pháp luật đại cương

25
Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc Nhà nước Về sự xuất hiện của nhà nước, từ trước đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau với nhiều học thuyết khác nhau, như: thuyết thần học cho rằng nhà nước do thượng đế sáng tạo và thể hiện ý chí của thượng đế; thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước là kết quả sự phát triển của gia đình và là sự phát triển tự nhiên của cuộc sống con người; thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện do sự cạnh tranh sinh tồn, chiếm đánh tranh giành lãnh địa của nhau; thuyết huyết thống cho rằng nhà nước ra đời do nhu cầu tái sản xuất ra con người… * Quan điểm Mác – xít về sự ra đời của nhà nước: Trên cơ sở thuyết tiến hoá của Darwin, Marx và Engels phát triển quan điểm về nguốn gốc nhà nước, theo đó, xã hội loài người trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn: - Lần 1: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; - Lần 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; - Lần 3: thương nghiệp phát triển. Nhà nước xuất hiện khách quan, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội đến một giai đoạn nhất định. II. Bản chất và chức năng của nhà nước 1. Bản chất của nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị pháp lý của giai cấp thống trị trong xã hội. * Đặc điểm: - Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt. - Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ. - Nhà nước có chủ quyền quốc gia. - Nhà nước ban hành pháp luật. - Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế. 2. Chức năng của nhà nước: Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. 1

Upload: dan-lam

Post on 25-Jun-2015

529 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Pháp luật đại cương

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc Nhà nướcVề sự xuất hiện của nhà nước, từ trước đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau với

nhiều học thuyết khác nhau, như: thuyết thần học cho rằng nhà nước do thượng đế sáng tạo và thể hiện ý chí của thượng đế; thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước là kết quả sự phát triển của gia đình và là sự phát triển tự nhiên của cuộc sống con người; thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện do sự cạnh tranh sinh tồn, chiếm đánh tranh giành lãnh địa của nhau; thuyết huyết thống cho rằng nhà nước ra đời do nhu cầu tái sản xuất ra con người…

* Quan điểm Mác – xít về sự ra đời của nhà nước:Trên cơ sở thuyết tiến hoá của Darwin, Marx và Engels phát triển quan điểm về

nguốn gốc nhà nước, theo đó, xã hội loài người trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn:

- Lần 1: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt;- Lần 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp;- Lần 3: thương nghiệp phát triển.Nhà nước xuất hiện khách quan, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội đến

một giai đoạn nhất định. II. Bản chất và chức năng của nhà nước1. Bản chất của nhà nước:Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm

nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị pháp lý của giai cấp thống trị trong xã hội.

* Đặc điểm:- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt.- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ.- Nhà nước có chủ quyền quốc gia.- Nhà nước ban hành pháp luật.- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế.2. Chức năng của nhà nước:Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực

hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.- Chức năng đối nội: những hoạt động chủ yếu của nhà nước trong hoạt động nội

bộ đất nước.- Chức năng đối ngoại: quan hệ với các nhà nước và các dân tộc khác.III. Các kiểu nhà nước và hình thức nhà nước1. Kiểu nhà nước:Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện

bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn kiểu nhà nước tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội:

- Chiếm hữu nô lệ: Kiểu nhà nước chủ nô; - Phong kiến: Kiểu nhà nước phong kiến;- Tư bản chủ nghĩa: Kiểu nhà nước tư sản;

1

Page 2: Pháp luật đại cương

- Xã hội chủ nghĩa: Kiểu nhà nước XHCN.2. Hình thức nhà nước:Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để

thực hiện quyền lực nhà nước.Hình thức nhà nước được hình thành từ ba yếu tố:- Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của

nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Có hai dạng:+ Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập

trung toàn bộ (quân chủ tuyệt đối) hay một phần (quân chủ hạn chế) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.

+ Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan (cộng hoà nghị viện) hoặc một cá nhân (cộng hoà tổng thống) được bầu ra trong một thời gian nhất định.

- Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương. Có hai dạng:

+ Hình thức nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Nhà nước liên bang: là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại, có hai hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống riêng trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.

- Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước, gồm phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.

Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị có liên quan mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước.

Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Khái niệm bộ máy nhà nước XHCN1. Định nghĩa:Bộ máy NNXHCN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở,

được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NNXHCN.

* Đặc điểm:- Bộ máy quản lý của NNXHCN phát triển mạnh và không ngừng được củng cố,

hoàn thiện.- Bộ máy NNXHCN được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có

sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Bộ máy NNXHN có đội ngũ cán bộ là những công chức mới.- Các cơ quan NN được thành lập theo quy định pháp luật.* Phân loại cơ quan NNXHCN:

2

Page 3: Pháp luật đại cương

- Xét theo hình thức thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì có cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.

- Xét theo hình thức thành lập, thì có: cơ quan nhà nước do dân trực tiếp bầu ra và cơ quan do gián tiếp bầu ra.

- Xét theo tính chất thẩm quyền, thì có: cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng.

- Xét theo cấp độ thẩm quyền, có: cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcNguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN là những nguyên lý,

những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước XHCN, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc tổ chức, lập ra bộ máy nhà nước.

Bảo đảm cho nhân dân tham gia vào việc quản lý các công việc nhà nước và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.

Bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước.

- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.Đây là nguyên tắc Hiến định (Đ4 HP 1992), “Đảng cộng sản Việt Nam là lực

lượng lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội”.- Nguyên tắc tập trung dân chủ.Thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cơ quan

nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Nguyên tắc pháp chế XHCN.Đây là nguyên tắc Hiến định (Đ12 HP1992), “NN quản lý XH bằng pháp luật,

không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”.- Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát huy mọi khả năng của dân tộc

mình tham gia tích cực vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.II. Các loại cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam1. Cơ quan quyền lực nhà nướcCác cơ quan quyền lực nhà nước còn gọi là hệ thống các cơ đại diện, bao gồm:

Quốc hội và HĐND các cấp.Các cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân

dân thể hiện và thực thi thống nhất quyền lực, chịu trách nhiệm và báo cáo trước nhân dân (cử tri).

Tất cả các cơ quan nhà nước khác đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.

Quốc hội là cơ quan đaị biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp; quyết định

3

Page 4: Pháp luật đại cương

những vấn đề trọng đại của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Chủ tịch nướcChủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCNVN về

đối nội và đối ngoại.Chủ tịch nước do QH bầu ra trong số các đại biểu QH, chịu trách nhiệm và báo cáo

công tác trước QH.3. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước* Các cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước:Các cơ quan quản lý nhà nước còn được gọi là hệ thống cơ quan chấp hành, điều

hành hoặc cơ quan hành chính nhà nước. Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước gồm có:

- Chính phủ: là cơ quan cao nhất trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước và có thẩm quyền chung.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, và cơ quan thuộc Chính phủ: là các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc vĩnh vực quản lý.

- UBND các cấp: là các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, là cơ quan có thẩm quyền chung, thực hiện sự quản lý thống nhất mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương.

- Các sở, phòng, ban chức năng của UBND các cấp: là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý chuyên môn trong phạm vi địa phương.

Toàn bộ các cơ quan nói trên hợp thành một hế thống cơ quan quản lý thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và của từng cấp, ngành, địa phương nói riêng.

* Các cơ quan quốc phòng và an ninh:Mặc dù thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, nhưng các cơ quan này lại có vị

tí rất quan trọng trong bộ máy NNXHCN. Các cơ quan quốc phòng và an ninh được tổ chức nhằm thực hiện chức năng đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị, các quyền tự do dân chủ của nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản XHCN, đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm.

Hệ thống cơ quan quốc phòng, an ninh gồm có: Hội đồng quốc phòng và an ninh, Bộ quốc phòng, Bộ công an và các cơ quan quốc phòng, an ninh ở địa phương.

4. Các cơ quan xét xửHệ thống các cơ quan xét xử là loại cơ quan có chức năng đặc thù của bộ máy nhà

nước XHCN, do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhưng trong hoạt động lại độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Hệ thống cơ quan xét xử gồm có: TAND tối cao. Toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toá án khác do luật định. Trong trường hợp đặc biệt, QH có thể thành lập toà án đặc biệt.

