phÂn tÍch & ĐÁnh giÁ hỆ - university of...

59
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM --------------------------------------- PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIÊN PHSN QUC TSÀI GÒN QUY TRÌNH KHÁM BỆNH & QUẢN LÝ KHO THUC Bmôn: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH GVHD: Dr. Phm Trần Vũ Thc hin: Nhóm 2 HCHÍ MINH – 2012

Upload: dinhque

Post on 29-Aug-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM ---------------------------------------

PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ HỆ

THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIÊN

PHỤ SẢN QUỐC TẾ SÀI GÒN

QUY TRÌNH KHÁM BỆNH & QUẢN LÝ

KHO THUỐC

Bộ môn: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH

GVHD: Dr. Phạm Trần Vũ

Thực hiện: Nhóm 2

HỒ CHÍ MINH – 2012

PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ HỆ

THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIÊN

PHỤ SẢN QUỐC TẾ SÀI GÒN QUY TRÌNH KHÁM BỆNH & QUẢN LÝ

KHO THUỐC

Bộ môn: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH

GVHD: Dr. Phạm Trần Vũ

Thực hiện: Nhóm 2

1. Phan Kim Dung - 11320954

2. Đồng Thanh Đức - 12070505

3. Hoàng Trung Hiếu - 12070507

4. Đặng Thị Thu Hoa - 12070509

5. Lê Hoàng Long - 12070519

6. Phan Hữu Lộc - 12070517

7. Phạm Minh Luân - 12070522

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6

MỤC TIÊU & Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ................................................................................... 6

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6

PHẠM VI ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 7

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 7

NỘI DUNG..................................................................................................................... 8

PHẦN 1. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN PHỤ SẢN QUỐC TẾ ............................. 8

1.1. Tổng quan ........................................................................................................... 8

1.2. Hiện trạng tổ chức ............................................................................................... 9

1.2.1. Tổ chức nhân sự ...................................................................................... 9

1.2.2. Hội đồng sáng lập & hội đồng quản trị ................................................ 10

1.2.3. Thủ trưởng các khoa & phòng ban ....................................................... 11

1.3. Lĩnh vực khám .................................................................................................. 14

1.4. Hiện trạng nghiệp vụ ......................................................................................... 16

1.4.1. Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và Nhân Sự .............................................. 16

1.4.2. Khoa Xét Nghiệm .................................................................................. 18

1.4.3. Khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình ............................................................. 18

1.4.4. Khoa Phòng Mổ - Gây Mê Hồi Sức - Chống Nhiễm Khuẩn................. 18

1.4.5. Phòng Sanh ........................................................................................... 18

1.4.6. Khoa nhi - nhi sơ sinh ........................................................................... 18

1.4.7. Phòng Soi Cổ Tử Cung ......................................................................... 19

1.4.8. Phòng siêu âm ....................................................................................... 19

1.4.9. Khoa X-Quang ...................................................................................... 19

1.5. Liên kết và hợp tác quốc tế ............................................................................... 19

1.6. Đặc điểm hệ thống thông tin của bệnh viện ...................................................... 20

1.6.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 20

1.6.2. Chi tiết các phân hệ .............................................................................. 21

1.6.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 22

1.6.4. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 23

PHẦN 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KHÁM BỆNH ......................................... 24

2.1. Mô tả hệ thống .................................................................................................. 24

2.1.1. Các thành phần trong hệ thống ............................................................ 24

2.1.2. Quy trình nghiệp vụ .............................................................................. 25

2.1.3. Chức năng nghiệp vụ ............................................................................ 26

2.2. Đánh giá hiện trạng ........................................................................................... 30

2.2.1. Tình hình khám chữa bệnh trước khi có hệ thống thông tin quản lí .... 30

2.2.2. Từ phía người phân tích hệ thống ........................................................ 31

2.2.3. Từ phía người sử dụng .......................................................................... 33

2.3. Đề xuất .............................................................................................................. 33

PHẦN 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO THUỐC .................... 34

3.1. Mô tả hệ thống .................................................................................................. 34

3.1.1. Các thành phần trong hệ thống ............................................................ 34

3.1.2. Quy trình nghiệp vụ .............................................................................. 34

3.2. Chức năng nghiệp vụ ........................................................................................ 37

3.2.1. Nhập kho từ nhà cung cấp .................................................................... 37

3.2.2. Nhập kho trả lại từ khách hàng bán lẻ: ................................................ 39

3.2.3. Nhập kho trả lại từ khoa nội trú: .......................................................... 40

3.2.4. Xuất kho bán lẻ: .................................................................................... 42

3.2.5. Xuất kho dùng cho nội trú: ................................................................... 43

3.2.6. Xuất kho trả nhà cung cấp: .................................................................. 45

3.2.7. Xuất kho hủy: ........................................................................................ 47

3.2.8. Chuyển kho: .......................................................................................... 49

3.3. Đánh giá hiện trạng ........................................................................................... 50

3.3.1. Tình hình quản lý kho thuốc trước khi có HTTT quản lý ..................... 50

3.3.2. Từ phía người sử dụng .......................................................................... 51

3.3.3. Từ phía người phân tích hệ thống ........................................................ 52

3.4. Đề xuất .............................................................................................................. 56

TỔNG KẾT ................................................................................................................. 58

MỞ ĐẦU | Trang 6

MỞ ĐẦU

MỤC TIÊU & Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Sự phát triển của công nghệ thông tin đang ngày càng khẳng định vai trò và sức

mạnh của nó trong việc thúc đẩy hoạt động của tất cả các ngành nghề. Trong đó, việc

ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và điều hành bệnh viện đã nâng

cao chất lượng trong công tác quản lí bệnh viện, góp phần thúc đẩy bệnh viện phát

triển toàn diện. Là một trong những bệnh viện chuyên khoa tư nhân được thành lập

đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn đã mạnh dạn đầu tư xây

dựng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và đã đạt được một số tiến bộ đáng kể

trong việc nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Thực tế cho thấy, việc ứng

dụng công nghệ thông tin đã giúp các nhà quản lý không những sử dụng hiệu quả các

nguồn lực của bệnh viện mà còn kiểm soát chặt chẽ các quy trình khác như: thu viện

phí, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn ... Nhằm hiểu rõ hơn về tình hình

ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, để tài sẽ phân

tích hệ thống thông tin đang được triển khai tại đây. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng các số liệu hoạt động của bệnh viện từ năm 2009, thời điểm triển khai

hệ thống thông tin đến nay 2012. Trong đó bao gồm: số lượng bệnh nhân đến khám

và điều trị nội, ngoại trú, các nguồn kinh phí dành cho mua thuốc, danh mục thuốc

bệnh viện sử dụng nội, ngoại trú ... Các số liệu thống kê về thuốc (tên hoạt chất, tên

thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất, nhà

sản xuất) được sử dụng tại bệnh viện. Thông tin chi tiết được lấy từ phần mềm “Giải

pháp quản lí bệnh viện”, các hồ sơ bệnh án, đơn thuốc liên quan,...

MỞ ĐẦU | Trang 7

PHẠM VI ĐỀ TÀI

Hệ thống thông tin của bệnh viện được xây dựng gồm 8 phân hệ (module) vừa hoạt

động độc lập vừa có liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong thời hạn cho phép, đề tài chỉ tập

trung phân tích hai phân hệ chính là khám bệnh ngoại trú và quản lí kho thuốc. Vì thế

hướng phát triển sắp tới của đề tài là nghiên cứu các phân hệ còn lại trong hệ thống.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp điều tra và quan sát bằng cách nghiên

cứu hệ thống phần mềm tin học và các đối tượng tham gia vào hệ thống. Ngoài ra

phương pháp phân tích định tính và định lượng cũng được sử dụng nhằm giải thích

hiện tượng và rút ra các kết luận liên quan. Và cuối cùng để đánh giá kết quả, phương

pháp thống kê toán học đã được sử dụng. Để có cái nhìn tổng quan và toàn cục về kết

quả phân tích, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số bác sĩ, bệnh nhân,

nhân viên bệnh viện…để phân tích những đánh giá của các đối tượng này đối với

hoạt động của hệ thống hiện tại. Bên cạnh đó, nhóm liên hệ với trưởng phòng kỹ

thuật bệnh viện để thu thập ý kiến đánh giá.

NỘI DUNG | Trang 8

NỘI DUNG

PHẦN 1. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN PHỤ SẢN QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan

Quản trị tài chính kế toán: quản lý việc lưu chuyển các dòng tiền trong bệnh

viện.

Quản lý nhân sự: lưu trữ, đánh giá và chấm công cho các nhân viên trong bệnh

viện.

Quản trị hệ thống: cài đặt các thông tin cơ bản cho phần mềm, phân quyền,…

Quản lý viện phí: thu tiền khám và điều trị của bệnh nhân.

NỘI DUNG | Trang 9

Quản lý bệnh nhân: lưu trữ thông tin bệnh nhân trong bệnh viện.

Quản lý khám ngoại trú: hỗ trợ điều phối bệnh nhân khám ngoại trú.

Quản lý điều trị nội trú: hỗ trợ theo dõi điều trị bệnh nhân nôi trú.

Quản lý đặt phòng: quản lý các phòng trong điều trị nội trú, dịch vụ sanh.

