phân tích pnj mẫu. mpptbctc (1).pdf

23
Mô phng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương HK 1, 2014-2015 - 1 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CPHN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (PNJ) GIAI ĐOẠN TNĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 1. TNG QUAN CÔNG TY PNJ 1.1 Lch shình thành và phát trin PNJ tin thân là Ca hàng Kinh doanh Vàng bạc Đá quý Quận Phú Nhuận, được thành lp vào ngày 28/04/1988, trc thuc UBND Qun Phú Nhun. Năm 1990, Cửa hàng được nâng cp thành Công ty MnghKiu hi Phú Nhun, trc thuc Ban Tài chính Qun trThành y. Thương hiệu vàng miếng Phượng Hoàng của PNJ cũng ra đời tthời điểm này. Năm 1992, Công ty đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Đây là giai đoạn PNJ mnh dạn đầu tư dây chuyn sn xut trang sc chuyên nghip và hiện đại theo công nghItaly, đây cũng là năm PNJ tham gia sáng lập Ngân hàng Thương mại Cphần Đông Á và thực hin liên doanh vi Công ty Kinh doanh và Phát trin nhà Phú Nhun. Năm 1994, PNJ thành lập chi nhánh Hà Ni, mđầu cho chiến lược phát trin hthng ti các tnh, thành phln trên toàn quốc. Đến nay, PNJ đã có hệ thng phân phi khp cnước vi 15 chi nhánh, 86 ca hàng bán ltrc thuc và mạng lưới hơn 3.000 nhà phân phối các sn phm PNJ trên toàn quc. Năm 1995, PNJ mở rng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh xe gn máy dưới hình thức là đại lý cho hãng Honda; thiết lp trm chiết VINAGAS, trm chiết gas đầu tiên trong ni thành TP.HCM, đồng thời làm đại lý phân phối cho Saigon Petro. Trong năm này, PNJ vinh dự lần đầu tiên đón nhận Huân chương lao động hng 3 do Chtịch nước trao tng. Năm 1997, PNJ bắt đầu tham gia các khi chquc tế, tìm kiếm thtrường xut khẩu và bước đầu đã có khách hàng tại Malaysia, Singapore, MĐức. Năm 2000, PNJ được Chtịch nước trao tặng Huân chương lao động hng 2, ghi nhn nhng thành tích trong hoạt động sn xuất kinh doanh và đóng góp cho cộng đồng xã hi của PNJ. Đây cũng là năm PNJ được tchc DNV cp chng nhn Hthng qun trchất lượng theo tiêu chun ISO.

Upload: vo-ngoc-quynh-thu

Post on 20-Feb-2016

80 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 1 -

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (PNJ)

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013

1. TỔNG QUAN CÔNG TY PNJ

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

PNJ tiền thân là Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Đá quý Quận Phú Nhuận, được thành lập vào

ngày 28/04/1988, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận.

Năm 1990, Cửa hàng được nâng cấp thành Công ty Mỹ nghệ Kiều hối Phú Nhuận, trực thuộc

Ban Tài chính Quản trịThành ủy. Thương hiệu vàng miếng Phượng Hoàng của PNJ cũng ra đời

từthời điểm này.

Năm 1992, Công ty đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Đây là giai đoạn PNJ

mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất trang sức chuyên nghiệp và hiện đại theo công nghệ Italy,

đây cũng là năm PNJ tham gia sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á và thực hiện

liên doanh với Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Phú Nhuận.

Năm 1994, PNJ thành lập chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược phát triển hệ thống tại các

tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc. Đến nay, PNJ đã có hệ thống phân phối khắp cả nước với 15

chi nhánh, 86 cửa hàng bán lẻ trực thuộc và mạng lưới hơn 3.000 nhà phân phối các sản phẩm

PNJ trên toàn quốc.

Năm 1995, PNJ mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh xe gắn máy dưới hình thức là đại

lý cho hãng Honda; thiết lập trạm chiết VINAGAS, trạm chiết gas đầu tiên trong nội thành

TP.HCM, đồng thời làm đại lý phân phối cho Saigon Petro. Trong năm này, PNJ vinh dự lần đầu

tiên đón nhận Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng.

Năm 1997, PNJ bắt đầu tham gia các kỳhội chợ quốc tế, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và bước

đầu đã có khách hàng tại Malaysia, Singapore, Mỹ và Đức.

Năm 2000, PNJ được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 2, ghi nhận những

thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp cho cộng đồng xã hội của PNJ. Đây

cũng là năm PNJ được tổ chức DNV cấp chứng nhận Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO.

Page 2: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 2 -

Năm 2002, VINAGAS trở thành thương hiệu gas độc lập.

Năm 2003, PNJ tiếp tục vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất,

một sự kiện đầy ý nghĩa đánh dấu chặng đường 15 năm hoạt động của PNJ.

Tháng 01/2004, PNJ chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi

là Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, tiếp tục tăng tốc trên mọi lĩnh vực hoạt động,

đầu tư công nghệ, phát triển hệ thống và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, PNJ cũng bắt tay

vào thành lập Xí nghiệp chuyên sản xuất bạc PNJ Silver, xây dựng thêm trạm chiết VINAGAS

tại tỉnh Vĩnh Long, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang Đức, Đan Mạch và Mỹ.

Năm 2005, PNJ tham gia sáng lập Công ty Cổ phần An cư Đông Á – nay là Công ty Cổ phần

Địa ốc Đông Á. Cũng trong năm này, PNJ mua lại phần vốn góp của Công ty Cổ phần Hải sản

SG (SG Fisco). Tháng 10/2005, PNJ cho ra đời dòng sản phẩm nữ trang cao cấp mang nhãn hiệu

CAO Fine Jewelleryvà tung ra hình ảnh mới chuyên nghiệp cho nhãn hàng PNJ Silver.

Năm 2007, PNJ trở thành cổ đông chi phối của Công ty Liên doanh Bình khí đốt Hong Leong

Saigon (mua lại phần vốn góp của Công ty Hong Leong, Singapore) và đổi tên công ty thành

Công ty TNHH Bình khí đốt Hong Vi Na.

Tháng 9/2007, PNJ tiến hành cổ phần hóa trạm kinh doanh VINAGAS để thành lập Công ty Cổ

phần Năng lượng Đại Việt với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

Tháng 4/2008, PNJ và Ngân hàng TMCP Đông Á chính thức đưa vàng miếng mang thương hiệu

“Phượng hoàng PNJ - DongA Bank” lưu hành ra thị trường.

