 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN KỲ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH THANH HOÁ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN KỲ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH THANH HOÁ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ VĂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ

theo quy định.

Tác giả luận án

Lê Văn Kỳ

ii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................. 8

1.1. Những công trình nghiên cứu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực

ngành công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ............................................ 8

1.2. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ...................................................... 16

1.3. những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên

cứu của luận án ............................................................................................... 24

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ................................. 28

2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp ................................................................. 28

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ........................................ 45

2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp ở một số nước châu Á, một số địa phương trong nước và bài học

rút ra cho tỉnh Thanh Hóa .............................................................................. 63

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA ...................... 72

3.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .................................................... 72

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016 ...................................... 101

3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ................................................ 113

Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH THANH HOÁ .......................................................................................... 119

4.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 119

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ......................................... 128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 150

PHỤ LỤC

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

CN : Công nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT : Công nghệ thông tin

GDNN : Giáo dục nghề nghiệp

GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp

HNQT : Hội nhập quốc tế

KCN : Khu công nghiệp

KHCN : Khoa học công nghệ

KKT : Khu kinh tế

NCKH : Nghiên cứu khoa học

NNL : Nguồn nhân lực

PP : Phân phối

SS : So sánh

SX : Sản xuất

SXCN : Sản xuất công nghiệp

SXKD : Sản xuất kinh doanh

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

UBND : Ủy ban nhân dân

VA : Giá trị gia tăng

VACN : Giá trị gia tăng công nghiệp

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 và năm 2016 ..... 73

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ................................. 76

Bảng 3.3: Gía trị sản xuất các ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2010 - 2016 .................................................................................................. 77

Bảng 3.4: Giá trị gia tăng các ngành công nghiệp 2011-2016 .................................... 77

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về cơ cấu công nghiệp theo vùng năm 2015 ..................... 78

Bảng 3.6: Cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 .................................... 78

Bảng 3.7: Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp .................................................. 79

Bảng 3.8: Nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp .............................................. 81

Bảng 3.9: Cơ cấu nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp ............................ 82

Bảng 3.10: Nhân lực đang làm việc trong ngành công nghiệp phân theo trình độ

học vấn ......................................................................................................... 84

Bảng 3.11: Quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa .................................................................................................... 85

Bảng 3.12: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa .................................................................................................... 86

Bảng 3.13: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phân theo ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .......................................................................... 87

Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .......................................................................... 88

Bảng 3.15: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa theo vùng miền .......................................................................... 89

Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................. 90

Bảng 3.17: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

nguồn nhân lực chất lượng cao .................................................................... 95

Bảng 3.18: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tiêu chí sức khỏe - thể lực nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp .................................................................................................. 97

Bảng 3.19: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về

tiêu chí trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp........... 98

v

Bảng 3.20: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tiêu chí nhân cách nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 99

Bảng 3.21: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp .................................................................................... 100

Bảng 3.22: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tiêu chí văn hóa nghề ............................................................................ 101

Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .................................................... 124

Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ........................................................................ 125

Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo vùng công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ........................................................................ 126

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1: Mô hình đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp...................................................................... 52

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành công nghiệp ....................... 83

Biểu đồ 3.2: Phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa qua các năm .................... 102

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang thời kỳ phát triển mới,

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu có tính đột phá về khoa

học công nghệ, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trong xu thế toàn cầu hóa và

hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực (NNL), nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội

của mỗi quốc gia.

Các lý thuyết của kinh tế hiện đại đều khẳng định, để có thể tăng trưởng kinh

tế nhanh, bền vững và với mức độ cao, các nền kinh tế phải dựa vào ba trụ cột cơ

bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở hiện đại và nguồn

nhân lực chất lượng cao, trong đó trụ cột quan trọng nhất là nguồn nhân lực có chất

lượng cao.

Thực tiễn phát triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ XX cho thấy có những

quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng do phát triển tốt nguồn nhân lực, có

được nguồn nhân lực chất lượng cao nên đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát

triển kinh tế-xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài thập kỷ.

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định coi con người là trung

tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong

điều kiện đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy

mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT),

phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao được coi là một trong ba đột phá chiến

lược, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững.

Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng

ta tiếp tục khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục

đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh

tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm

động lực chủ yếu" [45].

2

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông, tài

nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều lợi thế về tự nhiên và xã hội

cho phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp. Tuy

nhiên, các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng của tỉnh Thanh

Hóa phát triển còn chậm so với nhiều địa phương trong cả nước. Năng suất lao

động, hiệu quả sử dụng tài nguyên còn thấp, thu nhập bình quân đầu người dưới

mức bình quân chung của cả nước và là một tỉnh còn nghèo.

Là một trong những trụ cột kinh tế, ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

đang đứng trước những vận hội mới trong tiến trình CNH, HĐH và HNQT, đồng thời

cũng đối mặt với những thách thức to lớn về công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là chất

lượng NNL, số lượng nhân lực dư thừa, nhưng chất lượng nhân lực lại không đáp

ứng, cơ cấu đào tạo nhân lực không phù hợp; yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên

môn kỹ thuật, tay nghề cao, có kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh

tranh còn rất thiếu. Sản xuất công nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp nhỏ, yếu;

thiết bị và công nghệ các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động

thấp. NNL ngành công nghiệp chất lượng thấp, tình trạng thể lực của NNL ở mức

trung bình, yếu về độ dẻo dai, cường độ làm việc. Một số ngành công nghiệp có nhu

cầu nhân lực chất lượng cao nhưng chưa được đáp ứng, chất lượng đào tạo còn thấp

và chưa phù hợp.Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng bộ tỉnh xác định là

một trong những chương trình trọng tâm từ Đại hội lần thứ XVI (2006-2010), Đại hội

lần thứ XVII (2011-2015) và Đại hội lần thứ XVIII (2015-2020).

Những hạn chế trên cũng là những thách thức to lớn đối với tỉnh Thanh Hóa

trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa muốn phát triển nhanh và bền

vững, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và đến năm 2030

cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải có sự đột phá trên cơ

sở từ nội lực, đó chính là phát triển NNL chất lượng cao, nhất là NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh.

Từ thực trạng và yêu cầu cấp thiết phát triển của NNL chất lượng cao nêu

trên, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào phát triển ngành công

3

nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, tác giả chọn đề tài “Phát

triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá”

làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu chung

Luận án đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến

phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, từ đó đề xuất phương hướng và

giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

- Mục đích nghiên cứu cụ thể

+ Luận án góp phần hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

+ Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp.

+ Đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016.

+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới,

tầm nhìn đến năm 2030.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và những khoảng trống luận án

cần tiếp tục nghiên cứu.

- Hệ thống hóa, làm rõ hơn và bổ sung một số vấn đề về phát triển NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp

của một số nước Châu Á và một số địa phương trong nước, rút ra bài học kinh

nghiệm về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

- Phân tích, đánh giá đúng, khách quan thực trạng NNL chất lượng cao

4

ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016, chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới,

tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp giai đoạn 2005-2016; Đối tượng trực tiếp là nguồn nhân lực chất lượng cao

hiện đang công tác và làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp được tập trung nghiên cứu chủ yếu: Khái niệm, đặc trưng, vai

trò, yêu cầu phát triển; Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp; Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.

+ Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu trên các nội dung chủ yếu là: (1) Tình hình

phát triển ngành công nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa; (2) Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016.

+ Giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa tập trung một số giải pháp chủ yếu trên cơ sở đánh giá

thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp và nguồn lực cụ thể

của tỉnh Thanh Hóa.

- Phạm vi về không gian và thời gian

Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa, chuỗi thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2005-2016, thời gian đề xuất phương

hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.

5

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về

con người, nguồn nhân lực, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

đồng thời có tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định tính,

định lượng, so sánh, tổng hợp; Phương pháp thống kê mô tả, phân tích thống kê.

Các phương pháp khác được sử dụng trong luận án là phương pháp hệ thống và

khái quát hóa. Ngoài ra, nghiên cứu thông qua khảo sát của tác giả, phỏng vấn sâu

và phương pháp chuyên gia đã được sử dụng có hiệu quả trong luận án giúp cho

việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Trong nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng các tiêu chí đánh giá chất

lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và các tiêu chí đánh giá phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, từ đó xây dựng thang đo chất lượng của

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Thang đo này được phát triển dưới hình

thức thang đo đơn hướng năm bậc từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém và bậc 5 là tốt)

và thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn thiết kế mẫu nghiên

cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát những cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất

công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Phân tích dữ liệu bằng phần

mềm xử lý Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) 16.0 nhằm khẳng

định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo, các yếu tố ảnh

hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.

Nguồn thông tin nghiên cứu:

- Nguồn thông tin thứ cấp: Bao gồm thông tin khoa học trong các công trình

6

nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở trong

và ngoài nước; Thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của cơ quan quản lý

nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa như: Cục Thống kê; Sở Công Thương; Sở Lao động-

Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Giáo dục Đào tạo; Ban Quản lý

khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KCN)...

- Nguồn thông tin sơ cấp: Bao gồm thông tin và số liệu được thu thập qua

điều tra bằng phương pháp bảng hỏi với 210 đối tượng khảo sát trong 105 cơ sở

SXCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trong đó ban giám đốc 5 người chiếm 2,4%;

Trưởng phòng 40 người chiếm 19,0%; Phó trưởng phòng 102 người chiếm 48,6%;

Tổ trưởng sản xuất 63 người chiếm 30,0%) và phỏng vấn sâu 11 cán bộ quản lý/

chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp để thu thập

các số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra này. Việc thu thập số liệu được thực

hiện trên cơ sở phát phiếu trực tiếp cho đối tượng là các tổ trưởng sản xuất, trưởng

phó phòng, ban giám đốc các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa.

Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0. Sau khi xem

xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, các số liệu được xử lý bằng máy tính theo các

chỉ tiêu tương ứng. Sau khi được làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích dựa trên các

kiểm định: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

(EFA - Exploratory Factor Analysis); Phương pháp hồi quy bội.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp. Bổ sung và hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá

chất lượng và tiêu chí đánh giá phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

- Trên cơ sở đó luận án đưa ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm

đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

7

trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.

-Luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp cấp tỉnh nói chung và ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án góp phần làm rõ hơn lý luận về NNL, NNL chất lương cao ngành

công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở cấp

tỉnh, bổ sung thêm những cơ sở khoa học cho việc thực hiện phương hướng và giải

pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở địa phương và

ở nước ta hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

các nhà quản lý nói chung và các nhà hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp cấp tỉnh nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.

8

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong sự phát triển của thế giới hiện đại, với những thành tựu to lớn của cách

mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế đang chuyển dần sang chủ yếu dựa trên

tri thức. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện

vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và là yếu tố cấu thành quan

trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội. Các quốc gia trên thế giới đều rất quan

tâm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Vấn đề nguồn nhân lực, nguồn nhân

lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn thu hút nhiều

nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nước trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm

nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, để có cái nhìn tổng quát về tình

hình nghiên cứu vấn đề này, trong chương này luận án tổng quan một số công trình

nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN

NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Hơn 30 năm qua, từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, năm 1986, vấn đề

con người, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công nghiêp và vai trò của NNL đối

với phát triển kinh tế- xã hội được nhiều nhà khoa học, học giả quan tâm nghiên cứu,

nhất là từ năm 1996, khi nước ta xác định bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất

nước, những công trình về nhóm vấn đề này càng được quan tâm nghiên cứu của nhiều

nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước:

1.1.1. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công

nghiệp và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội

* Về nhóm vấn đề này có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa hoc,

học giả trong nước, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt

Nam [68]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề chung về CNH, HĐH như: Tóm lược

quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm

9

của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con

người đó là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con

người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên

cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải

pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng

yêu cầu CNH, HĐH ở Việt nam. Cuốn sách có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong

việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người, trong đó có nguồn nhân lực chất

lượng cao.

Phạm Thành Nghị, Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [87]. Cuốn sách đã đề cập đến

những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới như vấn đề vốn con người và

phát triển vốn con người, các mô hình quản lý NNL. Các tác giả trình bày những

kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển, kinh nghiệm của các nước

Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; phân tích hiệu quả quản lý nguồn

nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nước ta trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cá tác giả đã kiến nghị áp dụng

những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Cuốn

sách đã đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý NNL .

Hồ Sĩ Quý, Con người và phát triển con người [97]. Giáo trình trình bày

những vấn đề cơ bản và có hệ thống về con người và phát triển con người, như

phương pháp luận nghiên cứu con người, định nghĩa, khái niệm về con người, sự

phát triển con người, nguồn lực con người, nhân cách, tiềm năng, tài năng, cộng

đồng và cá nhân. Trình bày những vấn đề cơ bản về con người Việt Nam, vai trò

nhân tố con người, chỉ ra những khả năng phát triển con ngừoi; xác định phương

hướng, giải pháp xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,

hiện đại hóa .

Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung, Tác động của vốn con người đối với tăng

trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam [46]. Trong cuốn sách, các tác giả đã

phân tích tác động của vốn con người đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua

10

việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mặc dù vốn con

người bao gồm cả giáo dục, sức khỏe cũng như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội

nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất

của vốn con người. Cuốn sách cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng

khi giải thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải

thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả cũng

đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục, đồng thời chú ý tới tác động

khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau.

Nguyễn Hữu Tiệp, Giáo trình nguồn nhân lực [108]. Giáo trình trình bày

một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, như khái niệm, tiêu

chí, phân loại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục

đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chế

đối với nguồn nhân lực đất nước.

Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận

chính trị, Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập

quốc tế [47]. Cuốn sách gồm các bài viết được sắp xếp thành hai phần: phần thứ

nhất: CNH, HĐH ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa; phần thứ hai: giai cấp công

nhân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nội dung cuốn sách đề cập đến

những vấn đề lý luận về CNH, HĐH. Đặc biệt là vấn đề CNH, HĐH rút ngắn trong

giai đoạn hiện nay; phân tích sâu sắc thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay, qua đó đưa ra các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong

điều kiện mới theo quan điểm của Đảng.

Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp

tại [109]. Bài viết đã có những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn

nhân Việt Nam: Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu

cẩu phát triển và hội nhập. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp và còn

khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vưc. Trong lĩnh vực

GDNN, tác giải đưa ra những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện nhằm nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực.

11

* Bên cạnh những công trình nghiên cứu cứu trong nước, vấn đề con người,

nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công nghiệp và vai trò của nguồn nhân lực

đối với phát triển kinh tế- xã hội đã được nhiều nhà khoa học quốc tế quan tâm

nghiên cứu với các góc độ nghiên cứu khác nhau, đáng chú ý là một số công trình

tiêu biểu như:

Vương Huy Diệu, Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới [29], đã

trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung

Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung

Quốc hiện nay, đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách đặc biệt là giáo dục

và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát

triển mới.

Lưu Tiểu Bình, Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực [9], cho

rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng

quan trọng; việc khơi nguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất

lương cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân

lực các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời

nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực.

Vương Xung, Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc

với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn [126], đã trình bày sự tăng trưởng kinh

tế khu vực phía Tây Trung Quốc hiện nay, nêu lên những yếu tố của chất lượng

tăng trưởng, trong đó chú trọng phân tích yếu tố nguồn nhân lực; từ đó chỉ ra một số

vấn đề khai thác và phát huy nguồn nhân lực nông thôn, trong đó nhấn mạnh cần

chú trọng đến giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo và nâng cao chất

lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc trong bối cảnh mới.

Edgar Morin, Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai [52], tác giả đã

nhấn mạnh tới vai trò trung tâm của giáo dục đối với con người trong xã hội ngày

nay, tác giả đã luận giải về bảy tri thức cần phải trở thành nền tảng trong nền giáo

dục tương lai để "những bộ óc được đào tạo tốt".

Có thể kể đến những ấn phẩm đáng chú ý về chủ đề nguồn nhân lực của tổ

chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), với những

12

báo cáo hàng năm về tình hình phát triển con người (Human development report),

cung cấp một cách khá đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển con người của hầu hết

các quốc gia trên thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt,

UNDP đã đề ra 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực, đó là giáo dục và đào

tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và sự giải phóng con người;

trong đó giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển

nguồn nhân lực. Một số tổ chức quốc tế quan trọng khác, như WHO - tổ chức Y tế

thế giới cũng có những nghiên cứu quan tâm tới nguồn nhân lực từ khía cạnh sức

khỏe; ILO - Tổ chức Lao động quốc tế cũng phát hành những những ấn phẩm về

chủ đề nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo (Human development and training, ILO,

Geneva, 2003, 2004)...

Ngân hàng thế giới (World Bank) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về nhân

lực dưới nhiều góc độ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trang web của World

Bank có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều tài liệu về nguồn nhân lực, trong đó

có một số ấn phẩm đáng chú ý như Meeting human resources needs (Đáp ứng các

nhu cầu về nguồn nhân lực) của Karen Lashman; Human resources for health

policies:a critical component in health policies (Nguồn nhân lực cho chính sách

về sức khỏe: một nhân tố thiết yếu trong các chính sách về sức khỏe) của Gilles

Dussault và Carl-Ardy Dubois [132]; Managing human resources in a

decentralized context (Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phi tập trung hóa)

của tác giả Amanda E. Green [130]; và ngay cả tờ tạp chí của tổ chức này The

World Bank Economic Review cũng là một ấn phẩm có đăng tải rất nhiều bài viết

về vấn đề nguồn nhân lực. Các tác phẩm này đều phân tích vai trò của nguồn nhân

lực với phát triển kinh tế - xã hội theo các khía cạnh khác nhau. Tổ chức văn hóa,

khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng rất quan tâm tới vấn đề

nguồn nhân lực, thể hiện bằng một loạt các công trình nghiên cứu đã được xuất

bản như: Toward a system of human resources indicators for less developed

countries (Hướng đến hệ thống chỉ báo nguồn nhân lực cho các nước kém phát

triển) của Zymunt Gostkowski giới thiệu một dự án của UNESCO nghiên cứu về

nguồn nhân lực, đưa ra các chỉ số cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực

13

và quan hệ giữa nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển.

Một công trình khác, Educational planning and human resource development (Kế

hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực) của F. Harbison[133]. Công trình

này được coi là một trong những bộ bách khoa toàn thư của UNESCO, trình bày

các quan điểm hiện đại về kế hoạch hóa và quản lý giáo dục, nguồn nhân lực,

dùng phương pháp hệ thống để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng

đến sự phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển.

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân

lực ngành công nghiệp

Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước [112]. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, tác giả đã đề cập

những vấn đề chủ yếu sau: Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực và vai trò của

phát triển, nâng cao chất lượng NNL, yếu tố quyết định sự thành công của sự

nghiệp CNH, HĐH ở nướ ta; Phân tích, đánh giá thực trạng NNL nước ta hiện nay

và những định hướng chủ yếu về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

nước ta để đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước; Vấn đề phát triển nguồn

nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo

làm "Quốc sách hàng đầu". Để thực hiện 3 mục tiêu lớn của Giáo dục và Đào tạo

"Nâng tầm dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Cuốn sách đã đề xuất một

hệ thống các giải pháp về đổi mới giáo dục và đào tạo, đó là: Tăng nguồn đầu tư từ

ngân sách cho Giáo dục và đào tạo; Thực hiện xã hội hóa Giáo dục và Đào tạo; Tiến

hành đào tạo ban đầu đồng thời với đào tạo lại và đào tạo thường xuyên; Mở rộng

quy mô và tăng nhanh tốc độ đào tạo; Đào tạo có địa chỉ và theo yêu cầu xã hội;

Tiếp tục cải cách nội dung và phương pháp đào tạo; Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước đối với Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao

chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH đất nước trong giai đoạn hiên nay.

Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội [85]. Cuốn sách

được trình bày gồm 6 chương, với nội dung chính là tập trung làm rõ cơ sở tự nhiên

hình thành nguồn nhân lực xã hội; vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế -

xã hội; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; những yêu cầu và

14

các hình thức phát triển nguồn nhân lực; ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả nguồn

nhân lực xã hội trong quá trình phát triển của một quốc gia.

Phạm Minh Hạc, Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình

hình hiện nay [56]. Nội dung bài viết trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản

về phát triển con người; khái niệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động;

phân tích một nội dung về thực trạng phát triển con người, nguồn nhân lực và đề

xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Phạm Thành Nghị, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia

và vùng lãnh thổ Đông Á [86]. Qua bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ

kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản và một số nước Đông Á như:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn diện:

Luôn coi con người, nhân lực là yếu tố quyết định nhất; phát triển NNL theo nhu

cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, theo chiến lược đón đầu; kết hợp đào

tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu; thu hút và trọng dụng nhân tài.

Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [94]. Cuốn sách được hình

thành trên cơ sở biên soạn từ các tham luận tại Hội thảo ngày 24-8-2012 do Tạp chí

Công sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật đồng tổ chức. Với 32 bài

viết, cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I của cuốn sách đề cập đến những tư

tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhan

lực; và những vấn đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực,

từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực...Nội dung phần II tập trung giới

thiệu những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước

(như dầu khí, ngân hàng...) và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần III

tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp ...

của phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất

lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đào tạo theo nhu cầu

của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quan

hệ lao động; chất lượng giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính và chuyên môn

cho việc dạy và học ở bậc đại học; đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động

15

nông thôn; phát triển nguồn nhân lực trong một só ngành như du lịch, đối ngoại, tài

chính - ngân hàng...

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng cục dạy nghề, Nhu cầu phát

triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm [8]. Cuốn sách được chia làm hai phần:

Phần 1: Tổng Quan về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, trong phần này

cuốn sách đã trình bày một số khái niệm về nguồn nhân lực; Các quan điểm, định

hướng về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Đưa ra chỉ tiêu phát triển nhân lực ;Đánh giá về tình hình phát triển nhân lực Việt

Nam; Đánh giá khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam và xu hướng

phát triển nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phần 2: Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm. Trong phần này

cuốn sách trình bày các nội dung: Nhu cầu phát triển nhân lực Việt Nam chia theo bậc

đào tạo; Nhu cầu phát triển nhân lực chia theo khu vực kinh tế,gòm: Khu vực Công

nghiệp - Xây dựng, Khu vực dịch vụ và Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp;Trong phần

này cuốn sách cũng đã nêu được nhu cầu nhân lực của các tỉnh thành phố thuộc vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Nhu cầu nhân lực vùng Tây Bắc,

Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo tốt

về phát triển lực lượng lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu giải quyết vệc làm trong

phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua.

Ngoài ra, cùng nội dung phát triển NNL và NNL ngành công nghiệp, tại hội

thảo khoa học với chủ đề: Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công

nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình

đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 5

năm 2016 với gần 20 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ quản

lý ở một số KCN, KCX khu vực miền Nam. Các báo cáo tập trung vào bốn nhóm

vấn đề lớn:

Một là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ở Việt Nam.

Hai là, thực trạng nhu cầu và yêu cầu nhân lực ở các KCN,KCX.

Ba là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo

16

công nhân có tay nghề cao.

Bốn là, vai trò và trách nhiệm của tổ chức chính trị, chính trị- xã hội trong

việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các KCN,KCX.

Trong đó, có các bài viết tiêu biểu như: Nguyễn Hồng Minh, Thực trạng,

định hướng và giải pháp phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực KCN;

Nguyễn Đắc Hưng, Nhân lực Việt Nam trước yêu cầu hội nhập ASEAN; Phạm Văn

Sơn, Trần Đình Châu, Đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế - lý

luận và thực tiển; Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng

và giải pháp; Nguyễn Thành Vinh, Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu

công nghiệp và khu chế xuất - hướng tiếp cận từ văn hóa nghề; là những bài viết

tiêu biểu đánh giá thực trạng nhân lực, nhân lực trong các KCN,KCX ở Việt Nam;

thực trạng công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đề xuất những giải pháp nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, góp phần phát triển

nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhu cầu

xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƢỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ trong những năm qua và

hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi

toàn cầu.Vấn đề NNL chất lượng cao, trong đó có NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao được các học giả, các tổ chức nghiên cứu,

các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu được công

bố, có thể nêu một số công trình tiêu biểu theo các nhóm vấn đề sau:

1.2.1. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực chất lƣợng cao

ngành công nghiệp và vai trò đối với phát triển kinh tế-xã hội

* Trong những năm vừa qua, NNL chất lượng cao và vai trò đối với phát

triển kinh tế-xã hội đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, học giả, nhà quản lý ở nước

ta quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là:

Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng [32]. Tác giả đã

trình bày một số quan niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích một cách khá

17

toàn diện và sâu sắc về đặc điểm, sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức

Việt Nam; đưa ra những triển vọng và các giải pháp phát triển đội ngũ này trong

thời kỳ mới.

Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng

[107]. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và

sử dụng tài năng KH - CN sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia

châu Âu, châu Á. Từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính

sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có.

Lê Thị Hồng Điệp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành

nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [49]. Tác giả đã nghiên cứu: Góp phần làm phong

phú thêm những lý luận mới về phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền

kinh tế tri thức thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác

động tới quá trình phát triển lực lượng này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn

diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức

giai đoạn 2001-2007 gắn với những nội dung tiêu chí và những yếu tố tác động đã

nêu trên; Đề xuất một số giải pháp phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền

kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó góp phần tìm ra con

đường và cách thức hiệu quả để phát triển NNL chất lượng cao thực sự trở thành

lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Lê Du Phong, Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam [92], đã đưa ra khái niệm nguồn

nhân lực, phân tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự

phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước

ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước yêu

cầu phát triển mới.

Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước [62]. Cuốn sách

bàn đến lực lượng "đầu tàu" trong nguồn nhân lực chất lượng cao; trình bày một số

khái niệm cơ bản như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài, quản lý

nhân tài; chỉ ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và ở một số

nước trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài;

18

phân tích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và

nhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, những nội

dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài; đưa ra

một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên về phát hiện bồi dưỡng, đào tạo, sử

dụng và thu hút nhân tài của đất nước.

Bùi Thị Ngọc Lan, Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển

nguồn nhân lực Việt Nam [73]. Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống những

quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nguồn nhân lực qua các kỳ Đại

hội của Đảng; Làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao theo tinh thần của Đại hội X (2006).

Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở nước ta hiện nay [31]. Thông qua bài viết các tác giả đánh giá thực

trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, chỉ ra mặt hạn chế từ đó đưa ra các

giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta.

Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ, Đào tạo nguồn nhân

lực phục vụ hội nhập quốc tế [96]. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạo

nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng

cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra hạn chế, bất

cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế; làm rõ những

vấn đề về hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những vấn đề cơ bản đối với giáo

dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế.

Nguyễn Thị Thu Phương, Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978

đến nay [93]. Tác phẩm đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân

tài của Trung Quốc. Qua đó, các tác giả đã đánh giá một số thành tựu, hạn chế trong

chiến lược nhân tài của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh

nghiệm cho chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trần Khánh Đức, Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI [50]. Cuốn

sách đã đề cập và phân tích khá sâu sắc tình hình giáo dục và đào tạo nguồn nhân

lực; vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực nước ta trong

thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới giáo dục và đào

19

tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.

Nguyễn Văn Khánh, Nguồn lực trí tuệ Việt Nam lịch sử, hiện trạng và triển

vọng [70]. Cuốn sách trình bày khái niệm nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí

tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trên các lĩnh vực; phân tích, những yếu tố

tác đông đến sử dụng nguồn nhân lực trí tuệ chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và

triển vọng phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Thị Thanh Hà, Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá [54]. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng của đội ngũ trí thức giáo

dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp

chủ yếu góp phần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ở Việt Nam.

Bên cạnh những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu còn có nhiều

bài báo khoa học cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là:

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010,

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức [123]; đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế

giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng nguồn nhân lực chất

lượng cao ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra.

Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn, Xây dựng đội ngũ tri thức lớn mạnh,

chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước [72]. Các tác giả đã khẳng

định vai trò của tri thức - lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng có vai trò to lớn

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó ra những quan điểm mang tính

giải pháp cơ bản nhất.

Chu Văn Cấp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển

bền vững Việt Nam [11], đã trực tiếp bàn về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản

của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững

20

Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này.

* Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò đối với phát triển kinh tế - xã

hội cũng được nhiều nhà khoa học, học giả nước ngoài nghiên cứu, tiêu biểu như:

Jang Ho Kim, Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến

của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc [65]. Trong

cuốn sách này tác giả Jang Ho Kim đã đưa ra định hướng phát triển, nghiên cứu và

phân tích sâu về các vấn đề giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên

cứu phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc nhằm góp

phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Daniel Goleman, Sách Trí tuệ xúc cảm [28]. Cuốn sách đã nêu ra một yêu

cầu, đồng thời cũng là một chuẩn mực mới trong đánh giá con người. Chuẩn mực

này, theo tác giả là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân và tổ chức

trong thời đại mới. Chuẩn mực mới được tác giả đặt tên là Trí tuệ xúc cảm.

Mike Johnson; Dịch: Kiến Văn Doanh, 7 cách để thu hút nhân tài [80]. Tác

giả khẳng định nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công

của doanh nghiệp và đưa ra 7 cách để thu hút nhân tài chính là phương thức cần

thiết để giúp doanh nghiệp thành công: Hiểu đối thủ, đối mặt trực tiếp với sự kinh

hãi, lạc lối của nhân viên; Hãy thu hút nhân tài từ cái nhìn đầu tiên; Luôn giữ chặt

phòng tuyến nhân tài; Tạo và giữ bản sắc riêng; Phát triển thù lao và trao đổi của

nhân viên; Chuẩn bị cho cuộc chiến nhân tài.

Ronal Gaross, Học tập đỉnh cao [99]. Cuốn sách nêu cách thức tạo ra kế

hoạch học tập suốt đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp ở thời

đại ngày nay. Trong tác phẩm của mình tác giả đã đưa ra bản đồ tư duy cho việc học

tập đỉnh cao và chỉ ra cách thức để đạt trạng thái học tập - sảng khoái - trạng thái

tiếp thuc kiến thức một cách tự nhiên dễ dàng và hứng thú; cách thức để vượt qua

những rào cản cá nhân và tạo ra sự tự tin vào khả năng học tập của bàn thân.

John Naisbitt, Lối tư duy tương lai [66]. Tác giả đã gợi ra 11 lối tư duy cần

phải hướng tới để hù hợp với xã hội tương lai, đồng thời tạo ra những sáng tạo mới

cho chính xã hội tương lai đó. Thông điệp quan trọng của tác giả là các lối tư duy

này giống như những phần mềm điều khiển cách chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận đánh

21

giá và tổng kết thực tại với tư cách là điểm tham chiếu cho tương lai. Thông điệp

quan trọng nhất của tác giả là lời khẳng định toàn thế giới không thể biến đổi.

Vương Huy Diệu, Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới [29], đã

trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung

Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài

Trung Quốc hiện nay, đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách đặc biệt là

giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong

thời kỳ phát triển mới.

Trong cuốn sách này, tác giả đã không ngừng mở rộng và học tập những

phương pháp học tập đỉnh cao phù hợp với thời đại kinh tế tri thức

1.2.2. Những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn

nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Viện chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chủ trì triển khai

nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề, Nguồn nhân lực chất lượng cao:

Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường. Đề tài đã đưa ra

quan điểm về NNL chất lượng cao và những yếu tố tác động đến NNL chất lượng

cao [4]. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm NNL chất lượng

cao của nước ta, đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để phát triển NNL

chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Hoàng Văn Châu, Phát triển NNL chất lượng cao cho hội nhập kinh tế -

vấn đề cấp bách sau khủng hoảng [26]. Trong bài viết của mình, ở góc độ tiếp cận

NNL có trình độ cao, lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao

được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học tác giả đã đề cập tới thực trạng thị

trường lao động chất lượng cao ở Việt nam; tác động của khủng hoảng tài chính

tới thị trường NNL Chất lượng cao của Việt Nam. Từ đó, đưa ra giải pháp phát

triển NNL Chất lượng cao cho các trường đại học nói chung, trường đại học ngoại

thương nói riêng.

Nguyễn Văn Khánh, Nguồn lực trí tuệ Việt nam lịch sử, hiện trạng và triển

vọng [70]. Công trình này là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học

22

thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà

nước KX.03.22/06-10 Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ

sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Bằng cách tiếp cận liên ngành,

công trình mong muốn góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ,

nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần bao gồm: Phần I: Trí tuệ

và nguồn lực trí tuệ - những vấn đề lý luận chung. Phần II: Nguồn lực trí tuệ Việt

Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phần IV: Phát triển và sử dụng nguồn

lực trí tuệ - tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo

quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ

của Việt Nam hiện nay, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tạ Ngọc Tấn, Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một

số kinh nghiêm của thế giới [104]. Trong cuốn sách các tác giả đã phân tích khá

sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục và

đào tạo nguồn nhân lực ,nhân tài của một số nước trên thế giới, rút ra những kinh

nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triên

kinh tế - xã hội của đất nước.

Chu Văn Cấp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát

triển bền vững Việt Nam [11], bài viết đã trình bày về những vấn đề lý luận, thực

tiễn cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và sự góp phần phát

triển bền vững Việt Nam trong giai đoạn mới; Bai viết đã đưa ra một số giải pháp

về phát triển NNL Chất lượng cao góp phần phát triển bền vững đất nước.

Đường Vĩnh Sường, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa [103]. Bài báo phân tích vai trò của

nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn

nhân lực chất lượng cao ở nước ta, phân tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn

nhân lực nước ta so với một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những

giải pháp chính về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

23

Phạm Quốc Trung, Đỗ Quang Dũng, Những vấn đề đặt ra cho phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Phát triển nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [114]. Tác giả bài

viết đã trình bày những yếu kém bất cập về phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ở nước ta hiện nay, đó là: Mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu lao động chất

lượng cao; Chất lượng thực của nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp; Phân bố

nguồn nhân lực chất lượng cao còn mất cân đối; Chính sách tiền công và hệ thống

các công cụ của thị trường lao động chất lượng cao còn nhiều bất cập; Quản lý nhà

nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức và

bộc lộ nhiều yếu kém. Bài viết viết nêu ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan

ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đưa ra năm

giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.

Lương Công Lý, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở Việt Nam hiện nay [77]. Trong luận án tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận

về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo với

việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Luận án cũng

đã làm rõ thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Qua đó đề xuất một số phương

hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

Hoàng Ngọc Vinh, Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Kỷ yếu

hội thảo khoa học đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và

khu chế xuất ở Việt Nam [124]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra khái niệm nhân

lực chất lượng cao và so sánh sự khác biệt giữa nhân lực chất lượng cao và nhân

lực chất lượng thấp. Cũng trong bài viết tác giả đã nêu ra điều kiện phát triển nhân

lực chất lượng cao, nêu lên được những thách thức phát triển nhân lực chất lượng

cao ở nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế từ đó tác giả đã đưa ra các khuyến

nghị về đổi mới giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNL, NNL chất

24

lượng cao; phân tích vai trò của NNL, NNL chất lượng cao với phát triển kinh tế-

xã hội và sự nghiệp CNH,HĐH, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển

NNL này. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ

HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.3.1. Những giá trị khoa học của các công trình đã nghiên cứu luận án

cần tham khảo

Một là, Các nhóm công trình nghiên cứu ở trên đã có nhiều đóng góp rất có

ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn trên

nhiều phương diện về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ trí thức, nhân lực chất

lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta và các nước trên

thế giới hiện nay.

Hai là, Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng

của nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển của các quốc gia, là

động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đào tạo

và sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao. Một số công trình khẳng định tính tất yếu của việc phát triển

nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chỉ ra

yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi cấp thiết phải có nguồn

nhân lực chất lượng cao.

Ba là, Các tác giả đã phân tích làm rõ mặt tích cực và hạn chế của việc phát

huy nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, sử dụng,

quản lý, phát triển nhân tài, đội ngũ tri thức - nhân lực chất lượng cao; đồng thời,

chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém.

Bốn là, Các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất

lượng cao dưới các góc độ khác nhau, làm rõ vai trò quan trọng là lực lượng đi

đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và đổi mới đất nước; thực trạng của nguồn nhân

lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng ở nước ta. Một số nhà

25

nghiên cứu đã làm rõ quan điểm của Đảng ta về phát triển NNL này và từ đó đưa

ra một số phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL chất

lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của nước ta trong những năm đầu

thế kỷ XXI trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự

phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ đang tác động không nhỏ

đến nước ta.

Như vậy, có thể khẳng định đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về

nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao,

có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học và đây là cơ sở để tác giả luận án

kế thừa có chọn lọc , phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

1.3.2. Khoảng trống trong nghiên cứu nguồn nhân lực chất lƣợng cao

và hƣớng nghiên cứu của luận án

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên

cứu nêu trên đã đạt được, nhưng vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề lớn, nên vẫn còn một số vấn đề nổi

lên mà các công trình chưa nghiên cứu hoặc ít đề cập.

Thứ nhất: Các công trình khoa học đã tiếp cận theo nhiều khía cạnh, góc độ

nghiên cứu khác nhau về NNL,NNL chất lượng cao. Song NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (cấp địa phương) thì còn ít được nghiên

cứu, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa thì chưa có công trình nào nghiên cứu.

Thứ hai: Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực rất quan trọng ở Việt

Nam cũng như các nước trên thế giới nên có nhiều công trình quan tâm nghiên

cứu dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp trong bối cảnh hiện nay đang là vấn

đề mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu một cách công phu, làm rõ hơn

trong thời gian tới.

Thứ ba: Nhiều công trình khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao

chất lượng NNL nói chung và phát triển NNL chất lượng cao nói riêng. Song

26

những giải pháp đó cần được xây dựng thành hệ thống cho từng ngành, từng địa

phương, để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất, nhằm khắc

phục tình trạng NNL thì dư thừa nhưng lại rất thiếu NNL chất lượng cao ở nhiều

ngành, nghề, lĩnh vực; những bất cập về chất lượng NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp nước ta hiện nay. Đặc biệt phải có những giải pháp mang tính trọng

tâm, trọng điểm cho ngành công nghiệp từng địa phương, tạo bước đột phá, để đẩy

mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, đáp ứng yêu

cầu phát triển ngành công nghiệp của địa phương, góp phần vào sự phát triển

chung của đất nước.