Quản trị mua hàng: lên kế hoạch mua hàng, đảm bảo việc sử dụng vật chất

trong bệnh viện được lien tục.

Quản trị kho: quản lý thông tin tồn kho các mặt hàng, vật tư tài sản trong bệnh

viện.

Quản trị bán hàng: quản lý việc bán thuốc nhà thuốc, ra hóa đơn.

Quản trị nhà hàng: quản lý bếp, cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân tại các

phòng trong bệnh viện, quản lý các suất ăn cho khách và nhân viên trong bệnh

viện.

Phần cứng: hiện tại có 1 server chính chứa Database, 1 web server, hơn 40 máy tính

cá nhân, hệ thống dây cáp mạng cùng repeater tại mỗi lầu

Phần mềm: sử dụng phần mềm “giải pháp quản lý tổng thể bệnh viện”

Bảo mật: sử dụng Kaspersky. Phân quyền các chức năng cho mỗi user

Khả năng mở rộng: dễ phát triển các tính năng mới khi cần thiết

Lưu trữ: dữ liệu được backup tự động 2 lần/ngày. File lưu trữ trong ổ cứng rời, dễ

dàng thay thế lưu trữ.

1.2. Hiện trạng tổ chức

1.2.1. Tổ chức nhân sự

Nhân sự bệnh viện gồm được phân bố cho các phòng ban như sau:

1. Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và Nhân Sự

2. Khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình

NỘI DUNG | Trang 10

3. Khoa Phòng Mổ - Gây Mê Hồi Sức - Chống Nhiễm Khuẩn:Tổng số 6 bác sĩ

và 20 điều dưỡng - nữ hộ sinh - hộ lý.

4. Phòng Sanh: Nhân sự gồm 02 Bác Sĩ và 12 Nữ hộ sinh.Trang thiết bị: 4

phòng.

5. Khoa nhi - nhi sơ sinh:Tổng số 24 nhân viên, bao gồm: 09 bác sĩ, 15 nữ hộ

sinh - điều dưỡng.

6. Phòng Soi Cổ Tử Cung:Nhân sự: gồm 5 Bác sĩ.

7. Phòng siêu âm:Nhân sự gồm 07 bác sĩ

8. Khoa X-Quang:Trưởng khoa: BS Võ Thị Thu Hằng. Khoa gồm có 3 nhân

viên: 1 BS chuyên khoa X – Quang , 1 KTV X – Quang, 1 NHS.

1.2.2. Hội đồng sáng lập & hội đồng quản trị

ỦY VIÊN BAN KIỂM SOÁT BỆNH VIỆN

Ông Võ Anh Phương

Cổ Đông Công Ty

Trưởng Phòng Vật Tư Trang Thiết Bị Y

Tế

Bà Phan Thị Xuân Lan

Cổ Đông Công TyBS Phó Giám Đốc Y

Khoa

Bệnh Viện

DANH SÁCH BAN GIÁM ĐỐC Y KHOA BỆNH VIỆN

TSBS. Phạm Thành Đức

Giám Đốc Y Khoa Bệnh

Viện

BSCK I. Phan Thị Xuân

Lan

Phó Giám Đốc Thường

Trực Y Khoa

Ths.BS Trần Anh Tuấn

Trưởng Ban nghiên Cứu

Khoa Học và Đào Tạo

Bệnh Viện

NỘI DUNG | Trang 11

1.2.3. Thủ trưởng các khoa & phòng ban

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG KHTH

Ông Lê Hoàng Tuấn

Chánh văn phòng công tyKiêm trưởng phòng KHTH

Ông Hoàng Bá Thư

Phó giám đốc hành chánh

Bà Ngô Thị Mai Tâm

Phó phòng KHTH

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG KTTC

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng

Giám Đốc Tài Chánh Công ty và BV

kiêm Kế Toán Trưởng

Bà Nguyễn Thị Thu Trang

Phó Phòng KTTC

Bà Lâm Thúy Liên

Phó Phòng KTTC

Bà Nguyễn Thị Tuyền

Trợ lý Kế Toán Trưởng

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG KỸ THUẬT

Ông Nguyễn Phương

Trưởng phòng Kỹ Thuật

Ông Lý Khắc Chinh

Phó Phòng Kỹ Thuật

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG KHÁM

NHS Trần Long Đại Ngọc

NỘI DUNG | Trang 12

NHS Trưởng Khoa Phòng Khám

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG SIÊU ÂM

BS. Trần Văn Dứt

Trưởng Khoa

BS. Hà Thị Như Loan

Phó Khoa Thường Trực

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG CẤP CỨU

NHS. Trần Thị Kim Thu

NHS Trưởng tour trực Phòng Cấp Cứu

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG X-QUANG

NHS. Trần Thị Kim Thu

Trưởng Khoa kiêm phụ trách an toàn

Bức Xạ - Phòng X-Quang

NHS. Trần Thị Kim Thu

KTV Trưởng Khoa PhòngX-Quang

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG XÉT NGIỆM

TS.BS Nguyễn Minh Hùng

Phó khoa xét nghiệm

CN. Nguyễn Thúc Bảo

Phó khoa xét nghiệm

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG SOI CỔ TỬ CUNG

BS Nguyễn Thị Phương Hạnh

Trưởng phòng soi

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG MỔ - GMHS

BS Hồ Viết Ái

NỘI DUNG | Trang 13

Trưởng phòng mổ - GMHS

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG SANH

BS Phan Thị Xuân Lan

Trưởng phòng sanh

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO KHOA NHI - NHI SƠ SINH

BS Lê Quang Tân

Trưởng khoa nhi - Nhi sơ sinh

BS Đào Văn Quá

Phó khoa nhi - Nhi sơ sinh

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG TTTON

BS Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Trưởng khoa

BS Phạm Bích Sơn

Trưởng khoa phụ lầu 4Kiêm phó khoa hiếm muộn vô sinh

BS Huỳnh Ngọc Bảo Lâm

Trưởng phòng LAB - TTTON

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO KHOA GIẢI PHẪU BỆNH

BS Bùi Ngọc Đệ

Phó khoa giải phẫu bệnh

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHÒNG VTTTB Y TẾ

KS Võ Anh Phương

NỘI DUNG | Trang 14

Phó giám đốc khối văn phòng

Trưởng phòng VTTTBYT

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO NHÀ HÀNG

Ông Nguyễn Xuân Khang

Trưởng Phòng Quản Lý Nhà Hàng và

Bếp

Ông Trần Võ Phát

Cổ Đông Công Ty - Phó Phòng Quản

Lý Nhà Hàng và Bếp

1.3. Lĩnh vực khám

Khám yêu cầu BS & PGS.TS

Khám Cấp Cứu

Khám Đo Thính Lực

Khám Vú

Khám HMVS (Tư Vấn )

Khám Nội Sản

Khám Khiếm Thính

Cận lâm sàng:

- Soi Cổ Tử Cung

- Siêu Âm Trắng Đen

- Siêu Âm Màu

- Siêu Âm 3 Chiều

- Siêu Âm 4 Chiều

- SonoHSG ( Kiểm Tra Tai Vòi )

NỘI DUNG | Trang 15

- Xét Nghiệm Giải Phẩu Bệnh Lý Sản Phụ Khoa

- FNA Vú Từ

- Các Xét Nghiệm Sinh Hoá, Huyết Học Miễn Dịch, ...., HPV + Sàng lọc

trước sanh

- Chụp X-Quang các loại

- Chụp Kích Quang Chậu Từ

- Chụp HSG ( Kiểm Tra Tai Vòi )

- Chụp Nhũ Ảnh 04 Phim

- Đo Mật Độ Loãng Xương

Lâm sàng:

- Sanh Thường ( Sanh đôi, sanh ba )

- Sanh có can thiệp

- Thực hiện kỹ thuật đẻ không đau

- Box sanh gia đình

- Sanh mổ bình thường ( Song thai, tam thai, tứ thai )

- Sanh mổ có vết mổ cũ

- Sanh mổ có kèm theo bệnh lý (Bóc các khối u và cắt tử cung nếu có kèm

theo )

- Mổ nội soi phụ khoa các bệnh lý

Kỹ thuật y tế cao ( hỗ trợ sinh sản )

- Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm ( IVF )

- Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm ( ISCI )

- Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm ( MESA ISCI )

NỘI DUNG | Trang 16

1.4. Hiện trạng nghiệp vụ

Từng phòng ban sẽ có nhiệm vụ cụ thể là làm gì và quy trình nghiệp vụ (nếu có)

1.4.1. Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và Nhân Sự

Phòng KHTH và nhân sự là một trong những cơ cấu tổ chức phòng ban chủ lực nhất

của Công Ty và Bệnh Viện, thực hiện kết hợp các chức năng nhiệm vụ của 03 Phòng

chủ lực : Phòng KHTH

Phòng Hành Chánh Quản Trị và Phòng Tổ Chức Nhân sự. Phòng KHTH là cánh tay

mặt của Ban Tổng Giám Đốc Công Ty và Ban Giám Đốc Bệnh viện, thừa hành thực

hiện mọi nhiệm vụ chủ trương chiến lược, kế hoạch của Công ty và BV dưới sự chỉ

đạo trực tiếp của Ông Nguyễn Xuân Huy Chủ Tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc

Công Ty về quản lý, giám sát, điều hành mọi hoạt động đối nội cũng như đối ngoại

của Công ty và Bệnh viện.

