phân tích bài thơ chiều tối của hồ chí minh để làm nổi bật

32
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật "tinh thần thép" hoặc " nét cổ điển hiện đại". Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệ thuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều , những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người. Về mặt này, Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơ Nhật Kí Trong Tù, trái tim của thi nhân ấy đã không chỉ một lần rung động trước vẻ gợi cảm của buổi chiều hôm để viết ra những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như “ Vãn chiều hôm”, “ Hoàng hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bài thơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây : “Mộ” ( chiều tối). Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng ( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. ) “ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thú là trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “ chiều “ nào. Vậy mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy vẻ gợi cảm. Nhà thơ chỉ vờn vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim chiều về tổ hay một chòm mây, áng mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật. Từ những câu thơ cuối cùng lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , man mác bâng

Upload: tranducthien318

Post on 29-Jul-2015

2.586 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật "tinh thần thép" hoặc " nét cổ điển hiện đại".     Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệ thuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều , những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người. Về mặt này, Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơ Nhật Kí Trong Tù, trái tim của thi nhân ấy đã không chỉ một lần rung động trước vẻ gợi cảm của buổi chiều hôm để viết ra những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như “ Vãn chiều hôm”, “ Hoàng hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bài thơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây : “Mộ” ( chiều tối).

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. )

   “ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thú là trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “ chiều “ nào. Vậy mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy vẻ gợi cảm. Nhà thơ chỉ vờn vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim chiều về tổ hay một chòm mây, áng mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật. Từ những câu thơ cuối cùng lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , man mác bâng khuâng của buổi chiều hôm khi mà mọi vật dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Đó có thể là một buổi chiều thực mà Bác đã gặp và ghi lại trong một cuộc chuyển giao từ nhà lao này sang nhà lao khác. Nhưng cũng không thể không thấy rằng buổi chiều ấy còn mang một vẻ đẹp đã trở nên vĩnh hằng của những buổi chiều mà hình sắc còn đọng lại trong những câu thơ cổ mà ở đó vẫn đi về không ít những “ quyện điểu “ với “ cô vân”. "Chim hôm thoi thót về rừng /Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành" ( Nguyễn Du), "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" ( Bà Huyện Thanh Quan) hay như : "Chúng điểu cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn" (Lý Bạch ) Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như đã làm cho bài thơ “ Chiều tối “ của Bác đã nhuốm một phong vị cổ điển. Cảm xúc bài thơ vì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không chỉ trong không gian mà còn cả ở thời gian.Những xúc cảm như thế đã được nhà thơ gửi gắm vào hai câu thơ về chiều hôm đó. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Có nhiều người cho rằng những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và thấm thía của một người tù trên con đường đày

Page 2: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

ải đang thấm một nỗi xót xa khi thấy những cánh chim chiều cũng tìm ra chốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi đó, người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều đã sắp hết rồi mà mình vẫn không có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác, cũng có một cách hiểu dường như hoàn toàn ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng thơ của một tâm hồn đã vượt lên trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu luyến, dõi nhìn theo một cánh chim , một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao xuyến một tình cảm rất người, cho dù đang phải sống một cuộc sống “ khác loài”. Nên chăng ta hãy hiểu theo một cách hiểu được nhiều người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ hai. Song hiểu theo cách nào trong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của một chủ tịch Hồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời và cuộc sống. Đó là một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con người, dù trong hoàn cảnh có khác loài người. Cũng như nhiều bài thơ khác trong “ Nhật kí trong tù “, “ Chiều tối “ biểu hiện một cảm nhận của tác giả về cuộc sống luôn có sự vận động, phát triển, chảy trôi. Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếu hai câu đầu với hai câu cuối của bài thơ.    Nét cổ điển thấy rõ qua việc tác giả vẽ lên không gian buổi chiều với những thi liệu quen thuộc: cánh chim, chòm mây, bầu trời... bên cạnh đó là thể thơ thất ngôn đường luật cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã giúp cho thi nhân phát triển ý đồ nghệ thuật của mình. Nét hiện đại: tất cả được vẽ nên thơ qua tình cảm bao la của Bác. Ví dụ: cánh chim trong thơ cổ thường xuất hiện và bay hút vào vũ trụ, là cánh chim phiêu dạt, vô định trước bầu trời... thì trong thơ Bác cánh chim rất gần gũi với con người. Bác thấy được trong cánh chim chiều muộn bay về tìm chốn dừng chân là cánh chim "mỏi". Phải yêu thiên nhiên, cảnh vật và có mối đồng cảm bao la thì mới nhìn được cái dáng mỏi mệt của cánh chim kia...     Rõ ràng hai câu thơ trên đã viết về một khung cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tà, nhưng đến hai câu thơ sau đã có thể thấy rõ trời đã đổ tối. Thời gian không ngừng trôi, mặc dù nhà thơ trong nguyên tác đã không cần dùng đến chữ “ tối”.( Chữ “ tối “ trong bản dịch là do người dịch tự thêm vào). Và bởi phải vào thời điểm như thế, người ta mới thấy được rõ ràng sự rực hồng của bếp lửa, mà cái tài của nhà thơ ở đây là không cần dùng đến chữ “ tối “ mà nghĩa ấy vẫn cứ hiện lên rõ mồn một. Và như thế, cặp mắt của thi nhân sẽ thôi không ngước nhìn mãi về phía bầu trời mà hướng về mặt đất để nhận thấy ấn tượng về một xóm núi, về một cô gái xay ngô, một chiếc lò than trong ngôi nhà đơn sơ , giản dị. Bức tranh của cảnh vật sẽ nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt con người. Hình ảnh trung tâm của hai câu thơ cũng sẽ không phải là một cánh chim chiều về tổ, một áng mây trôi mà là một con người lao động. Và ngôn từ của những dòng thơ cũng sẽ theo đó mà đổi thay. Hai câu thơ này không thấm thía hương vị thơ cổ điển như hai câu trên mà mang nhiều chất “ bạch thoại”, mộc mạc , đời thường, thể hiện rõ nhất ở chữ “ bao túc” xuất hiện đến hai lần. Hai câu thơ này một