* Hướng nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên đã góp

phần gợi mở định hướng cho tác giả nghiên cứu đề tài: "Phát triển nguồn nhân

lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa" là lĩnh chưa có

một công trình nào nghiên cứu dưới góc độ kinh tế phát triển. Do đó, luận án sẽ

tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau đây:

Một là, Đánh giá tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu về NNL, NNL

chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao

Hai là, Trên cơ sở quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng về đẩy mạnh

CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập

quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị khoa học

về NNL chất lượng cao, luận án làm rõ hơn quan niệm về NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Vai trò

của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp. Đặc biệt, đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Các tiêu chí đánh giá phát triển NNL

chất lượng cao ngành công nghiệp và những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao và phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016,

27

ở các góc độ số lượng, chất lượng, cơ cấu và công tác phát triển; chỉ ra những

thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, về phát triển NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Bốn là, Luận án đưa ra phương hướng về phát triển NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó luận án đề xuất những giải

pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong những

năm tới, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Thanh Hóa.

28

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG, VAI TRÕ VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành

công nghiệp

2.1.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp

* Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực (Human Resource) là nguồn lực con người, là yếu tố cấu

thành quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc

gia, một ngành kinh tế hoặc một địa phương. Hiện nay có nhiều quan niệm khác

nhau về nguồn nhân lực. Theo Cơ quan phát triển của Liên hiệp quốc UNDP:

"Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính

sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất

nước" [130, tr.22-23].

Trong Đại từ điển Tiếng Việt [127], "Nhân lực" được hiểu là sức người trong

sản xuất. Như vậy, nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, được hiểu là toàn bộ những

khả năng vật chất (sức khỏe) và tinh thần (tâm lý, ý thức...) của con người được

dùng để cung cấp cho lao động làm phát triển xã hội; theo nghĩa hẹp về mặt tâm lý

học, đó là toàn bộ tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, năng lực và cả tài năng

của con người để phục vụ cho các hoạt động làm phát triển xã hội.

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Nguồn nhân lực của một quốc gia là

toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực

được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức

lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo

nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự

phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả

năng tham gia vào các quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá

29

nhân có thể tham gia quá trình lao động.

Theo Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người

bao gồm thể lực, trí lực; kỹ năng nghề nghiệp...của mỗi cá nhân. Nguồn lực con

người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác.

Theo giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của Đại học kinh tế quốc dân: Nguồn

nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh.

Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực

nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực

con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể

nguồn lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình

phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải

vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất

định tại một thời điểm nhất định [10, tr.12].

Theo quy định của Tổng cục thống kê nguồn nhân lực bao gồm những người

đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (lao động đang làm việc) và những người trong độ

tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau đây: đang

thất nghiệp; đang đi học; đang làm nội trợ trong gia đình mình; không có nhu cầu

làm việc; những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động. [8, tr.10]

Theo Phạm Minh Hạc cho rằng, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng

lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị ở

mức độ nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung),

bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi

cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH [55, tr.13-14] .

Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng thì cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể số

lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và những

phẩm chất đạo đức- tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,

đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã

hội” [30, tr.5].

Kế thừa quan điểm của các tác giả nghiên cứu về NNL, tác giả luận án cho

rằng: nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là toàn bộ dân cư trong độ tuổi quy

30

định có khả năng tham gia lao động, bao gồm tổng thể năng lực về thể lực, trí lực,

đạo đức, tinh thần, tính năng động xã hội ở dạng tiềm năng và thực tế nhằm đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

*Nguồn nhân lực ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp là một trụ cột chủ yếu của nền kinh tế, là lĩnh vực sản

xuất ra các sản phẩm hàng hóa vật chất, mà sản phẩm được chế tạo, chế biến phục

vụ nhu cầu tiêu dùng và trang thiết bị máy móc, công cụ lao động cho phát triển các

ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Đây là ngành kinh tế có quy mô sản xuất

lớn, hiện đại tập trung được sự tham gia trực tiếp và mạnh mẽ của khoa học công

nghệ, đòi hỏi cao về trình độ, năng lực, kỹ năng, tính hợp tác, tính kỷ luật cao của

người lao động trong quá trình sản xuất.

Nguồn nhân lực ngành công nghiệp được hiểu là toàn bộ lực lượng nhân lực

đang làm việc trong ngành công nghiệp, được đặc trưng bởi số lượng (quy mô),

chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực đang tham gia vào quá trình sản xuất kinh

doanh của ngành công nghiệp.

* Về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực ngành công nghiệp: Là tổng số nhân

lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp, tức là số

lượng lao động của ngành công nghiệp ở một thời kỳ nhất định

* Về chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp: Là một tiêu chí tổng

hợp có ý nghĩa quyết định tới NNL ngành công nghiệp và phụ thuộc nhiều yếu tố,

trong đó các yếu tố cơ bản gắn liền với người lao động, là:

- Sức khỏe - thể lực: Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên

trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Sức khỏe người lao động là nhân tố

của năng lực cạnh tranh quốc gia và sản xuất. Sức khỏe thể chất là sự cường tráng,

năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần

kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hoạt động thực tiễn;

khả năng thích ứng, đối phó với các biến động của môi trường làm việc. Đối với

NNL ngành công nghiệp có yêu cầu cao về cả năng lực tinh thần và năng lực thể

chất, nghĩa là nói đến sức mạnh và hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng

lực thể chất chiếm vị trí quan trọng. Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, vấn

31

đề sức khỏe-thể lực của người lao động là hết sức quan trọng. Tình trạng sức khỏe -

thể lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như:

Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ

sở vật chất, các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Có sức chịu đựng dẻo

dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học

đáp ứng được các hệ thống công nghệ sản xuất công nghiệp, luôn tỉnh táo và sảng

khoái tinh thần.

- Trí lực của nguồn nhân lực ngành công nghiệp bao gồm:

+ Trình độ học vấn, là tiêu chí đầu tiên biểu hiện trí lực của nguồn nhân lực

ngành công nghiệp. Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết của NNL ngành công

nghiệp về những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức

và là chìa khóa để tiếp cận, tiếp thu tri thức mới và nâng cao, chiếm lĩnh và làm chủ

khoa học kỹ thuật-công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phát huy tính

sáng tạo trong nghề nghiệp.Trình độ học vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ

tiêu sau: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế;

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ học vấn tiểu học, trung

học cơ sở, trung học phổ thông; số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở

lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: tiểu học, trung học cơ sở,

trung học phổ thông.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT),là kiến thức và kỹ năng cần thiết để

đảm trách công việc về quản lý hoặc hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn

là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó mà người lao động được

đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; khả năng về chỉ đạo,

quản lý công việc thuộc chuyên môn nhất định. Trình độ kỹ thuật thường dùng để

chỉ năng lực của người được đào tạo tại các trường kỹ thuật, được trang bị kiến

thức, kỹ năng thực hành để thực hiện công việc nhất định. Trình độ CMKT của lao

động phản ánh kiến thức và kỹ năng của lao động, phản ánh chất lượng lao động

được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo. Trình độ CMKT, nhất là

về kỹ năng nghề nghiệp của NNL được phản ánh thông qua các chỉ tiêu so sánh như

sau: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so vớí lực lượng lao động đang làm việc là % số

32

lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực

lượng lao động đang làm việc; trình độ CMKT được thể hiện thông qua tỷ lê lao

động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước,

từng vùng, từng ngành; cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật, cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ đại

học và trên đại học- số lao động có trình độ cao đẳng - số lao động có trình độ trung

cấp - số lao động là công nhân kỹ thuật.

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), có vai

trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến

nguồn nhân lực ngành công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công

nghiệp một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đầu tư phát triển giáo dục

đào tạo, cùng với nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật phải đặc biệt chú trọng

năng lực về ngoại ngữ và tin học.

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ có một vai trò

vô cùng quan trọng. Trong đó, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến và thông

dụng nhất trên trường quốc tế. Chính vì vậy nguồn nhân lực ngành công nghiệp

phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Cùng với ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của

nguồn nhân lực ngành công nghiệp. Trong một xã hội mà công nghệ thông tin phát

triển như hiện nay, nền sản xuất công nghiệp phát triển dựa trên nền tảng công nghệ

cao, hiện đại, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực

của nền sản xuất công nghiệp. Do vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực ngành công nghiệp

phải có kiến thức về tin học, về sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, phần

mềm chuyên dụng, sử dụng Internet thành thạo. Có năng lực về ngoại ngữ và tin

học đáp ứng nhiệm vụ là một yêu cầu rất quan trọng của nguồn nhân lực ngành

công nghiệp hiện nay.

Trong Luận án, NNL ngành công nghiệp có trình độ CMKT cao được hiểu là

NNL có trình độ đào tạo tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học trở lên ( Bậc 5 trở lên theo

Khung trình độ quốc gia Việt Nam) và CNKT bậc cao ( từ bậc 4 trở lên theo Tiêu

33

chuẩn bậc thợ hoặc bậc 3 trở lên theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia)

- Nhân cách của nguồn nhân lực ngành công nghiệp

Như một cơ thể sống bất kỳ, con người là một thực thể sinh vật sống theo

những quy luật của tự nhiên. Đồng thời con người là một thực thể xã hội. Từ thuở

nhỏ, con người đã tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội được xác lập từ trước,

lĩnh hội những kiến thức, tiếp thu những phong tục, tập quán, nắm vững những quy

tắc, hành vi, hệ thống các giá trị đã được xã hội thừa nhận, bồi dưỡng cho mình một

thế giới quan nhất định.

Con người được coi như một thành viên của xã hội thì gọi là nhân cách.

Bằng hoạt động của mình thay đổi môi trường xung quanh, con người đồng thời

hình thành nhân cách riêng của mình.

Nhân cách là con người được coi như thành viên của xã hội, nhận thức và

biến đổi thế giới một cách tích cực trong quá trình hoạt động của mình.

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão,

cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngành công nghiệp ngoài thể lực, trí lực còn

phải có nhân cách, đạo đức tốt.

-Tính năng động và thích ứng, là phẩm chất nghề nghiệp mới mà NNL ngành

công nghiệp cần phải có và không ngừng được nâng cao để đáp ứng được sự biến

đổi của thị trường, nhất là hiện nay hoạt động của thị trường lao động và mở cửa

thị trường lao động ngày càng mạnh mẽ; sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và

công nghệ mới đưa vào sản xuất công nghiệp. Nếu không, người lao động sẽ rất

khó khăn trong việc di chuyển, thay đổi nghề nghiệp và cũng ít có cơ hội việc làm

hơn do khả năng cạnh tranh yếu hơn.

- Văn hóa nghề (Văn hóa công nghiệp), là việc nhận thức và xử lý những vấn

đề nghề nghiệp như thế nào cho có văn hóa mà vẫn có thể đạt được hiệu quả công

việc cao nhất. Ngày nay, để đánh giá chất lượng NNL, người ta không chỉ dừng lại

ở các thông số về kỹ năng, trình độ tay nghề đơn thuần mà còn ở văn hóa nghề

nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động,

lòng yêu nghề. Việc thực hiện hành vi nghề nghiệp bao giờ cũng là thực hiện một

hành vi tuân thủ pháp luật. Có nhận thức đầy đủ về văn hóa nghề, người lao động

34

mới có thể thực hiện được các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và ngược lại có tuân

thủ tốt đạo đức nghề nghiệp người lao động mới được công nhận là người lao động

có văn hóa.Văn hóa lao động của người Việt Nam đã di vào truyền thống, tuy nhiên

khi chuyển sang kinh tế thị trường với nền sản xuất công nghệ hiện đại, lao động

ngành công nghiệp nước ta còn bộc lộ một số nhược điểm.

* Về cơ cấu NNL ngành công nghiệp: Cơ cấu NNL ngành công nghiệp phản

ánh mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổng thể NNL của ngành công nghiệp.

Những mối quan hệ này bao hàm cả mặt chất lượng và số lượng phản ánh tình trạng

NNL ở một thời điểm nhất định. Cơ cấu quan trọng nhất phản ánh chất lượng tổng

thể của NNL ngành công nghiệp là cơ cấu theo theo trình độ đào tạo, theo ngành

công nghiệp, theo vùng miền. cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sự tiến

bộ trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ chế quản lý, cơ cấu NNL cũng sẽ có

những chuyển biến theo hướng phù hợp, nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng NNL

và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp.

2.1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

* Nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, HNQT và khu vực ngày càng sâu rộng,

nhất là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định

Thương mại thế hệ mới ,đòi hỏi nước ta phải đổi mới toàn diện từ cơ chế quản lý, cơ

cấu lại nền kinh tế, đến thay đổi hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện nước ta và

thông lệ quốc tế. Trong đó, lực lượng lao động xã hội phải được đầu tư phát triển đạt

đến trình độ khu vực và thế giới thì mới có thể cạnh tranh bình đẳng và tiếp cận được

công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng

cao không còn dừng ở các phạm trù lý luận, mà là đòi hỏi cấp thiết trong phát triển

kinh tế-xã hội. Tuy nhiên quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao có sự biến đổi

qua từng giai đoạn của lịch sử. Thời của C.Mác, thuật ngữ NNL chất lượng cao chưa

được sử dụng, song C.Mác đã từng bàn đến yêu cầu xây dựng xã hội mới cần phải có:

"những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm bắt

nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn" [78, tr.474-475].

35

Đại từ điển Kinh tế thị trường của Trung Quốc cho rằng “nguồn nhân lực

chất lượng cao là những người, trong điều kiện xã hội nhất định có tri thức chuyên

môn nhất định, có năng lực và kỹ năng cao, với tính lao động sáng tạo của bản thân

trong điều kiện hoạt động xã hội; có khả năng góp phần cống hiến nào đó đối với sự

phát triển của xã hội, của nhân loại” [95, tr.1064].

Trong các công trình khoa học đã được công bố gần đây, các nhà khoa học đã

đưa ra các quan niệm, khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Đàm Đức

Vượng, quan niệm rằng:

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ

nhân lực khoa học, công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư,

kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, kỹ

thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực

nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất các giải pháp khoa học,

công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước; Xây dựng đội ngũ doanh nhân có năng lực tổ

chức, quản lý doanh nghiệp và có khả năng cạnh tranh; xây dựng các cơ

sở đào tạo nhân lực, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề, đồng bộ, phù

hợp với nhu cầu phát triển của xã hội; xây dựng sự nghiệp giáo dục và

đào tạo tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao [125].

Theo Phạm Minh Hạc cho rằng:

Nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng

lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên

tiến, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta là hạt

nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào CNH, HĐH được mở rộng theo kiểu

"vết dầu loang" bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực

thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh [55, tr.147-148].

Theo Hoàng Văn Châu cho rằng, NNL chất lượng cao là "Khái niệm chỉ lực

lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích

ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất" [26].

36

Phạm Thị Khanh (2007), cho rằng, "Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn

nhân lực có khả năng (hay năng lực) tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị gia

tăng cao, sức cạnh tranh tốt, đảm bảo cho nền kinh tế hội nhập sâu rộng và hiệu quả

vào nền kinh tế thế giới" [71, tr.26].

Theo Phạm Tất Dong, nhấn mạnh vai trò của nhân cách con người trong

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông cho rằng: những phẩm chất, nhân

cách của con người mới là yếu tố cơ bản bảo đảm phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao. Do vậy, giáo dục nhân cách phải được thực hiện trong bất cứ quá trình

nào của chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [32].

Như vậy, cho đến nay, về mặt khái niệm NNL chất lượng cao chưa có sự

thống nhất, xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau nên có những cách hiểu khác

nhau. Theo tác giả luận án, Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận nhân lực có

đủ sức khỏe; có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trình độ ngoại

ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu; phẩm chất đạo đức tốt; năng động, sáng tạo và khả

năng thích ứng nhanh với những thay đổi của khoa học công nghệ, lao động với

năng suất, chất lượng cao, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương và đất nước.

* Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền sản xuất công nghiệp hiện

đại, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH

và HNQT, đòi hỏi NNL ngành công nghiệp phải đảm bảo về quy mô, chất lượng và cơ

cấu, nhất là NNL chất lượng cao. Về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu: Có sức khỏe - thể lực tốt; trình độ học vấn,

trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề cao, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng

yêu cầu, có tính năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh

chóng của công nghệ sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, nền sản xuất công nghiệp còn

đòi hỏi ở người lao động phải có các năng lực cần thiết như: Có kỷ luật tự giác, biết tiết

kiệm nguyên vật liệu và thời gian, có tinh thần hợp tác và trách nhiệm, có tác phong lao

động công nghiệp và văn hóa nghề (văn hóa công nghiệp).

Vậy, có thể đưa ra khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

37

nghiệp như sau: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp là bộ phận tiên

tiến nhất của nguồn nhân lực ngành công nghiệp, có sức khỏe-thể lực tốt, có trình

độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng

yêu cầu; nhân cách, đạo đức tốt; văn hóa nghề cao; năng động, sáng tạo, thích ứng

nhanh với những thay đổi của công nghệ sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng,

hiệu quả cao trong ngành công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đia

phương và đất nước một cách hiệu quả.

2.1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

* Phát triển nguồn nhân lực

Sự phát triển nói chung được xem là quá trình vận động theo khuynh hướng

đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Đó là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật theo hướng ngày càng

hoàn thiện ở trình độ cao hơn.

Tùy theo từng quốc gia, phạm vi và từng giai đoạn cụ thể thì phát triển

nguồn nhân lực có mục tiêu chiến lược và chính sách cụ thể. Trong nhiều trường

hợp nó được hiểu như các hoạt động giáo dục đào tạo và phát triển.

Xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau

về phát triển nguồn nhân lực. Theo UNESCO: Phát triển NNL là làm cho toàn bộ sự

lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất

nước - phát triển NNL là phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về

việc làm. Quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân

lực là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được

việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Liên Hợp quốc sử dụng chỉ số phát triển con người (HDI). HDI là thước đo

tổng hợp về sự phát triển con người trên ba phương diện sức khỏe, tri thức và thu

nhập. HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện

trình độ phát triển con người cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không

có sự phát triển mang tính nhân văn. HDI được sử dụng làm thước đo chung để so

sánh sự phát triển con người và nhân lực của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay,

nhiều nước trên thế giới cũng thường dùng chỉ số HDI để đánh giá mức độ nhất

38

định về phát triển nhân lực của quốc gia. Tuy nhiên chỉ số HDI chỉ áp dụng để tính

cho một địa phương, vùng, quốc gia. Không thể sử dung HDI để đánh giá mức độ

phát triển nguồn nhân lực của một ngành, một doanh nghiệp.

Theo tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) quan

niệm phát triển nguồn nhân lực được xem như các hoạt động học tập ở nơi làm việc

nhằm cải thiện năng lực và năng suất lao động của nguồn nhân lực thông qua người

lao động trong một tổ chức.

Theo Bùi Văn Nhơn: Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức,

phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho

nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về

nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển [85].

Vũ Văn Phúc: Phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất

lượng trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng và tinh thần cùng với quá trình tạo ra

những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nhân lực [94, tr. 11-12].

Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh: Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ

xã hội, có thể định nghĩa phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng

(quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu

nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Cả ba mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu trong

phát triển nguồn nhân lực gắn chặt với nhau, trong đó yêu tố quyết định nhất của

phát triển là chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng cao [10; tr. 104].

Có thể nhận thấy, khái niệm phát triển nguồn nhân lực rất rộng và có sự thay

đổi, mở rộng tùy theo tầm nhìn và phạm vi. Tổng hợp các nghiên cứu gần đây về

khái niệm phát triển nguồn nhân lực, tác giả luận án cho rằng:

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ

cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

Đó là quá trình gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng trên các mặt thể lực, trí

lực, kỹ năng và tinh thần cùng với sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực.

* Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và HNQT cùng với cách mạng KHCN

đang có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

39

4 (Industry 4.0) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề phát triển NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp của từng địa phương hay phạm vi quốc gia là một yêu

cầu cơ bản và cấp thiết.

Từ khái niệm NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, khái niệm phát triển

NNL và các khái niệm nêu trên trong luận án này quan niệm: Phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp là quá trình gia tăng về số lượng, nâng cao

về chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tiến bộ nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của ngành

công nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ quan niệm trên ta thấy, phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp

là một bộ phận quan trọng đặc biệt của phát triển nguồn nhân lực ngành công

nghiệp và phát triển NNL quốc gia

Đối với địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): Phát triển

ngưồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của một địa phương là quá trình

gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu theo hướng

tiến bộ nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, nhằm đáp ứng tốt hơn

yêu cầu phát triển ngành công nghiệp của địa phương, góp phần phát triển kinh tế

xã hội của địa phương và đất nước.

Như vậy, phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của một địa

phương hay một quốc gia bao gồm hai nội dung cơ bản sau:

Một là, phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, chuyển dịch về cơ cấu

theo hướng tiến bộ.

Hai là, công tác (hoạt động) phát triển NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp, như: Chiến lược, quy hoạch phát triển; Nâng cao chất lượng giáo dục-đào

tạo; Thu hút, tuyển dụng; Tổ chức quản lý thực hiện; Sử dụng, đãi ngộ và xây dựng

môi trường làm việc.

2.1.2. Đặc trƣng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Từ khái niệm NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, ta có thể đưa ra

những đặc trưng cơ bản của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là: .

Về số lượng (quy mô)

40

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chỉ bao gồm bộ phận

nhân lực có trình độ CMKT cao trong tổng số nhân lực của ngành công nghiệp

(Gồm những người lao động trong ngành công nghiệp có có trình độ chuyên môn

kỹ thuật tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học trở lên (Bậc 5 trở lên theo Khung trình độ

quốc gia Việt Nam) và công nhân kỹ thuật bậc cao ( Bậc 4 trở lên theo Tiêu chuẩn

bậc thợ hoặc Bậc 3 trở lên theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia).

Về chất lượng

Chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp được đánh giá thông qua

5 tiêu chí cơ bản sau: (1) Sức khỏe - thể lực, (2) Trí lực, (3) Nhân cách, (4) Tính

năng động và thích ứng, (5) Văn hóa nghề (văn hóa công nghiệp),cụ thể:

- Sức khỏe- thể lực: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp phải

có sức khỏe-thể lực tốt, phát triển hài hòa về mặt thể chất và tinh thần để đáp ứng

yêu cầu sản xuất công nghiệp, công nghệ hiện đại, yêu cầu người lao động phải có

tầm vóc, sức bền sự dẻo dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục kéo dài; có các

thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản

xuất phổ biến

- Trí lực: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp phải có trình độ

học vấn cao, có kiến thức sâu rộng về tự nhiên và xã hội, có năng lực tiếp thu tri

thức mới và nâng cao ( trình độ học vấn phổ thông 10/10, 12/12 hoặc tương đương);

Có trình độ CMKT cao, kỹ năng nghề giỏi; Có năng lực đổi mới, khả năng nghiên

cứu và sáng tạo; Có trình độ ngoại ngữ và tin học cần thiết đáp ứng yêu cầu chuyên

môn và làm việc với người nước ngoài trong môi trường đa sắc tộc và hội nhập

quốc tế. Trí lực là yếu tố cốt yếu của con người, bởi vì tất cả những gì thúc đẩy con

người hành động đều phải thông qua trí lực.

- Nhân cách: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp phải có

nhân cách, đạo đức nghề nghiệp tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tác

phong lao động công nghiệp, ý thức phấn đấu vươn lên trong chuyên môn, có trách

nhiệm cao với đồng nghiệp.

- Tính năng động và thích ứng: Trong nền kinh tế thị trường trong bối cảnh

hội nhập khu vực và quốc tế, có sự hoạt động của thị trường lao động theo các quy

41

luật khách quan của kinh tế thị trường, một phẩm chất nghề nghiệp mới và rất quan

trọng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp phải có là không

ngừng nâng cao tính năng động và năng lực thích ứng với sự biến đổi của thị

trường, sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp. Phẩm

chất này đòi hỏi NNL chất lượng cao ngành công nghiệp phải có khả năng vận dụng

tốt kiến thức vào công việc, khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc thay

đổi, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, khả năng thích ứng nhanh với kỹ

thuật và công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp, kỹ năng giao tiếp, khả năng giải

quyết công việc tốt và kỹ năng nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường.

- Văn hóa nghề: Yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp là phải có văn hóa nghề cao, được thể hiện trong thực tiễn sản xuất kinh

doanh ( SXKD) của ngành công nhiệp qua các nội dung chủ yếu: Ý thức kỷ luật tự

giác trong thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần hợp tác, ứng xử có văn hóa, nhiệt tình, say

mê và niềm tin trong công việc.

Cùng với những phẩm chất cơ bản nêu trên, NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp còn phải có ý thức công dân tốt, lòng yêu nước và chủ động hội nhập quốc

tế, biết chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài.

Về cơ cấu

Đặc điểm hoạt động SXKD ngành công nghiệp quyết định cơ cấu NNL chất

lượng cao theo 3 loại chủ yếu sau đây:

- Cơ cấu NNL chất lượng cao trong tổng nhân lực ngành công nghiệp

- Cơ cấu NNL chất lượng cao theo ngành công nghiệp

- Cơ cấu NNL chất lượng cao theo vùng, miền ( Vùng công nghiệp)

2.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Một là: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp là một bộ phận

quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia, là một trong những

nhân tố quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần quan trọng vào

sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, thì NNL chất lượng cao đóng vai

trò quyết định nhất đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Bởi vì, các nguồn lực khác

42

dù có nhiều đến đâu thì bản thân nó không tự tham gia vào quá trình phát triển kinh

tế-xã hội nên chưa trở thành động lực cho phát triển. Các nguồn lực đó chỉ có tác

dụng và trở thành nhân tố đầu vào cho sự phát triển khi có sự tác động của sức lực,

trí tuệ của con người. Vì vậy, chính con người, với sức mạnh và trí tuệ là yếu tố

quyết định của việc khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác.

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp là chủ thể trực tiếp quan

trọng nhất, có vai trò quyết định quá trình phát triển ngành công nghiệp, một trụ cột

chủ yếu của nền kinh tế, là lực lượng xác định mục tiêu, nội dung, cách thức và đi

tiên phong trong quá trình CNH, HĐH.

Hai là: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp là lực lượng lao

động tiên tiến nhất, đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt nguồn nhân lực trong ngành công

nghiệp, là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, là một trong những

nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng của ngành công nghiệp, góp phần

quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.

Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, kỹ

thuật, khoa học- công nghệ (KH-CN)... có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng

trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển

kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu

tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết

bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác, dù nhiều đến đâu

cũng chỉ có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một

cách hiệu quả. Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp là lực lượng

chính tổ chức, khai thác các nguồn lực khác phục vụ cho phát triển ngành công

nghiệp và góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ba là: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp góp phần quan

trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước thành công.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công

nghệ, kỹ thuật hiện đại, làm nảy sinh lĩnh vực kinh tế mới - là lĩnh vực công nghiệp

công nghệ cao. Đây là lĩnh vực kinh tế trụ cột của kinh tế tri thức, sự phát triển của

lĩnh vực này quyết định tới trình độ phát triển kinh tế tri thức của mỗi quốc gia, các

43

ngành sản xuất công nghiệp phải đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản

xuất. Điều đó đã đặt ra nhu cầu rất lớn về tri thức và trí lực, mà chỉ có NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp mới đáp ứng được

Bốn là: Cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước nói chung,

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng là động lực chủ yếu tiếp cận và

phát triển nền kinh tế tri thức

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức là xu thế tất yếu khách quan

của xã hội loài người. Trước bối cảnh HNQT sâu rộng và nhanh chóng như hiện

nay, quốc gia nào đi nhanh vào nền kinh tế tri thức, quốc gia đó sẽ có lợi thế trên

mọi mặt.

Đổi mới, sáng tạo trở thành động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, phát triển và

là đặc trưng của kinh tế tri thức. Doanh nghiệp phải đầu tư cho vốn tri thức, phát

triển vốn tri thức, không ngừng đổi mới, phấn đấu để có công nghệ mới, sản phẩm

mới, cách thức kinh doanh mới, tạo sự khác biệt. Công nghệ đổi mới rất nhanh,

vòng đời công nghệ rút ngắn. Bởi vậy, chỉ có NNL chất lượng cao mới đáp ứng

được yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp.

Vốn con người, vốn tri thức xã hội là nguồn lực cơ bản của phát triển, tài

nguyên là có hạn, tri thức, sự sáng tạo là vô hạn. Một khi tri thức trở thành nguồn

lực chủ yếu của nền kinh tế thì tiêu hao tài nguyên giảm đến mức tối thiểu mà giá trị

tạo ra sẽ tăng tối đa. Cạnh tranh kinh tế ngày nay là cạnh tranh về giáo dục đào tạo,

KH-CN, cạnh tranh về NNL chất lượng cao.

2.1.4. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công

nghiệp trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

quốc tế

Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và HNQT hiện nay,

phát triển NNL chất lượng cao nói chung và phát triển NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp nói riêng đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết:

Một là, Yêu cầu cần phải đảm bảo đủ NNL nhất là NNL chất lượng cao là một

trong 3 khâu đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển đổi mô hình tăng

trưởng, từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều

44

sâu, tăng cường ứng dụng KH-CN trong sản xuất công nghiệp, tăng nhanh hàm lượng

nội địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, doanh

nghiệp công nghiệp, tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng các nguồn lực

trong sản xuất công nghiệp. Điều này đặt ra phải có nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp đủ về số lượng, cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.

Hai là, Yêu cầu phải có đủ nhân lực chất lượng cao để có khả năng tham gia vào

quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên

quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn. Mặt khác NNL phải có năng lực thích ứng cao

với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, sự khó khăn của

các nguồn đầu tư tài chính; NNL phải có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội

phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan

sức mạnh kinh tế giữa các khu vực. Để đáp ứng được yêu cầu này phải có NNL chất

lượng cao, nhất là NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của đất nước.

Ba là, Yêu cầu phải có đủ NNL chất lượng cao để đẩy mạnh CNH, HĐH và

hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh CNH,HĐH và HNQT đưa đến sự ra đời và phát

triển nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại làm nảy sinh lĩnh vực kinh tế

mới-là lĩnh vực công nghiệp công nghệ- kỹ thuật cao. Điều đó đã đặt ra yêu cầu lớn

về NNL chất lượng cao(đội ngũ lao động kỹ thuật cao, chuyên môn giỏi, tay nghề

cao) trong ngành công nghiệp.

Bốn là, Đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự dịch

chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, với sự phát triển vượt bậc về trình độ áp

dụng khoa học công nghệ, thu hút nhiều dòng vốn từ các nước phát triển vào các

nước đang phát triển như Việt Nam sẽ có thêm nhiều KCN, khu chế xuất, KKT phát

triển, quá trình này mở ra nhiều việc làm cho người lao động nhưng cũng yêu cầu

cao về chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu cần phải phát triển

nhanh NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Năm là, Đẩy mạnh CNH,HĐH và HNQT thúc đẩy các doanh nghiệp ứng

dụng triệt để thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Mặt khác hội nhập kinh tế

quốc tế sẽ mở rộng cơ hội cho lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước làm việc

trong ngành công nghiệp và lao động các nước xuất khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên,

45

để xuất khẩu được lao động ra các nước đòi hỏi lao động phải đạt được những

chuẩn mực của thế giới và khu vực. Do vậy, cần phải phát triển NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Xuất phát từ khái niệm phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và

yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và

HNQT. Nội dung phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp gồm các nội

dung cơ bản sau đây:

2.2.1.1. Phát triển về số lượng, chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Phát triển về số lượng

Phát triển về số lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là gia tăng về

nhân lực có trình độ CMKT cao và CNKT bậc cao trong ngành công nghiệp, nhất là

ngành công nghiệp chế biến chế tạo sử dụng công nghệ cao. Đó là quá trình đào tạo,

tự đào tạo, quá trình thu hút, tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn kỹ

thuật và tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng nhân lực chất lượng cao

bảo đảm cho sự phát triển của ngành công nghiệp.

Phát triển về chất lượng

Phát triển về chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là nâng cao

về sức khỏe - thể lực; phát triển về trí lực, nhân cách; tính năng động và thích ứng;

văn hóa nghề của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, cụ thể:

-Nâng cao sức khỏe- thể lực

Nâng cao về sức khỏe - thể lực NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là

nâng cao về thể chất tinh thần, nâng cao sức lao động, nâng cao về tầm vóc, sự dẻo

dai trong công việc, nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật, khả năng chịu đựng

những tác động của môi trường làm việc và khả năng làm việc thêm giờ dựa trên

sức khỏe cho NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Nâng cao về trí lực

46

Nâng cao về trí lực NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là nâng cao kiến

thức tự nhiên và xã hội, năng lực tiếp thu tri thức mới và nâng cao, nâng cao về

trình độ CMKT, kỹ năng nghề, phát triển năng lực đổi mới và sáng tạo, nâng cao

năng lực về ngoại ngữ và tin học cho NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Nâng cao về nhân cách

Nâng cao về nhân cách NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là: Nâng cao

đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác phong lao động

công nghiệp, ý thức phấn đấu vươn lên trong chuyên môn và trách nhiệm với đồng

nghiệp Phát triển về nhân cách, đạo đức đem lại cho NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực sáng

tạo của NNL này trong hoạt động thực tiễn SXKD của ngành công nghiệp.

- Nâng cao tính năng động và thích ứng

Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, một phẩm

chất nghề nghiệp mới và rất quan trọng đối với NNL ngành công nghiệp nhất là

NNL chất lượng cao phải có là không ngừng nâng cao tính năng động và năng lực

thích ứng với sự biến đổi của thị trường lao động, sự thay đổi của kỹ thuật và công

nghệ mới vào sản xuất công nghiệp. Do vậy, nâng cao tính năng động và thích ứng

là nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào công việc, thích ứng nhanh với môi

trường làm việc thay đổi, kỹ thuật và công nghệ mới, kỹ năng làm việc nhóm và

làm việc độc lập,nâng cao kỹ năng giao tiếp, giải quyết công việc và nắm bắt nhanh

nhạy thông tin thị trường. Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp cần

phải chú trọng nâng cao phẩm chất này.

- Nâng cao về văn hóa nghề

Đối với NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, văn hóa nghề có vai trò hết

sức quan trọng trong quá trình thực hiện nghề nghiệp. Văn hóa nghề khiến người

lao động trở thành những người làm việc có tính kỷ luật cao, tự giác, sáng tạo, làm

việc có hiệu quả, có chất lượng và năng suất lao động cao; có sự hiểu biết và tuân

thủ mọi quy định của pháp luật về nghề. Bởi vậy, nâng cao về văn hóa nghề là một

nội dung không thể thiếu trong phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Nâng cao văn hóa nghề là: Nâng cao ý thức kỷ luât tự giác trong thực hiện nhiệm

47

vụ, tinh thần hợp tác trong công việc,kỹ năng ứng xử có văn hóa trong công việc, sự

nhiệt tình say mê và niềm tin trong công việc.

Chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tiến bộ

Chuyển dịch cơ cấu NNL chất lượng cao ngành công nghiệp theo hướng tiến

bộ là làm cho cơ cấu giữa NNL chất lượng cao trong tổng thể NNL ngành công

nghiệp, cơ cấu NNL chất lượng cao giữa các ngành công nghiệp và cơ cấu NNL

chất lượng cao giữa các vùng miền (vùng công nghiệp) ngày càng hợp lý hơn, đáp

ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp trong từng thời kỳ.

Cả ba nội dung trên đều gắn chặt với nhau, trong đó nội dung quyết định nhất

là nâng cao về chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

2.2.1.2. Nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

Nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

- Chiến lược, quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là

định hướng và luận chứng phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp cho

thời kỳ dài hạn trên phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương. Chiến lược, quy

hoạch phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là một bộ phận của chiến

lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, đồng thời là một bộ phận của chiến

lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia.

- Mục tiêu của chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp là định hướng những chỉ tiêu cơ bản về số lượng, chất lượng, cơ

cấu trình độ nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp hợp lý theo lĩnh vực và

vùng miền đảm bảo thực hiện được các chiến lược phát triển của ngành, phát triển

nhanh những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, góp phần thực hiện thành công sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

đồng thời đề ra các giải pháp phát triển, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao

của ngành công nghiệp theo chuẩn quốc gia, khu vực và từng bước tiến tới chuẩn

48

quốc tế.

- Về nguyên tắc xây dựng chiến lược,quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp: Phải dựa trên cơ sở các căn cứ khoa học mang tính dài

hạn, đồng thời có bước đi của từng giai đoạn; phải định hướng sử dụng đầy đủ tiềm

năng nguồn nhân lực chất lượng cao và tính hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chất

lượng cao trong ngành công nghiệp; phải đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế; phải đưa

ra được những giải pháp thực hiện đáp ứng mục tiêu phát triển ngành công nghiệp.

- Về nội dung chủ yếu của chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp cần tập trung:

+ Đánh giá thực trạng NNL, NNL chất lượng cao ngành công nghiệp (cung

và cầu NNL chất lượng cao ngành công nghiệp theo số lượng, chất lượng, cơ cấu...)

+ Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp cần có một hệ thống với nhiều nội dung cụ thể (thông tin, tuyên truyền; hoàn

thiện cơ chế, chính sách; Đào tạo, bồi dưỡng; Tài chính; Khoa học, công nghệ...)

+ Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.

Nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho

ngành công nghiệp:

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nhân lực đang làm việc trong ngành công

nghiệp (chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tác phong, ngoại ngữ, tin học...)

- Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo nhân lực chất

lượng cao cho ngành công nghiệp

-Tổ chức tư vấn , hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT, định hướng ngành

nghề, lĩnh vực công nghiệp cần NNL chất lượng cao, tư vấn các cơ sở đào tạo chất

lượng cao và phù hợp với nhu cầu NNL chất lượng cao của ngành công nghiệp .