Các nhiệm vụ của phòng:

Thực hiện kế hoạch tổ chức, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động chuyên môn

khám chữa bệnh tại Bệnh viện theo đúng quy chế của Bộ Y Tế và Sở Y Tế

TP.HCM.

Hỗ trợ cho các Khoa Trại Phòng chấp hành thực hiện đúng các quy định về

chuyên môn, nội qui quy định của Bệnh viện và các quy chế Bệnh viện do Bộ

Y Tế và Sở Y Tế ban hành.

Kiểm tra giám sát và hổ trợ tích cực cho các Khoa Trại Phòng thực hiện tốt

các công tác: Hội chẩn, Bình xét HSBA, kiểm tra HSBA đúng mẫu quy định,

thực hiện đúng đắn các quy chế chuyên môn lập các thủ tục giấy tờ cho người

bệnh mỗi khi nhập viện và xuất viện.

Theo dõi và lên lịch phân công trực cho các Bác sỹ…

NỘI DUNG | Trang 17

Quản lý về mặt nhân sự Bệnh viện, kiểm tra giám sát chặt chẻ, giáo dục

CBNV chấp hành đúng đắn nội quy qui định của Công Ty - Bệnh viện và

thực hiện tốt các quy chế của Bộ Y Tế và Sở Y Tế TP.HCM.

Tổ chức các buổi báo cáo khoa học kỹ thuật tại Bệnh viện vào chiều thứ sáu

hàng tuần cho các Y BS.

Tổ chức các buổi họp giao ban của Bệnh Viện vào các buổi sáng hằng ngày +

Các buổi hội họp và Làm việc của Tổng Giám Đốc + họp toàn bộ khối gián

tiếp hằng tháng + họp câu lạc bộ BS, DS vào ngày 25 của hàng tháng và phục

vụ các buổi họp đột xuất của bệnh Viện do Tổng Giám Đốc chủ trì họp chỉ đạo

cùng các buổi họp câu lạc bộ Giám Đốc các Bệnh Viện Tư Nhân khi Bệnh

Viện đăng cai tổ chức.

Tổ chức các buổi học chuyên môn cho khối NHS - KTV - HL hàng tháng.

Hàng năm, Phòng KHTH phối hợp Phòng NHS Trưởng BV tổ chức thi tay

nghề chuyên môn cho khối NHS ĐD - KTV - HL Bệnh viện để rà soát lại

trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Tổng hợp lập danh sách các sản phụ đã đến sanh con tại Bệnh viện để gửi

thiệp chúc mừng sinh nhật hàng năm cho các bé đã sanh.

Tổ chức đường dây nóng và kịp thời chấn chỉnh giải quyết thoả đáng các thắc

mắc của người bệnh và khách hàng về chuyên môn và thái độ phục vụ.

Tổ chức thực hiện các buổi Hội họp, Hội Thảo chuyên đề của ngành y tế do Bộ Y tế

và Sở Y Tế chủ trì triển khai, tổ chức thường quy các lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn của

Bệnh viện và của đất nước trong năm với quy mô lớn và nhỏ theo sự chỉ đạo của

Tổng Giám Đốc Công Ty. Giao lưu và tiếp đón nhiều phái Đoàn của các Ban Ngành

Đoàn thể trong nước và nước ngoài đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm

chuyên môn, Phong cách quản lý với mô hình mới tại Bệnh viện.

NỘI DUNG | Trang 18

1.4.2. Khoa Xét Nghiệm

Thực hiện các xét nghiệm về Huyết học, Sinh hóa, Miễn dịch và Vi sinh để phục vụ

cho công tác chẩn đoán, theo dõi điều trị các bệnh nhân nội trú cũng như ngoại trú tại

bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài gòn.

1.4.3. Khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình

Tư vấn, giải đáp thắc mắc và giúp chọn lựa phương pháp kế hoạch hóa gia đình phù

hợp với từng trường hợp như: đặt vòng, uống thuốc tránh thai hoặc cấy que để tránh

thai.

Tư vấn về phương pháp bỏ thai.

1.4.4. Khoa Phòng Mổ - Gây Mê Hồi Sức - Chống Nhiễm Khuẩn

Nhiệm vụ đảm bảo gây tê, gây mê cho các loại phẫu thuật sản phụ khoa, khoa gây mê

hồi sức, gây tê đẻ không đau cho các sản.

Theo dõi mạch, huyết áp, điện tim và hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, giúp cho

các phẫu thuật sản phụ khoa cùng các phẫu thuật kỹ thuật cao được thực hiện an toàn

và hiệu quả.

1.4.5. Phòng Sanh

Đỡ đẻ cho các bà mẹ

1.4.6. Khoa nhi - nhi sơ sinh

Chăm sóc và điều trị các trường hợp bệnh lý nặng: sơ sinh non tháng nhẹ cân phải

nằm lồng ấp, suy hô hấp do viêm phổi; bệnh màng trong, nhiễm trùng sơ sinh, sinh

ngạt, thiếu máu, xuất huyết, hạ đường huyết,…

Chăm sóc và điều trị các bé có vấn đề bệnh lý cần theo dõi như vàng da sơ sinh,

nhiễm trùng, bệnh lý tiêu hóa, …

Chăm sóc, nuôi dưỡng các bé sơ sinh bình thường nếu có yêu cầu.

NỘI DUNG | Trang 19

Thăm khám và tư vấn cách chăm sóc trẻ, phát hiện sớm sơ sinh bệnh lý tại phòng sản

phụ lưu trú các trại lầu mỗi ngày để nhập dưỡng nhi điều trị.

Khám kiểm tra cho các bé trước khi xuất viện: khám và tư vấn cách chăm sóc trẻ,

tầm soát khiếm thính, sàng lọc sơ sinh các bệnh lý bẩm sinh (TSH, G6PD, CAH)

phối hợp với bệnh viện Từ Dũ, chủng ngừa lao, VGSV B…

1.4.7. Phòng Soi Cổ Tử Cung

Tầm soát các bệnh lý phụ khoa có liên quan để phát hiện ra ung thư sớm.

Xác định các tổn thương nghi ung thư.

1.4.8. Phòng siêu âm

Giúp chẩn đoán về các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng.

Kiểm tra và theo dõi tình trạng của thai nhi.

1.4.9. Khoa X-Quang

Thực hiện chụp X – Quang các loại : tim , phổi, xương, xoang , kích quang chậu,

Chụp bụng không chuẩn bị …

Chụp tử cung , vòi trứng ( HSG ) hỗ trợ cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Chụp tuyến vú tầm soát ung thư vú giai đoạn sớm cho các chị em phụ nữ

Đo loãng xương giúp đánh giá mức độ loãng xương cho mọi người, nhất là phụ nữ

tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

1.5. Liên kết và hợp tác quốc tế

Bệnh viện có liên kết với bảo hiểm quốc tế. người bệnh đến khám nếu có bảo hiểm

thì sẽ xuất thẻ ra, viện phí sẽ được trừ ra nếu số tiền trên bảo hiểm nhiều hơn viện

phí, nếu thiếu thì bệnh nhân sẽ trả thêm.

NỘI DUNG | Trang 20

1.6. Đặc điểm hệ thống thông tin của bệnh viện

1.6.1. Đặc điểm chung

Bắt đầu từ năm 2009, phần mềm “Giải pháp quản lí bệnh viện” chính thức được đưa

vào sử dụng nhằm đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lí bệnh viện. Hệ thống

thông tin được thiết kế theo mô hình mở, có thể điều chỉnh toàn bộ thiết kế theo yêu

cầu quản lý thực tế của bệnh viện.

Hệ thống xây dựng gồm 8 phân hệ (module) vừa quản lý độc lập vừa liên kết chặt

chẽ giúp hệ thống có tính sẵn sàng cao, khả năng nâng cấp mở rộng nhanh chóng,

giảm thiểu tối đa sai sót và tăng cường tính bảo mật. Hệ thống gồm có:

Hệ thống quản lý bệnh nhân

Hệ thống quản trị tài chính – kế toán

Hệ thống quản lý viện phí

Hệ thống quản lý kho thuốc, dược phẩm

Hệ thống quản lý đặt phòng

Hệ thống quản trị nhân sự

Hệ thống quản lý khám ngoại trú

Hệ thống quản lý điều trị nội trú

Về kỹ thuật, hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến tại thời điểm

đó: VB.NET, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005, có cơ chế sao lưu

dự phòng linh hoạt. Ứng dụng triển khai với tính năng nổi bật là dễ dàng mở rộng và

cài đặt, giao diện đẹp mắt và sinh động giúp nhà quản lý có thể truy cập và xem các

báo cáo thống kê khi cần thiết. Ngoài ra, hệ thống còn có cơ chế phân cấp phân

quyền cụ thể chi tiết cho từng người dùng, ghi nhận nhật ký thao tác người dùng để

tiện theo dõi quản lý.