Page 3: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

lần nữa không chỉ là để ghi lại những gì nhà thơ đã thấy trong một buổi chiều. Bởi không nên quên rằng “ Chiều tối” vẫn là một tác phẩm trữ tình và cái hồn của câu thơ nằm ở những tình cảm, rung động mà nhà thơ đã trao gửi vào trong những dòng chữ. Nhiều người đã thấy ở đây nỗi xót xa kín đáo mà sâu xa của nhà thơ đối với con người lao động. Nhà thơ dường như đã đồng cảm với sự nhọc nhằn của họ. Đồng cảm ở cách nhà thơ nói việc xay ngô, ở cách dùng chữ “ ma bao túc” để bật lên những vòng quay nặng nề, luẩn quẩn và ở âm điệu của những câu thơ mà đọc lên có thể cảm thấy vất vả, khó khăn. Và như thế, chúng ta có thể cảm nhận được tình thương đối với nỗi đau khổ của những con người lao động, cho dù đó là những con người không phải là đồng bào của Bác, không quen thân, thậm chí chưa hề gặp mặt. Song cũng nhiều người muốn hiểu hai câu thơ sau này theo nghĩa khác, một hướng tiếp nhận khác. Phải chú ý đến những chữ “ hoàn “ ( hết ) và hình ảnh của chiếc lò than đã rực đỏ lên, để nhận ra rằng nhà thơ muốn nói đến cảm giác về một sự ấm áp, sum vầy, về một thứ hạnh phúc bình dị trong một căn nhà ấm cúng. Bếp lửa đã cháy lên và công việc lao động cũng đã hoàn tất. Và như thế, cái lớn của những dòng thơ là ở khả năng vô song của Bác, khả năng mà khó có ai vượt hơn, thậm chí sánh nổi. Đó là khả năng quên đi nỗi đau khổ rất lớn của mình để đồng cảm, để vui với những niềm vui bé nhỏ, giản dị của con người . Nhưng hai ý kiến ấy ngẫm ra cũng không hoàn toàn đối lập, bởi vì đều nói lên một phẩm chất chung, phẩm chất mà sau khi Bác mất , nhà thơ Tố Hữu mới nói đến thật nhiều và thật thấm thía trong những câu thơ : "Chỉ biết quên mình cho hết thảy" hay: Nâng niu tất cả chỉ quên mình". Chúng ta nhận ra “ Chiều tối “ là những vần thơ quên mình vĩ đại. Cực độ con người đang ở trong một cảnh ngộ tột cùng đau khổ nhưng vẫn có thể rung động được với nỗi khổ hoặc niềm vui của những con người bình thường khác, tình cờ gặp mặt hoặc thấy trên con đường đày ải. Nhưng có lẽ cũng không nên nói rằng Bác Hồ đã quên mình bởi một người như Bác thì bầu trời, xóm núi, cô gái xay ngô và bếp lửa đang rực hồng lên ấy không phải là những cái ở bên ngoài mình. Bị trói, bị tù đày, bị giải đi " Năm mươi ba cây số một ngày/Áo mũ dầm mưa rách hết giày". Nhưng dường như Người không hề để ý gì đến sự đau khổ của bản thân mình. Người luôn hướng ngoại, lấy tình yêu của mình trải lên cả không gian bao la để quên đi nỗi nhọc nhằn. Người coi thường gian khổ, chịu mọi cay đắng và không bao giờ than van. Đó chính là tinh thần thép vĩ đại của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh.  Dường như với Bác, đấy là cuộc sống của chính mình. Vậy nói như nhà thơ Tố Hữu, Bác có thể nâng niu tất cả, vì Bác sống như trời đất, vì Bác có một trái tim có thể ôm trọn mọi non sông, kiếp người: Bác sống như trời đất của ta.

Page 4: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật
Page 5: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

    Nhật ký trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật ký bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong “mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ):       “Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ       Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không       Cô em xóm núi xay ngô tối       Xay hết lò than đã rực hồng”       Nguyên tác là:       “Quyện điểu quy lâm tầm tức thụ       Có vân mạn mạn độ thiên không       Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc       Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”       Dựa vào thứ tự trong tập thơ “Chiều tối” được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi.       Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng, ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này, chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên:       “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ       Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”       Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sống cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là “chim trời”, những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên trời khoảng trời chiều vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:       “Chim bay về núi tối rồi”       (Ca dao)       “Chim hôm thoi thót về rừng”       (Truyện kiều)       “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”       (Tràng giang – Huy cận)       Hình ảnh con chim trở về rừng, không những báo hiệu cho biết ngày đã phôi pha, bóng tối sắp phủ trùm xuống mà con cho thấy rõ thêm tâm trạng của Người tù bị áp giải trên đường, khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thế chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảm tù tội, mất tự do, thêm sâu sắc hơn, Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên.       Tiếp theo là hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu trời khi ấy.       “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”       Nguyên văn: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” nghĩa là đám mây lẻ loio chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thể khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Ngưoiừ cũng muốn có chốn nghỉ nhưng biết làm sao được! Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của Người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bước trên đường thẳm tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ.       Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường.       “Cô em xóm núi xay ngô tối       Xay hết lò than đã rực hộc”       Nguyên văn:       “Sơn thôn thiếu nữa ma bao túc       Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”       Nghĩa là: “Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã hồng”, Từ một khung cảnh thiên nhiên quạnh vắng của hai câu thơ đầu, đến đây hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh xã hội ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi. Ở đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Tuy chỉ là những hình ảnh bình dị về một cuộc sống thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó tuy chẳng có gì đang để ý, nhưng cũng đã gây được một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ. Thấp thoáng trong Nhật ký trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây là hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” (cô em xóm núi) với bản chất khỏe khắn, rắn rỏi của người lao động đã góp phần khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm đầy sức sống. Đặc biệt là hình ảnh “Lô dĩ hồng”, ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng chiều hôm chập choáng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng cũng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao! Về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ “hồng”, bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa.

Page 6: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

       Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác       Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hóa vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tối: một nỗi buồn mênh mang:       - Quê hương khuất bóng hoàng hôn       Trên sông khói sóng cho buồn long ai       “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”       (Nguyễn du – Truyện kiều)       Ngờ đâu lại chuyển sang tiếng “reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi” của tâm hồn Bác “quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường dày ải tối tăm       Như vậy, bài thơ “chiều tối” được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng không có chút gì ấm áp và vui vẻ. Bài thơ tuy tả cảnh “Chiều tối” mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh “Chiều tối” của người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế vì người là một bản lĩnh rất cao, tâm hồn người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là người có một tấm lòng nhân ái bao la : “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Bác ơi. Tố Hữu). Ở đây, Bác đã quên nỗi bất hạnh của riêng mình để vui với cái vui nho nhỏ đời thường của một cô gái vô danh nơi xóm núi vô danh bên bếp lửa hồng ấm cùng. Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh.

Page 7: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

  "Chiều tối" là bài thơ ra đời trong khoảng thời gian đầu khi bác ở trong tù. Cũng trong thời gian đầu ấy, đã có nhiều bài thơ Bác ghi lại ảnh "trên đường"chuyển lao ("Năm mươi ba cây số một ngày_Áo mũ đầm mưa sách hết ngày")_Mới đến nhà lao Thiên Bảo)và bài này cũng nằm trong mạch các bài thơ "Đi đường"ấy .Bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật nhất quán là sự thống nhất trong đa dạng của tập "Nhật kí trong tù".Đó chính là sự vận động của hình tượng thơ, trong thơ bác bao giờ cũng từ bóng tồi hướng ra ánh sáng , từ lạnh lẽo đến ấm áp , từ nỗi buồn đến niềm vui . Điều này cũng được thể hiện rõ trong bài thơ "Chiều tối ".