Ngày 12/6/2008, PNJ vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba do Chủ tịch nước

trao tặng.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, từ một cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý cấp quận,

đến nay PNJ đã là một thương hiệu lớn trong ngành kim hoàn và nằm trong Top 200 doanh

nghiệp lớn của Việt Nam. Chiến lược phát triển của PNJ không chỉ dừng lại ở vị trí hiện nay mà

còn định hướng trở thành một doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Sứ mạng của PNJ

là hướng đến một Tập đoàn công ty đa ngành, trong đó cốt lõi là hoạt động kinh doanh vàng bạc

đá quý và đầu tư tài chính.

Page 3: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 3 -

1.2 Sản phẩm

CAO Fine Jewellery

Trang sức cưới

Trang sức kim cương

Trang sức PNJ Silver

Trang sức ECZ

Trang sức đá màu

Đồng hồ cao cấp

Jemma

Quà tặng doanh nghiệp

1.3 Thị trường

Nhu cầu vàng trang sức của Việt Nam khá thấp so với mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên,

thị trường này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh trong vòng 10 năm tới, nhờ vào việc cải thiện

từ thu nhập của người dân cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Hiện nay, PNJ đang phục vụ tất cả các phân khúc thị trường. Đối với thị trường bình dân, ở

mảng bán sỉ, PNJ vẫn được xem là hàng cao cấp khi các tiệm vàng quan tâm nhiều hơn đến chất

lượng vàng và sự tinh xảo. Phân khúc này chiếm đến 50% sản lượng sản xuất của công ty. Trên

cả nước có khoảng 12.000 tiệm vàng thì PNJ đang phục vụ cho khoảng 3.000 tiệm.

Page 4: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 4 -

Phân khúc thứ hai mà PNJ tập trung vào là trung và cao cấp, bao gồm những người có thu nhập

từ trung bình khá trở lên. Họ được phục vụ thông qua hệ thống 170 cửa hàng bán lẻ của PNJ trên

cả nước. Hàng bán lẻ của PNJ khác hàng dùng để bán sỉ vì được sản xuất đúng tiêu chuẩn quốc

tế từ vàng cho đến kim cương hay đá quý.

Ngoài ra, PNJ còn có các sản phẩm rất cao cấp để cạnh tranh với hàng hiệu nước ngoài như nhãn

hiệu CAO Fine Jewellery. Đây là phân khúc hẹp, chỉ phục vụ đối tượng có nhu cầu cao và tìm

kiếm những sản phẩm độc đáo, tinh tế với số lượng hạn chế.

1.4 Triển vọng phát triển của ngành

Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo mọi mặt của đời sống xã hội cũng được nâng cao theo. Đời

sống con người không chỉ được thể hiện ở nhu cầu ăn uống, tiêu dùng mà nhu cầu làm đẹp cũng

được chú trọng đáng kể. Nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng lại ở các quý bà, quý cô mà còn đón

nhận được sự quan tâm của các quý ông. Với một sản phẩm trang sức nhỏ bé nhưng có thể làm

cho người đang sử dụng nó nâng cao được sự thanh lịch và tự tin khi tiếp xúc trước đám đông

công chúng hoặc trước khách hàng trong kinh doanh.

Tuy ngành công nghiệp trang sức vẫn còn là một ngành mới mẻ nhưng tốc độ phát triển của

ngành luôn có chiều hướng tăng mạnh qua các năm và đã chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tập

đoàn thời trang nước ngoài đang lấn dần vào Việt Nam với những dòng sản phẩm cao cấp, mẫu

mã đẹp và thương hiệu có tiếng tăm, gây nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong

ngành kim hoàn Việt Nam.

Đứng trước sự cạnh tranh này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh kim hoàn tại TP. HCM có quy mô

lớn như SJC, PNJ, VJC,… và hàng chục doanh nghiệp tư nhân khác đã nhập máy móc, thiết bị,

hoá chất cùng công nghệ chế tác vàng. Một khi đã được công nghiệp hoá, sản phẩm nữ trang

Việt Nam sẽ có ưu điểm: giá thành hạ do sản xuất nhanh, nhiều, mẫu mã đẹp và đồng nhất, do đó

lợi thế cạnh tranh sẽ tăng hơn rất nhiều so với hàng sản xuất thủ công.

Từ các kỳ hội chợ nữ trang Việt Nam hàng năm, các chuyên gia ngành kim hoàn đã nhận xét, về

mẫu mã và kỹ thuật, nữ trang Việt Nam có thể sánh vai với nữ trang công nghiệp của các nước

láng giềng như Indonesia, Malaysia, riêng với Thái Lan, Việt Nam chỉ thua về công nghệ mài đá

quý. Về công nghệ chế tác, những giải thưởng tại các cuộc thi quốc tế cho thấy khả năng cạnh

tranh của vàng nữ trang Việt không phải không có hy vọng.

Page 5: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 5 -

Việt Nam với lợi thế về giá nhân công rẻ, các nghệ nhân và thợ kim hoàn có tay nghề cao, nên

nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh vàng mỹ nghệ.

Sau đó thành phẩm được làm ra sẽ được xuất đi tiêu thụ lại ở nước khác hoặc ở chính quốc. Tuy

nhiên lực lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, vì vậy, nếu biết khai thác, đầu

tư vào đội ngũ thiết kế, chế tác công nghiệp, xuất khẩu vàng nữ trang sẽ không chỉ là mảnh đất

cho các công ty nước ngoài gặt hái mà là một nguồn động lực lớn góp phần thúc đẩy cho ngành

kim hoàn của Việt Nam phát triển mạnh.