NỘI DUNG | Trang 21

Việc triển khai hệ thống được thực hiện qua 2 giai đoạn chính dựa vào tiến độ thanh

toán

Giai đoạn 1: cài đặt và đưa vào sử dụng 6 phân hệ đầu tiên

o Hệ thống quản lý bệnh nhân

o Hệ thống quản trị tài chính – kế toán

o Hệ thống quản lý viện phí

o Hệ thống quản lý kho thuốc, dược phẩm

o Hệ thống quản lý đặt phòng

o Hệ thống quản trị nhân sự

Giai đoạn 2: tiếp tục đưa 2 phân hệ còn lại vào sử dụng

o Hệ thống quản lý khám ngoại trú

o Hệ thống quản lý điều trị nội trú

1.6.2. Chi tiết các phân hệ

Hệ thống quản lý bệnh nhân: lưu thông tin bệnh nhân cấp cứu cũng nhưbệnh

nhân đến bệnh viện khám bệnh hay bệnh nhân nhập viện điều trị.

Hệ thống quản trị tài chính – kế toán: thực hiện thu viện phí, kê khai giá viện

phí, lập các báo cáo tổng hợp cũng như báo cáo tài chính.

Hệ thống quản lý viện phí: hệ thống tự động tính toán tất cả chi phí phát sinh

của bệnh nhân trong quá trình khám bệnh, điều trị ngoại trú và điều trị nội trú

tại bệnh viện.

Hệ thống quản lý kho thuốc, dược phẩm: quản lý nhập xuất tồn dược phẩm

trên cơ sở phân cấp trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo việc thu đúng và thu đủ

Hệ thống quản lý đặt phòng: theo dõi việc đặt phòng nhằm chăm sóc khách

hàng tốt hơn.

NỘI DUNG | Trang 22

Hệ thống quản trị nhân sự: Phân hệ này sẽ giúp bệnh viện quản lý toàn diện

các thông tin cần thiết cho công tác quản trị nhân sự và hỗ trợ hữu hiệu việc

quản lý tăng ngạch bật lương, tính toán tiền lương, in bảng lương, phiếu lương

cho toàn bộ cán bộ nhân viên bệnh viện

Hệ thống quản lý khám ngoại trú: sử dụng hệ thống xếp hàng điện tử để tiếp

nhận, phát thẻ và ghi thông tin hành chính bệnh nhân này dựa trên cơ sở hàng

đợi bệnh nhân chờ khám

Hệ thống quản lý điều trị nội trú: quản lí thông tin từ khi bệnh nhân nhập viện

đến khi xuất viện. Ngoài ra hệ thống còn cho phép xem thông tin hồ sơ bệnh

án chi tiết hoặc tóm tắt nhưxem lại toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân:

nhập viện, xuất viện, danh sách chi tiết các danh mục xét nghiệm cận lâm

sàng, thuốc, vật tư tiêu hao, phẫu thuật thủ thuật, ngày giường, mã bệnh ICD

chẩn đoán khoa khám bệnh, nhập khoa, xuất khoa xuất viện.

1.6.3. Đánh giá chung

Dưới đây là bảng chi phí hoạt động của hệ thống 4 năm gần đây (đơn vị USD)

2008 2009 2010 2011

Chi phí

Phần mềm 28.000

Phần cứng 23.000

Hệ thống xếp hàng

điện tử 8.000

Bảo trì 2.800 2.800

Hệ thống thông tin của bệnh viện về mặt cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu sau khi

thực hiện việc triển khai “Giải pháp quản lí bệnh viện”

- Quản lý thông tin theo từng đối tượng hồ sơ bệnh nhân, theo dõi thông tin liên hệ,

các tài liệu, tin tức có liên quan.

NỘI DUNG | Trang 23

- Các thông tin về bệnh nhân và các mảng dịch vụ khác nhau mà bệnh nhân đã sử

dụng.

- Tập trung thông tin tại một “kho” phục vụ các chức năng nghiệp vụ khác nhau.

- Thông tin được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn của ngành y tế.

- Hệ thống được bảo mật và an toàn thông tin.

- Thực hiện thống kê, báo cáo nhằm giúp cho lãnh đạo bệnh viện có thể đưa ra các

quyết định hay chính sách phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện.

1.6.4. Bài học kinh nghiệm

Qua 3 năm triển khai thực hiện phần mềm “Giải pháp quản lí bệnh viện”, hệ thống

rút ra được nhiều bài học quí báu trong công tác triển khai ứng dụng, đó là:

- Phải có quyết tâm cao và nhất quán trong chỉ đạo thực hiện của lãnh đạo các

cấp.

- Phải có sự đầu tư thích đáng và đồng bộ về hạ tầng cơ sở vật chất như máy

tính, hệ thống mạng, phần mềm.

- Về đào tạo con người, phải tăng cường tập huấn cho tất cả các cán bộ công

chức viên chức trong bệnh viện về sử dụng máy tính và sử dụng phần mềm.

- Khi triển khai xây dựng phần mềm quản lý, bệnh viện phải lưu ý việc giao tài

liệu kỹ thuật, mã nguồn, cấu trúc cơ sở dữ liệu ... để chủ động với cơ sở dữ

liệu của bệnh viện sau này.

NỘI DUNG | Trang 24

PHẦN 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KHÁM BỆNH

2.1. Mô tả hệ thống

2.1.1. Các thành phần trong hệ thống

Phần cứng:

Khu tiếp nhận có 2 máy dùng cho việc tiếp nhận bệnh nhân. 1 máy lấy số tự

động

Khu viện phí có 1 máy tính và 2 máy in hóa đơn.

Khu khám bệnh có 9 máy tính cho 9 phòng khám.

Khu xét nghiệm có 1 máy tính và 10 máy xét nghiệm.

Có 3 máy tính cho 3 phòng nội soi và 3 máy nội soi.

Có 2 máy tính cho 2 phòng siêu âm, 1 máy siêu âm màu và 1 trắng đen.

Hệ thống xếp hàng điện tử được lắp đặt trước mỗi phòng khám, xét nghiệm,

viện phí và tiếp nhận.

Phần mềm:

Khu tiếp nhận sử dụng phần mềm quản lý khám ngoại trú.

Khu viện phí sử dụng phần mềm quản lý viện phí.

Khu khám bệnh và xét nghiệm sử dụng phần mềm quản lý khám ngoại trú và

phần mềm riêng của máy xét nghiệm. Phần mềm quản lý khám ngoại trú chỉ

liên kết để lấy dữ liệu kết quả.

Lưu ý: phòng X quang không dùng phần mềm

Nhân sự:

Khu tiếp nhận có 3 nhân viên trực.

Khu viện phí có 3 nhân viên.

NỘI DUNG | Trang 25

Khu khám bệnh có 9 y tá và 9 bác sỹ trực tại phòng.

Phòng xét nghiệm có 10 nhân viên.

Bộ phận nội soi có 3 bác sỹ và 3 y tá.

Bộ phận nội soi có 2 bác sỹ và 2 y tá.

Mạng nội bộ: tất cả máy tính đều kết nối vào mạng nội bộ liên kết tới server

chính và server backup.

2.1.2. Quy trình nghiệp vụ

Quy trình khám bệnh của bệnh viện được tổng quát như sơ đồ sau:

Đăng ký khám bệnh

Thu viện phí

Khám bệnhXét nghiệm, siêu âm, X-quang,...

START

END

Bệnh nhân khi đến bệnh viện có nhu cầu khám và xét nghiệm thì sẽ theo các bước

sau:

NỘI DUNG | Trang 26

- Đăng ký khám bệnh tại bàn tiếp nhận. Tại đây nhu cầu, các thông tin liên

quan đến bệnh nhân sẽ được cập nhật và lưu trữ tại đây, thông qua sổ khám

bệnh.

- Tiếp đến bệnh nhân sẽ đóng phí dịch vụ tại quầy thu viện phí của bệnh viện.

- Dịch vụ bệnh viện gồm 2 loại:

Bệnh nhân có nhu cầu khám bệnh sẽ được chỉ dẫn đến phòng khám theo

thông tin đăng ký.

Trong quá trình khám bệnh, nếu Bác sĩ cần kết quả xét nghiệm để chẩn

đoán bệnh, có thể đăng ký dịch vụ xét nghiệm cho bệnh nhân. Khi đó

bệnh nhân vào khu viện phí đóng tiền và tiến hành xét nghiệm. Xét

nghiệm xong mang kết quả lại phòng khám để tiếp tục khám. Quá trình

này sẽ lặp lại cho đến khi khám xong và kê toa thuốc cho bệnh

nhân(Quy trình mũi tên màu cam trên sơ đồ).

Nếu bệnh nhân chỉ có nhu cầu xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, …

sẽ được hướng dẫn đến khu tương ứng.

- Hoàn tất quy trình khám bệnh.

Nếu có nhu cầu phát sinh sẽ lặp lại tuần tự các bước trên để tham gia quy trình khám

bệnh tại bệnh viện.

Chi tiết các chức năng nghiệp vụ trên sẽ được phân tích mô tả trong phần tiếp theo.

2.1.3. Chức năng nghiệp vụ

Bàn tiếp nhận:

Trước khi vào khám bệnh. Bệnh nhân(BN) cần làm một số thủ tục sau:

Nếu là BN mới hoặc cũ nhưng bị mất sổ khám: BN bắt buộc phải mua sổ khám (sổ

khám mỗi bệnh nhân có một mã số riêng). BN điền các thông tin cá nhân vào sổ rồi

đưa lại cho nhân viên tiếp nhận (NVTN). Nếu là BN mới, NVTN tạo một mã BN

NỘI DUNG | Trang 27

mới dựa vào thông tin được khai trên sổ của BN đồng thời nhập mã sổ khám vào.