Công tác thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành công

nghiệp

Đây là một nội dung rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp

- Tuyển dụng là quá trình lựa chọn nhân lực đã được đào tạo có trình độ chuyên

49

môn kỹ thuật cao, kỹ năng nghề giỏi phù hợp với nhu cầu, đáp ứng cả về chuyên môn

phẩm chất, kỹ năng, có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao trong các cơ sở

sản xuất công nghiệp. Công tác tuyển dụng tốt góp phần tích cực làm tăng cả về số

lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành công nghiệp là quá trình

lựa chọn những nhân lực đáp ứng được các tiêu chí chất lượng cao, phù hợp với nhu

cầu cần tuyển về làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Tổ chức quản lý thực hiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

- Tổ chức quản lý nói chung là những hoạt động không thể thiếu ở bất kỳ mức

độ phát triển nào của một tổ chức của một ngành, địa phương hay quốc gia. Đối với

phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, của một ngành, một địa phương không

có bộ máy nhà nước riêng của nó. Thông thường đối với địa phương cấp tỉnh và

thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta thường thành lập Ban chỉ đạo thực hiện

chiến lược, quy hoạch và phân công nhiệm vụ cho các sở, ban ngành theo chức

năng nhiệm vụ thực hiện phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Riêng phát triển NNL

chất lượng cao ngành công nghiệp được giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp

với các sở, ban ngành xây dựng chiến lược, quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt

và tổ chức thực hiện.

Sử dụng, đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc trong ngành công nghiệp

Sử dụng, đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc trong ngành công nghiệp

và trong các cơ sở sản xuất công nghiệp là một nội dung quan trọng của công tác

phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Về sử dụng cần phải bố trí, sắp xếp sử dụng nhân lực có tình độ chuyên môn

kỹ thuật và tay nghề cao vào đúng vị trí, sở trường để họ phát huy tốt kỹ năng

chuyên môn được đào tạo, nâng cao được hiệu quả công tác, phát huy được năng

lực và sự sáng tạo của nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Về đãi ngộ, công tác đãi ngộ nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,

kỹ năng làm việc tốt là một yếu tố quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp. Công tác đãi ngộ thể hiện qua các chế độ chính sách

50

về tiền công, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, các chế độ chính sách hỗ trợ nhà ở,

khen thưởng vượt định mức, đạt năng suất, chất lượng cao, chính sách trọng dụng

nhân tài...Đây là các chính sách tạo động lực thu hút và giữ chân NNL chất lượng

cao đồng thời thúc đẩy NNL phát triển thông qua tự học, tự nghiên cứu, hăng say

sáng tạo gắn bó lâu dài với đơn vị.

- Xây dựng môi trường làm việc tốt trong ngành công nghiệp để nguồn nhân

lực chất lượng cao phát huy tất cả khả năng của bản thân trong lao động sản xuất,

trong nghiên cứu sáng tạo; tạo dựng môi trường dân chủ cởi mở và cạnh tranh lành

mạnh trong ngành công nghiệp để người giỏi được tự do sáng tạo và chia sẻ những

thành quả trong các cơ sở sản xuất và trong ngành công nghiệp, xây dựng môi

trường văn hóa doanh nghiệp

Công tác sử dụng, đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc là một nội dung

không thể thiếu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp,

nó góp phần tăng thêm về số lượng, nâng cao chất lượng, chuyển dịch về cơ cấu.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao và phát

triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

2.2.2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp, mô hình và phương pháp đo lường

Cho đến nay, ở nước ta chưa có bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá chất lượng

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp; Song qua nghiên cứu tài liệu của các

nhà khoa học trong và ngoài nước và khảo sát thực tế; kế thừa có chọn lọc để phù

hợp với yêu cầu phát triển ngành công nghiệp nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tác giả xin đề xuất 5 tiêu chí cơ bản

đánh giá chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, như sau:

Tiêu chí về sức khỏe- thể lực

Nội dung đánh giá chủ yếu của tiêu chí này bao gồm:

- Chiều cao, cân nặng, tầm vóc

- Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công việc

- Khả năng chống chọi với bệnh tất

- Khả năng chịu đựng những tác động của môi trường làm việc

51

- Khả năng làm việc thêm giờ dựa trên sức khỏe

Tiêu chí về trí lực

Nội dung đánh giá chủ yếu của tiêu chí này bao gồm:

- Kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội

- Năng lực tiếp thu tri thức mới và nâng cao

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề

- Năng lực đổi mới, nghiên cứu và sáng tạo

- Năng lực về ngoại ngữ

- Năng lực về tin học

Tiêu chí về nhân cách

Nội dung đánh giá chủ yếu của tiêu chí này bao gồm:

- Đạo đức nghề nghiệp

- Tinh thần trách nhiệm trong công việc

- Tác phong lao động công nghiệp

- Ý thức phấn đấu vươn lên trong chuyên môn

- Trách nhiệm với đồng nghiệp

Tiêu chí về tính năng động và thích ứng

Nội dung đánh giá chủ yếu của tiêu chí này bao gồm:

- Khả năng vận dụng kiến thức vào công việc

- Khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc thay đổi

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng làm việc độc lập

- Khả năng thích ứng nhanh với kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất

công nghiệp

- Kỹ năng giao tiếp (đàm phán, thỏa thuận)

- Khả năng giải quyết công việc

- Khả năng nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường

Tiêu chí về văn hóa nghề

Nội dung đánh giá chủ yếu của tiêu chí này bao gồm:

- Ý thức kỷ luật tự giác trong thực hiện nhiệm vụ

- Tinh thần hợp tác trong công việc

52

- Kỹ năng ứng xử có văn hóa trong công việc

- Mức độ nhiệt tình say mê và niềm tin trong công việc

* Mô hình và phương pháp đo lường chất lượng nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp

Từ các tiêu chí đánh giá chất lượng của NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp, ta có thể khái quát thành mô hình sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình đánh giá chất lƣợng của nguồn nhân lực

chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Nguồn: Tác giả lập

Với cấu trúc mô hình trên đây, giả định mô hình đánh giá chất lượng nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp có dạng hàm tuyến tính

Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + Ui

Trong đó:

- 0: Hệ số chặn;

- 1, 2, 3, 4, 5: là các hệ số hồi quy tương ứng;

- X1: Trí lực (TL);

- X2 : Sức khỏe – thể lực (SK);

- X3 : Tính năng động và thích ứng (NT);

- X4 : Nhân cách (NC);

- X5 : Văn hóa nghề (VH);

Sức khoẻ - Thể lực

Chất lƣợng

NNLCLC

ngành công

nghiệp Trí lực

Văn hoá nghề

Năng động &

Thích ứng

Nhân cách

53

- Y : Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng NNL chất lượng cao

Trong đó, 5 yếu tố X1 đến X5 là các biến độc lập thuộc thành phần nguyên

nhân của mô hình và yếu tố mức độ hài lòng (Y) là biến phụ thuộc thành phần kết

quả của mô hình.

- Phương pháp đo lường

+ Xây dựng thang đo nghiên cứu

Thang đo Sức khỏe-thể lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp, ký hiệu là SK gồm có 5 biến quan sát ký hiệu từ SK1-SK5:

SK1. Chiều cao, cân nặng, tầm vóc

SK2. Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công việc

SK3. Khả năng chống chọi với bệnh tật

SK4. Khả năng chịu đựng những tác động của môi trường làm việc

SK5. Khả năng làm thêm giờ dựa trên nền tảng sức khỏe

Thang đo Trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, ký

hiệu là TL gồm 6 biến quan sát từ TL1 - TL6:

TL1. Kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hôi

TL2. Năng lực tiếp thu tri thức mới và nâng cao

TL3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề

TL4. Năng lực đổi mới, nghiên cứu và sáng tạo

TL5. Năng lực về ngoại ngữ

TL6. Năng lực về tin học

Thang đo về nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp,

ký hiệu là NC gồm 5 biến quan sát từ NC1 - NC5:

NC1. Đạo đức nghề nghiệp

NC2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc

NC3.Tác phong lao động công nghiệp

NC4.Ý thức phấn đấu vươn lên trong chuyên môn

54

NC5.Trách nhiệm với đồng nghiệp

Thang đo tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp, ký hiệu là NT gồm 8 biến quan sát từ NT1 - NT8:

NT1.Khả năng vận dụng kiến thức vào công việc

NT2. Khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc thay đổi

NT3. Kỹ năng làm việc nhóm

NT4. Kỹ năng làm việc độc lập

NT5. Khả năng thích ứng nhanh với kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất

công nghiệp

NT6. Kỹ năng giao tiếp (đàm phán, thỏa thuận)

NT7. Khả năng giải quyết công việc

NT8. Khả năng nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường

Thang đo về văn hóa nghề nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, ký

hiệu là VH gồm 4 biến quan sát từ VH1 - VH4:

VH1. Ý thức kỷ luật tự giác trong thực hiện nhiệm vụ

VH2. Tinh thần hợp tác trong công việc

VH3. Kỹ năng ứng xử có văn hóa trong công việc

VH4. Mức độ nhiệt tình, say mê và niềm tin trong công việc

+ Cách tính giá trị các biến số của mô hình

Giá trị đo lường của từng biến số được tính bằng trung bình cộng của giá trị

trunh bình các biến quan sát thành phần được dùng để đo lường biến số đó

+ Thiết kế mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn pheo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Về kích

cỡ của mẫu nghiên cứu, kích cỡ mẫu phụ thuộc và kỳ vọng và độ tin cậy, phương

pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các

tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn của đáp án trả lời.

55

Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Hair & cộng sự (1998),

kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức: n8m + 50 ( n là cỡ mẫu, m là số biến

độc lập trong mô hình).

Trong trường hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA: Exploratory Factor

Analysis). Đây là phương pháp thống kê cho phép rút gọn một tập biến quan sát phụ

thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn

nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến quan sát nguyên thủy ban

đầu. Theo Hair & cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt

hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần

tối thiểu 5 quan sát

Trong phần nghiên cứu này của Luận án sử dung phương pháp phân tích nhân tố

khám phá (EFA), mô hình nghiên cứu có 28 biến đo lường. Vì vậy nếu tính theo quy

tắc 5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiểu là 140. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại

diện cao hơn của mẫu tối thiểu này, cỡ mẫu được chọn cho nghiên cứu là n = 210.

Nhưng để đạt được cỡ mẫu này sau khi loại bỏ các mẫu thiếu nhiều thông tin, không

phù hợp hoặc chất lượng thấp tác giả sử dụng 250 bảng câu hỏi.

+ Thu thập số liệu để đo lường các biến số của mô hình

Nguồn số liệu được sử dụng để đo lường các biến số của mô hình là kết quả

khảo sát mức độ đồng ý từ các phiếu khảo sát cán bộ quản lý trong 105 doanh nghiệp

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa về 28 biến quan sát thuộc 5 biến số của mô hình

bằng phương pháp bảng hỏi được nghiên cứu sinh thực hiện năm 2016 [phụ lục 1]

Kết quả 225 bảng câu hỏi được thu về từ 250 bảng câu hỏi phát ra. Sau khi loại

bỏ các bảng câu hỏi không hợp lệ do có nhiều ô trống hoặc chọn 2 trả lời trở lên, 210

bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng để phân tích và kiểm định.

+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và các kiểm định thống kê

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập, sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ

qua các phân tích sau: Thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích

nhân tố khám phá. Cụ thể gồm: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach

Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ (Hoàng Trọng và

56

Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá

(EFA) trên SPSS16.0 và loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ

số tải nhân tố (Factor loading) và phương sai trích. Đánh giá sự phù hợp của mô hình

nghiên cứu qua hệ số KMO.

- Phân tích nhân tố khám phá

Để rút ra các biến tiềm ẩn cho đánh giá mô hình phương pháp phân tích nhân tố

khám phá được sử dụng. Phân tích nhân tố khám phá là phương pháp phân tích nhằm

rút ra các biến tiềm ẩn ít hơn từ một tập hợp nhiều biến quan sát mà vẫn phản ánh

được ý nghĩa của chúng (Hair và cộng sự, 2006). Một số tiêu chuẩn khi phân tích

nhân tố khám phá là hệ số KMO tối thiểu bằng 0,5, kiểm định Barlett có p-value nhỏ

hơn 0,05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 50% hệ

số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút

trích nhân tố được sử dụng là phương pháp thành phần chính (principal componet)

với phép xoay varimax để thu thập số nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu

Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích EFA

bao gồm:

+ Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp EFA. Theo

đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và

do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và sig < 0, 05. Trường hợp

KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng

Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến

thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho

biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Theo

Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố có Eigenvalue<1 sẽ không có tác dụng tóm

tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế,

các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương

sai trích ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

57

+ Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa

các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và cộng

sự (1998), Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading >0,4

được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

- Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Để kiểm định sự tin cậy các biến nghiên cứu (nhân tố) phương pháp đánh giá

bằng hệ số Cronbach Alpha được xem là phổ biến nhất (Suanders và cộng sự,

2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục hỏi phải xem xét hệ số tương

quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi

Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần

0,8 là sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); Nguyễn

Đình Thọ (2011) đề nghị hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng

được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người

trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

Trên cơ sở nội dung phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, kế

thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và qua khảo sát thực tế, tác giả

luận án xin đề xuất hai nhóm tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp là:

Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về số lượng, chất lượng và chuyển dịch về

cơ cấu

- Tiêu chí đánh giá phát triển về số lượng NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp: Được biểu hiện qua sự tăng lên về số lượng và tốc độ tăng trưởng qua các

năm và qua các giai đoạn của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Tăng về quy

mô được đo bằng sự tăng lên về số lượng tuyệt đối hàng năm hoặc giai đoạn của

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bằng chỉ số tăng hàng

năm hoặc giai đoạn. Tiêu chí này thể hiện sự thay đổi về số lượng NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp qua thời gian.

58

- Tiêu chí đánh giá phát triển về chất lượng: Thể hiện sự nâng lên về chất

lượng của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, biểu hiện qua các tiêu chí đánh

giá chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp được nâng lên, đó là: Sức

khỏe - thể lực; Trí lực; Nhân cách; Tính năng động và thích ứng; Văn hóa nghề của

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

- Tiêu chí chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ: Được thể hiện ở sự thay

đổi, sự chuyển dịch về cơ cấu NNL chất lượng cao trong tổng nhân lực ngành công

nghiệp, sự chuyển dịch về cơ cấu NNL chất lượng cao giữa các ngành công nghiệp

và sự chuyển dịch về cơ cấu NNL chất lượng cao giữa các vùng miền (Vùng công

nghiệp) theo chiều hướng ngày càng hợp lý hơn.

Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

- Chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp của địa phương

- Chất lượng giáo dục- đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp.

- Hiệu quả của chính sách thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của địa phương.

- Hiệu quả của công tác tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp của địa phương

- Hiệu quả của sử dụng, đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc ngành

công nghiệp của địa phương

2.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ngành công nghiệp

Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều

nhân tố, sau đây luận án trình bày những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu:

Trình độ phát triển kinh tế- xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay

của một địa phương đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trình độ phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

59

công nghiệp nói riêng của nước đó, vùng hay địa phương đó. Ở các nước phát triển

và các địa phương có trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao, thì ở đó nguồn nhân

lực có chất lượng cao, về cả trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức

khỏe, tuổi thọ, văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao càng có điều kiện đầu

tư cho giáo dục-đào tạo, giáo dục-đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực

tiếp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mặt khác trình độ kinh tế - xã hội cao còn thể hiện ở cơ cấu ngành kinh tế

cao hay thấp, mà chủ yếu thể hiện ở trình độ tiến bộ của KH-CN trong các ngành

sản xuất, nhất là ngành công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

công nghiệp hiện đại, đặt ra yêu cầu cao về phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao và đây là động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp.

Chất lượng hệ thống giáo dục- đào tạo và y tế

Nguồn nhân lực nói chung và NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nói

riêng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của hệ thống giáo dục-đào tạo và y tế.

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp được hình thành và phát triển thông qua

con đường giáo dục-đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia, là sản phẩm của hệ

thống giáo dục-đào tạo, trước hết là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp,

ngoài ra có một bộ phận NNL chất lượng cao được đào tạo ở nước ngoài hoặc thu

hút từ nước ngoài, nhưng hệ thống giáo dục quốc gia vẫn giữ vai trò chính. Trình độ

phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia tác động chủ yếu đến sự hình thành và

phát triển chất lượng NNL chất lượng cao. Giáo dục-đào tạo giúp cho người học có

tri thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tư duy, năng lực ngoại ngữ, tin học ;

giáo dục-đào tạo giúp cho người học phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức

nghề nghiệp, nâng cao thể chất; giáo dục-đào tạo giúp cho người học có được

phương pháp làm việc khoa học và kỹ năng thích ứng nhanh với biến đổi của môi

trường làm việc. Chất lượng NNL chỉ có thể được nâng cao khi được giáo dục-đào

tạo tốt, khi hệ thống giáo dục quốc gia đạt trình độ cao. Giáo dục-đào tạo là khâu

quan trọng nhất của quá trình phát triển NNL nói chung, nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp nói riêng; nó tạo nên sự chuyển biến về chất của NNL.

60

Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục-đào tạo quốc gia càng cao, đạt trình độ

khu vực và thế giới thì NNL được đào tạo ra có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh CNH,

HĐH và HNQT.

Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

Phát triển NNL ngành công nghiệp nói chung, phát triển NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp nói riêng cần phải đáp ứng được mục tiêu phát triển của ngành

công nghiệp, được thể hiện trong quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công

nghiệp. Do vậy chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp có ảnh hưởng

trực tiếp và đặt ra yêu cầu phát triển NNL ngành công nghiệp nói chung và NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp nói riêng. Vai trò này được thể hiện ở chỗ nó quyết

định mục tiêu, phương hướng phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp được xây dựng trên cơ sở

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện bên ngoài, trong đó trực tiếp

là các chính sách, thể chế. Mặt khác, quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công

nghiệp lại làm cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển NNL, NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu, và đề xuất chính sách, giải

pháp thực hiện trong từng giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp.

Các chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp

Các chính sách kinh tế-xã hội của Nhà nước và sự vận dụng của địa phương và

ngành công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến phát triển NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp của cả nước nói chung và phát triển NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp của từng địa phương nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý để cho các cơ sở đào

tạo, các ngành, các cấp, các tổ chức căn cứ thực hiện.

Các chính sách về kinh tế - xã hội như: Chính sách phát triển giáo dục cơ bản,

tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết, là nhân tố cơ bản để phát triển NNL nói

chung và NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng; Chính sách phát triển

đào tạo NNL về quy mô, chất lượng, cơ cấu và tài chính trong phát triển đào tạo

NNL là những chính sách mang tính chất chiến lược có tác động to lớn đến chất

61

lượng NNL nói chung và NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng.

Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình

độ y tế và chất lượng các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL

chất lượng cao ngành công nghiệp. Đây là yếu tố không thể thiếu trong phát triển về

thể chất cũng như tinh thần của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Sức khỏe-

thể lực tốt thì chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp ở cả hiện tại và

tương lai đều có thể phát triển tăng lên, tăng cường tầm vóc, thể lực, sức bền bỉ, dẻo

dai của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Nếu các chính sách về kinh tế-xã hội của Nhà nước tốt và các văn bản vận dụng

của địa phương được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thì công tác phát triển NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp sẽ đạt kết quả tốt và từng bước phát triển được về số

lượng, nâng cao được chất lượng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hợp lý.

Tuyển dụng, thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào ngành

công nghiệp

Công tác tuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao vào ngành công nghiệp có

ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển NNL chất lượng cao của ngành. Nếu làm tốt

công tác này sẽ góp phần tăng thêm về số lượng và chất lượng NNL chất lượng cao

tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nói riêng, cũng như sự phát triển NNL chất

lượng cao của ngành công nghiệp nói chung.

Tuyển dụng là quá trình lựa chọn những người đã được đào tạo có trình độ

chuyên môn kỹ thuật cao, trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp, kỹ năng nghề tốt, có

khả năng hoàn thành tốt công việc được giao trong doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất

công nghiệp. Như vậy công tác tuyển dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và

chất lượng NNL trong nội bộ các cơ sở SXCN và trong ngành công nghiệp. Nếu

công tác tuyển dụng thực hiện tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp. Ngược lại nếu công tác tuyển dụng thực hiện không

tốt, thì sẽ góp phần làm giảm chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Thu hút NNL chất lượng cao vào ngành công nghiệp là quá trình lựa chọn

những người lao động có đẩy đủ các tiêu chí chất lượng cao, mà các cơ sở SXCN

cần tuyển chọn về làm việc tại đơn vị. Nếu làm tốt công tác thu hút nhân lực chất

62

lượng cao về làm việc tại các cơ sở SXCN sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Sử dụng, đãi ngộ, môi trường làm việc và yếu tố cá nhân của nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp

Sử dụng nhân lực trong ngành công nghiệp là sự đối xử của các cơ sở SXCN

với NNL chất lượng cao. Sự đối xử này được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, ở

góc độ chính sách là bố trí nhân lực, phân công công việc và quá trình đánh giá thực

hiện công việc.

Chính sách thù lao, đãi ngộ và tạo động lực làm việc cho người lao động nói

chung trong ngành công nghiệp bao gồm chính sách tiền công, tiền thưởng, tiền làm

thêm giờ, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách khen thưởng vượt giờ, vượt định mức,

đạt năng suất, chất lượng cao, chính sách bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội, chính sách

trọng dụng nhân tài... Đây là các chính sách hướng tới đảm bảo sự ổn định cuộc

sống và khích lệ tinh thần làm việc của người lao động nói chung và lao động chất

lượng cao nói riêng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Tạo dựng môi trường làm việc tốt trong cơ sở SXCN và trong ngành công

nghiệp để nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy được khả năng nghiên cứu, sáng

tạo, đổi mới công nghệ, đó là động lực quan trọng thúc đẩy họ phát huy tài năng

đóng góp cho sự phát triển của từng doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Ngược

lại, nếu không có môi trường làm việc tốt người lao động không phát huy được khả

năng của mình, chất lượng và hiệu quả công việc sẽ không cao.

Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là một quá trình liên tục và

được tích lũy một cách có ý thức, vì vậy sự phấn đấu học tập nâng cao trình độ

CMKT, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng của bản thân mỗi cá nhân trong ngành

công nghiệp là hết sức quan trọng. Năng lực trí tuệ, trí thông minh, năng khiếu về

lãnh đạo, quản lý có cùng nguồn gốc từ bẩm sinh, nhưng những phẩm chất đó

không thể phát triển được mà có thể bị mai một đi nếu con người không có ý thức

học tập, rèn luyện hàng ngày theo thời gian. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh của

khoa học công nghệ, sự đổi mới nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ trong sản xuất

công nghiệp như hiện nay thì những kiến thức, kinh nghiệm có được cũng sẽ nhanh

chóng trở nên lạc hậu. Bởi vậy, tinh thần học tập, ý chí phấn đấu vươn lên, nâng

63

cao trình độ, năng lực của nhân lực ngành công nghiệp chính là tiền đề để phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

Như vậy, các chính sách về sử dụng, đãi ngộ, tạo môi trường làm việc trong

ngành công nghiệp và yếu tố cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển NNL

chất lượng cao ngành công nghiệp.

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG

CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á, MỘT SỐ ĐỊA

PHƢƠNG TRONG NƢỚC VÀ BÀI HỌC RÖT RA CHO TỈNH THANH HÓA

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công

nghiệp ở một số nƣớc châu Á

* Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của Nhật Bản

Nhật Bản, nằm ở Đông Á, với diện tích 377.915 km2 và dân số tính đến tháng

7/2015 là: 126,919 triệu người. Nhật Bản là nước rất nghèo về tài nguyên khoáng

sản nhưng hiện nay là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.Các ngành

công nghiệp chủ lực của Nhật Bản là: Thiết bị điện tử, động cơ xe máy, ô tô, máy

công cụ, thép và kim loại màu, hóa chất, tàu biển, dệt may và thực phẩm chế biến.

Nhật Bản có nền kinh tế phát triển nhanh từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2 là nhờ có

NNL chất lượng cao được đào tạo tốt. Có thể tóm tắt một số kinh nghiệm về phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiêp của Nhật Bản như sau:

- Rất coi trọng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học

Để hình thành những thế hệ con người mới, có khả năng phát huy được giá trị

truyền thống, đồng thời tiếp thu được những thành tựu của khoa học và công nghệ

phương Tây để phát triển ngành công nghiệp và đất nước. Chính phủ Nhật Bản

cùng các địa phương đã tập trung các nguồn lực cho chiến lược phát triển giáo dục

đào tạo. Với chiến lược giáo dục đào tạo hợp lý, có chất lượng, sử dụng nhiều chính

sách, biện pháp khuyến học, như: tuyển chọn những thanh niên giỏi, gửi đi đào tạo

ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ và các nước Tây Âu; thực hiện

chính sách du học tai chỗ, Nhật Bản đã liên kết với các trường đại học của Mỹ và

các nước tiên tiến khác mở các chi nhánh đại học tại Nhật Bản, mời giáo viên, sử

64

dụng các chương trình nội dung giảng dạy của các nước tiên tiến có sự bổ sung

những nội dung cần thiết phù hợp với văn hóa Nhật Bản.

Các chính sách và cơ chế về phát triển NNL, NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp được xây dựng và áp dụng bài bản và có từ rất sớm nhằm tạo điều kiện tốt

nhất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên, liên tục để

không ngừng nâng cao năng lực NNL, NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Nội

dung đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật và công nghệ được đặc biệt quan tâm theo các

nhóm lĩnh vực, kỹ thuật chính của ngành công nghiệp, trong đó hơn một nửa thời

gian của khóa học dành cho thực hành, các trang thiết bị thực hành gắn liền với máy

móc, thiết bị đang sử dụng sản xuất tại công ty.

Nhật Bản có nhiều chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học nhằm tiếp

cận trình độ khoa học công nghệ của các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến

và phấn đấu vượt lên.Triết lý phát triển của Nhật Bản là “con người Nhật cộng với

khoa học kỹ thuật phương Tây”.

- Chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý

Nhật Bản rất chú trọng sử dụng lao động trẻ, được đào tạo cơ bản. Chính phủ

có chính sách ưu đãi đối với lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi,

đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động. Chính phủ và các công ty

của Nhật Bản luôn phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

Ở các hãng, các công ty của Nhật Bản rất phổ biến việc người lao động luân

chuyển chỗ làm việc ngay trong phạm vi một công ty để tạo ra một phạm vi rộng

các kỹ năng cho người lao động và tạo ra tính chủ động và linh hoạt trong việc đáp

ứng nhu cầu luôn thay đổi về tay nghề của lao động, giúp hình thành đội ngũ lao

động đa năng để có thể thực hiện nhiều công việc và nhanh chóng thích nghi với

điều kiện làm việc thay đổi.

Các hãng, các công ty, thường xuyên thực hiện việc đánh giá nguồn nhân lực

chất lượng cao và nhu cầu đào tạo theo vị trí để đảm bảo mỗi nhân viên từ khi mới

được tuyển dụng, được đào tạo bồi dưỡng liên tục theo kế hoạch.

Ở Nhật Bản rất quan tâm khuyến khích và tạo động lực để người lao động làm việc

chăm chỉ và hiệu quả, bên cạnh việc khuyến khích lợi ích kinh tế như tăng tiền công và

65

tiền thưởng còn chú ý bổ nhiệm, đề bạt chức vụ và đào tạo nâng cao nhằm khuyến

khích tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ

năng làm việc, nắm bắt công nghệ mới và gắn bó với công ty, với hãng lâu dài.

- Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện để tư nhân tham gia vào phát triển

nguồn nhân lực

Cùng với sự nỗ lực của chính phủ, Khu vực tư nhân ở Nhật Bản đã tham gia

tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực nhất là NNL chất lượng cao, tập trung vào giáo

dục phong cách và kỷ luật lao động; giáo dục các kiến thức thực thực tế; giáo dục

tinh thần làm việc nhóm, tinh thần tập thể trong đơn vị, góp phần phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của Nhật Bản.

* Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của Hàn Quốc

Hàn Quốc đang là một biểu tượng mới của thế giới, góp phần đưa Châu Á trở

thành một trong những động lực của kinh tế thế giới, đặc biệt về phát triển công

nghiệp. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và các địa phương cho thấy, để tăng trưởng

kinh tế, cần có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố,

các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn

nhân lực, đặc biệt là NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Một số kinh nghiệm

cơ bản về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của Hàn Quốc là:

- Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và giáo dục tài năng

Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc rất chú trọng đến lớp trẻ em năng khiếu, đây

là một bộ phận không thể tách rời tổng thể tài nguyên và trí tuệ, được coi là một loại

tài nguyên quý nhất của đất nước, là tài sản quý giá nhất trong hiện tại và cả tương

lai. Hàn Quốc cho rằng giáo dục năng khiếu, tài năng là một chiến lược phát triển

cơ bản và phải được ưu tiên nhất so với bất kỳ ngành phát triển nào và thực hiện

một chương trình giáo dục đặc biệt. Để thúc đẩy phát triển giáo dục học sinh năng

khiếu, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện phát triển và tuyển chọn học sinh có năng

khiếu trên các lĩnh vực; xây dựng và triển khai chương trình và kế hoạch giáo dục

học sinh năng khiếu; tuyển chọn và phát triển đội ngũ giáo viên giỏi để giảng dạy và

hướng dẫn học sinh năng khiếu; phát triển nhiều trường lớp, cơ sở đào tạo học sinh

năng khiếu nhằm bồi dưỡng tài năng và phát huy cao nhất khả năng sáng tạo; đào

66

tạo bồi dưỡng giáo viên giỏi, chuyên gia về nhiều mặt có liên quan đến giáo dục học

sinh năng khiếu; từng bước phát triển hệ thống giáo dục năng khiếu để xây dựng

một nền giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, với mục đích học để làm

việc, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và phát triển toàn

diện con người; mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi quốc tế về đào tạo bồi dưỡng

nhân tài cho đất nước.

- Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành

công nghiệp

Ngay từ năm 1961, Hàn Quốc tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, để đảm

bảo cung cấp nhân lực có trình độ cao cho ngành công nghiệp, nhà nước công bố

Luật về đào tạo nghề và thành lập nhiều trường dạy nghề và trường trung cấp

chuyên nghiệp. Đến những năm 1970 tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và

công nghệ cao, Chính phủ có chính sách tập trung đào tạo kỹ sư, các kỹ thuật viên,

nghiên cứu viên và thực hành viên. Chính phủ Hàn Quốc cho thành lập nhiều

trường đại học và cao đẳng kỹ thuật, thực hiện thi tuyển sinh để cùng với việc tăng

nhanh về số lượng phải đảm bảo chất lượng sinh viên.

Tổ chức phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc (Human Resource

Development Korea - HRD) là một trong những tổ chức hàng đầu trong đào tạo

NNL cho xã hội nói chung và đặc biệt là là nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ cho

ngành công nghiệp. HRD lập kế hoạch, quản lý việc đào tạo nghề và thực hiện

việc đào tạo lại cho những người thất nghiệp. Bênh cạnh đó HRD thực hiện kiểm

tra, công nhận (cấp chứng nhận) trình độ kỹ thuật quốc gia nhằm nâng cao trình độ

kỹ năng kỹ thuật và thúc đẩy việc làm cho người lao động. Ngoài ra, HRD còn tổ

chức các cuộc thi tay nghề quốc gia.

Ngành công nghiệp Hàn Quốc rất coi trọng việc ứng dụng thành tự khoa học,

kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất, như một biện pháp quan trọng để

phát triển kỹ năng, tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực chất

lượng cao. Đây là một trong những kinh nghiệm của Hàn Quốc để phát triển đội

ngũ nhân lực chất lượng cao làm chủ các ngành công nghiệp quan trọng như điện

tử- CNTT, xe hơi, đóng tàu, sản xuất thép và nhiều ngành công nghiệp khác lên tầm

67

cao của các cường quốc công nghiệp phát triển.

-Sử dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

Cùng với chính sách đào tạo bồi dưỡng, Hàn Quốc còn có chính sách tốt về

sử dụng, đãi ngộ và thu hút nhân tài. Hàn Quốc đặc biệt coi trọng nguồn nhân lực

chất lượng cao, lương của các nhà khoa học không theo thang bậc lương chung mà

được trả theo kết quả công việc. Những chính sách đối với các nhà khoa học được

đích thân Tổng thống chỉ đạo và quyết định. Hàn Quốc đã thi hành chính sách "Kế

hoạch hóa đưa nhân tài về nước" và đưa ra chính sách cấp "thẻ vàng" cho các nhà

khoa học là người nước ngoài vào làm việc cho Hàn Quốc bằng nhiều chính sách ưu

đãi như trả lương cao, môi trường làm việc tốt, hỗ trợ về phương tiện đi lại, nhà ở ...

Như vậy, nhờ có đường lối đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược phát

triển đất nước, phát triển con người, phát triển NNL chất lượng cao, được các địa

phương nghiêm túc thực hiện nên chỉ trong vòng hơn nửa thế kỷ, Hàn Quốc từ một

trong những nước nghèo nhất châu Á trở thành nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc và các địa phương của Hàn Quốc về phát triển NNL

chất lựng cao trong đó có phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp là bài

học quý báu cho tỉnh Thanh Hóa tham khảo, vận dụng vào phát triển NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh.

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công

nghiệp của một số địa phƣơng trong nƣớc

* Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Đến 30/4/1975 nông nghiệp là

ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh (chiếm trên 70% GDP). Đến nay Đồng Nai có nhiều

khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Hơn 40 năm qua, Đồng Nai đã vươn lên

mạnh mẽ và có nhiều thành công trong CNH, HĐH. Đồng Nai đang phấn đấu sớm

trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại [7].

Hiện nay, ngành công nghiệp Đồng Nai có 32 khu công nghiệp tập trung đi

vào hoạt động, thu hút 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, với tổng vốn đầu tư

68

19.794,65 triệu đô la Mỹ và 47.793,66 tỷ đồng [7].

Về lao động, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp Đồng Nai giải quyết

việc làm cho 493.146 lao động Việt Nam và 5.719 lao động nước ngoài, trong đó

lao động ngoại tỉnh chiếm gần 60%; trung cấp, công nhân kỹ thuật là 32%; lao động

phổ thông và doanh nghiệp đào tạo tại chỗ là 60%. Như vậy, tỷ lệ lao động đã qua

đào tạo có bằng cấp còn thấp, đặc biệt là tỷ lệ nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học

trở lên còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn [7].

Xuất phát từ thực trạng này, các doanh nghiệp công nghiệp thì "kêu" thiếu lao

động CMKT, lao động có tay nghề cao, trong khi đó số người trong độ tuổi lao

động thì vẫn thất nghiệp. Chất lượng chuyên môn của lao động (kể cả có trình độ

cao đẳng, đại học) vẫn còn hạn chế, khác xa với yêu cầu nhà tuyển dụng, trong đó

đội ngũ lao động còn yếu và thiếu các kỹ năng cần thiết: yếu về ngoại ngữ, tin học;

thiếu kỹ năng làm việc, CMKT còn nhiều hạn chế, tác phong công nghiệp và văn

hóa nghề chưa có.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một

trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp còn thấp, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp chính là sự bất cập

giữa đào tạo và sử dụng lao động (cơ sở đào tạo - người sử dụng lao động-người lao

động). Đây là một trong những bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa về tăng cường

đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Đồng

thời phải tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và sử dụng NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp

Tuy nhên, những năm gần đây, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, có được những thành tựu như vậy do

nhiều nhân tố, trong đó một nhân tố rất quan trọng có tính quyết định là cấp ủy,

chính quyền tỉnh đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực trong đó có nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai có một số kinh nghiệm sau:

- Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường đại

học, trường cao đẳng, dạy nghề, đào tạo được một lực lượng lớn hơn có chất lượng,

69

bước đầu đáp ứng yêu cầu cấp thiết về tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên

tiến từ các dự án và dự án đầu tư mới.

- Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng để tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp, gồm: Trường Đại học Lạc Hồng, các trường cao

đẳng ở thành phố Biên Hòa và các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hồ Chí

Minh và các thành phố khác.

- Trên cơ sở nhiệm vụ tiến hành đổi mới, nâng cao trình độ thiết bị công nghệ

trong sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn, tỉnh đã xây dựng và

thực hiện các đề án phát triển nhân lực khoa học-công nghệ phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhờ đó có được nguồn

nhân lực có chất lượng cao đáp ứng việc nâng cao trình độ thiết bị công nghệ nhất

là trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là nhân tố quan trọng đưa ngành

công nghiệp phát triển góp phần đưa kinh tế - xã hội của Đồng Nai phát triển nhanh

trong những năm vừa qua.

* Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc luôn xem việc đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao là mũi nhọn đột phá quan trọng nhằm xây dựng tỉnh trở thành

tỉnh công nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách, ưu đãi nhằm tạo

điều kiện cho các đối tượng đi học nghề. Tỉnh Vĩnh phúc tập trung chỉ đạo công tác

đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể:

Yêu cầu các cơ sở GDNN rà soát lại số lượng, chất lượng thiết bị dạy nghề

và khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành của thiết bị. Trên cơ sở đó xây dựng kế

hoạch đầu tư hoàn thiện thiết bị dạy nghề để đảm bảo trình độ tay nghề cho học sinh

Phối hợp với các cơ sở GDNN trên địa bàn để khai thác tối đa công suất của

thiết bị dạy nghề đã được đầu tư

Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đưa học sinh đi thực tập ngay

tại doanh nghiệp, nhằm giúp học sinh tiếp cận với tác phong lao động công nghiệp,

ý thức kỷ luật lao động công nghiệp và thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại đang sản

xuất tại các cơ sở SXCN.

Bên cạnh đó tỉnh Vĩnh Phúc còn có những biện pháp thực hiện tốt chính sách

70

thu hút, ưu đãi người lao động có chuyên môn cao nhằm thu hút nguồn nhân lực

chất lượng cao về làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh.

2.3.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ngành công nghiệp cho tỉnh Thanh Hóa

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của một số nước châu Á và một số địa phương trong nước, có

thể rút ra một số bài học sau đây:

Một là, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của NNL chất

lượng cao nói chung, NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng trong phát

triển kinh tế- xã hội thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và HNQT để có những cơ chế

chính sách, chiến lược phát triển đội ngũ nhân tài, nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của đất nước và của địa phương.