1.5 Phương tiện sản xuất

Trong thời gian qua, PNJ đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết

bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của người tiêu dùng. Ngay từ năm 1992, PNJ đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất nữ trang

theo công nghệ Italy, từ các thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế – tạo mẫu nữ trang cho đến kỹ

thuật đúc phôi, xi mạ, dây chuyền máy,… thay thế cho phương pháp thủ công. Hệ thống máy

đan dây chuyền, máy đúc nữ trang đều nhập từ Italy, được trang bị từ năm 1996 đến nay. Hiện

tại hệ thống máy này được khai thác khoảng 80% công suất. Hàng năm, PNJ đều bổ sung thêm

máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA PNJ

Dây chuyền, thiết bị Số

lượng

Xuất

xứ

Năm

đưa

vào sử

dụng

Công suất

thiết kế

(sản

phẩm/tháng)

Công suất vận

hành hiện tại

(sản

phẩm/tháng)

Xí nghiệp nữtrang PNJ 1

Hệthống máy đan dây

chuyền

39 Italy 2005 150.000 91.000

Hệthống máy sản xuất nữ

trang vàng

51 Italy 2002 120.000 75.000

Page 6: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 6 -

Xí nghiệp nữtrang PNJ 2

Hệthống máy sản xuất nữ

trang bạc

34 Italy 2005 150.000 60.000

Đến nay, PNJ đã trở thành nhà sản xuất kinh doanh nữ trang chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam

với công nghệ hiện đại, năng suất tăng lên gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công truyền

thống, đáp ứng cho nhu cầu nữ trang ngày càng tăng của thị trường trong nước và các đơn hàng

xuất khẩu. Trong năm 2007, tổng sản lượng nữ trang của PNJ sản xuất đạt 2.333.668 sản phẩm

thì riêng sản lượng nữ trang làm bằng máy chiếm đến 90%. Với máy móc hiện có, PNJ có khả

năng sản xuất được 3.000.000 sản phẩm /năm. Với đầu tư vượt trội về công nghệ sản xuất nói

trên, PNJ đã xác lập kỷlục “Doanh nghiệp đầu tiên đầu tư công nghệ sản xuất nữ trang hiện đại

và quy mô nhất Việt Nam” do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập và công bố ngày

25/03/2007.

Ngoài ra, công tác ứng dụng công nghệ hiện đại còn được áp dụng trong hoạt động quản trị nhân

sự, quản trị sản xuất kinh doanh thông qua việc tin học hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phòng tin học với đội ngũ chuyên viên có năng lực đã xây dựng thành công các chương trình

quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh, kế toán, phần mềm kiểm định đá quý,

đang xúc tiến dự án mã vạch sản phẩm bạc. Ngoài ra, PNJ đang phối hợp với FPT xây dựng các

giải pháp phần mềm phù hợp với mô hình và mạng lưới hoạt động rộng khắp của PNJ.

1.6 Công ty con

Hiện nay, PNJ có ba công ty con, bao gồm:

1. Công ty cổ phần nhiên liệu Sài Gòn (SFC): Hoạt động chính là kinh doanh các sản phẩm

dầu và gas; kinh doanh công cụ, dụng cụ và máy móc cho dầu và gas; sản xuất và kinh

doanh các sản phẩm nông nghiệp; nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ và

cung cấp dịch vụ vận chuyển, cho thuê và xây dựng.

2. Công ty TNHH Thời trang CAO (CFC): Hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các

sản phẩm thời trang, trang sức vàng và bạc, các sản phẩm nghệ thuật và thủ công, nhập

khẩu và xuất khẩu các sản phẩm nghệ thuật và thủ công.

Page 7: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 7 -

3. Công ty TNHH Giám định PNJ (PLC): Hoạt động chính là cung cấp dịch vụ giám định

và tư vấn liên quan đến vàng, bạc và đá quý.

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY PNJ

2.1 Phân tích xu hướng biến động và kết cấu tài sản và nguồn vốn

2.1.1 Phân tích xu hướng biến động và kết cấu tài sản

Tổng tài sản của PNJ nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 – 2013, cụ thể, khoản

mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh so với năm gốc 2009. Đây là loại tài sản lưu

động quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Do đó, công ty nên có biện pháp quản lý dòng tiền

hợp lý, không nên duy trì một lượng tiền mặt nhàn rỗi quá nhiều, gây lãng phí.

Các khoản phải thu ngắn hạn biến động nhẹ trong giai đoạn 4 năm vừa qua. Cụ thể, khoản mục

này được duy trì ở mức ổn định 2% trong suốt ba năm 2010, 2011 và 2012, sau đó tăng lên 3%

trong năm 2013. Phần lớn doanh thu của PNJ là doanh thu bằng tiền mặt, ngoài ra, công ty còn

có chính sách thu nợ hiệu quả nên rủi ro tín dụng được giảm đáng kể đồng thời giảm được tình

trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn.

Hàng tồn kho tăng mạnh trong giai đoạn này, đặc biệt trong năm 2013 vừa qua, tốc độ tăng gần

109% so với năm 2009. Hàng tồn kho là tài sản lưu động quan trọng thứ hai sau tiền và các

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2009 2010 2011 2012 2013

Cơ cấu tài sản

VI. Lợi thế thương mại

V. Tổng tài sản dài hạn khác

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Bất động sản đầu tư

II. Tài sản cố định

I. Các khoản phải thu dài hạn

V. Tài sản ngắn hạn khác

IV. Tổng hàng tồn kho

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền

Page 8: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 8 -

khoản tương đương tiền vì nó là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh

nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn

giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này, các hoạt động không phải lúc nào cũng được diễn ra

đồng bộ. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp

sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu,

lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, hàng tồn kho còn giúp doanh nghiệp tự bảo vệ trước

những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của doanh

nghiệp. Khoản mục này được công ty duy trì với một tỉ trọng khá cao, chiếm trên 30% tổng tài

sản. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho cao như vậy có thể giúp công ty chủ động hơn trong

việc sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, mức tồn kho cao cũng sẽ

làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi

phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời… Do đó, công ty cần cân nhắc giữa lợi ích đạt được và chi

phí phát sinh kể cả chi phí cơ hội của tiền được đầu tư vào hàng tồn kho khi xác định mức tồn

kho tối ưu.

Bên cạnh đó, tài sản cố định được công ty duy trì ở một tỉ lệ khá ổn định trong 5 năm vừa qua.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, tài sản cố định là khoản mục chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ

cấu tài sản. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở PNJ khoảng 16%, một tỉ lệ không cao. Điều này cho thấy công

ty đang theo đuổi mục tiêu tinh gọn bộ máy sản xuất và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

0.000

0.050

0.100

0.150

0.200

0.250

2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng tài sản

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho

Tài sản cố định

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Page 9: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 9 -

Vào ngày 05/7/2013, PNJ đã nhận cổ tức dưới hình thức cổ phiếu thưởng từ SFC. Như vậy, công

ty đã tăng tỉ lệ sở hữu trong SFC từ 49,99% lên 50,02%, do đó, SFC đã trở thành công ty con của

PNJ. Kết quả là trong năm 2013 có phát sinh thêm khoản mục bất động sản đầu tư trị giá trên 52

tỉ đồng và lợi thế thương mại trị giá gần 85 tỉ đồng từ việc hợp nhất kinh doanh từ công ty con

này. Triển vọng phát triển của SFC trong tương lai được đánh giá là tốt, như vậy, việc SFC trở

thành công ty con sẽ làm tăng sức mạnh tài chính của PNJ.