     Trong bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng xa lạ có gì như thoáng buồn ẩn chứa những liên tưởng mơ hồ:

                         Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

                         Cô vân mạn mạn độ thiên không

                         (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                         Chòm mây lơ lửng giữa tầng không )

     Câu thơ mang màu sắc của cổ thi bởi bút pháp miêu tả chấm phá và những thi liệu quen thuộc cửa thơ cổ xưa . Không nói đến thời gian chính xác nhưng hình ảnh "cánh chim"đủ sức diễn tả không gian còn mang ý nghĩa thời gian . Hai câu đầu diễn tả cảnh vật trong một buổi chiều tối . Hình ảnh cánh chim và đám mây vừa giàu chất minh hoạ vừa nhớ đến tứ thơ quen thuộc của thi ca cổ điển . Sự mệt mỏi của cánh chim sự cô đơn của đám mây chiều là cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của người tù tha phương . Trong lúc mệt mỏi ấy người tù vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn , người đã vẽ lên bức tranh đẹp và đậm chất cổ điển . Đó là biểu tượng của một buổi chiều tà , một chiều thu êm ả nhưng cảnh vật thoáng vẻ buồn , mệt mỏi và đơn chiếc . Cảnh ấy có sự hài hoà với lòng người . Rõ ràng đó chính là sự đồng điệu giữa thiên nhiên và tâm trạng con người được thể hiện khá đậm nét . Song hình tượng thơ không dừng lại ở đó mà có sự vận động rất độc đáo . Từ một bức tranh thiên nhên , lời thơ đã chuyển sang một bức tranh sinh hoạt bình dị . Thời gian từ chiều muộn đã chuyển sang chiều tối . Cảm xúc của con người không còn thoáng buồn nữa mà đã thấy vui . Không gian cũng bừng sáng lên màu đỏ "rực hồng" của lò than :

                            Cô em xóm núi xay ngô tối

                            Xay hết lò than đã rực hồng .

Page 8: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

      Hình ảnh cô gái xay ngô tối trở thành hình ảnh trung tâm của bài thơ , toát lên vẻ trẻ trung , khoẻ mạnh sống động . Vẻ đẹp của bức tranh thể hiện ở hình ảnh người lao động . Tâm hồn Hồ Chí Minh luôn hướng về tương lai , về nơi có ánh sáng ấm áp của sự sống .Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại . Tác giả sử dụng thành công cấu trúc lặp liên hoàn :"Ma bao túc","bao túc ma" hành động xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô . Ở đó người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng kì diệu chính là ở chỗ nhịp điệu của thời gian hoà vào nhịp điệu trong cuộc sống . Buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối , song đêm tối không lẽo âm u mà bừng sáng bằng ngọn lửa hồng.

      Từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ "Chiều tối" là sự vận động của tứ thơ từ nỗi buồn sang niềm lạc quan , từ bóng tối ra ánh sáng . Hai câu trên cảnh buồn và lòng cũng không vui . Cảnh ấy , tình ấy thể hiện ở hính ảnh cánh chim mỏi mệt về rừng và chòm mây cô đơn chầm chậm trôi qua lưng trời. Hai câu thơ lại là một niềm vui thể hiện ở hình ảnh ánh lửa hồng bỗng rực sáng lên.Ánh lửa hồng là niền vui của con người làm tan đi cái cô đơn , mệt mỏi tàn lụi của buổi chiều nơi núi rừng hiu quạch . Dó cũng chính là nét cổ điển nhưng vẫn khá hiện đại của bài thơ .

        Sự vận động của hình tượng thơ từ thiên nhiên quạch vắng đến con ngýời lao động , đến sự sống đến ánh sáng và tương lai được thể hiện hết sức tự nhiên , giàu cảm xúc . Sự vận động này trong tư tưởng Hồ Chí Minh nằm xuyên suốt trong các bài thơ của tập "Nhật kí trong tù".

         Bài thơ kết lại bằng chữ "hồng "chính là nhãn tự của bài thơ thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài . Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ"hồng"đó. Nó thể hiện niềm tin tưởng ý chí , nghị lực kiên cường của người tù cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngọn lửa hồng mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp và niềm vui . Ngọn lửa của sự sống vẫn còn lung linh tươi sáng và sưởi ấm mãi muôn đời .

       Bài thơ vừa mang phong vị cổ điển vừa có phẩm chất hiện đại, dào dạt cảm xúc của thi nhân trước thiên nhiên và những con người lao động bình dị mà cao đẹp . Cảnh chiều tà vùng sơn cước trong cái nhìn của người tù trên đường lưu đày sự chuyển đổi của thời gian , cảnh vật ....đã làm cho bừc tranh "chiều tối"không kết thúc với bóng đêm u tối , với cái buốt lạnh của núi rừng mà ấm sáng bởi ngọn lửa hồng -ngọn lửa của một trái tim , mọt tấm lòng yêu sự sống , yêu đời , yêu đát nước và lòng thương người vô hạn.

Page 9: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

Bình giảng bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh

Page 10: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng”Nguyên tác là:“Quyện điểu quy lâm tầm tức thụCó vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Bài Làm

1. Nhật kí trong tù: là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch HCM. Được ra đời trong khoảng thời gian từ 8/1942 - 9/1943 khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, tập thơ là bức chân dung tự họa của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường với tâm hồn, tấm lòng nhân đạo bao la luôn hướng về tổ quốc, là bức tranh cụ thể đến chi tiết về nhà tù và một phần xã hội TQ trong những năm tháng mà Quốc dân đảng nắm quyền.

Trong tập thơ trên, chiều tối (mộ) là một áng thơ tuyệt bút, thể hiện sâu sắc tâm hồn cao đẹp của nhà thơ chiến sĩ HCM.

2. Hai câu thơ đầu:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không

Mở đầu bài thơ, bằng vài nét chấm phá đơn sơ theo bút pháp cổ điển, Bác đã dựng lên một bức tiểu họa về thiên nhiên miền sơn cước khi chiều tốt. Đọc câu thơ, người đọc bắt gặp hình ảnh… đó là những hình ảnh ước lệ quen thuộc thường được sử dụng trong thơ xưa nhưng ở đây nó mang hơi thở của tinh thần hiện đại.