Hai là, đặc biệt coi trọng giáo dục- đào tạo, giáo dục- đào tạo phải được thực

hiện "quốc sách hàng đầu" đóng vai trò quyết định trong phát triển NNL chất lượng

cao nói chung, NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng. Vì vậy, giáo dục-

đào tạo phải được quan tâm đầu tư một cách hiệu quả từ giáo dục cơ sở đến giáo

dục đại học; tăng cường chất lượng giáo dục đại học và dạy nghề chất lượng cao

trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp và công nghệ; liên kết chặt chẽ giữa nhà trường

với cơ sở SXCN theo mô hình nhà trường- nhà máy, gắn lý thuyết với thực hành.

Đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường trong nước với các trường tiên tiến nước

ngoài có nền công nghiệp phát triển.

Ba là, Chính phủ và các địa phương cần chủ động hơn nữa trong việc xây

dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp, gắn với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước và của địa phương

qua từng giai đoạn nhất định.

Bốn là, có chính sách để thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao thông

qua sử dụng, đãi ngộ về vật chất và tinh thần, môi trường và điều kiện làm việc để

họ phát huy hết khả năng cống hiến cho ngành, địa phương và đất nước.

Năm là, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn liền với nâng cao

chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là chăm lo

đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho nhân lực trong ngành công nghiệp.

Tỉnh Thanh Hóa đang quyết tâm phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo

71

hướng hiện đại, do đó việc tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển công

nghiệp thành công nhờ thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương có ngành

công nghiệp đang phát triển là hết sức cần thiết. Những bài học kinh nghiệm này

được sử dụng trong việc đưa ra các giải pháp ở chương 4.

Tóm tắt chƣơng 2

Chương này phân tích và làm rõ các khái niệm, đặc trưng, vai trò và yêu cầu

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp; Nội dung, tiêu chí

đánh giá và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp.

Tổng hợp kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học

cho tỉnh Thanh Hóa.

Việc tổng kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp trong chương này chính là cơ sở để thực hiện chương

thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa.

72

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO

NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý

Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 11.129,48

km2, cách Hà Nội 153 km về phía Nam; phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hoà Bình và

Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - Lào; phía Đông

giáp Vịnh Bắc Bộ; có 27 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và 24 huyện).

* Địa hình

Vùng đồng bằng: Bao gồm thành phố Thanh Hóa và 09 huyện thị, chiếm

khoảng 17,6% diện tích toàn tỉnh và có độ cao trung bình từ 5-15m, xen kẽ có các

đồi thấp và núi đá vôi độc lập.

Vùng ven biển: Bao gồm 06 huyện, thị dọc ven bờ biển chiếm khoảng 10,6%

diện tích của tỉnh, có địa hình tương đối bằng phẳng.

Vùng núi và trung du: Bao gồm 11 huyện, chiếm khoảng 71,8% diện tích

toàn tỉnh và có độ cao trung bình vùng núi từ 600-700m, độ dốc trên 250; vùng

trung du có độ cao trung bình 150-200m, độ dốc từ 150-20

0 chủ yếu là các đồi thấp,

đỉnh bằng sường thoải.

* Tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên 1.112.948 ha, trong đó đất nông

nghiệp lớn nhất 846.909 ha, chiếm 76,1% tổng diện tích. đất lâm nghiệp có rừng có

diện tích 585.592 ha, chiếm 69,1% đất nông nghiệp. Đất chưa sử dụng khoảng

99.778 ha, chiếm 8,9 tổng diện tich đất tự nhiên toàn tỉnh.

Tài nguyên khoáng sản: Phong phú, đa dạng, toàn tỉnh có 257 mỏ và điểm

quặng với trên 42loại khoáng sản, như: quặng sắt, titan, crôm, phophorit, đôlômit,

73

cao lanh, đá vôi ximăng, sét làm xi măng,...

Tài nguyên rừng: Với hơn 1/2 diện tích tự nhiên là rừng, tỉnh có lợi thế lớn

trong phát triển kinh tế rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi. Diện

tích luồng lớn nhất cả nước với trên 50.000 ha. Trữ lượng rừng đạt khoảng 23,5

triệu m3 gỗ và hơn 435 triệu cây tre nứa.

Tài nguyên biển: Với bờ biển dài hơn 102 km và có vùng lãnh hải rộng

17.000 km2, có trên 8.000 ha bãi biển.Tổng trữ lượng hải sản ước khoảng 140.000-

165.000 tấn, khả năng khai thác từ 60.000-70.000 tấn /năm.

Tài nguyên nước: Thanh Hóa có 5 hệ thống sông chính cung cấp nước (sông

Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên và sông Lạch Bạng), 264 suối nhỏ và 1.760 hồ

chứa.Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm đạt 20-21 tỷ m3

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng

khá, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa,

quy mô GRDP theo giá so sánh 2010, bình quân giai đoạn 2006-2010 là 40.834 tỷ

đồng; giai đoạn 2011-2015 là 63.812 tỷ đồng; Năm 2016 đạt 80.819 tỷ đồng. Tốc

độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 11,14%; giai

đoạn 2011-2015 đạt 8,15 %, năm 2016 đạt 9,08% [19].

Bảng 3. 1: Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 và năm 2016

Kinh tế Đơn vị

tính

Bình quân năm thời kỳ

2006-

2010

2011-

2015 2016

1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP)

- Theo giá thực tế

- Theo giá so sánh 2010

Tỷ đồng

34.921

40.834

90.204

63.812

119.339

80.819

2. GRDP bình quân đầu người

- Theo đồng Việt Nam

- Theo đôla Mỹ

Triệu đồng

USD

10,3

626

25,9

1212

33,8

1528

3. Tốc độ GRDP

(Theo giá so sánh năm 2010)

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Công nghiệp và xây dựng

- Các ngành dịch vụ

%

11,14

2,91

16,0

13,72

8,15

2,31

11,87

7,37

9,08

2,59

12,21

9,13

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [19], [110], [120].

74

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, cơ cấu kinh tế của tỉnh

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ

trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chuyển

dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Tỷ trọng giá trị tăng thêm

khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chuyển

dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Tỷ trọng giá trị tăng thêm

khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 24,2% năm 2010 xuống còn 17,6%

năm 2016; khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 41,4% năm 2010 lên 42% năm

2016; khu vực dịch tăng từ 34,4% năm 2010 lên 40,4% năm 2016. Cơ cấu các loại

hình kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế nhà nước

giảm từ 26,4%/năm 2010 xuống còn 24,7% năm 2015; kinh tế ngoài nhà nước tăng

từ 68,2% lên 69,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 5,4% lên 6,1% [19].

* Đặc điểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa

+ Cơ cấu dân tộc

Trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 28 dân tộc anh em cùng chung

sống từ lâu đời, chủ yếu là dân tộc Kinh, các dân tộc có dân số tương đối nhiều là:

Dân tộc Mường; Dân tộc Thái; Dân tộc Mông; Dân tộc Thổ; Dân tộc Dao; Dân tộc

Khơ Mú; còn lại 21 dân tộc thiểu số khác có ít người, chủ yếu ở các huyện vùng núi

cao và biên giới. Đối với dân cư miền núi Thanh Hóa nhìn chung trình độ dân trí

thấp, học vấn dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.

+ Cơ sở hạ tầng xã hội

- Y tế: Hệ thống bệnh viện phát triển rộng khắp từ tuyến tỉnh đến tuyến

huyện; trạm y tế xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp đều phát triển, nhiều thành tựu

y học, kỹ thuật chuyên sâu được áp dụng vào khám chữa bệnh, chất lượng các bệnh

viện tuyến dưới từng bước được nâng cao, giảm tải cho tuyến trên. Đến nay về cơ

bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

- Giáo dục đào tạo:

Mạng lưới các trường phổ thông của tỉnh phát triển khá đồng bộ ở tất cả các

xã, phường, thị trấn và các huyện, thị xã, thành phố từ bậc mầm non đến trung học

75

phổ thông. Đến năm 2016, tỷ lệ xã phường thị trấn được công nhận phổ cập trung

học cơ sở đạt 100%. Chất lượng giáo dục ở các cấp học có nhiều chuyển biến; chất

lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.

Hệ thống các cơ sở đào tạo, nhất là GDNN phát triển nhanh ở 27/27 huyện,

thị xã, thành phố; đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Đến nay toàn

tỉnh có 22 trường trung cấp, 6 trường cao đẳng, 02 trường đại học, 01 cơ sở đại học

và 01 phân hiệu đại học. Mạng lưới GDNN tuy tăng về số lượng, nhưng phân bố

không đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở thành phố Thanh Hóa. Một số trường

cao đẳng và trung cấp năng lực đào tạo rất hạn chế, chất lượng thấp. Các cơ sở dạy

nghề chủ yếu dạy nghề ngắn hạn; sự liên thông giữa các cơ sở dạy nghề với các

trường đại học, cao đẳng còn thấp.

- Tập quán, truyền thống văn hóa

Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa độc đáo.

Trong mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, quê hương Thanh Hóa đã xuất

hiện nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh nhân tiêu biểu. Với truyền thống hiếu học,

cần cù chịu khó, anh dũng kiên cường. Truyền thống quý báu đó ngày càng được

phát huy trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

3.1.1.3. Dân số và lực lượng lao động của tỉnh Thanh Hóa

Theo số liêu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, dân số của tỉnh

năm 2016 là 3.528,3 nghìn người (lớn thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và TP. HCM);

tăng 106,5 nghìn người so với năm 2010; trong đó dân số thành thị là 571,6 nghìn

người, chiếm 16,2%; dân số nông thôn là 2.956,7 nghìn người, chiếm 83,8%. Dân

số trong độ tuổi lao động năm 2016 là 2.241,2 nghìn người, chiếm tỷ lệ 63,5% dân

số toàn tỉnh, lực lượng lao động đang làm việc 2.198,2 nghìn người [19].

3.1.2. Tình hình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

3.1.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp

* Theo khu vực kinh tế

+ Khu vực kinh tế Nhà nước:Giai đoạn 2011- 2015, GTSX tăng trưởng bình

quân 5,8% . Năm 2015 đạt khoảng 8.191 tỷ đồng (giá SS 2010). Tuy nhiên, tỷ

trọng lại giảm dần hàng năm: Từ 29,1% năm 2005 xuống còn 19,9% năm 2010 và

76

đến năm 2015, chiếm khoảng 14,6%; năm 2016 đạt 13,9% [19].

+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Giao đoạn 2011-2015, GTSXCN tăng

trưởng bình quân đạt 11,8%/năm; năm 20116 đạt khoảng 27.065,3 tỷ đồng (giá SS

2010). Tỷ trọng GTSXCN khu vực này là 42,6% so cả tỉnh

+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Do thành công trong công tác

kêu gọi, thu hút đầu tư FDI, giai đoạn 2011-2015, GTSXCN khu vực này có mức

tăng trưởng cao, đạt 18,1%/năm; năm 2016, đạt khoảng 27.681,1 tỷ đồng, chiếm tỉ

trọng xấp xỉ 43,5% (so với năm 2010 là 27,2%) [19].

Trong giai đoạn tới, khi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động,

cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, dự kiến khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn và tỷ trọng sẽ tăng cao hơn trong cơ

cấu công nghiệp của tỉnh.

Bảng 3. 2 Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng (giá SS 2010)

TPKT Năm 2005 Năm

2010

Năm

2015

Năm

2016

Tăng

trƣởng(%/năm)

2006-

2010

2011-

2015

Tổng số 13.317,2 31.042 56.240 63.572,7 18,5 13,8

Cơ cấu 100% 100% 100% 100%

Nhà nước

(GTSX) 3.881,9 6.182 8.191 8.826,3 14,5 5,8

Tỷ trọng 29,1% 19,9% 14,6% 13,9%

Ngoài nhà

nước

(GTSX)

6.698,8 16.401 28.636 27.065,3 19,2 11,8

Tỷ trọng 50,3% 52,8% 50,9% 42,6%

FDI

(GTSX) 2.736,5 8.458 19.413 27.681,1 22 18,1

Tỷ trọng 20,5% 27,2% 34,5% 43,5%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [18], [19].

* Theo các ngành công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN), cơ cấu GTSXCN, giá trị gia tăng

77

các ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 của tỉnh Thanh Hóa như sau:

Bảng 3.3: Gía trị sản xuất các ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

giai đoạn 2010 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng (giá SS 2010)

TT GTSX ngành CN Năm

2010

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

1 CN khai khoáng 780,2 1.529,7 1.586,5 854

2 CN chế biến, chế tạo 29.719,8 48.154,8 52.190 60.878

3 SX, PP điện, khí đốt, nước nóng,

hơi nước và điều hòa không khí 388,0 798,0 1.932,9 1.434,6

4 Cung cấp nước, xử lý nước thải 154,1 277,5 530,6 406,1

Tổng cộng 31.042 50.760 56.240 63.572,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [13], [17], [18], [19].

Bảng 3.4: Giá trị gia tăng các ngành công nghiệp 2011-2016

Đơn vị: Tỷ đồng (giá hiện hành)

TT Ngành Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tổng số 14.437,3 17.078,3 19.717,7 22.648,3 26.306,7 30.278,5

1 Khai khoáng 682,766 895,442 1.195,7 1.373,4 741,5 1.149

2 Chế biến, chế tạo 13.007 15.227 17.318 19.892 22.230,1 27.008,3

3

SX, PP điện, khí đốt

nước nóng, hơi nước

và điều hòa không khí

600,3 761,0 966,6 1.110,2 1.953,3 1.703,3

4 Cung cấp nước, xử lý

rác thải, nước thải 147.046 194.325 236.503 271.655 381,8 417,9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [13], [14], [15], [17], [18], [19].

* Chỉ tiêu về cơ cấu công nghiệp theo vùng miền

Tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng phân bổ cơ cấu lao động ngành công nghiệp

theo vùng miền. Năm 2015 lao động công nghiệp vùng CN1 chiếm 59,6%, vùng

78

CN2 chiếm 32,7%, vùng CN 3 chiếm 7,7 %. Vùng CN1 với điều kiện tự nhiên, hệ

thống giao thông thuận lợi nên luôn chiếm một tỉ lệ lớn lao động trong ngành công

nghiệp cũng như giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2015 vùng CN1 đạt 72,9% tổng

giá trị sản xuất công nghiệp) tiếp theo là vùng CN2 với giá trị sản xuất công nghiệp

đạt 21,7% và cuối cùng là vùng 3 với giá trị SXCN chỉ đạt 5,4%.

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về cơ cấu công nghiệp theo vùng năm 2015

Vùng Diện tích Dân số

Nhân lực

công

nghiệp

GTSXCN

(Giá 2010)

Tăng

trƣởng

GTSXCN

(2011-

2015)

Tổng 100% 100% 100% 100% 12,6%

Vùng CN1 17,6% 45,4% 59,6% 72,9% 13,3%

VùngCN 2 10,6% 29,5% 32,7% 21,7 10,4%

Vùng CN3 71,8% 25,1% 7,7% 5,4 12,7%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [120].

3.1.2.2. Cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa đến năm 2016 toàn tỉnh có khoảng

53.605 cơ sở SXCN. Trong đó:

- Công nghiệp khai thác khoáng sản: 2.485 cơ sở

- Công nghiệp chế biến, chế tạo: 50.848 cơ sở

- Công nghiệp SX và PP điện, nước, khi đốt.. 245 cơ sở

- Công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 27 cơ sở

Bảng 3.6: Cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016

Đơn vị: Cơ sở

Các chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tổng số 57.553 56.376 55.967 52.481 53.603 53.605

CN khai thác khoáng sản 3.577 3.564 2.671 2.388 2.485 2.485

CN chế biến, chế tạo 53.688 52.522 53.061 49.851 50.848 50.848

SX, PP điện, khí, nước

nóng..

268 269 213 219 245 245

Cung cấp nước, xử lý

rác thải, nước thải

20 21 22 23 25 27

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [13], [14], [15], [17], [18], [19].

79

3.1.2.3. Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp

Vốn đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp tăng dần theo từng năm. Vốn

đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh năm 2014 đạt 41.170 tỷ đồng, năm 2015 đạt

khoảng 47.460 tỷ đồng, tăng trưởng 38,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Vốn

đầu tư ngành công nghiệp trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2010

chiếm 31,1% đến năm 2015 tăng lên là 42,1%.

Bảng 3.7: Vốn đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Vốn đầu tƣ ngành

công nghiệp 8.955 11.255,9 13.210,7 19.126,3 41.170,3 47.460

Chiếm tỷ lệ/Tổng vốn

đầu tư trên địa bàn 31,1% 31,2% 32,4% 36,3% 48,1% 42,1%

Cơ cấu vốn ngành

công nghiệp

Công nghiệp khai

thác khoảng sản 157,2 322,4 271 223,3 179,1 143,5

Công nghiệp chế

biến, chế tạo 8.432 9.818,4 10.875,6 16.943 38.836,7 44.940,5

SX và PP điện, nước,

khí… 365,8 1.115,1 2.064,1 1.960 2.154,5 2.376

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [13], [14], [15], [17], [18].

3.1.2.4. Hiện trạng phân bố và phát triển công nghiệp theo vùng miền

Công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã hình thành phát triển tập trung chủ yếu

ở thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia với nhiều cơ sở SXCN

lớn và các KCN, KKT tập trung, chiếm 60-70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn

tỉnh. Các vùng công nghiệp gồm:

- Vùng đồng bằng (vùng CN1): Vùng đồng bằng gồm thành phố Thanh Hóa,

thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ

Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống. Hiện nay, vùng CN1 đang giữ vai trò

quan troọng mang tính động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời là đầu

mối giao lưu kinh tế giữa tỉnh với các địa phương khác trong nước. Các tiềm năng

phát triển của vùng này gồm: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển công

80

nghiệp và các KCN.

- Vùng ven biển (vùng CN2): Vùng ven biển gồm 06 huyện, thành phố ven

biển Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tỉnh Gia. Đây là

vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, đặc biệt là kinh tế biển,

phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến hải sản.

- Vùng miền núi (vùng CN3): Vùng miền núi gồm các huyện: Như Xuân,

Như Thanh, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Lang Chánh, Bá

Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát. Là khu vực hiện có sức thu hút đầu tư

còn thấp do hạ tầng còn kém phát triển, do đó, tập trung phát triển công nghiệp phù

hợp với tiềm năng, thế mạnh của vùng như: Thủy điện, chế biến nông, lâm sản, thức

ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản.

3.1.3. Tình hình nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa

3.1.3.1. Khái quát về nguồn nhân lực ngành công nghiệp

* Quy mô nguồn nhân lực ngành công nghiệp

Theo số liệu thống kê, quy mô NNL trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa năm 2010 là 168.571 người, mức tăng tuyệt đối so với năm 2005 là 17.115

người, tương ứng với mức tăng tương đối là 11,3%. Trong đó, nhân lực làm việc

trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là 11.463 người, nhân lực làm việc

trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 152.051 người, nhân lực trong ngành

sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng là 3132 người và trong lĩnh vực cung

cấp nước, xử lý rác thải, nước thải là 1925 người [13].

Đến năm 2016, quy mô NNL trong ngành công nghiệp có 192.943 người,

tăng 3,9% so với năm 2011. Trong đó, nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp

khai thác khoáng sản là 8.779 người, nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo là 177.893 người, nhân lực trong ngành sản xuất, phân phối điện,

khí đốt, nước nóng là 4.110 người và trong lĩnh vực cung cấp nước, xử lý rác thải,

nước thải là 2161 người [19].

81

Bảng 3.8: Nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2010/

2005

2016/

2011

Đơn vị tính

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

Số

lƣợng

(ngƣời)

% %

TỔNG SỐ 151.456 168.571 185.766 190.268 186.269 190.453 188.237 192.943 111.3 103.9

1. Công nghiệp khai thác

khoáng sản 11.510 11.463 12.446 10.655 8.941 8.761 9.412 8.779 99.6 70.5

2. Công nghiệp chế biến,

chế tạo 135.856 152.051 167.933 174.095 170.622 174.645 172.990 177.893 111.9 105.9

3. Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt, nước nóng 2360 3132 3245 3327 4380 4788 3436 4.110 132.7 126.7

4. Công nghiệp cấp nước,

xử lý rác thải, nước thải 1730 1925 2142 2191 2326 2259 2399 2161 111.3 100.9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [14], [15], [17], [18], [19].

82

* Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành công nghiệp

Tỉnh Thanh Hóa với một lực lượng lao động đông đảo trong ngành công

nghiệp, phân theo cơ cấu 4 ngành công nghiệp: Công nghiệp khai thác khoáng sản;

Công nghiệp chế biến chế tạo; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nước nóng; Công nghiệp cấp nước, xử lý rác thải, nước thải. Năm 2005, nhân lực

trong lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 7,6%; Lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm

89,7%; Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng chiếm 1,56%; Lĩnh

vực cung cấp nước xử lý rác thải, nước thải chiếm 1,14% trong tổng số nhân lực

ngành công nghiệp của tỉnh. Đến năm 2016, nhân lực trong lĩnh vực khai thác

khoáng sản chiếm 4,55%; Công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 92,20%; Công

nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng chiếm 2,13%; Công nghiệp cung

cấp nước, xử lý rác thải, nước thải chiếm 1,12% [19].

Như vậy, về cơ cấu nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu nhưng còn chậm và chưa thực sự hợp

lý. Còn có sự chênh lệch khá lớn giữa lực lượng nhân lực trong ngành công nghiệp

chế biến chế tạo với các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, ngành sản xuất

và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước

thải. Cần có những giải pháp cơ cấu hợp lý lại lao động đang làm việc trong các

ngành công nghiêp của tỉnh Thanh Hóa nhằm đưa ngành công nghiệp của tỉnh phát

triển mạnh, đồng đều và bền vững [19].

Bảng 3.9: Cơ cấu nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp

Đơn vị tính: %

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng nhân lực

ngành công

nghiệp

100 100 100 100 100 100 100 100

1. Công nghiệp khai

thác khoáng sản 7,60 6,80 6,70 5,60 4,80 4,60 5,00 4,55

2. Công nghiệp chế

biến, chế tạo 89,70 90,20 90,40 91,50 91,60 91,70 91,90 92,20

3. Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt,

nước nóng

1,56 1,86 1,75 1,75 2,35 2,51 1,83 2,13

4. Công nghiệp cấp

nước, xử lý rác

thải, nước thải

1,14 1,14 1,15 1,15 1,25 1,19 1,27 1,12

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [14], [15], [17], [18], [19].

83

0

20

40

60

80

100

2005 2010 2016

1. Công nghiệp khai

thác khoáng sản

2. Công nghiệp chế

biến. chế tạo

3. Sản xuất và phân

phối điện. khí đốt.

nước nóng

4. Công nghiệp cấp

nước. xử lý rác thải.

nước thải

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành công nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [19].

* Cơ cấu trình độ học vấn nguồn nhân lực ngành công nghiệp

Năm 2005 tỷ lệ lao động chưa biết chữ chiếm 5,6% và tỉ lệ này đến năm

2016 giảm chỉ còn 0,9%. Tỉ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp THCS, tốt

nghiệp THPT có sự gia tăng. Năm 2005 lần lượt chiếm 19,6%; 32,6% và 24,8% đến

năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên là 16,2%; 44,7% và 34,6%. Điều này cho thấy tỉnh

Thanh Hóa đã có sự quan tâm đến giáo dục đào tạo các cấp học từ tiều học đến

trung học phổ thông nhằm nâng cao trình độ học vấn cho lực lượng lao động của

tỉnh [19].

84

Bảng 3.10: Nhân lực đang làm việc trong ngành công nghiệp phân theo trình độ học vấn

Năm

2005 2010 2011 2012 2014 2015 2016

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ

trọng

(%)

TỔNG SỐ 151.456 100 168.571 100 185.766 100 190.268 100 190.453 100 188.237 100 192.943 100

1.Chưa

biết chữ 8.481 5,6 3.203 1,9 2.972 1,6 2.854 1,5 2.476 1,3 2.071 1,1 1736 0,9

2.Chưa tốt

nghiệp tiểu

học

26.353 17,4 15.002 8,9 14.304 7,7 14.080 7,4 11.617 6,1 9.412 5,0 6946 3,6

3.Tốt

nghiệp tiểu

học

29.685 19,6 38.266 22,7 40.497 21,8 39.576 20,8 33.330 17,5 32.188 17,1 31257 16,2

4.Tốt

nghiệp

THCS

49.375 32,6 66.249 39,3 79.322 42,7 84.478 44,4 88.751 46,6 86400 45,9 86246 44,7

5.Tốt

nghiệp

THPT

37.562 24,8 45.851 27,2 48.671 26,2 49.280 25,9 54.279 28,5 58.166 30,9 66758 34,6

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [14], [15], [17], [18], [19].

85

3.1.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa

*Thực trạng về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

Về quy mô NNL chất lượng cao ngành công nghiệp,theo số liệu bảng 3.8,

năm 2005 NNL chất lượng cao trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đạt

3.470 người, chiếm tỷ lệ 2,3% NNL ngành công nghiệp; năm 2010 đạt 4.551 người,

chiếm tỷ lệ 2,7% NNL ngành công nghiệp; năm 2016 NNL chất lượng cao là 7.525

người, chiếm tỷ lệ 3,9% NNL ngành công nghiệp. Trong khi đó, theo tính toán của

các nhà kinh tế và kinh nghiệm của các nước đi trước thì tương ứng với thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, chúng ta cần phải có 65-70% lao

động chuyên môn kỹ thuật, trong đó lao động chất lượng cao chiếm khoảng 10-15%

[88, tr.265].

Điều này cho thấy, quy mô NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với NNL của ngành công nghiệp, chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay ngành công nghiệp của tỉnh .

Bảng 3.11: Quy mô nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa

Đơn vị tính: %

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2010/

2005

2016/

2011

Tổng số 3470 4551 5387 5898 5961 6475 6777 7525 131,2 139,7

1. Công nghiệp khai

thác khoáng sản 170 309 350 395 387 408 420 444 181,8 126,9

2. Công nghiệp chế

biến, chế tạo 3078 4004 4800 5261 5323 5808 6079 6607 130,1 137,6

3. Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt, nước

nóng

177 190 167 177 185 207 224 421 107,3 237,8

4. Công nghiệp cấp

nước, xử lý rác thải,

nước thải

45 48 70 65 66 52 54 53 106.7 117,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [14], [15], [17], [18], [19].

86

*Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

- Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao trong tổng nhân lực ngành công

nghiệp

Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ NNL chất lượng cao trong tổng nhân lực

ngành công nghiệp qua các năm, cụ thể năm 2005 là 2,3%, năm 2010 là 2,7%, năm

2016 là 3,9%. Như vậy, tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa còn rất thấp và không hợp lý.Điều này phản ánh, ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đang rất thiếu NNL chất lượng cao.

Bảng 3.12: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: Người, %

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số nhân lực trong

ngành công nghiệp

(người)

151.456 168.571 185.766 190.268 186.269 190.453 188.237 192.943

Tổng số nhân lực chất

lượng cao trong ngành

công nghiệp (người)

3470 4551 5387 5898 5961 6475 6777 7.525

Tỷ lệ phần trăm (%) 2,3 2,7 2,9 3,1 3,2 3,4 3,6 3,9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [14], [15], [17], [18], [19].

- Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phân theo ngành công nghiệp

Qua số liệu bảng 3.13 về cơ cấu nhân lực chất lượng cao phân theo ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến năm 2016, cho thấy nguồn nhân

lực chất lượng cao tập trung phần lớn ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tỷ

lệ từ 86,7% đến 87,8% (trung bình trên 87%) trong tổng số nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, điều này tương đối phù hợp với

quy mô phát triển của lĩnh vực này (nhân lực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm

89,7% đến 92,2% nhân lực của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa).Tuy nhiên, vói

tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo trong giai đoạn hiện nay. Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng tỷ trọng nguồn nhân lực chất lượng cao mới đạt từ 5,1% đến 5,6%,chưa đáp

87

ứng được yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp này. Cơ cấu NNL chất lượng

cao giữa cá ngành công nghiệp chưa hợp lý.

Bảng 3.13: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao phân theo ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: %

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng nhân lực chất

lƣợng cao ngành công

nghiệp

100 100 100 100 100 100 100 100

1. Công nghiệp khai

thác khoáng sản 6,9 6,8 6,5 6,7 6,5 6,3 6,2 5,9

2. Công nghiệp chế

biến, chế tạo 86,7 86,9 87,1 87,2 87,3 87,5 87,6 87,8

3. Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt,

nước nóng

5,1 5,2 5,1 5,0 5,1 5,4 5,4 5,6

4. Công nghiệp cấp

nước, xử lý rác thải,

nước thải

1,3 1,1 1,3 1,1 1,1 0,8 0,8 0,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [14], [15], [17], [18], [19].

Từ số liệu thống kê bảng 3.14, ta thấy tỷ lệ NNL chất lượng cao trong từng

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, cụ thể: chỉ có ngành sản xuất, phân phối

điện, khí đốt, nước nóng là có tỷ lệ NNL chất lượng cao đạt tương đối khá, đạt

7,5% năm 2005 và đạt 10,2% năm 2016, còn lại ba ngành công nghiệp khai thác

khoáng sản; công nghiệp chế biến,chế tao; công nghiệp cấp nước, xử lý rác thải,

nước thải có tỷ lệ NNL chất lượng cao rất thấp. Trong đó công nghiệp chế biến, chế

tạo là ngành cần nhiều NNL chất lượng cao mới đạt tỷ lệ 2,3% năm 2005, 2,6%

năm 2010 và 3,7% năm 2016, thấp hơn tỷ lệ chung(3,9%) của toàn ngành công

nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Như vậy, cơ cấu NNL chất lượng cao trong từng ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chưa hợp lý.

88

Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong từng ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Năm

Ngành

2005 2010 2016

Nguồn

nhân lực

ngành

công

nghiệp

(ngƣời)

Nguồn

nhân lực

chất

lƣợng cao

ngành

công

nghiệp

(ngƣời)

Tỷ

lệ

(%)

Nguồn

nhân lực

ngành

công

nghiệp

(ngƣời)

Nguồn

nhân lực

chất

lƣợng

cao

ngành

công

nghiệp

(ngƣời)

Tỷ

lệ

(%)

Nguồn

nhân lực

ngành

công

nghiệp

(ngƣời)

Nguồn

nhân lực

chất

lƣợng

cao

ngành

công

nghiệp

(ngƣời)

Tỷ

lệ

(%)

Tổng 151.456 3470 2,3 168.571 4551 2,7 192.943 7525 3,9

1. Công nghiệp khai thác khoáng sản 11.510 170 1,5 11.463 309 2,7 8.779 444 5,1

2. Công nghiệp chế biến, chế tạo 135.856 2.078 2,3 152.051 4.004 2,6 177.893 6.607 3,7

3. Sản xuất phân phối điện, khí đốt,

nước nóng 2.360 177 7,5 3.132 190 6,1 4.110 421 10,2

4. Công nghiệp cấp nước, xử lý rác

thải, nước thải 1.730 45 2,6 1.925 48 2,5 2.161 53 2,5

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [12], [13], [19].

89

- Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao theo vùng miền (Vùng CN)

Bảng 3.15: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa theo vùng miền

Đơn vị tính: %

Năm

Vùng miền (vùng CN)

2005 2010 2016

Tổng 100 100 100

1. Vùng đồng bằng (Vùng CN1) 79,2 77,5 73,1

2. Vùng ven biển (Vùng CN 2) 19,6 21,3 25,6

3. Vùng miền núi (Vùng CN3) 1,2 1,2 1,3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [120].

Về cơ cấu theo vùng miền từ số liệu bảng 3.15 ta thấy, NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng (vùng

CN1) với đạt 79,2% năm 2005; 77,5% năm 2010 và 73,1% năm 2016; vùng ven

biển (vùng CN2) đạt gần 19,6% năm 2005, 21,3% năm 2010 và 25,6% năm 2016;

vùng miền núi (vùng CN3) chỉ đạt tỷ lệ rất nhỏ 1,2% năm 2010 và 1,3% năm 2016

trong tổng số NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh, tỷ lệ này chưa hợp

lý.Tuy nhiên vùng ven biển (vùng CN2), vùng có KKT Nghi Sơn đã có sự chuyển

biến tích cực, tăng từ 19,6% năm 2005 lên 21,3% năm 2010 và 25,6% năm 2016,

nhưng vẫn còn rất thiếu NNL chất lượng cao cho ngành công nghiệp ở vùng này.

Như vậy, cơ cấu NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo

vùng miền chưa hợp lý.

* Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nhiệp

Sử dụng mô hình đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Để sử dụng mô hình đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa từ góc nhìn của các cơ sở SXCN trong tỉnh,

trình tự sẽ được thực hiện theo các bước sau:

90

Bước 1: Xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Bước 2: Thiết kế bảng hỏi và thực hiện thu thập thông tin [Phụ lục 1]

Mục đích là nhằm khảo sát mức độ đáp ứng( mức độ hài lòng) của các cơ sở

SXCN về 28 chỉ tiêu (28 biến quan sát) được dùng để đo lường và đánh giá chất

lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Bước 3: Kiểm định giá trị và độ tin cậy của 5 thang đo được dùng để đo

lường 5 biến số của mô hình

Sử dụng kết quả khảo sát để kiểm định giá trị và độ tin cậy của 5 thang đo bằng

phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hệ số Cronbach α, kết quả cụ thể như sau:

+ Kiểm định điều kiện thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Xem xét mối quan hệ giữa 28 biến quan sát trong tổng thể bằng cách kiểm

định KMO and Bartlett's với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS cho thấy giữa

các biến trong tổng thể có mối quan hệ tương quan với nhau (Mức ý nghĩa sig. =

0,000 < 0,05) với hệ số KMO = 0,676 (0,5<KMO<1,0), chứng tỏ phân tích EFA

cho việc nhóm các biến quan sát này lại với nhau là thích hợp

+ Kiểm định giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của các thang đo bằng phương

pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phép trích thành phần chính

(Principal components) với phép quay vuông góc (Varimax) và tiêu chí xác định số

lượng nhân tố là dừng ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1.

Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Các biến điều tra

Nhân tố

1 2 3 4 5

TL1. Kiến thức cơ bản về tự nhiên

và xã hôi 0,941

TL2. Năng lực tiếp thu tri thức mới

và nâng cao 0,927

TL3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

và kỹ năng nghề 0,914

TL4. Năng lực đổi mới, nghiên cứu

và sáng tạo 0,859

TL5. Năng lực về ngoại ngữ 0,857

91

Các biến điều tra

Nhân tố

1 2 3 4 5

TL6. Năng lực về tin học 0,856

SK1. Chiều cao, cân nặng, tầm vóc 0,917

SK2. Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai

trong công việc 0,898

SK3. Khả năng chống chọi với bệnh

tật 0,878

SK4. Khả năng chịu đựng những tác

động của môi trường làm việc 0,821

SK5. Khả năng làm thêm giờ dựa

trên nền tảng sức khỏe 0,776

NT1.Khả năng vận dụng kiến thức

vào công việc 0,958

NT2. Khả năng thích ứng nhanh với

môi trường làm việc thay đổi 0,949

NT3. Kỹ năng làm việc nhóm 0,954

NT4. Kỹ năng làm việc độc lập 0,945

NT5.Khả năng thích ứng nhanh với

kỹ thuật và công nghệ mới trong sản

xuất công nghiệp

0,928

NT6.Kỹ năng giao tiếp (đàm phán,

thỏa thuận) 0,952

NT7.Khả năng giải quyết công việc 0,924

NT8.Kỹ năng nắm bắt nhanh nhạy

thông tin thị trường 0,913

NC1. Đạo đức nghề nghiệp 0,954

NC2. Tinh thần trách nhiệm trong

công việc

NC3.Tác phong lao động công

nghiệp 0,937

NC4.Ý thức phấn đấu vươn lên

trong chuyên môn 0,915

NC5.Trách nhiệm với đồng nghiệp 0,907

VH1. Ý thức kỷ luật tự giác trong

thực hiện nhiệm vụ 0,929

VH2.Tinh thần hợp tác trong công

việc 0,911

92

Các biến điều tra

Nhân tố

1 2 3 4 5

VH3. Kỹ năng ứng xử có văn hóa

trong công việc 0,926

VH3. Kỹ năng ứng xử có văn hóa

trong công việc 0,741

Eigenvalue 6,257 4,112 3,309 2,575 2,036

Sai số Variance do nhân tố phân

tích giải thích (%) 28,443 18,691 15,040 11,706 9,257

Cumulative (%) 28,443 47,134 62,174 73,880 83,137

Nguồn: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS năm 2016 [Phụ lục 3]

Trong tổng số 28 biến quan sát đã được EFA rút gọn và nhóm thành 5 nhân

tố, với thành phần các biến quan sát trong mỗi nhân tố đều phù hợp với số lượng và

thành phần của mỗi thang đo như giả thiết ban đầu khi xây dựng thang đo, cụ thể:

Nhân tố thứ nhất có 6 biến quan sát thành phần như thành phần của thang đo về trí

lực của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Nhân tố thứ hai có

5 biến quan sát thành phần như thành phần của thang đo Sức khỏe – thể lực; Nhân

tố thứ ba có 8 biến quan sát thành phần như thành phần của thang đo Năng động và

thích ứng; Nhân tố thứ tư có 5 biến quan sát thành phần như thành phần của thang

đo Nhân cách; Nhân tố thứ năm có 4 biến quan sát thành phần như thành phần của

thang đo Văn hóa nghề. Như vậy, 5 thang đo với 28 biến quan sát như đã xây dựng

theo giả thuyết đạt yêu cầu về giá trị phân biệt.

Kiểm định giá trị hội tụ của các thang đo: Kết quả EFA thu được cho thấy

các thang đo đều đạt yêu cầu về giá trị hội tụ với tổng phương sai tích bằng 83,137

>50% và trọng số nhân tố của 28 biến quan sát đều > 0,5.