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, PNJ chú trọng đầu tư dài hạn hơn so với đầu tư ngắn hạn, thể

hiện qua việc công ty duy trì một tỉ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn khá cao, từ trên 20%

đến 30%, trong khi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ chiếm từ 2-3% tổng tài sản. Nhìn

chung, trong 5 năm qua, các khoản đầu tư tài chính dài hạn liên tục biến động. Năm 2011, khoản

mục này có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân do vào ngày 21/12, công ty đã ký hợp đồng với công ty

TNHH Totalgaz Việt Nam để thanh lý toàn bộ cổ phần của công ty cổ phần năng lượng Đại Việt

với giá bán là 122.500.000.000 đồng. Đại Việt là một công ty con của PNJ với hoạt động chính

là mua bán gas, bếp gas và phụ tùng máy móc, thiết bị, vật tư ngành dầu khí, cung cấp dịch vụ

vận chuyển hàng hóa, mua bán dầu, mỡ bôi trơn, dầu nhờn và các sản phẩm hóa dầu.

2.1.2 Phân tích xu hướng biến động và cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của PNJ biến động không nhiều trong giai đoạn 5 năm

vừa qua. Nguồn vốn của PNJ chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, với tỷ lệ trung bình

trong suốt 5 năm là 44% tổng nguồn vốn ở cả hai khoản mục. Nợ dài hạn được duy trì ở một tỉ lệ

tương đối ổn định từ 5 – 7%. Tuy nhiên, trong năm 2011, tỉ lệ này lại tăng đột biến, chiếm đến

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2009 2010 2011 2012 2013

Cơ cấu nguồn vốn

C. Lợi ích của cổ đông thiểu số

I. Vốn chủ sở hữu

II. Nợ dài hạn

I. Nợ ngắn hạn

Page 10: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 10 -

27% tổng nguồn vốn, tương ứng tăng hơn 4,3 lần so với năm 2010. Ngược lại, tỉ trọng nợ ngắn

hạn giảm xuống chỉ còn 33% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự biến động nợ ngắn hạn

và dài hạn chủ yếu do PNJ tăng vay vàng dài hạn thay cho vàng ngắn hạn vì quy định không còn

cho phép vay vàng ngắn hạn theo Thông tư 11/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước.

Nhìn chung, trong năm 2011, PNJ vẫn tiếp tục sử dụng hiệu quả đòn bẩy nợ nhằm nâng cao lợi

nhuận với tỷ trọng nợ phải trả/tổng tài sản khoảng 60,48%. Mặc dù các khoản vay bằng tiền

(VND, USD) và vàng đều tăng nhưng theo đánh giá của Ban kiểm soát, PNJ vẫn thường xuyên

cân đối các khoản vay để hạn chế rủi ro khi có sự biến động giá, đặc biệt, đối với khoản vay

vàng, PNJ luôn cân đối giữa vàng vay và vàng tồn kho.

2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 3 năm từ 2009 đến 2011, doanh thu tăng liên tục với tỉ lệ khá cao, cụ thể, năm

2010 tăng 34% và năm 2011 tăng 75% so với năm 2009. Năm 2010, mỗi lượng vàng trong nước

tăng đến 9,5 triệu đồng do giá vàng thế giới tăng hơn 300 USD/ounce, từ 1.100 USD lên trên

mốc 1.400 USD/ounce. Việc biến động liên tục của giá vàng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành

kim hoàn nói riêng. Năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh của PNJ đạt kết quả rất tốt với

nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đặt ra.

Đặc biệt, trong năm 2011, nền kinh tế Việt Nam phải đối đầu với tình hình khó khăn chung như

lạm phát tăng quá cao đạt mức 18,6%, thị trường tài chính đầy bất ổn, lãi suất tăng cao khiến cho

hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí có

0.000

0.100

0.200

0.300

0.400

0.500

0.600

0.700

0.800

2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Vốn chủ sở hữu

Page 11: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 11 -

nguy cơ rơi vào cảnh phá sản. Riêng với PNJ, sự sụt giảm trong phân khúc hàng tiêu dùng

nhanh, chỉ tăng trưởng 14% so với 21% của năm 2010, đã gây không ít khó khăn cho công ty

trong việc đạt được các chỉ tiêu kế hoạch. Mặc dù vậy, kết quả hoạt động năm 2011 của PNJ vẫn

đạt được những thành tựu đáng kể, cả doanh thu và lợi nhuận đều đạt mức cao nhất trong 5 năm.

Đóng góp không nhỏ vào thành công của công ty là lĩnh vực kinh doanh vàng miếng với tổng

doanh thu đạt 8.639 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ. So với đầu năm, giá vàng trong nước

tăng 26%, sự biến động mạnh về giá vàng thế giới đã kéo theo sự biến động tăng giá vàng trong

nước, đỉnh điểm trong tháng 8/2011, giá vàng đã đạt mốc kỷ lục giá 49,5 triệu đồng/lượng. Do

giá vàng biến động mạnh nên tình hình kinh doanh vàng miếng gặp nhiều thuận lợi, tạo sức hút

cho hoạt động đầu tư, lướt sóng vàng. Lợi nhuận của mảng hoạt động này là 85,347 tỷ đồng,

chiếm 13,36% tổng lợi nhuận gộp toàn công ty.

Tuy nhiên, sang năm tiếp theo, doanh thu có sự sụt giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2012

tiếp tục là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chỉ

số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,81% so với mức 18,13% của năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do sự

tăng giá ở các nhóm ngành được nhà nước điều tiết như y tế, giáo dục và tác động từ việc tăng

giá điện, xăng. Sức mua và niềm tin của người tiêu dùng giảm sút. Bên cạnh đó, những thay đổi

trong chính sách quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng đã có ảnh hưởng nhất định đến thị

trường vàng trong nước và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo báo cáo

của Hội Đồng Vàng Thế Giới, nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức năm 2012 của toàn thế giới giảm

3%, thị trường Việt Nam sụt giảm 12%, nhu cầu vàng cho mục đích đầu tư giảm 24%.