+ Một cánh chim bay về tổ, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh ta thường bắt gặp trong thơ ca cổ điển phương Đông. Đọc câu thơ của Người, gợi nhớ tới cánh chim trong ca dao “chim bay về núi tối rồi”; gợi nhớ tới cánh chim qua ánh mắt nàng Kiều trong thơ của đại thi hào dân tộc ND: “chim hôm thoi thót về rừng”; gợi nhớ tới cánh chim qua cái nhìn của người lữ thứ trong thơ BHTQ: “ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”… như vậy cánh chim là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. Cánh chim trong thơ xưa là vậy, còn trong thơ của Bác thì sao? Trong thơ của Bác thì hình ảnh quen thuộc đó cũng gợi không gian, gợi buổi chiều nơi rừng núi. Có nghĩa sử dụng hình ảnh này Bác vẫn tiếp truyền thống trong thơ xưa, nhưng trong quá trình kế thừa tiếp thu đó còn có tinh thần sáng tạo. Nếu như trong thơ xưa, hình ảnh cánh chim chỉ được quan sát từ trạng thái vận động bên ngoài (cánh chim bay) thì trong thơ Bác lại là sự cảm nhận trạng thái từ bên trong, một sự cảm nhận của con người hiện đại dựa trên ý thức sâu sắc của cái Tôi cá nhân trước ngoại cảnh (cánh chim bay). Câu thơ cho ta thấy sự tương đồng, gần

Page 11: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

gũi, hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên: Suốt một ngày bay đi kiếm ăn cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau một ngày vất vả lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được một nơi nghỉ tạm.

+ Cùng với “quyện điểu… lâm” là “cô… mạn”. Ở câu thơ thứ hai này, bản dịch đã dịch khá hay và uyển chuyển nhưng đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết ý nghĩa của 2 từ “mạn mạn” nên đã làm mất đi vẻ đơn độc và nhịp bay chầm chậm của những đám mây. Đó không chỉ là một “chòm… không” mà là một chòm mây cô đơn, lẻ loi, lững lờ trôi chầm chậm giữa bầu trời. Xét trong mối quan hệ với thơ xưa thì đây cũng là hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng mà cổ nhân hay sử dụng. Đọc câu thơ khiến ta nhớ tới… Nhưng nếu như trong thơ xưa áng mây trắng ngàn năm gợi sự vĩnh hằng, tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn thì trong thơ Bác nó mang bao nỗi khắc khoải mong chờ. Nó gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây. Nó không chỉ gợi một tâm hồn ung dung, thư thái khi đứng trước trời mây mà nó như có hồn, như mang tâm trạng, nó cũng cô đơn, lẻ loi như người đang ngắm nó.

Hai câu thơ thấm thía một nỗi buồn vì cảnh buồn mà người buồn. Cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong xum họp, chòm mây đơn độc trôi chầm chậm về phía trời xa gợi nỗi đau về thân phận lênh đênh nơi đất khách. Sống trong hoàn cảnh đó bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết, trong nỗi buồn người đọc vẫn thấy ở đó một ý trí và nghị lực, một phong thái ung dung và sự tự do hoàn toàn về tinh thần của nhà thơ chiến sĩ HCM. Trong hoàn cảnh gian lao Người vẫn mở rộng hồn mình rung cảm với những biến thái của thiên nhiên.

3. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống tươi vui, khỏe khoắn.

Nếu trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá, phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì sang đến hai câu thơ này bằng bút pháp tả thực, Bác đã dựng lên một bức tranh cs tươi vui, khỏe khoắn. Thời gian từ chiều muộn đã chuyển sang tối, cảm xúc con người không còn thoáng buồn nữa mà đã thấy vui:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xay ngô đã trở thành hình ảnh trung tâm tạo nên sự vui tươi khỏe khoắn cho bức tranh. Thực ra, trong những bài thơ vịnh cảnh chiều hôm nổi tiếng thời xưa cũng thấp thoáng hình bóng con người: “Lom khom… mấy nhà” nhưng ở đó có người mà thiếu vắng sự sống, hình ảnh con người chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời, thiên nhiên. Còn ở đây, trong bài thơ của Bác, hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u lạnh lẽo của núi rừng heo hút.

- Hình ảnh “lò than rực hồng” được đánh giá là “điểm ngời sáng trong thơ”. Với chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, xóa tan đi những mệt mỏi, uể oải, vội

Page 12: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

vã, nặng nề được diễn tả trong ba câu thơ đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Nó là nhãn tự của bài thơ, nó cân lại bài thơ, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ khác nặng đến mấy đi chăng nữa. Chữ “hồng” đã đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực và cái màu đỏ ấy đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình của cô thôn nữ. Nó là màu đỏ trong t/c của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đầy.

Hai câu thơ cuối cho ta thấy khuynh hướng vận động quen thuộc của hình tượng thơ trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới vui ... đồng thời cho ta thấy sự cao đem trong tâm hồn của người.

Page 13: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

) Hoàn cảnh ra đờiTrong hơn 1 năm bị chính quyền TGT bắt giam, Bác đã bị giải đi giải lai qua gần 30 nhà lao, cứ sáng bị giải đi tối lại dừng chân ở nhà lao mới. Bài thơ “ Chiều tối “ cũng ra đời sau một lần chuyển lao như thê.

II) Phân tíchHai câu đầuBài thơ mở đầu bằng bức tranh chiều:“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng không “.Trước mắt ta hiện lên 1 bức tranh chiều hài hòa, gợi cảm: một cánh chim mỏi bay về tổ, một chòm mây cô đơn lơ lửng bay ngang qua bầu trời…những hình ảnh thơ đậm chất Đường thi gợi cho ta nhớ đến những “quyện điểu “, “ cô vân “ đã từng “ đi đi về về “ trong văn học cổ:

Chúng điểu cao phi tậnCô vân độc khứ nhàn( Bầy chim cất cánh bay mất hútChòm mây cô đơn lơ lửng trôi ) – Lí BạchHay “ Chim hôm thoi thót bay về rừng “ - Nguyễn DuHoặc “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi “ – bà huyện Thanh Quan

Ở đây miêu tả cảnh chiều Bác cũng dùng hình ảnh một cánh chim về tổ tuy nhiên cánh chim ko chỉ là một biểu hiện chỉ trời tối mà còn chứa đựng tâm trạng mệt mỏi sau một ngày vất vả kiếm ăn, phải chăng đó cũng là sự mệt mỏi của người tù sau một ngày đi đầy? Nếu vậy thì trong cánh chim vội vã về tổ kia dường như còn có 1 thoáng nỗi khao khát hơi ấm của sự đoàn tụ.Cùng với cánh chim khung cảnh trời chiều càng gợi cảm hơn với hình cảnh chòm mây trôi nhẹ: “ Cô vân mạn mạn độ thiên không “. Câu thơ đẹp như 1 câu thơ Đường chính thống chỉ tiếc câu thơ dịch đã lam giảm đi rất nhiều vẻ đẹp Đường thi này. Hai chữ “ cô vân “ gợi nhơ những đám mây trắng bay ngàn năm trong thơ Lí Bạch, Thôi Hiệu. Ấn tượng nhất là sự láy âm đặc biệt của hai từ “ mạn mạn “ gợi cho ta nhơ tới một kiểu láy âm tương tự trong bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc lâu : “ Bạch vân thiên tải không du du “, những từ “ du du “, “ mạm mạn “ khi đọc lên nó gợi chất Đường thi mà không một tù ngữ nào có thể chuyển tải.