Nếu bị mất sổ, NVTN dựa vào thông tin được khai trên sổ của BN, lọc trên hệ thống

để lấy mã BN và nhập mã số sổ cho BN đó.

Nếu là BN cũ có sổ khám: NVTN dựa vào thông tin trên sổ của BN và lọc trên hệ

thống để lấy mã BN.

Nếu BN chỉ muốn làm xét nghiệm, nội soi.. thì NVTN vẫn nhập thông tin người bệnh

trên hệ thống. BN không cần phải mua sổ khám.

Sau đó NVTN hỏi BN cần sử dụng những dịch vụ gì và check các dịch vụ đó trên hệ

thống, chọn phòng khám, lấy số thứ tự và trả lại sổ cho BN. Việc chọn phòng khám,

NVTN có thể xem tình trạng của phòng khám để điều phối bệnh nhân. Sau khi hoàn

tất thủ tục trên, BN được chuyển sang khu đóng viện phí để đóng tiền cho các dịch

vụ mình đã chọn.

Màn hình tạo phiếu khám bệnh:

NỘI DUNG | Trang 28

Thu viện phí:

BN đưa sổ cho nhân viên thu ngân (NVTN). NVTN lọc trên hệ thống để xem BN này

đã đăng kí những dịch vụ gì. Sau đó in biên lai (có mã vạch, và có thông tin về phòng

khám), gồm 2 liên (1 liên NVTN giữ lại, 1 liên còn lại đưa cho BN).

Trường hợp BN không muốn sử dụng dịch vụ và muốn lấy lại tiền đã đóng thì BN

cần thõa mãn một trong hai yêu cầu:

Chưa nộp sổ và biên lai vào phòng khám.

Đã nộp sổ và biên lai nhưng trong phòng khám chưa quét mã vạch biên lai.

Sau khi đã đóng tiền, BN sẽ được hướng dẫn sang phòng khám.

Màn hình thu tiền viện phí

NỘI DUNG | Trang 29

Khám bệnh:

Mỗi phòng khám sẽ do một bác sĩ và một y tá phụ trách. Tại đây, BN nộp sổ khám

cùng với biên lai vào phòng khám cho y tá. Và chờ tới lượt khám của mình. (biên lai

sẽ được quét mã vạch, xác nhận bệnh nhân đang khám tại phòng). Có 2 trường hợp

xảy ra khi khám BN:

Bác sĩ cần thêm các thông tin về xét nghiệm, siêu âm, X- quang… Bác sĩ sẽ

yêu cầu BN thực hiện các dịch vụ đó. Bác sĩ sẽ chọn dịch vụ cho BN, BN phải

quay lại khu viện phí để đóng tiền rồi thực hiện các yêu cầu xong và mang kết

quả trở về lại cho Bác sĩ.

Bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh ngay cho BN.

Sau khi có đủ các kết quả cần thiết để chuẩn đoán bệnh. Nếu bệnh không nghiêm

trọng, Bác sĩ kê toa thuốc vào sổ khám cho BN rồi chuyển cho Y tá. Y tá sẽ nhập

thông tin đó cho BN trên hệ thống, rồi đóng dấu vào sổ và trả sổ lại cho BN. Nếu

bệnh nặng, bác sỹ sẽ đề nghị bệnh nhân chuyển sang điều trị nội trú. Kết thúc quá

trình khám.

Màn hình tại phòng khám:

NỘI DUNG | Trang 30

Khu xét nghiệm, siêu âm, X-quang,...:

BN chỉ nộp biên lai thu tiền cho nhân viên ở đây (có máy quét mã vạch trên biên lai,

xác nhận BN đã làm xét nghiệm. Sau khi đóng tiền, BN đem biên lai đến phòng xét

nghiệm nộp, đợi gọi tên vào làm xét nghiệm. Kết quả được lưu theo mã phiếu xét

nghiệm cho BN. Đối với kết quả dạng text, Bác sĩ có thể xem tại phòng khám, những

kết quả khác BN phải nhận kết quả in đưa cho Bác sĩ xem và chẩn đoán). Mỗi dịch

vụ đều lưu lại kết quả sau khi thực hiện và in kết quả rồi đưa cho BN. BN trở lại

phòng khám.

Màn hình tại phòng xét nghiệm:

2.2. Đánh giá hiện trạng

2.2.1. Tình hình khám chữa bệnh trước khi có hệ thống thông tin quản lí

Được thành lập từ năm 2000 nhưng đến năm 2009 bệnh viện mới chính thức sử dụng

hệ thống thông tin để phục vụ công tác quản lí. Trước đó,

- Mọi thông tin, lịch sử của bệnh nhân chỉ lưu trong sổ khám bệnh của bệnh

nhân. Gây khó khăn trong việc quản lí thông tin, lịch sử khi bệnh nhân làm

thất lạc sổ khám.

NỘI DUNG | Trang 31

- Khó khăn trong việc điều phối bệnh nhân tới phòng khám vì phải quan sát

bằng mắt. Nên bệnh nhân luôn trong tình trạng chen lấn.

- Đơn thuốc được viết bằng tay nên không rõ ràng hay bị nhầm lẫn tên thuốc

hoặc không đọc được.

- Người quản lí rất khó khăn trong việc phân tích tình hình chung của bệnh

viện, chẳng hạn:

Vế số lượng bệnh nhân: người quản lí gặp khó khăn trong việc tổng

hợp như tháng đó hoặc năm đó bệnh viện đã chữa cho bao nhiêu bệnh

nhân và số lượng bênh nhân mới trong tháng hoặc năm đó là bao nhiêu,

tăng hay giảm?. Số lượng bệnh nhân chờ khám là bao nhiêu để phân

phối bác sĩ trực cho phù hợp.

Về hiệu quả làm việc của bác sĩ: tháng đó hoặc năm đó bác sĩ đã khám

cho bao nhiêu bệnh nhân, có hay mắc sai sót trong quá trình chuẩn

đoán và chữa bệnh không?

Về tần suất sử dụng các dịch vụ để có hướng phát triễn phù hợp như

đầu tư về cơ sở vật chất, con người …

Gặp khó khăn trong việc lập các báo cáo về việc thu tiền như: Không

thể xem báo cáo tổng hợp tại thời điểm bệnh viên đang hoạt động mà

phải đợi đến cuối này

Tại thời điểm đó có một số bộ phận có trang bị máy tính nhưng chỉ đáp ứng cho công

việc văn phòng. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí chỉ mới thực

hiện được từng phần riêng lẻ và đa số là phải lưu trữ giấy tờ và nhập liệu bằng tay.

2.2.2. Từ phía người phân tích hệ thống

Thành tựu đạt được:

Sau 3 năm sử dụng hệ thống mới, công tác quản lý khám bệnh đã được cải thiện.

NỘI DUNG | Trang 32

- Việc quản lý thông tin bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Trước khi dùng hệ

thống,việc tìm thông tin khi bệnh nhân mất sổ rất kho thực hiện. hiện nay, do

thông tin lưu trữ trong hệ thống, việc tìm kiếm hồ sơ trở nên dễ dàng hơn.

Việc tìm kiếm, lưu trữ được thực hiện nhanh hơn so với trước khi sử dụng hệ

thống.

- Về phía viện phí, dễ dàng tổng kết doanh số ngay tại thời điểm bệnh viện đang

hoạt động. Trước đây phải chờ đến cuối ngày thực hiện, và việc tổng hợp mất

nhiều thời gian.

- Dễ dàng theo dõi tình trạng phòng khám, việc điều phối bệnh nhân trở nên tốt

hơn, không còn tình trạng chen lấn.

- Đơn thuốc rõ hơn, tránh được trường hợp đọc nhầm toa.

- Việc theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân dễ hơn, không cần phải có sổ

khám.

Những khó khăn hiện tại:

Hệ thống hiện tại đang trở nên chậm và đôi khi xảy ra sai sót vì nhiều nguyên nhân:

- Hệ thống mạng nội bộ đã cũ, việc truyền dữ liệu chậm hơn. Kết nối từ các

máy con ở xa chậm hơn, đôi khi mất kết nối vào những lúc cao điểm. Việc sửa

chữa mạng nội bộ chưa được quan tâm.

- Chưa có nhân viên chuyên về bảo trì server và hệ thống Database.

- Tổ chức trong hệ thống phần mềm đã lỗi thời, cần được nâng cấp. Các câu

truy vấn tốn nhiều thời gian thực hiện, làm chậm hệ thống.

- Hệ thống chưa quan tâm nhiều đến các kỹ thuật trong database (không dùng

index trong các bảng dữ liệu, sử dụng Raid 1 để lưu trữ dữ liệu mặc dù an toàn

nhưng hiệu năng hệ thống không cao)

- Đội ngũ nhân viên sử dụng hệ thống đôi khi thực hiện thao tác sai.

NỘI DUNG | Trang 33

- Khi xảy ra sự cố, nhân viên kỹ thuật bệnh viện không thể sửa chữa hệ thống.

việc bảo trì phải thực hiện thông qua bên cung cấp dịch vụ.