0.000

0.020

0.040

0.060

0.080

0.100

0.120

0.140

0.160

0.180

0.200

2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Doanh thu thuần

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Page 12: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 12 -

Ngoài ra, trong năm 2012, công ty đã tập trung nguồn lực vào dự án tái cấu trúc doanh nghiệp.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.777,8 tỷ, doanh thu công ty mẹ đạt 6.428,4

tỷ, bằng 62% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 254,4 tỷ, bằng 96% kế hoạch. Doanh

thu vàng miếng giảm mạnh do ảnh hưởng bởi các chính sách vĩ mô, là nguyên nhân chính làm

cho tổng doanh thu giảm, tuy nhiên đây là mảng hoạt động có biên lợi nhuận thấp, chỉ đóng góp

4,7% lợi nhuận gộp. Hoạt động cốt lõi là nữ trang vàng vẫn tăng trưởng ổn định với doanh thu

đạt 3.647 tỷ, tăng 3%. Đến năm 2013, doanh thu đã được cải thiện tuy vẫn chưa đạt được mức

tăng như trước.

2.3 Phân tích các tỷ số tài chính:

2.3.1 Phân tích tín dụng (rủi ro)

Khả năng thanh khoản của công ty không ổn định qua 5 năm, cùng với những biến động của nợ

ngắn hạn và tài sản ngắn hạn. Nhìn chung, tính trung bình qua 5 năm, tỷ số khả năng thanh toán

hiện hành và tỉ số thanh toán nhanh của PNJ lần lượt là 1,22 và 0,46. Trong đó, khả năng thanh

khoản giảm mạnh nhất năm 2010, với tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 và tỷ số thanh toán

nhanh chỉ đạt 0,32. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng huy động vốn trong

tương lai. Tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn (37%) cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tài

sản ngắn hạn (20%) năm 2010 là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này.Tuy nhiên, PNJ đã nhanh

chóng cải thiện khả năng thanh khoản của mình vào năm tiếp theo, 2011, đạt mức cao nhất trong

5 năm. Nguyên nhân là do trong năm này, tỉ trọng nợ ngắn hạn giảm đáng kể do tác động của

Thông tư 11/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nước.

-

000

000

001

001

001

001

001

002

002

Khả năng thanh khoản

Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán nhanh

0%

50%

100%

150%

200%

Cấu trúc vốn và khả năng thanh toán

Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu

Page 13: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 13 -

Về cấu trúc vốn của công ty, tỉ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được duy trì khá cao trong giai

đoạn 2010 – 2011 vì PNJ muốn khai thác hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Tỉ số nợ dài hạn trên

vốn chủ sở hữu nhìn chung là không cao trong 5 năm, chỉ có năm 2011, tỉ lệ này tăng lên đến

71%. Và nguyên nhân cũng do tác động của Thông tư 11/2011/TT-NHNN, công ty không được

phép vay vàng ngắn hạn mà phải chuyển sang vay dài hạn. Bên cạnh đó, tỉ số khả năng chi trả lãi

vay của công ty có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn này, tuy nhiên, công ty vẫn hoàn toàn

có thể đảm bảo nghĩa vụ trả lãi cho chủ nợ bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của mình.

2.3.2 Phân tích khả năng sinh lợi

Tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của công ty được thể hiện rõ qua hai chỉ tiêu là ROA và ROE.

Trong bốn năm từ 2009 đến 2012, cả hai tỉ số này đều được duy trì ở mức khá cao. Tuy nhiên,

đến năm 2013, cả hai tỉ số đều bị sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm

2013 giảm đến 36% so với năm trước. Bên cạnh đó, cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng

với mức tăng tương ứng là 16% và 6% đã làm cho ROA và ROE bị giảm mạnh trong năm này.

Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện qua các tỉ số vòng quay. Do doanh thu thuần năm 2011

cao nhất nên hầu hết các tỉ số vòng quay cũng có giá trị cao nhất trong năm này. Vòng quay các

khoản phải thu của PNJ khá cao, cho thấy công ty không sử dụng biện pháp mở rộng chính sách

tín dụng cho khách hàng để đạt mục tiêu tăng doanh số, nhằm giảm rủi ro cho công ty. Ngoài ra,

vòng quay hàng tồn kho giảm đáng kể trong hai năm gần đây. Nguyên nhân là do năm 2012,

doanh thu thuần của công ty bị sụt giảm nhiều so với những năm trước đó.

Tương tự, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng trong 3 năm

đầu, sau đó giảm mạnh vào năm tiếp theo. Nguyên nhân cũng do sự sụt giảm của doanh thu

thuần, đồng thời công ty có tăng qui mô tài sản cố định trong năm 2012.Bước sang năm 2013, cả

hai tỉ số này đều có sự cải thiện rõ rệt tuy vẫn chưa đạt được mức của các năm đầu. Điều này cho

,000%

5,000%

10,000%

15,000%

20,000%

25,000%

2009 2010 2011 2012 2013

Tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư

ROA

ROE

Page 14: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 14 -

thấy trong thời gian gần đây, công ty chưa tận dụng được tối đa công suất của tài sản, đặc biệt là

tài sản cố định. Hiện công ty đang thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dây

chuyền sản xuất của mình nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Chương trình này

được kỳ vọng sẽ giúp công ty cải thiện đáng kể hiệu suất sử dụng tài sản của mình trong những

năm sắp tới.