=> Với bút pháp chấm phá quen thuộc của thơ Đường, hai câu thơ đã vẽ nên 1 bức tranh chiều yên tĩnh hài hòa rất điển hình cho những cảnh chiều trong văn học cổ, cảnh thoáng đẹp nhưng đượm buồn bởi tâm trạng nhà thơ buồn, người buồn vì xa đồng bào, xa Tổ quốc, buồn vi mất tự do, nay lại gặp cảnh chiều muộn nơi núi thẳm , rừng hoang - cảnh ấy tình này vui sao được nhưng dẫu có thế thì cái nhìn cảnh vật cũng không hề u ám mà vẫn đày trìu mến thiết tha. Một cánh chim mỏi mệt, một chòm mây cô đơn đâu chỉ là mấy nét vờn vẽ của học sĩ mà ẩn trong đó là tình cảm yêu mến vô hạn con người dành cho thên nhiên. Con người đã thực sự hòa mình vào đất trời rộng lớn, cảm nhận cho đủ cho hết những trạng thái, linh hồn của cảnh vật.Giữa khung cảnh chiều muộn vạn vật muốn trú ẩn nghỉ ngơi bỗng hiện ra 1 hình ảnh cô gái đang say xưa chuẩn bị bữa cơm chiều

“ Cô em xóm núi say ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng “Vẫn nghe đâu đây dư vị của thơ Đường ở hình ảnh con người, nói 1 cách cụ thể trong thơ xưa con người vẫn thường xuất hiện:“ Cô chu thôi lập công

Page 14: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

Độc điếu hàm giang tuyết “( Trên chiếc thuyền cô đơn ông già mang tơi đội nónMột mình câu tuyết lạnh ) - Liễu Tông Nguyên

hoặc:“ Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà “ .

Tuy nhiên con người trong bài thơ này không phải là ngư - tiều – canh - mục thường thấy trong văn học cổ mà là người lao động cụ thể : một cô gái xóm núi đang xay ngô. Nhu vậy bức tranh trữ tình về cảnh trời mây ở hai câu thơ trên đã chuyển sang bức tranh sinh hoạt của con người - vừa là tâm điểm của bức tranh vừa làm cho khung cảnh sinh động hơn, ấm áp hơn.Nghệ thuật láy âm vắt dòng ( Ma hoàn bao túc – Ma túc bao hoàn ) khiến cho câu thơ vừa có nhạc điệu, vừa giàu ý nghĩa. Một mặt nó gợi lên dáng vẻ uyển chuyển của một cô gái trong công việc, mặt khác nó miêu tả chính xác cái chuyển động vòng tròn của cối xay, khi công việc xay ngô kết htucs cũng là lúc trời tối, trời tối bếp lửa lại càng hồng lên. Như vậy trong bản nguyên âm không nói đến chữ “ tôi “ nhưng người đọc một cách tự nhiên vẫn cảm nhận được.

Trong một bài thơ Đường câu cuối, chữ cuối có cai trò hết sức quan trọng vì nó thâu tóm những đặc sắc nghệ thuật và nội dung tư tưởng của bài thơ. Chữ “ hồng “ kết thúc bài thơ “ Chiều tối “ có thể coi là đỉnh điểm cảm xúc, là nhãn tự của bài thơ vì:

Trước hết nó thể hiện tình cảm hàm xúc của ngôn ngữ, thơ Đường ko nói đến trời tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được trời tối vì trời có tối thi bếp lửa mới hồng lên.

Ánh lửa hồng không chỉ làm sáng lên ko gian u tối của rừng đêm, sáng lên khuôn mặt người phụ nữ và đặc biệt làm sáng lên tâm hồn nhà thơ, biết bao mệt mỏi nhọc nhằn của thân phận tù đầy dường như đều tiêu biến, tâm hồn Bác chỉ còn rung lên niềm vui với người lao động khi công việc đã kết thúc, hoàn thành.Bài thơ “ Chiều tối “ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ HCM cổ điển và hiện đại, hiện thực mà cũng rất lãng mạn chữ tình.

Tuy nhien điều tuyệt diệu nhất mà bài thơ đem tới cho người đọc chính là sự vận động bất ngờ của tư tưởng và mạch cảm xúc. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời: một người tù cô đơn nơi đất khách quê người lại vừa trải qua một ngày đầy ải mệt nhọc – trong hoàn cảnh đó bài thơ đã rất có thể là một khúc ca ảo não thê lương nhưng thật bất ngờ bài thơ lại có sự vận động rất khỏe khoắn. Từ bóng tối đến ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui. Chữ “ hồng “ cuối bài thơ đã đưa bài thơ kết thúc theo kiểu vần thắng vút lên cao ( ý của Chế Lan Viên rong 1 bài bình thơ Bác ) sự vận động này là biểu hiện tuyệt vời của chất thép trong tâm hồn HCM. Không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chất thép cứ ngời ngời qua phong thái ung dung tự chủ, qua bản lĩnh kiên cường sẵn sàng vượt lên mọi thử thách gian lao.

III) Kết luận“ Chiều tối “ - một bài thơ tức cảnh xinh xắn vừa tiêu biểu cho nét đẹp phong cách nghẹ thuật cổ điên, hiện đại trong thơ HCM lại vừa thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác: Một tâm hồn thisix dễ rung cảm với cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và một bản lĩnh chiến sĩ bất khuất, kiên cường trước những thử thách trái ngang của cuộc đời.

Page 15: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật
Page 16: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

chiều tối - HCM

16/03/2010 00:27  |  2,088 lượt xem

1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người cũng để lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.

Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tập thơ chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của chính bản thân người đã sáng tạo ra nó, nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh.

Có thể thấy rõ điều đó qua hai bài Chiều tố (Mộ) và Giải đi sớm (Tảo giải) trong tập thơ. Cả hai bài thơ Bác đều viết trong gông cùm xiềng xích, trên đường chuyển lao đầy cực nhọc, khổ ải.

Ý 2: Những biểu hiện cụ thể: Là nhật ký, tác phẩm còn là tập thơ trữ tình nên thiên về việc bộc lộ thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Đó là lòng nhân ái bao la, là tình yêu cuộc sống sâu nặng, là tâm hồn của con người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách vững vàng...

a. Lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng

- Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua hai bài thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện của sự sống: “cánh chim”, “đám mây”... Có ai ngờ, thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong bài thơ Bác bị giải đi vào lúc nửa đêm.

- Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng không quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối với Bác là

Page 17: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng reo vui với nó (dẫn chứng).

b. Một tâm hồn tự do, không tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi. Gặp cảnh bình minh trên đường đi chuyển lao, lòng Bác tràn ngập niềm hân hoan (dẫn chứng).

c. Một tâm hồn có tinh thần “thép” vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.

- Qua hình ảnh “quyện điểu” và “cô vân”, ta bắt gặp thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng trước ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng.