+ Kiểm định độ tin cậy của từng thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Kết quả tính hệ số tin cậy Cronbach Alpha lần lượt cho 5 thang đo bằng phần

mềm SPSS dựa trên kết quả khảo sát 105 doanh nghiệp ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của 5 thang đo đều có giá trị tương đối

cao (Cronbach Alpha đều lớn hơn 0,7). Hệ số tương quan biến tổng trong mỗi thang

đo đều > 0,5. Điều này chứng tỏ ở cả 5 thang đo, giữa các biến quan sát trong cùng

93

mỗi thang đo có tương quan chặt chẽ với nhau. Như vậy, cả 5 thang đo với 28 biến

quan sát đều đảm bảo độ tin cậy cho phép.

Bước 4: Ước lượng và kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng phân tích hồi quy

Để ước lượng các tham số và kiểm định sự phù hợp của mô hình đã đề xuất,

phương pháp hồi quy bội được sử dụng dựa trên số liệu khảo sát mức độ hài lòng

của 105 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo 28 biến

quan sát thuộc 5 yếu tố cấu thành mô hình

Mô hình hồi quy có dạng:

Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + Ui

Trong đó:

- 0: Hệ số chặn

- 1, 2, 3, 4, 5: là các hệ số hồi quy tương ứng;

- X1: Trí lực (TL);

- X2 : Sức khỏe – thể lực (SK);

- X3 : Tính năng động và thích ứng (NT);

- X4 : Nhân cách (NC);

- X5 : Văn hóa nghề (VH);

- Y : Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng NNL chất lượng cao

Trong đó, 5 yếu tố X1 đến X5 là các biến độc lập thuộc thành phần nguyên

nhân của mô hình và yếu tố mức độ hài lòng (Y) là biến phụ thuộc thuộc thành phần

kết quả của mô hình.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

Thứ nhất, kết quả kiểm nghiệm các biến độc lập: mức độ tin cậy, năng lực

phục vụ, mức độ đồng cảm, mức độ đáp ứng, phương tiện hữu hình đều có giá trị

thống kê lớn và Sig < 0,05 cho thấy các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống

kê với mức ý nghĩa 95% trở lên và mối quan hệ tác động lên biến phụ thuộc – Mức

độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều

đó có nghĩa là các biến độc lập trên đều tác động đến biến phụ thuộc.

Thứ hai, hệ số xác định bội R2 (R square) trong mô hình này là 0,715 (tương

ứng với 71,5%) thể hiện sự phù hợp của mô hình với tổng thể. Điều này nói lên độ

94

thích hợp của mô hình là 71,5% hay nói một cách khác là 71,5% sự biến thiên của

biến phụ thuộc được giải thích chung bởi các biến độc lập trong mô hình. Giá trị R2

hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,798.

Tất cả các biến đều có mức ý nghĩa Sig < 0,05, với hệ số tương quan tương đối

cao (R = 0,717) thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập với biến phụ

thuộc. Vì vậy, hàm hồi quy trên có thể sử dụng được (hay nói cách khác là có sự

phù hợp của hàm hồi quy).

Thứ ba, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trong trường hợp mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập

tương quan chặt chẽ với nhau và nó cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống

nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến riêng lẻ, nên để tránh diễn giải sai lệch kết

quả hồi quy so với thực tế cần phải đánh giá, đo lường hiện tượng đa cộng tuyến.

Để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ta sử dụng nhân

tử phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor). Nhân tử phóng đại phương

sai - VIF có liên hệ gần với độ chấp nhận - Tolerance (= 1 - 2

iR ). Thực tế nó là

nghịch đảo của độ chấp nhận, tức là đối với biến Xi thì VIF = 1/(1 - 2

iR ). Khi

Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF vượt quá 2, đó là dấu hiệu của đa

cộng tuyến.

Theo các giá trị trên bảng sau, ta thấy các nhân tử phóng đại phương sai - VIF

đều nhỏ hơn 2 do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không ảnh

hưởng đến mô hình hồi quy.

Thứ tư, phân tích ANOVA (Anlysis of Variance), cho thấy thông số F =

30.546, có giá trị Sig = 0,000 chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng được là phù

hợp với bộ dữ liệu thu thập được và có thể sử dụng được.

Thứ năm, kiểm định hiện tượng tự tương quan: Nếu mô hình có hiện tượng

tương quan chuỗi hay tự tương quan thì các kiểm định sẽ mất hiệu lực, do đó để các

tham số của mô hình có ý nghĩa thống kê thì cần phải kiểm định hiện tượng tự

tương quan. Kết quả kiểm định Durbin - Watson cho giá trị d = 1,970. Giá trị này

nằm trong khoảng cho phép [dU; dL] của số quan sát 210 và số biến độc lập bằng 5

95

(1,802 < d = 1,970 < 2,198). Do đó có thể kết luận rằng mô hình không có tự

tương quan.

Bảng 3.17: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng

nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Các biến phân tích

Hệ số hồi

quy )( j

Giá trị

t

Sig

Chỉ số đa

cộng tuyến

VIF

Hệ số chặn 0,373 0,988 .000

- X1: Trí lực (TL) 0,654 0.872 .000 1.096

- X2 : Sức khỏe – thể lực (SK) 0,165 1.530 .000 1.299

- X3 : Tính năng động – thích ứng

(NT) 0,050 0.509 .000 1.235

- X4 : Nhân cách (NC) 0,005 11.502 .000 1.032

- X5 : Văn hóa nghề (VH) 0,042 1.706 .000 1.049

Durbin -Watson 1.970

R-square 0,715

F test 30.546

Sig 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên phần mềm SPSS [Phụ lục 3]

Ta có mô hình hồi quy:

Y = 0,373 + 0,654 X1 +0,165 X2 + 0,050 X3 + 0,005 X4 + 0,042 X5

Đây là phương trình hồi quy tuyến tính bội, có hệ số chặn là 0,373. Như vậy,

đề tài đã đưa ra được mô hình hồi quy tuyến tính bội đủ tin cậy và phù hợp để làm

căn cứ phân tích, đánh giá và ước lượng mức độ hài lòng về chất lượng NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp.

Theo phương trình hồi quy này, có 5 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với

mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng NNL chất lượng cao với mức ý

nghĩa Sig < 0,05. Tất cả đều có tác động dương phản ánh tỷ lệ thuận với mức độ

đánh giá. Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ

liệu thu được và kết quả ban đầu cho thấy các thành phần đo lường trên đều có mức

ý nghĩa Sig < 0,05 nên có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%.

Vì thế chúng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất

lượng NNL chất lượng cao. Như vậy, mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất

lượng NNL chất lượng cao chịu tác động bởi các nhân tố (1) Trí lực (TL)

96

(1=0.654); (2) Sức khỏe – thể lực (SK) (2=0.165); (3) Tính năng động-thích ứng

(NT) (3=0.050); (4) Văn hóa nghề (VH) (5=0.042); (5) Nhân cách nguồn nhân lực

(NC) (4=0.005); là 5 nhân tố, theo thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng, tác động

đến mức độ hài lòng về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh

nghiệp ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Từ phương trình trên cho thấy, các doanh nghiệp có thể tác động đến các

biến trong phương trình nhằm gia tăng mức độ hài lòng về chất lượng NNL chất

lương cao ngành công nghiệp theo hướng cải thiện các yếu tố này.

Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp tỉnh Thanh Hóa

* Về sức khỏe-thể lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Từ thời kỳ đổi mới đến nay, thể lực và tầm vóc của NNL Việt Nam được cải

thiện, rõ nhất là ở các thành phố lớn và khu vực đô thị. Sau hơn 30 năm đổi mới

chiều cao trung bình của nam và nữ đã có sự tăng lên. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn

quốc tế của tổ chức y tế thế giới WHO cũng như các nước trong khu vực thì người

Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng còn nhiều hạn chế về chiều cao,

cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai.

Nhìn chung sức khỏe-thể lực của nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua có bước nâng lên, ngang tầm

với các địa phương trong nước, tuy nhiên vẫn còn thấp so với các nước về chỉ số

chiều cao cân nặng do đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng và vận

hành các máy móc thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc trong môi trường

không thuận lợi như trên cao hay dưới sâu, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh

nặng thần kinh tâm lý lớn. Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm để phát

triển nguồn nhân lực.

Từ kết quả khảo sát tại các cơ sở SXCN trong ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa thì tình hình sức khỏe - thể lực của nguồn nhân lực chất lượng cao được

thể hiện ở bảng sau:

97

Bảng 3.18: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về

tiêu chí sức khỏe - thể lực nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Nội dung đánh giá

Điểm số đánh giá của

doanh nghiệp

Xếp loại Trung

bình

Lớn

nhất

nhỏ

nhất

Độ

lệch

chuẩn

Chiều cao, cân nặng, tầm vóc 3.02 5 2 0.966 Trung bình

Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong

công việc 3.14

5 2 0.986

Trung bình

Khả năng chống chọi với bệnh tật 3.10 5 2 0.969 Trung bình

Khả năng chịu đựng những tác động

của môi trường làm việc 3.16

5 2 0.984

Trung bình

Khả năng làm thêm giờ dựa trên sức

khỏe 3.19

5 2 0.974 Trung bình

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng - tính theo giá trị

khoảng cách: (Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất)/ n = (5-1)/5 = 0,8

Qua đánh giá của các cơ sở SXCN ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ta

có thể thấy, sức khỏe - thể lực của nguồn nhân lực chất lượng cao đang làm việc tại

các đơn vị ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nhìn chung mới chỉ đạt ở mức độ

trung bình và gần khá, còn hạn chế về chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sự nhanh nhẹn,

hoạt bát, dẻo dai trong công việc; khả năng chống chọi với bệnh tật và khả năng

làm thêm giờ dựa trên sức khỏe.

* Về trí lực nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa

Trí lực của NNL chất lượng cao ngành công nghiêp được đánh giá chủ yếu qua

các nội dung về: Kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội; Năng lực tiếp thu tri thức

mới và nâng cao; Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề; Năng lực đổi

mới, nghiên cứu và sáng tạo; Năng lực về ngoại ngữ và Năng lực về tin học

Kết quả khảo sát mức độ đánh giá về trí lực của NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 3.19

98

Bảng 3.19: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tiêu chí trí lực của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Nội dung đánh giá

Điểm số đánh giá của

doanh nghiệp Xếp

loại Trung

bình

Lớn

nhất

nhỏ

nhất

Độ

lệch

chuẩn

Kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội 3.52 5 2 0.796 Khá

Năng lực tiếp thu tri thức mới và nâng cao 3.49 5 2 0.734 Khá

Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng

nghề 3.60 5 2 0.826 Khá

Năng lực cải tiến, đổi mới, sáng tạo trong

thực hiện nhiệm vụ 3.34 5 2 0.607

Trung

bình

Năng lực về ngoại ngữ 2.57 5 2 0.676 Yếu

Năng lực về tin học 3.20 5 2 0.609

Trung

bình

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát

Từ kết quả khảo sát cho thấy theo đánh giá của các cơ sở SXCN ngành công

nghiệp tỉnh Thanh Hóa, trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao tại các đơn vị

mới chỉ đạt ở mức độ từ trung bình đến khá, đặc biệt năng lực về ngoại ngữ còn yếu

và trình độ về tin học còn hạn chế so với yêu cầu. Điều này thể hiện đúng thực tế về

năng lực ngoại ngữ và tin học của lực nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

tỉnh Thanh Hóa.

Đây là tiêu chí về chất lượng quan trọng nhất của nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp. Tiêu chí về năng lực chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề

nghiệp trong những năm gần đây được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trình độ

cao đẳng trở lên trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng,

chất lượng lao được nâng cao một bước. Tuy nhiên tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo

trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung vẫn

còn nhiều hạn chế và có khoảng cách lớn so với các nước có nền công nghiệp phát

triển ở châu Á, như Hàn Quốc, Nhật Bản, người được đào tạo nghề dài hạn còn

chiếm tỉ lệ ít, đa số là đào tạo ngắn hạn nên trình độ tay nghề còn yếu nhất là khi so

sánh với tiêu chuẩn nghề của khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn đang thiếu hụt nhân lực có trình độ CMKT cao, kỹ

99

năng nghề cao và cán bộ quản lý giỏi, tỉnh cần có giải pháp để nâng cao các mặt của

nội dung này.

* Về nhân cách nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa

Ngày nay để đánh giá chất lượng NNL nhất là NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp người ta không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu về kỹ năng, trình độ tay nghề

đơn thuần mà còn ở nhân cách của nguồn nhân lực. Nhân cách của nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp được đánh giá qua các nội dung chủ yếu: Đạo

đức nghề nghiệp; Tinh thần trách nhiệm trong công việc; tác phong lao động công

nghiệp; Ý chí phấn đấu vươn lên trong chuyên môn; Trách nhiệm với đồng nghiệp.

Từ kết quả khảo sát các cơ sở SXCN ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thanh hóa cho thấy nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh được thể hiện ở bảng 20:

Từ bảng 3.20 cho thấy theo đánh giá của các cơ sở SXCN ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa: Nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được đánh giá đạt mức độ từ trung bình đến khá. Trong

đó, tác phong lao động công nghiệp, trách nhiệm với đồng nghiệp chỉ được đánh giá

ở mức trung bình.

Bảng 3.20: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tiêu chí nhân cách nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp tỉnh

Thanh Hóa

Nội dung đánh giá

Điểm số đánh giá của

doanh nghiệp Xếp

loại Trung

bình

Lớn

nhất

nhỏ

nhất

Độ

lệch

chuẩn

Đạo đức nghề nghiệp 3.67 5 2 0.752 Khá

Tinh thần trách nhiệm trong công việc 3.48 5 2 0.672 Khá

Tác phong lao động công nghiệp 3.30 5 2 0.671

Trung

bình

Ý chí phấn đấu vươn lên trong chuyên môn 3.45 5 2 0.726 Khá

Trách nhiệm với đồng nghiệp 3.19 5 2 0.612

Trung

bình

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát

100

* Về tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua tính năng động và thích ứng của lao động Việt Nam

nói chung và lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nói riêng có xu

hướng tốt lên, nhất là nhóm lao động có độ tuổi trẻ và lao động được đào tạo dài

hạn, chính quy , đặc biệt là lao động chất lượng cao, song nhìn chung vẫn còn nhiều

hạn chế. Nó thể hiện qua đánh giá của các cơ sở SXCN ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa ở bảng 3.21

Bảng 3.21:Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành

công nghiệp

Tiêu chí

Điểm số đánh giá của

doanh nghiệp

Xếp loại Trung

bình

Lớn

nhất

nhỏ

nhất

Độ

lệch

chuẩn

Khả năng vận dụng kiến thức vào công

việc 3.59 5 2 0.701 Khá

Khả năng thích ứng nhanh với môi trường

làm việc thay đổi 3.55 5 2 0.692 Khá

Kỹ năng làm việc nhóm 3.21 5 2 0.548 Trung bình

Kỹ năng làm việc độc lập 3.23 5 2 0.615 Trung bình

Khả năng thích ứng nhanh với kỹ thuật và

công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp 3.46 5 2 0.611 Khá

Kỹ năng giao tiếp (đàm phán, thỏa thuận) 3.28 5 2 0.518 Trung bình

Khả năng giải quyết công việc 3.49 5 2 0.628 Khá

Kỹ năng nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị

trường 3.25 5 2 0.585 Trung bình

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát

Từ kết quả khảo sát cho thấy theo đánh giá của các đơn vị ngành công nghiệp

tỉnh Thanh Hóa về tính năng động và thích ứng của NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh tại các đơn vị mới chỉ đạt ở mức từ trung bình đến khá, trong

101

đó kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

* Về văn hóa nghề nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa

Từ kết quả khảo sát các cơ sở SXCN ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thanh hóa cho thấy tình hình văn hóa nghề của nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 3.22:

Bảng 3.22: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp

về tiêu chí văn hóa nghề

Nội dung đánh giá

Điểm số đánh giá của

doanh nghiệp Xếp

loại Trung

bình

Lớn

nhất

nhỏ

nhất

Độ

lệch

chuẩn

Ý thức kỷ luật tự giác trong thực hiện nhiệm vụ 3.27 5 2 0.568

Trung

bình

Tinh thần hợp tác trong công việc 3.48 5 2 0.679 Khá

Kỹ năng ứng xử có văn hóa trong công việc 3.15 5 2 0.714

Trung

bình

Mức độ nhiệt tình say mê và niềm tin trong công

việc 3.45 5 2 0.698 Khá

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả khảo sát

Từ bảng trên cho thấy theo đánh giá của các cơ sở SXCN ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa: Văn hóa nghề của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh nhìn chung đạt mức độ từ trung bình đến khá. Có thể thấy một số

yếu tố được các cơ sở SXCN đánh giá khá là tinh thần hợp tác trong công việc;

Mức độ nhiệt tình say mê và niềm tin trong công việc

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG

CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

3.2.1. Thực trạng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng và chuyể dịch cơ

cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

3.2.1.1. Thực trạng phát triển về số lượng

Tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa có tăng qua các năm từ 2005 đến 2016, cụ thể: năm 2005 tổng số nhân lực trình

102

độ cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa là 3.470 người, năm 2010 lao động

là 4.551 người và năm 2016 đạt 7.525 người. Đi vào các lĩnh vực công nghiệp ta

thấy: Công nghiệp khai thác khoáng sản: nhân lực chất lượng cao tăng từ 170 người

năm 2005 lên 309 người năm 2010 và 444 người năm 2016; Công nghiệp chế biết

chế tạo nhân lực chất lượng cao tăng từ 3078 người năm 2005 lên 4.004 người năm

2010 và đạt 6.607 người vào năm 2016; Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí

đốt, nước nóng cũng có sự tăng lên từ 177 người năm 2005 lên 190 người năm 2010

và đạt 421 người năm 2016; Công nghiệp cấp nước, xử lý rác thải, nước thải năm

2005 là 45 người, năm 2010 là 48 người và đạt 53 người năm 2016 [19]

Tỷ lệ % nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

tỉnh Thanh Hóa

2.3 2.7 3.90.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

90.0

100.0

2005 2010 2016

Ng

uồ

n n

hân

lự

c n

gàn

h c

ôn

g n

gh

iêp

%

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.2: Phát triển về số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa qua các năm

Qua phỏng vấn 11 chuyên gia/nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao, kết quả đánh giá việc phát triển số lượng nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có 6/11 (54.5%) ý kiến đánh

giá ở mức phát triển yếu; 36.4% ý kiến đánh giá ở mức phát triển bình thường và

9,1% ý kiến đánh giá ở mức phát triển khá. Qua đây cho thấy số đông ý kiến của

các chuyên gia đánh giá mức độ phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng

103

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa còn yếu (chậm)

Qua điều tra khảo sát 105 cơ sở SXCN với 210 cán bộ quản lý cho thấy mức đánh

giá sự phát triển về quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa: có 71,4% số đối tượng được khảo sát đánh giá mức phát triển về quy mô

còn chậm, 21,5% đánh giá ở mức bình thường và có 7,1% đánh giá ở mức kém.

Như vậy, phát triển về quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, mức tăng về quy

mô nguồn nhân lực này còn rất chậm so với yêu cầu thực tế và đến năm 2016 tỷ

trọng nguồn nhân lực chất lượng cao so với tổng số nguồn nhân lực công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đạt 3,9%. Điều này phù hợp với ý kiến đánh giá của

các chuyên gia về mức độ phát triển quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua còn chậm.

3.2.1.2. Thực trạng phát triển về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp

Trình độ đào tạo của lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa có sự chuyển biến theo hướng tích cực, cụ thể: Lao động chưa qua đào

tạo giảm từ 68,8% năm 2005 xuống còn 58,5% năm 2010 và đến năm 2015 tỷ lệ

này chỉ còn 41,7%; Lao động đã qua đào tạo tăng nhanh từ 31,2% năm 2005 lên

41,5% năm 2010 và tăng nhanh lên 61% vào năm 2016. Trong đó đáng lưu ý lao

động có trình độ cao đẳng, công nhân kỹ thuật bậc cao và đại học trở lên tăng lên

qua các năm, năm 2005 là 2,3%, năm 2010 là 2,7% và năm 2016 là 3,9% [19].

Qua khảo sát ý kiến các chuyên gia về mức độ phát triển chất lượng nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa cho thấy 45,5% ý

kiến cho rằng sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa mới đạt mức bình thường và 54,5% ý kiến cho rằng phát

triển về chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp còn kém (chậm),

không có ý kiến đánh giá cao về mức độ phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là ý kiến phản ánh

đúng thực tế mức độ phát triển về chất lượng NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa những năm qua..

Qua khảo sát tại 105 cơ sở SXCN với 210 đối tượng khảo sát cho thấy đánh

104

giá về mức độ phát triển chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp còn rất hạn

chế, số liệu điều tra cho thấy 53,3% đánh giá ở mức bình thường và 46,7% đánh giá

ở mức độ yếu [19].

Như vậy, mức độ phát triển về chất lượng nguồn nhân chất lượng cao ngành

công nghiêp của tinh Thanh Hóa có chuyển biến, nhưng còn chậm và chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành công nghiệp, nhất là các ngành

công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Khi phỏng vấn sâu

các chuyên gia đều nhất trí với nhất định này. Bởi vậy, cần có giải pháp tích cực để

nâng cao hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

nhất là các ngành công nghiệp cần nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao và lao

động kỹ thuật có tay nghề cao, như: Công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến sản phẩm

từ lọc hóa dầu; sản xuất điện; chế biến nông lâm thủy sản; điện tử, viễn thông, công

nghệ sinh học, luyện cán thép; cơ khí chế tạo... trong thời gian tới của tỉnh.

3.2.1.3.Thực trạng chuyển biến về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

Tỷ trọng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tổng số nhân lực ngành công

nghiệp của tỉnh năm 2005 là 2,3%, năm 2010 là 2,7% và năm 2016 là 3,9%. Trong

đó, năm 2005, nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực công nghiệp khai thác

khoáng sản chiếm 4,9% trên tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số lượng nhân lực chiếm 88,7% trên

tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp; Ngành công nghiệp sản

xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng có số lượng nhân lực chiếm 5,1% trên

tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp; Ngành công nghiệp

cấp nước, xử lý rác thải nước thải có số lượng nhân lực chiếm 1,3% trên tổng số

nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp [19].

Năm 2010, nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực công nghiệp khai thác

khoáng sản chiếm 4,6% trên tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số lượng lao động chiếm 90,1% trên

tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp; Ngành công nghiệp sản

xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng có số lượng nhân lực chiếm 4,2% trên

tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp; Ngành công nghiệp

105

cấp nước, xử lý rác thải nước thải có số lượng nhân lực chiếm 1,1% trên tổng số

nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp

Năm 2016, nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực công nghiệp khai thác

khoáng sản chiếm 5,9% trên tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số lượng lao động chiếm 87,8% trên

tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp; ; Ngành công nghiệp

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng có số lượng nhân lực chiếm 5,6%

trên tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp; Ngành công

nghiệp cấp nước, xử lý rác thải nước thải có số lượng nhân lực chiếm 0,7% trên

tổng số nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp

Qua khảo sát ý kiến các chuyên gia cho thấy, 57,5% đánh giá việc chuyển dịch

cơ cấu còn yếu; 42,5% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường . Điều này cho thấy

sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa diễn ra theo hướng tích cực tuy nhiên còn khá chậm. Phần lớn ý

kiến các chuyên gia khi được hỏi đều có chung nhận định này [19].

Bên cạnh đó tác giả khảo sát ý kiến của 210 đối tượng là cán bộ quản lý trong

các cơ sở SXCN ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa cho thấy 57,6% đánh giá ở

mức yếu, 42,5% ý kiến đánh giá ở mức bình thường. Điều này cho thấy thực tế vấn

đề chuyển dịch về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa còn chậm (yếu), cần có những giải pháp tích cực để thúc đẩy sự

chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp theo hướng

tích cực hơn, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới.

3.2.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

3.2.2.1. Thực trạng giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

* Về phát triển giáo dục phổ thông

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh đến năm 2016 phát triển

khá đồng bộ ở khắp các xã, phường, thị trấn cho đến các huyện, thị xã, thành phố từ

bậc học mầm non đến phổ thông trung học. Toàn tỉnh hiện có 2.121 trường học từ

106

mầm non đến trung học phổ thông trong đó vùng miền núi có 11 trường nội trú. Tuy

nhiên, quy mô học sinh cuối cấp có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm

học 2015-2016 số học sinh lớp 12 toàn tỉnh là 34.865 học sinh. Số tốt nghiệp là

33.791 học sinh, đạt tỷ lệ 96,92% [19].

- Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị và đồ dùng dạy học được quan tâm

đầu tư và trang bị mới, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 85%, tăng 35% so với năm

2005, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng.

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên được đào tạo,

bồi dưỡng, đảm bảo số lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm 98%.

- Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn được nâng lên; tỷ lệ

học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đều đạt trên 99%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển

cao chiếm 40% trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng hệ chính quy.

* Phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp

- Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề của tỉnh đã

được quy hoạch điều chỉnh đến năm 2020 theo hướng phát triển, mở rộng nâng cấp

các trường đại học và cao đẳng, giảm dần các trường trung cấp, đảm bảo phù hợp

với tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh. Đến năm 2016 theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

có 02 trường đại học (Đại học Hồng Đức và Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

01 cơ sở đại học và 01 phân hiệu đại học; có 6 trường cao đẳng; có 22 trường trung

cấp, 20 trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện. Các cơ

sở dạy nghề chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn; sự liên thông giữa các cơ sở dạy nghề,

đặc biệt là sự liên thông giữa các cơ sở dạy nghề với các trường cao đẳng, đại học

còn rất thấp. Năng lực đào tạo của một số trường cao đẳng và trung cấp còn yếu,

chất lượng thấp, quy mô đào tạo nhỏ.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo.

Cơ cấu ngành, nghề đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung cấp tương đối đa dạng:

có 64 chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và trung cấp ở các trường

chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề: từng bước được

107

điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động, gắn với chương trình giải quyết việc

làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau.

Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung

cấp và cơ sở dạy nghề không đồng bộ, chưa phù hợp với nhu cầu đào tạo và định

hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển ngành công

nghiệp của tỉnh nói riêng, chủ yếu đào tạo ở lĩnh vực: nông, lâm, nghiệp, thủy sản, y

tế, giáo dục, kế toán, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế…. Các ngành thuộc nhóm

kỹ thuật công nghiệp, công nghệ còn ít, chưa có khả năng đào tạo các ngành thuộc

lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, công nghệ cao.

- Cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tiếp tục được

quan tâm đầu tư đảm bảo cơ bản đủ phòng học, trang thiết bị dạy học và thực tập,

thư viện, ký túc xá có chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, nhất

là ngành công nghiệp thì trang thiết bị giảng dạy, thực hành của các cơ sở đào tạo

về số lượng còn ít, chủng loại, kỹ thuật lạc hậu rất nhiều so với công nghệ, thiết bị

của các cơ sở SXCN đang sử dụng sản xuất, nên việc rèn luyện kỹ năng nghề cho

người học bị hạn chế, dẫn đến HSSV sau khi tốt nghiệp lúng túng trước các trang

thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến và thiếu các kỹ năng cần thiết trong hoạt động

SXCN, không đáp ứng yêu cầu của các cơ sở SXCN, phần lớn các cơ sở SXCN

phải đào tạo lại.

- Đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý

Đội ngũ giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng có bước phát

triển đảm bảo cơ bản về số lượng, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ.Theo số liệu thống kê, tỷ lệ giảng viên đại học có trình

độ trên đại học đạt 85,6%, trình độ tiến sĩ trở lên đạt 10,5%. Tỷ lệ giáo viên cao

đẳng có trình độ trên đại học đạt 51,9%, trình độ tiến sĩ đạt 0,8%.

Nhìn chung đội ngũ giảng viên, giáo viên đại học, cao đẳng cơ bản đáp ứng

được yêu cầu đào tạo hiện tại, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao

nhất là lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và còn những mặt hạn chế về trình độ ngoại ngữ

và cập nhật kiến thức công nghệ mới.

108

Đội ngũ giáo viên dạy nghề: ổn định về số lượng, được quan tâm đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến năm 2016 tổng số giáo viên

dạy nghề là trên 1.600 người (giáo viên cơ hữu chiếm 57,8%). Giáo viên có trình độ

trên đại học chiếm 14,9%, đại học và cao đẳng chiếm 61,6%.

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay chưa được tiếp cận kịp thời

với các trang thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ mới dẫn đến giáo viên dạy nghề

chưa đáp ứng được yêu cầu để truyền đạt các kiến thức khoa học, kỹ thuật công

nghệ mới.

- Chất lượng đào tạo: chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn nhiều hạn

chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của người sử dụng lao

động; nhiều HSSV sau khi ra trường vẫn phải đào tạo lại mới đảm nhiệm được công

việc được giao. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo

còn yếu, tin học còn hạn chế, tính năng động sáng tạo chưa cao, tác phong lao động

công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu cao của sản xuất công nghiệp hiện đại.

3.2.2.2. Thực trạng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã có sự quan tâm đến phát triển

nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp nói

riêng, cụ thể:

Tháng 10/2011 tỉnh đã ban hành "quy hoạch phát triên nhân lực tỉnh Thanh

Hóa giai đoạn 2011 - 2020" và được điều chỉnh, bổ xung, định hướng đến năm 2030

vào tháng 9/2015. Trong định hướng phát triển nhân lực cho các ngành kinh tế chủ

yếu có đề cập đến phát triển nguồn nhân lực công nghiệp một cách khái quát.

Với mục tiêu phát triển cụ thể về nhân lực của tỉnh Thanh Hóa là:

- Tạo sự chuyển biến căn bản và toàn diện về chất lượng nhân lực, đáp ứng các

yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế; lao động trong nền kinh tế khoảng 2.182,6

nghìn lao động năm 2015 và 2.280 nghìn lao động vào năm 2020. Nâng tỷ lệ lao

động qua đào tạo lên 55% năm 2015 và 70% năm 2020.

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, giảm tỷ lệ lao động

nông, lâm nghiệp, thuỷ sản xuống 47,9% năm 2015 và 35% vào năm 2020, tăng tỷ

109

trọng lao động công nghiệp - xây dựng lên 27,5% năm 2015 và 35% năm 2020;

dịch vụ lên 24,9% năm 2015 và 30% năm 2020.

- Phát triển nhân lực chất lượng cao, chiếm khoảng 10 - 12% lao động được

đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế bao

gồm: đội ngũ công chức, đội ngũ nhân lực KHCN, các nhóm chuyên gia đầu ngành

có trình độ cao, đội ngũ doanh nhân quản lý, điều hành doanh nghiệp giỏi có bản

lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế.

- Đổi mới đào tạo nhân lực theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với

thực hành, nghiên cứu, ứng dụng; tạo được bước chuyển đột phá về chất lượng

trong đào tạo nhân lực ở các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trình

độ tiên tiến trong nước; trên 90% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả

năng chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Cùng với Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-

2020 và điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030. Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Đề án phát triển nguồn

nhân lực phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa đến năm 2020, ban hành tháng 10/2014. Với mục tiêu phát triển nguồn

nhân lực đến năm 2020 là: Nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong quá trình CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và

xây dựng phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN. Phát triển nguồn nhân lực đảm

bảo đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, cơ cấu hợp lý, đảm bảo chuẩn bị

đủ nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển của KKT Nghi Sơn và các

KCN; nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng nghề nghiệp cho lao động; đưa nhân lực

trở thành lợi thế quan trọng trong việc thực hiện xây dựng phát triển KKT và các

KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh.

Như vậy, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đến công tác

hoạch định phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực cho

KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.

110

Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh Thanh Hóa chưa thực hiện nghiên cứu và triển

khai xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh. Đây là một tồn tại, hạn chế không nhỏ trong phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2.3. Thực trạng thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương xây dựng và ban hành các chính sách thu

hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao đến làm việc lâu dài tại tỉnh bao gồm:

+ Chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ cao tham gia giảng dạy,

nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học - công

nghệ của tỉnh.

+ Chính sách thu hút nhân lực trình độ cao về làm việc tại Khu kinh tế Nghi

Sơn, Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp của tỉnh; Thu hút nguồn nhân lực

khoa học - công nghệ trình độ cao về công tác tại tỉnh.

Tuy nhiên cho đến nay Thanh Hóa vẫn chưa ban hành được chính sách mới

có sức hấp dẫn nhân lực trình độ cao về Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công

nghiệp của tỉnh vì vậy chưa có sức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm

việc trong ngành công nghiệp của tỉnh.

Về tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa

Tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên

môn kỹ thuật bậc cao là công việc hết sức quan trọng và rất cần thiết đối với các cơ

sở sản xuất công nghiệp của tỉnh. Công tác tuyển dụng được thực hiện khoa học,

khách quan, công bằng sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực. Ngược lại, tuyển dụng thiếu khoa học, không khách quan, không công khai

minh bạch sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực thấp và không tuyển được nguồn

nhân lực chất lượng cao. Các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

thường tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển kết hợp với phỏng vấn. Nội dung thi

tuyển chủ yếu về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và tin học.

Trong những năm qua công tác thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất

111

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đạt hiệu quả thấp, thể hiện ở tỷ lệ

nguồn nhân lực chất lượng cao rất thấp, tốc độ tăng rất chậm, chưa đáp ứng được

yêu cầu phát triển nhất là các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn yêu cầu trình độ

chuyên môn kỹ thuật cao, kỹ năng nghề cao. Một bộ phận lớn sinh viên Thanh Hóa

tốt nghiệp ở các trường đai học lớn trong nước và nước ngoài không có nguyện

vọng về tỉnh công tác mà ở lại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc nước ngoài

lập nghiệp và định cư, điều này cho thấy chính sách thu hút nguồn nhân lực chất

lượng cao nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

chưa đủ hấp dẫn. Nguyên nhân do chính sách thu hút và tuyển dụng nhân lực chất

lượng cao vào ngành công nghiệp chưa được rõ ràng, chưa công khai, minh bạch,

thiếu sức thu hút.

3.2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Trước yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quy

hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm

2030. Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án "Phát triển nguồn nhân lực phục vụ Khu

kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm

2020". Tỉnh giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn:

- Chủ trì, phân phối với các ngành, cơ sở đào tạo có liên quan trong tỉnh xây

dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án

- Chủ trì tham mưu thành lập Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm thuộc Ban

quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan đề xuất nguồn kinh phí thực

hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch hàng năm

- Chủ trì phối hợp với các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực

phục vụ phát triển Khu kinh tế Nghi sơn và các Khu công nghiệp.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động và dịch vụ đào tạo, tìm

kiếm giới thiệu việc làm

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng,

nhiệm vụ phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn thực hiện Đề án.

112

Tuy nhiên công tác tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế

Nghi Sơn nói riêng và cho ngành công nghiệp nói chung nhất là phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập, như:

- Nhận thức về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

còn rất hạn chế, công tác dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển, thông tin về

nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

chưa được quan tâm.

- Phương pháp quản lý chưa được đổi mới, năng lực và hiệu quả hoạch định

còn kém hiệu quả.

- Sự phối hợp giữa các cấp các ngành về phát triển nguồn nhân lực nói chung

và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp còn lỏng lẻo, kém hiệu quả.

3.2.2.5.Thực trạng công tác sử dụng, đãi ngộ, xây dựng môi trường làm việc

- Công tác sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công

nghiệp nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp phát huy tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo, phát huy hết

năng lực, sở trường của từng cá nhân mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

trong sản xuất công nghiệp, có tác dụng thu hút, giữ chân được người giỏi. Ngược lại,

nếu sử dụng đãi ngộ không tốt đối với nguồn nhân lực này thì họ không phát huy

được tài năng, trí tuệ, năng lực, sáng tạo trong công tác ảnh hưởng trực tiếp tới năng

suất, chất lượng sản xuất công nghiệp, đồng thời khó giữ chân được người giỏi.

- Qua khảo sát thực tế, công tác sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về tiền lương, tiền

thưởng, nhà ở, cơ sở vật chất còn yếu...Trong Đề án phát triển nguồn nhân lực phục

vụ KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tỉnh

Thanh Hóa đã giao cho Ban quản lý KKT Nghi Sơn chủ trì phối hợp với các ngành

liên quan rà soát các cơ chế chính sách đã ban hành, đồng thời xây dựng các cơ chế,

chính sách mới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển nhân lực trong KKT

và các KCN trình UBND tỉnh ban hành. Tuy nhiên cho đến nay tỉnh vẫn chưa ban

hành được cơ chế, chính sách cụ thể mới về sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất

lượng cao cho KKT Nghi Sơn và các KCN nói riêng và ngành công nghiệp của tỉnh

113

nói chung.

- Về môi trường làm việc, theo đánh giá của tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa là

địa bàn tập trung một số nhà máy lớn trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng; công nghiệp dệt may, da giày; công nghiệp chế biến gỗ. Ngoài ra tỉnh có một

số dự án công nghiệp lớn đã và đang được đầu tư xây dựng, như: Dự án lọc hóa dầu

Nghi Sơn; Nhà mày phân bón; Dự án nhà máy luyện cán thép chất lượng cao; Dự

án sản xuất gang, phôi thép; Dự án nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn...Các nhà máy này

đều có công nghệ khá tiên tiến và được quan tâm đến môi trường làm việc khá tốt.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lại, ngoài một số thiết bị công nghệ

chuyên dùng thuộc thế hệ mới, nhìn chung trình độ công nghệ, thiết bị của đa số các

đơn vị sản xuất công nghiệp ở mức trung bình khá, còn một số cơ sở sản xuất công

nghiệp dây truyền sản xuất công nghiệp cũ, thiếu đồng bộ ảnh hưởng nhất định đến

tổ chức sản xuất và môi trường làm việc.

- Tại các cụm công nghiệp, công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung

bình và thấp là chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn để đầu tư đổi mới

máy móc công nghệ cùng công tác quản lý. Mặt khác nguyên nhân không kém phần

quan trọng là trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ nhân lực thấp vì

vậy môi trường làm việc còn nhiều hạn chế.

- Ngoài ra, theo số liệu thống kê, các cơ sở SXCN cá thể và hộ gia đình

chiếm đa số (chiếm khoảng 97,7%) với lượng vốn đầu tư thấp, hầu hết các trang

thiết bị, máy móc đều cũ, lạc hậu hoặc bán thủ công, trình độ quản lý còn hạn chế

và vì vậy môi trường làm việc còn nhiều yếu kém.

Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH, và HNQT, ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa cần phải xây dựng môi trường làm việc tốt hơn cả về vật chất, tinh thần,

an toàn và văn hóa.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Một là, số lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ

thuật từ cao đẳng trở lên trong ngành công nghiệp đã tăng dần lên qua các năm.

114

Có thể nhận thấy, phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh

Thanh Hóa thời gian qua đã có sự tăng lên về mặt số lượng ở các lĩnh vực sản xuất

công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;

công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp có

bước tiến bộ về sức khỏe - thể lực; về trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kỹ

thuật và kỹ năng nghề; năng lực sáng tạo, tính năng động và thích ứng; nhân cách

đạo đức và văn hóa nghề, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động có bước

chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong

các ngành kỹ thuật, công nghệ tăng lên một bước.

Ba là, công tác phát triển nhân lực của tỉnh và NNL ngành công nghiệp

những năm gần đây đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm hơn. Tỉnh đã xây dựng Quy

hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2020, điều chỉnh định

hướng đến năm 2030 và xây dựng Đề án phát triển NNL phục vụ khu kinh tế Nghi

Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, trong nội

dung có đề cập đến phát triển NNL ngành công nghiệp như một yêu cầu cấp thiết

3.3.2. Những hạn chế chủ yếu

Một là, số lượng (quy mô) nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng NNL của ngành

công nghiệp và mức độ phát triển về quy mô những năm qua còn rất chậm, chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp trong giai đoạn hiện nay của tỉnh

Thanh Hóa, cụ thể: Số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, công

nhân kỹ thuật bậc cao trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa: năm 2005

chiếm 2,3%, năm 2010 chiếm 2,7% và năm 2016 mới đạt 3,9% và tốc độ tăng của

nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp còn rất chậm.

Hai là, chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

còn nhiều mặt hạn chế và mức độ nâng lên về chất lượng còn rất chậm, như: Về trí

115

lực: năng lực sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho công việc chuyên môn

và giao tiếp với người nước ngoài còn yếu, năng lực chuyên môn kỹ thuật đổi mới,

sáng tạo và trình độ tin học còn hạn chế. Về sức khỏe thể lực: hạn chế về chiều cao,

cân nặng, tầm vóc, sự dẻo dai, khả năng chống chọi với bệnh tật, khả năng làm

thêm giờ dựa trên sức khỏe; Về nhân cách: hạn chế về tác phong lao động công

nghiệp, trách nhiệm với đồng nghiệp; Về tính năng động và thích ứng: hạn chế về

kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp và nắm bắt nhanh nhạy

thông tin thị trường; Về văn hóa nghề: hạn chế về ý thức kỷ luật tự giác, kỹ năng

ứng xử có văn hóa trong công việc. Đây là thách thức không nhỏ đối với NNL chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, trong điều kiện đẩy mạnh

CNH,HĐH và hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.

Ba là, cơ cấu NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh chưa hợp lý,

sự chuyển dịch cơ cấu trong những năm qua còn chậm và chưa hợp lý với yêu cầu

phát triển nhanh ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là yêu cầu mới về phát triển

các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, như: lọc hóa dầu, sản xuất thép, quản lý

vận hành các nhà máy nhiệt, thủy điện, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất

phần mềm, tự động hóa...

Bốn là, chất lượng đào tạo, dạy nghề của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nhất là đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh. Các cơ sở giáo dục đại

học, cao đẳng của tỉnh chưa có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và chưa đủ

năng lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp mũi nhọn mới

của tỉnh. Đội ngũ giảng viên, giáo viên trong các cơ sở giảo dục đào tạo của tỉnh

chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục đào tạo, yếu về ngoại

ngữ, tin học, thiếu về kinh nghiệm thực tế, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các

trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa đảm bảo theo quy định.

Sự gắn kết giữa đào tạo, dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của các cơ

sở SXCN còn rất lỏng lẻo. Học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường còn thiếu nhiều

kỹ năng và các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

Năm là, chất lượng quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực còn hạn

chế, vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chưa được

116

quan tâm đúng tầm. Chưa nghiên cứu xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh ngành

công nghiệp của tỉnh và góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 cơ bản thành

tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thứ sáu, về thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế bất cập:

Chưa có chính sách mới, có sức thu hút, hấp dẫn nhân lực chất lượng cao về

làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh.

Chính sách về tuyển dụng chưa được rõ ràng, chưa công khai minh bạch,

thiếu sức thu hút nhân lực chất lượng cao về tỉnh.

Thứ bảy, về sử dụng, đãi ngộ, xây dựng môi trường làm việc trong ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa:

Chính sách sử dụng lao động, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ

thuật cao trong ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa có những cơ chế chính

sách mới, cụ thể về sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh.

Chính sách tiền lương, tiền công hiện tại chưa tạo được động lực cho người

lao động trong ngành công nghiệp tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn

kỹ thuật, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tin học

Phần lớn môi trường làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

còn nhiều yếu kém, điều kiện làm việc còn thiếu thốn, môi trường chưa an toàn, văn

hóa doanh nghiệp chưa cao.

Việc sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đúng với

ngành nghề được đào tạo còn tương đối phổ biến.

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực

chất lƣợng cao ngành công nghiệp

Thứ nhất, tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh đang phát triển ở trình độ

còn thấp, chủ yếu vẫn là tỉnh phát triển về nông nghiệp, công nghiệp chưa thực sự

phát triển. Kinh tế giữa các vùng miền phát triển chưa đồng đều, còn có sự chênh

lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng đồng bằng và miền núi.

Thứ hai, một số cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh nhận thức chưa đầy đủ,

117

còn những hạn chế về vai trò quyết định của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp đới với sự phát triển của ngành công nghiệp và phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh, nên thiếu những chủ trương, chính sách cụ thể và quyết liệt đầu tư cho

giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

một cách xứng đáng với vai trò vị trí của nó nhằm khai thác và phát huy lợi thế

nguồn nhân lực của tỉnh. Công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng các chương trình

mục tiêu, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng có lúc, có nơi còn thiếu trọng tâm,

trọng điểm, hiệu quả thấp.

Thứ ba, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học ở tỉnh

Thanh Hóa còn nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo nhiều mặt còn thấp, chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp. Nội

dung, chương trình và phương pháp đào tạo chưa gắn với thực tiễn sản xuất, nhu

cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ và đạt

chuẩn, nhất là đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng vẫn chưa hoàn chỉnh về số

lượng và chất lượng có mặt còn hạn chế.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của các trường nhất là các trường đại

học, cao đẳng đào tạo khối kỹ thuật - công nghiệp còn nghèo và lạc hậu, cũng là

một nguyên nhân làm cho một bộ phận không nhỏ sinh viên ra trường tay nghề kỹ

năng yếu, không đáp ứng yêu cầu của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa chưa có cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng đạt chất lượng cao để đào

tạo NNL chất lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh.

Thứ tư, công tác tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế bất cập, sự

phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý đào tạo và giải quyết việc làm chưa chặt

chẽ; công tác phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS và THPT còn

nhiều hạn chế; hệ thống công cụ kiểm tra giám sát, kiểm định chất lượng, đào tạo

còn thiếu và hoạt động chưa hiệu quả.

Công tác dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp chưa được quan tâm

Phương pháp quản lý chưa đổi mới, năng lực và hiệu quả hoạt động còn thấp.

118

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh còn lỏng lẻo, kém hiệu quả.

Việc xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về lao động và thị trường lao động

nhất là lao động chất lượng cao ngành công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ năm, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung và đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp nói riêng chưa đáp ứng được

yêu cầu; việc huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển nguồn nhân lực còn rất

hạn chế và hiệu quả chưa cao, nhất là đối với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương này phân tích và làm rõ tình hình phát triển ngành công nghiệp và

nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Phân tích

thực trạng về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định chất lượng nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp theo sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo,

cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Phân tích và làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016 trên hai nội dung cơ

bản: Thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu theo

hướng tiến bộ NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Thực trạng công tác phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa (chiến lược, quy

hoạt phát triển; chất lượng giáo dục-đào tạo; thu hút, tuyển dụng; tổ chức quản lý,

thực hiện; sử dụng đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc)

Qua đó đưa ra đánh giá chung về thực trạng phát triển NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa về những kết quả đạt được; những hạn chế

chủ yếu và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp

chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ở chương 4.

119

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH THANH HOÁ

4.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG

CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Định hƣớng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa và

yêu cầu mới đặt ra về nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp

4.1.1.1.Định hướng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại

tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Định hướng phát triển

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được xác định là:

* Định hướng chung phát triển ngành công nghiệp

- Phát triển công nghiệp vừa phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

- Tập trung phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn làm hạt nhân phát triển công

nghiệp, hình thành các vùng kinh tế công nghiệp để tạo dựng mối liên kết giữa vùng

nguyên liệu chế biến với cơ sở sản xuất. Tập trung ưu tiên đầu tư vào nơi có điều

kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu và dịch vụ công nghiệp.

- Trong giai đoạn từ nay đến 2020 và sau năm 2020, tập trung phát triển

mạnh các ngành công nghiệp lọc dầu và sau lọc dầu; cơ khí chế tạo, điện tử và sản

xuất kim loại; công nghiệp phục vụ kinh tế biển... Xây dựng và phát triển một số

sản phẩm công nghiệp chủ lực mới có sức cạnh tranh và có khả năng phát triển ổn

định trong thị trường khu vực.

- Song song với việc phát triển các ngành công nghiệp nặng, các ngành công

nghiệp khác như công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp dệt may-

da giày; sản xuất hàng tiêu dùng... cần phải được chú ý tăng cường phát triển, nhằm

phân bố lực lượng sản xuất trên địa bàn, giảm bớt sự chênh lệch trong thu nhập giữa

120

các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ.

- Lấy mục tiêu phát triển công nghiệp làm trọng tâm, các ngành nông lâm

thủy sản, dịch vụ-thương mại cũng cần được phát triển mạnh mẽ với định hướng tập

trung hỗ trợ, hình thành một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, cung cấp các

dịch vụ đa dạng, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu của quá trình phát triển công

nghiệp, nâng cao một bước trình độ phát triển của cộng đồng dân cư, tạo dựng môi

trường sống phù hợp với tác phong sinh hoạt và làm việc công nghiệp.

- Phát triển các KCN, CCN đã được quy hoạch và hình thành trong giai đoạn

đến năm 2020 để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm thủy

sản, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, sắp xếp lại lực lượng sản xuất trên địa bàn, tạo

điều kiện phát triển TTCN-làng nghề, thúc đẩy khu vực khó khăn phát triển, cải

thiện chênh lệch kinh tế giữa thành thị với nông thôn.

* Định hướng phát triển theo không gian công nghiệp

- Phát triển không gian công nghiệp tập trung xung quanh thành phố Thanh

Hóa: Chủ yếu bố trí công nghiệp sạch, phát triển mở rộng theo các tuyến hành lang

QL47 đi Lam Sơn-Sao Vàng và QL1A đi cảng Nghi Sơn hình thành trục công

nghiệp thành phố Thanh Hóa - Thị trấn Quảng Xương. Giai đoạn đến năm 2020 có

các KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương-Tây Bắc Ga, KCN Nam Thành phố, KCN

Hoàng Long và KCN Đông Nam Thành phố.

- Phát triển không gian công nghiệp ở phía Bắc: Tập trung ở khu vực Bỉm

Sơn-Thạch Thành-Nga Sơn. Hiện đã có KCN Bỉm Sơn và khá nhiều các cơ sở công

nghiệp tập trung ở thị xã Bỉm Sơn. Mở rộng không gian công nghiệp ở đây chủ yếu

theo hướng tuyến QL 1A và đường Bỉm Sơn-Thạch Quảng.

- Phát triển không gian công nghiệp phía Nam: Tập trung ở khu vực tam

giác Nghi Sơn-Tĩnh Gia - Bãi Trành, hạt nhân là KKT Nghi Sơn lan tỏa. Phát triển

các KCN, CCN theo hành lang QL 1A, đường Nghi Sơn-Bãi Trành và đường mới

Nghi Sơn-sân bay Thọ Xuân.

- Phát triển không gian công nghiệp phía Tây: Tập trung phát triển ở khu

vực Thọ Xuân, trung tâm là KCN ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn-Sao Vàng. Sau

năm 2020, dự kiến mở rộng không gian công nghiệp phát triển lan tỏa chủ yếu theo

121

các tuyến hành lang đường Lam Sơn Sao Vàng - Cảng Nghi Sơn; Quốc lộ 47 đi

thanh phốThanh Hóa và Đường Hồ Chí Minh đi Ngọc Lặc.

- Phát triển không gian công nghiệp ven biển: Nghiên cứu lợi thế giao thông

đường cao tốc ven biển đã được chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư giai đoạn

2016-2020 để rà soát quy hoạch, hình thành bổ sung các cụm công nghiệp, làng

nghề mới ven biển, tập trung vào các ngành hàng chế biến nông, thủy sản, sản xuất

hàng tiêu dùng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, cơ khí tàu biển và các ngành công

nghiệp hỗ trợ khác.

* Quy hoạch các ngành công nghiệp

- Công nghiệp khai thác khoáng sản

Phát triển ngành khai thác khoán sản đáp ứng nhu cầu cho các ngành chế

biến khoán sản, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn. Khai thác và chế biến

khoán sản với quy mô và công nghệ thích hợp theo hướng tiết kiệm, hiệu quả sử

dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái, có sự kiểm

soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Chú trọng công tác điều tra cơ bản, xác

định trữ lượng, chất lượng khoáng sản để làm căn cứ quản lý, xây dựng kế hoạch

đầu tư, khai thác và chế biến có hiệu quả.

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, mở rộng hoặc đầu tư mới

theo hướng bổ sung các ngành công nghiệp nhẹ. Từng bước tăng tỷ tọng các ngành

sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu và xuất khẩu.

Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như lọc hóa dầu, hóa chất, may

mặc, giày da, xi măng, chế biến nông lâm, thủy sản, chế tạo máy móc, thiết bị phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Khuyến khích phát triển các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông

tin, phần mềm; dược phẩm và sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học. Khuyến

khích tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Tích

cực đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng

Cải tạo mạng lưới phân phối điện, nâng cấp mới các đường dây trung áp và

122

hạ áp để cấp điện ổn định và an toàn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng

tăng trên địa bàn. Xây dựng lưới điện đế các thôn, cụm dân cư, đảm bảo chất lượng

cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Từng bước thực hiện đầu tư và cải tạo lưới điện theo quy hoạch. Ưu tiên

nguồn điện phục vụ cho sản xuất, kinh tế biển và cho các khu, cụm công nghiệp trên

địa bàn.

- Công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải

Sản lượng nước máy sản xuất đến năm 2020 đạt khoảng 58 triệu m3; định

hướng đến năm 2025 đạt 70 triệu m3, đến năm 2030 đạt 85 triệu m

3, tăng 1,5 lần

năm 2020.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử

lý rác thải bằng công nghệ đốt kết hợp với sản xuất điện năng tại xã Đông Nam,

huyện Đông Sơn, với tổng vốn đầu tư trên 101 triệu USD, sản xuất khoảng 127,8

triệu KWh điện/năm. Đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án điện rác theo công

nghệ đốt chất rắn công suất 05 MW tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, dự án

công suất 03 MW tại xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy và điện rác công nghệ chôn

lấp công suất 02 MW tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia.

* Lựa chọn ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm của tỉnh

- Nhóm các ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn mới

+ Sản phẩm lọc, hóa dầu và sau lọc dầu (các ngành công nghiệp sử dụng sản

phẩm của nhà máy lọc dầu làm nguyên liệu chính, như: công nghiệp sản xuất

polypropylen, sản xuất LAB, sản xuất than đen, bitum…).

+ Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo máy (phụ tùng, máy móc lắp

máy nông nghiệp, máy xây dựng, đóng sửa tàu biển).

+ Công nghiệp điện tử - CNTT (linh kiện, lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông,

máy tính, máy in…).

+ Công nghiệp sinh học (chế phẩm sinh học cho nông nghiệp, chế biến TP,

dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư y tế…).

+ Sản phẩm kim loại (thép kỹ thuật, thép xây dựng).

- Nhóm các ngành sản phẩm truyền thống ưu tiên phát triển mở rộng

123

+ Công nghiệp thu hút nhiều lao động (mở rộng quy mô sản xuất hàng dệt

may - da giày, các ngành nghề TCCN...)

+ Chế biến nông sản, thực phẩm ( mở rộng quy mô chế biến sữa, chế biến

thịt, rau quả củ, thực phẩm...)

+ Chế biến gỗ (sản phẩm gỗ cao cấp)

+ Thức ăn chăn nuôi

+ Phân bón (phân vi sinh)

+ Công nghiệp SX điện, nước, xử lý rác thải

- Nhóm các ngành, sản phẩm duy trì phát triển và mở rộng hợp lý

+ Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng, vật liệu xây dựng không

nung...)

+ Ngành khai thác (quặng các loại)

+ Sản phẩm đường mía, bia rượu, thuốc lá.

+ Sản phẩm hóa chất, giấy, nhựa

* Dự báo vốn

Theo báo cáo tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp

và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Nhu cầu

vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2016 -

2020 khoảng 250 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2025 khoảng 265 nghìn tỷ đồng.

Giai đoạn 2026-2030 khoảng 244 nghìn tỷ đồng.

4.1.1.2. Yêu cầu mới đặt ra về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiêp của tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, lao động chất lượng thấp, giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh

của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa

nói riêng. Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng thấp thì

không thể phát triển được nền công nghiệp hiện đại với công nghệ tiên tiến và sẽ

không thực hiện được quá trình CNH, HĐH. Bởi vậy, muốn phát triển nhanh ngành

công nghiệp một cách bền vững và hội nhập, theo định hướng phát triển ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, yêu cầu mới đặt ra là phải đặc biệt quan

tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp để đáp ứng số

lượng, chất lượng và cơ cấu cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

- Căn cứ mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ

124

XVIII, nhiệm ký 2015-2020.

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Căn cứ "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương

mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" được UBND tỉnh

Thanh Hóa phê duyệt.

- Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước về yêu cầu nguồn nhân

lực chất lượng cao tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của nước ta và của

tỉnh Thanh Hóa.

- Qua khảo sát thực tế nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp và tính toán của tác giả. Dự báo nhu cầu NNL ngành công nghiệp và NNL

chất lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn từ nay

đến năm 2030 như sau:

* Về số lượng

Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lƣợng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

VA CN (tỷ đồng, giá ss 2010) 48.232 79.958 121.850

Năng suất lao động công nghiệp bình

quân (tr.đ/người, giá SS 2010) 128,3 171,7 220

Nhu cầu NNL ngành công nghiệp

(người) 376.000 465.700 553.900

Nhu cầu NNL ngành công nghiệp qua

đào tạo( người) 259.816 360.917 526.759

Nhu cầu NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp (người) 41.311 101.778 181.731

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn: [115], [119], [120].

* Về chất lượng

Hiện nay, NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa còn

nhiều hạn chế và có những kỹ năng còn yếu về chất lượng, trong khi đó năng lực

125

đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý

ở cả ba trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.Theo yêu cầu định hướng phát triển

ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đòi hỏi rất nhiều nhân lực có

trình độ CMKT cao, kỹ năng nghề giỏi, có sức khỏe- thể lực tốt, trình độ ngoại ngữ,

tin học cao, năng động, sáng tạo, phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, công

nghiệp mũi nhọn mới của tỉnh, như: công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu,

công nghiệp luyện cán thép cao cấp, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sinh học,

điện tử- công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghiệp điện, sản xuất vật liệu xây

dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lâm thủy sản... Đây là những ngành công

nghiệp có yêu cầu cao về chất lượng NNL.

* Về cơ cấu

Cùng với yêu cầu lớn về số lượng và cao chất lượng NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp, định hướng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

trong những năm tới cần có cơ cấu hợp lý các ngành công nghiệp và các vùng công

nghiệp. Dự báo nhu cầu về cơ cấu NNL chất lượng cao theo ngành công nghiệp

đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa, bảng 4.2

Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: người

Năm

Ngành công nghiệp 2020 2025 2030

Nhu cầu NNLCLC ngành công nghiệp 41.311 101.778 181.731

Công nghiệp khai thác khoáng sản 2313 5394 8905

Công nghiệp chế biến, chế tạo 36312 89768 160832

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng 2397 6005 11086

Công nghiệp cấp nước, xử lý rác thải,

nước thải 289 611 908

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn: [115], [119], [120].

* Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo vùng công nghiệp

126

Theo vùng công nghiệp, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo vùng công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: người

Năm

Vùng công nghiệp 2020 2025 2030

Nhu cầu NNLCLC ngành công nghiệp 41.311 101.778 181.731

Vùng đồng bằng (Vùng CN1) 30074 71448 121578

Vùng ven biển (Vùng CN2) 10659 28803 57245

Vùng miền núi (Vùng CN3) 578 1527 2908

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn: [115], [119], [120].

4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới và tầm nhìn đến năm 2030

4.1.2.1. Phương hướng cơ bản

Để có được NNL chất lượng cao ngành công nghiệp đủ sức đáp ứng nhu cầu

phát triển nhanh ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, định

hướng đến năm 2030. Phương hướng cơ bản phát triển NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh là:

Thứ nhất: Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp phải gắn liền với

Quy hoạch phát triển công nghiệp; Quy hoạch phát triển nhân lực và nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Thứ hai: Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp phải đảm bảo

phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu phát

triển ngành công nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhâp quốc tế.

Về số lượng, NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

hiện nay mặc dù có sự gia tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng

lao động trong ngành công nghiệp và tốc độ gia tăng chậm. Vì vậy, việc phát triển

127

về số lượng là một trong những nội dung rất cần thiết trong quá trình phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Về chất lượng, cần chú trọng nâng cao chất lượng, bao gồm nâng cao về: sức

khỏe - thể lực; trí lực; nhân cách; tính năng động và thích ứng; văn hóa nghề (văn

hóa công nghiệp)

Về cơ cấu, cùng với gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng cần quan

tâm đến chuyển dịch về cơ cấu NNL chất lượng cao ngành công nghiệp theo hướng

tiến bộ là nội dung không thể thiếu trong phát triển nguồn nhân lực này

Thứ ba: Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp dựa trên cơ sở

nâng cao hiệu quả từ đào tạo đến sử dụng nguồn nhân lực này trong phát triển

ngành công nghiệp của tỉnh; ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng

cao, đào tạo các nhân lực có trình độ CMKT cao cho các ngành công nghiệp mũi

nhọn mới, công nghệ cao của ngành công nghiệp

Thứ tư: Tập trung phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp theo

hướng ưu tiên phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp,các ngành

sản xuất sản phẩm công nghiệp mũi nhọn mới, như: Sản phẩm lọc, hóa dầu, và sau

lọc dầu; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo máy; công nghiệp điện tử - công

nghệ thông tin; công nghiệp sinh học; sản phẩm kim loại...

Thứ năm: Tập trung phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp có

khả năng thích ứng nhanh với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công

nghệ mới, có năng lực chuyên môn giỏi và trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng

nghề cao để phát triển nhanh và hiệu quả ngành công nghiệp góp phần thúc đẩy sự

nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh.

4.1.2.2. Mục tiêu chủ yếu

* Mục tiêu chung:

Phát triển nhanh, toàn diện NNL chất lượng cao ngành công nghiệp đảm bảo

đủ về số lượng, cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đưa NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp trở thành lợi thế quan trọng nhất trong thực hiện thắng lợi mục tiêu

phát triển ngành công nghiệp; phát triển nhanh những ngành, sản phẩm công nghiệp

mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp góp phần đưa tỉnh

128

Thanh Hóa đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

* Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển nhân lực chất lượng cao đảm bảo đủ về số lượng, có sức khỏe-

thể lực tốt, trình độ CMKT cao, có tính sáng tạo, năng lực ngoại ngữ, tin học, đạo

đức và văn hóa nghề tốt, tính năng động và thích ứng cao, có cơ cấu hợp lý

- Đào tạo phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp một cách toàn

diện, đồng thời có trọng tâm trọng điểm, vừa chú trọng phát triển đội ngũ chuyên

gia, kỹ sư giỏi, cán bộ có trình độ CMKT cao và CNKT bậc cao, vừa đảm bảo đủ về

số lượng, cao về chất lượng, hài hòa về cơ cấu theo ngành theo vùng miền, lĩnh vực

theo định hướng phát triển ngành công nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển các

ngành: lọc hóa dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các nhà máy điện, sản xuất,

lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, tự động hóa, nông nghiệp công nghệ

cao...Xây dựng đội ngũ quản lý có phẩm chất tốt, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu

cầu phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Xác định một số ngành đào tạo trọng điểm chất lượng cao, phương thức

đào tạo tiên tiến: Đào tạo chuyên gia trình độ cao, đào tạo lao động có tay nghề, kỹ

năng nghề nghiệp cao, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, phấn đấu đến năm 2030 đạt

trình độ tiến tiến của cả nước

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong những năm tới, tầm

nhìn đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa, luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp chủ yếu

cần thực hiện đồng bộ như sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp về giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

4.2.1.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của tỉnh Thanh Hóa

Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động công nghiệp, nhất là lao động chất lượng

cao của tỉnh cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới là vấn đề lớn. Hiện

129

nay, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo ở Thanh Hóa còn thấp ở cả 4 trình độ là

sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, đặc biệt là bậc cao đẳng và đại học còn

nhiều hạn chế hoặc chưa có khả năng đào tạo các ngành về kỹ thuật công nghiệp

công nghệ cao. Trong khi đó quá trình phát triển công nghiệp như quy hoạch đề ra ở

Thanh hóa, đòi hỏi rất nhiều cán bộ, công nhân kỹ thuật tay nghề cao. Vì vậy để tạo

thuận lợi cho quá trình tuyển dụng lao động địa phương trong lĩnh vực công nghiệp,

cũng như tạo nguồn lực cho quá trình phát triển trong giai đoạn tới, tỉnh Thanh Hóa

cần tập trung thực hiện các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho

ngành công nghiệp của tỉnh như sau:

* Phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trên địa bàn tỉnh đáp

ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Rà soát, điều chỉnh, xắp xếp và tổ chức lại mạng lưới các trường đại học, cao

đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,

phát triển ngành công nghiệp của tỉnh; bố trí theo vùng miền hợp lý. Mở rộng quy

mô, đa dạng ngành nghề và loại hình đào tạo; xây dựng cơ cấu ngành nghề, trình độ

đào tạo tiếp cận tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ; gắn đào tạo với nhu cầu

sử dụng của doanh nghiệp. Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp, công nhân

kỹ thuật bậc cao, thu hút cán bộ và lao động có trình độ cho cho một số ngành công

nghiệp chủ lực. Thực hiện đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có trong ngành công

nghiệp của tỉnh.

Tập trung đầu tư xây dựng Trường Đại học Hồng Đức thành trung tâm lớn

về đào tạo và nghiên cứu khoa của tỉnh và khu vực; phát triển một số khoa, chuyên

ngành đào tạo có chất lượng cao; Đặc biệt về kỹ thuật công nghệ, quan tâm phát

triển một số ngành nghề mũi nhọn phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp của

tỉnh, như: Lọc hóa dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các nhà máy nhiệt điện,

thủy điện, sản xuất lắp ráp linh kện thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm, tự động hóa

và công nghiệp hóa chất sau lọc hóa dầu.

Tiếp tục xây dựng và phát triển các trường cao đẳng tạo điều kiện để mở

thêm các ngành học mới về kỹ thuật công nghiệp. Phấn đấu để trường cao đẳng đào

tạo được 5 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nâng cao, sau cao

130

đẳng nâng cao. Đặc biệt quan tâm đào tạo các ngành nghề mà ngành công nghiệp

của tỉnh có nhu cầu lớn và đòi hỏi chất lượng cao.Tập trung đầu tư cho các trường

cao đẳng, như: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thương Trường Cao đẳng

công nghiệp Thanh Hóa, , Trường Cao đẳng Nghi Sơn, để đạt trường chất lượng cao

vào năm 2020 và những năm tiếp theo.

* Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng đáp ứng yêu

cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng cần tập trung vào các

khâu cơ bản như: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo,

xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý đào tạo, xây dựng trường chất lượng cao.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo

Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn trình độ

đào tạo, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu

khoa học.

Đến năm 2020, số giảng viên đại học và cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên

cần bổ sung là 1.304 người, trong đó số giảng viên trình độ tiến sỹ là 259 người; số

giảng viên có trình độ thạc sỹ là 1.045. Số giáo viên trong các cơ sở dạy nghề có

trình độ đào tạo sau học và công nhân kỹ thuật bậc cao, nghệ nhân đến năm 2020 là

1.285 người.

Tranh thủ chương trình đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường

đại học, cao đẳng của Trung ương để bổ sung và nâng cao chất lượng giảng viên và

cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh. Tập trung đầu tư mở rộng đào tạo sau đại học tại

Trường Đại học Hồng Đức để tăng cường khả năng và tính chủ động trong công tác

đào tạo nhân lực trình độ cao, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhân lực.

Có chính sách thu hút đội ngũ giáo viên giỏi ở các trường cao đẳng, đại học

trong cả nước về công tác tại tỉnh; xây dựng chính sách thu hút, sử dụng các nhà

khoa học, các cán bộ kỹ thuật đang công tác tại các đơn vị trong tỉnh, các nhà khoa

học trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

131

Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao của các

doanh nghiệp và các cơ sở SXCN tham gia làm giáo viên thỉnh giảng cho các cơ sở

GDNN.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo

chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp

Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo đảm bảo

thống nhất, liên thông theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo, phù hợp

với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất công nghiệp, tiếp thu có chọn lọc

những chương trình đào tạo tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và

phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực tế; tăng cường giáo dục

tác phong làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức để hình thành năng lực nghề

nghiệp, nhân cách cho người học.

Tập trung ưu tiên phát triển, mở rộng các ngành nghề đào tạo lĩnh vực công

nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp; ưu tiên đào tạo lao động kỹ

thuật chất lượng cao cho các ngành công nghiêp mũi nhọn mới của tỉnh, nhất là

công nghiệp: lọc hoá dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các nhà máy nhiệt

điện, thuỷ điện, sản xuất, lắp ráp linh kiện thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm, tự

động hoá, nông nghiệp công nghệ cao... đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực về số

lượng, chất lượng cho các doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn, các KCN, KCN công

nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng.

Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu

cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, hỗ trợ bố trí thực tập và tuyển dụng

học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Xây dựng các mô hình, hình thức gắn kết giữa doanh

nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau

khi được đào tạo. Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp trực tiếp cùng với cơ sở

giáo dục nghề nghiệp đào tạo các nghề trọng điểm gắn với lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh của các cơ sở SXCN của tỉnh.

132

Các cơ sở đào tạo phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để giúp học sinh, sinh

viên lựa chọn ngành nghề, tạo đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp; nắm bắt thông tin

phản hồi từ doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo, kết quả đào tạo trên cơ sở đó xây

dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; chú trọng

việc đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp

Áp dụng các chương trình đào tạo kỹ thuật công nghiệp tiên tiến của các nước có

nền công nghiệp phát triển như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... vào giảng dạy, để tạo

NNL chất lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh.

* Đổi mới quản trị nhà trường theo mô hình quản lý hiện đại, xây dựng và

vận hành hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng trong nhà trường.

Thí điểm một số mô hình quản lý/quản trị hiện đại theo hướng tinh gọn,

chuyên nghiệp tại một số trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp trên

địa bàn tỉnh, ưu tiên tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao và tổ chức nhân

rộng trong hệ thống.

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học, trường

cao đẳng, trường trung cấp trong đó ưu tiên các trường được tập trung đầu tư

thành trường chất lượng cao; thí điểm xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin

quản lý và công cụ giám sát đánh giá chất lượng tại các trường đai học,cao đẳng,

trung cấp. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục nghề

nghiệp các nội dung kiến thức về quản lý và đảm bảo chất lượng theo xu hướng

hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo. Áp dụng

hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và vận hành cơ chế

đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo các nghề trọng điểm quốc gia, khu

vực và quốc tế.

* Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo nhân lực chất lượng

cao cho ngành công nghiệp

Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp (chủ yếu là bậc cao

đẳng, đại học) trong tỉnh chủ động mở rộng hợp tác. Tăng cường việc liên kết đào

tạo các nghề kỹ thuật công nghệ ở trình độ cao với các cơ sở đào tạo từ Hà Nội,

133

Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các địa phương có thế mạnh. Phát triển các

chương trình hợp tác trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài, thực hiện

hợp tác nghiên cứu, liên kết đào tạo, đồng cấp bằng với các trường đại học có uy tín

trên thế giới, quốc tế hóa các chương trình đào tạo. Nghiên cứu triển khai các mô

hình đào tạo về kỹ thuật công nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ hợp tác quốc tế cho công tác

đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tăng cường cơ sở vật chất thông qua các

nguồn vốn viện trợ, các chương trình, dự án hợp tác với các nước, các tổ chức quốc

tế, các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho giáo dục. Triển khai hiệu

quả các nguồn học bổng ngắn hạn, dài hạn để gửi các giảng viên, cán bộ nghiên cứu

sinh, sinh viên đi đào tạo thực tập, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục tiên tiến nước

ngoài. Đồng thời, xây dựng chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức Việt kiều

về nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao

đẳng của tỉnh

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về công tác quản lý, kiểm định chất lượng,

phát triển chương trình đào tạo; đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý,

nghiên cứu sinh ; tham gia các tổ chức quốc tế về đảm bảo chất lượng, kiểm định và

công nhận chất lượng đào tạo, tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với các cơ sở đào tạo

của tỉnh.

Tăng cường liên kết đào tạo với nước ngoài, thay đổi, điều chỉnh các quy

định về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo của nước ngoài trong thủ tục hành

chính và cấp bằng, công nhận văn bằng chứng chỉ; thúc đẩy việc công nhận lẫn

nhau văn bằng chứng chỉ giữa các cơ sơ đào tạo của tỉnh và nước ngoài.

* Tăng cường nguồn lực đầu tư, chuẩn hóa cơ sở vật chất thiết bị đào tạo,

nhất là đào tạo nghề kỹ thuật công nghiệp trình độ cao

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ngành nghề thuộc lĩnh vực nhu cầu

cao của ngành công nghiệp và cơ sở vật chất, thiết bị phụ trợ cho giá dục-đào tạo,

đặc biệt là GDNN, đáp ứng chương trình đào tạo NNL chất lượng cao cho ngành

công nghiệp của tỉnh.

Xây dựng các phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa ứng dụng

134

CNTT, các phần mềm mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong giảng dạy để giảm

bớt đầu tư trang thiết bị, nhất là các ngành kỹ thuật công nghiệp, công nghệ cao.

Đẩy mạnh nghiên cứu và tự chế tạo thiết bị phục vụ dạy và học trong các cơ

sở GDNN trên địa ban tỉnh.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo nhất là GDNN phối hợp với các cơ sở

SXCN, đơn vị sử dụng lao động trong viêc sử dụng trang thiết bị của cơ sở SXCN

phục vụ quá trình thực tập, thực hành của người học.

* Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về kỹ thuật công nghệ trong các trường đại

học, cao đẳng

Hình thành hệ thống NCKH và ứng dụng trong toàn hệ thống giáo dục đại

học, giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo - Trong đó đi đầu là các trường

đại học, cao đẳng trong tỉnh.

Đẩy mạnh NCKH trong các cơ sở đào tạo, trước hết tập trung nghiên cứu

trong các trường đại học, cao đẳng, như: Đại học Hồng Đức,Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Công Thương, Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa...khuyến khích

giáo viên và học sinh sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kỹ

thuật công nghiệp.

Tăng cường trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức

nghiên cứu giáo dục đào tạo - giáo dục nghề nghiệp trong nước và quốc tế. Hợp

tác trong nước và quốc tế để hình thành mạng lưới các trường - viện nghiên cứu

trong ASEAN.

* Tăng cường ứng dụng CNTT trong đào tạo và nâng cao chất lượng dạy,

học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho HSSV và nhân lực ngành công nghiệp

Thực hiện chương trình hành động của Chính phủ triển khai nghị quyết số

29 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

và đào tạo, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy,

học và quản lý giáo dục. Đối với các trường trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện tốt:

- Xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong dạy học

và quản lý giáo dục, làm cơ sở để định hướng đầu tư và triển khai ứng dụng CNTT

một cách có hiệu quả ở các trường... Xây dựng đề án, dự án và kế hoạch triển khai

135

ứng dụng CNTT một cách hiệu quả.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học,

kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng bài giảng E-

Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu

hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục - đào đạo có chất lượng của người

học giữa các vùng miền, là công cụ để hội nhập quốc tế về chương trình và nội dung

giáo dục đào tạo.

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho NNL chất lượng

cao ngành CN theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT

một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp kỹ thuật,

công nghệ cao.

-Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế sâu rộng, các ngành, các địa

phương không thể không hội nhập, để NNL nhất là NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì năng lực sử dụng ngoại ngữ đặc

biệt là năng lực sử dụng tiếng Anh là yêu cầu hết sức quan trọng. Để nâng cao chất

lượng dạy, học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong hệ thống các trường của tỉnh,

cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

Tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp

ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông

và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các cơ sở

giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của tỉnh.

Hoàn thiện chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại

ngữ chuyên cho ngành công nghiệp đáp ứng mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn.

Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực

ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá rình và kết quả

từng giai đoạn giáo dục - đào tạo.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tiên tiến, ứng dụng CNTT,

đổi mới trang thiết bị dạy - học ngoại ngữ. Xây dựng chương trình tài liệu và triển

khai bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về ngoại ngữ cho NNL chất lượng cao ngành

công nghiệp của tỉnh.

Tiếp tục tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo

136

dục quốc tế, các cơ sở giáo dục nước ngoài, tranh thủ tối đa hỗ trợ quốc tế trong lĩnh

vực bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh.