2.3.3 Định giá

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

P/E 11,6 10,1 9,4 9,8 14,2

Tỉ suất sinh lợi 9% 10% 11% 10% 7%

Tỉ suất cổ tức 5% 7% 6% 7% 7%

Tỉ lệ chi trả cổ tức 59% 71% 58% 65% 93%

P/B 2,5 2,0 2,1 2,0 1,8

Trong 5 năm vừa qua, tỉ số P/E của công ty có xu hướng giảm trong 3 năm đầu, sau đó tăng dần

tương ứng với xu hướng biến động của lợi nhuận ròng. Ngược lại, tỉ suất sinh lợi được duy trì

với một tỉ lệ khá ổn định khoảng 10% từ năm 2009 đến năm 2012 nhưng sang năm 2013, tỉ số

này giảm xuống chỉ còn 7%. Nguyên nhân do giá cổ phiếu của PNJ giảm chỉ còn 30.600 đồng/cổ

phần, đồng thời do lợi nhuận ròng của công ty bị giảm mạnh trong năm đã tác động tiêu cực lên

tỉ suất sinh lợi của công ty. Bên cạnh đó, một tỉ số cũng thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư

là tỉ suất cổ tức. Tỉ số này ít biến động trong thời gian vừa qua, duy trì ở mức khoảng 7%. Ngoài

ra, tỉ lệ chi trả cổ tức của công ty cũng khá cao. Đặc biệt trong năm vừa qua, khi chỉ tiêu lợi

nhuận ròng đạt được khá khiêm tốn so với những năm trước nhưng tỉ lệ chi trả cổ tức lên đến

93%. Có lẽ đây là cách công ty chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư đồng thời giữ họ ở lại với mình.

-

050

100

150

200

250

300

2009 2010 2011 2012 2013

Hiệu suất sử dụng tài sản

Vòng quay tiền

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản

Page 15: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 15 -

2.4 Phân tích Nguồn và Sử dụng nguồn:

NĂM 2010

Nguồn Số tiền Tỷ

trọng Sử dụng nguồn Số tiền

Tỷ

trọng

1. Giảm đầu tư tài chính

ngắn hạn

29.475 5% 1. Tăng tiền và tương

đương tiền

62.805 11%

2. Giảm khoản phải thu

ngắn hạn

80.617 13% 2. Tăng hàng tồn kho 231.059 39%

3. Giảm tài sản cố định 31.190 5% 3. Tăng tài sản ngắn hạn

khác

10.849 2%

4. Tăng nợ ngắn hạn 332.870 56% 4. Tăng đầu tư tài chính

dài hạn

229.045 38%

5. Tăng nợ dài hạn 32.669 5% 5. Tăng tài sản dài hạn

khác

46.079 8%

6.Tăng vốn chủ sở hữu 91.145 15% 6. Giảm lợi ích của cổ

đông thiểu số

18.129 3%

TỔNG CỘNG 597.966 100% TỔNG CỘNG 597.966 100%

Năm 2009, nguồn của PNJ được tạo ra chủ yếu là từ gia tăng nguồn vốn, cụ thể là tăng nợ ngắn

hạn (chiếm 56% nguồn), tăng vốn chủ sở hữu (chiếm 15% nguồn). Việc PNJ sử dụng nguồn để

,00

2,00

4,00

6,00

8,00

10,00

12,00

14,00

16,00

2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ số giá trị thị trường

P/E

P/B

Page 16: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 16 -

nâng mức hàng tồn kho (chiếm 39% tổng sử dụng nguồn) là phù hợp về kỳ hạn nhưng việc đầu

tư tài chính dài hạn của PNJ trong năm này là chưa phù hợp về kỳ hạn.

NĂM 2011

Nguồn Số tiền Tỷ

trọng Sử dụng nguồn Số tiền

Tỷ

trọng

1.Giảm các khoản đầu

tư tài chính dài hạn

37.037 5% 1.Tăng tiền và các khoản tương

đương tiền

16.345 15%

2. Giảm tài sản dài hạn

khác

15.399 2% 2. Tăng các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn

70.000 9%

3. Tăng nợ dài hạn 647.206 83% 3. Tăng các khoản phải thu

ngắn hạn

13.296 2%

4. Tăng vốn chủ sở

hữu

83.565 11% 4. Tăng hàng tồn kho 217.206 28%

5. Tăng tài sản ngắn hạn khác 11.552 1%

6. Tăng tài sản cố định 87.940 11%

7. Giảm nợ ngắn hạn 264.833 34%

8.Giảm lợi ích của cổ đông

thiểu số

2.035 0%

TỔNG CỘNG 783.207 100% TỔNG CỘNG 783.207 100%

Nguồn năm 2011 được tạo ra chủ yếu từ nguồn vốn dài hạn, cụ thể là tăng nợ dài hạn (chiếm

83% tổng nguồn) và tăng vốn chủ sở hữu (chiếm 11% tổng nguồn). Trong năm, công ty giảm nợ

ngắn hạn (chiếm 34% tổng sử dụng nguồn), tăng hàng tồn kho (chiếm 28% tổng sử dụng nguồn)

và tăng tiền và các khoản tương đương tiền (chiếm 15% tổng sử dụng nguồn). Như vậy, PNJ

hoàn toàn không đạt được mức hợp lý về kỳ hạn giữa nguồn và sử dụng nguồn trong năm 2011.

Page 17: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 17 -

NĂM 2012

Nguồn Số tiền Tỷ

trọng Sử dụng nguồn Số tiền

Tỷ

trọng

1.Giảm đầu tư tài chính

ngắn hạn

70.000 10% 1.Tăng Tiền và tương

đương tiền

14.538 2%

2.Giảm phải thu ngắn

hạn

17.148 2% 2.Tăng Tài sản cố định 12.321 2%

3.Giảm Hàng tồn kho 177.779 24% 3.Tăng Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn

48.346 7%

4.Giảm tài sản ngắn hạn

khác

11.703 2% 4.Giảm nợ dài hạn 626.831 86%

5. Giảm tài sản dài hạn

khác

183.703 25% 5. Giảm Lợi ích của cổ

đông thiểu số

26.637 4%

6.Tăng nợ ngắn hạn 157.052 22%

7.Tăng vốn chủ sở hữu 111.288 15%

TỔNG CỘNG 728.673 100% TỔNG CỘNG 728.673 100%

Năm 2012, nguồn được tạo ra từ nhiều khoản mục khác nhau, cụ thể là từ việc giảm tài sản dài

hạn khác (chiếm 25% tổng nguồn) và giảm hàng tồn kho (chiếm 24% tổng nguồn). Bên cạnh đó,

công ty cũng đã huy động nguồn từ các khoản nợ ngắn hạn (chiếm 22% tổng nguồn). PNJ đã sử

dụng nguồn để giảm nợ dài hạn (chiếm 86% tổng sử dụng nguồn). Như vậy, trong năm 2012,

PNJ lại tiếp tục không đạt được sự phù hợp về kỳ hạn giữa Nguồn và Sử dụng Nguồn.