- Giá rét căm căm từng đợt, quất ngược sự giá buốt vào mặt nhưng Bác không để cái khắc nghiệt của thiên nhiên chế ngự mình. Câu thơ đọc lên nghe rắn rỏi lạ thường: “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng - Nghênh diện thu phong trận trận hàn”.

d. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng

- Cả hai bài thơ kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ ám dụ vời vợi lòng tin.

e. Một hồn thơ phong phú

- Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào.

- Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông.St Đọc hiểu bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh

CHIỀU TỐIHỒ CHÍ MINH

Page 18: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

 

1. Nhật kí trong tù là tập thơ có giá trị văn học rất lớn của Hồ Chí Minh, được viết bằng chữ Hán nên có rất nhiều điểm gần với thơ Đường. Với những bài Đường luật xinh xắn về hình thức, nồng nàn về cảm xúc,... tác phẩm thể hiện tài năng, tấm lòng, tâm huyết và nhân cách Hồ Chí Minh với cả hai tư cách nghệ sĩ và chiến sĩ.

2. Bài thơ Chiều tối đã thể hiện đầy đủ và khá điển hình đặc điểm cơ bản nhất của toàn bộ cuốn nhật kí bằng thơ của Hồ Chí Minh, đó là vẻ đẹp cổ điển về hình thức và hiện đại về cảm hứng, toát lên phong thái ung dung tự tại của một người Cộng sản. Dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, Người cũng phát hiện được những vẻ đẹp giản dị mà đáng quý của cuộc sống.

3. Bài thơ tả cảnh chiều tối ở một sơn thôn. Bức tranh phong cảnh ấy được bố cục làm hai phần :

Hai câu đầu : tả cảnh vật trong buổi chiều tối. Tất nhiên đây là cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của người tù, vì vậy nó là cảnh thật nhưng có ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh cánh chim và đám mây vừa giàu chất hoạ, vừa có khả năng gợi cảm. Sự mệt mỏi của cánh chim, sự cô đơn của đám mây chiều là tâm trạng của người tù đang tha phương.

Hai câu sau : bức tranh bừng sáng bởi "lô dĩ hồng". Bản lĩnh cứng cáp đã giúp người tù nhanh chóng thoát khỏi cô đơn và mệt mỏi để phát hiện ra sức sống. Vẻ đẹp của bức tranh thể hiện ở hình ảnh người lao động. Tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về tương lai, về nơi có ánh sáng ấm áp của sự sống.

Bài thơ thể hiện tài năng sáng tạo thơ "thi trung hữu hoạ" của Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện bản lĩnh của người cộng sản.

4. Chiều tối là bài thơ tiêu biểu rút trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại một cách chân thực cảnh người tù sau một ngày chuyển lao mệt nhọc. Ở đó người đọc nhận ra thế giới tâm hồn người tù Hồ Chí Minh là tình yêu thiên nhiên cuộc sống tha thiết, là khao khát ý chí và bản lĩnh người cách mạng. Bài thơ thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh : vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên mở ra những hình ảnh cụ thể : cánh chim, chòm mây, bầu trời, núi rừng.

Page 19: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,Cô vân mạn mạn độ thiên không ;(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;)

Không gian rừng núi có vẻ âm u hoang vắng gợi ra sự rộng lớn mênh mông. Thời gian chiều ngả dần về tối là thời gian nghệ thuật quen thuộc trở đi trở lại trong các tác phẩm thi ca. Nghệ sĩ xưa thường mượn thời gian chiều tối để gửi gắm tiếng lòng mình, để nương náu nỗi buồn của mình. Ca dao xưa có câu :

Chim bay về núi tối rồihay trong Truyện Kiều :Chim hôm thoi thót về rừng,Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành.

Đọc câu thơ của Hồ Chí Minh khiến người đọc nhớ tới những tứ thơ của người xưa, ý thơ mang đậm sắc thái cổ điển.

Nỗi lòng, tâm trạng người tù sau một ngày chuyển lao vất vả, nhọc nhằn, mệt mỏi được hiện lên qua hình ảnh cánh chim mỏi mệt. Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" được sử dụng thành công khiến người đọc không chỉ cảm nhận được tiếng nói của tâm trạng con người. Chòm mây trong cái nhìn của người tù là chòm mây cô đơn. Người đọc không chỉ cảm nhận được sự nhọc nhằn, mệt mỏi của người tù mà còn thấy được cả nỗi cô đơn, buồn khổ của người tù trong cảnh ấy. Bản dịch thơ chưa dịch hết nghĩa nguyên tác, không dịch được chữ cô trong cô vân. Bởi vậy lời dịch không làm bật lên sự cô đơn lẻ chiếc của cảnh vật cũng như nỗi cô đơn trong lòng người. Từ láy mạn mạn được dịch là "trôi nhẹ" gợi cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Trong cảm nhận của người tù, áng mây chầm chậm, lững lờ trôi trên bầu trời trong cảm giác cô đơn. Người ta tưởng chừng áng mây như ngưng đọng giữa bầu trời chiều. Có một sự vận động mệt mỏi, ý thơ khác hẳn với cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, lãng mạn mà "trôi nhẹ" đem lại. Bức tranh thiên nhiên có vẻ hoang vắng, tĩnh lặng, thấm nỗi buồn cô đơn của con người. Hai câu thơ không có một từ nào trực tiếp miêu tả người tù và tâm trạng người tù nhưng qua đó vẫn ẩn chứa hình ảnh người tù trong sự mệt mỏi, nhọc nhằn, trong nỗi buồn và sự cô đơn.

Tất cả cảnh vật thiên nhiên : cánh chim, chòm mây, bầu trời đều là những cảnh vật được cảm nhận từ trên cao, trong không gian cao rộng, khoáng tư thế của một con người luônđạt. Người ta nhận ra tư thế người tù ngẩng cao đầu với một ý chí, nghị lực mạnh mẽ, với một tâm hồn rộng mở đón nhận vạn vật vào trong lòng mình. Hai câu đầu diễn tả nỗi buồn, sự cô đơn của người tù nhưng không gợi cảm giác bi luỵ bế tắc mà vẫn hé mở bản lĩnh, ý chí, nghị lực phi

Page 20: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

thường của người tù cách mạng.

Nếu như hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên thì hai câu sau miêu tả bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người :

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.(Cô em xóm núi xay ngô tối,Xay hết, lò than đã rực hồng.)

Hình ảnh "cô em xóm núi" trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh con người xuất hiện trở thành tâm điểm của sự sống làm ấm áp cả bức tranh chiều tối hoang vắng, lạnh lẽo. Vẻ đẹp của bức tranh chiều tối được toát lên từ chính vẻ đẹp hoạt động của con người, thể hiện sự khoẻ khoắn, niềm tin và khát vọng mạnh mẽ của con người. Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Tác giả sử dụng thành công cấu trúc lặp liên hoàn : ma bao túc, bao túc ma. Hoạt động xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô. Ở đó người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng điều kì diệu chính ở chỗ nhịp điệu của thời gian hoà cùng nhịp điệu trong cuộc sống lao động của con người. Nhịp thời gian trở thành nhịp của sự sống. Tứ thơ của Hồ Chí Minh có sự vận động mạnh mẽ, tự nhiên mà khoẻ khoắn.