5. Các cơ quan kiểm sát

4

Page 5: Pháp luật đại cương

Hệ thống cơ quan kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sư.

Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬTI. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật1. Nguồn gốc của pháp luậtNguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của

pháp luật. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phát triển đến một trình độ nhất định của xã hội, là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

2. Bản chất của pháp luậtPháp luật là hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa

nhận, thể hiện ý chí của giai câp thống trị và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

* Đặc trưng cơ bản của pháp luật:- Tính quyền lực: Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.- Tính quy phạm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử xự, đó là những khuôn mẫu,

những chuẩn mực được xác định cụ thể, không trừu tượng, chung chung.- Tính ý chí: Ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền, thể hiện rõ ở

mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội.

- Tính xã hội: Pháp luật phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm tồn tại của nó, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội và mô hình hoá những nhu cầu đó.

* Bản chất của pháp luật XHCN:Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc sử xự, thể hiện ý chí của giai

cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện.

- Pháp luật XHCN là một hệ thống quy tắc sử xự có tính thống nhất cao.- Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.- Pháp luật XHCN do nhà nước XHCN , thể hiện quyền lực của đông đảo nhân dân

lao động ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.- Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.- Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng cộng sản.- Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác trong chủ

nghĩa xã hội.3. Vai trò của pháp luật- Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.- Pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, xã hội.- Pháp luật góp phần tạo lập những quan hệ mới.

5

Page 6: Pháp luật đại cương

- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

* Vai trò của pháp luật XHCN:- Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.- Bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế,

xây dựng cơ sở vất chất của CNXH.- Bảo đảm thực nền dân chủ XHCN, phát huy quyền lực nhân dân, đảm bảo công

bằng xã hội.- Là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.- Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ.- Pháp luật XHCN góp phần tạo dựng quan hệ mới trong xã hội, tạo ra môi trường

ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển.III. Các kiểu và hình thức pháp luật1. Các kiểu pháp luậtKiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện

bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Trong lịch sử đã tồn tại bốn kiểu pháp luật tương ứng với bốn kiểu nhà nước:- Kiểu pháp luật chủ nô.- Kiểu pháp luật phong kiến.- Kiểu pháp luật tư sản.- Kiểu pháp luật XHCN2. Các hình thức pháp luậtHình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí giai

cấp mình lên thành luật.Trong lịch sử có ba hình thức:- Tập quán pháp: NN thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong XH, phù hợp

với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Tiền lệ pháp: NN thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính, cơ quan xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự.

- Văn bản quy phạm pháp luật: là VB do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó quy định những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống XH.

Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬTI. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật1. Khái niệmQPPL là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều

chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

2. Đặc điểm- QPPL là quy tắc xử sự chung.- QPPL là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người.- QPPL do cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.- QPPL là công cụ điều chỉnh quan hệ XH, mà nội dung cho phép hoặc bắt buộc.

6

Page 7: Pháp luật đại cương

- QPPL có tính hệ thống.II. Cấu trúc của quy phạm pháp luật1. Giả địnhLà một phần của QPPL trong đó nêu ra những tình huống (điều kiện, hoàn cảnh)

có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà QPPL sẽ tác động đối với những chủ thể nhất định, hay nói cách khác, giả định nêu kên phạm vi tác động của QPPL đối với chủ thể nào, trong những hoàn cảnh và điều kiện nào?

Giả định có thể có giả định đơn (nêu một hoàn cảnh, điều kiện) hoặc giả định phức (nêu nhiều hoàn cảnh, điều kiện).

Phần giả định của QPPL thường trả lời cho câu hỏi: chủ thể nào, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?

2. Quy địnhLà một phần của QPPL nêu lên những cách xử sự mà chủ thể có thể hoặc buộc

phải thực hiện gắn với những tình huống đã nêu ở phần giả định của QPPL.Cách xử sự có thể là:- Hành vi mà chủ thể được phép hoặc không được phép thực hiện.- Những lợi ích hoặc những quyền mà chủ thể được hưởng.- Hành vi mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí là phải thực hiện chúng như

thế nào.Quy định được xem là mệnh lệnh của nhà nước buộc các tổ chức và cá nhân phải

tuân theo khi thực hiện hành vi của mình. Dựa vào quy định của QPPL nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia quan hệ xã hội mà QPPL điều chỉnh.