NĂM 2013

Nguồn Số tiền Tỷ

trọng Sử dụng nguồn Số tiền

Tỷ

trọng

1. Giảm đầu tư tài chính

dài hạn

171.076 28% 1.Tăng Tiền và các khoản

tương đương tiền

39.167 6%

2.Tăng nợ ngắn hạn 285.017 46% 2.Tăng Các khoản phải

thu ngắn hạn

22.299 4%

3. Tăng vốn chủ sở hữu 76.482 12% 3.Tăng hàng tồn kho 296.208 48%

Page 18: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 18 -

4.Tăng Lợi ích của cổ

đông thiểu số

87.798 14% 4.Tăng Tài sản ngắn hạn

khác

16.972 3%

5.Tăng TSCĐ 65.960 11%

6. Tăng Bất động sản đầu

52.150 8%

7.Tăng Tài sản dài hạn

khác

7.046 1%

8.Tăng Lợi thế thương

mại

84.989 14%

9. Giảm nợ dài hạn 35.582 6%

TỔNG CỘNG 620.373 100% TỔNG CỘNG 620.373 100%

Năm 2013, nguồn được tạo ra chủ yếu là từ tăng nợ ngắn hạn (46%) và giảm đầu tư tài chính dài

hạn (28%). Công ty sử dụng các nguồn này để gia tăng hàng tồn kho (48%). Trong năm này, PNJ

đã cho thấy sự hợp lý về kỳ hạn giữa việc tạo ra Nguồn và Sử dụng Nguồn của công ty.

3. NHẬN ĐỊNH

Trong giai đoạn từ 2009 đến 2013, PNJ có lãi khá cao, đặc biệt trong năm 2011. Trong đó, mảng

kinh doanh vàng miếng góp phần đáng kể. Tuy nhiên, trong những năm kế tiếp, PNJ đã không

đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh vì lĩnh vực vàng miếng có doanh số và lợi nhuận tăng giảm chủ

yếu do tác động của kinh tế vĩ mô và chính sách của nhà nước. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh vàng miếng là không bền vững. Hiện tại, lợi nhuận của PNJ chủ yếu đến từ hoạt

động cốt lõi là kinh doanh vàng trang sức.

Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như hiện nay, khả năng PNJ quay lại giai đoạn đạt lợi nhuận kỷ

lục (2011-2012) là hoàn toàn có cơ sở. Đáng nói hơn, lợi nhuận này đến chủ yếu từ hoạt động

kinh doanh trang sức cốt lõi của PNJ chứ không nhờ vào yếu tố đột biến như những đợt sóng

vàng miếng trong thời gian qua.

Thị trường vàng trang sức từ đầu quý IV/2013 đã có những chuyển biến tích cực. Xuất phát từ

niềm tin vào sự phục hồi kinh tế nên nhu cầu mua sắm vàng trang sức của người dân tăng lên, vì

vậy, PNJ đã đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, mảng bán sỉ đã tăng trưởng đến 48-50% do PNJ

đang cung cấp sản phẩm cho trên 3.000 tiệm vàng trên cả nước. Bên cạnh đó, Thông tư 22 quy

định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ

Page 19: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 19 -

lưu thông trên thị trường cũng có tác động tích cực khiến các tiệm vàng chọn mua hàng từ các

công ty có thương hiệu nhiều hơn, dẫn đến mảng bán sỉ của PNJ tăng mạnh. Với đà tăng trưởng

này, có thể trong thời gian sắp tới, PNJ sẽ không đủ năng lực để cung ứng cho thị trường. Tuy

nhiên, việc gia tăng năng lực sản xuất không phải là một vấn đề đơn giản do thiếu hụt nguồn

nhân lực. Sản xuất nữ trang là ngành đặc biệt nên dù có tiến hành công nghiệp hóa hay hiện đại

hóa, chất lượng sản phẩm vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của người thợ. Thợ của PNJ là do

công ty tự đào tạo mà không thể tuyển được từ bên ngoài vì chưa đạt đúng chuẩn của PNJ.

Trong suốt quá trình hoạt động 26 năm từ ngày thành lập đến nay, PNJ không ngừng phát triển.

Tuy nhiên, từ năm 2012, PNJ vẫn tiến hành tái cấu trúc công ty nhằm chuẩn hóa hệ thống quản

trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Do chi phí tái cấu trúc là một khoản chi phí khá lớn nên trong năm

2012, khoản chi phí này đã làm cho chi phí hoạt động tăng cao đột biến.

Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đang có một khởi đầu đáng ghi nhận trong năm

2014. Nửa đầu năm nay, dù tình cảnh ảm đạm của thị trường vàng miếng khiến cho doanh thu

thuần của PNJ chỉ đạt 4.925 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch nhưng bù lại, lợi nhuận sau thuế lại vượt

kế hoạch, tăng trưởng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số biết nói này cũng đã

giúp PNJ vượt qua những hoài nghi về khả năng công ty này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng

nhanh và bền vững trong tương lai, khi mà các “đại gia” cùng ngành như SJC, DOJI lấn sâu hơn

sang lĩnh vực trang sức, vốn là thế mạnh của PNJ.

Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, PNJ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là do

sự thay đổi về chính sách quản lý đối với ngành vàng và đây cũng là khó khăn chung cho toàn

ngành. Riêng đối với PNJ, khó khăn lớn nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực để thích nghi với

thị trường và tiềm năng phát triển. Hiện nay, PNJ vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề,

đủ tiêu chuẩn để giúp công ty phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đến năm 2018, thị trường vàng

trang sức của Việt Nam sẽ được mở cửa hoàn toàn cho nước ngoài và điều này là thách thức lớn

nhất mà PNJ sẽ phải đối mặt trong thời gian ngắn sắp tới. Nếu so sánh về kĩ thuật sản xuất, PNJ

không thua kém bất kỳ một công ty hàng đầu nào trên thế giới. Về thiết kế, PNJ cũng có đội ngũ

thiết kế khá mạnh. Năm 2018, có lẽ PNJ sẽ bị cạnh tranh về giá thành, tức là năng suất sản xuất.