2.2.3. Từ phía người sử dụng

Hệ thống chạy tương đối ổn định, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chức năng của quy

trình khám. Đạt hiệu quả rất rõ so với trước khi triển khai hệ thống thông tin mới cho

bệnh viện. Tuy nhiên còn một số điểm còn tồn tại qua đánh giá của người sử sụng tại

bệnh viện:

Theo cán bộ khu tiếp nhận bệnh nhân và các bác sĩ tham gia sử dụng hệ thống,

hiện tại việc quản lý thông tin bệnh nhân qua sổ khám bệnh còn rườm rà, nảy

sinh nhiều trường hợp mất sổ khám và mã bệnh nhân bị lặp lại (một bệnh nhân

có thể có nhiều mã khám bệnh). Do đó còn chưa theo dõi sát bệnh nhân cũng

như các lịch sử khám bệnh để phục vụ cho việc khám chữa hiệu quả nhanh

chóng hơn

Hệ thống có dấu hiệu chạy chậm hơn với lúc triển khai.

Phần truy xuất thông tin bệnh nhân còn chậm và đôi khi xả ra tình trạng đứng

máy.

2.3. Đề xuất

Hệ thống hiện tại theo đánh giá vẫn có thể tiếp tục chạy thêm 2 năm nữa nếu sửa lại

phần mềm, giúp các kết nối tốn ít tài nguyên hơn. Cấu hình lại database server cho

dữ liệu truy xuất nhanh hơn.

Nâng cấp server mới vào thời điểm hiện tại chưa thật sự cần thiết nhưng vẫn giúp hệ

thống chạy nhanh hơn khi áp dụng các giải pháp lưu trữ mới.Bên cạnh đó, kiểm tra

và thay thế dây mạng tại các máy bị chập chờn được nghi nhận.

NỘI DUNG | Trang 34

PHẦN 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO THUỐC

3.1. Mô tả hệ thống

3.1.1. Các thành phần trong hệ thống

Phần cứng: Hệ thống bao gồm 2 máy tính, máy in.

Phần mềm: sử dụng phầm mềm quản lý kho, phần mềm bán thuốc

Dữ liệu/ Hạ tầng viễn thông:

Mạng nội bộ

Lưu trữ lại toàn bộ thông tin về số thuốc nhập-xuất từ năm 2006 đến nay.

Con người: nhân sự bên quản lý kho thuốc gồm 6 người

Kho dược: (3 người)

Nhà thuốc: (3 người) trưởng nhà thuốc, bán thuốc, kiểm tra sổ sách

3.1.2. Quy trình nghiệp vụ

Mô tả

Khi có nhu cầu nhập thuốc, Kho dược gửi đơn đặt hàng tới nhà cung cấp. Nhà cung

cấp sẽ giao thuốc. Kho dược tiến hành nhập thuốc vào kho (Nhập kho từ nhà cung

cấp). Thuốc trong kho sẽ được phân theo lô để dễ quản lý và được phân làm 2 kho

nhỏ: kho chẵn (6A) và kho lẻ (6B). Kho chẵn trữ thuốc còn kho lẻ chứa thuốc bán lẻ

cho bệnh nhân đến khám hoặc khách mua.

Khi khoa nội trú có nhu cầu dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân đang nằm viện thì sẽ

xuống kho dược lấy thuốc. Kho dược sẽ tiến hành xuất thuốc cho nội trú (xuất kho

dùng). Bên nhà thuốc cũng đến kho dược lấy thuốc để bán cho khách. Kho dược tiến

hành xuất thuốc cho nhà thuốc (xuất kho bán lẻ). Thuốc thường được chuyển từ kho

chẵn sang kho lẻ (chuyển kho) trước khi được xuất cho nhà thuốc.

NỘI DUNG | Trang 35

Kho dược có thể nhận lại số thuốc dư từ khoa nội trú (nhập kho từ khoa nội trú). Khi

khách muốn trả lại thuốc thì nhà thuốc cũng kiểm tra rồi nhận lại số thuốc từ khách

rồi nhập vào nhà thuốc (nhập kho từ khách bán lẻ).

Trong quá trình kiểm kho nếu thuốc nhà cung cấp giao không đúng yêu cầu thì kho

dược sẽ trả lại số thuốc đó (xuất kho trả nhà cung cấp). Nếu thuốc bị hư hỏng hoặc

hết hạn sử dụng sẽ được tiêu hủy (xuất kho hủy).

Sơ đồ

NỘI DUNG | Trang 36

Quy trình nghiệp vụ bao gồm 2 quy trình chính là Nhập kho và Xuất kho. Cụ thể

được chia thành 8 quy trình:

Nhập kho từ nhà cung cấp

Nhập kho trả lại từ khách bán lẻ

Nhập kho trả lại từ khoa nội trú

Xuất kho bán lẻ.

Xuất kho dùng

Xuất kho trả nhà cung cấp

Xuất kho hủy

Chuyển kho

NỘI DUNG | Trang 37

3.2. Chức năng nghiệp vụ

3.2.1. Nhập kho từ nhà cung cấp

Sơ đồ quy trình:

NỘI DUNG | Trang 38

Đầu tiên nhân viên dược sẽ lập một bảng dự trù rồi gửi cho bộ phận kỹ thuật duyệt và

chỉnh sửa, nếu 2 bên đã thống nhất với nhau thì tiếp tục đưa cho kế toán để xem xét

kinh phí. Khi thủ tục đã hoàn tất thì bảng dự trù sẽ được in ra và giao cho Trưởng kho

dược kí xác nhận + kế toán kí và đóng dấu. Cuối cùng, đơn đặt hàng được in ra và

gửi cho nhà cung cấp.

Form bảng dự trù:

NỘI DUNG | Trang 39

3.2.2. Nhập kho trả lại từ khách hàng bán lẻ:

Sơ đồ quy trình

Đầu tiên, khách hàng sẽ đến nhà thuốc và giao phiếu bán thuốc + thuốc để nhân viên

nhà thuốc kiểm tra phiếu bán và thuốc có đúng của nhà thuốc hay không, nếu ko phải

sẽ trả lại cho khách hàng; còn nếu đúng, nhân viên sẽ trả tiền lại cho khách và nhập

thuốc vào trong kho.

NỘI DUNG | Trang 40

3.2.3. Nhập kho trả lại từ khoa nội trú:

Sơ đồ quy trình

NỘI DUNG | Trang 41

Nhân viên dược kiểm tra những thuốc mà bệnh nhân không dùng được do không phù

hợp rồi tổng hợp và nhập thông tin vào nhật ký nhập trả rồi in ra, sau đó form này sẽ

nhân viên khoa nội trú và khoa dược ký xác nhận. Cuối cùng, sau khi 2 bên đã kí,

nhân viên nội trú sẽ mang thuốc xuống kho dược giao cho nhân viên kho dược nhập

vào kho.

Phiếu nhập trả từ nội trú

NỘI DUNG | Trang 42

3.2.4. Xuất kho bán lẻ:

Sơ đồ quy trình

Trước tiên, nhân viên dược sẽ kiểm tra số lượng thuốc trong phiếu xuất dùng, nếu đủ

sẽ lấy thuốc và khi lại lô thuốc, nếu không đủ sẽ gửi lại nhà thuốc bán lẻ để chỉnh sửa

lại số lượng. Sau khi ghi lại lô thuốc, nhân viên kho dược sẽ in phiếu xuất dùng và

cho người lấy thuốc kí phiếu xuất dùng. Cuối cùng nhân viên kho sẽ kiểm kê và ghi

lại số lượng chênh lệch lên phiếu lĩnh thuốc.

NỘI DUNG | Trang 43

3.2.5. Xuất kho dùng cho nội trú:

Sơ đồ quy trình

Từ phiếu chăm sóc hằng ngày của bệnh nhân, nhân viên dược sẽ tổng hợp thuốc và

ghi nhập thông tin về số thuốc của bệnh nhân dùng trong ngày vào sổ y lệnh trong

máy tính. Sau đó lập phiếu xuất dùng và cuối cùng là đưa phiếu cho bác sỹ ký xác

nhận.

NỘI DUNG | Trang 44

Sổ y lệnh bác sĩ

Phiếu xuất dùng

NỘI DUNG | Trang 45

3.2.6. Xuất kho trả nhà cung cấp:

Sơ đồ quy trình

Nhân viện dược kiểm tra thuốc gần hết hạn sử dụng + thuốc mau hỏng và nhập thông

tin vào phiếu xuất trả, sau đó in phiếu và mang cho khoa dược kí xác nhận. Cuối

cùng liên hệ nhà cung cấp để trả thuốc.

NỘI DUNG | Trang 46

Nhật ký xuất trả nhà cung cấp

NỘI DUNG | Trang 47

3.2.7. Xuất kho hủy:

Sơ đồ quy trình

Nhân viên kho kiểm tra thuốc đã hết hạn + hư hỏng và nhập thông tin vào phiếu hủy

và in phiếu. Sau đó đưa cho nhân viên dược kí xác nhận và cuối cùng thuốc sẽ được

xuất kho và đem đi hủy.

NỘI DUNG | Trang 48

Phiếu xuất hủy

NỘI DUNG | Trang 49

3.2.8. Chuyển kho:

Sơ đồ quy trình

Nhân viên dược kiểm tra số lượng thuốc bán lẻ đã sắp hết chưa, sau đó lập phiếu

chuyển kho và in ra. Phiếu sau khi in ra được đưa cho nhà thuốc và người bán thuốc

kí xác nhận. Cuối cùng, sau khi đã kí, thuốc được chuyển từ kho chẵn sang lẻ.