Quy định thường trả lời câu hỏi: phải làm gì, được làm gì, không được làm già, làm như thế nào?

3. Chế tàiLà một phần của QPPL chỉ ra các biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ

thể có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm những mệnh lệnh được nêu trong phần quy định.

Chế tài được chia thành: chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính,…Chế tài thể hiện hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, nó biểu

hiện thái độ của nhà nước; chế tài cũng được xem là điều kiện bảo đảm cho pháp luật được thực hiện chính xác và triệt để.

Phần chế tài của QPPL thường trả lời câu hỏi: hậu quả như thế nào nếu không thực hiện đúng quy định pháp luật của nhà nước?

4. Phân loại quy phạm pháp luật- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, phân chia thành

QPPL hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế,…- Căn cứ vào nội dung của QPPL có thể chia thành:+ QPPL điều chỉnh: có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người và hoạt

động của các tổ chức.+ QPPL bảo vệ: có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước cho

phép áp dụng đối với các chủ thể thực hiện không đúng các quy định pháp luật, vi phạm pháp luật.

7

Page 8: Pháp luật đại cương

Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬTI. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật1. Khái niệm QHPLQHPL là những quan hệ phát sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều

chỉnh, làm cho các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý.2. Đặc điểm QHPL- Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng.Trong XH có giai cấp, mỗi kiểu quan hệ sản xuất có kiểu quan hệ pháp luật phù

hợp. Các quan hệ pháp luật phát triển, biến đổi theo sự phát triển của quan hệ sản xuất và phục vụ quan hệ sản xuất; đồng thời quan hệ pháp luật cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ sở kinh tế - xã hội.

- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Xuất hiện QHPL là do ý chí của người.- QHPL xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật.- Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc

thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước.II. Thành phần của quan hệ pháp luật1. Chủ thể của QHPLChủ thể QHPL là những cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật có thể trở

thành các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ cụ thể.- Cá nhân: Cá nhân muốn trở thành chủ thể của QHPL phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.+ Năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của

pháp luật.+ Năng lực hành vi là khả năng bằng chính hành vi của mình, cá nhân tham gia vào

quan hệ pháp luật và tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định.

Năng lực hành vi của cá nhân được xác định bởi độ tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi để trở thành chủ thể tham gia QHPL được pháp luật quy định khác nhau đối với mỗi loại quan hệ pháp luật.

Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi cá nhân đó không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà theo quy định của pháp luật là làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

- Chủ thể là tổ chức:+ Tổ chức là pháp nhân: có năng lực chủ thể khi được thành lập hợp pháp.Phải là một tổ chức hợp pháp, có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh.Phải có tài sản riêng.Có quyền nhân danh mình tiến hành các hoạt động và phải chịu trách nhiệm về hậu

quả phát sinh từ những hành động đó.Phải có trụ sở giao dịch và giải quyết các vấn đề có liên quan.+ Tổ chức không phải là pháp nhân: cũng có năng lực chủ thể như pháp nhân,

nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật cụ thể thường phải tuân theo một số điều kiện chặt chẽ hơn.

2. Khách thể của QHPL

8

Page 9: Pháp luật đại cương

Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

3. Nội dung của QHPL- Quyền chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện.Quyền của chủ thể có những đặc tính sau:+ Khả năng của chủ thể được thực hiện nhất định mà pháp luật cho phép.+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực

hiện một số hành vi nhất định theo quy định pháp luật.+ Khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình.- Nghĩa vụ của chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc các chủ thể phải tiến

hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.Nghĩa vụ của chủ thể có đặc tính sau:+ Phải tiến hành một số hành vi nhất định.+ Không được thực hiện một số hành vi nhất định.+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định pháp

luật.III. Sự kiện pháp lý1. Khái niệmSKPL là những sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống xã hội phù hợp với các điều

kiện mà pháp luật đã dự đoán và gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.