Phấn đấu để đào tạo một số ngành kỹ thuật công nghiệp chất lượng cao bằng

tiếng Anh

* Quan tâm giáo dục văn hóa nghề, tác phong công nghiệp và các kỹ năng

cho nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Văn hóa nghề đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người lao động trong

quá trình thực hiện nghề nghiệp

Chất lượng đào tạo nghề và giáo dục đại học ở nước ta nói chung và tỉnh

Thanh Hóa nói riêng trong những năm qua mặc dù có những chuyển biến nhưng

vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao

động chất lượng cao ngành công nghiệp.

Một trong những kỹ năng còn yếu của lao động Việt Nam là thái độ lao

động, tác phong công nghiệp, văn hóa ứng xử trong công việc. Bởi vậy rất cần thiết

được bù đắp từ môi trường đào tạo đến năng lực học tập của học sinh sinh viên và

người lao động.

Tăng cường giáo dục cho học sinh sinh viên, công nhân, người lao động

thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa,

tư tưởng.

Đổi mới nội dung, hình thức đào tạo nhằm không ngừng nâng cao tính

chuyên nghiệp cho NNL chất lượng cao ngành công nghiệp

Hướng đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp có

đủ phẩm chất, thái độ hợp tác và trách nhiệm xã hội trong lao động công nghiệp.

Đổi mới đào tạo, xây dựng ý thức tiết kiệm, tinh thần "thượng tôn pháp luật"

và thái độ ứng xử đối với môi trường tự nhiên cho đội ngũ nhân lực ngành công

nghiệp nhất là NNL chất lượng cao.

4.2.1.2. Tăng cường định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và nước ngoài

Cùng với nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên

địa bàn tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chất

137

lượng cao cho ngành công nghiệp ở các cơ sở đào tạo có uy tín ngoài tỉnh - đó là

các trường đại học, cao đẳng đảm bảo chất lượng trong nước hoặc nước ngoài. Tỉnh

cần chỉ đạo các Sở, Ban ngành liên quan như: Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Công

Thương, Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, nghiên cứu,

tổng hợp nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp về cả quy

mô, cơ cấu, ngành nghề, lĩnh vực, trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển

công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời có kế

hoạch triển khai một cách hiệu quả thông tin hướng nghiệp đến tất cả các trường

THPT trong tỉnh giúp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT lựa chọn ngành nghề,

lựa chọn trường đào tạo phù hợp, khắc phục những bất hợp lý như những năm vừa

qua về đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành công nghiệp của tỉnh.

4.2.1.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp

và khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ, năng lực, xây

dựng môi trường hóa văn hóa học tập trong doanh nghiệp

Thực tiễn phát triển NNL chất lượng cao ở các công ty công nghiệp Nhật

Bản và Hàn Quốc cho thấy, nhân lực mới tốt nghiệp từ các trường đào tạo vào làm

việc ở các vị trí đều chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu về năng lực. Do vậy, các

công ty của Nhật và Hàn Quốc đều có kế hoạch tổ chức đào tạo ngay từ khi mới

nhận và có lộ trình bồi dưỡng, phát triển số nhân lực này theo vị trí từ thấp đến

cao., Muốn vậy cũng như các công ty công nghiệp Nhật Bản hay Hàn Quốc để có

NNL chất lượng cao cần có kế hoạch để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên

trong cơ sở sản xuất công nghiệp. Để có thể thực hiện tốt công tác đào tạo trong các

cơ sở sản xuất công nghiệp thì không thể tiến hành một cách thiếu khoa học và thiếu

những trình tự hợp lý. Vì vậy để thực hiện tốt công tác đào tạo, cơ sở sản xuất công

nghiệp cần xây dựng một chương trình đào tạo bài bản và khoa học, gồm các nội

dung sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao - cần thực hiện tốt các

nội dung sau đây: Xác định nhu cầu đào tạo; Xác định mục tiêu đào tạo; Xác định

đối tượng đào tạo; Lựa chọn hình thức đào tạo; Xác định nội dung đào tạo, dự trù

ngân sách đào tạo;

138

- Triển khai đào tạo nhân lực chất lượng cao: Tổ chức đào tạo trong công

việc; Tổ chức đào tạo ngoài công việc

- Đánh giá đào tạo NNL chất lượng cao: Đánh giá kết quả đào tạo; đánh giá

chương trình đào tạo; đánh giá kết quả làm việc sau đào tạo.

Thực tế khảo sát cho thấy có đến trên 50% cơ sở sản xuất công nghiệp trong

diện khảo sát cho rằng hoạt động đào tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp xác định nhu cầu đào tạo chưa phù hợp với

mục tiêu của đơn vị

- Thiếu đội ngũ cán bộ đủ năng lực đảm trách công tác đào tạo trong đơn vị

- Thực hiện chính sách sử dụng nhân lực chất lượng cao sau đào tạo chưa

hợp lý.

Bởi vậy, để đẩy mạnh hoạt động đào tạo trong các cơ sở SXCN của ngành

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cần phải:

- Xác định nhu cầu đào tạo NNL chất lượng cao phù hợp với muc tiêu chiến

lược sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và của ngành;

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, chuyên gia đủ năng lực đảm trách công tác

đào tạo;

- Thực hiện chính sách sử dụng NNL chất lượng cao sau đào tạo một cách

hợp lý.

4.2.2. Nhóm giải pháp về chiến lƣợc, quy hoạch và chính sách phát triển

nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

4.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục tiêu và định hướng phát

triển ngành công nghiệp; vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công

tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp cho mọi người

nhận thức rõ nhân lực là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển ngành

công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung; thấy được vai trò, trách

nhiệm đào tạo, sử dụng nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay

139

của tỉnh Thanh Hóa, để từ đó biến thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao

hiện tại (số lượng ít, chất lượng còn nhiều hạn chế, cơ cấu chưa hợp lý...) thành lợi

thế trong tương lai

4.2.2.2. Chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

Xây dựng Chiến lược, quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, tập trung vào đạt được các mục tiêu: đáp ứng yêu cầu

về số lượng; đạt tới cơ cấu hợp lý; đáp ứng yêu cầu nâng cao về chất lượng của mỗi

vị trí công tác, trong từng lĩnh vực công nghiệp, từng giai đoạn, đồng thời xây dựng

được chiến lược và các chính sách phát triển NNL chất lượng cao ngành công

nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp. Chiến lược, các chính sách cần phù hợp

với chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, phù

hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030) làm cơ sở xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp đang là yêu cầu cấp thiết của tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Để hoàn

thiện công tác này, tỉnh Thanh Hóa cần tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu là:

Đảm bảo trình tự phương pháp xây dựng chiến lược mang tính hệ thống từ ngành

Công Thương của tỉnh đến các cơ sở sản xuất công nghiệp và bổ sung nội dung yêu

cầu về năng lực làm việc đối với từng vị trí công tác trong lập kế hoạch phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đảm bảo trình tự và phương pháp xây dựng chiến lược mang tính hệ thống và

tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả:

- Sản phẩm công nghiệp rất đa dạng và phong phú, có tiềm lực phát triển

mạnh, thị trường lớn, do vậy thời gian của quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

ngành công nghiệp của tỉnh nên là 5 năm hoặc 10 năm và kế hoạch phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao cần được xây dựng hàng năm.

- Về cơ sở chiến lược và kế hoạch phát triển của ngành công nghiệp và từng

cơ sở SXCN gồm mục tiêu, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất

140

kinh doanh của ngành công nghiệp, cơ cấu tổ chức cũng như các điều kiện khác,

các thay đổi này cần được phản ánh trong định hướng và quy hoạch phát triển

NNL chất lượng cao. Điều này được thể hiện ở việc dự báo quy mô, cơ cấu và đặc

biệt là yêu cầu về năng lực các vị trí công tác. Bên cạnh đó, căn cứ quy hoạch còn

là sự phân tích kết quả đánh giá NNL chất lượng cao hiện có và tình hình tổ chức

thực hiện phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và các cơ sở sản xuất

công nghiệp.

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát

triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh từ cơ quan quản lý đến các cơ

sở SXCN.

4.2.2.3. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách mà tỉnh đã ban hành, đồng

thời tập trung xây dựng một số chính sách mới, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến

khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh,

trong đó cần tập trung vào các chính sách:

- Chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh đi học nghề, nhất là các nghề kỹ

thuật công nghiệp mà các ngành công nghiệp của tỉnh đang cần, đặc biệt là KKT và

các KCN của tỉnh.

- Chính sách khuyến khích các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp,

các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển công tác đào tạo nhân lực chất

lượng cao cho ngành công nghiệp của tỉnh.

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài:

+ Ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá giỏi, những người

được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước công nhân kỹ thuật bậc cao về

làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.

+ Có chính sách hợp lý về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp, sử dụng nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện để nhân lực

có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được cống hiến và phát triển.

- Chính sách huy động các nguồn lực phục vụ phát triển NNL chất lượng cao

141

cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; huy động và thu hút mọi nguồn

lực trong và ngoài tỉnh vào việc đào tạo đội ngũ những người lao động có tay nghề

cao; huy động các nguồn lực tài trợ của tổ chức Quốc tế, các doanh nghiệp hỗ trợ

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của nguồn

nhân lực và có kế hoạch đào tạo mới, bổ sung, tăng cường lao động kỹ thuật trình

độ cao phục vụ phát triển KKT Nghi Sơn, các KCN nói riêng và ngành công nghiệp

của tỉnh Thanh Hóa nói chung.

4.2.3. Nhóm giải pháp về thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lƣợng

cao vào ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Với thực trạng hiện nay, chính sách thu hút và tuyển dụng của nhiều cơ sở

sản xuất công nghiệp chưa được rõ ràng, công khai minh bạch, điều này làm giảm

hiệu quả của công tác này, kết quả là khó tuyển được nguồn nhân lực chất lượng

cao. Vì thế các tổng công ty, công ty, doanh nghiệp ,cơ sở SXCN cần tập trung hoàn

thiện và ban hành công khai, minh bạch các chính sách về thu hút khác và tuyển

dụng thống nhất theo hệ thống của cơ sở sản xuất công nghiệp.

Các chính sách thu hút, tuyển dụng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

Hướng tới mục tiêu tăng quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt cơ cấu hợp lý

đã xác định trong thời kỳ, tập trung ưu tiên thu hút được nhân lực có trình độ

chuyên môn kỹ thuật cao, công nhân kỹ thuật bậc cao, có kỹ năng lao động tốt ở các

lĩnh vực sản xuất then chốt, công khai các tiêu chí cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng

đối với từng vị trí tuyển dụng. Coi việc đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, năng lực

làm việc như: Hiểu biết, năng lực chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, các kỹ năng, tác

phong, tính năng động, thích ứng là điều kiện bắt buộc khi tuyển nhân lực vào các

vị trí làm việc trong đơn vị.

4.2.4. Nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực quản lý về phát triển

nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

4.2.4.1.Đổi mới nhận thức, nâng cao chất lượng công tác dự báo và xây

dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Để thực hiện được thành công Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đòi hỏi người đứng đầu

các ngành, các cấp, các cơ sở SXCN phải có sự đổi mới mạnh mẽ và quyết tâm lớn

142

về phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp

của tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác dự báo cung - cầu nhân lực chất lượng cao

trong ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn trong

KKT Nghi Sơn và các KCN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa

bàn tỉnh, trên cơ sở đó, định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho người học.

Sở Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm dự báo và thông tin về

thị trường lao động nói chung thị trường lao động chất lượng cao ngành công

nghiệp nói riêng; tổ chức điều tra cung - cầu hàng năm trên địa bàn tỉnh và công bố

công khai kết quả điểu tra để các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động có

kế hoạch đào tạo, sử dụng, tìm việc làm phù hợp.

Mỗi cơ sở SXCN cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nhân lực chất

lượng cao trong từng giai đoạn, xác định rõ nhu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn, vị trí

việc làm phù hợp

Các cơ sở đào tạo căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp và các thông tin dự báo thị trường lao động để xây dựng kế

hoạch tuyển sinh và đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng theo ngành nghề và trình độ

đào tạo; tránh tình trạng đào tạo tràn lan, chất lượng thấp gây dư thừa lao động qua

đào tạo ở ngành này và thiếu hụt lao động chất lượng cao ở ngành khác

4.2.4.2.Đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt

động của bộ máy quản lý

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp và quản lý nhân lực thống nhất trong các cơ quan tham mưu từ tỉnh đến cơ

sở. UBND các cấp, các sở ban ngành liên quan bố trí cán bộ làm công tác phát triển

nhân lực trong đó đặc biệt lưu ý phát triển nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Chú

trọng kiểm định chất lượng đào tạo; tăng cường quản lý, nội dung, chương trình,

chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Công bố công khai chất lượng đào tạo của các

trường trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với

143

các ngành có liên quan tăng cường thanh tra kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học,

giáo dục nghề nghiệp; Chấn chỉnh các cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng và

thông báo công khai trước công luận đảm bảo công khai minh bạch. Tăng cường

ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo

dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đạt hiệu quả.

4.2.4.3.Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở SXCN với các cơ sở đào tạo,

tạo sự thống nhất giữa cung và cầu lao động chất lượng cao ngành công nghiệp

trong mỗi thời kỳ, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực

của cá nhân, của doanh nghiệp.

Thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước, cơ sở đào tạo và người sử

dụng lao động từ khâu xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và sử dụng lao động.

đồng thời tăng cường sự chủ động của từng cơ sở sản xuất công nghiệp trong công

tác phát triển nhân lực chất lượng cao.

Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ sở đào

tạo; Các cơ sở giáo dục đai học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cần thường

xuyên tự kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với các

cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

4.2.5. Nhóm giải pháp về sử dụng, đãi ngộ, xây dựng môi trƣờng làm

việc tích cực, năng động, sáng tạo cho nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

4.2.5.1. Thực hiện chính sách sử dụng và chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho

nguồn nhân lực chất lượng cao

Đây là giải pháp quan trọng nhằm thu hút, giữ chân và tạo động lực cho nhân

lực chất lượng cao trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. Để thực hiện giải pháp này

các cơ sở sản xuất công nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa cần

thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Một là, bố trí nhân lực chất lượng cao vào các khâu, các vị trí đúng với năng

lực, sở trường, có điều kiện để phát huy kiến thức, tài năng, có cơ hội cống hiến và

được tôn trọng.

144

Hai là, thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng gắn liền với năng suất

lao động và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Trong cơ chế thị trường, các cơ sở SXCN hoàn toàn có quyền tự chủ trong

việc xây dựng chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh

doanh của đơn vị. Giải pháp này nhằm khắc phục cơ chế trả lương còn "cứng nhắc"

như hiện nay làm mất vai trò động lực lợi ích, vai trò đánh giá kết quả cống hiên

của nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa kích thích được động cơ, thái độ, sự tận

tâm, gắn bó của nhân lực chất lượng cao với đơn vị. Bởi vậy, các cơ sở SXCN cần

xây dựng chính sách và cơ chế tiền lương và đãi ngộ theo hướng gắn liền với nội

dung và hiệu quả thực hiện công việc ở từng vị trí công tác của từng đơn vị. Với

nguyên tắc: Coi tiền lương là động lực lợi ích, là nguồn thu nhập chủ yếu để đảm

bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình. Nhưng cũng là sự đánh giá của đơn

vị về kết quả cống hiến; cơ chế phân phối tiền lương và chế độ đãi ngộ linh hoạt,

tùy thuộc vào đặc thù của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp,

do đơn vị quyết định thông qua hợp đồng lao động hướng tới trả lương và chế độ

đãi ngộ theo khối lượng và chất lượng công việc; cách thức trả lương phải rõ ràng,

minh bạch để người lao động ở các vị trí sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt căn cứ

vào mức cống hiến và hiệu quả chung của đơn vị.

Phương thức phân phối tiền lương và chế độ đãi ngộ do các đơn vị chủ động

quyết định theo hướng đãi ngộ xứng đáng với những người có năng lực và tâm

huyết, gắn bó lâu dài với đon vị trên cơ sở hoàn thiện các tiêu chí đánh giá. Đây

chính là động lực để nguồn nhân lực chất lượng cao của đơn vị phát huy năng lực,

gắn bó và cống hiến cho đơn vị phát triển.

4.2.5.2. Chăm sóc sức khỏe- thể lực cho nguồn nhân lực và nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Để nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động đáp ứng yêu cầu của nền sản

xuất công nghiệp cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện tốt công

tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nâng cao thể lực cho toàn dân nói chung và cho

người lao động nói riêng.

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp cần quan tâm chăm sóc sức khỏe

người lao động nói chung, lao động chất lượng cao nói riêng; Nâng cao chất lượng

145

công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các

giải pháp kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm.Thực hiện tốt công tác

phòng chống dịch bệnh; Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, điều kiện vệ sinh

an toàn lao động trong các đơn vị để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao

động; ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực với sức khỏe người lao

động do môi trường và điều kiện lao động tác động, phòng tránh bệnh nghề nghiệp

cho người lao động.

Triển khai, thực hiện tốt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người

Việt Nam giai đoạn 2011-2030; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông

tin và các phương tiện vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của

người lao động; xây dựng đời sống lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

4.2.5.3. Xây dựng môi trường làm việc năng động, tích cực, khích lệ sáng

tạo và phát huy các tố chất tích cực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

Thu nhập, tiền lương, các chế độ đãi ngộ là quan trọng nhưng không phải là

tất cả để nhân viên gắn bó với đơn vị và phát huy được năng lực, sở trường của họ.

Bài học thực tiễn từ các nước công nghiệp phát triển mà cụ thể nhất là Nhật Bản và

Hàn Quốc, các hãng, các công ty, các doanh nghiệp công nghiệp của Nhật Bản và

Hàn Quốc cho thấy cần có một môi trường làm việc tốt để nhân viên có thái độ tích

cực, được thể hiện hết khả năng sáng tạo trong công việc, được tôn trọng và ghi

nhận vì mục tiêu chung của mỗi đơn vị. Mỗi nhân viên đều tự hào về hãng, về công

ty mà mình đang làm việc.

Người lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trước hết cần

hiểu rõ đơn vị, công việc, được trao đổi và cung cấp thông tin - đây là một nội dung

trong chương trình bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp. Môi trường làm việc tích cực,

khích lệ sáng tạo được xây dựng mang nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp và

được duy trì trong từng đơn vị. Bởi vậy nội dung cần thực hiện là:

- Chương trình đào tạo cho nhân viên mới, có nội dung định hướng để họ

hiểu rõ về chiến lược phát triển và truyền thống của đơn vị

- Tăng cường cung cấp, chia sẻ thông tin để tạo thái độ làm việc tích cực, gắn

bó trong tập thể đơn vị

146

- Gắn bồi dưỡng thường xuyên với xây dựng môi trường làm việc, hoàn thiện

tác phong lao động công nghiệp và văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi

trường làm việc thân thiện, hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Từ môi trường làm việc năng động, tích cực là điều kiện để phát huy các tố

chất tích cực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp về truyền thống

hiếu học, ý chí vươn lên, dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo... là sức mạnh tinh

thần tạo thành động lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của

tỉnh Thanh Hóa. Điều này sẽ góp phần tích cực vào kết quả phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh, từ đó góp phần quan trọng phát

triển ngành công nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong

những năm tới.

Tóm tắt chƣơng 4

Chương 4 trình bày định hướng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa và yêu cầu mới đặt ra về NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Khẳng định rõ

mục tiêu, phương hướng phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp trong

những năm tới và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa. Trọng tâm của

chương này là đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, luận án đề xuất

5 nhóm giải pháp chủ yếu cần thực hiện đồng bộ là: Nhóm giải pháp về giáo dục-đào

tạo; Nhóm giải pháp về chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp; Nhóm giải pháp về thu hút, tuyển dụng nguồn

nhân lực chất lượng cao vào ngành công nghiệp; Nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao

năng lực quản lý về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp;

Nhóm giải pháp về sử dụng, đãi ngộ, xây dựng môi trường làm việc tích cực, năng

động, sáng tạo cho nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.

Việc đưa ra các nhóm giải pháp này giúp cho các cơ quan ban ngành, các

đơn vị có liên quan, các cơ sở SXCN của tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu vận dụng

nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.

147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nguồn nhân lực nhất là NNL chất lượng cao là một trong các nguồn lực quan

trọng có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia, là

vấn đề được các nước trên thế giới rất quan tâm. Ở Việt Nam, phát triển NNL chất

lượng cao đang trở thành yêu cầu cấp thiết hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH

đất nước và HNQT ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, năm 2016 dân số trên 3,5

triệu người, lao động trong nền kinh tế khoảng 2,2 triệu người. Với tiềm năng, thế

mạnh của tỉnh trên cả 3 vùng: vùng biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Thanh

Hóa có thế mạnh về phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên những thế mạnh đó

còn chưa được khai thác, phát huy có hiệu quả. Hiện nay, Thanh Hóa vẫn là một

tỉnh nghèo; trên một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chất lượng NNL chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển. NNL chất lượng cao ngành công nghiệp có quy mô còn

nhỏ, chất lượng còn nhiều hạn chế, có mặt còn yếu, cơ cấu chưa hợp lý đang là vấn

đề khó khăn để đạt được mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2020 trở thành tỉnh

khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện

đại. Chính vì vậy, luận án chú trọng vào vấn đề cấp thiết là giải quyết việc phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào những

mục đích đề ra luận án đã đạt được những kết quả sau đây:

- Luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án với các nhóm vấn đề: Những công trình nghiên cứu NNL, NNL ngành công

nghiệp, phát triển NNL và những công trình nghiên cứu về NNL chất lượng cao,

phát triển NNL chất lượng cao. Từ đó chỉ ra khoảng trống và hướng nghiên cứu của

luận án.

- Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ hơn và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.

-Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao

ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016, trên hai nội dung cơ

bản: Thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu NNL

chất lượng cao ngành công nghiệp; Thực trạng công tác phát triển NNL chất lượng

148

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Từ đó rút ra những kết quả đạt được,

những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NNL chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnhThanh Hóa.

-Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển

NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030.

Phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa là vấn

đề cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển ngành công nghiệp và phát

triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Luận án mong có được sự đóng góp nhất

định vào vấn đề có tầm quan trọng này của địa phương.

2. Kiến nghị

- Đối với Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp: Ban quản lý KKT

Nghi Sơn phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng Đề án "Phát triển NNL

chất lượng cao phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030". Mở các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm

từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất

công nghiệp.

- Đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh cần đổi mới nội dung chương

trình đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở thực hành, thực tập, nâng cao chất lượng đội

ngũ nhà giáo, hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo chất lượng cao trong nước và

nước ngoài về lĩnh vực nhân lực cho ngành công nghiệp mới, mũi nhọn của tỉnh.

- Đối với Sở Công Thương, sớm tham mưu và chủ trì xây dựng chiến lược,

quy hoạc phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh, trình UBND

tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.

- Đối với các ngành các cấp tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chính

sách mới có sức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành công nghiệp

- Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa, sớm chỉ đạo triển khai xây dựng chiến

lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp và ưu

tiên phân bổ kinh phí cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của tỉnh từ nay đến 2030.

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Lê Văn Kỳ (2014), "Tỉnh Thanh Hóa – Phát triển nguồn nhân lực đẩy nhanh

CNH-HĐH", Tạp chí Công thương, (6), tr. 46-47.

2. Lê Văn Kỳ (2014), "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh khu vực

Bắc Trung Bộ", Tạp chí Công thương, (7), tr. 72-73.

3. Lê Văn Kỳ (2014), "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Những kết quả ban

đầu, hạn chế và bài học kinh nghiệm ở tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Kinh tế

Châu Á - Thái Bình Dương, (3), tr. 20-22.

4. Lê Văn Kỳ (2014), "Cần phát triển nhanh nguồn nhân lực cho đồng bằng Bắc

Trung Bộ", Tạp chí Thị trường, (3), tr. 27-29.

5. Lê Văn Kỳ (2016), "Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển

nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Công Thương, (9), tr. 66-70.

6. Lê Văn Kỳ (2016), "Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao cho ngành công nghiệp ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế", Tạp chí Công Thương, (11), tr. 79-84.

7. Lê Văn Kỳ (2017), "Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp góp

phần phát triển nguồn nhân lực lao động trực tiếp chất lượng cao cho ngành

công nghiệp", Tạp chí Công Thương, (11), tr. 257-261.

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương (1997), Nghị quyết số 03-NQTW, ngày 18-6-1997

của (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

2. Ban Bí thư (2004), Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6 của Ban Bí thư Trung

ương về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của

ngành giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

3. Ban Bí thư (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20

năm đổi mới (1996 – 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Viện Chiến lược phát triển (2006), Nguồn nhân lực

chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng

cường, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư ban hành khung năng lực ngoại ngữ

6 bậc dùng cho người Việt Nam, Hà Nội

6. Bộ Công Thương (2016), Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

ngành Công Thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội

7. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục

và Đào tạo và Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (2016), Hội thảo

khoa học đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu

chế xuất ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Bộ Lao động thương binh và xã hội - tổng cục dạy nghề (2014), Nhu cầu phát

triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm, Nxb Dân trí, Hà Nội.

9. Lưu Tiểu Bình (2011), Sách Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực,

Nxb Đại học Vũ Hán, Trung Quốc.

10. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhânlực,

Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Chu Văn Cấp (2012), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát

triển bền vững Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (9), tr.22-25.

151

12. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2006), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2005, Thanh Hóa.

13. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2010, Thanh Hóa.

14. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2011, Thanh Hóa.

15. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2012, Thanh Hóa.

16. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2015), Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn

2011-2015 tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.

17. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2014, Thanh Hóa.

18. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2015, Thanh Hóa.

19. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

2016, Thanh Hóa.

20. Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri

thức, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Văn Chử (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc

Gia, Hà Nội.

23. Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai

đoạn 2011-2030, Hà Nội.

24. Chính phủ (2015), Nghị định Quy định thi hành một số điều của Luật việc làm

về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, Hà Nội.

25. Chính phủ (2016), Quyết định phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

26. Hoàng Văn Châu (2010), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội

nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế đối

152

ngoại (38), tr. 28-21.

27. Đỗ Văn Dạo (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện

nay", Tạp chí Tuyên giáo, (10), tr.33-35.

28. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Tri thức, Hà Nội.

29. Vương Huy Diệu (2010), Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới, Nxb

Nhân dân, Hà Nội.

30. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người ở Việt

Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

31. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo (2008), "Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lao động và xã hội, (329),

tr.15-18.

32. Phạm Tất Dong (2005), Trí thức Việt Nam thực tiến và triển vọng, NXb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai

đoạn 2011 – 2015, Thanh Hóa.

34. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

(nhiệm kỳ 2010 – 2015), Thanh Hóa.

35. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

(nhiệm kỳ 2015 – 2020), Thanh Hóa.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCHTW

khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

153

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ

đổi mới phần I, II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

46. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), "Tác động của vốn con người đối với

tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam", Tạp chí Lao động và xã

hội, (292), tr.28-30.

47. Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận

chính trị (2010), Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Nguyễn Văn Đặng (2007), Phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công

nghiệp theo hướng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình

thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

50. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn nhân lực trong

thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Võ Văn Đức (2009), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm

bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Edgar Morin (2008), Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, Nxb Tri

Thức, Hà Nội.

53. Lương Dụ Giai (2006), Quản lý nhân tài, Nxb Đại học Trung Sơn, Quảng

Đông, Trung Quốc.

54. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam

trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công

154

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

55. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Phạm Minh Hạc (2008), Những Vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong

tình hình hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

57. Nguyễn Quang Hậu (2012), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao của tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

58. Nguyễn Đình Hòa (2004), "Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Triết học (8), tr.5-8.

59. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển

của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Lê Quang Hùng (2012), Phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển,

Hà Nội.

61. Lê Văn Huy (2007), Hướng dẫn sử dụng SPSS ứng dụng trong nghiên cứu

marketing, Nxb Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

62. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà nội.

63. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất

lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

64. Nguyễn Thị Hoa (2006), Thị trường lao động ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

65. Jang Ho Kim (2005), Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng

kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc,

Nxb KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc.

66. John Naisbitt (2013), Sách lối tư duy tương lai, Nxb Trẻ, Hà Nội.

67. Nguyễn Thế Kiệt (2008), "Xây dựng và phát triển con người nâng cao chất

155

lượng nguồn nhân lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện

nay", Tạp chí Triết học, (6), tr.22-24.

68. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

69. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

70. Nguyễn Văn Khánh (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt nam lịch sử, hiện trạng và

triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. Phạm Thị Khanh (2007), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng

yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

72. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), "Xây dựng đội ngũ tri thức lớn

mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước", Tạp chí Tuyên

giáo, (7), tr.33-36.

73. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), "Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát

triển nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.6-9.

74. Bùi Sỹ Lợi (2002), "Thực trạng nguồn nhân lực Thanh Hóa và những vấn đề

cần giải quyết", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (48), tr.22-25.

75. Ngô Thắng Lợi, Phạm Thị Nhiệm (2008), Kinh tế phát triển, Nxb Lao động -

Xã hội, Hà Nội.

76. Nguyễn Văn Long (2010), Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Lương Công Lý (2014), Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

78. C. Mác- Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

79. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học công nghệ ở

Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

80. Mike Johnson; Dịch: Kiến Văn Doanh (2007), 7 cách để thu hút nhân tài, Nxb

Lao động và xã hội, Hà Nội.

156

81. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Thanh Hóa với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

82. Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Nguyễn Bá Ngọc (2008), "Đầu tư vốn con người", Tạp chí Nghiên cứu kinh

tế, (359), tr. 15-18.

84. Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hóa - Cơ hội và thách thức

đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

85. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư

Pháp, Hà Nội.

86. Phạm Thành Nghị (2007), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những

quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

87. Phạm Thành Nghị (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

88. Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tùng (2007), Xu thế toàn cầu hóa

trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Trần Minh Nhật (2009), Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực, Nxb Thời đại,

Hà Nội.

90. Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong

các công ty Nhật Ban hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

91. Barack Obama (2008), Hy vọng táo bạo, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

92. Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

93. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm

1978 đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

94. Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012), Sách phát triển nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển Kinh tế thị trường , Nxb Từ điển Bách

157

Khoa, Hà Nội.

96. Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (2009), Đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.

97. Hồ Sĩ Quý (2007), Giáo trình con người và phát triển con người, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

98. Trần Hồng Quân (1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào

tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

99. Ronal Gaross (2007), Học tập đỉnh cao, Nxb Tri thức, Hà Nội.

100. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2010), Kế hoạch giáo dục đào tạo giai

đoạn 2010 – 2015, Thanh Hóa.

101. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa (2005), Kế hoạch đào tạo

nghề giai đoạn 2005 – 2010, Thanh Hóa.

102. Sở Y tế Thanh Hóa (2010), Kế hoạch phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Thanh

Hóa giai đoạn 2011 – 2015, Thanh Hóa.

103. Đường Vĩnh Sường (2012), "Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực

phục vựu nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Công sản, (833),

tr.15-28.

104. Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân

tài, một số kinh nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

105. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội

nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh.

106. Ngô Quí Tùng (2000), Kinh tế tri thức, xu hướng mới của xã hội thể kỷ XXI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

107. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài

năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

108. Nguyễn Hữu Tiệp (2010), Giáo trình Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao

động - xã hội, Hà Nội.

109. Mạc Văn Tiến (2008), Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và

giải pháp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

158

110. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2010), Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc

phòng - an ninh 5 năm giai đoạn 2005 – 2010, Thanh Hóa.

111. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2010), Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa, Thanh Hóa.

112. Nguyễn Thanh (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

113. Lưu Ngọc Trịnh (2002), Bước chuyển sang nền Kinh tế tri thức ở một số nước

trên thế giới hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

114. Phạm Quốc Trung, Đỗ Quang Dũng (2012), Những vấn đề đặt ra cho phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Phát triển nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc

tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

115. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020 tháng 10/2011, Thanh Hóa.

116. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Chiến lược đào tạo nghề giai đoạn

2011 – 2020, Thanh Hóa.

117. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Chiến lược phát triển giáo dục giai

đoạn 2011 – 2020, Thanh Hóa.

118. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Quy hoạch mạng lưới các trường

đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,

Thanh Hóa.

119. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Quyết định về việc phê duyệt điều

chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, Thanh Hóa.

120. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở Công Thương (2016), Điều chỉnh quy

hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Báo cáo tổng hợp, Thanh Hóa.

121. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2017), Quyết định về việc phê duyệt điều

chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh

Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa.

159

122. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn

nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát

triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

123. Viện chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Phát triển nguồn nhân lực CLC đáp

ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, Báo cáo tổng

hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, Học viện

chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

124. Hoàng Ngọc Vinh (2016), Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam,

Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu

công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

125. Đàm Đức Vượng (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển nhân lực Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

126. Vương Xung (2012), Sách Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây

Trung Quốc với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn, Nxb Nhân dân,

Hà Nội.

127. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

II. Tài liệu tiếng Anh

128. ADB (2005), Labor market in Asean: Promoting full, productive and decent

employment, Malina, Philippines.

129. Gilles Dussault and Carl-Ardy Dubois (2003), Human resources for health

policies: A critical component in health policies, The International Bank

for Reconstruction an Development, The World Bank.

130. Amanda E. Green (2010), Managing Human Resources in a Decentralized

Context, The International Bank for Reconstruction and Development, The

World Bank.

131. Charles Greer (2001), Strategies human resources management, Prentice Hall.

132. Zygmunt Gostkowski (1986), Toward a system of Human Resources

indicators for less developed countries, UNESCO.

133. F. Harbison, Frederick Harbison (1967), Educational Planning and Human

Resource development, Unesco, International Inst. for Educatinal planning

160

134. Bahrman, Jere R., and Paul J. Taubman (1982), Human Capital, In

Encyclopedia of economics, Ed. Douglas Greenwald, 474-476 New York:

Mc Graw – Hill Book Company.

135. Daniel Kaufmann (1998), "A modal of Human Capital Production and

Evidence from LDC’s", Word development 23, (5).

136. Motevideo (2004), Human development and training, ILO/Cinterfor, Geneva.

137. Leonard Nadler & Zeace Nadler (1990), The hand book of Human Resource,

1-3 New York, John Wiley.

138. Naohiro Ogawa, Gavin W.Jones and Jeffrey G.Williamson (1993), Human

Resource in Development along the Asian, Pacific Rim.

139. Paul M. Romer (1990), Human capital and growth: Theory and evidence,

Carnegie Rochester Conference Series on Public Policy.

140. Arthur Sherman, George Bohlander and Scott Swell (1997), Managing Human

resources, South-Western Educational Publishing.

1

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin kính chào quý Ông/Bà !

Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về: Phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá. Bảng câu hỏi được thiết kế để

thu thập thông tin cho nghiên cứu. Những thông tin mà quý Ông/Bà cung cấp sẽ

được chúng tôi sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật hoàn

toàn. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/Bà!

-----------------------------------------------------

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin đánh dấu () vào ô vuông () thích hợp:

1. Giới tính

Nam Nữ

2. Độ tuổi

Từ 16 đến 30 tuổi Từ 56 đến 60 tuổi

Từ 31 đến 45 tuổi Trên 60 tuổi

Từ 46 đến 55 tuổi

3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Sơ cấp Đại học

Trung cấp Trên đại học

Cao đẳng Bậc nghề

4. Vị trí công tác

Trong ban giám đốc Phó phòng

Trưởng phòng Tổ trưởng

II. THÔNG TIN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUÔN NHÂN LỰC CHẤT

LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

Xin quý Ông/Bà cho biết mức độ đồng ý của quý ông/bà đối với nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo thang điểm từ 1 đến

5: 1.Kém; 2.Yếu; 3.Trung bình; 4.Khá; 5.Tốt cho từng nội dung dưới đây, bằng

cách khoanh tròn vào con số diễn tả chính xác nhất mức độ mà quý ông/bà cho là

thích hợp. (Xin chỉ khoanh tròn duy nhất một con số trên mỗi dòng)

2

1. Tiêu chí đánh giá về sức khỏe-thể lực của nguồn nhân lực chất lƣợng

cao ngành công nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Chiều cao, cân nặng, tầm vóc 1 2 3 4 5

2 Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công

việc 1 2 3 4 5

3 Khả năng chống chọi với bệnh tật 1 2 3 4 5

4 Khả năng chịu đựng những tác động của

môi trường làm việc 1 2 3 4 5

5 Khả năng làm thêm giờ dựa trên sức khỏe 1 2 3 4 5

2. Tiêu chí đánh giá về trí lực của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành

công nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội 1 2 3 4 5

2 Năng lực tiếp thu tri thức mới và nâng cao 1 2 3 4 5

3 Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng

nghề 1 2 3 4 5

4 Năng lực cải tiến, đổi mới, sáng tạo trong

thực hiện nhiệm vụ 1 2 3 4 5

5 Năng lực về ngoại ngữ 1 2 3 4 5

6 Năng lực về tin học 1 2 3 4 5

3. Tiêu chí đánh giá về nhân cách của nguồn nhân lực chất lƣợng cao

ngành công nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5

2 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 1 2 3 4 5

3 Tác phong lao động công nghiệp 1 2 3 4 5

4 Ý chí phấn đấu vươn lên trong chuyên

môn

1 2 3 4 5

5 Trách nhiệm với đồng nghiệp 1 2 3 4 5

3

4. Tiêu chí đánh giá về tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ngành công nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Khả năng vận dụng kiến thức vào công

việc 1 2 3 4 5

2 Khả năng thích ứng nhanh với môi trường

làm việc thay đổi

1 2 3 4 5

3 Kỹ năng làm việc nhóm 1 2 3 4 5

4 Kỹ năng làm việc độc lập 1 2 3 4 5

5 Khả năng thích ứng nhanh với kỹ thuật và

công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp

1 2 3 4 5

6 Kỹ năng giao tiếp (đàm phán, thỏa thuận) 1 2 3 4 5

7 Khả năng giải quyết công việc 1 2 3 4 5

8 Kỹ năng nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị

trường

1 2 3 4 5

5. Tiêu chí đánh giá về văn hóa nghề của nguồn nhân lực chất lƣợng cao

ngành công nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Ý thức kỷ luật tự giác trong thực hiện

nhiệm vụ

1 2 3 4 5

2 Tinh thần hợp tác trong công việc 1 2 3 4 5

3 Kỹ năng ứng xử có văn hóa trong công

việc

1 2 3 4 5

4 Mức độ nhiệt tình say mê và niềm tin

trong công việc

1 2 3 4 5

6. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ngành công nghiệp

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Mức độ chấp nhận nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp 1 2 3 4 5

2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của cơ sở sản

xuất công nghiệp đối với nguồn nhân lực

1 2 3 4 5

4

chất lượng cao đã được đào tạo

3

Đánh giá chung khả năng làm việc của

nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

1 2 3 4 5

III. THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA

Ông/Bà vui lòng đánh giá về mức độ phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua theo thang điểm

từ 1 đến 5: 1. Kém; 2.Yếu; 3.Trung bình; 4.Khá; 5.Tốt

1. Thực trạng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng và chuyển dich về cơ

cấu theo hƣớng tiến bộ nguồn nhân lực chất lƣợng cao (NNLCLC) ngành công

nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Phát triển về số lượng nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp 1 2 3 4 5

2 Phát triển về chất lượng nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp 1 2 3 4 5

3 Chuyển biến về cơ cấu theo hướng tiến bộ

nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

công nghiệp

1 2 3 4 5

2. Thực trạng phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa theo ngành công nghiệp (theo ngành cấp 1)

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp khai khoáng 1 2 3 4 5

2 Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 1 2 3 4 5

5

3

Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp sản xuất, phân phối

điện, nước nóng, hơi nước

1 2 3 4 5

4

Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp cung cấp nước, xử lý

rác thải, nước thải

1 2 3 4 5

3. Thực trạng phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa theo khu vực kinh tế

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp khu vực kinh tế Nhà nước 1 2 3 4 5

2 Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 1 2 3 4 5

3

Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài

1 2 3 4 5

4. Thực trạng phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của tỉnh Thanh

Hóa theo vùng, miền

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp vùng đồng bằng (Vùng CN1) 1 2 3 4 5

2 Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp vùng ven biển (Vùng CN2) 1 2 3 4 5

3 Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp vùng miền núi (Vùng CN3) 1 2 3 4 5

5. Thực trạng công tác thu hút, tuyển dụng, sử dụng NNLCLC ngành

công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây

6

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1

Chính sách tiền lương và thu nhâp phù với

với tính chất và mức độ cống hiến của

NNNCLC ngành công nghiệp

1 2 3 4 5

2 Chế độ tuyển dụng công khai minh bạch

để tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng 1 2 3 4 5

3

Chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với những

người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ

năng nghề cao, năng lực sáng tạo

1 2 3 4 5

4 Môi trường làm việc tốt để phát huy năng

lực sáng tạo của cá nhân và tập thể 1 2 3 4 5

5

Công việc phù hợp, được tôn trọng và cơ

hội thăng tiến 1 2 3 4 5

6 Được đi học nâng cao ở trong nước hoặc

nước ngoài 1 2 3 4 5

7

Được hỗ trợ nhà ở và vấn đề khác 1 2 3 4 5

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của quý ông/bà!