Năng suất ở Thái Lan hiện cao hơn Việt Nam nhưng trong thời gian vừa qua, PNJ đang nỗ lực

nâng cao năng suất và hạ giá thành sản xuất.Kế hoạch của PNJ là sẽ phát triển 300 cửa hàng bán

lẻ từ nay đến năm 2022. Dự kiến đến cuối năm 2014, PNJ sẽ có khoảng 180 cửa hàng và đến

cuối năm 2015, con số này sẽ lên đến ít nhất là 200. Ngoài ra, khả năng điều hành toàn bộ hệ

Page 20: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 20 -

thống cửa hàng một cách khoa học cũng là thế mạnh của PNJ. Hiện nay, các công ty trong nước

có tiềm lực như SJC hay DOJI cũng đã lấn sang thị trường vàng nữ trang. Tuy nhiên, sự cạnh

tranh này cũng là động lực thúc đẩy giúp PNJ không ngừng phát triển.

Trên thế giới, nghề kim hoàn chủ yếu là do các công ty tư nhân tham gia vào mà ít có công ty

lớn. Do PNJ xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước có bề dày và hoạt động đa lĩnh vực từ sản xuất

đến kinh doanh trong ngành kim hoàn nên PNJ có quy mô lớn và từng được xếp vào hàng lớn

thứ 16 trên thế giới. Hiện nay không có nhiều công ty lớn trên thế giới hoạt động từ khâu sản

xuất đến khâu kinh doanh như PNJ. Và đây cũng là lý do vì sao bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch

kiêm Tổng giám đốc PNJ đang ấp ủ ước mơ mang PNJ vươn ra thế giới.

Page 21: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 21 -

PHỤ LỤC

PHÂN TÍCH TỈ TRỌNG BCĐKT

TÀI SẢN 2009 2010 2011 2012 2013

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 14% 14% 16% 18% 17%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1% 0% 2% 0% 0%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 7% 2% 2% 2% 3%

IV. Tổng hàng tồn kho 26% 31% 33% 31% 37%

V. Tài sản ngắn hạn khác 1% 1% 1% 1% 2%

I. Các khoản phải thu dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%

II. Tài sản cố định 18% 13% 14% 17% 17%

III. Bất động sản đầu tư 0% 0% 0% 0% 2%

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26% 30% 24% 30% 20%

V. Tổng tài sản dài hạn khác 8% 8% 7% 0% 0%

VI. Lợi thế thương mại 0% 0% 0% 0% 3%

NGUỒN VỐN

I. Nợ ngắn hạn 45% 50% 33% 44% 48%

II. Nợ dài hạn 6% 6% 27% 7% 5%

I. Vốn chủ sở hữu 47% 42% 39% 49% 45%

C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 2% 1% 1% 0% 3%

Page 22: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 22 -

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ XU HƯỚNG BCKQHĐKD

NĂM 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 100,000 134,087 175,149 65,490 86,914

Lợi nhuận gộp 100,000 108,185 147,411 119,497 133,709

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 100,000 88,581 114,817 106,969 92,147

PHÂN TÍCH TỈ TRỌNG BCKQHĐKD

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

Giá vốn hàng bán 95,12% 96,06% 95,89% 91,09% 92,49%

Lợi nhuận gộp 4,88% 3,94% 4,11% 8,91% 7,51%

Doanh thu hoạt động tài chính 0,72% 0,47% 0,36% 1,80% 0,27%

Chi phí tài chính 0,74% 0,44% 0,70% 1,36% 0,95%

Trong đó: Chi phí lãi vay 0,40% 0,43% 0,58% 1,51% 0,94%

Chi phí bán hàng 1,81% 1,77% 1,61% 3,99% 2,94%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 0,60% 0,58% 0,55% 1,33% 1,27%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,46% 1,63% 1,61% 4,02% 2,61%

Thu nhập khác 0,12% 0,22% 0,11% 0,74% 0,04%

Chi phí khác 0,01% 0,09% 0,01% 0,30% 0,03%

Lợi nhuận khác 0,11% 0,14% 0,10% 0,44% 0,01%

Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh 0,11% 0,16% 0,06% 0,15% -0,01%

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,68% 1,92% 1,77% 4,62% 2,61%

Chi phí thuế TNDN hiện hành 0,53% 0,38% 0,34% 0,82% 0,72%

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0,00% 0,00% 0,00% 0,01% 0,00%

Chi phí thuế TNDN 0,54% 0,38% 0,34% 0,83% 0,72%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,14% 1,54% 1,43% 3,79% 1,90%

Lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ tức ưu đãi 0,15% 0,00% 0,00% 0,00% 0,07%

LNST sau khi điều chỉnh Lợi ích của CĐTS và Cổ tức ưu đãi 1,99% 1,54% 1,43% 3,79% 1,83%

Page 23: Phân tích PNJ mẫu. mpptbctc (1).pdf

Mô phỏng Phân tích báo cáo tài chính Th.s Bùi Kim Phương

HK 1, 2014-2015

- 23 -

PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH

BẢNG 1: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG (RỦI RO)

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ số thanh toán hiện hành 1,08 0,95 1,65 1,19 1,21

Tỷ số thanh toán nhanh 0,49 0,32 0,61 0,46 0,41

Kỳ thu tiền 4,85 2,56 1,29 3,34 2,62

Số ngày bán hàng 19,21 17,34 17,98 51,78 41,01

Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu 12% 14% 71% 14% 10%

Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu 107% 133% 157% 105% 118%

Khả năng chi trả lãi vay 7,63 5,49 4,06 4,06 3,79

BẢNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013

ROA 10,10% 9,44% 9,54% 9,30% 5,93%

ROE 21,40% 21,17% 23,62% 21,45% 12,75%

Vòng quay tiền 37,30 44,89 45,37

14,56 18,26

Vòng quay các khoản phải thu 74,22 140,50 279,71

107,82 137,41

Vòng quay hàng tồn kho 18,74 20,77 20,02

6,95 8,78

Vòng quay vốn luân chuyển 133,82 1.828,90 63,03

15,91 34,65

Vòng quay tài sản cố định 28,27 39,61 47,83

15,78 19,18

Vòng quay tổng tài sản 5,06 6,13 6,66

2,46 3,24

BẢNG 3: ĐỊNH GIÁ

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013

P/E 11,6 10,1 9,4 9,8 14,2

Tỉ suất sinh lợi 9% 10% 11% 10% 7%

Tỉ suất cổ tức 5% 7% 6% 7% 7%

Tỉ lệ chi trả cổ tức 59% 71% 58% 65% 93%

P/B 2,5 2,0 2,1 2,0 1,8