Câu thơ thứ ba của bản dịch thơ dịch thừa chữ tối. Bài thơ không có từ tối nhưng thời gian tối của bức tranh được gợi ra từ chính hình ảnh "lò than rực hồng". Có một sự đối lập tương phản giữa ánh sáng của lò than với bóng tối của xóm núi. Chỉ cần nhìn lò than đỏ, người ta cũng nhận ra bóng tối đã về bao trùm vạn vật. Bút pháp "vẽ mây nảy trăng" được sử dụng thành công.

Bức tranh chiều tối đến đây không buồn bã, thê lương, ảm đạm mà tràn đầy sự sống ấm áp tươi sáng, từ nỗi buồn thương đến niềm tin vui thể hiện một hồn thơ luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.

Bài thơ kết lại bằng chữ hồng. Bài thơ mang tên Chiều tối nhưng không kết thúc bằng bóng tối mà kết thúc bằng ánh sáng màu sắc rực rỡ. Chữ hồng chính là nhãn tự của bài thơ, thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài. Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ hồng.

Bài thơ Chiều tối kết lại bằng niềm tin tưởng, bằng khát vọng dâng đầy của người cộng sản. Đặt trong thân phận tù ngục, người ta vẫn nhận ra hình ảnh một con người Hồ Chí Minh với tình yêu thiên nhiên rộng lớn, với một khao khát sự sống mạnh mẽ và một ý chí, nghị lực kiên cường, một niềm tin cháy bỏng.

Page 21: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

(Nguồn: Đọc hiểu Ngữ văn 11, NXB GD, 2007) 

Phân tích bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh

I . ĐẶT VẤN ĐỀ .

Một con người yêu đời, say mê với cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm với thời gian . Đối với Hồ Chí Minh , thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, của cuộc sống con người . Trong Nhật kí trong tù, Bác có nhiều bài thơ viết về thời gian và sự vận động của hiện thực , trong đó Chiều tối là bài thơ hay hơn cả . Nó không chỉ diễn tả sự lưu chuyển của thời gian trong cảm nhận của Bác mà còn thể hiện được dòng tâm trạng của thi nhân trước bước đi của thời gian và trong nhịp sống của cuộc đời .

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .

Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập thơ Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác . Trên con đường chuyển lao ấy, một ngày kia, Người chợt nhận thấy cánh chim chiều .

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Hai câu thơ tái hiện không gian và thời gian của buổi chiều tối nơi núi rừng . Lúc ấy người đi ngước mắt nhìn lên bầu trời và chợt thấy chim bay về tổ, mây chầm chậm trôi . Nhà thơ không trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật . Đây là cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống đã từng in đậm trong nhiều bài thơ . Chim bay về tổ có ý nghĩa báo hiệu thời gian của buổi chiều tối . Ta bắt gặp trong ca dao hình ảnh:

Chim bay về núi tối rồi

đến Truyện Kiều của Nguyễn Du cánh chim mang theo cả thời gian và tâm trạng:

Chim hôm thoi thót về rừng

rồi buổi chiều nghiêng nghiêng xuống theo đôi cánh chim bé nhỏ trong “Tràng giang” của Huy Cận :

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

hay trong “Độc tọa Kính Đình sơn” (Một mình ngồi trên núi Kính Đình) của Lí Bạch :

Chim bầy vút bay hết Mây lẻ đi một mình

Hình ảnh thơ của Lí Bạch và của Bác có nét tương đồng, nhưng thơ của Lí Bạch sắc thái thời gian hiện lên không rõ nét thì hai câu thơ của Bác vừa có ý nghĩa chỉ thời gian, vừa nhuốm đầy tâm trạng .

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Ở đây không phải chim bay trong trạng thái bình thường mà là bay mỏi, bay mải miết cho kịp tới chốn ngủ nơi rừng xanh quen thuộc . Cánh chim mỏi mệt hay nhà

Page 22: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

thơ mỏi mệt lê bước trên chặng đường đi đày giờ đây không biết đâu là chốn dừng chân ? Sự tương đồng ấy dễ tạo nên sự cảm thông sâu sắc giữa người với cảnh .

Câu thơ thứ hai tiếp tục phác họa không gian, thời gian và tâm trạng:

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Câu thơ dịch chưa lột tả hết ý nghĩa của nguyên tác . Cô vân là chòm mây cô đơn, lẻ loi ; mạn mạn độ là trôi lững lờ, chậm chạp mang dáng vẻ trì hoãn . Chòm mây như có tâm hồn, như mang tâm trạng . Nó cô lẻ và lặng lẽ lững lờ trôi giữa không gian bao la rộng lớn của trời chiều . Bầu trời có chim có mây nhưng mây cô đơn, chim mệt mỏi, đã thế lại đang trong trạng thái chia lìa: Chim bay về rừng, chòm mây cô đơn ở lại . Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một không gian tâm trạng . Cảnh buồn, người buồn . Nhưng trong nỗi buồn trước cảnh chiều muộn còn có một khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi nhìn theo cánh chim lẫn mây giữa bầu trời cao rộng .

Nếu như hai dòng thơ đầu đã nói tới cánh chim mệt mỏi, chòm mây cô đơn thì hai câu thơ sau đã hiện lên một “chốn ngủ” cho con người .

Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng

Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ ‘tối’ quá lộ liễu . Trong thi pháp thơ cổ chỉ muốn người đọc tự cảm nhận chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào . Điều đó làm lộ tứ thơ . Trong nghệ thuật thơ ca, nhà thơ có thể lấy xa để nói cao, lấy động để nói tĩnh, dùng sáng để nói tối . Trong chiều tối, Bác không hề nói đến tối mà người đọc vãn cảm nhận thấy bóng tối đang buông xuống xóm núi là nhờ có chữ “hồng” ở cuối bài thơ . Trời tối , người đi mới nhìn thấy ánh lửa hồng rực lên như thế .

Cũng như nhiều bài thơ khác của Bác, hình tượng thơ trong bài thơ vận động thật khỏe khoắn và bất ngờ . Trong cảnh chiều muộn của miền sơn cước tưởng chỉ có bóng tối hoàng hôn bao phủ, chỉ có heo hút quạnh hiu, nào ngờ đâu ánh sáng ấm áp đã rực lên xua tan giá lạnh và bóng tối . Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ trong khung cảnh lao động , bên lò than rực hồng đã mang lại ánh sáng và niềm vui, mang lại sự sống mãnh liệt và ấm áp . Mặc dù thời gian vận động từ chiều đến tối, từ ngày sang đêm nhưng hình tượng thơ vẫn vận động theo xu thế phát triển .