7

PHỤ LỤC 2

Phiếu số:..............

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ/ CHUYÊN GIA

Kính chào Quý Ông (Bà)!

Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về "Phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa". Xin Ông (Bà) vui lòng trả lời

một số câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Xin Ông (Bà) cho biết thực trạng phát triển về số lƣợng, chất

lƣợng và chuyển dịch về cơ cấu theo hƣớng tiến bộ của nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua?

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Bình

thường Khá Tốt

1 Phát triển về số lượng nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công

nghiệp

1 2 3 4 5

2 Phát triển về chất lượng nguồn nhân

lực chất lượng cao ngành công

nghiệp

1 2 3 4 5

3 Chuyển biến về cơ cấu theo hướng

tiến bộ nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành công nghiệp

1 2 3 4 5

Câu 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo ngành công nghiệp cấp 1

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Bình

thường Khá Tốt

1 Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp khai khoáng 1 2 3 4 5

2 Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 1 2 3 4 5

3

Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp sản xuất, phân phối

điện, nước nóng, hơi nước

1 2 3 4 5

4

Thực trạng phát triển NNLCLC trong

ngành công nghiệp cung cấp nước, xử lý

rác thải, nước thải

1 2 3 4 5

8

Câu 3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo thành phần kinh tế

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Bình

thường Khá Tốt

1

Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp trong thành phần kinh tế Nhà

nước

1 2 3 4 5

2

Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp trong thành phần kinh tế tư

nhân

1 2 3 4 5

3

Thực trạng phát triển NNLCLC ngành

công nghiệp trong thành phần kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài

1 2 3 4 5

Câu 4: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo vùng lãnh thổ

TT Nội dung đánh giá

Mức độ phát triển

Kém Yếu Bình

thường Khá Tốt

1

Thực trạng phát triển NNLCLC

ngành công nghiệp vùng đồng bằng

(Vùng CN1)

1 2 3 4 5

2

Thực trạng phát triển NNLCLC

ngành công nghiệp vùng ven biển

(Vùng CN2)

1 2 3 4 5

3

Thực trạng phát triển NNLCLC

ngành công nghiệp vùng miền núi

(Vùng CN3)

1 2 3 4 5

Câu 5: Xin Ông (Bà) cho biết công tác thu hút, tuyển dụng, sử dụng

nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong

những năm qua đã tốt chƣa?

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Bình

thường Khá Tốt

1

Chính sách tiền lương và thu nhâp phù với

với tính chất và mức độ cống hiến của

NNNCLC ngành công nghiệp

1 2 3 4 5

2 Chế độ tuyển dụng công khai minh bạch

để tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng 1 2 3 4 5

9

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Bình

thường Khá Tốt

3

Chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với những

người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ

năng nghề cao, năng lực sáng tạo

1 2 3 4 5

4 Môi trường làm việc tốt để phát huy năng

lực sáng tạo của cá nhân và tập thể 1 2 3 4 5

5

Công việc phù hợp, được tôn trọng và cơ

hội thăng tiến 1 2 3 4 5

6 Được đi học nâng cao ở trong nước hoặc

nước ngoài 1 2 3 4 5

7 Được hỗ trợ nhà ở 1 2 3 4 5

Câu 6: Xin Ông (Bà) cho biết đánh giá chung mức độ đáp ứng yêu cầu

của nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện

nay.

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Mức độ chấp nhận nguồn nhân lực

chất lượng cao ngành công nghiệp 1 2 3 4 5

2

Mức độ đáp ứng yêu cầu của cơ sở

sản xuất công nghiệp đối với nguồn

nhân lực chất lượng cao đã được đào

tạo

1 2 3 4 5

3

Đánh giá chung khả năng làm việc

của nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp

1 2 3 4 5

Thông tin của ngƣời đƣợc phỏng vấn:

Họ và tên:................................................................................................

Đơn vị công tác :.....................................................................................

Chức vụ:..................................................................................................

Điện thoại: .............................................................................................

Xin chân thành cảm ơn Ông (Bà)

đã dành thời gian cung cấp thông tin cho chúng tôi!

10

PHỤ LỤC 3

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU SPSS

I. Số liệu phỏng vấn cán bộ quản lý và chuyên gia

1.1. Phat trien ve so luong nguon nhan luc chat luong cao nganh cong nghiep

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 6 54.5 54.5 54.5

Binh thuong

4 36.4 36.4 90.9

Kha 1 9.1 9.1 100.0

Total 11 100.0 100.0

1.2. Phat trien ve chat luong nguon nhan luc chat luong cao nganh cong nghiep

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 5 45.5 45.5 45.5

Binh thuong

6 54.5 54.5 100.0

Total 11 100.0 100.0

1.3. Chuyen bien ve co cau theo huong tien bo nguon nhan luc chat luong cao nganh cong nghiep

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 3 27.3 27.3 27.3

Binh thuong

6 54.5 54.5 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

11

2.1. Thuc trang phat trien NNLCLC trong nganh cong nghiep khai khoang

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 5 45.5 45.5 45.5

Binh thuong

4 36.4 36.4 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

2.2. Thuc trang phat trien NNLCLC trong nganh cong nghiep che bien, che tao

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 4 36.4 36.4 36.4

Binh thuong

6 54.5 54.5 90.9

Kha 1 9.1 9.1 100.0

Total 11 100.0 100.0

2.3. Thuc trang phat trien NNLCLC trong nganh cong nghiep san xuat, phan phoi dien, nuoc nong, hoi nuoc

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 5 45.5 45.5 45.5

Binh thuong

4 36.4 36.4 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

2.4. Thuc trang phat trien NNLCLC trong nganh cong nghiep cung cap nuoc, xu ly rac thai, nuoc thai

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 7 63.6 63.6 63.6

Binh thuong

3 27.3 27.3 90.9

12

Kha 1 9.1 9.1 100.0

Total 11 100.0 100.0

3.1. Thuc trang phat trien NNLCLC nganh cong nghiep trong thanh phan kinh te Nha nuoc

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 2 18.2 18.2 18.2

Binh thuong

7 63.6 63.6 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

3.2. Thuc trang phat trien NNLCLC nganh cong nghiep trong thanh phan kinh te tu nhan

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 7 63.6 63.6 63.6

Binh thuong

4 36.4 36.4 100.0

Total 11 100.0 100.0

3.3. Thuc trang phat trien NNLCLC nganh cong nghiep trong thanh phan kinh te co von dau tu nuoc ngoai

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 3 27.3 27.3 27.3

Binh thuong

6 54.5 54.5 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

4.1.Thuc trang phat trien NNLCLC nganh cong nghiep vung dong bang (Vung CN1)

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 2 18.2 18.2 18.2

13

Binh thuong

7 63.6 63.6 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

4.2. Thuc trang phat trien NNLCLC nganh cong nghiep vung ven bien (Vung CN2)

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 2 18.2 18.2 18.2

Binh thuong

7 63.6 63.6 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

4.3. Thuc trang phat trien NNLCLC nganh cong nghiep vung mien nui (Vung CN3)

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 7 63.6 63.6 63.6

Binh thuong

4 36.4 36.4 100.0

Total 11 100.0 100.0

5.1. Chinh sach tien luong va thu nhap phu voi voi tinh chat va muc do cong hien cua NNNCLC nganh cong

nghiep

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 1 9.1 9.1 9.1

Binh thuong

7 63.6 63.6 72.7

Kha 3 27.3 27.3 100.0

Total 11 100.0 100.0

14

5.2. Che do tuyen dung cong khai minh bach de tao co hoi binh dang cho moi doi tuong

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 1 9.1 9.1 9.1

Binh thuong

8 72.7 72.7 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

5.3. Chinh sach dai ngo hap dan doi voi nhung nguoi co trinh do chuyen mon ky thuat, ky nang nghe cao,

nang luc sang tao

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 4 36.4 36.4 36.4

Binh thuong

5 45.5 45.5 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

5.4. Moi truong lam viec tot de phat huy nang luc sang tao cua ca nhan va tap the

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 3 27.3 27.3 27.3

Binh thuong

6 54.5 54.5 81.8

Kha 2 18.2 18.2 100.0

Total 11 100.0 100.0

5.5. Cong viec phu hop, duoc ton trong va co hoi thang tien

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 2 18.2 18.2 18.2

15

Binh thuong

8 72.7 72.7 90.9

Kha 1 9.1 9.1 100.0

Total 11 100.0 100.0

5.6. Duoc di hoc nang cao o trong nuoc hoac nuoc ngoai

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 1 9.1 9.1 9.1

Binh thuong

7 63.6 63.6 72.7

Kha 3 27.3 27.3 100.0

Total 11 100.0 100.0

5.7. Duoc ho tro nha o

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Yeu 4 36.4 36.4 36.4

Binh thuong

6 54.5 54.5 90.9

Kha 1 9.1 9.1 100.0

Total 11 100.0 100.0

16

II. Số liệu khảo sát các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

Cronbach's

Alpha

Based on

Standardiz

ed Items

N of

Items

.727 .776 28

Item Statistics

Mean

Std.

Deviation N

SK1. Chieu cao,

can nang, tam voc 3.02 .966 210

SK2. Nhanh nhen,

hoat bat, deo dai

trong cong viec

3.14 .986 210

SK3. Kha nang

chong choi voi benh

tat

3.10 .969 210

SK4. Kha nang chiu

dung nhung tac

dong cua moi

truong lam viec

3.16 .984 210

SK5. Kha nang lam

them gio dua tren

suc khoe

3.19 .974 210

TL1. Kien thuc co

ban ve tu nhien va

xa hoi

3.52 .796 210

TL2. Nang luc tiep

thu tri thuc moi va

nang cao

3.49 .734 210

17

TL3. Trinh do

chuyen mon ky

thuat va ky nang

nghe

3.60 .826 210

TL4. Nang luc cai

tien, doi moi, sang

tao trong thuc hien

nhiem vu

3.34 .607 210

TL5. Nang luc ve

ngoai ngu 2.57 .676 210

TL6. Nang luc ve tin

hoc 3.20 .609 210

NC1. Dao duc nghe

nghiep 3.67 .752 210

NC2. Tinh than

trach nhiem trong

cong viec

3.48 .672 210

NC3. Tac phong lao

dong cong nghiep 3.30 .671 210

NC4. Y chi phan

dau vuon len trong

chuyen mon

3.45 .726 210

NC5. Trach nhiem

voi dong nghiep 3.19 .612 210

NDTU1. Kha nang

van dung kien thuc

vao cong viec

3.59 .701 210

NDTU2. Kha nang

thich ung nhanh voi

moi truong lam viec

thay doi

3.55 .692 210

NDTU3. Ky nang

lam viec nhom 3.21 .548 210

NDTU 4. Ky nang

lam viec doc lap 3.23 .615 210

18

NDTU5. Kha nang

thich ung nhanh voi

ky thuat va cong

nghe moi trong san

xuat cong nghiep

3.46 .611 210

NDTU6. Ky nang

giao tiep (dam

phan, thoa thuan)

3.28 .518 210

NDTU7. Kha nang

giai quyet cong viec 3.49 .628 210

NDTU8. Ky nang

nam bat nhanh

nhay thong tin thi

truong

3.25 .585 210

VHN1. Y thuc ky

luat tu giac trong

thuc hien nhiem vu

3.27 .568 210

VHN2. Tinh than

hop tac trong cong

viec

3.48 .679 210

VHN 3. Ky nang

ung xu co van hoa

trong cong viec

3.15 .714 210

VHN 4. Muc do

nhiet tinh say me va

niem tin trong cong

viec

3.45 .698 210

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. .676

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1.991E

3

df 378

Sig. .000

19

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

TL1. Kien thuc co

ban ve tu nhien va

xa hoi

0,941

TL2. Nang luc tiep

thu tri thuc moi va

nang cao

0,927

TL3. Trinh do

chuyen mon ky

thuat va ky nang

nghe

0,914

TL4. Nang luc doi

moi, nghien cuu va

sang tao

0,859

TL5. Nang luc ve

ngoai ngu 0,857

TL6. Nang luc ve tin

hoc 0,856

SK1. Chieu cao,

can nang, tam voc 0,917

SK2. Nhanh nhen,

hoat bat, deo dai

trong cong viec

0,898

20

SK3. Kha nang

chong choi voi benh

tat

0,878

SK4. Kha nang chiu

dung nhung tac

dong cua moi

truong lam viec

0,821

SK5. Kha nang lam

them gio dua tren

nen tang suc khoe

0,776

NT1.Kha nang van

dung kien thuc vao

cong viec

0,958

NT2. Kha nang

thich ung nhanh voi

moi truong lam viec

thay doi

0,949

NT3. Ky nang lam

viec nhom 0,954

NT4. Ky nang lam

viec doc lap 0,945

NT5.Kha nang thich

ung nhanh voi ky

thuat va cong nghe

moi trong san xuat

cong nghiep

0,928

21

NT6.Ky nang giao

tiep (dam phan,

thoa thuan)

0,952

NT7.Kha nang giai

quyet cong viec 0,924

NT8.Ky nang nam

bat nhanh nhay

thong tin thi truong

0,913

NC1. Dao duc nghe

nghiep 0,954

NC2. Tinh than

trach nhiem trong

cong viec

NC3.Tac phong lao

dong cong nghiep 0,937

NC4.Y thuc phan

dau vuon len trong

chuyen mon

0,915

NC5.Trach nhiem

voi dong nghiep 0,907

VH1. Y thuc ky luat

tu giac trong thuc

hien nhiem vu

0,929

VH2.Tinh than hop

tac trong cong viec 0,911

VH3. Ky nang ung

xu co van hoa trong

cong viec

0,926

22

VH3. Ky nang ung

xu co van hoa trong

cong viec

0,741

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

21

Total Variance Explained

Comp

onent

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 6,257 28,443 28,443 6,257 28,443 28,443 4,647 21,122 21,122

2 4,112 18,691 47,134 4,112 18,691 47,134 3,712 16,871 37,992

3 3,309 15,040 62,174 3,309 15,040 62,174 3,662 16,643 54,636

4 2,575 11,706 73,880 2,575 11,706 73,880 3,279 14,905 69,540

5 2,036 9,257 83,137 2,036 9,257 83,137 2,991 13,597 83,137

6 ,741 3,366 86,503

7 ,605 2,750 89,253

8 ,484 2,200 91,453

9 ,363 1,648 93,101

10 ,290 1,318 94,419

11 ,242 1,099 95,519

12 ,234 1,064 96,583

13 ,174 ,790 97,373

14 ,171 ,775 98,148

15 ,168 ,756 98,215

16 ,157 ,745 98,324

17 ,153 ,736 98,426

18 ,150 ,710 98,567

22

19 ,149 ,690 98,712

20 ,147 ,670 98,818

21 ,091 ,413 99,232

22 ,055 ,252 99,483

23 ,050 ,225 99,709

24 ,029 ,132 99,841

25 ,022 ,098 99,939

26

27 ,009 ,041 99,980

28 ,004 ,020 100,000

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

Model Summaryb

Model R R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Change Statistics

Durbin-

Watson

R Square

Change F Change df1 df2 Sig. F Change

1 ,717a ,715 ,798 ,392 ,515 30,546 5 144 ,000 1,970

a. Predictors: (Constant), TL, SK, NT, NC, VH

ANOVAb

23

Model

Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

1 Regression 23,457 5 4,691 30,546 ,000a

Residual 22,116 144 ,154

Total 45,573 149

a. Predictors: (Constant), TL, SK, NT, NC, VH

23

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardiz

ed

Coefficient

s

t Sig.

95% Confidence

Interval for B Correlations

Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta

Lower

Bound

Upper

Bound

Zero-

order Partial Part

Toleran

ce VIF

1 (Constant) ,373 ,368 ,988 ,325 -,364 1,091

TL ,654 ,073 ,101 1,706 ,090 -,020 ,271 ,190 ,141 ,099 ,954 1,049

SK ,165 ,061 ,053 ,872 ,385 -,068 ,174 ,096 ,072 ,051 ,913 1,096

NT ,050 ,068 ,101 1,530 ,128 -,030 ,239 ,191 ,126 ,089 ,770 1,299

NC ,005 ,067 ,033 ,509 ,612 -,166 ,098 ,095 -,042 -,030 ,810 1,235

VH ,042 ,058 ,678 11,502 ,000 ,552 ,781 ,699 ,692 ,668 ,969 1,032

a. Dependent Variable: DGC gia chung ve muc do hai long doi voi chat

luong NNL

24

PHỤ LỤC 4

Danh sách phỏng vấn cán bộ quản lý/chuyên gia

TT Tên cán bộ quản lý/

chuyên gia Đơn vị công tác Chức vụ

Số điện

thoại

1 Nguyễn Mạnh An Trường Đại học Hồng Đức Hiệu trưởng 0903296502

2 Lê Tiến Lam Sở Công Thương

Thanh Hóa

Giám đốc Sở 0903437623

3 Trịnh Ngọc Dũng Sở Lao động TB&XH

Thanh Hóa

Giám đốc Sở 0913390135

4 Nguyễn Văn Hùng Trường cao đẳng nghề công

nghiệp Thanh Hóa

Hiệu trưởng 0945073095

5 Hoàng Nam Trường Đại học Hồng Đức Phó Hiệu

trưởng

0912162824

6 Lê Văn Hoa Sở Giáo dục và đào tạo

Thanh Hóa

Phó Giám đốc 0916259888

7 Hoàng Anh Tuấn Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thanh Hóa

Phó Giám đốc 0913276471

8 Bùi Ngọc Quyết Trường Cao đẳng KTKT

Công Thương

Phó Hiệu

trưởng

0916594498

9 Lữ Minh Thư Sở Công Thương Thanh Hóa Phó Giám đốc 0912001373

10 Nguyễn Văn Hà Sở Công Thương Thanh Hóa Phó Giám đốc 0912384539

11 Hà Hữu Tĩnh Trường CĐ nghề Công

nghiệp Thanh Hóa

Phó Hiệu

trưởng

0989058389

25

PHỤ LỤC 5

Danh sách các cơ sở sản xuất công nghiệp lấy phiếu điều tra khảo sát

TT Tên cơ sở sản xuất Ngành nghề Địa chỉ

KHAI KHOÁNG

1 Công Ty Cổ Phần Cromit Cổ

Định Thanh Hoá T K V Khai Thác Đất Sắt Xã Tân Ninh, Triệu Sơn

2 Hợp Tác Xã Khai Thác Chế

Biến Đá Vĩnh Minh

Khai Thác Đá Xây

Dựng Xã Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc

3 Hợp Tác Xã Công Nghiệp

Tân Sơn Xã Hà Tân Sx Đá Răm Xã Hà Tân, Hà Trung

4 Doanh Nghiệp Tư Nhân Khai

Thác Đá Hải Phú Khai Thác Đá

Xã Đông Hưng, TP Thanh

Hóa

5 Doanh Nghiệp Tư Nhân Mai

Hoàng Sơn Khai Thác Đá

Thị trấn Rừng Thông, Đông

Sơn

6 Doanh Nghiệp Tư Nhân Bắc

Tào Xuyên Khai Thác Cát

Thị trấn Tào Xuyên, TP

Thanh Hóa

7

Doanh Nghiệp Tư Nhân Khai

Thác Vật Liệu Xây Dựng

Chung Anh

Khai Thác Đá, Cát,

Sỏi Xã Xuân Lai, Thọ Xuân

8 Doanh Nghiệp Tư Nhân

Khoáng Sản Hải Yến Khai Thác Đất Sét Xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia

9 Công Ty T N H H 2 Thành

Viên Khoáng Sản Kim Phát

Khai Thác Quạng

Sắt Xã Ái Thượng, Bá Thước

10 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Sản Xuất Vlxd Duy Long Khai Thác Đá Xã Đông Thanh, Đông Sơn

11

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Chế Biến Khoáng Sản

Trường Sơn

Khai Thác Đá Phường Đông Sơn, Thị xã

Bỉm Sơn

12

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Khai Thác Khoáng Sản

Bình Đức

Khai Thác Cát Xã Xuân Cao, Thường Xuân

13

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Một Thành Viên Khai

Thác Khoáng Sản Đtc

Khai Thác Đất Sét Phường Ba Đình, Thị xã Bỉm

Sơn

14

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Khai Thác, Chế Biến

Minh Đức

Khai Thác Phụ Gia

Phân Bón

Phường Ngọc Trạo, Thị xã

Bỉm Sơn

15

Công Ty Cổ Phần Khai Thác

Và Chế Biến Khoáng Sản

Xuất Khẩu Thanh Hoá

Khai Thác Quặng

Kinh Loại Không

Chức Sắt Cromit

Phường Đông Thọ, Tp Thanh

Hóa

16 Công Ty Cổ Phần Phụ Gia Và

Khoáng Sản Việt Nam Khai Thác Đá

Phường Điện biên, Tp Thanh

Hóa

17 Công Ty Cổ Phần Khai Thác Khai Thác Đá Thị trấn Tĩnh Gia, Tĩnh Gia

26

Khoáng Sản Sao Việt

18 Công Ty Cổ Phần Khoáng

Sản Fecon Hải Đăng Khai Thác Đá Xã Tân Trường, Tĩnh Gia

19 Công Ty Cổ Phần Khai Thác

Khoáng Sản Đạt ý

Khai Thác Cát Sỏi,

Đất Sét

Thi trấn Bến Sung, Như

Thanh

CHẾ BIẾN CHẾ TẠO

20 Công Ty T N H H Một Thành

Viên Thuốc Lá Thanh Hoá

Sản Xuất Thuốc Lá

Điếu

Thị trấn Hà Trung, Hà Trung

21

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn 1 Thành Viên Công

Nghiệp Tầu Thuỷ Thanh Hoá

Gia Công Chế Tạo,

Lắp Đặt Kct Nhà

Xưởng Thiết Bị

Các Loại

Phường Đông Thọ, Thành

phố Thanh Hóa

22 Công Ty Cổ Phần Bia Thanh

Hoá Sản Xuất Bia

Phường Đông Vệ, Tp Thanh

Hóa

23 Công Ty Cổ Phần Vicem Bao

Bì Bỉm Sơn Sx Bao Bì Nhựa

Phường Lam Sơn, Bỉm Sơn

24 Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn Sản Xuất Xi Măng Phường Ba Đình, Bỉm Sơn

25 Nhà Máy Ô Tô Veam Sản Xuất Và Lắp

Ráp Ô Tô

Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn

26 Công Ty Cổ Phần Công

Nghiệp Tàu Thủy

Đóng Mới Và Sửa

Chữa Tàu Thuyền

Phường Hàm Rồng, Tp

Thanh Hóa

27 Hợp Tác Xã Chế Biến Lâm

Sản Ngọc Phụng Chế Biến Lâm Sản

Xã Ngọc Phụng, Thường

Xuân

28 Hợp Tác Xã Công Nghiệp

Hoàng Minh Sản xuất Gạch Bi

Xã Hà Ninh, Hà Trung

29 Hợp Tác Xã Sản Xuất Vật

Liệu Xây Dựng Đồng Minh Sản xuất Đá ốp Lát

Thị trấn Nhồi, tp Thanh Hóa

30 Hợp Tác Xã Sản Xuất Vật

Liệu Xây Dựng Hát Bình Sản xuất Đá ốp Lát

Xã Đông Nam, Đông Sơn

31 Hợp Tác Xã Chế Biến Lâm

Sản Minh Hiền Đóng Đồ Gỗ

Xã Bình Lương, Như Xuân

32 Doanh Nghiệp Tư Nhân Cơ

Khí Thương Mại Xuân Thủy

Sản xuất Dép

Nhựa

Xã Thiệu Long, Thiệu Hóa

33

Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế

Biến Lâm Sản Cơ Khí Tài

Hiền

Cưa xẻ Gỗ

Xã Triệu Dương, Tĩnh Gia

34 Doanh Nghiệp Tư Nhân Đá

Granite Quang Sáng Sản xuất Đá ốp Lát

Phường Đông Vệ, Tp Thanh

Hóa

35

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản

Xuất Kinh Doanh Vật Liệu

Xây Dựng Hoàng Tú

Sản xuất Đá ốp Lát

Xã Yên Lâm, Yên Định

36

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản

Xuất Kinh Doanh Vật Liệu

Xây Dựng Ba Tư

Sản xuất Đá ốp Lát

Xã Yên Lâm, Yên Định

27

37

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản

Xuất Vlxd Và Thương Mại

Trang Phát Đạt

Sản xuất Đá ốp Lát

Thị trấn Rừng Thông, Đông

Sơn

38 Doanh Nghiệp Đá ốp Lát

Xuất Khẩu Ngọc Lâm sản xuất Đa ốp Lát

Xã Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc

39 Doanh Nghiệp Tư Nhân Gia

Công Cơ Khí Minh Tới Sản xuất Cửa Sắt

Xã Đông Phú, Đông Sơn

40 Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản

Xuất Cơ Khí Đông Huê Sản xuất Cơ Khí

Quảng Thọ, Sầm Sơn

41 Doanh Nghiệp Tư Nhân Xây

Dựng Cơ Khí Thành Trung Gia Công Cơ Khí

Phường Ngọc Trạo, Tp Thanh

Hóa

42 Doanh Nghiệp Tư Nhân Cơ

Khí An Huy

Gia Công Mạ Kim

Loại

Xã Thiệu Tân, Thiệu Hóa

43 Doanh Nghiệp Tư Nhân Cơ

Khí Hằng Vui Gia Công Cơ Khí

Phường Điện Biên, Tp Thanh

Hóa

44

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Một Thành Viên Sữa

Lam Sơn

Sản Xuất Sữa

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

45 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Dầu Khí Thanh Hóa

Chiết Nạp Ga

(LPG)

Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn

46 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Gạch Ngói Nam Vang S X Vật Liệu Xd

Xã Dân Lý, Triệu Sơn

47

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Sản Xuất Vật Liệu Xây

Dựng Đồng Thắng

Sản Xuất Vật Liệu

Xây Dựng

Xã Đồng Thắng, Triệu Sơn

48 Công Ty Cổ Phần Nuớc Mắm

Thanh Hương

Sản Xuất Nước

Mắm

Phường Đông Sơn, Tp Thanh

Hóa

49 Công Ty Cổ Phần Mía Đường

Lam Sơn

Sản Xuất Đường

Mía

Thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân

50 Công Ty Cổ Phần Mía Đường

Nông Cống

Sx Đường Kính

Trắng Từ Cây Mía

Xã Thăng Long, Nông Cống

51 Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn

Thanh Hoa

Sx Kinh Doanh

Thực Phẩm

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

52 Công Ty Cổ Phần Rượu Nga

Sơn

Sx Rượu Thủ

Công

Xã Nga Văn, Nga Sơn

53 Công Ty Cổ Phần Thần Nông

Thanh Hoá

Sản Xuất Phân

Bón

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

54 Công Ty Cổ Phần Công Nông

Nghiệp Tiến Nông

Sản Xuất Phân

Bón

Đông Thọ, Tp Thanh Hóa

55 Công Ty Cổ Phần Gạch Tuy

Nen Sơn Trang Thanh Hóa Sản Xuất Gạch

Xã Hoằng Trung, Hoằng Hóa

56

Công Ty Cổ Phần Vận Tải -

Xây Dựng Và Sản Xuất Gạch

Ngói Mai Chữ

Sản Xuất Gạch

Ngói

Đông Nam, Đông Sơn

28

57 Công Ty Cổ Phần Sản Xuất

Vật Liệu Xây Dựng Tự Lực Sx Gach Tynel

Đông Vinh, Tp Thanh Hóa

58 Công Ty Cổ Phần Bỉm Sơn

Viglacera S X Gạch

Phường Lam Sơn, Bỉm Sơn

59 Công Ty Cổ Phần Vật Liệu

Xây Dựng Bỉm Sơn Sx Gạch Xi Măng

Phường Ngọc Trạo, Bỉm Sơn

60 Công Ty Cổ Phần Công

Nghiệp Tàu Thuỷ Hoàng Linh

Đóng Mới Và Sửa

Chữa Tàu

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

61 Công Ty Cổ Phần Thang Máy

Miền Trung

Lắp Đặt Máy Và

Thiết Bị Công

Nghiệp

Phường Nam Ngạn, Tp

Thanh Hóa

62 Công Ty Liên Doanh May

Xuất Khẩu Việt Thanh May Gia Công

Phường Đông Thọ, Tp Thanh

Hóa

63 Công Ty Cổ Phần May 10 -

Xí Nghiệp May Bỉm Sơn May Quần áo

Phường Ngọc Trạo, Bỉm Sơn

64 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Sakurai Việt Nam May Mặc

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

65 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Giầy Annora Việt Nam

Sản Xuất Và Gia

Công Giầy Dép

Xã Xuân Lâm, Tĩnh Gia

66 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Giầy Aleron Việt Nam

Sản Xuất Và Gia

Công Các Loại

Thị trấn Tào Xuyên, Tp

Thanh Hóa

67 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Giầy Rollsport Việt Nam

Sản Xuất Và Gia

Công Giầy Dép

Thị trấn Tào Xuyên, Tp

Thanh Hóa

68 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Giầy Alina Việt Nam Sản Xuất Giầy Dép

Xã Quảng Phong, Quảng

Xương

69

Công Ty T N H H Vật Tư

Ngành Giầy Winner Việt

Nam

Sản Xuất Các Bộ

Phận Của Giầy

Xã Hoàng Long, Tp Thanh

Hóa

70 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Giầy Alena Việt Nam Gia Công Giầy

Xã Định Liên, Yên Định

71 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Giầy Sunjade Việt Nam

Gia Công Giày

Các Loại

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

72

C Ty Trách Nhiệm Hữư Hạn

Đường Mía Việt Nam - Đài

Loan

Sản Xuất Đường

Mía

Thị trấn Vân Du, Thạch

Thành

73 Công Ty Xi Măng Nghi Sơn Sản Xuất Xi Măng Xã Hải Thượng, Tĩnh Gia

74 Công Ty Green More Việt

Nam

Sx Tăm Từ Tinh

Bột

Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn

75

Côn Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Liên Doanh Phân Bón

Hữu Nghị

Sản Xuất Phân

Bón

Hoàng Long, Tp Thanh Hóa

76 Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Aeonmed Việt Nam

Sx Trang Thiết Bị

Vật Tư Y Tế Và

Dung Dịch Lọc

Quảng Hưng, Tp Thanh Hóa

29

Thận

PHÂN PHỐI ĐIỆN

77 Công Ty Nhiệt Điện Nghi

Sơn 1

Sản Xuất, Kinh

Doanh Điện

Xã Hải Hà, Tĩnh Gia

78

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Một Thành Viên Cấp

Nước Thanh Hoá

Sản Xuất Và Kinh

Doanh Nước Sạch

Phường Đông Vệ, Tp Thanh

Hóa

79

Công Ty Cổ Phần Môi

Trường Đô Thị Và Dịch Vụ

Du Lịch Sầm Sơn

Hoạt Động Xử Lí

Và Thu Gom Rác

Thải

Phường Bắc Sơn, Sầm Sơn

80

Công Ty Cổ Phần Môi

Trường Và Ct Đô Thị Thanh

Hóa

Dv Thu Gom , Sử

Lý Rác Thải

Phường Ngọc Trạo, Tp

Thanh Hóa

81

Công Ty Điện Lực Thanh

Hoá Tổng Công Ty Điện Lực

Miền Bắc

Sản Xuất Truyến

Tải Điện

Phường Điện Biên, Tp

Thanh Hóa

82 Hợp Tác Xã Dịch Vụ Điện

Năng Quý Lộc Dv Điện

Xã Quý Lộc, Yên Định

83 Hợp Tác Xã Dịch Vụ Điện

Năng Minh Ngọc

Dịch Vụ Điện

Năng

Xã Minh Sơn, Ngọc Lặc

84

Hợp Tác Xã Dịch Vụ Tiêu

Thụ Điện Năng Xã Quảng

Châu Thị Xã Sầm Sơn

Dịch Vụ Điện

Quảng Châu, Sầm Sơn

85 Doanh Nghiệp Tư Nhân

Thành Huệ An Kd Điện Năng

Đông Vinh, Tp Thanh Hóa

86 Doanh Nghiệp Tư Nhân

Phong Hằng Tái Chế Nhựa

Đồng Thắng, Triệu Sơn

87 Doanh Nghiệp Tư Nhân Đại

Thương Tái Chế Bao Bì

Thái Hòa, Triệu Sơn

88 Doanh Nghiệp Tư Nhân Tiền

Uy

Sản Xuất Hạt

Nhựa Tái Sinh

Đồng Thắng, Triệu Sơn

89

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Dịch Vụ Tiêu Thụ Điện

Năng Thanh Hải

Dịch Vụ Điện

Năng

Hải Ninh, Tĩnh Gia

90 Côgn Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Điện Lam Sơn Thọ Xuân Dịch Vụ Điện

Thị Trấn Lam Sơn, Thọ Xuân

91 Công Ty Cổ Phần Thuỷ Điện

Bái Thượng Sản Xuất Điện

Xuân Cẩm, Thường Xuân

92

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và

Phát Triển Điện Bắc Miền

Trung

Sản Xuất Điện

Năng

Lương Sơn, Thường Xuân

93 Công Ty Cổ Phần Quản Lý Kinh Doanh Điện Phường Ba Đình, Tp Thanh

30

Kinh Doanh Điện Thanh Hoá Năng Hóa

94 Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ

Điện Năng Hải Châu

Dịch Vụ Phân Phối

Điện

Hải Châu, Tĩnh Gia

95

Công Ty Cổ Phần Xây Lắp

Điện Và Dịch Vụ Điện Tín

Nghĩa

Dịch Vụ Điện

Lương Sơn, Thường Xuân

CUNG CẤP NƢỚC

96

Công Ty Trách Nhiệm Hữu

Hạn Một Thành Viên Cấp

Nước Thanh Hoá

Sản Xuất Và Kinh

Doanh Nước Sạch

Phường Đông Vệ, Tp Thanh

Hóa

97

Công Ty Cổ Phần Môi

Trường Đô Thị Và Dịch Vụ

Du Lịch Sầm Sơn

Hoạt Động Xử Lí

Và Thu Gom Rác

Thải

Phường Bắc Sơn, Sầm Sơn

98

Công Ty Cổ Phần Môi

Trường Và Ct Đô Thị Thanh

Hóa

Dv Thu Gom , Sử

Lý Rác Thải

Phường Ngọc Trạo, Tp Thanh

Hóa

99 Hợp Tác Xã Vệ Sinh Môi

Trường Quán Lào

Thu Gom Rác Thải

Sinh Hoạt

Thị trấn Quán Lào, Yên Định

100 Doanh Nghiệp Tư Nhân

Phong Hằng Tái Chế Nhựa

Đồng Thắng, Triệu Sơn

101 Doanh Nghiệp Tư Nhân Đại

Thương Tái Chế Bao Bì

Thái Hòa, Triệu Sơn

102 Công Ty Cổ Phần Cấp Nước

Miền Trung

Khai Thác, Xử Lý

Và Cung Cấp

Nước

Đông Hương, Tp Thanh Hóa

103 Công Ty Cổ Phần Môi

Trường Nghi Sơn

Thu Gom Và Xử

Lý Rác Thải

Trường Lâm, Tĩnh Gia

104 Công Ty Cổ Phần Vệ Sinh

Môi Trường Lam Sơn Thu Gom Rác Thải

Thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân

105 Công Ty Cổ Phần Xử Lý Môi

Trường Green Tech Việt Nam Thu Gom Rác Thải

Phường Điện Biên, Tp Thanh

Hóa