NỘI DUNG | Trang 50

3.3. Đánh giá hiện trạng

3.3.1. Tình hình quản lý kho thuốc trước khi có hệ thống thông tin quản lý

Được thành lập từ năm 2000 nhưng đến năm 2009 bệnh viện mới chính thức sử dụng

hệ thống thông tin để phục vụ công tác quản lí trong đó có việc quản lí kho thuốc.

Trong thời điểm 2000 đến 2009, mặc dù bệnh viện có sử dụng máy tính trong việc

nhập liệu ghi nhận việc nhập xuất thuốc và các báo cáo thống kê nhưng chưa có hệ

thống cơ sở dữ liệu tập trung, đa số các dữ liệu được nhập bằng tay vào các chương

trình phần mềm do nhân viên IT của bệnh viện tự viết, sau đó vào cuối mỗi ngày

nhân viên sẽ tổng kết lại.

Do đó có thể thấy rằng phần lớn các máy vi tính của các bệnh viện, đặc biệt trong

việc quản lí kho thuốc, chỉ mới khai thác được công việc văn phòng, phầm mềm

được sử dụng do nhân viên IT bệnh viện tự phát triển rất sơ xài, chưa có một ứng

dụng chuyên nghiệp hỗ trợ cho công tác chuyên môn. Ngoài ra việc ứng dụng công

nghệ thông tin để quản lý kho thuốc chỉ mới thực hiện được từng phần riêng lẻ như là

nhập kho từ nhà cung cấp, xuất kho bán, xuất dùng nội trú,… bệnh viện chưa có một

hệ thống triển khai quản lý đồng bộ trong toàn bộ quá trình quản lí thuốc.

Hệ thống máy vi tính dùng trong bệnh viện đặc biệt là tại kho thuốc không đồng bộ

do mua ở nhiều thời gian khác nhau với nhiều cấu hình khác nhau rất khó khăn trong

nối mạng. Một vấn đề cần quan tâm khác đó là kiến thức về tin học của đại đa số cán

bộ hay nhân viên trong bệnh viện còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công

nghệ thông tin trong bệnh viện.

Vì vậy bài toán đặt ra là cần phải có một hệ thống thông tin quản li kho dược đáp ứng

các yêu cầu sau:

o Lập dự trù thuốc cần mua

o Bảng theo dõi hạn sử dụng của thuốc

o Bảng kê thu hồi thuốc

NỘI DUNG | Trang 51

o Quản lý nhập thuốc

o Quản lý xuất thuốc

o Quản lý thống kê báo cáo: báo cáo xuất nhập tồn tổng hợp, báo cáo sử dụng

thuốc của khoa phòng, báo cáo xuất kho, báo cáo xuất hủy thuốc

3.3.2. Từ phía người sử dụng

Từ năm 2009, “Giải pháp quản lí bệnh viện” chính thức được triển khai và đã đạt

được một số tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan về hệ thống, đề tài

khảo sát một số ý kiến từ các đối tượng sử dụng hệ thống quản lí kho thuốc từ khi

triển khai hệ thống thông tin quản lí đến nay

Nhân viên khoa dược

Sau đây là tổng hợp một số ý kiến từ các cán bộ khoa dược

Đáp ứng đủ chức năng yêu cầu.

Hệ thống chạy chậm hơn trước đây.

Xem báo cáo chậm

Đôi khi xuất hiện lỗi.

Chưa liên kết với phiếu chăm sóc được

Nhân viên nhà thuốc

Phần mềm in phiếu bán hàng chậm hơn trước đây.

Đôi khi đứng máy.

Bộ phận tài chính – kế toán

Trong công tác quản lí kho dược, còn có sự tham gia của bộ phận tài chính – kế toán

trong công tác dự trù cũng đưa ra những nhận xét sau

Bảng dự trù được trình bày rõ ràng

Nhập dữ liệu hóa đơn tạm được.

Xem báo cáo chậm

NỘI DUNG | Trang 52

3.3.3. Từ phía người phân tích hệ thống

a. Một số kết quả thu được trong quản lí kho thuốc từ khi triển khai hệ thống

thông tin quản lí đến nay

Tại thời điểm triển khai hệ thống mới 2009, các thiết bị máy tính, máy chủ, máy in

phiếu… được đầu tư hoàn toàn mới, chỉ một số máy tính có cấu hình mạnh được giữ

lại và nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống mới. Việc nối mạng cũng được

đầu tư đúng mức giúp hệ thống hoạt động đồng bộ và tăng hiệu quả hoạt động của

toàn hệ thống.

Việc triển khai hệ thống mới được áp dụng theo phương thức thay thế hoàn toàn hệ

thống cũ. Trong đó, phần mềm quản lý chặt chẽ, chính xác nhập xuất tồn dược phẩm

trên cơ sở phân cấp trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo việc thu đúng và thu đủ. Thực tế

cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các nhà quản lý sử dụng có hiệu

quả các nguồn lực của bệnh viện, chống thất thu tiền thuốc, giúp kiểm soát sử dụng

thuốc hợp lý an toàn, đảm bảo tính tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài và đồng thời rút

ngắn thời gian thống kê báo cáo...

Quá trình thực hiện hệ thống mới đã có rất nhiều ý kiến khác nhau tùy theo đối tượng

sử dụng. Trong thời gian đầu triển khai một số lỗi về mặt kỹ thuật là điều không tránh

khỏi đối với bất kỳ một phần mềm nào khi triển trên diện rộng đã dần được đơn vị

phát triển khắc phục. Phiên bản hiện nay đang chạy khá ổn định.

Vào thời điểm ban đầu, trình độ sử dụng máy tính của một số cán bộ chuyên trách

còn hạn chế nhưng sau quá trình tập huấn triển khai phần mềm thì hầu như hiện nay

đa số mọi người đều thao tác thuần thục và khá hài lòng khi đánh giá chung về toàn

hệ thống.

Hệ thống mới giúp cho việc quản lí thông tin thuốc và dược phẩm được cụ thể, rõ

ràng và chi tiết hơn. Cụ thể hơn có thể thấy rằng việc quản lí cấp phát thuốc từ kho

đến quầy bán thuốc, khu nội trú được tuân theo quy trình chặt chẽ. Ngoài ra, việc tiêu

hủy thuốc do hết hạn dùng, hư hỏng… cũng được quản lí rất chặt chẽ.

NỘI DUNG | Trang 53

Nếu như trước đây việc xuất nhập, cấp phát dược trong bệnh viện tốn rất nhiều công

sức do quy trình thao tác chủ yếu là thủ công, dựa trên phần mềm tự thiết kế và lưu

trữ trên giấy tờ. Công việc xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian và khoa Dược của

bệnh viện phải cử cán bộ chuyên trách thống kê, điều này đã gây lãng phí về sử dụng

cán bộ trong quản lý. Chính vì thế, hệ thống mới qui định việc xuất nhập thuốc được

thực hiện trên máy, và được kiểm tra vào cuối ngày làm việc để đảm bảo các số liệu

được cập nhật có tính tin cậy cao. Khi các dữ liệu cập nhật đầy đủ các nhà quản lý có

thể nắm bắt đầy đủ, chính xác và nhanh chóng về các thông tin thông qua các công

cụ của phần mềm, ví dụ:

- Số lượng các mặt hàng hiện còn tồn trong kho tại thời điểm hiện tại: trên

những số liệu này nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

- Số lượng các chủng loại thuốc mà toàn bệnh viện hay một khoa phòng nào đó

đã sử dụng từng tháng: điều này sẽ giúp cho công tác dự trù thực hiện được tốt

hơn, đáp ứng tốt nhu cầu dùng thuốc của bệnh viện và các khoa phòng.

- Theo dõi chất lượng của thuốc và các nguyên liệu bảo quản trong kho: đánh

giá tình trạng về chất lượng vật tư bảo quản sẽ đưa ra những quyết định xử lý

kịp thời, giảm thiểu tình trạng thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng trong quá

trình bảo quản.

- Các công cụ thống kê của phần mềm còn cho phép có thể báo cáo định kỳ hay

đột xuất một cách chính xác và hiệu quả về mặt thời gian.

- Các mẫu báo cáo được in ra tuân theo đúng quy chế bảo quản và tồn trữ

(thuốc thường, thuốc độc A, B: thuốc gây nghiện) do Bộ Y tế ban hành. Các

mẫu phiếu xuất nhập sử dụng trong cấp phát cũng được tuân thủ đúng quy chế

hiện hành.