Khi bóng tối của ngày tàn buông xuống nhưng không gian không hề tăm tối , con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, con người đã kịp tạo nên ánh sáng, tạo nên hơi ấm để sưởi ấm cho con người và cảnh vật . Ánh sáng, hơi ấm, con người đã đưa lại niềm vui bình dị cho người tù nhân xa xứ . Trong cảnh ngộ của riêng mình, Bác vẫn tìm thấy niềm vui . Niềm vui ấy xuất phát từ cuộc sống lao động của người dân Trung Hoa ở một xóm núi nào đó trên đất Quảng Tây . Nếu như không có tình người tha thiết thì làm sao Bác có được một niềm vui như thế giữa đất người xa lạ .

III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .

Bài thơ Chiều tối không chỉ miêu tả cảnh chiều nơi núi rừng miền sơn cước với làn mây, cánh chim và cuộc sống lao động của con người . Toát lên toàn bộ bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn luôn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai và ánh sáng .

Page 23: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

  CHIỀU TỐI

1.NKTT là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch HCM. Được ra đời trong khoảng thời gian từ 8/1942 - 9/1943 khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, tập thơ là bức chân dung tự họa của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường với tâm hồn, tấm lòng nhân đạo bao la luôn hướng về tổ quốc, là bức tranh cụ thể đến chi tiết về nhà tù và một phần xã hội TQ trong những năm tháng mà Quốc dân đảng nắm quyền.

Trong tập thơ trên, chiều tối (mộ) là một áng thơ tuyệt bút, thể hiện sâu sắc tâm hồn cao đẹp của nhà thơ chiến sĩ HCM.

2. Hai câu thơ đầu:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không

Mở đầu bài thơ, bằng vài nét chấm phá đơn sơ theo bút pháp cổ điển, Bác đã dựng lên một bức tiểu họa về thiên nhiên miền sơn cước khi chiều tốt. Đọc câu thơ, người đọc bắt gặp hình ảnh… đó là những hình ảnh ước lệ quen thuộc thường được sử dụng trong thơ xưa nhưng ở đây nó mang hơi thở của tinh thần hiện đại.

+ Một cánh chim bay về tổ, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh ta thường bắt gặp trong thơ ca cổ điển phương Đông. Đọc câu thơ của Người, gợi nhớ tới cánh chim trong ca dao “chim bay về núi tối rồi”; gợi nhớ tới cánh chim qua ánh mắt nàng Kiều trong thơ của đại thi hào dân tộc ND: “chim hôm thoi thót về rừng”; gợi nhớ tới cánh chim qua cái nhìn của người lữ thứ trong thơ BHTQ: “ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”… như vậy cánh chim là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. Cánh chim trong thơ xưa là vậy, còn trong thơ của Bác thì sao? Trong thơ của Bác thì hình ảnh quen thuộc đó cũng gợi không gian, gợi buổi chiều nơi rừng núi. Có nghĩa sử dụng hình ảnh này Bác vẫn tiếp truyền thống trong thơ xưa, nhưng trong quá trình kế thừa tiếp thu đó còn có tinh thần sáng tạo. Nếu như trong thơ xưa, hình ảnh cánh chim chỉ được quan sát từ trạng thái vận động bên ngoài (cánh chim bay) thì trong thơ Bác lại là sự cảm nhận trạng thái từ bên trong, một sự cảm nhận của con người hiện đại dựa trên ý thức sâu sắc của cái Tôi cá nhân trước ngoại cảnh (cánh chim bay). Câu thơ cho ta thấy sự tương đồng, gần gũi, hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với

Page 24: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

cảnh vật thiên nhiên: Suốt một ngày bay đi kiếm ăn cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau một ngày vất vả lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được một nơi nghỉ tạm.

+ Cùng với “quyện điểu… lâm” là “cô… mạn”. Ở câu thơ thứ hai này, bản dịch đã dịch khá hay và uyển chuyển nhưng đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết ý nghĩa của 2 từ “mạn mạn” nên đã làm mất đi vẻ đơn độc và nhịp bay chầm chậm của những đám mây. Đó không chỉ là một “chòm… không” mà là một chòm mây cô đơn, lẻ loi, lững lờ trôi chầm chậm giữa bầu trời. Xét trong mối quan hệ với thơ xưa thì đây cũng là hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng mà cổ nhân hay sử dụng. Đọc câu thơ khiến ta nhớ tới… Nhưng nếu như trong thơ xưa áng mây trắng ngàn năm gợi sự vĩnh hằng, tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn thì trong thơ Bác nó mang bao nỗi khắc khoải mong chờ. Nó gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây. Nó không chỉ gợi một tâm hồn ung dung, thư thái khi đứng trước trời mây mà nó như có hồn, như mang tâm trạng, nó cũng cô đơn, lẻ loi như người đang ngắm nó.

Hai câu thơ thấm thía một nỗi buồn vì cảnh buồn mà người buồn. Cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong xum họp, chòm mây đơn độc trôi chầm chậm về phía trời xa gợi nỗi đau về thân phận lênh đênh nơi đất khách. Sống trong hoàn cảnh đó bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết, trong nỗi buồn người đọc vẫn thấy ở đó một ý trí và nghị lực, một phong thái ung dung và sự tự do hoàn toàn về tinh thần của nhà thơ chiến sĩ HCM. Trong hoàn cảnh gian lao Người vẫn mở rộng hồn mình rung cảm với những biến thái của thiên nhiên.

3. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống tươi vui, khỏe khoắn.

Nếu trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá, phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì sang đến hai câu thơ này bằng bút pháp tả thực, Bác đã dựng lên một bức tranh cs tươi vui, khỏe khoắn. Thời gian từ chiều muộn đã chuyển sang tối, cảm xúc con người không còn thoáng buồn nữa mà đã thấy vui:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xay ngô đã trở thành hình ảnh trung tâm tạo nên sự vui tươi khỏe khoắn cho bức tranh. Thực ra, trong những bài thơ vịnh cảnh chiều hôm nổi tiếng thời xưa cũng thấp thoáng hình bóng con người: “Lom khom… mấy nhà” nhưng ở đó có người mà thiếu vắng sự sống, hình ảnh con người chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang

Page 25: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật

sơ của đất trời, thiên nhiên. Còn ở đây, trong bài thơ của Bác, hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u lạnh lẽo của núi rừng heo hút.

- Hình ảnh “lò than rực hồng” được đánh giá là “điểm ngời sáng trong thơ”. Với chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, xóa tan đi những mệt mỏi, uể oải, vội vã, nặng nề được diễn tả trong ba câu thơ đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Nó là nhãn tự của bài thơ, nó cân lại bài thơ, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ khác nặng đến mấy đi chăng nữa. Chữ “hồng” đã đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực và cái màu đỏ ấy đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình của cô thôn nữ. Nó là màu đỏ trong t/c của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đầy.

Hai câu thơ cuối cho ta thấy khuynh hướng vận động quen thuộc của hình tượng thơ trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới vui ... đồng thời cho ta thấy sự cao đem trong tâm hồn của người.

Trong “NKTT”, “Chiều tối” mãi là bông hoa đẹp nhất!