2. Phân loại SKPL- Sự biến pháp lý: là những hiện tượng tự nhiên mà trong những trường hợp nhất

định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể những quyền và nghĩa vụ pháp lý.

- Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động): là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

Bài 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬTI. Thực hiện pháp luật1. Khái niệmLà hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho

chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

2. Đặc điểm- Thực hiện pháp luật, trước hết, là một trong những hình thức để thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.- Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức

khác nhau.- Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ

chế điều chỉnh của pháp luật.3. Các hình thức thực hiện pháp luật

9

Page 10: Pháp luật đại cương

- Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.

- Thi hành pháp luật (Chấp hành pháp luật): là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

- Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền pháp lý của mình được pháp luạt quy định.

- Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định pháp luật tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

II. Áp dụng pháp luật1. Những trường hợp cần áp dụng pháp luật- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hoặc

cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi

hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.- Khi xảy ra trách chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia

quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.- Một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để

kiểm tra, giám sát hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của sự việc, sự kiện thực tế nào đó.

2. Những đặc điểm của áp dụng pháp luật- Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:+ Chỉ do các chủ thể mang quyền lực nhà nước tiến hành;+ Theo ý chí đơn phương của chủ thể mang quyền lực nhà nước mà không phụ

thuộc ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật;+ Có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và chủ thể có liên quan.- Phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.- Có tính cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định.- Đòi hỏi tính sáng tạo trong phạm vi quy định pháp luật.3. Văn bản áp dụng pháp luậtHình thức thể hiện chính thức chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản

áp dụng pháp luật.Văn bản áp dụng pháp có một số đặc điểm sau:- Do những chủ thể có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.- Có tính chất cá biệt, một lần đối với các chủ thể cụ thể, trong trường hợp cụ thể.- Phải có căn cứ pháp lý và phù hợp thực tế.- Được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định (bản án, quyết định…).- Là một yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, thiếu nó, nhiều quy phạm pháp

luât cụ thể không thể thực hiện được.III. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật1. Phân tích, đánh giá đúng các tình tiết, hoàn cảnh và điều kiện của sự việc

thực tế đã xảy ra- Xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc;- Xác định chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với trường hợp đó;

10

Page 11: Pháp luật đại cương

- Nghiên cứu khách quan, toàn diện, đầy đủ những tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc;

- Tuân thủ tất cả những quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.2. Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp- Xác định quy phạm thuộc ngành luật nào, lưu ý tính chính xác về nội dung của

quy phạm pháp luật.- Làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm được lựa chọn3. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật- Hợp pháp;- Có cơ sở pháp lý;- Có cơ sở thực tế.4. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luậtTiến hành những hoạt động có tính chất tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo đảm cho việc

thực hiện đúng đắn văn bản áp dụng pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực thi hành; đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản áp dụng pháp luật.

IV. Áp dụng pháp luật tương tự1. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luậtLà giải quyết một vụ việc thực tế nào đó chưa có quy phạm trực tiếp điểu chỉnh

trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung gần giống nhau.

2. Áp dụng tương tự pháp luậtLà giải quyết một vụ việc thực tế nào đó chưa có quy phạm trực tiếp điểu chỉnh

trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp luật.Trong luật hình sự và luật hành chính thì chỉ áp dụng tương tự khi trong các văn

bản pháp luật có quy định về việc áp dụng tương tự.Trong lĩnh vự dân sự, thì: “Trong trường hợp pháp luật không quy

định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.” (Đ3 BLDS 2005)

Cần phân biệt áp dụng pháp luật tương tự với áp dụng tiền lệ pháp. Nếu áp dụng pháp luật tương tự là tìm các quy phạm có phần giả định nêu các tình huống tương tự như sự kiện đang cần giải quyết để căn cứ vào quy phạm đó mà giải quyết vụ việc thì áp dụng tiền lệ pháp là tìm cách giải quyết vụ việc cụ thể của các cơ quan, nhà chức trách trước đó để giải quyết vụ việc tương tự.