Tóm lại, nhìn chung hệ thống đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý kho dược của bệnh

viện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng thuốc của người bệnh. Như vậy, thực hiện tốt

NỘI DUNG | Trang 54

công tác quản lý kho dược bệnh viện cũng nhằm mục tiêu chăm sóc tốt sức khoẻ

cộng đồng và nâng cao chất lượng các cơ sở, đơn vị khám chữa bệnh

b. Tồn tại và khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống quản lí kho dược vẫn còn một số tồn tại

và khó khăn sau:

- Hệ thống chưa có chức năng quản lý nhà cung cấp cũng như việc đấu thầu

thuốc ví dụ như lưu thông tin chi tiết tên công ty, địa chỉ, điện thoại, giám

đốc…lịch sử phân phối thuốc, thiết bị theo thời gian và danh mục hàng hóa;

các hóa đơn, chứng từ nhập hàng hóa, thiết bị, thuốc y tế hiện vẫn còn lưu

dưới dạng giấy…

- Hệ thống hiện nay đang thiếu chức năng quản lý, sắp xếp và phân loại các nhà

cung cấp. Ngoài ra, phần mềm cần có chức năng hỗ trợ trong đấu thầu thuốc

nhằm mang lại hiệu quả giúp cho việc xét thầu khách quan, minh bạch, giảm

thời gian và nhân lực, tránh sai sót cho công tác đấu thầu.

- Hệ thống máy vi tính dùng trong các bệnh viện đến nay đã được 3 năm, các

thiết bị phần cứng đã gần đến tuổi thọ. Thêm vào đó số lượng dữ liệu đang

ngày càng nhiều đòi hỏi hệ quản trị cơ sở dữ liệu cần phải được nâng cấp và

mở rộng. Ngoài ra, hệ thống được nối mạng toàn bệnh viện nhưng cũng đã bắt

đầu cũ, tốc độ truyền cũng như xử lí giảm dần, điều này gây ảnh hưởng đến

chất lượng phần mềm của bệnh viện. Tuy nhiên do hệ thống hiện tại vẫn đáp

ứng đủ các yêu cầu đặt ra khi phát triển hệ thống thông tin quản lí kho dược

nên vấn đề nâng cấp sẽ được cân nhắc sau.

- Hệ thống quản lí kho dược đang thiếu một trong những nhiệm vụ của khoa

Dược trong bệnh viện là tư vấn cho bác sĩ kê đơn, hướng dẫn bệnh nhân sử

dụng thuốc nhằm đạt mục đích bệnh nhân sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và

hợp lý. Yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một cơ sờ dữ liệu về tương tác thuốc và

các phản ứng có hại của thuốc. Khi đó bác sĩ thăm khám bệnh nhân có thể kê

NỘI DUNG | Trang 55

đơn trực tiếp trên máy bởi công cụ của phần mềm ứng dụng, những thông tin

trong cơ sở dữ liệu nếu trong đơn thuốc có các thuốc tương tác với nhau thì sẽ

xuất hiện cảnh báo về tình hình tương tác thuốc này. Với các thuốc có kết quả

thống kê lớn về phản ứng mà bác sỹ dự định lựa chọn để điều trị cũng xuất

hiện cảnh báo, khi xuất hiện những cảnh báo này bác sỹ kê đơn cần cân nhắc

lại để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Cán bộ Dược chính khoa

Dược phải cập nhật các thông tin mới về tương tác, phản ứng phụ của thuốc

vào cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về các thông tin này. Các thông tin này

chỉ khuyến cáo bác sĩ để kê đơn khi điều trị chứ không thể coi là một căn cứ

về chuyên môn.

- Một số ít cán bộ chuyên trách có trình độ sử dụng máy tính còn hạn chế hoặc

do quá trình tập huấn triển khai phần mềm chưa được cụ thể, chưa chi tiết cho

nên đôi khi còn gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm.

- Bệnh viện đã có chuyên gia tin học, song chỉ làm công tác quản trị mạng đơn

thuần, chưa khuyến khích được việc phát triển các ứng dụng tin học phục vụ

cho quản lý.

- Ngoài ra, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang phải đối mặt với những thách thức

như: nhu cầu cung cấp hệ thống hồ sơ sức khoẻ điện tử (electronic health

record EHR) và lịch sử sức khỏe bệnh nhân, tích hợp hệ thống của từng bệnh

viện vào hệ thống chung của cả nước, chia sẻ thông tin và dịch vụ, sự bảo mật

và sự riêng tư của dữ liệu bệnh nhân…Điều này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng

thông tin chung cho việc kết nối hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời hệ

thống này cũng cần cung cấp các tiêu chuẩn cho việc chia sẻ dữ liệu và dịch

vụ. Như vậy, hệ thống thông tin hiện tại của bệnh viện phải có khả năng tương

tác vào các hệ thống chung của cả nước cũng là một trong những vấn đề cần

được quan tâm.

NỘI DUNG | Trang 56

3.4. Đề xuất

Đối với nhân viên cần có chương trình huấn luyện sử dụng phần mềm chuyên môn

sau khi đưa vào làm việc chính thức tại bệnh viện.

Xây dựng một cơ sờ dữ liệu về tương tác thuốc và các phản ứng có hại của thuốc.

Tích hợp chức năng quản lý, sắp xếp và phân loại các nhà cung cấp vào hệ thống.

Ngoài ra, phần mềm cần có chức năng hỗ trợ trong đấu thầu thuốc nhằm mang lại

hiệu quả giúp cho việc xét thầu khách quan, minh bạch, giảm thời gian và nhân lực,

tránh sai sót cho công tác đấu thầu.

Đưa thẻ khám chữa bệnh-KCB điện tử với nhiều tiện ích cho bệnh nhân vào sử dụng,

Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ KCB điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu,

bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để có thể truy cập trang web của BV bất

cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet thẻ KCB điện tử sẽ giống

như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ,

hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà

bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông

tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất

chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần KCB, điều trị... đã

được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện. Do đó làm giảm thời gian giải quyết

thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc

và tiếp xúc bệnh nhân

Cải tiến hệ thống đã cũ bằng cách đưa vào từng phần của hệ thống mới đã chạy ổn

định, nâng cấp server, kho dữ liệu, đường mạng LAN, thay thế các máy móc đã cũ.

Lập kế hoạch cấp cứu kịp thời bất cứ lúc nào trục trặc xảy ra và đội ngũ nhân viên kỹ

thuật luôn đặt trong tình trong tình trạng sẵn sàng phản ứng 24/24.

Ngoài ra, để ứng phó với đại dịch có thể xảy ra. Bệnh viện phải trang bị thêm hệ

thống hội nghị trực tuyến, liên kết với các bệnh viện lớn trong nước, trung tâm y tế

dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ …tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao ban, trao đổi

NỘI DUNG | Trang 57

thông tin về phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch y tế quốc tế, sức khỏe môi trường, y

tế lao động từ đó đối phó kịp thời, nhanh chóng và đỡ tốn kém hơn với các dịch bệnh

nguy hiểm hiện nay và các dịch bệnh trong tương lai. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện

còn có thêm cơ hội học tập được những kinh nghiệm mới phục vụ cho công việc và

bệnh nhân.

Bên cạnh đó bệnh viện cần chú ý triển khai các phần mềm chuyên môn về kiểm soát

dịch-bệnh, quản lý hóa chất, kiểm soát bệnh truyền nhiễm- vaccine để nâng cao hiệu

quả công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh…

TỔNG KẾT | Trang 58

TỔNG KẾT

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự hội nhập toàn cầu, nhu cầu và chất lượng cuộc

sống của người dân ngày càng cao . Mọi người đòi hỏi các dịch vụ xã hội ngày càng

được cải thiện về chất lượng. Đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm

hàng đầu. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh ở nước ta hiện nay, dữ liệu phát

sinh từ hoạt động quản lý, kinh doanh, sản xuất ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp, cơ

quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội cần phải lưu trữ và xử lý hàng loạt các dữ liệu

với quy mô và tính phức tạp cao đòi hỏi ứng dụng rộng rãi các công cụ toán học và tin

học.

Một trong những vấn đề quan trọng cần sự hỗ trợ của máy tính là quản lý hệ thống

thông tin.

Nắm bắt được xu hướng đó, Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn đang ngày càng nâng

cao và mở rộng chất lượng phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Ngày nay, bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn là một trong những bệnh viện uy tín

được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Bài báo cáo đã giời thiệu tổng quan về bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn, hướng tới

phân tích hệ thống thông tin của bệnh viện. Đi từ phân tích tình hình quản lý bệnh

viện trước khi có hổ trợ của hệ thống thông tin bằng máy tính, phân tích những khó

khăm và hạn chế gặp phải. Từ đó thấy được tính cấp thiết của việc triển khai một hệ

thống quản lý thông tin với sự hỗ trợ của máy tính. Đồng thời, phân tích hệ thống

quản lý thông tin của bệnh viện và đi sâu phân tích là hệ thống khám chữa bệnh và

quản lý kho thuốc. Cụ thể ở mỗi hệ thống (khám chữa bệnh và quản lý kho thuốc) đã

đi từ phân tích tình hình trước khi có sự hỗ trợ của máy tính cho việc quản lý hệ

thống thông tin, đánh giá hiệu quản hoạt động của hệ thống. Từ đó đề xuất một số ý

kiến để cải thiện.

Hướng phát triển: Trong thời gian tới, sẽ mở rộng phân tích thêm một số hệ thống

con khác của hệ thống quản lý thông tin của bệnh viện bên cạnh hệ thống khám chữa

TỔNG KẾT | Trang 59

bệnh và quản lý kho thuốc. Cập nhật và đánh giá thêm các gói phầm mềm hỗ trợ (cho

bệnh viện) có trên thị trường và triển khai vào bệnh viện. Thu thập ý kiến đóng góp

của thầy và các bạn để tiếp tục tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống hiện hành.