V. Giải thích pháp luật1. Khái niệm và các hình thức giải thích pháp luậtGiải thích pháp luật là làm rõ nội dung, bản chất thật sự của pháp luật, làm cho mọi

người hiểu và thực hiện pháp luật được thống nhất.* Giải thích không chính thứcLà sự giải thích nội dung, tinh thần của phápluật nhưng không bắt buộc phải xử sự

theo cách giải thích đó. Có thể tiến hành bởi mọi cá nhân, tổ chức; không có ý nghĩa về mặt pháp lý mà chỉ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật. Nhưng sự

11

Page 12: Pháp luật đại cương

giải thích của các nha khoa học pháp lý, các luật gia,…cũng có tác dụng quan trọng tới ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật.

* Giải thích chính thứcĐược tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hiệu lực pháp lý bắt buộc

và được ghi nhận trong văn bản giải thích pháp luật.Có hai loại: giải thích mang tính quy phạm và giải thích cho những sự việc cụ thể.2. Các phương pháp giải thích pháp luật- Phương pháp logic: sử dụng những suy đoán logic để làm sáng tỏ nội dung pháp

luật. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp lời văn của quy phạm không trực tiếp thể hiện rõ ý chí của nhà làm luật.

- Phương pháp giải thích ngôn ngữ: làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của pháp luật bằng cách làm rõ nghĩa của từ ngữ, câu văn, ngữ pháp trong lời văn đó.

Phương pháp giải thích chính trị - lịch sử: tìm hiểu nội dung quy phạm thông qua nghiên cứu các hoàn cảnh điều kiện chính trị - lịch sử dẫn đến việc ban hành quy phạm đó.

- Phương pháp giải thích hệ thống: làm rõ nội dung, tư tưởng pháp luật thông qua việc đối chiếu với các quy phạm khác, xác định vị trí quy phạm đó trong chế định pháp luật, ngành luật cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật.

Bài 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝI. Hành vi pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật1. Hành vi pháp luậtHành vi pháp luật là hành vi của con người được pháp luật quy định và điều chỉnh,

gồm có:- Hành vi hợp pháp: được thực hiện phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của pháp luật,

có lợi cho xã hội, nhà nước, cá nhân và tổ chức.- Hành vi không hợp pháp: được thực hiện trái với những quy định pháp luật. Có hai loại hành vi không hợp pháp:+ Hành vi vi phạm pháp luật+ Hành vi không hợp pháp nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật.

Hành vi trái pháp luật do các chủ thể không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình ở thời điểm thực hiện hành vi đó;

Hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi các chủ thể chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật;

Hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi những nguyên nhân khách quan mà chủ thể hành vi không thể khắc phục được, không có lỗi khi thực hiện hành vi đó.

2. Vi phạm pháp luật* Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm

pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.* Dấu hiệu cơ bản của của VPPL:- Hành vi xác định, gây nguy hiểm cho xã hội- Hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.- Có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi.- Chủ thể thực hiện hành vi có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.

12

Page 13: Pháp luật đại cương

* Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật:- Mặt khách quan: Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm những yếu tố sau:+ Hành vi trái pháp luật+ Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành vi đó gây

ra cho xã hộiNgoài ra, mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có yếu tố như thời gian, địa

điểm, cách thức vi phạm,...- Mặt chủ quan: Là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật, gồm những

yếu tố sau:+ Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với

hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra.Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm

cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.Lỗi cô ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm

cho xã hội, thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra.Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội

do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó.

+ Động cơ vi phạm: được hiểu là động lực (vụ lợi, trả thù,…) thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

+ Mục đích vi phạm: là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Chủ thể:Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.- Khách thể:Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp

luật xâm hạiII. Trách nhiệm pháp lý1. Khái niệm và đặc điểm* Khái niệm:TNPL là hậu quả bất lợi đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối

quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó chủ thể vi phạm phải chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.

* Đặc điểm:- Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là quy phạm pháp luật.- Chỉ các chủ thể có thẩm quyền được pháp luật quy định mới có quyền truy cứu

trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm.- TNPL gắn liền với những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài quy

phạm pháp luật.Tuy nhiên, một số trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế không gắn với trách

nhiệm pháp lý, như; trưng mua, trưng dụng tài sản, cách ly bệnh nhân truyền nhiễm,…

13

Page 14: Pháp luật đại cương

2. Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lýGiáo dục, răn đe, trừng phạt những người có hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời

phòng ngừa chung đối với xã hội.3. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý- Cơ sở thực tiễn: Phải có vi phạm pháp luật xảy ra.+ Phải xác định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật nguy hiểm cho

xã hội.+ Đánh giá mức độ hành vi trái pháp luật nguy hiểm đó thông qua việc xác định

hậu quả.+ Làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả, không suy

diễn về hậu quả.+ Phải xác định thời gian, địa điểm, cach1 thức,... mà chủ thể thực hiện hành vi vi

phạm pháp luật.+ Xác định lỗi, động cơ, mục đích vi phạm trong nhiều trường hợp truy cứu trách

nhiệm pháp lý là rất cần thiết, giúp lựa chọn được biện pháp cưỡng chế thích hợp.+ Xác định năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong mỗi trường hợp cụ thể.+ Xét tính chất và tầm quan trọng của khách thể để đánh giá mức độ nguy hiểm

của hành vi vi phạm pháp luật.- Cơ sở pháp lý: là những quybđịnh pháp luật hiện hành liên quan đến vi phạm

pháp luật đó và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc.+ Xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết vụ

việc.+ Xác định thời hiệu truy cứ trách nhiệm pháp lý và các trường hợp được miễn

trách nhiệm pháp lý.

Bài 8: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM1. Khái niệm hệ thống pháp luậtHTPL là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau,

được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

- Khi xét hệ thống là phải xét đến nội dung bên trong, cấu trúc của hệ thống đó; đồng thời xét đến hình thức biểu hiện bên ngoài của nó. Đó là hai mặt của một vấn đề thống nhất, dù có khác biệt nhưng không thể tách rời nhau.

Trong khoa học pháp lý, khái niệm hệ thống pháp luật, còn có những quan điểm khác nhau:

- Quan điểm truyền thống:HTPL: là tổng thể các QPPL, có tính thống nhất và độc lập nhất định, được

phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật (cấu trúc bên trong của pháp luật) được hình thành và phát triển phù hợp với quan hệ XH.

- Quan điểm khác: Theo quan điểm này, HTPL có nội dung rất rộng, bao gồm HT QPPL hiện

hành và các nguồn khác của pháp luật tồn tại trong thực tế (khuynh hướng pháp lý, kỹ thuật pháp lý, các nguyên tắc chính trị, triết học...)

14

Page 15: Pháp luật đại cương

Cả hai quan điểm trên đều có những điểm chưa hợp lý, vì:+ Quan điểm I: không xác định được thành tố nhỏ nhất của PL, chưa giải

thích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của HTPL.+ Quan điểm 2: lại dung hợp vào HTPL cả những yếu tố bên ngoài, mang

tính kỹ thuật rời rạc.Do vậy, HTPL cần được hiểu là một chỉnh thể, bao gồm cả cấu trúc bên

trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của PL.2. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật2.1. Quy phạm pháp luật:QPPL là bộ phận cấu thành nhỏ nhất của HTPL, vừa có tính khái quát,

vừa có tính cụ thể.- Tính khái quát,vì: đó là quy tắc xử sự chung, áp dụng trên một diện rộng và

trong một thời gian dài- Tính cụ thể, vì: đó là hình mẫu, là chuẩn mực để điều chỉnh quan hệ xã hội

trong trường hợp cụ thể đã được dự liệu trước.2.2. Chế định pháp luật:CĐPL bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau để

điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.CĐPL mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng, nhưng đều có

mối quan hệ thống nhất nhau, không tồn tại biệt lập. Việc xác định ranh giới giữa các CĐPL nhằm tạo ra khả năng xây dựng HTPL phù hợp thực tiễn đời sống XH.

2.3. Ngành luậtNgành luật bao gồm HTQPPL có đặc tính chung để điều chỉnh các quan

hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống XH. Để xác định tính chất, nội dung, và phạm vi của mỗi ngành luật phải dựa trên

hai căn cứ:+ Đối tượng điều chỉnh: những quan hệ XH có đặc điểm cùng loại mà pháp

luật điều chỉnh.+ Phương pháp điều chỉnh: cách thức pháp luật tác động vào các quan hệ đó.Tuy nhiên, bất cứ sự phân định nào cũng chỉ mang tính tương đối. Vì các

quan hệ Xh có liên quan mật thiết với nhau và luôn thay đổi nên HTPL điều chỉnh chúng cũng mang tính chất đó.

Viêc xác định cơ cấu ngành luật là yêu cầu khách quan, cần thiết. Không xác định cơ cấu ngành luật thì khó xây dựng HTPL thống nhất và hoàn thiện được.

3. Hình thức bên ngoài của pháp luật Là hệ thống văn bản QPPL.- Xét theo chiều ngang:HTVBQPPL phù hợp với hệ thống cấu trúc của pháp luật.Các VB PL dù được hình thành như thế nào, thuộc hệ thống thang bậc giá trị

nào thì suy cho cùng đều phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh (loại quan hệ pháp luật).

- Xét theo chiều dọc:

15

Page 16: Pháp luật đại cương

HTVBQPPL mang tính thứ bậc.Tính chất này phù hợp với thẩm quyền cơ quan ban hành chúng.Ví dụ: Hiến pháp, Luật do Quốc hội ban hành; Nghị định do Chính phủ ban

hành;...Tính thứ bậc của VBPL tạo ra tính thống nhất của HTVBQPPL.4. Tiêu chí cơ bản xác định mức độ hoàn thiện HTPL- Tính toàn diệnHTPL phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung và thể hiện thống nhất

trong hệ thống văn bản QPPL tương ứng.Mỗi ngành luật phải có đủ các CĐPL và QPPL.Đây là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của HTPL, tiêu chuẩn

định lượng HTPL. Chỉ khi nào định lượng được mới có thể tiếp tục nghiên cứu để định tính.

- Tính đồng bộĐó là sự đồng bộ của các ngành luật với nhau, thể hiện sự thống nhất, không

mâu thuẫn, không trùng lập, không chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các QPPL với nhau.

Phải xác định ranh giới giữa các ngành luật (dựa vào ĐTĐC và PPĐC).Phải tạo ra được các QPPL căn bản của mỗi ngành luật.- Tính phù hợpThể hiện sự tương quan giữa trình độ xây dựng HTPL với trình độ phát triển

kinh tế - xã hội.HTPL phải phản ánh đúng trình độ phát triển KT-XH, nó không thể cao hơn

hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.- Trình độ kỹ thuật pháp lýĐảm bảo tính tối ưu của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.Xác định chính xác cơ cấu pháp luật.Ngôn ngữ pháp lý, cô đọng, chính xác, một nghĩa.5. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam- Luật nhà nướcTổng thể các QPPL điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực

nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,...

- Luật hành chínhTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá

trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,...

- Luật tài chínhTổng thể những QPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh

vực hoạt động tài chính của nhà nước, hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.

- Luật ngân hàng

16

Page 17: Pháp luật đại cương

Tổng thể những QPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tiền tệ, tính dụng, ngân hàng.

- Luật đất đaiTổng thể những QPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh

vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất.- Luật dân sựTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hàng

hoá - tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản.- Luật lao độngTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người

lao động và người sử dụng lao động.- Luật hôn nhân và gia đìnhTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.- Luật hình sựTổng thể những QPPL quy định hành vi nào là tội phạm, mục đích của hình

phạt và điều kiện áp dụng hình phạt, hình thức và mức độ hình phạt đối với người phạm tội.

- Luật tố tụng dân sựTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan

xét xử, VKS ND, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình điều tra và xét xử vụ án dân sự.

- Luật tố tụng hình sựTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá

trình điều tra và xét xử vụ án hình sự.- Luật kinh tếTổng thể những QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá

trình tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với cơ quan nhà nước.

- Ngoài ra, còn có hệ thống pháp luật quốc tế: Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.

17